Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Cháu cảm ơn chú, chú giờ nổi tiếng vậy mà vẫn nhớ tới cháu. Hiện cháu vẫn đang ở nước ngoài chú à, cách chú nửa vòng trái đất. Cuộc sống cơm áo gạo tiền nhưng cháu vẫn luôn cố gắng xiển dương những lý thuyết của chú. Cháu ở xa và lệch thời gian nên liên hệ điện thoại không tiện, chú có e-Mail hoặc chú có thể nhờ các anh kỹ thuật của web mình coi lai giùm nick của cháu xem sao mà cháu không thể làm gì với cái nick Cẩm Tú được (không thể nhắn tin, tìm bài....). Cháu cảm ơn chú nhiều, chú giúp cháu với nhé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu cảm ơn chú, chú giờ nổi tiếng vậy mà vẫn nhớ tới cháu. Hiện cháu vẫn đang ở nước ngoài chú à, cách chú nửa vòng trái đất. Cuộc sống cơm áo gạo tiền nhưng cháu vẫn luôn cố gắng xiển dương những lý thuyết của chú. Cháu ở xa và lệch thời gian nên liên hệ điện thoại không tiện, chú có e-Mail hoặc chú có thể nhờ các anh kỹ thuật của web mình coi lai giùm nick của cháu xem sao mà cháu không thể làm gì với cái nick Cẩm Tú được (không thể nhắn tin, tìm bài....). Cháu cảm ơn chú nhiều, chú giúp cháu với nhé.

Hình như diễn đàn khóa chức năng gửi hộp thư thì phải. Chú nhớ có lần QTV kỹ thuật đề nghị như vậy và chú đã đồng ý. Để chú thử gửi ngươc cho Cẩm Tú qua hộp thư diễn đàn xem sao.

Cẩm Tú thấy chú nổi tiếng à! Vui nhỉ! Cảm ơn Cẩm Tú nhiều. Chú lại không để ý lắm. Vì chú chỉ làm việc theo khả năng của mình và chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Đây là công việc cực kỳ khó khăn. Cho nên chú chỉ quan tâm đến việc người ta có coi đó là một sự thật hay không và cách mà họ hiểu về vấn đề này.

Chúc Cẩm Tú một năm mới tốt lành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình như diễn đàn khóa chức năng gửi hộp thư thì phải. Chú nhớ có lần QTV kỹ thuật đề nghị như vậy và chú đã đồng ý. Để chú thử gửi ngươc cho Cẩm Tú qua hộp thư diễn đàn xem sao.

Cẩm Tú thấy chú nổi tiếng à! Vui nhỉ! Cảm ơn Cẩm Tú nhiều. Chú lại không để ý lắm. Vì chú chỉ làm việc theo khả năng của mình và chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến. Đây là công việc cực kỳ khó khăn. Cho nên chú chỉ quan tâm đến việc người ta có coi đó là một sự thật hay không và cách mà họ hiểu về vấn đề này.

Chúc Cẩm Tú một năm mới tốt lành.

Chú không gửi được thư cho Cẩm Tú qua hộp thư diễn đàn. Chú thử rồi. Để chú tìm cách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu thấy bên kỹ thuật họ nói là do cháu tuy là thành viên lâu năm nhưng có số bài ít nên vẫn bị liệt vào loại thành viên mới và không the gui được tin nhắn riêng, hix.

Chú nổi tiếng thật mà chú, thời gian qua thỉnh thoảng cháu vẫn thấy chú xuất hiện trên báo luôn.

Mấy điều chú nói về gia đinhf cháu cách đây 2 năm nay kiểm lại thấy đúng lắm chú à. Cháu hiện tai đang có một việc rất quan trọng, có thể coi là quyết định đến tương lai, vận mệnh của cả nhà cháu. Mất phương hướng quá, ko biết trông vào đâu và trong lúc rối cháu nghĩ đến chú, chú giúp cháu với nhé.

Chú có e-Mail như yahoo Mail hay gmail không ạ, nếu có chú cho cháu, cháu có thể Liên lạc với chú theo cách đó, chứ coi bộ vụ tin nhắn trên diễn đàn là tuyệt vọng.

Cháu cảm ơn chú nhiều.

Edited by Cẩm Tú

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy bên kỹ thuật họ nói là do cháu tuy là thành viên lâu năm nhưng có số bài ít nên vẫn bị liệt vào loại thành viên mới và không the gui được tin nhắn riêng, hix.

Chú nổi tiếng thật mà chú, thời gian qua thỉnh thoảng cháu vẫn thấy chú xuất hiện trên báo luôn.

Mấy điều chú nói về gia đinhf cháu cách đây 2 năm nay kiểm lại thấy đúng lắm chú à. Cháu hiện tai đang có một việc rất quan trọng, có thể coi là quyết định đến tương lai, vận mệnh của cả nhà cháu. Mất phương hướng quá, ko biết trông vào đâu và trong lúc rối cháu nghĩ đến chú, chú giúp cháu với nhé.

Chú có e-Mail như yahoo Mail hay gmail không ạ, nếu có chú cho cháu, cháu có thể Liên lạc với chú theo cách đó, chứ coi bộ vụ tin nhắn trên diễn đàn là tuyệt vọng.

Cháu cảm ơn chú nhiều.

Vậy để chú bàn lại với QTV Kt về vấn đề này. Chú không muốn công khai dc email trên diễn đàn. Dt cũng tắt liên tục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gái mại dâm đốt vía chống ế vì trời lạnh kéo dài

Cập nhật lúc 07:46, 31/12/2013

(Tin tức thời sự)– Với những người làm phận gái đứng đường, gái tẩm quất thư giãn, những ngày rét kéo dài vừa qua là mùa làm ăn thất bát nhất trong năm

Minh Tuệ

======================

Khổ nhỉ. Cũng một kiếp người.Thôi Lão Gàn tặng một dự báo thời tiết cho tất cả những ai vì thời tiết mà phải vất vả, rằng:

Nhanh thì ngay sáng này 2. 1. 2014, chậm không quá mùng 4. 1. 2014 thời tiết trên khắp Việt Nam sẽ ấm lên đến hết Tết 10 ngày. Ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình của mùa Xuân so với hàng năm vào lúc thời tiết thuận lợi. Đêm - nơi lạnh nhất là trung bình so với hàng năm, nhưng không dưới 10 độ - kể cả ở thị trấn vùng cao.

Dự báo này dù trong "Quán vắng", nhưng vẫn có giá trị kiểm chứng khả năng tiên tri của cá nhân.

Cả tuần bận quá - do tập trung hoàn tất gấp cuốn sách - nên không quan tâm đến thời tiết. Lão Gàn dự báo sai trong mấy ngày vừa qua. Rét trở lại với miền Bắc. Lão Gàn sory và khắc phục sửa chữa, như sau: Nhanh thì ngay chiều nay 17. 1. 2014. Chậm không quá ngày 19. 1. 2014 thời tiết ấm trở lại, sau đó hoàn toàn theo như dự báo của KT TV TW trong "Lời tiên tri 2014" với nhiệt độ ấm hơn và nắng nhiều hơn một chút.

Vườn thú Hà Nội đốt lửa, quây bạt chống rét

Thứ Sáu, 17/01/2014, 06:37 [GMT+7]

(Hình ảnh) – Để chống đỡ những ngày giá rét cho nhiều loài thú, những người chăm sóc đã phải quây chuồng che gió, đốt lửa sưởi ấm…

Posted ImageBầy gà lôi, ngỗng, chim bồ câu cũng trong cảnh che chắn tạm bợ theo kiểu “gió chiều nào che chiều đó”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hải chiến Hoàng Sa 1974:

Căm phẫn vì lẽ cạn tình

17/01/2014 09:45

(TNO) Một tháng trước khi xảy ra Hải chiến Hoàng Sa 1974, Trung đội địa phương quân Việt Nam trấn giữ Hoàng Sa còn cứu giúp ngư dân Trung Quốc gặp bão biển, nhường họ từng miếng cơm, nước uống, vậy mà sau ngày 19.1.1974, máy bay Trung Quốc bắn chặn cả tàu Việt Nam ra vớt xác.

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa

Posted Image

Khu nhà đồn trú của địa phương quân tại Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa

Posted Image

Lễ chào cờ ở Hoàng Sa - Ảnh chụp lại tư liệu Kỷ yếu Hoàng Sa

Ông Lữ Điều, 87 tuổi, là người làng Nam Ô, nay trú phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Vốn người miền biển nên ông Điều chỉ vì muốn được tận mắt nhìn thấy phần đảo xa của quê hương mà tự nguyện đăng ký ra bảo vệ Hoàng Sa từ mùa hè năm 1952.

“Thời đó Hoàng Sa rất bình yên, khi chúng tôi làm nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ Hoàng Sa hằng ngày để báo về đất liền, thì có cả tàu cá Trung Quốc vào xin nước uống. Tuy lúc đó chúng tôi uống nước rất tiết kiệm nhưng vẫn cung cấp cho họ lúc khó khăn và không quên nói rằng đây là lãnh thổ của Việt Nam chúng ta", ông Điều kể.

"Họ còn tỏ ra rất biết ơn, hài lòng và gật đầu đồng ý bắt tay chúng tôi. Có lúc có cả tàu cá Nhật Bản, ngư dân bị bệnh nặng vào đảo cầu cứu, chúng tôi cùng quân y ra tay giúp đỡ và cứu chữa. Họ không biết đền ơn chúng tôi bằng gì nên biếu tặng lưới và lưỡi câu, các tàu lớn khác cũng thường ghé vào”, ông Điều hồi tưởng lại.

Từ đó cho đến tận tháng 12.1973, đơn vị địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa vẫn thường xuyên cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn.

Ông Trần Hòa, 60 tuổi, trú thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, còn nhớ tháng 10.1973, ông nhận Sự vụ lệnh của Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam ra Hoàng Sa khám chữa bệnh cho địa phương quân và nhân viên khí tượng trên đảo.

Cuối năm 1973, ông Hòa chứng kiến một trận bão bất ngờ khiến một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ trú ẩn đã tấp vào đảo ngay trong đêm. Bão mạnh dần, chiếc tàu cá bị đánh dạt giữa biển khơi, phương tiện không còn, gia đình ngư dân Trung Quốc phải tá túc tại đảo.

“Mặc dù lương thực sử dụng luôn phải tính toán chi li, nhưng tình người trong cơn hoạn nạn, nên ai nỡ ăn no để nhìn kẻ bên mình đang đói. Vậy là toàn đảo sẻ chia, cưu mang gia đình Trung Quốc kia cho đến ngày họ xin được tàu về lại quê hương”, ông Hòa kể.

Ông Hòa còn nhớ như in ngày chia tay mọi người trên đảo ôm lấy nhau, ngôn ngữ bất đồng nhưng trong đôi mắt những ngư dân Trung Quốc hiện lên bao sự quyến luyến và biết ơn những người Việt Nam.

Tình nghĩa địa phương quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những ngư dân Trung Quốc là vậy, nhưng sau đó mọi chuyện chuyển biến rất nhanh. Ông Hòa thấy trong những ngày tiếp theo, tàu Trung Quốc đến đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa càng nhiều hơn bình thường. Khi tàu Hải quân Việt Nam Cộng Hòa tuần tra thì các tàu cá này chạy ra hải phận quốc tế, khi tàu tuần tra đi rồi thì chúng lại buông neo thả lưới quanh đảo.

Đến sau khi trận hải chiến nổ ra, phía Trung Quốc thậm chí bắn chặn cả tàu Việt Nam Cộng Hòa đang tìm cách vớt xác đồng đội.

Ông Phan Ngọc Chung, 80 tuổi, trú khu phố 5, phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, kể lại rằng sau trận hải chiến, ông nhận lệnh theo chiến hạm ra biển tiếp cứu.

Nhưng chỉ còn cách Hoàng Sa vài hải lý, tàu của ông bị 4 máy bay Trung Quốc tập kích, chặn đường cứu nạn.

“Chúng tôi gọi xin lệnh Quân đoàn 1 tại Đà Nẵng thì được điều về Lý Sơn để tránh máy bay Trung Quốc chứ không cho chúng tôi tiến lên, vì lúc này tổn thất về nhân mạng binh lính đã quá lớn”, ông Chung ngậm ngùi.

Nguyễn Tú

========================

Lão Gàn tôi sống nặng về tình cảm. Xếp lớn của tôi đã từng đưa ra quan niệm chiến lược vào thời điểm Lão Gàn còn trẻ như sau:

"Với Lão Gàn, không sợ những phụ nữ đep và giàu có. Nhưng rất nên đề phòng mấy con quỷ cái ẹo ẹo".

Bởi vậy, với những hành động phi nghĩa trên biển Đông của Trung Quốc thì đừng trách sự nhân quả báo ứng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy để chú bàn lại với QTV Kt về vấn đề này. Chú không muốn công khai dc email trên diễn đàn. Dt cũng tắt liên tục.

Vâng cháu cảm ơn chú nhiều, chú giúp cháu với nhé, cháu đang rất cần sự giúp đỡ của chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh mới nhất tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm

Thứ Bảy, 18/01/2014, 14:25 [GMT+7]

(Hình ảnh) – Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết đến thời điểm này, tàu ngầm Trường Sa vẫn đáp ứng mọi tiêu chuẩn như bản thiết kế đề ra.

Posted ImageTrước đó, ngày 6/1, tàu ngầm Trường Sa được cho vào bể thử nghiệm, đến ngày 10/1 bắt đầu đổ nước thử nghiệm lần đầu tiên. Ông Hòa dự tính trước Tết nguyên đán sẽ kết thúc giai đoạn thử nghiệm lần này. (Minh Tú thực hiện)

Bởi vậy,Lão Gàn hết sức ủng hộ tất cả những sáng kiến dù điên rồ và sau đó thất bại. Nhưng cũng phải để người ta làm xong đã mới biết thất bại hay không chứ?! Chưa làm đã lên tiếng chỉ trích, trong khi mình chẳng bỏ ra xu mẻ nào. Đúng là đám vớ vẩn. Thành tâm chúc ông Hòa thành công.

Một nhà khoa học hàng đầu Việt Nam phải thốt lên - báo đăng hẳn hoi - "Nền khoa học của Việt Nam đang tuyệt tự". Cũng chỉ tại đám chỉ trích ngu dốt này, đóng góp cho phần lớn nguyên nhân.

Với chuyên môn của dân gần 20 năm trong nghề cơ khí chế tạo, Lão gàn chỉ nhìn hình thức con tàu này cũng biết rằng nó thành công về căn bản. Nếu có chưa hoàn chỉnh vài chi tiết thì cũng khắc phục được cho lần thử nghiệm sau.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Vấn đề chế tạo tàu ngầm hoặc máy bay trực thăng mang tính công nghệ của một quốc gia thì giáo sư tiến sĩ thường phản đối phải bác ạ.Bởi vì toàn là giáo sư ,tiến sĩ làm việc ở viện nghiên cứu của một đất nước hằng ngày vẫn nhận lương đều đều ,được ăn học hẳn hoi mà không làm được nên làm họ thấy xấu hổ,tự ti cho chính bản thân mình.Điều này dẫn tới một là tạo động lực cho bản thân mình tìm tòi khám phá,hai là họ mong sao cho người khác không làm được,hoặc tìm cách ngăn cản làm giảm ý chí của người khác ( thay vì gạt bỏ lòng gen tỵ cùng nhau hoàn thiện một ý tưởng).Hình như dân Việt ta có những tính cách như vậy nên ở đâu, cơ quan,diễn đàn nào cũng có đấu đá ghen tị nhau Posted Image.Cũng hơi buồn bác nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề chế tạo tàu ngầm hoặc máy bay trực thăng mang tính công nghệ của một quốc gia thì giáo sư tiến sĩ thường phản đối phải bác ạ.Bởi vì toàn là giáo sư ,tiến sĩ làm việc ở viện nghiên cứu của một đất nước hằng ngày vẫn nhận lương đều đều ,được ăn học hẳn hoi mà không làm được nên làm họ thấy xấu hổ,tự ti cho chính bản thân mình.Điều này dẫn tới một là tạo động lực cho bản thân mình tìm tòi khám phá,hai là họ mong sao cho người khác không làm được,hoặc tìm cách ngăn cản làm giảm ý chí của người khác ( thay vì gạt bỏ lòng gen tỵ cùng nhau hoàn thiện một ý tưởng).Hình như dân Việt ta có những tính cách như vậy nên ở đâu, cơ quan,diễn đàn nào cũng có đấu đá ghen tị nhau Posted Image.Cũng hơi buồn bác nhỉ.

Kể cũng buồn mất 3 phút 21 giây. Không có thời gian để buồn nhiều hơn. Híc!

Đáng nhẽ ra người ta có ý tưởng sáng tạo - mà có sáng gì đâu, cũng chỉ là làm lại cái mà thế giới đã làm từ.... 100 năm trước - thì nếu mình hơn hẳn người ta về chuyên môn thì khuyến khích, giúp đỡ người ta, chí ít cũng bằng cách cung cấp tài liệu. Như vậy mới đáng mặt trí thức, sĩ phu. Đằng này chê bai chỉ trích. Nếu chẳng may người ta thành công thì mình còn ra cái gì?

Bởi vậy. Vớ vẩn cả. Buồn hết 3 phút 15 giây rùi.

Không có Lễ nên nó vậy đấy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ ơi cháu đax post một topic riêng tại mục Tư Vấn Lạc Việt rồi, chú giúp cháu với nhé. Cháu cảm ơn chú nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vừa rồi lanha92 có lang thang đi sửa chữa cái điện thoại cổ, theo lời giới thiệu lanha92 ghé vào một cửa hàng đồ cổ, ông chủ có vẻ trẻ và cũng thuộc thành phần chơi có hạng,,, lanha92 bèn đưa ra gợi ý là có đồ nào có xoáy âm dương Lạc Việt không, ông này ngơ ngác, mình bèn hỏi tiếp xoáy như trên tranh đông hồ ấy. Ông này à lên...Xoáy ...Thái Lan hả em . Nghe xong lanha92 lắc đầu...thuần Việt đó anh ơi, hàng Tàu bát quái em không chấp, em chỉ tìm hình này thôi...ông chủ bèn đưa ra cái hình vân ốc,bảo được chưa em..Lanha92 nhìn nản quá. chả nhẽ chơi đồ cổ bao năm mà ông này ...chỉ nghĩ đến lợi chứ có tìm hiểu quái đâu

Thôi...về

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vừa rồi lanha92 có lang thang đi sửa chữa cái điện thoại cổ, theo lời giới thiệu lanha92 ghé vào một cửa hàng đồ cổ, ông chủ có vẻ trẻ và cũng thuộc thành phần chơi có hạng,,, lanha92 bèn đưa ra gợi ý là có đồ nào có xoáy âm dương Lạc Việt không, ông này ngơ ngác, mình bèn hỏi tiếp xoáy như trên tranh đông hồ ấy. Ông này à lên...Xoáy ...Thái Lan hả em . Nghe xong lanha92 lắc đầu...thuần Việt đó anh ơi, hàng Tàu bát quái em không chấp, em chỉ tìm hình này thôi...ông chủ bèn đưa ra cái hình vân ốc,bảo được chưa em..Lanha92 nhìn nản quá. chả nhẽ chơi đồ cổ bao năm mà ông này ...chỉ nghĩ đến lợi chứ có tìm hiểu quái đâu

Thôi...về

Âm Dương Lạc Việt có từ thời cổ. Nhưng bây giờ vẫn còn những nhà sản xuất làm. Thí dụ như trên bát hương (Nhang).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bởi vậy,Lão Gàn hết sức ủng hộ tất cả những sáng kiến dù điên rồ và sau đó thất bại. Nhưng cũng phải để người ta làm xong đã mới biết thất bại hay không chứ?! Chưa làm đã lên tiếng chỉ trích, trong khi mình chẳng bỏ ra xu mẻ nào. Đúng là đám vớ vẩn. Thành tâm chúc ông Hòa thành công.

Một nhà khoa học hàng đầu Việt Nam phải thốt lên - báo đăng hẳn hoi - "Nền khoa học của Việt Nam đang tuyệt tự". Cũng chỉ tại đám chỉ trích ngu dốt này, đóng góp cho phần lớn nguyên nhân.

Với chuyên môn của dân gần 20 năm trong nghề cơ khí chế tạo, Lão gàn chỉ nhìn hình thức con tàu này cũng biết rằng nó thành công về căn bản. Nếu có chưa hoàn chỉnh vài chi tiết thì cũng khắc phục được cho lần thử nghiệm sau.

Kể cũng buồn mất 3 phút 21 giây. Không có thời gian để buồn nhiều hơn. Híc!

Đáng nhẽ ra người ta có ý tưởng sáng tạo - mà có sáng gì đâu, cũng chỉ là làm lại cái mà thế giới đã làm từ.... 100 năm trước - thì nếu mình hơn hẳn người ta về chuyên môn thì khuyến khích, giúp đỡ người ta, chí ít cũng bằng cách cung cấp tài liệu. Như vậy mới đáng mặt trí thức, sĩ phu. Đằng này chê bai chỉ trích. Nếu chẳng may người ta thành công thì mình còn ra cái gì?

Bởi vậy. Vớ vẩn cả. Buồn hết 3 phút 15 giây rùi.

Không có Lễ nên nó vậy đấy!

Tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm đạt kết quả "hoàn hảo"

Cập nhật lúc 06:20, 22/01/2014

(Quan điểm) – Chiều ngày 21/1/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa, người đang tự chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa cho biết, đã thử nghiệm thành công.

Cuối giờ chiều ngày 21/1/2014, trao đổi với báo Đất Việt, ông Nguyễn Quốc Hòa, doanh nhân người Thái Bình đã tuyên bố: “Tàu ngầm Trường Sa đã thử nghiệm thành công các hạng mục”.

Ông Hòa cho biết: “Trong ngày 21/1/2014, tàu Trường Sa đã được thử nghiệm chế độ lặn, nổi trong bể nước và cho kết quả hoàn hảo. Trong khi lặn, tàu Trường Sa đã cho thấy hoàn toàn cân bằng và kín nước. Đây là hai thành công rất lớn với tàu ngầm. Được đà, tôi tiếp tục thử nghiệm tới hệ thống không khí tuần hoàn AIP và vận hành động cơ. Trong nước, động cơ đã chạy và tôi khẳng định, Trường Sa đã thành công với lần thử nghiệm này”.

“Bước tiếp theo, tối ngày 21/1/2014, bể thử nghiệm của tàu ngầm sẽ được đổ đầy nước và nếu cái bể chịu được sức nước mà không vỡ, tôi sẽ thử nghiệm tàu ngầm lặn ở mức nước cao hơn và áp lực nước lớn hơn.” – ông Nguyễn Quốc Hòa chia sẻ.

Posted Image

Tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm ngày 19/1/2014

Ngày 6/1, tàu ngầm Trường Sa được di chuyển từ xưởng sản xuất vào trong bể nổi. Bể thử nghiệm này có khả năng chứa 200m3 nước, kích thước 4m x 10m x 5m.

Trong những ngày thử nghiệm trước, ông Hòa đã kiểm tra được độ kín nước của các mối hàn, các roăng cao su của chân vịt hay nắp thân tàu và cho kết quả hoàn toàn chắc chắn. Đồng thời máy định vị vệ tinh và radar của tàu ngầm cũng được thử nghiệm và cho kết quả hết sức thuyết phục.

Để thử nghiệm những hạng mục của con tàu, ông Hòa phải bơm nước vào bể và tháo nước ra nhiều lần, mỗi lần chỉ kiểm tra được từng bước, nếu phát hiện sai sót sẽ điều chỉnh rồi tiếp tục thử nghiệm. Lượng nước được lấy từ chiếc ao bên cạnh xưởng sản xuất của ông Hòa. Doanh nhân này bắt đầu nghiên cứu và quyết định chế tạo tàu ngầm từ đầu năm 2013, sau khi nghe được thông tin tàu ngầm Kilo sẽ về nước trong năm nay.

Ông Hòa cho biết: “Khi biết tin Việt Nam phải mua 6 tàu ngầm Kilo rất tốn kém, tôi mới tò mò nghiên cứu về tàu ngầm. Từ đó tôi có ý định làm thử một cái. Càng làm càng thấy ham. Sau đó, khi dự án của mình ngày càng có xác suất thành công cao, tôi đã thực sự nghĩ đến những ước mơ xa hơn.

Posted Image

Nơi chế tạo tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa

Nếu Trường Sa của tôi thành công, tôi hi vọng hàng trăm hàng nghìn nhà khoa học, các tổ chức khoa học, quân đội sẽ bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất. Họ có kiến thức hơn tôi, môi trường làm việc hơn tôi, và nguồn vốn cũng hơn tôi. Sẽ có hàng trăm, hàng nghìn chiếc “Trường Sa mới”, to gấp 3, 4 lần tàu của tôi.

Theo tính toán, tàu của tôi chỉ có thể hoạt động ở mức nước nông, cửa biển, nhưng những chiếc tàu kia, biết đâu có thể bơi ra bơi về Trường Sa. Chắc chắn, tàu ngầm này sẽ phục vụ được mục đích dân sinh như nghiên cứu tài nguyên biển, nguồn cá, bảo vệ môi trường…" Ông Hòa cũng chia sẻ, bản thân ông đã từng là lính trinh sát, và ông biết Việt Nam có lực lượng đặc công nước rất mạnh, biết đâu những chiếc tàu ngầm này sẽ là một phương tiện khiến đặc công Việt Nam trở thành độc nhất vô nhị trên thế giới.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Quốc Hòa trước đó, ông làm tàu ngầm tất cả chỉ vì đam mê khoa học, sáng tạo, và trên hết là muốn khẳng định người Việt Nam rất tài hoa và có khả năng, điều quan trọng là chỉ cần dám nghĩ dám làm.

“Điều nguy hiểm nhất không phải là thất bại, mà là không dám nghĩ và dám đối mặt với thất bại” – ông Hòa bày tỏ.

Toàn cảnh chế tạo tàu ngầm Trường Sa ra Biển Đông

Minh Tuệ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện cứ như đùa, nhưng có vẻ có thật!

==============================

Nữ đại gia Sapa: Xây lâu đài rồi đập phá, bỏ hoang

23/01/2014 08:21 GMT+7

Bị ung thư, nhưng nhiều năm nay, người phụ nữ này cứ xây những tòa nhà không ra thể thống gì, rồi lại đập phá.

Hàng xóm lỡ miệng chê nhà xấu, chủ nhân lái máy ủi húc đổ

Cách đây chừng 5 năm, lên Sapa (Lào Cai), đi rừng cùng ông Trần Ngọc Lâm, người sống trong rừng để chữa bệnh ung thư, tôi được nghe ông kể nhiều chuyện lạ lùng về một người đàn bà có dáng vẻ nghèo khổ, rách rưới, tên là Nguyễn Thị Thoa.

Người đàn bà này chỉ ăn chay, thường ăn bánh mì, vác cả bao tiền đi cho thiên hạ. Bà chỉ đạo cả trăm công nhân hì hục xây dựng hàng loạt công trình kỳ quặc, với mong muốn… Sapa đẹp hơn!

Câu chuyện có phần kỳ quái về người đàn bà này cứ ám ảnh tôi mãi. Dù cố gắng tiếp cận, song vẫn không giải mã được về người phụ nữ này.

Để chứng thực những điều mình kể, ông Trần Ngọc Lâm đã dẫn tôi đến gặp nhạc sỹ Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa Sapa.

Posted Image

Một tòa nhà lớn bà Thoa xây dựng hiện bỏ hoang

Nhà ông Hùng ở ven núi, rìa thị trấn Sapa, ngay cạnh cái gọi là “thành phố bà Thoa”. Không chỉ ông Hùng, mà người dân quanh đó đều vui miệng gọi mảnh đất rộng vài chục, thậm chí cả trăm héc-ta, bao quanh thị trấn là “thành phố bà Thoa”, bởi từ nhiều năm nay, bà Thoa hì hục ủi đất, xây dựng một “thành phố” theo ý tưởng của bà.

Tôi hỏi ông Hùng: “Ông có biết bà Thoa xây thành phố để làm gì không?”. Ông Hùng bảo: “Thú thật với anh, tôi cũng hỏi cô ấy nhưng cô ấy không nói thì tôi cũng chẳng hỏi thêm.

Tôi cứ quan sát cô ấy làm bao năm nay, tự tìm hiểu, nhưng cũng không hiểu nổi. Người bảo cô ấy xây nhà để bán, người thì bảo cô ta bị dở hơi, cứ xây nhà cho vui.

Tiếp xúc với cô ấy, tôi không thấy cô ấy dở hơi, nhưng xâu chuỗi sự việc lại, thì không dở hơi mới lạ. Tóm lại, dù nhiều năm xem cô ấy làm việc, xây dựng thành phố của cô ấy, nhưng tôi vẫn không hiểu được một tẹo gì về cô ấy cả”.

Posted Image

Một trong số những tòa nhà xây dựng dở dang chìm trong mây mờ

Theo ông Hùng, ông mới chuyển ra rìa thị trấn Sapa hơn chục năm trước. Lúc ông đi kiếm đất xây nhà, thì gặp người phụ nữ ăn mặc có thể nói giản dị đến rách rưới.

Người phụ nữ ấy đi gầy ba ta, gầy còm, ốm yếu, ngồi giữa mảnh đất đầy cỏ nhai bánh mì vào buổi trưa. Đám công nhân thì ăn uống rượu thịt ê hề.

Ông Hùng không biết người phụ nữ này, nhưng qua giới thiệu, thì ông mới biết bà là con gái của một ông giáo quê ở Đông Anh, vốn có thời gian định cư trên Sapa, dạy học trên này, cùng thời với cha chú ông Hùng.

Ông Hùng chỉ nắm được thế. Biết ông Hùng đi tìm mua đất xây nhà, người phụ nữ này bảo: “Anh không phải kiếm đất gì cả. Em xẻ cho anh một mảnh xây mà ở, không phải tiền nong gì”.

Ông Hùng dù nghèo, nhưng không thiếu thốn đến mức phải đi xin xỏ, nên ông nhất quyết trả 30 triệu đồng cho mảnh đất 400 mét vuông, có địa thế khá đẹp.

Posted Image

Hình ảnh hiếm hoi về bà Thoa trong lễ nhận bằng khen về thành tích làm từ thiện

Có đất rồi, ông Hùng san đất, xây nhà. Một hôm, đang chuẩn bị động thổ, thì người phụ nữ ấy vào lều tạm bảo: “Anh xây làm gì, để em xây tặng anh một ngôi nhà. Em xây cả thành phố, ngôi nhà bé xíu của anh thì đáng gì đâu”.

Nghe người đàn bà ăn mặc rách rưới nói vậy, ông Hùng cười, tưởng bị dở hơi. Tuy nhiên, ông vẫn nói: “Tôi đâu có thiếu thốn đến mức để cô phải xây hộ nhà”.

Lát sau, người phụ nữ tên Thoa ấy đặt một cục tiền to tướng trên bàn, bảo: “Em tặng anh tiền xây nhà”. Ông Hùng choáng váng, nhưng quyết từ chối số tiền trên trời rơi xuống ấy.

Tặng tiền ông Hùng không nhận, sau này, khi ông Hùng đổ móng, người phụ nữ ấy chở hẳn một xe tải cánh cửa, toàn là cửa gỗ đến đổ trên đất nhà ông Hùng, gọi là lễ ra mắt hàng xóm. Cửa đóng sẵn rồi, bỏ đi thì phí, nên ông Hùng đành miễn cưỡng nhận.

Posted Image

Rất nhiều tòa nhà do bà Thoa xây dựng bỏ hoang

Nhạc sĩ Lê Trọng Hùng kể: “Tôi chưa kịp hiểu người phụ nữ ấy là thế nào, thì cô ta lại sang nhà tôi bảo em sẽ xây thành phố ở ngay cạnh nhà anh, cốt để Sapa đẹp hơn. Tôi còn mắng cô ta là cái đồ dở hơi, toàn nói nhăng nói cuội. Thế nhưng, ngay buổi chiều tôi nghe thấy tiếng máy xúc, máy ủi nổ ầm ầm sau nhà, khiến nhà tôi rung bần bật. Tôi chạy ra xem, thấy máy xúc, máy ủi, xe tải tiến vào ầm ầm. Cô Thoa tự lái một chiếc máy ủi, ủi bay cả đất đá.

Thấy tôi, cô ấy nhảy khỏi xe bảo: “Em vừa mua mấy cái xe xúc, xe tải này để xây dựng thành phố”. Rồi cô ấy chỉ mấy chục công nhân, bảo đó là nhân viên của cô ấy, sẽ xây dựng thành phố cho cô ấy.

Posted Image

Khu vực bà Thoa đang xây dựng dở dang

Posted Image

Bên trong một tòa nhà rộng mênh mông

Sau đó, cô ấy hì hục xây xướng, tôi cũng không để ý gì nữa. Một hôm, cô Thoa sang nhà tôi, gặp tôi và anh Trần Ngọc Lâm đang ngồi uống nước, cô bảo tôi ra xem công trình tòa biệt thự vừa xây.

Tôi thấy xây xướng chẳng ra hàng lối gì cả. Nhà cửa gì mà méo mó, sai hết phong thủy. Tôi thật lòng nhận xét cho cô ấy, chứ không có ác ý gì. Lát sau, cô ấy chạy vào nhà tôi bảo: “Em sửa xong rồi anh ạ”. Tôi ngạc nhiên không hiểu cô ta sửa kiểu gì mà nhanh thế, liền chạy ra xem. Tôi chết đứng cả người. Hóa ra cô ta lái máy xúc ủi luôn căn biệt thự mà tôi lỡ miệng chê…”.

Theo VTC News

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh mới nhất tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm

Thứ Bảy, 18/01/2014, 14:25 [GMT+7]

(Hình ảnh) – Ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết đến thời điểm này, tàu ngầm Trường Sa vẫn đáp ứng mọi tiêu chuẩn như bản thiết kế đề ra.

[/color]

Bởi vậy,Lão Gàn hết sức ủng hộ tất cả những sáng kiến dù điên rồ và sau đó thất bại. Nhưng cũng phải để người ta làm xong đã mới biết thất bại hay không chứ?! Chưa làm đã lên tiếng chỉ trích, trong khi mình chẳng bỏ ra xu mẻ nào. Đúng là đám vớ vẩn. Thành tâm chúc ông Hòa thành công.

Một nhà khoa học hàng đầu Việt Nam phải thốt lên - báo đăng hẳn hoi - "Nền khoa học của Việt Nam đang tuyệt tự". Cũng chỉ tại đám chỉ trích ngu dốt này, đóng góp cho phần lớn nguyên nhân.

Với chuyên môn của dân gần 20 năm trong nghề cơ khí chế tạo, Lão gàn chỉ nhìn hình thức con tàu này cũng biết rằng nó thành công về căn bản. Nếu có chưa hoàn chỉnh vài chi tiết thì cũng khắc phục được cho lần thử nghiệm sau.

Doanh nhân Thái Bình thử nghiệm thành công tàu ngầm

VnExpress

Thứ sáu, 24/1/2014 11:57 GMT+7

Sau khi đưa vào bể thử nghiệm hàng chục lần, tàu ngầm Trường Sa mini của doanh nhân Thái Bình đã có thể lặn nổi, giữ cân bằng trong bể nước.

Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm 'Trường Sa'

Doanh nhân Thái Bình sẽ thử nghiệm tàu ngầm tuần tới

Posted Image

Tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm thành công trong bể nước. Ảnh: Hương Thu.

"Cuối cùng thì tàu ngầm Trường Sa mini có thể giữ cân bằng và nổi lên, lặn xuống trong bể nước", doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa cho biết. "Bây giờ con tàu đã sẵn sàng chạy thử ở bất cứ đâu", ông Hòa tự tin khẳng định.

Theo ông Hòa, khó khăn nhất là giữ tàu trong bể nước vì "bể quá chật, nên rất sợ tàu phá vỡ bể lao ra ngoài". Sau khi khắc phục lỗi kỹ thuật, tàu ngầm mini đã được cố định trong bể, nổi lặn nhịp nhàng. Để có kết quả trên, ông Hòa đã thử nghiệm và khắc phục sái sót hàng chục lần suốt một tuần qua.

Hôm qua, ông cùng các đồng nghiệp cho tàu chạy thử lần nữa và kết quả khả quan. "Hệ thống khí tuần hoàn AIP vận hành tốt, điều này cho thấy tàu ngầm đã thử nghiệm thành công", ông Hòa nói.

Doanh nhân trên chia sẻ, sau Tết Nguyên đán ông sẽ tiếp tục thử nghiệm để hoàn thiện tàu trơn tru cả về kỹ thuật lẫn hình thức bên ngoài. "Thử nghiệm trong bể rất khác so với khi vào thực tế, vì vậy, tôi muốn chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rồi mang ra biển chạy thử", ông Hòa cho hay.

Posted Image

Tàu ngầm Trường Sa khi chưa thử nghiệm trong nước. Ảnh: Quốc Hòa.

Chiều 6/1, ông Hòa đưa tàu vào bể thử nghiệm sau khi chế tạo hoàn thiện. Chiếc bể được chính ông thiết kế với chiều sâu 4,5 m, dài 10 m và ngang 3,7 m. Tàu ngầm có chiều dài 9 m, cao 3 m, được trang bị 2 động cơ diezel 90 Hp, hoạt động bằng Hệ thống không khí độc lập tuần hoàn (AIP). Tốc độ thiết kế tối đa là 40 km/h; bán kính hoạt động 800 km; thời gian lặn 15 giờ; độ sâu lặn tối đa 50 m.

Hương Thu

===================

Năm mới chúc doanh nhân Thái Bình thành công trong việc thử nghiệm tàu ngầm tự chế của ông.

Với hiểu biết của tôi - vốn xuất thân là thợ cơ khí - tôi lưu ý ông là khi xuống biển sẽ có hiệu ứng tác động của sóng - tức là sự rung chấn của môi trường khác hẳn trong bể. Ông nên lưu ý điều này. Theo tôi tạm thời nên có cáp nối giữ tàu đề phòng sự cố

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Lãnh cảm' với quá khứ, khó kiểm soát tương lai

23/01/2014 15:22 GMT+7

Posted ImageÁp đặt quan điểm không những khiến cho nhận thức của công chúng bị sai lệch, mà hơn hết còn biến những sự thật vốn khách quan thành không khách quan, và khiến cho phạm vi lựa chọn hành động của chúng ta trong hiện tại bị thu hẹp.

Những tài liệu cũ đã kể lại nhiều câu chuyện cho thấy, người xưa dành rất nhiều thời gian và công sức để giáo dục cho con cái họ về lịch sử của gia đình hay bộ lạc.

Người xưa cho rằng quá khứ giúp cho con người thấu hiểu được bản thân mình là ai. Con người trong xã hội hiện nay, tuy vậy, lại sống trong thời đại mà mọi thứ chuyển động rất nhanh và họ thường có xu hướng khẳng định mình bằng cách nhìn vào tương lai hơn là chiêm nghiệm quá khứ.

Sự dửng dưng với lịch sử?

Nhiều người thường hay biện hộ rằng, hoàn cảnh và môi trường của quá khứ là khác biệt so với hiện tại. Người xưa sống trong một môi trường hoàn toàn khác, và vì thế các kinh nghiệm của họ khó có thể áp dụng vào hiện tại, khi mà con người đang ngày càng trở nên thông minh và sở hữu nhiều công cụ hơn.

Posted Image

Nhìn ra biển, công viên Biển Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng). Ảnh: Vũ Trung

Thái độ lãnh cảm với lịch sử của chúng ta hiện nay không phải do thiếu thông tin, mà là từ sự dửng dưng và không quan tâm đến các giá trị của quá khứ và qua đó thiếu những cách phản ứng và tiếp cận phù hợp.

Tuy nhiên, ai có thể kiểm soát được quá khứ thì sẽ kiểm soát được tương lai. Cách thức mà một con người, một dân tộc nhìn nhận quá khứ sẽ định hình cách thức mà con người đó, dân tộc đó hướng về tương lai, và đưa ra được câu trả lời cho những vấn đề ở hiện tại. Như Cervantes đã nói rằng “lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau”.

Lịch sử vốn là những sự kiện trong quá khứ được ghi chép lại. Bản thân lịch sử có tính tự thân. Nó là một hệ thống những dòng tương tác của hàng trăm sự việc ngẫu nhiên, là tổng thể hòa quyện ý chí, tư tưởng và hành động của con người. Hầu hết các xã hội trên thế giới đều nhấn mạnh đến khía cạnh “phát huy lòng yêu nước và các giá trị truyền thống của dân tộc”. Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi là chưa đủ. Sử học mang trong mình nó hai tính chất: quan trọng và sự thật. Tính chất quan trọng thì ai cũng có thể biết, nhưng như thế nào là sự thật, sự thật đó có khách quan hay không, và khách quan đối với những ai là một câu hỏi mà ngay cả các nhà sử học cũng khó tìm ra câu trả lời chính xác.

Nhiệm vụ của sử học suy cho cùng là giúp các thế hệ sau hiểu đầy đủ về lịch sử, về quá khứ của cha ông, và quan trọng hơn là cung cấp cho dân tộc đó một lăng kính đa chiều, một phương pháp luận đúng đắn để xem xét tính “khách quan” của một sự việc, một hành vi. Áp đặt quan điểm không những khiến cho nhận thức của công chúng bị sai lệch, mà hơn hết biến những sự thật vốn khách quan thành không khách quan, và khiến cho phạm vi lựa chọn hành động của chúng ta trong hiện tại bị thu hẹp.

Tính tự thân của lịch sử yêu cầu bản thân nó phải được tôn trọng và được ghi chép đầy đủ. Sự kiện về cuộc chiến đấu đã xảy ra 40 năm về trước vào ngày 19/1/1974 cũng cần có một sự nhìn nhận, đánh giá công bằng.

Với Việt Nam hiện nay, Hải chiến mang trong nó sự phức tạp của lịch sử, sự nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước lớn, sự khác biệt về tư tưởng giữa những người con cùng chung dòng máu, và quan trọng nhất là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc rất lớn của người Việt.

Chủ quyền đất nước và hòa hợp dân tộc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc với các chuyên gia thuộc Hội Sử học Việt Nam vào chiều 30 tháng 12 tại Hà Nội nhấn mạnh: “Lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, còn việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lại là vấn đề khác, thông qua các giải pháp hòa bình”.

Dường như, đây là một tín hiệu tương đối lạc quan, sau nhiều năm câu chuyện biển đảo không được đề cập công khai.

Đã đến lúc Việt Nam cần phải thay đổi cách tiếp cận của mình đối với vấn đề này. Thông điệp của Thủ tướng đã cho thấy nhà nước phần nào đã có một cái nhìn khác so với trước đây.

Lịch sử câu chuyện này, với tính tự thân của nó, không thể được nhìn nhận chỉ với lăng kính một chiều. Những người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH), mặc dù đi theo một chế độ khác hoàn toàn về ý thức hệ, nhưng họ cuối cùng vẫn là hậu duệ của “con Rồng cháu Tiên”, hy sinh vì mục tiêu bảo vệ từng tấc đất của cha ông, dân tộc. Lòng yêu nước luôn luôn tồn tại trong tâm thức mỗi con dân nước Việt, tuy nhiên cách thể hiện khác nhau đã khiến cho góc nhìn giữa hai phía trở nên đối địch và gây chia rẽ tới tận ngày nay.

Nhiệm vụ của sử học, là tạo ra được một lăng kính phù hợp nhất, một cách tiếp cận đa chiều để từ đó thế hệ sau tự mình có thể đánh giá được khách quan các sự kiện, những hạn chế và đóng góp của những người lính trong trận đánh.

Với phương pháp tiến cận đó, không chỉ sự kiện này mà các sự kiện lịch sử nhạy cảm khác cũng sẽ được mổ xẻ và tranh luận một cách công khai và minh bạch. Cuối cùng, thông qua những lăng kính ấy, hiện tại và tương lai cũng sẽ phần nào được sáng tỏ hơn.

Những ngày tới đây, Đà Nẵng sẽ tổ chức một số hoạt động kỷ niệm. Nhưng, việc làm minh bạch thông tin sự kiện hay những việc làm khác chỉ là bước đầu tiên của quá trình thiết kế lại cách tiếp cận lịch sử theo hướng lấy người tiếp nhận là trung tâm, và trên hết là đổi mới tư duy.

Bối cảnh quốc tế hiện nay không giống như 30 hay 40 năm trước, thế và lực của Việt Nam đã thay đổi giúp chúng ta không còn phải “sợ sệt” khi đối đầu với nước lớn. Toàn cầu hóa khiến chúng ta dễ dàng chấp nhập sự khác biệt.

Lịch sử có giá trị soi sáng quá khứ, và làm nền tảng để con người hiện tại hướng tới tương lai.

Lịch sử được nhìn nhận đúng đắn sẽ giúp hàn gắn nhanh chóng hơn những viết thương lòng dai dẳng và là cách hiệu quả nhất, trong vòng một đến hai thế hệ, góp phần hòa hợp dân tộc và hòa giải quốc gia.

Thuận Phương

===================

Bài này mới chỉ đặt vân đề về mối liện hệ giữa lịch sử quá khứ với hiện tại và tương lai. Nhưng chưa phân tích được mối nguy từ sự phủ nhận quá khứ. Cụ thể là phủ nhận truyền thống và chân lý Việt sử gần 5000 năm văn hiến.

Một triết gia nổi tiếng (Tôi quên mất tên) phát biểu:

"Nếu chúng ta bắn vào lịch sử bằng khẩu súng lục thì tương lai chúng ta sẽ bị bắn bằng đại bác".

Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng xác định - đại ý (Tôi không nhớ nguyên văn): "Phải bảo vệ truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến, vì tương lai của dân tộc". (Quí vị có thể tìm nguyên văn trong bài viết của Ngọc Giao. Nguyệt san Kiến Thức Ngày Nay. xuất bản khoảng năm 1998 đến 2002).

Tôi không phân tích sự tác đông tiêu cực của việc phủ nhận truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vì tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học. Mà trong phản biện khoa học không bàn đến hậu quả tiêu cực, mà là chỉ ra cái sai và chứng minh cái đúng.

Tuy nhiên tôi có thể phát biểu thế này: Phủ nhận truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến là một sai lầm với bất cứ từ góc nhìn nào, chứ không giới hạn ở lĩnh vực khoa học.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://dulich.dantri.com.vn/du-lich/ho-nuoc-ngot-lon-nhat-trung-quoc-bong-bien-thanh-dong-co-831220.htm

Nhìn cảnh này thấy cũng xót các bác nhỉ, trời cũng tệ với dân Việt, nên cái số người Việt chỉ còn sở hữu được phần đất Nam Ngũ Lĩnh, còn những phần đẹp nhất thì giời dành cho ...đám cẩu tập chủng mất rồi. chúng nó ăn sung sướng, phá sạch sanh rồi lại còn thòm thèm nốt phương Nam, nốt cả biển Đông...Câu Trời xanh có mắt e chỉ là mộng tưởng. không biets bao giờ đòi lại được Lĩnh Nam, đòi lại được Động Đình, đòi lại quyền tác giả tri thức tổ tiên...haizzzz

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://dulich.dantri...g-co-831220.htm

Nhìn cảnh này thấy cũng xót các bác nhỉ, trời cũng tệ với dân Việt, nên cái số người Việt chỉ còn sở hữu được phần đất Nam Ngũ Lĩnh, còn những phần đẹp nhất thì giời dành cho ...đám cẩu tập chủng mất rồi. chúng nó ăn sung sướng, phá sạch sanh rồi lại còn thòm thèm nốt phương Nam, nốt cả biển Đông...Câu Trời xanh có mắt e chỉ là mộng tưởng. không biets bao giờ đòi lại được Lĩnh Nam, đòi lại được Động Đình, đòi lại quyền tác giả tri thức tổ tiên...haizzzz

Xây đập cho lắm vào thì nó vậy đấy. Cả một biển Aral còn khô đừng nói đến hồ Phần Dương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác cháu được biết, ở trên đang soạn Quốc Sử( giao cho viện hàn xì khoa học xã hội ), bác có thể cho biết ý kiến được không ạ.. Cứ giao cho mấy ổng thì dân ta vẫn chỉ là bộ lạc ăn lông ở lỗ mất

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác cháu được biết, ở trên đang soạn Quốc Sử( giao cho viện hàn xì khoa học xã hội ), bác có thể cho biết ý kiến được không ạ.. Cứ giao cho mấy ổng thì dân ta vẫn chỉ là bộ lạc ăn lông ở lỗ mất

Không ý kiến gì cả. Họ muốn viết kiểu gì là chuyện của họ. Đó không phải việc của tôi.

Nếu họ hỏi thì phải có công văn chính thức và phải tôn trọng ý kiến của tôi. Nếu không nghe thì phải có luận cứ phản biện rõ ràng. Rắc rối lắm.

Tôi cũng chưa có ý nghĩ gì về việc này. Vì đã biết họ viết cái gì đâu? Toàn giáo sư tiến sĩ cả. Cứ phải từ đúng trở lên.

Việc ông Hòa làm ra tàu ngầm, mấy giáo sư tiến sĩ bây giờ phỏng vấn lại họ, không biết họ trả lời thế nào?Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành công tàu ngầm Trường Sa: Niềm tự hào dân tộc

Cập nhật lúc 06:48, 24/01/2014

(Khoa học)- Ngày 21/1/2014, ông Nguyễn Quốc Hòa, người đang tự chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa đã thử nghiệm thành công. Sự kiện này đã nhận được rất nhiều lời chúc mừng từ độc giả.

Tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm lần cuối để đón Tết

Tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm đạt kết quả "hoàn hảo"

Tàu ngầm Kilo Việt Nam được bảo hành bao lâu?

Đây là một cú hích cho khoa học công nghệ

Ngay sau khi biết tin, TS Trần Đình Bá (Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN – Hội Khoa học kinh tế VN) đã gửi lời chúc mừng cho ông Hòa: "Sự thành công này là cú hích cho khoa học công nghệ để người Việt Nam làm nên những điều kỳ diệu sánh vai với cường quốc năm châu, làm chủ biển trời của ta".

TS chia sẻ thêm: "Trước mắt , thành công công của anh sẽ là tấm gương sáng cho 1000 giáo sư tiến sỹ chuyên ngành Giao thông vận tải biết phải làm gì để mở rộng hiện đại ĐS 1.435 , đột phá vào hàng không để cho máy bay VAMII mang tên Việt Nam được cất cánh".

Đồng tình với quan điểm của TS Bá, bạn độc giả Minh Tâm cho hay: "Đây là một tin vui đầu năm 2014 không chỉ Bác Hòa và những cộng sự của Bác mà là niềm vui chung của người Việt Nam và tôi nghĩ với thành công này chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự thành công của những chiếc Trường Sa lớn hơn hiện đại hơn".

Posted Image

Tàu ngầm Trường Sa trong bể thử nghiệm

Không chỉ vậy, bạn độc giả có tên Vũ Thị Trà My còn cho rằng, nhà nước phải giúp đỡ anh Hòa dù thành công hay không nhưng cũng là nguồn động viên khích lệ cho những nhà khoa học khác có dự định khác. Từ việc này hãy liên hệ tới việc anh Đặng thái Sơn người đoạt giải Piano năm 1980 ở Balan. Vì gia đình nghèo không có tiền mua trang phục, có lên Đại sứ quán Việt Nam mượn tiền nhưng không được, nhưng khi anh vào được chung kết thì lại thay đổi thái độ hoàn toàn.

Dự báo về một tương lai nhiều thành công hơn, bạn Huy Khánh bình luận: "Sẽ có hàng trăm, hàng nghìn chiếc Trường Sa mới, to gấp 3, 4 lần".

Độc giả Tuấn Anh cũng chia sẻ niềm vui này: "Có lẽ sản phẩm do cá nhân nghiên cứu, chế tạo mang tính ứng dụng thực tế cao của anh Hòa là sản phẩm đầu tiên thành công. Vì trước đây, một số sản phẩm như tàu đệm khí của một anh nông dân và 1 chiếc khác của nhóm sinh viên bách khoa TP.HCM cũng chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chưa ứng dụng thức tế. Vì vậy sản phẩm của anh có giá trị rất lớn về nhiều mặt.

Trong đó có giá trị tinh thần, khuyến khích sự sáng tạo theo chiều hướng tạo ra những sản phẩm chuyên nghiệp, mang lại ứng dụng thực tế cho người Việt Nam"

Tiến sĩ giấy cần xem lại các công trình nghiên cứu

Không chỉ vậy, theo quan điểm của bạn Nhật Minh thì với những thành tựu đạt được, cho thấy khi một người thợ cơ khí VN có quyết tâm là làm được.Các nhà tiến sỹ giấy cần xem lại mình khi không làm gì cho khoa học đất nước, mà chỉ ngồi ăn lương không của ngân sách. Thật là hổ thẹn cho những giáo sư giấy của ta mà ngẫm lại các loại máy nông cụ giúp bà con làm ăn thì chẳng thấy của ông giáo sư, tiến sĩ nào mà toàn của những Hai Lúa đam mê và nghèo khó, tôi ngầm hiểu rằng mấy giáo sư ấy đang làm đề tài trồng khoai lang cao sản cho bà con trên mặt Trăng, âu cũng là cái lo xa vượt tầng khí quyển.

Posted Image

Ông Hòa vào bên trong tàu ngầm để vận hành thử

Bên cạnh đó, độc giả Trần Quốc Tuấn đưa ra quan điểm: "Tuy không phải là tất cả nhưng nhiều người Việt rất thông minh, dám nghĩ, dám làm. Tàu ngầm chẳng qua là 1 chiếc tàu nổi được quây kín lại, bổ sung thêm 1 số công năng lặn chúng ta không có vì chẳng ai dám làm. Những nước tư bản, trước kia công nghệ chưa chắc bằng ta bây giờ nhưng họ đã làm được. Quan trọng bây giờ là chúng ta có người nào dám đứng ra suy nghĩ, đầu tư và làm thử hay không thôi". Những thành công này đem lại một tia hi vọng mới cho quân đội Việt Nam, chúng ta có thể sản xuất được tầu ngầm Trường Sa 1,2,3,4 và nhiều hơn thế, để làm hiện đại hơn vũ khí quốc phòng, phục vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Chính điều này đã một phần khẳng định sự vươn lên của con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh. Độc giả Tuấn Anh phân tích: "Thực tế đã chứng minh bắt cứ một thành công của khoa học thì thực tiễn sẽ chứng minh chân lý đó. Tuy nhiên, có thể từ thực tế cuộc sống tạo tiền đề cho khoa học. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu khoa học của Việt Nam cần thực tế hơn nữa".

Thái Linh

======================

Có thế chứ! Posted ImagePosted ImagePosted ImageBáo Đât Việt giật tít hơi quá đà một tý. Nhưng ít ra cũng phải vậy .

Ông Hòa thân mến! Nếu ông có ghé "Quán vắng" này thì tôi là người ủng hộ ông từ khi ông còn bị "ném đá" đấy. Hì.

Cả cộng đồng khoa học Châu Âu và Nasa hùng mạnh mà tôi quả quyết họ sai. Và họ sai thật: Không Hạt của Chúa; không có sự sống trên sao Hỏa. Mà với ông tôi bảo ông đúng đấy. Hì!

Vậy mà có kẻ đang "dìm hàng" tôi, bằng cách bảo tôi chỉ gặp may.Posted Image

Rồi đến ông, chắc họ cũng bảo ông gặp may như tôi thôi.

Chán ỉnh. Ông nhể! Chứ họ biết nói làm sao bây giờ? Cứ theo luận điểm của họ thì tất cả những gì đạt được ở thế gian này toàn gặp may cả. Kể cả cái bằng giáo sư tiến sĩ, cũng có thể do may mắn mà có.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB Phạm Trung Cang gửi thư từ Mỹ

Theo Pháp luật TP.HCM

23/01/14 09:40

(GDVN) - Ngày 21/1, từ Mỹ, ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), đã gửi bản giải trình đến VKSND Tối cao.

Posted Image

Ông Phạm Trung Cang

Ngày 21/1, từ Mỹ, ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (ACB), đã gửi bản giải trình đến VKSND Tối cao nói rằng hiện ông đang tìm cách về Việt Nam sớm nhất để đến cơ quan điều tra Bộ Công an và VKSND Tối cao theo giấy triệu tập.

Trước đó, ngày 20/1, VKSND Tối cao đã quyết định phục hồi điều tra đối với ông Cang về hành vi cố ý làm trái. (Trước đó, ông Cang bị khởi tố nhưng sau được đình chỉ điều tra).

Bản giải trình của ông Cang nói ngày 12/12/2013 ông nhận được quyết định đình chỉ vụ án của VKSND Tối cao nhưng từ tháng 10/2013, lệnh cấm ông xuất cảnh đã được Bộ Công an giải tỏa. Do đó, việc ông xuất cảnh sang Mỹ để thăm con trai và cháu nội là “hoàn toàn hợp pháp”. Ông Cang cho biết ông đã lên kế hoạch về lại Việt Nam vào ngày 27/1 tới.

Ông Cang nói sau khi nghe gia đình báo có nhận được giấy triệu tập của Bộ Công an, ông đã tìm cách đổi vé để về nước sớm hơn dự định nhưng việc đổi vé chưa thực hiện được. Ông cam kết sẽ về nước trong thời gian sớm nhất có thể.

Ngoài ra, ông Cang nói trong thời gian ông chưa về nước, ông đã ủy quyền cho luật sư Lê Minh Tâm (đã ký hợp đồng hỗ trợ pháp lý với ông) thay mặt ông để làm việc với cơ quan chức năng. Đồng thời, ông cũng đã làm bản giải trình bổ sung theo yêu cầu của TAND TP Hà Nội và gửi về từ Mỹ.

==============

Có một chi tiết rất đáng chú ý . Liên quan đến Lý học. Để ông này về rồi xem sau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái tạo sự hình thành của Dải Ngân hà

Cập nhật lúc 16h00' ngày 22/01/2014

Các nhà thiên văn học châu Âu đã tìm ra chứng cứ mới cho thấy Dải Ngân hà nở rộng theo hướng từ trong ra ngoài.

Phát hiện những nhánh bị mất tích của Dải Ngân hà

Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.

Posted Image

Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - (Ảnh: ESO)

Dữ liệu thu thập được trong dự án Gaia-ESO của châu Âu đã cung cấp chứng cứ ủng hộ giả thuyết cho rằng các ngôi sao đầu tiên của Dải Ngân hà bắt đầu hình thành từ trung tâm, có nghĩa là thiên hà của chúng ta phát triển từ trong ra ngoài.

Nhờ vào kính thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phương (Chile), các chuyên gia chịu trách nhiệm dự án trên đã phát hiện những ngôi sao già hơn nằm trong khu vực trung tâm của Dải Ngân hà, gọi là Vòng mặt trời.

Vòng mặt trời, phải mất 250 triệu năm mới đi từ đầu này sang đầu kia, cũng là nơi cư ngụ của hệ mặt trời của chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.

Những ngôi sao nằm trong phạm vi này có hàm lượng ma giê cao, chứng tỏ rằng đây là khu vực từng chứa nhiều ngôi sao “sống vội và chết trẻ”.

Trong khi đó, trưởng nhóm Maria Bergemann của Đại học Cambridge (Anh) cho hay, những ngôi sao nằm ngoài có chu kỳ sống dài hơn, và mất nhiều thời gian hơn để hình thành.

Theo Thanh Niên

==========================

Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.

Posted Image

Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - (Ảnh: ESO)

Tượng hình độc nhất vô nhị mà tri thức khoa học hiện đại khám phá đó chính là đồ hình Âm Dương Lạc Việt.

Posted Image

Chính nền văn minh Lạc Việt - hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã mô hình hóa quy luật vũ trụ mà thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại mô tả. Khoa học càng phát triển thì càng đầy đủ yếu tố chứng minh Việt sử 5000 năm vắn hiến.

Những con nòng nọc sẽ tiến hóa thành cóc và trở về với mẹ cóc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay