Posted 11 Tháng 3, 2010 :( nghe bác Liêm Trinh giải thích mối liên hệ ghê quá! Nhưng daretolead thấy bác phải viết tương đối đúng ngữ pháp và chính tả để mọi người dễ đọc hơn. @ Nhân Vô Minh: anh/bác cần tìm hiểu kỹ hơn nữa về nghiên cứu của thầy Thiên Sứ rồi hãy đưa ra ý kiến. Chào bạn, tôi cũng là người đọc sách, và cũng đọc qua một vài bài viết của bác Thiên Sứ, những đoạn tôi trích là những gì Bác Thiên sứ nói, tôi thấy thắc mắc cần được giải đáp, còn việc nghiên cứu kỹ hơn một quan điểm của ai đó là do người đọc, cảm ơn bạn đã nhắc nhở,... hãy xem tôi là một người đọc thuần tuý, đọc tới đâu chưa hiểu hoặc hiểu chưa hết thì tôi hỏi, và người viết ra nó đã có kiến giải của họ về cái họ viết thì phải trả lời được. Chân thành cảm ơn bạn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Theo cách hiểu và quan điểm của cá nhân tôi Tôi cho rằng quan điểm của anh Vô trứơc về tính âm dương là rốt ráo nhất : - Âm là tính chất ( khả năng ) thay đổi trạng thái hiện tại của sự vật hiện tượng - Duơng là tính chất ( khả năng ) bảo toàn trạng thái hiện tại của sự vật hiện tượng Tôi cũng tán thành ý kiên của bác Vui vui - đừng nhọc công định nghĩa Âm Dương Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Theo cách hiểu và quan điểm của cá nhân tôi Tôi cho rằng quan điểm của anh Vô trứơc về tính âm dương là rốt ráo nhất : - Âm là tính chất ( khả năng ) thay đổi trạng thái hiện tại của sự vật hiện tượng - Duơng là tính chất ( khả năng ) bảo toàn trạng thái hiện tại của sự vật hiện tượng Tôi cũng tán thành ý kiên của bác Vui vui - đừng nhọc công định nghĩa Âm Dương Chào Làng xưa. Làng xưa lâu lâu không vào đây. Hôm nay vào, phán một câu "ác thật" !. Cứ như là Ban giám khảo ấy ! :( . Phán hai ý, đáng tiếc là cả hai ý đều ... sai toét !. Ý thứ nhất, nếu Làng xưa muốn tôi phân tích sai ở đâu, khi có lời, Tôi sẽ phân tích cho thấy. Còn ý thứ hai, tuy là ủng hộ tôi, thuộc về phần tôi, thì tôi chủ động chỉ cho cái sai nhé !. Số là vì Tôi viết rằng: âm dương không thể định nghĩa, chứ không có viết không nên định nghĩa âm dương, mất công !. Hai ý này khác hẳn nhau. Ý của tôi chỉ rõ rằng: Dù có cố gắng định nghĩa thế nào đi nữa, thì cái định nghĩa ấy vẫn sai, bản chất là không định nghĩa được. Hãy định nghĩa hết khả năng, cũng đều không thể được. Hay nói cách khác, đi qua tất cả các định nghĩa khả dĩ, cuối cùng thì vẫn không định nghĩa được. Tức là, muốn làm được việc đó, thời phải đạt cảnh giới của nó !. Còn như không nên mất công định nghĩa, có nghĩa là không dại gì mà làm điều vô nghĩa. vì có làm cũng chẳng được, chẳng ích gì !. Biết vậy và không làm nữa. Người thực hiện điều này, có thể chả cần một ngày học âm dương, chả mất một giờ suy tư về âm duơng. Vẫn oke !!!. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Anh Thiên Sứ thân mến !. Khi anh viết rằng: Nếu có người hỏi về Âm Dương thì anh trả lời thế nào?. Phải chăng anh cho rằng, anh sẽ trả lời bằng định nghĩa ?. Bằng chính cái nội dung anh đã phát biểu về âm dương đó, mà anh đã cho đó được gọi là định nghĩa ?. Còn như khi chưa phải là định nghĩa - ấy là ta nói nó như thế - thì đó không phải là câu trả lời về âm dương !!! Bởi vì, nó có là định nghĩa hay không, như những gì giữa Tôi và anh đã trao đổi, thì chỉ là cách do anh cho rằng nó là định nghĩa. Và khi anh cho đã dùng cái gọi là như thế, thì đó sẽ là câu trả lời. Còn khi nó không phải là định nghĩa thì nó trở thành không phải là câu trả lời chăng ?. Khi đó, nếu Tôi cũng bảo mệnh đề âm dương mà Tôi phát biểu : âm dương là cặp phạm trù đối lập. Cũng là một định nghĩa, thì đó sẽ trở thành một câu trả lời chăng ?.Nhưng Tôi cũng xin nói với anh và quý vị rằng. Xin chớ có cho rằng Tôi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia đâu nhé !. Tức là đã phát biểu mệnh đề đông phương học bằng tây phương học. Thực ra, Tôi phát biểu như vậy để cho dễ hiểu mà hoàn toàn tương đương. Chứ nếu như tôi phát biểu dưới dạng ngôn ngữ đông phương lý học, thì xin nói thực, như đã thấy qua ở đây, thì liệu rằng các vị đã có thể hiểu nổi ???. Cái mệnh đề âm dương mà anh phát biểu, cũng dùng ngôn ngữ tây phương đó. Chứ chẳng có dấu ấn của đông phương lý học đâu !!! Đó là Tôi chưa chứng minh rằng định nghĩa đó Sai - như Tôi đã từng tuyên bố: Mọi định nghĩa - đúng như một định nghĩa - về âm dương đều Sai !. Khi anh viết rằng: - Chính sách Tàu cũng viết "Dương trước, Âm sau". Vậy trước Dương Động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ? Thì quả thật là anh đã hiểu sai từ Gốc rồi !. Nên anh vẫn mãi cho rằng là như vậy. Và không chỉ có anh, có cả "nhà vật lý" ... cũng hiểu sai âm dương từ gốc, nên mới có cái gọi là lý học lý thuyết bằng Toán. Xây dựng lý thuyết kiểu gì mà vừa nói đã sai !!!. Nhưng ở đây, Tôi phản biện anh thôi !. Anh nói Dương Trước Âm Sau, rồi hỏi vậy Trước dương động là gì ở trạng thái khởi nguyên ?. Như vẫn là sự sai lầm mà trước đây, cũng trong chủ đề này tôi đã chỉ ra, nay tôi trình bày rõ hơn: Rõ ràng ở đây anh đã dùng từ: Trước - Sau. Xin hỏi anh, trước và sau có thể nằm ngoài không thời gian hay không ?. Không chứ gì !. Khi nói về không gian thì đó là ở đằng trước và ở phía sau. Khi nói về thời gian thì đó là tương lai và quá khứ. Tương lai thì ở phía trước !. Quá khứ thì ở phía sau - trên đường thời gian. Đúng không a ?. !. Chỉ có thể như vậy thôi !. Khi đã nói như vậy, thì với không gian, nghĩa trước sau là hạn chế. Bởi vì ngoài trước sau, có có trái phải, có trên dưới, có thuận nghịch ... đều phân âm dương cả. Tức là, chỉ có thể được nói: trước - sau phân âm dương, chứ âm dương không phân trước sau, hay trước thì là dương, sau thì là âm, chứ không thể nói ngược là dương là trước, âm là sau được. Về thời gian cũng vậy, khi nói trước - sau cũng chỉ có thể tương ứng quá khứ - tương lai phân âm dương, chứ không nói dương là tương lai, âm là quá khứ mang cái nghĩa là dương chỉ là tương lai, âm chỉ là quá khứ. Cũng nên lưu ý, người đời cũng nói rằng: trước đây - mang ý nghĩa quá khứ, sau này - mang ý nghĩa là tương lai !. Nay Tôi nói lý theo rằng trước là tương lai ở phía trước, sau là quá khứ lùi lại phía sau vậy !. Thảy đều thấy rằng, âm dương là khái niệm tổng quát hơn khái niệm trước sau. Vậy mà anh hiểu Dương Trước Âm Sau như là một nguyên lý, đã là hiểu Sai, bởi vì anh đã quy từ cái Tổng quát hơn về cái Hạn chế, giới hạn hơn, và một cách tự nhiên, anh đã quy hẹp nguyên lý, làm trái với cái gọi là : Khi đã là nguyên lý, thì nội dung của nó phải mang tính tổng quát nhất. Nay tự nhiên, anh đem nguyên lý biến thành quy tắc, anh thu hẹp phạm vi của nó, tự phá hỏng nội dung tổng quát của nguyên lý mất rồi !!! Vốn mệnh đề đó, chỉ là một quy tắc, nói: Dương thì đằng trước, Âm thì đằng sau. Mang theo nghĩa không gian và thời gian như vậy !. Bằng như anh muốn phát biểu nó là nguyên lý, thời anh phải phát biểu: Trước thuộc Dương, Sau thuộc Âm, hay nói: Trước - Sau phân Âm - Dương, thì mệnh đề sẽ đúng đối với bất ký đối tượng quán xét có trước có sau !. Khi đã minh bạch vấn đề này, thì tự nhiên, vế đằng sau Vậy trước Dương Động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ? Chẳng có ý nghĩa gì cả !!! Còn như anh nói: Có người còn tán thêm rằng: Trí cao đến đâu thì hiểu về Âm Dương đến đó. Híc! Thế nào là trí cao? Đó là do Tôi nói. Nội dung phần trình bày không dễ hiểu đâu anh !. Bằng vào lời viết trên của anh, thì anh đã chưa hiểu câu nói ấy của Tôi. Thật vậy: Tôi nói: Trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó. Nếu xếp theo thang bậc, từ thấp tới cao. Thời thấy rõ ngay: Như con mèo thì thấy cao - thấp phân âm dương mà biết sợ độ cao để không nhảy bừa mà chết tan xác. Con mèo cũng thấy đực - cái phân âm dương mà biết được con mèo khác giống để thực hiện hành vi giao phối. Nhưng con người, dù trí tuệ thấp tới đâu, dù được học hành hay không học hành, cũng biết phân biệt đực - cái là cặp âm dương. Nhưng còn phân biệt Vợ - Chồng phân âm dương, nên mới thực hiện hôn phối, thực hiện một vợ một chồng, chứ đâu có chuyện như đực - cái mà làm chuyện tương phối với kẻ hàng xóm ... hi hi ...hoặc gặp ngoài đường mà thực hiện hành vi tồi bại !. Con người biết Thiện - Ác phân âm dương mà có hành vi văn minh, chứ đâu có như động vật thiện ác bất phân mà ăn thịt cả đồng loại !. Đúng không ?. Như Trang Tử thì phân biệt âm dương, bởi vì, nếu không thấy được cao thì làm sao biết đó là thấp. Nếu không rõ được đàn bà là cái thì là sao biết được đàn ông là đực ?. Ấy là đã hiểu nội dung của cặp phạm trù đối lập vậy !!! Phân âm dương rất quan trọng, ấy bởi vì bản chất của nó là một cặp ...đối lập !. Ấy chính là từ ...thấp ... đến ... cao vậy !. Đó là bản chất của Tự Nhiên. Thân ái. Anh Vuivui thân mến. Anh trả lời dài quá. Nhưng tôi vẫn chưa 1thấyy có một câu trả lời thẳng vào trọng tâm. Tôi chỉ mong anh ngắn gọn thôi. - Nếu có người hỏi về Âm Dương thì anh trả lời thế nào? - Vậy trước Dương Động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ? Edited 12 Tháng 3, 2010 by Thiên Sứ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Chào anh, Vuivui Anh Thiên Sứ thân mến !. Khi anh viết rằng: . Phải chăng anh cho rằng, anh sẽ trả lời bằng định nghĩa ?. Bằng chính cái nội dung anh đã phát biểu về âm dương đó, mà anh đã cho đó được gọi là định nghĩa ?. Còn như khi chưa phải là định nghĩa - ấy là ta nói nó như thế - thì đó không phải là câu trả lời về âm dương !!! Bởi vì, nó có là định nghĩa hay không, như những gì giữa Tôi và anh đã trao đổi, thì chỉ là cách do anh cho rằng nó là định nghĩa. Và khi anh cho đã dùng cái gọi là như thế, thì đó sẽ là câu trả lời. Còn khi nó không phải là định nghĩa thì nó trở thành không phải là câu trả lời chăng ?. Khi đó, nếu Tôi cũng bảo mệnh đề âm dương mà Tôi phát biểu : âm dương là cặp phạm trù đối lập. Cũng là một định nghĩa, thì đó sẽ trở thành một câu trả lời chăng ?. Nhưng Tôi cũng xin nói với anh và quý vị rằng. Xin chớ có cho rằng Tôi lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia đâu nhé !. Tức là đã phát biểu mệnh đề đông phương học bằng tây phương học. Thực ra, Tôi phát biểu như vậy để cho dễ hiểu mà hoàn toàn tương đương. Chứ nếu như tôi phát biểu dưới dạng ngôn ngữ đông phương lý học, thì xin nói thực, như đã thấy qua ở đây, thì liệu rằng các vị đã có thể hiểu nổi ???. Cái mệnh đề âm dương mà anh phát biểu, cũng dùng ngôn ngữ tây phương đó. Chứ chẳng có dấu ấn của đông phương lý học đâu !!! Đó là Tôi chưa chứng minh rằng định nghĩa đó Sai - như Tôi đã từng tuyên bố: Mọi định nghĩa - đúng như một định nghĩa - về âm dương đều Sai !. Khi anh viết rằng: Thì quả thật là anh đã hiểu sai từ Gốc rồi !. Nên anh vẫn mãi cho rằng là như vậy. Và không chỉ có anh, có cả "nhà vật lý" ... cũng hiểu sai âm dương từ gốc, nên mới có cái gọi là lý học lý thuyết bằng Toán. Xây dựng lý thuyết kiểu gì mà vừa nói đã sai !!!. Nhưng ở đây, Tôi phản biện anh thôi !. Anh nói Dương Trước Âm Sau, rồi hỏi vậy Trước dương động là gì ở trạng thái khởi nguyên ?. Như vẫn là sự sai lầm mà trước đây, cũng trong chủ đề này tôi đã chỉ ra, nay tôi trình bày rõ hơn: Rõ ràng ở đây anh đã dùng từ: Trước - Sau. Xin hỏi anh, trước và sau có thể nằm ngoài không thời gian hay không ?. Không chứ gì !. Khi nói về không gian thì đó là ở đằng trước và ở phía sau. Khi nói về thời gian thì đó là tương lai và quá khứ. Tương lai thì ở phía trước !. Quá khứ thì ở phía sau - trên đường thời gian. Đúng không a ?. !. Chỉ có thể như vậy thôi !. Khi đã nói như vậy, thì với không gian, nghĩa trước sau là hạn chế. Bởi vì ngoài trước sau, có có trái phải, có trên dưới, có thuận nghịch ... đều phân âm dương cả. Tức là, chỉ có thể được nói: trước - sau phân âm dương, chứ âm dương không phân trước sau, hay trước thì là dương, sau thì là âm, chứ không thể nói ngược là dương là trước, âm là sau được. Về thời gian cũng vậy, khi nói trước - sau cũng chỉ có thể tương ứng quá khứ - tương lai phân âm dương, chứ không nói dương là tương lai, âm là quá khứ mang cái nghĩa là dương chỉ là tương lai, âm chỉ là quá khứ. Cũng nên lưu ý, người đời cũng nói rằng: trước đây - mang ý nghĩa quá khứ, sau này - mang ý nghĩa là tương lai !. Nay Tôi nói lý theo rằng trước là tương lai ở phía trước, sau là quá khứ lùi lại phía sau vậy !. Thảy đều thấy rằng, âm dương là khái niệm tổng quát hơn khái niệm trước sau. Vậy mà anh hiểu Dương Trước Âm Sau như là một nguyên lý, đã là hiểu Sai, bởi vì anh đã quy từ cái Tổng quát hơn về cái Hạn chế, giới hạn hơn, và một cách tự nhiên, anh đã quy hẹp nguyên lý, làm trái với cái gọi là : Khi đã là nguyên lý, thì nội dung của nó phải mang tính tổng quát nhất. Nay tự nhiên, anh đem nguyên lý biến thành quy tắc, anh thu hẹp phạm vi của nó, tự phá hỏng nội dung tổng quát của nguyên lý mất rồi !!! Vốn mệnh đề đó, chỉ là một quy tắc, nói: Dương thì đằng trước, Âm thì đằng sau. Mang theo nghĩa không gian và thời gian như vậy !. Bằng như anh muốn phát biểu nó là nguyên lý, thời anh phải phát biểu: Trước thuộc Dương, Sau thuộc Âm, hay nói: Trước - Sau phân Âm - Dương, thì mệnh đề sẽ đúng đối với bất ký đối tượng quán xét có trước có sau !. Khi đã minh bạch vấn đề này, thì tự nhiên, vế đằng sau Chẳng có ý nghĩa gì cả !!! Còn như anh nói: Đó là do Tôi nói. Nội dung phần trình bày không dễ hiểu đâu anh !. Bằng vào lời viết trên của anh, thì anh đã chưa hiểu câu nói ấy của Tôi. Thật vậy: Tôi nói: Trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó. Nếu xếp theo thang bậc, từ thấp tới cao. Thời thấy rõ ngay: Như con mèo thì thấy cao - thấp phân âm dương mà biết sợ độ cao để không nhảy bừa mà chết tan xác. Con mèo cũng thấy đực - cái phân âm dương mà biết được con mèo khác giống để thực hiện hành vi giao phối. Nhưng con người, dù trí tuệ thấp tới đâu, dù được học hành hay không học hành, cũng biết phân biệt đực - cái là cặp âm dương. Nhưng còn phân biệt Vợ - Chồng phân âm dương, nên mới thực hiện hôn phối, thực hiện một vợ một chồng, chứ đâu có chuyện như đực - cái mà làm chuyện tương phối với kẻ hàng xóm ... hi hi ...hoặc gặp ngoài đường mà thực hiện hành vi tồi bại !. Con người biết Thiện - Ác phân âm dương mà có hành vi văn minh, chứ đâu có như động vật thiện ác bất phân mà ăn thịt cả đồng loại !. Đúng không ?. Như Trang Tử thì phân biệt âm dương, bởi vì, nếu không thấy được cao thì làm sao biết đó là thấp. Nếu không rõ được đàn bà là cái thì là sao biết được đàn ông là đực ?. Ấy là đã hiểu nội dung của cặp phạm trù đối lập vậy !!! Phân âm dương rất quan trọng, ấy bởi vì bản chất của nó là một cặp ...đối lập !. Ấy chính là từ ...thấp ... đến ... cao vậy !. Đó là bản chất của Tự Nhiên. Thân ái. Khá lắm! Đọc rồi thấy nó vui vui làm sao ấy! Quả là, trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó ... Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Chào anh, Vuivui Khá lắm! Đọc rồi thấy nó vui vui làm sao ấy! Quả là, trí cao tới đâu thì hiểu âm dương tới đó ... Sapa Sapa và Vuivui là đồng chí, vậy ai là Âm, ai là Dương đây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Chào bạn, TÂM NGHIÊN CỨU Sapa và Vuivui là đồng chí, vậy ai là Âm, ai là Dương đây. TÂM NGHIÊN CỨU có thể hỏi: Sapa và Vuivui, ai nam, ai nữ, ai lớn, ai nhỏ v.v... rồi phân biệt vậy. Sapa Edited 11 Tháng 3, 2010 by sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Xin chào Bác Thiên Sứ, đọc bài viết Luận Âm Dương của Bác, tôi có một vài ý kiến như sau, Dòng bôi đỏ đầu tiên về việc bác nói: Thứ nhất: Khái niệm âm dương là một khái niệm triết học - là nó mang tính triét học, hay là do triết học định nghĩa, vì bản chất âm dương tự nó có, không ai sinh ra nó cả, âm hay dương là do triết học, khoa học, tâm linh học, lý số học, dịch học từ bản chất của nó mà đưa ra khái niệm. Dương động này so với cái gì có trước nó để kết luận nó đông? Nếu như vậy thì cái có trước Dương trong vũ trụ là gì? câu này bác hỏi theo tôi thế này, lịch sử phát triển của loài ngừoi từ xưa tới nay chỉ nằm trong trái đất, người việt cổ ta thời bánh trưng bánh dày còn cho là trái đất hình vuông, vũ chụ hình dẹt, mà thời đó so với lịch sử kinh dịch không hể xa, vì thế trước thời đó, ngừoi việt ta cũng chưa hiểu gì về vũ trụ cả....Cái gì để so với dương động, chính là Âm, vì căn nguyên hình thành vạn vật, vật chất là Âm và Dương, hai vật chất cơ bản nhất cấu thành sự vật. và Âm Động là so với Dương... Vì thấy cái vận động và vì vận động nên nóng, nên ấm người ta gọi là Dương, còn vì thấy cái còn lại không vận động như cái kia và vì thế mang tính lạnh, hàn nên gọi là Âm, ... Theo tôi có một vài tham luận như thế. Thêm ý bác nói Muôn loài hoạt động vào ban ngày và ngưng hoạt động vào ban đêm điều này chỉ đúng với ông cha thời cổ đại khi trời tối thì phải leo lên cây, vào hang núi hay tìm nơi trú ẩn để tránh thú dữ, thời điểm này nếu bác chịu khó xem phim khoa học và thế giới động vật, hoạt động của muôn loài như Bác nói vào ban đêm rất sôi động..... Chân Thành Qua ý kiến này của anh, tôi nhận thấy anh đúng là "vô minh", tôi xin được nói thẳng như vậy. Vấn đề: "Ban ngày muôn loài hoạt động và ban đêm muôn loài ngủ yên" là một thí dụ cho "nguyên lý "Âm tịnh - Dương động" mà anh Vuivui lấy đó để phản bác quan điểm của tôi, khi phát biểu rằng: "Dương tịnh - Âm Động" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ờ miền nam sông Dương Tử. Nay anh lại chỉ chích phê phán tôi chính ngay cái thí dụ đó. Nếu ý kiến phê phán của anh nhằm vào tôi đúng thì anh Vuivui sai, chứ không phải tôi. Điều này chứng tỏ anh thật sự vô minh và chẳng hiểu chúng tôi tranh luận cái gì. Bởi vậy, tôi thấy anh chưa đủ tầm để tôi phải quan tâm nhận xét. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến. Tôi thành thực xin lỗi vì định bấm vào nút trả lời bài viết của anh - để copi nguyên văn. Nhưng bấm nhầm vào nút sửa bài. Và thành ra tôi trả lời ngay trong bài viết của anh. Nhưng tôi không xóa một chữ nào. Vì tôi không rành lắm về chức năng của các trình vi tính trong diễn đàn, nên không dám sửa lại vì sợ mất bài của anh, Nên đành để nguyên. Tôi thành thực xin lỗi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 Chào cụ Tiến sỹ Qua ý kiến này của anh, tôi nhận thấy anh đúng là "vô minh", tôi xin được nói thẳng như vậy. Vấn đề: "Ban ngày muôn loài hoạt động và ban đêm muôn loài ngủ yên" là một thí dụ cho "nguyên lý "Âm tịnh - Dương động" mà anh Vuivui lấy đó để phản bác quan điểm của tôi, khi phát biểu rằng: "Dương tịnh - Âm Động" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ờ miền nam sông Dương Tử. Nay anh lại chỉ chích phê phán tôi chính ngay cái thí dụ đó. Nếu ý kiến phê phán của anh nhằm vào tôi đúng thì anh Vuivui sai, chứ không phải tôi. Điều này chứng tỏ anh thật sự vô minh và chẳng hiểu chúng tôi tranh luận cái gì. Bởi vậy, tôi thấy anh chưa đủ tầm để tôi phải quan tâm nhận xét. Liêm trinh thấy dương "tịnh" hay âm "tịnh" thì cần có một khái niệm "tịnh" cho rõ ràng ra.Nếu xác nhận lý học là một môn khoa học cao hơn cả các môn khoa học hiện đại ngày nay thì chí ít các môn khoa học ngày nay cũng phải có cái tiếp cận được rồi. Chữ tịnh nếu không làm rõ giới hạn của hệ quy chiếu, quan sát, biến đổi dùng trong lý học thì sẽ được hiểu là đi ngược lại với thuộc tính vận động của vật chất của triết học Mác-lê Nin tiên phong thì rất khoát là sai.Kính cụ Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Qua ý kiến này của anh, tôi nhận thấy anh đúng là "vô minh", tôi xin được nói thẳng như vậy. Vấn đề: "Ban ngày muôn loài hoạt động và ban đêm muôn loài ngủ yên" là một thí dụ cho "nguyên lý "Âm tịnh - Dương động" mà anh Vuivui lấy đó để phản bác quan điểm của tôi, khi phát biểu rằng: "Dương tịnh - Âm Động" - nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ờ miền nam sông Dương Tử. Nay anh lại chỉ chích phê phán tôi chính ngay cái thí dụ đó. Nếu ý kiến phê phán của anh nhằm vào tôi đúng thì anh Vuivui sai, chứ không phải tôi. Điều này chứng tỏ anh thật sự vô minh và chẳng hiểu chúng tôi tranh luận cái gì. Bởi vậy, tôi thấy anh chưa đủ tầm để tôi phải quan tâm nhận xét. Cảm phiền bác Thiên Sứ lần nữa, và xin lỗi Bác thật rõ ràng, đầu tiên nếu tôi nhận tôi đủ tầm như bác nghĩ thì khó có những câu hỏi và mong Bác trả lời trong những chủ đề vừa rồi mà khi đó tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề cùng tranh luận với Bác đấy, còn như Bác Liêm Trinh viết, khi chính Bác chưa phân biệt rạch ròi đâu là khoa học, đâu là Lý Số Học thì cần phải xem lại, vấn đề ở đây là người giải thích và người được giải thích, hai vấn đề khác nhau, để nói người khác hiểu mới khó, còn nói tự mình hiểu và bắt nguời khác hiểu theo ý mình thì thật không đúng tẹo nào...Vì vậy có thể những lời giải thích hay trích dẫn của bác nên rạch ròi một chút, và tôi xin phép Bác được trích nguyên văn đoạn này để Bác nhìn lại là lời của Bác hay của Bác VUI VUI nhé Anh Vuivui thân mến. Để khỏi loãng chủ để của anh Votruoc, tôi mạn phép mở chủ đề này. Tôi chép lại sang topic này những bài viết liên quan. Hy vọng anh sẽ yên tâm cùng chia sẻ học thuật nơi đây. * Apr 4 2009, 11:52 PM Anh Vui vui thân mến.Theo quan điểm của tôi thì Dương Tịnh và Âm Động. Tức là trái ngược với cổ thư chữ Hán cho rằng: Âm Tịnh, Dương động. Bởi vậy: Ngày là Dương thì tịnh, Đêm là Âm thì động. Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng, chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại. Nguyên lý Dương tịnh Âm đông giải quyết được khởi nguyên vũ trụ vì: Dương trước Âm sau. Nếu Dương động thì khởi nguyên vũ trụ không giải quyết được. Vài lời chia sẻ. Apr 5 2009, 12:15 AM Anh Thiên Sứ viết:Nội dung trích dẫn: Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng. Bác lấy cái ví dụ này để phản bác cho vấn đề Dương thì không chuyển động (chữ Tịnh nghe nó không thuần Việt nam chút nào), còn ÂM thì lại chuyển động của Bác VUI VUI, có đúng thế không ạ. Thế tôi mới lấy cái câu là mời Bác có thời gian thì nên xem phim khoa học hay thế giới động vật trên ti vi, muôn vật vào ban đêm hoạt động rầm rộ, đêm hay ngày là khái niệm, nó chỉ trạng thái không có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ hạ thấp xuống hơn so với ban ngày, có thể một số loài vận động chậm hơn, kém đi nhưng không vì thế mà ngưng hẳn hoạt động....Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh rất rất nhiều loài sống trong Bóng tối, nếu chúng biết nói, biết viết sách, chúng sẽ có cách giải thích giống giống với Bác VUI VUI đấy... do đó ví dụ của bác thiếu khoa học.... Chân thành.. Edited 12 Tháng 3, 2010 by Nhân Vô Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ @ Thiên sứ Anh vẫn thường nói : "Tranh luận để tìm ra chân lý" mà. Tất nhiên mỗi người tham gia đều phải bảo vệ, chứ không phải bảo thủ, cái luận điểm của mình đưa ra. Đúng hay sai, nếu ai đó không tự nhận biết được, thì cũng đã có những người khác bên ngoài đánh giá. Hoặc chí ít thì qua đó cũng có thể giúp được cho ai đó có thêm nhận thức về vấn đề đang được tranh luận. Cái sự này có ích lắm lắm, anh Thiên sứ ạ. Vụ "Luận" âm dương ngũ hành này đã xong đâu mà anh vội bảo mọi người tự rút kết luận để đi tìm "chân lý". Âm dương thì đã có thể hiểu biết chút chút, nhưng ngũ hành thì đã thấy nói gì đâu. Chúng đều thuộc về cái gọi là "thuyết âm dương ngũ hành" mà. Thật chẳng khác nào kiểu "Đem con bỏ chợ" hay là "Đánh rắn giữa khúc" cả. Hoặc là vô trách nhiệm với cái mình đưa ra, hoặc là sẽ để lại hậu quả xấu khó lường cho người khác. Bởi vì với sự dang dở này sẽ làm cho nhiều người theo dõi, nhất là những người mới học, mất phương hướng và sẽ càng có nhiều sự hiểu sai hơn. Thôi chúng ta cố thêm chút nữa, anh à, cũng sắp đến đích rồi. <<< HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). >>> Vậy mong anh cho nốt ý kiến về phần này của tôi ở bài trước, rồi chúng ta tiếp tục để tránh cho những người đang theo dõi khỏi bị "ngẩn ngơ". Mong quá, anh Thiên sứ ơi. ----------------------------------- VÔ VI Bâng khuâng thoáng chút, nỗi vô vi. Nhiều sự nên chăng, có ích gì. Hoài công táo rụng, chờ Sư thiến. Phí sức thịt thơm, đợi lão Ni. Loan đình phú vịnh, sao lười đến. Phượng các thơ ngâm, lại biếng đi. Âm dương quấy lộn, nên chăng: kệ ? Mặc sức ai vần, mắc mớ chi. --------------------------------------------------------- Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 Cảm phiền bác Thiên Sứ lần nữa, và xin lỗi Bác thật rõ ràng, đầu tiên nếu tôi nhận tôi đủ tầm như bác nghĩ thì khó có những câu hỏi và mong Bác trả lời trong những chủ đề vừa rồi mà khi đó tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề cùng tranh luận với Bác đấy, còn như Bác Liêm Trinh viết, khi chính Bác chưa phân biệt rạch ròi đâu là khoa học, đâu là Lý Số Học thì cần phải xem lại, vấn đề ở đây là người giải thích và người được giải thích, hai vấn đề khác nhau, để nói người khác hiểu mới khó, còn nói tự mình hiểu và bắt nguời khác hiểu theo ý mình thì thật không đúng tẹo nào...Vì vậy có thể những lời giải thích hay trích dẫn của bác nên rạch ròi một chút, và tôi xin phép Bác được trích nguyên văn đoạn này để Bác nhìn lại là lời của Bác hay của Bác VUI VUI nhé Anh Vuivui thân mến. Để khỏi loãng chủ để của anh Votruoc, tôi mạn phép mở chủ đề này. Tôi chép lại sang topic này những bài viết liên quan. Hy vọng anh sẽ yên tâm cùng chia sẻ học thuật nơi đây. * Apr 4 2009, 11:52 PM Anh Vui vui thân mến.Theo quan điểm của tôi thì Dương Tịnh và Âm Động. Tức là trái ngược với cổ thư chữ Hán cho rằng: Âm Tịnh, Dương động. Bởi vậy: Ngày là Dương thì tịnh, Đêm là Âm thì động. Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng, chính vì nguyên lý: Trong không gian Dương Tịnh thì mọi sinh vật Âm Động và ngược lại. Nguyên lý Dương tịnh Âm đông giải quyết được khởi nguyên vũ trụ vì: Dương trước Âm sau. Nếu Dương động thì khởi nguyên vũ trụ không giải quyết được. Vài lời chia sẻ. Apr 5 2009, 12:15 AM Anh Thiên Sứ viết:Nội dung trích dẫn: Sinh hoạt của muôn loài trên thế giới này, ban ngày thì sôi nổi, ban đêm thì tĩnh lặng.Bác lấy cái ví dụ này để phản bác cho vấn đề Dương thì không chuyển động (chữ Tịnh nghe nó không thuần Việt nam chút nào), còn ÂM thì lại chuyển động của Bác VUI VUI, có đúng thế không ạ. Thế tôi mới lấy cái câu là mời Bác có thời gian thì nên xem phim khoa học hay thế giới động vật trên ti vi, muôn vật vào ban đêm hoạt động rầm rộ, đêm hay ngày là khái niệm, nó chỉ trạng thái không có ánh sáng mặt trời, nhiệt độ hạ thấp xuống hơn so với ban ngày, có thể một số loài vận động chậm hơn, kém đi nhưng không vì thế mà ngưng hẳn hoạt động....Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh rất rất nhiều loài sống trong Bóng tối, nếu chúng biết nói, biết viết sách, chúng sẽ có cách giải thích giống giống với Bác VUI VUI đấy... do đó ví dụ của bác thiếu khoa học.... Chân thành.. Anh hiểu Âm Dương chỉ ứng dụng trên trái đất này thôi ah? Chỉ có loài động vật sinh hoạt vào ban đêm hay ban ngày thôi ah. Anh nên xem luận điểm giữa tôi và anh vuivui đang bàn về vấn đề gì đã.Giảng cho một người như anh thì anh phải học vài năm, tôi làm gì có thời gian. Bởi vậy nên gợi ý cho anh suy nghĩ thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến ! Anh Vuivui thân mến. Anh trả lời dài quá. Nhưng tôi vẫn chưa 1thấyy có một câu trả lời thẳng vào trọng tâm. Tôi chỉ mong anh ngắn gọn thôi. - Nếu có người hỏi về Âm Dương thì anh trả lời thế nào? - Vậy trước Dương Động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ? Vậy Tôi trả lời Cực Ngắn, anh nhé !. -Nếu có người hỏi về âm dương thì anh trả lời thế nào ?. Trả lời: Âm Dương ĐƯỢC HIỂU là cặp phạm trù Đối Lập !. -Vậy trước Dương động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ ?. Trả lời: Câu hỏi không có ý nghĩa !. Bởi không có cái Trước Dương Động !. Đó là do anh hiểu sai nên mới xuất hiện câu hỏi ấy !. Thân ái . Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến. Cảm ơn anh đã trả lời. Anh Thiên Sứ thân mến ! Vậy Tôi trả lời Cực Ngắn, anh nhé !. -Nếu có người hỏi về âm dương thì anh trả lời thế nào ?. Trả lời: Âm Dương ĐƯỢC HIỂU là cặp phạm trù Đối Lập !. -Vậy trước Dương động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ ?. Trả lời: Câu hỏi không có ý nghĩa !. Bởi không có cái Trước Dương Động !. Đó là do anh hiểu sai nên mới xuất hiện câu hỏi ấy !. Thân ái . * Như vậy, với câu trả lời của anh:- "Âm Dương được hiểu là cặp phạm trù đối lập" thì tức là anh đã định nghĩa về Âm Dương theo cách hiểu của anh. Nếu như anh không cho đó là định nghĩa thì chí ít nó là một khái niệm có thể truyền đạt được. Và như vậy, điều này chứng minh rằng: Âm Dương cần có một định nghĩa chuẩn cho nó. Vấn đề còn lại là một định nghĩa đúng cho nó. Đây là nhận xét của tôi và anh Cutu1. * Vâng! Tôi xin nói rõ hơn về câu hỏi của mình: -Tiêu đề 1: Cổ thư chữ Hán viết: "Dương trước Âm sau" - đây là một nguyên lý hay là một quy ước chúng ta sẽ bàn sau - nhưng chúng ta ghi nhận điều này. - Tiêu đề 2: Cổ thư chữ Hán viết: "Dương động Âm tịnh". - Tiêu đề 3: So sánh hai điều này từ cổ thư chữ Hán, tôi thấy rằng: Âm Dương là một khái niệm bao trùm từ khởi nguyên của vũ trụ - "Thái cực sinh Lưỡng Nghi" - và "lưỡng nghi" được hiểu là Âm Dương, trong đó tiêu đề 1 xác định Dương trước. Tổng hợp lại tôi mới hỏi câu trên - Nếu Dương Động thì trước Dương là cái gì tịnh để đối đãi với nó? Trả lời câu hỏi này thì sẽ dẫn đến suy nghiệm hợp lý rằng: Cổ thư chữ Hán đã chuyển tải sai khi cho rằng: "Dương động - Âm tịnh" và điều này các xác minh rõ hơn khí vào đời Tống, Chu Hy phải thêm Vô Cực vào để giải thích Thái Cực một cách mập mờ. Bởi vì, với khái niệm Vô Cực được thêm vào so với Thái cực thì nó đã thành một cặp phạm trù và không cần khái niệm Âm Dương. Anh Vuivui thân mến. Tôi đã nói rõ câu hỏi của mình. Nếu anh trả lời: Không có cái trước Dương động thì Thái Cực là một khái niệm vô nghĩa chăng? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến !. Như anh viết: * Như vậy, với câu trả lời của anh: - "Âm Dương được hiểu là cặp phạm trù đối lập" thì tức là anh đã định nghĩa về Âm Dương theo cách hiểu của anh. Nếu như anh không cho đó là định nghĩa thì chí ít nó là một khái niệm có thể truyền đạt được. Và như vậy, điều này chứng minh rằng: Âm Dương cần có một định nghĩa chuẩn cho nó. Vấn đề còn lại là một định nghĩa đúng cho nó. Đây là nhận xét của tôi và anh Cutu1. Là suy diễn quá đà !. Thật vậy, từ "Âm Dương được hiểu là cặp phạm trù đối lập" thì tức là anh đã định nghĩa về Âm Dương theo cách hiểu của anh. Nếu như anh không cho đó là định nghĩa thì chí ít nó là một khái niệm có thể truyền đạt được. không thể bắt buộc phải: Và như vậy, điều này chứng minh rằng: Âm Dương cần có một định nghĩa chuẩn cho nó. Vấn đề còn lại là một định nghĩa đúng cho nó.Hơn nữa, đã gọi là cách hiểu, được hiểu thì không thể nói đó là định nghĩa được. Anh bị hai chữ định nghĩa ám ảnh nên luôn bị chi phối đến sự đồng nhất cái sự hiểu và cái việc định nghĩa !. Và như Tôi đã nói, mọi định nghĩa - đúng như nó là một định nghĩa - đều có thể chứng minh được là Sai !. Ngay cả mệnh đề về âm dương mà tôi đã phát biểu, Tôi đã nói, nếu xem nó là một định nghĩa, Tôi cũng chứng minh được là nó sai !. Anh không nên đồng nhất cái sự hiểu và cái việc định nghĩa với nhau. Ví dụ như: Có thằng bé con nhà kia, hàng xóm khẳng định: Thằng bé này ngoan ngoãn. Nói như vậy có nghĩa là đã xác định - như một định nghĩa vậy: Thằng bé này thì Ngoan Ngoãn. Nhưng Thầy giáo chủ nhiệm thì thận trọng hơn, nói: Học sinh này được xem là ngoan ngoãn. Khi ấy, nếu có một ai bảo rằng, thằng bé đó không ngoan bởi vì hôm qua tôi thấy nó ăn cắp cái quần của hàng xóm.Với một thông tin như vậy, cái gọi là được xem là ngoan của thầy giáo chủ nhiệm có thể chấp nhận được, và nếu thằng bé đó được xem xét cân nhắc thì thầy vẫn đánh giá đó là lỗi nhỏ, có thể chấp nhận được và tha lỗi, xem nó như là ngoan. Nhưng nếu khẳng định nó là ngoan, thì không ai chấp nhận được. Bởi nó đã mắc lỗi, mà nhiều người không cho phép tha lỗi. Và đương nhiên, không ai có thể bắt người ta phả tha lỗi cho thằng bé đó. Thành thử, dù chỉ là một người không chịu tha lỗi, thì cũng đã không thể được phép khẳng định thằng bé đó ngoan. Nhưng nếu hiểu thằng bé đó là ngoan, thì dù có 10 người không tha lỗi, nhưng người khác thông cảm, vẫn có thể coi thằng bé đó là ngoan !!!. Định nghĩa và cái sự hiểu nó khác nhau như thế đó !. Thành ra, với một định nghĩa, chỉ cần chỉ ra một lỗi sai, thì định nghĩa không còn giá trị. Nhưng nếu là cái hiểu, thì cái lỗi sai đó có thể bỏ qua, và người ta sẽ hạn chế cái sự hiểu tới cái lỗi sai đó. Thành ra, sự suy diễn này của anh là không đúng đắn !. Anh viết: * Vâng! Tôi xin nói rõ hơn về câu hỏi của mình: -Tiêu đề 1: Cổ thư chữ Hán viết: "Dương trước Âm sau" - đây là một nguyên lý hay là một quy ước chúng ta sẽ bàn sau - nhưng chúng ta ghi nhận điều này. - Tiêu đề 2: Cổ thư chữ Hán viết: "Dương động Âm tịnh". Vẫn có cùng một bản chất là không thể xem nó như là một nguyên lý được !!!. Và vì thế khi anh viết: So sánh hai điều này từ cổ thư chữ Hán, tôi thấy rằng: Âm Dương là một khái niệm bao trùm từ khởi nguyên của vũ trụ - "Thái cực sinh Lưỡng Nghi" - và "lưỡng nghi" được hiểu là Âm Dương, trong đó tiêu đề 1 xác định Dương trước. Cũng là một suy diễn sai. Bởi vì người ta nói Thái cực sinh lưỡng nghi - xem nó như là âm dương. Chứ không nói âm dương là khái niệm bao trùm từ khởi nguyên của vũ trụ. Đó là anh đã tự cho rằng Vũ Trụ có một khởi nguyên mà thuộc về âm dương. Và Trước sau phân âm dương, chứ không phải âm dương phân trước sau để mà anh nói rằng: trong đó tiêu đề 1 xác định Dương trước. Như thế anh đã sai hai lần liên tiếp. Từ chỗ cho rằng, Dương thì phải Trước, sau đó lại cho rằng âm dương phải trùm lên cả vũ trụ khởi nguyên để nó chứa cả Thái cực !!!, để rồi sau đó lại lập luậnNếu Dương Động thì trước Dương là cái gì tịnh để đối đãi với nó?Hoàn toàn là mâu thuẫn nội tại !.Anh viết thêm: Chu Hy phải thêm Vô Cực vào để giải thích Thái Cực một cách mập mờ. Bởi vì, với khái niệm Vô Cực được thêm vào so với Thái cực thì nó đã thành một cặp phạm trù và không cần khái niệm Âm Dương. Thì anh đã hiểu sai về Vô cực rồi !. Vô cực và Thái cực không thành cặp âm dương !!!.Khi nào có dịp, Tôi sẽ trao đổi thêm với anh về vấn đề này, bởi vì vấn đề này rất dài và khá phức tạp !. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ thân mến !. Như anh viết: ... Là suy diễn quá đà !. Thật vậy, từ không thể bắt buộc phải: Hơn nữa, đã gọi là cách hiểu, được hiểu thì không thể nói đó là định nghĩa được. Anh bị hai chữ định nghĩa ám ảnh nên luôn bị chi phối đến sự đồng nhất cái sự hiểu và cái việc định nghĩa !. Và như Tôi đã nói, mọi định nghĩa - đúng như nó là một định nghĩa - đều có thể chứng minh được là Sai !. Ngay cả mệnh đề về âm dương mà tôi đã phát biểu, Tôi đã nói, nếu xem nó là một định nghĩa, Tôi cũng chứng minh được là nó sai !. Anh không nên đồng nhất cái sự hiểu và cái việc định nghĩa với nhau. Ví dụ như: Có thằng bé con nhà kia, hàng xóm khẳng định: Thằng bé này ngoan ngoãn. Nói như vậy có nghĩa là đã xác định - như một định nghĩa vậy: Thằng bé này thì Ngoan Ngoãn. Nhưng Thầy giáo chủ nhiệm thì thận trọng hơn, nói: Học sinh này được xem là ngoan ngoãn. Khi ấy, nếu có một ai bảo rằng, thằng bé đó không ngoan bởi vì hôm qua tôi thấy nó ăn cắp cái quần của hàng xóm. Với một thông tin như vậy, cái gọi là được xem là ngoan của thầy giáo chủ nhiệm có thể chấp nhận được, và nếu thằng bé đó được xem xét cân nhắc thì thầy vẫn đánh giá đó là lỗi nhỏ, có thể chấp nhận được và tha lỗi, xem nó như là ngoan. Nhưng nếu khẳng định nó là ngoan, thì không ai chấp nhận được. Bởi nó đã mắc lỗi, mà nhiều người không cho phép tha lỗi. Và đương nhiên, không ai có thể bắt người ta phả tha lỗi cho thằng bé đó. Thành thử, dù chỉ là một người không chịu tha lỗi, thì cũng đã không thể được phép khẳng định thằng bé đó ngoan. Nhưng nếu hiểu thằng bé đó là ngoan, thì dù có 10 người không tha lỗi, nhưng người khác thông cảm, vẫn có thể coi thằng bé đó là ngoan !!!. Định nghĩa và cái sự hiểu nó khác nhau như thế đó !. Thành ra, với một định nghĩa, chỉ cần chỉ ra một lỗi sai, thì định nghĩa không còn giá trị. Nhưng nếu là cái hiểu, thì cái lỗi sai đó có thể bỏ qua, và người ta sẽ hạn chế cái sự hiểu tới cái lỗi sai đó. Thành ra, sự suy diễn này của anh là không đúng đắn !. ... Cậu ví dụ dài dòng thành ra Âm thịnh Dương suy thì tất nhiên là vấn đề cậu nói sai rồi. Tôi thích thấy tội người lớn, không khoái thấy tội con nít. Một câu con nít nói bậy, người ta có thể nói nó là mất dạy nhưng một câu nói bậy của người lớn thì đúng lầ hết dạy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến Anh viết: "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi". Vậy anh có cho rằng "Thái cực" và "Vô cực" là một cặp phạm trù đối đãi không - khi mà lúc ấy vũ trụ chỉ có hai khái niệm này miêu tả hai thực trạng nào đó của vũ trụ? Còn tạm thời cách hiểu của anh "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi", anh không cho nó là định nghĩa thì tôi nghĩ anh nghĩ sai - Bởi vì ít nhất nó là định nghĩa Âm Dương của một mình anh. Nếu nó đúng thì nó sẽ là định nghĩa phổ biến. Còn nếu sai thì anh sai. Vậy thôi. Định nghĩa về một vấn để gì đó, suy cho cùng là một cách hiểu về vấn đề đó được phổ biến mà thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến Anh viết: "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi". Vậy anh có cho rằng "Thái cực" và "Vô cực" là một cặp phạm trù đối đãi không - khi mà lúc ấy vũ trụ chỉ có hai khái niệm này miêu tả hai thực trạng nào đó của vũ trụ? Còn tạm thời cách hiểu của anh "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi", anh không cho nó là định nghĩa thì tôi nghĩ anh nghĩ sai - Bởi vì ít nhất nó là định nghĩa Âm Dương của một mình anh. Nếu nó đúng thì nó sẽ là định nghĩa phổ biến. Còn nếu sai thì anh sai. Vậy thôi. Định nghĩa về một vấn để gì đó, suy cho cùng là một cách hiểu về vấn đề đó được phổ biến mà thôi. Anh Thiên Sứ kính mến, Định nghĩa tuy không đúng hiển nhiên như Tiên Đề, nhưng vẫn được coi là chân lý vì nó là những ý tưởng tổng quát về những đặc trưng căn bản và vì phù hợp với kinh nghiệm. Vì thế mệnh đề "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi" coi như một Định nghĩa cô đọng. Phapvan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ kính mến, Định nghĩa tuy không đúng hiển nhiên như Tiên Đề, nhưng vẫn được coi là chân lý vì nó là những ý tưởng tổng quát về những đặc trưng căn bản và vì phù hợp với kinh nghiệm. Vì thế mệnh đề "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi" coi như một Định nghĩa cô đọng. Phapvan Pháp Vân thân mến. Tôi không đặt vấn đề định nghĩa của anh Vuivui đúng hay sai. Chỉ là - đối với anh Vuivui - thì khái niệm Âm Dương có thể định nghĩa được hay không thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ và các Quản trị Diễn Đàn thân mến ! Cậu ví dụ dài dòng thành ra Âm thịnh Dương suy thì tất nhiên là vấn đề cậu nói sai rồi. Tôi thích thấy tội người lớn, không khoái thấy tội con nít. Một câu con nít nói bậy, người ta có thể nói nó là mất dạy nhưng một câu nói bậy của người lớn thì đúng lầ hết dạy.Theo Tôi, Anh Thiên Sứ và Ban Quản trị diễn đàn không nên đê những bài viết như thế này trên diễn đàn, đặc biệt trong chủ đề cơ bản và nặng học thuật như chủ đề này. Bởi vì người quan tâm tới chủ đề này, khi đọc phải bài này, rất DỄ HIỂU NHẦM NGƯỜI THIỂU NĂNG VỀ TRÍ TUỆ NÀY ĐÃ ĐƯỢC ANH THIÊN SỨ SỬ DỤNG LÀM CHUYÊN GIA CHỌC NGOÁY !.Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến Anh viết: "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi". Vậy anh có cho rằng "Thái cực" và "Vô cực" là một cặp phạm trù đối đãi không - khi mà lúc ấy vũ trụ chỉ có hai khái niệm này miêu tả hai thực trạng nào đó của vũ trụ? Còn tạm thời cách hiểu của anh "Âm Dương là một cặp phạm trù đối đãi", anh không cho nó là định nghĩa thì tôi nghĩ anh nghĩ sai - Bởi vì ít nhất nó là định nghĩa Âm Dương của một mình anh. Nếu nó đúng thì nó sẽ là định nghĩa phổ biến. Còn nếu sai thì anh sai. Vậy thôi. Định nghĩa về một vấn để gì đó, suy cho cùng là một cách hiểu về vấn đề đó được phổ biến mà thôi. Anh Thiên Sứ thân mến !.Tôi viết: Âm - Dương là cặp phạm trù đối lập. Chứ tôi không viết: Âm - Dương là cặp phạm trù đối đãi !. Tôi khẳng định nó không phải là một định nghĩa, bởi vì Tôi có khả năng chứng minh, khi nó là một định nghĩa thì nó sẽ Sai !. Nhưng khi nó là cách hiểu, thì nó hoàn toàn Đúng. Vì thế mới nói: Trí cao tới đâu, hiểu âm dương tới đó !. Cũn như mọi người, bất kỳ ai, khi đưa ra một cái gọi là định nghĩa về âm dương, Tôi đều có thể chứng minh được rằng: Đó là một định nghĩa Sai !. Nó không thể là định nghĩa, như Tôi đã trình bày: Một định nghĩa - đúng là định nghĩa - thì chỉ cần chỉ ra một trường hợp sai, thì đinh nghĩa đó vô giá trị !. Nhung nếu là cách hiểu, thì dù có Sai bao nhiêu, thì cái đúng của mệnh đề đó sẽ được giới hạn tới cái Sai !. Như Tôi đã nói: Vô cực và Thái cực không phải là một cặp âm dương !!!. Cũng như Khối lượng và Điện tích không phải là một cặp âm dương, hay Nội - Ngoại là một cặp âm dương, Trái - Phải là một căp âm dương, nhưng Nội - Trái không phải là một cặp âm dương, cũng như Ngoại - phải, hay nGoại - Trái đều không phải là một cặ âm dương !!!. Thân ái !. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 Anh Vuivui thân mến. Anh viết: Anh Thiên Sứ thân mến !. Tôi viết: Âm - Dương là cặp phạm trù đối lập. Chứ tôi không viết: Âm - Dương là cặp phạm trù đối đãi !. Tôi khẳng định nó không phải là một định nghĩa, bởi vì Tôi có khả năng chứng minh, khi nó là một định nghĩa thì nó sẽ Sai !. Nhưng khi nó là cách hiểu, thì nó hoàn toàn Đúng. Vì thế mới nói: Trí cao tới đâu, hiểu âm dương tới đó !. Cũn như mọi người, bất kỳ ai, khi đưa ra một cái gọi là định nghĩa về âm dương, Tôi đều có thể chứng minh được rằng: Đó là một định nghĩa Sai !. Nó không thể là định nghĩa, như Tôi đã trình bày: Một định nghĩa - đúng là định nghĩa - thì chỉ cần chỉ ra một trường hợp sai, thì đinh nghĩa đó vô giá trị !. Nhung nếu là cách hiểu, thì dù có Sai bao nhiêu, thì cái đúng của mệnh đề đó sẽ được giới hạn tới cái Sai !. Như Tôi đã nói: Vô cực và Thái cực không phải là một cặp âm dương !!!. Cũng như Khối lượng và Điện tích không phải là một cặp âm dương, hay Nội - Ngoại là một cặp âm dương, Trái - Phải là một căp âm dương, nhưng Nội - Trái không phải là một cặp âm dương, cũng như Ngoại - phải, hay nGoại - Trái đều không phải là một cặ âm dương !!!. Thân ái !. Như vậy, anh đã xác định rằng: “Cách hiểu” không phải là định nghĩa. Anh cũng cho rằng: “Trí cao tới đâu thì hiểu Âm Dương tới đó”. Còn tôi thì cho rằng: Cách hiểu của một cá nhân hay cộng đồng về một khái niệm nào đó thì chính là định nghĩa cho khái niệm đó. Chúng ta chưa thống nhất về vấn đề này. Nhưng khi anh đã thừa nhận rằng “Trí cao tới đâu thì hiểu Âm Dương càng đúng” – thì tôi cho rằng: Anh đã thừa nhận khả năng tồn tại một cách hiểu đúng nhất về khái niệm Âm Dương. Tất nhiên cách hiểu đó sẽ là đúng nhất và sẽ là một định nghĩa đúng nhất. Như vậy, cuối cùng thì anh vẫn phải thừa nhận một định nghĩa về Âm Dương – nếu đó là cách hiểu của trí cao nhất. Vì anh hiểu rằng: “Âm Dương là một cặp phạm trù đối lập”. Với cách hiểu này thì sẽ có những hiện tượng mà anh cho rằng không thể coi là Âm Dương , nếu nó là “”Nội – trái”. Và như vậy, anh đã cho rằng có những hiện tượng không thể phân biệt Âm Dương. Điều này mâu thuẫn với thực tế ứng dụng của Âm Dương qua các văn bản còn lại: Khái niệm Âm Dương bao trùm tất cả vạn hữu trong vũ trụ. “Vạn vật đều cõng âm, bồng dương”. Vậy thì làm gì có những khái niệm vượt ra ngoài nó? Vài lời suy nghiệm. Cảm ơn anh và quí vị quan tâm. ----------------------------------- PS: Còn với nick "Tâm nghiên cứu" thì thật tình với anh là tôi và Ban quản trị không rõ về anh ấy. Và cá nhân Thiên Sứ tôi không cần thiết phải dùng thủ pháp. Ngay cả những người ủng hộ tôi thật sự bằng cái tâm của họ, mà tôi thấy họ không hiểu gì về nội dung mà tôi trình bày thì tôi cũng không quan tâm lắm. hiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 Anh Thiên Sứ và các Quản trị Diễn Đàn thân mến ! Theo Tôi, Anh Thiên Sứ và Ban Quản trị diễn đàn không nên đê những bài viết như thế này trên diễn đàn, đặc biệt trong chủ đề cơ bản và nặng học thuật như chủ đề này. Bởi vì người quan tâm tới chủ đề này, khi đọc phải bài này, rất DỄ HIỂU NHẦM NGƯỜI THIỂU NĂNG VỀ TRÍ TUỆ NÀY ĐÃ ĐƯỢC ANH THIÊN SỨ SỬ DỤNG LÀM CHUYÊN GIA CHỌC NGOÁY* !. Thân ái. Đơn giản chỉ là nhân quả thôi cậu. Cậu đã như vậy rất nhiều rồi mà vẫn nói được như vậy, lý học vẫn nói được, không lý học (*) cậu cũng nói được. Thì như vậy cậu phải biết rằng cậu đã được nể trọng và được ưu ái nhiều rồi. Nhưng mà chỉ tôi với cậu, duy nhất chỉ có tôi nhắc cậu, không dính vào tình cảm, cũng không quá chợ búa, đó cũng là cái kịch tính của sự việc, không ngoài nhân quả. Tôi cũng ý thức không lợi dụng quá đà vấn đề gì cả. Cậu có thể nói ai đó bị làm sao đó, nhưng cậu không được ai đó nói bị làm sáo đó thì sự kiện này chứng tỏ lời nói của tôi không phải không có lý. Nếu biết núi cao sông tràn nước Thì chớ quăng rìu với bó dây. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Vì anh hiểu rằng: “Âm Dương là một cặp phạm trù đối lập”. Với cách hiểu này thì sẽ có những hiện tượng mà anh cho rằng không thể coi là Âm Dương , nếu nó là “”Nội – trái”. Và như vậy, anh đã cho rằng có những hiện tượng không thể phân biệt Âm Dương. Điều này mâu thuẫn với thực tế ứng dụng của Âm Dương qua các văn bản còn lại: Khái niệm Âm Dương bao trùm tất cả vạn hữu trong vũ trụ. “Vạn vật đều cõng âm, bồng dương”. Vậy thì làm gì có những khái niệm vượt ra ngoài nó? Vài lời suy nghiệm. Cảm ơn anh và quí vị quan tâm. Nếu hiểu Âm Dương là một cặp phạm trù ĐỐI LẬP, thì vì Nội-Trái không phải là 1 cặp phạm trù đối lập với nhau cho nên không thể coi chúng là 1 cặp phạm trù Âm - Dương của nhau, tuy nhiên ta vẫn có thể có cặp phạm trù âm dương Nội - Ngoại và Phải - Trái cho 1 vật nào đó. Đơn cử trong thực tế thì chân trái - chân phải là 1 cặp phạm trù âm dương nhưng chân trái - tay phải thì không. Edited 14 Tháng 3, 2010 by anmay Share this post Link to post Share on other sites