Posted 7 Tháng 3, 2010 Đang trao đổi đấy daretolead, nhưng có ai trả lời câu hỏi đâu? - Con người và con cá voi, đối tượng nào âm đối tương nào dương? - Con giun lưỡng giới thì phân định thế nào với con giun khác, như nhau? Nói Cái vụ con cá voi và con người cụ giải thích nghe không hợp lý.Muốn đưa âm dương vào đấy thì người đó phải là nhà nghiên cứu hải dương học đang lặn theo nghiên cứu con cá voi hay đang dùng các thiết bị điện tử để theo dõi con cá voi thì các tương tác mới rõ nét. thì chẳng khác nào nói rằng khi nướng thịt, để kiểm tra thịt còn sống hay đã chín và chín ở mức độ nào thì cần thiết phải nướng luôn...ngón tay mình để kiêm tra (?) vì như thế mới có...mối liên hệ với nhau?! :lol: Rồi "chủ thể" là sao? có "chủ thể" thì phải chỉ ra được cái "khách thể" và "nô thể" hay "thứ thể" chứ? Mà khi nói "chủ thể" thì đã có phân biệt, đã có âm dương rồi còn gì? :rolleyes: Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 3, 2010 Đang trao đổi đấy daretolead, nhưng có ai trả lời câu hỏi đâu? - Con người và con cá voi, đối tượng nào âm đối tương nào dương? - Con giun lưỡng giới thì phân định thế nào với con giun khác, như nhau? Con người và cá voi so về sức mạnh thì ở dưới nước cá voi là dương con người âm, trên bờ thì con người là dương cá voi là âm. So về trí thông minh thì con người là dương cá voi là âm (đó là nói con người thông minh hơn cá voi) vv ... vvvCho nên khi coi cái nào là âm cái nào là dương thì còn TÙY vào tính chất so sánh là gì (trí thông minh, sức mạnh vv ... vv) Con giun lưỡng giới (nếu có) thì là âm so với các con giun bình thường khác thì là dương (đó là nếu so sánh về mặt giới tính với quan niệm pede thì nặng về phần âm => phát triển không bình thường, còn phát triển bình thường thì là dương tính) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) @ Thiên Đồng Linh tinh và lẫn lộn nhiều quá rồi. Cũng đã biết là "chủ thể" thì đã có phân biệt âm dương. Nhưng lại lôi nó sang bên phạm trù triết học để mà so sánh, đối chiếu. Tỉnh lại chút coi. Nơi đây là Diễn đàn Lý học bàn và ở đây đang bàn về âm dương. Muốn nói chuyện Triết học thì đi tìm chỗ khác. Còn nếu chưa hiểu thật thì hãy "dựa cột mà nghe, chớ có ăn nói bậy bạ nữa. Đã thấy bạn anmay trả lời chưa ? Cần phải xét chúng ở từng quan hệ, hoàn cảnh nhất định - Cái đó được gọi là một "chủ thể" đấy. Mong rằng đừng u mê nữa và đừng nhai lại cái điệp khúc đó nữa. Cám ơn bạn anmay nhiều đi. @ Thiên sứ Trong ví dụ quan hệ vợ chồng bạn daretolead đã nêu lên sự chuyển hóa, tương tác lẫn nhau ở tầng vô hình. Tức là các sự tác động qua lại nhau về tình cảm. Còn tôi thì cũng giải thích thêm ở mức "vật chất" hơn, cụ thể hơn bằng hình ảnh và hành động thực tế như có thể của mối tương quan (chủ thể) đó. Nhưng anh vẫn cho là : <<< Anh (cutu1) giải thích như vậy là chưa chuẩn: Vì người chồng không thể chuyển thành người vợ và ngược lại. >>> Như vậy rõ ràng là anh muốn nói là " chồng phải chuyển hóa thành vợ và ngược lại" thì mới là giải thích chuẩn. Tôi hiểu ý anh định nói vậy có đúng không ? Nếu không phải thì cũng mong anh giải thích thêm cho rõ ý của anh. Vấn đề mà chúng ta đang nói ở trên (quan hệ vợ chồng) lại không bó hẹp ở định nghĩa của bên nào nữa rồi. Mà nó là nội dung chính yếu của cái gọi là thuyết âm dương ngũ hành kia. Nếu hiểu sai hoặc không đúng về sự vận động chuyển hóa của cái cần xét (chủ thể) thì có nghĩa là chẳng hiểu gì hoặc còn phiến diện về thuyết âm dương ngũ hành vậy. Anh cho rằng : <<< Không thể đưa ra một định nghĩa mà trong đó những khái niệm của định nghĩa đó lại phải tiếp tục định nghĩa tiếp - cụ thể - lại phải định nghĩa khái niệm chuyển hóa trong định nghĩa về Âm Dương. >>> Có nghĩa là câu "chuyển hóa" ở đây được anh hiểu là các bên tham gia phải hoàn toàn biến thành chất ngược lại so với đặc tính ban đầu của chúng ??? Âm dương là trừu tượng nên sự vận động chuyển hóa cũng trừu tượng vậy. Ta không thể chỉ lấy những cái mà ta thấy được bằng trực giác mà đã vội chứng minh hoặc để hiểu ngược lại thuyết âm dương ngũ hành. Như vậy đều là sự hiểu biết nông cạn và phiến diện. Càng không nên lấy câu chữ cụ thể để hiểu sai hoặc chệch đi cái ý chính của nó. Như vậy thì không thể thông được thuyết âm dương ngũ hành. ------------------------------------------------------------------------------- Nhân đề tài "Âm dương" này, tôi có một kỷ niệm nhỏ về cái sự học ban đầu. Xin được kể để góp vui. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...showtopic=12985 Edited 7 Tháng 3, 2010 by cutu1 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 Chúng ta đều bảo thủ ý kiến của mình là đúng và của người khác là chưa chuẩn. Âu cũng là lẽ thường tình. Riêng anh Vuivui thì xác định: "Không thể định nghĩa được về Âm Dương". Có người còn tán thêm rằng: Trí cao đến đâu thì hiểu về Âm Dương đến đó. Híc! Thế nào là trí cao? Bởi vậy. Tôi không tham gia tranh luận về định nghĩa thế nào là Âm Dương và cũng không bàn nhiều về vấn đề này nữa. Với anh Vuivui thì tôi vẫn bảo lưu ý kiến khi đặt câu hỏi với anh ấy rằng: - Nếu có người hỏi về Âm Dương thì anh trả lời thế nào? Còn với nhưng ai cho rằng sách Tàu đúng, khi cho rằng "Âm Tịnh - Dương động" thì tôi đặt câu hỏi rằng: - Chính sách Tàu cũng viết "Dương trước, Âm sau". Vậy trước Dương Động theo sách Tàu là gì ở trạng thái khởi nguyên của vũ trụ? Quan điểm của tôi cho rằng: Chung ta có quyền đưa ra định nghĩa Âm Dương theo cách hiểu của mình, hoặc không - điều đó có thể đúng hoặc sai. Tuy nhiên. Một quan niệm đúng nhất sẽ giải thích được tất cả các hiện tượng liên quan đến nó. Anh Cutu viết: Nhưng anh vẫn cho là : "Anh (cutu1) giải thích như vậy là chưa chuẩn: Vì người chồng không thể chuyển thành người vợ và ngược lại". Như vậy rõ ràng là anh muốn nói là " chồng phải chuyển hóa thành vợ và ngược lại" thì mới là giải thích chuẩn. Tôi hiểu ý anh định nói vậy có đúng không ? Nếu không phải thì cũng mong anh giải thích thêm cho rõ ý của anh. Tất nhiên chồng không thể chuyển hóa thành vợ và ngược lại. Bởi vậy - định nghĩa của anh về Âm Dương chuyển hóa là chưa thật rốt ráo. Ít nhất trong trương hợp cụ thể này. Mặc dù nó có thể chuyển hóa trong một trường hợp cụ thể khác mà anh nhận thức được. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 Tôi thấy Anh thiên sứ và nhều người khác còn chưa hiểu hết hoặc nắm bắt được cái mà tôi gọi là "chủ thể" kia. Nay xin được mở rộng thêm chút nữa. Mọi người khi nói (xét) thường chọn những cặp mang tính đối lập (âm dương) đã được thành hình sẵn trong một mối quan hệ (chủ thể) nào đó. Đó chỉ là cái nhìn nhận, đáng giá sự vật, việc từ phía dưới đáy lên, nên sự nhận biết về cái đỉnh chưa được rõ ràng. Hay nói cách khác là thường hay gặp vấn đề trong khi xác nhận chủ thể (kiểu tham gia, hoàn cảnh, . . ) cho các bên tham gia. Chắc chắn mọi người ở đây đều đã đọc hoặc được nghe nhiều về ý nghĩa của hình kim tự tháp với con mắt mở to trên đỉnh ở mặt sau của tờ One US Dollar (1 US $). Tôi xin được bình thêm như thế này: Hình đó ngoài biểu tượng là sự cấu thành và phát triển của vạn vật ra, nó còn cho ta thấy một sự nhắc nhở, khuyên nhủ rằng : Mọi vật, sự việc phải được nhìn nhận, đánh giá một cách tổng quát, bao trùm thì mới thấy và hiểu trọn vẹn được chúng. Đó là hình tượng con mắt nhìn ở trên đỉnh tháp biểu tương cho trí tuệ, sự nhìn nhận, đánh giá mọi vật. Nó nói lên rằng : phải có cái nhìn từ trên cao, trên đỉnh xuống thì mới có được độ bao quát toàn diện. Có thể nói là cái đồ hình học không gian đa chiều với con mắt mở to thao láo này chính là cái biểu tượng ám chỉ thuyết âm dương ngũ hành vậy. Hình hài quả đất thân yêu của chúng ta sẽ không được biết và mô tả một cách rõ ràng, cụ thể, nếu như con người không có cái cơ hội vượt ra ngoài nó để có cái nhìn toàn diện từ trên xuống. Điều đó nói lên rằng : ta cần phải vượt ra hoặc đứng bên ngoài CÁI CẦN XÉT (chủ thể) thì mới có được cái nhìn toàn diện về nó. Hay nói cách khác là ta cần phải nhìn nhận, suy xét mọi việc, mọi vật từ trên đỉnh (chủ thể) xuống, chứ không phải với cái nhìn, sự bắt đầu từ dưới đáy lên. Bởi vì với sự bắt đầu từ đáy lên thì ta không thể thấy được rõ được từ đó đến đỉnh còn bao nhiêu tầng lớp với những sự vận động hoặc cấu thành khác nữa. Ở đây là cách giải thích trừu tượng về cái nhìn nhận, tìm hiểu về hình dáng bên ngoài của cái kim tự tháp kia, là biểu tượng cho cấu tạo hoặc sự vận động của một "chủ thể" nào đó. Xin có một ví dụ cụ thể theo hình học : Đó là hình hoặc khối đa giác. Các cặp đối lập hoặc là các bên tham gia liên quan là hai hoặc nhiều điiểm trên đường thẳng hoặc mặt phẳng đáy của hình hoặc khối đa giác nọ, và cái đỉnh là chủ thể của cái khối hình ấy. Ở đây xin hiểu "Đỉnh" là luôn luôn ở trên mặt phẳng đáy và mặt đáy thì luôn nằm ngang ở dạng cân bằng. Cần phải nói rõ như vậy, nếu không thì sẽ bị mấy người toán học cao cấp xông vào đập cho méo mồm. Ta thấy rằng : Từ đường thẳng hoặc mặt đáy ta có được ty tỷ cái "Đỉnh" khác nhau về mọi phía cho cái hình khối đó, đơn giản nhất thì là hình tam giác, mà mỗi "Đỉnh" thì chính là một "chủ thể" riêng cho các thành phần tham gia là những cái ở mặt đáy kia. Hay nói cách khác là từ các bên liên quan đến nhau sẽ có rất nhiều giới hạn hoặc khuôn khổ bao gồm chúng. Mà ở đó cho ta thấy cách nhìn nhận đánh giá về tính chất (âm dương) của chúng cũng khác nhau tùy theo từng "chủ thể". Một bên là âm ở đây và cũng sẽ có thể là dương ở chỗ khác, tức là ở quan hệ khác, tương quan khác (chủ thể khác). Các tên gọi cho mọi chuyện, vấn đề ở dạng vô hình trừu tượng, hay nói cách khác là thuộc về tư tưởng thì có thể gọi là các quan hệ hoặc sự liên quan tác động đến nhau. Còn cụ thể hơn ở dạng vật chất trần trụi thì có tên và dạng cụ thể như : con dao, cái chén, cọng rau, miếng thịt hoặc nhỏ hơn nữa thì là một hạt vật chất bất kỳ. Hoặc to lớn bao la hơn thì chính là cái không gian mà chúng ta đang hiện hữu cũng là một cái để xét và thường được gọi là vũ trụ . Tất cả những cái đó đều có một tên hoặc khái niệm riêng cả. Nhưng khi đưa chúng vào một khái niệm chung thì không thể dùng một tên cụ thể nào được nữa. Cho nên tôi phải lấy hai chữ "chủ thể" để chỉ chung cho chúng, tức là một cái cần xét nào đó. @ Thiên sứ Bài trước của anh xin được hồi đáp sau. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 Nếu được thì bác cutu1 giải thích luôn về nghĩa của "cặp đối lập" là gì? Vì thường thì hiểu đối lập có nghĩa là hoàn toàn ngược nhau. Nhưng theo trình bày thì đối lập ở đây không có nghĩa như vậy. Daretolead nghĩ bác nên bổ sung và kết hợp thêm, ngoài "đối lập" còn có "so sánh, đối đãi" (của thầy Thiên Sứ). Daretolead cũng có ý kiến thêm về vụ định nghĩa. Với một số từ nhất định trong một ngôn ngữ nhất định thì nếu bắt buộc phải định nghĩa hết mọi khái niệm thì câu hỏi là khi nào thì kết thúc? Trong từ điển sẽ gặp lối định nghĩa vòng. Tức phải dùng các khái niệm để định nghĩa cho nhau...(xin vui lòng tham khảo thêm tại http://en.wikipedia.org/wiki/Definition). Cái chủ thể như cách hiểu của bác cutu1 quả thật cũng không gần với cách hiểu nôm na thông thường nên ra nhiều tranh cãi. Trước đây, bác vuivui có viết một ý rất hay là quan hệ giữa cái trừu tượng (âm dương) và cái cụ thể. Và daretolead nhận thấy khi tranh luận thường mỗi người lấy ra cái cụ thể của riêng mình để chất vấn cái trừu tượng của người khác. Cái cụ thể thì lớn hơn, phong phú hơn cái trừu tượng nên mới có tình trạng tranh...cãi nảy lửa. Daretolead cũng thắc mắc là theo lý học đông phương thì vũ trụ có khởi nguyên (thái cực)? Và đây được xem như tiên đề hay phải chứng minh? Vì khởi nguyên vũ trụ theo thuyết big bang của các nhà vũ trụ học hiên tại có vẻ như ngày càng suy yếu. Hay nói cách khác vũ trụ có khởi nguyên hay không hiện vẫn còn là điều tranh cãi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 @ daretolead - Là sự so sánh trừu tượng, đừng hiểu cứng nhắc quá. Cặp đối lập, tự tên nó cũng đã cho ta thấy sự rõ ràng sự trái chiều nhau của chúng về hình dáng nhận biết hoặc bản chất vận động hoặc một đặc trưng nào đó. Có nghĩa là cần tách bạch chúng ra cho rõ để dễ nhận biết. Thêm nữa thực sự chính chúng phải có tính đối lập thì mới tạo ra sự vận động tương tác, chuyển hóa. Nếu không có tính đối lập thì sẽ không có vận động tương tác, chuyển hóa. - Còn vụ "Thái cực" là gì ? Nó có phải là khởi nguyên của vũ trụ hay không ? Thì bạn phải chờ thêm đến khi chủ đề nầy kết thúc thì anh Thiên sứ sẽ mở Topic mới về nó để chúng ta cùng bàn luận. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 @ Thiên sứ . . . Bởi vậy. Tôi không tham gia tranh luận về định nghĩa thế nào là Âm Dương và cũng không bàn nhiều về vấn đề này nữa. . . . Ấy chết ! Định nghĩa thì có thể, nhưng những vấn đề về âm dương đã hoàn toàn sáng tỏ đâu. Đồng ý. Chúng ta không nên quá sa đà vào chữ nghĩa hoặc sự trình bày của Khái niệm để rồi bị lệch hướng. Quan trọng là ta hiểu được cái ý chính, nội dung truyền tải của nó. Vụ Khái niệm và Định nghĩa của chúng ta coi như dứt điểm ở đây. Cái chúng ta đang tranh luận ở đây chính là về sự hiểu biết của mỗi người vấn đề "Âm dương". Hay nói cách khác là cặp "Âm dương" này phải được nhận thức như thế nào cho đúng. Còn chuyện Định nghĩa, khái niệm kia chỉ là cái phụ để cho ta thấy được sự nhận thức hoặc hiểu biết về vấn đề đó của từng người mà thôi. Tôi đâu dám bảo thủ mà nói rằng : Khái niệm của tôi phải đúng đến từng câu, từng chữ. Qua đó, tôi chỉ muốn giải thích cái ý bao quát, nội dung chính của vấn đề đó thôi. Anh thường cho rằng : Thuyết Âm dương ngũ hành đã bị thất truyền và nó cần phải được khôi phục. Tôi cho rằng điều đó chẳng phải. Nó vẫn còn nguyên đó và không hề bị thất truyền. Có chăng thì chỉ là vài cái khúc mắc hoặc sự liên quan còn bí ẩn từ nó với các sự ứng dụng mở rộng khác mà thôi. Vấn đề ở đây là con người có thể nhận thức, hiểu biết đúng về nó hay không để mà áp dụng. Sách vở, kiến thức từ xa xưa về nó còn truyền lại cả đấy, nhưng hiểu được thì có mấy người. Phần nhiều thì là hiểu sai lạc hoặc không trọn vẹn. Bài trước anh có đưa ra vài câu theo sách cổ : dương trước âm sau, dương động âm tĩnh, dương trên âm dưới, âm thuận tùng dương, .v.v . Và còn nhiều nữa rải rác ở trong Diễn đàn này. Những câu đó là chỉ để giúp cho sự nhận biết về âm dương cho rạch ròi mà thôi. Có nghĩa là chúng không cứ phải nhất thiết như vậy thì mới là chúng. Có thể ở đây vì hạn chế văn chữ trong tiếng hán mà gây hiểu sai chăng ? Những câu dương trước, dương động, dương trên, .v v. là để chỉ một thuộc tính, hình dạng mang tính trội, dễ nhận biết hoặc sự so sánh nhất thời của một mặt, một thành phần tham gia được gọi là dương. Câu "dương trước âm sau, âm thuận tùng dương" thì không có nghĩa là dương luôn luôn phải ở (phía) trước và âm chỉ luôn phải theo (sau). Nó muốn nói lên như trong truyện mà tôi đã kể. Rằng: Cho dù cái âm (tiêu cực) có lúc lớn mạnh làm chủ, lấn át dương, nhưng sau rồi cũng phải nhường cho dương (tích cực) làm chủ, chèo lái. Đó chính là ý tưởng hướng về cái tích cực, cái tốt của vạn vật qua sự vận động chuyển hóa lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Từ xưa đến giờ, tôi vẫn đinh ninh rằng : cái sự âm dương này ở mỗi người như nhau, ai cũng giống nhau. Ai dè khi chạy ngang qua đây tôi mới ngã ngửa người ra. Rằng : cái sự âm dương của tôi, nó chẳng giống của ai ở đây cả. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết được rõ hết ý của anh về Âm dương, mặc dù anh viết cũng đã khá nhiều. Để khỏi làm mất thì giờ quí báu của anh, thôi thì tôi cứ nói toẹt cái âm dương của mình ra đây để cho anh tiện so sánh, bình góp. Về cái ý "chuyển hóa" thì ta không bàn đến nữa. Nếu nó có chỗ sai lệch thì cũng mong anh sửa dùm. Còn như không có thì thôi, ta tiếp sang phần sau : Ngũ hành. HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). ------------------------------------ Lời quê, ý "mót" dông dài, Những mong ai đó tuột vài ngẩn ngơ. Xin đừng dệt kén, nhả tơ, Lý kia thật " giản ", nhưng "cơ" vốn đầy. Không chỉ là chuyện đông tây, Dọc ngang, trên dưới đều "xây" được mà. ------------------------------------- @ Pháp vân Vài ngày trước, bạn có đặt mấy câu hỏi mà khi đó tôi chưa tiện trả lời. Nay luận điểm của tôi đã rõ ràng, nếu bạn còn có gì nghi vấn thì xin cứ đặt câu hỏi lại. Tôi sẽ trả lời trong chừng mực hiểu biết cho phép. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 Qua các bài viết, ta thấy rõ rằng, cách hiểu Âm Dương của nhiều người rất khác nhau, có những trường hợp đối nghịch. Ấy vậy mà, các tác giả đó, phần nhiều đều là các cao thủ vẫn đang hằng ngày vận dụng cái hiểu ấy trong thực hành học thuyết ADNH mà vẫn thu được những kết quả nhất định, khá khả quan. Điều đó chứng tỏ rằng, cái kiến thức ADNH mà họ đang thực hành chỉ là những phương pháp ứng dụng rất cụ thể mà, thiếu hẳn những nguyên lý căn đế (vì cái nguyên lý căn đế sơ cấp nhất như Âm Dương được hiểu khác nhau mà vẫn hiệu quả như nhau). Hơn nữa, những ứng dụng, hiểu biết về học thuyết ADNH mà đạt được hiệu quả cao, những vĩ nhân trong học thuyết này, những người tài giỏi về ADNH được thiên hạ công nhận, nếu ta làm một thống kê theo thời gian hàng mấy ngàn năm, thì rõ ràng thấy rằng, càng về sau họ càng ít đi, thâm chí đến ngày nay thì sấp sỉ bằng zero. Một học thuyết mà qua hàng mấy ngàn năm bền bỉ nghiên cứu với bao công sức, trí tuệ của gần phân nửa nhân loại mà ngày càng thấy mai một đi, đến nỗi những khái niệm sơ cấp nhất, những người quan tâm cũng tù mù không thống nhất cách hiểu thì nói chi đến những mức độ cao hơn. Hãy xem khoa học phương Tây, chỉ dăm trăm năm tồn tại, đã phát triển như thế nào để mà so sánh ! Ấy thế mà vẫn còn đổ tại do ADNH quá cao siêu, chứ không bị thất truyền, trí đến đâu hiểu đến đó, biện luận quang co khúc thuyết, thì thật tự mình bịt tai, bịt mắt vậy. Bảo thủ không gì so sánh nổi !!! Chỉ có một cách giải thích là do nó bị thất truyền những nguyên lý căn đế như anh Thiên Sứ khẳng định. Theo tôi, một học thuyết bất kỳ, trong đó có cả học thuyết ADNH đều bắt đầu từ những tiên đề không chứng minh và những khái niệm được xác định. Một định nghĩa được đưa ra nhằm xác định một khái niệm của học thuyết đó, để khi diễn giải nội dung của học thuyết, được tiện lợi hơn mà thôi. Định nghĩa, về bản chất, chẳng qua cũng tương tự như là một cách đặt tên cho một khái niệm chỉ một lớp những đối tượng. Vì vậy, về nguyên tắc, không có phản biện trong định nghĩa. Một định nhĩa, cũng như một cái tên, có thể hay hay không hay chứ không thể đúng hay sai. Các bạn chắc hẳn biết câu ca (xuyên tạc): “Hà Tây, gọi tép bằng tôn. Thanh Hóa lôm côm gọi tôm bằng tép” !!! Như vậy, Hà Tây và Thanh Hóa sai đúng thế nào ? Ở đây, tôi hiểu, cái gọi là phản biện trong định nghĩa Âm Dương của các bạn chỉ là phân tích xem định nghĩa ấy có nhất quán phù hợp với cách hiểu Âm Dương của nhiều người, của người phản biện và người được phản biện (đưa ra định nghĩa) hay không. Nay tôi cũng xin tham gia bàn luận. Theo trôi, một định nghĩa đưa ra phải cô đọng mà vẫn chỉ ra được những tiêu chí, những tính chất, để căn cứ vào đó có thể xác định được đối tượng mà nó định nghĩa. Và quan trọng hơn, định nghĩa đó đóng vai trò thế nào trong việc phát triển, diễn tả nội dung của học thuyết. Như vậy, xét định nghĩa của anh Cutu1 đưa ra: ÂM DƯƠNG LÀ GÌ? KHÁI NIỆM; ĐỊNH NGHĨA: Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau trong một chủ thể. ĐẶC TÍNH NHẬN BIẾT: - Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . . - Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . . Ta thấy rằng, nội dung “cùng song song tồn tại và luôn luôn vận động chuyển hóa lẫn nhau” cũng như “- Được (nên) gọi là Dương là những cái (điều) đại diện mang tính tích cực của chủ thể đó. VD: năng động, động, tốt, sáng, phải - đúng, phía trước, . . - Được (nên) gọi là Âm là những cái (điều) đại diện mang tính tiêu cực của chủ thể đó. VD: trì trệ, chậm chạp, tĩnh, xấu, đen tối, trái - sai, phía sau, . . .” “ Là chỉ ra tính chất của và ví dụ chứ không phải là tiêu chí nằm trong định nghĩa. Hơn nữa anh cần xác định thế nào là “tích cực. “tiêu cực” là những khái niệm cũng không dễ dàng minh định khi gắn với Âm Dương. Như vậy, cái còn lại trong định nghĩa của anh là: “Âm dương là một khái niệm trừu tượng để chỉ hai mặt đối lập trong một chủ thể.” Như vậy, bạn lại phải định nghĩa thế nào là “ hai mặt đối lập”. Cứ cho là bạn xác định khái niệm “ hai mặt đối lập” như vẫn hiểu trong triết học Tây phương hiện đại thì liệu định nghĩa của bạn sẽ trở thành: Âm Dương là khái niệm chỉ hai mặt đối lập trong Triết Tây phương ? Nếu vậy, chúng ta không cần khái niệm Âm Dương nữa. Tôi chắc bạn không cho là thế ! Kế đến, ta xét định nghĩa của anh Thiên Sứ: Âm Dương là một khái niệm căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành, mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, cuộc sống và con người, từ những hạt vật chất nhỏ nhất cho đến những thiên hà khổng lồ và mọi sự tồn tại trong không thời gian trong lịch sử hình thành vũ trụ sau Thái Cực là trạng thái khởi nguyên của vũ trụ theo thuyết Âm Dương ngũ hành. Nếu ta loại bỏ bớt những câu văn có nội dung minh họa, chỉ giữ lại nội dung cơ bản thì định nghĩa sẽ như sau: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ sau Thái Cực.” Theo định nghĩa này, xác định mấy ý sau về Âm Dương: - Những khái niệm có tính so sánh đối đãi. - Phản ánh bản chất của hiện tượng. - Có sau Thái Cực. Định nghĩa này cần bổ xung làm rõ mấy điểm: - Liệu mọi khái niệm có tính so sánh đối đãi có đồng thời phản ánh bản chất của hiện tượng hay không ? Nếu không phải mọi so sánh đối đãi đều phản ánh bản chất của hiện tượng thì phải chăng chỉ những cặp so sánh đối đãi không phản ánh bản chất của hiện tượng đang khảo sát thì không thuộc phạm trù Âm Dương ? Vậy, nó là gì ? Trường hợp ngược lại, nếu mọi so sánh đối đãi đều phản ánh bản chất của hiện tượng đang khảo sát thì có thể bỏ ý “Phản ánh bản chất của hiện tượng” ra khỏi định nhĩa mà không bị ảnh hưởng gì. Lúc đó, định nghĩa trở thành: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi trong vũ trụ sau Thái Cực” Mặt khác, khi Vũ trụ đã có khởi nguyên từ Thái Cực thì Âm Dương có sau Thái Cực là lẽ đương nhiên vì Âm Dương "trong Vũ trụ" mà. Vì vậy, định nghĩa lại có thể rút gọn thành: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi trong vũ trụ” Nếu lại cho rằng chẳng có gì ngoài Vũ trụ thì một lần nữa ta lại có thể rút gọn định nghĩa của anh: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi” Nếu vậy, liệu có đúng quan niệm của anh về Âm Dương chưa ? Nhưng nó được rút ra từ định nghĩa đó. Hơn nữa, qua định nghĩa này cũng không thể xác định “Dương tịnh”, "Âm động" đươc vì có thể cho rằng, vào lúc khởi nguyên Vũ trụ từ Thái Cực thì điều đó đúng, nhưng sau đó thì có thể chuyển hóa ngược lại hay qua lại chứ ! Em cho rằng, anh không có ý định hiểu Âm Dương theo cách ấy. Các định nghĩa khác trong chuyên mục này, theo tôi cũng chưa thỏa đáng nhưng không đủ thời gian bàn luận. Thân ái ! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 hoc thuyết âm dương có nói :dương động âm tĩnh .theo em biết thì câu này có nghĩa là dương = động = nóng và âm = tĩnh = lạnh chứ không phải là như anh em nói như những bài trên . âm dương chỉ là chỉ tính chất trạng thái đối lập và hòa hợp trong cuộc sống . trong âm có dương mà trong dương lại có âm đối lập và hòa hợp nhau trong trạng thái cân bằng cũng như trong động có tĩnh trong tĩnh có động theo học thuyết của võ thuật . em mới tìm hiểu cho em xin anh em chỉ thêm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 @ Vo truoc Có lẽ bạn còn thiếu sự hiểu biết khi cho rằng: Đã lâu không có người thành công nổi tiếng mà có hiểu biết về âm dương ngũ hành. Nước Vietnam mới đây trong vòng 50 - 60 năm nay, theo tôi nhận thấy thì có ít nhất hai người. Họ không chỉ được mọi người trong nước biết, mà còn được vang danh ở trên thế giới. Người đầu tiên là tên là khi đẻ là Nguyễn sinh Cung, sau này được gọi là Hồ chí Minh. Người thứ hai tên là Võ nguyên giáp. Nếu muốn tìm biết thì hãy nên đọc lại các sách của họ. Nhưng xin nói trước rằng : bạn sẽ không tìm thấy bất cứ từ ngữ nào chỉ cụ thể về âm dương ngũ hành ở trong đó đâu. Muốn nhận biết được thì phải có khả năng "cảm". Còn nhiều người khác thông hiểu nhưng không gặp thời gặp vận. Hoặc tự mình biết số mình không thể giúp gì được gì cho đời, nên thường lấy cảnh yên nhàn làm vui. Thời nào cũng có. Âu đó cũng là mỗi người một số mệnh. Đâu cứ phải tinh thông thuyết âm dương ngũ hành thì sẽ được nổi danh. Những người đã thông thì họ biết rõ rằng thời vận đi đến đâu và họ có thể làm được gì hoặc nên như thế nào. Hiện nay trên đất nước Vietnam cũng không hề thiếu những người như vậy. Chỉ có điều họ không muốn lộ diện ra mà thôi, vì với họ thì chữ danh lợi chẳng đáng chi cả. Cho nên chớ vội cuồng ngôn mà thành cảnh "ếch ngồi đáy giếng" Tôi thấy buồn cười là: Khi không hiểu được nó thì thay vì trách mình ngu dốt, lại bảo là nó thất truyền, sai lệch. Chính vì vậy mà bạn đã sáng tác ra một cái "thuyết" mới phải không ?! Rằng : mọi sự phải có khuôn hình, tròn vuông rõ ràng. Thôi bỏ đi, chuyện học thuật đó tôi sẽ gõ cửa Mục nghiên cứu riêng của bạn sau, không nên bàn ở đây. Định nghĩa - Khái niệm là miêu tả một cái gì đó bằng ngôn ngữ, chữ viết cho người khác hiểu hoặc có nhận thức về nó. Ở đây biểu hiện một sự nhận thức, hiểu biết ở một chừng mực nào đó của người "sáng tác" ra cái khái niệm đó. Bạn Vo truoc thân mến. Và nó cũng có đúng, có sai, chưa sát nghĩa hoặc chưa đạt yêu cầu tùy theo trình độ của người "làm". Và nó cũng khác hẳn với tên gọi về cả ý nghĩa lẫn nội dung. Đừng có lẫn lộn như vậy với câu thơ mang tính ví dụ của bạn. Nếu chưa rõ lắm thì nên tìm hiểu lại, chớ nói bậy bạ như vậy. Cẩn thận đấy ! Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học lớn đang đứng đầy ở ngoài kia kìa. Họ mà xông vào thì lại bị méo mồm đấy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 Nếu chúng ta cứ tranh luận hoài và ai cũng bảo thủ ý kiến của mình thì chẳng có kết thúc. Bây giờ để chứng tỏ tính chân lý tôi hy vọng các anh đã có kết luận và định nghĩa về Âm Dương tự lấy kết luận và định nghĩa ấy để ứng dụng. Sau này nếu thấy đúng hoặc sai thì đưa lên đây để mọi người cùng chứng nghiệm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 @ Cutu1 Tưởng cậu là người thế nào nên tôi mới bỏ công gõ mấy chữ. Hóa ra cậu là hạng người này! Với hạng người như cậu, tôi không bao giờ thèm trao đổi trong học thuật cũng như trong cuộc sống. Thật may, khỏi phải mất công trao đổi khi còn chưa rõ chân tướng cậu ! bb! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 3, 2010 Chào bạn, Vo Truoc Kế đến, ta xét định nghĩa của anh Thiên Sứ: Nếu ta loại bỏ bớt những câu văn có nội dung minh họa, chỉ giữ lại nội dung cơ bản thì định nghĩa sẽ như sau: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi, phản ánh bản chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ sau Thái Cực.” Theo định nghĩa này, xác định mấy ý sau về Âm Dương: - Những khái niệm có tính so sánh đối đãi. - Phản ánh bản chất của hiện tượng. - Có sau Thái Cực. Định nghĩa này cần bổ xung làm rõ mấy điểm: - Liệu mọi khái niệm có tính so sánh đối đãi có đồng thời phản ánh bản chất của hiện tượng hay không ? Nếu không phải mọi so sánh đối đãi đều phản ánh bản chất của hiện tượng thì phải chăng chỉ những cặp so sánh đối đãi không phản ánh bản chất của hiện tượng đang khảo sát thì không thuộc phạm trù Âm Dương ? Vậy, nó là gì ? Trường hợp ngược lại, nếu mọi so sánh đối đãi đều phản ánh bản chất của hiện tượng đang khảo sát thì có thể bỏ ý “Phản ánh bản chất của hiện tượng” ra khỏi định nhĩa mà không bị ảnh hưởng gì. Lúc đó, định nghĩa trở thành: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi trong vũ trụ sau Thái Cực” Mặt khác, khi Vũ trụ đã có khởi nguyên từ Thái Cực thì Âm Dương có sau Thái Cực là lẽ đương nhiên vì Âm Dương "trong Vũ trụ" mà. Vì vậy, định nghĩa lại có thể rút gọn thành: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi trong vũ trụ” Nếu lại cho rằng chẳng có gì ngoài Vũ trụ thì một lần nữa ta lại có thể rút gọn định nghĩa của anh: “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi” Nếu vậy, liệu có đúng quan niệm của anh về Âm Dương chưa ? Nhưng nó được rút ra từ định nghĩa đó. Hơn nữa, qua định nghĩa này cũng không thể xác định “Dương tịnh”, "Âm động" đươc vì có thể cho rằng, vào lúc khởi nguyên Vũ trụ từ Thái Cực thì điều đó đúng, nhưng sau đó thì có thể chuyển hóa ngược lại hay qua lại chứ ! Em cho rằng, anh không có ý định hiểu Âm Dương theo cách ấy. Các định nghĩa khác trong chuyên mục này, theo tôi cũng chưa thỏa đáng nhưng không đủ thời gian bàn luận. Thân ái ! “Âm Dương là một khái niệm mang tính so sánh đối đãi” Đó là điều tất nhiên, như không so sánh thì phân Âm Dương làm gì ... nhưng đó chẳng qua cũng không ngoài những gì Sapa đã có viết: Chào tất cả, Sẵn đã có bao ý kiến hoặc định nghĩa thế nào là: khái niệm Âm Dương nên Sapa cũng không ngại mà phân định nó như sau: * Nếu Âm là Dương thì không ai thèm phân chia ra làm gì ... cũng như, * Nếu Dương là Âm thì không ai thèm phân chia ra làm chi thế! Do đó Âm khác Dương, Dương khác Âm là định nghĩa căn bản tiên quyết. Thứ đến, khái niệm Âm Dương - tất nhiên là do THẤY nó khác nhau nên mới dựng lên khái niệm này và cái THẤY mới thật là sự kiện TỐI YẾU. Cho nên, cái THẤY này thuộc phạm trù nào - quý vị có thể trình bày cơ cấu của nó nếu có thể và khi đó chúng ta mới khả dĩ thấu triệt được căn nguyên của khái niệm Âm Dương. Xin cảnh cáo trước, đừng ai mơ tưởng rằng NÓ chỉ thuộc về văn hóa X, Y hay Z để mà vinh danh hảo huyền. Cẩn trọng, và có lần đã trao đổi với Daretolead như sau: Ngay từ căn bản, chỉ có thế và có đi lần lên từ trí mỏng đến cao dày chí đến sum la vạn tượng cũng không ngoài sự phân chia, phân biệt do ghi nhận từ cái THẤY mà ra. Nhích thêm tí tị nè, khi Daretolead lấy tấm gương soi mình, người và/hoặc mọi vật trên đời rồi hỏi nó: Đâu là ÂM ? Đâu là DƯƠNG? Daretolead nghĩ rằng nó sẽ bảo sao và định nghĩa thế nào về ÂM, về DƯƠNG? Bây giờ, quý vị lời qua tiếng lại chỉ vì: ai cũng bảo thủ ý kiến của mình thì luận bàn gì cho mắc công. Sapa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 Nếu chúng ta cứ tranh luận hoài và ai cũng bảo thủ ý kiến của mình thì chẳng có kết thúc. Bây giờ để chứng tỏ tính chân lý tôi hy vọng các anh đã có kết luận và định nghĩa về Âm Dương tự lấy kết luận và định nghĩa ấy để ứng dụng. Sau này nếu thấy đúng hoặc sai thì đưa lên đây để mọi người cùng chứng nghiệm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 Bác Sapa viết: Ngay từ căn bản, chỉ có thế và có đi lần lên từ trí mỏng đến cao dày chí đến sum la vạn tượng cũng không ngoài sự phân chia, phân biệt do ghi nhận từ cái THẤY mà ra. Nhích thêm tí tị nè, khi Daretolead lấy tấm gương soi mình, người và/hoặc mọi vật trên đời rồi hỏi nó: Đâu là ÂM ? Đâu là DƯƠNG? Daretolead nghĩ rằng nó sẽ bảo sao và định nghĩa thế nào về ÂM, về DƯƠNG? Daretolead xin được trả lời góp vui. Nếu xét về "vật" và "ảnh" của nó trong gương thì "vật" thuộc dương, còn "ảnh" thuộc âm. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 @ Vo truoc Không lẽ tôi góp ý về cái "sự nông cạn" của bạn mà không đúng ư ? Bạn có nghĩ lại lời tôi viết cho bạn là đúng hay sai chưa ? Hay bạn vẫn cho rằng những ý tưởng mà bạn đã đưa ra ở trên là đúng ? Bạn không muốn tranh luận hoặc trao đổi bất kể cái gì với tôi nữa ? Không sao, không sao. Không có ai ép bạn làm điều đó đâu. Nhưng vì sự đúng đắn của học thuật và giúp cho sự học hỏi của người khác được tốt hơn, thì tôi vẫn phải có ý kiến vào cái bài nghiên cứu về cái gọi là "thuyết âm dương ngũ hành - mới" của bạn ở ngoài kia, khi mà tôi có thời gian. Vì đây là Diễn đàn học thuật mở rộng cho mọi ý kiến và mọi sự bình luận về nó. Nếu bạn cảm thấy "nó" bất ổn và không muốn tôi tham gia thì nên sớm nhờ ban điều hành Diễn đàn xóa cái bài đó đi. Như vậy là mọi sự thái bình và tôi cũng bớt đi được sự bận tâm. Bạn nên có thái độ đúng đắn và tôn trọng cá nhân hơn trong khi tranh luận. Và cũng xin đừng gọi tôi là "cậu", bởi vì tôi có thể là BÀ của bạn đấy. Vo truoc thân mến. --------------------------------- @ Thiên sứ Anh vẫn thường nói : "Tranh luận để tìm ra chân lý" mà. Tất nhiên mỗi người tham gia đều phải bảo vệ, chứ không phải bảo thủ, cái luận điểm của mình đưa ra. Đúng hay sai, nếu ai đó không tự nhận biết được, thì cũng đã có những người khác bên ngoài đánh giá. Hoặc chí ít thì qua đó cũng có thể giúp được cho ai đó có thêm nhận thức về vấn đề đang được tranh luận. Cái sự này có ích lắm lắm, anh Thiên sứ ạ. Vụ "Luận" âm dương ngũ hành này đã xong đâu mà anh vội bảo mọi người tự rút kết luận để đi tìm "chân lý". Âm dương thì đã có thể hiểu biết chút chút, nhưng ngũ hành thì đã thấy nói gì đâu. Chúng đều thuộc về cái gọi là "thuyết âm dương ngũ hành" mà. Thật chẳng khác nào kiểu "Đem con bỏ chợ" hay là "Đánh rắn giữa khúc" cả. Hoặc là vô trách nhiệm với cái mình đưa ra, hoặc là sẽ để lại hậu quả xấu khó lường cho người khác. Bởi vì với sự dang dở này sẽ làm cho nhiều người theo dõi, nhất là những người mới học, mất phương hướng và sẽ càng có nhiều sự hiểu sai hơn. Thôi chúng ta cố thêm chút nữa, anh à, cũng sắp đến đích rồi. <<< HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). >>> Vậy mong anh cho nốt ý kiến về phần này của tôi ở bài trước, rồi chúng ta tiếp tục để tránh cho những người đang theo dõi khỏi bị "ngẩn ngơ". 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 @ Cutu1! Cutu1 là người trình độ rất hạn chế, như có một bạn đã viết trong chuyên mục này: Còn định nghĩa thứ hai thì, chứng tỏ người này chưa có căn bản về âm dương !.. Nhưng tôi không chấp nhặt điều này vì trên đời không phải ai cũng giỏi cả. Miễn là có tinh thần cầu thị, học hỏi thì đều đáng quí. Vì thế, tuy rất bận, tôi cũng cố mất công viết bài phân tích (không phải phản biện), rất trên tinh thần xây dựng. Có thể một số luận điểm học thuật của tôi không đồng quan điểm với Cutu1, cái đó là bình thường, nhưng Cutu1 thể hiện một thái độ hết sức thiếu văn hóa, khiếm nhã và kệch cỡm, phản đối thô thiển, tiểu nhân, chứ không phải là trao đổi học thuật. Do đó, tôi đánh giá Cutu1 là người không biết trao đổi học thuật, khiếm nhã và kệch cỡm trong khi trình độ rất hạn chế. Chỉ nghe giọng văn là đã thấy rõ cả. Những người như Cutu1 tôi không bao giờ muốn trao đổi học thuật hay bất cứ vấn đề gì, bởi vì bổ ích thì không, mà bực mình thì có. Vì thế, tôi đã dơ Cutu1 đi rồi, không đếm sỉa nữa, mà vẫn không hiểu sao ? Không lẽ Cutu1 muốn tôi dùng lời lẽ mạnh hơn hay sao ? Tốt nhất đừng nói câu gì nữa ! (Bình thường tôi xưng hô trên diễn đàn là "bạn". Nhưng tôi xấu hổ khi dùng từ này chỉ Cutu1. Do đó, gượng dùng chữ "cậu", có thể không thích hợp, nên rút lại) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 @ Vo Truoc - Bạn hãy đọc lại bài viết trước của tôi cho bạn là về cái gì, có phải là về cái sự nhìn nhận chủ quan thiển cận của bạn với chuyện bên ngoài cái học thuật mà đang được bàn cãi ở đây không ? Thêm nữa những cái sai đó khó có thể chấp nhận ở một người gọi là có trình độ để nghiêu cứu một cái gì đó. - Còn về phần bạn nhận xét 2 cái định nghĩa kia, đó là chuyện tranh luận - bình phẩm bình thường về học thuật thì tôi đâu có ý kiến gì. Chớ có lẫn lộn ở đây, hãy coi lại tôi đã viêt gì và nhận định cho rõ. - Trên diễn đàn tranh luận công khai này, nếu bạn xử sự văn minh thì sẽ được tôn trọng, bất kể bạn nhiều hay ít tuổi. Và vụ nầy thì theo tôi biết thì là ở ngoài đời thực cũng như vậy thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 HỆ QUẢ mở rộng về ÂM DƯƠNG từ khái niệm của tôi. Chúng : - Vô hình, vô dạng, bất phân ranh giới cụ thể giữa chúng. - Cùng xuất hiện, cùng tồn tại, cùng vận động chuyển hóa lẫn nhau (luôn có tác động qua lại với nhau). ------------------------------------ Lời quê, ý "mót" dông dài, Những mong ai đó tuột vài ngẩn ngơ. Xin đừng dệt kén, nhả tơ, Lý kia thật " giản ", nhưng "cơ" vốn đầy. Không chỉ là chuyện đông tây, Dọc ngang, trên dưới đều "xây" được mà. ------------------------------------- @ Pháp vân Vài ngày trước, bạn có đặt mấy câu hỏi mà khi đó tôi chưa tiện trả lời. Nay luận điểm của tôi đã rõ ràng, nếu bạn còn có gì nghi vấn thì xin cứ đặt câu hỏi lại. Tôi sẽ trả lời trong chừng mực hiểu biết cho phép. Cám ơn anh Cutu1 và các bài luận của anh, Phapvan sẽ câu hỏi nhờ anh giải đáp. Phapvan Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 Nói Cái vụ con cá voi và con người cụ giải thích nghe không hợp lý.Muốn đưa âm dương vào đấy thì người đó phải là nhà nghiên cứu hải dương học đang lặn theo nghiên cứu con cá voi hay đang dùng các thiết bị điện tử để theo dõi con cá voi thì các tương tác mới rõ nét. thì chẳng khác nào nói rằng khi nướng thịt, để kiểm tra thịt còn sống hay đã chín và chín ở mức độ nào thì cần thiết phải nướng luôn...ngón tay mình để kiêm tra (?) vì như thế mới có...mối liên hệ với nhau?! :( Thịt với lửa thì xét nhiệt độ. Lửa nhiệt độ cao, thịt mới đưa vào nhiệt độ thấp khi nhiệt độ trong lửa chuyển hóa vào thịt đến một nhiệt độ nhất định thì thít chín đó là trạng thái cân bằng, quá thì thịt cháy. Kiểm tra thịt chín hay chưa đưa ngón tay vào không chính xác đưa cái dương nhất để xét tính dương trong cặp đàn ông-đàn bà vào kiểm tra thì chính sác hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 (đã chỉnh sửa) Anh Vuivui thân mến. Vì anh đang có sự tham biện với anh Votruoc, nên tôi cũng cảm thấy không muốn để anh chi phối thêm về vấn đề này. Bởi vậy, tôi viết bài này - nếu anh thấy rộng rãi thời gian thì tham gia. Nếu anh bận thì tôi chờ đợi. Quan điểm của tôi cho rằng: Khái niệm Âm Dương là một khái niệm triết học, nó là sự tổng hợp của sự nhận thức mọi hiện tượng trong vũ trụ để có được khái niệm này. Khái niệm Âm Dương về nội dung thể hiện sự đối đãi phân biêt. Nếu diễn giải liên hệ với tri thức hiện đại thì có thể liên hệ với khái niệm "tính mâu thuẫn và thống nhất của các mặt đối lập" trong biện chứng pháp của Hegel. Nhưng tôi cho rằng: Khái niệm của Hegel chỉ là trường hợp riêng của khái niệm Âm Dương. Bởi vì, khái niệm Âm Dương còn bao gồm cả tương tác và chuyển hóa - nhưng không phải là đồng đẳng giữa Âm và Dương. Khái niệm Âm Dương mô tả mọi quan hệ trong vũ trụ từ khởi nguyên đến sự phát triển tiến hóa của vật chất - trong đó có cuộc sống của con người và xã hội, trong thuyết Âm Dương Ngũ hành Bởi vậy, những mệnh đề phụ thuộc như: Dương trước Âm sau, Dương tịnh Âm động (Theo quan niệm - từ minh triết Việt) hay "Dương Động Âm tịnh" (Theo quan niệm từ văn minh Hán)...vv...đều phải là mang tính nhất quán và hoàn chỉnh trong hệ thống của nó. Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra một mắt xích sai trong hệ thống luận cứ của nó, mà lý thuyết này không biện minh được. Bởi vậy, mệnh đề "Dương Động - Âm tịnh" theo văn minh Hán, hay "Dương tịnh Âm động" nhân danh văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, chính là một trong những mắt xích trong hệ thống lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh Việt sử 5000 năm, hay thuộc văn minh Hán - như mọi người thường quan niệm. Đó là nguyên nhân mà tôi rất hy vọng cùng anh làm sáng tỏ điều này, vì chân lý và khoa học. Tôi xin bắt đầu từ sự khởi nguyên của vũ trụ: Chúng ta quán xét một mệnh đề trong hệ thống lý luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: "Dương trước Âm sau - Dương sinh Âm và Âm thuận tùng Dương" Đây là một mệnh đề ghi nhận trong cổ thư chữ Hán về nguyên lý tương tác của Âm Dương. Chúng ta giả thiết rằng: Mệnh đề này đúng! Trên cơ sở này, chúng ta quán xét các mệnh đề khác liên quan trong cổ thư chữ Hán có nhất quán và không mâu thuẫn với mệnh đề trên không? Bây giờ, chúng ta đặt vấn đề từ mệnh đề trong cổ thư chữ Hán là: "Dương Động Âm tịnh". Vậy vấn đề được đặt ra trong khởi nguyên vũ trụ là Dương trước phải Động - vậy cái Dương động này so với cái gì có trước nó để kết luận nó đông? Vậy phải chăng trước cài Dương động theo cổ thư chữ Hán , vũ trụ tồn tại một cái tĩnh để đối đãi với cái Dương động? Nếu như vậy thì cái có trước Dương trong vũ trụ là gì? Nếu thừa nhận một cái có trước Dương ở giai đoạn khởi nguyên của vũ trụ thì mệnh đề "Dương trước Âm sau" - cũng có trong cổ thư chữ Hán sai. Hay nói một cách khác: Trong cổ thư chữ Hán đã mâu thuẫn ngay trong nội dung của chính nó khi ứng dụng khái niệm Âm Dương trong miêu tả sự khởi nguyên của vũ trụ. Nếu khiên cưỡng mà giải thích rằng: Trước Dương là Vô cực - theo Chu Hy - thì chính Vô cực và Dương đã là hai trạng thái đối đãi phân biệt - tức là tự nó đã phân biệt Âm Dương. Do đó, khái niệm Âm Dương sẽ tự phủ định ở trạng thái khởi nguyên vũ trụ và thay thế là "Vô cực - Dương". Điều này mâu thuẫn. Chính mâu thuẫn này phủ định khái niệm "Dương Động - Âm tịnh" trong cổ thư chữ Hán và chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vì họ đã hiểu sai khi xác lập mệnh đề này để hoàn chỉnh một tri thức vũ trụ bị thất truyền, mà họ đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh hệ thống của nó. Vậy khái niệm "Dương tịnh - Âm Động" - được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành trong lịch sử 5000 năm giải thích như thế nào sự khởi nguyên vũ trụ và những vấn đề liên quan đến nó? Dương tịnh - Âm động và sự giải thích khởi nguyên vũ trụ trong văn hiến Việt. Còn tiếp Xin chào Bác Thiên Sứ, đọc bài viết Luận Âm Dương của Bác, tôi có một vài ý kiến như sau, Dòng bôi đỏ đầu tiên về việc bác nói: Thứ nhất: Khái niệm âm dương là một khái niệm triết học - là nó mang tính triét học, hay là do triết học định nghĩa, vì bản chất âm dương tự nó có, không ai sinh ra nó cả, âm hay dương là do triết học, khoa học, tâm linh học, lý số học, dịch học từ bản chất của nó mà đưa ra khái niệm. Dương động này so với cái gì có trước nó để kết luận nó đông? Nếu như vậy thì cái có trước Dương trong vũ trụ là gì? câu này bác hỏi theo tôi thế này, lịch sử phát triển của loài ngừoi từ xưa tới nay chỉ nằm trong trái đất, người việt cổ ta thời bánh trưng bánh dày còn cho là trái đất hình vuông, vũ chụ hình dẹt, mà thời đó so với lịch sử kinh dịch không hể xa, vì thế trước thời đó, ngừoi việt ta cũng chưa hiểu gì về vũ trụ cả....Cái gì để so với dương động, chính là Âm, vì căn nguyên hình thành vạn vật, vật chất là Âm và Dương, hai vật chất cơ bản nhất cấu thành sự vật. và Âm Động là so với Dương... Vì thấy cái vận động và vì vận động nên nóng, nên ấm người ta gọi là Dương, còn vì thấy cái còn lại không vận động như cái kia và vì thế mang tính lạnh, hàn nên gọi là Âm, ... Theo tôi có một vài tham luận như thế. Thêm ý bác nói Muôn loài hoạt động vào ban ngày và ngưng hoạt động vào ban đêm điều này chỉ đúng với ông cha thời cổ đại khi trời tối thì phải leo lên cây, vào hang núi hay tìm nơi trú ẩn để tránh thú dữ, thời điểm này nếu bác chịu khó xem phim khoa học và thế giới động vật, hoạt động của muôn loài như Bác nói vào ban đêm rất sôi động..... Chân Thành Edited 10 Tháng 3, 2010 by Nhân Vô Minh Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 3, 2010 Một lần nữa tôi đề nghị anh Nhân Vô Minh thay chữ ký có tính quảng cáo cho một trang web. Nếu không tôi buộc phải thi hành nội quy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Một lần nữa tôi đề nghị anh Nhân Vô Minh thay chữ ký có tính quảng cáo cho một trang web. Nếu không tôi buộc phải thi hành nội quy. Trong chủ đề này những gì suy nghĩ của tôi Bác có ý kiến gì không, rất mong được Bác cho ý kiến đề mọ ngừoi cùng được tham khảo. Chân thành cảm ơn... Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 3, 2010 Thịt với lửa thì xét nhiệt độ. Lửa nhiệt độ cao, thịt mới đưa vào nhiệt độ thấp khi nhiệt độ trong lửa chuyển hóa vào thịt đến một nhiệt độ nhất định thì thít chín đó là trạng thái cân bằng, quá thì thịt cháy. Kiểm tra thịt chín hay chưa đưa ngón tay vào không chính xác đưa cái dương nhất để xét tính dương trong cặp đàn ông-đàn bà vào kiểm tra thì chính sác hơn. :( nghe bác Liêm Trinh giải thích mối liên hệ ghê quá! Nhưng daretolead thấy bác phải viết tương đối đúng ngữ pháp và chính tả để mọi người dễ đọc hơn. @ Nhân Vô Minh: anh/bác cần tìm hiểu kỹ hơn nữa về nghiên cứu của thầy Thiên Sứ rồi hãy đưa ra ý kiến. Share this post Link to post Share on other sites