Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Người trẻ nhất chu du 196 quốc gia khắp thế giới

Thứ Ba, 22/10/2013 - 09:03

(Dân trí) - Một thanh niên tại xứ sở sương mù đã đặt chân đến 196 quốc gia trên khắp thế giới trong 5 năm.

Posted Image

James Asquith phấn khích trong một chuyến đi.

James Asquith, 24 tuổi, bắt đầu cuộc hành trình trình từ năm 2008 khi anh còn là một sinh viên. Từ đó, anh đã thu thập đủ con dấu của các nước trong hộ chiếu của mình.

James đã không vội vàng với mục tiêu là đi đến khắp các đất nước trên thế giới trước khi bước sang tuổi 25.

Việt Nam là quốc gia độc lập đầu tiên anh đến. “Tôi đã dành gần 3 tháng ở đó”, anh cho biết.

James cũng dành 5 tháng ở Mỹ và Canada. Tại Mỹ, anh đã đến thăm 27 bang, từ Hawaii đến Alaska.

Ước tính tổng kinh phí cho chuyến đi của James là 200.000 USD. Anh đã kiếm một phần số tiền này nhờ vào việc làm thêm ở những quán bar hay khách sạn mà anh từng ở trong những chuyến đi.

“Tôi đã đến Libya 3 tuần sau khi Gaddafi sụp đổ, đến Afghanistan 2 tuần sau vụ đánh bom khủng bố ở Mazar-i-Sharif. Tôi đã cố gắng để có cái nhìn sâu sắc về mỗi quốc gia”.

Thời gian anh dành nhiều nhất cho một chuyến đi là 6 tháng ở châu Phi. James đã đi bộ từ Senegal đến Congo. Trong chuyến đi, nhiều quốc gia nhỏ và cửa khẩu biên giới gây khó khăn cho anh.

Khi trở về nhà tại Stevenage, Anh, James nói anh vẫn chưa còn thấy thỏa mãn niềm đam mê phiêu lưu của mình. “Tôi muốn được đến Tahiti, đảo Phục Sinh và Nam Cực vào năm sau. Tôi vẫn chưa hoàn thành cuộc phiêu lưu. Tôi hi vọng có thể tới những nơi này vào năm tới”.

Cuộc hành trình của James dù ấn tượng nhưng vẫn chưa được công nhận là một kỷ lục Guinness thế giới. Trước đó, Graham Hughes, cũng là một người Anh, đã lập kỷ lục đi du lịch đến 201 quốc gia mà không sử dụng máy bay.

Hà Linh

Theo Telegraph

====================

Thằng cha này trong vòng 5 năm đi đến 126 nước. Nhưng may mà anh ta là người Tây, mà đã là Tây là cứ phải từ đúng trở lên. "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai" mà. Cụ Nghị Hách bảo thế.

Còn chúng ta xem lại "Đồng hồ Ta" - Huyền Chíp - Trong vòng 2 năm đi mới chỉ được 12 nước đã bị coi là "bịp bợp".

Thật là chán như con gián!

Trần Ngọc Thịnh “phản pháo” lại giải trình của Huyền Chip

Posted Image

Đình Phong - theo Trí Thức Trẻ

08/10/2013 11:02

(Soha.vn) - Sau khi đọc xong 31 trang giải trình của Huyền Chip, độc giả Trần Ngọc Thịnh đưa ra 7 bình luận tổng thể đưa lên trang facebook cá nhân của mình.

Những con ếch ngồi đáy giếng, nhưng lại thích kêu to để thể hiện bằng cách chê bai người khác , những cái mà nó không làm được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thằng cha này trong vòng 5 năm đi đến 126 nước. Nhưng may mà anh ta là người Tây, mà đã là Tây là cứ phải từ đúng trở lên. "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai" mà. Cụ Nghị Hách bảo thế.

Còn chúng ta xem lại "Đồng hồ Ta" - Huyền Chíp - Trong vòng 2 năm đi mới chỉ được 12 nước đã bị coi là "bịp bợp".

Thật là chán như con gián!

Những con ếch ngồi đáy giếng, nhưng lại thích kêu to để thể hiện bằng cách chê bai người khác , những cái mà nó không làm được.

MC Kỳ Duyên: Văn hóa Việt là ngồi rình để chỉ trích!

LIỄU PHẠM

Chủ nhật 27/10/2013 09:35

(GDVN) - "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích", MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên "tâm đắc" chia sẻ.

Nhận được những lời chỉ trích mỗi lần post hình vui chơi, ăn uống lên trang cá nhân, nữ MC hải ngoại "tâm đắc" với 'anh Ngạn' (MC hải ngoại Nguyễn Ngọc Ngạn) rằng: "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích".

Posted Image

MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

Cụ thể, ngày 24/10, Nguyễn Cao Kỳ Duyên bất ngờ chia sẻ những quan điểm cá nhân về sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa phương Tây. Nữ MC hải ngoại còn dẫn chuyện của nữ minh tinh Angelina Jolie để so sánh.

Mở đầu, Nguyễn Cao Kỳ Duyên dẫn lời: "Anh Ngạn (MC hải ngoại Nguyễn Ngọc Ngạn) có lần nói với tôi về sự khác biệt giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa Việt Nam: "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích, còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích". Câu nói này tôi nghe qua rồi bỏ ngoài tai vì thật sự tôi và những bạn bè sống và lớn lên ở hải ngoại có bao giờ thực thụ được trải nghiệm văn hóa Việt Nam đâu? Bên ngoài chúng tôi là người Việt nhưng bên trong, từ cách suy nghĩ đến cách ứng xử thì phải nói chúng tôi hoàn toàn là những đứa Mỹ con. Thế hệ Việt Kiều nửa nạc nửa mỡ như tôi thường được gọi đùa là 'banana' (quả chuối) vì ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng".

Chưa hết, Kỳ Duyên không ngần ngại chia sẻ: "Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của mạng xã hội, tôi mới nếm thử mùi vị của 'văn hóa chỉ trích'. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác), y rằng cũng có vài người hằn học comment: "Sao không để tiền đi làm từ thiện?", "Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?". Tôi "phiên dịch" như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy.

Một người không biết tôi và cũng không biết là tôi có cho cứu trợ cho miền Trung không đã vội kết án một cách gay gắt. Thật ra, tôi có làm từ thiện và có cho từ thiện khá đều đặn nhưng tôi ít nói ra. Không nói nhưng bị thiên hạ chỉ trích quá, lâu lâu tôi cũng phải "xì" ra cho những người biết: "Dạ thưa bác, em cũng có cho từ thiện chứ không đến nỗi vô tâm như bác nghĩ". Nhưng vừa hé ra lại gặp những người nhận xét: "Đã làm việc tốt thì không cần ai biết. Nói ra rồi chẳng để làm chi", hay: "Đã có lòng làm từ thiện thì nên âm thầm, không nên phô trương cho mọi người biết".

Kỳ Duyên lấy dẫn chứng bằng câu chuyện của cặp đôi minh tinh màn bạc Angelina Jolie và Brad Pitt. Nữ MC viết: "Đúng là làm cũng chết, không làm cũng chết (cười khổ). Ở ngoại quốc hoàn toàn khác hẳn. Điển hình là cô tài tử Angelina Jolie - thần tượng của tôi. Cô làm bao nhiêu việc thiện và đi đến đâu cũng có thông tin báo chí. Một trong những sứ mạng lớn của cô lồng trong các công tác từ thiện là cho thế giới biết đến và chú ý vào những việc cô đang quan tâm.

Sau một chuyến viếng thăm của cô, những tổ chức từ thiện đó thường nhận được rất nhiều nguồn cứu trợ. Những ngôi sao quốc tế thường có những tổ chức từ thiện mà họ ủng hộ và ngược lại những tổ chức này rất mong họ dùng tiếng tăm, tên tuổi của họ để gây sự chú ý. Đó là một việc tốt. Tại sao người Việt cứ cho rằng: 'Đi làm từ thiện phải âm thầm?'. Tôi có thể âm thầm cho một số tiền cá nhân rất nhỏ nhưng nếu tôi phô trương để trăm ngàn người biết đến và cho thêm thì tại sao không?

Sau những chuyến làm từ thiện báo chí lại đăng tin 'Angelina Jolie và Brad Pitt mới mua lâu đài bao nhiêu triệu ở Paris', tôi chẳng thấy người nào lên án 'Tại sao ở Phi Châu bao nhiêu người chết đói, cô mới đi làm từ thiện mà bây giờ lại tiêu xài như vậy?'

Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn", nữ MC hải ngoại kết luận .

Nguyễn Cao Kỳ Duyên quê gốc tại Sơn Tây, Hà Tây, Việt Nam là một người Mỹ gốc Việt sinh ngày 30 tháng 6 năm 1965 tại Sài Gòn, và là người dẫn chương trình của Paris by Night cùng với Nguyễn Ngọc Ngạn.

Cha cô là Nguyễn Cao Kỳ, từng làm thủ tướng, phó tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Khoảng năm 1975, gia đình Kỳ Duyên di tản và định cư tại Hoa Kỳ.

Từ năm 2004, Kỳ Duyên nhiều lần về thăm quê hương và tiếp xúc với người hâm mộ với tư cách là một nghệ sĩ, người dẫn chương trình nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thừa nhận có những nhà ngoại cảm rởm. Nhưng tôi cũng cần nói rõ thế này: Tất cả các nghề trên thế gian này đều có "rởm" cả . Đến nghề ăn mày cũng có ăn mày rởm. Vân đề là tỷ lệ rởm đến đâu mà thôi. Nhưng đó không phải chứng cứ để phủ định khả năng ngoại cảm ở một số nhà ngoại cảm đích thực.

Nếu cứ vì những kẻ rởm mà phủ định tất thì xin lỗi quý vị: Ngay cả các nghề được coi là cao quý cũng không hề tồn tại.

Có lẽ cần phải nói rõ thêm thế này:

Phải có ngoại cảm thật đã, mới có ngoại cảm rởm xuất hiện. Cũng như nghề ăn mày, cũng phải có ăn mày thật đã ,mới xuất hiện ăn mày rởm giống như thật. Không có thật lấy đâu ra dởm. Đó là tính hợp lý của vấn đề và sự kiện.

Nhưng cứ như một số bài báo thì ngay cả ngoại cảm cũng không thật. Trong khi nếu không có ngoại cảm thật đã tìm được - thôi thì khiêm tốn như cô Phan thị Bích Hằng đã tìm 10.000 ngôi mộ, - trong đó đúng hoàn toàn thí dụ dù là chỉ 1000 , còn lại là sai. Tưc là tỷ lệ chỉ có 10% thì với khả năng này cũng đủ là đề tài nghiên cứu bởi phương pháp đã thể hiện đúng 10%. Với một cái nhìn nghiêm túc thì rõ ràng phương pháp này có khiếm khuyết , nên chỉ đúng 10%, cần nghiên cứu bổ sung, chứ không thể phủ nhận rằng: Phương pháp này sai.

Đấy chỉ là thí dụ, nhưng tôi tin rằng cô Hằng tìm ra mộ với tỷ lệ lớn hơn nhiều.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Oan thầy chùa

Thanhnien Online

27/10/2013 09:00

Một hòa thượng Singapore dính líu vào một vụ đầu tư cờ bạc xuyên quốc gia được tòa án tuyên “vô can” vì chỉ đóng vai trò “đi giữa cuộc chơi”.

Hòa thượng Meow Di, 45 tuổi, là sư trụ trì một ngôi chùa ở khu Geylang của Singapore. Năm 2010, hòa thượng bị đưa ra tòa bởi doanh nhân Chua Kwee Sin, 48 tuổi, kiện. Trong hồ sơ kiện, ông Chua nói rằng hồi năm 2009 ông đã đến tham vấn hòa thượng Meow Di về dự định đầu tư kinh doanh dầu khí, nhưng hòa thượng khuyên ông nên đầu tư vào sòng bạc. Nghe lời khuyên, ông Chua đã đưa cho hòa thượng 1,4 triệu SGD (24 tỉ đồng) trong khoảng thời gian từ ngày 5 - 16.11.2009 để góp vốn xây sòng bạc. Mãi không thấy sòng bạc đâu, ông Chua đòi tiền lại nhưng không được nên phải kiện ra tòa.

Hòa thượng Meow Di không phủ nhận việc có nhận số tiền trên của ông Chua, nhưng cho biết ông đã cùng môn đệ Tony Au mang tiền qua Việt Nam trao cho doanh nhân William Tan Kheng Tiong 2 lần và nhận đầy đủ biên lai thu tiền do ông Tan xuất. Ông Tan, 43 tuổi, là doanh nhân Singapore, đang điều hành các đường dây cờ bạc qua mạng ở Campuchia và Việt Nam.

Hòa thượng Meow Di nói rằng ông chỉ là người đóng vai trò giới thiệu các doanh nhân như ông Chua và ông Tan với nhau, và làm trung gian chuyển tiền, không được lợi lộc gì nên không có trách nhiệm với số tiền của ông Chua. Hòa thượng cũng chỉ đích danh ông Tan là bên thứ ba trong vụ kiện và phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý.

Tại phiên tòa dân sự tối cao - nơi chỉ giải quyết các vụ kiện dân sự có mức tranh chấp trên 250.000 SGD - hôm 24.10, thẩm phán Tay Yong Kwang phán quyết rằng các bằng chứng cho thấy phi vụ làm ăn này là giữa ông Chua với ông Tan, còn hòa thượng Meow Di chỉ là người “đi giữa cuộc chơi”. Do ông Chua chỉ kiện hòa thượng là không đúng đối tượng nên bị thua kiện, phải bồi thường án phí cho cả hòa thượng và ông Tan. Tuy nhiên, sau phán quyết này, ông Chua có thể đưa đơn khác kiện ông Tan để đòi lại tiền.

Thục Minh

(Văn phòng Singapore)

============

Hic! Sao dạo này các vụ về thày Chùa nhiều thế nhỉ?! Từ Thiếu Lâm tự, vòng qua Thái Lan, Việt Nam. Bây giờ lại cả Xinh ga bo nữa. Híc!

Nam mô A di đà Phật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Israel chặn thành công một cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc

Nguyễn Hường

Thứ hai 28/10/2013 10:18

(GDVN) - Lực lượng an ninh Israel đã ngăn chặn thành công một cuộc tấn công không gian mạng và nỗ lực gián điệp nhằm vào ngành công nghiệp nước này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Posted Image

Israel đã ngăn chặn cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc kịp thời.

Kênh tin tức thời sự Channel 2 News của Israel hôm 27.10 đưa tin cho biết, lực lượng an ninh Israel đã ngăn chặn thành công một cuộc tấn công không gian mạng và nỗ lực gián điệp nhằm vào ngành công nghiệp nước này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Vài tuần trước, khoảng 140 nhân viên an ninh hàng đầu và thuộc ngành công nghiệp quốc phòng nhạy cảm của Israel đã nhận được một email từ địa chỉ người gửi là một công ty nổi tiếng của Đức. Nhưng thực chất đây là một email giả mạo có chứa virus gián điệp Trojan có thể sao chép thông tin về nguồn.

Sự việc này đã nhanh chóng được phát hiện và mối đe dọa đã được ngăn chặn kịp thời.

Theo kết quả điều tra sơ bộ được tiến hành sau đó, mối đe dọa trên có nguồn gốc từ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Lực lượng an ninh Israel cũng đã thiết lập hệ thống an ninh nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự trong tương lai.

===================

Trung Quốc cũng chịu chơi nhỉ! Hak luôn cả trùm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ cần phải nói rõ thêm thế này:

Phải có ngoại cảm thật đã, mới có ngoại cảm rởm xuất hiện. Cũng như nghề ăn mày, cũng phải có ăn mày thật đã ,mới xuất hiện ăn mày rởm giống như thật. Không có thật lấy đâu ra dởm. Đó là tính hợp lý của vấn đề và sự kiện.

Nhưng cứ như một số bài báo thì ngay cả ngoại cảm cũng không thật. Trong khi nếu không có ngoại cảm thật đã tìm được - thôi thì khiêm tốn như cô Phan thị Bích Hằng đã tìm 10.000 ngôi mộ, - trong đó đúng hoàn toàn thí dụ dù là chỉ 1000 , còn lại là sai. Tưc là tỷ lệ chỉ có 10% thì với khả năng này cũng đủ là đề tài nghiên cứu bởi phương pháp đã thể hiện đúng 10%. Với một cái nhìn nghiêm túc thì rõ ràng phương pháp này có khiếm khuyết , nên chỉ đúng 10%, cần nghiên cứu bổ sung, chứ không thể phủ nhận rằng: Phương pháp này sai.

Đấy chỉ là thí dụ, nhưng tôi tin rằng cô Hằng tìm ra mộ với tỷ lệ lớn hơn nhiều.

Cháu ko dám đánh giá là thật hay giả, nếu thật thì tỷ lệ cao hay thấp nhưng cháu chỉ thấy thế này: Nếu đã xác định tỷ lệ chính xác <100% thì tại sao ko dùng các công cụ hỗ trợ như xét nghiệm ADN của pháp y quân đội để nâng cao tỷ lệ chính xác lên? Việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ là việc làm thiêng liêng, thử hỏi với tỷ lệ đúng trên dưới 50% thì với 10.000 ngôi mộ, 5.000 trường hợp các ban ngành, gia đình đã đem thứ gì về thờ cúng?

Vấn đề VTV đặt ra là đúng, là trúng nhưng cách đặt vấn đề thay vì xoáy vào trường hợp "có mùi" là "cậu Thủy" và NH CSXH thì lại khiến mọi người chú ý vào chị Phan Thị Bích Hằng (có lẽ 1 phần tại chị ấy nổi tiếng quá :D). Vấn đề được khơi ra rồi, ko biết có được giải quyết rốt ráo hay lại để lâu thành bùn đây :D Mong là ko phải vì sức ép lấy lại hình ảnh sau lễ tang cụ Giáp mà VTV phải hái cả quả non mời khán giả :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu ko dám đánh giá là thật hay giả, nếu thật thì tỷ lệ cao hay thấp nhưng cháu chỉ thấy thế này: Nếu đã xác định tỷ lệ chính xác <100% thì tại sao ko dùng các công cụ hỗ trợ như xét nghiệm ADN của pháp y quân đội để nâng cao tỷ lệ chính xác lên? Việc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ là việc làm thiêng liêng, thử hỏi với tỷ lệ đúng trên dưới 50% thì với 10.000 ngôi mộ, 5.000 trường hợp các ban ngành, gia đình đã đem thứ gì về thờ cúng?

Vấn đề VTV đặt ra là đúng, là trúng nhưng cách đặt vấn đề thay vì xoáy vào trường hợp "có mùi" là "cậu Thủy" và NH CSXH thì lại khiến mọi người chú ý vào chị Phan Thị Bích Hằng (có lẽ 1 phần tại chị ấy nổi tiếng quá :D). Vấn đề được khơi ra rồi, ko biết có được giải quyết rốt ráo hay lại để lâu thành bùn đây :D Mong là ko phải vì sức ép lấy lại hình ảnh sau lễ tang cụ Giáp mà VTV phải hái cả quả non mời khán giả :D

Có hai vấn đề cần tách bạch:

1/ Khả năng ngoại cảm tìm mộ có thật hay không và hiệu quả là bao nhiêu %. Có thể coi đó là đối tượng nghiên cứu khoa học hay không? Phương hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sẽ như thế nào? Khả năng ngoại cảm hỗ trợ được gì cho xã hội và hỗ trợ ở giới hạn nào?

2/ Những người lợi dụng sự mơ hồ - do chưa xác định được cơ chế tương tác của hành vi ngoại cảm - để lợi dụng lừa bịp. Pháp luật sẽ có biện pháp gì để ngăn chặn. Sự lừa bịp,lợi dụng...vv....có ở tât cả các ngành nghề. Kể cả từ nghề ăn mày, đến những ngành nghề được coi là cao quý.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện tranh Việt Nam khiến báo Trung Quốc e ngại


Tập 1 bộ truyện tranh “Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền” của Cty Phan Thị được báo chí Trung Quốc mổ xẻ khá nhiều, thể hiện rằng bộ truyện là hướng đi đúng và đang khiến báo chí Trung Quốc lo ngại.

Theo Cty Phan Thị, ngoài thông tin quanh việc Việt Nam ra mắt bộ truyện tranh đầu tiên về biển đảo, một số tờ báo Trung Quốc cũng phản bác thông điệp của bộ truyện tranh này. Một số bài viết đã giật tít: “Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình”, “Truyện tranh “Hoàng Sa và Trường Sa” của Việt Nam cho trẻ biết biển Đông không thuộc về Trung Quốc”, “Việt Nam dùng “Thần đồng Đất Việt” để gây hấn vấn đề chủ quyền Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc”, “Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ”.

Posted Image
Tập 1 “Hoàng Sa, Trường Sa - khẳng định chủ quyền”.
Một bộ truyện tranh vừa mới ra mắt tập đầu mà đã được lên báo ngoài nước như thế quả là một hiện tượng truyền thông. Bởi những gì viết cho thiếu nhi - thế hệ tương lai của đất nước tưởng là nhỏ, nhưng sức mạnh và sự ảnh hưởng của nó thì lại sâu rộng khôn cùng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã - người cố vấn và hiệu đính cho bộ truyện tranh này, “Truyện tranh về Hoàng Sa, Trường Sa” sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản, nhưng không kém phần sâu sắc”.

Bộ truyện tranh dự kiến gồm 10 tập. Các tập tiếp theo lần lượt đề cập các vấn đề liên quan đến lãnh thổ An Nam, hành trình khám phá những hòn đảo Hoàng Sa - hay quần đảo Paracels - huyền bí trong mắt các học giả Tây phương. Điều thú vị là từ đề tài tưởng khó viết này, các nhà làm sách đã phải bỏ ra một năm để lồng vào cốt truyện thiếu nhi, cho trẻ con thấy hấp dẫn để theo dõi mạch truyện. Theo đó, Công chúa Phương Thìn là người dẫn truyện, đưa các nhân vật quen thuộc của Thần đồng đất Việt như Tý, Mẹo, Sửu, Dần vào thế giới màu sắc của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thông qua thư viện của các vị quan chép sử.

Qua bộ truyện tranh này, Cty Phan Thị muốn truyền bá kiến thức chủ quyền biển đảo, hun đúc lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ lãnh thổ, để các em hiểu thêm về lịch sử nước nhà, ra sức bảo vệ và khẳng định chủ quyền đất nước.

Xem ra, bộ truyện này không còn là truyện tranh cho thiếu nhi mà còn liên quan đến vấn đề của cả quốc gia, của vấn đề biển đảo quốc tế. Chính vì thế, bộ truyện được báo chí nước ngoài nhắc tới - dù là phản bác đi chăng nữa - thì đó cũng là một tín hiệu cho thấy đã thành công bước đầu: Công cuộc đấu tranh đòi công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của VN tuy còn dài, nhưng với chứng cứ, tài liệu rõ ràng, với từng bước, từng việc làm cụ thể, trên nhiều phương diện, sẽ được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

http://laodong.com.v...ngai/144114.bld
=======================
Cty Phan Thị làm bộ truyện này rất ý nghĩa, đáng để đời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có hai vấn đề cần tách bạch:

1/ Khả năng ngoại cảm tìm mộ có thật hay không và hiệu quả là bao nhiêu %. Có thể coi đó là đối tượng nghiên cứu khoa học hay không? Phương hướng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sẽ như thế nào? Khả năng ngoại cảm hỗ trợ được gì cho xã hội và hỗ trợ ở giới hạn nào?

2/ Những người lợi dụng sự mơ hồ - do chưa xác định được cơ chế tương tác của hành vi ngoại cảm - để lợi dụng lừa bịp. Pháp luật sẽ có biện pháp gì để ngăn chặn. Sự lừa bịp,lợi dụng...vv....có ở tât cả các ngành nghề. Kể cả từ nghề ăn mày, đến những ngành nghề được coi là cao quý.

đây tôi chỉ bàn về vế thứ nhất.

Hai đất nước có nền khoa học kỹ thuật vào top đầu của thế giới đã thất bại trong nghiên cứu về ngoại cảm. Bài viết dưới đây mô tả điều này. Nhưng điều đó không có nghĩa là ngoại cảm không phải là một hiện tượng khách quan tồn tại trên thực tế.

Sự thành công hay thất bại ở đây nó còn phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu và mục đích đạt được. Hai siêu cường này do chưa hiểu bản chất của ngoại cảm,lại đặt ra một mục đích qua tham vọng và phương pháp sai hoàn toàn. Nên thất bại là phải.

Ngoài trừ quan niệm "Đồng hồ Tây không bao giờ sai" thì hai siêu cường này mà không nghiên cứu ra thì chẳng ai nghiên cứu được - Vì "Đồng hồ Tây không bao giờ sai".

Sự dốt nát hạn chế kết quả và thậm chí thất bại thảm hại.

========================

Quân đội Anh, Mỹ trả giá đắt vì tin nhà ngoại cảm

Cập nhật lúc 16:18, 28/10/2013

(Tin tức 24h) - Sau những vụ khủng bố kinh hoàng của thế giới, Bộ Quốc phòng Anh đã chú trọng tới dự án khai thác năng lực “ngoại cảm” siêu nhiên nhằm mục đích phục vụ cho an ninh quốc phòng. Tuy nhiên dự án này đã ngốn tới 18.000 bảng tiền ngân sách và kết quả họ nhận về lại không được như mong đợi.

Từ lâu nay trên thế giới, năng lực siêu nhiên vẫn là một câu hỏi bí ẩn khiến nhiều chuyên gia và nhà khoa học đau đầu tìm lời giải đáp. Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 tại Trung tâm Thương mại Thế giới của Mỹ và sự nổi lên của Osama bin Laden như một kẻ thù số một của phương Tây, Bộ Quốc phòng Anh đã chú trọng tới dự án khai thác năng lực “ngoại cảm” siêu nhiên nhằm mục đích phát hiện vũ khí hủy diệt hàng loạt và thậm chí là truy tìm Osama bin Laden.

Posted Image

Hai "nhà ngoại cảm" tham gia vào một cuộc thử nghiệm

Ban đầu, Bộ Quốc phòng Anh đã cho mời 12 người tự quảng cáo mình là “nhà ngoại cảm đích thực” trên Internet tới tham gia vào các chương trình thử nghiệm bí mật khai thác năng lực siêu nhiên của mình.

Tuy nhiên vì những lý do “nhạy cảm” nào đó, tất cả các “nhà ngoại cảm” này đều từ chối tham gia thử nghiệm mặc dù họ được hứa hẹn là sẽ nhận được rất nhiều tiền.

Do đó quân đội Anh đã phải mời những người “nghiệp dư” và tìm cách huấn luyện binh sĩ của mình sử dụng năng lực siêu nhiên “ngoại cảm” này để phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng.

Năm 2002, Bộ Quốc phòng Anh đã thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn, trong đó các chuyên gia quân đội bịt mắt tình nguyện viên và yêu cầu họ “nhìn ra” những vật dụng để bên trong chiếc phong bì màu xám dán kín và 28% số người tham gia thử nghiệm đã tìm cách đoán gần trúng nội dung bên trong chiếc phong bì gồm những bức ảnh của một con dao.

Sau một thời gian thực hiện, Bộ Quốc phòng Anh kết luận rằng nghiên cứu ngốn tới 18.000 bảng tiền ngân sách này cho thấy “thuyết ngoại cảm” có ít giá trị cho mục đích an ninh quốc phòng và quyết định chấm dứt dự án này.

Điệp viên ngoại cảm – chương trình bất khả của CIA

Trước đó, Cục Tình báo trung ương (CIA) và Cơ quan Tình báo Quốc phòng (DIA) của Mỹ từng sử dụng một số nhà ngoại cảm trong chương trình gián điệp thử nghiệm để thử khả năng làm “gián điệp từ xa”.

“Star Gate” là mật danh đặt cho một chương trình nghiên cứu gián điệp ngoại cảm bao gồm nhiều tiểu dự án khác nhau, trong đó có những dự án do CIA, DIA và cả Bộ chỉ huy Tình báo và An ninh quân đội thực hiện trong suốt khoảng thời gian dài hàng chục năm. Tất cả đều cùng chung mục đích là “nhìn từ xa” những thông tin, hình ảnh mà các biện pháp gián điệp thông thường chịu bó tay.

Posted Image

Khả năng thấu thị được áp dụng thử nghiệm trong ngành tình báo Mỹ. Ảnh: Redicecreations

Người tham gia tích cực và quan trọng nhất trong dự án ban đầu này là nhà ngoại cảm Pat Price. Price được cung cấp thông tin về tọa độ địa lý của mục tiêu. Sau khi “nhập tâm”, Price bắt đầu mở công năng tìm kiếm và sau đó mô tả lại đã nhìn thấy một “hệ thống cẩu khổng lồ”.

Và thành công ban đầu đó của Price đã mở ra thời kỳ của các “điệp viên ngoại cảm”. Văn phòng OTS của CIA chấp nhận chi tiền mạnh tay, tổng cộng 750 nghìn USD cho dự án “Star Gate”, với Price là át chủ bài. Tuy nhiên, không lâu sau thành công ban đầu đó của Price, dự án “Star Gate” dường như dẫm chân tại chỗ, với kết quả thu được rất ít ỏi.

Thêm vào đó, CIA lại đang hứng chịu dư luận chỉ trích mạnh mẽ do vai trò trong vụ bê bối nghe lén Watergate làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của Tổng thống Richard Nixon, từ đó làm cho ban lãnh đạo CIA không còn tâm trạng nào để đầu tư cho “tình báo ngoại cảm”.

Vào tháng 7/1975, trong khi đang thực hiện một nhiệm vụ “thấu thị” để khảo sát một cơ sở ở Libya mà người Mỹ nghi là dùng để huấn luyện khủng bố, Price bất ngờ lên cơn đau tim và chết đột ngột.

Huyền Hồ (Tổng hợp KP, ANTG)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ vạch mặt Phan Thị Bích Hằng: “Một sự phỉ báng cực kì vô luân”

29/10/2013

“Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật. Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ” – Đại tá Hàn Thụy Vũ chua xót khi nói về vụ việc nhà báo Thu Uyên và VTV “kết án” các nhà ngoại cảm gây chấn động dư luận.

“Cuộc trao đổi này thực hiện trên tinh thần thẳng thắn, tin cậy, trung thực, nhằm mang lại cho đồng bào, cho các liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ một nguồn thông tin chính thống, nghiêm túc, không bị chi phối về danh – lợi – tiền – ghế…” – Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ, nay đã 83 – người có 40 năm kinh nghiệm nghề báo tuổi khẳng định. “Một kết luận phản khoa học”

“Bây giờ những ngôi mộ tìm về, được kiểm chứng là đúng sau thử AND có hàng ngàn chứ không phải chúng tôi làm ù xòe. Toàn các gia đình về cúng lễ, xây mộ khắp các địa phương, các địa phương về làm lễ truy điệu mà bảo đưa ra vái cái đống xương động vật thì đây là một sự phỉ báng không thể chấp nhận được. Nếu chúng tôi có cái sai thì chỉ rõ chứ nói như thế là không được”.

Posted Image

Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ – người trực tiếp tham gia truy tìm mộ và hài cốt liệt

sĩ hơn 2 chục năm với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – người hàng chục năm tham gia tìm hài cốt liệt sĩ và làm việc trực tiếp với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Đại tá – nhà báo Hàn Thụy Vũ bày tỏ sự thất vọng trước kết luận “vội vàng” của VTV. Đồng thời, cung cấp các tài liệu, bằng chứng làm rõ sự thật đằng sau câu chuyện Tội ác gian trá của các nhà ngoại cảm.

Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học. Hơn thế, việc làm “dùm beng” dư luận bằng một phóng sự “chắc như đinh đóng cột” khi công bố rằng hàng loạt trung tâm tìm hài cốt liệt sỹ là gian trá và được Viện pháp y Quân đội xác nhận là xương động vật, đất đá; tỷ lệ chính xác 0%, ngay cả với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng còn là một sự “phỉ báng cực kì vô luân”: “Tôi rất ngạc nhiên, tôi không thể hiểu được đã có hàng ngàn liệt sỹ đã làm rồi trong hơn 20 năm qua kể cả tìm bằng phần “dương”. Từ năm 1993 trở đi, chúng tôi đưa vào sử dụng những người có khả năng đặc biệt – ngoại cảm. Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật thì rất vô lí. Chúng tôi nhận thức được đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ”.

Posted Image

Đại tá Hàn Thụy Vũ lật giở từng trang sổ ghi lại quá trình tìm mộ của Viện Nghiên

cứu và Ứng dụng tiềm năng con người

Nếu vậy, hàng chục năm nay, há chẳng phải hàng chục triệu gia đình liệt sĩ trên khắp Việt Nam tìm được hài cốt của cha, của chú, của anh, của con mình đang ngày ngày “cúi đầu thành kính” và thờ cúng những đống xương động vật? Vậy rằng nỗi mong ngóng mỏi mòn và niềm vui tìm thấy hài cốt người thân hi sinh trong chiến tranh và cả dân tộc chẳng tày gang lại được phủ sạch bởi sự bàng hoàng khi niềm tin thiêng liêng đến vậy đặt vào tay những kẻ bịp bợm được gọi là “nhà ngoại cảm”. Dĩ nhiên, niềm tin, sự kì vọng lớn bao nhiêu thì nỗi đau xót, căm phẫn, nhục nhã của thân nhân liệt sĩ càng lớn bây nhiêu khi nghe thông tin này!?

Đại tá Hàn Thụy Vũ ví rằng, việc kết luận Phan Thị Bích Hằng dùng cái danh nhà ngoại cảm và lợi dụng niềm tin của người dân để gian trá chẳng khác nào câu chuyện “Thầy bói xem voi” khi chỉ nhìn nhận vấn đề qua một vài sự việc. “Đây là một kết luận phản khoa học. Khi chưa tập hợp đủ thông tin, chưa định tính, định hướng, định lượng được thì chưa có quyền phát biểu. Những người có lương tri không ai nghe thông tin ấy mà tin là sự thật. Bảo người khác là gian trá thì khuyên họ nên xét lại mình”.

Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước.

Chính Viện pháp y Quân đội là cơ quan kiểm định tính chính xác của các kết quả tìm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm và công nhận rất nhiều trường hợp đã thành công trên cơ sở khoa học. Vậy có mâu thuẫn không khi giờ đây lại có số liệu “tỷ lệ chính xác 0%”? Rõ ràng là mâu thuẫn, phản khoa học, phiến diện, thiếu khách quan.

Ngoại cảm là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Rất nhiều nhà ngoại cảm đã chí tình chí nghĩa giúp đỡ gia đình liệt sỹ với tâm niệm các liệt sĩ ngã xuống đất mẹ là “món nợ xương máu trọn đời không trả hết”. Sự việc này cần nhìn nhận thấu đáo và khoa học để phân định niềm tin cho Tổ quốc, cho nhân dân, đặc biệt là gia đình liệt sĩ. Bà Phan Thị Bích Hằng hoạt động ngoại cảm trong Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người, nay là Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người đã hơn 20 năm. Công lao và khả năng đặc biệt của bà không thể phủ nhận.

Ông tin tưởng “Không ai có thể chi phối lòng tin của mọi người bằng sự dối trá và lừa đảo”. Cũng như vậy “Những cống hiến, thành tích của Bích Hằng trong tìm mộ và hài cốt liệt sĩ là không thể phủ nhận sạch trơn được. Các nhà ngoại cảm là lực lượng không thể thiếu đóng góp công sức quan trọng cùng các nhà khoa học làm nên thành công trong các vụ tìm mộ và hài cốt liệt sĩ của Viện nghiên cứ và ứng dụng tiềm năng con người” – Đại tá nhấn mạnh.

Sự thật nào sau câu chuyện Phan Thị Bích Hằng và chiếc răng lợn?

Những sai sót và điều tiếng không hay về khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được báo chí “lục lọi” liên tục và đưa lên mặt báo sau khi phóng sự có tên “Vạch trần bộ mặt thất đức của các nhà ngoại cảm” phát sóng. Đáng nói nhất là vụ việc được VTV đưa trong chương trình Trở về từ kí ức số 22. Theo đó, hài cốt bà Hằng tìm thấy được cho là của liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ là 3 mảnh sành nhỏ và 1 chiếc răng lợn rừng cùng nắm đất. Vậy năng lực thực sự của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đến đâu?

“Cần phải đặt ra câu hỏi rằng: Vậy những di vật hài cốt còn lại của bác Phùng Chí Kiên khi thu nhận được có phải là cái mà Viện pháp y đưa ra không? Việc thu thập để làm xét nghiệm bắt buộc có 2 điều kiện: – Những di vật làm xét nghiệm phải được chụp ảnh, ghi chép đo đạc thật tỷ mỉ và không được phép thay đổi. – Cái viện pháp y mang ra xét nghiệm, cái đó có đúng cái di vật cất bốc gia đình nhận được không?” – Đại tá Hàn Vũ Thụy cho rằng đã có uẩn khúc ở đây.

Ông cho biết thêm, để xác nhận có trùng AND hay không phải có dấu vết của hậu duệ, tuy nhiên trường hợp này thì không có. Mẫu mang đi xét nghiệm phải là máu, tóc hoặc móng tay của hậu duệ nữ (con gái, cháu, chắt…)

Nói rõ về vấn đề này, Nhà giáo Quan Thị Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) cho biết: “Vụ Phùng Chí Kiên nếu làm sai phải niêm phong và muốn mở kiểm tra thì phải có người giám sát. Lẽ ra lấy mẫu hài cốt phải là người có trách nhiệm, chuyên môn như công an, nhân viên pháp y nhưng lại để gia đình lấy mà không có sự quan sát của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng”

Vụ việc xảy ra từ năm 2008, bây giờ không còn hiện trường mà đi tìm lại mẫu vật. Có thể nói, còn nhiều sai sót về quy trình khoa học trong câu chuyện này.

Nếu đó là một chiếc răng lợn thật, chúng ta cũng không thể phủ nhận cả quá trình tìm kiếm của Phan Thị Bích Hằng. “Việc tìm thủ cấp ông Phùng Chí Kiên. Nói rằng đó là cái răng lợn, mành sành,… nhưng tại sao báo chí chỉ đưa mình kết quả mà không đưa ra cả quá trình dẫn dắt của Phan Thị Bích Hằng. Đúng hoàn toàn từ chi tiết: ông thợ cắt tóc như thế nào? cho vào hòm như thế nào? người con dâu của ông ấy mất rồi… Tất cả đều đúng hết, tại sao anh không nói về cái đó nữa? Hôm khai quật người bác chết, con nhỏ sốt cao nên Bích Hằng không có mặt. Để mục đích “đánh” Bích Hằng người ta chỉ nêu mình cái kia thì có công bằng không? – Bà Lan cho hay.

Bà Lan còn nêu các vụ tìm khác, trong đó không quên kể đến công lao của Phan Thị Bích Hằng trong việc tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (Nguyên Bí thư xứ ủy Trung Kì, mộ ở Côn Đảo, người đi tìm là Lê Xuân Tùng nguyên Ủy viên bộ Chính trị). “Đi lấy mẫu thử về nói rằng đây là mẫu cây mục nhưng Bích Hằng khẳng định đấy là ông Lê Xuân Trứ, lấy mẫu thử lần thứ 2 mới đúng vì trong một bộ hài cốt có lẫn cả đất đá và gôc cây mục” – Bà Lệ Lan nói. Hay vụ Vụ tìm liệt sỹ Non nước. “Hồi ấy, là một Đảng viên tôi không hiểu gì về âm dương, linh hồn, tôi không tin. Trường hợp đấy, tôi và Giáo sư sử học Ngô Vi Thiện (nguyên Trưởng Ban Khoa học Tổng cục Hậu cần, hiện là Chuyên viên Khoa học Hậu cần, thành viên Ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng) cùng mọi người “ngơ hết”. Trận đánh Non nước trong chiến dịch Quang Trung năm 1951 được miêu tả rõ ràng. Cô Hằng nói chuyện vanh vách và hoàn toàn trùng hợp với các liệt sỹ. Qua đó, chúng tôi dành 1 năm đi tìm được 8 – 9 hài cốt liệt sĩ” – Đại tá Thụy kể lại.

Posted Image

Bà Phan Thị Bích Hằng cùng chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong một lần tìm

hài cốt ở Côn Đảo

Posted Image

Bà Phan Thị Bích Hằng trong những bức ảnh hoạt động cùng Viện NC & ƯD

tiềm năng con người

“Sự đóng góp của Phan Thị Bích Hằng quá lớn, có thể kể thêm vụ Hồ Ngọc Lân và Nguyễn Đức Cảnh. Bích Hằng không thể làm chính xác 100% và cái sai của Bích Hằng là không đáng kể” – Ông nhấn mạnh.

Posted Image

Nhà giáo Quan Lệ Lan (Phó chủ nhiệm thường trực Bộ môn Cận tâm lý, Viện NC &

ƯD tiềm năng con người)

Việc có sai sót trong ngoại cảm là điều hiển nhiên thuộc về giới hạn năng lực. “Một số người có khả năng thực sự là có thật, không thể vì một sai mà xóa nhòa nghìn cái đúng. Các nhà ngoại cảm có khả năng thực sự thì khả năng đó không phải chuẩn mọi lúc mọi nơi. Ngay như Phan Thị Bích Hằng theo khảo sát được 70 – 75% và bản thân chị Hằng cũng công nhận điều đó” – Nhà giáo Quan Lệ Lan khẳng định.

Vụ nhà văn Nam Cao – “Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm đạt cao nhất”

Năng lực của những nhà ngoại cảm thuộc “Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người” được đánh giá qua quá trình kiểm tra khắt khe, có cả một khoảng thời gian rất dài được hàng ngàn gia đình kiểm nghiệm đến khi cơ quan khoa học ra đời lại càng khẳng định khả năng đó là có thật.

Đại tá Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1990 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong quá trình lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất.

Ngày 23/11/1996 khi UIA tham gia chương trình tìm lại phần mộ liệt sĩ nhà văn Nam Cao, Đại tá Hàn Thụy Vũ đề nghị mời Phan Thị Bích Hằng tham gia. Được sự đồng ý, ông tới gặp bà Hằng và cung cấp cho bà một ảnh chân dung liệt sĩ Nam Cao, ngày sinh, ngày mất. “Văn bản đầu tiên Bích Hằng cung cấp cho UIA vào sáng 24/11/1996. Văn bản được niêm phong và trao cho anh Phạm Văn Thiên – con trai cả nhà văn Nam Cao”

Posted Image

Posted Image

Dấu tích Đại tá Hàn Thụy Vũ cung cấp tài liệu và thư đề nghị mời bà Phan Thị Bích Hằng tham

gia tìm mộ nhà văn Nam Cao

Posted Image

Sơ đồ chỉ dẫn đường tìm mộ nhà văn Nam Cao vẽ nên nhờ năng lực ngoại cảm của

Phan Thị Bích Hằng ngoại cảm”.

“Tìm Nam Cao là một chương trình lớn, sử dụng đến 8 nhà ngoại cảm. Trong tối 23, mỗi nhà ngoại cảm tách ra làm độc lập. Phan Thị Bích Hằng đã “gặp” và nói chuyện với Nam Cao, cô đã viết và vẽ ra tỉ mỉ nơi Nam Cao nằm. Nam Cao mất năm 36 tuổi thì ngôi mộ tìm thấy Nam Cao chỉ thêm số 0 vào giữa năm tuổi mất của ông là 306. Trong số 8 người thì bản thảo của Bích Hằng đạt tỉ lệ cao nhất. Bích Hằng đã chỉ được mộ Nam Cao tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Gia Viễn”

Cũng theo Đại tá, sự việc lần này như một cuộc “gạn lọc”. Những thông tin đó tuy còn chưa toàn diện nhưng tạo áp lực cùng với sự vào cuộc làm rõ sự thật sẽ khiến những người rởm tự đào thải, nhưng đối với những người có công như Phan Thị Bích Hằng thì không thể xóa được. Chúng ta cần loại sạch kẻ cơ hội đổi trắng thay đen, ăn không nói có để mưu đồ danh lợi một cách vô nhân tránh đánh đồng trắng đen. “Đạo lí phân minh lắm, ông trời có mắt lắm!”, nhất là trong chuyện hết sức thiêng liêng này” – Ông khẳng định.

Theo

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

RÁCH VIỆC XEM LẠI SÁCH CŨ....

“Về đồ Lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có con Long Mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ; có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thủy, lưng mang Lạc thư. Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm Dương trên “Hà đồ”, “Lạc đồ” mà vẽ ra Bát quái. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói “Hà đồ” , “Lạc đồ” là “Dịch của trời đất”.

Thuyết “Hà đồ” “Lạc đồ” trong cuốn “Thượng thư” của Tiên Tần, “Luận ngữ” của Mạnh tử và trong “Hệ từ” đều có ghi lại. Nhưng “Đồ” và “Thư” thực chất là cái gì, chưa có ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít “Dịch” gia khi viết về “Dịch”, rất ít nói đến “Hà đồ”, “Lạc đồ”, một vài người có nói đến thì cũng chỉ lướt qua. Phong trào nói đến “Hà đồ”, “Lạc thư” vào những năm Thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết “Hà đồ” “Lạc thư” luôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống.” (*)

“Hà đồ, Lạc thư là gì? Từ xưa đến nay có rất nhiều người thử tìm hiểu mong tìm ra câu giải đáp, đã hình thành môn Hà đồ học, nhưng chưa có ai giải đáp được câu hỏi này.

Trong thư tịch cổ, Thượng thư, Cố mệnh là sách ghi chép sớm nhất về Hà đồ, chép rằng sau khi Văn Vương chết, tại chái nhà phía đông có trưng bày Hà đồ, Cố mệnh truyện gắn Hà đồ với Bát quái; Hà đồ Bát quái; Phục Hi cầm đầu thiên hạ, có con long mã nhô lên mặt nước, do đó phỏng theo văn của nó mà vẽ Bát quái, gọi là Hà đồ. “Xuân thu vĩ” thì tán thưởng: “Hà đồ thông với Càn (trời), nhô lên hoa thần; Lạc chảy vào Khôn (đất), nhả địa phù”. Ngay cả “Chu Dịch. Hệ từ” cũng chép: “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân lấy đó làm chuẩn tắc”.

Từ thời Hán đến thời Tống, luôn luôn có những cuộc tranh luận về Hà đồ Lạc thư. Đến khi Chu Hi biên soạn “Dịch học khởi mông”, thì mới có kết luận sơ bộ, còn như thời Tiên Tần có Hà đồ, Lạc thư hay không, thì vẫn là một câu hỏi.”

(*)[* Chú thích: Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT 1993 - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường, người dịch Trần Đình Hiến từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã.]

Qua những trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy sự mơ hồ và đầy bí ẩn của hai đồ hình này đối với các nhà nghiên cứu Hán Nho, vốn tự nhận cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Hàng ngàn năm trôi qua, với tất cả khả năng của họ vẫn không thể lý giải được những bí ẩn của hai đồ hình này. Đây là một bằng chứng sắc sảo chứng minh nền tảng của tri thức văn minh Đông phương không thể thuộc về văn minh Hán, khi hàng ngàn năm trôi qua, những tri thức ưu tú của họ không thể phục hồi được những gía trí đích thực của nền văn minh này.

Nhưng những thày bà ở đây thì cứ như đúng rồi. Ai mà nói về Đồ Thư khác với sách Hán thì cứ phải từ sai trở lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ vạch mặt Phan Thị Bích Hằng: “Một sự phỉ báng cực kì vô luân”

29/10/2013

“Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật. Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ” – Đại tá Hàn Thụy Vũ chua xót khi nói về vụ việc nhà báo Thu Uyên và VTV “kết án” các nhà ngoại cảm gây chấn động dư luận.

“Cuộc trao đổi này thực hiện trên tinh thần thẳng thắn, tin cậy, trung thực, nhằm mang lại cho đồng bào, cho các liệt sĩ, các gia đình liệt sĩ một nguồn thông tin chính thống, nghiêm túc, không bị chi phối về danh – lợi – tiền – ghế…” – Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ, nay đã 83 – người có 40 năm kinh nghiệm nghề báo tuổi khẳng định. “Một kết luận phản khoa học”

“Bây giờ những ngôi mộ tìm về, được kiểm chứng là đúng sau thử AND có hàng ngàn chứ không phải chúng tôi làm ù xòe. Toàn các gia đình về cúng lễ, xây mộ khắp các địa phương, các địa phương về làm lễ truy điệu mà bảo đưa ra vái cái đống xương động vật thì đây là một sự phỉ báng không thể chấp nhận được. Nếu chúng tôi có cái sai thì chỉ rõ chứ nói như thế là không được”.

Posted Image

Đại tá – Nhà báo Hàn Thụy Vũ – người trực tiếp tham gia truy tìm mộ và hài cốt liệt

sĩ hơn 2 chục năm với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – người hàng chục năm tham gia tìm hài cốt liệt sĩ và làm việc trực tiếp với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Đại tá – nhà báo Hàn Thụy Vũ bày tỏ sự thất vọng trước kết luận “vội vàng” của VTV. Đồng thời, cung cấp các tài liệu, bằng chứng làm rõ sự thật đằng sau câu chuyện Tội ác gian trá của các nhà ngoại cảm.

Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học. Hơn thế, việc làm “dùm beng” dư luận bằng một phóng sự “chắc như đinh đóng cột” khi công bố rằng hàng loạt trung tâm tìm hài cốt liệt sỹ là gian trá và được Viện pháp y Quân đội xác nhận là xương động vật, đất đá; tỷ lệ chính xác 0%, ngay cả với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng còn là một sự “phỉ báng cực kì vô luân”: “Tôi rất ngạc nhiên, tôi không thể hiểu được đã có hàng ngàn liệt sỹ đã làm rồi trong hơn 20 năm qua kể cả tìm bằng phần “dương”. Từ năm 1993 trở đi, chúng tôi đưa vào sử dụng những người có khả năng đặc biệt – ngoại cảm. Bây giờ nói tất cả là đống xương động vật thì rất vô lí. Chúng tôi nhận thức được đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ”.

Vụ các nhà ngoại cảm bị lên phương tiện thông tin tố cáo là phản khoa học thì có từ lâu rồi. Lăm ngoái,lăm kia nận.

Bi wờ ló nại ầm ĩ nên,khiến cho một vị cựu quân nhân khả kính phải thốt lên: "Vô Luân".

Tại sao lại có sự mâu thuẫn trắng trợn như vậy?

Tôi không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên không ủng hộ ai, nên chỉ bàn về sự mâu thuẫn trắng trợn giữa hai luồng ý kiến, như là một phản ứng tự nhiên trước các thông tin trái chiều tác động.

Phải chăng đẳng sau một trong hai luồng ý kiến này mâu thuẫn trắng trợn này có động cơ gì đó,khiến người ta phải thậm tệ với nhau như vậy?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ các nhà ngoại cảm bị lên phương tiện thông tin tố cáo là phản khoa học thì có từ lâu rồi. Lăm ngoái,lăm kia nận.

Bi wờ ló nại ầm ĩ nên,khiến cho một vị cựu quân nhân khả kính phải thốt lên: "Vô Luân".

Tại sao lại có sự mâu thuẫn trắng trợn như vậy?

Tôi không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên không ủng hộ ai, nên chỉ bàn về sự mâu thuẫn trắng trợn giữa hai luồng ý kiến, như là một phản ứng tự nhiên trước các thông tin trái chiều tác động.

Phải chăng đẳng sau một trong hai luồng ý kiến này mâu thuẫn trắng trợn này có động cơ gì đó,khiến người ta phải thậm tệ với nhau như vậy?

Xuất hiện "bằng chứng sống" vụ Bích Hằng tìm hàng ngàn hài cốt

30/10/2013 08:16 GMT+7

Sau khi có thông tin nghi ngờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng không phải là người giúp tìm ra 4.000 hài cốt liệt sĩ ở đảo Phú Quốc (Kiên Giang), phóng viên đã trực tiếp gặp những người tham gia tìm kiếm để làm sáng tỏ.

Tiếp chuyện phóng viên tại phòng họp trong Khu di tích nhà tù Hỏa Lò, ông Lâm Văn Bảng, Phó Ban liên lạc cựu tù Phú Quốc, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày cho biết: “Ban liên lạc cũng vừa mới họp xong về vấn đề này. Chúng tôi thực sự bức xúc vì nhiều bài báo phủ nhận, thậm chí đưa thông tin sai về việc cô Bích Hằng đã giúp đỡ chúng tôi trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt các anh em liệt sĩ ở Phú Quốc năm 2008”.

Ngay sau khi viếng hương hồn các liệt sĩ tại đảo Phú Quốc ngày 30/4/2008, trên đường trở về, ông Bảng có nhận được điện thoại của đồng chí Trương Tấn Sang (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư) cũng là một cựu tù Phú Quốc mong muốn tìm kiếm các đồng đội đã bị địch giết hại, chôn trên đảo. Ông cùng các đồng đội trong Ban liên lạc đã bắt đầu cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ lớn nhất từ trước tới nay.

Posted Image

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cùng ông Nguyễn Văn Cao (áo xanh), Đội phó Đội K92 đang bàn bạc trước khi tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Ông Nguyễn Trọng Dư, người trực tiếp tham gia vào tất cả các đợt tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Phú Quốc chia sẻ: “Đợt đầu, đội K92 (Đội Quy tập hài cốt liệt sĩ) đào và tìm được 130 hài cốt. Sau đó, tôi có ý nhờ cô Hằng giúp tìm kiếm cô cũng nhận lời mà không cần điều kiện gì, dù lúc đó cô ấy mới sinh còn mệt”.

Nói về con số 4.000 hài cốt liệt sĩ mà nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm được thì ông Bảng và ông Dư đều nói con số đó chưa chính xác: “Theo tài liệu thì hơn 4.000 anh em đã hy sinh trên đảo, nhưng mới đưa về nghĩa trang 904 hài cốt. Chính điều này khiến chúng tôi vẫn còn trăn trở”.

Ông Bảng ngậm ngùi nhớ lại lý do khiến ông và các đồng đội còn sống quyết tâm tìm kiếm và đưa những người đã khuất về nơi an nghỉ.

Posted Image

Ông Nguyễn Trọng Dư đang kể lại câu chuyện tìm kiếm hài cốt đồng đội cùng với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Đợt đầu tiên, ròng rã suốt 2 tháng trời, K92 mới tìm được 130 hài cốt. Đến đợt 2 gần cuối tháng 10 năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tham gia, giúp đỡ công cuộc tìm kiếm và đưa được 1.076 hài cốt liệt sĩ tại 4 hố chôn tập thể về quy tập tại nghĩa trang. Vì đợt 2 tìm được nhiều hài cốt nên cuộc tìm kiếm dừng lại để tiến hành truy điệu và chôn cất. Sau đó tiến hành tiếp tại 4 hố chôn đã đưa tìm thêm 290 hài cốt nữa.

Các ông đều khẳng định chính xác những hài cốt tìm được là đồng đội của mình vì nhiều hài cốt trên còn cắm những chiếc đinh sắt do địch tra tấn đóng lên, nhiều hài cốt khác vẫn còn vết xương gãy, sọ nứt do đòn tra tấn tàn độc của địch nhằm lung lay ý chí của những người tù cộng sản.

Posted Image

Phan Thị Bích Hằng định hướng địa điểm có hài cốt liệt sĩ trên đảo ngày 19/10/2008

Đến đợt 4, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã tìm thêm được 200 người nằm dưới một bãi cát trắng nhưng theo “ý kiến” của các chiến sĩ nằm dưới lại không muốn đưa lên nên cuộc tìm kiếm tạm thời dừng lại. Như vậy, nhờ có sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, ông Dư và ông Bảng đã tìm kiếm được hơn 1.400 hài cốt đồng đội trên đảo Phú Quốc.

(Theo Petrotimes)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình luận trên báo điện tử: Nên ‘cấm’ hay ‘quản’?

Ngày 29.10.2013, 09:13 (GMT+7)

SGTT.VN - Sau thời kỳ “thả cửa”, giờ đây nhiều tờ báo đã bắt đầu tính đến chuyện cấm hẳn việc độc giả bình luận vào bài báo của họ. Một số khác bắt buộc độc giả phải sử dụng danh tính thực khi bình luận nhưng cũng có những tờ báo lớn cho rằng việc đó sẽ triệt tiêu tính tương tác với độc giả.

Bình luận hay chửi bới?

Ngày 24.9 vừa qua, tờ Popular Science (Khoa học thường thức) của Mỹ đã tuyên bố sẽ cấm triệt để việc độc giả bình luận (gửi ý kiến) vào website của họ. Ban biên tập Popular Science lập luận rằng những ý kiến trên ​​Internet, đặc biệt là ý kiến (bình luận) của những người vô danh, sẽ làm suy yếu sự toàn vẹn của khoa học và dẫn đến “một nền văn hóa hung hăng và sự nhạo báng gây cản trở sự tranh luận về nội dung. "Ngay cả một nhóm độc giả thiểu số với tư tưởng ‘kỳ quặc’ cũng đủ sức mạnh để làm sai lệch nhận thức của người đọc", Giám đốc nội dung trực tuyến - Suzanne LaBarre của tờ Popular Science trích dẫn một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Wisconsin-Madison làm bằng chứng.

Posted Image

Nặc danh – đó là một bài toán khó của vấn đề bình luận trên các báo điện tử.

Đa số các ý kiến theo trường phái này đều đổ lỗi cho Internet mặc dù họ không thể phủ nhận được rằng những “ý kiến hùng biện có tính kích thích tranh luận và khiêu khích đám đông” từ lâu đã là những trụ cột của “công luận trên môi trường mạng”. Cicero, một người tự gọi mình là "gái mại dâm công cộng", kết luận: "Hãy thôi nói về sự phóng đãng và hư hỏng. Các vị hãy nhớ lại giùm tôi, cái gì đã thay đổi với sự ra đời của bình luận ​​trực tuyến?”. Nặc danh – đó là một bài toán khó của vấn đề bình luận trên các báo điện tử. Theo một cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Internet và cuộc sống (PEW) của Mỹ mới được công bố hồi tháng Chín, một phần tư số người sử dụng Internet thường gửi bình luận nặc danh. Khi mà độ tuổi của người dùng Internet đang ngày càng được trẻ hóa, và yêu cầu sử dụng danh tính thực để bình luận đã tăng lên một cách miễn cưỡng thì vẫn có tới 40% số người dùng trong độ tuổi từ 18-29 vẫn thường gửi bình luận nặc danh.

Những người phản đối sự nặc danh cho rằng, có hiện tượng “con người bình luận” và con người thực của độc giả trở nên rất khác biệt nhau, thậm chí là trái ngược. Nhà tâm lý học John Suler gọi đây là "hiện tượng tác động ức chế trực tuyến". Lý thuyết này cho rằng các độc giả hay người dùng Internet khi bị buộc phải phát ngôn bằng danh tính thực của mình, thái độ của bạn sẽ trở nên “có trách nhiệm hơn” và ngược lại.

Quan điểm này tỏ ra khá trùng với một câu “tuyên ngôn” nổi tiếng trong thế giới Internet ra đời từ năm 1993 rằng: Trên Internet, không ai biết bạn không phải là một con chó (on the Internet, nobody knows you’re not a dog) – ám chỉ sự hành xử khác thường của người dùng trên môi trường mạng.

Khi Arthur Santana, một giáo sư ngành truyền thông tại Đại học Houston, phân tích 900 ý kiến ​​người sử dụng lựa chọn ngẫu nhiên trên một bài viết về vấn đề di cư, một nửa từ báo chí cho phép đăng bình luận vô danh, chẳng hạn như tờ Los Angeles Times và tờ Houston Chronicle, và một nửa từ những tờ bắt buộc bình luận bằng danh tính thực như USA Today và Wall Street Journal, ông phát hiện ra rằng sự giấu tên đã tạo ra một kết quả rất khác biệt: 53% số bình luận vô danh có lời lẽ và thái độ bất nhã, mất lịch sự, còn với những bình luận bằng danh tính thực, tỷ lệ “bình luận chửi rủa” chỉ có 29%. Giáo sư Santana đã kết luận, sự nặc danh không khuyến khích người bình luận giữ tư cách của mình.

Muốn có bình luận phải nặc danh?

Tuy nhiên, nặc danh không hoàn toàn tồi tệ. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh là sự nặc danh sẽ khuyến khích mọi người tham gia bình luận bằng cách đẩy cao “ý thức về bản sắc của cộng đồng” để xóa mờ đi sự e ngại về bản thân. Giấu tên cũng có thể thúc đẩy một loại tư duy sáng tạo và dẫn đến những cải tiến trong giải quyết vấn đề. Trong một nghiên cứu khảo sát học tập của sinh viên, các nhà tâm lý học Ina Blau và Avner Caspi thấy rằng, trong khi tương tác mặt đối mặt có xu hướng mang lại sự hài lòng lớn hơn, trong tương tác vô danh mọi người được khuyến khích tham gia và chấp nhận rủi ro từ đó các ý tưởng đặc biệt và mới mẻ được phát triển mạnh mẽ.

Trên thực tế, các diễn đàn cho phép bình luận vô danh cũng đang tự điều chỉnh chính mình. Các bình luận nặc danh hay sử dụng bút danh (nickname) được đánh giá thấp hơn nhiều so với bình luận từ các nguồn dễ dàng nhận biết khác. Trong một nghiên cứu năm 2012 về tình trạng giấu tên trong các tương tác qua máy tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong khi bình luận nặc danh có nhiều khả năng là trái ngược và cực đoan hơn những người không vô danh, họ cũng ít có khả năng thay đổi quan điểm của đối tượng (bị tác động) hay nói cách khác, ý kiến của những người nặc danh thường bị “vứt vào sọt rác” một cách nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu này thực ra lặp lại kết quả của một nghiên cứu trước đó ở Đại học Arizona (Mỹ).

Do những tác động trái ngược nhau của tình trạng bình luận nặc danh và để đáp ứng với sự thay đổi của môi trường xuất bản trực tuyến, các nhà nghiên cứu Internet đã bắt đầu chuyển trọng tâm của họ ra khỏi “vấn đề danh tính” và hướng đến các khía cạnh khác của môi trường trực tuyến, chẳng hạn như giọng điệu và nội dung.

Thêm vào đó, một lệnh cấm bình luận sẽ chẳng có máy tác dụng bởi người ta chỉ di chuyển đến một địa điểm khác, chẳng hạn như Twitter hay Facebook. Từ một cộng đồng tập trung vào một ấn phẩm duy nhất hoặc ý tưởng đến một môi trường không có bất kỳ bản sắc chung rõ rệt nào. Môi trường nhóm lớn như vậy, thường khiến người ta cảm thấy họ không phải chịu trách nhiệm về hành động của mình, và ngày càng trở nên có khả năng tham gia vào các hành vi phi đạo đức.

Loại bỏ ý kiến ​​cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của độc giả. Họ có thể mất đi những động lực để tham gia với một chủ đề sâu sắc hơn, và chia sẻ nó với một nhóm rộng lớn hơn của người đọc. Trong một xã hội ngày càng mạnh về chia sẻ (qua các mạng xã hội), kinh nghiệm của chúng ta về một cái gì đó cũng bị ảnh hưởng bởi việc xác định có nên hay không chia sẻ nó với xã hội. Loại bỏ ​​hoàn toàn việc bình luận có nghĩa là các tờ báo điện tử đã triệt tiêu phần lớn mong muốn chia sẻ nội dung của họ và chính họ (nhà báo) là người thiệt hại đầu tiên.

Hãy tin ở hoa hồng

Một số tờ báo điện tử đã nảy sinh sáng kiến “dĩ độc trị độc” có vẻ như rất hiệu quả và phù hợp. Đó là cho phép người dùng đánh giá chính các bình luận của nhau. New York Times, Gawker đã áp dụng giải pháp này và họ nhận thấy những bình luận có nội dung xấu, thái độ khiếm nhã, hung hăng… sẽ bị người khác “trừ điểm” và “chìm” xuống ngày càng sâu còn những bình luận có tính đóng góp, có chất lượng sẽ được “cộng điểm” và hiển thị nổi bật. Giải pháp này hướng cộng đồng đến với một môi trường hữu ích hơn và không cho phép những ý kiến tiêu cực “dẫn dắt dư luận” như trước. Bằng “chiêu này”, vấn đề nặc danh hay không nặc danh cũng đã trở nên không còn quan trọng nữa.

Như các nhà tâm lý học Marco Yzer và Brian Southwell nói: "Công nghệ truyền thông mới về cơ bản không thay đổi giới hạn lý thuyết của sự tương tác của con người, sự tương tác đó tiếp tục được điều chỉnh theo xu hướng cơ bản của con người". Cho dù trực tuyến, qua điện thoại, bằng điện, hoặc trong người, chúng ta bị chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản giống nhau. Phương tiện có thể thay đổi, nhưng mọi người không.

Cho dù núp bóng dưới sự nặc danh và môi trường ảo, một con chó dù khéo léo đến đâu rồi cũng sẽ lộ nguyên hình là một con chó.

Infonet

=====================

"Trên Thiên Đường không có dân chủ"!. Đấy là kết luận của tôi, khi phát hiện ra rằng: Tất cả các chuyện thần thoại và cổ tích của tất cả các dân tộc có nền văn minh lâu đời đều chưa một lần đề cập đến việc các thiên thần đi bầu Thượng Đế.

Do chân lý là duy nhất , nên trên Thiên đường chỉ có Thượng đế là tối cao. Dân chủ là khái niệm của trần gian thực hiện trong qúa trình tiến hóa.

Trên các trang mạng học thuật (các trang web khác có nội dung khác, tôi không bàn), khái niêm dân chủ là sự lạm dụng danh từ và trở thành phương tiện cho những con ếch phát biểu thể hiện khả năng tư duy. Không thể trên trang web nghiên cứu về vũ trụ của Nasa, lại có chỗ cho comment đề nghị xem xét lại những chi phí qúa cao ảnh hưởng đến tiền thuế cả. Khoa học là công cụ đi tìm chân lý. Nên nó chỉ có chân lý để tự thẩm định và không cần số đông thẩm định để thể hiện sự dân chủ. Nó có thể làm lợi cho số đông, nhưng số đông không phải là tiêu chuẩn thẩm định chân lý.

Trong học thuật không thể là sự nhai lại như những con bò với những kiến thức có sẵn. Nó phải có phát kiến. Mà đã là phát kiến thì luôn là kiến thức khác biệt với số đông - đúng sai chưa bàn. Bởi vậy nó không cần sử dụng khái niệm dân chủ. Mà nó cần những ý kiến khách quan, phản biện trên chính cơ sở lý luận của những luận cứ tạo ra hệ thống tri thức được phát kiến đó. Chứ không phải để bất cứ con bò nào cũng ợ ra mùi cỏ nhai lại của kiến thức cũ và bảo nó sai so với sự hiểu biết của những con bò về thứ cỏ mà nó ăn được.

Riêng trang web lyhocdongphuong - xác định là trang web học thuật nghiên cứu Lý học Đông phương, không có chỗ cho những kẻ háo danh, đạo đức giả bày đặt thể hiện. Nhưng nó rất rộng chỗ cho những ai muốn tìm hiểu và tôn trọng sự phát kiến học thuật, nó cũng rất rộng chỗ cho những trao đổi hoặc thể hiện sự nghiên cứu học thuật nghiêm túc. Bất cứ ai có quan điểm học thuật, dù khác với định hướng nghiên cứu của chúng tôi đều có thể đề nghị viết ở đây và chúng tôi cũng đã rất nhiệt tình hỗ trợ.

Ở đây, chúng tôi không chấp nhận những lời chê bai, chỉ trích, hoặc mang tính khiêu khích - Lập tức loại ra khỏi diễn đàn. Chúng tôi không có thời giờ để thể hiện sự dân chủ với loại này. Chúng tôi cũng không chấp nhận luôn cả những thứ "nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại". Chúng tôi đủ khả năng để nhận biết những loại này.

Đây là lời commnent của tôi cho bài viết trên SGTT ở đây.

Ngày 24.9 vừa qua, tờ Popular Science (Khoa học thường thức) của Mỹ đã tuyên bố sẽ cấm triệt để việc độc giả bình luận (gửi ý kiến) vào website của họ. Ban biên tập Popular Science lập luận rằng những ý kiến trên ​​Internet, đặc biệt là ý kiến (bình luận) của những người vô danh, sẽ làm suy yếu sự toàn vẹn của khoa học và dẫn đến “một nền văn hóa hung hăng và sự nhạo báng gây cản trở sự tranh luận về nội dung.

Phản ứng của trang web học thuật nói trên của Hoa Kỳ phản ánh đúng sự cần thiết phải bảo vệ cho một môi trường nghiên cứu khoa học. Còn cấm tuốt là phương pháp của họ, tôi không bàn. Bởi chính những comment của những con bò góp phần làm chết những cảm hứng phát kiến học thuật.

Với những trang web không có nội dung nghiên cứu, phát triển học thuật thì không phải đề tài của comment này của tôi.

Những con ếch luôn luôn có chứng lý khi miêu tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức: “Văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã”

Hoàng Lực

Thứ tư 30/10/2013 10:13

(GDVN) - Được coi là nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa trẻ tuổi nhất, Trần Quang Đức - tác giả cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” (sinh năm 1985, quê Hải Phòng) đã một mình rong ruổi theo đuổi một loại hình văn hóa mà ngày nay giới trẻ không mấy người đam mê.

Sau khi thi đỗ khoa tiếng Hán trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004, Đức tham dự cuộc thi tìm hiểu tiếng Hán toàn quốc và giành giải nhất, sau đó giành luôn giải nhất cuộc thi tiếng Hán toàn thế giới và được nhận học bổng toàn phần tại Đại học Bắc Kinh. Đức tiếp tục nghiên cứu văn hoá cổ trung đại và tiếng Hán cổ tại Đại học Bắc Kinh.

Cuộc tranh luận về trang phục trong phim lịch sử Việt Nam nổ ra cũng đúng dịp Đức trở về nước sau chuyến du học. Với suy nghĩ mình sẽ làm được điều gì đó, Đức đã lên đường rong ruổi đi khắp các vùng quê, nhà thờ họ, chùa miếu, bắt đầu nghiên cứu về văn hóa trang phục người Việt và cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” ra đời.

Posted Image

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức.

Văn hóa làng, xã là cái rất riêng, chỉ có ở Việt Nam

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, nói đến văn hóa Việt Nam tức là nói đến tính truyền thống trong văn hóa Việt. Nhưng không giống với suy nghĩ của nhiều người cho rằng tất cả văn hóa Việt là bất biến, mà ngược lại, văn hóa có sự khác biệt trong mỗi thời kỳ, mỗi triều đại.

“Mọi người hay nói về tính kế thừa tính truyền thống trong văn hóa Việt nhưng trong quá trình nghiên cứu mặc dù chỉ thông qua trang phục nhưng thực chất thể hiện cả những nghi lễ hay mặt tiếp biến văn hóa của cả các triều đại”, Trần Quang Đức cho biết.

Theo đó, không phải thời đại nào văn hóa Việt cũng là một thứ chung nhất, một thứ đơn nhất. “Có những cái văn hóa mà Lý có Trần có mà đến Lê mất, có những văn hóa mà Lê có nhưng Nguyễn mất. Đơn cử như mình nói tới khăn xếp áo the là trang phục truyền thống lâu đời nhưng đó chỉ là sản phẩm của nhà Nguyễn, tới thời nhà Lê thì không mặc như vậy nữa. Nhà Lê mặc trang phục kiểu khác, nếu chỉ nhìn cái khác đi này mà mọi người quy kết đó không phải là truyền thống là không đúng”, Trần Quang Đức nói.

Nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức cho rằng: Văn hóa thời Nguyễn để lại cho ta nhiều ấn tượng nhất, nhiều cảm nhận, nhiều mặc định về văn hóa của các triều đại trước đây. Trong khi đó, suy nghĩ của nhiều người Việt lại cho rằng, bối cảnh của văn hóa cuối Nguyễn là nền văn hóa đã bạc hết, lại bị Pháp thuộc, về mặt kinh tế thì kiệt quệ Việt Nam nghèo đói, màu gì cũng đen tối.

“Tôi cho rằng đó là cảm nhận của người nghiên cứu hiện nay về thời cuối Nguyễn thôi. Trong con mắt của tôi, mỗi một thời văn hóa khác nhau, có những kế thừa và những cách tân đi rất nhiều, đặc biệt là thời Lê và thời Nguyễn. Thời Lý, Trần, Hồ vẫn có những kế thừa nhất định”, nhà nghiên cứu trẻ này phân tích: “Theo tôi, văn hóa Việt Nam không phải cái gì đó xa lạ mà ngược lại rất gần gũi, bình dị xung quanh chúng ta. Bản sắc văn hóa Việt Nam xuất phát từ làng, văn hóa làng xã là cái rất riêng chỉ Việt Nam với có”.

Theo phân tích của nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, văn hóa Việt Nam khác với Trung Quốc, Trung Quốc là văn hóa dòng tộc, một địa phương rộng bao nhiêu, bao nhiêu người... họ không quan tâm mà chỉ bó hẹp trong dòng tộc riêng. Vì thế ở Trung Quốc mỗi dòng họ đều có những nhà từ đường, nhà thờ họ riêng.

Tuy nhiên văn hóa Việt Nam là văn hóa làng xã, tính cộng đồng trong văn hóa thể hiện rất rõ. Mỗi làng một cái đình, mọi việc lớn nhỏ của làng đều đưa ra đình làng. Trong văn hóa làng thì đình là nơi sinh hoạt văn hóa, là công đường xử những ai vi phạm luật làng, nơi tổ chức lễ hội…

“Chúng ta hay nói “phép vua thua lệ làng”, điều đó không có nghĩa là cả làng đó hơn được pháp luật vua ban, làng to hơn vua mà nói đến việc chính quyền của triều đình nó chỉ nắm tới góc độ làng xã mà thôi, các cá nhân trong làng thì làng tự giải quyết. Làng là hạt nhân cơ bản của văn hóa Việt”, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức nói.

Đánh giá về văn hóa Việt hiện nay, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Trần Quang Đức cho rằng văn hóa Việt hiện nay đang phá vỡ cấu trúc tồn tại hàng ngàn năm qua, cấu trúc văn hóa làng xã Việt Nam.

Trần Quang Đức cho biết: Thay vì như vậy bây giờ người ta xây chùa rất to và xa với nơi dân ở nhưng rất nhiều người lại đổ xô về đó. Đây không chỉ là chuyện: “Bụt chùa nhà không thiêng” nữa mà nó còn phá vỡ cấu trúc của văn hóa làng. Nói theo một chuyên gia của viện tôn giáo, Việt Nam đang nghèo đói về mặt tâm linh, đang trên con đường tìm Thần.

Trước đây dù nghèo đói, khó khăn nhưng Việt vẫn có một chỗ dựa về mặt tinh thần là Phật hay Thành hoàng làng là chỗ dựa về mặt tâm linh và là chỗ mà mọi người tụ họp nhau. Nhưng bây giờ cấu trúc làng đang bị phá vỡ từ thành phố rồi bây giờ vỡ ngay ở quê.

Người Việt trẻ rất muốn tìm về cái gốc văn hóa Việt Nam

Nhìn vào bức tranh văn hóa hiện nay, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức cho rằng nhiều người chỉ nhìn vào cái tiêu cực của văn hóa Việt như tính bừa bãi, vô tổ chức, hay đơn cử nhất là văn hóa xếp hàng. Tuy nhiên chiều sâu vấn đề thì lỗi là hiện nay không ai định hướng cho sự phát triển văn hóa, để phát triển theo kiểu “mạnh ai người ấy được” vì vậy cái nét văn hóa truyền thống tốt đẹp thì mất đi, trong khi cái dở cái không phù hợp lại được phát huy.

“Ở đây tôi muốn nói đến yếu tố giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay, trách nhiệm thuộc về chính gia đình bố mẹ nhưng nếu ngay cả các bố mẹ trẻ hiện nay cũng không hiểu về văn hóa truyền thống lại là điều hết sức đáng buồn”, Trần Quang Đức chia sẻ.

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức cho biết, khi anh ra cuốn sách “Ngàn năm áo mũ”, nhiều bạn trẻ tỏ ra hào hứng đọc và có nhiều chia sẻ thú vị với anh. Điều đó chứng tỏ người Việt nói chung và người Việt trẻ nói riêng rất muốn tìm hiểu văn hóa dân tộc, tìm về cái gốc văn hóa Việt Nam.

“Vì vậy các gia đình nên dành thời gian chia sẻ với các con về văn hóa dân tộc, đưa con đi đến ngôi chùa, mái đình chỉ cho con đây là ai, chữ kia chữ gì… những cái rất đơn giản nhưng dần dần cùng với thời gian thế hệ trẻ sẽ biết cái văn hóa của cha ông để từ đó điều chỉnh hành văn hóa của mình sao cho đúng”, Trần Quang Đức cho biết.

=====================

Thấy cũng rất lâu rồi, nhiều nhà ngâm cứu cũng nói đến "văn hóa làng xã" ở Việt Nam. Nhưng khái niệm văn hóa là gì thì chưa có một chuẩn mực định nghĩa rốt ráo. Nhưng "văn hóa làng xã" thì cứ như đúng rồi!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ khai quật 'kho vàng 1.000 tấn'

VnExpress

Thứ tư, 23/10/2013 09:40 GMT+7

Các nhà khảo cổ Ấn Độ tuần qua bắt đầu khai quật bên dưới pháo đài thuộc cung điện bị bỏ hoang khi một người đàn ông theo đạo Hindu thông báo ông mơ thấy hơn 1.000 tấn vàng được chôn ở đây.

Posted Image

Các nhà khảo cổ học tiến hành đào quanh khu vực ngôi đền tại làng Daundia Khera, bang Uttar Pradesh sau khi được thông báo vàng hoặc bạc có thể được chôn ở đây. Ảnh: AFP

Theo AFP, trong giấc mơ của người đàn ông có tên Shoban Sarkar thì người cầm quyền của Ấn Độ thế kỷ 19 Rao Ram Bux đã nói về kho báu 1.000 tấn vàng, trị giá gần 50 tỷ USD, được chôn ở gần một ngôi đền tại làng Daundia Khera, bang Uttar Pradesh.

12 thành viên của Cơ quan Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) sau đó được điều đến khu vực chôn vàng theo như mô tả trong giấc mơ và tiến hành khai quật dưới dự chỉ đạo của P.K Mishra, phó giám đốc ASI.

Mishra cho biết nhóm nghiên cứu bắt đầu khai quật dựa trên những phát hiện cơ bản từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ cho biết rằng vàng hoặc bạc có thể được chôn ở đây. Các rào chắn cũng được dựng lên để kiểm soát đám đông hiếu kỳ tập trung tại nơi khai quật.

Deepak Chaudhary, giám sát viên quá trình khai quật cho biết các thiết bị đào chuyên dụng đã chạm vào những vật thể có tính chất khác với đất thường, như bạc hoặc kim loại, ở độ sâu 20 m so với mặt đất.

Công cuộc đào vàng tiến hành sau khi Sarkar viết thư cho Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh cùng Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ và thuật lại giấc mơ của mình về kho báu. Ông hy vọng rằng số vàng tìm được có thể giải quyết phần nào tình trạng khủng hoảng kinh tế của Ấn Độ hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại diện của ASI, dự án tìm kho báu này không hoàn toàn chỉ dựa vào giấc mơ của ông Sarkar.

Các quan chức địa phương cho biết công cuộc khai quật có thể kéo dài trong vòng ít nhất một tháng.

Thùy Linh

================

Các nhà khoa học Ấn Độ không đọc được báo tiếng Việt rùi. Họ vẫn còn tin vào một thứ gần giống ngoại cảm kìa. Mà còn đơn giản hơn là chỉ qua một giấc mơ. Híc!

Thế lày nà thế lào? Cũng nà pha học cả mà? Không hỉu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ trưởng Quốc phòng nói rõ về ngoại cảm tìm mộ

Cập nhật lúc 11:49, 31/10/2013

(Tin tức thời sự) - Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo việc tìm kiếm, quy tập hài cốt quân nhân. Trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục không bao giờ sử dụng nhà ngoại cảm để làm vấn đề này. Bộ Quốc phòng có đầy đủ năng lực, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ.

Thứ trưởng Quốc phòng: Lừa đảo bằng ngoại cảm cần nghiêm trị

Chánh Tòa Quân sự: Không để ngoại cảm gây thêm đau khổ

'Hành vi lừa đảo của nhà ngoại cảm gây nhiều đau khổ'

Thượng tướng Lê Hữu Đức, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết như vậy trong sáng 31/10. Theo Thượng tướng Lê Hữu Đức: hiện Bộ Quốc phòng đã thành lập 20 đội chuyên trách gồm những đồng chí có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn để tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ. Bộ Quốc phòng không bao giờ nhờ các nhà ngoại cảm mà chỉ căn cứ vào hồ sơ lý lịch của các đồng chí lưu lại tại đơn vị. Ngoài ra còn căn cứ vào sơ đồ mộ chí của các đồng chí đã hy sinh nơi mà đơn vị đã chôn cất các đồng chí ở đó.

Các quân nhân mỗi người đều có một lọ pê-ni-xi-lin trong đó có ghi ngày tháng năm sinh, quê quán, đơn vị, khi cần báo tin cho ai và cho vào trong túi ngực hoặc túi quần. Để không may trong quá trình chiến đấu hy sinh đơn vị chôn cất, khi đào lên vẫn tìm thấy.

Do vậy chúng tôi xin khẳng định việc tìm kiếm chỉ dựa vào hồ sơ, lý lịch, sơ đồ mộ chí và thông tin người dân cung cấp. Tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi là các già làng, trưởng bản anh em đồng đội khi đồng đội hy sinh đã chôn cấp.

Như tôi đã nói, trong quá trình quy tập mộ liệt sĩ đã rất vất vả, có 14 chiến sĩ đã hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ này.

Posted Image

Thượng tướng Lê Hữu Đức cho biết ông hết sức phê phán việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm

Không bao giờ sử dụng nhà ngoại cảm

PV: - Thưa thứ trưởng, hiện nay số lượng quân nhân chưa tìm thấy hài cốt vẫn còn lớn nên nhiều gia đình vẫn tự tổ chức đi tìm. Số không ít đã nhờ bên ngoài quân đội. Vậy Thượng tướng có khuyến cáo gì và có quan điểm như thế nào?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án quy tập hài cốt liệt sĩ đến năm 2020 và những năm tiếp theo và giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì. Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục chỉ đạo việc này. Trong quá trình thực hiện sẽ tiếp tục không bao giờ sử dụng nhà ngoại cảm để làm vấn đề này.

Bộ Quốc phòng có đầy đủ năng lực, phương tiện để làm.

PV: - Vậy Thượng tướng có khuyến cáo gì với các gia đình có thân nhân là liệt sĩ. Họ có nên quá nóng vội để dựa vào các nhà ngoại cảm, tâm linh và những thông tin không chính xác?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Từ trước đến nay Bộ Quốc phòng không bao giờ khuyến cáo các gia đình tự đi tìm. Đây là nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng đã được Đảng, Chính phủ giao cho. Với tinh thần trách nhiệm cao chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa đồng đội của mình về với thân nhân. Đây là trách nhiệm chính trị.

Nếu gia đình nào tự đi tìm thì nên dựa vào các đội quy tập của quân đội, chính quyền và các bộ chỉ huy quân sự tỉnh để làm vì bao giờ anh em cũng có hồ sơ lưu trữ.

PV: - Thưa Thượng tướng đối với những liệt sĩ mà được cho là tìm được bởi các nhà ngoại cảm trước đây thì Bộ Quốc phòng có nhận định gì về kết quả này. Ông nhìn nhận như thế nào về phương pháp này trong việc tìm kiếm mộ liệt sĩ?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Việc này tôi không bình luận nhưng tôi hết sức phê phán như các thông tin trên báo chí đã nêu.

Những người vô lương tâm, xác định không chính xác thì cơ quan chức năng phải vào cuộc nghiêm trị.

PV:- Thưa Thượng tướng, các kết quả giám định ADN của Viện Pháp y quân đội khẳng định gần như tuyệt đối kết quả tìm mộ do ngoại cảm là không chính xác. Ông có khuyến cáo gì thêm với các gia đình trong việc này?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - - Hiện Chính phủ đã giao cho 3 trung tâm làm vấn đề giám định ADN, trong đó có Viện Pháp y quân đội. Giám định hay không là do các gia đình.

Tôi xin nhắc lại là có tiến hành giám định hay không là do các gia đình.

Riêng những đồng đội đã tìm được do 20 đội quy tập (do Bộ Quốc phòng thành lập - pv) tìm kiếm được thì chúng tôi có thể khẳng định là chính xác.

Xin trân trọng cảm ơn Thượng tướng!

Bích Ngọc (thực hiện)

================

Chịu. Không bàn nữa. Nhưng với tôi, ngoại cảm vẫn là một hiện tượng khách quan và là đối tượng nghiên cứu khoa học.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://nguyentandung...-bich-hang.html

Người thân liệt sỹ Phùng Chí Kiên rơi lệ xin lỗi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích hằng

Thứ sáu, 01/11/2013, 10:42 (GMT+7)

(Xã hội) - Trong buổi giao lưu trực tuyến “Sự thật về nhà ngoại cảm” tại trụ sở Báo Năng lượng Mới – PetroTimes sáng ngày 1/11/2013, một sự kiện bất ngờ ngoài dự tính đã xảy ra. Đó là sự có mặt của ông Nguyễn Văn Quang và bà Trương Thị Đông là con cháu của liệt sỹ Phùng Chí Kiên. Biết thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã tìm đến mong được nói lời xin lỗi với nhà ngoại cảm Bích Hằng.

Xem thêm:

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lừa gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên?

VTV vạch mặt thất đức của các “nhà ngoại cảm”

Đang giao lưu trực tuyến với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Posted Image

Có mặt tại trụ sở Báo Năng lượng Mới, ông Quang và bà Đông cho biết, họ vô cùng xấu hổ khi gặp lại nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Theo ông Quang, chị Bích Hằng đã từng nhiệt tình, vô tư giúp đỡ gia đình và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thông tin thời gian gần đây. Ông Quang nói trong nước mắt nghẹn ngào: “Gia đình chúng tôi xin lỗi nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Liên quan đến quá trình tìm kiếm, cất bốc thủ cấp của liệt sũi Phùng Chí Kiên, ông Nguyễn Văn Quang cho biết: “Quá trình tìm kiếm cũng như cất bốc phần thủ cấp của người ông chúng tôi thời điểm tháng 5/2008 thì tất cả đều đảm bảo nguyên tắc và làm theo trình tự, đúng thủ tục pháp lý, tuân thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn và xã Ngân Tùng. Gia đình chúng tôi khẳng định, đây là một việc làm có tổ chức chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan và khoa học”.

Theo ông Quang, cùng với các cơ quan, ban ngành tỉnh Bắc Kạn và con cháu họ tộc liệt sỹ Phùng Chí Kiên, ông Quang đã trực tiếp cất bốc phần thủ cấp người ông của mình từ lúc 1 giờ 30 phút đến 7 giờ 30 phút rạng sáng ngày 8-5-2008. Ông Quang xác định đây chính là thủ cấp người ông của mình (dẫu chỉ là nắm đất màu đen). Chính bằng chứng thực tế đó, ông Quang cùng toàn bộ con cháu liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã ký vào biên bản khai quật và biên bản bàn giao tại Nhà tang lễ quốc gia (Số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội).

Trong nước mắt nhòe nhoẹt, bà Trương Thị Đông cho rằng, thời gian vừa qua, có một số thông tin, ý kiến đồn thổi về những tiêu cực liên quan đến việc tìm kiếm thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên. Bà Đông coi đó là những thông tin thiếu căn cứ và cần phải xem xét lại.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết, khi có những thông tin cho rằng, phần thủ cấp chị tìm thấy không phải là thủ cấp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, chị đã rất buồn. Thế nhưng, chị chưa hề nhận được bất cứ thông tin nào từ phia gia đình liệt sĩ. Chính vì thế, chị không hề biết thực hư việc này.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết: “Khi chân tướng sự việc, tính chính xác của cuộc tìm kiếm đó còn đợi các cơ quan chức năng giám định, tôi chỉ muốn nói rằng, tôi đã cố gằng ở mức độ cao nhất, bằng thiện tâm của mình để hoàn tất công việc của tôi”.

Được biết, trong vụ tìm hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên, nhà ngoại cảm Bích Hằng chỉ xác định vị trí, khu vực chôn cất và đánh dấu xong, sau đó phải về Hà Nội vì có người thân mất mà không thể ở lại trực tiếp tham gia việc khai quật.

(Petrotimes)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chẳng lẽ phủ nhận hết Phan Thị Bích Hằng?

31/10/2013 10:27 GMT+7

Posted ImageTheo các nhà khoa học, tỷ lệ sai số của bà Phan Thị Bích Hằng là tới 30-40%. Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà phủ nhận hết tất cả phần đúng kia?LTS:Xung quanh vấn đề đang có nhiều quan điểm khác nhau về các nhà ngoại cảm, Tuần Việt Nam nhận được bài viết của độc giả Đặng Thu Hương, người từng trực tiếp nhờ bà Phan Thị Bích Hằng tìm mộ cho người thân. Để rộng đường dư luận, tôn trọng thông tin đa chiều, chúng tôi đăng tải bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả.

Những ngày gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đang xôn xao những thông tin về các nhà ngoại cảm nói chung và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói riêng. Những luồng thông tin trái chiều khiến không ít người hoang mang, đâu là thật, đâu là giả.

Bản thân tôi vì một sự tình cờ được tham dự buổi nói chuyện của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng một lần, cách đây gần chục năm, sau đó may mắn nhờ được đích thân bà Hằng tìm mộ của bác tôi là liệt sĩ, tôi đã thực sự tin tưởng và yêu thích lĩnh vực này. Cũng vì thế mà tôi đã tìm đọc và tham dự khá nhiều sự kiện mà Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người - nơi chị Hằng làm việc - tổ chức.

Tuy nhiên, tôi viết bài này không nhằm bênh vực hay phán xét bà Hằng (tôi cho rằng chúng ta đang rất dễ dàng tự cho mình cái quyền đó) mà chỉ mong muốn chia sẻ một số thông tin mình có mà có thể một số người chưa biết, để họ có thêm cơ sở để nhìn nhận sự việc một cách khách quan.

Posted Image

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tại một buổi giao lưu với các cựu chiến binh Việt Nam. Ảnh: LĐO

Khi dư luận về vấn đề này bùng lên, tôi đã cố gắng liên lạc và tìm gặp nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, nhà ngoại cảm không nói nhiều về chuyện này, chỉ cho tôi xem biên bản cuộc họp giữa gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên và chính quyền địa phương, báo chí (nhà báo Trần Duy Hiển - Phó Thư ký tòa soạn báo CAND: nhà báo Đinh Thị Nhung - PV Báo Gia đình VN), viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người (nhà giáo Quan Lệ Lan - Trưởng Phòng thông tin tư liệu), Đoàn Luật sư (luật sư Nguyễn Bích Lan, VPLS số 5), nhân chứng tham gia vụ tìm mộ liệt sỹ Phùng Chí Kiên năm 2008 (nhà báo Lê Viết Hoài)...

Theo biên bản được ghi lại, phía gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên cho biết họ vẫn hoàn toàn tin tưởng phần đất thu được tại vị trí do bà Hằng bàn giao năm 2008 đúng là phần thủ cấp của ông mình. Bà Trương Thị Đông, cháu dâu của LS Phùng Chí Kiên và anh Nguyễn Văn Nam, con của bà Trương Thị Đông - gọi LS Phùng Chí Kiên là ông, khẳng định: "Gia đình khi đi tìm kiếm và cất bốc được thì chỉ nghĩ là mang phần hài cốt về để hợp táng với phần thân ở Mai Dịch chứ không phải là để giám định (...) Mảnh sành chai là hiện vật được ai đó kê cho có thân thể mà lại bị biến thành vật để giám định là không chính xác. Gia đình và những người chứng kiến đã nhìn thấy và biết rõ chỗ đất đó là hình đầu và hốc mắt, miệng".

Trong nhiều năm qua, gia đình đã có đơn gửi các nơi vì cảm thấy bức xúc với việc tự ý giám định, không có sự chứng kiến và đồng ý của gia đình nhưng chỉ nhận được sự im lặng khó hiểu của các bên liên quan.

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra tỷ lệ đúng từ các nhận định của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là khoảng 60 - 70%. Mặc dù trường hợp LS Phùng Chí Kiên đúng hay sai vẫn còn đang tranh cãi nhưng giả sử đây đúng là một trường hợp sai của Phan Thị Bích Hằng thì hẳn đó không phải là trường hợp duy nhất, bởi tỷ lệ sai số của bà tới 30-40%.

Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà phủ nhận hết tất cả phần đúng kia? Chẳng nhẽ những cuộc lên rừng, xuống bể tìm hài cốt liệt sĩ của bà Hằng gần 20 năm qua đều đổ xuống sông, xuống bể? Việc bà Hằng tham gia tìm kiếm mộ nhà văn Nam Cao hẳn là một sự kiện gây chấn động cách đây vài năm; việc bà tìm thấy 35 hài cốt liệt sỹ đặc công hy sinh ở sân bay Vĩnh Long năm 1968 cũng bị phủ nhận hoàn toàn?

Trước đây, khi bà Hằng tham gia tìm kiếm những nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, Hồ Ngọc Lân, Đậu Văn Nhôn, v.v... chính Viện Pháp y Quân đội giám định và công bố kết quả đúng. Nhưng trên phóng sự gần đây, Viện lại khẳng định như đinh đóng cột: Tỷ lệ tìm hài cốt bằng ngoại cảm độ chính xác gần như bằng 0? Vậy giá trị của những chữ ký, con dấu của Viện là ở đâu khi cán bộ của Viện xuất hiện trên truyền hình để phát đi kết luận này?

Rõ ràng, việc tìm kiếm bằng ngoại cảm đưa ra kết quả sai chắc chắn không chỉ là một vài trường hợp, nhưng đâu là do sai số mà các nhà khoa học vẫn khẳng định và đâu là sự cố tình do động cơ trục lợi? Tất cả xã hội đều ghê tởm những cá nhân cố tình sắp xếp, lừa đảo, trục lợi trên xương cốt những liệt sỹ đã ngã xuống vì hòa bình của đất nước. Nhưng chúng ta cũng cần tỉnh táo để lên án đúng người, đúng tội. Liệu có phải vì hiệu ứng đám đông mà dễ dàng quy kết ngay cả những sự việc mà mình không đủ cơ sở chứng thực? Và liệu chúng ta có quá khắt khe khi yêu cầu các nhà ngoại cảm phải cam kết mọi nhận định họ đưa ra phải đúng 100%, không được phép loại trừ?

Tôi tin rằng, không chỉ cá nhân tôi mà còn rất nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ trên đất nước này vẫn viết ơn những nhà ngoại cảm chân chính vì đã nhận được phần xương cốt lưu lạc của ông cha mình sau bao nhiêu năm tháng tìm kiếm. Có những người trong chúng tôi đã tự giám định ADN, cũng có những gia đình không cần giám định nhưng nhờ vào di vật, vào những thông tin trùng khớp mà hoàn toàn tin tưởng.

Độc giả Đặng Thu Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia đình chị Huyền mời luật sư vào cuộc

02/11/2013 08:46 GMT+7

Liên quan đến vụ việc BS Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường, vứt thi thể nạn nhân xuống sông, gia đình chị Lê Thị Thanh Huyền đã tiến hành liên hệ mời luật sư vào cuộc.

Toàn cảnh vụ bác sĩ ném xác bệnh nhân

Vào tối 31/10, thông tin nghi can Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường, không bị khởi tố về tội “Giết người” đã khiến gia đình nạn nhân rất bất ngờ.

Theo nguồn tin của báo Thanh Niên, hiện tại, gia đình của người phụ nữ xấu số này đã có ý định mời luật sư vào cuộc.

Posted Image

Sau 2 tuần thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa được tìm thấy

Cụ thể, trong ngày hôm qua (1/11), anh Lê Quang Hòa, em ruột chị Huyền, cho biết, gia đình đã liên hệ và tiến hành mời luật sư, nhưng thông tin cụ thể ra sao thì chưa thể tiết lộ được.

Trước đó, người thân của chị Huyền cũng đã có đề nghị với cơ quan điều tra, đề nghị thẩm vấn và lấy lại lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.

Người nhà nạn nhân muốn xác định lại xem ông Tường có vứt chị Huyền xuống sông Hồng để phi tang hay không và nếu ở sông Hồng thì chính xác ở khu vực nào.

Theo một diễn biến khác của vụ việc, mặc dù nhân thân của chị Lê Thị Thanh Huyền và lực lượng CSGT, Công an TP.Hà Nội đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm thi thể nạn nhân nhưng 2 tuần trôi qua vẫn chưa có kết quả.

Sau nhiều ngày lặn mò dưới đáy sông với hàng loạt biện pháp như lặn mò, dò sào cho đến cả mời "nhà ngoại cảm" đã được triển khai nhưng kết quả vẫn là con số không. Hiện, cơ quan chức năng đã chuyển sang dùng lưới gắn móc câu thép kéo rê dọc sông với hy vọng sớm tìm được xác nạn nhân.

Được biết, hiện người thân chưa thể thống kê số tiền gia đình đã bỏ ra để đi tìm kiếm chị Huyền. Nhưng đến nay, chi phí cho việc thuê thuyền tìm kiếm; thuê thợ lặn đã lên tới hàng trăm triệu.

L.Lam (Tổng hợp)

====================

Không đưa BS này vào tội danh giết người, vì không đủ bằng chứng nạn nhận chưa chết khi quăng xuống sông. Có vẻ có lý! Nhưng đó chỉ là chứng lý mang tính cục bộ và rất hình thức. Do nó chỉ dựa vào lời khai của đương sự. Thậm chí bằng chứng cuối cùng cho chính lời khai này là: "Xác chết đâu?" cũng không có?

Vậy khởi tố tội gì, khi chính lời khai cũng chưa đủ chứng cứ? Bởi vậy. Hãy tạm giam và điều tra tiếp tục.

Nên nhìn nhận đây là một vụ việc gây chú ý đặc biệt của dư luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG

Ngày xưa, ông cha ta dùng cung nỏ, săn bắn và chiến đấu. Phương pháp sử dụng cung nỏ đạt đến tuyệt đỉnh là "Bách phát , bách trúng". Thậm chí, truyền thuyết còn kể rằng: Để trao tên cho nhau ở khoảng cách xa, ông cha ta còn bắn tên ghim vào búi tó trên đầu người nhận tên. Kinh chưa?

Thời Tây sang xâm lược nước ta, họ khoe có súng. Xác suất bắn xúng của xạ thủ Tây chưa chắc bằng xác xuất bắn tên của cung thủ Việt, nếu tính theo tỷ lệ %. Đó là một tình huống có thể xảy ra.

Nhưng ngày nay, cung tên chỉ còn là vấn đề lịch sử và là hoạt động ở một vài lễ hội của Việt Nam và thế giới.

Vậy vấn đề nghiên cứu và phát triển không phải là dựa vào tỷ lệ phần trăm. Mà nó là vấn đề phương pháp sử dụng phương tiện ứng dụng quyết định nền tảng tri thức của tương lai. Thời điểm hiện này chính là tương lai của quá khứ. Con người hiện đại đã thay đổi phương tiện ứng dụng và phương pháp thực hiện bằng súng thay vì bằng cung, nỏ.

Nhưng tiếc thay! Khi nói đến ngoại cảm, người ta vẫn lấy tỷ lệ % để đối ứng với chính nó. Trong khí đó, với tôi. Chỉ cần 10 % đúng trong 100 lần tìm mộ cũng đủ để phải nghiên cứu phương pháp và cấu trúc vật chất nào tạo ra khả năng của các nhà ngoại cảm. Phương pháp này bổ sung cho sự khiếm khuyết khi tìm mộ bằng các phương pháp hành chính, nhân chứng và phương tiện khoa học hiện đại..., như thử ADN.

Ở đây tôi không bàn đến chuyện bịp bợm. Bịp bợm thì ngành nào cũng có. Kể cả ăn mày.

Tính tỷ lệ % cho phương pháp ngoại cảm , theo tôi đây là cách nhìn hạn hẹp của những tư duy nhân danh khoa học. Nó chỉ có tác dụng khi liên quan đến nhóm đối chứng đồng đẳng. Thí dụ: Đội A bắn súng trúng mục tiêu hơn đội B. Nhưng không thể lấy xác xuất trúng đích của tên lửa xuyên lục địa so với bắn đại bác được. Chúng là hai phương pháp khác nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều "nhà ngoại cảm" vẫn cố gắng thử tìm xác chị Huyền

TRẦN KHÁNG Thứ bảy 02/11/2013 08:50

(GDVN) - Không kể trời nắng hay trời mưa, trong hơn chục ngày qua tại khu vực chân cầu Thanh Trì không bao giờ vắng bóng người dân đến đợi tin tìm xác chị Lê Thị Thanh Huyền. Nhiều người còn tự nguyện bỏ công, bỏ tiền thuê thợ

nặn

để tìm kiếm.
===================

Cá nhân Lão Gàn hay xem web này và rất thích vì các thông tin cập nhật nhanh và độc đáo. Nhưng thật buồn khi cứ "nâu nâu" họ viết sai chính tả. Thế "lày nà thế lào"? Cái lày gọi nà lói tiếng "lào ra tiếng ý"

Nếu có xếp nào ở web GDVN vào đây thì về bảo biên tập sửa lại đi xếp!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Áo dài là một trong 5 quốc phục đẹp nhất Hoa hậu Hoàn vũ 2013

03/11/2013 10:25

(TNO) Chuyên trang sắc đẹp hàng đầu Missosology vừa bình chọn top 5 quốc phục đẹp nhất tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013. Theo đó, áo dài do Trương Thị May thể hiện nằm trong top này và là trang phục “không thể không xem”.

Hình ảnh bộ quốc phục Trương Thị May sẽ mặc tại Hoa hậu hoàn vũ 2013

Bình chọn cho Trương Thị May tại Hoa hậu Hoàn vũ

Hoa hậu hoàn vũ 2013: Trương Thị May tích cực kêu gọi khán giả bình chọn

Trương Thị May thi Hoa hậu Hoàn vũ 2013

Posted Image

Trương Thị May trong trang phục áo dài tuyệt đẹp

Áo dài của Việt Nam

“Trương Thị May thật tuyệt vời trong bộ áo dài này. Nó thật lộng lẫy với những đường thêu sang trọng, thanh lịch đậm chất hoàng gia”, trang Missosology nhận xét.

Bộ áo dài được nhà thiết kế Thuận Việt lấy ý tưởng từ hoa sen, hàm ý nét đẹp thanh cao, tinh khiết và cũng gần gũi với đời sống tâm linh, ăn chay trường của người đẹp Trương Thị May.

Trang phục Byzantine của Nga

Posted Image

“Đại diện Nga, Elmira Abdrazakova sẽ gây ấn tượng với bộ quốc phục này”, Missosology viết. Chiếc áo trang nghiêm mà thanh nhã, nổi bật với đá quý sang trọng, phong phú được đính tỉ mỉ. Với bộ áo này, nước chủ nhà hứa hẹn sẽ tỏa sáng trong phần thi trang phục truyền thống.

Trang phục rồng của Trung Quốc

Năm ngoái, Trung Quốc đã chiến thắng ở phần thi trang phục truyền thống, và năm nay họ rất có thể sẽ lặp lại với bộ quốc phục này.

Theo Missosology, sẽ không quá bất ngờ nếu Cận Diệp chiến thắng trong phần thi này. Trang phục rồng cô mặc được làm hết sức tỉ mỉ, ấn tượng nhờ những con rồng và ánh vàng chói lọi.

Posted Image

Trang phục rồng gây tranh cãi của Trung Quốc

Tuy nhiên, cũng chính vì bộ quốc phục này mà Cận Diệp bị khán giả quê nhà “ném đá”. Độ xuyên thấu, gần như khoe trọn vòng một của bộ áo đã khiến cư dân mạng cho rằng đây là một sự sỉ nhục đối với văn hóa Trung Hoa.

Trang phục Landskapsdräkt của Thụy Điển

Posted Image

Người đẹp Thụy Điển cá tính trong trang phục truyền thống

Mọi năm, trang phục truyền thống của Thụy Điển khá nhàm chán. Nhưng năm nay, người đẹp Alexandra Friberg có một bộ áo váy tuyệt vời, độc đáo theo phong cách thời Trung cổ.

Ngoài ra, thanh kiếm uy quyền đi kèm cũng góp phần hoàn chỉnh thêm cho bộ trang phục.

Trang phục của Venezuela

Người đẹp Maria Gabriela Isler sẽ hóa thân thành Doña Barbara, một nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Venezuela Romulo Gallegos. Bộ trang phục lấp lánh này là sự kết hợp của lòng đấu tranh, cá tính mạnh mẽ và cả sự nữ tính.

Posted Image

Trang phục lấp lánh sắc màu của Venezuela

Phần thi trang phục truyền thống của Hoa hậu Hoàn vũ 2013 sẽ diễn ra vào hôm nay, 3.11.

Hiện tại, các thí sinh đang ráo riết luyện tập để phần trình diễn của mình có khả năng tỏa sáng nhất trong đêm diễn cực kỳ quan trọng này.

Thùy Dung

Ảnh: Missosolog

============================

Trong top 5 bộ gọi là "Trang phục truyền thống " này - với đúng nghĩa của nó - chỉ có Việt Nam đứng đầu , sau đó là Nga. Còn mấy nước kia thì biểu diễn thời trang là chính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vỡ đập thủy điện hàng loạt... “lòi” đủ thứ!

Ngày đăng : 13:19 20/10/2013 (GMT+7)

(Kienthuc.net.vn) - Việt Nam có hàng nghìn công trình thủy điện, nhưng gần như chưa có một kịch bản vỡ đập nào hoàn thiện, cũng chưa có một chủ đầu tư nào làm đúng quy định này.

Chuyên gia địa chất “mổ xẻ” thủy điện Sông Tranh 2

Dân sẻ chia cho thủy điện, ai sẻ chia cho dân?

Theo quy định, bất cứ công trình thủy điện lớn nhỏ đều phải có kịch bản vỡ đập để ứng phó với rủi ro có thể xảy ra...

Tính toán kịch bản rất phức tạp

TS Đào Trọng Tứ, Trung tâm Bảo tồn tài nguyên nước và Thích nghi với biến đổi khí hậu cho biết, ông chưa bao giờ nghe thấy có kịch bản vỡ đập ở Việt Nam, đối với những đập nhỏ và vừa thì lại càng không có. Có thể khẳng định đến 99% rằng các đập nhỏ và vừa ở Việt Nam không có kịch bản vỡ đập. Về nguyên tắc, xây dựng kịch bản vỡ đập vô cùng khó khăn. Phải tính toán và dựng mô hình, đưa ra các tình huống xấu nhất, tính toán lan truyền sóng như thế nào. Phải có các số liệu đầu vào về khí tượng thủy văn, mực nước sông thay đổi trong các mùa, nguy cơ xảy ra lũ.

Phải đưa ra giả thiết nếu xảy ra động đất thì đập sẽ vỡ thế nào. Nếu đập vỡ thì phải tính bằng mô hình hóa nó sẽ vỡ từ đâu, bao nhiêu lâu thì sẽ vỡ đến điểm A, bao nhiêu lâu đến điểm B. Chỗ nào ngập nặng, chỗ nào ngập nhẹ. Vỡ điểm A thì chỗ nào phải chạy trước. "Tôi thử đặt câu hỏi cho các nhà thiết kế thủy điện, thiết kế đập thủy lợi, liệu họ có tính toán chi tiết những khả năng này hay không?

Hơn nữa, không phải ai cũng làm được. Phải có kiến thức chuyên môn tốt, đầu tư kinh phí để tính toán, thu thập dữ liệu thì mới tính toán chuẩn xác được.

Trong khi đó, thủy điện ở Việt Nam phát triển quá nóng, quá nhiều lực lượng tham gia vào làm thủy điện. Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà ít để ý đến các tác động khác. Quản lý thì lỏng lẻo, chứ nếu quản lý tốt thì sẽ không có chuyện đó", TS Đào Trọng Tứ nhấn mạnh.

TS Lê Bắc Huỳnh, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cùng chung ý kiến. Ông cho rằng, việc đánh giá tác động môi trường, xem xét các khả năng vỡ đập là yêu cầu buộc phải làm, thế nhưng chẳng ai chú ý đến điều này. Ngay trong giới khoa học cũng đã lên tiếng cảnh báo, thế nhưng ban quản lý các công trình này dường như không để ý. Các tình huống vỡ đập có được đưa ra thì cũng chỉ nói qua loa chứ không được tính toán kỹ càng.

Posted Image

Về nguyên tắc, xây dựng kịch bản vỡ đập vô cùng khó khăn.

Không quy định cụ thể phương án kỹ thuật

Trước tình trạng hàng loạt đập bị vỡ trong thời gian qua, TS Lê Bắc Huỳnh cho rằng, nguyên nhân là do trong chính các văn bản quy phạm pháp luật quy định về an toàn của đập cũng không quy định rõ ràng các phương án kỹ thuật để phòng tránh và chủ động trước các nguy cơ vỡ đập. Thậm chí có những thủy điện vỡ ngay khi đang thi công như thủy điện Cửa Đạt. Để có phương án kỹ thuật đúng thì phải tập dượt các phương án, tính toán các nguy cơ để giảm thiểu tác hại. TS Đào Trọng Tứ cho biết, các công trình thủy điện lớn trên thế giới họ đều không bỏ qua khâu kịch bản vỡ đập. Để xây dựng kịch bản hoàn chỉnh thì phương án kỹ thuật đưa ra cũng phải hoàn thiện. Nhưng ở Việt Nam, ngay như thủy điện Sông Tranh 2 hay thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng đều không có kịch bản này. Họ mới chỉ đưa ra một vài dự báo sơ sài. Hệ quả là khi có sự cố, không có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Một vấn đề cần tính đến trong kịch bản vỡ đập là hệ thống thủy điện bậc thang khá phổ biến. Nếu xảy ra vỡ đập thì nguy cơ cho người dân hạ du sẽ khủng khiếp. Ví dụ, cụ thể là trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có 10 dự án thủy điện bậc thang. Nếu chỉ một công trình sự cố vỡ đập sẽ kéo theo vỡ đập liên hoàn, thảm họa sẽ vô cùng lớn. Vì vậy, việc xây dựng phương án ứng phó sự cố vỡ đập thủy điện là hết sức cần thiết nhằm giúp cho địa phương chủ động ứng phó hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân vùng hạ du.

Vì không đơn vị nào xây dựng kịch bản vỡ đập, nên khi có sự cố, người dân chính là đối tượng chịu hậu quả nặng nề.

"Nhiều khi, chính những người xét duyệt thông qua công trình thủy điện cũng không có chuyên môn sâu. Họ chỉ nhìn sơ sơ xem phối cảnh nó thế nào, mỗi năm thu được bao nhiêu tiền thuế. Họ không biết rằng đó chỉ là bức tranh vẽ. Thực tế thi công, vận hành thì khác xa rất nhiều bức phác họa ban đầu đó".

TS Đào Trọng Tứ

Hà Bình

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga phát hiện chip do thám trong bàn là, ấm đun nước Trung Quốc

(Dân trí) - Những con chip siêu nhỏ có khả năng thu thập dữ liệu điện thoại và internet đã bị giới chức Nga tìm thấy trong các thiết bị gia dụng từ Trung Quốc như bàn là, ấm đun nước điện, báo chí Nga đưa tin.

Posted Image

Một bàn là bị phát hiện gài chip do thám.

TRosbalt tại St Petersburg hồi tháng 10 đưa tin, giới chức thành phố này đã phát hiện từ 20-30 bàn là và ấm đun nước nhập khẩu từ Trung Quốc bị gài chip do thám.

Kênh truyền hình quốc gia của Nga Rossiya 24 còn chiếu đoạn video quay cảnh kỹ thuật viên mở một bàn là trong lô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và tìm thấy một "chip do thám" cùng "một tai nghe siêu nhỏ".

Theo Rossiya 24, các thiết bị bí mật phần lớn được sử dụng để phát tán vi-rút, bằng cách kết nối với các máy tính sử dụng mạng wi-fi không có mật khẩu bảo vệ trong phạm vi 200 m. Sau khi xâm nhập vào các máy, vi-rút có thể đánh cắp dữ liệu và gửi tới trang chủ ở nước ngoài.

Các sản phẩm khác cũng bị phát hiện chứa các thiết bị theo dõi, trong đó có điện thoại di động và camera dành cho xe ôtô.

Hiện giới chức Trung Quốc chưa lên tiếng về các cáo buộc trên.

An Bình

Theo Dailymail

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay