Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Lê Văn Tám: Lửa Bất Diệt Sau một loạt bài về anh hùng nhỏ tuổi Lê Văn Tám trên tuần báo văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, được bạn đọc xa gần hết lòng ủng hộ, nhiều người như được sống lại với những kỷ niệm không phai mờ về tấm gương vì nước quên thân của người anh hùng đã trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước. Ông Đỗ Văn Xuyền, sinh năm 1937, một nhà nghiên cứu chữ Việt cổ có rất nhiều thành công của nước ta hiện nay kể lại : - Năm 1945 – 1947, một đoàn bộ đội đến ở nhà tôi tại thôn Duyên Hà, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình. Năm ấy tôi đã 9 - 10 tuổi rất yêu quí các anh bộ đội và vô cùng ham đọc sách báo. Tôi thường lân la làm quen và mượn sách báo của một anh cán bộ đại đội. Trong số báo mượn được có tờ “Quân Bạch Đằng” – tờ báo của quân khu ba. Tôi còn nhớ tờ báo in trên giấy xấu, mực đen, riêng chữ “Quân Bạch Đằng” in bằng mầu xanh cô ban. Anh cán bộ đại đội chỉ cho tôi một bài thơ in ở trang nhất bảo tôi đọc. Tôi không nhớ tên tác giả, nhưng bài đó tôi còn nhớ như sau : Lửa bất diệt Buổi trưa ấy Sài Gòn rung ý hận Nghiến răng nghe rầm rập tiếng chân thù Anh đứng khoanh tay lòng hồi hộp đợi chờ Giờ cứu nước, giờ đây giờ cứu nước! Anh nhìn xuống áo quần xăng đẫm ướt Mùi xăng dầu ngây ngất chí hiên ngang Ngoài miệt xa phơi phới ánh sao vàng Từng nhịp sống từ Cầu Ông vọng lại Mỗi tiếng súng là mỗi người trẻ tuổi Cũng như anh ngã xuống cũng như anh Lòng lâng lâng dâng nước mảnh hồn xanh Anh rạo rực trong anh sao nóng quá? Anh châm lửa người anh mang cánh lửa Anh băng băng xông tới giữa kho dầu Ánh lửa hồng mỗi lúc một dâng cao Bay loang loáng khắp kho dầu loang mãi Lưỡi lê giặc vụt chìa ra cản lại Anh hiên ngang trong ngọn lửa vinh quang Lũ giặc hèn lùi lại rợn kinh hoàng Mắt xanh lét trừng trừng đầu sẽ lắc Ôi cuồng nộ là mưu đồ xâm lược Mộng thực dân – sợi khói thoảng bay tan Vì lửa ai anh dũng đã thiêu tàn Chúng điên hận nhìn anh run mũi súng Tiếng súng nổ cây người anh đổ xuống Lửa người anh đã gặp lửa hồn anh Phơi phới lên ngọn lửa sáng đô thành Và sán lạn một trời Nam đỏ rực Nơi máu lửa đang ghi hồn dân tộc Tám mươi năm uất hận phút này đây Lửa người anh bén cháy mọi lòng trai Lan cháy mãi trong lòng dân đất Việt Lửa người anh! Lửa người anh bất diệt! ” Tôi hỏi : - Vẫn biết ông là người có trí nhớ tuyệt vời, nhưng sao lúc đó mới 9, 10 tuổi mà ông nhớ bài thơ đến như vậy. Ông Đỗ Văn Xuyền mỉm cười : - Anh phải biết rằng lúc đó phong trào học tập tấm gương anh hùng Lê Văn Tám rộ lên ở khắp mọi nơi. Tôi còn nhớ lúc đó trong một đêm liên hoan văn nghệ quân dân, có một anh bộ đội quê ở huyện Thụy Anh nói dấu ngã thành dấu hỏi. Khi anh ngâm: “Mắt xanh lét trừng trừng đầu sẻ lắc” làm mọi người cười ầm lên. Ban tổ chức phải lên đính chính lại: “Đầu sẽ lắc, chứ không phải đầu chim sẻ lắc”! Tôi tò mò : - Thưa ông, rất mong ông lượng thứ, thời gian quá lâu rồi, bài thơ này ông nhớ có chính xác không? Ông Đỗ Văn Xuyền độ lượng : - Thế hệ chúng tôi ngày ấy vô cùng tin tưởng vào sự thành công của cách mạng. Phong trào học tập tấm gương anh hùng Lê Văn Tám nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Chúng tôi chuyền tay học thuộc lòng bài thơ đó và mãi sau này vẫn thường ngâm mỗi khi có dịp, vì vậy tuy thời gian đã lâu, có câu có thể không đúng với nguyên bản, nhưng bài thơ cơ bản như vậy đấy. Trầm ngâm giây lát, ánh mắt ông Đỗ Văn Xuyền chợt sáng lên : - Anh biết không, chỉ mấy năm sau, vào năm 1955 trong bài “Cửu Long Giang ta ơi”, nhà văn Nguyên Hồng viết : “Mười sáu tuổi xanh Em Ðuốc Sống đốt mình phá tan kho giặc Võ thị Sáu vùng răng cắn chặt Giữ trung trinh cho đến phút cuối cùng Ðạn giặc xuyên lỗ chỗ ngực măng non Ðỏ thắm nụ cười Chào Bác Hồ và Việt nam bất diệt.” Mấy năm gần đây tôi có nghe nhiều ý kiến cho rằng anh hùng Lê Văn Tám không có thật. Nói thật lòng, đó là những ý kiến thiếu trung thực, không có căn cứ. Trong lịch sử nước ta đã từng có Thánh Gióng, vốn là nhân vật lịch sử có thật có công trị thủy, sau này được nhân dân ta tôn vinh trong công cuộc đánh giặc Ân. Nhiều nước cũng có những nhân vật lịch sử nhuốm mầu huyền thoại. Nhưng khi đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân và trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, thì tại sao phải mất nhiều tâm sức và giấy mực tranh luận về nhân vật đó, nhất là anh hùng Lê Văn Tám là nhân vật có thật, sự kiện anh tẩm dầu vào người quyết tử đốt kho xăng của giặc là có thật, bây giờ vẫn có nhiều nhân chứng còn sống và minh mẫn. Xét một góc độ nào đó, những ý kiến phản biện ấy còn là sự thiếu tôn trọng lịch sử, chưa biết trân trọng những hy sinh vô tư, không vụ lợi của những người anh hùng vì nước quên thân. Người viết bài này còn biết chắc chắn rằng, nhà văn Sơn Tùng cũng thuộc một bài thơ về anh hùng Lê Văn Tám và ông chuẩn bị viết về vấn đề đó trong những ngày tới. 02 tháng 3, 2010 Trần Vân Hạc
-
Mấy bữa nay Trần Phương không vào được mục Trao dổi học thuật. Xin được set vào mục này, kính BQT giúp Trần Phương với nhé. Xin cảm ơn !
-
Chương 2 : Thần Canh Giữ Sa Mạc Các bầu tinh tú vẫn đua nhau chớp trên nền trời xanh thẫm con trăng thượng tuần vẫn tiếp tục chói rạng trên đỉnh đầu chúng tôi, thần tượng Sphinx có vẻ biến đổi màu sắc vẫn vươn mình một cách hùng dũng dưới ánh trăng bạc. Khi tôi day đầu qua bên trái là nơi mà trong linh ảnh vừa rồi hiện ra trong trí tôi, tôi đã nhìn thấy biển cả gầm thét như sấm động và nuốt trôi cả vùng đất liền. Một con dơi, có lẽ lầm tưởng tôi là phiến đá vô tri bất động như cái bối cảnh chung quanh, vỗ đôi cánh đụng vào đầu tôi rồi bay mất, làm cho tôi có cái cảm giác ghê tởm và rờn rợn người nơi sương xuống. Tôi nghĩ rằng có lẽ nó vừa mới chui ra từ trong một cái nấm mồ chôn xác ướp mà người ta vừa khai quật ở vùng gần bên. Tôi ngắm nhìn cái đồng cát mênh mông chiếm trọn một diện tích ba triệu dặm vuông của vùng sa mạc Sahara, diễn ra đến tận chân trời cho đến chỗ nó giáp ranh với một dãy núi đồi dài dựng đứng như thành quách, che chở xứ Ai Cập và vùng châu thổ sông Nil. Thiên nhiên dường như cố ý dựng lên những dãy đồi của xứ Libye để bảo toàn cho xứ Ai Cập khỏi bị chôn vùi dưới đống cát của bãi sa mạc này. Mối nguy cơ đó là một sự thật hiển nhiên. Mỗi năm vào đầu mùa xuân, một trận cuồng phong với một sức mạnh và tốc độ kinh khủng, khai chiến với vùng bắc phi và thổi mạnh qua như vũ bão từ bờ biển Đại Tây Dương, xuyên qua trọn cả vùng lục địa Châu Phi. Chẳng khác nào một đạo binh xâm lượt khát máu và tàn bạo, trận gió lớn đi đến đâu, càng quất cát bụi đi đến đấy. Những cơn gió trốt cát bụi đi theo thành những cơn bão cát gieo sự tàn phá khắp nơi, chôn lắp nhà cửa, dinh thự, đền đài và thậm chí chôn luôn trọn cả những thành phố. Đó là cái mãnh lực của những hột cát vàng, nó ngự trị vùng này như một lãnh chúa quyền uy vô địch. Sức mạnh của những cơn bão cát có thể làm cho nền trời hoàn toàn sẫm tối và che khuất cả mặt trời. Những cơn gió trốt cuốn cát dậy lên dày đặc như sa mù ở Luân Đôn, thổi hết tốc lực, rồi nế không có gì ngăn chặn, nó sẽ quét sạch và chinh phục mọi chướng ngại gặp ở dọc đường. Tôi nhìn pho tượng đá Sphinx, những nét trên mặt của nó chỉ hiện ra một cách lu mờ dưới ánh sao khuya, nhưng cái miệng của nó, bề rộng có đến hai thước, đượm một vẻ bi thư hầu như đến rùng rợn, khác hẳn với cái nụ cười hồn nhiên của nhân vật hiện ra trong linh ảnh của tôi khi nãy, là hình biểu tượng Sphinx của thời buổi sơ khai, của thời đại Atlantide. Những cơn gió bão của ca mạc thổi với tốc độ cuồng loạn đã sát phạt gương mặt của nó, cùng với sự hủy hoại do bàn tay phủ phàng thô bạo của những kẻ phàm phu không hề biết kính trọng quỷ thần! Tự nhiên là những cơn bảo cát đã tấn công hình biểu tượng này, khi thì âm thầm che lấp bao phủ, khi thì ào ào sát phạt với cơn thịnh nộ của vũ bảo. Nó đã từng bị chôn lấp hay chăng: Đã hẳn rồi không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi nhớ đến giấc mộng huyền bí mà vua Thoutmès IV đã kể lại bằng chữ ám tự (hiéroglyphes) khắc trên phiến đá đỏ dựng lên giữa hai chân con sư tử đá. Tôi cũng nhớ lại lời than thở của nó trong giấc mộng vừa kể, khi nó bị cát chôn lấp đến cổ: - Cát sa mạc đã lấp ta (vị thần che chở của nó nói), ta càng ngày càng bị chôn sâu hơn. Hãy mau ra tay dẹp cát đi, rồi ta sẽ coi ngươi như con ta và như ngươi trợ giúp ta. Khi tỉnh giấc, vua Thoutmès nghĩ thầm rằng: "Dân chúng trong thành chỉ biết tôn sùng vị thần này, mà không có một người nào từng nghĩ đến việc giải tỏa pho tượng của ngài khỏi bị cát lấp." Những hình vẽ ở phía trên phiến đá vẽ nhà vua dâng hương cho thần tượng Sphinx, kế đó là bài tường thuật giấc mộng lạ lùng của nhà vua, khắc bằng chữ ám tự: "Hoàng thân Thoutmès cùng vài người bạn đi săn trong vùng Gizeh, ở ven sa mạc. Trên đường về hướng nam, hoàng thân đã tập bắn cung vào những tấm bia bằng đồng, săn sư tử và các loại thú dữ của sa mạc, và tập dong xe với những con tuấn mã chạy nhanh hơn gió. "Vào lúc giữa trưa, hoàng thân dừng cuộc du hí vì đã quá mỏi mệt. Sau khi dùng cơm trưa xong, người muốn nghỉ ngơi đôi chút, bèn cho kẻ tùy tùng lui bước. Trước khi nằm nghỉ, hoàng thân đọc kinh cầu nguyện các thần linh. "Trong giấc ngủ mê, thần Thái Dương Râ nói với hoàng thân như một người cha nói với con: - Ta nhìn thấy con đây, Thoutmès, con hỡi! Ta là Herou Khout, cha của con, ta muốn cho con giang sơn này. Con sẽ kế nghiệp trên ngai vàng, giang sơn bờ cõi này sẽ thuộc về con tất cả, con sẽ sở hữu những tài nguyên phong phú của xứ Ai Cập và những lân quốc sẽ đem đồ bảo vật đến cống hiến cho con! "Giấc mộng kết thúc bằng lời kêu gọi khẩn thiết hãy giải tỏa thần tượng Sphinx ra khỏi đống cát phủ phàng nếu hoàng thân muốn kế nghiệp giang sơn Ai Cập như đã hứa. "Hoàng thân Thoutmès bèn triệt để tuân theo những lời kêu gọi trong giấc mộng, và dùng một số nhân công rất lớn để giải tỏa những đống cát bao phủ thần tượng Sphinx ngập lên đến ngực." Herou Khout, vị thần linh che chở hình biểu tượng Sphinx đã giữ đúng lời hứa. Hoàng thân được truyền ngôi lên làm vua Ai Cập, qua mặt cả những người anh lớn trong hoàng gia. Trở nên vua Thoutmès IV, người đem quân đi chinh phạt các lân quốc, luôn luôn thắng trận và mở rộng bờ cõi, đế quốc của người gồm thâu luôn cả xứ Mésopotamie ở phía đông, xứ Nubie ở phía nam, xứ Lybie ở phía tây, trong khi những đồ bảo vật cống hiến đem đến từ xứ Ethiopie, đúng như giấc mộng đã tiên đoán. Dưới triều đại của nhà vua, tài nguyên sung túc, quốc gia phồn thịnh, nền văn minh Ai Cập đạt đến một trình độ cao tột chưa bao giờ có, thật đúng như lời báo trước trong giấc mộng. Những sự việc kể trên không phải là chuyện huyền thoại hoang đường, mà là những sự kiện có thật trong lịch sử. Vì người cổ Ai Cập, hơn cả những dân tộc khác của thời đại cổ xưa, đã chép sử một cách chu đáo, xác thực và tinh vi đến nỗi những sự việc xảy ra trong lịch sử của họ được khắc sâu trên tảng đá, để có thể tồn lâu bền hơn gấy mực và sách vở. Những đốm sao đã lần lượt biến mất trên nền trời xanh đậm. Tôi hiểu rằng đêm thức sáng trắng của tôi đã gần chấm dứt. Tiết trời ban đêm khá lạnh, nhưng tôi cảm thấy cổ họng của tôi lại khô và nóng. Một lần nữa, tôi đưa mắt nhìn thần tượng bằng đá uy nghiêm, tượng trưng một cách thần diệu đấng thần minh câm lặng và tối cao có phận sự chăm nom gìn giữ bầu thế giới của chúng ta. Phải chăng tôi đã lật một trang bí sử của thời tiền sử Ai Cập? Có ai dám thầm ước đoán tuổi của thần tượng Sphinx? Nếu người ta chấp nhận rằng nguồn gốc của nó truy nguyên ở châu Atlantide, làm sao có thể định cho nó một năm tháng ngày nhất định? Tuy vậy tôi không có lý do để loại bỏ cái nguồn gốc đó, nó đã được phát họa một cách sơ lược trong linh ảnh của tôi dưới ánh sao khuya. Châu Atlantide không còn là một chuyện hư ảo của những triết gia Hy Lạp, những tăng lữ Ai Cập và những bộ lạc thổ dân Châu Mỹ. Không thiếu gì những nhà bác học, mỗi người tiêu biểu cho ngành học thuật chuyên môn của mình, đã thâu lượm trên hàng trăm bằng chứng cụ thể để chứng minh rằng châu ấy có thật. Tôi cũng hiểu rằng khi thần tượng Sphinx được tạc trong khối đá, thì vùng châu thổ ở chung quanh không thể đã bị cát bao phủ, vì với sự chướng ngại của đồng cát, một công trình vĩ đại như thế không thể nào thực hiện được. Như vậy điều hợp lý nhất là người ta phải nhìn nhận rằng công trình điêu khắc này đã có trước khi đồng bằng châu thổ bị cát chôn lấp, trong khi vùng sa mạc Sahara đang còn là một biển lớn, và ở phía ngoài biển Sahara là vùng lục địa đã có một định mệnh bi thảm, tức châu Atlantide. Dân Ai Cập thời tiền sử, những người đã tạc thần tượng Sphinx và thành lập ra nền văn minh cổ nhất thế giới, đã từ châu Atlantide đến lập quốc tại vùng châu thổ sông Nil trong một cuộc di cư khổng lồ. Cuộc di cư đó được thực hiện trước khi châu Atlantide sụp đổ và chìm xuống đáy biển Đại Tây Dương, một cơn tai biến mà hậu quả là làm cho biển Sahara khô cạn và trở thành một vùng sa mạc mênh mông. Những vỏ sò, vỏ hến rải rác ở nhiều nơi và những bộ xương cá khổng lồ mà người ta tìm thấy chôn dưới cát, chứng tỏ rằng đống cát này ngày xưa chính là ở dưới đáy biển trồi lên. Thật là cảm động thay khi biết rằng thần tượng Sphinx là một sợi dây liên lạc bền vững, cụ thể, bất biến giữa những thế hệ của nhân loại chúng ta ngày nay với những thế hệ cổ xưa của một thế giới đã tàn, thế giới của người Atlante đã biệt tích! Đối với thế giới hiện đại, hình biểu tượng này đã mất đi cái ý nghĩa của nó, nó chỉ còn là một kỳ quan của địa phương, thế thôi. Nhưng nó có ý nghĩa gì đối với người Atlante? Để có một ý niệm đại cương, người ta phải sưu tầm những di tích văn minh mà những dân tộc thuộc nguồn gốc châu Atlantide đã bỏ sót lại. Người ta phải truy nguyên, qua những nghi lễ đã suy tàn của những thổ dân Incas hay Mayas, đến sự thờ phụng thuần khiết hơn thuộc về tổ tiên của các dân tộc này. Nhưng sự sưu tầm đó giúp ta khám phá ra cái mục tiêu tối thượng của sự thờ phượng của họ, đó tức là ánh sáng, biểu hiện bởi ngôi Mặt Trời. Bởi lẽ đó, họ dựng lên khắp nơi bên Mỹ Châu thời cổ những ngôi đền hình kim tự tháp để thờ Mặt Trời. Những ngôi đền đó đều là những kiến trúc đồng một kiểu, hoặc có sửa đổi hình dáng chút ít, với những ngôi đền tương tự đã từng có ở châu Atlantide. Khi Platon đến Ai Cập để học đạo tại thành Heliopolis trong 13 năm, những vị tăng lữ Ai Cập, thường vẫn rất dè dặt đối với ngoại nhân, ban cho người thí sinh Hy Lạp trẻ tuổi và hăng say này cái hân hạnh là truyền thụ cho y những giáo điều rút trong kho tài liệu bí mật mà họ giữ gìn rất kỹ lưỡng. Trong số những điều tiết lộ, họ nói cho y biết rằng một Kim Tự Tháp lớn, nóc bằng, từ xưa đã được xây dựng tại trung tâm đảo Atlantide và trên nóc bằng đó, người ta đã dựng lên ngôi đền chánh của vùng lục địa để thờ phượng thần Thái Dương. Những người Atlande di cư sang Ai Cập đem theo nền tôn giáo của họ và xây dựng tại đây những ngôi đền cùng một kiểu như ở Atlantide. Cái di sản đó của người Atlante có thể biểu lộ những đặc tính của nó ngày nay ở những cột trụ khổng lồ nơi các cổng đền của nó ngày nay ở những cột trụ khổng lồ nơi các cổng đền và những lăng tâm hình dim tự tháp ở Ai Cập. Ngoài ra thần Mặt Trời luôn luôn chiếm một đẳng cấp vào hàng đầu trong các vị thần của Ai Cập. Người Atlande cũng đem vào Ai Cập cái kỹ thuật điêu khắc đại quy mô cùng cái thẩm mỹ tạc tượng khổng lồ bằng đá. Những đền cổ đã tiêu tàn ở Mễ Tây Cơ, Pérou và Yucatan, do giòng giống người Atlante dựng lên và xây bằng những khối đá to lớn với những chỗ ráp nối rất tinh vi khéo léo, có một kiểu kiến trúc giống như của Ai Cập, cũng như những tượng thần khổng lồ bên trong các thánh điện ở các xứ ấy và ở Ai Cập đều có những nét tương tự như nhau. Như thế, một điểm ánh sáng nhỏ đã loé lên trong cuộc sưu tầm của chúng tôi về ý nghĩa của thần tượng Sphinx. Người Atlante ở xứ cổ Ai Cập có lẽ muốn dựng nó lên như một pho tượng vĩ đại nhất, hình ảnh của một ý niệm thiêng liêng nhất ghi trong ký ức của họ, mà họ muốn hiến dâng cho vị thần của Ánh Sáng tức thần Mặt Trời. Có lẽ họ cũng đã dựng lên ở một nơi nào đó ngôi đền của vị thần ấy, ngôi đền này đối với họ cũng phải là ngôi đền vĩ đại nhất và cao trọng hơn tất cả mọi ngôi đền khác. Thần tượng Sphinx bằng đá là cái biểu tượng tôn quý của một giống người tôn thờ ánh sáng như một cái gì gần nhất với Thiêng Liêng. Ánh sáng là một vật tinh vi, tế nhị nhất trong những sự vật mà con người có thể cảm xúc được bằng một trong năm giác quan. Đó lá vật thanh nhẹ nhất mà khoa học có thể thực nghiệm; những luồng quang tuyến khác nhau đều là những loại ánh sáng rung động với một tốc độ ngoài phạm vi tiếp nhận được bởi con người chúng ta. Trong quyển Tạo Thiên Lập Địa cũng nói ánh sáng là vật được sáng tạo trước tiên; không có nó thì không có sinh vật nào sống được. "Tinh thần của Thượng Đế lướt trên mặt của vực thẳm", Moise đã viết trong quyển sách kể trên "Và Thượng Đế nói: Ánh sáng hãy hiện ra! Và ánh sáng mới có". Phải chăng đó cũng là một biểu tượng hoàn hảo của cái ánh sáng thiêng liêng nó xuất hiện ra từ chỗ thâm sâu nhất của linh hồn khi con người hiến dâng trọn vẹn cả tôm hồn lẫn trí mình cho Thượng Đế? Từ ngôi mặt trời, mới phát sinh ra ánh sáng, rồi ánh sáng mới tỏa ra khắp thế gian. Không có mặt trời, muôn loài vạn vật sẽ bị vĩnh viễn đắm chìm trong đêm tối rùng rợn, không còn cây cối thảo mộc, không còn gặt hái mùa màng, loài người sẽ không còn tồn tại và sẽ biến mất khỏi mặt đất. Nếu sự tôn thờ ánh sáng và mặt trời là cái nguyên lý chính yếu của nền tôn giáo châu Atlantide, nó cũng chiếm một địa vị tương đương trong nền tôn giáo cổ Ai Cập. Râ thần Thái Dương, là vị chủ tể, là cha và đấng sáng tạo của tất cả các vị thần linh khác, là đấng Sáng Tạo ra tạo vật, vô sinh bất diệt. Nếu thần tượng Sphinx thuộc về tôn giáo của ánh sáng, thì chắc là nó cũng có liên hệ đến Mặt Trời. Vì sau khi tôi dạy phía mặt trời mọc, tôi mới nhớ lại cái dĩa bằng vàng trong linh ảnh hiện ra trong trí tôi hồi đêm, và sự liên hệ đó xuất hiện ra với tôi mau như chớp nhoáng. Để thử lại cho chắc chắn. Tôi mới xem kỹ lại một vật mà tôi đeo ở cườm tay phải, cái địa bàn dạ quang, nó là một hướng dẫn viên chắc chắn và bạn tốt của tôi. Và tôi nhận thấy rằng thần tượng Sphinx day mặt về hướng mà vầng Thái Dương bắt đầu xuất hiện mỗi ngày trên chân trời! Việc định hướng đông là để tượng trưng cho sự sống tái diễn không ngừng; cũng y như thế, những lăng tẩm của các nhà vua Ai Cập được xây cất trên bờ phía Tây sông Nil để tượng trưng cho sự sống đã qua, giống như mặt trời lặn. Cũng như mặt trời lên cao tận giữa lừng trời, thì con người, sau khi được phục sinh, thăng lên cõi tinh thần. Cũng như vầng Thái Dương đi xuyên qua vòm trời rồi tiếp tục lộ trình, khuất mắt đối với chúng ta ở phía dưới chân trời, thì con người cũng phải đi nhiều vòng luân chuyển từ thế giới này qua cõi giới khác. Con quái vật khổng lồ nơi đó biểu hiện sức mạnh của con sư tử, trí thông minh của con người và sự bằng an trầm lặng của đấng thần minh, muốn dạy ta một điều chân lý bất hủ về sự cần làm chủ lấy mình, vì con người có mục đích chủ trị những thú tánh và thắng con vật nằm trong lòng y. Có ai ngắm nhìn cái thân mình to lớn bằng đá với những móng chân và móng vuốt sư tử, với cái đầu và gương mặt của một người cốt cách phong nhã như thần tượng Sphinx mà không thu thập lấy cái bài học sơ đẳng ấy? Ai có thể khám phá cái ý nghĩa của biểu tượng con rắn cobra phùng mang, tượng trưng cái uy quyền của vua Ai Cập mà các vị vua chúa thường gắn trên mão, mà không hiểu rằng hình biểu tượng Sphinx không phải khuyến khích ta thống trị kẻ khác mà hãy chủ trị lấy mình? Nó là nhà truyền giáo câm lặng, một nhà giáo sĩ bằng đá, thuyết pháp bằng sự im lặng cho những ai có tai biết nghe. Phải chăng thần tượng Sphinx tượng trưng cho một vật có tính chất thiêng liêng? Đúng thế, nếu người ta tin theo những chữ ám tự khắc trên vách các ngôi đền ở miền thượng du Ai Cập, chẳng hạn như ở Edfou, nơi đó người ta thấy một vị thần biến hình thành một con sư tử đầu người để chiến thắng Set, quỷSatan Ai Cập. Một sự kiện lạ lùng làm cho người ta nghĩ rằng thần tượng Sphinx có chứa đựng một bí mật kiến trúc nào đó và che dấu vài điều bí mật khắc trong đá. Rải rác khắp nơi ở Ai Cập, những thần tượng Sphinx kiểu nhỏ được dựng lên trước những ngôi đền miếu như là những vị thần canh gác và bảo vệ ngoài cổng thánh đường; trong vài trường hợp, ngoài cổng đền cũng có dựng lên những tượng sư tử bằng đá. Thậm chí những chìa khóa mở cửa đền cũng đúc giống hình sư tử. Thần tượng Sphinx ở Gizeh hình như là pho tượng duy nhất mà người ta không thấy đứng trước một ngôi đền nào. Vậy ngôi đền thật sự của hình biểu tượng Sphinx là ở đâu? Tôi ngửng đầu lên và nhìn về phía sau pho tượng đá. Từ chỗ tôi ngồi, tôi nhìn thấy hãy còn vương lên một cách lu mờ dưới ánh sáng đầu tiên của buổi rạng đông, đưa thẳng lên trời cái mũi nhọn hơi tà đầu ngôi kiến trúc vĩ đại nhất của thế giới, cái kho tàng bí mật bằng đá chưa hề được giải đáp, cái phép lạ tuyệt vời của vũ trụ đối với cổ nhân và đối với cả chúng ta, cái bài toán đố bí hiểm của tất cả mọi thời đại, người bạn xứng đáng của thần tượng Sphinx khổng lồ: Ngọn Kim Tự Tháp! Cả hai kỳ quan, được dựng lên từ hồi thời đại Atlantide, đều vươn lên mình như những bằng chứng của vùng lục địa đã sụp đổ, và như cái di sản câm lặng của một giống người đã biệt tích một cách cũng bí mật như vùng lục địa quê hương của họ. Cả hai thứ kỳ quan đều nhắc nhở cho hậu thế, những kẻ kế nghiệp giống người Atlante, biết những thành tích huy hoàng của nền văn minh đã mất. -------------------------------------------- Trích "Ai Cập huyền bí" - Tác giả : Paul Brunton - Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt
-
Ai Cập Huyền Bí Paul Brunton Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt Chương 1 : Một Đêm Với Thần Tượng Sphinx Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập. Một bầy lừa mệt mỏi và đàn lạc đà bất kham đã lần bước chậm chạp trên đường về với những du khách cuối cùng trong ngày. Trong khung cảnh xứ Ai Cập, bóng hoàng hôn có một vẻ đẹp siêu nhiên và khó quên. Mọi vật đều khoe màu đổi sắc, giữa khoảng trời đất bao la nổi bật lên những khoảng tương phản lạ lùng. Tôi còn ngồi lại một mình trên bãi cát vàng, đối diện với pho tượng Sphinx hùng vĩ oai nghiêm tuyệt trần. Tôi nhìn một cách say mê cái cảnh tượng những màu sắc mỏng manh như sương phai mờ dần một cách nhẹ nhàng, trong khi mặt trời lặng đã cất đi những ánh vàng lộng lẫy trên nền trời Ai Cập. Những ánh lửa diệu huyền, nét huy hoàng tuyệt đối mà mặt trời lặn của Châu Phi còn bỏ sót lại trong không gian, có ai tiếp nhận bức thông điệp thiêng liêng của trời mà không cảm giác được trong giây lát cái phút lạc lõng của cõi Thiên Đàng? Niềm phúc lạc đó sẽ còn tồn tại khi con người chưa đến quá nỗi trụy lạc trong vòng trần gian ô trược, trong sự sa đọa tâm linh, nó sẽ tồn tại khi con người còn biết yêu vần Thái Dương này là nguồn gốc của sự sống và của bao nhiêu màu sắc huy hoàng lộng lẫy xuất hiện trước mắt ta. Cổ nhân xứ Ai Cập thật ra đã không kém minh triết khi họ tôn thờ RÂ, biểu tượng ngôi mặt trời, mà trong thâm tâm họ coi như một vị Thần ... Trong bối cảnh hoàng hôn Ai Cập, dưới một nền trời xám ngắt đã tối mờ dần, tôi nhìn pho tượng đá Sphinx mỗi lúc càng sậm màu, cho đến khi những tia nắng vàng sậm cuối cùng đã tắt hẳn và không còn chiếu vào gương mặt lạnh lùng bí hiểm của nó nữa. Hình thần tượng Sphinx nhô lên giữa bãi sa mạc mênh mông gương mặt khổng lồ, than hình nằm duỗi ra, trải qua nhiều thế hệ đã từng gây sự sợ hãi cho những người Ả Rập dị đoan, và làm ngạc nhiên những người du khách hoài nghi, mà bằng chứng là những câu hỏi từ người lữ khách, lần đầu tiên con quái vật khổng lồ xuất hiện trước đôi mắt kinh ngạc của họ. Pho tượng đá bí hiểm mình sư tử đầu người này có một sức hấp dẫn rất lạ lùng và phức tạp đối với bao nhiêu thế hệ du khách. Nó là một sự bí mật đối với người Ai cập, và một bài toán bí hiểm cho toàn thế giới. Ai đã điêu khắc ra nó? Vào thời đại nào? Không ai biết được. Nhà Ai Cập học chuyên môn nhất cũng chỉ đưa ra những giả thuyết vu vơ về ý nghĩa và lịch sử của hình thần tượng Sphinx. Dưới ánh sáng le lói cuối cùng của một ngày đã tàn, đôi mắt tôi ngừng lại trên đôi mắt bằng đá của pho tượng thản nhiên bất động. Nó đã từng thấy hằng bao nhiêu là tỷ ức người lần lượt đến trước mặt nó, với những cái nhìn im lặng, đưa ra những câu hỏi không lời và không giải đáp, rồi bước chân ra về trong sự hoang mang! Nó đã từng thản nhiên lặng nhìn châu Atlantide bị tràn ngập dưới cơn đại hồng thủy và biến mất dưới lòng biển sâu. Cái nụ cười thoảng qua của nó đã từng chứng hiến công trình vĩ đại của vua Mena, vị Quốc Vương Ai Cập đầu tiên đã đổi dòng sông Nile yêu quý của người Ai Cập và bắt nó chảy qua một đường hướng khác. Cái nhìn im lặng đượm mùi mến tiếc của nó đã từng thấy nhà tiên tri Moise, nghiêm cẩn và ít nói, từ giả nó lần cuối cùng. Câm lặng và đau thương, nó đã nhìn thấy những nỗi đau khổ của xứ Ai Cập bị tàn phá, suy vong sau cuộc xâm lăng của vị bạo chúa Cambyse, hoàng đế nước Ba Tư. Có lẻ vừa thích thú vừa khinh bỉ, nó từng nhìn thấy nữ hoàng Cléopâtre đẹp lộng lẫy và kiêu hãnh trong chiếc thuyền rồng mũi trạm vàng, buồm may bằng nhung đỏ thắm và mái chèo đúc bằng bạc. Nó từng sung xướng nhìn thấy đức Jesu trên đường đi tìm đạo lý phương đông để chuẩn bị chờ ngày thi hành sứ mạng, ngày mà đức Chúa Cha gửi Ngài đi truyền bá cho thế gian một thông điệp thiêng liêng về đức nhân từ bác ái. Như một kẻ báo hiệu không lời, biểu tượng Sphinx chào mừng Bonaparte, khí cụ của định mệnh các nước Châu Âu, trước khi tên Mã Phá luân nổi bật làm lu mờ những tên khác, và ngay khi ông ta hãy còn là một nhân vật chưa tên tuổi, chưa đặt chân xuống chuyến thuyền Bellérophon để sang chinh phục xứ Ai Cập. Nó cũng nhìn thấy, với ít nhiều bi ai, toàn thể thế giới chú ý đến Ai Cập khi ngôi lăng tẩm của một vị Pharaon, vua Ai Cập thời cổ bị khai quật lên để cho người đời tọc mạch nhìn xem xác ướp của vua với những đồ ngọc ngà châu báu. Thật vậy, đôi mắt bằng đá của pho tượng đã từng chứng kiến những điều đó và nhiều điều khác nữa. Nhưng bây giờ nó nhìn thấy gì? Không màng để ý kẻ thế nhân phàm tục đang bôn tẩu trên đường danh lợi, thản nhiên trước nỗi sung sướng, khổ đau của nhân loại, hình như biết rõ cái định mệnh đã ghi sẵn tất cả mọi biến cố lớn của trần gian, đôi mắt bằng đá kia nhìn thẳng vào cõi vô cùng ... Hình thần tượng Sphinx đã chuyển màu xám sang màu đen, rồi một màu đen như mực, nền trời đã mất cái nét xám bạc của lúc ban chiều, tất cả điều đắm chìm trong đêm tối, chúa tể của sa mạc. Nhưng pho tượng vẫn còn hấp dẫn sự chú ý của tôi và làm cho tôi bị thu hút như do mãnh lực của một luồn từ điện vô hình. Đó là vì tôi cảm thấy rằng màn đêm rủ xuống đã đem pho tượng trở về nguyên quán của nó. Cái bối cảnh đen âm u, đó mới đúng là cái bối cảnh thực sự của nó. Những gì là thần bí của một đêm Châu Phi tạo cho nó một bầu không khí thích nghi. Cũng trong những giờ ban đêm mà Râ và Horus, Isis và Osiris, những vị Thần Linh của xứ cổ Ai Cập, luôn luôn trở về với nhân gian. Tôi nhất định đợi lúc trăng lên và sao mọc để nhìn thấy một lần nữa cái chân tướng của hình thần tượng Sphinx. Tôi ngồi một mình giữa đóng cát bao la, nhưng tôi không cảm thấy cô đơn, thật vậy, cảm giác cô đơn hiu quạnh không thẻ nào có được với tôi. Ban đêm, tôi có thể ngắm nhìn thần tượng Sphinx dưới cái khía cạnh mà ít người du khách được nhìn thấy. Tạc trong khối đá, in trên nền trời xanh như chàm, cao bằng một ngôi nhà lầu bốn tầng, con sư tử đầu người khổng lồ vươn mình nằm dài trong thung lũng của đồng cát. Dưới ánh trăng sao vừa ló dạng, những nét hùng vĩ của nó hiện rõ lần lần. Đó là cái biểu tượng lạ lùng của một xứ Ai Cập mà nguồn gốc bí ẩn được truy nguyên đến những thời đại xa xăm vô định. Giống như con vật nằm canh gát những bí mật của thời tiền sử, nghĩ đến những thế hệ của châu Atlantide mà ký ức mong manh của người đời không còn nhớ đến nữa, pho tượng đá khổng lồ chắc cũng sẽ còn tồn tại mãi qua mọi thế hệ văn minh của loài người hiện nay, và nó cũng sẽ giữ nguyên vẹn không hề tiết lộ sự bí mật nội tâm của nó. Gương mặt khắc khổ và uy nghiêm của nó không phản ánh một điều gì, đôi môi khép chặt của nó vẫn giữ một sự im lặng muôn đời. Nếu pho tượng Sphinx có giữ gìn cho nhân loại một thông điệp ẩn dấu nào mà nó đã chuyển đạt qua nhiều thế kỷ cho một số rất ít người hữu hạnh có một năng khiếu linh cảm khác thường, thì điều bí mật đó có khi sẽ được nhắn nhủ thầm bên tai của người thí sinh tầm đạo. Đêm tối dành cho hình thần tượng Sphinx một khung cảnh tuyệt hảo. Ở phía sau, bên mặt và bên trái pho tượng là "Thành phố của người chết," một khoảng đất rộng dẫy đầy những nấm mộ hoang cùng lăng tẩm. Chung quanh vùng cao nguyên lởm chởm những núi đồi và đá tảng nhô lên từ dưới đồng cát ở phía nam, phía tây và phía bắc pho tượng Sphinx, những lăng tẩm và mồ mả được xây cất chứa những cổ quan tài đựng hài cốt và những xác ướp của những vị vua chúa, các vị đại thần và chức sắc của triều đình hay tôn giáo của xứ Ai Cập thời cổ. Không có một ngôi lăng tẩm nào mà khi bước vào mà người ta không thấy cỗ quan tài bật nắp ra và những đồ vàng ngọc châu báo tô điểm xác ướp đã bị lấy đi mất. Sự cướp bóc này đã xảy ra cùng lúc với sự khai quật những nấm mồ trong những cuộc đào xới để khảo cổ. Người ta chỉ lại tại chỗ những pho tượng nhỏ và những bình, vại chứa đựng ruột gan của những xác chết đã đem ướp bằng chất hương liệu. Ngay ở xứ Ai Cập thời cổ cũng đã có những kẻ trộm đào mồ, khi dân chúng nổi loạn chống giai cấp thống trị càng ngày càng trở nên suy tàn, họ trả thù bằng cách khai quật mồ mả và cướp bóc nơi nghĩa trang rộng lớn của nhà vua, tại đây những vị đại thần được cái vinh dự yên nghĩ giấc nghìn thu bên cạnh xác ướp của các bậc vua chúa mà họ đã phụng sự từ thuở sinh tiền. Một số ít những người chết mà xác ướp thoát khỏi bàn tay cướp bóc của những kẻ trộm đầu tiên, đã nằm yên nghỉ trong một thời gian khá lâu cho đến khi người Hy Lạp, người La Mã và người Ả Rập lần lượt thay phiên nhau đến đánh thức họ. Những ngôi mộ, lăng tẩm nào thoát khỏi cướp bóc và khai quật trong những cuộc biến cố sau này, được yên nghỉ thêm một thời gian khá lâu nữa cho đến đầu thế kỷ mười chín, khi các nhà khảo cổ hiện đại ra công thám hiểm dưới lòng đất của xứ Ai Cập để tìm kiếm những gì mà kẻ trộm thời xưa còn sót lại chưa lấy đi. Như thế há phải chẳng tội nghiệp cho những bậc vua chúa, vương hầu bất hạnh của thời xưa, tuy xác ướp họ còn nằm đó, mà bị người ta khai quật mồ mả và cướp bóc kho tàng? Dầu cho những xác ướp của họ không bị dập tan ra từng mảnh do bàn tay bạo tàn của những kẻ trộm báu vật, thì những xác ướp đó cũng đã bị giam cầm cho nằm yên nghỉ trong những cổ tàng viện để làm thỏa mãn sự tò mò và làm mụch tiêu dị nghị bình phẩm của mọi người. Đó là cái bối cảnh rùng rợn của thần tượng Sphinx khi nó vươn mình và nhô đầu dậy trong cô đơn tịch mịch giữa đồng cát. Nó đã từng quan sát những hầm tối trong "Thành phố của xác chết," lần lượt bị sự cướp bóc của người dân Ai Cập nổi loạn và quân xâm lăng Ả Rập. Vị quản thủ đồ cổ Ai Cập tại bảo tàng viện British Museum là ông Wallis Budge không làm ai ngạc nhiên khi ông đi đến kết luận rằng: "Thần tượng Sphinx là để đuổi tà ma ra khỏi những nghĩa địa và lăng tẩm ở vùng chung quanh." Cũng không ai ngạc nhiên mà thấy rằng ba ngàn bốn trăm năm trước, vua Thoutmès thứ tư của Ai Cập có cho khắc vào một tảng đá lớn mà ông đặt ngay trước ngực tượng Sphinx, hàng chữ: "Một sự bí mật linh thiêng đã từng bao phủ vùng này từ lúc sơ khởi, vì gương mặt của pho tượng Sphinx là một biểu tượng của thần Khepera, vị thần của sự Bất Tử, chúa tể các vị thần linh và ngự trị vùng này. Dân chúng ở thành Memphis và ở khắp địa phương cùng đưa tay lên để cầu nguyện trước mặt Ngài". Như vậy không ai còn lạ gì mà thấy dân Ả Rập ở làng Gizeh gần bên có nhiều truyền thống rất dồi dào về những chuyện vong linh và âm hồn thường lởn vởn ban đêm trong bầu không khí chung quanh hình thần tượng Sphinx, một nơi họ cho rằng có nhiều ma nhất thế giới! Phải chăng bằng cách ướp xác những nhân vật quyền quý của thời xưa, người cổ Ai Cập đã kéo dài trong một thời gian vô hạn định sự tiếp xúc giữa những vong linh thời cổ với nhân loại chúng ta ngày nay? Quả thật ban đêm là lúc mà người ta có thể ngắm nhìn thần tượng Sphinx một cách thú vị nhất. Vì dường như ban đêm là lúc mà cõi giới âm linh có vẻ gần gủi với ta hơn, tâm hồn ta sẵn sàng mở rộng đối với những cảm giác bất ngờ, trong khi ở chung quanh ta, dưới màn đêm bao phủ, thậm chí những hình thể vật chất thô kệch cũng thoát lấy một vẻ mờ ảo u huyền. Màn trời ban đêm đã trở thành màu chàm pha lẫn màu đỏ thắm, một thứ màu thần bí phù hạp với sự tìm tòi thám hiểm của tôi. Đêm tối kéo dài một cách từ từ êm ả và câm lặng như một con heo, nếu người ta không để ý đến những tiếng rú rùn rợn giống như tiếng người của vài con beo đốm trong sa mạc, là những tiếng động duy nhất điểm giờ khắc trôi qua. Chúng tôi vẫn ngồi đó, thần tượng Sphinx và tôi, dưới ánh sao vằng vặc của nền trời Châu Phi, sự giao cảm giữa chúng tôi mỗi lúc càng thêm sâu đậm; từ sự quen biết nhau, chúng tôi tiến đến tình bạn, có lẽ chúng tôi bắt đầu hiểu nhau ít nhiều. Khi tôi đến với nó lần đầu cách đây vài năm, nó nhìn ra chỗ khác, yên lặng và khinh ngạo. Khi ấy tôi là gì đối với con vật khổng lồ này, nếu không phải là một kẻ phàm tục như bao nhiêu kẻ khác, là những sinh vật náo động đi bằng hai chân, làm bằng những chất liệu kiêu căng, tự mãn, những dục vọng phù phiếm và những tư tưởng điên rồ? Về phần tôi, tôi đã tưởng nó là biễu tượng của một chân lý mà chưa ai tìm ra, một biểu tượng khổng lồ bí hiểm mà mọi lời cầu nguyện không được giải đáp và rốt cuộc chỉ rơi vào khoảng hư vô. Tôi đã bước ra về, hoài nghi và thất vọnh hơn trước, chán nản cõi trần gian tục lụy và lòng tràn ngập những nỗi niềm cay đắng. Nhưng đó không phải là vô ích mà ngày tháng đã trôi qua. Cuộc đời: đó là sự giáo dục tâm linh và thầy học của chúng ta. Vị thầy học vô hình ấy đã dạy tôi một hai điều quan trọng. Tôi đã hiểu rằng bầu thế giới của chúng ta không phải xoay trong vòng không gian mà không có mục đích. Tôi đã trở lại với thần tượng Sphinx, với một tâm hồn già dặn và sáng suốt hơn. Ở lại ban đêm bên cạnh nó trên đồng cát xứ Ai Cập, tôi ngồi tịnh tọa, hai chân xếp bằng, và cố gắng thiền định để suy gẫm về ý nghĩa huyền bí của hình biểu tượng khổng lồ này. Cả thế giới đều biết hình thần tượng Sphinx và nhận ra gương mặt hủy hoại và tàn phá của nó. Điều mà thế giới không hề biết, là bằng cách nào và tự bao giờ nó được tạc ra trong tản đá nhô lên giữa đồng cát, và những bàn tay nào đã biến khối đá hùng vĩ ấy thành một pho tượng khổng lồ như thế. Khoa khảo cổ vẫn im lặng, các nhà bác học nghiêng đầu suy nghĩ với một sự hoang mang thầm lặng, vì họ phải gạt bỏ một loạt những giả thuyết mong manh mà từ trước đến nay họ đã từng nêu ra một cách quả quyết và tin tưởng. Họ không dám đưa ra một cái tên nhất định, cũng không dám mạo hiểm ra một ngày giờ chắc chắn. Họ không còn nói rằng thần tượng Sphinx là công trình của vua Khafra hay vua Khoufou, vì họ nhận thấy các tài liệu cổ tạc trên đá đã chứng minh rằng pho tượng đã có sẵn dưới triều đại của các vị vua này. Việc sưu tầm các di tích cổ do những cuộc đào xới phát hiện được, đã đưa ra ánh sáng một bản cổ tự đề cập đến hình thần tượng Sphinx như một công trình điêu khắc mà nguồn gốc đã mất đi trong vực thẳm của thời gian, mà người ta đã tình cờ khám phá ra được sau khi nó đã bị chôn lấp dưới bãi cát sa mạc và hoàn toàn bị lãng quên, không còn ai nhớ đến nữa. Bản cổ tự này xuất xứ từ triều đại thứ tư, gồm những vì vua trị vì xứ Ai Cập cách đây gần sáu nghìn năm. Đối với những vị vua ở vào thời kỳ cổ xưa ấy, hình biểu tượng Sphinx đã là một điều bí hiểm rồi, mà không ai biết có từ lúc nào! Ban đêm đem lại giấc ngủ, nhưng từ giờ này qua giờ khác, tôi đã cố gắng đánh lui cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, trong khi tôi vẫn tiếp tục cơn thiền định suy tư, đôi mí mắt của tôi đã nặng trĩu do sự phản ứng của cơ thể và tôi đã sắp thiếp đi. Bấy giờ thì có hai mãnh lực tương phản đang kình chống nhau để tranh thủ lấy tôi. Một là sự ước muốn mãnh liệt thức luôn suốt đêm như để chia xẻ phiên gác của con sử tử đá Sphinx. Hai là khuynh hướng để cho tinh thần lẫn thể xác của tôi tự thả trôi theo cái thú vị triền miên giữa cảnh vật trầm lặng và huyền ảo của đêm trường tịch mịch. Sau cùng tôi đã hòa giải được cả hai khuynh hướng đó, theo sự thỏa hiệp này, tôi ngồi lim dim, đôi mắt hé mơ chỉ còn là hai cái khe nhỏ xuyên qua đó tôi hầu như không còn nhìn thấy gì nữa, và thần trí mơ màng nữa tỉnh nữa mê, tôi để cho giòng tư tưởng của tôi đắm chìm trong một giấc mơ huyền diệu. Tôi ngồi một lúc như thế, tự trả trôi theo một sự yên tĩnh triền miên nó xảy ra khi tư tưởng chấm dứt. Tôi mơ như thế được bao lâu, tôi cũng không hay biết nhưng sau một lúc tôi không còn nhìn thấy màu sắc gì nữa, mà thay vào đó, một cảnh tượng sống động xảy ra trước mắt tôi như một cuốn phim. Trong cảnh tượng đó, ánh trăng khuya chiếu vào một tia sáng nhạt mờ huyền ảo ... Chung quanh tôi muôn nghìn gương mặt nắng rám, da sậm đang lăng xăng hoạt động, kẻ tới người lui, kẻ thì đội trên đầu những rổ đá sạn, người thì trèo lên hay bước xuống những giàn tre mỏng manh dựng lên sát cạnh một khối đá khổng lồ. Trong số đó có những người cai truyền khẩu lệnh cho những thợ thuyền, hoặc kiểm soát công việc của những người thợ đá đang sử dụng búa rìu trên ngọn đồi mà họ tạc theo một kiểu mẫu đã vạch sẵn. Những tiếng búa đục của họ giáng xuống liên tiếp vang dội trong bầu không khí chung quanh. Tất cả những người lao công thợ thuyền này điều có một gương mặt dày dạn phong trần, màu da mầu sậm đỏ, hoặc vàng mà hơi sám. Họ có một cái môi trên dày, và thân hình lực lưỡng. Công việc của họ vừa xong, thay vì một tảng đá dốc đứng kiên cố hùng vĩ trên mặt đất trước kia, nay đã nhô lên một gương mặt người khổng lồ với thân hình một con sư tử đại quy mô xem ra là một con quái vật dị kỳ đang vươn mình trong một thung lũng lớn giữa đồng cát. Trên đỉnh đầu con quái vật, mà cái bờm vĩ đại dợn sóng phủ phía sau hai mép tai, có đặt một cái dĩa tròn bằng vàng khối. Thần tượng Sphinx! Những phu thợ đã biến mất. Cảnh vật trở lại lặng im như một nấm mồ vô chủ. Khi đó ta nhìn thấy một biển lớn đang đập sóng trong khoảng không gian bên trái tôi, mà bờ biển chỉ cách đó độ một cây số. Trong cái im lặng đó có một cái gì rùng rợn, tôi cũng chưa kịp hiểu đó là gì cho đến khi từ trong lòng biển đại dương dậy lên mộ tiếng gầm kinh khủng và kéo dài, mặt đất chuyển động và rung rinh dưới chân tôi. Với một tiếng gầm long trời lở đất, nước biển trào lên, một ngọn sóng lớn và cao như vách trường thành từ xa thình lình phóng tới chúng tôi, và nuốt chửng cả con quái vật Sphinx và tôi. Cơn đại hồng thủy! Lại một cơn im lặng, nó kéo dài được bao lâu, trong khoảng một phút hay là mười hai năm trường, điều đó tôi không định chắc ra được! Rồi bỗng nhiên tôi lại thấy tôi ngồi dưới chân pho tượng đá. Tôi nhìn chung quanh, không còn thấy biển đâu nữa mà chỉ thấy một khoảng rộng lớn đầy những ao đầm đã gần cạn, và rãi rác đó đây những bãi muối rất lớn đang khô dưới ánh mặt trời. Và ngôi mặt trời ngự trị khắp nơi một cách ngạo nghễ, những bãi cát mỗi lúc càng rộng lớn và càng nhiều. Vầng thái dương vẫn thản nhiên phóng những tia nắng đỏ hút cho đến khô ráo những di tích ẩm ước cuối cùng, và biến khoảng không thành một xứ đầy cát mịn và khô, phản chiếu một màu vàng nhạt. Bãi sa mạc! Thần tượng Sphinx vẫn ngắm nhìn cảnh vật, đôi môi dầy, rắn chắc và nguyên vẹn của nó hình như sắp nở một nụ cười, dường như nó cũng mãn nguyện với sự cô đơn độc chiếc. Thật là một sự hòa hợp tuyệt diệu giữa những con quái vật cô đơn với cảnh vật đìu hiu lặng lẽ của vùng chung quanh. Dường như cái tinh thần đơn độc đã tìm thấy sự thể hiện xứng đáng của nó nơi con quái vật khổng lồ và thản nhiên này. Thần tượng Sphinx vẫn nằm giữa đồng cát như thế cho đến khi một đoàn tàu từ xa tiến đến và ngừng lại trên bờ sông, thả lên bờ một nhóm người. Nhóm người này từ từ tiến đến gần, cúi rạp xuống lạy hình thần tượng và thốt ra những lời cầu nguyện đầy vẻ vui tươi an lạc. Kể từ ngày ấy, cái im lặng thần tiên đã gián đoạn. Người ta bắt đầu dựng lên những nhà cửa ở vùng thung lũng gần bên, các bậc vua chúa cùng với triều đình và tăng lữ lục tục kéo đến để chầu thần tượng Sphinx, chúa tể của sa mạc và vua không có triều đình! Tới đây, cái linh ảnh hiện ra trong trí tôi đã chấm dứt, nó vụt tắt như ngọn lửa rụi tàn của một cái đèn đã hết dầu. (Còn tiếp) ...
-
Về kết quả điều tra vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc Nhời bàn của Sư Thiến: Quả Ngư Lôi thì hoặc là từ trên trời rơi xuống - tức là từ chiến tranh Triều Tiên cách đấy gần 60 năm trước. Yếu tố này đã bị loại trừ bời danh dự của quốc gia khi xác định: Nó không từ trên trời rơi xuống. Như vậy chỉ còn có hai khả năng: 1 - Do Bắc Triều Tiên bắn như các chuyên gia Nam Hàn và một số nước xác định. 2 - Do Hoa Kỳ và đồng minh dựng lên, như Bắc Triều Tiên xác định. Cả hai trường hợp đều chỉ có một kết quả: Các chính khứa đã leo lên ngồi lưng cọp. Buồn nhỉ! Cho thêm vại bia và đĩa heo mọi giả chồn :) . --------------------------- Trần Phương : Còn một nhân tố thứ 3 nữa trong việc gây ra vụ này : Trung Quốc. Chính họ sẽ tháo được ngòi nổ cho sự kiện nóng bỏng này. Qua đó cho thấy vai trò của họ quan trọng như thế nào đối với hòa bình và an ninh trên thế giới hiện nay, và đó cũng là điều mà họ mong muốn đạt được.
-
Những câu hỏi “tế nhị” về Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại Ai đã gây ra cuộc chiến tranh ? Liên Xô hay các nước Đồng Minh có công hơn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít ? Có phải một nửa sỹ quan của Hồng quân đã bị thanh trừng trước chiến tranh ? Liên Xô có nhất thiết phải mở rộng chiến tranh ra ngoài biên giới vào năm 1944 hay không ? Vũ khí của Liên Xô hay của Đức tốt hơn? Vai trò của Xtalin và Giucốp trong chiến tranh như thế nào ?... Những câu hỏi này của bạn đọc trang Lenta.ru (Nga) được nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Alexei Isaev (Алексей Исаев) trả lời. Ở đây chúng tôi lược trích những câu hỏi và trả lời thú vị nhất nhưng không sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi. Quy mô những tổn thất của Hồng quân trong giai đoạn kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ II ? Trong quý 1 năm 1945, tổn thất của Hồng quân là 557.521 người, còn trong quý 2 là 243.296 người. Để so sánh, quý 4 năm 1942 (tức là trong giai đoạn phản công ở Xtalingrát và Rơgiép), tổn thất của Hồng quân là 515.508 người. Trong quý 1 năm 1945, tổn thất của quân đội Đức là 1,5 triệu người. Các trận chiến đấu năm 1945 là rất ác liệt. Tổn thất của Phương diện quân Ucraina của nguyên soái Cônhép trong chiến dịch tiến công Xilêdi tháng Ba năm 1945 là tương đương với tổn thất của trận đánh Béclin. Thực tế đóng góp của quân đội Đồng Minh vào chiến thắng phát-xít như thế nào. Có đúng là cuộc đổ bộ lên Noócmăngđi là một âm mưu chia phần chiến thắng khi mà cục diện cuộc chiến đã ngã ngũ ? Đóng góp chính của Đồng Minh vào chiến thắng phát-xít là họ đã đánh sụp các lực lượng không quân của Đức. Nếu Hồng quân bẻ gãy xương sống của Lục quân Đức thì Đồng Minh đã bẻ gãy xương sống của Không quân Đức. Một lực lượng lớn không quân chiến đấu của Đức đã bị hút về mặt trận phía Tây. Và chiến tranh không quân cũng ngốn một lượng lớn dự trữ vật chất. Chẳng hạn chi phí cho đạn pháo phòng không bằng khoảng từ 10 đến 17% tổng chi phí của quân đội Đức cho việc sản xuất vũ khí. Còn việc quân đội Đồng Minh đổ bộ lên Noócmăngđi và tiến hành các hoạt động quân sự sau đó đã thu hút phần nhỏ hơn tiềm lực của nước Đức nhưng dù sao cũng làm cho nhiệm vụ của Hồng quân nhẹ đi. Bởi vậy không nên đánh giá thấp đóng góp của Đồng Minh. Liệu có thể nói rằng nếu không có những viện trợ vật chất - kỹ thuật mà các nước phương Tây dành cho Liên Xô thì khả năng đất nước chúng ta chống đỡ được đòn tấn công của bọn phát-xít trong giai đoạn đầu của chiến tranh là rất nhỏ không ? Giúp đỡ vật chất kỹ thuật của các nước phương Tây không phải có ngay từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Ai cũng biết là mãi tháng 11/1941, những chiếc xe tăng Anh đầu tiên mới xuất trận trên mặt trận Xô - Đức và phần khí tài phương Tây trong quân đội chúng ta trong năm đầu của chiến tranh là rất nhỏ, chỉ vài phần trăm. Do đó, có thể tự tin mà nói rằng chúng ta đã chịu đựng đòn tiến công của kẻ thù và giành những thắng lợi đầu tiên chỉ bằng những vũ khí sản xuất trong nước. Các nhà tình báo đã báo cho Xtalin chính xác ngày chiến tranh bùng nổ, phải vậy không ? Nếu đúng, tại sao ông ấy không có phản ứng gì ? Và trong những ngày chiến tranh đầu tiên ông ấy ở Cremlin hay biến đi đâu ? Có phải trong thời gian trận đánh bảo vệ Mát-xcơ-va, ông ấy chạy về Kirốp ? Một trong những huyền thoại trong giai đoạn Xô-viết trước đây là câu chuyện về những thông tin chính xác tuyệt đối của tình báo. Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin của tình báo rất tản mạn và lộn xộn, ngày tiến công của quân đội Đức liên tục thay đổi. Cho đến những giây phút cuối vẫn không có những thông tin cho phép rút ra những kết luận chắc chắn. Điều này làm cho chúng ta không thể quyết định đưa các đơn vị ở các quân khu bên trong ra biên giới và Hồng quân đã phải tham chiến trong điều kiện các đơn vị bị phân tán trên hàng trăm ki-lô-mét khiến cho quân Đức có thể cô lập và chia cắt được họ. Huyền thoại về Xtalin “chạy trốn” bị đập tan bởi việc công bố sổ tiếp khách của ông. Ngay tuần đầu tiên của chiến tranh đã thấy một lịch làm việc căng thẳng với lãnh đạo quân đội và công nghiệp và mỗi ngày 28/6/1941 là chỉ có một cuộc tiếp. Người ta đưa rất nhiều ví dụ khi theo mệnh lệnh của các “tướng đỏ”, hàng trăm, hàng nghìn chiến sỹ bị ném vào cái chết. Tôi muốn biết các tướng của chúng ta quả thật có vô tích sự như thế không và có đúng là công lao chiến thắng chỉ thuộc về chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm và hy sinh của các binh sỹ ? Hay là trong tình huống chiến tranh đó, tất cả hay là hầu hết các quyết định của chỉ huy là phù hợp ? Và tôi cũng muốn biết các tướng Đức có mắc những sai lầm làm hàng trăm nghìn binh lính trả giá bằng tính mạng hay không ? Chiến tranh thì không tránh khỏi tổn thất. Năm 1918 khi Thủ tướng Anh David Lloyd George (17 tháng Giêng 1863 – 26 tháng Ba 1945) cử một viên tướng lừng danh đến gặp Thủ tướng Pháp George Clemenceau (28 tháng Chín 1841 – 24 tháng Mười một 1929) để hỏi rằng có đúng là một viên tướng Pháp nào đó đã phát minh ra một cách tiến công mà không bị tổn thất hay không. Thủ tướng Pháp đã trả lời: “Ngài hãy nói với Lloyd George rằng ông ta là một thằng ngốc”. Còn nếu nói về các sai lầm thì nó có ở tất cả các cấp chỉ huy của quân đội. Trong những tổn thất chỉ bắt lỗi của các tướng lĩnh là không phù hợp. Mắc những sai lầm dẫn đến cái chết của các binh sỹ có cả các hạ sỹ quan, các sỹ quan cấp uý, cấp tá. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến các tổn thất vẫn là các hành động chiến đấu của kẻ địch. Trong lịch sử quân đội Đức cũng có những vấn đề tranh cãi. Chẳng hạn, người ta cho rằng Tư lệnh quân đoàn 6 của Đức Karl Hollidt, do là một tướng bộ binh nên đã không sử dụng đúng các sư đoàn xe tăng và pháo tự hành SS được điều đến cho ông ta vào tháng 7/1943 và điều này đã dẫn đến những tổn thất lớn cho quân Đức. Ông giải thích thế nào về những tổn thất to lớn không cân xứng của Hồng quân trong các năm 1944 - 45, khi họ tấn công thắng lợi tiêu diệt quân Đức và lẽ ra phải chịu tổn thất ít hơn so với các năm 1942 - 43 ? Không cân xứng với cái gì ? Những tổn thất của các năm 1944 và 45 cân xứng với những kết quả đạt được khi Hồng quân tiến từ dải Đnépr và Lê-nin-grát đến Enbơ và Áo. Ngoài ra, những tổn thất của Hồng quân cân xứng với những tổn thất mà họ gây ra cho quân Đức. Theo số liệu của nhà sử học Đức Rudiger Overman thì những tổn thất của lực lượng vũ trang Đức trên mặt trận phía Đông năm 1944 bằng 45% tổng số tổn thất trên mặt trận này trong suốt giai đoạn 1941 - 1944. Tổn thất của chúng ta trong quý 3 năm 1944 là tổn thất cao nhất trong một quý trong suốt cuộc chiến. Vã những người đó không phải là một đám đông không được vũ trang bị đẩy ra trận. Họ vào trận với vũ khí trong tay, và cuộc tiến công tiêu diệt những sinh lực lớn của quân Đức tất yếu dẫn đến những tổn thất của Hồng quân. Các trận đánh năm 1945 diễn ra phần lớn ở phụ cận các thành phố và trong các thành phố lớn, nơi quân địch xây dựng những công trình phòng ngự vững chắc, trong điều kiện địch chống cự điên cuồng. Nói ngắn gọn, quân đội Đức trong giai đoạn 1944 - 45 không phải là một cái thây rữa và cuộc tiến công tiêu diệt nó của Hồng quân và liên quân Anh - Mỹ tất yếu dẫn đến những tổn thất đáng kể về con người và khí tài... Có phải việc mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu chậm đơn giản là do Mỹ cần thời gian để xây dựng một hạm đội đủ mạnh để thực hiện việc đổ bộ ? Cần nói trước hết về việc tập trung đủ số lượng quân để thực hiện đổ bộ thành công. Đến mùa hè năm 1944, ở Anh đã tập trung khoảng 1 triệu quân. Ông có cho rằng việc công bố toàn bộ các tài liệu mật về Đại chiến của tất cả các nước sẽ dẫn tới một cách nhìn khác về bước đi của lịch sử trong giai đoạn đó ? Và một điều nữa, ông có cho rằng Nguyên soái Giucốp đã được đề cao quá so với những người khác không ? Tôi có thể nói một cách tự tin rằng những tài liệu mật đã được công bố cũng đã hoàn toàn đủ cho việc mô tả lịch sử chiến tranh ở một cấp độ mới về chất. Tôi thán phục Nguyên soái Giucốp một cách chân thành. Đó là một người hiểu bản chất chiến tranh và biết rất rõ phải làm gì. Thông tin về việc 70% tổn thất của bọn phát-xít trong Đại chiến thế giới lần thứ 2 là ở mặt trận phía Đông có đúng không ? Nếu đúng thì không ai phủ nhận công lao của Liên Xô trong chiến thắng trước chủ nghĩa phát-xít. Tuy nhiên, trong một số phim tài liệu Mỹ mà chúng tôi xem trên kênh “History”, thì người ta im lặng về điều đó. Thậm chí họ gắn chiến thắng của chúng ta ở Vòng cung Kursk với cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Xixin, chúng ta tức cười khi nghe như vậy nhưng khán giả phương Tây thì tin. Đúng, thực tế thì phần lớn tổn thất của quân đội Đức là trên mặt trận phía Đông. Còn liên quan đến phương Tây thì thì ở đây chúng ta phải nhận định rõ khoa học lịch sử của phương Tây và nhánh pop-history (tạm dịch là lịch sử giải trí). Trong giới sử học phương Tây không có sự nghi ngờ về vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt bọn phát-xít. Ví dụ trong cuốn “Noócmăngđi năm 1944”, nhà sử học phương Tây Nicholas Tsetterlin đưa khá nhiều số liệu về tổn thất của quân Đức trên các mặt trận, phía Tây và phía Đông, cho thấy phần khổng lồ của mặt trận phía Đông. Pop-history, ngược lại, có động cơ chính trị rất rõ. Có bao nhiêu người bị các đơn vị của Bộ nội vụ xử tử trong những năm Chiến tranh Vệ quốc ? Trong suốt mấy năm chiến tranh có 994,3 nghìn binh sỹ bị xét xử, trong đó có 422,7 nghìn người bị đưa đến các đơn vị kỷ luật, 436,6 nghìn người bị giam giữ và 135 nghìn người bị xử bắn. Có bao nhiêu xe tăng của ta và địch tập trung ở khu vực biên giới vào đầu cuộc chiến và xe tăng của ai tốt hơn ? Biên phía Hồng quân thời điểm đó có 13.924 xe tăng, còn quân Đức 3.582 chiếc. So sánh về tính năng lúc này rất chênh lệch. Chẳng hạn, các xe tăng xô-viết loại mới (T-34 và KV) không chịu được các cuộc di chuyển dài. T-34 của những năm 1944 - 45 so với năm 1941 là một trời một vực. Xe tăng Liên Xô năm 1941 không hề có sự cơ động của các xe tăng những năm 1944 - 45. Còn xe tăng Đức năm 1941 với trang bị vũ khí và vỏ thép khiêm tốn nhưng có khả năng di chuyển 10 - 12 nghìn ki-lô-mét trước khi bị thải loại trong khi xe tăng Liên Xô chỉ chạy được 1000 ki-lô-mét. Theo ông, tại sao Nhật Bản không tiến công Liên Xô vào năm 1941? Nhật Bản cần tiếp cận các nguồn tài nguyên. Việc tấn công Liên Xô không đưa đến ngay việc có được dầu mỏ và các tài nguyên chiến lược khác. Ông giải thích thế nào về mâu thuẫn rõ ràng sau: Đất nước căng mình ra chuẩn bị chiến tranh với Đức, thế mà khi Đức tấn công thì đó lại là đòn bất ngờ ? Cuộc tiến công của Đức vào tháng Sáu năm 1941 đã gây bất ngờ. Nước Đức được Bộ Tổng tham mưu Xô-viết coi là đối thủ tiềm tàng vào năm 1938 và các năm 1940 - 41. Trong giai đoạn 1939 - 1941, ta đã tiến hành tổ chức lại quân đội một cách đại trà, tăng cường sản xuất quân sự. Những biện pháp này đã giúp chúng ta trụ được bất chấp những thành công của quân Đức vào mùa hè năm 1941. Điều gì dẫn đến ưu thế tuyệt đối của các phi công Đức trước phi công Liên Xô ? Ông đánh giá thế nào về tính năng của kỹ thuật không quân Đức và của ta, và về việc đào tạo phi công ? Có phải Cachiusa là một công cụ tâm lý hơn là một loại vũ khí hiệu quả ? Nếu đem các vật liệu dùng chế tạo Cachiusa để sản xuất pháo binh thường thì có thể hiệu quả hơn chăng ? Nếu ưu thế của các phi công Đức là tuyệt đối thì chúng ta đã không có những phi công mỗi người bắn rơi vài chục máy bay Đức. Kỹ thuật hàng không Xô-viết không hể thua kém Đức trong một loạt chỉ số. Về câu hỏi thứ hai: vũ khí phản lực (gồm có cả Cachiusa) được không chỉ quân đội Xô-viết mà cả Đồng Minh, cả quân Đức sử dụng. Loại vũ khí này cũng không chết sau Đại chiến. Hiệu quả chính của nó không phải là về tâm lý mà ở chỗ một số lượng lớn đầu đạn được phóng đi trong một thời gian ngắn. Xin ông đánh giá các hoạt động của Giucốp trong thời gian chiến dịch Béclin. Rất thành thục và phù hợp với tình hình. Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, họ đã nghĩ ra một cách sử dụng các quân đoàn xe tăng rất độc đáo. Các đơn vị này phải đột phá nhanh và sâu về phía trước, bao bọc Béclin ở vùng ngoại vi mà không tiến vào khu vực các công trình dày đặc. Như vậy, thành phố này như bị bọc vào trong một cái kén khiến cho nó không thể được tăng cường thêm bằng các lực lượng cứu viện. Trong quá trình chiến dịch, khi ý đồ đột phá nhanh qua tuyến phòng thủ trên sông Ôđe không thành công, Giucốp nhanh chóng thay đổi hình thái chiến dịch và cắt rời Tập đoàn quân số 9 của Đức ở khu vực Đông Nam Béclin. Một tập đoàn gần 200 nghìn binh lính của Tập đoàn quân số 9 và một phần Tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức đã bị bao vây và tiêu diệt bên ngoài Béclin. Còn chính Béclin thì chỉ có các lực lượng ít ỏi sót lại của các sư đoàn đã bị tiêu diệt bảo vệ. Điều đó cho phép tiêu diệt Quân khu Béclin trong không đầy 10 ngày. Ông có cho rằng Liên Xô có chuẩn bị tiến công Đức trước? Không. Việc phân tích các tài liệu về kế hoạch quân sự Xô-viết không cho phép kết luận là đã có một quyết định chính trị chuẩn bị tấn công nước Đức. Liệu có thể bằng ngôn ngữ thống kê so sánh hai chiến dịch thành công nhất của hai bên: Chiến dịch bao vây Kiép năm 1941 và Chiến dịch bao vây ở Bêlarútxia năm 1944. Hay là còn hai chiến dịch nào đó thành công hơn của Đức và Hồng quân ? Danh sách các chiến dịch bao vây tiêu diệt thành công có thể bổ sung thêm chiến dịch Viadơma và Xtalingrát. Nói về quy mô lớn nhất thì rất tiếc là chiến dịch bao vây Kiép của Đức là chiến dịch bao vây lớn nhất trong lịch sử quân sự. Tháng Chín năm 1941, khoảng 530.000 quân của Phương diện quân Tây Nam của ta đã bị rơi vào vòng vây. Còn chiến dịch bao vây và tiêu diệt ở Bêlarútxia mùa hè năm 1944 loại khỏi vòng chiến 350.000 quân Đức, trong đó 150.000 bị bắt làm tù binh. Ai và cái gì đã buộc tướng Vlaxốp chuyển sang phía quân Đức. Quân đoàn do ông ta chi huy đã chiến đấu kiên cường ở ngoại ô Mát-xcơ-va kia mà? Đó là do sự đổ vỡ về tâm lý do hai lần bị bao vây trong một năm. Ông ta đã từng vượt vòng vây ở Kiép tháng Chín năm 1941. Tôi muốn biết về tương quan về tổn thất không quân của các bên trong đại chiến trên mặt trận phía Đông và phía Tây. Bao nhiêu máy bay Đức bị hạ ở mặt trận Liên Xô ? Theo số liệu của Không quân Đức thì tổng thiệt hại của Đức từ ngày 1/9/1939 đến 31/12/1944 là 72.000 chiếc máy bay các loại. Trong số đó có 8.000 chiếc bị mất trước ngày 22/6/1941. Nếu xét trong Đại chiến thế giới 2, Không quân Đức chịu tổn thất lớn hơn trên mặt trận phía Tây thì có thể ước đoán tổng số thiệt hại của Không quân Đức trên mặt trận phía Đông là khoảng 30.000 chiếc. Tôi có một câu hỏi đơn giản: Xtalin có vai trò gì trước và sau Chiến tranh Vệ quốc ? Được biết trước chiến tranh ông ta hợp tác với Đức, cho họ các bãi thử ở Ucraina và Bêlarútxia, nhờ đó những kẻ xâm lược tương lai có điều kiện thử không chỉ xe tăng trên thực địa. Ông ta cũng làm suy yếu Hồng quân bằng cách xử bắn đến một nửa sỹ quan chỉ huy, trong đó có những sỹ quan chỉ huy tài năng nhất. Giải thích những thắng lợi ban đầu của quân Đức và việc đầu hàng đại trà của các đơn vị Hồng quân ở giai đoạn đầu của cuộc chiến như thế nào ? Sự bất ngờ ư ? Dối trá vì Xtalin được báo cáo chi tiết tất cả, mà tình báo Xô-viết thì luôn phát hiện được các kế hoạch của địch và biết trước được mưu đồ tấn công của chúng. Trước mắt chúng ta là cả một tập hợp các bịa đặt về chiến tranh ở dạng tập trung nhất. Thứ nhất, Liên Xô hợp tác không phải với Hítle mà là với nước Cộng hoà Vâyma dân chủ. Và chính sự hợp tác đó đã mang lại cho Hồng quân pháo chống tăng 45mm, pháo phòng không 76mm 3-K và nhiều thứ khác. Sau khi Hítle chiếm quyền, sự hợp tác đã chấm dứt. Thứ hai, sự thanh trừng chính trị đã đụng đến không phải một nửa mà khoảng 4% tổng số sỹ quan của Hồng quân. Thứ ba, nói Xtalin được báo cáo chi tiết tất cả thì không phải chỉ là phóng đại nữa mà là sự ngu ngốc. Tình báo Xô-viết đã không phát hiện được kế hoạch năm 1941 của địch, điều đó đã được chứng minh một cách khoa học bằng các tài liệu lịch sử. Và cuối cùng, năm 1941, Hồng quân đã chống trả quân địch kịch liệt ngay từ những ngày đầu cuộc chiến. Nếu không có sự kháng cự đó, Liên Xô đã thua trận như Pháp và Ba Lan trước đó. Theo ông, thực tế có nguy cơ các Đồng Minh ký hiệp ước hoà bình riêng rẽ với Đức vào các năm 1943 - 44 hay không? Các nước Đồng Minh rất tự tin ở sức mình có thể tiêu diệt được nước Đức phát-xít. Họ đã không chấp nhận đàm phán vào năm 1940 thì tại sao họ lại phải đàm phán với Đức vào các năm 1943 - 44. Theo ông trong việc để bùng nổ Đại chiến thế giới 2, có thể nói Hítle và Xtalin cùng Daladier và Chamberlain có lỗi như nhau không ? Tôi thì tôi sẽ không đặt Hítle ngang cùng với lãnh đạo Liên Xô, Pháp và Anh. Một bên cố gắng khơi mào chiến tranh còn một bên mắc sai lầm trong cố gắng gìn giữ hoà bình. Đã từng có kế hoạch kết thúc các cuộc tiến công của Hồng quân khi tiến đến biên giới Liên Xô không ? Nếu vậy thì chúng ta đã tránh được những tổn thất to lớn khi giải phóng châu Âu. Đã có thể ký hiệp ước hoà bình với Đức và đã có một liên minh châu Âu dưới một cái tên khác vào năm 1944. Và cứ để kệ cho người châu Âu giải quyết với nhau chuyện của họ. Ý kiến của ông về một diễn biến như vậy của sự kiện? Như tôi hiểu thì trong kịch bản đó, Hítle vẫn ở lại cầm quyền nước Đức. Điều đó là vô nghĩa từ phương diện chiến lược: Nước Đức sẽ được nghỉ ngơi và khi hồi sức sẽ lập tức bắt đầu đòn tấn công trả nợ. Theo NuocNga.net
-
Lần này là Hạ Long, lần sau mời bạn làm một chuyến du hành miền nam nhé, đến TPHCM sẽ có người đón tiếp và làm hướng dẫn miễn phí mà :lol:
-
Một góc nhìn lịch sử của GS Lê Văn Lan : Cứ mỗi lần đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, đồng bào cả nước lại nô nức “về nguồn”, tụ hội ở Đền Hùng, tưởng niệm tổ tiên chung của cả dân tộc. Vậy, ngày giỗ Tổ Hùng Vương có từ bao giờ? Tại sao nhân ta lại chọn ngày mồng Mười tháng Ba làm ngày giỗ Tổ? Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba” nằm trong một bài ca gồm 4 câu. Hai câu tiếp theo ở cuối bài là “… Khắp miền truyền mãi câu ca. Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Đó là một bài ca mà từ cú pháp đến thi pháp đều khá mới mẻ. Đặc biệt, ý tứ của câu cuối cùng khá gần gũi với những sáng tác trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, thường dùng chủ đề Hùng Vương và Đền Hùng để cổ vũ niềm tin vào vận mệnh non sông, chẳng hạn như những câu đối của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: “Có tổ có tông, có tông có tổ, tổ tổ tông tông, tông tổ cũ Còn non còn nước, còn nước còn non, non non nước nước, nước non nhà”. Hoặc như của Vũ Đình Khôi: “Cháu chắt còn, tông tổ hãy còn, nòi giống nhà ta sinh sản mãi Nắng mưa thế, miếu lăng vẫn thế, non sông đất nước vững bền lâu”! Khi tìm trong văn bản cổ, không thấy có sự chỉ định hoặc xác nhận nào về việc mở hội đền Hùng – Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng Mười tháng Ba cả. Xem xét các bia kí, đặc biệt là hai tấm bia ở Đền Thượng trên núi Hùng, sự thực về lịch sử ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba mới vỡ lẽ ra như sau: Tấm Hùng miếu điển lệ bi do Hội đồng Kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập năm Khải Định thứ 8 (1923) có hai phần: Phần thứ nhất, chép lại công văn của Bộ Lễ triều Nguyễn, ngày 25 tháng Bảy năm Khải Định thứ nhất (1917) gửi Các vị ở phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ cùng nhau tuân thủ điều sau đây: “Xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có miếu lăng phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm, cả nước đến tế, thường lấy kì mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày, mà tục lệ của dân xã đó lấy ngày Mười Một tháng Ba, kết hợp với thờ thổ kỳ, làm lễ riêng… (Sự thể này dẫn tới chỗ) thường hứng bất kì, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì bị kém đi… (Vì thế) cẩn thận định lại rằng, từ nay về sau, lấy ngày mồng Mười tháng Ba, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt, khiến nhân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái…”. Phần thứ hai của văn bia Hùng miếu điển lệ bi dành cho việc quy định “Đệ niên kỉ niệm hội nhật lễ nghi” (Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm) với những câu như sau: “Nay phụng mệnh theo Bộ Lễ, chuẩn định ngày quốc tế tại miếu Tổ Hùng Vương là ngày mồng Mười tháng Ba. Chiều ngày mồng Chín tháng Ba hằng năm, các quan liệt hiến trong tỉnh, cùng các quan viên trong cả phủ huyện của tỉnh, đều phải mặc phẩm phục, tề tựu túc trực tại nhà công quán. Sáng hôm sau, tới miếu kính tế…”. Như vậy, đến đây có thể nhận ra: Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương, từ xa xưa, chọn nhật kỳ tiến hành vào mùa thu, là mùa tổ chức các lễ hội có lịch sử cổ xưa hơn các lễ hội mùa xuân. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn (đời vua Khải Định) lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày “quốc tế” (Quốc lễ, quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ (là) Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Định kì mồng Mười tháng Ba (âm lịch) làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên, với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử hiện tại. Mồng Mười tháng Ba đã trở thành một ngày Quốc lễ, một ngày thiêng liêng trọng đại đối với cả dân tộc: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. (Theo Lịch sử Việt Nam - Hỏi và đáp)
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Mỹ sắp đánh Iran ? Tintucvietnam online 28/04/2010 10:07 (GMT +7) Nếu Iran thực sự muốn theo đuổi việc sản xuất vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ chẳng thể ngăn chặn được điều đó trừ phi họ sẵn sàng cho một cuộc xâm lược nước này như đã từng làm với Iraq. Đó là kết luận rất thật của một trong những vị tướng Mỹ trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ gần đây nhất mặc dù nó hầu như không được chú ý đến trong bối cảnh có quá nhiều tuyên bố về Iran trong những ngày gần đây ở Washington. Tuy nhiên, kết luận của Tướng James Cartwright, một trong những quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ, đã cho thấy một thực tế rất rõ là chính quyền Tổng thống Obama đang phải đối mặt với những sự lựa chọn vô cùng khó khăn trong vấn đề Iran. Mỹ đau đầu giữa lựa chọn đánh hay không đánh Iran Có thể nói, Mỹ thực sự rất sợ viễn cảnh phải đặt chân lên đất Iran. Vì thế, người ta đã đặt ra câu hỏi liệu có khả năng trong khi chính quyền của Tổng thống Obama luôn công khai nói rằng họ sẽ không để các nhà lãnh đạo hiện nay của Iran sở hữu vũ khí hạt nhân thì họ cũng đang bí mật bàn bạc cách làm sao sống chung với một nước Iran có loại vũ khí huỷ diệt này? Quân đội Mỹ tin rằng hành động quân sự chỉ giúp làm trì hoãn chứ không triệt tiêu được tham vọng hạt nhân của Iran. Quân đội Mỹ không ủng hộ việc dùng sức mạnh quân sự chống lại Iran. Và Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, từng tuyên bố một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ là “sự lựa chọn cuối cùng” đồng thời cảnh báo những hậu quả không mong đợi từ một cuộc tấn công như thế. Một trong những hậu quả đó có thể sẽ là sự kéo dài thời gian cầm quyền của giới lãnh đạo Iran. Bởi nếu Iran bị một nước bên ngoài tấn công, người dân nước này chắc chắn sẽ đoàn kết đằng sau những người lãnh đạo của họ hoặc bị buộc phải làm như vậy. Điều đó sẽ đặt dấu chấm hết có bất kỳ mâu thuẫn nội tại nào trong đất nước Iran đồng thời sẽ trì hoãn viễn cảnh chính áp lực bên trong nước sẽ buộc Iran phải thay đổi. Rốt cục, một bộ máy lãnh đạo mới hợp tác hơn với cộng đồng quốc tế sẽ là một cách để giải toả nỗi lo ngại về những tham vọng hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, trong phiên điều trần trước Thượng viện nói trên, các thượng nghị sĩ Mỹ cũng tỏ ra hoài nghi về việc những biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ thực sự đủ mạnh, đủ hiệu quả để gây ảnh hưởng nhất định lên Tehran. Cũng tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Jack Reed, một người của Đảng Dân chủ đến từ bang Rhode Island, đã hỏi Tướng Cartwright xem liệu “cách tiếp cận bằng hành động quân sự có phải là một cây đũa thần hay không". Tướng Cartwright, Phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, thừa nhận biện pháp đó không phải là một cây đũa thần đồng thời nói thêm rằng chỉ hành động quân sự riêng thôi sẽ không thể giải quyết dứt khoát được vấn đề Iran. Sau đó, trước những câu hỏi dồn dập của Thượng nghị sĩ Reed, Tướng Cartwright đã phải thừa nhận tiếp rằng một cuộc tấn công quân sự cũng chỉ giúp trì hoãn việc Iran có vũ khí hạt nhân trong một thời gian nếu Tehran cố tình muốn sản xuất loại vũ khí này. Thượng nghị sĩ bang Rhode Island tiếp tục đặt câu hỏi liệu cách duy nhất để chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân của Iran có phải là “sự chiếm đóng và phá huỷ các cơ sở hạt nhân của nước này hay không?" Câu trả lời mà ông Cartwright đưa ra là nếu loại trừ một số diễn biến chưa được biết đến sau đó thì đó là một kết luận khá đúng. Trong khi đó, ông Graham Allison, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Khoa học và Các vấn đề Quốc tế Belfer của trường Harvard Kennedy, cho rằng sẽ rất khó để ngăn một nước có được bom nguyên tử nếu họ đã quyết định là họ muốn có nó. "Iran đã là một nước sở hữu nhiên liệu hạt nhân và đó là thực tế không thể xoá bỏ". ông Allison nhấn mạnh. Tóm lại, cho đến nay, các quan chức Mỹ vẫn bất đồng gay gắt về việc có nên đánh Iran hay không. Trong những ngày gần đây, người ta tập trung chú ý nhiều đến một bản ghi nhớ bị lọt ra bên ngoài của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Trong bản ghi nhớ này, ông Gates đã vạch ra những bước nhằm đối phó với Iran nếu nước này phớt lờ các lệnh trừng phạt quốc tế. Bản ghi nhớ trên được tờ New York Times miêu tả là một lời kêu gọi chính quyền Mỹ thức tỉnh. Tuy nhiên, ông Gates nói rằng bản ghi nhớ đó chỉ nhằm “góp phần giúp quá trình đưa ra quyết định diễn ra đúng thời điểm và đúng đắn". Dù gì, chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang cân nhắc những sự lựa chọn này mà nước này có nếu các biện pháp trừng phạt không gây ra được ảnh hưởng như mong muốn lên Iran. Biện pháp nào khả thi ? "Chúng ta chưa có bất kỳ biện pháp nào được coi là có hiệu quả đối với Iran. Tôi không cần một bản ghi nhớ mật của ông Gates để nhắc về điều đó", Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà John McCain đã nói như vậy với hãng tin Fox News hồi cuối tuần. Ông McCain là người tham gia đặt câu hỏi với Tướng Cartwright trong phiên điều trần. "Chúng ta cứ tiếp tục liệt kê những mối đe doạ từ Iran và danh sách đó cứ dài ra nhưng cho đến nay chúng ta chẳng có hành động gì để ngăn chặn nó", Thượng nghị sĩ McCain nói. "George Schultz, một vị Ngoại trưởng mà tôi khâm phục nhất trên thế giới, từng nói, ông đã được dạy là đừng bao giờ chĩa súng vào một người nào đó nếu bạn không thực sự sẵn sàng kéo cò. Chúng ta vẫn tiếp tục chĩa súng về phía Iran nhưng chúng ta vẫn chưa kéo cò. Đã đến lúc phải làm điều đó," Thượng nghị sĩ McCain cho biết. Ông này có thể đang dùng phép ẩn dụ để nói về việc cần áp dụng ngay những biện pháp trừng phạt có tác động lớn. "Ảnh hưởng trong khu vực của một vụ tấn công quân sự nhằm vào Iran sẽ rất xấu", một trong những Thượng nghị sĩ Mỹ giấu tên nhận định. Theo ông này, càng mất nhiều thời gian áp đặt các biện pháp trừng phạt mới thì nguy cơ về một cuộc tấn công quân sự ngày càng lớn. "Càng tiến gần đến cuối năm 2010 thì mong muốn đánh Iran của ai đó sẽ càng trở nên lớn hơn," quan chức trên nói, dường như ám chỉ đến Israel - nước gần đây nhiều lần tỏ ra muốn dùng hành động quân sự đối với Iran. Điều này cũng sẽ chỉ làm trì hoãn các kế hoạch theo đuổi vũ khí hạt nhân của Iran. Chính quyền của Tổng thống Obama muốn áp dụng một biện pháp trên thực tế chỉ mang tính lý tưởng. Đó là, thuyết phục Tehran rằng vũ khí hạt nhân không làm nước này mạnh hơn hay an toàn hơn. Tuy nhiên, không có một sự thay đổi thực sự bên trong Iran thì lập luận trên chẳng có sức nặng gì bởi Iran luôn tin rằng tham vọng hạt nhân giúp họ có thêm ảnh hưởng trong khu vực. "Nếu cộng đồng quốc tế sẵn sàng áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác động lớn, phong toả các hoạt động nhập khẩu xăng dầu và xuất khẩu dầu mỏ - những biện pháp có khả năng bóp nghẹt Iran thì Iran có thể tính toán lại", ông Allison nhận định. "Sự tồn tại của một chính thể luôn được ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu áp dụng những biện pháp như vậy mà không có sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc thì là điều không thể". Như vậy, với việc Mỹ chẳng thể áp dụng những biện pháp trừng phạt có tác động lớn đến Iran cũng chẳng thể tiến hành một cuộc tấn công quân sự đủ mạnh để phá huỷ toàn bộ các cơ sở hạt nhân của Iran thì lựa chọn duy nhất của Washington trong vấn đề này hoặc là chấp nhận một Iran có hạt nhân hoặc là tìm cách liên tục cản trở và làm trì hoãn các tham vọng hạt nhân của nước này. Theo Kiệt Linh -------------------------------------------------------------------- Nhời bàn của Thiên Sứ. Đúng là một sự lựa chọn khó khăn cho chính quyền Mỹ. Nhưng với Isarael thì không.
-
Thật ngớ ngẩn không thể chịu nổi. Tôi trích dẫn đoạn này chỉ để làm thí dụ thôi chứ nếu trích dẫn hết thì thật là mệt mỏi. Tuy nhiên, trên tinh thần khoa học khách quan, tôi giữ im lặng đối với những bài viết như thế này.
-
Những viên đá này bình thường thôi mà, không gì kỳ bí đâu (theo chủ quan của tôi), mặc dù tôi công nhận chúng không phải sản phẩm của các nhà điêu khắc hiện đại. Có một điều này tôi ghi nhận là : nhân loại trên thế giới, cách nay chỉ khoảng 1000 năm thôi, đã từng có một quá khứ rực rỡ chứ không phải u tối và lạc hậu như người ta tưởng.
-
Trước hết, Trần Phương xin gởi tất cả những điều chúc tốt lành nhất đến bạn Artemisia ! Tiếp sau là... Mừng sinh nhật diễn đàn LHĐP, Mừng Hà Nội 1000 năm tuổi, Mừng xuân đất nước vận hội mới : xuân này mãi mãi càng xuân ! TP.
-
Nay phà sông Hậu, mai cầu Cần Thơ QĐND Online - Đã hàng trăm năm “Con phà sông Hậu” đón đưa bà con Nam Bộ, lên thành phố, về miệt vườn… Chiến tranh tàn khốc, bao nhiêu kiếp người, bao nhiêu biến cố, nổi trôi, “Con phà sông Hậu” đã đi vào thi ca, âm nhạc với những giai điệu, ca từ dứt ruột, dứt lòng. Chúng tôi có mặt tại bến phà, nhìn “Con phà sông Hậu” đang cần mẫn, bình thản “gánh” những chuyến cuối cùng đi về đôi bờ Vĩnh Long-Cần Thơ. Chỉ còn rất ít ngày nữa, bến phà này sẽ chấm dứt sứ mệnh lịch sử, đã gắn kết con người, vùng đất Nam Bộ phóng khoáng mà can trường. Sứ mệnh đó sẽ chuyển giao cho cầu Cần Thơ, “Đứa con” của thời đại mới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong vận chuyển cả về tốc độ và cường độ công nghiệp hóa của toàn vùng… Dẫu là như thế, nhưng mỗi ai đã hơn một lần qua sông trên “Con phà sông Hậu”, đều xốn xang cảm xúc biết ơn, tôn vinh những người “Thợ phà” và cả những cô bác, những em bé bán hàng, rồi da diết nhớ những trưa nắng chang chang, gió lồng lộng thổi khi phà đưa ta trên sông rộng. Phóng viên Báo QĐND Online đã ghi lại những hình ảnh “Con phà sông Hậu” đáng nhớ và cây cầu sắp khánh thành. Thực hiện: Trần Danh Bảng Những “Con phà sông Hậu” tấp nập qua sông “Con phà sông Hậu” đang “gánh” những chuyến cuối cùng. Vùng sông nước Hậu Giang trải rộng, đã hàng trăm năm, qua bao biến cố được nối liền nhờ “Con phà sông Hậu”. “Dải lụa mềm” này, “Cây đàn thụ cầm” hoành tráng này sẽ gánh sứ mệnh của “Con phà sông Hậu” Từ phía cầu, nhìn về Tây Đô. Xe từ bờ Vĩnh Long sang, rồi miết về Cà Mau, An Giang … sẽ rút ngắn thời gian, rút ngắn bao “khoảng cách” khác của toàn vùng Tây Nam Bộ. (Cồn Ấu nằm giữa sông). Ảnh: Xuân Cường Bây giờ là hình ảnh, rồi đây cây cầu tiếp tục sẽ là đề tài của thi ca và âm nhạc QĐND Online ------------ Sao không hiển thị ảnh được nhỉ :( ? Nhờ BQT giúp giùm TP nhé. TP.
-
Rưng rưng Trường Sa TT - Anh Bút Bi thân mến, tôi kể anh nghe chuyện này. Tôi vừa về từ Trường Sa. Anh hiểu được cuộc chia tay của người đất liền với lính đảo không ? Xúc động lắm, dằn lòng lắm. Vậy mà tôi không khóc. Nhưng chiều nay tôi đã khóc ở một tiệm ảnh. Anh Bi à, ở Trường Sa, mỗi khi lên đảo, tôi nói với những người lính rằng để tôi chụp hình, về đất liền tôi sẽ phóng ảnh và gửi cho mẹ, cho vợ, cho người yêu, cho con... của những người lính ấy. Tôi chụp từ Trường Sa Đông sang Phan Vinh, từ Đá Tây, Đá Lát, từ Tiên Nữ qua Thuyền Chài... Này là hình anh Bốn gửi cho chị gái ở Kim Sơn, này anh Phương gửi chị ở Ninh Bình, này anh Bình gửi mẹ ở Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh, này Khánh gửi bố ở Thanh Hóa... Những người lính chỉ mong một điều : những tấm hình khiến gia đình gần gụi nhau hơn qua ngàn trùng đại dương. Chiều nay, khi ra tiệm rửa hình, chị chủ tiệm đưa cho tôi xấp hình, cỡ hình to hơn tôi đặt, được ép plastic cẩn thận. Tôi ngạc nhiên: “Em phóng hình cỡ nhỏ và không ép mà chị ?”. Chị cười: “Nhìn hình chị biết, coi những tấm bảng địa danh trong hình là biết em chụp lính ở Trường Sa và gửi cho gia đình các anh lính ở quê chứ gì ? Chị không ra được Trường Sa, cho chị góp chút tình !”. Chị còn trách sao không chụp nhiều hơn... Tôi bật khóc như một đứa trẻ con ngay trong cửa tiệm. Ôi Trường Sa ! Ôi Hoàng Sa ! Mỗi tấc đất của Người trong mỗi dòng máu Việt luôn là niềm thao thức khôn nguôi ! NĂM QUẢNG TRỊ Tuổi Trẻ
-
Thư của một chàng trai xem pháo hoa gửi vợ 04/04/2010 0:15 Em thân yêu! Anh viết thư này cho em trong khi cảm xúc vẫn đang dâng tràn. Anh vẫn còn ngồi một mình trên khán đài, lúc mà tất cả mọi người đã về hết. Gió từ mặt sông Hàn nổi lên mát rượi, khiến không những tờ giấy viết thư mà cả cây bút trong tay anh cũng đang tung bay khiến trong lòng dâng lên một niềm mến thương khó tả. Em ơi! Anh vừa được xem một dạ tiệc pháo hoa hùng vĩ. Hàng ngàn hàng vạn những đốm lửa đủ màu sắc bay lên trời, nở bung ra thành những hình thù vô cùng đẹp đẽ và khác lạ, khiến tâm hồn anh ngây ngất, mắt anh long lanh, tóc anh dựng lên còn tim anh đập liên hồi. Điều buồn bã duy nhất là em đã không có mặt đêm nay cùng anh trong cái giờ phút kỳ diệu này. Điều đáng tiếc vô cùng là trong khi anh vỗ tay, hò hét hoặc nhảy múa cùng những đốm lửa thì em ngồi ở nhà, thậm chí trong góc nhà, cách đây cả ngàn cây số, trên đầu không có pháo hoa mà có cái quạt trần đang quay khọt khẹt. Tại sao vậy hả em? Đã hàng trăm lần anh nói với em rằng cuộc sống cần những niềm vui, thậm chí nếu không có niềm vui, hai chúng ta phải tạo ra nó, giành giật nó và cướp lấy nó. Niềm vui như con chim nhảy nhót, như quả chín lắc lư và như cục pháo hoa nở bùng, rất mong manh và dễ vỡ. Nhưng em không đồng ý như thế. Hay nói chính xác hơn, em không thích những niềm vui trừu tượng như thế. Đó mới là thảm họa, cho hai ta nói riêng và cho trái đất nói chung. Đã từ lâu rồi, niềm vui của em trở thành rất cụ thể. Đấy là ký thịt heo mua được với giá rẻ, là bịch xà bông được tặng thêm cây bàn chải đánh răng, là tiền điện tháng này chưa lên giá hoặc chai dầu gội đầu rớt từ trên tủ xuống còn nguyên. Anh không dám bảo những niềm vui như thế là tầm thường. Nhưng anh cam đoan với em rằng chúng không vĩ đại. Chúng không bay vụt lên cao, không nổ rền trời, không có những tia rực rỡ phát ra và không lóe sáng. Bởi thịt heo và xà bông có lóe sáng bao giờ. Dầu gội đầu cũng vậy mà thôi. Những quan niệm thẩm mỹ đơn sơ ấy đã khiến em không còn nhu cầu ra khỏi nhà, đã làm cho em không có mặt ở đây, không biết tận hưởng những giờ phút trọng đại cả năm, và đôi lúc, cả đời mới có một lần. Do không hiểu biết sâu sắc về cái đẹp, do thiếu trí tưởng tượng, và do đầu óc luôn loanh quanh với thức ăn, thức uống, thức mặc cùng giá tiền của chúng, em, chả hiểu từ khi nào, đã trở thành một phụ nữ hoàn toàn xa lạ, và đôi khi, hoàn toàn khô khan, cáu gắt, chả rung động gì với cái đẹp bay lên. Thậm chí, đôi lúc, anh buộc phải thầm nghĩ, nếu ban tổ chức không bắn pháo hoa, mà bắn một con gà quay hay một con vịt quay, khéo em sẽ nở nụ cười. Em thân yêu! Chắc em biết anh yêu em đến chừng nào. Anh có một mong mỏi rất rõ ràng, là những gì mình cảm thụ thì em cũng phải cảm thụ. Do đấy, cách đây một tháng, khi biết cuộc thi bắn pháo hoa sẽ diễn ra, anh đã chuẩn bị mua vé, đặt khách sạn, để hai đứa mình cùng tới, cùng xem và cùng dạt dào. Nhưng em đã từ chối một cách cương quyết và thô bạo. Em dịch cái chi phí của cuộc du lịch hùng tráng đó không phải ra tiếng Anh, mà ra gạo, củi, mắm muối, nước rửa chén, vải lau nhà và em kết luận không đi sẽ tiết kiệm hơn, sẽ đỡ tiêu tốn hơn. Mọi cảm xúc, nếu phải tốn tiền, đối với em, đều cần bác bỏ. Em ơi! Anh hoàn toàn hiểu rằng hai chúng ta không giàu có, và có thể còn cách hai chữ đó rất xa. Chúng ta cũng như hàng triệu cặp vợ chồng khác trong thành phố này, đang ngày đêm xoay xở, vật lộn và đôi lúc đánh nhau với giá cả, với đồng lương ít ỏi để tồn tại. Nhưng đâu phải vì thế mà chúng ta cứ khăng khăng thủ tiêu mọi cảm giác thăng hoa. Đâu phải vì thế mà trong đầu chúng ta xếp đầy thịt kho, cá kho hoặc nước mắm kho, không còn chỗ cho cái đẹp và cái lãng mạn. Giá như đêm nay em ngồi ở đây, giá như em được thấy đám đông cuồng nhiệt này và những ánh sao băng chói sáng kia, em sẽ tiếc là mình không dám tốn một khoản tiền để hưởng thụ, để cho cái đẹp ngấm vào da thịt một cách sâu sắc. Anh cảm thấy tiếc vô cùng. Anh hy vọng rằng đọc xong những dòng chữ này, em sẽ đổi thay một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, em sẽ mạnh dạn vứt bỏ những lo toan tầm thường để xông vào một đêm pháo hoa. Anh của em. Tèo ------------------------------ Thư của vợ người xem pháo hoa gửi chồng 11/04/2010 2:13 Anh thân yêu! Em đã đọc kỹ lá thư anh viết cho em tuần trước. Anh đã dành phần lớn các chữ trong đó để trách móc việc em không đi cùng với anh đến tham dự lễ hội pháo hoa vĩ đại vừa qua. Anh đã không quên kết tội em đủ điều. Nào là keo kiệt về tiền bạc, nào là đơn sơ về thẩm mỹ, cuối cùng thấp kém về tâm hồn. Anh thân yêu! Đúng em có hà tiện về tiền bạc thật sự. Bởi một lý do đơn giản mà đanh thép: Nếu không hà tiện chúng ta sống bằng gì? Đồng lương của hai đứa mình cộng lại ít đến mức việc gia đình tồn tại nhờ vào nó cho tới tận hôm nay rõ ràng là điều kỳ diệu nhất của thế kỷ, là một câu hỏi mà các nhà dinh dưỡng học, kinh tế học lẫn sử học không khi nào có thể trả lời. Với đồng lương đấy, em đành thú nhận với anh, lúc nào trong đầu em cũng chỉ chứa những màu sắc của gạo, của củi, của nước mắm và của hàng ngàn thứ linh tinh khác chứ không phải của pháo hoa. Với đồng lương ấy, mỗi chuyến du lịch với em, dù chỉ ra ngoại thành, cũng vĩ đại như lên mặt trăng, và mỗi ngày ở khách sạn, nếu có, sẽ là cơn ác mộng khi nhìn bảng giá tiền phòng. Anh cảm xúc khi pháo hoa bay lên. Còn em cảm xúc khi được thả miếng thịt vào chảo kêu xèo xèo. Anh vỗ tay khi pháo hoa nở bung ra, em vỗ tay khi vớ được chai nước tương giá rẻ. Anh ngây ngất khi ngồi bên bờ sông lộng gió, còn em ngây ngất khi cầm lên một ký cá khô. Nhưng em cam đoan với anh rằng, thật ra đấy vẫn không phải là lý do quan trọng nhất. Dù tâm hồn em có bị đồ ăn thức uống và giá cả thị trường xâm chiếm đến mức nào đi nữa, nó cũng không thể khô cằn hoàn toàn được. Điều lớn lao nhất, buồn bã nhất và mỏi mệt nhất của em khi không đi xem bắn pháo hoa cùng anh chính ở chỗ: bao nhiêu năm nay anh đã bắn pháo hoa! Phải, anh ơi, bao nhiêu năm nay, từ khi quen biết nhau cho tới một thời gian dài sau ngày cưới, anh không ngày nào không bắn pháo hoa với cá nhân em. Anh hứa hẹn hết chuyện nọ tới chuyện kia. Anh vẽ ra tương lai hết thứ này tới thứ khác. Anh đã làm cho em lóa mắt, đã tin tưởng rằng nếu gắn bó cuộc đời với anh thì cuộc đời chúng ta chỉ toàn rực rỡ. Nhưng trên thực tế chả có gì xảy ra hết. Trên thực tế, sau khi gắn bó với anh, em vẫn khổ như xưa và vẫn cứ tiếp tục vất vả như xưa. Anh ơi! Pháo hoa tuyệt đẹp khi nổ trên trời. Nhưng chúng mình lại sống dưới đất. Chúng mình không sống bằng những hào quang lúc sáng rồi rơi xuống lả tả, không sống bằng những ánh chớp lung linh tồn tại chả tới ngàn giây. Chúng mình sống bằng thực tế, thực tế của hôm nay, thực tế giữa ban ngày, anh có hiểu không? Hoặc anh chả hiểu, hoặc anh vờ không hiểu. Anh cứ thả hồn và thả số tiền ít ỏi của gia đình theo những mục đích mông lung, những phút giây mờ ảo. Anh cứ nhìn lên trời và bắt em nhìn theo trong khi đáng ra anh phải chỉ cho em cả cách nhìn ngang nữa. Anh thân yêu, dù pháo hoa có đẹp tới đâu thì pháo hoa cũng không ăn được, không mặc được và chữa bệnh được. Mà em lúc nào cũng cần cho cả nhà mình ăn, mặc, thuốc thang. Nếu chỉ nhìn pháo hoa là hạnh phúc, em xin thề sẽ treo trên cây và nhìn suốt đời chứ không cần một tối. Anh cứ tin đi. Em không phải là một cô gái xấu. Cũng chưa khi nào là một cô gái khô cằn. Em luôn mơ về một thứ pháo hoa trong mắt mình, trong nồi mình và trong tủ lạnh, tủ quần áo của các con mình. Em cần một thứ pháo hoa không bắn, nhưng vẫn rực rỡ trên từng mâm cơm, từng miếng bánh của con cái, ông bà. Sao anh chỉ nhìn người ta bắn pháo hoa mà không bao giờ tự hỏi lý do gì mình không có pháo hoa? Sao anh cảm thụ cái đẹp trên các đám mây mà không tự hỏi cái đẹp đang ở đâu dưới nóc nhà? Em muốn những cái đẹp cụ thể như vậy biết bao, sao anh không mang về mà cứ phải chạy ra thật xa để ngắm? Em không muốn dùng thư này để trách móc. Nhưng em mong anh nhìn thẳng vào thực tế là cuộc sống hai ta còn rất khó khăn, anh hãy cố gắng kéo pháo hoa trên trời xuống đường phố, xuống vỉa hè cho em thì em sẽ nở nụ cười rạng rỡ bên anh mãi mãi. Yêu anh Vợ Tèo L.H Lê Hoàng (Thanh Niên Online)
-
Lục bát và các dòng thơ lục bát Inrasara I. Lục bát Lục bát, lâu nay ta hay có thói quen xem nó thuần Việt. Nhưng không. Đây là thể thơ gần như của chung các dân tộc Đông Nam Á. Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt nên “lục bát” mỗi nơi phát triển mỗi khác. Ngay từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đã rất chuẩn mực. Trước đó nữa, trong panwơc pađit ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm. 1. Lục bát Chăm gieo vần lưng. Chữ thứ sáu dòng lục hiệp với chữ thứ tư dòng bát: Thei mai mưng deh thei o Drơh phik kuw lo yaum sa urang Ai đến từ đằng kia xa Giống người yêu ta riêng chỉ một người Hiện tượng này cũng thấy trong ca dao Việt: Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân 2. Ariya gieo cả vần bằng lẫn vần trắc. Ở trường hợp này, người Chăm gieo vần cũng khá linh hoạt, họ không nhất thiết cứ một cặp bằng rồi đến một cặp trắc. Có khi cả đoạn dài tác giả chỉ sử dụng độc vần bằng, nhưng đột hứng chúng ta thấy vần trắc xuất hiện: Mai baik dei brei pha crong Tangin dei tapong kauk luk mưnhưk Bbuk ai tarung yuw harơk Tangin dei pơk nhjwơh yuw tathi Về đi em cho đùi gác Bàn tay em vuốt, đầu xức dầu thơm Tóc anh bù rối như rơm Tay em vuốt thì mượt như lược chải Đây là loại vần dù hiếm nhưng cũng có xuất hiện trong thơ ca dân gian Việt: Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Nhưng không như ở lục bát Việt, vần trắc tồn tại khá bình đẳng với vần bằng trong ariya Chăm. Thậm chí trong một bài thơ dài, nó gần như đứng xen kẽ. 3. Tiếng Chăm là ngôn ngữ đa âm tiết nên khác với lục bát Việt, số lượng tiếng được đếm trong ariya Chăm cũng khác. Có hai trường hợp xảy ra: - Dạng đếm âm tiết: dòng lục gồm sáu âm tiết và dòng bát tám âm tiết, không lệ thuộc vào lượng chữ trong câu thơ. - Dạng đếm theo lượng trọng âm của từ: Hiện tượng đọc lướt, nén chữ (compression), hay nuốt âm (elision) là chuyện bình thường gần như là thuộc tính của ngôn ngữ đa âm tiết, nhất là trong sáng tác thơ ca. Tiếng Chăm không là ngoại lệ. Dấu vết của cách đếm này cũng có mặt trong vài bài ca dao Việt xưa: Mình nói dối ta mình hãy còn son Ta đi qua ngõ ta thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi xách nước tắm cho con mình Nhưng khi lục bát Việt phát triển ổn định, nó dừng lại ở 6-8. Các cách tân sau này không quan tâm đến lượng âm tiết trong câu mà đặt nặng ở vắt dòng và nhất là ngắt nhịp. Thì lục bát Chăm vẫn phát triển theo kiểu trương nở. 4. Về thanh điệu: Cũng như thanh điệu trong lục bát Việt xưa, ariya Chăm phát triển khá linh hoạt. Linh hoạt cả khi thanh điệu của lục bát Việt ổn định ở: Bằng Trắc Bằng / Bằng Trắc Bằng Bằng. Lục bát Việt khi xưa có vần trắc. Và khi bài thơ hơn hai cặp lục bát có lối gieo cả vần bằng lẫn trắc thì chúng mang dáng dấp của thể song thất lục bát. Tò vò mà nuôi con nhện Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi Tò vò ngồi khóc tỉ ti Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào 5. Ngoài các thể lục bát kể trên, người Chăm còn có thể pauh catwai (biến thể từ ariya) mà mỗi cặp lục bát đều đứng biệt lập như một bài thơ hoàn chỉnh với đầy đủ ý nghĩa, được kết nối liên hoàn đến cả mấy trăm câu mà vẫn thống nhất qua giọng điệu, tư tưởng. Hình thức không khác mấy so với Choka (trường ca) của Nhật (Choka là Shika: 5-7 âm được kết nối liên hoàn). 6. Đến nay, các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định thời điểm ra đời của lục bát, càng không biết dân tộc nào khai sinh ra nó nữa. Nhưng điều chắc chắn là có sự ảnh hưởng và tác động qua lại. Từ thập niên 50 của thế kỉ trước, giới làm thơ Chăm có sáng tác theo thể lục bát thuần Việt: ổn định, chỉ gieo vần bằng và hiệp vần ở chữ thứ 6 dòng bát. Dù vậy, cái khung của ngôn ngữ đa âm tiết vẫn chưa hết “gò bó” thể ariya Chăm. Để nó không bao giờ hết là nó, nghĩa là đặc trưng Chăm. (Phần I này lược tóm từ: “So sánh lục bát Chăm – Việt”, Tạp chí Văn hóa - nghệ thuật, số 09.2001). II. Các dòng/ khuynh hướng lục bát Việt Không kể các tác phẩm cổ điển sáng tác theo thể lục bát như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,… lục bát hiện đại Việt Nam phát triển theo 4 dòng chính. - Dòng lục bát dân gian, mà lục bát Nguyễn Bính là rất tiêu biểu. Nhịp thơ nhịp nhàng, ngôn ngữ dung dị dễ hiểu, hình ảnh thơ quen thuộc và gần gũi với đời sống thôn quê Việt Nam. Rất gần với ca dao. Sau Nguyễn Bính, đã có nhiều nhà thơ đi theo và phát triển xu hướng lục bát này, Đồng Đức Bốn đậm hơn cả. - Dòng lục bát trí tuệ. Có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận thời Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Mới mẻ ở đề tài và ý tưởng, ngôn từ trí tuệ và chắt lọc bên cạnh là độ nén của ý thơ tạo nên thứ thi pháp rất hiện đại. - Dòng lục bát huyền ảo. Dòng này nẩy nở và phát triển mạnh ở miền Nam thời sáng tác [và ảnh hưởng] Phật giáo thịnh hành: Huy Tưởng, Tuệ Mai và nhất là Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng (1973) và Trại hoa đỉnh đồi (1975). Ngôn ngữ thơ mơ mơ hồ hồ bên cạnh hình ảnh mông lung, ý tưởng thiếu rành mạch, tạo một cảm giác miên man, mong manh, huyền ảo. Bài thơ đôi lúc chuyển nhịp khá bất ngờ. - Dòng lục bát hậu hiện đại. Mở đầu bằng Bùi Giáng. Sáng tác của ông giai đoạn sau, nhất là các bài thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt lấn át. Có khi bài thơ chỉ là một chuỗi liên hệ âm, thanh, vần, phép nói lái trong ngôn ngữ nối tiếp hoặc chồng chéo lên nhau, lồng vào nhau như thể một ma trận chữ vô nghĩa; rồi cả chuỗi hình ảnh, ý nghĩ dẫm đạp lên nhau, xô đẩy, nhảy cóc rối tù mù. Bài “Ngẫu hứng” đã được Nguyễn Hưng Quốc bình rất độc đáo. Một hôm gầu guốc gầm ghì Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm Bôm ha? đạn hả? bao gồm Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen. Sau Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Duy sáng tác theo xu hướng này, nhưng không đậm bằng. Các bạn trẻ Sài Gòn sau đó đẩy lục bát hậu hiện đại đi xa hơn nữa. Bên cạnh bốn dòng trên, ta còn thấy sự thể Du Tử Lê đã cố ý cắt nát lục bát bằng các dấu chấm, phẩy, gạch chéo… để tạo nhịp mới, nhịp chỏi cho thể thơ vốn khá mềm mại này – một cố ý thuần kĩ thuật. Nằm nghe - chăn gối rơi. Cùng tháng năm bằn bặt.- Phật còn ở không Tôi nhìn - tôi rất chon von núi non âm bản. - rừng son vẽ.- Buồn Hôm nói chuyện ở Lớp Cử nhân tài năng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh vào năm 2006, một sinh viên tụng ca lục bát Đồng Đức Bốn, bị tôi hỏi vặn: bạn đã đọc lục bát Bùi Giáng, Phạm Thiên Thư chưa? Câu trả lời là - chưa! Tôi nói: thế thì bạn chưa thể bàn về lục bát được. Đơn giản, nếu là độc giả phổ thông, bạn có thể cảm [cúm, mạo] nhận hay khen chê tùy hứng, nhưng khi bạn đang ngồi giảng đường để trở thành người đọc chuyên nghiệp ở thì tương lai (nhà phê bình, giáo viên dạy văn,…) thì bạn cần đọc hệ thống, nghĩa là phải nhận diện thơ lục bát trong tiến trình của nó. Không thể khác. Trên đây, tôi chỉ phân loại mang tính gợi ý. Đề tài gợi mở nhiều hướng nghiên cứu rộng và sâu hơn. ---------------------------- Về tác giả : Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng - Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Ông là một nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng của Việt Nam hiện nay http://vi.wikipedia.org/wiki/Inrasara
-
Cảm nhận một bài thơ hay và dễ thương từ chữ ký của một thành viên trên diễn đàn : :) Bỗng dưng Sen thiếu Nắng vàng Cánh hoa rơi nhẹ, khẽ khàng lá xanh Thương Sen, Tiểu Muội chẳng đành Gom Sen túi lụa để dành gối xuân Nắng
-
Vì tối hôm qua viết chưa hết ý nên xin được bổ sung thêm vào bài viết trước vài đường link : http://home.vnn.vn/tim_chu_viet_co_giua_ca...456-631651685-0 http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2010/1/214203/ TP.
-
Tôi đã từng suy nghĩ vấn đề này rất nhiều nhưng chưa bao giờ dám xác quyết. Bởi nếu chiếu theo bảng phân tích các nét bút tích cổ (chẳng hạn trong bảng các ký tự Khoa Đẩu của cụ Đỗ Văn Xuyền) so với các nét chữ của người Chăm hay các dân tộc Môn Khmer (hoặc người Thái - Tày - Nùng,...) cho thấy khá tương đồng, đặc biệt là nét chữ ngoằn ngoèo hình giun như trên. Bởi vậy, theo tôi nghĩ, tinh hoa văn hiến Việt vẫn còn ẩn chứa đâu đó trong các tộc người rải rác ở khắp các vùng miền Việt Nam, nơi kế thừa của nền văn minh - văn hiến Lạc Việt (*). -------------------- (*) Tôi kiên quyết bác bỏ những luận điểm cho rằng : tộc người Lạc Việt là một trong những bộ tộc Việt cổ (trong nhóm Bách Việt) di cư về phương nam và tồn tại rải rác trong suốt thời kỳ Bắc thuộc và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay (còn tộc người Kinh hiện nay là tộc người lai Hoa - Việt) mà điển hình người ta cho rằng một trong số bộ tộc Lạc Việt nguyên thuỷ còn lại hiếm hoi đó chính là người Lạch ở Đà Lạt. (Điều này có thể dễ dàng kiểm chứng ở các HDV du lịch nội địa)
-
THIÊN SỨ ĐI KHÁM RĂNG Thiên Sứ đến một phòng khám răng nọ và từ tốn hỏi : - Thưa nha sĩ, xin nha sĩ tư vấn giùm tôi những phương pháp tốt nhất để bảo vệ răng. - Có thế mà cũng không biết à ? Nghe này : đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, súc miệng kỹ sau khi ăn, và sau cùng là khám răng định kỳ mỗi 6 tháng, nhớ chưa ? - Vâng, thưa nha sĩ, nhưng hình như còn thiếu ạ. - Định cãi lời nha sĩ à ? Thiếu gì nói ông nghe xem nào ? - Thưa, đó là ăn nói cho đàng hoàng, lịch sự,... kẻo người ta tát cho gãy không còn một cái răng.
-
"Ví trí của Lemuria có thể ở đây" -> Chính xác. Lục địa Lemuria (còn gọi là lục địa MU) có thể từng tồn tại rất kỳ vĩ ở vị trí Thái Bình Dương ngày nay (kim tự tháp dưới đáy biển Nhật Bản), và những tàn tích còn lại của nền văn minh này chính là đảo Phục Sinh. Tôi ủng hộ giả thuyết này. Những bức tượng moai trên đảo Phục Sinh.
-
Thứ Hai, 29/03/2010, 08:00 (GMT+7) Hàn Quốc: tàu chìm do tấn công từ bên ngoài? TT - Một người sống sót trong vụ chìm tàu hải quân tuần tra Cheonan của Hàn Quốc ngày 27-3 cho rằng có khả năng chiếc tàu trọng tải 1.200 tấn này bị tấn công bởi “một lực từ bên ngoài”. Trong cuộc gặp mặt ngắn ngủi do Bộ tư lệnh vùng 2 hải quân Hàn Quốc tổ chức ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi - cảng nhà của chiếc tàu xấu số, một đại úy hải quân, được Korea Herald dẫn lời, khẳng định: “Không thể có chuyện tàu chìm vì vụ nổ từ bên trong hay va chạm với đá ngầm. Tôi đảm bảo điều đó. Một nguyên nhân đang được xem xét là do lực lượng bên ngoài tấn công nhưng chưa thể xác minh. Quân đội đang tiến hành điều tra và tôi không ở vị trí được phép bình luận”. Khoảng 300 thân nhân của 46 thủy thủ còn mất tích đã tham dự cuộc họp không có mặt báo chí này. Trong cuộc gặp, ông Choi Won Il - thuyền trưởng chiếc tàu đắm - thông báo: “Nguyên nhân chính xác của vụ nổ có thể được xác định sau khi tàu được trục vớt và một cuộc điều tra toàn diện được tiến hành”. Tàu Cheonan đã bị gãy đôi và khả năng tìm thấy người sống sót rất mong manh bởi nhiệt độ dưới nước lúc này ở khu vực tàu chìm là 4OC. “Có tiếng nổ lớn và tàu nghiêng về bên phải. Chúng tôi bị mất điện và liên lạc viễn thông. Tôi bị mắc kẹt trong cabin khoảng năm phút trước khi một người phá cửa sổ đưa tôi ra” - Yonhap dẫn lời thuyền trưởng Choi Won Il kể. Các chuyên gia Mỹ đưa ra giải thích khác. Ông Bruce Klinger, một chuyên viên lâu năm của Quỹ Heritage, nói với Yonhap vụ nổ chưa được giải thích “là một sự kiện kỳ lạ xảy ra ở một vùng nhạy cảm”. Ông cho rằng “thủy lôi, hoặc của miền bắc, hoặc của chính Hàn Quốc” có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Chính quyền Seoul đến nay vẫn bác bỏ khả năng một vụ tấn công của CHDCND Triều Tiên. BBC dẫn lời ông Park Sung Woo, người phát ngôn Bộ tổng tham mưu liên quân Hàn Quốc, khẳng định không có tàu chiến CHDCND Triều Tiên nào trong vùng và không có dấu hiệu “di chuyển bất thường” nào ở miền bắc khi vụ việc xảy ra, dù Bình Nhưỡng vẫn giữ im lặng, chứ không như ba lần trước trong các vụ đụng độ trên biển vào những năm 1999, 2002 và 2009. Theo Korea Herald, nơi xảy ra tai nạn nằm cách đường giới hạn phía bắc, đường biên giới thực tế trên biển giữa hai nước từ 10-12km. Nếu tàu chiến CHDCND Triều Tiên vượt qua đường ranh đó, phía Hàn Quốc sẽ sớm phát hiện. Ngoài ra, vùng nước nơi xảy ra vụ chìm tàu tương đối nông, tàu chiến khó đi lại. Bộ trưởng quốc phòng Kim Tae Young cho biết một tàu hải quân 3.000 tấn được triển khai để thực hiện công tác cứu hộ. Tuy nhiên, không có nhiều khả năng tìm thấy người còn sống. AP dẫn lời một nhân viên bảo vệ bờ biển nói con người chỉ có thể sống sót được hai giờ ở Hoàng Hải vào thời điểm này trong năm khi nhiệt độ từ 3-5OC. Trước đó, 58 thủy thủ đã may mắn được cứu sống. HẢI MINH (báo Tuổi Trẻ)
-
Cám ơn cụ Sứ đã nhắc nhở. Tôi có tạo một topic "Quan sát và bình luận" bên mục "Cafe Lý học" để mạn đàm về các tình hình nóng bỏng trên thế giới. Xin chuyển các bài viết mới trong mục này của tôi sang bên đó. Tôi sẽ không viết các đề tài này ở đây nữa.
-
Quả đúng vậy thật, chiến tranh không phải là trò đùa, nhất là giữa thời buổi khoa học công nghệ này.
-
Theo dõi và cập nhật thông tin này mấy hôm nay, tôi thấy sự kiện nổ và chìm tàu này có vẻ gì đó hơi kỳ lạ ! Trước đó nhiều nhân chứng đã nghe thấy tiếng súng giao tranh, nhưng giới hữu trách quân đội Hàn Quốc lại cho rằng bắn nhầm một đàn chim (!) Thật phi lý đến tận cùng. Đàn chim thì làm gì có báo động trên Rada cảnh giới được (vì làm gì có động cơ) ? Trong khi đến nay phía Hàn Quốc đã sớm kết luận không liên quan gì đến CHDCND Triều Tiên. Vậy đằng sau sự kiện này còn ẩn chứa điều gì ? Có là trùng hợp ngẫu nhiên không khi mà vụ chìm tàu lại xảy ra ngay đúng ngay vùng biển đang tranh chấp, mà lại xảy ra vào khoảng 9-10h tối (giờ địa phương) ? Phải chăng các bên liên quan đều muốn làm nhẹ đi sự kiện nóng bỏng này, bởi hơn ai hết, chính họ cũng ý thức rằng : sẽ thật khủng khiếp nếu chiến tranh nổ ra ?