Thiên_Địa_Nhân

Nhà Lý Và Trần Thủ độ.

3 bài viết trong chủ đề này

Hiện nay các nhà Khoa học, các nhà sử học đã có những cái nhìn khác chiều trong việc luận giải cổ sử nước nhà, điều mà trước đây cứ vớ được là chụp mũ cho khẳng định của mình và coi đó là chân lý. Cách tiếp cận mới này khác với cách suy luận những điểm không phù hợp và mâu thuẫn với thực tế hay là kiểu "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu trong nhà rồi mới sinh ông". Đây hoàn toàn là cách ngoài các chứng lý, ngoài các tài liệu khảo cổ ...là tương đối thuyết phục. Tuy nhiên truyền thuyết hay huyền sử theo tôi cũng có nguyên nhân của nó (không có lửa làm sao có khói), có thể do bị đô hộ và cách áp đặt của các chế độ thực dân mà ông cha chúng ta phải đưa những giá trị văn hoá, văn minh và trong dân gian bằng các câu chuyện truyền thuyết, bằng huyền sử. Cách này có nhưng ưu điểm dễ truyền miệng, dễ đi vào lòng người, dễ lưu giữ, trránh được sự dòm ngó của các thế lực thù địch. Hy vọng rằng các nhà khoa học trong nước, các nhà sử học, các nhà khoa học thé giới hãy xem lại các tiếp cận cổ sử trước đây và tôi cũng hy vọng với cách tiếp cận này thì nền Văn hiến, văn minh Bách Việt hoàn toàn được khôi phục. Tộc bách việt vô cùng rộng lớn bao trùm nhiều nước, với nền văn hiến, văn minh...phát triển vo cùng rực rỡ, khẳng định được điều này sẽ khơi tình đoàn kết, tính thống nhất, tính hợp tác...như nhiều dân tộc khác trên thế giới giúp cho nước nhà nhiều điều bổ ích.

Chính trị - Xã hội (nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...028162123.aspx)

Thử lật lại “vụ án” Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý

29/10/2010 8:21

Lăng Thái sư Trần Thủ Độ (Thái Bình) - Ảnh: T.L

(TNTS) Nhà Lý và nhà Trần đều có công lớn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên mỗi lần đọc lại sử sách lại thấy “cộm” lên câu chuyện Trần Thủ Độ “giết hết” tôn thất nhà Lý. Hãy thử lật lại “vụ án” này.

Đúng là Đại Việt sử ký toàn thư có ghi:

“(Năm 1226)… Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.

Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, nhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.

Có lần Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấy Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: “Nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ sâu”.

Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: “Điều ngươi nói, ta hiểu rồi”.

Đến nơi, sai người bày biện hương hoa đến bảo (Huệ Tông): “Thượng phụ sai thần đến mời”.

Thượng hoàng nhà Lý nói: “Ta tụng kinh xong sẽ tự tử”.

Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: “Thiên hạ nhà ta đã về tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi khác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế”.

Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.

Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam làm cửa (người bấy giờ gọi là “cửa khoét”), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông…”.

Đoạn sử trên đây có nhiều điều cần bàn.

Thứ nhất, từ hai câu đối đáp giữa Trần Thủ Độ và Lý Huệ Tông, đến Lý Huệ Tông tự tử, để nói Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông là không thỏa đáng.

Thứ hai, lời khấn của Lý Huệ Tông trong phòng ngủ nếu có thì chỉ có Lý Huệ Tông biết và chắc chắn không đem ra kể lại, thế thì tại sao có người biết mà ghi ? Hơn nữa, Trần Thái Tông là con rể của mình, con cháu họ Trần sau này cũng chính là con cháu của Lý Huệ Tông, sao ông nỡ có lời khấn như vậy được. Cả hai câu đối đáp ở trên cũng có khả năng là sự đồn đại, không thể có xuất xứ từ một tài liệu tin cậy. Cần biết, do bối cảnh Đại Việt sử ký toàn thư được biên soạn vào thời Lê sau khi nhà Minh tiêu hủy gần hết sách vở tài liệu của các đời trước, vua Lê Thánh Tông đã cho phép sử quan tập hợp tất cả truyền thuyết, dã sử và các câu chuyện kể trong dân gian vào sử sách, nên có khả năng những đoạn như thế này được lấy từ những câu chuyện hư cấu.

Hổ đá tại lăng Thái sư Trần Thủ Độ (Thái Bình) - Ảnh: T.L

Đại Việt sử ký toàn thư ghi tiếp:

“(Năm1232)… Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý.

Khi ấy Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng.

Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết”.

Tiếp theo đoạn này, Đại Việt sử ký toàn thư mở ngoặc: “Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa Phan Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm chép vào đây”.

Ngày nay một “nghi án” mà không có tài liệu, không có “nhân chứng vật chứng” thì không thể kết tội, không kết tội được thì phải tuyên bố đương sự vô tội. Sử sách cũng vậy thôi, đã ghi một điều thì phải có nguồn dẫn tin cậy. Vấn đề là lâu nay khi giáo dục truyền bá lịch sử người ta thường không lưu ý đến câu mở ngoặc này của Ngô Sỹ Liên. Khi nghiên cứu lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu cũng không để ý đến bối cảnh có chỉ dụ của Lê Thánh Tông.

Để làm rõ hơn mối quan hệ kế thừa giữa nhà Trần và nhà Lý, có thể dẫn thêm một nguồn khác. Đó là An Nam chí lược của Lê Tắc. Dù Lê Tắc là người “có vấn đề”, nhưng An Nam chí lược chứa đựng những sử liệu hết sức quý giá, là cuốn sử cổ nhất của nước ta viết từ thời nhà Trần đến nay còn truyền bản.

Đề cập đến Lý Huệ Tông và Trần Thừa (cha Trần Thái Tông), An Nam chí lược viết:

“(Trần) Thừa có công đánh giặc, xin cho con kết hôn với công chúa Chiêu Thánh. Vương (Lý Huệ Tông) bằng lòng”. Đến đoạn nói về Lý Chiêu Hoàng, An Nam chí lược viết: “Lên ngôi được một năm, năm Canh Dần (1230) trao quốc chính cho chồng là Trần Nhật Cảnh”.

Và An Nam chí lược có một đoạn rất quan trọng: “Lúc nhà Lý truyền ngôi được ba đời, Vương Võ Xứng nhà Tống làm sách Đông Đô sử lược Giao Chỉ phụ lục có đoạn : (…) Nay họ Lý truyền ngôi tám đời 220 năm. Huệ Tông không con, truyền nước cho rể. Đến nay họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn, kể sự may thì may biết bao nhiêu”.

Dẫn như vậy để thấy nhà Trần đã kế thừa ngôi nhà Lý một cách danh chính ngôn thuận, không có lý do để “nhổ cỏ tận gốc”. Trần Thủ Độ, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông… đều là những anh hùng có công với nước, đặc biệt có có công trạng lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống đội quân xâm lược mạnh nhất hành tinh lúc bấy giờ là quân Nguyên - Mông. Không thể vì những đoạn sử thiếu căn cứ mà làm tổn hại đến uy danh của tiền nhân.

Đối với Trần Thủ Độ, ông một tay quán xuyến cơ nghiệp nhà Trần trong buổi đầu, dù quyền hành “nghiêng nước” nhưng ông quang minh lỗi lạc, chí công vô tư, dù cho hết lòng bảo vệ nhà Trần ông cũng không thể dùng thủ đoạn lừa dối để giết người bừa bãi như vậy được.

Vả lại, Trần Thái Tông là con rể của Lý Huệ Tông và Trần Thánh Tông chính là cháu ngoại của Lý Huệ Tông. Nhà Trần, kể từ Trần Thánh Tông có một nửa dòng máu của họ Lý. Cho nên nói “Họ Lý vẫn được tế tự luôn luôn” là có cơ sở.

Hoàng Hải Vân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng thì nó phải giải thích một cách hợọ lý hầu hết các vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính qui luật và khả năng tiên tri. Giả thuyết này chỉ giải thích có giới hạn những hiện tượng mà nó nếu ra. Các hiện tượng cần giải thích tiếp theo là:

Hoàng Tử Lý Long tường vượt biển lánh nạn sang Cao Ly. Tại sao?

Các tướng trung thành với nhà Lý nổi dậy chống nhà Trần - Thí dụ Nguyễn Bặc. Tại sao?

Còn nhiều hiện tượng và v/d khác nữa cần lý giải để chứng minh cho giả thuyết trên là đúng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng thì nó phải giải thích một cách hợọ lý hầu hết các vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính hệ thống, tính khách quan, tính qui luật và khả năng tiên tri. Giả thuyết này chỉ giải thích có giới hạn những hiện tượng mà nó nếu ra. Các hiện tượng cần giải thích tiếp theo là:

Hoàng Tử Lý Long tường vượt biển lánh nạn sang Cao Ly. Tại sao?

Các tướng trung thành với nhà Lý nổi dậy chống nhà Trần - Thí dụ Nguyễn Bặc. Tại sao?

Còn nhiều hiện tượng và v/d khác nữa cần lý giải để chứng minh cho giả thuyết trên là đúng.

Ở đây có lẽ anh Thiên Sứ lộn! Nguyễn Bặc là công thần của Đinh Tiên Hoàng, nổi dậy chống Lê Đại Hành.

Theo tôi biết, trong thời Trần Thủ Độ, chỉ có 2 cuộc nổi dậy của Đoàn Thượng và Nguyễn Nộn là đáng kể, không kể các cuộc binh biến của Quách Bốc, nhưng đều chống nhà Lý và bị Trần Thủ Độ trấn áp thành công. Khi nhà Trần thay nhà Lý, hầu như không có cuộc nổi dậy nào lớn.

Hoàng tử Lý Long Tường là người tài giỏi. Ông được vua Trần Thái Tông phong chức: Thái sư Thương trụ quốc, Khai phủ Nghi đồng Tam ty, Thượng thư Tả bộc xạ, lĩnh Đại đô đốc, tước Kiến Bình Vương. Đương nhiên phải bị Trần Thủ Độ dè chừng, kiềm chế nhất cử nhất động. Cái đó là khách quan, không thể trách Thủ Độ được. Hơn nữa, ông vượt biển ra đi mang đồ thờ cúng, vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời Vua Lý Thái Tổ cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội, rất là rầm rộ. Trần Thủ Độ không thể không biết. Nhưng Trần Thủ Độ không hề ngăn cản, có lẽ ông cho rằng đó là giải pháp tốt nhất cho cả ông và Lý Long Tường, nếu không, sớm muộn cũng dẫn đến một cuộc thư hùng có hại cho đất nước. Điều này chứng tỏ ông là người sáng suốt, đức độ, vì đại cục và không tàn bạo.

Tôi cho rằng, việc Trần Thủ Độ tàn sát tôn thất nhà Lý là không có thực. Có thể kẻ nào đó trong tôn thất nhà Lý muốn chống lại ông thì tất yếu ông phải xuống tay. Đó là cần thiết và hợp lý, nhưng tuyệt đối không có chuyện ông lạm sát bừa bãi. Một người lãnh đạo tàn bạo, lạm sát nhiều người vô tội không thể không để lại di chứng cho thể chế mình gây dựng nên. Như Tào Tháo gian hùng là thế, khôn ngoan sáng suốt, nhìn xa trông rộng mà không tránh được họa Tư Mã Ý ngay trước mắt. Nhà Trần rất hùng mạnh, bền vững và đoàn kết được toàn dân. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông, không một người họ Lý nào vì phẫn nộ với nhà Trần lạm sát mà theo hàng giặc để báo thù cả, ngược lại, một số người có công được phong thưởng. Thế mà tôn thất nhà Trần thì không ít kẻ phản bội! Đại Việt sử ký, không chỉ có chuyện này mà còn nhiều vấn đề, nhiều chuyện khác cần phải xem xét lại tính khách quan.

Tôi cho rằng, đặt vấn đề như bài viết trên là đúng đắn. Nhưng để thuyết phục cần có nghiên cứu sâu rộng hơn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay