phongthuysinh

Hư Thực Của Thuyết Nạp Giáp

136 bài viết trong chủ đề này

Chào Sapa.

Không biết trong mỗi chúng ta, có ai đã luyện tập đến mức độ như sự phân tích, bình giải mà Sapa đã minh tường.

"...Cũng đúng, vì là Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng;..."

Âm Dương đầy vơi được bắt nguồn từ quá trình vận động mặt Trời và mặt Trăng. Đầy thì đặc, vơi thì rỗng. Khi mặt Trăng đầy, là lúc khí Dương thịnh, thì cần phải bớt đi. Khi mặt Trăng khuyết, là lúc Âm hư, thì cần phải thêm vào. Mục đích là để điều tiết thịnh suy âm dương vơi đầy. Nhờ vào ý nghĩa của Âm Dương mà phối hợp với mặt Trời mặt Trăng. Âm tiêu thì Dương tức, Dương tiêu thì Âm tức. Âm tiêu thì Dương mãn, Dương tiêu thì Âm mãn. Do vậy, "đầy đặc" là tổn hại và mất đi, "vơi rỗng" thì thêm nhiều lợi ích. Khi Âm khí chuyển về Đông Bắc, gặp Dương khí mà sinh Chấn, dương ở trong âm, là thể của Khôn âm cầu lần thứ nhất. Khi Dương khí đến Đông Nam, gặp Âm khí, mà sinh Đoài là âm ở trong dương, thể của Càn dương cầu lần thứ ba. Nói tượng vạch Dương lấn vạch Âm, thì Hà Uyên thấy còn băn khoăn.

Cảm ơn Sapa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tham đồng khế viết:

"... chữ tòng nhật, hạ nguyệt, Khảm Mậu Nguyệt tinh, Ly Kỷ nhật quang, Nhật Nguyệt vi Dịch, cương nhu tương đương. Thổ vượng tứ quý, la lạc thủy chung. Tham xích bạch hắc, các cư nhất phương, giai bẩm Trung cung, Mậu Kỷ chi công" ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Hà Uyên

Chào Sapa.

Không biết trong mỗi chúng ta, có ai đã luyện tập đến mức độ như sự phân tích, bình giải mà Sapa đã minh tường.

"...Cũng đúng, vì là Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng;..."

Âm Dương đầy vơi được bắt nguồn từ quá trình vận động mặt Trời và mặt Trăng. Đầy thì đặc, vơi thì rỗng. Khi mặt Trăng đầy, là lúc khí Dương thịnh, thì cần phải bớt đi. Khi mặt Trăng khuyết, là lúc Âm hư, thì cần phải thêm vào. Mục đích là để điều tiết thịnh suy âm dương vơi đầy. Nhờ vào ý nghĩa của Âm Dương mà phối hợp với mặt Trời mặt Trăng. Âm tiêu thì Dương tức, Dương tiêu thì Âm tức. Âm tiêu thì Dương mãn, Dương tiêu thì Âm mãn.

Thật ra, những gì anh nói về Âm tiêu Dương tức, thịnh suy Âm Dương cũng không ngoài ý Sapa nói về tượng vạch Dương lấn vạch Âm của Chấn-Đoài v.v... Hôm qua gấp về nên viết gọn lẹ nên chưa tỉ mỉ trưng dẫn bằng họa đồ nên hôm nay bù lại.

Anh xem:

Posted Image

(Âm tiêu Dương trưởng, Dương tiêu Âm trưởng)

có phải Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực hay không? Vận hành của mặt Trăng nếu phải dùng BÁT QUÁI để miêu tả thịnh suy, tiêu trưởng của Âm Dương thì không ngoài (Chấn, Đoài, Càn, Tốn, Cấn, Khôn) tiếp nối vòng quay định hạn cho một THÁNG cũng như 64 QUẺ Dịch thì cũng chỉ có 12 Quẻ (Phục, Lâm, Thái, Đ.Tráng, Quải, Càn, Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn) nối tiếp định hạn cho một NĂM. Hình tượng này không thể nào dùng 2 QUÁI: Ly-Khảm hoặc những QUẺ có nội/ngoại là Khảm hay Ly được; do đó, Sapa mới viết tiếp: chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng.

Không biết viết đến đây, anh Hà Uyên có còn chút nào băn khoăn chăng?

Do vậy, "đầy đặc" là tổn hại và mất đi, "vơi rỗng" thì thêm nhiều lợi ích. Khi Âm khí chuyển về Đông Bắc, gặp Dương khí mà sinh Chấn, dương ở trong âm, là thể của Khôn âm cầu lần thứ nhất.

Khi anh nói đến phương vị Đông Bắc là từ góc nhìn của một người đứng trên quả đất bằng, mắt dõi Tứ Phương theo Tám Hướng như sau:

Posted Image

để khi "Khôn ẤT tam thập nhật (ngày 30) , đông bắc tang kỳ bằng " khi Âm khí chuyển về (đường chấm-gạch màu vàng nâu) Đông Bắc, gặp Dương khí mà sinh Chấn phải không?

Nếu vậy, cho phép được không cùng quan điểm với anh ở điểm đấy.

Vì rằng, trong Dịch không nói đến chuyện Âm khí gặp Dương khí vì thực tế đó là: Âm Dương chỉ thị NHẤT Khí mà thôi. Dịch có quy luật: Cực tắc phản hay là "Âm cực Dương sinh" nên ta có thể ghi nhận đêm 30 "Hối" tối đen như mực là Âm đến cùng cực để Nhất Dương sinh là "Sóc" của "Mồng một lưỡi trai" đến "Mồng hai lá lúa" rồi "Mồng ba câu liêm" tượng quẻ CHẤN ở hướng Tây. Cho nên, khi Phongthuysinh tóm lược:

mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất

là sái với thực tế! Vì sao, quẻ Khôn tượng cho (Hối Nguyệt) không còn ánh sáng thì mới là KHÔNG THẤY qua câu đồng dao "Ba mươi không trăng" chứ như mồng một mà cũng không thấy nốt (mùng 28 - 2, quẻ Khôn) thì có đâu cái câu đồng dao: "Mồng một lưỡi trai"? Thực tế, quan sát Nguyệt tượng đã cho ta thấy từ ngay lúc mồng Một thì Trăng có thể nhìn thấy từ phương Tây tượng quẻ Chấn rồi vậy.

Nói trở lại, hình phương vị tứ phương ở trên cùng với "Tham Đồng Khế" chỉ thị về quẻ tượng mặt Trăng cho thấy đường ngoằn ngoèo hình chữ "S" là từ mùng 3 - 30

Posted Image

rồi sau đó có phải (đường chấm-gạch màu vàng nâu) là đường đi nước bước còn lại ĐỜI của NGUYỆT trước khi trở lại mùng 3 tiếp tục ca bài Trăng tròn Trăng khuyết mãi ngàn năm?

Tuy nhiên, Sapa ghi chú thêm trong tấm hình này về phương hướng, vị và trục trái đất để chúng ta thêm tỏ tường:

Posted Image

Nhìn theo trục trái đất, North (bắc) (gạch liền màu trắng) - South (nam) (gạch nối màu trắng) và (E) với (W) là điều hiển nhiên SO RA với đường Nguyệt Đạo (quỷ đạo của Nguyệt cầu quanh trái đất) thì hướng Đông, Tây không thay đổi mà Nam, Bắc thì nằm ở phương vị như đã ghi chú. Do đó, khi anh Hà Uyên cũng như "Tham Đồng Khế" khi nói đến phương hướng Đông Bắc là hướng nào theo trục trái đất hay mặt phẳng của đường Nguyệt Đạo? Chứ như theo trục mặt phẳng đường Nguyệt Đạo thì tấm hình này là khi Nguyệt cầu đã đi gần hết chu kỳ một tháng và đang ở phương vị gần-sang/ở : Đông Bắc.

Posted ImagePosted Image

"đông bắc tang kỳ bằng " vì tang, một âm là táng (mất) ánh sáng so với lúc ở "tây nam Canh phương nạp Chấn đắc bằng" sinh quang là trùng khớp với cổ thư. Chỉ có điều, nếu như không minh họa rõ ràng mà chỉ cô đặc súc tích trong văn bản cổ xưa thì chịu NÓI SAO NGHE VẬY, VIẾT SAO Y VẬY vui lòng kệ ai.

Khi Dương khí đến Đông Nam, gặp Âm khí, mà sinh Đoài là âm ở trong dương, thể của Càn dương cầu lần thứ ba.

Đã nói qua về Âm khí, Dương khí gặp nhau hay là Âm cực Dương sinh và ngược lại thì cái chuyện Càn Khôn giao nhau, lần thứ nhất được Chấn-Tốn, thứ nhì Khảm-Ly và lần ba được Cấn-Đoài đã được dùng như thế nào để anh lý giải Càn Khôn giao nhau khi nào để sinh Khảm-Ly ra sao vậy, anh Hà Uyên?

Nếu như để lý giải cho Đoài-Cấn, Chấn-Tốn bằng cách đó thì tạm thông qua rồi lý giải sao cho ổn về Ly-Khảm trong khi Ly-Khảm còn được xem như là: Khảm (Nguyệt tinh) và Ly (Nhật tinh)? Vì rằng, lần giao nhau thứ 2 này mới có Nhật Nguyệt mới có mặt Trời mặt Trăng thì lần giao nhau thứ nhất ánh sáng nào lấy đâu ra để có tượng quẻ Chấn (trăng sáng mồng 3) phải không anh, Hà Uyên?

Nói tượng vạch Dương lấn vạch Âm, thì Hà Uyên thấy còn băn khoăn.

Cảm ơn Sapa.

Hy vọng, tới đây thì ít nhiều gì anh cũng không còn băn khoăn mấy. Cám ơn anh đã đọc những điều giải thích ở trên.

Chúc anh khỏe,

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

Giờ PTS xin hồi ý như sau:

thì rõ là quỷ đạo đó có độ nghiêng so với quỷ đạo của trái đất quay (ngược chiều kim đồng hồ) xung quanh mặt trời, phải không? Chẳng những thế, ta còn thấy một điểm quan trọng khác khi ZOOM IN:

Đúng vậy, chính xác là 5.145 độ

là ánh sáng phản chiếu của mặt trời lên nguyệt cầu tạo nên ánh trăng vào ban đêm trong phạm vi từ Tây sang Đông theo quỷ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ) quanh trái đất. Thứ đến, rõ là với độ nghiêng ấy so với trục Bắc (thượng) Nam (hạ) của địa cầu thì có lúc nó xem ra ở vị trí phương Nam chứ thực tế là nằm ngang nhếch lên một chút. Đến khi mặt trăng di chuyển giữa mặt trời và trái đất thì nó nhếch xuống là khác. Do đó, nhếch lên là cao phía trên thuộc trục Bắc và lúc nhếch xuống là thấp phía dưới thuộc trục Nam (là lúc KHÔNG TRĂNG, HỐI) chứ nào phải: "Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng" phải không?

Tuy thiếu chi tiê't nhưng có thể chấp nhận.

Bây giờ, ta nhìn lại đồ hình nạp giáp ở trên và phần lý giải mà Sapa đã phân tích hôm qua thì sẽ dễ dàng thấy các ngày (3,8,15) phải quan sát lúc chạng vạng tối (PM) và các ngày (16,23,30) ở lúc gần sáng (AM) thì những trích dẫn của Nhị Địa Sinh trong "Tham Đồng Khế" mới là CHÍNH XÁC. Chứ như không, thì sự quan sát cùng một thời gian hằng đêm sẽ không có giống như cổ thư đã miêu tả.

Cái này thì rõ ràng là lấy quít trộn cam, cốc làm hột vịt muối rồi đó.

Quả nhiên, cổ nhân viết chỉ vừa đủ nhưng lại không cạn lời thành ra hậu nhân chúng ta nếu không quan sát kiểm chứng lại thì khó định được thực hư hoặc đi xa hơn là chế tác cải biên v.v…

Phải coi quan sát kiểm chứng như thế nào mới được.

Cũng đúng, vì là Chấn-Đoài có cái tượng vạch Dương lấn vạch Âm đến Càn thì Dương cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng; thứ đến, trăng từ HỐI qua SÓC đến VỌNG cũng như là đi từ đêm đen sang sáng nên ta phải quan sát vào buổi chiều tối (PM) mới chạng vạng (thuộc ÂM) nhưng đồng thời những quẻ Chấn-Đoài-Càn cho thấy:

Chấn – thuộc hệ tứ tượng THIẾU DƯƠNG

Đoài-Càn – thuộc hệ tứ tượng THÁI DƯƠNG

(tương ứng với âm tiêu dương trưởng.) và lấy thời gian quan sát phải là ÂM (chạng vạng tối) thì đó có thể liệt vô quy luật “Dương trung hữu Âm căn – Âm trung hữu Dương căn mà ta sẽ thấy tiếp theo:

Đem ngày 30 ra để chỉ định đêm không trăng cho tương xứng với quẻ Khôn chứ thực ra ngày 28 trở đi đã khó có dịp nhìn thấy trăng nữa rồi và lại rất đúng với sự ghi chú ở trên trong “Tham Đồng Khế” nếu kèm theo khía cạnh quan sát lúc (AM) gần sáng (thuộc DƯƠNG.) Vì là Tốn-Cấn có cái tượng vạch Âm lấn vạch Dương đến Khôn thì Âm cực chứ như dùng Khảm hoặc Ly thì khó minh họa đặng và đồng thời những quẻ Tốn-Cấn-Khôn cho thấy:

Tốn – thuộc hệ tứ tượng THIẾU ÂM

Cấn-Khôn – thuộc hệ tứ tượng THÁI ÂM

(tương ứng với dương tiêu âm trưởng) và lấy thời gian quan sát phải là DƯƠNG (gần sáng) thì đó có thể liệt vô quy luật “ Âm trung hữu Dương căn - Dương trung hữu Âm căn

Chúng ta đang nói đây là sự âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu, đâu có liên quan tới âm dương tiêu trưởng của địa cầu, hai thứ này phải phân biệt rỏ ràng minh bạch. Âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu thuộc về một tháng âm dương tiêu trưởng của địa cầu thuộc về một ngày. Trăng từ tối tới sáng là do sự tự nhiên của thiên nhiên tạo nên đâu phải do con người đứng quan sát mới có tiêu có trưởng, đây là vấn đề chúng ta cần phải biết phân biệt. Tuy nhiên cho dù chúng ta chấp nhận cách quan sát thiên tượng một cách miễn cưỡng như vậy thì nó vẫn sai. Hình này sẽ nói rõ ra:

Nguyệt Tượng trong tháng 8

Các phần sau đó của chú viết thì lại quên mất cái căn bản nhất của sự âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu, đó là hai chử "trình tự". Cái căn bản quan trọng nhất của nó là từ không trăng -> một phần sáng -> 2 phần sáng -> 3 phần sáng -> 4 phần sáng -> trăng tròn -> 1 phần tối -> 2 phần tối -> 3 phần tối -> 4 phần tối -> không trăng. Có nghĩa là mỗi tháng đều tuần hoàn như vậy. Nhưng mà thuyết nạp giáp này lại từ ất (không trăng) -> canh (chấn) -> đinh (đoài) -> giáp (càn) -> tân (tốn) -> bính (cấn) -> ất (khôn)

Vậy chú xem lại nguyệt cầu đã đi bao nhiêu vòng rồi ? tất nhiên là nguyệt cầu không có nhảy điệu hai bước, một bước tới hai bước lùi đúng không ? Tức là để nạp hết sáu can sáu quái thì nguyệt cầu phải đi 3 vòng (3 tháng)! chứ đâu có trong một vòng mà xẹt tới xẹt lui được. Chỉ có nói tới 6 can 6 quái thôi mà đã có nhiều sai lầm, đâu cần phải nói tới mậu kỷ nhâm quý chi nữa.

Ý của chú Sapa ra sao đây ?

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Miễn cưỡng quá chú Sapa ơi, để thứ bảy PTS chỉ ra cho :P

PTS

Phongthuysinh thấy miễn cưỡng ở phần nào cứ việc đề lên để tham khảo nhé và Sapa cũng mong đến ngày mai để xem PTS trình bày.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các hình chú đưa lên nó không diễn đạt được đúng ý . Như hình sau đây :

Posted Image

đúng hơn là phân nửa của nguyệt cầu đối mặt với mặt trời là sáng . Người trên trái đất ở phần nửa của trái đất đô'i mặt với mặt trời thì đương nhiên không thấy mặt trăng mà chỉ thấy mặt trời . Còn người trên trái đất ở phần nửa còn lại là đang lúc ban đêm tuy nhiên nhìn về nửa mặt con lại của nguyệt cầu cũng là phần tối nên là không trăng. Trăng tròn khuyết ngang hong chứ không tròn khuyết trên xuô'ng dưới lên!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào chú Sapa,

Giờ PTS xin hồi ý như sau:

thì rõ là quỷ đạo đó có độ nghiêng so với quỷ đạo của trái đất quay (ngược chiều kim đồng hồ) xung quanh mặt trời, phải không? Chẳng những thế, ta còn thấy một điểm quan trọng khác khi ZOOM IN:

Đúng vậy, chính xác là 5.145 độ

là ánh sáng phản chiếu của mặt trời lên nguyệt cầu tạo nên ánh trăng vào ban đêm trong phạm vi từ Tây sang Đông theo quỷ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ) quanh trái đất. Thứ đến, rõ là với độ nghiêng ấy so với trục Bắc (thượng) Nam (hạ) của địa cầu thì có lúc nó xem ra ở vị trí phương Nam chứ thực tế là nằm ngang nhếch lên một chút. Đến khi mặt trăng di chuyển giữa mặt trời và trái đất thì nó nhếch xuống là khác. Do đó, nhếch lên là cao phía trên thuộc trục Bắc và lúc nhếch xuống là thấp phía dưới thuộc trục Nam (là lúc KHÔNG TRĂNG, HỐI) chứ nào phải: "Ở phương Bắc không có ánh trăng, biểu thị Càn tiêu Khôn tàng" phải không?

Tuy thiếu chi tiê't nhưng có thể chấp nhận.

Vâng, Sapa cũng tạm chấp nhận đó mà.

Bây giờ, ta nhìn lại đồ hình nạp giáp ở trên và phần lý giải mà Sapa đã phân tích hôm qua thì sẽ dễ dàng thấy các ngày (3,8,15) phải quan sát lúc chạng vạng tối (PM) và các ngày (16,23,30) ở lúc gần sáng (AM) thì những trích dẫn của Nhị Địa Sinh trong "Tham Đồng Khế" mới là CHÍNH XÁC. Chứ như không, thì sự quan sát cùng một thời gian hằng đêm sẽ không có giống như cổ thư đã miêu tả.

Cái này thì rõ ràng là lấy quít trộn cam, cốc làm hột vịt muối rồi đó.

Nhị Địa Sinh có ghi lộn ngày 18 ra là 16 nhưng sự quan sát cho thấy vẫn đúng như Sapa đã trình bày. Nếu như Phhongthuysinh có thể trực tiếp quan sát thì mới RÕ được nguồn cơn chứ như không thì vị trí và tượng quẻ trong "Tham Đồng Khế" sẽ không được ghi nhận ĐÚNG như vậy.

Quả nhiên, cổ nhân viết chỉ vừa đủ nhưng lại không cạn lời thành ra hậu nhân chúng ta nếu không quan sát kiểm chứng lại thì khó định được thực hư hoặc đi xa hơn là chế tác cải biên v.v…

Phải coi quan sát kiểm chứng như thế nào mới được

Đúng thế, Phongthuysinh hãy quan sát kiểm chứng như thế nào cái đã ...

</B>Chúng ta đang nói đây là sự âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu, đâu có liên quan tới âm dương tiêu trưởng của địa cầu, hai thứ này phải phân biệt rỏ ràng minh bạch. Âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu thuộc về một tháng âm dương tiêu trưởng của địa cầu thuộc về một ngày. Trăng từ tối tới sáng là do sự tự nhiên của thiên nhiên tạo nên đâu phải do con người đứng quan sát mới có tiêu có trưởng, đây là vấn đề chúng ta cần phải biết phân biệt. Tuy nhiên cho dù chúng ta chấp nhận cách quan sát thiên tượng một cách miễn cưỡng như vậy thì nó vẫn sai.

Sapa đã có viết một bài giải thích với anh Hà Uyên, mong rằng Phongthuysinh không còn lẫn lộn cái Ý mà Sapa muốn nói đến.

Hình này sẽ nói rõ ra:

Nguyệt Tượng trong tháng 8

Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây (có lên có xuống) nên hình của Phongthuysinh được tính bằng DEGREE nhưng thực tế thì mặt TRỜI thì đứng yên chỉ có trái ĐẤT quay xung quanh nó để có ảnh tượng mặt Trời di chuyển và PTS cũng nên quan sát qua hình ảnh gợi ý mà Sapa đã trình bày để nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay).

Các phần sau đó của chú viết thì lại quên mất cái căn bản nhất của sự âm dương tiêu trưởng của nguyệt cầu, đó là hai chử "trình tự". Thứ nhất mặt trăng tròng khuyết ta thường thấy ngang hong chứ không phải trên dưới, nhưng đó chỉ là chi tiết nhỏ. Cái căn bản quan trọng nhất của nó là từ không trăng -> một phần sáng -> 2 phần sáng -> 3 phần sáng -> 4 phần sáng -> trăng tròn -> 1 phần tối -> 2 phần tối -> 3 phần tối -> 4 phần tối -> không trăng. Có nghĩa là mỗi tháng đều tuần hoàn như vậy. Nhưng mà thuyết nạp giáp này lại từ ất (không trăng) -> canh (chấn) -> đinh (đoài) -> giáp (càn) -> tân (tốn) -> bính (cấn) -> ất (khôn)

Hy vọng những nhận xét trên của Phongthuysinh là do chưa rõ Ý mà Sapa đã giải thích tường tận với anh Hà Uyên nay đã thay đổi.

Vậy chú xem lại nguyệt cầu đã đi bao nhiêu vòng rồi ? tất nhiên là nguyệt cầu không có nhảy điệu hai bước, một bước tới hai bước lùi đúng không ? Tức là để nạp hết sáu can sáu quái thì nguyệt cầu phải đi 3 vòng (3 tháng)! chứ đâu có trong một vòng mà xẹt tới xẹt lui được. Chỉ có nói tới 6 can 6 quái thôi mà đã có nhiều sai lầm, đâu cần phải nói tới mậu kỷ nhâm quý chi nữa.

Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được những gì ghi tải trong "Tham Đồng Khế."

Xem ra, chỉ là những điều chưa rõ ý tứ của nhau và hình như Phongthuysinh cũng chưa có dịp trình bày về Mậu Kỷ, Nhâm Quý nữa đó nha. Nếu như được thì Phongthuysinh cứ việc trình bày luôn thể nhé!

Ý của chú Sapa ra sao đây ?

PTS

Ý Sapa thì trước sau vẫn chưa có gì phải thay đổi.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

Nhị Địa Sinh có ghi lộn ngày 18 ra là 16 nhưng sự quan sát cho thấy vẫn đúng như Sapa đã trình bày. Nếu như Phhongthuysinh có thể trực tiếp quan sát thì mới RÕ được nguồn cơn chứ như không thì vị trí và tượng quẻ trong "Tham Đồng Khế" sẽ không được ghi nhận ĐÚNG như vậy.

Công thức của PTS có thể tính vị trí của ngũ tinh nhật nguyệt với tỉ lệ sai lệch là 0.1 độ, cho nên sự di chuyển của thái dương hệ tuy PTS không bằng các nhà thiên văn học nhưng cũng đủ chứng thực về sự chân ngụy của một số thuyết có liên quan tới thái dương hệ. Điều này chú an tâm được .

Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây (có lên có xuống) nên hình của Phongthuysinh được tính bằng DEGREE nhưng thực tế thì mặt TRỜI thì đứng yên chỉ có trái ĐẤT quay xung quanh nó để có ảnh tượng mặt Trời di chuyển và PTS cũng nên quan sát qua hình ảnh gợi ý mà Sapa đã trình bày để nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay).

Chú chưa hiểu hình đó rồi . màu vàng nghĩa là phần sáng của mặt trăng, phần đen là phần tối, số ở dưới là giờ, độ số chiều ngang là đô. số của vòng lấy bắc phương làm 0 đô. (bắc phương không phải là trục bắc). độ số đứng là chỉ vị trí của nguyệt cầu theo chiều trên dưới . Việc trái đất quây quanh mặt trời thì ai ai cũng biết rồi và trình của chú tạo ra các hình đó chỉ tính được thời gian các hành tinh quay quanh mặt trời, còn tính thời gian và vị trí các hành tinh quay quanh trái đất thì lại khác xa! Nói cho cùng thì người xưa không đứng trên mặt trời mà quan sát thái dương hệ vậy.

Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được những gì ghi tải trong "Tham Đồng Khế."

Câu này theo PTS hiểu thì chú đã lẫn lộn vòng này với vòng kia rồi thì phải . Chú hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa xem có đúng là vị trí của nó di chuyển không.

PTS sẽ đọc bày chú viết cho bác Hà Uyên và sẽ có ý kiến sau

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được những gì ghi tải trong "Tham Đồng Khế."

Câu này PTS cần phải suy nghĩ lại ...

Còn về hình vẽ này thì đông tây bị đảo lộn, chú xem lại pha/i không:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

PTS gởi mấy bản này để chú tham khảo vào tháng tới âm lịch, bản này lấy vị trí sao 0 độ bắc, 0 độ tây quan sát nguyệt cầu, trong đó có tính luôn phần trăm sáng của nguyệt cầu. Có cả ba giờ sáng chiều khuya. Nếu chú cần PTS có thể tính vị trí của nguyệt cầu từ nơi chú đang ở để có thể xem mức chính xác thế nào nhưng cần phải có kính thiên văn mới định vị trí chính xác được, nhìn bằng mắt thường thì nơi nào cũng là phía tây, nơi nào cũng là phía đông.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

Giờ mới có thời gian trả lời tỷ mỷ vì những lời hôm qua chi nói sơ sơ không tỏ tường.

Cho nên, khi Phongthuysinh tóm lược:

mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất

là sái với thực tế! Vì sao, quẻ Khôn tượng cho (Hối Nguyệt) không còn ánh sáng thì mới là KHÔNG THẤY qua câu đồng dao "Ba mươi không trăng" chứ như mồng một mà cũng không thấy nốt (mùng 28 - 2, quẻ Khôn) thì có đâu cái câu đồng dao: "Mồng một lưỡi trai"? Thực tế, quan sát Nguyệt tượng đã cho ta thấy từ ngay lúc mồng Một thì Trăng có thể nhìn thấy từ phương Tây tượng quẻ Chấn rồi vậy.

Người nghiên cứu lý học đông phương như chúng ta mà lại đi lấy mấy câu đồng giao làm gốc sao chú, nguyệt cầu một ngày đi khoảng 1 sơn vậy 12 giờ đi khoảng 7 độ vậy mùng một lưỡi trai chú quan sát vào lúc mâ'y giờ và quan sát ở đâu ? Cô Hằng là một mỹ nhân tức nhiên đi đứng phải từ từ nhưng lại đi nhanh hơn Thiên Tử, Thiên tử phải mất hết một năm mới đi được một vòng còn cô nàng ỏng ẹo lại đi một vòng trong một tháng. Ý nghĩa của không trăng nói đúng là phải hoàn toàn không có ánh trăng nhưng với mắt thường (tức là các anh chị ngoài đồng xem trăng rồi đặt lên câu đồng giao mồng ba lưỡi trai) thì lúc không trăng +-5% ánh sáng vẫn là không trăng, tức là lúc mặt trăng có 5% hay còn lại 5% ánh sáng thì ta vẫn thấy không trăng. Cho nên tới mồng một vẫn có thể còn mơn mởn như đêm 30 tùy theo vị trí quan sát trăng (người đầu sông thì sẽ không thấy lưỡi trai nhưng người cuối sông không thể không thấy lưỡi liềm). Cho nên Ngụy Bá Vương một người quan xác nguyệt cầu bằng mắt thường đương nhiên phải lấy mùng ba làm tượng cho quẻ chấn, vì tới mồng ba nhất định có một hào dương! Điều này là chi tiếc nhỏ, PTS nghĩ là không nhất thiết phải giải thích. Cũng như câu 12 giờ trưa mặt trời đứng bóng, PTS hỏi lại ông mặt trời rằng ông đứng bóng vào lúc mấy giờ và ở đâu ? Ông mặt trời giận dữ nói với PTS, thằng ngốc! ánh sáng của tao đi khắp ngũ tinh, tam vương, địa nguyệt, tứ dư làm sao tao biết đứng bóng ở đâu!

Trước khi đi sâu hơn thì ta nên hiểu rõ căn bản, gốc không vững thì cây sẽ ngã. Ở hình sau này nguyên lý của đông tây nam bắc chú lấy từ đâu ?

Posted Image

Có phải là chú lấy vị trí của nguyệt cầu vào lúc đêm không trăng 30 làm phương bắc, đối lại là phương nam ? nếu đúng vậy thì chú hảy đặt ông đất phía bên kia của mặt trời 180 độ xem vị trí không trăng lại ở đâu ...đương nhiên là nguyệt cầu nằm ở trên rồi chứ đâu phải ở dưới như trong hình trên nữa.

Rồi sau đó có phải chú lưng dựa nam mặt hướng bắc cho là đông bên tay phải, tây bên tay trái không ? nếu đúng vậy thì còn câu "đồng giao" mặt trời mộc phía đông lặn phía tây thì sao đây? Tại sao ông hoàng lại mộc phía đông lặn phía tây ? Thôi để PTS giải nghĩa ra luôn vậy. Trái đất quay quanh mặt trời (PTS biết chứ không phải không biết nhưng cho là mặt trời quay quanh trái đất vì hầu hết tất cả lý học đông phương đều lấy sự quan sát từ trái đất mà) ngược chiều kim đồng hồ (đương nhiên là trên nhìn xuống, PTS nói ra luôn để khỏi tranh cải mất thời gian), như vậy thì trái đất quay quanh trục của nó hướng nào ? Thì cũng là hướng ngược kim đồng hồ . Tại sao ? tại vì chiếc xe nếu muốn chạy tới thì phải quay tới. Vậy trái đất quay quanh trục của nó theo chiều ngược chiều kim đồng hồ thì sẽ thấy mặt trời đi ngược lại, vậy thì mặt trời sẽ đi từ bên trái sang bên phải nếu nhìn mặt về phía mặt trời và từ bên phải sang bên trái nếu nhìn mặt về trục trái đất (tức là vị trí đông tây ngược lại với trong hình trên).

Nói tới đây thì PTS có thể kết luận các hình chú đưa lên để giải thích các vấn đề liên quan tới phương hướng đều sai được không ?

Có một điều PTS cần phải nhắc nhở mọi người là ta đang chứng thực xem thuyết nạp giáp đúng hay sai cho nên không thể lấy phần nào trong thuyết đó làm nguyên lý để giải thích được vì nếu chặt chân tay của một người rồi lại gắn trở lại thì cũng vẫn là người đó chân tay đó (chỉ có điều là phải thêm vô vài cọng chỉ vài miếng sắt mới mong đi được :P )

Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được những gì ghi tải trong "Tham Đồng Khế."

Chú nói "Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó" vậy là chú chưa đọc các bày PTS viết cho bác Hà Uyên chứ gì, nếu chưa thì chú nên đọc nhé. Chú nói "Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày)" thì hình như ngụ ý là vị trí 8 can (cùng với 12 chi 4 duy) nằm trên mặt trái đất và sẽ di chuyển khi trái đất quay đúng không ? Tại sao PTS lại nói như vâ.y ? đó là tại vì nếu PTS quảy tay biến thành sao bắc cực thì sẽ thấy nguyệt cầu bay quanh trái đất 27.3217 ngày một vòng. Còn nếu bị thượng đế đày xuống trần gian chịu khổ thì sẽ thấy cô Nga bay 29.53 ngày một vòng khiêu gợi PTS. Tại sao đứng trên trái đất quan sát thì lại có thêm 2.2083 ngày ? Đó là tại gì trái đất quay quanh trục của nó cũng cùng chiều với đường bay của nguyệt cầu cho nên để trở lại đúng vị trí của người quan sát lúc ban đầu thì phải đi thêm hơn hai ngày nữa. Chị Hằng đi một ngày một sơn vậy 2.2083 ngày sẽ đi thêm 2 sơn nửa tức là nếu đầu tháng tại sơn A thì 29.53 ngày sau phải qua sơn A + 2 mới gặp được tình nhân.

Như vậy để đáp ứng với câu " thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được" thì vị trí của 24 sơn nhất định phải nằm trên mặt trái đất ngay trên đường ecliptic, như vậy mới có thể di chuyển được nhiều vòng trong 1 vòng bay của nguyệt cầu. Nói vậy thì đương nhiên là 24 sơn này phải bay 29.53 vòng ? Vậy thì giáp ất thuộc mộc lấy nguyên lý từ đâu ? bính đinh thuộc hỏa lấy nguyên lý từ đâu ? vì bính đinh này nó nằm trên đường ecliptic chứ đâu có nằm ở phía nam đâu, chú giải thích được điều này không ?

Nếu như PTS hiểu sai về câu "Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày)" thì chú Sapa hảy khai minh cái đầu óc ngu dốt của PTS, giải nghĩa tại sao nguyệt cầu có thể đi từ canh tới đinh san giáp rôi tới tân tới bính rồi tới ất không ?

Thôi bao nhiêu đó đã đủ rồi, chưa cần luận tới mậu kỷ nhâm quý vào lúc này.

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin sao lại phần Nạp Giáp theo Ngài Ngụy Bá Dương (Nguyệt Thể Nạp Giáp) và Nạp Giáp theo Phong Thủy.

1. Nguyệt Thể nạp Giáp

Càn nạp Giáp (Nhâm); Khôn nạp Ất (Quí); Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân; Cấn nạp Bính; Ly nạp Kỷ; Khảm nạp Mậu (Ly Khảm Mậu Kỷ trung ương)

2. Nạp Giáp theo Phong Thủy.

Càn nạp Giáp; Khôn nạp Ất; Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân; Cấn nạp Bính; Ly nạp Nhâm; Khảm nạp Quí;

3. So sánh khác nhau ở Ly Khảm và Càn Khôn.

Chúng ta cùng tìm Nghĩa Lý giống và khác nhau

Xin cám ơn.

Tìm lại lập luận của Người xưa.

Người quan sát bầu trời, lấy mình làm trung tâm và chia bầu trời ra làm 8 phần thứ tự theo Bát Can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quí; Mậu Kỷ trung tâm. Tám phương Can là tám phương vị mọc lặn của Nhật Nguyệt. Ngày mùng 3 Nguyệt xuất phương Canh thì Nhật mọc phương Giáp. Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn.

Trong một tháng 30 ngày trăng được chia ra làm hai phần Âm Dương xen nhau. Từ mùng 3 đến ngày 14 là Dương tiến Âm thóai; từ 16 đến 28 là Dương thóai Âm phù.

Cụ thể :

Ngày mùng 3 Nguyệt hiện nơi Canh, vậy Canh là Dương đầu, tượng quẻ Chấn.

Ngày mùng 8 Nguyệt đến nơi Đinh, vậy Đinh là Dương Bán (tính đến Càn), tượng quẻ Đòai.

Ngày 15 Nguyệt tròn ở Giáp, Giáp là Dương cực thịnh, Trăng tròn đầy tượng quẻ Càn.

Ngày 18 Nguyệt khuyết nơi Tân, Tân là Âm sơ, tượng quẻ Tốn.

Ngày 23 Nguyệt khuyết nơi Bính, Bình là Âm Bán, tượng quẻ Cấn.

Ngày 30 Nguyệt lặn nơi Nhâm, Nhâm là Âm Cực, tượng quẻ Khôn.

Ngày 28 Dương cuối nơi Ất.

Ngày 14 Âm cuối nơi Quí.

Như vậy:

Chỉ thấy Nguyệt ở nơi Canh, viên mãn tại Giáp, khuyết ở Tốn và mất nơi Ất. Thượng hạ huyền nơi Bính Đinh. Bất cập nơi Nhâm Quí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL gữi các bạn chút tài liệu trích trong “Trương Quả Tinh Tông”

晦朔弦望圖

Hối sóc huyền vọng đồ

三辰、五巳、八午中,初十未上、十三申,

Tam thần , ngũ tị , bát ngọ trung , sơ thập vị thượng , thập tam thân ,

十五酉時、十八戌,二十亥位起精神,

Thập ngũ dậu thời , thập bát tuất , nhị thập hợi vị khởi tinh thần ,

二十三日子時出,二十六日丑時行,

Nhị thập tam nhật tử thời xuất , nhị thập lục nhật sửu thời hành ,

二十八日寅上立,三十加來卯上輪,

Nhị thập bát nhật dần thượng lập , tam thập gia lai mão thượng luân ,

月月常從卯位加,陰二陽三順數排,

Nguyệt nguyệt thường tòng mão vị gia , âm nhị dương tam thuận sổ bài ,

山茶甫正斜角沒,太陰時刻定無差。

San trà phủ chánh tà giác một , thái âm thời khắc định vô soa .

圖說:日有晦朔、月有弦望,初一為朔、十五為望,

Đồ thuyết : nhật hữu hối sóc , nguyệt hữu huyền vọng , sơ nhất vi sóc , thập ngũ vi vọng ,

朔望中一日為上弦,望晦中一日為下弦。日屬陽、

Sóc vọng trung nhất nhật vi thượng huyền , vọng hối trung nhất nhật vi hạ huyền . Nhật thuộc dương ,

月屬陰,陰常為陽消剝。自月初,月從右行,

Nguyệt thuộc âm , âm thường vi dương tiêu bác . Tự nguyệt sơ , nguyệt tòng hữu hành ,

漸離於日,而明漸生,至初七八,明半見如弓弦,

Tiệm ly ư nhật , nhi minh tiệm sanh , chí sơ thất bát , minh bán kiến như cung huyền ,

故謂上弦;至十五,月去日最遠,故得全其明,

Cố vị thượng huyền ; chí thập ngũ , nguyệt khứ nhật tối viễn , cố đắc toàn kỳ inh ,

日月相望,謂之望月;半後則漸近日左畔,而明漸消,

Nhật nguyệt tương vọng , vị chi vọng nguyệt ; bán hậu tắc tiệm cận nhật tả bạn , nhi minh tiệm tiêu ,

至二十二、三僅存半明亦如弓弦,故謂之下弦;

Chí nhị thập nhị , tam cận tồn bán minh diệc như cung huyền , cố vị chi hạ huyền

至三十日,日月相合,月為日消,盡謂之晦。

Chí tam thập nhật , nhật nguyệt tương hợp , nguyệt vi nhật tiêu , tận vị chi hối .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi xin sao lại phần Nạp Giáp theo Ngài Ngụy Bá Dương (Nguyệt Thể Nạp Giáp) và Nạp Giáp theo Phong Thủy.

1. Nguyệt Thể nạp Giáp

Càn nạp Giáp (Nhâm); Khôn nạp Ất (Quí); Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân; Cấn nạp Bính; Ly nạp Kỷ; Khảm nạp Mậu (Ly Khảm Mậu Kỷ trung ương)

2. Nạp Giáp theo Phong Thủy.

Càn nạp Giáp; Khôn nạp Ất; Chấn nạp Canh; Đoài nạp Đinh; Tốn nạp Tân; Cấn nạp Bính; Ly nạp Nhâm; Khảm nạp Quí;

3. So sánh khác nhau ở Ly Khảm và Càn Khôn.

Chúng ta cùng tìm Nghĩa Lý giống và khác nhau

Xin cám ơn.

Tìm lại lập luận của Người xưa.

Người quan sát bầu trời, lấy mình làm trung tâm và chia bầu trời ra làm 8 phần thứ tự theo Bát Can : Giáp, Ất Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quí; Mậu Kỷ trung tâm. Tám phương Can là tám phương vị mọc lặn của Nhật Nguyệt. Ngày mùng 3 Nguyệt xuất phương Canh thì Nhật mọc phương Giáp. Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn.

Trong một tháng 30 ngày trăng được chia ra làm hai phần Âm Dương xen nhau. Từ mùng 3 đến ngày 14 là Dương tiến Âm thóai; từ 16 đến 28 là Dương thóai Âm phù.

Cụ thể :

Ngày mùng 3 Nguyệt hiện nơi Canh, vậy Canh là Dương đầu, tượng quẻ Chấn.

Ngày mùng 8 Nguyệt đến nơi Đinh, vậy Đinh là Dương Bán (tính đến Càn), tượng quẻ Đòai.

Ngày 15 Nguyệt tròn ở Giáp, Giáp là Dương cực thịnh, Trăng tròn đầy tượng quẻ Càn.

Ngày 18 Nguyệt khuyết nơi Tân, Tân là Âm sơ, tượng quẻ Tốn.

Ngày 23 Nguyệt khuyết nơi Bính, Bình là Âm Bán, tượng quẻ Cấn.

Ngày 30 Nguyệt lặn nơi Nhâm, Nhâm là Âm Cực, tượng quẻ Khôn.

Ngày 28 Dương cuối nơi Ất.

Ngày 14 Âm cuối nơi Quí.

Như vậy:

Chỉ thấy Nguyệt ở nơi Canh, viên mãn tại Giáp, khuyết ở Tốn và mất nơi Ất. Thượng hạ huyền nơi Bính Đinh. Bất cập nơi Nhâm Quí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm lại lập luận của Người xưa.

Người quan sát bầu trời, lấy mình làm trung tâm và chia bầu trời ra làm 8 phần thứ tự theo Bát Can : Giáp, Ất Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quí; Mậu Kỷ trung tâm. Tám phương Can là tám phương vị mọc lặn của Nhật Nguyệt. Ngày mùng 3 Nguyệt xuất phương Canh thì Nhật mọc phương Giáp. Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn.

Trong một tháng 30 ngày trăng được chia ra làm hai phần Âm Dương xen nhau. Từ mùng 3 đến ngày 14 là Dương tiến Âm thóai; từ 16 đến 28 là Dương thóai Âm phù.

Cụ thể :

Ngày mùng 3 Nguyệt hiện nơi Canh, vậy Canh là Dương đầu, tượng quẻ Chấn.

Ngày mùng 8 Nguyệt đến nơi Đinh, vậy Đinh là Dương Bán (tính đến Càn), tượng quẻ Đòai.

Ngày 15 Nguyệt tròn ở Giáp, Giáp là Dương cực thịnh, Trăng tròn đầy tượng quẻ Càn.

Ngày 18 Nguyệt khuyết nơi Tân, Tân là Âm sơ, tượng quẻ Tốn.

Ngày 23 Nguyệt khuyết nơi Bính, Bình là Âm Bán, tượng quẻ Cấn.

Ngày 30 Nguyệt lặn nơi Nhâm, Nhâm là Âm Cực, tượng quẻ Khôn.

Ngày 28 Dương cuối nơi Ất.

Ngày 14 Âm cuối nơi Quí.

Như vậy:

Chỉ thấy Nguyệt ở nơi Canh, viên mãn tại Giáp, khuyết ở Tốn và mất nơi Ất. Thượng hạ huyền nơi Bính Đinh. Bất cập nơi Nhâm Quí.

Phapvan thân mến.

Những kiến giải mà Phapvan nói trên, theo Hà Uyên thì thuộc về "ngửa xem", nhưng khi "cúi xét" thì có thay đổi. Đó là khi tìm hiểu về Nguỵ Bá Dương đã để lại học thuyết "Thủ Khảm Điền Ly" - Tham Đồng Khế.

Để mà luyện tập cả đời về "thủ Khảm điền Ly", thì thú thực Hà uyên không làm được.

Người đời sau khi nghiên cứu và viết lại sách cũng chưa nhất quán, ví dụ như về Đan điền cũng có nhiều tên gọi cũng khác nhau như: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, ... , Tổ khí, Quy trung, Huyền mục, ... ,

Nói Dương khí về Tây Bắc, cũng có nghĩa là: ngưng thần tại Mạch Đốc, dùng Ý để dẫn khí từ cung Càn ở Tây Bắc đối với cơ thể khi nằm đầu Bắc chân Nam, mà cung Càn lại chứa hai kinh: Thủ quyết âm Tâm bào (thần kinh tim) và Thủ thiếu dương Tam tiêu, về hướng Đông, gặp khí Âm để sinh một Dương, hướng Đông là Kinh Thủ Dương Minh Đại trường, để sinh một Dương, là quẻ Chấn. Sau đó hoà hợp với Tứ tượng, tạo đủ ngũ hành. Tinh Khí Thần kết hợp với nhau, gọi là "Tam gia tương kiến". Sự kết hợp này được gọi là "Anh nhi", hay "Tiên thiên nhất khí", hay còn gọi là "Thánh thai", hoặc "Kim đan" ,... ,

Sức mạnh theo ý trí mà tới.

Lần cầu đầu tiên, sinh khí lưu thông, âm dương hòa hợp, chỉ cảm thấy một chấm sáng ở trong lòng. Lần cầu thứ hai, tinh thần và thể xác hài hòa, tinh chất thành đan, hạ xuống vùng Đan Điền (???), Lần cầu thứ ba, sắc của Kim đan dưới Đan Điền từ đen chuyển sang mầu hồng tươi, lúc này tinh thần phát "lửa" (Ly), ... ,

Hà Uyên hiểu sơ sơ là như vậy. Còn chủ đề này, mà Phongthuysinh nêu ra, chắc không phải để luyện "thánh thai". Có thể Nguỵ Bá Dương mượn tượng, để diễn tả quá trình tu tập vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Các hình chú đưa lên nó không diễn đạt được đúng ý . Như hình sau đây :

Posted Image

đúng hơn là phân nửa của nguyệt cầu đối mặt với mặt trời là sáng .

Phongthuysinh có biết Ý mà Sapa muốn diễn đạt là như thế nào mà bảo rằng hình trên không diễn đạt được đúng ý (PTS hay là Sapa?)

Người trên trái đất ở phần nửa của trái đất đô'i mặt với mặt trời thì đương nhiên không thấy mặt trăng mà chỉ thấy mặt trời . Còn người trên trái đất ở phần nửa còn lại là đang lúc ban đêm tuy nhiên nhìn về nửa mặt con lại của nguyệt cầu cũng là phần tối nên là không trăng. Trăng tròn khuyết ngang hong chứ không tròn khuyết trên xuô'ng dưới lên!

Phongthuysinh hãy nhìn xem tấm hình này:

Posted Image

dù rằng cái chuyện tròn khuyết ngang hong không phải là chủ đề tranh luận; chỉ là tiểu tiết!

Câu này PTS cần phải suy nghĩ lại ...

Còn về hình vẽ này thì đông tây bị đảo lộn, chú xem lại pha/i không:

Posted Image

Có lẽ Phongthuysinh đọc vội không cảm nhận được hết những gì Sapa đã viết:

Nhìn theo trục trái đất, North (bắc) (gạch liền màu trắng) - South (nam) (gạch nối màu trắng) và (E) với (W) là điều hiển nhiên

Posted Image

(Trục trái đất: Earth Axis và phương hướng của nó trên trái đất.)

SO RA

với đường Nguyệt Đạo (quỷ đạo của Nguyệt cầu quanh trái đất) thì hướng Đông, Tây không thay đổi mà Nam, Bắc thì nằm ở phương vị như đã ghi chú.

Posted Image

Do đó, khi anh Hà Uyên cũng như "Tham Đồng Khế" khi nói đến phương hướng Đông Bắc là hướng nào theo trục trái đất hay mặt phẳng của đường Nguyệt Đạo? Chứ như theo trục mặt phẳng đường Nguyệt Đạo thì tấm hình này là khi Nguyệt cầu đã đi gần hết chu kỳ một tháng và đang ở phương vị gần-sang/ở : Đông Bắc.

hoặc Sapa đã ước chừng Phongthuysinh dễ dàng nhận ra lại là sai ư!?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào chú Sapa,

Nhị Địa Sinh có ghi lộn ngày 18 ra là 16 nhưng sự quan sát cho thấy vẫn đúng như Sapa đã trình bày. Nếu như Phhongthuysinh có thể trực tiếp quan sát thì mới RÕ được nguồn cơn chứ như không thì vị trí và tượng quẻ trong "Tham Đồng Khế" sẽ không được ghi nhận ĐÚNG như vậy.

Công thức của PTS có thể tính vị trí của ngũ tinh nhật nguyệt với tỉ lệ sai lệch là 0.1 độ, cho nên sự di chuyển của thái dương hệ tuy PTS không bằng các nhà thiên văn học nhưng cũng đủ chứng thực về sự chân ngụy của một số thuyết có liên quan tới thái dương hệ. Điều này chú an tâm được .

Sapa không có nói đến hay nghi ngờ gì về tỉ lệ sai lệch mà Phongthuysinh đề ra ... mà.

Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây (có lên có xuống) nên hình của Phongthuysinh được tính bằng DEGREE nhưng thực tế thì mặt TRỜI thì đứng yên chỉ có trái ĐẤT quay xung quanh nó để có ảnh tượng mặt Trời di chuyển và PTS cũng nên quan sát qua hình ảnh gợi ý mà Sapa đã trình bày để nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay).

Chú chưa hiểu hình đó rồi . màu vàng nghĩa là phần sáng của mặt trăng, phần đen là phần tối, số ở dưới là giờ, độ số chiều ngang là đô. số của vòng lấy bắc phương làm 0 đô. (bắc phương không phải là trục bắc). độ số đứng là chỉ vị trí của nguyệt cầu theo chiều trên dưới . Việc trái đất quây quanh mặt trời thì ai ai cũng biết rồi và trình của chú tạo ra các hình đó chỉ tính được thời gian các hành tinh quay quanh mặt trời, còn tính thời gian và vị trí các hành tinh quay quanh trái đất thì lại khác xa! Nói cho cùng thì người xưa không đứng trên mặt trời mà quan sát thái dương hệ vậy.

Sapa biết Anh ngữ mà và những tọa độ được dùng trong Thiên Văn Học nên không có trở ngại gì để hiểu những đồ hình đó; chỉ là, Phongthuysinh đọc không kỷ và hiểu không hết những gì mà Sapa muốn gửi đến. Hệ tọa độ mà Phongthuysinh nói đến đó là dùng đường CHÂN TRỜI và THIÊN ĐỈNH làm mốc để lập nên giá trị cho 2 tọa độ CAO (Y-axis)và độ PHƯƠNG (X-axis) để định vị dấu vết Nguyệt tinh cầu trên bầu trời vậy thôi. Cái mà Phongthuysinh chưa miêu tả trong đồ hình (ví dụ dưới đây) là:

Posted Image

1. Những con số phía dưới những hình trăng là GIỜ địa phương trong ngày đó (Numbers below the circles are the hours of the day local time)

2. Đường X-axis (0 độ) là đường CHÂN TRỜI mà giá trị ÂM tức là ở DƯỚI thì lẽ tất nhiên vào lúc 0 giờ mà PTS làm dấu mốc đó sẽ không thể nào nhìn thấy được. Ngụy Bá Dương thời đó chắc không có dụng cụ Kính Thiên văn hay lập nên Tọa Độ Chân Trời để mà quy ra điều đó phải không. Cho nên, vào lúc 6-7 giờ tối hay giờ Dậu là lúc ông ta nhìn thấy rõ ràng ở phương TÂY.

3. Do đó, vào lúc 18, 19 giờ tức là 6-7 giờ tối ở gần đường CHÂN TRỜI khi dõi mắt nhìn về phương Nam thì ta sẽ thấy Trăng mùng 5 đó ở phương Tây. Sau đó, vì lý do trái đất vẫn TIẾP TỤC QUAY xung quang TRỤC của nó nên vị trí của Nguyệt tinh cầu dường như ĐI XUỐNG dưới đường CHÂN TRỜI từ (20,21,22,23) giờ.

Bây giờ, Phongthuysinh có bắt kịp những gì mà Sapa nhắn nhủ trước đó chưa?

Còn một điểm nữa, Phongthuysinh cũng biết đó là lúc thời gian New Moon (mùng 3,4,5) có hình dạng:

Posted Image

màu vàng sáng của mặt trăng là ở bên tay phải; trong khi đồ biểu PTS lại cho thấy là ở bên tay trái (why) đố PTS biết tại sao?

Tại vì quả ĐẤT có quay quanh trục của nó (là 1 ngày) và Nguyệt cầu thì lại quay quanh trái ĐẤT (29~30 ngày) nên Phongthuysinh chỉ cần nắm vững điều căn bản đó thì sẽ RÕ không cần đến 3 vòng (3 tháng) cũng nhận ra được những gì ghi tải trong "Tham Đồng Khế."

Câu này theo PTS hiểu thì chú đã lẫn lộn vòng này với vòng kia rồi thì phải . Chú hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa xem có đúng là vị trí của nó di chuyển không.

PTS sẽ đọc bày chú viết cho bác Hà Uyên và sẽ có ý kiến sau

PTS

Có lẽ Phongthuysinh đã hiểu và không cần yêu cầu Sapa hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa chứ nhỉ!? Và chẳng những thế, PTS cũng được mà, phải không.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào chú Sapa,

PTS gởi mấy bản này để chú tham khảo vào tháng tới âm lịch, bản này lấy vị trí sao 0 độ bắc, 0 độ tây quan sát nguyệt cầu, trong đó có tính luôn phần trăm sáng của nguyệt cầu. Có cả ba giờ sáng chiều khuya. Nếu chú cần PTS có thể tính vị trí của nguyệt cầu từ nơi chú đang ở để có thể xem mức chính xác thế nào nhưng cần phải có kính thiên văn mới định vị trí chính xác được, nhìn bằng mắt thường thì nơi nào cũng là phía tây, nơi nào cũng là phía đông.

Cám ơn Phongthuysinh nhé, nhưng để tính vị trí của nguyệt cầu từ nơi Sapa đang ở để giải quyết điểm trao đổi giữa chúng ta là chưa cần thiết. Để nhìn bằng mắt thường và chụp một tấm hình New Moon vào lúc chạng vạng gần hoàng hôn như dưới đây:

Posted Image

thì chắc cũng phải RÕ RÀNG hướng đó không phải là Nam, Bắc hay Đông chứ, phải không bạn Phongthuysinh?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Tìm lại lập luận của Người xưa.

Người quan sát bầu trời, lấy mình làm trung tâm và chia bầu trời ra làm 8 phần thứ tự theo Bát Can : Giáp, Ất Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quí; Mậu Kỷ trung tâm. Tám phương Can là tám phương vị mọc lặn của Nhật Nguyệt. Ngày mùng 3 Nguyệt xuất phương Canh thì Nhật mọc phương Giáp. Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn.

Suy luận như trên là không chuẩn với thực tế, chưa kể lý luận xung đối để quy định phương vị của Nhật Nguyệt lại càng là điều bất cập; ví dụ mùng 2,3 âm lịch nếu Phapvan quan sát khoảng 6-7 giờ chiều nhìn về hướng Tây thì sẽ nhìn thấy cả 2 (Nhật và Nguyệt) cách nhau không xa trước khi cả hai cùng thấp dần mất hút dưới đường CHÂN TRỜI.

Nói về chuyện muốn chia bầu trời làm 8 phần để ứng với 8 Can, 8 Quái thì tiêu trưởng của mặt Trăng cũng có thể dựa trên đồ hình này:

Posted Image

lấy vị trí TRĂNG RẰM (Full Moon) định vị cho là phương Đông, KHÔNG TRĂNG là phương TÂY, BÁN THƯỢNG HUYỀN (First Quater) là phương Nam và BÁN HẠ HUYỀN (Last Quater) là phương Bắc cũng không sao quy nạp được vị trí Nạp Can như "Tham Đồng Khế" đã miêu tả.

Lý do duy nhất giúp ta giải quyết điều này là cần quan sát vào những thời gian mà Sapa đã đề cập qua những bài viết trước đây vậy.

Trong một tháng 30 ngày trăng được chia ra làm hai phần Âm Dương xen nhau. Từ mùng 3 đến ngày 14 là Dương tiến Âm thóai; từ 16 đến 28 là Dương thóai Âm phù.

Cụ thể :

Ngày mùng 3 Nguyệt hiện nơi Canh, vậy Canh là Dương đầu, tượng quẻ Chấn.

Ngày mùng 8 Nguyệt đến nơi Đinh, vậy Đinh là Dương Bán (tính đến Càn), tượng quẻ Đòai.

Ngày 15 Nguyệt tròn ở Giáp, Giáp là Dương cực thịnh, Trăng tròn đầy tượng quẻ Càn.

Lý luận đến đây còn khả dĩ chính xác nhưng phần sau thì không ổn do sự quan sát thực tế kiểm nghiệm:

Ngày 18 Nguyệt khuyết nơi Tân, Tân là Âm sơ, tượng quẻ Tốn.

Ngày 23 Nguyệt khuyết nơi Bính, Bình là Âm Bán, tượng quẻ Cấn.

Ngày 30 Nguyệt lặn nơi Nhâm, Nhâm là Âm Cực, tượng quẻ Khôn.

Ngày mai, Sapa sẽ đề cung tài liệu ...

Ngày 28 Dương cuối nơi Ất.

Ngày 14 Âm cuối nơi Quí.

Như vậy:

Chỉ thấy Nguyệt ở nơi Canh, viên mãn tại Giáp, khuyết ở Tốn và mất nơi Ất. Thượng hạ huyền nơi Bính Đinh. Bất cập nơi Nhâm Quí.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

Hihihih, thiệt khổ thân PTS cứ tranh qua tranh lại vầy hoài thì không còn thời giờ ngâm cứu nửa, PTS trả lời ngày các bài chú vừa viết vì mấy ngày tới PTS sẽ bận.

Posted Image

Đây là sự thiếu sót của PTS, xin kính chú một ly diet coca :D

Posted Image

PTS hiểu được điều này, tuy nhiên cái mà chú thiếu đi là hai chử tương tác. PTS chỉ hỏi chú một câu thôi, hình này là người đứng bên này trái đất định ĐTNB, hỏi chú người bên kia trái đất sẽ định ĐTNB như thế nào, cái mà chú viết không phải không đúng mà nó chỉ là tầm nhìn của một cá nhân ở một khu vực nhỏ, như câu không bước ra khỏi cửa thì không thấy trời cao đất rộng, PTS đang muốn bước ra khỏi cửa đây. vì bước ra khỏi cửa mới cảm nhận được hai chử tương tác đúng không chú ? Như vậy, ông A đứng bên này thì nói ĐTNB như hình vẽ trên, ông B cải lại nói ĐTNB là ngược lại, vậy cả hai đều đúng vì ông A và ông B chỉ biết được trái đất bằng phẳng, đâu biết rằng trái đâ't thật sự là tròn, vậy cái chân lý của ĐTNB là ở đâu đây ? không phải phải dùng tới hai chử tương tác sao ?

Sapa không có nói đến hay nghi ngờ gì về tỉ lệ sai lệch mà Phongthuysinh đề ra ... mà.

Không phải là nói chú nghi ngờ nhưng chú nói

Nhị Địa Sinh có ghi lộn ngày 18 ra là 16 nhưng sự quan sát cho thấy vẫn đúng như Sapa đã trình bày. Nếu như Phhongthuysinh có thể trực tiếp quan sát thì mới RÕ được nguồn cơn chứ như không thì vị trí và tượng quẻ trong "Tham Đồng Khế" sẽ không được ghi nhận ĐÚNG như vậy.

với PTS nói

Công thức của PTS có thể tính vị trí của ngũ tinh nhật nguyệt với tỉ lệ sai lệch là 0.1 độ

như vậy thì cách nào định vị trí đúng hơn chú ? cái này dẩn tới câu hỏi cho chú là

Posted Image

thì chắc cũng phải RÕ RÀNG hướng đó không phải là Nam, Bắc hay Đông chứ, phải không bạn Phongthuysinh?

thì vị trí đó ở mấy độ vậy chú ? Có phải PTS đúng khí nói nhìn ở đâu cũng thấy Tây, nhìn ở đâu cũng thấy đông không ?

Cám ơn Phongthuysinh nhé, nhưng để tính vị trí của nguyệt cầu từ nơi Sapa đang ở để giải quyết điểm trao đổi giữa chúng ta là chưa cần thiết. Để nhìn bằng mắt thường và chụp một tấm hình New Moon vào lúc chạng vạng gần hoàng hôn như dưới đây:

Nếu vậy thì làm sao chú có thể khẳng định là sự quan sát của Ngụy Bá Vương là đúng trong khi chú không chứng thực được vị trí chính xác của nguyệt cầu ?

Có lẽ Phongthuysinh đã hiểu và không cần yêu cầu Sapa hãy quan sát nguyệt cầu thêm vài tháng nửa chứ nhỉ!? Và chẳng những thế, PTS cũng được mà, phải không.

Nếu không thì làm sao chú thực sự chắc chắn rằng vị trí của nguyệt cầu không thay đổi ? có thể nào Ngụy Bá Vương chỉ quan sát nguyệt cầu có một tháng mà rô`i lập ra cái thuyết động trời được xử dụng trong nhiều môn rô`i lại được massage thành vài thuyết mới nửa ?

Posted Image

màu vàng sáng của mặt trăng là ở bên tay phải; trong khi đồ biểu PTS lại cho thấy là ở bên tay trái (why) đố PTS biết tại sao?

Hihihi, không cần phải đố nhau vậy chứ chú, nhưng chú muốn đố thì PTS cũng xin đố, PTS hỏi lại chú là sự khác biệt giửa Azimuth và longitude ra sao, câu trả lời của chú cũng là câu trả lời của PTS.

Sapa biết Anh ngữ mà và những tọa độ được dùng trong Thiên Văn Học nên không có trở ngại gì để hiểu những đồ hình đó; chỉ là, Phongthuysinh đọc không kỷ và hiểu không hết những gì mà Sapa muốn gửi đến. Hệ tọa độ mà Phongthuysinh nói đến đó là dùng đường CHÂN TRỜI và THIÊN ĐỈNH làm mốc để lập nên giá trị cho 2 tọa độ CAO (Y-axis)và độ PHƯƠNG (X-axis) để định vị dấu vết Nguyệt tinh cầu trên bầu trời vậy thôi.

Đâu phải PTS nói chú không biê't AN, nếu không biết thì chú đâu có khả năng xử dụng những thứ chú bỏ lên đây, cái này có lẽ ai cũng đoán được , nhưng thật sự chú không hiểu hình PTS bỏ lên mà vì chú nói

Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây (có lên có xuống) nên hình của Phongthuysinh được tính bằng DEGREE nhưng thực tế thì mặt TRỜI thì đứng yên chỉ có trái ĐẤT quay xung quanh nó để có ảnh tượng mặt Trời di chuyển và PTS cũng nên quan sát qua hình ảnh gợi ý mà Sapa đã trình bày để nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay).

Vì rằng mặt trăng có lên có xuô'ng không có liên quan tới mặt trời có lẽ giờ này chú đã biết rồi chứ ?

Posted Image

Chú vẫn chưa hiểu hết hình này, chú hảy để ý tới độ số PTS làm dấu (đỏ và xanh). PTS cảm nhận là chú lẫn lộn vòng của mặt trăng với "vòng" của mặt trời rồi .

Tóm lại những gì hai chúng ta tranh cải ở đây là chi tiết, vấn đề chính chỉ là hai chử VỊ TRÍ. Những gì chú phản biện ở trên không có giá trị gì khi chú chưa định được vị trí chính xác của nguyệt cầu.

Có lẽ hơn tuần PTS mới trở lại vấn đề ...

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Suy luận như trên là không chuẩn với thực tế, chưa kể lý luận xung đối để quy định phương vị của Nhật Nguyệt lại càng là điều bất cập; ví dụ mùng 2,3 âm lịch nếu Phapvan quan sát khoảng 6-7 giờ chiều nhìn về hướng Tây thì sẽ nhìn thấy cả 2 (Nhật và Nguyệt) cách nhau không xa trước khi cả hai cùng thấp dần mất hút dưới đường CHÂN TRỜI.

Nói về chuyện muốn chia bầu trời làm 8 phần để ứng với 8 Can, 8 Quái thì tiêu trưởng của mặt Trăng cũng có thể dựa trên đồ hình này:

Posted Image

lấy vị trí TRĂNG RẰM (Full Moon) định vị cho là phương Đông, KHÔNG TRĂNG là phương TÂY, BÁN THƯỢNG HUYỀN (First Quater) là phương Nam và BÁN HẠ HUYỀN (Last Quater) là phương Bắc cũng không sao quy nạp được vị trí Nạp Can như "Tham Đồng Khế" đã miêu tả.

Lý do duy nhất giúp ta giải quyết điều này là cần quan sát vào những thời gian mà Sapa đã đề cập qua những bài viết trước đây vậy.

Lý luận đến đây còn khả dĩ chính xác nhưng phần sau thì không ổn do sự quan sát thực tế kiểm nghiệm:

Ngày mai, Sapa sẽ đề cung tài liệu ...

Sapa

Chào bạn Sapa,

Người xưa thường dùng phương pháp tỉ dụ, đặc biệt như ngài Ngụy Bá Dương lại là Đạo gia mượn chuyện tiết độ vận hành của Nhật Nguyệt, tiến thoái tiêu trưởng của âm dương để ứng dụng trong luyện Đan.

Ngày mùng 3 Nguyệt xuất phương Canh thì Nhật mọc phương Giáp. Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn.

Giáp là phương Mặt Trời mọc trong ngày, còn Canh là phương Mặt Trăng xuất ra ánh sáng đầu tháng . Nhật Nguyệt tả hữu toàn. Một năm tương tự một tháng, một tháng tương tự một ngày, một ngày tương tự một giờ, một giờ tương tự một khắc, một khắc tương tự một hơi thở. Một hơi thở cũng đủ cả âm dương tiêu trưởng.

Về việc chia bầu trời như Sapa chia trên giấy e không giống với thực tế quan sát. Trục Tí Ngọ hay trên Càn dưới Khôn là trên đỉnh đầu và dưới chân người quan sát.

Rất mong Sapa sẽ đề cung tài liệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phapvan

Cả tuần qua, cả nhà có người ốm người bị cúm Heo (swine flu) nên khá mỏi mệt mà chưa kịp hồi âm cho bạn. Nay mình cũng khỏe khỏe rồi, chúng ta tiếp tục nhé.

Chào bạn Sapa,

Người xưa thường dùng phương pháp tỉ dụ, đặc biệt như ngài Ngụy Bá Dương lại là Đạo gia mượn chuyện tiết độ vận hành của Nhật Nguyệt, tiến thoái tiêu trưởng của âm dương để ứng dụng trong luyện Đan.

Ngày mùng 3 Nguyệt xuất phương Canh thì Nhật mọc phương Giáp. Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn.

Giáp là phương Mặt Trời mọc trong ngày, còn Canh là phương Mặt Trăng xuất ra ánh sáng đầu tháng . Nhật Nguyệt tả hữu toàn. Một năm tương tự một tháng, một tháng tương tự một ngày, một ngày tương tự một giờ, một giờ tương tự một khắc, một khắc tương tự một hơi thở. Một hơi thở cũng đủ cả âm dương tiêu trưởng.

Khoa học thực nghiệm cho thấy Mặt Trời thì là nằm ở chính giữa Thái Dương Hệ và trái Đất thì quay xung quanh Mặt Trời và quay quanh chính trục của nó. Nhật mọc phương Giáp thì sáng nào lại không vậy cũng như chiều nào Nhật lại không lặn ở phương Canh vì trái Đất quay quanh trục của nó mà - phải không bạn Phapvan?

Tiêu trưởng của âm dương là do sự vận hành của trái Đất biểu hiện qua sự sáng tối, tứ mùa tám tiết thì vị trí định vị dấu * trên trái Đất đó quay từ điểm A (nhìn từ ngoài không gian phía trên cực Bắc) là Bình Minh đến Hoàng Hôn là điểm B tiêu biểu cho phương Đông hoặc Tây nhưng thực chất vị trí dấu * kia không Đông không Tây.

Posted Image

Thế nhưng, đường Nguyệt Đạo thì khác, rõ là có mặt Trăng quay xung quanh trái Đất nên các vị trí trong tấm hình dưới đây là vị trí thời gian của Nguyệt Tinh Cầu vào từng thời điểm thượng/hạ tuần, bán nguyệt, rằm, không trăng v.v… Do đó, vị trí của Nguyệt tinh cầu đối với Mặt trời có khi thay đổi nhưng Mặt trời thì không và khi Phapvan ghi là: Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn thì Nhật ở nơi Càn là ở nơi nào, vị trí nào?

Về việc chia bầu trời như Sapa chia trên giấy e không giống với thực tế quan sát. Trục Tí Ngọ hay trên Càn dưới Khôn là trên đỉnh đầu và dưới chân người quan sát.

Việc chia bầu trời làm 8 phần thứ tự theo Bát Can là lấy ý từ Phapvan rồi Sapa gợi thêm ý 8 giai đoạn từ trăng tròn trăng khuyết đến không trăng v.v… thể theo tiêu đề của phép Nguyệt Thể Nạp Giáp này vậy thôi. Thực tế quan sát và ngay cả ngài Ngụy Bá Dương cũng chỉ có thể thấy và dùng 6 Quái biểu trưng bởi 6 Can và những Quái/Can còn lại là phải SUY LUẬN mới thấu hết.

Mà nè, Phapvan lý luận trên Càn dưới Khôn là trên đỉnh đầu và dưới chân người quan sát thì Ngày 15 Nguyệt tròn đầy nơi Giáp thì Nhật ở nơi Càn là Nhật ở trên đầu đấy chăng?

Lý luận đến đây còn khả dĩ chính xác nhưng phần sau thì không ổn do sự quan sát thực tế kiểm nghiệm:

Ngày 18 Nguyệt khuyết nơi Tân, Tân là Âm sơ, tượng quẻ Tốn.

Ngày 23 Nguyệt khuyết nơi Bính, Bình là Âm Bán, tượng quẻ Cấn.

Ngày 30 Nguyệt lặn nơi Nhâm, Nhâm là Âm Cực, tượng quẻ Khôn.

Ngày mai, Sapa sẽ đề cung tài liệu ...

Rất mong Sapa sẽ đề cung tài liệu

Đây, tài liệu Nguyệt tượng tháng 7 âm lịch vừa qua thông qua trang web này:

http://www.solunarforecast.com/solunarmoon.aspx

Phapvan sẽ thấy:

Posted Image

Nguyệt khuyết nơi Tân là phương nào, Nguyệt khuyết nơi Bính phương nao và Nguyệt lặn nơi Nhâm là chỗ mô???

Phapvan cứ việc chỉ ra rồi chúng ta sẽ thảo luận tiếp!

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào chú Sapa,

Hihihih, thiệt khổ thân PTS cứ tranh qua tranh lại vầy hoài thì không còn thời giờ ngâm cứu nửa, PTS trả lời ngày các bài chú vừa viết vì mấy ngày tới PTS sẽ bận.

Ngâm thì phải nghiền phải ngẫm nên qua lại vầy là để Phongthuysinh có dịp tư duy thêm chút nữa thì mới thông suốt đó mà ...

Đây là sự thiếu sót của PTS, xin kính chú một ly diet coca <_<

See! Phongthuysinh đã thấy sự thiếu sót rồi đó.

PTS hiểu được điều này, tuy nhiên cái mà chú thiếu đi là hai chử tương tác. PTS chỉ hỏi chú một câu thôi, hình này là người đứng bên này trái đất định ĐTNB, hỏi chú người bên kia trái đất sẽ định ĐTNB như thế nào, cái mà chú viết không phải không đúng mà nó chỉ là tầm nhìn của một cá nhân ở một khu vực nhỏ, như câu không bước ra khỏi cửa thì không thấy trời cao đất rộng, PTS đang muốn bước ra khỏi cửa đây. vì bước ra khỏi cửa mới cảm nhận được hai chử tương tác đúng không chú ? Như vậy, ông A đứng bên này thì nói ĐTNB như hình vẽ trên, ông B cải lại nói ĐTNB là ngược lại, vậy cả hai đều đúng vì ông A và ông B chỉ biết được trái đất bằng phẳng, đâu biết rằng trái đâ't thật sự là tròn, vậy cái chân lý của ĐTNB là ở đâu đây ? không phải phải dùng tới hai chử tương tác sao ?

Vậy là Phongthuysinh mất căn bản quá đi thôi. Này nhé, bước ra cửa lớn trước nhà Phongthuysinh thẳng đằng trước mặt là ĐTNB? Ban ngày và ban đêm sẽ vì thế mà phương vị đứng trước cửa lớn nhà PTS thay đổi ư? Hiện tượng ngày và đêm là do trái Đất quay quanh trục của nó thì ngài Ngụy Bá Dương quan sát từ nơi chốn ông ta ở có vì vậy mà ĐTNB bên kia trái đất với bên này trái đất bị hoán vị hay không? Cái gì mà là tầm nhìn của một cá nhân ở một khu vực nhỏ nào là phải không bước ra khỏi cửa thì không thấy trời cao đất rộng chứ hở Phongthuysinh. Còn nói về tương tác ở đây chưa cần phải đề cập đến để định vị ĐTNB kia mà.

Nói đúng hơn là Quy Ước hơn là gọi đó là Chân Lý ĐTNB; vì ĐTNB là quy ước bởi từ trường và hướng nhìn thấy mặt Trời mọc, mặt Trời lặn thế thôi. Nếu như không đồng thuận thì Phongthuysinh cứ việc phản bác nhé nhưng đừng vì thế mà than là khổ thân.

Không phải là nói chú nghi ngờ nhưng chú nói với PTS nói như vậy thì cách nào định vị trí đúng hơn chú ? cái này dẩn tới câu hỏi cho chú là

thì vị trí đó ở mấy độ vậy chú ? Có phải PTS đúng khí nói nhìn ở đâu cũng thấy Tây, nhìn ở đâu cũng thấy đông không ?

Sau khi tham khảo "Tham Đồng Khế" về ngày 16 hay 18 thì trước đó Sapa đã quan sát cả 2 ngày luôn rồi nên mới bảo là dù cho Nhị Địa Sinh có ghi lộn cũng chẳng sao giai do thời gian quan sát phải là gần sáng sẽ ăn khớp với những gì đã ghi tải trong cổ thư; vậy thôi. Phongthuysinh cũng đừng bảo rằng không biết đâu là hướng Tây đâu là hướng Đông nghen vì sẽ LẠC LỐI đi mất.

Nếu vậy thì làm sao chú có thể khẳng định là sự quan sát của Ngụy Bá Vương là đúng trong khi chú không chứng thực được vị trí chính xác của nguyệt cầu ?

Sapa có thể khẳng định sự quan sát của Ngụy Bá Vương đúng dựa trên QUY ƯỚC về ĐTNB về phương vị nhìn thấy Trăng bằng mắt thông qua những ngày tháng trong âm lịch. Chứng thực được vị trí chính xác của nguyệt cầu hay không, không thay đổi những gì ghi chú trong "Tham Đồng Khế" mà Ngụy Bá Dương đã quan sát, nhìn thấy và ghi lại.

Nếu không thì làm sao chú thực sự chắc chắn rằng vị trí của nguyệt cầu không thay đổi ? có thể nào Ngụy Bá Vương chỉ quan sát nguyệt cầu có một tháng mà rô`i lập ra cái thuyết động trời được xử dụng trong nhiều môn rô`i lại được massage thành vài thuyết mới nửa ?

Chắc chắn, Ngụy Bá Dương không phải chỉ quan sát theo dõi trăng tròn, trăng khuyết chỉ có một tháng mà là nhiều tháng để rồi đi đến kết luận rằng:

Cứ hễ đến ngày 3,8,15,18,23,30 mỗi tháng âm lịch đều có hiện tượng biểu trưng với 6 Quái trong Bát Quái (Tham Đồng Khế)

thế kia. Phongthuysinh bắt kịp cái ý trên chứ!?

Hihihi, không cần phải đố nhau vậy chứ chú, nhưng chú muốn đố thì PTS cũng xin đố, PTS hỏi lại chú là sự khác biệt giửa Azimuth và longitude ra sao, câu trả lời của chú cũng là câu trả lời của PTS.

Phongthuysinh cứ trình bày về Azimuth và longtitude đi rồi tự thân kiểm chứng xem coi có phải PTS hiểu đúng không đã.

Không chừng PTS có cơ lầm lẫn đó; không nói chơi đâu.

Đâu phải PTS nói chú không biê't AN, nếu không biết thì chú đâu có khả năng xử dụng những thứ chú bỏ lên đây, cái này có lẽ ai cũng đoán được , nhưng thật sự chú không hiểu hình PTS bỏ lên mà vì chú nói

Phongthuysinh vẫn chưa thật hiểu hết những gì Sapa đã viết trong đoạn văn đó rồi!

Dấu vết mặt Trăng trong tấm hình đó có lên có xuống có phải nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay) không hả Phongthuysinh?

Vì rằng mặt trăng có lên có xuô'ng không có liên quan tới mặt trời có lẽ giờ này chú đã biết rồi chứ ?

Chắc không phải Phongthuysinh bây giờ mới biết chứ hở?

Chú vẫn chưa hiểu hết hình này, chú hảy để ý tới độ số PTS làm dấu (đỏ và xanh). PTS cảm nhận là chú lẫn lộn vòng của mặt trăng với "vòng" của mặt trời rồi .

Phongthuysinh đã cảm nhận không đúng rồi, vì PTS có làm dấu (đỏ và xanh) cũng chỉ là VỊ TRÍ của Nguyệt tinh cầu vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Như vậy, biểu đồ đó là cho Mặt trăng chứ có phải là cho mặt Trời đâu à ... Có lẽ, PTS can't read between the lines khi Sapa viết: Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây ... là nói chung chung; cũng như hình này là nói về Sun Azimuth/Longtitude instead of Moon Azimuth/Longtitude:

Posted Image

Chắc Phongthuysinh hiểu rõ ý Sapa muốn viết rồi phải không?

Tóm lại những gì hai chúng ta tranh cải ở đây là chi tiết, vấn đề chính chỉ là hai chử VỊ TRÍ. Những gì chú phản biện ở trên không có giá trị gì khi chú chưa định được vị trí chính xác của nguyệt cầu.

Thực ra, những gì Sapa viết ở trên chỉ có giá trị đối Phongthuysinh khi nào PTS hiểu được vậy thôi.

Có lẽ hơn tuần PTS mới trở lại vấn đề ...

PTS

Thì chừng nào có thể thì chúng ta tiếp tục vậy.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Sapa,

Ngâm thì phải nghiền phải ngẫm nên qua lại vầy là để Phongthuysinh có dịp tư duy thêm chút nữa thì mới thông suốt đó mà ...

Hihihi, Cái này phải để PTS nói mới đúng hơn đó, hơn một tháng nay kể từ ngày Nhi Địa Sinh đưa lên thuyết Kham Đồng Khế chú đã tiến bộ vượt bực đó . Từ chổ không biết thuyết đó tới chổ hiểu ý nghĩa của thuyết đó, đúng không nè.

Vậy là Phongthuysinh mất căn bản quá đi thôi. Này nhé, bước ra cửa lớn trước nhà Phongthuysinh thẳng đằng trước mặt là ĐTNB? Ban ngày và ban đêm sẽ vì thế mà phương vị đứng trước cửa lớn nhà PTS thay đổi ư? Hiện tượng ngày và đêm là do trái Đất quay quanh trục của nó thì ngài Ngụy Bá Dương quan sát từ nơi chốn ông ta ở có vì vậy mà ĐTNB bên kia trái đất với bên này trái đất bị hoán vị hay không? Cái gì mà là tầm nhìn của một cá nhân ở một khu vực nhỏ nào là phải không bước ra khỏi cửa thì không thấy trời cao đất rộng chứ hở Phongthuysinh. Còn nói về tương tác ở đây chưa cần phải đề cập đến để định vị ĐTNB kia mà.

PTS đã nhấn mạnh với câu bước ra khỏi cửa thì thấy trời cao đất rộng mà chú lại cố tình nói vòng vo tam quốc, nói vậy Ngụy Bá Dương lập thuyết nạp giáp cho lò luyện đơn của ông, hậu sinh chẳng hiểu gì lại lấy áo dụng cho cả thế giới hèn gì .... hihihi Câu "Hiện tượng ngày và đêm là do trái Đất quay quanh trục của nó" có mâu thuẩn với câu " Còn nói về tương tác ở đây chưa cần phải đề cập đến để định vị ĐTNB kia mà" hay không ?

"Nói đúng hơn là Quy Ước hơn là gọi đó là Chân Lý ĐTNB" nói vậy là phải có 360 cái QUY ƯỚC lận ?

Sau khi tham khảo "Tham Đồng Khế" về ngày 16 hay 18 thì trước đó Sapa đã quan sát cả 2 ngày luôn rồi nên mới bảo là dù cho Nhị Địa Sinh có ghi lộn cũng chẳng sao giai do thời gian quan sát phải là gần sáng sẽ ăn khớp với những gì đã ghi tải trong cổ thư; vậy thôi. Phongthuysinh cũng đừng bảo rằng không biết đâu là hướng Tây đâu là hướng Đông nghen vì sẽ LẠC LỐI đi mất.

Mới có tham khảo hai ngày mà lại khẳng định như vậy sao Sapa tiền bối ????? hy vọng Kim Đơn Vương không phải quan sát hai ngày lập ra nạp giáp . "Phongthuysinh cũng đừng bảo rằng không biết đâu là hướng Tây đâu là hướng Đông nghen vì sẽ LẠC LỐI đi mất" Chú không có khả năng trả lời câu hỏi của PTS là "Vị trí đó mấy độ" lại nói vòng vo hoài ....

Sapa có thể khẳng định sự quan sát của Ngụy Bá Vương đúng dựa trên QUY ƯỚC về ĐTNB về phương vị nhìn thấy Trăng bằng mắt thông qua những ngày tháng trong âm lịch. Chứng thực được vị trí chính xác của nguyệt cầu hay không, không thay đổi những gì ghi chú trong "Tham Đồng Khế" mà Ngụy Bá Dương đã quan sát, nhìn thấy và ghi lại.

Nói vậy rốt cuộc chú vẫn chưa hiểu cái mục "nhọt" PTS lập ra đề tài này rồi. Nếu kiến thức của Ngụy Bá Vương lập ra chí đúng vào nơi ông ta ngụ lại được cho là nguyên lý thì PTS đâu cần lập ra đề tài này làm gì .... Hơn nửa chú chỉ mới quan sát có một tháng (hong chừng chỉ có vài ngày mà thiếu xót quan trọng nhất là không có thể định vị trí chính xác mà dám khẳng định như vậy! PTS thật bái phục bái phục!

Phongthuysinh vẫn chưa thật hiểu hết những gì Sapa đã viết trong đoạn văn đó rồi!

Cái chú nói chỉ là cái nhìn tổng quát, ước đoán mà PTS đã đi qua hai năm trước rồi. PTS ở thời gian này đi sâu hơn nửa vậy thôi! Nếu không đâu cần tính vị trí tới 0,1 độ sai biệt làm gì cho tốn thời gian vậy .

Chắc không phải Phongthuysinh bây giờ mới biết chứ hở?

Phongthuysinh đã cảm nhận không đúng rồi, vì PTS có làm dấu (đỏ và xanh) cũng chỉ là VỊ TRÍ của Nguyệt tinh cầu vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Như vậy, biểu đồ đó là cho Mặt trăng chứ có phải là cho mặt Trời đâu à ... Có lẽ, PTS can't read between the lines khi Sapa viết: Hình này chỉ giống như ta thấy dấu vết mặt Trời, mặt Trăng di chuyển Đông sang Tây ... là nói chung chung; cũng như hình này là nói về Sun Azimuth/Longtitude instead of Moon Azimuth/Longtitude:

Trời, PTS đưa lên hình mặt trăng, chú nói là giống sự lên xuống của mặt trời, rồi PTS lại nói nó không có liên quan tới mặt trời, rồi bây giờ chú lại đem hình mặt trời ra giải thích . Có cần tới lui vô ích vậy không đây chú ????

Dấu vết mặt Trăng trong tấm hình đó có lên có xuống có phải nhìn thấy từ góc cạnh khác (khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay) không hả Phongthuysinh?

Chú không hiểu thì nhận, trượng phu như chú DaoHoa vậy mới đáng kính, chứ cố tình chối quanh làm gì tốn thời gian quá! Nguyệt cầu lên xuống chẳng có liên quan gì tới "khi cả 2 ĐỊA cầu và NGUYỆT cầu cùng quay" cả . PTS đã cho con số 5 chấm mấy độ, tại chú không đọc kỷ nên chưa hiểu tại sao nó có lên có xuống thôi! Vâ.y mặt trời có lên có xuống có liên quan tới sự di chuyê?n của mặt trăng hay không ?

PTS cố tình nói trở lại hơn một tuần là để chú có thời gian research thôi vì biết rằng trước đây chú chỉ biết lờ mờ, để chú có thời gian tính ra vị trí của nhật nguyệt trong vài tháng, như vậy mới hiểu được hai chử VỊ TRÍ là quan trọng trong thuyê't nạp giáp theo nguyệt tượng . Thật ra tính vị trí của nhật nguyệt trong vòng ba tháng thì quá dể chỉ cần đọc vài đoạn thất chính tứ dư của bác Hà Uyên là có thể tính ra được rồi.

Kết luận thì PTS chỉ hứng thú về sự chính xác của nó không hứng thú về sự tổng quát của nó, nếu không thì không lập ra đề tài này để đôi co chi cho tốn thời gian vì PTS cần phải giành thời gian nghiên cứu bí cấp nửa chứ <_<

Mấy cái phép khích tướng của chú để PTS làm sẳn cho chú học thì tầm thường quá . Thôi xin phép chú tạm không bàn tới vấn đề này nửa nhé.

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites