Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Bác Thiên Sứ có liên hệ gì về quán rượu này với công trình Thương xá Tax ở TPHCM không ? Chủ đề này hiện cũng đang được bàn tán sôi nổi trên các báo và mạng xã hội với sự góp mặt của nhiều chuyên gia cả về kiến trúc lẫn văn hóa... Tuy không có ý kiến gì, nhưng theo TP thì, mặc dù gắn bó từ nhỏ tới lớn ở SG (từ 1976) nhưng chưa bao giờ có ấn tượng gì về công trình này như một điểm nhấn của thành phố (về văn hóa) và cả sau này khi trở thành một điểm đến thương mại quốc tế... và dĩ nhiên, hoàn toàn khác xa quán rượu ở Paris như trên. Ý kiến của bác Thiên Sứ thế nào ạ ?
-
TP nghĩ rằng, nếu thực sự máy bay bị bắn rơi bởi hệ thống tên lửa có radar định vị thì việc điều tra tiếp theo sẽ không mấy khó khăn. Thật là điên rồ cho bất cứ thế lực nào đã thực hiện việc này.
-
TP xin được đăng toàn bộ bài này lên tường facebook cá nhân của mình. Nhưng hình như bài viết của bác Thiên Sứ vẫn chưa hoàn chỉnh ?!
-
Xin được trích dẫn lời bàn của bác Thiên Sứ đăng trên trang facebook cá nhân của TP.
-
Du khách Mỹ: 7 thói xấu của Việt Nam khiến bạn 'phát điên' Tuy cho rằng việc nói "không bao giờ trở lại Việt Nam là hơi tiêu cực quá" nhưng blog Mỹ nhấn mạnh rằng có nhiều thứ khiến du khách thật sự "bị dị ứng", và đó chính là "những gì tôi không bao giờ muốn nhớ về Việt Nam". Hanah và Adam là một cặp đôi đam mê du lịch người Mỹ. Ngay từ khi bắt đầu hẹn hò, Hanah và Adam đã cùng nhau đi du lịch và xây dựng trang blog du lịch Gettingstamped.com để chia sẻ về những kinh nghiệm trên chuyến đi của họ. Trong lần đến Việt Nam hồi đầu năm nay, cặp đôi đã có một bài viết về những "ấn tượng muốn quên" ở Việt Nam cho dù, Hanah thành thật, "điều đó sẽ không ngăn cản tôi có ý định quay trở lại". Infonet xin lược dịch và gửi tới bạn đọc bài viết này. Trước khi các bạn tiếp tục đọc, tôi muốn nói rằng tôi thật sự thích Việt Nam nên đừng “cố tình hiểu sai” những gì tôi sẽ nói. Việt Nam đã có nhiều “tiếng xấu” trong giới du lịch, nhiều người sau khi rời Việt Nam đã tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ quay trở lại. Tôi cho rằng nói vậy hơi cực đoan hoặc cũng có thể chúng tôi đã không phải chịu đựng “những gì tồi tệ nhất” ở nơi này. Tuy nhiên có nhiều thứ ở Việt Nam khiến tôi dị ứng và đó chính là những gì tôi không bao giờ muốn nhớ đến khi nghĩ về Việt Nam. 1. Không thể nào đi bộ trên vỉa hè Ở Việt Nam, vỉa hè là để dành cho việc đỗ xe máy, là chỗ ăn uống hay chỗ người ta kinh doanh, để làm này, làm nọ nhưng vỉa hè chắc chắn không phải là chỗ để... đi bộ. Nếu bạn may mắn tìm thấy một centimet trống trên vỉa hè thì ngay lập tức chỉ vài giây sau sẽ có người chiếm lấy nó trước bạn và khiến bạn phải dừng lại. Tôi đã từng rất nhiều lần phải thốt ra miệng câu “thật là…” khi tôi đi bộ ở Việt Nam. Mọi người chen đẩy bạn khiến bạn phải thốt lên “thật là, anh không thể đợi đến lúc tôi đi qua được à?”… 2. Lừa đảo Ở Việt Nam, mọi thứ đều có vô vàn giá. Trò lừa đáng nhớ nhất của tôi là trên chuyến xe bus từ Đà Nẵng ra Huế, khi tôi chỉ phải trả 60.000 VND để đi xe bus nhưng khi tôi vừa đặt chiếc túi của mình lên xe, lái xe đòi tôi phải trả 100.000 VND vì tôi mang theo túi. Tôi đã cười vào mặt anh ta và để chiếc túi của tôi xuống dưới ghế, anh ta thôi không đòi tiền tôi nữa vì nghĩ rằng tôi là một tên ngốc (vì hiểu sai ý anh ta). 3. Chen ngang khi xếp hàng Tôi cảm thấy rất khó chịu khi mọi người không thể tuân theo một quy tắc làm người đơn giản: Xếp hàng theo thứ tự. Thứ tự hay hàng lối chẳng có ý nghĩa gì ở Việt Nam cả, mọi người chen lấn và xô đẩy rất mạnh để tiến về phía trước. Đáng ngạc nhiên là ngay cả những người phụ nữ nhỏ bé cũng bị chen đẩy và chẳng ai thèm quan tâm cả. Tôi vẫn còn nghĩ về một tai nạn nhỏ trong một cửa hàng tạp hóa ở Việt Nam, các chị em gái đã trưởng thành của cả một gia đình đi mua sắm cùng nhau, tất cả mọi người mua sắm và cử một thành viên ra xếp hàng thanh toán trong khi những người còn lại vẫn đang đi chọn lựa hàng. Mỗi người trong số họ khi trở lại mang theo một xe đẩy hàng đầy ứ và cố lách vào hàng thanh toán. Hannah đã xếp hàng, và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Và thử đoán xem, họ đã làm gì? Họ tiến đến, ném tất cả hàng hóa vào đã chọn vào giỏ của người chị gái đã xếp phía trên và tiến hành một lúc 5 lượt thanh toán ngay trước mũi chúng tôi ! 4. Ngoáy mũi ở nơi công cộng Tôi có thể xác nhận rằng ở Việt Nam, điều đó là “hoàn toàn chấp nhận được”. Thậm chí, có vẻ như một số người còn nuôi móng tay dài và sơn vẽ thật đẹp để phục vụ cho “công tác đào xới” của mình (!). Tôi đã từng nghĩ đó là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng sau đó, tôi trộm nhớ đến “quý cô nhỏ bé” đã dùng tay trần làm bánh mì kẹp bán cho mình. 5. Phải mặc cả Tôi đã từng phải “chiến đấu” ở các cửa hàng đồ lưu niệm trong suốt chuyến đi nhưng tôi thật sự ghét cảm giác phải mặc cả khi mua đồ ăn. Tôi buộc phải mặc cả vì giá khởi điểm thật vô lý, theo kinh nghiệm thông thường, bạn chỉ nên trả hơn 1/4 giá người bán hàng đòi ban đầu khi bạn mua hàng ở Việt Nam. 6. Mọi thứ đều mang cỡ cho người Việt Nam Hầu hết mọi thứ ở Việt Nam đều quá nhỏ bé với chúng tôi. Ở Việt Nam người ta ăn bánh ở những chỗ ngồi chật hẹp, bàn ghế nhỏ, phòng tắm nhỏ và mọi thứ đều quá bé nhỏ. 7. Xe máy Bạn sẽ không thể nào hiểu được hết những phàn nàn về chuyện này cho đến khi bạn đến Việt Nam. Tôi có thể nói với bạn rằng hàng triệu xe máy ở khắp nơi nhưng điều đó vẫn không đủ để diễn tả về những phiền phức của xe máy ở Việt Nam. Tôi đã định chỉ nói có 7 điều nhưng có một điều nữa, dù rất nhỏ thôi nhưng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, đó là tôi không có cách nào kiếm được một ly café không đường. Tôi đã nhắc đi nhắc lại, đến phát điên với người phục vụ nhưng cuối cùng họ vẫn mang cho tôi một ly café quá ngọt và quá… xấu. Tôi chỉ muốn một điều rất đơn giản, đấy là một ly café đen không đường. Lê Hương (lược dịch) -------- Thank you ! http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/public/style_emoticons/default/1.gif
-
Pháo đã nổ trên biên giới Triều Tiên-Hàn Quốc TPO - BBC đưa tin hôm nay (31/3), một vụ đấu pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc vừa diễn ra gần hải giới giữa hai quốc gia này. Sáng sớm hôm nay (31/3), Triều Tiên tuyên bố sẽ tập trận bắn đạn thật tại 7 điểm trong khu vực ngoài khơi bờ biển phía tây của họ. Theo truyền thông Hàn Quốc, vài giờ sau khi thông báo, Triều Tiên đã tiến hành tập trận. BBC cho biết, phía Hàn Quốc đã bắn trả sau khi đạn pháo của Triều Tiên rơi vào vùng lãnh hải của Hàn Quốc. Hiện cư dân trên đảo Baengnyeong Nam của Hàn Quốc gần biên giới biển giữa 2 nước, đã được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn, theo Channel New Asia Khu vực biên giới trên biển là điểm nóng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Cuối năm 2010, 4 người Hàn Quốc trên một hòn đảo biên giới đã thiệt mạng vì trúng đạn pháo của Triều Tiên. Đầu năm nay, tàu chiến của Hàn Quốc cũng bị chìm gần biên giới tranh chấp. Vụ chìm tàu khiến 46 người tử vong. Seoul cho rằng Bình Nhưỡng đã phóng ngư lôi đánh chìm tàu Hàn Quốc. Nhưng Triều Tiên lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc. Theo BBC http://www.tienphong.vn/the-gioi/phao-da-no-tren-bien-gioi-trieu-tienhan-quoc-691298.tpo
-
Theo TP thì có thể tác giả bài viết này chỉ là mạo danh, chứ không phải là "du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam". Bài này lan rất nhanh trên các báo với rất nhiều comment, nhưng lại rất mập mờ về tác giả.
-
Đừng xem thường những chuyện nhỏ 19/01/2014 02:15 (GMT + 7) TT - Nhớ lại thời chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, sau một trận bom, một lần báo động, loa truyền thanh lại gióng giả: “Máy bay địch đã đi xa, cuộc sống trở lại bình thường”. “Cuộc sống trở lại bình thường” không chỉ là máy bay địch đã đi xa, mà còn là hòa bình, là hạnh phúc, là ước mơ cháy bỏng. Là có công ăn việc làm, cơm ăn áo mặc, con cái được học hành. Là con người được sống ngay thẳng với nhau, người tốt được đề cao, kính trọng. Kẻ xấu bị lên án, trừng phạt. Người dốt học người giỏi, kẻ gian sợ người ngay. Hòa bình đã ngự trên đất nước hình chữ S tươi đẹp gần bốn chục năm. Nhưng những ai cả nghĩ, không bàng quan, cũng không vô cảm với cuộc sống quanh ta hiện nay sẽ lại đặt câu hỏi trước bao nhiêu nghịch lý: Đất nước xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo ra thế giới, tính ra hằng năm nuôi sống tới 35 triệu người nước ngoài. Vậy mà cứ vào dịp giáp hạt cuối năm vẫn có trên 10 tỉnh xin gạo dự trữ quốc gia cứu đói cho đồng bào nghèo, trong khi ở các thành phố người ta đua nhau hút mỡ, ăn gạo lứt muối mè hoặc nhịn ăn nhiều ngày để chống béo. Một anh cảnh sát giao thông dắt tay một cụ già qua đường, hình ảnh bình thường ấy đưa lên mạng cũng được mọi người khen ngợi (thật lòng) một cách bất thường. Một đất nước tự hào có hàng ngàn năm văn hiến, có hàng chục ngàn tiến sĩ, giáo sư, vậy mà không có trường đại học nào nằm trong tốp 1.500 của thế giới hiện đại. Dân có khả năng đều đặn đưa con em ra nước ngoài du học, mỗi năm đổ hàng mấy tỉ đôla “mua chữ” cho con em ở nước ngoài, và chất xám bị người ta hớt váng thảm hại. Cảm ơn, xin lỗi vốn là chuyện bình thường từ khi con người tự nhận mình là văn minh cũng như đầy rẫy trong giáo huấn của cha ông ta. Thế nhưng trên đất nước của chúng ta ngày nay, lời cảm ơn, xin lỗi đã trở nên quá khó để thoát ra khỏi miệng. Một chuyện bình thường như thương thảo với dân thì có tiến có lùi, có được có thua. Thế nhưng tính kiêu ngạo cố hữu làm người ta không chịu “thua dân” dù một li một tấc. Cho nên khi ông bí thư tỉnh Thanh Hóa chịu lùi trước tiểu thương Bỉm Sơn, một cách thừa nhận cái sai của chính quyền, được dư luận cả nước khen ngợi hết mực khi ông chỉ làm một việc đúng đắn bình thường trên cương vị của ông. Cũng như một ông bộ trưởng, không như nhiều vị bộ trưởng khác, ông đã can đảm nói lên một số “sự thật mất lòng” (và đau lòng) trong công việc điều hành. Đó cũng là chuyện bình thường, một bộ trưởng mà không biết nói, không dám nói như thế mới là lạ. Thế nhưng ông được ca ngợi như một vị anh hùng, được gửi gắm rất nhiều niềm tin của dân chúng. Phải chăng như thế là “bình thường”? Và mới đây, người tài xế bị dân Đồng Nai “hôi bia”, được nhiều mạnh thường quân gửi hàng trăm triệu giúp bồi thường cho hãng. Và anh đã trả lại toàn bộ số tiền khi không phải bồi thường nữa. Đó là một chuyện bình thường, ai có lương tri đều làm. Nhưng tỉnh đó đã công nhận anh là một trong ba công dân tiêu biểu của năm. Có vẻ như muốn vớt vát lại sự hổ thẹn của tỉnh do những kẻ “hôi bia” gây nên, tỉnh này đã làm một việc bất bình thường. Trả lại những gì không phải của mình đang là hành động hiếm hoi, thậm chí “anh hùng” rồi chăng? Chuyện “bình thường bất bình thường” tuy có vẻ nhỏ nhặt nhưng là triệu chứng lâm sàng của một căn bệnh nguy cấp và khó chữa của xã hội. Xin hãy hành động và điều chỉnh để người ta khỏi phải hỏi mình: “Liệu anh có làm sao không đấy?”. NGUYỄN QUANG THÂN (Cà phê Chủ Nhật - Tuổi Trẻ)
-
Chẳng biết nói thế nào nữa... Chỉ riêng cảm tính mà gọi là có ý kiến thôi : TP rất đồng ý với bác Thiên Sứ về vấn đề này...
-
Rất trân trọng những người đang làm công việc khó khăn này, dù có thành công hay không thì họ vẫn đang hiển hiện mỗi ngày trên các truyền thông đại chúng, chính danh là quan trọng nhất, dù (cứ cho là) ai đó lừa đảo....
-
BUỒN VUI MỘT THOÁNG TIN BUỒN Hiệp hội Lương tâm và Đạo đức vô cùng đau đớn báo tin: Vào hồi 14 giờ ngày 4-12, tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc khu phố 1, phường Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã xảy ra một tổn thất vô cùng to lớn đối với Hiệp hội chúng tôi. Đau thương này diễn ra khi tài xế Hồ Kim Hậu, do phải cua gấp tránh xe phía trước nên bị lật xe. Hàng trăm két bia Tiger đổ ập xuống đường. Hàng trăm người dân thay vì giúp đỡ xe gặp nạn đã xúm nhau lại “hôi bia”. Dù anh Hậu van xin, khóc lóc nhưng mọi người vẫn ra sức xông vào lấy tài sản. Nhiều người còn leo lên thùng xe để lấy bia, có người còn đưa cả xe ba gác tới chở. Xe của anh Hậu chở khoảng 1.400 két bia lon và hơn 100 két bia chai, sau vụ “hôi của” này chỉ còn khoảng 10%. Trước cái chết đột ngột, thê thảm, nhức nhối về nhân phẩm của hàng trăm người “hôi bia” kể trên, hiệp hội chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới... gia quyến! TIN VUI Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 2012 vừa công bố kết quả khảo sát. Theo đó, học sinh Việt Nam xếp thứ 17 trên tổng số 65 nước tham gia. Vị trí này cao hơn cả Mỹ và Anh. Cuộc thi khảo sát hơn 510.000 học sinh ở 65 quốc gia với ba môn. Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về Toán và thứ 19 về Đọc hiểu. Khu vực Đông Nam Á có 5 nước tham gia gồm Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia thì Việt Nam đứng 2 sau Singapore. Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói: “Đây là kết quả đáng khích lệ. Việt Nam là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 65 nước tham gia, nhưng chất lượng học sinh đã gây bất ngờ cho cả thế giới”. BÌNH LUẬN Theo TS Giáp Văn Dương: “Giáo dục Việt Nam có trọng tâm là học để thi. Toàn bộ guồng máy giáo dục vận hành để phục vụ một mục tiêu duy nhất là thi cử. Thi từ khi vào lớp 1, thi vào lớp 6, thi vào lớp 10, thi lên đại học. Kỳ thi nào cũng căng thẳng và cạnh tranh. Với kỳ thi PISA này còn được tập huấn, chuẩn bị chỉn chu, thậm chí đã tổ chức thi thử trước đó một năm thì việc đạt kết quả như vậy là hiển nhiên. Nên nhớ, học sinh chúng có thứ hạng cao chứ chưa chắc đã giỏi theo cách hiểu của quốc tế”. Vâng, với một nền giáo dục chạy theo thành tích, lấy thi cử làm mục đích tối thượng, xem nhẹ giáo dục nhân cách, thì không có gì lạ trước không khí “hồ hởi, náo nức, nhộn nhịp” khi nhào vô... cướp bia. Không biết nếu tổ chức cuộc thi “Cướp bia trên đường phố” thì xứ mình đứng thứ mấy? Chắc không đến nỗi tệ! NĂM TU HUÝT (Báo CATP)
-
Sự việc càng lúc càng ly kỳ. Chưa biết đối thủ thực sự Trung Quốc đang ngán là ai, chỉ biết bản thân càng tự hào là người Việt Nam.
-
Hấp dẫn quá, ngày mai TP được ứng lương và thưởng (dịp) lễ, sẽ mua mấy con về mời bạn bè đến nhậu chơi, ... hì :P
-
Cha tôi, Lê Duẩn và kỷ niệm với Trung Quốc Chủ nhật, 07/04/2013, 09:30 (GMT+7) Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung Quốc. Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986). ... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang (Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Trung Quốc. Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc. Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai. Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: “Mong đồng chí chóng khỏe”. Ông Chu Ân Lai nói: “Chúng nó không để tôi sống đâu” (ý chỉ bè lũ 4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi. Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc. Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ lái. Cha tôi nói: “Tôi không nhận cái xe nào cả”. Sau đó có đồng chí hỏi lại: “Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?”. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể cướp được đất nước này, kể cả anh em ‘môi hở, răng lạnh’”. Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch. Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên báo Nhân dân đã viết một câu: “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận của nước nhỏ”. Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta. Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ. … Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc… Và đủ để tôi cảm nhận sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc. Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam. Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là “hoà bình sẽ được lập lại”, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ…”. Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi. Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: “Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần…”. Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc… Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”. Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi. Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể có sự lựa chọn khác. Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai đầu biên giới. Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra. Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì? “... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong! Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước. Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được. Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới...”. Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước. Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác. Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay. Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây. Lê Kiên Thành (khampha.vn)
-
Có mấy người bạn của TP (và cả vài người Hàn Quốc) hay qua lại làm ăn bên Hàn Quốc nói rằng : những thông tin về chiến tranh chẳng mấy ai quan tâm, hiện nhiều người dân họ lưu tâm đến thị trường chứng khoán mỗi ngày như thế nào mà thôi... Thậm chí có người còn ngỏ ý rủ TP hè này sắp xếp sang du lịch một chuyến thăm khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 38, một di sản văn hóa. Tóm lại, theo TP thì... đằng nào thì cũng chẳng có chiến tranh.
-
Chẳng là mắc cười quá nên mới vậy thôi
-
Đúng người, đúng lúc, đúng chỗ: Ân nhân của phụ nữ Nhật Hiến pháp năm 1946 của Nhật - do một nhóm chuyên viên trẻ người Mỹ soạn thảo - đã thay đổi sâu đậm xã hội Nhật và một trong những thay đổi lớn nhất là bình quyền giới. Công lao ấy thuộc về một người con gái lúc ấy mới 22 tuổi đời. Ngày đầu năm, đọc một tin buồn nhưng lại làm ấm lòng những ai còn muốn thay đổi xã hội: bà Beate Gordon vừa qua đời trước đó hai ngày, thọ 89 tuổi. Trong cuộc đời, chúng ta luôn trọng cái tài, cái đức của những người xuất chúng, tạo nên cơ nghiệp hữu ích cho xã hội. Nhưng ít ai lưu tâm đến cái vận may giúp đưa đẩy những nhân vật này đạt được thành quả như vậy. Từ những Newton nhìn quả táo rơi xuống đất và nhận ra sức hút của trái đất cho đến những ngừoi chăn cừu vùng Roquefort để quên phó mát trong hang động và ngày nay ta có đặc sản này... Tôi không chắc là có nhiều người sống ở ngoài nước Nhật biết tên bà Gordon, và càng ít người hơn nữa biết công của bà đóng góp cho phụ nữ và xã hội Nhật như thế nào khi bà còn ở tuổi 22. Chính tôi cũng không biết bà là ai, cho đến khi đọc xong cáo phó trên tờ New York Times. Câu chuyện thế này: Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng vào tháng 8, kết thúc thế chiến thứ hai, Tổng tư lệnh Douglas MacArthur được trao trách nhiệm cải tổ lại toàn diện nước Nhật, không những về quân sự, ngoại giao mà cả về kinh tế, xã hội. Bà Gordon, tên con gái là Beate Sirota, bố mẹ là người Do Thái, gốc ở Nga, sinh ra ở Áo, sống ở Nhật từ lúc lên năm tuổi, khi ông bố được mời sang dạy nhạc tại Hoc viện Âm nhạc Hoàng gia ở Tokyo. Bà thông thạo sáu ngôn ngữ: Anh, Nhật, Đức, Pháp, Tây ban nha và Nga. Sau khi học xong trung học ở Nhật lúc 16 tuổi, bà sang học ở Mills College, lúc ấy còn là một trường dành riêng cho con gái ở Oakland, bang California, Mỹ. Bà Beate Gordon Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, bà mất liên lạc với bố mẹ còn kẹt lại ở Nhật, và một cách để tìm họ là đầu quân vào làm việc cho quân đội Mỹ. Nhờ giỏi nhiều ngoại ngữ, bà được tuyển vào làm công tác chiến tranh tâm lý ở San Francsico, rồi sau chiến tranh được chuyển sang bộ chỉ huy của tướng MacArthur ở Nhật. Bà được biệt phái vào một tiểu ban hơn 20 người -toàn đàn ông- với một sứ mạng tối mật là thảo một hiến pháp mới, trong vòng một tuần lễ, cho nước Nhật vào tháng hai, 1946. Nhờ đã lớn lên ở Nhật, bà Gordon hiểu rõ tình trạng của phụ nữ Nhật thời bấy giờ, mà theo như bà nói, họ không khác gì một "sở hữu vật chất" (chattel.) "Qua quá trình lịch sử, phụ nữ Nhật bị đối xử như là sở hữu vật chất; họ là tài sản để bán hay mua tùy hứng. Phụ nữ hoàn toàn không có quyền lợi gì." Hồi năm 1999 bà đã nói như vậy với tờ báo Dallas Morning News. ("Japanese women were historically treated like chattel; they were property to be bought and sold on a whim," Ms. Gordon told The Dallas Morning News in 1999. "Women had no rights whatsoever." ) Năm 1946 chưa có internet, và nước Nhật vừa bị chiến tranh tàn phá đến tận gốc, nên bà đã mất cả tuần truy lùng các mẫu hiến pháp của các nước khác, và nhờ đó thảo được hai điều trong hiến pháp Nhật: Điều 14, có phần này: "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị kỳ thị về chính trị, kinh tế hay các liên hệ xã hội trên căn bản nòi giống, tín ngưỡng, giới tính, địa vị trong xã hội hay lý lịch gia đình." Điều 24 bảo đảm quyền lợi của phụ nữ trong những lãnh vực như "quyền lựa chọn chồng, quyền tư hữu, quyền thừa kế, chọn nơi cư trú, ly dị và những vấn đề khác." Hiến pháp mới này của Nhật bắt đầu có hiệu lực năm 1947, cho đến nay đã được 66 năm, hoặc khoảng ba thế hệ, từ đời ông bà đến đời cháu. Phụ nữ Nhật ngày nay thuộc vào hàng "độc lập, tự do" (như cụ Hồ thường nói) nhất thế giới. Đa số (54%) các phụ nữ dưới 30 tuổi ở Nhật vẫn còn độc thân, so với chỉ có 30% vào năm 1985. Trong số những người còn độc thân ở tuổi 35 đến 54, một nửa vẫn không có ý định lập gia đình, theo một thống kê hồi năm ngoái của Viện Bảo Hiểm Nhân Thọ của Nhật. Họ có học, có nghề nghiệp đủ sống, và họ muốn tận hưởng cái tự do này. Ngay ở Việt Nam ta, ai tinh mắt sẽ thấy phụ nữ Nhật chiếm thành phần lớn trong số các du khách. Nam giới Nhật sang đây hầu hết là vì công việc, nhưng phụ nữ thường là để du lịch. Họ có thể đi một mình, hoặc trong nhóm nhỏ, và thường thích các món ăn Huế. Gần như lần nào vào nhà hàng Huế cũng có một hai bàn phụ nữ Nhật. Có thể nói hiến pháp năm 1946 của Nhật - do một nhóm chuyên viên trẻ người Mỹ soạn thảo - đã thay đổi sâu đậm xã hội Nhật và một trong những thay đổi lớn nhất là bình quyền giới. Công lao ấy thuộc về một người con gái lúc ấy mới 22 tuổi đời. Cái lạ là suốt mấy chục năm sau đó, bà Gordon giữ kín bí mật về phần việc của bà trong việc tạo dựng hiến pháp Nhật, tuy bà vẫn làm việc về lĩnh vực nghệ thuật với Á châu và từng đưa nhiều đoàn nghệ nhân sang trình diễn ở Mỹ. Tôi chưa phối kiểm được chính xác đoàn nào và năm nào, nhưng trong cáo phó có đề cập đến một đoàn rối từ Việt Nam. Một phần lý do là vì công tác bí mật nên không được tiết lộ; nhưng phần nữa là vì bà không muốn giới cũng như tuổi trẻ của bà thành cái cớ cho những thành phần bảo thủ cực đoan của Nhật lợi dụng để đòi thay đổi hiến pháp. Mãi đến gần nửa thế kỷ sau, khi bà xuất bản tự truyện "Người Phụ Nữ Duy Nhất Trong Phòng" vào năm 1995 ở Nhật thì câu chuyện của bà mới được tiết lộ. Người Nhật đã viết một vở kịch và làm một bộ phim tài liệu về bà: "Món Quà từ Beate." Chính phủ Nhật truy tặng huân chương "Báu Vật Linh Thiêng" (Order of the Sacred Treasure) cho bà vào năm 1998. Suốt cuối đời bà, phụ nữ Nhật vẫn luôn trân trọng và biết ơn bà vì những quyền lợi đích thực mà họ đã được hưởng qua ba thế hệ. Nhân Ngày Phụ Nữ Thế Giới và cũng đang giữa mùa Việt Nam viết lại hiến pháp, biết đâu trong nửa thế kỷ nữa, con cháu bà Trưng, bà Triệu, và bà Hồ Xuân Hương cũng sẽ đạt được cái "tự do, độc lập" tương xứng với khả năng và nguyện vọng của họ? Vũ Đức Vượng Thầy Vũ-Đức Vượng là giám đốc chương trình Giáo dục Tổng quát, Đại học Hoa Sen, TP Hồ Chí Minh. Cả bài viết là một thông tin rất hay, đáng để tham khảo, tuy nhiên lại có một đọan kết dở ẹc, ... Nguồn : http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/111515/dung-nguoi--dung-luc--dung-cho--an-nhan-cua-phu-nu-nhat.html
-
Theo TP nghĩ thì... chuyện này không có thật đâu, chưa nói đến những giai thọai cổ tích xưa kia chẳng hạn như : cha mẹ vì đói khổ tận cùng đến nỗi dẫn con vô rừng rồi ra về, bỏ mặc chúng chết đói (và sau này ân hận đến mức không nuốt nổi hạt cơm, vâng, văn hóa Triều Tiên và VN có rất nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn vậy...), thì có thể chắc chắn là không bao giờ có chuyện các bậc cha mẹ vì quá đói khổ mà nhẫn tâm ăn thịt con mình cả. VN mình thời nạn đói Ất Dậu nghe rằng còn khủng khiếp hơn thời hiện đại (của xứ kim chi ) bây giờ nhiều, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ có những thông tin kinh dị như vậy. Cá nhân TP luôn suy nghĩ và nhận định (một cách khách quan) rằng : dù gì thì những nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng cũng đã làm hết sức mình để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, lợi ích,... và giá trị của chính nhân dân họ. Vài suy nghĩ...
-
Quan điểm cá nhân tôi chưa bao giờ xem áo dài của phụ nữ VN là quốc phục cả
-
TP cũng có cùng suy nghĩ như bác Thiên Sứ vậy, bởi cũng theo bài báo trên thì : Như vậy thì hiện nay ngay chính nước Nga cũng đã không xem nó là phương tiện chiến đấu chiến lược trong việc đối đầu với các siêu cường, bởi như thế thì chẳng khác nào tự sát, mà chỉ còn sử dụng phòng thủ trong biên chế hải quân đối với các xung đột qui ước qui mô nhỏ khác mà thôi. Càng ngày TP càng tin rằng ngươi Nga và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau hơn trong chiến lược ở châu Á Thái Bình Dương này, nhưng vẫn chưa nghĩ rằng sẽ có chiến tranh qui mô lớn thực sự giữa Trung Quốc với Nhật Bản và đồng minh, bởi nó quá khủng khiếp trong bối cảnh khoa học quân sự hiện nay, và sẽ khốc liệt hơn bất cứ xung đột nào từ trước đến nay, kể cả thế chiến thứ 2, nhưng nếu TQ sử dụng đến vũ khí hạt nhân thì chắc chắn các siêu cường Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ... sẽ không tha cho họ.
-
Theo tôi nghĩ là, cứ đợi đến khi nào chín mươi phần trăm người Việt trong và ngoài nuớc tán thành việc nhà nước nên chuyển từ ăn tết Ta sang ăn tết Tây thì chúng ta hãy quay lại bàn tiếp về vấn đề này.
-
Thật chẳng biết ý kiến gì với ông Võ Tòng Xuân nữa, chán thật. Chỉ xin kể một câu chuyện của TP hồi tết năm ngoái. Bữa đó TP qua chúc tết gia đình một ông bạn ở quận Tân Phú, TPHCM, vốn trước cũng chỉ là buôn bán nhỏ nhưng do chịu khó lại gặp thời nên hiện cũng có một tiệm tạp hoá khá lớn trong vài năm gần đây, do vậy nên cũng có một mùa tết khá sung túc, cũng có trà rượu loại xịn đầy đủ cả. Vì trước cũng là bạn hàng nên TP biết khối lượng giao dịch của tiệm lên đến hàng trăm triệu mỗi ngày chứ không phải ít... Trong tiệc nhậu, TP có trao đổi với anh bạn vài câu đại để như sau : > Sao tui thấy mấy tiệm xung quanh mùng 2 đã mở cửa bán hàng rồi mà ông còn nghỉ tết kỹ zậy ? > Ui trời, mấy người đó họ khai trương lấy ngày zậy chứ lát họ qua đây nhậu liền nè, ông khỏi lo thiếu bạn nhậu. Mấy bên đó với đây cũng thân thiết hàng xóm lắm chứ không phải cạnh tranh gì nhiều đâu, tết nhứt mà, khà khà... sá gì một nải chuối xanh, năm bảy người giành cho mủ dính tay, khà khà... > Nhưng ít ra cũng ảnh hưởng đến doanh thu mỗi ngày chứ, thời buổi bây giờ mà, tranh thủ kiếm đươc ngày nào hay ngày nấy, còn ăn nhậu thì lúc nào chẳng được, đâu phải cứ đến tết mới nhậu được, như tui zới ông nè... > Biết zậy, nhưng ông coi, cả năm quần quật buôn bán, tiền bạc đồng ra đồng vô nhức cả đầu, nên tết nhứt cũng xả hơi cho bả với mấy đứa nhỏ đi chơi bời đây đó chứ... > Gần đây nghe nói có ý kiến là nên từ bỏ tết cổ truyền, chuyển sang ăn tết dương lịch như Nhật Bản từng làm vậy, như thế công việc buôn bán và doanh thu của gia đình ông chí ít cũng không bị ảnh hưởng trong mấy ngày này, ông thấy sao ? > Khùng, zậy chứ gia đình tui quần quật làm ăn suốt cả năm trời để làm gì ?
-
Trong một bài viết của một chuyên gia người Nga dưới đây cũng thấy nói đến một liên minh quân sự không cần thiết mà còn là "quái vật hoang đường cực kỳ độc hại có tên Moskva - Delhi - Bắc Kinh" (mà "nhiệm vụ chủ yếu của nền ngoại giao Nga" là "tam giác địa-chính trị Moskva - Delhi - Hà Nội"). Mặc dù đó chỉ là quan điểm của một cá nhân được cho là "nổi tiếng là bài Trung Quốc" (theo vietnamdefence), nhưng cũng cho thấy một điều rằng : phải chăng Trung Quốc thực sự đang bị bao vây ? http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Yeu-to-Trung-Quoc-va-ASEAN-2/201212/52222.vnd
-
Vài dòng tâm sự... Thú thực là ngày trước TP thích nghề bếp lắm, đến giờ vẫn vậy, hì... Nghĩ rằng nếu được sống lại lần nữa chắc cũng quyết theo nghiệp nhà bếp. Lý do à ? Vâng, rất đơn giản... Chẳng qua nó phù hợp với cách sống của mình, chẳng hạn, đi trễ về sớm nè, hi.., ăn mặc lè phè nữa chứ... hi... (nhưng lương bổng cao)nói chung, rất phù hợp với phong cách của TP,... Thế nhưng, chỉ vì một vài điều kiện đầu tiên cần phải hiểu và "ok" là... "phải biết và thực hành giết mổ..." (mà chắc không phải vậy đâu) khiến niềm đam mê của mình không thể làm được...Hi... Cũng xin nói thẳng là : dù gì thì TP vẫn còn đủ "sam sân si" nhiều lắm... Thích nhậu hải sản, thịt nướng,.... và cả... chân dài.... Vài lời ong bướm... A di đà Phật.
-
'Không lợi ích nào khác ngoài lợi ích Tổ quốc' Cập nhật lúc :2:52 PM, 14/12/2012 Bài viết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân ngày kỷ niệm 68 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, tôi muốn tiếp tục nói lên những suy nghĩ của mình về tình hình đất nước hiện nay liên quan đến hai nhiệm vụ chiến lược, là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22-12-1944. Đó là ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, dựa vào sức mạnh của nhân dân và nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, sự đoàn kết, giúp đỡ của nhân dân và quân đội các nước anh em, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển từ nhỏ đến lớn, càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng lớn và trưởng thành vượt bậc. Sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược bắt nguồn từ truyền thống yêu nước được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tình đoàn kết quân dân, đoàn kết nhất trí giữa cán bộ và chiến sĩ, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu, năng động, sáng tạo trong sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật phù hợp với nghệ thuật quân sự Việt Nam, chiến trường Việt Nam. Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, bên cạnh niềm tự hào về một quân đội bách chiến bách thắng, còn là dịp để chúng ta nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc hơn tất cả những gì mà quân đội của chúng ta đã từng và đã trải, đã chiến đấu, hy sinh, để trưởng thành lớn mạnh, để thắng lợi vẻ vang; là dịp để chúng ta tôn vinh tất cả những thế hệ đã hiến dâng cuộc đời mình cho vinh quang của dân tộc, cho độc lập, tự do của đất nước; là dịp chúng ta tưởng nhớ những người đã mất và cố gắng làm tròn trách nhiệm của những người còn sống, đang sống... Ngày 22-12 sẽ mãi mãi là một Ngày Anh Hùng! Nhưng ý nghĩa của ngày này chỉ trở nên thật đầy đủ khi chúng ta phát huy thật tốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước hôm nay. Mấy vấn đề thực tế Quý vị độc giả hãy miễn thứ, và nếu có thể, hãy chia sẻ với tôi nếu như đôi chỗ trong bài viết này không đi theo khuôn mẫu thường thấy. Sự dè dặt, thận trọng quá mức và khuôn mẫu thường đem đến cảm giác an toàn cho người phát biểu, nhưng trong nhiều trường hợp, nó thật sự chưa thể lột tả được bản chất của vấn đề. Có thể thấy được nguyện vọng thiết tha của mọi đảng viên và công dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, trong xây dựng Đảng, củng cố Nhà nước, xây dựng đất nước, trong việc không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Đó luôn là nguyện vọng, là quyền đòi hỏi chân chính và cấp bách. Đòi hỏi ấy đang đứng trước những thách thức to lớn. Tôi muốn trước hết đề cập đến vấn đề kinh tế và tư tưởng. Kinh tế có mạnh, tư tưởng có vững, cả dân tộc có đoàn kết thống nhất, thì Quân đội mới có khả năng để trở thành một quân đội vô địch. Không có một quân đội mạnh trên nền tảng một xã hội chia rẽ, mất tinh thần, không sẵn sàng chiến đấu, đất nước thiếu sinh lực. Sức mạnh của quân đội, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc phải trên cơ sở sức mạnh của quốc gia. Đó là sức mạnh tổng hợp của cả chính trị, kinh tế, tư tưởng; của quân đội và nhân dân; tiền tuyến và hậu phương; đối nội và đối ngoại... Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dân giàu, nước mạnh và đặc biệt là đoàn kết toàn dân tộc thì kẻ thù nào cũng sẽ không dám xâm lược nước ta, nếu có, chúng chỉ chuốc lấy thất bại mà thôi. Về kinh tế, sau nhiều năm đất nước phát triển đầy hưng phấn, nay do nhiều nguyên nhân, cả bên trong và bên ngoài, đang lâm vào tình trạng suy giảm. Nguyên nhân bên trong có nhiều nhưng trong đó phải kể đến khuyết điểm của lãnh đạo và quản lý... Gần đây, báo chí và dư luận hằng ngày đề cập đến những “nhóm lợi ích”, đâu đó có hành vi thâu tóm quyền lực kinh tế làm cho lòng dân không yên, các định chế tài chính hoạt động bộc lộ yếu kém, nợ công cao, đầu tư dàn trải và tệ tham nhũng, lãng phí gây thiệt hại nghiêm trọng các nguồn lực quốc gia; lạm phát ở mức cao; thu nhập thực tế và đời sống của người dân khó khăn hơn; cùng với các tai, tệ nạn xã hội có dịp bùng phát; lối sống ích kỷ, suy đồi, vô cảm, vô trách nhiệm hiện diện ở nhiều lĩnh vực của cuộc sống... Tất cả những thực tế đó làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Về tư tưởng, chưa bao giờ như trong vòng một năm qua, xuất hiện rất nhiều dư luận, trong đó có những tư tưởng và dư luận nguy hiểm, gây chia rẽ trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân; cá biệt có người đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị? Họ khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý đất nước hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội và ở chừng mực nào đó, họ đã đạt được những “kết quả” nhất định, làm cho xã hội trở nên bất ổn hơn. Không thể không đề cập đến một mối lo ngại trong xã hội về khả năng xảy ra xung đột trong khu vực, liên quan đến Việt Nam; lo ngại về khả năng ứng phó của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta trong tình hình thế giới rất khó lường hiện nay. Đã có nhiều cuộc đối thoại trong, ngoài nước và nhiều bài viết trên báo chí về chủ đề này. Một số hãng tin nước ngoài đã dùng chủ đề này như một phương tiện hữu hiệu để chuyển sự chú ý của dư luận theo hướng phục vụ cho ý đồ của họ. Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, thậm chí họ còn vu cáo, xuyên tạc rằng Đảng ta “bán rẻ đất nước”. Những luận điệu kiểu đó rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác, bởi nếu không, nó sẽ gieo những mầm mống độc hại, cùng với những áp lực xuất phát từ những khó khăn trước mắt về kinh tế và tư tưởng, làm cho đất nước ta càng thêm khó khăn. Sự hình thành và phát triển của Đảng đã chứng minh, Đảng ta không ngại phê bình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có loại phê bình xây dựng và có loại phê bình không phải là xây dựng, thậm chí là phá hoại. Không phải ai và lúc nào cũng phân biệt được sự phê bình xây dựng với sự phê bình phá hoại, và trong những lúc trắng đen chưa rõ ràng, thì dư luận dễ bị lạc hướng; những thiện chí bị lợi dụng bởi những tư tưởng có hại, đầu độc bầu không khí chính trị của đất nước. Nếu chúng ta không ý thức đúng mức những lo lắng của cộng đồng và bị những tư tưởng độc hại chi phối, sẽ bị dao động về ý chí, thậm chí bất mãn, ngả theo kẻ xấu, trở thành công cụ cho bất kỳ kẻ nào thừa cơ hội đứng lên khoác áo “nghĩa hiệp” và đưa đất nước đi đến chỗ hỗn loạn. Tình trạng suy giảm kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị nếu không được sớm chặn đứng, sẽ đặt tương lai của đất nước ta trước thử thách khốc liệt. Đúng như nhận định của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là những nguy cơ đó liên quan đến sự “tồn vong” của chế độ, đồng thời nó cũng đe dọa trực tiếp đến sự thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta phải làm gì? Trước hết, với tư cách là người có trọng trách trong Đảng và là người đứng đầu Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, tôi xin khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo. Dù còn những khuyết điểm, yếu kém, nhưng Đảng và Nhà nước ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Hành động bán nước hay những việc làm tương tự sẽ chịu sự nguyền rủa, oán hận của các thế hệ sau này, cũng như chúng ta đã từng phê phán nghiêm khắc những nhân vật và những chế độ như thế trong lịch sử. Non sông đất nước ta, khắp nơi, những cảnh, những người, những phong tục tập quán, đâu đâu cũng đẹp và lòng chúng ta đau đớn khi nghĩ đến những nét đẹp ấy có thể bị vùi dập hay thậm chí bị lãng quên. Chúng ta không thể để cho viễn cảnh đen tối đó trở thành hiện thực. Chúng ta có lúc tự ti hay bi quan về một số việc chúng ta làm chưa được bằng người, nhưng chúng ta cũng hiểu rằng, để phát triển và hoàn thiện không chỉ cần có thời gian, mà cần cả mồ hôi, nước mắt, kể cả máu. Không thể ngồi đó, so sánh và chẳng làm gì để xây dựng, thậm chí lại chửi bới - thái độ đó làm hạ thấp giá trị của mỗi một chúng ta và làm suy yếu hơn nữa khả năng phát triển đất nước. Không có hành động nào làm tàn hại đất nước nhanh hơn sự kích động, gây chia rẽ dân tộc; bởi trong một hoàn cảnh vô tổ chức, không một công việc gì của tập thể có thể thực hiện được, huống hồ là những mục tiêu to lớn, cao đẹp, mà để thực hiện, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn lao của cả cộng đồng dân tộc. Thái độ cần thiết hiện nay, dù có khác biệt nào chăng nữa, thì tất cả các giai tầng xã hội, các tầng lớp nhân dân cần hành động với một động cơ duy nhất, đó là vì lợi ích của dân tộc, vì sự ổn định chính trị, vì sự bình yên của xã hội để làm ăn và phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đại đoàn kết, hòa giải và hòa hợp dân tộc. Mọi hành động phá hoại mục đích đó hoặc khoét sâu thêm những bất đồng để đẩy đất nước đến bờ vực của sự hỗn loạn, phải bị loại trừ và lên án. Thái độ tích cực đó cần được thể hiện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, trong đó có việc cấp bách hiện nay là tiếp tục kiên trì thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống phải bị chặn lại. Tham nhũng, tiêu cực phải kiên quyết loại trừ để cho bộ máy thực sự trong sạch vững mạnh, nhưng đồng thời phải làm sao giữ được sự ổn định, tránh sa vào những sai lầm ấu trĩ có thể dẫn đến những hậu quả tồi tệ về chính trị-xã hội. Mặt khác, cũng không thể nhân danh sự ổn định chính trị- xã hội để dĩ hòa vi quý và thỏa hiệp với cái xấu, cái sai. Đây thực sự là một yêu cầu khó khăn, đòi hỏi sự tỉnh táo, sự quyết tâm, sự đoàn kết nhất trí và bản lĩnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Tôi nhận thức sâu sắc rằng, nhân dân ta, các lực lượng vũ trang ta trông đợi vào kết quả thực chất của công cuộc này để củng cố lòng tin của mình vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Đây là thời cơ chính trị chúng ta phải nắm lấy, tạo ra sự chuyển biến mới như một cột mốc trong quá trình phát triển. Được như vậy, sức mạnh của chúng ta sẽ tăng lên gấp bội, trong đó có sức mạnh quốc phòng-an ninh. Một trong những bất cập chính trong công tác quản lý nhà nước hiện nay là có việc thì tập trung quá mức, có việc thì lại phân cấp quá mức nhưng lại thiếu kiểm tra, đặc biệt là công cuộc cải cách hành chính quá chậm chạp và có nguyên nhân từ sự suy thoái của một số cán bộ, công chức các cấp, các ngành, đang cản trở sự phát triển đất nước. Toàn dân ta không ai muốn duy trì tình trạng này. Tôi cũng mong muốn tất cả mọi người nhìn nhận đúng đắn một thực tế đáng buồn là, phải chăng sau khi đã trở nên khá giả hơn, một bộ phận người Việt Nam trở nên ít khát vọng trong sáng, thậm chí trở nên sa đọa về đạo đức lối sống. Những người như vậy cần nhìn nhận điều đó một cách cầu thị, thay đổi cách nghĩ, đồng hành cùng dân tộc, vì sự nghiệp chung, tiếp nối giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Nhưng quan trọng hơn, cần phải có những “cú huých” đủ mạnh từ phía luật pháp, chính sách và dư luận để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, ở đây tôi muốn kêu gọi cả sự thức tỉnh của đạo đức, của lương tâm để có sự chuyển biến mạnh mẽ. Rõ ràng, thực tế đang đặt ra những yêu cầu cao đối với công tác quản lý nhà nước, chống lại tệ quan liêu, trì trệ, tham nhũng, “lợi ích nhóm” hay lợi ích cục bộ của ngành này, ngành khác; phải có những tiêu chí mới để đánh giá cán bộ trên cơ sở hiệu quả thực chất, vì lợi ích chung, chứ không phải những quy định mà người ta có thể lợi dụng theo ý muốn của mình. Tất cả mọi việc đều có nguyên nhân từ con người. Để có cán bộ tốt, không thể chỉ kêu gọi chung chung, mà trước hết phải bằng chính sách, luật pháp, kỷ luật, kỷ cương và tất nhiên cao hơn thế nữa là phải xây dựng đạo đức con người ngay từ khi còn nhỏ, khi cắp sách đến trường. Chúng ta có thành công hay không trong việc thực hiện những mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước, khâu cốt yếu tùy thuộc ở yếu tố cán bộ và dựa trên tinh thần kỷ luật, kỷ cương. Có kỷ luật, kỷ cương thì bộ máy mới tốt và vận hành thông suốt. Bộ máy càng lớn, kỷ luật càng trở nên cấp thiết, nếu không sẽ xuất hiện tình trạng vô tổ chức. Vì thế, hơn lúc nào hết, luật pháp và kỷ luật cần phải được tôn trọng triệt để. Chúng ta phải làm mọi điều có thể để trong ngắn hạn phải ổn định kinh tế vĩ mô, lấy lại sự hưng phấn trong phát triển kinh tế cũng như niềm tin của nhân dân và doanh nghiệp. Không có niềm tin thì người dân, doanh nghiệp, cả nhà đầu tư nước ngoài, không ai dại gì đầu tư, kinh doanh để phải chấp nhận rủi ro. Bài học trong suốt 67 năm qua là, khi nào có niềm tin của nhân dân, thì dù có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng nhất định vượt qua và vươn tới. Đã đến lúc chúng ta phải hành động quyết liệt, phải tháo bỏ các rào cản phục vụ cho tăng trưởng, điều hòa các lợi ích xã hội; phải đổi mới và cương quyết thực hiện bằng được những mục tiêu về chính trị-kinh tế-xã hội đã đề ra. Nhân đây, tôi cũng đánh giá cao vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí và cả các trang mạng thông tin có trách nhiệm đối với đời sống xã hội, các bạn hãy thực sự là người “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”, bên cạnh việc đấu tranh mạnh mẽ với cái xấu, hãy cổ vũ và làm nảy sinh những điều tốt đẹp vì nước, vì dân của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, góp phần tăng cường niềm tin vào tương lai tốt đẹp của đất nước nhất định sẽ thành hiện thực; và rằng: Hiện tại không có con đường nào khác ngoài con đường xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng và bảo vệ đất nước mình. Tôi tin rằng, nhân dân ta cũng rất muốn nghe các bạn kể những câu chuyện tốt đẹp có thật trong cuộc sống, khả dĩ có thể nhân rộng, lấn át đi những cái xấu, có tác dụng làm sáng trong và tươi đẹp tâm hồn. Chắc chắn các bạn sẽ làm tốt điều đó! Tôi ý thức một cách rõ ràng rằng, để thực hiện hữu hiệu các mục tiêu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc không chỉ bằng những lời hô hào, kêu gọi. Lúc này, rất cần lòng nhiệt huyết, niềm tin và sự chung tay, góp sức của toàn dân tộc. Quân đội và các lực lượng vũ trang ta, càng không phải ngoại lệ, không chỉ với những vấn đề thuần túy quốc phòng-an ninh, mà cả với các vấn đề quốc kế dân sinh. Sức mạnh của dân tộc chúng ta Thực hiện hiệu quả những công việc nói trên cũng là góp phần thiết thực nâng cao năng lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Xét cho cùng, cái gốc của bảo vệ Tổ quốc cũng chính là lòng dân. Lòng dân chính là sức mạnh không có giới hạn. Chúng ta đã nói nhiều đến “thế trận lòng dân”, “nền quốc phòng toàn dân”, nghệ thuật quân sự độc đáo của chúng ta chính là “nghệ thuật chiến tranh nhân dân”. Đó cũng là đặc trưng của Quân đội nhân dân Việt Nam, có truyền thống từ ngàn xưa. Dân là gốc. Đã là người sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân thì phải luôn đề cao tính chính trị, tuyệt đối trung thành với Nước, với Dân, với Đảng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Xây dựng và bảo vệ đất nước là hai nhiệm vụ chiến lược quyện chặt vào nhau. Thời bình Quân đội phải giúp dân, cùng với Đảng, chính quyền và dân chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hướng vào những vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn; biên giới và hải đảo mà có dân cũng là cách bảo vệ biên giới và hải đảo tốt nhất... Theo nhiều nhà phân tích chiến lược, thế giới và khu vực đang bước vào một cuộc chạy đua vũ trang mới. Chúng ta chưa bao giờ là người khởi xướng những cuộc chạy đua như vậy. Đó cũng không phải là sự lựa chọn phù hợp với chủ trương và khả năng của chúng ta. Sách trắng quốc phòng của Việt Nam ghi rõ, “sức mạnh quốc phòng được xây dựng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đồng thời tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của các nước bè bạn có chung mục đích đấu tranh cho hòa bình, độc lập và phát triển của khu vực và thế giới. Việt Nam không tham gia bất kỳ hoạt động nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực với các nước khác, nhưng sẵn sàng tự vệ chống lại mọi hành động xâm phạm lãnh thổ trên bộ, vùng trời, vùng biển và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam; không chạy đua vũ trang nhưng chúng ta luôn củng cố sức mạnh quốc phòng đủ để tự vệ”. Tôi cho rằng, bản chất và động lực phát triển của chúng ta không dựa trên những nhân tố bạo lực, mà đòi hỏi ở Đảng và Nhà nước ta một sự lãnh đạo sáng suốt, mềm dẻo, khai thác hợp lý những nhân tố phi bạo lực, những cơ hội trong bối cảnh hiện tại để tìm cách phát triển. Đồng thời đối với chúng ta, đầu tư cho quân sự, cho quốc phòng là nhằm mục đích tự vệ, bảo vệ Tổ quốc, không gây lo ngại về an ninh cho các nước khác. Trên thực tế, dù chúng ta có dồn hết mọi nỗ lực của đất nước vào lĩnh vực quốc phòng thì cũng chưa đủ, bởi do nguồn lực hạn hẹp nên chi phí quốc phòng của chúng ta thấp hơn nhiều so với các nước phát triển hoặc các nước lớn. Chúng ta xây dựng quân đội trong khả năng có thể, bao gồm cả tiềm lực chính trị, kinh tế, khoa học-công nghệ và quân sự. Sức mạnh của chúng ta phải là ở sức mạnh của chính nghĩa, được thế giới ủng hộ. Việt Nam phải là “lương tri của thời đại” như thế giới từng tôn vinh. Sức mạnh của chúng ta phải là sức mạnh của lòng dân, của tinh thần đoàn kết, nhất trí toàn dân tộc. Đất nước sẽ không thể đứng vững bởi sự chia rẽ. Sự chia rẽ dân tộc chính là cơ hội cho những kẻ xâm lược. Sức mạnh của chúng ta là ở truyền thống quật cường đã được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử, từng là nguyên nhân để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù hung bạo; sức mạnh của chúng ta còn là sức mạnh của cách đánh, khả năng tác chiến và cách thắng... Nhân dân Việt Nam yêu hòa bình; hữu nghị, hòa hiếu vốn là truyền thống văn hiến của dân tộc ta. Chúng ta làm tất cả để hòa bình luôn được hiện diện. Sinh lực của cộng đồng dân tộc chúng ta đã từng được huy động tối đa vào các cuộc kháng chiến giành độc lập đầy hy sinh, giờ đây, những sinh lực ấy phải là của báu để bảo vệ và phát triển đất nước. Độc lập và phát triển đất nước luôn là mục tiêu và động lực chính yếu của dân tộc chúng ta. Khi có kẻ thù nào xâm lược nước ta, thì như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Chúng ta sẽ huy động tất cả mọi sức mạnh để tự vệ và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Đôi lời cảm xúc Nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, cho phép tôi với tư cách đồng đội, xin chia sẻ niềm vui với toàn thể các vị tướng lĩnh, sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng, các đồng chí cựu chiến binh, các gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh, bệnh binh trên cả nước. Vào những ngày này, âm hưởng của những bài thơ, bài ca cách mạng, những bài hát ca ngợi người chiến sĩ từng làm xúc động bao trái tim Việt Nam, đang đầy ắp trong xúc cảm và hồi ức của chúng ta. Hôm nay không phải lần đầu tiên tôi cảm thấy vô cùng tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, tự hào về hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ”- một biểu tượng không chỉ đẹp về thể chất mà còn ở những nét đẹp của tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ, trên hết là tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân nồng nàn, sâu lắng và có những nét nổi trội khó có thể thấy được ở những đội quân nào khác... Trong niềm xúc động, tự hào đó, tôi xin dừng bài viết này bằng việc dẫn câu thơ của Nhà thơ Vũ Cao, như một lời nhắn nhủ: “Anh đi bộ đội sao trên mũ/Mãi mãi là sao sáng dẫn đường...”. Theo Báo Quân đội Nhân dân