Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Phương thuốc bí ẩn 2000 năm giấu trong sách cổ
Lần đầu tiên Grigory Kessel cầm cuốn sách cổ hơn 1.000 năm tuổi, ông ngờ ngợ vì trông rất quen.

 

02COVERMANUSCRIPT1-master675-8635-143373

Bản thảo ở Batlitmore. Ảnh: NY Times  

 

Tiến sĩ Kessel là học giả chuyên nghiên cứu về Syria, đại học Philipps ở Marburg, Đức. Ông đang ngồi trong thư viện của chủ nhân cuốn sách cổ, một nhà sưu tập giàu có, chuyên sưu tầm tài liệu khoa học hiếm ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ.

Lúc đó, Kessel nhận ra rằng, mới 3 tuần trước, trong thư viện ở đại học Harvard, ông nhìn thấy một tờ sách có những hình vẽ tương tự như cuốn sách này. Cuốn sách ẩn giấu một văn bản y tế cổ xưa bằng tiếng Syria, dịch lại công trình do Galen, bác sĩ kiêm triết học gia người Hy Lạp qua đời năm 200 trước Công nguyên viết. Cuốn sách thiếu một vài trang, Tiến sĩ Kessel đột nhiên bị thôi thúc bởi suy nghĩ chúng đang ở Bostron.

"Tôi thậm chí không thể tưởng tượng nổi nó trông thế nào," Kessel nói. "Khi nhìn thấy bản thảo, tôi chỉ có ấn tượng rằng, tôi đã nhìn thấy nó đâu đó. Và rồi tôi nhớ lại, tôi đã từng nhìn thấy một trang tương tự ở thư viện Havard."

Tìm kiếm

Tiến sĩ Kessel trở lại thư viện Harvard, tìm lại trang giấy thất lạc. Ông phân tích kích thước trang giấy, chữ viết tay và những yếu tố khác, cũng như ký tự chìm dưới lớp da nạo, xác định đó chính là một trang trong bản thảo y tế cổ ở Baltimore. Tuy nhiên, vẫn còn 6 trang nữa đang thất lạc.

Ông dò tìm trong 10 thư viện nổi tiếng, lưu giữ những bản thảo Syria cổ, bằng cách đối chiếu qua các bản thảo trực tuyến, hoặc đôi khi, tự đến thư viện tìm hiểu. Cuối cùng, ông tìm được một trang nữa trong Tu viện Thiên Chúa ở núi Sinai, ngọn núi linh thiêng nhất của các tôn giáo, tọa lạc ở bán đảo Sinai của Ai Cập. Đây là một trong những thư viện lâu đời nhất thế giới.

Một trang khác được tìm thấy ở thư viện quốc gia Pháp tại Paris, và một trang nữa ở thư viện Vatican. Tuy nhiên, vẫn còn 3 trang thất lạc.

02manuscript-a-articleLarge-8082-1433737

Các nhà khoa học đang chụp lại ảnh bản thảo cổ bằng tiếng Syria ở vu viện Vatican. Ảnh: NY Times

 

Bản thảo tiến sĩ Kessel tiếp cận làm bằng da cừu nạo, một lớp chữ mới phủ lên trên lớp cũ. Nhiều thế kỷ trước, đây là hình thức phổ biến dùng để tái chế da. Đối với bản thảo này, các thầy truyền giáo người Syria thế kỷ 11 đã cạo đi bản sao văn bản y tế của Galen, viết đè các bài thánh ca lên.

Giới khoa học chỉ mới bắt đầu hiểu đôi chút về bản thảo này, tài liệu của Galen viết vể "Bài thuốc đơn giản - Cách pha chế và Tác dụng". Nó sẽ giúp tìm hiểu nguồn gốc của thuốc, và cách thức nó lưu truyền đến khoa học ngày nay.

"Xét trên nhiều góc độ, nó cực kỳ quan trọng," Peter Pormann, chuyên gia về Hy Lạp - Arab, đại học Manchester, Anh, dẫn đầu cuộc nghiên cứu văn bản nói.

Trong nhiều thế kỷ, "Bài thuốc đơn giản" của Galen là tài liệu y khoa bắt buộc đối với các bác sĩ. Nó là sách giáo khoa các kiến thức y học cổ, cách chăm sóc bệnh nhân và sử dụng dược liệu. Galen mô tả một loại rễ cây chữa được bệnh "gai cổ họng", hay giới thiệu cây gai dầu là dược liệu chữa bệnh đau tai mà "không gây đầy hơi".

Phần lớn "Bài thuốc đơn giản" đã được cộng đồng Thiên chúa giáo Trung Đông dịch sang tiếng Syria. Rất có thể những ký tự ẩn giấu dưới bản thảo da cừu nạo kia, có từ thế kỷ 9, là bản sao của bản dịch tiếng Syria đầu tiên từ thế kỷ thứ 6.

"Ngày nay, dường như chẳng có gì đặc biệt khi một ai đó chuyển ngữ từ tiếng này sang tiếng khác. Nhưng thời đó, bản dịch quả là một thành tích vĩ đại," tiến sỹ Kessel nói. "Ông ấy phải tạo ra các từ vựng, tìm từ Syria tương ứng để chuyển ngữ bản từ vựng y tế bằng tiếng Hy Lạp này."

"Bài thuốc đơn giản" là một công trình lớn, gồm 11 quyển. Công trình của Galen được sao chép qua nhiều phiên bản trong nhiều thế kỷ, trở thành cầu nối các chuyên gia y tế cổ đại người Hy Lạp đến với xã hội Hồi giáo. Những bản dịch tiếng Syria dễ hiểu và dễ chuyển ngữ sang tiếng Arab hơn so với bản gốc tiếng Hy Lạp.

Bản thảo ở Baltimore được bán cho một nhà sưu tập tư nhân năm 2002. Sau đó, năm 2009, ông cho bảo tàng nghệ thuật Walters mượn. Một nhóm chuyên gia chụp lại hình ảnh quang phổ của các trang sách. Từng trang được chụp lại bằng máy ảnh kỹ thuật số độ phân giải cực cao, tối đa hóa những ký tự bị cạo đi chìm dưới lớp da cừu nạo. Trong nhóm chuyên gia đó có Tiến sĩ Kessel. Ông là chuyên gia nghiên cứu tại thư viện Dumbarton Oaks Harvard , Washington.

 

02manuscript-c-articleLarge-4913-1433737

Bản thảo cở ở thư viện St.atherine, Ai Cập. Ảnh: NY Times

 

Không ai biết có bao nhiêu bài thuốc căn bản ẩn giấu dưới bản thảo của Galen. Những bản sao bằng tiếng Syria lưu giữ ở thư viện Anh tại London chỉ có quyển 6-8.

Các học giả đang háo hức so sánh bản thảo ở Baltimore bằng tiếng Syria với bản sao tiếng Hy Lạp, được sao chép lại từ bản gốc của Galen nhiều thế kỷ sau đó. Vì các văn bản được sao chép nhiều lần, do đó, thay đổi đáng kể so với bản gốc.

Một người sao chép có thể đã loại bỏ những phần họ cho là không quan trọng, hoặc thêm những kiến thức mới vào, dựa trên tiến bộ y học. So sánh bản sao tìm được ở Baltimore với bản sao ở thư viện Anh, sẽ giúp tìm hiểu cách thức người Hy Lạp cổ chữa bệnh, và cách thức nó du nhập vào Trung Đông.

"Một số điều trong đó không phải là khoa học theo tiêu chuẩn hiện đại," Kessel nói. Giống như nhiều bác sĩ cổ đại khác, Galen cho rằng, sức khỏe được kiểm soát bởi sự cân bằng 4 yếu tố là mật đen, mật vàng, đờm dãi và máu. Tất cả bệnh tật trong cơ thể do dư thừa hoặc thiếu hụt những yếu tố này sinh ra.

"Hệ thống y lý của Galen hoàn toàn điên rồ," tiến sĩ Siam Bahyro, chuyên gia nghiên cứu về Do Thái học, đại học Exeter, Anh nói. Tuy nhiên, theo ông, đó là những tư duy tân tiến nhất về y học thời kỳ đó.

"Chúng ta có thể khám phá những điều mà chúng ta chưa từng mơ tới," tiến sĩ Pormann, người dẫn đầu công trình nghiên cứu bản thảo cổ, vui mừng nói.

Hồng Hạnh (theo New York Times)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chó lao đầu chặn xe buýt cứu chủ bị mù
10/06/2015 11:47
 

(TNO) Một chú chó săn đã dũng cảm lao đầu chặn xe buýt để cứu người chủ bị mù khi băng qua đường.

 

golden-retriever-afp-500_odvc.jpg?width=
Chó là loài vật được xem là rất trung thành - Ảnh minh họa: AFP
 
Chú chó Figo, thuộc giống chó săn mồi, cùng cô chủ khiếm thị Audrey Stone đã gặp phải tai nạn xe buýt khi băng qua đường. Nhanh nhạy và cũng cực kỳ dũng cảm, chú chó đã lao ra phía trước chiếc xe để bảo vệ người chủ. Tuy nhiên, cả hai đã bị chấn thương, theo NBC New York ngày 9.6.
Cả cô chủ và chú chó đã va chạm với chiếc xe buýt của một trường học tại quận Putnam, New York (Mỹ). Cảnh sát cho biết chú chó đã va chạm với bánh trước của chiếc xe. Người tài xế nói rằng anh không hề thấy cả hai đang băng qua đường. Trong vụ tai nạn này, chỉ có một mình Figo là nhận biết được mọi chuyện.
Mặc dù bị thương nhưng Figo vẫn không rời người chủ. Chú chó vẫn luôn đứng bên cạnh bảo vệ cô Stone. Cô chủ của nó cũng bị chấn thương, hốt hoảng và liên tục gọi tên Figo.
Những người xung quanh sơ cứu cho Figo đã kể lại: “Nó không sủa hay rên rỉ mà luôn muốn chạy đến bên người chủ”. Chú chó bị nẹp một chân và đang được các nhân viên thú y chăm sóc.
Cô Stone đã được đưa đến bệnh viện ngay sau đó. Cô bị chấn thương mắt cá, khuỷu tay và xương sườn, hiện vẫn còn ở bệnh viện để chữa trị vết thương.

Huỳnh Mai

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Căng thẳng Biển Đông sẽ lắng dịu trước khi Tập Cận Bình đến Mỹ?
Căng thẳng Biển Đông sẽ dần lắng dịu trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới, bài bình luận đăng trên tờ Want Daily (Đài Loan) nhận định.

 

Ông Xue Li, vụ trưởng Vụ Chiến lược Quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Chính trị của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng, căng thẳng liên quan đến tình hình biển Đông sẽ giảm bớt do sự kiềm chế từ Bắc Kinh.

Nguyên nhân của sự kiềm chế này xuất phát từ việc chính phủ Trung Quốc kiên quyết thực hiện chiến lược 'Vành đai và Con đường’.

 

obama.jpg

Ông Tập trong chuyến thăm Washington năm 2012.

 

Trung Quốc sẽ không giành được sự ủng hộ từ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thực hiện kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa thế kỷ 21 trên biển nếu như căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng.

Quyết định của Thái Lan trao dự án đường sắt cao tốc cho Nhật Bản thay vì Trung Quốc là một bước đi khiến Trung Quốc phải lùi lại. Bắc Kinh chưa thể thực hiện được các bước tiến trong tham vọng xây dựng Con đường tơ lụa trên biển.

Bên cạnh đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Mặc dù đã có những tranh cãi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) Tôn Kiến Quốc trong Đối thoại Shangri-la 2015 ở Singapore cuối tháng trước, Washington và Bắc Kinh đều bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hòa giải.

Ông Xue Li nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cân nhắc ngừng việc cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông nếu như Mỹ cũng hối thúc các quốc gia khác trong khu vực ngừng các hoạt động này. Đây cũng là quan điểm của ông Carter tại Đối thoại Shangri-la.

 

pham-truong-long-kerry.png

Tướng Phạm Trường Long (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

 

Bắc Kinh không cần thiết phải bảo vệ các yêu sách phi lý tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) bằng việc sử dụng vũ lực, ông Xue Liu nhận định. Bởi hành động này hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột quân sự trên Biển Đông.

Cuối cùng, ông Xue Li cho rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình trước khi ông Tập Cận Bình gặp Tổng thống Obama vào mùa thu năm nay.

 

Quan chức hàng đầu quân đội Trung Quốc đến thăm Mỹ

Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long ngày 8/6 đã bay đến Hoa Kỳ ngày 8/6 để hội đàm với ông Carter về vấn đề Biển Đông, nhằm tháo gỡ căng thẳng và tránh các tính toán sai lầm giữa lực lượng vũ trang hai nước.

Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Thượng tướng Ngô Xương Đức, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Thượng tướng Tống Phổ Tuyển, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh.

 

tap%20can%20binh%20obama.jpg

Tập Cận Bình - CT nước TQ và Tổng thống Mỹ Obama

 

Các tướng lĩnh Trung Quốc dự kiến sẽ đi thăm căn cứ hải quân North Island, căn cứ Thủy quân lục chiến ở San Diego, tàu sân bay USS Ronald Reagan và căn cứ Fort Hood ở Texas. Sau khi dừng chân tại Mỹ, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thăm Cuba.

Bình luận về động thái này, tờ Đa Chiều cho rằng chuyến thăm của ông Long đến Mỹ và Cuba có ý nghĩa đặc biệt sau khi quan hệ Mỹ-Cuba được cải thiện. Cuối tháng trước, Havana đã rút khỏi hiệp định cho tàu chiến Trung Quốc thường trú tại các cảng của Cuba.

Đăng Nguyễn

 

Nguồn: www.baomoi.com/Cang-thang-Bien-Dong-se-lang-diu-truoc-khi-Tap-Can-Binh-den-My/119/16801294.epi

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Căng thẳng Biển Đông sẽ lắng dịu trước khi Tập Cận Bình đến Mỹ?
Căng thẳng Biển Đông sẽ dần lắng dịu trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới, bài bình luận đăng trên tờ Want Daily (Đài Loan) nhận định.

 

Ông Xue Li, vụ trưởng Vụ Chiến lược Quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Chính trị của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng, căng thẳng liên quan đến tình hình biển Đông sẽ giảm bớt do sự kiềm chế từ Bắc Kinh.

Nguyên nhân của sự kiềm chế này xuất phát từ việc chính phủ Trung Quốc kiên quyết thực hiện chiến lược 'Vành đai và Con đường’.

 

obama.jpg

Ông Tập trong chuyến thăm Washington năm 2012.

 

Trung Quốc sẽ không giành được sự ủng hộ từ các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để thực hiện kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa thế kỷ 21 trên biển nếu như căng thẳng Biển Đông tiếp tục gia tăng.

Quyết định của Thái Lan trao dự án đường sắt cao tốc cho Nhật Bản thay vì Trung Quốc là một bước đi khiến Trung Quốc phải lùi lại. Bắc Kinh chưa thể thực hiện được các bước tiến trong tham vọng xây dựng Con đường tơ lụa trên biển.

Bên cạnh đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm cách cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Mặc dù đã có những tranh cãi giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) Tôn Kiến Quốc trong Đối thoại Shangri-la 2015 ở Singapore cuối tháng trước, Washington và Bắc Kinh đều bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hòa giải.

Ông Xue Li nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cân nhắc ngừng việc cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông nếu như Mỹ cũng hối thúc các quốc gia khác trong khu vực ngừng các hoạt động này. Đây cũng là quan điểm của ông Carter tại Đối thoại Shangri-la.

 

pham-truong-long-kerry.png

Tướng Phạm Trường Long (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

 

Bắc Kinh không cần thiết phải bảo vệ các yêu sách phi lý tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam – PV) bằng việc sử dụng vũ lực, ông Xue Liu nhận định. Bởi hành động này hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột quân sự trên Biển Đông.

Cuối cùng, ông Xue Li cho rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình trước khi ông Tập Cận Bình gặp Tổng thống Obama vào mùa thu năm nay.

 

Quan chức hàng đầu quân đội Trung Quốc đến thăm Mỹ

Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long ngày 8/6 đã bay đến Hoa Kỳ ngày 8/6 để hội đàm với ông Carter về vấn đề Biển Đông, nhằm tháo gỡ căng thẳng và tránh các tính toán sai lầm giữa lực lượng vũ trang hai nước.

Tháp tùng ông Long có Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Thượng tướng Ngô Xương Đức, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Thượng tướng Tống Phổ Tuyển, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh.

 

tap%20can%20binh%20obama.jpg

Tập Cận Bình - CT nước TQ và Tổng thống Mỹ Obama

 

Các tướng lĩnh Trung Quốc dự kiến sẽ đi thăm căn cứ hải quân North Island, căn cứ Thủy quân lục chiến ở San Diego, tàu sân bay USS Ronald Reagan và căn cứ Fort Hood ở Texas. Sau khi dừng chân tại Mỹ, phái đoàn Trung Quốc sẽ đến thăm Cuba.

Bình luận về động thái này, tờ Đa Chiều cho rằng chuyến thăm của ông Long đến Mỹ và Cuba có ý nghĩa đặc biệt sau khi quan hệ Mỹ-Cuba được cải thiện. Cuối tháng trước, Havana đã rút khỏi hiệp định cho tàu chiến Trung Quốc thường trú tại các cảng của Cuba.

Đăng Nguyễn

 

Nguồn: www.baomoi.com/Cang-thang-Bien-Dong-se-lang-diu-truoc-khi-Tap-Can-Binh-den-My/119/16801294.epi

 

 

Người ta còn hy vọng rằng sẽ có một biện pháp hòa bình cho biển Đông từ các quốc gia ASEAN. Còn nhận xét của các học giả Đài Loan này chỉ là mang tính cục bộ, tạm thời. Bản chất của vấn đề không phải là biển Đông, hay Hoa Đông thuộc về ai. Mà  "Ai là bá chủ thế giới?". Mọi diễn biến đều quay cuồng xung quanh mục đích này.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ca phẫu thuật cấy ghép đầu người khó tin sắp được thực hiện

Mai Nguyễn (Vietnam+)

lúc : 11/06/15 09:33

 

1.jpg
Valery Spiridonov tình nguyện tham gia ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. (Ảnh: dailymail.co.uk)

Chàng trai người Nga Valery Spiridonov, người đầu tiên trên thế giới tình nguyện trở thành đối tượng thí nghiệm cho ca phẫu thuật cấy ghép đầu người sẽ bay tới Mỹ trong tuần này để gặp bác sỹ phẫu thuật.

Anh Spiridonov, 30 tuổi, đã mắc phải chứng bệnh rối loạn gen hiếm gặp tên là Werdnig-Hoffman khiến cơ thể chỉ như một đứa trẻ và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, ăn uống và hít thở. Anh tình nguyện làm người đầu tiên thử nghiệm kỹ thuật cấy ghép đầu người, dù biết những nguy cơ có thể xảy ra.

“Tôi sẽ bay tới New York rồi tới Annapolis dự một hội thảo khoa học với bác sỹ Sergio Canavero. Tôi hy vọng chuyến đi của mình sẽ thuyết phục được giới y học và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng khoa học.”

Spiridonov hy vọng đầu của anh sẽ được ghép vào một cơ thể phù hợp và khỏe mạnh trong vòng hai năm tới. “Tôi không vội vàng với cuộc phẫu thuật, nhưng nếu mọi chuyện diễn ra tốt đẹp, ca phẫu thuật sẽ diễn ra sau hai năm nữa, khoảng năm 2017. Nơi tôi sẽ thực hiện phẫu thuật cũng phụ thuộc nhiều vào kết quả hội nghị khoa học lần này, nhưng sẽ tốt hơn nếu tôi phẫu thuật ở Mỹ.”

Hầu hết những người mắc chứng Werdnig-Hoffman đều tử vong trong vài năm đầu đời, nhưng Spiridonov là một trong số 10% hiếm hoi sống sót tới tận tuổi trưởng thành. Cuộc sống của anh luôn phải gắn liền với chiếc xe lăn, và nếu ca phẫu thuật thành công, lần đầu tiên trong đời anh sẽ không còn phụ thuộc vào chiếc xe nữa.

Tuy vậy, Spiridonov vẫn rất thận trọng với quyết định của mình. “Tôi sẽ không vội vàng bảo người ta cắt đầu của tôi đâu. Ca phẫu thuật sẽ chỉ diễn ra khi tất cả mọi người tin rằng có 99% cơ hội thành công.”

Đây sẽ là lần đầu tiên Spiridonov và bác sỹ Canavero, người đề xuất phẫu thuật cấy ghép đầu gây tranh cãi gặp nhau trực tiếp. Trước đó, cả hai chỉ trao đổi với nhau qua Internet.

Spiridonov cho biết: “Tôi sẽ không nói về chuyện tôi có thích ông ấy hay không. Chúng tôi có cùng mối quan tâm, cùng mục tiêu, và chúng tôi sẽ cùng nhau đạt được những điều đó. Chúng tôi đang cùng tham gia vào một dự án lớn, và chúng tôi sẽ biến nó thành sự thật. Vấn đề ở đây không phải là có tin hay không. Chúng tôi phải làm hết sức mình.”
 

2.jpg
Bác sỹ Sergio Canavero, người đưa ra kế hoạch cấy ghép đầu người hồi đầu năm nay đã gây kinh hoàng và làm nổ ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng y học.
 

Spiridonov có thể lạc quan về ca phẫu thuật, nhưng những người khác thì hoài nghi hơn. Bác sỹ phẫu thuật hàng đầu nước Nga Anzor Khubutia cảnh báo rằng kế hoạch của bác sỹ Canavero là một sự liều lĩnh.

“Trong tương lai điều này có thể là sự thật. Nhưng lúc này rất khó để nói về ghép đầu người khi mà kỹ thuật tái tạo cột sống vẫn còn chưa đi đến đâu,” bác sỹ Khubutia nhận định.

Về phần mình, bác sỹ Canavero phủ nhận những nghi vấn về thực hư của ý định ghép đầu người. “Ca phẫu thuật này có ý nghĩa lớn về chính trị. Quốc gia đầu tiên thực hiện kỹ thuật ghép đầu người sẽ trở thành người đi đầu trong lĩnh vực này, giống như Liên Xô là nước đầu tiên đưa người vào vũ trụ, hay Mỹ là nước đầu tiên đưa người lên Mặt Trăng vậy.”

Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Tư về kế hoạch phẫu thuật, bác sỹ Canavero cho biết sẽ chỉ mất chưa đầy một tiếng để ghép đầu Spiridonov vào cơ thể hiến tặng, nhưng toàn bộ ca phẫu thuật có thể kéo dài cả một ngày đêm.

“Đầu của Valery sẽ được làm lạnh ở nhiệt độ 10-15 độ C - đó là kỹ thuật thường thấy khi phẫu thuật các vùng nằm sâu trong não. Chúng tôi sẽ có một tiếng đồng hồ để “đổi” cái đầu sang cơ thể mới, thêm vài phút nữa để nối các mạch máu, và 15 phút sau máu sẽ bắt đầu lưu thông. Tuy nhiên, toàn bộ ca phẫu thuật có thể kéo dài từ 18 đến 24 giờ.”

Bác sỹ Canavero cũng không lo lắng về những gì người khác nghĩ về ông, cụ thể là biệt danh “bác sỹ Frankenstein” mà người ta đặt cho ông. “Tôi biết mình sẽ làm gì và đã chuẩn bị. Tôi đã có cả một đội quân những người phản đối rồi. Dù tôi có thất bại thì những người đi sau tôi cũng sẽ có được kinh nghiệm.”

Ông cũng thừa nhận mục tiêu cuối cùng của phẫu thuật ghép đầu "chính là sự bất tử" và hy vọng một ngày nào đó những nhà tài phiệt già cỗi sẽ trả tiền để phẫu thuật ghép đầu vào một cơ thể trẻ trung hơn./.

====================

Từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã có tham vọng cấy ghép đầu người này vào thân người khác. Các nhà khoa học Liên Xô đã cấy ghép thành công đầu chó và báo chí hồi ấy đã đăng thông tin này.Nhưng những con chó cấy ghép này không sống được lâu.

Cũng vào thời gian này, một câu chuyện trinh thám viễn tưởng nổi tiếng thời ấy là "Đầu giáo sư Đô Oen" được dịch ra tiếng Việt và đăng từng kỳ trong nhật báo. Trong đó, nội dung câu chuyện mô tả một học trò tài ba giầu tham vọng đã lợi dụng chữa bệnh cho thầy mình là giáo sư Do Oen để cắt đầu ông ta  và nuôi dưỡng bằng một bộ máy đặc biệt, nhằm mục đích lợi dụng và cướp đoạt tri thức của giáo sư Đô Oen. Sau này, ông ta đã thành công trong việc ghép đầu của một cô gái chết vì tai nạn vào thân hình một ca sĩ. Nhưng mọi việc bị bại lộ và ông ta bị đưa ra công lý.

Câu truyện trinh thám viễn tưởng "Đầu giáo sư Dô Oen" còn mô tả rất hợp lý về những vấn nạn khi ghép đầu người này vào thân thể người khác. Nó đòi hỏi nhiều yếu tố tương thích phức tạp - ngoài yếu tố tái tạo cột sống trong bài viết trên - như: số đo vòng cổ để bảo đảm sự tương thích về các thông số cần ghép; nhóm máu; sự loại trừ của cơ thể với các bộ phận lạ; sự nhiễm trùng cơ thể chết...vv....Tóm lại không hề đơn giản.

Qua những sự kiện trên, cho thấy việc ghép đầu cũng chẳng phải mới mẻ gì và cũng không hề đơn giản. Nếu như tôi có một sự hoài nghi về sự thành công của công việc này - nhân danh Lý học Việt - thì đó là sự không tương thích về khí chất của hai con người, khiến nó không thể duy trì được sự sống. Đây chỉ là một sự hoài nghi, chứ không có ý phản biện.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Xúc động gấu con ôm chặt mẹ suốt ca mổ
11/06/2015 14:40 GMT+7
 

TTO - Gấu mẹ bị thương cần được phẫu thuật. Suốt ca mổ, gấu con không rời mẹ, vòng tay nhỏ bé ôm chặt cổ mẹ.

 

gau-con-om-me-1-1434005891.jpg

Bức ảnh gấu con Phantom ôm chặt mẹ suốt ca mổ gây xúc động - Ảnh: Australia Zoo

 

Hình ảnh xúc động này được nhân viên vườn thú Úc đưa lên tài khoản Twitter và ngay lập tức khiến cộng đồng mạng xôn xao. Truyền thông quốc tế cũng nhanh chóng đăng tải câu chuyện này.

Theo CNN ngày 10-6, hai mẹ con gấu koala Lizzy và Phantom được đưa vào Bệnh viện động vật hoang dã vườn thú Úc ở Beerwah, Queensland hôm 7-6 sau khi gấu mẹ bị ôtô tông và bị thương ở phổi. Để cứu Lizzy, các bác sĩ phải phẫu thuật.

Suốt ca mổ, Phantom - 6 tháng tuổi, không rời mẹ, vòng tay nhỏ bé ôm chặt cổ mẹ.

Phía bệnh viện cho biết Lizzy hiện đang hồi phục, và trong suốt thời gian "nằm viện", bé gấu Phantom luôn bên cạnh.

"Nếu hình ảnh này không khiến bạn ấm lòng thì hẳn là bạn không có trái tim", một cư dân mạng viết sau khi đọc được câu chuyện của Phantom. Một người khác thì ngắn gọn: "Câu chuyện hay, một bài học quý giá". Cũng có người than thở: "Vậy mà có nhiều người không biết yêu thương loài vật"...

 

gau-con-om-me-0-1434006011.jpggau-con-om-me-2-1434006011.jpggau-con-om-me-3-1434006011.jpggau-con-om-me-4-1434006012.jpggau-con-om-me-5-1434006012.jpggau-con-om-me-6-1434006012.jpg

Bé gấu Phantom không rời mẹ một giây phút nào suốt cả ca mổ - Ảnh: Australia Zoo

 

gau-con-om-me-7-1434006012.jpggau-con-om-me-9-1434006013.jpg

Bé gấu Phantom, 6 tháng tuổi - Ảnh: Australia Zoo

 

Bệnh viện động vật hoang dã vườn thú Úc do nhà tiên phong trong bảo vệ động vật hoang dã Steve Irwin và vợ là Lyn sáng lập (Steve đã mất năm 2006 sau khi bị cá đuối đâm trúng). Bệnh viện hoạt động 24/7, đã điều trị cho hơn 58.000 bệnh nhân động vật hoang dã từ tháng 3-2004 đến nay.

 
TƯỜNG VY

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sợ Mỹ-Nhật, Trung Quốc nỗ lực 'sửa sai ở sân sau'?

 

(Quan hệ quốc tế) - Trong một động thái được dư luận quốc tế quan tâm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mời lãnh tụ đảng đối lập Myanmar sang thăm chính thức Bắc Kinh.

 

Trung Quốc mời lãnh tụ đối lập Myanmar sang thăm chính thức Bắc Kinh

Nhận lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu của Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) do nữ chính trị gia Aung San Suu Kyi - Chủ tịch của đảng Liên minh đối lập này dẫn đầu, đã sang thăm Bắc Kinh từ ngày 10 đến 14 tháng 6.

Bình luận về chuyển thăm này, tờ “Thời báo Myanmar”  (Myanmar Times) đã phỏng vấn một vị chuyên gia quan hệ quốc tế, chuyên trách mảng quan hệ 3 bên Mỹ-Trung-Myanmar. Ông này nói rằng, về bản chất, cuộc thăm viếng của bà Aung San Suu Kyi sẽ có lợi cho phát triển kinh tế của Myanmar nhưng bà cần phải xử lý cẩn thận những sự kiện trong chuyến thăm Trung Quốc lần này.

Vị học giả này cho rằng, ở một mức độ nào đó, chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi sẽ làm dịu bớt tình hình căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh ở khu vực đông bắc đất nước, mặc dù không thể giải quyết triệt để được nó.

Ông cũng nhận định là ttheo chiều ngược lại, Trung Quốc cũng hy vọng bảo vệ được lợi ích của mình ở Myanmar, đang đứng trước sự thách thức hết sức nghiêm trọng từ phương Tây, đặc biệt là từ Mỹ và đồng minh Nhật Bản.

 

so-mynhat-trung-quoc-no-luc-sua-sai-o-sa

Trước đây, Trung Quốc có quan hệ rất tốt với chính quyền quân sự Myanmar do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo (Tổng thống hiện nay U Thein Sein - bên trái, mặc đồ dân sự - khi đó là Thủ tướng cho đến năm 2011)

 

Những vấn đề được đưa ra thảo luận trong chuyến thăm lần này có thể liên quan trực tiếp đến kế hoạch “vĩ đại” là xây dựng tuyến đường sắt nối Côn Minh-Trung Quốc với bang Rakhine của Myanmar, do Bắc Kinh làm chủ dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 20 tỷ USD.

Vị học giả này nhận định, bà Aung San Suu Kyi sẽ rất cẩn thận trong giải quyết các sự vụ có liên quan trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này, bởi mỗi việc làm của bà không chỉ ảnh hưởng đến đường lối chính sách của nước này mà còn có tác động rất lớn đến cuộc bầu cử vào cuối năm nay.

Về vấn đề này, tờ “South China Morning Post” của Hồng Kông bình luận, việc Bắc Kinh mời bà Aung San Suu Kyi sang thăm lần này sẽ đưa mối quan hệ giữa Trung Quốc với chính phủ Myanmar và vị lãnh đạo đối lập có sức ảnh hưởng rất lớn trong nước, bước sang một giai đoạn mới.

Ngày 18-11-2014, Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar Thura U Shwe Man đã tuyên bố, nhiệm kỳ sau của chính phủ có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp, còn trước mắt, cuộc bầu cử cuối năm 2015 sẽ dựa vào Hiến pháp hiện hành. Do đó, bà Aung San Suu Kyi không thể tham dự cuộc bầu cử cuối năm nay.

Mặc dù không thể lên làm Tổng thống nhưng liên minh đối lập do bà lãnh đạo có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Với cương vị chủ tịch đảng cầm quyền, bà Aung San Suu Kyi vẫn sẽ có ảnh hưởng chính trị rất lớn đối với chính trường Myanmar.

 

so-mynhat-trung-quoc-no-luc-sua-sai-o-sa

Máy bay cường kích Q-5I của Trung Quốc trong biên chế quân đội Myanmar

 

Trên website của các quan chức ngoại giao Trung Quốc có bài viết với tiêu đề: “3 nguyên nhân khiến Trung Quốc nên chào đón bà Aung San Suu Kyi”. Chúng ta nên nhớ, tiêu đề bài viết là “…chào đón bà Aung San Suu Kyi” chứ không phải là “…chào đón CHUYẾN THĂM của bà Aung San Suu Kyi”.

Bài viết phân tích, trong nửa đầu năm 2014, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đã từng phát biểu là “khi có thời điểm phù hợp, Trung Quốc nên đưa ra tuyên bố chính thức mời bà Aung San Suu Kyi sang thăm Bắc Kinh”.

Trước đây, khi bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia trong vòng 15 năm, Trung Quốc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền quân sự Myanmar. Sau cuộc cách mạng dân chủ ở Myanmar, Bắc Kinh đã nhận ra vai trò của bà Aung San Suu Kyi và đang nỗ lực “sửa sai”.

Vài năm qua, cũng đã có những tổ chức phi chính phủ và cơ quan bán công quyền Trung Quốc mời bà này sang thăm Bắc Kinh, nhưng đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của bà, xuất phát từ lời mời của một trong số các cơ quan Dân-Chính-Đảng của nước này.

(Theo Đất Việt)

-----------------------------------------

Còn lâu hổ giấy mới sợ nhá, giả vờ thôi. Đang thực hiện từng bước tham vọng đới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sợ Mỹ-Nhật, Trung Quốc nỗ lực 'sửa sai ở sân sau'?

 

(Quan hệ quốc tế) - Trong một động thái được dư luận quốc tế quan tâm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mời lãnh tụ đảng đối lập Myanmar sang thăm chính thức Bắc Kinh.

 

Trung Quốc mời lãnh tụ đối lập Myanmar sang thăm chính thức Bắc Kinh

Nhận lời mời của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn đại biểu của Đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD) do nữ chính trị gia Aung San Suu Kyi - Chủ tịch của đảng Liên minh đối lập này dẫn đầu, đã sang thăm Bắc Kinh từ ngày 10 đến 14 tháng 6.

Bình luận về chuyển thăm này, tờ “Thời báo Myanmar”  (Myanmar Times) đã phỏng vấn một vị chuyên gia quan hệ quốc tế, chuyên trách mảng quan hệ 3 bên Mỹ-Trung-Myanmar. Ông này nói rằng, về bản chất, cuộc thăm viếng của bà Aung San Suu Kyi sẽ có lợi cho phát triển kinh tế của Myanmar nhưng bà cần phải xử lý cẩn thận những sự kiện trong chuyến thăm Trung Quốc lần này.

Vị học giả này cho rằng, ở một mức độ nào đó, chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi sẽ làm dịu bớt tình hình căng thẳng có thể dẫn đến chiến tranh ở khu vực đông bắc đất nước, mặc dù không thể giải quyết triệt để được nó.

Ông cũng nhận định là ttheo chiều ngược lại, Trung Quốc cũng hy vọng bảo vệ được lợi ích của mình ở Myanmar, đang đứng trước sự thách thức hết sức nghiêm trọng từ phương Tây, đặc biệt là từ Mỹ và đồng minh Nhật Bản.

 

so-mynhat-trung-quoc-no-luc-sua-sai-o-sa

Trước đây, Trung Quốc có quan hệ rất tốt với chính quyền quân sự Myanmar do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo (Tổng thống hiện nay U Thein Sein - bên trái, mặc đồ dân sự - khi đó là Thủ tướng cho đến năm 2011)

 

Những vấn đề được đưa ra thảo luận trong chuyến thăm lần này có thể liên quan trực tiếp đến kế hoạch “vĩ đại” là xây dựng tuyến đường sắt nối Côn Minh-Trung Quốc với bang Rakhine của Myanmar, do Bắc Kinh làm chủ dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 20 tỷ USD.

Vị học giả này nhận định, bà Aung San Suu Kyi sẽ rất cẩn thận trong giải quyết các sự vụ có liên quan trong chuyến thăm Bắc Kinh lần này, bởi mỗi việc làm của bà không chỉ ảnh hưởng đến đường lối chính sách của nước này mà còn có tác động rất lớn đến cuộc bầu cử vào cuối năm nay.

Về vấn đề này, tờ “South China Morning Post” của Hồng Kông bình luận, việc Bắc Kinh mời bà Aung San Suu Kyi sang thăm lần này sẽ đưa mối quan hệ giữa Trung Quốc với chính phủ Myanmar và vị lãnh đạo đối lập có sức ảnh hưởng rất lớn trong nước, bước sang một giai đoạn mới.

Ngày 18-11-2014, Chủ tịch Quốc hội Liên bang Myanmar Thura U Shwe Man đã tuyên bố, nhiệm kỳ sau của chính phủ có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp, còn trước mắt, cuộc bầu cử cuối năm 2015 sẽ dựa vào Hiến pháp hiện hành. Do đó, bà Aung San Suu Kyi không thể tham dự cuộc bầu cử cuối năm nay.

Mặc dù không thể lên làm Tổng thống nhưng liên minh đối lập do bà lãnh đạo có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Với cương vị chủ tịch đảng cầm quyền, bà Aung San Suu Kyi vẫn sẽ có ảnh hưởng chính trị rất lớn đối với chính trường Myanmar.

 

so-mynhat-trung-quoc-no-luc-sua-sai-o-sa

Máy bay cường kích Q-5I của Trung Quốc trong biên chế quân đội Myanmar

 

Trên website của các quan chức ngoại giao Trung Quốc có bài viết với tiêu đề: “3 nguyên nhân khiến Trung Quốc nên chào đón bà Aung San Suu Kyi”. Chúng ta nên nhớ, tiêu đề bài viết là “…chào đón bà Aung San Suu Kyi” chứ không phải là “…chào đón CHUYẾN THĂM của bà Aung San Suu Kyi”.

Bài viết phân tích, trong nửa đầu năm 2014, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar đã từng phát biểu là “khi có thời điểm phù hợp, Trung Quốc nên đưa ra tuyên bố chính thức mời bà Aung San Suu Kyi sang thăm Bắc Kinh”.

Trước đây, khi bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia trong vòng 15 năm, Trung Quốc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền quân sự Myanmar. Sau cuộc cách mạng dân chủ ở Myanmar, Bắc Kinh đã nhận ra vai trò của bà Aung San Suu Kyi và đang nỗ lực “sửa sai”.

Vài năm qua, cũng đã có những tổ chức phi chính phủ và cơ quan bán công quyền Trung Quốc mời bà này sang thăm Bắc Kinh, nhưng đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của bà, xuất phát từ lời mời của một trong số các cơ quan Dân-Chính-Đảng của nước này.

(Theo Đất Việt)

-----------------------------------------

Còn lâu hổ giấy mới sợ nhá, giả vờ thôi. Đang thực hiện từng bước tham vọng đới.

 

Bà chị Aung San Suu Kyi mần cái chính chị, nên bà rất hiểu cái "chính em". Hì. Bởi vậy bà chị có thể vì tư cách chính em, nên sẽ hoan hỉ sang Tàu ăn vịt quay Bắc Kinh, nhậu rượu Mao Đài và ngắm cảnh ở Đằng Vương Các. Tuy nhiên bà chị rất hiểu phải quyết định cái chính em sẽ như thế lào. Hì.

"Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..."

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà chị Aung San Suu Kyi mần cái chính chị, nên bà rất hiểu cái "chính em". Hì. Bởi vậy bà chị có thể vì tư cách chính em, nên sẽ hoan hỉ sang Tàu ăn vịt quay Bắc Kinh, nhậu rượu Mao Đài và ngắm cảnh ở Đằng Vương Các. Tuy nhiên bà chị rất hiểu phải quyết định cái chính em sẽ như thế lào. Hì.

"Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ..."

 

 

Tập Cận Bình nói gì với bà Aung San Suu Kyi?

Hồng Thủy

12/06/15 07:10

(GDVN) - Ông Bình kêu gọi giữ mối quan hệ ổn định với Myanmar bất kể ai sẽ trở thành lãnh đạo quốc gia này sau cuộc bầu cử sắp tới.

 

tap_can_binh_aung_san_suu_kyi.jpg

Ông Tập Cận Bình tiếp bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: SCMP.

 

South China Morning Post ngày 12/6 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã tiếp bà Aung San Suu Kyi - Chủ tịch Liên đoàn quốc gia vì dân chủ Myanmar tại Nhân Dân đại lễ đường. Ông Bình kêu gọi giữ mối quan hệ ổn định với Myanmar bất kể ai sẽ trở thành lãnh đạo quốc gia này sau cuộc bầu cử sắp tới.

"Chúng tôi hy vọng và tin rằng phía Myanmar sẽ duy trì một lập trường nhất quán về quan hệ Trung Quốc - Myanmar, đồng thời cam kết nâng cao mối quan hệ thân thiện, cho dù tình hình nội bộ (Myanmar) có thay đổi thế nào cũng không vấn đề gì", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình tuyên bố.

Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Myanmar "cùng chung vận mệnh" và kêu gọi bà Aung San Suu Kyi đóng vai trò "xây dựng" trong việc hướng dẫn người Myanmar xem xét hợp tác song phương một cách "hợp lý, không thiên vị". Bình luận của Tập Cận Bình được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai nước trở nên căng thẳng bởi các đụng độ giữa quân đội chính phủ với phiến quân người Hán ở Kokang giáp Vân Nam cũng như sự thay đổi chính sách của Myanmar với phương Tây từ khi cải cách chính trị.

Một cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức sớm tại Myanmar cuối năm nay, mặc dù bà Aung San Suu Kyi không thể tranh cử vì 2 con trai bà mang quốc tịch Anh, nhưng đảng của bà có thể đóng vai trò lớn.

Trong ngày Thứ Tư 10/6, phiến quân người Hán ở Kokang đơn phương tuyên bố ngừng bắn sau yêu cầu từ chính phủ Trung Quốc. Bản tin tiếng Trung Quốc của Tân Hoa Xã cho biết ông Tập Cận Bình tiếp bà Aung San Suu Kyi với chức danh Chủ tịch nước chứ không phải Tổng bí thư, Đa Chiều ngày 12/6 cho rằng đây là một dấu hiệu lạ so với phong cách ngoại giao của Trung Nam Hải.

 

 

Hồng Thủy
 

=====================

Bít ngay mà, bà Aung San Suu Kyi sẽ sang Pê Canh, không hỉu có zdịt quay Pắc Kin với Mao Đài đại tiên tửu không, chứ quả là: Hảo! Hảo! Hảo lớ. Lão Gàn thì chẳng chính chị, chính em gì cả, chẳng wa vì nó dính đến cái bể Đông, nên bàn chơi cho zdui. Quí zdị định mần cái gì mà ảnh hưởng xấu tới bể Đông thì cứ gọi là lão cho toạc móng lợn hết. Hì.

Sợ ngoáo ọp chưa? Khè. Hì.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga khiến Trung Quốc nhận ‘vố đau’ ở Trung Đông

Thứ sáu, 12/06/2015, 18:14 (GMT+7)

 

(Quốc tế) - Cùng với châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông vẫn đang là một khu vực nóng bỏng và đáng quan tâm nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Thỏa thuận hạt nhân ở Iran tưởng như đã mở ra cánh cửa cho sự ổn định ở khu vực này, thì nó lại đang mở ra cánh cửa cho các cường quốc thò tay vào tình hình ở Trung Đông.

 

nga-co-the-giao-ten-lua-s-300-cho-iran-h

 

Trong đó, cường quốc đang hưởng lợi ích lớn nhất ở Trung Đông thông qua vấn đề Iran hiện nay, không ai khác ngoài Nga. Nga đang không chỉ xâm nhập và dần thâu tóm thị trường Iran, mà thỏa thuận hạt nhân ở nước này cũng đang là bàn đạp để Nga tiến vào Trung Đông. Và khi Nga đã tiến vào Iran, thì kẻ phải cuốn gói ra đi đang là Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là người hí hửng nhất đối với vấn đề Iran bị các nước phương Tây cấm vận do những rắc rối liên quan đến vấn đề hạt nhân của quốc gia này. Trong khi Mỹ, EU và thậm chí là cả Nga đều bị ràng buộc bởi các lệnh cấm vận và không thể tiếp cận thị trường béo bở lên tới hơn 70 triệu người này, thì Trung Quốc gần như là kẻ độc bá tại thị trường Iran.

Các tập đoàn Trung Quốc, bằng nhiều mánh lới ngầm đã tiếp cận thành công với nền kinh tế Iran trong hàng loạt các lĩnh vực béo bở, như dầu lửa và hàng nông sản. Vì Trung Quốc gần như là đối tác lớn duy nhất của Iran trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này bị cắt đứt mối liên hệ kinh tế thương mại với bên ngoài, nên mọi hợp đồng giữa hai nước đều diễn ra theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong gần 10 năm, thị trường Iran trở thành con bò sữa để mặc cho Trung Quốc độc quyền vắt sữa một cách tham lam.

Nhưng không phải chỉ có Trung Quốc mới biết lợi dụng tình thế trên thế giới để kiếm lợi cho mình. Nga bắt đầu vào cuộc khi các lệnh cấm vận với Iran bắt đầu được dỡ bỏ vào trước năm 2010, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Iran tăng mạnh khi mà cả hai quốc gia đều có những thứ mà quốc gia kia quan tâm. Với Nga, đó là việc thâm nhập thị trường béo bở của Iran đến khi đó vẫn còn đang đầy khoảng trống, đặc biệt là lĩnh vực dầu lửa. Còn với Iran, các mặt hàng khí tài quân sự tối tân của Nga luôn là thứ Tehran thèm khát.

Chính sách chủ đạo của Tehran thời điểm đó vẫn đặt khả năng xung đột với phương Tây và các đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông lên hàng đầu, vì thế nhu cầu vũ khí tối tân của Iran luôn rất cao. So với Trung Quốc, Nga tỏ ra là đối tác tiềm năng với Iran hơn rất nhiều. Người Trung Quốc chỉ có tiền, trong khi đó người Nga ngoài tiền ra còn có vũ khí và công nghệ quân sự tối tân.

Mối quan hệ hợp tác đang ngày càng tăng lên này bị gián đoạn tạm thời khi các lệnh cấm vận với Iran được khôi phục vào giữa năm 2010. Những vũ khí chiến lược tối tân như S-300 mà Nga định bán cho Iran cũng bị đình trệ. Nhưng việc hợp tác không vì thế mà bị đình trệ. Các nội dung hợp tác kinh tế giữa Moscow và Tehran vẫn tiếp tục được đàm phán bí mật, và khi thỏa thuận hạt nhân Iran chính thức được thông qua vào giữa năm 2015, thì Nga và Iran không mất quá nhiều thời gian để nối lại mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại này.

Chỉ chưa đầy một tuần sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua ở Thụy Sỹ, hiệp định hợp tác kinh tế Nga Iran được công bố, trong đó nổi bật là chương trình trao đổi hàng hóa giữa hai nước lên tới 70 tỷ USD. Theo đó, Iran sẽ bán cho Nga dầu lửa với giá hời và sẽ nhập khẩu hàng hóa từ Nga bằng tiền thu được từ việc bán dầu đó.

Việc đạt được thỏa thuận trao đổi hậu hĩnh này được xem là một thành công lớn của Moscow trên phương diện kinh tế trong nhiều năm trở lại đây. Nga đang là nước đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, nước này không thiếu dầu. Nhưng lượng dầu mua từ Iran sẽ giúp Nga tăng cường khả năng trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường dầu với OPEC và Mỹ vốn đang bước vào giai đoạn quyết định.

Việc Iran mua hàng hóa Nga bằng tiền thu được từ việc xuất khẩu dầu cho Nga cũng đem lại lợi ích lớn cho kinh tế Nga, khi nó sẽ kích thích sự phát triển và khả năng sản xuất của nền kinh tế nước này. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhiều quốc gia đặt quan hệ thương mại với Iran kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân được thông qua. Nó khiến cho Nga nghiễm nhiên trở thành kẻ độc bá trên hầu hết các lĩnh vực ở thị trường Iran hiện nay.

Nga đang cố gắng thâu tóm thị trường Iran ở các lĩnh vực được xem là thế mạnh của nước này như đường sắt, các công trình năng lượng như nhiệt điện, và quan trọng nhất là thị trường vũ khí đầy tiềm năng và béo bở của Iran. Moscow đã tuyên bố sẽ tái triển khai trở lại việc chuyển giao cho Iran hệ thống S-300 đã bị ngưng trệ do các lệnh cấm vận hồi giữa năm 2010.

Những động thái gần nhất tại Trung Đông đang càng đẩy Iran lại gần Nga hơn. Israel và các nước Ả Rập Hồi giáo có mâu thuẫn với Iran như Arab Saudi, UAE hay Iraq đang bí mật đàm phán để thiết lập thỏa thuận hợp tác nhắm đối phó với sự đe dọa đến từ Iran. Việc Israel và các nước Ả Rập hợp tác có thể sẽ trở thành một thế lực đáng gờm mà Iran phải đề phòng. Và điều này khiến Iran ngày càng ngả về phía Nga nhiều hơn, khi mà đứng bên cạnh Iran ở thời điểm hiện tại hầu như không có ai, ngoại trừ Nga.

(Theo Tri Thức)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nga khiến Trung Quốc nhận ‘vố đau’ ở Trung Đông

Thứ sáu, 12/06/2015, 18:14 (GMT+7)

 

(Quốc tế) - Cùng với châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông vẫn đang là một khu vực nóng bỏng và đáng quan tâm nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Thỏa thuận hạt nhân ở Iran tưởng như đã mở ra cánh cửa cho sự ổn định ở khu vực này, thì nó lại đang mở ra cánh cửa cho các cường quốc thò tay vào tình hình ở Trung Đông.

 

nga-co-the-giao-ten-lua-s-300-cho-iran-h

 

Trong đó, cường quốc đang hưởng lợi ích lớn nhất ở Trung Đông thông qua vấn đề Iran hiện nay, không ai khác ngoài Nga. Nga đang không chỉ xâm nhập và dần thâu tóm thị trường Iran, mà thỏa thuận hạt nhân ở nước này cũng đang là bàn đạp để Nga tiến vào Trung Đông. Và khi Nga đã tiến vào Iran, thì kẻ phải cuốn gói ra đi đang là Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là người hí hửng nhất đối với vấn đề Iran bị các nước phương Tây cấm vận do những rắc rối liên quan đến vấn đề hạt nhân của quốc gia này. Trong khi Mỹ, EU và thậm chí là cả Nga đều bị ràng buộc bởi các lệnh cấm vận và không thể tiếp cận thị trường béo bở lên tới hơn 70 triệu người này, thì Trung Quốc gần như là kẻ độc bá tại thị trường Iran.

Các tập đoàn Trung Quốc, bằng nhiều mánh lới ngầm đã tiếp cận thành công với nền kinh tế Iran trong hàng loạt các lĩnh vực béo bở, như dầu lửa và hàng nông sản. Vì Trung Quốc gần như là đối tác lớn duy nhất của Iran trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này bị cắt đứt mối liên hệ kinh tế thương mại với bên ngoài, nên mọi hợp đồng giữa hai nước đều diễn ra theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Trong gần 10 năm, thị trường Iran trở thành con bò sữa để mặc cho Trung Quốc độc quyền vắt sữa một cách tham lam.

Nhưng không phải chỉ có Trung Quốc mới biết lợi dụng tình thế trên thế giới để kiếm lợi cho mình. Nga bắt đầu vào cuộc khi các lệnh cấm vận với Iran bắt đầu được dỡ bỏ vào trước năm 2010, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Iran tăng mạnh khi mà cả hai quốc gia đều có những thứ mà quốc gia kia quan tâm. Với Nga, đó là việc thâm nhập thị trường béo bở của Iran đến khi đó vẫn còn đang đầy khoảng trống, đặc biệt là lĩnh vực dầu lửa. Còn với Iran, các mặt hàng khí tài quân sự tối tân của Nga luôn là thứ Tehran thèm khát.

Chính sách chủ đạo của Tehran thời điểm đó vẫn đặt khả năng xung đột với phương Tây và các đồng minh thân cận của Mỹ ở Trung Đông lên hàng đầu, vì thế nhu cầu vũ khí tối tân của Iran luôn rất cao. So với Trung Quốc, Nga tỏ ra là đối tác tiềm năng với Iran hơn rất nhiều. Người Trung Quốc chỉ có tiền, trong khi đó người Nga ngoài tiền ra còn có vũ khí và công nghệ quân sự tối tân.

Mối quan hệ hợp tác đang ngày càng tăng lên này bị gián đoạn tạm thời khi các lệnh cấm vận với Iran được khôi phục vào giữa năm 2010. Những vũ khí chiến lược tối tân như S-300 mà Nga định bán cho Iran cũng bị đình trệ. Nhưng việc hợp tác không vì thế mà bị đình trệ. Các nội dung hợp tác kinh tế giữa Moscow và Tehran vẫn tiếp tục được đàm phán bí mật, và khi thỏa thuận hạt nhân Iran chính thức được thông qua vào giữa năm 2015, thì Nga và Iran không mất quá nhiều thời gian để nối lại mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại này.

Chỉ chưa đầy một tuần sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua ở Thụy Sỹ, hiệp định hợp tác kinh tế Nga Iran được công bố, trong đó nổi bật là chương trình trao đổi hàng hóa giữa hai nước lên tới 70 tỷ USD. Theo đó, Iran sẽ bán cho Nga dầu lửa với giá hời và sẽ nhập khẩu hàng hóa từ Nga bằng tiền thu được từ việc bán dầu đó.

Việc đạt được thỏa thuận trao đổi hậu hĩnh này được xem là một thành công lớn của Moscow trên phương diện kinh tế trong nhiều năm trở lại đây. Nga đang là nước đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu, nước này không thiếu dầu. Nhưng lượng dầu mua từ Iran sẽ giúp Nga tăng cường khả năng trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường dầu với OPEC và Mỹ vốn đang bước vào giai đoạn quyết định.

Việc Iran mua hàng hóa Nga bằng tiền thu được từ việc xuất khẩu dầu cho Nga cũng đem lại lợi ích lớn cho kinh tế Nga, khi nó sẽ kích thích sự phát triển và khả năng sản xuất của nền kinh tế nước này. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nhiều quốc gia đặt quan hệ thương mại với Iran kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân được thông qua. Nó khiến cho Nga nghiễm nhiên trở thành kẻ độc bá trên hầu hết các lĩnh vực ở thị trường Iran hiện nay.

Nga đang cố gắng thâu tóm thị trường Iran ở các lĩnh vực được xem là thế mạnh của nước này như đường sắt, các công trình năng lượng như nhiệt điện, và quan trọng nhất là thị trường vũ khí đầy tiềm năng và béo bở của Iran. Moscow đã tuyên bố sẽ tái triển khai trở lại việc chuyển giao cho Iran hệ thống S-300 đã bị ngưng trệ do các lệnh cấm vận hồi giữa năm 2010.

Những động thái gần nhất tại Trung Đông đang càng đẩy Iran lại gần Nga hơn. Israel và các nước Ả Rập Hồi giáo có mâu thuẫn với Iran như Arab Saudi, UAE hay Iraq đang bí mật đàm phán để thiết lập thỏa thuận hợp tác nhắm đối phó với sự đe dọa đến từ Iran. Việc Israel và các nước Ả Rập hợp tác có thể sẽ trở thành một thế lực đáng gờm mà Iran phải đề phòng. Và điều này khiến Iran ngày càng ngả về phía Nga nhiều hơn, khi mà đứng bên cạnh Iran ở thời điểm hiện tại hầu như không có ai, ngoại trừ Nga.

(Theo Tri Thức)

 

 

=============

Bởi vậy, tình hình kinh tế thế giới và mâu thuẫn ở Trung Đông ngày càng khuých tạp là vậy.  Nhà bác Ả Rập Sô Đì khăng khăng không giảm sản lượng dầu là vậy. Đây là một trong những lý trấu để lão Gàn bói trong "Lời tiên tri 2015" rằng thì là: Giá dầu cuối năm tụt xuống mức "ở trần đóng khố". Hì.

Nhưng thôi! "Thiên cơ khả dĩ lậu tì tì..".

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn Miếu 271 tỷ ở Vĩnh Phúc nhìn từ trên cao

Lê Hiếu - Hoàng Anh

13/06/2015 10:11

 

lhz-9117-1434164137147-22-0-359-660-crop

 

Công trình gây nhiều ý kiến băn khoăn, trái chiều được xây dựng trên khuôn viên 4,2 ha, tổng vốn đầu tư lên tới 271 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

 

van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc có số vốn đầu tư 271 tỷ đồng (nằm tại khu đô thị Hà Tiên, phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên) xây dựng từ năm 2012, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Công trình đồ sộ có phần cổng Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá xanh Ninh Vân (Ninh Bình), đây là lối vào đầu tiên của khu Văn Miếu.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Khu hồ Thiền Quang và bia tiến sĩ sắp được hoàn thiện.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Qua cổng Nghi Môn Nội, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục như nhà che bia tổng, hồ Thiền Quang, nhà bia hai bên tả - hữu, đại thành môn, gác chuông, sân hành lễ, đền thờ chính, đại bái, hậu cung...
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Trong tờ trình đề nghị phê duyệt dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử - nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại. Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Phần nhà bia tương tự ở Văn Miếu Hà Nội, mỗi hàng bia gồm 9 tấm bia đá trên lưng rùa, tổng cộng có 18 tấm bia trong hai nhà nằm đối diện nhau. Trong 795 năm tồn tại của nền khoa cử nho học, Vĩnh Phúc tạo lập được truyền thống khoa bảng với 393 người đỗ đạt khoa trường trong đó có 91 vị đỗ đại khoa.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Đi thẳng vào bên trong là cổng chính và hai cổng tả, hữu. Hầu hết tất cả được làm bằng đá được vận chuyển từ Ninh Vân (Ninh Bình) tới.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Công trình sân hành lễ và khu nhà liên quan nhìn từ trên cao trông khá đồ sộ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Những đường nét trạm trổ trên các mái nhà tả hữu trong khu sân hành lễ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Khu gác trống giống Văn Miếu - Hà Nội.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Phía trong cùng là khu nhà thờ chính, gồm 2 tòa tiền đường và hậu cung. Tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Tiền đường là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Nơi dự kiến đặt ban thờ tại nhà tiền đường. Đại diện Sở VHTT và DL Vĩnh Phúc cho biết, việc thờ Không Tử tại đây mới là dự kiến ban đầu. Quyết định cuối cùng còn phải nghiên cứu, cân nhắc. "Sở sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử và cơ quan liên quan xung quanh chuyện này", lãnh đạo Sở này nói.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Đi qua nhà tiền đường, sau đó lên vài bậc cầu thang sẽ tới nhà hậu cung.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Tiền đường nối với hậu cung bởi một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Toàn bộ lối đi lại đều được sơn son thếp vàng bắt mắt.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thị của Vĩnh Phúc.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Nhiều hạng mục được làm bằng gỗ lim với hoa văn chạm trổ cầu kỳ.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Công trình Văn Miếu được lãnh đạo Sở VHTT và DL Vĩnh Phúc kỳ vọng như một nơi tôn thờ truyền thống hiếu học của tỉnh, ngoài ra đây còn được coi là một công trình văn hóa trọng điểm.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Hầu hết vật liệu xây dựng tại công trình này đều là đá và gỗ, khá đắt tiền. Ngoài ra dãy tường rào còn được làm bằng đá ong, một loại gạch xa xưa có nguồn gốc từ Vĩnh Phúc (nổi tiếng cùng ngói Hương Canh). Hiện, công trình vẫn còn ngổn ngang một số hạng mục. Theo lãnh đạo sở VHTT và DL Vĩnh Phúc, đơn vị này sẽ cố hoàn thành vào năm 2016 để phục vụ người dân và du khách tham quan.
 
van-mieu-271-ty-o-vinh-phuc-nhin-tu-tren
Nói về việc xây dựng công trình, nhiều nhà văn hóa, lịch sử bày tỏ sự băn khoăn. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN) cho rằng, việc chi tiền ngân sách xây Văn miếu vài trăm tỷ để thờ Khổng Tử là không hợp lý. “Dù Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc thờ ai đi chăng nữa cũng không có lý do gì chi một số tiền ngân sách để xây một công trình lớn như thế. Đây là việc làm rất lãng phí tiền của. Kể cả khi không dùng tiền ngân sách, cũng không nên xây một công trình Văn miếu khi trong lịch sử không có cơ sở để xây dựng", tiến sĩ Tuấn phát biểu trên báo Tuổi trẻ.

theo Zing

======================

Hoành tráng nhể? Viện Khổng Tử của chính Trung Quốc e rằng cũng chưa mơ ước có được chỗ thờ ông ta như thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Xem video clip mưa dông khủng khiếp tại Hà Nội
13/06/2015 20:11 GMT+7
 

TTO - Trận mưa dông khủng khiếp chiều 13-6 đã khiến cây cối tại Hà Nội ngã đổ hàng loạt, giao thông hỗn loạn. Mời bạn xem video ghi nhận trận mưa dông này.

 

==================

Buồn nhỉ! Lúc thì nắng quá! Lúc thì lốc gió mưa như thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TẶNG CHO NHỮNG ĐÔI NAM NỮ YÊU NHAU, NHƯNG BỊ CẢN TRỞ BỜI NHỮNG THÀNH KIẾN KHẬP KHIỄNG.

Trong truyền thống văn hóa Á Đông, lúc cưới vợ gả chồng thì những người có tuổi trong gia đình đều quan tâm đến vấn đề luận tuổi. Nhưng qua thời gian cũng như thăng trầm của lịch sử, ngày nay, việc luận tuổi đã bi thất truyền dẫn tới những quan niệm chưa chính xác, lệch lạc và trở thành một nỗi lo sợ vô lý cho các cặp trai gái yêu nhau muốn tiến đến hôn nhân. Và cũng qua cả ngàn năm nay, sự thất truyền, tam sao thất bản đã dẫn đến những phương pháp luận tuổi không đầu không đuôi, gây ra những cảnh dở khóc dở cười, chia ly vô cớ và đầy nước mắt của những đôi yêu nhau.

Phương pháp phổ biến hiện nay đa số các “thầy” xem tuổi đều áp dụng phương pháp cung phy. Có 8 cung phi cho nam (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) và 8 cung phi tương tự cho nữ, kết hợp lại sẽ cho ra 64 trường hợp, hay còn gọi là 64 cặp tương tác (Càn – Đoài, Càn – Khảm, Đoài – Ly, Cấn – Tốn…), và kết quả của 64 cặp sẽ tương ứng với các chữ : Sinh Khí – Diên Niên – Phúc Đức – Phục Vị - Ngũ Quỷ - Tuyệt Mạng – Lục Sát – Họa Hại. Như vậy chỉ có 64 trường hợp tương tác tuổi. Chúng ta thử làm phép tính nhỏ, với nhân loại mấy tỷ người mà chỉ có 64 trường hợp để xem tốt xấu thì xác xuất giống nhau là rất lớn. Cứ 64 cặp thì có 1 cặp giống nhau. Có thể thấy rằng đây là điều thiếu logic.

Ngoài ra, còn có phương pháp ít phổ biến hơn, đó là phương pháp Cao Ly Đồ Hình. Phương pháp này lấy 10 thiên can theo tuổi nam phối 12 địa chi theo tuổi nữ, sau đó sẽ có 1 bảng phân loại và định tuổi cát-hung.
Nếu ta lấy 6 tỷ người trên thế giới và giả định có 1 tỷ cặp vợ chồng với trung bình có 4 con một cặp (ứng với 6 tỷ), đem chia cho 120 trường hợp thì ta sẽ có:
1000. 000. 000: 120 = Gần 8.300.000 triệu cặp vợ chồng có chung một hoàn cảnh. Chỉ cần 3/ 10 trong số 120 trường hợp phối cung đó chia ly hoặc chết thì ta sẽ có
8.300.000 x 36 = 298. 800. 000 cặp vợ chồng ly tan. Và hơn 1 tỷ trẻ em mồ côi trên thế gian này.

Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng trong dân gian vẫn lưu giữ và truyền miệng những câu như “Dần Thân Tỵ Hợi” “Tý Ngọ Mão Dậu” “Thìn Tuất Sửu Mùi” là Tứ hành xung, hoặc “Canh cô Mậu Quả”, “gái tuổi Dần”, nhưng người ta quên rằng đằng sau những câu trên là cả 1 hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh các mối quan hệ của Thiên can, Địa chi, mạng.
Qua các phương pháp trên, các bạn cũng có thể nhận thấy thiếu sự hợp lý và khập khiễng trong phương pháp luận tuổi. Nhưng đáng tiếc là sự coi tuổi khập khiểng này đã tồn tại trên thực tế và ăn vào tiềm thức của các bậc ông bà cha mẹ, làm họ tin một cách mù quáng. Các phương pháp coi tuổi vợ chồng khập khiễng trên từ những vị thầy nửa mùa, chẳng hiểu thấu lý, nên vô tình đã để lứa đôi tan nát.

Để thay đổi những quan niệm sai lầm trên, chúng tôi cần thấy phải có một phương pháp hoàn chỉnh, logic, nhằm giúp cho những đôi lứa yêu nhau đến được với nhau. Chính vì vậy chúng tôi, những người làm công việc nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương đã tổng hợp, nghiên cứu và kiểm nghiệm để có được một phương pháp luận tuổi đúng đắn, hợp lý và mang tính khái quát cao nhất. Phương pháp này chúng tôi đặt tên là “Luận Tuổi Lạc Việt” với sự điều chỉnh mạng Thủy – Hỏa trong Lạc Thư Hoa Giáp so với Lục Thập Hoa Giáp của Trung Quốc nhằm chứng mính cách so tuổi vợ chồng còn sót lại trong dân gian hiện nay chỉ là những mảnh vụn rời rạc, không hoàn chỉnh dẫn đến những sai lầm tai hại. “Không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đôi lứa đích thực” và “yêu nhau cứ lấy” là quan điểm của chúng tôi. Ngoài ra, tương quan vợ chồng chỉ là những điều kiện ban đầu, khi gia đình có con thì tương quan này sẽ thay đổi tốt hoặc xấu phụ thuộc vào tuổi đứa con có hợp với cha mẹ hay không, đặc biệt là con út! Ông bà ta có câu “giàu con út, khó con út”
Theo phương pháp này, tương tác giữa người với người xảy ra ở cả 3 yếu tố Thiên can, Địa chi và Mạng thông qua mối quan hệ về ngũ hành sinh khắc và nguyên lý âm dương. Như vậy, để dể hình dùng, ta có thể làm phép tính như sau :
60 tuổi nam phối 60 tuổi nữ, cùng với tuổi của 60 đứa con út có khả năng sinh ra theo tương quan tuổi vợ chồng, Tức là ta sẽ có:
60 x 60 x 60 = 216.000 trường hợp khác nhau.

Xác xuất để tinh toán cao hơn nhiều lần so với các phương pháp trên. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến các cách cục tốt trong việc phối tuổi vợ chồng và con cái trong gia đình.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở những con số khô khan và phương pháp lạnh lùng. Phương pháp “Luận tuổi Lạc Việt” còn có tính nhân bản ở chỗ là nó khẳng định một cách hợp lý theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về tình yêu nam nữ -"Yêu nhau cứ lấy" và sinh đứa con chính là nguồn hạnh phúc gia đình, dù tuổi cha mẹ có khắc nhau đi chăng nữa.

Và một vấn đề chúng tôi cũng muốn chia sẻ với quý bạn đọc, đó là “tuổi tác” là một trong những điều kiện tương tác mang tính căn bản ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mối quan hệ giữa người với người, chứ không có nghĩa tuổi tác sẽ quyết định mọi thứ diễn ra xung quanh bạn. Có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, mỗi gia đình như : hoàn cảnh gia đình, công việc, thu nhập, tính cách cá nhân… Chính vì vậy khi gặp các vấn đề nan giải trong cuộc sống, các bạn không nên quy hết vào lý do… không hợp tuổi, để rồi có những đáng tiếc xảy ra và xã hội lại tiếp tục duy trì những quan niệm không chính xác về việc xem xét tương quan tuổi giữa người với người!

Xin chân thành cám ơn quý báo và quý bạn đọc.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ảo ảnh kỳ lạ xuất hiện 20 phút trên bầu trời ở Trung Quốc

Khoảng 18 giờ ngày 12/6, trên bầu trời Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc xuất hiện ảo ảnh kéo dài 20 phút.

 

(Vietnam+)

lúc : 14/06/15 14:48

 
Khoảng 18 giờ ngày 12/6, trên bầu trời Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc xuất hiện ảo ảnh kéo dài 20 phút. Khoảnh khắc này do Lý Băng Kiệt, một người dân địa phương, chụp lại. (Nguồn: QQ)
 
habac1_1.jpg

Khoảng 18 giờ ngày 12/6, trên bầu trời Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc xuất hiện ảo ảnh kéo dài 20 phút. Khoảnh khắc này do Lý Băng Kiệt, một người dân địa phương, chụp lại. (Nguồn: QQ)

 

habac2_1.jpg

 

habac3_1.jpg

 

habac4_1.jpg

======================

Ngày xưa, lúc mây đen bao phủ Quảng Ninh đến Thanh Hóa, lão Gàn bảo Thiên Đồng đưa ngay bài Binh thư yếu lược của Đức Thánh Trần lên. Trong đó Ngài nói rõ rằng: Đây là điềm trong vòng một tháng có giặc phương Bắc gây sự.

Còn đây là điềm bên Tàu, để các cao thủ Tàu giải quyết. Còn muốn lão giở quẻ đoán điềm thì đưa đây 20 triệu tệ. Đoán sai trả lại tiền. Đoán đúng đưa thêm 30 triệu tệ nữa. Lão tính giá hữu nghị rùi. Lão gợi ý cho các cao thủ Tàu - cái này là khuyến mãi cho phù hợp với kinh tế thị trường nha: Hà Bắc phải được coi là phía Bắc Trung Quốc vì lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Nếu tính phía Đông từ tâm là sai.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thiên Sứ: "Hì! Có lẽ hai ông tướng Tàu Mỹ này nói với nhau những gì thì có thể đoán được, không khó lém. Bởi vì phàm đã là tướng thì chỉ bàn trong lĩnh vực quân sự. Nếu nói về bể Đông thì chỉ là vấn đề mục đích thương lượng sao cho Tàu Mỹ không đụng độ nhau. Tất nhiên tướng Tàu phải theo lệnh cấp trên nói về chủ quyền có thể chối bay chối biến và tướng Mỹ cũng chỉ có thể bàn về tự do hàng hải trên biển quốc tế và không thể bị giới hạn như trước khi quân Tàu kéo đến đây. Chính vì giới hạn chính trị đó, nên hai vị tướng này chỉ bàn về làm sao quân Tàu không bị mất mặt nếu quân Mỹ làm căng - đi vào vùng 12 hải lý chẳng hạn. Hoặc Tàu cứ lập vùng phòng không , trừ Hoa Kỳ ra. Hay nói một cách khác: Khả năng tướng Tàu muốn thực hiện ý đồ của mình và được Hoa Kỳ lờ đi, không can thiệp. Đó là lý do mà phải không công bố với báo chí, vì như vậy nó...maphia wá và không chính danh. Nhưng nếu giả thiết trên là đúng thì tướng Mỹ cũng không thể chấp thuận được, mà chỉ lửng lơ con cá zdàng rằng luôn tuân thủ luật pháp quốc tế và ủng hộ mọi sáng kiến không gây căng thẳng thêm ở bể Đông. Bởi vậy, mần răng mà có tuyên cha chung được. Không giải quyết được việc gì, tướng Tàu sang Cu...cho đỡ tốn tiền khách sạn. Hì.

Việc nhớn thì phải để hai ông nhớn như ngài Chủ Tịch Tàu và Tổng Thống Mỹ lói chiện lào ra chiện ý. Mần răng mà hai ông võ biền lói mí nhau được. Bởi vậy, đoạn sau mới hấp dẫn.

Mún bít sự thể thế lào, xin xem hồi sau sẽ dõ."

---------------------------------------------------------------------------------

 

Đây bác Thiên Sứ, 2 ông tướng to tướng bé nói chuyện với nhau. Nhưng chỉ là thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa. ^_^ Hìhì. Còn Bộ trưởng Quốc phòng thì theo luật An ninh Quốc gia 1947 của Mỹ không phải là tướng mà xuất thân từ dân sự ah.

 

" http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vi-sao-bo-truong-quoc-phong-my-khong-mac-quan-phuc-3227603.html "

 

---------------------------------------------------------------------------------

Hoa Kỳ và Trung Quốc thiết lập đối thoại quân sự

 

 
326C780B-6D9F-4ACE-97A3-69DAF7EC63ED_w64
Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Lục quân Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, tham dự lễ ký kết.
 

14.06.2015

 

Hoa Kỳ và Trung Quốc hôm qua ký một thỏa thuận thiết lập một cơ chế đối thoại giữa hai quân đội để có thể phối hợp tốt hơn việc cứu trợ nhân đạo và đáp ứng với tai họa. Các giới chức Mỹ cũng hy vọng khung làm việc này sẽ tăng tiến sự hiểu biết lẫn nhau và giảm nguy cơ về những tính toán sai lầm giữa hai nước.

Đại tướng Raymond Odierno, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và Thượng tướng Lục quân Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, tham dự lễ ký kết.

Trong cuộc gặp với Tướng Phạm tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nói ông hy vọng đạt được sự đồng thuận về các khung làm việc quan trọng khác về những qui tắc ứng xử an toàn hàng không và việc đối đầu trên biển với Trung Quốc vào cuối tháng 9.

Căng thẳng giữ quân đội Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng vào lúc các giới chức Mỹ kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt xây dựng những đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp tại Biển Hoa Nam. Trung Quốc cũng không hài lòng về những chuyến bay do thám của Hoa Kỳ trong khu vực này.

Đại tướng Vincent Brooks, tư lệnh lục quân Mỹ tại Thái Bình Dương, mới đây nói với một số cử tọa tại Washington là giao tiếp giữa hai quân đội có thể giúp giảm bớt nguy cơ đối đầu trên không và trên biển.

Tướng Brooks nói: “Hiện nay chúng ta không thấy có sự chạm trán giữa Quân đội Giải phóng Nhân dân PLA và Quân đội Hoa Kỳ. Chúng ta nên xây dựng mối quan hệ khi có thể được, để ngăn ngừa những tính toán sai lạc và hiểu lầm.”

Tuy nhiên đang có những quan ngại ngày càng tăng trong số các chuyên gia an ninh tại Mỹ là việc trao đổi quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không mang lại kết quả mong muốn đối với Washington như là có sự minh bạch hơn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân và Bắc Kinh bớt hung hăng hơn trong việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.

 

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-va-trung-quoc-thiet-lap-doi-thoai-quan-su/2821099.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NGA

 (Chứng nghiệm tiên tri của nhà tiên tri kinh tế Nga tháng 2/2014) Stefan Demura

image00125.jpg
Stefan Demura. Ảnh: Internet

Lời giới thiệu
Năm 2015 kinh tế Nga sẽ phải hồi sức cấp cứu thay vì hắt hơi sổ mũi như chúng ta được cảnh báo”.
Đó là tiên đoán của Stefan Demura nhà tiên tri kinh tế “tận thế” nổi tiếng người Nga phát biểu vào tháng 02/2014. Stefan Demura là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới tài chính và truyền thông Nga.

Năm 2006 ở nước Nga tất cả đều phấn khích với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, bộ mặt các thành phố lớn thay đổi từng ngày. Giá bất động sản (BĐS) Moscow cao ngất ngưởng phá mọi kỷ lục. Tuyệt đại đa số các nhà kinh tế Nga có tên tuổi đều có những dự báo rất lạc quan về một thời kỳ phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nga nói chung và BĐS Nga nói riêng.
Duy nhất một mình Stefan Demura trên kênh TV Nga RBK (năm 2006 Demura đang là MC của kênh này phụ trách chương trình “Thị trường online” – ND) đã đưa ra dự báo về việc sập thị trường BĐS Mỹ vào năm 2008 dẫn đến Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Khủng hoảng kinh tế Nga kéo theo việc thị trường BĐS Nga suy thoái.
Vào 03/2008 nửa năm trước khi Khủng hoàng kinh tế Mỹ diễn ra cũng trên kênh TV RKB ông đã dự đoán chính xác gần như đến tận ngày bắt đầu cuộc Khủng hoảng và phác thảo kịch bản Khủng hoảng kinh tế Mỹ dẫn đến Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi sự xảy ra sau 09/2008 đã diễn ra đúng như kịch bản do ông phác thảo.
Từ đó Demura trở thành nổi tiếng ở Nga (và không chỉ ở Nga) như một nhà tiên tri kinh tế. Các dự báo của ông thường rất “chối tai” nhưng được nhiều người Nga lắng nghe vì rất ít khi sai.
Từ cuối 2013 ông Demura đã đưa ra dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn diện ở Nga năm 2015. Theo ông Demura khủng hoảng kinh tế Nga thực ra đã bắ đầu diễn ra từ cuối 2012. Từ khi đó mức độ tiêu thụ điện năng và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa ở Nga bắt đầu giảm.
Nghĩa là kinh tế Nga đã chững lại từ khá lâu trước khi xảy ra sự kiện chính quyền Yanukovich ở Ucraina sụp đổ và Nga bắt đầu can thiệp trực tiếp vào Ucraina. Rất lâu trước khi Phương Tây bắt đầu thi hành các biện pháp trừng phạt Nga và giá dầu hỏa trên thị trường thế giới tụt dốc.
Theo ông Demura, khủng hoảng kinh tế Nga có nguyên nhân sâu xa từ mô hình kinh tế méo mó ở Nga hiện nay. Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây và việc giá dầu hỏa tụt dốc chỉ làm bộc lộ rõ những nhược điểm cốt tử và thúc đẩy nhanh quá trình khủng hoảng tất yếu của mô hình này.
Ông Demura cũng dự báo việc sắp tới ở Nga tầng lớp trung lưu sẽ tàn lụi và khuyên giới kinh doanh nên chuyển hướng sang phục vụ người thu nhập thấp. Ông cũng phân tích việc xã hội Nga có thể có biến động bùng nổ vì thông thường xã hội có tiềm năng bùng nổ khi chênh lệch thu nhập giàu nghèo là 40 lần trong khi ở nước Nga chênh lệch này hiện nay đã là 83 lần.
Ông Demura cũng dự báo khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới vì nền kinh tế của xã hôi hậu công nghiệp trên thế giới hiện nay về nguyên tắc rất mong manh. Một xã hội mà 70% GDP là thu nhập từ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thì khó mà bền vững.
Chúng tôi xin giới thiệu hai bài phỏng vấn Stefan Demura vào 02/2014 và 06/2015. Thứ nhất là bài Stefan Demura trả lời các phóng viên Svetlana Bronnikova và Iuri Epanchitsev trong cuộc phỏng vấn của tạp chí “Doanh nghiệp Omsk” ngày 25/02/2014 (ND).

image0038.jpg
GDP của Nga 2015. Ảnh: Internet
NĂM 2015 KINH TẾ NGA SẼ PHẢI CẤP CỨU HỒI SỨC THAY VÌ HẮT HƠI SỔ MŨI NHƯ CHÚNG TA ĐƯỢC CẢNH BÁO

 

Nước Nga: một thuộc địa cung ứng nguyên liệu thô

 

PVĐiều gì đang diễn ra với kinh tế thế giới thưa ông Demura?
Stefan Demura: Đã đến lúc giá trị thặng dư do nền sản xuất sản phẩm thực tạo ra không đủ để trả lãi nợ ngân hàng và bảo đảm mức độ tiêu dùng của xã hội. Điều này dẫn đến hiện tượng sụp đổ giảm phát (deflation collapse).
Hiện tượng này trước đây đã xảy ra theo chu kỳ như chúng ta thấy vào các năm 1929, 1970, 2000 và 2008. Sắp tới điều này sẽ lại xảy ra.

 

PV: Điều gì là khác biệt dành riêng cho nước Nga trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới?
Stefan Demura: Hiện nay nước Nga là một thuộc địa nguyên liệu thô sơ. Chúng ta có thể khẳng định điều này vì trong những nền kinh tế khai thác nguyên liệu khác như Úc và Canada chuỗi kinh doanh bao gồm tất cả các khâu khai thác, chế biến nguyên liệu và sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu đã khai thác. Khai thác nguyên liệu không hề đóng vai trò chính trong GDP của các nước này.
Nếu chuẩn mực giá trị gia tăng (GTGT) từ 1 USD nguyên liệu ở Úc là 6, Canada là 8, EU là 11 và Mỹ là 13 USD thì ở Nga chỉ là 1.5-1.6 USD.
Nghĩa là chúng ta hầu như không tạo được GTGT từ chế biến nguyên liệu. Một thí dụ rất điển hình: Máy bay hành khách “Superjet 100” của Hãng chế tạo máy bay Sukhoi được gửi gắm nhiều kỳ vọng bao gồm 90% các linh kiện, phụ kiện nhập khẩu, phần do chúng ta chế tạo chỉ là phần vỏ máy bay, phần kim loại.
Một đất nước không tạo được GTGT đáng kể từ nguyên liệu thì đó vẫn là một nước nghèo. Hiện nay (tháng 02/2014 – ND) nước Nga có GDP đứng thứ 6 thế giới. Nhưng đó là GDP có giá trị “bị thổi phồng” nhờ có thu nhập cao từ giá dầu hỏa chót vót.
So với các quốc gia Châu Phi, cung ứng nguyên liệu có lẽ chúng ta chỉ có một điểm khác: ở Châu Phi các ông chủ da đen thích đi Mercedes trắng còn ở Nga các ông chủ da trắng thích đi Mercedes đen.
Để có nền sản xuất với GTGT cao cần có nhân lực chất lượng cao, công nghệ và đầu tư. Nhân lực chất lượng cao của chúng ta đã kịp nghỉ hưu hầu hết sau gần 30 năm từ khi Liên Xô sụp đổ. Trong gần 30 năm nay trong công nghiệp nước Nga (trừ công nghiệp quốc phòng – ND) chẳng có đổi mới gì về trang thiết bị và công nghệ cả.
Hao mòn tài sản cố định trong công nghiệp đã đạt mức khoảng 70-80%. Điều này đồng nghĩa với việc trong GDP nước Nga ẩn giấu một giá trị tương đương bị thâm hụt đi. Tình trạng này giống hệt như thời kỳ Liên Xô bước ra khỏi Thế chiến thứ II. Hiện nay xin hãy đi ra khỏi Moscow hoặc Omsk khoảng 50 km – người ta sống trong khung cảnh hệt như sau Thế chiến thứ II. Với tình trạng hao mòn tài sản cố định (trang thiết bị) công nghiệp như vậy, lại chẳng có đầu tư mà hy vọng phát triển bền vững thì thật là ngớ ngẩn.

 

PV: Vậy thì vốn đầu tư loại nào đã xuất hiện ở nước Nga thay vào vốn đầu tư công nghiệp?
Stefan Demura: Tất nhiên là vốn đầu tư thương mại và tài chính. Để cho dễ thấy thực chất mô hình kinh doanh chủ đạo hiện nay ở nước Nga tôi xin dẫn ra một vài số liệu.
Dân số Nga hiện nay là 143 triệu (2014 – ND) bao gồm:
Người hưu trí 67 triệu; lực lượng Quân đội cùng với các viện trường của mình khoảng hơn 1 triệu; lực lượng của các Cơ quan an ninh, bảo vệ, đặc nhiệm – 2.160 ngàn; lực lượng của Bộ Cứu hộ, Bộ Nội vụ, Ủy ban thanh tra quốc gia, Viện kiểm sát,… – 2.541 ngàn; lực lượng Thuế vụ, Hải quan và các cơ quan khác – 1.356 ngàn; lực lượng của các cơ quan cấp giấy phép và giám sát việc cấp phép các loại – 1.321 ngàn; công chức các loại khác – 1.252 ngàn; viên chức phục vụ trong các Quĩ hưu trí, xã hội, bảo hiểm và các quĩ khác của nhà nước – 1.727 ngàn; lực lượng Nghị viên và bộ máy của họ ở các cấp – 1.872 ngàn.
Các nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp 530 ngàn; các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý, công chứng viên và bộ máy cùng với các phạm nhân trong các trại giam – 1.843 ngàn; lực lượng vệ sĩ, bảo vệ, thám tử tư – 1.098 ngàn; lực lượng thất nghiệp có đăng ký – 8.420 ngàn.
Như vậy tổng số người sống bằng ngân sách nhà nước là 93.450 ngàn. Trong khi 90% các công ty, xí nghiệp hàng đầu Nga là các doanh nghiệp đăng ký tại các OFFSHORE (vùng offshore là nơi chính quyền địa phương cho các doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế như giảm hoặc miễn hoàn toàn thuế với điều kiện nếu các công ty đó hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ nơi đăng ký. Trên thế giới có khoảng 50 quốc gia và lãnh thổ có quy chế này. Chẳng hạn như Belize, Panama, Hong Kong, Singapore, Brunei,… Ở nước Nga các doanh nghiệp này chỉ còn phải đóng tiền cho quỹ bảo hiểm và thuế lợi tức. Do có nguồn gốc nước ngoài các doanh nghiệp Nga loại này rất biết cách nâng giá trị đầu vào vật tư, dịch vụ để giảm thiểu thuế lợi tức giống các doanh nghiệp vốn FDI ở Việt Nam hay làm. Vì vậy nên tiền thu cho ngân sách Nga từ các doanh nghiệp này không lớn – ND).
Tất nhiên là nếu không kể đến trẻ em, học sinh, sinh viên và các bà nội trợ thì số người thực tế làm việc và tạo GTGT cho xã hội chỉ khoảng trên dưới 15 triệu cho cả một đất nước rộng lớn.
Rõ ràng là hai yếu tố kể trên đều ảnh hưởng ghê gớm đến cơ cấu ngân sách nước Nga. Ở các nước phát triển các khoản chi cho các chương trình xã hội: y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, nhà ở xã hội… chiếm 70% ngân sách. Ở Nga chỉ là 15%. Ở các nước phát triển các khoản chi nuôi bộ máy công quyền là 11% ngân sách, ở Nga là 43%.
Nhìn chung, chúng ta có một bức tranh kinh tế xã hội thật buồn với những nét đặc trưng không giống ai:
– Hao mòn tài sản cố định quốc gia là 70-80% (kể cả đường sá, các hệ thống ống dẫn hơi để sưởi mùa đông, ống dẫn nước nóng lạnh, ống dẫn gas và đường dây điện thoại,… – ND).
– Số công dân thực tế tạo ra GTGT chỉ khoảng 15/143 triệu dân.
– Phần lớn cử tri của Đảng Nước Nga thống nhất là những người sống bằng ngân sách quốc gia.
– Ngân sách quốc gia phụ thuộc chính vào đường ống dẫn dầu khí xuất khẩu và một vài khu mỏ khai thác than đá, kim loại màu.
Toàn bộ thực thể xã hội như vậy còn sống, tồn tại và hoạt động chừng nào giá nhiên liệu còn cao. Mà điều này thì không hề có gì đảm bảo (bài viết đăng tháng 02/2014 – ND) bởi vì như chúng ta biết giá kim loại và than đá tại thời điểm này đã sập.
Từ cuối 2012 kinh tế Nga đã có dấu hiệu chững lại. Như chúng ta biết từ khi đó mức độ tiêu thụ điện năng và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa ở Nga bắt đầu giảm.
Trường hợp giá dầu khí tụt dốc như giá kim loại và than đá hiện nay thì khủng hoảng kinh tế ở Nga sẽ xảy ra trước khủng hoảng kinh tế thế giới và kết thúc sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới kết thúc.
Tầng lớp trung lưu tàn lụi, người giàu cũng không phải tất cả sống sót

image0056.jpg
Giá dầu và kinh tế Nga. Ảnh: Internet

 

PV: Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng thế nào đến các địa phương thưa ông?
Stepan Demura: Tôi có thông tin như sau về vùng Krasnoyask (vùng Krasnoyask là một vùng ở phía Đông Siberia có cơ cấu kinh tế dân số khá điển hình đối với nước Nga. Vì vậy các nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế xã hội thường lấy kết quả khảo sát vùng này để ngoại suy cho toàn nước Nga – ND): dân số 3 triệu, người trực tiếp làm việc 700 ngàn, Krasnoyask có quĩ hưu trí đầy đặn vì phần lớn làm việc có trả lương theo hợp đồng lao động chính thức; lương trung bình 15-16 ngàn rúp; nợ mua sắm hàng tiêu dùng 120 tỷ rúp; lãi suất trả góp mua sắm là 25-30% năm (ở Nga từ sau 2004 chương trình cho vay trả góp mua nhà và hàng hóa tiêu dùng từ các ngân hàng rất phong phú và rầm rộ. Như vâỵ tiền nợ mua sắm tiêu dùng ở Krasnoyask là 171 ngàn rúp/người làm việc và mỗi năm mỗi người phải trả ngân hàng 46 ngàn rúp lãi mua sắm tiêu dùng – ND).
Tôi không hiểu với mức lương như vậy người dân – người tiêu dùng ở Krasnoyask – lấy gì để trả ngân hàng lãi nợ mua sắm sau khi chi tiêu dùng các khoản? Nghĩa là cá nhân sẽ mất khả năng thanh khoản, ngân hàng vỡ nợ, nhu cầu mua sắm tiêu dùng giảm thê thảm. Tầng lớp trung lưu tàn lụi và người giàu cũng không phải tất cả sống sót được.
Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Lý do là tất cả chúng ta sống trong xã hội hậu công nghiệp. Không ai thực sự làm việc không ai sản xuất cái gì cả. Tất cả đều “làm việc” trong Internet. Nhờ Internet năng suất lao động chỉ tăng lên trong ba lĩnh vực: kinh tế khách sạn nhà nghỉ, buôn bán và sản xuất bộ nhớ cho vi xử lý.
Của cải xã hội, đất nước chỉ xuất hiện khi lao động thực sự được gắn kết với công cụ sản xuất và tư bản công nghiệp. Một xã hội mà 70% GDP là tiêu dùng thì không thể tồn tại. Nó sẽ tồn tại chừng nào việc bơm USD chưa kết thúc và kinh tế còn chịu được gánh nặng lãi nợ tiêu dùng. Điều đó hiện nay đã kết thúc.

 

PV: Trong khủng hoảng những năm 2008-2009 các khoản nợ của các công ty tư nhân của đại tài phiệt (oligarchs) nước Nga đã được “chuyển hóa” sang khu vực nhà nước và chuyn sang vai của người đóng thuế ở Nga để họ gánh. Khe hở này hiện nay còn không thưa ông?
Stepan Demura: Không cái khe này không còn nữa. Ở nước Nga hệ thống ngân hàng sẽ sập đầu tiên vì toàn bộ nền kinh tế và người dân – người tiêu dùng đều ngập đầu vì nợ ngân hàng và không có khả năng trả lãi.
Tôi chưa nói đến tiền vay siêu đắt đến mức “khó hiểu” ở Nga (lãi suất tiền vay ở Nga 02/2014 là 10,5% năm – ND). Chúng ta thực tế đã nhập khẩu lạm phát qua USD. Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nga thực chất chỉ đóng vai trò như một “quầy đổi ngoại tệ khổng lồ” – chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. NHTW không có khả năng chống lạm phát, thậm chí là về nguyên tắc cũng không thể.
Theo luật thì NHTW không có quyền bù đắp thiếu hụt ngân sách của Chính phủ Nga. Không những thế trên mỗi USD nhập vào nó lại chỉ phát hành 0.6 rúp thay vì hủng hoảng 2008-2009 (Kudrin là Bộ trưởng Tài chính Nga lúc đó – ND) GDP nước Nga đã mất đi khoảng 9%. Trong khi GDP của EU và Mỹ chỉ mất khoảng 2-3%.
Chúng ta cũng thử nhìn NHTW lúc đó đã tìm cách giữ giá đồng rúp thế nào: NHTW tất cả các quốc gia ngoại trừ NHTW Hungary và Nga đều đã giảm lãi suất để không “tận diệt” sản xuất. Kết quả là chỉ riêng đồng forint của Hungary và đồng rúp Nga là đã mất giá thê thảm.
Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay mọi sự lại sẽ lặp lại y nguyên như lần trước. Lý do là vì trong mọi cơ quan tài chính nước Nga vẫn nguyên những con người cũ tại vị.
Điều đáng sợ nhất là hiện nay NHTW và các ngân hàng khác không có ngoại tệ. Thời kỳ 2008-2009 tổng nợ nước ngoài là 500 tỷ USD và dự trữ vàng ngoại tệ là 600 USD. Nợ quốc gia 2008-2009 chủ yếu là nợ của các công ty nhà nước và các công ty của các đại tài phiệt. Hiện nay tổng nợ nước ngoài đã là 730 tỷ USD trong khi dự trữ vàng ngoại tệ chỉ có 480 tỷ USD.
image006.png
EU và Putin chia Ukraine. Biếm họa của Novossti.

 

Nếu 2008-2009 NHTW đã mất 200 tỷ USD và đồng rúp yếu đi rõ rệt (đồng rúp lúc đó mất giá khoảng 30% so với USD – ND) thì lần này NHTW sẽ không có khả năng giữ giá đồng rúp vì nợ nước ngoài đã vượt quá dự trữ vàng ngoại tệ không lấy đâu ra 200 tỷ USD đó. Tất cả những khẳng định về khả năng và việc nhất thiết phải giữ giá đồng rúp đều không có cơ sở, không tưởng. Chúng ta phải chuẩn bị cho việc đồng rúp sẽ bị phá giá thê thảm.
Đây là lần đầu tiên từ 2004 đồng rúp không được bảo đảm bằng quĩ dự trữ. Tất nhiên có thể in tiền nhưng cách đó chỉ trì hoãn được giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng thêm một thời gian mà thôi. Hãy tưởng tượng là chúng ta sống trong khủng hoảng 2008-2009 nhưng không có kết thúc.

 

Chúng ta đã tiêu xài hết thu nhập của nhiều thế hệ tương lai

 

PV: Vậy thì đâu là lối thoát thưa ông?
Stepan Demura: Xóa nợ, phá sản, giảm tiêu dùng đáng kể. Chúng ta đã tiêu xài hết thu nhập của nhiều thế hệ tương lai. Chúng ta đã ăn trứng cá hồi no nê và đi chán xe Mercedes. Bây giờ đành phải ăn bánh mỳ và đi xe Zaporojets (loại xe rẻ tiền nhất do Nga sản xuất – ND).
Có thể tôi hơi cường điệu nhưng bức tranh cơ bản là vậy. Điều duy nhất NHTW và chính quyền còn có có thể làm thêm nữa là in tiền nhưng tiếc rằng khác với khủng hoảng 2008-2009 lần này các biện pháp này không hữu hiệu.
S. D.

Bài dịch của TamHmong. Gửi từ Moscow.

 

Nguồn: http://hieuminh.org/2015/06/13/stefan-demura-khung-hoang-kinh-te-nga/

 

------------------------------------------

Những nhận định, tiên đoán thật sắc sảo của nhà kinh tế, thật có cơ sở khoa học! Bác Thiên Sứ dự đoán giá dầu cuối năm nay tụt dốc thê thảm thì khối anh phải ở trần đóng khố rồi, hii. "Chúng ta đã ăn trứng cá hồi no nê và đi chán xe Mercedes. Bây giờ đành phải ăn bánh mỳ và đi xe Zaporojets".

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NGA

 (Chứng nghiệm tiên tri của nhà tiên tri kinh tế Nga tháng 2/2014) Stefan Demura

 

demura-1.jpg
Stefan Demura. Ảnh: Internet

Lời giới thiệu

“Năm 2015 kinh tế Nga sẽ phải hồi sức cấp cứu thay vì hắt hơi sổ mũi như chúng ta được cảnh báo”.

Đó là tiên đoán của Stefan Demura nhà tiên tri kinh tế “tận thế” nổi tiếng người Nga phát biểu vào tháng 02/2014. Stefan Demura là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới tài chính và truyền thông Nga.

Năm 2006 ở nước Nga tất cả đều phấn khích với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, bộ mặt các thành phố lớn thay đổi từng ngày. Giá bất động sản (BĐS) Moscow cao ngất ngưởng phá mọi kỷ lục. Tuyệt đại đa số các nhà kinh tế Nga có tên tuổi đều có những dự báo rất lạc quan về một thời kỳ phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nga nói chung và BĐS Nga nói riêng.

Duy nhất một mình Stefan Demura trên kênh TV Nga RBK (năm 2006 Demura đang là MC của kênh này phụ trách chương trình “Thị trường online” – ND) đã đưa ra dự báo về việc sập thị trường BĐS Mỹ vào năm 2008 dẫn đến Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Khủng hoảng kinh tế Nga kéo theo việc thị trường BĐS Nga suy thoái.

Vào 03/2008 nửa năm trước khi Khủng hoàng kinh tế Mỹ diễn ra cũng trên kênh TV RKB ông đã dự đoán chính xác gần như đến tận ngày bắt đầu cuộc Khủng hoảng và phác thảo kịch bản Khủng hoảng kinh tế Mỹ dẫn đến Khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mọi sự xảy ra sau 09/2008 đã diễn ra đúng như kịch bản do ông phác thảo.

Từ đó Demura trở thành nổi tiếng ở Nga (và không chỉ ở Nga) như một nhà tiên tri kinh tế. Các dự báo của ông thường rất “chối tai” nhưng được nhiều người Nga lắng nghe vì rất ít khi sai.

Từ cuối 2013 ông Demura đã đưa ra dự báo về khủng hoảng kinh tế toàn diện ở Nga năm 2015. Theo ông Demura khủng hoảng kinh tế Nga thực ra đã bắ đầu diễn ra từ cuối 2012. Từ khi đó mức độ tiêu thụ điện năng và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa ở Nga bắt đầu giảm.

Nghĩa là kinh tế Nga đã chững lại từ khá lâu trước khi xảy ra sự kiện chính quyền Yanukovich ở Ucraina sụp đổ và Nga bắt đầu can thiệp trực tiếp vào Ucraina. Rất lâu trước khi Phương Tây bắt đầu thi hành các biện pháp trừng phạt Nga và giá dầu hỏa trên thị trường thế giới tụt dốc.

Theo ông Demura, khủng hoảng kinh tế Nga có nguyên nhân sâu xa từ mô hình kinh tế méo mó ở Nga hiện nay. Các biện pháp trừng phạt của Phương Tây và việc giá dầu hỏa tụt dốc chỉ làm bộc lộ rõ những nhược điểm cốt tử và thúc đẩy nhanh quá trình khủng hoảng tất yếu của mô hình này.

Ông Demura cũng dự báo việc sắp tới ở Nga tầng lớp trung lưu sẽ tàn lụi và khuyên giới kinh doanh nên chuyển hướng sang phục vụ người thu nhập thấp. Ông cũng phân tích việc xã hội Nga có thể có biến động bùng nổ vì thông thường xã hội có tiềm năng bùng nổ khi chênh lệch thu nhập giàu nghèo là 40 lần trong khi ở nước Nga chênh lệch này hiện nay đã là 83 lần.

Ông Demura cũng dự báo khả năng khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới vì nền kinh tế của xã hôi hậu công nghiệp trên thế giới hiện nay về nguyên tắc rất mong manh. Một xã hội mà 70% GDP là thu nhập từ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thì khó mà bền vững.

Chúng tôi xin giới thiệu hai bài phỏng vấn Stefan Demura vào 02/2014 và 06/2015. Thứ nhất là bài Stefan Demura trả lời các phóng viên Svetlana Bronnikova và Iuri Epanchitsev trong cuộc phỏng vấn của tạp chí “Doanh nghiệp Omsk” ngày 25/02/2014 (ND).

russian_gdp_growth_2015.jpg

GDP của Nga 2015. Ảnh: Internet

 

NĂM 2015 KINH TẾ NGA SẼ PHẢI CẤP CỨU HỒI SỨC THAY VÌ HẮT HƠI SỔ MŨI NHƯ CHÚNG TA ĐƯỢC CẢNH BÁO

 

Nước Nga: một thuộc địa cung ứng nguyên liệu thô

 

PV: Điều gì đang diễn ra với kinh tế thế giới thưa ông Demura?

Stefan Demura: Đã đến lúc giá trị thặng dư do nền sản xuất sản phẩm thực tạo ra không đủ để trả lãi nợ ngân hàng và bảo đảm mức độ tiêu dùng của xã hội. Điều này dẫn đến hiện tượng sụp đổ giảm phát (deflation collapse).

Hiện tượng này trước đây đã xảy ra theo chu kỳ như chúng ta thấy vào các năm 1929, 1970, 2000 và 2008. Sắp tới điều này sẽ lại xảy ra.

 

PV: Điều gì là khác biệt dành riêng cho nước Nga trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới?

Stefan Demura: Hiện nay nước Nga là một thuộc địa nguyên liệu thô sơ. Chúng ta có thể khẳng định điều này vì trong những nền kinh tế khai thác nguyên liệu khác như Úc và Canada chuỗi kinh doanh bao gồm tất cả các khâu khai thác, chế biến nguyên liệu và sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu đã khai thác. Khai thác nguyên liệu không hề đóng vai trò chính trong GDP của các nước này.

Nếu chuẩn mực giá trị gia tăng (GTGT) từ 1 USD nguyên liệu ở Úc là 6, Canada là 8, EU là 11 và Mỹ là 13 USD thì ở Nga chỉ là 1.5-1.6 USD.

Nghĩa là chúng ta hầu như không tạo được GTGT từ chế biến nguyên liệu. Một thí dụ rất điển hình: Máy bay hành khách “Superjet 100” của Hãng chế tạo máy bay Sukhoi được gửi gắm nhiều kỳ vọng bao gồm 90% các linh kiện, phụ kiện nhập khẩu, phần do chúng ta chế tạo chỉ là phần vỏ máy bay, phần kim loại.

Một đất nước không tạo được GTGT đáng kể từ nguyên liệu thì đó vẫn là một nước nghèo. Hiện nay (tháng 02/2014 – ND) nước Nga có GDP đứng thứ 6 thế giới. Nhưng đó là GDP có giá trị “bị thổi phồng” nhờ có thu nhập cao từ giá dầu hỏa chót vót.

So với các quốc gia Châu Phi, cung ứng nguyên liệu có lẽ chúng ta chỉ có một điểm khác: ở Châu Phi các ông chủ da đen thích đi Mercedes trắng còn ở Nga các ông chủ da trắng thích đi Mercedes đen.

Để có nền sản xuất với GTGT cao cần có nhân lực chất lượng cao, công nghệ và đầu tư. Nhân lực chất lượng cao của chúng ta đã kịp nghỉ hưu hầu hết sau gần 30 năm từ khi Liên Xô sụp đổ. Trong gần 30 năm nay trong công nghiệp nước Nga (trừ công nghiệp quốc phòng – ND) chẳng có đổi mới gì về trang thiết bị và công nghệ cả.

Hao mòn tài sản cố định trong công nghiệp đã đạt mức khoảng 70-80%. Điều này đồng nghĩa với việc trong GDP nước Nga ẩn giấu một giá trị tương đương bị thâm hụt đi. Tình trạng này giống hệt như thời kỳ Liên Xô bước ra khỏi Thế chiến thứ II. Hiện nay xin hãy đi ra khỏi Moscow hoặc Omsk khoảng 50 km – người ta sống trong khung cảnh hệt như sau Thế chiến thứ II. Với tình trạng hao mòn tài sản cố định (trang thiết bị) công nghiệp như vậy, lại chẳng có đầu tư mà hy vọng phát triển bền vững thì thật là ngớ ngẩn.

 

PV: Vậy thì vốn đầu tư loại nào đã xuất hiện ở nước Nga thay vào vốn đầu tư công nghiệp?

Stefan Demura: Tất nhiên là vốn đầu tư thương mại và tài chính. Để cho dễ thấy thực chất mô hình kinh doanh chủ đạo hiện nay ở nước Nga tôi xin dẫn ra một vài số liệu.

Dân số Nga hiện nay là 143 triệu (2014 – ND) bao gồm:

Người hưu trí 67 triệu; lực lượng Quân đội cùng với các viện trường của mình khoảng hơn 1 triệu; lực lượng của các Cơ quan an ninh, bảo vệ, đặc nhiệm – 2.160 ngàn; lực lượng của Bộ Cứu hộ, Bộ Nội vụ, Ủy ban thanh tra quốc gia, Viện kiểm sát,… – 2.541 ngàn; lực lượng Thuế vụ, Hải quan và các cơ quan khác – 1.356 ngàn; lực lượng của các cơ quan cấp giấy phép và giám sát việc cấp phép các loại – 1.321 ngàn; công chức các loại khác – 1.252 ngàn; viên chức phục vụ trong các Quĩ hưu trí, xã hội, bảo hiểm và các quĩ khác của nhà nước – 1.727 ngàn; lực lượng Nghị viên và bộ máy của họ ở các cấp – 1.872 ngàn.

Các nhà hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp 530 ngàn; các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý, công chứng viên và bộ máy cùng với các phạm nhân trong các trại giam – 1.843 ngàn; lực lượng vệ sĩ, bảo vệ, thám tử tư – 1.098 ngàn; lực lượng thất nghiệp có đăng ký – 8.420 ngàn.

Như vậy tổng số người sống bằng ngân sách nhà nước là 93.450 ngàn. Trong khi 90% các công ty, xí nghiệp hàng đầu Nga là các doanh nghiệp đăng ký tại các OFFSHORE (vùng offshore là nơi chính quyền địa phương cho các doanh nghiệp hưởng các ưu đãi về thuế như giảm hoặc miễn hoàn toàn thuế với điều kiện nếu các công ty đó hoạt động kinh doanh ngoài lãnh thổ nơi đăng ký. Trên thế giới có khoảng 50 quốc gia và lãnh thổ có quy chế này. Chẳng hạn như Belize, Panama, Hong Kong, Singapore, Brunei,… Ở nước Nga các doanh nghiệp này chỉ còn phải đóng tiền cho quỹ bảo hiểm và thuế lợi tức. Do có nguồn gốc nước ngoài các doanh nghiệp Nga loại này rất biết cách nâng giá trị đầu vào vật tư, dịch vụ để giảm thiểu thuế lợi tức giống các doanh nghiệp vốn FDI ở Việt Nam hay làm. Vì vậy nên tiền thu cho ngân sách Nga từ các doanh nghiệp này không lớn – ND).

Tất nhiên là nếu không kể đến trẻ em, học sinh, sinh viên và các bà nội trợ thì số người thực tế làm việc và tạo GTGT cho xã hội chỉ khoảng trên dưới 15 triệu cho cả một đất nước rộng lớn.

Rõ ràng là hai yếu tố kể trên đều ảnh hưởng ghê gớm đến cơ cấu ngân sách nước Nga. Ở các nước phát triển các khoản chi cho các chương trình xã hội: y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, nhà ở xã hội… chiếm 70% ngân sách. Ở Nga chỉ là 15%. Ở các nước phát triển các khoản chi nuôi bộ máy công quyền là 11% ngân sách, ở Nga là 43%.

Nhìn chung, chúng ta có một bức tranh kinh tế xã hội thật buồn với những nét đặc trưng không giống ai:

– Hao mòn tài sản cố định quốc gia là 70-80% (kể cả đường sá, các hệ thống ống dẫn hơi để sưởi mùa đông, ống dẫn nước nóng lạnh, ống dẫn gas và đường dây điện thoại,… – ND).

– Số công dân thực tế tạo ra GTGT chỉ khoảng 15/143 triệu dân.

– Phần lớn cử tri của Đảng Nước Nga thống nhất là những người sống bằng ngân sách quốc gia.

– Ngân sách quốc gia phụ thuộc chính vào đường ống dẫn dầu khí xuất khẩu và một vài khu mỏ khai thác than đá, kim loại màu.

Toàn bộ thực thể xã hội như vậy còn sống, tồn tại và hoạt động chừng nào giá nhiên liệu còn cao. Mà điều này thì không hề có gì đảm bảo (bài viết đăng tháng 02/2014 – ND) bởi vì như chúng ta biết giá kim loại và than đá tại thời điểm này đã sập.

Từ cuối 2012 kinh tế Nga đã có dấu hiệu chững lại. Như chúng ta biết từ khi đó mức độ tiêu thụ điện năng và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa ở Nga bắt đầu giảm.

Trường hợp giá dầu khí tụt dốc như giá kim loại và than đá hiện nay thì khủng hoảng kinh tế ở Nga sẽ xảy ra trước khủng hoảng kinh tế thế giới và kết thúc sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới kết thúc.

Tầng lớp trung lưu tàn lụi, người giàu cũng không phải tất cả sống sót

 

russian_gdp_and_oil_price.jpg

Giá dầu và kinh tế Nga. Ảnh: Internet

 

PV: Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng thế nào đến các địa phương thưa ông?

Stepan Demura: Tôi có thông tin như sau về vùng Krasnoyask (vùng Krasnoyask là một vùng ở phía Đông Siberia có cơ cấu kinh tế dân số khá điển hình đối với nước Nga. Vì vậy các nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế xã hội thường lấy kết quả khảo sát vùng này để ngoại suy cho toàn nước Nga – ND): dân số 3 triệu, người trực tiếp làm việc 700 ngàn, Krasnoyask có quĩ hưu trí đầy đặn vì phần lớn làm việc có trả lương theo hợp đồng lao động chính thức; lương trung bình 15-16 ngàn rúp; nợ mua sắm hàng tiêu dùng 120 tỷ rúp; lãi suất trả góp mua sắm là 25-30% năm (ở Nga từ sau 2004 chương trình cho vay trả góp mua nhà và hàng hóa tiêu dùng từ các ngân hàng rất phong phú và rầm rộ. Như vâỵ tiền nợ mua sắm tiêu dùng ở Krasnoyask là 171 ngàn rúp/người làm việc và mỗi năm mỗi người phải trả ngân hàng 46 ngàn rúp lãi mua sắm tiêu dùng – ND).

Tôi không hiểu với mức lương như vậy người dân – người tiêu dùng ở Krasnoyask – lấy gì để trả ngân hàng lãi nợ mua sắm sau khi chi tiêu dùng các khoản? Nghĩa là cá nhân sẽ mất khả năng thanh khoản, ngân hàng vỡ nợ, nhu cầu mua sắm tiêu dùng giảm thê thảm. Tầng lớp trung lưu tàn lụi và người giàu cũng không phải tất cả sống sót được.

Điều tương tự cũng sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Lý do là tất cả chúng ta sống trong xã hội hậu công nghiệp. Không ai thực sự làm việc không ai sản xuất cái gì cả. Tất cả đều “làm việc” trong Internet. Nhờ Internet năng suất lao động chỉ tăng lên trong ba lĩnh vực: kinh tế khách sạn nhà nghỉ, buôn bán và sản xuất bộ nhớ cho vi xử lý.

Của cải xã hội, đất nước chỉ xuất hiện khi lao động thực sự được gắn kết với công cụ sản xuất và tư bản công nghiệp. Một xã hội mà 70% GDP là tiêu dùng thì không thể tồn tại. Nó sẽ tồn tại chừng nào việc bơm USD chưa kết thúc và kinh tế còn chịu được gánh nặng lãi nợ tiêu dùng. Điều đó hiện nay đã kết thúc.

 

PV: Trong khủng hoảng những năm 2008-2009 các khoản nợ của các công ty tư nhân của đại tài phiệt (oligarchs) nước Nga đã được “chuyển hóa” sang khu vực nhà nước và chuyn sang vai của người đóng thuế ở Nga để họ gánh. Khe hở này hiện nay còn không thưa ông?

Stepan Demura: Không cái khe này không còn nữa. Ở nước Nga hệ thống ngân hàng sẽ sập đầu tiên vì toàn bộ nền kinh tế và người dân – người tiêu dùng đều ngập đầu vì nợ ngân hàng và không có khả năng trả lãi.

Tôi chưa nói đến tiền vay siêu đắt đến mức “khó hiểu” ở Nga (lãi suất tiền vay ở Nga 02/2014 là 10,5% năm – ND). Chúng ta thực tế đã nhập khẩu lạm phát qua USD. Ngân hàng Trung ương (NHTW) Nga thực chất chỉ đóng vai trò như một “quầy đổi ngoại tệ khổng lồ” – chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. NHTW không có khả năng chống lạm phát, thậm chí là về nguyên tắc cũng không thể.

Theo luật thì NHTW không có quyền bù đắp thiếu hụt ngân sách của Chính phủ Nga. Không những thế trên mỗi USD nhập vào nó lại chỉ phát hành 0.6 rúp thay vì hủng hoảng 2008-2009 (Kudrin là Bộ trưởng Tài chính Nga lúc đó – ND) GDP nước Nga đã mất đi khoảng 9%. Trong khi GDP của EU và Mỹ chỉ mất khoảng 2-3%.

Chúng ta cũng thử nhìn NHTW lúc đó đã tìm cách giữ giá đồng rúp thế nào: NHTW tất cả các quốc gia ngoại trừ NHTW Hungary và Nga đều đã giảm lãi suất để không “tận diệt” sản xuất. Kết quả là chỉ riêng đồng forint của Hungary và đồng rúp Nga là đã mất giá thê thảm.

Trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra hiện nay mọi sự lại sẽ lặp lại y nguyên như lần trước. Lý do là vì trong mọi cơ quan tài chính nước Nga vẫn nguyên những con người cũ tại vị.

Điều đáng sợ nhất là hiện nay NHTW và các ngân hàng khác không có ngoại tệ. Thời kỳ 2008-2009 tổng nợ nước ngoài là 500 tỷ USD và dự trữ vàng ngoại tệ là 600 USD. Nợ quốc gia 2008-2009 chủ yếu là nợ của các công ty nhà nước và các công ty của các đại tài phiệt. Hiện nay tổng nợ nước ngoài đã là 730 tỷ USD trong khi dự trữ vàng ngoại tệ chỉ có 480 tỷ USD.

image006.png

EU và Putin chia Ukraine. Biếm họa của Novossti.

 

Nếu 2008-2009 NHTW đã mất 200 tỷ USD và đồng rúp yếu đi rõ rệt (đồng rúp lúc đó mất giá khoảng 30% so với USD – ND) thì lần này NHTW sẽ không có khả năng giữ giá đồng rúp vì nợ nước ngoài đã vượt quá dự trữ vàng ngoại tệ không lấy đâu ra 200 tỷ USD đó. Tất cả những khẳng định về khả năng và việc nhất thiết phải giữ giá đồng rúp đều không có cơ sở, không tưởng. Chúng ta phải chuẩn bị cho việc đồng rúp sẽ bị phá giá thê thảm.

Đây là lần đầu tiên từ 2004 đồng rúp không được bảo đảm bằng quĩ dự trữ. Tất nhiên có thể in tiền nhưng cách đó chỉ trì hoãn được giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng thêm một thời gian mà thôi. Hãy tưởng tượng là chúng ta sống trong khủng hoảng 2008-2009 nhưng không có kết thúc.

 

Chúng ta đã tiêu xài hết thu nhập của nhiều thế hệ tương lai

 

PV: Vậy thì đâu là lối thoát thưa ông?

Stepan Demura: Xóa nợ, phá sản, giảm tiêu dùng đáng kể. Chúng ta đã tiêu xài hết thu nhập của nhiều thế hệ tương lai. Chúng ta đã ăn trứng cá hồi no nê và đi chán xe Mercedes. Bây giờ đành phải ăn bánh mỳ và đi xe Zaporojets (loại xe rẻ tiền nhất do Nga sản xuất – ND).

Có thể tôi hơi cường điệu nhưng bức tranh cơ bản là vậy. Điều duy nhất NHTW và chính quyền còn có có thể làm thêm nữa là in tiền nhưng tiếc rằng khác với khủng hoảng 2008-2009 lần này các biện pháp này không hữu hiệu.

S. D.

Bài dịch của TamHmong. Gửi từ Moscow.

 

Nguồn: http://hieuminh.org/2015/06/13/stefan-demura-khung-hoang-kinh-te-nga/

 

------------------------------------------

Những nhận định, tiên đoán thật sắc sảo của nhà kinh tế, thật có cơ sở khoa học! Bác Thiên Sứ dự đoán giá dầu cuối năm nay tụt dốc thê thảm thì khối anh phải ở trần đóng khố rồi, hii. "Chúng ta đã ăn trứng cá hồi no nê và đi chán xe Mercedes. Bây giờ đành phải ăn bánh mỳ và đi xe Zaporojets".

Bởi vậy, từ lâu chú đã cho rằng ngài Putin nên ủng hộ Hoa Kỳ không phải với tư cách ngồi nhờ xe.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Tàu ma" trở về sau gần 100 năm mất tích ở "tam giác quỷ" Bermuda

Quang Huy

14/06/2015 20:00

 

cotapaxi3-1434278886389-0-0-306-600-crop

Hình minh họa tàu SS Cotopaxi được ghép từ hình ảnh trong 1 bộ phim của Steven Spielberg.

 

Chiếc tàu chạy bằng hơi nước không có người trên boong là tàu chở hàng "SS Cotopaxi" của Mỹ từng mất tích một cách bí ẩn tại khu vực "tam giác quỷ" Bermuda vào năm 1926.

Theo tờ Rossiyskaya Gazeta (Nga), các chuyên gia của Cuba đã xác định tên của con tàu trên sau khi nó được lực lượng cảnh sát biển nước này phát hiện trên biển Caribe.

Thông tin này được trang điện tử về khoa học Segnidalcielo cung cấp. Tuy nhiên, chưa nhà khoa học và tạp chí về biển uy tín nào lên tiếng khẳng định những kết luận nói trên của các chuyên gia Cuba.

Hôm 16/5/2015, lực lượng cảnh sát biển của Cuba đã phát hiện tại khu lãnh hải gần phía tây thủ đô La Habana, khu vực cấm tàu thuyền đi lại, một chiếc tàu không xác định được danh tính và không trả lời tín hiệu điện đàm.

Các tàu cao tốc của cảnh sát biển được cử đi chặn chiếc tàu bí hiểm này đã báo cáo về rằng trên tàu không có một bóng người.

Khi trèo lên boong, lực lượng cảnh sát biển phát hiện được cuốn nhật ký của thuyền trưởng Meyer, người từng làm việc cho công ty vận tải tàu biển Clinchfield Navigation Company vào thập niên 1920 của thế kỷ trước.

Cuốn nhật ký này đã giúp xác định được tên của chiếc tàu, nhưng không giải thích lý do biến mất bí ẩn của nó. Dấu vết của thuỷ thủ đoàn không được tìm thấy trên tàu.

tau-ma-tro-ve-sau-gan-100-nam-mat-tich-o
Ảnh tư liệu tàu SS Cotopaxi
 

Rossiyskaya Gazeta cho biết, ngày 29/11/1926, chiếc tàu chở hàng chạy bằng hơi nước SS Cotopaxi dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Meyer đã rời cảng Charlstone (Nam Carolina) để vận chuyển than đá tới thủ đô Havana, Cuba.

Ngày 1/12/1926, chiếc tàu nói trên phát đi tín hiệu báo nguy SOS tại vùng biển Caribe. Thuyền trưởng Meyer đã thông báo qua điện đàm rằng chiếc tàu bị thủng và nước tràn vào trong khoang.

Sau đó tín hiệu liên lạc bị gián đoạn. Công tác tìm kiếm chiếc tàu và thuỷ thủ đoàn không mang lại kết quả.

Ngày 31/12/1926 chiếc tàu được chính thức công nhận là bị mất tích. Từ đó đến nay, SS Cotopaxi luôn có tên trong danh sách các tàu gặp nạn tại vùng "tam giác quỷ" Bermuda.

Tam giác Bermuda hay còn được biết đến với tên gọi “tam giác quỷ” là một khu vực không xác định nằm ở phía tây của Bắc Đại Tây Dương, vùng biển Florida, Puerto-Rico và quần đảo Bermuda.

Đây cũng là nơi ghi nhận sự mất tích một cách bí ẩn của nhiều tàu bè qua lại cũng như máy bay khi đi vào khu vực này.

Những câu chuyện thêu dệt xung quanh khu vực này đã khiến nhiều người tin rằng sẽ không ai có thể trở về nếu lỡ đến đây.

Các nguyên nhân gây ra những vụ mất tích bí ẩn được cho là núi lửa ngầm dưới biển, sóng thần, sóng siêu tần khiến các thuỷ thủ đoàn phải rời tàu trong hoảng loạn... Thậm chí, có tài liệu cho rằng "tam giác quỷ" do người ngoài hành tinh kiểm soát.

Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ bờ biển của Mỹ và công ty bảo hiểm Lloyd tuyên bố rằng số lượng các vụ tai nạn xảy ra tại khu vực này không vượt quá mức trung bình và các nguyên nhân đều hết sức tự nhiên.

theo Trí Thức Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiến dịch “Báo thù” của Tình báo Israel

 

(Hồ sơ) - Cách đây 55 năm, ngày 23/5/1960, Trung tá SS Adolf Eichmann đã bị Cơ quan tình báo Israel bí mật bắt tại Argentina.

 

Đây phải nói là một chiến dịch rất công phu, tốn kém nhưng hoàn hảo và là một minh chứng cho nhận định “Mossad” là một trong những cơ quan tình báo hoạt động hiệu quả nhất thế giới.

Trước đó mấy ngày, A.Eichmann đã rơi vào một cái bẫy do các điệp viên “Mossad” cài sẵn ở thủ đô Argentina Buenos Aires. Để bắt Eichmann một cách kín đáo ngay trên đường phố của thủ đô Argentina, các điệp viên “ Mossad” chỉ cần đúng 20 giây. Eichmann bị trói, cho vào ghế sau ô tô và lập tức được đưa đến một địa điểm bí mật đã được chuẩn bị sẵn.

 

chien-dich-bao-thu-cua-tinh-bao-israel_1

Eichmann tại toà án Israel

 

Với tên giả Rafael Arnon

Người đàn ông bị bắt không tỏ ra tức giận và cũng không chống cự. Bình tĩnh nhìn những người bắt mình, người đàn ông tự nhận: “Tôi là Adolf Eichmann”, và hỏi lại những người bắt mình như đã tự đoán được câu trả lời: “Các ông là người Israel phải không?”. Có lẽ ông ta biết rằng mình đã bị theo dõi. Nhưng không hiểu tại sao lại không chạy trốn. Có thể vì đã quá mệt mỏi, hoặc là đã chấp nhận số phận?

Các nhân viên tình báo Israel giữ Eichmann trong một căn hộ mật ở Buenos Aires mấy ngày, sau đó tiêm cho y này một liều ma túy, đưa lên máy bay của Công ty “El Al” tuyến bay Buenos Aires – Israel . Vị hành khách trông có vẻ “ốm yếu" với tấm hộ chiếu mang tên Rafael Arnon được đưa lên máy bay trót lọt.

Máy bay đang còn đang ở trên không, nhưng thủ tướng Izrael D. Ben Gurion đã tuyên bố là A. Eichmann đã bị bắt và sẽ được đưa ra tòa xét xử vì những tội ác tày trời mà y đã gây ra đối với người Do Thái.

Eichmann (lúc này 58 tuổi) được đưa vào buồng giam có kính chống đạn. Người Israel có lý do chính đáng để quan ngại là y này sẽ không sống đến ngày ra tòa vì tại Israel có nhiều người muốn tính sổ với Eichmann.

 

Tại sao Eichmann bị Tình báo Israel săn đuổi?

Đối với thế hệ trẻ hiện nay, cái tên Adolf Eichmann hầu như không nói lên điều gì, nhưng 55 năm trước đây, tức chỉ 15 năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc thì mọi người lúc đó còn nhớ rất rõ những tội ác của Chủ nghĩa Phát xít .

Một phần không nhỏ những kẻ tội phạm muốn lẩn trốn sự trừng phạt đã chạy trốn khỏi nước Đức. Eichmann là là một trong những tội phạm khét tiếng nhất của Đế chế thứ ba.

Eichman cực kỳ căm ghét người Do Thái, mặc dù khi còn nhỏ, bạn bè cùng trang lứa đã đặt cho Eichman biệt hiệu là “cậu bé Do Thái bé nhỏ” vì y có mái tóc và đôi mắt đen.

Eichmann học hành không nổi bật lắm và đến những năm 20 cũng chỉ mới là nhân viên thường của một công ty dầu mỏ. Nhưng sau đó hắn gia nhập Đảng Quốc xã. Một thời gian ngắn sau, Eichman bỏ việc tại công ty dầu mỏ và đến học tại Trại huấn luyện SS gần Dachau – gần trại tập trung Dachau khét tiếng.

Kết thúc khóa huấn luyện, Eichmann trở thành nhân viên của “Bảo tàng Do Thái”. Đây là một cơ sở chuyên thu thập số liệu và thông tin về công việc kinh doanh và bất động sản của người Do thái ở Đức và Áo. Eichmann phải nghiên cứu rất kỹ truyền thống, tôn giáo, cách sống của người Do Thái và không lâu sau đó đã trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

 

Cái tên đồng nghĩa với sự kinh hoàng

Chỉ một thời gian ngắn sau, Eichmann đã “ thể hiện được mình”. Sau khi Đức chiếm đóng Áo, Eichmann được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục di cư Do Thái ở Vienna. Tên của y đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với người Do thái tại Áo.

Người Do Thái bị cướp đoạt tài sản, các cửa hàng và căn hộ của họ bị đập phá, trong hộ chiếu có đóng thêm môt chữ “J” ( Do Thái) và được lệnh là trong vòng 2 tuần phải tự tìm lấy một nước mà họ có thể đến. Chậm trễ đồng nghĩa với cái chết - những người Do thái ở lại Đức và Áo chỉ có duy nhất một con đường – đến thẳng trại tập trung.

Tuy nhiên, đấy mới chỉ là bước đầu – việc sát hại hàng loạt người Do Thái xảy ra một thời gian ngắn sau đó.

Sếp trực tiếp của Eichmann – tướng SS Reinhard Heydrich rất ấn tượng với những “thành tích” của Eichmann và bắt đầu đề bạt y. Trong bản giới thiệu Eichmann gửi Henrich Himmler, Heydrich viết là Eichmann có “đủ năng lực” quản lý toàn bộ hướng Do Thái. Sau khi nhận nhiệm vụ, Eichmann ngay lập tức bắt tay vào xây dựng học thuyết tiêu diệt người Do thái với tên gọi “Giải pháp triệt để”.

 

Niềm vui của tên đao phủ

Eichmann làm Cục trưởng một Cục có tên viết tắt là “ID-IV” chuyên sát hại những người Do Thái. Y trực tiếp kiểm soát các thí nghiệm xe giết người cơ động – người Do Thái bị đẩy vào các xe vận tải khoang kín và bị sát hại bằng khí ngạt.

Cũng chính y là người đưa ra ý tưởng thành lập trại tập trung thần chết Auschwitz (Oswiecim - Ba Lan). Tại đây những kẻ dưới quyền Eichmann đã sử dụng khí độc “Zyklon-B” để giết hại hàng chục nghìn người Do Thái chỉ trong một ngày đêm.

Eichmann rất cẩn thận tính đếm số lượng những người bị sát hại và lợi nhuận thu được từ răng vàng, đồ trang sức của nạn nhân và mỡ người .

Chỉ riêng tại Hungary, đã có 400.000 người Do Thái bị giết hại. Sau này Eichmann có nhớ lại và cho đấy là những năm tháng “hạnh phúc nhất” của đời mình.

Tính tổng cộng đã có 4 triệu người Do Thái chết trong các trại tập trung tử thần và 2 triệu người Do Thái khác bị các đội  "trừng phạt” sát hại trên lãnh thổ Liên Xô.

 

clip_image002.jpg

Ảnh hai gia đình người Đức gốc Do Thái chụp trước Chiến tranh trong một cuộc gặp mặt. Sau Chiến tranh, chỉ có 02 người trong số đó còn sống sót. Đức, 1928

 

Nỗi sợ bị phát hiện

Sau khi Đế chế thứ ba sụp đổ, Eichmann tìm cách lẩn trốn trong dòng người tỵ nạn lang thang trên khắp nước Đức. Hai lần rơi vào tay người Mỹ nhưng cả hai lần y đều lừa được người Mỹ.

Cuối cùng, Eichmann bị đưa vào trại tù binh Oberdachstetten, tuy nhiên không một ai trong số quản giáo nghĩ rằng một tù binh trông bề ngoài có vẻ bình thường lại là một kẻ tổ chức các vụ giết người hàng loạt và đang bị săn lùng trên khắp nước Đức.

Nhưng tên đao phủ này hiểu rằng mình có thể bị phát hiện bất kỳ lúc nào và năm 1946 đã trốn trại. Với cái tên giả Otto Heninger, y đã sống tại thành phố nhỏ Celle mấy năm.

Đến năm 1950, nhờ sự trợ giúp của một số cựu sỹ quan SS, Eichmann đã kiếm được một hộ chiếu giả và xuống tàu sang Argentina. Hai năm sau đó vợ y là Vera và ba con trai cũng xuống tàu sang Argentina, dĩ nhiên là cũng với các hộ chiếu giả .

Argentina sau năm 1945 đã trở thành nơi trú ẩn an toàn của nhiều sỹ quan Phát xít. Tổng thống Argentina lúc đó là Hoan Peron không qúa gây khó khăn cho những người nhập cảnh với hộ chiếu giả. Nhiều người trong số đó còn phục vụ trong Quân đội Argentina.

Nhân viên chi nhánh của công ty “Mersedes-Benz” Ricardo Clement (Eichmann) tại Buenos Aires cũng cảm thấy rất yên tâm khi làm việc ở đây. Thực ra thì y đã có thể sống trọn tuổi trời mà không bị phát hiện. Nhưng chính ông con trai Nikolas đã vô tình làm hại cha. Nikolas khi làm quen với một cô gái đã buột mồm nói tên của cha mình là Adolf Eichmann.

Về nhà, cô gái kể lại chuyên này. Cái tên họ Adolf Eichmann mà cô gái nói ra đã làm người cha mù của cô khiếp sợ. Bằng cách nào mà thông tin trên đến được Tel- Aviv, cho đến nay vẫn không ai biết.

Chỉ biết một điều là ngay sau đó bản báo cáo về việc viên sỹ quan SS khét tiếng này đang có mặt tại Argentina đã nằm trên bàn làm việc của người sáng lập và lãnh đạo “Mossad” lúc đó là Isser Harel. Một thời gian rất ngắn sau, bản kế hoạch chi tiết về chiến dịch bắt sống tên đao phủ này đã được soạn thảo xong và được phê duyệt.

 

Bắt sống và không để bị xây sát

Năm 1958, một nhóm nhân viên tình báo Isarel, dĩ nhiên là cũng với các tên giả đã có mặt tại Buenos- Aires. Nhưng suốt một thời gian dài họ không tim thấy gia đình Clement ở đây. Mặc dù vậy, việc tìm kiếm vẫn được tiếp tục .

Các điệp viên Do Thái với các tên giả phải hành động cực kỳ thận trọng trên lãnh thổ nước khác nhưng họ được lệnh là không được phép bỏ cuộc. Mãi đến tháng 12/1959, nhóm này mới có được thông tin là gia đình Clement sống ở ngoại ô Buenos Aires - San – Fernado. Ngay lập tức ngôi nhà này được được các nhân viên tình báo Israel bí mật theo dõi.

Nhưng rất lâu sau đó, nhóm tình báo “ Mossad” này vẫn không thể khẳng định là liệu Clement có phải là Eichmann không. Không biết có phải là trời giúp hay không nhưng chính những bông hoa đã giúp họ xác định chắc chắn tay nhân viên văn phòng chi nhánh “Mersedes-Benz” trông có vẻ khiêm tốn này chính là đao phủ A. Eichment.

Đấy không phải là chậu hoa mà các nhân viên tình báo đặt trên bậu cửa sổ trong trường hợp có biến hoặc lại dọn đi khi mọi việc bình thường như trong các phim tình báo. Đây là một bó hoa hồng đắt tiền mà Clement mang về tặng vợ ngày 24/3/1960. Tra hồ sơ – 24/3 là ngày cưới của vợ chồng Eichman.

Các nhân viên tình báo Isarel mất thêm gần 2 tháng để chuẩn bị kế hoạch bắt Eichmann. Tại Buenos Aires, họ đã thuê mấy căn hộ và mấy chiếc ô tô, vạch sơ đồ liên lạc, tính toán kỹ từng chi tiết nhỏ nhất của chiến dịch, kể cả các phương án dự phòng.

Như đã nói ở phần đầu, tháng 5/1960, các điệp viên “ Mossad” do đích thân Harel lãnh đạo đã thực hiện xuất sắc ý đồ của mình. Phải nói thêm rằng, nhiều người trong số họ chính là nạn nhân của Chủ nghĩa Phát xít, hay là có người thân bị sát hại .

Tất cả những người tham gia chiến dịch đều được giao nhiệm vụ: phải bắt sống và không gây xây sát gì cho Eichmann để đưa về Israel.

Sau khi Eichmann biến mất, hàng trăm cựu sỹ quan phát xít trong cộng đồng người Đức ở Argentina bí mật tìm kiếm y khắp Buenos Aires. Dĩ nhiên, cả những sỹ quan này lần cảnh sát địa phương không thể tìm ra Eichman. Tay này đã biến mất khỏi Argentina, và sẽ vĩnh viễn không quay trở lại.

 

Cuối cùng: trừng phạt

Tại tòa, Eichmann thậm chí không tỏ ra ân hận về những tội ác mà mình đã gây ra, không hối tiếc về những việc mình đã làm và cũng cũng không tỏ ra thù địch. Eichman nhắc đi nhắc lại là mình chỉ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Theo y thì người chịu trách nhiệm về việc tàn sát người Do Thái là người khác chứ không phải y.

Chiến dịch “báo thù” kết thúc - Eichmann bị tòa kết án tử hình. Ngày 31/5/1962, y đã bị hành hình trên lãnh thổ Quốc gia Do Thái, - một dân tộc mà y là một trong những kẻ đã tìm mọi cách để tiêu diệt.

 

Phần nói thêm

Cùng với việc truy lùng những kẻ tội phạm để đưa ra xét xử, người Do Thái cũng không quên những người đã cưu mang giúp đỡ họ. Năm 1953, Nhà nước Israel đã luật hóa danh hiệu: “Người mộ đạo của các dân tộc trên thế giới”.

Danh hiệu trên được trao tặng cho những người đã mạo hiểm cứu những người Do Thái. Ngoài giá trị tình thần to lớn, nó còn có ý nghĩa về vật chất – những người nhận danh hiệu này còn được hưởng một số ưu đãi về vật chất của Nhà nước Israel .

Tổng cộng có gần 25.000 người trên thế giới được trao tặng danh hiệu trên. Số lượng “Người mộ đạo của các dân tộc trên thế giới” nhiều nhất là ở Ba Lan- gần 6.300 người, tiếp theo là Hà Lan – hơn 5.000 người. Thứ ba là Pháp với hơn 3.300. Còn tại Đức cũng có tới 500 người.

 

Lê Hùng

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Siêu năng lực' của thầy bói Chu Vĩnh Khang tin tưởng

 

(Tin tức 24h) - Tào Vĩnh Chính được truyền thông Trung Quốc xác định là một nhà tiên tri thần bí và chuyên gia về khí công.

Báo giới Trung Quốc hôm 11/6 đưa tin, Chu Vĩnh Khang, 72 tuổi, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, bị kết án chung thân vì tội tham nhũng, lạm quyền và làm rò rỉ bí mật quốc gia.

Tội danh cuối liên quan đến tuyên bố ông Chu đã đưa các tài liệu nhạy cảm cho một người đàn ông tên là Tào Vĩnh Chính.

Chu Vĩnh Khang từng có nhiều thân tín trong đường dây tham nhũng, nhưng không ai trong số họ được Chu tin tưởng hơn Tào Vĩnh Chính, 56 tuổi, người được mệnh danh là "Đại tiên Tân Cương". Chu đã trao 6 tài liệu mật cho Tào, khiến ông bị kết tội cố tình làm lộ bí mật nhà nước.

 

sieu-nang-luc-cua-thay-boi-chu-vinh-khan

Tào Vĩnh Chính, thầy bói Chu Vĩnh Khang tin tưởng

 

Tào được truyền thông Trung Quốc xác định là một nhà tiên tri thần bí và chuyên gia về khí công. Theo Xinhua, Tào đã cung cấp lời khai chống lại Chu trong phiên xử kín ở tòa án tại Thiên Tân ngày 22/5. Tuy nhiên, không rõ liệu ông ta trực tiếp đến làm chứng, hay lấy lời khai từ trước, hoặc có thể ông ta cũng đang bị giam giữ.

Tào sinh ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc năm 1959, nhưng sau đó được mệnh danh là "nhà hiền triết Tân Cương", nơi ông lớn lên.

Trong những năm 1990, ông "trở nên nổi tiếng vì được cho là có khả năng đặc biệt", tạp chí Caixin của Trung Quốc năm ngoái cho hay. Những kỹ năng đó là khả năng đoán tương lai con người và chữa bệnh nan y.

Ông được cho là đã có công năng đó từ khi học lớp ba. Một cuốn sách do phóng viên của People's Daily viết năm 1998 gọi Tào là "huyền thoại" ngay từ khi còn bé vì khả năng nói, hoặc nhận biết quá khứ, hiện tại và tương lai của một người trong vòng một phút, chỉ bằng cách nhìn người đó hoặc xem ảnh, card visit, hay một thứ người đó hay sử dụng.

Tào cũng được cho là đã sử dụng một nhánh cây dâu để chữa trị cho một bệnh nhân vẹo cột sống và dự báo năm 1993 rằng Bắc Kinh sẽ mất quyền đăng cai Thế vận hội Olympics 2000 vào tay Sydney.

Tào đã dự đoán một tỷ phú sẽ bị bệnh tim trong vòng 7 ngày sau khi ông ta nhìn thấy tên của người đó trên máy tính. Tỷ phú đó sau này giúp Tào thiết lập một câu lạc bộ sức khỏe độc ​​quyền ở Hong Kong, có phí tham gia lên đến 800.000 USD. Thành viên của câu lạc bộ này được đồn đại là có cả quan chức nước ngoài, các doanh nhân hàng đầu và nghệ sĩ đẳng cấp thế giới.

 

sieu-nang-luc-cua-thay-boi-chu-vinh-khan

Chu Vĩnh Khang lĩnh án chung thân trong phiên tòa tại Thiên Tân.

 

Ông này "có cuộc sống giàu sang phú quý nhờ mạng lưới những mối quan hệ ông âm thầm xây dựng qua nhiều thập kỷ, đặc biệt là ở thủ đô đất nước", Want China Times năm 2013 cho biết.

Năm 2005, Tào thiết lập quan hệ với một cựu quan chức Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và bắt đầu phát triển các dự án dầu khí ở tỉnh Tân Cương và Cát Lâm. Tuy nhiên, thầy bói này không thể thấy trước tương lai của bản thân. Ông bị bắt hồi năm ngoái sau khi cố trốn chạy sang Đài Loan (Trung Quốc), một số báo đưa tin.

Bản án bất ngờ của ông Chu Vĩnh Khang

Văn Nguyên (Tổng hợp)

=======================

Đúng là "xứ mù thằng chột làm zdua". Ở Việt Nam nhiều người bói hay hơn thằng cha này nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ: Xả súng tại nhà thờ, nhiều người có thể đã thiệt mạng

Thứ Năm, 18/06/2015 - 10:45
 

Dân trí Tối 17/6 theo giờ địa phương, một vụ xả súng đã xảy ra tại một nhà thờ nổi tiếng của người da màu ở thành phố Charleston, bang Nam Carolina, khiến nhiều người có thể đã thiệt mạng.
 >>  8 người chết do xả súng tại Missouri, Mỹ
 >>  Mỹ: Đọ súng dữ dội ở sở cảnh sát Dallas

 

police-rushing-to-scene-8a5f9.jpg
Cảnh sát nhanh chóng tới hiện trường vụ xả súng (Ảnh: WBTV)

Kênh NBC News dẫn lời giới chức địa phương cho hay, vụ nổ súng diễn ra vào khoảng 21 giờ địa phương tại khu vực phố Calhoun, thủ phạm hiện vẫn đang lẩn trốn. Con số thương vong chính xác chưa thể xác định.

Kênh truyền hình địa phương WGHP cũng nói có thể có nạn nhân thương vong.

Các tờ The PostCourier tại địa phương dẫn các nguồn tin chưa được thẩm định cho biết, có thể 8 người đã trúng đạn.

Hiện trường vụ xả súng là một trong những nhà thờ lâu đời và nổi tiếng nhất nước Mỹ của cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Được biết đến với tên gọi “Đức mẹ Emanuel”, nhà thờ này được xây dựng từ năm 1816 và nằm trong danh sách các di tích lịch sử quốc gia. Tại thời điểm xảy ra xả súng, trong nhà thờ đang có một cuộc họp.
Người phát ngôn của cảnh sát Charles Francis khẳng định, nghi phạm là một nam giới da trắng, khoảng trên 20 tuổi, mặc áo len hoặc áo khoác có mũ trùm đầu, quần jean và đi giày cao cổ.

Rất đông cảnh sát vẫn đang phong tỏa bên ngoài nhà thờ, với sự hỗ trợ của một máy bay trực thăng, kênh Fox news cho biết.

Ít nhất 6 xe cấp cứu được nhìn thấy tại hiện trường.

(Tiếp tục cập nhật)

Thanh Tùng
Tổng hợp

=================

Không loại trừ khả năng kích hoạt mâu thuẫn xã hội giữa những người da đen và da trắng làm cho xã hội Mỹ khủng khoảng. Nhưng nếu âm mưu này đúng thì sẽ thất bại, vì tổng thống Hoa Kỳ hiện này là người da đen.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ra tù, 4 thanh niên tiếp tục kêu oan
18/06/2015 09:18 GMT+7
 

TT - Đây là bốn thanh niên trong bài viết “Một vụ án, bốn người kêu oan” báo Tuổi Trẻ đã đăng từ bốn năm trước (ngày 1-3-2011).

 

bjtjwszb-1434592874.jpg  

Mẹ của bị cáo Việt khóc ngất sau khi phiên tòa kết thúc - Ảnh: V.H.

 

Bốn thanh niên gồm Dương Quang Việt (26 tuổi), Nguyễn Thành Huy (24 tuổi), Nguyễn Văn Hùng (26 tuổi) và Võ Đại Quốc Dũng (24 tuổi) đều trú tại xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, chấp hành xong hình phạt tù về tội “cướp giật tài sản”, đã gửi đơn đến Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ kêu oan.

Đây là bốn thanh niên trong bài viết “” báo Tuổi Trẻ đã đăng từ bốn năm trước (ngày 1-3-2011).

Trước đó, bốn thanh niên này đã gửi đơn đến TAND tối cao và Viện KSND tối cao tiếp tục kêu oan, đề nghị giám đốc thẩm vụ án nhưng không được giải quyết.

Tháng 10-2010, TAND huyện Phú Vang xét xử sơ thẩm, phạt Dương Quang Việt 48 tháng tù, Nguyễn Thành Huy 36 tháng tù, Nguyễn Văn Hùng 42 tháng tù và Võ Đại Quốc Dũng 24 tháng tù.

Ngày 19-1-2011, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế xét xử phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm. Tại hai phiên tòa, cả bốn bị cáo kêu oan và kể rành mạch tên các điều tra viên từng đánh đập, ép cung, do đó họ phải nhận tội. Các luật sư bào chữa đã đưa ra bằng chứng ngoại phạm của bốn bị cáo nhưng không được tòa chấp nhận.

 

TRƯỜNG AN

=====================

Mấy vị nếu thấy oan nên gặp mấy ông sư, để nghe giảng về nghiệp chướng từ kiếp trước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con cháu đã về đông đủ bên GS-TS Trần Văn Khê

Đăng Bởi Một Thế Giới

07:13 18-06-2015

 

Ngày 27.5.2015, thông tin Giáo sư – Tiến Sĩ (GS-TS) Trần Văn Khê nhập viện ở tình trạng nguy kịch và hoàn cảnh không có ai thân thuộc bên cạnh đã không khỏi xót xa. Tuy nhiên, tới nay, con cháu đã tề tựu bên cạnh đông đủ túc trực chăm sóc sức khỏe GS-TS ngày đêm.

 

gs-ts-tran-van-khe_HQPC.JPG?width=600&he

mtg-mark.png

 

Trên trang cá nhân, Nhà văn Nguyễn Đông Thức từng chia sẻ về bệnh tình và sự khó khăn mà gia đình và GS – TS Trần Văn Khê đang đối mặt: “Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê đang bị bệnh rất nặng (tim, phổi, thận), hiện đang nằm trong khoa hồi sức đặc biệt của Bệnh viện Nhân dân Gia Định (không cho bất cứ ai vào thăm)... Việc chữa trị vô cùng tốn kém vì cần những thuốc và máy móc đặc trị, chỉ mới vài ngày mà đã vài trăm triệu. Tiền trong nhà đã coi như hết sạch. Có ai ngờ bậc thầy về âm nhạc của thế giới và đã nhiều năm sống ở nước ngoài mà trong tài khoản của ông chỉ có khoảng 12.000 Euro! Hãy bằng hết sức giữ Ông lại! Còn nước còn tát! Xin làm ơn!”.

Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau đó, con trai GS-TS Trần Văn Khê, GS-TS Trần Quang Hải đã nhanh chóng từ Pháp trở về Việt Nam để bên cạnh ba. Theo thông tin tìm hiểu, hiện tại sau hơn nửa tháng ngày GS-TS Trần Văn Khê nhập viện, các con cháu và gia đình tại hải ngoại đã có mặt đông đủ để ngày đêm túc trực và chăm sóc theo dõi sức khỏe của ông.
 
1_teya.jpg?width=600
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê nhập viện hôm 27.5 trong tình trạng nguy kịch (Ảnh: Phạm Dũng)

 

Được biết, hiện toàn bộ chi phí điều trị bệnh của GS-TS Trần Văn Khê đang được sự hỗ trợ rất lớn từ Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh. Chia sẻ về viện phí quá cao cho lượt điều trị của ba, GS-TS Trần Quang Hải cho biết: “Ủy ban thành phố đã gọi cho tôi và cho biết toàn bộ chi phí bệnh viện, thuốc men đều được chính phủ tài trợ 100%, vì ba tôi là người có công lớn với nền văn hóa Việt Nam. Họ chăm lo cho ba tôi trách nhiệm mà chính phủ lo vì kính trọng và thương quý một người đại tài, người đã đem lại sự vinh quang cho nền âm nhạc Việt Nam. Người đã đóng góp nhiều cho hồ sơ đờn ca tài tử Nam bộ và đã được nhìn nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013”.

Theo lời kể của GS Hải: “Ba tôi đang đi dần đến giai đoạn cuối của cuộc đời, chúng tôi vẫn chờ đợi, nhưng bệnh tình của ba tôi là không mấy khả quan, ngày đi thì chưa biết nhưng đang rất gần… 2 lá phổi đã bị hư hao nhiều, hiện đang sống nhờ sự hỗ trợ của máy móc. Lâu lâu ba tôi có thể tỉnh dậy mở mắt, rồi hôn mê trở lại. Nhưng không nói chuyện được nữa”.

Ở tuổi 94, GS-TS Trần Văn Khê đang bệnh nặng và được điều trị tại phòng hồi sức đặc biệt của một bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM). Song song với sự nhiệt tình chăm sóc của ê-kip bác sĩ trong bệnh viện, những ngày qua, rất nhiều khán giả, những học trò và những ai yêu mến GS-TS Trần Văn Khê đều cầu mong cho ông mau chóng khỏe lại để tiếp tục các kế hoạch truyền bá, lưu giữ âm nhạc dân tộc.
GS-TS Trần Văn Khê trước khi nhập viện đã từng bị lao, thận có sạn từ thời trẻ và phải mổ ruột từ khi trên 30 tuổi. Khi Giáo sư về sống tại Việt Nam (2004) ông đã ngồi xe lăn, mỗi tháng đều phải uống rất nhiều thuốc. Ông bị tiểu đường gần 50 năm, ngoài ra còn bệnh tê thấp, khớp, những ngón tay bị cong khó có thể đàn được như lúc còn trẻ.
 
2_knvk.jpg?width=600
Từ nhiều năm nay (2004) GS-TS Trần Văn Khê đã di chuyển bằng xe lăn. (Ảnh: Thanh Niên)

 

Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Ông được xem là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới. Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc, UNESCO... Không chỉ là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, mà ông còn có công lớn trong quảng bá âm nhạc Việt Nam - âm nhạc dân tộc các nước.

Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp du học. Thời kỳ đầu ông định theo học ngành Y (ngành học học trong nước). Tuy nhiên, do điều kiện không thuận lợi để xin học bổng, ông đăng ký học trường Chính trị Paris và luôn là sinh viên giỏi. Năm 1951, khi Trần Văn Khê nằm trong số mười lăm sinh viên đậu đầu niên khóa trường Chính trị Pháp và được chọn làm thư ký chuyên Luật Quốc tế.
 
3_nrrd.jpg?width=600
 
Nhiều lần "thập tử nhất sinh" vì bệnh tật hành hạ suốt gần 60 năm qua, nhưng nghị lực đã giúp GS-TS Trần Văn Khê lạc quan vượt qua chặng đường dài để hoàn thành ước mơ và đeo đuổi công việc nghiên cứu, truyền bá nhạc dân tộc.
Nghiên cứu, hoạt động diễn thuyết về âm nhạc trong hơn nửa thế kỷ đòi hỏi đòi hỏi ông phải có sức khỏe rất lớn. Tuy vậy, GS – TS Trần Văn Khê đã từng kể trong hồi ký của mình ngay từ những năm ngoài 30 ông đã bị bệnh tật tấn công. Ông bị sưng ruột thừa, phải mổ gấp, đây cũng là thời điểm bắt đầu cho những chuỗi ngày chiến đấu với bệnh tật khi bác sĩ tiếp tục phát hiện ông bị lao màng bụng.
Sức khỏe kém, ông được chuyển vào bệnh viện rồi phát hiên ra bệnh lao và tiếp tục chuyển viện tới Nhà dưỡng lao dành cho sinh viên. Điều trị bệnh cũng là khoảng thời gian GS – TS Trần Văn Khê quyết định ghi tên làm luận án tiến sĩ tại Đại học Sorbonne. nằm cách ly với bên ngoài, ông đào sâu vào thế giới nhạc dân tộc, quay trở lại với nguồn cội âm nhạc mà bốn đời gia tộc ông đam mê. 
1952, bệnh tình ông ngày càng trở nặng và có thêm nhiều biến chứng, vi trùng lao tấn công, thận bị lủng lỗ lớn, ống dẫn nước tiểu bị xơ cứng. Những năm gần đây, mặc dù sức khoẻ yếu, đi đứng có người chăm sóc và di chuyển nhờ xe lăn nhưng ông vẫn rất nhiệt tâm với âm nhạc dân tộc. 
Nhưng cũng nhiều năm qua, bên cạnh việc nghiên cứu, ông vẫn miệt mài truyền bá, giảng dạy, “đốt lửa” và “nung nấu” tinh thần cho giới trẻ để họ thức tỉnh, hiểu hơn, yêu hơn nền âm nhạc của dân tộc. 
Diệu Linh

=======================

Là một người miệt mài minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, tôi có sự đồng cảm và kính trọng giáo sư Trần Văn Khê, người đã dành một đời truyền bá những giá trị của nền văn minh Việt. Bởi vậy khi hay tin ông bệnh nặng, tôi đã ngỏ ý công khai trên trang web và trong topic này với hy vọng được đem kiến thức Địa Lý của nền văn hiến Việt để giúp ông. Tôi đã chữa khỏi cho nhiều người có trường hợp tương tự như ông, nên tôi rất tự tin. Tôi xác định điều này một lần nữa ở đây và hy vọng có ai đó xem được bài viết này nhắn gửi giúp tôi đến gia đình ông Trần Văn Khê thiện ý của tôi. Nếu được gia đình ông đồng ý, tôi sẽ đến chỉnh sửa cho giáo sư hoàn toàn miễn phí và đồng thời toàn bộ chi phí làm phong thủy để chữa bệnh cho giáo sư, tôi cũng sẽ tài trợ hoàn toàn. Nếu tôi không đủ tiền - do tùy theo giá trị vật liệu nội thất - tôi sẽ kêu gọi tài trợ phụ giúp cho tôi. Tôi làm việc này hoàn toàn xuất phát từ tình cảm với giáo sư và không có ý thức quảng cáo cho Địa Lý nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vì với tôi, có quá nhiều ca còn xứng đáng để quảng cáo - riêng về phong thủy, chưa nói những lĩnh vực khác - hơn cả việc giúp giáo sư Trần Văn Khê, ngay cả khi thành công.

Rất mong có duyên giúp giáo sư.

=======================

PS: Trước đây, nghe tin một đạo diễn tài ba của Việt Nam - ông Huỳnh Phúc Điền - lâm bệnh nặng, tôi cũng công khai trên web này đề nghị giúp ông ta. Nhưng gia đình ông ta từ chối vì có thầy phong thủy rồi.

Là người vô tình cùng học trò đi ngang qua nhà ông đạo diễn (Nhưng lúc ấy tôi không biết là nhà ông Huỳnh Phúc Điền). Tôi chỉ cho học trò tôi và nói: "Ngôi nhà này, người nào vào ở không quá sáu năm sẽ lâm bệnh nặng". Một năm sau, khi ông Huỳnh Phúc Điền lâm bệnh và báo chí đưa tin thì người học trò tôi (Cô Chipchip) cho biết : Căn nhà mà tôi chỉ năm ngoái chính là nhà của ông Huỳnh Phúc Điền". Tôi đề nghị cô Chipchip nói với người nhà ông là tôi sẵn sàng giúp ông. Nhưng rất tiếc! Cô học trò tôi và gia đình ông có một vài điều không bằng lòng nhau, nên e rằng nếu nói gia đình sẽ không tin. Tôi đã đề nghị cô phải thông qua người quen của ông ấy và đưa lời đề nghị của tôi. Cuối cùng tôi nhận được câu trả lời như trên. Việc này tôi cũng đã công khai trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn

Là người nghiên cứa lâu năm về Lý học Đông phương, tôi biết rõ nguyên nhân gây bệnh từ những sai lầm về phong thủy có thể dẫn đến bệnh tật từ môi trường và điều kiện sống. Tôi đã chữa nhiều ca bệnh nan y và hầu hết đều khỏi, nếu thực hiện triệt để. Gần đây, tôi cũng vừa chữa một ca ung thư cho một lão tiền bối, có nick Nhược Thủy trên diễn đàn "Học Thuật phương Đông" - http://hocthuatphuongdong.vn/index.php?topic=6880.60 - Tôi đủ tự tin công bố ngay trong ngày thực hiện ca phong thủy chữa bệnh này. Tức là chấp nhận đem uy tín của mình và giá trị của Địa Lý Lạc Việt nhân danh nền văn hiến Việt, đặt cọc vào ca phong thủy này, tất nhiên là lúc chưa biết kết quả.

 

Hôm nay, Lão Gàn đi chữa một ca ung thư thực quản ác tính và kiêm ung thư gan. Thông báo trước để xem sức mạnh của phong thủy Lạc Việt. Bệnh nhân yêu cầu kéo dài tuổi thọ ba năm.

 

 

Và đây là kết quả của 10 ngày sau đó:

 

http://hocthuatphuongdong.vn/index.php?topic=6880.60

 
Đây là kết quả của CT-Scanner ngày 22-05-2015 ở BV Xuyên Á :-

TIN MỪNG

***




Hai Khối u hành hạ xác thân:
Gan và khí quản, khổ vô ngần !
U gan hạch ấy đang teo lại
Khí quản khối u đã vỡ tan …
Năm thuở  mười thì nên ngoại lệ
Ba bà giúp một  hết lầm than  !
Cảm ơn tất cả mười phương trợ
Thành kính đê đầu : “Chúc vạn an” …

*Chánh Nguyên—Nhược Thủy
*25-05-2015

Kết quả CT Xuyên Á ngày 22-05-2015:

1/-Gan:-

assist.gif Click this bar to view the full image. KQCT-GAN-XUYEN%20A_zpsjlskxf2x.jpg

2/-Phổi, Trung thất:-
assist.gif Click this bar to view the full image. KQCT-PHOI-XUYEN%20A_zpswbkv6m17.jpg

 

 

 

Tôi rất hy vọng sẽ kết hợp với y học phục hồi được sức khỏe cho giáo sư Trần Văn Khê. Nhưng trong cõi Hậu Thiên này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Địa Lý Lạc Việt là một ngành khoa học theo đúng nghĩa đen của từ này - dù với bất cứ một định nghĩa khái niệm khoa học như thế nào - Nhưng nó xuất phát từ một nền văn minh không nằm trong lịch sử nền văn minh hiện nay. Cho nên không dễ gì có người hiểu được. Nếu như tôi được lời đề nghị của gia đình trước và trong ngày mùng 6/ 5 Việt lịch thì việc dùng phong thủy chữa bệnh cho giáo sư hoàn toàn khả thi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay