Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Gửi: Hội đồng giải thưởng Nobel

Khi các quý vị biết và hiểu được học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cội nguồn Việt sử 5000 năm, quý vị tự hiểu không phải tổ chức trao các giải vật lý, hóa học, y học, văn học, hòa bình, kinh tế ( phức tạp thê???). Ông Shiller và các vị không phải mệt mỏi tìm ra người xứng đáng để trao giải, người duy nhất xứng đáng: Bác Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương đơn giản thế thôi.

P/S: Chúc Bác Thiên Sứ luôn mạnh khỏe, cội nguồn Việt sử 5000 năm được vinh danh.

Cảm ơn Nhatd có lời khen ngợi.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được vinh danh thì 100 cái giải Nobel chẳng có nghĩa lý gì....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai triệu phú Nga đấu nhau "đốt tiền" ở hộp đêm tại London

Ngày 14.10.2013, 08:30 (GMT+7)

SGTT.VN - Hai triệu phú Nga đấu nhau xem ai xài tiền nhiều hơn trong một hộp đêm ở London.

Bạn chưa bao giờ nghe chuyện một triệu phú Nga vào một quán bar? Ở đó ông gặp một triệu phú Nga khác và cả hai bắt đầu đấu nhau về chuyện họ mua gì và ăn gì. Kết cục? Hơn 200.000 USD tiền rượu đã được chi ra trong suốt ba tiếng đồng hồ.

Posted Image

Rượu sâmbanh Dom Perignon. Ảnh: TLCK Câu chuyện xảy ra tại hộp đêm Kitsch, khi hai triệu phú Nga bắt đầu đua nhau gọi các chai rượu Dom Perignon và Cristal, theo Global Post. Vào lúc 3 giờ sáng quán bar đóng cửa, phiếu thanh toán được đưa ra, và một bàn kém hơn bàn kia 4.000 USD. Một người dân trong quán nói với tờ Daily Mail: “Thật là một buổi tối lạ lùng tôi chưa bao giờ trải qua. Cả hai ông khách tranh nhau xem ai mua nhiều sâmbanh hơn ai. Mỗi lần ông khách này gọi năm chai thì ông khách khác gọi sáu chai, rồi bảy, rồi tám chai”.

Hai người đã gọi cả thảy 84 chai Dom Perignon, 55 chai Cristal và 44 lon Red Bull, cùng với các loại thức uống khác. Nhưng họ có uống hết đâu! Trong khi đó, Nga là nước có tỷ lệ khoảng cách về giàu nghèo cao nhất thế giới. Theo báo cáo về tài sản của Credit Suisse mới nhất, Nga có 110 tỉ phú chiếm 35% tài sản của cả nước.

K.T

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm sự của người mải bắt cướp bị dân cướp tiền

Cập nhật lúc 07:01, 18/10/2013

(Tin tức thời sự) - "Nếu lúc này có một vài người đi đường hỗ trợ thì đã bắt được bọn cướp rồi. Đằng này nhiều người đi đường để mặc tôi vật lộn với bọn chúng và còn "hôi" của nữa. Nghĩ mà buồn, người ta vô cảm quá...', anh Vũ Trường Chính (42 tuổi, ngụ Q. Phú Nhuận - TP. HCM) chua chát nói.

Vào khoảng 9h ngày 16/10, trong lúc anh Chính đang chờ đèn đỏ ở giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần (Quận 6 - TP.HCM) thì bị cướp 50 triệu đồng. Nhưng anh Chính đuổi theo khiến cho bọc tiền bay tung tóe ra đường, đông người qua lại.

Lúc này, một số người dân qua đường đã lợi dụng "hôi của", nhanh chóng nhặt số tiền của anh Chính văng ra đường rồi bỏ đi.

Trong lúc anh Chính đang giằng co với tên cướp đã móc tiền của anh thì có nhiều đối tượng khác chạy xe từ phía sau vượt lên, giằng co, ôm anh Chính lại nhằm giải thoát cho đồng bọn.

Sau đó đối tượng này vùng vẫy thoát được, cũng leo lên xe gắn máy của đồng bọn, tẩu thoát. Anh Chính quay lại nhặt tiền thì chỉ nhặt được 30,5 triệu đồng và bị người đi đường lấy mất 19,5 triệu đồng.

Posted Image

Anh Vũ Trường Chinh với số tiền còn sót lại sau vụ cướp.

Sau khi sự việc xảy ra, anh Chính ngán ngẩm chia sẻ: "Sống đến ngần này tuổi đầu, chưa bao giờ tôi tưởng tượng có cảnh cướp giật kinh hoàng như vậy. Trong lúc hoảng loạn, tôi vứt xe rồi nắm cổ áo của tên móc túi thì bọc tiền tung tóe bay giữa đường.

Nếu lúc này có một vài người đi đường hỗ trợ thì đã bắt được bọn cướp rồi. Đằng này nhiều người đi đường để mặc tôi vật lộn với bọn chúng và còn "hôi" của nữa. Nghĩ mà buồn, người ta vô cảm quá".

Lắc đầu ngao ngán, anh Chính tâm sự tiếp: "Nghĩ lạy chuyện dân tranh nhau hôi tiền của tôi bỏ vào túi họ mà quên bắt cướp khiến tôi đau lòng lắm.

May sao, trong lúc tôi đang cặm cụi nhặt vài tờ tiền còn lại thì may mắn có một người đàn ông chừng 50 tuổi vỗ vào vai tôi nói “tiền của anh đây”. Đếm lại thì bọc tiền chỉ còn lại 61 tờ 500.000 đồng (30,5 triệu đồng). Tôi rất cảm ơn 2 người đàn ông đó".

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng Quận 6 - TP.HCM tiến hành điều tra làm rõ.

Nhất Nam (Tổng hợp ĐVO, TT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin bão xa - Cơn bão 20/10

Tin khẩn, đề nghị mọi người chuẩn bị cho kỹ lưỡng.

Ngày mai bão sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Bắc - Trung Nam có thể quét sạch ví tiền của tất cả đàn ông chúng ta. Đề nghị anh em tìm nơi trú ẩn an toàn ngay từ bây giờ, tốt nhất nên tránh xa chị em, khóa Facebook, tắt điện thoại, giả câm, giả điếc thậm chí giả điên cũng được. Dự bão từ 9h sẽ trở nên rất mạnh vào ban ngày cũng như buổi tối và sẽ tan biến vào 23h59 cùng ngày.Chúng ta hãy đứng sát vào nhau, nắm chặt tay và dũng cảm đối diện với nó.

Hỡi anh em, lại đến ngày 20/10 rồi.

Ốc Sên (Sưu tầm)

Theo vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dị phẩm tiến vua ở Hà thành

Chủ Nhật, 20/10/2013 - 11:53

Trong những tháng ngày lang thang khắp các vùng miền của Hà Nội, tôi không khỏi bị cám dỗ bởi những sản phẩm kỳ lạ của người dân thủ đô. Đó là những sản vật tiến vua tưởng chừng rất dân dã, nhưng lại cực kỳ quý hiếm và bổ dưỡng. Dơi ngựa (hay còn gọi là “biển bức”) ở xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai) là một điển hình như thế.

Kỳ 1: Dơi ngựa Sài Sơn - có tiền cũng không mua nổi

Posted Image

Hình ảnh loài dơi ngựa.

Theo như lời hẹn, anh Nguyễn Văn Ba - một thợ săn dơi có tiếng trong vùng đã đợi để đưa tôi lên hang Cắc Cớ (đằng sau chùa Thầy) tìm loài dơi ngựa quý hiếm. Trước khi đến đây anh Ba đã căn dặn: “Chú muốn săn dơi lẽ ra phải đến vào lúc trời bắt đầu trở lạnh, đi vào những ngày này 5 ăn 5 thua lắm”, nhưng tôi vẫn không thắng được cái tính hiếu kỳ của mình nên đòi đi bằng được.

Lên hang Cắc Cớ săn “biển bức”

Chuẩn bị đầy đủ lưới, đèn pin, bao tải... , chúng tôi lên đường vào hang Cắc Cớ. Từ chân núi Sài Sơn leo hơn 200 bậc đến chùa Thầy thắp hương rồi đi vòng ra đằng sau những tảng núi lô nhô tự nhiên, tôi và anh Ba tìm đến cửa hang Cắc Cớ. Anh Ba bảo, dơi ngựa Sài Sơn chỉ có ở hang Bò và hang Thần (Cắc Cớ). Muốn săn dơi phải đi vào lúc trời nhập nhoạng tranh tối tranh sáng.

Trong lúc ngồi đợi dơi bay ra, anh Ba kể cho tôi nhiều câu chuyện hấp dẫn về loài dơi quý hiếm này. Ở hang Cắc Cớ có rất nhiều loài dơi, trong đó chủ yếu là dơi đay, loài dơi này chỉ to nhỉnh hơn dơi muỗi một chút, nó thường ăn muỗi và động vật nên rất hôi và không ăn được.

Dơi ngựa là loài ăn hoa quả nên thịt thơm ngon, nhưng loài này thì hiếm hoi lắm. Cả ngàn con dơi trong hang may ra mới có một con.

Dơi ngựa núi Thầy rất to, có con to như một con chim ngói, béo núc, thường có bộ lông màu xám nhạt, mượt, dán lấy thân. Con nào, con nấy có mặt giống hệt mặt ngựa, tai to và giống tai ngựa, mắt to, thân dài, đặc biệt những con dơi ngựa đực có bộ phận sinh dục to, lủng lẳng giống như của loài ngựa.

Anh Ba nhớ lại, hồi còn bé, trong làng có nhiều vị bô lão nổi tiếng về săn dơi ngựa như cha con cụ Như Thư, cụ Bùi Tuấn, cụ Tấn Ngây, cụ Bếp Tám, cụ Ba Dậu…

Posted Image

Chùa Thầy là nơi trú ngụ của loài dơi đặc biệt này.

Muốn đánh bắt được loại dơi quý hiếm này phải thật sự am hiểu về đặc tính của nó. Đánh bắt dơi ngựa thường vào mùa rét, từ tháng 9 đến tháng chạp âm lịch, khi có gió mùa đông bắt tràn về. Vào các mùa khác dơi ít hơn, bận sinh sản, nuôi con, gầy, không béo, không thơm ngon.

Ban ngày dơi ngựa ở trong hang, sẩm tối bay khỏi hang kiếm ăn, gần sáng mới trở về. Dơi bay và đậu thường theo đàn, ít khi lẻ loi con một. Dơi ngựa chùa Thầy đậu bám theo đàn, đầu chúc xuống phía đất.

Con đầu tiên bám vào đá, các con khác, con nọ bấu vào con kia, treo ngược tựa như một tổ ong lớn hoang dã. Không thể giải thích nổi tại sao bấu vào nhau như thế, mà chúng, nhất là con đầu tiên bám vào đá chịu đựng được sức nặng lớn và lâu đến vậy. Dơi bay về hang theo đàn có khi nhiều, đen cả một khoảng không, chúng vỗ cánh, tạo nên những âm thanh phàm phạp rất kỳ dị.

Muốn đánh bắt dơi ngựa phải đánh vào chập tối, lúc dơi đi kiếm ăn. Địa điểm căng lưới không phải là cửa ra vào hang nơi du khách vẫn qua lại, mà là phần lộ thiên ở vòm hang Cắc Cớ, đỉnh hang, lưng chừng núi. Lưới bắt dơi ngựa là loại giống như lưới phường vạn chài, mắt lưới thưa đủ lọt đầu dơi, nhưng thân và cánh mắc lại trong lưới. Mắt lưới nếu rộng quá, dơi có thể cắn rách.

Hang Cắc Cớ có phần lộ thiên trên đỉnh đã căng lưới, đó là cửa ra vào của dơi ngựa. Từ trong lòng hang động thường có một luồng hơi bốc lên khoảng lộ thiên đó với một áp lực không nhỏ. Khi dơi ngựa bay về, chúng cụp cánh lao vào hang với vận tốc lớn để vượt qua lực đẩy của hơi bốc từ dưới lên và sa vào lưới. Đầu dơi chui vào mắt lưới, mắc thân cánh ở trên, nhiều con lăn lông lốc trên mặt lưới, rơi vào chân lưới nơi người đánh bắt đang ngồi.

Người ta kéo lưới bắt dơi ngựa. Bắt được con nào đưa ngay con ấy lên miệng mình mà cắn vào đầu nó một cái kêu "đốp" gọn ghẽ, rồi cho ngay vào bao tải. Làm như vậy để tránh dơi ngựa bay mất hoặc cắn người, cắn lưới rách. Cắn dơi chết, máu dơi không tanh mà còn có vị ngọt và bổ. Có người cho rằng làm như thế dơi hồi mỡ, ngấm ngọt máu, ngon, bổ hơn. Dơi ngựa cắn rất đau, vì vậy người đánh bắt phải có kỹ năng cầm dơi ngựa trên tay, lựa nhanh cho đầu dơi ngựa chui vào khoảng giữa hai ngón tay mà kẹp.

Mải trò chuyện với anh Ba, thời gian đã trôi gần 2 tiếng đồng hồ, trời cũng bắt đầu tối hẳn rồi đen kịt không nhìn thấy gì. Tôi thở dài ngao ngán vì không tận mắt được thấy những con dơi bay ra. Anh Ba liền vỗ vai an ủi: “Đi vào những ngày này thì phải chịu thôi vì không phải lúc nào dơi cũng bay ra đâu, muốn bắt được dơi có lần anh phải săn cả tuần may ra được mấy con”.

Bắt được dơi ngựa tội gì mà bán

Chúng tôi thu dọn đồ nghề xuống núi khi trời đã tối, tôi và anh Ba phải dùng đèn pin để soi đường. Tôi hỏi anh dơi ngựa hiếm thế thì giá có đắt không. Anh Ba bảo, tính theo giá thị trường thì 1kg dơi ngựa vào khoảng 2 - 3 triệu đồng, nhưng bắt được dơi hiếm khi người ta bán. “Thịt dơi ngựa ngon lắm tội gì mà bán, bắt được thì gọi anh em bạn bè đến uống rượu thôi”, anh Ba thật thà chia sẻ.

Posted Image

Cửa hang Cắc Cớ nơi chúng tôi ngồi chờ dơi bay ra.

Anh Ba cho biết, theo các cụ trong làng kể lại, loại dơi này trước đây khi bắt được phải dùng để tiến vua. Nhưng loại dơi ngựa tiến vua cũng phải là loại dơi ngựa đặc biệt. Theo như các bô lão kể lại "Sài Sơn chi biển bức" là một loại dơi ngựa đặc biệt có lông màu vàng, đó là hoàng dơi, rất hiếm gặp.

Lần lại trong "Đại Nam nhất thống chí" tôi cũng thấy ghi "Con dơi ở trong hang đá núi Sài Sơn huyện Yên Sơn, đầu như đầu ngựa, mình to béo, sắc vàng nhợt, tục gọi là dơi ngựa. Người địa phương chăng lưới ở hang đá để bắt, bắt được thì đập chết để ở chỗ đất sạch một đêm, mỡ sẽ sinh ra. Khi ăn nên lột bỏ da, lông lấy thịt nướng chả, vị rất thơm ngon".

Thịt dơi ngựa có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau. Trước khi làm thịt dơi ngựa, nhiều người có thể hạ thổ qua đêm để thịt ngọt, béo hơn. Sau đó, dơi ngựa được lột da, nướng cho tiết mỡ, mổ, lựa bỏ một chút mật, một chút phân trắng, còn dùng tất. Ruột dơi ngựa rất ít, nhỏ, đặc thịt và mỡ.

Dùng thịt dơi ngựa với miến hoặc áp chảo vàng ngậy, thịt dơi ngựa không cần có gia vị vẫn ngon, có khi gia vị làm át mất đi cả hương vị thơm ngon vốn có của thịt. Thịt dơi có vị ngọt, không độc, lợi tiểu, tiêu phù, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ con, giúp thông minh, mau lớn, người già tăng tuổi thọ, cải thiện tốt đời sống tình dục cho vợ chồng...

Người dân ở Sài Sơn còn cho rằng, dơi ngựa núi Thầy ở hang động vùng đất đầy linh khí này, được sinh ra làm phúc lộc cho con người nên đây là một loài vật mang yếu tố tâm linh. Ai ăn được loại dơi này sẽ có sức khỏe phi thường, làm ăn phát đạt.

Theo Đông Xuyên

Lao Động

=======================

Dùng thịt dơi ngựa với miến hoặc áp chảo vàng ngậy, thịt dơi ngựa không cần có gia vị vẫn ngon, có khi gia vị làm át mất đi cả hương vị thơm ngon vốn có của thịt. Thịt dơi có vị ngọt, không độc, lợi tiểu, tiêu phù, chữa bệnh hen suyễn cho trẻ con, giúp thông minh, mau lớn, người già tăng tuổi thọ, cải thiện tốt đời sống tình dục cho vợ chồng...

Người dân ở Sài Sơn còn cho rằng, dơi ngựa núi Thầy ở hang động vùng đất đầy linh khí này, được sinh ra làm phúc lộc cho con người nên đây là một loài vật mang yếu tố tâm linh. Ai ăn được loại dơi này sẽ có sức khỏe phi thường, làm ăn phát đạt.

Dơi Ngựa sắp lên thực đơn nhà hàng đặc sản và chuẩn bị vào sách đỏ về loài động vật có khả năng tuyệt chủng....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao ông Huỳnh Uy Dũng “dứt áo” đi khỏi Bình Dương?

21/10/2013 06:51

Dân Việt - Ông Huỳnh Uy Dũng có nhiều đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương đã có một quyết định gây bất ngờ với nhiều người là “dứt áo” đi khỏi tỉnh này. Vậy điều gì đã khiến ông Dũng đi đến một quyết định có thể coi là hết sức khó khăn với bản thân?

Trao tài sản cho con trai 1 tuổi, tâm thư của ông chủ Đại Nam viết gì?

Cha tỷ phú 1 tuổi lý giải việc chuyển thừa kế cho con trai

Quan niệm về tiền của ông Huỳnh Uy Dũng

Ông Huỳnh Uy Dũng - chủ của các Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1, 2, 3; nhiều khu dân cưvà Khu du lịch Đại Nam là nhân vật có nhiều đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dương đã có một quyết định gây bất ngờ với nhiều người là “dứt áo” đi khỏi tỉnh này. Vậy điều gì đã khiến ông Dũng đi đến một quyết định có thể coi là hết sức khó khăn với bản thân?

Từ chủ trương của tỉnh...

Theo trần tình của ông?Dũng, vào thời điểm năm 2004, tỉnh Bình Dương gặp nhiều khó khăn khi nợ Bộ Tài chính 1.000 tỷ đồng đến hạn phải trả, cũng là dịp ông đang tiến hành xây dựng Khu du lịch Đại Nam. “Do khó khăn khi phải tìm nguồn tiền trả nợ cho Bộ Tài chính, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã vận động tôi mua lại khu đất trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị Bình Dương để khi thấy tôi vào đầu tư thì thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác, qua đó tạo thêm nguồn để tỉnh có tiền trả nợ đúng hạn.

Thật tình tôi không muốn làm nữa, cộng thêm vì đã đuối sức do đang làm Khu du lịch Đại Nam. Muốn mua khu đất đó thì tôi phải vay ngân hàng hơn 400 tỷ đồng, một số tiền rất lớn vào thời điểm đó. Dù khó khăn nhưng cuối cùng tôi cũng đồng ý” – ông Dũng cho biết.

Posted Image

Khu đất tại KCN?Sóng?Thần 3 mà chủ đầu tư dự định xây hàng chục ngàn chỗ ở cho công nhân, tuy nhiên suốt 7 năm qua chưa thể triển khai chỉ vì chưa có quy hoạch chi tiết 1/500.

Sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài chính về đất đai, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã được tỉnh Bình Dương giao 533,84ha để lập dự án kinh doanh. Ngày 22.6.2006, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định (số 2940/QĐ-CT) về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, trong đó có 61,49ha đất ở được phép sử dụng lâu dài, đối với KCN Sóng Thần 3 thuộc Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ - đô thị Bình Dương và phê duyệt dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Sóng Thần 3.

Từ sự phê duyệt này, năm 2008, chủ đầu tư bắt đầu sử dụng nguồn tiền đầu tư thông qua hợp đồng góp vốn với CBCNV của công ty, các chuyên gia và doanh nghiệp có nhu cầu xây nhà ở, nhà trọ cho công nhân đang làm việc trong KCN. Theo tính toán, dự án này sẽ tạo khoảng 50.000 chỗ ở cho công nhân tại các KCN.

Theo định hướng của tỉnh cần giảm bớt diện tích KCN chuyển sang phát triển dịch vụ để đảm bảo cảnh quan cho khu hành chính của tỉnh Bình Dương (tại thông báo số 11/TB –UBND ngày 17.1.2008 của UBND tỉnh Bình Dương) và căn cứ quy hoạch chi tiết đã được duyệt, công ty đã có văn bản trình UBND tỉnh Bình Dương, Sở Xây dựng, Ban quản lý các KCN tỉnh, Ban quản lý phát triển KCN dịch vụ đô thị Bình Dương xem xét chấp thuận cho KCN Sóng Thần 3 được chia tách 533,84ha đất mà tỉnh giao cho công ty để xây dựng KCN Sóng Thần 3 thành 2 dự án: KCN Sóng Thần 3 và Khu dân cư đô thị Đại Nam để xây dựng nhà ở cho chuyên gia, nhân viên và công nhân làm việc trong khu công nghiệp. Các sở, ban ngành chuyên môn như Sở Xây dựng, Ban quản lý các KCN Bình Dương… cũng đã có văn bản trình UBND tỉnh chấp thuận cho chủ đầu tư chia tách dự án như đã đề cập.

...Đến việc “ngâm” quy hoạch chi tiết 1/500

Do có nhiều chủ đầu tư trong khu liên hợp xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết nên ngày 4.5.2009, Sở Xây dựng Bình Dương đã họp với các sở, ban ngành để bàn về việc thống nhất nội dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu liên hợp nói trên. Cuộc họp này có mặt nhiều nhà đầu tư khác như: Công ty TNHH Phát triển KCN Kim Huy, Công ty Liên doanh KCN Việt Nam – Singapore, Công ty TNHH Xây dựng – Đầu tư Đại Đăng, Công ty Hưng Thịnh…

Sau cuộc họp này, Sở Xây dựng Bình Dương yêu cầu lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu đất ở quy mô 61,49ha đã được UBND tỉnh Bình Dương cho phép sử dụng lâu dài (tại Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 7.7.2008 của UBND tỉnh) đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày 22.10.2009, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã lập quy hoạch chi tiết 1/500 trình Sở Xây dựng và UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện dự án tại KCN Sóng Thần 3.

Theo biên bản làm việc lập với các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương tại thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đề nghị thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt, không đề nghị chuyển đổi một phần đất KCN thành đất ở, không chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Qua kiểm tra, ông Trần Văn Dũng– Giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương cho rằng, chủ đầu tư phải lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 chính là để quản lý xây dựng đảm bảo kiến trúc, cảnh quan đô thị. Trong khi đó, ông Bùi Văn Hai – Phó Giám đốc Sở TNMT Bình Dương – cũng cho rằng chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, được giao đất sử dụng lâu dài nên có các quyền chuyển nhượng, kêu gọi đầu tư góp vốn là đúng quy định của Luật Đất đai.

Sau đợt kiểm tra này, Sở Xây dựng đã có báo cáo kết quả chủ đầu tư đã hoàn thành xong các nghĩa vụ tài chính đối với đất đai. Chủ đầu tư đã thỏa thuận góp vốn với 700 nhân viên, 2.630 lô đất, số tiền 414,36 tỷ đồng, tổng diện tích đưa vào góp vốn 32,36ha (trong diện tích khu ở 61,49ha) và kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư KCN Sóng Thần 3 lập quy hoạch chi tiết 1/500 cho khu đất hành chính – dịch vụ - kho bãi và khu ở trong KCN 71,388ha.

Thế nhưng, ông Lê Thanh Cung – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương (nay là chủ tịch)– đã có văn bản (số 3184/UBND-KTTH) về việc tiếp tục kiểm tra tình hình thực hiện dự án KCN Sóng Thần 3. Trong văn bản này có nội dung: “Trong quá trình lập và chờ cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đối với khu chức năng (hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở), không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong KCN dưới bất cứ hình thức nào”.

Doanh nghiệp không chết mới là lạ!

Theo các chuyên gia pháp lý, văn bản của ông Lê Thanh Cung - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương (nay là chủ tịch) trái với quy định của Luật Đất đai. Tại khoản 2, Điều 110, Luật Đất đai quy định: “Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a/chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đã được xây dựng gắn liền với đất;…”.

Tiếp tục kiểm tra, Sở Xây dựng lại có văn bản kiến nghị đồng thuận, thế nhưng UBND tỉnh vẫn im lặng không giải quyết. Điệp khúc đó cứ lặp đi lặp lại, mỗi lần mất vài tháng… và đến lần kiến nghị sau cùng - ngày 12.8.2010, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN Sóng Thần 3 thành Khu dân cư Đại Nam và KCN Sóng Thần 3, đồng thời có ý kiến thống nhất và trình Chính phủ chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu liên hợp theo hướng tăng diện tích đất đô thị, giảm diện tích đất công nghiệp. Thế nhưng cho đến nay, UBND tỉnh Bình Dương vẫn chưa duyệt quy hoạch chi tiết 1/500,dù chủ đầu tư đã đáp ứng mọi yêu cầu mà tỉnh Bình Dương đưa ra. Sự im lặng này đã đẩy doanh nghiệp vào tình thế vô cùng khó khăn.

Do không có quy hoạch chi tiết 1/500, nên dự án xây dựng khu đô thị nhà ở cho các chuyên viên, nhân viên và công nhân trong dự án KCN Sóng Thần 3 đã ngưng trệ hơn 7 năm qua. Gần 50% những người tham gia góp vốn đã không thể chờ đợi mãi nên đã đòi lại tiền. Chủ đầu tư đã phải trả lại toàn bộ số tiền góp vốn kể cả lãi suất ngân hàng, số tiền lên đến gần 500 tỷ đồng. Nếu là một doanh nghiệp bình thường, nếu không đủ uy tín và tiền bạc thì có lẽ đã chết từ lâu khi mà "lệ" nằm trên cả luật theo kiểu ban hành văn bản trái quy định của Luật Đất đai như lãnh đạo tỉnh Bình Dương.

Đó là lý do góp phần thúc đẩy ông Dũng “lò vôi” quyết định “dứt áo” đi khỏi tỉnh Bình Dương.

Võ Đức Phúc

======================

Ngày trước, cũng có người rủ tôi mua đất ở Bình Dương. Nhưng tôi không mua.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là điều đáng tiếc

Thứ Hai, 21/10/2013 16:51

(NLĐO)- Nhiều đại biểu Quốc hội bất ngờ khi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng nay 21-10 không có 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng có công lao và đóng góp lớn cho đất nước và nhân dân vừa từ trần.

Posted Image

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn bên lề Quốc hội chiều 21-10. Ảnh: Thế Kha

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động bên lề Quốc hội chiều 21-10, đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết không chỉ người dân theo dõi qua sóng truyền hình mà cá nhân ông và rất nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng bất ngờ và băn khoăn về việc buổi khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng cùng ngày không dành 1 phút để mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa từ trần.

“Nhiều đại biểu Quốc hội cũng trao đổi xung quanh việc này. Nói gì thì nói, mặc niệm vẫn tốt hơn là không mặc niệm. Còn vì sao không dành thời gian mặc niệm thì nên hỏi những nhà lãnh đạo có trách nhiệm” - nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Trả lời câu hỏi về Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày trước Quốc hội sáng 21-10 cũng không đề cập tới việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được nhân dân cả nước bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, ông Dương Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ đó là báo cáo của cử tri với Quốc hội thôi nên cũng không nhất thiết phải đưa vào đây. Tuy nhiên, dư âm vừa qua xung quanh lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Rất nhiều người nói việc ra đi của Đại tướng khiến người ta tự nhận ra mình, không chỉ là chuyện tình cảm mà còn là ý thức với cá nhân Đại tướng mà cả ý thức với dân tộc của mình”.

Vị đại biểu Quốc hội là nhà sử học nói: “Vấn đề quan trọng không phải nhà nước có làm hay không mà người dân họ tưởng niệm Đại tướng là quan trọng hơn”.

Posted Image

Nhân dân cả nước thể hiện sự tôn vinh và tiếc thương vô hạn với vị "Đại tướng của Nhân dân" - Ảnh: Thế Dũng

Trước đó, trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nói rằng sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi đã thổi bùng lên ngọn lửa từ hàng triệu trái tim của người dân đất Việt, quy tụ về một mối. Ngọn lửa ấy đã từng bùng lên mạnh mẽ từ tiền tuyến miền Nam đến hậu phương miền Bắc vào những ngày tháng 9-1969 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

“Trên tinh thần đó, thể theo ý nguyện nhiều tầng lớp nhân dân mà tôi tiếp cận được, mong rằng Đảng, nhà nước trên tinh thần “của dân, vì dân” làm toại nguyện lòng dân. Được lòng dân là được tất cả. Kỳ họp Quốc hội sắp tới chắc sẽ có phút mặc niệm Đại tướng và sau đó nếu có một phiên họp để xem xét nhanh chóng những đề xuất này thì tin rằng đây sẽ là một kỳ họp để lại dấu ấn sâu sắc đối với toàn dân, thực sự đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân”- thư của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước viết.

Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Quốc hội nên dành 1 phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có đóng góp rất lớn cho Quốc hội trong liên tục 7 nhiệm kỳ là đại biểu Quốc hội, từ khóa đầu tiên tới khóa VII.

Tin - ảnh: T. Kha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bong bóng bất động sản do quan có nhiều "bồ nhí"

Cập nhật lúc 18:39, 21/10/2013

(Tin tức 24h) - Nuôi bồ nhí được xem là một chuyện quen của các doanh nhân thành đạt và quan chức Chính phủ Trung Quốc bị phát hiện tham nhũng. Họ thường ném tiền tạo ra bong bóng bất động sản Bắc Kinh. Một nửa số lượng căn hộ được mua để đầu cơ, hiện trống rỗng. Một nửa còn lại, chứa toàn gái.

Vấn đề này đang ngày càng lộ rõ trong những năm gần đây, khi hàng loạt lãnh đạo bị cáo buộc tham nhũng. Những báo cáo cho thấy, nhiều khoản tiền lớn đã bị rút ruột để các đại gia vung tiền sắm sửa cho bồ nhí.

Những cặp đôi này đã đóng góp một phần không nhỏ cho việc tăng giá bất động sản tại những thành phố lớn nhất Trung Quốc. Những cô bồ trẻ xuất thân từ vùng nông thôn, thường vòi vĩnh các quý ông mua cho mình một căn hộ trên thành phố, thông thường là gần nhà hoặc chỗ làm việc của người tình.

Rất khó để tính xem có bao nhiêu căn hộ tại Trung Quốc được mua cho bồ nhí. Tuy nhiên, một báo cáo của chính phủ Trung Quốc năm 2007 cho thấy, khoảng 90% những quan chức cao cấp dính vào nghi án tham nhũng đều có người tình.

“Nuôi bồ nhí cũng giống như chơi golf. Cả hai đều là những sở thích đắt đỏ”, một nhà phát triển bất động sản bỏ ra 6.100 USD/tháng để phục vụ người tình 20 tuổi cho biết.

Năm 2010 tờ Nhật báo Bắc Kinh thống kê có 200.000 nhân tình đang sống một mình tại các căn hộ Bắc Kinh, và nhận định nếu những người phụ nữ này có thể bị đẩy ra ngoài thành phố như một phần của chiến dịch ngừa mại dâm, giá các căn hộ sẽ giảm xuống.

Những vụ bê bối với bồ nhí của quan chức, doanh nhân...Trung Quốc sớm muộn cũng bị phơi bày.

Những vụ bê bối liên quan đến bồ nhí

Thời gian gần đây, hàng loạt quan chức Trung Quốc ngoại tình bị phanh phui chỉ vì những phát ngôn, chia sẻ của các cô bồ về chuyện chăn gối thủa còn mặn nồng.

Người dẫn chương trình truyền hình Kỷ Anh Nam đã đăng tải nhiều đoạn video và hình ảnh riêng tư cùng Phạm Duyệt, một phó giám đốc tại Tổng cục Lưu trữ quốc gia Trung Quốc khi hai người cùng đi mua sắm, ngâm mình trong một bể bơi và vui chơi tại một bữa tiệc cũng là nơi Phạm Duyệt cầu hôn.

Theo lời nhân tình, cô từng được tặng số tiền tiêu vặt hơn 1.000 USD/ngày, một chiếc xe hạng sang và còn hứa chu cấp một căn hộ chung cư.

Đầu năm 2012 blogger chống tham nhũng Chu Duy Phương cũng đăng tải một đoạn video “mây mưa” với nhân vật chính là Lôi Chính Phú, cựu Bí thư Khu ủy Bắc Bối của TP Trùng Khánh.

Tháng 5/2013, Phó Chủ tịch Ủy ban Hoạch định chính sách kinh tế Lưu Thiết Nam bị cách chức sau khi bồ nhí công khai rằng quan chức này đã tham gia lừa đảo nhiều ngân hàng để chiếm đoạt 200 triệu USD.

Cựu Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng: Tham ô triệu “đô”, mua nhà cho… bồ

Theo kết luận của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển tới VKSND Tối cao đề nghị truy tố các bị can trong vụ án tham nhũng trong việc mua ụ nổi 83M tại Vinalines, bị can Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã cấu kết cùng Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines và các cá nhân khác làm cố ý làm trái trong việc đầu tư, tổ chức đấu thầu, thanh toán trong việc mua ụ nổi 83M, gây thiệt hại cho nhà nước hàng trăm tỉ đồng.

Trong vụ án này, Dương Chí Dũng đã chỉ đạo các đồng phạm nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô khoảng 1,666 triệu USD.

Lần theo các đầu mối, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã dùng tiền tham ô để mua cho bồ nhí - người đã con riêng với mình - 2 căn hộ chung cư cao cấp tại Hà Nội, một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Sky City Tower (phố Láng Hạ, Hà Nội) và một căn tại tòa nhà Pacific (nằm trên góc phố Phan Bội Châu và phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội).

Theo giá thị trường, căn hộ ở tòa nhà Pacific có giá tới hàng trăm triệu đồng/m2, trong khi toà nhà Sky City là trên 2 ngàn USD/m2.

Huyền Hồ (Tổng hợp TTT, ĐVO)

==========================

Như vậy, bồ nhí đã góp phần phát huy phát triển bất động sản tới 50%. Nhưng không dám vỗ tay vì chắc chắn bà xã phản đối.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bão Nari làm “bật gốc” thực trạng trồng cây xanh ở Đà Nẵng

Thứ Ba, 22/10/2013 - 15:50

(Dân trí) - Vì sao 95% cây xanh của Đà Nẵng ngã đổ? Vì bão. Điều đó không sai. Nhưng vì sao rất nhiều cây dân trồng không đổ? Trong khi cây xanh trên các tuyến đường đều đổ hết?

>> Bí thư Đà Nẵng “thắc mắc” vì sao 95% cây xanh đổ trong bão

Posted Image

Đường phố Đà Nẵng ngổn ngang cây xanh ngã đổ sau bão Nari (Ảnh chụp sáng 15/10 khi bão Nari vào Đà Nẵng)

Đó là câu hỏi mà ông Trần Thọ - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - đặt ra trong cuộc họp với các sở, ban, ngành nhằm kiểm tra, đánh giá công tác khắc phục hậu quã bão số 11 tại Đà Nẵng. Đó cũng là thắc mắc của người dân thành phố và nhiều bạn đọc của báo Dân trí sau khi chứng kiến cảnh tan hoang trên đường phố Đà Nẵng sau bão. Bão Nari không chỉ quật ngã hàng vạn cây xanh trên địa bàn thành phố mà còn làm "bật gốc" những tồn tại trong thực trạng cây xanh ở thành phố Đà Nẵng.

Cây đổ lộ cách trồng dối

Sau khi cơn bão Nari đổ bộ và quần thảo Đà Nẵng suốt đêm 14/10 đến gần trưa 15/10, thiệt hại lớn nhất có thể nhìn ra ngay là hàng vạn cây xanh ngã đổ. Theo thống kê của Công ty Cây xanh TP Đà Nẵng, có gần 20.000 cây xanh do đơn vị này phụ trách trồng, chăm sóc, duy tu, bão dưỡng đã bị bão Nari quật đổ.

Thiệt hại về tài sản hiện chưa có mức thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn là rất lớn. Theo các chủ vườn ươm định giá, có nhiều cây trị giá lên tới hàng chục triệu đồng. Trong khi đó theo ghi nhận ban đầu của Công ty Cây xanh Đà Nẵng, trong 20.000 cây hư hại sau bão, chỉ dựng trồng lại được khoảng 3.000 cây.

Vì sao nhiều cây xanh ngã đổ như vậy? Đúng như Bí thư Trần Thọ nói: “Tất nhiên là vì bão. Cái đó không ai cãi”. Nhưng tại sao nhiều cây dân trồng không đổ? Lý giải do cây cối chưa được cắt tỉa cành lá, chèn chống, là chưa thỏa đáng, vì trước khi bão được dự bão ảnh hưởng tới thành phố, Đà Nẵng đã cho cắt tỉa cành lá rất cẩn thận. Thực tế ghi nhận, những cây bị bật gốc đều lộ bộ rễ cụt lủn, trong khi thân cây to, tán rộng. Nguyên nhân là do nhiều cây khi đã phát triển cao to mới được bứng ra trồng ở vỉa hè; bị các chủ vườn tỉa bớt rễ cây; cộng thêm gặp nhiều đường đây điện, cáp ngầm nên bị hạn chế phát triển bộ rễ.

Posted Image

Một bộ rễ cây quá ngắn và nông, không đủ "giữ chân" cây trong bão.

Ngoài hình ảnh PV ghi nhận thực tế, bạn đọc báo Dân trí còn cung cấp hàng loạt hình ảnh cây xanh bị bão đánh bật gốc ở địa bàn quận Sơn Trà, lộ ra những bộ rễ bị bọc nguyên trong bao ni lông, làm hạn chế sự phát triển của rễ cây, khiến cây dễ dàng bị đánh đổ. Điều này thể hiện công tác trồng cây còn cẩu thả.

Posted Image

Nhiều cây bị bão đánh bật gốc lộ rõ việc trồng dối, không tháo bỏ túi bầu bọc quanh gốc cây trước khi trồng (Ảnh do bạn đọc báo Dân trí cung cấp)

Cách trồng cây mà để nguyên bao ni lông bọc rễ như vậy, theo ông Đặng Đức Thứ, Giám đốc Công ty Cây xanh Đà Nẵng, là trồng dối, trồng ẩu. Nguyên tắc là phải bỏ túi bầu (bao bọc quanh gốc cây) trước khi trồng, trừ trường hợp túi bầu làm bằng chất liệu dễ phân hủy.

Ai chịu trách nhiệm?

Đặt câu hỏi: “Vì sao UBND quận Sơn Trà trồng mấy chục cây không ngã đổ? Vì sao nhiều cây nhà dân trồng không ngã đổ? Trong khi cây xanh trên các tuyến đường ngã bẹp hết?”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng hỏi các đơn vị liên quan “Ai giám sát? Ai nghiệm thu?”.

Trao đổi với PV Dân trí sáng 22/10, ông Đặng Đức Thứ cho biết: “Nhiệm vụ chính của đơn vị chúng tôi là duy tu bão dưỡng cây xanh và trồng một phần cây xanh. Nhiều cây xanh ở các tuyến đường lớn hiện nay trong thành phố không do công ty trồng mà khi có dự án thì tổ chức đấu thầu, đơn vị nào trúng thầu hạng mục cây xanh thì triển khai thực hiện”.

Về cách trồng dối như trên, ông Thứ nói: “Công nhân chúng tôi không ai dại gì mà làm ẩu như vậy. Vì khi bão đánh bật gốc cây như vừa qua lộ ra làm dối là họ phải chịu trách nhiệm. Cây nào ai trồng thì người đó phải chịu trách nhiệm”.

Theo Giám đốc Công ty Cây xanh thành phố Đà Nẵng, để an toàn hơn cho cây xanh trong gió bão nên trồng từ khi cây còn nhỏ, cây sẽ phát triển vững vàng, ăn sâu vào lòng đất hơn. Nên trồng những cây có độ cao và tán rộng vừa phải. Nên chọn những cây phù hợp với khí hậu địa phương...

Khánh Hiền

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”

23/10/2013 18:41 (GMT + 7)

TTO - “Hoàn hảo”- đã có đại biểu Quốc hội dùng tính từ này khi nhận xét về lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại phiên thảo luận ở tổ sáng 23-10. Nhưng trong phần phát biểu của mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có ý kiến khác.

Posted Image

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: Nguyễn Khánh

Tổng bí thư nói: “Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn, nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi. Có đại biểu nói lời nói đầu tốt lắm rồi mà tôi thì còn băn khoăn”.

TTO xin ghi lại ý kiến phát biểu thảo luận của Tổng bí thư tại Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.

Với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn nếu chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn và ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa. Tôi thấy tất cả nội dung lần này đều đáp ứng yêu cầu đó, tôi cũng tán thành.

Ở đây tôi xin góp ý vào lời nói đầu. Cũng có ý kiến đánh giá rất cao, nhưng tôi thấy còn một số điểm cần kiến nghị với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và ban soạn thảo nghiên cứu.

Đã gọi là lời nói đầu, tuy nó ngắn gọn nhưng như một tuyên ngôn, tổng kết cô đúc, khái quát và đặc biệt là phải chuẩn xác. Nếu viết hay, có tính chất như là lời kêu gọi, hiệu triệu thì rất tốt. So với yêu cầu ấy thì dự thảo chưa đạt. Mặc dù ngắn hơn trước, gọn chỉ bằng 2/3 Hiến pháp 1992, tuy nhiên tôi thấy có mấy điểm chưa ổn.

Dự thảo viết: “Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc”. Chỗ này có mấy cái không ổn. “Từ năm 1930…” là ta lấy nguyên văn từ lời nói đầu của Hiến pháp 1992. Ở Hiến pháp hiện hành là liệt kê cả quá trình, bắt đầu từ 1930, còn đây đã viết khái quát tổng hợp rồi mà vẫn giữ kể từ 1930. Đưa điểm này ra tôi sợ rằng các nhà khoa học, lý luận sẽ tranh luận.

Thực tình mà nói vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là cả một quá trình, chứ năm ấy (1930 - PV) tư tưởng cũng còn máy móc giáo điều, trí - phú - địa - hào đào tận gốc - trốc tận rễ hoặc theo tư tưởng quốc tế cộng sản… ta biết rồi.

Thứ hai là theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì (tư tưởng Hồ Chí Minh) lúc ấy chưa hình thành, cũng là cả quá trình. Tới năm 1991, tại Đại hội (Đảng) lần thứ 7 tranh luận mãi, rằng tư tưởng đạo đức tác phong hay là chỉ có đạo đức tác phong hay chỉ tư tưởng, sau kết luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, với một hệ thống quan điểm lý luận. Điều đó thì từ 1930 chưa thể có được.

Thứ ba, dự thảo viết “Đảng Cộng sản VN lãnh đạo nhân dân…”, trong khi lời nói đầu Hiến pháp hiện hành hay hơn ở chỗ nhấn mạnh chủ thể là nhân dân: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân VN đã…”. Đây bỏ chủ thể nhân dân, chỉ nói Đảng Cộng sản lãnh đạo thôi là không ổn.

Tôi đề nghị sửa thế này: thay vì nói là “từ 1930”, viết lại thành “trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng” thì chặt chẽ, không ai bắt bẻ được.

Tiếp đó, dự thảo lời nói đầu viết: “Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước”.

“Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới”, tôi thấy hai vế này không đồng đẳng với nhau. Chỉ cần viết là bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế thôi. Chứ nếu đã đề cao sự giúp đỡ “quý báu” ở vế sau thì vế trước cũng phải đề cao ý chí và sức mạnh “to lớn” hoặc “vô địch” của toàn dân tộc thì mới đồng đẳng với nhau.

Cái ý “nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế” thì đúng rồi. Nhưng ý sau “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước” có mấy lỗi.

Lỗi thứ nhất, đây là sự tiếp tục của giai đoạn trước trong cách mạng dân tộc dân chủ. Giai đoạn dân tộc dân chủ đã có xây dựng CNXH rồi khi từ 1960 tại Đại hội (Đảng) 3 chúng ta đã tuyên bố đưa miền Bắc đi lên CNXH chứ đâu phải chỉ tới công cuộc đổi mới mới xây dựng CNXH.

Lỗi thứ hai, xếp xây dựng CNXH và đổi mới đất nước bằng nhau. Xây dựng CNXH thì lại mất cái vế bảo vệ Tổ quốc, rất là thiếu ý và lủng củng chỗ này. Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc chứ không nên nói trong cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

Cho nên nếu có sửa thì phải nói là “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên CNXH” sẽ chuẩn hơn.

Tôi cũng không hiểu tại sao dự thảo lại viết “thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thêm cái vế “thực hiện chủ quyền của mình” vào, nó gò bó và không chuẩn xác. Sao lại thực hiện chủ quyền của mình? Sao lại thêm cái ý này vào? Lâu nay vẫn nói là độc lập, thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; chủ quyền, quyền chủ quyền, nhưng là ở phạm trù khác, đặt vào đây thì không phải. Cái chính là phát huy quyền làm chủ của mình.

Lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp sửa đổi

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước.

Thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đ.TR. ghi

==================

Trong thời gian toàn dân góp ý bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, cá nhân tôi chỉ đề nghị sửa một đoạn ngắn đầu tiên, trong câu đầu tiên, trong Lời nói đầu của Dự thảo Hiến Pháp - "Trải qua mấy nghìn năm lịch sử" - thành "Trải qua gần 5000 năm lịch sử" - Đề nghị của tôi cũng chẳng có gì mới và sáng tạo. Nó chỉ là quay lại nội dung tương tự của các bản Hiến Pháp cũ trước 1992.

Vâng! Đoạn văn "Trải qua mấy ngàn năm lịch sử" như bản văn ghi nhận - nhưng "mấy ngàn năm lịch sử" là mấy ngàn năm cụ thể chứ nhỉ? Không lẽ lịch sử Việt Nam mơ hồ như vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trả lời bài báo "Xe máy VN 'lao ngược chiều thế giới' " trên BBC

Long hoàng

vitalk.vn

BBC vừa qua có cho đăng tải 1 bài báo về tình hình xe máy ở Việt Nam. Bài viết hay, có quan điểm riêng của tác giả nhưng xem chừng nói xấu người Việt mình quá.

Posted Image

Xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của người Việt Nam

Bảo là đi xe máy là ngược chiều thế giới thì còn phải xem xét lại, ở các quốc gia phát triển bây giờ cũng không thiếu người đi xe máy, ngay cả mấy anh tây đến từ các quốc gia đấy đến Việt Nam thì đa phần họ cũng thuê xe máy để đi đấy thôi. Bác nào hay lượn lờ mấy khu phố tây ở Hà Nội, Sài Gòn thì rõ, mà họ không chọn mấy cái xe ga hiện đại đâu mà đi toàn mấy xe từ thời Tống như minsk, win rồi cả simson nữa. Nên đi xe máy không có gì đáng phải lo lắng cả, chỉ đi xe máy vô tổ chức như người mình đang đi mới là đáng lo.

Tác giả bài báo cho rằng xe máy là ngyên nhân làm cho bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, cái này cũng cần xem lại. Chiếc xe không có tội, chúng ta sử dụng chúng như nào và xã hội quản lý chúng ra sao mới là vấn đề. Đi xe máy cũng đẹp lắm chứ, còn lãng mạn và văn minh hơn đi ôtô nhiều lần. Những buổi chiều thu như này, đi đường ta bắt gặp 1 chiếc mobylette già chậm rãi hòa vào dòng người, hay 1 chiếc vespa cổ nhả khói thơm ra đường thì thật lãng mạn vô cùng, hơn nhiều mấy anh trọc phú đi ôtô rồ ga trên đường. Ngay cả những chiếc Dream ghẻ hay Wave tàu đang được coi là nạn nhân phá hoại mỹ quan đô thị kia, nếu người sử dụng có ý thức thì nó cũng có hàng lối của nó chứ không phải vo tổ chức đâu. Bác nào đã đến Cuba thì biết, cả đất nước dùng toàn những chiếc xe còn cũ hơn cả Việt Nam nhưng sao Cuba vẫn đẹp và thanh bình đến thế.

Còn vì sao Việt Nam lại tôn súng mấy cái xe như SH, LX,.. Đơn giản thôi, xã hội đang nhiều người giàu, họ có quyền tiêu tiền. Trong khi đi ôtô ở 1 số đô thị lớn ở Việt Nam không khác gì cực hình thì họ có quyền mua chiếc xe máy phù hợp với đồng tiền mình có.

Đương nhiên xe máy đang là nguyên nhân tai nạn hàng đầu Việt Nam, đó là do con người chứ không thể đổ cho chiếc xe máy được. Chắc chắn trong thời gian tới, ở Việt Nam vẫn không thể có phương tiện nào thay thế được động cơ 2 bánh này

=======================

Bài đăng trên BBC quả là ngơ ngẩn. Nhưng không lạ vì tính sùng ngoại của khá nhiều người. Nó có từ thời Tây sang cướp nước ta lận. "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Ấy là cụ Nghị Hách bảo thế!

Không lẽ để đi thuận chiều thế giới Việt Nam phải đập hết phổ cổ, phá dỡ đình làng để mở đường cho oto đi như Hoa Kỳ mới sang, để gọi là "thuận chiều thế giới"?

Xe máy Việt Nam là hệ quả của sự phát triển tự nhiên - nó không phải là một chính sách bắt buộc từ chính quyền. Hệ quả này là sự tổng hợp cả một quá trình lịch sử từ thời Tây để lại và con người Việt Nam đã lựa chọn một cách tự nhiên chiếc xe máy. Nó cũng như người Mỹ lựa chọn xe hơi và người Châu Âu đại đa số dùng xe công cộng vậy.

Người ta chỉ có thể dựa trên sự phát triển tự nhiên để đưa ra đối sách thích hợp để tiếp tục sự phát triển, chứ không thể phủ nhận tự nhiên.

Trong khu rừng, loài hổ mạnh nhất. Nhưng không thể vì thế tất cả moi sinh vật khác cần giống hệt loài hổ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khu rừng, loài hổ mạnh nhất. Nhưng không thể vì thế tất cả moi sinh vật khác cần giống hệt loài hổ.

Thanks SP, đây chính là kim chỉ nam cho sự hội nhập thành công trong nhiều lĩnh vực!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”

23/10/2013 18:41 (GMT + 7)

TTO - “Hoàn hảo”- đã có đại biểu Quốc hội dùng tính từ này khi nhận xét về lời nói đầu của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tại phiên thảo luận ở tổ sáng 23-10. Nhưng trong phần phát biểu của mình, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có ý kiến khác.

Posted Image

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: Nguyễn Khánh

Tổng bí thư nói: “Dự thảo lần này so với trước được ưu điểm là ngắn gọn, súc tích hơn, nhưng chuẩn xác thì chưa, hay thì lại càng chưa, chưa có sức vang vọng như lời hiệu triệu kêu gọi. Có đại biểu nói lời nói đầu tốt lắm rồi mà tôi thì còn băn khoăn”.

TTO xin ghi lại ý kiến phát biểu thảo luận của Tổng bí thư tại Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.

Với phương châm cái gì đã rõ, đã chín, được thực tiễn chứng minh là đúng và tạo được sự thống nhất cao thì chúng ta sửa. Còn nếu chưa rõ, chưa chín, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn và ý kiến còn khác nhau thì chưa nên sửa. Tôi thấy tất cả nội dung lần này đều đáp ứng yêu cầu đó, tôi cũng tán thành.

Ở đây tôi xin góp ý vào lời nói đầu. Cũng có ý kiến đánh giá rất cao, nhưng tôi thấy còn một số điểm cần kiến nghị với Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và ban soạn thảo nghiên cứu.

Đã gọi là lời nói đầu, tuy nó ngắn gọn nhưng như một tuyên ngôn, tổng kết cô đúc, khái quát và đặc biệt là phải chuẩn xác. Nếu viết hay, có tính chất như là lời kêu gọi, hiệu triệu thì rất tốt. So với yêu cầu ấy thì dự thảo chưa đạt. Mặc dù ngắn hơn trước, gọn chỉ bằng 2/3 Hiến pháp 1992, tuy nhiên tôi thấy có mấy điểm chưa ổn.

Dự thảo viết: “Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc”. Chỗ này có mấy cái không ổn. “Từ năm 1930…” là ta lấy nguyên văn từ lời nói đầu của Hiến pháp 1992. Ở Hiến pháp hiện hành là liệt kê cả quá trình, bắt đầu từ 1930, còn đây đã viết khái quát tổng hợp rồi mà vẫn giữ kể từ 1930. Đưa điểm này ra tôi sợ rằng các nhà khoa học, lý luận sẽ tranh luận.

Thực tình mà nói vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là cả một quá trình, chứ năm ấy (1930 - PV) tư tưởng cũng còn máy móc giáo điều, trí - phú - địa - hào đào tận gốc - trốc tận rễ hoặc theo tư tưởng quốc tế cộng sản… ta biết rồi.

Thứ hai là theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì (tư tưởng Hồ Chí Minh) lúc ấy chưa hình thành, cũng là cả quá trình. Tới năm 1991, tại Đại hội (Đảng) lần thứ 7 tranh luận mãi, rằng tư tưởng đạo đức tác phong hay là chỉ có đạo đức tác phong hay chỉ tư tưởng, sau kết luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, với một hệ thống quan điểm lý luận. Điều đó thì từ 1930 chưa thể có được.

Thứ ba, dự thảo viết “Đảng Cộng sản VN lãnh đạo nhân dân…”, trong khi lời nói đầu Hiến pháp hiện hành hay hơn ở chỗ nhấn mạnh chủ thể là nhân dân: “Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân VN đã…”. Đây bỏ chủ thể nhân dân, chỉ nói Đảng Cộng sản lãnh đạo thôi là không ổn.

Tôi đề nghị sửa thế này: thay vì nói là “từ 1930”, viết lại thành “trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng” thì chặt chẽ, không ai bắt bẻ được.

Tiếp đó, dự thảo lời nói đầu viết: “Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước”.

“Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới”, tôi thấy hai vế này không đồng đẳng với nhau. Chỉ cần viết là bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế thôi. Chứ nếu đã đề cao sự giúp đỡ “quý báu” ở vế sau thì vế trước cũng phải đề cao ý chí và sức mạnh “to lớn” hoặc “vô địch” của toàn dân tộc thì mới đồng đẳng với nhau.

Cái ý “nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế” thì đúng rồi. Nhưng ý sau “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước” có mấy lỗi.

Lỗi thứ nhất, đây là sự tiếp tục của giai đoạn trước trong cách mạng dân tộc dân chủ. Giai đoạn dân tộc dân chủ đã có xây dựng CNXH rồi khi từ 1960 tại Đại hội (Đảng) 3 chúng ta đã tuyên bố đưa miền Bắc đi lên CNXH chứ đâu phải chỉ tới công cuộc đổi mới mới xây dựng CNXH.

Lỗi thứ hai, xếp xây dựng CNXH và đổi mới đất nước bằng nhau. Xây dựng CNXH thì lại mất cái vế bảo vệ Tổ quốc, rất là thiếu ý và lủng củng chỗ này. Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc chứ không nên nói trong cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

Cho nên nếu có sửa thì phải nói là “đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên CNXH” sẽ chuẩn hơn.

Tôi cũng không hiểu tại sao dự thảo lại viết “thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thêm cái vế “thực hiện chủ quyền của mình” vào, nó gò bó và không chuẩn xác. Sao lại thực hiện chủ quyền của mình? Sao lại thêm cái ý này vào? Lâu nay vẫn nói là độc lập, thống nhất chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; chủ quyền, quyền chủ quyền, nhưng là ở phạm trù khác, đặt vào đây thì không phải. Cái chính là phát huy quyền làm chủ của mình.

Đ.TR. ghi

==================

Trong thời gian toàn dân góp ý bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi, cá nhân tôi chỉ đề nghị sửa một đoạn ngắn đầu tiên, trong câu đầu tiên, trong Lời nói đầu của Dự thảo Hiến Pháp - "Trải qua mấy nghìn năm lịch sử" - thành "Trải qua gần 5000 năm lịch sử" - Đề nghị của tôi cũng chẳng có gì mới và sáng tạo. Nó chỉ là quay lại nội dung tương tự của các bản Hiến Pháp cũ trước 1992.

Vâng! Đoạn văn "Trải qua mấy ngàn năm lịch sử" như bản văn ghi nhận - nhưng "mấy ngàn năm lịch sử" là mấy ngàn năm cụ thể chứ nhỉ? Không lẽ lịch sử Việt Nam mơ hồ như vậy?

Sư phụ nói rất đúng ạ, khi họp góp ý con cũng chỉ có mỗi ý đó vì con hiểu

"mấy là từ 2 trở lên vậy thì 2 cũng là mấy, 3 cũng là mấy, bốn cũng là mấy và ....." nhưng chẳng biết những nhời góp ý của mình có ai đọc không nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ nói rất đúng ạ, khi họp góp ý con cũng chỉ có mỗi ý đó vì con hiểu "mấy là từ 2 trở lên vậy thì 2 cũng là mấy, 3 cũng là mấy, bốn cũng là mấy và ....." nhưng chẳng biết những nhời góp ý của mình có ai đọc không nữa.

Thày trò mình là 2/ 90.000.000 dân. Do đó, các vị nghe hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố tương tác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay nhận được link xem bài này, không biết nói sao nữa:

http://tv.vtc.vn/594...i-bich-hang.htm

Video VTV 'vạch mặt' nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

24/10/2013 11:00

(VTC News) - Trong chương trình Trở về từ ký ức số mới nhất, VTV đã vạch mặt khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.

Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất. Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.

Xem Video:

P.V

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay nhận được link xem bài này, không biết nói sao nữa:

http://tv.vtc.vn/594...i-bich-hang.htm

Video VTV 'vạch mặt' nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

24/10/2013 11:00

(VTC News) - Trong chương trình Trở về từ ký ức số mới nhất, VTV đã vạch mặt khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.

Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất. Theo cục Người có công (Viện pháp y quân đội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.

Xem Video:

P.V

Cô Phan Bích Hằng có thể lên tiếng về số phần trăm mà cô ấy đoán đúng. Hoặc có thể cô ấy bỏ qua. Còn việc cô ấy bị vạch mặt, chỉ tên là lừa đảo thì tôi chỉ thấy tội cho cô Bích Hằng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Chi 2 triệu USD xây công sở phục vụ chỉ 8 công chức

Thứ Năm, 24/10/2013 - 22:41

(Dân trí) - Giữa lúc chính quyền Trung Quốc đang áp đặt lệnh cấm xây dựng công sở mới, một ngôi làng nhỏ bé tại tỉnh Hồ Nam của nước này đã gây xôn xao khi chi hơn 2,4 triệu USD, để xây trụ sở 7 tầng đồ sộ dù chỉ có 8 công chức.

Cách đây chỉ khoảng 3 tháng chính quyền trung ương Trung Quốc đã tuyên bố cấm việc xây dựng mới các công sở nhằm khuyến khích tinh thần tránh xa hoa, lãng phí.

Posted Image

Tòa nhà 7 tầng đồ sộ chỉ để phục vụ 8 công chức

Thế nhưng tại ngôi làng Yungai bé nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, một tòa nhà đồ sộ đã được xây dựng. Đây cũng là công trình mới nhất sau hàng loạt cung điện xa hoa của chính quyền khu vực này.

Đáng chú ý là ở đây chỉ có 5 quan chức cùng với hai thư ký và một sinh viên mới tốt nghiệp đại học để giúp việc. Không những vậy số tiền xây trụ sở cao 7 tầng này lên tới 15 triệu nhân dân tệ, tương đương hơn 2,4 triệu USD, là tiền đi vay.

Trong những năm gần đây, chuyện xây trụ sở hoành tráng đã trở nên phổ biến tại nhiều địa phương ở Trung Quốc. Chính quyền khắp nơi đều muốn có trụ sở to nhất có thể để “ra oai”.

Những tòa nhà nhái theo Nhà Trắng hay tòa nhà đồi Capitol tại Mỹ đã không còn hiếm. Tại thành phố Phụ Dương ở phía Đông, các quan chức đã chi tới 30 triệu nhân dân tệ cho một trụ sở như vậy.

Tại thành phố Loudi của Hồ Nam, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết một ủy ban đã xây một văn phòng rộng lớn đến nỗi trung bình mỗi quan chức có hơn 400 m2 để sử dụng.

Trước những chỉ trích ngày càng tăng về những công trình hào nhoáng, hồi tháng 7 vừa qua Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm xây dựng trụ sở mới trong vòng 5 năm tới.

Posted Image

Trụ sở huyện Yingquan tại thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy nhái theo nhà quốc hội Mỹ

Theo thông báo được hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải khi đó, sẽ có một sự “tạm dừng đồng loạt việc xây dựng các tòa nhà công vụ mới, các trung tâm huấn luyện và khách sạn”.

Những dự báo rằng một lệnh cấm như vậy sẽ khó được thực thi đã thành hiện thực tại Yungai.

“Để xây dựng văn phòng này, ngôi làng phải mắc nợ công ty xây dựng hơn 10 triệu nhân dân tệ”, tờ tạp chí Caijing cho biết.

Một bí thư đảng ủy của địa phương, ông Tan Junwu khẳng định với tờ báo này rằng công trình là một phần trong kế hoạch khiến Yungai, một ngôi làng với thu nhập bình quân chỉ khoảng 1457 USD/người/năm, có vẻ ngoài hiện đại và hướng về tương lai.

“Trong làng có 3.683 cư dân. Tan Junwu nói rằng một trụ sở rộng lớn sẽ thu hút các doanh nghiệp và vốn đầu tư nên việc này không có gì sai”, tờ Caijing viết.

Vậy nhưng hiện tại không có ai sử dụng các văn phòng ở tầng trên của tòa nhà, ngoại trừ tầng một. Bụi phủ đầy những chiếc ghế sofa đắt tiền bằng da trong phòng họp.

Hình ảnh một số tòa trụ sở xa hoa tại Trung Quốc

Posted Image

Thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam

Posted Image

Thành phố Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh

Posted Image

Huyện Hộ Khẩu, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây

Posted Image

Thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông

Posted Image

Huyện Guye, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hồ Bắc

Posted Image

Thành phố Linyi, tỉnh Sơn Đông

Posted Image

Thành phố Hồng Hà, tỉnh Vân Nam

Posted Image

Huyện Trường Hưng, thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang

Thanh Tùng

Tổng hợp

============================

"Thừa giấy làm chi , chẳng vẽ voi". "Âm quá thịnh, Dương quá suy" rồi!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bị kẹt cổ đến chết não vì không ai cứu

Thứ Năm, 24/10/2013 16:39

(NLĐO) - Cô gái trẻ Lạc Lạc, 26 tuổi, bị kẹt cổ ở hàng rào gần nhà chờ xe buýt gần 30 phút. Dòng người đông đúc ơ hờ lướt qua cô. Đến khi được đưa vào bệnh viện, Lạc Lạc đã chết não.

Theo tờ Bắc Kinh buổi sáng, Lạc Lạc bị kẹt cổ ở hàng rào ven đường gần một trạm xe buýt tại Bắc Kinh sáng 21-10. Hình ảnh từ máy quay an ninh cho thấy cô gái gặp nạn khi đang tựa người vào lan can nghỉ mệt. Đám đông dần dần vây quanh cô nhưng không ai giúp đỡ. Mãi gần 30 phút sau, cảnh sát mới xuất hiện và đưa Lạc Lạc đến bệnh viện. Lúc đó, cô gái đã bất tỉnh và miệng sùi bọt mép. Đến sáng 24-10, bác sĩ thông báo cô đã bị chết não.

Posted Image

Lạc Lạc bị kẹt cổ vào hàng rào ven đường... Ảnh: ministryoftofu.com

Posted Image

...đám đông vây quanh nhưng không ai cứu cô. Ảnh: ministryoftofu.com

Báo Tân Kinh dẫn lời một nhân chứng họ Uông cho biết bà nghĩ đây là một vụ án mạng nên không muốn đến gần để “giữ nguyên hiện trường”. Một người khác nêu nguyên nhân là do quá sợ hãi nên vội vàng tránh xa. Mẹ chồng Lạc Lạc nói trong nước mắt: “Nếu có ai giúp thì con bé đã không ra nông nỗi này”. Tâm lý vô cảm vì ngại rước vạ vào thân đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội Trung Quốc. Vụ việc của Lạc Lạc khiến người ta nhớ đến cô bé 2 tuổi Duyệt Duyệt ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Năm 2011. Duyệt Duyệt bị hai chiếc xe cán liên tục và 18 người đi qua lạnh lùng bỏ mặc cô bé thoi thóp. 8 ngày sau, Duyệt Duyệt qua đời.

Posted Image

Duyệt Duyệt bị xe cán qua...

Posted Image

...18 người đi qua em không dừng lại...

Posted Image

Posted Image

...cho đến khi một phụ nữ làm nghề nhặt rác đưa em vào trong lề đường

Trong một vụ khác, một bà cụ ngã trên đường phố Thượng Hải. Người dân trong nước lướt qua bà như kẻ vô hình, chỉ có một người phụ nữ nước ngoài dừng lại cứu giúp.

Posted Image

Bà cụ ngã trên đường phố Thượng Hải... Ảnh: ministryoftofu.com

Posted Image

...nhưng chỉ có người nước ngoài đứng lại giúp. Ảnh: ministryoftofu.com

Hải Ngọc (Theo Bắc Kinh buổi sáng)

5 ý kiến

dungvuong

24/10/2013 17:17

Đôi khi giúp người hại mình,cho nên ai cũng sợ "họa vô đơn chí"! Làm nhân chứng được CA mời hợp tác điều tra cũng đủ đuối thở rồi chưa nói đến chuyện bị nghi ngờ là hung thủ...cho nên họ mới vô cảm như vậy chăng?!

Khánh Ngọc

24/10/2013 17:44

Một cái chết tức tưởi mà không trách được ai.Xin chia buồn cùng gia đình em.

Trần Sơn

24/10/2013 18:12

Những biểu hiện thường thấy ở trong xã hội nào thể hiện tầm vóc văn hóa của xã hội đó. Ở đây là sự vô cảm đến lạnh lùng!

Phạm đức Thắng

24/10/2013 20:27

cũng không trách được, mình ra cứu, người nhà nó ra không biết đầu đuôi ra sao nó nện mình vì tưởng mình gây ra tai nạn, dân mình sung cái vụ đó lắm, muốn giúp thì phải hô hào đủ mấy người cùng cứu mới được.

======================

Khánh Ngọc

24/10/2013 17:44

Một cái chết tức tưởi mà không trách được ai.Xin chia buồn cùng gia đình em.

Đây là một comment mang tính nhân bản và vị tha nhất trong những comment ở đây!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Phan Thị Bích Hằng nói gì sau "cáo buộc" lừa dối gia đình liệt sỹ?

VIẾT CƯỜNG

Thứ sáu 25/10/2013 07:05

(GDVN) - “Tôi thanh thản ở trong lòng vì tất cả những việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm và đặc biệt, không bao giờ tôi vụ lợi” – nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chia sẻ sau cáo buộc từ VTV cho rằng bà đã "lừa dối" thân nhân, gia đình liệt sỹ Phùng Chí Kiên.

Cáo buộc bà Hằng lừa dối gia đình liệt sỹ

Chương trình "Trở về từ ký ức" số mới nhất do Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện có nhiều thông tin quan trọng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.

Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất.

Posted ImageTrong chương trình "Trở về từ ký ức" phát sóng trên VTV1 đã đưa ra những thông tin cho rằng nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lừa dối trong lần đi tìm hài cốt liệt sỹ Phùng Chí Kiên

VTV dẫn lời phát ngôn bên Cục Người có công (Viện pháp y quân đội), thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.

Ngoài ra, “Trở về từ ký ức” cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm.

Theo VTV, “Hàng loạt các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ gian trá do các “nhà ngoại cảm” mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá… Tỉ lệ chính xác được kết luận gần như bằng 0, kể cả bà Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái …”

VTV đã dẫn chứng từ một vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: "Tôi thanh thản ở trong lòng vì tất cả những việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm và đặc biệt, không bao giờ tôi vụ lợi"

“Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương Đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng.

Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp.

Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật”.

Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa Xét nghiệm - Viện Pháp y Quân đội nói: “Nghi ngờ hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên, hài cốt đấy được giám định ở đây, xác định không phải là hài cốt của người mà là hài cốt của động vật. Qua xác định, đối chiếu thì đó là chiếc răng của lợn”.

Như vậy, với những thông tin trên đã cho rằng, hành động của nhiều nhà ngoại cảm, trong đó có bà Phan Thị Bích Hằng là lừa dối, xúc phạm nghiêm trọng tới thân nhân, gia đình của các liệt sỹ. Và theo lời VTV, sau sự việc đó bà Hằng vẫn tiếp tục đi tìm mộ liệt sỹ mà không hề có giải thích nào về vụ tìm kiếm gây bức xúc như trên.

"Tôi không bao giờ tôi vụ lợi"

Trước những "cáo buộc" này, trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tỏ ra rất buồn. Bà Hằng cho biết: “Cho đến thời điểm này, tâm lý của tôi bị xáo trộn rất nhiều. Và trong những lúc như thế, tôi không muốn đưa ra bất cứ một phát ngôn hay một quan điểm nào. Khi tâm lý thăng bằng và ổn định, tôi sẽ có ý kiến bày tỏ”.

Posted Image

Bà Phan Thị Bích Hằng

Sau nhiều năm cống hiến cho công tác tìm mộ liệt sỹ, trong chương trình “Trở về từ ký ức” đã đưa ra những thông tin khiến nhiều người xem không khỏi giật mình. Câu chuyện đó đang gây xôn xao dư luận. Không ít người trước đã từng cảm phục tài năng, đức độ của bà Hằng thì giờ cũng đã tỏ ra nghi ngờ, xem xét lại khả năng của bà Hằng.

Tuy nhiên với bà Hằng lúc này, bà cho biết những điều đó cũng chỉ là "thoảng qua". Điều làm bà sợ hơn cả đó là khi đối diện với chính mình, đối diện với thế giới tâm linh của những linh hồn liệt sỹ bởi theo bà, những người đó mình không nhìn thấy họ nhưng họ "sống" xung quanh và nhìn thấy hành động của mình (bà Hằng - PV).

Nhà ngoại cảm chia sẻ: “Tôi thanh thản ở trong lòng vì tất cả những việc mình làm đều xuất phát từ cái tâm và đặc biệt, không bao giờ tôi vụ lợi”.

Bà Hằng cũng cho biết, bà đã giúp hơn 10 nghìn gia đình liệt sỹ tìm hài cốt người thân nhưng chưa bao giờ bà đòi hỏi họ một xu tiền công?

“Tôi không bao giờ làm chuyện đó. Gia đình tôi cũng có liệt sỹ, có thân nhân hi sinh trong trong chiến tranh nên tôi rất hiểu và đồng cảm với sự mất mát, đau xót của các gia đình liệt sỹ. Còn việc người ta nói là việc của họ. Việc của chúng ta làm có trời, có đất và có lòng người chứng giám”, bà Hằng nói.

Bà Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15/2/1972, ở Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình, hiện bà Hằng đang sinh sống ở Hà Nội, là nhà ngoại cảm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Bà Bích Hằng đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.

Từ năm 1999 đến nay Bích Hằng công tác tại Trường ĐH Quản trị Kinh doanh Hà Nội. Phan Thị Bích Hằng cũng là một trong những cán bộ của bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

=====================

Bà Hằng cũng cho biết, bà đã giúp hơn 10 nghìn gia đình liệt sỹ tìm hài cốt người thân nhưng chưa bao giờ bà đòi hỏi họ một xu tiền công?

Vâng! Tôi rất tin bà Hằng. Tôi đã đến nhà bà Hằng một lần. Nhà bà ấy cũng chỉ thuộc dạng dưới trung bình so với dân Hanoi. Còn so với người giàu thì bà ấy chẳng là cái đinh gì.

Nếu mỗi gia đình liệt sĩ bà ấy chỉ lấy tiền công 100.000 VND thì với 10. 000 gia đình liệt sĩ sẽ là 100. 000 x 10. 000 = 1. 000.000. 000 VND. Đấy chỉ là 100. 000 VND. Không đủ tiền uống nước dọc đường so với bát phở loại sang 800. 000 VND ở Hanoi,mà những nhà giàu ăn đông như kiến.

Với 10. 000 mộ liệt sỹ ấy,nếu có sai 100 mộ và được tung hê lên báo về sự sai lầm của bà thì 9.900 ngôi mộ còn lại được bà tìm thấy cũng đủ để là một nhà ngoại cảm xuất sắc.

Bà Hằng không đi xin việc, mà người ta tự đến nhờ bà Hằng giúp không. Việc cáo buộc bà Hằng lừa đảo sẽ làm nản lòng những con người muốn tỏ ra sự tử tế.

Đấy chính là hậu quả của xã hội Trung Quốc hiện nay: Người ta ngại không dám giúp người bị nạn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòa Bình:

Cháy rụi nhà Lang hàng trăm tuổi cùng nhiều hiện vật lịch sử

Thứ Sáu, 25/10/2013 - 13:57

(Dân trí) - Bốn người đến Bảo tàng không gian văn hóa Mường ăn cơm rồi tự ý lên nhà sàn cổ của quan Lang Mường trước đây đốt lửa sưởi, khiến cả nhà Lang hàng trăm năm tuổi cháy rụi.

Posted Image

Hiện trường vụ cháy chỉ còn lại khung nhà sàn cháy nham nhở (Ảnh: Báo Hòa Bình)

Khoảng 19 giờ ngày 24/10, tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường địa điểm ở tổ 12, phường Thái Bình, Tp Hòa Bình tỉnh Hòa Bình có bốn người (2 nam, 2 nữ) đi trên hai xe ô tô đến đặt cơm ăn tại nhà Lang. Trong khi ngồi đợi cơm, bốn người này đã lên nhà sàn cổ của quan Lang Mường trước đây (diện tích 150 m2) tự ý đốt lửa sưởi.

Một lúc sau lửa bén nhanh và bùng cháy trên mái nhà. Không dập tắt được ngọn lửa, những người này đã gọi nhân viên Bảo tàng. Ngay sau đó, lực lượng công an phòng cháy chữa cháy tỉnh đã điều động hai xe cứu hỏa đến dập lửa, nhưng do nhà làm chủ yếu bằng gỗ, mái lợp bằng lá cọ nên đã nhanh chóng bị ngọn lửa thiêu rụi trong vài chục phút.

Theo anh Bùi Văn Thọ, bếp trưởng tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường, ngọn lửa đã thiêu rụi nhà Lang hàng trăm năm tuổi và nhiều hiện vật cổ như sanh, nồi đồng, 2 bộ cồng chiêng, dàn súng săn hơn 20 chiếc và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử khác.

Anh Thọ cũng cho biết thêm, sau khi nhà Lang cháy to, các đối tượng này đã lên hai xe ô tô bỏ chạy. Ba nhân viên tại Bảo tàng đứng ra chặn đường nhưng các đối tượng đã tăng ga đâm những người này để chạy thoát thân. May mắn các nhân viên đều tránh được nên không ai bị thương.

Hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc điều tra vụ cháy, truy tìm các đối tượng nói trên.

Nhan Sinh

TTXVN

=================

Vô lễ nên nó vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải thay đổi nhận thức lịch sử

03:00 | 24/10/2013

(PetroTimes).

Dư luận đang bày tỏ sự bất bình về việc sách giáo khoa lịch sử của các cấp học, không có dòng chữ nào nói về vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà chỉ có vài bức ảnh minh họa. Phóng viên PetroTimes đã có cuộc trao đổi với nhà sử học Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

(Năng lượng Mới số 268)

PV: Thưa ông, dư luận đang xôn xao về chuyện bộ sách giáo khoa lịch sử các cấp học của chúng ta không hề nhắc một chữ nào đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mặc dù trong đó có nói rất nhiều đến các chiến thắng lớn của quân đội nhân dân trong lịch sử đương đại. Là một nhà sử học, quan điểm của ông như thế nào về việc này?

Ông Dương Trung Quốc: Có thể nói, sự ra đi của Đại tướng đã thức tỉnh chúng ta rất nhiều điều. Điều mà dễ nhận thấy nhất là tình cảm kính trọng, yêu thương, cảm phục vô bờ bến của người dân dành cho Đại tướng… Đúng là Đại tướng của nhân dân, cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước. Sự ra đi của Đại tướng và đám tang của ông làm chúng ta nhận ra nhiều điều mà lâu nay chúng ta không nhận thấy.

Lòng dân là thế đấy. Không có cái gì giấu được dân. Yêu thương hay ghét bỏ… Chỉ đến lúc về cõi vĩnh hằng mới có thể nhận thấy chân giá trị trong mỗi con người.

Posted Image

Ông Dương Trung Quốc

Việc phát hiện trong hệ thống sách giáo khoa của chúng ta không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một điều đáng suy nghĩ. Theo tôi, đúng là với lịch sử đương đại, các vấn đề đánh giá cá nhân là điều không đơn giản. Có rất nhiều sự kiện, nhiều con người mà phải có một thời gian thì sự đánh giá mới chính xác, đi vào lòng dân và sử sách. Hình như ở nước ta, từ lâu nay đã hình thành quan điểm né tránh các yếu tố cá nhân. Theo tôi nghĩ, ngay như Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhắc đến nhiều cũng là nhắc đến như biểu tượng của một yếu tố mang tính chất đặc trưng của một thời đại thôi. Những chi tiết liên quan đến đời sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là một nhân vật nhiều khi chúng ta cũng né tránh. Vì thế mà phát hiện này có thể nói lên cả 2 điều: một là quan điểm của chúng ta lâu nay, thứ hai là sơ suất của chúng ta. Phải phân tích cả hai điều đó cho thấu đáo. Ví dụ như, khi nhắc đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, đương nhiên là sẽ có một tập thể tướng lĩnh, có đông đảo chiến công của quân đội, nhân dân, nhưng vai trò của cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp là rất rõ ràng và đã được công nhận. Không nói kỹ về vai trò Tư lệnh chiến dịch của Đại tướng đúng là khó có thể chấp nhận được. Cũng qua việc này, tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội để chúng ta xem xét lại không chỉ riêng trường hợp Đại tướng, mà còn nhiều người khác. Chúng ta có nhiều tướng lĩnh giỏi, có công trạng đặc biệt trong hai cuộc chiến tranh giành độc lập cho dân tộc, nên việc tôn vinh là rất cần thiết, đặc biệt là trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau. Ví dụ, trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chúng ta rất ít khi nhắc đến gương mặt của các tướng lĩnh. Việc làm tượng các tướng lĩnh là một việc rất nhiều người e ngại, người này hay người kia, ai làm trước, ai làm sau. Tôi là người bên Hội Sử học. Trong hoạt động “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, tôi tổ chức rất nhiều kỷ niệm các tướng lĩnh, làm rất nhiều tượng các tướng lĩnh. Nhưng khi tặng cho các đồng chí bên bảo tàng thì các đồng chí ấy có nói là rất muốn làm, nhưng rất e ngại vì không có chủ trương. Ngẫm cũng thấy buồn… Dần dần chúng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử thì mới thấy được lịch sử không vô nhân xưng, lịch sử có bóng dáng con người và là những tấm gương để mọi người có thể học hỏi. Không có con người thì lấy đâu ra lịch sử? Tôi nghĩ rằng, riêng việc chúng ta xem xét lại sách giáo khoa với những chi tiết liên quan đến Đại tướng là cần phải làm ngay. Còn việc thay đổi sách giáo khoa thì phải có quy trình theo quy định của luật pháp và trên cơ sở quan điểm nhất quán. Dẫu sao, sách giáo khoa cũng là mang tính chất chuẩn mực quốc gia. PV: Thưa ông, đang có một câu hỏi được đặt ra là các nhà soạn sách giáo khoa không phải là không am hiểu lịch sử, họ biết rất rõ, nhưng lại không đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào trong sách giáo khoa là do những lý do cá nhân mà bị ảnh hưởng từ thời kỳ trước - thời kỳ mà vai trò của Đại tướng hầu như không được nhắc đến nhiều trong các dịp nói về những chiến thắng quan trọng?

Posted Image

Ông Dương Trung Quốc: Trong ký ức các thế hệ như tôi và anh thì đều nhớ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - trong sự kiện lịch sử ấy, người ta hầu như không nhắc đến Đại tướng. Bây giờ, nếu mổ xẻ chuyện này thì cũng ra nhiều vấn đề đấy. Tất nhiên là có những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị, xã hội. Tôi nghĩ đó là chuyện thường thấy trong xã hội hiện đại. Quan trọng là khi đã trở thành một tri thức lịch sử thì phải tìm được một sự đồng thuận cao của xã hội. Ai là người có thể xác định thước đo này? Có lẽ chính lễ tang Đại tướng vừa rồi - mà tôi hay sử dụng hình tượng là nhân dân đã bỏ phiếu tín nhiệm cho Đại tướng. Và chính sự “bỏ phiếu” này mới làm cho chúng ta nhận thức ra rất nhiều điều về Đại tướng và nhiều vấn đề khác. Nếu không thì chỉ là những chi tiết lịch sử mà không ai là người đứng ra thẩm định, đánh giá. Chúng ta nói đến vai trò, trách nhiệm của nhà sử học và rõ ràng, chúng ta phải có thay đổi về nhận thức lịch sử. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ không nên trách những nhà biên soạn sách giáo khoa. Theo quy trình của làm sách, phải có những cơ quan cuối cùng thẩm định. Tôi cho rằng, điều này là một trách nhiệm tổng thể, chứ không nên quy kết vào bất kỳ cá nhân nào cả. Nhưng dù thế nào chăng nữa, việc không đưa Đại tướng vào những chiến công đã được sử sách ghi nhận là thiếu sót quá lớn. Tôi hy vọng rằng, bộ sách giáo khoa lịch mới sẽ được sửa chữa thiếu sót này. PV: Thưa ông, vua Đường Thái Tông của Trung Quốc có một câu rất hay là “Soi vào tấm gương bằng đồng thì thấy được râu tóc của ta. Soi vào tấm gương của lịch sử thì thấy được việc ta làm hôm nay đúng hay sai”. Vậy với tư cách là một nhà sử học, theo ông, câu nói đó hiện nay có còn giá trị không? Ông Dương Trung Quốc: Tôi nghĩ những câu đã trở thành danh ngôn thì đã là một tổng kết của lịch sử rồi. Nhiều nhà lãnh đạo của chúng ta hiện nay không có tư duy lịch sử, mà nặng về tư duy nhiệm kỳ. Phải nghĩ rằng, sau này lịch sử sẽ viết về cá nhân mình, thời đại mình đang cầm quyền như thế nào. Như thế thì người ta sẽ có ý thức hơn, trách nhiệm hơn đối với việc thực thi vai trò của mình. Tư duy lịch sử rất quan trọng. Đương nhiên là lịch sử thì phải có thời gian, chúng ta không thể quá sốt ruột được. Với tất cả thay đổi, chúng ta sẽ thấy rất rõ sự công bằng, công minh của lịch sử. Tôi cũng rất hy vọng rằng, các nhà lãnh đạo hiện nay hãy nhìn vào lễ tang của Đại tướng để mà thấy lòng dân. Và nhớ câu của cụ Nguyễn Trãi: “Làm lật thuyền mới biết sức dân là nước”. PV: Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Như Phong(thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà ngoại cảm Bích Hằng lý giải về 'sai số ngoại cảm'

14:03 | 25/10/2013

TPO - Theo bà Phan Thị Bích Hằng, các nhà ngoại cảm không ai dám khẳng định họ chính xác 100%. "Chúng tôi không cần cờ hoa, tung hô, không cần mảnh huy chương hay giấy khen...", bà Hằng nói.

Posted Image

Bà Phan Thị Bích Hằng (thứ hai, từ phải qua) cùng các nhà ngoại cảm và ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm tại buổi sinh hoạt tháng 7. Ảnh: Tuấn Nguyễn.

Dư luận đang rất quan tâm đến vụ việc VTV phát phóng sự nghi ngờ độ chính xác về khả năng ngoại cảm của bà Phan Thị Bích Hằng. Thực ra, đây không phải là lần đầu bà Hằng dính phải tai tiếng.

Trong buổi sinh hoạt chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn, tri ân các anh hùng liệt sĩ” do Trung tâm trắc nghiệm Tư vấn và Bồi dưỡng, thuộc Viện nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người tổ chức hồi giữa tháng 7 vừa qua, bà Hằng cùng các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, ngoại cảm đã có dịp để thảo luận những trăn trở trong công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, cũng như giải đáp những thắc mắc của người dân về thế giới tâm linh.

Dưới đây là những chia sẻ sâu sắc của bà Hằng tại buổi sinh hoạt: “Có một trường hợp khiến tôi rất ngạc nhiên là của liệt sĩ Nguyễn Hoài Nam, quê ở Vĩnh Phúc. Khi tôi đi cùng với con gái của liệt sĩ tìm mộ, dưới sự chỉ dẫn của liệt sĩ Nguyễn Văn Lãm, chúng tôi bới lên từ một bãi rác khổng lồ, tìm thấy rất nhiều hài cốt liệt sĩ. Khi vào đến nơi, chúng tôi vô cùng vui mừng đánh dấu phần mộ và đợi ngày đẹp mang về quê hương. Tuy nhiên, khi mang về, mở tiểu ra thì con gái của liệt sĩ vô cùng thất vọng thấy trong tiểu chỉ có một mảnh vải trắng, một ít đất"

Đến năm 2010, tôi đã tìm được câu trả lời. Tôi vào lại Buôn Mê Thuột trong một lễ cầu siêu tìm mộ liệt sĩ. Tình cờ trong đoàn quân liệt sĩ trở về ở lễ cầu siêu, tôi đã gặp lại liệt sĩ Lãm. Bác nói với tôi rằng: “Bác không giải thích với cháu, không giải thích với con gái bác, lý do bởi bác phải ở đây, với binh đoàn Tây Nguyên. “Quân không có tướng như hổ không có đầu”, bác mà về quê hương thì đoàn quân này ai sẽ lãnh đạo đây? Và, bây giờ bác là Nguyễn Ngọc Lam chứ không phải là Nguyễn Văn Lãm nữa, hãy nhắn tin cho gia đình bác như vậy!”.

Quả thực, khi tôi quay ngược trở về hỏi lại người thân của liệt sĩ, họ trả lời đúng là ngày xưa bác ấy mang tên Lãm, khi đi bộ đội bác ấy làm hồ sơ, giấy tờ là Nguyễn Ngọc Lam. Có nghĩa rằng, bác giờ là người con của Tổ quốc chứ không phải là cậu bé Lãm ngày xưa nữa.

Posted Image

Bà Hằng mong mọi người có cái nhìn khách quan hơn về khả năng ngoại cảm.

Điều đó cho thấy, những nhà ngoại cảm chúng tôi có thông tin hai chiều, chúng tôi nghe người ta nói và trả lời người ta. Nhưng, ai sẽ là người xác nhận cho chúng tôi chuyện đó? Bởi vì, tất cả mọi người nhìn như một màn hư vô, không có thông tin, không nhìn thấy gì cả, càng không thể nghe được tiếng nói của linh hồn. Khi chúng tôi đưa ra những lý do như vậy, phải chăng trong đầu nhiều người cho rằng đây là một sự ngụy biện, ngụy biện cho sức mạnh vô hình?

Bà Hằng tha thiết mong muốn được xã hội đánh giá bằng: "một cái nhìn trung thực, khách quan. Tất cả các nhà ngoại cảm không ai dám khẳng định họ chính xác 100%. Ngay như các nước Triều Tiên, Mỹ,…nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo vẫn phải mất rất nhiều lần thử nghiệm. Họ chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận tốn kém mà không biết chắc xác suất thành công là bao nhiêu. Tại sao mọi người rất khắt khe, chỉ trích những tỉ lệ phần trăm sai hỏng?"

Bà Hằng bức xúc: "Chúng tôi không cần cờ hoa, tung hô, không cần mảnh huy chương hay giấy khen. Cái chúng tôi cần nhất là một hành lang về mặt tâm lý, hành lang công luận để chúng tôi được yên tâm, bởi vì khả năng ngoại cảm là một khả năng đặc biệt, không phải là cái gì có thể dạy dỗ, đào tạo được. Khả năng này lúc có, lúc mất, thăng trầm theo trạng thái tâm lý, tình cảm của người đó. Nếu để đầu óc người ta thoải mái thì họ làm việc gì cũng thanh thản, nhẹ nhàng và rất dễ thành công.

"Chúng tôi là những nhà ngoại cảm, vốn cũng là những người đa nhân cách. Chúng tôi khóc thay những người chết, chúng tôi cười theo họ. Theo tôi, khả năng ngoại cảm vô cùng hiếm và cực kỳ quý. Những khả năng đích thực lại càng hiếm"

Posted Image

Ảnh tìm kiếm hài cốt liệt sĩ của một nhà ngoại cảm tại buổi sinh hoạt.

Tại buổi sinh hoạt, một độc giả có hỏi: Tỉ lệ phần trăm đúng và sai trong 100 trường hợp là bao nhiêu? Bao nhiêu trường hợp là thử nghiệm ADN?

Bà Hằng cho rằng, khả năng ngoại cảm tìm mộ là có thật, còn nói về tỉ lệ đúng sai thì không có một con số cụ thể nào cả. Bởi lẽ, bao nhiêu phần trăm đấy là sự rút gọn từ một con số, mẫu số là con số người ta đi tìm, tử số là con số tìm được chính xác, cả hai con số đó chúng ta đều không có chính xác. Còn về việc thử nghiệm ADN cũng có rất nhiều hạn chế.

Thứ nhất, theo thời gian, năm tháng, hài cốt liệt sĩ đã bị phân hủy, khi tìm được chỉ còn một chiếc cúc áo, sợi dây dù,… Thứ hai, tín ngưỡng thờ cúng ở mỗi địa phương khác nhau. Hơn nữa, không phải ai cũng muốn đi giám định ADN và có điều kiện kinh tế để đi giám định.

Tuấn Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư trụ trì ở... biệt thự!

Thứ Sáu, 25/10/2013 21:50

Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa

Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.

Để chùa hoang vắng

Ngày 17-10, đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.

Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).

Có việc cần xử lý mới qua chùa

Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.

Posted Image

Ngôi biệt thự được sử dụng làm tịnh thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự

Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.

Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.

Điều đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.

Thùng tam bảo là… két sắt!

Trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho chùa. Điều bất ngờ là thùng tam bảo này lại là một cái két sắt thay vì thùng gỗ như ở một số chùa khác.

Chiều 22-10, trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Người Lao Động về những bức xúc của người dân xung quanh vụ việc này, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết ban chưa nắm được sự việc. “Ban Trị sự sẽ xác minh, làm rõ sự việc” - vị đại diện này khẳng định.

Bài và ảnh: Nhật Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

COI CHO ĐỠ BUỒN....

http-~~-//www.youtube.com/watch?v=CW3ET_EhQrU#t=115

Posted ImagePosted ImagePosted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tướng Thệ từng lật tẩy nhiều cú lừa của nhà ngoại cảm rởm

Thứ Bẩy, 26/10/2013 - 15:09

(Dân trí) - Trung tướng Phạm Xuân Thệ - nguyên Tư lệnh quân khu 1, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - cũng phải chua xót thốt lên: “Ngay bản thân tôi cũng là nạn nhân của những nhà “ngoại cảm rởm”!

Bạn đọc bàn luận về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

Nhiều nhà ngoại cảm đang kiếm lợi phi nhân tính

Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên suốt dải đất hình chữ S vẫn còn hàng chục vạn hài cốt liệt sỹ nằm lại nơi rừng sâu, núi thẳm. Và cũng từng đó thân nhân gia đình liệt sỹ luôn khắc khoải mang theo bên mình nỗi đau không gì bù đắp nổi. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ vừa là trách nhiệm, vừa là tâm nguyện của cả một dân tộc để tri ân những người đã vì nước quên thân.

Việc tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm là một vấn đề mang tính khoa học và trên hết, kết quả tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm phải dựa trên nhiều chứng cứ khoa học. Do đó, có cái nhìn đa chiều về sự việc, hiện tượng này là điều cần thiết.

“Vạch mặt” sự lừa dối trắng trợn của nhà ngoại cảm rởm

Từng tham gia nhiều cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sỹ trong chiến trường Quảng Trị, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - nguyên Tư lệnh quân khu 1, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cũng phải chua xót thốt lên: “Ngay bản thân tôi cũng là nạn nhân của những nhà ngoại cảm rởm. Có nỗi đau đớn nào hơn khi tâm nguyện của thân nhân liệt sỹ, tâm nguyện của cả dân tộc bị những kẻ thiếu lương tâm lừa gạt. Đó chính là sự xúc phạm lớn đến hương linh, vong hồn các chiến sỹ, chà đạp lên lòng tin của thân nhân liệt sỹ, những người lính còn sống sót trở về và của cả dân tộc...”.

Trong một lần tham gia tìm kiếm hài cốt đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường Quảng Trị, bản thân Tướng Thệ đã từng “vạch mặt” một nhà ngoại cảm rởm vì những sai lệch lịch sử mà người này cung cấp. Tướng Thệ kể, trong cuộc tìm kiếm hài cốt một liệt sỹ thuộc tiểu đoàn 7, sư đoàn 304 đã hi sinh tại mặt trận Quảng Trị, một nhà ngoại cảm sau khi “lên đồng”, “nhập vong” đã khăng khăng khẳng định mình đã tìm thấy hài cốt của liệt sỹ. Người này dẫn gia đình đến nghĩa trang “Tổ quốc ghi công” ở xã Cam Chính – huyện Cam Lộ rồi kiên quyết cho rằng liệt sỹ đang nằm lẫn với những bia mộ vô danh ở đây.

Từng là Đại đội trưởng chỉ huy trận đánh giải phóng Quảng trị năm 1972, Tướng Thệ bức xúc cho biết: “Liệt sỹ Hùng hi sinh ngày 1/4/1972 tại Động Toàn (Quảng Trị), khi đó khu vực Cam Chính vẫn là trận địa của địch không có lý do gì lại được chuyển về nơi chưa giải phóng để chôn cất. Bản thân tôi cũng được anh em báo cáo, đồng chí Hùng bị thương trong trận đánh và được đưa vào Trạm phẫu trung đoàn 66, dưới chân Động Toàn, sau này hi sinh cũng chôn cất ở đó. Tôi phản bác ngay ý kiến của nhà ngoại cảm này và vẽ sơ đồ trận đánh, để xác định địa điểm chôn cất...”. Quả nhiên, đúng như những dự tính của Tướng Thệ, hài cốt liệt sỹ Hùng đã được gia đình tìm thấy ở khu vực Động Toàn, ngay sát khu Trạm phẫu xưa, trong túi áo vẫn còn một lọ thủy tinh ghi rõ danh tính, địa chỉ lúc hi sinh.

Trường hợp thứ hai, một nhà ngoại cảm rởm lừa đảo để “vòi tiền” cũng bị Tướng Thệ “lật tẩy”. Năm 2011, trong một cuộc hành trình tìm hài cốt của 8 liệt sỹ hi sinh ở mặt trận Quảng Trị, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm bằng các phương pháp khoa học không có kết quả, một số gia đình liệt sỹ đã “viện” tới sự giúp đỡ của nhà ngoại cảm tự xưng là “Ông Bẩy” để tìm lại hài cốt của người thân mình. Ông này dẫn gia đình liệt sỹ đến một bãi đất trống, cỏ mọc rậm rạp và “phán” đây chính là nơi chôn cất của một liệt sỹ tên Loan – hi sinh do bị bom Mỹ đánh.

Hài cốt hiện giờ vẫn nằm dưới đống đất đá do bị sập hầm Kèo và yêu cầu gia đình “khai quật” bằng mọi giá. Nghi ngờ sự giả mạo, gia đình liệt sỹ này đã tìm đến Tướng Thệ nhờ vẽ lại sơ đồ trận đánh năm xưa. Sau khi xác định tên tuổi, trung đoàn chiến đấu của đồng chí Loan, Tướng Thệ khẳng định: “Không thể có chuyện tồn tại một chiếc hầm kèo nào đó như lời của nhà ngoại cảm tuyên bố. Chính tôi khi đó cũng từng suýt bị đánh tan xác trong trận đánh này nên những ký ức không thể nào quên. Đồng chí Loan hi sinh cùng 7 chiến sỹ khác, trong trận đánh ngày 2/5/1972 do bị một loạt B52 của Mỹ đánh trúng vào sư đoàn của mình khi đang hành quân. Đồng chí Nguyễn Văn Du – trung đội trưởng đã chỉ huy anh em lượm xác những đồng đội hi sinh và chôn cất trong những hố chôn gần đó”.

Về sau, khi gia đình liệt sỹ Loan khai quật phần đất được nhà ngoại cảm chỉ định thì không hề có bất cứ một dấu tích nào chứng minh có sự tồn tại của xương cốt người!

Ngay bản thân gia đình Tướng Thệ cũng là nạn nhân bị các nhà ngoại cảm rởm lừa đảo khi đi tìm lại mộ cho người anh trai là Phạm Xuân Hệ, hi sinh vào năm 1966 tại tuyến đường 20, Quảng Bình (khu vực giáp ranh với biên giới Lào): “Anh trai tôi khi đó làm liên lạc, cảnh giới cho bộ đội ta không may bị trúng bom Mỹ trong quá trình làm nhiệm vụ.

Năm 2005, sau nhiều cuộc tìm kiếm không có kết quả, chị dâu tôi khi ấy đã rất yếu, vì muốn giúp chị thực hiện tâm nguyện của mình nên người nhà đã tìm đến một nhà ngoại cảm. Thế nhưng không những “phán” sai vị trí chôn cất, “thầy” còn tô vẽ sai luôn cả lịch sử, về trận đánh và quá trình hi sinh của anh tôi. Mất một số tiền không nhỏ nhưng đau đớn nhất là niềm tin, sự hi vọng của gia đình mình lại bị chà đạp bởi những con người không có lương tâm...”, tướng Thệ ngậm ngùi chia sẻ.

Ngoại cảm rởm tung hoành "thị trường" áp vong, tìm mộ

Hiện nay, bản thân Tướng Thệ và những cựu binh Quân khu 1 vẫn tiếp tục cuộc hành trình tìm kiếm hài cốt của những liệt sỹ đang thất lạc ở chiến trường. Thế nhưng, tất cả mọi cuộc tìm kiếm đều không nhờ đến phương pháp ngoại cảm mà thông qua sơ đồ trận địa, trí nhớ của các nhân chứng: “Năm 2012, qua thông tin một cựu binh tại Tây Nguyên, lắp ráp các mảng ký ức năm xưa và sơ đồ trận đánh còn sót lại, chúng tôi đã khai quật được một căn hầm bị sập tại cao điểm 105 Quảng trị, trong đó tìm thấy 3 bộ hài cốt của các liệt sỹ và đều có danh tính...”.

Việc tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm là một vấn đề mang tính khoa học và trên hết, kết quả tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng ngoại cảm phải dựa trên nhiều chứng cứ khoa học. Và dù đã được cảnh báo nhưng hiện tượng tìm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp áp vong, ngoại cảm vẫn đang rất phổ biến và khó kiểm soát. Trung tướng Phạm Xuân Thệ chua xót cho biết, bản thân ông từng chứng kiến những nỗi đau, khát khao mong ngóng tìm lại người thân của các gia đình liệt sỹ nên rất hiểu tâm lý khi nhiều gia đình vì quá đau lòng đã không ngần ngại tìm mọi cách, kể cả là viện đến sự giúp đỡ của các nhà ngoại cảm.

Có gia đình, 5 lần tìm đến phương pháp “áp vong, gọi hồn” để tìm hài cốt liệt sỹ bị lưu lạc, nhưng cả 5 lần các di vật tìm kiếm được khi mang đi xét nghiệm đều cho kết quả giả, không chính xác. Lại cũng có trường hợp, tìm đến ba nhà ngoại cảm để xác định vị trí chôn cất, thì mỗi người lại cho ra một kết quả khác nhau nhưng điều lạ là ai cũng khăng khăng khẳng định sự nhận định của mình là chính xác. Thậm chí tìm được xương cốt nhưng khi đi xét nghiệm thì “tất cả đều đúng, trừ ADN”.

Ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng - cũng phải thốt lên: Hiện nay có hàng trăm người tự xưng là nhà ngoại cảm dùng mọi thủ đoạn quảng cáo để lừa đảo nhằm trục lợi. Nhiều người chỉ có hiểu biết chút ít về phong thủy, xem tướng số cũng “vỗ ngực” tự xưng là nhà ngoại cảm. Ngay bản thân trung tâm UIA, mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng chục hồ sơ của những người đến thử nghiệm khả năng ngoại cảm, thực tế qua vài vòng kiểm tra thì tất cả những người này đều bị “lộ tẩy” và cái gọi là “vong nhập” mà họ tự xưng cũng chỉ là màn kịch để qua mắt mọi người.

Việc mất mát người thân của những gia đình liệt sỹ đã là một nỗi đau, mất mát lớn. Có nỗi chua xót nào hơn khi “sự đau đớn” này lại bị các nhà ngoại cảm rởm đem ra để buôn bán, kinh doanh trên chính tro cốt của những người đã ngã xuống để bảo vệ non sông bờ cõi. Hay nói như Trung tướng Phạm Xuân Thệ: “Đó là một tội ác “trời không dung, đất không tha”, phải bị lên án và phê phán kịch liệt”.

Báo điện tử Dân trí rất mong nhận được các video do bạn đọc gửi về để chia sẻ thông tin. Bạn đọc có thể gửi video về địa chỉ tv@dantri.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp qua số điện thoại 0973.567567 để được hỗ trợ thêm.

Xuân Ngọc - Hà Trang

==================

Tôi thừa nhận có những nhà ngoại cảm rởm. Nhưng tôi cũng cần nói rõ thế này: Tất cả các nghề trên thế gian này đều có "rởm" cả . Đến nghề ăn mày cũng có ăn mày rởm. Vân đề là tỷ lệ rởm đến đâu mà thôi.

Nhưng đó không phải chứng cứ để phủ định khả năng ngoại cảm ở một số nhà ngoại cảm đích thực.

Nếu cứ vì những kẻ rởm mà phủ định tất thì xin lỗi quý vị: Ngay cả các nghề được coi là cao quý cũng không hề tồn tại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay