phongthuysinh

Hư Thực Của Thuyết Nạp Giáp

136 bài viết trong chủ đề này

Chào bác Hà Uyên và các bạn có hứng thú về chủ đề này,

Như đã đề xướng trong chủ đề KINH PHÒNG VỚI KINH THỊ DỊCH TRUYỆN về thuyết nạp giáp, PTS xin mở chủ đề riêng này để cùng các vị có tâm từng bước đi tới sự đúng sai của thuyết nạp giáp lấy nguyệt tượng làm gốc. Chủ để PTS đưa ra bao gồm bốn phần

1. Thuyết nạp giáp

2. Căn bản mà chúng ta biết về thái âm

3. Tài liệu thu tập được từ mặt trăng

4. tham khảo và kết luận .

PTS xin dừng lại ở mỗi phần để những ai quan tâm có để đưa ra ý kiến, sửa sai, hoặc phản biện. Như đây là một chủ đề có hơi lớn vì nó ảnh hưởng tới rất nhiều môn học huyền bí của đông phương và như bác Hà Uyên nói "đây là một chuyện 'động trời'"; nhưng PTS nghĩ nếu không động thì làm sao biến, không biến làm sao có sanh đây.

1. Thuyết nạp giáp

Kinh phòng giải thích về thuyết nạp giáp như sau (xin trích đoạn ngắn của bác Hà Uyên trong chủ đề KINH PHÒNG VỚI KINH THỊ DỊCH TRUYỆN)

THUY ẾT NẠP GIÁP

Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.

Tóm tắc lại thì:

Càn nạp giáp, nhâm

khôn nạp ất, quý

đoài nạp đinh

cấn nạp bính

tốn nạp tân

chấn nạp canh

khảm nạp mậu

ly nạp kỷ

Sau đó (theo tài liệu hán) thì Ngụy Bá Dương trứ tác tham đồng khế trong đó lấy sự âm dương tiêu trưởng trong một tháng biểu hiện bởi sáu quái chấn đoài càn, tốn cấn khôn nhập vào phương vị của giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý 10 can. Lấy mùng 3 lúc mặt trăng mới ló dạng, được 1 dương có tượng của quẻ chấn, vị trí ở phương canh; mùng 8 (gọi thượng huyền) ánh trăng được hai phần dương có tượng của quẻ đoài, tại vị trí phương đinh; tới mùng 15 (gọi vọng nguyệt) ánh trăng sáng tỏ ba phần có tượng của quẻ càn tại vị trí phương giáp. Đó là tượng của âm tiêu dương trưởng; sau vọng nguyệt 3 ngày (ngày 18) thì dương hạ âm sanh ánh sáng mất đi một phần có tượng của quẻ tốn ở tại vị trí phương tân; ngày 23 (gọi là hạ huyền) ánh sáng lại mất thêm một phần nửa có tượng của quẻ cấn ở tại vị trí bính; tới ngày 30 (hối nguyệt) thì không còn ánh sáng ba phần đều âm có tượng của quẻ khôn ở tại vị trí ất.

Tóm tắc lại thì:

mùng 3 - 7 nguyệt tượng của chấn nạp canh

mùng 8 - 12 nguyệt tượng của đoài nạp đinh

mùng 13 - 17 nguyệt tượng của quẻ càn nạp giáp

mùng 18 - 22 nguyệt tượng của quẻ tốn nạp tân

mùng 23 - 27 nguyệt tượng của quẻ cấn nạp bính

mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất

Còn khảm nạp mậu, ly nạp kỷ vì được cho là vị trí của nhật nguyệt

Về thực hư của thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng là vấn đề PTS đang chú ý tới và đặt ra giả thuyết cho là thuyết này không đúng .Trước khi đi sâu vào vấn đề thì việc cần biết hiện giờ là chúng ta có thống nhất về sự chính xác của tài liệu về thuyết nạp giáp này không .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Chào bác Hà Uyên và các bạn có hứng thú về chủ đề này,

Như đã đề xướng trong chủ đề KINH PHÒNG VỚI KINH THỊ DỊCH TRUYỆN về thuyết nạp giáp, PTS xin mở chủ đề riêng này để cùng các vị có tâm từng bước đi tới sự đúng sai của thuyết nạp giáp lấy nguyệt tượng làm gốc. Chủ để PTS đưa ra bao gồm bốn phần

1. Thuyết nạp giáp

2. Căn bản mà chúng ta biết về thái âm

3. Tài liệu thu tập được từ mặt trăng

4. tham khảo và kết luận .

PTS xin dừng lại ở mỗi phần để những ai quan tâm có để đưa ra ý kiến, sửa sai, hoặc phản biện. Như đây là một chủ đề có hơi lớn vì nó ảnh hưởng tới rất nhiều môn học huyền bí của đông phương và như bác Hà Uyên nói "đây là một chuyện 'động trời'"; nhưng PTS nghĩ nếu không động thì làm sao biến, không biến làm sao có sanh đây.

1. Thuyết nạp giáp

Kinh phòng giải thích về thuyết nạp giáp như sau (xin trích đoạn ngắn của bác Hà Uyên trong chủ đề KINH PHÒNG VỚI KINH THỊ DỊCH TRUYỆN)

THUYẾT NẠP GIÁP

Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.

Tóm tắc lại thì:

Càn nạp giáp, nhâm

khôn nạp ất, quý

đoài nạp đinh

cấn nạp bính

tốn nạp tân

chấn nạp canh

khảm nạp mậu

ly nạp kỷ

Thuyết nạp giáp ở trên rõ là dựa trên Tiên Thiên Bát Quái đồ mà ra và cũng minh bạch như sự tường trình của thuyết ấy qua sự trích dẫn của Phongthuysinh.

Tiên Thiên Bát Quái

[2. Đoài][1. Càn][5. Tốn]

[3. Ly][Trung][6. Khảm]

[4. Chấn][8. Khôn][7. Cấn]

Các cặp đối xứng: càn-khôn, cấn-đoài, khảm-ly, và chấn-tốn là điều dễ thấy nhất nên ta có thể nhìn ra như sau:

1. Càn - Giáp 8. Khôn - Ất

7. Cấn - Bính 2. Đoài - Đinh

6. Khảm - Mậu 3. Ly - Kỷ

4. Chấn - Canh 5. Tốn - Tân

và 2 can Nhâm/Quý của Thập Thiên Can phải tiếp nối tuần tự giai do Bát Quái chỉ có 8 mà Thiên can lại có đến 10 can.

1. Càn - Nhâm 8. Khôn - Quý

Chú ý thêm thì ta sẽ nhìn ra cái hướng đi như sau (Dương=D, Âm=A) :

DADA|ADAD theo hướng 1872|6345

Có phải phù hợp với đoạn này:

Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.

hay không? Phongthuysinh thấy sao?

Còn tài liệu sau đây, Phongthuysinh trích dẫn từ đâu trong Tham Đồng Khế để xem nó như là nói về Nạp Giáp?

Sau đó (theo tài liệu hán) thì Ngụy Bá Dương trứ tác tham đồng khế trong đó lấy sự âm dương tiêu trưởng trong một tháng biểu hiện bởi sáu quái chấn đoài càn, tốn cấn khôn nhập vào phương vị của giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý 10 can. Lấy mùng 3 lúc mặt trăng mới ló dạng, được 1 dương có tượng của quẻ chấn, vị trí ở phương canh; mùng 8 (gọi thượng huyền) ánh trăng được hai phần dương có tượng của quẻ đoài, tại vị trí phương đinh; tới mùng 15 (gọi vọng nguyệt) ánh trăng sáng tỏ ba phần có tượng của quẻ càn tại vị trí phương giáp. Đó là tượng của âm tiêu dương trưởng; sau vọng nguyệt 3 ngày (ngày 18) thì dương hạ âm sanh ánh sáng mất đi một phần có tượng của quẻ tốn ở tại vị trí phương tân; ngày 23 (gọi là hạ huyền) ánh sáng lại mất thêm một phần nửa có tượng của quẻ cấn ở tại vị trí bính; tới ngày 30 (hối nguyệt) thì không còn ánh sáng ba phần đều âm có tượng của quẻ khôn ở tại vị trí ất.

Tóm tắc lại thì:

mùng 3 - 7 nguyệt tượng của chấn nạp canh

mùng 8 - 12 nguyệt tượng của đoài nạp đinh

mùng 13 - 17 nguyệt tượng của quẻ càn nạp giáp

mùng 18 - 22 nguyệt tượng của quẻ tốn nạp tân

mùng 23 - 27 nguyệt tượng của quẻ cấn nạp bính

mùng 28 - 2 nguyệt tượng của quẻ khôn nạp ất

Còn khảm nạp mậu, ly nạp kỷ vì được cho là vị trí của nhật nguyệt

Về thực hư của thuyết nạp giáp giải thích theo nguyệt tượng là vấn đề PTS đang chú ý tới và đặt ra giả thuyết cho là thuyết này không đúng .Trước khi đi sâu vào vấn đề thì việc cần biết hiện giờ là chúng ta có thống nhất về sự chính xác của tài liệu về thuyết nạp giáp này không .

Đôi lời bày tỏ, trao đổi tìm sự đồng cảm - không cho là đồng quan điểm với tất cả các bạn.

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin chào Sapa,

Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1,

PTS vẫn còn đang lúng túng về câu này ...

Các cặp đối xứng: càn-khôn, cấn-đoài, khảm-ly, và chấn-tốn là điều dễ thấy nhất nên ta có thể nhìn ra như sau:

1. Càn - Giáp 8. Khôn - Ất

7. Cấn - Bính 2. Đoài - Đinh

6. Khảm - Mậu 3. Ly - Kỷ

4. Chấn - Canh 5. Tốn - Tân

và 2 can Nhâm/Quý của Thập Thiên Can phải tiếp nối tuần tự giai do Bát Quái chỉ có 8 mà Thiên can lại có đến 10 can.

1. Càn - Nhâm 8. Khôn - Quý

Chú ý thêm thì ta sẽ nhìn ra cái hướng đi như sau (Dương=D, Âm=A) :

DADA|ADAD theo hướng 1872|6345

Thuyết này bấy lâu tôi vẫn phân vân có phải là nguyên lý hay không nhưng lại không có khả năng chứng thực hay phản đối. Tuy nhiên có vài điểm xin nêu ra để Sapa và mọi người ngẫm thử. Việc lấy càn đứng đầu rồi tới không đứng sau và giáp đứng đầu quý đứng sau thì tạm cho là hợp lý. Đối lập của âm dương cũng là điểm hợp lý thứ hai. Tuy nhiên:

1. Nếu nói tới tính đối lập mà chỉ lấy âm dương thì hình chưa đủ, các câu hỏi PTS đặt ra là càn khôn đối lập về âm dương, đối lập về phương vị và cũng đối lập về ngũ hành còn giáp ất chỉ đối lập về âm dương, không đối lập về phương vị cũng không đối lập về ngũ hành, vậy càn nạp giáp, khôn nạp ất có hoàn toàn hợp lý hay không ?

Còn tài liệu sau đây, Phongthuysinh trích dẫn từ đâu trong Tham Đồng Khế để xem nó như là nói về Nạp Giáp?

Thuyết này lập ra do hóa trình luyện đơn mà được ngộ ra. PTS không có quyển sách Tham Đồng Khế nên không rỏ nó nằm ở đâu. PTS chỉ đọc được thuyết này từ một số tài liệu lẻ tẻ, đặt biệc là đoạn trên có nhắc tới Ngụy Bá Dương nói tới thuyết này trong Tham Đồng Khế nên dùng nó thứ nhất là để xem thực hư của tài liệu này, thứ hai là xem thuyết này đó vững không. Nếu các bạn ai có tham đồng khế xin đối chứng.

Xin cảm ơn Sapa,

PTS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết này bấy lâu tôi vẫn phân vân có phải là nguyên lý hay không nhưng lại không có khả năng chứng thực hay phản đối. Tuy nhiên có vài điểm xin nêu ra để Sapa và mọi người ngẫm thử. Việc lấy càn đứng đầu rồi tới không đứng sau và giáp đứng đầu quý đứng sau thì tạm cho là hợp lý. Đối lập của âm dương cũng là điểm hợp lý thứ hai. Tuy nhiên:

1. Nếu nói tới tính đối lập mà chỉ lấy âm dương thì hình chưa đủ, các câu hỏi PTS đặt ra là càn khôn đối lập về âm dương, đối lập về phương vị và cũng đối lập về ngũ hành còn giáp ất chỉ đối lập về âm dương, không đối lập về phương vị cũng không đối lập về ngũ hành, vậy càn nạp giáp, khôn nạp ất có hoàn toàn hợp lý hay không ?

Còn một sự đối lâ.p râ't quan trong của tiên thiên quái mà phép nạp giáp của Kinh Phòng nói trên không hợp, đó là địa vị . PTS vẫn nghĩ lời giải thích của Kinh Phòng chỉ là cái vỏ, còn cái ruột thì có thể không ai biết duy chỉ có Kinh Phòng ôm theo về thế giới bên kia.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tương lai của con cháu Lạc Việt chắc không còn nhiều hy vọng nữa rồi !

Ngay cả sự tương sinh tương khắc của Thập Can còn chưa hiểu rõ thì làm sao mà còn hy vọng.

Ta vẫn trầm hoài cô độc mãi

Lòng ta ướt đẫm nỗi niềm riêng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tương lai của con cháu Lạc Việt chắc không còn nhiều hy vọng nữa rồi !

Ngay cả sự tương sinh tương khắc của Thập Can còn chưa hiểu rõ thì làm sao mà còn hy vọng.

Ta vẫn trầm hoài cô độc mãi

Lòng ta ướt đẫm nỗi niềm riêng

Đào Hoa nhầm rôi. Việc nạp giáp và độ số, cũng như sự hợp khắc của Thiên Can đã lý giải rất kỹ trong "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, DaoHoa

Tương lai của con cháu Lạc Việt chắc không còn nhiều hy vọng nữa rồi !

Ngay cả sự tương sinh tương khắc của Thập Can còn chưa hiểu rõ thì làm sao mà còn hy vọng.

Ta vẫn trầm hoài cô độc mãi

Lòng ta ướt đẫm nỗi niềm riêng

Đoán đặng chuyện tương lai, bạn DaoHoa phải là một người am tường thuật số; như vậy, bạn có thể chia sẽ những cái gì hơn là sự tương sinh tương khắc thông qua ngũ hành của thập can đó giờ không?

Tại vì nhân quả con cháu Việt

Phải chịu tương lai mai một miền?

Nếu như bạn DaoHoa chịu vắt bớt niềm ướt đẳm, thì há gì không vơi bớt nỗi cô độc có phải không?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đào Hoa nhầm rôi. Việc nạp giáp và độ số, cũng như sự hợp khắc của Thiên Can đã lý giải rất kỹ trong "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt".

Anh Thiên Sứ mến,

Em đã đọc qua cuốn sách của anh và cũng đọc phần cơ sở độ số của Thiên Can tương ứng với Hà Đồ. Trong phần giải thích đó, công nhận là rất hợp với phần thập can tương hợp, và 80% của phần thập can tương khắc.

Mong anh giải đáp cho em nghe thử phần:

(1) Bính phá Canh

- Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

(2) Tân phá Ất

- Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

Mến,

DaoHoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, DaoHoa

Đoán đặng chuyện tương lai, bạn DaoHoa phải là một người am tường thuật số; như vậy, bạn có thể chia sẽ những cái gì hơn là sự tương sinh tương khắc thông qua ngũ hành của thập can đó giờ không?

Tại vì nhân quả con cháu Việt

Phải chịu tương lai mai một miền?

Nếu như bạn DaoHoa chịu vắt bớt niềm ướt đẳm, thì há gì không vơi bớt nỗi cô độc có phải không?

Sapa

Sapa,

Tại hạ buồn vì thế hệ con cháu thời nay không chịu đọc kỷ các bài viết của tiền nhân mà chỉ đọc sơ qua các bài rồi tự đặt ra nào là ngũ hành tương sinh nào là ngũ hành tương khắc

Các tiền nhân đã viết rõ những bài về thập can như:

Giáp hợp Kỷ

Ất hợp Canh

...

Mậu hợp Quý

và các câu như:

Giáp phá Mậu

Ất phá Kỷ

...

Quý phá Đinh

Nếu con cháu đời sau đọc kỷ, con cháu sẽ thấy những chữ như "hợp" và "phá". Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc"

Con cháu thời nay không hiểu chữ "hợp" và "phá", rồi bày chuyện nào nạp thập can vào thuyết ngũ hành hay thuyết dịch kinh, rồi gượng ép thập can vào Lạc Thư hay Hà Đồ hay Tiên Thiên Bát Quái hay Hậu Thiên Bát Quái, vv...

Nếu Sapa muốn hiểu thêm về Thập Can thì hãy quay về chữ "S" của lưỡng nghi.

Đào Hoa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Uyên chào Anh Chị Em trên diễn đàn.

Kinh Phòng đặt ra cách giải Dịch Kinh của ông, những quy định mà Kinh Phòng áp đặt cho 8 quẻ Bát thuần là "Thống suất", 7 quẻ còn lại phụ thuộc Ngũ hành của quẻ "Thống xuất". Rồi tới áp đặt Địa chi vào Hào Dịch. Rồi tới áp đặt Thiên can vào quẻ Dịch., ..., có lẽ, cũng bắt nguồn từ Cửu cung khi an định Bát quái.

Chúng ta có đồ hình Cửu cung:

........4..........9..........2......

........3..........5..........7......

........8..........1..........6......

Một giả thiết, khi chúng ta lấy cơ sở: Trục Bắc - Nam, nói về Khí. Trục Đông - Tây, nói về Vật. Hình thành nên thuyết: "Khí - Vật tương ứng".

Chúng ta chấp thuận dùng ngôn ngữ chuyên ngành của ngành Kết cấu: trục Trung hoà, là trục luôn đi qua điểm giữa.

- Phương Bắc: tương ứng với số 1 của Cửu cung, giả thiết ta an định quái Khảm: Âm ngoài Dương trong, trục Trung hòa là hào Dương 2.

- Phương Nam: tương ứng với số 9 của Cửu cung, giả thiết ta an định quái Ly: Dương ngoài Âm trong, trục Trung hòa là hào Âm 2.

- Thuận tự 10 Thiên can, Kinh Phòng lấy vị trí thứ 5 là can Mậu áp đặt vào phương Bắc - quẻ Khảm, lấy vị trí thứ 6 là can Kỷ áp đặt vào phương Nam - quẻ Ly.

- Khi ta lấy số 1 là vị trí thứ nhất của 10 Thiên can, tương ứng là can Giáp, đặt vào vị trí của số 5 Trung cung, vị trí thứ Hai của can Giáp là số 6 tương ứng với Cửu cung, vị trí thứ Ba của can Giáp là số 7, vị trí thứ Tư của can Giáp là số 8, vị trí thứ Năm của can Giáp là số 9. Theo Kinh Phòng, vị trí số 9 trong Cửu cung, tương ứng với quái Ly, mà Kinh Phòng áp đặt cho can Kỷ. Như vậy, thuận tự theo Lưỡng thiên xích, tới vị trí thứ Năm có thể gọi là Giáp gặp Kỷ, rồi có thể dẫn tới Giáp hợp Kỷ, rồi có thể dẫn tới hóa Thổ.

- V//đ được đặt ra, tại sao lấy thứ tự số của 10 Thiên can là số 5 (Mậu) và số 6 (Kỷ) đặt vào trục Bắc - Năm, được tạm coi là trục Khí biến thịnh. (?)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi chúng ta đặt câu hỏi với ông Kinh Phòng:

- Có phải khi lấy thứ tự số của 10 Thiên can cộng với số của Cửu cung: ví như can Mậu có thứ tự số là 5 cộng với số 1 bằng 6, sẽ tương đương với can Kỷ có thứ tự số là 6 cộng với 9 bằng 15, rồi 1 + 5 = 6 là căn cứ để nạp Thiên can vào Bát quái hay không ?

- Ông Kinh Phòng cười, có thể sẽ trả lời: "hậu sịnh chưa hiểu được ý tứ của Thánh nhân".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ mến,

Em đã đọc qua cuốn sách của anh và cũng đọc phần cơ sở độ số của Thiên Can tương ứng với Hà Đồ. Trong phần giải thích đó, công nhận là rất hợp với phần thập can tương hợp, và 80% của phần thập can tương khắc.

Mong anh giải đáp cho em nghe thử phần:

(1) Bính phá Canh

- Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

(2) Tân phá Ất

- Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

Mến,

DaoHoa

Đào Hoa thân mến.

Trong mối tương quan của Thiên Can liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc, có hai đang:

1 - Theo Tiên Thiên:

Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường.

2 - Theo Hậu Thiên:

Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim.

Nhưng lý tương khắc của Tiên Thiên vẫn là mạnh nhất khi cân nhắc tính toán sự khắc hợp của Ngũ Hành trong Thiên Can. Tức là khi ứng dụng thì căn cứ vào - tạm gọi là "hệ Qui chiếu" - Nếu là xem xét chuyện đất trời thì theo Tiên thiên, Sự khắc hợp của con người thì theo Hậu Thiên.

Vài lời chia sẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau khi Kinh Phòng nạp 10 Thiên can vào Bát quái lấy làm tâm đắc.

Một ngày nọ, bạn của ông là Phòng Kinh hỏi lại Kinh Phòng: "Tý - Ngọ - Mão - Dậu lấy cớ gì mà lại bắt buộc phải chứa 3 sao: Tý chứa Nữ-Hư-Nguy, Ngọ chứa Liễu-Tinh-Trương, ..."

Kinh Phòng trả lời Phòng Kinh rằng: "duy hữu tam tinh cư nhất bộ" (đếm tới cung thứ 3 thì an Phá quân)

Phòng Kinh lại hỏi tiếp: "vậy khi, coi can Ất thay vị trí của can Giáp khi gặp can Kỷ, tại cung chứa số 9, là vị trí thứ nhất, tiếp đến vị trí thứ Hai của can Ất là số 1 trên Cửu cung, vị trí thứ Ba của can Ất là số 2 trên Cửu cung, vị trí thứ Tư của can Ất là số 3 trên Cửu cung, thì gặp can Canh. Như vậy, có phải Ất ngẫu nhiên gặp can Canh, được coi là hợp không ?".

Kinh Phòng im lặng chưa trả lời bạn mình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy Kinh Phòng chưa trả lời được câu hỏi của mình, Phòng Kinh lại hỏi tiếp:

- "Đã là Thiên, cũng phải có quy định rõ ràng ? Thánh hiền đã quyết như vậy, cớ sao lại phải phân Giáp là Dương can ? Ất là Âm can ? Trong khi Dịch nói: Trời 1 Đất 2, Trời 3 Đất 4, ... ,"

- "Nếu Trời về vị trí số 1 trên Cửu cung - phương Bắc, có phải đương nhiên Đất về vị trí số 2 trên Cửu cung không ?"

Kinh Phòng lại tiếp tục im lặng chưa trả lời câu hỏi khi bạn mình đưa ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy Kinh Phòng chưa trả lời được câu hỏi của mình, Phòng Kinh lại hỏi tiếp:

- "Đã là Thiên, cũng phải có quy định rõ ràng ? Thánh hiền đã quyết như vậy, cớ sao lại phải phân Giáp là Dương can ? Ất là Âm can ? Trong khi Dịch nói: Trời 1 Đất 2, Trời 3 Đất 4, ... ,"

- "Nếu Trời về vị trí số 1 trên Cửu cung - phương Bắc, có phải đương nhiên Đất về vị trí số 2 trên Cửu cung không ?"

Kinh Phòng lại tiếp tục im lặng chưa trả lời câu hỏi khi bạn mình đưa ra.

Kính bác Hà Uyên.

Hà Lạc phải mãi đến đời Tống - sau Kinh Phòng ngót 1000 năm - mới được công bố ra thế nhân do Thiêu Ung - Tức Thiệu Khang Tiết công bố. Bởi vậy, tôi nghĩ Kinh Phòng không trả lời được cũng phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng, đúng như vậy anh Thiên Sứ.

Hà Uyên dành cho ông Kinh Phòng không ít thời gian, đến lúc đi vào ngõ cụt, bế tắc. Liền điện thoại tới nhà ngoại cảm Nguyễn văn Liên hỏi, và được trả lời: "Dòng họ Kinh đâu có xuất sứ từ phía Bắc sông, mà được xuất phát từ phía Nam sông" (Bắc phái - Nam phái). Trong thâm tâm vẫn còn nhiều thắc mắc, Hà Uyên lại điện thoại tới nhà ngoại cảm Bích Hằng, và được trả lời: "Bàn về số 1, thì trận thủy chiến Bạch đằng thông qua thủy triều, được giải thích sao đây".

Đúng như vậy, khi Thiên nhất sinh Thuỷ, chắc người phương Bắc phải nắm rõ quy luật của Thủy triều lên xuống, để không đến nỗi phải thất trận Bạch đằng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên

Liêm trinh chưa kịp ngien cứu về Kinh Phòng. Các tài liệu về Kinh Phòng chủ yếu xem từ trang này và trang lyso.vn nhưng theo cụ nói cách đặt nguyệt lệnh trong quẻ của Kinh Phòng như thế thì liêm trinh ngix Kinh Phòng Không xuất phát cách an âm dương, nguyệt lệnh, can, chi của mình từ Hà Đồ và Lạc thư mà là quan sát thiên văn trực tiếp rồi tổng kết ra. Ông Trung Quốc này rất giỏi xem sao trên thiên hà.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ số chỉ có từ 0 - 9 thêm số 10 nữa, các ông, các bác, các chú cứ cộng đi công lại cộng đi cộng lại cuối cùng cũng tìm ra quy luật thôi :rolleyes: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, Phongthuysinh

Xin chào Sapa,

PTS vẫn còn đang lúng túng về câu này ...

Phongthuysinh muốn nói câu này là câu nào vẫn còn đang lúng túng trong bạn?

Thuyết này bấy lâu tôi vẫn phân vân có phải là nguyên lý hay không nhưng lại không có khả năng chứng thực hay phản đối. Tuy nhiên có vài điểm xin nêu ra để Sapa và mọi người ngẫm thử. Việc lấy càn đứng đầu rồi tới không đứng sau và giáp đứng đầu quý đứng sau thì tạm cho là hợp lý. Đối lập của âm dương cũng là điểm hợp lý thứ hai. Tuy nhiên:

1. Nếu nói tới tính đối lập mà chỉ lấy âm dương thì hình chưa đủ, các câu hỏi PTS đặt ra là càn khôn đối lập về âm dương, đối lập về phương vị và cũng đối lập về ngũ hành còn giáp ất chỉ đối lập về âm dương, không đối lập về phương vị cũng không đối lập về ngũ hành, vậy càn nạp giáp, khôn nạp ất có hoàn toàn hợp lý hay không ?

Phongthuysinh cho hành của Càn và Khôn là hành gì mà nói rằng chúng cũng đối lập về ngũ hành?

Như chúng ta được biết rằng Càn là hành Kim, Không hành Thổ và Giáp/Ất hành Mộc thì khó mà tìm sự nhất quán ở ngũ hành tính chất; có chăng là gặp nhau ở Âm/Dương tính chất của các cặp Bát quái để tìm phần nào tương ưng với các cặp Thiên Can. Thứ đến, Càn đứng đầu cũng như Giáp đứng đầu mà Phongthuysinh cũng tạm cho hợp lý thì cũng là có phần nào khả dĩ tiếp nhận được phải không. Như vậy, cả 2 tiêu chí được đặt ra để tìm sự nhất quán là:

tính chất Âm/Dương và Trước/Sau

đã được thỏa mãn. Còn nói về đối lập phương vị, thì ở đây Tiên Thiên Bát Quái với cặp Càn Khôn chẳng hạn: chỉ là trên một đường thẳng, bên này này bên kia, giống như bên tay mặt bên tay trái vẫn ở trên chung một thân thể. Tùy theo cách nhìn của Phongthuysinh đó vậy.

Thuyết này lập ra do hóa trình luyện đơn mà được ngộ ra. PTS không có quyển sách Tham Đồng Khế nên không rỏ nó nằm ở đâu. PTS chỉ đọc được thuyết này từ một số tài liệu lẻ tẻ, đặt biệc là đoạn trên có nhắc tới Ngụy Bá Dương nói tới thuyết này trong Tham Đồng Khế nên dùng nó thứ nhất là để xem thực hư của tài liệu này, thứ hai là xem thuyết này đó vững không. Nếu các bạn ai có tham đồng khế xin đối chứng.

Xin cảm ơn Sapa,

PTS

Đôi khi những tài liệu lẻ tẻ không rõ nguồn khó mà ghi tải trung thực những gì mình muốn nghiên cứu nếu không thể kiểm chứng. Vậy thì chúng ta chờ xem ai có quyển sách Tham Đồng Khế có những điều giống như Phongthuysinh đã đọc để kiểm chứng rồi thảo luận tiếp nhé.

Trao đổi để học hỏi lẫn nhau thôi, mà cứ cảm ơn qua lại khách sáo quá: Phongthuysinh thấy sao?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Phongthuysinh

Chắc là phongthuysinh đang đặt v/đ về: "Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thuỷ phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, nên phongthuysinh thấy còn lúng túng ...."

Theo Hà Uyên, có lẽ trọng tâm là điều này:

Giáp Tý - Giáp Ngọ: 4 -2 -3 - 5 - 4 (khuyết 1 - Thủy)

Giáp Tuất - Giáp Thìn : 2 -1 - 5 - 4 -3

Giáp Thân - Giáp Dần : 1 -5 -2 -3 -1 (khuyết 4 - Kim)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ số chỉ có từ 0 - 9 thêm số 10 nữa, các ông, các bác, các chú cứ cộng đi công lại cộng đi cộng lại cuối cùng cũng tìm ra quy luật thôi :rolleyes: .

Chào Trạng Lợn

Quả là đúng như Trạng Lợn đã nói: "cộng đi cộng lại cộng đi cộng lại cuối cùng cũng tìm ra quy luật thôi".

Vấn đề mà Hà Uyên chưa hiểu là: Kinh Phòng căn cứ vào đâu, lại áp đặt Mậu - Kỷ vào Khảm - Ly ? Với giả thiết chúng ta chấp nhận lý do: đó là từ hai phía của ngọn đèn.

Nhưng sẽ mâu thuẫn với Canh - Tân lại áp đặt vào Chấn - Tốn (!) Không đúng với quy luật đối ứng.

Vì Kinh Phòng căn cứ vào cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái” - Dịch. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn, DaoHoa

Sapa,

Tại hạ buồn vì thế hệ con cháu thời nay không chịu đọc kỷ các bài viết của tiền nhân mà chỉ đọc sơ qua các bài rồi tự đặt ra nào là ngũ hành tương sinh nào là ngũ hành tương khắc

Các tiền nhân đã viết rõ những bài về thập can như:

Giáp hợp Kỷ

Ất hợp Canh

...

Mậu hợp Quý

và các câu như:

Giáp phá Mậu

Ất phá Kỷ

...

Quý phá Đinh

Nếu con cháu đời sau đọc kỷ, con cháu sẽ thấy những chữ như "hợp" và "phá". Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc"

Như vậy thì DaoHoa phải chứng ming rằng:

Tổ tiên Lạc Việt ghi lại Giáp hợp Kỷ hay phá Mậu ra sao, như thế nào?

Có thể DaoHoa sẽ lý giải Giáp hợp Kỷ như vầy:

G(1)|(6)K

A(2)|(7)C

B(3)|(8)T

Đ(4)|(9)N

M(5)|(10)Q

và do nhìn thấy các cặp số trên trông giống Hà Đồ nên bảo đó là của Tổ Tiên Lạc Việt chăng?

Chúng ta hãy để cái vụ tranh chấp này sang một bên vì rằng người Việt hay Trung Hoa gì lý giải như kiểu trên cũng là đều nhìn ra một vấn đề:

"Thiên can giao hiệp chi số : hà đồ chi số thập , nãi thập thiên can chi số dã . Giao hiệp chi số vi : nhất , lục cộng tông , nhị , thất đồng đạo , tam , bát vi bằng , tứ , cửu vi hữu , ngũ , thập đồng đức . Chính thị vạn vật sanh tồn chi số . Sở dĩ giáp kỷ hợp vi nhất , lục cộng tông , ất canh hợp vi nhị , thất đồng đạo , bính tân hợp vi tam , bát vi bằng , đinh nhâm hợp vi tứ , cửu vi hữu , mậu quý hợp vi ngũ , thập đồng đức . Thập thiên can kinh giao hiệp chi hậu , hóa vi thiên can giao hiệp chi ngũ hành , tương hà đồ ngũ hành chi thể hóa vi thiên can ngũ hành chi dụng ." (Trên Mạng Internet)

Còn phá Mậu thì sao?

Con cháu thời nay không hiểu chữ "hợp" và "phá", rồi bày chuyện nào nạp thập can vào thuyết ngũ hành hay thuyết dịch kinh, rồi gượng ép thập can vào Lạc Thư hay Hà Đồ hay Tiên Thiên Bát Quái hay Hậu Thiên Bát Quái, vv...

Nếu Sapa muốn hiểu thêm về Thập Can thì hãy quay về chữ "S" của lưỡng nghi.

Đào Hoa

Sapa thì mới đầu nhìn ra cái bánh Hamburger, sau đó thì thấy toàn diện là 2 trái thận treo tòng teng chứ chữ "S" gì đâu. DaoHoa cứ than vãn mà không đem sở kiến ra trình bày để biết đâu có sơ sót gì cùng nhau tham tường chỉnh lý cho đầy đủ cũng là điều tốt đẹp. Nhất là không để cho hậu duệ người Việt bị mai một cái kiến thức mấy nghìn năm Văn Hiến thì DaoHoa cũng chẳng còn gì đáng buồn hoặc ôm nổi sầu đơn côi, phải không?

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy Kinh Phòng chưa trả lời được câu hỏi của mình, Phòng Kinh lại hỏi tiếp:

- "Đã là Thiên, cũng phải có quy định rõ ràng ? Thánh hiền đã quyết như vậy, cớ sao lại phải phân Giáp là Dương can ? Ất là Âm can ? Trong khi Dịch nói: Trời 1 Đất 2, Trời 3 Đất 4, ... ,"

- "Nếu Trời về vị trí số 1 trên Cửu cung - phương Bắc, có phải đương nhiên Đất về vị trí số 2 trên Cửu cung không ?"

Kinh Phòng lại tiếp tục im lặng chưa trả lời câu hỏi khi bạn mình đưa ra.

Nhân một ngày đẹp trời, Kinh Phòng đến nhà bạn chơi, rủ Phòng Kinh đi điền giã leo núi.

Lên tới đỉnh núi, ngồi nghỉ, trước khi xuống núi, Kinh Phòng có hỏi bạn của mình: "Khi leo lên núi, thì Tiên sinh đã biết, vậy khi xuống núi, thì đầu xuống trước hay là chân xuống trước ?"

Phòng Kinh trả lời: "đương nhiên là chân phải xuống trước rồi".

Kinh Phòng lại hỏi: "Vậy thì, mặt Trời lên tới đỉnh, qua Ngọ thì nên chọn Giáp làm đầu hay Ất làm đầu ? Trăng tới ngày Rằm thì được tính từ ngày 30 tới ngày 15 có phải vậy không ?"

Tới đây thì bạn của Kinh Phòng lại im lặng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh, Thiên Sứ và bạn DaoHoa

Anh Thiên Sứ mến,

Em đã đọc qua cuốn sách của anh và cũng đọc phần cơ sở độ số của Thiên Can tương ứng với Hà Đồ. Trong phần giải thích đó, công nhận là rất hợp với phần thập can tương hợp, và 80% của phần thập can tương khắc.

Mong anh giải đáp cho em nghe thử phần:

(1) Bính phá Canh

- Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

(2) Tân phá Ất

- Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

Mến,

DaoHoa

Đào Hoa thân mến.

Trong mối tương quan của Thiên Can liên quan đến Ngũ Hành sinh khắc, có hai đang:

1 - Theo Tiên Thiên:

Trên cơ sở này thì Bính Hỏa khắc Canh Kim.....vv....Tức là vẫn theo lý tương sinh, tương khắc bình thường.

2 - Theo Hậu Thiên:

Căn cứ trên sự tương hợp độ số trên Hà Đồ (Theo "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt") thì Bính Hỏa hợp Tân Âm Kim.

Nhưng lý tương khắc của Tiên Thiên vẫn là mạnh nhất khi cân nhắc tính toán sự khắc hợp của Ngũ Hành trong Thiên Can. Tức là khi ứng dụng thì căn cứ vào - tạm gọi là "hệ Qui chiếu" - Nếu là xem xét chuyện đất trời thì theo Tiên thiên, Sự khắc hợp của con người thì theo Hậu Thiên.

Vài lời chia sẻ.

Như DaoHoa đã có nói rằng: Tổ tiên Lạc Việt đâu có ghi "ngũ hành tương sinh" hay "ngũ hành tương khắc" thì anh Thiên Sứ có thể giải thích thêm rằng: dựa trên cơ sở nào mà tra ngũ hành cho Thập Can rồi anh cho đó là Theo Tiên Thiên?

Nhân có đề tài này, nên đã tìm đến tài liệu liên quan đến "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt" của anh và cũng đồng tình với bạn DaoHoa ở 2 câu hỏi này:

(1) Bính phá Canh

- Anh cho Bính là Mộc và Canh là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

(2) Tân phá Ất

- Anh cho Tân là Mộc và Ất là Hỏa thì làm sao Mộc lại tương khắc với Hỏa

chứ không tìm hiểu về chuyện Bính hợp Tân; anh có thể giải thích rõ ràng hơn không?

Đây là đề tài rất thú vị, cám ơn anh!

Sapa

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính cụ Hà Uyên

Liêm trinh chưa kịp ngien cứu về Kinh Phòng. Các tài liệu về Kinh Phòng chủ yếu xem từ trang này và trang lyso.vn nhưng theo cụ nói cách đặt nguyệt lệnh trong quẻ của Kinh Phòng như thế thì liêm trinh ngix Kinh Phòng Không xuất phát cách an âm dương, nguyệt lệnh, can, chi của mình từ Hà Đồ và Lạc thư mà là quan sát thiên văn trực tiếp rồi tổng kết ra. Ông Trung Quốc này rất giỏi xem sao trên thiên hà.

Kính cụ

Chào Liêm Trinh

Giả thiết Kinh Phòng xuất phát từ quan sát Thiên văn trực tiếp rồi áp đặt Thiên can vào Bát quái. Ví như cung Ngọ chứa: Liễu - Tinh - Trương, nhưng sao lại nạp Đinh - Kỷ, đành rằng Kinh Phòng đã đặt can Kỷ. Cung Tý chứa: Nữ - Hư - Nguy, nhưng sao đã nạp can Quý, lại còn áp đặt can Mậu.

Share this post


Link to post
Share on other sites