Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Gái mại dâm đốt vía chống ế vì trời lạnh kéo dài

Cập nhật lúc 07:46, 31/12/2013

(Tin tức thời sự)– Với những người làm phận gái đứng đường, gái tẩm quất thư giãn, những ngày rét kéo dài vừa qua là mùa làm ăn thất bát nhất trong năm

Đốt vía cho khỏi ế

23h đêm 20/12, tại một quán tẩm quất đèn mờ tên Đ.H trong một ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), ba cô gái tuổi đời khoảng 8x quấn trong một chiếc chăn, ngồi xếp hàng trênghế sopha hướng mặt ra đường. Cửa quán mở toang, lúc này nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C.

Bà chủ quán ngồi ngó ra đường, mặt buồn rười rượi, lấy tờ giấy vo dài rồi đốt, ném ra ngay giữa cửa quán. Vẫn chẳng có ma nào đến. Càng về khuya trời càng rét buốt.

Một khách nam giới đi vào, cả ba cô nháo nhào rũ cái chăn xuống ghế, bà chủ cũng niềm nở mời chào. Em lên gác đi, rồi thích cô nào thì chọn. Khách chọn cô trông có vẻ trẻ nhất.

Tầng hai của quán rộng khoảng 10m2, chia làm 5, 6 phòng nhỏ, mỗi phòng dài khoảng 2m, rộng chưa đến một mét, kê được cái giường, đủ một người đứng một người nằm. Ở đây kinh doanh dịch vụ kích dục bằng miệng.

Posted Image

Nữ nhân viên của quán tẩm quất thư giãn Đ. H ngồi quấn chăn đợi khách (ảnh trái) và những căn buồng để các cô này hành sự (ảnh phải)

Cô tiếp viên tên Phương Chi, hỏi tuổi bao nhiêu nhất quyết không nói, chỉ một câu anh hai câu em. “Anh để em bật máy sưởi, anh ngồi chút đi cho đỡ lạnh đã rồi để em đi chuẩn bị”. Cô nàng chăm cho khách, trong khi mình co ro trong bộ trang phục trên thiếu dưới thiếu, nổi rõ da gà, gai ốc.

“Đốt vía linh thật anh nhỉ, chị chủ vừa đốt vía thì anh vào đấy, coi như anh mở hàng cho bọn em. Mà đen thế, đen đủ đường đen. Đã không có khách, lúc nãy còn gặp ba thằng dở hơi vào quán, hai thằng ngồi đợi, một thằng có nhu cầu, xong lên đến phòng thì đánh ong đánh ve rồi cả ba thằng đi về. Thế nên chị chủ mới đốt vía đấy anh ạ”. – Cô nàng liến thoắng kể chuyện.

Vị khách hỏi cô tiếp viên: “Mấy hôm nay rét nhỉ, quán có đông khách không em”. Vừa được bắt chuyện, cô Phương Chi này lại nói như máy phát: “Ôi khổ lắm anh ơi, mấy hôm rét cả tối mấy chị em ngồi, may ra có vài ba lượt khách, nhưng còn không thảm bằng đợt mưa mấy ngày trước, ngồi ế dài, cả ngày chả có mống nào.” “Thế sao em không xin nghỉ, cho qua đợt rét rồi hãy đi làm?”

“Không nghỉ được đâu anh, nghỉ thì chủ đuổi ngay, bây giờ nhân viên như bọn em kiếm đâu chả có, trong khi khách mùa này thì ít, quán nào cũng đuổi bớt đi. Tết nhất đến nơi rồi, nghỉ thì em lấy gì ăn Tết hả anh?

Mà bọn em không như các quán tẩm quất ở Vọng hay Thụy Khuê, họ làm thành phố thành phường, dù gì thì cũng có khách ra khách vào. Bọn em ở đây, anh nhìn cả ngõ mới có một hàng, thành ra chủ nghiêm lắm. Chị ý bảo làm là phải nhiệt tình để còn tạo thương hiệu cho quán. Thành ra ở kia, họ còn vòi được tiền bo, còn em thì nào dám vòi vĩnh gì. Thậm chí tiền lương là chỉ được nhận 2/3, còn 1/3 chủ giữ lại để đề phòng trường hợp vi phạm kỷ luật”, Phương Chi liến thoắng.

Trò chuyện một hồi, cô tiếp viên đòi đi chuẩn bị để phục vụ. Vị khách đồng ý. Rồi điện thoại kêu váng lên, anh này trả lời mấy câu rồi mặt hốt hoảng: “Xin lỗi em, nhà có việc đột xuất, anh phải đi” rồi cuống lên chạy. Xuống cầu thang gặp ngay chị chủ. Vừa dắt xe ra khỏi quán, lại thấy chị chủ này lúi húi gấp giấy để đốt vía.

Vị khách này là một phóng viên nhập vai. Cuộc điện thoại cũng được dàn dựng từ trước.

Posted Image

Quán tẩm quất trên đường Thụy Khuê, nhân viên tranh thủ lập hội đánh bạc trong những khi ế khách ngày rét

Rét quá không khoe được… “hàng”

Cổng bến xe Nước Ngầm, một hàng trà nóng liêu xiêu bên vỉa hè. Chị bán nước ngoài 40 tuổi. Ngồi bên cạnh, ba cô nhìn đứng đứng tuổi, dáng xồ xề, mặt trát lớp phấn son khá dày, ngồi túm tụm lại với nhau, tay ôm cốc nước chè.

Họ gọi nhau là con, xưng tao. Con Lan, con Phương, con Huệ. Ngồi 15, 20 phút, một người đàn ông trung niên đi từ phía bến xe ra, bắt chuyện với Phương vài câu rồi cả hai đi vào trong bến. Con Lan, con Huệ bĩu dài môi: “Con Phương này nó có nhiều mối khách quen, mà nhìn nó cũng còn tươm tất chán. Tao đi sang quán nhà cô Hạnh buôn đây, mày có đi không?”

Hai người phụ nữ dắt díu nhau đi. Chị chủ quán nước hắt cốc nước chè còn thừa xuống lòng đường. Hỏi dăm ba câu làm quen, thì chị kể: “Ba con đấy toàn cave chúa. Làm ở đây cũng khoảng năm rồi, đứa nào cũng khoảng 40 đấy. Mấy hôm nay trời rét, chúng nó ế lắm. Con nào cũng quần chằng áo đụp. Mùa nóng còn phơi được cái chân cái cẳng, mấy lão già lái xe, bốc vác, xe ôm còn hấp háy. Mùa này chỉ giơ cái mặt như mặt trận ra thì ai dám đi”. Chị bán quán kể tiếp: “Phương nó trẻ nhất chỉ gần 40 tuổi. Nó đi khách thì khoảng 100 nghìn một lần tàu nhanh. Còn mấy đứa kia thì chỉ 70, 80 nghìn thôi. Hôm nào ế quá, chắc 50 nghìn nó cũng đi”

Phóng viên trong vai người khách uống nước, tán chuyện thắc mắc: “Thế là phải mất tiền thuê nhà nghỉ nữa à?” Thì bà chị bán quán bĩu môi: “Nhà nghỉ gì, lái xe thì leo lên cabin, hay chui vào xe. Bốc vác xe ôm thì cứ xem chỗ nào tối tối kín kín thì dấp vào đấy làm mấy cái là xong”.

“Toàn những đứa quá lứa lỡ thì, cả đời trẻ làm cái nghề này, già cũng chỉ còn cái nghề này để mà làm. Có đứa còn bệnh tật khắp người, cứ cậy tranh tối tranh sáng mà mấy lão ít tiền đành nhắm mắt cho qua. Thôi chú uống nhanh cho tôi dọn hàng”.

Chị bán nước bắt đầu xếp ghế xếp bàn. Một người đàn ông chắc là chồng phóng xe máy ra dọn cùng rồi chở nhau về. Dọc đường Giải Phóng, rồi lối rẽ vào cao tốc Pháp Vân, vẫn thấp thoáng những bóng người phụ nữ thấp thoáng trong những khoảng tối, nhạt nhòa trong những cơn gió cắt da cắt thịt.

Minh Tuệ

======================

Khổ nhỉ. Cũng một kiếp người.Thôi Lão Gàn tặng một dự báo thời tiết cho tất cả những ai vì thời tiết mà phải vất vả, rằng:

Nhanh thì ngay sáng này 2. 1. 2014, chậm không quá mùng 4. 1. 2014 thời tiết trên khắp Việt Nam sẽ ấm lên đến hết Tết 10 ngày. Ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình của mùa Xuân so với hàng năm vào lúc thời tiết thuận lợi. Đêm - nơi lạnh nhất là trung bình so với hàng năm, nhưng không dưới 10 độ - kể cả ở thị trấn vùng cao.

Dự báo này dù trong "Quán vắng", nhưng vẫn có giá trị kiểm chứng khả năng tiên tri của cá nhân.

Dự báo của chú Thiên Sứ đã ứng nghiệm. Người nhà của tôi ngày 2.1.2014 có việc ra Hà Nội đã xác nhận thời tiết không lạnh mà đã ấm lên nhiệt độ khoảng 25 dộ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạm giữ con gái và cậu ruột vào bệnh viện cắt chân mẹ bị u não

Đoàn Tân/ Nguoiduatin

03/01/14 10:01

(GDVN) - Thấy những tiếng kêu thảm thiết hắt ra từ phòng Hồi sức, bảo vệ và bác sĩ BV Xanh Pôn hốt hoảng chạy sang.

Một cảnh kinh hoàng như trong phim kinh dị đang diễn ra: Đứa con gái vẻ mặt cô hồn ghì chặt cổ mẹ đẻ để cậu ruột dùng dao hì hụi cắt chân thành ba khúc...

Posted Image

Đang nằm điều trị trong phòng hồi sức, bà Trần Thị D bị con đẻ và em trai mình vác dao cào cắt cụt chân

Vụ việc diễn ra vào rạng sáng ngày 02/01/2014 tại phòng hồi sức (khu điều trị bệnh nhân nặng), Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Hà Nội. Nhiều người chứng kiến cảnh tượng kinh dị này ngất lên ngất xuống. Không ít người lôn ọe ngay tại chỗ...

Nạn nhân là bà T.T.T.D (SN 1967), bệnh nhân u não đang nằm điều trị tại Khoa sọ não 2. Bà bị chính con đẻ và em ruột mình dùng con dao gọt hoa quả cắt lìa bàn chân và đang hì hụi cắt đầu gối, đút chân còn lại vào khe giường bệnh ra sức bẻ.

Bỏ mặc những ánh mắt sợ hãi, những tiếng kêu gào thảm thiết của người thân và các bác sĩ trong ca trực, đứa con gái do bà D dứt ruột đẻ ra, cùng cậu ruột (em bà D.) vẫn hì hụi cầm dao cắt lìa các chi của mẹ.

Sự việc chỉ dừng lại khi nạn nhân khốn khổ này giẫy giụa và rơi xuống đất cùng chiếc chân đã bị cắt lìa khỏi cơ thể. Như hai kẻ vô hồn, đứa con gái và cậu ruột tay vẫn lăm lăm con dao đi đi lại lại trước cửa khu điều trị.

Người nhà một bệnh nhân trong phòng thảm thiết cho biết: “Chúng nó không phải con người, lũ quỷ từ địa ngục thoát ra. Mặc mọi người kêu gào, van xin, chúng nó cứ thản nhiên ngồi ra sức cắt chân bà ấy. Thấy không đứt, chúng nó còn đút chân vào khe giường để bẻ”.

Posted Image

Thấy tiếng kêu thảm thiết, mọi người ùa vào, thì một cảnh như trong phim kinh dị đang diễn ra

Có mặt tại hiện trường, ông Đức, bảo vệ Bệnh viện Xanh Pôn phía cổng mặt đường Chu Văn An cho hay: “Làm bảo vệ ở đây được bao nhiêu năm, nhưng đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến cảnh kinh dị đến vậy. Thấy tiếng kêu thảm thiết, tôi chạy lên thì thấy máu chảy lếnh láng, cổ chân bà D bị cắt lìa, phần đầu gối đang bị 2 con quỷ kia cắt còn dính phần da. Chưa thỏa mãn, chúng còn đút vào khe giường bẻ cho đứt hẳn”.

Không tin vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng kinh dị này, chị L, người nhà một bệnh nhân trong phòng cho biết: “Họ vào ngồi chơi với bà ấy một lúc thì đứa con gái lao lên người ghì chặt cổ, bịt chặt miệng mẹ mình lại, tay đàn ông rút từ trong túi ra một con dao sắc lẹm và cắt bàn chân trước...”.

“Quá đau đớn, bà D giẫy giụa một hồi thì tay đứa con bật ra, lúc đó mọi người mới nghe tiếng kêu thảm thiết, vội ùa đến ứng cứu. May mà bà ấy còn kêu được chứ không thì chắc chúng nó cắt cụt hết chân tay”, chị L sợ sệt nói.

Posted Image

Thấy tiếng kêu thảm thiết, mọi người ùa vào, thì một cảnh như trong phim kinh dị đang diễn ra

Chia sẻ thêm về vụ việc kinh hoàng này, ông Đức, bảo vệ bệnh viện cho biết thêm: “Lúc được mọi người can ngăn ra, trông mắt đứa con gái và cậu nó lạnh lẽo cô hồn. Thấy mọi người kêu gào, chúng nó ngáo ngơ như bị ma nhập”.

Khi phóng viên báo có mặt tại hiện trường, người đàn ông xưng là anh trai nạn nhân Trần Thị D khóc lóc cho biết: “Nhà có 4 anh em, D là đứa em thứ 3 trong nhà và đang nằm điều trị bệnh ung thư. Người cầm dao cắt chân là cậu em út (SN 1971), còn người giữ chặt mẹ cho cậu cắt là con gái D”

Ông hoang mang cho biết thêm: “Mấy hôm trước thấy hai cậu cháu chúng nó bảo có một năng lượng sinh học tương thích để cứu mẹ. Lúc vào viện, cậu cháu nó thay nhau cầm tay Dung. Chừng 15 phút gia đình không để ý thì sự việc kinh hoàng đã diễn ra”.

Posted Image

Khi được phóng viên báo hỏi, bà D vẫn hoảng loạn: Xin đừng cắt chân tay tôi! Xin đừng cắt! Đau lắm!

Chị H, người bán trà đá trước cổng bệnh viện cho hay: “Thấy ầm ĩ, tôi cũng chạy lên xem. Nhìn cảnh đó... tôi phát ói. Bên cạnh người phụ nữ là 2 kẻ một nam một nữ, mặt mũi ngáo ngơ, tay lăm lăm con dao”.

Ngay sau đó, lực lượng Công an phường Điện Biên Phủ (Ba Đình, Hà Nội) có mặt tại hiện trường, tạm giữ hai kẻ man rợ trên.

Hiện bà Trần Thị D đã qua cơn nguy kịch, nhưng khi thấy người lạ, bà vẫn tỏ ra hoảng loạn: Xin đừng cắt chân tay tôi! Xin đừng cắt! Đau lắm!

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin liên quan đến vụ việc này...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổ nhỉ. Cũng một kiếp người.Thôi Lão Gàn tặng một dự báo thời tiết cho tất cả những ai vì thời tiết mà phải vất vả, rằng:

Nhanh thì ngay sáng này 2. 1. 2014, chậm không quá mùng 4. 1. 2014 thời tiết trên khắp Việt Nam sẽ ấm lên đến hết Tết 10 ngày. Ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình của mùa Xuân so với hàng năm vào lúc thời tiết thuận lợi. Đêm - nơi lạnh nhất là trung bình so với hàng năm, nhưng không dưới 10 độ - kể cả ở thị trấn vùng cao.

Dự báo này dù trong "Quán vắng", nhưng vẫn có giá trị kiểm chứng khả năng tiên tri của cá nhân.

Đào đang nở đẹp ở vườn Nhật Tân

Thứ Bẩy, 04/01/2014 - 10:50

(Dân trí) - Vườn đào Nhật Tân đang ngả dần sang sắc màu hoa đỏ, trong nhịp lao động hối hả của người trồng đào.

Thời tiết thuận lợi, cây đào khỏe mạnh, người lao động không mất nhiều công sức gò ép ra hoa. Nếu không có điều gì quá bất thường về thời tiết, hoa sẽ đẹp, hứa hẹn lợi ích cho người trồng và cả người mua vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Posted Image

Ở vườn đào Nhật Tân, mỗi hộ gia đình thường trồng khoảng 200 - 300 trăm gốc đào, hộ nhiều có thể lên đến 900 gốc.

Posted Image

Hoa bắt đầu nở từ khoảng 2 tuần trước, một số cành nở đẹp sẽ mang bán.

Posted Image

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Long - người gốc Nhật Tân đang tưới nước thúc đào nở. Nhà ông có gần 1.000 gốc, cho thu nhập mỗi vụ hơn 100 triệu.

Posted Image

Posted Image

Lác đác đã có nhiều người xuống tận vườn chọn cây, đặt trước hẹn ngày sát tết đến lấy.

Posted Image

Hoa đào và hoa cúc đan xen màu sắc khá đẹp trên vườn đào.

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Luận đang ghép mắt đào vào gốc cây đào rừng có giá 7 triệu, theo ông Luận nhiều gốc đào rừng đẹp có thể được nhười trồng Nhật Tân mua với giá 15 - 20 triệu.

Posted Image

Nếu thời tiết có nắng và gió nồm thổi, hoa sẽ nở nhanh vào đúng tết.

Posted Image

Nhộn nhịp người chăm sóc cho đào.

Posted Image

Nhiều cây đào lớn trồng từ nơi khác được mang về Nhật Tân chuẩn bị cho khách đến xem.

Posted Image

Những cành đào nở sớm đang chuẩn bị mang đi bán đêm.

Posted Image

Theo nhiều người dân trồng đào lâu năm, nghề này chỉ đủ ăn thôi chứ rất khó để làm giàu.

Hữu Nghị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nên đưa mại dâm thành nghề ở Việt Nam?

04/01/2014 10:05

Đã từ lâu những người làm mại dâm ở Việt Nam trở thành hình ảnh xấu, là những ví von khá cay nghiệt để chỉ trích cái công việc mà mọi người thường bảo là 'làm đĩ'.

Posted Image

Gái mại dâm “di động” tại TP.HCM - Ảnh: Nghĩa Phạm

Lúc nhỏ mọi người nói sao thì tôi nghe vậy, tôi nhìn những người làm công việc đó thật xấu xa, là cái thứ “đĩ điếm”, “cướp chồng người khác”, là “loại phụ nữ không biết xấu hổ”…, ra đường thấy họ tôi thường đi xa ra.

Thế nhưng, lớn dần lên, tôi lại thắc mắc vì sao mọi người lại ghét những người đó như vậy, khi mà họ phải từ bỏ danh dự, nhân phẩm của mình để chọn công việc này để làm, để nuôi sống bản thân, có khi là cả gia đình. Họ cũng đâu ngửa tay ra xin tiền đàn ông, họ cũng đâu lôi kéo, họ cũng làm việc và đáp ứng nhu cầu của khách để lấy tiền. Nếu không có cầu thì làm sao có cung?

Nhiều người cho rằng công việc này trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm mà đặc biệt là căn bệnh thế kỷ HIV và pháp luật cũng cấm hoạt động mua bán dâm. Thế nhưng càng cấm thì nghề này càng phát triển, phát triển ở mức độ cao hơn mà bây giờ người ta thường gọi là “gái gọi cao cấp”, “PG tiệc”… và gần đây là những đường dây mua bán dâm hàng ngàn USD trong giới diễn viên, người mẫu gây xôn xao dư luận…

Càng cấm thì người mua, bán, môi giới vẫn cứ hoạt động, cứ lén lút, và chính vì lén lút nên ai cũng có thể mua dâm, bán dâm mà bất chấp độ tuổi, bệnh lây nhiễm… Thậm chí, hành nghề trong nước bị cấm, bị bắt, sau khi thả về, có phụ nữ Việt tràn sang các nước khác để làm công việc này, càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước.

Thiết nghĩ, nếu công việc mại dâm này được đưa vào nghề, thành một nghề công khai như bao nhiêu nghề khác, có quy định thành luật rõ ràng, quy định về độ tuổi, nơi hoạt động, yêu cầu về sức khỏe, bệnh tật, những người làm nghề sẽ được đi khám bệnh, kiểm tra sức khỏe thường xuyên, tuyên truyền các kiến thức về an toàn tình dục, thì có lẽ hoạt động mại dâm sẽ không phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Ở một số nước trên thế giới như Đức, Hà Lan… mại dâm từ lâu đã trở thành một nghề và được quản lý chặt chẽ. Thậm chí ở Đức, người bán dâm trả thuế thu nhập và họ tính cả tiền thuế giá trị gia tăng vào dịch vụ của mình.

Đã đến lúc Việt Nam cần nghĩ đến cách quản lý tốt hơn để đảm bảo vấn đề này thay vì càng cấm thì tệ nạn càng nhiều.

Đỗ Nguyễn (*)

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM

==============

Bàn về vấn đề này còn có ý nghĩa nhân bản hơn bàn về việc bỏ Tết của tay giáo sư Nông nghiệp nào đó......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiếm đâu ra 40 triệu tiêu Tết đây?

Nói 40 triệu thì nghe có vẻ to tát, nhưng đúng là, giờ từng ấy tiền chưa chắc đã đủ chi tiêu một cái Tết, chứ đừng nói là những chuyện linh tinh xung quanh nữa.

Năm nay nghe nói công ty tôi doanh thu thấp nên có thể nhân viên còn được thưởng thấp hơn cả năm ngoái. Là đàn ông, tôi cực kì lo lắng vì không gánh vác được trách nhiệm của người làm chồng, làm con trai trưởng trong gia đình. Nghĩ đến chuyện, cả năm mới có một cái Tết mà không được lương, thưởng khoảng mấy chục triệu thì chắc, tôi không dám vác mặt về quê.

Là con trai trưởng, lấy vợ và lên thành phố lập nghiệp, tôi đã phải lo cho gia đình nhiều chuyện. Dù không ở nhà nhưng hàng tháng, tôi phải cho bố mẹ vài triệu để tiêu pha. Bố mẹ đã già cả, bây giờ con cái đi làm, có tiền lương lại không chăm sóc được bố mẹ thì làm sao đáng mặt làm con, lại là con trưởng thì trách nhiệm còn đau đầu hơn.

Tết nhất đến nơi rồi, năm nào cũng như năm nào, nỗi lo chồng chất nỗi lo. Tôi bắt đầu sợ nếu như không có tiền về quê ăn Tết thì không biết làm thế nào. Nghe phong thanh, các chị em đồng nghiệp trong công ty kháo nhau, năm nay có thể chỉ được thưởng vài triệu là nhiều, có người còn triệu bạc hoặc là vài trăm, có khi còn không có thưởng. Vì thưởng cũng phụ thuộc vào doanh thu của công ty, công ty không thu được thì nhân viên cũng phải chấp nhận 'chung cảnh ngộ' với công ty mà thôi. Nghe vậy, tôi hoảng quá. Nếu mà đúng là thưởng ít như vậy thì năm nay tôi tiêu đời rồi.

Posted Image

Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. (ảnh minh họa)

Tôi phải có đủ hoặc là tầm tầm 40 triệu thì mới tiêu đủ cái Tết. Tết này, vợ tôi có được thưởng thì cũng chỉ đủ mua sắm đồ đạc cho gia đình. Bây giờ Tết có như ngày xưa đâu, có phải cân thịt lợn, cái bánh chưng là xong đâu. Bây giờ lắm thủ tục. Nào là tiền cho bố mẹ tiêu Tết, tiêu pha linh tinh, nào là tiền mừng tuổi, nào là tiền quà cáp, trăm thứ... Có vài triệu trong người thì thà không ăn Tết còn hơn.

Tôi mới tính sơ sơ cũng đã tầm 3 chục triệu. Ví như, cho bố mẹ hai bên nội ngoại, mỗi gia đình tầm 7-8 triệu, cũng là gần chục triệu một nhà rồi. Nếu không cho từng ấy thì mất mặt lắm vì cả năm mới có một cái Tết, bố mẹ cũng phải sắm sửa. Không cho thì cũng phải mua đồ cho các cụ, không thì mua cây đào, cây quất thêm vào, làm quà cho bố mẹ, hay chai rượu ngoại cho bố, để bố uống, thưởng thức Tết cũng là điều nên làm mà. Mà hai bên thì phải như nhau, không thể thiên vị bên này, bên kia được.

Còn chưa nói tới khoản tiền quà cáp cho họ hàng. Năm nào là con trưởng trong nhà tôi chả phải đi chúc Tết này kia. Đến nhà cô dì chú bác, họ hàng gần xa, lại anh em trong dòng họ. Thế là cũng phải mất đến gần chục triệu tiền mua quà cáp nữa chứ chẳng chơi. Cái đó là bao gồm cả tiền mừng tuổi. Mừng tuổi thì vô biên, từ người già đến trẻ con, đều phải có tiền mừng. Mà bây giờ thì ai mừng ít, chí ít ra cũng phải mừng 5 chục nghìn, còn không thì 100 nghìn cho các cụ già, chứ các cụ mà mừng tiền chục thì mừng làm gì, còn sống được bao lâu nữa. Với lại, mang tiếng lập nghiệp ở thủ đô, về nhà tèm nhèm thì người ta lại dị nghị, lời ra tiếng vào, các cụ ở quê hay vậy. Nên đã làm thì phải làm cho tới, cho hay.

Posted Image

Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. (ảnh minh họa)

Còn các cháu nhà mình nữa, cũng phải mừng tuổi cho ra tấm, ra miếng, cũng phải mất vài triệu chứ chẳng chơi. Thế nên, thiết nghĩ, chỉ riêng tiền cho bố mẹ, tiền mừng tuổi, tiền quà cáp cũng đã vài chục triệu như vậy thì thử hỏi, còn đồng nào nữa không? Đó là chưa kể tới chuyện tiền nong đi nhậu nhẹt, ăn uống bên ngoài, hay tiền vui xuân với bạn bè, thi thoảng còn mừng tuổi cho con cái bạn bè nữa.

Tính ra, đúng là phải tầm 4 chục triệu thì hai vợ chồng mới chia nhau mà chu toàn với gia đình đôi bên được. Nhưng trước tình cảnh này, kiếm đâu ra từng ấy tiền đây? Chẳng lẽ lại đi vay thì ngại lắm, cuối năm đi vay, đầu năm đi trả hay là chưa trả được cũng mệt người. Lại còn chuyện ai cho vay mới là quan trọng. Bây giờ đúng là tiến thoái lưỡng nan. Chi tiêu ít đi thì được nhưng mà quá khó, thế nào người ta cũng nói vợ chồng ki bo, ki kẹt, năm mới về được lần chơi với họ hàng mà không có quà cáp cho ra hồn. Thật ra có ai hiểu, cái áp lực lên thành phố lập nghiệp là như thế nào, có giống như chuyện người ta vẫn nói đâu. Có phải cứ sống ở thủ đô thì sang trọng nhiều tiền đâu. Các gia đình như chúng tôi, đi thuê nhà thuê cửa thì thúc thực, lương vài đồng bạc cũng chỉ đủ trả tiền nhà và sinh hoạt phí, chứ còn giàu có thì không biết có gặp thời gặp vận gì không. Nhưng có ai nào hiểu, hoặc là các cụ không biết nên cứ nghĩ con cái không chu đáo. Nhưng mà chu đáo như cái Tết sắp tới này mà tôi tính thì đúng là, vợ chồng có mà sau Tết chỉ ăn cháo với mì tôm thôi!

(Theo Khampha.vn)

====================

Cũng lâu rồi, ngót 20 năm trước, có lần tôi và ông Loccoctu vào ăn phở. Bàn bên có một tay có vẻ dân sung sướng - hồi ấy chưa có khái niệm đại gia - dõng dạc nói lớn: 'Một bát phở, như mọi ngày".

Không ai nói ra, nhưng đều đủ thông minh để ngầm hiểu rằng : ông ta là một người ăn phở thường xuyên ở đây.

Người phục vụ đến bàn chúng tôi hỏi:

- Hai bác dùng phở gì?

Ông anh tôi từ tốn nói:

- Cho hai bát như năm ngoái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện rùng rợn, đau khổ đến tận cùng tại ngôi làng của những người điên

Chủ Nhật, 05/01/2014 - 16:32

Những câu chuyện “rùng rợn” và đáng sợ kiểu như mẹ và con tranh nhau ăn thịt có giòi; hai chị em nhổ tóc đến trọc đầu; nửa đời người mẹ giam con trong chuồng lợn… Tưởng đó là chuyện bịa, nhưng đó lại là những chuyện có thật ở một ngôi làng mà ở đó là thế giới của những người điên…

Posted Image

Đường về “xóm tận khổ”

Trong cái rét căm căm những ngày cuối năm, men theo quốc lộ 21 chúng tôi tìm về xóm 4, 5, 6 thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Thú thật là chỉ cách Hà Nội khoảng 60km nhưng cảnh vật ảm đạm bao trùm lên ngôi làng ngay cạnh chân núi Mác càng làm cho câu chuyện chúng tôi được nghe qua trở nên ám ảnh. Người ta đồn rằng xóm này sợ lắm, có đến hàng chục người bị điên, các gia đình ở liền kề nhau, có khi ở một nhà có đến hai thế hệ gồm cả mẹ và con gái cùng bị điên. Câu chuyện mở đầu của chúng tôi là tiếng thở dài than vãn đầy buồn bã của ông Nguyễn Văn Bình, người ở xóm 5: “Xóm này người điên thì nhiều. Có khi ra đường là bắt gặp người điên ngay ấy chứ. Thật tội nghiệp, nhiều gia đình có đến 3, 4 người điên, cuộc sống của họ đắng cay, cơ cực lắm”.

Nằm ngay cạnh dưới chân núi Mác, ngôi nhà của vợ chồng bà Nguyễn Thị Hà luôn im lìm chặt cửa đề phòng cô con gái Bùi Thị Thảo (SN 1992) có thể lao bạt mạng ra đường bất cứ lúc nào. Bà Nguyễn Thị Hà chia sẻ: “Thảo là đứa con gái út của tôi, từ nhỏ tới lớn cháu học rất giỏi. Nhưng không hiểu sao, năm lên lớp 10, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, cháu bắt đầu có triệu chứng không bình thường”. Nói rồi bà bật khóc, đứa con gái thì ngây ngây, ngô ngô hết cười rồi lại la hét làm cho câu chuyện giữa chúng tôi và bà Hà bị đứt quãng. Ngay sát nhà bà Hà là trường hợp mẹ con bà Nguyễn Thị Loan. Người dân ở đây cho biết mẹ con bà Loan đều dở dở điên điên, cuộc sống cũng đắng cay trăm bề. Trong ngôi nhà xập xệ, đứa con gái Dương Thị Nụ bị cách ly, liên tục đi lại, hỏi gì cũng không nói, thi thoảng lại nhảy múa rồi tự vỗ tay. Một lúc sau, bất ngờ một người đàn bà đứng tuổi đi ở ngoài vườn vào chửi bới rồi đuổi chúng tôi ra khỏi nhà, hỏi ra mới biết đó là bà Loan. Chuyện là sau một thời gian cô con gái Dương Thị Nụ của bà bị điên bà cũng trở nên dữ dằn, cứ nhìn thấy người lạ vào nhà là bà chửi bới rồi đuổi ra khỏi nhà. Một lần bà lang thang ra chợ, có người thương tình cho vài lạng thịt, bà không nấu, cứ để trong nồi, một tuần sau bà mang ra hai mẹ con cùng ăn, người con trai cả phát hiện ra xoong thịt toàn là giòi bọ. “Xóm tận khổ” có nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh éo le, cơ cực như nhà ông Êm, nhà ông Tý, nhà bà Loan… Có người nghi hoặc rằng, chắc tại ở làng này trước đây có nhiều người chết nên bây giờ xóm này mới bị “ám”.

Những câu chuyện rùng rợn

Đây là xóm mới thành lập, hầu hết đều là người tứ xứ về khu nông trường Ba Sao để xây dựng khu kinh tế mới. Khổ tâm nhất là gia đình bà Bình có tới 3 đứa con điên, họ điên đến thảm khốc. Trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ ở xóm 5, người mẹ già gần tuổi thất thập ứa nước mắt khi nhắc đến 3 đứa con ngây dại của mình. Bà Bình kể lại: “Tôi lập gia đình ở trên Thái Nguyên, khi đang mang bầu tôi vẫn phải ngày đeo bình thuốc lên vai, phun mấy mẫu chè, đêm đến lại vò chè đến tận khuya mới được nghỉ. Khi sinh đứa con gái đầu lòng ra bụ bẫm, khỏe mạnh, nhưng càng lớn đứa con gái cả càng có biểu hiện về căn bệnh thần kinh. Mấy năm sau hai vợ chồng tôi sinh đứa con thứ hai nhưng số phận đau đớn một lần nữa lại đổ ập xuống gia đình tôi. Khi được 3 tuổi, đứa con gái thứ hai cứ ngây ngô, ngồi một chỗ, ăn nói không bình thường. Vì lúc đó khó khăn mọi bề nên tôi cũng không đủ điều kiện đưa con đi khám chữa bệnh. Cuộc sống cứ thế dần trôi đi khi cô con gái út sinh ra không có biểu hiện như hai cô chị nhưng quanh năm ốm yếu, quặt quẹo không làm được việc gì, thi thoảng lại trốn nhà đi biệt tăm hàng tuần mới chịu về nhà.

Bà Bình ngồi trò chuyện với chúng tôi mà mắt không lúc nào rời khỏi cô con gái cả của bà cứ ngồi một chỗ, hết cười lại khóc; đứa thứ hai thi thoảng cào cấu đầu tóc, lăn ra đất, xé quần áo rồi lại vơ đống vải vụn cho vào mồm nhai ngấu nghiến. Đứa thứ ba thì chẳng nhớ nổi bao lần trốn nhà biệt tăm, vất vả vào núi tìm mãi mới thấy. Bà Bình khổ sở với những đứa con điên dại ấy, ngày trông con, đêm lại ngồi khóc và tự vấn lương tâm rằng không biết kiếp trước ăn ở thế nào mà kiếp này giời đày 3 đứa con của bà bi thương đến thế (?) Bà Bình nhớ lại: “Năm 1996, chồng tôi ốm đau rồi qua đời, để lại tôi với 3 đứa con bị điên đáng thương của mình. Mỗi lần đi làm đồi là tôi phải đóng chặt cửa không để chúng chạy ra đường, nhưng khi về đến nhà thì đứa nào đứa nấy đều trần như nhộng, từ đầu đến chân mặt mũi bẩn thỉu, người toàn mùi xú uế. Thương con tôi lại cõng từng đứa ra giếng tắm rửa, thay đồ rồi lại lo cho ba đứa ăn. Nhiều lúc buồn hỏi chuyện con cho vui mà chúng cứ ngây dại nhìn tôi trân trân như nhìn một hành tinh xa lạ rồi lại cười khà khà. Cuộc đời tôi là những đêm không ngủ vì 3 đứa không chịu ngủ, dỗ dành chán chúng mới chịu đi nằm, vừa chợp mắt được một lúc thì lại choàng dậy vì những tiếng xoong, chảo va vào nhau. Xuống đến nơi vừa can được hai đứa ra thì cô con gái cả choang cả cái chảo vào đầu, khiến tôi ngã xấp mặt xuống đất. Đánh nhau chán rồi chúng lại lấy gương ra soi mặt để nhổ lông mày, có lần hai chị em chúng nó nhổ tóc cho nhau hói cả đầu rồi lại cười ha hả như ma nhập... Nhưng những lần như thế chưa thấm tháp gì. Sợ nhất là những lần đang bón cơm cho con thì một trong ba đứa cầm ghế gỗ đập vào đầu khiến tôi tứa cả máu mặt ra. Cho đến giờ tôi vẫn thấy run khi nhớ lại những lần bị con đánh. Một lần tôi đang lúi húi nấu cơm trong bếp thì đứa con gái cả cầm kéo lao vào tay cầm tóc lôi tôi xềnh xệch từ bếp ra sân, tay kia cầm kéo đâm vài ba nhát vào lưng, tôi đau đớn kêu cứu, may mà có người hàng xóm phát hiện ra nếu không thì…”. Kể đến đây bà Bình lặng đi, thương xót cô con gái cả rụng hết cả hàm răng vì tự dưng lao đầu vào tường. Nhìn con vừa giận vừa thương, không biết làm gì hơn ngoài việc than trách số phận.

Mẹ “giam giữ” con trong chuồng lợn

Posted Image

Trong số những người bị điên ở thị trấn Ba Sao thì hoàn cảnh gia đình bà Phạm Thị Nhẫn khiến ai biết chuyện cũng xót xa. Bà Nhẫn có một người con trai tên là Vũ Xuân Việt, đang khỏe mạnh bỗng dưng có những biểu hiện bất thường dù gia đình đã chạy chữa nhưng bệnh tình của Việt không những không giảm mà còn nặng hơn. Việt càng ngày càng trở nên “hung dữ” và bạo lực. Cũng chính đứa con trai ấy đã từng bóp cổ bà Nhẫn, đấm đá vào mặt chị gái như kẻ thù và cầm dao truy lùng bố đẻ mình. Bà Nhẫn vẫn bàng hoàng khi nhớ lại: “Khi tôi đang phơi ngô ngoài sân thì thằng Việt đi từ đâu về, mặt hằm hằm, chưa kịp phản kháng gì thì nó lao vào tôi rồi bóp cổ. Tôi hốt hoảng kêu cứu thì nó đẩy tôi xuống đất, dùng hết sức bóp mạnh hơn… Khi tôi gần như không thể thở được nữa thì hàng xóm láng giềng chạy sang đẩy nó ra, đỡ tôi dậy. Nó bị đẩy xuống đất ngã dúi dụi, liền cầm gậy lao vào tấn công hàng xóm. Cũng may có nhiều trai tráng khỏe mạnh ôm nó, nếu không thì…”. Kể đến đây bà chỉ tay ra phía hiên nhà: “Cũng từ ngày ấy gia đình tôi nhốt nó vào đấy, nhỡ đâu nó ra ngoài hại người thì khổ lắm”.

Theo bà Nhẫn ra nơi anh Việt bị “giam giữ”, gần đến nơi đã thấy xộc lên thứ mùi thối khẳn. Nơi Việt ở nằm ngay sát giếng, cạnh chuồng gà, nơi ông bà Nhẫn xây lên với mục đích để nuôi lợn, nhưng vì không có nơi đảm bảo cho Việt không thoát ra ngoài nên bà Nhẫn sử dụng luôn cái “chuồng” rộng khoảng 6m2, trong đó được dựng nên một cái bục bằng xi-măng đủ để cho Việt nằm ngủ. Cửa chuồng được làm bằng sắt to, đan ô vuông vững chắc. Việt mặc mỗi chiếc áo lửng, để truồng phía dưới, khi hỏi chuyện anh luôn cúi gằm mặt không ngước lên một lần nào. Cho ăn thì ăn, còn đâu cứ ngồi lì một chỗ, cặm cụi nhìn xuống nền đất ướt, gọi cũng không thưa. Bà Nhẫn kể: “Từ ngày chồng tôi mất đi, con cái dựng vợ, gả chồng hết tôi càng thấy sợ hơn, nhưng nghĩ nó là con mình nên cố gắng chăm bẵm cho nó. Tôi thương nó lắm, nhưng số mệnh nó đã thế rồi”. Ngay cả đến khi tắm cho Việt bà Nhẫn cũng chỉ dám đứng ngoài cửa “chuồng”, cầm vòi nước phụt vào trong như kiểu “tắm cho lợn”. Việt sinh hoạt tại chỗ, phóng uế hết ra những cái chăn, bốc mùi khai thối nhưng bà Nhẫn cũng không dám mở cửa chuồng vào vì sợ Việt lại chạy ra ngoài gây nguy hiểm cho người dân. Một thời gian dài “giam” con giữa 4 bức tường, bà Nhẫn đứng ngoài song sắt mà không đành lòng, thế nhưng mở cửa ra, nó có lẽ giết bất cứ người nào…

Posted Image

Nửa thế kỷ quặn thắt nỗi đau

“Điều gì đang xảy ra tại cái xóm này?”, chúng tôi hỏi bà Lê Thị Kiệm, Bí thư xóm 5 để mong có sự lý giải thỏa đáng về những hiện tượng bất thường đến mức đau lòng ở xóm nghèo này thì được cho biết: “Ở cái xóm nhỏ bé tí tẹo này người điên khá nhiều. Già có, trẻ có, trung tuổi cũng có. Nguyên nhân chính là do ngày xưa cha mẹ đi bộ đội, thanh niên xung phong, có lẽ do nhiễm chất độc màu da cam. Còn một số trường hợp thì chúng tôi không được rõ nguyên nhân nhưng nói chung cuộc sống gia đình cơ cực lắm”.

Thật sự là đến nửa thế kỷ trôi qua nhưng người dân dưới núi Mác vẫn không thể trả lời được câu hỏi vì sao con cái, gia đình họ lại điên dại như vậy. Lời đồn thổi thì nhiều, người thì cho rằng bị… ma ám, người lại bảo do chiến tranh nhưng sự thật rõ mười mươi như thế nào thì cũng chẳng ai dám chắc. Gia đình cuối cùng chúng tôi đến thăm nơi đây là vợ chồng ông Lại Văn Tiếp và bà Hoàng Thị Sen. Bà Sen năm nay đã qua tuổi 60 nhưng lúc nào cũng phải bón từng thìa cơm cho cô con gái đã ngoài 30. Ông Tiếp cho biết: “Thời xưa, chiến tranh lửa đạn, ông không sờn lòng, sợ hãi, vậy mà giờ nhìn con không sao cầm được nước mắt. Đứa con gái Lại Thị Hằng suốt ngày ngồi rên rỉ, ai oán nên hai vợ chồng thay phiên nhau ngồi ôm con để xoa dịu nỗi đau cho cô con gái khỏi tức giận”...

Chia tay xóm nhỏ mà nhiều nỗi bất hạnh này tôi vẫn băn khoăn một điều rằng, những mảnh đời ở “làng tận khổ” rồi sẽ đi về đâu (?) Nước mắt những người mẹ… vẫn sẽ rơi hàng đêm, nỗi khát khao cho con mình được làm người dù chỉ một ngày đến bao giờ mới trở thành hiện thực (?) như tâm sự của bà Bình rằng: “Hơn 40 năm nay, tôi chỉ có một điều ước là ba đứa con ngây dại được làm người dù chỉ… 1 ngày thôi cũng được!”. Và một câu hỏi cứ ám ảnh chúng tôi: “Sao không có cơ quan đoàn thể nào về ngôi làng này trả lời câu hỏi cho họ, hay ít ra cũng là giúp họ đưa những đứa con điên dở vào cơ sở chữa bệnh???”.

Theo Quân Trần

An ninh thủ đô

=======================

Về lý thuyết thì chỉnh sửa phong thủy của vùng đất này có thể chữa được bệnh cho dân làng. Trước đây tôi cùng anh chị em phong thủy Lạc Việt khóa 1 là Linh Trang, Hahung, nhosonla...đến Ninh Bình (Hay Nghệ An, lâu qúa tôi không nhớ) sửa phong thủy nhà chữa bệnh điên cho một người. Người này tuổi Giáp Thìn, đào giếng phạm Thái Tuế, nên bất chợt nổi cơn điên, giết cha và chị ruột. Sau khi sửa vài tháng sau họ khỏi. Kinh phí chuyến đi do chúng tôi tự bỏ ra và cùng đóng góp phụ sửa nhà với gia đình người này.

Nhưng với làng này thì vấn đề là kinh phí sửa phong thủy và có được những người ở địa phương này chấp thuận hay không?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá bí ẩn phiến đá in hình bàn tay và đầu người trong ngôi đền cổ

Thứ Hai, 06/01/2014 - 08:40

(Dân trí) - Trong một ngôi đền cổ ở gần cổng phía Đông thành Nhà Hồ hiện nay đang thờ một phiến đá có hình thù rất kỳ lạ. Trên mặt phiến đá này in rõ những dấu vết của đầu và hai tay người…

Bao đời nay, người dân sống xung quanh khu vực thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) không ai là không biết đến câu chuyện về mối tình thủy chung son sắc của nàng Bình Khương với chồng mình là chàng Cống Sinh. Đến nay, nhiều thế kỷ đã trôi qua nhưng người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ và kể lại cho các thế hệ con cháu biết.

Posted Image

Ngôi đền cổ thờ nàng Bình Khương nằm ngay sát bên chân tường phía đông Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Tương truyền, vào thế kỷ 14, khi Hồ Quý Ly cho xây dựng Thành Nhà Hồ. Lúc này, Trần Sỹ Công, một viên quan dưới triều Trần (Chàng Cống Sinh) được vua Hồ giao cho chức Đốc công xây dựng thành. Trong lúc xây dựng thành thì có một điều vô cùng kỳ lạ đã xảy ra, đoạn tường thành phía Đông cứ xây lên lại bị sụt lún rồi đổ xuống.

Chính điều này đã làm chậm tiến độ xây dựng thành. Hồ Quý Ly đã nghi ngờ Cống Sinh có âm mưu tạo phản, cho lính bắt rồi chôn xác ông vào đoạn tường thành bị lún đó. Thương xót trước cái chết của chồng, để giữ lòng thủy chung nàng Bình Khương đã đập đầu vào đá tuẫn tiết nguyện chết theo chồng. Tảng đá mà nàng Bình Khương đã đập đầu vào bị lún xuống, in rõ dấu đầu và hai tay nàng.

Đến thời nhà Nguyễn, khi nghe tin về dấu tay và đầu nàng Bình Khương qua hàng trăm năm vẫn còn in rõ trên phiến đá tại tường thành. Người dân từ khắp nơi thấy hiếu kì nên đã đổ về đây rất đông. Lúc này, Viên hào lý trong làng Đông Môn lo ngại tiếng đồn ngày càng vang xa sẽ gây nhiều phiền nhiễu nên thuê thợ về đục cả phiến đá đem chôn.

Posted Image

Bà Nguyễn Thị Vẹn chỉ nơi đoạn tường thành xưa kia chàng Cống Sinh cứ xây lên lại bị sụt lún dẫn đến cái chết oan uổng.

Posted Image

Ngôi mộ chàng Cống Sinh nằm ngay trên tường thành nơi ông bị chôn xác.

Một điều thật kỳ lạ, sau khi đục xong phiến đá ấy những người thợ bỗng nhiên mắc bệnh lạ mà chết. Viên hào lý cũng lăn đùng ra chết không rõ nguyên nhân. Bấy giờ, tri phủ Quảng Hóa lúc này là Đoàn Thước nghe tin và vô cùng cảm động trước mối tình thủy chung của nàng Bình Khương và chồng. Ông đã sai lính tìm đào phiến đá đó lên rồi dựng bia, lập đền thờ chính nơi chàng Cống Sinh bị chôn xác.

Vào năm 1903, tổng đốc Thanh Hóa là Vương Duy Trinh đã cho dựng bia đá tại đền ghi lại sự tích Cống Sinh - Bình Khương. Trong tấm bia đá cổ hiện nay còn lưu lại trong khuôn viên đền ghi dấu: “Tấm lòng trinh tiết in vào đá - Lưu mãi muôn đời vạn tiếng thơm”.

Hiện nay, đền nàng Bình Khương ở tại làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, phiến đá ghi dấu nàng Bình Khương tuẫn tiết theo chồng được thờ nơi hậu điện của đền. Theo quan sát, phiến đá này dài khoảng 1m, chỗ rộng nhất là 50cm, chỗ hẹp là khoảng 20cm. Nơi giữa của phiến đá có một dấu tròn bị lũng sâu xuống in vừa dấu đầu người. Phía hai bên có in rõ dấu hai bàn tay người.

Posted Image

Phiến đá kỳ lạ in dấu đầu và đôi bàn tay nàng Bình Khương được thờ trong đền.

Gia đình ông Vũ Đình Sến, bà Nguyễn Thị Vẹn, làng Đông Môn hiện nay là người trông coi ngôi đền. Sau khi mở cửa cho du khách thắp hương, bà Nguyễn Thị Vẹn dẫn chúng tôi đi tham quan xung quanh ngôi đền cổ này. Bà Vẹn nói: “Những dấu in trên tảng đá đó chính là dấu in đầu và hai bàn tay của nàng Bình Khương”.

Ngôi đền này nằm trên khu đất rộng khoảng 1.000m2, xung quanh có cây cối, phía sau ngôi đền tiếp giáp với tường Thành Nhà Hồ. Khi tới phía sau nơi tiếp giáp với tường thành, bà Vẹn cho biết: “Phía trên kia tường thành là mộ của chàng Cống Sinh, xác ông bị chôn chính ở đoạn tường thành này. Còn phần nằm dưới đây là phần mộ của nàng Bình Khương. Cả hai vợ chồng bà đều được chôn dưới đoạn tường thành này”.

Chúng tôi thắc mắc hỏi bà Vẹn về đoạn tường thành mà chàng Cống Sinh trước kia cứ mỗi khi cho xây dựng lên thì lại bị đổ xuống. Bà Vẹn chỉ tay vào một đoạn tường thành có những phiến đá lớn, dài xếp lên nhau bị nghiêng và bảo: “Đây chính là đoạn tường thành mà xưa kia chàng Cống Sinh cứ xây lên là bị sụt lún rồi đổ xuống, dẫn đến cái chết oan của chàng”.

Tại đoạn tường này, khi quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy rõ được, khác hẳn với những đoạn thành khác, đoạn tường này bị cong bất thường, có đoạn lại bị sụt lún. Đoạn tường này cũng được xếp bằng những phiến đá to nhưng do bị lún nên không thẳng hàng như những chỗ khác.

Bà Vẹn chia sẻ thêm: “Hàng năm, cứ đến ngày 1/9 (âm lịch), người dân trong làng và khắp các nơi trong vùng lại đổ về đây để tổ chức lễ dỗ cho nàng Bình Khương. Theo phong tục xưa để lại thì các hộ dân trong làng chúng tôi ai cũng phải góp lễ để cùng nhau dâng lễ tại đền. Để tỏ lòng thành kính với vợ chồng nàng Bình Khương, chàng Cống Sinh, những ngày đó, dân làng tổ chức lễ hội rồi ăn uống linh đình trong nhiều ngày”.

Posted Image

Những tấm bia đá ghi lại sự tích về lòng thủy chung, son sắc của nàng Bình Khương với chồng. Hiện nay, phong tục này được gỡ bỏ, nhưng cứ đến ngày lễ hàng năm, người dân khắp nơi lại tụ họp về đây để tham dự lễ. Đây được coi là lễ hội lớn ở quanh Thành nhà Hồ còn lưu giữ đến ngày nay.

Được biết, ngoài công trình tường thành bằng đá cổ, ngôi đền cổ thờ nàng Bình Khương - chàng Cống Sinh chính là minh chứng cho sự cống hiến và tài hoa phi thường của người xưa khi tham gia xây dựng Thành Nhà Hồ. Mặt khác, ngôi đền còn là sự minh chứng cho tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắc của nàng Bình Khương - chàng Cống Sinh. Chính vì vậy, đền đã được Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở VH-TT&DL tỉnh Thanh Hóa) công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 1995.

Thái Bá - Duy Tuyên

==================

Một trong những yếu tố cấu thành của báo chí là văn tự. Tất nhiên yếu quan trọng là... chính tả. Vậy mà bài viết này sai lỗi chính tả nhiều quá. Lúc đầu tôi cứ tưởng lỗi đánh máy. Nhưng sau thấy không phải.

Những chữ sai lỗi chính tả trong bài trên được làm đậm và hiển thị màu đỏ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ nhìn thấy tấm bia ông Trần Cống sinh không, chứng tỏ dân ta vẫn theo quan điểm các cụ khá nhiều, âm dương ta là ta chứ không là tàu

Còn nữa

Trần Cống sinh : ông này đã đỗ cống sinh - một học vị đời Trần chứ không phải tên Cống Sinh, tên thật không rõ, nhưng nhà nước suy vi thì đến cứ nhân tú tài còn đi vác đá thì nguyên khí quốc gia cạn lắm rồi

NGẫm lại mà thấy đắng cay cho nước Việt gia đoạn này, quân yếu tướng kém, lại sa đà tranh giành đoạt vị để đến nỗi 10 năm bị giặc Minh chiếm đóng.. Đây cũng là bài học cho chúng ta bây giờ. Chân lý các cụ muôn đời chỉ có đúng

Bắc Môn quan tỏa,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ nhìn thấy tấm bia ông Trần Cống sinh không, chứng tỏ dân ta vẫn theo quan điểm các cụ khá nhiều, âm dương ta là ta chứ không là tàu

Còn nữa

Trần Cống sinh : ông này đã đỗ cống sinh - một học vị đời Trần chứ không phải tên Cống Sinh, tên thật không rõ, nhưng nhà nước suy vi thì đến cứ nhân tú tài còn đi vác đá thì nguyên khí quốc gia cạn lắm rồi

NGẫm lại mà thấy đắng cay cho nước Việt gia đoạn này, quân yếu tướng kém, lại sa đà tranh giành đoạt vị để đến nỗi 10 năm bị giặc Minh chiếm đóng.. Đây cũng là bài học cho chúng ta bây giờ. Chân lý các cụ muôn đời chỉ có đúng

Bắc Môn quan tỏa,

20 năm bị chiếm đóng lận. Tàn phá và hủy diệt văn hóa Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TS Alan Phan:

Năm mới năm me

Posted Image-Đổi mới nào cũng sẽ gây phiền toái và thử thách. Trong lịch sử thế giới hay các kinh nghiệm cá nhân qua sách vở, nhiều đổ vỡ đã xảy ra khi nội bộ quá thoải mái với hiện tại hay quá khứ, mà bỏ quên tương lai.

"Người giàu và quyền thế nghĩ rằng đất nước này thuộc về họ; mặc dù họ chưa bao giờ đóng góp gì để có quyền hưởng thụ đó. The rich think this land is theirs though they have never earned the right to call it theirs.” ― Maaza Mengiste

Trong một xã hội đa dạng, hành xử của từng cá nhân luôn khác nhau, dù hoàn cảnh có tương tự. Nhờ vậy, chúng ta mới có được một bức tranh đẹp (hoặc xấu) với nhiều mầu sắc để thưởng ngoạn.

Tôi nhớ những ngày qua Trung Quốc vào đầu 1976, tôi chưa bao giờ thấy một môi trường “xám xịt” như vậy, như một cỗ máy chạy mệt mỏi dưới hầm những nhà máy cũ, sắp phế thải. Từ áo quần người dân, kiểu tóc, âm thanh ngoài phố…cho đến những thể hiện lo âu, chán nản…hiện lên qua những ánh mắt gần như không còn sức sống của một đạo quân zombies, Trung Quốc thực sự nằm ngoài hành tinh. Ở mặt khác, xã hội càng năng động, thay đổi, thì xử trí tương tác lại phức tạp, khó đoán.

Posted ImageTP.HCM đón năm mới. Ảnh: VietNam Plus

Những ngày cuối năm tại Việt Nam, người thì lo tổ chức tiệc tùng ăn nhậu để tạm biệt năm cũ, có lẽ họ ăn nhậu chưa đủ trong 2013 nên phải làm thêm vài cú chót. Người thì lo kết toán sổ sách coi năm vừa rồi tài sản bốc hơi bao nhiêu; hay lộc trời bất ngờ cho thêm ít nhiều (thực ra họ biết rất rõ, vì lương thì họ không quan tâm, nhưng “lậu” thì dự đoán chính xác từng xu). Người thì suy tư về một năm mới sẽ đem lại những hy vọng gì, hay cũng cũng nhiều thất vọng như năm cũ. Người thì vô tư, vẫn lên Net đều đặn xem có siêu mẫu hay chân dài nào có lỡ làm đứt nút áo nút quần để còn load hình lên Facebook. Các bà cô tiền bạc rủng rỉnh thì có thêm lý do để shop vì cuối năm hàng sale nhiều quá.

Riêng các phóng viên thì ráo riết săn đuổi phỏng vấn ông già Alan vì cha này có nhiều suy nghĩ ngược đời có thể câu khách được. Tựu trung, đáng lẽ là những ngày thư giãn toàn diện để thu thêm năng lượng cho năm mới thì mọi người lại tất bật làm việc nhiều hơn lệ thường.

Nghị quyết và hy vọng mới

Nhưng dù thế nào ai cũng đều có những “nghị quyết” rất hoành tráng (các chính trị gia thì có tuyên ngôn, thông điệp) để lên một kế hoạch thật tươi đẹp cho mọi vấn đề trong năm mới. Tôi nhớ một thống kê đâu đó là 42% dân số trưởng thành của Mỹ thích lập ra những “resolutions” vào ngày đầu năm cho mình và gia đình, xác định những mục tiêu phải đạt về tiền bạc, nghề nghiệp, học vấn, sức khoẻ, giải trí…Tuy nhiên, đến cuối tháng giêng, thì 97% các nghị quyết này đều cuốn theo chiều gió. Thói quen vẫn là một lực quán tính khó thay đổi.

Các bạn phóng viên thường nhờ tôi bình luận về các “nghị quyết” của chánh phủ, quan chức và doanh nghiệp vì họ cho đây là một đề tài có thể ảnh hưởng rất lớn đến tương lai kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hoá của cả một dân tộc. Câu trả lời đầu môi của tôi là các bạn hãy thư giãn. Mọi việc thường xẩy ra như “chiếc lá giữa dòng sông lớn” mặc cho cả trăm ngàn nghị quyết đầu năm. Họ hỏi về nợ xấu, nợ công, DNNN, ngân sách, tỷ giá, vàng, BDS, FDI, TPP… Đề tài khác nhau; nhưng thực ra cái nhìn tổng thể của tôi luôn dựa trên những nguyên lý tự nhiên của đời sống, suy nghĩ khoa học, logic…nên dễ đoán biết. Nó không có gì bí ẩn hay phức tạp như các chuyên gia thích thêu dệt.

Những nguyên lý ảnh hưởng đến sự vận hành của một cá nhân hay xã hội đều rất giống nhau:

1. Đừng hoang tưởng về “bất chiến tự nhiên thành”

Trong kỳ bí của luân sinh vũ trụ, có những tình cờ xẩy ra trong tình huống, sự kiện mà có lẽ chỉ những nhân vật huyền thoại của lịch sử (nhất là chuyện cổ Tàu) mới điều khiển và giải thích được. Hiện nay, nhân loại phần lớn bị chi phối bởi một nền khoa học hợp lý và các định luật của thiên nhiên. Nguyên lý ai cũng phải đồng ý là nếu mình cứ tiếp tục làm các việc đang làm, thì trong tương lai, xa hay gần, chúng ta sẽ thâu lượm những kết quả tương tự như chúng ta đang nhận. Phép mầu chỉ hiện thực vài ba lần trong đời người và cái khoa học gọi là “con thiên nga đen”; các ngài bói toán gọi là “vận số tốt”.

Khi lên kế hoạch cho cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng hay xã hội, chúng ta thích mơ tưởng về những giúp đỡ của thần linh, thánh gióng.. thay vì các con số, kỹ năng, thực tế của môi trường và các cơ hội rủi ro tiếm ẩn. Tôi thực sự lo ngại khi các đại gia, quan chức…thích tham gia các cúng bái đền chùa, lên đồng hay tin vào tư vấn của các nhà ngoại cảm hơn là “xắn tay áo và hành động”.

2. Nói dễ hơn làm. Nghe nói, nhưng chỉ vỗ tay khi hành động đi theo như lời nói.

Đó cũng là lý do chính đa số chúng ta thích (và hay khuyên con) làm giáo sư, quan chức, chính trị gia, chuyên viên bán nước bọt từ các phi vụ chạy áp-phe, dự án, giấy tờ thủ tục…trong đủ mọi ngành nghề của nền kinh tế. Nhìn số lượng quán cà phê, quán nhậu, văn phòng chánh phủ…tại Việt Nam so với các quốc gia khác, có lẽ chúng ta chiếm “top ten” trên thế giới về chém gió.

Các doanh nhân, những chuyên viên kỹ thuật hay mọi người thợ tại các xưởng, thành công hay chưa, đều phải làm. Hỏi bất cứ ai, họ đều chia sẻ về những thử thách và khó khăn phải đối diện hàng ngày. Thất vọng và thất bại luôn đe doạ. Ngoài cái giá phải trả về sức khoẻ, tinh thần, hạnh phúc gia đình, danh tiếng, tiền bạc…cái giá lớn nhất là thời gian. Rất ít người thành công “overnight” (trừ khi trúng số độc đắc). Ngay cả khi ca tụng sự thành công nhanh chóng của Facebook, ít ai nhận ra rằng quy trình để đến IPO phải tốn Zuckerberg cả 8 năm vất vả.

3. Muốn có giải pháp, phải hiểu rõ vấn đề

Có hai khó khăn lớn khi đưa ra giải pháp cho các vấn đề quan trọng của kinh tế Việt Nam như nợ xấu, nợ công, DNNN, BDS, tỷ giá, FDI, TPP…hay ngay cả ngân sách, việc tái cấu trúc, thay đổi cơ chế, nhân sự quản lý. Một là các số liệu. dữ kiện thường mâu thuẫn vì lợi ích cùa các phe nhóm khác nhau. Họ là những người nắm giữ những tài liệu này; và chuyện dấu diếm là bình thường. Hai là chúng ta không được phân tích qua mọi góc nhìn, dù khách quan hay chủ quan, vì những vùng cấm kỵ, nhậy cảm…đã được pháp luật rào lại.

Thử tưởng tượng, một bác sĩ chuẩn bệnh cho bệnh nhân nhận 3, 4 kết quả khác nhau về các thử nghiệm; rồi lại bị cấm đụng đến gần như 80% các phần thân thể. Chỉ một kết luận: bỏ nghề đi làm …thầy bói.

4. Mọi sửa đổi phải bắt đầu từ nội tại.

Trước hết là tư duy và bản thân của người đang nắm giữ quyền lực của việc thay đổi. Sau đó đến sự đồng ý của mọi phe nhóm đang ủng hộ mình. Đây thường là một sứ mệnh bất khả thi, nhất là tại các tổ chức phức tạp và lâu đời.

Cách đây sáu tháng, Tập Cận Bình có “quyết liệt” đổi mới cơ chế của kinh tế Trung Quốc theo các quy luật thị trường để cạnh tranh hữu hiệu hơn trên toàn cầu. Sau một loạt các nghị quyết hành chánh rất ấn tượng, mọi việc đã im lặng như cũ. Ông đã thất bại trong việc “hành” vì không lấy được đồng thuận của các nhóm lợi ích trong phe nhóm. Hiện tượng này còn có tên là “bứt dây động rừng” trong dân gian.

Năm 1977, Đặng Tiểu Bình, dù chưa chắc đã giỏi hơn, đã thực hiện được một cách mạng đổi mới cơ chế kinh tế của Trung Quốc. Lý do đơn giản là họ Đặng không phải đối đầu với các nhóm lợi ích nhiều quyền lực. Kinh tế Trung Quốc lúc đó còn quá nghèo, GDP thua cả những xứ nhỏ hơn như Đài Loan, Hồng Kông…

Một thí dụ gần đây là sự kiểm soát quyền lực của Kim Jong Un xứ Bắc Triều Tiên. Sau khi hành quyết ông dượng Jang, các nhóm lợi ích gần như biến mất (hoặc bị xử tử hoặc đào thoát ra nước ngoài).

5. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Một doanh gia Mỹ có nói, ‘bạn cho tôi biết 10 người bạn thân thiết quanh bạn, tôi sẽ mô tả chính xác đến 80% bản thân, cá tính và hoàn cảnh của bạn”. Suốt ngày cứ tụ tập với bọn du thử du thực thì khó mà tưởng tượng bạn có thể là người đang quản lý một doanh nghiệp tầm cỡ, chính thống. Các bạn bè bà con của bạn toàn là dân khố rách áo áo ôm, thì không ai hình dung bạn là một đại gia hay người thành công về tài chính.

Các quốc gia khôn ngoan cũng biết chọn bạn mà chơi. Sau những đổ nát tiêu điều trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhật và Âu Châu đã đi theo đàn anh Mỹ để 25 năm sau, tạo dựng những nền kinh tế siêu cường. Bài học đó được Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore..sao y để tạo những thành quả tương tự. Gần đây, Nga và các nước Đông Âu cũng bắt đầu quy trình.

Đổi mới nào cũng sẽ gây những phiền toái và thử thách. Trong lịch sử thế giới hay các kinh nghiệm cá nhân qua sách vở, nhiều suy sụp và đổ vỡ đã xẩy ra khi nội bộ quá thoải mái với hiện tại hay quá khứ, mà bỏ quên tương lai. Có lẽ chúng ta cũng không nhiều lựa chọn, nhưng đôi khi con người và tập thể thích bám víu vào “lá số tử vi” thay vì hành xử theo kế hoạch khoa học.

Alan Phan

T/S Alan Phan hiện đang điều hành 1 công ty tư vấn chiến lược và M&A tại California. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. Website cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com,

==============

Cụ Alan Phan ạ! Tôi chẳng có ý kiến, ý cò gì về nội dung chính trong bài viết của cụ được đăng hẳn trên Vietnamnet.vn này. Nhưng cụ động chạm đến Lý học làm tôi tự ái đùng đùng, nên cũng xin có vài lời trình cụ.

Khi lên kế hoạch cho cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng hay xã hội, chúng ta thích mơ tưởng về những giúp đỡ của thần linh, thánh gióng.. thay vì các con số, kỹ năng, thực tế của môi trường và các cơ hội rủi ro tiếm ẩn. Tôi thực sự lo ngại khi các đại gia, quan chức…thích tham gia các cúng bái đền chùa, lên đồng hay tin vào tư vấn của các nhà ngoại cảm hơn là “xắn tay áo và hành động”.

Cụ phản ánh đúng thực tế trực quan nhận thức được. Nhưng xin trình với cụ là bói toán chỉ là hệ quả của một hệ thống lý thuyết rất cao cấp. Nó tổng hợp tất cả những quy luật vũ trụ và thể hiện dưới các mô hình biểu kiến, gọi là phương pháp bói toán với khả năng tiên tri. Hiệu quả của khả năng tiên tri đã xác định từ vài thiên niên kỷ trước. Cho nên người ta tin bói toán hoàn toàn có cơ sở, vì hiệu quả của nó.

Do đó, bói toán chỉ là cái ngọn của vấn đề. Thực chất là một hệ thống tri thức đằng sau nó. Bói toán như là sự xác định một khả năng khách quan sẽ xảy ra. Chính cụ cũng thừa nhận rằng:

Những nguyên lý ảnh hưởng đến sự vận hành của một cá nhân hay xã hội đều rất giống nhau:

.

Nhât trí với cụ về luận điểm này của cụ. Nhưng chính vì tính nguyên lý giống nhau đó thì bói toán mới thể hiện tính quy luật. Thưa cụ!

Đấy là bản chất của bói toán và nó không hề khuyên con người thụ động. Lý học xác định rất rõ: "Tận nhân lực, tri thiên mệnh".

Tiếc thay. Hệ thống lý thuyết ấy đã thất truyền, nên con người trải hàng thiên niên kỷ đã không thấy được cái gốc của các phương pháp bói toán, nên họ chạy theo cái ngọn.

Thí dụ như năm 2013, cụ xác định bất động sản chết ngắc. Ý kiến của cụ gây sốc trên các diễn đàn. Tôi là người ủng hộ nhận xét của cụ. Vì đây là vấn đề mà tôi đã phân tích trên cơ sở Lý học từ năm 2012 lận. Tức là trước cả cụ đến hàng năm về hình thức công khai.

http://diendan.lyhoc...-thuy-lac-viet/

Bài phân tích này của tôi thì không dây dưa gì đến bói toán cả. Có điều cụ phân tích từ kiến thức kinh tế và kinh nghiệm của cụ, còn tôi thì từ một hệ thống lý thuyết chuyên ngành Phoengshui - chỉ là một bộ phân trong Lý học.

Bởi vậy, có vài lời mong cụ xem xét. Cụ có quyền không tin tôi. Cũng không sao. Cá nhân tôi cũng rất cảm tình với cụ vì sự uyên bác của cụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổ nhỉ. Cũng một kiếp người.Thôi Lão Gàn tặng một dự báo thời tiết cho tất cả những ai vì thời tiết mà phải vất vả, rằng:

Nhanh thì ngay sáng này 2. 1. 2014, chậm không quá mùng 4. 1. 2014 thời tiết trên khắp Việt Nam sẽ ấm lên đến hết Tết 10 ngày. Ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình của mùa Xuân so với hàng năm vào lúc thời tiết thuận lợi. Đêm - nơi lạnh nhất là trung bình so với hàng năm, nhưng không dưới 10 độ - kể cả ở thị trấn vùng cao.

Dự báo này dù trong "Quán vắng", nhưng vẫn có giá trị kiểm chứng khả năng tiên tri của cá nhân.

Chiều mai miền Bắc rét đậm, rét hại trở lại

Thứ Ba, 07/01/2014 - 15:09

(Dân trí) - Khoảng chiều mai (8/1), sẽ có thêm không khí lạnh tăng cường về miền Bắc gây rét đậm, rét hại trở lại.

Sau mấy ngày đông ấm áp, các địa phương miền Bắc lại chuẩn bị đón đợt không khí lạnh mới với cường độ mạnh. Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, khoảng chiều ngày mai (8/1), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh vùng núi phía Bắc, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ từ chiều mai trời trở rét, từ ngày 9/1 có khả năng xuất hiện rét đậm, rét hại. Nhiệt độ toàn miền Bắc sẽ giảm từ 5-7 độ. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội được dự báo sẽ chỉ còn 12-14 độ C, vùng núi ở ngưỡng 7-9 độ C. Trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại.

Cũng theo cơ quan khí tượng, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoạt động của dòng xiết gió Tây trên cao nên từ ngày mai, ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ rải rác; Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 2 - 3, vùng ven biển cấp 3 - 4; ở vịnh Bắc Bộ và khu vực phía Bắc Biển Đông từ chiều tối mai có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; biển động. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau từ ngày 9/1, gió đông bắc lại mạnh lên cấp 6, giật cấp 7 - 8; biển động.

Phạm Thanh

=============

Chẳng biết thế nào. Cứ xem thế nào đã. Tôi vẫn không thay đổi ý kiến. Tất nhiên tôi mong rằng tôi sẽ đúng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đội ngũ triển khai và thực thi luật pháp mới đạt trình độ 'thuộc bảng cửu chương' mà cứ hay đặt điều 'Sống và làm việc theo pháp luật' - Phải quản lý Xã hội phù hợp với trình độ dân trí thì mới thực sự quản lý được XH chứ.

TuanVietNam ›› http://vietnamnet.vn...ien-tuong-.html08/01/2014 02:00 GMT+7

Nhà làm luật nên có tư duy… “viễn tưởng”

Posted Image-Những nhà làm luật phải nhìn xa trông rộng, đừng để có luật mà phải nói: Chưa có tiền lệ, thì luật xem như không thật sự có ích trong đời sống.

Những ngày cuối năm 2013, câu chuyện người phụ nữ trí thức tên Hoàng Thị Kim Dung sinh đôi bé trai từ tinh trùng của người chồng đã mất trước đó 4 năm lan truyền trên truyền thông đã gây xúc động trái tim hàng triệu người Việt…

Sự kiện không chỉ là đánh dấu thành công như kỳ tích trong nền y học Việt Nam về sản khoa, mà còn là một câu chuyện hoàn mỹ thời hiện đại về tình yêu đầy nhân văn, rung động cảm xúc mọi người.

Trong suy nghĩ, người viết tưởng rằng sẽ tiếp diễn rất đẹp để hoàn hảo câu chuyện tuyệt mỹ này thì việc “vấp” rào cản pháp lý khai sinh cho những đứa trẻ, dù sau đó đã giải quyết ổn thỏa nhưng cho thấy khoảng cách luật pháp với thực tế đôi khi là khoảng trống vô cảm và luôn… “sau rốt”.

Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…Đó là câu mở đầu trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945, khẳng định “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" của mỗi người khi sinh ra.

Posted Image

Hai bé song sinh. Ảnh do bệnh viện cung cấp Chương II, điều 37, mục 1, Hiến pháp nước CHXHCNVN (sửa đổi năm 2013): “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Căn cứ Điều 65, Luật Hôn nhân và gia đình về Quyền nhận cha, mẹ thì: “Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”.

Và trong Công pháp Quốc tế về Quyền trẻ em mà Việt Nam là quốc gia thứ 02 trên thế giới ký kết cũng quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em.

Chiếu theo các điều luật trên, bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra mang quốc tịch Việt Nam đều được hưởng “quyền lợi” của mình, được khai sinh, được bình đẳng trong bất kỳ trường hợp nào.

Đứng về luật, trường hợp 02 trẻ được sinh ra từ tinh trùng của người cha đã chết trước đó 04 năm với đầy đủ chứng cớ xác thực về người cha theo di truyền học, có quyền được khai sinh với đầy đủ tên cha, tên mẹ. Không thể viện cớ vì người cha đã chết trước đó 04 năm mà tước đoạt của trẻ vị trí người cha trên khai sinh của các bé.

Một việc tưởng chừng chẳng có gì “ầm ĩ” vế vấn đề khai sinh, có thể làm thủ tục một cách bình thường như bao nhiêu trẻ em được sinh ra khác, thì trở thành chuyện “to”. Bởi cái lý là “chưa có tiền lệ”, bởi cha của hai đứa trẻ đã chết cách đó 04 năm…

Ông Nguyễn Văn Toàn (Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực- Bộ Tư pháp) tại cuộc họp báo tổng kết công tác tư pháp quý 04 do Bộ Tư pháp tổ chức: “Pháp luật về hộ tịch chỉ có quy định về đăng ký khai sinh cho các cháu khi bố mẹ có hôn thú và đăng ký khai sinh khi mẹ khai sinh con ngoài giá thú.

Trường hợp người mẹ sinh con từ tinh trùng của người cha đã chết thì khai sinh cho con phải tuân theo pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về trường hợp này trong pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

Trước mắt, để có cơ sở thì khi làm khai sinh cho trẻ, đứa trẻ có thể mang họ mẹ, phần tên cha để trống, sau này nếu có cơ sở pháp lý sẽ sửa đổi trên giấy khai sinh đó, có thể sửa tên cha”.

Và chính vì điều này mà một việc khai sinh cho 02 đứa trẻ từ “bé” xé ra “to”. Người mẹ, đại diện cho 02 đứa con của mình không thể chấp nhận chuyện bỏ trống chỗ điền tên cha trong khai sinh, vì rõ ràng chúng được sinh ra từ “tinh khí” của người cha ruột, đã được xác thực bằng khoa học y học.

Luật sự Nguyễn Ánh Thơm (Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều khoản nào cấm người vợ sinh con từ phương pháp lấy tinh trùng của người chồng quá cố. Như vậy ở đây được hiểu, công dân có thể được thực hiện các hành vi mà pháp luật không cấm. Vấn đề này cũng không trái với thuần phong mỹ tục, đạo đức của người Việt Nam”.

Tiến sĩ Luật Phan Thị Hương Thủy(Văn phòng Công ty Luật TNHH Hoàng Long, Đoàn Luật sư Hà Nội), cũng có ý kiến: “Chiếu theo các điều khoản về Luật dân sự liên quan đến vấn đề khai sinh, hộ tịch, các điều quy định về Quyền trẻ em trong Luật, Hiến pháp, Công ước quốc tế…, thì trong trường hợp này nếu không cho khai sinh đề tên cha là sai.

Không thể lấy lý do người cha đã chết để bác bỏ quyền ghi tên cha. Và nếu đưa trường hợp này vào khoản “con ngoài giá thú” để làm giấy khai sinh là một hình thức vi phạm luật- làm mất danh dự, phẩm hạnh đối với người mẹ (chưa kể đứng về tình thì thật bất nhẫn).

Rõ ràng, Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam (dù có bổ sung, sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2000, thì đến nay cũng là lạc hậu ở một số điều khoản.

Khoa học kỹ thuật trong y học mỗi ngày một tiến bộ, và còn những gì con người có thể thực hiện được nữa, nhưng những nhà làm luật phải nhìn xa trông rộng, đừng để có luật mà phải nói: Chưa có tiền lệ, thì luật xem như không thật sự có ích trong đời sống.

Luật không thể chạy theo sau hành vi

Đúng là trên nguyên tắc, luật được xây dựng trên cơ sở thực tế xảy ra, nhưng luật còn là văn bản quy phạm để đưa mọi việc vào một khuôn khổ trật tự từ hiện tại đến tương lai, nếu như không có cái nhìn vào tương lai, và tiên liệu những vấn đề xảy ra, thì luật vừa ban ra đã có thể trở thành lạc hậu không khả thi.

Đối với trường hợp này, nếu như tiếp tục xảy ra những trường hợp tương tự, thì khai sinh cho đứa bé lại phải đưa lên Bộ Tư pháp giải quyết? Và rồi nếu như có những trường hợp sinh con theo những trường hợp đặc biệt khác, ví dụ như việc một “người nổi tiếng” muốn có nhiều “giống di truyền” của mình, hay có nhiều người muốn có được “giống di truyền” của “người nổi tiếng”, thì họ có quyền đề tên cha trong khai sinh của con, như một chứng thực “hàng thật”? Mà chuyện này thì ở nước ngoài đã có rồi.

Hay như trường hợp một người nổi tiếng tài năng, không muốn lấy vợ, nhưng muốn giữ “giống” nên đưa vào ngân hàng tinh trùng lưu giữ, để rồi sau này sẽ “nhân giống”… . Người đó chết đi, và “giống” đó lưu trữ có thể 10 năm, 20 năm hay lâu hơn, vì khoa học tiến bộ… Sẽ thế nào khi khai sinh cho con?

Thiết nghĩ, những nhà làm luật nên có tư duy “viễn tưởng”, và không thể chỉ nhìn cái đã xảy ra để làm luật, mà phải biết nhìn cái có thể xảy ra trong tương lai xa, để luật khi ban ra có sức sống lâu.

Minh Châu

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

Quản lý theo pháp luật cũng như giải toán thôi. 'Bảng cửu chương' là vậy nhưng vẫn có thể giải bằng số học hay đại số... Vấn đề là cần những người biết làm toán, chứ không phải là những 'con vẹt' trong bộ máy... 'Hành là chính'; thế mới sinh ra ông Thẩm phán...chứ có phải ai có bằng cử nhân luật là hành nghề được đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiết nghĩ, những nhà làm luật nên có tư duy “viễn tưởng”, và không thể chỉ nhìn cái đã xảy ra để làm luật, mà phải biết nhìn cái có thể xảy ra trong tương lai xa, để luật khi ban ra có sức sống lâu.

Minh Châu

Lý học Đông phương nói đến điều này từ cách đây gần 7 năm - ngay trên diễn đàn này. Cụ thể: Một người mua trứng và tinh trùng của người khác, nhờ một người khác nữa đẻ hộ. Ai là mẹ đẻ của đứa bé?!
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên tục phát hiện người Trung Quốc nhập cảnh, hoạt động trái phép

07/01/2014 10:08

(TNO) Ngày 6.1, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA72) Công an thành phố Đà Nẵng cho hay, đã đưa một người đàn ông Trung Quốc về Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố trong khi chờ Đại sứ quán nước này giải quyết.

Trước đó, người dân phát hiện người này đi khắp xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng và đêm 29.12.2013 ngủ lại cánh rừng thôn Lộc Mỹ.

Cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng mời Đại sứ quán Trung Quốc vào làm việc thì được biết, ông này không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào, chỉ khai tên He Xiao Shi, quê quán ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nhưng không rõ tuổi.

Đại sứ quán Trung Quốc từ chối tiếp nhận với lý do để xác minh lại nhân thân nên trước mắt cơ quan chức năng đưa ông He Xiao Shi về Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Thời gian gần đây, thành phố Đà Nẵng liên tục phát hiện người Trung Quốc nhập cảnh, hoạt động trái phép.

Trước đó, ngày 25.12.2013, Công an phường Hòa Hiệp Bắc và Công an quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng cũng đã phát hiện ông Li LinXiang (67 tuổi) và vợ là Gao YaFan (63 tuổi, trú tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc) điều khiển phương tiện tự chế không đăng ký, không có giấy phép lưu hành và nhập khẩu vào Việt Nam trên quốc lộ 1A, đoạn qua Đà Nẵng.

Họ còn mang theo nhiều bản đồ in “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, thể hiện sai chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã bảo lãnh đồng thời cam kết sẽ có trách nhiệm tiếp tục tuyên truyền pháp luật Việt Nam cho công dân Trung Quốc biết và thực hiện.

PA72 Công an thành phố Đà Nẵng tịch thu các bản đồ phi pháp, lập biên bản cảnh cáo, buộc hai du khách cam kết điều khiển phương tiện an toàn. Ngoài ra, PA72 gia hạn cho hai người này đến ngày 15.1 buộc phải rời Việt Nam do visa du lịch một tháng đã hết hạn.

Trong năm 2013, lực lượng hải quan thành phố Đà Nẵng cũng ngăn chặn nhiều vụ du khách Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1.000 ấn phẩm, bản đồ in “đường lưỡi bò” hoặc thể hiện sai chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

Còn nhớ, thời điểm cũng vào cuối năm 2012, cơ quan chức năng tại thành phố Đà Nẵng cũng liên tục phát hiện nhiều người Trung Quốc đi lạc hoặc ăn xin, kinh doanh bất hợp pháp tại Đà Nẵng.

Nguyễn Tú

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chấn động vụ bắt cóc, tống tiền mẹ của tỉ phú ở Singapore

09/01/2014 22:11

(TNO) Điều may mắn là bà cụ 79 tuổi giàu có đã được trao trả an toàn, hai kẻ bắt cóc đã bị bắt và số tiền chuộc 2 triệu SGD (34 tỉ đồng) đã được thu hồi.

Posted Image

Cụ bà 79 tuổi bị bắt cóc và một góc Công viên Sembawang nơi gia đình nạn nhân đặt số tiền chuộc theo chỉ dẫn của những tên bắt cóc - Ảnh: Channel News Asia

Bà chính là thân mẫu của ông Lim Hock Chee - Tổng giám đốc chuỗi siêu thị Sheng Siong giá rẻ rất nổi tiếng ở đảo sư tử.

Tạp chi Forbes năm 2013 xếp ông Lim thứ 35 trong danh sách 50 người giàu nhất Singapore với tổng tài sản 515 triệu SGD.

Tên bà được các cơ quan chức năng và báo chí Singapore giấu kín.

Thu hồi 2 triệu SGD tiền chuộc

Posted Image

Posted Image

Ông Lim Hock Chee tại cuộc họp báo chiều 9.1 về vụ bắt cóc - Ảnh: Straits Times

Vụ bắt cóc xảy ra lúc 10 giờ rưỡi sáng 8.1 khi bà cụ đang đi bộ từ chợ về nhà, ngang qua một bến xe buýt ở khu Hougang, miệt đông bắc Singapore.

Kênh truyền hình Channel News Asia (CNA) trích lời ông Lim cho hay, hai người đàn ông lạ mặt bất ngờ tiếp cận bà cụ, nói dối với bà rằng ông Lim bị té, và họ sẽ đưa bà đi gặp con trai. Tin lời, bà cụ lên đi cùng hai tên này.

Đến khoảng 2 giờ chiều cùng ngày, những tên bắt cóc gọi điện cho ông Lim đòi tiền chuộc 20 triệu SGD.

Ông Lim nhanh chóng báo cảnh sát, và một ban chuyên án lập tức được thành lập và bắt tay tìm kiếm tung tích nạn nhân.

Trong khi đó, ông Lim thương lượng với những kẻ bắt cóc, và hạ được giá tiền chuộc xuống còn 2 triệu SGD.

Đến khoảng nửa đêm 8.1, một bao tải đựng đúng 2 triệu SGD được đem tới đặt ở một góc Công viên Sembawang ở gần điểm cực bắc của Singapore, cách nơi bà cụ bị bắt cóc gần 18km đường xe chạy, theo đúng chỉ dẫn của những kẻ phạm pháp.

Bà cụ được thả không lâu sau đó ở khu công nghệ không gian Seletar cách chỗ giao nộp tiền gần 15km. Sau khi giải cứu bà cụ an toàn, cảnh sát bắt tay vào việc truy những kẻ bắt cóc.

Đên 1 giờ sáng, cảnh sát đã bắt hai tên này tại hai vị trí khác nhau ở khu Hougang và khu Ang Mo Kio cách nhau 4 - 5km. Số tiền chuộc 2 triệu SGD cũng được thu hồi nguyên vẹn.

Cảnh sát Singapore chưa nêu tên hai người này, chỉ cho biết một người 41 tuổi thất nghiệp và một người 51 tuổi làm nhân viên chào bán thẻ tín dụng ngân hàng. Hai người này không có họ hàng và đều là người Singapore.

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Singapore Teo Chee Hean khen ngợi lực lượng cảnh sát đã phá án trong vòng chưa đầy 12 giờ, giải thoát con tin an toàn và thu hồi nguyên vẹn tiền chuộc. Ông Teo gọi hành vi tội phạm này là “rất nghiêm trọng và hiếm hoi”. “Những kẻ lưu manh sẽ bị xử lý với bản án nghiêm khắc nhất của luật pháp”, ông nói trong thông cáo.

Ngày mai, 10.1, tòa án sẽ chính thức buộc tội 2 tên này.

Theo luật hình sự Singapore, tội bắt cóc tống tiền có mức án tối đa tù chung thân hoặc tử hình. Cảnh sát cho biết trong vòng 10 năm qua, tại Singapore chỉ xảy ra 3 vụ bắt cóc tống tiền. Tất cả những tên bắt cóc đều bị bắt và bị bỏ tù chung thân.

Mức tiền chuộc 2 triệu SGD trong vụ mẹ ông Lim là cao nhất từ trước đến nay.

Thục Minh (Văn phòng Singapore)

===========================

Kể từ khi tử hình người thanh niên buôn ma túy người Úc, gốc Việt - cho dù cộng đồng quốc tế can thiệp - cách đây 7 - 8 năm trước; tôi đã xác định rằng: Đất nước Singapor bắt đầu đến thời suy (Lúc ấy chưa có diễn đàn của TTNC LHDP).

Sang năm, những hiện tượng phạm pháp và dấu ấn của sự hỗn loạn xã hội sẽ tăng nhiều hơn ở đất nước này. Singapor có thể sẽ không còn là một cường quốc kinh tế sau vận 8 (Kết thúc 2023), nếu như chính phủ của họ tiếp tục sự cứng nhắc của luật pháp, mà thiếu sự uyển chuyển có tính cân bằng của các mô thức hình thái ý thức xã hội khác.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khổ nhỉ. Cũng một kiếp người.Thôi Lão Gàn tặng một dự báo thời tiết cho tất cả những ai vì thời tiết mà phải vất vả, rằng:

Nhanh thì ngay sáng này 2. 1. 2014, chậm không quá mùng 4. 1. 2014 thời tiết trên khắp Việt Nam sẽ ấm lên đến hết Tết 10 ngày. Ban ngày trời nắng đẹp, nhiệt độ trung bình của mùa Xuân so với hàng năm vào lúc thời tiết thuận lợi. Đêm - nơi lạnh nhất là trung bình so với hàng năm, nhưng không dưới 10 độ - kể cả ở thị trấn vùng cao.

Dự báo này dù trong "Quán vắng", nhưng vẫn có giá trị kiểm chứng khả năng tiên tri của cá nhân.

Tôi ra Hanoi vào 23g ngày 10.1.2014. Nhiệt độ là 16 độ. Nhưng không rét đậm rét hại. Đây là độ lạnh những ngày cuối đông theo Âm lịch.

Hy vọng những mảnh đời bất hạnh liên quan đến thời tiết vượt qua được cái lạnh khắc nghiệt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngất lịm khi phát hiện cảnh chồng ngoại tình với thư ký

11/01/2014 06:00 GMT+7

Chị lấy anh được 10 năm, có với nhau hai đứa con xinh xắn thì phát hiện anh ngoại tình. Ngày nhìn thấy anh khoát tay cô thư kí thân mật đăng kí một phòng ở resort nơi họ đi công tác cũng là ngày chị ngất lịm…

Đàn bà đoan chính giết chết hôn nhân“Địa ngục” hôn nhân biến vợ hiền thành kẻ giết chồngHôn nhân tẻ nhạt của đàn bà U30Những ảo tưởng ngây thơ về hôn nhânBảy mức độ hòa hợp của hôn nhânBi kịch hôn nhân “trả nợ trinh tiết”

Anh phát hiện chị đang dần thay đổi. Chị mặc váy – trang phục mà chị từ bỏ sau khi sinh con, chị hay trang điểm và mái tóc đen mượt từng được anh yêu thích được thay bằng mái tóc xoăn phồng và nhuộm màu bắt mắt…Chị thay đổi. Điện thoại chị luôn có tin nhắn và có người liên lạc, khóe mắt chị đong đầy nụ cười sau khi cúp điện thoại vào mỗi tối thứ Ba và ra khỏi nhà cả ngày vào thứ Tư.

Posted Image

Ảnh minh họa.

Chị vẫn chuẩn bị cho anh những bộ vest thẳng thớm cùng cốc sữa mỗi sáng trước khi đi làm, nhưng anh không thể ngửi mùi thơm từ người chị bằng việc chị cố nhón chân thắt chiếc cà vạt vào cổ áo anh. Chị vẫn nhận tiền của anh hàng tháng nhưng không còn kiểm soát nó. Chị gọi điện cho anh hằng ngày nhưng không nhắc anh trở về ăn tối với ba mẹ con, cũng không còn cảnh mâm cơm nguội chờ anh về rồi hâm nóng sau những chờ đợi mệt mỏi. Chị không còn thắc mắc với anh về những mối quan hệ mà anh đang có và không nhắc anh về ngoại với chị vào dịp lễ hay đưa con đi chơi vào ngày cuối tuần. Chị vẫn dịu dàng chăm sóc anh nhưng chị từ chối anh chạm vào người chị bằng những lý do dễ thương và thuyết phục.

Một thời gian đầu, anh hạnh phúc vì cảm thấy tự do, thỏa mãn việc “thèm phở chán cơm” của một gã đàn ông thành đạt trong cuộc sống; nhưng càng về sau anh càng phát điên với sự tự do đó. Anh phát hiện chị đẹp hơn cả lúc vừa mới yêu hay cả lúc hai người vừa kết hôn, sự quyến rũ trong nụ cười và tự tin nơi đáy mắt, sự dịu dàng đến lạnh nhạt đủ khiến anh phát điên khi vô tình trông thấy chị cười với gã trai độc thân ở nhà đối diện. Sự hờ hững của chị còn hấp dẫn hơn bất kì cô người mẫu nào trên tạp chí phụ nữ chứ đừng nói đến cô thư kí. Rồi một ngày đẹp trời anh nhớ ra vợ mình chỉ 32 tuổi, chị không còn vẻ đẹp thanh xuân mơn mởn mà mặn mà đến khó cưỡng.

Anh theo chị vào một ngày thứ Tư vì tò mò để rồi bàng hoàng khi phát hiện chị ăn mặc thật đẹp chỉ để đến … bệnh viện và một mình đối mặt với căn bệnh ung thư máu. Những ngày cuối cùng anh chăm sóc chị trong bệnh viện, anh hỏi chị muốn ăn gì, câu trả lời thật nhẹ: “cháo vịt”. Anh gỡ từng miếng xương cho vào tô cháo của chị mà nghẹn ngào, cả 10 năm lấy nhau chị hiểu anh đến từng milimet, còn anh đến thứ chị thích ăn nhất cũng không biết.

Posted Image

Ảnh minh họa.

Soạn đồ mang vào trong viện cho chị, anh tìm thấy cuốn nhật kí nơi đáy tủ. Anh cầm lọn tóc đen của chị giấu trong cuốn nhật kí được viết từ 10 năm trước mà bật khóc như một đứa trẻ. Hóa ra lúc anh hạnh phúc đến phát điên cũng là lúc chị đau khổ đến tột cùng. Chị rời khỏi anh vào một ngày nắng thật đẹp trong một tư thế xinh đẹp và nụ cười còn treo nơi khóe miệng, cười như người hạnh phúc nhất thế gian…

Đàn ông thường bàng quang với hạnh phúc ngay bên cạnh mình để tìm những thứ mới lạ xung quanh, họ hưởng thụ nó như một thói quen để rồi chênh chao khi một ngày bỗng dưng mất nó. Đàn ông không vợ và phải nuôi con giống như con tàu lạc giữa đại dương sóng gió khi mất đi người thuyền trưởng, vất vả và kiệt cùng.

(Theo PNO)

===================

Đàn ông thường bàng quang với hạnh phúc ngay bên cạnh mình để tìm những thứ mới lạ xung quanh

Câu chuyện xem cũng có phần"cử động". Í lộn - cảm động. Nhưng đến câu này thì thấy khó hiểu quá! "Bàng quan" chứ nhỉ?! Còn "bàng quang" là cái ...bọng đái. Híc! Lần sau viết văn thì cứ tiếng Việt mà phang - có thể thay từ "bàng quan" thành "thờ ơ", hoặc "hờ hững". Bày đặt sổ Nho nên nó mới khổ thế này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

)

===========================

Kể từ khi tử hình người thanh niên buôn ma túy người Úc, gốc Việt - cho dù cộng đồng quốc tế can thiệp - cách đây 7 - 8 năm trước; tôi đã xác định rằng: Đất nước Singapor bắt đầu đến thời suy (Lúc ấy chưa có diễn đàn của TTNC LHDP).

Sang năm, những hiện tượng phạm pháp và dấu ấn của sự hỗn loạn xã hội sẽ tăng nhiều hơn ở đất nước này. Singapor có thể sẽ không còn là một cường quốc kinh tế sau vận 8 (Kết thúc 2023), nếu như chính phủ của họ tiếp tục sự cứng nhắc của luật pháp, mà thiếu sự uyển chuyển có tính cân bằng của các mô thức hình thái ý thức xã hội khác.

Trắng tay vì khởi kiện

12/01/2014 03:20

Không chỉ “cháy túi” vì án phí khiến phải bỏ ngang vụ kiện, hai bác sĩ Singapore còn mất cả bằng sáng chế thiết bị y khoa mà họ tin là mình bị đánh cắp ý tưởng.

Posted Image

Hai bác sĩ Ting Choon Meng (trái) và Mak Koon Hou - Ảnh: Straits Times

Đó là bác sĩ Ting Choon Meng (54 tuổi, đang giảng dạy tại Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore) và bác sĩ tim mạch Mak Koon Hou. Năm 2005, Công ty MobileStats Technologies của hai ông được cấp bằng sáng chế cho mô hình trạm cấp cứu y khoa lưu động. Mô hình này thực chất là một xe tải nặng khoảng 10 tấn, các chứa thiết bị hô hấp nhân tạo và loại bỏ máu vón cục để cứu người trong tình trạng nguy kịch.

Cuối năm 2011, MobileStats bất ngờ đưa Bộ Quốc phòng Singapore (Mindef) ra Tòa án dân sự tối cao, nơi chỉ thụ lý những vụ kiện có mức đòi bồi thường trên 250.000 SGD (4,2 tỉ đồng), với cáo buộc ăn cắp bản quyền. Vụ kiện xảy ra sau khi Mindef đưa xe thiết bị cấp cứu lưu động vào màn trình diễn diễn tập chống khủng bố tại lễ mừng Quốc khánh vào ngày 9.8. Hai bác sĩ này khẳng định trước đó vài năm họ từng chào hàng thiết bị trên với Mindef, nhưng không đạt thỏa thuận mua bán.

Tại phiên tòa kéo dài 11 ngày rưỡi hồi tháng 7.2012, Mindef cho biết thiết bị đang dùng là do Công ty Syntech Engineers đưa ra, nên nếu có mắc mứu về vấn đề bản quyền sáng chế thì đó là tranh chấp thương mại giữa MobileStats và Syntech. Mặt khác, Mindef cũng cho rằng mô hình trạm cấp cứu lưu động chẳng có gì mới và quân đội Anh đã sử dụng thiết bị tương tự từ Thế chiến 2. Trong khi đó, thiết bị của 2 bác sĩ làm ra “không có một bước cải tiến nào” và cũng “chẳng có khả năng ứng dụng công nghiệp”, nên bằng sáng chế của 2 bác sĩ là “vô nghĩa”. Dựa vào đó, Mindef đã kiện ngược yêu cầu tòa án ra phán quyết hủy bản quyền này.

Tại phiên tham vấn ngày 7.1 để chuẩn bị cho phiên xử dự kiến tái diễn ra vào ngày 17.1, luật sư của 2 bác sĩ tuyên bố họ bỏ cuộc vì lý do tài chính. Bác sĩ Ting Choon Meng - cũng là Tổng giám đốc Tập đoàn y tế HealthStats International - cho biết do phiên xử hồi năm 2012 kéo dài hơn dự kiến khiến chi phí kiện tụng tăng cao, ông và đồng nghiệp đã phải trả “vài trăm ngàn SGD” nên không còn khả năng theo đuổi vụ kiện nữa.

Do MobileStats rút lui và không bảo vệ mình trước yêu cầu kiện ngược của Mindef, Tòa tối cao tuyên bố kết thúc vụ này. Bản quyền sáng chế của MobileStats sẽ bị hủy, và công ty này phải gánh chịu toàn bộ án phí của cả phía Mindef.

Trong khi đó, báo Straits Times dẫn lời bác sĩ Ting nói rằng ông mất niềm tin vào niềm tự hào rằng Singapore là một trung tâm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của thế giới và sẽ từ chức thành viên Hội đồng quản trị của Văn phòng Sở hữu trí tuệ trực thuộc Bộ Luật pháp nước này.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vietinbank và Huyền Như đồng thanh: "4 không"

Theo Tiền Phong 12/01/14 18:07

(GDVN) - Như các tờ báo đã đưa tin và những diễn biến tại phiên xét xử cho thấy, trong vụ án Huyền như, gần 5.000 tỷ đồng chiếm đoạt, gần 3.300 tỷ có nguy cơ mất trắng. Số tiền này là thật, cáo trạng xác định tiền bị chiếm đoạt là của 9 công ty, ba ngân hàng và 3 cá nhân. Trong quá trình xét xử vụ án cho đến nay, xét hỏi tại Tòa, đặc biệt là qua phần xét hỏi của luật sư, ngoài số tiền thất thoát đã rõ, cho thấy nhiều cái không trong vụ án đến từ các cơ quan tố tụng, từ Vietinbank, từ các bị cáo…

Nạn nhân không hay biết

Cho dù có làm việc thông qua Huyền Như hay không, cho dù có hưởng lãi suất vượt trần hay không, cho dù nguồn gốc tiền có nhiều tranh cãi, hầu hết các công ty, ngân hàng, cá nhân được cáo trạng nêu là bị Huyền Như chiếm đoạt tiền đều chuyển tiền của họ vào tài khoản của chính mình tại Ngân hàng Công Thương. Xấp xỉ 3.400 tỷ đồng đã được Huyền Như rút ra bằng chứng từ giả từ Ngân hàng Công thương, nhưng Ngân hàng Công thương khẳng định Huyền Như không chiếm đoạt tiền của mình.

Posted Image

Tại phiên xét xử, Huỳnh Thị Huyền Như luôn miệng lặp đi lặp lại "điệp khúc": Không nghe, không rõ, không nhớ, không trả lời

Trong quá trình điều tra, truy tố, các tổ chức, cá nhân này mặc dù có thể có làm việc với cơ quan điều tra, nhưng không ai được thông báo về kết quả điều tra theo quy định.

Chỉ đến khi nhận được thông báo của Tòa là Nguyên đơn, người bị hại, tức bị Huyền Như chiếm đoạt tiền thì họ mới biết mình bị gán là nạn nhân, tá hỏa cùng từ chối vai trò này và yêu cầu Ngân hàng Công Thương phải trả tiền.

Bốn không của Vietinbank: tiền không vào, không liên quan, không chịu trách nhiệm, không trả lời

Đứng trước yêu cầu của các tổ chức, cá nhân gửi tiền, đứng trước các chất vấn của các luật sư đòi hỏi xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương, trước đòi hỏi của công luận, đòi hỏi của những người đang gửi tiền khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương đã công bố: tiền gửi của các khách hàng trong vụ án đã không vào hệ thống của Ngân hàng Công thương, mà rẽ sang đường khác, Ngân hàng Công thương không có liên quan và không chịu trách nhiệm.

Tại phiên tòa ngày 10/01/2014, luật sư Lưu Văn Tám đã đề nghị Hội đồng xét xử xác định lại thông tin này, vì trong hồ sơ rất nhiều khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, đã có xác nhận, sao kê tài khoản của Ngân hàng, đã được xác định trong quá trình điều tra.

Nhiều luật sư cho biết, nếu ông Phạm Huy Hùng nói đúng, thì hầu hết hồ sơ vụ án là sai, hoặc bị giả mạo.

Tại phần xét hỏi của các luật sư trong hai ngày 9-10/01/2014, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra với vị đại diện của Ngân hàng Công thương, tuy nhiên hầu hết các câu hỏi đã không được trả lời.

Bốn không của Huyền Như: Không nghe, không rõ, không nhớ, không trả lời

Tương tự như Ngân hàng Công thương, khi nhận được các câu hỏi của các luật sư nhằm xác định trách nhiệm của Ngân hàng Công thương, xác định trách nhiệm của Huyền Như thì câu trả lời đều là: Không nghe thấy; Không rõ câu hỏi; Không nhớ; Không trả lời. Kể cả những câu hỏi rất đơn giản về nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, về hồ sơ vay vốn …

Bên cạnh đó, khi trả lời các câu hỏi của luật sư bảo vệ cho quyền lợi cho Ngân hàng Công thương nhằm phủ nhận trách nhiệm cho Ngân hàng Công thương, tránh trách nhiệm cho cá nhân mình thì Huyền Như trả lời rất nhanh, như đã có sẵn câu trả lời và biết trước câu hỏi. Thỏa mãn với phần này. Vị luật sư đã “OK”.

Viện kiểm sát không xét hỏi

Với một vụ án phức tạp, quan trọng, được Đảng, Nhà nước, nhân dân, công luận quan tâm như vậy, Viện kiểm sát đã không tham gia phần xét hỏi.

Theo nhiều luật sư, với vụ án có hàng chục bị cáo, hàng chục đương sự, 5.000 tỷ đồng với cả ngàn giao dịch, tiền do phạm tội mà có chưa được xác định rõ, số liệu nhầm lẫn nhiều …; đồng thời việc xét hỏi của Hội đồng xét xử chưa làm rõ nhiều vấn đề. Việc Viện kiểm sát không xét hỏi là chưa thể hiện được vai trò của mình trong vụ án.

Không phải trả lời trực tiếp, Vietinbank được ưu ái?

Chưa hề có tiền lệ trong các vụ án khác. Là tâm điểm trong vụ án này, nhưng đại diện Ngân hàng Công thương không phải trả lời trực tiếp các câu hỏi của các luật sư. Chủ tọa Nguyễn Đức Sáu kiên quyết từ chối khi các luật sư yêu cầu đại diện Ngân hàng Công thương phải trả lời trực tiếp các câu hỏi theo luật định.

Hàng chục câu hỏi của các luật sư được đặt ra với Ngân hàng Công thương đã đi vào hư không khi vị này trả lời chung tất cả các câu hỏi bằng một bài phát biểu. Hầu hết các luật sư đều không thấy câu trả lời trong bài phát biểu này.

Bất ngờ nhất, trước khi phát biểu, vị đại diện Ngân hàng Công thương nêu: tôi là đại diện Ngân hàng Công thương, nhưng tôi phát biểu tại tòa với tư cách cá nhân, để tránh nhầm lẫn như một số tổ chức, cá nhân đã nhầm lẫn tư cách của Huyền Như ?!

Sau khi luật sư Nguyễn Huy Thiệp nêu vị này tự xưng là đại diện, các luật sư khác phản đối, vị này lúng túng, vội vàng xác nhận lại mình là đại diện Ngân hàng Công thương.

Luật sư không được tiếp tục sao chụp hồ sơ

Hồ sơ vụ án có hơn 70.000 trang bút lục, mục lục hồ sơ đã hơn 1.000 trang. Ngân hàng Nam Việt, đơn vị cũng bị cáo trạng kết luận bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ, trước khi xét xử chỉ có 14 ngày mới biết mình là Nguyên đơn dân sự, tất tả đi tìm luật sư.

Luật sư Trần Đức Hùng làm thủ tục ngay, xin sao chụp hồ sơ ngay để bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Nam Việt. Tòa chỉ cho chụp hồ sơ trong 1,5 ngày, sau đó, dù còn thời gian, luật sư Hùng đã không được tiếp tục sao chụp hồ sơ.

Có ý kiến ngay tại phần thủ tục, nhưng luật sư Hùng đã bị Hội đồng xét xử bác đề nghị hoãn phiên tòa vì lý do: Chụp hồ sơ là việc của luật sư.

Không thu hồi hết tài sản, tiền phạm tội mà có

Số tiền có thể mất trắng, không thu hồi trong vụ án được hiện là 3.300 tỷ, tiền chiếm đoạt hầu hết có địa chỉ sử dụng rõ ràng, nhưng việc thu hồi đã không được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thực hiện theo đúng luật định.

Trong quá trình xét hỏi tại tòa, Hội đồng xét xử không hề làm rõ về việc tiền do phạm tội mà có đã được sử dụng như thế nào, chuyển đi đâu.

Viện kiểm sát thì không hỏi, luật sư hỏi thì không được trả lời. Vấn đề này bế tắc!

Không hoãn, không triệu tập thêm

Ngay phần thủ tục phiên tòa, vì nhiều lý do, nhiều luật sư, đương sự đã đề nghị hoãn phiên tòa, đặc biệt là Ngân hàng Công thương bị đòi tiền nhưng lại tham gia tố tụng với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan do được nhận tiền từ Huyền Như.

Các luật sư cũng yêu cầu triệu tập nhiều người làm chứng, người có liên quan, triệu tập Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Ngân hàng Công thương … ra tòa. Hội dồng xét xử không chấp nhận, nêu sẽ triệu tập khi cần thiết.

Cho đến nay, rất nhiều vấn đề đặt ra phải triệu tập thêm nhân chứng, người có liên quan để làm rõ, nhưng Hội đồng xét xử cũng không triệu tập, như Trương Minh Hoàng, Nguyễn Thị Minh Hương, cùng là Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương CN HCM, người ký hợp đồng tiền gửi với nhiều cá nhân tổ chức …

Không xem xét phát biểu của Chủ tịch Vietinbank trên báo

Trả lời kiến nghị của luật sư Lưu Văn Tám, chủ tọa phiên tòa nêu, không xem xét ý kiến của lãnh đạo Ngân hàng Công thương phát biểu trên báo mạng. Liệu dư luận có thể hy vọng vào kết quả phiên tòa?

==================

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảo vật quốc gia - Kỳ 12:

Vạc đồng Cẩm Thủy

16/01/2014 00:45

Là hiện vật độc bản và hoàn hảo, vạc đồng Cẩm Thủy vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Posted Image

Vạc đồng Cẩm Thủy - Ảnh: Ngọc Minh

Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này.

Năm 1981, trong quá trình đào đắp một công trình tại khu vực ngã ba Đình Hương, thuộc địa bàn P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa đã phát hiện ra chiếc vạc này. Sau đó, chiếc vạc được mang về bảo quản tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa và mãi đến ngày 1.8.2002, chiếc vạc quý mới được bàn giao cho Bảo tàng Thanh Hóa quản lý và trưng bày.

Chiếc vạc có kiểu dáng hình trụ, cao 79,8 cm, đường kính miệng 134,4 cm, đường kính đáy 115 cm. Miệng vạc hơi loe, thành miệng vát, đáy lồi. Trên miệng gắn 6 quai to hình chữ U trang trí kiểu vặn thừng cách đều nhau. Bên trong thành miệng tạo gờ, giữa tai quai trang trí hoa văn các chấm tròn nổi tạo thành bông hoa 5 cánh (nhụy hoa là một chấm tròn to, cánh hoa là 5 chấm tròn nhỏ). Khoảng cách giữa các quai trang trí hoa văn hoa lá dây (gồm 4 cụm) và 2 dòng minh văn chữ Hán đối xứng nhau, mỗi dòng gồm 11 chữ, nét chữ nổi đậm, rõ ràng.

Bên ngoài sát dưới thành miệng trang trí một băng hoa văn hình hoa chanh xen kẽ vân mây và được giới hạn bởi hai đường gờ nổi chạy quanh. Ngăn cách phần thân với miệng và đáy vạc là đường gờ nổi đậm hình sống trâu, hai bên có hai đường gờ nổi nhỏ chạy quanh, thân vạc trang trí các đường gờ nổi tạo thành kiểu bổ ô dọc quanh thân vạc (gồm 6 ô). Sát đáy vạc có một đường gờ nổi chạy quanh, một bên sát đường gờ (đối diện phần quai xuống đáy) có hình một lỗ lõm tròn.

Căn cứ vào minh văn chữ Hán trên miệng vạc “Cẩm Thủy huyện Khâm sai chính thống lĩnh Quận công Tạo. Nhâm Thân niên, thập nhất nguyệt, nhị thập bát nhật chú” (dịch nghĩa: “Chính thống lĩnh Tạo Quận công quan khâm sai huyện Cẩm Thủy. Đúc ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân”), các nhà nghiên cứu đã xác định đây là chiếc vạc lớn do Tạo Quận công, tức quan khâm sai huyện Cẩm Thủy Phạm Ngô Cầu sai đúc ngày 28.11 (âm lịch) năm 1752, thế kỷ 18, thời Lê Trung hưng. Đây được đánh giá là chiếc vạc đồng nguyên vẹn lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay và mang tính địa phương rõ rệt. Thậm chí, do chiếc vạc quá lớn, nên đến nay Bảo tàng Thanh Hóa cũng chưa biết chính xác nó nặng bao nhiêu. Mỗi lần di chuyển chiếc vạc người ta phải huy động máy cẩu mới di chuyển nổi.

Theo các nhà nghiên cứu, vạc đồng Cẩm Thủy là hiện vật có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng dưới thời kỳ Lê Trung hưng. Nó cũng là minh chứng sinh động cho kỹ nghệ đúc đồng của nước ta đã đạt đến độ hoàn hảo, có thể đúc được những vật dụng to lớn ở thế kỷ thứ 18.

Cho đến nay ở Việt Nam chưa có bất cứ địa phương nào ngoài Huế và Thanh Hóa phát hiện được chiếc vạc đồng nào tương tự như vạc đồng thời Nguyễn tại Huế và vạc đồng Cẩm Thủy thời Lê Trung hưng ở Thanh Hóa. Và đặc biệt hơn nữa, đây lại là chiếc vạc do một vị quan khâm sai cho đúc.

Quan khâm sai đúc vạc đồng làm gì ?

Theo sách Lê Quý kỷ sự (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1974) thì “vạc tượng trưng cho cơ nghiệp thiên tử”. Chỉ có vua, chúa mới cho đúc những chiếc vạc lớn nhằm thể hiện quyền uy của mình. Hiện ở Huế đang trưng bày 15 chiếc vạc đồng do các chúa Nguyễn và về sau là vua Minh Mạng cho đúc. Cùng với cửu đỉnh, những chiếc vạc đồng này chính là biểu tượng cho uy quyền của nhà Chúa và vương triều Nguyễn. Vì vậy, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải được chính xác chiếc vạc đồng Cẩm Thủy được làm ra nhằm mục đích gì.

Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyễn Thanh Hiền, Phó giám đốc Bảo tàng Thanh Hóa, cho biết trong quá trình khảo cứu vạc đồng Cẩm Thủy, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi vì sao một vị quan khâm sai huyện Cẩm Thủy lại cho đúc chiếc vạc lớn vốn được xem là biểu tượng uy quyền của các bậc đế vương. Có phải người cho làm ra chiếc vạc lớn này nhằm lưu lại sự nghiệp của mình hay không, hay còn có ẩn tình gì đằng sau chiếc vạc này?

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992) ghi: “Phạm Ngô Cầu là một võ tướng nhà Trịnh, được ban tước Tạo Quận công. Ông được Lê Hiến Tông và Trịnh Sâm rất tín nhiệm, thường giao cho ông những công vụ quan trọng. Ông có tài dùng binh, khi làm trấn thủ phủ Thuận Hóa, phải đối đầu với nghĩa quân Tây Sơn. Năm 1786 vì mắc kế phản gián của nhà Tây Sơn, ông bị chiếm mất thành, phải tự trói mình đầu hàng. Các tướng Tây Sơn giải ông về Quy Nhơn rồi xử tử hình cùng năm”.

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998) cho biết trong thời gian giữ chức trấn thủ phủ Thuận Hóa, Phạm Ngô Cầu luôn quan tâm đến việc học hành của chúng dân. Năm 1777, ông đã đề nghị chúa Trịnh Sâm cho khôi phục lại việc học ở Thuận Hóa vốn bị gián đoạn do chiến tranh nhiều năm và được Trịnh Sâm chấp thuận, cho mở trường thi hương để thu hút nhân tài cho đất nước. “Mặc dù không tìm được những ghi chép về Phạm Ngô Cầu trong thời gian làm khâm sai huyện Cẩm Thủy, nhưng qua những ghi chép về giai đoạn ông làm trấn thủ phủ Thuận Hóa cho thấy, ông là người rất có thế lực và việc làm ra chiếc vạc trên nhiều khả năng nhằm mục đích thể hiện uy lực của cá nhân ông”, bà Nguyễn Thị Hiền nhận định.

Cao Ngọ - Ngọc Minh

=================

Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này.

Bản chất cái vạc ra đời dùng để nấu. Vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài hay quá và rất bổ kích chú Thiên Sứ ơi. Lâu lắm mới gặp chú, kính chúc chú mạnh khỏe, không biết chú có nhận ra cháu không?Cháu có việc muốn được chú giúp lời khuyên nhưng không hiểu sao nick cháu không gửi được tin nhắn. Không biết gửi tin nhắn cho chú thế nào, hix.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài hay quá và rất bổ kích chú Thiên Sứ ơi. Lâu lắm mới gặp chú, kính chúc chú mạnh khỏe, không biết chú có nhận ra cháu không?Cháu có việc muốn được chú giúp lời khuyên nhưng không hiểu sao nick cháu không gửi được tin nhắn. Không biết gửi tin nhắn cho chú thế nào, hix.

Chào Cẩm Tú. Chú nhớ cô bé rùi.

Nt qua điện thoại cho chú. Chứ gửi i meo cho bé. Còn nhớ số DT của chú ko?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn người khắc dấu giả vụ Huyền Như

13/01/2014 09:27 GMT+7

Posted Image - Những ngày qua, phiên tòa xét xử Huỳnh Thị Huyền Như gây xôn xao dư luận. Tại sao chỉ bằng những chiêu trò cũ rích, trong thời gian ngắn, người đàn bà ít tuổi này có thể dễ dàng chiếm đoạt khối tiền lớn lên tới 4.000 tỷ đồng? Không chỉ vậy, qua diễn biến phiên tòa, cho thấy vụ án vẫn còn nhiều "lấn cấn".

Hành tung bí ẩn người khắc dấu

Theo cáo trạng, để thực hiện hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 4.911 tỷ đồng của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân, Huỳnh Thị Huyền Như thuê làm giả con dấu, các hợp đồng và các tài liệu của cơ quan, tổ chức. Cụ thể:

Như đã làm giả 8 con dấu của Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè, Công ty Phúc Vinh, Công ty Thịnh Phát, Công ty Hưng Yên, Công ty Đức Minh Quang, Công ty An Lộc, Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty chứng khoán Saigonbank-Berjaya để đóng vào các tài liệu, giấy tờ do Như làm giả.

Posted Image

Huỳnh Thị Huyền Như sau phiên tòa.Như khai nhận thuê khắc dấu giả của một người khắc dấu dạo tại đường Phạm Hồng Thái gần công viên 23/9 (quận 1, TP.HCM) với mục đích sử dụng để chiếm đoạt tiền. Tuy nhiên, suốt quá trình điều tra người được Như khai là đã khắc những con dấu trên không được xác định vì theo lời khai của Như là "không rõ lai lịch".

Thế nhưng, cần phải thấy rằng, hành trình Như lừa đảo diễn ra suốt từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2010, việc Như là đảo của mỗi công ty, cá nhân diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau...nên không thể có chuyện Như làm giả 8 con dấu trên cùng một lúc. Như vậy, chẳng lẽ Như không có bất kỳ thông tin gì về người khắc dấu ?

Tại sao Huyền Như lại không khai chi tiết hơn về nhân vật này? Để tạo ra một con dấu thật cho một doanh nghiệp theo quy định phải diễn ra cả một quá trình. Nếu những gì Như nói là thật, tại sao người khắc dấu trên biết Như liên tiếp làm giả 8 con dấu của từ ngân hàng đến hàng loạt công ty mà vẫn làm? Và chẳng lẽ ngay sau khi Như bị bắt người này cũng ngẫu nhiên không hành nghề tại công viên 23/9 nữa?

Biết đâu nếu triệu tập được người làm giả con dấu trên sẽ có nhiều vấn đề được làm sáng tỏ hơn. Bởi đối với một vụ án hình sự để đảm bảo không oan sai, không bỏ lọt tội phạm đòi hỏi không được bỏ qua bất kỳ chi tiết nào dù nhỏ nhặt nhất.

Con dấu thật, chữ ký thật, sao hợp đồng lại giả?

Cũng theo bản cáo trạng và tại tòa, Như khai nhận: đầu năm 2010, Như đã gặp gỡ và đàm phán với Phạm Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Thái Bình Dương để huy động tiền về Vietinbank - chi nhánh TP.HCM.

Sau đó, do muốn chia sẻ doanh số với Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè, Như đã giới thiệu Võ Anh Tuấn - Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để Võ Anh Tuấn huy động tiền của công ty này về chi nhánh Nhà Bè.

Quá trình đàm phán huy động tiền, do không biết được mức lãi chênh lệch ngoài hợp đồng Như đã thỏa thuận với Phạm Anh Tuấn nên Võ Anh Tuấn đã cùng Như chuẩn bị, ký sẵn và đóng dấu thật của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè vào hợp đồng còn một số nội dung bỏ trống để tiến tới ký hợp đồng. Sau đó, khi biết được mức lãi suất thực tế Như thỏa thuận, Võ Anh Tuấn đã không huy động tiền về Vietinbank nữa.

Ngay sau đó, Như sử dụng chữ ký thật của Võ Anh Tuấn và con dấu thật của Vietinbank trên tiếp tục ký hợp đồng với Phạm Anh Tuấn. Do nhận được giấy xác nhận "tiền đã về Vietinbank - chi nhánh Nhà Bè" do Võ Anh Tuấn ký tên và đóng dấu thật của Vietinbank nên từ đó Công ty Thái Bình Dương tiếp tục chuyển tiền.

Sau đó, Vietinbank khẳng định không ký các hợp đồng ủy thác đầu tư vốn trên với Thái Bình Dương. Như đã làm giả hợp đồng và các chứng từ liên quan để chiếm đoạt của công ty Thái Bình Dương 80 tỷ đồng. Công ty Thái Bình Dương được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án.

Tuy nhiên điều này không khỏi gây lấn cấn. Phải thấy rằng khi Như sử dụng con dấu thật của ngân hàng, chữ ký thật của Giám đốc chi nhánh thì những hợp đồng này phải là thật. Việc tại sao Như lại có con dấu, chữ ký trên thì thuộc trách nhiệm của Vietinbank và hậu quả pháp lý Vietinbank phải chịu, phải giải quyết với Huyền Như chứ tại sao lại nói đó là hợp đồng giả và bắt khách hàng chịu?

Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng phải chịu nếu xảy ra rủi ro?

Theo cáo trạng, 19 nhân viên ngân hàng ACB đã đứng tên gửi tiền của ngân hàng vào Vietinbank. Toàn bộ quá trình gửi tiền và hợp đồng tiền gửi đều diễn ra theo quy định. Theo kết quả in sao kê thì tiền của ACB đã được chuyển về Vietinbank. Hiện tại, ACB còn thiệt hại 718 tỷ đồng và cũng được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án.

Posted Image

Tại tòa, khi luật sư bảo vệ quyền lợi của ACB hỏi Huyền Như rằng các hợp đồng trên có đúng quy định pháp luật không và những câu hỏi liên quan đến quá trình giao dịch, Huyền Như liên miệng trả lời "không nhớ, không biết, xin phép không trả lời". Thậm chí, Huyền Như và Võ Anh Tuấn còn bất ngờ nói ra rằng sau khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì người chịu trách nhiệm quản lý tài khoản của khách hàng chính là khách hàng.

Có đoạn thì Huyền Như cho rằng Vietinbank không phải chịu trách nhiệm vì: "ngay từ lúc bắt đầu hợp đồng, bên bị cáo đã sai nhưng khách hàng cũng đã sai (vì muốn hưởng lãi cao quá quy định hay vì luật không cho phép ngân hàng đem tiền của khách hàng đi gửi ở ngân hàng khác - PV).

Đối với ACB, do việc gửi tiền trái quy định nên dàn lãnh đạo ACB lúc đó đã dính vòng lao lý còn khi tiền của ACB đã về Vietinbank và Huyền Như đã dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt thì phải hiểu rằng đó là chiếm đoạt tiền của Vietinbank, Vietinbank phải là nguyên đơn dân sự (bên bị thiệt hại) chứ sao có thể không liên quan và bên chịu thiệt hại là ACB?

Cũng vì những "lấn cấn" trên, quá trình điều tra VKSND Tối cao đã trả hồ sơ nhiều lần theo hướng xác định Huyền Như đã chiếm đoạt tiền của Vietinbank, Vietinbank là bên chịu thiệt chứ không phải 9 công ty, 3 ngân hàng và các cá nhân như cáo trạng nêu. Thế nhưng, kết quả điều tra không thay đổi.

Các đơn vị, cá nhân được xác định là nguyên đơn dân sự, bị hại trong vụ án cũng có những bức xúc tương tự. Và thực sự đến giờ phút này, "đại án" Huyền Như vẫn còn quá nhiều lấn cấn.M.Phượng

======================

Tuy nhiên điều này không khỏi gây lấn cấn. Phải thấy rằng khi Như sử dụng con dấu thật của ngân hàng, chữ ký thật của Giám đốc chi nhánh thì những hợp đồng này phải là thật. Việc tại sao Như lại có con dấu, chữ ký trên thì thuộc trách nhiệm của Vietinbank và hậu quả pháp lý Vietinbank phải chịu, phải giải quyết với Huyền Như chứ tại sao lại nói đó là hợp đồng giả và bắt khách hàng chịu?

Thế là thế nào nhỉ? Không hiểu? Cho dù vận dụng hết tất cả những kiến thức tích lũy được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân làm ăn khó khăn, Bà Chúa Kho vắng khách

16/01/2014 08:27 GMT+7

Trong dịp rằm tháng chạp, lượng khách về ngôi đền linh thiêng để vay, xin lộc thưa thớt khiến các chị em chuyên sắp lễ, khấn thuê dành phần lớn thời gian ngồi chơi tán dóc.

Posted Image

Quang cảnh vắng vẻ khác thường ở đền Bà Chúa Kho chiều 14/1.

Posted Image

Do nhiều người đi lễ không biết thủ tục xin, vay, trả ra sao nên từ lâu tại đền Bà Chúa Kho, dịch vụ sắp hiện.

Posted Image

Khác hẳn với những ngày rằm và mùng 1 cuối các năm trước, năm nay trong và ngoài sânđền đều vắng vẻ. Một người hành nghề sắp lễ ngồi chờ hàng giờ đồng hồ nhưng không có khách.

Posted Image

Mỗi khi thấy khách lạ, đội ngũ này liền đi theo để mời mua đồ lễ và sắp lễ thuê. Thông thường mỗi lần thuê bê và sắp lễ từ bên ngoài sân và Phủ Chúa có giá từ 20.000-50.000 đồng.

Posted Image

Đã vậy, phần lớn khách đến lại tự sắp và bê đồ lễ nên nhiều chị em càng thất nghiệp.

Posted Image

Chị Nga (giữa) chờ từ sáng đến chiều nhưng mới có 2 người thuê sắp lễ. "Do số người làm nghề này đông nên khách đến phải chia đều", chị nói.

Posted Image

Người phụ nữ này cho biết, từ đầu tháng Chạp, ít người đi lễ trả nợ Bà Chúa Kho, hy vọng cuối tuần này sẽ đông người hơn.

Posted Image

"Khách đến trả nợ chủ yếu là khách quen của đền, năm nào cũng đi nên có chỗ đặt đồ và sắp lễ quen rồi, năm nay đội bê lễ thuê này phải may mắn thì mới có khách", ông Yên, ban an ninh của đền nói.

Posted Image

Ban quản lý đền Bà Chúa Kho cho biết vẫn để cho đội ngũ này hoạt động. "Khi nào có tình trạng móc túi, lừa đảo khách chúng tôi sẽ can thiệp, thời điểm này chúng tôi vẫn kiểm soát được", vị đại diện nói.

Theo Zing.vn/Tri thức

======================

Không lẽ vì không mần ăn được thì không đi vay tiền,hoặc trả nợ bà Chúa Kho? Mượn thì mượn tiền thật, trả thì trả tiền giấy Âm phủ. Vậy mà còn xù nợ cả Bà Chúa Kho nữa thì ... buồn wá.

Còn mấy quí bà, quí cô ăn lộc bằng cách sắp lễ hầu thánh, cần phải hiểu rằng: Trên Thiên Đường rất rách việc. Thần tiên toàn ăn chơi rồi ở không cả. Bởi vậy, quí bà , quí cô đừng phàn nàn vì sao lại ở không Posted Image

Qua Tết, Lão Gàn sẽ sắp xếp thời gian xuống gửi Bà Chúa Kho cả vạn thỏi vàng... giấy, rồi mượn lại một nửa để tiêu sài ở cõi trần gian. Hì!

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay