Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Bí ẩn quả chuông được thần linh bảo vệ

Tienphong Online

06:06 | 20/11/2013

Trong hơn 400 năm, quả chuông Dhammazedi của Myanmar được cho là nằm sâu dưới đáy con sông Rangoon đã thu hút sự tò mò của những người thích phiêu lưu mạo hiểm và những người săn kho báu dưới nước lẫn từ khắp nơi trên thế giới.

Posted Image

Một bức tranh mô tả quả chuông Dhammazedi khổng lồ.

Quả chuông được miêu tả là nặng 270 tấn, cao chừng 5 - 6m và rộng khoảng 3 - 4m. Do không thể tìm được cho nên người ta tin rằng quả chuông được thần linh bảo vệ.

Hiện nay, một doanh nhân kiêm chính khách hàng đầu của Myanmar tên là Khin Shwe thông báo có kế hoạch tài trợ cho dự án săn tìm quả chuông - với số tiền lên đến hơn 10 triệu USD – để trao trả nó về cho chùa Shwedagon, nơi báu vật bị mất cắp.

Câu chuyện về quả chuông Dhammazedi dường như pha trộn giữa truyền thuyết và những tư liệu lịch sử. Chuông được đúc vào ngày 5/2/1484 theo lệnh của nhà Vua Dhammazedi - lãnh đạo người Mon ở miền Đông Myanmar, là vị vua thứ 16 của Vương quốc Hanthawaddy Pegu đặt thủ đô ở thành phố Bago ngày nay. Ông từng được coi là một trong những vì vua mộ đạo và vĩ đại nhất của vương quốc - sau đó quả chuông được tặng cho nhà chùa Shwedagon ở thủ đô Rangoon (nay là Yangon của Myanmar).

Khoảng 100 năm sau, nhà buôn đá quý Gaspero Balbi từ thành phố Venice (Italia) tìm đến chùa Shwedagon và mô tả quả chuông - được khắc những dòng chữ khó hiểu - trong nhật ký của mình. Gaspero Balbi nói: "Tôi nhìn thấy quả chuông rất lớn nằm trong một hành lang, tôi đo được chiều dài chừng 7 bước chân và bề ngang 3 cánh tay".

Posted Image

Chùa Shwedagon.

Năm 1608, Filipe de Brito e Nicote - lính đánh thuê người Bồ Đào Nha kiểm soát khu vực bờ nam sông Rangoon - chiếm hữu quả chuông và cố gắng mang nó về căn cứ của anh ta. Khi vận chuyển qua sông Rangoon, quả chuông không may đã bị rơi tuột xuống nước, kéo theo sà lan và chiếc tàu chiến của Bồ Đào Nha chìm xuống đáy sông.

Khin Shwe là thành viên Thượng viện Myanmar cũng như đảng Đoàn kết Phát triển Liên bang của Tổng thống Thein Sein. Công ty Zay Kabar của Khin Shwe được đánh giá là một trong những doanh nghiệp xây dựng và bất động sản hàng đầu của Myanmar.

Trong nhiều năm qua, một loạt các dự án ở Myanmar lẫn quốc tế ra đời trong nỗ lực định vị và trục vớt quả chuông khổng lồ Dhammazedi được tin là được đúc bằng đồng, vàng, bạc và thiếc. Phần lớn những cuộc tìm kiếm tập trung ở nơi hợp dòng của hai con sông Bago và Rangoon, gần khu vực gọi là Monkey Point và đối diện với căn cứ của Filipe de Brito e Nicote.

Năm 1995, một ê-kíp của thợ lặn người Mỹ tên là Jim Blunt liên kết với chính quyền Myanmar để tìm kiếm quả chuông quý báu. Jim Blunt cùng với 116 thợ lặn khác trải qua 2 năm ròng rã lặn tìm khắp con sông và sau đó ông kể lại những trải nghiệm của mình trong một bộ phim tài liệu.

Posted Image

Trùm bất động sản Khin Shwe.

Blunt, hiện sống ở California, cho biết qua email: "Tôi bắt đầu lặn tìm quả chuông của nhà vua Dhammazedi vào tháng 12-1995. Sau 10 lần lặn sâu, tôi nhận được thông tin là khu vực tìm kiếm quả chuông đã bị nguyền rủa. Vài thợ lặn đã mất mạng khi nỗ lực tìm kiếm báu vật khổng lồ, trong đó có 2 thợ lặn của Hải quân Myanmar bị mắc kẹt trong xác chiếc tàu đắm".

Nỗ lực quốc tế mới đây nhất nhằm định vị quả chuông thần bí được lãnh đạo bởi nhà làm phim Australia Damien Lay, người trước đây từng đến Myanmar tham gia cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Lady Southern Cross của Australia và phi công mất tích Charles Kingsford Smith. Nói chuyện từ thành phố Sydney của Australia, nhà làm phim Damien Lay cho biết ông đã khảo sát một vị trí khác với nơi mà phần lớn những cuộc tìm kiếm đã diễn ra và tin chắc rằng ông đã phát hiện ra vị trí của quả chuông.

Nỗ lực đầu tiên tìm kiếm dấu vết quả chuông Dhammazedi diễn ra vào tháng 2-1987, và các thành viên của nhóm tìm kiếm bao gồm tiến sĩ kinh tế học Myo Myint, nhà sử học U Kyaw, nhà khảo cổ học U Ko Ko và thợ lặn U Kyaing.

Năm 1989, U Thein Tun và kỹ sư U Zaw Win Aung hợp tác với U Ko Ko và U Kyaing thực hiện cuộc tìm kiếm thứ hai. Kể từ đó, vài nhóm nước ngoài tiếp tục cố gắng định vị quả chuông dưới đáy sông Rangoon. Nhà văn Chit San Win của Myanmar cũng có nỗ lực định vị quả chuông và về sau những trải nghiệm của ông được kể lại trong cuốn sách "Tìm kiếm quả chuông của nhà vua Dhammazedi" xuất bản năm 1996.

Nhà văn - người đã xuất bản 3 cuốn sách về quả chuông khổng lồ - nói: "Người ta tin rằng quả chuông liên kết với thần linh và có nhiều đồn đại cho rằng quả chuông nổi lên mặt sông vào những đêm trăng tròn". Không có bằng chứng cho thấy những đồn đại thần linh bảo vệ quả chuông là có thật, song Nay Oo, con trai của nhà văn, đã chết do cố gắng tìm kiếm quả chuông.

Chit San Win cho biết: "Người ta bảo rằng Nay Oo chết do lời nguyền của thần linh bảo vệ quả chuông. Tôi không tin vào điều mê tín nhưng quả thực là tôi không muốn tiếp tục tìm kiếm sau khi Nay Oo chết".

Nhà làm phim Damien Lay cũng được cảnh báo về câu chuyện lời nguyền liên quan đến quả chuông: "Là người nước ngoài, xuất thân từ nền văn hóa khác, cho nên suy nghĩ của tôi rất khác với người Myanmar. Tuy nhiên, tôi rất tôn trọng ý nghĩa tôn giáo liên quan đến quả chuông và tin rằng lời nguyền thực sự kỳ lạ. Nếu người Myanmar tin vào lời nguyền thì tôi cũng tin theo. Nhưng, có lẽ tôi không sợ hãi hay lo nghĩ về nó bởi vì chúng ta có quá nhiều thách thức trong nỗ lực tìm kiếm quả chuông khổng lồ”.

Damien Lay nhắc lại rằng ông tin tưởng quả chuông của nhà vua Dhammazedi sẽ được tìm thấy để trao trả lại cho người dân Myanmar.

Theo Di An

Công an nhân dân

=======================

Việt Nam cũng có một huyền thoại thần bí về một quả chuông - Chắc hầu hết người Hà Nội lớn tuổi đều biết: Chính là "quả chuông đồng Hồ Tây".

Có nhiều tình tiết huyền thoại về quả chuông của Việt Nam và Myanmar trùng hợp:

* Những đêm thanh vắng có ánh trăng, quả chuông hiện lên.

* Chuông Việt và Myanmar đều đúc bằng đồng.

* Đều bị chìm xuống nước.

* Cùng liên quan đến chùa và thày Chùa - Sư Nguyễn Minh Không.

* Tính hiện thực của chuông Myanmar rõ nét hơn. Nhưng tính hiện thực của quả chuông Hồ Tây cũng gián tiếp xác nhận liên quan đến những vật phẩm đồng đen còn lại chính là tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đến Quan Thánh, gần Hồ Tây.

Riêng huyền thoại của Việt Nam có một chi tiết mà Myanmar không có là:

Nếu ai có 10 đứa con trai thì sẽ kéo được quả chuông vàng Hồ Tây lên. Con số 10 này liên quan đến Trung Cung Hà đồ - "Pháp đại uy nỗ" của Lý học Việt.

Còn của Myanmar thì thiếu sự hóa giải lời nguyền.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc vé qua cổng Văn Miếu và "cái tát mạnh" vào văn hóa ở Thủ đô

Ngọc Quang

Thứ tư 20/11/2013 13:25

(GDVN) - Một "trò lố" đã xảy ra tại sự kiện trao giấy chứng nhận cho 57 tân Giáo sư và 514 tân Phó Giáo sư tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội): Người thân và đồng nghiệp của các Giáo sư, Phó Giáo sư phải nộp tiền vé mới được vào tặng hoa. Không tiền sẽ phải đứng ngoài.

Đây là chuyện có thật. Thật 100%! Nó xảy ra ở cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngay trước giờ diễn ra buổi lễ trao giấy chứng nhận cho các tân Giáo sư và Phó Giáo sư sáng 18/11 vừa qua. Người thân, đồng nghiệp… mang hoa tới chúc mừng các tân Giáo sư, Phó giáo sư bị nhân viên và bảo vệ của di tích chặn lại hỏi vé. Ai có vé được qua cửa, còn không thì bị xua ngược ra ngoài.

Nhiều tiếng xì xào kèm những ánh mắt khó chịu của các vị khách đang cầm trên tay những bó hoa khi bị nhân viên xua ra ngoài mua vé. Có người bảo, "coi như đánh rơi 20 nghìn". Cũng có người bảo coi như đấy là của “bố thí”... cho những kẻ vô văn hóa.

Không ai tiếc 20 nghìn đồng (thậm chí nhiều hơn nữa), nhưng tất cả đều cảm thấy bị xúc phạm khi người ta lợi dụng một sự kiện chính trị - xã hội quan trọng của đất nước để kiếm chác. Một sự kiện quan trọng tổ chức ở một nơi linh thiêng, có sự xuất hiện của cả Ủy viên Bộ Chính trị và Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cùng nhiều lãnh đạo các ngành khác mà vẫn bị lợi dụng tăng doanh thu bán vé.

Posted Image

Rất nhiều người thân vào tặng hoa các tân Giáo sư, Phó Giáo sư (ngày 18/11) đã bị chặn lại bắt mua vé qua cửa.

Một phụ nữ đứng tuổi cũng đang công tác tại một cơ quan nghiên cứu về văn hóa hỏi lớn: Sao Văn Miếu làm ăn buồn cười thế? Nhưng không một tiếng trả lời, nhân viên và bảo vệ của Văn Miếu coi như không nghe thấy ai hỏi. Họ tiếp tục thu tiền, rồi xé vé. Nếu bị hỏi dồn, nhân viên gác cổng sẽ vặc lại: “Giấy mời đâu? Không có giấy mời thì ra mua vé”.

Nhìn cảnh tượng cả đoàn người thân của các Giáo sư, Phó Giáo sư rồng rắn xếp hàng mua vé để được bước qua cổng Văn Miếu – chỉ để tặng hoa (chứ không phải vào thăm di tích) chẳng khác gì một "trò lố". Không biết đây là sơ suất của ban tổ chức buổi lễ hay chủ ý của Ban quản lý di tích Văn Miếu? Dù có phải chủ ý hay không đi chăng nữa thì đây cũng là một lối hành xử vô văn hóa bậc nhất ở đất kinh kỳ từ xưa tới nay. Buồn thay nó lại xảy ra ở chính nơi gìn giữ văn hóa.

Văn miếu Quốc - Tử Giám vốn nổi tiếng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nơi được coi biểu tượng cho truyền thống hiếu học của dân tộc từ hàng nghìn đời nay, trong phút chốc bị biến thành “cái chợ” để làm trò “cưa đứt đục suốt”.

Kiểu làm ăn này có lẽ sẽ giúp cho Ban Quản lý di tích Văn Miếu có thêm vài chục triệu bổ sung vào bản báo cáo đẹp về thành tích “kinh doanh”, mà nhờ đó có đóng góp vào “ngân sách Thủ đô” một khoản đáng kể nào đấy. Nhưng nhìn ở góc độ khác, lối hành xử ấy chẳng khác gì một cái tát giáng thẳng vào ngành văn hóa Thủ đô.

Rồi đây, ông Trưởng ban quản lý di tích Văn Miếu sẽ trả lời thế nào với 571 tân Giáo sư, Phó Giáo sư? Tôi đồ rằng, câu trả lời sẽ là: “Nhân viên không phân biệt được khách tham quan hay người thân vào tặng hoa các Giáo sư, Phó Giáo sư”; hoặc “Đó là do sơ xuất trong khâu tổ chức, do nhân viên và bảo vệ không phân biệt được người thân tới tặng hoa chúc mừng các tân Giáo sư và Phó giáo sư”…

Posted Image

Một người thân của tân Phó Giáo sư đã phải phải mua chiếc vé này mới được mang hoa vào tặng.

Một nữ cán bộ đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Kinh thành Thăng Long kể lại sự việc trong nỗi bức xúc: “Tôi là em của một tân Phó Giáo sư. Tôi đi cùng anh vào Văn Miếu từ rất sớm, lúc sau quay ra cổng trả vài món đồ cho người bạn, khi quay trở vào thì cũng bị bảo vệ đòi vé. Rất nhiều người thân của các Giáo sư và Phó Giáo sư phải xếp hàng mua vé mới được vào tặng hoa. Tôi không hiểu ban tổ chức và ban quản lý di tích này đã làm ăn thế nào mà lại xảy ra cái chuyện lạ đời như vậy. Chính tôi là người công tác trong ngành văn hóa mà còn thấy không thể chấp nhận được cái kiểu hành xử thế này. Thật lố bịch!”.

“Trò lố” này khiến cho nhiều người nhớ tới những sự cố đáng tiếc đã từng xảy ra trong ngành văn hóa, du lịch Thủ đô… mà sau đó chính những lãnh đạo cấp cao của thành phố, của ngành du lịch đã phải lên tiếng xin lỗi, mà gần đây câu chuyện dân làng cổ Đường Lâm xin trả di tích là một thí dụ.

Lần ấy, đích thân Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã về thị sát ngôi làng cổ, và ông nói một câu khiến cho dân ở đấy còn nhớ mãi: “Chúng tôi xin lỗi vì sự chậm trễ này”. Một câu nói ngắn gọn, nhưng nó đúng là điều mà những người dân đang vô cùng bức xúc cần nghe.

Và trước đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cùng quan chức đầu ngành du lịch đã đến gặp mẹ con bà Ilona Schultz (du khách người Australia) để xin lỗi vì “đi xích lô 5km bị chặt chém 1,3 triệu đồng”.

Đó là những ứng xử đẹp và rất cần thiết! Nhưng những cố gắng như vậy của ông Nghị, ông Tuấn (và nhiều vị lãnh đạo khác nữa) có lẽ sẽ chỉ như “muối bỏ biển”, và không thể khỏa lấp hết cho những ứng xử tồi (nhiều người gọi là “văn hóa lùn”) của chính những người làm việc trong ngành văn hóa ở Thủ đô. Những ứng xử tồi tệ ấy cũng sẽ khiến cho nhiều nỗ lực của những cán bộ khác trong ngành văn hóa Thủ đô bị đổ xuống sông, xuống biển.

=======================

Thế nào là "văn hóa"? Hiện nay có khoảng 400 định nghĩa về nội hàm khái niệm văn hóa trên thế giới. Tất nhiên ai cũng cho khái niệm của mình đưa ra là đúng nhất.

Nhưng vấn đề bán vé vào cổng trong trường hợp bài báo đã nêu - ngoại trừ giấy mời - không phải là hành vi vô văn hóa. Nếu tôi là anh/ em ruột của một vị tân giáo sư nào đó - mà không có giấy mời thì tôi cũng sẽ mua vé để được vào tặng hoa. Chuyện đơn giản là quy định bước vào Văn Miếu phải mua vé không được miễn trừ trong những ngày này.

Sự thông cảm với những người phụ trách Văn Miếu chính là một hành vi văn hóa. Đó là lý do để tôi cũng sẵn lòng mua vé dù là anh/ em ruột của một vị tân giáo sư. Thậm chí, nếu chính tôi là người được tặng hàm giáo sư - mà tôi quên giấy mới, tôi cũng mua vé.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường:

Không tìm thấy xác nạn nhân, xử lý hình sự được không?

14/11/2013 12:15

(TNO) Đã gần 30 ngày từ khi xảy ra vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác nạn nhân xuống sông Hồng, thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa được tìm thấy. Liệu việc xử lý và định tội bác sĩ Tường sẽ thế nào nếu không tìm được thi thể của nạn nhân?

Vụ bác sĩ vứt xác: Gia đình bệnh nhân mời luật sư vào cuộc

Vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Tội danh sẽ thay đổi nếu tìm được thi thể nạn nhân

Bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Mức án không quá 7 năm tù?

Posted Image

Ông Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan điều tra - Ảnh: Hà An

Vấn đề được đặt ra là nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân thì có thể xử lý hình sự được đối với ông Nguyễn Mạnh Tường hay không? Thanh Niên Online đã trao đổi vấn đề này với nhiều chuyên gia pháp lý, những người đang làm việc trong ngành tố tụng, để có cái nhìn đa chiều về vụ việc.

Vẫn xử được với 2 tội danh khởi tố

Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thẳng thắn đánh giá: “Vẫn xử được dù không tìm thấy thi thể người chết nếu truy tố ông Tường về 2 tội danh đã truy tố”.

Luật sư Tám phân tích, trong vụ án này có rất nhiều bằng chứng vật chất khác ngoài thi thể của nạn nhân có thể được thu thập làm chứng cứ của vụ án. Chẳng hạn như, lời khai của ông Tường, của các nhân viên ở viện thẩm mỹ, của vợ ông Tường, của ông Khánh; các bằng chứng như phiếu thu, chứng từ, hóa đơn thu giữ ở viện thẩm mỹ cho thấy có sự hiện diện của chị Huyền ở viện thẩm mỹ Cát Tường; rồi 11 ống xi lanh hút mỡ của nạn nhân; những nhân chứng như cô gái đến viện thẩm mỹ sửa mũi chứng kiến thấy Khánh cầm túi nylon loại lớn; những dấu vết còn để lại trên chiếc xe ô tô chở xác nạn nhân…

Vừa qua, Công an TP.Hà Nội khởi tố bị can đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, Giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường ở 45 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo điều 242 của bộ luật Hình sự và tội “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo điều 246 bộ luật Hình sự.

Liên quan đến vụ án này, Đào Quang Khánh (17 tuổi, nhân viên bảo vệ Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường) cũng bị khởi tố bắt giam theo điều 246 bộ luật Hình sự.

Ông Tám diễn giải thêm, chẳng hạn như chất dịch từ người chết tiết ra để lại trên xe, một sợi tóc của nạn nhân trên xe ô tô, chiếc điện thoại của nạn nhân… Tất cả những cái này đều là nguồn chứng cứ là cơ sở để buộc tội đối với ông Tường.

“Nhưng nếu khởi tố, truy tố ông Tường về tội danh "giết người" thì bắt buộc phải tìm thấy thi thể nạn nhân. Bởi theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo chỉ buộc tội bị cáo giết người nếu tìm thấy thi thể, giải phẫu tử thi, chứng minh nạn nhân chưa chết trước khi bị vứt xuống nước, thì mới đủ cơ sở buộc tội ông Tường”, luật sư Tám nhận định.

Đồng tình với ông Tám, nhưng luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng, TP.HCM) cho rằng nếu cơ quan công an không tìm thấy xác của nạn nhân thì công tác điều tra, truy tố sẽ gặp khó khăn rất lớn.

Trong vụ án này, để chứng minh bác sĩ Tường có hành vi giết người, cơ quan điều tra cần chứng minh nguyên nhân dẫn đến cái chết của chị Huyền. Kết quả khám nghiệm tử thi và giám định pháp y sẽ xác định được điều này.

Vì vậy, để có cơ sở chắc chắn nhất giúp xác định đúng hành vi phạm tội, bằng mọi cách cần phải tìm bằng được xác của nạn nhân.

Trường hợp không tìm thấy xác nạn nhân (khó có thể xảy ra nhưng không phải là không thể - PV), theo luật sư Hưng, cần dựa vào các chứng cứ mà cơ quan cảnh sát điều tra thu thập được, lời nhận tội của bị can để xác định hành vi phạm tội của bị can.

Posted Image

Việc tìm thi thể chị Huyền là để đủ căn cứ pháp lý, việc khởi tố bác sĩ Tường là hiển nhiên, không thể bàn cãi - Ảnh: Hà An

Luật sư Hưng cho hay để xác định một người đã chết hay chưa cần phải dựa vào kết quả đo điện não. Theo đó hoạt động điện não của con người ngừng hoạt động có nghĩa là người đó đã chết.

Như vậy, cơ quan cảnh sát điều tra cần chứng minh được bác sĩ Tường có hành vi giết người và việc phải tìm thấy xác nạn nhân gần như là yêu cầu bắt buộc.

Nếu giả thiết "không tìm thấy xác nạn nhân" trở thành hiện thực, hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp hay hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh của bác sĩ Tường sẽ được cơ quan cảnh sát điều tra xem xét.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM, cho hay việc tìm xác là để có cơ sở xác định tội danh của vị bác sĩ này.

“Trong trường hợp không tìm thấy xác thì căn cứ vào những gì đã được cơ quan điều tra xác định, dựa trên những bằng chứng như dao mổ của bác sĩ, lời khai của người làm chứng, người bị hại, người bị bắt và tạm giữ, lời khai của bị can để có thể đưa ra quyết định khởi tố vụ án”, luật sư Hậu phân tích thêm.

Posted Image

Việc tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn chưa có kết quả - Ảnh: Hà An

Theo luật sư Hậu, dù chưa được thẩm định, nhưng lời khai của bác sĩ Tường rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án.

“Ví dụ, bác sĩ Tường khai khi vứt xác không cột đá nhưng nếu tìm thấy xác có cột đá thì đây được xem là tình tiết tăng nặng. Hay khi tìm thấy xác, cơ quan điều tra sẽ giám định pháp y, nếu phát hiện trong phổi nạn nhân có nước thì coi đây là yếu tố để xác định bác sĩ Tường tội cố ý giết người. Bởi phổi có nước là cơ sở khẳng định nạn nhân còn sống trước khi bị vứt xác”, luật sư Hậu lý giải.

Khó xử lý

Đồng quan điểm này, một phó viện trưởng của Viện KSND cấp quận cũng khẳng định nguyên tắc xét xử của nhà nước là trọng chứng hơn trong cung (bằng chứng hơn lời khai).

Tuy nhiên lời khai của bị can, bị cáo phù hợp với các chứng cứ khác như lời khai của nhân chứng, của đồng phạm và các bằng chứng khác thì được xem là chứng cứ buộc tội, không cần phải tìm thấy thi thể.

Tuy nhiên, một thẩm phán tòa hình sự TAND TP.HCM thì vẫn băn khoăn về vụ án vì cho rằng khó có thể buộc tội. "Ví dụ như một vụ trộm cắp, cướp giật, các bị cáo khai nhận chi tiết nhưng vẫn không thể buộc tội nếu không tìm được bị hại”, vị thẩm phán này nói.

Vị thẩm phán này cho biết thêm, trong nhiều năm xét xử các vụ án, ông cũng chưa bao giờ gặp trường hợp vụ án nào mà không có bị hại hay nạn nhân.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý thêm rằng: “Dù bị can, bị cáo có khai nhận tội phù hợp với nhau nhưng biết đâu đó chỉ là hành động cố “chạy” một tội khác nặng nề hơn. Kết tội một con người không thể suy diễn và chưa có vụ án nào chỉ xử theo lời nhận tội".

Do vậy việc tìm thấy thi thể nạn nhân là yêu cầu bắt buộc trong việc xác định xem bị can có "chạy một tội lớn hơn" là giết người hay không?

Lê Nga - Đình Quân

==========================

Xử tội giết người phi tang xác chết chứ còn tội gì nữa? Vấn đề được đặt ra:

Chưa có giấy chứng nhận pháp y là nạn nhân đã chết, mà vị bác sĩ này đã quăng cô ta xuống sông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Phải truy tố hình sự chủ thủy điện xả lũ gây hại cho dân”

Thứ Năm, 21/11/2013 - 09:56

(Dân trí) - Trao đổi với báo chí, nhiều đại biểu cho rằng, nếu chủ đập thủy điện xả lũ trái quy định của pháp luật gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng nhân dân thì phải truy tố trách nhiệm hình sự.

Xem xét trách nhiệm bồi thường cho dân của chủ đập

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường Lê Quang Huy cho biết, cần làm rõ vai trò, trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đến thiệt hại của người dân miền Trung trong đợt mưa lũ vừa qua. Đề cập đến vấn đề liệu các thủy điện có liên quan đến vấn đề lũ lụt vừa qua hay không, ông Huy cho biết, cần phải xác định việc xả lũ của các thủy điện thế nào. “Nếu chủ đập không thực hiện đúng quy định phải xử lý nghiêm trước pháp luật. Hơn nữa, cũng cần tính đến xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người dân của chủ đập”, ông Huy nói và cho biết, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm liên quan đến việc thủy điện xả lũ.

Posted Image

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường Lê Quang Huy

Trước câu hỏi thủy điện gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân đã thấy rõ từ nhiều năm qua nhưng chưa thấy xử lý hình sự vụ việc nào và câu chuyện đền bù thiệt hại cho người dân cũng rất gian nan. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ môi trường cho biết, căn cứ vào các nội dung, tình tiết cụ thể hoàn toàn có thể áp dụng và xử lý vụ việc theo pháp luật hiện hành.

Đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, việc tích nước, xả nước ở các thủy điện mà không báo trước đã đẩy nhân dân vào tình trạng nguy hiểm. “Vì cái lợi một vài tỷ đồng cho cá nhân những thiệt hàng trăm tỷ cho nhân dân là không thể chấp nhận được. Phải điều tra kỹ, nếu đúng như thế phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu cần thiết thì đóng hẳn đập thủy điện lại, không cho chạy thủy điện nữa hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Phải như thế mới được, chứ nói mà không làm thì dân khổ lắm!”, ông Đương nói.

Theo đại biểu Đương, hậu quả đã có, giờ cần phải chứng minh lỗi cụ thể của ai thì mới xác định rõ người phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, ông Đương cho rằng cần phải giao trách nhiệm cho Bộ Công an và các cơ quan tư pháp để làm rõ những vấn đề liên quan. Sở dĩ ông Đương nói Bộ Công an phải vào cuộc điều tra để đỡ vướng mắc với địa phương. Bởi thông thường các công trình thủy điện do địa phương quản lý.

Posted Image

Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương

“Làm trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại thì không phải bàn cãi mà đương nhiên phải truy tố trách nhiệm hình sự. Nhân dịp này đi kiểm tra xác định trách nhiệm hành vi, hậu quả theo trình tự tố tụng, chứ không phải nói để đấy!”, đại biểu Đương nói.

Ngoài ra, theo ông Đương, Bộ Công thương cũng phải chịu trách nhiệm, bên cạnh đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng gián tiếp có liên quan.

“Trách nhiệm chính là ai chứ không nhập nhằng đánh tráo tránh nhiệm giữa các Bộ là không được. Trước hết phải giải quyết nỗi cơ cực của người dân, chấm dứt lợi ích nhỏ để bảo đảm lợi ích toàn cục”, đại biểu Đỗ Văn Đương nói. Mưa lũ là việc của ông Trời? Tình trạng mưa lũ liên tục tại miền Trung thời gian qua đã gây ra thiệt hại lớn về người và của đối với người dân địa phương các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Đà Nẵng, Phú Yên... Báo cáo cập nhật từ Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây Nguyên cho thấy, mới chỉ tính đến sáng nay (19/11) đã có 41 người chết, 5 người mất tích và 74 người bị thương do mưa lũ. Mưa lũ cũng làm đổ, sập, trôi 410 ngôi nhà; tốc mái, hư hỏng 1.271 ngôi nhà và ngập 425.573 ngôi nhà. Đó là chưa kể về những hậu quả sau này khi lũ đã cuốn sạch giống lúa, rau màu, cây trồng vật nuôi. Ở Bình Định, thậm chí lãnh đạo tỉnh còn cho rằng, phải hơn 10 năm nữa, người dân ở đây mới gượng dậy nổi.

Vấn đề đặt ra đó là nguyên nhân gây lũ liệu có phải do thời tiết hay do hoạt động xả lũ của thủy điện. Tại những nơi lũ đi qua, người dân và chính quyền địa phương đều bất bình kể tội do 15 thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt xả lũ đã gây nên tai họa này.

Posted Image

Hồ thủy điện Đăk Mi 4 xả lũ gây ngập nặng vùng hạ du (ảnh: Công Bính)

Theo phản ánh của các địa phương, với việc rừng đầu nguồn bị tàn phá nhiều cộng với các thủy điện tập trung xả lũ cùng một lúc nên lũ đã dâng lên rất nhanh. Hơn nữa, khi có thông báo xả lũ thì chỉ những người dân ở gần đài truyền thanh mới biết còn đa phần đều không nghe thông tin này nên có những hộ không kịp trở tay.

Tuy nhiên, trao đổi với Dân trí chiều nay, ông Cao Anh Dũng - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng: "Vấn đề này cần phải nói một cách khách quan chứ không thể cái gì cũng đổ lỗi cho thủy điện được, mà mang tiếng cho thủy điện".

Hiện đang công tác tại miền Trung, ông Dũng dẫn chứng: "Trong đợt áp thấp này, nặng nhất là Bình Định rồi Quảng Ngãi, thế nhưng chúng ta xem, khu vực đấy làm gì có thủy điện nào đâu mà bây giờ cứ đổ oan cho thủy điện! Mưa ở trong này 500 - 700 ml tới 1 mét nước như thế làm sao mà không ngập được! Thế nên, việc này là việc của ông Trời, chứ không thể cứ đổ cho thủy điện được!" - ông Dũng nói.

Lãnh đạo Bộ Công thương cũng giãi bày: "Theo tôi thì cái gì cũng phải nói cho khách quan và cho đúng. Nếu đúng là do thủy điện xả lũ thì phải công nhận đó là lỗi xả lũ, còn đây lại là việc của ông Trời. Mong nhân dân hiểu và chúng ta cùng có biện pháp phòng tránh".

"Về phía Bộ Công thương, chúng tôi khẳng định tình trạng lũ này là do thời tiết. Chúng tôi có đầy đủ số liệu để chứng minh rằng thủy điện không những đã không gây tác hại cho vùng hạ du mà còn tham gia giảm lũ, làm chậm lũ về hạ du. Còn việc nước dâng cao như thế là do mưa quá lớn", ông Dũng cho hay.

Quang Phong - Bích Diệp

===========================

Bài này đáng nhẽ đưa vào mục giải trí chuyện mục hài nào đó vì tính mâu thuẫn giữa tiêu đề và phương pháp giải quyết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ miếng thịt bò chết nghĩ về 30 ngàn tỷ giải cứu bất động sản

Đăng Bởi Một Thế Giới

05:00 21-11-2013

Những ngày này, các xóm làng ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quãng Ngãi gần như nhà nào cũng ăn thịt bò. Cái thứ thịt đỏ tươi, xa xỉ so với thu nhập của bà con, tưởng như chỉ có ngày hội làng, ngày vui dòng họ mới dám ăn thì giờ đây trở thành điều nghiệt ngã đến rơi nước mắt.

Posted Image

Bà con ăn những con bò, con trâu bị chết do lũ. Bà con nuốt nỗi uất nghẹn vào tâm can bởi chồng chất trên đầu miếng ngon là món nợ ngân hàng lủng lẳng. Những hình ảnh gia súc bắt đầu trương phình, ộc máu tức tưởi do đồng nghiệp gửi về, khiến ai còn lương tri, còn nghĩa đồng bào quặn từng thớ ruột.

Trời ạ, một cái hóa đơn điện, hóa đơn nước chưa thanh toán còn được gửi thông báo đến ba lần mới cắt. Vậy mà xả nước các hồ thủy điện, người ta không nói một tiếng nào. Tưởng như đã là dân nghèo thì phải cam chịu vậy. Làm sao ở một thời đại văn minh như thế này, vẫn còn điều trớ trêu, dân được (hay bị) ăn thịt bò từ sự vô cảm đến lạnh lùng của những ai đang có chức vụ quản lí ngành thủy điện?

Một con bò trị giá đến 20 triệu đồng. Toàn huyện Nghĩa Hành có đến 1000 con bị chết do lũ. Nhẩm tính sơ sơ, thiệt hại này đã lên đến 20 tỷ đồng. Vậy mà vẫn chưa thấy ai lên tiếng chịu trách nhiệm.

Pháp luật đặt ra các quan hệ, các chế tài đối với một bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại để căn cứ tính bồi thường. Nhưng, pháp luật cũng buộc người nông dân phải chứng minh thiệt hại của mình do hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

Người ta nói, nếu không xả hồ thì nguy cơ vỡ đập sẽ nguy hiểm hơn như một cái cớ thoái thác trách nhiệm. Và, nỗi đau khổ lại tiếp tục đổ lên đầu người nông dân tội nghiệp. Việc xả nước được xem là đương nhiên không vi phạm pháp luật. Ở đâu ra cái lí lẽ vô lí đến vô hậu đó?

Hầu như ai xem chương trình “Lục lạc vàng” do một đài truyền hình tổ chức, đều nhận thấy rằng, một con bò được tặng cho một người nông dân nghèo là gần như cả dòng họ ấy vỡ òa, vui sướng. Con bò từ ngàn năm nay, nó không đơn thuần là vật nuôi mà đó là tài sản. Mà đã là tài sản thì người ta phải cố vớt vét phần thiệt hại đến mức giảm thiểu tối đa.

Đó là lí do, người dân vùng Nghĩa Hành phải bán tống bán tháo thịt bò chết. Có bất kì ai còn trái tim để xót đau với cái ngồi bó gối, đôi mắt thẫn thờ trước đàn ruồi vo ve trên miếng thịt con-vật-tài-sản của người nông dân?

Ngày 19.11, UBND tỉnh Quãng Ngãi thông qua Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, xin trung ương hỗ trợ 350 tỷ đồng, 2000 tấn gạo cùng một số vật dụng, thuốc men khác. Theo một chuyên gia, đã đến lúc các địa phương miền trung nên có quỹ dự phòng của riêng mình chỉ để đáp ứng cứu trợ khẩn cấp trong lũ trước khi trung ương.

Tiền từ trung ương, suy cho cùng cũng là từ tiền thuế của dân nộp về. Mấy năm qua, kinh tế khó khăn, vật chất tăng cao, người dân ai cũng có sự chật vật của riêng mình, gồng thêm nỗi lo cho đồng bào thì e rằng còn rất nhiều tâm tư.

Nghĩ đến miếng thịt bò chát đắng sau cơn lũ dữ, liên tưởng đến gói 30 ngàn tỷ giải cứu bất động sản lại thêm quặn lòng.

Thanh Nhã

Ảnh: Hình ảnh này đủ làm cho những ai chỉ đạo xả hồ thủy điện quặn lòng chưa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dửng dưng với tình tiết minh oan

Thứ Năm, 21/11/2013 23:18

Đơn tố giác tội phạm thực sự trong vụ giết người đã không được cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cũng như VKSND Tối cao, TAND Tối cao ngó ngàng tới suốt 13 năm qua

Không thể chấp nhận oan sai

ÁN OAN ÁM CẢ KIẾP NGƯỜI: Sao phải dùng nhục hình?

Nghi án Hàn Đức Long oan sai: Nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng

Ngày 21-11, ông Nguyễn Thận - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận - cùng ông Huỳnh Văn Truyện (88 tuổi, tạm trú tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân) đã có mặt tại Hà Nội để gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao. Đơn kêu cứu đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xem xét kháng nghị tái thẩm lại bản án tù chung thân mà Huỳnh Văn Nén (52 tuổi, con trai ông Truyện, ngụ thị trấn Tân Minh) đang phải hứng chịu (Báo Người Lao Động đã phản ánh).

Tình tiết bất ngờ

Đơn kêu cứu của ông Thận và ông Truyện có kèm theo biên bản xác nhận mới nhất vào ngày 20-11 của Nguyễn Phúc Thành (ngụ thị trấn Tân Minh, thụ án ở một vụ án khác) về chuyện hung thủ giết bà Lê Thị Bông vào đêm 23-4-1998 thực chất là Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt - người cùng địa phương, thời điểm đó nghiện hút, thường xuyên trộm cắp để có tiền tiêu xài.

Posted Image

Ông Huỳnh Văn Truyện trình bày vụ việc với luật sư Trần Vũ Hải ẢNH: THẾ KHA

Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 21-11, luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội và ông Nguyễn Thận đã đưa ra một bài báo đăng ngày 20-10-2000. Trong đó, trung tá Phạm Văn Phóng, Trưởng Giám thị Trại giam Sông Cái, cho biết sau khi yêu cầu Nguyễn Phúc Thành viết đi, viết lại nhiều lần bản tường trình tố giác tội phạm và thấy trùng khớp nên đã fax về Cục Quản lý trại giam - Bộ Công an (V26). Cán bộ Công an tỉnh Bình Thuận cũng đã tới trại giam làm việc với Thành về những tố giác.

Đơn tố giác của Thành ngày 26-8-2000 lẽ ra phải được coi là tình tiết mới, quan trọng làm thay đổi bản chất vụ án nhưng đã không được các cơ quan chức năng xem xét thỏa đáng. Sáu ngày sau đó, phiên tòa sơ thẩm do TAND tỉnh Bình Thuận mở vẫn được tiến hành bình thường và tuyên Nén tù chung thân.

Ngoài ra, việc nộp đơn tố giác tội phạm trong vụ giết bà Lê Thị Bông của ông Nguyễn Thận, ông Huỳnh Văn Truyện và luật sư Trần Vũ Hải, luật sư Phạm Hồng Hải được gửi tới các cơ quan chức năng trung ương cũng như “đá ném ao bèo”.

Ông Nguyễn Thận cho biết giai đoạn 1990-2003, khi ông là chủ tịch UBND xã Tân Minh (thị trấn Tân Minh bây giờ), trên địa bàn đã xảy ra 2 vụ án giết người phức tạp là “kỳ án vườn điều” (1993) và vụ sát hại bà Lê Thị Bông (1998). Ngày 3-9-2000, UBND xã Tân Minh tiếp nhận đơn thư tố cáo của công dân, thấy vượt quá thẩm quyền giải quyết nên ngày 29-9-2000 đã có văn bản báo cáo các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận và VKSND Tối cao, TAND Tối cao, kèm theo đơn tố giác tội phạm trong vụ giết bà Bông - có dấu hiệu oai sai đối với Huỳnh Văn Nén.

Nhiều điểm “giống vụ ông Nguyễn Thanh Chấn”

Luật sư Trần Vũ Hải cho biết Huỳnh Văn Nén liên quan trực tiếp tới “kỳ án vườn điều” mà ông đã cùng luật sư Phạm Hồng Hải nhận bào chữa miễn phí, sau đó cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận đã phải thừa nhận sai lầm, xin lỗi công dân - trong đó có ông Nén. Tại các phiên tòa của “kỳ án vườn điều”, Nén đều khẩn thiết đề nghị các luật sư hỗ trợ pháp lý cho mình trong vụ án bà Lê Thị Bông bởi Nén “không phạm tội và bị ép cung, nhục hình”.

Luật sư Trần Vũ Hải cho biết sau khi giúp các công dân được minh oan trong “kỳ án vườn điều”, trong 2 năm 2006-2007, ông đã tới gặp các vị lãnh đạo VKSND Tối cao, trình bày sự việc của Huỳnh Văn Nén có nhiều dấu hiệu bị oan sai. “Ai nghe tôi phân tích, trình bày kèm theo bằng chứng và đơn tố cáo của Thành cũng gật đầu, hứa hẹn. Tôi cứ tưởng rằng vụ án sẽ được sớm xem xét và giải oan cho người vô tội nhưng rồi chả thấy đâu vào đâu cả”- luật sư Hải nói.

Theo luật sư Hải, vụ việc của Huỳnh Văn Nén có nhiều điểm rất giống vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) khi xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án. “Tại sao Nguyễn Thọ bỏ trốn khỏi địa phương từ ngày bà Lê Thị Bông bị giết, đến nay chưa từng một lần trở về thăm gia đình nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa truy tìm để đối chất với tố cáo của Thành và một số người liên quan khác vẫn đang sinh sống tại địa phương? Còn Hồ Văn Việt thì đã chết cách đây 2 năm vì nhiễm HIV rồi”- ông Nguyễn Thận thắc mắc.

Theo luật sư Trần Vũ Hải, sau khi trao đổi cùng luật sư Phạm Hồng Hải sáng 21-11, 2 ông đã quyết định sẽ tiếp tục hỗ trợ pháp lý miễn phí giúp ông Truyện minh oan tới cùng cho con trai Huỳnh Văn Nén.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thận cho biết ông và cha của Nguyễn Thọ rất thân thiết, quý mến nhau. Song, không vì thế mà suốt 13 năm qua, ông dừng việc viết đơn thư kêu cứu cho Huỳnh Văn Nén. Ông Thận đề nghị cơ quan chức năng sớm truy tìm, dẫn giải Nguyễn Thọ về địa phương điều tra, làm rõ trắng đen.

Thoát án tử nhờ “có công”!

Như Báo Người Lao Động ngày 21-11 đã đề cập trong bài Không tìm được vật chứng vẫn... quyết xử, cáo trạng số 84/KSĐT-TA của VKSND tỉnh Bình Thuận kết luận hành vi của Huỳnh Văn Nén phạm vào 3 tội: “Cố ý hủy hoại tài sản công dân”, “Cướp tài sản công dân” và “Giết người”.

Tại phiên xét xử hình sự sơ thẩm ngày 31-8-2000, TAND tỉnh Bình Thuận thống nhất quan điểm như cáo trạng nêu và kết luận: Bản chất của Nén “là một tên tội phạm cực kỳ nguy hiểm, ngày nào mà y còn tự do ngoài xã hội là mối hiểm họa cho lương dân”.

Tuy nhiên, TAND cũng cho biết trong quá trình bị tạm giam, Nén tự nhận trước đây đã từng cùng đồng bọn tham gia giết người nhưng CQĐT không truy tìm được thủ phạm; nếu Nén không khai thì CQĐT không có căn cứ tìm ra thủ phạm và tang chứng. Vì thế, “có thể cho bị cáo một con đường sống để y có điều kiện học tập, cải tạo lâu dài chuộc lại những lỗi lầm”. Nhờ “công lao” này mà Nén đã thoát án tử hình, lãnh mức tù chung thân.

Vụ án mà cơ quan tố tụng kết luận Nén “có công” khai ra chính là “kỳ án vườn điều” xảy ra ngày 19-5-1993, trước 5 năm so với vụ sát hại bà Lê Thị Bông. Hiện trường của 2 vụ án chỉ cách nhau vài trăm mét. Lúc bấy giờ, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận phát hiện thi thể bà Dương Thị Mỹ (cũng ngụ xã Tân Minh) trong một vườn điều. Do không làm rõ được thủ phạm nên 4 tháng sau đó, CQĐT đã tạm đình chỉ điều tra.

Khi có lời được xem là “tự khai” của Nén, “kỳ án vườn điều” được phục hồi điều tra. Cả 10 thủ phạm đều là người trong cùng một gia đình mà Nén là con rể. Theo đó, Trần Văn Sáng (SN 1959) có quan hệ tình ái với Dương Thị Mỹ (đã ly thân chồng, chờ ngày ly hôn). Nguyễn Thị Nhung (vợ Sáng) phát hiện và tỏ thái độ phản ứng nhưng Sáng và Mỹ không chấm dứt quan hệ. Một đêm, 9 người trong gia đình Nhung đến phục ở vườn điều. Chờ Sáng và Mỹ ôm nhau, Nguyễn Thị Lâm (mẹ vợ Nén) nhảy vào chém Mỹ nhiều nhát, Sơn (con Nhung) dùng cây đập vào đầu Mỹ nhiều nhát, các đối tượng còn lại (có cả Nén) đều cào cấu, đấm đá khiến nạn nhân gục tại chỗ. Tiến (em ruột Nhung) lột tất cả nữ trang của nạn nhân...

Vụ án từng được đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 27-3-2001 rồi phúc thẩm vào ngày 5-4-2002 nhưng lần nào các bị cáo cũng chống án, kêu oan. Bản thân Nén luôn khẳng định đã bị đánh đập và được hứa hẹn phải khai như thế mới thoát án tử hình. Sau đó, CQĐT Bộ Công an, VKSND Tối cao vào cuộc điều tra, truy tố, xét xử nhiều lần những vẫn không có manh mối gì mới.

Đến tháng 8-2004, 5 bị can được đình chỉ điều tra, miễn truy cứu hoặc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và Nguyễn Thị Nhung đã chết trong thời gian giam giữ (vì ung thư). Ngày 21-12-2004, bà Nguyễn Thị Lâm, bị can cuối cùng, được hủy bỏ biện pháp tạm giam. Ngày 20-1-2006, TAND, VKSND và Công an tỉnh Bình Thuận đã phải công khai xin lỗi, minh oan cho bà Lâm và 7 thành viên khác trong gia đình. Chỉ riêng Nén vẫn tiếp tục thụ án chung thân cho đến nay do là thủ phạm trong vụ sát hại bà Lê Thị Bông.

LƯƠNG DUY CƯỜNG - THẾ KHA

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái cấu trúc kinh tế: Nhìn thẳng vào sự thật màu xám

BAODATVIET.VN

Cập nhật lúc 06:32, 24/11/2013

(Tài chính) - Dù đâu đó vẫn có ý kiến cho rằng kinh tế đang dần hồi phục, song lại có ý kiến cho rằng đó chỉ là xét về ngắn hạn. Còn xét cả giai đoạn 2007-2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với suy giảm kinh tế, chưa có dấu hiệu phục hồi.

TS.Nguyễn Đình Cung: Cố cứu DN thì khó mà tái cơ cấu!

Nước ngoài vào 'tái cơ cấu' các ngân hàng Việt yếu?

Khả năng tái cơ cấu đội tàu vận tải không khả thi

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đồng tình với quan điểm này và vẫn kiên định: chưa có tín hiệu phục hồi của nền kinh tế nếu không nói là rất xấu.

Chưa thấy động thái xoay chuyển tái cấu trúc

Theo TS Trần Đình Thiên: "Chưa có động thái nào trong quá trình tái cơ cấu kinh tế cho thấy xoay chuyển thực sự hệ thống phân bổ động lực. Quá trình phân bổ nguồn lực hiện nay vẫn như thế mà không cần tái cơ cấu, vẫn là chi thường xuyên như vậy, chi đầu tư như vậy. Tiền cho tái cơ cấu chưa bàn luận đến".

"Liệu nền kinh tế Việt nam có thoát khỏi những vấn đề của năm vừa qua không? Ta tập trung vào các giải pháp ngắn hạn để giải quyết tình thế rồi vấp phải trở ngại về cơ cấu kinh tế. Đến bây giờ, việc đưa ra chương trình hành động thực sự vẫn chưa rõ ràng. Đây là điểm rất đáng lo ngại", TS Thiên nói.

Quan điểm này trước đó cũng từng được ông đưa ra tại Diễn đàn kinh tế mùa thu hồi tháng 9. Ông Thiên cho rằng tình thế kinh tế VN bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề trong khi các nền kinh tế khác trỗi dậy. Ông cho rằng, nền kinh tế hiện đã tái lập ổn định vĩ mô nhưng trên một nền tảng rất yếu - nghĩa là mức độ rủi ro vẫn còn lớn.

Cũng đồng tình quan điểm này, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược cho rằng kinh tế vẫn đang đối mặt với khó khăn.

Điều này chỉ cần nhìn vào số con số doanh nghiệp chết. “Số doanh nghiệp chết đi không hẳn đã ảnh hưởng ngay trong năm vừa rồi mà nó đã ảnh hưởng từ trước đó rồi thoi thóp cho đến khi chết hẳn. Trong quá trình đó không đóng góp gì đáng kể. Còn doanh nghiệp mới hình thành thì cũng đang trong giai đoạn khởi động nên cũng chưa thể có đóng góp gì cho nền kinh tế. Do đó xét về tổng thể không chỉ cầu giảm mà nguồn cung cũng giảm hắn cho nên nền kinh tế sa sút là thực tế”, TS Hồ phân tích.

Theo TS Hồ, nếu phân tích khoa học thì phải nhìn thấy rõ sản phẩm không có (nghĩa là số doanh nghiệp đang hoạt động, tạo công ăn việc làm, sản phẩm cho thị trường chết nhiều), rồi không tiêu thụ được (nguồn cung của thị trường suy giảm) thì lấy gì mà tăng GDP.

Trong khi bất động sản chưa khôi phục được hoặc có cũng chỉ là rất ít. “Ngay cả gói 30.000 tỉ cũng chỉ giải ngân được có hơn 1% thì cũng chưa có tác dụng gì cả. Nợ xấu giảm được một ít nhưng không loại trừ nợ xấu chồng lên nợ xấu. Tất cả điều này đều chứng minh nền kinh tế vẫn khó khăn rất nhiều”, TS Hồ nhận định.

Posted Image

Sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn, đình trệ. Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động đạt mức kỷ lục, sức cạnh tranh thấp, sức mua giảm.

Tiếp tục xin thêm tiền và… chi

Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương một thực tế đáng ngại hiện nay đang đi ngược với xu thế tái cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng đó là động thái nới trần bội chi mà Chính phủ vừa xin Quốc hội đồng ý.

TS Thành cho rằng, với cung cách chi tiêu như thời gian qua thì cứ có thêm tiền là lại tiếp tục bơm vào các dự án và như vậy chỉ tạo tăng trưởng ảo.

TS Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế trung ương cũng nhận định thời gian qua các chính sách chủ yếu xử lý thực trạng quyết định đầu tư vượt quá khả năng cân đối vốn hơn là việc thiết lập một thể chế mới để quản lý hiệu quả hơn vốn nhà nước. Trong khi đó, lại có không ít dấu hiệu cho thấy nguy cơ nới lỏng chính sách tài khóa, gia tăng vốn đầu tư Nhà nước, từng bước tái diễn lại tình trạng đầu tư phân tán, kém hiệu quả.

Trên thực tế xét về ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế hình như đang có dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 5,14%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 5,1%. GDP quý sau cao hơn quý trước như quý I là 4,76%, quý II là 5% và quý III là 5,54%.

Tuy nhiên, xét cả giai đoạn 2007-2013, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với suy giảm kinh tế, chưa có dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ 8,5% năm 2007 xuống 6,2% năm 2008, 5,5% năm 2009, 6,78% năm 2010, 5,89% năm 2011 và 5,03% năm 2012. Sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn, đình trệ. Số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động đạt mức kỷ lục, sức cạnh tranh thấp trong khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, niềm tin của người dân, nhà đầu tư giảm sút.

Theo TS Trần Đình Thiên, cần nhìn thẳng vào sự thật để chọn giải pháp và thực hiện quyết liệt, nếu không thì nền kinh tế không những không phục hồi mà có thể sẽ còn tệ hơn nữa.

Bích Ngọc

======================

Khi bàn về Đạo, Đạo Đức Kinh viết: "Ở trên không sáng, ở dưới không tối. Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi. Nhưng nó có thực và rất đáng tin".

Nhưng ở bức tranh kinh tế Việt này thì người thấy sáng, người thấy tối. Như vậy - cứ theo nghịch lý Cantor thì hai quan điểm phản ánh từ hai hệ qui chiếu gọi là từ hai tập hợp khác nhau. Tất phải hàm chứa trong một tập hợp lớn hơn cho cách nhìn nhận thực tại kinh tế Việt này. Không có một cái nhìn đúng về thực trạng thì mọi giải pháp đều mơ hồ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà ngoại cảm giúp người sống hơn 100 năm, nhưng không cứu sống được con

23/11/2013 07:33

Dân Việt - Ở Nga hiện có nhà ngoại cảm Eugenia Davitashvili người Gruzia, một phụ nữ được cho là có một cuộc sống huyền bí.

Sau khi nhà ngoại cảm nổi tiếng Baba Vanga qua đời năm 1996, người được biết đến nhiều nhất trong giới ngoại cảm phương Tây là Djuna. Thật ra, đây chỉ là tên gọi vắn tắt của Eugenia. Những năm gần đây, bà sống cô độc nên những điều huyền bí xung quanh cuộc đời bà càng được thêu dệt nhiều hơn.

Chữa cả bệnh ung thư

Eugenia sinh năm 1949 tại Kuban trong một gia đình nông dân và gắn bó công việc tại trang trại như chăn bò, nhổ cỏ trong suốt thời kỳ còn đi học. Về sau, Eugenia trở thành một xã viên giỏi trong hợp tác xã Kuban và được cử đi học ngành y để về quản lý trạm xá ở quê nhà. Nhưng khi lên Moscow học, Eugenia đã chứng tỏ là một sinh viên cừ nên được nhà trường giữ lại bồi dưỡng thêm. Eugenia được đào tạo trở thành một bác sĩ giỏi và được cử làm tại các bệnh viện lớn tạo Moscow chứ không phải về quê hương chăm lo việc tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh nữa.

Posted Image

Eugenia có khả năng lôi cuốn kỳ lạ.

Còn theo một số thông tin khác, Eugenia được đặc cách ở lại Moscow và gửi gắm vào những bệnh viện ngon ăn ở trung ương là nhờ trong thời gian đi học, đã “lượm” được anh chàng Viktor Davitashvili si tình và sau này họ trở thành vợ chồng. Viktor cũng không phải là hạng bình thường mà có mối liên hệ nhất định với Eduard Ambrosis Shevardnadze, người từng là Ngoại trưởng Liên Xô và Tổng thống Gruzia.

Tuy dựa vào “quan hệ” để trụ lại thủ đô Moscow nhưng Eugenia là một người có tài. Có tin đồn hồi đầu thập niên 80, bà được vinh dự chăm sóc sức khỏe cho nhiều nhân vật nổi tiếng như họa sĩ Ilya Glazunov, đạo diễn Masina và cả những nhân vật chóp bu trong giới cầm quyền khi đó như Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Liên Xô Nikolai Baybakov. Đặc biệt, lãnh tụ Liên Xô Leonid Ilyich Brezhnev cũng tin tưởng giao phó nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bà Eugenia.

Trả lời phỏng vấn của tờ Izvestia năm 1995, bà Eugenia không ngại khoe khoang lý do vì sao lại được đông đảo các nhân vật nổi tiếng đến nhờ cậy như thế. Bà cho biết mình có năng lực đặc biệt đã được kiểm chứng rất nhiều lần, trong đó có những tài nổi bật như dùng năng lực siêu nhiên để chữa khỏi ung thư. Thậm chí, bà Eugenia từng quả quyết nếu chịu khó để bà hướng dẫn thì việc kéo dài tuổi thọ thêm 100 năm nữa cũng là điều rất đơn giản.

Liên quan đến chuyện có khả năng siêu nhiên, bà Eugenia cho biết: “Mỗi người trong chúng ta, dù là đàn ông hay đàn bà thì đều đã có sẵn một năng lực đặc biệt trong người. Chỉ có điều, năng lực này nằm dưới dạng tiềm ẩn mà người bình thường không thể phát huy được. Nếu như phát huy được năng lượng này thì rất thần diệu, làm được những điều rất phi thường như nâng vật nặng bằng ý nghĩ hay nhìn xuyên thấu tường, đọc được suy nghĩ người đối diện và thậm chí là phán đoán trước được tương lai. Người nào càng có năng lực đặc biệt mạnh thì khả năng nâng vật càng lớn, nhìn xuyên tường càng dày và đoán trước được tương lai càng xa”.

Posted Image

Eugenia (mặc quân phục) từng ăn lương sĩ quan của cả Liên Xô lẫn Nga

Tại sao một người xuất thân từ nông dân, từ nhỏ chỉ quen rơm rạ rồi bỗng dưng lại có khả năng đặc biệt? Bà Eugenia khẳng định trong quá trình học y khoa, bà nghiên cứu rất nhiều về năng lượng tiềm ẩn của con người. Bà không chỉ có cách phát huy năng lượng siêu nhiên trong bản thân mà còn giúp khơi thông năng lượng trong người khác để giúp họ chiến thắng bệnh tật hay kéo dài tuổi thọ…

Khi các phóng viên tiếp xúc với bà Eugenia tỏ ý mơ hồ thì bà lập tức mang bảo bối ra để trấn áp sự nghi kỵ. Bảo bối của bà Eugenia là những thứ gì? Gần 30 huy chương các loại được rất nhiều tổ chức trao, trong đó có những huy chương cực kỳ uy tín như Anh hùng lao động Xô Viết mà bà khoe được trao nhờ thành tích xuất sắc trong lĩnh vực y học, cứu chữa người bằng năng lượng siêu nhiên. Ngoài ra còn có cả huy chương Hòa bình, danh hiệu cao nhất của UNESCO trao tặng. Bà cũng khoe Giáo hoàng John Paul II trước đây đã tìm đến gặp bà để hỏi về chuyện tương lai thế giới và ông đánh giá cao những dự cảm của bà.

Nhưng không bảo vệ được con trai

Một điều được đồn đại và khó kiểm chứng là tờ Thanh gươm và lá chắn cho biết bà Eugenia được mời vào ban cố vấn đặc biệt của Brezhnev vì khi đó, lãnh đạo của Xô Viết có rất nhiều kẻ thù bên ngoài Liên Xô. Thậm chí, có tin lực lượng Taliban ở Afganishtan khi đó còn tìm cách trù ẻo với Brezhnev. Để đối phó với các thế lực mờ ám, Eugenia đã được mời vào đội ngũ bảo vệ sức khỏe cho lãnh đạo của Liên Xô.

Ngay cả khi Liên Xô tan rã thì bà Eugenia vẫn được các lãnh đạo Nga sau đó tin tưởng. Cựu tổng thống Nga Boris Yeltsin cũng đánh giá cao năng lực của nhà nữ ngoại cảm này và trao cho bà huân chương Hữu nghị. Dưới thời Yeltsin, bà Eugenia còn được cử làm Chủ tịch Học viện Năng lượng siêu nhiên và nói nôm na thì bà Eugenia được chính thức thừa nhận là nhà ngoại cảm số 1 của nước Nga khi đó. Không có nhà ngoại cảm Nga nào lên tiếng phản đối khi Eugenia được ân sủng và trao những vinh dự đặc biệt như vậy.

Trong thời kỳ hoàng kim đó, bà Eugenia còn tự phong mình là nữ hoàng của người Assyrian (nhóm người ở khu vực phía nam nước Nga). Bà cũng được nhiều nước, đặc biệt là Hoa Kỳ mời sang tham gia những chương trình nghiên cứu về năng lượng tiềm ẩn. Trong những hội thảo quốc tế, bà Eugenia khẳng định mình không làm những trò gì lừa gạt ai mà tự cho mình là con người của khoa học. Bà Eugenia khoe có 13 công trình khoa học được viện khoa học Nga cấp bằng sáng chế và bà muốn dùng năng lực đặc biệt của mình để phục vụ cho lợi ích khoa học cũng như con người. Bà còn cho biết: “Người Mỹ muốn mời tôi đến làm việc hẳn cho họ với số tiền hàng triệu USD nhưng tôi từ chối vì tôi là người Nga”.

Tuy nhiên, sau năm 2002 thì bà Eugenia ít xuất hiện trước công chúng và không còn thiết tha gì đến những việc đao to búa lớn ngoài xã hội. Năm 2002, đứa con trai duy nhất của bà Eugenia đã bị tai nạn xe hơi và bà thú nhận đó là một cú sốc quá lớn khiến cuộc đời không còn gì ý nghĩa nữa. Cay đắng hơn là những lời đàm tiếu xung quanh khả năng của bà trước đây có dịp bùng phát. Không ít kẻ chua cay đã mỉa mai rằng: “Nếu bà Eugenia có khả năng nhìn thấy trước tương lai thì đã không để con mình chết thảm vì tai nạn ô tô rồi. Đáng ra bà phải biết trước điều đó để ngăn cản con trai ra đường ngày hôm đó” hay “Nếu bà Eugenia có năng lực siêu nhiên cải tử hoàn sinh tại sao lại tiếc chút năng lượng đặc biệt mà không đem cứu con trai”.

Bà Eugenia không trả lời những điều đó mà chỉ sống cô độc tại Moscow hơn 10 năm qua. Dù vậy, nhiều người vẫn tin vào khả năng của bà. Họ nhận thấy trong những bài thơ mà bà viết hồi đầu thập niên 90 có những điều đã đoán khá đúng về tương lai thế giới, như vụ không tặc khủng bố nước Mỹ ngày 11.9.2001, động đất – sóng thần tại Nhật và cả phong trào mùa xuân Ả Rập. Họ cho rằng một nhà ngoại cảm chỉ có thể đoán được những vấn đề lớn, những xu hướng lớn của thế giới chứ không thể đoán được những trường hợp nhỏ lẻ, từng cá nhân như vụ con trai bà bị tai nạn xe hơi.

Anh Tú (Dòng Đời)

====================

Bác sĩ, thày lang vẫn không thể tự chữa bệnh cho chính mình. Bởi vậy, cái gì cũng có điều kiện cần và đủ mới thực hiện được.

Khỏi cần phải tư duy cao cấp đại loại như giáo sư tiến sĩ với một mớ lý luận phản biện, chỉ trích. Chỉ cần một gã giang hồ mạt hạng, dí dao vào cổ Thiệu Khang Tiết và hỏi rằng: "Ông có đoán được ông chết vào lúc nào không? - cũng đủ để Thiệu Khang Tiết dự báo không có "cơ sở khoa học".

Bà Eugenia có thể là một thiên tài trong lĩnh vực này, nhưng bà ta cũng cần có điều kiện cần và đủ để xác định tương lai của sự kiện. Có nhiều lý do để bà ta không chú ý đến số phận của con trai. Bà ta không phải thần thánh.

Bởi vậy, chính sự chỉ trích không trí tuệ kéo lùi sự phát triển.

Cay đắng hơn là những lời đàm tiếu xung quanh khả năng của bà trước đây có dịp bùng phát. Không ít kẻ chua cay đã mỉa mai rằng: “Nếu bà Eugenia có khả năng nhìn thấy trước tương lai thì đã không để con mình chết thảm vì tai nạn ô tô rồi. Đáng ra bà phải biết trước điều đó để ngăn cản con trai ra đường ngày hôm đó” hay “Nếu bà Eugenia có năng lực siêu nhiên cải tử hoàn sinh tại sao lại tiếc chút năng lượng đặc biệt mà không đem cứu con trai”.

Đúng là loại vớ vẩn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

23/11/2013 07:33

Dân Việt - Ở Nga hiện có nhà ngoại cảm Eugenia Davitashvili người Gruzia, một phụ nữ được cho là có một cuộc sống huyền bí.

(...)

Anh Tú (Dòng Đời)

====================

Bác sĩ, thày lang vẫn không thể tự chữa bệnh cho chính mình. Bởi vậy, cái gì cũng có điều kiện cần và đủ mới thực hiện được.

Khỏi cần phải tư duy cao cấp đại loại như giáo sư tiến sĩ với một mớ lý luận phản biện, chỉ trích. Chỉ cần một gã giang hồ mạt hạng, dí dao vào cổ Thiệu Khang Tiết và hỏi rằng: "Ông có đoán được ông chết vào lúc nào không? - cũng đủ để Thiệu Khang Tiết dự báo không có "cơ sở khoa học".

Bà Eugenia có thể là một thiên tài trong lĩnh vực này, nhưng bà ta cũng cần có điều kiện cần và đủ để xác định tương lai của sự kiện. Có nhiều lý do để bà ta không chú ý đến số phận của con trai. Bà ta không phải thần thánh.

Bởi vậy, chính sự chỉ trích không trí tuệ kéo lùi sự phát triển.

Đúng là loại vớ vẩn.

(.......) người Assyrian (nhóm người ở khu vực phía nam nước Nga).>>> Vùng rừng núi Kap-ka-se, Gruzia.

Trong một vài tiên đoán trước đây trên forum có nhắc tới dân tộc này!?

Share this post


Link to post
Share on other sites

(.......) người Assyrian (nhóm người ở khu vực phía nam nước Nga).>>> Vùng rừng núi Kap-ka-se, Gruzia.

Trong một vài tiên đoán trước đây trên forum có nhắc tới dân tộc này!?

Sao lại có chuyện người Assyrian ở đây? Dân tộc này chỉ liên quan đến lời tiên tri của bà Vanga thôi. Nhưng ngay cả lời tiên tri khi có hiệu ứng kết quả cũng phải rất hợp lý. Cho nên mới gọi là "Lý học".

bản thân Lý học không có gì là huyền bí cả, chỉ có con người không hiểu nó mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền Giang từ chối 'gói viện trợ 10 tỷ USD'

Ông Paul Lê Hùng - Việt kiều Mỹ - muốn “viện trợ nhân đạo” cho Việt Nam 10 tỷ USD/năm. Một số địa phương và doanh nghiệp đã ký “hợp đồng ghi nhớ” với ông này, nhưng UBND tỉnh Tiền Giang đã từ chối, vì “không phù hợp”.

Ngày 24/11, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn gửi Sở GTVT tỉnh này, từ chối khoản “viện trợ khủng” của một “tập đoàn nước ngoài”. Vào tháng 8/2013, nhận được văn bản của Sở GTVT xin đầu tư dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn không tính lãi và không hoàn vốn.

Theo đó, ông Lê Văn Đăng - Giám đốc công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở tại Tiền Giang) - xin được đầu tư làm 2 con đường này dựa vào nguồn tài trợ của “tập đoàn quỹ tài trợ nhân đạo Diamond Access Inc. và UMG Foundation”, với mức đầu tư cho cả nước là 10 tỷ USD/năm. Riêng Tiền Giang được “tài trợ” 4.200 tỷ đồng không hoàn lại để làm đường. Điều kiện để tiếp nhận vốn của dự án Diamond Access Inc. là ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp một bảo lãnh có giá trị 10 tỷ USD mà Diamond Access Inc. là người thụ hưởng.

“Việc đề nghị đầu tư dự án đường 878 và 871B bằng nguồn vốn vay không tính lãi, không hoàn vốn của công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển Đồng Tháp Mười không phù hợp với các quy định và tình hình thực tế của địa phương và của Việt Nam. UBND tỉnh không chấp nhận chủ trương đầu tư dự án bằng nguồn vốn vay trên” - công văn UBND tỉnh Tiền Giang nêu rõ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoản viện trợ 10 tỷ USD xuất phát từ ông Paul Lê Hùng - đại diện Châu Á của tập đoàn Diamond Access In

Trong thư ngỏ kèm một bộ “hồ sơ”, ông Hùng nói rằng vì mục đích nhân đạo, đã cung cấp nguồn vốn tương tự cho hơn 20 quốc gia trên thế giới và các tiểu bang ở Mỹ. “Hiện tập đoàn này muốn tài trợ trực tiếp vào các dự án an sinh xã hội như giao thông, cảng biển, phi trường, trường học, xóa đói giảm nghèo..., nhằm mục dựng Việt Nam giàu mạnh, tốt đẹp hơn(!?).

Nếu được chấp thuận, nguồn vốn này sẽ được chuyển về Việt Nam trong vòng 30 ngày, mỗi năm 10 tỷ USD. Nguồn vốn được đăng ký hợp pháp theo luật quốc tế cũng như Việt Nam, số tiền hiện đang nằm trong tài khoản các ngân hàng lớn trên thế giới như Barclays, HSBC...” - thư ngỏ ký ngày 5/8/2013, do ông Paul Lê Hùng ký, gửi các nơi nêu rõ.

Theo ông Paul Lê Hùng, tháng 10/2013, ông đã ký biên bản ghi nhớ với Giám đốc Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng Trần Anh Việt và Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Sóc Trăng ông Mai Phước Hưng để “đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai II và Mạc Đĩnh Chi - Trần Đề”.

Tương tự, ông Hùng ký biên bản ghi nhớ với ông Nguyễn Khắc Lâm - Chủ tịch UBND thị xã Sông Công (Thái Nguyên) - để đầu tư hàng loạt công trình an sinh xã hội tại địa phương này như đường giao thông, đường cao tốc, trường học, bệnh viện... Sau khi “ghi nhớ”, ông Lâm đã giao công ty CP năng lượng sinh học tái tạo công nghệ cao Việt Nam “làm đầu mối tập hợp các nhà tư vấn, tổ chức hội thảo, nghiên cứu đánh giá khả thi các dự án nói trên”.

Theo Lao động

======================

Nhớ hồi chiến tranh, tổng thống Hoa Kỳ Gionxon đưa điều kiện - Đại ý: "Nếu Bắc Việt chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam thì Hoa Kỳ sẽ viện trợ một tỷ đô la". Tất nhiên một tỷ Dollar hồi đó gía trị tương quan lớn hơn bây giờ. Nhưng ít nhất nó là một con số để liên hệ. Một tỷ dollar với điều kiện thay đổi lịch sử một quốc gia.

Ở Iraq- trong cuộc chiến Vùng Vinh lần II - Hoa Kỳ chi 200 triệu Dollar cho các dịch vụ quân đội để thỏa thuận sự không tuân lệnh của những sĩ quan cao cấp Iraq.

Tôi đã sang Hoa Kỳ và tiếp xúc với vài đại gia ở đây vì làm phong thủy cho họ. Họ có vài cái biệt thự trị giá khoảng vài triệu dollar. Suy ra tài sản cùng lắm vài chục, hoặc vài trăm triệu dollar.

Nhưng bây giờ là 10 tỷ Dollar. Khiếp! Trường hợp tôi, tôi cũng từ chối và khiêm tốn xin tài trợ chừng 10.000 dollar để mua tư liệu nghiên cứu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lòng tự trọng của một sinh viên đánh giày vỉa hè

25/11/2013 12:09 GMT+7

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa được mời. Cậu bảo "con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

Posted Image

Mặc cho dòng người qua lại, cậu thanh niên vẫn căm cụi đánh giày. Cậu ngồi trên thùng nhựa nhỏ, một tay cho vào bên trong chiếc giày, một tay cầm bàn chài phớt sơ lớp bụi.

Một ít xi được bôi lên. Xong chiếc này đến chiếc khác. Khi cả hai chiếc thấm lớp xi, cậu kẹp chiếc giày vào đùi dùng một miếng nỉ chà lên. Miếng nỉ đi đến đâu, giày bóng loáng đến đó. . .

Cậu còn rất trẻ mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Chiếc quần xanh và áo sơ mi trắng gọn gàng phẳng phiu.

Đặc biệt, đôi mắt sáng long lanh, cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ. Buổi sáng chủ nhật bên cạnh siêu thị Coop Mart Thủ Đức người đông nhưng anh cũng mặc. Vẫn căm cụi trong công việc . . .

Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng.

Hàng ghế nhựa sắp dọc theo bức tường của quán cà phê vỉa hè cạnh siêu thị vẫn còn trống. Cái thú uống cà phê vào buổi sáng sớm với tờ báo trên tay dường như là thói quen của những người Saigon. Hớp một ngụm cà phê nóng, đặt tờ báo lên đùi, nhìn lãng đãng ra đường . . .

Tôi và anh Hòa, người bạn thâm giao ngồi vào chiếc bàn kê sát tường. Không cần gọi, dường như chủ quán đã quá quen thuộc với chúng tôi. Hai ly cà phê sữa nghi ngút khói . . .

Khách đông dần. Mỗi người vào quán mang một tâm trạng khác nhau. Người uống vội rồi ra đi. Người nhâm nhi chậm rãi. Chúng tôi ngồi bên nhau yên lặng một hồi. Bỗng anh Hòa nói với tôi về một câu chuyện cũ. Giong anh chùng xuống khi nhắc đến những đau buồn.

Thôi anh ạ, tôi nói với anh ấy, mình hãy nhìn về phía trước. Chuyện gì đã qua, cho qua luôn đi.

Posted Image

Miếng nỉ trên tay, cậu sinh viên làm bóng đôi giày với tất cả lòng tự trọng.

Anh trầm ngâm. Một thanh niên tiến lại gần bên anh: “Chú cho con đánh giày nha chú”. Thì ra cậu thanh niên lúc nãy. Anh Hòa tháo đôi giày nhận đôi dép từ anh thanh niên. Tôi ngăn lại: “Ngồi xuống uống ly cà phê xong rồi đánh cũng được”.

Ly cà phê đá được mang ra. Khuấy nhẹ. Cháu đi đánh giày lâu chưa? Lễ phép, anh thanh niên thỏ thẻ, dạ chỉ mới vài tháng nay thôi chú ạ.

Câu chuyện của chúng tôi với thanh niên đánh giày cởi mở dần. Thì ra, cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê Quảng Ngãi. Nhà nghèo rời quê hương vào thành phố trọ học cậu không tìm ra được một công việc nào có thể có thêm thu nhập để trang trải những chi phí ăn học.

Một người quen gợi ý cho cậu em công việc này và đã cho thuê chiếc thùng nhựa đầy đủ đồ nghề với giá 10.000đ/ngày để kiếm sống.

Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, cậu ta vào các nhà hàng, quán lớn để tìm khách nhưng không một nơi nào cho vào. . .

“Chỉ có những quán vỉa hè như thế này con mới kiếm sống được chú ạ. Không biết có phải người nghèo mới thương người nghèo không nhưng con thấy dường như là thế. . .

Giọng cậu sinh viên chùng xuống khi liếc nhìn thấy những hình ảnh bão lũ trên tờ báo chúng tôi cầm trên tay. "Mùa này quê con thiệt hại nhiều quá. Nhà con nằm trong rốn lũ nên cả nhà tan hoang. Trước đây con đánh giày kiếm thêm tiền học giờ đây phải làm nhiều hơn để có dư đồng nào gởi về phụ giúp gia đình".

Có một chút gì cay cay trên khóe mắt. Đời một sinh viên vất vả đến thế sao ?

Trong lúc hàng ngày nhiều sinh viên hồn nhiên, vô tư lự, vui chơi, rong ruổi khắp các nẻo đường thì ở một góc xa thành phố vẫn còn có một sinh viên xa quê lăn lộn mưu sinh bằng cái nghề đơn giản không cần chút chất xám nào.

Ly cà phê vơi hơn một nửa. "Chú cho phép con làm việc nhé" rồi cậu cầm đôi giày ra một góc xa ngồi say sưa với công việc, 15 phút sau lại mang vào. Bao nhiêu vậy cháu ? Dạ cho con 7.000.

Anh Hòa cầm tờ 10.000 đưa và nói cháu khỏi thối. Thế nhưng thật bất ngờ, 3.000 lẻ được cậu ấy móc ra trả lại. Con chỉ lấy đúng giá.

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên đánh giày uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa uống. Tôi và anh Hòa bất ngờ quá ngăn lại. Chú đãi cháu mà. "Dạ không thưa chú, con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

Chúng tôi ngớ ra. Dường như cả tôi và anh bạn lần đầu tiên mới gặp trường hợp này. Một người trẻ rất khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Giá như, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ai cũng như anh sinh viên này chắc chắn xã hội sẽ còn đẹp hơn rất nhiều . . .

(Theo Trần Chánh Nghĩa/ Một Thế Giới)

==============================

Câu chuyện hay. Nhưng chi tiết trả 10. 000 VND tiền Cafe và trả lại 3000VND,không thật lắm.

Cho dù đó là chi tiết thật của sự kiện cụ thể được miêu tả và tác giả đưa nguyên xi vào đây thì chính tác giả không mẫn cảm với người đọc trong một môi trường hiện tại, quay quắt để kiếm sống.

Chỉ với hình ảnh tự đi kiếm tiền để sống của sinh viên ngèo này cũng đủ là một biểu tượng tuyệt vời của lòng tự trọng. Nó cũng đồng nghĩa với sự vượt qua những mặc cảm so với bạn học, nhưng giàu có so với cậu này. Bởi vậy, người thanh niên này còn là người rất tự tin nữa.

Chúc cậu thành công.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo

Theo Sa Hà - Trần Linh/Người đưa tin

Thứ tư 27/11/2013 13:43

(GDVN) - “Lúc con tôi bị kết án tử hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm, rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.

Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng (SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) run rẩy. Những giọt nước mắt không biết có tự bao giờ đã lăn trên đôi gò má đen xạm của ông.

Posted Image

Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên

Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô tội”.

Ông Chinh cho hay: “Tôi giữ chiếc áo có bức thư kêu oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông Chinh cho biết thêm.

Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá chi tiết cho chúng tôi: "Án oan ôm hận nhờ Chính phủ - Giải oan hận này cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành".

Posted Image

Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.

Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do ông đứt ruột đẻ.

Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó. Thời điểm đó nó đang ở nhà”.

Posted Image

Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.

Ông cũng cho biết thêm: "Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội. Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ".

=========================

Cần thông tin đầy đủ hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giáo dục, Y tế:Hai ngành cuối cùng…*

Nguyễn Ngọc Lanh

Nguyên GS Đại học Y Hà Nội

Giáo dục, Y tế sinh ra để đáp ứng nguồn vốn quý nhất

Có thời chế độ ta coi Giáo dục và Y tế là những ngành “phi sản xuất”; do vậy, có thang lương thấp nhất, thấp không kém các ngành sáng tạo (nghiên cứu khoa họcvà sáng tác văn nghệ). Thực ra, đây là hai ngành sản xuất tri thức và sức khỏe – vốn quý của mỗi người. Cũng có thời, nước ta bị xếp hạng rất thấp về kinh tế, nhưng khi xếp hạng theo mức phát triển xã hội thì Việt Nam tăng vài chục bậc. Đó là nhờ thành tích Giáo dục, Y tế. Lương thấp, nhưng giúp đất nước cải thiện bộ mặt, chẳng lẽ không đáng nói?

https://encrypted-tb...fG7WkWx04XT66l7

Cứ tưởng 4 ngành trên (Giáo dục, Y tế, Văn nghệ và Nghiên cứu khoa học) bị đối xử như vậy, chỉ trí thức mới khốn đốn. Nhưng trí thức khốn đốn, toàn xã hội cũng khốn đốn… “Phi trí bất hưng” là vậy.

Sinh ra, chưa ai có ngay tri thức; lại còn bị đủ thứ bệnh tật rình mò. Bồi bổ sứckhỏe và trau dồi tri thức là những nhu cầu rất sớm, rất thiết yếu, để mỗi cá nhân trong xã hội có điều kiện tự kiếm sống và tự mưu cầu hạnh phúc. Được như vậy, đó là một xã hội lương thiện. Giáo dục và Y tế, vì thế, phải sớm ra đời.

Giáo dục, Y Tế tự tạo tấm áo giáp bảo vệ đạođức ngành nghề

Do có mặt lâu đời, được xã hội trọng vọng (gọi người hành nghề là “thầy”), bản thân hai ngành này cũng dần dần tự hình thành tấm áo giáp bảo vệ các giá trị đạo đức của mình.

Ai làm hai nghề này nếu bị chê cười về đạo đức sẽ hết sức xấu hổ, đau đớn – không những cho mình, mà còn cho cả tập thể. Người bán hàng lừa đảo khách hàng: ắt mang tiếng xấu. Nhưng chưa thể xấu xa bằng thầy giáo và thầy thuốc không giữđược đạo đức trước các đối tượng mà mình có bổn phận phục vụ: học sinh, bệnh nhân. Chọn các nghề này, không ai nghĩ mình sẽ giàu “nứt đố, đổ vách” nhờ “khai thác” các đối tượng trên. Nhưng từ xa xưa, xã hội đã đủ thông minh để đảm bảo cho người làm hai nghề này có cuộc sống xứng đáng. Công lao “thặng dư” của cácthầy sẽ được xã hội bù đắp bằng sự quý trọng, tôn vinh. Nhờ vậy, họ đủ sức đề kháng với những cám dỗ vật chất.

Nhờ vậy, những suy thoái đạo đức xã hội không dễ dàng thẩm thấu vào hai ngành trên.Suy ra, khi hai ngành này suy giảm đạo đức ắt là sự ô nhiễm toàn xã hội đã gớm lắm!

Dư luận đã từ lâu phê phán Giáo dục

- Giáo dục bị phê phán đủ sớm, đủ liều lượng và đủ kiên nhẫn

Nhờ vậy, kết quả đưa lại rất tương xứng, chỉ tội tốn quá nhiều thời gian, công sức.Đã phải chấp nhận đổi mới “căn bản và toàn diện”. Cách nói dài để tránh hai từ“cải cách”.

- Tuy không phải mọi phê phán đều nhằm vào cáigốc của khuyết điểm…

Dễ thấy, lẽ ra phải phê phán cái gốc (để sửa bền vững), nhưng vẫn khó tránh một số phê phán nhằm vào ngọn. Bởi lẽ, nhiều khi cái ngọn mọc ra quá vướng, quá chướng, khiến người ta không thể bình tâm, nhẫn nhịn. Ví dụ, nạn “dạy thêm” cứ loang như cỏ dại. Cái gốc là lương cứ thấp, chương trình cứ nặng… khiến cả thầy, cả trò, cứ có nhu cầu dạy thêm, học thêm. Họ là nạn nhân, chứ có làm gì nên tội? Ấy vậy, lại cứ sửa bằng cách… ban ra các chỉ thị “cấm dạy thêm”. Đó là chữa triệu chứng, bỏ mặc nguyên nhân. Nguyên nhân trực tiếp là lương thấp và chương trình nặng nề. Nhưng “nguyên nhân của nguyên nhân” lại nằm ngoài Giáo dục. Đó là thực trạng Kinh tế-Xã hội và thứ triết lý mang nặng tính ý thức hệ. Dẫu có đặt một ông thánh làm tư lệnh ngành Giáo dục thì cũng vậy thôi. Cả xã hội không sửa nổi nạn “dạy thêm” nhưng chỉ cần vài người sửa lương, sửa triết lý GD… là xong.

- …nhưng hầu hết sự phê phán là “trúng”

Nhờ vậy, kết quả thu được rất bõ: Giáo dụcnước ta đã phải chấp nhận Đổi mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN. Xin khỏi cần nói:Cái căn bản cần đổi mới hiện nay là triết lý. Mọi thành tố, mọi khâu, từ mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, cách dạy, cách quản lý… đều nhất nhất bị một thứ triết lý rất lạc hậu cầm cương. Không khó lắm để nhận ra nó.

Dư luận chuyển sang phê phán mạnh mẽ Y tế

- Nhiều tiêu cực đã bộc lộ đủ nặng nề và trên diện rộng

Vừa phát hiện một việc xấu, phê phán chưa đủ, chưa thỏa… đã phát hiện những việc…xấu hơn. Ai cũng muốn bày tỏ sự bức xúc và đòi hỏi sửa ngay. Do vậy, khó tránhnhững phê “quá lời”, hoặc chưa phê vào cái gốc. Chữa triệu chứng cũng cần, vì vô số lần nó đã gây bức bối tới mức chính bệnh nhân chịu đựng không xuể. Nhưng để chữa tận gốc thì phải nhằm vào nguyên nhân. Chỉ rõ nguyên nhân, cũng là vấn đề. Chẳng cần tìm đâu xa, nguyên nhân suy thoái và khủng hoảng của y tế và của giáo dục chỉ là một.

- Tư lệnh ngành phải chịu trách nhiệm

Điều này rất đúng. Bất tất nói dài. Ngoài ra, tư lệnh còn gánh cả trách nhiệm từ người tiền nhiệm để lại. Và cả từ cấp trên. Thậm chí, từ thể chế, hệ thống. Điều này cần nhìn nhận cho rõ ràng, sòng phẳng. Cách chức một cá nhân, không khó. Nhưng “hệ thống” vẫn y nguyên thì cách chức liền-tù-tì dăm ba nhiệm kỳ bộ trưởng, liệu có ăn thua gì? Ngược lại, cứ giữ bộ máy y tế như hiện nay, nhưng thay đổi thể chế, hệ thống; mọi chuyện sẽ khác ngay.

- Cỡ chỉ là bộ trưởng, mà TS Nguyễn Quốc Triệu dám hứa “sẽ khắc phục một giường bệnh phải gánh hai bệnh nhân”… là vì ông tin tưởng vào nguồn tiền được hứa hẹn từ cỡ cao hơn. Toàn dân biết rằng y tế hoạt động trông vào ngân sách. Rốt cuộc, ngân sách thất thu, ông vẫn phải chịu trách nhiệm về lời hứa. Điều này không sai, chỉ cần có quy định rõ ràng, sòng phẳng: ông chịu trách nhiệm mức nào thì phê ông ở đúng mức ấy.

- Đương kim bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến được nhà báo hỏi “sao không xây thêm bệnh viên”? (cỡ bộ trưởng có nghĩ nổi cái “mưu vặt” này?). Câu trả lời “phải hỏi Nhà nước” rất đúng, nhưng cũng liều (với cấp trên) và… dại (với dư luận) – vì người hỏi không phải là sinh viên y khoa (để mà giảng giải) mà là nhà báo – có trong tay cái loa công suất cực đại.

- Không phải mọi phê phán đều nhằm vào cái gốc của khuyết điểm

Câu trả lời của Bộ trưởng Y tế bị phê nặngnề: Bộ Y tế không là Nhà nước thì là gì? Sinh viên mới học y khoa thường chưa hiểu ngay rằng: Cái chân là một bộ phận của cơ thể, chứ riêng nó chưa phải là… cơ thể. Quan hệ giữa Bộ Y tế với Nhà nước cũng vậy thôi. Bộ trưởng (kiêm thầy giáo) sẽ giảng để học trò hiểu rằng… bệnh viêm khớp (dạng thấp) ở đầu gối – tuy biểu hiện tại chỗ – nhưng là bệnh có cơ chế “toàn cơ thể”. Hệ miễn dịch (của toàn cơ thể) lẽ ra phải chống thù trong, giặc ngoài,thì… nay (đổ đốn) quay sang chống khớp gối. Cũng vậy, nhiều khiếm khuyết y tế(thiếu tiền xây bệnh viện) có thể do nguyên nhân “toàn thân”.

Y tế cũng cần Đổi Mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN

- Không thể “rách đâu, vá đấy” – kiểu sửa chữa vặt – mà được.

Những sai sót cụ thể, cần được phê phán kịp thời, đủ liều. Báo chí đã làm quá đủ.

Điềuquan trọng: Cần nhìn vấn đề rộng và thấu đáo hơn, để đạt kết quả bền vững hơn.

Đólà, Y tế cũng cần Đổi Mới CĂN BẢN và TOÀN DIỆN – như Giáo dục. Vì cả hai cùng một gốc bệnh, cái khác nhau chỉ là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài.

- Khó khăn kinh tế khiến bệnh đã nặng, càngthêm nặng

Giáodục, Y tế là những ngành phúc lợi, hoạt động đa phần nhờ ngân sách.

Chẳng cần tài giỏi gì nhiều, cũng thấy rằng nếu đủ tiền, tuyến dưới của y tế sẽ được trang bị thêm thiết bị chẩn đoán, lập tức bệnh nhân tuyến trên sẽ giảm hẳn. Nếu tỷ lệ giường bệnh (trên dân số) được giữ vững như “ngày xưa”, tình hình sẽ khácngay. Do vậy, nếu kinh tế thất bại, cộng thêm lãng phí, tham nhũng, phân hóa giàu-nghèo… sẽ ảnh hưởng xấu và đe dọa đe dọa tới cả sự tồn vong của Nhà nước, chế độ – như đã được chính thức thừa nhận – chứ đâu phải chỉ riêng y tế, giáo dục?

Giáo dục, Y tế là hai ngành ô nhiễm cuối cùng

Ô nhiễm ở hai ngành này không thể nói là nhẹ! Bảo “còn nhẹ”, làm sao sửa nổi?

Chỉ có thể nói, và phải nói: Đây là những ngành bị ô nhiễm cuối cùng; và do vậy,bệnh ở đó còn tương đối nhẹ so với nơi khác.

Suy thoái trong Giáo dục, Y tế bao giờ cũng là thứ phát; do vậy theo nguyên tắcchữa bệnh, phải chữa chạy nơi nguyên phát trước hết.

N.N.L.

* Nguyên bản bài đã được đăng trên Sức khỏe và Đời sống

-----------------------------------------------------------------------------------

GS nói rất chuẩn! Posted ImagePosted ImagePosted Image"Chỉ có thể nói, và phải nói: Đây là những ngành bị ô nhiễm cuối cùng....".

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://dantri.com.vn/the-gioi/vung-phong-khong-moi-trung-quoc-bat-luc-truoc-thi-uy-cua-my-808881.htm

Lanha92 đọc các bài tổng kết về cái gọi là vùng nhận diện phòng không của anh Ba Tàu này và có đôi nhời như sau:

1. B52 của Mỹ dù lạc hậu cỡ mấy nhưng so với phòng không Trung QUốc đó vẫn là ông khổng lồ chẳng thể nào hạ được, trong chiến tranh Việt Nam chỉ có người Việt + siêu vũ khí Tinh thần( ấy là cái Khí đó ạ) + lòng quyết tâm + vũ khí Nga ( được nghiên cứu cách đánh phú hợp) mới bắt ông Kẹ này nằm đất. Cho dù ngày nay đã khác thì B52 vẫn là siêu vũ khí với những tính năng tối mất khác, không phải ngẫu nhiên mà nó sẽ sống tới 2044. Cách đánh B52 là bảo vật trấn quốc của chính người Việt Nam vậy

Ông Ba Tàu không thể hiểu được cái Khí của dân tộc Việt thì chỉ có hít khói B52 mà thôi. Chấp ông có hẳn S, hay C siêu tên lửa của NGa đi nữa hay là mấy cái quần hồng do ông cóp mà ra

Như vậy lịch sử sẽ không lặp lại lần 2 với dân tộc khác, giả dụ nếu B52 mà bay trên đầu dân Tàu thì bảo đảm không còn gạch cho dân Tàu xây nhà

2. Dân Nhật, dân Hàn đang mong tống cổ mấy anh Huê Kỳ đi, và mấy năm qua anh Ba Tàu cũng ra sức kích động( gần như thành công), nhưng chỉ trong một giai đoạn ngắn ngủ từ 2007 -2013 công lao mười mấy năm của đội ngũ tình báo chính trí, tuyên truyền,..của anh Ba Tàu bỗng vất đi hết. Đức ông Trần Hưng Đạo viết thế này:

Khi đã đẩy xe tướng mà những kẻ mũ cao áo dài còn cản lại, việc binh tất gặp khó

( Đẩy xe tướng là việc vua thể hiện lòng tôn trọng với tướng quân ra trận)

Ba Tàu tưởng như đã trên cơ về mọi mặt với toàn cõi Châu Á, Nga còn khiếp hãi, Nhật Hàn lui thế thủ ...thì đột nhiên đội ngũ diều hâu mạnh nhưng ngu của Ba Tàu lại làm mọi việc trở nên rối beng, Nào là đòi đảo chiếm đất, nào là lưỡi bò...Quân khí đang hùng hổ bỗng nhụt chùn vì nhiều chính sách, nhiều quân sư cố vấn một kiểu một cách đánh, Lúc thì chiến lược không quân làm đầu, lúc thì đe hải quân, rồi hải giám. Lúc thì lại đòi dùng uy thế Thiên triều để mong các nước quy phục như thời xa xưa

Giờ Nhật Hàn không hãi nữa. Đến mức anh Nam Hàn còn cao giọng yêu cầu Trung Quốc bỏ ngay vùng nhận diện kia đi, riêng anh Nhật chả thèm đến xỉa đến nữa

Và mỗi quan hệ tay ba Nhật Hàn Mỹ lại củng cố, với sự hiện diện của hàng vạn binh sỹ Mỹ ngay sát Trung QUốc, cái gai độc nay còn hành Trung Quốc đau hơn

Tóm lại: Một sự kiện sai lầm của Trung Quốc khiến họ đang học lại bài học của những Thổ Mộc Bảo, của Bạch Đế thành khi hàng chục vạn quân có cả vũ khí giáp trụ ngựa tốt lại bó gối trước những đội quân ít người hơn nhưng tổ chức tốt hơn. Xem ra môn đường lối chiến lược hàng ngàn năm chưa được Ba Tàu học thông viết thạo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia đình bé bị bảo mẫu đánh chết tha thứ cho kẻ bạo hành

Thứ sáu, 29/11/2013 08:13 GMT+7

Hơn 10 ngày sau khi con trai 18 tháng tuổi Đỗ Nhất Long qua đời vì bị người trông trẻ hành hạ, vợ chồng anh Đỗ Trọng Đức rời khỏi khu trọ tại Linh Trung, Thủ Đức, TP HCM, và không kiện, không đòi bồi thường.

"Tôi không muốn đi lại con đường đó, không muốn trở về căn phòng nhiều kỷ niệm, nhớ lại những phút giây khiến mình đau lòng, sợ phải đối diện với căn phòng lạnh, vắng tiếng trẻ con bi bô nói cười", người cha nghẹn giọng.

Posted Image

Dãy phòng trọ nơi cháu Long qua đời. Ảnh: An Nhơn.

Trước đó vợ chồng anh Đức gửi con trai cho người phụ nữ hàng xóm Hồ Ngọc Nhờ trông coi với giá 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Sáng 16/11, khi thấy Long khóc không chịu ăn cơm, Nhờ bế cháu lên dọa nhưng tuột tay làm bé té xuống nền nhà. Bé khóc thét, Nhờ dùng chân đạp mạnh lên ngực và bụng cháu, sau đó bỏ đi vệ sinh và hơn 20 phút quay ra thấy bé Long nằm bất động dưới nền nhà nên nhờ người chở đi cấp cứu. Cháu bé tử vong.

Khám nghiệm tử thi, công an xác định đầu, mặt, cổ, ngực cháu bé bị bầm tụ máu dưới da; màng sụn thanh khí quản bị sưng; khoang màng phổi có máu, dập phổi; rách, bầm túi máu vùng đáy tim; vỡ tiểu nhĩ; ổ bụng có máu tụ quanh gan; rách gan…

Nhiều người bày tỏ lòng căm phẫn, không thể cảm thông và tha thứ trước hành vi tàn bạo của người trông trẻ. Việc đứa bé non nớt, đang bi bô tập nói, bị hành hạ dã man như vậy khiến người làm cha làm mẹ nổi giận. Tuy nhiên, anh Đức quyết định không gửi đơn kiện bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ vì "chuyện xảy ra đến nước này cũng không ai mong muốn, cô ta lại còn có con nhỏ và đang mang bầu, có làm lớn chuyện thì con tôi cũng chẳng sống lại được mà con của cô ta thì lại bơ vơ vì mất mẹ". Sau khi mẹ gây tội, bị bắt, đứa con trai mới hơn 2 tuổi của Hồ Ngọc Nhờ nhiều đêm giật mình khóc gọi mẹ.

Người cha trẻ cho biết cũng không nghĩ đến chuyện đòi bồi thường vì "gia đình người ta cũng tan nát chẳng còn gì nữa rồi". Vợ chồng anh Đức đã đưa thi thể cậu con trai đầu lòng đi hỏa táng và mang tro cốt gửi vào chùa. Từ khi con qua đời, anh chị cứ nằm mơ thấy con suốt. Lao đầu vào làm ăn vì muốn kiếm thật nhiều tiền chăm con, nhưng chính điều đó cũng khiến anh ít có thời gian bên con. Trải qua mọi chuyện, anh thấy mình trống trải tột độ, chỉ mong con bình yên nơi cõi Phật.

"Tôi đã quá mệt mỏi, chẳng còn tha thiết gì nữa. Cuộc sống bây giờ mặc kệ mọi thứ tới đâu thì hay tới đó, thỉnh thoảng vào chùa nhang khói con cho đỡ nhớ là được rồi", anh Đức giãi bày.

Thu Hiền

=================

Đạo đức, lòng nhân bản và công lý là những phạm trù khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Độc chiêu lấy năng lượng mặt trời... từ mặt trăng

Thứ Sáu, 29/11/2013 15:08

(NLĐO) – Công ty xây dựng Shimizu của Nhật Bản vừa công bố một giải pháp sáng tạo để xử lý vấn đề năng lượng của đất nước nói riêng và trái đất nói chung - tạo ra một vành đai gồm các tấm pin năng lượng mặt trời bao quanh mặt trăng.

Vành đai pin nói trên sẽ truyền năng lượng mặt trời thu được về các trạm tiếp nhận trên mặt đất dưới dạng tia laser hoặc sóng vi ba.

“Vành đai mặt trăng” này có khả năng gửi xuống Trái Đất 13.000 terawatt năng lượng mỗi năm. Đây là con số không nhỏ bởi nước Mỹ chỉ tạo ra được 4.100 terawatt năng lượng trong năm 2011. Đại diện của Shimizu phát biểu trên trang website công ty rằng "một sự thay đổi từ việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng hữu hạn sang việc sử dụng vô hạn năng lượng sạch là ước mơ lớn của nhân loại".

Posted Image

Posted Image

Dự án “vành đai năng lượng” bao quanh mặt trăng của Công ty Shimizu (Nhật Bản). Ảnh: Independent

Cho đến trước khi xảy ra thảm họa động đất sóng thần hồi tháng 3-2011, nước Nhật chủ yếu dựa vào năng lượng hạt nhân. Quốc gia này đã đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng hồi tháng 9. Tokyo nhiều khả năng vẫn cần tái khởi động các nhà máy hạt nhân để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngắn hạn. Dù vậy, thảm họa trên khiến nước này quan tâm nhiều hơn đến việc tìm kiếm các dạng năng lượng thay thế an toàn hơn.

Sáng kiến trên của công ty Shimizu được đưa ra trước khi xảy ra vụ khủng hoảng tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 nên nó chưa thu hút nhiều chú ý khi đó. Giờ đây, dự án được quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng này vẫn chưa được xử lý xong.

Công ty từ chối cho biết kinh phí dự án “vành đai mặt trăng”nhưng tin rằng nó sẽ được hoàn tất sớm nhất là vào đầu năm 2035 nếu có đủ tiền. Theo kế hoạch, robot và các thiết bị tự động sẽ được phát triển để khai thác tài nguyên trên mặt trăng cũng như đảm nhận công việc sản xuất bê tông cùng với các tấm pin năng lượng cho dự án. Một khi hoàn tất, vành đai sẽ trải dài gần 11.000 km dọc đường xích đạo mặt trăng và liên tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để truyền năng lượng đều đặn về Trái đất.

P.Nghĩa (Theo Telegraph)

====================

Có những dự án trong tương lai mà từng quốc gia riêng biệt không có khả năng thực hiện. Đây là một thí dụ. Bởi vậy, tương lai của nền văn minh nhân loại chính là sự hội nhập toàn cầu có thành công hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao chổi thế kỷ chưa “chết”?

Thứ Sáu, 29/11/2013 - 16:35

(Dân trí) - Sao chổi Ison, vốn mang biệt danh “sao chổi thế kỷ”, được cho đã là bị đốt cháy khi bay gần mặt trời vào sáng sớm nay 29/11. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn hi vọng rằng sao chổi Ison, hoặc một phần của nó, có thể sống sót sau cuộc “chạm trán” này.

Posted Image

Sao chổi Ison rực sáng hôm 8/11.

Ban đầu, sao chổi Ison được tuyên bố là đã tan biến khi nó bay qua mặt trời ở khoảng cách quá gần - khoảng 1,2 triệu km. Sức nóng tỏa ra từ mặt trời với nhiệt độ lên tới trên 2.000 độ C được cho là đã thiêu đốt sao chổi Ison. Tất cả những gì có thể được nhìn thấy sau khi Ison tiếp cận gần mặt trời là một vết mờ trong các bức ảnh chụp bằng kính thiên văn. Các nhà khoa học cho rằng phần nhân và đuôi của nó đã bị thiêu đốt.

Nhưng các bức ảnh chụp sau đó cho thấy một đốm sáng, có thể là một phần nhỏ của sao chổi Ison. Các nhà thiên văn học tỏ ra ngạc nhiên và vui mừng trước thông tin này, và thận trọng cho rằng bất kỳ điều gì có thể xảy ra trong thời gian tới.

Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA), một trong những nơi đầu tiên thông báo về cái chết của Ison, cũng đã phải đánh giá lại tình hình. Một phần nhỏ của nhân sao chổi có thể vẫn nguyên vẹn, các chuyên gia của ESA cho hay.

Tuy nhiên, bao nhiêu phần của sao chổi Ison, từng có đường kính khoảng 2 km, sống sót sau khi tiếp cận gần mặt trời là điều chưa thể kết luận.

Sao chổi Ison được các nhà thiên văn Nga phát hiện vào tháng 9/2012 và kể từ đó đã thu hút sự chú ý của giới thiên văn. Khi tiến lại gần mặt trời, độ sáng của nó được dự đoán là sánh ngang trăng rằm, thậm chí nhìn thấy rõ vào ban ngày, vì vậy nó được mệnh danh là "sao chổi của thế kỷ".

=====================

Sao chổi được coi cực Âm trong vũ trụ (Do tính cực động của nó so với sự vận động tương quan với các sao khác quan sát được."Âm động, Dương tịnh" theo Lý học Việt) .Bởi vậy các nhà thiên văn cổ Đông phương cho rằng sự xuất hiện của nó gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt Địa cầu mỗi khi nó xuất hiện.

Sự xuất hiện của sao chổi lần này có hơi đặc biệt vì lao vào gần mặt trời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông chủ Trung Nguyên dùng võ 'Second Bird' đấu Starbucks

> Cà phê chồn - Huyền thoại và hiện thực

> 'Giải mật' cà phê chồn - thức uống đắt nhất hành tinh

Khi Starbucks chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam, Đặng Lê Nguyên Vũ đã dùng chiến thuật "Second bird" và ngay lập tức, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Trung Nguyên. Trung Nguyên 'bay' sát Starbucks nhờ sức hút theo quán tính, đỡ tốn sức, đỡ tốn tiền truyền thông.

Posted Image

Trung Nguyên đã thành công khi dùng chiến thuật "Second bird" và áp dụng “Yesgo” trong kinh doanh để đấu với Starbucks.

CEO Đặng Lê Nguyên Vũ đã dùng chiến thuật "Second Bird" ra sao?

Có vẻ như các doanh nghiệp Việt Nam ít ai để ý tới chiến thuật "Second Bird" (con chim thứ 2 trong đàn) - chiến thuật đã được khá nhiều các đại gia ngoại sử dụng trong công cuộc marketing của mình.

Hãy nhìn vào cuộc chiến Coca-Cola và Pepsico, Domino Pizza và Pizza Hut, Iphone và Samsung Galaxy, Burger King và Mc Donald's sẽ thấy rõ điều này. Từ một kẻ đến sau, có ít tiền hơn đối thủ đứng đầu, nhưng Pepsico tỏ ra mình khôn ngoan khi áp dụng "Yesgo" với Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke).

Đã có lúc Pepsico đã khiến Coca “đau đầu” với chiến thuật này, khi tung ra sản phẩm và chiến lược chống lại Coke - vốn là cha đẻ của thứ nước Coca. Coke có Sprite thì Pepsico có 7Up, Coke có Samurai thì Pepsico có Sting. Chiến dịch quảng cáo "Uống Pepsi trúng 365 triệu" thì Coke sẵn sàng “tuyên chiến” với chương trình “Khuyến mại Alo vô tư VinaPhone cùng Coca-Cola".

Hay vụ lùm xùm của Trung Nguyên với Starbucks cũng được coi là một điển hình của chiến thuật "Second bird". Đang lúc Trung Nguyên mất đi sức hút do khai thác quá nhiều vào yếu tố “yêu nước” thì Starbucks, kẻ đứng đầu ngành coffee thế giới xuất hiện.

Chủ tịch cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã dùng chiến thuật "Second bird” trong hoạt động kinh doanh của mình. Và ngay lập tức, mọi ánh mắt lại dồn về phía Trung Nguyên. Như thế, cho dù tổng tài nguyên ít hơn nhưng Trung Nguyên lại kéo về phía mình sự chú ý của thế giới và sự quan tâm của khách hàng.

Posted Image

VN cần học hỏi các đại gia Trung Quốc bởi ở thị trường Fast food Trung Quốc, KFC, Burger King, McDonald's... đang thất thủ trước những thương hiệu nội.

Theo các chuyên gia nhận định: Trung Nguyên đã thành công khi dùng chiến thuật "Second bird" và áp dụng “Yesgo” trong kinh doanh. Starbucks tuyên bố sẽ mở cửa hàng trên khắp Việt Nam thì Trung Nguyên tuyên bố sẽ chinh phục thủ phủ cà phê thế giới Mỹ.

"Khán giả" thấy 2 đối thủ đấu nhau mới bắt đầu chú ý tới cuộc chạy đua của 2 thương hiệu trên. Kết quả là kẻ yếu hơn rất nhiều như Trung Nguyên lại được xếp “chung chiếu” với gã khổng lồ Starbucks - thương hiệu cà phê số 1 thế giới.

Trung Nguyên đã làm được một việc khó khăn đó là không để tụt lại xa so với con chim đầu đàn là Starbucks. Vì Trung Nguyên "bay" sát Starbucks sẽ có lợi và sẽ phát triển nhanh hơn nhờ sức hút mạnh theo quán tính, điều này cũng đỡ tốn sức, đỡ tốn tiền truyền thông cho Trung Nguyên.

Đại gia FastFood Việt hãy học Trung Quốc

Phải chăng chiến thuật "Second Bird" cũng là cách mà các đại gia ẩm thực Việt nên học hỏi trong cuộc chạy đua với các ông lớn Fastfood (thức ăn nhanh)?

Bởi lẽ, cùng là Pizza nhưng tại sao Domino Pizza, Pizza Hut lại dẫn đầu thị trường trong khi các thương hiệu Việt lại không thể tìm thấy chỗ đứng của mình?

Theo các chuyên gia, vấn đề mà Fastfood Việt cần lo hiện tại không phải là cứng nhắc trong chuyện bảo toàn ý tưởng mà cần tạo nên sự khác biệt. Vì doanh nghiệp Fastfood nội luôn là doanh nghiệp lép vế về vốn, về khả năng quản lý và chiến lược định vị.

Liên quan tới việc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, thương hiệu cơm kẹp Vietmac đã làm tốt phần này khi tạo ra được sự khác biệt giữa Humburger và cơm kẹp. Vietmac đã thay bánh bột mì bằng cơm, thay đổi vị để hợp gu hơn với người Việt. Và họ hoàn thành phần khác biệt giữa Humburger - văn hóa nước ngoài và cơm - giá trị cốt lõi trong cuộc sống của người Việt, ngoài ra, cũng tạo ra sự khác lạ so với những sản phẩm cơm khác mà người Việt hay ăn hàng ngày.

Câu chuyện của Vietmac kể cho khách hàng cũng là một phần giúp VietMac thành công trong thời gian ngắn. Nhưng sau đó, Vietmac đã chậm lại khi vấp phải vấn đề cạnh tranh bản quyền và không đủ tiềm lực tài chính để chạy đua mở rộng mô hình với thương hiệu ngoại.

Hay như trường hợp của Phở 24. Phở 24 tạo ra sự khác biệt với các loại phở khác bằng công thức 24 loại gia vị khác nhau, chắt lọc tinh túy từ phở 3 miền mà không loại phở khác nào ở Việt Nam có được. Cũng vì sự khác biệt ấy mà Phở 24 lại mất đi chỗ đứng khi chính mình không làm chủ được chính bản thân mình, khi để 24 loại gia vị ấy trong một tô phở, thương hiệu 24 lại khác nhau ở chất lượng trong chuỗi cửa hàng của chính mình.

Có thể thấy, ở thị trường Fastfood Trung Quốc, KFC, Burger King, McDonald's... đang thất thủ trước những thương hiệu nội. Và chiến thuật mà các đại gia Trung Quốc sử dụng không có gì khác chính là tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm và "Second Bird" với các ông lớn nước ngoài.

Theo Trí thức trẻ

=================

Tất cả các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài vào Việt Nam đều thất bại trước sinh hoạt thức ăn nhanh của người Việt có truyền thống từ 5000 năm văn hiến Việt. Đa dạng,phong phú, phục vụ tận nơi, gía rẻ, thích hợp khẩu vị. Xôi cũng có cả chục loại, bánh chưng, bánh khúc, bánh giầy, bánh giò, bún, miến, phở, cháo các loại...vv...thống kê riêng về đề tài này có thể làm một luận án tiến sĩ thứ thiệt. Riêng sức đề kháng của dòng thức ăn nhanh Việt trong ẩm thực truyền thống có thể không cần phải chật vật quan tâm đến đấu tranh sinh tồn với các dòng thức ăn nhanh nhập ngoại.

Nhưng cafe thì lại khác hẳn. Nó là một món ẩm thực Tây phương, chưa được Việt hóa. Cafe Trung Nguyên muốn thành công thì ông ta cần Việt hóa cafe Việt như là một chiến lược lâu dài.

Theo lời khuyên của bài báo này:

Đại gia FastFood Việt hãy học Trung Quốc

Nếu Trung Nguyên học theo cách của các đại gia Trung Quốc sẽ thất bại.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

Thứ Sáu, 29/11/2013 - 13:45

(Dân trí) - Phương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.

Một nghệ sĩ trẻ người Trung Quốc có tên Yang Liu hiện đang sinh sống tại Đức vừa cho ra mắt bộ ảnh đồ họa có tên “East Meets West” (Đông Tây gặp gỡ). Bộ ảnh cho thấy sự khác biệt trong đời sống văn hóa - xã hội giữa phương Đông và phương Tây.

“Đông Tây gặp gỡ” thể hiện cách nhìn vừa chính xác vừa hài hước về sự khác biệt muôn thuở. Nghệ sĩ Yang Liu cho biết: “Những thông tin được thể hiện trong bộ ảnh đồ họa này mang ý nghĩa tương đối cá nhân, dựa trên những trải nghiệm và cảm nhận của bản thân tôi sau gần hai thập kỷ sinh sống ở Châu Âu”.

Dưới đây là bộ ảnh thú vị của nghệ sĩ Yang Liu:

Posted Image

Cách thể hiện ý kiến cá nhân: Người phương Tây quan trọng sự thẳng thắn. Người phương Đông đề cao sự khéo léo, mềm mỏng.

Posted Image

Phong cách sống: Người phương Tây đề cao cái Tôi, năng lực cá nhân, cá tính riêng… Người phương Đông trân trọng cái Ta, con người phải luôn biết hòa nhập với môi trường xung quanh để tạo nên sự hài hòa.

Posted Image

Vấn đề đúng giờ: Đúng giờ là yếu tố rất được tôn trọng trong các cuộc gặp gỡ ở thế giới phương Tây. Người ta không cần đến sớm để thể hiện sự tôn trọng nhưng càng không nên đến muộn vì đó là hành động bất lịch sự. Người phương Đông thì khác, họ có thể xê dịch giờ hẹn đôi chút và điều đó không trở thành vấn đề lớn.

Posted Image

Cấp trên: Trong thế giới phương Tây, sếp cũng là người đi làm kiếm sống như nhân viên, chỉ có điều cấp bậc, tầm nhìn và lương bổng của sếp cao hơn một chút. Ở phương Đông, sếp được coi là “người khổng lồ”.

Posted Image

Các mối quan hệ và sự kết nối trong xã hội: Các mối quan hệ trong thế giới phương Tây không mang nặng tính “dắt dây” như trong xã hội phương Đông.

Posted Image

Cách thể hiện cảm xúc: Người phương Tây vui buồn đều thể hiện khá rõ ràng còn người phương Đông có thể “trong héo ngoài tươi”.

Posted Image

Văn hóa xếp hàng: Thực tế văn hóa xếp hàng đã dần hình thành tại nhiều nước phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy vậy, nhìn chung, nó chưa ăn sâu vào nếp sống của người phương Đông ở mọi lúc mọi nơi.

Posted Image

Nhìn nhận về bản thân: Người phương Tây rất quan trọng cái Tôi, đề cao tính cá nhân trong một số khía cạnh của đời sống. Họ đòi hỏi những người xung quanh phải tôn trọng những gì thuộc về vấn đề cá nhân. Ở phương Đông, cái Tôi thường nhỏ bé, dễ bị khỏa lấp và việc quên đi cái Tôi được cho là một đức tính đáng khen ngợi.

Posted Image

Đường phố ngày cuối tuần: Những ngày cuối tuần, đường phố phương Tây thường vắng vẻ, họ không đổ ra đường mà thường có hai lựa chọn: một là ở nhà ngủ bù cho cả tuần lao động vất vả, hai là về miền quê vui chơi, hít thở không khí trong lành. Ở phương Đông, đặc biệt tại các thành phố lớn, người dân thường đổ ra đường, tới các khu vui chơi và trung tâm mua sắm để giải trí.

Posted Image

Tiệc tùng: Tại những bữa tiệc trang trọng, người phương Tây thích đứng thành nhóm nhỏ, rủ rỉ trò chuyện. Người phương Đông thích ngồi thành những nhóm lớn, trò chuyện ồn ào, đó được coi là biểu hiện của sự hào hứng, vui vẻ. Tiệc càng ồn càng chứng tỏ tổ chức thành công.

Posted Image

Tiếng ồn trong nhà hàng: Người phương Tây rất ngại việc nói to ở nơi đông người. Vì vậy, ở nơi công cộng như nhà hàng, quán ăn, họ nói nhỏ, chỉ đủ để người ngồi với mình nghe thấy. Ngay cả việc gọi nhân viên phục vụ cũng được thể hiện bằng ánh mắt và động tác tay. Người phương Đông khá vô tư trong việc này, họ có thể nói to, gọi nhau í ới ở nơi đông người.

Posted Image

Thức uống “lành mạnh”: Ở phương Tây, nếu ai đó bị yếu bụng hoặc đau dạ dày, khi dùng bữa, họ sẽ uống nước ngọt có gas, trong khi đó, người phương Đông sẽ gọi trà hoặc nước khoáng.

Posted Image

Đi du lịch: Người phương Tây đề cao việc quan sát và trải nghiệm thực tế trong suốt chuyến đi. Trong khi đó, đối với người phương Đông, việc lưu lại hình ảnh làm kỷ niệm trong từng chặng đường, từng địa điểm thăm quan là một việc quan trọng không kém.

Posted Image

Vẻ đẹp lý tưởng: Người phương Tây thích da nâu, người phương Đông thích da trắng.

Posted Image

Trẻ em trong gia đình: Trẻ em ở phương Tây không được cả gia đình chăm lo, ưu ái như ở phương Đông. Trong gia đình phương Tây, trẻ em có vị trí ngang bằng như những thành viên khác trong nhà, cũng có quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Ở phương Đông, em bé thường được coi là trung tâm thú vị của cả nhà và các thành viên sẽ xoay quanh “tâm điểm” này.

Posted Image

Giải quyết vấn đề: Người phương Tây coi trọng kết quả sau cùng, vì vậy, họ sẵn sàng đương đầu với vấn đề cản trở, cốt sao đạt được mục tiêu nhanh nhất. Người phương Đông quan trọng quá trình thực hiện. Vốn không thích đối đầu, xung đột, nên người phương Đông có thể chấp nhận đi vòng một chút, tuy mất thời gian hơn nhưng vẫn đạt được kết quả sau cùng và không tổn hao quá nhiều sức lực.

Posted Image

Các bữa ăn trong ngày: Người phương Tây thường ăn sáng vội vàng, ăn tối qua loa, thường dùng đồ ăn nhanh, bữa trưa vì vậy được coi là bữa ăn thư thái nhất trong ngày khi họ có thể rủ bạn bè ra tiệm dùng bữa. Người phương Đông đề cao tầm quan trọng của cả 3 bữa ăn trong ngày, họ thích sự nóng sốt. Ăn uống qua quýt theo kiểu “cơm đường cháo chợ” là điều không ai thích.

Posted Image

Phương tiện di chuyển: Trước đây, khi người phương Tây coi ô tô là phương tiện di chuyển hiệu quả nhất, người phương Đông còn đi xe đạp. Giờ đây, người phương Tây lại coi xe đạp là phương tiện di chuyển “lành mạnh” nhất, trong khi đó, người phương Đông đã chuyển sang đi ô tô (nếu có điều kiện).

Posted Image

Cuộc sống của người già: Dạo chơi công viên ở phương Tây, bạn sẽ bắt gặp nhiều cụ già dắt thú cưng đi dạo. Ở phương Đông, bạn sẽ thấy các cụ già dắt cháu đi chơi.

Posted Image

Tắm táp: Người phương Tây thích tắm sáng rồi mới đi làm. Người phương Đông thích tắm tối trước khi đi ngủ.

Posted Image

Ẩm thực sành điệu: Người phương Tây sành điệu sẽ tìm tới các món Á. Người phương Đông “ăn chơi” sẽ tìm tới các món Âu.

Posted Image

Thời tiết và cảm xúc: Người phương Tây thích nắng, ghét mưa. Họ đặc biệt yêu những ngày nắng (có lẽ vì thế mà họ thích da nâu). Người phương Đông thích cả mưa và nắng. Nắng mưa đối với người phương Đông đều có nét đẹp, nét thú vị riêng.

Posted Image

Đông Tây trong mắt nhau: Trong mắt người phương Tây, người phương Đông đặc trưng với nón lá, thích uống trà và ăn cơm. Người phương Đông ấn tượng với người phương Tây vì mũ nồi cao, xúc xích và bia.

Bích Ngọc

Theo Bored Panda

====================

Đây là cách nhìn của người Trung quốc về hai nền văn minh. Nên cái đúng hạn chế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài văn điểm 9 “xin các bạn đừng cười”

Bài văn viết về cô giúp việc của em Bùi Linh Trang, học sinh lớp 7E1 (Trường THCS Marie Curie) nhận được nhiều lời khen từ cô giáo vì đã có những cảm xúc chân thật, sâu sắc.

Với đề bài (học sinh được chọn một trong hai đề): Đề 1: "Biểu cảm về một người thân" và Đề 2: "Biểu cảm về loài cây em yêu thích".

Linh Trang đã chọn đề 1. Dưới đây là bài làm của em.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bài văn của Bùi Linh Trang

Người thân yêu nhất của các bạn là ai? Là cha, là mẹ hay là một người chị gái? Với tôi, cũng như các bạn, cha mẹ và chị gái là người tôi yêu quý nhất trên đời. Nhưng với tôi, còn có một người vô cùng đặc biệt, gần gũi với tôi nữa...Chẳng ai khác, chính là cô giúp việc.

Nói ra xin các bạn đừng cười vì thực sự với tôi, cô quan trọng, gần gũi với tôi như mẹ vậy. Và niềm hạnh phúc tôi có đã nhân đôi vì có được hai người mẹ bên tôi.

Cô giúp việc nhà tôi tên là Huy, một cái tên rất con trai nên đã làm tôi có chút tò mò từ lần đầu mẹ tôi nhắc đến trước khi cô đến nhà tôi. Cô là người cùng quê mẹ tôi được bà ngoại giới thiệu lên giúp nhà tôi. Cô đã gần năm mươi tuổi, không còn trẻ nữa nhưng tôi vẫn luôn trìu mến gọi cô mà không phải là bác. Phải chăng như thế sẽ làm cho cô trẻ hơn?

Đã sáu năm, một con số thời gian khá dài đủ để làm những đứa bé con như tôi lãng quên mọi thứ...Vậy mà không hiểu sao, trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in cái ngày đầu tiên cô Huy bước chân vào nhà tôi. Một ngày lặng lẽ, buồn thảm và u ám. Đó là ngày bà Nội yêu quý của tôi vừa mất được ba hôm. Trong khi mọi người đau buồn, bận rộn như quên tôi thì có cô đến chăm lo cho tôi, trò chuyện căn dặn tôi. Lúc ấy, phải nói rằng, tôi thấy ngạc nhiên vô cùng. Có lẽ vì quen với sự chăm sóc của mẹ, và quen với ngôi nhà chỉ có bố, mẹ và chị gái bây giờ lại có thêm một người đến ở nhà tôi, dạy bảo tôi...Mà khi bà mới ra đi chưa lâu bỗng có một người đến lau dọn giường bà, nghỉ tại đó nữa. Chao ôi, phải nói rằng tôi khó chịu như thế nào. Cái cảm xúc của một đứa bé lên sáu sợ ai đến đánh mất của mình một cái gì đó quý giá nhất. Và cũng bắt đầu từ đó, tôi dò xét, tìm mọi cách không thỏa hiệp, thậm chí đôi lúc còn phản kháng cô. Mỗi khi cô nói cái gì là tôi tìm cách cãi lại không cần quan tâm đúng sai như thế nào.

Nhưng cho đến một ngày...Đó là ngày tôi chống lệnh bố mẹ tôi không chịu về quê thăm ông bà chỉ vì mải mốt xem phim hoạt hình. Ngọt nhạt thế nào tôi cũng không đi...Mẹ tôi nóng nảy, tức giận và định giơ tay lên đánh đòn tôi. Lúc ấy, cô Huy vội vàng chạy vào ngăn...Cô xuất hiện, có lẽ mẹ nguôi giận và bảo tôi ra ngoài...Không cảm ơn cô, nhưng trong lòng tôi bỗng nhiên thấy quý cô hơn rất nhiều.

Cô Huy là một người "nhà quê" theo đúng nghĩa. Cô chân thành, thật thà, tính tình vui vẻ và có phần nóng nảy. Tôi có không biết bao nhiêu kỷ niệm về cô. Nhớ có lần cô bảo tôi giúp cô cài đặt chuông nhạc sàn để nghe cho rõ, rõ đến mức mỗi lần ai gọi cô thì hàng xóm cũng nghe thấy. Hay cái lần cô cùng mẹ con tôi đi siêu thị Big C dịp giáp Tết, cô cứ hỏi mẹ tôi: "Cô Anh ơi chỗ bán lồng gà ở đâu?" làm mẹ con tôi một trận cười no bụng. Cả lần đầu cô cùng tôi vào siêu thị mua đồ giúp mẹ, cô cứ mặc cả mãi với thu ngân để mua thêm cho tôi hộp bánh...Rồi cả cái lần cô đi xem phim cùng tôi nữa, cô nói chuyện với tôi đến cả rạp nghe thấy...Tất cả những kỷ niệm ấy chỉ làm tôi thêm quý cô mà thôi...

Sống trong gia đình tôi sáu năm, cô là người hiểu tính cách của từng thành viên gia đình tôi hơn bất cứ ai. Cô hiểu bố tôi vì công việc kinh doanh mà đêm hôm vất vả bữa ăn chẳng theo giờ giấc gì cả. Cô hiểu mẹ tôi công việc nhiều nên về nhà đã không lo lắng được việc nhà chu toàn. Và cô hiểu tôi, con bé Trang rất thích làm bánh khi đi học về mà không ngại ngần dọn một đống đồ bếp núc mà tôi bày ra...Có một điều nữa, ấy là mỗi khi tôi bị mẹ mắng, tôi đóng chặt cửa bên trong ấm ức, không ăn cơm. Mẹ tôi biết tính tôi, càng dỗ thì tôi càng khóc thật to nên rất nghiêm khắc để tôi tự suy nghĩ. Và mỗi lần đó, không ai khác, cô Huy lại lặng lẽ, rón rén đem cơm vào cho tôi. Cô sợ tôi đói...Tôi biết mẹ tôi có cách giáo dục của một người mẹ muốn con phải tự lập, còn cô thì lại lo cho tôi những gì cần nhất. Càng lớn lên, tôi càng thầm cảm ơn cô biết bao nhiêu!

Dáng người cô một năm gần đây gầy đi theo thời gian và bệnh tật. Cái căn bệnh U buồng trứng gì đó hành hạ cô và làm cô phải mổ đến hai lần trong một năm. Sức khỏe còn đâu nữa. Da cô sạm đi. Gò má hốc hác và những quầng thâm trên đôi mắt vì những cơn đau và những đêm mất ngủ. Bố mẹ tôi đã giúp cô rất nhiều trong những ngày cô nằm viện...Bình phục không được bao nhiêu, cô lại trở lại làm...Vất vả, tần tảo, lo toan, bận rộn lại dồn lên vai cô, vì công việc nhà tôi nào có dễ dàng gì. "Cô ơi, cháu thương cô lắm". Đã bao lần tôi muốn nói với cô câu ấy mà cứ nghẹn lòng không thốt ra được...

"Tết này cô về quê chăm cháu, Trang bảo mẹ liệu mà tìm người mới đi." Nghe câu ấy, lòng tôi buồn rười rượi...Dù biết rồi sẽ có ngày ấy thôi, nhưng sao nó đến nhanh thế này, lại đến vào lúc khi tôi thấy mình đã lớn để đủ hiểu rằng cô là người thân yêu với tôi. Sống ở nhà tôi đã sáu năm, khắp khu chợ xung quanh và cả những người bạn, cả bác phụ huynh lớp tôi đều biết cô gắn bó, thân thuộc với tôi thế nào.

Với tôi, cô là người mẹ thứ hai, là người bạn, người thân của tôi...Tình cảm của tôi dành cho cô khó diễn tả bằng lời..."Cô ơi, cô về quê, cháu buồn lắm...Tết này, ai lau phòng cùng cháu đây?"

Theo Thu Lý

Vietnamnet

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?

Thứ Bẩy, 30/11/2013 - 07:38

(Dân trí) - Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.

Lao động phổ thông nước ngoài lập cả xóm, phố...

Posted Image

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng...

Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ.

Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người.

Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó.

Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được.

Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa - Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp.

Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này.

Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ.

Lê Chân Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Obama khiến dân Mỹ ngỡ ngàng khi bất ngờ xuất hiện tại hiệu sách

Chủ Nhật, 01/12/2013 - 11:38

(Dân trí) - Hôm qua (30/11), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khiến người mua sắm tại một hiệu sách ở Washington ngỡ ngàng khi xuất hiện cùng 2 con gái. Ông chủ Nhà Trắng đã mua tới hơn 20 cuốn sách dành cho đủ mọi lứa tuổi.

Vị Tổng thống Mỹ xuất hiện tại cửa hàng sách Politics & Prose ở Washington cùng hai con gái là Malia và Sasha. Ông cho biết mình mua một cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi, từ 5 tới 52 tuổi – đúng bằng tuổi của mình.

Posted Image

Ông Obama đi mua sách với hai con gái

Những người mua sắm cùng các nhân viên trong cửa hàng đã bị “sốc” khi nhìn thấy Tổng thống Mỹ ghé qua trong bộ trang phục giản dị, với quần jean, áo len cổ tròn bên trong và áo khoác bằng da màu nâu bên ngoài. Ông vừa mua sách vừa tươi cười trò chuyện với mọi người trong cửa hàng.

Sau khi chọn sách, ông thanh toán bằng thẻ tín dụng với số tiền không được tiết lộ.

Trước đó, ông Obama đã chia sẻ tên Twitter về tầm quan trọng của việc ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ.

Tại Mỹ, ngày thứ Bảy sau ngày Lễ tạ ơn được chọn là ngày “thứ Bảy doanh nghiệp nhỏ”. Ngày này được ra đời nhằm lôi kéo người mua sắm tới các cửa hàng nhỏ, sau khi rất đông người đã dốc hầu bao cho ngày “thứ Sáu đen”, vốn được các tập đoàn bán lẻ lớn quảng bá rầm rộ, cũng như ngày thứ Hai mua sắm trực tuyến.

Posted Image

Nhiều người đã ngỡ ngàng khi được gặp Tổng thống Mỹ tại hiệu sách

Khi rời cửa hàng, ông Obama đã chúc mọi người có “một kỳ nghĩ lễ vui vẻ” và mọi khách hàng đều vỗ tay.

Trong lần “vi hành” này, Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama không tham gia. Nhưng hồi tháng 5 vừa qua, bà đã tổ chức một buổi ký tặng sách cũng tại Politics & Prose nhằm quảng bá cho một cuốn sách về khu vườn của Nhà Trắng và chiến dịch chống lại béo phì của mình.

Hồi năm ngoái, Tổng thống Obama tới thăm một cửa hàng sách khác có tên One More Page Books, tại ngoại ô Washington.

Thanh Tùng

Theo Daily Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.tienphong...en-ti-tpov.html

Sư phụ ơi, bộ lư này có dấu đồ hình Âm Dương khá đẹp đấy

Bộ lư 300 tỷ không phải bộ này. Sp viết xong cuốn sách rùi. Rất nhiều hình AD Việt trên khắp thế giới. Đang biên tập, bổ xung lần cuối.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay