-
Số nội dung
388 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Nguyên Anh
-
NA thấy 1 điểm tương đồng trong kinh Phật, kinh Phật cũng đã diễn giải rằng, vật chất cũng là ý thức, là niệm, niệm là tinh thần, hiện tượng tinh thần tích lũy liên tục biến thành vật chất. Hiện tượng vật chất chỉ là 1 huyễn tướng do ý niệm liên tục tích lũy sanh khởi. Bồ Tát Di Lặc nói đại ý rằng, trong 1 giây có khoảng ít nhất từ 1.280.000.000.000.000 đến 1.600.000.000.000.000 niệm liên tục sanh diệt, do đó không cách chi ta phát hiện được các hiện tượng (vật chất, kể cả tinh thần, đều là 1) này là giả (ngoại trừ từ Như Lai bậc Bát Địa trở lên đến Phật mới nắm bắt được các tế niệm này). Nó cũng giống như hiệu ứng 24 hình 1 giây trong điện ảnh nhưng nhanh hơn nhiều.
-
Tôi thì chưa bao giờ bị cả. Nhưng có 1 vài lần cảm giác chuẩn bị như sắp bị đè (nghĩa là mơ màng gần không kiểm soát được ý thức của mình) thì tôi niệm Phật. Thế là hết. Chả bị cái quái gì đè nữa cả. Niệm Phật đi, trước lúc đi ngủ. Tới lúc trong mơ mà vẫn niệm được thì chúc mừng bạn. Thân, NA
-
À vâng Sư Phụ, cách gọi tên và hình tượng ngày trong tiếng Nhật cũng tương tự như vậy ạ. Tuầnshûしゅう週Ngày trong tuầnyôbiようび曜日Thứ haigetsuyôbiげつようび月曜日月 = nguyệt, trăngThứ bakayôbiかようび火曜日火 = hỏa, lửaThứ tusuiyôbiすいようび水曜日水 = thủy, nướcThứ nămmokuyôbiもくようび木曜日木 = thảo, câyThứ sáukin'yôbiきんようび金曜日金 = lkim, vàngThứ bảydoyôbiどようび土曜日土 = thổ = đấtChú nhậtnichiyôbiにちようび日曜日日 = nhật = mặt trời
-
Nguyên Anh xin kính chúc sư phụ và các anh chị em một xuân mới bình yên và hạnh phúc !
-
Hấp dẫn quá, chờ Sư Phụ bình tiếp :) Ủa mà sư phụ sao mấy con chuột này chết hết vậy ? Sự sống gì kỳ vậy ?
-
Đám cưới hồi nào lẹ vậy ta. Xin chúc mừng Thiên Anh và bà xã sống với nhau luôn được hạnh phúc. Tình yêu, sự tin tưởng, và thủy chung sẽ giúp 2 vợ chồng vượt qua hết mọi khó khăn. Thân chúc răng long đầu bạc !
-
NA ủng hộ bác Xuyền 500.000, QTV chuyển giùm về trung tâm, NA sẽ ghé lấy. NA sẽ chuyển sớm cho QTV cuối tuần sau do đang bận công tác. Cám ơn nhiều Thân, NA
-
NA muon mua cuon Sach nay, QTV co tk vietbcombank ko ? Cam on
-
Vậy mua zippo đi anh, Mỹ chính gốc, chắc để bữa nào mua cho sư phụ, nhưng Sư Phụ chơi đóm không, đâu có biết quẹt :)
-
Cám ơn thầy rất nhiều, quá nhiều điều để học từ thầy, mỗi lần nghe lại 1 lần thấm. Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe ! Ôi, kiến thức thật là đẹp và đầy mê hoặc. Trí tuệ thật thần thánh !
-
Sao đăng ký mua sách lại nằm trong topic này vậy sư phụ ? khó thấy quá. Sư Phụ cho con đặt 5 cuốn ạ.
-
Con kính chúc sư phụ luôn dồi dào sức khỏe và nhiều niềm vui ạ !
-
Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật” 04/09/2012 3:35 Ông là người cuối cùng của làng mộc Văn Hà nức tiếng một thời (xã Tam Thành, H.Phú Ninh, Quảng Nam) nắm giữ bí quyết chế tác những chiếc bàn tự xoay. Chúng tôi gọi đó là “chiếc bàn ma thuật” bởi chỉ cần áp nhẹ bàn tay lên mặt bàn, trong một thời gian ngắn, mặt chiếc bàn tự chuyển động tròn đều với tốc độ tăng dần một cách kỳ bí. Câu chuyện về chiếc bàn này có nhiều “dị bản”, tuy nhiên chỉ ông - người làm ra nó - kể mới thực sự chính xác. Chiếc bàn tự hành Tên khai sinh là Đinh Thạch nhưng người dân địa phương thường gọi ông là Thẩm, một lão thợ mộc giàu kinh nghiệm, thầy của không biết bao thế hệ thợ mộc thành danh. Ông năm nay đã 93 tuổi nhưng tay đục, tay cưa vẫn rắn rỏi. Nói về “chiếc bàn ma thuật”, ông bỗng hào hứng bởi khi lùi về quá khứ, ông được gặp lại mình của thời trai trẻ. Thời mà tự tay mình, ông có thể làm ra những bàn có mặt tự thân nó có thể quay được mà đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thỏa đáng. Chiếc bàn tự xoay khởi nguyên tại làng mộc Văn Hà. Và chỉ có người Văn Hà mới biết cách làm nên những chiếc bàn đó. Nhưng trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến thời điểm những năm 30 thế kỷ trước, người Văn Hà cũng không còn nhớ cách làm chiếc bàn này. Năm đó ông Thẩm hơn 20 tuổi, đã có 3 năm tuổi nghề. Bàn tay ông khéo léo đến mức chạm trổ hình thù thế nào trên gỗ cũng y như thật. Thế nên ông được cha và các bác cho đi theo dựng nhà gỗ cho người ta tại H.Tiên Phước (Quảng Nam). Như một sự tình cờ thiên định, ông được một ông lão cho xem chiếc bàn này. “Hồi đó, tôi được nhiều người kể về chiếc bàn tự xoay nhưng tìm mãi khắp làng cũng không thấy. Nhiều người bảo những chiếc bàn tại H.Tiên Phước là do thợ mộc làng tôi làm ra nhưng hỏi cách làm thì không ai biết. Mãi đến khi tôi được một cụ ông cho xem, tôi mới hình dung được cách làm như thế nào. Làm được bàn và để bàn tự xoay phải có một bí quyết”, ông Thẩm nói. Mày mò tự làm với tâm niệm, ngôi làng nơi khai sinh chiếc bàn thì ít ra cũng có một cái để “nói chuyện với con cháu”, ông Thẩm ngày đêm nghiên cứu. Rã từng chi tiết để nắm nguyên lý, cuối cùng ông đã làm nên chiếc bàn có mặt tròn y như cái ông đã nhìn thấy. Nhưng bàn vẫn không thể tự xoay, bởi theo ông Thẩm dù chiếc bàn đã được hoàn thiện, nhưng cái cốt lõi là khung giá đỡ không phải là gỗ mít. Ông Thẩm phải tháo ra đóng lại thì chiếc bàn mới có thể tự quay. “Bí quyết rồi một ngày tôi sẽ tiết lộ. Còn vật liệu để làm nên chiếc bàn này tiên quyết phải là lõi gỗ mít. Lõi gỗ phải già, trên 40 năm càng tốt hoặc gỗ mít chưa già lắm nhưng lại cũ, để lâu. Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít”, ông Thẩm cho biết. Theo ông Thẩm, “chiếc bàn ma thuật” được người làng Văn Hà làm ra với mục đích để đựng đồ cúng bái. Trong các dịp giỗ tổ tiên hay lễ tết, người làng ông thường dùng chiếc bàn này để đựng lễ vật biểu thị sự trang nghiêm và tôn kính. Để thuận tiện cho việc bài trí các món ăn, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế thông qua một trục cố định. Khi cúng, người ta có thể dùng tay xoay tròn mặt bàn. Nhưng rồi nhiều lần dùng bàn để cúng bái, người ta đã vô tình phát hiện tính năng tự xoay hết sức đặc biệt.Từ phát hiện tình cờ Hiện tại làng Văn Hà chỉ còn một chiếc bàn tại nhà anh Trần Ngọc Tuấn (39 tuổi). Đã nhiều người đến xem chiếc bàn tự xoay và ngỏ ý mua nhưng anh quyết không bán. Anh Tuấn cho biết: “Chiếc bàn có cấu trúc 3 phần. Trong đó, phần chân đế là gỗ mun có đầu gọt hình trụ tròn để tạo thành khớp nối với mặt bàn. Giữa khớp nối này, người ta còn thiết kế một khung tạo thành khối hình chữ nhật, gồm 8 trụ nhỏ bằng gỗ mun”. Theo ông Thẩm, khi chế tác phải tuân theo nguyên mẫu với kích thước định sẵn. Tổng chiều cao của bàn là 80 cm, trong đó, khung khối hình chữ nhật gắn liền mặt bàn với chân đế cao khoảng 20 cm. Quan trọng nhất là mặt bàn phải rộng 65 cm và nhất thiết đúng với quy định này. Để “khởi động” vòng xoay của bàn, người sử dụng cần phải đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tùy vào số người đặt tay lên mặt bàn mà thời gian để mặt bàn chuyển động có thể nhanh hay chậm. Vậy nên, hôm chúng tôi đến, vợ anh Tuấn là chị Nguyễn Thị Thôi (35 tuổi) đã nhờ thêm 3 đứa cháu trai đến cùng đặt tay vào mặt bàn để bàn tự quay nhanh hơn. Sắp xếp mọi thứ, ba người cùng úp tay vào mặt bàn. Quả nhiên, sau khoảng ba phút, phía dưới mặt bàn bắt đầu phát tiếng kêu rắc rắc, rồi dần xoay theo chiều kim đồng hồ. Điều khiến những người chứng kiến kinh ngạc là mặc dù chiếc bàn đã rất cũ và giữa khớp nối này khá chắc, có vẻ như đã lâu chưa được xoay nhưng khi úp hờ bàn tay thì mặt bàn lại tự chuyển động. Khi rút bàn tay ra, mặt bàn dừng lại đột ngột. Tiếp tục theo sự hướng dẫn của ông Thẩm, chúng tôi đặt ngửa bàn tay lên mặt bàn. Và cũng chỉ sau ba phút, mặt bàn lại tự xoay, lần này theo chiều ngược kim đồng hồ. Hỏi về nguyên tắc tự xoay của chiếc bàn, ông Thẩm thật bụng: “Tôi cho rằng, chiếc bàn hoạt động theo nguyên tắc cấu khí âm - dương nào đó rất đặc biệt. Tôi có bí quyết để làm chiếc bàn nhưng để giải thích tại sao mặt bàn tự xoay thì tôi chưa làm được”. Ông Thẩm năm nay tuổi cũng đã cao và chỉ còn ông nắm giữ bí quyết làm chiếc bàn này. Tuy nhiên, chị Thôi (vợ anh Tuấn) tâm sự, ông sẽ truyền lại bí mật này cho chồng chị. Hoàng Sơn BẠN ĐỌC PHẢN HỒI Nguyễn Đình SơnCó lần tôi lên Lâm Đồng và cũng gặp 2 chiếc bàn trong một ngôi chùa nào đó không nhớ rõ, nhưng 2 chiếc bàn này quay không phải giống như bài viết, mà là theo sự điều khiển của lý trí con người, tức là lúc đặt sấp bàn tay lên mặt bàn, khi muốn quay theo chiều kim đồng hồ thì ta chỉ cần nghĩ quay phải còn khi muốn quay ngược chiều kim đồng hồ thì ta suy nghĩ là quay trái (không giống đặt sấp tay và ngửa tay như bài viết) là mặt bàn sẽ quay.hotewaBàn này ở Đà Lạt có 2-3 cái thì phải, mình đã thử rồi, bàn còn có thể xoay theo suy nghĩ nữa, nếu áp tay vào bàn và nghĩ "bên trái" thì bàn sẽ xoay trái, nếu nghĩ bên phải thì bàn sẽ "xoay phải". Lúc đầu thì mình không tin cứ tưởng người thử chung xoay nhưng khi một mình làm thử thì thật sự kinh ngạc. Cha ông ta giỏi thật.
-
Gặp "thần nước" với tuyệt kỹ nhìn xuyên lòng đất 20/08/2012 09:03:10 Mặc dù đã 73 tuổi nhưng hễ ai gọi điện, dù cách xa hàng trăm km, ông vẫn vui vẻ xách “bảo bối” lên đường. Người đàn ông kỳ lạ ấy đã dùng chính “dòng điện” chạy trong cơ thể để điều khiển hai que sắt hình chữ L, “bắt” dòng nước nằm sâu trong lòng đất phải lộ diện giúp dân. Hơn 60 năm nhìn xuyên thấu lòng đất và 20 năm lặn lội ngược xuôi lên rừng xuống biển đi bắt mạch nước, ông Trần Huy Hoàng (73 tuổi, ở xóm 12, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã được nhiều người vinh danh là “thần nước”. Mục sở thị “bảo bối” của “thần nước” Với biệt tài “bắt mạch” nước trăm phát trăm trúng, ông Trần Huy Hoàng được nhiều người vinh danh là “thần nước”. Và đến nay, ngôi vị đó vẫn chưa có ai “tranh” được. Hơn 60 năm gắn bó với nghề, ông là “vị thần” cứu cánh cho hàng trăm gia đình và hàng ngàn héc-ta cà phê, cao su… Có lẽ vì cái biệt tài đó mà chúng tôi không quá nhiều khó khăn để tìm được nhà ông. Dẫu đó chỉ là ngôi nhà nằm sâu trong con hẻm ngoằn nghèo của huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). “ Thần nước” 73 tuổi Trần Huy Hoàng đang biểu diễn khả năng đặc biệt của mình.Rót nước mời khách, ông Hoàng hồ hởi chia sẻ, từ đầu mùa nắng đến giờ, ông “chạy sô” suốt ngày. “Thần nước” vừa trở về từ chuyến đi “bắt mạch” dài ngày cho đồng bào các huyện miền Tây Nghệ An. Nghỉ ngơi ở nhà vài hôm cho lại sức rồi ông lại vào với người dân miền Nam. Buổi nói chuyện với chúng tôi bị gián đoạn liên tục vì chuôn điện thoại của ông kêu dồn. Đó chủ yếu là các cuộc gọi cầu khẩn nhờ bắt giùm mạch nước. Ông Hoàng cho biết, từ đầu năm đến giờ không mấy khi có mặt ở nhà. Bởi lịch làm việc của ông kín mít. “Thần nước” cho biết, nhiều lúc, do cường độ làm việc quá dày đặc, trong khi tuổi đã bước sang “xưa nay hiếm” nên ông thấy có phần mệt mỏi. Tuy nhiên, vì biết người dân không có nước uống nên chỉ cần nghe ở đâu có nhu cầu “xin” mạch nước là ông lại tức tốc sắp xếp hành lý, dụng cụ đồ nghề lên đường. Những chuyến đi rong ruổi khắp các miền Nam - Bắc, đồng bằng hay tít các huyện miền núi xa xôi, ông cụ 73 tuổi này vẫn không nề hà. “Thần nước” cười, ông bảo: Chỉ cần nơi đâu đang đói nước là ông sẵn sàng xách “bảo bối” đi. Nhắc đến “bảo bối”, ông “à!” lên một tiếng rồi đi vào phòng lấy ra hai que sắt hình chữ L ra khoe với chúng tôi. Theo quan sát của PV, hai chiếc que sắt nhỏ bằng chiếc đũa được mài nhọn một đầu. Chỉ vào đồ nghề nhỏ gọn của mình, ông bảo: “Cái la bàn của tui đó. Nếu không có nó thì tui không thể tìm ra được nguồn nước”. Thấy khuôn mặt khách có phần tò mò, nghi ngại, ông vui vẻ thể hiện cho chúng tôi xem. “Thần nước” đứng phắt dậy, hai tay cầm hai đầu que sắt, tập trung cao độ vào chúng. Lạ thay hai qua sắt bỗng dưng cử động, lúc đầu chậm rồi mạnh dần. Ông cho biết, người ta cũng cầm que này thử đã nhiều nhưng không ai có khả năng tìm được mạch nước ngoài ông. Mặc dù có người làm cho nó cử động được nhưng không đạt đến độ bắt được mạch nước. “Để lôi được những mạch nước nằm sâu trong lòng đất lên phục vụ cho bà con, tôi phải vận dụng dòng điện trong người để điều khiển hai que sắt này. Chiếc que lắc mạnh về hướng nào là mạch nước ở hướng đó”, ông Hoàng chia sẻ thêm. Hai que di chuyển theo hướng mọc và lặn của mặt trời. Sau một hồi lắc lư, hai que chĩa thẳng về đâu thì đích thị ở đó có mạch nước. Việc “bắt mạch” đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ. Ông dồn hết mọi giác quan trong cơ thể để “mở” “con mắt thần” dò mạch nước. Tuy nhiên, vì sao “thần nước” có thể dò trăm phát trăm trúng đến nay không ai giải thích được. Tuy nhiên, sự tập trung cao độ khi làm việc khiến ông mất sức rất nhiều. Thỉnh thoảng thời tiết thay đổi, ông lại thấy nhức buốt ở đầu. Ông Hoàng tiết lộ với PV, từ ngày rong ruổi với cái nghề chẳng giống ai này, ông chưa bao giờ béo. Mặc dù, vợ và các con chăm sóc ông rất chu đáo. Nhiều người nhìn thấy ông cứ cầm hai que sắt đi đi lại lại nghĩ rằng việc bắt mạch nước đơn giản. Nhưng kỳ thực, công việc này tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Nếu trong người nếu mệt mỏi, không thoải mái hoặc vội vàng hấp tấp đều không thể “bắt” được nước. Trong Nam ngoài Bắc, ông đều đã đặt chân đến “biểu diễn” tài nghệ của mình. Tuy nhiên, “thần nước” bảo, điều ông vui nhất là làm cho những người tin tưởng tuyệt đối vào khả năng thần kỳ của mình. “Đến những nơi được mọi người tôn trọng, tôi thấy phấn khởi lắm. Phát hiện ra mạch nước sẽ được họ tin tưởng ghi nhận và yêu quý. Người dân hiểu tôi làm thật chứ không nghi ngờ này nọ”, ông Hoàng tâm sự. Được biết, “mắt thần” của ông Hoàng không có phản ứng với các mạch nước đã qua tiếp xúc không khí. Nhưng chỉ cần dưới lòng đất có mạch nước ngầm tự nhiên, ông sẽ “bắt” được chính xác, dù mạch nước ở sâu hàng trăm mét. Ông Hoàng có thể “nhìn” được về độ lớn nhỏ của mạch nước, hướng đi của dòng chảy…Tuy nhiên, ông không thể dò được độ nông sâu của mạch nước. Chính vì thế, việc khoan tìm nguồn nước có lúc gặp khó khăn. Không ít trường hợp người ta đào mãi không thấy nước đã nghi ngờ khả năng của ông. “ "Bảo bối” giúp “Thần nước” Hoàng bắt mạch nước trăm phát trăm trúng.60 năm đi giải con khát cho đời Năm 1950, ông Hoàng bắt đầu phát hiện ra mình có khả năng kỳ diệu này. Khi đó, nước ta đang chiến tranh loạn lạc, dân chúng đói nghèo. Mùa hè năm ấy, trời hạn hán, cậu bé Hoàng mới tròn 11 tuổi đã tự mình đi dò mạch nước để cứu sống mình và bà con xung quanh. Nghe cha dạy, người xưa có kinh nghiệm đi đến đâu thấy có mạch giếng nước thì họ sẽ xây dựng chùa chiền ở đó nên ông cũng tập tành dựa vào đó để suy luận tìm mạch. Năm 14 tuổi, ông theo cụ thân sinh học nghề và bắt đầu công việc giúp dân. Ngày trước, cha ông Hoàng cũng làm nghề bắt mạch. Nhưng ông cụ chỉ dùng xâu tiền trinh chứ không dùng que sắt. Theo ông Hoàng, cách “thăm nước” từ đời cha truyền cũng chính xác nhưng khá mất công và tốn thời gian. Sau đó, ông cải tiến sang dùng kim đồng hồ có chất sắt. “Thần nước” cứ rà đi rà lại trên mặt đất, tuy nhiên, dụng cụ này cũng không khả quan hơn “bí quyết” cha truyền lại là mấy. Sau một thời gian tập tành, đi nhiều, tích lũy được thêm kinh nghiệm, cộng với sự gợi ý của nhiều người, ông đã chế tạo ra “bảo bối” đang dùng. Bắt đầu từ năm 1994, ông sử dụng hai que sắt hình chữ L rong ruổi giúp dân. Đến nay khi tuổi đã cao, chân đã mỏi, ông Hoàng đã nghĩ đến sự nghỉ ngơi. Tuy nhiên, trong lòng vẫn canh cánh nỗi lo thất truyền. Ông Hoàng có tám người con. Họ đều đã chọn cho mình một công việc ổn định và không ai theo nghề của ông. Tâm sự về nghề, ông bảo: “Cuộc đời tôi đã trải qua không biết bao công việc, từ đốt vôi, làm gạch ngói, chăn nuôi bò sữa…nhưng vì tâm huyết với cái nghề “thăm nước” nên cuối cùng không công việc nào thành công cả. Tại tôi thấy, nước cần lắm, nên khi người dân gọi, tôi không làm ngơ được”. Nhiều người nghĩ ông làm nghề này chắc kiếm được nhiều tiền, nhưng ông Hoàng khẳng định, mình làm việc không phải vì tiền. Khi giúp làng trên xóm dưới, ông không bao giờ lấy công. Vì với ông việc “bắt mạch thăm nước” là sứ mệnh mà cuộc đời mình đã được giao phó, nên khi sức đã muốn nghỉ nhưng chỉ một cú điện thoại cầu cứu, bàn chân ông lại cứ thế bước đi. Chưa ai học được “tuyệt chiêu” của “thần nước” Được biết hiện nay, “thần nước” 73 tuổi này vẫn đang mong muốn làm sao có thể truyền được khả năng đặc biệt này cho nhiều người. Mặc dù ông sẵn sàng dạy “nghề” miễn phí cho bất kỳ ai có nhu cầu học nhưng đến nay vẫn chưa có “đệ tử” nào luyện được “chiêu” bắt mạch nước. Ông Hoàng cho biết, thời gian vừa qua cũng có một vài giáo sư ngoài Hà Nội vào để tìm hiểu, thử sức. Tuy nhiên, người nào có khả năng thì cũng chỉ làm cho que sắt hơi nhúc nhích. Duy chỉ có cô con gái út hiện đang làm kế toán cho một doanh nghiệp là có triển vọng hơn cả. Nhưng cô gái này chia sẻ, cô không có ý định nối nghiệp cha. Ông Hoàng cũng tiết lộ thêm, cách đây không lâu, có một thầy địa lý, phong thủy ở Sài Gòn vô nhà ông xin được học nghề. Ở người đàn ông này toát ra một dòng điện có thể điều khiển được hai que sắt hình chữ L ấy. Tuy nhiên, người này chỉ muốn dừng lại ở cấp độ hiểu biết thêm một khả năng chứ không có ý định gắn bó lâu lài. (Theo Người Đưa Tin)
-
Nguyên Anh xin phép đóng góp 300.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 4-8-2012
-
Chúc mừng sinh nhật cô Wild vạn điều may mắn, sức khỏe dồi dào.
-
Cô Wild ơi, con muốn đăng ký nhận 5 cái hình này. Con đến Trung tâm lấy được không ạ ? Con cám ơn cô NA
-
Vua Lê Thánh Tông và giấc mộng lạ 12/07/2012 07:36:22 - Vua Lê Thánh Tông không chỉ là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam mà còn là người có tài văn học và đứng đầu Tao đàn nhị thập bát tú. Ông cũng chính là người đầu tiên trong lịch sử nước ta đã đề cập và nghiên cứu vấn đề chữ Việt cổ. Giấc mộng của nhà vua Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là một vị minh quân trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ thế, ông còn là người có tài văn học và đứng đầu Tao đàn nhị thập bát tú (28 vì sao văn học thời bấy giờ). Nhà vua để lại nhiều tác phẩm thơ văn cho đời, trong đó có tập "Thánh Tông di thảo" gồm 20 truyện ký, trong đó có một câu chuyện lạ, nhà vua ghi lại giấc mơ của mình (truyện Mộng ký). Nội dung câu chuyện như sau: Một lần, vua Lê Thánh Tông đi chơi, gặp mưa, nghỉ đêm bên bờ hồ Trúc Bạch, mộng thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông ( khoảng năm 1176 - 1210) hiện lên, dâng thư bày tỏ nỗi oan ức gồm hai bài thơ bằng chữ Hán và một tờ tâu bằng chữ bản địa có 71 chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế. Vua không đọc được. Trải ba năm, cả triều đình không ai đọc đươc tờ tâu đó. Thế rồi, Lê Thánh Tông lại nằm mộng thấy có người hiện lên giảng giải cho vua rõ thêm về hai bài thơ chữ Hán. Vua hỏi âm, nghĩa của 71 chữ kèm theo thì người đó nói: "Chữ ấy là lối chữ cổ sơ của nước Nam. Nay Mường Mán ở núi rừng có người còn đọc được, nhà vua vời họ đến thì tự khắc sẽ biết". Những ký tự ngoằn ngoèo trên trống đồng Đền Hùng. Những phân tích về hai giấc mộng Như vậy là có đến hai giấc mộng của vua Lê Thánh Tông, thời gian xảy ra cách nhau đến ba năm. Chúng ta hãy phân tích hai giấc mộng đó. Giấc mộng thứ nhất: Nhà vua đi chơi và ngủ đêm ngoài Hoàng thành, vì vậy nằm mơ thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông (một triều đại trước đấy gần 300 năm). Trước hết, tác giả đẩy giấc mộng ra phía ngoài Hoàng thành, để câu chuyện gần với đời sống dân gian, chứ không phải trong cung cấm. Chúng ta đặt vấn đề nghi vấn: Đã là giấc mộng (không thật) thì làm sao có tờ tâu gồm 71 chữ ngoằn ngoèo (vật có thật) trưng ra cho cả triều đình xem? Không lẽ Lê Thánh Tông sau khi thức dậy, cố nhớ ra để viết lại? Điều đó là không thể thực hiện được đối với một loại văn tự mà ta không hiểu nghĩa. Vậy có thể nói rằng giấc mộng này là do nhà vua hư cấu. Nhà vua bịa ra giấc mộng? Điều đó tưởng như khó tin nhưng lại là sự thực: Giấc mộng nói lên điều day dứt, trăn trở của vua Lê Thánh Tông rằng phải chăng ở nước ta từng tồn tại chữ viết bản địa "ngoằn ngoèo như hình giun dế", khác hẳn chữ Hán, trước khi có chữ Hán xâm nhập vào? Không phải ngẫu nhiên Lê Thánh Tông đặt vấn đề như vậy. Chúng ta còn gặp nhiều đoạn trong thư tịch nước ngoài ghi về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Đó là lối chữ khoa đẩu, ngoằn ngoèo như con nòng nọc. Sách Thông giám cương mục do Chu Hy đời Tống soạn, chép: "Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN) có Nam di Việt Thường thị đến chầu hiến con rùa lớn". Cũng sự kiện này, sách Thông chí do Trịnh Tiều đời Tống soạn, chép rõ hơn: "Đời Đào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa (quy lịch)". Vậy thì thư tịch của ta không ghi chép gì đến chữ Việt cổ, nhưng chính thư tịch nước ngoài lại mách bảo chúng ta rằng đã từng tồn tại chữ viết cổ của nước ta, loại chữ đó "ngoằn ngoèo như con nòng nọc" khác xa với loại chữ Hán "hình vuông" của Trung Hoa sau này. Phan Duy Kha</h1>
-
Kỳ lạ ở ngôi chùa có loài sen “cõng” được người 07/07/2012 09:36:22Ngôi chùa không chỉ nổi tiếng bởi “tình bạn” giữa cặp rùa và hạc mà ngôi chàu đặc biệt này còn được biết đến với loài sen có thể "cõng" được người. Chuyện như trong cổ tích nhưng lại tồn tại giữa đời thường. Trong buổi tiếp xúc cùng chúng tôi, trụ trì Phước Kiển Tự (Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp), Thích Huệ Từ cho biết: “Ngôi chùa là của gia đình tôi tự xây cất để thờ phụng phật trời và tổ tiên. Trước đây, chú tôi là Thầy Thích Huệ Trí là trụ trì đầu tiên. Năm 8 tuổi, tôi vào chùa theo chú tu hành rồi sau đó tiếp quản cho đến nay. Từ khi vào chùa, tôi chứng kiến nhiều sự vật lạ lùng nhưng không dám cho nhiều người biết. Bởi vì, người nào tin thì thôi, người không tin lại cho rằng mê tín dị đoan”. Đôi hạc – rùa làm bạn với trụ trì Thích Huệ Từ Kỳ duyên tương ngộ Từ vùng đất Nha Mân, chúng tôi dừng chân ở chợ hỏi thăm đường vào chùa Phước Kiển không ai biết. Tuy nhiên, khi được hỏi chùa nào có loài sen lá to kì lạ và nơi xuất phát “tình bạn” quy và hạc thì người dân ai cũng rành. Anh Trương Văn Mến (ngụ Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp) bảo với chúng tôi rằng, ở đây người ta quen gọi là chùa “lá sen”, chẳng ai nhớ đến tên thật của ngôi chùa này cả. Ngôi chùa ở sâu bên trong, từ chợ phải qua 10 cây cầu thì tới. Theo hướng dẫn của người dân địa phương, chúng tôi cũng dò tìm được đến ngôi chùa kỳ lạ này. Sân chùa vắng lặng, giữa sân có một cái ao sen với những chiếc lá to hơn chiếc nong đựng lúa. Gió mát từ sông thổi vào khiến khách phương xa đến viếng tự cảm thấy sảng khoái tinh thần. Từ trong chùa, một sư thầy tuổi ngoài bảy mươi, bước ra chào chúng tôi và vui vẻ mời viếng chùa. Thầy trụ trì cho biết, chú rùa đã chết này bò vào chùa từ năm 1948. Nó là loại rùa nước ngọt nên dáng vẻ rất hiền và nhỏ bé. Thời buổi loạn ly, chùa bị giặc dội bom mấy lần, phải sơ tán khắp nơi. Những lúc ấy, thầy trụ trì và chú mà cũng thất lạc nhiều lần. Năm 1970, thầy trụ trì trở về tu bổ và sửa sang lại ngôi chùa. Chẳng biết sao, rùa lại biết đường mà quay về chùa. Tuy nhiên, chú rùa vừa đến trước ngõ thì bị một người con gái bắt. Cô ta bắt thầy trụ trì phải trả 1.500 đồng mới cho chuộc rùa về. Thầy thương rùa xa nhà đã lâu nên tìm đủ mọi cách, gom hết số tiền ít ỏi tích góp nhưng cũng không đủ. Đúng ngày, cô gái mang rùa ra chợ bán. Thầy trụ trì gom đủ số tiền liền chạy theo xin chuộc lại. Kể từ ngày đó, rùa làm bạn cùng thầy. Thầy bảo gì quy cũng nghe, tuyệt nhiên không bỏ chùa đi lần nữa. Kể lại chuyện con rùa và con hạc sống thân thiết với nhau trong chùa, trụ trì Thích Huệ Từ cho biết: “Năm 1999, tôi ra chợ thấy người nông dân buộc chân, rao bán một con hạc to, cao đến hơn 1m. Thấy hạc là con vật linh thiêng, hơn nữa tôi là người tu hành không thể đứng nhìn kẻ khác sát sinh nên gom hết tiền mua con hạc ấy về với giá 3,2 triệu đồng để phóng sinh. Thế nhưng, sau khi cởi dây, con hạc không có biểu hiện sợ hãi mà tỏ ra vô cùng thân thiện, đứng yên một chỗ không chịu bay đi”. Xác của chú rùa thông minh được giữ lại “Tình bạn” của rùa và hạc Khi mua hạc về, thầy Từ cũng ngạc nhiên vì quy- hạc vốn không chung loài bỗng trở nên gắn bó. Thầy trụ trì khẳng định: Hai con vật này không khi nào có xung đột với nhau. Bình thường con hạc cũng không bay ra ngoài kiếm ăn mà chỉ đi lại bên con rùa. Đêm thầy ngồi tịnh, hai con vật cũng đứng bên cạnh. Đôi khi con hạc còn giang sải cánh dài hơn 2m che ngang đầu tôi. Con rùa thì lâu lâu lại dúi đầu vào chân tôi như thể để chắc chắn tôi còn sống. Tuy nhiên, tình bạn khăng khít, kỳ lạ đó sớm ngày bị chia cắt. Thầy cho biết: Một dạo có tin Trung tâm Bảo vệ động vật hoang dã đến bắt hạc về. Tuy nhiên trước đó mấy ngày, hạc bỗng chốc bỏ chùa bay mất. Sau cái ngày con hạc bay đi, chùa lại có chuyện lạ. Thầy trụ trì khẳng định, từ ngày con hạc bay mất con rùa ở lại không ăn không uống, chẳng được mấy ngày thì chết. Thương tiếc, cảm kích loài vật nhưng sống có tình có nghĩa, thầy trụ trì mang xác quy để nơi chánh điện ngày cũng như đêm tụng kinh siêu độ, cầu mong quy và hạc sớm gặp lại nhau. Một số người dân kể về câu chuyện như gia thoại về chú rùa thông minh trong chùa. Có lần, tên Mười Phu, Trung đoàn trưởng quân ngụy đóng bên kia sông nghe tin chùa có con quy rất khôn, bèn dắt lính mang súng sang thử. Mười Phu nói với thầy trụ trì rằng, bây giờ ông xách nó ra cổng chùa, nếu nó bò ngược trở vào chùa đúng chỗ người ngồi thì lính tráng sẽ không làm phiền chùa nữa. Ngược lại, nếu rùa bò lệch đường, đám lính sẽ bắn chết, đem về làm mồi nhậu. Ban đầu, thầy trụ trì nghe tên Mười Phu nói thế cũng ngần ngại. Thầy sợ rằng nếu chẳng may rùa bò sai chỗ sẽ bị bắn chết. Không còn lối thoát nên thầy gật đầu đồng ý. Rùa được thầy mang ra cổng. Vừa đặt xuống đất, quy chậm chạp ngước đầu nhìn xung quanh rồi bò vào chùa trước những cặp mắt ngạc nhiên của đám lính ngụy. Không thể để mất mặt, Mười Phu hạ lệnh cho đám lính mang rùa ra tận mép sông để thử tiếp. Lần này, hắn cẩn thận bảo đàn em đắp một con đường bằng bùn dẫn xuống sông với hy vọng rùa lâu ngày sống trên cạn, sẽ nhớ nước mà bò theo hướng khác. Ngờ đâu, con rùa vẫn lặng lẽ quay đầu bò vào chùa. Tên Mười Phu hốt hoảng hô lính bỏ về. Sau đó, hắn sợ hãi đốt nhang khấn xin trời phật tha tội vì lỡ nói lời xúc phạm linh vật. Theo thầy Huệ Từ, nói là kỳ lạ nhưng hai loài này gần gũi nhau cũng là chuyện bình thường. Một khi hai con vật, tiếp xúc với nhau lâu nó sẽ trở thành thân thiện. Hạc làm theo lời nói của con người? Thấy hạc quyến luyến, thầy nghĩ con vật này chắc quí cửa chùa thanh tịnh nên để lại bên mình. Cũng từ đấy, thầy thấy từ con hạc lạ có những chuyện ly kỳ. Trao đổi vấn đề trên, trụ trì Thích Huệ Từ nhớ lại: Năm đó có một thợ ảnh đến chụp hoa sen quí ở chùa. Anh này thấy hạc lấy làm thích thú, ngỏ ý xin tôi cho hạc đứng trên lá sen để chụp một bức ảnh. Tôi bảo hạc, hạc liền đáp xuống lá sen giang hai cánh, miệng kêu to. Anh thợ ảnh xem chừng sợ chân hạc có vuốt nhọn làm rách. Tôi nói vui có ý bảo nó co móng lên không ngờ nó làm theo như thật. Truyền thống cách mạng Phước Kiển Tự là ngôi chùa có truyền thống cách mạng. Nơi đây từng là nơi trú ẩn và được quân ta dùng làm xưởng đúc vũ khí chống giặc thù. Chùa có 34 tăng ni tham gia chiến đấu và đều hi sinh vì dân tộc. Vị trụ trì đến bên xác của chú rùa đã khô cứng được cất giữ cẩn trọng trong cái hộp kính. Chỉ tay vào chú rùa này, ông kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện mà ở nơi đây mới có. Theo quan sát của chúng tôi, thân chú rùa chỉ nhỏ bằng chiếc nón lá. Tuy nhiên, câu chuyện thần kì về chú khiến ai cũng cảm thấy ngạc nhiên. Theo Ngọc Lài
-
Rảnh quá, sao tu niệm nhiều mà đầu óc không buông xả đi, giữ hoài mấy chuyện này làm gỉ hả ??? Thành thật khuyên dungbacsy: để thời gian làm chuyện có ích, giữ cho cái đầu trống rỗng
-
Nguyên Anh xin phép đóng góp 300.000 vào quỹ, không đóng góp cho trường hợp nào cụ thể. NA đã chuyển khoản ngày 6-7-2012
-
Cái con cọp giấy nó dương oai tới bây giờ kể cũng tội, nó cứ tưởng nó là cọp thật, vì vẫn còn cái áo nhìn giống giống. Nhưng giả sử anh Hoa Kỳ ngứa mắt lên, chả cần động tay chân, chỉ cần lột áo con cọp này ra thôi, thì sao Sư Phụ nhỉ ? Chắc sốc ghê lắm...và có thể nó sẽ phát cuồng.... Lúc đó Sư Phụ thấy Hoa Kỳ sẽ có lợi nhiều không ?
-
Dạ vâng, thưa sư phụ, con sẽ tham gia góp ý theo hiểu biết của mình. Chính vì Lý Học thực sự rất ảo (thuần dương) nên để có thể khiến nó dính chặt vào 1 tổ chức thực tế (thực thể thuần âm), để nó thấm nhuần vào mọi hành vi của tổ chức, chưa nói nó lại chính là sản phẩm đầu ra (âm) của tổ chức sẽ là 1 việc khó lắm thay. Chính là đang tìm cách biến đổi âm dương. Nhưng con tin, cụ Hồ nói chả sai bao giờ, "dĩ bất biến ứng vạn biến", chúng ta cần 1 bộ não chiến lược/điều hành đủ mạnh, ứng biến tốt như gợi ý trong phần G, mục 2.Kính sư phụ sức khỏe ! NA
-
Gửi Trung Tâm, Dựa trên ý kiến như các ace đã đề cập, Nguyên Anh có 1 vài đề xuấtvà phác thảo cơ bản xin được liệt kê ở đây, mong rằng có đủ gợi ý để tham khảotrước cuộc họp sắp tới, và để việc trao đổi có hệ thống trong buổi họp. Rất hyvọng trung tâm và các anh chị em tâm huyết, đã bỏ công và thời gian tham dự thìcũng sẽ ra được vài vấn đề cụ thể khi kết thúc trao đổi. Vài lời góp ý về cáchtổ chức, và hoạt động của trung tâm, chưa thể chi tiết được, hoặc có sai sót,có sao viết vậy. Rất mong thông cảm. Mở đầu: TTNCLHĐP: Điểm đã đạt được, giá trị cốt lõi 1/ Tư tưởng được chính danh, tốt đẹp 2/ Có hạt nhân dẫn dắt 3/ Có sản phẩm cụ thể, rõ ràng 4/ Có thành tựu và ảnh hưởng nhất định Hiện trạng: 1/ Thiếu 1 đầu tàu để lập chiến lược và lèo lái. 2/ Chưa thu hút được nhiều nhân lực do các vấn đề đề cập bên dưới 3/ Chưa phát huy được hết khả năng của đội ngũ nhân sự, do chưa cócơ chế quản lý, kế hoạch và chiến lược hoạt động rõ ràng (của trung tâm nóichung, và nhân sự nói riêng) 4/ Chưa xây dựng được đội ngũ kế thừa đáp ứng đủ các tiêu chí nhưphần B đề cập ở dưới (hệ quả của phần số 3 trên) 5/ Uy tín, chất lượng sản phẩm của trung tâm chưa được quảng báđúng mức. Việc bảo tồn còn khá sơ sài (thiếu tập san, sách chuyên đề, bản hướngdẫn, vấn đáp nhanh, thống kê, …) 6/ Bế tắc, tạm dừng chân trong việc quảng bá tư tưởng của trungtâm (cần phải có những cách quảng bá tối thiểu 1 cách công khai) ===> Mục tiêu chính 7/ Chưa thu hút được triệt để các sản phẩm đóng góp tự nguyện, dothiếu cơ chế nghiệm thu và đãi ngộ. Vấn đề phải giải quyết (ý tưởng) 1/ Cấu trúc hoạt động của trung tâm phải công khai, rõ ràng thì sốngười tự nguyện mới tham dự nhiều được 2/ Có nhiều mức độ về yêu cầu kỹ năng để thu nạp được phần lớnnhân lực 3/ Đảm bảo tính tương tác với hạt nhân không phân cấp qua quánhiều cấp độ (để tăng cường sự gắn kết) 4/ Phải luôn thấy được những bước đi mới, ít nhất cũng là nhữngsản phẩm mới, ứng dụng mới, công việc mới từ trung tâm ==> không đình trệquá lâu, liên tục cập nhật kết quả mới đạt được. Câu hỏi gợi ý: Vấn đề 1: Muốn phát triển 1 trung tâm nghiên cứu đơn thuần ? Vấn đề 2: Hay là phát triển những giá trị tư tưởng của sư phụ đãđề ra ? ==> những việc cần làm ngay: 1. Đào tạo tư tưởng cho đội ngũ nhân sự nòngcốt (bắt buộc, tiêu chí 1, tham khảo bên dưới phần B, các tiêu chí) 2. Đào tạo kiến thức theo tiêu chí 2 và 3 (bắtbuộc) 3. Đào tạo chuyên môn theo tiêu chí 4 hoặc 5(bắt buộc) ==> 3 việc trên chính là đang xây dựng thế hệ kế thừa, nhân sựkế thừa Song hành đó là việc xây dựng mô hình hoạt động thích hợp (vấn đề1 ở trên), và cơ chế tương tác rõ ràng, dựa trên nhu cầu, và "mong ước,nguyện vọng" như đã đề cập trong phần A bên dưới (tư tưởng). Cơ cấu mới phải cần có những điểm sau: 1. Phải dựa trên "3 việc cần làmngay" trên làm nền tảng để xây dựng bước đầu 2. Giải quyết được các "vấn đề cần phảigiải quyết" như trên 3. Phát huy được những điểm đang hạn chế (5, 6,7 trong phần hiện trạng như nêu trên) 4. Sau đó, đào tạo ngay các kỹ năng như yêu cầucho từng ban như trong phần D "Xây dựng cơ cấu, tổ chức" để bước đầucó thể đứng vững được <Xin được đề xuất 1 phác thảo về cách thức xây dựng và hoạtđộng như bên dưới, bản phác thảo không thể chi tiết hết được do nhiều lý do> A. Tư tưởng Quan điểm chính thống: • Văn hóa là nền tảng, là cái sống còn, cũng như sức mạnh pháttriển của một dân tộc • Bảo tồn vững chắc, và phát huy triệt để bản sắc văn hóa dân tộctrên mọi lĩnh vực là nền tảng phát triển và giải quyết mọi vấn đề xã hội (cóthể ở cả những phạm vi sâu rộng hơn) • Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam đã tồn tại với lịch sử lâudài dựa trên 1 nền tảng văn hóa vững bền và sâu sắc (đặt tính nhân văn lên hàngđầu) cho đến tận ngày nay. Đó chính là nguồn gốc sức mạnh để vượt qua mọi thửthách của lịch sử. • Nguồn gốc, nền tảng khai sinh văn hóa Việt dựa trên tư tưởngminh triết của Lý Học Đông Phương • Lý Học Đông Phương (gồm lý thuyết nền tảng, và các môn chuyênngành lý số áp dụng, cộng với tư tưởng minh triết cho 1 nền văn hóa mạnh) cócội nguồn từ dân tộc Việt với lịch sử lâu đời (kể năm hơn 4000 năm), nhưng hiệntại đang được hiểu 1 cách rời rạc, nằm rải rác và thất lạc trong dân gian, kểcả các nền văn hóa lân cận, thậm chí là có vài phần sai sót. Do đó tất cả sứcmạnh phát triển, ảnh hưởng đến các vấn đề nền tảng của mọi mặt xã hội mà Lý HọcĐông Phương có được đều không được phát huy. Mong ước, nguyện vọng: • Trung tâm NCLHĐP tập trung toàn bộ, chủ yếu vào việc phục hồi,chứng minh quan điểm cuối cùng trên về Lý Học Đông Phương. • Trung tâm NCLHĐP sau đó cố gắng triệt để đem những kết quả tạmthời đạt được từ việc khôi phục, và thống nhất các kiến thức của ngành Lý HọcĐông Phương áp dụng vào việc giải quyết những vấn đề liên quan gần nhất trongmọi mặt đời sống, xã hội, kinh tế, các hiện tượng, và khó khăn được đặt ra. • Thông qua những kết quả thu được từ việc áp dụng trên. Trung tâmNCLHĐP sẽ tiếp tục nghiên cứu phục hồi, hoàn thiện, và phổ cập những kiến thứcvề Lý Học Đông Phương (mà đã được chứng nghiệm tính đúng đắn như trên) đếnnhững cá nhân, tổ chức quan tâm trong toàn xã hội. • Tư tưởng minh triết (cho 1 nền văn hóa) của Lý Học Đông Phươnghiện tại quá tầm triển khai của Trung tâm để áp dụng vào thực tiễn (cần sự hỗtrợ), nhưng sẽ vẫn được phổ cập 1 cách cơ bản và đầy đủ nhất ý nghĩa của nó đếnnhững đối tượng có quan tâm trong phạm vi có thế. B. Xác định hạt nhân (với vai trò tổng giám đốc) • Yêu cầu của việc xác định nhân tố hạt nhân: 1. Duy trì sự nhất quán và bền vững của tưtưởng, cũng như củng cố niềm tin vào lý tưởng đang theo đuổi. 2. Giám sát sự vận hành và phát triển của trungtâm theo đúng tư tưởng đề ra (Khi cần ứng biến, nhân tố này sẽ đóng vai tròđiều hướng, đưa ý kiến định hướng giúp duy trì việc vận hành không bị sai lệch) 3. Tạo hiệu ứng thu hút sự quan tâm và đóng gópvề nhân lực phục vụ cho cùng 1 lý tưởng • Tiêu chí: 1. Nắm vững tư tưởng chủ đạocủa Trung tâm 2. Nắm vững kiến thức nền tảng Lý Học ĐôngPhương (theo quan điểm chính thống của Trung Tâm) 3. Nắm vững lịch sử của ngành Lý Học ĐôngPhương, cũng như các vấn đề lịch sử liên quan (nếu có) (có sự tương đồng vớiquan điểm của trung tâm) 4. Có kinh nghiệm lâu dài và vững chắc trongviệc phát huy, phổ cập kiến thức Lý Học Đông Phương, và ứng dụng những kiếnthức này vào thực tiễn. 5. Có khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm nghiêncứu về Lý Học Đông Phương 6. <Đạo đức, uy tín tốt,dũng cảm, dám hy sinh, không mưu cầu quyền lợi riêng, và có tầm ảnh hưởng> • Đề xuất và cách thức duy trì: 1. Đề xuất: đáp ứng đủ 6 tiêu chí trên, Hiệntại chính là Sư phụ Thiên Sứ 2. Liên tục phổ cập tư tưởng đến đội ngũ nhânsự nòng cốt, đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo về tư tưởng đến đội ngũ mới,tầng lớp kế thừa 3. Kết hợp với các ban chuyên môn của Trung Tâmđể huấn luyện kỹ năng, và kiến thức chuyên môn đáp ứng các tiêu chí trên đếnđội ngũ chuyên ngành (Cả về thực nghiệm và lý thuyết) 4. Đóng vai trò tham mưu về tư tưởng trong cáchoạt động, chính sách của trung tâm 5. Có quyền phủ quyết về các quyết định, hoạtđộng mà có thể gây sai lệch về tư tưởng, dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc. 6. Không cần (và cũng không nên) nắm quyền điềuhành trực tiếp đến hoạt động của Trung Tâm, nhưng có thẩm quyền phê duyệt. C. Xây dựng đội ngũ • Nhân sự nòng cốt: 1. Đáp ứng tiêu chí 1 (bắt buộc) 2. Nhân sư mềm: Nếu chỉ đáp ứng tiêu chí 1, nhân sự này phảiđáp ứng thêm tối thiểu 2 trong số các tiêu chí phụ đi kèm dưới đây. 2.1 Có kinh nghiệm, trình độ về quản lý, điềuhành 2.2 Có kinh nghiệm, trình độ về tổ chức đàotạo, giáo dục, và quảng bá kiến thức 2.3 Có kinh nghiệm về ngoại giao, xúc tiến quanhệ, nghiên cứu và mở rộng thị trường, tầm ảnh hưởng (của Trung Tâm) ==> Nhân sự này sẽ đượcsắp xếp vào mảng quản trị hành chính, hoặc ngoại vụ (chi tiết tại phần "Cơcấu, tổ chức") 3. Nhân sự cứng: Đáp ứng tiêu chí 2 (bắt buộc), và các tiêu chí4 hoặc 5 (hoặc cả hai). ==> Nhân sự này sẽ đượcsắp xếp vào ban nghiên cứu, và thực nghiệm (chi tiết tại phần "Cơ cấu, tổchức") • Nhân sự hợp tác 1. Chỉ đáp ứng tiêu chí 4 và 5. Tiêu chí 2 cóthể cần nhưng không bắt buộc (nhà nghiên cứu lý học tự do) 2. Chỉ đáp ứng tiêu chí 3. (nhà nghiên cứu lịchsử tự do) 3. Chỉ đáp ứng các tiêu chí phụ (phần"Nhân sự mềm") 4. Nhân sư này sẽ hợp tác với trung tâm theo 1cách thức và chính sách riêng (chi tiết tại phần "Cơ cấu, tổ chức") • Cách thức tuyển chọn nhân sự: • Bước đầu thông qua biểu quyết từ đội ngũ điềuhành hiện tại của Trung tâm dựa trên nguyện vọng tham gia, và thỏa thuận củamỗi cá nhân (không bắt buộc) • Sau này có thể xây dựng 1 chính sách tuyểnchọn bổ sung, với những điều khoản thỏa thuận (nếu cần) • Quản trị nhân sự: • Bộ phận Hành chính quản trị xây dựng kế hoạchthu hút và đào tạo nhân sự, đặc biệt là nhân sự nòng cốt (kế thừa) • Có chính sách ưu đãi, và luôn chú ý thay đổicập nhật chính sách về ưu đãi để tạo điều kiện làm việc cho nguồn nhânlực. ==> Việc này cần sựphối hợp, và hy sinh rất lớn từ nguồn nhân lực nòng cốt trong những thời gianđầu. • Bước đầu cần bỏ nhiều thời gian để thực hiệnliên tục công việc đào tạo nhân sự chuyên môn (nhân sự cứng), đặc biệt là cáckỹ năng then chốt, nền tảng như: 1. Phương pháp tư duy 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Kỹ năng phản biện D. Xây dựng cơ cấu, tổ chức (tham khảo gợi ý chi tiết phần G choviệ triển khai thời gian đầu) • Tổ chức đội ngũ, và yêu cầu về nhân sự 1. Ban quản trị, điều hành 1.1 Hành chính quản trị: quảntrị nhân sự, tài chính, công cụ, giấy tờ, v…v… ==> Yêu cầu nhân sự nòngcốt (nhân sự mềm) và nhân sự hợp tác số 3 (nếu cần bổ sung) ==> chúý công tác bảo tồn (các sản phẩm của trung tâm, văn hóa và các giá trị cốt lõicủa trung tâm) và chính sách nhân sự 1.2 Ban ngoại vụ: liênkết, đề xuất mặt hàng, trao đổi, tổ chức hợp tác, hội thảo. Đóng 2 vai trò lớn: a. Khảosát nhu cầu thị trường b. Phânphối sản phẩm (liên kết, hợp tác, tổ chức hội thảo, v…v…) ==> Yêu cầu nhân sự nòngcốt (nhân sự mềm) ==> chúý đến việc quảng bá các giá trị cốt lõi của trung tâm, bám sát quyền lợi thựctiễn, trước hết cần mở rộng các kênh liên kết hơn là mở rộng thị trường. Việcvận động hành lang trong giới chuyên môn các lĩnh vực liên quan (nếu cần) trongnhững vấn đề nhạy cảm. Ban này đóng vài trò bộ mặt của trung tâm. 1.3 Think tank (độingũ tư duy chiến lược, tối đa 4 người, 1 người phụ trách chính): chịu tráchnhiệm về việc lập ra các mục tiêu, chiến lược, các bản kế hoạch, và giám sáthiệu quả của việc triển khai (chi tiết về cách thức tương tác của Think Tankvới các ban khác sẽ được thảo luận trực tiếp). Đội ngũ này là lực lượng lèo láinòng cốt của trung tâm ==> Yêu cầu nhân sự nòng cốt (nhân sự mềm) +1 vài nhân sự cứng từ ban chuyên môn ==> chúý đến các vấn đề, nhu cầu, và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn. Các thành tựu khoahọc mới nhất, cả về lý thuyết lẫn sản phẩm. Bám sát thắt lưng địch mà đánh. 2. Ban chuyên môn: 2.1 Nghiên cứu lý thuyết ==>Yêu cầu nhân sự nòng cốt (nhân sự cứng) ==>chú ý đến việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu 1 cách hài hòa. Bám sát cácphương pháp đã được tin cậy. 2.2 Ứng dụng, và thực nghiệm ==>Yêu cầu nhân sự nòng cốt (nhân sự cứng) ==> chú ý đến việc quảngbá các giá trị cốt lõi, tư tưởng của trung tâm 1 cách giản dị, dễ nắm bắt trongquá trình ứng dụng (đây sẽ là đội ngũ tiếp thị chủ yếu) • Chính sách (bắt buộc) và điều khoản (nếu có) cho 2 đội ngũ nhânsự trên ==> phác thảo chi tiết bởi ban Hành chính quản trị, xét duyệtbởi đội ngũ nhân sự nòng cốt dựa trên biểu quyết. Tối thiểu gồm: • Số lượng nhân sự • Cách thức quản trị (phương thức cho, nhận) • Các thỏa thuận (hoặc điều khoản rằng buộc,chỉ khi thấy cần thiết) • Chính sách đãi ngộ, chiêu dụng, và phát triểnkỹ năng, năng lực. • Quy định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ, xâydựng cụ thể cơ chế tương tác từ các ban, đến các nhóm nhân sự. ==> phác thảo chi tiết bởi ban Hành chính quản trị, xét duyệtbởi đội ngũ nhân sự nòng cốt dựa trên biểu quyết. • Tìm kiếm mô hình pháp lý: so sánh trên 2 môhình hiện tại được đề xuất chính là: Trung Tâm Nghiên Cứu (như hiện nay) vàViện Nghiên Cứu 1. Tham khảo ban ngoại vụ về những điểm sau: a. Khó khăn trong khảo sátthị trường ? b. Khó khăn trong phân phốisản phẩm ? 1. Uy tín(bằng cấp, chứng nhận,…) 2. Pháplý (giấy tờ, thủ tục, mức vốn, tiền mặt tối đa cho phép, số lượng nhân sự tốiđa, tối thiểu …) ==> thiếu tính chính danh trong triển khai từ những vấnđề này gây ra ? 3. Quyềnhạn (triển khai 1 số hoạt động,... ) ==> thiếu tính chính danh trong triển khai từ những vấnđề này gây ra ? 4. Mức độchịu sự giám sát ? 5. v…v... 2. So sánh được-mất 2 mô hình dựa vào các điểmtrên, từ đó chọn ra mô hình thích hợp E. Vận hành 1. Lập mục tiêu và chiến lược: ==> Think Tank lập. Nhânsự nòng cốt xét duyệt. Tổng giám đốc phê duyệt cuối cùng ==>chi tiết về mục tiêu, và chiến lược sẽ thảo luận trực tiếp 2. Lập kế hoạch: ==> Think Tank lập. Nhân sự nòng cốt xétduyệt. Tổng giám đốc phê duyệt cuối cùng 3. Tìm kiếm và bố trí nguồn lực để triểnkhai: a. Nhân lực: - Phân bố như trên phần D cho từng kế hoạch cụthể. - Cần quy định tối thiểu số nhân sự cần cho mỗiban (tham khảo phần chính sách trong mục D "Xây dựng cơ cấu, tổchức") - Think Tank + hành chính quản trị: lập phươngpháp phân bố nhân sự tức thời theo từng kế hoạch (nếu xảy ra rủi ro về nhân sự,tham khảo phần quản lý rủi ro) b. Vật lực: - Think Tank + hành chính quản trị: phối hợpgiải quyết. Tổng giám đốc phê duyệt cuối cùng c. Tài lực (cựckỳ quan trọng): - Vốn từ trung tâm, tự góp ban đầu từ nhân sựnòng cốt (nếu có) - Quyên góp tự nguyện từ bên ngoài cho từngtình huống, kế hoạch (nếu có) - Lợi nhuận từ việc bán sản phẩm ==>cần hoạch định kỹ, cụ thể trong phần lập chiến lược bởi Think Tank - Đi thu hút từ các nhà tài trợ. Vốn muốn lấytừ đây phải luôn nắm vững và cân bằng được 3 điểm chính yếu của đàm phán: a. Cái Trung Tâm muốn là gì? b. Cái Trung Tâm có là gì ? c. Cái Trung Tâm có thểnhượng bộ (khi có yêu cầu vượt quá), đem lại cho các nhà tài trợ là gì ? ==> thamkhảo phần G, mục 2 về vài gợi ý ban đầu mới triển khai 4. Quản lý và Triển khai: - Các bản kế hoạch phải luôncó 1 cá nhân chịu trách nhiệm chính về triển khai. - Các kết quả từ hoạt động triển khai, từ từngsản phẩm, kế hoạch, đến chiến lược, nhu cầu đều phải được thông tin, báo cáođầy đủ tới Ban quản trị, điều hành (tối thiểu là nhóm Think Tank). Bộ phận Hành Chính quản trị lập tức lưu trữ,bảo tồn những kết quả đạt được sau khi hoàn thành (để dùng làm brochure sau nàykhi cần tiếp thị, và phục vụ công tác đào tạo) - Thẩm quyền quyết định: …..(tham khảo phần gợiý trong phần G, mục 2)…. 5. Liên tục giám sát, kiểm duyệt, đánh giámức độ triển khai, và hiệu quả của các kế hoạch, chiến lược. Đây là điểmcốt lõi để hệ thống vận hành, không bị trì trệ. Có lịch làm việc, giám sát, quytrình cụ thể, xây dựng bởi ban điều hành (tạm thời là Think Tank trong thờigian đầu như gợi ý trong phần G, mục 2) ==> Think Tank + nhân sự nòng cốt (nhân sựmềm) chịu trách nhiệm chính F. Quản lý rủi ro Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành. • Rủi ro về nhân sự nòng cốt: thiếu hụt nhân sự cứng, nhân sự cứngkhông đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng như yêu cầu từ các tiêu chí. • Rủi ro về nhân sự nòng cốt: thiếu hụt nhân sự mềm, nhân sự mềmkhông đủ kiến thức, kỹ năng như yêu cầu từ các tiêu chí phụ • Rủi ro về tương tác giữa các bộ phận: thẩm quyền không đủ, chồngchéo, quy trình không có hoặc không hiệu quả. • Rủi ro về mục tiêu và chiến lược: không đúng mục tiêu, khôngđúng thời điểm, không vừa sức, không đúng cách thức tiếp cận, không phù hợp vớitư tưởng đề ra. • Rủi ro về kế hoạch: trễ, không khả thi, sai chiến lược. • Rủi ro về tài lực: không tạo ra lợi nhuận cơ bản, thiếu chi phí. • Rủi ro về sản phẩm: chất lượng thấp, duy trì và hậu mãi kém. • Các rủi ro khác Cách thức xác định, và xử lý rủi ro: • Thảo luận trực tiếp, cụ thể hơn, chi tiết hơn với bộ phận điềuhành, cụ thể là nhóm Think Tank (tạm đề xuất quyền điều hành trong giai đoạnđầu như mục G ở dưới) và sư phụ Thiên Sứ. G. Một vài đề xuất, gợi ý trong thời gian đầu 1. Về lập chiến lược (phụ trách bởi nhómThink Tank) • Đội ngũ Think Tank cần xây dựng chiến lược,và kế hoạch với ít nhất 3 điểm cơ bản: a. Mục tiêu dài hạn, ngắnhạn. Phân loại ưu tiên rõ ràng b. Mức độ khả thi c. Lợi nhuận thu được • Các lĩnh vực khoa học nói chung, vật lý nóiriêng (VD: Vật Lý thiên văn & vật lý lý thuyết) đang ít bị chi phối …. hơncác lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong khi đó lĩnh vực này lại được sựchú ý từ những nhà khoa học hàng đầu nhiều hơn, cũng như sẽ tạo ra ảnh hưởngnhanh hơn. Do đó cần đẩy mạnh các dự báo, nghiên cứu, sản phẩm, và tuyên bốtrong lĩnh vực này sẽ có khả năng bán hàng được nhiều hơn, xa hơn có thể là hợptác cùng giải quyết vấn đề • Những năm gần đây, và có thể còn kéo dàitrong vài năm tới, mức độ xáo trộn, rối loạn, và biến đổi trong các vấn đề xãhội, kinh tế, giáo dục, và nhân sinh, v…v… là rất cao. Cần khai thác sự"động" này, vì nó hiện tượng/vấn đề, nhưng cũng là cơ hội, là mụctiêu. • Mục tiêu loại 1: cần cótính chính danh, tính "sạch", và có ảnh hưởng về uy tín, nhất là uytín xã hội (xây dựng uy tín, thanh danh trên danh nghĩa sự đổi mới). VD: cácchương trình giáo dục, đóng góp cho các hoạt động xã hội, v…v... • Mục tiêu loại 2: giúp gắn kết, bén rễ, mởrộng tầm ảnh hưởng của trung tâm. VD: gắn kết với các doanh nghiệp, cơ quantruyền thông, tạp chí, nhà xuất bản, v…v… • Cần 1 chiến lược riêng, cụthể, được phác thảo và quản lý đặc biệt cho việc nâng cao những giá trị cốt lõicủa trung tâm. Đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng tầm ảnh hưởng, tạo uy tín tốt phảigắn liền với việc nâng cao, truyền bá những giá trị cốt lõi của trung tâm. Đâylà mục tiêu chính. • Các mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch triểnkhai thời gian đầu vừa thay đổi trung tâm cần đánh nhanh thắng nhanh (có ngaythắng lợi bước đầu).Trong vòng 3 tháng. • Chi tiết thêm do nhóm Think Tank tự phácthảo. 2. Về cách thức triển khai nhanh trong thờigian đầu còn nhiều khó khăn (tham khảo chính phần D): a.Nhóm Think Tank chịu luôn trách nhiệm điều hành trung tâm, và thẩm quyền raquyết định (như vai trò của nhóm Nhân sự mềm, nếu chưa đủ nhân sự). ==> Vịtrí hạt nhân của sư phụ cần chịu cực thời gian đầu, xem xét các chính sách, kếhoạch, quyết định và duyệt/đóng dấu liên tục ==> Sau này nếu đủ nhânlực và lớn mạnh, sẽ phát triển ban Hành chính quản trị thêm trách nhiệm và thẩmquyền điều hành mọi hoạt động của trung tâm, nhóm Think Tank sẽ trao lại mọithẩm quyền ban đầu, Think Tank sẽ quay về nhiệm vụ chính là lập chiến lược vàgiám sát việc thực thi chiến lược, kế hoạch. b.Nhóm nhân sự cứng (nhân sự chuyên môn) chủ động kết hợp với Hành chính quảntrị, và chịu trách nhiệm triển khai các khóa đào tạo kỹ càng, nhanh chóng (nếuchưa đủ nhân sự). ==>Vị trí hạt nhân của sư phụ cần chịu cực thời gian đầu, các khóa đào tạo cầntham khảo Sư phụ (vai trò hạt nhân) liên tục vì chắc chắn sẽ nhiều sai sót bướcđầu. Sau đó sẽ quen và đi đúng dần. c.Hành chính quản trị cần đẩy nhanh việc xây dựng chính sách nhân sự, hoàn thiệnnhanh cơ chế bảo tồn (như đã nêu trong phần D) d. Banngoại vụ cần tiến hành ngay việc kiến tạo, thiết kế sản phẩm đầu tiênđể đánh dấu bước hoạt động mới, và tạo uy tín, ảnh hưởng thu hút nguồn tài lực. ==> bướcnày cực kỳ quan trọng, mang tính kích hoạt cho các nhóm trên hoạt động thực sự ==> VD: 1 hội thảo, 1chuyên san, 1 hợp đồng tư vấn có ảnh hưởng rộng, 1 đề tài khoa học, v…v… Gợi ý về cách thức xây dựngsản phẩm đầu tiên • Sẽ gópý trực tiếp trong thảo luận Thân, NA
-
Thân, NA