Vo Truoc

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    787
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    13

Everything posted by Vo Truoc

  1. ACE tham khảo bài viết rất hay về Tết ở đây Nguồn Gốc và ý Nghĩa của chữ “Tết” và “Năm” Đăng ngày:16:20 25-01-2011 Thư mục: Tổnghợp Nguồn Gốc và ý Nghĩa của chữ “Tết” và “Năm”. Bài Khảo cứu chữ Việt Cổ. ChữViệt ngày nay chia ra làm Kim văn và Cổ văn: Kim Văn là nói chung về chữ viếtcủa ngày nay, và Cổ Văn là chữ của ngày xưa; ngày nay chữ Việt được viết bằngmẩu tự La-tin. Ngày xưa, chữ Việt được viết bằng chữ Tượng hình. Cổ văn củaViệt là Hán-Nôm, lại bị chia ra làm 2 phần Hán-Việt và Nôm. Khi mànhắc đến văn tự của thời xưa, thì tự nhiên là phải đặc tên và gọi là “Cổ văn”cho dể phân biệt rỏ ràng! Cổ xưa lại chia ra làm trung cổ, rồi thượng cổ vàthậm chí là thời nguyên thủy v v… đó là cái rắc rối khi diễn đạt bằng ngônngữ-khác với cách diễn đạt bằng hình ảnh! Thật rathì ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ, và chữ viết đơn thuần chỉ là chữ viết. Nhưng,ngôn ngữ và chữ viết luôn luôn biến đổi do hoàn cảnh lịch sử và sự tiến bộ củavăn minh và văn hóa của mổi dân tộc và của nhân loại. Chữ Việt của người Việtngày nay đã là “chữ Việt”, và chữ Viết của người Việt thời xa xưa cũng đã là“chữ Việt”-“chữ Việt cổ”. Nếu đọcgiả đã xem qua những bài viết của tôi trước đây về khảo cứu Hán-Nôm, thì đãthấy rỏ nhiều bằng chứngchữ Việt cổ đã để lại những vết tích rỏ ràng mà ngàyxưa do cách gọi tên và cách diễn đạt là Hán, Hán-Việt, NÔm v v…nên đã tạo ranhững ngộ nhận, nên đã làm cho người ta có cách suy nghĩ và cách nhìn nhiềukhiếm khuyết về “chữ Việt Cổ”-Xem các bài viết : NướcViệt của Việt Vương Câu-Tiễn và Mân Ngữ. DUYGIÁP LỆNH ChữNôm-字喃cổ xưa và Ý nghĩa của *Việt* NGUỒNGỐC CHỮ NÔM PHÁT HIỆN LẠIVỀ VIỆT NHÂN CA (越人歌) ChửNôm Làm Rỏ Cổ Sử Và cổ Sử Làm Rỏ Chử Nôm. Hoàng-Viêmlà Hoẳng Và Chim Trong Trống Đồng Đụn Tiên: Động Đình Hồ-洞庭湖 (Phần trên là nguồn Link của những bài khảo cứuHán-Nôm trước, có trên nhiều trang WEB) Bàiviết nầy tiếp tục và chứng minh rỏ hơn về chữ Việt cổ, và nhân dịp đón xuân TânMảo, xin bàn luận về nguồn gốc và ý nghĩa của những từ ngữ của chữ “Tết”, và“Năm” . * Khảo Cứu Hán _ Nôm : Chử “Tết” hay “Tiết” = 節. Tết làgì? Tết dương lịch của văn hóa phương Tây quá phổ biến trên toàn thế giới! vàdần dần thì câu “Happy new year” ai cũng biết! ở đây, xin nói về tết “Ta”, tếtcủa Âm-Lịch. Tết âmlịch: tết năm mới, tết nước, tết lúa, tết mùa v v..của Việt, Hoa, Ấn,Thái ,Mường, Chăm, khmer v v… Trướchết, ta xét thấy: tiếng Việt ngày nay gọi là Tết. “Tết” là danh từ của Lể mừng năm mới của khoảng chừng 1/3 dân sốtrên thế giới ngày nay : bao Trùm vùng Đông Nam Á, Trung-Hoa, Hàn, Nhật, Ấn, Nepalv v… -Việt Nam gọi là Tết. -Trung quốc gọi là Xuân Tiết. - Thái gọi là Thết/ Thrếts (trong kinh Lễ Ký, Khổng Tử gọi làTế-sạ) - Zhuang gọi là: XIT / SIT - Nùng : TẾT - Muờng :Thết -Chàm : TÍT / kTÊH -Mon : kTEH -Khmer : CHÊTR - India: CHETR ( là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn độ, haitháng giao mùa đem mưa đến [mois du début de la mousson]) -Nepal : TEEJ (lễ đầu năm của Nepal) -Mustang : TIDJ (lễ đầu năm của xứ Mustang, sát với xứ Nepal) -Munda : TEEJ (lễ ăn mừng mùa mưa đến / the ancient melodies ofTeej , marking the return of the monsoon and the promises of prosperity[National Geographic magazine] ) ( tài liệu online: Cám ơn tác giả “Vô danh” ) Vậy, sosánh phong tục đón tết và ngôn ngữ thì thấy có rất nhiều ngôn ngữ đều cóTết/Tiết/Thết/Tít/Xít v v… QuaKhảo cứu với chứng cứ và tài liệu, Bằng chữ viết và ngôn ngữ học, thêm vào cácmôn khoa học khác nữa với văn hóa phong tục v v…, thì thấy rằng “Tết” là có cộinguồn và ý nghĩa của văn hóa Việt. Bỡi các lý do sau đây: + ChữViết cổ xưa nhất là “Giáp cốt văn” đã vẽ hình “cây lúa có hạt lúa chín” khi nóivề “Năm”/1 năm-Tết. Tết –năm gắng liền với cây lúa. (và Cổ Việt tộc được lịchsử phương Đông và phương Tây công nhận là tộc biết cấy lúa sớm nhất trên thếgiới.) + Khoản2000 năm trước, Hứa Thận đã giãi thích chữ “Niên” là “Lúa chín” trong sách“Thuyết Văn”. + Chữ“Tết” hay Tiết hay Tít v v…đều có cùng phát âm giống gần gần nhau và có ý nghĩarỏ ràng chỉ giãi thích được 1 cách cụ thể bằng chữ và nghĩa của tiếng Việt (ChữViệt cổ là chữ Tượng hình, không phải là chữ viết theo mẩu tự La-Tin như ngàynay.) + Ngàycủa Tết, tên của tết - ý nghĩa, phong tục và lể hội đón tết gắng liền với vănhóa lúa nước. Xin mờiquí vị xem rỏ chi tiết của “Tết” như sau: Tết cònlà “節-Tiết”/(Tronghiện tại). - TiếngBắc kinh đọc là “節-chẻ”. - TiếngQuảng Đông và Thượng Hải đọc là “節-chit” - TiếngTriều Châu đọc là “節-chôi”. - TiếngNùng : Tết/Choang đọc là : 節-Xit ( Nùng – Choang có liên hệ mật thiết huyết thốngvà ngôn ngữ) - QuảngÂm ( Thời Đường và Tống –“Quảng đại quần chúng đọc âm nầy”) đọc là : 節-Tết. - Chữ “節-Tết” ngày xưa: khoãng 2000 năm về trước đọc là “節-Tết”, chứ không đọc là “節-tiết”.Thời nhà Hán cũng đọc là : “節-Tết”. cho nên phiên thiết bằng cách viết là “子結切- Tử kết thiết = “節-Tết”. Xembằng chứng trong sách “thuyết văn” của 2000 năm trước: =>Sách Thuyết Văn: 2865 節 竹 竹約也。从竹即聲。 子結切. (SáchThuyết Văn: số thứ tự 2865 : 節-Tết 竹-Trúc 竹約也-Trúc Ước Dã. 从竹即聲-Tùng Trúc Tức thanh. 子 結切-Tử Kết Thiết)/ (Phiên dịch: Tết; là “Trúc”/ cây Trúc( được) thắt hay bó lại vậy (Được “chiết” ra để trồng), viết theo bộ Trúc-竹, đọc theo thanh “Tức-即” phiên thiết: 子結-Tử Kết =節-Tết). Nghĩa là: - “Ước-約” hay Tước, hay Tách, triết, chiết, trẻ, chẻ, trích,tét, tếch, “tết” cây TRúc ra để mà trồng thì gọi là “節-Tết”. - Chữ“節-Tết”Cổ xưa nhất là chữ Tượng hình, là vẽ hình dùng dụng cụ nông nghiệp để“Tết”/Tách “Búp Măng” của Trúc/Tre ra để mà trồng: file:///C:/DOCUME%7E1/TQ/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg Chữ “Tết” cổ đại là Hình vẽ “bộ Trúc”phía trên và “măng tre” bên dưới-bên phải là dụng cụ nhà nông để Tách-Tết câymà trồng. (http://www.chineseet...tton1=Etymology)→ Bàn Luận và Nhận Định: Chữ “節-Tết” là Sãn phảm văn Hóa của người thời xưa, của nhómngười gần gủi với “竹- trúc/Tre”, là của dân tộc sống nhờ nghể Nông và đã“định cư”-Biết cách “節/chiết-Tết-Tách” cây Trúc/tre để trồng, và phát âm Cổlà “節-Tết” chứ không phải “節-Tiết( Hán-Việt”)/(Xem bằng chứng trong sách “thuyếtvăn”), “節-Tết” là âm cổ của chữ Việt Cổ – và phát âm nầy liênhệ chặc chẽ với nhiều cách âm tương tự như là “Tết” của Vùng Đông Nam Á và ĐôngÁ và cả Nam Á. → Sau khi đã đã thấy rỏ nghĩa và phát âm có chứng minh của nguồn gốc xa xưa củachữ “Tết”/Tách/ Tiết v v…thì sẽ dể hiểu 1 năm được “tách” làm 4 mùa Xuân Hạ ThuĐông, và ngày nay được gọi là Tiết Xuân -Tiết Hạ - Tiết Thu - Tiết Đông.(Nhưng, các cổ thư để lại vết tích cho thấy ngày xưa người ta chỉ phân biệt vàtách 1 năm ra làm 2 mùa mà thôi! Mùa có mưa và mùa không có mưa! HAY LÀ mùa Xuân và Mùa Thu! Sách “Xuân-Thu” nói về thời Xuân Thu-Chiến Quốc của ĐôngChu Liệt Quốc là 1 ví dụ cụ thể; Sách ghi chép về suốt năm thì chỉ cần ghi làtên của 2 mùa Xuân và Thu là nói lên ý nghĩa “chuyện quanh năm”)! Hảy xóabỏ những hiểu lầm về chữ “節-Tết” ! ( Và cũng cần làm cho rỏ ý nghĩa của chữ “年-Niên” tức là “年-Năm”)! * Khảo Cứu Hán_Nôm : “Năm” hay “Niên” = 年. -Ngày nay tiếngViệt “年-Năm” là 1 năm. - Hán-Việtgọi Năm là “年-Niên” - Ngoàira, Tiếng Quảng Đông gọi là “年-Niềnh”, Triều Châu gọi là “年-Nía”, Bắc Kinh gọi là “年-Niẽn” V v… Cóthuyết cho rằng chử “年-Niên” là tên của con thú dữ! điều nầy phi lý!!! Chẳngqua là sự thêu dệt bỡi chữ Niên có cái “sừng”/(年) phía trên “ˊ” – rồi kết hợp với việcmúa Lân đón năm mới mà nói chơi cho vui không cần căn cơ-bằng chứng-dẫn chứng vv…; Lại có người căn cứ vào chữ Việt cổ và truyền thống nông nghiệp “lúa nước”của Thủy Tộc/ Người Lạc Việt ở Quí Châu và Quãng Tây của Trung Hoa ngày nay màsuy ra, là Chữ “年-Niên” có cái Lưỡi liềm cắt lúa ở phíatrên! 2 nét ngang phái dưới là 2 mùa nắng mưa của 1 niên! Nét dọc nối liền 2nét ngang của 2 mùa nói lên ý nghĩa “trọn 1 niên” mà chỉ có Thủy tộc/Lạc Việtvới văn hóa lúa nước được bảo tồn cùng với chữ cổ thì mới nói lên được ý nghĩa“làm lúa 1 niên”… mà chữ Hán và Hán Tộc đã bị thất truyền và mai một mà quên điý nghĩa chính của chữ “年-Niên”! Giãi thích như trên xem ra rấtlà “hửu lý” và có tính “thuyết phục” rất cao! Và được “tin tưởng” trong cáinhìn mới theo tin thần khoa học có khảo cứu, có dẫn chứng trong hiện tại!Thuyết “年-niên” là 1 niên làm lúa với tra cứu sách “thuyết văn” và nhiềucổ thư khác như sách “Xuân Thu”, “Nhỉ Nhả” v v …đã bác bỏ “年-Niên” là thú Dữ! Nhưng, giãi thích nhưvậy chưa đúng, chưa đủ và Không phải vậy! 2000năm trước, sách “thuyết văn” giãi thích chữ “年-Niên” xếp trong bộ chữ 禾-Hòa(Lúa/Mạ) và ghi chú là: 穀孰也從禾千聲春秋傳曰大有年《說文解字》Cốc Thục dã tùng hòa thiên thanh Xuân Thu truyện viếtđại hửu niên (Thuyết Văn Giãi Tự)…Nghiã là “Niên’ là Lúa chín, và viết theo chữHòa, đọc theo âm “thiên”- Truyện Xuân Thu nói Đại Hửu Niên!!! CũngTrong Sách “Thuyết văn”, lại có thêm chữ “稔-Nẳm/Nhẳm = Lúa chín” ( Theo tôi, đây chính là chữ “年-Năm”mà viết theo cách mượn âm chữ “念-Niệm” để diễn đạt âm chữ “稔-Năm”; và cũng giống như “年Năm”. Và ngày xưa … không cần phân biệt thanh Ngang - sắc- huyền - hỏi – ngã - nặng v v…cho nên có thể đọc là Năm = Nắm = nằm = Nậm = Nẳm- Nẩm … = 年 / 稔 (Trích):4423稔 禾 穀孰也。从禾念聲。《春秋傳》曰:… 而甚切 (Nẳm HòaCốc thục dã. Tùng Hòa Niệm Thanh.《Xuân Thu Truyện》Viết: … Nhi Thậm Thiết) … Nhi -Thậm = Nhậm / ( =>chính xác là “Nậm/ Nẳm/ nằm/ năm…”) Xétcho kỷ và xa xưa hơn nữa là“giáp cốt văn” đã vẻ hình chữ “年-Niên” là hình cây lúa “Nằm”/ Lúa ‘chín” thì nặng trỉunhánh bong lúa mà “Năm/Nằm-年”. file:///C:/DOCUME%7E1/TQ/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg Kim vănthời nhà Chu-Nối tiếp thời nhà Thương cũng thể hiện chữ “年-Niên” là cây lúa có Hạt đã chín…cho nên bị “nặngtrỉu” và phải “Nằm” – do trọng lượng của Hạt lúa đã kéo nhánh bông lúa “nằm”xuống. file:///C:/DOCUME%7E1/TQ/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg Và cây,Bông, hạt lúa nằm… dần dần được viết bằng cách biến đổi 1 bải lúa đã “nằm” ởtrên ruộng lúa, và cũng giống như hình ảnh 1 bàn tay 4 ngón đã nắm lại và ngóncái cũng nắm lại đặt trên 4 ngón tay kia…là “nắm-file:///C:/DOCUME%7E1/TQ/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg” để thể hiện âm thanh “Nằm”/ Nắm: “Năm/Nằm-Lúa nằm/ file:///C:/DOCUME%7E1/TQ/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg”/ Chữ cổ-Chữ Việt Cổ và từ đó mớiđơn giãn hóa thành chữ “年-Năm” mà đa số hiện giờ đọc là “年-Niên”! Xem bằng chứng: file:///C:/DOCUME%7E1/TQ/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image005.jpg (http://www.chineseet...tton1=Etymology) Thể kỷ21…có rất nhiều viện nghiên cứu Hán ngữ, Hán Việt, Hán-Nôm, ngôn ngữ học vv…trên toàn thế giới từ đông sang tây …ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Hànquốc, Nhật, USA v v… Tôi “phục nguyên” chữ “tiết” là “Tết” và “年-Niên” là “年-Năm” – và giãi nghĩa rỏ ràng cụ thể theo khoa họcbiện chứng: Đó là chữ Việt, Phát âm Việt, Phát âm chỉ thấy đúng và rỏ nhất quatiếng Việt, và ý nghĩa “nông nghiệp” và “lúa nước” đã được thể hiện rỏ trong“chữ Việt Cổ” và phát âm cũng được tôi “phục nguyên” bằng những bằngchứng vừa đủ! Một bàiviết được đưa lên Internet ngày nay là tất cả mọi người và tất cả các “Việnnghiên cứu ngôn ngữ” đều có thể đọc được! cho nên : Đây là 1 bài viết để côngbố sự thật 1 cách nghiêm túc – không “giởn chơi” được! Và Đây là 1 sự khảo cứukỷ lưởng với bằng chứng và khoa học! Xin đọc giả và các viện nghiên cứu ngônngữ hay nghiên cứu Hán-Nôm tin tưởng sự nghiêm túc và chân thật của bài viếtnầy. Kếtluận: Chữ “節-Tết”và “年-Năm”cùng với các chữ tượng hình khác là “chữ Việt Cổ”. - Chữtượng hình cổ xưa nhất là “Giáp cốt Văn”. Một chi nhánh của người Lạc Việt đãgiữ được “chữ Việt Cổ” là “Giáp cốt văn/Bản hoa thạch sống” mà hiện nay họ vẫnđang dùng! Đây cũng là 1 bằng chứng mà không ai phủ nhận được! Trước khi dừnglại ở bài khảo cứu Hán-Nôm và Chữ Việt cổ nầy: - XinDẫn đường Link để quí vị nào biết đọc Hán-Nôm thì có thể tham khảo và nghiêncứu cho rỏ them chữ Việt cổ của người Lạc Việt hiện đang ở Quí Châu và QuảngTây của nước Trung Hoa ngày nay: http://www.56china.c...d/56mz_sz_uhpd/ Giáp Cốtvăn của người Lạc Việt: http://www.56china.c...1019/70757.html Tự Điển– Chử viết của người Lạc Việt: 水书常用字典.pdf Nghiên cứu hay học và hiểu Hán văn hay Hoa văn hay là Hán-Nôm đến trìnhđộ có thể nghe, đọc, viết, Hát, làm thơ và phân tích ý nghĩa của các từ ngữ cổđại – Trung Cổ đại – hiện đại mà đi đến tận cùng và hiểu đến tận cùng thì sẽquay về “chữ Viết tượng hình” với phát âm “Nôm” / -Nam / -Việt, Đó là “chữ ViệtCổ”. Xin Hẹn“khảo cứu” và “Phục nguyên” Hán-Nôm hay chữ Việt cổ với đọc giả ở những bàiviết sau… Nhạn Nam Phi/ ĐónXuân Tân Mảo- 2011
  2. Tôi có bài viết cho bài toán này: Chống tham nhũng và tệ nạn xã hộiNhưng hiện nay có lẽ chưa phải là thời, sẽ chẳng ai làm đâu. Cái gì cũng vậy, người ta chỉ làm những cái mà không làm thì không thể được, sẽ bị đào thải ngay. Lại phải chờ đợi thôi!
  3. Tôi thì lại thấy rất đồng ý vớ câu trả lời của bạn hướng dẫn viên du lịch này! Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn phải thấy được nguồn gốc của nó là triết lý nhân sinh trung dung, hài hòa âm dương thấm nhuần đến mức không còn nhận ra của dân tộc ta từ thời thượng cổ. Sau này những cái ác có tăng lên do ảnh hưởng giao lưu với nhiều dân tộc chuộng sức mạnh khác, nhưng dù sao cũng được triết lý đó kiềm chế trong một mức độ nào đó. Thú thực, tôi cũng đã từng được tham quan nhiều công trình đồ sộ từ thời thượng cổ của một số nước. Trong khi hướng dẫn viên hùng hồn giới thiệu, du khách trầm trồ thán phục thì riêng tôi chỉ thấy thương sót cho những dân tộc bất hạnh đó và cảm thấy thật may mắn mà Việt Nam mình không có những cái như thế. Tôi nghĩ, ngay cả đa phần những du khách đang suýt xoa thán phục, nếu chỉ cần biết rõ 1/10 cái giá phải trả từ sự đau khổ của người dân cho những công trình "vĩ đại" đó thì họ, thay vì ngưỡng mộ, cũng sẽ nguyền rủa nó! Những cái vỗ tay của đoàn du khách trong bài viết chứng minh cho điều đó.
  4. ACE thân mến! Hôm rồi đọc được bài "Nét Việt, Văn hóa Việt" của anh Lãn Miên trong chuyên mục Cổ vản hóa sử diễn đàn mình, tôi thấy rất hay. Đặc biệt, lần đầu tiên trên diễn đàn này (và các diễn đàn khác) quan điểm Dương tịnh - Âm động được một tác giả khẳng định trừ anh Thiên Sứ và tôi trước kia. Không những thế, quan điểm này được xử dụng bàn về văn hóa Việt. ACE tham khảo.
  5. Điều này thì rõ ràng anh Minh Xuân cũng đồng ý mà!Liệu có khả năng này không: Cộng đồng Bách Việt phát triển quá rộng lớn quá rộng lớn và đa dạng dẫn đến ngôn ngữ cũng dần dần trở nên phân hóa, kéo theo chữ viết (Khoa Đẩu) vì là chữ ký âm, cũng phải phân hóa theo trên cơ sở của một loại chữ Khoa Đẩu ban đầu (chữ Đại triện). Để thuận lợi cho giao lưu, cộng đồng Bách Việt sáng tạo thêm loại chữ tượng hình mà tất cả cùng có thể dùng được như một thứ "Quốc tế Tự" thành loại chữ Tiểu triện hay ngày nay gọi là chữ Hán, chữ Nho, đồng thời cũng xuất hiện cái mà ngày nay gọi là các từ Hán - Việt. Khi tộc Hán (Khiết Đan - Mông - Mãn) xâm lấn, do khác ngôn ngữ, họ phải xử dụng loại chữ tượng hình này, vì có thể giao tiếp với tất cả các nhóm Bách Việt, và ngày nay, ngừoi ta tưởng là thứ chữ của họ. Nếu như vậy thì văn minh Bách Việt lúc đó đã rất phát triển và hoàn thiện! Bàn góp vài câu về ý tưởng vừa mới lóe lên. Có gì sai mong các anh bỏ quá cho!
  6. Cái này ngoài tầm hiểu biết của khoa học thực nghiệm.Khoa học chịu!!! Pótay.com! Nếu không chịu thì ... chắc lại bảo là có ... bịp bợm chi đây! Cần phải làm các phép thử, các phép loại trừ, qui nạp, kiểm chứng ... có bằng cớ rõ ràng được các cơ quan có chức năng tầm Quốc tế kiểm soát từ khâu đầu tới khâu cuối rồi xác nhận. Sau đó sẽ mang đủ các thứ thiết bị, máy móc tới đo dạc, quay phim, chụp ảnh, ... đến ... Thánh cũng chạy mất dép! Tóm lại, những vấn đề này thuộc lĩnh vực "vật chất tinh tế" hơn, khó có thể đem các thiết bị vốn từ "vật chất thô" hơn để khảo sát. Những phương thức khảo sát "vật chất tinh tế" thì ngày nay khoa học còn chưa có khái niệm nào! Tôi nghĩ, trước mắt cứ ghi nhận thực tế khách quan đi (tất nhiên loại trừ các thủ đoạn bịp bợm). Tới một lúc nào đó nhân loại sẽ hiểu được thôi.
  7. Thật tuyệt vời!Phát hiện khảo cổ này có vẻ rất phù hợp với "Sử thuyết HỌ HÙNG" của anh Nhatnguyen52 trên diễn đàn này.
  8. Đúng vậy, vấn đề thật "khủng khiếp". Nhưng không phải cứ khủng khiếp thì không thể sảy ra.Có lẽ bạn Việt Thường viết : "Trung quốc có nguồn gốc từ Việt nam" là muốn nói về văn hóa, chứ người Hán chắc không phải có nguồn gốc từ Việt Nam!!! Nhưng ở Trung Quốc, ngoài người Hán ra còn rất nhiều người tự nhận là người Hán, thực ra họ là người Vệt bị lừa dối quên cả tổ tiên mà thôi. Bây giờ bàn đến bằng chứng về vấn đề này. Trước hết chúng ta phải làm rõ khái niệm "bằng chứng". Tìm trên Google không thấy có viết về khái niệm này. Vậy tôi xin tạm đưa ra vậy: Bằng chứng là những tồn tại thực tế khách quan, có nội dung chứng minh cho một luận điểm nào đó theo một logic hợp lý. Độ tin cậy của bằng chứng là tính khách quan của nó và mức độ chính xác của logic lập luận. Như vậy, hiện vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất của cổ sử vì còn rất nhiều những thực tế khác thỏa mãn định nghĩa này, mà hình như anh Thiên Sứ có nói là Liên Hợp Quốc công nhận di sản văn hóa phi vật thể cũng được coi như một bằng chứng lịch sử. Ngoài ra, độ tin cậy của bằng chứng còn phụ thuộc vào tính chính xác của logic lập luận. Không thiếu những bằng chứng được một logic tồi làm bao người lầm lẫn. Lập luận dựa trên bằng chứng phải không mâu thuẫn về logic trong bản thân nó, không những không mâu thuẫn mà còn phải phù hợp với những thực tế khách quan khác. Một bằng chứng bị bác bỏ nếu người ta tìm ra một ví dụ nó mâu thuẫn với một thực tế khách quan khác. Nếu ta hiểu khái niệm bằng chứng như thế thì bạn có thể thấy rất nhiều bằng chứng chứng minh cho luận điềm trên của Việt Thường mà khá nhiều tác giả đã đưa ra ở nhiều nơi và ngay trên Diễn đàn này cũng khá phong phú: Kim Định, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nhatnguyen52, Lãn Miên, Văn Nhân, Cung Đình Thanh, Trần Đại Sỹ, Trần Ngọc Thêm, ... Bạn hãy tìm hiểu và thấy bằng chứng quá nhiều. Trước tiên, hầu hết các tác giả đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng, những cách hiểu cổ sử Việt Hán truyền thống là sai lầm, phi logic, trái khoa học. Vấn đề này, tôi thấy họ rất thuyết phục, đặc biệt thời gian gần đây những thành công trong công nghệ gen ủng hộ những lập luận của họ. Sau đó, các tác giả đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh nguồn gốc Việt của văn hóa Trung Hoa. Vấn đề này họ cũng khá thuyết phục nhưng có lẽ không mạnh bằng vấn đề trên. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng thì khá chắc chắn nếu thừa nhận luận điểm trước. Vấn đề tiếp theo, văn hóa Việt hình thành, phát triển như thế nào?, và tại sao lại có chuyện sai lầm cổ sử trong quá khứ? thì tuy đưa ra cũng rất nhiều bằng chứng hay, nhưng lập luận của các tác giả chưa thống nhất, chưa đủ tính thuyết phục đối với nhiều người. Đối với tôi, tác giả Nhatnguyen52 viết có hệ thống nhất và rất thuyết phục dù còn nhiều vấn đề cần hiệu chỉnh. Có lẽ, anh Nhatnguyen52 hiểu rõ vấn đề đó nên vẫn chỉ dừng ở mức gọi là "Sử thuyết". Tôi tin rằng, thời gian sẽ giải quyết tất cả những vấn đề đó! Mấy lời trao đổi! Thân ái.
  9. Anh Thiên Sứ Viết: Để trả lời những vấn đề này, xin ACE tham khảo bài viết sau về tham nhũng và tệ nạn xã hội: Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Tham nhũng và tệ nạn xã hội ngày nay đang là vấn nạn lớn không chỉ ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở một nước còn khó khăn, nghèo nàn như nước ta, tham nhũng và tệ nạn xã hội càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, đe dọa đến cả thể chế chính trị, gây tác hại to lớn về mọi mặt chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội. Tham nhũng và tệ nạn xã hội gây nên tổn thất to lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế, lãng phí của cải xã hội. Điều đó còn đặc biệt nguy hiểm khi nước ta còn nghèo, tăng trưởng kinh tế đang là mục tiêu quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tham nhũng và tệ nạn xã hội làm nản lòng các nhà đầu tư quốc tế, làm mất đi một nguồn lực phát triển quan trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của nước ta trên trường quốc tế.Tham nhũng và tệ nạn xã hội gây khó khăn rất lớn cho việc huy động mọi nguồn nội lực quốc gia để giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước. Tham nhũng và tệ nạn xã hội làm mục ruỗng hệ thống chính trị, gây mất lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nứơc, rất khó huy động năng lực và trí tuệ của toàn dân vào công cuộc đổi mới, chấn hưng nước nhà.Tham nhũng và tệ nạn xã hội làm băng hoại đạo đức, tấn công vào nền tảng tư tưởng xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đại đoàn kết toàn dân, lực lượng cơ bản của cách mạng nước ta. Tham nhũng và tệ nạn xã hội phủ bóng đen lên các thành tựu kinh tế, xã hội của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tăng cường nguy cơ chệch hướng Xã hội Chủ nghĩa, hỗ trợ đắc lực cho âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động quốc tế. … Có thể nói, tham nhũng và tệ nạn xã hội là một thứ giặc “nội xâm” nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm. Ngày nay, nó đang tấn công dữ dội vào toàn bộ cơ sở hạ tầng, kết cấu thượng tầng của xã hội ta. Việc tiêu diệt tham nhũng và tệ nạn xã hội là một việc vừa cấp bách vừa lâu dài có tính sống còn của chế độ ta. Mặc dù có nhiều biện pháp tích cực được Đảng và Nhà nước đưa ra, nhưng tham nhũng và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến rất phức tạp: - Tham nhũng và tệ nạn xã hội vẫn không giảm đi mà ngày càng nghiêm trọng hơn, thể hiện ở qui mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng nguy hiểm. - Xuất hiện và phát triển xu hướng tội phạm tham nhũng và tệ nạn xã hội cấu kết với các quan chức, đảng viên thoái hóa biến chất. Do đó sự hình thành các tập đoàn ma-phia cũng không còn xa trong xã hội nước ta. - Thủ đoạn tham nhũng và tệ nạn xã hội ngày càng tinh vi. - Tư tưởng bàng quan thờ ơ của một bộ phận người dân trong công cuộc chống tham nhũng và tệ nạn xã hội gia tăng. - … Tình hình đó làm cho công tác chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ngày càng khó khăn phức tạp. Như đã phân tích, khi sở hữu toàn dân kinh doanh theo cơ chế Tư bản cùng với khi hệ số yn ≈ 1, zn ≈ 1 hoặc khi yn > yn*, zn > zn* trong mô hình kinh tế của nước ta trước kia tạo ra tình trạng người có quyền quyết định những vấn đề sản xuất không thực sự gắn bó quyền lợi trực tiếp của họ với quá trình sản xuất, tất yếu dẫn đến sự thiếu hiệu quả, lãng phí trong điều hành sản xuất. Đồng thời tạo nên một tầng lớp qua liêu không gắn bó, hiểu biết sản xuất nhưng lại có quyền chi phối lớn vào quá trình sản xuất. Người đại diện của nhà nước trong doanh nghiệp cũng chỉ là người làm công ăn lương như những người lao động khác, thực tế, quyền chi phối sản xuất của họ cũng phụ thuộc vào cấp trên. Cơ chế sản xuất Tư bản được áp dụng cho sở hữu toàn dân bảo đảm lợi ích cao nhất cho những viên chức nhà nước điều hành sản xuất kinh doanh trái với qui luật quan hệ sản xuất bảo đảm lợi ích cao nhất cho người chủ sở hữu là toàn xã hội. Những lý do đó là nguồn gốc của tệ quan liêu và hệ quả tất yếu là tham nhũng, lãng phí. Như vậy, cơ chế sản xuất cũ với đặc trưng yn , zn quá lớn, xấp xỉ bằng 1 chính là mẹ đẻ ra tệ quan liêu tham nhũng. Để tiêu diệt tận gốc tệ quan liêu tham nhũng cần phải thay đổi cơ chế này, kiên quyết chuyển sang cơ chế sản xuất Công bản. Với cơ chế sản xuất Công bản, yn = yn*, zn = zn*, yt = k , zt = k, nguyên nhân của tệ quan liêu tham nhũng sẽ bị triệt tiêu. Người lãnh đạo sản xuất do cũng có cổ phần ủy quyền của mình với tư cách là người lao động, sẽ chăm lo cho cổ phần đó mà không phải tham nhũng mới có thu nhập cao. Hơn nữa họ gắn bó mật thiết với sản xuất nên những quyết định trong sản xuất sẽ chính xác hơn, hiệu quả hơn. Mặt khác, từng nười lao động có trách nhiệm, gắn bó với sản xuất bằng cổ phần ủy quyền chắc chắn không cho phép tham nhũng xảy ra ở nơi đơn vị sản xuất của mình. Tai mắt người lao động ở khắp nơi chính là cơ chế giám sát có hiệu quả nhất chống mọi biểu hiện quan liêu tham nhũng. Dân chủ xã hội – khắc tinh của quan liêu, tham nhũng – như đã phân tích, chỉ trong cơ chế sản xuất Công bản với yt = k , zt = k mới có thể được thực thi một cách đầy đủ nhất. Như vậy, cơ chế Công bản khi được áp dụng sẽ diệt từ tận gốc bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí đang là vấn nạn đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Do đó, việc chuyển đổi sang cơ chế sản xuất Công bản toàn bộ nền kinh tế thuộc sở hữu nhà nước không những là nhiệm vụ cơ bản phát triển mạnh mẽ lực lựơng sản xuất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội mà còn là biện pháp chiến lược hữu hiệu nhất triệt phá tận gốc bệnh quan liêu tham nhũng và lãng phí. Nhà nước cần tổ chức quá trình chuyển đổi này như là một nhiệm vụ trung tâm, một biệp pháp chủ yếu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời tiêu diệt quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội trên con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Mặt khác, để tiêu diệt nhanh chóng quan liêu, tham nhũng và tệ nạn xã hội, ngoài những biện pháp truyền thống chúng ta còn một vũ khí nữa vô cùng hữu hiệu mà chưa dùng tới. Những biện pháp chống tham nhũng và tệ nạn xã hội của ta hiện nay là rất “cổ điển”, thiếu sáng tạo. Các nước trên thế giới đã áp dụng chúng từ lâu và kết quả cũng còn rất hạn chế. Cứ giả sử rằng các biện pháp chống tham nhũng và tệ nạn xã hội đó được thực hiện tốt, hệ thống hành chính, pháp luật hoàn thiện đi chăng nữa thì cùng lắm tham nhũng và tệ nạn xã hội cũng chỉ bị kiềm chế ở mức như các nước Mỹ, Pháp, Ý… là cùng, bởi vì các nước này đã áp dụng các biện pháp đó hàng trăm năm nay, đã khá hoàn thiện. Nhưng rõ ràng tham nhũng và tệ nạn xã hội ở các nước đó vẫn gây nhiều nhức nhối cho xã hội. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải cấp bách có một phương pháp mới, có tính sáng tạo, đột phá, toàn diện trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Thật may mắn, phương pháp đó nằm ngay trong kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, đánh bại hai kẻ thù vô cùng lớn mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Như trên ta đã thấy, tham nhũng và tệ nạn xã hội là một thứ giặc “nội xâm” nguy hiểm không kém giặc ngoại xâm hùng mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vừa qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ chúng ta đã đánh bại giặc ngoại xâm bằng một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, mà có lẽ, ngày nay trên thế giới chỉ ta là có được, làm khuất phục hai kẻ thù ngoại xâm hung bạo nhất, đó là chiến tranh nhân dân. Vì thế, ngày nay, trong cuộc “kháng chiến” chống tên giặc “nội xâm” tham nhũng và tệ nạn xã hội chúng ta cần tổ chức một cuộc “chiến tranh nhân dân” chống tên giặc “nội xâm” đó. Tất nhiên, đối với đối tượng đặc thù là giặc “nội xâm” thì cuộc “chiến tranh nhân dân” cũng phải được tổ chức một cách phù hợp, nhưng nguyên tắc, phương pháp chung nhất, về cơ bản, cũng không thay đổi. Dựa trên ý tưởng đó, ngoài những biện pháp tích cực chống tham nhũng và tệ nạn xã hội hiện đang tiếp tục tiến hành, Đảng và Nhà nước cần xây dựng ngay một phương pháp, thế trận mới để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” tham nhũng và tệ nạn xã hội. Đó là tổ chức một cuộc “chiến tranh nhân dân chống giặc nội xâm” tham nhũng và tệ nạn xã hội. Những vần đề này đối với Đảng ta không mới, Đảng ta đã từng làm và thu được thắng lợi rực rỡ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua nên còn rất nhiều kinh nghiệm, chắc chắn một lần nữa sẽ đưa dân tộc ta tới chiến thắng. Hơn nữa toàn thể nhân dân ta ngày nay đều vô cùng căm ghét tham nhũng và tệ nạn xã hội nên chắc chắn nhiệt liệt ủng hộ và tham gia tích cực chủ trương này. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tệ nạn xã hội ở nước ta là một cuộc đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành vì lợi ích của nhân dân lấy bộ máy pháp luật của Nhà nước làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng bằng mọi hình thức chống lại mọi biểu hiện tham nhũng và tệ nạn xã hội. Quyết tâm càng cao, sự lãnh đạo của Đảng đúng đắn, pháp luật nghiêm minh thì lực lượng nhân dân tham gia ngày càng đông đảo, mạnh mẽ sẽ huy động được sức mạnh toàn dân tiêu diệt tận gốc rễ tham nhũng và tệ nạn xã hội. Người tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh này phải là Đảng Cộng Sản Việt Nam, người đã từng dùng phương pháp này đưa dân tộc ta hai lần đến thắng lợi vinh quang trong cuộc đấu tranh với hai tên đế quốc đầu sỏ hùng mạnh nhất. Vẫn như trước kia, lực lượng của cuộc đấu tranh này là toàn khối đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi… miễn là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, công tác tổ chức vô cùng quan trọng. Cũng như trước kia, Đảng ta phải đưa nhân dân vào đội ngũ, có tổ chức chặt chẽ được lãnh đạo tốt từ trung ương tới địa phương nhắm tới mục tiêu chống tham nhũng và tệ nạn xã hội. Các hội phụ nữ, phụ lão, thanh niên, thiếu niên, cựu chiến binh, hưu trí, công nhân, nông dân, tiểu thương, doanh nhân… chống tham nhũng và tệ nạn xã hội phải được tổ chức, xây dựng một cách có phương pháp, ở khắp nơi tạo thành một mạng lưới thiên la địa võng đối với bọn tham nhũng, tệ nạn xã hội, làm nền tảng, môi trường cho công an, tòa án, báo chí,… tấn công vào tội phạm. Thực ra, nhiều tổ chức này vẫn đang tồn tại trong xã hội ta, nhưng mục tiêu chống tham nhũng và tệ nạn xã hội còn rất mờ nhạt nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy không có quyền lực pháp lý, nhưng những tổ chức này sẽ tạo thành một mội trường, một thanh thế, một dư luận xã hội lành mạnh, hỗ trợ tin tức, bằng chứng, hiện tượng … cho các cơ quan quyền lực, báo chí thực hiện tốt vai trò nòng cốt của mình trong cuộc đấu tranh này, hệt như phong trào chính trị của nhân dân trên các địa phương trước kia đã làm nền cho các đơn vị bộ đội chủ lực đánh tan tác quân thù. Sự có mặt của các tổ chức quần chúng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm nền tảng vững chằc cho cuộc đấu tranh. Nhân dân được tổ chức lại sẽ có khả năng tự đề kháng, bảo vệ lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên một môi trường xã hội lành mạnh, sáng tạo ra nhiều cách đấu tranh độc đáo và hiệu quả mà tham nhũng và tệ nạn xã hội sẽ không còn chốn nương thân. Đối với pháp luật, bọn tham nhũng và tệ nạn xã hội còn có thể dùng các thủ đoạn tinh vi che dấu tội lỗi của mình, nhưng đối với nhân dân đã được tổ chức lại, chẳng gì có thể che đậy được. Không khí lành mạnh của xã hội sẽ có sức cảm hóa rất lớn, ngăn ngừa tội phạm, có tác dụng tốt giúp cho những người lầm đường lạc lối ăn năn hối cải. Các lực lượng bảo vệ pháp luật có thể đấu tranh hiệu quả hơn với quan liêu, tham nhũng và tệ nạn xã hội, đồng thời còn có nhiệm vụ rất quan trọng là hỗ trợ các tổ chức quần chúng thực hiện tốt vai trò của mình. Tóm lại, cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tệ nạn xã hội được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng, huy động được sức mạnh của toàn dân như một cuộc “chiến tranh nhân dân chống giặc nội xâm” tất yếu sẽ dẫn đến thắng lợi hoàn toàn như chúng ta đã từng thành công trong quá khứ chống thực dân, đế quốc xâm lược. Sự tất thắng sẽ cổ vũ toàn dân hăng hái tham gia, làm khiếp sợ bọn tội phạm, củng cố được lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, vào Chủ nghĩa xã hội vốn đang bị thách thức nghiêm trọng. Thông qua cuộc đấu tranh này khối đại đòan kết toàn dân lại càng được củng cố vững chắc, tự tin đối đầu với những thử thách còn lớn hơn trong tương lai. Quần chúng được tập dượt tốt sẵn sàng cùng Đảng, Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ còn nặng nề hơn. Trong cuộc đấu tranh đó, đội ngũ của Đảng, Nhà nước sẽ được thanh lọc, trong sạch hóa, đủ sức đảm đương nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Những người con ưu tú của nhân dân sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, họ sẽ là người cán bộ dự bị tốt nhất cho Đảng, Nhà nước, vừa trong sạch, nhiệt huyết, có tâm, có tài và đặc biệt bám chặt gốc rễ vào nhân dân. Do đó, tổ chức, tiến hành một cuộc “ chiến tranh nhân dân chống giặc nội xâm” tham nhũng và tệ nạn xã hội là điều Đảng, Nhà nước ta có thể và cấp bách phải làm và chắc chắn sẽ thành công
  10. Ở đây tôi thấy có một sự hiểu nhầm nào đó! Du Ca viết: Mong rằng đây chỉ là hiểu nhầm thôi. Giao lưu, học hỏi lẫn nhau thì quá tốt chứ có gì xấu đâu.Du Ca viết: Về mặt con người sinh học thì đúng là cả nhân loại này cùng một gốc mà ra. Nhưng chúng ta đang nói về dân tộc chứ không phải về con người sinh học. Hai cái đó khác nhau về chất. Khi nói "Thằng anh ăn mỳ thằng em ăn cơm" là muốn nói rằng cơ sở kinh tế xã hội hình thành nên dân tộc Việt từ thời xa xưa với các đặc trưng cơ bản của nó là xã hội định canh định cư với nền nông nghiệp lúa nước trên một vùng địa lý tương ứng khác hẳn với xã hội du mục chăn nuôi gia súc với nền nông nghiệp khô trồng lúa mạch, kê, ngô,... của dân tộc Hán. Hai dân tộc này (Việt, Hán) được hình thành độc lập với nhau, tách biệt nhau hoàn toàn, không cùng một gốc và do đó văn hóa cũng khác nhau thì "anh, em" thế nào được! . Tuy nhiên, sau này giao lưu, cạnh tranh, đáng nhau, hợp tác, ... thì là chuyện bình thường như các dân tộc khác thôi. Việc xác định dân tộc không phụ thuộc vào biên giới quốc gia. Mỗi dân tộc đều hình thành trên một khu vực địa lý nhất định, sau đó các dân tộc sinh sống xen kẽ nhau nhưng vẫn phân biệt được khá rõ ràng giữa họ. Quan điểm cho rằng Việt từ Hán mà ra khá nguy hiểm bởi vì nó không phải là chân lý, đồng thời nó cản trở con đường tìm về cội nguồn văn hóa, cội nguồn dân tộc - cái gốc phục hưng nước nhà. Do đó, Du Ca cũng nên hiểu tại sao đôi khi có người trình bày vấn đề gay gắt, gây sự hiểu nhầm.
  11. Vấn đề là ở chỗ, đoạn văn trên của Đại Việt sử ký toàn thư có chính xác không. Trình độ, nhãn quan của người viết thế nào? Nguồn tư liệu nào? Mức độ tin cậy? Qua mấy ngàn năm truyền miệng thì liệu có bị hiện tượng râu ông nọ cắm cằm bà kia hay không? Tinh thần chung có thể đúng nhưng phải hiểu như thế nào? chắc chắn không thể hiểu theo nghĩa đen! Cách hiểu đó có lý giải được các vấn đề liên quan hay không? Có gây nên những mâu thuẫn nào không? Có chỉ ra được một tiên đoán nào không? Câu truyện truyền thuyết chỉ là cái vỏ để bọc một sự thật chứ không phải là sự thật. Sự thật như thế nào đây? Bóc tách cái vỏ ấy để thấy hạt nhân sự thật là vấn đề rất khó khăn, phức tạp dòi hỏi lao động khoa học rất nghiêm túc, liên quan tới rất nhiều lãnh vực khác nhau.Ví dụ, anh Thiên Sứ chỉ ra cái mâu thuẫn: "không thể thằng anh ăn mỳ thằng em ăn cơm được" thì cái thuyết "Việt Nam nguồn gốc từ TQ - hoặc cùng TQ là anh em - cũng đúng." bị bác bỏ rồi! Và còn rất nhiều bằng chứng khác nữa. Phải hiểu lại bằng cách khác thôi. Hiểu theo cách nào đây??? Một trong các cách hiểu có hệ thống, lý giải được rất nhiều hiện tượng liên quan (tôi chưa dám nói là tất cả) về lịch sử dân tộc Việt và quan hệ của nó với người Hán, được trình bày bởi anh Nhatnguyen52 trong chuyên đề "Sử thuyết họ Hùng" cùng với các bài viết của anh Lãn Miên, Văn Nhân, Đỗ Thành... trên diễn đàn này, theo tôi, là rất tuyệt vời. Bạn hãy tham khảo. Đọc, hiểu được toàn bộ cũng khá vất vả đấy, nhưng rất thú vị. Tôi nghĩ rằng, giả sử (chỉ giả sử thôi), mai sau, lý thuyết này mà được chứng minh chặt chẽ, được công nhận, thì công lao anh Nhatnguyen52 đối với dân tộc thật vô cùng vĩ đại !!!
  12. Việc làm của các cô là hợp pháp, do đó, tôi không đề cập ở đây khía cạnh pháp lý hay quyền lợi mà chỉ muốn lý giải rằng, tại sao chính những người đồng hương của cô lại gọi cô là "nỗi nhục quốc thể" Mỗi một dân tộc đều có những hệ thống phẩm chất đẹp đẽ. Những người con dân tộc ấy, ai thể hiện được những phẩm chất đó một cách rõ ràng và nổi bật thì được coi như niềm tự hào, xứng đáng với dân tộc. Những ai thể hiện phẩm chất đó kém cỏi, thậm chí đi ngược lại thì đương nhiên bị coi là nỗi ô nhục của dân tộc, dù cho có hàng đống vàng cũng không sao rửa được tiếng xấu này. Người Việt Nam qua hàng ngàn năm đã xây dựng được cho mình những phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào và được những dân tộc khác công nhận và tôn trọng. Nay tôi phân tích một số ý mà cô đã viết để chúng ta hiểu tại sao các cô bị chính những nhười đồng hương coi là“nỗi nhục quốc thể”: - Cô viết: tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Rõ ràng các cô đã bị hạ nhục bởi người nước ngoài và tư nguyện chấp nhận sự hạ nhục ấy vì mục đích của mình. Sự tự nguyện chấp nhận bị hạ nhục này chỉ có thể được chấp nhận nếu mục đích là rất cao thượng, vì nghĩa diệt thân. Đằng này, mục đích cũng thật tầm thường, vì miếng cơm manh áo, không thể lấy làm lý do cho sự bị hạ nhục đó. Thế mà cô không hiểu mà lại lý giải rằng: Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận Đương nhiên cô biết rõ rằng, cơ thể cô là của cô và không một công dân Việt Nam nào lại đòi sở hữu nó cả. Thế nhưng “ mọi người đùng đùng nổi giận” là vì thấy một thành viên của mình (dân tộc) bị hạ nhục. Sự nổi giận ấy là chính đáng khi người ta vẫn coi cô là một cô gái Việt (tức là cùng dân tộc, nếu cô thuộc dân tộc khác thì có lẽ vẫn bất bình nhưng mức độ khác đi) Sự nổi giận đó còn được tăng thêm khi thấy có yếu tố nước ngoài, và đương nhiên, vì cô mà bất cứ một người Việt Nam có tự trọng nào cũng thấy như một phần của chính mình bị hạ nhục bởi những kẻ không xứng đáng. Lúc này, trong quan hệ với người nước ngoài, cô không chỉ đại diện cho chính cô mà còn cho một phần, dù là nhỏ bé (nhưng nhậy cảm) của người Việt. Cô đã không nhận thức được vấn đề đó mà còn than vãn: Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường. Rõ ràng là đạo lý, pháp luật nước ta không khi nào cho phép sự vùi dập bất cứ ai. Có thể chỗ này chỗ kia, sụ bất công vẫn còn tồn tại nhưng quyết không phải là tình trạng phổ biến trong cộng đồng Việt. Có thể cô chỉ định bào chữa cho sự tự nguyện bị hạ nhục của mình thôi, nhưng cô đã xóa đi hình ảnh người dân Việt trong cô khi cô thấy rằng, những người Việt hạ nhục cô là bình thường, còn người nước ngoài thì chỉ một vài lần! Cô viết: Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở. Cái này có lẽ cô nhận định lầm hoặc do một vài người lạc hậu, xưa cũ còn sót lại nhưng không phải là số đông. Trong thời đại mới, việc “rời bỏ quê hương xứ sở” là chuyện khá phổ biến, bình thường và cần thiết. Cái chính vẫn là do ngu ngốc trở thành hàng hóa. Tóm lại, vì mong muốn dễ dàng có cuộc sống vật chất sung túc hơn cho bản thân, các cô đã tự nguyện cam chịu bị hạ nhục bởi người nước ngoài, biến mình thành món hàng hóa, hy sinh tình yêu đôi lứa, xa rời quê hương, làng xóm, đi ngược lại những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chung thủy, chịu thương chịu khó, cần cù, thông minh, tình nhĩa … và hậu quả tất yếu là mọi người các cô là “nỗi nhục quốc thể”? Cô viết: Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi? Chính các cô phải làm điều đó. Khi cô cố gắng, hối hận sai lầm thì mọi người dần dần sẽ nhận ra và sẽ giúp cô tận tình. Tuy nhiên, dù nhất thời mắc sai lầm, nhưng trong huyết quản của cô vẫn có dòng máu tổ tiên Việt. Tôi tin rằng, đến lúc nào đó, dòng máu đó sẽ trỗi dậy và các cô sẽ lại là niềm tự hào của người dân Việt bằng trí thông minh, lòng nhân ái, tự trọng, đức đảm đang cần cù chịu khó của mình. Tôi cũng rất vui khi thấy những dòng viết của cô về cuộc sống ngày càng hòa hợp, tốt đẹp nơi đất khách.
  13. Vũ trụ không có tâm!Thân mến!
  14. Cái dòng "dân tộc Axyri bị tiêu diệt." này, theo em, không thể hiểu theo nghĩa đen được anh ạ. Cũng như câu "Khác-cốp bị chìm sâu dưới đại dương" là nói con tàu ngầm mang tên Khác-cốp chứ không phải thành phố Khác-côp của Ucrain. Thành phố này lớn và nằm rất sâu trong đất liền, làm sao mà chìm xướng đáy đại dương được!Hay "Hồ binh bát vạn nhập Tràng An" là nói quân của cụ Hồ (Chí Minh) chứ không phải quân Hồ phương bắc! Kính anh!
  15. Tôi vẫn theo dõi và nghiên cứu ADNH (trong đó có mảng Vật lý) thuận lợi. Nhưng vì bận quá, hơn nữa, nhiều kết quả nghiên cứu trái với cách hiểu khoa học hiện hành nên sợ gây nên những phản ứng (không phải phản biện khoa học) vô bổ, xúc phạm nhau như nhiều lần đã gặp phải, nên đành chờ dịp thuận tiện hơn.Nhưng theo tôi, cách tiệm cận vấn đề của giới khoa học về nguồn gốc vũ trụ kể cả các tác giả bài báo trên cũng không thể tiến tới chân lý. Cách tiếp cận của Lý học phương đông tốt hơn nhiều. Ví dụ như mấy cái vòng đồng tâm bài báo đề cập cũng không gây ngạc nhiên mà chắc chắn còn rất nhiều vòng như thế nếu các nghiên cứu, đo đạc đủ rộng lớn và tế vi hơn. Một ví dụ khác: Theo khoa học hiện đại, tính sóng của hạt vật chất chuyển động có bước sóng λ = h/p (p = mv là động lượng, h là hằng số Plank). Còn theo nghiên cứu của tôi thì λ = (1 + 1/γ)h/p (Với γ= 1/(1 – v2/c2)1/2 ). Sai số giữa hai công thức là (1 + 1/γ). Đối với hạt có vận tốc lớn (cỡ so sánh được với vận tốc ánh sáng), sai số không đáng kể, nhưng đố với vận tốc nhỏ hơn thì sai số không nhỏ, tối đa là 2 lần (nhưng tính sóng thể hiện yếu). Nhưng chắc chắn chẳng nhà khoa học nào kiểm tra xem công thức nào đúng hơn vì như thế sẽ động đến "tháp ngà" của họ. Nhưng vấn đề đúng sai của công thức không quan trọng bằng phương pháp luận. Thân mến!
  16. Tôi đồng ý với luận điểm này.Nhưng câu hỏi nảy sinh là: Vậy tại sao cái trí tuệ "bát ngát" đó không được các doanh nghiệp xử dụng một cách hiệu quả mà thậm chí còn tàn phá kinh tế nước nhà một cách "thông minh" ? Nói cho công bằng, cũng có một số nơi trí tuệ đó được phát huy một cách hiệu quả, nhưng nói chung thì ngược lại. Có nhiều lý do, nhưng tổng quát nhất là ở chỗ, chúng ta thiếu một cơ chế kinh tế để cho những phần lớn những trí tuệ "bát ngát" đó được xử dụng hiệu quả cho doanh nghiệp, mà ngược lại, nó còn tham nhũng một cách tinh vi. Tại sao lại cơ chế của chúng ta lại dẫn đến tình trạng đó ? Bởi vì, trong cơ chế hiện hành, lợi ích của mỗi thành viên không song hành mà nhiều khi ngược nhau. Sự tăng cường lợi ích thành viên này đồng nghĩa với sự suy giảm lợi ích của thành viên khác. Lợi ích giành cho một cố gắng làm lợi cho cộng đồng không tương xứng với sức lực bỏ ra. Thực ra, cái nguyên nhân sâu xa đó vẫn hiện hữu ở mọi nền kinh tế toàn cầu. Nhưng ở những nước tiên tiến, họ có công cụ giảm thiểu tác hại của tình trạng đó bằng sự dân chủ, minh bạch, kỹ thuật quản trị, pháp luật, ... Còn ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, những công cụ đó còn nhiều hạn chế, dẫn đến tác hại trầm trọng hơn nhiều. Để giải quyết vấn đề trên, có hai cách: - Cách thứ nhất: Từng bước xây dựng những cơ chế trên như ở các nước tiên tiến. Cách này phải trả giá nhiều về vật chất, tinh thần và thời gian nhưng cũng không giải quyết được vấn đề một cách rốt ráo. Kết quả cao nhất là xã hội một nước tiên tiến nào đó hiện hành. - Cách thứ hai: Xây dựng một cơ chế kinh tế mới sao cho lợi ích của mỗi thành viên song hành nhau. Lợi ích của thành viên này phải tỷ lệ với lợi ích của thành viên kia (song hành) tương ứng với đóng góp của mỗi thành viên đó trong việc nâng cao lợi ích cộng đồng (hoàn toàn không phải cào bằng). Cách này có nhược điểm là phải xây dựng hẳn một cơ chế hoàn toàn mới nhưng bù lại, các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ được giải quyết rốt ráo. Khi lợi ích của mỗi thành viên xã hội song hành nhau, tất cả cùng thỏa mãn, hăng hái đóng góp sức lực và trí tuệ cho lợi ích chung thì năng suất lao động sẽ rất cao, đồng thời các vấn đề đạo đức và xã hội cũng sẽ được giải quyết triệt để trên cơ sở lợi ích mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Một khi các cơ chế đó chưa được nghĩ ra và đi vào cuộc sống thì chúng ta buộc phải sống chung với "các loại Vinashin" !!! Thân mến!
  17. Đồng ý rằng trong phát triển có thể sai lầm, thất bại và tìm cách sửa chữa, xử lý. Vấn đề là ở chỗ, nguyên nhân sâu xa (chứ không chỉ nguyên nhân trực tiếp) của sai lầm, thất bại và cách khắc phục nó đã được rút ra như thế nào? Nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì sai lầm, thất bại chắc chắn lặp lại trong tương lai với hình thức mới tinh vi hơn, hậu quả khốc liệt hơn. Khi có nhiều sai hỏng mà xử lý được chỗ này thì nảy sinh ở chỗ khác trầm trọng hơn, phổ biến hơn thì chắc chắn có lỗi hệ thống. Sự việc chỉ được cải thiện khi sửa chữa được lỗi hệ thống. Một vài tiến bộ chỗ này chỗ kia không giải quyết được vấn đề, cùng lắm là kéo dài thời gian mà thôi. Một hệ thống đúng đắn tuy gặp vài sai hỏng nhưng ngày càng vận hành tốt hơn và cuối cùng sẽ thành công. Một hệ thống không phù hợp, dù có một vài thành công trước mắt nhưng vận hành sẽ ngày càng kém đi, hỏng hóc ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng và cuối cùng sẽ thất bại. Vần đề là ở chỗ làm sao có được hệ thống đúng và khi có rồi thì đưa vào thực tế như thế nào một cách thành công mà không gây nên đổ vỡ đến nỗi cái cũ thì sụp đổ, cái mới thì chưa đủ cứng cáp và cũng sụp đổ luôn. Muốn làm được điều đó thì cần phải tận dụng được trí tuệ, sức mạnh, sự ủng hộ của toàn xã hội vì một con người hay một nhóm người không thể làm được khối lượng công việc quá đồ sộ đó. Vì vậy, cần tăng cường dân chủ, minh bạch; đề cao tri thức, tinh thần đoàn kết dân tộc; chăm sóc sức dân một cách thực chất, tăng cường kỷ cương, pháp luật để không dẫn đến rối loạn vô chính phủ để những thế lực cơ hội, phản động lợi dụng. Tóm lại, sự cố Vinashin cần nhìn dưới quan điểm hệ thống mới có thể giải quyết rốt ráo vấn đề. Tôi có cảm giác chúng ta, cả Đảng và Nhà nước mới tiếp cận vấn đề ở khía cạnh sự cố, chưa chú trọng đúng mức tới tính hệ thống. Nếu như vậy thì rất nguy hiểm vì một vụ tương tự, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ hoàn toàn có thể sảy ra trong tương lai. (Chúng ta có thể thấy qui luất đó theo diễn tiến: Nguyễn văn Mười Hai --> Lã thị Kim Oanh --> Minh Phụng --> Vinashin --> ...!!!) Mong rằng không phải như vậy!
  18. Chị Wildlavender và nhiều người thấy DVH lố bịch và phản cảm vì chị là người có văn hóa, sâu sắc, tế nhị. Còn DVH có thể cũng không có thâm ý gì xấu và thấy bình thường bởi hành động của mình, thậm chí còn lấy làm hãnh diện bởi vì anh ta, ngược lại với chị, là người hời hợt, thiếu văn hóa, thô thiển. Chỉ buồn một nỗi là như thế cũng có thể là thần tượng của không ít cô cậu ngày nay.
  19. Ở đây có lẽ anh Thiên Sứ lộn! Nguyễn Bặc là công thần của Đinh Tiên Hoàng, nổi dậy chống Lê Đại Hành.Theo tôi biết, trong thời Trần Thủ Độ, chỉ có 2 cuộc nổi dậy của Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn là đáng kể, không kể các cuộc binh biến của Quách Bốc, nhưng đều chống nhà Lý và bị Trần Thủ Độ trấn áp thành công. Khi nhà Trần thay nhà Lý, hầu như không có cuộc nổi dậy nào lớn. Hoàng tử Lý Long Tường là người tài giỏi. Ông được vua Trần Thái Tông phong chức: Thái sư Thương trụ quốc, Khai phủ Nghi đồng Tam ty, Thượng thư Tả bộc xạ, lĩnh Đại đô đốc, tước Kiến Bình Vương. Đương nhiên phải bị Trần Thủ Độ dè chừng, kiềm chế nhất cử nhất động. Cái đó là khách quan, không thể trách Thủ Độ được. Hơn nữa, ông vượt biển ra đi mang đồ thờ cúng, vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời Vua Lý Thái Tổ cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội, rất là rầm rộ. Trần Thủ Độ không thể không biết. Nhưng Trần Thủ Độ không hề ngăn cản, có lẽ ông cho rằng đó là giải pháp tốt nhất cho cả ông và Lý Long Tường, nếu không, sớm muộn cũng dẫn đến một cuộc thư hùng có hại cho đất nước. Điều này chứng tỏ ông là người sáng suốt, đức độ, vì đại cục và không tàn bạo. Tôi cho rằng, việc Trần Thủ Độ tàn sát tôn thất nhà Lý là không có thực. Có thể kẻ nào đó trong tôn thất nhà Lý muốn chống lại ông thì tất yếu ông phải xuống tay. Đó là cần thiết và hợp lý, nhưng tuyệt đối không có chuyện ông lạm sát bừa bãi. Một người lãnh đạo tàn bạo, lạm sát nhiều người vô tội không thể không để lại di chứng cho thể chế mình gây dựng nên. Như Tào Tháo gian hùng là thế, khôn ngoan sáng suốt, nhìn xa trông rộng mà không tránh được họa Tư Mã Ý ngay trước mắt. Nhà Trần rất hùng mạnh, bền vững và đoàn kết được toàn dân. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, không một người họ Lý nào vì phẫn nộ với nhà Trần lạm sát mà theo hàng giặc để báo thù cả, ngược lại, một số người có công được phong thưởng. Thế mà tôn thất nhà Trần thì không ít kẻ phản bội! Đại Việt sử ký, không chỉ có chuyện này mà còn nhiều vấn đề, nhiều chuyện khác cần phải xem xét lại tính khách quan. Tôi cho rằng, đặt vấn đề như bài viết trên là đúng đắn. Nhưng để thuyết phục cần có nghiên cứu sâu rộng hơn.
  20. Nhật Tâm thân mến! Nhật Tâm quá lời rồi. Nhưng nếu Nhật Tâm có hứng thú, tôi xin có đôi lời vì sao tôi thấy buồn. Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, một người còn trẻ tuổi, được đào tạo tốt, có hoài bão và nhiệt tình với học thuật cũng như với văn hóa dân tộc, và bước đầu cũng có những kết quả nghiên cứu độc lập (chưa bàn đúng sai) như Nhật Tâm thật không nhiều. Tiếc rằng, hỏa hầu chưa đủ nên có những suy nghĩ thoái bộ, giảm đi chí khí một cách quá dễ dàng. Tôi buồn vì lý do đó. Nhật Tâm nên đọc “Phật học tinh hoa” của Nguyễn Duy Cần, chương thứ II - Những điều kiện tinh thần của người học Phật (Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh). Tôi cho rằng sẽ bổ ích nhiều cho Nhật Tâm. Có một vài câu trong đó, tôi xin trích để nhật tâm suy ngẫm: - “ Theo nhà Phật thì không nên núp theo bóng ai để cầu Đạo là vì “chỉ có những hiểu biết do chính mình tìm ra mới thật là hiểu biết mà thôi”. Theo ý kiến kẻ khác mà làm chỉ là núp theo bóng kẻ khác mà sống thì không sao giải thoát được mình” - “ Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc nơi một kinh sách nào, là vì sự giải thoát phải do nơi mình, chứ không do ân huệ của ai ban cho mình được cả, dù là những bậc Thần thánh, Tiên phật … Và muốn được vậy phải có óc hoài nghi”. - “ Phật học đầu tiên là một cái học phá trừ Kiến chấp”. - “ Thật ra, đi tìm để biết cái ý kiến này hay ý kiến kia do ai viết ra hay nói ra không phải là điều quan trọng đối với kẻ tìm chân lý. Quan tâm đến người nói sẽ là một chướng ngại cho sự hiểu biết khách quan vì cái tên tuổi của người nói dễ ám thị óc phán đoán của mình thành thiên lệch”. - “ Đức tin chỉ có là sau khi đã tự mình nhận thức rõ ràng” -“ Người học Phật cũng không nên để mình bị “ràng buộc”, “ bị mắc” vào đâu cả, dù là đối với chân lý”. Huống chi ngày nay, không mấy người hiểu được học thuyết ADNH cho rõ ràng, còn có ai vỗ ngực cho là mình biết thì cũng mới chỉ dừng ở mức … vỗ ngực! Một học thuyết hàng mấy ngàn năm bao lớp người tài trí cần mẫn, bền bỉ nghiên cứu mà vẫn … tù mù như thế thì phải có lý do nào đó. Có thể giải thích như thế nào đây? Có người cho rằng vì nó quá tinh tế, quá khó thì thật vô lý, bỏi vì, nó do con người nghĩ ra từ hàng ngàn năm trước trong điều kiện vô cùng hạn chế. Không lẽ con người càng về sau càng ngu đần đi ư? Chúng ta chắc chắn phải được di truyền trí thông minh của Tổ tiên chứ, hơn nữa, điều kiện vật chất, xã hội của chúng ta thuận lợi hơn rất nhiều mà (xin nói rõ, học thuyết ADNH không phải là lĩnh vực tâm linh). Cách đây không lâu, số người hiểu được thuyết tương đối trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà nay, nó là môn bắt buộc cho sinh viên các trường đại học KH tự nhiên. Thực ra học thuyết ADNH không có gì là cao siêu khó hiểu hay thâm trầm huyền ảo cả. Nó cũng như mọi môn học khác do con người nghĩ ra và lĩnh hội được, tuy có những đặc điểm riêng. Chỉ tiếc rằng nó không được viết ra một cách tường minh như thuyết tương đối, nếu không, nó sẽ là môn học mà mọi học sinh trung học bắt buộc phải nắm vững. Vì sao lại có tình trạng này? Đó là vì lý do lịch sử. Trong xã hội Việt cổ, chủ nhân học thuyết ADNH xưa kia, do tầm cao của học thuyết và cuộc sống vật chất còn ít ỏi bấy giờ, học thuyết ADNH chỉ được giới trí thức và quí tộc nắm vững lý thuyết căn đế một cách hệ thống (cũng như ngày nay, những thuyết tương đối, lượng tử, siêu dây, … chỉ được hiểu rõ trong giới khoa học bậc cao). Người dân thường chỉ nắm được những ứng dụng thiết thực của học thuyết ADNH trong cuộc sống hàng ngày (giống như ta xài máy vi tính vậy). Khi người du mục Hán tộc, có trình độ văn minh xã hội kém hơn nhưng khả năng chiến đấu cao hơn do sinh ra và lớn lên trên mình ngựa, với sự thèm khát cuộc sống sung túc trên cơ sở văn minh lúa nước của Việt tộc thúc đẩy, họ xâm lăng và dần dần chiếm hầu hết đất của người Việt. Trên vùng đất bị xâm lăng, những người trí thức bất hợp tác với quân xâm lược rút về ở ẩn. Không muốn tri thức vô giá của Tổ tiên rơi vào tay kẻ xâm lược, họ chỉ truyền dạy cho các đệ tử thân tín và trong gia tộc. Tuy nhiên, quá trình thẩm thấu những tri thức đó tới kẻ thù vẫn diễn ra làm cho phạm vi truyền dạy dần dần thu hẹp đến mức bí truyền. Sách vở ngày càng ít ỏi hiếm hoi. Về phía quân xâm lược, sau thời gian kiêu ngạo trên chiến thắng, phải quản lý một xã hội rộng lớn, chúng dần hiểu rằng, sức mạnh bạo tàn không đủ điều hành xã hội mà phải cần có tri thức. Sống chung lâu ngày với người Việt, ban đầu khinh khi, nhưng dần dần chúng thấy kiến thức của họ thật đáng kinh ngạc và chính là cái chúng cần. Chúng bắt đầu tìm hiểu, thu nhặt, cầu những người ẩn dật chia sẻ kiến thức của mình. Tiếc rằng quá muộn rồi. Bí truyền đã dẫn tới thất truyền! Tuy thất truyền những nguyên lý căn đế, nhưng những ứng dụng của học thuyết ADNH vẫn đầy rẫy trong dân gian. Các nhà trí thức mới Hán tộc bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, viết sách trên cơ sở những ứng dụng và những mảnh vụn lý thuyết ADNH rơi vãi đó và tự nhận rằng, đó là văn minh Hán tộc. Tuy nhiên, do thất truyền, họ không sao sở đắc được những nguyên lý căn đế của học thuyết ADNH chân chính nên không thể nào phát triển được học thuyết này, dù hàng mấy ngàn năm, những bộ óc thông minh nhất của họ bền bỉ hết đời này đến đời kia miệt mài nghiên cứu. Thay vào đó, họ viết ra hàng núi sách theo cách hiểu chủ quan của mình. Nhưng do sai lầm về những nguyên lý căn đế nên càng viết nhiều bao nhiêu, học thuyết ADNH càng tù mù bấy nhiêu! Chỉ lâu lâu, một vài quyển sách của các cao nhân Việt còn sót lại phát lộ, lập tức phát huy hiệu quả, đưa một vài người may mắn có được sách đó vào hàng vĩ nhân (Trương Lương, Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết,…) và một trào lưu nghiên cứu ADNH mới ra đời. Nhưng những sách đó cũng chưa phải viết là sách viết về những nguyên lý căn đế, cho nên, sau một thời rầm rộ, tù mù vẫn hoàn tù mù!!! Để thanh minh cho sự kém cỏi, nghèo nàn sau hàng thiên nhiên kỷ nghiên cứu, có tình che dấu sự thực lịch sử ăn cướp và tráo đổi văn minh, những luận điệu bào chữa, ngụy biện được đưa ra về sự cao siêu, thần bí của học thuyết ADNH. Tuy được không ít những người có đầu óc nô lệ tin theo, nhưng những người sáng suốt, biện chứng, tôn trọng sự thực khách quan không dễ tin vào điều đó. Tôi cũng như Nhật Tâm vốn được đào tạo Tây học. Trước kia, tôi không quan tâm nhiều tới học thuyết ADNH vì thấy nó lộn xộn, tù mù, không thuyết phục qua đống sách mà người Hán viết ra. Tôi chỉ quan tâm đến phần triết của nó qua những chiêm nghiệm của mình với sự giúp sức của Phật học. Nhưng tình cờ, tôi được đọc những trước tác của anh Thiên Sứ và sau đó của nhiều người khác nữa, tôi mới hiểu ra rằng, học thuyết ADNH là di sản của Tổ tiên mình và đã bị tàn phá, tráo đổi như thế nào. Những trước tác của cổ nhân Hán tộc về học thuyết ADNH tuy ghi nhận được nhiều những mảnh vỡ học thuyết ADNH nhưng chứa những sai lầm căn đế chứ không phải khuôn vàng thước ngọc, dù hàng núi sách cũng thế mà thôi. Chúng ta ai cũng có thể độc lập nghiên cứu học thuyết ADNH và sách cổ chỉ nên dùng tham khảo, đối chiếu, gợi mở tư duy chứ không thể là kim chỉ nam, dù cho tác giả là ông nào cũng vậy. Cái gì mâu thuẫn với logic khách quan hoàn toàn có thể vứt bỏ. Cái gì giúp cho sáng tỏ học thuyết ADNH cứ việc đưa vào một cách tự nhiên. Chìa khóa cho những khúc mắc khi nghiên cứu nằm trong di sản văn hóa Việt. Bắt đầu nghiên cứu phải bằng một ý tưởng có tính đột phá, tổng quát. Những nguyên tắc đó rất thuận lợi đối với những ai đã thấm nhuần Tây học. Thật kỳ lạ, việc nghiên cứu thuận lợi như thế chẻ tre và tôi đang tiếp tục một cách vô cùng hứng thú. Tôi tuy tin tưởng vào những nghiên cứu của mình, nhưng cũng có thể tôi chưa đúng. Phục hưng văn hóa Việt thông qua phục hồi học thuyết ADNH là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, bền bỉ của tất cả những đứa con Lạc cháu Hồng. Mỗi người một tay, mỗi ngày một tý, tôi tin rằng, chúng ta sẽ thành công. Vì vậy, khi Nhật Tâm thối chí nản lòng vì những lý do vớ vẩn như thế, tôi rất buồn! Thân ái!
  21. Bác Liêm Trinh thân mến! Khi tôi viết: Thì cũng chính là công nhận: mà Khoa học ngày nay cũng chỉ là một lĩnh vực của cái "khoa học" hiểu theo nghĩa chung nhất ấy.Vì thế: Theo tôi, không bao giờ khoa học thực nghiệm có thể "giải thích bằng thực nghiệm được tất cả các vấn đề của cuộc sống" bởi vì nó chỉ là một trong 3 lĩnh vực của nghiên cứu Thực tại mà thôi. Khoa học thực nghiệm rất thành công trong việc tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhưng rất hạn chế trong những vấn đề tâm linh và xã hội so với các môn khác đồng thời tạo ra nhiều hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội. Vì thế, không bao giờ tôn giáo hay Đạo hoc cũng như Lý học mất đi cả mà nó chỉ phát triển tốt hơn, sâu sắc hơn và chân chính hơn thôi. Có nhiên khi đó những biểu hiện mê tín, tiêu cục mới mất đi. Muốn xã hội phát triển hài hòa thì cả 3 mặt của khoa học là Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm đều phải phát triển trong môi trường thống nhất, bổ xung cho nhau chứ không loại trừ nhau. Cái lý thuyết có thể làm cơ sở cho sự thống nhất ấy chính là học thuyết ADNH.Khi đề cập tới tôn giáo, lý học hay khoa học là tôi muốn nói đến những lực lượng chân chính của chúng chứ` không bao hàm những kẻ lợi dụng làm điều xằng bậy.
  22. Bác Liêm Trinh thân mến! Tôi không có ý định nghi ngờ học thuyết Darwin trên tổng thể, ví dụ nguồn gốc loài người. Nhưng trên từng tiến trình của nó, do điều kiện khoa học bấy giờ có lẽ còn hạn chế, thì có thể còn nhiều điều phải bàn. Vì thế, cái tôi muốn tránh ở đây là những kết luận với những từ mà tôi cho rằng hơi cực đoan như "tyệt đối đúng" hay "không thể sai", ... thôi bác ạ. Mong bác hiểu ý tôi. Tôi không so sánh Lý học Đông phương với khoa học hiện đại như thế này bao giờ. Có lẽ cách diễn đạt bị hiểu nhầm thôi. Tôi cho rằng, Thực tại có 3 mặt hữu cơ không thể tách rời là Bản thể, Lý và Tượng. Do đó, khoa học (theo cách hiểu chung nhất) cũng có ba lĩnh vực. - Thứ nhất là Đạo học, lấy Bản thể là đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ lợi ích của con người, lấy tu luyện tâm linh làm phương pháp, lấy thực chứng tâm linh làm tiêu chuẩn . Kết quả là những tôn giáo ra đời. - Thứ hai là Lý học, lấy cái Lý của thực tại làm đối tượng nghiên cứu, lấy quan sát vận động của sự vật làm phương pháp, lấy chiêm nghiệm làm tiêu chuẩn . Kết quả là nhiều môn mà Lý học Đông phương là tiêu biểu ra đời từ thời thượng cổ. - Thứ ba là khoa học lấy Vạn tượng (vật chất hữu hình) làm đối tượng nghiên cứu, lấy thực nghiệm kiểm chứng làm tiêu chuẩn. Kết quả ta có nền khoa học hiện đại ngày nay. Tùy hoàn cảnh khác quan, điều kiện lịch sử từng thời kỳ mà môn này hay môn kia hưng thịnh hơn. Hiện nay khoa học đang thắng thế. Mỗi môn đều có cái hay, dở riêng, không chống nhau mà hỗ trợ nhau trong mục tiêu phục vụ con người. Do đó, lấy cái này kỳ thị cái kia là thiển cận. Trong lịch sử loài người, vật chất xã hội từ rất ít sau đó tăng dần đến nhiều như ngày nay. Theo chiều tăng dần đó, Đạo học đầu tiên phát triển và hưng thịnh. Của cải vật chất tăng đến mức trung, Lý học thắng thế. Khi của cải xã hội tăng mạnh thì khoa học thắng thế. Quá trình phát triển chu kỳ xoáy trôn ốc đang chuẩn bị chu kỳ mới, tất nhiên ở mức phát triển cao hơn về chất so với trước kia. Vì thế, tôi nói phục hồi không có nghĩa là y như trước mà đương nhiên phải có bước phát triển cao hơn. Quá trình đó là khách quan không thể đảo ngược dù ai thích hay không thích. Lão tử nói: "động thiện thời". Tôi thật chẳng quan tâm đến việc Mặt trời tắt đi và phải di dân! Quá nhiều việc cần quan tâm thiết thực hơn. Lịch sử loài người cho đến nay chỉ là cái chớp mắt của Vũ trụ. Một đứa trẻ sơ sinh không suy nghĩ nhiều đến việc chuẩn bị hậu sự cho mình! Kính bác!
  23. Có lẽ không cần dùng nhiều thuyết như thế đâu bác Liêm Trinh ạ. Chỉ cần dùng 1 thuyết ADNH là đủ! Nhưng trước tiên phải phục hồi học thuyết ADNH đầy đủ đã. Trên diễn đàn này và nhiều nguồn khác có một số bài đã đưa những bằng chứng nghi ngờ thuyết tiến hóa của Darwin cụ thể về nguồn gốc loài người. Có thể Darwin đúng trong tổng thể, nhưng chưa phù hợp trong những luận điểm cụ thể.Kính bác!
  24. Anh Lãn Miên thân mến! Tôi rất ngưỡng mộ anh vì những kiến thức uyên bác về Cổ sử Việt. Đọc Sử Thuyết họ Hùng tôi xin hỏi, Nhà Minh còn gọi là giặc Ngô, tức là cùng giống họ Hùng. Cớ sao chúng tàn phá văn hóa Việt tàn độc đến thế, còn dữ dội hơn cả Mã Diện? Cám ơn anh.