Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

INFOGRAPHIC:

Di sản để đời của ông Lý Quang Diệu

Đức Huy - Công Nhật

23/03/2015 07:09

 
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) đã qua đời vào hồi 3h18 phút sáng 23/3 (theo giờ địa phương), hưởng thọ 91 tuổi.
 

avatarly-1426673061587-16-0-352-660-crop

 

 

Thông báo cũng cho biết, ông Lý Quang Diệu - Thủ tướng đầu tiên của Singapore kể từ khi quốc đảo này tuyên bố độc lập năm 1965 đã ra đi một cách yên bình tại Bệnh viện Đa khoa Singapore.

Trước đó, ông Lý Quang Diệu phải nằm viện kể từ ngày 5/2 vừa qua do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị kháng sinh tại khoa chăm sóc đặc biệt.

Dưới đây là Infographic tổng hợp những nét chính trong 60 năm chặng đường sự nghiệp lẫy lừng của "cha đẻ" đất nước Singapore.

 

infographic-di-san-de-doi-cua-ong-ly-qua

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Quang Diệu:

“Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”

Thứ Hai, 23/03/2015 - 11:14
 

Dân trí Năm 2007, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Lý Quang Diệu đã gợi mở nhiều ý tưởng, đặc biệt là các ý tưởng về giáo dục như trọng dụng nhân tài, học tiếng Anh và quan điểm phát triển giáo dục. Ông Diệu khẳng định: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”.

 

Dieu-dfe97.jpg
Ông Lý Quang Diệu
 

Giữ chân người tài

Điều gì đã làm nên những kỳ tích mà mọi người dân Singapore ngày nay đều ca ngợi mỗi khi nhắc đến Thủ tướng đầu tiên của họ?. Có thể nói, chính sách xuyên suốt và quan trọng hàng đầu mà ông Lý Quang Diệu áp dụng (và cho đến tận bây giờ các thế hệ lãnh đạo Singapore vẫn kiên trì theo đuổi) chính là trọng dụng nhân tài.

Quan điểm của ông Lý Quang Diệu về trọng dụng, thu hút nhân tài đã được Singapore thực hiện triệt để, rất có hiệu quả. Không chỉ tập trung đào tạo và phát triển người tài ở trong nước, Singapore còn đẩy mạnh thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, với những chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ làm việc, định cư lâu dài và nhập quốc tịch Singapore dễ dàng.


Năm 2007, chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tới Việt Nam đã gợi mở nhiều ý tưởng, trong đó đặc biệt có ý nghĩa là các ý tưởng về giáo dục. “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”, ông Lý khẳng định.

 

Cuối những năm 1970, ở Singapore, khoảng 5% người có trình độ ra đi. Khó khăn về nguồn nhân tài trở nên trầm trọng khi các quốc gia phương Tây thay đổi chính sách nhập cư, chấp nhận người di dân châu Á.

Trong khi lãnh đạo của một số quốc gia trong khu vực lúc bấy giờ có vẻ vui mừng vì cho rằng, hiện tượng chảy máu chất xám thực chất là “chảy máu những rắc rối” thì ông Lý Quang Diệu ráo riết thực hiện chính sách giữ người tài trong nước và thu hút ngoại lực cho những công việc mà nền kinh tế đang cần.

Ông cho lập 2 ủy ban. Một ủy ban có nhiệm vụ giúp những người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này cố gắng thu hoạch sớm bằng cách đề nghị việc làm ngay trước khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, còn lập 2 cơ quan thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Nhằm “giữ chân” người có trình độ và hút thêm nhân lực có khả năng ở bên ngoài, Chính phủ của ông cũng bãi bỏ quy định cấm nữ công dân Singapore đưa chú rể nước ngoài nhập cư.

“Nếu không lấp vào chỗ trống bằng những tài năng nước ngoài, chúng tôi không làm cho đất nước vươn lên hàng đầu được. Họ chính là những megabytes bổ sung cho chiếc computer Singapore” - ông Lý Quang Diệu chia sẻ.

 

Tiếng Anh là “then chốt”

Một trong những quyết định được cho là “then chốt” để Singapore bắt nhịp sự phát triển của thế giới, đó là chọn tiếng Anh làm một trong bốn loại ngôn ngữ được sử dụng chính thức ở Đảo quốc Sư tử. Ông Lý Quang Diệu từng nói: “Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”.

Ông Lý Quang Diệu còn tận dụng ngay bộ máy hành chính mà người Anh đã xây dựng ở Singapore trong hơn 100 năm đô hộ nhằm tiếp thu mọi “di sản” của một nền hành chính hiện đại.

Làm thế nào để không tụt hậu? Trả lời câu hỏi này, ông Lý Quang Diệu nói: chỉ có một cách: Đó là phải giỏi tiếng Anh. Các trường học ở Singapore đều dùng tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc. Với Chính phủ Singapore, việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh.

Để “đem lại ưu thế cạnh tranh”, theo ông Lý Quang Diệu thì phải kiên trì đeo đuổi chính sách “nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ” để đưa tiếng Anh vào trường học. “Ngày nay, Singapore có lợi thế lớn là nhờ vậy. Đây là phần thưởng ngoài dự đoán của Singapore khi thực hiện quy định này”.

Theo ông, “ĐH Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ... bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu. Nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu”.

 

Giáo dục chỉ được phép thừa, không được phép thiếu

Ông Lý đã thể hiện rất rõ quan điểm về giáo dục của là: “Luôn giáo dục để thừa chứ không phải để thiếu. Nếu tính toán đào tạo đủ, chúng ta sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu của thị trường”.

Để minh chứng cho điều này, ông đưa ra dẫn chứng: Malaysia hiện nay đang phải đối mặt với sự trì trệ bởi lẽ những ngành công nghiệp cũ không phát triển được nữa, trong khi đòi hỏi cho ngành công nghiệp mới chưa được đáp ứng đầy đủ. Và Malaysia đang phải trả giá cho việc đào tạo thiếu của mình.

“Nếu được hỏi để cố vấn, tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam hãy gửi sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng... vào miền Nam để họ học cách kiếm tiền, cách kinh doanh. Đây là cách tốt để bắt đầu một tham vọng. Và ngược lại, tìm những tinh hoa ở TPHCM “cấy”vào những trường ĐH ở miền Bắc, ở Hà Nội”.

Ông Lý đã hiến kế cho nền giáo dục ĐH Việt Nam như vậy. Cũng theo ông Lý, dù làm bất kỳ công việc gì dù là bác sĩ, kỹ sư... thì sinh viên cũng cần được đào tạo đầy đủ, cung cấp các kỹ năng cần thiết để làm việc.

Khi nhận xét về sinh viên Việt Nam, ông Lý Quang Diệu không tiếc lời khen lực lượng sinh viên “chăm chỉ, chịu khó”, “luôn là những sinh viên hàng đầu” tại các trường đại học của Singapore khi họ đến đây để tham gia chương trình đào tạo theo học bổng hoặc theo hình thức du học tự túc.

 

Ông Lý Quang Diệu sinh ngày 16/9/1923 trong một gia đình người Hoa định cư ở Singapore từ thế kỉ 19. Tốt nghiệp chuyên ngành luật tại Anh, luật sư trẻ Lý Quang Diệu đã tham gia sáng lập Đảng Nhân dân Hành động (PAP) ở Singapore vào năm 1954. Chỉ 5 năm sau đó, PAP dưới sự dẫn dắt của Lý Quang Diệu đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và, với vai trò Tổng Thư ký PAP, ông đã trở thành Thủ tướng là người Singapore đầu tiên của nước Singapore độc lập nằm trong Khối liên hiệp Anh. Khi đó, Lý Quang Diệu mới 36 tuổi.

Năm 1963, Singapore tham gia Liên bang Malaysia, nhưng chỉ 2 năm sau, một lần nữa tuyên bố độc lập. Kể từ đó, ông Lý Quang Diệu đã đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Singapore trong suốt 31 năm cho đến khi quyết định nghỉ hưu vào năm 1990.

 

Hồng Hạnh (tổng hợp)

=====================

Năm ngoái, một phóng viên hỏi tôi - đại ý: "Theo ông, để phát triển bền vững và lâu dài, Việt Nam nên làm gì?". Tôi trả lời: "Cần phát triển văn hóa và giáo dục".

Đến nay thì thấy ngài Lý Quang Diệu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng một lần nữa lão Gàn xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là điều kiện tiên quyết phải được tôn vinh nhân danh tất cả những chuẩn mực khoa học hiện đại nhất. Còn nếu không phải như vậy thì tôi vẫn tiếp tục chờ đợi một cuộc cải cách giáo dục Việt Nam thành công với sự cộng tác của tất cả các chuyên gia hàng đầu thế giới. Chưa cần phải lý luận, phân tích, thực tế từ năm 1992, khi quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt lên ngôi thì nền giáo dục Việt đã qua nhiều cuộc cải cách cho đến ngày hôm nay. Thực trạng nó như thế nào thì chỉ cần xem thông tin trên báo chí.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ông Lý Quang Diệu từng mơ ước có một đất nước như Việt Nam"

Hoàng Đan

23/03/2015 12:45

 
TS Doanh bày tỏ, ông Lý Quang Diệu đã nhiệt thành hoan nghênh công cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam, ủng hộ nước ta gia nhập ASEAN và mong chúng ta phồn thịnh.
 

2-1-1427096593237-0-0-337-660-crop-14270

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu. (Ảnh: The Straits Times)

 

 

Luôn ủng hộ Việt Nam

Chia sẻ về sự ra đi của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng, đây là sự mất mát lớn của không chỉ người dân Singapore mà còn cả nhân dân thế giới.

Theo TS Doanh, ông Lý Quang Diệu là một người lãnh đạo xuất sắc, nhà lãnh đạo có đóng góp hết sức to lớn đối với Singapore, ASEAN và châu Á.

Ông đã thành công đưa đất nước Singapore từ một mảnh đất nghèo nàn, không có tài nguyên và thậm chí không có cả đủ nước sinh hoạt trở thành một đất nước rất giàu có, cường thịnh, được quốc tế nể trọng.

Cũng theo TS Doanh, trong cuộc đời mình, ông Lý Quang Diệu đã nhiều lần nói về mơ ước có một đất nước như Việt Nam.

 

ong-ly-quang-dieu-tung-mo-uoc-co-mot-dat

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đón cố Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội vào ngày 16/1/2007. (Ảnh tư liệu).

 

"Ông Diệu đánh giá rất cao Việt Nam có một vị thế chiến lược, là một dân tộc cần cù, thông minh, ham học. Ông luôn nhắc đến sinh viên Việt Nam ở nước ngoài luôn là những người học giỏi nhất.

Ông mơ ước có một đất nước cường thịnh như Việt Nam và ông đã từng nói, nếu như có một nước nào mà giàu có, cường thịnh nhất châu Á thì đó chính là Việt Nam", TS Doanh cho hay.

TS Doanh cũng nhấn mạnh thêm, chính ông Lý Quang Diệu đã ủng hộ Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN trong khi một số nước khác phản đối.

Ông Diệu cũng đã là người bạn hết sức chân thành và gần gũi với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời ông sang Việt Nam góp ý kiến, ông đã rất hào hứng, ủng hộ và mong Việt Nam trở thành một đất nước hùng cường, phồn vinh.

Bởi theo ông, một Việt Nam hùng cường và phồn vinh sẽ đóng góp lớn cho hòa bình, ổn định ở châu Á, đồng thời có lợi cho Singapore.

TS Doanh cũng nhắc lại sự ủng hộ của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với quá trình đổi mới, cải cách ở Việt Nam.

Theo đó, ông Lý Quang Diệu luôn mong Việt Nam xây dựng một Nhà nước trọng dụng nhân tài, trong sạch, không có tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng.

TS Doanh nói: "Ông là người cũng rất ủng hộ Việt Nam hội nhập quốc tế.

Trong những năm cuối đời, ông đã phát hiện ra Việt Nam tiến chậm, cải cách chậm và chưa thực sự lắng nghe những lời đóng góp ý kiến của ông. Vì thế, ông đã chỉ rõ ra những yếu kém của Việt Nam.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là một người bạn tốt của Việt Nam bởi chỉ có người bạn tốt mới chỉ ra được yếu kém của mình".

 

ong-ly-quang-dieu-tung-mo-uoc-co-mot-dat
TS Lê Đăng Doanh.

Câu trả lời không bao giờ quên của ông Lý Quang Diệu

Với giọng trầm ngâm hơn, TS Lê Đăng Doanh cũng nhớ lại những kỷ niệm của cá nhân ông trong những lần được gặp, làm việc với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu.

"Tôi có gặp ông Lý Quang Diệu nhiều lần và chính tôi là người đã cung cấp các số liệu, phân tích kinh tế bằng tiếng Anh khi ông sang thăm Việt Nam lần đầu tiên.

Mỗi lần, ông sang thăm Việt Nam đều có mời và trao đổi trực tiếp với tôi. Cá nhân tôi cũng đã có dịp sang Singapore hội thảo với ông và đã ngồi bên cạnh, trao đổi với ông", TS Doanh kể.

TS Doanh cũng nhắc thêm về kỷ niệm về một lần ông đã hỏi ông Lý Quang Diệu về câu chuyện, ông là một nhà chính trị có nhiều quyết sách vậy ông đã xử lý như thế nào đối với người phản đối ông (?).

"Khi đó, ông Lý Quang Diệu có nhìn tôi và nói, ông là một nhà khoa học, tôi là một nhà chính trị, nếu không có người nào phản đối thì làm sao mà có thể làm khoa học, chính trị được.

Đương nhiên là họ sẽ phản đối mình và chỉ có khi nào chúng ta chết thì họ mới thôi phản đối, cho nên, ông phải biết điều đó, sẵn sàng đối với với điều đó. Đây là điều mà cho đến bây giờ tôi vẫn ghi nhớ.

Và với tôi, ông Lý Quang Diệu là một con người xuất sắc, rất sáng suốt và nguyên tắc của ông là trung thực đối với bản thân, đất nước, luôn luôn lấy lợi ích của đất nước làm thước đo cho hành động", TS Doanh chia sẻ.

Bên cạnh đó, TS Doanh cũng cho rằng, Việt Nam chúng ta sẽ phải học rất nhiều từ đất nước Singapore mà ông Lý Quang Diệu đã góp công lớn xây dựng lên.

"Đó là trọng dụng nhân tài, không tham nhũng và đất nước Singapore là một đất nước có nền giáo dục rất phát triển. Một điều nữa có thể kể đến, đất nước Singapore hẹp như vậy nhưng họ có 2 triệu cây và họ không chặt một cây nào cả.

Với Hà Nội của chúng ta nên nhân dịp ông Lý Quang Diệu mất này để xem lại việc chặt cây của mình", TS Doanh đề nghị.

=====================
 

"Khi đó, ông Lý Quang Diệu có nhìn tôi và nói, ông là một nhà khoa học, tôi là một nhà chính trị, nếu không có người nào phản đối thì làm sao mà có thể làm khoa học, chính trị được.

Đương nhiên là họ sẽ phản đối mình và chỉ có khi nào chúng ta chết thì họ mới thôi phản đối, cho nên, ông phải biết điều đó, sẵn sàng đối với với điều đó. Đây là điều mà cho đến bây giờ tôi vẫn ghi nhớ.

 

 

Ngài Lý Quang Diệu nhận xét chính xác. Nhưng phản đối chính trị và phản biện khoa học là hai phạm trù khác biệt. Mục đích của khoa học là đi tìm chân lý, còn mục đích của chính trị là tổ chức và quản lý xã hội. Do đó, phản đối chính trị đôi khi chỉ cần "đả đảo" để thể hiện sự không đồng tình. Nhưng phản biện khoa học thì anh phải có luận cứ chứng minh người đề xuất một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học bị coi là sai. Chứ không phải cứ lấy số đông áp đảo và đe dọa chụp mũ chính trị. Bởi vậy, đặt vấn đề "cơ sở khoa học" mà chẳng hiểu nội hàm của nó là gì; rồi thừa nhận tính hợp lý trong khoa học chỉ có trong toán học và vật lý cổ điển Newton, còn lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý theo kiểu giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam - ông Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại Cafe Trung Nguyên - mà gọi là phản đối khoa học thì có lẽ nó không nằm trong ý nghĩ của ngài Lý Quang Diệu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kế hoạch chặt 6.700 cây xanh:

“Thanh tra Chính phủ vào cuộc mới rõ”

Mai Huyền (Vietnam+)

lúc : 23/03/15 18:49

 

vnp_chat_cay_Ha_Noi_14.jpg
Phố Nguyễn Chí Thanh thực sự trở thành một đại công trường khi hàng trăm cây xanh đủ loại như xà cừ, hoa sữa bị chặt hạ thay thế bằng giống cây khác. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 

Theo Đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường Hà nội giai đoạn 2014-2015, Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ, trồng thay thế 6.708 cây xanh trên 190 tuyến phố. Trong khi chính Đề án thừa nhận rằng hiện nay “tỉ lệ cây xanh trong đô thị còn thấp, có chỗ không có hoặc đạt dưới 50 cây/1km.”

Việc thực hiện thay thế hàng loạt cây xanh đang tạo bóng mát, cũng như "điều hòa" không khí trên các tuyến phố, chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã vấp phải phản ứng dữ dội của người dân, cũng như các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn trên cả nước.

Trước sức ép dư luận, ngày 20/3/2015 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chính thức chỉ đạo dừng việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Quyết định này đã phần nào đáp ứng tức thời nguyện vọng gìn giữ một đô thị xanh, thế nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều điều đáng để bàn đằng sau bản Đề án.

Tại buổi Tọa đàm “Từ Đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” diễn ra chiều 23/3, Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam, cho rằng việc chặt hạ hàng loạt cây xanh tại Hà Nội là quyết định sai lầm, cần phải truy cứu trách nhiệm những người ký quyết định và thực thi chủ trương này.

Không những thế, “các thông tin Hà Nội cung cấp cũng rất mơ hồ. Đơn cử như, Hà Nội bảo chặt cây không phải là một chiến dịch nhưng trên mạng, người ta nói chặt cây còn nhanh hơn cả lâm tặc. Hà Nội còn nói mới chặt 500 cây nhưng tôi nghe là chặt 2.000 cây rồi. Vậy tôi nghĩ Thanh tra Chính phủ vào cuộc sẽ rõ,” ông Dũng nói.
 

vnp_kho_go_1.jpg
Sau khi bị đốn hạ, gỗ cây đô thị sẽ được vận chuyển về các kho gỗ có nhiều địa điểm tại Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn-Sơn Bách/Vietnam+)
 

Trước thông tin trên, ông Dũng đề nghị việc thanh tra không phải là việc của Hà Nội. “Theo tôi, Thủ đô không phải chỉ là của riêng Hà Nội mà là của cả nước. Vì vậy, việc thanh tra này phải do Thủ tướng quyết định,” giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Có chung quan điểm, giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, kiêm Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp cho rằng, việc chặt cây ở Hà Nội vừa qua là vấn đề nóng bỏng. "Bản thân tôi rất bức xúc, tôi có cảm giác những năm vừa qua Hà Nội mở một chiến dịch tàn phá cây xanh ở Hà Nội. Có hàng cây có tuổi thọ gần trăm năm cũng bị chặt đi rồi.”

Theo ông Đăng, lãnh đạo Hà Nội nói việc thay thế cây là do nhà tài trợ nôn nóng, việc thực hiện vội vã, nhưng nói như vậy là chưa thấy được tác hại của việc chặt cây đối với xã hội, môi trường, niềm tin của người dân.

“Theo tôi, sai lầm này xuất phát ngay từ việc xây dựng đề án, người duyệt đề án, một đề án không có cơ sở khoa học và cơ sở thực hiện, không có cơ sở pháp lý. Lãnh đạo Hà Nội dũng cảm thì phải xin lỗi người dân vì làm việc này phản khoa hoc và không hợp với lòng dân,” ông Đăng chia sẻ.

Cũng theo ông Đăng, việc chặt hàng loạt cây xanh tại các tuyến phố, như đường Nguyễn Trãi không chỉ làm mất đi thảm xanh, mà còn là hành động vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. “Với cách làm này, người Hà Nội sẽ còn phải chịu sống ô nhiễm dài dài.”

Ở một góc độ khác, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cũng phản ứng gay gắt: “Thảm sát cây như vậy là việc làm không đúng đắn, bởi có những cây là nhân chứng lịch sử, chẳng khác gì một vụ Mỹ Lai về cây cối.”

Ông Liêm cũng khẳng định, việc quy hoạch là đúng, nhưng không phải cứ quy hoạch đô thị là phá, là chặt bừa được. Thêm vào đó, việc quản lý cây đô thị cũng phải có trách nhiệm giải trình, minh bạch. "Có như vậy, việc chặt cây mới thỏa lòng dân," ông nhấn mạnh./.

=====================

Trường hợp này, không biết giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trong sẽ giải thích như thế nào, trên cái gọi là "cơ sở khoa học" của ông - khi phát biểu tại cafe Trung Nguyên, rằng: "Ngoại trừ toán học và vật lý cổ điển Newton, lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý!".

Bởi vậy, đừng có cố gắng phản biện lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bằng mọi giá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BBC:

Lý Quang Diệu người Hoa chính gốc, luận Mao Trạch Đông-Tần Thủy Hoàng

Hồng Thủy

23/03/15 14:48

(GDVN) - Thủ tướng Singapore trả lời, Mao Trạch Đông đang muốn thay đổi Trung Quốc giống như vị hoàng đế đầu tiên - Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho...

ly_quang_dieu_tap_can_binh.jpg

Tập Cận Bình từng cho biết rằng ông rất khâm phục Lý Quang Diệu.

 

BBC Tiếng Trung ngày 23/3 bình luận, ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng khai quốc của Singapore, đồng thời là cha đẻ của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Khi nghỉ hưu ông vẫn giữ vai trò Cố vấn Nội các và được người dân yêu quý gọi là "cha đẻ của Singapore".

 

Kết giao 5 đời lãnh đạo Trung Nam Hải, Tập Cận Bình ngưỡng mộ thật lòng

Ông Diệu quê gốc ở Mai Châu, Quảng Đông, về mặt huyết thống là người Hoa chính gốc, nhưng về mặt giáo dục thì ông không liên quan gì đến Trung Quốc. Singapore là quốc gia duy nhất do người Hoa thiết lập bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Cả đời ông Lý Quang Diệu tôn sùng văn hóa Nho giáo, từng thăm Trung Quốc hơn 30 lần và có giao tình đặc biệt với Bắc Kinh.

Từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân cho đến Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu là một trong số rất ít những nhà lãnh đạo nước ngoài có cơ hội kết giao, gặp gỡ với cả 5 đời lãnh đạo Trung Quốc. Tính từ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên năm 1976, ông Diệu đã sang nước này tổng cộng 33 lần.

Năm 2011 gặp ông Lý Quang Diệu, ông Tập Cận Bình khi đó đã nói: "Tiên sinh Lý Quang Diệu, ngài là người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, là bậc trưởng lão tiền bối được kính trọng nhất, cũng là người đặt nền móng và chèo chống cho con thuyền quan hệ Trung Quốc - Singapore."

"Đến ngày nay ngài vẫn không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, tôi xin bày tỏ sự cảm động và khâm phục thật lòng về điều đó. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên đóng góp quan trọng của ngài với quan hệ Trung Quốc - Singapore".

 

Lý Quang Diệu bình Mao Trạch Đông: Muốn thay đổi Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng

Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1969 gặp ông Lý Quang Diệu đã rất quan tâm đến tình hình Trung Quốc đang trong thời kỳ Cách mạng Văn Hóa. Nixon hỏi Lý Quang Diệu: "Trung Quốc rốt cuộc đang xảy ra chuyện gì vậy?" Thủ tướng Singapore trả lời, Mao Trạch Đông đang muốn thay đổi Trung Quốc giống như vị hoàng đế đầu tiên - Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho, tiêu diệt triệt để tất cả.

Mao Trạch Đông cũng muốn học theo Tần Thủy Hoàng để thay đổi Trung Quốc thủ cựu để xây dựng một Trung Quốc mới. Nhưng ý đồ của Mao Trạch Đông là vẽ lại tranh thủy mặc trên nền bức tranh sơn mài, mực vừa xuống thì liền trôi tuột và những nét vẽ cũ lại hiện ra.

Mao Trạch Đông cũng chỉ có 1 đời, không đủ thời gian và sức mạnh để xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử, truyền thống, văn hóa và văn học Trung Quốc. Dù ông ấy cố đốt hết sách thì tục ngữ, ngạn ngữ vẫn còn lưu trong trí nhớ người Trung Quốc. Vì thế chắc chắn ông ta sẽ thất bại, BBC tiếng Trung Quốc thuật lời Lý Quang Diệu.

 

ly_quang_dieu_mao_trach_dong_1.jpg

Mao Trạch Đông tiếp Lý Quang Diệu khi đã 83 tuổi, tinh thần và thể chất đều đã rất yếu.

 

Từ ngày 10 đến 23/5/1976, Lý Quang Diệu sang thăm Trung Quốc. Lúc này Chu Ân Lai đã chết, Đặng Tiểu Bình mất chức, người đứng ra tiếp ông là tân Thủ tướng Hoa Quốc Phong. Lúc đó Mao Trạch Đông đã ốm yếu, nên việc tiếp khách ngoại quốc hầu như không có sắp xếp trước, chỉ tùy tình hình lúc khách đến mà quyết định. Ngày 12/5 lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, Mao Trạch Đông sẽ tiếp Lý Quang Diệu.

Mao Trạch Đông khoác một chiếc áo dạ màu xám kiểu Tôn Trung Sơn, ngồi ghế sô pha chính giữa phòng khách đợi sẵn. Thấy Lý Quang Diệu tiến vào, Trương Ngọc Phượng và một trợ lý khác dìu Mao Trạch Đông đứng dậy để bắt tay khách.

Lúc này Mao Trạch Đông đã yếu nhiều, nói không rõ tiếng, lại thêm chất giọng đặc sệt Hồ Nam nên khiến người nghe khó hiểu ông nói gì, nói đến đâu Trương Ngọc Phượng lại nhắc lại đến đó. Có vài lần Trương Ngọc Phương phải viết vài chữ lớn lên giấy đợi Mao Trạch Đông gật đầu xác nhận rồi mới phiên dịch thành tiếng Anh.

Cuộc gặp giữa Lý Quang Diệu với Mao Trạch Đông diễn ra khoảng 15 phút, hầu như không có mấy nội dung thực chất ngoài nghi thức ngoại giao. Nói theo Lý Quang Diệu, cuộc gặp này chỉ thể hiện sự tôn trọng và thiện chí của Bắc Kinh với phái đoàn Singapore nhưng cũng đủ để lại cho ông "ấn tượng khó quên".

Vài năm sau Lý Quang Diệu nhớ lại, Mao Trạch Đông khi gặp ông đã 83 tuổi, tinh thần và thể lực đều rất yếu, không hề giống như báo chí Trung Quốc vẫn mô tả "Mao Chủ tịch vẫn tinh anh".

Lần đầu tiên Lý Quang Diệu đến Trung Quốc, những chỗ ông đến thăm không nhiều, việc tiếp xúc với người dân nước này bị hạn chế, nhưng nó cũng góp phần hóa giải những nghi ngờ chính trị của ông đối với Trung Quốc. Sau khi về nước, Lý Quang Diệu nới lỏng hạn chế, cho phép những người gốc Hoa trên 60 tuổi được về Trung Quốc du lịch thăm quê với dụng ý, nhìn thấy Trung Quốc rồi họ sẽ càng yêu Singapore hơn.

======================

Mao Trạch Đông cũng chỉ có 1 đời, không đủ thời gian và sức mạnh để xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử, truyền thống, văn hóa và văn học Trung Quốc. Dù ông ấy cố đốt hết sách thì tục ngữ, ngạn ngữ vẫn còn lưu trong trí nhớ người Trung Quốc. Vì thế chắc chắn ông ta sẽ thất bại, BBC tiếng Trung Quốc thuật lời Lý Quang Diệu.

 

Cá nhân ngài Mao Trạch Đông không thể xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử văn minh Đông phương - đây là nhận xét hay nhất của ngài Lý Quang Diệu.

Còn đây là nhận xét của Lão Gàn: Cội nguồn văn minh Đông phương huyền vĩ thuộc về Việt tộc. Nền tảng tri thức của nền văn minh này là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do đó, không thể một cá nhân, siêu cường , hoặc cả một nền văn minh hiện đại có thể xóa sổ được chân lý này.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
10.000 lượt người chen nhau nhận thức ăn, đồ chơi miễn phí
24/03/2015 20:01 GMT+7
 

TTO - Đến tối 24-3, khách đổ về nhận phần ăn miễn phí và quà cửa hàng thức ăn nhanh ở trung tâm Q1 (TP.HCM)  vẫn chưa ngớt dẫn đến ách tắc giao thông tại đây.

 

i4q3gExx.jpg

Hàng trăm người dân chờ nhận quà khuyến mãi tại cửa hàng thức ăn nhanh - Ảnh: Thanh Tùng

 

Càng về tối, số người và xe đổ về càng đông gây ùn tắc trên diện rộng dù ban tổ chức cho biết đã huy động lực lượng hỗ trợ. Trước đó, từ sáng bất chấp cái nắng như đổ lửa, rất đông người đã xếp hàng chờ đợi, tranh giành các phần quà và phần ăn miễn phí của cửa hàng này.

Theo công bố của ban tổ chức, trong thời gian 24 giờ (từ 20g ngày 23-3 đến 20g ngày 24-3), khi đi qua đường dịch vụ drive-thru, khách hàng chỉ cần nói ra từ khóa “Imlovinit”, sẽ được tặng phần ăn miễn phí bao gồm 1 bánh burger, 1 phần khoai tây chiên và 1 ly nước ngọt. Riêng quà tặng sẽ được phát theo “cơn mưa đồ chơi”.

Ban tổ chức cũng cho biết đã có hơn 10.000 phần ăn miễn phí và 10.000 phần quà (mắt kính, các món đồ chơi hình con vật, huy hiệu…) được phát ra.

Chị Hưng Nhật, một khách hàng xếp hàng ở đây cùng con gái 8 tuổi cho biết theo quy định có phương tiện khách mới được tham gia chương trình, khói bụi xe máy làm hai mẹ con rất mệt vì phải xếp hàng lâu, nhưng vào rồi thì không thể lùi ra. 

 
NHƯ BÌNH

====================

Khi hãng thức ăn nhanh nổi tiếng Hoa Kỳ McDonald’s vào Việt Nam, lão Gàn đã có một bài bình lựng ngay trong "Quán Vắng" này với dự báo: McDonald’s sẽ thất bại.

Có thể nói thức ăn nhanh là sản phầm của nền văn minh hiện đại, tất nhiên nó sẽ hình thành ở một môi trường xã hội hiện đại nhất hành tinh là Hoa Kỳ để phù hợp với cuộc sống hiện đại và nó trở thành nổi tiếng với thương hiệu McDonald’s. Nhưng nó lại thất bại ở Việt Nam, một xã hội đang phát triển theo nội hàm của khái niệm "hiện đại". Thực tế đã xảy ra đúng như vậy và chẳng có gì là lạ cả. Không phải vì xã hội Việt Nam không thích hợp với thức ăn nhanh. Mà là vì nền văn hóa "thức ăn nhanh" của Việt tộc ra đời cách nền văn minh hiện đại từ hơn bốn ngàn năm trước.

Việc hãng McDonald’s tổ chức phát không hàng vạn phần quà để quảng cáo thương hiệu đã chứng tỏ nó không hòa nhập được với cuộc sống văn hóa Việt. Trong bài viết trước đây - ngay trong Quán vắng , chưa tìm lại được - tôi có đặt vấn đề: "McDonald’s muốn thành công ở Việt Nam phải hòa nhập với văn hóa truyền thống Việt"; nếu không làm được điều này thì có phát quà ở tất cả các cửa hàng thức ăn nhanh của McDonald’s tại Việt Nam nó vẫn cứ ....ế.

Lảm thế nào để hòa nhập truyền thống văn hóa Việt thì việc đầu tiên phải thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử cái đã. Lúc ấy tự quý vị sẽ hiểu ra vấn đề và phải làm thế nào.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi tìm sự thật về hàng cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh

Thứ Ba, 24/03/2015 - 18:46
 

Dân trí Sau hành trình đi tìm tên gọi chính xác của loạt cây vừa được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), PV Dân trí được một cán bộ kiểm lâm ở Yên Bái và một "đầu nậu" gỗ xác nhận đó là cây gỗ mỡ.
 >>   Hà Nội trồng "nhầm" gỗ mỡ thay vì vàng tâm?

Những ngày gần đây, người dân sinh sống trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng như dư luận cả nước xôn xao câu chuyện Hà Nội có chủ trương chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên hàng trăm tuyến phố.

Cụ thể, vào ngày 14/3 vừa qua, thành phố Hà Nội đã tiến hành trồng mới 382 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh, sau khi chặt hạ nhiều cây xanh ở đây.

 

11075235_367253706796385_327626564_n-d5e
Hàng cây được trồng mới trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh ngày 14/3, được phía Hà Nội thông báo là cây vàng tâm. (Ảnh: Quốc Đô).
 

Theo quan sát bên ngoài, đây là loại cây có thân gỗ thẳng đứng, tán cao, rễ cọc. Tại thời điểm trồng, phía đơn vị phụ trách thông báo đó là cây vàng tâm. Tuy nhiên, ngay sau đó, một số chuyên gia nghiên cứu về cây và dư luận nhân dân nêu ý kiến loại cây vừa được trồng mới để thay thế các cây cũ trên phố Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm.

Có rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi đến báo Dân trí cung cấp thông tin, đề nghị phóng viên vào cuộc đi xác minh, làm rõ nguồn gốc, nơi xuất xứ cũng như tên gọi chính xác của loạt cây mới được trồng này.

Sau hành trình dài đi tìm hiểu tại các tỉnh miền núi Tây bắc, PV Dân trí đã nhận được thông tin, loại cây mới được trồng trên đường phố Hà Nội sinh sôi, phát triển nhiều tại huyện vùng cao Văn Chấn, Yên Bái.

Tới đây, phóng viên chứng kiến bạt ngàn loại cây giống hệt cây được trồng mới nói trên, mọc chen nhau trên các sườn đồi và trên các “cánh đồng” chè. Phía dưới ngọn đồi có rất nhiều nhà dân, phía trước cửa mỗi nhà có trưng biển rao bán: hạt cây Bồ đề, cây giống, mỡ, keo, quế. 

Dừng xe tại Quốc lộ 37, thuộc địa bàn huyện Văn Chấn, chúng tôi tìm vào một gia đình hỏi thăm và được gặp ông Nguyễn Đức Tịnh - một chủ vườn ươm cây, cũng là “đầu nậu” bán buôn, bán lẻ các loại cây gỗ từ nhỏ đến lớn.

Ông Tịnh cho biết: “Anh từ Hà Nội vừa lên à? Nếu muốn mua cây gỗ mỡ thì nhà tôi cũng có nhưng hiện nay chưa có điểm tập kết. Anh cứ sang bên xã Đại Lịch, bên đó có điểm tập kết gom mua cây mỡ về Hà Nội, liên tục cả mấy tuần nay rồi. Anh cho số điện thoại và ghi số gia đình tôi, sang đó nếu cần thì tôi tìm người đi đánh cây mang sang đó nhập cho tiện xe”.

Tôi mở những hình ảnh chụp về loạt cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, được cho là cây vàng tâm, cho ông Tịnh xem, ông Tịnh nói ngay: “Đúng rồi. Đây là cây gỗ mỡ, ở đây nhiều lắm. Cách đây mấy ngày, những người dưới Hà Nội lên đây mua thân cây to về nói là trồng ở đường phố và đường cao tốc. Nhưng mấy ngày nay thì không có ai hỏi mua nữa, cũng chẳng thấy ai ngoài các anh lên đây hỏi mua cây mỡ như thế này” (?!).

Đoán biết chúng tôi chỉ hỏi thông tin chứ không mua, ông Tịnh quay vội vào nhà và nói với ra: “Anh đi sang bên xã Đại Lịch nhé, bên đó nhiều lắm”.

Theo lời người chủ vườn ươm, tôi di chuyển sang hướng xã Đại Lịch. Qua trao đổi với ông Phạm Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Lịch (Văn Chấn - Yên Bái) - được biết thời gian gần đây có những người từ Hà Nội đi xe tải lên đặt vấn đề trực tiếp với người dân về việc mua cây gỗ mỡ.

Theo ông Tuấn Anh, địa phương có rất nhiều cây gỗ mỡ, được người dân trồng nhiều không đếm xuể. Nhưng họ chỉ mua những cây cao, thân to, có cả cụm rễ với giá trung bình là 100 ngàn đồng/cây. Họ mua số lượng nhiều nên người dân phải huy động nhân lực lên đồi đánh nguyên cây để bán với giá công dao động từ 150 - 200 ngàn đồng/cây.

Qua trao đổi, ông Chủ tịch xã Đại Lịch giới thiệu tôi gặp ông Tạ Quang Đoàn - một “đầu nậu” gom cây gỗ mỡ bán cho những người mua cây ở Hà Nội.

Ông Đoàn hướng dẫn tôi đến gặp trực tiếp ông tại ngôi nhà vườn riêng, rộng ước chừng hơn 1.000 m2 ở thôn 6 xã Đại Lịch.

 

11084436_367237663464656_340283995_n-d5e
Loại cây gỗ mỡ được rất nhiều hộ gia đình trồng trên đồi tại xã Đại Lịch, Văn Chấn, Yên Bái.
 
11084605_367260760129013_1958466363_n-d5
Ông Tạ Quang Đoàn, "đầu nậu" gom gỗ mỡ bán cho người Hà Nội xác nhận: "Cây gỗ trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là gỗ mỡ vàng tâm".
 

Tôi mở cho ông Đoàn xem những hình ảnh tôi chụp lại về cây thân gỗ cao trên đường Nguyễn Chí Thanh. Xem xong, ông Đoàn xác nhận ngay: “Đây đúng là cây gỗ mỡ, nó được đưa từ trên vùng đất này về trồng ở dưới đó. Cây này chắc chắn không phải là gỗ vàng tâm vì vàng tâm thì chỉ trên rừng già mới có và vàng tâm không lớn nhanh như cây gỗ mỡ”.

Ông Đoàn hồn nhiên tiếp lời: "Đợt vừa rồi người dân chúng tôi có bán rất nhiều cây gỗ mỡ cho người dưới xuôi để đem về trồng. Qua quan sát những hình ảnh cây đang được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh thì chắc chắn đó là cây mỡ. Người dân chúng tôi gọi là “mỡ vàng tâm” bởi lõi của cây màu vàng, hoa màu trắng".

Vẫn tỏ ra hoài nghi, tôi hỏi ông Đoàn: “Dãy cây trên đường Nguyễn Chí Thanh ở Hà Nội ông có khẳng định là cây gỗ mỡ không?”. Ông Đoàn nói ngay: “Chính xác nó là cây gỗ mỡ. Còn nói rõ hơn thì dân buôn như chúng tôi vẫn thường gọi cây này với tên gọi là cây gỗ mỡ vàng tâm. Vì, nhìn quan sát bên ngoài về thân lá, có những đặc điểm cây gỗ mỡ giống cây gỗ vàng tâm. Hơn nữa, cây gỗ mỡ này có ruột màu vàng nên chúng tôi vẫn gọi là mỡ vàng tâm để thuận lợi cho việc buôn bán”.

Dường như thấy tôi vẫn chưa tin hẳn, ông Đoàn dẫn tôi ra hàng cây phía trước nhà, nói rằng đây chính là cây mỡ vàng tâm. Cái khác nhau để nhận biết là cây gỗ mỡ nở hoa màu trắng; còn cây vàng tâm nở hoa màu tim tím. Hơn nữa, cây gỗ mỡ phát triển rất nhanh.

“Một cây gỗ mỡ chúng tôi trồng chỉ vài năm là có thân cao hơn 10 mét, thân to như thân cây hiện đang được trồng dưới phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội. Nếu anh muốn tìm gỗ vàng tâm thì phải vào rừng, nhưng bây giờ lấy đâu ra mẫu vàng tâm giống như hàng cây trồng dưới đó. Tôi khẳng định, ở đây không có cây gỗ vàng tâm đâu” - ông Đoàn cho hay.

 

11076073_367260710129018_930197236_n-d5e
Theo xác nhận của ông Tạ Quang Đoàn, loại cây gỗ mỡ khi nở hoa sẽ có màu trắng, còn gỗ vàng tâm thì nở hoa màu tim tím.

 

11091284_838485002884595_358947504_n-d5e
Rất nhiều người dân, cán bộ xã Đại Lịch đều xác nhận, loại cây gỗ trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội là cây gỗ mỡ, được trồng rất nhiều trên địa bàn địa phương nơi họ sinh sống.
 

Ông Đoàn tiếp tục kể về quá trình bán cây gỗ mỡ: "Cách đây hơn một tuần lễ, tôi được người mua đến từ Hà Nội nhờ thống kê, tổng hợp số liệu, thôn chúng tôi có bán ra được khoảng hơn 100 cây. Lúc đầu họ đến mua chỉ với giá 100 ngàn đồng/cây và tính công đào và vận chuyển ra đến ô tô thêm 100 nghìn nữa. Nhưng sau đó, dân chúng tôi kêu rẻ quá thì họ nâng giá lên thành tổng cộng 300 ngàn đồng/cây. Có nơi bán giá cây cao thì giá tiền công đào lại thấp xuống, bình quân thì cũng chỉ có giá 300 nghìn đồng/cây".

Theo ông Đoàn thì hầu hết những chiếc xe đến thu mua tại xã đều mang biển số Hà Nội và ông xác nhận có nghe những người này nói rằng mang về Hà Nội để trồng trên đường cao tốc và một số tuyến đường phố.

“Người dân chúng tôi mua bán hoàn toàn không có hóa đơn, chứng từ gì. Chỉ thấy ngoài kia có người đi vào trong dân hỏi, nhà nào có nhiều cây mỡ thì mua bán, thu tiền luôn. Đối với người dân chúng tôi, nếu bán những cây con như vậy chỉ được vài chục nghìn, thấy bán được giá thì chúng tôi bán ngay” - ông Đoàn trần tình.

Cũng theo lời vị này, tính đến ngày 20/3 vừa rồi, hoạt động mua bán của ông đã bị tạm dừng, mặc dù máy cẩu vẫn còn ở đây nhưng không thấy người thu mua cây từ Hà Nội lên giao dịch mua bán cây gỗ mỡ nữa.

Liên quan đến sự việc, trao đổi nhanh với PV Dân trí, một cán bộ kiểm lâm huyện Văn Chấn cũng đã xác nhận rằng, những cây gỗ được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội trông giống cây gỗ vàng tâm nhưng đích thực là cây gỗ mỡ, vẫn được nhiều người dân xã Đại Lịch ươm trồng, chăm nuôi và có bán cho người từ Hà Nội mua về trồng thời gian vừa qua.

Trao đổi với phóng viên, một chuyên gia về gỗ và lâm sản tại Bắc Ninh cho rằng, một cây gỗ mỡ to bằng những cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội giá chỉ khoảng 300.000 đồng/cây; nhưng nếu là cây vàng tâm "xịn" giá sẽ trên dưới 10 triệu đồng/cây.

 

PV Dân trí  liên hệ phía xí nghiệp Cây xanh Hoa đô thị Hà Nội thì được một cán bộ cho biết: “Xí nghiệp tôi chỉ thực hiện công tác chặt hạ và dịch chuyển cây xanh, Thời gian qua chúng tôi đã chặt hạ được 111 cây và dịch chuyển 128 cây trên đường Nguyễn Chí Thanh về vườn ươm cầu Diễn để ươm trồng. Còn “bên kia” họ báo là trồng được 241 cây mới, nhưng không biết đó là cây mỡ hay cây gì”.

Ông Hà Đình Kiên - Chủ tịch UBND xã Trấn Thịnh (Văn Chấn - Yên Bái) cho biết, do địa bàn xã không thuận lợi cho việc vận chuyển nên hầu như không có người dân bán cây gỗ mỡ. Trong thời gian gần đây, chỉ có các xã dọc tuyến Quốc lộ như Tân Thịnh, Đại Lịch, Cát Thịnh mới có người đến thu mua giống cây này.

Ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn - cho hay, địa bàn các xã Đại Lịch, Tân Thịnh, Chấn Thịnh… là địa bàn có nhiều cây gỗ mỡ do thích ứng với điều kiện thời tiết nên loại cây này được người dân phát triển trồng nhiều. “Việc người từ Hà Nội lên địa phương giao dịch trực tiếp với người dân mua cây gỗ về trồng là giao dịch cá nhân nên địa phương cũng không ngăn cấm được. Nếu có gì liên quan thì các bên mua bán sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” - ông Hợp khẳng định.

 

 

 

Quốc Đô

===================

Gỗ mỡ thành vàng tâm, điều này rất có "cơ sở khoa học" vì phù hợp với lý thuyết khoa học hiện đại của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng , khi phát biểu tại cafe Trung Nguyên phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh : "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý".

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tôi lấy đầu mình để khẳng định đó không phải cây vàng tâm”

Thiên Di

25/03/2015 16:16

 
Ông Lê Huy Cường (Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) dám lấy đầu ra để khẳng định 100% cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm.
 

page-1427285499413-208-0-465-503-crop-14

Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường và hình ảnh hoa cây mỡ do ông cung cấp.

 

100% không phải cây vàng tâm

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản chính thức trả lời 21 câu hỏi của các phóng viên đưa ra tại cuộc họp báo trước đó liên quan đến vấn đề chặt cây.

Văn bản này khẳng định, cây được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm - loại cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.

Trao đổi nhanh với chúng tôi, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường (Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) tái khẳng định: “Tôi xin nói lại với báo chí rằng, tôi có đủ bằng chứng về hình ảnh của hoa, thân, lá của cây vàng tâm.

Chuyện đó là không thể chối cãi được. Kể cả những cây trồng mới trong đêm vẫn là cây mỡ thôi!”.

toi-lay-dau-minh-de-khang-dinh-do-khong-

Cây mới thay thế lần hai trên đường Nguyễn Chí Thanh. (Ảnh: Dân Việt)

 

Trước lời khẳng định của Sở Xây dựng về “danh tính” của cây này, ông Cường nói thêm, những người nghiên cứu lâm nghiệp lâu năm chắc chắn nhìn cây là biết được mỡ hay vàng tâm.

Hơn nữa, trong buổi tọa đàm vài ngày trước tổ chức ở Hà Nội, các nhà khoa học cũng đã đưa ra bằng chứng, kết luận của mình cho báo chí đó là cây mỡ.

 

toi-lay-dau-minh-de-khang-dinh-do-khong-
Hình ảnh hoa cây mỡ. Ảnh do ông Cường cung cấp.

 

Mặt khác, những người nghiên cứu ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, chuyên gia về giống cây như GS. TS Lê Đình Khả cũng khẳng định từ xưa đến nay, cả Viện chưa bao giờ nghiên cứu để gieo trồng giống vàng tâm.

 

“Vậy thì tôi hỏi lấy đâu ra giống cây vàng tâm mà trồng bây giờ? Lấy đâu ra cả trăm cây mà trồng thay thế các tuyến phố Hà Nội như vậy?

Đánh trên rừng à? Rừng bây giờ hầu như không còn cây này, cả đời tôi đi rừng, nghiên cứu và trồng rừng nhưng chưa bao giờ thấy cây vàng tâm to như cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh.

Tôi chẳng phải đánh cược. Tôi là người trồng rừng, nghiên cứu bao nhiêu năm và tôi lấy cái đầu của mình ra để bảo lãnh cho chuyện này. Tôi khẳng định 100% đó là cây mỡ”, ông Cường nhấn mạnh.

 

 

toi-lay-dau-minh-de-khang-dinh-do-khong-
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học lâm nghiệp
GS.TS Lê Đình Khả
Tôi chắc chắn một điều những cây đang trồng ở Hà Nội là cây mỡ. Để có cây giống vàng tâm thật sự, với số lượng lớn như đang trồng ở Hà Nội thì chắc chắn không thể có.

 

 

Những ngày vừa qua, ông Cường cũng là một trong những người cất công đến đường Nguyễn Chí Thanh – tuyến đường trồng cây được cho là vàng tâm để thu thập bằng chứng.

“Tôi để cho các nhà khoa học lên tiếng. Tôi vẫn giữ quan điểm của mình. Thử hỏi, nếu Sở Xây dựng khẳng định đó là vàng tâm, vậy có thể đọc tên khoa học của nó không và chỉ cho chúng tôi chỗ đánh cây trồng?”, ông Cường quả quyết.

 

"Tôi không tin có một cây vàng tâm xanh tươi ở Hà Nội”

Còn thông tin hiện nay có một số cây vàng tâm đã được trồng xanh tốt trên đường phố Hà Nội, chuyên gia lâm nghiệp này khẳng định: “Tôi không tin có một cây vàng tâm xanh tươi ở Hà Nội”.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sỹ Đặng Văn Hà, Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và nội thất, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lâm nghiệp đô thị (ĐH Lâm nghiệp) cũng lắc đầu không nghĩ cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở Hà Nội.

Ông dẫn chứng: “Cây vàng tâm là gỗ quý hiếm trong sách đỏ cần được bảo tồn, chỉ có trong tự nhiên và ở một số vùng cao có khí hậu mát.

Rất khó để đánh cây này trên rừng về được, hơn nữa cũng chẳng trồng được vì đây là loại cây lâu năm.

Nếu ai nói ở Hà Nội có cây vàng tâm xanh tốt thì chỉ tôi, tôi sẽ xuống để xem. Tôi rất tò mò vì chưa bao giờ tôi thấy cây đó ở thành phố.

Môi trường sống ở Hà Nội rất khó để cây vàng tâm phát triển đặc biệt là vào mùa hè nhiệt độ rất cao”.

toi-lay-dau-minh-de-khang-dinh-do-khong-

Tán của một cây mỡ trồng từ năm 2009 ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Ảnh: Dân Việt).

Về phát ngôn của Sở Xây dựng khẳng định cây được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh là vàng tâm, ông cho biết nhiều người đã từng tiếp xúc với cây này rồi là có thể biết được.

“Bản thân các nhà khoa học đầu ngành chuyên nghiên cứu về họ cây này cũng đã khẳng định trên báo và tôi nghĩ họ nói không sai.

Quan điểm của thành phố thì tôi không bình luận thêm, sẽ chờ kết quả của hội đồng các nhà khoa học đến “giám định””, TS Hà chia sẻ.

 

toi-lay-dau-minh-de-khang-dinh-do-khong-
 
 
TS Đặng Văn Hà - ĐH Lâm Nghiệp
 
Dù cây thay thế là vàng tâm hay mỡ đều không phù hợp làm cây đô thị ở Hà Nội. Cây mỡ dễ trồng, sinh trưởng nhanh hơn vàng tâm, nhưng tán thưa, tạo bóng mát kém. Cây mỡ thích hợp với đất feralit đỏ vàng, không khí ẩm, thường trồng ở Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh miền Trung.

 

 
 

Câu trả lời của Sở Xây dựng về “danh tính” cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh:

Phóng viên Báo Người đưa tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế đường Nguyễn Chí Thanh có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lý không?

Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần phải bảo tồn và phát triển.

Cây cao trung bình 25 - 30 m, đường kính thân cây 70 - 80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu.

Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5 - 17cm, rộng 1,5 - 6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành.

Cuống hoa dài 1 - 2 cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.

 

 

====================

Thế lày nà thế lào?! Những nhà pha học đầu bảng bẩu nà cây mỡ, những người có trách nhiệm và có quyền chặt, trồng cây bẩu nà cây vàng tâm?! Nàm cho những thằng ngố như não Gàn đây , cả đời nuẩn quẩn trong nũy tre nàng Vũ Đại cứ gọi nà tròn cả mắt.

Ối giời ơi! Ối nàng lước ơi! Cái nhà ông giáo sư vật ný ný thuyết hàng đầu Việt Nam ở cafe Trung Nguyên ơi. Ông ra mà xem cái ný thuyết pha học hiện đại không cần hợp ný kìa.

Nại còn cả việc nấp sông Đồng Lai lữa kìa. Người bẩu đúng, người bẩu sai. Thế lày nà thế lào? Họ nàm thế có mục đich gì và ứng dụng vào việc gì thế ông giáo sư vật ný ný thuyết hàng đầu ơi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự báo động đất nhờ động vật

Thứ Tư, 25/03/2015 - 12:36

 

Dân trí Một nghiên cứu mới đã tìm ra bằng chứng cho thấy những thay đổi bất thường của các loài động vật có thể giúp phát triển một hệ thống dự báo động đất trong khoảng thời gian ngắn.

Hệ thống camera đặt tại vườn quốc gia Yanachaga, Peru cho thấy sự sụt giảm "đáng kinh ngạc" về số động vật xuất hiện tại đây trong khoảng 23 ngày trước khi xảy ra một trận động đất lớn.
 
dubaodongdat-ba551.jpg
 
Hồi xảy ra trận động đất độ 7 Contamana năm 2011, không có hoạt động nào của động vật được ghi nhận trong khoảng từ 5/7 ngày trước đó. Đây là việc hết sức bất thường tại một khu vực nơi cuộc sống hoang dã vô cùng phong phú.
 
Trưởng nhóm nghiên cứu ĐH Anglia Ruskin, TS. Rachel Grant cho hay: "Công viên cách khu vực tâm chấn 320km và tôi nghĩ sẽ không có gì nhiều xảy đến. Nhưng kết quả thu được lại rất sốc. Phải nói là kinh ngạc khi phân tích cho thấy ngay trước khi trận động đất diễn ra, hoạt động của các loài động vật giảm đáng kể".
 
Người ta cho rằng những căng thẳng dồn lên lòng đất sẽ sản sinh và giải phóng vào không khí trên đỉnh núi các phân tử mang điện tích dương ngay trước trận động đất. Chính các ion dương này khiến các loài động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm và những loài sinh sống gần đó cảm thấy thiếu thoải mái và rời đi. Chúng được tin rằng đã di chuyển xuống khi vực thấp hơn, nơi không khí có ít các hạt ion hơn.
 
Không giống như các ion âm "cho cảm giác thoải mái", các hạt ion dương thường gây cảm giác đau đầu, bị kích động, quá khích và bối rối ở loài người cũng như loài vật.
 
Khi hoạt động địa chấn ở mức thấp, camera lắp đặt cho thấy nhịp sống của các loài vật trong công viên vẫn diễn ra bình thường.
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện mới này có thể giúp phát triển máy dự báo động đất trong ngắn hạn tốt hơn.
 
Huyền Anh
Theo Sky
============================
Í za, các nhà khoa học hại điện giờ mới tìm thấy được "Động vật dự báo động đất". Vậy phải gọi người nông dân Việt Nam bằng Đại Giáo Sư, Đại Tiến Sĩ rồi, vì đi trước các ngài gần 5.000 năm, những điều các ngài đang ngâm cíu người nông dân Việt Nam đã đúc kết thành thơ lục bát, ca dao thuần Việt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không những động vật mà còn những thứ, những loại khác cũng có khả năng dự báo (Mặt trời, mặt trăng, sao, cây cỏ, cầu vồng...). Nhưng những người nông dân khi đọc những câu thơ này có thể sẽ bị các nhà pha học cho là "làm người khác mất cảnh giác":
- Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy.
- Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp.
...
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Dự báo động đất nhờ động vật

Thứ Tư, 25/03/2015 - 12:36

 

Dân trí Một nghiên cứu mới đã tìm ra bằng chứng cho thấy những thay đổi bất thường của các loài động vật có thể giúp phát triển một hệ thống dự báo động đất trong khoảng thời gian ngắn.

Hệ thống camera đặt tại vườn quốc gia Yanachaga, Peru cho thấy sự sụt giảm "đáng kinh ngạc" về số động vật xuất hiện tại đây trong khoảng 23 ngày trước khi xảy ra một trận động đất lớn.
 
dubaodongdat-ba551.jpg
 
Hồi xảy ra trận động đất độ 7 Contamana năm 2011, không có hoạt động nào của động vật được ghi nhận trong khoảng từ 5/7 ngày trước đó. Đây là việc hết sức bất thường tại một khu vực nơi cuộc sống hoang dã vô cùng phong phú.
 
Trưởng nhóm nghiên cứu ĐH Anglia Ruskin, TS. Rachel Grant cho hay: "Công viên cách khu vực tâm chấn 320km và tôi nghĩ sẽ không có gì nhiều xảy đến. Nhưng kết quả thu được lại rất sốc. Phải nói là kinh ngạc khi phân tích cho thấy ngay trước khi trận động đất diễn ra, hoạt động của các loài động vật giảm đáng kể".
 
Người ta cho rằng những căng thẳng dồn lên lòng đất sẽ sản sinh và giải phóng vào không khí trên đỉnh núi các phân tử mang điện tích dương ngay trước trận động đất. Chính các ion dương này khiến các loài động vật, chủ yếu là loài gặm nhấm và những loài sinh sống gần đó cảm thấy thiếu thoải mái và rời đi. Chúng được tin rằng đã di chuyển xuống khi vực thấp hơn, nơi không khí có ít các hạt ion hơn.
 
Không giống như các ion âm "cho cảm giác thoải mái", các hạt ion dương thường gây cảm giác đau đầu, bị kích động, quá khích và bối rối ở loài người cũng như loài vật.
 
Khi hoạt động địa chấn ở mức thấp, camera lắp đặt cho thấy nhịp sống của các loài vật trong công viên vẫn diễn ra bình thường.
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện mới này có thể giúp phát triển máy dự báo động đất trong ngắn hạn tốt hơn.
 
Huyền Anh
Theo Sky
============================
Í za, các nhà khoa học hại điện giờ mới tìm thấy được "Động vật dự báo động đất". Vậy phải gọi người nông dân Việt Nam bằng Đại Giáo Sư, Đại Tiến Sĩ rồi, vì đi trước các ngài gần 5.000 năm, những điều các ngài đang ngâm cíu người nông dân Việt Nam đã đúc kết thành thơ lục bát, ca dao thuần Việt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không những động vật mà còn những thứ, những loại khác cũng có khả năng dự báo (Mặt trời, mặt trăng, sao, cây cỏ, cầu vồng...). Nhưng những người nông dân khi đọc những câu thơ này có thể sẽ bị các nhà pha học cho là "làm người khác mất cảnh giác":
- Kiến đen tha trứng lên cao. Thế nào cũng có mưa rào rất to.
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thủy.
- Vồng rạp mưa rào, vồng cao gió táp.
...

 

Ngày xưa, lão Gàn dự báo động đất thì bị các nhà pha học đầu bảng về động đất ở Việt Nam lên hẳn trên báo gọi là "nhảm nhí". Nay để đám súc vật dự báo thì nại nà rất pha học. Hì.

Sau các trận động đất lớn ở Indo 2004, Vân Nam Tứ Xuyên 2008 (Hay 2009?) - Đều được dự báo bởi lão Gàn - báo chí thời đó cũng làm rùm beng về khả năng dự báo của động vật.

Tại sao đám động vật lại có khả năng cảm nhận được động đất trước cả tháng, hoặc chí ít là vài ngày? Tất yếu phải có một tương tác vật lý giữa môi trường và khả năng nhận thức của loài động vật đó. Tương tác vật lý đó bản chất là tương tác gì - thì xin lỗi - đẳng cấp giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam là Nguyễn Văn Trọng không đủ trình độ để chém gió, chứ chưa nói chứng minh được trên thực tế.

Đám súc vật có khả năng dự báo thì có thể mang tính bản năng sinh học do cấu trúc của giác quan trong quá trình tiến hóa. Nhưng con người có khả năng dự báo thì phản ánh nhận thức có thể mô tả được tính quy luật và từ đó là khả năng tiên tri thông qua quy luật được nhận thức đó.

Bởi vậy, đặt vấn đề thuyết ADNh ứng dựng vào việc gì và nghiên cứu nhằm mục đích gì thì đấy là khả năng tư duy của bà bán ve chai lông vịt. Với công việc của bà ve chai không cần ứng dụng phương trình bậc hai, chứ chưa nói đến các kiến thức toán học và vật lý cao cấp. Huống chi so với lý thuyết thống nhất thì kiến thức toán lý hiện đại chắc cũng tương tự như tư duy của bà ve chai với kiến thức khoa học hiện đại. Một thí dụ điển hình là các vấn đề của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh tại cafe Trung Nguyên.

Việt Nam muốn thành rồng, hoặc đứng đầu bảng ASEAN cũng không khó khăn lắm. Nhưng điều kiện tiên quyết là phải thừa nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và cho vài vị trong đám dốt nát, nhưng hợm hĩnh tự nhận là khoa học kia về đuổi gà.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cây Mỡ...vàng tâm và cái tâm không vàng

(Người Việt) - Trong khi rất nhiều nhà khoa học lên tiếng khẳng định cây mới trồng là cây mỡ thì Sở Xây dựng lại cho rằng đó là cây vàng tâm.

mo-vang-tam-va-cai-tam-khong-vang_278103

Hàng cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh Dân Việt

 

Xung quanh hàng cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh sau chiến dịch chặt hạ cây hoa sữa đã có quá nhiều điều bí hiểm. Về nguồn gốc, lai lịch của loại cây mà Sở Xây dựng cho rằng “đó là cây vàng tâm”, có rất nhiều ý kiến phản bác.

Trên nhiều báo, các nhà khoa học đều đồng thanh lên tiếng khẳng định, cây mới trồng không phải cây vàng tâm mà chỉ là cây mỡ, có nơi còn gọi là mỡ vàng tâm, chẳng phải loại quý hiếm thuộc diện Sách Đỏ như Sở nói.

Mà buồn thay, cứ tưởng 4 cây mới thay một cách “bí hiểm” ở vị trí trước cửa khách sạn Bảo Sơn là các cây vàng tâm “xịn”, hóa ra lại cũng không phải, vẫn chỉ là mỡ mà thôi.

Phóng viên báo Nông nghiệp Việt Nam đã tìm lên tận hai xã Tân Thịnh, Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) nơi vừa qua bán được mấy trăm cây mỡ với giá cao ngất ngưởng để tìm hiểu gốc tích thì được rõ:

Những cây mà nông dân ở đây bán đi là cây mỡ, không có tán lá rộng và rất nhiều sâu, chẳng báu bở gì, thế nên có người đến mua gom với giá cao, họ bán mà ngỡ như mình đang nằm mơ.

Thật là chuyện lạ đời, nông dân ở hai xã trên một tỉnh miền núi heo hút xa Hà Nội, bỗng nhiên bán được mấy trăm cây mỡ với giá cao. Trong khi ấy, có hàng trăm cây mỡ (do các nhà khoa học xác nhận hẳn hoi) mới được trồng ở đường phố Hà Nội lại được Sở Xây dựng khẳng định là “vàng tâm”.

Thế là thế nào nhỉ? Có bạn đọc thông thái nào thử kết nối hai dữ kiện này lại với nhau xem chúng có liên quan chút nào không?

Chắc nhiều người còn nhớ câu ca dân ta vẫn hay dùng để trêu các cô gái ở quê ra phố liền đổi ngay cái tên mộc mạc cha mẹ đặt cho: “Xưa em là Mận là Na/Từ khi ra phố em là Linda”. Có lẽ áp vào trường hợp này, chúng ta sẽ có câu: “Xưa em là Mỡ nuột nà/Từ khi ra phố em là vàng tâm”.

Nghĩ lại thấy thương một nhà khoa học lâm nghiệp là Lê Huy Cường ở Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp khi ông cả quyết lên tiếng với báo chí: “Cả đời tôi đi rừng, nghiên cứu và trồng rừng nhưng chưa bao giờ thấy cây vàng tâm to như cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh.

Tôi là người trồng rừng, nghiên cứu bao nhiêu năm và tôi lấy cái đầu của mình ra để bảo lãnh cho chuyện này. Tôi khẳng định 100% đó là cây mỡ”.

Cái đầu của một nhà khoa học liệu có ý nghĩa gì trong chuyện này hay không, khi mà ngày 25-3, Sở Xây dựng Hà Nội đã đánh văn bản gửi tất cả các báo khẳng định cây trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm?

Thế đấy, ở quê thì chỉ là mỡ, thế mà trèo lên ô tô xuống đến phố phường lại được đổi sang thành vàng tâm danh giá, giá cao.

Nhưng chuyện đâu còn đó, mọi sự sẽ hạ hồi phân giải thôi bà con ạ. Chả mấy nữa khi bén rễ xanh tươi, hàng mỡ sẽ ra hoa, biết đâu chúng sẽ lại có sâu y như họ hàng thân quyến của chúng nơi núi rừng Yên Bái, thế là sẽ hai năm rõ mười.

Vàng tâm là một loài gỗ quý, sắp tuyệt chủng, các nhà khoa học tìm đỏ mắt còn không ra, thế mà Sở Xây dựng Hà Nội đã chỉ đạo thu thập được hàng trăm cây, thậm chí còn có cả cây dự phòng để mang đến thay trong đêm thì chứng tỏ các nhân viên của Sở quá tài giỏi.

Vậy các nhà khoa học còn đợi chờ gì mà không mau cắp sách đến học các nhân viên của Sở Xây dựng đi nhỉ? Mất công chong đèn đọc sách giương mục kỉnh nghiên cứu làm gì, rồi cũng sai bét cả.

Sự thật vụ vàng tâm hay mỡ ra sao, chỉ có trời biết đất biết và cái hàng cây “vàng tâm” đã được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh biết mà thôi.

Là cây mỡ tuy được khoác áo “vàng tâm” nhưng muôn đời muôn kiếp chỉ là mỡ, cái tâm thì không thể khoác cho nó áo gì được. Cái tâm không vàng.

Mi An

===================

Ai bảo Mỡ thì cứ bảo Mỡ, ai bảo vàng tâm thì cứ bảo vàng tâm. Lão Gàn không wan tâm. Nhưng đây là bằng chứng rất rõ khi minh chứng cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm vắn hiến còn bị vặn hỏi là "nhằm mục đích gì" và phủ nhận ngay cả tính hợp lý là căn bản của chuẩn mực xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấn sông Đồng Nai:

Chủ đầu tư xin tạm dừng thi công

 

(Quan điểm) - Công ty Toàn Thịnh Phát đã gửi văn bản lên UBND tỉnh Đồng Nai muốn dừng thi công dự án để đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.

Công điện khẩn xin dừng thi công

Cụ thể, văn bản có nêu rõ, trên tinh thần lắng nghe, cầu thị, tiếp nhận thông tin từ dư luận, công ty nhận thấy cần có thời gian để các nhà khoa học đóng góp ý kiến, phản biện cũng như đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo giải quyết thấu đáo các vấn đề có liên quan.

Ngay sau đó, chiều ngày 27/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản chấp thuận đề nghị của Công ty Toàn Thịnh Phát về việc tạm dừng thi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”.

Văn bản của UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ việc tạm dừng thi công là theo đề nghị của Công ty Toàn Thịnh Phát để xin ý kiến Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng về việc thẩm định tính pháp lý cũng như đánh giá, làm rõ hơn các tác động của dự án.

Lấn sông Đồng Nai:Hai Bộ lên tiếng, Đồng Nai có đổi ý?

Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT: Ảnh hưởng dòng chảy, vùng hạ lưu

Trước đó, ngày 26/3, Thứ trưởng Bộ TNMT Bùi Cách Tuyến đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai, nêu rõ việc thực hiện dự án lấn sông Đồng Nai cần tham vấn ý kiến của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, đặc biệt là ý kiến của các địa phương thuộc vùng hạ lưu.

Ông Tuyến cũng chỉ ra hậu quả của việc hàng ngàn m3 đất đá đã được đổ xuống lòng sông khi chưa có đê kè để ngăn. Với địa hình dốc lòng tự nhiên của mặt đáy sông, không ai có thể khẳng định, lượng đất đá này nằm yên một chỗ hay bị dòng chảy xô đẩy xuống các vùng khác.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Thái Lai, cũng khẳng định: "Trong quản lý, chúng tôi không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ phía tỉnh Đồng Nai về dự án này”.

 

lan-song-dong-nai-chinh-thuc-tam-dung-th

Công ty Toàn Thịnh Phát chủ động xin dừng thi công dự án

 

Ông Lai cho biết Bộ TNMT đã quyết định lập các đoàn công tác vào Đồng Nai tìm hiểu trực tiếp về dự án lấn sông Đồng Nai.

“Phía tỉnh Đồng Nai nói mọi trình tự thủ tục đúng theo pháp luật, còn báo cáo đánh giá tác động môi trường do tỉnh phê duyệt cho thấy tác động dòng chảy không đáng kể.

Tuy nhiên, tôi nghĩ dự án này có tác động đương nhiên tới dòng sông Đồng Nai, còn mức tác động đến đâu phải đánh giá cẩn trọng. Bộ sẽ kiểm tra, thu thập số liệu, tính toán độc lập về việc tác động tới nguồn nước, dòng chảy sông Đồng Nai, sau đó báo cáo Thủ tướng và thông tin tới báo chí cũng như cung cấp cho tỉnh Đồng Nai”, ông Lai nói.

Cũng lên tiếng về dự án này, PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Phó tổng cục trưởng thủy lợi, Bộ NN&PTNT khẳng định, dự án lấn sông sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy, sự xói mòn hai bên bờ sông và vùng hạ lưu.

Lấn sông Đồng Nai: Đồng Nai "quên" quyền lợi 10 tỉnh bạn

"Dòng sông rộng hẹp là quy luật tự nhiên, phù hợp với dòng chảy. Khu vực này không ngẫu nhiên mà có diện tích rộng như vậy. Nếu chúng ta tác động đến thì chắc chắn nó sẽ thay đổi dẫn đến ảnh hưởng nhiều vấn đề liên quan, tùy theo mức độ khác nhau", ông Hùng nhấn mạnh.

 

UBND tỉnh: Đúng quy trình vẫn dừng thi công

Trước đó, ngày 24/3, ông Nguyễn Thành Trí – PCT UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định:  Việc Cty Toàn Thịnh Phát đăng ký thực hiện dự án (năm 2011) là căn cứ theo quy hoạch P.Quyết Thắng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (năm 2009), không phải dự án do Cty đề xuất.

Việc UBND tỉnh Đồng Nai thỏa thuận cho Cty Toàn Thịnh Phát thực hiện dự án là đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền theo quy định.

Thế nhưng, sau những ý kiến trái chiều của dư luận, sau những ý kiến của các nhà chuyên gia về sông ngòi, đặc biệt là lãnh đạo các Bộ, Đồng Nai đã chính thức có văn bản tạm dừng thi công để xin ý kiến của Bộ TNMT về dự án này.

Cụ thể, trao đổi với báo chí, một vị lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho hay việc tỉnh chấp thuận cho Công ty Toàn Thịnh Phát tạm ngừng thi công không phải vì nhận thấy dự án này sai phạm mà vì tôn trọng đề nghị của chủ đầu tư.

UBND tỉnh Đồng Nai sẽ có trách nhiệm trong việc mời các bộ, ngành trung ương vào thẩm tra dự án và sẽ hợp tác tối đa để làm sáng tỏ các vấn đề đang tranh cãi.

Bên cạnh đó, tỉnh luôn tin tưởng về các quyết định của mình trong việc phê duyệt dự án này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành.

Thái Linh (Tổng hợp)

=====================

Ngày xưa, lúc thủy điện Đồng Nai 6 & 6A rùm beng, lão Gàn cũng vì thân chủ cũ - Đại gia hãm địa (*) - nên có lời khuyên ngừng lại, không thì mất cả chì lẫn chài. Quả nhiên cái thủy điện này bị bác bỏ. Ấy cũng vì tình nghĩa mà lão có lời khuyên vậy. Chứ bản thân lão không đụng chạm đến "nhóm lợi ích". Vụ lấp sông Đồng Nai lão cũng thấy vô lý lắm. Nhà lão lại cạnh sông Đồng Nai nữa - nhưng cứ theo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại Cafe Trung Nguyên thì ngay cả lý thuyết khoa học hiện đại cũng không có tính hợp lý, thế thì lấy cái điếu gì bảo nó bất hợp lý. Lão cũng phớt. Đừng bảo lão vô cảm nhá. Nếu vô cảm lão đã không cố sống , cố chết minh chứng cho cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Nhưng bi wờ thấy báo nó đăng là chính chủ lấp sông Đồng Nai cũng đề nghị dừng. Nên lão cũng té nước theo mưa mà có lời khuyên rằng: Thôi dừng thì dừng mựa nó luôn đi. Đừng ngu mà nhào dô làm tiếp. Không có ăn đâu em ạ.

=====================

* "Đại gia hãm địa" là tên một topic lão Gàn lập để nhờ các cao thủ trên tuvilyso.com xem tại sao một lá số có hình thức cực xấu mà lại giầu gớm như vậy. Đấy chính là chủ đầu tư hai cái thủy điện nổi tiếng một thời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhóm ăn mày thành lập ngân hàng, tự điều hành...

(Tin tức 24h) - Tại Ấn Độ, một nhóm ăn mày ở bang Bihar của nước này đã lập một ngân hàng do họ tự điều hành và quản lý...

Ngày 28/3, báo chí Ấn Độ cho hay một nhóm ăn mày ở bang Bihar của nước này đã lập một ngân hàng do họ tự điều hành và quản lý để đảm bảo an ninh tài chính đề phòng những thời kỳ “khủng hoảng”.

Theo tờ Indian Times, hàng chục ăn mày kiếm sống tại cổng đền Maa Manglagauri Mandir ở thị trấn Gaya suốt nhiều năm qua đã đi đến quyết định thành lập ngân hàng đặc biệt này và đặt tên là ngân hàng Mangala.

 

an-do-nhom-an-may-thanh-lap-ngan-hang-tu

Các ăn mày hành nghề bên ngoài một ngôi đền ở Ấn Độ

 

Ông Raj Kumar Manjhi, một trong 40 ăn mày sáng lập ra ngân hàng đặc biệt này cho biết: “Đúng là chúng tôi đã tự mình thành lập một ngân hàng. Giám đốc, thủ quỹ, thư ký cùng 2 nhân viên đang quản lý và vận hành ngân hàng này đều là ăn mày”.

Với một chút trình độ đủ để làm các phép tính và các công việc khác của ngân hàng, ông Manjhi được cử làm giám đốc, và mỗi ăn mày được yêu cầu gửi vào đây 20 rupee vào mỗi thứ Ba hằng tuần, đồng nghĩa với việc mỗi người sẽ góp vào quỹ của ngân hàng 800 rupee mỗi tháng.

Ông Malti Devi, thư ký của ngân hàng cho biết: “Ý tưởng này được manh nha từ năm ngoái với niềm hy vọng rất lớn rằng nó sẽ hoàn thành những khát vọng của giới ăn mày, đó là có một nguồn quỹ đảm bảo trong thời kỳ khó khăn.

 

an-do-nhom-an-may-thanh-lap-ngan-hang-tu

Mỗi tháng, các ăn mày nộp vào quỹ của ngân hàng 800 rupee để đề phòng lúc khẩn cấp

 

Hiện ăn mày chúng tôi vẫn không được đối xử tốt trong xã hội, vì chúng tôi là những kẻ nghèo nhất trong những người bần hàn”.

Giám đốc Manjhi cho biết chính ngân hàng này đã cứu giúp ông trong một tình cảnh khẩn cấp vào hồi đầu tháng. Lúc đó, con gái ông bị bỏng nặng trong lúc nấu ăn, và ngân hàng đã cho ông vay 8.000 rupee để chữa trị cho con mà không phải trả lãi.

Ông nói: “Đây là một minh chứng rằng ngân hàng có thể giúp những ăn mày như tôi vượt qua hoạn nạn, bởi ngân hàng này không cần những giấy tờ, thủ tục đảm bảo như các ngân hàng quốc doanh hay tư nhân khác”.

Trước đó, chính phủ Ấn Độ ngày 28/2/2013 cho biết nước này sẽ thành lập một ngân hàng quốc doanh cho phụ nữ.

Đây được coi như một phần trong kế hoạch giảm tình trạng bất bình đẳng giới tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Phát biểu trước quốc hội về vấn đề ngân sách tài khóa 2013-2014, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ P. Chidambaram cho biết, Ngân hàng Dự trữ nước này đã có kế hoạch chi 186 triệu USD để làm vốn đều lệ cho ngân hàng dành cho nữ giới.

Theo ông Chidambaram, mục đích của ngân hàng này là cung cấp các khoản tín dụng cho nữ giới và sẽ do một nữ chuyên gia tài chính quản lý và điều hành.

Dự kiến, tháng 10/2013, ngân hàng nói trên sẽ có giấy phép và chính thức đi vào hoạt động

Thế Anh (Tổng hợp)

=================

Vui nhỉ! Nếu ai đó trong "cộng đồng cư dân ăn mày" ở Ấn Độ đóng góp vào ngân hàng này, nhưng thoát kiếp ăn mày thì họ có quyền lợi gì trong "ngân hàng ăn mày" này nữa không?

Bởi vậy, sự việc ra đời trong hoàn cảnh đặc thù thì phải có quy chế đặc thù để bảo đảm cho quyền lợi của những người khốn khổ nhất trần gian này. Nếu không sau này "ngân hàng ăn mày" sẽ bị biến tướng trong quá trình  phát triển của nó và những ông chủ "ngân hàng ăn mày" sẽ lợi dụng những người khốn khổ này và trở thành vua ăn mày.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân tài Việt Nam, anh ở đâu?

27/03/2015 11:57 GMT+7

 

tuanvietnam.gifMọi xã hội đều phát triển nhờ những cá nhân xuất chúng. Việt Nam chúng ta đã đào tạo được nhân tài theo đúng nghĩa?  Tức là tạo ra được những cá nhân có thể thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội? 

Nhân tài ơi, anh ở đâu?

 

Với bất kỳ một nền giáo dục nào, hai nhiệm vụ chính cần phải làm, đó là:

1. Cung cấp một nền giáo dục cơ bản cho số đông. Nâng đỡ họ hoàn thiện bản thân để sau này thành  công dân có ích, làm việc nuôi sống bản thân, gia đình.

2. Đào tạo nhân tài qua các chương trình học chuyên sâu để họ cống hiến tài năng đặc biệt của mình cho việc quản lý xã hội và phát triển quốc gia. Tạo nên tầng lớp tinh hoa tài năng để họ trở thành những người cải tạo xã hội.

Số ít được lựa chọn chính là những người thay đổi xã hội. 

Những năm qua nền giáo dục của ta đã quên mất nhiệm vụ số 1 mà tôi nêu trên. Còn nhiệm vụ số 2 thì nền giáo dục của ta làm rất tập trung và nỗ lực thực hiện để lấy đó làm thành tích khoe ra ngoài.

Ở Việt Nam hệ thống đào tạo nhân tài được thông qua 2 kênh chính sau: 

1. Hệ thống trường chuyên lớp chọn.
2. Hệ thống đại học chuyên ngành và đặc biệt là hệ đào tạo cử nhân tài năng.

 

20150326155237-vnm-2014-7530702.JPG

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt được trao hàng năm. Ảnh: VTC

 

Như chúng ta đã biết hệ thống đào tạo cử nhân tài năng của chúng ta là thứ sớm nở tối tàn. Nó không sai về mục tiêu nhưng đã sai về phương pháp luận và cách thức thực hiện. Với hệ thống trường chuyên việc tuyển chọn và đào tạo nhân tài đã được thực hiện và diễn ra một cách không hiệu quả? Lý do là ở đâu? Tôi xin được đưa ra các kiến giải của riêng cá nhân tôi trong các phân tích về thực trạng dưới đây:

Việc tuyển chọn:

Chúng ta có một cách duy nhất là thông qua bài thi tính theo điểm số. Tuy nhiên, đây là cách làm không chính xác. Thực tế chứng minh các cá nhân có tài năng đặc biệt lại thường không xuất sắc trong giai đoạn học tập ở phổ thông và không phải ai cũng giỏi trong các kỹ thuật của thi cử. Nhất là kết quả thi cử của ta được quyết định bởi một quá trình luyện thi lâu dài với công nghệ làm bài tới mức thành thợ giải bài như hiện nay. 

Bằng chứng thuyết phục hơn cho việc này là sau khi học chuyên trong thời gian ở phổ thông thì rất ít các em tiếp tục theo đuổi các môn chuyên của mình ở bậc đại học. Các em có khá về môn đó và giỏi về giải bài của môn đó nhưng dứt khoát các em không phải là tài năng.

Công tác đào tạo: 

Rất nhiều em là tài năng đã không qua được các kì thi mà kết quả chỉ dựa vào điểm số như hiện nay. Tài năng là một thứ đặc biệt và nó có thuộc tính riêng. Một trong các thuộc tính của nó là với mỗi con người, tài năng được phát lộ vào các giai đoạn khác nhau và tỏa sáng vào các thời điểm khác nhau. 

Với một chương trình học nặng về lý thuyết khoa cử và điểm số tài năng của các em chỉ dừng ở mức giải bài chứ không đạt tới việc đạt được chiều sâu của kiến thức thông qua việc nghiên cứu và thực hành như một nhà khoa học trẻ. Ở các môn khoa học thực hành như Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học, các em không hề biết tới khái niệm thực hành, làm thí nghiệm, trao đổi  nghiên cứu và tranh luận phản biện khoa học, viết báo cáo... Những công việc và kĩ năng giúp các em trở thành nhân tài thông qua quá trình lao động mang tính nghiên cứu.

Sự kết nối: 

Chúng ta phải ghi nhớ một điều: tài năng ở bậc học phổ thông (gifted) sẽ không bao giờ trở thành một nhân tài (talented) nếu như quá trình học tập ở phổ thông của các em không được kết nối chặt chẽ và liên tục với việc học ở bậc cao (đại học và sau đại học...) 

Các em học sinh giỏi của chúng ta học trong các trường chuyên chỉ coi đây là môi trường học chuyển tiếp thuận lợi cho các em vào đại học hoặc đi du học. Sứ mạng của trường chuyên là đào tạo nhân tài không được các em ý thức và mang trên vai để đi và theo đuổi đến cùng.hư một đam mê, một sự dấn thân hay một trách nhiệm và sứ mạng. Nhiều em vào đại học không phải là ngành mà các em học môn chuyên ở phổ thông, và càng không phải thế với những em đi du học.

Ví dụ như Hà Nội - Amsterdam là trường chuyên của thủ đô 9 triệu người này. Ams có phải là nơi đào tạo ra nhân tài hay không khi các em vào đây với mục đích là để đi du học? 

Hoàn toàn không!

Có sự bất công lớn ở đây khi các em học sinh Ams được tận hưởng nhiều lợi thế từ sự đầu tư lớn và tập trung của xã hội. Để cuối cùng các em không phải theo đuổi môn chuyên của mình ở bậc đại học mà theo đuổi việc tìm học bổng du học. Nếu mà chỉ như vậy thôi thì đã đến lúc trường Ams và các em học sinh Ams nên thôi tự hào về việc mình là các học sinh ưu tú của thủ đô được rồi. Và cũng cần chấm dứt nhận được sự đầu tư toàn diện như hiện nay .

Dựa trên thực tế đào tạo của các nước tiên tiến, tôi xin đưa ra một số hướng cải tiến và khắc phục:   

1.    Xây dựng cách thức và biện pháp hướng tới nguyên tắc: KHÔNG tài năng nào bị bỏ sót.

-  Xây dựng cách thức tuyển chọn nhân tài không hoàn toàn dựa vào kết quả qua điểm số. 

-   Các cách thức tuyển chọn vào các trường chuyên phải làm sao hạn chế ít nhất việc luyện tủ để đạt mục tiêu thi đỗ. Các dạng kiểm tra về thực tế tiếp xúc, về phỏng vấn... cần được phát triển bởi các ủy ban đủ trình độ, uy tín. 

-   Cung cấp chương trình đào tạo chuyên sâu ngay cả ở các trường bình thường để phát hiện và bồi dưỡng các cá nhân phát lộ tài năng ở các giai đoạn khác nhau. 

2. Xây dựng chương trình học thực sự là đào tạo nhân tài ở bậc phổ thông. 

- Chương trình Toán chuyên phổ thông cần được viết lại.
- Các môn khoa học thực hành cần gắn với thực hành thí nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu.
- Các CLB tài năng cần được tổ chức ở mọi cấp học. 

Môn học chuyên sâu của các em được tổ chức theo hình thức tự chọn. Ở hai năm cuối bậc THPT các em không cần học hết mà chỉ cần học 4-5 môn được chọn theo sở thích và khả năng. Các em học chuyên là học sâu theo các môn tự chọn đó. 

3. Kết nối việc học chuyên của các em HS tài năng với việc học đại học của các em theo hướng: 

Tiếp tục theo đuổi ngành học mà các em đã học chuyên ở đại học chuyên ngành. Việc xét tuyển vào các đại học chuyên ngành sẽ đi theo hướng gắn với các môn chuyên (môn tự chọn) của các em.

Đưa các em xuất sắc nhất nhất trong số các em học chuyên ra nước ngoài học tại các trường đại học hàng đầu thế giới theo đúng chuyên ngành gắn với môn chuyên của các em. Nhà nước cần phải là người chi tiền cho các em học tập chứ các em không phải tự mình lo xin học bổng và sau đó trọng dụng và thực dụng các em theo một lộ trình cụ thể và minh bạch.

Tại Singapore chính phủ áp dụng chính sách hớt váng nhân tài. Họ chọn ra các em xuất sắc nhất ở bậc học Junior College ( hay còn gọi là tiền đại học hay A Level ) để gửi các em sang học các ngành khác nhau đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật tại các đại học hàng đầu thế giới tại Anh và Mỹ. Các em được chính phủ đầu tư và xác định đây là các cá nhân số ít sẽ nắm  giữ vai trò lãnh đạo và dẫn dắt đất nước sau này. 

Đó không chỉ là họ đào tạo nhân tài mà còn có cả một chiến lược sử dụng nhân lực mà chúng ta nên học hỏi.

Nguyễn Tuấn Hải

=====================

Nhân tài Việt Nam, anh ở đâu?

 

đâu? Sao lại hỏi tôi? Chịu ! Hổng bít. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ai có quyền “phát ngôn”?

Minh Đức

Chủ Nhật,  29/3/2015, 15:24 (GMT+7)

 

(TBKTSG Online) - Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp có lẽ đã không hiểu rõ thế nào là “quy chế phát ngôn”, khi ông ra thông báo đòi xử lý cán bộ của trường phát biểu ý kiến liên quan tới vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội.

 

eef56_lamnghiep1_200.jpg

 

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 25/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, dù không phải cơ quan hành chính nhà nước, Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp cũng ra Quyết định số 926/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 5-9-2013 về việc Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường.

Gần đây, khi vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội gây xôn xao dư luận, báo chí trong quá trình tìm hiểu về các loại cây được trồng thay thế là mỡ hay vàng tâm đã tìm đến những chuyên gia trong lĩnh vực cây trồng, trong đó có các giáo viên trường ĐH Lâm nghiệp.

Lập tức, Hiệu trưởng Trần Văn Chứ ra thông báo số 373 ngày 25-3-2015, viện dẫn hai quyết định nêu trên, và cho rằng một số cán bộ viên chức của nhà trường trả lời phỏng vấn báo chí “với chức danh đang công tác tại trường ĐH Lâm nghiệp” là không đúng với Quy chế và sẽ bị xử lý.

Không nói lại những sai sót trong nội dung thông báo 373 liên quan tới PA 83 (Công an TP Hà Nội) mà nhà trường đã thừa nhận là do “lỗi đánh máy”, nhưng cần phải hiểu rõ “quy chế phát ngôn là gì, tại sao phải có nó, ai là đối tượng điều chỉnh của quy chế này?.

Ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng hành chính tổng hợp – “người phát ngôn” của Trường ĐH Lâm nghiệp, cho rằng nếu các cá nhân khi phát biểu ý kiến mà gắn với tên đơn vị công tác thì phải được sự đồng ý của nhà trường. Nghĩa là bất kỳ ai khi cung cấp thông tin về bất cứ vấn đề gì mà xưng danh cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường thì đều phải được nhà trường cho phép.

Ông dẫn chứng cụ thể trong vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, nếu báo chí chỉ nói Tiến sĩ Đặng Văn Hà, chuyên gia về kiến trúc cảnh quan thì được, nhưng không được nói Phó viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất ĐH Lâm nghiệp. Hay không được ghi thầy Vũ Quang Nam là Trưởng khoa Thực vật rừng của ĐH Lâm nghiệp....

Với cách lý giải như trên thì trường ĐH Lâm Nghiệp đã can thiệp quá sâu vào quyền tự do phát ngôn của công dân. Không rõ trường ĐH Lâm nghiệp đã cố tình hiểu sai hay thực sự không hiểu cái gọi là “Quy chế phát ngôn”.

Quy chế phát ngôn được Thủ tướng chính phủ ban hành dựa trên quyền được tiếp cận thông tin - một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp. Theo đó, các cơ quan hành chính nhà nước sẽ cử ra một người gọi là người phát ngôn để cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất cho báo chí về các vấn đề liên quan đến hoạt động của mình.

d61aa_lamnghiep2_200.jpg

Chức năng quan trọng nhất của người phát ngôn là được nhân danh cơ quan khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Những cá nhân khác, nếu không phải là người phát ngôn vẫn có thể trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin cho báo chí, nhưng họ không được nhân danh cơ quan, những thông tin này chỉ mang tính chất cá nhân, và họ phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin mà mình cung cấp.

Việc “nhân danh cơ quan” khác hẳn với công bố chức danh và nơi công tác. Ví dụ người phát ngôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có thể thay mặt Bộ nêu ý kiến về một vấn đề liên quan đến chức năng quản lý, công việc chuyên môn của Bộ. Phát biểu của người phát ngôn cũng là quan điểm chính thức của Bộ về vấn đề đó.

Nhưng một Vụ trưởng, Vụ Phó, hay chuyên viên của Bộ (không phải người phát ngôn) vẫn có thể đưa ra quan điểm riêng của mình, và quan điểm đó không phải ý kiến chính thức của Bộ. Những người này không cần phải che giấu chức vụ và nơi công tác của mình khi phát biểu, bởi đương nhiên đó được hiểu là ý kiến cá nhân, không đại diện cho quan điểm của Bộ.

Từ đó có thể thấy, trường Đại học Lâm Nghiệp đã rất khiên cưỡng khi đòi xử lý các cán bộ giáo viên của mình, chỉ vì họ đưa ra những phát biểu hoàn toàn chỉ liên quan đến chuyên môn. Việc nêu chức danh và nơi công tác không thể đánh đồng với nhân danh nhà trường.

==============================

Mấy hôm nay rách việc vì ế độ phoengshui, lại kèm thêm bệnh tật đang từ từ lui, nhưng chưa lui hẳn, nên lão Gàn lên mạng đọc cái nhật trình. Có bài nào hay hay, ngồ ngộ thì đem vào "Quán vắng" chém gió. Lão thấy thế này: Dạo này báo chí hay giật tít với cách đặt câu hỏi. Thí dụ như bài này: "Ai được quyền phát ngôn?". Không biết thì hỏi, lão Gàn vui lòng trả lời.

Thế thì lão trả lời thế này: "Ai cũng được quyền phát ngôn! Miễn là không bị cám. Í lộn - không bị câm. Vậy vấn đề tiếp theo là : phát ngôn tiếng Mán, hay tiếng Urugoay - hay mô tả một cách khác: Có sự tương đồng về ngôn ngữ không? Giả thiết này loại trừ vì chúng ta cùng nói một thứ tiếng. Ok! Cái này thì không cần tính hợp lý lý thuyết, mà là một thực tế đã và đang tồn tại. Vậy vấn đề còn lại là: "Nói người ta có hiểu mình nói gì không?".

Đây! Đây! Đây! Cái vấn đề chính là cái vấn đề nó ở chỗ này.  Đến đây thì vấn đề sang phạm trù lý thuyết. Đó là phải nói thế nào cho người ta hiểu mình muốn nói gì. Nếu lý thuyết nhân danh pha học thì nó phải có "cơ sở pha học". "Cơ sở pha học" là gì? Cái này hỏi cụ Phan Huy Lê. Nhưng cứ theo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam là ông Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại Cafe Trung Nguyên thì lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý.Vậy thì làm sao cụ A nói cho cụ B xác định là "nói nghe được", hay "nói khó nghe"? Như vậy ít nhất giữa cụ A và cụ B để nghe hoặc không nghe, cũng phải có một chuẩn mực chung. Chưa nói đến quan hệ xã hội rông hơn. Và cũng chưa nói đến một lý thuyết khoa học được coi là đúng (Chấp nhận) làm nền tảng của cả một nền văn minh.

Bởi vậy! Ông nhà báo nào đặt vấn đề: "Ai có quyền phát ngôn?" thì lão Gàn phát biểu thế này: Ai cũng có quyền phát ngôn. Nhưng phát ngôn thì phải có "cơ sở khoa học" để có tính thuyết phục. Nhưng lý thuyết khoa học hiện đại thì không cần tính hợp lý. Vậy thì thế lày nà thế lào? Lói ngọng à?

Bởi vậy, Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được trả về với đúng chân lý của nó với tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để đối chiếu với một giả thuyết khoa học được coi là đúng, mà lão Gàn phát biểu như sau:

Một giả thuyết, hay một lý thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Sự phản biện một cách thô bạo, dốt nát và phủ nhận chân lý cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sẽ dẫn tới những hậu quả tất nhiên là không thể coi là tốt đẹp.

Ấy là lão Gàn cứ phát ngôn như vậy, còn nghe được hay không thì cái này tùy. Bởi vì: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" ông giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng ông ấy bảo thế! Còn việc ông ấy bảo thế có đúng không? Sao cũng được , vì lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý! Hòa cả làng! Hì!

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trung Quốc giành biểu tượng hoa anh đào
30/03/2015 18:09 GMT+7
 

TTO - Những người trồng hoa Trung Quốc tuyên bố biểu tượng “hoa anh đào” của Nhật Bản là thuộc quyền sở hữu của họ, trong khi người Hàn Quốc cũng giành “chủ quyền” với loài hoa này.

 

KjXmYLj7.jpg

Người dân chạy bộ dưới những tán anh đào ở Tokyo hôm 29-3 - Ảnh: AFP

 

Nhóm chuyên gia trồng hoa thuộc Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc đang tranh cãi, cho rằng loài hoa anh đào Nhật Bản được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc.

Báo Tin tức Đô thị phương Nam dẫn lời Hà Tông Nho, chủ tịch hiệp hội này, còn khẳng định “có bằng chứng lịch sử” chứng minh nguồn gốc loài hoa có từ Trung Quốc.  

Ông Hà đưa ra bình luận trên sau khi truyền thông Hàn Quốc đầu tháng 3-2015 cho rằng loài hoa anh đào được phát hiện lần đầu tiên ở tỉnh Jeju, phía nam Hàn Quốc.

“Chúng tôi không muốn khởi xướng cuộc khẩu chiến với Nhật Bản hay Hàn Quốc nhưng chúng tôi có thể nhấn mạnh sự thật rằng nhiều chứng cứ văn học lịch sử cho thấy hoa anh đào có từ Trung Quốc” - ông Hà khẳng định.

Chuyên gia này còn cho rằng hoa anh đào được đưa sang Nhật Bản từ khu vực Himalaya trong thời đại nhà Đường.  

Dĩ nhiên những tuyên bố trên đã gây phản ứng dữ dội tại Nhật, nơi mùa hoa anh đào là đặc sản du lịch. Một số hãng truyền thông Nhật Bản cho rằng những tuyên bố của phía Hàn Quốc không đáng tin.

Báo Japan Times dẫn lời tiến sĩ Takeshi Kinoshita, thuộc trường đại học Teikyo đặt nghi vấn vì sao phía Hàn Quốc cứ đưa ra tuyên bố trên vào mỗi dịp hoa anh đào nở rộ ở Nhật Bản. Ông cũng cho rằng tuyên bố của Hiệp hội hoa anh đào Trung Quốc cũng thiếu tính ngoại giao.  

 

MỸ LOAN

=================

Với những bằng chứng rất thực tế đã chứng minh rằng cội nguồn văn minh Đông phương huyền vĩ thuộc về Việt tộc. Không thể tranh cãi. Còn hoa Anh Đào là chuyện vặt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng âm thanh dập… lửa, chàng trai Việt được báo giới Mỹ săn đón

Thứ Hai, 30/03/2015 - 15:01
 

Dân trí Một chàng trai gốc Việt đã trở thành cái tên đình đám trên các tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ trong tuần qua khi đồng sáng chế thành công thiết bị dập lửa bằng âm thanh.

 
Đó là Việt Trần – 28 tuổi, anh chàng gốc Việt, hiện đang là sinh viên hệ cao học trường, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ.

 

Việt Trần và người bạn học của mình, Seth Robertson đã sáng chế thành công chiếc loa có thể dập tắt lửa. Thành quả của họ được kì vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chữa cháy.

 

Vì lẽ đó, chàng sinh viên tài năng gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón hết sức nồng nhiệt. Cái tên Việt Trần cùng thiết bị dập lửa độc đáo vẫn chưa hề giảm sức “nóng” trên các trang tin tức lớn hàng đầu đất Mỹ.
 

 viettran3003151-401c8.jpg

Anh chàng gốc Việt - Việt Trần (bìa trái) và Seth Robertson (Ảnh: Alexis Glenn/Creative Services/George Mason University)

 

CNN dẫn lời Việt Trần và bạn anh cho biết, ý tưởng của họ xuất phát từ việc sóng âm tần số 30-36 hertz có thể tác động đến vùng không khí chứa oxy và dập tắt ngọn lửa, không cho nó bùng lên.

 

Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET nhấn mạnh, đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng sức mạnh của âm thanh vào cứu hỏa.

 

“Hãy tưởng tượng nếu tất cả thứ bạn cần để dập đám cháy là một chiếc loa âm trầm. Đó là một ý tưởng mà đã từng được Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ chứng minh trong điều kiện thí nghiệm vào năm 2012.

 

Dù dập được những đám cháy nhỏ trong thử nghiệm bằng trường điện từ và âm thanh, các nhà nghiên cứu của DARPA thừa nhận rằng họ phải chờ thêm một thời gian dài nữa để biến lý thuyết thành ứng dụng thực tiễn.
 
viettran3003153-401c8.jpg
Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET.

 

Bây giờ, lần đầu tiên trong lịch sử, một bình chữa cháy cầm tay không hề sử dụng bọt, bột hoặc nước, tất cả được tạo ra từ một âm thanh tần số thấp. Công nghệ này dựa trên đường sóng âm tác động và chiếm chỗ của oxy trong không gian để gây “ngạt” lửa và dập tắt nó hoàn toàn trong thực tiễn”.

 

Ở vùng âm thanh có tần số thấp (30-60 hertz), sóng có khả năng chiếm chỗ oxy hiệu quả từ những ngọn lửa và khiến chúng… chết ngạt”.

 

Trang này khẳng định thêm, một bình chữa cháy cầm tay là hoàn toàn tiện ích thay vì một cỗ máy “khổng lồ”, nặng nề, không dễ di chuyển như của DARPA.

 
viettran3003159-401c8.jpg
Video ghi cảnh chiếc loa dập lửa hút hơn 2 triệu lượt xem…
 

Đường link Youtube ghi lại cảnh chiếc loa có khả năng dập đám cháy bằng cồn của Việt Trần và Seth Robertson đã nhanh chóng thu hút hơn 2 triệu người lượt xem.

 

Việt Trần và sáng chế chiếc loa dập lửa cũng trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý lớn của hầu khắp báo giới chính thống đất Mỹ. Anh chàng nhanh chóng xuất hiện trên tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ - Time, trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ - Huffington Post, tờ báo lớn nhất nước Mỹ - USA today

 

Và dĩ nhiên, các blog công nghệ, các trang mạng xã hội tại Mỹ cũng ngập tràn thông tin về sáng chế chiếc loa dập lửa “thần kỳ” với vô số lời bình luận, tán thưởng. Daily Mail - một trong những trang báo lớn của nước Anh cùng các trang báo của nhiều nước trên thế giới cũng không bỏ qua “cơ hội” đưa tin về sự kiện gây chú này.

 

Thiết bị có thể dập tắt đám cháy nhỏ, được tạo ra bởi chất xúc tác bằng cồn – đã chứng minh rằng khái niệm dập lửa bằng tần số âm thanh thấp là khả thi. Tất nhiên, bước tiếp theo là sự phát triển xa hơn nữa - thử nghiệm kỹ thuật trên các loại lửa khác nhau, và phát triển một thiết bị có thể đối phó với các đám cháy lớn.

 
viettran3003156-401c8.jpg
Tờ báo lớn, uy tín, lâu đời nhất Mỹ, The Washington Post.
 

Tờ Washington Post dẫn lời Kenneth E. Isman, một giáo sư tại Đại học khoa kỹ thuật chữa cháy bảo vệ Maryland, Hoa Kỳ cho rằng, thiết bị thử nghiệm thành công là một điều đáng mừng. Nhưng “vấn đề quy mô cũng rất quan trọng”.

 

Vị giáo sư mong muốn dự án có thể phát triển để đối phó với các đám cháy lan rộng và hiệu quả với mọi vụ cháy vật liệu khác nhau như: gỗ, giấy, kim loại, thiết bị điện…

 

Trả lời báo giới Mỹ, Việt Trần và bạn đồng hành khẳng định, họ sẽ dành thời gian thực hiện nhiều thử nghiệm tiếp theo để giải quyết các vụ cháy ở quy mô lớn hơn, điều kiện khắc nghiệt hơn… trước khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh và có bằng sáng chế chính thức để ứng dụng chiếc loa chữa cháy vào thực tiễn. Hãy chờ xem sự phát triển của công nghệ chữa cháy mới trong tương lai.

 

Việt Trần và Seth Robertson đã mất hơn một năm mày mò nghiên cứu, chế tạo chiếc loa đặc biệt để dập lửa này với số tiền túi hoàn toàn tự bỏ ra. Được biết, cả 2 là những sinh viên xuất sắc nhất ở trường đại học George Mason.

 
viettran3003152-401c8.jpg
Việt Trần “phủ sóng” các tờ báo hàng đầu Mỹ…
 
viettran3003154-401c8.jpg
Trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ, Huffington Post.
 
viettran3003155-401c8.jpg
Tờ báo lớn nhất Mỹ, USA today.
 
 
viettran3003157-401c8.jpg
Tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, Time.
 
viettran3003158-401c8.jpg
Blog công nghệ Gizmodo.
 
viettran30031510-401c8.jpg
Hai anh chàng trở thành niềm tự hào lớn của trường Đại học George Mason, Mỹ.

Lệ Thu

=====================

Trong nhiều bài viết, tôi đã xác định rằng: Nền khoa học hiện đại phát triển cho đến ngày hôm nay, khiến nó có thể hiểu được những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương. Chứ cách đây chỉ 50 năm thôi, những gì tôi chứng minh sẽ rất khó hiểu với ngay hệ thống kiến thức cao cấp thời đại đó (Ngay bây giờ, không phải ai cũng hiểu được).

Nhân bài viết mô tả sự kiện này, một lần nữa cho thấy nền văn minh hiện đại đã tạo ra những sự kiện sơ khai tương tự nền văn minh Atlantic: Họ đã dùng âm thanh để dập lửa. Hay nói một cách khác: Họ đã dùng âm thanh để tác động tới cấu trúc vật chất. Đây chính là những trò chơi trẻ em rẻ tiền của nền văn minh Atlantic và Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, đã mô tả qua các chuyện thần thoại và còn xuất sắc hơn nhiều. Đến nay di sản của những tri thức này còn lưu truyền trong các hiệu ứng ứng dụng phong thủy Lạc Việt.

Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh, nền văn minh hiện đại sẽ biết hết những bí ẩn của vũ trụ. Lão Gàn phát biểu rất nghiêm túc. Việc xác định đúng không mưa trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trong khi không gian xung quanh bão tố ầm ầm, là một ví dụ (Còn nhiều ví dụ khác thật sự kinh hơn, rất tiếc nó lại nằm trong những sự kiện không gây chú ý).

Bài viết này của tôi, những kẻ dốt nát (Dù là giáo sư tiến sĩ - bởi giới hạn của tri thức nền tảng của nền văn minh) sẽ coi như tôi chém gió; những người đầu óc xuất sắc, đủ tỉnh táo, đam mê và có trách nhiệm sẽ tìm hiểu nghiêm túc và thấy mơ hồ trong một cảm nhận tính hợp lý. Trong khi vấn đề chỉ đơn giản là: Anh phải có kiến thức nền tảng thì anh mới hiểu được bản chất vấn đề. Việt sử 5000 năm văn hiến còn chưa được thừa nhận như một kiến thức nền tảng tối thiểu, mà đã đòi học ngay chương trình cao cấp. Điều này không có "cơ sở khoa học". Hiểu không?!

Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay điếu hiểu gì cả.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lấp sông Đồng Nai:
Vì sao chuyện thành 'nhạy cảm'?

28/03/2015 02:00 GMT+7

 

tuanvietnam.gif Phản ứng “nóng”của dư luận về sự kiện lấn sông Đồng Nai cũng là điều dễ hiểu, cho thấy tính nhạy cảm của câu chuyện. Không đơn thuần như những tuyên bố của tỉnh là “không gây ảnh hưởng xấu” gì cả (?!).

 

Khi người ta xây phố trên sông

Lấp sông Đồng Nai: Phần ‘xương xẩu’ để lại cho ai?

Lấp sông Đồng Nai: Ai hưởng lợi?

Ai cho phép Đồng Nai bức tử con sông?

 

LTS: Dù bị dư luận lên tiếng phản ứng, Đồng Nai vẫn kiên quyết thực hiện dự án lấp sông Đồng Nai với lập luận "không có vấn đề về môi trường" "đúng quy trình và luật pháp". Để thông tin được đa chiều,  chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Lê Anh Tuấn, Khoa Quản lý Môi trường, ĐH Cần Thơ.

 

Có thật là "không hề ảnh hưởng"?

Sau khi phát đi thông cáo vào đầu tuần qua, các quan chức tỉnh Đồng Nai liên tiếp khẳng định dự án của công ty Toàn Thịnh Phát lấn sông Đồng Nai là “hoàn toàn không ảnh hưởng đến dòng chảy”, “không gây ảnh hưởng xấu”, “vụ này không có gì ghê gớm”,… Có thật vậy không? 

Cần khẳng định rõ, việc khởi đầu xây dựng của dự án này là hoạt động “lấn sông” hay “lấp sông” khi chiều rộng mặt nước ở vị trí công trình là 805 m sẽ bị thu hẹp khoảng 12%? Nói chính xác thì đây là việc làm vừa lấn sông, vừa lấp sông: lấn trên mặt thoáng dòng sông và lấp một phần mặt cắt lòng dẫn của dòng sông.

Nếu trên mặt, ở vị trí lấn dòng xa nhất là 100 m thì ở phần đáy sông đoạn chạy lấn ra phía sông phải được lấp bằng đất đá với chiều rộng lớn hơn vài ba lần so với mặt thoáng. Nếu không có được một mái dốc nghiêng và được gia cố cần thiết, thì khu vực có xây dựng trên đó khó tránh khỏi những cung trượt tiềm ẩn làm mất ổn định công trình về sau. Dự án làm thu hẹp sông này nằm ở phía phần lõm của mặt cắt dòng chảy, nghĩa là phần chịu xói lở của đoạn sông nên tính chất thủy lực dòng chảy phức tạp hơn nhiều. 

 

20150327160420-20150325093707-1--1-.jpg

Bất chấp dư luận, Đồng Nai vẫn đang hối hả lấp sông. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

 

Dòng chảy sông ngòi tự nhiên không phải vô cớ mà có đoạn bên lở, bên bồi, nơi mở rộng, nơi thu hẹp.

Vận tốc chảy trên sông có quan hệ chặt với mặt cắt ngang của dòng chảy. Khi mặt sông và đáy sông bị thu hẹp thì vận tốc chảy sẽ tăng lên và mực nước ở phía trên đoạn thu hẹp sẽ dâng cao. Tất cả đều theo quy luật cân bằng năng lượng dòng chảy của động lực học sông ngòi. Khi dòng chảy tăng tốc độ thì nước sẽ bào mòn bờ sông mạnh hơn, lấy đi một phần đất đá hai bên bờ sông gây sạt lở. Mức độ sạt lở này lớn nhỏ, kéo dài tuỳ thuộc vào cường độ nước lũ từ thượng nguồn đổ về hằng năm tương ứng với lượng mưa rơi trên khu vực và sau đó tập trung đổ vào lòng sông. 

Các số liệu thuỷ văn trên sông Đồng Nai cho biết, đây là con sông nội địa lớn nhất khu vực Đông Nam bộ, một phần Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ chảy qua, có diện tích lưu vực hơn 36.000 km2, nguồn nước sông Đồng Nai cung cấp cho 11 tỉnh thành. Ước tính khoảng 17 triệu người sử dụng nước để sản xuất, vận chuyển, dịch vụ và sinh hoạt từ con sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai thực sự là mạch máu chính cho quá trình phát triển kinh tế và xã hội của khu vực năng động nhất nước này. Lưu vực sông Đồng Nai đóng góp trên 65% GDP công nghiệp cho cả nước.

Tuy nhiên, lưu vực sông Đồng Nai có tổng lượng nước chia đều trên đầu người mỗi năm thuộc loại thấp nhất VN. Mặt khác chất lượng nước đang suy giảm theo chiều xấu đi vì con sông đang “gánh” nhiều công trình thuỷ điện, các cụm sản xuất công nghiệp, các vùng canh tác nông nghiệp và các khu dân cư phát triển dày đặc dọc sông. Trong khi đó, rừng đầu nguồn sông Đồng Nai ngày càng suy kiệt khiến diễn biến lũ lụt ngày một hung tợn, nhất là trong bối cảnh có sự gia tăng các yếu tố thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Vì điều này nên sông Đồng Nai trở nên “nhạy cảm” hơn trong cái nhìn của các nhà khoa học và dân chúng. Phản ứng “nóng”của dư luận về sự kiện lấn sông Đồng Nai cũng là điều dễ hiểu, cho thấy tính nhạy cảm này, không đơn thuần như những tuyên bố là “không gây ảnh hưởng xấu” gì cả (?!)

Người nghèo lĩnh đủ

Dự án lấn sông để xây công trình khách sạn, chung cư chắc chắn không phải là những hạng mục tạm thời mà ít nhất sẽ có tuổi đời 50 năm và phần sông bị san lấp gần như là vĩnh cửu.

Mặt cắt dòng sông ban đầu khó mà hoàn nguyên nếu không có những quyết tâm đột phá, nhưng cũng phải trả giá khá cao. Đánh giá những tác động lên tự nhiên, môi trường, xã hội và văn hoá của công trình này không đơn giản mà phải có tầm nhìn dài hơi.

Phản ứng của thiên nhiên rất nhanh, có thể sau 1 – 2 mùa lũ, mà cũng có thể diễn ra từ từ sau 5 – 10 năm nhưng thiệt hại không hề nhỏ.

Bài học gần đây của Thái Lan có thể minh hoạ điều này. Dòng sông Chao Phraya chảy qua Bangkok đã bị thu hẹp, đất cho hai bên bờ sông đều dành cho những dự án cao ốc văn phòng, chung cư, khu thương mại. Vùng phía bắc của dòng sông là hai công trình thuỷ điện và hàng chục KCN. Vùng phía Nam là khu đô thị tăng trưởng đang khát nước. Tất cả những bản thuyết minh dự án đều vẽ ra những viễn cảnh tốt đẹp và đều khẳng định không có tác động gì đến dòng sông.

Trận lũ năm 2011 đã cho thấy cơn thịnh nộ của thiên nhiên lớn dường nào, thiệt hại do dòng chảy bị thu hẹp dồn mạnh về Bangkok khiến nơi này gặp tổn thất nghiêm trọng, mức thiệt hại kinh tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử lũ lụt của Thái.

Xưa kia Hàn Quốc đã biến những dòng sông chảy qua thủ đô Seoul và các thành phố lớn khác thành những cống hộp để dành không gian của mặt sông cho quá trình đô thị hoá. Sau khoảng 2 - 3 thập niên, người Hàn thấy những mất mát từ dòng sông quá lớn nên họ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la để trả lại dòng chảy sông ngòi xưa kia. Mỹ và Hà Lan là những quốc gia rất giỏi về trị thuỷ, họ đã có nhiều công trình chỉnh trị sông to lớn.

Hiện nay, xu hướng của Mỹ, Hà Lan và nhiều quốc gia khác đều hướng theo giải pháp mở rộng diện tích mặt cắt dòng chảy của sông, vừa để bảo tồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, vừa để phòng chống thiên tai lũ lụt. Nhiều chương trình nghiên cứu và áp dụng “Room for the rivers” (không gian cho những dòng sông) đang được triển khai. Các công trình ven sông phải phải dỡ bở, đặt lùi xa ra hơn hai bên bờ sông. Ở Việt Nam, sông ngòi là một phần không gian sống của người dân và nguồn cảm hứng cho thi ca, văn hoá.

Đầu năm 2015 ở Đà Nẵng, một dự án mang tên Tháp Hải Đăng đề xuất xây một khối công trình cao tầng ở khoảng 30 m bờ phía Đông trên sông Hàn, phần đáy tháp có diện tích chỉ 400 m2.

Dự án này có diện tích lấn sông nhỏ hơn dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát nhưng bị người dân và các nhà khoa học phản bác. Cuối cùng Đà Nẵng đã quyết định huỷ bỏ. Hồi năm 2004, dự án xây khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh nhìn ra sông Hương ở Huế, dù dự án hoàn toàn nằm trên bờ, chỉ “nhìn ra” chứ không “xâm lấn’ mét nào vào sông Hương nhưng vẫn bị phản bác vì những quan ngại về ô nhiễm, thay đổi cảnh quan.  

Việc lấn sông ở Đồng Nai, chưa xem xét về mặt pháp lý thôi đã có những dấu hiệu đáng lo ngại có cơ sở về mặt thuỷ học, môi trường và xã hội.

Chúng ta có thể tưởng tượng dự án trên sông này giống như xây dựng một khối công trình lấn ra đường giao thông, có thể là không lớn nhưng rất khó được cộng đồng chấp nhận. Tàu xe khi đi đến công trình này đều phải đi vòng tránh, khi mật độ dòng chảy hay giao thông tăng lên thì các công trình  này dễ trở thành những nút cổ chai. Các tỉnh miền Trung khi cho phép xây dựng hàng loạt resorts dọc bờ biển, dự án nào cũng khẳng định là tạo cảnh quan, nơi vui chơi cho người dân nhưng thực tế người dân muốn đến những chỗ này đều phải mua vé vào cửa…

Nhiều diễn đàn nhân dân trên thế giới đã cảnh báo tình trạng “land and water grabbing” (chiếm đoạt nguồn đất và nước) của những nhà đầu tư tài chính đang diễn ra ở nhiều nơi. Họ dùng tiền như là một sức mạnh quyền lực, dĩ nhiên có sự đồng tình của các quan chức sở tại, để chiếm lĩnh được quyền sở hữu tài nguyên đất đai và nguồn nước của cả xã hội. Lợi ích chính dĩ nhiên sẽ rơi vào tay của nhà tài phiệt. Còn hệ quả thiệt hại, mất mát tài nguyên và gia tăng bất bình đẳng xã hội sẽ do cộng đồng và người nghèo ở đáy xã hội nhận lấy. 

TS Lê Anh Tuấn

=============

Qua sự việc này, là một sự kiện thực tế, mới chứng minh rõ ràng và cụ thể rằng: luôn luôn có hai cách giải thích hiện tượng.

Một cách giải thích trực quan thì việc lấp sông chẳng ảnh hưởng gì. Bởi vì dòng sông vẫn chảy như khi chưa lấp, còn lũ lụt là tại thiên tai. Tất cả vẫn đúng quy trình.

Cách giải thích thứ hai là cách giải thích trên cơ sở nhận thức quy luật và trở thành một lý thuyết khoa học có khả năng tiên tri. Đó là cách giải thích của các nhà khoa học, như ông Lê Anh Tuấn.

Đồng thời qua đó cũng thấy mối liên hệ giữa cái cục bộ và cái toàn thể. Cái đúng cục bộ lại không phải đúng trong cái toàn thể. Những con ếch đều mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Bầu trời bị coi là vuông, nếu miệng giếng vuông, bầu trời tròn nếu miệng giếng tròn. Nhưng Lý học Đông phương với sự phân loại cao cấp đã xác định rằng những cái đúng cục bộ - là những thành phần trong một tập hợp - có thể mâu thuẫn với nhau, nhưng nó vẫn có thể thống nhất trong một tập hợp lớn hơn. Đây chính là nguyên lý của Nghịch lý toán học cao cấp Cantor, được Lý học Việt công nhận.

Qua đó mới thấy rằng Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương thực sự vĩ đại, khi khả năng tiên tri của nó bao trùm lên mọi lĩnh vực, thiên nhiên, cuộc sống xã hội và con người.

Nhân danh lý thuyết của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Lão cũng thấy việc lấp sông thực sự là sai lầm và thiếu hiểu biết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Nhật thực toàn phần và siêu trăng cùng xuất hiện
20/03/2015 13:24
 

(TNO) Cả hai hiện tượng siêu trăng và nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 20.3. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng đặc biệt này rất hiếm và chỉ xảy ra 3 lần nữa trong thế kỷ 21, theo đài RT.

 

total-eclipse_reuters_500_aeni.jpg?width

=================

Mặt trăng vốn là Thái Âm, nay lại cực thịnh - siêu trăng. Đã vậy còn che lấp mặt trời - Nhật thực, Lý học gọi là Âm cực thịnh, Dương cực suy. Chỉ còn hy vọng rằng: Cực Âm sinh Dương thì còn là điều may mắn cho thế gian.

 

 

 

Leviathan:

Cơn bão suy đồi đang tràn tới...

http://baodatviet.vn/van-hoa/phim/leviathan-con-bao-suy-doi-dang-tran-toi-3240610/

 

(Phim) - Nó là cơn bão suy đồi tràn qua cuốn phăng tất cả những giá trị đạo đức khi mà niềm tin đổ vỡ

 

le_31223531.jpg

Đạo diễn người Nga Andrey Zvyagintsev, người đã luôn thể hiện thành công hình ảnh con người bị mắc kẹt trong cuộc sống và trong chính tâm hồn mình. Từ hai cậu bé luôn tìm tình yêu nơi người cha trong “The Return”, hay những tội ác của Elena trong việc chiếm đoạt tài sản từ người chồng giàu có nhưng đã già nua. 

Ông có biệt tài đưa ra ánh sáng ban ngày cái thế mắc kẹt đáng thương xót hơn là đáng giận của con người giữa cơn bão biến động của cuộc sống đương đại. Nơi ấy, chút thiên lương yếu ớt đang cố thủ trong xó tối và nó không còn sức tự vệ trước đòn đánh cuối cùng của cái mà chúng ta quen gọi là khả năng sinh tồn để biện minh. Nó không còn đất để sống, không còn không khí để thở nữa.

Nhưng chưa phim nào của ông đạt đến sự bi thảm tàn khốc mang dấu hiệu bi kịch thực thụ như phim “Leviathan”. Những thước phim đóng khung bất động, màu sắc ảm đạm, sự tĩnh lặng chứa đựng trong nó cơn bão giận dữ sục sôi và chính đáng... qua suốt hành trình sống của Kolya. Khán giả thấy mình đang đi đến hồi kết của vở bi kịch đương đại.

Xa xa, đông bắc Nga, một thành phố ven biển Barent hoang vắng nơi Kolya (Aleksei Serebryakov),một người thợ cơ khí đang sống cùng người vợ trẻ Lilya (Elena Lyadova) và cậu con trai riêng tên là Roma (Sergey Pokhodaev); họ đang phải đối đầu với kế hoạch cướp đất của tay thị trưởng thành phố Vadim (Roman Madyanov) để giữ lại ngôi nhà và mảnh đất do chính Kolya khai phá và tạo dựng cơ ngiệp.

Trong những nỗ nực cuối cùng anh kêu gọi Dmitri (Vladimir Vdovitchenkov) người em từ thời trong quân đội hiện đang là một luật sư có tiếng từ Moscow về giúp mình. Cuộc đấu tranh dường như không cân sức khi Vadim là thị trưởng thành phố, nắm trong tay công an, tòa án, viện kiểm sát khi mà các kết luận vụ án chỉ là những thủ tục tuyên đọc vô hồn với kết quả định sẵn.

Thủ đoạn cướp đất trắng trợn, tàn nhẫn như xã hội đen được khoác cho cái áo choàng quyến rũ của tiến bộ, văn minh và lợi ích xã hội chung, đã nói rõ: Nơi đây, lứa tư bản đầu tiên đã xuất hiện và đang hành động dứt khoát. Điều này đồng nghĩa với việc, để sinh tồn, không có cách nào khác là thay vì tin vào thượng đế, con người phải tin và chỉ phục vụ chúa quỷ là đồng tiền. Đó cũng chính là ý nghĩa thực của tên bộ phim này: Leviathan

 

le_31223538.jpg

Kolya và Lilya

Luật sư Dmitri vẽ lên một kế hoạch tống tiền Vadim bỏ lại Kolya một mình. Ngay khi căng thẳng trở lên ngột ngạt,câu chuyện đột ngột đổi hướng theo một hướng dễ chịu hơn. Các nhân vật chính của chúng ta tổ chức một buổi dã ngoại nơi họ giải tỏa,quên đi thực tại trong phút giây bằng vodka và những loạt súng trường nã vào những di ảnh nhà lãnh đạo Soviet trước. Nhưng tại đây con quỷ Leviathan mới thực sự xuất hiện với đầy đủ nanh vuốt. Kolya phát hiện Lilya phản bội mình với chính luật sư Dimitri, người anh em và là hy vọng cuối cùng của Kolya.   

Nó là cơn bão suy đồi tràn qua cuốn phăng tất cả những giá trị đạo đức khi mà niềm tin vào thiên chúa cũng chẳng thể cứu vớt nổi.Thế giới đang thay đổi liên tục qua các tham chiếu của nó.”Sao mọi người cứ hỏi tôi về chúa. Tôi là luật sư.Tôi chỉ tin vào phát luật” tuyên xưng cuối cùng của Dmitri cho một bản cáo trạng cũng là một bài điếu văn mang tên Levithan giữa những tàn tích của một thế giới đã mất với những khung thuyền đổ nát,một bộ xương cá voi trắng hay nhà thờ đổ vỡ.  

Trong thế gới của Andrey Zvyagintsev không có chỗ cho những câu chuyện cổ tích kết thúc có hậu thay vào đó là sự bế tắc không lối thoát của vô đạo đức và tuyệt vọng. Đây là sở trường của ông song nó cũng khiến cho người xem cảm thấy mệt mỏi.

Trong Levithan ta không nhìn thấy một chút le lói của hy vọng nào. Kolya con người tốt hiếm hoi trong phim. Anh lao động chăm chỉ bằng chính đôi tay mình và đặt niềm tin vào con người từ chính trái tim mình.

Trong một nỗ lực so sánh với Job. “Tại sao,sao lại là con?”. Kolya không có câu trả lời, vị linh mục tinh thần cũng không có câu trả lời. Chúng ta cũng không có câu trả lời.

“Con có thể dùng lưỡi câu mà câu Leviathan, hay dùng dây mà buộc hàm nó lại không? Liệu nó có tha mạng khi con cầu xin những lời ngọt ngào không?” Nêu rõ câu hỏi trong thánh kinh, Andrey Zvyagintsev càng muốn nhấn mạnh cơn bão suy đồi đang tràn tới mà con người không thể tự vệ. Nếu niềm tin vào tôn giáo không giữ nổi đạo đức thì cái gì sẽ tới?. Chúa quỷ Leviathan?

Leviathan không phải là một bộ phim xã hội lên tiếng về nạn tham nhũng hay đả kích đất nước Nga hậu Soviet. Lấy cảm hứng từ một câu chuyện ở Mỹ, Andrey Zvyagintsev đã xây dựng được cho mình câu chuyện phổ quát trên toàn thế giới. Nó xứng đáng nhận được sự ghi nhận của khán giả,trong đó sự đánh giá khách quan là một yếu tố cấu thành quan trọng.

Trần Đạo

===================

Khi con người không thể hiểu được bản chất của chính mình, không thể hiểu được "con người là gì? Nó từ đâu tới?"; không thể hiểu được bản chất mối quan hệ cá nhân và xã hội; không thể hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vì một vũ trụ còn đầy bí ẩn - thì - sự tuyệt vọng của cả nhân loại sẽ phải xảy ra trong chính sự phát triển của nó, như nội dung bộ phim này.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt" - Vanga.

"Miếng da lừa" (*) đang teo dần.

===================

* Chú thích: Tựa một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của đại văn hào Pháp Honoré de Balzac

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Suy cho cùng thì tại "Lý thuyết thông nhất đã quyết định như vậy". Nếu không có sự phát triển của những tri thức khoa học hiện đại thì cũng không có cơ hội để chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Chỉ cần cách đây 50 năm trước,nếu tôi chứng minh Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Việt Nam thì chắc chắn người ta sẽ bảo tôi bị bệnh tâm thần hoang tưởng. Nhưng bây giờ thì có người nhận thấy tính hợp lý và khoa học của nó. Chỉ cần khoảng 20 năm nữa thôi thì lúc ấy người ta sẽ không hiểu vì sao vào những năm đầu của thế kỷ XXI Thiên Sứ nói mãi mà rất ít người hiểu được? Chính những thất bại trong việc đi tìm Hạt của Chúa và không có sự sống trên sao Hỏa sẽ tạo điều kiện để tôi giải thích vì sao tôi đã nói trước như vậy?

Tất nhiên phần mở bài là Việt sử 5000 năm văn hiến, phần thân bài là thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt và chính là lý thuyết thống nhất với sự liên hệ của nó đến những tri thức hiện đại. Phần kết luận - ngắn thôi - là vì sao không thể có một thực tại duy nhất tạo nên những dạng tế vi của vật chất đầu tiên có khối lượng gọi là Hạt của Chúa và không thể có người ngoài hành tinh ít nhất là trên sao Hỏa.

 

Hôm hội thảo về giáo sư Lương Kim Định - sau khi tôi phát biểu về thuyết Âm Dương Ngũ hành - một giáo sư phát biểu: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh dịch không có tác dụng gì trong cuộc sống cả". Đây là một phát biểu sắc mùi mỳ vằn thắn. Ở Trung Quốc rất nhiều giáo sư cũng phát biểu như vậy và phủ nhận y như vị giáo sư này. Sau phát biểu của ông này, một tiến sĩ trẻ nhận xét: "Không thể ngờ được một giáo sư lại phát biểu hồ đồ như vậy!". So sánh Lý thuyết thống nhất vũ trụ trong thời đại hiện nay , nó giống như đem chiếc máy vi tính đến một "liên minh bộ lạc" ở rừng Amazon. Lúc đó người ta phát biểu cũng giống y như vị giáo sư này - "Chiếc máy vi tính không có tác dụng gì trong cuộc sống cả".

 

Do đó, cần phải có tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta mới hiểu được Lý thuyết thống nhất. Cũng như lý thuyết Canto - một lý thuyết vỡ lòng sơ khai để đi đến một mô hình phân loại chuẩn cho toàn vũ trụ trong tương lai - mà thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thực hiện - thì tri thức khoa học hiện đại vẫn thấy nó mâu thuẫn và họ gọi là nghịch lý Canto.

Đại để vậy Trực giác à.

.

 

 

 

Lấp sông Đồng Nai:

Vì sao chuyện thành 'nhạy cảm'?

28/03/2015 02:00 GMT+7

 

tuanvietnam.gif Phản ứng “nóng”của dư luận về sự kiện lấn sông Đồng Nai cũng là điều dễ hiểu, cho thấy tính nhạy cảm của câu chuyện. Không đơn thuần như những tuyên bố của tỉnh là “không gây ảnh hưởng xấu” gì cả (?!).

 

=============

 

Qua sự việc này, là một sự kiện thực tế, mới chứng minh rõ ràng và cụ thể rằng: luôn luôn có hai cách giải thích hiện tượng.

Một cách giải thích trực quan thì việc lấp sông chẳng ảnh hưởng gì. Bởi vì dòng sông vẫn chảy như khi chưa lấp, còn lũ lụt là tại thiên tai. Tất cả vẫn đúng quy trình.

Cách giải thích thứ hai là cách giải thích trên cơ sở nhận thức quy luật và trở thành một lý thuyết khoa học có khả năng tiên tri. Đó là cách giải thích của các nhà khoa học, như ông Lê Anh Tuấn.

Đồng thời qua đó cũng thấy mối liên hệ giữa cái cục bộ và cái toàn thể. Cái đúng cục bộ lại không phải đúng trong cái toàn thể. Những con ếch đều mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Bầu trời bị coi là vuông, nếu miệng giếng vuông, bầu trời tròn nếu miệng giếng tròn. Nhưng Lý học Đông phương với sự phân loại cao cấp đã xác định rằng những cái đúng cục bộ - là những thành phần trong một tập hợp - có thể mâu thuẫn với nhau, nhưng nó vẫn có thể thống nhất trong một tập hợp lớn hơn. Đây chính là nguyên lý của Nghịch lý toán học cao cấp Cantor, được Lý học Việt công nhận.

Qua đó mới thấy rằng Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương thực sự vĩ đại, khi khả năng tiên tri của nó bao trùm lên mọi lĩnh vực, thiên nhiên, cuộc sống xã hội và con người.

Nhân danh lý thuyết của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Lão cũng thấy việc lấp sông thực sự là sai lầm và thiếu hiểu biết.

 

 

 

 

Hôm nay, xem lại bài cũ từ 2012, tại buổi nói chuyện về giáo sư Lương Kim Định, có một vị giáo sư phát biểu "Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch, không có tác dụng gì trong cuộc sống cả". Thật đúng là sự điển hình của thứ tư duy của một con ếch cốm và được một đàn ếch trong cái giếng vỗ tay.

Thảo nào! Trong cuộc trao đổi tại cafe Trung Nguyên, người ta hỏi tôi: "Thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng vào việc gì?" và "Nghiên cứu nhằm mục đích gì?".

Yên tâm đi hỡi các con bò biết nói. Lão Gàn minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến vì làm sáng tỏ một chân lý về cội nguồn Việt tộc, chứ không phải vì danh lợi bản thân. Nên không có gì phải cầu cạnh với ai và phải nịnh ai để cầu mong sự hỗ trợ. Nếu không có những dấu hiệu tích cực về việc minh chứng cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì đúng ngày 10 tháng Ba Việt lịch, diễn đàn này sẽ đóng cửa và những quốc gia, nhóm lợi ích và những kẻ chống lại một cách điên cuồng, bất chấp cả chân lý cứ việc tự nhiên với thứ tư duy của những con ếch trong giếng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cán bộ, công chức của ta tài thật! Tài đến thế là cùng!

Thứ Tư, 01/04/2015 - 06:46
 

(Dân trí) - Tham ô, tham nhũng thì chắc là không rồi vì các bác ấy lý lịch trong sáng lắm. Chảng tin, cứ nhìn những bản đánh giá thành tích hàng năm của các bác ấy thì rõ. Thế mà các bác ấy lại mua được nhà Hà Nội mới tài chứ. Thôi thì đành mượn lời cụ Nam Cao: “Tài thật! Tài đến thế là cùng!...”, phải không các bạn?

 

mh_khachhang-9bc8b.jpg
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Rất nhiều quan huyện, lãnh đạo sở các tỉnh mua nhà Hà Nội là thông tin được báo điện tử Vietnam Net đưa ra ngày 30/3.

Bài báo dẫn từ lời của một giám đốc công ty bất động sản ở Thủ đô. Vị “chuyên gia” này tỏ ra rất hiểu đối tượng của mình khi phân tích thị trường đã đánh giá đây là khách hàng có tiềm năng lớn:

“Nhu cầu mua nhà của đối tượng khách hàng ngoại tỉnh chiếm tới 50%, tôi tin rằng trưởng phòng một sở của một tỉnh bất kỳ ở miền Bắc sẽ có nhà ở Hà Nội. Tôi thường nói vui rằng, nhân viên kinh doanh của tôi khi muốn tìm kiếm khách hàng tỉnh ngoài sẽ xin danh bạ điện thoại các cơ quan nhà nước để gọi sếp khai thác”, ông này nói.

Bài báo còn cho biết, phân khúc của thị trường này ở mức giá trên dưới 2 tỷ đồng, một số khách hàng khác còn quan tâm đến nhà cao cấp hơn.

Đây là tin mừng. Rất mừng bởi nhu cầu hướng đến các đô thị lớn là nhu cầu tất yếu trong một đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Vả lại, người xưa đã có câu “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”. Thế mà giờ đây, những người “nhà quê” “đổ bộ” lên Hà Nội, quyết tâm “Sống mãi với Thủ đô” không phải như ngày xưa, tức là “bằng vai phải lứa” với những công dân thành phố “ngồi lê”. Họ tiến về Hà Nội” với tư thế của những người khấm khá, thậm chí là giàu có.

Cái phân khúc 2tỉ đồng mà vị chuyên gia bất động sản kia đưa ra không phải là số tiền nhỏ nên cũng không phải người thành phố nào cũng có.

Thế mà nhiều đối tượng còn có nhu cầu cao hơn chứng tỏ đây là những “đại gia”.

Nếu như trước đây, cái “tiêu chí” để đánh giá sự giàu nghèo chỉ ở mức “Một yêu anh có Seiko (một loại đồng hồ) – Hai yêu anh có Pô zô (peugeot) Cá vàng” rồi tiến lên “nhà lầu, xe hơi” thì giờ đây là “Con học Mỹ, Nga – Cửa nhà Hà Nội” mới là “phẩm hàm”.

Không ít “người nhà quê” khi gặp nhau, sau mấy lời xã giao sẽ là câu hỏi thẳng: “Đã mua nhà Hà Nội chưa?” như để đánh giá “đẳng cấp”.

Tuy nhiên, theo bài báo hiện có đến 50% khách hàng là các tỉnh thì ngoài ít ỏi các “đại gia chân đất” nhờ lao động mồ hôi, nước mắt, vị giám đốc này nhận xét: “Tôi tin rằng trưởng phòng một sở của một tỉnh bất kỳ ở miền Bắc sẽ có nhà ở Hà Nội”.

Chao ôi! Tin này thì không còn mừng nữa mà chuyển thành… “kinh phục”.

“Kinh phục” bởi quê thì nghèo, lương thì thấp, thế mà sao các bác ấy giàu thế nhỉ?

Kinh doanh thì chắc cũng không vì các bác bận mải đi làm việc nước, việc dân, lấy đâu ra thời gian mà buôn với bán. Vả lại, kinh doanh, buôn bán gì dân phải biết chứ có phải buôn bạc giả đâu mà bí mật đến mức dân không biết.

Tham ô, tham nhũng thì chắc là không rồi vì các bác ấy lý lịch trong sáng lắm. Chẳng tin, cứ nhìn những bản đánh giá thành tích hàng năm của các bác ấy thì rõ.

Thế mà các bác ấy lại mua được nhà Hà Nội mới tài chứ.

Thôi thì đành mượn lời cụ Nam Cao: “Tài thật! Tài đến thế là cùng!...”, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

====================

 

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

 

Xin lỗi BLOG! Lão gàn không bình luận gì cho sự kiện mà các vị nêu. Vì lão không dây dưa đến chính trị và nhóm lợi ích. Nhưng đây chính là một trong những nguyên nhân để lão Gàn tiên tri "Bất động sản cận tử". Vậng! Cận tử chứa chưa chết hẳn. Vẫn có người mua nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cản trở quyền tự do ngôn luận có thể bị tù 7 năm

31/03/2015 19:31 GMT+7

 

logo.gif- Dự thảo bộ luật Hình sự có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.

 

Chưa bỏ án tử hình với tội tham nhũng

Giải trình về dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi trước UB Tư pháp QH chiều nay (31/3), Thứ trưởng Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết sẽ hạn chế hình phạt tử hình.

"Giảm tử hình là chủ trương lớn của Đảng, thể hiện trong các nghị quyết về cải cách tư pháp và trong thực tiễn luật pháp hình sự. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với tinh thần bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, và xu hướng hội nhập của nước ta. Vì vậy, việc tiếp tục giảm hình phạt tử hình nhận được sự ủng hộ tuyệt đối trong quá trình xây dựng bộ luật Hình sự sửa đổi".

 

20150331193248-dinh-trung-tung-plxh.JPG

Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: Bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ dễ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng.Ảnh: PLXH

 

Ông Tụng cho biết các ý kiến đều thống nhất quan điểm về tiêu chí giảm tử hình cũng như chủ trương sửa đổi bổ sung các quy định của bộ luật về hình phạt tử hình theo hướng: quy định rõ, cụ thể và chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này; mở rộng diện không áp dụng hình phạt tử hình; mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế; thu hẹp diện các tội danh có quy định hình phạt tử hình.

"Nhưng với các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình với các tội danh cụ thể thì vẫn còn ý kiến khác nhau", Thứ trưởng cho biết.

Trong ban soạn thảo có những ý kiến đồng ý bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong số 22 tội danh có hình phạt tử hình hiện hành: cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; và tội phạm chiến tranh.

Có những ý kiến muốn bỏ hình phạt tử hình với thêm 3 tội danh nữa là sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; tham ô tài sản; và nhận hối lộ, vì "suy cho cùng các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vụ lợi".

Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết ý kiến của Chính phủ: "Hiện ta đang đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả, việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ là chưa phù hợp, dễ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nước ta nương tay với các quan chức tham nhũng và không được nhân dân đồng tình ủng hộ".

Còn tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh hiện đang phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người, nên vẫn cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình.

Bước đầu cho ý kiến, nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp có thêm một loại ý kiến là không bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Lý do đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng, nước ta lại nằm trong khu vực có sự phức tạp về an ninh, nguy cơ chiến tranh xung đột vẫn hiện hữu, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Công Hồng cho biết.

Xâm phạm quyền biểu tình có thể bị 7 năm tù

Dự thảo bộ luật Hình sự còn có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.

Cụ thể, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.

Một số hành vi khác cũng có thể bị phạt tù là lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Phạm tội trả thù người khiếu nại, tố cáo; gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù 2-5 năm. Trong các trường hợp có tổ chức; gây mất trật tự, an toàn xã hội; làm nạn nhân tự sát; gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng khác, thì phạt tù 3-7 năm.

UB Tư pháp QH sẽ dành cả ngày mai 1/4 để thẩm tra dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi.

Chung Hoàng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận mục con mắt thần khổng lồ giữa sa mạc Sahara

 

(Văn hóa) - Tiếc rằng chỉ những nhà du hành vũ trụ mới có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt tuyệt tác thiên nhiên mắt thần Sahara.

 

117.jpg

 

Nằm ở phía Tây sa mạc Sahara – sa mạc lớn nhất trên trái đất, Mắt Sahara hay còn gọi là Khối cấu trúc Richat được coi là một trong những kiến tạo địa lý kỳ lạ nhất trên thế giới.

 

25.jpg

Đây là một cấu trúc địa chất được hình thành từ đá với nhiều đường tròn đồng tâm, trong đó đường tròn ngoài cùng có đường kính lên tới 45km. Nhìn từ trên vũ trụ, cấu trúc này có hình thù như một con mắt.

 

34.jpg

Mắt Sahara mới chỉ được phát hiện trong thế kỷ 20 bởi các phi hành gia vũ trụ. Do kích thước quá to lớn, con người không thể nhận diện được cấu trúc này khi đứng từ mặt đất.

 

44.jpg

Cho đến nay, nguồn gốc của Mắt Sahara vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

 

54.jpg

Lúc đầu người ta nghĩ rằng “con mắt” này hình thành do sự va chạm của một thiên thạch lớn vào vỏ trái đất. Tuy nhiên các nghiên cứu hóa học sau đó cho thấy không có dấu vết thiên thạch.

 

62.jpg

Cũng xuất hiện ý kiến cho rằng cấu trúc này chính là những gì còn lại sau một vụ núi lửa phun trào. Thế nhưng quan điểm này cuối cùng cũng không đúng. Những tảng đá ở đây không giống như đá tại các núi lửa đã tắt.

 

72.jpg

Những người theo thuyết huyền bí cho rằng Mắt Sahara có thể là tàn tích của lục địa Atlantis – lục địa huyền thoại đã sụp đổ một cách bất ngờ sau những cơn động đất và đại hồng thủy tàn khốc.

 

81.jpg

Các lý thuyết gần đây với nhiều sự ủng hộ hơn cho rằng Mắt Sahara thực chất là một sản phẩm của sự xói mòn địa chất theo thời gian.

 

9.jpeg

Dù có nguồn gốc ra sao, có một thực tế không thể chối cãi được là vẻ đẹp của Mắt Sahara luôn khiến con người phải trầm trồ. Tiếc rằng chỉ những nhà du hành vũ trụ mới có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt tuyệt tác thiên nhiên này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt" - Vanga.

Thông tin về dân tộc Assyria :

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt" - Vanga.

Thông tin về dân tộc Assyria :

 

 

 

Cảm ơn ATN.

Tôi còn có một thông tin cho rằng dân tộc Assyria biến mất vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN và không rõ họ di cư về đâu? Bài viết trên Wikipedia chỉ mô tả sự thăng trầm và sụp đổ của các triều đại Assyria, nhưng lại không nói đến số phận của dân tộc này sau đó? Chưa chắc đất nước Xyria hiện nay là hậu duệ của người Assyria cổ!? Số phận của một quốc gia và lịch sử của dân tộc liên quan là hai vấn đề khác nhau.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay