Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sao lại dọn đi bạn. Quán vắng dọc đường là nơi chú chân chuẩn bị kiến thức cho một cuộc tranh luận thư hùng nơi diễn đàn. Quán vắng là nơi cho người đúng trong cuộc thư hùng nhâm nhi ly cà phê nâu ngọt ngào chiến thắng. Quán vắng là nơi cho người sai nhâm nhi ly cà phê den đắng để ngẫm nghĩ lại kiến thức của mình mà tiến lên. Sai đúng, đúng sai tất cả đều có tác dụng thúc đẩy khoa học lý học tiến lên bởi cái đúng chẳng qua là cái còn lại sau những cuộc kiểm nghiệm bằng thực tiễn của những hoài nghi tất cả đều sai. Tất cả mọi người đều tốt, đều vì học vấn, vì tâm huyết với tổ tiên dân tộc mà tới đây,nhưng chỉ vì lý học đông phương u u, mê mê, huyền huyền, ảo ảo, khó quá nên có thể sai mà thôi.

Chào bạn

Theo ngu ý của mình thì...

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.....

và trong sự tranh luận thì ko có đúng hay sai.... mà có phù hợp với hoàn cảnh thực tại hay không mà thui???

Còn việc hóa giải những điềm hung hay làm tăng thêm những điềm cát .. thì cũng tùy thuộc từng trường hợp mà thui...

Đêm nay trăng tháng 8 .. ngồi mơ màng uống ly trà thơm...nhớ tích xưa.. khi còn bé biết đến chị hằng và chú cuội mà phì cười tội nghiệp cho giới trẻ bây giờ...

Mặt trăng là gì???

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Thanhdc cho thông tin.

Mấy hôm nay, công việc bận rộn, chỉ khi đêm đến mới ngồi trên máy gõ vào quán vắng. Vậy mà có cao nhân lại khuyên bỏ quán vắng đi. Quán đâu phải của tôi, của chú quán mà, tôi cũng là một hành nhân ghé quán ngồi mà thôi. Ai thích thì ghé không thì thôi.

Ai mà chẳng biết:

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.

Người khôn, người chọn chốn xôn sao.

Cụ Trạng dạy từ thời còn niên thiếu. Nhưng lúc nào là lúc "tìm nơi vắng vẻ"? Lúc nào là lúc "chọn chốn xôn sao", thế nhân hiểu được không? "Quân tử tùy thời biến dịch". "Tùy thời biến Dịch" chứ không phải thuận theo Dịch.

Định viết tiếp. Nhưng thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bạn

và trong sự tranh luận thì ko có đúng hay sai.... mà có phù hợp với hoàn cảnh thực tại hay không mà thui???

Theo liêm trinh đã là khoa học thì tất phải có đúng sai, đúng sai thì thực tiễn là thước đo kiểm nghiệm bởi khoa học của trái đất phục vụ cuộc sống con người của trái đất mà bạn. ở diễn đàn này chưa thấy ai bàn đến chuyện xây dựng nền lý học cho cư dân sao hỏa nếu trên sao hỏa có sinh vật có trí tuệ cao cấp sinh sống.

Đúng sai chúng ta phải rất thận trọng, khoa học quá mênh mông hiểu biết của chúng ta quá nhỏ. Có hạt rồi lại có phản hạt biết đâu lại có một cái phản trái đất mà phản cơ thể chúng ta đang tồn tại ở đấy nên suy ra cũng biết đâu có hà đồ, lạc thư, bát quái, thì lại có phản hà đồ, phản lạc thư,phản bát quái thì sao.

Mặt trăng là gì???

Mặt trăng là bóng điện của trái đất được ông thần vũ trụ lắp lấy điện từ nhà máy điện hạt nhân mặt trời để soi sáng một nửa đêm đen của trái đất.Ồ giá nó đứng im bất động ở một vị trí sao cho đêm nào của trái đất cũng có ánh trăng rằm thì có lẽ nền văn minh của trái đất có khi tiến nhanh hơn bởi tổng lượng ánh sáng có ích nhận được từ khi trái đất sinh ra sẽ lớn hơn và thời gian học tập, lao động ,suy ngix, khám phá,sáng tạo vào thời con người chưa đủ điều kiện chiếu sáng ban đêm để sinh hoạt sẽ lớn hơn nhờ có ánh sáng của mặt trăng soi. :( :D :)

Ngày trung thu vui theo niềm vui của con trẻ nóii vui một tý cho vui.

Chào bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quán vắng bỏ hoang đã lâu.

Hôm nay tôi lại vào quán vắng và suy nghiệm nhân tính thế thái.

Người ta rỉ tai nhau bảo rằng: lyhocdongphuong thực chất là cái blog của Thiên Sứ. Vâng. Những kẻ ác miệng đó nói với nhau như vậy với những ví dụ, để hạn chế người truy cập, một thủ đoạn để góp phần dẹp trang web và diễn đàn này. Trong những ngày nghỉ này, tôi đi lang thang khắp các trang web để tìm một trang web đích thực phi blog. Chẳng có! Nó cũng giống như ở đây. Tranh web nào cũng có chủ của nó cả. Nếu không thuộc về Cty này thì cũng đại diện cho doanh nghiệp kia và phục vụ cho quyền lợi của họ và đều có tôn chỉ của nó.

Xin mời những ai nhầm lẫn giữa khái niệm blog và trang web có tính cộng đồng hãy vào blog của Thiên Sứ để có một khái niệm rõ hơn về "blog của Thiên Sứ".

http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quán vắng bỏ hoang đã lâu.

Hôm nay tôi lại vào quán vắng và suy nghiệm nhân tính thế thái.

Người ta rỉ tai nhau bảo rằng: lyhocdongphuong thực chất là cái blog của Thiên Sứ. Vâng. Những kẻ ác miệng đó nói với nhau như vậy với những ví dụ, để hạn chế người truy cập, một thủ đoạn để góp phần dẹp trang web và diễn đàn này. Trong những ngày nghỉ này, tôi đi lang thang khắp các trang web để tìm một trang web đích thực phi blog. Chẳng có! Nó cũng giống như ở đây. Tranh web nào cũng có chủ của nó cả. Nếu không thuộc về Cty này thì cũng đại diện cho doanh nghiệp kia và phục vụ cho quyền lợi của họ và đều có tôn chỉ của nó.

Xin mời những ai nhầm lẫn giữa khái niệm blog và trang web có tính cộng đồng hãy vào blog của Thiên Sứ để có một khái niệm rõ hơn về "blog của Thiên Sứ".

http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet

Uhm! Ngẫm ra người ta rỉ tai nhau cũng đúng chứ chả sai mà thường cái gì được rỉ tai và truyền tai thường là điều bí mật hoặc điều riêng tư và mất tính công khai vì thiếu độ chính xác, nhưng độ tin cậy lại tùy thuộc vào giá trị của người phát?

Nhưng có web nào cộng đồng nào vô chủ đâu? nơi nào cũng có người lèo lái con thuyền mà mình dịch chuyển. Điều quan tâm là hướng đi chính nghĩa hay phi nghĩa, thế thôi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ - Trung: Cuộc chiến thế kỷ (I)

Tuần Việt Nam - 1 giờ trước

Hai cường quốc lớn của thế giới đang ngày càng trở nên thù địch nhau một cách đáng lo ngại. Liệu điều này có tệ hơn cuộc chiến tranh Lạnh hay không? Tuần Việt Nam xin giới thiệu một cái nhìn của tác giả Ian Bremmer đăng trên tạp chí Prospect của Anh số ra tháng 3/2010.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) tháng Giêng vừa qua, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có một bài phát biểu không gây ấn tượng. Ông chỉ ca ngợi sự ổn định cũng như các tiến bộ về công nghệ của Trung Quốc. Nhưng cùng lúc, sự kiện này đã được những người thân cận với ông Lý thể hiện một cách hoành tráng: một nhóm khoảng 75 quan chức cấp dưới của ông đã chúc tụng, hoan hô một cách thực sự thích thú. Cảnh này khiến tôi nghĩ tới câu châm ngôn nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình rằng nước ông "phải luôn tỏ ra nhún nhường và không bao giờ nên huênh hoang". Tôi tự hỏi, liệu có cần kín đáo thế không? Phải chăng Trung Quốc tin là đã đến thời của họ?

Đó cũng là thông điệp mà nhiều người rút ra sau các màn phô trương hào nhoáng của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Nhưng trò chơi thay đổi thực sự là kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, và khả năng vực dậy ngoạn mục của Trung Quốc đã tạo ra một thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai nước có tầm quan trọng nhất thế giới này. Các quan chức Trung Quốc cho rằng khả năng phục hồi của nước họ trước sự suy thoái của Mỹ đã xác nhận một mô hình phát triển của Trung Quốc - mô hình bác bỏ các thị trường tự do kiểu Mỹ và ủng hộ một hệ thống "tư bản nhà nước". Một mối quan hệ mới đây thôi còn chủ yếu dựa trên lợi ích giờ đã phải thích nghi với các quan điểm ngày càng khác nhau của hai bên về chủ nghĩa tư bản và một sự thay đổi lớn trong cán cân lòng tin.

Danh sách những người nổi cáu trong quan hệ Mỹ - Trung đang ngày càng dài. Google dọa sẽ rút khỏi thị trường Trung Quốc vì bị kiểm duyệt và các vụ tấn công trên mạng. Washington và Bắc Kinh đang hục hặc về chương trình hạt nhân của Iran. Các nghị sĩ Mỹ lại một lần nữa lên án việc Trung Quốc không muốn định giá đồng nhân dân tệ cao hơn và không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các công ty nước ngoài. Đó là chưa nói tới các cuộc tranh cãi thương mại liên quan đến lốp xe và ống thép. Nhưng các vấn đề này chỉ là những triệu chứng của một căn bệnh đang tiến triển nhanh hơn các nhà quan sát nhận thấy.

Một cách công khai, giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cường quốc Mỹ là không thể thiếu đối với cả sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng như sự sống còn về chính trị của đảng Cộng sản. Nhưng không ai công nhận rằng tiếp cận với nguồn vốn hay bí quyết thương mại của Mỹ cũng rất quan trọng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển của Trung Quốc, hay thừa nhận rằng tăng trưởng của Trung Quốc phụ thuộc vào thói quen tiêu dùng của người Mỹ.

Trung Quốc đang thực hiện một quá trình kinh tế kiểu "cắt đứt". Sự sụp đổ tài chính của phương Tây đã đẩy hàng triệu công nhân Trung Quốc ra đường hồi đầu năm 2009, vì các nhà máy, phân xưởng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu của họ phải đóng cửa. Trong hơn 18 tháng qua, Bắc Kinh đã chứng kiến việc phụ thuộc vào các thị trường phương Tây có thể gây nguy cơ cao đến mức nào cho người dân trong nước. Giải pháp là chuyển đổi mô hình kinh tế sang hướng dựa hơn vào nền tảng tiêu dùng đang lớn mạnh trong nước. Tuy nhiên, kế hoạch này phải được thực hiện một cách cẩn trọng nhằm tránh nguy cơ đổ vỡ của ngành công nghiệp.

Trong khi đó, chính sách tách khỏi phương Tây về mặt chính trị của Trung Quốc cũng đang "nở rộ". Chúng ta thấy rõ điều này tại Hội nghị về biến đổi khí hậu hồi tháng 12/2009 ở Copenhagen (Đan Mạch), khi Trung Quốc phản đối các mục tiêu giảm khí thải mà phương Tây đề nghị. Chúng ta càng thấy rõ điều này trong phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc trước tuyên bố của Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan hồi tháng Hai vừa qua và cuộc tiếp Đạt lai Lạt ma của Tổng thống Barack Obama vài ngày sau đó. Chúng ta sẽ còn thấy sự phản đối công khai hơn của Trung Quốc chống lại cái mà Bắc Kinh gọi là "sự can thiệp vào công việc nội bộ" đối với Washington trong nhiều tháng tới.

Đúng là vẫn có sự phụ thuộc lẫn nhau rất lớn giữa Trung Quốc và Mỹ, chủ yếu trong các quan hệ thương mại. Nhưng cuộc xung đột đang nảy mầm này dù theo cách nào cũng nguy hiểm hơn một cuộc Chiến tranh Lạnh. Giới hoạch định chính sách kinh tế ở Moscow ít tác động tới sức mạnh và mức sống của phương Tây. Nhưng toàn cầu hóa có nghĩa là không giống như chuyện bức tường Berlin, chẳng có gì cách ly Trung Quốc hay Mỹ khỏi những rối loạn ở bên trong của nước kia.

Sự kình địch có thể tác động tới cuộc sống của chính nước mình, vượt ra ngoài khả năng giải quyết của chính phủ. Các nghị sĩ Mỹ nên đảm bảo rằng cường quốc Mỹ vẫn là không thể thiếu đối với sự nổi lên của Trung Quốc. Đối diện với cử tri vào tháng 12 tới, các chính trị gia Mỹ sẽ muốn đổ lỗi những nỗi khổ của nước họ cho một ai khác. Sự bảo thủ về văn hóa của cánh hữu và các nhà bảo vệ người lao động của cánh tả sẽ nói với cử tri rằng vấn đề của họ xuất phát từ Trung Quốc. Thậm chí các số liệu thực sự đang bắt đầu làm dấy lên lo ngại, khi nhà kinh tế học Paul Krugman cảnh báo hồi tháng 3/2010 rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc "đang làm tổn hại nghiêm trọng tới phần còn lại của thế giới".

Chẳng bao lâu nữa, nhiều người Mỹ sẽ được hỏi làm thế nào một đất nước với tỷ lệ thất nghiệp 10% có thể thuyết phục được một đất nước có mức tăng trưởng 10% rằng họ phải tôn trọng các quy định thương mại và đóng một vai trò có trách nhiệm trên quy mô toàn cầu. Và sự quyết đoán mới đây của Bắc Kinh đã càng làm tăng thêm sự bất an ở Mỹ. Trong một cuộc thăm dò do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện năm 2009, 44% người Mỹ gọi Trung Quốc là "cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới". Chỉ 27% chọn Mỹ. Dù có lý hay không, đây cũng là một sự thay đổi lớn trong thái độ của người Mỹ nếu so sánh với năm 2008, năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất ở Mỹ, khi đa số cử tri không biết hoặc không quan tâm tới việc ứng cử viên nào ủng hộ Trung Quốc.

***

Mọi chuyện đã xảy ra thế nào? Trong 30 năm qua, sự nổi lên của Trung Quốc và sức mạnh của Mỹ mang tính bổ sung cho nhau. Cuối những năm 1970, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu gắn bó hơn với chủ nghĩa tư bản và thận trọng mở cửa cho thương mại và đầu tư từ nước ngoài. Những quan chức ít cứng rắn hơn ở Washington và Bắc Kinh đã hy vọng rằng một mối quan hệ sẽ được xây dựng, nhưng tranh cãi về vụ Thiên An Môn năm 1989 đã khiến các kế hoạch của họ bị hoãn lại.

Sau khi các chính phủ tham gia Hiệp ước Vácsava sụp đổ cuối năm đó và Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, phe cứng rắn ở Trung Quốc đã quyết định ngừng thử nghiệm tư bản. Nhưng vào năm 1992, Đặng Tiểu Bình, khi đó 88 tuổi, đã thổi một sức sống mới vào cải cách thị trường. Người kế nhiệm ông là Giang Trạch Dân đã gạt bỏ mọi cảnh giác trước tự do hóa, hợp pháp hóa hoàn toàn cho chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy các cuộc cải cách đầu những năm 1990.

Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu đã dạy cho giới lãnh đạo Trung Quốc rằng để duy trì quyền lực, họ phải đạt được thành công ở chính chỗ mà các nước xã hội chủ nghĩa khác đã thất bại, bằng cách giúp nâng cao mức sống của người dân. Xây dựng nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc biến đất nước thành một nhà xuất khẩu hàng đầu - kế hoạch đòi hỏi phải tiếp cận với người tiêu dùng ở Mỹ, EU và Nhật Bản - vốn là ba đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là mở cửa nền kinh tế ở mức cao hơn cho thương mại và đầu tư từ bên ngoài - việc này trên thực tế đã "gắn kết" tăng trưởng của Trung Quốc với tăng trưởng của phương Tây.

Các công ty của Mỹ đã vui vẻ giúp đỡ. Wal-Mart đã trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới bởi nhà sáng lập công ty này, Sam Walton, nhận ra các tiềm năng trong lực lượng lao động giá rẻ ở Trung Quốc. Trong nhiều năm sau đó, một lượng lớn công ty Mỹ đã bắt đầu dồn vốn sinh lời lớn vào việc buôn bán với giới trung lưu có tiềm năng khổng lồ ở Trung Quốc. Ngược lại, các công ty của Trung Quốc đang tìm cách gia tăng chuỗi giá trị đã tận dụng cách quảng cáo, quản lý cũng như các công nghệ tân tiến và kỹ thuật marketing của các công ty Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Quan hệ Bắc Kinh với Mỹ đã bước đến một thời khắc quan trọng vào tháng 1/1993, khi Bill Clinton vào Nhà Trắng. Là một ứng cử viên, ông Clinton đã tố cáo giới lãnh đạo Trung Quốc là "những tên đồ tể" và hứa chấm dứt "quốc gia được lợi nhiều nhất" từ quy chế thương mại mà Trung Quốc được hưởng từ năm 1980.

Trở thành Tổng thống, ông Clinton đã tỏ ra thận trọng hơn và theo đuổi một chính sách "cam kết mang tính xây dựng". Người tiêu dùng Mỹ được lợi từ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, giúp kiềm chế lạm phát trong những năm 1990. Trước khi rời nhiệm sở, ông Clinton đã ký ban hành đạo luật "bình thường hóa vĩnh viễn quan hệ thương mại" giữa hai nước. Và từ đó, quan hệ song phương Mỹ - Trung trở nên quá lớn đến nỗi không thể sụp đổ.

Khi đó, Bắc Kinh có lý do chính đáng để quý trọng sức mạnh Mỹ và sự sẵn lòng của Washington trong việc sử dụng sức mạnh này. Quan hệ thương mại và đầu tư đang phát triển với những quốc gia mới nổi còn bấp bênh nhưng nhiều tiềm năng tại châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latinh đã đặt Trung Quốc trước những nguy cơ mà họ có ít kinh nghiệm xử trí. Sự sẵn lòng của Mỹ đóng vai trò sen đầm quốc tế đã giúp mở và duy trì các tuyến đường thương mại chính trên bộ cũng như trên biển cho các công ty của Trung Quốc. Khả năng tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng ở Mỹ đã giúp nền kinh tế Trung Quốc tạo thêm hàng triệu công ăn việc làm. Washington đã tỏ rõ quan điểm tôn trọng các khu vực nhạy cảm của Trung Quốc như Đài Loan, Tây Tạng và Quảng trường Thiên An Môn.

Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong nhiều năm sau đó, sự phá hủy sáng tạo (cái mới giết cái cũ) diễn ra cùng với nhiều thập kỷ tăng trưởng hai con số đã tạo ra nhiều vấn đền lớn bên trong Trung Quốc: sự phân bố không đồng đều tài sản xã hội giữa các thành phố duyên hải và phần còn lại của đất nước, sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng và rối loạn xã hội.

Để đảm bảo đà đi lên "hài hòa" hơn, một thế hệ lãnh đạo mới do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo dẫn đầu đã trực tiếp ra tay quản lý tăng trưởng. Chính phủ vốn dựa vào trụ cột là các công ty nhà nước để đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên, giờ đã bắt đầu sử dụng các công ty tư nhân để làm chủ một số lĩnh vực: Yingli và Suntech đã chiếm ưu thế trong ngành công nghiệp thiên năng; BYD chế ngự lĩnh vực sản xuất xe hơi và pin. Bắc Kinh dựa cả vào các công ty nhà nước và tư nhân để quản lý tăng trưởng và phân phối lợi nhuận của đất nước. Và các quỹ đầu tư quốc gia, thành lập từ nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ của nước này - Ngân hàng Nhân dân trung ương Trung Quốc nắm giữ lượng ngoại tệ trị giá 2.399 nghìn tỷ USD tính đến tháng 12/2009 - đã được sử dụng cho các dòng đầu tư trực tiếp khổng lồ.

Quốc Thái dịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người có thể bay tới tương lai?

Khoahọc.com.vn

Cập nhật lúc 16h39' ngày 05/05/2010

Theo nhà vật lý hàng đầu thế giới Stephen Hawking, tới một ngày nào đó con người có thể chế tạo được những con tàu vũ trụ có tốc độ bay gần bằng tốc độ ánh sáng (300.000 Km/giây) để làm chậm tốc độ trôi của thời gian đối với những người trong tàu.

Nhờ vậy, những người trong tàu có thể bay hàng nghìn năm tới tương lai, tới những hệ thống sao ở rất xa Trái Đất.

Về lý thuyết, điều đó có thể giúp loài người “chinh phục tương lai,” thậm chí, từ vũ trụ quay trở lại để phục hồi cuộc sống trên Trái Đất nếu xảy ra thảm họa hủy diệt toàn bộ sự sống trên Hành tinh Xanh.

Posted Image

Giáo sư Stephen Hawking cho rằng loài người có thể chế tạo được một tàu vũ trụ khổng lồ mang tên “Tương đối.” Ông đặt tên con tàu như vậy vì chuyến Du lịch Thời gian trên con tàu được thưc hiện dựa vào thuyết Tương đối của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein.

Albert Einstein đã phát hiện ra rằng nếu các vật thể chuyển động với tốc độ rất cao trong vũ trụ thì tốc độ trôi của thời gian đối với các vật thể đó bị chậm lại. Nếu các vật thể chuyển động với tốc độ như các tàu vũ trụ hiện nay thì hiệu ứng đó không đáng kể.

Song, nếu tàu vũ trụ tương lai theo giả thiết của Stephen Hawking có thể chuyển động với vận tốc bằng 98% tốc độ ánh sáng thì hiệu ứng đó cực kỳ lớn: một ngày trên tàu sẽ bằng 1 năm trên Trái Đất.

Với tốc độ bay như vậy, tàu có thể bay tới rìa dải Ngân hà trong vòng 80 năm đối với những người trong tàu.

Theo tính toán của Stephen Hawking, về mặt lý thuyết, một tàu vũ trụ như trên có thể bay đạt tốc độ hơn 650 triệu dặm/giờ, nhưng tàu sẽ phải rất lớn để mang theo lượng nhiên liệu cần thiết, và sẽ phải mất tới 6 năm bay mới đạt tốc độ tối đa.

Trong hai năm đầu, tàu chỉ có thể bay với tốc độ bằng 50% tốc độ ánh sáng, 2 năm tiếp theo bằng 90% và tới hai năm tiếp theo đó mới đạt tốc độ 98% tốc độ ánh sáng.

Ngược với hành trình về tương lai, một số nhà khoa học cho rằng có thể đi ngược về quá khứ bằng cách sử dụng các lỗ sâu (wormholes), cửa ngõ nối các phần khác nhau của vũ trụ, tạo ra các “lối đi tắt” ngược thời gian về quá khứ hoặc vượt lên trước về tương lai.

Theo lý thuyết, các lỗ hổng đó tồn tại ở mức độ quantum, nhỏ hơn cả nguyên tử. Bởi vậy, thách thức đặt ra là làm thế nào để làm rộng lỗ hổng đó để con người có thể chui qua.

Giáo sư Stephen Hawking bác bỏ ý kiến trên và cho rằng du lịch ngược thời gian về quá khứ sẽ tạo ra “nghịch lý khoa học điên khùng,” theo đó, một nhà nghiên cứu có thể đi ngược lại thời gian và bắn chết bản thân anh ta trong quá khứ.

Điều đó đặt ra câu hỏi là ai bắn? Bởi lẽ, nếu anh ta đã chết từ trước rồi thì làm sao còn có thể có anh ta để mà đi ngược lại thời gian để bắn?

Theo giáo sư Stephen Hawking, không thể có loại máy thời gian giúp đi ngược lại quá khứ như vậy vì nó vi phạm quy tắc cơ bản: “nhân trước quả sau.” Bởi vậy, ông không tin rằng con người có thể đi ngược lại quá khứ dù là sử dụng lỗ sâu hay bất kỳ biện pháp nào khác./.

Theo Vietnamnet

-----------------------------------------------------

Mặc dù rất quí và kính trọng SW Hawking. Nhưng phải thành thật mà nói rằng: Những ý tưởng này của ông có thể chứng tỏ ông qúa lãng mạn. Có thể nói rằng: Chuyện này sẽ không bao giờ xảy ra. Cứ lấy ngay công thứ E=mc2 thì sẽ thấy rằng: Với một năng lượng ban đầu E không đổi, nạp vào con tàu viễn tưởng của ông Hawking thì với tốc độ "c" càng lớn thì khối lượng "m" sẽ càng nhỏ. Và tất nhiên, sẽ chẳng bao giờ con người đi đến nơi nó cần đến. Nhưng có điều là: Con người sẽ nhìn thấy cả tương lai và quá khứ của mỗi con người và của cả vũ trụ. Điều này hiện thực hơn gấp nhiều lần ý tưởng của Hawking.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Einstein và bức thư 5.000 năm

Tintuc Online

12/05/2010 11:14 (GMT +7)

Trong “Phi thuyền thời gian” được chôn tại công viên Flushing Meadows Corona của New York , (Mỹ) năm 1938, bức thư gửi cho hậu thế 5.000 năm sau của Albert Einstein chỉ chiếm một góc cực kỳ khiêm tốn.

“Phi thuyền thời gian” 1938

Phần không gian còn lại chứa những vật khác nhau như vải, kim loại, hạt giống và vật dụng sinh hoạt hàng ngày, gồm điện thoại, dao cạo râu chạy điện, búp bê, thậm chí còn có cả một bao thuốc lá Marlboro.

Đây là một món quà đặc biệt mà Công ty Westinghouse Electric của Mỹ chuẩn bị cho Hội chợ triển lãm quốc tế New York lần thứ 2. Để phù hợp với chủ đề “Thế giới tương lai” của Hội chợ, họ quyết định chôn xuống bên dưới nhà triển lãm một “phi thuyền”, còn bên trên làm một tấm bia ghi: 5.000 năm sau mới được mở.

Trong quá trình làm chiếc “phi thuyền” này, Chủ tịch Westinghouse Electric Andrew Robertson từng động viên những người công nhân trực tiếp lắp đặt: “5.000 năm sau, khi nó được mở ra, những thứ bên trong sẽ trở thành những món quà tốt nhất mà chúng ta để lại cho hậu thế”.

Chiếc “phi thuyền” vượt thời gian này có hình giống như viên đạn khổng lồ được làm bằng crôm với lớp vỏ hợp kim đồng dài 2m. Ngoài những phát minh đã khiến một thế hệ đương đại tự hào và nhiều vật phẩm sinh hoạt hàng ngày, còn có một đoạn phim tài liệu, những bức thư gửi cho hậu thế của 3 nhân vật “đã có cống hiến lớn lao cho thời đại”, trong đó có Einstein.

Trong thư ông viết: “Thời đại của chúng ta đầy những phát minh mang tính sáng tạo, và nó đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta. Điện năng mà chúng ta sử dụng đã giải phóng con người khỏi lao động chân tay. Chúng ta có thể vượt qua biển lớn, chúng ta có thể bay lên bầu trời, thậm chí thông qua sóng điện từ, chúng ta có thể truyền thông tin đến mọi góc của thế giới một cách nhanh chóng nhất.

Tuy nhiên, việc sản xuất và phân phối hàng hóa vẫn hoàn toàn vô tổ chức, con người không thể không lo lắng cho đời sống của mình. Những con người sống ở những quốc gia khác nhau luôn tìm cách sát hại lẫn nhau. Điều này khiến những người biết nghĩ đến tương lai luôn cảm thấy bất an và lo ngại.

Điều đó là vì, trái ngược hẳn với những người thực sự cống hiến cho xã hội, trình độ và phẩm chất đạo đức của đại bộ phận công chúng đều thấp hơn rất nhiều. Tôi tin rằng hậu thế của chúng ta sẽ đọc những dòng chữ trên đây với lý trí vượt trội hơn”.

Mâu thuẫn giữa công nghệ và nhân văn

Thời của Einstein, rất nhiều phát minh của các nhà khoa học bị dùng vào mục đích quân sự, phục vụ việc cho ra đời những thiết bị vũ khí với sức công phá lớn, thúc đẩy con người sát hại lẫn nhau. Đó chính là nguyên nhân vì sao Einstein cảm thấy bất mãn với “trình độ và phẩm chất đạo đức” của phần đông dân chúng. Trong suy nghĩ của ông, vào thời đại đó, công nghệ phát triển như vũ bão, song môi trường nhân văn lại giảm sút đi.

Sau này, sự mâu thuẫn giữa công nghệ và nhân văn chưa bao giờ kết thúc. Một năm sau ngày viết bức thư trên, Einstein viết một bức thư khác gửi Tổng thống đương nhiệm Franklin Roosevelt, đề nghị triển khai sản xuất bom nguyên tử trước Đức Quốc xã. Vài năm sau, hai quả bom nguyên tử kết tinh của công nghệ mới nhất đã dội xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người vô tội.

So với 72 năm trước, hiện giờ con người đã có “lý trí vượt trội” hơn, song sự lo lắng của Einstein đối với hiện thực xã hội vẫn còn nguyên. Con người vẫn tiếp tục giết chóc lẫn nhau để tranh đoạt lợi ích, và những nguy cơ trong tương lai vẫn đang tiếp diễn. Rất nhiều người đã được đọc bức thư của Einstein trước và cả sau khi nó được chôn xuống, song họ rất giống nhau ở một điểm là luôn chú ý đến sự phát triển công nghệ mà quên đi khía cạnh nhân văn, cũng giống như trong “phi thuyền thời gian”, bức thư ấy bị nằm quên trong góc nhỏ.

Theo Bảo Trâm

Posted Image

-----------------------------------------

Qua bức thư này của Einstein - một nhà khoa học đứng đầu trong hàng ngũ tri thức khoa học hiện đại - mới thấy một quá trình phát triển đến một hệ thống trí thức hoàn hảo của Lý Học Đông phương, khi cổ nhân đặt chữ "Nhân" lên đứng đầu của Ngũ đức. Nếu không có một trải nghiệm qua những lịch sử thăng trầm của con người và là sự tổng hợp của những giá trị tri thức vượt trội thì không thể có sự đề cao những giá trị nhân bản như vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chân lý của Bờm và điều khiến tôi giật mình...

Tác giả: Nguyễn Hoàng

Tuần Việt Nam.

Một câu ca dao cổ với những hồn cốt của thằng Bờm sao lại có thể vận vào cuộc sống đương đại của chúng tôi đơn giản, dễ dàng như vậy sao? Quả thật tôi rất không muốn tin rằng có một sự thật cay đắng như thế!

Các giả thiết tư duy thằng Bờm

Tôi có một người bạn ngoại quốc tên quen gọi là Bill, chuyên nghiên cứu về văn hoa dân gian Việt Nam. Ông muốn tìm hiểu sâu về thằng Bờm, một hình tượng làm ông khá ngạc nhiên và thích thú. Ông thuôc lòng và thường nghêu ngao hát bằng cái giọng ngoại quốc lơ lớ vui nhộn bài thằng Bờm nổi tiếng mà người Việt mình có lẽ ai cũng biết:

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi

Bờm cười!

Thằng Bờm được lưu truyền từ rất lâu, được coi là một trong số những nhân vật tiêu biểu nhất của ca dao Việt, của dòng văn học dân gian Việt thuộc một nền văn hóa cả nghìn năm rực rỡ mà dân Việt nam ta thường lấy đó làm nỗi tự hào. Ông ngoại quốc này quan tâm cũng là phải!

Rồi một hôm ông bạn ngoại quốc này hỏi tôi một cách khá nghiêm túc : "Này ông Hòang, từ thực tiễn đòi sống Việt ông có thể lý giải như thế nào về phương pháp tư duy thằng Bờm?"

Posted Image

Thằng Bờm có cái quạt mo... Ảnh Saga

Bài ca thằng Bờm đọc lên ngồ ngộ, có vẻ ngây ngô nữa, đọc cho vui vậy thôi. Đã có khi nào tôi và các bạn băn khoăn suy nghĩ về phương pháp tư duy của nhân vật Bờm nổi tiếng này đâu! Câu hỏi làm nhân vật Bờm trở nên quan trọng và phức tạp quá nhỉ! Với người nước ngoài, lại là một học giả, mình đâu có thể trả lời qua loa cho được. Tôi còn mỗi một cách là đưa ông bạn này đến gặp giáo sư Trí Việt mong được nghe những kiến giải xác đáng từ nhà học giả thông thái khả kính của chúng ta.

Tại nhà giáo sư Trí Việt, sau khi nghe chúng tôi trình bày,vị giáo sư khả kính gọi người phụ tá của mình ra dặn dò tìm cho chúng tôi một bản thảo lưu trước đấy của giáo sư rồi ân cần nói : "Rất cám ơn ông Bill đã nêu ra một điều rất thú vị, đáng phải suy nghĩ về thằng Bờm. Người Việt chúng tôi thường tiếp nhận các hiên tượng sự việc dễ dãi theo cảm tính, ít khi lật ngược lại vấn đề. Đáng buồn là phải để một người nước ngoài như ông đặt vấn đề giúp.

Văn hóa dân gian theo tôi là những gì được chắt lọc từ đời này qua đời khác, luôn phản ánh cái hồn, cái tâm thức của một đất nước, của một dân tộc. Vậy có mối tương quan nào đó giữa nhân vật Bờm với nếp nghĩ nếp cảm của người Việt hay không?

Về trường hợp cụ thể này, cách đây trên 20 năm tôi có một phác thảo nhỏ mới nêu được 4 giả thiết về cách tư duy thằng Bờm.

Vừa lúc đó người phụ tá của giáo sư Trí Việt mang ra cho chúng tôi một bản đánh máy chữ theo kiểu mổ cò trên lọai giấy pơluya rất mỏng đã ố vàng mà giáo sư tự đánh máy những năm đầu thập niên 90 khi bắt đầu một thời kỳ "Đổi mới".

Đưa bản phác thảo cho chúng tôi, vị giáo sư còn cẩn thận căn dặn thêm: "Tôi cũng phải nói lại một lần nữa rằng đây chỉ là các giả thiết chưa được minh chứng, cũng mới chỉ là các suy tư ở dạng phác thảo, không phải là kết luận khoa học. Không biết có giúp được gì cho khảo cứu của ông?"

Tôi nhanh nhẩu xin phép giáo sư Trí Việt đươc copy lại một bản cho mình và cho cả các bạn nữa. Sau đây là phần trích từ bài viết của giáo sư Trí Việt :"Các giả thiết về phương pháp tư duy thằng Bờm" để bạn đọc gần xa có thể chia sẻ và cùng chiêm nghiệm:

"...

Giả thiết 1: Bờm bản năng gốc:

Trong trường hợp này, Bờm tư duy bản năng như con nít, không hơn gì các loài là bao, không trưởng thành trong suy nghĩ , chưa phát triển được các kỹ năng so sánh. Vì vậy Bờm hành sử theo nhu cầu bản năng gốc của tự nhiên: Không phải nghĩ, phàm là cái gì thỏa mãn được cái bụng cậu, cái tính ham ăn của cậu là quan trọng nhất! Ngoài cái ăn được ngay ra, mọi thứ khác đối với Bờm đều vô nghĩa, đều không quan trọng chút nào.

Ở đây dân gian vốn đã có câu "Dĩ thực vi tiên" !

Giả thiết 2 : Bờm "tồn tại hay không tồn tại "

Bờm ở trong môt hoàn cảnh cùng quẫn, bị đói khát bệnh tật, triền miên giữa cái sống và cái chết Không biết có tồn tại được đến ngày mai hay không. Trong hòan cảnh sống bữa nay, chưa lo được bữa mai ấy, Bờm không thể nghĩ dến một cái gì cao xa, dài hơi hơn quá ngày hôm nay. Trong cuộc vật lộn vì sự tồn tại trước mắt, người ta đâu có thể tính chuyện mai này.

Vì sự tồn tại trước mắt. Bờm đành chấp nhận nắm xôi và bỏ qua những trâu bò, bè gỗ lim, ao sâu cá mè bởi "Nước xa không cứu được lửa gần" vậy!

Giả thiết 3 : Bờm phận nghèo tự ti

Bờm rất nghèo, cả gia tài chỉ có cai quạt mo là đáng giá và cái quạt mo ấy chẳng thể che đậy được cai nghèo của Bờm trươc đôi mắt tinh tường của lão Phú ông biết làm ăn giàu có. Trong cái tương quan thất thế ấy, Bờm đâu dám tơ tưởng đến một cái gì cao xa vượt quá giá trị cái quạt mo của mình. (Với bản tính tự ti và thiếu óc tưởng tượng, Bờm đâu có biết rằng trước khi trở nên giàu có, nhiều lão phú ông kia cũng bắt đầu từ một thời nghèo khó, cũng chỉ có một chiếc quạt mo như Bờm vậy!).

Thôi thì hãy bằng lòng vậy, đành lòng vậy, vì đã nghèo thì cũng phải hèn thôi! Mà cái quạt mo đổi được cả nắm xôi để giải quyết sự đói nghèo trước mắt Bờm thấy cũng đã là tốt lắm rồi!

Có câu:"Cái khó nó bó cái khôn " làm điều an ủi cho phận nghèo của Bờm!

Gỉả thiết 4: Bờm sống gấp, vô trách nhiệm với hiện tại và tương lai.

Các quyết định của Bờm không cần tính đến hiệu quả, tính đến ngày mai cho bản thân và tương lai của con cháu. Có của nả gì trong nhà, ngoài vườn, Bờm đều chăm chăm đem đổi lấy miếng ăn nóng trước mắt cho riêng mình tiêu sài mặc sức. Bờm không suy nghĩ phải làm việc có hiệu quả và làm ra của cải thật sự cho xã hội, "trời sinh voi, trời sinh cỏ" cơ mà!

Vả lại nhà Bờm "rừng vàng biển bạc", cơ nghiệp đất đai tổ tiên ông bà để lại mênh mang, thiếu gì!

Trong đầu Bờm không có tư duy phát triển vì tương lai. Cứ như vậy Bờm bỏ qua các cơ hội mà thời cuộc đem lại, dửng dưng với các phương tiện sản xuất như trâu bò, ao sâu cá mè hoặc cả bè gỗ lim của Phú ông. Bờm ích kỷ, chỉ bận bịu với chính sự tồn tại của mình!

Với thế hệ mai sau, Bờm nói : Các con ạ, các cụ ta có câu "Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào", nay ta tặng lại câu này cho các con đó. Hãy coi đây là tài sản thừa kế vô giá duy nhất mà Bờm ta để lại cho hậu thế các con !...

Và còn có thể có nhiều giả thiết khác nữa cần được tiếp tục bổ xung vào đây.

Hà nội , ngày 15 tháng 2 năm 1992 ,

GS Trí Việt.

Posted Image

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu... Ảnh vanhocdangian

Chẳng nhẽ tôi và Bờm có những điểm giống nhau...

Đọc kỹ vài lần, tôi càng thấy ngờ ngợ như đã gặp rất nhiều những anh chàng Bờm này hàng ngày trong cuộc sống ở đâu đó quanh tôi. Rồi tôi lại như thấy những anh chàng Bờm này đang ở ngay trong chính con người tôi, chính là một phần cuộc đời tôi.

Một câu ca dao cổ với những hồn cốt của thằng Bờm sao lại có thể vận vào cuộc sống đương đại của chúng tôi đơn giản, dễ dàng như vậy sao? Quả thật tôi rất không muốn tin rằng có một sự thật cay đắng như thế!

Mà chẳng nhẽ tôi và Bờm có những điểm giống nhau, như là anh em ruột thịt của nhau? Chẳng nhẽ tôi cũng kém cỏi, tồi tệ đến thế sao! Và rồi tôi cũng thấy buồn và rợn cả cho chính bản thân mình luôn:

- Bởi tôi cũng ham mê các lọai làm ăn đánh quả kiểu chụp giật mì ăn liền, chỉ cần được lợi trước mắt cái đã, bất chấp hậu quả lâu dài dù có tồi tệ đến đâu cũng chẳng sao, rồi ta sẽ tính sau;

- Bởi tôi cũng có tinh thần cam chịu thẳng tưng, chấp nhận cái phận mình nghèo thì hèn là nhiên dĩ nhiên, đành lòng vậy, cầm lòng vậy có sao! Được tồn tại như thế này là quá tốt rồi, làm nữa làm gì cho nó khổ vào thân, chết có mang đi được gì đâu!

- Bởi cũng như Bờm từ khi còn trẻ, tôi đã học được phương pháp luận ngụy biện chứng hùng hồn: cái nghèo tinh thần và vật chất của ta có nguyên nhân sâu xa trong sự giàu có của những lão phú ông kia. Và để rồi từ đó không bao giờ ta phải tự vấn bản thân, lương tâm về cái nghèo, cái dốt của mình nữa, cứ vô tư mà sống trôi tuồn tuột theo bản ngã vô thức của mình đi!

-Bởi tôi rất ngại suy nghĩ, can dự vào các vấn đề thời cuộc và tương lai. Tôi tâm đắc với cách người làng Vũ Đại xử lý vụ Chí Phèo chửi ầm ĩ cả làng, mọi người không ai bảo ai đều biết im lặng tự nhủ "Chắc nó trừ mình ra".

Tôi luôn biết cách tự an ủi mình trước các vấn nạn của xã hội mà thường tôi cũng góp phần tạo dựng theo tinh thần văn hóa đổ lỗi của đám đông thời nay; "Do hoàn cảnh khách quan xúi bẩy, tôi đâu muốn thế!". Ngoài ra, tôi luôn đề cao tinh thần tự ti vô can vô trách nhiệm: "Em kém cỏi, em bất lực, em xin nhường hết cho các bác đứng ra đứng ra giải quyết" ngay cả khi tôi biết chắc rằng sẽ chẳng có bác nào đứng ra cả!

Hoặc nhờ có năng lực kiên trì trông đợi, tôi sẽ nhắm mắt lại để cố tin vào một phép màu nhiệm là một ngày đẹp trời nào đó,khi mở mắt ra các vấn đề tự nó rồi sẽ được giải quyết tốt đẹp;

- Bởi tôi bao lâu nay vốn chỉ quen ăn xổi ở thì, vô lo vô nghĩ và cũng vô trách nhiệm luôn trên cuộc đời này;

- Bởi tôi vv... và vv...

Và rồi tôi ngạc nhiên không biết từ khi nào mình trở nên vô cảm, hành xử ngây ngô và đầy chất bản năng đôi lúc mất cả tình người giữa cuộc đời này? Vậy đâu là phần con, còn lại bao nhiêu là phần người trong con người của tôi hôm nay?

Để giải thóat cho mình khỏi những nỗi ám ảnh đáng sợ đó, có lẽ tôi phải chờ xem các kết quả khảo cứu và ý kiến của anh bạn Bill sẽ như thế nào. Hy vọng người nước ngòai nhìn vấn đề của người Việt mình khách quan, tích cực và bao dung hơn chăng.

Và biết đâu ông bạn Bill lại có thể chỉ cho các loại chàng Bờm và tôi một giải pháp tích cực hơn các giả thiết mà giáo sư Trí Việt khả kính đã nêu ra trong phác thảo đầy thất vọng của ông!

Và biết đâu vào cái thời hiện đại của số hóa và toàn cầu hóa, các giả thiết trên cùng các chiêm nghiệm đáng sợ của tôi có thể được một nhân vật kiệt xuất nào đó trên Internet chứng minh là đã không còn tồn tại trong thực tiễn khách quan tươi đẹp của chúng ta nữa thì lại càng may mắn chứ sao!

Chả thế mà hôm nay lần đầu tiên tôi và các loại chàng Bờm mạnh dạn rủ nhau cùng xuất hiện giao lưu trên internet để giãi bày tâm sự của mình như các bạn đã thấy ở đây!

-------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Theo tôi cả bốn giả thuyết trên đều không rốt ráo. Tôi đề nghị một giả thuyết thứ năm qua câu chuyện này:

CÁI CƯỜI CỦA THẰNG BỜM

Thiên Sứ

Tiểu "nuận"

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười.

Cứ như thế, bài ca dao thằng Bờm ngộ ngĩnh, tửng tửng theo gió, luồn lách qua luỹ tre làng, qua mái tranh, gốc rạ, lưu truyền không biết tự bao đời, cho đến tận bi giờ. Chẳng phải vì triết lý sâu xa dạy đời; cũng chẳng phải là áng văn chương trác tuyệt làm rung động lòng người; cũng lại càng chẳng phải huyền thoại, sử thi khiến người đời phải trân trọng gìn giữ. Nhưng lạ thay! Chuyện thằng Bờm vẫn cứ tồn tại, còn lâu hơn cả nhũng bài thơ đắc ý của những thi nhân vào "hạng thường thường bậc trung". Hẳn như truyện Kiều, khi sáng tác cụ Nguyễn Du đã chép ra giấy trắng mực đen rõ ràng, chứ đâu phải truyền miệng như "Thằng Bờm". Vậy mà khi lưu truyền, còn có bậc "cao nhân" nào đó trong lúc nhậu nhẹt say sưa, nổi máu giang hồ, liều mạng sửa văn của cụ Nguyễn Du, bôi chữ "tác" thành ra chữ "tộ". Khiến cho hậu thế có luôn mấy bản Kiều khác nhau, bản dài, bản ngắn để lưu truyền. Tao nhân, mặc khách về sau thi nhau bàn bạc chữ "tộ" chữ "tác", cứ loạn cả lên. Ấy thế mà chuyện "Thằng Bờm" chưa thấy ai sửa được chữ nào. Cũng may, nếu bị sửa chỉ cần một chữ thì đâu còn là "Thằng Bờm" nữa. Sự tồn tại của chuyện "Thằng Bờm" kể ra thì cũng "lọa", chẳng thua gì một huyền thoại.

Nhưng chẳng ai có thể biết được bài ca dao ấy có từ bao giờ, gốc tích ra sao? Từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, hay thời Trần, thời Lý? Hẳn từ thời Bắc thuộc hay có khi từ thời Hùng Vương cũng nên? Ai là tác giả chuyện "Thằng Bờm"? Hổng biết luôn! Đến như chuyện Thạch Sanh, thần thoại từ đầu đến đuôi, thế mà cũng có người tìm ra được "dị vật" bảo chứng cho nguồn gốc của câu chuyện mới ghê chứ(?). Người ta bảo rằng thì là ở tận tít Hà Tiên, có cái động gọi là "Thạch Động" (liên quan chặt chẽ đấy nhé: Thạch với Thạch giống nhau); trong động còn có cái hang ăn thông xuống biển (cứ y "choang" như trong chuyện). Hình như còn có cả mảnh vỡ của nồi niêu, xong chảo bằng đất nung nằm lung tung trong ấy nữa (Hẳn là đồ dùng của Thạch Sanh khi đi làm quan quăng lại!?). Đã vậy, hiện nay ở vùng đồng bằng Nam bộ có rất nhiều người mang họ Thạch (Chắc đấy là con cháu do Thạch Sanh lấy công chúa đẻ ra?). Như vậy thì chuyện Thạch Sanh phải có thật đứt đuôi đi rồi!

Ối giời đất ơi! Chu choa, mèng đéc, mế bầu, bọ bủ ơi! Thế thì mau mau cố gắng đào bới chung quanh Thạch động xem, có khi còn cả cây đàn và niêu cơm thần vẫn chôn đâu đó. Cổ vật có giá trị thượng thặng đấy! Đào được thì "Nô - tế bồ" về giá cả. Cứ gọi là trúng quả đậm chứ chẳng phải chuyện chơi! Nhưng eo ơi! Nếu thế thì chuyện đại bàng, trăn tinh, thuỷ quái đều phải có thật cả đấy! Cửa giả phải đóng cẩn thận; buổi tối trẻ con phải đi ngủ sớm. Nếu không yêu tinh bắt ăn thịt đấy! Kinh quá!

Còn chuyện thằng Bờm thì lại chẳng có cái may mắn đó! Di vật khảo cổ thì chẳng thấy mồ mả thằng Bờm chôn ở đâu. Xét gia phả cũng chẳng thấy ai là con cháu thằng Bờm.Văn bản chữ Hán, chữ Nôm cũng chưa thấy ai viết chuyện "Thằng Bờm". Có lẽ văn bản "cổ" nhất về "Thằng Bờm" được ghi bằng chữ Quốc ngữ?

Chà! Như vậy thì có thể "Thằng Bờm" xuất hiện vào thời Tây mới sang xâm lược nước ta cũng nên?

Ơ! Nhưng mà văn bản "Thằng Bờm" thì lại không có dấu ấn của thời Tây trong đó? Bởi vì nếu vào thời Tây thì chắc hẳn thay vì con chim đồi mồi sẽ là con búp bê chớp mắt mở mắt chẳng hạn; hoặc giả câu cuối có thể viết là "Phú ông đổi ￸ bánh ga - tôi (*). Bờm cười" thì mới đúng là dấu ấn thời Tây chứ! Đằng này nó lại cứ tưng tửng, chỉ trừ thời đại đồ đá. còn thời nào cũng được. Như vậy là chuyện "Thằng Bờm" không may mắn như chuyện Thạch Sanh rồi. Bàn chuyện xuất xứ của thằng Bờm khó quá. Cứ y như đi tìm sơ yếu lý lịch của Chí Phèo ở làng Vũ Đại, cũng đến hoà cả làng thôi.

Thế thì đành phải quay ra bàn về nội dung của câu chuyện thằng Bờm vậy. Cũng nhiều người bàn rồi. Thằng Bờm lên phim lên kịch, thằng Bờm vào sách vở học sinh.... Người Việt Nam ta ai mà chẳng biết thằng Bờm, cứ y như ai cũng biết ông trời vậy. Thậm chí, người viết có lần vô tình đã nhìn thấy một quán cà phê karaoke lấy tên "Thằng Bờm" hẳn hoi. Đủ hiểu thằng Bờm nổi tiếng cỡ nào! Nói thế chứ chưa ai biết được thằng Bờm mặt mũi ra sao, ăn mặc thế nàoナ Có người bảo rằng thằng Bờm ngớ ngẩn không biết giá trị vật chất cao sang, nên đã từ chối những gì phú ông cho nó. Cũng có người lại bảo rằng: thằng Bờm là tiêu biểu cho giới trí thức bình dân, vốn thật thà chất phác. Cho nên Bờm không tham lam (giới bình dân thì không tham lam? Hơ!), nên chỉ đổi cái quạt mo lấy đúng giá trị của nó là gói xôi. Hình như những nhận xét của người đời không làm thằng Bờm thoả mãn, nên nó vẫn cười cho đến tận bi "vờ".

Nếu bảo Bờm ngớ ngẩn - theo tiêu chuẩn phương pháp luận: không biết giá trị của cải cao sang là ngớ ngẩn - thì không lẽ phú ông cũng là thằng ngu hay sao mà đem cả một gia tài đồ sộ để đổi lấy cái quạt mo? Cứ theo phương pháp luận này thì phú ông không thể là thằng ngu. Bởi vì phú ông ngu thì làm sao mà lắm tiền thế? Như vậy thì Bờm cũng không thể ngu. Lập luận kiểu này là không lô gích.

Nếu bảo Bờm không tham lam, cái quạt mo chỉ giá trị bằng gói xôi thì phú ông đổi làm gì? Để ngài quạt phạch phạch cho nó mát chăng?! Ở cái xứ sở mà người ta ăn trầu từ thời thượng cổ, mo cau thiếu gì! Giầu như phú ông chỉ cần bỏ ra một đồng kẽm cũng mua nổi ngót chục cái quạt mo chứ đừng nói một cái. Cứ gọi là đổi gói xôi cũng còn là mắc tiền. Lập luận này cũng không lô gích.

Ấy thế mà xét theo nội dung văn bản qua ngôn từ của bài ca dao, thì rõ ràng thằng Bờm đã đổi cái quạt mo đâu? Nếu Bờm đã đổi thì sao bài ca dao câu cuối không viết là: "Phú ông xin đổi nắm xôi. Bờm: Ừa!". Cái oái ăm nó ở chỗ Bờm mới chỉ cười. Cười thì cũng còn nhiều kiểu. "Cười" khác, mà "ừ" khác. Đó là hai "phạm trù"￸ khác nhau hẳn. Bởi vậy bảo Bờm cười tức là đã đồng ý đổi chỉ là lập luận vội vã, chưa thấu đáo. khiên cưỡng, chủ quan, duy ý chí, không khoa học, thiếu logic, chưa thể hiện rõ tính bức xúc, trăn trở, trằn trọc suy tư cho vấn đề ...."cười". Tất nhiên đó là một sai lầm và cần phải xem xét lại. Chưa biết được đây là cái cười thoả mãn, bằng lòng; hay là cái cười của sự minh triết Lạc Việt trước những giá trị của nó mà người đời chưa hiểu hết, nên không thể đem so sánh nó với những giá trị vật chất của đời thường?

Ba bò chín trâu là những phương tiện sản xuất dồi dào, của cái thời mà các nhà xã hội học gọi là phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hậu; một bè gỗ lim có thể xây được nhà cao cửa rộng vào loại thứ "xịn"; ao sâu cá mè thể hiện sự phú túc an nhàn trong cuộc sống; con chim đồi mồi là một vật trang trí nội thất của những nơi quyền quí cao sang. Nếu tất cả đều hiện hữu ngay trong xã hội hiện đại, thì số tài sản đó bán đi có thể gây dựng được một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ghê chưa! Thế mà chỉ để đổi cho thằng Bờm lấy một cái quạt mo? Vậy mà Bờm còn chưa chịu đổi, thế mới kinh chứ!

Nhưng trong văn hoá dân gian Việt Nam không phải chỉ có một mình thằng Bờm độc quyền có quạt đâu nhé! Chú Tễu trong múa rối nước cũng có cái quạt và cũng cuời toe toét. Ông Địa khi ngồi ở góc nhà - để nhận sự kính trọng và phù hộ cho thế nhân được giàu có - cũng cầm một cái quạt và cũng cười như Bờm vậy. Khi ông Địa chơi với đám múa Lân, múa Rồng, người ta thấy ông cười vui hơn và vẫn không bỏ cái quạt. Đặc biệt cái quạt của ông lúc này sinh động hơn nhiều. Ông chỉ cần cầm quạt ve vẩy, thì cả Lân lẫn Rồng đều như bị thôi miên mà chạy theo ông. Lân và Rồng là những biểu tượng cho sức mạnh huyền bí và là điềm lành cho cuộc sống con người. Như thế thì thằng Bờm cũng giống như ông Địa ở chỗ cũng có cái quạt vậy. Ông Địa thì chẳng ai dám to gan mà gạ đổi cái quạt của ông ấy! Ông ấy mà trù cho thì chỉ có mà nghèo mạt rệp! Có mà lạy ông ấy cũng còn chưa chắc ăn; ở đấy mà xôi mới chè! Thằng Bờm thì được, vì đã là "thằng" thì thân phận chắc chả hơn được ai. Thích thì cứ gọi nó lại mà đổi, cứ y như đầy tớ nhà giầu gọi ăn mày đổi nắm cơm để lấy mẩu quai bị, chữa mẹo cho bệnh quai bị của con chủ nhà vậy. Trong trường hợp này ông ăn mày đổi ngay. Có ông nào láu cá lắm thì cũng chỉ kỳ kèo chủ nhà cho thêm chút tiền mua lại cái bị khác thay cho cái bị đứt quai, để tiếp tục nghề ăn mày. Ấy thế mà với một gia tài vĩ đại mà phú ông đem đổi - đủ khiến cho ngay cả những thằng giầu cũng hoa cả mắt, lùng bùng cả lỗ tai - thì thằng Bờm lại chưa thèm đổi. Kể ra thì câu chuyện đến đây cũng thấy là "lọa".

Nhưng chẳng hay cái quạt mo của thằng Bờm có giá trị hơn cái quạt của ông Địa trong đám múa Lân, múa Rồng hay không mà phú ông đổi nhiều đồ đến thế! Phú ông thì không thể là thằng ngu. Bởi vì đã ngu thì sao mà thành "phú" mà còn được gọi bằng "ông". Hẳn cũng phải khôn lõi đời ra ấy chứ! Đã không ngu thì ngài phải biết giá trị những món đồ mà ngài đem ra đổi cái quạt mo. Chứng tỏ ngài phải biết giá trị cái quạt. Bằng chứng cho sự thông minh và nhận ra chân giá trị của cái quạt mo, chính là tài sản mà phú ông đem ra đổi. Thế thì Bờm làm sao mà ngu được, cho dù thế nhân có xin phép gọi là "thằng" đi nữa. Nếu ngu thì Bờm đã đổi ngay với một con bò đầu tiên, chứ đừng nói đến ba con. Vì chỉ cần một con bò cũng đủ to hơn cái quạt, với một thằng ngu nhất nếu không bị bệnh "Đao" cũng biết điều đó. Ở đây Bờm không đổi. Như vậy chứng tỏ Bờm cũng biết giá trị của cái quạt mo, nên cũng không đổi một cách dễ dàng. Vậy mà chỉ với một gói xôi thì Bờm cười. Cười chưa hẳn đã là bằng lòng. Như vậy thì vấn đề mấu chốt, giá trị cốt lõi, tính chất căn bản, nguyên nhân sâu xa, nội dung quan trọng của sự hấp dẫn và cũng là tình tiết bất ngờ tạo nên mâu thuẫn khó hiểu trong chuyện thằng Bờm, chính là ở gói xôi. Xôi chứ không phải là cơm nắm đâu nhé! Có văn bản ghi rõ ràng trên giấy trắng mực đen đàng hoàng hẳn hoi. Chỉ có điều là không nói rõ ra là xôi gì mà thôi. Nhưng có lẽ vì xét thấy không quan hệ, nên ông cha ta không nói chi tiết lắm! Xôi là được rồi, xôi gì thì tuỳ hỷ.

Như vậy vấn đề không kém phần "nghiêm trọng", bức xúc cần phải bàn ngay chính là "gói xôi". Xôi thì làm bằng gạo nếp, cơm thì làm bằng gạo tẻ, đây là một chân lý phổ biến. Tất nhiên về mặt hiện tượng, trong "thời xa vắng" cũng có những bà hàng xôi giầu tính sáng tạo, đã trộn gạo dẻo vào xôi để kiếm lời. Cho dù đấy là một hiện tượng đã tồn tại trên thực tế. Nhưng về mặt lý thuyết thì mọi người vẫn tuân theo chân lý phổ biến mà công bố :"xôi làm bằng gạo nếp". Kể cả các bà hàng xôi nói trên. Như vậy theo phương pháp luận chính thống xuất phát từ chân lý phổ biến - được hầu hết những người ăn xôi ở trong nước, kể cả cộng đồng những người ăn xôi ở nước ngoài đều thừa nhận - thì "xôi làm bằng gạo nếp" sẽ được ứng dụng để tìm hiểu "gói xôi thằng Bờm". Xôi nếp thì ăn chắc dạ hơn cơm tẻ. Ăn chắc dạ nghĩa đen thì là no bụng. Nhưng trong ngôn ngữ Việt Nam, "ăn chắc" còn có nghĩa là một sự bảo đảm. Tức là phải có một sự bảo đảm, phải ăn chắc thì thằng Bờm mới có thể đổi cái quạt mo. Như vậy, chắc chắn giá trị cái quạt mo của thằng Bờm phải lớn hơn nhiều cái gia tài đồ sộ biểu trưng của phú ông; vì nó đòi hỏi một sự bảo đảm nơi người sử dụng.

Như vậy, "gói xôi" là hình tượng của sự bảo đảm của phú ông khi được sở hữu cái quạt mo của Bờm. Ở đây, theo đúng nội dung văn bản thì cái sự chắc ăn và bảo đảm đó mới chỉ làm cho "Bờm cười". Thế thì vấn đề tiếp theo là Bờm có đổi hay không sau cái cười đó?

Trong văn bản thì Bờm đã từ chối tất cả của cải vật chất cao sang. Không tin hả? Đây nè: "Bờm rằng: Bờm chẳng lấy....". Đấy! Thấy chưa? Sự khẳng định rõ ràng và được lặp đi lặp lại nhiều lần hẳn hoi. Cái Bờm cần ở đây là một sự bảo đảm nơi người sử dụng. Đã có sự bảo đảm - qua hình tượng "gói xôi" của phú ông - có khi Bờm cho luôn cũng chẳng biết chừng? ("Síc"! Ở cái thì buổi kinh tế thị trường này, nói cho luôn cũng khó tin hỉ). Vì đã là vật vô giá thì lấy gì để đổi nhỉ?

Nhưng cái quạt mo của thằng Bờm là cái gì đã thì mới có thể biết được Bờm có đổi hay không chứ?

Thế thì phải đặt một vấn đề từ cội nguồn của nó là tại sao lại là "quạt mo" chứ không phải "quạt nan", "quạt giấy" nhỉ? Nếu là "quạt nan" thì bài thơ chỉ cần đổi lại là:

Thằng Bờm có cái quạt nan.

Phú ông xin đổi cả đàn bò trâu?

Bờm rằng: Bờm chẳng.......

Còn nếu là "quạt giấy" thì cũng chỉ cần đổi là:

Quạt giấy thằng Bờm có đây.

Phú ông khoái, đổi một bầy bò trâu.

Bờm rằng: Bờm chẳng...

Nghe cũng được đấy chứ ! Tuy có hơi không có chất cụ thể. Thế nhưng chính văn nó lại là cái quạt mo, thế mới rắc rối? Phải chăng cái "quạt mo" chính là biểu tượng cho nền văn minh "Trầu - Cau " của con cháu vua Hùng?

Cứ như phương pháp luận logic lủng củng nêu trên thì cái quạt mo của Bờm không thể chỉ có nghĩa đơn giản là cái quạt làm bằng mo cau, rẻ tiền và tiện lợi, đầy rẫy ở xứ sở quen ăn trầu từ thời Hùng Vương đến bi vờ. Nó phải là một biểu tượng cho một giá trị tinh thần đủ để đối xứng và vượt trội những giá trị vật chất mà phú ông có thể có đem ra đổi kèm theo một sự bảo đảm. Một điều hiển nhiên nữa và cũng là sự liên hệ tiếp nối là giá trị tinh thần đó thuộc về văn minh Lạc Việt. Bởi vì, cái quạt mo thuộc về nền văn hoá trầu cau mà xuất xứ của nó thuộc về nước Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng.

Phải chăng cái quạt mo của thằng Bờm - ngoài ý nghĩa trên - chính là biểu tượng cho cái chìa khoá để mở kho tàng bí ẩn của nền Minh Triết Đông phương, còn tồn tại trong đời sống văn hoá dân gian của người Việt, nơi cội nguồn của nền văn hoá trầu cau này? Đó cũng là lý do để Bờm cần có sự bảo đảm chắc ăn. Chà! Nếu đúng như thế thì Bờm có đổi không hà? Thôi thì cứ cho rằng thì là chắc ăn thì Bờm sẽ đổi đi! Nhưng như thế nào gọi là chắc ăn chứ? Ăn xôi mà đã chắc à! Cho dù cũng nhiều thằng "chịu đấm ăn xôi"

Hỏi Bờm xem có đúng không? Bờm cười! Khó hiểu thật!

Sài Gòn 1999

-----------------------

(*) Chú thích: Cứ theo đúng cách "mần" thơ ra lối Lục Bát của người Lạc Việt thì chữ thứ sáu của câu tám phải bắt vần với chữ cuối câu sáu ở trên. Thế thì câu trước vốn là "Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi"; vần "ôi". Nên câu sau phải đổi bánh gatô gọi theo lối Tây ra "ga - tôi", cho đúng kiểu "mần" thơ Lục Bát.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Có lẽ nào Tiên sinh Bờm lại là Thằng:

Posted Image

không ạ ?


Chiếc quạt phân chia thiên hạ,
Nắm xôi là có được thiên hạ. Edited by Tâm Nghiên Cứu USB

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cu Tiến sỹ

Liêm trinh góp vui môt cách kiến giải mới về "Bác Bờm":

Bác Bờm với là người giỏi, giỏi cả về kinh tế hàng hóa bởi bác biết rằng giá trị của cái quạt mo chỉ tương đương với giá trị nắm sôi.

Bác bờm giỏi cả về lý học và triết học bởi bác biết rằng bản chất của gã phú nông là tham lam lừa lọc muốn vơ vét tất cả mọi thứ cho mình và không làm cái gì là không có lãi cả.Gã phú nông gạ đổi những cái cao siêu lấy cái quạt tức là gã đã dụng mưu lừa đảo nếu đưa quạt cho gã thì mất không chứ đừng hòng đòi lấy được gì của gã. Bác bờm không đươc gì mà đòi lại quạt có thể còn bi gã phú nông đổi trắng thay đen nhẹ thì vu cho là trộm để cho gia nhân đuổi đánh,nặng thì dùng "nén bạc đâm toạc tờ giấy" báo cáo lên quan huyện để vu cáo bác Bờm bắt bác đi tù hay sử trảm để tiện thể chiếm luôn miếng đất và bụi tre nhà bác Bờm để bác Bờm khỏi chặt tre vác ngang đường ấy chứ.Bác bờm thì cứ ung dung lấy nhàn đánh mêt ngồi khểnh ở nhà phe phẩy quạt mo chờ lão phú ông chạy ngươc chạy xuôi để lọc lừa và khi đạt yêu cầu trao đổi thỏa đáng thì đồng ý.Khi đổi cái quạt mo lấy nắm sôi là đạt đúng giá trị trao đổi đôi bên cùng có lợi thỏa đáng rồi nên Bác bờm đổi. Gã phú nông thì có cái quạt mo phe phẩy trưa hè còn bác Bờm ăn nắm sôi no bụng rồi lai trèo lên cây cau lấy cái mo cau khác làm cái quạt mới.

Câu chuyện trên được người sáng tạo ra để ngầm ca ngợi trí tuệ minh triết của những anh trai làng thời xưa nơi lưu giữ nhưng tinh hoa của dân tộc Việt Nam(thời xưa thì gần 100% dân số nằm trong lũy tre làng cả ngày nay thì hơi khác ), nhưng vào thời địa chủ phong kiến đành phải ngụy trang dưới cái tên có vẻ như các anh trai làng ngờ nghệch.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách kiến giải của Wild: Bờm là biểu tưởng của con người thật thà bản chất của người không ham muốn (bất cứ) gì nếu vật phẩm đó không phải của mình! Đó bản Thiện của nhân chi sơ! Đó là cũng là thoát được chữ "THAM" (Thuyết của nhà Phật)

Không lung lay so đo giá trị vật chất của Phú Ông đưa ra đánh đổi thoát được chữ "SI"

Kết của nắm xôi "Bờm cười' Dù không tính toán giá trị vật chất nhưng đến giá trị thấp nhất là nắm xôi "Bờm cười" thoát được chữ SÂN" khi giá trị đánh đổi được hạ dần ở mức chỉ no bụng được 1 bữa ăn.

Như vậy sự chân chất thật thà đạt được cảnh giới cao nhất của sự ham muốn bất chính.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỗi người một cách kiến giải khác nhau. Tùy duyên và đều nghĩ mình đúng - trong đó có tôi. Bởi vậy, tôi không bao giờ coi việc giải mã là bằng chứng khoa học là vì vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nỗi đau Minamata

Thanh Niên Online

17/05/2010 23:30

Posted Image

Một bệnh nhân Minamata tại Nhật Bản - Ảnh: Lewrockwell.com

Sau hơn nửa thế kỷ, vẫn còn hàng chục ngàn nạn nhân nhiễm độc thủy ngân ở Nhật Bản phải chờ được bồi thường và trợ cấp. Ngày 1.5 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã đến dự lễ tưởng niệm thường niên những nạn nhân tử vong do mắc bệnh Minamata vì nhiễm thủy ngân ở tỉnh Kumamoto, nằm trên đảo Kyushu, phía nam nước này. Căn bệnh khủng khiếp đã gây ra nỗi kinh hoàng cho cả nước trong các thập niên 1960 và 1970 của thế kỷ trước vì nguyên nhân và sức hủy diệt của nó. Trước khoảng 1.000 người, ông Hatoyama nói: “Là người đại diện cho chính phủ, tôi xin nhận trách nhiệm vì không có khả năng ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh và tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến các bệnh nhân”. Theo hãng tin Kyodo, ông Hatoyama là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tham dự lễ tưởng niệm này kể từ năm 1992.

Căn bệnh tàn khốc

Minamata là tên một thành phố xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto, nhưng nó cũng là tên một căn bệnh xuất phát từ thành phố này. Đây là một bệnh do nhiễm độc hợp chất metyl thủy ngân gây hủy hoại hệ thống thần kinh, chủ yếu là thần kinh trung ương. Hợp chất thủy ngân này do nhà máy của Công ty hóa chất Chisso thải vào vịnh Minamata từ khi bắt đầu sản xuất chất acetaldehyde vào năm 1932.

Ngày 21.4.1956, một bé gái 5 tuổi được đưa vào bệnh viện địa phương với những triệu chứng kỳ lạ: khó đi, khó nói và co giật. Hai ngày sau, em của cô bé này cũng bị các triệu chứng tương tự. Đến ngày 1.5.1956, giám đốc bệnh viện báo cáo với giới chức y tế địa phương rằng đã phát hiện một căn bệnh chưa từng được biết đến.

Ngay sau khi trường hợp đầu tiên được báo cáo, chính quyền thành phố lập tức thành lập một ủy ban điều tra căn bệnh lạ này. Đến tháng 11.1956, Đại học Kumamoto báo cáo rằng căn bệnh này là một loại nhiễm độc kim loại nặng được truyền qua các loại hải sản như cá và sò. Lúc đó, dù bị tình nghi liên quan đến vụ này, Công ty Chisso vẫn phủ nhận mọi trách nhiệm và tiếp tục xả chất thải ra vịnh. Trong năm 1965, nhiều ca bệnh Minamata được phát hiện tại tỉnh Niigata trên đảo Honshu, cách Kumamoto khoảng 1.000 km.

Đến năm 1968, các chuyên gia mới xác định được bệnh Minamata do metyl thủy ngân gây ra. Hợp chất độc hại này do Công ty Chisso ở Minamata và Công ty Showa Denko ở thượng nguồn sông Agano thuộc tỉnh Niigata tạo ra trong quá trình sản xuất acetaldehyde. Nhà máy của hai công ty này đã xả chất thải không qua xử lý ra sông. Thông qua chuỗi thức ăn, độc chất được tích tụ trong cá và sò và truyền sang cư dân địa phương. Năm 1970, bệnh Minamata cũng bùng phát tại tỉnh Ontario của Canada do nhiều công ty lén lút xả chất thải không xử lý vào nguồn nước.

Bệnh Minamata để lại nhiều hậu quả kinh hoàng tùy theo mức độ nhiễm độc. Những người bệnh nặng thường rú lên vì đau đớn, thường xuyên co giật và bị liệt. Một số bệnh nhân bị mù, điếc hoặc mất trí và nhiều người bị nhẹ hơn thì tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng. Phụ nữ nhiễm metyl thủy ngân có nguy cơ sinh con bị bại não, điếc, mù và chậm phát triển trí não.

Gian nan đòi bồi thường

Sau khi chính quyền đưa ra kết luận về nguyên nhân căn bệnh, Chisso lập tức ngừng sản xuất acetaldehyde, còn Công ty Showa Denko đã đóng cửa nhà máy tại Niigata. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, từ năm 1974 đến 1990, tỉnh Kumamoto đã thực hiện dự án nạo vét và lấp đất để tẩy hết hàm lượng metyl thủy ngân tại vịnh Minamata. Chi phí cho dự án này là 48 tỉ yen (khoảng 10.000 tỉ đồng theo tỷ giá hiện nay), trong đó Chisso phải gánh chịu 30,5 tỉ yen. Trong năm 1976, chính quyền Niigata cũng tiến hành nạo vét đáy sông Ango quanh khu vực nhà máy của Công ty Showa Denko.

Từ năm 1956 đến tháng 3.2001, chỉ có khoảng 3.000 người được chính thức công nhận là nạn nhân của vụ ô nhiễm này, trong đó 1.780 người đã chết, trong khi có tới hàng chục ngàn bệnh nhân, theo Viện quốc gia về bệnh Minamata. Lý do là để được công nhận là bệnh nhân Minamata, người bệnh phải liệt kê đủ các triệu chứng theo quy định.

Tuy nhiên, các nạn nhân vẫn luôn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để được bồi thường. Ngày 29.3.2010, hơn 2.000 bệnh nhân Minamata chưa được công nhận đã đồng ý để Công ty Chisso bồi thường cho họ. Tờ Asahi Shimbun dẫn thỏa thuận này cho hay công ty sẽ bồi thường cho mỗi nạn nhân 2,1 triệu yen cộng thêm 2,95 tỉ yen cho cả nhóm.

Tháng 4 năm nay, Chính phủ Nhật Bản thông qua một gói hỗ trợ mới cho các bệnh nhân Minamata. Theo tờ Yomiuri Shimbun, mỗi người sẽ nhận được 2,1 triệu yen và được trợ cấp y tế hằng tháng. Bộ Môi trường ước tính số người được nhận tiền từ gói hỗ trợ này là hơn 30.000 người, không bao gồm nhóm người vừa đạt được thỏa thuận bồi thường với Chisso hồi tháng 3. Gói hỗ trợ mới này được dựa trên một luật đặc biệt được ban hành vào tháng 7.2009 cho phép mở rộng danh sách bệnh nhân Minamata được hỗ trợ tài chính. Trước đó, chính phủ hồi năm 1995 đã phê duyệt một gói hỗ trợ cho trên 10.000 nạn nhân chưa được công nhận.

Giờ đây, vịnh Minamata đã trong sạch trở lại, Công ty Chisso đã bỏ hàng chục tỉ yên để bồi thường và chính phủ cũng có nhiều động thái hỗ trợ bệnh nhân Minamata. Tuy nhiên, sau hơn nửa thế kỷ, căn bệnh khủng khiếp này vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người. Chisso đã từng góp phần phát triển thành phố Minamata và tạo công ăn việc làm cho dân địa phương nhưng hậu quả mà công ty này gây ra không gì bù đắp được.

Trong bài phát biểu tại lễ tưởng niệm hôm 1.5, Thủ tướng Hatoyama cho rằng hội chứng Minamata chưa thật sự chấm dứt và ông hứa sẽ tận lực giúp người dân đối phó với ô nhiễm môi trường. Chính phủ cũng sẽ tăng cường trợ cấp y tế và hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội để chữa lành những nỗi đau dai dẳng hơn 50 năm qua.

Văn Khoa

"Thủ tướng Hatoyama cho rằng hội chứng Minamata chưa thật sự chấm dứt và ông hứa sẽ tận lực giúp người dân đối phó với ô nhiễm môi trường".

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.viet-studies.info/kinhte/ChinhSachTQ20NamQua.htm

Chính sách của Trung Quốc 20 năm qua và kịch bản của Huntington *

(Cho một Thế chiến thứ 3, có liên quan đến Việt Nam)

Một cuộc chiến tranh toàn cầu với sự tham gia của các quốc gia nòng cốt chính yếu trong các nền văn hoá lớn trên thế giới là điều không dễ xảy ra, nhưng là điều có thể. Như đã dẫn giải, một cuộc chiến tranh thế giới mới có thể bắt đầu bằng sự leo thang xung đột sắc tộc giữa các nhóm trong các nền văn hoá. Dễ xảy ra nhất là có sự tham gia của một bên theo đạo Islam và bên kia là không thuộc Islam. Có nghĩa là các quốc gia nòng cốt theo đạo Islam sẽ ra tay cứu giúp những người anh em đồng đạo của mình.

Họ có thể bỏ qua và không can dự quá sâu nếu như những lợi ích thứ yếu ràng buộc. Sự dịch chuyển cán cân quyền lực giữa các nền văn hoá và các nước nòng cốt của nó chính là nguy cơ lớn nhất của chiến tranh giữa các nền văn hoá.

Nếu sự lớn mạnh của Trung Quốc tiếp tục cộng với sự tự tin là “vai kép chính trong lịch sử loài người”, nó sẽ là gánh nặng thực sự cho trật tự quốc tế vào đầu thế kỷ 21. Trung Quốc lớn mạnh hơn với ảnh hưởng sâu rộng hơn ở Đông Á và Đông Nam Á sẽ đối kháng với quyền lợi của Hoa Kỳ.

Kịch bản nào cho một cuộc chiến xung đột quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc?

Giả thiết chúng ta đang ở năm 2010. Hai nước Triều Tiên đã thống nhất, quân đội Mỹ đã rút khỏi bán đảo Triều Tiên. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Nhật Bản cũng giảm đáng kể. Đài loan và Hoa lục cũng đạt được một thoả thuận, trong đó đảm bảo cho Đài Loan được phần lớn sự tự chủ của mình trên thực tế, nhưng Đài Loan phải công nhận chính thức quyền chủ quyền của Bắc Kinh. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Đài Loan được trở thành thành viên chính thức tại Liên hợp quốc, giống trường hợp của Ucraina và Belorussia hồi năm 1946.

Việc khai thác dầu tại Biển Đông được tiến hành gấp rút, đa phần dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, nhưng trên một số vùng có sự kiểm soát của Việt Nam được các công ty của Mỹ triển khai.

Trung quốc với sự hăng hái tự tin về thực lực của mình đã ra tuyên bố quyền kiểm soát toàn bộ biển Biển Đông, điều mà họ xưa nay vẫn yêu sách. Việt Nam bất bình dẫn đến hải chiến giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam.

Trung quốc quyết tâm trả thù cho thất bại tại cuộc chiến biên giới 1979, đã cho quân tiến vào Việt Nam. Việt Nam yêu cầu sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên can thiệp, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác tỏ ra lưỡng lự. Hoa kỳ tuyên bố phản đối việc chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc, kêu gọi trừng phạt kinh tế đối với Trung Quốc và gửi một trong số hạm đội tàu sân bay còn lại ít ỏi của mình vào vùng biển Biển Đông.

Trung quốc chỉ trích hành động đó là vi phạm hải phận của Trung Quốc và không kích hạm đội Mỹ. Những cố gắng của Tổng thư ký Liên hơp quốc và Thủ tướng Nhật bản cho một cuộc ngừng bắn đều không đạt kết quả. Chiến tranh lan sang các vùng khác ở Đông Á.

Nhật bản ra lệnh cấm Mỹ sử dụng căn cứ quân sự trên đất Nhật. Mỹ phớt lờ lệnh cấm. Nhật Bản tuyên bố giữ thái độ trung lập và phong toả các căn cứ quân sự. Không quân và tàu ngầm Trung quốc từ Đài Loan và Hoa lục gây cho tàu chiến và cơ sở quân sự của Mỹ ở Đông Á nhiều thiệt hại. Tiếp đó Trung quốc kéo quân vào Hà nội và chiếm đóng phần lớn Việt nam.

Mặc dù cả Trung Quốc lẫn Hoa kỳ đều đang nắm giữ nhiều tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân nhưng cả hai đều ngầm giữ không sử dụng trong thời gian đầu của cuộc chiến.

Lo sợ trước một cuộc tấn công hạt nhân hiển hiện ở cả hai phía, nhưng căng thẳng hơn cả là phía bên Hoa Kỳ. Điều đó tạo ra mối quan ngại trong những người dân Mỹ, tại sao họ phải chịu đựng nguy cơ này. Nếu Trung Quốc muốn chiếm Nam Hải, Việt Nam hay toàn bộ Đông Nam Á thì liên quan gì đến họ? Đặc biệt là sự phản đối của các bang tây nam, nơi có nhiều người nói tiếng Tây Ban Nha. Với khẩu hiệu “Cuộc chiến này không phải của chúng ta” dân chúng và chính quyền các bang này muốn tránh bị lôi vào cuộc chiến giống như đã xảy ra tại tiểu bang New England năm 1812[1]…

… Trong khi đó chiến tranh đã bắt đầu gây ảnh hưởng đến các nước lớn của các nền văn hoá khác. Lợi dụng cơ hội Trung Quốc đang bận rộn với Đông Nam Á, Ấn Độ tấn công vào Pakistan trên diện rộng mục đích để dọn sạch kho vũ khí nguyên tử cũng như vũ khí thông thường của nước này. Thoạt đầu Ấn Độ không gặp trở ngai nào, cho đến khi có liên minh quân sự giữa Pakistan, Iran và Trung Quốc. Iran trợ giúp Pakistan với lượng quân sự khí tài hiện đại…

… Tất cả các cuộc chiến đều liên quan đến dầu mỏ. Mặc dù đầu tư rất nhiều vào năng lượng hạt nhân, Nhật bản còn vẫn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ nhập khẩu, điều đó làm cho Nhật thấy cần thiết phải hợp tác với Trung Quốc trong việc nhập dầu mỏ từ vùng Vịnh Ba tư, Indonesia và Biển Đông.

Cuộc chiến tiếp tục với qui mô lớn hơn. Các quốc gia khối Ả-rập ngày càng bị rơi vào vòng kiểm toả của lực lượng cuồng tín. Nguồn dầu mỏ từ vùng Vịnh cho phương Tây bị cắt, Phương Tây ngày càng bị phụ thuộc nhiên liệu từ Nga, Caucasus và miền Trung Á. Phương Tây muốn lôi kéo Nga về phía mình và buộc phải ủng hộ Nga mở rộng ảnh hưởng xuống các nước Islam ở miền nam.

Đồng thời Mỹ cố gắng lôi kéo sự trợ giúp toàn bộ của đồng minh Âu châu. Trên thực tế Tây Âu chỉ có cử chỉ ủng hộ về ngoại giao và kinh tế, ngoài ra thì trì hoãn về quân sự.

Trung quốc và Iran lo sợ khối Tây Âu cuối cùng sẽ đứng về phía Mỹ, giống như Mỹ đã từng cứu giúp Anh, Pháp thời Thế chiến thứ II. Để ngăn chặn điều này, họ bí mật chuyển dàn tên lửa tầm trung chứa đầu đạn hạt nhân đến Bosnia và Algeria và cảnh báo Tây Âu về việc tham gia cuộc chiến…

Một cuộc chiến toàn cầu gồm một bên là Hoa kỳ, châu Âu, Nga và Ấn độ và bên kia là Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước Hồi giáo. Kết cục sẽ ra sao?

Cả hai bên đều có trong tay rất nhiều vũ khí hạt nhân, ngay cả khi giả thuyết là sẽ không được sử dụng một tí tẹo nào thì một điều rõ ràng, các quốc gia chủ chốt sẽ bị tàn phá nặng nề.

Giả sử là cả hai bên biết kiềm chế, các bên tham chiến đã mệt mỏi đi đến một thoả thuận đình chiến, thì nó cũng không giải quyết được vấn đề chủ chốt, đó là đòi hỏi bá quyền của Trung quốc ở Đông Á. Nếu không phương Tây phải cố gắng khuất phục Trung quốc bằng chiến tranh qui ước. Liên minh quân sự với Nhật giúp cho Trung Quốc có được một hải tuyến phòng thủ ngăn chặn Mỹ tấn công vào miền duyên hải nơi có khu công nghiệp và đông dân. Lựa chọn khác là tấn công Trung Quốc từ phía tây.

Cuộc chiến của Nga với Trung Quốc là lý do để NATO kết nạp Nga vào khối quân sự và trợ giúp Nga chống lại cuộc tấn công của Trung Quốc vào Serbia, cũng như đảm bảo sự kiểm soát của Nga đối với các nước Islam giàu nhiên liệu vùng Trung Á. Giúp đỡ quân nổi dậy Tây Tạng, Uighuri và Mông cổ chống lại sự thống trị của Trung Quốc. Hỗ trợ chuyển quân đội của Nga từ phía tây nhằm hướng đông sang Siberi, từ đó đánh trận quan trọng vượt Vạn Lý Trường Thành vào Bắc Kinh vào sâu tận Trung Nguyên.

Bất cứ kết cục nào của cuộc chiến toàn cầu giữa các nền văn hoá này có được, tàn phá lẫn nhau bằng vũ khí nguyên tử, đình chiến vì mệt mỏi hay ngay cả khi quân đội Nga và phương Tây diễu binh trên quảng trường Thiên An Môn đi nữa thì hậu quả lâu dài chắc chắn sẽ rộng khắp. Tổn thất kinh tế, nhân mạng và sức mạnh quân sự nặng nề của các bên là không tránh khỏi.

Hậu quả là trung tâm quyền lực của thế giới theo thời gian chuyển dịch từ đông sang tây, và lại từ tây sang đông, nay lại từ bắc xuống nam. Kẻ hưởng lợi chính từ cuộc chiến này là những ai đứng ngoài. Trong khi phương Tây, Nga, Trung Quốc và Nhật bản bị tàn phá các mức độ khác nhau thì Ấn Độ, mặc dù có tham dự nhưng tránh được sự tàn phá, nay có thể rảnh tay để tái thiết lại thế giới theo trật tự của Ấn độ giáo.

Dân chúng Mỹ đổ lỗi cho sự tụt hậu là do giới bảo thủ Tin lành da trắng, dẫn tới việc dân Mỹ gốc Tây Ban Nha lên nắm quyền với lời hứa được nhận sự trợ giúp của các nước Mỹ-Latin. Một chiến dịch tương tự Kế hoạch Marshall[²] từ các nước Nam Mỹ. Các quốc gia mới nổi này đã không tham gia vào cuộc chiến.

Hoa Kỳ nhìn nhận sự can thiệp như thế là cần thiết, để bảo vệ luật pháp quốc tế, để chống lại một cuộc xâm lược, để bảo vệ tự do hàng hải, để đảm bảo quyền tiếp cận dầu mỏ của Mỹ ở Biển Đông và chống lại sự thống trị của một thế lực duy nhất tại Đông Á.

Đối với Trung Quốc lại là việc không thể chấp nhận được. Đó là âm mưu mà các nước phương Tây luôn ngạo mạn gây sức ép và muốn làm mất mặt Trung Quốc. Khiêu khích và chống lại vai trò chính đáng của Trung Quốc trên sân chơi chính trị ngay trong vùng ảnh hưởng đã được thừa nhận.

Chiến tranh giữa các nền văn hoá là điều cần tránh trong thời đại tới, đặc biệt các nước chính yếu không nên can dự vào các xung đột giữa các nền văn hoá. Đó là một sự thật khó chấp nhận, nhất là đối với những quốc gia như Hoa Kỳ. Nguyên tắc của sự đa dạng hoá, trong đó các nước chính yếu phải kiềm chế tránh can dự vào các xung đột tại các nền văn hoá khác là điều kiện tiên quyết cho một nền hoà bình trong một thế giới đa dạng và đa cực.

Điều kiện thứ hai cần có là nguyên tắc cùng hoà giải, trong đó có việc thỏa thuận giữa các nước nòng cốt để giảm thiểu hay kết thúc các cuộc xung đột sắc tộc giữa các nước hay các nhóm thiểu số trong các nền văn hoá.

Chấp nhận những nguyên tắc này cùng với một thế giới bình đẳng về nguồn gốc văn hoá là điều không dễ chấp nhận. Điều đó đúng với cả các nước phương Tây lẫn các nước thuộc nền văn hoá khác, những thế lực đang muốn cùng phương Tây chia sẻ hay thậm chí độc quyền vai trò thống trị.

© Samuel P. Huntington / Kampf der Kulturen

Le Viet Linh lược dịch

Nguồn: http://www.afmedien.de/news/publizis...erkulturen.php

* Samuel P. Huntington là tác giả cuốn sách nổi tiếng The Clash of Civilizations đã được dịch ra tiếng Việt, tựa đề Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao động, 2003.

-----------

Chú Thiên Sứ có nhận định gì về cuộc chiến Mỹ - Trung, và liệu VN mình có là cái cớ cho cuộc chiến này xảy ra không chú ?

Ở cạnh Trung Quốc, với bất ổn của thế giới, nội lực VN ngày càng suy kiệt, cháu thấy Việt Nam mình đang mong manh quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bất Nhi thân mến.

Nguyên tắc bất di bất dịch của chúng tôi là "Không bàn chuyện chính trị". Bởi vậy, chúng tôi sẽ không bàn đề tài này ở đây.

Tuy nhiên tôi chỉ nhận xét rằng: Tác giả bài viết trên trình độ rất ấu trĩ. Tôi đang "xỉn", nên có lẽ rất thật khi nhận xét như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu không là một kịch bản viễn tưởng phị thực của điện ảnh Hollywood thì đây là một ý nghĩ của một người bệnh tưởng. Giải trí được 5 phút. Hehe :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người phát minh “sự sống nhân tạo”

27/05/2010 0:06

Posted Image

Trải nghiệm tại Việt Nam đã thay đổi cuộc đời Craig Venter - Ảnh: Smh

Việt Nam đã biến đổi Craig Venter từ một thanh niên chẳng có hoài bão thành tên tuổi chói sáng trong giới khoa học, nhân vật phát minh “sự sống nhân tạo”. Người ta có thể gọi Craig Venter là gì nhỉ? Một nhà khoa học chống đối mọi quy tắc, luôn biết cách biến mình thành tiêu điểm của giới báo chí với cái tôi “lớn bằng bánh xe bò”? Hay là một nhà nghiên cứu tài ba đã thành công trong việc tạo ra sự sống? Có thể nói Craig Venter là sự pha trộn của cả hai con người đó. Thế nhưng, ít ai biết được thiên tài khoa học này đã trải qua thời niên thiếu nhạt nhẽo. Và cuộc đời ông đã thay đổi hoàn toàn sau bước ngoặt đáng nhớ - Việt Nam(*).

Sống mòn

Craig Venter sinh năm 1946 tại thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah của Mỹ. Cha là kế toán viên, mẹ là nội trợ, cậu bé Venter được nuôi dạy cùng 3 anh em trong một căn nhà gỗ gần phi trường quốc tế San Francisco, bang California. Là con thứ trong gia đình, Venter lớn lên dưới cái bóng của người anh cả. Học hành chẳng có gì nổi bật, thậm chí có thể nói là bết bát, với bảng điểm toàn C và D. Venter chưa bao giờ đặt nặng chuyện học hành, suốt ngày vi vu lướt sóng hoặc la cà ngoài bãi biển. Khi lên trung học, tức vào đầu những năm 1960, chàng Venter trẻ tuổi vẫn không có hoài bão gì khác ngoài chuyện theo đuổi các cô gái và lướt sóng. Người em Keith Venter, hiện là kỹ sư NASA, nói: “Anh ấy chẳng có động lực học hành gì cả. Chuyện đó chẳng có chút quan trọng gì với anh ấy”.

Sau khi học hết trung học, Venter bị kêu đi quân dịch và cuối cùng lọt vào danh sách binh lính đến Việt Nam, dù anh cực lực phản đối cuộc chiến của Mỹ. Trong tự truyện For a Moment (tạm dịch: Trong từng khoảnh khắc) phát hành năm 2007, “gã xấu tính” của giới khoa học tiết lộ cuộc hành trình theo đuổi sự sống đã nhen nhóm vào năm 1968. Lúc đó người lính trẻ Venter phục vụ trong đội quân y nơi tiền tuyến khi cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân diễn ra. Chán ngán khi phải chứng kiến quá nhiều sự tàn khốc của chiến tranh và cuộc sống, Venter quyết định tự tử. Là người mê sóng nước, Venter quyết định gửi thây nơi biển cả. Anh bơi ra biển Đà Nẵng và dự định sẽ không quay vào bờ nữa. Khi đã ở ngoài khơi xa, trong vòng vây của rắn biển và cá mập, Venter chợt bừng tỉnh và nhận ra rằng chết không phải là lối thoát.

Thức tỉnh

Trong cuốn tự truyện, Venter viết: “Tôi phát giận khi thấy con cá mập đã ngăn trở kế hoạch của mình. Kế đến, cơn sợ hãi ập đến xâm chiếm tôi. Tôi đang làm cái quái gì vậy? Tôi muốn sống...”. Thế là Venter vật lộn với sóng dữ để có thể quay vào bờ. Và khi chạm vào bãi cát, anh được tái sinh với vận mệnh mới: “Tôi nằm dài trên cát, trần như nhộng. Tôi cảm thấy kiệt sức nhưng đồng thời lại rất nhẹ nhõm. Tôi muốn sống có ích. Tôi muốn tạo ra sự khác biệt. Tôi cảm thấy thật sự giác ngộ; tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng”.

Trong 40 năm qua, nguồn năng lượng đó đã giúp đưa Craig Venter lên những đỉnh cao phi thường. Chia sẻ với người em khi quyết định dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu y học, Craig Venter nói: “Cả đời một bác sĩ chỉ có thể cứu được vài trăm mạng người. Một nhà nghiên cứu có thể cứu cả thế giới”. Trở về Mỹ cùng người vợ VN, Venter tập trung học hành, hoàn thành một lèo từ đại học đến tiến sĩ ngành sinh lý học và dược lý học chỉ trong 6 năm. Sau đó, trong cương vị nhà nghiên cứu thuộc Viện Y học quốc gia Mỹ, Venter đi tiên phong trong công nghệ mới với mục tiêu sử dụng máy tính để giải mã bản đồ gien, giúp rút ngắn thời gian giải mã đến 20 lần. Thành tựu này cũng đã mở đường cho các thành công mới sau này, trong đó phát kiến nổi bật nhất, và cũng gây sốc nhất - tạo ra tế bào sống. Nhờ vào các đóng góp đáng kể hướng đến mục tiêu bảo vệ nhân loại và hành tinh xanh, Craig Venter đã được tạp chí Time vinh danh là một trong những nhân vật quyền lực nhất thế giới vào năm 2007.

Sự sống nhân tạo

Ngày 21.5, giới khoa học rúng động trước tin đội nghiên cứu của Viện J.Craig Venter - dẫn đầu là tiến sĩ Craig Venter - đã thành công khi tạo được tế bào sống nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Nhóm của ông Venter đã sử dụng một số hóa chất để tổng hợp nên các đoạn ADN, sau đó gắn một đoạn ADN mới vào bộ gien của vi khuẩn đơn bào Mycoplasma mycoides - thủ phạm gây bệnh viêm vú ở dê. Sau đó, họ tiếp tục cấy bộ gien này vào tế bào chất của một loài vi khuẩn đơn bào có quan hệ họ hàng với Mycoplasma mycoides. Bộ gien nhanh chóng "bám rễ" trong tế bào (vi khuẩn) mới rồi phân chia liên tục, tạo ra hàng triệu vi khuẩn Mycoplasma mycoides mới. Với thành tựu trên, ông Venter đã được gán biệt danh "kẻ thách thức Chúa", sau khi mở ra cánh cửa giúp loài người có thể sở hữu quyền năng tạo ra sự sống nhân tạo chưa từng có trước đây.

Thụy Miên

(*) Thông tin bài viết được tổng hợp từ Guardian, Fortune, Time

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử (2)

Hàng nghìn viên đá dựng đứng và nằm thẳng hàng tại Pháp, các xác ướp dưới đầm lầy tại châu Âu nằm trong danh sách những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử loài người của trang Livescience.

> Phần 1

Bãi đá Carnac tại Pháp

Posted Image

Một phần của bãi đá Carnac. Ảnh: wikipedia.org.

Nằm dọc bờ biển Brittany thuộc miền tây bắc nước Pháp, bãi đá Carnac gồm hơn 3.000 khối đá dựng đứng to lớn được sắp xếp thành những đường hoàn hảo và trải dài dài hơn 12 km. Truyền thuyết địa phương kể rằng ngày xưa, khi một đội quân La Mã đang hành quân thì phù thuỷ Merlin đã biến họ thành đá. Một nhà khoa học nghiên cứu bãi đá đã đưa ra một giải thích hợp lý hơn: Nó có thể là một công cụ dự báo động đất. Ngoài ra, không có dấu hiệu cho thấy những người thuộc thời kì đồ đá mới xây dựng bãi đá này.

7. Sự sụp đổ của đế chế Minoa

Posted Image

Một phế tích của đế chế Minoa trên đảo Crete, Hy Lạp. Ảnh: tgeyatch.com.

Nền văn minh Minoa bắt đầu trên đảo Crete của Hy Lạp và tồn tại từ thế kỷ 27 tới thế kỷ 15 trước Công nguyên. Mãi tới những năm đầu thế kỷ 20, một nhà khảo cổ người Anh có tên Athur Evans mới phát hiện ra sự tồn tại của nền văn minh này.

Trong khi nguyên nhân sụp đổ của đế chế La Mã đã khá rõ ràng thì sự suy vong của đế chế Minoa vẫn còn là một thách đố. 3.500 năm trước, cuộc sống trên đảo Crete đã bị chôn vùi sau một vụ phun trào núi lửa từ đảo Thera gần đó. Những phiến đất sét khai quật được cho thấy đế chế Minoa vẫn tiếp tục tồn tại thêm 50 năm nữa sau khi núi lửa phun rồi mới biến mất vĩnh viễn. Có giả thiết cho rằng tro bụi núi lửa tàn phá mùa màng hoặc sự thống trị của Hy Lạp là nguyên nhân khiến đế chế Minoa lụi tàn.

8. Xác ướp đầm lầy

Posted Image

Một xác ướp dưới đầm lầy tại châu Âu. Ảnh: wired.com.

Hàng trăm tử thi cổ chôn trong các đầm lầy phía bắc châu Âu đã được phát hiện. Các nhà nghiên khoa học cho biết, họ nhận thấy có dấu vết tra tấn và phạm tội thời trung cổ. Những vết tích đáng sợ này khiến họ nghi ngờ những người chết là vật hiến tế của một nghi lễ tôn giáo. Livescience cho rằng ngay cả những cảnh sát điều tra hiện trường án mạng giỏi nhất thế giới cũng không thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của những xác ướp này.

Helike - thành phố bị lãng quên

Posted Image

Một điểm khai quật thuộc thành phố cổ Helike trên đảo Phục sinh. Ảnh: helike.org.

Nhà văn người Hy Lạp Pausanias đã miêu tả lại sự kiện một trận động đất phá huỷ cả thành phố Helike chỉ trong một đêm vào năm 373 trước Công nguyên. Một lát sau, một cơn sóng thần lại cuốn phăng đi những thứ còn lại của thành phố một thời thịnh vượng này. Helike từng là một trung tâm tôn giáo thờ Poseidon - vị thần cai quản biển cả. Thành phố huyền thoại không để lại chút dấu vết gì và cũng không hề được nhắc đến trong các thư tịch Hy Lạp cổ. Năm 1861, một nhà khảo cổ đã phát hiện được một thứ bị lấy cắp từ Helike. Đó là một đồng xu bằng đồng chạm hình đầu Poseidon đặc trưng. Năm 2001, hai nhà khảo cổ học đã xác định được vị trí tàn tích của Helike bên dưới lớp bùn và đá sỏi ven biển. Hiện tại, họ đang nỗ lực khai quật thành phố.

Chữ tượng hình Rongorongo

Posted Image

Một bản khắc chữ tượng hình Rongorongo. Ảnh: wordpress.com.

Được coi như một bí ẩn khác của Đảo Phục Sinh thuộc Chile, Rongorongo là loại chữ tượng hình được những cư dân đầu tiên của vùng đất này sử dụng. Trong khi không có một tộc người lân cận nào có chữ viết, chữ Rongorongo lại xuất hiện một cách đầy bí ẩn vào thế kỉ 18. Tuy nhiên, sau khi bị những thực dân châu Âu đầu tiên cấm đoán vì mối liên hệ với nguồn gốc vô thần của người dân bản địa, loại chữ viết này đã bị mai một khiến cho việc giải mã cũng trở nên vô vọng.

Ngọc Thúy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ là gì và không là gì?

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Bài đã được xuất bản.: 3 giờ trước

TS ngày xưa chỉ làm một bài thơ hay phú, và được vua quan phê chuẩn. Còn ngày nay, để có bằng TS, ứng viên phải hoàn tất nhiều nghiên cứu và tổng kết trong một luận án khá dài.

Khái niệm "tiến sĩ" đã bị hiểu sai

Nỏ thần giả và bằng Tiến sĩ dỏm

LTS: Sau khi trên báo chí, và dư luận xã hội xôn xao về vụ "Tiến sĩ ở Mỹ không cần biết tiếng Anh", Tuần Việt Nam chúng tôi nhận được bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Úc) bàn sâu về chủ đề văn bằng TS. Trong bối cảnh ngành giáo dục nước ta có chủ trương đào tạo hơn 20.000 TS, bài viết này đặt ra rất nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Tuần Việt Nam xin trân trọng đăng tải.

Có lẽ nhiều bạn đọc sẽ thấy ngạc nhiên khi đọc tựa đề này, vì nó hơi... ngô nghê. Nhưng tôi phải mượn tựa đề câu hỏi đó để giải tỏa một số ngộ nhận về văn bằng TS đang được một tờ báo mạng vô tình tiếp tay phổ biến và những "lem nhem" chung quanh việc hiểu ý nghĩa của văn bằng này nhân một vụ việc về bằng TS được cấp ở Mỹ khiến dư luận ồn ào gần đây.

Tiến sĩ không phải là...

Thứ nhất, TS không phải là một nghề. Nghề là một việc làm qua sự phân công của xã hội. Trong xã hội có người làm nghề thợ mộc, nghề nấu ăn, nghề thầy thuốc, v.v... Tùy theo bối cảnh và cấp bậc, tiếng Anh gọi nghề là occupation, là vocation, hay có khi là profession. Do đó, khi người ta hỏi "nghề của chị là gì", thì câu trả lời có thể là "tôi làm nghề dạy học", hay "tôi làm nghề buôn bán lẻ". TS là một degree, tức là một bằng cấp hay học vị. Thật là ngô nghê nếu có người nói "tôi hành nghề TS"!

TS không phải là một tước vị. Tước vị là những danh vị do Nhà nước hay một tổ chức phong tặng, và cá nhân được phong tặng không phải trải qua một quá trình học hành. Chẳng hạn như "Sir" là một tước hiệu do Nữ hoàng Anh tặng cho những người có công trong hoạt động xã hội và cộng đồng, hoặc như "Nhà giáo Nhân dân"- tước hiệu do Nhà nước theo khối xã hội chủ nghĩa (như Việt Nam) phong tặng cho những nhà giáo có công lớn với sự nghiệp giáo dục (trên lí thuyết).

Còn văn bằng TS chỉ được cấp cho những người nào đã qua một quá trình học hành và nghiên cứu khoa học, đã đáp ứng các tiêu chuẩn do trường đại học đề ra. Do đó, TS không phải là một tước vị hay phẩm hàm.

TS không phải là "đỉnh cao trí tuệ". Người theo học TS thường nghiên cứu về một đề tài hẹp, có khi rất hẹp, chứ không theo đuổi một đề tài bao quát như ở bậc cử nhân hay thạc sĩ. Có khi người ta bỏ ra cả 4-5 năm chỉ để nghiên cứu một phân tử! Mà ngay cả sau khi xong luận án TS, ứng viên cũng chưa thể hiểu hết về đề tài hẹp đó. Trong khoa học không có cái gì là chắc chắn và xác định. Tất cả những gì chúng ta hiểu biết đều mang tính bất định và có điều kiện.

Nhưng học TS không dễ và thoải mái. Học để làm TS nghiêm chỉnh không bao giờ dễ và dứt khoát càng không thoải mái. Đó không phải như bậc cử nhân hay thạc sĩ (tức hoàn tất các môn học qua thi cử), mà là làm nghiên cứu khoa học. NCKH là cả một qui trình có hệ thống, mà chỉ cần sai một khâu trong qui trình đó thì xem như là thất bại.

NCKH không chỉ đòi hỏi ứng viên phải có "cái đầu" tốt (tức ý tưởng tốt), mà còn đòi hỏi ứng viên phải nắm vững phương pháp, nhất là đòi hỏi thời gian để hoàn tất. Phải dự bao nhiêu seminar, họp lab, cứ mỗi 6 tháng thì có kiểm tra, báo cáo tiền độ học vấn, thêm vào đó là áp lực bài báo khoa học lúc nào cũng đè nặng tâm lý. Nếu gặp giáo sư hướng dẫn khó tính, lúc nào cũng đòi hỏi phải có "outcome" (thành quả) thì càng mệt hơn. Nhất là đến lúc viết luận án thì áp lực càng kinh khủng hơn nữa. Tôi chưa nghe ai nói học TS thoải mái cả.

Cố nhiên, ở đây tôi chỉ bàn đến những chương trình đào tạo TS nghiêm túc và có chất lượng. Cần nói thêm rằng cũng có những trung tâm và trường ĐH nhận nghiên cứu sinh khá tùy tiện, chẳng cần qua phỏng vấn, tiêu chuẩn nghiên cứu, vì các GS ở đó có nhu cầu một vài người giúp việc... rẻ tiền.

Đối với những trung tâm này, họ xem nghiên cứu sinh TS chỉ là một công nhân trí thức trong dây chuyền sản xuất để họ đạt được mục tiêu của họ (họ chẳng cần quan tâm đến tương lai của nghiên cứu sinh, và nghiên cứu sinh cứ tưởng rằng làm TS dễ quá!) Tôi không bàn đến những chương trình học TS từ các trường "làng nhàng" như thế, nghiên cứu sinh mà không cần công bố bài báo khoa học vẫn có thể tốt nghiệp.

Không phải chương trình đào tạo TS nào cũng có chất lượng như nhau. Những chương trình đào tạo từ các lab có uy tín phải có đẳng cấp khác với những chương trình xoàng xĩnh. Thử tưởng tượng, một nghiên cứu sinh sau khi hoàn tất chương trình TS mà không có đến một bài báo trong lí lịch thì làm sao có thể cạnh tranh với các nghiên cứu sinh khác.

TS không phải là những ông "nghè". Ở nước ta, những người có bằng TS thường được xem như là những ông nghè hiện đại. Do đó, có người còn đề nghị nên có "văn miếu" cho các ông bà nghè này! Nhưng theo tôi, văn bằng TS thời nay rất khác với TS thời xưa, khác từ cách học đến qui trình học.

Ngày xưa, TS (hay thái học sinh) là những người đã qua 3 kì thi hương, thi hội, và thi đình, tức là những kì thi mang tính giai tầng địa phương.

Còn chương trình TS ngày nay là một qui trình đào tạo liên tục và khá lâu năm, chứ không phải thi theo cấp địa phương. TS ngày xưa chỉ làm một bài thơ hay phú, và được vua quan phê chuẩn. Còn ngày nay, để có bằng TS, ứng viên phải hoàn tất nhiều nghiên cứu và tổng kết trong một luận án khá dài. Nói tóm lại, TS không phải và không nên hiểu như là những vị nghè ngày xưa.

Posted Image

Học vị tiến sĩ không phải để kiếm nhiều tiền Danh xưng TS có lẽ được xuất phát từ chữ Hán mà tiếng Anh phiên âm là "Chin-shih" (và tiếng Anh dịch là "Doctor"). Nếu không nhầm, văn bằng này được cấp lần đầu tiên vào năm 1313 (dưới triều đại nhà Tống). Vào năm này, một cuộc thi tuyển đặt dưới sự chủ tọa của vua Tống được tổ chức. Kết quả của kì thi này, có 300 thí sinh được cấp danh hiệu Chin-shih, trong số đó, có 75 người gốc Mông Cổ, 75 người quê quán ở miền Nam Trung Quốc, 75 người quê quán ở miền Bắc Trung Quốc, và 75 người có quốc tịch ngoại quốc. Danh xưng TS không có nghĩa là sẽ nghiễm nhiên đem lại thanh thế hay uy danh cho cá nhân. Hầu hết các thí sinh đã đạt được văn bằng TS đều cảm thấy tự hào về nỗ lực và kết quả của việc phấn đấu trong học hành, nghiên cứu. Tuy nhiên, thí sinh phải hiểu rằng một khi tốt nghiệp TS, thí sinh có thể làm việc với nhiều nhà khoa học khác cũng có bằng TS. Học vị TS mới chỉ là bước đầu vào NCKH, nó chẳng đem lại uy danh cho người có học vị nếu người đó không có công trình NCKH nào có giá trị.

Học vị TS không tự động nâng giá trị ý kiến của thí sinh. Nhiều người tin rằng một khi họ có văn bằng TS trong tay, công chúng sẽ tự nhiên kính trọng ý kiến của họ. Niềm tin này hoàn toàn sai. Nhiều người có học vị TS có thể am hiểu và uyên bác về một lĩnh vực chuyên môn hẹp nào đó, nhưng không phải là chuyên gia của mọi vấn đề khác.

Học vị TS không bảo đảm thí sinh sẽ có công ăn việc làm ngay. Có khi ngược lại: Sinh viên tốt nghiệp TS có thể khó tìm việc làm hơn là sinh viên tốt nghiệp cử nhân hay thạc sĩ, bởi vì như nói trên TS là những nhà nghiên cứu. Một số công ty không muốn và không thích mướn những người có văn bằng TS cho những việc không dính dáng với nghiên cứu. Thêm vào đó, một khi nền kinh tế bị suy yếu, tất cả thành viên trong xã hội đều chịu chung số phận, thì một số công ty giảm thiểu người nghiên cứu trước khi giảm thiểu người sản xuất.

Học vị TS không phải để kiếm nhiều tiền. Thí sinh tốt nghiệp TS thực ra không có lương bổng cao hơn các thí sinh có bằng cử nhân hay người công nhân bình thường trong hãng xưởng. Vì học TS là để trở thành nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và cái quan tâm đầu tiên của nhà khoa học là sự thật, chứ không phải sự giàu có về tiền bạc. Tất nhiên, có nhiều khi sự thật và khám phá cũng đem lại một nguồn tài chính lớn cho nhà nghiên cứu. Nhưng nói chung, đó không phải là mục tiêu để theo học TS.

Học vị TS không có nghĩa là một lựa chọn tốt nhất trong đời. Cống hiến cho xã hội có nhiều cách và cuộc đời có nhiều lựa chọn. Học vị TS chỉ là một trong số hàng trăm lựa chọn. Thật vậy, đối với nhiều thí sinh, học vị TS có thể là một sự nguyền rủa! Thí sinh phải tự hỏi mình muốn làm người lãnh đạo trong những người có văn bằng thạc sĩ, hay là làm một nhà nghiên cứu tầm thường? Thí sinh phải biết và quyết định mình muốn gì, và nghề nghiệp nào sẽ kích khích mình nhiều nhất hay đem lại hạnh phúc cho mình nhất.

Tại sao "tiến sĩ" (PhD)?

Tuy có danh chính thức là triết học ("Doctor of Philosophy" hay PhD) nhưng TS không hẳn là người học về triết. PhD là một học vị cho tất cả các ngành khoa học, kể cả khoa học cơ bản và nhân văn. Điều "trớ trêu" này có một lịch sử của nó.

Posted Image

Hệ thống bằng cấp ĐH ngày nay được bắt nguồn và mô phỏng từ hệ thống văn bằng của 2 trường ĐH cổ kính ở Âu châu vào thế kỷ 13: Trường ĐH Paris ở Pháp (thành lập vào năm 1170) và Trường ĐH Bologna ở Ý (thành lập vào khoảng 1158). Theo bộ Luật La Mã, vào thời Trung cổ, mỗi ngành nghề có quyền thành lập một hiệp hội gọi là Collegium, và hiệp hội này bầu ra những người có danh hiệu là Magistrates (mà tôi tạm dịch là "Thầy").

Vào thời này, người được nhận vào phụ giảng được gọi là Bachalari. Vào cuối thế kỉ 13, ĐH Paris thay đổi học vị này thành Baccalaureaet. Lúc bấy giờ, văn bằng Baccalauréate hay Bachelor là học vị duy nhất được cấp cho những thí sinh đã thi đỗ khóa thi do các các "Thầy" đặt ra; và đã học xong một chương trình giáo khoa 4 năm về ngữ pháp, tu từ học và logic.

Sau khi xong văn bằng Bachelor, thí sinh có thể theo học tiếp chương trình MasterDoctor. Và sau khi đã xong chương trình học Master hay Doctor (khoảng 8 năm học), một hội đồng giám khảo sẽ duyệt xét thí sinh để kết nạp vào tổ chức được gọi là Universitas of Doctors.

Sự kếp nạp này cũng là một "chứng chỉ" được hành nghề dạy ĐH. Lúc bấy giờ, những danh xưng như Master, DoctorProfessor có cùng nghĩa và tương đương về giai cấp: Họ hành nghề dạy học. Vào thế kỉ 13, những người dạy học tại ĐH Bologna, lúc đó là trung tâm huấn luyện về luật pháp bên châu Âu, được gọi là Doctor. Trong khi đó ở ĐH Paris, là trung tâm về văn học nghệ thuật, những người dạy học được gọi là Master.

Sự bình đẳng giữa Master và Doctor bị chấm dứt ở Anh và Mỹ, nơi mà văn bằng Doctor sau này được đánh giá cao hơn văn bằng Master. Ở Anh, 2 trường ĐH Oxford (thành lập vào khoảng 1249) và Cambridge (thành lập vào khoảng 1209) được mô phỏng theo hệ thống tổ chức của ĐH Paris. Do đó, các nhà khoa bảng các môn văn hóa nghệ thuật thường được gọi là "Master". Trong khi các đồng nghiệp của họ ở các môn học như triết, thần học, y học, và luật được gọi là "Doctor". Ngày nay, các tên bằng cấp như "Master of Arts" và "Doctor of Philosophy" có nguồn gốc từ sự phân chia này.

Tiến sĩ là gì?

TS là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục ĐH phương Tây. Theo mô hình này, có 3 cấp học chính: Cử nhân, thạc sĩ (masters), và TS. Về mặt con số, sự phân bố 3 loại bằng cấp đó giống như hình tháp: TS ở vị trí chót vót, cử nhân ở vị trí thấp nhất, và thạc sĩ ở chính giữa. Trong dân số, ở các nước tiên tiến như Mỹ chẳng hạn, chỉ có khoảng 0.8% người có bằng TS. Còn ở các nước khu vực chẳng hạn, như Thái Lan, năm 2007, có 1.77 triệu sinh viên bậc cử nhân, 182 ngàn sinh viên thạc sĩ, và chỉ có 16246 nghiên cứu sinh bậc TS. Nói cách khác, chỉ 0.8% sinh viên ĐH theo học TS.

Posted Image

Học để làm TS nghiêm chỉnh không bao giờ dễ. Ảnh minh họa

Có nhiều lí do tại sao số người theo học TS quá ít. Lí do đơn giản nhất là người ta không có nhu cầu học TS. Cũng có người sau 4 năm theo học cử nhân đã cảm thấy mệt mỏi, và chỉ mong tốt nghiệp để kiếm thu nhập bù lại những năm tháng theo học. Có người không đủ trình độ hoặc không đáp ứng điều kiện theo học. Ở những ĐH và trung tâm đào tạo nghiêm chỉnh, chỉ có khoảng 1-2% ứng viên xin học TS được nhận học (sau khi qua một đợt phỏng vấn).

Điều này cũng không khó hiểu, bởi vì chương trình TS là nhằm đào tạo một "lực lượng" khoa học elite cho các trường ĐH, một lực lượng khoa học then chốt cho các trung tâm NCKH và kĩ nghệ. Có thể nói không ngoa rằng chương trình đào tạo TS trong ý tưởng là đào tạo một đội ngũ tinh hoa của xã hội.

Đó cũng chính là lí do tại sao người ta đánh giá nền khoa học và trình độ tiên tiến của một quốc gia bằng cách dựa vào số người có học vị TS trong dân số. Ở những nước có nền kinh tế phát triển cao như Mỹ, số người có bằng TS khoảng 0.7% dân số.

Mời bạn đọc đón đọc kỳ II: Học tiến sĩ để làm gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Diện mạo của sinh vật ngoài hành tinh

VnExpress

Thứ tư, 14/7/2010, 09:25 GMT+7

Nhà vật lý lừng danh Stephen Hawking phác thảo hình dạng của những sinh vật ngoài trái đất trong một bộ phim tài liệu mới.

Sinh vật lạ cướp phi thuyền Mỹ/

Cơ hội tìm thấy sinh vật ngoài trái đất đang tới gần

Posted Image

Hình phác thảo một loài động vật ăn cỏ trong bộ phim tài liệu "Into the Universe" của kênh Discovery. Ảnh: sina.com.

Báo Courier Mail đưa tin, trong bộ phim tài liệu nhiều tập mang tên "Into the Universe" chiếu trên kênh Discovery, nhà vật lý lừng danh Hawking cho rằng vũ trụ có khoảng 100 tỷ ngân hà, mỗi ngân hà có vài trăm triệu ngôi sao. Trong không gian bao la như thế, có lẽ trái đất không phải là thiên thể duy nhất chứa sự sống.

"Xét trên phương diện toán học, chỉ riêng những con số đó cũng khiến tôi nghĩ rằng sự tồn tại của nền văn minh ngoài trái đất là điều hợp lý. Thách thức của chúng ta là tìm hiểu diện mạo của những sinh vật khác ngoài vũ trụ", Hawking phát biểu.

Theo mô tả của Hawking, sinh vật ngoài trái đất có diện mạo khá đa dạng. Một số sinh vật sở hữu tới 6 chân, song cũng có loài chỉ di chuyển bằng hai chân. Chúng có thể ăn thực vật hoặc ăn thịt.

Diện mạo sinh vật ngoài hành tinh

Stephen Hawking từng phát biểu trên một chương trình truyền hình tại Anh rằng con người không nên cố liên lạc với sinh vật từ nền văn minh khác, vì với trình độ phát triển rất cao, sinh vật lạ có thể xâm lược địa cầu và đẩy loài người vào cảnh diệt vong.

Nhiều bộ phim giả tưởng xây dựng hình ảnh sinh vật ngoài trái đất giống như con mực khổng lồ có khả năng bám vào các vách đá nhờ hàng chục xúc tu. Nhưng trong nhiều tác phẩm khác, chúng có hình dạng gần giống con người, với cặp mắt to tướng và làn da màu xanh.

Loài người đã nhiều lần tìm cách liên lạc với những nền văn minh khác trong vũ trụ. Năm 2008, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát sóng ca khúc "Across the Universe" của ban nhạc Beatles vào không gian để gửi thông điệp hòa bình tới các sinh vật ngoài trái đất.

Trước đó, vào năm 1972 và 1973, Mỹ cũng lần lượt phóng hai tàu mang theo hình ảnh của một người đàn ông và một phụ nữ khỏa thân lên vũ trụ. Ngoài ra hai tàu còn mang theo cả những biểu tượng, ký hiệu nhằm giúp sinh vật ngoài hành tinh biết vị trí của trái đất và mặt trời. Vào năm 1977 Mỹ phóng hai tàu Voyager 1 và Voyager 2. Mỗi tàu mang theo một đĩa lưu trữ hình ảnh và âm thanh trên trái đất.

Stephen Hawking (sinh năm 1942) được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ông nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về hố đen trong vũ trụ. Hawking cũng từng nỗ lực theo đuổi mục tiêu tìm ra một “lý thuyết thống nhất” để giải quyết các mâu thuẫn giữa thuyết tương đối của Albert Einstein và thuyết lượng tử.

Minh Long

-----------------------------------------------------

Tôi cho rằng sẽ không bao giờ có sinh vật ngoài hành tinh, con người mãi cô đơn trong vũ trụ này và chỉ còn tìm cách yêu thương nhau để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông SW Hawking đã một lần cho rằng: Lỗ đen hoàn toàn đen, sau đó ông cải chính. Còn Lý học Đông phương thì xác định lỗ đen không thể hoàn toàn đen. Vì như thế khả năng tiên tri không thể tồn tại khi những thông tin bị biến mất.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Cống thoát nước 900 tuổi cứu một thành phố khỏi ngập lụt

Vietnamnet.vn

Cập nhật lúc 13:35, Thứ Bảy, 17/07/2010 (GMT+7)

Mưa và lũ quét đã gây ra thiệt hại nặng nề ở Trung Quốc. Gần 40 người đã thiệt mạng trong tuần này do các vụ lở đất. Nhưng 100.000 cư dân của thành phố cổ Cám Châu, tỉnh Giang Tây lại được sống trong an toàn và khô ráo nhờ vào hai cống thoát nước được xây dựng từ triều Tống (960-1279).

Hai cống thoát nước này cho đến nay đã chứng minh được hiệu quả hoạt động hơn hệ thống thoát nước hiện đại trước những cơn mưa xối xả.

Posted Image

Nguồn ảnh: Telegraph

Hai đường hầm dài, xây dựng từ gach nung, nằm dọc theo thành phố, có chức năng như các hồ chứa. Nhà thiét kế của hệ thống-Liu Yi-đặt tên là cống “Phát” (nghĩa là phát đạt) và “Thọ” (nghĩa là trường sinh).

“Các cư dân cổ xưa của Cám Châu đã có công nghệ trị thuỷ rất tiên tiến”, ông Wang Ronghong, người đứng đầu Ban quản lý dự án và bảo trì của thành phố cho biết.

“Họ xây dựng 12 cửa ở miệng các cống, giúp tăng khối lượng nước lưu thông trong mùa mưa. Khi mức nước ở dòng chảy thấp hơn ở cửa sông, nước từ hệ thống thoát sẽ chảy ra, nhưng nếu mức nước ở cửa sông cao hơn, họ sẽ đóng các cửa cống để ngăn nước đến”, ông giải thích.

Hệ thống thoát nước cũng sử dụng hình dáng cong tự nhiên của thành phố để nhanh chóng thoát nước ra các kênh. Hàng trăm ao hồ được sử dụng như các hồ chứa.

Tuy nhiên, hiện nay ở thành phố chỉ còn một số ao hồ chứa nước. Nhưng từng ấy là đủ để Cám Châu nằm trong số 18 huyện thị ở Giang Tây thoát khỏi ngập lụt trong những ngày vừa qua.

Phương Linh (theo Telegraph)

-------------------------------------

Ngày xưa, cái gọi là "chình độ" pha học như bây giờ không có. Nền tảng trí thức xã hội hồi ấy chỉ là Lý học. Phải chăng chính nhờ Lý học mà họ cũng làm ra những điều tuyệt vời?

Share this post


Link to post
Share on other sites

UFO xuất hiện liên tiếp ở Trung Quốc

VnExpress

Chỉ trong nửa tháng qua, người dân Trung Quốc chứng kiến hàng loạt vật thể bay không xác định (UFO) tại nhiều khu vực.

Báo The Epoch Times tổng hợp những trường hợp người dân Trung Quốc nhìn thấy vật thể bay lạ từ ngày 30/6 tới 14/7.

Vào khoảng 23h ngày 30/6, một vật thể tròn, sáng xuất hiện trên bầu trời thành phố Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Vật thể lạ di chuyển chậm về phía đông, để lại một vệt sáng lớn hình quạt. Tờ Xingjiang Metropolitan Daily ngày 5/7 đăng một bức ảnh về nó do một người dân chụp được.

Song Huagang, tổng thư ký Hiệp hội Thiên văn Tân Cương, cho rằng vật thể là một tên lửa liên lục địa do Mỹ phóng vào ngày 30/6 từ bang California.

Nhưng Wang Sichao, một nhà thiên văn thuộc Trạm Thiên văn Zijinshan, bác bỏ giả thuyết của Song. Wang nói với China News Service rằng đó không phải là tên lửa Mỹ, bởi bang California và Tân Cương cách nhau hơn 7.000 km.

Sau khi xem đoạn video về vật thể bay ông nói nó có hình dạng kỳ lạ và phát sáng mạnh ở đoạn giữa của thân.

Thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang

Sân bay quốc tế Tiêu Sơn tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phải đóng cửa khoảng một giờ vào ngày 7/7 sau khi một vật thể bay lạ xuất hiện vào 21h. Do sự xuất hiện của nó mà giao thông hàng không bị gián đoạn. Một nhân chứng trong một máy bay đang hạ cánh lúc đó kể vật thể giống như một chấm sáng nhấp nháy, hiện ra và biến mất trong chớp mắt.

Posted Image

Hình ảnh UFO trên bầu trời thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang vào tối 7/7. Ảnh:ABC News.

Vào khoảng 19h30 ngày 9/7, người ta nhìn thấy một UFO khác ở thành phố Hàng Châu. Một giáo viên và nhiều nhân viên bảo vệ của một trường đại học khẳng định họ thấy một vật sáng có hình dạng giống ngôi sao. Vật thể bay rất nhanh.

“Chỉ trong một giây nó hiện ra ngay trước mắt, nhưng ở giây tiếp theo nó chỉ còn là một chấm cực nhỏ, giống như một vì sao ở xa”, người giáo viên họ Li kể với Shenzhen Economic Daily.

Video UFO ở Hàng Châu

Thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Tờ City Evening News đưa tin vào 3h22 ngày 10/7, một nhân viên bảo vệtrong khu công nghiệp Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm nhìn thấy một vật xoay tròn và phát sáng qua camera giám sát. Sau khoảng 10 phút nó biến mất. Vật thể có hình dạng giống như cánh tay người gập lại. Nó di chuyển từ phía nam sang phía bắc trước khi biến mất.

Thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến

Trang Fujian Online (onfj.com) thông báo vào sáng sớm ngày 10/7 những chùm sáng theo chiều thẳng đứng xuất hiện trên bầu trời thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.

Ban đầu 5 chùm sáng xuất hiện vào khoảng 23h30 ngày 9/7. Sau đó số lượng chum sáng nhanh chóng tăng lên 50.

“Cảnh tượng rất đẹp, giống như những nốt nhạc trên giấy”, một người dân kể.

Khi các phóng viên tới hiện trường khoảng một giờ sau đó, những đám mây kéo tới khiến mọi người chỉ còn thấy vài chùm sáng. Nhưng một người đã kịp chụp ảnh trước khi mây tới.

Thành phố Trùng Khánh

Theo Xinhua, nhiều người ở Trùng Khánh đã nhìn thấy "bốn vật thể giống lồng đèn" trên trời vào khoảng 8h tối 14/7. Nhân chứng miêu tả các vật này tạo thành hình thoi và lơ lửng công viên của thành phố trong khoảng một giờ.

Tranh cãi về sự tồn tại của sinh vật ngoài trái đất và phi thuyền của họ đã bắt đầu từ khá lâu. Wang Sichao, nhà nghiên cứu của Đài thiên văn Zhijinshan nói với tờ Nhật báo Quảng Châu: “Tôi đã nghiên cứu khoảng 20 vật thể bay lạ mà người ta nhìn thấy từ năm 1971. Chúng thường xuất hiện ở độ cao từ 130 tới 1.500 km. Tốc độ của các UFO thấp hơn nhiều so với vận tốc cần thiết để thoát khỏi lực hút trái đất (11,2 km/s). Một UFO còn bay với tốc độ khoảng 0,288 km/s.

Thế nhưng chúng có thể bay song song với mặt đất ở độ cao 1.460 km trong 25 phút. Điều đó cho thấy chúng phải có một cơ chế nào đó để chống lực hấp dẫn của địa cầu. Nếu không có cơ chế đó, chắc chắn chúng đã lao xuống mặt đất”.

Minh Long

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triết học Tuyên ngôn về hố đen vũ trụ và triết lý “Sắc bất dị không...”

Năm 2005 được nhân loại lấy làm năm Vật lý quốc tế, đồng thời kỷ niệm lớn 100 năm ngày ra đời Thuyết tương đối của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein.

Posted Image

Chúng ta, những con người lương thiện hiện đang sống trên trái đất tươi đẹp này nên vui mừng vì sự kiện đó. Vì rằng trong trực giác của con người đang bùng phát không thể diễn tả thành lời dấu hiệu của lòng khao khát vươn lên sẵn sàng đón nhận những bước thay đổi lớn lao trong lịch sử nhận thức của lòai người, kể cả về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.

Tại thời điểm này, tôi tin rằng đang có hàng trăm, hàng ngàn “bộ óc” siêu việt trong số hơn 6 tỷ con người sống trên trái đất đang mày mò suy nghĩ tìm cách bứt phá vươn lên, dám chấp nhận từ bỏ những quan điểm xưa cũ tưởng như bất di bất dịch nhưng sự thực lại là lỗi thời và đang trói chặt sự tiến hóa cao hơn của tri thức. Một bước tiến mới, một sự thay đổi lịch sử nhận thức con người theo chiều hướng tốt và cao hơn sẽ phải xảy ra. Cái sẽ phải xảy ra đó không thể nào khác được là phải liên quan tới Einstein và sự tuyên bố sai lầm trong suốt 29 năm nghiên cứu về hố đen trong vũ trụ của nhà khoa học người Anh Stephen Hawking.

Einstein thường hay trích dẫn: “Khoa học thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo thiếu khoa học thì mù lòa...”. Sự nghiên cứu về hố đen của ông Stephen Hawking bị khập khiễng do thiếu tôn giáo chăng? Đó là ý tưởng lớn khiến chúng ta cần mượn sự trợ giúp của triết lý “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc...” trong kinh “Trái tim Tuệ giác Vô thượng” của Đức Phật Thích ca. Hạnh phúc thay! Sự bí ẩn của hố đen thế là từ nay không còn bí ẩn nữa.

Để hiểu trọn vẹn trong hố đen của vũ trụ có những gì, chúng ta cần kiên nhẫn biết khái quát theo quan điểm khoa học về hố đen và những yếu tố vật lý khác có liên quan.

Hố đen trong vũ trụ là gì ?

Từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, các nhà khoa học thiên văn trên thế giới đã phát hiện ra trong không gian bao la của vũ trụ có những vùng đặc biệt tối đen. Các loại kính thiên văn hiện đại bậc nhất không nhận được bất cứ sự bức xạ nào gọi là của vật chất phát ra, chỉ thấy tại đó tối đen như mực. Nhưng từ khoảng cách xa, mọi vật thể như các hành tinh, các vì sao vẫn tồn tại và di chuyển theo những quỹ đạo có liên quan tới vùng tối đen, và ánh sáng, sự dao động điện từ hay còn gọi là các “hạt” phôtôn khi chuyển động có khối lượng tới đó cũng bị hút vào. Điều đó đã buộc các nhà khoa học phải suy đoán tại vùng tối đen ấy không phải là vùng trống rỗng mà là vùng có trường lực hấp dẫn cực lớn. Cái vùng tối đen như mực nhưng có sức hút khủng khiếp, hút mọi thứ vào trong đó được khoa học đặt tên là Hố đen.

Tuy nhiên, từ trước đấy các nhà khoa học cỡ lớn, cụ thể như Einstein đã hình dung ra hiện tượng suy sụp hấp dẫn tồn tại trong không gian vũ trụ của những Siêu sao có khối lượng cực lớn. Ví dụ có một Siêu sao với khối lượng cực lớn, tương ứng với khối lượng đó là một trường hấp dẫn cực mạnh bao quanh và trong quá trình toả sáng nó sẽ bị mất năng lượng. Sự mất năng lượng lớn đến một lúc nào đó sẽ tạo ra đối áp suất khiến cho cấu trúc vật chất của Siêu sao đổ sụp vào trong. Tức là Siêu sao đã “chết”, kích thước của nó co lại một cách cực kỳ nhanh chóng và cuối cùng trở thành một hố đen, một vùng gồm toàn trường lực hấp dẫn mạnh. Toàn bộ những gì có khối lượng nếu nằm trong phạm vi trường lực hấp dẫn của hố đen đều bị hút vào trong và mất tích trong đó. Quá trình bị hút vào trong và bị mất tích như thế nào thì chưa ai hình dung ra được.

Sự suy sụp hấp dẫn của Siêu sao để biến nó thành một hố đen gợi lên một ý: khối lượng có thể biến thành năng lượng. Tôi ngờ rằng tư duy về việc này Einstein đã nảy ra công thức bất hủ E=m.c²¬¬ , và đây cũng là một vế “Sắc bất dị không...” trong kinh Phật để nói lên cái vô thường của vạn vật trong vũ trụ. Một ngôi sao to lớn hùng vĩ là thế rồi cuối cùng cũng phải “chết” và đổ sụp vào trong, biến thành một khoảng hư vô không trông thấy, chẳng có hình dáng kích thước gì cả. Dấu vết của nó chỉ để lại một vùng gồm toàn lực vô hình, và những cái gì là khối lượng có hình thể chỉ thấy có vào chứ không có ra. Dường như hiện tượng hố đen cố tình chọc tức định luật bảo toàn năng lượng - khối lượng của vật chất.

Khái quát về hố đen như trên chưa thể dễ hiểu để xem xét bên trong nó có gì, chúng ta cần phải biết thêm khái quát các chiều của không gian.

Các chiều của không gian

Bất cứ ai đi học tại các trường phổ thông đều được tiếp xúc với hình học phẳng Euclide. Hình học phẳng Euclide mô tả rất tốt trên mặt phẳng trong hệ không gian 3 chiều. Không gian 3 chiều được biểu diễn bằng 3 phương x, y, z vuông góc với nhau. Hai phương vuông góc tạo thành mặt phẳng, phương còn lại vuông góc với mặt phẳng đó. Tiên đề của hình học phẳng là 2 đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, hình chiếu của một điểm lên một mặt phẳng chỉ là một điểm. Nghĩa là chỉ tồn tại một hình và một bóng của hình đó. Trong quá trình tiến hóa của tri thức, người ta thấy rằng hình học Euclide mặc dù độc quyền thống trị thế giới lâu đến thế song vẫn hoàn toàn không phải là hình học duy nhất. Có thể xây dựng một hình học khác không kém phần lôgíc và nó không mâu thuẫn nội tại hơn so với hình học Euclide. Thế là hình học Hipecbon hay còn gọi là hình học phi Euclide ra đời. Hình học phi Euclide nhằm mô tả không gian, mặt phẳng thay bằng mặt cong, ít nhất là thêm một chiều nữa vào để trở thành không gian 4 chiều. Bạn hãy hình dung đơn giản là tại không gian 3 chiều có một phương vuông góc với một mặt phẳng thì nay phương đó vuông góc với mặt cong. Tiên đề 2 đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau thì nay 2 đường thẳng song song đó cắt nhau. Ví dụ 2 đường kinh tuyến song song với nhau trên mặt hình cầu cắt nhau tại 2 điểm cực Bắc và Nam. Hình chiếu của một điểm lên mặt phẳng chỉ là một điểm nhưng lên mặt cong sẽ không phải chỉ một điểm nữa mà là một hình khác tập hợp bởi nhiều điểm. Tức là không phải chỉ một hình một bóng như hình học phẳng Euclide, một hình có thể có nhiều bóng tuỳ theo độ cong của mặt cong. Không gian càng có nhiều chiều thì độ cong càng lớn, số bóng của hình càng nhiều. Sức tưởng tượng của đa số chúng ta có giới hạn, nên thư giãn một tý cho vui bằng câu chuyện ông Tôn ngộ không trong truyện Tây du ký có thể biến hóa thành hàng trăm ông Tôn ngộ không giống nhau như đúc trong khắp không gian mà không biết ông nào là thật ông nào là giả. Chúng ta đang quen với cái chỉ có một hình một bóng, nay nếu thấy chỉ một hình mà có tới 5, 10, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn cái bóng thì khó có thể tin và chấp nhận được cái vô lý khủng khiếp ấy dù nó là sự thật khoa học tại không gian nhiều chiều, không gian cong.

Mô tả khái quát như vậy để thấy không thể xác định được vị trí thật của một hình thể cụ thể trong cái không gian nhiều chiều hơn số chiều của không gian chúng ta đang nhận thức. Một hình thể cụ thể nào đó nằm trong không gian nhiều chiều bản thân nó vẫn tồn tại và cả cái không gian nhiều chiều chứa nó đại diện cho nó. Nghĩa là bất cứ vị trí nào trong không gian nhiều chiều cũng có cái bóng của hình thể nói trên mà không thể xác định vị trí thật của nó. Điều đó để ngầm hiểu rằng khối lượng m chuyển thành năng lượng E trong công thức E=m.c² hình thể của khối lượng m vẫn tồn tại ở một vị trí nào đó trong năng lượng E, và tại vị trí bất kỳ nào đó trong năng lượng E cũng đều có thể thấy cái bóng của hình thể khối lượng m . Điều này tương tự như trong kinh Phật, Phật nói: Phật ở khắp mọi nơi, bất cứ chỗ nào cũng có thể gặp Phật, pháp thân của ông bao trùm khắp không gian, thực tế cái bóng của ông vẫn tồn tại nhưng vị trí thật thì không biết ở đâu.

Không gian nhiều chiều khái quát như vậy nhưng có lẽ vẫn cần khái quát thêm một đại lượng vật lý rất quen thuộc nữa đó là: Bản chất ánh sáng.

Khái quát bản chất ánh sáng

Cách đây vài chục năm, có một tạp chí đã nêu những bí ẩn của thiên nhiên mà khoa học chưa thể giải thích được. Một trong những bí ẩn ấy là: Theo tính toán của một số nhà khoa học thì tổng của tất cả các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trên mặt trời sản sinh ra số hạt phôtôn (ánh sáng) không đủ với số lượng mà thực tế mặt trời đã phát ra trong không gian. Vậy thì mặt trời lấy đâu ra số phôtôn để phung phí như vậy?

Nếu tạp chí đó không phải là báo lá cải và thông tin khoa học về sự tính toán đó là chính xác thì chúng ta có thể hình dung rõ nét hơn về diện mạo không gian cũng như bản chất ánh sáng. Bản chất của ánh sáng là gì? Có thể nói toạc ra rằng cho đến nay khoa học vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Chỉ có thể định nghĩa khái quát: ánh sáng vừa mang tính sóng vừa mang tính hạt. Mang tính sóng vì sự truyền của ánh sáng trong không gian có tính sóng, có sự giao thoa khi gặp nhau; mang tính hạt gọi là hạt phôtôn, vì khi chuyển động ánh sáng có khối lượng. Diện mạo của hạt phôtôn như thế nào? Đó là câu hỏi khó nên chúng ta đành phải chấp nhận với những quan niệm thuật ngữ mà vật lý hiện đại đang dùng: ánh sáng là dao động điện từ. Mô hình sự truyền của ánh sáng trong không gian được mô tả khái quát thế này: Giả sử electron gặp phản electron sẽ huỷ nhau sinh ra năng lượng, sinh ra phôtôn tức ánh sáng. Khởi đầu là sinh ra mạch điện trường khép kín, mạch điện trường khép kín xuất hiện tức điện trường biến thiên sẽ sinh ra mạch từ trường khép kín tương ứng. Mạch từ trường khép kín xuất hiện tức biến thiên từ trường lại sinh ra mạch điện trường khép kín tương ứng... Cứ thế, cái này xuất hiện làm tiền đề cho cái kia xuất hiện nối tiếp nhau như một chuỗi móc xích dịch chuyển trong không gian với tốc độ gần bằng 300.000 km/s. Nếu trong quãng đường truyền theo kiểu dây xích đó không gặp trở ngại làm mất năng lượng thì nó sẽ truyền mãi mãi trong không gian.

Mỗi một mắt xích mạch điện trường khép kín hay mạch từ trường khép kín là một “hạt” phôtôn ánh sáng, khối lượng nghỉ của phôtôn bằng không, nghĩa là mạch điện trường hay từ trường khép kín không xuất hiện. Mô hình sự truyền của ánh sáng trong không gian như vậy thì rõ ràng là tại mỗi điểm bất kỳ trong không gian đều ẩn chứa thế năng sản sinh ra “hạt” phôtôn. Triết lý “sắc bất dị không...” của Phật học lại thắng thế và là một sự tổng quát khoa học uyên bác. Tại cái không gian tưởng là trống rỗng không có gì nhưng lại ẩn chứa cái thế năng sản sinh ra “hạt” phôtôn ánh sáng có khối lượng và cái đang có khối lượng, ánh sáng trông thấy đó khi “nghỉ” lại bằng không. Phải nói là Phật Thích ca trông thấy những cái mà người thường không trông thấy, soi xét thế giới vi mô rất tinh tế, không thể cứ gán ghép lung tung là tôn giáo hay không có cơ sở khoa học. Khoa học không biết đến Phật học thì khập khiễng thật! Còn cái sự vô lý và bí ẩn của thế giới tự nhiên khi mà khoa học chưa thể giải thích được vì sao số lượng phôtôn do quá trình phản ứng nhiệt hạch sinh ra không đủ với số lượng mặt trời đã phung phí phát vào không gian đăng trong tạp chí vừa nói khiến chúng ta, những nhà khoa học cự phách, phải tự xét lại “trí tuệ uyên bác” của mình.

Không những thế, khi đã hiểu về cái tính “sắc bất dị không...” hay mỗi một vị trí bất kỳ trong không gian đều có thế năng để tạo ra mạch “điện trường khép kín”, tức tạo ra phôtôn ánh sáng mà vẫn nhận thức vận tốc ánh sáng là hằng số bất di bất dịch trong toàn vũ trụ thì nhận thức đó là sai lầm đáng tiếc. Đơn giản ở chỗ, thế năng ở một điểm bất kỳ sinh ra phôtôn ánh sáng của hệ không gian 3 chiều khác với hệ không gian 4 chiều. Ngay cái quan điểm không gian là trường điện từ đã phản ánh rất rõ ràng tốc độ dao động điện từ phụ thuộc vào trường điện từ, mà trường điện từ trên trái đất không thể giống trường điện từ trong hố đen vũ trụ. Điều khẳng định 3 đại lượng vật lý (không gian, thời gian, vận tốc ánh sáng) có liên quan chặt chẽ với nhau là sự thật chứ không phải cứ băn khoăn, nghi ngờ.

Nói qua về bản chất ánh sáng như vậy là tương đối rõ nhưng trước khi “nhìn” vào trong lỗ đen phải phác qua “dụng cụ để nhìn” là Thuyết tương đối của Einstein.

Khái quát Thuyết tương đối của Einstein

Cuối thế kỷ 19, giới khoa học xôn xao về vấn đề Ete vũ trụ, họ cho rằng tồn tại một chất Ete nào đó trong không gian, chất này có thể sẽ cản vận tốc truyền của ánh sáng khi nó cùng chiều chuyển động với trái đất. Để phát hiện ra chất Ete và cũng là để chứng minh nguyên lý tương đối về vấn đề cộng vận tốc, nhà khoa học Michelson đã chế tạo ra dụng cụ đo và thực tế đo đi đo lại vận tốc ánh sáng theo mọi phương so với phương chuyển động của trái đất. Thật kỳ lạ là vận tốc truyền của ánh sáng theo mọi phương là như nhau, nghĩa là nó có tính độc lập, không phụ thuộc vào nguồn chuyển động.

Kết quả thực nghiệm đo vận tốc ánh sáng đó không những đã phủ định sự tồn tại của chất Ete mà còn gây ra mâu thuẫn lớn với nguyên lý tương đối khiến cho giới khoa học ngỡ ngàng không hiểu cái nào là đúng cái nào là sai. May thay! Năm 1905, với bộ óc uyên bác hiểu được vấn đề, Einstein đăng một bài báo, trong đó ông nói một cách đơn giản là hai tiên đề nguyên lý tương đối và tính độc lập của vận tốc ánh sáng, không những không đối lập với nhau mà còn cho phép giải thích được nhiều điều nếu đồng thời chấp nhận chúng. Và đó là cơ sở ra đời

Thuyết tương đối

Thuyết tương đối của Einstein tương đối trừu tượng và khó hiểu đối với những người không chuyên về vật lý. Nội dung chính của Thuyết tương đối phản ánh hiện tượng khi một hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc nhanh cỡ gần với vận tốc ánh sáng thì tại hệ đó xảy ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian, kích thước, khối lượng. Tốc độ chuyển động càng nhanh thì hiệu ứng biến đổi càng lớn. Einstein đã đưa ra nhiều công thức tính toán nhưng điển hình nhất là công thức E=m.c² (trong đó E: năng lượng, m: khối lượng, c: vận tốc ánh sáng). Công thức này phản ánh giữa năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Để mô tả những nét chính của Thuyết tương đối thật dễ hiểu, chúng ta hãy theo dõi ví dụ sau đây:

Giả sử có một con tàu chứa một số hành khách đi du lịch xuất phát từ một sân bay trên trái đất (coi trái đất là hệ đứng yên), bay vào khoảng không vũ trụ với vận tốc cực nhanh cỡ khoảng 0,7 vận tốc ánh sáng. Với vận tốc này, tại con tàu bắt đầu xảy ra hiệu ứng tăng khối lượng, khi khối lượng tăng thì trường hấp dẫn cũng tăng theo tương ứng. Trường hấp dẫn tăng của con tàu là nguyên nhân làm co không gian, co kích thước và thời gian trôi chậm lại phù hợp với độ co của không gian. Chúng ta là những người quan sát đứng trên trái đất (hệ đứng yên) sẽ nhận thấy: Con tàu khi chưa chuyển động có khối lượng là m, kích thước đường kính: d , thời gian trôi như chúng ta là: t

Khi bắt đầu xảy ra hiệu ứng thì những thông số đó đã khác, khối lượng là m’ > m , kích thước đường kính d’ < d , thời gian trôi t’ > t . Nếu con tàu tiếp tục tăng vận tốc để tiến tới xấp xỉ vận tốc ánh sáng thì khối lượng của nó sẽ tiến tới lớn vô cùng, thời gian trôi chậm vô hạn và kích thước đường kính của con tàu sẽ tiến tới bằng không. Hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng, co không gian, co kích thước, trôi chậm thời gian đã đạt đến đỉnh điểm của sự chuyển trạng thái từ khối lượng thành năng lượng theo công thức E=m.c². Chúng ta có thể hình dung một sự vô lý nhưng có thật là: con tàu có hình thể kích thước đàng hoàng chuyển động nhanh bằng vận tốc ánh sáng lại trở thành không có hình thể, kích thước bằng số không. Mắt chúng ta không thấy hình thể con tàu nữa, giờ đây nó là vô hình, nhưng trong trí não vẫn hình dung ra có một khối năng lượng, một khoảng trường lực hấp dẫn vô hình tương đương với khối lượng tăng vô cùng lớn của con tàu đang chuyển động với vận tốc ánh sáng trong không gian. Hình dáng độ lớn của “khối năng lượng” đó thế nào thì quả thật ngoài trí tượng tượng của con người.

Theo nguyên lý tương đối, con tàu đó vẫn tồn tại, khách du lịch trên tàu vẫn sống thoải mái như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đối với họ thì chẳng có cái kích thước, không gian nào bị co hay thời gian bị trôi chậm cả, sự biến đổi không gian, thời gian nếu có thì có lẽ chỉ xảy ra trên trái đất. Theo lịch trình đã quy uớc, sau một năm khách du lịch quay trở về trái đất, tất nhiên là họ tính theo thời gian trôi tại con tàu, thì thời gian trôi tại trái đất đã qua vài thế kỷ.

Như vậy là chúng ta đã sơ bộ phác qua những yếu tố cơ bản cần thiết dựa vào nó để xé toang bức màn bí mật bấy lâu nay đã che phủ lỗ đen trong vũ trụ, cũng là lúc giải mã được cái câu triết lý sâu sắc “sắc bất dị không, không bất dị sắc...” tồn tại hơn 2500 năm đến nay trong Phật giáo mà nhân loại chúng ta chẳng mấy ai hiểu ý nghĩa thực nên đã khập khiễng và mù lòa như lời của Einstein đã nói. Cần phải sớm chấm dứt tình trạng khập khiễng và mù lòa càng nhanh càng tốt, do đó bản Tuyên ngôn về lỗ đen vũ trụ hay còn gọi là Tuyên ngôn văn hóa Phật học “sắc bất dị không...” ra đời.

Tuyên ngôn về hố đen vũ trụ và “sắc bất dị không...”

Như đã giới thiệu khái quát, hố đen là một thực thể vô hình trong vũ trụ, giới khoa học gọi là một khoảng không gian cong với độ cong rất lớn, có nhà khoa học gọi đó là hệ không gian - thời gian 10 chiều nếu quy ước hệ không gian - thời gian của chúng ta là 4 chiều (3 chiều không gian và một chiều thời gian). Trong hệ không gian - thời gian 10 chiều đó có những cái gì không ai biết, chỉ biết rằng không thể tồn tại bất cứ cái gì gọi là vật chất, bởi trường lực hấp dẫn mạnh khủng khiếp, hút tất cả những hình thể có khối lượng, kể cả ánh sáng lởn vởn xung quanh vào trong. Những hình thể có khối lượng bị hút vào trong rồi đi đâu? Đó là vấn đề trớ trêu của tạo hóa chỉ ra rằng: Định luật bảo toàn năng lượng - khối lượng với những nhận thức bất di bất dịch của chủ nghĩa duy vật không còn ngôi vị thống soái. Tri thức của con người sẽ không thể tiến hóa nếu vẫn còn tính cố chấp, bảo thủ tự coi mình là vĩ đại trong thế giới tự nhiên.

Điều lôgíc ai cũng có thể nhận thấy cái hố đen có không gian - thời gian 10 chiều đó không thể đồng nhất từ trong ra ngoài. Thế năng trọng trường P=m.g.h của trường hấp dẫn đã chỉ ra chiều của không gian phải tăng từ ngoài vào trong. Nghĩa là tại vị trí bán kính ngoài cùng không gian - thời gian 10 chiều của lỗ đen có số chiều xấp xỉ như không gian - thời gian 4 chiều của chúng ta.

Con tàu chở khách đi du lịch của Einstein như đã ví dụ. khi chuyển động cực nhanh đến một cái ngưỡng nào đó mới bắt đầu xảy ra hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng, co không gian... Từ cái ngưỡng xảy ra hiệu ứng, tốc độ con tàu càng cao thì hiệu ứng biến đổi càng mạnh, không gian - thời gian của con tàu càng cong, số chiều càng tăng lên. Kết quả cuối cùng của hiện tượng là không gian - thời gian có số chiều, có độ cong do nguyên nhân trực tiếp là hiệu ứng biến đổi, nguyên nhân gián tiếp là sự chuyển động nhanh. Nếu như quay ngược lại hình ảnh cuộn phim biến đổi không gian - thời gian của con tàu đó chúng ta sẽ thấy chính số chiều, độ cong của không gian - thời gian trên con tàu lại là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của kết quả hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng... cũng như sự chuyển động nhanh của con tàu. Do vậy, giả sử con tàu của Einstein đi với tốc độ hết sức bình thường, chẳng có hiệu ứng nào xảy ra với tốc độ đấy, nhưng lọt vào lỗ đen thì chính số chiều và độ cong không gian - thời gian của lỗ đen sẽ gây ra hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng, giảm kích thước, trôi chậm thời gian và giảm tốc độ của con tàu. Con tàu càng vào sâu trong hố đen thì hiệu ứng biến đổi càng lớn, tốc độ con tàu càng giảm theo quan sát của chúng ta đứng bên ngoài. Hiệu ứng biến đổi của con tàu sẽ dừng lại khi độ cong hay số chiều không gian - thời gian của con tàu cân bằng với độ cong, số chiều không gian - thời gian của hố đen. Kích thước con tàu chúng ta thấy ở bên ngoài là dương, có hình thể rõ ràng, nhưng khi vào trong không gian - thời gian của hố đen hình thể, số dương đó giảm dần, thu nhỏ lại về số không chứ chưa dám kết luận là trở thành số âm.

Căn cứ vào nguyên lý tương đối, con tàu của Einstein vẫn tồn tại khi nó chuyển động cực nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian - thời gian của chính nó thì tại không gian - thời gian của hố đen nó cũng tồn tại như vậy. Các khách du lịch trên con tàu vẫn sống bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Đối với họ, thế giới xung quanh vẫn là thế giới vật chất không có gì khác lạ. Nhưng đối với chúng ta, con tàu và những vị khách du lịch đó đang ở trong hố đen, một thế giới siêu hình hoàn toàn khác biệt, tất cả đều trong trạng thái vô hình, gọi là “khối lượng” không có kích thước, hình thể cũng được mà gọi là “năng lượng siêu hình” cũng không sai. Quả là “sắc bất dị không, không bất dị sắc...” Cái mà chúng ta tưởng là thật hóa ra không phải thật, cái mà tưởng là đã “chết” hóa ra không “chết”. Cái “Tưởng là...” của chúng ta rõ ràng không phải là chân lý khoa học trong thế giới tự nhiên. Về mặt lý thuyết, con tàu chuyển động của Einstein đi chu du khắp vũ trụ với tốc độ cực lớn gây hiệu ứng biến đổi không gian... của chính nó, có thể trở về trái đất yên bình trong tương lai. Nhưng con tàu đó lọt vào hố đen, do chính không gian - thời gian của hố đen gây hiệu ứng biến đổi thì quả thực là đến giờ phút này không ai có thể nghĩ ra cách thoát khỏi trường lực hấp đẫn mạnh khủng khiếp ấy để trở về trái đất an toàn.

Bí mật của hố đen đã được khám phá. Nhân danh tri thức của con người, chúng ta có quyền tuyên bố rằng:

- Các bộ môn khoa học cơ bản, nhất là ngành vật lý thiên văn vũ trụ của nhân loại đang khập khiễng, đang dựa trên nền tảng của sự nhận thức chưa chuẩn.

- Tại các hố đen đầy rẫy trong vũ trụ là các thế giới siêu hình theo quan điểm nhận thức của chúng ta, nhưng lại là hữu hình theo quan điểm nhận thức của “những người” tại thế giới siêu hình đó.

- Trí tuệ của loài người còn đang tiến hóa, chưa đạt đến đỉnh cao nên đừng tùy tiện nghĩ đến chuyện “cải tạo” thế giới tự nhiên phục vụ ý muốn chủ quan của mình mà có thể sẽ vô tình phá vỡ sự cân bằng của nó.

- Có những lý trí, nền văn minh cao đang tồn tại trong không gian vũ trụ ngoài sức tưởng tượng của con người, chỉ khi nào trình độ phát triển trí tuệ chung của nhân loại tương đối cao mới nhận biết được điều đó.

- “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc...” đó là tư tưởng của Đức Phật Thích ca mang tính khoa học để giải mã những điều tuyên bố trên chứ không phải theo nhận thức để áp dụng phương pháp tu luyện tính Không đang hiện hành trong tôn giáo Phật.

Có những điều tưởng là vô lý không tin được, nhưng lại là sự thực khách quan. Đầu thế kỷ XX , khoa học của nhân loại cũng đã va vấp vào sự vô lý không thể tin được như sự mâu thuẫn giữa tính độc lập của vận tốc ánh sáng và nguyên lý tương đối; nhưng cũng đã vượt qua vì đức khiêm tốn tự xét trình độ có giới hạn của mình dám chấp nhận sự vô lý trớ trêu để thu được kết quả tốt đẹp: mở rộng nhận thức để tiến hóa cao hơn. Đầu thế kỷ XXI này, lịch sử lại lập lại, sự vô lý không thể tin được lại ập đến thử thách tri thức loài người một lần nữa. Tin và chấp nhận hay không tuỳ các bạn, đối với tôi sự vô lý và không tin được đó là sự phản ánh trình độ phát triển trí tuệ của chúng ta chưa cao, nhưng lại toát lên trình độ uyên bác, vĩ đại của một vĩ nhân mà nhân loại chưa hiểu, vẫn tưởng là tôn giáo, và vẫn thờ phụng theo kiểu tôn giáo rất ngây thơ, có thể nói là sự lầm lạc đáng thương. “Sắc bất dị không...” lại hiểu theo cái lối dùng ý chí bế bịt tất cả các giác quan cảm xúc của con người, cố tập theo cái tính Không tự nghĩ: Không yêu - ghét, không vui - buồn, không nghe, không nhìn, không học, không làm... Để mong được ngộ đạo và có trí tuệ Phật, để “trốn việc quan đi ở chùa”. Hoặc thù hận đến điên cuồng cuộc sống văn minh đầy đủ tiện nghi vật chất, hay ngược lại lại lấy sự đầy đủ tiện nghi vật chất làm thú vui hạnh phúc của con người. Hơn 2500 năm qua, thực tế có thấy người nào tu luyện theo cái kiểu cách ấy mà đạt công quả có trí tuệ siêu phàm, bố thí hỷ xả giúp ích cho đời như ông Newton hay ông Einstein chỉ biết thuần túy về khoa học đâu? Danh hiệu Phật, đại Bồ tát trong Phật giáo chỉ dành cho những người có lòng từ bi hỷ xả bố thí trí tuệ, sức lực (hoặc vật chất nếu có) lớn cho xã hội loài người mà không cầu mong được đáp ứng lại. Không có trí tuệ, sức lực... để bố thí cho xã hội ấm no, hạnh phúc mà chỉ phá rối, thù oán ngu xuẩn thì làm sao có danh hiệu đại Bồ tát để khi chết được lên cõi “thiên đàng”?

Có những người muốn biết về cõi thiên đàng, cõi Niết bàn hay cõi Tây phương cực lạc ở đâu để họ có hướng tu dưỡng. Không ai trả lời được câu hỏi đó nên thường lảng tránh hoặc giảng giải với ý nghĩa mơ hồ. Vì vậy mới có những kẻ lợi dụng xúi giục những tín đồ mê muội ôm bom liều chết phá hoại cuộc sống của người khác cũng như của chính bản thân mình để hòng linh hồn được “đón” lên cõi “thiên đàng”, hay cõi “niết bàn”... Đau đớn thay! Chỉ khi nào trí tuệ con người đạt đến đỉnh cao vời vợi, tức là đã thật sự “...tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng,..”, lúc đó mới tự “soi sáng như thật rằng...” : Loài người đang tu mù! Các trò nhố nhăng đang diễn ra trên thế giới này đều là giả dối, vô vị. Chỉ vì thiếu tri thức, không hiểu giá trị của cuộc sống làm người và vì sự duy trì tồn tại của cái thân xác vật chất mà anh này lừa bịp anh kia, đang tâm huỷ hoại lẫn nhau, thậm chí còn sui nhau tự phá hỏng cuộc đời “làm người” đáng quý của mình mà tạo hóa đã ban tặng.

Một con người đã làm nên lịch sử như Đức Phật Thích ca, có trí tuệ siêu phàm hiểu được các tinh hoa của khoa học từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô trước chúng ta, những bác học hiện đại ngày nay hơn 2500 năm. Ông là Thánh nhân chưa dám nói là vĩ đại nhất, nhưng ra đời sớm nhất trong số các Thánh nhân của loài người, chúng ta thấy ông đâu có sui ai đi lật đổ, đảo chính phá rối trật tự xã hội hoặc sui ai ôm bom liều chết tử vì Đạo... mà chỉ sui làm việc thiện, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Vì trong tri thức “soi sáng như thật rằng...” cõi “Thiên đàng”, cõi “Tây phương cực lạc”... hay gọi theo khoa học là khoảng không gian - thời gian 10 chiều của hố đen đang tồn tại trong vũ trụ không có chỗ chứa cho những kẻ ngu dốt và tàn ác sát sinh, dù là người bị súi giục.

Hỡi những con người chưa được “tỉnh thức bình yên”, hãy tự soi xét lại mình, sám hối và sớm giác ngộ buông tay dao, tay lựu đạn để dắt tay nhau cùng học hỏi, tìm hiểu về chân lý giá trị đích thực của cuộc sống Làm Người trước khi hành động.

Lê văn Cường

nguồn giacngovn.online

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đáng nhẽ ra tôi đi ngủ một chút lấy sức chiều tiếp tục công việc. Nhưng thấy tin này trên VnExpress giật gân và trên cả "mê tín dị đoan", nên cố đưa lên đây cho khỏi quên rồi ngủ tiếp.

---------------------------------------------------------

KHOA HỌC

'Trở về quá khứ là điều có thể làm được'

Thứ sáu, 23/7/2010, 10:07 GMT+7

Các nhà vật lý lượng tử Mỹ tuyên bố về mặt lý thuyết con người hoàn toàn có thể chế tạo cỗ máy thời gian để thay đổi quá khứ.

Posted Image

Ảnh minh họa: dailypictures.net.

Trong nhiều thập kỷ qua giới khoa học luôn nghĩ tới khả năng di chuyển tức thời trạng thái lượng tử của các nguyên tử đơn lẻ từ nơi này tới nơi khác. Theo Telegraph, một nhóm chuyên gia vật lý lượng tử của Viện Công nghệ Massachusetts tại Mỹ khẳng định rằng với những nguyên lý di chuyển tức thời trạng thái lượng tử cùng một hiệu ứng mang tên "postselection", họ có thể khiến nguyên tử di chuyển ngược thời gian.

"Đưa các hạt (và trên lý thuyết là cả con người) từ tương lai về quá khứ là điều có thể thực hiện được", giáo sư Seth Lloyd, trưởng nhóm nghiên cứu, tuyên bố.

Postselection là một phần quan trọng của ngành khoa học máy tính lượng tử. Trong máy tính truyền thống, nếu muốn tìm nghiệm của một phương trình, máy tính phải lần lượt thử từng nghiệm cho tới khi tìm thấy kết quả đúng. Trong máy tính lượng tử, nhờ hành vi kỳ lạ của các hạt nhỏ hơn nguyên tử (hạ nguyên tử), quá trình tìm nghiệm được đơn giản hóa bằng cách thử đồng thời mọi nghiệm rồi chọn ra kết quả đúng.

Lloyd và nhóm của ông nói rằng, bằng cách kết hợp kỹ thuật dịch chuyển tức thời và postselection, con người có thể đưa vật thể ngược dòng thời gian.

Ngoài ra, đối với các hạt hạ nguyên tử, vẫn còn một vấn đề cần quan tâm. Trong quá trình di chuyển ngược thời gian, các hạt có thể tự hủy diệt khiến chúng không thể tới được đích.

Giáo sư Lloyd khẳng định những vấn đề trên sẽ không xuất hiện trong phương pháp của ông nhờ bản chất của trạng thái lượng tử. Mặc dù vậy, lý thuyết của Lloyd chưa thể dẫn tới sự ra đời của cỗ máy thời gian hay một thứ gì đó tương tự. Nhóm nghiên cứu chỉ hy vọng công trình của họ sẽ giúp dư luận hiểu rõ hơn về vật lý.

Minh Long

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay