DUCTHAI

Hội viên
  • Số nội dung

    91
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by DUCTHAI

  1. Khi mot nguoi co mong muon tu luyen thi duoc xac nhan la phat tinh da xuat lai. nguoi ta chi noi den ham nghia nay thoi. con cac bac tu cho no la cao hay thap . Phat tinh la tam mong muon tu luyen la phan bon quy chan . tu con khi da ma co mong muon tu luyen thif khong the hien la phat tinh la gi
  2. Con chào cô ạ Kính mong cô cho con xin 4 bản thần chú được không ạ Con cảm ơn cô ! : Địa chỉ của con Vũ Đức Việt số nhà 16 ngõ 293 Đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, TP HẢi Phòng
  3. Vợ mang bầu không nên động thổ làm nhà em ạ,
  4. Tôi thấy Tang rơi vào cung Phu, ngoài 55 tuổi mới thanh nhàn
  5. Một số nhân sĩ gửi kiến nghị bảo vệ và phát triển đất nước Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường, nhóm nhân sĩ kiến nghị. Ngày 13/7/2011, 20 nhân sĩ, trí thức đã gửi bản kiến nghị đến Quốc hội và Bộ Chính trị về bảo vệ và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay. Bản kiến nghị gồm có 3 phần: phần 1 phân tích sâu về những sự kiện xảy ra gần đây trong quan hệ Việt - Trung, phần 2 nói về thực trạng còn nhiều bất cập trong nước và phần cuối cùng nêu 5 điểm kiến nghị với lãnh đạo Đảng và Quốc hội. Trong danh sách ký tên đính kèm bản kiến nghị, có nhiều tên tuổi như ông Hồ Uy Liêm (Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam (VUSTA)), Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ( nguyên Đại sứ VN tại Trung Quốc), nhà nghiên cứu Trần Việt Phương, Trần Đức Nguyên (nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng), GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Chu Hảo (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ), nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Linh mục Huỳnh Công Minh, ông Lê Hiếu Đằng, Gs Tương Lai, Luật sư Trần Quốc Thuận, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Thiền sư Lê Mạnh Thát, nhà văn Nguyên Ngọc, Ts Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hữu Châu Phan, Nguyễn Đình An. "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ đang bị uy hiếp" Trước tình hình Biển Đông nóng lên, nhóm nhân sĩ cho rằng, "Độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị uy hiếp, xâm phạm nghiêm trọng". "Từ khát vọng trở thành siêu cường, với vai trò là "công xưởng thế giới" và chủ nợ lớn nhất của thế giới, dưới chiêu bài "trỗi dậy hòa bình", Trung Quốc đang ra sức phát huy quyền lực dưới mọi hình thức, nhằm thâm nhập và lũng đoạn nhiều quốc gia trên khắp các châu lục...Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước leo thang nghiêm trọng trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông với nhiều hành động bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia giáp Biển Đông. Trung Quốc tự ý vạch ra cái gọi là "đường chữ U 9 đoạn", thường được gọi là "đường lưỡi bò", chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều lần tuyên bố trước thế giới toàn bộ vùng "lưỡi bò" này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc và đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông để khẳng định yêu sách trái luật quốc tế này. Hiện nay Trung Quốc đang ráo riết tăng cường lực lượng hải quân, chuẩn bị giàn khoan lớn, tiến hành nhiều hoạt động quân sự hoặc phi quân sự ngày càng sâu vào vùng biển các quốc gia trong vùng này, gắn liền với những hoạt động chia rẽ các nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc. Trên vùng Biển Đông thuộc lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, năm 1974 Trung Quốc đã tấn công chiếm nốt các đảo ở Hoàng Sa, năm 1988 đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của ta; từ đó đến nay thường xuyên tiến hành các hoạt động uy hiếp và xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta, như tự ý ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, xua đuổi, bắt giữ, cướp tài sản của các tàu đánh cá trên vùng này, gây sức ép để ngăn chặn hoặc đòi hủy bỏ các hợp đồng mà các tập đoàn kinh doanh dầu khí của nước ngoài đang hợp tác với Việt Nam, liên tục cho các tàu hải giám đi tuần tra như đi trên biển riêng của nước mình. Gần đây nhất, tàu Trung Quốc cắt cáp quang và thực hiện nhiều hành động phá hoại khác đối với tàu Bình Minh 02 và tàu Viking II của ta đang hoạt động trong vùng thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đó là những bước leo thang nghiêm trọng trong các chuỗi hoạt động uy hiếp, lấn chiếm vùng biển của nước ta. Vị trí địa lý tự nhiên, vị thế địa chính trị và địa kinh tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay khiến cho Việt Nam bị Trung Quốc coi là chướng ngại vật trên con đường tiến ra biển phía Nam để vươn lên thành siêu cường...", bản kiến nghị viết. Từ phân tích trên, nhóm nhân sĩ cho rằng "xem xét cục diện quan hệ hai nước, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong việc thực hiện ý đồ chiến lược của họ". Kiến nghị dẫn chứng: Nhập siêu của ta từ Trung Quốc mấy năm qua tăng rất nhanh (năm 2010 gấp 2,8 lần năm 2006) và từ năm 2009 xấp xỉ bằng kim ngạch xuất siêu của nước ta với toàn thế giới. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 80-90% nguyên vật liệu cho công nghiệp gia công của ta, một khối lượng khá lớn xăng dầu, điện, nguyên liệu và thiết bị cho những ngành kinh tế khác; khoảng 1/5 kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, chưa kể một khối lượng tương đương như thế vào nước ta theo đường nhập lậu. Đặc biệt nghiêm trọng là trong những năm gần đây, 90% các công trình kinh tế quan trọng như các nhà máy điện, luyện kim, hóa chất, khai thác bô-xít, khai thác ti-tan... được xây dựng theo kiểu chìa khóa trao tay (EPC) rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc với nhiều hệ quả khôn lường. Trong khi đó Trung Quốc nhập khẩu từ nước ta chủ yếu dưới dạng vơ vét nguyên liệu, nông sản và khoáng sản, với nhiều hệ quả tàn phá môi trường. Ngoài ra còn nạn cho Trung Quốc thuê đất, thuê rừng ở vùng giáp biên giới, nạn tiền giả từ Trung Quốc tung vào. Sự yếu kém của nền kinh tế trong nước chính là mảnh đất màu mỡ cho sự xâm nhập, thậm chí có mặt chi phối, lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc. Chưa nói tới hệ quả khôn lường của việc Trung Quốc xây nhiều đập trên thượng nguồn hai con sông lớn chảy qua nước ta. Cũng không thể xem thường sự xâm nhập của Trung Quốc vào các nước xung quanh ta. Nếu Trung Quốc thực hiện được mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Việt Nam coi như bị bịt đường đi ra thế giới bên ngoài. Trong khi đó tình hình đất nước lại có nhiều khó khăn và mối nguy lớn... Theo các nhân sĩ trên, do "vị trí địa lý nước ta không thể chuyển dịch đi nơi khác, nên toàn bộ thực tế hiện nay buộc dân tộc ta phải tạo được bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước: Là nước láng giềng bên cạnh Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường, Việt Nam phải bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, trở thành một đối tác được Trung Quốc tôn trọng, tạo ra một mối quan hệ song phương thật sự vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Mặt trận gìn giữ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biển đảo, vùng trời của nước ta trong Biển Đông đang rất nóng do các bước leo thang lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng của Trung Quốc... Tuy nhiên, mặt trận nguy hiểm nhất đối với nước ta mà Trung Quốc muốn dồn quyền lực và ảnh hưởng để thực hiện, đó là: thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta... Sự xuất hiện một Trung Quốc đang cố trở thành siêu cường với nhiều mưu đồ và hành động trái luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, gây nhiều tác động xáo trộn thế giới, tạo ra một cục diện mới đối với nước ta trong quan hệ quốc tế: Hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, có lẽ ngoại trừ Trung Quốc, đều mong muốn có một Việt Nam độc lập tự chủ, giàu mạnh, phát triển, có khả năng góp phần xứng đáng vào gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, thúc đẩy những mối quan hệ hữu nghị, hợp tác vì sự bình yên và phồn vinh của tất các các nước hữu quan trong khu vực và trên thế giới" Các nhân sĩ này cho rằng: "cục diện thế giới mới này là cơ hội lớn, mở ra cho đất nước ta khả năng chưa từng có trong công cuộc phát triển và bảo vệ Tổ quốc, qua đó giành được cho nước ta vị thế quốc tế xứng đáng trong thế giới văn minh ngày nay. Để vươn lên giành thời cơ, thoát hiểm họa, cả dân tộc ta, từ người lãnh đạo, cầm quyền đến người dân thường phải dấn thân cùng với cả nhân loại tiến bộ đấu tranh cho những giá trị đang là nền tảng cho một thế giới tiến bộ, đó là hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường Kiến nghị 5 điểm Từ những phân tích trên, các nhân sĩ "khẩn thiết kiến nghị với Quốc hội và Bộ Chính trị" 1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình ... Chúng ta luôn phân biệt những mưu đồ và hành động phi đạo lý và trái luật pháp quốc tế của một bộ phận giới lãnh đạo Trung quốc, khác với tình cảm và thái độ thân thiện của đông đảo nhân dân Trung quốc đối với nhân dân Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước, đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam Á và các nước lớn, cùng với các nước có liên quan giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. 2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước. Cải cách sâu sắc, toàn diện về giáo dục và kinh tế ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết, là kế sâu rễ bền gốc để nâng cao dân trí, dân tâm, dân sinh làm cơ sở cho quá trình tự cường dân tộc và nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. 3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay. 4. Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta. 5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường. Anh hùng Lê Mã Lương: “Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng” Đó là nhận định của Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Lê Mã Lương, người nổi tiếng với câu nói "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù..." khi trao đổi với Báo GDVN về vấn đề biển đảo của dân tộc. Bản chất của Trung Quốc là “khát đất, khát nước” Là người từng nghiên cứu lịch sử và có những đóng góp quan trọng vào công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ông có suy nghĩ gì khi Trung Quốc đang có những hoạt động gây hấn, đe dọa đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam? Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Trung Quốc là một người bạn, một người hàng xóm vĩ đại của dân tộc ta. Đó là điều đã được lịch sử thừa nhận. Thế hệ chúng tôi không bao giờ quên ơn những đóng góp, ủng hộ của họ, đứng đầu là Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 1979 – 1986, tranh chấp biên giới Việt – Trung liên tục xảy ra. 6 năm liền, tôi chỉ huy binh đoàn chiến đấu từ Quảng Ninh, Lạng Sơn rồi tới Hà Giang, Tuyên Quang, 2 năm liền cầm súng trực tiếp chiến đấu ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sau khi đất liền tạm ổn, từ năm 1986, vấn đề biển Đông lại dội lên. Tất cả những điều đó khiến tôi không lạ gì bản chất của người Trung Quốc. Bản chất của họ là “khát đất” và “khát nước”. Để có “đất” và “nước”, mỗi một ngày thêm một tấc đất liền, mỗi một ngày thêm một thước nước biển, người Trung Quốc không có cách nào khác là phải bành chướng. Tôi ở sát biên giới 6 năm, ban đầu rất ngạc nhiên bởi hành động của những người dân Trung Quốc. Mỗi ngày, người ta trồng một cây ngô, một cây đậu, một cây khoai… để lấn được sang đất Việt Nam. Nhưng càng về sau, càng ngẫm nghĩ thì càng hiểu ra rằng: hành động đó xuất phát từ tư tưởng bành chướng đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc từ thế hệ nọ tới thế hệ kia. Vì vậy, sự kiện tàu quân sự của Trung Quốc ngụy trang thành tàu dân sự, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking 2 của Việt Nam đã không khiến tôi bất ngờ. Đó là hành động của một kẻ cướp biển, là biểu hiện của tư tưởng “khát đất” và “khát nước”. “Khát” đến không còn giới hạn, không còn tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo ông, những hành động vừa qua của Trung Quốc chỉ là một bước đi trong chiến lược bành chướng lâu dài đã được vạch sẵn? Đúng vậy. Việc khống chế biển Đông nằm trong chiến lược, ý đồ lâu dài của Trung Quốc, không đơn thuần là vấn đề dầu mỏ, khí đốt mà còn là vấn đề gây áp lực lên các nước Đông Nam Á và giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực này. Tuy nhiên, đó là điều Trung Quốc không thể làm được. Thứ nhất, vấn đề lịch sử biển Đông của Trung Quốc nêu ra với thế giới là không có sức thuyết phục đối với những ai quan tâm đến biển và hiểu luật biển trên thế giới. Thứ hai, tham vọng của Trung Quốc là muốn đàm phán song phương với từng nước có xung đột. Nhưng tất cả các các nước trong khối ASEAN như Philippin, Việt Nam, Malaysia… thừa hiểu, nếu như đoàn kết lại thì buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chiến lược biển Đông của mình. Hơn nữa, không chỉ có Mỹ mà các nước khác trên thế giới như Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ đều ủng hộ các nước ASEAN để bảo vệ công lý, bảo vệ luật biển quốc tế. Vừa qua, có một số người hỏi ý kiến của tôi: “Trung Quốc sẽ “đánh” ai trước? Việt Nam hay Philippin?”. Tôi có thể trả lời quả quyết: Trung Quốc không thể đánh ai trước, đánh ai sau cả. Bởi Trung Quốc không thể làm được điều ấy! Vậy ông nghĩ sao khi một tướng Trung Quốc mạnh miệng tuyên bố sẽ “dạy Việt Nam một bài học lớn hơn”? Đó là phát ngôn của một kẻ ngông cuồng và thiếu hiểu biết, đồng thời thể hiện rất rõ bản chất võ biền, liều lĩnh của một bộ phận người Trung Quốc. Hiện nay, tình hình đã khác. Sau năm 1975, sau chiến tranh biên giới Tây Nam với Campuchia, sau chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc… thế giới đã hiểu tranh chấp biển Đông như thế nào, cái vô lý của Trung Quốc như thế nào. Hơn nữa, nếu như Trung Quốc tiếp tục làm căng vấn đề biển Đông thì nội bộ của Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng XVIII sẽ có nhiều vấn đề. Không phải người lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng đồng ý với những chính sách đe dọa đến hòa bình và tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Vừa qua, việc Trung Quốc tạm hoãn hạ thủy tàu sân bay cho thấy, Trung Quốc đang tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông. Uy tín của họ trên trường quốc tế đang bị giảm sút nặng nề. Nếu để xảy ra “lình xình” lớn hơn, thế giới tiếp tục lên án, Việt Nam và Asean tiếp tục có những động thái mạnh mẽ … thì Trung Quốc sẽ nhận được một bài học xác đáng. “Trung Quốc lùi một bước để tiến hai bước” Trung Quốc tự nhận ra mình đã đi một bước sai lầm, đã quá đà ở vấn đề biển Đông? Liệu rằng, Trung Quốc sẽ bớt hung hăng hơn tại biển Đông? “Lùi một bước và tiến hai bước” là thủ đoạn và sách lược bất biến của người Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không bao giờ quay đầu và biển Đông sẽ là một sự kiện lịch sử không bao giờ hết phức tạp. Hiện tại, Trung Quốc có thể đang trùng xuống nhưng có thể sẽ lại thổi bùng vấn đề lên sau Đại hội Đảng XVIII, khi bộ máy tổ chức kiện toàn. Do đó, chúng ta vẫn phải hết sức cảnh giác lưu ý với từng hành động của họ. Đâu là giải pháp chiến lược của Việt Nam để đối phó với vấn đề sẽ còn kéo dài và diễn biến phức tạp này? Hơn bao giờ hết, Việt Nam phải thể hiện thái độ cứng rắn của mình. Việt Nam phải tiếp tục thông tin để thế giới và nhân dân trong nước hiểu rõ hơn bản chất tranh chấp ở biển Đông. Mỗi người dân Việt Nam phải được trang bị đầy đủ kiến thức về chủ quyền biển đảo và luật quốc tế. Hiện nay, công tác tuyên truyền của chúng ta đã được đẩy mạnh song vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi cho rằng, không ít người Việt Nam chưa thực sự hiểu được bản chất của vấn đề, thậm chí ngay cả những khái niệm đơn giản nhất như: thềm lục địa, hải lý là gì? “Đường lưỡi bò” ra sao?... Chúng ta phải hiểu để có thái độ ứng xử hết sức bình tĩnh, tránh những hành động quá khích gây ảnh hưởng tới chính sách chung của Đảng và Nhà Nước. Ngoài ra, ngư dân ta nên được tổ chức thành những tổ hợp đánh cá khi đánh bắt xa bờ. Thử tưởng tượng, cả một tập đoàn với vài chục con tàu, làm sao Trung Quốc có thể làm được những chuyện phá hoại như đối với tàu Bình Minh và Viking 2. Tất nhiên, nhiều người dân của ta không làm theo phương thức này vì tư tưởng làm ăn riêng lẻ và tư lợi. tuy nhiên, Nhà nước phải kiên quyết đứng ra tổ chức vì cộng đồng và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhà nước cần đứng ra bảo trợ, trang bị cho họ phương tiện tự bảo vệ, máy thông tin để liên lạc với đất liền khi xảy ra sự cố. “Tin tưởng vào thế hệ thanh niên Việt Nam” Trong suốt quá trình trực tiếp tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, theo ông còn có thông tin nào cần được thông tin để người dân trong và ngoài nước hiểu hơn về chủ nghĩa bành trướng? Có nhiều điều mà chúng ta chưa tiện nhắc tới vì tình đoàn kết, hòa hảo giữa hai dân tộc. Nhưng có một sự thật tôi có thể nhắc đến ở đây là sự kiện biển Đông năm 1988. Khi đó, hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam đã xảy ra một vụ đụng độ. Chúng ta đã chịu không ít tổn thất nặng nề. Nhiều chiến sĩ ưu tú của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Chúng ta đã ứng xử bằng một thái độ hết sức mềm dẻo nhưng kiên quyết. Tuy nhiên, đối với những người lính như chúng tôi, những người trực tiếp chứng kiến đồng đội mình hy sinh thì đó là một nỗi đau tới tận cùng. Là anh hùng LVTND, một tấm gương đấu tranh gìn giữ nền độc lập dân tộc, ông có nhắn nhủ điều gì đối với hậu thế? Để có được một đất nước Việt Nam trọn vẹn và thống nhất như ngày hôm nay, bao thế hệ Việt Nam đã phải đổ cả núi xương, sông máu. Vì vậy, thế hệ trẻ hiện tại và tương lai phải có trách nhiệm để giữ gìn và cống hiến, làm cho nước Việt Nam ngày càng mạnh hơn, uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Đặc biệt, chúng ta phải lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm. Bởi nếu nền kinh tế của chúng ta yếu kém, chúng ta không mạnh lên thì chúng ta sẽ dễ dàng đối mặt với nguy cơ mất nước. Thời gian qua, ông đánh giá như thế nào về thế hệ trẻ Việt Nam khi đứng trước sự an nguy của Tổ Quốc? Tôi rất tin tưởng vào thế hệ trẻ Việt Nam. Khi tôi đi giao lưu, có nhiều ý kiến cho rằng: không thể tin vào thế hệ trẻ bây giờ. Nhưng theo tôi, họ đã quá sai lầm. Thành tựu của đất nước ta trong mấy chục năm qua có sự đóng góp lớn lao của những người trẻ. Đặc biệt, khi dân tộc xảy ra xung đột, ảnh hưởng tới sự an nguy của Tổ Quốc thì lòng tự trọng của thanh niên Việt Nam được đẩy lên rất cao. Họ sẵn sàng dẹp bỏ tất cả mọi rào cản để hành động vì mục tiêu chung. Vừa qua, tôi nhận thấy Đoàn Thanh niên đã tổ chức những chuyến đi dọc các bờ biển Việt Nam. Đó là một hành động rất hữu ích góp phần trang bị cho thế hệ trẻ hiểu hơn về vùng biển đảo quê hương và tăng cường sự gắn bó quân dân, giúp những người lính hải quân thêm ấm lòng và chắc tay súng. Thiết nghĩ, các tổ chức, đoàn thể của ta nên tiếp tục hướng tới những hoạt động có ý nghĩa như vậy, vừa có tính chất giáo dục sâu sắc lại vừa làm “mềm” ngoại giao của ta.
  6. Phải là giờ tý của ngày 19/6 dương lịch mới đúng chứ . Nếu lá số này mà nói có bệnh về khớp xương thì là bộ sao nào ?
  7. Đại tang ở xóm nghèo Cập nhật lúc 01/04/2011 10:04:00 AM (GMT+7) - Về Cam Giá những ngày này, đi đâu cũng thấy vàng mã rải kín đường. Câu chuyện về một gia đình có 5 người thân thiệt mạng trọng vụ tai nạn kinh hoàng ngày 30/1, tôi dám tin rằng, ai nghe đến cũng sẽ quặn lòng. Tai nạn thảm khốc: Tài xế mải nghe điện thoại Video: Vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng Hà Nội: Tàu đâm ôtô kinh hoàng, 9 người chết Đớn đau chồng chất Cam Giá đã là phường thuộc thành phố Thái Nguyên. Ấy vậy mà trông chẳng khác nào một vùng nông thôn hẻo lánh với những con ngõ ngoằn nghèo, đường bê tông chỉ đủ lọt một chiếc xe ô tô 4 chỗ. Loay hoay tìm đường về quê những nạn nhân xấu số bị tử nạn trong vụ tai nạn kinh hoàng, chúng tôi được người dân nơi đây tận tình chỉ bảo: “Nhà báo cứ đi thẳng, cứ theo dấu vết của vàng mã rải dọc đường là sẽ đến nhà ông Hà Văn Lý, rồi kế đó là nhà chị Hà Thị Thu, con gái ông Lý”. Ngước mắt nhìn 2 bên về đường. Chẳng thấy gì ngoài vàng mã. Rải kín cả lối đi. Người chỉ đường bảo: Từ sáng tới giờ, hầu như những nạn nhân bị thiệt mạng đều được đưa ra an táng. Chưa bao giờ, xóm nghèo Cam Giá này lại chứng kiến đám tang nhiều như thế. Men theo con đường rải đầy vàng mã, cuối cùng, chúng tôi cũng tìm được nhà chị Hà Thị Thu khi đồng hồ chỉ 15 giờ. Lẫn trong khói hương nghi ngút là tiếng khóc người thân, tiếng gọi con, gọi chồng, gọi mẹ và gọi em đến khản giọng của chị Thu. Những nấm mồ của nạn nhân vụ tai nạn kinh hoàng Hơn 20 tuổi, chưa bao giờ, chị Thu lại chứng kiến một nỗi đau đớn như thế này. Chồng mất. Đứa con trai đầu lòng chưa đầy 3 tuổi cũng thiệt mạng khi đang ở trong vòng tay của bà ngoại. Mẹ và 2 đứa em ruột cũng tử nạn trong chuyến xe định mệnh này. Cùng một lúc, chị Thu chịu 5 cái tang. Trong góc nhà, một chiếc bàn thờ được lập vội. Bên cạnh di ảnh chồng là đứa con trai chưa đầy 3 tuổi với nụ cười tuơi. Chị khóc. Nỗi đau của người vợ mất chồng, mẹ mất con, chị mất em, con mất mẹ. Chị Thu bảo rằng, sáng đó, lẽ ra thì chị cũng đi cùng gia đình xuống Hà Nội. Nhưng vì không xin nghỉ được việc làm bên công ty nên chị đành ở nhà. Khoảng 15 giờ 30 phút, chị nhân được điện thoại của người nhà bảo về gấp, xe chở người nhà đi gặp tai nạn. Vứt hết công việc, chị chạy về nhà. Bàn chân vấp phải đá rớm máu. Chị như không tin vào tai mình nữa khi nghe tin, chồng, con, mẹ và 2 em chị đã bị thiệt mạng. Rồi chị ngất lịm cho đến khi xe chở thi thể chồng và con về ngay tại nhà. Góc học tập của con chị Thu Chị ùa đến bên thi thể chồng và đứa con đã lạnh ngắt rồi gào thét trong tuyệt vọng: “Tùng ơi, sao con bỏ mẹ mà ra đi. Tháng 9 này là sinh nhật con tròn 3 tuổi đó. Tháng 9 này, con sẽ đi học mẫu giáo đó. Về với mẹ đi con”. Đoạn, chị ngã dúi dụi khi quay sang quờ quạng chiếc quan tài của chồng: “Không còn anh với con, em sống làm gì nữa. Giá như hôm đó em đi với anh và con, để em có thể theo anh và con mãi mãi”. Tất cả làng xóm có mặt, không ai kìm được lòng mình. Nước mắt chảy dài, lẫn theo khói hương nghi ngút. Đại tang Đã nhiều năm nay, ông Hà Văn Lý mang trong mình chứng bệnh chân tay run, ông không còn là trụ cột trong gia đình. Mọi lo toan về kinh tế đều do người vợ là chị Lê Thị Thuận gánh vác. Cuộc sống tuy vất vả nhưng gia đình luôn tràn đầy hạnh phúc, quây quần bên nhau. Thế nhưng, vụ tai nạn oan nghiệt đã cướp đi của ông Lý tất cả: Người vợ tần tảo vì chồng con, hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học, con rể và đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Một lúc mất đi 5 người thân yêu trong gia đình là nỗi đau không phải ai cũng chịu đựng được. Đau đớn cùng cực khi mất cả chồng lẫn con Cơ thể vốn ốm yếu nay càng trở nên tàn tạ hơn bao giờ hết. Khắp trong làng ngoài xóm không ai cầm được lòng trước nỗi đau quá lớn này. Không khí ảm đạm, hương khói nghi ngút khiến ngôi nhà trống hoác của ông Lý lại trở nên ngột ngạt. Với cặp mắt sưng đỏ, vô hồn, ông Lý kể lại: “Nghe tin từ công an báo về, tôi chết đứng. Lúc đó toàn thân như không còn cảm giác. Không còn biết đi đường nào mà đi!”. Chưa dứt lời ông Lý vừa gạt nước mắt nhìn lên di ảnh vợ con: “Đáng ra hôm đó tôi cũng đi cùng, cho tôi chết cùng vợ con… Sống thế này có nghĩa lý gì, tôi đã mất hết rồi. Vợ, con, cháu tôi chết hết cả rồi!”. Gia đình ông Hà Văn Lý hiện đang là hộ nghèo của phường Cam Giá – TP Thái Nguyên. Cuộc sống chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Hai cô con gái lớn đã lấy chồng (Hà Thị Thủy, Hà Thị Thu), còn hai em nhỏ (Hà Văn Thịnh, Hà Thị Phương) sống cùng bố mẹ. Trong chuyến xe định mệnh ngày 30/3/2011, toàn bộ là 5 người thân của ông Lý: Chị Lê Thị Thuận (vợ), Hà Văn Thịnh (con trai duy nhất – 22 tuổi), Hà Thị Phương (con gái út – 19 tuổi), Phạm Văn Trinh (con rể), cháu Phạm Văn Tùng (cháu ngoại- 3 tuổi). Ông Nguyễn Văn Giang (em rể của ông Lý) trong những ngày gia đình xảy ra biến cố là người đứng ra lo toan tất cả công việc. “Bây giờ bác Lý chẳng còn biết trông vào ai, vợ con chết hết rồi, đến đứa cháu ngoại mới 3 tuổi cũng bỏ bác đi” - ông Giang chia sẻ. Ông Giang đưa chúng tôi vào buồng nơi em Phương thường ngồi học. Tất cả giờ chỉ còn chiếc cặp và đống sách vở vứt lỏng chỏng. “Cháu Hà Thị Phương là học sinh trường THPT Gang Thép (Thái Nguyên) học khá tốt, ngoan ngoãn. Hôm đó cháu Phương vẫn còn đang bị sốt phát ban, vừa truyền dịch xong. Nghe tin mẹ, các chị, các bá đi lên Hà Nội chơi là nhất quyết đòi đi theo. Vì gần như năm nào gia đình họ hàng cũng tổ chức lên Hà Nội chơi” - ông Giang ngậm ngùi. Theo lời kể của những người thân, em Hà Văn Thịnh ngày xảy ra tai nạn đang ở Hải Dương. Biết tin mẹ, em và các chị lên Hà Nội chơi, em Thịnh đã bắt xe khách từ Hải Dương lên. Sau khi ăn cưới cùng mọi người và lên xe để về quê thì gặp phải tai nạn. Nói đến đây ông Giang cũng không cầm được nước mắt: “Vừa nghe tin chiếc xe khách bị nạn, vợ tôi có gọi điện cho chị Thuận. Gọi rất nhiều lần không thấy nghe máy. Gọi mãi thì có một chiến sĩ công an nghe máy có nói là: Chúng tôi khám nghiệm hiện trường và lấy được điện thoại từ một nạn nhân. Chủ nhân của chiếc điện thoại này đã qua đời. Lúc đó tất cả đều rụng rời chân tay, biết chắc chắn chị và các cháu đã gặp sự cố”. Tang trắng phủ kín vùng quê Chiều 31/3, cả xóm nhỏ Cam Giá rợp trắng khăn tang và vàng mã. Chẳng ai bảo ai, người dân nơi đây đều bỏ hết công việc đồng áng, đến nhà những nạn nhân xấu số để thắp nén nhang và tiễn họ về nơi an nghỉ cuối cùng. Người dân nơi đây bảo rằng: chưa bao giờ chứng kiến một đại tang như thế. Chưa bao giờ phải chứng kiến một con người phải chịu 5 cái tang cùng một lúc. 2 giờ, chị Hà Thị Thu quấn khăn xô, ngất lên ngất xuống khi hàng xóm đưa quan tài của chồng – anh Phạm Văn Trinh, và con – Phạm Văn Tùng về nghĩa trang Na Giáo. Vừa thắp cho con trai và chồng nén nhang, chị lại phải quay về nhà để đưa tang mẹ và 2 đứa em ruột. Hơn 20 tuổi đầu, đây là lần mất mát, đớn đau nhất đối với chị. Chỉ trong một giây phút định mệnh, những người mà chị thương yêu nhất đã vĩnh viễn ra đi. Đớn đau chồng chất đớn đau. Nỗi đau làm chị như tê dại đi. Chúng tôi tìm đường ra nghĩa trang khi những ánh nắng cuối ngày vụt tắt. Những ngôi mộ nằm lạnh lẽo bên nhau. Chỉ mới cách đây mấy ngày, họ còn hớn hở, quây quần bên nhau, cùng nhau dự đám cưới người thân ở Hà Nội. Vậy mà, bây giờ, tất cả đều ở dưới 3 tấc đất lạnh lẽo. Thắp một nén huơng, cầu mong những linh hồn xấu số được siêu thoát. Quang Anh - Hoàng Sang
  8. Xin lỗi chú cháu không gửi được ảnh Xin BQT Xóa giúp cháu bài này
  9. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc đến Singapore qua Hà Nội Tuyến đường sắt bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) và cuối cùng đến Singapore. Trước đó, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc cao tốc nối Thái Lan với Lào, Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Theo China Daily, Trung Quốc sẽ xây đường sắt nối khu tự trị của dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây phía Nam Trung Quốc nối đến Singapore. Tuyến đường sắt này sẽ bắt đầu từ thành phố Nam Ninh - trung tâm của tỉnh Quảng Tây. Kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt này đã được đưa thành mục tiêu quan trọng trong kế hoạch 5 năm tới. Chính quyền địa phương muốn xây dựng tuyến đường sắt này để củng cố cho hoạt động tương mại với 10 nước thành viên Đông Nam Á trong đó bao gồm Việt Nam và Singapore. Asean là đối tác thương mại lớn và thị trường xuất khẩu quan trọng của tỉnh Quảng Tây. Tỉnh Quảng Tây sẽ đầu tư 2,36 tỷ USD để xây tuyến đường sắt. Tuy nhiên thông tin đưa ra trên China Daily chưa cho biết liệu Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận với các nước láng giềng về kế hoạch này. Tuyến đường sắt bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) và cuối cùng đến Singapore. Kim ngạch thương mại 2 chiều của tỉnh Quảng Tây và nhóm ASEAN đạt 6,53 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm trước đó và chiếm 37% tổng khối lượng giao dịch thương mại khu vực này. Trước đó, Chính phủ Thái Lan cho biết sẽ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Thái Lan với Lào, Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Hoạt động xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Viên Chăn, thủ đô của Lào với biên giới Lào – Trung Quốc sẽ có thể khởi động từ năm 2012 với sự giúp đỡ của Trung Quốc như một phần trong tuyến đường sắt nối Trung Quốc và Singapore thông qua Lào, Thái Lan và Malaysia. Theo ChinaDaily
  10. Tôi đoán Đại Tướng sinh vào giờ Dần ?
  11. Chúc mừng GS Ngô Bảo Châu ! GS đã làm rạng danh nôn sông Việt.
  12. Cô này rất buồn cười ai bảo cô tốt thì cô cảm ơn bảo xấu thì cô không cảm ơn . Thế thì không đầu tư buôn bán được người đầu tư buôn bán người ta phải có nghệ thuật
  13. Cần những phóng sự như thế này để khơi lại lòng yêu nước trong mỗi con người nhất là trong nền kinh té thị trường này !
  14. Cậu sinh lúc mấy giờ ,cógifnooir bật không ?
  15. Năm 2009 cha anh gặp nạn, có thể là ung thư máu
  16. Cô đã xác định lấy chồng khác thì con tranh nuôi con với chồng làm gì nữa. Con gái nên sống với bố nếu mẹ đi bước nữa. Lấy chồng bây giờ dễ không ấy mà việc gì phải lo
  17. Về già mới được yên ổn, Vợ con đều tốt
  18. Chào Anh Linh Trang ! Nhờ anh xem hộ chồng sinh năm 1973( Quý sửu) vợ 1980(Canh thân) , con trai đầu 1999 (Kỷ mão) thì con thứ 2 sinh năm nào ạ. Chân thành cảm ơn anh.
  19. Lá số này sinh ra ở gia đình bình thường , từ tay trắng đi lên như người từ nông thôn học hành rồi lập nghiệp ở thành phố Làm nghề có tính cách lưu động sẽ kiếm được tiền, tốt nhất là làm nghề giáo viên , hoặc nghề luật sư nhưng không giỏi lắm nếu theo ngành luật thì không được mọi người phục lắm công danh cũng thường bậc trung, tiền bạc cũng đủ ăn Tôi thủ đoán xem thế nào
  20. cháu cảm ơn bác bác ơi bác luận tiếp chop cháu với ạ Kính bác Hà Uyên sức khoẻ.
  21. Cháu quên mất là cháu trai bác ạCảm ơn bác
  22. Kính nhờ Bác xem hộ cháu: Cháu Vũ Đức Anh : Sinh ngày 12/08/2009 lúc 14 h 30 phút Dương. Cháu cảm ơn bác nhiều.
  23. Đã là duyên nợ kiếp trước có chạy cũng không thoát được .