Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sách vén màn bí mật của các thầy tướng số

Thứ năm, 12/3/2015 | 09:05 GMT+7

 

"Tôi là thầy tướng số" của tác giả Dịch Chi nói về những bí thuật của nghề tướng số đồng thời công bố những trang sử thần bí của giáo phái Giang Tướng.

Sách đặt giả thuyết Âm Dương Ngũ hành xuất xứ từ Việt Nam / Sách khẳng định người Việt sáng tạo ra kinh Dịch

Tác giả Dịch Chi là thành viên Ban thường vụ Hiệp hội Chu dịch Trung Quốc, chuyên nghiên cứu Huyền học và Phật học. Người cậu ruột của Dịch Chi, vốn là một truyền nhân phái Giang Tướng - môn phái chuyên dựa vào kiến thức về Chu Dịch để đặt bẫy lừa tiền bạc ở Trung Quốc, trước khi qua đời đã tiết lộ bí mật và đồng ý cho cháu công bố những trang sử thần bí của giáo phái có lịch sử gần 300 năm.

gần 300 năm.

body-Tuong-so-5991-1424836725.jpg

Bìa sách "Tôi là thầy tướng số" tập II.

 

Hai tập sách Tôi là thầy tướng số, phát hành tại Việt Nam đầu năm 2015, kể về những bí truyền của phái Giang Tướng, cũng là bí quyết chung của nghề tướng số. Theo lẽ thường những người hỏi đi hỏi lại một việc, thì nhất định việc đó không được như ý nguyện. Đó là nguyên nhân gây lo lắng nên thầy căn cứ vào đó xem mặt để nắm bắt từng tia hy vọng, lòng tham lam, sự đố kỵ, hư vinh, tính ngạo mạn, nỗi sợ hãi... của người đến xem. Vận mệnh của người xem biểu lộ trên khuôn mặt, có nghĩa không hẳn thầy tướng bói đúng, mà do người xem đã tự tiết lộ nhiều điều.

Sách chỉ ra những kinh nghiệm bí truyền của thầy tướng như: "Những kẻ khờ khạo dễ bị dắt mũi, tin tưởng tuyệt đối khi ta tuôn châu nhả ngọc (đích thị là những con gà béo), lúc này cứ rút đao ra mà chặt chém, chỉ cần đừng để họ khuynh gia bại sản là được. Những kẻ nghi ngờ lời phán của ta, ta chớ nên hiếu chiến, tuyệt đối không được tham lam, không lấy tiền dù chỉ một đồng. Những người cố ý bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, gặp tình huống này ba mươi sáu chước chuồn là thượng sách...".

Đặc biệt, sách tiết lộ thuật lừa đảo của phái Giang Tướng: "Tổ Gia sẽ phái một vài tay chân đi theo, tìm hiểu cuộc sống của đối phương, khoảng vài ba tháng sau, tìm mấy tên lưu manh cố ý kiếm cớ va chạm, đánh cho mặt mũi bầm dập hoặc phóng hỏa hậu viện, hôm sau người đó nhất định sẽ ngoan ngoãn quay lại giải hạn". Chiêu giả quỷ giả thần, ma thuật của phái Giang Tướng được tác giả đề cập trong hai tập sách. Tuy nhiên, theo Chu Dịch, phái Giang Tướng dù có những tội ác, họ vẫn có những nguyên tắc riêng, như lấy ác trị ác, không gây chia rẽ bất hòa tình cảm ruột thịt...

Tác giả Dịch Chi đang viết tiếp tập ba và bốn cho bộ sách, với mục đích tiếp tục giới thiệu trí tuệ của người xưa được áp dụng trong thuật xem tướng, cũng như giới giang hồ hiểm ác ẩn sau nghề tướng số.

Tại Trung Quốc, hai tập đầu của bộ sách bán được hơn 200.000 bản trong vòng 3 tháng sau khi xuất bản. Cộng đồng đọc sách lớn nhất Trung Quốc douban lý giải sự thu hút của Tôi là thầy tướng số: "Tác giả có kiến thức uyên thâm về dịch học, mở ra cho độc giả cánh cửa đến một thế giới khác, hiện nay dù ít dù nhiều vẫn có người tin vào số mệnh... Điều quan trọng nhất, tác giả truyền năng lượng tích cực tới độc giả, vận mệnh nằm trong tay chúng ta. Tướng tay, tướng mặt, bát tự... đều là nói quàng nói xiên".

 

                                                                                                                                                                       Y Nguyên

Nguồn : Báo Vnexpress

=====================================

Thầy bói Tầu là đây  :lol:

 

Theo bài báo này, cứ cho rằng phái Giang Tướng chuyện lợi dung "mê tín dị đoan" để bịp bợm và chính người trong phái này nói ra điều đó. Nhưng không thể căn cứ vào việc lợi dụng việc này để phủ nhận lý học Đông phương. Bởi vì phái Giang tướng ra đời cách đây 300 năm. Còn Lý học tồn tại - cứ theo như sách Tàu thì từ đời Chu cách đây 3000 năm lận. Còn theo Việt sử thì từ hàng chục ngàn năm trước.

Nếu không có hiệu quả thì lấy cái điếu ra để bịp bợm, lợi dụng hả? Thầy thuốc sai, bịp bợm, lợi dụng. Nhưng không có nghĩa là nền y học không có hiệu quả.

Điếu mựa! Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

Tại sao lại có việc liên quan giữa cội nguồn Việt sử của Chu Dịch và sự lừa đảo của phái Giang tướng ở đây?

Phải chăng vì không đủ khả năng phản biện học thuật, nên bắt đầu có trò bẩn?

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo bài báo này, cứ cho rằng phái Giang Tướng chuyện lợi dung "mê tín dị đoan" để bịp bợm và chính người trong phái này nói ra điều đó. Nhưng không thể căn cứ vào việc lợi dụng việc này để phủ nhận lý học Đông phương. Bởi vì phái Giang tướng ra đời cách đây 300 năm. Còn Lý học tồn tại - cứ theo như sách Tàu thì từ đời Chu cách đây 3000 năm lận. Còn theo Việt sử thì từ hàng chục ngàn năm trước.

Nếu không có hiệu quả thì lấy cái điếu ra để bịp bợm, lợi dụng hả? Thầy thuốc sai, bịp bợm, lợi dụng. Nhưng không có nghĩa là nền y học không có hiệu quả.

Điếu mựa! Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

Tại sao lại có việc liên quan giữa cội nguồn Việt sử của Chu Dịch và sự lừa đảo của phái Giang tướng ở đây?

Phải chăng vì không đủ khả năng phản biện học thuật, nên bắt đầu có trò bẩn?

 

Phải nói rõ hơn thế này:

Nếu sòng phẳng về mặt học thuật thì cái phái Giang Tướng và  tác giả Dịch Chi gì đó có khẳng định kinh Dịch và Bát Quái là của người Việt thì cũng mới chỉ là một góc - chứ cũng điếu được một nửa - của vấn đề nữa.

Lão đây đã kịp viết cuốn sách và may quá được in, là "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" - nói rõ là: Bát quái trong Dịch học chỉ là những ký hiệu phi ngôn ngữ, mang tính biểu kiến. Cho nên, nó phải được liên hệ với một học thuyết mô tả nội hàm của nó. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này tương tự ký hiệu siêu công thức E= mc (Bình phương) phải có sự liên hệ với thuyết Tương đối của Eistein vậy. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất nó như thế nào thì cho đến ngay lúc này , người Tàu cũng điếu biết: Không có một cuốn sách Tàu nào từ hàng ngàn năm qua, miêu tả thuyết này dù chỉ là những nét căn bản nhất.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội:

Đình cổ hơn 300 năm khắc khoải kêu cứu

Thứ Năm, 12/03/2015 - 10:14
 

Dân trí Những cấu kiện gỗ, cột kèo đã mục ruỗng, mái đình nứt toác, bên trong phải có hàng chục cây cột để chống đỡ lấy ngôi đình.

 

Đây là những hình ảnh tại ngôi đình cổ từ thế kỷ 17, thôn Cổ Chế, Phúc Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội. 

 

Kêu cứu các cấp nhưng đến nay, đình Cổ Chế vẫn nằm im lìm và ngày một xuống cấp. Người dân không khỏi xót xa cho một di tích văn hoá lịch sử đang đứng trước bờ vực trở thành phế tích.
Hiện tại, đứng từ ngoài cổng nhìn vào, ngôi đình này chẳng khác một công trường xây dựng với các vết nứt gãy, gạch đá ngổn ngang. Hệ thống cột chống được neo giằng để chống sập tạm thời. Khắp đình, đâu đâu cũng thấy mối xông, các cột kèo rỗng ruột, ngói nát, rui mục. 
 
Xuân Ngọc
====================
Định viết cái gì đó nhưng thôi! Không có tính hợp lý trong lý thuyết khoa học hiện đại, thế thì căn cứ vào cái điếu gì để nói?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mua nhà, được "lấy" cả bà chủ

Thứ Sáu, 13/03/2015 - 11:17
 

Một phụ nữ sống ở tỉnh Yogyakarta - Indonesia, rao bán căn hộ bà đang ở với lời gợi ý “sẽ trở thành vợ của chủ nhân căn nhà mới nếu người này đồng ý”.

 

Bà Wina Lia, 40 tuổi, đăng tin bán nhà trên trang web bất động sảnRuhahdijual.com kèm theo “chương trình khuyến mãi: “Mua với mức giá yêu cầu và lấy người sở hữu căn nhà (tức bà Wina) làm vợ”.

Căn nhà được bà Wina rao bán với giá 50.000 bảng Anh (1,6 tỉ đồng), bao gồm cả garage và một khu vườn rộng rãi. Ngôi nhà 1 tầng được xây dựng trên một mảnh đất khoảng 1/6 mẫu Anh, có 2 phòng ngủ, 2 phòng tắm, sàn đá granite và ao cá.

Bannha133-b97ce.jpg
 Bà Wina Lia đứng trước ngôi nhà đang rao bán của mình. Ảnh: Independent

 

Trả lởi phỏng vấn trang Kompas, bà cho biết sẽ kiếm chồng nhân sự kiện đặc biệt này. Từng 2 lần thất bại trong tình yêu, bà Wina đang muốn tìm cho mình hạnh phúc đích thực dù ý nguyện cuối cùng vẫn là bán được căn nhà.

Chuyên gia bất động sản Dian Purna Dirgantara, người gợi ý kế hoạch kể trên cho bà Wina, giải thích thêm rằng người mua không bắt buộc phải lấy chủ nhân ngôi nhà. Ông nói với tạp chí Time: “Từ sáng ngày hôm qua đến giờ tôi nhận không biết bao nhiêu cuộc điện thoại, thậm chí hàng trăm".

Hiện thông tin bán nhà của bà Wina đang lan chóng mặt trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

Theo P.Nghĩa
Người Lao động/Independent
========================
Quả là một chiêu quảng cáo độc thật! Giỏi! Nhưng nhìn tướng bà này bướng lắm. Rất tự tin một cách ngoan cố.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Tại sao lại có việc liên quan giữa cội nguồn Việt sử của Chu Dịch và sự lừa đảo của phái Giang tướng ở đây?

Phải chăng vì không đủ khả năng phản biện học thuật, nên bắt đầu có trò bẩn?

Sư phụ hãy xem tin gốc của bài viết ở dưới đây ạ

 

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-ven-man-bi-mat-cua-cac-thay-tuong-so-3150387.html

 

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-dat-gia-thuyet-am-duong-ngu-hanh-xuat-xu-tu-viet-nam-3032814.html

 

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/sach-khang-dinh-nguoi-viet-sang-tao-ra-kinh-dich-3094123.html

Share this post


Link to post
Share on other sites
Myanmar đề nghị được hỗ trợ lập khoa tiếng Việt ở bậc đại học

Thứ bảy, 14/3/2015 | 21:16 GMT+7

 

Thứ trưởng Giáo dục Myanmar vừa đề xuất Việt Nam hỗ trợ thành lập một khoa hoặc trung tâm đào tạo tiếng Việt tại một trường đại học của Myanmar.
 

Ngày 13/3, tại Myanmar, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng các nước Đông Nam Á SEAMEO và Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, GS Phạm Vũ Luận có buổi hội đàm với Thứ trưởng Giáo dục Myanmar, TS Zaw Min Aung.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận định, hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo thời gian qua chưa phát triển. Giữa hai nước chỉ thực hiện được một số hoạt động hợp tác đa phương thông qua các tổ chức khu vực như ASEAN và SEAMEO. Vì vậy, Bộ trưởng đề nghị phía Myanmar xem xét ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục và công nhận bằng cấp giữa hai nước để thúc đẩy các hoạt động hợp tác giáo dục song phương.

IMG-BT-hoi-dam-voi-Thu-truong-2802-2171-

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (thứ tư từ trái qua) tại buổi hội đàm với Bộ Giáo dục Myanmar.

 

Ông Luận cũng đề xuất hai bên đẩy mạnh trao đổi các đoàn cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh để tăng cường trao đổi kinh nghiệm quản lý, giảng dạy, nghiên cứu của mỗi nước và tăng cường hiểu biết lẫn nhau; khuyến khích các cơ sở giáo dục của hai nước hợp tác trực tiếp về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bộ trưởng đề nghị Myanmar xem xét, tiếp nhận các chuyên gia giáo dục của Việt Nam sang giảng dạy và nghiên cứu tại Myanmar.

Thứ trưởng Zaw Min Aung đồng tình với đề xuất của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, đồng thời cam kết chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục Myanmar tích cực tìm hiểu những điểm tương đồng của hai nước nhằm nhanh chóng thúc đẩy hợp tác.

Phía Myanmar cũng đề xuất Việt Nam hỗ trợ thành lập một khoa hoặc trung tâm đào tạo tiếng Việt tại một trường đại học của Myanmar. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận đề xuất và đề nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo hợp tác giáo dục đang được hai bên chuẩn bị.

Hoàng Thuỳ

==============================

Tiếng Việt có thể dịch ra bất cứ thứ tiếng nào trên thế giới (nhiều từ, nhiều nghĩa), nhưng tiếng của một nước nào muốn dịch sang tiếng Việt sẽ rất khó khăn. Ví dụ: áo dài, bún, miến... Tóm lại, tiếng Việt vô cùng phong phú, từ ngữ diễn đạt, thể hiện từ tổng quát đến chi tiết từng sự vật, hiện tượng. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Trò chơi thơ ca giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

Thứ Sáu, 13/03/2015 15:42:15 GMT+7

 
Nghe một câu thơ hay bài hát, ban đầu bé sẽ cảm nhận vần điệu, sau đó hiểu về ý nghĩa từng từ và liên hệ nội dung với cuộc sống. 

Theo tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, ngay từ khi còn là bào thai, đứa trẻ đã phản ứng nhạy cảm với nhịp điệu, âm thanh qua bước đi, động tác và lời nói của mẹ. Cảm nhận đầu tiên về ngôn ngữ khi bé ra đời cũng bắt đầu từ rất sớm thông qua người mẹ. Giọng mẹ êm êm, dễ chịu, quen thuộc dẫn dắt bé từng bước tìm hiểu thế giới và khám phá chính bản thân.

Những đứa trẻ ban đầu phản ứng tích cực với thể loại thơ ngắn, có nhịp điệu, giúp cảm thấy vui vẻ, bình tĩnh. Khi lắng nghe thơ, trẻ em có xu hướng bắt chước đọc theo vì dễ nhớ, dễ thể hiện.

Vần thơ như bước chân ngắn, lẫm chẫm hay hơi thở dồn dập của một em bé. Thơ cũng có thể ngân nga ngắn dài như một câu lục bát mẹ hát ru con. Tùy từng thời điểm mà chọn thể loại phù hợp, chẳng hạn khi trẻ chơi nên cho nghe thơ ngắn, khi nghỉ ngơi, sắp ngủ thì giọng thơ êm ấm dịu dàng để dỗ bé ngủ yên.

 

day-tre.jpg

Ảnh: Tổ Ấm Việt.

 
Việc tiếp nhận thơ của trẻ ban đầu chỉ là là cảm nhận nhịp điệu rồi đến vần, sau đó mới vỡ dần về ý nghĩa từng từ và liên hệ nội dung với cuộc sống. Các bé được tiếp xúc với thơ ca từ sớm sẽ có cho riêng mình một hình dung về thế giới thú vị thông qua tư duy ngôn ngữ sớm.

Thể loại thơ dành cho trẻ nhỏ là thứ ngôn ngữ đặc biệt giản dị, rõ ràng, trong sáng. Thủ pháp láy từ, láy âm, láy hình ảnh là điểm mấu chốt quan trọng trong quá trình tư duy và tiếp nhận của bé. Khi lặp đi lặp lại và có thao tác bắt chước, học thuộc đoạn thơ, não của trẻ được kích thích phát triển toàn diện từ những ngày còn non nớt.

Nếu phụ huynh thường xuyên đọc thơ cho nghe trong những năm đầu đời, bé sẽ có vốn từ phong phú và dần phân biệt được ngữ nghĩa. Thậm chí chúng còn hiểu được những khái niệm mà người lớn cho là phức tạp đối với trẻ như đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa... Nhiều nghiên cứu cho thấy thơ ca còn giúp nâng cao năng lực thẩm mỹ, giúp trẻ xây dựng sự nhạy bén về ngôn ngữ, cảm nhận ngôn ngữ bằng cảm xúc và các giác quan. Trẻ có thể “cảm” một từ thay vì chỉ hiểu nghĩa từ ấy.

Tiến sĩ Thụy Anh kể về kinh nghiệm ru con bằng bài “Cái cò mày đi ăn đêm”. Sau này cậu bé lên ba, một lần nghe được từ “cái cò” thì bảo mẹ: “Từ này rất buồn mẹ ạ”. Lần khác, khi cùng mẹ ngắm trời đêm rất nhiều sao, em bảo: "Trời có màu êm, mẹ ạ". Khái niệm "màu êm" mà đứa trẻ cảm nhận được bắt nguồn từ trong thơ ca là một thứ màu đặc biệt mà người lớn không dễ tìm ra được. Đó là cảm nhận màu sắc và nói ra bằng thứ ngôn ngữ có sự tham gia của các giác quan.

Qua thơ ca, cha mẹ và con cái còn có cơ hội giao lưu cảm xúc với nhau. Tiến sĩ Thụy Anh nhớ một người bạn sau 2 năm đi du học nước ngoài trở về quê thì đứa con đầu lòng đã được 3 tuổi. Khoảng thời gian qua khiến giữa hai bố con có một vách ngăn không làm sao để xóa bỏ nó thật nhanh. Được một người bạn tư vấn, ông bố trẻ này đã dùng thơ, đồng dao để chơi với con. Ngay lập tức, 2 cha con trở nên gần gũi với nhau như chưa từng xa cách.
 
Theo Thi Trân (VnExpress.net)

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Cần chung tay cứu lấy tương lai các em”
Thứ Ba, 17/03/2015 - 00:03
 

Dân trí Ngày 16/3, Sở GD-ĐT Trà Vinh đã công bố kết luận kỷ luật nhóm học sinh tham gia đánh hội đồng bạn học tại Trường THCS Lý Tự Trọng. Có nhiều ý kiến trái chiều nhưng đa số đều cho rằng gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay cứu lấy tương lai các em.

 

Khi nghe hình thức kỷ luật trong nhóm học sinh đánh hội đồng nặng nhất là buộc thôi học 1 tuần, nhẹ nhất là khiển trách, hầu hết người thân nữ sinh N.T.H. P. đều không tán thành vì quá nhẹ, không có sức răn đe. Ông Nguyễn Phước Lập, bác ruột em P. cho biết: "Với kết luận như vậy gia đình không đồng ý vì chưa mang tính răn đe nên gia đình sẽ khiếu nại. Làm như vậy chẳng khác nào cho mấy em bị đánh nghỉ học 1 tuần rồi đâu lại vào đó".

 

c-tam-2-d8173.jpg
Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh), nơi xảy ra sự việc.
 

Đối với gia đình những học sinh đánh hội đồng bạn thì đồng ý với kết luận của hội đồng kỷ luật dù với bất cứ hình thức nào. Ông Trần Quốc Dũng, cậu ruột em Lâm Trần Bình Trọng cho biết: "Cha mẹ Trọng ly dị nên từ nhỏ cháu sống với tôi, quyết định kỷ luật như thế nào gia đình cũng chấp nhận vì cháu mình đã sai, đã có hành động bồng bột. Cho dù nặng nhất là đỉnh chỉ 1 năm gia đình cũng chấp nhận. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ hội đồng kỷ luật đã cân nhắc để các cháu có điều kiện sửa đổi những sai lầm của mình. Bây giờ trách nhiệm của xã hội, gia đình, nhà trường phải làm sao uốn nắn các cháu không sai lầm nữa".

Bàn về hình thức kỷ luật ông Phạm Viết Thạch, Trưởng ban thanh thiếu nhi trường học (Tỉnh đoàn Trà Vinh) cho rằng: "Nên thông cảm và tạo điều kiện cho các em sửa đổi. Theo tôi không nên kỷ luật nặng mà giúp các em nhận biết lỗi của mình để trở lại trường vì các em ở độ tuổi còn nhỏ rất quan trọng vẫn là giáo dục. Sắp tới tỉnh đoàn sẽ có kế hoạch đến nhà vận động cho các em đến trường".

Còn bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh cho rằng: "Bây giờ rất khó để nói mức kỷ luật các em nặng hay nhẹ vì các em ở trong độ tuổi còn quá nhỏ. Khi đưa ra hình thức kỷ luật, hội đồng đã rất cân nhắc, sẽ tạo điều kiện để các em sửa sai".
 
Theo bà Tâm, khi xem clip ai cũng thấy rất phẫn nộ cho hành vi của các em. Sau khi sự việc xảy ra, Hội Phụ nữ tỉnh, TP Trà Vinh đã tiếp cận tìm hiểu, thăm hỏi gia đình nữ sinh P. và giúp gia đình vượt qua khó khăn, có một số tiền đi khám bệnh. Còn đối với nhóm học sinh đánh bạn cũng đến nhà tìm hiểu thông tin để nắm rõ sự việc, có giải pháp kịp thời vì tâm lý của các em cũng rất hoang mang.

"Sắp tới hội phụ nữ sẽ tuyên truyền chị em phụ nữ quan tâm, giáo dục con cái. Trước khi xảy ra sự việc đánh hội đồng, Hội Phụ nữ đã có kế hoạch kết hợp với nhà trường giáo dục các em học sinh nữ và đã thông qua thường vụ. Theo kế hoạch, các cấp hội sẽ thường xuyên dự sinh hoạt đầu giờ để tuyên truyền giới trẻ hiểu rõ về giới, chấn chỉnh tình trạng yêu đương sớm, bạo lực học đường, an toàn giao thông..." - bà Tâm chia sẻ.

 

c-tam-a989b.jpg
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm cho rằng gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chung tay cứu lấy tương lai các em.
 

Theo bà Tâm, ngoài việc xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, thì nhà trường, gia đình, xã hội cần chung tay để giúp các em sau khi kỷ luật. Tuy sự việc xảy ra, ai trong chúng ta cũng đau lòng nhưng dù đau tới đâu cũng không thể bỏ mặc các em ra ngoài xã hội khi trong độ tuổi còn rất nhỏ. Việc bỏ mặc các em trong lúc này chẳng khác nào cho các em vào đường cùng.

Trong buổi họp báo chiều 16/3, ông Nguyễn Thành Nguyện, giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh khẳng định: "Hội đồng kỷ luật đã cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra hình thức kỷ luật đối với những cá nhân liên quan. Hình thức kỷ luật các em học sinh vừa răn đe nhưng vẫn thể hiện tính nghiêm minh. Sau khi kỷ luật sẽ phân công cụ thể giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội để quản lý tốt hơn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, nhất là công an để tránh xảy ra tình trạng bạo lực học đường".

Minh Giang
====================
Mấy hôm nay bịn quá. Cấp cứu hai lần. Bi wờ hơi tỉnh lại. Nhớ lại hồi còn nhỏ - từ lớp 3/ 10 đến lớp 5/ 10, lão Gàn cũng tham gia đánh nhau từ trong lớp ra đến ngoài đường. Hì.
Hôm nào tỉnh hẳn lão Gàn sẽ viết "hồi ký" kể lại những chuyện đánh đấm này. Còn nhiều thằng trong đám đánh nhau đó còn sống đến ngày hôm nay, "nhân chứng, vật chứng" đầy đủ. Hì.
Làm gì mà giật cái tít nghe thấy ghê vậy?!
“Cần chung tay cứu lấy tương lai các em”

 

Trong lúc ngất ngây gần chết, hồn lạc đến cổng Thiên Đàng. Lão Gàn nghĩ nếu qua được trận này sẽ viết tiểu luận: "Vị trí giáo dục và văn hóa trong văn hiến Việt", sau đó xin về chầu Thượng Đế, nếu như được Ngài cho phép. Hì.
Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thư cao.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người siêu giàu tăng nhanh:
Không ai nể Việt Nam chuyện đó?

(Tin tức thời sự) - "Sẽ không đất nước nào nể phục một nước có số người siêu giàu tăng nhanh, mà phải là kinh tế tăng trưởng dân chủ, phát triển, minh bạch".
 

Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) trước dự đoán, trong 10 năm tới, VN sẽ là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới.

 

2 nghề giàu ngầm nhanh nhất hiện nay

PV:- Vừa qua, Báo cáo của Knight Frank dự đoán trong 10 năm tới, VN là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 159%, từ 116 lên 300 người. Ông có bất ngờ trước thông tin này hay không? Theo ông, việc tăng nhanh số người siêu giàu có khiến VN được bạn bè quốc tế biết đến và nể phục hay không? Vì sao?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Như chúng ta biết, hiện nay, số lượng tham nhũng quá nhiều, từ huyện cho đến xã...trong khi dân đều biết cả.

Cho nên, ở VN bây giờ, có 2 nghề giàu nhất là tham nhũng và buôn lậu, mà 2 nghề này không thể thống kê con số tài sản, nghĩa là không thể minh bạch được. Vì vậy, tôi không bất ngờ trước việc Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới.

VN có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới

Đơn giản chỉ là ở đâu người dân nghèo thì chắc chắn sẽ có nhiều người giàu, đây là quy luật, hơn nữa, sự giàu có kiểu như vậy đều là bất chính: tham nhũng nhiều, buôn lậu thì biên giới dài hàng nghìn cây số, cho nên đó chính là điều kiện giàu ngầm không ai hay biết.

Sẽ không bao giờ có chuyện bạn bè thế giới nể phục khi chúng ta có số lượng người siêu giàu tăng, bởi họ chỉ phục đất nước kinh tế tăng trưởng, phát triển, công bằng, văn minh, minh bạch, rõ ràng. Chứ còn đất nước nào dù nghèo đói nhất vẫn có nhiều người giàu thì sẽ không quốc gia nào nể phục điều đó.

 

PV:- Trong khi đó, cũng theo một báo cáo mới đây, các chuyên gia cho rằng, sự chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng rõ rệt. Nhiều người giàu hơn trong khi chênh lệch giàu nghèo càng tăng lên, điều này thể hiện điều gì, thưa ông?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Thực ra chênh lệch giàu nghèo cũng do bản thân kinh tế thị trường có nguyên tắc, ai làm nhiều ăn nhiều, ai giỏi thì thu nhập cao, tôi nghĩ điều này đúng.

Bởi vì kinh tế thị trường không như kinh tế bao cấp, nó tồn tại phụ thuộc vào sự cạnh tranh, người giỏi - người kém, người chăm - người lười, rõ ràng không có chuyện chia đều, giỏi thì thu nhập cao hơn, thu nhập khá hơn.

Vì vậy, nên các nước phát triển kinh tế thị trường đều có chính sách giúp người nghèo, VN cũng đã làm nhưng chỉ làm ở dưới góc độ danh nghĩa không thiết thực, mới chỉ làm hời hợt, mới chỉ người nghèo con cá, mà quên không cho cần câu.

nguoi-sieu-giau-tang-nhanh-khong-ai-ne-c

VN có số người siêu giàu tăng tốc độ nhanh nhất TG

Ở những nước quản lý yếu kém, không công bằng, công khai minh bạch thì lại làm cho tham nhũng, buôn gian bán lận, giàu có lên rất nhanh.

Cho nên sự phân hóa giàu nghèo, làm giàu bất hợp pháp thường hay rơi vào nước quản lý kém, luật pháp không rõ ràng, chống tham nhũng chỉ hô khẩu hiệu mà không có hành động.

Chính vì vậy, phải làm rõ ràng các cá nhân giàu lên bằng cách nào, giàu bằng gì, nếu như giàu lên bằng tài năng kinh doanh, bằng lao động giỏi, lao động năng suất cao, trí óc vượt trội thì phải ủng hộ.

 

Giàu có nhưng cần minh bạch

PV:- Đặc biệt, nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã cơ bản khai thác xong tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi. Vậy thì sự gia tăng số người giàu trong thời điểm này phải được lý giải ra sao?

Một số vô cùng ít người giàu lên, trong khi đời sống nói chung không được cải thiện, điều này biểu hiện điều gì?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Giới giàu có VN hiện nay, chỉ có con số thống kê tài sản mà không biết giàu từ đâu, tất cả mọi thông tin đều không minh bạch.

Nói ngay đến các cán bộ xã hiện nay, tiền hỗ trợ người nghèo còn chia nhau, gói mì tôm của dân còn ăn chặn, ngay đến con gà hỗ trợ người nghèo, cán bộ xã còn lấy mang về nhà, thì làm sao xã hội tốt lên được?

Đây chính là biểu hiện thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Hơn nữa là vấn đề trong chính sách, đáng lẽ phải làm rõ, giàu lên bằng cách nào, giàu từ nguồn tài nguyên được sử dụng như thế nào.

Nếu như giàu lên nhờ mánh lới, bằng lỗ hổng chính sách thì quá đáng buồn. Còn nếu giàu lên bằng việc tổ chức sản xuất, bán được sản phẩm ra nước ngoài thì rất đáng khích lệ.

PV:- Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội, giàu có không minh bạch hợp pháp... là điều đáng ngại. Quan điểm của ông ra sao?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Giàu có là phải khuyến khích, nhưng đó là trường hợp làm giàu hợp pháp bằng trí tuệ và lao động, chứ không phải làm giàu quá nhanh.

2 người Việt lọt vào danh sách siêu giàu Thụy Sĩ Bank

Thế nào là hợp pháp, thế nào là minh bạch, thì cũng phải có hệ thống cơ sở luật pháp chắc chắn, có lo ngại cũng không giải quyết được nếu như hệ thống luật pháp vẫn sơ hở.

PV:- Có ý kiến cho rằng, sự giàu lên quá nhanh một cách không minh bạch sẽ tạo ra tâm lý chạy đua làm giàu bằng mọi giá. Ông có đồng tình với ý kiến này hay không? Xã hội Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả của tâm lý này chưa, xin ông phân tích cụ thể?

PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Ở đâu cũng vậy, dù có ở Mỹ, phương Tây thì bất kì cá nhân nào khi nhìn thấy lợi nhuận cũng sẽ lao đầu vào, nhưng họ có thể nhận ra cái giá phải trả nếu vi phạm phạm luật nên sẽ dừng lại, khác với người Việt.

Đặc biệt, xã hội VN cũng đã phải gánh chịu những hậu quả đầu tiên, cứ đọc báo hàng ngày sẽ thấy, nào là tin con giết cha, cha giết con, anh giết em, đó chính là hậu quả của đạo đức xã hội xuống cấp. Người trong gia đình cũng tranh gia tài của nhau, minh chứng cho việc đạo đức xuống cấp.

Rồi tai nạn giao thông gia tăng, đánh nhau 6000 người cấp cứu, tại sao đánh nhau phát triển mạnh, mà không chỉ là hai người đánh nhau bình thường, mà còn đâm chém, giết người? Cuối cùng là gia đình tan vỡ, vì khi con người giàu có bất minh thì họ sẽ tự cho phép bản thân ăn chơi, đứng trên mọi luật lệ...đó chính là ảnh hưởng xấu tới xã hội.

- Xin cảm ơn PGS.TS đã chia sẻ với Đất Việt!

====================

Lão Gàn điếu dây dưa đến chuyện chính trị - nhóm lợi ích. Nhưng bài viết này của hẳn một PGS lại còn Tiến sĩ nữa mới ghê, mà viết chữ này làm lão điếu hiểu cái gì cả:

Cho nên, ở VN bây giờ, có 2 nghề giàu nhất là tham nhũng và buôn lậu

 

Lão lục tung tất cả trí nhớ trong cái đầu bã đậu của lão ra mà không hiểu cái gọi là "nghề tham nhũng" là nghề khỉ gió gì? Lại một dạng sáng tạo ngôn từ theo kiểu "văn hóa ị". Hì!

Đi buôn thì gọi là nghề. Nhưng "buôn lậu" thì là một hành vi phạm pháp. Điếu ai gọi là "nghề buôn lậu" cả.

 

Giàu có là phải khuyến khích, nhưng đó là trường hợp làm giàu hợp pháp bằng trí tuệ và lao động, chứ không phải làm giàu quá nhanh.

 

Ơ! Giàu quá nhanh thì làm sao? Nó xấu xa bỉ ủi hả? Một gã ăn mày đổi đời vì trúng độc đắc cả cặp thì làm sao?

Điếu hiểu dạo này zdăng chương nó ra làm sao ấy nhỉ?

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
'Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây':
Kích thích trí tưởng tượng, tiềm năng sáng tạo của học sinh
17/03/2015 16:30
 
(TNO) Trước bàn tán của dư luận xung quanh việc một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 5 “sáng tác” chuyện “lạ” về Thánh Gióng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chính thức lên tiếng.
 
Theo công văn trả lời báo chí của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và GS Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 5), bài tập được bài báo nêu nằm trong cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được lấy lại từ cuốn Tiếng Việt 5, tập hai (Nhà xuất bản Giáo dục, 2010, trang 86).
Đoạn văn trong bài tập trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” (Nguyễn Đình Thi toàn tập, tập IV, Nhà xuất bản Văn học, 2009, trang 148).
 
thanh-giong-2_mcng.jpg?width=500
Đoạn trích khiến dư luận bàn tán cho rằng một sáng tác "lạ" về nhân vật Thánh Gióng
 
Mục tiêu của bài tập là rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên kết các câu trong đoạn, qua đó học hỏi cách sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn.
Đoạn văn được trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn. Ngay ở câu mở đoạn, Nguyễn Đình Thi đã nói rõ là ông tưởng tượng ra một kết cục khác của câu chuyện: “Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi...”. Tuy vậy, phần lớn các chi tiết trong đoạn văn đều là chi tiết có trong các truyền thuyết về Thánh Gióng.
Theo cuốn Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2010 (trang 153-154) thì truyền thuyết dân gian trong vùng và bản thần tích Phù Đổng Thiên Vương hiện lưu trong đền Gióng ở làng Xuân Tảo (làng Cáo), xã Xuân Đỉnh, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, kể rằng: “Vào ngày đầu tháng tư âm lịch, trên đường đi đánh giặc Ân về, Thánh Gióng đã dừng chân, buộc ngựa vào cây đa đầu làng, ngồi nghỉ trên một phiến đá, sau đó nhảy xuống hồ tắm mát, rồi quay lên tắm lại bằng nước giếng của làng ở chân gò Con Phượng. Dân làng bảo nhau mang cơm, cà ra dâng thánh ăn trưa. Lúc vội vàng phi ngựa lên đỉnh Sóc Sơn để bay về trời, Đức Thánh bỏ quên thanh roi sắt bên phiến đá. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, dân làng cùng nhau lập miếu thờ”.
"Như vậy, chỉ có khác biệt giữa truyền thuyết với bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Thi là theo truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời, còn Nguyễn Đình Thi cho là tráng sĩ đã hy sinh trên đất mẹ", công văn nêu.
Nhà xuất bản và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách bày tỏ quan điểm: “Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học”.

Tuệ Nguyễn

====================


"Như vậy, chỉ có khác biệt giữa truyền thuyết với bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Thi là theo truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời, còn Nguyễn Đình Thi cho là tráng sĩ đã hy sinh trên đất mẹ", công văn nêu.
Nhà xuất bản và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách bày tỏ quan điểm: “Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học”.

 

 

Lão Gàn vốn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, đáng lý ra chẳng có quyền ý kiến, ý cò gì với các cao nhân tiền bối như ông Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Thuyết, và lại còn cả hẳn cái Nxb Giáo Dục nữa kia chứ. Nhưng vì thấy nó mang tính "lý thuyết khoa học hiện đại" (Vốn không có tính hợp lý - theo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại cafe Trung Nguyên), nên có vài lời phàn nàn vớ vẩn như sau:

Xin lỗi ông Nguyễn Đính Thi. Cái gọi là sự sáng tạo của ông thực ra chỉ là "hiện thực hóa" một truyền thuyết của văn hóa truyền thống Việt, nếu không muốn nói nặng lời hơn là xuyên tạc và hạ thấp đi giá trị của nó bằng thứ tư duy chẳng mấy thông minh của ông.

Bản thân nội dung truyền thuyết của tổ tiên người Việt đã quá thừa sự sáng tạo và trí tưởng tượng: hình tượng "ngựa sắt" có thể chạy như ngựa thật; hét ra lửa; theo ông đã sáng tạo và kích thích làm giàu trí tưởng tượng chưa? Chú bé ba tuổi, ăn hết lương thực của cả làng rồi vươn vai đứng dậy thành người khổng lồ, đã đủ gọi là trí tưởng tưởng phong phú chưa? Chưa hết, có thể nói cả một câu chuyện đầy tính tưởng tượng, sáng tạo rất huyền thoại: Nhổ cả bụi tre làm vũ khí đánh giặc, vó ngựa đi đến đâu thành ao hồ đến đấy, khói lửa từ ngựa sắt phun ra làm tất cả tre trong vùng cháy thành một giống tre vàng còn lại đến ngày hôm nay...vv....và ...vv....Chưa hết, còn đoạn này mới vượt qua khỏi cái tầm thường của thế gian này ông ạ.

Đó là sau khi đánh thắng giặc Ân với tất cả những kỳ tích thần thánh, nếu cứ theo lý ở đời thì chẳng thiếu gì kẻ khoe công tích để hưởng lộc. Nhưng ở đây, Ngài Thánh Gióng lại bỏ lại hết mà bay về trời với chiến thắng trọn vẹn. Vĩ đại như vậy, nhưng ông Nguyễn Đình Thi lại tầm thường hóa với một cái chết rất đời thường, do bị thương mà chết trong đau đớn?! Với cái chết này, sự cao cả của Đức Thánh Gióng bỏ lại hết danh lợi của thế gian trong một chiến thắng trọn vẹn, đã trở thành Ngài chết vì thương tích do giặc Ân gây ra. Một thứ chiến thắng không trọn vẹn và đời thường.

Vậy mà các ông cho rằng đấy là sáng tạo của ông Nguyễn Đình Thi để khuyển khích trí tưởng tượng của học sinh?!

Tôi xin nói thẳng: Sự dốt nát của các ông khi tầm thường hóa một truyền thuyết nổi tiếng của văn hóa truyền thống Việt, chính là nguyên nhân đè bẹp trí sáng tạo của học sinh Việt mà tổ tiên để lại cho các thế hệ con cháu ngày nay.

Bởi vậy, đây là một thí dụ nữa cho việc nếu tiếp tục phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thì tôi sẽ tiếp tục xem đến bao giờ cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam thành công với những thứ tư duy kiểu này?!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xuất xứ “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây” của Nguyễn Đình Thi

Thứ Ba, 17/03/2015 - 17:03

 

Đó là một đoạn trong tiểu luận Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích do nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết năm 1944, được đăng trong nhiều sách. Trong đó, tác giả khẳng định tình tiết đó do ông tưởng tượng.
 >> Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?

 

Mặc dù vậy, truyện Thánh Gióng (hay theo cách viết nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh là Dóng) còn có rất nhiều dị bản trong văn học dân gian và văn học viết, trong đó không thiếu dị bản có chi tiết “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”.

Chi tiết này được in trong sách Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (NXB Giáo dục Việt Nam), gây tranh cãi từ hôm 16/3 sau khi được đưa lên báo.

 

Sach-Nguyen-Dinh-Thi-d70c3.jpg

Tiểu luận “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” được đăng ở nhiều sách. Văn bản Thể thao & Văn hóa tham khảo nằm trong sách Nguyễn Đình Thi – Tiểu luận bút ký. Ảnh: Mi Ly.

 

Trở lại với văn bản tiểu luận “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Thể thao & Văn hóa giới thiệu với độc giả bản in trong sách Nguyễn Đình Thi – Tiểu luận bút ký (NXB Văn học, 2001) đang được lưu tại một thư viện ở Hà Nội.

Tiểu luận nói trên là bài nói chuyện tại Ngày hội sinh viên năm 1944. Lúc này, Hội Văn hóa cứu quốc mà Nguyễn Đình Thi là thành viên, về sau là Tổng thư ký, đã vào hoạt động bí mật. Đế quốc Nhật và Pháp tuyên truyền “Cách mạng quốc gia”, tinh thần chúng tộc, chủ nghĩa "Đại Đông Á", đưa ra danh từ "quốc gia, dân tộc" để đánh lừa thanh niên và khuyến khích những xu hướng tôn sùng quá khứ, quay về với những tư tưởng thần bí và phong kiến.

Trong bối cảnh đó, nhà thơ Nguyễn Đình Thi mượn đề tài ca dao cổ tích để nói bóng gió đến phong trào đấu tranh bắt đầu nhóm lên trong sinh viên lúc đó, và nhắc đến lòng yêu nước của thanh niên.

Đoạn nhắc đến Thánh Gióng xuất hiện khi nhà thơ muốn chứng minh tinh thần lạc quan và né tránh đau thương của nhân dân ta khi kể lại lịch sử. Ông đưa ra ví dụ về Hai Bà Trưng và Thánh Gióng. Cụ thể, nhà thơ viết:

“Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui bẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thực, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.

Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà Trưng phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.

Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín những phút cuối của mình mà chết”.

 

Sach-Nguyen-Dinh-Thi-1-d70c3.jpg

Đoạn văn về Thánh Gióng trong tiểu luận của Nguyễn Đình Thi. (Ảnh: Mi Ly)

 

Như vậy, đoạn văn gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 5 có xuất xứ rõ ràng, đứng tên một tác giả tên tuổi. Trong tiểu luận của mình, nhà thơ Nguyễn Đình Thi khẳng định đoạn văn trên là tưởng tượng của ông về cái kết đau thương của truyện Thánh Gióng (Gióng bị thương, ăn một bữa cơm, tắm ở Hồ Tây rồi qua đời trong một rừng cây), không lạc quan như cái kết quen thuộc “cưỡi ngựa sắt bay về trời”.

Nhưng theo tìm hiểu của Thể thao & Văn hóa, trong số rất nhiều dị bản của truyện Thánh Gióng, có bản vẫn có những tình tiết như tưởng tượng của nhà thơ. Nhiều dị bản đã được những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tổng hợp thành sách từ lâu nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả về những dị bản này.

Theo Mi Ly
Báo Thể thao Văn hóa

=====================

Thì ra - theo bài báo này - xuất xứ của hình tượng được coi là "sáng tạo" và khác với truyền thuyết của ông Nguyễn Đình Thi, thực chất lại là "những dị bản" có thật từ trước và chẳng có gì gọi là sáng tạo cả. Xem lại đoạn trích dẫn sau đây:

Nhưng theo tìm hiểu của Thể thao & Văn hóa, trong số rất nhiều dị bản của truyện Thánh Gióng, có bản vẫn có những tình tiết như tưởng tượng của nhà thơ.

 

 

Vậy thì với cái "công văn đã nêu" trong bài báo được thể hiện trên bài viết này, sẽ giải thích như thế nào?

 

Nhà xuất bản và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách bày tỏ quan điểm: “Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học”.

 

Vậy bản chất của vấn đề là gì? Kích thích sự sáng tạo hay chỉ là mô tả một dị bản có trước đó?

Trong khí đó, thực chất của truyền thuyết thánh Gióng (Hoặc Dóng) phổ biến trong dân gian, là : sau khi chiến thắng trọn vẹn giặc Ân, ngài cởi bỏ toàn bộ quân phục (Áo sắt, mũ sắt), đặt dưới chân núi Sóc Sơn, rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Toàn bộ truyền thuyết phổ biến trong văn hóa truyền thống Việt ghi nhận như vậy. Và cũng cần khẳng định rằng: toàn bộ truyền thuyết về Đức Thánh Gióng (Dóng) là một huyền thoại đầy sáng tạo, rất nhân văn, ca ngợi một sự kiện lịch sử rất xa xôi, hào hùng chống ngoại xâm của Việt tộc.

Tuy nhiên, theo bài báo này thì cụ Nguyễn Đình Thi không có lỗi trong việc đưa hình ảnh "Thánh Gióng (Dóng) tắm ở hồ Tây". Vì đó là dị bản có từ trước. Những rõ ràng trong trường hợp này thì hoàn toàn không phải vì mục đích "kích thích sự sáng tạo" do khác với truyền thuyết. Vậy thì vấn đề lại sang một đề tài khác: Giáo dục văn hóa truyền thống với nhiều dị bản, sẽ dùng dị bản nào? Tiêu chí gì để lựa chọn?

Đầu lão Gàn căng quá! Tạm dừng ở đây. Có lẽ lão cũng sắp chết rồi. Khi chết chắc lão cũng vào đài "Hóa thân hoàn vũ" (thiêu xác) thôi. Điếu mựa! Chữ "Hóa" lão đã nói nhiều trên diễn đàn rồi.

PS: Theo bài báo này thì cụ Nguyễn Đình Thi được nhắc đến trong sách giáo khoa, cũng chính là cụ Nguyễn Đình Thi tác giả nhạc phẩm "Người Hà Nội" - một bậc tiền bối khả kính - Nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Không biết cụ còn sống hãy đã "hóa". Nếu cụ còn sống, kẻ vạn bối lão Gàn sẽ xin được hầu chuyện cụ về văn hóa truyền thống và nền giáo dục của văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc giải cứu chú chó khỏi quán nhậu Việt Nam lên báo Anh

Thứ Ba, 17/03/2015 - 10:47
 

Dân trí Sau khi được giải cứu khỏi quán nhậu Việt Nam, chú chó Miracle đã may mắn được một gia đình nhận nuôi và trở thành “điều kỳ diệu” chưa từng thấy.

 

Tình cảm gắn bó đặc biệt giữa Miracle và một cậu bé mắc chứng tự kỷ đã giúp Miracle nhận được giải thưởng Crufts, trị giá 1.500 bảng (tương đương 47 triệu đồng). Giải thưởng Crufts Eukaneba Friends for Life (Những người bạn trong cuộc đời) là một giải thưởng được trao cho những chú chó ở Anh - những chú chó đã trở thành người bạn thân thiết, hữu ích của con người.

Câu chuyện đằng sau chú chó Miracle (Điều kỳ diệu) thật đặc biệt. Miracle đã đánh bại 200 ứng viên khác để đoạt được danh hiệu “cao quý” dành cho những chú chó hữu ích nhất ở Anh.

Miracle từng được giải cứu trong một phi vụ buôn bán chó bất hợp pháp ở Thái Lan cách đây hai năm. Khi chiếc xe tải trở Miracle và hàng trăm chú chó khác đang trên đường vận chuyển tới những cửa hàng bán thịt chó ở Hà Nội, tổ chức bảo vệ động vật Soi Dog đã chặn đứng chiếc xe này lại, sau đó, họ đã giải cứu cho những chú chó suýt nữa phải dừng chân ở… những quán nhậu. Thịt chó được khẳng định thêm là một món ăn khoái khẩu của người Việt.

Miracle, cũng như nhiều chú chó được giải cứu khác, đã được tổ chức Soi Dog đăng tải hình ảnh lên mạng xã hội, để giúp những chú chó vô chủ này tìm được chủ mới. Một người phụ nữ sống ở Strathglass, Scotland, Anh - chị Amanda Leask - đã nói chuyện với cậu con trai 6 tuổi bị bại não và mắc chứng tự kỷ - cậu bé Kyle, và hai mẹ con đã đồng ý nhận nuôi Miracle.

 

38-f0264.jpg
Kể từ khi Miracle đến ở với gia đình họ, cậu bé Kyle đã hình thành một tình bạn thân thiết bất ngờ với người bạn “bốn chân” Miracle. Một tình cảm trìu mến mà chị Amanda hiếm khi thấy ở con trước đây đã xuất hiện.

 

39-f0264.jpg
Miracle đã từng bị bắt trộm và sau đó bị chất lên xe tải để đưa tới những cửa hàng chuyên bán thịt chó ở Hà Nội. Miracle đã may mắn được giải cứu và có một cuộc sống mới.

 

Trước khi đón Miracle về nhà, chị Amanda đã từng nhận nuôi 3 chú chó khác được giải cứu bởi tổ chức Soi Dog, và Miracle là chú chó thứ 4.

Khi đến ở nhà chị Amanda, chú chó nhanh chóng đền đáp cho chủ mới bằng cách gắn bó mật thiết với cậu bé Kyle và theo lời nhận xét của chị Amanda, Miracle đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé Kyle.

Tình trạng của Kyle khiến cậu bé rất khó khăn trong việc giao tiếp với mọi người, ngay cả với những người thân trong gia đình.

Sau khi biết rằng những trẻ mắc chứng tự kỷ có thể phát triển tình bạn gắn bó mật thiết với các vật nuôi trong gia đình, đặc biệt là loài chó, chị Amanda đã không ngần ngại nhận nuôi nhiều chú chó bất hạnh với hy vọng vừa có thể giúp đỡ những sinh vật tội nghiệp vừa có thể giúp con trai mình.

Và Miracle đã trở thành “điều kỳ diệu” thực sự của gia đình, khi Kyle và Miracle trở nên thân thiết, hình thành “một sự thấu hiểu không lời”.

“Khi Kyle thất vọng vì cháu không thể diễn đạt được thứ cháu cần, Miracle luôn xuất hiện, ngậm trong miệng món đồ mà Kyle đang muốn, đặt nó xuống bên cạnh Kyle. Dường như Miracle hiểu rất rõ khi nào Kyle cần mình. Nếu Kyle cảm thấy buồn và cần sự quan tâm, Miracle sẽ ngay lập tức bước tới và quấn quýt bên chủ. Kyle đã vui vẻ hơn rất nhiều kể từ khi có sự xuất hiện của Miracle trong nhà” - chị Amanda cho biết.

 

40-f0264.jpg
Chị Amanda ở bên cậu con trai Kyle và chú chó Miracle.

 

41-f0264.jpg
Chị Amanda nhận nuôi Miracle sau khi tổ chức Soi Dog đăng tải hình ảnh của Miracle lên mạng xã hội để giúp tìm chủ mới cho chú chó. Kể từ sau khi được nhận nuôi, Miracle đã hoàn toàn trở lại bình thường.

 

Theo chị Amanda, Miracle cũng đã bình phục những chấn thương tâm lý và dần lấy lại niềm tin và tình yêu thương dành cho con người, một phần chính là nhờ cậu bé Kyle. Khi mới được đưa về gia đình, chính nhờ có cậu bé mà dần dần chú chó Miracle đã trở nên tự tin hơn sau những biến cố đã xảy ra. Trong gia đình, người mà Miracle thân thiết nhất chính là cậu bé Kyle.

Với số tiền 1.500 bảng mà chú chó Miracle vừa nhận được từ giải thưởng Crufts Eukaneba Friends for Life, chị Amanda sẽ quyên góp cho tổ chức bảo vệ động vật Soi Dog và Hiệp hội giúp đỡ trẻ mắc chứng tự kỷ.

 

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phở nấu bằng 'nước hủy hầm cầu': Không thể nào...

06/03/2015 08:09 GMT+7

 

Những ngày gần đây trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin các tiệm phở mua "Nước Phở Hủy Hầm Cầu" là loại nước được thu lượm từ các loại xương ôi, thối vứt đi từ các nhà hàng đổ ra bãi rác rồi ngâm trộn với nước hóa chất "Hủy Hầm Cầu" của Trung Quốc để hầm xương cho mau rục ra, làm mất mùi thối, nước trong và thơm ngon.


Trước thông tin này, TS Lâm Quốc Hùng – trưởng phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định đây là thông tin không có cơ sở cả về mặt khoa học và thực tiễn bởi những lý do sau:

Thứ nhất kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ các địa phương đến Trung ương báo cáo về Cục An toàn Thực phẩm cũng khẳng định chưa bao giờ phát hiện hiện tượng sản xuất, kinh doanh “nước dùng nấu phở” như thông tin mà mạng xã hội đã đưa.

 

20150306080733-pho.jpg

Ảnh minh họa.

 

Bên cạnh đó, nội dung thông tin phản ảnh “mỗi can nước dùng giá 100.000đ” mà vẫn bảo đảm “thơm, ngon” là không phù hợp với thực tế. Bởi mỗi lít sản phẩm là kết cấu về giá trị của cả quá trình trong đó có giá trị nguyên liệu, công lao động và cả lợi nhuận của người sản xuất ra nó. Vậy mà một can nước dùng tới 20 lít mà giá 100.000 đồng (như vậy mỗi lít nước dùng có giá 5.000 đồng tương đương với 1 lít nước sinh hoạt thì đây là vấn đề “không tưởng”.

Lý do thứ 2 mà TS Hùng đưa ra là “lợi nhuận” trong giá thành của bát phở không thể đến mức người kinh doanh phở phải “bất chấp” lương tâm, trách nhiệm và tính nhân bản của mình để thực hiện. Vì thế không thể tồn tại những hành vi “vô nhân tính” đến như thế nếu sử dụng loại nước độc hại này bán cho người tiêu dùng thì đã là tội phạm rồi.

Theo ông Hùng, đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, các quán ăn, nhà hàng kinh doanh ăn uống được quản lý của cơ quan chức năng, giám sát chất lượng, an toàn của người tiêu dùng… thì nếu có hành vi “vô nhân tính”, “tội ác” sử dụng sản phẩm mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người sẽ không thể “che đậy” mãi được chứ đừng nói là “công khai” như thông tin đã phản ánh.

Vì thế, ông Hùng khuyến cáo người dân “Hãy cảnh giác với những nguồn thông tin trôi nổi, vô trách nhiệm với đời sống xã hội. Đừng vì sự tò mò và hiếu kỳ mà vô tình làm lan truyền những thông tin không có thực, những thông tin “độc hại”. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống an sinh xã hội, kinh tế - chính trị đất nước”.

 

(Theo Infonet)

=================

Không biết thế nào chứ bà cô và con cô ấy trong công ty bà xã Long Phi đi ăn bắp ở Công Viên Cây Xanh, mua bắp mà không thấy nó nấu, trong khi nước trong nồi sôi sùng sục. Sau khi ăn xong về nhà thì 2 tay bị bỏng rộp và lột được da. Liền nhớ ngay câu chuyện hôm trước vợ Long Phi kể có người nấu bắp chỉ cần nước, một cái nồi và không dùng lửa (chỉ dùng loại bột làm sôi nước), thế là uống nước lọc và nước chanh gấp rồi ngày mai đi bệnh viện khám liền.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bức thư chấn động của ông Trần Đăng Tuấn

Bảo Bình

18/03/2015 13:05

 

12-1426601886032-16-0-352-660-crop-14266

Những bức tâm thư, chia sẻ quyết liệt của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã góp phần đánh động nhân tình và nhân tính trong trái tim của nhiều người Việt và bạn bè quốc tế.

 

Gửi thư ngỏ tới Tổng Giám đốc Hãng tin Nga sau bài báo xuyên tạc

Ngày 19/5/2014, tờ RIA Novosti – một trong những tờ báo hàng đầu của Thông tấn Nga cho đăng tải bài viết "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” của tác giả Dmitri Kosyrev.

Trong bài viết của mình, ông Kosyrev đưa ra rất nhiều đánh giá thiếu khách quan, thậm chí là xuyên tạc lịch sử, không chỉ làm tổn thương tình cảm của người Việt Nam mà còn khiến nhiều học giả Nga phẫn nộ.

Nội dung bài báo đã chứa đựng rất nhiều những thông tin, chi tiết sai lệch về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó, tác giả bài viết này khẳng định võ đoán rằng Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga.

Ngoài ra, bài báo thể hiện sai lệch vị trí, khoảng cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép, đồng thời đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Để đáp lại những luận điệu sai lệch trên, ngày 23/5/2014, nhà báo Trần Đăng Tuấn – nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam đã có lá thư ngỏ gửi tới ông Tổng giám đốc RIA.

 

nhung-buc-thu-chan-dong-cua-ong-tran-dan
Nhà báo Trần Đăng Tuấn

Một số trích đoạn trong bức thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn:

"Mỗi dòng, mỗi chữ liên quan đến Việt Nam có trong bài báo của Kosyrev đều khiến độc giả Việt Nam bị tổn thương sâu sắc - đặc biệt là với những ai gần gũi gắn bó với nước Nga - trong đó có tôi...Trong bức thư có đoạn:

... Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình"...

Dưới áp lực của dư luận trong nước và quốc tế, hãng tin RIA Novosti đã gỡ bỏ bài viết sai sự thật của tác giả Dmitry Kosyrev. Tuy nhiên, hãng tin Nga không đưa ra lý do hay lời giải thích nào về sự việc trên.

 

nhung-buc-thu-chan-dong-cua-ong-tran-dan
Ảnh chụp màn hình trang RIA Novosti sau khi gỡ bài viết gây tranh cãi. Ảnh: Vietnam+
 

Sau khi đọc bức thư của ông Trần Đăng Tuấn, bà Evghenhia Golovnya - nguyên giảng viên trường Đại học Điện ảnh quốc gia toàn Liên Xô, nguyên Giám đốc Trung tâm Điện ảnh và VTTH dành cho thanh thiếu niên đã viết thư xin lỗi người Việt vì bài báo của RIA Novosti.

Bức thư có đoạn:

"Sự thành tâm và nỗi đau trong thư của bạn khiến tôi suy ngẫm quan điểm của riêng mình...

...Xin đừng nghĩ về nước Nga và nhân dân Nga căn cứ vào những bài báo mà kẻ viết ra chúng thậm chí ngay cả nước Nga kẻ đó cũng đâu thực sự biết đến. Không biết và không yêu. Xin thứ lỗi"

 

2 lần gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo

Theo đó, ông Trần Đăng Tuấn đã hai lần viết tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận đề cập đến một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 chậm được ban hành.

Điều này khiến cho trẻ em một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa phải sống trong điều kiện tới trường vô vàn khó khăn và thiếu thốn.

Và kết quả là "ngày khai giảng buồn 5/9/2011 của hai trường Mầm Non thuộc huyện Như Thanh (Thanh Hoá), khi 62 giáo viên thuộc diện Hợp đồng lao động, trong đó có cô giáo đã 29 năm gắn bó với trẻ làng, đã đồng loạt nghỉ không lên lớp.

Lý do là vì sau khi trừ các khoản bảo hiểm, tiền lương của họ chỉ còn dưới 500.000 đồng/tháng" - (trích đoạn trong thư ngỏ).

nhung-buc-thu-chan-dong-cua-ong-tran-dan
Bữa cơm của học sinh vùng cao
 

Sau 2 lần ông Tuấn gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Bộ GD - ĐT đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo khó khăn, vùng núi.

Theo Thông tư: Trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ 3 - 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế được hỗ trợ ăn trưa là 120.000 đồng/tháng/trẻ.

Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được cấp theo số tháng thực học, tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm.

 

Gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ về dự án "Cơm có thịt"

Cũng liên quan đến chất lượng đời sống của trẻ em vùng cao, vào năm 2012, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đã gửi 1 bức thư ngỏ đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cấp phép cho quỹ "Cơm có thịt".

"Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”.

Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần.

Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm", thư ngõ có đoạn giãi bày.

 

nhung-buc-thu-chan-dong-cua-ong-tran-dan
Một tờ rơi giới thiệu dự án “Cơm có thịt” ở Mỹ do sinh viên thực hiện. Ảnh: Tuổi trẻ
 

Sau đó, Bộ Nội vụ đã có công văn trả lời và xin "rút kinh nghiệm" trong "Dự án Cơm có thịt". Ngoài ra, Bộ sẽ nghiên cứu kiến nghị về số tiền đóng góp để hoàn chỉnh quy định pháp luật.

 

Thư ngỏ gửi Chủ tịch HN Nguyễn Thế Thảo về đốn hạ cây xanh tại Thủ đô

Mới đây, một bức thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch Hà nội về việc loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

 

nhung-buc-thu-chan-dong-cua-ong-tran-dan
Hàng loạt cây cổ thụ bị đốn hạ trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội. Ảnh: Zing
 

Bức thư của ông Tuấn đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người.

Với cả những người đã lớn lên cùng Hà Nội và gắn liền tuổi thơ với từng hàng cây, góc phố nơi đây hay cả sự tiếc nuối của những người chưa kịp thân quen với màu xanh của từng con đường đậm chất Hà Nội.

Mời độc giả click để xem chi tiết bức thư.

Rất mong Chủ tịch Hà Nội sẽ sớm có câu trả lời cho những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc trong bức thư ngỏ này.

Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, quê Nam Định, là Tiến sĩ ngành báo chí, được đào tạo tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop và Viện Hàn lâm Khoa học ở Liên Xô (trước đây).

Về nước, ông công tác tại Đại học Tuyên giáo, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Sau đó, ông được mời về công tác tại Ban Thời sự quốc tế của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).

Hơn 20 năm công tác tại VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài Truyền hình Việt Nam.

Ngày 30/8, ông đột ngột xin từ chức ở VTV, từ chối lời mời của AVG (Công ty nghe nhìn toàn cầu) để về hãng phim truyền hình VN và sau đó xác nhận sẽ làm việc cho AVG.

Ông Trần Đăng Tuấn luôn là người đưa dư luận đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.

 

 

Tổng hợp

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Ngô Bảo Châu bất ngờ đặt câu hỏi rất khó về việc chặt cây ở HN

Thành Công

19/03/2015 06:30

 

ngobaochau1-1426698251658-31-0-338-600-c

 

Sau khi ông Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thì GS Ngô Bảo Châu đã bất ngờ đặt hàng loạt câu hỏi khó quanh chuyện Hà Nội chặt hạ cây xanh.

Xin được đăng nguyên văn những câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu:

 

1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão

Câu hỏi:

1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?

1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khoẻ mạnh cũng bị chặt?

1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?

 

2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố

Câu hỏi:

2a. Nhiều khu phố, nhà Hà nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?

2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo trồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?

2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?

 

2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?

3.  Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng

Câu hỏi:

3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?

3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?

3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?

Ngay sau khi những câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự đồng cảm, thậm chí có người còn bổ sung thêm cả những câu hỏi của mình.

Một người có nickname Hải Đỗ viết: "Bổ sung thêm câu hỏi của GS. Trong 120.000 cây hiện có của Hà Nội thì đã có sự phân loại cây theo các tiêu chí đánh giá khác nhau chưa và 6.700 cây đang có kế hoạch thay đổi đó có nằm trong sự phân loại đó hay không?".

Nickname Hank Tran thẳng thắn: "Chúng tôi chỉ cần hỏi lại, dự toán kinh phí chặt ngần ấy cây là bao nhiêu, rồi kinh phí trồng thay thế, duy tu bảo trì (chưa kể tái trồng 1 tỷ lệ nhất định cây được phép chết đúng quy trình) là bao nhiêu?".

======================

Lão Gàn ở Sè Goòng. Hổng wan tâm đến việc chặt cây ở Hanoi. Nhưng wan tâm cái vấn đề sau đây - cũng trong bài viết này:
 

Theo lão Gàn thì dễ ợt, chẳng có gì là khó trả lời cả. Câu trả lời của lão Gàn với giáo sư Ngô Bảo Châu là:

"Lý thuyết khoa học hiện đại - trừ toán học và vật lý cổ điển của Newton - không cần tính hợp lý". Đây là phát biểu của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng tại Cafe Trung Nguyên, nhằm phản biện Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Bởi vậy, giáo sư Châu đặt vấn đề từ góc nhìn của Toán học hiện đại, còn từ góc nhìn vật lý lý thuyết của giáo sư Nguyễn Văn Trọng, thì - theo lý thuyết của ông ta - việc chặt trụi thùi lụi tất cả cây xanh ở Hanoi hoàn toàn có "cơ sở khoa học". Nếu giáo sư Châu đến Cafe Trung Nguyên gặp giáo sư Trọng thì có lẽ ông ta còn hỏi: "Giáo sư Ngô Bảo Châu đặt câu hỏi với Hanoi vụ chặt cây này 'có mục đích gì?'".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Đánh đố người oan sai
20/03/2015 04:36
 
Theo quy định, các khoản tiền người bị oan sai được bồi thường bao gồm: thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; thiệt hại do tổn thất về tinh thần; thiệt hại về vật chất do tổn hại về sức khỏe; khôi phục danh dự, nhân phẩm… Hầu hết những thiệt hại này bị yêu cầu phải được chứng minh bằng các biên lai, hóa đơn…
 
Tuy nhiên, yêu cầu như thế là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là đánh đố người bị thiệt hại. Trong trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất, thiệt hại do tổn thất tinh thần và sức khỏe là rất rõ ràng. Nhưng nếu xét trên phương diện pháp luật hiện nay thì mức yêu cầu bồi thường 9,3 tỉ của ông Chấn là rất khó chứng minh. Thế nhưng, xét về tính công bằng, hợp lý của yêu cầu đòi bồi thường mà ông Chấn đưa ra thì yêu cầu đó nhận được sự ủng hộ của dư luận. Ông Chấn ra tù với hai bàn tay trắng phải đối diện với tuổi già, bệnh tật… Như vậy, xét tổng thể 9,3 tỉ đồng cho 10 năm tù oan không phải là đòi hỏi quá đáng.
Theo khoản 1, điều 19 của luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày”. Đối chiếu quy định này với trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn, đã 7 tháng trôi qua kể từ thời điểm ngày 15.8, khi gia đình ông được Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội mời đến làm việc liên quan đến đề nghị bồi thường, nhưng đến nay vụ việc vẫn chưa giải quyết xong là quá chậm trễ.
Sự việc ông Chấn cũng điển hình cho sự chậm trễ khi thỏa thuận bồi thường giữa người bị thiệt hại với các cơ quan tiến hành tố tụng, một phần là do yếu tố chủ quan của người được cơ quan tiến hành tố tụng giao nhiệm vụ, nhưng một phần cũng xuất phát từ lý do khách quan đó là yêu cầu đối với đương sự thu thập các tài liệu để chứng minh cho thiệt hại của mình theo luật, dẫn đến việc người bị thiệt hại rơi vào tình trạng “vật vã” khi đi đòi tiền bồi thường.
Trong vụ Nguyễn Thanh Chấn, đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt của Viện KSND tối cao, TAND tối cao, trực tiếp là những người thực thi pháp luật mới giải quyết được vấn đề. Nếu chỉ nhìn vào những câu chữ trong quy định của pháp luật, thì chắc chắn việc bồi thường cho ông Chấn sẽ bế tắc. Cơ quan chức năng cần có giải pháp tháo gỡ, trên cơ sở các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước để tìm ra giải pháp thấu tình đạt lý việc đền bù oan sai cho ông Chấn, ngõ hầu tạo ra tiền lệ cho việc giải quyết những vụ oan sai sau này.
Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước ra đời ngày 18.6.2009, có hiệu lực từ ngày 1.1.2010, được kỳ vọng là một bước tiến dài trong việc giải quyết những tồn đọng trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, nhất là trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Nhưng nay, qua một vài vụ án đã bộc lộ nhiều điểm cần phải xem xét lại để sửa đổi, bổ sung. Vì thế, việc sửa đổi, bổ sung là rất cần thiết. Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng là cần thay đổi từ lề lối làm việc của những người thi hành công vụ. Có như thế, người oan sai không còn bị “đánh đố” để nhận được bồi thường xứng đáng.

LS Trương Anh Tú
(Đoàn luật sư Hà Nội)

=====================

Cái này đi hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Ông ta sẽ bảo rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý".

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thận trọng khi quan sát nhật thực
 
Khi người dân châu Âu sắp được chứng kiến Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, các chuyên gia khuyên không nhìn trực tiếp hiện tượng vì có thể bỏng võng mạc.

 

solar-eclipse-2015-2120-1426731152.jpg

Kính quan sát nhật thực chuyên dụng. Ảnh: Reuters.

 

Bác sĩ nhãn khoa Georgina Kendrick thuộc bệnh viện mắt Disbury Eyecare, thành phố Manchester, Anh, trả lời phỏng vấn với IBTimes về cách quan sát nhật thực an toàn. 

- Làm thế nào để quan sát nhật thực an toàn? 

- Cách tốt nhất để xem nhật thực là tạo ra một hình ảnh phản chiếu của Mặt Trời lên tường hoặc giấy.

Bạn có thể dùng một chiếc gương, hoặc một chiếc thẻ cứng đục lỗ, quay lưng lại với Mặt Trời, đặt gương hoặc thẻ lên cửa sổ và để hình ảnh của Mặt Trời xuất hiện trên bức tường đối diện. Lợi thế của việc này là nhiều người có thể quan sát nhật thực cùng nhau.

Không được nhìn trực tiếp vào gương vì tác hại tương đương nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Người xem có thể sử dụng những loại kính quan sát nhật thực, có bộ lọc chuyên dụng, làm giảm cường độ tia Mặt Trời xuống 100.000 lần.

- Nếu bạn không có kính mà cố gắng nheo mắt thì có sao không?

- Nheo mắt không giúp bảo vệ mắt khỏi tia UV và sẽ làm hỏng mắt

- Còn kính râm thì sao?

- Kính râm có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tia UVA và UVB, tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ để bảo vệ mắt khỏi tác hại của việc nhìn trực tiếp Mặt Trời khi quan sát nhật thực.

- Điều gì sẽ xảy ra với mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời?

- Khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời, mắt dễ bị tổn thương. Bỏng giác mạc là hậu quả thường gặp nhất, gây đau đớn và mất thị lực có thể kéo dài đến 48 tiếng. Ngoài ra, các tia UVA và UVB chiếu lâu vào mắt, khiến mắt hấp thu tia cực tím, gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

- Điều gì xảy ra khi bị bỏng võng mạc? Có bị mù không? Có đau không?

- Điểm vàng là nơi bị tổn thương đầu tiên khi bỏng võng mạc. Đó là một khu vực rất nhạy cảm trên võng mạc, chịu trách nhiệm về thị giác trung tâm của con người. Khi khu vực này bị tổn thương do các tia UV, nó sẽ gây ra một bệnh gọi là bỏng võng mạc do bức xạ Mặt Trời. Bệnh này tuy không đau đớn, nhưng đôi lúc có thể làm tổn thương mắt và thị lực trung tâm vĩnh viễn.

- Nếu chẳng may nhìn trực tiếp nhật thực và bị đau mắt thì phải làm sao?

- Nếu mắt bị đau khi nhìn vào Mặt Trời trong quá trình nhật thực, tốt nhất là đi gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức, hoặc đến phòng khám mắt gần đó để kiểm tra.

 

card-x-4033-1426731152.jpg

Cách tạo tấm quan sát nhật thực. Lấy 2 tấm giấy, đục lỗ vuông trên một tấm, dán giấy bạc lên lỗ đó. Đục một lỗ tròn giữa tấm giấy bạc. Quay lưng về phía Mặt Trời, giữ tấm giấy đục lỗ sao cho hình ảnh phản chiếu lên tấm đó. Khoảng cách giữa hai tấm càng xa, hình ảnh phản chiếu càng lớn. Ảnh: Exploratorium.

 

-------------------------------------------

Cái ông mặt trời và mặt trăng cách xa đến thế mà còn có ảnh hưởng đến con mắt của người quan sát, thía mà bẩu "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất mong Hà Nội trả lời thỏa đáng các câu hỏi của dân

Thứ Sáu, 20/03/2015 - 06:23
 

(Dân trí) - Chặt một lúc 6.700 cây xanh ở Hà Nội là một việc rất lớn, quá lớn, liên quan đến toàn bộ người dân của thành phố Hà Nội và liên quan đến toàn dân nước Việt, bởi vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam.
 >>    “Hà Nội nên rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thay thế 6.700 cây xanh”
 >>    Chủ tịch Hà Nội gửi thư cho ông Trần Đăng Tuấn nói về việc chặt cây
 >> Những hàng cây đẹp hút hồn ở Hà Nội sẽ ra sao?


mh_konghe-c003f.jpg
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Hệ thống cây xanh của Hà Nội là một bộ phận quan trọng cấu thành hình hài vật chất và gương mặt văn hóa của Hà Nội, vậy mà có người dám bảo rằng chặt cây ở Hà Nội là việc của chính quyền, không cần phải hỏi ý kiến nhân dân.

Chính quyền là ai vậy? Là những con người bình thường, không phải thần thánh, cho nên những điều họ nghĩ ra có thể không đúng, chưa đúng, thậm chí phạm sai lầm. Cho nên, những người có quyền trong chính quyền, cần phải hỏi ý kiến của người dân trước khi đưa ra một quyết định liên quan đến cộng đồng là hết sức cần thiết.

Đúng là không phải chuyện gì chính quyền cũng phải hỏi dân. Ví dụ, đối với những việc đã có quy định của pháp luật, chính quyền căn cứ pháp luật mà thực hiện , không cần phải hỏi ai. Nhưng chặt 6.700 cây xanh thì không thể không hỏi.

Dân là ai vậy? Là những nhà khoa học, những chuyên gia về đô thị, về cây trồng, về quy hoạch. Dân là những bộ óc có kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến chuyện cây cối và môi trường đô thị, văn hóa đô thị, bảo tồn di sản…Không hỏi dân là thiếu sự cầu thị thưa chính quyền.

Hãy nghe nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nói: “Các cơ quan có thẩm quyền cần lắng nghe ý kiến các chuyên gia các nhà khoa học về việc đốn hạ số lượng lớn cây xanh như trên. Kể cả việc đốn hạ được trồng mới (thay thế) cũng phải có cơ sở khoa học, hợp lý chứ không phải thực hiện ồ ạt theo kiểu đến một tuyến phố và đốn hạ toàn bộ cây xanh”.

Còn giáo sư Nguyễn Lân Dũng chỉ ra lựa chọn cây gỗ vàng tâm để thay cho cây hiện hữu là không hợp lý vì vàng tâm là cây gỗ quý, có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. GS Dũng cũng phân tích về yếu tố thẩm mỹ tự nhiên của đô thị: “Theo tôi, vẻ đẹp tiềm ẩn của thủ đô Hà Nội không nằm ở những nhà cao tầng, những công trình đồ sộ mà chính ở những hàng cây cổ thụ rợp bóng những cung đường. Đã đi qua rất nhiều nước trên thế giới từ Pháp, Thái Lan, Nhật Bản… tôi nhận thấy không có thành phố nào sở hữu những hàng cây xanh cổ thụ lớn và đẹp như ở Thủ đô Hà Nội”.

GS toán học Ngô Bảo Châu đặt ra những câu hỏi rất toán:

1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?

1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khoẻ mạnh cũng bị chặt?

1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?

2a. Nhiều khu phố, nhà Hà Nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?

2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?

2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?

2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?

Không chỉ có các nhà khoa học, nhiều văn nghệ sĩ cũng bày tỏ thái độ không đồng tình như Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ…

Rất mong chính quyền thành phố Hà Nội trả lời thỏa đáng các câu hỏi trên của các vị đại diện cho dân trước khi phá đến 6.700 cây xanh Hà Nội.

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!

======================

Hãy nghe nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nói: “Các cơ quan có thẩm quyền cần lắng nghe ý kiến các chuyên gia các nhà khoa học về việc đốn hạ số lượng lớn cây xanh như trên. Kể cả việc đốn hạ được trồng mới (thay thế) cũng phải có cơ sở khoa học, hợp lý chứ không phải thực hiện ồ ạt theo kiểu đến một tuyến phố và đốn hạ toàn bộ cây xanh”.

 

Thấy chưa! Có cả "cơ sở khoa học" và còn có cả "hợp lý" nữa đấy nhá! Như vậy, ít nhất ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng tính hợp lý là cần thiết trong việc thẩm định một quyết định. Nhưng ông Dương Trung Quốc thì chưa phải giáo sư tiến sĩ, mà còn lại cả hẳn hàng đầu như ông Nguyễn Văn Trọng. Vậy trong hai ông, ông nào đúng nhể?

"Hợp lý"? "Không hợp lý"? Lại còn cả "cơ sở khoa học" chẳng hiểu là cái quái gì! Thế gian này không loạn cào cào lên sao được.

Cuối cùng chỉ có lão Gàn là đúng nhất. Hì!

Bởi vậy, Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử là một chân lý chưa được tôn vình thì thế giới này còn loạn cào cào. Đến lúc này, chắc cũng có người lờ mờ hiểu được điều đó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Thận trọng khi quan sát nhật thực
 
Khi người dân châu Âu sắp được chứng kiến Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, các chuyên gia khuyên không nhìn trực tiếp hiện tượng vì có thể bỏng võng mạc.

 

solar-eclipse-2015-2120-1426731152.jpg

Kính quan sát nhật thực chuyên dụng. Ảnh: Reuters.

 

-------------------------------------------

Cái ông mặt trời và mặt trăng cách xa đến thế mà còn có ảnh hưởng đến con mắt của người quan sát, thía mà bẩu "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý".

 

 

 

Những người có xu hướng phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến,  có vẻ muốn tận dụng tất cả mọi khả năng. Vụ việc ở Cafe Trung Nguyên với sự xuất hiện của giáo sư vật lý lý thuyết - được giới thiệu là hàng đầu của Việt Nam - là một thí dụ cho việc này. Với uy tín của một vị giáo sư vật lý lý thuyết, ông ta muốn phủ nhận trắng trợn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bằng địa vị học thuật của mình, khi phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Chưa hết. Trong đó còn một nhân vật vận đồ comble đen ngồi lảm nhảm, nhắc đi nhắc lại: "Vô lý! Không có sức thuyết phục..." Và rồi , như một kịch bản được soạn sẵn, một quý bà đặt vấn đề - nhắc lại câu hỏi của giáo sư Trọng: "Nghiên cứu nhằm mục đích gì?", mặc dù vấn đề đã được sáng tỏ trước khi bà ta đặt câu hỏi này.

Xin lỗi! Lão Gàn chứng minh một chân lý, nếu "chẳng may" lão Gàn đúng thì cả thế giới này đã hiểu sai về cội nguồn văn minh Đông phương từ hàng ngàn năm nay. Đám lặt vặt này là cái quái gì mà phản biện lão. Có người khuyên lão nên khiêm tốn. Khiêm tốn là điều kiện cần trong quan hệ xã hội và học hỏi phát triển kiến thức. Nó điếu phải là điều kiện làm sáng tỏ chân lý. Bà bán phở ở Bát Đàn vừa bán phở vừa chửi té tát mà thiếu điếu gì những kẻ vẫn khiêm tốn xếp hàng ăn phở?!

Bệnh wá! Tạm dừng ở đây.

PS: Rất tiếc cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Ông ta không đủ trình độ để phản biện, nên phát biểu bừa bãi như vậy, bất kể hậu quả ra sao. Lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì một trong những tiêu chí của nó phải có tính hợp lý. Nếu muốn phản biện thì ông ta phải chứng minh rằng: Đã tồn tại một lý thuyết rất bất hợp lý, nhưng vẫn được coi là đúng. Nhưng không may cho chình độ của ông ta. Trên thế gian này có thể có những quan sát mà con người không giải thích được bằng kiến thức của mình - tức là bất hợp lý với tri thức được hình thành trước đó; nhưng lại không thể có một lý thuyết khoa học nào bất hợp lý mà được coi là đúng. Kể cả nghịch lý toán học Cantor. Nhưng cũng rất tiếc cho kiến thức hàng đầu của ông ta là ông ta lại thừa nhận tính hợp lý trong toán học. Trong khi đó thì "nghịch lý Cantor" lại là một lý thuyết toán học. Tuy nhiên, nghịch lý Cantor lại được Lý học Đông phương công nhận - nhân danh nền văn hiến Việt. Chính những người như ông Trọng cần khiêm tốn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mẹ nhường khố cho Thạch Sanh và Trăn tinh bị chém “phọt óc chết tươi"

Thứ Sáu, 20/03/2015 - 12:46
 

Dân trí Dị bản trong câu chuyện Thạch Sanh ở cuốn sách do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản đã có tình tiết Thạch Sanh được mẹ nhường chiếc khố duy nhất và chém trăn tinh vỡ đầu, phọt óc gây nhiều băn khoăn cho các bậc phụ huynh.

 

Mới đây, nhiều phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện chi tiết lạ trong câu truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong tập Truyện cổ tích Việt Nam gồm những tác phẩm chọn lọc cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 10/2014. Cuốn sách này do nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn, do ông Trần Đình Nam làm chủ biên.

 

a4-6171a.jpg

Cuốn sách có "dị bản" về câu chuyện Thạch Sanh

 

a3-6171a.jpg
Cuốn sách do nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn

 

Tại trang 40 của cuốn sách có đoạn: Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm. - Nói rồi, bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: - Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở.

Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xé một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế.”

 

Tiếp đó, trong đoạn miêu tả Thạch Sanh giết trăn tinh viết: “Thạch Sanh vung búa đánh nhau với trăn tinh suốt một ngày một đêm không phân thắng bại. Cuối cùng Trăn tinh bị đuối sức, Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu Trăn tinh bổ xuống thật nhanh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi.”

 

Anh Dương Hiệp (ở Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Việc thêm tình tiết mẹ nhường chiếc khố duy nhất cho Thạch Sanh không hợp lý, hơn nữa, việc dùng ngôn từ miêu tả mang tính bạo lực về cuộc chiến với Trăn Tinh không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi”.

Cùng quan điểm trên, chị Minh Nguyệt (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói: “Thiếu gì cách tưởng tượng để miêu tả mà phải đưa cảnh vỡ đầu, phọt óc vào sách của trẻ nhỏ”.

 

a1-6171a.jpg
Đoạn trích Thạch Sanh được mẹ nhường khố

 

a2-6171a.jpg
Đoạn trích dùng từ ngữ bạo lực miêu tả cảnh Thạch Sanh giết trăn tinh

 

Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Trí, ông Nguyễn Hùng Vĩ – Chuyên gia nghiên cứu văn học dân gian, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng: Việc thêm những tình tiết lạ trong câu truyện Thạch Sanh như trên là không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong đoạn giết trăn tinh có thể tưởng tượng ra những chi tiết vừa oai hùng vừa mang tính nghệ thuật, giả dụ như “khi trăn tinh chết một tia chớp lóe lên vang động cả núi rừng” chứ không cần phải đưa những từ ngữ bạo lực “vỡ đầu, phọt óc” vào câu chuyện.

Về chi tiết Thạch Sanh được mẹ nhường khố, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng,đây là một sự vụng về trong biên soạn, việc nhường y phục cho người khác (cho con, cho bạn…) là một mô típ sẵn có trong kho tàng truyện kể dân gian và người kể truyền miệng có thể dùng. Câu chuyện Chử Cù Vân nhường y phục cho con trai Chử Đồng Tử vốn đã nằm sẵn trong tâm thức dân gian. Tuy nhiên, việc ghép tình tiết này vào câu chuyện Thạch Sanh là không phù hợp. Việc trao đổi y phục giữa những người đồng giới là bình thường, nhưng sự trao đổi khác giới như cách kể ở đây lại là một điều rất vụng về, cần phải tránh.

Lê Tú

=================

Với một thứ tư duy "ở trần đóng khố" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận truyền thống văn hóa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì kết quả của những sản phẩm này trong câu truyện, không có gì là lạ. Tổ tiên ta huy hoàng đến huyền vĩ thì họ lột sạch thành "ở trần đóng khố". Vậy trong câu chuyện này, mô tả một cách tục tĩu cho trẻ em cũng chỉ là hệ quả tất yếu của thứ tư duy này. Có người đã khuyên lão Gàn nên cần thận xe cộ và ăn uống, nếu tiếp tục chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Khỏi lo. Lão cũng bệnh sắp chết rùi.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nhật thực toàn phần và siêu trăng cùng xuất hiện
20/03/2015 13:24
 

(TNO) Cả hai hiện tượng siêu trăng và nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 20.3. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng đặc biệt này rất hiếm và chỉ xảy ra 3 lần nữa trong thế kỷ 21, theo đài RT.

 

total-eclipse_reuters_500_aeni.jpg?width
Chỉ có một vài nơi trên thế giới có thể chứng kiến nhật thực toàn phần năm nay - Ảnh: Reuters
Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ một số ít nơi trên thế giới mới có thể chứng kiến hiện tượng này như tại châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, theo RT ngày 19.3.
eclipse_afp_500_vevv.jpg?width=500
Nhiều nơi chỉ xem được nhật thực một phần - Ảnh: AFP
Hiện tượng nhật thực năm nay đặc biệt hơn khi xuất hiện cùng siêu trăng, thời điểm mặt trăng ở gần Trái đất nhất.
supermoon_afp_500_xepv.jpg?width=500
Siêu trăng cũng sẽ xuất hiện trong ngày 20.3 - Ảnh: AFP
Khu vực quần đảo Svalbard của Na Uy và quần đảo Faroe có thể nhìn thấy Mặt trời bị che khuất gần 100%. Các vùng còn lại của Na Uy và Scotland sẽ được nhìn thấy với tỷ lệ che khuất 90 - 95%.
nhatthuc_reuters_500_fdaj.jpg?width=500
Nhật thực một phần - Ảnh: Reuters
Hiện tượng Mặt trời bị che khuất tại Anh diễn ra vào 9 giờ 30 giờ GMT (khoảng 16 giờ 30 giờ Hà Nội) với tỷ lệ 85%. Tại Paris (Pháp) và Berlin (Đức), người dân có thể xem hiện tượng này vào khoảng 10 giờ 30 (giờ địa phương), theo RT.
nhatthuctoanphan_reuters_500_qmlq.jpg?wi
Đây sẽ là hiện tượng nhật thực toàn phần duy nhất trên Trái đất trong năm 2015 - Ảnh: Reuters
Đây là hiện tượng nhật thực toàn phần đầu tiên và duy nhất tại Trái đất trong năm 2015 và là lần đầu tiên kể từ tháng 11.2013, theo USA Today dẫn thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ngoài ra, hiện tượng nhật thực lần này cũng diễn ra trùng thời điểm xuân phân, bắt đầu mùa xuân ở bắc bán cầu, thời điểm ngày và đêm có độ dài bằng nhau.

Bảo Vinh

=================

Mặt trăng vốn là Thái Âm, nay lại cực thịnh - siêu trăng. Đã vậy còn che lấp mặt trời - Nhật thực, Lý học gọi là Âm cực thịnh, Dương cực suy. Chỉ còn hy vọng rằng: Cực Âm sinh Dương thì còn là điều may mắn cho thế gian.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
VPBank sốc với phát biểu "chặt cây do áp lực nhà tài trợ"
21/03/2015 21:25 GMT+7
 

TTO - VPBank và Vingroup cho biết chỉ tài trợ Hà Nội trồng cây mới chứ không tài trợ cho việc chặt cây. Các nhà tài trợ nói sẽ làm việc với Hà Nội làm rõ phát ngôn “chặt cây do áp lực từ nhà tài trợ”.

 

nBduyCVA.jpg

Chặt hạ cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) - Ảnh: V.Dũng

 

Tối 21-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Tuấn Việt, giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank, khẳng định VPBank chỉ tham gia tài trợ cho trồng cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh chứ không tài trợ cho việc chặt cây. VPBank không đòi hỏi bất cứ một quyền lợi gì, không quảng bá thương hiệu qua chương trình này.

Cũng theo ông Việt, VPBank ủng hộ chương trình trồng cây xanh là do có sự kêu gọi của Hà Nội. Thêm nữa, ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội nên việc tham gia trồng cây là thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm với cộng đồng. Đây là số tiền đóng góp từ Quỹ công đoàn của VPBank.

“Bản thân tôi thấy rất sốc với thông tin về việc lãnh đạo Hà Nội nói chặt cây là do áp lực từ nhà tài trợ. Nếu phát ngôn của lãnh đạo Hà Nội đúng vậy thì các nhà tài trợ như VPBank đang từ người tham trồng cây lại biến thành lâm tặc?

"Chắc chắn đầu tuần tới, VPBank sẽ làm việc với Ban tổ chức của Hà Nội để làm rõ tài trợ của ngân hàng sẽ được sử dụng vào việc gì?”- ông Việt nhấn mạnh.

Đại diện của Vingroup cũng khẳng định họ không có hưởng lợi gì từ dự án xã hội hóa cây xanh của Hà Nội. Doanh nghiệp ủng hộ dự án này là do có sự kêu gọi của Hà Nội.

Nên Vingroup tài trợ kinh phí chứ không tham gia trực tiếp trồng cây gì và trồng khi nào. Còn việc chặt hơn 500 xanh, Vingroup không có tác động gì.

Trước đó, trong cuộc họp báo do ông Nguyễn Quốc Hùng - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - chủ trì các vấn đề về việc chặt cây xanh đã được đặt ra. 

Trong cuộc họp báo, đề cập tới các nhà tài trợ, ông Nguyễn Quốc Hùng nói: “Đây là chủ trương đúng đắn của TP, thực hiện là đúng quy trình, quy định, tuy nhiên do sự nôn nóng của một số nhà tài trợ, thông tin thiếu minh bạch trong tổ chức thực hiện nên gây bức xúc cho dư luận”.

Theo ông Nguyễn Thịnh Thành - chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND TP Hà Nội, đến nay đã có một số đơn vị hưởng ứng tham gia cải tạo, thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố như: Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Công ty CP thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công an TP và một số tổ chức, cá nhân khác...

 

LÊ THANH

=================

Hổng có ý kiến! Mọi chiện cứ đến ông Nguyễn Văn Trọng mà hỏi. "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý!" - ông ta đã phát biểu như vậy.

Để phản biện việc minh chứng cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học, những người như ông Trong đã bất chấp tất cả. Tất nhiên nó phải có hậu quả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

VPBank sốc với phát biểu "chặt cây do áp lực nhà tài trợ"
21/03/2015 21:25 GMT+7
 

TTO - VPBank và Vingroup cho biết chỉ tài trợ Hà Nội trồng cây mới chứ không tài trợ cho việc chặt cây. Các nhà tài trợ nói sẽ làm việc với Hà Nội làm rõ phát ngôn “chặt cây do áp lực từ nhà tài trợ”.

 

nBduyCVA.jpg

Chặt hạ cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) - Ảnh: V.Dũng

LÊ THANH

=================

 

Hổng có ý kiến! Mọi chiện cứ đến ông Nguyễn Văn Trọng mà hỏi. "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý!" - ông ta đã phát biểu như vậy.

Để phản biện việc minh chứng cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học, những người như ông Trong đã bất chấp tất cả. Tất nhiên nó phải có hậu quả.

 

 

 

 

Hà Nội trồng "nhầm" gỗ mỡ thay vì vàng tâm?

Thứ Bẩy, 21/03/2015 - 19:06

 

Dân trí Sau khi UBND TP Hà Nội quyết định tạm dừng việc thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố, dư luận lại xôn xao trước thông tin loại cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh, không phải cây vàng tâm như được thông báo trước đó…

 
 
Mỡ hay Vàng tâm ?
 
Trong đề án chặt hạ, di chuyển 6.700 cây xanh của TP Hà Nội, cây gỗ vàng tâm được lựa chọn trên nhiều tuyến phố, trong đó có đường Nguyễn Chí Thanh với gần 400 cây. Tuy nhiên, trao đổi với Dân trí vào sáng nay, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, Hội khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ và cây quý sau khi trực tiếp khảo sát tại khu vực đường Nguyễn Chí Thanh khẳng định, loại cây được trồng trên con đường này không phải là cây vàng tâm mà thực chất là cây mỡ. Loại cây này cùng họ thực vật với cây vàng tâm nhưng khác chi. 
 
Trao đổi với phóng viên, ông Cường cho biết, bản thân ông cũng hết sức bất ngờ vì cây mỡ là loại cây trồng rừng, có nhiều ở khu vực Yên Bái, gỗ chủ yếu để làm giấy, bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, cây mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay.
 
Cuong-b6f47.jpg
Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường (bên phải)
 
“Tôi sống Hà Nội đã gần hết đời người rồi. Thực sự tôi thấy rất đau xót trước quyết định chặt hạ những cây bóng mát lớn như vậy để thay thế những cây mới còn rất bé, chưa kể về cơ sở khoa học chưa thoả đáng nữa. Đặc biệt, khi có thông tin cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm nhưng thực tế khi tôi trực tiếp khảo sát thì lại là cây mỡ. Rất nhiều nhà khoa học cũng có thể chứng minh được rằng đó là cây mỡ có nhiều ở Yên Bái, nơi thuỷ tổ của trồng mỡ tại Việt Nam”, ông Cường cho biết.

Ông Cường khẳng định mạnh mẽ, theo kiến thức của ông và kinh nghiệm nhiều năm làm nghề, tên chính xác của loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh phải là cây mỡ chứ không thể là Vàng tâm. 

“Đối với dân lâm nghiệp lâu năm như chúng tôi khi chặt những cây Mỡ già có đường kính khoảng 30 - 40cm, trong lõi gỗ vàng nên có thể gọi là mỡ Vàng tâm cho tiện. Loại này có thể làm gỗ, làm nhà cửa được. Cây Vàng tâm và cây Mỡ là hai cây cùng một họ thực vật. Cây Mỡ là một chi khác, cây Vàng tâm là một chi khác. Từ xưa đến nay, chưa ai nghiên cứu cây Mỡ đó là cây bóng mát được vì tán nó rất hẹp. Những cây trên đường Nguyễn Chí Thanh cành nó rất nhỏ chỉ bằng ngón tay. Nếu sau này có lớn thì may lắm cũng chỉ bằng cổ tay thôi”, ông Cường giải thích.

 
anh-2-9bad6.jpg
Phố Nguyễn Chí Thanh sau khi đã được thay thế cây xanh

Phân tích thêm về phát hiện bất ngờ này, ông Cường nhấn mạnh: “Thân cây Mỡ trồng trên rừng và cây mỡ trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là hoàn toàn giống nhau. Thứ hai là dựa trên phân bố cành nhỏ cũng giống nhau chỉ bằng tầm ngón tay như hiện tại vì loại này ở trong rừng. Với chuyên gia thì chỉ cần nhìn vỏ, lá là có thể xác định tên loài cây này được rồi. Tôi khẳng định như vậy vì cá nhân tôi đã thực tế xuống tận nơi và chụp cả ảnh về loại cây này”. 

Để làm rõ hơn về nguồn gốc và tác dụng của loại cây đã được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh, con đường được cho là đẹp nhất Việt Nam, PV Dân trí đã liên lạc với Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, đơn vị tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu xuân Ất Mùi 2015 vừa qua trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó giám đốc công ty này cho biết: Đơn vị thực hiện trồng cây là phía ngân hàng, bên công ty cây xanh không thực hiện”.

Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã ngay lập tức liên hệ với TS Đặng Văn Hà, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc cảnh quan và Nội thất (ĐH Lâm nghiệp Việt Nam). TS Hà cho biết thêm: 

“Cây Vàng tâm là loại cây gỗ quý. Hiện nay đa số tồn tại trong tự nhiên vì nó sinh trưởng rất chậm chưa được phát triển rộng rãi vì hiệu quả kinh tế nó cũng không cao. Tôi cho rằng người cung cấp giống và người trồng cây đã phải có báo cáo chính xác vì cây Mỡ và cây Vàng tâm là khác nhau không thể đánh bùn sang ao được. Còn thực sự nếu trồng cây Vàng tâm ở đường Nguyễn Chí Thanh thì cây cũng rất khó phát triển, thậm chí không tồn tại được”.

Cây bóng mát đô thị phải đảm bảo quy trình nghiêm ngặt

Bên cạnh việc khẳng định loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm đã được thông báo trước đó, chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường nhấn mạnh thêm rằng, việc chặt hạ và đồng thời trồng mới hàng ngàn cây trên 190 tuyến phố ở Hà Nội là điều đáng lo ngại về sự sống của cây mới trong môi trường thổ nhưỡng Hà Nội. Hà Nội là vùng đất trũng, mực nước ngầm cao, tầng đất sét là chủ yếu.

Trong khi đó, muốn làm một cây bóng mát ở Hà Nội nói riêng và các đô thị phải qua các công đoạn như gieo hạt, trồng thành cây con, trồng thử trong vườn ươm, trồng thử trên đường phố trong một vài năm để xem có sống được hay không mới đưa vào sử dụng. Nếu không sống được thì phải loại bỏ luôn chứ không trồng vô tội vạ. Tất cả phải có căn cứ, cơ sở khoa học rất cụ thể. Do đó, ông Cường cho rằng, khi mang một cây trồng rừng như cây mỡ về trồng trong phố ào ào thực sự phi khoa học.

Hơn nữa, hiện tại đã chặt những cây sấu, xà cừ vài chục năm tuổi để thay thế vào đó là những cây chỉ có tuổi đời hàng chục năm mà lại còn chưa biết có sống được hay không để toả bóng mát cũng là điều cực kỳ vô lý, chưa có cơ sở khoa học nào để làm việc đó cả.

 
anh-1-9bad6.jpg
Những gốc cây mới được cho là cây Mỡ chứ không phải Vàng tâm trên phố Nguyễn Chí Thanh

“Bây giờ chúng ta nên tổ chức xem đánh giá có sự tham gia của các nhà khoa học, lâm sinh, các người chuyên trồng rừng đưa một loại cây như vậy về đồng bằng nó sống như thế nào. Những cây này thực tế nó sống ở vùng đồi, vùng đất chua, nay lại đưa về vùng trũng, ẩm ướt, có mực nước ngầm rất cao như ở Hà Nội thì có thể xảy ra thối rễ hoặc những tác hại khác mà mình chưa lường trước hết được”, ông Lê Huy Cường nói.

Viện dẫn thêm cho quan điểm của mình, ông Cường phân tích, từ thời Pháp thuộc, họ cũng đã có những thử nghiệm kỹ càng mới đưa ra trồng những loại như cây sấu, cây sao… chứ không phải trồng thoải mái.

Đồng quan điểm với chuyên gia Lê Huy Cường, TS Đặng Văn Hà cũng cho rằng, việc trồng cây cần phải có sự tính toán kỹ càng và đề án thay thế 6.700 cây xanh của UBND TP Hà Nội vừa qua đã được triển khai rất vội vàng. Hà Nội đáng lẽ nên bàn bạc với các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây và các đơn vị khác để có những quyết định đúng đắn, hợp lý hơn.

 

Cây gỗ mỡ (Manglietia conifera) là cây gỗ nhỡ cao 20-25m, đường kính 30–60 cm. Thân đơn trục thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ. Tán hình tháp. Vỏ nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ. Cành non xanh nhạt gần thẳng góc với thân chính. Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15–20 cm, rộng 4–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm. Hoa lớn, dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng. Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ. Hệ rễ hỗn hợp. Cây mỡ ưa đất hơi chua, sâu, ẩm mát, còn nhiều mùn hoặc thảm tươi. Mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống sau khai thác rừng, phục hồi rừng nghèo kiệt, khó thích nghi ở đất trống đồi trọc. 

Cây vàng tâm (Magnolia fordiana)Cây gỗ thường xanh, cao 25–30 m, đường kính thân cây 70–80 cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5–17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1–2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình. Mọc rải rác. trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.
 
Xuân Ngọc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trơ trọi các tuyến phố thay mới cây xanh

Chủ Nhật, 22/03/2015 - 09:02
 

Dân trí Đường Nguyễn Chí Thanh đẹp nhất Thủ đô nay trống trải... Phố Quang Trung nhiều bóng mát cũng trở nên trơ trọi, các cây sao mới chỉ có cành trơn được trồng thế chỗ cây lâu năm…

 

Kế hoạch chặt, thay thế 6700 cây xanh của UBND TP Hà Nội mới triển khai đã phải tạm dừng. Nhiều tuyến phố trót chặt cả những cây tươi tốt nay vẫn còn ngổn ngang, diện mạo đã bị thay đổi nhiều. 

 
Đường Nguyễn Chí Thanh đẹp nhất Thủ đô nay trống trải. Phố Quang Trung nhiều bóng mát cũng trở nên trơ trọi, các cây sao mới chỉ có cành trơn đang được trồng thế chỗ cây lâu năm… 
 
Chỉ trong vài ngày, hàng trăm cây xanh biến mất, bóng mát không còn, lá phổi của thành phố tổn thương. Người dân tiếc cho một Hà Nội thân thuộc gắn liền với màu xanh cây cỏ đã in đậm trong tâm trí và thơ ca, mà phải nhiều năm nữa bóng mát mới có thể xanh trở lại.
 
1-ff2f8.jpg
Trên phố Quang Trung các cây sao mới đang được công nhân trồng lại, thay thế cho những cây phượng, muồng, xà cừ vừa chặt bỏ.
 
2-ff2f8.jpg
Một đoạn phố với những cây trồng mới chỉ có thân cành làm trơ lộ bê - tông của những ngôi nhà.
3-ff2f8.jpg
Ở vị trí của cây sao mới được trồng trên phố Quang Trung, trước là một cây muồng tươi tốt với tán rộng sum suê che nắng hàng ngày cho trường trông trẻ nhỏ, rất nhiều người dân quanh khu vực đã vô cùng tiếc nuối khi cây đột ngột bị chặt.
 
4-ff2f8.jpg
Ông Tạ Văn Hùng sinh ra và lớn lên ở phố Quang Trung đang chăm chút một cây nhỏ mới được trồng. Ở vị trí này trước là một cây bàng khoảng 20 năm tuổi có tán rộng và rất mát vừa bị chặt bỏ.
 
5-ff2f8.jpg
Ông Hùng cho biết, ông và người dân ở phố Quang Trung rất ngạc nhiên trước việc nhiều cây lâu năm đang tươi tốt và cho bóng mát suốt cả phố bỗng nhiên bị chặt và thay thế, ai cũng cảm thấy tiếc.
 
5a-ff2f8.jpg
Hàng cây được cho là cây vàng tâm mới được trồng thay thế hàng cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh. Hiện nay có ý kiến của một số chuyên gia cho rằng không phải cây vàng tâm mà thực ra là cây gỗ mỡ, không có giá trị và không phù hợp là cây đô thị.
 
6-ff2f8.jpg
 
 
7-ff2f8.jpg
Diện mạo mới một đoạn phố Nguyễn Chí Thanh sau khi được trồng loạt cây mới.
 
8-ff2f8.jpg
Sẽ phải còn rất lâu nữa con đường này mới có thể xanh mát trở lại sau kế hoạnh chặt, thay mới cây này.
 
9-ff2f8.jpg
Những rễ cây bị chặt vẫn còn ngổn ngang trên đường.
 
10-ff2f8.jpg
Những hố trồng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh đang chờ trồng cây mới.
 
11-ff2f8.jpg
Có rất nhiều công trình nằm dưới lòng đất chạy suốt tuyến đường Nguyễn Chí Thanh sát những hố trồng cây.
 
Hữu Nghị
==================
"Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ai không tin đến Cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ trần ở tuổi 91

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 23/03/15 04:31

 

Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), đã từ trần vào hồi 3h18 phút sáng ngày 23/3, hưởng thọ 91 tuổi.

 

Lee_Kuan_Yew.jpg
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (1923-2015)

 

Thông báo cho biết ông Lý Quang Diệu đã ra đi một cách “yên bình”. 

Ông Lý Quang Diệu đã phải nằm viện kể từ ngày 5/2/2015 do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị kháng sinh tại khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa Singapore. 

Sức khỏe yếu đã ngăn cản ông xuất hiện trước dân chúng trong những tháng gần đây. Lần xuất hiện gần đây nhất của ông là tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập đảng Hành động của Nhân dân hồi tháng 11 năm ngoái.

Ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và là cha của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong).

Ông được cho là người có công đưa Singapore trở thành một trong những nền kinh tế giàu có nhất châu Á chỉ trong vòng ba thập kỷ.

Từng đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng từ năm 1959 đến năm 1990, ông Lý Quang Diệu được xem là một người có ảnh hưởng chính trị lớn tại Đảo quốc Sư tử./.

==================
Ngài Lý Quang Diệu đưa đất nước Singapo từ khi là một nước nghèo nàn, loạn lạc triền miên vì bất ổn chính trị, thành một đất nước hùng mạnh và hiện đại như ngày nay. Ngoài những quyết sách đúng đắn và sáng suốt thì một trong những sự ứng dụng điều hành đất nước là ngài Lý Quang Diệu đã ứng dụng thuật phong thủy Đông phương một cách xuất sắc.
Trong bài giảng khóa I Phong thủy Lạc Việt, tôi đã chứng tỏ với anh chị em học viên rằng: Dinh Thủ Tướng Singapo đặt ở đúng vị trí Trung cung và  mang hình cái ấn. Công trinh phong thủy Hồ cái nhẫn đặt đúng huyệt vị rất nhạy cảm trên đất nước này, cộng với một số công trình phụ nhân tạo đã tạo ra một mô hình sinh thực khí nữ hoàn chỉnh về cấu trúc giải phẫu. Điều này đã kích hoạt Âm khí cực vượng trên đất nước Sinhgapo. Tất cả những bài giảng này, đều được ghi lại bằng video. Nhưng rất tiếc, sự thăng trầm trong cuộc đời đã khiến tôi không còn lưu giữ được.
Nếu như trong cuộc đời làm phong thủy của tôi phải khâm phục một bậc thầy nào đó thì tôi rất khâm phục vị thày phong thủy của đất nước Singapo đã thực hiện điều này, dưới sự trị vì của ngài Lý Quang Diệu.
Ngài Lý Quang Diệu đã ra đi, nhưng chắc chắn lịch sử đất nước Singapo sẽ luôn ghi nhận công lao vĩ đại của của ngài với đất nước này, khi ngài đã tạo dựng một nền tảng xã hội phồn vinh cho đất nước của ngài.
Cá nhân tôi chia sẻ sự đau buồn với tất cả những ai cảm thấy sự mất mát từ việc rời bỏ cõi trần gian của ngài Lý Quang Diệu.
Thành kính phân ưu.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay