Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Có hai dịp nhà Rin86 được ứng nghiệm phong thủy Lạc Việt. Đó là lần đầu tiên sư phụ Thiên Sứ ghé nhà Rin86 chơi, thấy cái cây (cây gì đó lá nhọn nhọn dài dài ấy nhỉ?) không tốt nên bảo Rin86 vứt bỏ. Pa pa của Rin86 y lời quả nhiên hôm sau đem về túi tiền to, túi tiền nhỏ. Lần 2 là anh Thiên Đồng tới nhà xem phong thủy và khuyên là nên sửa lại nhà. Mẹ Rin86 lập tức mua gạch và xi măng xây gờ ở các cánh cửa nhà tắm, cửa sau. Lập tức bố của Rin86 được thăng một chức nhỏ và được tăng lương (tuy nhiên việc tăng lương này chỉ kéo dài vài tháng, không hiểu sao lại thế). Cuối năm nay gia đình Rin86 sẽ dồn hết tiền sửa lại căn nhà hoành tráng như bản vẽ của anh Thiên Đồng. Kết quả sẽ rất rực rỡ :mellow: Rin86 hồi hộp quá :P

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non

09/08/2010 06:38:53

Posted Image - Truyện xưa kể rằng, Cao Biền là danh tướng đời Đường (865), được phong Tiết độ sứ và cử sang cai trị nước ta. Đặc biệt, danh tướng này lại còn rất am tường địa lí, là một tay phù thuỷ, "bắt quyết" thành thần.

Sang nước ta, Cao Biền đã đi khắp mọi chốn đó đây để yểm hết huyệt rồng vàng, với ý đồ mong cho khí thiêng đất Việt ta lụi tàn để dễ bề cai trị. Lại nữa, Cao Biền còn kỳ tài trong việc luyện âm binh... Từ câu chuyện này, trong tiếng Việt xuất hiện thành ngữ lẩy bẩy như Cao Biền dậy non để chỉ ai đó ở trạng thái run rẩy, yếu ớt, đứng không vững.

Tình cảnh, trạng thái hay cung cách lẩy bẩy như Cao Biền dậy non của ai đó có thể do sức khoẻ yếu ớt tạo nên, mà cũng có thể là hệ quả của sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng trước uy lực, trước sự hiểm nguy hoặc trước nỗi đau thương mất mát bất ngờ.

PGS.TS Phạm Văn Tình

---------------------------------------

Cụ giáo sư này giải sai rùi! Hôm nào "Qưỡn" tôi giảng lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện tình chim yến' làm độc giả rơi lệ

VIETNAMNET.VN

Cập nhật lúc 19:20, Thứ Bảy, 21/08/2010 (GMT+7)

Một tờ báo tại Pháp sau khi mua lại và đăng tải những bức ảnh cảm động về tình yêu sinh tử của một đôi tiểu yến tử đã tiêu thụ hết sạch lượng báo xuất bản trong thời gian ngắn nhất.

Những bức ảnh vô tình được một nhiếp ảnh gia chộp lại trên đường đã tường thuật lại câu chuyện tình li biệt cảm động của đôi chim yến: “cô gái” lúc đó ven theo đường cái, lượn vòng sát mặt đường thì đâm phải một chiếc ô tô đang lao tới.

Posted Image

“Cô gái” bị thương, tình hình vô cùng nguy cấp… “Chàng trai” từ đâu bay đến mang thức ăn kiếm được cho “người yêu” như để an ủi “cô ấy”.

Posted Image

Lúc “chàng trai” bay đi kiếm mồi lần nữa trở về thì phát hiện “cô gái” đã chết. “Chàng trai” dường như muốn gọi “cô gái” thức dậy, cố gắng hết sức để gọi “cô gái” dậy.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Khi “chàng trai” phát hiện cô gái thật sự đã chết và không thể trở về bên mình, nó đã ngửa mặt lên trời kêu khóc. “Chàng trai” cứ đứng mãi đó bên cạnh “cô gái”, cả thế giới như lắng đọng. “Chàng trai” đau khổ, tuyệt vọng đứng mãi bên xác “người yêu”… Một câu chuyện tình giản đơn nhường vậy nhưng đã lấy đi nước mắt của hàng vạn công chúng khi chứng kiến nó qua những bức ảnh. Không biết nhiều người có còn cho rằng “động vật không có trí não và tình cảm” hay không?

(Theo Zing)

-----------------------------------------------------

Tôi đã có thời gian quan sát sinh hoạt của một số loài chim thú. Chúng rất có tình và có ý thức với người mà chúng nó có những mối quan hệ. Nhà tôi trước có nuôi một đàn gà tre làm cảnh. Đứng đầu là một con gà tre trắng rất oai phong. Con tôi mua thêm một con gà tre trồng về. Tất nhiên nó là đối tượng trừng trị của con gà tre trắng đầu đàn. Nhưng cứ mỗi lần lao đến thì con gà mới lại chạy. Có lần, thấy con gà trống mới lảng vảng gần đàn gà mái. Con gà tre trắng chạy tới một con gà mái mẹ đang nuôi con, cất lên mấy tiếng cục cục.....Con gà mái này lập tức nằm xuống ở tư thế chịu trống và con gà tre trắng nhấy ngay lên lưng con gà mái, nhưng không đạp. Gà trống không bao giờ đạp mái đang nuôi con. Thấy thế, con gà trống mới lao tới...Chỉ đợi có vậy, gà tre trắng phóng lên cao cho ngay hai cước trời giáng vào con gà trống mới đến. Con gà trống mới chị kịp "Quác" lên một tiếng thất thanh rồi chạy mất.

Đây là một mẹo lừa của con gà tre trắng , được sự đồng tính của con gà mái nuôi con. Từ ấy, tôi đã xác định động vật có ý thức và khả năng tư duy đơn giản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Có hai dịp nhà Rin86 được ứng nghiệm phong thủy Lạc Việt. Đó là lần đầu tiên sư phụ Thiên Sứ ghé nhà Rin86 chơi, thấy cái cây (cây gì đó lá nhọn nhọn dài dài ấy nhỉ?) không tốt nên bảo Rin86 vứt bỏ. Pa pa của Rin86 y lời quả nhiên hôm sau đem về túi tiền to, túi tiền nhỏ. Lần 2 là anh Thiên Đồng tới nhà xem phong thủy và khuyên là nên sửa lại nhà. Mẹ Rin86 lập tức mua gạch và xi măng xây gờ ở các cánh cửa nhà tắm, cửa sau. Lập tức bố của Rin86 được thăng một chức nhỏ và được tăng lương (tuy nhiên việc tăng lương này chỉ kéo dài vài tháng, không hiểu sao lại thế). Cuối năm nay gia đình Rin86 sẽ dồn hết tiền sửa lại căn nhà hoành tráng như bản vẽ của anh Thiên Đồng. Kết quả sẽ rất rực rỡ :D Rin86 hồi hộp quá :

Chào chị Rin86 !

Chị thật may mắn khi được chú Thiên sứ đến nhà chơi và cho lời khuyên về phong thủy cho nhà mình ,tôi thì dù muốn cũng chẳng giám vì cứ sợ làm phiền chú ấy .

Mà bạn ơi ! Mấy cái cây không tốt ấy bạn để chỗ nào vậy ,nhà tôi cũng có mấy cây trúc nhật bà xã mua về để ở trước cửa buồng ,nghe chị nói mà tôi phát hoảng ,nhưng thật sự là để ở đó không biết là tốt hay xấu .

Còn mấy cái giờ ở cửa công trình phụ nhà bạn nữa,có phải là cái giờ nổi lên chắn ngang cửa ở nền không bạn ,nhà tôi từ hiên vào nhà,vào bếp và nhà vệ sinh cứ thẳng tuột ,chẳng biết có đúng không nữa ?

Mong bạn hồi đáp !

Xin chào !

Edited by vanvatho

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non

09/08/2010 06:38:53

Posted Image - Truyện xưa kể rằng, Cao Biền là danh tướng đời Đường (865), được phong Tiết độ sứ và cử sang cai trị nước ta. Đặc biệt, danh tướng này lại còn rất am tường địa lí, là một tay phù thuỷ, "bắt quyết" thành thần.

Sang nước ta, Cao Biền đã đi khắp mọi chốn đó đây để yểm hết huyệt rồng vàng, với ý đồ mong cho khí thiêng đất Việt ta lụi tàn để dễ bề cai trị. Lại nữa, Cao Biền còn kỳ tài trong việc luyện âm binh... Từ câu chuyện này, trong tiếng Việt xuất hiện thành ngữ lẩy bẩy như Cao Biền dậy non để chỉ ai đó ở trạng thái run rẩy, yếu ớt, đứng không vững.

Tình cảnh, trạng thái hay cung cách lẩy bẩy như Cao Biền dậy non của ai đó có thể do sức khoẻ yếu ớt tạo nên, mà cũng có thể là hệ quả của sự sợ hãi, nỗi kinh hoàng trước uy lực, trước sự hiểm nguy hoặc trước nỗi đau thương mất mát bất ngờ.

PGS.TS Phạm Văn Tình

---------------------------------------

Cụ giáo sư này giải sai rùi! Hôm nào "Qưỡn" tôi giảng lại.

Hôm nay vào quán vắng mới thấy đề tài còn bỏ dở của tôi. Thực ra cách giải thích của giáo sư Tình không chính xác. Câu thành ngữ "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non" có một nội dung chính là câu chuyện cổ tích Việt cùng tên. Nội dung cổ tích tóm tắt như sau:

Cao Biền muốn làm vua, chia đôi sơn hà với vua Đường. Ông ta có tài rắc đậu thành binh. Ông ta yểm hàng vạn hạt đậu năm màu trong một hang đá và trao cho người nhà 1000 nén hương (nhang) và dặn mỗi ngày chỉ đốt một nén. Đến ngày 997, do sơ xuất, người nhà đốt hết số nhang còn lại. Thế là từ trong hang đá hàng vạn binh lính chui ra. Nhưng yếu ớt vì chưa đủ ngày, nên từ từ chết cả. Trong nhà Cao Biền xuất hiện ba nhân vật đòi làm tướng theo Cao Biền đi chinh chiến. Nhưng quân lính không có, sợ bị lộ, Cao Biền chém chết cả ba quái nhân này. Tuy nhiên sau đó, vua Đường cũng gọi Cao Biền về và giết chết.

Tham khảo "Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam" - Nguyễn Đổng Chi.

Dậy non tức là chưa đủ ngày, đủ tháng nên không thành tựu. Câu chuyện cổ tích trên có một hàm nghĩa rất sâu sắc. Tại sao ông cha ta lại chọn Cao Biền làm nhân vật chính trong câu chuyện? Chính vì Cao Biền là tiêu biểu cho thuật phong thủy cúa Hán thư. Độ số sai và thiếu nên hậu quả mới như vậy. Thành Thăng Long của đất Việt hiện nay có thế "Rồng chầu hổ phục". Tất nhiên đẳng cấp như Cao Biền sẽ nhận thấy điều đó. Hình thì có, nhưng khí chưa tụ. Đó là lý do tại sao đất sụt lở và chưa đủ cứng để xây thành Đại La - theo cách giải thích của Lý học Đông phương. Và đó cũng là nguyên nhân để xuất hiện trận trấn yểm nổi tiếng của Cao Biền nhằm tụ khí ở nơi đây. Sau khí trấn yểm xong, khí tụ ở mức độ đủ xây thành. Cao Biền tưởng dã thành tựu, bộc lộ ý đồ sớm quá, nên Đường Ý Tông triệu về và xử tử.

Chúng ta đều biết rằng: Trận trấn yểm của Cao Biền ở phía Tây thành Thăng Long. Đây là nơi khác biệt về độ số của Hà Đồ và Lạc Thư - Hà Đồ độ số 9, Lạc Thư độ số 7. Tất nhiên là "dậy non" rồi.

Chúng ta lưu ý con số 9 và con số 7 trong cổ tích. Cách ba ngày thì ngày đốt nhang chính là ngày thứ nhất đốt một nén. Còn thiếu 2. Đây là số chênh lệch của Hà Đồ và Lạc Thư ở phương Tây.

Trong ngôn ngữ Việt, từ "Chín" tương đương số "9" là sự hoàn hảo, như: Chín mùi, chín tới, đủ độ chín....vv.....Còn bẩy (7) thì đúng là "Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non". Đây cũng chính là sai lệch giữa Hà Đồ và Lạc Thư trong trận của Cao biền ở phía Tây Đại La.

Vài lời chia sẻ, xin miễn phản biện. Vì tôi không bao giờ coi sự giải mã là bằng chứng thuyết phục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cả bài viết này chỉ có một câu đáng suy ngẫm nhất:

"Khi Thượng đế muốn hủy diệt một người nào, trước hết, Ngài sẽ biến kẻ đó thành một vị thần".

Tục ngữ Hy Lạp

Câu này thì nó chẳng liên quan gì đến Vinashin cả. Nhưng nó lại ở trong bài viết này.

Chia sẻ với các bạn.

------------------------

Hiện tượng Phạm Thanh Bình

Tác giả:

Alan Phan - Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa (DNSGCT)

Tuanvietnam

28/08/2010 06:00 GMT+7

Khủng hoảng Vinashin tất nhiên gắn liền với trách nhiệm của người từng giữ chức vụ cao nhất tại tập đoàn này là nguyên Chủ tịch hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình. Suy tư về trường hợp Vinashin nói chung, về ông Bình nói riêng và so sánh sự khủng hoảng của tập đoàn này với sự sụp đổ của Công ty Enron tại Mỹ, ông Alan Phan- Chủ tịch Quĩ đầu tư Viasa đã gửi đến độc giả một số nhận định qua bài viết Hiện tượng Phạm Thanh Bình.

Tôi không quen biết hay có liên hệ làm ăn gì với ông Phạm Thanh Bình hay Công ty Vinashin của ông. Tôi chỉ hân hạnh được gặp ông một lần vào ba năm trước ở sân bay Nội Bài. Tôi vừa từ Hồng Kông đến và ông vừa từ Singapore về. Người bạn đi cùng quen ông Bình và chúng tôi trao đổi chuyện thời tiết (?) khoảng mười phút khi vừa qua cổng hải quan. Dù đang điều khiển một tập đoàn lớn nhất nước, ông không có "tiền hô hậu ủng" như các đại gia khác, đi một mình, và chỉ có anh tài xế ra đón. Ông vui vẻ và tự tin, không hách dịch, dễ gây cảm tình với người giao tiếp.Một điều đáng khen nữa là dù dư thừa tài chính và quyền lực, ông đã không tìm mua một bằng dỏm của Irvine University hay Southern Pacific; và cũng không sai khiến thuộc cấp đi học hay đi thi giùm mình.

Sau đó vài tháng, tôi có bật qua một kênh truyền hình Việt Nam và thấy ông đang trả lời một cuộc phỏng vấn về Vinashin và vai trò của nó trong bối cảnh công nghiệp vận tải toàn cầu. Tôi nghĩ là ông đơn giản hóa nhiều vấn đề và hơi lệch lạc về khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Tôi cũng phân vân về chiến thuật quản trị "đi tắt đón đầu" táo bạo của ông; nhưng ông vẫn rất ấn tượng vì sự tự tin tột bậc trong những lời phát biểu. Ngay cả sau khi Vinashin sụp đổ, sự tự tin này vẫn tiềm tàng trong những cuộc phỏng vấn.

Tôi cũng không biết gì về hệ thống pháp lý hay thủ tục hành chính của Việt Nam để phán xét những hậu quả sẽ xảy đến cho ông Bình hay Tập đoàn Vinashin. Nhưng qua các kênh truyền thông trong và ngoài nước, tôi biết ông Bình đang phải gánh chịu rất nhiều mũi dùi từ mọi phía, và những áp lực này đã từng hủy diệt bao nhiêu viên tướng tài trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu nhìn từ khía cạnh chủ quan của riêng tôi, ông Bình và Vinashin có thể hãnh diện về nhiều thành tích.

Posted Image

Lắp ráp tổng đoạn tàu tại Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Tập đoàn Vinashin) Ảnh: TTXVN

Posted Image

Những tấm thép cán nóng đầu tiên được sản xuất tại Nhà máy thép Cái Lân (Vinashin) Ảnh: TTXVN

Trước hết, có thể nói Vinashin là một hiện tượng trong lịch sử kinh tế thế giới, đáng ghi vào Sách kỷ lục Guinness (Book of Records). Theo Bloomberg, tập đoàn này làm thất thoát khoảng 4,5 tỉ USD tài sản tương đương với 5% GDP của Việt Nam. So với xì-căng-đan kinh tế lớn nhất của Mỹ, Công ty Enron phá sản với tài sản tổng cộng hơn 65 tỉ USD (vốn hóa thị trường) tương đương với 0,6% GDP của Mỹ vào thời đó (2001). Ở Á châu, Tập đoàn Sime Darby của Malaysia đạt kỷ lục năm 2009 với số tiền lỗ hơn 1,8 tỉ USD, tương đương với 0,4% của GDP. So với thành tích của Vinashin, họ chỉ là đàn em.

Về cá nhân ông Phạm Thanh Bình, ông chỉ cần có kinh nghiệm quản lý hơn chín năm là đã nắm giữ được một tập đoàn kinh tế vĩ đại. Trước đó, ông chỉ là một kỹ sư đóng tàu với một lý lịch bình thường. Sinh ra trong một gia đình quan chức khá giả, ông Bình không gặp nhiều khó khăn thời mới lớn. Khi tốt nghiệp đại học, quốc gia đã thanh bình và kinh tế bắt đầu cần những tài năng trẻ.

Với sự hỗ trợ không điều kiện của cấp trên, ông đã đưa Vinashin lên vị trí tập đoàn số 1 của Việt Nam trong vòng bốn năm ngắn ngủi. Trong khi đó, ông Ken Lay của Tập đoàn Enron học xong Ph.D. ở University of Houston vào năm 1965 và mãi 20 năm sau, khi đã lăn lộn ở các chức vụ quan trọng tại các công ty dầu khí hàng đầu của thế giới (Exxon, Florida Gas, Transco, Federal Power Commission...) ông mới có cơ hội mua lại HGH (sau đổi tên thành Enron), một công ty dầu khí nhỏ ở Texas. Ông xây dựng Enron bằng những vất vả khó khăn với hơn 12 năm cạnh bờ vực thẳm. So với Ken Lay, ông Bình như một sư phụ về nghệ thuật tiến thân trên đường danh vọng; và theo tướng số, tử vi ông Bình là "số đẻ bọc điều".

Dĩ nhiên khả năng và kinh nghiệm của ông Bình để quản lý một tập đoàn như Vinashin lại là một vấn đề khác.

Một anh bạn còn bàn thêm về khác biệt giữa Enron và Vinashin. Trong khi Enron mất tiền của các cổ đông và làm cho bao nhiêu gia đình phải khánh tận, thì Vinashin chỉ mất tài sản chung của mọi người, chia ra cho 86 triệu dân để trả thì cũng chẳng đáng bao nhiêu. Bù lại, như thông lệ, chúng ta đã "rút được rất nhiều kinh nghiệm". Đây là một đóng góp đáng kể cho nền giáo dục về kinh tế và quản trị của xứ mình; và chứng minh rằng nguyên tắc "cha chung không ai khóc" luôn luôn chính xác.

Tục ngữ Hy Lạp có câu, "Khi Thượng đế muốn hủy diệt một người nào, trước hết, Ngài sẽ biến kẻ đó thành một vị thần". Trong một tiệc trà thân hữu vào năm 2007, tôi có chia sẻ với một số doanh nhân Việt về vấn nạn kiêu ngạo (arrogance) của các nhà lãnh đạo các công ty thành công.

Tôi lấy một bài học của cá nhân tôi làm thí dụ. Năm 1998, cổ phiếu Công ty Hartcourt của tôi đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ bộc phát mạnh và từ 1,6 USD vọt cao đến 21 USD, đem lại cho Hartcourt một thị giá khoảng 700 triệu USD. Sở hữu trên 32% công ty, tôi trở thành một triệu phú đáng kể trên giấy tờ. Tôi bắt đầu nghĩ là mình bất khả kháng cự trên mọi lĩnh vực và tài năng của mình khi được thể hiện đầy đủ thêm, sẽ là một lực đẩy "vá trời lấp biển".

Tôi cố tình bỏ quên cái lý do chính của sự thành công tạm bợ này là thời cơ may mắn của bong bóng dotcom và quên đi những thiếu sót trầm trọng về kỹ năng của mình. Tôi lại được sự hỗ trợ hết mình của các "cổ động viên" vì những lý do lợi ích của cá nhân họ. May mắn cho tôi, trò chơi ngu xuẩn của tôi kết thúc sớm và cho tôi cơ hội tái cấu trúc công ty kịp thời.

Cuối cùng, Hartcourt cũng mất hơn 500 triệu USD thị giá và nhiều cổ đông vẫn còn chửi tôi thậm tệ trên các diễn đàn. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam 2007 khi các bong bóng tài sản xuất hiện, tôi nhận thấy các doanh nhân Việt Nam cũng rất nhiều hưng phấn và đầy tự tin. Đến nay, một số lớn vẫn lạc quan và nhiều kiêu hãnh. Đây là một tín hiệu tích cực về lâu dài cho nền kinh tế, nhưng chắc chắn nó sẽ tạo thêm nhiều Phạm Thanh Bình khác trong thời gian tới.

Sau khi Enron sụp đổ, Dr. Ken Lay đã chết vì bệnh đau tim hay tự tử (?) và đem tội lỗi hay sai lầm hay ngộ nhận về mình xuống mộ sâu. Tôi thương và cầu chúc cho ông Bình một hậu vận tốt đẹp hơn. Vì dù sao, không ai có thể buộc tội ông Bình là ông biết rõ ông đã làm những việc gì sai trái?

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu có môt phép mầu chỉ trong một đêm toàn bộ các nhà máy của Việt Nam được hiện đại hóa như các nhà máy của Mỹ thì nền kinh tế Việt Nam sẽ bị phá sản ngay sau đó môt tháng, đơn giản vì trình độ người lao động, ý thức người lao động chưa thể sài được cái công cụ lao động cao cấp ấy.

Nếu không có các công ty kiểu cha chung không ai khóc ấy mà 100% là các công ty tư nhân thì với công cụ lao động nhập khẩu lạc hậu, năng suất thấp, lãi của nhà kinh doanh bắt buộc phải tích lũy ở sức lao động của công nhân đó là một điều tồi tệ không thể chấp nhận được ở ngay các nước tư bản có nền khoa học và pháp luật phát triển.Các công ty cha chung không ai khóc ấy cái dở của họ là hay coi thường lợi nhuận để không có tích lũy cho những lúc trái gió trở trời của nền kinh tế, nhưng cái dở ấy lại nảy cái hay thành quả thu được chia hết cho công nhân nên người công nhân vẫn sống được chẳng phàn nàn gì và đó cũng chính lại là khát vọng đầy trăn trở của các nhà quản lý cấp quốc gia của các nước tư bản mà không giải quyết được.

Khi các nhà kinh doanh phán xét bất cứ vấn đề gì xin các vị hãy đặt mình vào môi trường Việt Nam, tố chất,khả năng hiện tại của con người Việt Nam. Một công ty gì đó như bài viết trên là điều buồn của nền kinh tế nhưng các nhà kinh doanh trong nước Việt Nam hãy nhớ lợi nhuận của các vi hiện tại được tạo nên do chính trình độ lao động của những người công nhân đã được các công ty cha chung không ai khóc ấy đào tạo nên và chạy sang phục vụ các vị và sin các vị hãy đặt mình vào địa vị của nhiều đối tượng mà suy nghĩ chứ đừng nghĩ chỉ cho riêng mình.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TOÁN HỌC.

Trước đây, Lý học Đông phương đã tham gia vào "bài toán 4 màu" và xác định rằng: Tối thiểu phải 5 màu mới thể hiện được bản đồ thế giới với đường biên giới bất kỳ. Hôm nay, nhân đọc bài viết này trên VTC.vn tôi hy vọng rằng những bai toán này cũng có thể được lý giải từ phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Xin đưa lên đây để tham khảo cùng các bạn.

---------------------------------------------

GS Ngô Bảo Châu sẽ "đối đầu" 7 bài toán thiên niên kỷ?

26/08/2010 07:44

(VTC News) - Huy chương Fields đã được trao cho Giáo sư Ngô Bảo Châu. Ở tuổi 38, vị Giáo sư trẻ nhất Việt Nam đã được vinh danh bằng phần thưởng danh giá nhất của thế giới Toán học.

Ngô Bảo Châu đã giải quyết thành công Bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands, bài toán đã làm đau đầu hàng nghìn bộ óc thế giới suốt gần nửa thể kỷ qua. Bổ đề cơ bản cũng giống như Định lý lớn Fermat, Giả thuyết Riemann hay Giả thuyết Poincaré, đều là những bài toán khó nhất và có ứng dụng nhiều nhất của Toán học hiện đại.

Nhưng một câu hỏi cũng được đặt ra ngay sau ngày GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields: Sau công trình kỳ vĩ và giải thưởng danh giá nhất sẽ là gì? Bài báo này góp phần làm rõ vấn đề đó.

Posted Image

Huy chương Fields mà GS Ngô Bảo Châu vừa nhận được xem là giải thưởng cao nhất mà một nhà Toán học có thể nhận được.

Từ huyền thoại Alexandre Đại đế...

Người Hy Lạp truyền miệng một huyền thoại về Alexander Đại đế (Alexander the Great). Alexander là con vua Philip II xứ Macedonia, thuộc bán đảo Hy Lạp. Thuở nhỏ, Alexander thường dạo chơi trong vườn. Mỗi khi nghe tin vua cha vừa thắng trận và chiếm được một thành trì, Alexander không vui mà ngửa mặt lên trời than: “Sau này còn thành trì nào cho ta chinh phục nữa”?

Posted Image

Alexandre Đại đế.

Alexander sau đó lớn lên, thống nhất các thành bang Hy Lạp trước khi bắt đầu chinh phạt Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria, Lưỡng Hà và mở rộng biên cương tới tận Punjab.

Số thành trì Alexander chinh phục được nhiều hơn cha mình gấp bội và người đời gọi ông là Alexander Đại đế, một trong những vị tướng lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại.

Từ huyền thoại Alexandre Đại đế và rất nhiều những câu chuyện khác, người ta khái quát thành một chân lý: Bên ngoài vũ trụ ắt có một vũ trụ lớn hơn.

Posted Image

7 bài toán thiên niên kỷ do Viện Toán học Clay đề xuất và tiến hành trao giải.

Với GS Ngô Bảo Châu, chinh phục thành công Bổ đề cơ bản là một công trình kỳ vĩ đã mang lại cho anh những giải thưởng danh giá cũng như sự kính phục từ các nhà Toán học. Nhưng ngoài Bổ đề cơ bản, vẫn còn rất nhiều những "bài toán" khác hóc búa không kém.

Trong số đó, đáng chú ý là 7 bài toán thiên niên kỷ (7 Millennium Problems) do Viện Toán học Clay (Clay Mathematics Institute) công bố vào năm 2000, mà phần thưởng cho người giải được 1 trong số 7 bài toán này cực kỳ hấp dẫn: Giải thưởng Millennium Prize với trị giá 1 triệu USD/giải.

Posted Image

Grigori Perelman, người giải quyết được bài toán đầu tiên trong số 7 bài toán thiên niên kỷ.

Trong số 7 bài toán này, mới chỉ có 1 bài được giải quyết. Đó là bài toán số 2 - Giả thuyết Poincaré. Người chiến thắng là nhà Toán học người Nga Grigori Perelman và sau khi phép chứng minh được thẩm định, Perelman đã được trao giải Fields năm 2006 và Millennium Prize 2010 (nhưng ông kiên quyết từ chối nhận giải).

Tới 7 bài toán thiên niên kỷ

Như vậy, vẫn còn đến 6 “bài toán triệu đô” nữa đang chờ các nhà Toán học giải quyết. Sẽ là một vinh dự tuyệt vời cho khoa học Việt Nam nếu một ngày nào đó, GS Ngô Bảo Châu giải thành công một trong số chúng và nhận giải thưởng thiên niên kỷ từ Viện Clay. Sau đây là danh sách 7 bài toán thiên niên kỷ do Viện Toán học Clay công bố và mô tả sơ lược về chúng.

1. Vấn đề P và NP (P versus NP problem)

Với quyển từ điển trong tay, liệu bạn thấy tra nghĩa của từ “thằn lằn” dễ hơn, hay tìm một từ phổ thông để diễn tả “loài bò sát có bốn chân, da có vảy ánh kim, thường ở bờ bụi” dễ hơn? Câu trả lời hầu như chắc chắn là tra nghĩa thì dễ hơn tìm từ.

Posted Image

Các nhà Toán học lại không chắc chắn như thế. Nhà Toán học Canada, Stephen Cook là người đầu tiên đặt ra câu hỏi này vào năm 1971 theo cách Toán học. Sử dụng ngôn ngữ logic của Tin học, ông đã định nghĩa một cách chính xác tập hợp những vấn đề mà người ta thẩm tra kết quả dễ hơn (gọi là tập hợp P), và tập hợp những vấn đề mà người ta dễ tìm ra hơn (gọi là tập hợp NP).

Liệu hai tập hợp này có trùng nhau không? Các nhà logic học khẳng định P # NP. Như mọi người, họ tin rằng có những vấn đề rất khó tìm ra lời giải, nhưng lại dễ thẩm tra kết quả. Nó giống như việc tìm ra khai triển của 992865951 là việc rất phức tạp, nhưng rất dễ kiểm tra rằng 258357 * 3843 = 13717421. Đó chính là nền tảng của phần lớn các loại mật mã: rất khó giải mã, nhưng lại dễ kiểm tra mã có đúng không. Tuy nhiên, cũng lại chưa có ai chứng minh được điều đó.

“Nếu P = NP, mọi quan niệm của chúng ta đến nay là sai. Một mặt, điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề Tin học ứng dụng trong công nghiệp; nhưng mặt khác lại sẽ phá hủy sự bảo mật của toàn bộ các giao dịch tài chính thực hiện qua Internet” - Stephen Cook thông báo.

Vấn đề P chống lại NP có vai trò rất quan trọng trong Khoa học máy tính và là tổng hòa của các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực: Toán học, Triết học, Sinh vật học và Mật mã.

2. Giả thuyết Hodge (Hodge conjecture)

Giả thuyết Hodge là một vấn đề lớn của Hình học Đại số và có liên quan đến Topo Đại số. Trong thế kỷ XX, các đường thẳng và đường tròn trong Hình học Euclide đã bị thay thế bởi các khái niệm Đại số, khái quát và hiệu quả hơn trong Hình học hiện đại.

Khoa học của các hình khối và không gian đang dần dần đi tới hình học của “tính đồng đẳng”. Chúng ta đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc phân loại các thực thể Toán học, nhưng việc mở rộng các khái niệm đã dẫn đến hậu quả là bản chất Hình học dần dần biến mất trong Toán học.

Vào năm 1950, nhà Toán học người Anh - William Hodge cho rằng trong một số dạng không gian, các thành phần của tính đồng đẳng sẽ tìm lại bản chất Hình học của chúng. Đó là nội dung của Giả thuyết Hodge mà vẫn chưa có nhà Toán học nào giải quyết được.

3. Giả thuyết Poincaré (Poincaré conjecture, đã được chứng minh)

Henri Poincaré là nhà Vật lý học và Toán học người Pháp. Giả thuyết Poincaré do ông đưa ra năm 1904 đã tồn tại hơn 100 năm cho tới khi Grigori Perelman chính thức được công nhận đã giải quyết được bài toán này.

Posted Image

Lấy một quả bóng hoặc một vật hình cầu, vẽ trên đó một đường cong khép kín không cắt nhau, sau đó cắt quả bóng theo đường vừa vẽ, ta nhận được hai mảnh bóng vỡ. Cắt ngang một cái phao hình xuyến, ta chỉ được có một mảnh vỡ.

Năm 1904, Poincaré đặt ra câu hỏi: “Liệu tính chất này của các vật hình cầu có còn đúng trong không gian 4 chiều?”. Điều kỳ lạ là các nhà Hình học Topo đã chứng minh được rằng điều này đúng trong những không gian lớn hơn hoặc bằng 5 chiều, nhưng chưa ai chứng minh được tính chất này vẫn đúng trong không gian 4 chiều, cho tới Perelman.

4. Giả thuyết Riemann (Riemann hypothesis)

Giả thuyết Riemann được nhà Toán học người Đức Bernhard Riemann công bố năm 1859, có liên hệ mật thiết với sự phân bố các số nguyên tố. Số nguyên tố có vai trò rất quan trọng với số học, đó là những số chỉ có thể chia hết cho 1 và chính nó.

Posted Image

Thoạt nhìn thì có vẻ các số nguyên tố phân bố ngẫu nhiên, không theo một quy tắc nào, nhưng nó liên kết chặt chẽ với một hàm số Zeta nhà Toán học Leonard Euler đưa ra. Đến năm 1859, Riemann đưa ra ý tưởng các giá trị không phù hợp với hàm số Euler được sắp xếp theo thứ tự. Giả thuyết trên đã được rất nhiều nhà Toán học lao vào giải quyết từ 150 năm nay. Họ đã kiểm tra tính đúng đắn của nó trong 1.500.000.000 giá trị đầu tiên nhưng vẫn không sao chứng minh được.

“Đối với nhiều nhà Toán học, đây là vấn đề quan trọng nhất của toán học thuần túy” - Enrico Bombieri, Giáo sư Đại học Princeton nhận xét.

5. Các phương trình của Yang - Mills (Yang - Mills existence and mass gap)

Các phương trình của Yang - Mills được xác lập vào những năm 1950 bởi các nhà Vật lý người Mỹ - Chen Nin Yang và Robert Mills. Các phương trình này biểu diễn mối quan hệ mật thiết giữa Vật lý về hạt cơ bản với Hình học của các không gian sợi. Nó cũng cho thấy sự thống nhất của Hình học với phần trung tâm của lượng tử, gồm tương tác tác yếu, mạnh và tương tác điện từ.

Posted Image

Từ lâu, các nhà Vật lý đã sử dụng các phương trình của Yang - Mills trong các máy gia tốc hạt trên toàn thế giới nhưng cho tới nay, các nhà Toán học vẫn không thể xác định chính xác số nghiệm của các phương trình này.

6. Các phương trình Navier - Stokes (Navier - Stokes equations)

Các phương trình của Navier - Stokes là vấn đề trung tâm của Cơ học chất lỏng. Các phương trình này mô tả sự vận động của các chất lỏng (và cả chuyển động của các chất khí như các cơn lốc, chuyển động của khí quyển và cả hình thái của các thiên hà trong thời điểm nguyên thủy của vũ trụ).

Posted Image

Các con sóng được mô tả theo các phương trình Navier - Stokes.

Lời giải cho các phương trình của Navier - Stokes có rất nhiều ứng dụng riêng biệt. Việc tìm lời giải của các phương trình Navier - Stokes, bao gồm cả dòng chảy rối, vẫn là một trong số những vấn đề lớn nhất chưa được giải quyết của Vật lý, bất chấp tầm quan trọng của nó đối với khoa học - kỹ thuật.

Các phương trình mô tả dòng chảy của chất lỏng được Claude-Louis Navier (người Pháp, Giáo sư Đại học cầu đường Paris) và George Gabriel Stokes (người CH Ireland, Giáo sư Đại học Cambridge) đưa ra cách đây 150 năm. Tuy nhiên, những phương trình của Navier-Stokes đến nay vẫn là một điều bí ẩn của Toán học, hiện vẫn chưa thể giải hay xác định số nghiệm của phương trình này.

“Thậm chí người ta không thể biết là phương trình này có nghiệm hay không. Điều đó cho thấy hiểu biết của chúng ta về các phương trình này còn hết sức ít ỏi” - Giáo sư Toán học người Mỹ Charles Fefferman nhận xét (Charles Fefferman đoạt giải Fields năm 1978 và là người có ảnh hưởng lớn đến chứng minh Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu).

7. Giả thuyết của Birch và Swinnerton-Dyer (Birch and Swinnerton-Dyer conjecture)

Các phương trình Đại số nghiệm nguyên thuộc phạm vi nghiên cứu của Lý thuyết số và đã được nghiên cứu từ hơn 2000 năm. Người ta cũng biết từ 30 năm nay rằng không có phương pháp tổng quát nào giúp tìm ra số các nghiệm nguyên của các phương trình dạng này.

Posted Image

Tuy nhiên, với nhóm phương trình quan trọng nhất có đồ thị là các đường cong Elip loại 1, hai nhà toán học người Anh Bryan Birch và Peter Swinnerton-Dyer từ đầu những năm 1960 đã đưa ra giả thuyết là số nghiệm của phương trình phụ thuộc vào một hàm số f. Nếu hàm số f triệt tiêu tại giá trị bằng 1 (nghĩa là f(1) = 0), phương trình có vô số nghiệm; nếu không, số nghiệm là hữu hạn.

Các nhà Toán học đều thừa nhận tính đúng đắn của giả thuyết này nhưng cũng giống như giả thuyết Riemann, vẫn chưa có ai chứng minh được điều đó.

* Đón đọc Phần 2...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi đất nước mới dành được độc lập chủ tịch Hồ Chí Minh bằng thiên tài kiệt xuất của mình đã xác định:

Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Cả một thế hệ lãnh tụ đầu tiên và các lãnh tụ kế tiếp cùng các thế hệ thầy cô giáo đã dồn hết tâm huyết trong muôn vàn khó khăn của cuộc sống để đến hôm nay đã có những thành công đỉnh cao mà nền móng được xây dựng trên chính nền giáo dục công lập Việt Nam.Tính đến ngày hôm nay là 65 năm, 65 năm để một dân tộc từ mù chữ gần như 100% đã có những công dân chiếm lĩnh đỉnh cao khoa học được thế giới công nhận. Đó là sự phi thường của cả một dân tộc.

Sin muôn ngàn lần chúc mừng anh Ngô Bảo Châu, thành tích của anh làm chúng tôi thêm vững tin vào tố chất Việt.Chúc anh tiếp tục con đường khoa học giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn nữa trên con đường tiến hóa của nhân loại và luôn nhớ rằng quê hương đang rất cần trí tuệ của các anh.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực vật gửi tín hiệu cầu cứu côn trùng

Thanhnien Online

01/09/2010 18:52

Posted Image

Những cây thuốc lá thường bị loài sâu bướm tấn công, chúng không chỉ ngấu nghiến tan nát lá cây mà còn đẻ trứng lên đó. Để tự vệ, cây thuốc lá đã gửi tín hiệu cầu cứu đến một loài bọ xít có tên là Geocoris (ảnh), “kêu gọi” loài côn trùng này mau đến để xơi tái lũ sâu bướm và ấu trùng gây hại cây. Việc nghiên cứu được thực hiện bởi 2 nhà khoa học Silke Allmann (Hà Lan) và Ian Balwin (Đức). Hai ông nhận thấy, khi lũ sâu bướm Hornworm và Manduca sexta tấn công cây thuốc lá, chính nước bọt của chúng sẽ kích hoạt lá cây sản sinh ra một hóa chất bay hơi (GLV) thu hút khắc tinh Geocoris.

Một thử nghiệm khác, các nhà khoa học chia trứng của sâu bướm thành hai nhóm. Một nhóm được bọc qua lớp vải, nhóm còn lại được trộn lẫn GLV cùng nước bọt của sâu bướm. Qua một đêm, nhóm thứ nhất chỉ có 8% trứng bị tấn công, còn nhóm thứ hai mất đến hơn 25% số trứng mà thủ phạm chính là loài côn trùng Geocoris.

Theo BBC thì việc nghiên cứu đang được tiếp tục, và vẫn còn nhiều bí ẩn cần có câu trả lời cụ thể.

Tạ Xuân Quan

------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Hiện tượng là như trên, nhưng bản chất vấn đề là gì? Tôi nghĩ nếu chúng ta cho rằng thực vật không có ý thức thì chỉ có thể coi đây là một phản ứng ngẫu nghiên trùng hợp do tương tác hóa học hữu cơ của loài sâu bướm với một loại hóa chất có từ cây thuộc lá. Và ngẫu nhiên hóa chất bay hơi này kích thích loài bọ xít ăn trứng bướm đêm. Nếu giải thích như vậy thì không còn vấn đề gì để bàn. Chúng ta có thể giải thích theo một cách khác, nếu như ngoìa cây thuốc lá, còn nhiều loại cây có những hiện tượng tương tự. Tất nhiên, một giải thích khoa học được coi nlà đúng, nếu nó thỏa mãn tiêu chí khoa học cho nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực vật gửi tín hiệu cầu cứu côn trùng

Thanhnien Online

01/09/2010 18:52

Posted Image

Những cây thuốc lá thường bị loài sâu bướm tấn công, chúng không chỉ ngấu nghiến tan nát lá cây mà còn đẻ trứng lên đó. Để tự vệ, cây thuốc lá đã gửi tín hiệu cầu cứu đến một loài bọ xít có tên là Geocoris (ảnh), “kêu gọi” loài côn trùng này mau đến để xơi tái lũ sâu bướm và ấu trùng gây hại cây. Việc nghiên cứu được thực hiện bởi 2 nhà khoa học Silke Allmann (Hà Lan) và Ian Balwin (Đức). Hai ông nhận thấy, khi lũ sâu bướm Hornworm và Manduca sexta tấn công cây thuốc lá, chính nước bọt của chúng sẽ kích hoạt lá cây sản sinh ra một hóa chất bay hơi (GLV) thu hút khắc tinh Geocoris.

Một thử nghiệm khác, các nhà khoa học chia trứng của sâu bướm thành hai nhóm. Một nhóm được bọc qua lớp vải, nhóm còn lại được trộn lẫn GLV cùng nước bọt của sâu bướm. Qua một đêm, nhóm thứ nhất chỉ có 8% trứng bị tấn công, còn nhóm thứ hai mất đến hơn 25% số trứng mà thủ phạm chính là loài côn trùng Geocoris.

Theo BBC thì việc nghiên cứu đang được tiếp tục, và vẫn còn nhiều bí ẩn cần có câu trả lời cụ thể.

Tạ Xuân Quan

------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Hiện tượng là như trên, nhưng bản chất vấn đề là gì? Tôi nghĩ nếu chúng ta cho rằng thực vật không có ý thức thì chỉ có thể coi đây là một phản ứng ngẫu nghiên trùng hợp do tương tác hóa học hữu cơ của loài sâu bướm với một loại hóa chất có từ cây thuộc lá. Và ngẫu nhiên hóa chất bay hơi này kích thích loài bọ xít ăn trứng bướm đêm. Nếu giải thích như vậy thì không còn vấn đề gì để bàn. Chúng ta có thể giải thích theo một cách khác, nếu như ngoìa cây thuốc lá, còn nhiều loại cây có những hiện tượng tương tự. Tất nhiên, một giải thích khoa học được coi nlà đúng, nếu nó thỏa mãn tiêu chí khoa học cho nó.

Bác Thiên sứ à , con đó tiếng tây gọi nó là LADY BUG ,nó chuyên môn ăn săn tìm ăn những loại sâu bọ khác ,mà không hề hại đến cây trái người trồng ,có những nơi người ta còn nuôi và gây giống nó nữa ,khi vườn cây rau quả bị nạn sâu rầy nhiều quá ,nếu dùng thuốc để sát trùng thì cũng nguy hại cho con người khi dùng đến rau cải đó ,cho nên người nuôi mấy con Lady bug nầy tung ra nó ra phản công lại các binh đòan sâu bọ kia ,chỉ cần 1 -2 đêm thì nó dọn dẹp sạch sẽ cho các chủ gia . Nói chung đây là quy luật khấu trừ của tạo hóa đã có sẵn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Thiên sứ à , con đó tiếng tây gọi nó là LADY BUG ,nó chuyên môn ăn săn tìm ăn những loại sâu bọ khác ,mà không hề hại đến cây trái người trồng ,có những nơi người ta còn nuôi và gây giống nó nữa ,khi vườn cây rau quả bị nạn sâu rầy nhiều quá ,nếu dùng thuốc để sát trùng thì cũng nguy hại cho con người khi dùng đến rau cải đó ,cho nên người nuôi mấy con Lady bug nầy tung ra nó ra phản công lại các binh đòan sâu bọ kia ,chỉ cần 1 -2 đêm thì nó dọn dẹp sạch sẽ cho các chủ gia . Nói chung đây là quy luật khấu trừ của tạo hóa đã có sẵn .

Qua giải thích của Bác HTH, thì mọi việc được coi là bí ẩn khi người ta chưa biết và giải thích về nó, nhưng có một điều Lady bug phổ thông công dụng như thế mà vẫn nằm trong nghiên cứu thì cũng lạ!

Theo BBC thì việc nghiên cứu đang được tiếp tục, và vẫn còn nhiều bí ẩn cần có câu trả lời cụ thể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua giải thích của Bác HTH, thì mọi việc được coi là bí ẩn khi người ta chưa biết và giải thích về nó, nhưng có một điều Lady bug phổ thông công dụng như thế mà vẫn nằm trong nghiên cứu thì cũng lạ!

Theo thiển ý của tôi những con sâu rầy nầy nó có một mùi hóa chất đặc biệt , giống như con bọ xít nó xịt ra 1 mùi hôi cay khó ngữi ,các con rầy thì có mùi hăng hắc hôi hôi ,mà con lady bug thì lại thích các mùi đó nên nó tìm các con đó để mà ăn như 1 một món ăm khóai khẩu ,cũng giống như người khi lên bàn ăn cơm phải có trái ớt to ăn mới ngon miệng .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo thiển ý của tôi những con sâu rầy nầy nó có một mùi hóa chất đặc biệt , giống như con bọ xít nó xịt ra 1 mùi hôi cay khó ngữi ,các con rầy thì có mùi hăng hắc hôi hôi ,mà con lady bug thì lại thích các mùi đó nên nó tìm các con đó để mà ăn như 1 một món ăm khóai khẩu ,cũng giống như người khi lên bàn ăn cơm phải có trái ớt to ăn mới ngon miệng .

Đồng ý với Haithienha về hiện tượng con lady bug chuyên ăn các loại côn trùng phá hoại.

Nhưng vấn đề ở đây là loại cây tự sản sinh ra mùi để quyến rũ ("Gọi") con lady bug đến cứu nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bỏ ra hàng trăm tỷ để đập đình đền cũ xây mới lại trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi. Không biết di tích lịch sử này có được xây dựng phục chế lại không nhỉ?

------------------------------------------

Gò Đống Thây, di tích lịch sử bị lãng quên

Việt Báo

(Theo_VietNamNet)

Thứ ba, 02 Tháng hai 2010, 08:54 GMT+7

Gắn liền với chiến công oanh liệt tiêu diệt 29 vạn quân Thanh, gò Đống Thây thuộc phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội là di tích lịch sử đã được xếp hạng nhưng hiện nay di tích này chỉ còn ngổn ngang rác và vật liệu xây dựng.

Gần 20 năm bị “bỏ hoang”

Nằm trong đoạn đường rẽ từ đường Khuất Duy Tiến vào khu tập thể của Đại học Kiến Trúc, khu di tích gò Đống Thây có tổng diện tích hơn 26.000m2 đang bị xâm hại nghiêm trọng. Ngay cả tấm bảng chỉ dẫn có ghi hàng chữ: “Gò Đống Thây – di tích lịch sử đã được xếp hạng, cấm xâm phạm” cũng bị những quán trà đá lấn chiếm và che khuất khiến cho nhiều người qua đường khó có thể nhận ra sự tồn tại của nó.

Posted Image

Posted Image Posted Image Posted Image

Khung cảnh hoang tàn của di tích gò Đống Thây.

Ngày 28/09/1990, thực hiện theo quyết định số 993/QĐ-VHTT của Bộ Văn hóa và Thông tin trước đây, gò Đống Thây được xếp hạng là di tích lịch sử cần được bảo tồn. Tuy nhiên, đã gần 20 năm qua, gò Đống Thây không những chưa từng một lần được tu tạo mà còn ngang nhiên bị xâm hại.

Một số người dân sống gần khu vực này cho biết khu di tích gò Đống Thây hiện nay nhìn chả khác gì một bãi đất bỏ hoang. Nhiều người đến đây đã không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh tượng khu di tích lịch sử hoang phế. Thậm chí có những người sống quanh khu vực này cũng không hề biết sự tồn tại của gò Đống Thây.

Cũng chính vì sự bỏ mặc này mà gò Đống Thây trở thành tụ điểm về tệ nạn xã hội. Trước đây, vào ban đêm, các đối tượng nghiện hút thường tập trung tiêm chích nhưng thời gian gần đây hiện tượng này có dấu hiệu suy giảm bởi các đơn vị chức năng thường xuyên truy quét.

Di tích thành nơi tập kết rác thải

Phải đi lòng vòng và tốn khá nhiều thời gian hỏi đường chúng tôi mới có thể tới được đích. Đoạn đường dẫn vào khu di tích gò Đống Thây phủ trắng cát bụi, một vài tấm biển chỉ dẫn đã hoen ố, xiêu vẹo và cũng không thể nhìn nổi những dòng chữ viết trên đó.

Hai bên đường cây cối, cỏ dại mọc um tùm. Phần lớn khu vực tường rào bao quanh khu di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn còn không có tường rào do đổ vỡ. Nhìn từ ngoài vào khó tránh khỏi cảm giác đây là một bãi đất hoang. Ngay sát đó là dãy nhà tạm cấp 4 của một số hộ dân dựng lên làm nơi bán hàng khiến cho khu di tích càng thêm nhếch nhác.

Posted Image

Lối đi dẫn tới khu di tích bị bụi và vật liệu xây dựng phủ trắng.

Do hàng rào bảo vệ không còn phát huy được tác dụng nên nhiều hộ dân tự ý đổ rác thải vào khu di tích. Đi vào sâu phía trong, khuôn viên gò Đống Thây đã không biết từ bao giờ biến thành khu tập kết vật liệu xây dựng, gạch ngói, sỏi đá, túi nilông... được đổ ngổn ngang xung quanh.

Không những thế, tình trạng mất vệ sinh và cỏ dại mọc um tùm khiến cho gò Đống Thây bỗng nhiên bị biến thành nơi thả chó và nhà vệ sinh lộ thiên.

Khó quản lý vì lực lượng mỏng

Qua tìm hiểu được biết, năm 1997 thành phố đã có chủ trương giao di tích lịch sử gò Đống Thây cho Ban Quản lý danh thắng, Sở VHTT quản lý. Nhưng chỉ sau đó một thời gian, trong khuôn viên khu di tích xuất hiện nhiều lều dựng, lán tạm trên đất chiếm.

Trao đổi với chúng tôi, bác Nguyễn Hữu Vân - bảo vệ của khu di tích - cho biết: “Việc cưỡng chế, giải tỏa khu vực này là không khó nhưng vấn đề là làm thế nào để không tái diễn tình trạng trên, tôi cũng đã lên tiếng nhắc nhở những người vi phạm nhưng rồi đâu lại vào đấy. Nhiều người còn lén lút đổ trộm rác thải vào ban đêm” .

Đã nhiều lần chúng tôi lên tiếng lên các cơ quan chức năng, họ đưa xe đến chở những đống rác trong khu di tích đi chỗ khác. Nhưng ngay sau đó, tình trạng này lại tiếp diễn... xem ra khó có thể giải quyết triệt để được”.

Posted Image

Cứ mỗi lần giải tỏa xong, vài ngày sau lều tạm lại mọc lên như nấm sau mưa.

Ông Trần Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND phường Thanh Xuân Trung - cũng cho hay đã nhiều lần có văn bản gửi lên UBND quận Thanh Xuân và Ban quản lý di tích về tình trạng xuống cấp của khu di tích và phường cũng đã thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế những công trình vi phạm nhưng cứ tháo dỡ là vài hôm sau lại đâu vào đấy.

Cũng do lực lượng mỏng nên phường cũng không thể túc trực được cả ngày. Hiện tại phần diện tích của khu di tích gò Đống Thây đã giảm đi đáng kể. Phần lớn những hộ dân đến đây dựng nhà và lều bạt đều từ các địa phương khác tới khiến cho tình trạng an ninh trật tự của nơi đây ngày càng phức tạp.

Vũ Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà ngoại cảm Bích Hằng khốn khổ với tin đồn ác ý

Cập nhật lúc 14:41, Thứ Bảy, 18/09/2010 (GMT+7)

Với những tin đồn chỉ mang tính "trà dư tửu hậu" sau một thời gian sẽ bị lãng quên. Nhưng với tin đồn đầy ác ý, mang âm mưu phá hoại thời gian qua gắn với tên tuổi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lại là vấn đề phải truy tìm nguồn gốc và xử lý theo pháp luật.

Ngoại cảm bị gắn mác "tiên tri"

Trao đổi với PV, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã thẳng thắn nói rằng quá mệt mỏi với những tin đồn. Chị ví dụ chuyện tin đồn về Cổng trời (Cao Bằng) xuất hiện năm 2009: "Chính tôi cũng không biết tin đồn này lại gắn với mình".

Posted Image

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng Chị kể: "Ngày ấy, tôi có tham gia tìm mộ liệt sĩ tại khu vực này. Tôi chỉ đạo người tìm mộ từ xa. Những gì nhìn thấy đều hiện hữu cả trên thực địa nhiều người cứ ngỡ tôi có mặt. Chuyện chỉ có thế, tôi cũng không lưu tâm đến nữa".

Thực tế, sau lần tìm mộ ấy, người dân địa phương đã đồn thổi lên một sự huyền bí ở nơi những ngọn núi cao chót vót. "Cổng Trời là nơi giao thoa giữa trời và đất. Nơi đây rất linh thiêng và do nhà ngoại cảm B.H tìm ra".

Sự đồn đại ấy lan đi rất nhanh. Nó đã biến một bãi đất trống nơi trước đây là bãi thả trâu, rong chơi của đám trẻ thành một nơi linh thiêng, huyền bí. Có người còn bảo thấy cả tiên cô, thướt tha xiêm y trắng nằm vắt vẻo trên Cổng Trời. Người ta đến đây thắp hương để khấn nguyện, cầu ước những gì trong hiện tại đang mong muốn mà không cần biết đó chỉ là những tin đồn.

Nhắc lại chuyện này, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết: "Chính tôi cũng không biết chuyện họ tung tin đồn, gắn tôi với chuyện Cổng Trời cụ thể như thế nào. Thực tế, tôi đã bị gắn với nhiều tin đồn".

Bích Hằng chỉ trò chuyện với chúng tôi được một thời gian rất ngắn. Chị luôn bận rộn với công việc. Hôm trước 13/9 chị còn đi Ninh Bình, chiều 14/9, đã chuẩn bị đi Đà Nẵng vẫn với công việc tìm mộ liệt sĩ.

Bích Hằng cho biết, công việc của chị rất bận rộn, chị luôn phải chạy đua với thời gian. Trong phòng làm việc của chị, hồ sơ, tư liệu gia đình gửi gắm tìm mộ liệt sĩ chất ngất trên kệ sách. Chị như mắc nợ với những người đã khuất nên lúc nào cũng muốn làm được nhiều việc hơn nữa để tri ân những vong linh liệt sĩ, tìm và đưa họ về đoàn tụ cùng gia đình.

Công việc của chị đã được công nhận về khả năng tìm mộ. Vậy nhưng những tin đồn về khả năng tiên tri lại cứ tìm chị mà gắn vào. Chị tâm sự: "Tôi đi suốt, rất ít thời gian dành cho gia đình. Được ở nhà chăm sóc người thân tôi luôn cố bù đắp gấp ba bốn lần. Vậy mà, trước những tin đồn ác ý khiến tôi bị quấy rầy rất mệt mỏi".

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng cho biết thêm, vừa qua khi phát tâm làm lễ giải oan tại Lạng Sơn chị đã phát tâm ủng hộ 300 triệu đồng để các nhà sư cúng lễ. Bên cạnh đó, chị cũng ủng hộ rất nhiều quà cho các cháu thiếu nhi thiếu may mắn. Mới hay, những điều tốt thì lại rất ít người biết nhưng những tin đồn lại bay rất xa, lan rất nhanh và ai ai cũng biết, cùng râm ran bàn tán.

Cứ tưởng cái gì cũng làm được

Thiếu tướng, Tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Chu Phác cũng mệt vì chuyện không ít người coi ông như nhà tiên tri. Nhiều người lầm tưởng cái gì ông cũng biết, có thể hoá giải được.

Trò chuyện cùng PV, ông cho biết: "Nhiều người cứ nghĩ tôi có khả năng giải cứu những tai ương, chắp cánh cho những khả năng huyền bí của họ. Tôi gặp nhiều người tìm đến trình bày có những khả năng đặc biệt. Trong nhà tôi còn chất đống những tập sổ sách như một đề tài khoa học thực thụ của những người như vậy. Nhiều người chỉ gặp mặt, nghe qua là biết họ đang ảo tưởng về bản thân".

Posted Image

Chị Bích Hằng: Tôi mệt mỏi với tin đồn!

Ông luôn quan niệm đến chuyện gieo nhân nào gặp quả ấy, nghiệp chướng hiện tại có thể tích tụ từ kiếp trước. Nghiên cứu vấn đề tâm linh ông cũng chịu nhiều áp lực. Trước đây, không ít người đã coi ông là mê tín dị đoan. Vậy mới có chuyện, có người cứ đến cầu khẩn ông hoá giải nghiệp chướng họ đang phải gánh.

Giọng ông trở nên chậm chạp: "Nghiệp có vay, có trả. Có người, có gia đình cho rằng mắc nghiệp chướng từ kiếp trước, cứ nghe thầy bảo làm lễ là giải được hạn. Tôi thì cho rằng, chỉ là mất tiền oan thôi. Điều cốt lõi đẩy tránh mọi nghiệp chướng là tâm ta tĩnh, con người sống với nhau có thiện chí".

Còn cô S. (Hải Dương) cũng là một nhà ngoại cảm cho biết. Ngày nào, cũng có hàng trăm người tìm đến với cô mong được "nói chuyện với người âm". Rồi người ta cứ đồn nhau chuyện cô xin được các bài thuốc chữa bệnh nan y. Tôi nghe những người dân nơi đây bảo, có cả thầy lang cũng đến nghe cô S. "gọi hồn" ghi lại các bài thuốc để về bốc thuốc chữa cho bệnh nhân. Lại còn nữa, người dân tứ xứ tìm đến cô S., mang theo nắm đất nhờ cô phán cho chuyện gia đình.

Thực tế, theo TS xã hội học Trịnh Hoà Bình, con người ta đôi lúc cảm thấy bất lực trong cuộc sống nên họ tin tưởng vào một thế lực siêu nhiên, tìm đến sự so sánh, tương quan lực lượng khác. Đó là những vấn đề của thế giới tâm linh, của ước muốn con người và nó là vấn đề muôn thuở của niềm tin tôn giáo.

Chính vì thế, chẳng biết đúng sai như thế nào nhưng cứ giải quyết được vấn đề tâm lý là người dân truyền tin cho nhau và khắp nơi đổ về "hầu cô". Những tin đồn cứ phát tán nào là cô S. được oan hồn báo án.

Tuy nhiên, trường hợp của cô S. vẫn chỉ là "truyền miệng" ai tin thì đến chứ chưa nghiêm trọng đến mức gây hoang mang dư luận như tin đồn gắn với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Còn nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh thì gắn với chuyện dùng năng lượng để chữa được bệnh. Cô Ánh cũng là người ở Ninh Bình, từng tham gia đi tìm di hài cố TBT Hà Huy Tập. Sau sự kiện này, ông Hà Huy Lợi trong cuốn sách "Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng bí thư Hà Huy Tập" do Sở Thông tin và truyền thông Hà Tĩnh cấp phép xuất bản số 13/GP-STTT ngày 9/2/2010 viết rằng: Từ những tìm hiểu của một số con cháu họ Hà chúng tôi được biết: Cô ánh lúc khai sinh tên thật là Trần Thị Liễu (tên huý này sau được Thánh cải thành Ngọc ánh) quê ở Nho Quan, Ninh Bình nhưng gốc lại ở Vân Cát, Phủ Dày, nơi có ngôi điện cổ thờ họ (Lê cải Trần).

Cũng chính nơi ấy đã sinh ra thánh Mẫu Hạnh, đúng hơn là Mẫu giáng lần hai vào cửa họ Lê sau cải Trần. Như vậy, cho thấy họ Trần coi Thánh Mẫu là bà thánh tổ của mình. Sự trùng hợp ngẫu nhiên về tên tuổi, quê quán (kể cả tên đệm lúc được cải tên) gợi cho chúng tôi có một sự liên tưởng cô là con cháu Thánh Mẫu". Thông tin này chỉ là một dự đoán cảm tính của một cá nhân nhưng nó đã “huyền bí hoá” và gây ra những liên tưởng thiếu căn cứ khoa học về một nhà ngoại cảm.

Tin đồn gắn với nhà ngoại cảm nào cũng hiện hữu những phiền toái. Nhưng nói như thiếu tướng Chu Phác: "Nhiều người vốn thích thần thánh hoá, ly kỳ hoá những điều rất bình thường". Chính vì thế, những nhà ngoại cảm (với những công việc bình thường của họ) nhưng dưới con mắt của người thường thì đó lại là phi thường. Chuyện thêu dệt những tin đồn thường gắn với tâm linh, cơ duyên, sự huyền bí thậm chí đẩy thành thiên cơ... và những điều này để tăng sức nặng phải được gắn với một nhà ngoại cảm nào đó.

Với những tin đồn chỉ mang tính "trà dư tửu hậu" sau một thời gian sẽ bị lãng quên. Nhưng với tin đồn đầy ác ý, mang âm mưu phá hoại thời gian qua gắn với tên tuổi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lại là vấn đề phải truy tìm nguồn gốc và xử lý theo pháp luật.

(Theo ĐS&PL)

-------------------------------------------------------------

Tôi có được gặp cô Hằng một lần, sau thời gian tổ chức Hội thảo Phong thủy ở Hanoi Cuộc gặp do Magic giới thiệu với mục đích cộng tác làm phong thủy cho nghĩa trang - nếu tôi nhớ không nhầm là Vĩnh Hằng. Về danh nghĩa và lý thuyết mục đích cuộc gặp là như vậy. Đây là một cô gái sắc sảo và thông minh. Tôi có cảm tình với sự phúc hậu trên nét mặt của cô. Chúng tôi nói chuyện không nhiều vì mỗi người thuộc về lĩnh vực khác nhau. Cô Hằng có khả năng ngoại cảm là do khả năng tự thân. Những gì cô đã làm là một tồn tại khách quan cần được lý giải trên cơ sở phương pháp luận khoa học. Nó không thuộc về hệ thống lý luận của bất cứ một ngành khoa học chuyên môn nào, kể cả tôn giáo, thần quyền.....vv.....Tóm lại cô Hằng là đối tượng của bộ môn nghiên cứu tiềm năng con người. Cô Hằng có thể đúng hay sai khi đi tìm mộ qua thực tế. Nhưng hiện tượng về khả năng của cô thuộc về tồn tại khách quan, không có vấn đề đúng sai về lý thuyết. Còn tôi tích lũy kiến thức và tìm hiểu về Lý học Đông phương. Nó có thể đúng và có thể saii mang tính phương pháp luận. Nó thuộc về sự thẩm định của phương pháp luận khoa học với những tiêu chí của nó.

Do đó - theo nhận xét của tôi - nếu coi cô Hằng là một nhà tiên tri thì khiên cưỡng.

Khái niệm "Tiên tri" có thể hiểu một cách đơn giàn là "biết trước" một hiện tượng, sự vât, sự việc.... sẽ hình thành trong tương lai. Còn khả năng của cô Hằng là biết một sự vật, sự việc, hiện tượng đang hiện hữu mà với những giác quan bình thường của con người không biết được. Cho dù gọi đó là "linh hồn".....vv....

Tiên tri - theo cái nhìn của tôi cũng chia làm hai loại.

Loại thứ nhất là "cảm ứng tiên tri". Điển hình là bà Vanga, người Bungari. Đây là một hiện tượng cảm ứng gần giống cô Hằng. Hiện tượng bà Vanga cũng thuộc pham vi và đối tượng nghiên cứu tiềm năng con người. Nhưng ngoài việc xác định những vấn đề hiện tại như cô Hằng, bà còn xác định những hiện tượng, sự vật, sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Nó được kiểm chứng và công nhận, nếu hiệu quả đúng và chính xác. Một hiện tượng về khả năng tiên tri nữa gần gũi với bà Vanga chính là hiệu ứng tiên tri bằng quả cầu thủy tinh. Những hiện tượng này có khả năng lý giải một cách hợp lý theo phương pháp luận của Lý học Đông phương , có mối liên hệ giữa Tính thấy / Thái Cực và thông tin tương ứng có thể cảm nhận được với những người có cấu trúc địa sinh học đặc biệt.

Loại thứ hai là "ứng dụng phương pháp tiên tri". Đây là những phương pháp tiên tri nhiều người biết, khá phổ biến ở những nền văn minh cổ xưa của nhân loại. Từ bói bài Taro, chiêm tinh học Tây phương qua các chòm sao....nhưng đặc sắc nhất chính là các phương pháp tiên tri Đông phương như: Tử Vi, Bốc Dịch, Phong thủy, Đông y......những hệ quả thuộc về thuyết Âm Dương Ngũ hành....... "Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri" và "Một lý thuyết khoa học thì phải có khả năng tiên tri". Ai cũng biết điều này và là tiêu chí tối thiểu của kiến thức khoa học. Bởi vậy, những phương pháp tiên tri Đông phương - có đầy đủ những yếu tố cần theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hay một phương pháp khoa học - thì nó phải là hệ quả của một lý thuyết khoa học và phải phản ánh những qui luật khách quan có thể dự báo.

Lý học Đông phương hoàn toàn là một đối tượng nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Nhưng đó là việc phục hồi một lý thuyết đã thất truyền trên cơ sở những di sản còn lại của nó và so sánh, nghiệm chứng với thực tại con người chưa biết - nhưng nó phản ánh, chứ không phải là những thực tại bí ẩn của tự nhiên cần khám phá. Đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Vì nó vừa xác định tính minh triết của những khái niệm, thuật ngữ thuộc về hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành; vừa xác định những thực tế tồn tại của vật chất mà nó thể hiện trong những khái niệm liên quan trong hệ thống lý thuyết của nó. Cuối cùng là đi đến phục hồi hoàn chỉnh hệ thông lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành - có đầy đủ tiêu chí cuả một lý thuyết khoa học và lý thuyết thống nhất.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại"

Đấy là lời tiên tri của bà Vanga.

Tất nhiên lý thuyết cổ xưa quay trở lại với nhân loại trong tương lai - khi mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển so với ngày nay - thì nó phải là một lý thuyết vượt trội hơn tất cả những gì mà con người có thể hiểu biết trong tương lai. Tôi nhắc lại là vượt trội trong tương lai chứ không phải như hiện nay. Tôi cũng xin lưu ý rằng: Nền khoa học hiện đại đang bế tắc - Ông Hoàng vật lý Anh Quốc SW Hawking đã khuyên con người nên đi tìm hành tinh khác để sống. Một nhà khoa học tên tuổi khác cũng cho rằng nhân loại có thể bị hủy diệt vì nó đông quá (Tôi sẽ bổ sung tên ông này). Trong bài viết về "Bài toán bốn màu và thuyết Âm Dương Ngũ hành", tôi cũng có dịp trình bày: "Một loài sinh vật nào đó tràn ngập môi trường sống của nó thì sẽ bị hủy diệt". Khoa học đang bi quan. Nhưng lý học Đông phương thì chưa.....

So sánh với những yếu tố tiên tri trên cơ sở tiêu chí khoa học và cảm ứng tiên tri thì cô Hằng chỉ có thể xác định là người biết được những sự kiện đang hiện hữu mà khả năng bình thường không thể biết. Tuy nó gần giống hiện tượng bà Vanga, nhưng không thể coi là tiên tri.

Trên cơ sở này, tôi xác định rằng việc những tin đồn về cô Hằng tiên tri những sự kiện là tin đồn nhảm. Tôi tin chắc cô Hằng chẳng bao giờ tiên tri những điều thiên hạ đồn thổi một cách ác ý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều tin đồn ác ý là do 'loạn' nhà ngoại cảm!

Cập nhật lúc 06:23, Thứ Hai, 20/09/2010 (GMT+7)

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ - Nguyên Cục trưởng Cục bảo vệ an ninh văn hoá - Tư tưởng, Bộ Công an cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến những tin đồn kiểu này là do nước ta hiện nay quá nhiều và loạn "nhà ngoại cảm".

TIN LIÊN QUAN

"Quá nhiều nhà ngoại cảm"

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ cho rằng: "Hiện chúng ta có gần 20 nhà ngoại cảm đang được nghiên cứu. Đây là con số lớn so với dân số của chúng ta. Hiện nay, người dân lại tin nhiều vào khả năng ngoại cảm.

Posted Image

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ

Chính vì thế, việc tung tin đồn gắn với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có khả năng có một số người ái mộ chị nên đề cao quá mức và cũng có thể là do đố kỵ muốn làm mất uy tín của nhà ngoại cảm này. Cũng không ngoại trừ những kẻ xấu muốn tung tin đồn tạo hoang tin khiến lòng dân lo lắng nhằm mục đích phá hoại ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội trọng đại của cả dân tộc".

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ so sánh: "Nước ta có khoảng 86 triệu dân mà có tới gần 20 nhà ngoại cảm. Mà người nào cũng nói có những khả năng rất giỏi. Họ có thể nhìn sâu xuống dưới lòng đất, nhìn xa cách cả ngàn cây số...

Nhiều người giỏi vậy thế sao người dân vẫn khổ?. Trong khi cạnh chúng ta là Trung Quốc với hơn 1tỷ dân, khoa học phong thuỷ phát triển đến độ huyền diệu mà vẫn không có lấy một nhà ngoại cảm "giỏi" như ta. Hay như nước Mỹ cũng có tới vài trăm triệu dân mà không có một người "nhìn sâu, nhìn xa" như ngoại cảm của chúng ta.

Nếu có, báo chí các nước này đã viết rồi. Còn ở Nga, tôi nhớ ngày trước có nói đến một phụ nữ đứng ngoài bìa rừng có thể nhìn thấy ở trong rừng. Nhưng khi tôi hỏi các nhà khoa học bên ấy về người phụ nữ này thì họ bảo đó là chuyện đơm đặt".

Nhưng điều quan trọng là hiện nay, ngoài một số nhà ngoại cảm đã được xác định cũng khá nhiều những người tự xưng là nhà ngoại cảm, dẫn đến tình trạng lộn xộn.

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ kể: "Hồi tôi còn công tác, nghe nói ở Hà Tây (cũ) có một bà K.T.T có khả năng chữa được cả những bệnh nan y. Bệnh nhân đến, chẳng cần khám chỉ nhìn mặt bà ta phán "Sẽ khỏi bệnh", là bệnh nhân yên tâm ra về và bệnh sẽ khỏi. Nhiều người tin tìm đến bà ta, thậm chí có cả bệnh viện lớn cũng mời bà T. cộng tác chữa bệnh.

Khi cơ quan an ninh vào cuộc, tìm hiểu ra mới hay bệnh viện, người dân đều tin vào những bức thư cảm ơn của những người đã khỏi bệnh. Nhưng thực tế, thư ấy không phải người bệnh tự viết mà khi họ đến lần hai (10-20 ngày sau) được đám "cò mồi" bảo viết và ký tên vào. Tìm đến những bệnh nhân ung thư có địa chỉ trong thư nhiều người không khỏi thậm chí đã... "đi" rồi. Về sau, chính quyền vào cuộc gắt gao quá, bà T. phải từ bỏ việc chữa bệnh bằng cách nhìn mặt rồi... phán khỏi bệnh"!

"Lắm thầy nhiều ma" đó là cái lý lẽ tất nhiên. Chính vì thế, ông Khổng Minh Dụ cho rằng: "Nghiên cứu những người có khả năng đặc biệt, những nhà ngoại cảm thì vẫn tiếp tục tiến hành. Giữa khoa học và mê tín là hai chuyện khác nhau. Chính vì thế, khi công bố những kết quả nghiên cứu phải hết sức cẩn thận. Hơn nữa, cần quản lý việc phát tán, in sang đĩa quay các nhà ngoại cảm đi tìm mộ, nói chuyện với người âm... không thể để tràn lan như hiện nay".

"Không thể coi là bông đùa"

Trở lại chuyện tin đồn ác ý gắn với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Thiếu tướng Khổng Minh Dụ cho rằng: "Các cơ quan pháp luật cần làm rõ nguồn tin để xử lý. Khi làm rõ nên công bố biện pháp xử lý".

Theo ông Khổng Minh Dụ những tin đồn thì lúc nào cũng có, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến lòng dân thì lại khác nhau. Trường hợp tung tin đồn lần này khiến lòng dân khá hoang mang. "Tôi đã nghe nhiều cuộc điện thoại gọi đến hỏi về những tin đồn này với vẻ lo lắng... Nhiều người cứ ngỡ tôi làm trong ngành an ninh nên cái gì cũng biết" - Thiếu tướng Dụ khẳng định.

Chuyện tin đồn thời bùng nổ thông tin, khiến Thiếu tướng Khổng Minh Dụ nhớ lại câu chuyện "Bức thư hạnh phúc" cách đây cũng đã khá lâu. Tin đồn cho rằng, một người nhận được thư nếu gửi đi cho 27 người sẽ gặp may mắn, không gửi sẽ gặp bất hạnh và cả những người trúng số, thăng quan tiến chức nhờ gửi thư theo đúng yêu cầu.

Câu chuyện này bắt nguồn từ Mỹ. Thời điểm đó ngành bưu điện của Mỹ bị thua lỗ nặng. Một người nào đó nghĩ ra cách này để cứu ngành bưu điện, chỉ riêng tiền bán tem đã có lãi lớn. Một số người Việt Nam đi nước ngoài đem theo câu chuyện này về Việt Nam.

Thiếu tướng Khổng Minh Dụ khẳng định: "Những câu chuyện như vậy sẽ không có gì nếu nó là những thông tin vui vẻ. Nhưng kiểu thông tin đồn thổi liên quan nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lại khiến nhiều người hoang man nên không thể coi là chuyện bông đùa, hay nhằm đề cao, hoặc hạ thấp uy tín cá nhân nhà ngoại cảm mà ảnh hưởng nguy hại đến xã hội. Thông tin này dù ở dạng truyền miệng, hay trên mạng internet, kể cả nặc danh cũng cần xem xét, tìm và xử lý kẻ tung tin".

(Theo ĐSPL)

--------------------------------------------------------------

Trong khi cạnh chúng ta là Trung Quốc với hơn 1tỷ dân, khoa học phong thuỷ phát triển đến độ huyền diệu mà vẫn không có lấy một nhà ngoại cảm "giỏi" như ta. Hay như nước Mỹ cũng có tới vài trăm triệu dân mà không có một người "nhìn sâu, nhìn xa" như ngoại cảm của chúng ta.

Khoa Phong Thủy Trung Quốc - không có cơ sở để minh chứng tính khoa học. Khoa Phong thủy huyền diệu thì đúng. Nhưng khoa phong Thủy Trung Quốc huyền diệu thì tôi nghĩ nó thua xa Phong Thủy Lạc Việt, ít nhất về tính hệ thống và phương pháp luận. Hàn Quốc cũng tự nhận là cái nôi của Phong thủy và họ đã trình lên Liên hiệp Quốc đề nghị xác nhận "bản quyền".

Sau khi tôi hoàn chỉnh cuốn Phong Thủy Lạc Việt toàn thư - Tôi nghĩ đây là cơ sở học thuật để chứng minh bộ môn văn hóa cổ Đông phương này thuộc về người Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về những thông tin đồn đại ác ý liên quan đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:

Đã đến lúc cần phải xử nghiêm làm gương

Posted Image

Ông Vũ Thế Khanh

Trong những ngày qua, dư luận hết sức bức xúc xung quanh chuyện nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gắn với những tin đồn thất thiệt như: Bị bắt giữ vì đưa ra các dự báo như sập cầu Bãi Cháy, sập cầu Long Biên vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và bị công an Hà Nội quản thúc, thậm chí bị bắt giữ. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng bác bỏ tin đồn ác ý này trên công luận và cho biết đã báo cáo sự việc với Trung tướng Vũ Hải Triều, Tổng cục Phó Tổng cục an ninh - Bộ Công an. Từ trước đến nay những tin đồn thất thiệt diễn ra khá phổ biến trên mạng Internet, gây hoang mang trong dư luận... Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm để làm gương.

“Có thể do ghen ghét”

Trao đổi với PV báo ĐS &PL, ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng Việt Nam (UIA) khẳng định: "Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là người có công lớn trong việc tìm mộ liệt sĩ. Năng lực của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã được các Trung tâm tiềm năng con người thừa nhận. Những thông tin về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lan truyền trên mạng là những thông tin bịa đặt, bản thân chúng tôi chưa nghe chị Hằng dự đoán về những chuyện như vậy. Mà giả sử nhà ngoại cảm nếu có dự đoán sai về một vấn đề cụ thể nào đó thì cũng là điều bình thường. Tôi cũng xin nói rõ thêm, với những nhà ngoại cảm không phải lúc nào họ cũng nói đúng, thông thường độ dung sai vào khoảng 30%. Chúng ta không nên căn cứ vào đó (tức là 30% sai- PV) để suy luận theo hướng thiếu thiện chí. Theo tôi, trong trường hợp của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, những người đưa thông tin sai sự thật có thể là một số người không "nhờ vả" được nhà ngoại cảm giúp đỡ nên họ tung ra những tin đồn cho... bõ tức!".(?)

Posted Image

Một trang Web không rõ nguồn góc đưa khá nhiều thông tin đồn thổi về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Ông Khanh phân trần: "Hiện nay, nhiều nhà ngoại cảm làm việc rất nghiêm túc, song cũng có nhiều người nhân danh nhà ngoại cảm "bịt mắt" người dân bằng những tin sai lệch. ông Khanh quả quyết: "90% nhà ngoại cảm "rởm" hoạt động mê tín dị đoan và hành động hoang tưởng". ông Khanh nói: "Trong xã hội, một số nhà ngoại cảm "tự xưng" và những người đó ta không xét đến. Còn những nhà ngoại cảm thực sự thì cũng có lúc họ phán đoán sai và sự sai đó "làm mồi" cho những người có ác ý tung tin đồn nhảm gây mất uy tín cho các nhà ngoại cảm".

Câu chuyện từ những tin đồn về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng được ông Khanh đưa ra từ hệ lụy của việc các nhà ngoại cảm tự in băng đĩa quảng cáo về mình. Việc làm này rất phản cảm, nó trở thành "con dao hai lưỡi". Vì hiện nay nhu cầu xã hội là rất lớn nhưng các nhà ngoại cảm cũng chỉ giúp đỡ được số ít người, bởi thế nảy sinh tình trạng lực lượng tiêu cực giả danh nhà ngoại cảm tung tin để những nhà ngoại cảm chân chính bị tai tiếng. Việc quảng bá hình ảnh vô hình chung làm cho xã hội nhốn nháo. Nhiều người không "cậy nhờ" được nhà ngoại cảm sẽ quay lại "mua tin - bán tin". ông Khanh quả quyết: "Đối với những nhà ngoại cảm thực sự, chúng tôi nghiêm cấm việc tuyên truyền dưới mọi hình thức".

Cần xử lý nghiêm

Việc phát tán những tin đồn không chỉ gây hoang mang dư luận mà thực tế ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, cộng đồng dân cư và hơn thế nữa là sự ổn định của xã hội. Nếu phân tích dưới góc độ pháp luật, những hành vi phát tán các thông tin thất thiệt như vậy hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự.

Phó Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An Ninh của Quốc hội:

NGƯỜI DÂN PHẢI CẨN THẬN TRONG VIỆC TIẾP NHẬN THÔNG TIN

Chiều qua (13/9), trao đổi với PV báo ĐS &PL, ông Hồ Trọng Ngũ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng: "Thời kỳ nào cũng có những tin đồn, khi bị phát tán sẽ gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận. Người đưa thông tin phải chịu trách nhiệm về việc xác thực thông tin mà mình đưa ra. Nếu không phải xử lý nghiêm theo pháp luật".

Xung quanh những tin đồn thất thiệt trên mạng về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng được tung trên mạng, ông Hồ Trọng Ngũ cho rằng ở đây có hai vấn đề cần nhìn nhận. "Trước hết, rõ ràng những thông tin thất thiệt sẽ gây hoang mang trong dư luận nhưng qua đó nó cũng cảnh báo, giúp các nhà quản lý có sự cảnh giác hơn. Thực tế trên thế giới, trước những lễ hội lớn, có hàng loạt những tin đồn được đưa ra và những nhà quản lý nước họ phải cảnh giác trước những thông tin đó. Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong xã hội thông tin nên có rất nhiều người thông tin khác nhau. Điều quan trọng mỗi người tiếp cận thông tin cần rất tỉnh táo, họ biết sàng lọc cái nào có thể tin được cái nào không tin được" - ông Ngũ nói.

Trao đổi với PV báo ĐS &PL, Thẩm phán Lưu Viết Hiểu - Toà án nhân dân quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội cho biết: Thời gian qua, tôi cũng thấy dư luận đồn nhiều về vấn đề này. Thậm chí, vợ tôi về nhà cũng to nhỏ với chồng những phát ngôn mang tính "vô tiền, khoáng hậu", không có chủ ấy. Tôi thì cho rằng, dư luận chỉ là dư luận. Chuyện chị Phan Thị Bích Hằng, "đăng đàn" khẳng định không phát ngôn những vấn đề mang tính tiên tri là lời khẳng định rõ ràng, chị không làm việc đó. Trên thực tế, sự đồn đại của dư luận đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống một bộ phận dân cư, làm chị Bích Hằng bức xúc. Được biết, chị Hằng đã báo cáo sự việc lên cơ quan an ninh điều tra, yêu cầu làm rõ dư luận không tốt đó lại càng làm rõ bằng chứng, khẳng định, chị Hằng không phát ngôn những lời tiên tri trên.

Khi đề cập việc xử lý những vi phạm như thế này, Thẩm phán Lưu Viết Hiểu cho rằng: "Muốn xử lý tận gốc phải tìm ra cá nhân, nhóm người, tổ chức cụ thể phát ngôn ra điều tiên tri, ảnh hưởng đến đời sống xã hội mà chị Hằng khẳng định không nói. Khi có cái cụ thể đó thì chúng ta mới xem xét hành vi vi phạm ở mức độ nào, phạm vào điều khoản nào của Bộ Luật Hình sự. Hành vi đó có cấu thành tội "Vu khống" hay chỉ là loan truyền tin tức xấu, ảnh hưởng đến đời sống, chính trị.... Việc cần phải làm ngay hiện nay là phải lên án những dư luận không tốt, không có thực đó. Sau đó, phải định hướng cho dư luận, cho người dân bằng những bằng chứng khoa học rằng: Không có cơ sở để cầu đổ, để... thế này, thế kia trong ngày Đại lễ của dân tộc".

Posted Image

Tháng 5/2009 xuất hiện tin đồn bắt cóc trẻ em tại thôn Lở (Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) đã khiến nhiều người dân rất hoang mang -

(ảnh: VNE)

Luật sư Hà Đăng - Trưởng Văn phòng Luật sư Hà Đăng, Đoàn Luật sư Hà Nội khẳng định: Việc tung tin đồn thất thiệt làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm người khác sẽ có thể bị truy tố vào tội vu khống người khác. Chiểu theo Khoản 1, Điều 122, Bộ Luật Hình sự thì: Những người bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm gây hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm. Theo Khoản 3, Điều 122, Bộ Luật Hình sự: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến ba năm.

Còn Luật sư Hoàng Văn Quánh, Văn phòng Luật sư InvestPro, Đoàn luật sư Hà Nội (nguyên thanh tra viên cao cấp, nguyên Vụ trưởng Vụ Thanh tra Nhà nước), cho rằng: Không riêng gì việc tung tin đồn nhảm về các nhà ngoại cảm, về tâm linh, thực tế trên rất nhiều blog cá nhân xuất hiện nội dung thiếu lành mạnh, thậm chí cả nội dung xấu, bàn luận cả việc chính sự theo một cách nhìn méo mó, ảnh hưởng đến dư luận xã hội. Rất cần sự thắt chặt trong quản lý ở lĩnh vực hết sức nhạy cảm này.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:

“TÔI ĐÃ BỊ GẮN VỚI NHIỀU TIN ĐỒN”

Posted Image

Hôm qua (13/9) trao đổi với PV báo ĐS &PL, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết đã từng bị gán ghép ác ý với nhiều tin đồn thất thiệt. Và lần này bà buộc phải lên tiếng vì những tin đồn này rất nguy hiểm và có thể đó là một âm mưu phá hoại.

Cơ quan an ninh đã vào cuộc

-Thưa, chị đã báo cáo với Trung tướng Vũ Hải Triều về các tin đồn ác ý. Vậy, chị đã nhận được trả lời như thế nào từ Tổng cục An ninh?

+Khi tôi đưa vấn đề này báo cáo Tổng cục An ninh - Bộ Công an và đã nhận được chính thông tin phản hồi từ Trung tướng Vũ Hải Triều Tổng cục Phó Tổng cục an ninh. Trung tướng đã cho kiểm tra ngay trên tất cả các trang web, trên các báo mạng, báo điện tử và khẳng định: Những trang web, báo mạng chính thống đều không đăng tải thông tin này. Tất cả xuất phát từ những trang web cá nhân và blog.

-Nghĩa là thông tin này xuất phát từ những chuyện "trà dư tửu hậu", lan truyền trên internet mà không có nguồn chính thống?

+Đúng vậy. Nó được xuất phát từ những trang web bẩn, blog bẩn. Những trang này không được kiểm duyệt nội dung.

-Vậy bên an ninh có tiếp tục truy tìm nguồn gốc của những tin đồn này trên các trang blog cá nhân, những trang "web bẩn" không, thưa chị?

+Tôi cũng đang rất mong muốn các cơ quan pháp luật làm được việc đó. Nhất là việc tìm ra những kẻ tung tin đồn ấy trên các blog bẩn, trang web bẩn đó. Tôi đã vào những trang đó, thấy rằng không chỉ có hình ảnh của mình bị bôi nhọ mà nhiều người khác cũng bị kẻ xấu xuyên tạc. Đây là điều tôi rất bức xúc. Sau khi đưa ra thông tin không chính xác này, nhiều trang web đã có những đính chính nhưng nhiều người vẫn tiếp tục hỏi về chuyện bắt bớ, thậm chí là đi tù...

-Trong việc này, chị yêu cầu gì từ phía các cơ quan pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân trước những tin đồn thất thiệt?

+Tôi mong muốn các cơ quan pháp luật can thiệp gỡ bỏ thông tin xuyên tạc trên các trang web bẩn, blog bẩn. Bên cạnh đó, cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc đưa những thông tin ác ý lên internet. Tôi mong các cơ quan pháp luật vào cuộc tích cực sớm tìm ra kẻ tung tin đồn ác ý đó gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng tới an ninh - chính trị để xử lý theo pháp luật.

"Âm mưu phá hoại"

-Tin đồn ác ý này thường được gắn với các nhà ngoại cảm để tạo thêm sức nặng mà chị là người bị gắn với nhiều tin đồn?

+Những tin đồn thường gắn với các nhà ngoại cảm để gắn liền với yếu tố tâm linh. Bởi tâm linh là vấn đề nhạy cảm, huyền bí mà cả xã hội quan tâm. Lĩnh vực này khoa học cũng chưa thể bóc tách, mổ xẻ, phân tích, chứng minh được. Từ sự huyền bí của tâm linh nên nhiều kẻ đã lợi dụng vào đó để tung tin đồn thất thiệt.

Tôi cũng đã bị gắn rất nhiều với các tin đồn thất thiệt. Nhưng những tin đồn đó chỉ chốc lát và qua đi khi người ta phân tích được và thấy đó là chuyện nhảm nhí. Nhưng tin đồn gần đây rất dai dẳng, nó xuất hiện nhiều trên các blog khiến nhiều người hoang mang.

-Với những tin đồn ác ý lan tràn trên internet một thời gian dài có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của chị?

+Về mặt tâm lý, tôi thấy bình thường. Đơn giản vì tôi không phải là tác giả của những tin đồn ấy. Hơn nữa, tiên tri không phải là lĩnh vực của tôi. Tôi chỉ là nhà ngoại cảm. Nhưng nó lại ảnh hưởng đến đời sống của tôi rất nhiều, những người thân, bạn bè của tôi rất lo lắng, hoang mang. Tôi cũng bị rất nhiều người gọi điện quấy rầy. Có khi tôi bị gọi điện tối ngày, nếu tắt máy thì người ta càng nghĩ tôi bị bắt, còn nếu mở máy điện thoại thì tôi không nghe máy. Nhưng vẫn chưa ổn, bởi không nghe thì người ta lại nghĩ bị công an quản thúc nên lúc nào cũng phải nghe điện thoại. Cuộc sống của tôi đã quá eo hẹp về thời gian nay lại bị áp lực hơn.

Tôi cho rằng đây là một âm mưu phá hoại. Kẻ địch muốn đưa tin để gây rối trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long trọng đại của đất nước, bên cạnh đó có một số kẻ cố tình đưa ra tin đồn ác ý để thoả mãn lòng đố kỵ của họ. Xưa nay, các cụ vẫn cho rằng hiền tài hay bị đố kỵ, những kẻ mang lòng đố kỵ nhân chuyện này khuấy động lên để dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội thành công mà cầu không sập, không có ai bị chết sẽ giảm uy tín của Phan Thị Bích Hằng, nghĩa là tôi nói huyên thuyên, đồn nhảm. Như vậy là một mũi tên mà trúng nhiều đích. Vì vậy, một lần nữa, tôi mong các cơ quan pháp luật vào cuộc tìm và xử lý nghiêm kẻ tung tin đồn ác ý này.

-Xin cảm ơn chị.

Nhóm PV thời sự

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ông Tổng" đường sắt: Tôi tư duy "đi tắt đón đầu"

17/09/2010 16:33:52

Posted Image- Câu chuyện đổi mới đường sắt không chỉ về cách thức phục vụ. Đó còn là câu chuyện đổi mới về kỹ thuật. Trong thực tế bất cập của ngành Đường sắt hiện hữu, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Bằng vẫn mơ về ĐSCT. Tự nhận mình thuộc nhóm tư duy phải đi tắt đón đầu, ông cho rằng, phải làm một tuyến đường sắt hiện đại ngang bằng thế giới. Bee.net.vn tiếp tục cuộc trò chuyện với người đứng đầu của ngành đường sắt.

TIN LIÊN QUAN

“Đi tắt đón đầu” với ĐSCT

Sự kiện nóng nhất của năm nay là ĐSCT. Là một nhà quản lý hiếm hoi của ngành Đường sắt là nhà khoa học, bị sự phản ứng gay gắt của các nhà khoa học, ông cảm thấy thế nào?

Có những người cho rằng nên đổi mới từng bước, tiến từng bước nhưng chắc chắn tư duy đó sẽ lỗi thời. Hiện nay chúng ta đang dùng tất cả những thứ gì tối tân nhất của thế giới nếu có thể được. Chúng tôi nghĩ, đồng thời với việc nâng cấp đường sắt hiện có, phải làm một tuyến đường sắt hiện đại, như thế mới là đi tắt đón đầu. Nếu cứ làm từ từ, từng bước, khi chúng ta tới bước này thì thế giới đã sang bước khác từ lâu rồi.

Tại buổi gặp các nhà khoa học để nghe họ nói về dự án này, tôi nhận thấy có hai trường phái, một trường phái bảo thủ coi đó là chưa cần thiết, một trường phái nói là phải làm nhanh hơn và mạnh hơn. Trường phái bảo thủ chủ yếu là những người lớn tuổi ít có điều kiện tiếp xúc với ĐSCT.

Posted Image

"Khi chúng tôi trình ra Quốc hội là chỉ xin chấp thuận về chủ trương đầu tư" - ông Nguyễn Hữu Bằng nói.

Nhưng với những nhà kinh tế trẻ, học ở nước ngoài, đều họ băn khoăn không phải là có nên làm ĐSCT hay không mà là nguồn vốn ở đâu để làm? Vay một số tiền quá lớn để làm ĐSCT với điều kiện Việt Nam theo họ là chưa đúng thời điểm?

Mọi người đều hiểu nhầm. Khi chúng tôi trình ra Quốc hội là chỉ xin chấp thuận về chủ trương đầu tư, tức là trình báo cáo tiền khả thi, chưa cụ thể vốn, chưa cụ thể về nguồn, càng chưa nói tới chuyện hoàn trả vốn vay...

Rất tiếc, đề bài của bài toán là sự cần thiết để đầu tư thôi nhưng nhiều câu hỏi lại xoáy sâu vào những vấn đề quá chi tiết, trong báo cáo tiền khả thi chúng tôi chưa thể trả lời được.

Toàn cảnh: Đại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Cảm giác của ông thế nào khi Quốc hội không chấp thuận đề nghị về dự án ĐSCT vừa qua?

Là nhà khoa học, tôi tin rằng xu hướng tất yếu sẽ đến. Có một nước không tư duy về tàu điện ngầm, không tư duy về ĐSCT là Trung Quốc. Họ mới làm tàu điện ngầm cách đây 20 năm, giờ 6 thành phố trực thuộc trung ương đều có tàu điện ngầm và hiện họ đang làm tiếp tại 10 thành phố khác thuộc các tỉnh.

Trung Quốc cũng nghĩ rằng không cần thiết phải làm ĐSCT. Năm 2004 Trung Quốc mới duyệt quy hoạch ĐSCT, giờ Trung Quốc có mạng ĐSCT nhiều nhất và tốc độ chạy cao nhất thế giới.

Đất nước Việt Nam chúng ta dân số đông, lại tập trung ở hai đầu, tại sao không kéo hai đầu gần nhau để phát triển?

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ông có ngẫm lại và thấy lập luận của ông có gì chưa hợp lý, hay cách làm đề án ĐSCT của các ông chưa đủ chặt chẽ để nhận được sự đồng thuận của xã hội?

Cái gì cũng có quá trình cả. Kể cả đưa tư duy ĐSCT. Nếu chuẩn bị dài hơn thì sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, lần này, chúng tôi vẫn coi mình được nhiều hơn là mất. Chưa bao giờ ngành Đường sắt nhận được sự quan tâm nhiều như vậy.

Hiện tại, Chính phủ cũng đã đồng ý cho nghiên cứu khả thi hai đoạn ĐSCT TP.HCM – Nha Trang và Hà Nội – Vinh?

Chúng tôi đã vẫn đề nghị làm ĐSCT và nhận được sự chỉ đạo làm nghiên cứu khả thi đoạn Hà Nội- Vinh, TPHCM - Nha Trang, sau đó rồi mới tính tiếp làm một đoạn hoặc cả hai. Điều này phải đợi kết quả nghiên cứu cụ thể mới quyết định. Bộ trưởng chúng tôi cũng đang gợi ý có thể chọn đoạn TP.HCM – Bình Thuận.

Posted Image

"Tôi rất muốn làm tàu điện ngầm tuyến đường Láng Hoà Lạc, cụ thể từ KS Daewoo đến Sơn Tây.

Tại sao không mơ về tàu điện ngầm Hà Nội?

Từ trước tới giờ, có đề xuất nào của ông mà nếu được thực hiện sẽ gây sự quan tâm của dư luận như ĐSCT?

Đầu những năm 2000, khi bắt đầu làm đường Láng Hoà Lạc, tôi đã đề nghị cho làm tàu điện ngầm trước. Nhưng bộ trưởng chúng tôi nói, thời điểm đó nghĩ như thế là xa quá.

Năm 2003 tôi sang Bắc Kinh, ông bộ trưởng đường sắt bên đó đã nói, làm tàu điện ngầm tới đâu thì đất đai nơi đó đắt gấp 10 lần trước khi làm tàu điện ngầm, thu vốn từ quỹ đất thừa sức để đầu tư lại cho tàu điện ngầm.

Tôi rất muốn làm tàu điện ngầm tuyến đường Láng Hoà Lạc, cụ thể từ KS Daewoo đến Sơn Tây. Rất tiếc là mong muốn của tôi ngày đó không thực hiện được. Nếu làm thì bây giờ quá hay.

Bây giờ nếu quay trở lại làm tàu điện ngầm có muộn không?

Theo tôi là không muộn. Nếu Bắc Kinh dám làm tàu điện ngầm từ các nơi tới Tử Cấm Thành, tại sao Việt Nam không làm được?

Ai phải thay đổi để đường sắt tiến lên?

Quản lý ngành Đường sắt, luôn mơ tới ĐSCT, metro, nhưng bước chân ra cửa vẫn còn đi tàu chợ, cảm giác của ông thế nào về thực trạng của ngành mình và nói rộng hơn là của đất nước?

Vì sao các dự án của mình cứ nói mà không làm được, các dự án giao thông đô thị lúc nào cũng chậm trễ? Bởi không có ở đâu hệ thống giao thông của một thành phố lại “được” nhiều người chỉ huy như vậy. Đơn cử như dự án đường sắt nội đô có tới 4-5 chủ đầu tư… Muốn làm cái gì, riêng chuyện đi họp, đi xin ý kiến cũng đã… hết ngày, hết tháng, thậm chí hết năm.

Để đỡ nhìn thấy tàu chợ, để thấy đường sắt tiến bộ nhanh hơn, đóng góp nhiều cho đất nước phải thay đổi cách tổ chức, tổ chức xây dựng, tổ chức quản lý và khai thác.

Hiện nay, các đô thị như Hà Nội và TP.HCM đang chuẩn bị khởi công xây dựng đường sắt trên cao nhưng ít ai nghĩ đến việc sẽ phải khai thác chúng như thế nào sau khi hoàn thành.

Qua chuyện ĐSCT, liệu có phải gánh nặng trên vai Tổng Công ty Đường sắt quá lớn khi đảm nhận cùng một lúc hai nhiệm vụ quản lý đường trục quốc gia và vận tải trên đường trục đó? Ở một số nước, họ tách riêng hai khâu này?

Chúng tôi đã bắt đầu làm như thế từ năm 1995, các công ty quản lý cơ sở hạ tầng đã hoạt động độc lập với Tổng Công ty. Vẫn là một đầu mối quản lý nhưng hai túi khác nhau. Chúng tôi được giao quản lý hạ tầng nhưng hằng năm bộ phận kinh doanh vận tải, khai thác trên đường trục quốc gia vẫn phải trả tiền để khai thác đường trục đó.

Đức và Pháp cũng giống chúng ta, cũng quản lý hạ tầng và kinh doanh, nộp thuế. Trên đó cũng có rất nhiều công ty tư nhân, Việt Nam gọi là xã hội hóa.

Vẫn không công bằng ở chỗ, Tổng Công ty ĐSVN vừa quản đường trục vừa được kinh doanh trên được trục đó, dù có phân chia thành hai bộ phận riêng biệt nhưng vẫn chưa tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng?

Điều đó là đúng. Song thay đổi cũng cần có quá trình. Chúng ta đang trong quá trình cổ phần hoá, tất cả sau này đều là công ty cổ phần. Hiện tại, tôi thừa nhận là có những sự ưu ái hơn giữa các đơn vị của Đường sắt so với các doanh nghiệp ngoài ngành.

Chúng tôi sẽ tiến tới mô hình cạnh tranh hoàn toàn. Theo lộ trình, năm 2015 ĐSVN sẽ cổ phần xong các công ty vận tải đường sắt. Tuy nhiên liệu có tư nhân đủ mạnh để tham gia không, khi đường sắt là ngành đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng thu hồi vốn chậm. Thực tế, Nhật Bản đường sắt phát triển như thế cũng chỉ có công ty Tokyu tự đầu tư, khai thác hơn 100km đường sắt.

Lương Bích Ngọc - Hoàng Hạnh - Hồ Thu (thực hiện)

-------------------------------------------------------------------------

Hôm nay vào quán vắng, gọi ly cafe nhâm nhi, xem báo mạng lại thấy cụm từ "Đi tắt, đón đầu". Một cụm từ đầy hình ảnh, miêu tả một con đường tắt đón trước xu thế của thời đại để vươn lên. Hay! Tuyệt vời. Nếu nhìn trên bản đồ cụ thể thì chúng ta sẽ thấy cả đoàn người đang đi theo một cung đường cong. Từ phía sau, một tốp nhỏ khôn ngoan đã vượt qua một con đường tắt để đến đích trước. Tất nhiên họ phải rất thông minh và thông thạo địa hình. Họ đã thành công......

Nhưng chợt dòng suy nghĩ của tôi thảng thốt: "Đấy là việc xảy ra trên một lộ trình đã biết trước. Còn với xu hướng xu hướng phát triển của thời đại, nền văn minh của nhân loại sẽ đi về đâu? Cái gì sẽ xảy ra trong tương lai để có thể biết mà đón đầu chứ?

Người ta làm đường sắt cao tốc, mình bắt chước gọi là "đón đầu" sao? Rồi sau này khoa học ứng dụng phát triển, nhưng phương tiện vận chuyển khác hiện đại hơn xuất hiện. Đường sắt cao tốc được cho vào bảo tàng lịch sử phát triển giao thông của nhân loại. Lúc ấy thì còn lo trả nợ cũ, lấy đâu ra tiền để bước tiếp. Những quốc gia rộng lớn và hùng mạnh như Hoa Kỳ, Úc, Anh , Pháp sao họ không làm đường sắt cao tốc phủ khắp nước của họ đi cho nó tiện.

Khoa học! Họ nhân danh Khoa học. Làm đường sắt cao tốc là "khoa học", bởi nó được đề nghị bởi "nhà khoa học". Nhưng lại chẳng thấy ai định nghĩa thế nào là khoa học cả!

Tất nhiên mong rằng đừng định nghĩa nó là "không uống nước lã, không ăn quả xanh" và nhất là "đừng tin có ma".

Híc! Hay chỉ số IQ của mình thấp quá. Nghĩ không ra chăng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trùng tu tôn tạo thành nhà Mạc (Tuyên Quang):

Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!

Thành nhà Mạc (Tuyên Quang) đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”. Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”

Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.

Posted Image

Thành nhà Mạc trước khi trùng tu

Hiện nay, trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu, không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?

Anh Quang Minh - một nghệ sĩ chơi ảnh nổi tiếng ở thành phố Tuyên Quang, người đã 51 năm sống ở phường Tân Quang, nơi toà thành toạ lạc, người đã 20 năm cầm máy chụp ảnh cho các cặp uyên ương trong ngày cưới với phông nền là cổng cổ, tường thành cũ nhà Mạc... Gặp tôi, anh Minh chán ngán: Họ trùng tu kiểu gì, làm thành thấp lùn đi, xấu xí đi. Bà con bảo nó như cái lò gạch. Nhà văn Phù Ninh - nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang - thở dài: Trùng tu gì thì trùng tu, phải tôn trọng nguyên trạng của di tích chứ. Rồi ông già kiệm lời mang cho tôi xem một bức ảnh cổ thành ở phương Tây in trong cuốn lịch treo tường nhà ông: Đấy, ở nước ngoài, các bức tường thành cổ, họ để nguyên cây dại, gạch đá cũ, họ bảo vệ cho nó không sập giúp người sau thấy được bước đi, vẻ đẹp và sự khắc nghiệt của thời gian, của lịch sử in dấu trên di tích đó.

Người viết bài này có ít nhiều gắn bó với đất Tuyên Quang, lần nào chạm vào thị xã (mới “lên” thành phố được ít ngày), cũng sững người khi thấy các toà cổng, các tường thành rêu phong cổ kính của di tích quốc gia thành nhà Mạc. Giữa tấp nập “phồn hoa đô hội” thời mới, giữa một “đảo” (ngã tư) đường trung tâm có một phom cổng cổ (cổng Tây thành Tuyên Quang). Nó khiến ta nghĩ về một cõi u hoài, một sự cảm khái nao lòng, về số phận và lịch sử của miền địa linh nhân kiệt nằm gọn trong vòng tay ôm, tròn trịa, thân ái, tốt tươi của sông Lô đó. Ở Việt Nam còn quá ít các toà thành, các cổng thành cổ kiểu này. Thành Bắc Ninh thì không cho du khách vào thăm ngắm. Thành Sơn Tây còn lại 3 cổng thì bỗng dưng người ta “trùng tu” phá tan toà cổng đẹp nhất, nếu báo chí không lên tiếng thì hai cổng còn lại cũng sẽ bị “làm mới” theo đúng kế hoạch kiểu “đạn đã lên nòng”.

Posted Image

Và sau khi "rót" tiền tỉ đầu tư

Đã có lần tôi dừng xe, đưa chính em gái mình đứng trong toà khum khum, nứt toác, xanh rì và cuồn cuộn cây dại của cổng Tây thành Tuyên Quang mà chụp ảnh, rồi lo lắng: Hy vọng họ sẽ không trùng tu cẩu thả, để làm mới di tích văn hoá, “bảo tàng” tự nhiên này (như thường thấy). Thật không ngờ, như các cụ nói, “phỉ phui cái mồm”, hôm nay trở lại, đã gặp hai cái lò gạch mới toe như lời bà con Tuyên Quang nói với tôi.

Tôi không bất ngờ, không khó hiểu, nhưng tôi thật sự bất bình.

“Quy trình” đánh tráo cây đèn Alađin

Làm việc với cán bộ hữu quan tỉnh Tuyên Quang về dư luận ầm ĩ xung quanh vụ cái lò gạch mới được đầu tư to tiền nhất tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi mới giật mình: Dự án khoảng 9,8 tỉ đồng trùng tu thành nhà Mạc này đã được thực hiện rất “đúng quy trình”. Tiền từ “bộ” rót về đấy chứ. Tức là: Nhiều lần cử tri chất vấn ngành văn hoá tỉnh trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân (có văn bản kèm theo), rằng sao có tiền mà không trùng tu thành nhà Mạc, để nó nhếch nhác quá. Ngành văn hoá kết hợp với Cty tu bổ di tích ở trung ương lập kế hoạch, dự toán đủ thứ suốt gần hai chục năm. Rồi đưa lên Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định. Rồi trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Thường trực Tỉnh uỷ, xin thỏa thuận của Cục Di sản văn hoá, xin Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Duyệt, cấp kinh phí, lập đủ ban bệ rồi mới “thi công”. Vẻ như, không có ai tùy tiện hay ngẫu hứng làm cho thành Tuyên “thất thủ” trước sự thiếu kiến thức hay quá khích “phá thành đào đất làm lò gạch” cả. Nhưng...

“Không hiểu sao bà con, cư dân trên mạng, kể cả những người trả lời phỏng vấn chúng tôi, những người thật sự yêu thành Tuyên Quang... đều thất vọng, bất bình, “nổi đoá” lên vì việc biến thành Tuyên thành cái... như là lò gạch nhỉ?” - tôi hỏi một cán bộ sở trực tiếp giữ toàn bộ hồ sơ, tham gia vụ “trùng tu tôn tạo” này từ đầu chí cuối, giữa lúc anh đang ôm tài liệu để trả lời nhà báo, thì anh nói: “Đúng là tôi có nghe, bà con bảo nó giống như cái lò gạch mới quá”. Nói rồi, anh cán bộ im lặng.

Chúng tôi ra giữa “đảo giao thông”, nơi toà cổng phía Tây tuyệt đẹp của thành Tuyên Quang đã biến mất hoàn toàn vẻ quyến rũ cách đây ít ngày. Một cổng thành như vừa được dựng lên bằng bìa cáctông để... diễn kịch “vẽ nhọ bôi hề” hiện ra. Có lẽ, Tuyên Quang là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có một toà cổng thành hơn 400 năm tuổi lại nằm giữa cái bùng binh của ngã tư đường trung tâm của thành phố tỉnh lỵ như vậy. “Di tích 1 ngày tuổi” nằm trọn vẹn, tơ hơ ở đó, gạch mới đỏ au, tinh tươm, mới mẻ từ chân lên đầu, từ trong ra ngoài, gạch đá trét ximăng trắng lốp tứ bề. Xung quanh “đảo” là chi chít cọc bằng inox sáng choang. Cọc to, giữa các cọc có xích sắt to bằng ngón chân cái, buông chùng để... bảo vệ. Phải trèo qua hàng rào inox vào trong cổng thành, thì may ra bạn mới nhìn thấy vài dấu vết của mấy viên gạch cũ.

Thành Tuyên hình vuông, mỗi bề dài 275m; tường cao 3m; dày 0,8m đã vật vã tồn tại 418 năm qua trước bao nhiêu dâu bể - thế rồi, giờ đây, nó phải “quy hàng” rồi bị dồn đến chỗ “thất thủ” trước dự án gần 10 tỉ đồng kia. Không lấy ý kiến nhân dân, không tham khảo ý kiến những người thật sự yêu mến, thích thú, am hiểu về di tích thành nhà Mạc trên xứ Tuyên và cả nước, thế nên, dự án đã có một “quy trình” thực thi mà tự những người trong cuộc cứ thế vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”, rồi tự cho mình là đúng! Tôi có cảm giác, toà cổ thành 418 năm tuổi, đã hội tụ bao nhiêu thương yêu, cả máu và nước mắt của bao thế hệ người xứ Tuyên kia như chiếc đèn thần của Alađin, thế rồi, người ta bỏ gần chục tỉ đồng ra để “đánh tráo” nó đi, “đền” vào đó một cây đèn đồng nát.

Trước tập hồ sơ dày cồm cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để “giải trình” về việc thành Tuyên biến thành lò gạch một cách đúng quy trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành cổ ra nông nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vôi vữa ximăng, kèm theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong, đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái thứ “1 ngày tuổi”.

Lại còn thế này, có người thậm chí còn yêu cầu “dỡ gạch hai bên tường (của cổng thành) thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ” (trích văn bản mà chúng tôi đang có trong tay), ôi chao, trùng tu như thế là... chọc tiết di tích đấy, các vị ơi. Nữa, các phom cổng, các bức tường thành lưu dấu mấy trăm năm dâu bể đẹp rực rỡ như thế, vì sao phải phun hoá chất “diệt trừ tận gốc cây dại” để làm mới di tích, trong khi các “toà thiên nhiên” cây bám, dây leo, cây cổ thụ đã là một phần giá trị không thể thiếu của di tích?

Sự kỳ khôi này, có lẽ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi.

Posted Image

Posted Image

Thành nhà Mạc 418 năm tuổi, sau khi “rót” tiền tỉ vào đầu tư, đã mới toe như mới 1 ngày tuổi; và... kém thẩm mỹ như thế này đây!

“Giữ nguyên di tích gốc hiện có” theo kiểu... “làm mới”?

Từ ngày 1.3.1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - ông Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. Có vẻ thận trọng lắm, bởi phải 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ, theo đó, “nguyên tắc trùng tu” là phải: “Phải tận dụng, sử dụng loại vật liệu xây dựng của di tích gốc đã có; nghiêm cấm không được làm thay đổi, biến dạng di tích gốc và phải đảm bảo giữ nguyên di tích gốc hiện có”.

Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ nguyên di tích gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Báo Lao Động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trùng tu tôn tạo thành nhà Mạc (Tuyên Quang):

Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!

Thành nhà Mạc (Tuyên Quang) đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”. Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”

Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.

Posted Image

Thành nhà Mạc trước khi trùng tu

Hiện nay, trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu, không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?

Anh Quang Minh - một nghệ sĩ chơi ảnh nổi tiếng ở thành phố Tuyên Quang, người đã 51 năm sống ở phường Tân Quang, nơi toà thành toạ lạc, người đã 20 năm cầm máy chụp ảnh cho các cặp uyên ương trong ngày cưới với phông nền là cổng cổ, tường thành cũ nhà Mạc... Gặp tôi, anh Minh chán ngán: Họ trùng tu kiểu gì, làm thành thấp lùn đi, xấu xí đi. Bà con bảo nó như cái lò gạch. Nhà văn Phù Ninh - nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang - thở dài: Trùng tu gì thì trùng tu, phải tôn trọng nguyên trạng của di tích chứ. Rồi ông già kiệm lời mang cho tôi xem một bức ảnh cổ thành ở phương Tây in trong cuốn lịch treo tường nhà ông: Đấy, ở nước ngoài, các bức tường thành cổ, họ để nguyên cây dại, gạch đá cũ, họ bảo vệ cho nó không sập giúp người sau thấy được bước đi, vẻ đẹp và sự khắc nghiệt của thời gian, của lịch sử in dấu trên di tích đó.

Người viết bài này có ít nhiều gắn bó với đất Tuyên Quang, lần nào chạm vào thị xã (mới “lên” thành phố được ít ngày), cũng sững người khi thấy các toà cổng, các tường thành rêu phong cổ kính của di tích quốc gia thành nhà Mạc. Giữa tấp nập “phồn hoa đô hội” thời mới, giữa một “đảo” (ngã tư) đường trung tâm có một phom cổng cổ (cổng Tây thành Tuyên Quang). Nó khiến ta nghĩ về một cõi u hoài, một sự cảm khái nao lòng, về số phận và lịch sử của miền địa linh nhân kiệt nằm gọn trong vòng tay ôm, tròn trịa, thân ái, tốt tươi của sông Lô đó. Ở Việt Nam còn quá ít các toà thành, các cổng thành cổ kiểu này. Thành Bắc Ninh thì không cho du khách vào thăm ngắm. Thành Sơn Tây còn lại 3 cổng thì bỗng dưng người ta “trùng tu” phá tan toà cổng đẹp nhất, nếu báo chí không lên tiếng thì hai cổng còn lại cũng sẽ bị “làm mới” theo đúng kế hoạch kiểu “đạn đã lên nòng”.

Posted Image

Và sau khi "rót" tiền tỉ đầu tư

Đã có lần tôi dừng xe, đưa chính em gái mình đứng trong toà khum khum, nứt toác, xanh rì và cuồn cuộn cây dại của cổng Tây thành Tuyên Quang mà chụp ảnh, rồi lo lắng: Hy vọng họ sẽ không trùng tu cẩu thả, để làm mới di tích văn hoá, “bảo tàng” tự nhiên này (như thường thấy). Thật không ngờ, như các cụ nói, “phỉ phui cái mồm”, hôm nay trở lại, đã gặp hai cái lò gạch mới toe như lời bà con Tuyên Quang nói với tôi.

Tôi không bất ngờ, không khó hiểu, nhưng tôi thật sự bất bình.

“Quy trình” đánh tráo cây đèn Alađin

Làm việc với cán bộ hữu quan tỉnh Tuyên Quang về dư luận ầm ĩ xung quanh vụ cái lò gạch mới được đầu tư to tiền nhất tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi mới giật mình: Dự án khoảng 9,8 tỉ đồng trùng tu thành nhà Mạc này đã được thực hiện rất “đúng quy trình”. Tiền từ “bộ” rót về đấy chứ. Tức là: Nhiều lần cử tri chất vấn ngành văn hoá tỉnh trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân (có văn bản kèm theo), rằng sao có tiền mà không trùng tu thành nhà Mạc, để nó nhếch nhác quá. Ngành văn hoá kết hợp với Cty tu bổ di tích ở trung ương lập kế hoạch, dự toán đủ thứ suốt gần hai chục năm. Rồi đưa lên Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định. Rồi trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Thường trực Tỉnh uỷ, xin thỏa thuận của Cục Di sản văn hoá, xin Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Duyệt, cấp kinh phí, lập đủ ban bệ rồi mới “thi công”. Vẻ như, không có ai tùy tiện hay ngẫu hứng làm cho thành Tuyên “thất thủ” trước sự thiếu kiến thức hay quá khích “phá thành đào đất làm lò gạch” cả. Nhưng...

“Không hiểu sao bà con, cư dân trên mạng, kể cả những người trả lời phỏng vấn chúng tôi, những người thật sự yêu thành Tuyên Quang... đều thất vọng, bất bình, “nổi đoá” lên vì việc biến thành Tuyên thành cái... như là lò gạch nhỉ?” - tôi hỏi một cán bộ sở trực tiếp giữ toàn bộ hồ sơ, tham gia vụ “trùng tu tôn tạo” này từ đầu chí cuối, giữa lúc anh đang ôm tài liệu để trả lời nhà báo, thì anh nói: “Đúng là tôi có nghe, bà con bảo nó giống như cái lò gạch mới quá”. Nói rồi, anh cán bộ im lặng.

Chúng tôi ra giữa “đảo giao thông”, nơi toà cổng phía Tây tuyệt đẹp của thành Tuyên Quang đã biến mất hoàn toàn vẻ quyến rũ cách đây ít ngày. Một cổng thành như vừa được dựng lên bằng bìa cáctông để... diễn kịch “vẽ nhọ bôi hề” hiện ra. Có lẽ, Tuyên Quang là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có một toà cổng thành hơn 400 năm tuổi lại nằm giữa cái bùng binh của ngã tư đường trung tâm của thành phố tỉnh lỵ như vậy. “Di tích 1 ngày tuổi” nằm trọn vẹn, tơ hơ ở đó, gạch mới đỏ au, tinh tươm, mới mẻ từ chân lên đầu, từ trong ra ngoài, gạch đá trét ximăng trắng lốp tứ bề. Xung quanh “đảo” là chi chít cọc bằng inox sáng choang. Cọc to, giữa các cọc có xích sắt to bằng ngón chân cái, buông chùng để... bảo vệ. Phải trèo qua hàng rào inox vào trong cổng thành, thì may ra bạn mới nhìn thấy vài dấu vết của mấy viên gạch cũ.

Thành Tuyên hình vuông, mỗi bề dài 275m; tường cao 3m; dày 0,8m đã vật vã tồn tại 418 năm qua trước bao nhiêu dâu bể - thế rồi, giờ đây, nó phải “quy hàng” rồi bị dồn đến chỗ “thất thủ” trước dự án gần 10 tỉ đồng kia. Không lấy ý kiến nhân dân, không tham khảo ý kiến những người thật sự yêu mến, thích thú, am hiểu về di tích thành nhà Mạc trên xứ Tuyên và cả nước, thế nên, dự án đã có một “quy trình” thực thi mà tự những người trong cuộc cứ thế vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”, rồi tự cho mình là đúng! Tôi có cảm giác, toà cổ thành 418 năm tuổi, đã hội tụ bao nhiêu thương yêu, cả máu và nước mắt của bao thế hệ người xứ Tuyên kia như chiếc đèn thần của Alađin, thế rồi, người ta bỏ gần chục tỉ đồng ra để “đánh tráo” nó đi, “đền” vào đó một cây đèn đồng nát.

Trước tập hồ sơ dày cồm cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để “giải trình” về việc thành Tuyên biến thành lò gạch một cách đúng quy trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành cổ ra nông nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vôi vữa ximăng, kèm theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong, đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái thứ “1 ngày tuổi”.

Lại còn thế này, có người thậm chí còn yêu cầu “dỡ gạch hai bên tường (của cổng thành) thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ” (trích văn bản mà chúng tôi đang có trong tay), ôi chao, trùng tu như thế là... chọc tiết di tích đấy, các vị ơi. Nữa, các phom cổng, các bức tường thành lưu dấu mấy trăm năm dâu bể đẹp rực rỡ như thế, vì sao phải phun hoá chất “diệt trừ tận gốc cây dại” để làm mới di tích, trong khi các “toà thiên nhiên” cây bám, dây leo, cây cổ thụ đã là một phần giá trị không thể thiếu của di tích?

Sự kỳ khôi này, có lẽ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi.

Posted Image

Posted Image

Thành nhà Mạc 418 năm tuổi, sau khi “rót” tiền tỉ vào đầu tư, đã mới toe như mới 1 ngày tuổi; và... kém thẩm mỹ như thế này đây!

“Giữ nguyên di tích gốc hiện có” theo kiểu... “làm mới”?

Từ ngày 1.3.1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - ông Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. Có vẻ thận trọng lắm, bởi phải 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ, theo đó, “nguyên tắc trùng tu” là phải: “Phải tận dụng, sử dụng loại vật liệu xây dựng của di tích gốc đã có; nghiêm cấm không được làm thay đổi, biến dạng di tích gốc và phải đảm bảo giữ nguyên di tích gốc hiện có”.

Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ nguyên di tích gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Báo Lao Động

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif :wub: :D :D :D :P http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Ngu thật. Đề án là tu tạo chứ có phải xây mới đâu.

Thường những dấu tính cổ, người ta chỉ trùng tu mà thôi. Chắc đám này phải cho đi học lớp 1 lại mới được. Có chữ Việt mà cũng không biết. Trùng tu là giữ nguyên hiện trạng, bồi bổ để không bị xuống cấp. Ngu thật

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Kiểu này thì không cẩn thận, sư phụ hết chỗ uống rượu với lão tiền bối mất thôi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif :wub: :D :D :D :P http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Ngu thật. Đề án là tu tạo chứ có phải xây mới đâu.

Thường những dấu tính cổ, người ta chỉ trùng tu mà thôi. Chắc đám này phải cho đi học lớp 1 lại mới được. Có chữ Việt mà cũng không biết. Trùng tu là giữ nguyên hiện trạng, bồi bổ để không bị xuống cấp. Ngu thật

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Kiểu này thì không cẩn thận, sư phụ hết chỗ uống rượu với lão tiền bối mất thôi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Quá nhời, quá lời bác Hạt Gạo Làng ơi.

Đúng là trông trước và sau khi tu tạo thật là phản cảm, nhưng sự việc đã rồi, theo luật hiện hành thì chắc sẽ chẳng có việc gì xảy ra, chẳng có ai bưng tráp, và sắp tới có 1 vài bài báo nữa là lại thôi, chìm xuồng. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

ChaicCHia

Chài ai, mấy cha không biết mắc có lé không nữa ? Di tích thật đẹp, giờ như cái lò gạch..Mà cái lò gạch đó làm gì có giá 10ty đồng. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif . Bên B có nôn ra 20% cũng vẫn còn lời khẳm :wub:

Trùng tu tôn tạo thành nhà Mạc (Tuyên Quang):

Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!

Thành nhà Mạc (Tuyên Quang) đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”. Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”

Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.

Posted Image

Thành nhà Mạc trước khi trùng tu

Hiện nay, trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu, không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?

Anh Quang Minh - một nghệ sĩ chơi ảnh nổi tiếng ở thành phố Tuyên Quang, người đã 51 năm sống ở phường Tân Quang, nơi toà thành toạ lạc, người đã 20 năm cầm máy chụp ảnh cho các cặp uyên ương trong ngày cưới với phông nền là cổng cổ, tường thành cũ nhà Mạc... Gặp tôi, anh Minh chán ngán: Họ trùng tu kiểu gì, làm thành thấp lùn đi, xấu xí đi. Bà con bảo nó như cái lò gạch. Nhà văn Phù Ninh - nguyên Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang - thở dài: Trùng tu gì thì trùng tu, phải tôn trọng nguyên trạng của di tích chứ. Rồi ông già kiệm lời mang cho tôi xem một bức ảnh cổ thành ở phương Tây in trong cuốn lịch treo tường nhà ông: Đấy, ở nước ngoài, các bức tường thành cổ, họ để nguyên cây dại, gạch đá cũ, họ bảo vệ cho nó không sập giúp người sau thấy được bước đi, vẻ đẹp và sự khắc nghiệt của thời gian, của lịch sử in dấu trên di tích đó.

Người viết bài này có ít nhiều gắn bó với đất Tuyên Quang, lần nào chạm vào thị xã (mới “lên” thành phố được ít ngày), cũng sững người khi thấy các toà cổng, các tường thành rêu phong cổ kính của di tích quốc gia thành nhà Mạc. Giữa tấp nập “phồn hoa đô hội” thời mới, giữa một “đảo” (ngã tư) đường trung tâm có một phom cổng cổ (cổng Tây thành Tuyên Quang). Nó khiến ta nghĩ về một cõi u hoài, một sự cảm khái nao lòng, về số phận và lịch sử của miền địa linh nhân kiệt nằm gọn trong vòng tay ôm, tròn trịa, thân ái, tốt tươi của sông Lô đó. Ở Việt Nam còn quá ít các toà thành, các cổng thành cổ kiểu này. Thành Bắc Ninh thì không cho du khách vào thăm ngắm. Thành Sơn Tây còn lại 3 cổng thì bỗng dưng người ta “trùng tu” phá tan toà cổng đẹp nhất, nếu báo chí không lên tiếng thì hai cổng còn lại cũng sẽ bị “làm mới” theo đúng kế hoạch kiểu “đạn đã lên nòng”.

Posted Image

Và sau khi "rót" tiền tỉ đầu tư

Đã có lần tôi dừng xe, đưa chính em gái mình đứng trong toà khum khum, nứt toác, xanh rì và cuồn cuộn cây dại của cổng Tây thành Tuyên Quang mà chụp ảnh, rồi lo lắng: Hy vọng họ sẽ không trùng tu cẩu thả, để làm mới di tích văn hoá, “bảo tàng” tự nhiên này (như thường thấy). Thật không ngờ, như các cụ nói, “phỉ phui cái mồm”, hôm nay trở lại, đã gặp hai cái lò gạch mới toe như lời bà con Tuyên Quang nói với tôi.

Tôi không bất ngờ, không khó hiểu, nhưng tôi thật sự bất bình.

“Quy trình” đánh tráo cây đèn Alađin

Làm việc với cán bộ hữu quan tỉnh Tuyên Quang về dư luận ầm ĩ xung quanh vụ cái lò gạch mới được đầu tư to tiền nhất tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi mới giật mình: Dự án khoảng 9,8 tỉ đồng trùng tu thành nhà Mạc này đã được thực hiện rất “đúng quy trình”. Tiền từ “bộ” rót về đấy chứ. Tức là: Nhiều lần cử tri chất vấn ngành văn hoá tỉnh trong các kỳ họp Hội đồng Nhân dân (có văn bản kèm theo), rằng sao có tiền mà không trùng tu thành nhà Mạc, để nó nhếch nhác quá. Ngành văn hoá kết hợp với Cty tu bổ di tích ở trung ương lập kế hoạch, dự toán đủ thứ suốt gần hai chục năm. Rồi đưa lên Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định. Rồi trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Thường trực Tỉnh uỷ, xin thỏa thuận của Cục Di sản văn hoá, xin Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL). Duyệt, cấp kinh phí, lập đủ ban bệ rồi mới “thi công”. Vẻ như, không có ai tùy tiện hay ngẫu hứng làm cho thành Tuyên “thất thủ” trước sự thiếu kiến thức hay quá khích “phá thành đào đất làm lò gạch” cả. Nhưng...

“Không hiểu sao bà con, cư dân trên mạng, kể cả những người trả lời phỏng vấn chúng tôi, những người thật sự yêu thành Tuyên Quang... đều thất vọng, bất bình, “nổi đoá” lên vì việc biến thành Tuyên thành cái... như là lò gạch nhỉ?” - tôi hỏi một cán bộ sở trực tiếp giữ toàn bộ hồ sơ, tham gia vụ “trùng tu tôn tạo” này từ đầu chí cuối, giữa lúc anh đang ôm tài liệu để trả lời nhà báo, thì anh nói: “Đúng là tôi có nghe, bà con bảo nó giống như cái lò gạch mới quá”. Nói rồi, anh cán bộ im lặng.

Chúng tôi ra giữa “đảo giao thông”, nơi toà cổng phía Tây tuyệt đẹp của thành Tuyên Quang đã biến mất hoàn toàn vẻ quyến rũ cách đây ít ngày. Một cổng thành như vừa được dựng lên bằng bìa cáctông để... diễn kịch “vẽ nhọ bôi hề” hiện ra. Có lẽ, Tuyên Quang là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có một toà cổng thành hơn 400 năm tuổi lại nằm giữa cái bùng binh của ngã tư đường trung tâm của thành phố tỉnh lỵ như vậy. “Di tích 1 ngày tuổi” nằm trọn vẹn, tơ hơ ở đó, gạch mới đỏ au, tinh tươm, mới mẻ từ chân lên đầu, từ trong ra ngoài, gạch đá trét ximăng trắng lốp tứ bề. Xung quanh “đảo” là chi chít cọc bằng inox sáng choang. Cọc to, giữa các cọc có xích sắt to bằng ngón chân cái, buông chùng để... bảo vệ. Phải trèo qua hàng rào inox vào trong cổng thành, thì may ra bạn mới nhìn thấy vài dấu vết của mấy viên gạch cũ.

Thành Tuyên hình vuông, mỗi bề dài 275m; tường cao 3m; dày 0,8m đã vật vã tồn tại 418 năm qua trước bao nhiêu dâu bể - thế rồi, giờ đây, nó phải “quy hàng” rồi bị dồn đến chỗ “thất thủ” trước dự án gần 10 tỉ đồng kia. Không lấy ý kiến nhân dân, không tham khảo ý kiến những người thật sự yêu mến, thích thú, am hiểu về di tích thành nhà Mạc trên xứ Tuyên và cả nước, thế nên, dự án đã có một “quy trình” thực thi mà tự những người trong cuộc cứ thế vừa “đá bóng” vừa “thổi còi”, rồi tự cho mình là đúng! Tôi có cảm giác, toà cổ thành 418 năm tuổi, đã hội tụ bao nhiêu thương yêu, cả máu và nước mắt của bao thế hệ người xứ Tuyên kia như chiếc đèn thần của Alađin, thế rồi, người ta bỏ gần chục tỉ đồng ra để “đánh tráo” nó đi, “đền” vào đó một cây đèn đồng nát.

Trước tập hồ sơ dày cồm cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để “giải trình” về việc thành Tuyên biến thành lò gạch một cách đúng quy trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành cổ ra nông nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vôi vữa ximăng, kèm theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong, đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái thứ “1 ngày tuổi”.

Lại còn thế này, có người thậm chí còn yêu cầu “dỡ gạch hai bên tường (của cổng thành) thấp xuống, mở rộng tầm nhìn cho xe cộ” (trích văn bản mà chúng tôi đang có trong tay), ôi chao, trùng tu như thế là... chọc tiết di tích đấy, các vị ơi. Nữa, các phom cổng, các bức tường thành lưu dấu mấy trăm năm dâu bể đẹp rực rỡ như thế, vì sao phải phun hoá chất “diệt trừ tận gốc cây dại” để làm mới di tích, trong khi các “toà thiên nhiên” cây bám, dây leo, cây cổ thụ đã là một phần giá trị không thể thiếu của di tích?

Sự kỳ khôi này, có lẽ, chỉ những người trong cuộc mới hiểu nổi.

Posted Image

Posted Image

Thành nhà Mạc 418 năm tuổi, sau khi “rót” tiền tỉ vào đầu tư, đã mới toe như mới 1 ngày tuổi; và... kém thẩm mỹ như thế này đây!

“Giữ nguyên di tích gốc hiện có” theo kiểu... “làm mới”?

Từ ngày 1.3.1996, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang - ông Vũ Mạnh Thắng đã có thông báo về chủ trương đầu tư trùng tu di tích thành nhà Mạc. Có vẻ thận trọng lắm, bởi phải 11 năm sau, năm 2007, UBND tỉnh Tuyên Quang đã có tờ trình gửi thường trực Tỉnh uỷ, theo đó, “nguyên tắc trùng tu” là phải: “Phải tận dụng, sử dụng loại vật liệu xây dựng của di tích gốc đã có; nghiêm cấm không được làm thay đổi, biến dạng di tích gốc và phải đảm bảo giữ nguyên di tích gốc hiện có”.

Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ nguyên di tích gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.

Theo Đỗ Doãn Hoàng

Báo Lao Động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện ảnh hưởng thế nào tới động đất?

29/09/2010 06:58:20

Posted Image- Các nhà máy thủy điện lớn xây dựng trên các khu vực có khả năng xảy ra động đất có thể kích thích động đất diễn ra mạnh hơn, KS Nguyễn Văn Yêm, nguyên cán bộ của Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần cho biết.

TIN LIÊN QUAN

Ông Yêm lý giải, thủy điện sẽ tích nước vì thế kích thích quá trình xảy ra động đất diễn ra nhanh hơn.

GS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cũng khẳng định, việc xây dựng thủy điện, khai thác khoáng sản bừa bãi... cũng làm vỏ Trái đất bị yếu đi. Những hồ chứa nước của nhà máy thủy điện có thể gây ra những trận động đất kích thích bởi áp lực của nước đè xuống nền đất. Việc xây dựng hồ chứa ở gần các đới đứt gãy cũng khiến cho nước bị thấm xuống vết nứt làm đới đứt gãy chuyển động, phá hủy kết cấu của vỏ Trái đất tại vị trí đó.

Posted Image

Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Hiện phần lãnh thổ Trung Quốc xây dựng rất nhiều đập thủy điện. Nước này dự kiến sẽ xây dựng hơn 200 đập, trong đó có 20 con đập đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trên các dòng chính của sông Mekong, cũng xây dựng rất nhiều đập thủy điện (7 đập ở Lào, 3 đập trên biên giới Thái Lan và Lào, 3 đập ở Campuchia ). Các nước này cũng xây dựng rất nhiều đập thủy điện trên phụ lưu của sông Mê Kông.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam liên tiếp xảy ra động đất ở Cao Bằng, Thanh Hóa, thậm chí cả ở Hà Nội. Ông Xuyên và ông Yêm đều nhận định, đây không phải là hiện tượng bất thường bởi động đất yếu vẫn thường xuyên xảy ra ở nước ta.

Tô Lan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Việt chỉ dùng trí thông minh vào chiến lược tầm thấp?

Tác giả: Trần Thị Trường (Nhà văn)

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản: 11/10/2010 06:00 GMT+7

Thành phần ưu tú của xã hội chưa được chọn lựa đúng giá trị làm cho các chuẩn giá trị bị đảo lộn cũng là một nguyên nhân làm cho con người không phát huy tối đa hiệu quả sự thông minh vốn có của mình.

Người Việt có thông minh!

Còn nhớ những năm 80, tôi đang ở Sofia, những người Bulgari hay những người ngoại quốc sống ở đó bảo với tôi rằng, 1 người Do Thái thông minh bằng mười người châu Âu, nhưng 10 người Do Thái cũng chỉ bằng 1 người Việt Nam.

Cũng có người cho rằng đó là câu nói giễu cợt, cắt nghĩa sự ma lanh của người Việt trong các mánh lới buôn bán. Điều đó có nhưng không hoàn toàn.

Tôi đã thấy những ánh mắt khâm phục rõ ràng đối với các thợ hàn bậc cao của Việt Nam. Người Âu không thể hàn các mối hàn đứng (trong công nghệ hàn tàu thuỷ), cũng không thể xây tường đơn (chỉ có các viên gạch một -10 cm- chồng lên nhau, nối bởi các mạch vữa) mà không cần khuôn. Thợ xây người Âu xây tường nhà luôn có chiếc khuôn làm cữ, đặt vữa và viên gạch vào khuôn, rồi chờ một lát cho đủ kết dính, nhấc khuôn ra mới đặt viên khác. Hầu hết những thợ xây tay nghề cao của Việt Nam đều được ngưỡng mộ và được trả giá công cao khi người Âu thuê làm nhà.

Và tôi cũng đã nghe thấy sự trầm trồ của nhiều người trước những thợ thêu Việt Nam, thêu hai mặt như nhau những bức tranh lụa hết sức tinh tế và sinh động. Trong khi người Âu, muốn thêu phải có những tấm vải dệt sợi vuông, họa tiết chỉ được thêu bằng những đường kim mũi chỉ dựa trên những ô vuông nho nhỏ đó thôi.

Chưa kể đến người Việt học tiếng của nước sở tại, hay tiếng Anh đều nhanh hơn người các nước khác học tiếng Việt, hoặc tiếng Anh v.v...

Posted Image

Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn Nếu ngần ấy chưa đủ để nói rằng người Việt là thông minh, là chẳng kém bất cứ sắc dân nào trên thế giới thì có thể kể thêm những ví dụ khác: Năm 2004 đội tuyển Robocon FXR của Việt Nam đã đoạt chức vô địch châu Á tại Seoul. Tại cuộc thi đó, các bạn sinh viên của trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã xử trí thông minh, khéo léo, vượt các đối thủ cực kỳ khó chơi như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... để đoạt chức vô địch robocon năm ấy.

Ngược thời gian, chúng ta gặp lại Đặng Thái Sơn với giải nhất cuộc thi piano quốc tế Fréderic Chopin 10.1980. Ông là nghệ sĩ dương cầm châu Á đầu tiên đoạt giải kỳ thi dương cầm nổi tiếng quốc tế. Năm 1999, ông là nghệ sĩ piano duy nhất không phải là người Ba Lan được mời đến dự buổi hòa nhạc nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của Fréderic Chopin.

Từng là giám khảo trong nhiều cuộc thi âm nhạc, nhưng Đặng Thái Sơn cũng chính là người Á Đông đầu tiên được chọn vào ban giám khảo Concours Chopin năm 2005.

Những bài trình diễn của ông thường là những bài nhạc dương cầm của Fréderic Chopin, hay là của những nhạc sĩ trường phái lãng mạn và ấn tượng, cũng như những bài nhạc hoà tấu dương cầm của hầu như tất cả những nhà soạn nhạc nổi tiếng ( Beethoven, Chopin, Schumann, Grieg, Mozart, Rachmaninov ...).

Ngoài Đặng Thái Sơn có thể kể đến những nghệ sĩ thành danh ở nước ngoài như: Pianist Nguyễn Bích Trà, anh em nhà Nguyễn Hữu Khôi Nguyên, Nguyễn Hữu Khôi Nam violinist,v.v.

Trong giới chính khách hay khoa học có những người như Philipp Roesler, sinh tại Sóc Trăng, được nuôi dưỡng và lớn lên ở Đức, giờ 36 tuổi, là Bộ trưởng Y tế Đức. Có những người như GS Ngô Bảo Châu, người trẻ nhất mang hàm giáo sư, hiện đang ở tuổi 36 được thế giới toán học bình chọn là 1 trong 10 khám phá khoa học tiêu biểu nhất (năm 2009), người đã thành công trong nghiên cứu công trình " Bổ đề cơ bản" Langland. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng học toán ở nước ngoài và hiện đang sống và làm việc ở Mỹ. Hay GSTS Đặng Lương Mô, nhà khoa học Việt nổi tiếng tại Nhật Bản về lĩnh vực vi mạch, sinh tại Hải Phòng, tốt nghiệp tiến sĩ tại Nhật năm 1968, tới nay có hơn 300 công trình nghiên cứu, có 10 bằng phát minh sáng chế, là viện sĩ Viện Hàn Lâm khoa học New York từ 1992...

Không gian ngổn ngang, điều kiện xã hội cũng tương tự, những tinh hoa, tinh tế được tinh tuyển từ truyền thống cũng bị gián đoạn trong chiến tranh, khôi phục lại và phát triển lên không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều. Thiếu tinh hoa, tinh tuyển, tinh tế thì trật tự xã hội khó ở mức ổn định, tất nhiên xuất hiện cảm giác bất an ở diện rộng. Chính cảm giác này làm nảy sinh tâm lý bon chen, giành giật, co cụm, xo xúi. Và từ đó, tầm nhìn bị hạn chế, khiến hành động sai lệch. Từ sai lệch nhỏ, dẫn đến sai lệch lớn.

Một ví dụ tươi mới nhất đó là Alexandra Huỳnh, cô gái gốc Việt 17 tuổi, học từ bé ở trường Mỹ tốt nghiệp cử nhân. Tháng 10 tới sẽ lên đường đến ĐH Harvard để theo học bậc tiến sĩ về miễn dịch học.

Khó có thể kể hết ở đây những người Việt mà khả năng học tập, làm việc đã làm tên tuổi của họ được cả thế giới biết đến. Đó là những người Việt, mang dòng máu Việt và khả năng của họ khiến cho ta không còn nghi ngờ, không còn phải đặt ra câu hỏi người Việt ta có thông minh không.

Nhưng...

Chữ "nhưng" ở đây có nghĩa là, nếu người Việt thật sự thông minh như thế nhưng hiệu quả thực tế mà sự thông minh ấy đem lại là gì?

Trước hết có thể phải khảo sát đến hai từ "số phận". Số phận là hiện diện những chi phối nằm ngoài các quyết định chủ quan của con người (của cộng đồng hay quốc gia).

Những ví dụ kể trên cho thấy những con người thành đạt thường nằm ở ngoài biên giới nước Việt. Có nghĩa là họ thụ hưởng một môi trường sống khác với số đông đang sống trong nước. Cái môi trường đó bao gồm không gian sống được thiết lập ngăn nắp, sạch sẽ, phóng khoáng từ nhiều năm đến nay. Bao gồm các điều kiện xã hội xung quanh khá lý tưởng, được thiết kế bởi những con người có ý thức cao. Và tất nhiên còn nhiều điều khác nữa...

Những người Việt trong nước cũng thông minh như thế, cũng cần cù và giàu hoài bão như thế nhưng môi trường sống hiện tại của họ là một không gian đang phát triển (một không gian được tái lập sau những năm tháng chiến tranh) với muôn vàn ngổn ngang (chưa kể là phải đối diện thường trực với những yếu tố chưa hợp lý).

Không gian ngổn ngang, điều kiện xã hội cũng tương tự, những tinh hoa, tinh tế được tinh tuyển từ truyền thống cũng bị gián đoạn trong chiến tranh, khôi phục lại và phát triển lên không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều. Thiếu tinh hoa, tinh tuyển, tinh tế thì trật tự xã hội khó ở mức ổn định, tất nhiên xuất hiện cảm giác bất an ở diện rộng. Chính cảm giác này làm nảy sinh tâm lý bon chen, giành giật, co cụm, xo xúi. Và từ đó, tầm nhìn bị hạn chế, khiến hành động sai lệch. Từ sai lệch nhỏ, dẫn đến sai lệch lớn.

Hệ quả là Việt Nam có số lượng không nhỏ hộ gia đình thu nhập dưới ngưỡng nghèo đói của Ngân hàng Thế giới (2 USD/ngày).

Ngoài ra còn nguyên nhân khác là sự chênh lệch đời sống giữa các khu vực (vấn đề công bằng xã hội) khiến cho con người trở nên bất mãn, tư duy hoặc trở nên trì trệ hoặc tê liệt sức sáng tạo.

Posted Image

Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi robocon

Người phương Tây có câu: "Giá trị của định chế không phụ thuộc vào định chế nhưng phụ thuộc vào người áp dụng định chế đó". Hay nói cách khác, "giá trị của một tổ chức không phụ thuộc vào học thuyết mà tổ chức ấy theo đuổi nhưng phụ thuộc vào hệ thống người quản lý hệ thống ấy". Những thành phần ưu tú của xã hội chưa được chọn lựa đúng giá trị làm cho các chuẩn giá trị bị đảo lộn cũng là một nguyên nhân làm cho con người không phát huy tối đa hiệu quả sự thông minh vốn có của mình. Đã 35 năm đất nước Việt Nam liền một dải, chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng từ lâu, cùng khoảng thời gian ấy, Đức và Nhật Bản sau Thế chiến thứ II đã giàu lên nhanh chóng. Hay Hàn Quốc, sau chiến tranh Triều Tiên khoảng năm 1953, đến thập niên 80 đã trở thành một nước công nghiệp đáng nể mà thế giới cũng thường nhắc đến như một hiện tượng.

Còn Việt Nam? Phải chăng là vì bên cạnh các điểm yếu đã nêu ở trên còn một điều nữa là sự tự tin và niềm tin vào người khác của mỗi người Việt còn quá mỏng? Mỗi người chỉ sử dụng trí thông minh của mình vào một chiến lược ở tầm thấp và trong phạm vi hẹp nên hậu quả là sự thông minh ấy dường như, nói một cách thậm xưng, chỉ là giẫm đạp lên nhau? Người này tìm cách kéo người kia thấp xuống và chính mình cũng không phát huy được?

================================

Lời bình của Thiên Sứ:

Dạo này sao bà nhiều chữ nhỉ? Đùa một tý, xin đường buồn nha.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay