phongthuysinh

Hư Thực Của Thuyết Nạp Giáp

136 bài viết trong chủ đề này

Kính bác Hà Uyên,

Bác nói đúng lắm

1+5 thì 5 ứng với Giáp, có lẻ vì vậy mà Giáp Tý lúc nào củng ẩn ở Lục Mậu trong Kỳ Môn Độn Giáp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL mến,

Con số 5/10 là con số tượng trưng cho ba con số 5 trong Hà Đồ

................7

................2

................5

.........8..3..5..4..9

................5

................1

................6

Hình trên mới chính thức là hoạ đồ độ số của Hà Đồ. Và cũng chính hình đó VinhL mới có thể kiếm được cách sắp xếp của Hậu Thiên Bát Quái

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Càn Chấn Khãm Cấn:

….….…Càn 9….……….

..………….………Khãm 7

Chấn 8…………....Cấn 6

Khôn Tốn Ly Đoài:

Đoài 4 ………….…Tốn 2

Ly 3………….………….

………….Khôn 1……….

Trong Dịch lại nói

Càn giao với Khôn một lần mà được Chấn: 9 – 1 = 8

Càn giao với Khôn hai lần mà được Khãm: 9 – 2 = 7

Càn giao với khôn ba lần mà được Cấn: 9 – 3 = 6

Càn giao với một lần nừa được 5 (9 – 4 = 5)

Khôn giao với Càn một lần mà được Tốn: 1 + 1 = 2

Khôn giao với Càn hai lần mà được Ly: 1 + 2 = 3

Khôn giao với Càn ba lần mà được Đoài: 1 + 3 = 4

Khôn giao với Càn một lần nửa được 5 (1 + 4 = 5)

Vì vậy ta có

Càn 9, Chấn 8, Khãm 7, Cấn 6

Khôn 1, Tốn 2, Ly 3, Đoài 4

Theo tiên thiên bát quái thì ta có số sắp xếp như sau:

Đoài 4 …Càn 9….…Tốn 2

Ly 3………5………Khãm 7

Chấn 8….Khôn 1…..Cấn 6

Đây có phải là số Tiên Thiên không?

Chào bạn VinhL,

Cách lý giải ở trên cũng khá hợp lý, chỉ còn chưa dám khẳng định tại sao khôn 1 càn 9 và có phải cổ nhân lúc lập lạc thư cũng dùng số như vậy không thôi. Tuy nhiên lấy khôn âm cực nạp 1 lấy càn dương cực nạp 9 cũng hợp. Chỉ có điều nếu nói càn khôn giao thì chỉ có ba lần vì chỉ có 3 hào, giao lần thứ tư thì lấy gì mà trao. Số năm giải thích như vậy có lẽ chưa hoàn chỉnh. Cách lý giải lạc thư có từ tiên thiên này có thể nói hoàn hảo hơn các thuyết khác mà tôi đọc qua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào các vị,

PTS đang chờ chú Sapa cho lên họa đồ, họa đồ của chú Đào Hoa vẫn còn nhiều sơ hở.

Phongthuysinh nói không sai. Họa đồ của Đào Hoa vẫn còn nhiều chổ có thể bị vấn nạn về tính chất nhất quán.

Thử nhìn xem:

Posted Image

Trước tiên, để lần về Hà Đồ thì Đào Hoa gắng vẽ ra Hình I. theo kiểu:

123

654

789

với đường chấm-gạch màu vàng giống như hình chữ S ngược. Nói về lối viết của người Hán thì từ trên tới xuống dưới, rồi phải sang trái; người Việt thì viết từ trái sang phải đi ngang rồi xuống hàng nên kiểu sắp xếp của Đào Hoa là không biết dựa trên chứng cứ vật thể nào hay là anh ta tự suy nghĩ??

Do đó, để viết con số "10" thì anh ta phải thảy nó vô nằm chung với con số "5" mà không một lời giải thích. Chẳng những thế, Đào Hoa còn xác quyết rằng:

"Đây là nguồn gốc của Lạc Thư. Như tại hạ đã nói khi xưa, Lạc Thư là con cháu của Lưỡng Nghi.

Nó sẽ giúp anh bổ sung bài viết về nguồn gốc của con cháu Lạc Việt trong thời cổ đá, trước thời Lạc Thư và Hà Đồ"

Nếu như khoảng 3000 năm trước Công Nguyên mà người Ai Cập cổ đã dùng ký hiệu:

| - là 1 đơn vị, và

^ - là 10 đơn vị

và họ đã có lối viết từ phải sang trái cho con số 32 như sau:

||^^^

thì người Việt cổ đã viết, đếm ra sao? Trong khi Hà Đồ chỉ là những chấm đen, trắng (tượng) như ngày nay ta được biết đến:

Posted Image

mà Đào Hoa bảo rằng những con số anh ta sắp xếp như Hình I. là nguồn gốc của Lạc Thư là trong thời cổ đá, trước thời Lạc Thư và Hà Đồ??

Kế đến hệ thống số hoặc thập phân của người Việt cổ có hay không và nó như thế nào? Hay nó chỉ có từ 0-9 mà 0 thì là "0" không giá trị, minh họa cho "không có" (nothing) nên thực chất chỉ có 1-9 và hết 9 thì lập lại (1-9) như hình chấm-gạch màu xanh lá cây trong Hình I. đề kiến?

Thế rồi, quy luật nào lại đi hoán vị con số "2" và "8" như Hình II. để cho thấy đường chấm-gạch màu vàng giống như hình chữ S ngược bị đứt khoảng chỉ còn tồn tại được hình chữ S ngược từ con số "3" đến "7"?

Đào Hoa tự biên ra quy luật này hay chỉ vì để minh họa Lạc Thư mà làm vậy? Đó cũng có thể là một vấn nạn cho bạn ấy!

Vì rằng: Lạc Thư có tổng số (dọc/chéo/ngang) là "15" trong khi đồ hình của Đào Hoa (không tính con số "10"):

123 >>> 183

654 >>> 654

789 >>> 729

lại không có tổng số như Lạc Thư. Phongthuysinh hẳn thấy điều đó, phải không?

Phân tích thêm: để có dạng Lưỡng Nghi, bạn Đào Hoa đi từ 1 đến 5 bằng dãy số (1.8.3.4.5) và từ 10 đến 9 bằng dãy số (10.6.7.2.9) sau khi cho 10 thiên can tương ứng với từ con số "1" đến "10"; ta có:

(1.8.3.4.5) = (Giáp . Tân . Bính . Đinh . Mậu) + (10.6.7.2.9) = (Quý . Kỷ . Canh . Ất . Nhâm)

so với ai đó muốn có dạng Lưỡng Nghi:

(1.6.7.2.5) và (10.8.3.4.9)

hoặc

(7.6.1.8.5) và (10.2.9.4.3)

v.v... tùy ý. Đâu phải, tùy theo sở ý của bạn Đào Hoa thì Lạc Thư lại khác ra điều gì.

Tiếp theo, Hình III. là Sapa phỏng theo ý đồ của Đào Hoa để vạch ra dạng Lưỡng Nghi cho các can Dương:

(Canh-7.Giáp-1.Mậu-5) và (Mậu-5.Nhâm-9.Bính-3)

nhưng rồi vẫn như tấm hình lúc trước (Hình IV.) về Thiên Can PHÁ cho các can Âm - phải giải quyết ra sao cho Bính-3 PHÁ Canh-7 (Hình III.) bằng:

a) đường chấm-gạch màu vàng, hay

:( đường chấm-gạch màu xanh lá cây ??

Nên rõ: Đào Hoa tự xác quyết rằng "Nếu con cháu đời sau đọc kỷ, con cháu sẽ thấy những chữ như "hợp" và "phá". Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc"

Do đó, chỉ có một cách duy nhất là đường đi của:

Canh-7 gặp Giáp-1 là Canh PHÁ Giáp

Giáp-1 gặp Mậu-5 là Giáp PHÁ Mậu

Mậu-5 gặp Nhâm-9 là Mậu PHÁ Nhâm

Nhâm-9 gặp Bính-3 là Nhâm PHÁ Bính

tạo thành quy luật vậy. Thế nhưng, để Bính-3 gặp Canh-7 (Hình III.) thì đi theo:

a) đường chấm-gạch màu vàng Bính-3 sẽ gặp Giáp-1 nên Bính sẽ PHÁ Giáp theo quy luật hay sao?

a) đường chấm-gạch màu xanh lá cây Bính-3 sẽ gặp Mậu-5 nên Bính sẽ PHÁ Mậu theo quy luật hay sao?

Chẳng những thế, đi theo đường chấm-gạch màu vàng sẽ phá vỡ dạng Lưỡng Nghi hoặc phải nối kết Lưỡng Nghi nếu đi theo đường chấm-gạch màu xanh lá cây. Hình IV. cho các can Âm cũng đồng lý lẽ này vậy.

Tóm lại, họa đồ của bạn Đào Hoa còn quá nhiều điểm mở cho vấn nạn, phải không Phongthuysinh?

Hy vọng ông Tàu đưa cho chú Sapa đồ hình thật.

Đồ hình đây:

Posted Image

Rảnh, Sapa sẽ giải thích thêm về Golden Ratio (tỷ lệ vàng) của Nhị-Ngũ! 2 ngôi sao: 1 màu hồng, 1 màu đen.

Trong Hà Đồ, ta biết có 5 nhóm cặp-số biểu hiện là những chấm trắng đen tổng cộng là 55 chấm. Số 55 là 2 con số "ngũ" còn gọi là "nhị-ngũ". Trùng hợp chăng, đó là 5 ÂM Thiên can và 5 DƯƠNG Thiên can mà Phongthuysinh nhìn thấy đó ở trên đồ hình.

Nếu lấy ngũ hổ độn kết hợp với thời lệnh thì thấy rõ về hai chử hợp và hóa lại không phải thay đổi vị trí của thiên can.

PTS

Thiên Can HỢP-PHÁ Đồ ở trên không nói gì về HÓA và không dụng đến Ngũ Hành hay Hà Đồ hoặc Lạc Thư thể theo tiêu chuẩn của bạn Đào Hoa đó mà! Vì để hợp HÓA là HÓA ra Hành nào đó và như vậy thì phải dùng đến Ngũ Hành điều kiện rồi.

Phongthuysinh thấy thế nào?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào các bậc tiền bối, phongthuysinh và tất cả mọi người quan tâm.

Nhị địa sinh xin được góp một chút sưu tầm về "Tham đồng khế", bên dưới là phần trích trong sách của soạn giả Đặng Vạn Canh, xin mọi người tham khảo.

Xin chào Sapa,

Thuyết này lập ra do hóa trình luyện đơn mà được ngộ ra. PTS không có quyển sách Tham Đồng Khế nên không rỏ nó nằm ở đâu. PTS chỉ đọc được thuyết này từ một số tài liệu lẻ tẻ, đặt biệc là đoạn trên có nhắc tới Ngụy Bá Dương nói tới thuyết này trong Tham Đồng Khế nên dùng nó thứ nhất là để xem thực hư của tài liệu này, thứ hai là xem thuyết này đó vững không. Nếu các bạn ai có tham đồng khế xin đối chứng.

Xin cảm ơn Sapa,

PTS

“Tham đồng khế “ dùng các phương thức khác nhau, thuyết minh việc nắm chắc độ lửa luyện đan. Nó lấy 60 quẻ ngoài Càn Khôn Khảm Ly ra, dồn nạp vào một tháng 30 ngày, ban ngày một quẻ, ban đêm một quẻ, thuyết minh trình tự sáng tối mỗi ngày dùng lửa ra sao; dùng bát quái nạp giáp thuyết minh quy tắc dùng lửa mỗi tháng; dùng 12 tiêu tức quái thuyết minh tình hình dùng lửa theo 2 khí âm dương tiêu trưởng trong một năm. Trong đó quan trọng nhất là bát quái nạp giáp thuyết.

Gọi là bát quái nạp giáp, tức là dùng khảm ly phối mậu kỷ, đại biểu cho nguyệt tinh và nhật quang phối nhập ngũ hành Thổ ở trung ương. Sáu quẻ con (tử quái) khác ở đông tây nam bắc bốn phương phân biệt phối với Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm Quý biểu thị mặt trăng tròn khuyết từ mới ló đến rằm, từ mới khuyết đến ngày 30 nguyệt hối không chúc ánh sáng, tức là quá trình âm dương tiêu trưởng, dùng để thuyết minh trình tự điều độ lửa luyện đan mỗi tháng. Cụ thể là:

-Mùng ba, ánh trăng mới ló ở phía Tây, quẻ Chấn một dương mới sinh, nạp Canh, bắt đầu khởi hoả.

-Mùng tám, trăng sáng một nữa vầng, là thượng huyền, trăng ở phương Nam, quẻ Đoái hai dương sinh, nạp đinh, thế lửa tăng to lên.

-Ngày 15, trăng sáng đầy vầng, trăng nằm ở phương đông, quẻ Càn làm việc, nạp Giáp, lúc này thế lửa cần lớn nhất.

-Ngày 16, ánh trăng từ đây bắt đầu khuyết, hiện ở phương Tây, Quẻ Tốn một âm mới sinh, nạp Tân, giảm bớt thế lửa.

-Ngày 23, trăng hạ huyền ở phương Nam, quẻ Cấn làm việc, nạp Bính.

-Ngày 30, ánh trăng mất, tối ở phương đông, quẻ Khôn làm việc, nạp Ất, lúc này lửa tắt, quan sát tình hình biến hoá của dược vật trong vạc.

Hai quẻ Càn Khôn có nghĩa là đầu đuôi âm dương tiêu trưởng, cho nên lại lấy Giáp Ất phối Nhâm Quý ở phương Bắc. Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng. Đến ngày mùng ba tháng sau, trăng lại ló sáng, lại bắt đầu khởi hoả. Theo “Tham đồng khế” nói, độ lửa luyện đan phải tuỳ theo mặt trăng tròn khuyết hàng tháng, tức là căn cứ vào biến hoá của thiên tượng mà điều mà điều tiết. Đó là tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nhà luyện đan, quái tượng chẳng qua chỉ là một thứ tiêu chí mà thôi.

Thuyết này của “Tham đồng khế” được gọi là Nguyệt thể nạp giáp thuyết. Nó dùng thuyết quái khí trong Hán dịch giải thích thuật luyện đan, vứt bỏ âm dương tai biến, đánh dấu khuynh hướng mới của sự phát triển Hán Dịch. Nó cho rằng dược vật tinh luyện có phép tắc cố hữu của nó, có liên hệ tất yếu với sự biến hoá của độ nhiệt. Những phép tắc đó con người không thể làm trái được, nhưng con người chỉ cần nắm vững phép tắc đó thì có thể sáng tạo kỳ tích, luyện ra được kim đan. Từ đó trở thành bước đi trước tiên của nền dịch học Đạo giáo Trung Quốc, thậm chí là bước đi trước tiên của nền hoá học và dược vật học cổ đại.

“Tham đồng khế” không phải là bộ sách nội đan, tức là sách nói về tu luyện tinh khí trong cơ thể con người, như loại sách người thời nay gọi là sách khí công, mà là sách ngoại đan. Mượn “Chu dịch” nói luỵên nội đan, đó là chuyện phát huy của tín đồ Đạo giáo về sau.

“Tham đồng khế” dùng ngôn ngữ tỉ dụ, miêu tả quá trình luyện đan. Nó dùng Càn Khôn tỉ dụ vạc lò, nồi trên của vạc là Càn, nồi dưới là Khôn, giống hệt như trong “Chu dịch” Càn Khôn lấy tượng là Thiên địa (trời đất). Khảm Ly ví với dược vật chì thuỷ ngân và nước lửa, giống như trong “Chu dịch” Khảm Ly lấy tượng là nhật nguyệt.

Thuyết này của “Tham đồng khế” được gọi là Nguyệt thể nạp giáp thuyết. Nó dùng thuyết quái khí trong Hán dịch giải thích thuật luyện đan, vứt bỏ âm dương tai biến, đánh dấu khuynh hướng mới của sự phát triển Hán Dịch. Nó cho rằng dược vật tinh luyện có phép tắc cố hữu của nó, có liên hệ tất yếu với sự biến hoá của độ nhiệt. Những phép tắc đó con người không thể làm trái được, nhưng con người chỉ cần nắm vững phép tắc đó thì có thể sáng tạo kỳ tích, luyện ra được kim đan. Từ đó trở thành bước đi trước tiên của nền dịch học Đạo giáo Trung Quốc, thậm chí là bước đi trước tiên của nền hoá học và dược vật học cổ đại.

“Tham đồng khế” không phải là bộ sách nội đan, tức là sách nói về tu luyện tinh khí trong cơ thể con người, như loại sách người thời nay gọi là sách khí công, mà là sách ngoại đan. Mượn “Chu dịch” nói luỵên nội đan, đó là chuyện phát huy của tín đồ Đạo giáo về sau.

“Tham đồng khế” dùng ngôn ngữ tỉ dụ, miêu tả quá trình luyện đan. Nó dùng Càn Khôn tỉ dụ vạc lò, nồi trên của vạc là Càn, nồi dưới là Khôn, giống hệt như trong “Chu dịch” Càn Khôn lấy tượng là Thiên địa (trời đất). Khảm Ly ví với dược vật chì thuỷ ngân và nước lửa, giống như trong “Chu dịch” Khảm Ly lấy tượng là nhật nguyệt.

Đặng Vạn Canh.

Nội dung trích dẫn

Đôi khi những tài liệu lẻ tẻ không rõ nguồn khó mà ghi tải trung thực những gì mình muốn nghiên cứu nếu không thể kiểm chứng. Vậy thì chúng ta chờ xem ai có quyển sách Tham Đồng Khế có những điều giống như Phongthuysinh đã đọc để kiểm chứng rồi thảo luận tiếp nhé.

Đành vậy thôi, sao lại ít người biết tới thuyết này vậy cà .

PTS

Không phải vậy đâu, nếu những ai đã là Thầy thuốc Đông y điều biết về Tham đồng khế, cụ thể là trong sách "Chu dịch và Đông Y" dày khoảng ngàn trang đều có nói đến Tham đồng khế khá chi tiết, vì mình chỉ mới xem sơ qua quyển này mà thôi, điều này có thể hỏi bác lương y Longtuân là biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

PTS đang đọc tới mấy chử "Đồ hình đây:" lại mất hứng, chú cho lại đồ hình nhe

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào chú Sapa,

PTS đang đọc tới mấy chử "Đồ hình đây:" lại mất hứng, chú cho lại đồ hình nhe

PTS

Phongthuysinh không thấy đồ hình à!? Có lẽ website đó trục trặc hay chậm nên không thể thấy liền khi mà có thể phải đợi một chút chăng? Sapa mới thấy nó hiện lên đây mà.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào Chú Sapa,

Chỉ thấy hình long mã thôi chú

PTS

Server đó đang có vấn đề, nếu như muốn coi ngay thì cho Sapa email qua account của diễn đàn rồi Sapa gửi thẳng cho xem, có chịu không?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

với đường chấm-gạch màu vàng giống như hình chữ S ngược. Nói về lối viết của người Hán thì từ trên tới xuống dưới, rồi phải sang trái; người Việt thì viết từ trái sang phải đi ngang rồi xuống hàng nên kiểu sắp xếp của Đào Hoa là không biết dựa trên chứng cứ vật thể nào hay là anh ta tự suy nghĩ??

....

Posted Image

Sapa,

Anh có hiểu tại sao hình vẽ cho con ngựa đứng trong dòng sông hay không ? Nếu anh hiểu được thì anh không bao giờ nói những lời trên với tại hạ .

Đã nói về Thập Can thì chúng ta phải hiểu biết lịch sử của "Âm Dương Lịch". Phương pháp làm lịch bắt đầu từ 10 ngón tay, và sự sắp sếp thứ tự 10 con số dựa theo vòng quay Lưỡng Nghi, và cũng là vòng quay của Thiên Nhiên hay vòng quay của dòng sông. Tại hạ không phải là thiên tài cho nên không có tự suy nghĩ ra cái hình hay chiều quay của Lưỡng Nghi. Nếu bạn có học Phong Thủy Lạc Việt thì bạn đã nhìn ra hình lưỡng nghi đó là hình của dòng sông. Tiếng Anh gọi là "Meander Diagram"

Posted Image

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Đào Hoa

Sapa,

Anh có hiểu tại sao hình vẽ cho con ngựa đứng trong dòng sông hay không ? Nếu anh hiểu được thì anh không bao giờ nói những lời trên với tại hạ .

Truyền thuyết về Long Mã ở sông Mạnh, có chỗ nói là Hoàng Hà v.v... mang trên lưng tấm Hà Đồ mà trong Kinh Dịch có câu: "Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư - thánh nhân tác chi" thì muôn màu muôn vẽ không có gì lạ đâu Đào Hoa.

Còn nếu như Đào Hoa định vin vào sự uốn khúc (meander) của dòng sông để thách đố hoặc biện minh cho lối vẽ "meander diagram" mà Đào Hoa vay mượn ở đâu thì Sapa đây cũng biết nguồn đó bạn. Có một số đồ hình mà Đào Hoa đưa lên mà không credit xuất xứ nhưng đó là chuyện khác; cái mà Sapa muốn thảo luận ở đây chỉ là trên cách suy lý của Đào Hoa có nhất quán hay không mà thôi!

Nếu như muốn, Sapa sẽ đề cung "meander diagram" nguyên thủy đã không có con số 5 ở giữa mà Đào Hoa đã nhét vào cho phù hợp với Hà Đồ và nhất là: dòng sông uốn khúc nó mãi là sự uốn khúc như vầy:

Posted Image

(Vũ điệu sông Vàm Cỏ)

chứ không phải đá chéo lên lại vào trung cung cho ra con số "10" như trong đồ hình (Hình I.) của Đào Hoa, có phải không?

Đã nói về Thập Can thì chúng ta phải hiểu biết lịch sử của "Âm Dương Lịch". Phương pháp làm lịch bắt đầu từ 10 ngón tay, và sự sắp sếp thứ tự 10 con số dựa theo vòng quay Lưỡng Nghi, và cũng là vòng quay của Thiên Nhiên hay vòng quay của dòng sông. Tại hạ không phải là thiên tài cho nên không có tự suy nghĩ ra cái hình hay chiều quay của Lưỡng Nghi.

Đào Hoa biết được bao nhiêu về "Âm Dương Lịch", nếu có thể được cứ việc trình bày và Sapa sẽ hầu tiếp với bạn bằng 10 ngón tay nhé.

Nếu bạn có học Phong Thủy Lạc Việt thì bạn đã nhìn ra hình lưỡng nghi đó là hình của dòng sông. Tiếng Anh gọi là "Meander Diagram"

Đào Hoa

Phong Thủy Lạc Việt xem ra là do anh Thiên Sứ hoán vị Tốn-Khôn, nhưng đó cũng đã gây nên nhiều tranh luận nên chúng ta không cần thiết nhúng tay vào mà chúng ta chỉ nên bàn luận về vấn đề của Đào Hoa thôi.

Hình như, Đào Hoa chưa có bắt đầu thảo luận về những sơ hở trong đồ hình của Đào Hoa; nếu như có thể được, chúng ta hãy bắt đầu nhé.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo lời yêu cầu của chú Sapa, PTS bỏ hình lên:

Posted Image

Chào bạn Sapa,

Theo như hình vẽ trên, Giáp Kỷ, Ât Canh, Đinh Nhâm, Mậu Quí, đều ở các vị đối nhau lại vừa khắc nhau theo ngủ hành, vậy sau lại cho là hợp???

Từ sự giải thích trong bài trên mà VinhL gọi số Lạc Thư là số Tiên Thiên (là ví nó xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái.)

Số 10 không thấy trong cửu cung vì nó chính là Âm Thổ, mẹ đất thì ở khắp nơi, sinh ra muôn loài, ra muôn trùng cái tiểu thái cực số 10.

Ở Tiên Thiên Bát Quái, số 5,10 Thổ thì ký ở 1,6 Thủy, từ đó mà có thể giải thích hợp lý 8 san của Bát Trạch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên,

Sự thật thì PTS muốn tránh nói tới sự liên quan với thiên can lý do là nếu nói tới sự liên hệ này thì phải nói tới vị trí của thiên can và nếu nói tới vị trí của thiên can thì tức sẽ mâu thuẩn, sự mâu thuẩn này (tức là câu hỏi của bác về đoạn dưới) PTS vẫn chưa lý giải được . Lý do thứ 2 là chỉ cần nêu lên vị trí của nguyệt tượng bị di chuyển đi thì đã đủ chứng minh thuyết nguyê.t tượng là không hoàn toàn đúng. Cho nên PTS xin giải thích sơ sơ không đi sâu vào vị trí của thiên can (giáp ất ở đông, bính đinh ở nam, canh tân ở tây, nhâm quý ở bắc). Như lập luân ở trong phần hai có nói là điểm khởi đầu của mặt trăng sẽ bị di chuyển lần lần, vậy lấy nguyên lý giáp ất tại đông, bính đinh tại nam, canh tân tại tây, nhâm quý tại bắc, mậu kỷ tại trung ương và lấy lúc trăng tròn vị trí mặt trăng tại giáp (tức là lúc mặt trời ở bên trái của vòng hoàng đạo còn mặt trăng thì ở phía đông của vòng bay của mặt trăng, PTS không biết gọi vòng này là gì). Như vậy dựa theo bài tính phỏng trong phần 2 thì sau vòng mặt trăng thứ 56 vị trí trăng tròn sẽ ở tại phương dần, sau vòng thứ 112 thì vị trí của trăng tròn sẽ ở tại phương cấn. Như vậy 56 vòng đầu thì càn có thể nạp giáp còng sau đó thì càn cũng có thể nạp ất, nập bính, hay nạp nhâm cho tới 1282 vòng thì mới trở lại nạp giáp. Như PTS đã nói là bài tính trên chỉ tính phỏng, các đồ hình dưới đây sẽ chính xác nhiều hơn. Nhưng lại hỏi vị trí của thiên can thật ra ở đâu ? mặt trời bay vòng quanh (xin được nói như vậy cho tiện) trái đất trên vòng A nhưng mặt trăng bay vòng quanh trái đất trên vòng B vậy vị trí của thiên can trên hai vòng này có thể là khác nhau và cũng có thể giống nhau (đây lại là một chủ đề riêng cần nghiên cứu sâu hơn). Ở đây ta cứ cho là vị trí đó giống nhau và cũng nằm đúng vị trí ta thường dùng (giáp ất tại đông, v.v.).

Sự khác biệt về thời gian bay một vòng của mặt trăng khi cho rằng trái đất đứng yên và trái đất xoai vòng như sau:

Khi trái đất đứng yên không xoai vòng trục của nó thì mỗi 27.3217 ngày mặt trăng sẽ trở lại đúng vị trí mà nó khởi đầu, tức là đúng vị trí mà người quan sát đứng. Trong hình thì người quan sát đứng tại sơn giáp, mặt trăng khởi từ giáp thì 27.3217 ngày sau sẽ trở lại đúng sơn giáp. Nhưng vì trái đất cũng xoai vòng cùng chiều với mặt trăng bay, vị trí sau một vòng của mặt trăng cũng vẫn là giáp nhưng còn vị trí của người quan sát đã di chuyển nơi khác, lấy sự khác biệt giửa con số đã cho thì 29.53 ngày – 27.3217 ngày là 2.2083 ngày thì mặt trăng phải bay thêm 2.2083 ngày nửa mới cùng vị trí của người đứng xem. Hai ngày bay của mặt trăng là khoảng gần 2 cung tức là vị trí khoảng chừng sơn cấn. (Chú ý: trái banh màu xanh là trái đất, banh màu đỏ hay hồng là người đứng, banh màu xám là mặt trăng, banh màu cam là mặt trời)

Posted Image

Trở lại phần liên hệ giửa sự di chuyển của mặt trăng và vị trí của thiên can. Giờ thì PTS xin lấy thuyết nạp giáp để chứng minh nó không hoàn toàn đúng. Tức là lấy càn nạp giáp, càn nạp giáp là lúc nguyệt tượng sáng và tròn và ở vị trí của can giáp như hình sau đây:

Posted Image

Thêm thông tin ta cần là mặt trời bay quanh trái đất mất khoảng 365.25 ngày tức là khoảng 15 ngày đi một sơn. Vậy sau một vòng bay của mặt trăng 27.3217 ngày và 29.53 ngày :

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Như vậy tới vòng thứ tư thì đã thấy vị trí sơn giáp không còn là tượng càn nửa mà vị trí sơn nhâm mới đúng là tượng càn. Nhưng dựa vào đây, PTS lại phát hiện ra điều khác nhưng chưa thể nói được, khi nào PTS tìm được trình tính vị trí mặt trăng lẫn vị trí mặt trời thật chính xác thì mới tìm hiểu xâu hơn và lúc đó kết quả có thể khẳng định thuyết nạp giáp theo nguyệt tượng là đúng, sai hay đã bị sửa đổi .

Như đã nói ở trên, vòng mặt trời đi xung quanh trái đất là vòng A, vòng mặt trăng đi lại là vòng B mà hai vòng này không tròn vậy có nghĩa là đầu hộv vịt của hai vòng chưa chắc ở cùng một phương, vậy thì vị trí 24 sơn phải an làm sao? theo vòng mặt trời hay theo vòng mặt trăng ? Vấn đề này PTS vẫn còn tìm hiểu nên chưa thể giải thích tỏ tường được.

PTS

Phongthuysinh thân mến.

Đọc đi đọc lại, tới ngày hôm nay thì Hà Uyên đã nhớ lại được nhiều.

Theo sự phân tích của Phongthuysinh, mối quan hệ giữa quy luật của Tự nhiên với cái mà con người tạo ra là: đồ hình 24 sơn - hướng, sẽ phải xem xét lại một cách nghiêm túc. Thông qua đây, thì Hà Uyên cảm nhận được về Phongthuysinh đã có những bước tiến rất sâu và bền vững về Phong Thuỷ học. Hà Uyên rất quan tâm về vấn đề này, nếu có thể được, Phongthuysinh mở một chuyên mục mới, để anh chị em cùng Hà Uyên được tham khảo và học hỏi.

Rất mong được như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên,

Đúng như bác nói, vị trí của 24 sơn cần phải xem xét lại, vấn đề này PTS đã tham khảo một thời gian nhưng chưa có manh mối gì vì trước hết PTS phải tìm cho ra một chút gì đó về quá khứ của nó, người tạo ra nó và người đó ở đâu để có thể làm bàn đạp để bước lên cho sự so sánh với thực tại. Điều này PTS vẫn chưa làm được .

Kính,

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào các bậc tiền bối, phongthuysinh và tất cả mọi người quan tâm.

Nhị địa sinh xin được góp một chút sưu tầm về "Tham đồng khế", bên dưới là phần trích trong sách của soạn giả Đặng Vạn Canh, xin mọi người tham khảo.

Nội dung trích dẫn

“Tham đồng khế “ dùng các phương thức khác nhau, thuyết minh việc nắm chắc độ lửa luyện đan. Nó lấy 60 quẻ ngoài Càn Khôn Khảm Ly ra, dồn nạp vào một tháng 30 ngày, ban ngày một quẻ, ban đêm một quẻ, thuyết minh trình tự sáng tối mỗi ngày dùng lửa ra sao; dùng bát quái nạp giáp thuyết minh quy tắc dùng lửa mỗi tháng; dùng 12 tiêu tức quái thuyết minh tình hình dùng lửa theo 2 khí âm dương tiêu trưởng trong một năm. Trong đó quan trọng nhất là bát quái nạp giáp thuyết.

Gọi là bát quái nạp giáp, tức là dùng khảm ly phối mậu kỷ, đại biểu cho nguyệt tinh và nhật quang phối nhập ngũ hành Thổ ở trung ương. Sáu quẻ con (tử quái) khác ở đông tây nam bắc bốn phương phân biệt phối với Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm Quý biểu thị mặt trăng tròn khuyết từ mới ló đến rằm, từ mới khuyết đến ngày 30 nguyệt hối không chúc ánh sáng, tức là quá trình âm dương tiêu trưởng, dùng để thuyết minh trình tự điều độ lửa luyện đan mỗi tháng. Cụ thể là:

-Mùng ba, ánh trăng mới ló ở phía Tây, quẻ Chấn một dương mới sinh, nạp Canh, bắt đầu khởi hoả.

-Mùng tám, trăng sáng một nữa vầng, là thượng huyền, trăng ở phương Nam, quẻ Đoái hai dương sinh, nạp đinh, thế lửa tăng to lên.

-Ngày 15, trăng sáng đầy vầng, trăng nằm ở phương đông, quẻ Càn làm việc, nạp Giáp, lúc này thế lửa cần lớn nhất.

-Ngày 16, ánh trăng từ đây bắt đầu khuyết, hiện ở phương Tây, Quẻ Tốn một âm mới sinh, nạp Tân, giảm bớt thế lửa.

-Ngày 23, trăng hạ huyền ở phương Nam, quẻ Cấn làm việc, nạp Bính.

-Ngày 30, ánh trăng mất, tối ở phương đông, quẻ Khôn làm việc, nạp Ất, lúc này lửa tắt, quan sát tình hình biến hoá của dược vật trong vạc.

Hai quẻ Càn Khôn có nghĩa là đầu đuôi âm dương tiêu trưởng, cho nên lại lấy Giáp Ất phối Nhâm Quý ở phương Bắc. Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng. Đến ngày mùng ba tháng sau, trăng lại ló sáng, lại bắt đầu khởi hoả. Theo “Tham đồng khế” nói, độ lửa luyện đan phải tuỳ theo mặt trăng tròn khuyết hàng tháng, tức là căn cứ vào biến hoá của thiên tượng mà điều mà điều tiết. Đó là tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nhà luyện đan, quái tượng chẳng qua chỉ là một thứ tiêu chí mà thôi.

Thuyết này của “Tham đồng khế” được gọi là Nguyệt thể nạp giáp thuyết. Nó dùng thuyết quái khí trong Hán dịch giải thích thuật luyện đan, vứt bỏ âm dương tai biến, đánh dấu khuynh hướng mới của sự phát triển Hán Dịch. Nó cho rằng dược vật tinh luyện có phép tắc cố hữu của nó, có liên hệ tất yếu với sự biến hoá của độ nhiệt. Những phép tắc đó con người không thể làm trái được, nhưng con người chỉ cần nắm vững phép tắc đó thì có thể sáng tạo kỳ tích, luyện ra được kim đan. Từ đó trở thành bước đi trước tiên của nền dịch học Đạo giáo Trung Quốc, thậm chí là bước đi trước tiên của nền hoá học và dược vật học cổ đại.

“Tham đồng khế” không phải là bộ sách nội đan, tức là sách nói về tu luyện tinh khí trong cơ thể con người, như loại sách người thời nay gọi là sách khí công, mà là sách ngoại đan. Mượn “Chu dịch” nói luỵên nội đan, đó là chuyện phát huy của tín đồ Đạo giáo về sau.

“Tham đồng khế” dùng ngôn ngữ tỉ dụ, miêu tả quá trình luyện đan. Nó dùng Càn Khôn tỉ dụ vạc lò, nồi trên của vạc là Càn, nồi dưới là Khôn, giống hệt như trong “Chu dịch” Càn Khôn lấy tượng là Thiên địa (trời đất). Khảm Ly ví với dược vật chì thuỷ ngân và nước lửa, giống như trong “Chu dịch” Khảm Ly lấy tượng là nhật nguyệt.

Thuyết này của “Tham đồng khế” được gọi là Nguyệt thể nạp giáp thuyết. Nó dùng thuyết quái khí trong Hán dịch giải thích thuật luyện đan, vứt bỏ âm dương tai biến, đánh dấu khuynh hướng mới của sự phát triển Hán Dịch. Nó cho rằng dược vật tinh luyện có phép tắc cố hữu của nó, có liên hệ tất yếu với sự biến hoá của độ nhiệt. Những phép tắc đó con người không thể làm trái được, nhưng con người chỉ cần nắm vững phép tắc đó thì có thể sáng tạo kỳ tích, luyện ra được kim đan. Từ đó trở thành bước đi trước tiên của nền dịch học Đạo giáo Trung Quốc, thậm chí là bước đi trước tiên của nền hoá học và dược vật học cổ đại.

“Tham đồng khế” không phải là bộ sách nội đan, tức là sách nói về tu luyện tinh khí trong cơ thể con người, như loại sách người thời nay gọi là sách khí công, mà là sách ngoại đan. Mượn “Chu dịch” nói luỵên nội đan, đó là chuyện phát huy của tín đồ Đạo giáo về sau.

“Tham đồng khế” dùng ngôn ngữ tỉ dụ, miêu tả quá trình luyện đan. Nó dùng Càn Khôn tỉ dụ vạc lò, nồi trên của vạc là Càn, nồi dưới là Khôn, giống hệt như trong “Chu dịch” Càn Khôn lấy tượng là Thiên địa (trời đất). Khảm Ly ví với dược vật chì thuỷ ngân và nước lửa, giống như trong “Chu dịch” Khảm Ly lấy tượng là nhật nguyệt.

Đặng Vạn Canh.

Không phải vậy đâu, nếu những ai đã là Thầy thuốc Đông y điều biết về Tham đồng khế, cụ thể là trong sách "Chu dịch và Đông Y" dày khoảng ngàn trang đều có nói đến Tham đồng khế khá chi tiết, vì mình chỉ mới xem sơ qua quyển này mà thôi, điều này có thể hỏi bác lương y Longtuân là biết.

Chào các bạn,

Tôi minh họa lại lời Soạn giả Đặng Vạn Canh (Do bạn phongthuysinh trích dẫn)

--- --- --- --- ------- ------- ------- --- ---

--- --- -------- ------- ------- --- --- --- ---

-------- ------- ------- --- --- --- --- --- ---

mùng 3 mùng 8 ngày 14 ngày 16 ngày 23 ngày 30

Nạp: Canh Đinh Giáp (Nhâm) Tân Bính Ất (Quí)

(Chấn) (Đoài) (Càn) (Tốn) (Cấn) (Khôn)

Chúng ta cùng quan sát Nghiệm Lý lẽ Biến Dịch tiêu tức đầy vơi của Mặt Trăng.

1. Theo Ngài Kinh Phòng (Mạnh Hỷ, Tiêu Diên Thọ) dùng để chiêm nghiệm cát hung theo Quái Khí.

2. Theo Ngài Ngụy Bá Dương dùng để tu luyện nội đan. Nếu muốn khẳng định Ngài Ngụy Bá Dương hoặc đúng hoặc sai xin bạn hãy thực hiện tu luyện Thiền Định theo lý thuyết của Ngài 100 ngày .(Thủy triều lên xuống theo Mặt Trăng, Mạch Khí trong mỗi người cũng vậy).

3. Soạn giả Đặng Vạn canh cho sách này là Ngoại Đan, không phải Nội Đan. Nội Đan chính là Cơ thể tuy nói ngoại nhưng thực là nội "thiên nhân tương ứng" "Thiên nhân hợp nhất". muốn thú Khảm điền Ly bắt buộc phải tu luyện theo công thức trên.

Tham khảo :http://nhantu.net/

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tự

Xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, VinhL

Chào bạn Sapa,

Theo như hình vẽ trên, Giáp Kỷ, Ât Canh, Đinh Nhâm, Mậu Quí, đều ở các vị đối nhau lại vừa khắc nhau theo ngủ hành, vậy sau lại cho là hợp???

Bạn có thấy tấm hình:

Posted Image

(Trống đồng Đặc Giáo)

có ngôi sao 10 cánh này không? (Có người Việt nào sau này muốn vin vào trống đồng để dùng đồ hình: Thiên Can HỢP-PHÁ Đồ thì nhớ credit cho vị người Hán trao tặng lại là được)

Giáp-Kỷ 180 độ như chung một đường thẳng có 2 đầu tạo thành quy luật: THIÊN CAN HỢP. Các con số cũng tạo nên các "cặp-số" (tương ứng) nếu như muốn chuyển tải sang ý niệm phối với Hà Đồ.

Còn muốn nhìn theo quy luật THIÊN CAN PHÁ thì có 2 ngôi sao biểu trưng cho Thiên Can DƯƠNG và Thiên Can ÂM:

Posted Image

... như vậy, VinhL có thấy hợp lý và nhất quán không?

Từ sự giải thích trong bài trên mà VinhL gọi số Lạc Thư là số Tiên Thiên (là ví nó xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái.)

Số 10 không thấy trong cửu cung vì nó chính là Âm Thổ, mẹ đất thì ở khắp nơi, sinh ra muôn loài, ra muôn trùng cái tiểu thái cực số 10.

Ở Tiên Thiên Bát Quái, số 5,10 Thổ thì ký ở 1,6 Thủy, từ đó mà có thể giải thích hợp lý 8 san của Bát Trạch.

Giải thích của VinhL còn chỗ chưa suốt, cần sự thảo luận. Ngày mai chúng ta tiếp tục nhé.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sapa mến,

Đào Hoa định viết vài hàng về hình vẽ lưỡng nghi, nhưng nghĩ lại thì cảm thấy Sapa nói đúng. Ban đầu tại hạ có ghi rằng sự hợp và phá của Thập Can có thể giải thích qua lý thuyết, hình vẽ và cũng không cần trực tiếp dáng ghép Lạc Thư hay Hà Đồ. Vô tình tại hạ mang Lạc Thư vào sự giải thích trong bài của tại hạ. Như vậy tại hạ có giải thích thêm về lưỡng nghi thì cũng vô dụng. Tại hạ là người thẳng thắng cho nên không thích dùng văn chương để che dấu việc làm.

Nhìn hình 2 ngôi sao của Sapa, tại hạ thích cái giải thích đó (lý thuyết đúng hay sai là chuyện chúng ta có thể bàn sau). Cái đúng trước mắt là Sapa đã giải thích Thập Can qua hình vẽ chớ không dùng Lạc Thư hay Hà Đồ.

Giỏi Posted Image Tại hạ chịu thua 1 - 0

(... công việc làm của tại hạ về robotic cho nên thích dùng bàn tay của robot để diễn tả.)

Quay lại với đề tài Thập Can và quy tắc không trực tiếp dáng ghép Lạc Thư hay Hà Đồ. Bài kế tiếp của tại hạ là dùng bàn tay robot.

Posted Image

Khi ta chấp tay vái phật thì Giáp hợp Kỷ, Ất hợp Canh, ..., Mậu hợp Quý.

Vậy thì đã giải thích sơ về Thập Can. Đây không phải là giải thích qua "nhị ngũ" mà là "2 bàn tay". hahaha

===================================================

OK, bước sâu về đề tài của Thập Can. Đó là đề tài "hợp và phá" của thiên can. Nhìn vào Lục Thập Hoa Giáp thì chúng ta cũng thấy đâu phải Giáp nào cũng hợp với Kỷ. Thí dụ như Giáp Tý (Hải Trung Kim) thì làm sao mà hợp với Kỷ Tị (Bình Địa Mộc). Hay Mậu Dần (Thanh Đầu Thổ) làm sao hợp với Quý Sửu (Tang Giá Mộc). Vậy thì hình vẽ "nhị ngũ" của Sapa và "2 bàn tay" của DaoHoa chưa giải thích hết vấn đề. Cho nên quy luật "hợp và phá" phải có hạn chế và chắc phải có thêm quy luật bổ túc để bảo toàn quy luật "hợp và phá".

OK, Sapa ! Sapa muốn đi trước trong việc giải thích quy luật bổ túc đó hay muốn Đào Hoa đi trước. Tùy ý Sapa. Nhưng cho vui đề tài nầy, chúng ta cứ tiếp tục giữ quy định trên, "không được trực tiếp dáng ghép Lạc Thư hay Hà Đồ". Nếu Sapa tiếp tục vẽ thì tại hạ sẽ hoan nghinh đón tiếp qua hình vẽ.

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phongthuysinh

Chắc là phongthuysinh đang đặt v/đ về: "Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thuỷ phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, nên phongthuysinh thấy còn lúng túng ...."

Theo Hà Uyên, có lẽ trọng tâm là điều này:

Giáp Tý - Giáp Ngọ: 4 -2 -3 - 5 - 4 (khuyết 1 - Thủy)

Giáp Tuất - Giáp Thìn : 2 -1 - 5 - 4 -3

Giáp Thân - Giáp Dần : 1 -5 -2 -3 -1 (khuyết 4 - Kim)

Phongthuysinh thân mến.

Khi Phongthuysinh mở chủ đề này, Hà Uyên rất "gắng" mà không "cố", khi phải dùng đến "Hà đồ - Lạc thư", và hầu như trong toàn bộ bài viết của mình, đều không có nhắc tới "Đồ Thư".

Hôm nay, Đào Hoa đã viết: "không được trực tiếp dáng ghép Lạc Thư hay Hà Đồ".

...Nhìn vào Lục Thập Hoa Giáp thì chúng ta cũng thấy đâu phải Giáp nào cũng hợp với Kỷ. Thí dụ như Giáp Tý (Hải Trung Kim) thì làm sao mà hợp với Kỷ Tị (Bình Địa Mộc). Hay Mậu Dần (Thanh Đầu Thổ) làm sao hợp với Quý Sửu (Tang Giá Mộc). Vậy thì hình vẽ "nhị ngũ" của Sapa và "2 bàn tay" của DaoHoa chưa giải thích hết vấn đề. Cho nên quy luật "hợp và phá" phải có hạn chế và chắc phải có thêm quy luật bổ túc để bảo toàn quy luật "hợp và phá".

Cảm ơn Đào Hoa nhiều.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác Hà Uyên và các vị,

Theo suy nghĩ của PTS thì thiên can hợp phá không có liên quan gì tới hà thư nên cũng chẳng cần ghép hà thư vào cũng chẳng cần đem vô hai chử Lạc Việt làm gì . Giờ ta thử trở về cái căn bản nhất đó là ý nghĩa của mấy chử hợp hóa phá ; tại sao lại dùng chử hợp mà không dùng chử khác như giao, đồng hay gặp v.v. vậy hợp có phải là hai thứ hợp lại không như giáp hợp kỷ thì phải có 2 thứ giáp và kỷ, lại còn chử hóa vậy hóa ở đây mang ý nghĩa gì mà nó lại hóa ra hành, nói hóa có nghĩa là nói về ngũ hành . Nhưng bản thân giáp và kỷ ngũ hành khắc nhau đương nhiên cổ nhân đã biết vậy tại sao vẫn cho giáp hóa kỷ ? đương nhiên là không phải mộc hợp thổ hóa thổ rồi. Còn chử phá có nghĩa gì ? phá là phá hoại làm hao mòn đi sức lực như vậy tức là nói tới ngũ hành nửa rồi chứ cứ dùng ba con số hà đồ lạc thư của Phục Hy Văn Vương hay của Lạc Việt thì làm gì có chứ phá trong đó đúng không bác ? Tại sao phá lại nói tới ngũ hành, vì thổ sinh kim thì thổ suy, kim được thổ sinh tức là kim phá sức của thổ đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên sao cổ nhân lại nói giáp phá mậu mà không nói giáp phá kỷ lý do đơn giản là âm sinh dương dương sinh âm là bồi bổ nhau, hổ trợ nhau mà sanh sản, duy chỉ có dương sinh dương âm sinh âm thì mới thật sự hao mòn mà không sinh nữa. Cho nên PTS cho là dùng hà lạc là đi sai đường lối mà vẽ con sông ẹo ẹo cong công như chú DaoHoa hay hai ngôi sao lũng đâm lũng bụng như chú Sapa cũng chẳng giải thích được hợp phá đừng nói chi giải thích được chử hóa.

Các lổ hở về chử S của chú DaoHoa thì chú Sapa đã nói rồi, PTS không cần nói thêm nửa còn lại cái ngôi sao ngũ sắc của chú Sapa thì chỉ nói lên sự liên hệ giửa thiên can hợp phá chứ không giải thích được chử hóa và lại càng không giải thích được ý nghĩa của chử hợp và phá . PTS vẫn cho là trở về với 60 hoa giáp là con đường tới kinh.

Thôi PTS xin phép các vị để trở lại những "công trình" đang dang dở của mình. Phần nạp giáp theo PTS nghĩ đã có câu trả lời vì PTS đã đưa ra ba phần (phần 3 có thể dùng trình mà PTS bỏ lên xem nguyệt tượng để kiểm tra lại giả thuyết của phần 2), chỉ còn phần cuối là tham khảo kết luận mọi người có thể tự kết luâ.n được . Chỉ cần để tâm thanh tịnh không vướng bận bởi cái gọi là "ngàn năm sở học lưu truyền" gì gì đó thì ta sẽ ngộ ra nhiều điều hay! Phần hợp hóa phá PTS tạm dừng ở đây.

Kính,

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các bạn,

Tôi minh họa lại lời Soạn giả Đặng Vạn Canh (Do bạn phongthuysinh trích dẫn)

--- --- --- --- ------- ------- ------- --- ---

--- --- -------- ------- ------- --- --- --- ---

-------- ------- ------- --- --- --- --- --- ---

mùng 3 mùng 8 ngày 14 ngày 16 ngày 23 ngày 30

Nạp: Canh Đinh Giáp (Nhâm) Tân Bính Ất (Quí)

(Chấn) (Đoài) (Càn) (Tốn) (Cấn) (Khôn)

Chúng ta cùng quan sát Nghiệm Lý lẽ Biến Dịch tiêu tức đầy vơi của Mặt Trăng.

1. Theo Ngài Kinh Phòng (Mạnh Hỷ, Tiêu Diên Thọ) dùng để chiêm nghiệm cát hung theo Quái Khí.

2. Theo Ngài Ngụy Bá Dương dùng để tu luyện nội đan. Nếu muốn khẳng định Ngài Ngụy Bá Dương hoặc đúng hoặc sai xin bạn hãy thực hiện tu luyện Thiền Định theo lý thuyết của Ngài 100 ngày .(Thủy triều lên xuống theo Mặt Trăng, Mạch Khí trong mỗi người cũng vậy).

3. Soạn giả Đặng Vạn canh cho sách này là Ngoại Đan, không phải Nội Đan. Nội Đan chính là Cơ thể tuy nói ngoại nhưng thực là nội "thiên nhân tương ứng" "Thiên nhân hợp nhất". muốn thú Khảm điền Ly bắt buộc phải tu luyện theo công thức trên.

Tham khảo :http://nhantu.net/

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tự

Xin cám ơn.

Tôi xin đính chính lại : Tôi minh họa lại lời Soạn giả Đặng Vạn Canh (Do bạn Nhị Địa Sinh trích dẫn)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin sao lại phần Nạp Giáp theo Ngài Ngụy Bá Dương (Nguyệt Thể Nạp Giáp) và Nạp Giáp theo Phong Thủy.

1. Nguyệt Thể nạp Giáp

Càn nạp Giáp (Nhâm); Khôn nạp Ất (Quí); Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân; Cấn nạp Bính; Ly nạp Kỷ; Khảm nạp Mậu (Ly Khảm Mậu Kỷ trung ương)

2. Nạp Giáp theo Phong Thủy.

Càn nạp Giáp; Khôn nạp Ất; Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân; Cấn nạp Bính; Ly nạp Nhâm; Khảm nạp Quí;

3. So sánh khác nhau ở Ly Khảm và Càn Khôn.

Chúng ta cùng tìm Nghĩa Lý giống và khác nhau

Xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Nhị Địa Sinh,

Xin chào các bậc tiền bối, phongthuysinh và tất cả mọi người quan tâm.

Nhị địa sinh xin được góp một chút sưu tầm về "Tham đồng khế", bên dưới là phần trích trong sách của soạn giả Đặng Vạn Canh, xin mọi người tham khảo.

Cám ơn bạn đã trích dẫn để giúp làm sáng tỏ thực hư của thuyết "Nguyệt Thể Nạp Giáp" này do Phongthuysinh đề lên.

“Tham đồng khế “ dùng các phương thức khác nhau, thuyết minh việc nắm chắc độ lửa luyện đan. Nó lấy 60 quẻ ngoài Càn Khôn Khảm Ly ra, dồn nạp vào một tháng 30 ngày, ban ngày một quẻ, ban đêm một quẻ, thuyết minh trình tự sáng tối mỗi ngày dùng lửa ra sao; dùng bát quái nạp giáp thuyết minh quy tắc dùng lửa mỗi tháng; dùng 12 tiêu tức quái thuyết minh tình hình dùng lửa theo 2 khí âm dương tiêu trưởng trong một năm. Trong đó quan trọng nhất là bát quái nạp giáp thuyết.

Gọi là bát quái nạp giáp, tức là dùng khảm ly phối mậu kỷ, đại biểu cho nguyệt tinh và nhật quang phối nhập ngũ hành Thổ ở trung ương. Sáu quẻ con (tử quái) khác ở đông tây nam bắc bốn phương phân biệt phối với Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm Quý biểu thị mặt trăng tròn khuyết từ mới ló đến rằm, từ mới khuyết đến ngày 30 nguyệt hối không chúc ánh sáng, tức là quá trình âm dương tiêu trưởng, dùng để thuyết minh trình tự điều độ lửa luyện đan mỗi tháng. Cụ thể là:

-Mùng ba, ánh trăng mới ló ở phía Tây, quẻ Chấn một dương mới sinh, nạp Canh, bắt đầu khởi hoả.

Đúng vậy! Điều này được xác thực khi màn đêm vừa buông xuống vào khoảng 6-7 giờ tối là ta sẽ thấy hiện tượng trăng "mồng 3 câu liêm" ở trời Tây để sánh với quẻ Chấn, nhưng càng về khuya thì ta sẽ không còn thấy trăng nữa vì quả đất quay quanh trục của nó.

-Mùng tám, trăng sáng một nữa vầng, là thượng huyền, trăng ở phương Nam, quẻ Đoái hai dương sinh, nạp đinh, thế lửa tăng to lên.

Cứ thế, sang mồng 4, thì cũng cùng khoảng thời gian 6-7 giờ tối là ta thấy "trăng... cao hơn" hồi hôm qua "mồng 3" nhưng vẫn chệch ở hướng Tây và rồi xuống dần mất hút ở hướng đó khi đêm càng về khuya. Y như bài đồng dao hồi nhỏ: "... mồng 4 lưỡi liềm, mồng 5 liềm giật, mồng 6 thật trăng ..." cho đến "mồng 8" nữa vầng (thuộc thượng huyền) thì trời vừa chạng vạng 6-7 giờ tối là "trăng... thật cao" gần như chính diện khi nhìn về hướng Nam tương ưng với quẻ Đoài là đúng như vậy!

-Ngày 15, trăng sáng đầy vầng, trăng nằm ở phương đông, quẻ Càn làm việc, nạp Giáp, lúc này thế lửa cần lớn nhất.

Lẽ tất nhiên, đường bay của mặt trăng sẽ cho ta nhìn thấy hiện tượng "Mười rằm trăng náo" ở hướng Đông đường chân trời khi hoàng hôn và khoảng 7-8 giờ tối là rõ nét như miêu tả trong phần trích dẫn. Ứng với quẻ Càn là điều hợp lý.

-Ngày 16, ánh trăng từ đây bắt đầu khuyết, hiện ở phương Tây, Quẻ Tốn một âm mới sinh, nạp Tân, giảm bớt thế lửa.

Thế nhưng, vấn đề xảy ra khi chính ta có dịp quan sát kiểm nghiệm lại như sau: Đó là, khi trăng rằm ta thấy ở hướng Đông thì càng về khuya ta sẽ nhìn thấy trăng di chuyển từ Đông (7-8 giờ tối ) sang Tây (khoảng 5-6 giờ sáng) nếu như ai có dịp thức sớm nghen. Như vậy, sang đến "mười sáu '16' trăng treo" ta vẫn còn thấy trăng tròn ấy ở hướng Đông khi trời tối 8-9 giờ và cứ thế di chuyển sang Tây khi trời gần sáng.

Do đó, nếu như dựa theo trích dẫn trên: Ngày 16, ánh trăng từ đây bắt đầu khuyết, hiện ở phương Tây là phải trời gần sáng chứ nếu quan sát theo thường lệ 7-8 giờ tối thì không phải giống như trích dẫn. Kế đến, cho rằng ngày 16 trăng bắt đầu khuyết thì cũng đúng, nhưng so với quẻ Tốn đối xứng với Chấn (mồng 3) thì gượng quá ... Thôi thì cứ tạm thông qua để quan sát tiếp.

-Ngày 23, trăng hạ huyền ở phương Nam, quẻ Cấn làm việc, nạp Bính.

Cứ thế, sang "... mười bảy sảy giường chiếu, mười tám rám trấu ..." thì khoảng thời gian 8-9 giờ tối là ta thấy "trăng... cao hơn" hồi hôm qua từ hướng Đông chậm rãi sang Tây khi trời hừng sáng và nhất là hôm nay: 18 âm lịch thì khoảng 8 giờ sang lái xe đi làm về hướng Tây, thì Sapa nhìn thấy trăng ban ngày ở hướng đó trong khi mặt trời từ hướng Đông dần lên cao.

Lẽ tất nhiên, "... mười chín đụn địn, hai mươi giấc tốt, hai mốt nữa đêm..." quả không sai vì khi ấy ta mới thấy trăng nữa vầng (thuộc hạ huyền) từ hướng Đông và "...hăm hai gà gáy..." thì là khoảng 4 giờ sáng trang nữa vầng gần như ở chính diện khi nhìn về phương Nam. Ngày 23 thì phải là 5-6 giờ sáng mới thấy trăng hạ huyền ở phương Nam như trích dẫn để sánh với quẻ Cấn.

-Ngày 30, ánh trăng mất, tối ở phương đông, quẻ Khôn làm việc, nạp Ất, lúc này lửa tắt, quan sát tình hình biến hoá của dược vật trong vạc.

Sau ngày 23, trăng hạ huyền ở phương Nam thì ta sẽ lại thấy trăng khuyết dần bắt đầu ở phương Đông từ 3-4 đến 5-6 giờ sáng rồi di chuyển về phương Nam mất bóng do mặt trời lên. Cứ vậy, ngày 24, 25, 25, 27 thì mặt trăng mặt trời như cùng lúc mọc lên từ hướng Đông khi trời sáng nên sẽ không còn thấy nữa chứ nói gì phải đợi đến Ngày 30, ánh trăng mất, tối ở phương đông, quẻ Khôn làm việc là do không ghi chú tường tận sự quan sát vậy. Do đó, người xưa mới cho rằng, trăng Hối (30) tối ở phương Đông vì quỷ đạo của mặt trăng đã quay gần xong một chu kỳ quanh quả đất và lúc đó đang ở giữa MẶT TRỜI và TRÁI ĐẤT. Tuy nhiên, Nhật thực không phải xảy ra vì độ nghiêng của quỷ đạo mặt trăng là 5 độ mấy - chứ chẳng phải lấy Giáp Ất phối Nhâm Quý ở phương Bắc. Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng.

28 29 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 | 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1 2

Nhìn dãy số tiêu biểu cho một tuần Trăng, từ 3 đến 8 có 4 ngày; từ 8 đến 15 có 6 ngày : chia | đôi : rồi từ 16 đến 23 có 6 ngày ... thì lấy mốc ngày 28 cho cân đối vì rằng ngày này đã phải 6 giờ sáng mới nhìn thấy "trăng lưỡi trai" (thuộc hạ huyền) từ phương Đông cùng lúc với mặt trời lên.

Hai quẻ Càn Khôn có nghĩa là đầu đuôi âm dương tiêu trưởng, cho nên lại lấy Giáp Ất phối Nhâm Quý ở phương Bắc. Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng. Đến ngày mùng ba tháng sau, trăng lại ló sáng, lại bắt đầu khởi hoả. Theo “Tham đồng khế” nói, độ lửa luyện đan phải tuỳ theo mặt trăng tròn khuyết hàng tháng, tức là căn cứ vào biến hoá của thiên tượng mà điều mà điều tiết. Đó là tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của nhà luyện đan, quái tượng chẳng qua chỉ là một thứ tiêu chí mà thôi.

Thuyết này của “Tham đồng khế” được gọi là Nguyệt thể nạp giáp thuyết. Nó dùng thuyết quái khí trong Hán dịch giải thích thuật luyện đan, vứt bỏ âm dương tai biến, đánh dấu khuynh hướng mới của sự phát triển Hán Dịch. Nó cho rằng dược vật tinh luyện có phép tắc cố hữu của nó, có liên hệ tất yếu với sự biến hoá của độ nhiệt. Những phép tắc đó con người không thể làm trái được, nhưng con người chỉ cần nắm vững phép tắc đó thì có thể sáng tạo kỳ tích, luyện ra được kim đan. Từ đó trở thành bước đi trước tiên của nền dịch học Đạo giáo Trung Quốc, thậm chí là bước đi trước tiên của nền hoá học và dược vật học cổ đại.

“Tham đồng khế” không phải là bộ sách nội đan, tức là sách nói về tu luyện tinh khí trong cơ thể con người, như loại sách người thời nay gọi là sách khí công, mà là sách ngoại đan. Mượn “Chu dịch” nói luỵên nội đan, đó là chuyện phát huy của tín đồ Đạo giáo về sau.

“Tham đồng khế” dùng ngôn ngữ tỉ dụ, miêu tả quá trình luyện đan. Nó dùng Càn Khôn tỉ dụ vạc lò, nồi trên của vạc là Càn, nồi dưới là Khôn, giống hệt như trong “Chu dịch” Càn Khôn lấy tượng là Thiên địa (trời đất). Khảm Ly ví với dược vật chì thuỷ ngân và nước lửa, giống như trong “Chu dịch” Khảm Ly lấy tượng là nhật nguyệt.

Thuyết này của “Tham đồng khế” được gọi là Nguyệt thể nạp giáp thuyết. Nó dùng thuyết quái khí trong Hán dịch giải thích thuật luyện đan, vứt bỏ âm dương tai biến, đánh dấu khuynh hướng mới của sự phát triển Hán Dịch. Nó cho rằng dược vật tinh luyện có phép tắc cố hữu của nó, có liên hệ tất yếu với sự biến hoá của độ nhiệt. Những phép tắc đó con người không thể làm trái được, nhưng con người chỉ cần nắm vững phép tắc đó thì có thể sáng tạo kỳ tích, luyện ra được kim đan. Từ đó trở thành bước đi trước tiên của nền dịch học Đạo giáo Trung Quốc, thậm chí là bước đi trước tiên của nền hoá học và dược vật học cổ đại.

“Tham đồng khế” không phải là bộ sách nội đan, tức là sách nói về tu luyện tinh khí trong cơ thể con người, như loại sách người thời nay gọi là sách khí công, mà là sách ngoại đan. Mượn “Chu dịch” nói luỵên nội đan, đó là chuyện phát huy của tín đồ Đạo giáo về sau.

“Tham đồng khế” dùng ngôn ngữ tỉ dụ, miêu tả quá trình luyện đan. Nó dùng Càn Khôn tỉ dụ vạc lò, nồi trên của vạc là Càn, nồi dưới là Khôn, giống hệt như trong “Chu dịch” Càn Khôn lấy tượng là Thiên địa (trời đất). Khảm Ly ví với dược vật chì thuỷ ngân và nước lửa, giống như trong “Chu dịch” Khảm Ly lấy tượng là nhật nguyệt.

Đặng Vạn Canh.

Đại để là vậy, ngày mai Sapa sẽ có câu trả lời cho Phongthuysinh:

Về thực hư của thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng là vấn đề PTS đang chú ý tới và đặt ra giả thuyết cho là thuyết này không đúng .Trước khi đi sâu vào vấn đề thì việc cần biết hiện giờ là chúng ta có thống nhất về sự chính xác của tài liệu về thuyết nạp giáp này không .

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Tóm tắc lại thì:

Càn nạp giáp, nhâm

khôn nạp ất, quý

đoài nạp đinh

cấn nạp bính

tốn nạp tân

chấn nạp canh

khảm nạp mậu

ly nạp kỷ

Tạm gát Nhâm, Quý, Mậu và Kỷ để tìm hiểu xem thuyết Nguyệt thể nạp giáp là có chứng cứ khả tín hay không thông qua Lục Quái và Lục Thiên Can nhé!

Khi mới bắt đầu, bạn cho thông tin như sau:

Sau đó (theo tài liệu hán) thì Ngụy Bá Dương trứ tác tham đồng khế trong đó lấy sự âm dương tiêu trưởng trong một tháng biểu hiện bởi sáu quái chấn đoài càn, tốn cấn khôn nhập vào phương vị của giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý 10 can.

nên khó hiểu mà ngờ vực đến "Tham Đồng Khế." Kế đến, bạn Nhị Địa Sinh trích dẫn xác định:

Trong đó quan trọng nhất là bát quái nạp giáp thuyết.

Gọi là bát quái nạp giáp, tức là dùng khảm ly phối mậu kỷ, đại biểu cho nguyệt tinh và nhật quang phối nhập ngũ hành Thổ ở trung ương.

Sáu quẻ con (tử quái) khác ở đông tây nam bắc bốn phương phân biệt phối với Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm Quý biểu thị mặt trăng tròn khuyết từ mới ló đến rằm, từ mới khuyết đến ngày 30 nguyệt hối không chúc ánh sáng, tức là quá trình âm dương tiêu trưởng, dùng để thuyết minh trình tự điều độ lửa luyện đan mỗi tháng. Cụ thể là:

-Mùng ba, ánh trăng mới ló ở phía Tây, quẻ Chấn một dương mới sinh, nạp Canh, bắt đầu khởi hoả.

-Mùng tám, trăng sáng một nữa vầng, là thượng huyền, trăng ở phương Nam, quẻ Đoái hai dương sinh, nạp đinh, thế lửa tăng to lên.

-Ngày 15, trăng sáng đầy vầng, trăng nằm ở phương đông, quẻ Càn làm việc, nạp Giáp, lúc này thế lửa cần lớn nhất.

-Ngày 16, ánh trăng từ đây bắt đầu khuyết, hiện ở phương Tây, Quẻ Tốn một âm mới sinh, nạp Tân, giảm bớt thế lửa.

-Ngày 23, trăng hạ huyền ở phương Nam, quẻ Cấn làm việc, nạp Bính.

-Ngày 30, ánh trăng mất, tối ở phương đông, quẻ Khôn làm việc, nạp Ất, lúc này lửa tắt, quan sát tình hình biến hoá của dược vật trong vạc.

thì rõ ràng là cũng nói chỉ có Lục Quái nhưng bây giờ lại nói gì thêm bốn phương và thêm nhiều thông tin hơn trong những đoạn sau đó.

Như vậy, trên thực tế thì 6 ngày (3,8,15,16,23,30) của tuần trăng được thu thập làm trọng điểm và 2 Thiên Can Nhâm Quý được phối với Càn, Khôn lấy lý "Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng."

Gút mở là ở câu đó, mặc dù sau khi quan sát tìm hiểu thì câu đó không chuẩn nhưng nó đã gợi mở cho Sapa nhìn ra được chỗ mâu thuẫn để giải mã thực hư của thuyết Nguyệt thể nạp giáp này.

Chúng ta hãy nhìn đồ hình này:

Posted Image

so với những trích dẫn màu đỏ của Nhị Địa Sinh thì từ Càn (ngày 15) qua Tốn (ngày 16) là 180 độ; có nghĩa là trăng được nhìn thấy đó như có phép mầu NHẢY một cái ĐẰNG VÂN từ Đông sang Tây chỉ nội trong một ngày ư!?

Khi tìm hiểu về quỷ đạo của mặt trăng vòng quanh trái đất thì chuyện đó hơi hài nên chúng ta thử xem quỷ đạo của mặt trăng ra sao cái đã:

Posted Image

thì rõ là quỷ đạo đó có độ nghiêng so với quỷ đạo của trái đất quay (ngược chiều kim đồng hồ) xung quanh mặt trời, phải không? Chẳng những thế, ta còn thấy một điểm quan trọng khác khi ZOOM IN:

Posted Image

là ánh sáng phản chiếu của mặt trời lên nguyệt cầu tạo nên ánh trăng vào ban đêm trong phạm vi từ Tây sang Đông theo quỷ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ) quanh trái đất. Thứ đến, rõ là với độ nghiêng ấy so với trục Bắc (thượng) Nam (hạ) của địa cầu thì có lúc nó xem ra ở vị trí phương Nam chứ thực tế là nằm ngang nhếch lên một chút. Đến khi mặt trăng di chuyển giữa mặt trời và trái đất thì nó nhếch xuống là khác. Do đó, nhếch lên là cao phía trên thuộc trục Bắc và lúc nhếch xuống là thấp phía dưới thuộc trục Nam (là lúc KHÔNG TRĂNG, HỐI) chứ nào phải: "Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng" phải không?

Bây giờ, ta nhìn lại đồ hình nạp giáp ở trên và phần lý giải mà Sapa đã phân tích hôm qua thì sẽ dễ dàng thấy các ngày (3,8,15) phải quan sát lúc chạng vạng tối (PM) và các ngày (16,23,30) ở lúc gần sáng (AM) thì những trích dẫn của Nhị Địa Sinh trong "Tham Đồng Khế" mới là CHÍNH XÁC. Chứ như không, thì sự quan sát cùng một thời gian hằng đêm sẽ không có giống như cổ thư đã miêu tả.

(còn tiếp)

Lấy mùng 3 lúc mặt trăng mới ló dạng, được 1 dương có tượng của quẻ chấn, vị trí ở phương canh; mùng 8 (gọi thượng huyền) ánh trăng được hai phần dương có tượng của quẻ đoài, tại vị trí phương đinh; tới mùng 15 (gọi vọng nguyệt) ánh trăng sáng tỏ ba phần có tượng của quẻ càn tại vị trí phương giáp. Đó là tượng của âm tiêu dương trưởng; sau vọng nguyệt 3 ngày (ngày 18) thì dương hạ âm sanh ánh sáng mất đi một phần có tượng của quẻ tốn ở tại vị trí phương tân; ngày 23 (gọi là hạ huyền) ánh sáng lại mất thêm một phần nửa có tượng của quẻ cấn ở tại vị trí bính; tới ngày 30 (hối nguyệt) thì không còn ánh sáng ba phần đều âm có tượng của quẻ khôn ở tại vị trí ất.

Tóm tắc lại thì:

mùng 3 - 7 nguyệt tượng của chấn nạp canh

mùng 8 - 12 nguyệt tượng của đoài nạp đinh

mùng 13 - 17 nguyệt tượng của quẻ càn nạp giáp

mùng 18 - 22 nguyệt tượng của quẻ tốn nạp tân

mùng 23 - 27 nguyệt tượng của quẻ cấn nạp bính

mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất

Còn khảm nạp mậu, ly nạp kỷ vì được cho là vị trí của nhật nguyệt

Về thực hư của thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng là vấn đề PTS đang chú ý tới và đặt ra giả thuyết cho là thuyết này không đúng .Trước khi đi sâu vào vấn đề thì việc cần biết hiện giờ là chúng ta có thống nhất về sự chính xác của tài liệu về thuyết nạp giáp này không .

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp theo)

Quả nhiên, cổ nhân viết chỉ vừa đủ nhưng lại không cạn lời thành ra hậu nhân chúng ta nếu không quan sát kiểm chứng lại thì khó định được thực hư hoặc đi xa hơn là chế tác cải biên v.v…

Lấy mùng 3 lúc mặt trăng mới ló dạng, được 1 dương có tượng của quẻ chấn, vị trí ở phương canh; mùng 8 (gọi thượng huyền) ánh trăng được hai phần dương có tượng của quẻ đoài, tại vị trí phương đinh; tới mùng 15 (gọi vọng nguyệt) ánh trăng sáng tỏ ba phần có tượng của quẻ càn tại vị trí phương giáp. Đó là tượng của âm tiêu dương trưởng;

Cũng đúng, vì là Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng; thứ đến, trăng từ HỐI qua SÓC đến VỌNG cũng như là đi từ đêm đen sang sáng nên ta phải quan sát vào buổi chiều tối (PM) mới chạng vạng (thuộc ÂM) nhưng đồng thời những quẻ Chấn-Đoài-Càn cho thấy:

Chấn – thuộc hệ tứ tượng THIẾU DƯƠNG

Đoài-Càn – thuộc hệ tứ tượng THÁI DƯƠNG

(tương ứng với âm tiêu dương trưởng.) và lấy thời gian quan sát phải là ÂM (chạng vạng tối) thì đó có thể liệt vô quy luật “Dương trung hữu Âm căn – Âm trung hữu Dương căn mà ta sẽ thấy tiếp theo:

sau vọng nguyệt 3 ngày (ngày 18) thì dương hạ âm sanh ánh sáng mất đi một phần có tượng của quẻ tốn ở tại vị trí phương tân; ngày 23 (gọi là hạ huyền) ánh sáng lại mất thêm một phần nửa có tượng của quẻ cấn ở tại vị trí bính; tới ngày 30 (hối nguyệt) thì không còn ánh sáng ba phần đều âm có tượng của quẻ khôn ở tại vị trí ất.

Đem ngày 30 ra để chỉ định đêm không trăng cho tương xứng với quẻ Khôn chứ thực ra ngày 28 trở đi đã khó có dịp nhìn thấy trăng nữa rồi và lại rất đúng với sự ghi chú ở trên trong “Tham Đồng Khế” nếu kèm theo khía cạnh quan sát lúc (AM) gần sáng (thuộc DƯƠNG.) Vì là Tốn-Cấn có cái tượng vạch Âm lấn vạch Dương đến Khôn thì Âm cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng và đồng thời những quẻ Tốn-Cấn-Khôn cho thấy:

Tốn – thuộc hệ tứ tượng THIẾU ÂM

Cấn-Khôn – thuộc hệ tứ tượng THÁI ÂM

(tương ứng với dương tiêu âm trưởng) và lấy thời gian quan sát phải là DƯƠNG (gần sáng) thì đó có thể liệt vô quy luật “ Âm trung hữu Dương căn - Dương trung hữu Âm căn

Tóm tắc lại thì:

mùng 3 - 7 nguyệt tượng của chấn nạp canh

mùng 8 - 12 nguyệt tượng của đoài nạp đinh

mùng 13 - 17 nguyệt tượng của quẻ càn nạp giáp

mùng 18 - 22 nguyệt tượng của quẻ tốn nạp tân

mùng 23 - 27 nguyệt tượng của quẻ cấn nạp bính

mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất

Còn khảm nạp mậu, ly nạp kỷ vì được cho là vị trí của nhật nguyệt

Do đó, lấy

(*) phương Tây thuộc hành Kim để gia trị số cho Canh (Dương), Tân (Âm) ứng với Chấn (quái Dương) và Tốn (quái Âm)

(*) phương Nam thuộc hành Hỏa để gia trị số cho Bính (Dương), Đinh (Âm) ứng với Cấn (quái Dương) và Tốn (quái Âm)

(*) phương Đông thuộc hành Mộc để gia trị số cho Giáp (Dương), Ất (Âm) ứng với Càn (quái Dương) và Khôn (quái Âm)

là có cơ sở cho thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng một cách nhất quán vậy!

Thử duyệt lại và sắp xếp theo trình tự thiên can và bát quái ra sao nhé:

01. Giáp – Càn

02. Ất – Khôn

03. Bính – Cấn

04. Đinh – Đoài

05. Mậu

06. Kỷ

07. Canh – Chấn

08. Tân – Tốn

09. Nhâm

10. Quý

Như vậy, còn Mậu Kỷ Nhâm Quý phải giải quyết sau đây?

Có phải: Còn khảm nạp mậu, ly nạp kỷ vì được cho là vị trí của nhật nguyệt nghe bùi tai không?

Rõ là theo Nguyệt tượng thì chỉ nhìn thấy trăng ở 3 vị trí: Tây, Đông và Nam tương ứng với 3 hành Kim, Mộc và Hỏa không có gì phải ngần ngại để tiếp nhận sự lý giải đó và cái còn lại là Trung cung hành Thổ cùng Bắc phương hành Thủy cần có sự giải quyết hợp lý.

Như ta biết, Tượng của 2 Quái: Ly, Khảm là không thể dùng để minh họa Nguyệt tượng rồi vì vạch Dương nằm giữa trong Khôn thuần Âm là (Khảm) thuộc Dương quái và vạch Âm nằm giữa trong Càn thuần Dương là (Ly) thuộc Âm quái có phải không.

Như thế, chỉ còn 2 quái Ly, Khảm mà có đến 4 Thiên can dự tuyển thì giao:

Mậu-Nhâm với quái (Khảm) và

Kỷ-Quý với quái (Ly)

cho rồi chóng xong việc.

Như ta biết, Khảm Ly có khi được ví với Nhật Nguyệt là điều hợp lý nhưng để phối với Mậu, Kỷ có xứng không? Cho nên, Sapa mới vạch ra đồ họa phân chia Thiên Can Âm, Thiên Can Dương thì ta thấy hướng đi như sau:

Posted Image

nếu như được phân phối Mậu - Khảm và đường đi chấm chấm màu đỏ cho Nhâm để hoàn tất đóng kín như quỷ đạo của mặt trăng. Như không thì sẽ HỞ và đường Cấn-Chấn sẽ bị ĐỒ LẠI khi ta cho Mậu-Nhâm cùng là quái (Khảm) theo dự tính ở trên.

Do đó, trong"Tham Đồng Khế" có ý "hai quẻ Càn Khôn có nghĩa là đầu đuôi âm dương tiêu trưởng, cho nên lại lấy Giáp Ất phối Nhâm Quý ở phương Bắc. Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng."

Vì nhìn ở hướng Bắc không thấy trăng nên cổ nhân cho là hướng đó không có chứ thực ra chúng ta đều biết lúc không trăng thì nguyệt cầu đang ở đâu mà phải không?

Đây, nguyệt cầu đang bay (ngược chiều kim đồng hồ):

Posted Image

và lúc nguyệt cầu không còn phản ảnh ánh sáng của Thái Dương:

Posted Image

Hơn nữa, chúng ta hãy xem cái đồ hình này:

Posted Image

sẽ thấy sự sắp xếp phối: Mậu - Khảm, Nhâm - Càn để đóng kín vòng tuần hoàn quỷ đạo đã minh họa được rõ nét luật: Tổn hữu Dư, Bổ bất Túc bù đắp cho nhau và trong Đạo gia có công thức "chiết Khảm điền Ly" thì chỉ có phân phối như vậy mới phù hợp tương thích.

Về thực hư của thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng là vấn đề PTS đang chú ý tới và đặt ra giả thuyết cho là thuyết này không đúng .Trước khi đi sâu vào vấn đề thì việc cần biết hiện giờ là chúng ta có thống nhất về sự chính xác của tài liệu về thuyết nạp giáp này không .

Phongthuysinh và quý vị thấy thế nào?

Không cho là đúng chỉ là gắng lý giải thực hư của thuyết này như chủ đề đã mong đợi.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites