Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Lịch sử tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới

VnExpress

Thứ sáu, 24/1/2014 10:26 GMT+7

Cách đây 60 năm, chiếc tàu ngầm nguyên tử đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo được hạ thủy, đánh dấu bước phát triển cách mạng trong lịch sử nền công nghiệp đóng tàu ngầm thế giới.

Posted Image

Lễ hạ thủy tàu ngầm Nautilus. Ảnh: US Navy

Lễ hạ thủy diễn ra vào ngày 21/1/1954, tại nhà máy đóng tàu Groton, bang Connecticut, với sự xuất hiện của tổng thống Dwight Eisenhower. Con tàu này được mang tên Nautilus, trùng tên với chiếc tàu trong tiểu thuyết viễn tưởng “Hai vạn dặm dưới đáy biển” của nhà văn Pháp Gabriet Verne.

Ý tưởng đóng tàu ngầm đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Chiếc tàu ngầm đầu tiên do kỹ sư người Hà Lan Cornelius van Drebble thiết kế theo lệnh của vua nước Anh và được thử nghiệm thành công vào năm 1620. Tại Nga, Piot Đại đế cũng từng ra lệnh đóng những con tàu như vậy.

Nhưng hạm đội tàu ngầm đúng nghĩa chỉ thực sự được phát triển trong thời gian trước Thế chiến thứ nhất. Khi đó, tàu ngầm được sản xuất hàng loạt, được trang bị động cơ diesel cho hành trình trên mặt nước và động cơ điện khi lặn. Các động cơ diesel đều có một máy phát điện đi kèm để nạp điện cho các ắc quy của tàu.

Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, tàu ngầm thực sự là một loại vũ khí đáng gờm trên biển. Trong suốt cuộc chiến, 600 tàu ngầm của các nước tham chiến đã đánh chìm 55 tàu tuần dương và vận tải, 105 tàu khu trục cùng 33 tàu ngầm của đối phương.

Trong Thế chiến thứ hai, các hạm đội tàu ngầm phát triển mạnh và hoạt động ở tất cả các tuyến hàng hải trên thế giới. Sau chiến tranh, các tàu ngầm thế hệ mới xuất hiện, là mẫu tàu ngầm sử dụng năng lượng nguyên tử.

Mỹ là nước đi đầu trong cuộc chạy đua này. Dự án đóng tàu ngầm thế hệ mới được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đô đốc Hyman Rickover, người được coi là cha đẻ của Hạm đội hạt nhân Mỹ. Sau lễ hạ thủy năm 1954, tàu Nautilus chính thức được đưa vào biên chế của Hải quân Mỹ 8 tháng sau đó.

Tính ưu việt của Nautilus

Tàu ngầm Nautilus có hình dáng bên ngoài giống các tàu ngầm lớp XXI của Đức, từ phần mũi hình tròn, hình dạng thân tàu đến chân vịt. Đường kính của tàu rộng 8,2 m, chiều dài đạt 97 m, nên không gian bên trong rất rộng. Tàu gồm có phần mũi, các khoang dành cho thủy thủ, nhà bếp, trung tâm điều khiển, khu chứa động cơ và bánh lái.

Khi lặn dưới nước, Nautilus có thể di chuyển với tốc độ 23 hải lý/h (42,5 km/h), tốc độ trên mặt nước đạt 20 hải lý/h (37 km/h). Đây đều là tốc độ kỷ lục vào thời điểm đó. Lượng giãn nước khi nổi là 4.157 tấn, khi lặn là 4.222 tấn. Tổng công suất động cơ là 13.800 mã lực. Kíp thủy thủ của tàu gồm 105 người, trong đó có 13 sĩ quan và 92 thủy thủ.

Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 26 quả ngư lôi. Trong quá trình thiết kế, các kỹ sư đã tính tới khả năng bố trí trên tàu tên lửa RGM-6 Regulus, nhưng do quá phức tạp và không tìm ra giải pháp kỹ thuật để thực hiện nên họ đã không thể thực hiện được ý tưởng này.

Khác với tàu ngầm lớp điện - diesel , Nautilus sử dụng lò phản ứng nguyên tử, nên không cần thường xuyên nổi lên mặt biển để nạp không khí và không phải thường xuyên nạp nhiên liệu. Tàu có thể lặn dưới nước trong một thời gian rất dài và chạy với vận tốc cao trên một hải trình dài gần như không hạn chế. Nhưng đây chỉ là tính toán trên nguyên lý, còn trong thực tế vẫn có nhiều vấn đề khác liên quan đến công tác bảo đảm cho kíp thủy thủ.

Ngay sau khi được đưa vào khai thác, các chuyên gia Hải quân Mỹ đã đi đến kết luận rằng, hệ thống radar và máy bay chống ngầm, vốn hoạt động rất hiệu quả trong Thế chiến thứ hai, gần như bất lực trước tàu ngầm thế hệ mới này. Khả năng nhanh chóng thay đổi độ sâu, cùng tốc độ cao, cũng như thời gian lặn sâu dưới nước của Nautilus buộc các nhà quân sự phải xem xét lại chiến thuật chiến tranh tàu ngầm trên thế giới.

Hạn chế kỹ thuật

Cũng giống như bất kỳ chiếc tàu đầu tiên của một thế hệ tàu ngầm mới nào khác, Nautilus cũng bộc lộ nhiều nhược điểm kỹ thuật. Hai nhược điểm lớn nhất là tiếng ồn lớn và độ rung mạnh. Khi tàu vận hành ở tốc độ 15 - 17 hải lý/h (27,7-31,4 km/h), các thủy thủ không thể nghe được tiếng nói của nhau do tiếng ồn quá lớn. Lúc này, dao động rung của các kết cấu tàu có tần số lên đến 180 Hz, làm ảnh hưởng đến độ bền, gây khó khăn cho việc phóng và điều khiển ngư lôi.

Một nhược điểm khác là nếu như tàu chạy với tốc độ 4 hải lý /h (7,4 km/h), thì thiết bị định vị sóng âm thanh của tàu đã gần như không hoạt động được. Các nhược điểm trên của Nautilus đều được tính tới khi thiết kế thế hệ tàu ngầm nguyên tử sau này.

Các kỷ lục của Nautilus

Posted Image

Tàu ngầm Nautilus thực hiện nhiệm vụ trên biển. Ảnh: US Navy

Ngay sau khi được hạ thủy, Nautilus đã lập kỷ lục về thời gian lặn sâu liên tục dưới biển, đạt mức trên 90 giờ, với quãng đường 1.213 hải lý ( 2.250 km).

Ngày 3/8/1958, tàu này đã lập một kỷ lục mới, khi lần đầu tiên đến được đỉnh cực Bắc của trái đất. Nautilus vượt qua một quãng đường dài 3.400 km sau 100 giờ lặn ở độ sâu trung bình 100 m, dưới lớp băng dày của Bắc Băng Dương.

Để thực hiện chuyến đi này, cả kíp thủy thủ đã phải tiến hành chuẩn bị rất công phu và mãi đến lần thứ năm thì mới thành công. Khó khăn lớn nhất gặp phải trong công cuộc chinh phục Bắc cực là khi vượt qua eo biển Bering, với lớp băng dày đến 18 m. Lần đầu tiên khi đi qua eo biển này, các thủy thủ đã phải quay đầu lại, vì đáy lớp băng gần sát với đáy biển. Lần vượt eo biển thứ hai đã thành công, và Nautilus đã lặn dọc theo bờ Alaska đến Bắc cực, rồi quay lại bên bờ đảo Greenland.

Các cuộc thử nghiệm của Nautilus diễn ra trong khoảng thời gian đỉnh điểm của cuộc chạy đua công nghệ Liên Xô- Mỹ. Washington đã lạc hậu hơn so với Moscow trong lĩnh vực vũ trụ, khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957. Chính vì vậy, việc phải vượt trội Liên Xô trong một lĩnh vực nào đó trở thành vấn đề danh dự đối với nước Mỹ.

Hiện nay, thế giới có 5 quốc gia sở hữu tàu ngầm nguyên tử tự sản xuất là Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc, với tổng số lên đến hơn 100 tàu thuộc các lớp khác nhau. Trong đó, Mỹ là nước có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất, với hơn 70 chiếc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là một trong những nước sở hữu tàu ngầm nguyên tử đầu tiên. Đó là chiếc tàu ngầm nguyên tử dự án 971 Shuka-B, mà Ấn Độ thuê của Nga trong thời hạn 10 năm.

Tàu Nautilus có mặt trong biên chế tác chiến của Hải quân Mỹ đến năm 1972, sau đó chỉ để sử dụng cho mục đích huấn luyện. Ngày 6/6/1985, tàu này được chuyển giao cho Bảo tàng Hải quân Mỹ. Nautilus neo đậu vĩnh viễn tại cảng Groton, bang Connecticut, với hàng trăm nghìn khách du lịch đến đây mỗi năm, để chiêm ngưỡng thành tựu công nghệ một thời này.

Lê Hiếu (tổng hợp).

=====================

Xem bài này thì thấy người ta mần tàu ngầm từ thế kỷ XVII, năm 1620. Vậy mà ông Hòa làm tàu ngầm bị chê. Híc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB Phạm Trung Cang gửi thư từ Mỹ

Theo Pháp luật TP.HCM

23/01/14 09:40

(GDVN) - Ngày 21/1, từ Mỹ, ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), đã gửi bản giải trình đến VKSND Tối cao.

Posted Image

Ông Phạm Trung Cang

==============

Có một chi tiết rất đáng chú ý . Liên quan đến Lý học. Để ông này về rồi xem sau.

==================

Lông mày trái của ông này bị đứt đuôi phải không Sư phụ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

==================

Lông mày trái của ông này bị đứt đuôi phải không Sư phụ?

Không phải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phải.

=======

Sau người ông ta bị tấm kính đặt mấy cái bình chĩa vào gáy phải không ạ? Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

=======

Sau người ông ta bị tấm kính đặt mấy cái bình chĩa vào gáy phải không ạ? Posted Image

Đừng nóng ruột! Vài ngày nữa tôi sẽ nói mà. Chậm không quá mùng một Tết. Cũng không có gì quan trọng lắm với "tinh thần khoa học", theo kiểu "Khoa học thì không sợ ma".Hì!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bố chồng, con dâu bị điện giật chết trong nhà tắm

14:45 ngày 25 tháng 01 năm 2014

Posted Image

Thấy con dâu đang tắm bị điện giật, bố chồng nhảy vào cứu và bị cũng bị điện giật chết tại chỗ. Sự việc đau lòng này vừa xảy ra tối 24-1 tại Khu 5 xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó trưởng Công an xã Sơn Thủy, cho biết sau bữa cơm buổi tối, chị Phạm Minh Nga (SN 1975) bật bình nóng lạnh rồi đi tắm. Vừa xối nước lên người chưa được bao lâu thì chị Nga ngã vật ra sàn nhà tắm, bất động.

Thấy sự việc bất thường, ông Đỗ Đình Khôi (SN 1945, là bố chồng chị Nga) đã chạy tới mở cửa nhà tắm để kéo con dâu ra ngoài và cũng bị điện giật, ngã sóng soài tại chỗ.

“Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã có mặt để phong tỏa hiện trường và báo cáo sự việc lên Công an huyện Thanh Thủy và Công an tỉnh Phú Thọ. Một đoàn công tác gồm công an, pháp y đã có mặt để tiến hành điều tra về nguyên nhân cái chết của hai bố con ông Khôi; bước đầu kết luận cả hai cùng chết vì sự cố hở điện bình nóng lạnh” - ông Hoàng Anh cho biết.

Theo lời kể của bà Đinh Thị Luận (vợ ông Khôi) với cơ quan chức năng, sau bữa cơm tối, bà đi lễ ở nhà thờ, ở nhà chỉ có ông Khôi, chị Nga và ba đứa nhỏ con chị Nga. Cũng may khi thấy ông nội và mẹ ngã gục trong nhà tắm, ba cháu nhỏ đã không chạy vào ứng cứu mà chạy sang nhà hàng xóm hô hoán, báo tin.

Bà Đinh Thị Luận cũng cho biết khoảng 14 giờ chiều cùng ngày 24-1, ông Khôi đã tự tay sửa chữa bình nóng lạnh vốn đã được gia đình sử dụng trong nhiều năm nay.

Được biết trong thời gian qua đã xảy ra khá nhiều vụ rò rỉ điện từ bình nước nóng gây chết người. Vào tháng 9-2012, tại tỉnh Thanh Hóa, cháu Lê Ngọc H. (SN 2000) qua nhà ông bà chơi đã bị điện từ bình nước nóng rò rỉ truyền qua vòi hoa sen giật chết tại chỗ.

Ngày 5-12-2013, tại nhà số 34 đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Phước Hòa, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) khi cầm vòi hoa sen lên để tắm, bà Nguyễn Thị Thu M. (46 tuổi) cũng bị điện rò rỉ từ bình nước nóng giật ngã bất tỉnh; dù gia đình đã ngắt nguồn điện, tổ chức sơ cứu và đưa đi cấp cứu nhưng bà Mai đã tử vong.

Theo Thế Kha

Người Lao động

===============

Thấy người bị điện giật, việc đầu tiên là ngắt nguồn điện đã. Bất khả kháng thì cởi phăng áo làm vật cách điện nắm tóc lôi ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tên trộm 300 cây vàng khai gì tại cơ quan điều tra?

Thứ Hai, 27/01/2014 - 10:30

Vì sao đối tượng Nguyễn Mạnh Hùng (34 tuổi) “tác giả” trộm 300 cây vàng tại tiệm vàng Sơn Hà, ở phường Suối Hoa, TP Bắc Ninh có thể một mình trộm được số vàng lớn ở cửa hiệu được trang bị hệ thống an ninh tối tân như vậy?

Công an tỉnh Bắc Ninh đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Mạnh Hùng, 34 tuổi, trú ở Cẩm Thủy, Cẩm Phả, Quảng Ninh - “tác giả” trộm 300 cây vàng tại tiệm vàng Sơn Hà, ở phường Suối Hoa, TP Bắc Ninh gây chấn động dư luận trong thời gian qua. Vì sao Hùng có thể một mình trộm được số vàng lớn ở cửa hiệu được trang bị hệ thống an ninh tối tân như vậy?

Được biết, tiệm vàng Sơn Hà bề thế, nằm ở vị trí đắc địa trong kinh doanh khi mặt phố rộng, giữa khu trung tâm TP Bắc Ninh. Theo chủ tiệm vàng thì toàn bộ hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, thậm chí là cửa trong nhà, giữa các phòng với nhau cũng đều được lắp đặt các thiết bị bảo vệ.

Hệ thống thang máy lắp đặt cảm ứng nhiệt, chuông báo động. Dọc hành lang và mọi ngóc ngách trong tòa nhà, hệ thống camera giám sát, chuông báo động, thiết bị cảm ứng thân nhiệt đều được trang bị.

Chính vì vậy, gia đình anh Hoàng Cao Sơn - chủ tiệm vàng Sơn Hà rất yên tâm, tin tưởng kẻ gian không thể đột nhập lấy cắp được tài sản của mình. Khi xảy ra mất trộm, rất nhiều giả thiết được đặt ra, kể cả việc nghi ngờ có sự thông đồng của người trong gia đình anh Sơn cũng không nằm ngoài hướng điều tra của lực lượng chức năng, bởi trong quá trình khám nghiệm, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng đột nhập vào nhà qua ô thoáng tầng 5, có dấu hiệu của 2 lần cạy cửa.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tài sản bị chiếm đoạt rất lớn, gây sự quan tâm chú ý của quần chúng, lãnh đạo Công an tỉnh Bắc Ninh đã huy động các trinh sát, điều tra viên dày dạn kinh nghiệm tiến hành các biện pháp điều tra. Mặt khác, phối hợp với Công an các địa phương dựng lên các vụ án trộm cắp vàng tương tự cũng như kết quả điều tra trước đó. Khi Hùng và một số bạn bè đi trên xe taxi, vận chuyển 6,3kg vàng thì bị Tổ công tác 141 Công an TP Hà Nội bắt được, bàn giao cho cơ quan điều tra. Biết có thể bị lộ chân tướng, Hùng khai số vàng trên mình buôn lậu từ biên giới về.

Posted Image

Tiệm vàng Sơn Hà, nơi xảy ra vụ trộm và đối tượng Hùng.

Trong khi cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội đang xác minh thì hắn nhanh chân tẩu thoát. Nghi vấn số vàng trên rất có thể là tang vật vụ trộm của tiệm vàng Sơn Hà, Công an Bắc Ninh đã cử cán bộ phối hợp xác minh, xác định, số vàng này có nhiều đặc điểm trùng khớp với số vàng của tiệm vàng Sơn Hà bị mất cắp nên đã nhanh chóng triển khai các biện pháp truy tìm Hùng, bắt giữ được Hùng khi hắn đang lẩn trốn ở địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tại cơ quan công an, Hùng khai nhận, sau nhiều lần nghiên cứu, tìm hiểu, hắn biết nơi cất vàng cũng như hệ thống an ninh của ngôi nhà này và tính toán cách đột nhập. Theo đó, ngày 10/12/2013, hắn trèo lên từ ban công nhà hàng xóm, tiếp cận tầng thượng nhà của anh Sơn, sau đó dùng thiết bị tự chế tháo ốc vít, chốt cửa rồi cậy bật ô thoáng cho vào túi đem về. Biết không đủ thời gian để “hành động”, Hùng lắp hờ khung cửa và chấn song lại vị trí cũ, rồi nhẹ nhàng tụt xuống đất ra về.

Đến ngày 13/12/2013, Hùng tiếp tục đột nhập bằng đường cũ bằng cách nhấc nhẹ cửa ô thoáng ra rồi chui vào. Để tránh bị phát hiện, hắn mặc áo len cao cổ trùm kín kên mặt, đội mũ lưỡi trai rồi khéo léo vượt qua thiết bị cảm ứng nhiệt và camera. Hùng khai nhận, hắn từng có thâm niên gần 10 năm làm thợ khóa ở Trung Quốc, chuyên gia mở các loại khóa đặc biệt khó nên đã mở được các ổ khóa của gia chủ, mở cửa kính, vơ toàn bộ số vàng vào túi vải rối trốn đi.

Ngay trong đêm, Hùng bắt taxi về Hà Nội, đem phân loại vàng. Số vàng tây, hắn đem giấu ở một địa điểm bí mật ở gần cầu Vĩnh Tuy, còn 127 cây vàng ta, hắn “dong” thẳng vào chợ Đông Ba, Huế, bán cho một tiệm quen được hơn 3 tỷ đồng. Theo lời khai của đối tượng này, sở dĩ hắn vào thẳng Huế để bán vàng vì có quen biết từ trước với chủ tiệm vàng trên trong quá trình đi khai thác vàng ở biên giới và cũng từng nợ chủ tiệm này một số tiền lớn. Ngay sau khi mua được số vàng trên, chủ tiệm vàng ở chợ Đông Ba đã chế tác lại rồi nhanh chóng bán ra thị trường, gây khó khăn cho công tác thu hồi.

Thời gian gần đây, việc trộm, cướp tiệm vàng diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt, vụ đối tượng Lê Văn Luyện giết người, cướp tài sản ở tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang vẫn còn rất nóng, mặc dù các tiệm vàng đã nâng cao ý thức cảnh giác, trang bị nhiều thiết bị chống trộm, cướp nhưng công tác này còn nhiều sơ hở.

Điển hình như vụ trộm ở tiệm vàng Sơn Hà ở trên, dù rất cẩn thận, tại tất cả cửa chính, cửa sổ chủ nhà này đều có thiết bị an ninh nhưng lại “quên” ô thoáng, là nơi kẻ trộm có thể dễ dàng đột nhập. Chính vì vậy, khi đối tượng Hùng đã mở hết chốt, ốc vít của ô thoáng tới 3 ngày nhưng cũng không bị phát hiện ra.

Tại Hà Nội, một số vụ trộm tài sản trong nhà dân đối tượng cũng lợi dụng cửa ô thoáng để đột nhập. Chính vì vậy, việc gia cố chắc chắn cửa ô thoáng, tum cũng cần được các gia đình, đặc biệt là các tiệm vàng quan tâm gia cố

Theo Thu Anh

Công an nhân dân

=================

99, 99 % là tiệm vàng này không nuôi chó và không nhờ các chuyên gia Phong thủy Lạc Việt thiết kế chống trộm. Phong thủy Tàu thì cũng có người biết, người không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quái nhân với những ý tưởng quái dị

06:24 ngày 27 tháng 01 năm 2014

Quang Long

TP - Ông luôn có những ý tưởng khác người và những việc làm kỳ dị “chẳng giống ai”, từng viết tờ trình lên... Liên Hiệp Quốc đề nghị giải pháp chống sự hình thành bão trên Thái Bình Dương; xin cho nổ bom ở sa mạc Sahara để làm nguội trái đất...

Posted Image

Ông Hồ Bá Quỳnh.

Ông cũng từng đề nghị tỉnh Nghệ An cho khoét đất chui xuống biển xây đường hầm ra đảo Ngư.

Nhiều “sáng kiến khùng” của ông chẳng ai đoái hoài, nhưng hình như, có cái cũng đã đi vào thực tiễn!? Ông là Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh.

Những ý tưởng chẳng giống ai

Hậu duệ dòng họ Hồ nổi tiếng ở làng Quỳnh Bảng ấy bảo, nửa đùa nửa thật: “Giai đoạn tôi đề xuất các đề tài nhằm... bảo vệ loài người kinh tế đang khó khăn, giờ đây kinh tế thế giới, kinh tế nước mình khá hơn rồi thì có thể đem ra áp dụng được!”.

Nói rồi, ông lò dò vào phòng ngủ lục tung mớ giấy tờ hỗn độn nằm xếp xó mấy năm nay đưa tôi xem một loạt tờ trình. Tờ trình số 154/2010-HBQ ông viết ở Sài Gòn gửi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc “chống sự hình thành một số cơn bão trên Thái Bình Dương” đã khá lâu lắm rồi, ông Quỳnh cứ ấm ức vì sao không có hồi âm?

Xưa nay, bão đến chỉ lo chạy re kèn chứ mấy ai chống được mưa to gió lớn? Kệ! Ai chạy thì chạy, Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh (ông có học vị Phó tiến sỹ kinh tế 1994) bình chân như vại! Ông tặc lưỡi, “nếu chống bão theo phương pháp của tôi, không để bão hình thành, thì chẳng phải chạy đi đâu cho mệt!”.

Cái phương pháp của ông nêu ra nghe cũng ngộ! Ông lý sự rằng thì là, “Bão thường hình thành trên biển, ở chỗ nước nông. Mặt trời chiếu xuống mặt biển khiến nước biển ấm lên, bốc hơi, tụ thành bão.

Muốn chấm dứt sự hình thành các cơn bão ở đây thì theo tôi chúng ta nên mang một loạt cọc thép không gỉ đóng xuống biển, trên mỗi đầu cọc giằng dây như ta bắc giàn mướp rồi lắp vào đấy những tấm pin mặt trời. Như vậy, sẽ hạn chế được hơi nóng tỏa ra từ mặt biển, bão sẽ không hình thành ở đó nữa!”.

Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh cũng gợi ý là thí điểm thành công thì có thể “nhân rộng ra các nơi khác, những nơi hình thành nhiều cơn bão! Năng lượng thu được từ pin mặt trời sẽ dùng làm khối việc hữu ích. Ông cũng nhấn mạnh rằng “dự án rất tốn kém, đòi hỏi cả thế giới cùng vào cuộc!”.

Tôi đang say sưa nghe ông thuyết giảng thì bà vợ đi từ trong bếp ra nói oang oang: “Thôi ông ơi, ông nghỉ đi cho tôi nhờ ! Về hưu rồi chả có đồng nào, con cái thì thất nghiệp, rõ khổ!”. Ông Quỳnh dường như đã quen những lời vỗ mặt của vợ, làm như không để ý, quay sang tôi tiếp tục mạch suy tư đang đà thăng hoa.

“Tôi không thể dừng suy nghĩ, dừng vận động một buổi nào, không vận động thì coi như đã chết. Tổng cộng, tôi có 181 đề tài kiểu như vậy chú ạ!”. Chậm rãi tợp ngụm nước chè, ông tiếp chuyện: “Chú biết vì sao trái đất ngày càng nóng lên không?”. “Dạ, cháu không biết ạ!”.

“Lâu nay các nhà khoa học chỉ nói đến việc biến đổi khí hậu bởi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, khói bụi ô tô xe máy và cả nạn chặt phá rừng, nhưng họ không bàn đến cái lõi của vấn đề.

Theo tôi, vấn đề cốt lõi là nằm ở... lõi trái đất! Trái đất quay xung quanh trục của nó. Nó quay đi quay lại năm này qua tháng khác chà xát mạnh làm nó nóng lên! Trái đất nóng lên là đương nhiên! Trong nó nóng thì ngoài cũng nóng thôi! Kha kha!”.

Ông Hồ Bá Quỳnh bật cười sảng khoái sau một hồi triết lý khiến tôi cũng không nhịn được, bèn cười theo. “Do đó, muốn vỏ trái đất nguội đi thì phải tìm cách làm nguội trong ruột nó, tức là phải giải phóng sức nóng bên trong ruột trái đất, phải như thế mới được!”.

Ông tiếp tục, “giải pháp của tôi là thế này, cho nổ bom ở sa mạc Sahara vì ở đó toàn đất cát, không có người, không sợ thương vong”.

“Nổ bom ở Sahara để làm gì ạ?”. “Cái thằng này ngu! Hỏi thế mà cũng hỏi! Để làm nguội trái đất chứ làm gì nữa! Này nhé! Nổ mấy quả bom ở sa mạc làm đất nứt toác ra tạo khe hở cho núi lửa phun trào, giải phóng năng lượng trong lõi trái đất. Như con người ta ấy, khi ốm, trong cơ thể nóng thì sờ bên ngoài đâu cũng thấy nóng. Núi lửa nó phun hết nham thạch thì trái đất nguội đi, bớt nóng ngay!”.

“Núi lửa nó phun lên, nóng lắm bác ơi, bác toàn bày dại!”. “Nóng thế nào được mà nóng! Nóng một lúc thôi! Chịu khó đi! Sau nó nguội thì sẽ hình thành những cánh rừng, mọc lên cây cối um tùm, làm mát quả đất!”.

Bà Nguyễn Thị Thân, vợ ông ngồi đút cháo cho cháu ở phòng bên, nghe chồng thao thao bất tuyệt dự án chống biến đổi khí hậu toàn cầu, nói vống ra: “Các dự án khác thì tôi nghe có lý, chứ ba cái việc nổ bom ở sa mạc Sahara để làm nguội trái đất, kỳ cục quá ông ạ! Chả trách gì tờ trình ông gửi, Liên Hiệp Quốc không hồi âm!”. Ông Quỳnh tặc lưỡi, “Chú đừng nghe bà ấy! Già rồi lẩn thẩn, ăn nói lôm côm!”.

Lại tiếp chuyện: “Tôi cũng đã từng đề nghị tỉnh Nghệ An cho khoét đất xây đường hầm từ đất liền ra đảo Ngư, hình thành một cái cảng ngay trên biển và phục vụ kinh doanh du lịch. Qua khảo sát, tôi thấy cảng Cửa Lò nước nông, tàu lớn không vào được, ở chỗ đảo Ngư nước sâu xây một cái cảng thì chu choa, thật là lý tưởng!

Nước Nhật người ta có rất nhiều đường hầm như thế, nối từ đảo này sang đảo khác. Họ làm được thì mình làm được. Cảng thì phục vụ các tàu chở hàng hóa, đường hầm thì phục vụ du lịch. Tôi tính là lắp nhiều ống kính dọc đường hầm, để du khách đến đó chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biển cả, nhìn đàn cá đàn tôm tung tăng bơi lội!”. Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh nói chắc như đinh đóng cột!

Một đời trăn trở với nông dân

Năm 1992, Phó tiến sỹ Hồ Bá Quỳnh đưa ra ý tưởng thu lệ phí qua cầu vào giá xăng dầu. Ông kể, “Có đêm 30 tết tôi về Hà Tĩnh hương khói cho ông bà ngoại, một đôi trai gái đi ngược chiều, vượt qua trạm bán vé đến gần giữa cầu Bến Thủy thì nhân viên thu vé đuổi kịp, bắt quay lại mua vé. Về nhà, tôi cứ trăn trở, bèn viết đề án thu lệ phí qua cầu vào giá xăng dầu!”.

Xuất thân từ dòng họ Hồ Quỳnh Bảng- Quỳnh Đôi rạng danh khoa cử nhưng gốc gác vốn là nhà nông, từng một nắng hai sương gắn bó với ruộng đồng, ông Quỳnh nặng lòng với nông dân. “Công chức thì khi nghỉ hưu, có lương; người nông dân biết dựa vào đâu khi bóng xế, tuổi già?”, Ông Quỳnh nghĩ vậy, trăn trở đến bạc đầu, thức trắng đêm nghiên cứu chế độ hưu cho người nông dân.

Năm 1992, ông cặm cụi ngồi viết đề án “Bàn về chế độ hưu cho người nông dân, kể cả lâm dân, ngư dân, diêm dân và người lao động ngoài quốc doanh”, đến tháng Giêng năm 1993 thì hoàn thành đề án. Ngày 30/7/1998, Chủ tịch tỉnh Nghệ An Hồ Xuân Hùng ký “ban hành điều lệ tạm thời (thí điểm) loại hình BHXH nông dân tự nguyện”.

Trăn trở nhiều ý tưởng, có ý tưởng thoạt nghe, có người bảo: “Cha này hâm nặng rồi”. Nhưng kệ, ông vẫn miệt mài thế, trọn cuộc suy tư, trăn trở. Ông chẳng bao giờ làm hại đến ai.

Bỗng vợ ông tung tăng từ trong nhà đi ra, ngồi phịch xuống bên cạnh. “Tôi xin ông! Ông đừng bày đặt ra nữa, ông nghỉ đi cho khỏe. Vì cái hưu nông dân và các “siêu dự án” mà tôi và ông đã mất bao nhiêu thời gian để bây giờ con cái đứa thì nghèo, đứa thì

thất nghiệp”.

Khoảng năm 1996, ông đề xuất xây dựng thị xã Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu) làm vệ tinh cho TP Vinh. Nằm ở cửa ngõ phía Bắc Nghệ An, vì nhiều lẽ, về văn hóa, lịch sử, Hoàng Mai sẽ thu hút đầu tư nếu lên thị xã, làm vệ tinh cho TP Vinh. Ước mơ của ông nay đã thành hiện thực. Năm 2013, tỉnh Nghệ An công bố quyết định thành lập thị xã Hoàng Mai.

===========================

Lão Gàn nhân chứng, vật chứng, lý thuyết và trực quan đây đủ mà chẳng ai nghe. Ông này đúng là gàn hơn cả Lão Gàn thật. Híc!

Nhưng từ nay Lão Gàn có đồng nghiệp rồi. Hì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các công ty con 100% vốn của Agribank mỗi năm "đốt" vài nghìn tỉ

Thứ Ba, 28/01/2014 - 20:59

(Dân trí) - Kiểm toán Nhà nước cho biết, các công ty con 100% vốn Agribank năm 2009 lỗ 1.782 tỷ đồng; 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Đặc biệt là hai công ty cho thuê tài chính (ALC I và ALC II) có nhiều vi phạm nghiêm trọng, lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu;

Agribank để lộ hàng loạt sai phạm về tín dụng

Hàng loạt vi phạm tại Agribank sắp bị Thanh tra Chính phủ công khai

Bắt nguyên Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Agribank

Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank

Posted Image

Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP) tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) công bố ngày 27/1, hoạt động đầu tư tài chính của Agribank có nhiều vi phạm, không hiệu quả, trong đó có trường hợp vi phạm nghiêm trọng, mất vốn rất lớn hoặc nguy cơ thiệt hại lớn.

TTCP cho biết, các công ty con 100% vốn của Agribank thua lỗ lớn: năm 2009 lỗ 1.782 tỷ đồng; 2010 lỗ 4.393 tỷ đồng. Đặc biệt là hai công ty cho thuê tài chính (ALC I và ALC II) có nhiều vi phạm nghiêm trọng, lỗ lớn, mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu;

Agribank còn có các khoản đầu tư “hớ” nặng như việc đầu tư 144 tỷ đồng vào cổ phiếu CMC, thị giá 72 tỷ đồng, thế nhưng đến thời điểm 31/12/2011 giá chỉ còn trên 20 tỷ đồng.

Hay như việc đầu tư kinh doanh cổ phiếu tại Agribank chi nhánh TPHCM trong 4 năm từ 2008-2011 lỗ 46,3 tỷ đồng; đầu tư 5 triệu cổ phiếu HALAND trị giá 275 tỷ đồng chưa tuân thủ quy định, tại thời điểm 31/12/2011, trị giá cổ phiếu giảm 84 tỷ đồng so với ban đầu.

Hoạt động của Công ty Chứng khoán Agiseco cũng gây thua lỗ lớn, chưa tuân thủ quy định về quản trị, các quy trình kinh doanh.

Từ những vi phạm nêu trên, cùng với tình trạng suy giảm nhanh chóng của thị trường chứng khoán, tại thời điểm 31/12/2011, giá trị cổ phiếu nhận rerepo và exrepo (đối với cổ phiếu xác định được thị giá) thấp hơn giá trị Agriseco cho khách hàng vay 127,3 tỷ đồng.

Nội dung hợp đồng rerepo và exrepo chưa ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm thanh toán và các tài sản sản đảm bảo thanh toán của khách hàng nên đã dẫn đến nhiều thua lỗ với số lượng lớn.

Hoạt động tự doanh của Agriseco cũng không hiệu quả, nguy cơ thua lỗ với số lượng lớn là rất cao. Như tại thời điểm cuối năm 2011, Agriseco đang đầu tư 287 mã cổ phiếu với tổng giá trị ban đầu trên 576,3 tỷ đồng song giá trị theo thị giá đã sụt xuống còn 294,1 tỷ đồng (chênh lệch 282,1 tỷ đồng).

Quản lý lỏng lẻo 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng hàng năm

Ngoài ra, TTCP cũng chỉ ra những khuyết điểm, vi phạm của Agibank trong việc xác định quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa tại 2 doanh nghiệp trực thuộc.

Trong đó có việc CTCP Giám định thẩm định Sài Gòn vi phạm một số quy định trong xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa có thể dẫn đến giảm giá trị doanh nghiệp.

Hoạt động quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng của Agribank cũng có khuyết điểm, vi phạm ở nhiều khâu trong các giai đoạn của quá trình đầu tư với tổng số tiền sai phạm là 8,1 tỷ đồng.

TTCP nêu rõ rằng, Agribank không tuân thủ các quy định mua nhà, đất, tài sản trên đất làm trụ sở làm việc: không lập dự án đầu tư hoặc không thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định về đàu tư, dự án đầu tư không được phê duyệt; thiếu các thủ tục, điều kiện ký hợp đồng chuyển nhượng, không có ủy quyền củ chủ đầu tư theo các quy định về kinh doanh bất động sản.

Qua thanh tra nhận thấy, vốn đầu tư xây dựng (chưa kể mua sắm thiết bị và công nghệ) hàng năm tại Agribank là rất lớn (khoảng trên 1.500 tỷ đồng) nhưng lại chưa có sự quan tâm tương xứng, chưa được kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ lãng phí, thất thoát, tham nhũng lớn có thể xảy ra.

Theo TTCP, đây là vấn đề cần sớm có giải pháp đối với các ngân hàng thương mại nhà nước nói chung và Agribank nói riêng.

Trong kết luận của TTCP cũng chỉ ra tình trạng buông lỏng quản lý để xảy ra vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Đáng chú ý là khi phát hiện vụ việc đã xử lý chưa đúng quy định pháp luật.

Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, giả mạo, tham ô tài sản với giá trị lớn của Nguyễn Ngọc Ánh đã chiếm đoạt của Nhà nước hơn 33 tỷ đồng là rất nghiêm trọng, cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, Agribank lại xử lý thu hồi tiền chưa đủ và không chuyển cho cơ quan điều tra để truy tố trước pháp luật.

Bích Diệp

=================

Khiếp! Ít nhỉ?

Nhìn cái Logo của Agribank đã thấy sự nát vụn của cơ cấu. Đã vậy lại có những hạt lúa mô tả hình tượng giống như sợi giây thừng buộc vào trung tâm của hình tượng. Nên hàng loạt xếp của Agribank xộ khám. Híc! Đấy là phân tích theo Lý học.

Thôi! đổi logo đi. Lão Gàn thiết kế cho, giá hữu nghị: 50. 000. 000 VND vì thông cảm hoàn cảnh khó khăn. Trả giá lên 100T, thắc mắc 200T.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tàu ngầm Trường Sa thành công:Đổi vài chục TS lấy ông Hòa?

Sau khi Báo Đất Việt gửi tới bạn đọc clip ghi lại hình ảnh tàu ngầm Trường Sa đã thử nghiệm thành công khả năng nổi lên, lặn xuống trong bể tại xưởng sản xuất của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) rất nhiều lời chúc mừng cũng như tự hào của độc giả muốn gửi tới doanh nhân có tài, có tâm này.

Cần quan tâm nhiều hơn nữa

Qua thời gian thử nghiêm, ông Hòa đã thử nghiệm thành công khả năng lặn, nổi của tàu ngầm và sự hoạt động của hệ thống không khí tuần hoàn AIP trong bể nước.

Ông Hòa chia sẻ, việc khó khăn nhất là để tàu ngầm lặn xuống, nổi lên một cách cân bằng, còn mọi hoạt động khác của tàu ngầm đều đã thành công.

Sau khi chứng kiến cảnh lặn, nổi thực tế của tàu ngầm, độc giả Bùi Văn Duy tự hào: "Sáng sớm đọc được tin xem được clip này thấy vui quá, mình cũng đang phấn đấu dựa trên tấm gương của chú Quốc Hòa. Xin chúc mừng chú cùng các cộng sự".

Chung niềm vui của nhiều người quan tâm đến quân sự nước nhà, độc giả có tên Nguyễn Đăng Khôi không giấu được niềm vui: "Chúc mừng anh Hoà, rất tự hào, sẽ còn nhiều thử thách nữa trước khi tàu ngầm Trường sa hoàn tất, nhưng tôi tin tưởng ở anh và toàn ekíp".

Posted Image

Tàu ngầm Trường Sa bắt đầu lặn dưới nước

Anh Khôi chia sẻ thêm: "Tôi rất mong có sự tài trợ của nhà nước và Bộ quốc phòng, để có thể khuyến khích các công trình sáng tạo nghiên cứu như thế này. Nếu đánh đổi vài chục giáo sư, tiến sĩ lấy một anh Hoà và ekíp của anh, chắc hẳn ai cũng muốn đổi".

Bên cạnh đó, bạn đọc Thái Bình gửi lời động viên đến ông Hòa: "Đây mới chỉ là một tầu ngầm đơn giản thôi, còn trang bị được vũ khí và các hệ thống thông tin hiện đại nữa là cả một quá trình nghiên cứu và gồm nhiều lĩnh vực tham gia nghiên cứu phát triển. Dĩ nhiên một mình chú Hoà sao mà làm được, nhưng chú đã đặt một nền móng cho sự phát triển của nghành khoa học tầu ngầm Việt Nam, như vậy đã là quá mừng rồi".

Anh hùng lao động Nguyễn Quốc Hòa

Rất nhiều độc giả đã gửi lời chúc mừng đến sự thành công của ông Hòa, vì đây có lẽ là niềm tự hào dân tộc, khi chúng ta khẳng định được sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

Bạn Nguyền Kỳ chia sẻ: "Quá tự hào, hi vọng với sự thành công bước đầu như vậy, sẽ có nhiều tàu ngầm Trường Sa hơn nữa sẽ được chế tạo để tham gia bảo vệ Tổ Quốc".

So sánh với những phát minh khác, bạn Đức Lê cho hay: "Thế là một công trình khoa học lớn lao, quá giỏi đối với một công nhân cơ khí đơn thuần như chú Hòa. Làm 1000 cái có Module tháp pháo như xe tăng là có 1000 xe tăng nước rồi (không cần lặn cũng đủ sức răn đe)... cùng đặc công nước đột kích".

Posted Image

Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cùng tàu ngầm Trường Sa chuẩn bị thử nghiệm trong bể

Tạp chí quốc phòng Navy Recognition cũng đăng tải những thông tin tương tự Tân Hoa Xã.

Truyền thông Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên để mắt tới tàu ngầm Trường Sa của Việt Nam, trước đó, hồi tháng 8/2013, một trang mạng của Nga có tên Livejournal đã đưa nhiều thông tin về chiếc tàu ngầm này.

Không chỉ vậy, nhiều độc giả đồng tình với việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động cho ông Nguyễn Quốc Hòa vì điều đó xứng đáng với công lao cống hiến cho sự nghiệp khoa học vì quân sự nước nhà.

Trong khi đó, ngày 27/1, tờ Kiến thức cho biết Tân Hoa Xã đã có bài viết cụ thể về tiến độ thử nghiệm của tàu ngầm Trường Sa do doanh nhân Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo.

Bài viết có đoạn, mới đây thì doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa tuyên bố, tàu ngầm Trường Sa do ông này tự chế tạo đã thử nghiệm thành công trong bể nước. Ngay sau đó, báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa tin về việc này.

“Sau một tuần thử nghiệm, tàu ngầm mini do một thợ cơ khí ở thành phố của Việt Nam chế tạo đã làm việc hoàn hảo với đầy đủ chức năng của nó”, Tân Hoa Xã viết.

Tạp chí quốc phòng Navy Recognition cũng đăng tải những thông tin tương tự Tân Hoa Xã.

Truyền thông Trung Quốc không phải quốc gia đầu tiên để mắt tới tàu ngầm Trường Sa của Việt Nam, trước đó, hồi tháng 8/2013, một trang mạng của Nga có tên Livejournal đã đưa nhiều thông tin về chiếc tàu ngầm này. Cho đến nay, việc thử nghiệm thành công tàu ngầm của ông Hòa đang rất thu hút sự quan tâm của các nước bạn bè quốc tế.

Thái Linh

================

Chê các vị giáo sư tiến sĩ không làm được như ông Quốc Hòa thì cũng tội cho họ. Thực tế họ lấy tiền và phương tiện đâu ra như ông Hòa mà thí nghiệm?

Nhưng cái mà tôi cho rằng sự đáng trách ở chỗ là một số vị có bằng cấp trong giới khoa học chê bai ông Quốc Hòa. Đấy lại là vấn đề khác. Vấn đề của "Tiên học Lễ" là như vậy. Đáng nhẽ ra họ cần phải khuyến khích, giúp đỡ ông Quốc Hòa ngay từ đầu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ bà thọ nhất Việt Nam chia sẻ bí quyết trường thọ

Dantri.com.vn

Thứ Năm, 30/01/2014 - 10:36

Cụ Nguyễn Thị Trù, 121 tuổi, hiện cư ngụ tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM, được biết đến là người thọ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Xuân về, cụ Trù nói về bí quyết trường sinh và nhân nghĩa, yêu thương ở đời.

Bí quyết trường thọ

Bà Trù sống cùng gia đình người con trai út, ông Nguyễn Hữu Phương, năm nay cũng đã 72 tuổi. Cụ Trù có gương mặt hao gầy, nhiều vết đồi mồi thể hiện dấu ấn thời gian…Hiện sức khỏe của cụ không được như những năm trước, tâm trí cũng không còn minh mẫn cho lắm.

Chúng tôi từng nhiều lần gặp cụ Trù, sau khi cụ được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục người thọ nhất Việt Nam, năm 2011. Ấy vậy, lần nào gặp, cụ cũng cầm tay hỏi han đủ thứ chuyện, quen thân như con cháu trong nhà...

Posted Image

Cụ Nguyễn Thị Trù cùng người con trai út, ông Nguyễn Hữu Phương

Ông Phương là người con út trong số 11 người con của cụ Trù. Ông trưng ra giấy CMND, sổ hộ khẩu thể hiện mẹ mình sinh ngày 4/5/1893, quê gốc ở miệt Cần Guộc, tỉnh Long An.

Trước đây khi còn minh mẫn, cụ Trù kể khá chi tiết về cuộc đời mình. Cụ kể rằng, thời trẻ, cụ từng tham gia Cách mạng, làm công tác hội phụ nữ cứu quốc, làm hậu phương, tiếp tế lương thực và che dấu cán bộ...

Về lương duyên với người đàn ông duy nhất của đời mình, cụ Trù cười hóm hỉnh kể “nhà ông ấy hồi xưa cũng có của ăn của để. Khi ấy cưới hỏi theo sự sắp xếp của cha mẹ, chúng tôi nhìn mặt nhau là thành vợ chồng, có với nhau 11 người con...cho đến lúc ông ấy qua đời năm 1963 vì tuổi tác”.

Hỏi về bí quyết trường thọ? Cụ Trù cười cười nói: “Làm gì có bí quyết nào! Cứ sống thoải mái, tâm luôn hướng thiện là được”. Rồi cụ Trù chia sẻ, thời trẻ, tham gia công tác hậu phương cho Cách mạng nên lao động tay chân quần quật, từ đó sức khỏe dẻo dai, hầu như không có bệnh tật gì. Sau này cụ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, năng thể dục...

Ông Phương, con cụ Trù, khẳng định “từng tuổi này nhưng mẹ tôi rất hiếm khi đến bệnh viện”.

Theo lời ông Phương, kể từ khi cha ông mất vào năm 1963, cụ Trù hay đến tịnh xá gần nhà để ngồi thiền và tham gia công tác từ thiện, rồi từ đó cụ hình thành thói quen ăn chay, niệm phật....

Nói về chế độ sinh hoạt của cụ Trù, ông Phương cho biết, mỗi ngày cụ Trù ăn uống đủ ba bữa, thường sáng ăn cháo, trưa và chiều ăn cơm như người trong nhà. Trước đây mỗi bữa cụ Trù ăn chừng 2 chén cơm đầy, nhưng giờ thì khác, chỉ vơi 1 chén. Xen giữa các buổi, cụ Trù “ăn dặm” theo rau quả, sữa…

Đáng nói, một thói quen được cụ Trù duy trì từ trẻ tới 121 tuổi là mỗi buổi sáng dậy tập thể dục, để hít thở không khí trong lành. Dù nay sức khỏe của Trù không được như trước nhưng cụ vẫn duy trì thói quen này.

Posted Image

Cụ Trù được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục người thọ nhất Việt Nam, năm 2011.

Sống nhân nghĩa, làm gương cho đời sau

Được biết hiện giờ cụ Trù sống trong căn nhà cấp 4 của ông Phương, nhà có 4 thế hệ. 11 người con của cụ Trù, hiện đã...về với ông bà, chỉ còn lại 3 người, trong đó có ông Phương, là người trực tiếp phụng dưỡng cụ. Dù căn nhà nhỏ nhưng ông Phương vẫn sắp xếp cho mẹ của mình 1 phòng riêng biệt, ngăn nắp...để cụ nghỉ ngơi.

Ở địa phương khi nghe chúng tôi nhắc đến cụ Trù, từ già đến trẻ, ai cũng tỏ vẻ kính trọng, yêu mến; nhưng không từ kỷ lục thọ nhất Việt Nam mà cụ được trao tặng, mà là từ cách sống nhân nghĩa, yêu thương, làm gương cho con cháu của cụ.

Chưa ai từng nghe chuyện bất hòa hay cự cãi xảy ra trong gia đình cụ Trù. Thay vào đó là không khí thuận hòa, đoàn kết…dù con cháu của cụ Trù không làm ông nọ, bà kia, chỉ đơn giản là người lao động bình thường. Vì lẽ đó, gia đình cụ Trù là gương cho nhiều người dân địa phương trong việc giáo dục con cái.

Điều mà con cháu cụ Trù và hàng xóm tự hào về đức tính quý của cụ là, hầu như không thấy cụ bực tức, giận ai... Từ trước đến nay, hễ bà con lối xóm có khó khăn hay gặp chuyện gì, cụ cũng có mặt để giúp đỡ nhiệt tình nhất, không suy tính thiệt hơn hay cần đền đáp gì. Thừa hưởng được đức tính của mẹ, các người con, trong đó rõ nhất là ông Phương cũng được hàng xóm quý mến, nể trọng.

Ở địa phương, cụ Trù như tấm gương sáng để các gia đình giáo dục con cái về nhân nghĩa và yêu thương, đạo làm người; xây dựng tổ ấm hoà thuận, đoàn kết...

“Chính vì cách giáo dục con cháu của mẹ tôi, mà gia đình êm ấm, vui vẻ... Cũng chính vì cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ như thế nên mẹ tôi mới sống lâu với con cháu như thế này”, ông Phương nói.

Cứ mỗi dịp xuân về, các cơ quan đoàn thể khắp nơi đến chúc phúc, chúc thọ cụ. Nhưng cụ Trù không cho con cháu tổ chức những lễ mừng thọ phô trương, rình rang.

Với cụ Trù, người thọ nhất Việt Nam, điều đáng quý nhất lúc này là thấy con cháu tế tựu đông đủ, ấm cúng bên bữa cơm gia đình. Đó chính là nguồn vui, động lực để cụ sống... trường thọ với đời.

Theo Anh Sinh

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày xuân nghe chuyện chơi ngông của Đại gia “hai lúa”

Khi kinh tế đang khó khăn, đại gia… “chết lên, chết xuống”, người ta lại hay kể cho nhau những câu chuyện đại gia gốc… lúa chơi ngông. Xuân đến, mạn đàm cái chuyện Hai lúa mà chơi ngông, chơi bạt mạng mới thấy được người Việt thời nay không ít người cũng… ngông thật.

Nữ đại gia cũng phải khoe thân kiếm chồng!

Thanh Bùi: Hai tiếng 'đại gia' lạ với tôi lắm!

Quần cộc, chân đất đi mua ô tô

Nói về chuyện đại gia “Hai lúa” chơi ngông thì có lẽ về miền Tây nghe không hết chuyện. Bởi lẽ ở cái xứ sở này, đại gia nhìn qua cũng như kẻ bần hàn, chăn vịt, cũng nhậu rượu đế… Nhưng khi đại gia nổi cơn “khùng” lên thì cỡ công tử Bạc Liêu ngày xưa nếu đội mồ sống dậy cũng chắp tay bái phục.

Dư luận Cà Mau đến nay vẫn còn xôn xao đến câu chuyện sắm xe ô tô của nhóm bốn lão nông ở miệt cuối đất này vào giai đoạn cách đây gần 2 năm. Số là dân miền Tây cứ sáng sáng xôm tụ rượu đế như uống trà. Phút chốc khi đã ngà ngà, bốn lão nông bàn luận đủ thứ chuyện từ chính trị nước Mỹ đến con tôm, con cá. Cuối cùng đến chuyện xe hơi, vậy là xảy ra cự cãi về cái chuyện xe nào đắt hơn xe nào. Thách đố nhau, bốn lão nông rủ nhau kéo lên Tây Đô… mua xe!

Bốn nông dân vẫn cứ quần cộc, dép Lào, xách ba lô, bắt xe đò lên phố thị. Thuê hẳn taxi chở đến salon lớn ở trung tâm Cần Thơ. Thấy bốn lão nông ăn mặc xuề xòa, quần ống thấp ống cao, chân còn lấm phèn vào coi xe, những nhân viên salon miễn tiếp, mà sau một hồi thấy các vị khách chỉ trỏ thì có ý mời ra. Không ngờ bốn lão nông tức khí, quát nạt. Ban đầu, một lão nông chỉ đại một chiếc ô tô hỏi bao nhiêu. Gã nhân viên nói bâng quơ “tỷ tư”.

Posted Image

Ảnh minh họa.

Lão nông này đặt ba lô trên bàn nhờ nhân viên phụ đếm từng cọc, lấy tỷ tư chung liền tại chỗ. Ba lão nông còn lại cũng bắt chước, chỉ đại xe ô tô rồi đưa ba lô lên bàn chung tiền, mua xe ngay tại chỗ. Bận ấy, bốn lão nông chi thêm vài chục triệu để thuê bốn nhân viên của salon lái ô tô vừa mua đưa về tận quê; còn chuyện thuê tài xế sau này tính tiếp.

Nghe chuyện thật tưởng như đùa, nhưng hỏi ra mới biết đó là bốn lão nông từng một thời được mệnh danh là “vua” tôm sú miệt cuối Tổ quốc. Giờ thì họ vẫn sống có phần vương giả, dù không giàu có như xưa nhưng câu chuyện các lão nông đi sắm ô tô được kể lại như một giai thoại.

Cách tiêu tiền của đại gia bỗng nhiên giàu có

Hai năm trước, người dân miệt ven thành phố mới ở Bình Dương đang quá trình xây dựng nghe chuyện Tư Mọi làm nghề chăn bò thuê, trúng ba tờ độc đắc và kết cục của đại gia gốc… ở đợ này mà không khỏi xót xa. Vốn vợ chồng Tư Mọi không con, lang thang từ Bình Định vào Bình Dương làm cái nghề chăn bò thuê cho một gia đình ở đây cũng chừng hơn mười năm. Vợ chồng Tư Mọi cất được cái lều tạm bợ ở mảnh đất của chủ bỏ không, cạnh những cái chuồng bò.

Chuyện bắt đầu từ cái ngày hôm đó, Tư Mọi vì xót thương hoàn cảnh tội nghiệp của bà bán vé số ế ẩm lúc chiều về mà mua 3 tờ vé số, ai ngờ trúng độc đắc. Chỉ vài ngày sau, người ta thấy vợ chồng Tư Mọi lên đời, mua đứt luôn căn nhà của chủ đã từng thuê vợ chồng Tư Mọi, tất nhiên là không mua bò bởi lẽ vợ chồng Tư Mọi xác định trở thành đại gia là hưởng thụ, không làm gì hết.

Ban đầu, vợ chồng Tư Mọi xách túi tiền lên Sài Gòn mua bay chiếc SH, gần trăm triệu mỗi chiếc, rồi thuê xe tải chở nguyên kiện về tận nhà. Tất nhiên, vợ chồng Tư Mọi đâu xài hết, mà tặng các đồng nghiệp chăn bò thuê một thời và láng giềng thân thiết mỗi người một chiếc. Thời gian ngắn sau sau làng trên xóm dưới xôn xao Tư Mọi sắm ô tô sang cả tỷ rưỡi, kéo ào ào đến xem.

Gần 2 năm sau khi trúng 3 tờ độc đắc, dân địa phương chứng kiến cảnh gia đình Tư Mọi tan tác. Sau đó, Tư Mọi cũng bán luôn căn nhà rồi không ai biết đi đâu về đâu.

Ông L, ở miệt Bình Chánh, ven Sài Gòn đến giờ mãi là đề tài xôn xao của dân địa phương này, bởi cái chơi ngông và bất ngờ giàu của gia đình ông, kéo thêm nhiều hệ lụy đau xót. Số là ông L sinh ra lớn lên ở đất này, lấy vợ rồi cũng bám trụ miệt Bình Chánh, năm nay cũng gần năm chục năm. Thuở nghèo, thất học nên vợ chồng lấy nhau chỉ biết buôn bán nước uống dọc quốc lộ 1 cho cánh xe tải, xe khách ngang qua địa phương.

Cái phúc của ông L là con một, cha mẹ lập nghiệp là thuở miệt Bình Chánh ruộng đồng heo hút, ai đến trước cắm mốc là đất của người đó nên đến lúc cha mẹ lần lượt qua đời, để lại cho ông L đất đai bạt ngàn.

Ngặt nỗi đất nhà ông L ở trong hốc hác, heo hút nên đôi bận khổ quá, rao bán nhưng chẳng ma nào mua. Bất ngờ vài năm trước, chính quyền phóng đại lộ ngang qua, đất của ông L trở thành mặt tiền, thành đất vàng.

Người hỏi mua ào ào, ông L bán đứt phần lớn, bỏ gọn chục tỷ trong túi. Thế rồi, từ đó người ta thấy ông L và hai thằng con trai thay đổi đến chóng mặt, tội nghiệp bà vợ vốn dân buôn bán chạy chợ nhưng bản tính hiền lành nên trở thành đại gia vẫn quê mùa.

Từ ngày trở thành đại gia sau một đêm, ông L mua nhà lầu, xe hơi sống cho sướng thân, bù lại những ngày kham khổ. Ông L ăn mặc diêm dúa, chải chuốt, suốt ngày thuê tài xế chở đi nhậu nhẹt, chơi bời với những đại gia, tất nhiên là bạn quen biết khi đã giàu. Thấy vợ quê mùa, ông L cặp kè hết chân dài này đến chân dài khác.

Ông V, cũng một đại gia miệt Bình Chánh kể, thường thì chầu nhậu của ông L thời đó phải vài chục triệu, thâu đêm suốt sáng. Có lần uống bia, ông thấy cô bé đáng tuổi con kể lể hoàn cảnh, ông L rút cho thẳng năm chục triệu đồng. Từ cảm thương đại gia rộng lượng, cô bé 18 tuổi cặp kè với ông L, được chồng già mua nhà cũng ở miệt quận 8 những nửa tỷ đồng.

Sau này, đại gia L cay đắng chịu cảnh vợ lẽ đã theo trai, lấy chồng sống trong chính ngôi nhà ông mua cho. Bận ấy, đại gia L còn làm đơn tố cáo vợ lẽ ra chính quyền một phường tại quận 8 nhưng nào ai giải quyết được cái “vụ án” lấy tiền cho gái này. Cha đã vậy, hai người con cũng không vừa; vốn trước phụ cha mẹ bán nước giải khát dọc quốc lộ, giờ cũng lên đời dạo đó, ăn chơi không phanh.

Gần 2 năm sau khi lên đời, đứa con đầu của ông L chết thảm thương khi tổ chức đua xe ngay trước đại lộ chạy ngang mảnh đất của ông ngày xưa, thời gian ngắn sau đó, đứa con trai còn lại chết vì sốc ma túy. Bà vợ lam lũ một thời, trước bi kịch cuộc đời đã treo cổ tự vẫn.

Minh Đức

==================

Các cụ Lý học ngày xưa nói rồi: "Ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học bất tri lý".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ lạc nguyên sơ nhất hành tinh

Chủ nhật, 2/2/2014 07:55 GMT+7

Một bộ lạc sống trong rừng già ở Brazil vẫn giữ được các phong tục và lối sống truyền thống từ hàng nghìn năm nay.

Những người bí hiểm trong rừng Amazon

Posted Image

Bộ lạc Yawalapiti sinh sống ẩn dật giữa rừng già thuộc Công viên Quốc gia Xingu, bang Mato Grosso, Brazil. Cuộc sống của họ chỉ dựa vào rừng già, sông suối để sinh tồn và hầu như không thay đổi trong hàng ngìn năm qua.

Posted Image

Người dân bộ lạc sinh sống trong những ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng tre trúc, mái lợp bằng cỏ tranh phủ xuống tận nền nhà. Ngôi nhà tuy đơn sơ nhưng được làm rất rộng rãi và vững chắc.

Posted Image

Hai người đàn ông Yawalapiti đang thổi sáo tre urua, một loại nhạc cụ truyền thống phổ biến của bộ lạc.

Posted Image

Người Yawalapiti có một nền văn hóa truyền thống lâu đời gắn với âm nhạc, các vũ điệu, trang phục và đặc biệt là những họa tiết vẽ đặc trưng trên cơ thể. Bộ lạc thường có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức linh đình trong năm.

Posted Image

Trong lễ hội, đàn ông Yawalapiti thường tổ chức những cuộc đấu vật để rèn luyện sức mạnh và kỹ năng chiến đấu.

Posted Image

Đối với người Yawalapiti, sông nước và rừng rậm chính là nhà, là trường học, là sân chơi... của họ. Đàn ông và phụ nữ của bộ lạc này đều bơi lặn rất giỏi.

Posted Image

Trẻ em thường chơi đùa trên những thân cây nhô ra ngoài mặt nước. Đây cũng là cách để chúng rèn luyện các kỹ năng leo trèo, bơi lặn và thích nghi với môi trường sống.

Posted Image

Nguồn thức ăn chủ yếu của bộ lạc là cá. Ngay từ nhỏ, những cậu bé 6-7 tuổi đã bắt đầu tập luyện bắt cá bằng cung tên. Người Yawalapiti thường bắt cá trên sông Xingu và những kênh rạch chằng chịt trong vùng. Họ có hàng trăm cách bắt cá đặc biệt, trong đó có cách sử dụng chất độc tự nhiên từ loài cây Timbo để làm tê liệt đàn cá trong nước.

Posted Image

Nhờ sinh sống trong Công viên quốc gia nên đời sống của người trong bộ lạc không bị xáo trộn. Môi trường tự nhiên chưa bị tàn phá giúp họ có đủ lượng thực phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.

Theo VTC

======================

Người Yawalapiti có một nền văn hóa truyền thống lâu đời gắn với âm nhạc, các vũ điệu, trang phục và đặc biệt là những họa tiết vẽ đặc trưng trên cơ thể. Bộ lạc thường có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức linh đình trong năm.

Những di sản văn hóa của bộ lạc này đến từ đâu nhỉ? Với hàng ngàn năm cách biệt với thế giới bên ngoài. Với chỉ một bộ lạc, làm sao họ duy trì nòi giống với khả năng hôn nhân cận huyết?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lão nông từ chối 4 tỷ đồng, quyết giữ đồi cò

11:21 ngày 03 tháng 02 năm 2014

Posted Image

Từng đàn cò bay rợp cả một khoảng trời

Gần 30 năm qua, lão nông Phạm Văn Của ở Thanh Hóa đã chăm sóc, bảo vệ đồi cò của của gia đình, có người đã trả ông 4 tỷ đồng nhưng ông thẳng thắn từ chối, dù rằng ông vẫn là một nông dân nghèo... Nhiều người đi trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh ngang qua khu vực thôn Thọ Liên, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) mỗi sáng sớm hay chiều về đều được mãn nhãn với từng đàn cò bay rợp cả một khoảng trời.

Ông Phạm Văn Của, chủ đồi cò cho biết, cò bắt đầu đến ở tại khu đồi trong vườn nhà ông từ năm 1987. Lúc đầu chỉ có năm đến mười con, theo nhận định của ông Của thì có thể do nhiều diện tích rừng đã bị tàn phá, nên ông bắt đầu trồng luồng, vầu và các loại cây tạp để cò có chỗ trú ngụ. Cứ đến mùa sinh sản, cò lại về làm tổ và đẻ trứng.

Khi thấy có cò về, nhiều người đã săn bắn, nhưng ông Của quyết tâm bảo vệ đàn cò. Cùng với đó, ông báo cáo lên chính quyền địa phương nhờ sự can thiệp nên tình trạng săn bắn cũng đỡ đi.

Bắt đầu từ những năm 1999 - 2000, cò về ngày một nhiều hơn. Khu đồi cò ngày trước có diện tích gần 4 ha, nhưng nay chỉ còn lại khoảng 2ha do quá trình mở rộng đường.

Để có được đồi cò đông đúc như ngày nay không phải là chuyện đơn giản, hàng chục năm qua, gia đình ông Của đã phải bỏ bao công sức gìn giữ và bảo vệ đàn cò.

Thời gian đầu, suốt đêm, suốt ngày, mấy bố con ông phải thức để canh không cho người khác săn bắt. Khu đồi rộng không thể đầu tư tiền làm tường rào kiên cố, gia đình ông tận dụng tre, luồng trong vườn để rào lại.

Posted Image

Từ sáng sớm, cò đi ăn và đến khoảng 5 giờ chiều mới bắt đầu bay về nghỉ

Đã nhiều năm qua, ông đề xuất nhưng chưa nhận được sự quan tâm, ưu đãi của Nhà nước hay các tổ chức trong việc chăm sóc, bảo vệ đàn cò. “Tôi đã làm đề nghị lên tỉnh, Hội nông dân, thậm chí đến cả nhà cán bộ đề nghị, nhưng 'cóc kêu không thấu trời'”, ông Của băn khoăn.

Đã có không ít người, kể cả du khách nước ngoài khi đến thăm đồi cò của gia đình ông đều trầm trồ khen ngợi. Cũng đã có nhiều người đến đặt vấn đề mua lại đồi cò, có người ở tận Hà Nội vào trả giá 4 tỷ đồng, nhưng ông đã thẳng thắn từ chối.

“Tiền thì cũng quý thật, mình bán lấy gì mà ở, đồi là của ông cha để lại cho con cháu làm cảnh sau này. Có người vào gạn hỏi hai ba lần, chỉ mua lại mình đồi cò thôi. Tiền thì tôi không có thật, nhưng dù bao nhiêu tôi cũng không bán”.

Theo ông Của, mùa sinh sản của đàn cò vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 âm lịch. Với việc chăm sóc bảo vệ đàn cò, chỉ mong bảo tồn sinh thái và làm tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, gia đình ông Của không có thu nhập kinh tế gì từ vườn cò.

Ngoài đồi cò, gia đình ông có một mẫu đất làm nông nghiệp, còn không có thêm nghề phụ nào khác. Với những cố gắng của ông, sự ghi nhận của các cấp mới chỉ dừng lại ở việc cấp bằng khen người uy tín của thôn, gia đình sản xuất giỏi, đó là niềm vinh dự của ông, nhưng chưa phải là mong muốn lớn nhất của ông bây giờ.

Ngước mắt lên nhìn đồi cò, ông Của thở dài: “Tôi chỉ mong muốn làm sao được sự vào cuộc quan tâm của cấp trên để bảo vệ đồi cò cho thiên nhiên thôi”.

Dân trí

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn lại nhân vật Nguyễn Trường Tộ:

Lý do Nhật đổi mới thành công còn VN thì không?

04/02/2014 02:00 GMT+7

Posted ImageSự tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần là điều kiện cần nhưng chưa đủ để VN canh tân như Nhật Bản.

Kỳ 1: Sáp nhập, tinh gọn để giảm bớt... quan

LTS: Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm nhân vật Nguyễn Trường Tộ cũng như lý giải vì sao cùng thời đại ông, nước Nhật canh tân thành công còn VN lại thất bại, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen TP.HCM. TS. Phượng từng bảo vệ luận văn cao học về Nguyễn Trường Tộ và tiến sĩ lịch sử tại Pháp.

Posted Image

TS Bùi Trân Phượng. Ảnh: Hoasen.edu.vn

Con người của hành động

Thưa TS Phượng, từ những nghiên cứu của mình, bà đánh giá đâu là đặc điểm nổi bật ở Nguyễn Trường Tộ, khiến ông khác biệt và tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời?

Nguyễn Trường Tộ là nhà Nho thực tế nhất mà tôi từng biết, ông không chỉ là người nêu ý tưởng mà còn là con người hành động. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình, dù ngắn ngủi, để thực hiện các ý tưởng của mình. Ông hành động liên tục, mạnh mẽ, không được việc này thì làm việc khác, gần như không ngừng nghỉ.

Ví dụ, ngay từ thời chiến tranh Việt - Pháp chưa xảy ra, ông đã nghiên cứu tình hình thế giới, đã thấy trước VN trong cái thế có thể bị xâm lược như nhiều dân tộc khác đã bị trước đó bởi sự phát triển của Tây Âu. Nguyễn Trường Tộ đã đặt vấn đề với triều đình: "Tại sao một nhúm nhỏ các quốc gia có thể đi khắp cùng thế giới, đi tới đâu cũng thắng người ta, nó chiếm đất, cai trị người ta?".

Để trả lời cho được câu hỏi, Nguyễn Trường Tộ đã đọc rất nhiều sách, đi rất nhiều nơi, gặp nhiều người, nghiên cứu cách đương đầu (nhưng đều thất bại) của từng nước là nạn nhân của phương Tây. Ông tìm ra, sớm hơn những người cùng thời vài chục năm, căn nguyên nằm ở sức mạnh KHKT của phương Tây. Vì thế, muốn đương đầu với họ, chúng ta cũng phải có được sức mạnh đó.

Không chỉ am tường nhiều lĩnh vực, Nguyễn Trường Tộ còn biết làm nhiều công việc, trong nhiều lĩnh vực và làm đến nơi đến chốn.

Ông vẽ thiết kế và chỉ huy thi công chủng viện lớn ở Sài Gòn, tham gia thiết kế xây dựng, sửa chữa nhiều nhà cửa, cầu cống ở quê hương Nghệ An.

Ông lặn lội ra nước ngoài thuê mướn người về đi khai mỏ. Nếu lúc đó các chương trình khai thác thành công thì chúng ta đã đi trước cuộc khai thác, vơ vét nguồn lợi của người Pháp rất lâu.

Bản thân Nguyễn Trường Tộ lúc ấy thuộc thành phần bị tình nghi, bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Ông là người công giáo, đã đi nước ngoài nhiều lần, được các linh mục người Pháp tin dùng. Với "lý lịch" như vậy, ông vẫn dám viết điều trần, gặp các quan đầu triều đình như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành... Làm chính trị như Nguyễn Trường Tộ đâu phải ai cũng làm được?

Còn mục đích canh tân của ông thì rõ ràng là để cứu nước, giữ chủ quyền quốc gia. Ông hoàn toàn vì đất nước, dân tộc chứ không hề vụ lợi gì cho mình.

Những nhà canh tân như Nguyễn Trường Tộ đã sớm nhận ra những hạn chế, tác hại của Nho giáo với công cuộc đổi mới. Nhưng theo bà tại sao Nho giáo lại "ăn sâu bám rễ" đến vậy ở những quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc?

Từ sau thời Tần Thủy Hoàng trở đi, các triều Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều lấy tư tưởng của Khổng Tử làm chính thống. Bởi tư tưởng của Khổng Tử quá có lợi cho kẻ cầm quyền.

Xã hội yên trị ai mà chẳng muốn. Nhưng muốn yên trị thì dưới phải phục tùng trên, từ trong gia đình cho đến xã hội đều phải có tôn ti trật tự, vợ phục tùng chồng, con phục tùng cha, trẻ phụ tùng già. Ngoài xã hội cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cao nhất là vua: "Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung...". Kẻ cầm quyền nào mà không bám vào đấy để cai trị cho dễ.

Giờ đã là thế kỷ 21 mà một nước như Trung Quốc đã làm Cách mạnh rồi vẫn khôi phục Viện Khổng Tử là vì thế. Thực ra bản thân Khổng Tử dù đề cao tôn ti trật tự trên dưới nhưng ông cũng nhấn mạnh, trên phải xứng đáng nằm trên để dưới toàn tâm toàn ý nằm dưới. Ông đã cẩn thận có ràng buộc như vậy.

Mặt khác, lý tưởng hòa bình của Khổng Tử có cái vĩ đại ở chỗ, thời loạn cần lấy nhân đức để cai trị. Nhưng vế sau này thường bị người cầm quyền lờ đi. Hậu duệ của Khổng Tử, tức là giới Tống Nho đã "hóa thạch" quan hệ trên - dưới và ai ngoi lên bị xem là "làm loạn", chẳng cho phép thay đổi khiến nó trở nên tai hại.

Cái vĩ đại của Nguyễn Trường Tộ là ai cũng bằng lòng với nhận thức lấy xưa làm mẫu mực, lý tưởng thì ông nhận ra sự vô lý đó!

Posted Image

Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi

Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản

Thưa bà, cùng thời với Nguyễn Trường Tộ, nước Nhật Bản có nhà canh tân Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát 1835 - 1901). Câu hỏi nhiều người đặt ra là tại sao Nhật Bản, một đất nước khi ấy còn nghèo hơn cả VN, cải cách thành công mà ta lại thất bại?

Thời ấy, vua Tự Đức đã cử các đoàn đi Pháp công tác. Một điều đáng chú ý là những người được chọn đều phải là những người hiểu văn minh phương Tây, thuận với việc giao thiệp với phương Tây.

Trong khi đó, lực lượng bảo thủ thì đông hơn số chấp nhận canh tân, chấp nhận giao thương với phương Tây. Thế lực của họ cũng mạnh hơn, kể cả khi những người canh tân ở vị trí rất cao như ông Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành.

Bởi vậy nên ông Phan Thanh Giản đi sứ về, kể lại những điều mắt thấy tai nghe, sau đó làm bài Tự than rất nổi tiếng, "Từ ngày đi sứ tới Tây kinh; Thấy việc Âu châu phải giật mình; Hết lời năn nỉ chẳng ai tin..." Đây là hậu quả của việc đi sứ mở mang chỉ có người canh tân mới được đi, còn người bảo thủ ở nhà.

Còn Nhật Bản thì khác. Họ cử đoàn đi gồm cả những người canh tân và những người bảo thủ. Ẩn ý sâu sắc của người Nhật cải cách là cho những người bảo thủ tận mắt chứng kiến và nghe thấy, không để họ ở nhà chẳng biết gì rồi cứ phê phán bừa và ngáng trở cải cách.

Hơn nữa, dù suy nghĩ trái ngược, 2 phe vẫn làm việc với nhau được bởi vì họ giống nhau ở lòng trung thành với Nhật Hoàng. Nhật hoàng lúc ấy còn trẻ nhưng nói một tiếng thì canh tân, bảo thủ đều làm theo.

Còn người Việt miệng thì nói trung quân nhưng trong lòng chỉ chờ chực cơ hội để dấy loạn. Phái canh tân không nổi loạn vì lo cải tổ, cải cách vực dậy kinh tế, còn bên bảo thủ có nhiều phe nổi loạn tứ tung, triều đình yếu ớt không có hậu thuẫn.

Một số ý kiến cho rằng, do Nhật Bản tiến hành cải cách từ dưới lên nên thắng lợi, còn ta thì ngược lại, cải cách từ trên xuống nên thất bại? Bà đánh giá thế nào?

Tôi không tán thành nhận định này! Nếu Nhật Bản không có Minh Trị Thiên Hoàng thì làm sao có cuộc cải cách thành công? Minh Trị Thiên Hoàng thực ra là một đứa trẻ, nghĩa là triều đình Nhật phải có một lực lượng nào đó đủ sức mạnh để đưa Nhật Hoàng lên, nhân danh Nhật Hoàng điều hành cải cách, canh tân đất nước chứ không phải đơn độc để đến nỗi phải tự sát như Phan Thanh Giản hay bị giết như đại thần Trần Tiễn Thành ở Việt Nam.

Thời Minh Trị Thiên Hoàng tạo ra môi trường, không khí cởi mở, hoặc ít nhất là để yên, thì các nhà trí thức mới tiến hành các hoạt động cải cách được chứ.

Không chỉ mở trường dạy kiến thức mới, các nhà cải cách Nhật còn dịch sách, phát hành tài liệu, phổ biến tri thức phương Tây rộng rãi cho dân chúng. Thử hỏi dưới chế độ quân chủ tập trung, một vài cá nhân đơn độc có làm nổi những việc đó nếu Nhà nước không đồng ý?

Lịch sử cho thấy, tư tưởng cải cách, hay nói theo ngôn ngữ thời trước là canh tân, không phải là thế mạnh của VN như các nước phương Tây? Thậm chí, ngược lại tư tưởng bảo thủ có vẻ mạnh hơn?

Đúng vậy! Canh tân hay đổi mới ban đầu luôn là thiểu số, còn bảo thủ là số đông. Các nước phương Tây có nhiều tư tưởng canh tân bởi họ đã trải qua cuộc Cách mạnh công nghiệp. Tôi đã nghiên cứu sâu lịch sử nước Pháp và thấy rằng, trước Cách mạng công nghiệp họ cũng chẳng khác gì ta.

Sự sáng suốt "vượt lên chính mình" của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần trong Cơ mật viện là điều kiện cần nhưng chưa đủ để Việt Nam bước vào canh tân như Nhật Bản. Thế lực bảo thủ, hủ lậu luôn là lực cản, nhân danh những thứ rất dễ lừa mị người dân. Một phần do nhận thức, một phần do đặc lợi. Đó là bài học kinh nghiệm đắt giá mà chúng ta luôn phải ghi nhớ.

Xin cảm ơn bà vì buổi trò chuyện hôm nay!

Duy Chiến (thực hiện)

Về ý kiến lên án vua Tự Đức (1829 - 1883) là người thiển cận, bảo thủ khiến 58 Điều trần của Nguyễn Trường Tộ không được áp dụng, TS Bùi Trân Phượng cho rằng:

Tôi đã đọc được thủ bút của Tự Đức trên bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Nhà vua rất trân trọng, lắng nghe những điều mới lạ.

Vua nhà Nguyễn hồi ấy tiến bộ hơn ta nghĩ và sách sử chính thống viết. Thử tưởng tượng, vua Tự Đức được nuôi dạy trong môi trường Nho giáo từ trong trứng nước, làm gì cũng hay sợ phạm Nho phong.

Nhưng bằng tố chất thông minh, Tự Đức đã vượt ra khỏi cái bóng Nho phong đè nặng. Ông trực tiếp đọc kỹ tất cả các bản Điều trần của Nguyễn Trường Tộ, nghiêm túc đánh dấu và ghi chú vào đó. Cái gì quá mới lạ, Tự Đức gọi cận thần lên hỏi rõ. Xong nhà vua đưa ra Cơ mật viện để bàn bạc, thảo luận và căn dặn: "Những gì Tộ gửi từ trước đến nay phải đóng thành tập để không lạc mất". Thử hỏi liệu có nhiều nguyên thủ đứng đầu làm được như vậy?

Xin nói thêm là những điều trần phân tích của Nguyễn Trường Tộ rất "nghịch nhĩ" với Nho giáo, tức là cũng rất trái tai nhà vua

Chưa hết, Tự Đức không chỉ lắng nghe mà còn cử một đoàn đi công tác gồm có Nguyễn Trường Tộ và giám mục Gouchie người Pháp, nhận nhiệm vụ của nhà vua qua Pháp thăm dò về ngoại giao tìm cách lấy lại đất Nam kỳ và mua một số máy móc cơ khí, tuyển người về đào kênh, khai mỏ để về xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế. Đồng thời Nguyễn Trường Tộ được giao mua thiết bị, mời thầy giáo về mở trường dạy nghề tại Huế.

Phái đoàn lênh đênh trên biển mấy tháng trời qua Pháp và trở về. Hay tin tàu vừa cập bến, chở theo nhiều máy móc thiết bị, vua Tự Đức đã hối hả xuống tận nơi xem và lệnh bố trí vào kho cất giữ cẩn thận.

Cái không may của dân tộc là máy móc thiết bị mở trường đã mua về thì vào năm đó, năm 1867 thực dân Pháp chà đạp hiệp ước đã ký, dùng mưu mô cưỡng chiếm tỉnh thành Vĩnh Long và 2 tỉnh thành còn lại, bức tử Phan Thanh Giản (chứ không phải Phan Thanh Giản mở cửa dâng thành cho Pháp lịch sử ghi).

Mất thêm 3 tỉnh miền Tây, quan đại thần Phan Thanh Giản tự sát, thì làm sao mở trường thực hành tại Huế được? Mặt mũi nào, danh dự ở đâu mà có thể mở trường Tây tại Kinh đô được? Không làm là điều dễ hiểu.Tiếc thay, nếu mở được trường thực hành tại Huế vào năm 1867 thì đó sẽ là bước canh tân tương đối sớm cho đất nước...

======================

Chỉ những kẻ cưỡi ngựa xem hoa, kiến thức phọt phẹt, bày đặt chém gió, mới chê Nho Giáo là hủ lậu, là không tiến bộ, là bảo thù...vv...và đổ thừa tất cả mọi thứ lạc hậu cho Nho Giáo. Ngay cả những kẻ hàng trăm năm trước - vào thời Tự Đức - bảo vệ tư tưởng Nho Giáo cũng chẳng hiểu quái gì về Nho Giáo cả. Thí dụ như Kinh Dịch - một trong Ngũ kinh của Nho Giáo - đến bây giờ cả thế giới cũng chưa hiểu được bản chất nó là cái gì(*). Ngay ngày xưa, trong chế đô thi cử cũng không phải thi Kinh Dịch. Nhưng bây giờ thì thiếu gì kẻ bày đặt chém gió về kinh Dịch. Cứ như mình am hiểu. Lão Gàn đổi chỗ Tốn Khôn thì bày đặt chê bai, cứ như biết rồi.

Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa bắt đầu từ nền văn minh Việt bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử từ hàng ngàn năm trước. Những di sản còn lại mặc dù hết sức đồ sộ - Tứ thư, Ngũ Kinh....và chi phối toàn bộ lịch sử xã hội Đông phương. Nhưng thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chỉ là những mảnh vụn của một hệ thống tri thức huyền vĩ hơn nhiều.

Nho Giáo - tức thực chất là Việt Nho - không hề ngăn cản sự tiến hóa. Nói một cách bình dân: Nó chẳng liên quan và cản trở quái gì đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật cả. "Quân tử tùy thời biến Dịch" - là một mệnh đề của hệ thống này, chứng tỏ nó không hề bảo thủ. Tuy nhiên, đến thời suy thì những cái đúng bị bài bác, hoặc hoàn cảnh làm nó không thể thể hiện được.

===============

* Liên Hiệp Quốc đã bốn lần tổ chức hội thảo về Kinh Dịch tại ngay Bắc Kinh, vẫn chưa làm sáng tỏ được bản chất của nó.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Ngân hàng" Bà Chúa Kho cũng vướng "nợ xấu"

BAODATVIET.VN

Hàng triệu người nô nức đổ về “vay lộc” Bà Chúa Kho dịp đầu năm, trái ngược hoàn toàn với không khí trả lễ đìu hiu năm nay. Những giá để các mâm lễ trống trơn, tiền lẻ không còn đặt la liệt như mọi năm.

Kinh tế khó, Bà chúa Kho khuyến mãi cho 'con nợ'

Theo ghi nhận, trong ngày 3/2 (mùng 4 tết), khác với những ngày vắng người "trả nợ" cuối năm vừa qua. Đầu năm Giáp Ngọ ở Đền Bà Chúa Kho nườm nượp khách thập phương đến xin làm "con nợ", báo Lao Động phản ánh.

Posted Image

Hàng vạn người nô nức đổ về Bắc Ninh "vay lộc" Bà Chúa Kho. (Ảnh: LĐO)

Chị Hoa - người trông xe ở đây cho biết, từ hôm mồng 1 tết mọi người đến đây đã đông, có khi đến hàng trăm nghìn người đến trong một ngày, họ gửi xe ở tất cả mọi nơi gần nhất để có thể vào lễ Bà Chúa Kho.

Bất chấp mọi gian nan, chị Lý Phương Thảo (Từ Sơn, Bắc Ninh) “ăn lộc” đền Bà hơn chục năm cho biết: " Để vào được nơi thâm nghiêm Bà Chúa Kho ngự trị trong hậu cung vào dịp đầu năm như thế này không hề đơn giản. Phải đi từ sớm, phải xếp hàng, chen nhau, nhúc nhích từng tí một, vật vã bở cả hơi tai mới xin được lộc của Bà Chúa Kho".

Nhiều khu vực trong đền không còn chỗ trống, nhiều người còn giẫm - đạp lên những bông hoa cúc bị rơi trong quá trình bê lễ vào trong nơi ngự trị của Bà Chúa Kho.

Tại khu vực Nhà phát lộc lúc nào cũng đông đúc người xếp hàng, ai cũng muốn nhận được gói "lộc rơi, lộc vãi" mang về.

Một người viết sớ ở đây cho biết, "Đến đây, có những người dân bình thường, cũng có cả những vị làm quan đến cầu mong tài lộc, phúc đức". Để chuẩn bị được một mâm lễ đầy đủ, nhiều người phải bỏ ra cả triệu đồng.

Thế nhưng, không khí “vay lộc” đầu năm lại khác hoàn toàn không khí “trả nợ” dịp cuối năm vừa qua.

Posted Image

Khác với không khí nô nức đến vay nợ, không khí trả nợ lại quá đìu hiu

Theo thông lệ, cứ khoảng đầu tháng 12 âm lịch, khách thập phương đổ về dền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) trả lễ rất đông nhưng năm nay có vẻ đìu hiu hơn rất nhiều. Những giá để các mâm lễ trống trơn, tiền lẽ không còn đặt la liệt như mọi năm.

Khách ít, kinh tế eo hẹp nên khách thập phương không "vung tay" thuê đội sắp lễ với khấn thuê nữa mà thay vào đó là tự biên tự diễn, có gì sắp nấy. Cảnh chèo kéo khách đòi tiền công đốt vàng mã không còn. Hàng quán và dịch vụ đổi tiền lẻ cũng ngồi chơi xơi nước.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được cho là do nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp chết hàng loạt. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 thì số doanh nghiệp ‘chết’ - giải thể, ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp. Chỉ riêng trong ngành bất động sản, không khó bắt gặp những hình ảnh chào mời, quảng cáo về những căn hộ trong các dự án đã xây xong hoặc đang dở dang.

Gốc cây, cột điện, bờ tường vẫn chưa đủ để phản ánh hiện trạng thèm khát đầu ra của thị trường bất động sản dù ở bất kỳ phân khúc nào. Một hình ảnh cho thấy rõ nhất sự bi đát của lĩnh vực này: rao bán nhà ngay trong nhà vệ sinh của một quán bia trên đường Nguyễn Ngọc Vũ (Cầu Giấy, Hà Nội).

Để cứu vớt tình hình kinh doanh, các doanh nghiệp ra sức khuyến mãi lớn nhưng sức mua lại kém. Dù thị trường bắt đầu vào mùa cao điểm mua sắm tháng cuối năm, nhưng trái với kỳ vọng của người bán, từ chợ quê cho đến khu vực tỉnh, thành hiện đều đang rơi vào cảnh kinh doanh ế ẩm.

Vậy nên, Bà Chúa Kho cũng cảm thông “giãn nợ”, khuyến mãi cho con nợ.

Xuân Tùng (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn mất những dòng sông

SGTT Online

Ngày 04.02.2014, 08:56 (GMT+7)

Hầu như người Việt nào cũng có một con sông chảy qua tuổi thơ, kể cả những người không có quê như dân Sài Gòn. Bây giờ khi dòng sông nào cũng vỡ vụn, trăn trở lớn nhất là với những gì còn lại liệu thế hệ sau vẫn có một dòng sông trong ký ức?

TS Đào Trọng Tứ: Sông nào cũng vỡ vụn!

SGTT.VN - “Nhiều nghiên cứu của thế giới chỉ ra rằng, phát thải khí nhà kính của một số lòng hồ thuỷ điện lớn hơn cả nhiệt điện, nên nó không phải là năng lượng sạch”, TS Đào Trọng Tứ, giám đốc trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó tổng thư ký UỶ ban sông Mekong Việt Nam – bắt đầu câu chuyện về sự còn mất của các dòng sông Việt Nam như thế.

Posted Image

“Dân ở đồng bằng sông Hồng, từ khi có thuỷ điện Hoà Bình nhiều năm nay đã không còn mối lo về mùa lũ dữ”.

Là người học về công trình thuỷ công, gắn bó với Thác Bà từ khi còn là sinh viên, rồi làm quy hoạch thuỷ lợi thuỷ điện các dòng sông ngoài Bắc, Tây Nguyên và sau này là sông Mekong, TS Tứ chia sẻ:

Người ta làm thuỷ điện nhanh quá, thiên nhiên bị “chinh phục” dễ dàng quá và cũng bị tàn phá ghê quá... Họ coi dòng sông như một chỗ để trục lợi. Chỉ hơn 20 năm, chúng ta khai thác trên 80% tiềm năng kỹ thuật, gần 1.000 công trình lớn nhỏ được xây dựng. Những người nghiên cứu sông ngòi thế giới đã kết luận: khi một dòng sông bị chia cắt và bị chặn để xây đập với tổng chiều dài dòng chảy biến thành các dạng nước chảy lững lờ từ 30% trở lên thì con sông đó được gọi là vỡ vụn, môi trường, sinh thái sông bị tác động mạnh. Nhưng Việt Nam không nghĩ đến điều ấy.

Tôi có thể kể vanh vách những dòng sông vỡ vụn, trong khi sẽ đau đầu để chỉ tên những dòng sông trinh nguyên tại Việt Nam, những dòng sông chưa bị con người chinh phục!

Hậu quả khi những dòng sông bị “cõng quá nặng”?

Khi chặn sông thì phải di dân tái định cư. Về lý thuyết chính sách này tốt, nơi ở mới sẽ đẹp hơn, tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khu tái định cư không đủ đất cho dân sản xuất, một số công trình phải san ủi đất đồi để thành đất sản xuất. Chưa kể, việc di dân khiến họ thay đổi tập quán, những di tích lịch sử, khảo cổ giá trị cũng mất theo...

Rồi mất rừng, hiện là con số trên dưới 20.000ha nhưng con số thực sự chắc lớn hơn. Vì khai thác thuỷ điện thường tạo điều kiện cho nạn phá rừng. Di dân cũng sẽ tạo điều kiện phá rừng, lấy đất canh tác hoặc lấy gỗ… Việc mất rừng sẽ đi đôi với các vấn đề lũ lụt, sạt lở núi, xói lở bờ và thậm chí có hại cho chính bản thân dòng chảy và lòng hồ, làm giảm nhanh tuổi thọ của các hồ. Các hồ chứa cầm giữ đáng kể lượng phù sa thượng lưu, khiến nước hạ lưu công trình trong hơn, gây mất cân bằng động lượng học dòng sông. Phù sa cho lúa kém màu mỡ kèm theo lượng phù du và phù sa cho cá giảm, rồi làm cản đường cá đi.

Biến đổi khí hậu, nguyên nhân được cho sẽ làm thay đổi mạnh mẽ thế giới này, là hậu quả phát triển tham lam của chính con người. Những giọt nước mắt của trưởng đoàn Philippines ngày 11.11.2013, sau đó là quyết định tuyệt thực của 30 nhà sinh thái tại hội nghị lần thứ 17 của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ở Warsaw, Ba Lan vừa qua phần nào nói lên câu chuyện này.

Vừa qua, người dân một số địa phương miền Trung kêu trời bởi mưa to, lũ về, thuỷ điện thi nhau xả nước khiến hàng ngàn hộ dân tan cửa, mất nhà. Đây có phải là tác hại của những thuỷ điện đơn mục tiêu?

Một thuỷ điện đa mục tiêu, được điều hành thận trọng, đúng quy trình sẽ giảm tác động của lũ lụt cho hạ du. Dân ở đồng bằng sông Hồng, từ khi có thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà và rồi mới đây Tuyên Quang, Sơn La... nhiều năm nay đã không còn mối lo về mùa lũ dữ. Còn hiện nay phần lớn các công trình ở các hệ thống sông khác là công trình đơn mục tiêu, tức chỉ có nhiệm vụ chính là phát điện hoặc tưới, hoặc kết hợp.

Tôi có thể kể vanh vách những dòng sông vỡ vụn, trong khi sẽ đau đầu để chỉ tên những dòng sông trinh nguyên tại Việt Nam, những dòng sông chưa bị con người chinh phục!”

Khi thời tiết cực đoan hơn, mưa lũ đến nhiều hơn, lớn hơn như năm nay, các hồ đơn mục tiêu sẽ khó vận hành theo ý muốn và sẽ tác động thêm vào lũ lụt hạ lưu. Đây chính là điều các nhà quản lý cần nhìn nhận, tiến hành các nghiên cứu và đánh giá cần thiết giúp người dân và xã hội biết được sự thực vấn đề và tìm ra lối thoát, để không lặp lại những gì đã xảy ra. Tiến sĩ có chia sẻ gì trước nỗi lo của những người dân vùng thuỷ điện phải sống dưới những “quả bom nước” luôn lơ lửng trên đầu?

Khoảng 3% các công trình hồ, đập trên thế giới là có sự cố, nhiều sự cố dẫn đến thảm hoạ vỡ đập. Trong đó, tỷ lệ vỡ đập nhỏ lớn hơn.

Tuy nhiên, bài toán vỡ đập không chỉ đề ra đối với các hồ đập nhỏ mà chính là kịch bản phải được đề ra cho các đập lớn/vừa. Bài học vỡ đập Tiên Kiều (Trung Quốc) kéo theo vỡ liên hoàn hàng chục đập ở Tứ Xuyên cướp đi sinh mạng của 26.000 con người, vỡ đập Machhu ở Ấn Độ làm chết 5.000 – 10.000 người. “Bom nước Sông Tranh” của Việt Nam nếu vượt ngưỡng hoàn toàn có thể khiến 65.000 người Hội An trôi ra biển. Thuỷ điện là bài toán đánh đổi, nhưng phải giải quyết bài toán đánh đổi theo cách khác. Không thể để nhiều người được hưởng lợi, trong khi nhiều người mà phần lớn là những người nghèo, phải chịu hy sinh, thiệt thòi.

Theo tiến sĩ, đâu là hướng tái sinh cho các dòng sông Việt Nam?

Muộn còn hơn không. Chúng ta không giữ được hết cả một dòng sông, thì giữ lại một phần lớn dòng sông vậy, và nếu không giữ được phần lớn thì cũng phải để một đoạn lưu thông đủ dài cho ra dáng một con sông. Tôi cho rằng nên dừng hẳn phát triển thuỷ điện, tập trung nghiên cứu toàn diện lợi hại, tìm cách giảm thiểu tác động cho môi trường, rừng, đất. Bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người dân bị tác động như chính sách đã đề ra và bảo đảm an toàn tuyệt đối đập. Con số mất an toàn đập thuỷ lợi đã lên tới hàng ngàn, đã có nhiều thuỷ điện nhỏ vỡ và nhiều rủi ro không biết đằng nào mà lần. Nếu tiếp tục làm thì quả là họ liều quá!

THANH TUYỀN - ảnh: TLCK

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu là lời giải của bài toán đạo đức?

Phạm Việt Hưng

09/08/2008

Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người!

Jawaharlal Nehru, 1949

Chưa bao giờ kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nhưng đúng vào lúc này, trong xã hội lại dấy lên một nỗi lo lắng sâu sắc: sự xuống cấp về nhân cách và đạo đức đang ngày càng trở nên nghiêm trọng!

Đó là một bài toán lớn, RẤT LỚN, vì thực chất, vấn đề xuống cấp về đạo đức đã và đang trở thành một VẤN NẠN TOÀN CẦU, tương tự như VẤN NẠN KHÍ THẢI TOÀN CẦU. Cả hai vấn nạn này đều do chính con người tạo ra, đều là sản phẩm song hành của một nền văn hoá “dương tính” – nền văn hoá thực dụng đương đại lấy vật chất làm thước đo giá trị, thước đo văn minh và tiến hoá.

Nhưng càng ngày nhân loại càng cảm thấy rất khó có thể chấp nhận một hình ảnh tiến hoá đơn thuần chỉ có tăng trưởng vật chất nhưng tha hoá về tinh thần. Với thước đo thuần tuý vật chất, tiến hoá có nguy cơ trở thành phản tiến hoá, hoặc “tiến hoá ngược” như cảnh báo trong bức tranh sau đây:

Posted Image

Một trong những bậc thức giả đầu tiên nhận thấy nguy cơ phản tiến hoá của nền văn minh vật chất là vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Jawaharlal Nerhu (1889-1964). Trong chuyến đi thăm Mỹ năm 1949, ông đã đến thăm Albert Einstein tại Princeton. Trong cuộc trao đổi lịch sử này, Nerhu phàn nàn:

Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người!”. Einstein đáp: “Vâng, nền văn hoá chăm lo đạo đức chính là nền văn hoá đông phương cổ truyền của các ông(1).

Sự vô trách nhiệm đó dẫn tới một nghịch lý lớn: Vật chất tăng trưởng nhưng đạo lý suy giảm! Đó là nghịch lý “phú quý phi lễ nghĩa”(2), thay vì “phú quý sinh lễ nghĩa” như ngạn ngữ truyền thống đông phương đã tổng kết.

Posted Image

1] Khi đạo đức tỷ lệ nghịch với tăng trưởng:

Cách đây khoảng 200 năm, Napoléon nói: “Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, đừng đánh thức nó dậy!”. Nhưng con sư tử đó đã thức dậy năm 1949, và đã thực sự vươn mình đứng dậy gầm vang từ nửa sau thập kỷ 1980.

Tuy nhiên, vị hoàng đế tinh tường của nước Pháp không thể đoán trước được rằng sau ông 200 năm, nhân cách và đạo đức của con cháu Khổng tử sẽ ra sao.

Câu trả lời có thể tìm thấy trong cuốn tiểu luận phê bình “Đối thoại văn học: Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê(3) của Vương Sóc, một nhà văn Trung Quốc rất nổi tiếng hiện nay. Vương Sóc viết:

Posted Image

Ở Canberra (thủ đô Úc), người Trung Quốc đến đó xây không ít nhà thổ, cướp đi khá nhiều phi vụ buôn bán mãi dâm của người địa phương, bởi vì kỹ viện của người Trung Quốc giá rẻ hơn. Một người bạn đã dẫn tôi đến một nhà chứa do người Thượng Hải kinh doanh. Tôi định thử đi một chuyến xem nó thế nào. Điều khiến tôi hết sức sửng sốt là con trai của ông chủ nhà chứa đã chơi gái trong đó. Tôi hỏi ông, sao không tìm cho cậu ấm một con ở? Ông đáp con ở ở đây đắt lắm. Tôi bảo nghề này của ông chẳng phải hái ra tiền đó sao? Việc gì phải để thằng con sau khi đi học về sống trong môi trường này? Lúc ấy vợ ông chủ từ nhà trong đi ra, bà vừa hầu hạ một khách hàng. Ba người trong nhà họ đều ở trong nhà chứa, khi thiếu người thì bà vợ thay chân. Mẹ kiếp, muốn có tiền người ta đã phát điên lên mất rồi”.

Nếu gia đình đó thuộc hạng người mà xã hội coi là cặn bã, kiểu sống phi luân của họ chẳng có gì lạ, thì hãy xem Vương Sóc nhận định ra sao về trí thức:

Cho nên nói, vấn đề của giới trí thức Trung Quốc là không biết thành thật là thế nào … Đối với loại trí thức này thì điểm mù lớn nhất của họ không phải là sự vô tri về tri thức, mà là sự vô tri về nhân cách, về làm người … sự vô tri về linh hồn là điểm mù lớn nhất ….. Sự tàn nhẫn vô liêm sỉ nhất thế giới này đều do trí lực gây nên. Con người có thể dùng trí tuệ đi làm những việc vô liêm sỉ. Đặc biệt là ở mặt đối xử với đồng loại. Sự tàn sát lẫn nhau giữa các con vật làm sao có thể tàn nhẫn hơn, vô liêm sỉ hơn sự tàn sát lẫn nhau giữa các con người với con người”.

Trong Phần V, mục 2, nhan đề “Có một sức mạnh dã man trong đời sống”, Vương Sóc viết những lời làm ta sởn gai ốc: “Bởi vì trong quá khứ, để có sự tiến bộ gì đó về chính trịm chúng ta đã bỏ cái ba-lô đạo đức xuống từ lâu, đã vứt bỏ lương tâm và sự thành thực đi từ đời nào rồi, chứ không phải bây giờ mới như vậy… Đời sống hình như đã nhổ tận gốc tính người … Tê dại trơ lỳ về nhân tính, tê dại trơ lỳ về linh hồn, cuối cùng mẹ kiếp, ngay đến thể xác cũng trơ lỳ theo … Qua thất bại của cuộc đại cách mạng văn hoá, mới thấy chúng ta đã làm những chuyện vô liêm sỉ vào bậc nhất rồi”.

Đối với Vương Sóc, sự tha hoá đạo đức lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay là sự giả dối: “Chúng ta làm gì có cao thượng? Ngay cả sự thành thực, giới hạn tối thiểu của việc làm người, cũng không có, thì sự cao thượng chẳng phải là xa sỉ quá hay sao?”.

Tôi chưa từng đến Trung Quốc nên không thể đánh giá mức độ chính xác của những ý kiến nói trên, nhưng tư cách của Vương Sóc buộc tôi phải tôn trọng ông: Trong một cuộc thăm dò dư luận ở Thượng Hải đầu những năm 1990, người dân Thượng Hải được quyền bình chọn những nhà văn mà mình yêu quý nhất, Vương Sóc được xếp thứ ba, sau Kim Dung và Lỗ Tấn.

2] Khi khoa học không đếm xỉa tới lương tri:

François Rabelais, văn hào nổi tiếng người Pháp, ngay từ thế kỷ 16 đã cất lời cảnh báo tiên tri : “Khoa học không có lương tri chỉ là sự băng hoại của linh hồn!”.

Nhưng lương tri khoa học có vẻ như ngày càng trở nên xa lạ với những nhà khoa học bị lợi lộc cám dỗ. Một trong những lĩnh vực bị cám dỗ mạnh nhất hiện nay là nghiên cứu tế bào gốc (stemcells), vì tế bào gốc sẽ cho phép tạo ra các mô dùng trong y học phẫu thuật lắp ghép các cơ phận của con người, phục vụ cho những bệnh nhân tỷ phú trên thế giới.

Hãy đến thăm Công ty Stemcells ở California: Sau khi thành công trong thí nghiệm cấy não người vào não chuột, chuẩn bị thí nghiệm ngược lại, cấy não chuột vào não người, người chủ trì đề tài là Irving Weissman, giáo sư Đại học Stanford, bị báo chí chất vấn về nguy cơ thí nghiệm này sẽ xoá nhoà ranh giới giữa động vật và con người, Irving trả lời: “Vấn đề bạn lo lắng thuộc phạm trù của các nhà đạo đức học, còn giới khoa học chúng tôi không thể quy định đâu là giới hạn nghiên cứu”.

Posted Image

Tế bào gốc tốt nhất là tế bào bào thai. Vì thế, ngoài các bào thai có thể có bằng những con đường mà luật pháp không cấm, các trung tâm tế bào gốc đều nghĩ tới mọi phương pháp khả dĩ miễn là đạt được mục đích, trong đó có một phương pháp hữu hiệu là nhân bản vô tính để tạo ra bào thai người – nguồn tế bào gốc vô tận! Các bào thai này không cần để cho sống sót thành con người đàng hoàng như chúng ta, mà chỉ cần ngâm trong các bình thí nghiệm để lấy tế bào (!). Vì nhân bản vô tính người thể hiện tính vô luân đến mức trầm trọng nên hiện nay nó vẫn bị cấm tại nhiều nước. Nhưng một số nhóm nghiên cứu, chẳng hạn như nhóm Antinori ở Ý, đã tuyên bố rằng sẽ tạo ra con người bằng nhân bản vô tính tại những nơi không bị luật pháp cấm, bất chấp sự nguyền rủa của dư luận.

Tại Úc, một công ty stemcells đã bị phát giác làm thí nghiệm cấy tế bào người vào nhân trứng lợn, và đã tạo ra một tế bào sống được 42 ngày. Thực ra tế bào này không tự chết, mà đã bị giết chết, vì khi kiểm tra, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy “cơ thể” của nó chứa cả ADN của người lẫn ADN của lợn. Nếu để nguyên cho nó sinh thành thì sao đây? Sẽ có một sinh vật mới ra đời, đó là một người-lợn hoặc lợn-người, một tác phẩm khoa học trứ danh không có gì có thể so sánh được (!). Ai dám khẳng định rằng hiện nay một bào thai quái vật như thế không ngấm ngầm tồn tại trong một phòng thí nghiệm nào đó trên thế giới? Khi câu chuyện tế bào người-lợn ở Australia bị báo chí đưa ra ánh sáng, xã hội Australia đã thật sự rùng mình. Các em nhỏ đã lên tivi phát biểu rằng các em thấy sợ hãi. Tờ Daily Telegraph đã lên án gay gắt việc làm bất lương này, nhưng sau đó không nghe thấy ồn ào gì tiếp. Việc tầy trời như thế có vẻ như đã bị ỉm đi, không hề thấy xét xử giống như bao nhiêu vụ tội phạm khác.

Ngày xưa, lũ trẻ chúng tôi được xem một cuốn phim kinh dị nhan đề “The Ghost of Frankenstein” (Con quỷ của Frankenstein), sản xuất năm 1942, trong đó có một nhân vật nửa người nửa quỷ, ban ngày là người, nhưng ban đêm mỗi khi trăng lên lại biến thành quỷ. Đó là con quỷ làm tôi kinh hãi nhất trong đời. Tôi có cảm giác rằng một con người ra đời bằng nhân bản vô tính sẽ làm tôi khiếp sợ gấp 10 lần con quỷ của Frankenstein, nhưng tôi còn khiếp sợ các chuyên gia nhân bản vô tính người gấp 100 lần!

Posted Image

1-Quảng cáo phim “Con quỷ của Frankenstein”;

2-Chuột tạo sinh vô tính to hơn chuột bình thường

3-Antinori, người tuyên bố sẽ tạo sinh vô tính người tại một nơi không bị luật pháp cấm.

3] Khi khoa học phục vụ cho quỷ dữ:

Nếu khoa học được coi là một bộ phận của văn hoá thì tại sao một nhà khoa học như Werner Heisenberg, cha đẻ của Cơ Học Lượng Tử, lại có thể cam tâm làm tay sai trung thành cho chủ nghĩa phát xít? Chính Heisenberg chứ không phải ai khác, là người lãnh đạo chương trình chế tạo bom nguyên tử của Hitler. Rất may là nghiên cứu của Heisenberg bị thất bại, nếu không thì thế giới sẽ ra sao? Ai sẽ phải trả giá nếu chương trình nghiên cứu của Heisenberg thành công? Lúc đó nhân loại sẽ đánh giá Heisenberg ra sao? Khi đó ông sẽ là một quỷ dữ hay một thiên thần?

Posted Image

1-Werner Heisenberg đầu những năm 1940;

2-Báo cáo mật ngày 20-02-1940 của Heisenberg

gửi tới Văn phòng vũ khí của quân đội Đức quốc xã “Về khả năng sản xuất năng lượng

bằng kỹ thuật từ sự vỡ đôi của hạt nhân Uranium”;

3-Báo cáo mật năm 1942;

4-Thí nghiệm của Heisenberg tại Leipzig kiểm tra phản ứng dây chuyền

Trong thâm tâm rất nhiều nhà khoa học hiện nay, Heisenberg vẫn là một “ông thánh khoa học số 2” sau Einstein. Tại sao một tên cai tù trong các trại giam của Hitler bị coi là một tội phạm chiến tranh, còn những nhà bác học cung cúc tận tụy trong việc nghiên cứu chế tạo những công cụ giết người khủng khiếp nhất cho Hitler lại vẫn được ngự trên ban thờ của khoa học? Sự phán xử của khoa học không đếm xỉa tới lương tri hay sao? Phải chăng đó chính là cái mà Vương Sóc đã phải dằn giọng mà nói rằng “Sự tàn nhẫn vô liêm sỉ nhất thế giới này đều do trí lực gây nên. Con người có thể dùng trí tuệ đi làm những việc vô liêm sỉ”?

Tất nhiên có những nhà khoa học có trái tim nhân bản tuyệt vời, như Pierre Curie chẳng hạn. Trong diễn văn nhận Giải Nobel vật lý năm 1903, ông đã nói lên lời khẩn thiết: “Tôi thuộc trong số những người muốn nói gương Nobel, mong muốn khám phá của mình không bao giờ bị lợi dụng vào những mục đích chống nhân loại”. Vợ chồng ông đã tặng không cho người Mỹ công nghệ chắt lọc radium để dùng cho y học, không lấy một xu tiền bản quyền. Loại người như vợ chồng Pierre và Marie Curie hiện nay có còn không?

Một nhà khoa học nữ danh tiếng khác cũng có tấm lòng nhân bản cao thượng không kém gì Marie Curie, đó là Lise Meitner, người đã khám phá ra hiện tượng phân rã hạt nhân (cơ chế bị lợi dụng để chế tạo bom nguyên tử). Meitner đã nguyền rủa những nhà khoa học phục vụ cho triều đại Hitler là một lũ hèn nhát, phản bội chính nhân dân Đức và phản bội toàn nhân loại. Bà không kể đích danh Heisenberg, nhưng chắc chắn Heisenberg nằm trong số bị bà coi là hèn nhát đó. Khi người Mỹ mời bà tham gia nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, bà cũng từ chối: “Tôi chẳng có gì để làm với một quả bom cả!”. Bà không muốn tham gia vào bất cứ một hành động chính trị hoặc quân sự nào chống lại nước Đức, mặc dù bà bị chính nước Đức xua đuổi. Đơn giản vì bà nhận thức được rằng sẽ là tội lỗi không thể sửa chữa được nếu để cho bom nguyên tử rơi xuống đầu nhân dân Đức. Tại sao một phụ nữ như Meitner có thể có quan điểm rất rõ ràng rành mạch về mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức như thế, trong khi Heisenberg và nhiều người khác thì không?

Posted Image

4] Khi nền tảng đạo đức bị huỷ hoại:

Và như chúng ta đã thấy, cuối cùng thì vật tế thần cho những cuộc “tế lễ chính trị” của những kẻ muốn thống trị thế giới lại là nhân dân Nhật Bản: Hai trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã để lại một vết nhơ vĩnh viễn trong lịch sử văn hoá nhân loại. Hơn bao giờ hết, lương tri bị đánh thức:

Ngay từ cuối thế kỷ 19, người ta đã sớm tưởng rằng, với sự kỳ diệu của khoa học, con người có thể sẽ biết được mọi thứ và sẽ củng cố vị trí của mình như những chủ nhân ông thực sự của Vũ Trụ. Một kỷ nguyên hoàn toàn mới của công nghiệp đã ra đời, dựa trên các khám phá khoa học – động cơ đốt trong, đường sắt, điện,… Nhưng hai trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã đánh dấu một cột mốc đen tối với chủ nghĩa lạc quan đó. Chúng ta đã thực sự trở thành chủ nhân ông của hành tinh, nhưng cũng là chủ nhân của sự tàn phá – sử dụng các hạt nhỏ nhất mà khoa học đã biết, chúng ta đã tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy. Ngày nay chúng ta đang phải chứng kiến một xu thế chống đối lại khoa học. Xu thế này kết tội rằng chúng ta đang lao xuống vực thẳm trong một tương lai chỉ toàn lặp lại những vấn nạn cố hữu của bệnh tật, đói nghèo và chiến tranh. Việc đốt nóng bầu khí quyển, vũ khí hoá học, nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, bệnh dịch như ebola, AIDS, … tất cả những điều này đều là sản phẩm song hành (byproducts) của khoa học trên con đường phát triển”. Đó là một trích đoạn trong phần mở đầu chương khoa học của cuốn “Ideas that shaped our world” (Những tư tưởng định hình thế giới của chúng ta) do Marshall Editions của Anh xuất bản vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21. Toàn bộ nhận định trong cuốn sách này là nhận định mang tính tổng kết nhận thức của nhân loại trong suốt hai thiên niên kỷ đã qua.

Thực ra không cần phải đợi đến cuối thế kỷ 20 nhân loại mới giật mình nhận ra tính chất vô đạo đức của nền văn hoá thực dụng vật chất. Ngay sau thảm hoạ nguyên tử 1945 đã xuất hiện rất nhiều cảnh báo của những nhân vật được coi là thông thái bậc nhất:

Đó là cảnh báo của Max Born, một nhà vật lý xuất sắc từng đoạt Giải Nobel vật lý năm 1954: “Khoa học và kỹ thuật phá hoại nền tảng đạo đức của văn minh, và sự phá hoại đó là vô phương cứu chữa(4)!.

Đó cũng là cảnh báo của Jawaharlal Nerhu: “Con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao, nhưng lại không hề được trau dồi một tí gì về quan hệ giữa người và người. Và chính vì lẽ đó mà nền văn hoá đạo đức xã hội tụt lại xa đằng sau kỹ thuật(5).

Tư tưởng của Nerhu đã được ái nữ của ông là Indira Gandhi, người đã hai lần làm thủ tướng Ấn Độ, nhắc lại nhiều lần dưới một dị bản khác: “Ngày nay khoa học kỹ thuật thì tiến lên, nhưng văn hoá thì thụt lùi”.

Sự thụt lùi đó chính là đầu mối của sự băng hoại đạo đức mà chính “ông thánh khoa học” Albert Einstein cũng phải cảnh báo: “Hãy thận trọng đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”.

Tại sao khoa học “cơ bắp” được tôn sùng như chúa? Vì nó tạo ra của cải vật chất, tức là mang lại tiền bạc và sức mạnh. Tại sao khoa học nhân văn ngày càng bị lép vế? Vì nó lo chăm sóc phần hồn của con người, do đó không trực tiếp tạo ra tiền bạc và sức mạnh “cơ bắp”. Một khi bị loá mắt trước tiền bạc, con người sẽ tôn sùng cái làm ra tiền và khinh thường cái không làm ra tiền. Đó là lúc họ đánh mất lương tri.

Posted Image

A. Einstein: “Hãy thận trọng đừng biến trí tuệ thành chúa

của chúng ta; nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”.

Trong thập kỷ cuối của cuộc đời, Einstein thấy rằng chủ nghĩa tư bản, như được áp dụng tại phương tây, đã huỷ hoại nền giáo dục bằng cách đề cao mục tiêu chủ yếu là thắng lợi tiền bạc. Einstein nói: Một thái độ đua tranh quyết liệt để đạt tới thắng lợi tiền bạc đã ăn sâu vào đầu óc sinh viên”. Đó là một trích đoạn bài báo “Albert Einstein condemns superstition and exploitation” (Einstein kết tội mê tín dị đoan và bóc lột) của hãng Raab Collection, một hãng chuyên buôn bán những thư từ, văn kiện, bản thảo lịch sử. Chính vì những quan điểm như thế, cộng với thái độ chống chạy đua vũ trang, chống chủ nghĩa dân tộc, Einstein bị cơ quan FBI của Mỹ dưới triều đại Edgar Hoover xếp vào lớp trí thức cánh tả và bị điều tra theo dõi ngầm. Mãi đến gần đây hồ sơ này mới được bạch hoá.

Posted Image

5] Bài toán đạo đức của chúng ta:

Thưa đọc giả, chưa bao giờ những lời phàn nàn và cảnh báo về tình trạng xuống cấp đạo đức trong xã hội ta lại ồn ào như hiện nay. Trừ những người đang ngủ mơ trên đống của cải tích cóp được và những kẻ ích kỷ chỉ biết đến bản thân, còn đại đa số những người tỉnh thức và có lương tri đều không thể ngủ yên khi phải chứng kiến những chuyện đau lòng mà báo chí và các phương triện truyền thông đang hàng ngày đưa tin. Trong hàng đống thông tin đó, có một ý kiến đáng chú ý. Đó là bài viết "Đạo đức năm 2007 - Những nỗi đau không bao giờ cũ!” của Đỗ Lãng Quân trên Viettimes ngày 24-12-2007. Xin trích đoạn:

Mở đầu là vụ nhà hàng đặc sản thú rừng Thanh Loan ở Lương Sơn, Hoà Bình tra tấn em gái Bùi Thị Thương … Em Thương bị kẹp cắt thịt da bằng kìm sắt, que sắt nung nóng, bị ông chủ đánh đến ngất, ném vào chuồng lợn, xúc phân lợn đổ vào mồm bắt phải ăn hết. Chúng ta đang sống ở thời đại nào, thưa độc giả? … Nhưng chúng ta đã vô cảm. Bằng chứng là vụ em Nguyễn Thị Bình, bị tra tấn suốt 13 năm trời, ngay giữa lòng Thủ đô. Bằng lột quần áo phơi sương, bằng thúc guốc nhọn và quật cả bó dây điện” … hai vợ chồng tên chủ quán cùng đánh, bằng dây điện chập lại, bằng kìm, bằng sống dao, bắt lột quần áo ra để đánh không chừa chỗ nào trên cơ thể cô thiếu nữ … Cơ thể em chằng chịt sẹo đến mức, khi bức ảnh do một PV TTXVN chụp cái lưng trần của em đăng tải lên báo, lên mạng, người cả trong và ngoài nước phải kinh hãi. Vợ chồng kẻ thủ ác bị bắt, nhưng cán bộ phường, công an khu vực cũng không thể thoát cái tội bàng quan, vô cảm đến nhẫn tâm. Họ có biết không? … Mới đây nhất là chuyện bé gái Hồ Thị Bông, 9 tuổi, bị đối tượng chăn dắt Hồ Thị Ba (P19, Q. Bình Thạnh, TP HCM) tra tấn, hành hạ suốt 4 năm đến thân tàn ma dại, cái lưng em chụp trên báo đã nhuộm đỏ mắt người xem, bên cạnh là các dụng cụ tra tấn do con dã thú cái mang hình mặt người sử dụng … Tôi lại đặt câu hỏi:… Các vị có bao giờ hỏi han, ngắm nghía cháu bé và nghĩ rằng cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em cần xem cháu ở đâu, ở địa ngục hay ở thiên đường chưa? Chính quyền cơ sở, nơi em Bông sinh sống, các vị biết không? Đúng là chuyện con voi lọt qua lỗ kim. Đến lúc “trâm gẫy bình tan” rồi thì chúng ta mới bày tỏ niềm xót thương và lớn tiếng đòi kỷ luật cảnh cáo cái bọn mất tính người (hành hạ các nạn nhân) … Nhưng, tôi xin hỏi: làm như vậy, có cứu vãn được cho cái tuổi thơ, tuổi trăng tròn của bé Bình, bé Thương, bé Bông đã bị đánh cắp và nhuộm máu, nước mắt không? Có cứu được những tổn thương, những sang chấn tâm lý (bị sốc) của hàng triệu triệu người khi phải đọc, xem, nghe, chứng kiến sự tàn độc kia không? … Tôi càng buốt lòng, khi mà vụ em Bình đang làm xôn xao dư luận tột độ, Báo Lao Động kịp thời đăng tải cái lời than xót xa và rất văn chương của bạn Phạm Thị (số ra ngày 18/11/2007): “Jean Valjean không còn nữa. Những người đàn ông tốt trên đời này đi đâu cả”.

Còn rất rất nhiều chuyện đáng buồn khác, nào là ăn cắp, tham nhũng, vơ vét, bòn rút của cải nhà nước, lừa đảo, v.v. nhưng khuôn khổ một bài báo không cho phép kéo dài lan man, đành để một dịp khác vậy.

Nếu ai đó đến lúc này vẫn còn cho rằng những lời cảnh báo về “đạo đức xuống cấp” là chuyện cường điệu, “đao to búa lớn” thì nên dành thì giờ đọc cuốn “Đạo Đức Xã Hội ở nước ta hiện nay” của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Nhận định quan trọng nhất trong cuốn này có lẽ nằm ngay ở Lời nói đầu: “Đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi đậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan... đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách … Phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các giá trị nền tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường. Tình trạng thương mại hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế đến mức nghiêm trọng và gây ra những hậu quả tai hại. Đạo đức của người thầy giáo và người thầy thuốc bị xâm phạm, làm vẩn đục, hoen ố các quan hệ con người, làm tha hóa nghiêm trọng con người, đạo đức và nhân cách.

Posted Image

Trong bối cảnh hiện nay, mỗi người phải làm gì và nên làm gì để đóng góp vào việc giải bài toán đạo đức? Tôi nghĩ rằng những người có trách nhiệm quản lý xã hội, và đặc biệt là quản lý giáo dục, có trách nhiệm lớn nhất.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là mỗi cá nhân cứ ngồi chờ sự vận động của xã hội. Tôi cho rằng sự nghiệp giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, bởi vì gia đình là tế bào của xã hội. Cha và mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con cái. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên phức tạp, khi nhà trường ngày càng ôm đồm quá nhiều việc, và khi nhà trường không chú trọng đủ mức trong việc rèn luyện nhân cách cho học trò, hoặc có chú trọng nhưng sai về phương pháp, thì giáo dục gia đình lại trở nên tối quan trọng.

Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp giáo dục gia đình quyết định sự thành đạt của con cái. Xin kể một chuyện nhỏ:

Em Kiều Oanh học lớp 1 đúng vào thời kỳ “cải cách chữ viết”. Bố mẹ em không tán thành chữ viết cải cách, yêu cầu em phải viết đúng như cách viết truyền thống. Em phản đối, nói rằng cô giáo bắt phải viết đúng như cô dạy, nếu không sẽ bị điểm kém. Bố em nghĩ ra cách dung hoà: Đến trường em nên viết theo cách cô giáo dạy, để khỏi bị cô trừ điểm, nhưng về nhà em phải làm đúng như bố mẹ yêu cầu. Đến lớp 3, cô giáo lại bắt em không được viết 2m + 3m = 5m, mà chỉ được viết 2 + 3 = 5, nếu viết kèm đơn vị đo theo kiểu truyền thống sẽ bị trừ điểm. Một lần nữa, phương pháp “trung dung” của bố em lại được đem ra áp dụng. Một mặt, bố em dạy em phải tôn trọng cô giáo, mặt khác ông tìm cách “cứu” kiến thức cho con. Lớn lên, KM học giỏi cả toán lẫn văn. Nhà trường đề nghị với gia đình nên cho em theo lớp chuyên toán hoặc chuyên văn, nhưng bố em chỉ cảm ơn và từ chối. Ông nói: “Ngày xưa, không cần phải có một lớp chuyên, trường chuyên nào cả mà vẫn đào tạo ra những con người xuất sắc, có ích cho xã hội. Đó là chưa nói đến sai lầm của nhứng lớp chuyên, trường chuyên. Họ chỉ biến học sinh thành những cái máy thôi chứ không phải là những con người biết suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là phải làm cho học sinh thích học. Nếu học sinh thích học thì chương trình phổ thông trước đây đã là quá đủ rồi, không cần phải chuyên gì cả”. KM đã trưởng thành theo đúng bài bản của bố, và nay đã trở thành một nhà khoa học xuất sắc. Nhưng kỷ niệm giáo dục đáng ghi nhớ nhất trong đời KM là lúc cô lên đường đi du học (theo học bổng). Bố cô dặn: “Con phải chú ý rằng ở nước ngoài cũng đủ các hạng người, có cả Jean Valjean lẫn Ténardier đấy con ạ. Con phải biết phân biệt các loại người để giao tiếp, đừng có tưởng cứ mắt xanh mũi lõ là văn minh đâu”. Khi biết chuyện này, tôi hỏi ông: “Tại sao anh lại dạy con như thế? Làm gì mà đến nỗi phải làm cho con cái có ấn tượng xấu về mắt xanh mũi lõ như vậy?”. Ông trả lời: “Là vì bây giờ xã hội ta sính Mỹ, sính Tây, sính ngoại ghê quá. Cứ nói đến Mỹ, đến ngoại là suýt xoa ngưỡng mộ thán phục rồi bắt chước đến mức thảm hại. Nhiều cái lố lăng lắm. Thí dụ sính tiếng Anh đến nỗi nhập cảng cả tiếng Anh bồi, tiếng Anh chợ búa. Rồi cứ thế ra rả ngay cả trên tivi mới khổ chứ. Chưa bao giờ sự vô học lộ ra thảm hại như thế. Tôi lo con tôi ra nước ngoài mà thiếu bản lĩnh để rồi cũng lố lăng như thế thì buồn lắm, bao nhiêu công phu giáo dục sẽ vứt đi hết. Cảnh báo trước là vừa”.

Nhìn ra xã hội, tôi buồn biết bao khi thấy các ngành đại học nhân văn bây giờ thiếu sinh viên. Định hướng nghề nghiệp bây giờ là tiền, tiền, và tiền!

Đau đớn thay khi chúng ta được biết có những em bé bị đối xử như con vật, mà gần đây báo chí phanh phui tố cáo. Xét cho cùng, người có lỗi đầu tiên chính là cha mẹ các em. Cha mẹ đã bỏ rơi các em, hoàn toàn vô trách nhiệm với các em. Đó là chưa nói đến nhiều trường hợp bản thân bố mẹ chỉ mê cờ bạc, mê bi-a, mê chứng khoán, mê tửu sắc, mê kiếm tiền, mê chạy chọt, luồn lọt để kiếm chức tước, bổng lộc, v.v. chẳng mấy khi có mặt bên cạnh con cái để tâm sự chia sẻ, mọi việc phó mặc cho nhà trường thì còn nói gì đến chức năng giáo dục của bậc làm cha làm mẹ nữa. Chính những bậc cha mẹ đó phải chịu trách nhiệm trước tiên.

6] Hướng tới một nền văn hoá cân bằng Tâm-Vật:

Thế kỷ XX là thời đại nhân loại thu được những thành tựu to lớn, đồng thời cũng là thời đại bộc lộ những tệ hại của văn minh hiện đại. Một mặt, nhu cầu vật chất của nhân loại được thoả mãn ở mức trước đây chưa từng có, mặt khác, tinh thần và tâm linh của nhân loại lại bị tổn thương ở mức trước đây chưa từng có … Sự phân hoá lưỡng cực cao độ đưa ra trước mắt mọi người một bức tranh về sự rất mất nhân đạo của nhân loại. Sự phát triển cao độ của kỹ thuật … cũng thành ra một vũ khí sắc bén để nhân loại tàn hại lẫn nhau … người ta vốn là đứa con của tự nhiên, giờ đây họ muốn lấy trí thức và kỹ thuật làm chỗ tựa, hy vọng trở thành chủ nhân của tự nhiên. Thế rồi họ làm những việc lay trời chuyển đất, tát đầm bắt cá, kết quả là phá vỡ sự cân bằng sinh thái vốn có của giới tự nhiên, từ đó mà khiến nhân loại gặp phải nguy cơ là mất đi chỗ dựa sinh tồn. Con người hiện đại sau khi thoát khỏi gông cùm của “chủ nghĩa cấm dục” truyền thống, đi đến chỗ phóng túng không biết đến kiêng kị là gì, cuối cùng đau đớn cảm thấy rằng cuộc sống chẳng còn gì đáng gọi là hứng thú nữa. Ngoài ra bởi sự chủ tể của kỹ thuật đối với con người, tác động vạn năng của đồng tiền, sự tha hoá nhân tính và sự lầm lẫn ngọn nguồn của giá trị … không thể không khiến người ta đau đớn cảm thấy sự chìm lấp ý nghĩa nhân sinh: Người ta ở đời, vội vã tất tả, cũng có không ít sự lạnh nhạt, phiền muộn, hèn kém, dối trá, thống khổ, kinh hãi, vậy ý nghĩa rốt cuộc là ở đâu nhỉ?”.

Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc Lý Tường Hải, được dẫn ra ở đây để chỉ ra rằng khuyết tật chủ yếu của nền văn hoá thực dụng vật chất đương đại là sự thiếu hụt chữ TÂM.

Vậy, lối thoát duy nhất cho bài toán đạo đức là bổ sung cho nền văn hoá “dương tính” đương đại những giá trị mà nó bị thiếu hụt để đưa nó về trạng thái hài hoà cân bằng: Cân bằng tâm-vật, cân bằng trí-đức, cân bằng đông-tây, cân bằng cổ-kim, cân bằng âm-dương, …

Đó chính là sự vận dụng Nguyên Lý Cân Bằng Âm Dương của Đạo học đông phương + Nguyên lý bổ sung (Complementary Principle) của Niels Bohr vĩ đại: “Trái ngược không phải là mâu thuẫn, mà bổ sung cho nhau”.

Cái thiếu hụt lớn nhất của nền văn hoá đương đại là chữ TÂM.

Việc bổ sung chữ Tâm ấy phải được thực hiện theo một hệ thống giáo dục mà nền minh triết đông phương từ lâu đã chỉ rõ: “Mất Đạo phải giữ Đức, mất Đức giữ Nhân, mất Nhân giữ Nghĩa, mất Nghĩa giữ Lễ, mất Lễ là mất hết”.

Mùa xuân 2008 Phạm Việt Hưng

Chú Thích:

(1): Einstein rất ngưỡng mộ Phật giáo. Ông từng ca ngợi Đức Phật là nhân vật vĩ đại nhất.

(2): Xem “Phú quý phi lễ nghĩa” của Phạm Việt Hưng trên Văn Nghệ Trẻ các số 47, 48, 49 năm 2003.

(3): Bản dịch tiếng Việt của Vũ Công Hoan, NXB Văn Hoá Dân Tộc xuất bản năm 2000.

(4): Xem “Cảm nhận gia đình” của Tương Lai trên Tia Sáng số 12/Tháng 7-2003

(5): Tài liệu đã dẫn ghi chú (4).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đâu là lời giải của bài toán đạo đức?

Phạm Việt Hưng

09/08/2008

Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người!

Jawaharlal Nehru, 1949

Chưa bao giờ kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Nhưng đúng vào lúc này, trong xã hội lại dấy lên một nỗi lo lắng sâu sắc: sự xuống cấp về nhân cách và đạo đức đang ngày càng trở nên nghiêm trọng!

Đó là một bài toán lớn, RẤT LỚN, vì thực chất, vấn đề xuống cấp về đạo đức đã và đang trở thành một VẤN NẠN TOÀN CẦU, tương tự như VẤN NẠN KHÍ THẢI TOÀN CẦU. Cả hai vấn nạn này đều do chính con người tạo ra, đều là sản phẩm song hành của một nền văn hoá “dương tính” – nền văn hoá thực dụng đương đại lấy vật chất làm thước đo giá trị, thước đo văn minh và tiến hoá.

Nhưng càng ngày nhân loại càng cảm thấy rất khó có thể chấp nhận một hình ảnh tiến hoá đơn thuần chỉ có tăng trưởng vật chất nhưng tha hoá về tinh thần. Với thước đo thuần tuý vật chất, tiến hoá có nguy cơ trở thành phản tiến hoá, hoặc “tiến hoá ngược” như cảnh báo trong bức tranh sau đây:

Posted Image

Một trong những bậc thức giả đầu tiên nhận thấy nguy cơ phản tiến hoá của nền văn minh vật chất là vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Jawaharlal Nerhu (1889-1964). Trong chuyến đi thăm Mỹ năm 1949, ông đã đến thăm Albert Einstein tại Princeton. Trong cuộc trao đổi lịch sử này, Nerhu phàn nàn:

Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người!”. Einstein đáp: “Vâng, nền văn hoá chăm lo đạo đức chính là nền văn hoá đông phương cổ truyền của các ông(1).

Sự vô trách nhiệm đó dẫn tới một nghịch lý lớn: Vật chất tăng trưởng nhưng đạo lý suy giảm! Đó là nghịch lý “phú quý phi lễ nghĩa”(2), thay vì “phú quý sinh lễ nghĩa” như ngạn ngữ truyền thống đông phương đã tổng kết.

Posted Image

1] Khi đạo đức tỷ lệ nghịch với tăng trưởng:

Cách đây khoảng 200 năm, Napoléon nói: “Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, đừng đánh thức nó dậy!”. Nhưng con sư tử đó đã thức dậy năm 1949, và đã thực sự vươn mình đứng dậy gầm vang từ nửa sau thập kỷ 1980.

Tuy nhiên, vị hoàng đế tinh tường của nước Pháp không thể đoán trước được rằng sau ông 200 năm, nhân cách và đạo đức của con cháu Khổng tử sẽ ra sao.

Câu trả lời có thể tìm thấy trong cuốn tiểu luận phê bình “Đối thoại văn học: Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê(3) của Vương Sóc, một nhà văn Trung Quốc rất nổi tiếng hiện nay. Vương Sóc viết:

Posted Image

Ở Canberra (thủ đô Úc), người Trung Quốc đến đó xây không ít nhà thổ, cướp đi khá nhiều phi vụ buôn bán mãi dâm của người địa phương, bởi vì kỹ viện của người Trung Quốc giá rẻ hơn. Một người bạn đã dẫn tôi đến một nhà chứa do người Thượng Hải kinh doanh. Tôi định thử đi một chuyến xem nó thế nào. Điều khiến tôi hết sức sửng sốt là con trai của ông chủ nhà chứa đã chơi gái trong đó. Tôi hỏi ông, sao không tìm cho cậu ấm một con ở? Ông đáp con ở ở đây đắt lắm. Tôi bảo nghề này của ông chẳng phải hái ra tiền đó sao? Việc gì phải để thằng con sau khi đi học về sống trong môi trường này? Lúc ấy vợ ông chủ từ nhà trong đi ra, bà vừa hầu hạ một khách hàng. Ba người trong nhà họ đều ở trong nhà chứa, khi thiếu người thì bà vợ thay chân. Mẹ kiếp, muốn có tiền người ta đã phát điên lên mất rồi”.

Nếu gia đình đó thuộc hạng người mà xã hội coi là cặn bã, kiểu sống phi luân của họ chẳng có gì lạ, thì hãy xem Vương Sóc nhận định ra sao về trí thức:

Cho nên nói, vấn đề của giới trí thức Trung Quốc là không biết thành thật là thế nào … Đối với loại trí thức này thì điểm mù lớn nhất của họ không phải là sự vô tri về tri thức, mà là sự vô tri về nhân cách, về làm người … sự vô tri về linh hồn là điểm mù lớn nhất ….. Sự tàn nhẫn vô liêm sỉ nhất thế giới này đều do trí lực gây nên. Con người có thể dùng trí tuệ đi làm những việc vô liêm sỉ. Đặc biệt là ở mặt đối xử với đồng loại. Sự tàn sát lẫn nhau giữa các con vật làm sao có thể tàn nhẫn hơn, vô liêm sỉ hơn sự tàn sát lẫn nhau giữa các con người với con người”.

Trong Phần V, mục 2, nhan đề “Có một sức mạnh dã man trong đời sống”, Vương Sóc viết những lời làm ta sởn gai ốc: “Bởi vì trong quá khứ, để có sự tiến bộ gì đó về chính trịm chúng ta đã bỏ cái ba-lô đạo đức xuống từ lâu, đã vứt bỏ lương tâm và sự thành thực đi từ đời nào rồi, chứ không phải bây giờ mới như vậy… Đời sống hình như đã nhổ tận gốc tính người … Tê dại trơ lỳ về nhân tính, tê dại trơ lỳ về linh hồn, cuối cùng mẹ kiếp, ngay đến thể xác cũng trơ lỳ theo … Qua thất bại của cuộc đại cách mạng văn hoá, mới thấy chúng ta đã làm những chuyện vô liêm sỉ vào bậc nhất rồi”.

Đối với Vương Sóc, sự tha hoá đạo đức lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay là sự giả dối: “Chúng ta làm gì có cao thượng? Ngay cả sự thành thực, giới hạn tối thiểu của việc làm người, cũng không có, thì sự cao thượng chẳng phải là xa sỉ quá hay sao?”.

Tôi chưa từng đến Trung Quốc nên không thể đánh giá mức độ chính xác của những ý kiến nói trên, nhưng tư cách của Vương Sóc buộc tôi phải tôn trọng ông: Trong một cuộc thăm dò dư luận ở Thượng Hải đầu những năm 1990, người dân Thượng Hải được quyền bình chọn những nhà văn mà mình yêu quý nhất, Vương Sóc được xếp thứ ba, sau Kim Dung và Lỗ Tấn.

2] Khi khoa học không đếm xỉa tới lương tri:

François Rabelais, văn hào nổi tiếng người Pháp, ngay từ thế kỷ 16 đã cất lời cảnh báo tiên tri : “Khoa học không có lương tri chỉ là sự băng hoại của linh hồn!”.

Nhưng lương tri khoa học có vẻ như ngày càng trở nên xa lạ với những nhà khoa học bị lợi lộc cám dỗ. Một trong những lĩnh vực bị cám dỗ mạnh nhất hiện nay là nghiên cứu tế bào gốc (stemcells), vì tế bào gốc sẽ cho phép tạo ra các mô dùng trong y học phẫu thuật lắp ghép các cơ phận của con người, phục vụ cho những bệnh nhân tỷ phú trên thế giới.

Hãy đến thăm Công ty Stemcells ở California: Sau khi thành công trong thí nghiệm cấy não người vào não chuột, chuẩn bị thí nghiệm ngược lại, cấy não chuột vào não người, người chủ trì đề tài là Irving Weissman, giáo sư Đại học Stanford, bị báo chí chất vấn về nguy cơ thí nghiệm này sẽ xoá nhoà ranh giới giữa động vật và con người, Irving trả lời: “Vấn đề bạn lo lắng thuộc phạm trù của các nhà đạo đức học, còn giới khoa học chúng tôi không thể quy định đâu là giới hạn nghiên cứu”.

Posted Image

Tế bào gốc tốt nhất là tế bào bào thai. Vì thế, ngoài các bào thai có thể có bằng những con đường mà luật pháp không cấm, các trung tâm tế bào gốc đều nghĩ tới mọi phương pháp khả dĩ miễn là đạt được mục đích, trong đó có một phương pháp hữu hiệu là nhân bản vô tính để tạo ra bào thai người – nguồn tế bào gốc vô tận! Các bào thai này không cần để cho sống sót thành con người đàng hoàng như chúng ta, mà chỉ cần ngâm trong các bình thí nghiệm để lấy tế bào (!). Vì nhân bản vô tính người thể hiện tính vô luân đến mức trầm trọng nên hiện nay nó vẫn bị cấm tại nhiều nước. Nhưng một số nhóm nghiên cứu, chẳng hạn như nhóm Antinori ở Ý, đã tuyên bố rằng sẽ tạo ra con người bằng nhân bản vô tính tại những nơi không bị luật pháp cấm, bất chấp sự nguyền rủa của dư luận.

Tại Úc, một công ty stemcells đã bị phát giác làm thí nghiệm cấy tế bào người vào nhân trứng lợn, và đã tạo ra một tế bào sống được 42 ngày. Thực ra tế bào này không tự chết, mà đã bị giết chết, vì khi kiểm tra, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy “cơ thể” của nó chứa cả ADN của người lẫn ADN của lợn. Nếu để nguyên cho nó sinh thành thì sao đây? Sẽ có một sinh vật mới ra đời, đó là một người-lợn hoặc lợn-người, một tác phẩm khoa học trứ danh không có gì có thể so sánh được (!). Ai dám khẳng định rằng hiện nay một bào thai quái vật như thế không ngấm ngầm tồn tại trong một phòng thí nghiệm nào đó trên thế giới? Khi câu chuyện tế bào người-lợn ở Australia bị báo chí đưa ra ánh sáng, xã hội Australia đã thật sự rùng mình. Các em nhỏ đã lên tivi phát biểu rằng các em thấy sợ hãi. Tờ Daily Telegraph đã lên án gay gắt việc làm bất lương này, nhưng sau đó không nghe thấy ồn ào gì tiếp. Việc tầy trời như thế có vẻ như đã bị ỉm đi, không hề thấy xét xử giống như bao nhiêu vụ tội phạm khác.

Ngày xưa, lũ trẻ chúng tôi được xem một cuốn phim kinh dị nhan đề “The Ghost of Frankenstein” (Con quỷ của Frankenstein), sản xuất năm 1942, trong đó có một nhân vật nửa người nửa quỷ, ban ngày là người, nhưng ban đêm mỗi khi trăng lên lại biến thành quỷ. Đó là con quỷ làm tôi kinh hãi nhất trong đời. Tôi có cảm giác rằng một con người ra đời bằng nhân bản vô tính sẽ làm tôi khiếp sợ gấp 10 lần con quỷ của Frankenstein, nhưng tôi còn khiếp sợ các chuyên gia nhân bản vô tính người gấp 100 lần!

Posted Image

1-Quảng cáo phim “Con quỷ của Frankenstein”;

2-Chuột tạo sinh vô tính to hơn chuột bình thường

3-Antinori, người tuyên bố sẽ tạo sinh vô tính người tại một nơi không bị luật pháp cấm.

3] Khi khoa học phục vụ cho quỷ dữ:

Nếu khoa học được coi là một bộ phận của văn hoá thì tại sao một nhà khoa học như Werner Heisenberg, cha đẻ của Cơ Học Lượng Tử, lại có thể cam tâm làm tay sai trung thành cho chủ nghĩa phát xít? Chính Heisenberg chứ không phải ai khác, là người lãnh đạo chương trình chế tạo bom nguyên tử của Hitler. Rất may là nghiên cứu của Heisenberg bị thất bại, nếu không thì thế giới sẽ ra sao? Ai sẽ phải trả giá nếu chương trình nghiên cứu của Heisenberg thành công? Lúc đó nhân loại sẽ đánh giá Heisenberg ra sao? Khi đó ông sẽ là một quỷ dữ hay một thiên thần?

Posted Image

1-Werner Heisenberg đầu những năm 1940;

2-Báo cáo mật ngày 20-02-1940 của Heisenberg

gửi tới Văn phòng vũ khí của quân đội Đức quốc xã “Về khả năng sản xuất năng lượng

bằng kỹ thuật từ sự vỡ đôi của hạt nhân Uranium”;

3-Báo cáo mật năm 1942;

4-Thí nghiệm của Heisenberg tại Leipzig kiểm tra phản ứng dây chuyền

Trong thâm tâm rất nhiều nhà khoa học hiện nay, Heisenberg vẫn là một “ông thánh khoa học số 2” sau Einstein. Tại sao một tên cai tù trong các trại giam của Hitler bị coi là một tội phạm chiến tranh, còn những nhà bác học cung cúc tận tụy trong việc nghiên cứu chế tạo những công cụ giết người khủng khiếp nhất cho Hitler lại vẫn được ngự trên ban thờ của khoa học? Sự phán xử của khoa học không đếm xỉa tới lương tri hay sao? Phải chăng đó chính là cái mà Vương Sóc đã phải dằn giọng mà nói rằng “Sự tàn nhẫn vô liêm sỉ nhất thế giới này đều do trí lực gây nên. Con người có thể dùng trí tuệ đi làm những việc vô liêm sỉ”?

Tất nhiên có những nhà khoa học có trái tim nhân bản tuyệt vời, như Pierre Curie chẳng hạn. Trong diễn văn nhận Giải Nobel vật lý năm 1903, ông đã nói lên lời khẩn thiết: “Tôi thuộc trong số những người muốn nói gương Nobel, mong muốn khám phá của mình không bao giờ bị lợi dụng vào những mục đích chống nhân loại”. Vợ chồng ông đã tặng không cho người Mỹ công nghệ chắt lọc radium để dùng cho y học, không lấy một xu tiền bản quyền. Loại người như vợ chồng Pierre và Marie Curie hiện nay có còn không?

Một nhà khoa học nữ danh tiếng khác cũng có tấm lòng nhân bản cao thượng không kém gì Marie Curie, đó là Lise Meitner, người đã khám phá ra hiện tượng phân rã hạt nhân (cơ chế bị lợi dụng để chế tạo bom nguyên tử). Meitner đã nguyền rủa những nhà khoa học phục vụ cho triều đại Hitler là một lũ hèn nhát, phản bội chính nhân dân Đức và phản bội toàn nhân loại. Bà không kể đích danh Heisenberg, nhưng chắc chắn Heisenberg nằm trong số bị bà coi là hèn nhát đó. Khi người Mỹ mời bà tham gia nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, bà cũng từ chối: “Tôi chẳng có gì để làm với một quả bom cả!”. Bà không muốn tham gia vào bất cứ một hành động chính trị hoặc quân sự nào chống lại nước Đức, mặc dù bà bị chính nước Đức xua đuổi. Đơn giản vì bà nhận thức được rằng sẽ là tội lỗi không thể sửa chữa được nếu để cho bom nguyên tử rơi xuống đầu nhân dân Đức. Tại sao một phụ nữ như Meitner có thể có quan điểm rất rõ ràng rành mạch về mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức như thế, trong khi Heisenberg và nhiều người khác thì không?

Posted Image

4] Khi nền tảng đạo đức bị huỷ hoại:

Và như chúng ta đã thấy, cuối cùng thì vật tế thần cho những cuộc “tế lễ chính trị” của những kẻ muốn thống trị thế giới lại là nhân dân Nhật Bản: Hai trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã để lại một vết nhơ vĩnh viễn trong lịch sử văn hoá nhân loại. Hơn bao giờ hết, lương tri bị đánh thức:

Ngay từ cuối thế kỷ 19, người ta đã sớm tưởng rằng, với sự kỳ diệu của khoa học, con người có thể sẽ biết được mọi thứ và sẽ củng cố vị trí của mình như những chủ nhân ông thực sự của Vũ Trụ. Một kỷ nguyên hoàn toàn mới của công nghiệp đã ra đời, dựa trên các khám phá khoa học – động cơ đốt trong, đường sắt, điện,… Nhưng hai trái bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã đánh dấu một cột mốc đen tối với chủ nghĩa lạc quan đó. Chúng ta đã thực sự trở thành chủ nhân ông của hành tinh, nhưng cũng là chủ nhân của sự tàn phá – sử dụng các hạt nhỏ nhất mà khoa học đã biết, chúng ta đã tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng thấy. Ngày nay chúng ta đang phải chứng kiến một xu thế chống đối lại khoa học. Xu thế này kết tội rằng chúng ta đang lao xuống vực thẳm trong một tương lai chỉ toàn lặp lại những vấn nạn cố hữu của bệnh tật, đói nghèo và chiến tranh. Việc đốt nóng bầu khí quyển, vũ khí hoá học, nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân, bệnh dịch như ebola, AIDS, … tất cả những điều này đều là sản phẩm song hành (byproducts) của khoa học trên con đường phát triển”. Đó là một trích đoạn trong phần mở đầu chương khoa học của cuốn “Ideas that shaped our world” (Những tư tưởng định hình thế giới của chúng ta) do Marshall Editions của Anh xuất bản vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21. Toàn bộ nhận định trong cuốn sách này là nhận định mang tính tổng kết nhận thức của nhân loại trong suốt hai thiên niên kỷ đã qua.

Thực ra không cần phải đợi đến cuối thế kỷ 20 nhân loại mới giật mình nhận ra tính chất vô đạo đức của nền văn hoá thực dụng vật chất. Ngay sau thảm hoạ nguyên tử 1945 đã xuất hiện rất nhiều cảnh báo của những nhân vật được coi là thông thái bậc nhất:

Đó là cảnh báo của Max Born, một nhà vật lý xuất sắc từng đoạt Giải Nobel vật lý năm 1954: “Khoa học và kỹ thuật phá hoại nền tảng đạo đức của văn minh, và sự phá hoại đó là vô phương cứu chữa(4)!.

Đó cũng là cảnh báo của Jawaharlal Nerhu: “Con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao, nhưng lại không hề được trau dồi một tí gì về quan hệ giữa người và người. Và chính vì lẽ đó mà nền văn hoá đạo đức xã hội tụt lại xa đằng sau kỹ thuật(5).

Tư tưởng của Nerhu đã được ái nữ của ông là Indira Gandhi, người đã hai lần làm thủ tướng Ấn Độ, nhắc lại nhiều lần dưới một dị bản khác: “Ngày nay khoa học kỹ thuật thì tiến lên, nhưng văn hoá thì thụt lùi”.

Sự thụt lùi đó chính là đầu mối của sự băng hoại đạo đức mà chính “ông thánh khoa học” Albert Einstein cũng phải cảnh báo: “Hãy thận trọng đừng biến trí tuệ thành chúa của chúng ta; nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”.

Tại sao khoa học “cơ bắp” được tôn sùng như chúa? Vì nó tạo ra của cải vật chất, tức là mang lại tiền bạc và sức mạnh. Tại sao khoa học nhân văn ngày càng bị lép vế? Vì nó lo chăm sóc phần hồn của con người, do đó không trực tiếp tạo ra tiền bạc và sức mạnh “cơ bắp”. Một khi bị loá mắt trước tiền bạc, con người sẽ tôn sùng cái làm ra tiền và khinh thường cái không làm ra tiền. Đó là lúc họ đánh mất lương tri.

Posted Image

A. Einstein: “Hãy thận trọng đừng biến trí tuệ thành chúa

của chúng ta; nó có sức mạnh cơ bắp, nhưng phi nhân tính”.

Trong thập kỷ cuối của cuộc đời, Einstein thấy rằng chủ nghĩa tư bản, như được áp dụng tại phương tây, đã huỷ hoại nền giáo dục bằng cách đề cao mục tiêu chủ yếu là thắng lợi tiền bạc. Einstein nói: Một thái độ đua tranh quyết liệt để đạt tới thắng lợi tiền bạc đã ăn sâu vào đầu óc sinh viên”. Đó là một trích đoạn bài báo “Albert Einstein condemns superstition and exploitation” (Einstein kết tội mê tín dị đoan và bóc lột) của hãng Raab Collection, một hãng chuyên buôn bán những thư từ, văn kiện, bản thảo lịch sử. Chính vì những quan điểm như thế, cộng với thái độ chống chạy đua vũ trang, chống chủ nghĩa dân tộc, Einstein bị cơ quan FBI của Mỹ dưới triều đại Edgar Hoover xếp vào lớp trí thức cánh tả và bị điều tra theo dõi ngầm. Mãi đến gần đây hồ sơ này mới được bạch hoá.

Posted Image

5] Bài toán đạo đức của chúng ta:

Thưa đọc giả, chưa bao giờ những lời phàn nàn và cảnh báo về tình trạng xuống cấp đạo đức trong xã hội ta lại ồn ào như hiện nay. Trừ những người đang ngủ mơ trên đống của cải tích cóp được và những kẻ ích kỷ chỉ biết đến bản thân, còn đại đa số những người tỉnh thức và có lương tri đều không thể ngủ yên khi phải chứng kiến những chuyện đau lòng mà báo chí và các phương triện truyền thông đang hàng ngày đưa tin. Trong hàng đống thông tin đó, có một ý kiến đáng chú ý. Đó là bài viết "Đạo đức năm 2007 - Những nỗi đau không bao giờ cũ!” của Đỗ Lãng Quân trên Viettimes ngày 24-12-2007. Xin trích đoạn:

Mở đầu là vụ nhà hàng đặc sản thú rừng Thanh Loan ở Lương Sơn, Hoà Bình tra tấn em gái Bùi Thị Thương … Em Thương bị kẹp cắt thịt da bằng kìm sắt, que sắt nung nóng, bị ông chủ đánh đến ngất, ném vào chuồng lợn, xúc phân lợn đổ vào mồm bắt phải ăn hết. Chúng ta đang sống ở thời đại nào, thưa độc giả? … Nhưng chúng ta đã vô cảm. Bằng chứng là vụ em Nguyễn Thị Bình, bị tra tấn suốt 13 năm trời, ngay giữa lòng Thủ đô. Bằng lột quần áo phơi sương, bằng thúc guốc nhọn và quật cả bó dây điện” … hai vợ chồng tên chủ quán cùng đánh, bằng dây điện chập lại, bằng kìm, bằng sống dao, bắt lột quần áo ra để đánh không chừa chỗ nào trên cơ thể cô thiếu nữ … Cơ thể em chằng chịt sẹo đến mức, khi bức ảnh do một PV TTXVN chụp cái lưng trần của em đăng tải lên báo, lên mạng, người cả trong và ngoài nước phải kinh hãi. Vợ chồng kẻ thủ ác bị bắt, nhưng cán bộ phường, công an khu vực cũng không thể thoát cái tội bàng quan, vô cảm đến nhẫn tâm. Họ có biết không? … Mới đây nhất là chuyện bé gái Hồ Thị Bông, 9 tuổi, bị đối tượng chăn dắt Hồ Thị Ba (P19, Q. Bình Thạnh, TP HCM) tra tấn, hành hạ suốt 4 năm đến thân tàn ma dại, cái lưng em chụp trên báo đã nhuộm đỏ mắt người xem, bên cạnh là các dụng cụ tra tấn do con dã thú cái mang hình mặt người sử dụng … Tôi lại đặt câu hỏi:… Các vị có bao giờ hỏi han, ngắm nghía cháu bé và nghĩ rằng cơ quan bảo vệ chăm sóc trẻ em cần xem cháu ở đâu, ở địa ngục hay ở thiên đường chưa? Chính quyền cơ sở, nơi em Bông sinh sống, các vị biết không? Đúng là chuyện con voi lọt qua lỗ kim. Đến lúc “trâm gẫy bình tan” rồi thì chúng ta mới bày tỏ niềm xót thương và lớn tiếng đòi kỷ luật cảnh cáo cái bọn mất tính người (hành hạ các nạn nhân) … Nhưng, tôi xin hỏi: làm như vậy, có cứu vãn được cho cái tuổi thơ, tuổi trăng tròn của bé Bình, bé Thương, bé Bông đã bị đánh cắp và nhuộm máu, nước mắt không? Có cứu được những tổn thương, những sang chấn tâm lý (bị sốc) của hàng triệu triệu người khi phải đọc, xem, nghe, chứng kiến sự tàn độc kia không? … Tôi càng buốt lòng, khi mà vụ em Bình đang làm xôn xao dư luận tột độ, Báo Lao Động kịp thời đăng tải cái lời than xót xa và rất văn chương của bạn Phạm Thị (số ra ngày 18/11/2007): “Jean Valjean không còn nữa. Những người đàn ông tốt trên đời này đi đâu cả”.

Còn rất rất nhiều chuyện đáng buồn khác, nào là ăn cắp, tham nhũng, vơ vét, bòn rút của cải nhà nước, lừa đảo, v.v. nhưng khuôn khổ một bài báo không cho phép kéo dài lan man, đành để một dịp khác vậy.

Nếu ai đó đến lúc này vẫn còn cho rằng những lời cảnh báo về “đạo đức xuống cấp” là chuyện cường điệu, “đao to búa lớn” thì nên dành thì giờ đọc cuốn “Đạo Đức Xã Hội ở nước ta hiện nay” của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam. Nhận định quan trọng nhất trong cuốn này có lẽ nằm ngay ở Lời nói đầu: “Đồng tiền lên ngôi, lối sống vụ lợi, vị kỷ, thực dụng, tôn thờ các giá trị vật chất, các tiện nghi tiêu dùng và hưởng lạc, sự trỗi đậy của chủ nghĩa cá nhân cực đoan... đã lấn át và làm xói mòn các giá trị tinh thần, làm hủy hoại đạo đức, nhân cách … Phát triển có nguy cơ biến thành phản phát triển bởi sự coi thường đạo đức và các giá trị nền tảng của đạo đức xã hội khi đi vào kinh tế thị trường. Tình trạng thương mại hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế đến mức nghiêm trọng và gây ra những hậu quả tai hại. Đạo đức của người thầy giáo và người thầy thuốc bị xâm phạm, làm vẩn đục, hoen ố các quan hệ con người, làm tha hóa nghiêm trọng con người, đạo đức và nhân cách.

Posted Image

Trong bối cảnh hiện nay, mỗi người phải làm gì và nên làm gì để đóng góp vào việc giải bài toán đạo đức? Tôi nghĩ rằng những người có trách nhiệm quản lý xã hội, và đặc biệt là quản lý giáo dục, có trách nhiệm lớn nhất.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là mỗi cá nhân cứ ngồi chờ sự vận động của xã hội. Tôi cho rằng sự nghiệp giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, bởi vì gia đình là tế bào của xã hội. Cha và mẹ chính là những người thầy đầu tiên của con cái. Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên phức tạp, khi nhà trường ngày càng ôm đồm quá nhiều việc, và khi nhà trường không chú trọng đủ mức trong việc rèn luyện nhân cách cho học trò, hoặc có chú trọng nhưng sai về phương pháp, thì giáo dục gia đình lại trở nên tối quan trọng.

Tôi đã chứng kiến nhiều trường hợp giáo dục gia đình quyết định sự thành đạt của con cái. Xin kể một chuyện nhỏ:

Em Kiều Oanh học lớp 1 đúng vào thời kỳ “cải cách chữ viết”. Bố mẹ em không tán thành chữ viết cải cách, yêu cầu em phải viết đúng như cách viết truyền thống. Em phản đối, nói rằng cô giáo bắt phải viết đúng như cô dạy, nếu không sẽ bị điểm kém. Bố em nghĩ ra cách dung hoà: Đến trường em nên viết theo cách cô giáo dạy, để khỏi bị cô trừ điểm, nhưng về nhà em phải làm đúng như bố mẹ yêu cầu. Đến lớp 3, cô giáo lại bắt em không được viết 2m + 3m = 5m, mà chỉ được viết 2 + 3 = 5, nếu viết kèm đơn vị đo theo kiểu truyền thống sẽ bị trừ điểm. Một lần nữa, phương pháp “trung dung” của bố em lại được đem ra áp dụng. Một mặt, bố em dạy em phải tôn trọng cô giáo, mặt khác ông tìm cách “cứu” kiến thức cho con. Lớn lên, KM học giỏi cả toán lẫn văn. Nhà trường đề nghị với gia đình nên cho em theo lớp chuyên toán hoặc chuyên văn, nhưng bố em chỉ cảm ơn và từ chối. Ông nói: “Ngày xưa, không cần phải có một lớp chuyên, trường chuyên nào cả mà vẫn đào tạo ra những con người xuất sắc, có ích cho xã hội. Đó là chưa nói đến sai lầm của nhứng lớp chuyên, trường chuyên. Họ chỉ biến học sinh thành những cái máy thôi chứ không phải là những con người biết suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là phải làm cho học sinh thích học. Nếu học sinh thích học thì chương trình phổ thông trước đây đã là quá đủ rồi, không cần phải chuyên gì cả”. KM đã trưởng thành theo đúng bài bản của bố, và nay đã trở thành một nhà khoa học xuất sắc. Nhưng kỷ niệm giáo dục đáng ghi nhớ nhất trong đời KM là lúc cô lên đường đi du học (theo học bổng). Bố cô dặn: “Con phải chú ý rằng ở nước ngoài cũng đủ các hạng người, có cả Jean Valjean lẫn Ténardier đấy con ạ. Con phải biết phân biệt các loại người để giao tiếp, đừng có tưởng cứ mắt xanh mũi lõ là văn minh đâu”. Khi biết chuyện này, tôi hỏi ông: “Tại sao anh lại dạy con như thế? Làm gì mà đến nỗi phải làm cho con cái có ấn tượng xấu về mắt xanh mũi lõ như vậy?”. Ông trả lời: “Là vì bây giờ xã hội ta sính Mỹ, sính Tây, sính ngoại ghê quá. Cứ nói đến Mỹ, đến ngoại là suýt xoa ngưỡng mộ thán phục rồi bắt chước đến mức thảm hại. Nhiều cái lố lăng lắm. Thí dụ sính tiếng Anh đến nỗi nhập cảng cả tiếng Anh bồi, tiếng Anh chợ búa. Rồi cứ thế ra rả ngay cả trên tivi mới khổ chứ. Chưa bao giờ sự vô học lộ ra thảm hại như thế. Tôi lo con tôi ra nước ngoài mà thiếu bản lĩnh để rồi cũng lố lăng như thế thì buồn lắm, bao nhiêu công phu giáo dục sẽ vứt đi hết. Cảnh báo trước là vừa”.

Nhìn ra xã hội, tôi buồn biết bao khi thấy các ngành đại học nhân văn bây giờ thiếu sinh viên. Định hướng nghề nghiệp bây giờ là tiền, tiền, và tiền!

Đau đớn thay khi chúng ta được biết có những em bé bị đối xử như con vật, mà gần đây báo chí phanh phui tố cáo. Xét cho cùng, người có lỗi đầu tiên chính là cha mẹ các em. Cha mẹ đã bỏ rơi các em, hoàn toàn vô trách nhiệm với các em. Đó là chưa nói đến nhiều trường hợp bản thân bố mẹ chỉ mê cờ bạc, mê bi-a, mê chứng khoán, mê tửu sắc, mê kiếm tiền, mê chạy chọt, luồn lọt để kiếm chức tước, bổng lộc, v.v. chẳng mấy khi có mặt bên cạnh con cái để tâm sự chia sẻ, mọi việc phó mặc cho nhà trường thì còn nói gì đến chức năng giáo dục của bậc làm cha làm mẹ nữa. Chính những bậc cha mẹ đó phải chịu trách nhiệm trước tiên.

6] Hướng tới một nền văn hoá cân bằng Tâm-Vật:

Thế kỷ XX là thời đại nhân loại thu được những thành tựu to lớn, đồng thời cũng là thời đại bộc lộ những tệ hại của văn minh hiện đại. Một mặt, nhu cầu vật chất của nhân loại được thoả mãn ở mức trước đây chưa từng có, mặt khác, tinh thần và tâm linh của nhân loại lại bị tổn thương ở mức trước đây chưa từng có … Sự phân hoá lưỡng cực cao độ đưa ra trước mắt mọi người một bức tranh về sự rất mất nhân đạo của nhân loại. Sự phát triển cao độ của kỹ thuật … cũng thành ra một vũ khí sắc bén để nhân loại tàn hại lẫn nhau … người ta vốn là đứa con của tự nhiên, giờ đây họ muốn lấy trí thức và kỹ thuật làm chỗ tựa, hy vọng trở thành chủ nhân của tự nhiên. Thế rồi họ làm những việc lay trời chuyển đất, tát đầm bắt cá, kết quả là phá vỡ sự cân bằng sinh thái vốn có của giới tự nhiên, từ đó mà khiến nhân loại gặp phải nguy cơ là mất đi chỗ dựa sinh tồn. Con người hiện đại sau khi thoát khỏi gông cùm của “chủ nghĩa cấm dục” truyền thống, đi đến chỗ phóng túng không biết đến kiêng kị là gì, cuối cùng đau đớn cảm thấy rằng cuộc sống chẳng còn gì đáng gọi là hứng thú nữa. Ngoài ra bởi sự chủ tể của kỹ thuật đối với con người, tác động vạn năng của đồng tiền, sự tha hoá nhân tính và sự lầm lẫn ngọn nguồn của giá trị … không thể không khiến người ta đau đớn cảm thấy sự chìm lấp ý nghĩa nhân sinh: Người ta ở đời, vội vã tất tả, cũng có không ít sự lạnh nhạt, phiền muộn, hèn kém, dối trá, thống khổ, kinh hãi, vậy ý nghĩa rốt cuộc là ở đâu nhỉ?”.

Đó là ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học Trung Quốc Lý Tường Hải, được dẫn ra ở đây để chỉ ra rằng khuyết tật chủ yếu của nền văn hoá thực dụng vật chất đương đại là sự thiếu hụt chữ TÂM.

Vậy, lối thoát duy nhất cho bài toán đạo đức là bổ sung cho nền văn hoá “dương tính” đương đại những giá trị mà nó bị thiếu hụt để đưa nó về trạng thái hài hoà cân bằng: Cân bằng tâm-vật, cân bằng trí-đức, cân bằng đông-tây, cân bằng cổ-kim, cân bằng âm-dương, …

Đó chính là sự vận dụng Nguyên Lý Cân Bằng Âm Dương của Đạo học đông phương + Nguyên lý bổ sung (Complementary Principle) của Niels Bohr vĩ đại: “Trái ngược không phải là mâu thuẫn, mà bổ sung cho nhau”.

Cái thiếu hụt lớn nhất của nền văn hoá đương đại là chữ TÂM.

Việc bổ sung chữ Tâm ấy phải được thực hiện theo một hệ thống giáo dục mà nền minh triết đông phương từ lâu đã chỉ rõ: “Mất Đạo phải giữ Đức, mất Đức giữ Nhân, mất Nhân giữ Nghĩa, mất Nghĩa giữ Lễ, mất Lễ là mất hết”.

Mùa xuân 2008 Phạm Việt Hưng

Chú Thích:

(1): Einstein rất ngưỡng mộ Phật giáo. Ông từng ca ngợi Đức Phật là nhân vật vĩ đại nhất.

(2): Xem “Phú quý phi lễ nghĩa” của Phạm Việt Hưng trên Văn Nghệ Trẻ các số 47, 48, 49 năm 2003.

(3): Bản dịch tiếng Việt của Vũ Công Hoan, NXB Văn Hoá Dân Tộc xuất bản năm 2000.

(4): Xem “Cảm nhận gia đình” của Tương Lai trên Tia Sáng số 12/Tháng 7-2003

(5): Tài liệu đã dẫn ghi chú (4).

==============

Nền văn hoá toàn cầu ngày nay tạo ra nhiều của cải vật chất, nhưng vô trách nhiệm đối với việc chăm sóc đạo đức của con người!”. Einstein đáp: “Vâng, nền văn hoá chăm lo đạo đức chính là nền văn hoá đông phương cổ truyền của các ông(1).

Ngài Einstein cảm nhận được 1/ 5 - chứ chưa hiểu đúng - những giá trị của Lý học Đông phương.

Nền văn minh Đông phương tạo dựng Đạo đức xã hội trên nền tảng một tri thức sâu sắc về quy luật của tự nhiên và con người. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên tôi xác định rằng: Tương lai của toàn bộ nền văn minh nhân loại sẽ lệ thuộc vào nền văn hiến Việt có được tôn vinh đúng với giá trị của nó hay không.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại.....".

Tất nhiên lý thuyết đó phải vượt trội hơn tất cả những gì mà các lý thuyết tiên tiến nhất của nền khoa học hiện đại đang có. Nhưng tôi không đủ nhiệt tình và có nhã ý thuyết phục những con bò.

"....nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt.....".

Thật đau lòng - nếu bà Vanga đúng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Flappy Bird: "Người Việt đố kỵ, thế giới tung hô"?

TTO – Dư luận dậy sóng sau khi hay tin lúc 2g sáng 9-2, tác giả Nguyễn Hà Đông loan báo trên Twitter rằng anh gỡ bỏ game Flappy Bird ra khỏi App Store.

Posted Image

Ngày 9-2, tác giả Nguyễn Hà Đông loan báo mình sẽ gỡ bỏ game Flappy Bird ra khỏi App Store.

Từ Hãng tin Reuters đến USA Today, Los Angeles Times, từ trang mạng The Independent (Anh) đến Irish Times (Ấn Độ), từ tạp chí chuyên ngành PC Magazine đến kênh truyền thông ABS CBN News (Philippines)… đều đăng tải tin này. (Tuổi Trẻ Online đưa tin sáng nay 9-2 TẠI ĐÂY).

Hãng tin Reuters 9-2 viết: “Đông không đưa ra bình luận gì, tắt điện thoại sau khi đã hủy cuộc hẹn phỏng vấn với Reuters hôm thứ năm và không thu xếp cuộc hẹn vào thứ sáu”.

“Tôi có thể gọi Flappy Bird là một thành công của bản thân. Nhưng nó cũng phá hủy cuộc sống giản đơn của tôi. Vậy nên giờ tôi ghét nó”

- Nguyễn Hà Đông viết trên Twitter.

Reuters dẫn lời Đông nói anh đã lấy cảm hứng từ trò chơi Mario Bros của Nintendo để sáng tạo ra trò Flappy Bird. Reuters cũng cho hay hai người bạn của Đông cho biết Nintendo đã gửi một bức thư cho Đông. Tuy nhiên, nhà sản xuất game Nhật Bản cho biết họ không xem xét đến chuyện đi kiện Đông.

“Nghe giống như tin đồn, nhưng nếu có thì chúng tôi cũng không thể bình luận gì về đều này”, đại diện truyền thông của Nintendo trả lời Reuters ngày 7-2.

Posted Image

Ảnh: mashable

Bình luận về Flappy Bird trên TTO, bạn đọc Hoàng Dũng đánh giá: “Tôi chưa chơi trò này nhưng xem qua giao diện trò chơi trên Youtube thấy đây có vẻ là 1 game cóp nhặt từ nhiều game khác như Mario, Angry Bird... Cũng có thể tác giả sợ bị kiện cáo vì vi phạm bản quyền nên đã tự gỡ bỏ. Hi vọng người Việt sáng tạo ra nhiều game mới lạ và hay để mọi người biết tới”.

Bạn đọc Le Nguyen Hoa thì bình luận: “Tất cả chỉ là thử thách! Đông ơi, hãy mạnh mẽ và bản lĩnh vượt qua thử thách này! Bạn đang là niềm tự hào của Việt Nam! Mạnh mẽ hơn để ít nhất là đương đầu với nó hoặc rút lui một cách yếu ớt là tùy bạn. Nhưng nên nhớ rằng dù là vô tình hay hữu ý bạn vẫn đang đại diện cho thanh niên Việt Nam, hành động của bạn sẽ phản ánh một phần khả năng của chúng tôi khi đứng trước thử thách.

Đông đừng nên hoang mang, cuộc chiến pháp lý về bản quyền không hề đơn giản bằng một vài ba tuyên bố trên mạng là được. Tất cả những ai muốn chống lại Flappy Bird đều phải ít nhất chứng minh rằng họ đã tạo ra một game đã đăng ký bản quyền trước đó và Đông đã copy từ một hoặc toàn bộ game của họ từ hình ảnh, màu sắc, âm nhạc... Tôi chúc và hy vọng bạn sẽ đủ bản lĩnh và tỉnh táo để đương đầu với thử thách này chứ không rút lui êm thấm như một kẻ nhát hèn”.

Trong khi đó trên các trang tin mạng và diễn đàn ở Việt Nam, có khá nhiều bài viết và ý kiến được đăng tải. Một tác giả trên Vitalk lấy tựa đề “Flappy Bird: Người Việt đố kỵ, thế giới tung hô" cho bài bình luận của mình có đoạn: "Một người Việt thành công với game gây sốt toàn cầu. Báo chí nước ngoài tung hô, vui mừng thì chính người Việt Nam lại tỏ ra nghi ngờ, “dìm hàng” Flappy Bird.

Người Việt thật sự thông minh để bắt lỗi hay chỉ đơn thuần là sự đố kỵ nhỏ nhen? Trong khi các báo nước ngoài đưa những thông tin thú vị về game, những phản ứng độc đáo của người dùng thì người trong nước chăm chăm bắt lỗi, chê bai một trong những thành công sáng giá của game Việt.

Flappy Bird thành công vì cái gì thì ai chơi cũng tự nhận ra. Nếu chỉ nhờ may mắn, chỉ nhờ gian lận, liệu nó có “lừa” được cả triệu người để đứng vững trên bảng xếp hạng suốt hơn 3 tuần? Đến bao giờ, người Việt mới biết bỏ qua cái tính đố kỵ vặt vãnh để ủng hộ những con người thành công đích thực”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc công ty ePi Technologies khi trả lời phỏng vấn trên Zing News ngày 9-2, đánh giá rằng: “Gỡ bỏ Flappy Bird là quyết định thông minh của Hà Đông”.

Ông Tuấn cũng chia sẻ: “Dân công nghệ thường có cuộc sống khá đơn giản và khép kín, họ chỉ muốn tập trung làm việc vì đam mê của họ mà thôi. Thời gian vừa qua rõ ràng là truyền thông đã gây ảnh hưởng quá nhiều và không tốt đến cuộc sống của tác giả, vì thế việc gỡ bỏ game sẽ làm giảm thiểu những áp lực này…. Đừng dập tắt đam mê của Đông cũng như làm cho ngành công nghệ non trẻ của Việt Nam cảm thấy sợ hãi khi lao động và thành công”.

TR.N

=================

Ông Tuấn cũng chia sẻ: “Dân công nghệ thường có cuộc sống khá đơn giản và khép kín, họ chỉ muốn tập trung làm việc vì đam mê của họ mà thôi. Thời gian vừa qua rõ ràng là truyền thông đã gây ảnh hưởng quá nhiều và không tốt đến cuộc sống của tác giả, vì thế việc gỡ bỏ game sẽ làm giảm thiểu những áp lực này…. Đừng dập tắt đam mê của Đông cũng như làm cho ngành công nghệ non trẻ của Việt Nam cảm thấy sợ hãi khi lao động và thành công”.

Cứ gì dân công nghệ, mần cái tàu ngầm cũng bị ném đá. Mà hẳn các nhà khoa học ném mới kinh. Cứ cái gì lạ lạ là bị ném đá. Có ông làm cái tàu bay trực thăng. Chẳng ai ném đá cả - rút kinh nghiệm cái tàu ngầm. Ném đá bị xui.

Thế nhưng chẳng may nó lại không bay được, vẹo sang một bên nằm chỏng gọng.

Thế gian này toàn gặp may hoặc đen đủi thôi. Mấy người bảo thế: "Thiên Sứ toàn gặp may".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Flappy Bird: Điều gì là "kẻ thù" của tài năng?

12/02/2014 02:00 GMT+7

Posted ImageThói thường, thành công của người khác hay được chêm vào hai chữ may mắn nhằm làm giảm bớt đi giá trị của tài năng

Bỏ thói đố kỵ, người Việt mới có Flappy Bird thứ 2Đằng sau chuyện 'khai tử' Flappy BirdĐánh hội đồng

Vậy là cha đẻ của Flappy Bird đã không đùa, anh đã gỡ bỏ đứa con của mình khỏi các kho ứng dụng trực tuyến chỉ sau chín tháng tồn tại ngắn ngủi. Đi kèm theo đó là lời giải thích, bởi game đình đám của anh đã vô tình "trở thành một sản phẩm gây nghiện", "một rắc rối" và để giải quyết rắc rối này, cách tốt nhất chính là hạ xuống.

... Thời gian chỉ chín tháng nhưng đã kịp cho Flappy Bird vỗ cánh bay lên tạo ra một cơn sốt, kịp cho cái tên Việt Nam xuất hiện trên các diễn đàn lớn về công nghệ và (có thể) đã giúp Nguyễn Hà Đông thu về một tài sản kếch xù.

Rất nhiều đồn đoán đã được đưa ra và phân tích...

Nhưng có lẽ, với những gì đã diễn ra và những gì tác giả tâm sự trên trang cá nhân cũng phần nào hé lộ nguyên nhân cho quyết định của chàng trai nhiều khả năng về công nghệ nhưng lại ít kinh nghiệm với truyền thông này.

Cộng đồng đã chơi game của Nguyễn Hà Đông miễn phí một cách rất vô tư và hào hứng cho đến khi anh trót dại tiết lộ mức thu nhập khủng thì người ta bắt đầu quay lại "gato" với anh về số tiền thật ra chẳng phải của mình!

Posted Image

Nguyễn Hà Đông và chú chim đang nổi sóng dư luận

Tất cả mọi chuyện liên quan đến Flappy Bird ngay lập tức được đưa lên bàn mổ xẻ, và cái tên Nguyễn Hà Đông được choàng cho một loạt các rắc rối pháp lý như ăp cắp bản quyền, đạo game, có nộp thuế không, bao nhiêu...

Rồi tóm lại là sự thành công, sự nổi tiếng quá nhanh, quá bất ngờ đó tất cả là do may mắn...

Tiền hô hậu ủng, Tổng cục thuế cũng "phải bắt tay ngay vào rà soát để đảm bảo không thất thu thuế cũng như sự công bằng với những người đang nộp thuế khác".

Thật là một phản ứng rất phù hợp, rất trách nhiệm. Giá như việc thu thuế của các nghệ sỹ hay của các doanh nghiệp FDI đang có dấu hiệu chuyển giá cũng được như vậy thì tốt biết bao!

Khi những người được coi là "bị vi phạm" chưa có thông báo chính thức nào về việc sẽ tham gia vào một cuộc chiến pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình thì dường như truyền thông và độc giả, kể cả cơ quan công quyền trong nước đã tập trung đánh hội đồng tác giả và khiến Nguyễn Hà Đông phải ngả mũ hạ... game, như chính lời cảm thán của anh "Tôi không thể chịu nổi điều này nữa!"

Thói thường, thành công của người khác hay được chêm vào hai chữ may mắn nhằm làm giảm bớt đi giá trị của tài năng. Có thể, nhưng chẳng có ai may mắn nếu như hoàn toàn không làm gì cả.

Và trong nhiều trường hợp, mọi ranh giới đều bị xóa mờ, khi sự thành công và nổi tiếng được đo bằng lượng người dùng. Đó là khả năng thu hút đặc biệt của sản phẩm đối với số đông mà không phải sản phẩm cùng loại nào cũng có được. Bạn có quyền không "like", nhưng bạn cũng đừng nên bài xích, bởi đơn giản bạn không thuộc về số đông đó mà thôi.

Một sản phẩm có thể là của một cá nhân, một tổ chức, nhưng khi vượt ra khỏi biên giới, đó sẽ là sản phẩm của một quốc gia.

Thay vì "ném đá", tại sao chúng ta không tôn vinh, bảo vệ, nếu cứ như vậy thì còn ai muốn vượt ra khỏi biên giới để chúng ta có cái mà tự hào nữa không? Và để đến mức Nguyễn Hà Đông phải gỡ bỏ game xuống thì chẳng phải là chưa đánh đã hàng hay sao?

"Đông ơi, đừng sợ!"

Nhưng nếu đúng là chỉ vì những rắc rối pháp lý đang được thổi phồng quá thái thì có lẽ Nguyễn Hải Đông nên cân nhắc lại quyết định của mình.

Bản quyền ư, cơ sở pháp lý đầu tiên để những người được coi là "bị vi phạm" có thể khởi kiện là đã đăng ký kiểu dáng ống khói cho game Super Mario và còn thời hạn bảo hộ. Thông thường thời hạn bảo hộ từ 15 đến 20 năm, tùy nước. Được biết game Super Mario được viết năm 1985, nếu có đăng ký bản quyền thì cũng "biết em có còn?"

Sau khi có trong tay bằng độc quyền còn thời hạn bảo hộ, nguyên đơn sẽ phải chứng minh thiệt hại của việc vi phạm làm cơ sở để xác định mức bồi thường. Điều này không hề đơn giản, khi mà game Super Mario dường như đã rơi vào thế hệ "một thời đã xa" với giới trẻ bây giờ, chẳng biết còn khả năng sinh lời nữa hay không, đó là chưa kể đến việc game này không có ứng dụng cho điện thoại. Căn cứ nào để xác định thiệt hại?

Một vấn đề nữa có liên quan đến pháp lý là việc nộp thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập khủng (nếu có) trên tại Việt Nam. Đây chỉ là một thủ tục hành chính, Nguyễn Hà Đông có thể tự mình đăng ký kê khai và nộp thuế hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước.

Chúng ta đều biết rằng sự thành công, sự nổi tiếng rất khó tránh khỏi những thị phi và "đáo tụng đình" đã trở thành một phần của thế giới nhiều đan xen này.

Cho nên, "Đông ơi, đừng sợ!". Và có lẽ điều cần thiết đối với dân công nghệ thường khá kín tiếng bây giờ là tìm cho mình một đại diện và/hoặc một luật sư, bạn sẽ thấy mọi việc thật ra cũng bình thường, bình thường như cái cách mà bạn đã tạo ra Flappy Bird vậy!

Mong rằng Nguyễn Hà Đông sẽ có những quyết định mang tính "tương tác" nhiều hơn là "khép phòng văn hì hục viết, nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày".

Nga Lê

============

Posted ImageThói thường, thành công của người khác hay được chêm vào hai chữ may mắn nhằm làm giảm bớt đi giá trị của tài năng

Không lẽ công nhận người khác có tài thì nó trở thành thằng ngu sao? Bởi vậy, cách tốt nhất để chứng tỏ mình - của những thằng ngu - chính là bới móc chê bai và gán cái mác "may mắn" cho sự thành công của kẻ khác.

Tất cả những thằng ngu, nhưng chưa bị bệnh tâm thần đều có thể làm được như vậy! Có điều loại này chẳng bao giờ có một lần gặp may về mặt trí tuệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trưcgiac à! Nhìn từ góc độ Lý học thì "trự" này "can tội" về vào ngày Tam nương....

=================

Vụ bầu Kiên:

Truy tố thêm Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn

10/02/2014 07:45 (GMT + 7)

TT - Viện KSND tối cao vừa tống đạt cáo trạng số 09 ngày 27-1-2014 thay thế bản cáo trạng số 02 ngày 12-12-2013 truy tố các bị can trong vụ án bầu Kiên.

Posted Image

Sau thời gian đi Mỹ, ngày 25-1, ông Phạm Trung Cang đã có mặt tại Hà Nội để nhận quyết định phục hồi điều tra đối với ông - Ảnh: Q.H.

Theo đó, ngoài bảy bị can đã bị truy tố, Viện KSND tối cao truy tố thêm hai bị can là Phạm Trung Cang (60 tuổi) và Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi).

Trước đó, bản cáo trạng số 02 ngày 12-12-2013 (viết tắt là cáo trạng số 02) của Viện KSND tối cao truy tố Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, 50 tuổi, nguyên phó chủ tịch HĐQT, phó chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB) về các hành vi: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, kinh doanh trái phép cùng sáu bị can khác.

Từ nhiệm vẫn phải chịu trách nhiệm

Ngày 3-1-2014, sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án, TAND TP Hà Nội đã có quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện KSND TP Hà Nội (đơn vị được thừa ủy quyền thực hành quyền công tố trong xét xử vụ án) xem xét hành vi của ông Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Cáo trạng số 09 thể hiện bị can Phạm Trung Cang, với tư cách là phó chủ tịch HĐQT ACB và có nhiều năm làm công tác quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của ACB, nhưng đã tham gia việc thống nhất đề ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật gây thiệt hại 1.406 tỉ đồng cho ACB. Cáo trạng xác định hành vi của bị can Phạm Trung Cang đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, sai phạm của bị can Phạm Trung Cang được xác định như sau: ngày 22-3-2010, ACB tổ chức cuộc họp của thường trực HĐQT với sự góp mặt của các ông Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Quang Tuấn (thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc ACB) để bàn phương án sử dụng nguồn vốn chưa đầu tư của ACB.

Tại cuộc họp này, ông Lý Xuân Hải - tổng giám đốc - đã đề xuất phương án cho nhân viên ACB mang tiền của ACB đi gửi vào các ngân hàng khác để vừa nhận được lãi suất tiền gửi vừa được nhận thêm hoa hồng khuyến mãi theo quy định của từng ngân hàng nhận tiền gửi. Đề xuất này đã được ông Nguyễn Đức Kiên cùng các thành viên thường trực HĐQT là Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ thống nhất và ký vào biên bản.

Thực hiện nghị quyết này, ACB đã tổ chức triển khai ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền vào VietinBank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM tổng cộng số tiền là 718 tỉ đồng. Số tiền này sau đó bị Huỳnh Thị Huyền Như (quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM) chiếm đoạt.

Ngày 31-12-2010, ông Phạm Trung Cang đã có đơn xin thôi giữ chức danh thành viên HĐQT ACB và đã được chấp thuận. Bởi vậy việc ủy thác cho các nhân viên ACB gửi tiền vào VietinBank và bị chiếm đoạt (diễn ra vào năm 2011) là thời điểm ông Cang không còn là thành viên HĐQT của ACB.

Tuy nhiên, ông Cang không có kiến nghị hủy bỏ chủ trương ủy thác gửi tiền này, do vậy với việc thống nhất chủ trương ủy thác gửi tiền, hành vi của ông Phạm Trung Cang vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho ACB số tiền là 718 tỉ đồng.

Trước đó, bản cáo trạng số 02 khẳng định thời điểm ông Phạm Trung Cang tham gia ký vào biên bản đồng ý với chủ trương của HĐQT ACB thì Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 vẫn chưa có hiệu lực thi hành. Sau đó ông Cang đã xin thôi giữ chức danh thành viên HĐQT ACB (ông Huỳnh Quang Tuấn tiếp nhận chức danh này), bởi vậy ông Cang không phải chịu trách nhiệm về hậu quả chủ trương ủy thác gửi tiền.

Ngoài số tiền chủ trương gửi sai, ông Phạm Trung Cang còn có hành vi thống nhất ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật cùng các bị can Trịnh Kim Quang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, Nguyễn Đức Kiên và hành vi thống nhất tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu ACB của Nguyễn Đức Kiên và Lê Vũ Kỳ gây thiệt hại cho ACB số tiền là 687 tỉ đồng.

Về hành vi này, bản cáo trạng số 02 cho rằng HĐQT của ACB đã thống nhất ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư và việc chỉ đạo đầu tư của Kiên không đúng với chủ trương của thường trực HĐQT, bởi vậy ông Phạm Trung Cang không phải chịu trách nhiệm về việc này. Bởi vậy, ngày 12-12-2013 Viện KSND tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Phạm Trung Cang.

Đồng tình với chủ trương gửi tiền

Ngoài việc truy tố bị can Phạm Trung Cang, cáo trạng cũng truy tố bị can Huỳnh Quang Tuấn là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc ACB. Cáo trạng thể hiện ông Huỳnh Quang Tuấn được tham gia cuộc họp của thường trực HĐQT ACB vào ngày 22-3-2010 và đồng tình với chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng.

Việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền tiết kiệm đã dẫn đến việc bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền 718 tỉ đồng xảy ra trong thời điểm Huỳnh Quang Tuấn đang là thành viên thường trực HĐQT ACB.

Do đó, cáo trạng xác định bị can Huỳnh Quang Tuấn phải chịu trách nhiệm về chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho ACB số tiền 718 tỉ đồng. Hành vi này đã phạm vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của TAND TP Hà Nội ngày 3-1-2014 thể hiện: ông Huỳnh Quang Tuấn biết rõ chủ trương về việc ủy thác tiền gửi, sau đó ông Tuấn thay thế vị trí của ông Phạm Trung Cang trong thường trực HĐQT, đã tham gia ký biên bản họp HĐQT ngày 7-6-2011 có nội dung ủy thác tiền gửi.

Ngày 20-1-2014 ông Huỳnh Quang Tuấn đã từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT của ACB. Đơn này đã được HĐQT của ACB chấp thuận ngay trong ngày.

* Ngày 3-1-2014, TAND TP Hà Nội có quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện KSND TP Hà Nội để xem xét làm rõ vai trò đồng phạm của các ông Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

* Ngày 20-1-2014, Viện KSND tối cao phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Quang Tuấn và phục hồi điều tra với ông Phạm Trung Cang.

HOÀNG ĐIỆP

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Dị nhân” tóc hình rồng xem bói, xin tiền mừng tuổi ở hội Lim

TRẦN KHÁNG

12/02/14 07:47

(GDVN) - Không còn được mái tóc như năm trước nhưng “dị nhân” tóc búi hình rồng vẫn là điểm thu hút nhiều du khách trong ngày hội Lim 2014.

Posted Image

Được mọi người đặt tên “Dị nhân” tóc búi hình rồng từ hội Lim năm 2013. Năm nay, ông Nguyễn Văn Long (SN 1940, quê ở thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh) vẫn xuất hiện ở hội Lim.

Posted Image

Mái tóc búi hình rồng của ông Long nuôi hơn 20 năm qua đã bị cắt ngắn đi. Dù vậy, ông Long vẫn nhiệt tình giới thiệu bộ tóc của mình qua những bức ảnh chụp trước đó cho mọi người.

Posted Image

Năm nay, việc xem bói của ông Long cũng diễn ra công khai trước cổng chùa Lim.

Posted Image

Nhiều người tò mò tới nói chuyện và xin ông xem bói. Cách xem bói của ông Long là hỏi tuổi và đối chiếu với sách để phán.

Posted Image

Mỗi lượt xem bói qua loa, người xem phải trả ông Long 20.000 đồng.

Posted Image

Dù bộ tóc không dị như năm trước nhưng nhiều người vẫn tò mò xem cho rõ nó như thế nào.

Posted Image

Ông Long cũng rất thiện cảm giới thiệu cho mọi người về mái tóc của mình.

Posted Image

Nhiều người còn được sờ tận tay vào mái tóc “dị” của ông Long.

Posted Image

Vẫn như năm trước, ông Long thường đứng chỗ có đông du khách để thu hút sự chú ý. Từ đó mọi người thấy lạ lại xin chụp ảnh với ông.

Posted Image

Sau khi chụp ảnh xong ông Long thường nói “không mừng tuổi ông à?” thì mọi người lại rút tiền đưa ông. Người thấp nhất cũng phải có 5.000 đồng. Người nào hào phóng cho tới 100.000 đồng.

Posted Image

Sở hữu một mái tóc “dị” trên đầu kết hợp với bộ râu quai nón và bạc trắng như sợi cước khiến cho cụ trông như một “ông bụt, ông tiên” nên đã thu hút trí tò mò của hàng ngàn du khách.

====================

Dị nhân nào cũng xem bói hết. Kể cả "Dị nhân" này. Hì!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lời khai rúng động của "cậu" Thủy về những "nhà ngoại cảm"

Tienphong Online.

11:25 ngày 12 tháng 02 năm 2014

Posted Image

Nguyễn Thanh Thúy (mặc áo xám - ngồi) đang trực tiếp chỉ đạo việc tìm kiếm cất bốc hài cốt rởm tại xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vào năm 2013.

Trong những ngày đầu bị tạm giam, nhà “ngoại cảm rởm” Nguyễn Thanh Thúy (tức “cậu” Thủy) đã khai ra nhiều tình tiết “kinh hoàng” liên quan đến những “nhà ngoại cảm” có “tên tuổi” trước đây. Bên cạnh đó, việc tìm kiểm hài cốt của những “nhà ngoại cảm” này cũng là những chiêu trò lừa gạt để qua mặt những thân nhân liệt sĩ và những người “có niềm tin lớn” đối với ngoại cảm.

“Cậu” Thủy còn tiết lộ, để có thể “tìm ra hài cốt” rất nhiều nhà “ngoại cảm - tên tuổi” đều phải tiến hành chung chi cho các đầu mối, thỏa thuận để có được “hài cốt”, hoặc làm giả hài cốt.

Có nhiều vụ, các “nhà ngoại cảm” phải trực tiếp chuyển tiền qua tài khoản cho những người liên quan như bảo vệ, quản trang ở các nghĩa trang liệt sĩ sau những phi vụ “bắt tay” tìm hài cốt tại các nghĩa trang liệt sĩ này…

Hiện việc xét nghiệm ADN các hài cốt ở khu vực Tây Nguyên do “cậu” Thủy tìm kiếm và cất bốc đang được đưa xét nhiệm ở nhiều trung tâm, trong đó có ở cơ quan chức năng tại Đà Nẵng (miền Trung).

Lý do phải gửi mẫu nhiều nơi để xét nghiệm lấy kết quả bởi số lượng mẫu hài cốt do “cậu” Thủy đứng ra tìm kiếm và cất bốc là quá nhiều. Mặt khác, để nhanh chóng hoàn tất hồ sơ của vụ án, việc xét nghiệm ADN trên sẽ được chuyển đến nhiều trung tâm phân tích để cho kết quả sớm nhất.

Thời gian bắt tạm giam 4 tháng đối với Thủy sẽ được gia hạn tiếp để mở rộng điều tra và hoàn tất hồ sơ vụ án. Lý do là trong quá trình điều tra, tính chất của vụ án và một số người liên quan đến đường dây làm giả hài cốt này xuất hiện thêm với số lượng lớn.

Ngày 28/10/2013, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thanh Thúy (54 tuổi) và Mẫn Thị Duyên (51 tuổi) cùng trú tại thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự. Hành vi cụ thể của Thúy là làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn cất liệt sĩ tại Quảng Trị.

Theo Zing

==================

MBưởi bán ve chai lông vịt đầu xóm tôi, cũng kể cho tôi nghe câu chuyện này. Tôi thì không quan tâm. Nhưng bà ấy vẫn đi kể cho khắp làng Vũ Đại, thấy cũng nhiều người tin.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói tốt thì ít ai quan tâm và cũng chẳng thèm tin... nhưng nói xấu thì luôn được nhiều người đồng cảm hơn thì phải?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay