Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Rất cảm ơn anh Thiên Sứ cùng tất cả các bạn !!! Thật khâm phục bởi thì ra từ lâu mọi người đã cùng sinh hoạt không biết mệt mỏi nhằm giải mã những giá trị tinh hoa của văn hiến Việt gởi gắm qua những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích. Về câu hát "em là cô Tấm dịu hiền" thì thực sự tôi không lạ lẫm gì vì ngày trước tôi thuộc lòng bài hát này (thậm chí cả bây giờ, hì ...), đó chính là nhạc phẩm : "Tình yêu trên dòng sông quan họ" : Tình yêu có từ nơi đâu ? Êm êm một khúc sông Cầu, sao trời lọt qua mắt lưới, rơi đầy xuống dòng sông sâu. Tình đã trao nhau êm đềm, em là cô Tấm thảo hiền, mà mắt vẫn nhìn bối rối. Gặp nhau lần nào cũng vội, chẳng đủ gần mà giận dỗi. Nhà xa mặt trận càng xa, tình yêu có từ đôi ta. Tình yêu có từ nơi em, đi qua năm tháng đợi chờ. Tình yêu có từ nơi anh, lửa rừng bập bùng vách núi. Anh đi ra miền biên giới, làng quê em đợi em chờ. Con sông của người quan họ, suốt đời nước chảy lơ thơ. Tiếng anh ấm như hơi thở, em nghe để nhớ suốt đời. Đừng quên, đừng giận, đừng nguôi... Đừng quên, đừng giận, người ơi... Tiếng anh ấm như hơi thở Em nghe để nhớ suốt đời -------------------------------------------------- Để thư giãn, mời quý vị cùng thưởng thức nhé : http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=QbZ-5EfhOP
-
Liệu định nghĩa này có mang tính cục bộ trong phạm vi dân tộc và quốc gia không ? Vì định nghĩa một phạm trù có tầm vĩ mô như "văn hóa" thì tất phải có tính quốc tế, nhưng với định nghĩa trên thì không thể dịch nghĩa một cách chính xác để hiểu đúng ý của tác giả . Điển hình là tôi đã thử dịch sang tiếng Anh nhưng không được.
-
Kính anh Thiên Sứ ! Tôi nghĩ chắc anh cũng suy ra được chuỗi phương pháp luận của họ rồi, qua topic "Dân tộc và văn hóa" mà anh đã tạo bên mục Mạn Đàm, theo tôi tiểu luận đó sẽ đụng đến một vấn đề khá "xương xẩu" đấy. Sẽ thực sự chưa thể có sự thống nhất chung về cội nguồn văn hóa Việt nếu những vấn đề "dân tộc" và "Văn hóa - ngôn ngữ bản địa" vẫn chưa được giải quyết, bởi vẫn còn đó sự nhập nhằng giữa "người Kinh" với "người Việt" hoặc "người Việt" với "người dân tộc (thiểu số)", sự cục bộ giữa "địa bàn cư dân bản địa" với phạm trù "văn hóa dân tộc", .... Tôi sẽ tiếp tục trao đổi với anh bên ấy. Dù sao cũng thật trân trọng với tất cả những nghiên cứu, những bài luận của những nhà khoa học vốn từ lâu đã nặng lòng để mở ra những khiếm khuyết của những trang sử Việt.
-
3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt 3.1. Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ý chúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá trị đích thực của các yếu tố gốc Hán, nói chung là tiếng Hán, chứ không phải do sự áp đặt, ép buộc từ một chính sách của lực lượng chiếm đóng. 3.2. Ứng xử ngôn ngữ đầu tiên của người Việt được quy định, có thể nói, một cách khách quan bởi nhu cầu giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt. Trong Sự ra đời của Việt Nam, K.W. Taylor tỏ ra khách quan khi có nhận xét đại ý: Không phải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều thuộc tầng lớp quan quyền. Nhiều di dân là lính tráng (ở lại sau khi mãn hạn lính), những người lao động bình thường, những người thợ có tay nghề. Tầng lớp di dân ở vị trí xã hội thấp này có xu hướng kết nhập với giới xã hội người Hán còn ở lại làm ăn sinh sống sau cuộc hành quân Mã Viện. Nhiều người Hán di cư có xu hướng kết hợp giá trị Hán chính thống của họ với các đặc điểm xã hội tại chỗ. Điều này được thể hiện trên thực tế bằng các cuộc hôn nhân hỗn hợp và các hoạt động của người Hán di cư với tư cách đại diện cho cộng đồng từng khu vực trong các cuộc khởi nghĩa địa phương nổ ra vào thế kỉ thứ hai. Hoàn toàn có lí khi cho rằng người Hán di cư dần dần trở thành các thành viên thuộc xã hội tại chỗ. Họ gầy dựng cuộc sống của riêng mình theo mô thức văn hoá Hán. Họ mang đến Việt Nam vốn từ ngữ và kĩ thuật Hán, nhưng họ phát triển tất cả theo quan điểm riêng, dựa rất nhiều vào di sản thuộc miền đất họ đến sinh sống. Tiếng Việt tiếp tục tồn tại, và lẽ đương nhiên là sau một vài thế hệ, con cháu người Hán di cư nói tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong giao tiếp. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, có thể nói, hầu như tách biệt hoàn toàn với văn minh Hán, và xã hội Hán–Việt tồn tại như một chi thể của thế giới văn hoá tự trị. Người Hán di cư trải qua quá trình “Việt Nam hoá” một cách có hiệu quả hơn (more effectively) là người Việt Nam bị Hán hoá (John DeFrancis, p.53). Về phần mình, ngoài sự giao tiếp và quy hợp ở các tầng lớp dưới của xã hội, một số nhân vật ở tầng lớp trên do yêu cầu của hoàn cảnh hoặc chức trách, cũng có thể do chủ động, tiếp xúc ngày càng sâu bền hơn với ngôn ngữ, văn tự và nói chung là văn hoá Hán. Đó là khi các Thái thú Hán, bắt đầu từ Sĩ Nhiếp, cho mở trường dạy học. Đầu tiên người học ở các trường này chủ yếu là con em quan chức Hán, kế đó trường cũng dần dần thu nhận thêm viên chức Việt; và cuối cùng con em các gia đình Việt khá giả cũng được đến học. Từ cơ hội ấy mà dần dần hình thành tầng lớp trí thức Việt xuất thân từ Hán học, trong số này đã có những nhân tài xuất hiện. Và “Như thế nhân tài nước Việt cũng được tuyển dụng như người Hán, mở đầu là Lí Cầm, Lí Tiến” (Dẫn theo bản dịch tiếng Việt: Đại Việt sử kí toàn thư, Hà Nội, 1983, tr.182)(5). 3.3. Sau thời Bắc thuộc, sang giai đoạn tự chủ xây dựng chế độ vương quyền của mình, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng tiếng Hán–Việt, chữ Hán như ngôn ngữ và văn tự văn hoá đương nhiên của Việt Nam. Dấu chỉ của thực tế đó là những văn kiện chính thức hoặc huyền thoại, cắm mốc cho các sự kiện lịch sử, đều bằng tiếng Hán–Việt và ghi lại bằng chữ Hán: Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang vọng trên bờ sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, và Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi thời Lê. Trong lĩnh vực phục hưng nền văn hoá dân tộc tiếng Hán–Việt và chữ Hán là công cụ để ông cha ta thời Lí – Trần xây dựng cả một gia tài văn học chữ Hán đồ sộ. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam bắt đầu từ triều Lí (1076) cũng được xây dựng theo mô hình Nho học, ngôn ngữ dùng trong giáo dục cũng là tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các học quan, thày dạy đều xuất thân từ Hán học. Nền giáo dục này góp phần chủ yếu đào tạo nên các thế hệ trí thức hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống một quốc gia độc lập thời phong kiến Việt Nam tồn tại mãi đến triều Nguyễn. Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam – từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp v.v. – ta có thể thấy số từ ngữ Hán–Việt chiếm phần lớn. Đó cũng là tình hình trong lĩnh vực khoa học quân sự, lĩnh vực kinh tế và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Nói tóm lại trong giai đoạn này tiếng Hán và chữ Hán là ngôn ngữ và văn tự của nền hành chánh và của giới trí thức Việt Nam giống như tiếng Hi lạp và La tinh đối với xã hội Châu Âu thời kì tiền hiện đại. Trong quá trình đó người Việt Nam vừa sử dụng vừa chọn lọc từ vốn từ ngữ vay mượn ấy để làm phong phú cho ngôn ngữ và văn hoá của mình. 3.4. Một trong những biểu hiện thành công của quá trình tiếp biến văn hoá và TXNN Việt–Hán là sự xây dựng chữ Nôm Việt Nam (khoảng thế kỉ 13). Từ thành công đó một nền văn học Hán–Nôm ra đời tiếp tục giai đoạn văn học cổ điển sáng tác chỉ bằng tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các nhà văn hoá Việt Nam xuất thân từ Hán học là tác gia lớn, vừa có tác phẩm bằng tiếng Hán–Việt, chữ Hán, vừa sáng tạo những kiệt tác bằng tiếng Việt và chữ Nôm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Họ cùng với đông đảo tác giả khuyết danh của các truyện thơ Nôm làm phong phú cho kho tàng văn chương chữ Nôm, góp phần chung vào dòng văn học Hán–Nôm xuất hiện từ thế kỉ 15 trở đi. Hiện tượng văn hoá ấy là một bước phát triển mới của thái độ ứng xử ngôn ngữ đúng đắn ở người Việt Nam. 3.5. Có chữ Nôm, rồi chữ Quốc ngữ được chế tác và được điển chế hoá dần bằng các từ điển, sách ngữ pháp(6), số người biết chữ Quốc ngữ ngày càng tăng, đầu tiên là trong giáo dân, trong nhà thờ công giáo. Tiếp đến là các viên chức trong bộ máy của chính quyền thuộc địa. Từ đầu thế kỉ 20 chính quyền thuộc địa có quyết định bãi bỏ nền giáo dục cựu học. Hệ thống giáo dục tân học, tức theo mô hình hiện đại Tây phương được thiết lập từng bước trên toàn cõi Việt Nam. Giới trí thức tân học Việt Nam lần lượt tăng lên về số lượng và chất lượng và dần dần chiếm ưu thế trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà đã có lời than: Nào có ra gì cái chữ Nho Ông nghè ông cống cũng nằm co... Nhưng nhìn vào tầng sâu của văn hoá xã hội Việt Nam thì không phải như vậy. Những trí thức cựu học như Nguyễn Lộ Trạch, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... vẫn là những đại thụ về mặt tinh thần trong xã hội. Chữ Hán, tiếng Hán vẫn tiếp tục được các vị ấy sử dụng để trước tác nhằm giáo dục tinh thần yêu nước của đồng bào (Hải ngoại huyết thư), bàn thảo về những điều làm cho dân giàu, nước mạnh (Thiên hạ đại thế luận), bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Trong quá trình tiếp nhận nền giáo dục theo kiểu mới để xây dựng nền khoa học kĩ thuật cho mình các trí thức tân học, cũng không phải vì thế mà bỏ quên vốn quý có nguồn gốc Hán. Tiêu biểu cho thái độ ứng xử ngôn ngữ này là cố GS. Hoàng Xuân Hãn với đề nghị của ông nên “lấy gốc chữ Nho” làm một trong ba “phương sách đặt danh từ khoa học”. Phương sách ấy hiện nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành một trong những quy tắc xây dựng thuật ngữ khoa học kĩ thuật đang phát triển rất nhanh chóng ở nước ta và khoa học kĩ thuật Việt Nam ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học kĩ thuật qua các ngôn ngữ Ấn - Âu. 3.6. Về thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán, nhân vật văn hoá tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Trên cơ sở của truyền thống văn hoá Hán học của gia đình, Người bước vào lịch sử hấp thụ thêm nguồn học vấn phương Tây, tích luỹ sự hiểu biết từ tinh hoa của nhiều dân tộc, nhiều đất nước trên bước đường hoạt động cách mạng. Dầu vậy, trong quá trình tiếp thu những bài học cách mạng từ Người, những lời giáo huấn của Người, và nhất là đọc các tác phẩm trong di sản của Người, chúng ta luôn luôn cảm nhận được qua vốn văn hoá đa dạng đó, tinh hoa văn hoá, tinh hoa ngôn ngữ Hán được Người tinh lọc, tiếp biến thành các giá trị Việt Nam. Trong tù Người viết Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Người dùng danh ngôn, tục ngữ Hán khi trao đổi ý kiến với các bậc đại nho Việt Nam. Trong kháng chiến Người cũng đã có những bài thơ tuyệt tác viết bằng chữ Hán. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các yếu tố gốc Hán là lĩnh vực có ý nghĩa khoa học lớn, vượt ngoài khuôn khổ bài viết nhỏ này và phải là một đề tài nghiên cứu riêng. _____________ (5) Lí Cầm là người Giao Châu, đậu tiến sĩ, làm quan đến Tư lệ hiệu uý. Lí Tiến đậu tiến sĩ, là người Giao Chỉ đầu tiên giữ chức thứ sử năm 187 CN, dưới triều Hán. (6) Cuốn Từ điển Việt–Bồ–La, có phần giới thiệu về cơ cấu tiếng Việt ở đầu sách do A.de Rhode biên soạn và ấn hành năm 1651 là công trình đầu tiên. Từ đó dần dần loại sách này ngày càng xuất hiện nhiều hơn để cung ứng cho nhu cầu học chữ Quốc ngữ, học tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO O.S. Akhmanova (1969). Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô viết Moskva. Paul Benedict (1996). Interphyla Flow in Southeast Asia, In Proceeding of the Forth. International Symposium on Languages and Linguistics. 8 - 10, 1996. Vol. V, pp.1579-1590. Bùi Khánh Thế (2000). Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán và hệ quả tích cực của quá trình đó đối với sự phát triển tiếng Việt. Kỉ yếu Hội thảo Việt–Trung. John DeFrancis (1977). Colonialism and Language Policy in Vietnam. Monton Publishers - The Hague, Paris. New York. John Gibbons (1992). Sociology of Language. In International Encyclopedia of Linguistics, Vol.4, pp.22-24, William Bright (Editor in Chief). Hứa Tuyên (1994). Sơ lược về việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam và Đông Á. V.N.Jarceva (chủ biên, 1990). Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô Viết Moskva. Nguyễn Đình Đầu (1997). Công lao của G.S Hoàng Xuân Hãn trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nền quốc học nước ta bằng chữ quốc ngữ và tiếng Việt. Trong Kỉ yếu Hội nghị khoa học: Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, tháng 3/1997, tr.174-184. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/1998, tr.7-12. Tập san khoa học, A.Annals of HCM University, số 1/1994. Keith Weller Taylor (1983). The Birth of Vietnam. University of California Press, Berkeley, Los Angeles - Oxford. Danny J.Whitfield (1976). Historical and Cultural Dictionary of Vietnam. The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J. Theo Tập san khoa học Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), số 38 (2007), trang 3–10. (Ngonngu.net)
-
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1) Bùi Khánh Thế 1. Dẫn nhập 1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữ Nam Á (AA) và Nam Thái (AT) (P.Benedict, 1996). Ở thời kì phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán hay Việt–Trung (từ đây gọi chung Việt–Hán) là dài lâu nhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. (Xem thêm ở phần 2) 1.2. Trong bài viết này có mấy từ (ngữ) khoá sau đây được sử dụng: tiếp xúc ngôn ngữ, ứng xử ngôn ngữ, yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ (ngữ) đã quen thuộc, nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơi khác. Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). TXNN còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy” (V.N.Jarceva, 1990). Với tình hình TXNN ở Việt Nam, cũng như với một số nước từng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc, ta còn có thể thêm vào đoạn dẫn trên: nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộ máy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình thái TXNN này, sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn đề hết sức tế nhị. Trong nhiều trường hợp nó làm nổi rõ bản sắc dân tộc của cả một nền văn hoá. Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) có nội dung khái niệm thuộc lĩnh vực xã hội ngôn ngữ học. Cách diễn đạt này được xem là tương đương với Kế hoạch hoá ngôn ngữ (Language Plan/Planning). Ứng xử ngôn ngữ là sản phẩm của những quyết định có ý thức về sự lựa chọn mã (code) trong hoạt động giao tiếp (John Gibbons, 1992 ). Ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội được thể hiện trong chính sách ngôn ngữ của nhà nước hoặc một tổ chức xã hội. Chẳng hạn chính sách ngôn ngữ hiện nay của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chính sách ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943. Ứng xử ngôn ngữ cũng có thể là sự lựa chọn của một người về ngôn ngữ mà mình dùng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ. Sự ứng xử ngôn ngữ của mỗi người được quy định bởi nhiều nhân tố vừa khách quan vừa chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan có tính quyết định. Ứng xử ngôn ngữ là một thành phần về ứng xử văn hoá. Do đó, truyền thống văn hoá, truyền thống ứng xử ngôn ngữ của cộng đồng, của dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thành viên trong cộng đồng. Yếu tố gốc Hán không chỉ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán xưa nay được gọi là từ Hán - Việt. Trong bài này yếu tố gốc Hán được hiểu là tất cả những đặc điểm hoặc thành tố ngôn ngữ nào mà qua sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán tiếng Hán có thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt ở mặt này hay mặt khác. Chẳng hạn các đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, các thành tố từ vựng ngữ nghĩa. Tuy trong bài viết này các thành tố từ vựng ngữ nghĩa là ngữ liệu được đề cập đến nhiều hơn, nhưng các phương diện khác của tiếng Hán cũng sẽ được nhắc đến khi cần. 1.3. Trong nhiều trường hợp bài viết sử dụng các dẫn liệu ngôn ngữ rút từ những công trình đã công bố và được thừa nhận rộng rãi của các tác giả khác cùng với những ngữ liệu mà người viết bài này dùng trong các lập luận của mình. Đề cập đến một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - ngôn ngữ học, khi cần thiết chúng tôi cũng đụng chạm đến những dẫn liệu thuộc các lĩnh vực ngoài ngôn ngữ để làm rõ thêm cho những lập luận liên quan với hiện tượng nội tại ngôn ngữ. 2. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán 2.1. Các giai đoạn tiếp xúc và đặc điểm Trong khoa học nói đến thời kì hoặc giai đoạn tức là bàn về sự phân kì có tính lịch đại (diachronic division of events into periods) về diễn tiến hay quá trình phát triển của một hiện tượng, một sự kiện nào đó. Mỗi sự phân kì nhằm vào một/vài mục đích nhất định và có tiêu chí định hướng cho sự phân kì. Sự phân kì hiện tượng TXNN dựa vào các hình thái tiếp xúc, điều kiện xã hội - lịch sử và hệ quả mà sự TXNN dẫn tới về mặt cấu trúc cũng như về chức năng xã hội của ngôn ngữ. 2.2. Theo các định hướng trên đây ta có thể hình dung sự phân chia quá trình tiếp xúc Việt–Hán thành sáu giai đoạn (hoặc thời kì): Giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang chuyển sang Âu Lạc. Giai đoạn Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Nam Việt. Giai đoạn Nam Việt bị Đế quốc Hán khuất phục và lãnh thổ cũng như cư dân Âu – Lạc (từ đây gọi một cách quy ước là Việt Nam)(2) trong cương vực Nam Việt cũng bị đế quốc Hán thôn tính. Trong chính sử Việt Nam giai đoạn này được gọi là Thời kì Bắc thuộc. Giai đoạn nền độc lập (trong lịch sử có khi gọi là nền tự chủ) Việt Nam được khôi phục và xây dựng nhà nước Việt Nam theo chế độ vương quyền. Giai đoạn Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa Pháp trên đất Việt Nam. Giai đoạn Việt Nam giành quyền độc lập từ tay thực dân Pháp cho đến nay. 2.2.1. Có thể xem giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang (VL) và từ VL chuyển sang nhà nước Âu - Lạc (ÂL) là khởi điểm quá trình TXNN trên miền đất Việt thời kì mở cõi, dựng nước này. Đây là thời kì của các huyền thoại và giả thiết, giống như ở bất kì dân tộc và đất nước nào trên thế giới. Vì vậy nơi đây tồn tại nhiều truyền thuyết, huyền thoại và trên cơ sở đó mà các nhà nghiên cứu đã có những giả thiết khác nhau về dân tộc Việt Nam hiện nay và về quá trình hình thành vùng khai nguyên của Việt Nam hiện đại. Tiếp cận từ lí thuyết TXNN ta có thể hình dung trước hết đó là quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ bản địa mà kết quả là sự hình thành của tiếng Việt thời cổ(3). Tiếp theo đó là sự tiếp xúc với các thứ tiếng đến từ ngoài vùng đất khai nguyên.Về mặt này giả thiết mà K.W.Taylor đưa ra, theo tôi, là đáng chú ý hơn cả. Trong sách Sự ra đời của Việt Nam, ngay trang đầu chương I, tác giả đã dựa vào truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ) và Đại Việt sử kí toàn thư (TT), để giải thích cuộc hôn phối giữa hai nhân vật huyền thoại này. K.W. Taylor hình dung rằng Lạc Long Quân là một người dòng dõi đế vương vốn ở phương bắc, Trung Hoa (A Monarch from the North, China...) từ biển xâm nhập vào lục địa và khi nhận thấy nơi đây không có vua bèn xưng vương để cai quản. Nhưng cư dân địa phương không chấp nhận và nhân vật ngoại bang này buộc phải ra đi(4). Qua mối liên kết tượng trưng đó ta có thể hiểu: đây là sự tiếp xúc Việt–Hán đầu tiên trong lịch sử. Có điều là giai đoạn tiếp xúc này ắt là không lâu bền và chưa tạo nên tác dụng gì sâu sắc về mặt ngôn ngữ, nếu có. Cách hình dung như K.W.Taylor, theo tôi, rõ ràng là có sức hấp dẫn, và cách hiểu dựa vào sự hình dung ấy là hợp lô gích. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều thuộc phạm trù huyền thoại và giả thuyết, gắn với giai đoạn dã sử, phải chờ đợi những cứ liệu hiện thực chứng minh. Dẫn sao giả thuyết này cũng gợi cho ta một hướng suy nghĩ lí thú. 2.2.2. Trong lịch sử Việt Nam giai đoạn Triệu Đà chinh phục và sáp nhập Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt rồi chia đất đai Âu Lạc ra làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân được xác định là từ 179 đến 111 TCN. Vốn là con nhà tướng gốc Hán, cuối đời nhà Tần, Triệu Đà lên thay Nhâm Ngao cầm quyền, rồi khi nhà Tần bị diệt, tự xưng làm Nam Việt Vương. Việc Triệu Đà có thể tập hợp để làm chỗ dựa cho quyền lực của mình những người Hán từ phía bắc di cư vào cương thổ này (K.W.Taylor, tr.23-24; Phan Huy Lê, 1983, tr.234) chứng tỏ số lượng cư dân gốc Hán ở đây đã có một số lượng đáng kể. Và với tư cách những thành phần cư dân trong cùng phạm vi quốc gia Nam Việt, dĩ nhiên người dân Âu Lạc có quan hệ giao tiếp với toàn bộ cư dân của quốc gia này, trong đó gồm cả bộ phận người Hán. Sự giao tiếp này hẳn là có giới hạn. Lịch sử Việt Nam ghi nhận. Sứ giả nhà Triệu tiến hành lập sổ cư dân Giao Chỉ, Cửu Chân... "Giúp việc sứ giả, có thể có một số quan chức, cả Hán lẫn Việt” (sđd tr.234). Từ sự kiện đó có thể suy ra, đây là lần đầu tiên sử sách ghi lại có sự TXNN Việt–Hán. Đặc điểm của sự TXNN Việt–Hán trong giai đoạn này là nó được gộp trong bối cảnh tiếp xúc chung với các ngôn ngữ trong “quốc gia li khai” Nam Việt, ở đó bao gồm các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc Bách Việt. Tiếng Hán lúc này một mặt là ngôn ngữ của giới cầm quyền và mặt khác là tiếng nói của một nhóm dân di cư từ phương bắc tới. Sự cai trị của nhà Triệu chưa kịp đụng chạm nhiều đến cơ cấu xã hội Âu Lạc trước đó. Do vậy ảnh hưởng ngôn ngữ qua sự tiếp xúc có tính đa hướng hơn là song phương Việt–Hán và chưa sâu sắc mấy. 2.2.3. Giai đoạn từ khi Nam Việt bị đế quốc Hán khuất phục trở đi trong sự phân kì của các tác giả khác nhau có cách gọi không giống nhau đối với phần lãnh thổ và cư dân trước đây thuộc Âu - Lạc. Với mục đích nghiên cứu của mình, tôi tán thành cũng như dùng theo cách phân kì của John DeFrancis và gọi chung là giai đoạn Bắc thuộc. Đặc điểm của giai đoạn TXNN Việt–Hán này về mặt văn tự và tiếng nói đã được John DeFrancis và Nguyễn Tài Cẩn chỉ rõ (Mặc dù Nguyễn Tài Cẩn chỉ giới hạn “vào khoảng các thế kỉ 8,9”, TLTK đã dẫn, tr.8. H Maspéro chỉ ghi chung là trước thế kỉ 10). Một đặc điểm khác về chính trị – xã hội nên được lưu ý là giai đoạn này không phải diễn ra xuyên suốt, mà bị cách quãng bởi hai cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược giành lại quyền độc lập. 1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Hai Bà Trưng lên ngôi các năm 40-43 Công nguyên. 2. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-602) Giai đoạn này chính sách Hán hoá của phương bắc ngày càng được đẩy mạnh và được các quan thái thú thực hiện chính sách đó triệt để tại miền đất họ chiếm đóng. Số lượng người Hán ở đây không chỉ có các quan chức trong bộ máy cai trị, đội quân chiếm đóng, mà cả gia đình con em của họ. Ngoài ra còn có lớp người Hán theo chính sách di dân cũng lần lượt kéo đến định cư nơi đây. Họ bao gồm những người lao động thường, người có tay nghề thuộc các nghề nghiệp khác nhau. Dù hình thái cư trú trên miền đất cùng chung sống này là thế nào (biệt lập của người Hán, kề cận với các đơn vị hành chánh cư dân Việt, hay có mức độ sống xen kẽ nhất định) thì cũng đều phải có sự giao tiếp Hán – Việt. Chính do đó mà sự TXNN Hán – Việt trở nên ngày càng sâu sắc hơn. Hệ quả của sự TXNN này là trong sinh hoạt ngôn ngữ và trong đời sống xã hội hình thành tình thế các cộng đồng Hán di cư đến kết giao với các cộng đồng cư dân bản địa, tạo nên hình thái song ngữ song văn hoá Việt–Hán. 2.2.4. Các giai đoạn tiếp theo của quá trình tiếp xúc Việt–Hán, tuy cách gọi của John DeFrancis có ít nhiều không giống với những sự phân kì của H.Maspéro, Nguyễn Tài Cẩn, D.J.Whitfield, nhưng ở ông các nhận xét về trạng huống ngôn ngữ và văn tự hầu như không có gì khác. Trạng huống đó vào thời kì Bắc thuộc (111 TCN đến 939 CN) là trong xã hội Việt Nam có hai ngôn ngữ Việt và Hán, và một văn tự là chữ Hán hoạt động trên mọi lĩnh vực giao tiếp. Kế đến là: 1/ Giai đoạn độc lập, xây dựng chế độ vương quyền (939-1651) Hai ngôn ngữ: Việt và Hán Hai hệ thống văn tự: chữ Hán và chữ Nôm Chữ Hán được tiếp tục sử dụng với hình thức Hán – Việt. Xây dựng chữ Nôm theo loại hình chữ ghi ý (ideographic). 2/ Giai đoạn độc lập dưới chế độ vương quyền và có một bộ phận cư dân theo công giáo (1651-1861) Hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Hán Ba hệ thống văn tự: chữ Hán – Việt, chữ Nôm và chữ La tinh hoá, tức là dùng hệ chữ viết La tinh ghi tiếng Việt. 3/ Giai đoạn trở thành thuộc địa Pháp (1861-1945) Ba ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp Bốn hệ thống văn tự: chữ Hán–Việt, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. 4/ Giai đoạn độc lập dân tộc, từ 1945 đến nay Một ngôn ngữ: tiếng Việt Một văn tự: chữ Quốc ngữ. (John DeFrancis, xem phần Mục lục) Điều đáng nhấn mạnh là, tuy mức độ có khác nhau, nhưng sự TXNN Việt–Hán vẫn tiếp tục ở tất cả các giai đoạn đã nêu. Trên cơ sở đó mà chúng ta có thể thảo luận về thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử TXNN. ________________ (1) Trong bài Thử phân kì lịch sử thế kỉ 12 của tiếng Việt; tác giả Nguyễn Tài Cẩn viết: “Tiếng Việt có một lịch sử chỉ khoảng hơn 12 thế kỉ. Sự hình thành tiếng Việt là một kết quả của 2 bước lưỡng phân, một trước, một sau. Bước lưỡng phân đầu là bước chia ngôn ngữ mẹ Proto – Việt – Chứt thành hai nhánh: nhánh Việt – Mường ở phía bắc và nhánh Pọng – Chứt ở phía Nam... Ảnh hưởng của tiếng Hán không những mạnh ở Bắc hơn Nam mà ở đồng bằng sông Hồng cũng mạnh hơn ở miền núi. Do đó lại nảy sinh một bước lưỡng phân thứ hai bắt đầu từ khoảng thế kỉ 18, tạo ra sự đối lập giữa hai ngôn ngữ mới, một bên là Proto Việt, một bên là Proto Mường" (N.T.Cẩn, 1998, tr.7) (2) Trong lịch sử, tuỳ từng thời kì lịch sử tên gọi chỉ nước Việt Nam hiện nay có sự thay đổi Giao Châu, Giao Chỉ, Đại Cồ Việt, Đại Việt... Tên gọi Việt Nam về sau mới xuất hiện. Tuy nhiên, để tiện cho việc trình bày, trong bài này chúng ta có thể lấy tên gọi Việt Nam mà hiện nay đang dùng để đại diện chung cho tất cả các tên gọi có trước, nếu không có nhu cầu phân biệt chính xác. Thảo luận về đề tài này, chúng tôi sử dụng các công trình của một số tác giả. Ở những công trình đó, căn cứ vào những chỗ dựa ít nhiều khác nhau, các tác giả đã đề nghị cách phân kì tuỳ theo sự tiếp cận của mình. I. Dựa vào sự hình thành tiếng Hán–Việt, cuốn An Nam dịch ngữ và cuốn từ điển Alexandre de Rhode (1651), H.Maspéro chia thành: A) Proto Việt trước thế kỉ 10 Việt tiền cổ: thế kỉ 10 (hình thành tiếng Hán - Việt) C) Việt cổ: thế kỉ 15 (An Nam dịch ngữ) D) Việt trung đại: thế kỉ 17 (từ điển A.de Rhôde 1651) E) Việt hiện đại: thế kỉ 19 (Dẫn lại theo Nguyễn Tài Cẩn, 1998, tr.8) II. Dựa vào thế tương tác giữa các ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau trong mỗi giai đoạn N.T.Cẩn (1998) có bảng phân kì : A)Giai đoạn Proto ViệtCó 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt; 1 văn tự: chữ HánVào khoảng các thế kỉ 8, 9.Giai đoạn tiếng ViệtCó 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán; 1 tiền cổ văn tự: chữ HánVào khoảng các thế kỉ 10,11,12C)Giai đoạn tiếng Việt cổCó 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; 2 văn tự: chữ Hán và chữ NômVào khoảng các thế kỉ 13, 14, 15, 16D)Giai đoạn tiếng Việt trung đạiCó 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán; 3 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm và chữ Quốc ngữVào khoảng các thế kỉ 17, 18 và nửa đầu thế kỉ 19E)Giai đoạn tiếng Việt cận đại Có 2 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, Quốc ngữVào thời gian Pháp thuộcG)Giai đoạn tiếng Việt hiện nayCó 1 ngôn ngữ: tiếng Việt; 1 văn tự: chữ Quốc ngữTừ 1945 trở đi III. John DeFrancis (1977) trong Colonialism and Language Policy dựa vào sự thể hiện chính sách ngôn ngữ từ 111 TCN trở đi chia sự phát triển tiếng Việt thành 4 giai đoạn với các đặc điểm về trạng huống ngôn ngữ và văn tự khác. IV. Keith W.Taylor (1983) trong sách The Birth of Vietnam, tuy không trực tiếp đề cập đến sự phân kì về quan hệ tiếp xúc Hán - Việt nhưng những cứ liệu của tác giả này về thời kì hình thành Việt Nam trước khi bị đế quốc Hán xâm chiếm và đặt ách thống trị cũng có nhiều cứ liệu và ý tưởng soi sáng cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán. (3). Cách dùng “tiếng Việt thời cổ” ở đây được hiểu như tiếng nói của “người Việt Cổ” (L.sử I) về hạt nhân đầu tiên của tiếng Việt hiện đại mà ngành ngôn ngữ học lịch sử Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu vượt khỏi các giả thuyết. (4). Theo Taylor, qua huyền thoại Âu Cơ–Lạc Long Quân ta có thể biết về quan niệm trong dân gian xưa về quan niệm huyết thống giữa các vua Hùng và Lạc Long Quân (LLQ). LLQ từ phía biển thâm nhập vào đồng bằng sông Hồng. Đến đây LLQ chế phục “các yêu quái” trong miền rồi khai hoá họ, dạy họ trồng trọt, bắt đầu biết ăn mặc. Sau đó trở về biển cả và dặn lại rằng khi nào gặp nguy khó thì hãy lên tiếng và LLQ sẽ trở lại… Rất có thể Lạc Long Quân là hoàng tử xứ biển cả và Âu Cơ là một Mị Nương của vùng núi đồi. Khi Lạc Long Quân ra đi, Mị Nương ở lại và sinh hạ các vua Hùng. Người Việt Nam đời nối đời xem Lạc Long Quân và Âu Cơ là tổ tiên của mình. Taylor viết tiếp: Huyền thoại bao quanh câu chuyện Lạc Long Quân và Hùng Vương ngụ ý về một nền văn hoá từ đất liền hướng ra phía biển. LLQ là nhân vật văn hoá mang nền văn minh đến từ biển. Nhân vật này chạm trán với quyền lực từ đất liền, liên kết với đối thủ ấy bằng một cuộc hôn nhân và cuối cùng kẻ vốn là đối thủ trở thành mẹ của người thừa kế mình. Chủ đề về nhân vật văn hoá bản địa có cách ứng xử để vô hiệu hoá sự đe doạ từ phương bắc bằng cách dung hợp cội nguồn chính thống của nền văn minh ấy cũng phù hợp với mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc (K.W.Taylor, 1977, tr.1). (Còn tiếp) ...
-
2. Các giai đoạn phát triển của lịch sử tiếng Việt Các giai đoạn phát triển lịch sử của tiếng Việt được phân định dưới đây, xin nhắc lại một lần nữa, là sự phân định đồng thời thông qua việc tập hợp những dấu hiện của ba cách làm việc mà chúng tôi đã sơ bộ miêu tả ở mục 1, trong đó cơ sở của cách thứ nhất sẽ được áp dụng một cách nhất quán. Vì thế, mỗi giai đoạn được xác định sẽ được nhận diện qua những tiêu chí là thời gian tương đối, một vài đặc điểm chính về ngôn ngữ trong đó nổi bật là nét ngữ âm, và những nét quan trọng về xã hội của dân tộc tương ứng với thời gian lịch sử ấy. Tên gọi của một vài giai đoạn có thể trùng với tên gọi cũ đã có theo những cách phân định riêng rẽ nhưng nội dung của nó chắc chắn sẽ phong phú hơn. 2.1. Thứ nhất, giai đoạn tiền Việt-Mường (proto Việt-Mường) trong lịch sử tiếng Việt, TVM Đây là thời kì tiếng Việt cùng với tất cả các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường hiện nay đang là một ngôn ngữ chung và nó được coi là vừa tách ra khỏi khối Đông Mon-Khmer để có một lịch sử riêng, khác với những ngôn ngữ khác thuộc nhánh Mon-Khmer. Giai đoạn này có thể coi là giai đoạn phát triển đầu tiên trong lịch sử tiếng Việt, tức là nó có tư cách là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ mẹ hay tiền ngôn ngữ của cả nhóm Việt-Mường hiện nay. Nói khác đi, giai đoạn TVM là thời gian đầu tiên trong lịch sử tiếng Việt với tư cách là một cá thể ngôn ngữ của họ Nam Á. Theo ước tính, thời gian tương đối của giai đoạn TVM bắt đầu khi khối ngôn ngữ Đông Mon-Khmer có sự khác biệt nội bộ để tạo thành những nhóm riêng lẻ, có thể từ hàng nghìn năm trước Công nguyên (Cn), đến những thế kỉ đầu Cn. Về mặt xã hội ngôn ngữ, giai đoạn TVM tương ứng với thời kì nó được những cư dân chủ thể của giai đoạn văn minh/văn hoá Đông Sơn sử dụng, nhưng địa bàn ngôn ngữ này có thể chỉ giới hạn trong lãnh thổ Đại Việt vào thời kì độc lập sau này. Vì giai đoạn TVM về sau phân chia thành những ngôn ngữ Việt-Mường khác nhau nên nó có sự khác biệt mang tính phương ngữ rõ rệt. Nét đặc trưng ngôn ngữ chính của giai đoạn TVM là như sau. Trước hết, nó lưu giữ đầy đủ thành phần từ vựng cội nguồn Nam Á, Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer. Điều này thể hiện rất rõ khi so sánh những từ cơ bản của nhóm Việt-Mường với các ngôn ngữ Nam Á. Tuy nhiên, cũng đã có dấu hiện ở giai đoạn này chứng tỏ có sự tiếp xúc với những ngôn ngữ Nam Đảo. Sau đó là tính đồng thời lưu giữ dạng thức cấu tạo từ đơn tiết và song tiết, trong đó dạng thứ hai có số lượng nhiều hơn. Cuối cùng, như đã được chứng minh, tiếng TVM chưa có thanh điệu, nó vẫn giữ thế đối lập vô thanh/hữu thanh trong các âm đầu xát lẫn tắc và thế đối lập tắc/xát/mũi ở cuối âm tiết. 2.2. Thứ hai, giai đoạn Việt-Mường cổ (pré Việt-Mường), VMc Đây là thời kì mà tiếng TVM trước đây đã có sự phân hoá để tách một phần thành những ngôn ngữ bảo thủ song tiết và phần khác là những ngôn ngữ đơn tiết trong nhóm Việt-Mường hiện nay. Giai đoạn này có thời gian tương đối từ khoảng thế kỉ I sau Cn cho đến những thế kỉ VIII-IX. Về lịch sử, nước Việt Nam lúc giờ bị đô hộ của phong kiến phương Bắc và tiếng Việt chịu tác động sâu sắc của sự đô hộ này. Cho nên về mặt xã hội ngôn ngữ, lúc này tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ bình dân và trong cộng đồng xã hội đã có sử dụng tiếng Hán và chữ Hán. Đây chính là nguyên nhân tác động rất nhiều đến sự phát triển sau này của tiếng Việt. Có thể nói những đặc điểm chính về ngôn ngữ của giai đoạn này như sau. Thứ nhất, bên cạnh việc lưu giữ lớp từ vốn có từ giai đoạn trước, tiếng VMc đã có sự vay mượn lẫn nhau với các ngôn ngữ Thái-Kađai (Tai-Kađai) và Hán. Những từ tương ứng với tiếng Thái thuộc thời kì này cũng thuộc lớp từ cơ bản, còn những từ gốc Hán lúc này là những từ cổ Hán Việt. Thứ hai, ở giai đoạn này tiếng VMc đã chịu ảnh hưởng của xu thế đơn tiết hoá theo hướng rụng đi các tiền âm tiết theo kiểu CvCVC > CVC (C: phụ âm, v: nguyên âm lướt, V: nguyên âm). Đồng thời, phương thức cấu tạo từ bằng phụ tố hầu như không còn hoạt động trong tiếng VMc nữa. Thứ ba, về mặt ngữ âm tiếng VMc là một ngôn ngữ có ba thanh điệu và đã xuất hiện dãy âm xát trong hệ thống âm đầu. Sự xuất hiện thanh điệu ở thời kì này đã làm mất đi đặc trưng xát ở cuối âm tiết. 2.3 Thứ ba, giai đoạn Việt-Mường chung (Việt-Mường commun) VMC Sau một thời gian phát triển, tiếng VMc đã phân hoá thành những bộ phận khác nhau. Một phần do tính biệt lập về địa lí chịu sự biến đổi ít hơn, còn phần khác dường như do chịu ảnh hưởng của tiếng Hán biến đổi nhiều hơn. Tiếng VMC trong lịch sử có thể coi là hệ quả của sự phát triển khác nhau đó. Về mặt thời gian tương đối, tiếng VMC là giai đoạn ước chứng từ thế kỉ thứ X cho đến khoảng thế kỉ XIV. Vào thời kì này, Việt Nam là quốc gia độc lập. Về mặt xã hội ngôn ngữ, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ toàn dân nhưng văn ngôn Hán và chữ Hán dường như vẫn giữ vai trò giáo dục, hành chính và văn học. Tuy nhiên, vào thời gian này chữ Nôm – loại chữ đầu tiên ghi âm tiếng Việt – đã xuất hiện. Ở giai đoạn này, tiếng VMC có những đặc điểm ngôn ngữ chính sau đây. Thứ nhất, đó là hiện tượng vay mượn từ gốc Hán để hình thành lớp từ Hán Việt quan trọng sau này. Nhưng, sự vay mượn này không đồng đều ở những vùng lãnh thổ khác nhau của tiếng VMC và chính là nguyên nhân khiến nó bị phân hoá về sau. Thứ hai, tiếng VMC đã là ngôn ngữ đơn tiết (CVC) là hệ quả của một quá trình đơn tiết hoá trước đây và hầu như nó cũng không còn lưu giữ một dấu vết gì của phương thức cấu tạo từ bằng phụ tố. Thứ ba, tiếng VMC đã là một ngôn ngữ có sáu thanh điệu và cùng với nó là ngôn ngữ chỉ còn lại loạt âm đầu vô thành, tức là đã mất đi sự đối lập vô thanh/hữu thanh trong các âm đầu âm tiết và dường như hoàn toàn không còn sự đối lập tắc/xát ở cuối âm tiết. Đồng thời, trong ngôn ngữ đã xuất hiện loạt âm đầu xát. Như vậy, dường như tiếng VMC đã đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển của tiếng Việt và tiếng Mường về sau. 2.4. Thứ tư, giai đoạn tiếng Việt cổ (Việt ancien), Vc Đây là thời kì tiếng VMC đã phân hoá thành hai cá thể tiếng Việt và tiếng Mường. Do vậy, ở Việt Nam tiếng Mường là ngôn ngữ thiểu số gần gũi nhất với tiếng Việt. Người ta ước chừng giai đoạn này là khoảng thời gian từ đầu thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV. Ở thời kì này, ngoài những đặc điểm xã hội ngôn ngữ vẫn lưu giữ từ thời VMC, ở tiếng Vc chữ Nôm đã vươn lên vai trò là chữ viết văn học với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và nó đã được ghi lại trong Annam dịch ngữ. Đặc điểm chính về ngôn ngữ của giai đoạn này là tiếng Vc đã có một lớp từ Hán Việt ổn định, cái mà tiếng Mường không có được. Thứ nữa, tiếng Vc đã hoàn thành việc xử lí các âm tiền tắc họng thành các âm mũi. Ngoài ra nó đã phân hoá dãy âm đầu vô thanh VMC thành hai nhóm là nhóm hút vào (*p > b, *t > d) và nhóm vô thanh xưa (*c,*k). Chính lí do này đã khiến cho tiếng Vc kéo âm xát *s hoặc *s' chuyển thành âm t hoặc th quốc ngữ hiện nay. Và có lẽ, theo cách nhìn của chúng tôi, dãy âm xát có từ trước đây đã hoàn tất ở giai đoạn này. 2.5. Giai đoạn tiếng Việt trung cổ (Việt moye), Vt Tiếp theo giai đoạn Vc là thời kì Vt. Lúc này, những hiện tượng biến đổi ở tiếng Việt hầu như không còn liên quan đến tiếng Mường. Giai đoạn này ước tính từ cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Về mặt xã hội ngôn ngữ, nét nổi bật nhất là sự xuất hiện chữ quốc ngữ với việc ra đời cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latin (gọi tắt là Việt-Bồ-La, VBL) năm 1651 của A. de Rhodes và sau đó là những văn bản, từ điển ghi bằng quốc ngữ. Đây là hệ quả của một sự tiếp xúc mới quan trọng của tiếng Việt với nhiều ngôn ngữ châu Âu, đặc biệt là tiếng Pháp. Thứ đến là tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ văn học, bác học với diện mạo mới hết sức phong phú. Cuối cùng, với việc mở rộng về phía Nam, tiếng Việt hoàn thiện và hình thành nên những vùng phương ngữ như nó có hiện nay. Về mặt ngôn ngữ, tiếng Vt chỉ có một hiện tượng nổi bật là nó đã thực sự đơn tiết hoá triệt để. Những ghi chép trong từ điển VBL đã chứng minh điều này. 2.6. Thứ sáu, giai đoạn tiếng Việt hiện đại, tiếng Việt hiện nay Từ giữa thế kỉ XIX, tiếng Việt phát triển sang giai đoạn hiện đại. Có điều, sự phát triển ấy không đều ở những bộ phận khác nhau trong nội bộ ngôn ngữ. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay với trách nhiệm là tiếng nói của một dân tộc, tiếng Việt đã làm tròn vai trò là công cụ giao tiếp, công cụ tư duy để phát triển xã hội. Ở giai đoạn này, tiếng Việt có hai đặc điểm xã hội quan trọng. Thứ nhất là sự tiếp xúc sâu đậm với ngôn ngữ, văn học và văn hoá Pháp, hệ quả của việc Pháp đô hộ Việt Nam. Sự tiếp xúc này là một nhân tố thúc đẩy nó phát triển mạnh mẽ. Thứ hai là từ năm 1945, với sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của nhà nước. Vai trò xã hội mới này của ngôn ngữ vừa đòi hỏi, vừa tạo điều kiện để nó phát triển. Nhìn ở hai đặc điểm xã hội quan trọng đó, một vài nhà nghiên cứu đề nghị tách giai đoạn này thành tiếng Việt hiện đại và tiếng Việt đương đại. Nhưng nếu coi trọng tính nhất quán về ngữ âm, làm như vậy là không cần thiết. Sự phát triển nội tại của tiếng Việt ở giai đoạn này, như đã nói ở trên cũng có sự khác nhau. Nhìn về mặt lịch sử, ngữ âm là bộ phận phát triển nhanh nhất. Ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du đạt đến độ điêu luyện tinh vi về ngữ âm đã nói rõ điều đó. Những năm đầu thế kỉ XX, với sự thành công của nhiều trào lưu sáng tác văn học, ngữ pháp tiếng Việt phát triển một cách hoàn chỉnh. Cuối cùng, với sự xuất hiện và cung cấp đầy đủ một hệ thống thuật ngữ cho mọi mặt của đời sống xã hội, tiếng Việt hoàn thiện ở tất cả các bình diện cấu trúc ngữ nghĩa của nó. Rõ ràng, ở thời điểm hiện nay, tiếng Việt hoàn toàn đáp ứng đầy đủ đòi hỏi của xã hội với tư cách là công cụ giao tiếp, phương tiện tư duy của dân tộc. Như vậy, trong những giai đoạn lịch sử phát triển của tiếng Việt, ba giai đoạn đầu lịch sử tiếng Việt là lịch sử nhóm Việt-Mường. Chỉ ở ba giai đoạn sau lịch sử tiếng Việt mới là lịch sử của một cá thể ngôn ngữ. Đây là một đặc điểm hết sức tế nhị trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Ferlus M. (1981). Sự biến hoá của các âm tắc giữa (obstruentes mediales) trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 2 (1981). Ferlus M. (1994). Quelques particularités du Cuôi Chăm, une langue Viet-mương du Nghệ An (Vietnam). Neuvièmes Journées de Linguisitique de l'Asie Orientale CRLAO (CNRS -EHESS), 5–6 Mai 1994. Gregerson K.J. (1969). A Study of Middle Vietnamese Phonology. BSEI, 44(2). Haudricourt A.G. (1953). Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á. Ngôn ngữ, số 1 (1991). Haudricourt A.G. (1954). Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 1 (1991). Maspero H. (1912). Étude sur la phonétique historique de la langue annamite: Les initiales. BEFEO, XII, N01. Nguyễn Phú Phong (2004). Nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Diễn đàn, số 136/1.2004 Nguyễn Tài Cẩn (1978). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội; (2000), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Tài Cẩn (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 6. Phan Ngọc – Phạm Đức Dương (1983). Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á. Viện Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội Rhodes A. de (1651). Từ điển Annam-Lusitan-Latin. Nxb Khoa học Xã hội, 1991. Sokolovskaja N.K. (1976). Opyt rekonstrukcija phonologichskoj sistemy Vietmuongskovo jazyka (Thử tái lập hệ thống âm vị tiếng Việt-Mường). K.N (Luận án phó tiến sĩ), Moskva. Trần Trí Dõi (1999, 2000). Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Trần Trí Dõi (2001). Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. Trần Trí Dõi (2004). Lịch sử tiếng Việt (Tập bài giảng). Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. -------------------------------------------------Toàn bộ bài viết của tác giả Trần Trí Dõi ở trên tôi lấy từ nguồn ngonngu.net, tôi có nhấn mạnh một số điểm liên quan đến thời kỳ dựng nước bằng cách dùng in đậm. Cảm ơn quý vị đã quan tâm ! (Còn tiếp) ...
-
Về việc phân định các giai đoạn lịch sử trong quá trình phát triển của tiếng Việt Trần Trí Dõi Để có điều kiện đi sâu khảo sát những hiện tượng lịch sử cụ thể của tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng trước hết cần phải xác định những giai đoạn phát triển chính của nó, từ khởi thuỷ cho đến hiện nay. Theo chúng tôi, đây là một công việc hết sức quan trọng. Bởi vì, muốn theo dõi lịch sử của một ngôn ngữ minh bạch nhất, rõ ràng nhất thì phải hình dung ra những thời điểm phát triển của bản thân nó một cách có cơ sở. Mà điều này, dường như cho đến hiện nay, hầu như trong số các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt vẫn còn những cách nhìn nhận chưa cùng cấp với nhau. Cái khó ở đây là việc xác định khoảng cách thời gian trong quá khứ. Nó có thể là vài trăm năm, cũng có thể là hàng nghìn năm. Đồng thời, thời điểm để đánh dấu khoảng cách ấy cũng có thể là một thời điểm xác định, cũng có thể là một quá trình xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy, điều đó có nghĩa là ở đây tính tương đối của thời gian lịch sử sẽ mang tính hiện hữu và đây chính là đặc trưng rõ nhất của nghiên cứu so sánh lịch sử trong ngôn ngữ học. Hiện nay, như chúng ta biết, đa số các nhà nghiên cứu đều chấp nhận giả thiết tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường nhánh Mon-Khmer họ Nam Á, một giả thiết do A.G. Haudricourt chứng minh thuyết phục nhất từ những năm 50 của thế kỉ trước [4, 5] và đã được nhiều người bổ sung, trong đó có chúng tôi. Như vậy, điều đó cũng có nghĩa là đối với chúng ta, tiếng Việt đã trải qua giai đoạn phát triển không được ghi chép lại (từ thế kỉ X trở về trước) và đã được ghi chép lại ít nhiều về sau này. Do vậy, có một vấn đề quan trọng là trong sự khác biệt có thực ấy, phải làm sao thể hiện được một sự phân chia ích lợi cho việc nghiên cứu, không bị nghiêng về bên nay hay coi nhẹ bên kia. Trong thực tế, vẫn còn có những nhà nghiên cứu chưa tránh được nhược điểm đó. 1. Cơ sở để phân định các giai đoạn lịch sử tiếng Việt Như đã nói ở trên, do đặc trưng khác nhau của hai thời kì lịch sử tiếng Việt, ở mỗi một thời kì tính chất của tư liệu sử dụng để nghiên cứu cũng sẽ khác nhau. Trong khi đó, đối với việc nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ, tư liệu được sử dụng lại luôn luôn có giá trị quyết định thao tác làm việc cũng như những nội dung được đưa ra khảo sát. Cách làm do chúng tôi đề nghị, đương nhiên, cũng không thể nằm ngoài thông lệ ấy. Vấn đề là, dựa vào những nguồn tư liệu có được như thế, người ta sẽ áp dụng những dấu hiệu nào để qua đó phân chia giai đoạn lịch sử tiếng Việt một cách nhất quán. Rõ ràng, nếu như chỉ nhấn mạnh tư liệu là cơ sở cho việc phân chia các giai đoạn lịch sử phát triển tiếng Việt một cách chung chung là hoàn toàn chưa đủ. Ở đây, theo chúng tôi, cơ sở ngữ âm và sự lí giải tính lịch sử của nó mới giữ vai trò chính, còn những cơ sở khác giữ vai trò thứ yếu hơn trong việc phân định quá trình lịch sử. Những cách làm được chúng tôi lần lượt mô tả dưới đây sẽ cho chúng ta nhận thấy điều đó. 1.1. Cách phân định thông qua phục nguyên tiền ngôn ngữ Phục nguyên hay tái lập tiền ngôn ngữ có nhiệm vụ xây dựng một dạng thức giả định và gán dạng thức đó cho lịch sử ngôn ngữ. Như vậy, tiền ngôn ngữ là một cơ cấu ngôn ngữ được tái lập lại ở một thời điểm hoặc một khoảng thời gian lịch sử nhất định. Cách gọi tiền ngôn ngữ (proto type) chính là thời điểm mà từ đó nó chia tách thành những nhóm hay những cá thể ngôn ngữ khác nhau. Làm như thế, người nghiên cứu lịch sử nhằm mục đích từ ngôn ngữ được phục nguyên ấy xây dựng những quy luật phát triển trong các cá thể ngôn ngữ khác nhau của một nhóm, một nhánh hay một họ. Khi mà xác định được những quy luật phát triển như vậy, người ta có cơ sở thuyết phục đánh dấu các giai đoạn phát triển của lịch sử của từng cá thể ngôn ngữ cũng như việc xác định nguồn gốc của chúng. Trong trường hợp nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đi theo cách phân định này. Chẳng hạn, đó là phần nào cách phân định của Maspero (1912) khi ông sử dụng và so sánh tư liệu tiếng Việt với một số ngôn ngữ Mon-Khmer; đặc biệt quan trọng đó là cách phân định của A.G. Haudricourt khi ông xây dựng mô hình lí thuyết hình thành thanh điệu tiếng Việt (1954); đó là cách phân định của M. Ferlus trong những tái lập proto Việt-Mường của ông (1981 và những năm sau đó); đó là cách phân định của N.K. Sokolovskaja trong luận án của bà về tiếng tiền Việt-Mường (1976); đó cũng là cách phân định của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong "Giáo trình..." của ông (1995, 2000) và một số người khác nữa. Cách phân định này, về nguyên tắc, cho phép chúng ta dựa vào biến đổi ngữ âm để có thể nói tới mốc lịch sử tiếng Việt cách nay hơn vài nghìn năm. Tuy nhiên, do sự minh định tư liệu được đem ra so sánh chưa thật chặt chẽ ở những nguồn khác nhau nên mặc dù có "cùng một tư liệu", các mốc lịch sử do các tác giả khác nhau xác định lại chưa thập khớp nhau. Vì thế, những người xử lí kết quả phân định này vẫn chưa thấy tính mạch lạc của các giai đoạn phát triển trong lịch sử của tiếng Việt. Để thấy rõ tình trạng nói trên, chúng tôi xin nêu lên trường hợp giải thích quá trình cũng như các mốc thời gian của hiện tượng gọi là xát hoá trong lịch sử tiếng Việt. Đó là trường hợp chuyển đổi của những âm đầu xát mà hiện nay trong tiếng Việt được ghi bằng những chữ quốc ngữ v, d, gi và g/gh chẳng hạn. M. Ferlus (1981...), bằng việc sử dụng tư liệu của các ngôn ngữ Việt-Mường (như tiếng Thà Vựng, tiếng Sách...), bằng việc sử dụng tư liệu trong nhánh Mon-Khmer (như tiếng Khmú, tiếng Khmer...) và cả bằng việc sử dụng tư liệu của tiếng Hán thông qua sự thể hiện nó trong tiếng Hán Việt, ông đã tái lập lại nguồn gốc của dãy âm xát nói trên ở giai đoạn proto Việt-Mường là một loạt âm tắc [p, t, c, k ; b, d, j, g] ở vị trí giữa mà ông gọi là âm tắc giữa. Sau đó, trên tư liệu tiếng Mường (cũng là một cá thể của nhóm Việt-Mường), ông phân định rằng quá trình xát hoá này xảy ra ở cả âm đầu vô thanh lẫn âm đầu hữu thanh và kết thúc ở thời kì tương ứng với thời kì Việt-Mường chung. Thế nhưng, chẳng hạn, theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (1995...), nếu tính đến tư liệu Hán Việt thì còn có thể kéo dài quá trình này đến giai đoạn sau, tức ở giai đoạn tiếng Việt trung cổ. Ở đây, rõ ràng còn một vấn đề có thể phải tiếp tục thảo luận nếu chỉ thuần tuý liên quan đến tư liệu được đem ra so sánh, mà ở đây cụ thể là nguồn tư liệu Hán Việt. Nhưng nếu nhìn thuần tuý từ khía cạnh ngữ âm, tình hình có thể sẽ đơn giản hơn nhiều. Như vậy, cách phân định lịch sử ngôn ngữ thông qua phục nguyên tiền ngôn ngữ cho phép người ta vừa khảo sát lịch sử khi ngôn ngữ chưa có chữ viết (hay chưa được ghi chép lại bằng văn tự), lại vừa có thể khảo sát những giai đoạn lịch sử về sau khi ngôn ngữ đã được ghi chép lại. Tuy nhiên, sự phục nguyên thường mang tính ưu thế ở thời kì ngôn ngữ chưa có chữ viết hơn và đương nhiên tư liệu chính mà thao tác này sử dụng là tư liệu nghiên cứu điền dã ở những ngôn ngữ có họ hàng với ngôn ngữ đang được khảo sát lịch sử . Điều này, đến lượt mình lại phụ thuộc vào tính phong phú và mức độ chính xác của tư liệu điền dã mà chúng ta có được. Chính ở chỗ này mới thực sự là một khó khăn của người nghiên cứu. Thêm vào đó, những thời điểm lịch sử được phân định theo thao tác nói trên thường nghiêng về tính tương đối nhiều hơn chứ không cụ thể như những thao tác sẽ nói sau đây. 1.2. Cách phân định dựa vào những tài liệu lịch sử cụ thể Khác với cách phân định thông qua thao tác phục nguyên, cách phân định này là dựa trên những nguồn tư liệu lịch sử có thực. Cách làm như vậy có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào tư liệu lịch sử đã được ghi chép lại theo nghĩa "nói có sách, mách có chứng" để đánh dấu các giai đoạn phát triển trong lịch sử ngôn ngữ. Cách làm này, rõ ràng với những chứng cớ xác thực, thường có thời điểm phân định vừa rất chi tiết, vừa rất cụ thể. Tuy nhiên, nó lại có một sự hạn chế là chỉ có thể phân định lịch sử ngôn ngữ ở thời kì được "sách vở" ghi chép lại. Trong thực tế, không phải lịch sử ngôn ngữ nào cũng được ghi chép lại hoặc việc ghi chép có được trong suốt quá trình phát triển của bản thân ngôn ngữ. Đó là một hạn chế không thể khắc phục được của cách phân định này. Đối với trường hợp lịch sử tiếng Việt, người thực hiện cách phân định các giai đoạn phát triển của nó theo phương thức như thế rõ nhất là H. Maspero. Trong cuốn "Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Annam. Những phụ âm đầu" ông nói rằng mình căn cứ vào ba chỗ dựa là sự hình thành tiếng Hán Việt, cuốn An Nam dịch ngữ và cuốn từ điển 1651 (tức là cuốn từ điển Việt-Bồ -La của A. de Rhodes) [12] để xác định các giai đoạn phát triển của ngôn ngữ đang được quan tâm. Nguyên văn ông viết là như sau" Về phương diện này, để trình bày cho rõ ràng tôi thấy nên chia lịch sử tiếng Việt, căn cứ vào những tài liệu vừa trình bày ở trên [T.T.D nhấn mạnh], thành năm thời kì" [6; 9–10]. Do đó tiếng Việt đối với ông gồm có những giai đoạn: Tiếng tiền Annam (protoannamite): trước khi hình thành Hán Việt. Tiếng Annam cổ xưa (annamite archaique): sự hoàn thiện vấn đề Hán Việt (từ thế kỉ X trở đi) Tiếng Annam cổ (annamite ancien): từ vựng Hán Việt của Hoa di dịch ngữ (thế kỉ XV). Đây là thời điểm ghi lại cách đọc tiếng Hán Việt, tiếng Hán Việt trong tiếng Việt ở một mức độ tương đối chính xác Tiếng Annam trung cổ (annamite moyen): cuốn từ điển Việt-Bồ-La của cha cố A. de Rhodes (1651 – thế kỉ XVII) Tiếng Annam hiện đại (annamite moderne): thế kỉ XIX trở về sau. Sau đó ông còn ghi rõ rằng khái niệm protoannamite (tiền Annam) mà ông sử dụng là cái ngôn ngữ chung để từ đó về sau tách ra thành tiếng Việt (annamite) và tiếng Mường [6; 10].Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách phân chia của ông dường như hoàn toàn dựa vào mốc thời gian cụ thể, tức là căn cứ vào thời gian xuất hiện tư liệu được ông sử dụng để so sánh và kết quả phân định rất chi tiết. Trong công trình của H. Maspero, ông rất nhất quán trong cách xử lí tư liệu như đã nói ở trên khi xem xét lịch sử của từng phụ âm đầu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, ông coi những hiện tượng xử lí âm Hán Việt là những xử lí ngữ âm thuộc thế kỉ thứ X hay ở thời gian sau đó, còn khi những hiện tượng nào được so sánh với các ngôn ngữ Mon-Khmer hoặc Thái, ông coi đó là hiện tượng ngữ âm thuộc tiền Việt, tức là trước thế kỉ thứ X. Nhờ cách làm này mà chúng ta thấy rõ sự phân định lịch sử tiếng Việt theo cách của H. Maspero có cái lợi ở thời kì sau nhưng lại không thật rõ ràng ở thời kì trước thế kỉ thứ X. So với cách phân định lịch sử theo lối phục nguyên tiền ngôn ngữ, cách làm mà chúng ta đang nói đến cho thấy một kết quả có vẻ cụ thể và xác định . Nhưng cách làm này chỉ có thể giúp ích khi lịch sử ngôn ngữ đã có chữ viết hay đã được ghi chép lại. Còn khi ngôn ngữ không có một trong hai điều kiện ấy, cách làm này sẽ không thực hiện được. Chứng cớ là, khi xem xét lịch sử tiếng Việt, H. Maspero đã phải đưa ra cái hộp " trước thế kỉ X" để đựng một thời kì khá dài, dài tới mức khi phân kì theo lối phục nguyên người ta phải chia thành những giai đoạn khác nhau. Chính vì một trong những lẽ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy cách phân định giai đoạn theo lối phục nguyên có ưu thế hơn rất nhiều. 1.3. Cách phân định lịch sử ngôn ngữ dựa vào tình thế ngôn ngữ Tình thế ngôn ngữ có thể hiểu là hiện trạng của ngôn ngữ phản ánh mối tương tác hay tương quan giữa các ngôn ngữ, giữa các kiểu văn tự, giữa vai trò xã hội khác nhau của chúng trong cùng một môi trường xã hội ngôn ngữ. Do đó có thể nói đây là bình diện xã hội ngôn ngữ trong lịch sử, gắn với lịch sử cụ thể của dân tộc chủ thể sử dụng ngôn ngữ ấy. Một thời kì khá dài, trong nghiên cứu lịch sử tiếng Việt, người ta thường "quên đi" khía cạnh này. Chính vì thế, hầu như việc nghiên cứu lịch sử một cá thể ngôn ngữ cụ thể chưa gắn với sự phát triển ngôn ngữ với bối cảnh lịch sử dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Đối với trường hợp tiếng Việt, người nhận thấy sự thiếu khuyết này là giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và ông đã áp dụng nó vào phân định giai đoạn lịch sử tiếng Việt. Trong một tài liệu công bố năm 1998, dựa vào tình trạng tương tác hay cách sử dụng ngôn ngữ của xã hội Việt Nam trong lịch sử, ông đã đề nghị phân chia lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt một cách khá chi tiết. Nhờ đó, chúng ta nhận thấy khá rõ bức tranh lịch sử ngôn ngữ liên quan với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy sự áp dụng như thế cũng chỉ có khả năng thực hiện khi ngôn ngữ hoặc chủ thể của nó đã được ghi chép lại bằng văn tự. Bảng phân kì mà giáo sư đưa ra là như sau: A,Giai đoạn proto Việt (tiền Việt)- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo) và tiếng Việt. - Có 1 kiểu văn tự: chữ HánVào khoảng các thế kỉ VIII, IXB,Giai đoạn tiếng Việt tiền cổ (cổ xưa)- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán - Có 1 kiểu văn tự: chữ HánVào khoảng các thế kỉ X, XI, XIIC,Giai đoạn tiếng Việt cổ- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán - Có 2 văn tự: chữ Hán và chữ NômVào khoảng các thế kỉ XIII, XIV, XV, XVID,Giai đoạn tiếng Việt trung đại- Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Hán - Có 3 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm và chữ quốc ngữVào khoảng các thế kỉ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỉ XIXE,Giai đoạn tiếng Việt cận đại- Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán - Có 4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm và chữ quốc ngữVào thời gian Pháp thuộcG,Giai đoạn tiếng Việt hiện nay- Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt - Có 1 văn tự: chữ quốc ngữTừ năm 1945 trở đi Có thể nói, cách phân chia theo tình thế ngôn ngữ đã chỉ rõ đặc điểm xã hội trong thời kì phát triển của tiếng Việt. Nó cho thấy sự chuyển đổi chức năng xã hội của tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam và nhờ đó cho thấy sự liên quan mật thiết giữa chữ viết và tiếng nói dân tộc trong mối quan hệ nhiều chiều ở cùng một thời kì lịch sử.Trong những cách phân định giai đoạn lịch sử như đã mô tả ở trên, mỗi cách có những đóng góp riêng của mình. Chẳng hạn, cách thứ ba phản ánh rõ nét sự tương tác giữa lịch sử ngôn ngữ và lịch sử dân tộc, cách thứ hai có ưu thế hơn về điểm thời gian phân định. Nhưng cách thứ nhất rõ ràng mới cho phép người nghiên cứu xem xét cả giai đoạn mà hai cách phân định trước khó có thể vươn tới được lẫn những giai đoạn sau này một cách nhất quán. Thế nhưng, đối với chúng tôi, đương nhiên là việc kết hợp đồng thời cả ba cách phân định đã được áp dụng là để tận dụng thế mạnh và tránh được những hạn chế của mỗi cách. Với cách làm đó, chúng tôi xin đề nghị xem xét lịch sử tiếng Việt và những giai đoạn phát triển của nó theo tiến trình dưới đây.
-
Và dưới đây là một tộc người có liên quan : người Nguồn. Hội thảo về người Nguồn: Có nên xác định lại thành phần dân tộc ? Tại hội thảo “Xác định thành phần dân tộc của người Nguồn" cuối tháng 10 vừa qua ở Quảng Bình, những nét tương đồng và khác biệt giữa người Nguồn với các dân tộc khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Việt- Mường đã được xác định rõ. Nhưng khó khăn là ở việc nên tách họ thành một dân tộc mới (dân tộc Nguồn) hay giữ nguyên là người Kinh hoặc xếp vào các dân tộc Mường, Thổ hay Chứt? Người Việt... của ngày hôm qua ? PGS. TS Khổng Diễn, Viện trưởng Viện Dân tộc học cho biết: Trong cuốn “Các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Lã Văn Lô, Đỗ Hữu Thấu... xuất bản năm 1959, người Nguồn được đưa vào dân tộc Mường, vì thời gian đó chưa xác định dân tộc Thổ (ở Nghệ An). Đến cuốn Lịch sử Việt Nam tập 1 của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (xuất bản năm 1971) thì cũng đưa nó vào người Mường. Qua quá trình nghiên cứu của các nhà dân tộc học, đặc biệt là GS Mạc Đường (Viện Khoa học Xã hội TP Hồ Chí Minh), người Nguồn được xác định là một nhóm địa phương của người Kinh. Năm 1973, đoàn các nhà khoa học của Viện Dân tộc học Việt Nam đã vào Minh Hoá nghiên cứu. Qua các gia phả người dân cung cấp, phần lớn người Nguồn đều có nguồn gốc từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình nên trong những thời gian khác nhau (cách đây khoảng 5-6 thế kỷ), họ cộng cư thành nhóm Nguồn (hiện nay dân số có khoảng 4 vạn người, chiếm 70% dân số của huyện Minh Hoá). Người Nguồn sống trong vùng tương đối tách biệt. Trong khi những vùng, miền khác có điều kiện phát triển, thì vùng này lại phát triển chậm hơn một chút nên vẫn giữ được nhiều nét văn hoá, phong tục, tập quán... Để xác định thành phần các dân tộc Việt Nam, đồng bào ở đó đều tự nhận là người Kinh cả. Nhưng có một đặc biệt là ngôn ngữ của họ hơi khác vì còn giữ được những âm Việt-Mường cổ (nghe họ nói thì không hiểu được), thành ra cũng có ý kiến cho rằng đưa về người Mường, có ý kiến để người Kinh. Theo TS Lưu Hùng (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), xếp người Nguồn vào Kinh, Mường, Chứt, hay Thổ đều chẳng có gì sai vì cùng trong nhóm ngôn ngữ Việt-Mường, vẫn cùng một tổ tiên chung. Nói cách khác: người Mường là người Việt của ngày hôm qua, và như vậy cũng có thể nói người Nguồn cũng là người Việt... của ngày hôm qua! Trước kia ở nước ta thường nói có khoảng 60 dân tộc. Sau khi xác minh thành phần tộc người trên phạm vi cả nước, từ tháng 3 năm 1979 chúng ta đã có được bảng danh mục chính thức 54 dân tộc (công bố của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê). Người Nguồn được coi là nhóm địa phương duy nhất của người Kinh. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, đồng bào gửi rất nhiều công văn đề nghị Quốc hội, Nhà nước, tỉnh Quảng Bình...xem lại thành phần dân tộc. Nhiều người còn muốn chứng minh: “Người Nguồn chúng tôi chính là dân tộc Nguồn”(!). Vấn đề là chính sách cho đồng bào Tại hội thảo, các báo cáo khoa học đã so sánh người Nguồn với nhóm người Kinh (ở Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An), người Mường (ở Hoà Bình), người Thổ (ở Nghệ An) và cả người Chứt. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng người Nguồn là một nhóm địa phương của dân tộc Thổ ở Nghệ An (vì dân tộc này cũng là nhóm có nguồn gốc khác nhau, cũng có một số từ người Kinh, cũng có một số từ người Nguồn). Hơn nữa, nghiên cứu ngôn ngữ văn hoá, phong tục, tập quán...đều cho thấy người Nguồn rất giống dân tộc Thổ từ ăn, ở, ma chay, cưới xin... Tuy nhiên, các báo cáo của cán bộ nghiên cứu địa phương lại muốn xếp họ vào dân tộc Chứt (Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xá Lá Vàng) vì họ ở ngay cạnh đó. Xét trên góc độ khoa học, thì không phù hợp. Họ không những không hiểu được tiếng nói của nhau mà trình độ văn hoá cũng khác xa nhau! Ngay cả chính bản thân người Nguồn cũng có những ý kiến khác nhau: Một số ý kiến muốn được xếp vào Mường hoặc Chứt, một số ý kiến khác bảo: “Như thế chẳng hoá ra bảo trình độ phát triển kinh tế văn hoá tộc người chúng tôi bị thụt lùi, thua kém người Kinh, là người Kinh để có trình độ cao tốt hơn chứ”. Một nhà dân tộc học đã hỏi ý kiến các vị bô lão về dự hội thảo: “Bây giờ không tách người Nguồn, không nhập người Nguồn, cứ để như thế này thì có ảnh hưởng gì đến các cụ không?”- Các cụ đều trả lời: “Không, chẳng ảnh hưởng gì đến chúng tôi cả”(!). Cả hội nghị đều cười phá ra.! Khi các nhà khoa học bảo: sẽ xếp người Nguồn vào nhóm Thổ, phần lớn các đại biểu người Nguồn không biết người Thổ là ai cả. Theo các nhà dân tộc học, phải cho đồng bào tiếp xúc giao lưu với nhau mới nhận ra nhau và ý thức đúng được. Nhiều nhà dân tộc học cũng lên tiếng: nếu so sánh thì ngay cả người trong một dân tộc ở các vùng khác nhau đã khác xa nhau rồi, nói gì đến sự khác nhau giữa người Nguồn và người Thổ. Vấn đề đặt ra là các nhà lãnh đạo địa phương nên có những cuộc tiếp xúc với các tộc người Thổ mới thấy được sự giống nhau. Hơn nữa đời sống người Nguồn ở nơi đây còn vất vả mà không có một chế độ chính sách gì. Để Giúp đồng bào phát triển vững chắc, tỉnh nên có các chính sách giúp đỡ đồng bào trong thời gian tới. Chuyện không chỉ của riêng người Nguồn. Theo ông Khổng Diễn, nếu tách người Nguồn thành dân tộc riêng thì sẽ dẫn đến hàng hoạt các dân tộc xin tách và Việt Nam sẽ có đến hàng trăm dân tộc. Ở Bắc Giang, Tuyên Quang.... Cao Lan, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái, còn Sán Chỉ (thuộc tiếng Hán Quảng Đông), mặc dù thuộc hai nhóm ngôn ngữ khác nhau, nhưng hai nhóm người này đều biết nói tiếng của nhau (chỉ mỗi sách cúng người Cao Lan, lại toàn cúng bằng tiếng Sán Chỉ và chỉ thầy cúng đọc được). Về phong tục, tập quán, nghi lễ, nề nếp gia phong, cách làm ăn của họ hầu như hoàn toàn giống nhau. Các nhà khoa học xác định là một dân tộc với tộc danh Sán Chay, nhưng từ đó đến nay cũng có rất nhiều ý khác nhau... Tên Sán Chay không được gọi nữa, mà thường được gọi tách ra là: Cao Lan - Sán Chỉ. Các nhà dân tộc học đã tiến hành điều tra và thấy có các dòng họ lớn cùng một ông tổ chung, mới chỉ cách nhau vài đời, ở xã này là người Cao Lan, sang xã kia đã là Sán Chỉ. Có trường hợp làm cho các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên. Đó là một đại biểu là người Sán Chỉ, nhưng bố đẻ lại là Cao Lan. Nếu tách Cao Lan- Sán Chỉ ra thành hai dân tộc thì tách kiểu gì? Hơn nữa, nguồn gốc Cao Lan- Sán Chỉ lại là chung, đều ở nam Trung Quốc di cư vào Việt Nam, chỉ có điều đi theo hai hướng tách biệt nhau. Quá trình di chuyển dần dần (không phải như ngày nay đi một cái là đến ngay), vừa đi vừa sống, lấy vợ, lấy chồng sinh con... tiếp thu các thổ ngữ mới, dẫn đến sự nảy sinh hai nhóm ngôn ngữ đó... Hiện nay, Viện Dân tộc học đang tiếp tục nghiên cứu xác định thành phần dân tộc cho các nhóm như: Ta Ôi (Ta Hôi, Toi Hoi, Tôi Ôi, Pà Cô), Bru-Vân Kiều... ở Thừa Thiên Huế; Pà Thẻn (Hà Giang); Dao (Mán, Động, Trại, Xá, Quần Trắng, Quần Chẹt) ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Chơ Ro ( Châu Ro, Dơ Ro) ở Đồng Nai... Theo PGS. TS Khổng Diễn: cái khó nhất là xác định đó là một dân tộc hay là nhóm của một dân tộc. Nhưng điều quan trọng là cho đến nay, nhiều nhà dân tộc học trẻ đã đi xác định lại đều thừa nhận: cách xác minh thành phần dân tộc của các vị tiền bối những năm 1960- 1970 là chuẩn xác, không có gì phải bàn lại. Tất nhiên trên tinh thần khoa học, những trường hợp nào không chính xác sẽ xác định lại ! --------------------------------------------- Các nhà khoa học từ lâu đã đi đến thống nhất dựa vào 3 tiêu chí để xác định thành phần dân tộc ở nước ta: 1- Sự cộng đồng về mặt ngôn ngữ (đã là một dân tộc phải hiểu được tiếng nói của nhau); 2- những nét tương đồng về văn hoá (đây là một cái khó-vì cũng có khi cùng một dân tộc nhưng khi tách ra khỏi cộng đồng mấy chục năm sẽ khác đi); 3- ý thức tự giác tộc người (thể hiện qua tộc danh tự gọi)- (TS Lưu Hùng- Phó GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) --------------------------------------------- Hao Kim Anh - (Theo Nhân Dân) http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/ti...et.asp?TTID=158(Còn tiếp) ...
-
Kính thưa quý vị ! Nói đến các dân tộc Việt cổ ở Nghệ An và Quảng Bình mà tôi có post bài ở trên, là nói đến những dân tộc có hệ ngôn ngữ gần nhất với người Kinh - Việt tộc, thuộc nhóm Việt - Mường - Thổ - Chứt. Vậy cụ thể nhóm ngữ hệ này như thế nào ? Trước hết xin giới thiệu nguyên văn bài viết trên trang điện tử của Ủy Ban Dân Tộc : NHÓM NGÔN NGỮ VIỆT-MƯỜNG 1. Dân tộc Chứt Dân tộc Chứt sinh sống ở một số xã của hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Người Chứt vốn sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh, chăn nuôi và săn bắn, hái lượm. Trừ nhóm Sách sống bằng nông nghiệp còn các nhóm khác hái lượm và săn bắn chiếm vị trí quan trọng, thậm chí là nguồn sống chính trong những năm mất mùa; nghề thủ công có đan lát và nghề mộc là phổ biến. Người Chứt sống định cư và quần tụ thành từng làng (Cà Vên), nhưng làng tản mạn, mỗi làng có trưởng làng do dân suy tôn, thường là trưởng tộc một dòng họ có uy tín nhất trong làng. Nhà ở thường không bền vững, họ quen ở trong các túp lều dùng dây buộc, dùng cột ngoàm hay ở trong các hang đá, mái đá. Cho đến trước năm 1945 các nhóm Rục, Arem chủ yếu vẫn sống trong các hang đá, mái đá. Người Chứt không biết dệt vải, mùa hè nam giới đóng khố, cởi trần; phụ nữ mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây. Hiện nay đồng bào ăn mặc giống như người Kinh. Quan hệ vợ chồng bền vững; lễ cưới được tổ chức bên nhà gái, sau đó mới đón dâu. Lễ vật quan trọng nhất ngoài lợn, gà, nhất thiết phải có thịt khỉ sấy khô. Tang ma đơn giản và có nhiều ảnh hưởng của người Kinh, thường tổ chức trong 3 ngày, sau đó đưa đi chôn, đắp mộ đất, sau 3 ngày tộc trưởng làm lễ gọi hồn người chết về ngụ trên bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó phần mộ không được chăm nom. Ngoài thờ cúng tổ tiên, bàn thờ đặt ở nhà tộc trưởng, người Chứt thờ nhiều ma: ma rừng, ma suối, thần nông, ma bếp... Các nghi lễ nông nghiệp thường được thực hiện như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa. Kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như làn điệu dân ca Kà Tưm, Kà Lềnh, nhiều truyện kể; nhạc cụ có khèn bè, đàn ống, lồ ô, sáo... 2. Dân tộc Kinh (tên gọi khác: Việt) Dân tộc Kinh phân bố khắp 61 tỉnh, thành phố nhưng đông nhất là vùng đồng bằng, thành thị. Là cư dân có nguồn gốc bản địa lâu đời và phát triển từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên người Kinh từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Kinh luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Về mặt kinh tế, kể từ khi đã thoát ra khỏi cuộc sống nguyên thuỷ, người Kinh đã biết đến kim loại, chế tác được các công cụ lao động bằng sắt, đồ dùng bằng đồng và hợp kim đồng; với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng sắt, người Kinh cổ đã sáng tạo ra nền văn minh Việt cổ rực rỡ, lấy nền nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo, khai thác thành công vùng đồng bằng phì nhiêu; cùng với nền nông nghiệp lúa nước, người Kinh đã sáng tạo ra rất nhiều nghề thủ công truyền thống, tạo ra vô vàn những hàng hoá cần cho cuộc sống từ chế biến cái ăn đến cái mặc, đến nhà ở và các phương tiện sống. Nền kinh tế của người Kinh trải qua hàng ngàn năm cho đến trước thời hiện đại (cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX) vẫn là kinh tế nông nghiệp kết hợp với nghề thủ công truyền thống, được đánh giá là một nền kinh tế tiêu biểu cho Việt Nam và khu vực. Về tổ chức xã hội, người Kinh sau khi thoát khỏi cuộc sống hang động, đã định cư và tạo nên cuộc sống lấy làng (mà người xưa gọi là kẻ) làm nơi định cư. Trong làng thường có nhiều xóm, có xóm lớn tương đương với một thôn. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung. Người Kinh thường ở nhà trệt. Ngôi nhà chính thường có kết cấu 3 gian hoặc 5 gian và gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ gia tiên. Về văn hoá, dân tộc Kinh là một trong những dân tộc ở trong khu vực luôn đạt đến trình độ văn hoá văn minh rực rỡ của mọi thời đại, từ văn minh Việt cổ, văn minh Đại Việt sau thế kỷ X cho đến ngày nay đều chứng tỏ điều đó. Trong văn hoá - văn minh, từ văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá ứng xử, người Kinh đã sáng tạo ra những nét đặc sắc cho mình, tiếp thu có chọn lọc các ưu điểm của các nền văn minh khác để làm phong phú cho dân tộc. Những biểu hiện văn hoá Việt thật phong phú, đa dạng, chỉ đơn cử văn hoá tín ngưỡng: từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những anh hùng dân tộc có công với làng nước và trên những cơ sở đó tiếp thu những tín ngưỡng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo... Tất cả đều được cải biên để phù hợp, thích ứng với đời sống vật chất và tinh thần của người Kinh là một nét đặc sắc của văn hoá tín ngưỡng Kinh. Trong tín ngưỡng văn hoá đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh. Bàn thờ được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà: được cúng lễ vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết, v.v... Trong văn hoá, những sáng tạo văn học - nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại cũng là những nét bản sắc rất điển hình của người Kinh. Văn học nghệ thuật dân gian với nhiều thể loại phong phú: truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ... phản ánh toàn bộ mọi mặt của cuộc sống dân tộc. Văn học dân gian góp phần to lớn vào việc giữ gìn bản lĩnh, bản sắc dân tộc. Văn học viết cũng đạt được những thành tựu to lớn ở giai đoạn Lý- Trần và đặc biệt từ thế kỷ XV về sau với các cây bút thiên tài: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... Các bộ môn nghệ thuật như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu... phát triển cao, được chuyên nghiệp hoá. 3. Dân tộc Mường Người Mường cư trú lâu đời ở các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ... Về nguồn gốc lịch sử, người Mường cùng nguồn gốc với người Kinh. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước; ngoài ruộng nước, người Mường còn làm nương rẫy, săn bắn, đánh cá, hái lượm và sản xuất thủ công nghiệp. Tổ chức xã hội, chủ yếu là mường bản, mỗi bản gồm một số gia đình, nhiều hay ít tuỳ theo địa bàn cư trú quy định, bản có tổ chức chặt chẽ. Đại bộ phận người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái. Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men, được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể. Trang phục tiêu biểu của phụ nữ là khăn đội đầu và áo cánh ngắn màu trắng, váy đen có cạp dệt hoa văn sặc sỡ và hoạ tiết cực kỳ phong phú. Hôn nhân có nhiều nét giống người Kinh. Tang ma cầu kỳ tốn kém. Người Mường có nền văn hoá dân gian phong phú với nhiều truyện cổ (mo) nổi tiếng "Đẻ đất đẻ nước", "lên trời"... Cuốn "Mo-Sử thi dân tộc Mường" dày hơn 2000 trang, là di sản vô giá không phải chỉ của dân tộc Mường mà của cả nền văn hoá Việt Nam. Múa dân gian phong phú như múa vật, múa bông; nhạc cụ có cồng chiêng với hát xéc bùa là đặc sắc; đặc biệt ở người Mường phải kể đến lễ ca, đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang. Tiếng Mường là tiếng Việt cổ bị khu vực hoá, có đến 80% từ vựng tiếng Mường trùng với tiếng Việt trước thế kỷ XX, hiện còn bảo lưu khá bền vững trong cộng đồng người Kinh vùng Hà Tĩnh. 4. Dân tộc Thổ Người Thổ sinh sống ở miền Tây tỉnh Nghệ An thuộc các huyện Con Cuông, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ. Hoạt động sản xuất chủ yếu là làm nương rẫy, một số nhỏ làm ruộng nước, trình độ canh tác phát triển khá cao. Cây lương thực được trồng chủ yếu là lúa, sau đó đến sắn, ngô. Ở các nhóm Kẹo, Mọn, Cuối, gai là cây được trồng nhiều và giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Nghề đánh cá cũng rất phát triển; săn bắn, hái lượm tuy chỉ phát triển ở một số vùng nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống của họ. Về tổ chức xã hội, dân cư sống thành làng xã như người Kinh, mỗi làng có trùm làng được dân bầu theo định kỳ hàng năm. Đàn ông ăn mặc giống người Kinh, phụ nữ ăn mặc theo sở thích, mỗi nhóm bắt chước các kiểu ăn mặc của người Thái, Mường hay Kinh tuỳ điều kiện của mỗi nhóm. Hôn nhân chủ yếu giữa người Thổ với nhau, tự do yêu đương qua sinh hoạt lễ hội, tập tục cho phép họ ngủ chung với nhau khi tìm hiểu nhau và gọi là ngủ mái, nhưng chỉ để chuyện trò tìm hiểu và cấm ngặt quan hệ sinh lý trước hôn nhân. Hôn lễ của người Thổ phải qua nhiều bước. Thông thường khi cưới nhà trai phải dẫn một con trâu, 100 đồng bạc trắng, 30 vuông vải, 6 thúng xôi, một con lợn. Nhiều vùng còn có tục ở rể. Tang ma cũng lắm thủ tục và thường tốn kém. Thờ cúng tổ tiên là chính, ngoài ra còn thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần có liên quan đến việc đánh giặc và khai khẩn đất đai. Hội lễ phong phú như hội xuống đồng hàng năm, theo đó là nhiều kiêng kỵ trong cuộc sống và sản xuất mà người Thổ thực hiện. Nguồn : http://cema.gov.vn/modules.php?name=Conten...ils&mid=168 (Còn tiếp) ...
-
Đi tìm ... “bàn chân Giao Chỉ” Họ có đôi bàn chân kỳ dị, to và cong, ngón cái chìa ra như càng cua. Cấu trúc đặc biệt của đôi bàn chân đó đã làm cho những người này gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt thường ngày nhất là những lần muốn đi đâu mà phải... xỏ dép. Ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) mọi người vẫn gọi họ là những người... Việt cổ hay những người Giao Chỉ Bàn chân Giao Chỉ Tập đi dép cả tháng để... cưới con Người đầu tiên có “bàn chân Giao Chỉ” mà chúng tôi tìm gặp là ông Nguyễn Cảnh Thanh ở xóm 10, xã Thanh Hưng. Ông Thanh năm nay đã ở vào tuổi 75 nhưng trông ông vẫn còn khỏe lắm. Nhà ông Thanh có đông con nhưng các con đều đã lập gia đình và ở riêng, chỉ có hai ông bà già ở với nhau. Ở cái tuổi đáng ra phải được nghỉ ngơi từ lâu nhưng sức khỏe còn rất dồi dào nên mình ông Thanh vẫn làm ra cả tấn thóc mỗi mùa. Ông Thanh và bà Nhị với bàn chân Giao chỉ như nhau Ông bảo, ông chỉ cần mỗi người vợ làm phụ tá, còn việc đồng ruộng ông ..."chấp" cả thanh niên. Hỏi về bí quyết để có sức khỏe dẻo dai như vậy ông Thanh chỉ ngay xuống đôi bàn chân “càng cua” của mình: “Tui (tôi) khỏe hơn người nhờ sự khác người đó. Không chỉ có tui mà cả ba anh em nhà này đều dư thừa sức khoẻ. Ở đây ai cũng nói người có bàn chân Giao Chỉ thì sức khỏe vô biên và tui thấy đúng như rứa (như thế)”. Ông Thanh kể, bố ông là ông Nguyễn Cảnh Niên có đôi bàn chân còn kỳ dị hơn ông nhiều. Bàn chân ông Niên cong đến mức không đi được dép. Cũng vì thế ông Niên rất hiếm khi đi đâu bởi với đôi chân trần ông rất ngại gặp gỡ mọi người. Điều lạ là trong mấy anh em chỉ mỗi mình ông Niên có đôi bàn chân như vậy còn những người còn lại hoàn toàn bình thường. Bố ông sinh được bốn người con, ba trai một gái thì ba người con trai đều có đôi bàn chân Giao Chỉ, còn người con gái lại không. Trong ba anh em thì ông Thanh là “tiêu biểu” nhất. Ngày bé do ở vùng quê miền núi nên trẻ nhỏ ít khi dùng đến dép. Và ông Thanh cho rằng cũng vì không được “uốn nắn” từ bé nên sau này khi đã đến tuổi trưởng thành thì ông không có cách nào để thay đổi được nữa. Chẳng có loại dép nào ông đi được, thuở thiếu thời ông chung tình với dép cao su to “khủng bố” do tự ông “sáng chế” nhưng cũng chỉ là những lúc thật cần thiết còn bình thường ông cũng hiếm khi sử dụng đến. Kỷ niệm ông Thanh không bao giờ quên đó là lần người con trai trưởng lập gia đình ở tận thủ đô Hà Nội. Để chuẩn bị cho chuyến đi đó ông đã phải tập luyện đi dép cả tháng trời. Khỏi nói ông đã phải chịu đau đớn thế nào nhưng cũng chính từ lần “huấn luyện” quy củ đó ông đã dễ dàng hơn mỗi khi đi đâu cần phải đi dép. Nói vậy nhưng mỗi lần xỏ chân vào dép ngón cái vẫn không chịu nằm yên mà cứ “bò” ra đất. Cố đưa ngón cái lên thì ngón út lại rơi xuống. Ông Thanh nói đùa rằng “kẻ thù mà tui ghét nhất là dép”. Hôm chúng tôi đến ông Thanh đã lục lọi mãi mới tìm được đôi dép để đi vào tiếp khách. Ông đã bỏ rơi nó vì lâu nay ông không có dịp đi đâu nên cũng chẳng sử dụng đến. Thế nhưng, vừa xỏ vào một lúc ông đã gãi đầu gãi tai vì khó chịu và cuối cùng ông phải bỏ ra rồi phân bua: “Thông cảm cho tui đi đất nhé, nói là đi dép nhưng... mấy ngón vẫn ở dưới đất mà”. Ông Thanh rất tự hào với bàn chân đặc biệt của mình Sẽ hết “chân Giao Chỉ” Ở xã Thanh Hưng không chỉ có duy nhất gia đình ông Thanh có nhiều người có bàn chân Giao Chỉ. Ông Thanh đã dẫn chúng tôi đi thăm rất nhiều người cũng có đôi bàn chân tương tự như bà Nguyễn Thị Nhị ở xóm 9. Gia đình này chỉ có bà Nhị và một người chị cùng ông cụ thân sinh là có đôi bàn chân đặc biệt như vậy. Bà Nhị năm nay đã ở vào tuổi 87, vẫn rất khoẻ mạnh. Con cái đi thoát ly, bà ở một mình vẫn tự cơm nước. Chợ ở xa nhà đến 2km nhưng ngày nào bà vẫn cuốc bộ đi đều đặn. Ở địa phương này, còn có thể kể tên những người có “bàn chân Giao Chỉ” như: ông Tợi, bà Hiếu, ông Tâm... Những người này có điểm chung nữa là đều có họ hàng gần xa với ông Thanh. Một điều chúng tôi dễ nhận thấy ở những người có bàn chân “khác người” là họ rất lạc quan, ngoại trừ những lúc phải... xỏ dép. Họ cho rằng may mắn mới có được đôi bàn chân như vậy vì “chân Giao Chỉ” thì tuyệt nhiên ai cũng khỏe mạnh và sống rất thọ. Ông Nguyễn Cảnh Minh, em trai ông Thanh trước đây từng bị voi rừng tấn công, ông Minh cho rằng với một người có sức khoẻ bình thường thì không còn cơ hội sống sót. Con voi hung dữ đã “bốc” ông lên rồi ném từ trên đỉnh núi xuống thế mà ông vẫn thoát chết. Ở xã Thanh Hưng, người họ Nguyễn Cảnh chiếm đa số và đã có thời dòng họ này đã trở lên nổi tiếng nhờ có nhiều “người Giao Chỉ”. Theo thống kê của chính ông Thanh thì những ai có bàn chân như ông đều vượt qua tuổi “bát tuần”. Hiện nay, lớp trẻ không còn thấy xuất hiện bàn chân “càng cua” này nữa. Ngay như ông Thanh, tất cả các người con sinh ra đều có bàn chân bình thường. Ông Thanh cho rằng con ông không có đôi bàn chân giống bố là do được đi dép từ tấm bé, lúc đó xương còn uốn nắn được nên bàn chân thẳng mà không bị cong. Ông Thanh nhận định rằng, lứa tuổi như ông mất đi thì ở đây cũng sẽ hết người có “chân Giao Chỉ”. Theo Cảnh Dũng ------------------------------------------------- PGS.TS Nguyễn Lân Cường : Chân Giao Chỉ có hai ngón cái toạc ra hướng về nhau. Ở trong trường hợp này chỉ có ở một vùng và có tính chất họ hàng có bàn chân như vậy. Một phần có thể do những người này sống ở vùng miền núi thường xuyên đi đất. Khi đường trơn ngón chân phải choãi ra để chống trơn từ đó thành Chân Giao Chỉ. Điều này có thể thấy là các đời sau không có bàn chân như vậy nữa mà chỉ gặp ở những trường hợp người cao tuổi. Cũng có thể do gen di truyền nhưng gen đời sau lặn nên không còn bàn chân Giao Chỉ nữa. ------------------------------------------------- Nguồn : http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...e&sid=99777 (Còn tiếp) ...
-
Kính thưa quý vị ! Không riêng gì vùng rừng núi ở Quảng Bình, nơi người ta đã phát hiện ra người Rục (mà tôi đã giới thiệu ở trên), một tộc người có ngữ hệ rất gần với người Kinh - Việt tộc ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, mà ở khắp vùng đồng bằng và đồi núi ven biển dọc dải đất Thanh Nghệ Tĩnh là nơi cư ngụ và sinh sống của những tộc người cổ vẫn còn giữ lại những ngôn ngữ hoàn toàn thuần Việt. Cũng có người cho rằng tổ tiên người Việt hiện nay là người Giao Chỉ, mà trong cổ sử Tàu cũng nhắc về "Giao Chỉ Bộ" hay "Giao Chỉ Quận" (2 cách gọi này khác nhau về qui mô vùng đất, nhưng tôi không bàn ở đây). Vào năm 43, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, Mã Viện đã gom hết trống Đồng Lạc Việt lại đem nấu chảy và cắm sâu xuống đất : "Đồng trụ chiết - Giao chỉ diệt". Như vậy, Giao Chỉ là gì ? Phải chăng tổ tiên người Kinh - Việt tộc bây giờ là người Giao Chỉ có 2 ngón chân xoạc ra như một số sử gia có nói đến ? Xin giới thiệu bài viết dưới đây trong bài trả lời của một độc giả trên website Nông nghiệp Việt Nam của GS-TS Nguyễn Lân Dũng : VÌ SAO NGƯỜI VIỆT CỔ ĐƯỢC GỌI LÀ NGƯỜI GIAO CHỈ ? Theo thông tin của từ điển bách khoa mở Wikipedia thì Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)". Ý kiến này được nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam chấp nhận. Bộ Từ nguyên (quyển Tý, trang 141) bác lại ý kiến trên mà cho rằng: "Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giao nhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp, có tiếng "đối trụ", có tiếng "lân trụ" để gọi loài người trên thế giới. "Đối trụ" là phía Nam, phía Bắc đối nhau, "lân trụ" là phía Đông, phía Tây liền nhau. Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp vào nghĩa "đối trụ", vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộc phương Nam, cũng như một chân phía Bắc, một chân phía Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau". Các nhà sử học Việt Nam kể từ Nguyễn Văn Siêu, Đặng Xuân Bảng, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,... đều theo cách giải thích thứ hai này. Năm 1868, bác sĩ Thorel trong đoàn thám hiểm của Doudart de Lagrée đã nhận xét hiện tượng hai ngón chân cái giao nhau là "một đặc điểm của giống người An Nam". Sau này các học giả Pháp khác cũng ghi nhận điều này. Hiện tượng hai ngón chân cái trẹo ra ngoài để có tư thế giao nhau khi hai bàn chân đặt song song gần nhau được gặp không chỉ ở các dân tộc Đông Dương mà còn ở các dân tộc khác như người Mã Lai, Xiêm, Trung Hoa, Ả Rập, Melanesia và người da đen, chỉ khác nhau ở mức độ. Nhưng hiện tượng này rất hiếm gặp ở người châu Âu. Đây không phải là hiện tượng bệnh lý, mà có thể coi là một biến dị lại tổ (variation atavique) do xương mọc không thẳng như bình thường. Như vậy hiện tượng này không phải do kẻ đô hộ cố tình gây ra cho dân chúng như bạn hiểu. GS.TS NGUYỄN LÂN DŨNG (06/08/2008 07:45) http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai...Chi/1870477.epi (Còn tiếp) ...
-
Vâng, đây chính là điểm mấu chốt mà tôi đang muốn nói đến. Xin lần lượt post các bài liên quan bên topic các hang động mới phát hiện ở Quảng Bình, có lẽ sẽ hơi dài dòng, nhưng tôi sẽ post hết và không cắt xén. Cũng xin nhắc lại quan điểm của mình là : tôi tham gia diễn đàn cũng vì tôi ủng hộ quan điểm văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến từ khi tôi được đọc cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, điều này được ghi trong chính sử - phần Ngoại kỷ, dù trước đó tôi có hỏi thăm nhiều người về tác giả nhưng chẳng ai biết và cũng chẳng ai ủng hộ quan điểm này, chỉ vì người ta chỉ quan tâm đến những nhân vật có tên tuổi. Cảm ơn sự quan tâm của anh Thiên Sứ !
-
Kính anh Thiên Sứ, Những luận cứ của quan niệm cho rằng "Thời Hùng Vương thực chất chỉ là một nhà nước sơ khai" và "chỉ thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 7 TCN" là họ dựa trên một chuỗi hệ thống luận liên quan đến nhiều khía cạnh văn hóa khác nhau để xác định thời kỳ lập quốc của dân tộc. Tôi sẽ không đi vào từng chi tiết các bài luận cứ của từng cá nhân nào nữa, càng không quan trọng học vị hay chức vị dù tôi tôn trọng tất cả (bởi nếu quan trọng thì có lẽ tới giờ này tôi cũng chẳng biết đến có những diễn đàn như thế này). Tôi chỉ xin mạn phép mổ xẻ thẳng vào vấn đề : do đâu mà có những logic của những suy luận đó ? Phải chăng là vẫn còn sự nhập nhằng gì đó trong chuỗi diễn tiến văn hóa sử của các dân tộc mà các sử gia - dù theo quan điểm nào - cũng đều cho rằng mình là hợp lý ? Cảm ơn anh Thiên Sứ và quý vị quan tâm !
-
Ôi giời ... Bây giờ TP mới vào Topic này và biết sinh nhật của bà chị Laviedt vào ngày 12/07, thế là lố mất một ngày rồi, thật thiếu sót ... thiếu sót ... Đã không được uống rượu trong ngày sinh nhật rồi không khéo bà chị lại "Trăng vào cửa sổ đòi thơ" đây, hi ... Cho TP gởi lời chúc sinh nhật muộn nhé : Chúc chị thêm một tuổi mới "hay ăn chóng lớn", luôn luôn vui vẻ, sức khỏe dồi dào !!! Ngày này chừng ấy năm về trước Lavi đã đến dự cuộc chơi... :lol: (Laviedt) Giờ đây ở tận phương trời ...
-
Tôi nhớ là trên trang chủ cũng đã từng đăng bài viết này. Thực ra vấn đề ADN của các sắc tộc ở Đông Nam Á là một hướng mà các nhà nghiên cứu đã quan tâm lâu rồi, cho thấy một sự tương đồng về nguồn gốc chủng tộc. Nhưng ngoài việc cần xác định niên đại các di chỉ khảo cổ, như một điều kiện để minh chứng đời sống văn hóa xã hội của từng thời kỳ lịch sử, còn một yếu tố logic khác nữa để những người có quan điểm công nhận thời điểm lập quốc của nước ta chỉ vào khoảng thế kỷ thứ 7 TCN và là một quốc gia lạc hậu "ở trần đóng khố" như anh Thiên Sứ vẫn nhắc đến. Tôi sẽ lần lượt chỉ ra những logic ấy trong Topic về các hang động mới phát hiện ở Quảng Bình. Những mong được anh Thiên Sứ cùng quý vị quan tâm nhé !
-
:lol: Nhà ảo thuật gia nổi tiếng thế giới David Copperfield có tiết lộ một điểm bí mật là : "cứ việc xem thoải mái nhưng xin đừng đụng vào bất cứ thứ gì, tất cả bí mật của tôi nằm đằng sau bức màn phông." Màn biểu diễn kỳ lạ như trên theo suy luận của tôi là : khán giả không phải bị đánh lừa ảo giác khi cho rằng phần thân thể bị mất đi là do nguyên lý phản chiếu ánh sáng. Thực sự hoàn toàn ngược lại, chính hình ảnh đầu và tay ông ta mới là hình ảnh được tạo dựng bằng kỹ thuật hình ảnh không gian ba chiều. Thực thể mọi sự vật hiện tượng dưới mắt chúng ta đều được thể hiện theo nguyên lý ấy. Cái hay của ông ta là giấu mất một chiều (trong không gian 3 chiều), cho nên khán giả chỉ được xem hình ảnh này ở một góc độ nhất định, đặc biệt là : đừng bao giờ đụng đến hay đứng đằng sau bức màn phông.
-
Anh Thiên Sứ ơi, bài viết tôi giới thiệu ở trên chỉ là một bài báo trên Vietnamnet, tôi có chỉ rõ nguồn và tên phóng viên mà :lol: Những sản vật khảo cổ khai quật được tự nó nói lên điều gì ? Thưa rằng : nó phản ánh một cách khách quan cuộc sống của những cư dân tại vùng đất đó ở những thời điểm lịch sử nhất định, dĩ nhiên là có sự giao lưu văn hóa. Tiêu chí đầu tiên để xác định chủ nhân của chúng, không loại bỏ sự việc các di dân từ nơi khác mang đến, là dựa vào phong tục tập quán của cuộc sống cư dân bản địa trên cơ sở kết hợp với sự giao thoa với các nền văn hóa khác ở từng thời điểm khác nhau trong chuỗi biến thiên của từng thời kỳ lịch sử. Theo tôi, người Chăm ở VN hiện nay (và cả một số dân tộc khác ở Tây Nguyên) thực sự là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh. Điều này thể hiện qua văn hóa lối sống của người Chăm từ vật chất đến tín ngưỡng. Người Chăm có hệ thống chữ viết riêng, có đồ gốm với những giá trị tinh hoa từ lâu đời, những thạp gốm ở Bàu Trúc có những nét kiểu cách khá giống với những mộ chum ở trên, nhưng có lẽ theo thời gian, cùng với những tiến bộ xã hội mà hình thức dùng mộ chum để mai táng không còn nữa, ... Nhưng tôi đồng ý với anh Thiên Sứ rằng : không nên chỉ dựa vào những di chỉ khảo cổ mà sớm đánh giá sự tiến hóa của cả một nền văn minh trong quá khứ chỉ theo những cổ vật đã khai quật được. Trong Topic "Tiếng vọng của một nền văn minh đã mất" tôi có giới thiệu một bài viết khá hay của nhà nghiên cứu khảo cổ học PGS-TS Trịnh Sinh trên báo Lao Động khi nói về văn hóa Đông Sơn, cùng với cư dân Sa Huỳnh, từ lâu đã có sự giao lưu với toàn vùng Đông Nam Á và từng là chủ nhân cả vùng biển Đông rộng lớn. Nhưng chính PGS-TS Trịnh Sinh cũng chưa ra được vòng luẩn quẩn theo lối mòn cũ : đó là nếu chỉ xác định niên đại của các di chỉ khảo cổ thì những di vật của văn hóa Sa Huỳnh (ít nhất cũng hơn 4000 năm, điều này thì bản thân cá nhân tôi xác định - TP.) có niên đại còn lâu hơn cả văn hóa Đông Sơn khi mà cho đến nay các nghiên cứu đều thống nhất niên đại của văn hóa Đông Sơn chỉ khoảng gần 1000 năm trước công nguyên (!) Vì vậy, quan điểm của PGS-TS Trịnh Sinh về thời điểm nhà nước đầu tiên của nước ta "thực chất chỉ là một nhà nước sơ khai" với những người dân "ở trần đóng khố" như anh Thiên Sứ vẫn nhắc đi nhắc lại, và như vậy thì càng không thể lý giải được sự liên tục và phát triển của cư dân Sa Huỳnh cũng như người Chăm trong cổ sử, như ở đoạn này cũng trong báo Lao Động : Nhà nước Văn Lang của Vua Hùng là nhà nước sơ khai, cùng một dạng như nhà nước Điền Việt hay Mân Việt, Nam Việt trong khối Bách Việt ở Hoa Nam, Trung Quốc. ........... ............ Về mặt phục trang, nếu như sử gia Tư Mã Thiên (sinh năm 145 trước Công nguyên) có miêu tả trong "Sử ký" của mình đoạn về cách ăn mặc của người Việt cổ là: Âu Lạc là nước trần truồng mà cũng xưng vương với đầy hàm ý miệt thị, thì trước thời Âu Lạc, khảo cổ đã cho thấy cư dân Hùng Vương đã biết dệt vải (dấu vết vải gai tìm được trong mộ), tìm được dọi xe sợi. Họ cũng đã tạo ra được bộ váy đẹp cho người phụ nữ (tượng phụ nữ trên cán dao găm) hoặc đàn ông thì đóng khố. http://www.laodong.com.vn/Home/Thoi-Hung-V.../132842.laodong Tôi chỉ đặt một vấn đề đơn giản về nhu cầu tối thiểu của con người : nếu người phụ nữ không có "váy" hoặc đàn ông không có "khố" thì sẽ như thế nào ? Theo quan điểm của tôi thì người Chăm trong cổ sử chính là một nhánh của Bách Việt ở phương nam. Nhưng với những điều kiện đặc thù về khí hậu thời tiết của từng vùng đất mà có những khác biệt với những cư dân ở các vùng đất khác, như cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, cùng với những biến thiên của lịch sử về sau và nhất là khi họ lập quốc vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, trong khi cư dân Bắc Bộ đang chìm trong sự đô hộ của phong kiến Hán Hoa phương Bắc, thì họ có điều kiện xây dựng và phát triển rực rỡ bản sắc văn hóa của mình trên cơ sở kế thừa và tiếp thu tinh hoa các văn hóa khác. Xin tạm dừng ở đây.
-
Nhân đọc ngoài trang chủ thấy có bài viết về văn hóa Sa Huỳnh. Hôm nay xin được tiếp tục với chủ đề này bằng một bài viết liên quan (tôi có nhấn mạnh một số ý) : 100 năm mới chỉ biết "vẻ ngoài" của văn hoá Sa Huỳnh Cập nhật: 08/07/2009 - 21:39 - Nguồn: VietNamNet.vn Ta mới chỉ biết về "bề ngoài" của văn hóa Sa Huỳnh, còn cơ cấu đời sống của cư dân Sa Huỳnh biến chuyển ra sao để đạt tới nhà nước cổ đại Chămpa... vẫn là những khoảng trống lớn. Mộ chum tại di chỉ Tam Mỹ - Quảng Nam. Sáng 8/7/2009, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng nhân học khai trương trưng bày chuyên đề: “Sa Huỳnh – 100 năm phát hiện, nghiên cứu”. Trưng bày tập hợp hơn 100 hiện vật tiêu biểu, được lựa chọn từ nhiều cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm gần đây Những hiện vật đầu tiên của văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện tại đầm muối Sa Huỳnh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) vào năm 1909. Từ đó đến nay, các nhà khoa học, khảo cổ học trong và ngoài nước đã phát hiện ngót 80 di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, hàng chục địa điểm đã được nghiên cứu khai quật trên địa bàn từ Hà Tĩnh tới lưu vực sông Đồng Nai (theo trục Bắc - Nam) và từ Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đến Tây Nguyên theo trục Đông - Tây. Mộ chum hình cầu tại di chỉ Bãi Cọi (Nghi Xuân- Hà Tĩnh) Độc đáo nhất là bộ sưu tập mộ chum đa dạng về kiểu dáng (hình trụ, hình trứng, hình cầu, chum lồng nhau...), kích thước (chum lớn nhất có chiều cao tới 1,8m đường kính 1m). Đặc biệt là chiếc chum mai táng hình trái đào mới được phát hiện vào cuối năm 2008 tại di tích Bãi Cọi (Xuân Viên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Chính cuộc khai quật di tích này đã làm thay đổi nhận thức trước đây khi lấy đèo Ngang (Quảng Bình) làm ranh giới phân bố giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn. Hiện vẫn tồn tại 3 giả thuyết: hoặc Bãi Cọi là gạch nối giữa Đông Sơn - Sa Huỳnh, hoặc Bãi Cọi thuộc không gian Sa Huỳnh, hoặc... Bãi Cọi có những yếu tố kiến tạo nền văn hóa riêng (sẽ gọi là văn hóa Bãi Cọi). Các di vật của văn hóa Sa Huỳnh phần lớn là các đồ tùy táng được chôn theo các ngôi mộ, gồm đồ gốm, công cụ đá, sắt, đồng và đồ trang sức. Khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu bằng đá và thủy tinh thể hiện óc sáng tạo của cư dân Sa Huỳnh. Về chuỗi hạt trang sức bằng mã não, nhiều ý kiến cho rằng nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và nó thể hiện mối quan hệ buôn bán với thế giới bên ngoài của cư dân Sa Huỳnh (?!). Tuy đã đạt được những nhận thức mới về văn hóa Sa Huỳnh, nhưng như lời ông Phạm Quốc Quân, GĐ Bảo tàng Lịch sử VN thừa nhận, khi chuẩn bị cho trưng bày mới thấy hiện vật còn nhiều thiếu hụt, so với hai nền văn hóa cổ đại Đông Sơn (ở miền Bắc) và Óc Eo (ở miền Nam). Ta mới chỉ biết về "bề ngoài" của văn hóa Sa Huỳnh, còn cơ cấu đời sống của cư dân Sa Huỳnh biến chuyển ra sao để đạt tới nhà nước cổ đại Chămpa v.v... vẫn là những khoảng trống lớn, cần được tập trung nghiên cứu để làm hiện rõ diện mạo. Ông Quân cũng khẳng định, sau khi mở rộng nghiên cứu thì sẽ có đề xuất bảo tồn khu di chỉ Bãi Cọi, vốn đang bị phá hủy trầm trọng, lại nằm trong vùng bị khai thác cát rất mạnh mẽ. Các nhà khoa học sẽ đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch nên làm việc với các cơ quan ban ngành để nắn con đường, không để chạy thẳng qua khu di chỉ. Những người tha thiết với văn hóa cổ còn mong muốn sẽ tiến tới thành lập 3 bảo tàng chuyên đề ở 3 miền để tôn vinh 3 nền văn hóa cổ: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo. Khánh Linh (theo Vietnamnet)
-
Tôi nhớ có ai đó đã đọc đoạn sấm thế này : Biển Đông khán giả (*) đứng ra xem Thái Bình Dương ba hào chuyển động Bầy cá Kình lăn lội đua tài ..... Anh Thiên Sứ có suy nghĩ gì không ? Tôi không ám chỉ gì đến chiến tranh hay ý nói biến biển Đông thành điểm nóng đâu đấy :rolleyes: Tôi chỉ muốn nói đến một sự tiên đoán rằng : tương lai thế giới sẽ xuất hiện một cực nữa là cực thứ 6 (thế giới hiện nay là 5 cực : Mỹ - Nga - Nhật - EU - Trung Quốc), và cực thứ 7 sẽ là Triều Tiên sau khi thống nhất. ----------- (*) : "Khán giả" ở đây là các quốc gia trên thế giới (tức "bè bạn năm châu"), ý nói đến sự ngạc nghiên.
-
Tôi biết anh Thiên Sứ muốn nói đến nước nào rồi. Nhưng nếu thực sự loại vũ khí này ra đời và được công bố công khai (mà cũng có thể nó đã có rồi) thì cán cân quân sự trong thế giới đa cực hiện nay sẽ thay đổi đáng kể và dần trở thành thế giới đơn cực khi chỉ một cường quốc nắm được loại vũ khí ưu việt này. Hãy chờ xem ...
-
Cá nhân tôi đã từng được nghe phân tích về ý tưởng (và sự tồn tại) của loại vũ khí này lâu rồi, trước năm 2005 thì phải. Cụ thể nó là một dạng phát triển của công nghệ "bức tường plasma", tất cả các tên lửa đạn đạo hay chiến đấu cơ khi vào quỹ đạo này đều bị "mất điện", tức là lúc đó các tên lửa sẽ "rơi tự do" và trở thành những cục sắt vô hại hoặc như các máy bay chiến đấu sẽ bị "tắt máy" trên không trung và không thể thực hiện được bất cứ một điều khiển nào nữa. Chuyện này nói ra cứ như chuyện viễn tưởng và cho tới giờ tôi vẫn chưa tin, nhưng nếu thực sự như vậy thì quả là phúc lớn cho nhân loại. À còn nữa, chủ nhân của những loại vũ khí này sẽ không phải là những quốc gia quen thuộc như : Mỹ, Nga, Nhật, Châu Âu ... gì đâu, càng không phải là Trung Quốc, ... Có những chuyện đã nghe lâu rồi hôm nay đọc đoạn này mới sực nhớ ra. Thế gian quả là có nhiều chuyện huyền bí. :rolleyes:
-
Trần Phương cũng xin có lời chia buồn cùng chị Wild và toàn thể gia quyến !
-
Trống đồng Lô Lô trước nguy cơ biến mất 15:23' 30/06/2009 (GMT+7) Tiêu hết tiền bán trống đồng, một số người Lô Lô mới nhận ra rằng trống bán đi rồi không mua lại được, không bán trống thì đời con, đời cháu còn có cái để dùng… Người Lô Lô là tộc người duy nhất ở nước ta hiện nay còn sử dụng trống đồng cổ trong sinh hoạt tín ngưỡng và nghi lễ. Cao Bằng là một trong ba nơi cư trú chủ yếu của người Lô Lô (hai nơi còn lại là Hà Giang và Lào Cai). Người Lô Lô Cao Bằng tập trung thành các làng tương đối ổn định. Họ ở nhà sàn, hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng lúa nương. Để giữ lại báu vật của cha ông, anh Chu Văn Ngấn phải dùng xích khóa chặt trống vào xà nhà Trống đồng của người Lô Lô là nhạc cụ chỉ dùng trong nghi lễ chôn người chết nên trước kia họ không mang trống vào nhà mà thường để ở kho thóc bên ngoài. Việc cất giữ trước đây an toàn và phù hợp với tín ngưỡng dân tộc. Khi người Lô Lô tiếp cận với xã hội hiện đại thì trống bị mất trộm nhiều và họ buộc phải chôn giấu xuống đất. Thế nhưng, đời cha làm lễ cho ông xong đem chôn trống xuống đất, đến khi cha qua đời con tìm trống rất khó, phần là do không biết chính xác nơi chôn giấu, phần vì bị kẻ xấu biết nên đã đào trộm lấy đi... Hiện nay người Lô Lô cơ bản đã đem trống vào nhà cất giữ, nhưng vẫn phải kiêng: chỉ khi nào có người chết mới mang ra sử dụng. Cổ vật trống đồng Lô Lô Trống đồng Lô Lô Cao Bằng đích thực là cổ vật. Song cổ đến mức độ nào và quí hiếm đến đâu thì hiện chưa có một đánh giá thống nhất. Trong số trống đồng cất giữ (16 chiếc) tại kho của Bảo tàng Cao Bằng thì chủ yếu có nguồn gốc của người Lô Lô. Hai chiếc trống mới thu được từ bọn buôn đồ cổ bất hợp pháp năm 2008 cũng có nguồn gốc trống Lô Lô (làng Cốc Xả dưới, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc), trong đó một chiếc được xác định có tuổi đời trên 1.000 năm và một chiếc có tuổi đời trên 400 năm. Anh Chi Viết Hải (làng Khuổi Khon, xã Kim Cúc) và anh Chu Văn Ngấn (làng Cốc Xả trên, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc), đều là người Lô Lô và thông thạo tiếng Việt, cho chúng tôi biết: Trống đồng gắn liền với đời sống tín ngưỡng truyền thống của người Lô Lô. Lịch sử người Lô Lô là lịch sử của sự thiên di. Cuộc sống của người Lô Lô trước đây rất khổ do phải di cư liên tục, nhưng dù nghèo khổ đến mấy, gian nan vất vả đến mấy cũng phải cõng những chiếc trống đi theo, vì nếu không có tiếng trống đồng dẫn đường thì hương hồn của người quá cố không thể về với tổ tiên được. Trống đồng được phân bố theo các dòng họ và là tài sản của từng dòng họ. Trong đám ma, khi chôn người chết thường dùng 3 cặp trống, mỗi cặp có một trống đực và một trống cái. Trước đây, mỗi dòng họ thường có đủ 3 cặp trống nhưng nay rất ít họ còn có đủ 3 cặp, thường chỉ còn 1 hoặc 2 cặp và phải mượn nhau khi cần sử dụng. Chúng tôi đến tìm hiểu tại xóm Cốc Xả (trên) của xã Hồng Trị thấy họ Chu và họ Ban chỉ có một bộ và họ Chung có hai bộ. Tại xóm Khuổi Khon xã Kim Cúc có các họ: Na, Hoàng, Dương, Pâu và Chi. Riêng họ Chi ở đây lại có 3 nhánh (tức 3 cộng đồng này cùng mang họ Chi), thành ra ở đây có bảy "họ". Anh Chi Viết Hải thường xuyên lau chùi những chiếc trống của dòng họ Mỗi họ có 1 cặp trống, riêng họ Chi của ông Chi Văn Che là có 3 cặp nhưng chỉ có 2 cặp là đồ cổ còn một cặp là đồ “rởm” do đã bị bọn buôn lậu đồ cổ đem trống mới đến lừa đổi. Ông cho biết bộ trống mới này đến khi có việc vẫn đem ra dùng nhưng tiếng không vang và có một chiếc đã bị bật tai. Làm cách nào giúp người Lô Lô bảo vệ trống đồng ? Người Lô Lô ở Cao Bằng giờ đây đã thấu hiểu mình đang giữ trong tay báu vật của tổ tông. Thế nhưng người Lô Lô từng ngày từng giờ vẫn phải đối mặt với biết bao khó khăn, thách thức, cám dỗ… ai dám đảm bảo rằng những chiếc trống đồng sẽ không tiếp tục biến mất nếu không có giải pháp bảo vệ một cách hợp lý. Trả lời câu hỏi này, ông Phùng Chí Kiên, Giám đốc Bảo tàng Cao Bằng cho biết: Đã có Luật Di sản Văn hóa, thực hiện đúng luật sẽ giúp người Lô Lô bảo vệ được cổ vật của mình. Thế nhưng triển khai Luật Di sản Văn hóa hiện nay tại địa phương có rất nhiều bất cập, từ việc tuyên truyền (để dân biết rằng tài sản cổ vật có quyền giữ, quyền trao đổi, chuyển nhượng trong khuôn khổ luật) đến sự tác nghiệp của các cơ quan chuyên môn. Ông Kiên nói, muốn bảo vệ được cổ vật thì phải làm sao để người dân chủ động đăng ký cổ vật của mình. Khi đăng ký thì cổ vật phải được thẩm định. Luật Di sản Văn hóa qui định việc thẩm định cổ vật là miễn phí... Nghe như vậy có vẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản chút nào bởi trống đồng nằm rải rác trong vùng sâu vùng xa và là của dân, thậm chí do quan niệm mê tín, không có đám bà con còn không đem ra cho xem. Muốn thẩm định lại phải mời chuyên gia đến tận nơi hoặc đem hiện vật về Hà Nội. Việc đem trống đồng của bà con đi là không thể, còn mời chuyên gia đến thẩm định cũng vấp phải những vấn đề không nhỏ, mà trước hết là kinh phí. Ông Kiên khẳng định một khi cổ vật được đăng ký rồi thì vấn đề quản lý sẽ rất đơn giản và việc mua bán, trao đổi cổ vật sẽ không làm chảy máu trống đồng của người Lô Lô như hiện nay. Hồng Kiều (theo Vietnamnet)
-
Phát hiện mới về văn hoá Đông Sơn... dưới đáy biển Lao Động số 145 Ngày 01/07/2009 Cập nhật: 8:06 AM, 01/07/2009 (LĐ) - Ngày 22.6.2009, một số đồ đồng Đông Sơn đã được phát hiện ở vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hiện vật không lạ, nhưng góp thêm một bằng chứng thuyết phục về quá trình làm chủ biển Đông từ lâu của cha ông ta. Theo tin từ Sở VHTTDL Hà Tĩnh, ngư dân xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh vừa thu được 2 hiện vật của văn hoá Đông Sơn nằm đã hơn 2.000 năm dưới đáy đại dương trong một chuyến ra khơi đánh cá. Nơi tìm được các hiện vật này có độ sâu khoảng 10m, thuộc vùng biển Vũng Áng, cách đất liền thuộc địa phận xóm Hải Phong của xã vào khoảng 2km. Hiện vật thứ nhất là chiếc giáo đồng có họng tròn, dài, lưỡi hình lá, có sống nổi, dài 38cm. Đây là chiếc giáo thuộc loại hình quen thuộc của văn hoá Đông Sơn. Hiện vật thứ hai là chiếc rìu đồng xoè cân, cao 13cm. Lưỡi rìu cong tròn đều đặn, họng rìu gần có hình đuôi cá, mặt cắt ngang họng có hình lục giác. Hai bên góc lưỡi nhô ra như hai mấu tròn. Mặt lưỡi có hoa văn đường chỉ nổi. Loại hình rìu này khá giống với loại rìu xoè cân đặc trưng cho lưu vực sông Lam của văn hoá Đông Sơn, tìm thấy nhiều ở địa điểm khảo cổ học Làng Vạc nổi tiếng, thuộc huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) và giống với nhiều chiếc rìu đồng xoè cân ở Indonesia. Việc tìm thấy hai hiện vật chắc chắn của văn hoá Đông Sơn ở trong lòng biển khơi đã mang một ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, đây là lần đầu tiên tìm được hiện vật Đông Sơn ở vùng thềm lục địa VN, mở ra một khả năng còn tìm thấy nhiều hiện vật Đông Sơn ở khu vực này nữa. Đã đến lúc cần xúc tiến nhanh hơn việc ra đời một ngành khảo cổ học dưới nước, như nhiều nước ở Đông Nam Á đã có, để nghiên cứu những gì còn trong lòng biển Đông của các nền văn minh cổ xưa ở ta, bắt đầu từ các hiện vật đá của văn hoá Hoà Bình cách đây một vạn năm đến văn hoá Đông Sơn, các con tàu chìm của các triều đại phong kiến. Việc tìm thấy hiện vật Đông Sơn dưới đáy biển đã bổ sung một chứng cớ tối quan trọng về việc làm chủ biển Đông của người Việt cổ: Từ lâu, các nhà khoa học đã tìm được nhiều hiện vật Đông Sơn ở các vùng đảo xa gần khắp Đông Nam Á. Họ cũng đã nghĩ đến việc người Đông Sơn đóng thuyền để giao lưu văn hoá với nhiều khu vực lân bang, tuy nhiên, chứng cớ trực tiếp của việc đi biển thì chưa có. Nay với phát hiện này, đã khẳng định người Đông Sơn đã đi biển và họ đã để lại dấu vết hiện vật trong lòng biển. Theo những nghiên cứu mới đây, chúng ta lại càng có cơ sở để khẳng định: Bằng con đường biển, người Đông Sơn đã để lại vết tích vật chất của mình xa nhất về phía bắc là chiếc trống đồng minh khí trong khu mộ Thượng Mã Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Về phía nam, một loạt trống Đông Sơn đã có mặt ở vùng quần đảo Cua ở Indonesia. Về phía tây, các trống Đông Sơn đã tìm được ở vùng đảo Cô Xa Mui, Thái Lan và vùng Công Pông Xun Gai Lang ở Malaysia. Một điểm lưu ý là nơi tìm thấy hiện vật Đông Sơn mới đây là vùng Vũng Áng, điểm cực nam của địa bàn phân bố văn hoá Đông Sơn. Quá về phía nam là dãy Hoành Sơn, khó khăn cho việc giao lưu bằng đường bộ xuống phía nam đến các nền văn hoá khác cùng thời. Chính vì thế mà phải chăng cửa biển Vũng Áng là nơi đã từng xuất phát các đoàn thuyền xuôi phương nam của người Việt đến các vùng đất xa xôi. Có thể những chiếc trống đồng và rìu đồng ở Indonesia giống với loại hình văn hoá Đông Sơn khu vực sông Lam đã gợi ý cho chúng ta một mối liên hệ này chăng? Phát hiện mới này đã làm các nhà khoa học nhớ lại một phát hiện khảo cổ khác vào năm 1984 trên đảo Hòn Rái, thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, ở gần đảo Phú Quốc. Hòn đảo này cách đất liền gần 30km. Một trống đồng Đông Sơn được chôn trong lòng đất của đảo. Bên trong trống có những chiếc rìu, lao, mảnh khuôn đúc, đồ gốm và xương người. Đây là một mộ táng của người Đông Sơn. Điều đó càng khẳng định người Đông Sơn là cư dân thạo đi biển. Trong một chuyến hải hành xuôi phương nam, có người đã chết và được chôn tại đảo này. Phát hiện khảo cổ học mới về văn hoá Đông Sơn đã góp phần dựng nên diện mạo lịch sử của biển Đông cách đây khoảng 2.000 năm: Làm chủ biển Đông bấy giờ có 2 nhóm cư dân cổ đại tổ tiên của chúng ta: Cư dân Đông Sơn có những mối giao lưu ven biển đến các đảo xa phía nam, cư dân Sa Huỳnh lại có mối giao lưu đậm nét hơn băng qua vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để lại dấu ấn trên vùng quần đảo Philippines. Các bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh một cách rạch ròi một sự thật lịch sử là cả một vùng biển Đông rộng lớn đã được cha ông ta khai thác và làm chủ từ cách đây hơn 2.000 năm, còn trước thời điểm các triều đại phong kiến nước ta cử người đi trấn giữ quần đảo Hoàng Sa dễ đến hàng ngàn năm. PGS-TS Trịnh Sinh (theo báo Lao Động)
-
Theo tôi thì không phải vậy, ngược lại, đây là một vấn đề rất quan tâm. Ở những hang động tỉnh Quảng Bình và cả các hang động nằm rải rác ở Lào, người ta đã phát hiện những dân tộc nhỏ lạc hậu sinh sống bằng săn bắn, hái lượm. Điển hình là ở Phong Nha - Kẻ Bàng, vào năm 1959, những chiến sĩ biên phòng đã gặp một nhóm những "người rừng" : "tóc dài quá vai, thân không mảnh vải" (họ chỉ có một một tấm vỏ cây che chắn ngang lưng), họ "truyền cây", leo "triền đá" ... và "chui vào rừng" ... Đó chính là người Rục. Điều đáng nói ở đây là người Rục thuộc nhóm ngữ hệ với người người Kinh, thuộc Chứt - Việt tộc, tức là nhóm Việt - Mường - Thổ - Chứt. Tương tự với người Rục là những nhóm dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh - Nghệ An vẫn còn giữ lại những ngữ âm cổ hoàn toàn thuần Việt. Đây là một việc rất đáng quan tâm vì, ngoài vấn đề xã hội là phải cứu họ khỏi bị tuyệt chủng, vấn đề đặt ra là ngữ hệ của các dân tộc Việt cổ trong quá trình nghiên cứu luồng di chuyển cư dân trong cổ sử, liên quan đến phạm vi lãnh thổ và không gian văn hóa của văn minh cổ Việt : phải chăng hết sức sai lầm khi phân nhỏ văn minh Việt tộc xưa chỉ theo hệ ngôn ngữ ? Dù thế nào đi nữa, một tín hiệu vui là : sau bao nỗ lực hỗ trợ của cộng đồng và xã hội, ngày nay người Rục đã hòa nhập được vào cuộc sống văn minh hiện đại cùng tất cả các dân tộc anh em trên lãnh thổ nước ta, dẫu trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn. Cuộc sống người Rục ngày nay : (ảnh sưu tầm)