Vo Truoc

Định luật bảo toàn năng lượng

75 bài viết trong chủ đề này

Các ACE trên diễn đàn thân mến!

Đây là trích dẫn trên Wikipedia về định luật tối thiêng liên này của khoa học:

Định luật bảo toàn năng lượng, cũng là định luật một nhiệt động lực học (một trong bốn định luật của nhiệt động lực học), phát biểu rằng năng lượng (hoặc đại lượng tương đương của nó là khối lượng tương đối tính) không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi.

Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi.

Định luật bảo toàn năng lượng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, vật lý hạt nhân, ...). Chưa từng thấy ngoại lệ của định luật này, tuy rằng đôi khi người ta cũng nghi ngờ nó, nhất là trong các phân rã phóng xạ. Tiên đề Noether cho rằng sự bảo toàn năng lượng có liên quan chặt chẽ tới độ đồng dạng về cấu trúc của không-thời gian.

Còn đây là đoạn trích trong tác phẩm "Những con đường của ánh sáng" trang 208 tập I của Trịnh Xuân Thuận - nhà khoa học Mỹ gốc Việt rất uy tín:

Các tính toán chứng tỏ rằng, có thể giải thích tất cả những gì Vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng chỉ cần nó xuất phát từ một không gian vô cùng bé, cỡ 1 phần triệu tỷ tỷ (10-24) cm, được choán bởi một trường ìnllattonn tương ứng với một khối lượng chỉ vài gam, tức là chưa nặng bằng một cái kẹo

Trong đoạn trích này rõ ràng định luật bảo toàn năng lượng bị vi phạm. Tức là năng lượng tự nhiên được sinh ra và không những thế còn sinh ra rất nhiều để tử một khối lượng cỡ cái kẹo trở thành vũ trụ ngày nay.

Học thuyết ADNH cả mấy ngàn năm về trước còn triệt để hơn tính toán trên của các nhà khoa học khi khẳng định Vũ trụ được sinh ra bắt đầu từ Thái cực, mà Thái cực không được hiểu là năng lượng. Như vậy chẳng phải năng lượng tự nhiên được sinh ra hay sao, từ cái không phải là năng lượng chứ không cần từ cái kẹo vốn có bản chất năng lượng.

Như vậy, không lẽ định luật thiêng lêng này của khoa học không còn đúng nữa ư? Nếu nó sai thì còn những cái gì sai nữa? hiển nhiên lâu đài khoa học chỉ còn là ảo ảnh.

Học thuyết ADNH từ mấy ngàn năm trước đã hiểu rõ điều này rồi ư?

Vấn đề quá lớn, sợ có người hiểu lầm, tôi không dám khẳng định. Chỉ đưa lên đây mong các ace đặc biệt là những người nắm vững Vật lý cho ý kiến.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn Vô Trước

Không có chuyện định luật bảo toàn năng lượng bị sai đâu Vô Trước ạ!.

Đây cũng là một loại hiểu lầm mà "nhà khoa học tập làm nhà văn" gây ra cho đọc giả khi ông ta cố gây ấn tượng về điều gì đấy. Vấn đề Ông Trịnh Xuân Thuận muốn nói là :"theo lý thuyết về hạt vi thời Instanton được chính Hawking,... đề xướng thì điều kiện về kích thước là nhỏ tùy ý nhwng không được bằng 0điều kiện về năng lượng chỉ cần > 0 là đủ". Trước đây tôi có viết vài dòng về vấn đề này trong topic "Vấn nạn tử vi" khi trao đổi với anh TS.

... Khái niệm mật độ vật chất vô hạn là một sự mô tả rất hời hợt. Ai cũng biết chỉ cần mẫu số -> 0 và kể cả khi tử số >0 nhỏ tùy ý là ta đủ để có kết quả như vậy, chẳng cần phải gom toàn bộ năng-khối lượng của vũ trụ chia cho thể tích của 1 điểm.

Điểm lưu ý đầu tiên Không-thời gian là một thực thể tồn tại (tương tự như các thực thể tồn tại khác mà ta gọi là vật chất) chúng phải được tạo sinh từ khởi nguyên.

Nói về sự to nhỏ, sự lớn bé liên quan đến kích thước theo không-thời gian ta hãy bắt đầu từ tính liên tục. Vì tính liên tục mà ta có "với một đoạn nhỏ tùy ý ta cũng có một tập vô hạn các phần tử" và chính vì tính liên tục tuyệt đối này mà số phần tử được gói ghém trong kích thước planck 10^(-33)cm không hề ít hơn số phần tử chứa trong kích thước Vũ trụ 13.7 tỷ năm ánh sáng. Chúng đẳng cấu.

Trên thực tế sự bề thế, sự vĩ đại ta đang cảm nhận về Vũ trụ là do chúng ta đang thừa hưởng tính lượng tử của không-thời gian từ khởi nguyên.Lúc này ta chỉ thực sự có "tính liên tục có giới hạn" và các kích thước dài ngắn, gần xa trở nên có phân biệt. Sự choán kích thước là hệ quả của cơ chế lượng tử hóa này.Tức là, kết quả ta có không gian sẽ choán kích thước từ nhỏ bé đến khổng lồ và tương tự thời gian sẽ choán kích thước từ quá khứ xa xăm đến tương lai xa tít mù.

Đối với khởi nguyên, thực sự ta chỉ cần "yếu tố động lực" (chẳng hạn năng lượng) >0 là đủ, không cần phải thêm vào yếu tố vô hạn hay khổng lồ vì các thực tại sau đó sẽ có các tỷ lệ tương ứng và điều này không hề làm giảm đi tính vĩ đại của Vũ trụ hiện hữu hay sự to tát của mọi vật quanh ta. Đây là vấn đề của thước đo và thứ nguyên trong các đại số có phép chia thực....

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Quangnx đã quan tâm.

Trong topic này, tôi không có ý định tranh biện mà chỉ là muốn được nghe giải đáp thắc mắc và học hỏi. Tôi không có chuyên môn sâu về Vật lý nên có lẽ không tránh khỏi những cách hiểu chưa đúng bản chất. Mong những bạn có chuyên môn sâu đừng cười chê mà chỉ bảo tận tình cho.

Tôi xin cám ơn nhiều!

Tôi cũng xin nói rõ, những điều tôi đề cập tới trong khuôn khổ cách hiểu chính thức của khoa học, chứ không phải những suy nghĩ riêng của các bạn khi trao đổi.

Bạn Quangnx thân mến! Tôi đã hiểu những ý tứ mà bạn đã chỉ điểm ở bài trên. Mấu chốt có lẽ là ở chỗ, thừa nhận tính liên tục tuyệt đối của không thời gian cũng như vật chất.

Bạn cho tôi hỏi đó là quan niệm chính thức của khoa học hiện đại hay là những suy tư của cá nhân bạn?

Theo quan điểm này, trong cái rất bé cũng chứa không ít hơn những thứ trong cái rất lớn. Như vậy phải chăng chúng ta đang sống trong các thế giới “lồng” nhau như những chú búp bê Matruska của Nga vậy? Phải chăng trái đất hay hệ mặt trời của chúng ta có khi cũng chỉ là một phần rất nhỏ, gọi tương tự như là nguyên tử, của thế giới to lớn hơn rất nhiều? và tiếp theo, đến lượt họ cũng thế?

Theo như bạn chỉ điểm, cái gọi là năng lượng khổng lồ của vũ trụ vĩ đại này chẳng qua là cái năng lượng (năng lực) rất bé, vừa đủ > 0 của khởi nguyên vũ trụ trong một kích thước vô cùng bé, mà thôi. Từ bấy đến nay nó vẫn như vậy, không tăng không giảm mà chỉ chuyển hóa qua lại mà thôi. Cái mà ta tưởng vô cùng lớn của năng lượng vũ trụ này thực ra đối với khởi nguyên nó chỉ là vô cùng bé. Hình dung cái này cũng thật khó đối với nhiều người! Nhưng khó hiểu cũng không làm thay đổi logic và tri thức khoa học được.

Có một vấn đề nảy sinh là: Như vậy, khởi nguyên của Vũ trụ, tức Thái cực trong học thuyết ADNH, chỉ là một trạng thái năng lượng thôi, dù gọi là trường gì đi nữa thì vẫn có bản chất ấy? Như vậy nó hoàn toàn có thể mô tả được chứ không còn “bất khả tư nghị” nữa? Không sao, đó là vấn đề của học thuyết ADNH chứ không phải của khoa học.

Bạn cho tôi hỏi, có phải định luật bảo toàn năng lượng là định luật được phát hiện bằng thực nghiệm và kiểm chứng trên thực tế nghiên cứu khoa học, thấy rằng luôn luôn đúng, chứ không phải là hệ quả trực tiếp của một nguyên lý sơ cấp hơn của khoa học? Trong khoa học có nguyên lý nào có thể suy ra định luật này không? Cái gì qui định rằng năng lượng không thể tự nhiên được sinh ra hay mất đi? Nếu nó cứ tự nhiên sinh ra và mất đi theo một cách nào đó, liệu vũ trụ như ta vẫn thấy có thể hình thành được không? Người ta không thấy vi phạm định luật bảo toàn năng lượng có phải là do giới hạn của các quan sát hay nhất định phải thế?

Theo như Trịnh Xuân Thuận viết trong tác phẩm “Những con đường của ánh sáng” thì ở cái thời kỳ “lạm phát” của vũ trụ, không chỉ không-thời gian bị giãn nở kinh hoàng mà ngay cả năng lượng cũng thế. Có nghĩa là năng lượng được sinh ra, được tăng lên rất vũ bão ở thời kỳ này. Tác phẩm này được giải thưởng lớn MORON 2007 của nước Pháp, chắc đủ uy tín để tin được. Vậy cần phải hiểu luận điểm này như thế nào để không vi phạm định luật bảo toàn năng lượng?

Đó là những ý nghĩ nảy sinh trong tôi khi tôi chưa thấy được nguyên lý nào sinh ra định luật đó.

Rất mong các bạn có kiến thức triết học, khoa học đặc biệt là Vật lý chỉ điểm.

Xin chân thành cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Quangnx đã quan tâm.

Trong topic này, tôi không có ý định tranh biện mà chỉ là muốn được nghe giải đáp thắc mắc và học hỏi. Tôi không có chuyên môn sâu về Vật lý nên có lẽ không tránh khỏi những cách hiểu chưa đúng bản chất. Mong những bạn có chuyên môn sâu đừng cười chê mà chỉ bảo tận tình cho.

Tôi xin cám ơn nhiều!

Tôi cũng xin nói rõ, những điều tôi đề cập tới trong khuôn khổ cách hiểu chính thức của khoa học, chứ không phải những suy nghĩ riêng của các bạn khi trao đổi.

Bạn Quangnx thân mến! Tôi đã hiểu những ý tứ mà bạn đã chỉ điểm ở bài trên. Mấu chốt có lẽ là ở chỗ, thừa nhận tính liên tục tuyệt đối của không thời gian cũng như vật chất.

Không thời gian hoàn toàn không liên tục theo nghĩa cổ điển mà chấp nhận sự lượng tử hóa rất mạnh.

Bạn cho tôi hỏi đó là quan niệm chính thức của khoa học hiện đại hay là những suy tư của cá nhân bạn?

That's wellknown, ai cũng biết.

Theo quan điểm này, trong cái rất bé cũng chứa không ít hơn những thứ trong cái rất lớn. Như vậy phải chăng chúng ta đang sống trong các thế giới “lồng” nhau như những chú búp bê Matruska của Nga vậy? Phải chăng trái đất hay hệ mặt trời của chúng ta có khi cũng chỉ là một phần rất nhỏ, gọi tương tự như là nguyên tử, của thế giới to lớn hơn rất nhiều? và tiếp theo, đến lượt họ cũng thế?

Đến nay đó chỉ là một giả thuyết, chưa được kiểm định thực tiễn. Ai cũng có thể đặt thuyết, nhưng có được công nhận hay không thì lại là chuyện khác.

Theo như bạn chỉ điểm, cái gọi là năng lượng khổng lồ của vũ trụ vĩ đại này chẳng qua là cái năng lượng (năng lực) rất bé, vừa đủ > 0 của khởi nguyên vũ trụ trong một kích thước vô cùng bé, mà thôi.

Sai hoàn toàn. Năng lượng trong một kích thước vô cùng bé hoàn toàn có thể vô cùng lớn. Khi khối lượng đạt đến độ tập trung đủ lớn thì nó sẽ bẻ cong không gian.

Từ bấy đến nay nó vẫn như vậy, không tăng không giảm mà chỉ chuyển hóa qua lại mà thôi. Cái mà ta tưởng vô cùng lớn của năng lượng vũ trụ này thực ra đối với khởi nguyên nó chỉ là vô cùng bé.

Năng lượng được bảo toàn, và không có nghĩa khởi nguyên nó vô cùng bé.

Hình dung cái này cũng thật khó đối với nhiều người! Nhưng khó hiểu cũng không làm thay đổi logic và tri thức khoa học được.

Cần phải học và có đào tạo cơ bản để hiểu điều này.

Có một vấn đề nảy sinh là: Như vậy, khởi nguyên của Vũ trụ, tức Thái cực trong học thuyết ADNH, chỉ là một trạng thái năng lượng thôi, dù gọi là trường gì đi nữa thì vẫn có bản chất ấy? Như vậy nó hoàn toàn có thể mô tả được chứ không còn “bất khả tư nghị” nữa? Không sao, đó là vấn đề của học thuyết ADNH chứ không phải của khoa học.

Không bình luận.

Bạn cho tôi hỏi, có phải định luật bảo toàn năng lượng là định luật được phát hiện bằng thực nghiệm và kiểm chứng trên thực tế nghiên cứu khoa học, thấy rằng luôn luôn đúng, chứ không phải là hệ quả trực tiếp của một nguyên lý sơ cấp hơn của khoa học?

Đến nay chưa có phản ví dụ. Chưa có gì chứng tỏ nó sai.

Trong khoa học có nguyên lý nào có thể suy ra định luật này không? Cái gì qui định rằng năng lượng không thể tự nhiên được sinh ra hay mất đi? Nếu nó cứ tự nhiên sinh ra và mất đi theo một cách nào đó, liệu vũ trụ như ta vẫn thấy có thể hình thành được không? Người ta không thấy vi phạm định luật bảo toàn năng lượng có phải là do giới hạn của các quan sát hay nhất định phải thế?

Cái này thì chịu. Người ta công nhận định luật này, và đến nay chưa thể chứng minh hay bác bỏ nó.

Theo như Trịnh Xuân Thuận viết trong tác phẩm “Những con đường của ánh sáng” thì ở cái thời kỳ “lạm phát” của vũ trụ, không chỉ không-thời gian bị giãn nở kinh hoàng mà ngay cả năng lượng cũng thế. Có nghĩa là năng lượng được sinh ra, được tăng lên rất vũ bão ở thời kỳ này. Tác phẩm này được giải thưởng lớn MORON 2007 của nước Pháp, chắc đủ uy tín để tin được. Vậy cần phải hiểu luận điểm này như thế nào để không vi phạm định luật bảo toàn năng lượng?

Tôi không bình luận khi chưa được đọc nguyên bản của khẳng định đó và tất cả các tài liệu mà Trịnh xuân thuận trích dẫn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Địa Kiếp đã chỉ điểm!

Vô Trước vừa nêu những suy nghĩ của mình và mong học hỏi để tự giải tỏa trong topic đã được đáp ứng nhiệt tình.

Rất cám ơn các bạn!

Kẹt một nỗi trong các chỉ điểm ấy Vô trước lại thấy nhiều mâu thuẫn nhau mà không biết nên theo thầy nào.

Đầu tiên, Vô Trước đọc Trịnh Xuân Thuận và thấy định luật bảo toàn năng lượng bị vi phạm.

Các tính toán chứng tỏ rằng, có thể giải thích tất cả những gì Vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng chỉ cần nó xuất phát từ một không gian vô cùng bé, cỡ 1 phần triệu tỷ tỷ (10-24) cm, được choán bởi một trường ìnllatton tương ứng với một khối lượng chỉ vài gam, tức là chưa nặng bằng một cái kẹo

Trong đoạn trích này rõ ràng định luật bảo toàn năng lượng bị vi phạm. Tức là năng lượng tự nhiên được sinh ra và không những thế còn sinh ra rất nhiều để từ một khối lượng cỡ cái kẹo trở thành vũ trụ ngày nay.

Bạn Quangnx chỉ điểm cho cách hiểu chính xác hơn là:

theo lý thuyết v ht vi thi Instanton được chính Hawking,... đề xướng thì điều kin v kích thước là nh tùy ý nhwng không được bng 0 và điều kin v năng lượng ch cn > 0 là đủ

Nghĩa là, chỉ cần cái năng lượng ban đầu ấy > 0 là đủ cho cái khởi nguyên ấy phát triển thành Vũ trụ ngày nay. Tức là còn nhỏ hơn “cái kẹo”, như cách nói hình ảnh của Trịnh Xuân Thuận, nhiều.

Và để định luật bảo toàn năng lượng không bị vi phạm, Quangnx nói về tính liên tục của không thời gian và vật chất:

Vì tính liên tc mà ta có "vi mt đoạn nh tùy ý ta cũng có mt tp vô hn các phn t" và chính vì tính liên tc tuyt đối này mà s phn t được gói ghém trong kích thước planck 10^(-33)cm không h ít hơn số phn t cha trong kích thước Vũ tr 13.7 t năm ánh sáng.

Thực ra có lẽ tôi cũng chưa hiểu lắm, làm sao tính liên tục có thể làm cho định luật bảo toàn năng lượng không bị vi phạm trong trường hợp này nên mới suy tư đến cái ví dụ con búp bê Nga ấy. Nếu được, mong Quangnx nói rõ hơn quan hệ giữa tính liên tục ấy với sự đúng đắn của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cho tôi được biết.

Sau đó bạn Địa Kiếp phủ nhận tính liên tục mà Quangnx chỉ điểm cho tôi:

Không thời gian hoàn toàn không liên tc theo nga c điển mà chp nhn s lượng t hóa rt mnh.

Như vậy, phải chăng chỉ điểm của Quangnx có vấn đề? Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng vẫn bị vi phạm chăng?

Địa kiếp không thống nhất với quan điểm, mà Quangnx cho rằng, của chính Hawking đề xướng như đã trích ở trên:

Sai hoàn toàn. Năng lượng trong mt kích thước vô cùng bé hoàn toàn có th vô cùng ln.

Thưa các bạn, như vậy có một số mâu thuẫn trong các chỉ điểm trên của những người thầy được đào tạo nghiêm túc về vật lý. Tôi thật khó xử trong trường hợp này.

Nếu thừa nhận, năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi thì phải thừa nhận rằng tổng năng lượng (bao gồm cả khối lượng) Vũ trụ là không đổi dẫn đến trạng thái khởi nguyên của Vũ trụ là trạng thái mật độ năng lượng vô cùng lớn trong một không gian vô cùng nhỏ.

Điều này thật khó hình dung và có lẽ phát sinh một số mâu thuẫn nên Hawking mới để xướng cái năng lượng chỉ cần dương là đủ trong cái không gian vô củng bé ấy (như vậy, mật độ năng lượng có thể không cần vô cùng lớn). Và cái hay là những tính toán khoa học không dẫn đến mâu thuẫn với phát triển vũ trụ cho tới nay (như Trịnh Xuân Thuận viết). Nhưng như vậy thì lại dẫn đến hệ quả là rõ ràng năng lượng tự nhiên được sinh ra, vi phạm định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Thật là tiến thoái lưỡng nan!

Về định luật bảo toản và chuyển hóa năng lượng, bạn Địa kiếp viết:

Đến nay chưa có phản ví d. Chưa có gì chứng t nó sai.

Người ta công nhn định lut này, và đến nay chưa thể chng minh hay bác b nó.

Như vậy, vể mặt nguyên tắc, định luật bảo toàn vả chuyển hóa năng lượng chưa chứng minh được, chỉ thuần túy là kinh nghiệm thực tiễn, thì phải chăng ta không thể loại trừ trường hợp nó sai khi hội đủ những điều kiện nào đó mà khoa học chưa biết hay chưa xét đến? Phải chăng đây cũng là một ngộ nhận như xưa kia khoa học đã ngộ nhận về vận tốc ánh sáng?

Những suy nghĩ này làm tôi bối rối, mong các bạn chỉ điểm tiếp.

Xin chân thành cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Vô Trước thân mến, nếu đọc cả đoạn trên Wiki thì hơi khó nhận thấy bóng dáng của một nguyên lý, tức là có cái gì đấy hơi miễn cưỡng:

Định luật bảo toàn năng lượng, cũng là định luật một nhiệt động lực học (một trong bốn định luật của nhiệt động lực học), phát biểu rằng năng lượng (hoặc đại lượng tương đương của nó là khối lượng tương đối tính) không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi.

Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác. Người ta không thể "tạo ra" năng lượng, người ta chỉ "chuyển dạng" năng lượng mà thôi.

Định luật bảo toàn năng lượng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, vật lý hạt nhân, ...). Chưa từng thấy ngoại lệ của định luật này, tuy rằng đôi khi người ta cũng nghi ngờ nó, nhất là trong các phân rã phóng xạ. Tiên đề Noether cho rằng sự bảo toàn năng lượng có liên quan chặt chẽ tới độ đồng dạng về cấu trúc của không-thời gian.

Nhưng nếu như ta phát biểu giản dị hơn: "Nội năng của hệ kín thì bảo toàn" hoặc "Tổng năng lượng của một hệ kín thì bảo toàn"... thì dáng vấp của một nguyên lý sẽ thể hiện rõ hơn.Cũng như nếu có vấn đề "không bảo toàn" xảy ra thì ta lại xem xét chi tiết hơn hai món "tổng năng lượng" hoặc "hệ kín".Chẳng hạn, người ta đã từng mở rộng khi dùng thuật ngữ năng - khối lượng,...

Nói về kích thước và năng lượng lúc khởi nguyên chỉ cần bạn giả thiết "kích thước (yếu tố cấu trúc) khác không và năng lượng (yếu tố động lực)" là dương, tức là bạn đã nói "Có" thì cái "Có" đó lúc khởi nguyên tự nó đã có nghĩa là "Thái cực".Lưu ý điều kiện kích thước nhỏ tùy ý khác 0 vầ năng lượng dương là xác định, chúng không phải là "vô định" cũng như vô cùng bé hoặc vô cùng lớn theo nghĩa toán.

Về tính liên tục, tôi xin nhắc lại đoạn trích trong bài trên:

Trên thực tế sự bề thế, sự vĩ đại ta đang cảm nhận về Vũ trụ là do chúng ta đang thừa hưởng tính lượng tử của không-thời gian kể từ khởi nguyên. Lúc này ta chỉ thực sự có "tính liên tục có giới hạn" và các kích thước dài ngắn, gần xa trở nên có phân biệt. Sự choán kích thước là hệ quả của cơ chế lượng tử hóa này.

Dĩ nhiên đối với năng lượng cũng vậy.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Chen vào kiến thức của các nhà Vật Lý mà kiến thức chuyên môn về v/d này của tôi chỉ > 0 kể ra cũng khó. Nhưng tôi hy vọng sẽ đóng góp được gì đó bởi điều kiện

theo lý thuyết v ht vi thi Instanton được chính Hawking,... đề xướng thì điều kin v kích thước là nh tùy ý, nhưng không được bng 0 và điều kin v năng lượng ch cn > 0 là đủ

Thì hy vọng có thể được.

Anh Votruoc thân mến.

Quan niệm cho rằng:

Các tính toán chứng tỏ rằng, có thể giải thích tất cả những gì Vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng chỉ cần nó xuất phát từ một không gian vô cùng bé, cỡ 1 phần triệu tỷ tỷ (10-24) cm, được choán bởi một trường ìnllatton tương ứng với một khối lượng chỉ vài gam, tức là chưa nặng bằng một cái kẹo

Và được diễn tả bằng cách khác do anh Quangnx:

theo lý thuyết v ht vi thi Instanton được chính Hawking,... đề xướng thì điều kin v kích thước là nh tùy ý nhwng không được bng 0 và điều kin v năng lượng ch cn > 0 là đủ

Nếu lý thuyết này đúng và có thể đang được công nhận đúng thì khả năng khởi nguyên của vũ trụ là một khối vật chất cô đặc bùng vỡ (bigbang) là rất khả thi. Điều này sẽ phủ nhận cách giải thích quan điểm của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - về "Thái Cực sinh lưỡng nghi" (Còn theo sách Tàu thì "Thái cực là Vô cực....." không bàn).

Tuy nhiên tôi đặt v/d cho rằng quan niệm:

theo lý thuyết v ht vi thi Instanton được chính Hawking,... đề xướng thì điều kin v kích thước là nh tùy ý nhwng không được bng 0 và điều kin v năng lượng ch cn > 0 là đủ

là hoàn toàn đúng! Chúng ta có thể thí dụ như trong điều kiện kiến thức của người xưa thì: Quả pháo càng lớn nổ càng to, một tấn TNT cho vào xe tải thành bom xe có thể hủy diệt một nhà cao tầng. Nhưng thực tế cho thấy đầu đạn nguyên tử nhỏ hơn cái xe tải chất đầy TNT có sức công phá khủng khiếp hơn mà lại nhỏ hơn rất nhiều. Từ đó suy ra khả năng - về lý thuyết - khối lượng vật chất có thể vô cùng nhỏ trong một không gian vô cùng bé mà vẫn bảo đảm một năng lương vô cùng lớn chứa trong dạng vật chất đó.

Trong điều kiện này thì quan niệm về sự khởi nguyên vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt - Thái cực sinh lương nghi - vẫn đúng và định luật bảo toàn năng lương vẫn không sai. Nhưng thuyết bigbang vẫn sai.

Bởi vì - theo suy nghiệm của tôi - là:

Suy nghiệm 1 - Vật chất - chứa một năng lượng không đổi - nhưng trong một không gian thay đổi thì chỉ thỏa mãn trong điều kiện một hình thức tồn tại thích hợp. Thí dụ trong điều kiện trên là tồn tại dưới dạng hạt.

- Trong điều kiện trên thì nếu các dạng tồn tại của vật chất có cấu trúc thích hợp có thể chứa đựng một năng lượng vô cùng lớn trong không gian nhỏ tùy ý. Và trong điều kiện này không phủ nhận định luật bảo tồn năng lượng.

Suy nghiệm 2 - Về thời gian để năng lượng chuyển hóa và bảo tồn thì phải có tương tác ngoại lực với điều kiện > 0 để phá vỡ sự cân bằng nội tại của dạng vật chất chứa năng lượng. Như vậy giữa một khối vật chất chứa năng lượng vô cùng lớn mà ông Trịnh Xuân Thuận miêu tả "Các tính toán chứng tỏ rằng, có thể giải thích tất cả những gì Vũ trụ chứa ngày nay về vật chất và năng lượng chỉ cần nó xuất phát từ một không gian vô cùng bé, cỡ 1 phần triệu tỷ tỷ (10-24) cm, được choán bởi một trường ìnllatton tương ứng với một khối lượng chỉ vài gam, tức là chưa nặng bằng một cái kẹo" - tức là hình ảnh của Bigbang - cần có một ngoại lực >O phá vỡ sự cân băng đó. Như vậy nó đã tồn tại hai trạng thái phân biệt là Dương - ngoại lực tác động và Âm - trạng thái vật chất thu nhỏ như cái kẹo. Điều này vô lý!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE trên diễn đàn thân mến!

Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (định luật BTVCHNL) là định luật quan trọng bậc nhất trong khoa học. Có thể nói toàn bộ lâu đài khoa học được xây dựng trên nền tảng của định luật này. Bất cứ một ý tưởng nào mới mẻ trong khoa học được đưa ra mà có nghi ngờ mâu thuẫn với nó đều làm tác giả phải xem xét lại, hoặc phải từ bỏ, hoặc phải “uốn lượn” thế nào đấy cho phù hợp với nó. Sự đúng đắn của nó trong nghiên cứu khoa học chưa từng bị thực tế nào bác bỏ dù khoa học đã tiến những bước rất dài, nghiên cứu những vấn đề rất phức tạp, tế vi cũng như vĩ mô. Có thể nói đây là định luật thiêng liêng không thể vi phạm của khoa học.

Cá nhân tôi cũng đã từng tin như thế.

Ấy thế mà nó lại chỉ được rút ra từ kinh nghiệm thực tế trong khoa học. Chúng ta phải thừa nhận rằng, kinh nghiệm thực tế có giới hạn trong những khả năng, điều kiện sống và làm việc không phải là vô tận của con người. Do đó, tôi hơi băn khoăn về tính phổ quát của nó.

Khi nghiên cứu học thuyết ADNH, tôi giật mình khi thấy định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng mâu thuẫn với học thuyết này.

Thật vậy, như ta biết, học thuyết ADNH cho rằng khởi thủy của Vũ trụ là Thái cực. Thái cực bất khả tư nghị, vượt lên trên nhị nguyên nên nó tất không phải là năng lượng, vốn là một khái niệm nhị nguyên và có thể mô tả rõ ràng, chính xác, thậm chí còn có thể lập công thức để tính toán. Như vậy, năng lượng phải được sinh ra chứ không thể là vốn có, nếu không, nó sẽ đồng nhất với Thái Cực. Cái gì được sinh ra nó phải mất đi theo nguyên lý “vạn sự có sinh thì có diệt” (Chú ý rằng “diệt” là “mất đi” chứ không đơn thuần là chuyển hóa, vì “chuyển hóa” không phải là “diệt” mà là tiếp tục ở một dạng khác). Như vậy, rõ ràng theo học thuyết ADNH, năng lượng, cũng như mọi thứ khác trong thế giới này, phải được sinh ra và mất đi, chứ không thể tồn tại mãi mãi được. Nói cách khác, định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng mâu thuẫn với học thuyết ADNH.

Như vậy, chỉ có hai khả năng sảy ra:

- Trường hợp 1: Học thuyết ADNH đúng, định luật BTVCHNL sai.

- Trường hợp 2: Học thuyết ADNH sai, định luật BTVCHNL đúng.

(Tất nhiên ta bỏ qua trường hợp cả hai đều sai)

Để xác định trường hợp nào đúng thật hết sức khó khăn.

Nếu ta chỉ ra được mâu thuẫn nội tại của học thuyết ADNH trong lĩnh vực ứng dụng của nó thì trường hợp 2 đúng. Rất may mắn cho đến nay chưa ai làm được điều này. Chỉ nội việc tìm hiểu thôi cũng đã toát mồ hôi.

Nếu ta chỉ ra được mâu thuẫn của định luật BTVCHNL trong lĩnh vực ứng dụng của nó thì trường hợp 1 đúng.

Thật trùng hợp với suy nghĩ này của tôi, khi tôi đọc tác phẩm “Những con đưòng của ánh sáng” của Trịnh Xuân Thuận, một tác phẩm được Viện hàn lâm Pháp quốc (Một tổ chức có uy tín Quốc tế trong lĩnh vực khoa học) tặng giải thưởng lớn MORON 2007 cho tác giả là một nhà Vật lý Thiên văn hàng đầu của Mỹ (gốc Việt), cường quốc số 1 về lĩnh vực này thì chắc là tính thẩm định khoa học là rất cao, có thể tin tưởng, trong đó có đoạn:

“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta (“người ta” ở đây phải được hiểu là những đại diện đủ tư cách của giới khoa học – Vô Trước) suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

(Trong câu này, “nhỏ” phải được hiểu trong cái so sánh với những đại lượng năng lượng thường thấy chứ không thể được hiểu là so sánh với cái gì đó còn vô cùng lớn hơn nữa).

Câu này rõ ràng đưa đến kết luận là năng lượng được sinh ra, và sinh ra rất nhiều đến nỗi Vũ trụ khổng lồ ngày nay hình thành từ cái đốm năng lượng khởi thủy bé tý tẹo! Điều đó vi phạm hiển nhiên định luật bảo toàn năng lượng.

Như vậy, kết luận ở đây là trường hợp1 đúng, trường hợp 2 sai. Nếu có bạn nào đó phủ nhận rằng Trịnh Xuân Thuận không viết như thế, có thể là do dịch sai hoặc phủ nhận cả tư cách xứng đáng đại diện cho khoa học trong lĩnh vực này của ông ta thì tôi cũng xin chịu, và lại lọ mọ tìm cách khác chứng minh trường hợp 1 vậy.

Tôi thì tôi tin và đang cố gắng tiến hành chứng minh rằng, học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất, bao trùm tất cả. Để làm được điều này, trước tiên là phải phục hồi học thuyết này sao cho nó có thể suy ra được tất cả các nguyên lý cơ bản nhất của Khoa học, bất kể nó là thuyết tương đối hay thuyết lượng tử vốn chưa dung hợp được. Tôi nói là suy ra chứ không đơn thuần là tìm những điểm tương đồng. Tất nhiên là không thể ngày một ngày hai được, nhưng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình. Hy vọng được hân hạnh trình bày với các bạn trong một ngày không xa.

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái gì được sinh ra nó phải mất đi theo nguyên lý “vạn sự có sinh thì có diệt” (Chú ý rằng “diệt” là “mất đi” chứ không đơn thuần là chuyển hóa, vì “chuyển hóa” không phải là “diệt” mà là tiếp tục ở một dạng khác)

Xin bác Vo Truoc giải thích giùm rõ giùm ý diệt là mất đi, không phải "chuyển hóa" và nguồn gốc nguyên lý này ở tài liệu nào.

HungNguyen hồi đó đến giờ tin chắc như 1+1 =2 là câu “vạn sự có sinh thì có diệt” hàm ý chu kỳ tồn tại của 1 đối tượng, khi "diệt" là đối tượng đó chuyển hóa sang 1 dạng tồn tại khác chứ không hề biến mất. Nguyên lý này phù hợp hoàn toàn với thuyết ADNH, cũng trùng khớp với lý thuyết Phật giáo và một số tôn giáo chính thống khác, càng phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các ACE trên diễn đàn thân mến!

“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta (“người ta” ở đây phải được hiểu là những đại diện đủ tư cách của giới khoa học – Vô Trước) suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

Vấn đề ở đây, phải định nghĩa lại một cách chuẩn xác thế nào là năng lượng tác giả sử dụng trong văn cảnh này. Không thể sử dụng hai khái niệm năng lượng khác nhau để cùng biểu đạt, mà phải xem cụ thể tác giả sử dụng khía cạnh nào.

Tôi nghĩ đây là lỗi dịch thuật, do tác giả lâu ngày không sư dụng tiếng việt. Đối với tiếng anh, ví dụ như energy và the energy, hoàn toàn mang nghĩa khác nhau.

Mấy ông giỏi giỏi thỉnh thoảng viết vài câu ngu ngu, sai lỗi chính tả là bình thường.

Nếu như TXT đưa được khẳng định như vậy, thì đó đã là một shock wave trong giới khoa học rồi. Tôi không tin tác giả này lại khẳng định điều đó. Nobel lâu rồi chứ không chỉ có vậy.

Tôi xin nhắc lại câu chuyện :"Rắn là loài bò sát không chân" hay "đau bụng uống nhân sâm".

Đó cũng là lý do không bao giờ sử dụng các tài liẹu không chuyên khi bàn về khoa học.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Tôi nghĩ anh đã đặt v/d từ một suy luận sai qua cách hiểu câu "Vạn vật có sinh thì có diệt". Diệt ở đây không phải là mất, mà là hoàn tất một chu kỳ, một trạng thái tồn tại. Trong Kinh Dịch - hệ từ nói rất rõ điều này (Tôi đang ở xa, nên ko có tư liệu. Nhưng tơi nhớ không nhầm thì có trích dẫn trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch").

Thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn toàn chính xác và không hề mâu thuẫn với khoa học. Kể cả việc ông Trịnh Xuân Thuận cho rằng:

“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

Đây là một trường hợp hoàn toàn phù hợp với thuyết Âm Dương Ngũ hành, nó sẽ chứng minh luận điểm nhân danh nền văn hiến Việt chính xác hoàn toàn. Mặc dù nó mới là 1/2 của vấn đề. Nhưng có lẽ tôi không nói thêm gì được hơn thế, nếu như không có những tín hiệu gắn liền với sự xác định văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam Dương Tử.

Nhưng có thể nói rằng - qua kết luận của ông Trinh Xuân Thuận -

Chỉ còn một sợi tóc nữa thôi thì khoa học hiện đại bước vào chinh phục hoàn toàn những bí ẩn của vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hưng Nguyên viết:

Nội dung trích dẫn(Vo Truoc @ May 22 2009, 04:54 PM) Posted ImageCái gì được sinh ra nó phải mất đi theo nguyên lý “vạn sự có sinh thì có diệt” (Chú ý rằng “diệt” là “mất đi” chứ không đơn thuần là chuyển hóa, vì “chuyển hóa” không phải là “diệt” mà là tiếp tục ở một dạng khác)

Xin bác Vo Truoc giải thích giùm rõ giùm ý diệt là mất đi, không phải "chuyển hóa" và nguồn gốc nguyên lý này ở tài liệu nào.

HungNguyen hồi đó đến giờ tin chắc như 1+1 =2 là câu “vạn sự có sinh thì có diệt” hàm ý chu kỳ tồn tại của 1 đối tượng, khi "diệt" là đối tượng đó chuyển hóa sang 1 dạng tồn tại khác chứ không hề biến mất. Nguyên lý này phù hợp hoàn toàn với thuyết ADNH, cũng trùng khớp với lý thuyết Phật giáo và một số tôn giáo chính thống khác, càng phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng.

Vậy tôi xin hỏi, Hưng Nguyên hiểu ““vạn s có sinh thì có dit” hàm ý chu k tn ti ca 1 đối tượng, khi "dit" là đối tượng đó chuyển hóa sang 1 dng tn ti khác ch không h biến mt” từ tài liệu nào? Độ tin cậy của nó?

Còn tôi thì phải đọc và tổng hợp nhiều thứ, đặc biệt những phân tích của Phật giáo về tính không, tự mình suy ngẫm mà hiểu điều đó. Nay tôi xin tạm trình bày cho Hưng Nguyên tham khảo .

Trước tiên, cần phân biệt sự vật và những thành phần cấu tạo nên sự vật ấy. Cái xe được gọi là cái xe khi nó có đủ những bộ phận tối thiểu để người ta gọi là cái xe. Ví dụ như bánh xa, thân xe, … Sư vật là tổng hợp những yếu tố cấu tạo nên nó chứ không phải là từng yếu tố đó. Cũng như cái xe gồm bánh xe, thân xe, … Sự vật do nhân duyên của những yếu tố của nó kết hợp mà thành. Khi nhân duyên hết, những yếu tố đó không còn kết hợp với nhau nữa thì sự vật bị mất đi, hay bị diệt đi chứ những yếu tố của nó vẫn còn tồn tại, chỉ không kết hợp với nhau nữa mà thôi. Cũng như cái xe bị tháo tung ra thì cái xe không còn nữa, nó đã bị diệt, nhưng cái bánh xe vẫn còn. Không thể nói cái xe lúc ấy qua chu kỳ tồn tại của nó là bị tháo tung ra.

Nhưng sự vật có những chu kỳ phát triển của nó, một sát na trước đã khác sát na sau nhưng khi nhân duyên vẫn còn thì sự vật chưa bị diệt mà chỉ biến đổi và chuyển hóa mà thôi. Rõ ràng có sự khác nhau cơ bản giữa “diệt” và “chuyển hóa” mà trung tâm của nó là nhân duyên.

Khi một con người sinh ra, lớn lên, già đi rồi chết thì có nghĩa là anh ta đã chuyển hóa qua nhiều giai đoạn khác nhau: nhỏ, lớn, già. Khi anh ta chết đi thì là bị diệt, tuy rằng những hạt vật chất cấu tạo nên anh ta vẫn tồn tại, nhưng chúng không còn kết hợp với nhau để gọi anh ta là người còn sống (chưa bị diệt). Không thể nói anh ta chuyển hóa sang chu kỳ tồn tại là các phân tử vật chất được, bởi vì anh ta đã bị diệt (chết).

Trở lại mệnh đề “Vạn sự có sinh thì có diệt” thì phải hiểu bản chất của “có sinh” là do nhân duyên kết hợp mà thành. “Có diệt” ở đây phải hiểu là nhân duyên phân rã mà nên. Không ai đi gọi các chu kỳ phát triển hay chuyển hóa là “diệt” cả, bởi vì trong các chu kỳ đó, nhân duyên vẫn còn kết hợp tuy rằng không còn gống như một giây trước đó.

Câu “vạn sự có sinh thì có diệt” là phát biểu phổ quát, không có ngoại lệ bất cứ ở qui mô nào. Năng lượng cũng không thể là ngoại lệ nếu nó được sinh ra, tức là có nhân duyên sinh ra nó. Khi một cái gì không có nguyên nhân sinh ra, nó vốn tồn tại, không phải do sự kết hợp của bất cứ nhân duyên nào thì nó không bao giờ bị diệt vì không có nhân duyên nào để mà phân rã. Cái ấy, theo học thuyết ADNH chỉ có một là Thái Cực. Chính vì Thái cực không có nhân duyên nào hay không có thành phần nào, không có khác biệt nào nội tại, nó là một, nên không thể mô tả được, hay “bất khả tư nghị”, chí tịnh và thuần khiết.

Rõ ràng năng lượng không phải là Thái cực, vậy thì nó phải được sinh ra. Tức là nó phải có nhân duyên tạo ra nó. Cái nhân duyên tạo ra năng lượng chính là âm, dương đấy. Vì tương tác âm dương mới sinh ra năng lượng. Vấn đề này dài dòng lý luận mà không phải chủ đề chính nên tôi xin phép không tiếp tục với năng lượng. Chỉ biết rằng, khi năng lượng đã được sinh ra thì nó phải bị mất đi khi âm dương không còn kết hợp (theo đúng nguyên lý “Vạn sự có sinh thì có tử”). Nói cách khác định luật bảo toàn năng lượng là sai. Nhưng trong trường hợp nào thì nó đúng thì phải bàn ở một chuyên đề khác dài hơi hơn.

Như vậy, với cách phân tích này, Hưng Nguyên cũng thấy không mâu thuẫn với lý thuyết Pht giáo và mt s tôn giáo chính thng khác, chỉ có điều không phù hp vi định lut bo toàn năng lượng mà thôi. Xin nhớ rằng logic này của tôi được Phật giáo gợi ý rất nhiều.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Địa Kiếp viết:

Vấn đề ở đây, phải định nghĩa lại một cách chuẩn xác thế nào là năng lượng tác giả sử dụng trong văn cảnh này. Không thể sử dụng hai khái niệm năng lượng khác nhau để cùng biểu đạt, mà phải xem cụ thể tác giả sử dụng khía cạnh nào.

Tôi nghĩ đây là lỗi dịch thuật, do tác giả lâu ngày không sư dụng tiếng việt. Đối với tiếng anh, ví dụ như energy và the energy, hoàn toàn mang nghĩa khác nhau.

Mấy ông giỏi giỏi thỉnh thoảng viết vài câu ngu ngu, sai lỗi chính tả là bình thường.

Nếu như TXT đưa được khẳng định như vậy, thì đó đã là một shock wave trong giới khoa học rồi. Tôi không tin tác giả này lại khẳng định điều đó. Nobel lâu rồi chứ không chỉ có vậy.

Tôi xin nhắc lại câu chuyện :"Rắn là loài bò sát không chân" hay "đau bụng uống nhân sâm".

Đó cũng là lý do không bao giờ sử dụng các tài liẹu không chuyên khi bàn về khoa học.

Tô đã lường trước đều này trong câu cuối của bài viết:

Nếu có bạn nào đó phủ nhận rằng Trịnh Xuân Thuận không viết như thế, có thể là do dịch sai hoặc phủ nhận cả tư cách xứng đáng đại diện cho khoa học trong lĩnh vực này của ông ta thì tôi cũng xin chịu, và lại lọ mọ tìm cách khác chứng minh trường hợp 1 vậy.

Tô cũng chưa bao giờ trích dẫn những tác phẩm không chuyên cho việc chứng minh điều gì. Cái tôi đang viết chỉ là mạn đàm không chính thức. Khi tôi viết chính thức thì nói thật, hầu như không có một trích dẫn nào từ bất cứ ai, có chăng thì chỉ là minh họa, không ảnh hưởng tới nội dung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Anh viết:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành hoàn toàn chính xác và không hề mâu thuẫn với khoa học.

Theo em thì nên viết Thuyết ADNH không mâu thuẫn với chân lý thì đúng hơn. Vì bản thân khoa học ngày càng phát triển và có rất nhiều luận điểm đúng với chân lý nhưng cũng có không ít những vấn đề họ thường xuyên xem xét lại để hoàn thiện hơn. Nói thực, em kính trọng khoa học nhất ở chỗ tôn trọng chân lý.

Riêng luận điểm:

“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

Thì em lại rất khâm phục vì em thấy nó đã tiệm cận tới học thuyết ADNH trong vấn đề khởi nguyên của Vũ trụ. Một luận điểm khoa học thiên tài và không mâu thuẫn với học thuyết ADNH. tiệm cận tới chân lý.

Do đó, anh cứ yên tâm.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để đỡ mất thời gian cãi nhau, tốt nhất ai đó có cuốn sách phải chụp cả trang sách lên đây. CHứ tin vào bản dịch tiếng anh của mấy đứa lởng khởm thế nào được, rồi lại cãi nhau mất thời gian.

BỌn nó dịch sách cứ 20000 một trang, nhanh nhiều tốt rẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để đỡ mất thời gian cãi nhau, tốt nhất ai đó có cuốn sách phải chụp cả trang sách lên đây. CHứ tin vào bản dịch tiếng anh của mấy đứa lởng khởm thế nào được.

Tôi nghĩ anh Votruoc đã trích dẫn rõ ràng số trang và Nxb thì không cần phải chụp trang sách lên đây. Vấn đề là nội dung đoạn trích dẫn đó sai thì chúng ta hiểu thế nào là đúng.

Tôi nghĩ ông Trinh Xuân Thuận hoàn toàn đúng khi cho rằng:

“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

Tôi không biết tiếng Anh, nhưng với những khái niệm đơn giản trong câu trên thì khó có v/d dịch sai. Hơn nữa nó phù hợp với hiểu biết của tôi về thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để đỡ mất thời gian cãi nhau, tốt nhất ai đó có cuốn sách phải chụp cả trang sách lên đây. CHứ tin vào bản dịch tiếng anh của mấy đứa lởng khởm thế nào được, rồi lại cãi nhau mất thời gian.

BỌn nó dịch sách cứ 20000 một trang, nhanh nhiều tốt rẻ.

Tôi xin thông tin về dịch giả:

Dịch giả: Phạm Xuân THiều. Sinh năm 1946 tại Nam Định.

Tốt nghiệp nghànnhh Vật lý lý thuyết tại Đại học Tổng hợp Hà Nội (1964 - 1968)

Tu nghiệp tại Viện Vật lý hạt nhân. Đại học Paris - Sud.Cộng hòa Pháp (1982 -1983).

Nhiều năm dạy Vật lý tại các trường đại học kỹ thuật trong nước.

Hiện là phó tổng thư ký Hội Vật lý Việt nam, Tổng biên tập Tạp chí Vật lý và tuổi trẻ.

Địa Kiếp cho dịch giả là lởm khởm sao?

Nếu vậy Vô Trước xin bái phục!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước tiên, cần phân biệt sự vật và những thành phần cấu tạo nên sự vật ấy. Cái xe được gọi là cái xe khi nó có đủ những bộ phận tối thiểu để người ta gọi là cái xe. Ví dụ như bánh xa, thân xe, … Sư vật là tổng hợp những yếu tố cấu tạo nên nó chứ không phải là từng yếu tố đó. Cũng như cái xe gồm bánh xe, thân xe, … Sự vật do nhân duyên của những yếu tố của nó kết hợp mà thành. Khi nhân duyên hết, những yếu tố đó không còn kết hợp với nhau nữa thì sự vật bị mất đi, hay bị diệt đi chứ những yếu tố của nó vẫn còn tồn tại, chỉ không kết hợp với nhau nữa mà thôi. Cũng như cái xe bị tháo tung ra thì cái xe không còn nữa, nó đã bị diệt, nhưng cái bánh xe vẫn còn. Không thể nói cái xe lúc ấy qua chu kỳ tồn tại của nó là bị tháo tung ra.

Do nhân duyên mà các yếu tố cấu thành "chiếc xe đạp" mới trở thành "chiếc xe đạp". Như thế ta gọi là chiếc xe đạp "sinh". Nhân duyên hết thì chiếc xe đạp trở về trạng thái các yếu tố tạo ra nó, như thế ta gọi là chiếc xe đạp "diệt". Nhân duyên còn thì chiếc xe đạp còn, nhân duyên hết thì chiếc xe đạp "diệt". HungNguyen hiểu theo đúng ý bác VoTruoc không?

Như vậy nếu nhân duyên mới kéo đến thì các yếu tố hình thành chiếc xe đạp lại tạo ra chiếc xe đạp.

Giả sử có bác VoTruoc chứng minh được có 2 yếu tố tạm gọi là tiền-năng lượng cấu thành "năng lượng" thì khi nhân duyên đến 2 yếu tố tiền-năng lượng đó sẽ biến thành năng lượng, năng lượng "sinh" và khi nhân duyên hết năng lượng "diệt", nó biến trở lại thành 2 yếu tố tiền-năng lượng. Khi nhân duyên mới đến, 2 yếu tố này lại trở thành năng lượng...cứ thế chu kỳ tiếp tục. Nói cách khác phát biểu " năng lượng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác" của định luật bảo toàn năng lượng đâu có gì sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hưng Nguyên thân mến!

Hưng Nguyên viết:

Giả sử có bác VoTruoc chứng minh được có 2 yếu tố tạm gọi là tiền-năng lượng cấu thành "năng lượng" thì khi nhân duyên đến 2 yếu tố tiền-năng lượng đó sẽ biến thành năng lượng, năng lượng "sinh" và khi nhân duyên hết năng lượng "diệt", nó biến trở lại thành 2 yếu tố tiền-năng lượng. Khi nhân duyên mới đến, 2 yếu tố này lại trở thành năng lượng...cứ thế chu kỳ tiếp tục. Nói cách khác phát biểu " năng lượng không tự nhiên mất đi, nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác" của định luật bảo toàn năng lượng đâu có gì sai.

Vấn đề này tôi đã viết:

Cái nhân duyên tạo ra năng lượng chính là âm, dương đấy. Vì tương tác âm dương mới sinh ra năng lượng. Vấn đề này dài dòng lý luận mà không phải chủ đề chính nên tôi xin phép không tiếp tục với năng lượng. Chỉ biết rằng, khi năng lượng đã được sinh ra thì nó phải bị mất đi khi âm dương không còn kết hợp (theo đúng nguyên lý “Vạn sự có sinh thì có tử”).

Tôi biết bàn về năng lượng sẽ rất dài dòng và nảy sinh vấn đề mới ra ngoài chủ đề nên đã có lời trước.

Hưng Nguyên thử nghĩ xem, khi một sự vật hình thành và phát triển thì chúng phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như sinh vượng mộ chả hạn. Nếu năng lượng được sinh ra rhì nó cũng phài trải qua các thời kỳ mầm mống, sinh, vương, mộ, hủy... Thử hỏi nó có bảo toàn được không, ít nhất về độ lớn.

Thực ra, năng lượng không phải là sự vật, nó chỉ là thuộc tính của sự vật mà thôi. Nhưng lan man đến những vấn đề ấy làm loãng chủ đề. Muốn giải quyết rốt ráo vấn đề này phải phục hồi, hoàn chỉnh cho xong, ít nhất là những vấn đề cơ sở căn bản của học thuyết ADNH. Cái này tôi đang nỗ lực tiến hành, nhưng có tạm xong cũng phải vài ba năm nữa. Những vấn đề tôi đặt ra trên dễn đàn chỉ là những ý tưởng phác thảo, thăm dò mà thôi.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước tiên, cần phân biệt sự vật và những thành phần cấu tạo nên sự vật ấy. Cái xe được gọi là cái xe khi nó có đủ những bộ phận tối thiểu để người ta gọi là cái xe. Ví dụ như bánh xa, thân xe, … Sư vật là tổng hợp những yếu tố cấu tạo nên nó chứ không phải là từng yếu tố đó. Cũng như cái xe gồm bánh xe, thân xe, … Sự vật do nhân duyên của những yếu tố của nó kết hợp mà thành. Khi nhân duyên hết, những yếu tố đó không còn kết hợp với nhau nữa thì sự vật bị mất đi, hay bị diệt đi chứ những yếu tố của nó vẫn còn tồn tại, chỉ không kết hợp với nhau nữa mà thôi. Cũng như cái xe bị tháo tung ra thì cái xe không còn nữa, nó đã bị diệt, nhưng cái bánh xe vẫn còn. Không thể nói cái xe lúc ấy qua chu kỳ tồn tại của nó là bị tháo tung ra.

Gửi bác Vo Truoc,

Kiến giải này của bác chưa thỏa đáng, vì bản thân chiếc xe đạp không phải là năng lượng, mà là có năng lượng tồn tại trong chiếc xe đạp. Khi chiếc xe đạp bị "diệt" vì "nhân duyêt hết" thì năng lượng vẫn tiếp tục tồn tại trong từng phân tử/ nguyên tử / bộ phận của các thành phần đã từng cấu thành chiếc xe đó. Đơn giản như xét việc lắp ráp các bộ phận lại thành chiếc xe, người lắp đã phải mất một năng lượng nhất định để lắp ráp. Năng lượng của người thợ này luôn tồn trữ bên trong chiếc xe, và giả sử trong điều kiện lý tưởng không có bất kỳ yếu tố nào khác của môi trường tác động lên chiếc xe (như va chạm, han gỉ, vv..) thì để "diệt" cái xe đó, chúng ta phải cần một lượng năng lượng tương đương với khi "sinh" nó... Vậy là năng lượng luôn tồn tại, chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác...

Câu nói của nhà Phật mà bác dẫn chứng "vạn sự có sinh có diệt" có thể đề cập tới "sự vật", chứ không phải năng lượng. Sự vật hàm chứa năng lượng nhưng không phải là năng lượng. Có lẽ bác đã hiểu sai mất rồi...

Em có một thiển ý thế này. Vì bác rất khâm phục Ông TXT, và căn cứ vào sách của ông ấy để khẳng định "đinh luật bảo toàn & chuyển hóa năng lượng" là sai. Vậy sao bác không hỏi ông ấy luôn, rằng khi viết như thế, ông ấy có ngụ ý phủ định "đinh luật bảo toàn & chuyển hóa năng lượng" hay không, rồi hãng tranh luận tiếp. Ông TXT vẫn còn nguyên "nhân duyên" đó. Chỉ e rằng người viết không hề có ý đó, mà người đọc lại cho là có ý đó. Thầy nói một câu, trăm trò hiểu trăm ý, rồi lại luận ra muôn lẽ. Tam sao thất bản thường tình mà. Thế nên có người hơn thày, có người bằng thầy, cũng có người kém thầy. Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Amato thân mến!

Cái kiến giải đó của tôi không phải nói về năng lượng, mà chỉ là phân tích trả lời cho Hưng Nguyên về chữ "diệt" khác với chữ "chuyển hóa" thôi. Bởi vì Hưng Nguyên hỏi tôi câu này, đồng nhất chữ "diệt" với chuyển hóa. Đoạn đó không có gì liên quan tới năng lượng cả.

Câu "Vạn sự có sinh ắt có diệt" là nói tới tất cả mọi thứ, không ngoại trừ bất cứ cái gì kể cả năng lượng.

Tuy nhiên câu ấy không phải do khoa học phát biểu nên đứng ở giác độ khoa học mà nói thì không ảnh hưởng tới định luật bảo toàn năng lượng. Câu ấy chỉ có ý nghĩa đối với những người theo minh triết Đông phương mà thôi. Do đó, câu ấy không phủ nhận được dịnh luật bảo toàn năng lượng, ít nhất là đối với các nhà khoa học.

Cái chỉ ra vi phạm định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là luận điểm của chính các nhà khoa học mà tôi trích dẫn trong bài viết:

“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

Những phân tích của tôi liên quan đến Thái Cưc, sinh diệt, ... để chỉ ra sự không đúng đắn của định luật bảo toàn năng lượng không có chút ý nghĩa nào đối với các nhà khoa học cả. Nó chỉ có ý nghĩa đối với những người theo học thuyết ADNH thôi. Chưa bàn đến câu vạn sự có sinh thì có diệt thì định luật bảo toàn năng lượng cũng sai trong học thuyết ADNH vì năng lượng không phải là Thái cực nên nó phải được sinh ra, tức là một nửa định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã sai.

Khi đưa vấn đề này ra tôi biết trước là sẽ xung đột rất nhiều với quan niệm bấy nay, động đến định luật nền tảng thiêng liêng của khoa học nên chắc chắn phản ứng sẽ dữ dội. Do đó tôi đã suy nghĩ rất kỹ vấn đề này.

Vì thế, khi bạn phản biện thì nên đọc và suy ngẫm kỹ, không nên vội vàng, cảm tính.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Âmto viết:

Vì bác rất khâm phục Ông TXT, và căn cứ vào sách của ông ấy để khẳng định "đinh luật bảo toàn & chuyển hóa năng lượng" là sai

Bạn làm sao biết được tôi rất khâm phục TXT? Tôi trích dẫn ông ấy để chỉ ra cái sai của định luật này chỉ vì ông ấy có uy tín khoa học mà thôi, hoàn toàn không phải vì khâm phục ông ấy. Còn tôi đã khẳng định định luật bảo toàn năng lượng sai từ rất lâu rồi bằng tư duy ADNH, nhưng tôi chưa có bằng chứng khoa học mà thôi.

Nói như thế không phải tôi coi thường khoa học hay coi thường ý nghĩa của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Nói thật là tôi rất khâm phục. Nhưng tôi biết giới hạn của nó. Anhxtanh rất khâm phục Niuton nhưng ông ấy vẫn đưa ra thuyết tương đối và biết rõ giới hạn của cơ học cổ điển.

Chỉ viết tới đây mà mọi người đã không tiêu hóa nổi thì làm sao tôi có thể trình bày về giới hạn của định luật bảo toàn năng lượng được. Nó rất hay, rất đúng nhưng trong giới hạn của nó thôi, hoàn toàn không phổ quát. Có những điều kiện, trạng thái định luật này sẽ sai.

Tất cả những thứ đó tôi đều tư duy bằng học thuyết ADNH cả. Học thuyết này của tổ tiên Lạc Việt thật quá ư vĩ đại mà ngày nay còn quá ít người biết được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Âmto thân mến!

Chắc Amato cho là tôi khâm phục TXT vì câu này:

Riêng luận điểm:

Nội dung trích dẫn“Từ sự khuếch đại kinh hoàng này, người ta suy ra rằng năng lượng của Vũ trụ khởi thủy là vô cùng nhỏ (Trịnh Xuân Thuận - Những con đường của ánh sáng- Nhà xuất bản Trẻ 2008 - tập 1 trang 208)”

Thì em lại rất khâm phục vì em thấy nó đã tiệm cận tới học thuyết ADNH trong vấn đề khởi nguyên của Vũ trụ. Một luận điểm khoa học thiên tài và không mâu thuẫn với học thuyết ADNH. tiệm cận tới chân lý.

Âmto hiếu nhu thế là sai ý tôi rồi. Tôi khâm phục là khâm phục cái luận điểm ấy. Luận điểm này chắc chắn không phải của cá nhân TXT đưa ra, mà có lẽ của một số bộ óc tiên tiến trong giới khoa học. Tôi khâm phục ở chổ, trong bối cảnh này, họ không được trang bị học thuết ADNH mà bằng trí tuệ và lòng can đảm , nhậy cảm tiến gần đến chân lý. Như vậy, luận điểm đó, dưới con mắt của tôi cũng chưa phải chân lý mà chỉ gần tới thôi. Như thế cũng quá giỏi rồi. Còn muốn đạt được chân lý thì phải được trang bị bởi học thuyết ADNH đã được phục hồi đúng đắn và còn phải chiến đấu gay go lắm vì số đông không chấp nhận chân lý ngay được đâu.

Bạn có nhiều ý nghĩ khôi hài quá khi bảo tôi đi hỏi TXT. Ông ấy đâu phải thày tôi. Luận điểm của ông ấy chỉ là một bằng chứng cho quan điểm từ trước kia của tôi về giới hạn của định luật bảo toàn năng lượng thôi. Tôi có logic riêng để thấy được điều này. Hơn nữa, tôi còn biết giới hạn nào thì định luật đó đúng, giới hạn nào thì sai. Tôi còn biết được nguyên lý nào dẫn đến định luật đó chứ không chỉ suy ra bằng thực nghiệm như giới khoa học đã làm đâu. TXT không biết được điều đó!

Nhưng chắc phải còn nhiều thời gian nữa tôi mới có thể trình bày được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Âmto viết:

Bạn làm sao biết được tôi rất khâm phục TXT? Tôi trích dẫn ông ấy để chỉ ra cái sai của định luật này chỉ vì ông ấy có uy tín khoa học mà thôi, hoàn toàn không phải vì khâm phục ông ấy. Còn tôi đã khẳng định định luật bảo toàn năng lượng sai từ rất lâu rồi bằng tư duy ADNH, nhưng tôi chưa có bằng chứng khoa học mà thôi.

Nói như thế không phải tôi coi thường khoa học hay coi thường ý nghĩa của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Nói thật là tôi rất khâm phục. Nhưng tôi biết giới hạn của nó. Anhxtanh rất khâm phục Niuton nhưng ông ấy vẫn đưa ra thuyết tương đối và biết rõ giới hạn của cơ học cổ điển.

Chỉ viết tới đây mà mọi người đã không tiêu hóa nổi thì làm sao tôi có thể trình bày về giới hạn của định luật bảo toàn năng lượng được. Nó rất hay, rất đúng nhưng trong giới hạn của nó thôi, hoàn toàn không phổ quát. Có những điều kiện, trạng thái định luật này sẽ sai.

Tất cả những thứ đó tôi đều tư duy bằng học thuyết ADNH cả. Học thuyết này của tổ tiên Lạc Việt thật quá ư vĩ đại mà ngày nay còn quá ít người biết được.

Gửi bác Vo Truoc.

Bác viết "Tôi trích dẫn ông ấy để chỉ ra cái sai của định luật này chỉ vì ông ấy có uy tín khoa học mà thôi, hoàn toàn không phải vì khâm phục ông ấy". Nếu ông TXT tuyên bố rõ ràng rằng câu nói này của ông ấy gián tiếp hay trực tiếp phủ nhận DLBTNL thì bác hoàn toàn có thể trích dẫn. Nhưng ông TXT chưa hề có một tuyên bố nào tương tự (theo sở học hạn hẹp của nhà em). Vậy nên việc bác diễn giải câu nói này của ông TXT theo ý của bác, rồi lại đưa vào lý luận của bác, em không phục.

Bác viết "Chỉ viết tới đây mà mọi người đã không tiêu hóa nổi thì làm sao tôi có thể trình bày về giới hạn của định luật bảo toàn năng lượng được". Nếu bác tự tin, xin mời bác cứ tiếp mạch. Còn việc những ai không tiêu hóa được, thì họ cũng đều nói cho bác lý do cả rồi, cũng đầy đủ lý luận phản biện hẳn hoi. Em vốn tư duy đơn giản, chỉ coi trọng tính logic, xin gắng mang hết cải sở học của em để hầu chuyện bác. Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc mấy bài trong chủ đề này, thấy buồn cười quá.

Đạo không tỏ, Lý không tường, Âm Dương không minh bạch, Ngũ hành không thông. Kiến thức cơ bản của Vật lý thì không có !!!. Lấy gì mà bàn đến Định luật bảo toàn năng lượng, sự kết nối tương thích Âm Dương Ngũ hành với Năng lượng và Vật chất theo quan niệm Tây phương ?.

Buồn quá !.

Share this post


Link to post
Share on other sites