
ndmph
Hội viên-
Số nội dung
60 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
4 NeutralAbout ndmph
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Bạn cho tôi hỏi: Lý do nào cho là Việc giải thích khái niệm Thái cực của bác Thiên Sứ là chưa chính xác? Lý do nào cho là Những gì viết trong Hệ từ: Dịch hữu Thái cực....là không chính xác? Lý do nào cho là Không có gì mâu thuẫn giữa những gì viết trong Hệ Từ và cách giải thích của bác Thiên Sứ?
-
Từ khi cụ Thiên Sứ đưa ra cái môn mang tên Luận tuổi Lạc Việt, có lắm người cũng ăn theo hai chữ "luận tuổi". dongnhac học được từ Luận tuổi Lạc Việt như thế nào thì bày tỏ quan điểm ý kiến mình ra để các thày, các huynh chỉ bảo cho để mà có thêm nhiều học hỏi. từ cái tuổi thôi, không dùng tử vi hay gì cả anh luận ra nhiều chuyện, nhiều việc thì thấy cũng tài tình hơn ông Trần Đoàn, tài thật.
-
Thái độ như bài viết trên thì miền Bắc gọi là đồ tinh tướng, miền Trung gọi là đồ xấc xược, miền Nam gọi là...đồ láo! Con vượn nó hót nỉ non, con chó nó sủa cũng còn dễ nghe.
-
Mai hoa dịch số đâu phải chỉ có lấy tháng năm ngày giờ mà làm thành quẻ? Làm quẻ bằng cỏ bằng đồng tiền và v.v.v cũng được mà?Còn tại sao thì rất dễ hiểu...
-
Sốc: Lộ ảnh trần tục của nhà sư "khóa môi" Đàm Vĩnh Hưng Sau khi bức thư của Đàm Vĩnh Hưng bị rò rỉ tiết lộ sự thật khiến nam ca sĩ phải "khóa môi" thầy Thích Pháp Định, những hình ảnh có thể nói là vô cùng phàm tục của sư thầy Pháp Định cũng bị lộ ra. Chiều qua, 16.11, cư dân mạng lại "dậy sóng" khi xuất hiện bức thư nói lên sự thật lý do khiến ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phải "khoá môi" sư thầy Thích Pháp Định. Mặc dù chưa thể xác định được sự thật mà Mr.Đàm đã nói chính xác bao nhiêu phần trăm, thế nhưng những hình ảnh sau đây có thể sẽ khiến độc giả phần nào hình dung được "hình ảnh" chân thật nhất của sư thầy Thích Pháp Định. Đây là những hình ảnh được cho là chụp từ facebook hiện tại của sư thầy này vào chiều 16.11 (trong thời gian biệt chúng) cũng như những hình ảnh trước đây đã được sư thầy đăng tải công khai sau đó xóa đi khi sự việc trên xảy ra. Còn tiếp ở đây: Nguồn: http://danviet.vn/11...m-vinh-hung.htm
-
Chấn động: Lộ ảnh và ghi âm đoạn chat sex của sư thầy hoàn tục Ngay sau bài viết "Phát hiện sư thầy hoàn tục vẫn ở tại chùa và chuẩn bị xuất ngoại" một độc giả đã có hồi âm và cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh và băng ghi âm đoạn chat sex của sư thầy đã xin hoàn tục sau vụ "khóa môi" Đàm Vĩnh Hưng. Chúng tôi xin trích đăng một số hình ảnh và bức thư của độc giả trên. "Thưa Quý báo, Để phản hồi bài báo trên và cũng để làm rõ thêm sự vụ tôi xin cung cấp thêm thông tin qua hình ảnh của một trong hai "sư thầy" trong Scandal "'khóa môi' sư thày" gần đây. Thiết nghĩ, nhìn hình này và nghe sound track record là có thể biết và hiểu về tư cách tác phong cũng như xu hướng giới tính và cuộc sống "quá đời" của "sư thầy" trong Scandal "'khóa môi' này ra sao. Trong thực tế, "sư" Pháp Định đã có một lối sống "nhập thế" thật kinh khủng!!! Lên mạng chát kiếm trai làm tình, đi bar, đi "thư giãn" ở Spa người đồng tính, dụ dỗ học viên quan hệ đồng tính, làm tình đồng tính tập thể,......) ai cũng có thể hiểu việc quản lý giáo dục để dẫn tới cơ sự ngày nay và xử lý hậu qủa là hoàn thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của ban lãnh đạo Phật Giáo tỉnh Đồng Nai cũng như GH PG Việt Nam. Tôi chỉ cung cấp những chứng cớ xác thực về hành vi và đạo đức của "sư" Pháp Định mà thôi vì xưa nay mỗi khi nói về các hành vi sai trái của các tu sĩ các cơ quan chủ quản hay lãnh đạo tăng đoàn luôn bảo "Chứng cớ đâu?" Quý tòa soạn có toàn quyền xử dụng hình ảnh này nếu mục đích sử dụng là làm rõ thông tin và hướng dư luận vào một cái nhìn chính xác và đúng đắn về vụ việc. Tôi cũng rất trân trọng và hoan nghênh, nếu mục đích của nó là làm trong sáng đạo pháp và giữ nghiêm giáo luật của Phật pháp. Trân trọng, Một người quan tâm." Nguồn ở đây: http://vn.thegioisao...-030100950.html
-
Thiên Việt nên hiểu cái câu nói trên là trong hoàn cảnh nào. Đọc mà cứ tưởng thế thì khác gì động vật nhai lại.Sắc tức thị không, Không tức thị sắc, được hiểu theo kiểu của Thiên việt thì trở nên cùi bắp quá. Còn viêc có ai cưỡng ép quyết định của sư đó hay không thì sư đó biết, sao Thiên Việt lại khẳng định chắc nịt như thế?
-
“Nhà sư khóa môi” Mr.Đàm đã hoàn tục Nhà sư "khóa môi" Thích Pháp Định đã xin hoàn tục và đươc Thượng tọa Thích Bửu Chánh cùng chư tăng Thiền viện Phước Sơn (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chấp thuận Lễ tác pháp Yết-ma Ssáng ngày 17/11, Thượng tọa Thích Bửu Chánh, Phó trưởng ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai (THPGĐN) phụ trách Phật giáo Nam tông, trụ trì Thiền viện Phước Sơn cho biết: "Chiều ngày 15/11, tôi nhận được đơn xin hoàn tục của Pháp Định (thế danh Phan Văn Triển). Lý do xin hoàn tục mà Pháp Định viết trong đơn là vì hoàn cảnh gia đình. Buổi tối cùng ngày, tôi đã họp tăng chúng thiền viện để xem xét đơn này của Pháp Định. Sau khi cân nhắc kỹ giới luật nhà Phật, là không cưỡng ép ai xuất gia (đi tu - PV), cũng không ngăn cản ai xin hoàn tục (xả giới pháp và trả y bát để trở về gia đình sống đời sống của người cư sĩ - PV), chúng tôi đã chấp thuận để cho Pháp Định hoàn tục, trở về phụ giúp gia đình. Thực tế thì hoàn cảnh hiện tại của gia đình Pháp Định cũng rất neo đơn nên đã nhiều lần ngỏ ý muốn Pháp Định hoàn tục về phụ giúp gia đình. Vì vậy, 9 giờ sáng hôm qua (ngày 16/11 - PV), tại chánh điện của thiền viện, chư tăng chúng tôi đã cử hành lễ tác pháp Yết-ma xả 227 giới tỳ-kheo theo Phật giáo Nam tông cho Pháp Định và Pháp Định đã trả tam y tỳ kheo và bình bát cho chúng tôi rồi. Ngày 16/11, chư tăng thiền viện Phước Sơn đã tác pháp Yết-ma xả 227 giới tỳ-kheo cho Pháp Định. Hiện tại Pháp Định không còn là tu sỹ phật giáo nữa, mà chỉ là một cư sỹ thọ trì Tam quy Ngũ giới bình thường như bao cư sỹ khác. Từ nay trở đi, tôi xin mọi người đừng gọi Pháp Định là nhà sư, là đại đức, là tỳ kheo mà làm tổn phước đức của Pháp Định cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hình ảnh của các tu sỹ phật giáo khác." Về việc sau này Pháp Định có nguyện vọng xin xuất gia trở lại, thiền viện Phước Sơn có chấp thuận hay không, theo TT. Bửu Chánh thì giới luật nhà Phật cho phép một người có thể xuất gia và hoàn tục được 7 lần. "Sau này Pháp Định không còn vướng bận duyên sự gia đình, thật sự có nguyện vọng xin đi tu trở lại, chư tăng chúng tôi sẽ xem xét quyết định. Tuy nhiên, nếu Pháp Định được phép cho xuất gia trở lại đi chăng nữa thì cũng phải bắt đầu tu học lại từ đầu giống như bao người mới vào tu khác, nghĩa là phải học và hành giới luật của Sa-di" - TT Bửu Chánh nhấn mạnh. Theo luật chế, người xuất gia trước khi hoàn tục phải được chư tăng tác pháp Yết-ma xả giới tỳ kheo/ tỳ kheo ni hay sa-di/ sadi-ni và phải trao trả y bát lại cho nhà chùa. Về hướng xử lý của Ban trị sự Phật giáo Đồng Nai sau sự cố "khóa môi nhà sư", Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó trưởng ban trị sự kiêm Chánh thư ký THPGĐN cho biết: "Tại phiên họp thường kỳ hàng tháng của Ban Trị sự ngày 15/11 vừa qua, sau khi đã xem xét, thảo luận tường trình của TT. Bửu Chánh về trường hợp của Pháp Định, chư tôn đức lãnh đạo Ban trị sự đã nhất trí với biện pháp kỷ luật của thiền viện Phước Sơn. Riêng về việc xin hoàn tục của Pháp Định, hôm qua TT. Bửu Chánh cũng đã báo cáo về Thường trực Ban Trị sự và chúng tôi cũng đã chấp thuận việc này." Pháp Định nay đã trở thành cư sỹ thọ trì Tam quy Ngũ giới như bao cư sỹ khác. Phan Văn Triển, 24 tuổi, xuất gia tại chùa Gia Hưng (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) từ năm 15 tuổi, với pháp danh là Thích Pháp Định. Bổn sư sơ tâm là Hòa thượng Thích Huệ Thành, Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội PG Bến Tre. Sau đó, Pháp Định xin về Thiền viện Phước Sơn tu học cùng tăng chúng cách đây vài năm. Trong cuộc đấu giá từ thiện để ủng hộ cho ca sỹ WanBi Tuấn Anh chữa bệnh được tổ chức tại phòng trà Không Tên (quận 1 - TPHCM) tối ngày 4/11, Pháp Định, trong mầu áo nhà Phật, được Mr Đàm “khóa môi”. Hình ảnh phản cảm này sau đó bị dư luận "ném đá" dữ dội. Ngày 7/11, Thiền viện Phước Sơn tác pháp Yết-ma phạt Pháp Định 3 tháng cấm túc tại phòng và không được tiếp xúc người ngoài (biệt chúng - PV). Theo Kienthuc
-
Phạt 5 triệu đồng ư? Dễ như… ăn kẹo (TT&VH) - Rốt cuộc thì như thethaovanhoa.vn đã đưa tin, ngày 14/11 vừa qua, Thanh tra Bộ VH,TT&DL đã ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vì vụ “hôn môi nhà sư” trong một chương trình nghệ thuật từ thiện. Theo Nghị định 75 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, hành vi "Người biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi thiếu văn hóa, hoặc phát ngôn thô tục" bị xử phạt với mức phạt từ 2-5 triệu đồng. Như vậy, 5 triệu đồng là mức phạt cao nhất với hành vi nói trên. 5 triệu đồng với “sao” cỡ như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, người được đồn đại là hát đám cưới với giá cát – sê nửa tỉ đồng, có lẽ là mức phạt kiểu… phủi bụi!? Còn nhớ, cách đây ít lâu, trong một hội nghị giao ban trực tuyến về chấn chỉnh biểu diễn nghệ thuật, một nữ nhà báo nói như sắp khóc rằng, mức phạt một ca sĩ vì hành vi mặc hở hang chỉ ba triệu đồng hay hát nhép thì 10 triệu đồng cứ gọi là dễ như… ăn kẹo. Ba triệu đồng so với công chức có mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng là con số đáng kể. Nhưng chẳng thấm vào đâu với giá cát – sê của ca sĩ hàng chục triệu đồng như hiện nay. Chính vì lẽ đó, từ các nhà quản lý văn hóa tới thanh tra văn hóa đều khẳng định, trong thời gian tới, mức phạt (bằng tiền) đối với những người biểu diễn dám có hành vi phản cảm chắc chắn sẽ tăng nặng. Thậm chí, người ta đã tính tới những phương án “treo miệng” người vi phạm trong một số trường hợp. Thực tế, việc bị cấm hát, cấm diễn với ca sĩ, diễn viên, người mẫu là hình phạt “đánh vào kinh tế” khiến không ít người e ngại.Tuy nhiên, không coi chuyện phạt tiền có tính răn đe, nhiều người cho rằng, danh dự, tiếng tăm của những “người của công chúng” mới là đáng kể. Đã là người biểu diễn thì phải biết giữ gìn hình ảnh chứ hay ca sĩ cũng cần ứng xử có văn hóa là số ít bức xúc trong nhiều ý kiến trên các diễn đàn đòi tẩy chay ca sĩ. Nhưng nói gì thì nói, những thứ khó đong đếm, như danh dự chẳng hạn, là khái niệm trừu tượng lắm. Nếu ai đó chịu phạt, kể cả mức phạt nặng, để gây scandal, để nổi tiếng, thì sao? Cứ cái đà này, không chỉ showbiz Việt, mà cả khán giả cũng… lờn thuốc. Hoàng Lê
-
Anh Auco này, theo Auco thì "duyen" là gì? Hãy định nghĩa về "duyên"?
-
Mà cũng phải: người miền xuôi tò mò, trố mắt nhìn đăm đăm rồi chụp ảnh phổ biến trong cộng đồng kèm với những dòng bàn tán không mấy hay ho. Chính cái sự quá đà này đã khiến người vùng cao ngày nay kín đáo hơn, tránh né hơn khi tắm tiên. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm dần. Có lẽ tắm suối đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc cần bảo tồn. Suy cho cùng thì loại trừ suy nghĩ dung tục, có lẽ “tắm tiên” là phương pháp tốt nhất để con người hòa mình với thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất, ai tắm mà không phải khỏa thân? Ở thành phố: người đông đúc, nhà san sát nhau nên trong một cắn hộ có đầy đủ các tiện nghi từ nhà vệ sinh, nhà bếp đến nhà tắm... thì giữa chốn rừng núi bao la ít người: nhà tắm là một con suối trong vắt chảy từ đỉnh cao khác gì một phòng tắm đầy đủ tiện nghi giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ? < Tắm tiên không chỉ ở Tây bắc mà vẫn vòn ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ... Nếu trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng cao huyền thoại. Du lịch, GO! tổng hợp
-
Tục tắm tiên của người vùng cao Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận và cả những mó nước yên bình kín đáo, nơi những cô gái dân tộc Thái thả mình vào dòng nước thiên nhiên mát lạnh. Thật khó tưởng tượng nổi khi trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi "tắc nặm" (vác nước), "pây áp nậm" (đi tắm suối)? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban. Người Thái rất coi trọng những nguồn nước xung quanh họ và coi đó như một sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp. Con gái Thái rất kín đáo nhưng giỏi giang, nếu bạn lên Lai Châu sẽ gặp không ít các cô gái Thái lái máy cày làm đất trên cánh đồng Mường Thanh, hướng dẫn thăm hầm Ðờ Cát và giao dịch đổi ngoại tệ cho du khách ở sân bay Ðiện Biên Phủ. Một hình ảnh rất ấn tượng khác đôi khi gặp là các cô gái Thái mặc đẹp đi lao động và vai trần, váy cạp lửng bầu vú khi về nhà. Dù đi xúc cá hay vác xẻng vạt bờ ruộng thì lúc về nhìn họ vẫn sạch sẽ tinh tươm, duyên dáng bởi suối mát đã đem lại sảng khoái và tôn lên vẻ đẹp của họ sau một buổi lao động. Ðầu mỗi bản Mường ven lối mòn đều có ống bương dẫn nước từ khe suối và mỗi con suối đều có bến tắm riêng dành cho phụ nữ - không che chắn, nhưng có lẽ đã thành lệ: không có người đàn ông nào dám bước vào thế giới riêng dành cho phụ nữ. Trước đây lúc đi tắm, con gái Thái thường vác theo ống bương nước lá thơm để tráng người - bây giờ đã được thay thế bằng xà phòng thơm. Gái đẹp 3 miền Vào chiều tà nóng nực dọc suối Nậm Lay - con suối từ Mường Tùng chảy dọc Mường Lay và thị xã Lai Châu thường hay gặp cô gái váy cuốn đội đỉnh đầu tắm tiên phơi mình trên dòng suối mát. Nếu bạn "vô tình" phải lội qua gần chỗ tắm, họ sẽ thả váy xuống dần theo mực nước - cạp váy lửng lên bờ. Thật là tài tình, ngay từ những bước đầu tiên lội xuống dòng nước suối trong vắt, chiếc váy xoè dần được nâng lên theo nhịp chân bước. Nước dâng lên đến đâu, chiếc váy được vén dần lên đến đó cho đến khi toàn bộ cơ thể đều được dòng suối nhẹ nhàng bao bọc lấy thì váy áo sẽ nằm trên đỉnh đầu. Dòng nước trong vắt chảy nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để khiến mặt suối lăn tăn gợn sóng như muốn ngăn những ánh mắt tò mò của những chàng trai bản vô tình đi ngang. Có khi các cô gái có thể vừa tắm vừa trò chuyện với những người trai bản bơi lội trong mó nước gần đó mà không hề e sợ phơi lộ những bí mật tạo hóa ban tặng. Đến khi tắm xong, váy áo rất hiếm khi bị ướt mà cơ thể thì đã được tắm táp thoả thích trong dòng nước mát. Váy áo lại được thả dần xuống theo bước chân cô gái Thái lên và tới gần bờ thì trang phục đã gần như chu chỉnh hoàn toàn, váy được khéo léo cuốn lên ngang ngực. Lúc này mái tóc mới được quan tâm đến, cô gái cúi gập người bên suối mà rũ tóc, quay tóc trong làn nước trong lành tinh khiết như pha lê. Sau này, khi làn sóng ăn mặc hiện đại tràn đến những thôn bản người Thái, họ vẫn giữ thói quen nguyên cả người xuống tắm chứ không một tòa thiên nhiên như những dân tộc khác quanh miền Tây Bắc. Tắm tiên ở Tây bắc có lẽ là một nghệ thuật mà người con gái dân tộc Thái được học ngay từ khi bắt đầu biết khép nép thẹn thùng. Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa… Nhiều áng văn thơ, ca khúc như: Tiễn dặn người yêu - (trường ca dân tộc Thái), Nhớ vợ, Em tắm, đều lấy bối cảnh sông suối để ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Thái. Bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi, dân tộc Thái, được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi: Sao anh lại rình Trộm xem em tắm Da của em ngần trắng Da của mẹ, của cha Tay của em lấm lem Tay của than của bụi Tay của rừng của núi Tay của đất của nương Em tắm xong lại sạch Vẫn ngát thơm hoa rừng Da của em trắng ngần Là của anh tất cả Không phải người xa lạ Việc gì mà trộm xem Em tắm suối giữa mường Tắm trong mối yêu thương Có anh đang đứng giữ Chớ để Tây đến mường Ở một nơi khác: người Thái ở Tú Lệ (Yên Bái) ngày nay vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống tắm hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và trở thành những nàng tiên giữa trời đất. Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền trừng phạt. Không chỉ ở Tây Bắc mà ở nhiều vùng cao khác, cả ở Tây nguyên: phụ nữ vẫn khỏa trần tắm suối sau buổi lao động cực nhọc trên rẫy. Ở nhiều nơi vào buổi chiều tà, hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn rồi hồn nhiên trút xiêm y như chốn không người. Các sơn nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích, đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh hoang sơ chập choạng trong bóng chiều tà... khiến dòng suối già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo. Nếu tình cờ xuất hiện người lạ, các sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước hoặc núp sau những tảng đá. < Sự soi mói của những người thành thị... Văn minh ngày nay đã vào tận những bản làng xa xôi hẻo lánh cộng với những ánh mắt tò mò của người miền xuôi khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh. ---------------- Lời nhắc: Tin bài rất hay, tuy nhiên khi coppy bài từ báo mạng khác, bạn nên kiểm tra nội dung trước khi đăng lên. không nên để đường link Website khác trong bài, nếu làm như vậy Ban quản trị Diễn đàn sẽ hiểu nhầm là bạn đang SEO bài cho trang báo khác. Trường hợp nếu cần ghi trích nguồn từ Website nào, cần thiết cứ ghi link nguồn, nhưng phải bỏ từ: http: // Quản trị viên. HQH
-
Bác lehongvu bình tâm nghiên cứu lại tài liệu của bác Thiên Sứ. Tùy theo trình độ mà thẩm định vấn đề thôi. Mong một dịp nào đó bác có bài phân tích cái sai nào của bác Thiên Sứ cho rỏ tường.Xin chào bác.
-
này toithangthan! ăn nói cho đàng hoàng vào. Ở đây đâu phải là cái chợ đâu mà mở mồm ra là văng tục! Láo lếu!
-
Không có người đứng tuổi nào mà có có giọng trẻ con, dở hơi như vậy, ngoại trừ những kẻ...dở hơi, hợm lợm.