Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Quay lại chuyện "Canh gà…" (LĐCT) - Số 48 - Chủ nhật 09/12/2012 07:52 Vừa qua, dư luận báo chí, nhất là cư dân mạng, bàn tán khá nhiều về sai lầm của cô H.T.T. - một cô giáo dạy văn (Trường THCS Lomonosov, Hà Nội) khi cô cho điểm 8 vào bài bình văn của một học sinh lớp 7. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu không có một vị phụ huynh khi xem lại bài của con, phát hiện ra một lỗi "kếch xù": Câu "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương" (trong bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ) đã được em học sinh bình là "Người dân Hà Nội vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, tôn trọng thờ kính tổ tiên. Hà Nội còn đặc sắc về những món ăn nổi tiếng như "canh gà Thọ Xương"". Điều mà nhiều người cảm thấy "bất bình" là, cô giáo đã bỏ qua một lỗi sơ đẳng về kiến thức. Ai đời "canh gà Thọ Xương" - tiếng gà gáy báo sang canh ở Thọ Xương (tên một huyện cũ của Hà Nội) - lại bị hiểu thành một món canh. Thầy tổ trưởng tổ văn của trường này còn ngỡ ngàng: "Làm sao có cách dạy ngớ ngẩn như vậy được?". Đa số dư luận cũng đều tỏ ý thất vọng về trình độ non kém của cô. Kết cục của cuộc "đánh hội đồng" này đã làm cho cô giáo bị sốc nặng, phải vào bệnh viện truyền nước rồi viết đơn xin nghỉ việc. Riêng tôi, tôi không có ý trách cứ cô H.T.T. nặng nề đến thế. Không phải là để bênh cô lấy được, mà tôi nghĩ, có nhiều nguyên do dẫn đến câu chuyện sai sót này. Thứ nhất, có thể là thực tế đúng như cô giáo thanh minh: "Tôi yêu cầu các em tự cảm nhận, cô không gợi ý... Khi chấm, thấy nhiều học sinh hiểu nhầm "canh gà Thọ Xương" là món canh gà, trong khi hiểu đúng phải là "tiếng gà gáy sang canh"... nên lúc trả bài tôi đã nói với lớp có nhiều bạn làm sai, nhưng vì bài tự cảm nhận nên các em tự sửa để cho nhớ" (Theo VnExpress). Nếu đúng vậy, cô đã mắc lỗi sư phạm. Bởi với tư cách giám khảo, thì tất cả các lỗi lớn nhỏ trong bài làm của học sinh đều phải được chỉ ra với bút phê rõ ràng. Thứ hai, có thể chính cô cũng mắc lỗi kiến thức, đồng tình với học sinh về cách hiểu này, hoặc là cô cũng chỉ hiểu láng máng rồi cho qua (mà phát biểu của cô sau đó chỉ là một cách chống chế, gỡ gạc thể diện). Nhưng lỗi này cũng lại có căn nguyên của nó. Tổ hợp "canh gà Thọ Xương" là một cấu trúc mơ hồ. Từ xa xưa nhiều người đã giải nghĩa đó là "tiếng gà báo hiệu chuyển canh ở vùng Thọ Xương" (canh: Khoảng thời gian bằng 1/5 của đêm, thời trước dùng làm đơn vị tính thời gian mỗi đêm; canh gà: Thường dùng để chỉ tiếng gà gáy vào canh năm, khoảng thời gian cuối đêm, lúc này gà gáy dồn dập). Nhưng nếu hiểu đó là "món canh nấu bằng thịt gà" thì cũng có thể lắm chứ (nhất là nhiều người dân, đặc biệt ở đô thị hiện đại hoàn toàn xa lạ với tiếng gà báo sáng)? Câu này có người cho rằng là ca dao, có người lại khẳng định đó là sáng tác của Dương Khuê (Theo Thể thao & Văn hóa, 15.10.2012). Nhưng dù là của ai, thì lấy gì làm bằng để khẳng định ý của tác giả chỉ có một "đáp số" là "tiếng gà gáy" chứ không phải "canh thịt gà"? (Mà đặc sản "canh thịt gà" cũng đáng tự hào chứ!). Nhiều khi, người đọc hay có cách suy diễn theo cảm quan bản ngữ. Chẳng hạn, từ "Đàn Nam Giao" nếu không được giảng giải (hay tìm hiểu kỹ), rất nhiều người không hiểu đây là "công trình tín ngưỡng, do nhà vua thời phong kiến xưa lập ra để tế trời (Đàn Nam Giao triều Nguyễn, Đàn Nam Giao nhà Tây Sơn, Đàn Nam Giao nhà Hồ...)" mà là "một loại đàn (nhạc cụ) dân tộc có tên Nam Giao". Không ít người đã giải nghĩa "Đàn Xã Tắc" là "Đàn dùng để tế lễ tổ tiên", cũng bởi ai cũng hiểu "xã tắc" với nghĩa phổ biến hiện nay (chỉ "đất nước, sơn hà"). Thực tế, Đàn Xã Tắc là nơi tế Xã thần (thần Đất) và Tắc thần (thần Nông). Câu tục ngữ "Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim" theo cứ liệu văn hóa dân gian đang tồn tại ít nhất 4 cách hiểu (hoặc theo hướng tích cực, hoặc theo hướng tiêu cực), v.v. Trong cuộc sống, còn nhiều trường hợp bị nhầm lẫn bởi các cấu trúc mơ hồ, chỉ căn cứ vào sự hiện diện của các tổ hợp ngôn ngữ "tường minh" mà không suy diễn trên nền một phông kiến thức (về ngôn ngữ - văn hoá). Không đủ tri thức, sẽ không dễ dàng cắt nghĩa ngay được. Tôi đảm bảo là nếu chưa xảy ra sự cố bài văn vừa rồi, nếu ta làm một cuộc điều tra xã hội học về cách hiểu toàn bộ bài ca dao trên, sẽ có khá nhiều người "bán tín bán nghi", hoặc là không hiểu một cách thỏa đáng, hoặc là hiểu giống hệt như cô học trò nọ (nhất là bây giờ học sinh đang chán học văn). Giai thoại kể rằng: Ở Huế, còn có một dị bản (cho 2 câu đầu) là "Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương". Một người đã dịch câu này sang tiếng Tây. Một người khác lại căn cứ bản tiếng Tây đó để dịch trở lại tiếng Việt. Kết quả là cho ra lò một bài thơ "mới cứng" như sau: Roi tre vun vút vung ra Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng "Mụ Trời" đánh một hồi chuông Chạy về ăn bát canh xương gà tần http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Quay-lai-chuyen-Canh-ga/94651.bld Hì...
-
Nói yêu ngọt ngào (Dân trí) - Hãy cùng tham khảo những cách nói yêu lãng mạn mà độc đáo của những cặp đôi sau, biết đâu bạn có thể nảy sinh ý tưởng nào đó để bày tỏ yêu thương với một nửa của mình: 1. Chúng tôi luôn tặng nhau một nụ hôn khi đồng hồ chỉ 12:34 vào cả buổi trưa hay đêm xuống. Đơn giản vì đó là thời khắc chúng tôi kết hôn 23 năm về trước. Ông xã vẫn nói tôi là người bắt đầu cử chỉ này, nhưng anh ấy mới là người biến nó thành truyền thống. 2. Mỗi lần hôn, chúng tôi đều hôn liền ba cái, như thế cũng là đang nói “em/anh - yêu - anh/em”. 3. Ông xã thường ủi quần áo cho tôi. Anh ấy hoặc sẽ hỏi tôi muốn ủi đồ nào, hoặc sẽ gây ngạc nhiên cho vợ bằng cách tự chọn đồ cho tôi rồi ủi mà không cần hỏi. Tôi coi đây là hành động rất dễ thương mà đầy quan tâm của chồng, bởi tôi không thích ủi quần áo nhất trong tất cả các công việc nhà. 4. Đôi lúc, tôi để lại một tấm thiệp dưới gối của anh ấy, trong đó ghi tôi yêu và biết ơn anh ấy đến nhường nào. Anh sẽ nhìn thấy nó trước khi vào giường ngủ. 5. Chồng tôi làm bữa sáng với bánh chuối cho vợ vào tất cả các Chủ nhật. Như thế là anh sẽ phải dậy sớm hơn tôi, loay hoay trong bếp lúc tôi vẫn ngủ, và sau đó phải rửa bát. Bánh vẫn còn nóng ấm trong lò nướng lúc tôi ra khỏi giường. Cách nói yêu đó của chồng tôi thật tuyệt. 6. Bà xã bóp sẵn kem đánh răng lên bàn chải rồi để cạnh bồn rửa mặt cho tôi. Cô ấy ngọt ngào như vậy đấy. 7. Vợ yêu hay nhắn tin để tôi thấy rằng cô ấy đang nghĩ đến tôi. Ngắn gọn thôi, có khi chỉ là ký hiệu “xo” tượng trưng cho nụ hôn và vòng tay ôm. Tôi cũng không cần gì nhiều hay đặc biệt, nhiêu đó đủ thấy tôi có trong tâm trí cô ấy rồi. 8. Chồng tôi hay phải dậy sớm từ 5.30 để đi làm. Vì thế anh ấy để ngăn kéo bàn mở sẵn từ đêm trước, để sáng đỡ gây ồn đánh thức tôi. Đó chính là tình yêu. 9. Chúng tôi để lại những tin nhắn hay hình vẽ bằng tay lên tấm bảng trắng trong bếp trước khi rời nhà, toàn những hình vui nhộn hay tin nhắn thể hiện yêu thương. 10. Mỗi ngày thức giấc, anh ấy đều để sẵn 2 chiếc khăn tắm cho tôi, một khăn quấn người, một khăn lau tóc bởi biết tính tôi thích tắm sáng. 11. Nếu đang ở giữa đám đông, chúng tôi kín đáo siết tay nhau đúng 3 lần như nói “ta yêu nhau” vậy. 12. Có khi anh ấy tự chuẩn bị bồn tắm với đầy bọt và chút tinh dầu thơm cho hai vợ chồng ngâm mình thư giãn. Sau đó, khi bước ra, còn có cả một bữa tối ngon miệng đang chờ, cũng là do chồng tôi chuẩn bị cả. HA Theo MC
-
Chồng “hâm” (Dân trí) - Nghe tin năm năm sống với nhau mà chồng chưa một lần to tiếng quát vợ, quên cả mật khẩu thẻ ATM mà ai nấy trợn mắt không tin, còn kết luận chồng là của quý hiếm, có một không hai, chẳng giống người thường, nói rõ hơn là... hâm! Cũng do chồng nhất quyết không mua chiếc mũ bảo hiểm chính hãng còn mới, rất tốt mà rẻ hẳn một nửa, chỉ vì biết đó là đồ ăn cắp, mua thế khác gì tiếp tay cho phường vô lương. Công ty nhờ đi mua hộ ít đồ mà chồng chẳng biết “gửi giá” vào hóa đơn, làm mấy cô phòng kế toán cứ ngặt nghẽo cười bảo: “Của chùa mà làm khách sạch ruột, hâm quá!”. Chồng luôn nói, thứ ấy chẳng phải của mình tham làm gì, khéo còn mất nhiều hơn. Và càng ngày chứng hâm của chồng càng nặng, khi thi thoảng lại rình rập hôn trộm vợ một cái, đi ngoài đường lúc nào cũng phải nắm tay vợ khư khư như khẳng định chủ quyền. Cứ đúng mười giờ bất kể đang làm gì vợ cũng bị chồng kêu đi ngủ: “Để anh còn ôm, vắng vợ ngủ thế nào được”. Nhân ngày con về chơi với ông bà, chồng hì hụi bơm chiếc xe đạp từ thời lãng mạn của vợ, hai vợ chồng đèo nhau quanh thành phố, kẽo kẹt suốt từ bảy giờ tối đến mười giờ tối, mệt mà vẫn véo von: “Nhớ khi xưa anh chở em... Nhớ khi xưa bao mộng mơ...”. Làm sao mà vợ quên được. Chồng cấm vợ không được nhuộm và làm tóc quăn, “Hay ho gì mà đổ một đống hóa chất lên đầu”, chỉ được cắt ngắn hoặc để dài thôi, rốt cuộc vợ nổi bần bật giữa công ty vì duy nhất có mái tóc đen óng. Hôm vợ cắt tóc mới, chồng bước vào nhà cất tiếng “Hú u” vợ chạy ra vờ hỏi, “Anh tìm ai?”. Chồng lại chớp chớp mắt nom vẻ rất ngây thơ: “Cô tiên nào lạc vào nhà tôi thế này”, vợ cười hí hí, “Gớm, sến rợn người!”, nhưng thực ra thì thích lắm, vợ biết chồng rất hâm và rất biết nịnh vợ mà. Chồng chứng kiến cảnh vợ vật vã sinh hạ con mà toát mồ hôi, rưng rưng thương vợ, nên cứ luôn dặn “đẻ một đứa thôi em ạ” và giành việc kế hoạch hóa gia đình về phía mình, điều mà hiếm người chồng nào tự nguyện “cáng đáng”. Chồng còn rất thích ngồi dựa vào lưng vợ đọc lại những lá thư ngày trước vợ gửi và cười khúc khích, song nhất quyết không nói cho vợ biết là cười cái gì. Thi thoảng lại gửi qua điện thoại cho vợ một bài hát tình tứ, có lúc chồng nhắn tin rõ tếu, làm vợ tủm tỉm cười, khiến mấy cô đồng nghiệp cứ ngỡ vợ đang có bồ. Vợ không dám kể là của chồng gửi, kẻo họ lại thở dài, nhắc lại biệt danh của chồng. Cứ về nhà là chồng hỏi tíu tít để vợ phải kể chuyện vui xảy ra ở công ty, chồng cũng hồi đáp bằng những mẩu tin hài hước về phòng chồng, chồng nói đó là giây phút giao lưu và giao tâm, để biết về những gì đang diễn ra quanh người bạn đời, rất cần thiết nên bận mấy cũng không được bỏ qua. Chồng biết sửa chữa đồ điện và máy tính, những khi gặp trục trặc tưởng phải mang qua tiệm ngay, thế nào mà chồng hí hoáy một lát lại thấy chạy ro ro, vợ gặng hỏi xem hỏng nặng không, để học mót, lần sau có vướng lỗi ấy thì khỏi phiền đến chồng, vậy mà chồng như hâm, toàn giấu nghề, để lúc nào vợ cũng phải cần chồng như cây cần nước. Song, chồng hâm thế chứ hâm gấp vài lần thế vợ cũng vẫn yêu nhiều. TSL
-
Việc học sinh tiếp thu lượng tri thức bên ngoài nhiều hơn kiến thức học từ thầy cô là việc được khuyến khích từ lâu rồi mà, cho nên mới có chuyện khuyến khích tinh thần tự học, soạn bài trước theo SGK để lên lớp có gì chưa hiểu sẽ dễ tiếp thu bài giảng hoặc hỏi trực tiếp giáo viên đứng lớp,... Vậy mới là học, chứ không thì là "học vẹt" à ? Còn giáo viên chủ yếu là truyền phương pháp sư phạm và kinh nghiệm trong việc tiếp thu hệ thống kiến thức, nhưng không thể vì thế mà coi thường đạo lý tôn sư trọng đạo được. Ngay cả từ thời phong kiến, thường thì trò giỏi hơn thầy rất nhiều, các sĩ tử khi lên kinh ứng thí với kiến thức "thông kinh bác sử" đều chủ yếu do tự học là chính, nhưng một khi đã đỗ đạt đến Trạng Nguyên hay Bảng Nhãn... thì đều rất tỏ lòng tôn kính các bậc thầy đồ trong làng trong mỗi lần vinh quy bái tổ. Gần đây cũng thấy có kiến nghị nên chấm dứt việc tặng hoa hồng (chắc không đúng nghĩa của nó là "bông hồng") cho thầy cô trong lễ 20/11 mà thấy càng thấm thía cho cuộc sống thực dụng ngày nay. Bất chợt, tự nhiên ngẫm và nhớ đến lời một bài hát từ thời TP còn ngồi ghế phổ thông (khoảng 198x), mà bây giờ, theo suy nghĩ riêng của TP, đó là một bài hát hay nhất và ý nghĩa nhất trong các bài hát nói lên lòng tôn kính của học trò đối với các thầy cô giáo. "..... Trên bầu trời cao én dập dìu bay Như gọi mùa thu xôn xao nắng vàng Gọi trang sách theo bên chúng em Vào trường học chăm mùa thu lay động Cây bông hồng, em trồng tặng cô Có thêm chồi non, hương thơm mượt mà. Có một chùm hoa đang vừa mới hé ê lệ trong nắng mai. Em ân cần ngắt tặng cô giáo Đem thêm mùa thu, Xuân trong bầu trời Dâng cô bông hồng đẹp tươi "
-
Điều này không xa lạ với khoa học hiện đại đâu bạn ạ, đó chính là các phi hành gia đang làm việc trên trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS (chẳng hạn),... http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/1.gif
-
Thôi mà... http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/1.gif
-
Gần đây tôi cũng thấy ý kiến của GS Nguyễn Khắc Thuần có nói đến việc cần thiết thúc đẩy đào tạo về cổ học Việt Nam như một chiến lược "cách mạng triệt để về giáo dục", và như vậy có thể tới đây Việt sử thời Hùng Vương sẽ được chú ý và nghiên cứu kỹ hơn. "Thứ nhất là khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo văn tự cổ. Thứ hai là sau khi nắm vững các văn tự cổ, phải đầu tư thật nhiều thời gian, công sức và trí tuệ để nghiên cứu về hệ thống những giá trị phong phú của nền cổ học.Thứ ba là về phía Nhà nước, có lẽ đã đến lúc phải cấp thiết ban hành những chủ trương mang tính chiến lược lâu dài, vừa bảo vệ giá trị của cổ học, vừa khích lệ những nhà nghiên cứu cổ học VN. Muốn trả lời câu hỏi vì sao người Việt đã ngoạn mục thoát ra khỏi quá trình Hán hóa để có thể hiên ngang trở thành một ngoại lệ độc đáo của Bách Việt, tồn tại độc lập và khéo léo chuyển tải ý chí độc lập đó cho muôn đời con cháu, không còn có cách nào khác hơn việc nỗ lực nghiên cứu cổ học. Nếu các triều đại trước cũng lơ là, chắc chắn chúng ta sẽ không có một nước VN như hôm nay" http://laodong.com.vn/Van-hoa/Nghien-cuu-co-hoc-de-hieu-mot-Viet-Nam-doc-lap/90800.bld
-
Xin chia sẻ và đồng cảm với anh VU LONG về ý này, tuy tôi không hẳn thừa nhận các dấu tích kỳ vĩ còn tồn tại trên hành tinh này mà khoa học ngày nay không thể lý giải được là do có bàn tay của các nền văn minh ngoài trái đất, nhưng thực sự vẫn chưa hề thấy các phát hiện khoa học nào về các sản phẩm nhân tạo thuộc các nền văn minh trong quá khứ xa xăm, chẳng hạn như cái khung vỏ ô tô hiện nay thôi thì cho dù trải hàng ngàn năm về sau cũng không dễ bị phân rã hay hoá thạch (?!) Ngay cả sự sụp đổ của các nền văn minh đó cũng thực sự bí ẩn và khó hiểu, khó hiểu ở chỗ một nền văn minh toàn cầu được xem là tiến bộ hơn khoa học ngày nay vượt bậc lại được lý giải sụp đổ bởi một Đại Hồng Thuỷ (theo nghĩa đúng là một trận lụt lớn), khi mà ngày nay dù hằng năm thiên tai lớn vẫn hoành hành ở nhiều nơi : sóng thần ở Nam Á 2004, động đất và sóng thần ở Nhật Bản,... nhưng con người vẫn đoàn kết khắc phục tổn thất và tiến lên phía trước. Bởi vậy, tri thức con người nói chung, như sóng lớp sau xô lớp trước, dù thừa nhận có thất truyền rất nhiều vì những hoàn cảnh khác nhau của lịch sử, vẫn không dễ dàng đầu hàng trước số phận.
-
Không phải vậy đâu. Biết nói gì nhỉ (!) Thật khó mà diễn tả thành lời. Nhận định của cặp vợ chồng trên về văn hoá xứ Hàn và Việt không hề sai, nhưng... thực sự là, hiện tại, chưa nói đến chiêu thị, thì bạn bè quốc tế biết, hiểu (và không ngừng tìm hiểu), mến (và nể), và yêu... bản sắc văn hoá VN hơn hẳn các nền văn hoá Á Đông khác đấy chứ, tôi không chủ quan khi viết những dòng này.
-
Qua sự cố này, thiết nghĩ những người làm giáo dục cũng nên đưa những câu ca về các món ăn đặc sản của quê hương mình đến các em học sinh, bởi cho dù là hàng gánh thôn quê ngày xưa hay thời buổi hiện đại thế kỷ 21 thì "tâm hồn ăn uống" vẫn vượt thời gian, vâng, ngay cả bản thân TP cũng vậy, hì..., với lại dù gì thì các câu ca nào mà đi đến ẩm thực (cái bụng) nhanh nhất thì cũng sẽ học thuộc nhanh nhất, qua đó các em sẽ thêm yêu quê hương mình hơn. Đó là chưa nói ẩm thực VN rất được người nước ngoài yêu thích. Chẳng hạn, xin sưu tầm vài bài... Ai đâu mà chẳng biết ta Ta ở Xóm Láng, vốn nhà trồng rau Rau thơm, rau húng, rau mùi Thì là, cải cúc, đủ loài hành hoa Mồng tơi, mướp đắng, ớt cà Bí đao đậu ván vốn nhà trồng nên Giúp em đôi quan tám dẻ cho bền Mượn người lịch sự gánh lên chợ trời Gánh đi lòng những bồi hồi Mong cho đến chợ còn ngồi nghỉ ngơi! ------------------- Ra đi anh nhớ Nghệ An Nhớ Thanh Chương ngon nhút, Nhớ Nam Ðàn thơm tương ------------------ Ai qua Bình Định đang trưa Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan. Ai về ăn ổi Đình Quang Ăn ớt Vĩnh Thạnh, Ăn măng Truông Dài -------------------- Yến sào Hòn Nội, Vịt lội Ninh Hòa, Tôm hùm Bình Ba, Nai khô Diên Khánh Cá tràu Võ Cạnh, Sò huyết Thủy Triều... (3) Đời anh cay đắng đã nhiều, Về đây ngon sớm, ngọt chiều với em. --------------------- Ai về Quảng Ngãi quê ta Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn Mạch nha, đường phổi, đường phèn Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền. --------------------- Mặn mà muối biển Sa Huỳnh, Ngọt đường Quảng Ngãi thắm tình quê ta. Đường phổi, chim mía, mạch nha, Ai về Quảng Ngãi thử qua một lần. ------------------- Bến Tre nước ngọt lắm dừa Ruộng vườn mầu mỡ, biển thừa cá tôm Sầu riêng, măng cụt Cái Mơn Nghêu sò Cồn Lợi, thuốc ngon Mỏ Cày Xoài chua cam ngọt Ba Lai Bắp thì Chợ Giữa Mắm bàm ven bãi phù sa, Bà Hiền, Tân Thủy hằng hà cá tôm -------------------- Bánh tráng Mỹ Lồng bánh phồng Sơn Đốc Măng cụt Hàm Luông Vỏ ngoài nâu trong trắng như bông gòn Anh đây nói thiệt sao em còn so đo -------------------- Cây đa giếng nước quê nhà Mái đình còn đó người xa chưa về Người ơi, người có nhớ quê Giò Chèm, nem Vẽ, quạt lá đề như xưa. -------------------- ........
-
Câu này thật khó hiểu anh Rubi ạ (?!) (TP không có ý kiến gì về phong thủy cả, xin các quý vị cao nhân trong topic này thông cảm :( )
-
Vâng, ông Thiên Sứ nói đúng nhưng chưa đủ, khoa học lịch sử hiện đại tất phải có những đòi hỏi xác thực, không chỉ "khắt khe" mà còn phải "khắc khổ" nữa, đúng không nhỉ ? Hì... :P TP tôi trước cũng mê sử lắm, nhưng khách quan mà nói thì tôi thích đọc sử Tàu hay lịch sử các nền văn minh đông tây trên thế giới hơn, còn văn hóa sử VN thì chỉ quan tâm gần đây, nhưng không vì vậy mà thờ ơ trước vấn nạn học sử của nước nhà (nhiều điểm 0 quá). Suốt bao nhiêu năm qua chẳng thấy có một sự đột phá nào, dù liên tục cải cách giáo dục, đối với việc dạy và học môn lịch sử VN, nhưng thỉnh thoảng lại xuất hiện những thông tin đại loại như chủ đề này, đọc mà wải, chẳng hạn như : "anh hùng Lê Văn Tám là không có thật"... B) Vài lời bàn loạn, không nói gì nữa, khuya rồi, quay qua làm bạn với rượu vậy. Cảo thơm lần giở trước đèn Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh...
-
Hai Bà Trưng đánh giặc nào? Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào. Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm. Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược. Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”. Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu? Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”? Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến? Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế. Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử. Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc). Theo Trần Cao Duyên (Thanh Niên) -------------------- Có chuyện này nữa sao ? B)
-
TP chỉ là người VN bình thường, không quan tâm nhiều đến chính trị, nhưng không vì thế mà vô cảm trước hành động ngược ngạo trên biển Đông hiện nay, bất chấp công lý và công ước quốc tế. Xin chia sẻ và ủng hộ những minh chứng khoa học về cổ sử Việt của ông Thiên Sứ và các quý cao nhân, cùng toàn thể anh chị em thuộc Trung tâm LHĐP (TP đã bấm nút cảm ơn). TP. Xúc Cảnh Nguyễn Đình Chiểu Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông , Chúa xuân đâu hỡi có hay không ? Mây giăng ải bắc trông tin nhạn , Ngày xế non nam bặt tiếng hồng . Bờ cõi xưa đà chia đất khác , Nắng sương nay há đội trời chung , Chừng nào Thánh đế ân soi thấu , Một trận mưa nhuần rửa núi sông .
-
TP post bài này là từ sự đồng ý của nhân vật chính, từ blog của mình, chia sẻ lên diễn đàn, một cô bạn của TP, trong một trạng thái thấm đẫm nước mắt và gần như tuyệt vọng trong cuộc sống khi sống mà không còn gì để sống (mất khả năng làm mẹ). Thực sự thì... theo TP, những việc như thế này trong XH không lạ, nhưng sao khi đọc và cảm nhận thấy thật xót xa... --------------- CON ƠI CON Ở ĐÂU ? Viết lúc 12:48 trưa 17/08/2012 Trong đêm thanh vắng bổng văng vẵng đâu đây tiếng ai ru con..( ầu ơ ví dầu cầu ván đóng đinh..cầu tre lắc lẻo... gập ghềnh khó đi..khó đi mẹ dắt con đi..con đi trường học mẹ đi trường đời...) Nó thấy xót xa,chạnh lòng.Nó ngồi đó, nhìn về xa xâm tự nhủ " nếu như khi xưa nó giữ lại đứa con nó thì giờ nó đã làm mẹ của đứa trẻ lên 10 rồi ".Nó rất thích nghe những bài hát ru mà giờ những bài hát đó lại làm nó đau đớn,nhói nhói nơi tim nó.Xưa nó đã giết chết con nó khi chỉ là giọt máu chưa tượng hình,rồi mãi mê chạy theo tiếng gọi con tim. Cách đây đã hơn 10 năm nhưng sao vẫn như vừa mới xảy ra ngày hwa vậy? Người ta nói khi yêu cho đi rất nhiều nhưng chẳng nhận đc bao nhiêu.Đúng như vậy! nó đã cho đi và hy sinh rất nhiều,ko so đo,tính toán. Thậm chí nó đã tự tử chết 1 lần vì yêu,đổi lại nó đc j?Nó toàn nhận lấy sự dối trá,lộc lừa và sự phản bội từ người nó yêu.10 năm có chăng nó chỉ sống trong nỗi ân hận.Vì 1 phút yếu lòng mà nó trả 1 cái giá quá đắc.Thiên chức làm mẹ của nó đã ko còn nữa.Bây giờ nó thèm có đc cái cảm giác nghén là như thế nào?cái cảm giác khi sinh con đau đớn như thế nào? và đc bế con trên tay sẽ hạnh phúc đến cỡ nào?.Từng ngày nhìn con lớn lên rồi chập chững bước đi những bước chân đầu tiên cho đến 1 ngày con cất tiếng gọi : mẹ ơi... Ôi hạnh phúc đến nhường nào?.. Nó đạo thiên chúa nhưng từ lúc nó giết chết con nó.Nó thường xuyên đi chùa để cầu siêu cho đứa con bất hạnh đó.Hàng tháng nó vẫn ăn chay 2 ngày.15 và mùng 1 nó đều lên chùa thấp nhang,làm công quả.Vì có như thế nó mới thấy nhẹ lòng và thanh thản đi phần nào. Nó nghĩ nó như thế thì có ai dám yêu nó,dám lấy nó về làm vợ ko?Nếu có đi chăng nữa,liệu nó có sống hạnh phúc đc ko khi miệng đời mai mỉa nó (cây độc ko trái,gái độc ko con ) .Còn ba mẹ chồng nó nữa ,có chấp nhận 1 đứa con dâu như nó ko? Nỗi đau ko đc làm mẹ của nó đang dầy vò nó từng giờ,từng ngày.Nó đau đớn ko có lời nào để nói lên đc.Nó mong rằng tất cả những phụ nữ trên đời này đừng như nó.Đừng vì lý do nào đó mà vô tình đánh mất thiên chức làm mẹ của mh.Đc làm mẹ thiêng liêng biết bao.Hãy cố gìn giữ những gì mà tạo hoá đã ban cho phụ nữ chúng mình nhé.. TRĂNG KHUYẾT
-
Nếu vậy thì đây thực sự là một "bộ phim" đáng xem đấy, xác thực và hay hơn nhiều so với các game giả định mà TP hay chơi mỗi ngày. Miễn sao quý vị đừng đánh nhau trên biển Đông của VN là Ok. Hì.. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/eyelash.gif
-
Chào cả nhà, Trần Phương xin được đổi tên là : Phượng Hoàng Lửa, hì... Cảm ơn !
-
Sau khi tịnh tâm lại, TP tôi cũng không hiểu sao tối hôm qua lại viết bài lung tung như vậy (?!). Tối hôm qua ngồi trước màn hình vi tính trong phòng tôi không chỉ riêng mình mà còn có 2 ông bạn nhậu nữa, vì quá mệt mỏi và có phần say nên tôi không thể nhớ những gì đã làm tôi hôm qua. Một lần nữa xin BQT diễn đàn xóa dùm tôi 4 bài viết gần đây của tôi trong topic này. Bởi rất có thể mật mã nick của tôi đã bị người khác biết. Hôm qua tôi xảy ra quá nhiều chuyện bức bối về tiền bạc, vừa cho một cô nhân viên nghỉ việc (điều mà tôi rất ít làm), lại lỡ cái hẹn sinh nhật của cô bạn gái,... thêm phần say rượu nên không thể nhớ hết mình đã hành động những gì và cũng không biết mình ngủ say như chết tới sáng từ hồi nào, trong khi những bài viết mà tôi vừa đọc lại ở trên hoàn toàn không phải văn phong của tôi, tới đây có thể tôi sẽ bỏ nick này và tham gia diễn đàn với một nick khác. Tôi ít khi viết về những vấn đề thời sự quốc tế nhạy cảm, nhất là có liên quan đến Biển Đông của VN, mà nếu có, tôi sẽ viết với cách nhìn khác hẳn với các nội dung vớ vẩn như trên. Một lần nữa xin cáo lỗi cùng BQT diễn đàn.
-
Xin bỏ qua những bài viết gần đây của TP, vì có hơi quá đà liên quan đến chính trị. Mong bác Thiên Sứ và BTQ diễn đàn thông cảm và có thể xóa tất cả. Thực sự là TP đã viết những bài này trong tâm trạng không được tốt lắm, vì những chuyện bực bội ở ngoài cuộc sống (công việc và tiền bạc), chẳng liên quan gì đến nội dung các bài viết cả. Môt lần nữa xin được cáo lỗi với bác Thiên Sứ cùng toàn thể BQT diễn đàn. Kính.
-
Thật chẳng hiểu bác Thiên Sứ đang nói gì nữa. Có bao giờ tôi nói Trung Quốc là tốt cả đâu ?! Vâng, tôi là thế hệ sau bác nhiều, kể cả bác biết rất nhiều chuyện "thâm cung bí sử", những việc bác nói Liên Xô giúp đỡ ít nhiều cho Trung Quốc trong lịch sử phải chăng là vị trí hiện tại của Trung Quốc trong HĐBA ? Tất cả vẫn là những dòng lịch sử đương đại và nếu phân tích thì còn dài dòng lắm. Nhưng ý tôi ở đây là ý khác mà chắc có lẽ đời tôi chỉ được nghe thuật lại chứ chưa bao giờ được chứng kiến, điều mà bác Thiên Sứ đã khẳng định là biết rõ hơn tôi, là trong quá khứ, mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, rất nhiều người Trung Quốc mong muốn kết thúc cuộc chiến với chiến thắng chính nghĩa thuộc về dân tộc Việt Nam, những điều mà tôi muốn nói ở đây (mà thực sự là được nghe kể lại) chính là những đoàn dân phu Trung Quốc ngày đêm chở hàng ra tiền tuyến tiếp tế cho bộ đội VN, họ có thể đi ngày đêm không ngủ, và đặc biệt là khi tới biên giới là tất cả chỉ được tập kết tại chỗ đó, không được di chuyển sang biên giới. Bộ đội ta lúc ấy chỉ việc "đi người không đánh xe về", dĩ nhiên những việc này tôi chỉ được biết (qua) nghe kể lại và sẵn sàng có người đối chứng nếu cần thiết. Và cuối cùng, thưa bác Thiên Sứ, làm gì có chuyện chủ quyền của đất nước được đem ra mua chuộc hay mua bán được ? Tôi có nói gì đụng đến vấn đề này xin bác hãy đưa ra dẫn chứng. Kính.
-
Vâng, lúc ấy (1973) Trung Quốc đại loại xem Liên Xô là những người theo 'chủ nghĩa xét lại", và tôi cũng được biết cuộc xung đột trước đó của 2 nước vào năm 1969, cũng là chính người Trung Quốc khai chiến trước, thế cuộc lúc đó tưởng chừng như lên đến cao trào là một cuộc chiến tranh chứ không còn đơn thuần là tranh chấp biên giới khi Liên Xô tung các lực lượng hạng nặng nã sang Trung Quốc để trả đũa chỉ vài tuần sau khi quân Trung Quốc bắn chết các chiến sĩ biên phòng Liên Xô. Tất cả tạm lắng dịu khi lãnh đạo 2 nước sang dự tang lễ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng ý tôi chỉ là : người Việt Nam dù gì cũng rất yêu hòa bình, nợ xuơng máu trong quá khứ thì không quên nhưng tất cả cũng nên hướng đến tương lai, và, người Việt Nam cũng rất trọng tình nghĩa, không bao giờ quên sự giúp đỡ chí tình của các nước bạn trong quá khứ (tình đồng chí năm xưa), không quan tâm là họ theo thể chế nào.
-
Bởi vậy, nếu Trung Quốc từ bỏ tham vọng ngang ngược ở biển Đông, trao trả Hoàng Sa - Trường Sa, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, dựa trên luật quốc tế, thì người Trung Quốc cũng có cơ hội rất lớn trong việc hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông, vì rằng người Việt vốn có câu : "Bà con xa không bằng láng giềng gần", vả lại dù gì cũng còn tình đồng chí năm xưa. Chứ còn cứ hung hăng đòi dùng vũ lực để thâu tóm thì sự việc sẽ chẳng đi đến đâu cả, chưa kể phí tổn cho chiến sự cùng với hi sinh vô ích xương máu của các chiến sĩ (mà hầu hết là con một), tính ra còn lỗ nặng. Mà nghĩ cũng bực anh hàng xóm này thật, chẳng phải thấy khổng lồ mà sợ, nhưng cứ như một anh chàng to xác đòi kẹo vậy, nào là hăm dọa, khuyên nhủ (sic), rồi mỗi ngày cứ dứ dứ vài bước làm người khác bực mình đôi khi muốn đấm cho một phát, nhưng đấy lại là cái cớ chính đáng để họ phát động một cuộc thư hùng mới. B)
-
Không phải, ít nhất riêng chủ quan cá nhân tôi, biển Nhật Bản không thể nào so với biển Đông về vị trí địa chiến lược được, ngay cả với lợi ích kinh tế, kinh tế Nhật Bản vốn gắn bó hữu cơ rất lớn đối với các vấn đề Biển Đông hiện nay. Dĩ nhiên là không thể có chuyện Hoa Kỳ vì vấn đề Biển Đông mà có một cuộc chiến chính thức với Trung Quốc được.
-
Gặp người phụ nữ còng lưng quét rác cho “quan”... nhậu Thứ bảy, 30/06/2012 11:13 http://www.congan.co...d=702&id=473609 Biết nói thế nào về chuyện này nhỉ ? Định viết gì đó nhưng rồi lại thôi. Thấy chữ "quan" đặt trong ngoặc kép cũng hơi lịch sự, chứ đúng ra phải dùng từ "đầy tớ" mới xứng đáng.
-
Người Việt mình có câu : "Chớ thấy kẻ sang bắt quàng làm họ", Trung Quốc dù sao cũng được xem là cường quốc số 2 thế giới, tức sau Mỹ, nhưng cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, và, hơn một nửa cư dân hành tinh này đang sử dụng sản phẩm của họ (TQ), còn người Nga thì đã chính thức công khai rút lui khỏi cuộc đua bá chủ từ lâu rồi, họ (Nga) còn lo giải quyết quốc kế dân sinh của họ. Cho nên không dễ gì cứ muốn mời người Trung Quốc tập trận cùng là mời, ít ra người ta phải biết mình ở vị trí nào, ông Thiên Sứ nhỉ (!?) Hì.... :P