Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Nuôi 7 'chúa sơn lâm' như thú cưng

Thứ Bảy, 28/09/2013 09:31 (GMT + 7)

Một gia đình ở Brazil nuôi 7 con hổ trong nhà và đối xử với chúng như những con vật cưng bình thường.

Posted Image

Gia đình ông Borges sống rất hòa thuận với 7 con hổ cưng. Ảnh: Barcroft

8 năm trước, ông Ary Borges giải cứu được 2 con hổ khỏi gánh xiếc và quyết định xây một khu riêng biệt trong vườn nhà mình ở Maringa, gần thành phố Sao Paulo, để làm nơi sinh sống cho chúng.

Hiện tại, tổng số hổ được nuôi trong nhà ông Borges đã lên tới 7 con. Cả nhà ông thường xuyên sinh hoạt, ăn ngủ, thậm chí là tắm cùng những con vật to lớn, hung tợn này như những thành viên trong gia đình. Ông Borges còn để cả cô cháu gái nhỏ 2 tuổi Rayada ngồi trên lưng những con hổ này mà không hề lo lắng.

"Tôi chưa bao giờ lo lắng gì khi các con gái làm bạn với lũ hổ. Bạn phải thể hiện sự tôn trọng và tình yêu thương với chúng, có thế chúng mới đối xử tốt với bạn", ông Borges nói.

Người đàn ông 43 tuổi và 3 con gái Nayara, 20 tuổi, Uyara, 23 tuổi, và Deusanira, 24 tuổi, thường dẫn các con vật cưng đi dạo và thậm chí để chúng quanh quẩn trong nhà bếp vào giờ ăn hay đi lại khắp nhà.

Posted Image

Bé Rayada, 2 tuổi, được ông ngoại và mẹ cho ngồi lên lưng hổ. Ảnh: Barcrof

Cô Uyara, hiện làm nghề huấn luyện chó, cho biết cô rất vui khi con gái Rayada có thể giao tiếp được với những con vật to lớn này.

"Con bé thích chơi cùng lũ hổ. Nó rất phấn khích khi thấy bố tôi trêu đùa chúng. Từ khi những con hổ này chào đời, ngày nào chúng tôi cũng chăm sóc và cho chúng ăn, vì thế những bản năng hung dữ của chúng không bị đánh thức. Chúng là một phần của gia đình này. Tôi không biết cuộc sống mình sẽ ra sao nếu thiếu chúng", Orange News dẫn lời Uyara nói.

Theo Ngôi sao

====================

Được đối xử tốt thì dữ như cọp cũng trở nên tử tế.....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cục xuất bản đề nghị NXB Văn học trả lời về sách Huyền Chip

27/09/2013 17:10 (GMT + 7)

TTO - Chiều 27-9, ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết Cục đã có công văn gửi NXB Văn học và Quảng Văn Books để nghị giải quyết và trả lời đơn thư của độc giả liên quan đến hai quyển sách Xách ba lô lên và đi của tác giả Huyền Chip.

Posted Image

Huyền Chip (phải) trả lời phỏng vấn về sách của cô tại TP,HCM ngày 22-9 - Ảnh: Trung Uyên

Ông Chu Văn Hòa cho biết Cục đã nhận được "Thư kiến nghị" dài 21 trang của độc giả T.N.T đề ngày 25-9 với nội dung "đề nghị tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng cuốn sách hai tập mang tên Xách ba lô lên và đi của Huyền Chip".

Cục Xuất bản gửi công văn đến NXB Văn học và Quảng Văn Books để hai đơn vị đồng trách nhiệm thực hiện sách Xách ba lô lên và đi giải quyết theo đúng quy định của pháp luật “bởi việc xuất bản cuốn sách này NXB Văn học cùng Quảng Văn Books phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước tiên”, ông Hòa nói.

Chiều 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Văn học khẳng định: “Nhà xuất bản sẽ làm việc trực tiếp, cụ thể với Huyền Chip để có những giải đáp thoả đáng với độc giả”.

Ông Nguyễn Anh Vũ khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của độc giả. Sách là một loại hàng hóa, thậm chí là một loại hàng hóa đặc biệt và đòi hỏi sự khắt khe hơn về cả hình thức lẫn chất lượng so với hàng hóa thông thường. Đảm bảo chất lượng, độ chân thực trong nội dung cuốn sách và bảo vệ quyền lợi của độc giả là trách nhiệm và nghĩa vụ của NXB".

"NXB Văn học hoàn toàn tôn trọng những yêu cầu của độc giả và chúng tôi đã có lịch làm việc với tác giả Huyền Chip để làm rõ những nghi vấn của độc giả và từ đó có những giải đáp thoả đáng về nội dung cuốn sách, và sẽ có thông cáo giải thích cụ thể đến độc giả qua các phương tiện thông tin đại chúng sớm nhất”, ông Vũ cho biết.

Đại diện Quảng Văn Books, đơn vị đồng xuất bản cuốn sách, thì cho biết: “Đối với sách Xách ba lô lên và đi, chúng tôi đã cố gắng làm tốt các khâu liên quan đến xuất bản còn những chuyện thuộc về cá nhân bạn Huyền Chip trong các buổi họp báo (vào ngày 19-9 tại Hà Nội và 22-9 tại TP.HCM) bạn ấy đã trả lời. Chúng tôi tôn trọng những câu trả lời của Huyền Chip và không có ý kiến gì thêm”.

NGUYỄN HÀ

===================

Buồn cười nhỉ? Cuốn sách không phạm luật xuất bản thì thôi chứ. Sao lại buộc cô bé phải chứng minh mình vô tội?

Vậy tôi đề nghi tất cả các nhà sử học Việt Nam phủ nhận văn hóa sử truyền thống phải giải trình cái "cơ sở khoa học" của sự phủ nhận truyền thống Việt sử họ có làm không và các vị đang đề nghị cô Huyền Chíp phải giải trình và công luận có ủng hộ ý kiến này không?

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở sản phẩm tiêu dùng, chứ không giành cho nội dung sản phẩm văn hóa.

Cai gì cũng phải có chuẩn mực xã hội của nó chứ.

Cứ theo tiền lệ này thì những truyện cổ tích cũng phải giải trình và bị thu hồi vì mang lại cho người đọc sự hoang tưởng không có "cơ sở khoa học"; "bổ đề toán học" của Ngô Bảo Châu phải giảng cho bà bán ve chai cũng phải hiểu được, nếu ông ta xuất bản sách - vì quyền lợi người tiêu dùng sao?

Sư phụ ơi, Albert Einstein cũng có câu nói nổi tiếng tương tự:

Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây của nó, nó sẽ sống suốt cuộc đời với suy nghĩ là nó thật ngu ngốc và vô dụng"

-Albert Einstein-

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi, Albert Einstein cũng có câu nói nổi tiếng tương tự:

Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây của nó, nó sẽ sống suốt cuộc đời với suy nghĩ là nó thật ngu ngốc và vô dụng"

-Albert Einstein-

Ngạn ngữ phương Tây cũng có câu "Mỗi chỗ có một vật. mỗi vật có một chỗ". Cuộc sống phải có chuẩn mực là vậy..
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện “tàn sát” gần 50.000 ha rừng

Chủ Nhật, 29/09/2013 23:00

Từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện nhưng chủ đầu tư trồng bù lại chỉ ngót nghét 1.000 ha

Loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch

Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá!

Không ai ủng hộ thủy điện phá rừng

Sao cứ chọn vườn quốc gia làm thủy điện?

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Bộ Công Thương đang rà soát tình hình triển khai các dự án thủy điện trong cả nước.

Không có phương án trồng rừng thay thế

Cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012. Theo đó, trong 6 năm, có hơn 20.000 rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.

Posted Image

Nhiều diện tích rừng ở khu vực hồ thủy điện Buôn Tua Srah (tỉnh Đắk Lắk) đã bị phá tan nát Ảnh: CAO NGUYÊN

Tuy nhiên, theo rà soát mới đây của Bộ Công Thương, thực tế tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều. Từ khi thực hiện Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.

Nguyên nhân là do hầu hết chủ đầu tư chưa bố trí chi phí trồng rừng thay thế trong tổng vốn đầu tư của dự án nên không thể thực hiện. Quá trình trồng bù rừng cũng còn nhiều bất cập. Tại Lào Cai, việc trồng thay thế toàn bộ 215,9 ha rừng đã chuyển đổi mục đích để xây dựng thủy điện được thực hiện bằng nguồn tiền bồi thường rừng của chủ đầu tư kết hợp với ngân sách bảo vệ và trồng rừng hằng năm của tỉnh, việc trồng rừng thay thế lại do các đơn vị lâm nghiệp địa phương thực hiện. Trong khi theo Nghị định 23, việc trồng rừng thay thế là trách nhiệm và thực hiện bằng kinh phí của chủ đầu tư dự án.

Theo Bộ Công Thương, những quy định về đơn giá, chi phí, cách thức tổ chức thực hiện… việc trồng rừng thay thế có sự khác nhau ở mỗi địa phương khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc thực hiện, dẫn đến thiếu tính công bằng giữa các dự án. Để tháo gỡ những bất cập này, Bộ Công Thương kiến nghị cần sớm có các thông tư hướng dẫn việc trồng rừng thay thế và cụ thể hóa các quy định của Nghị định 23.

Tác động xấu, hàng loạt dự án bị loại

Theo thống kê của Bộ Công Thương, cả nước có 1.239 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền.

Năm 2012, Bộ Công Thương đánh giá sự phù hợp về quy hoạch các dự án thủy điện. Trên cơ sở đó, tháng 1-2013, Thủ tướng đã đồng ý loại khỏi các quy hoạch đã được duyệt 117 dự án và không xem xét bổ sung vào quy hoạch 156 vị trí tiềm năng xây dựng thủy điện được sơ bộ xác định qua nghiên cứu quy hoạch. Tiếp đến, tháng 5- 2013, Thủ tướng đồng ý loại khỏi quy hoạch 288 dự án và không xem xét bổ sung 16 vị trí tiềm năng. Như vậy, tính đến nay có tất cả 405 dự án thủy điện bị loại khỏi quy hoạch và không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng xây dựng thủy điện nhỏ. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tất cả các dự án, vị trí tiềm năng vừa bị loại bỏ đều thuộc đối tượng có hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường - xã hội hoặc do nhà đầu tư trả lại dự án.

Cả nước hiện còn 834 dự án thủy điện. Trong đó, 268 dự án đã phát điện, 205 dự án đang thi công, 254 dự án đang nghiên cứu đầu tư để xem xét cho phép xây dựng trong thời gian tới, còn lại 107 dự án chưa có chủ trương đầu tư hoặc còn vướng mắc liên quan đến tác động môi trường- xã hội cần tiếp tục xem xét hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cơ quan liên quan rà soát, đưa 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch.

Thủy điện Đakrông 3 lại gặp sự cố

Vỡ kênh thủy điện, nhấn chìm nhiều diện tích cây trồng

Ngày 29-9, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, đã đến kiểm tra sự cố ở đập Thủy điện Đakrông 3, xã Tà Long, huyện Đakrông và chỉ đạo di dời dân sống ở dưới đập này.

Theo ông Phạm Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, do ảnh hưởng của mưa lớn vừa rồi, một phím tràn của thủy điện Đakrông 3 đã bị vỡ một bên với chiều cao khoảng 3 m, dài 7 m. Thế nhưng, chủ đầu tư thủy điện này vẫn để vậy và phát điện.

Thủy điện Đakrông 3 có công suất 8 MW. Vào tháng 10-2012, đập thủy điện này cũng bị vỡ sau cơn bão số 7 nhưng đã kịp thời khắc phục.

* Khoảng 11 giờ cùng ngày, kênh dẫn dòng Nhà máy Thủy điện Sêrêpốk 4A (xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) bị vỡ một đoạn khoảng 10 m khiến nhiều diện tích cây trồng của người dân ở khu vực này bị hư hỏng nặng. Ngay sau xảy ra sự cố, chủ đầu tư là Công ty CP Điện Buôn Đôn đã điều 2 máy múc, 1 xe ben tới hiện trường khắc phục.

Chị H Wer Hra, ngụ ở thôn 1, xã Ea Huar, cho biết: “Chiều 28-9, khi đi qua khu vực kênh, tôi thấy nước rò rỉ mạnh nên báo với nhân viên thủy điện nhưng họ nói không sao. Đến khoảng 11 giờ ngày 29-9, một đoạn kênh dài khoảng 10 m bất ngờ bị đổ sụp. Chỉ trong giây lát, 8 sào sắn, 3 sào đậu và 6 sào lúa của gia đình tôi bị ngập và hư hỏng nặng”. Cạnh đó, nhiều hộ khác cũng bị thiệt hại tương tự.

Q.Nhật-C. Nguyên

Nhiên Di

==============

Tôi luôn không ủng hộ thủy điện, không phải bây giờ mà từ khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com. Ngoài những tác hại trực quan, như:Phá rừng, gây lụt khi xả lũ, vỡ đập...vv... thì còn một tác hại nữa theo Lý học là bế khí sẽ gây xáo trộn môi trường sống từ từ của con người. Một thí dụ là biển chết Aran.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tokyo dùng lại máy tạo mưa

26/08/2013 03:15

Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật vừa quyết định dùng lại 2 máy tạo mưa do thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài trong mùa hè qua, theo AFP. Hai cỗ máy nói trên được sản xuất từ nửa thế kỷ trước và đã “trùm mền” suốt 12 năm qua. Hiện lượng dự trữ nước ngọt trong hệ thống cấp nước của thành phố này chỉ bằng khoảng 60% so với trung bình những năm trước.

Trước đó, chính quyền đã kêu gọi người dân thủ đô chú ý tiết kiệm nước tối đa nhưng vẫn không thấm tháp vào đâu. Hồi cuối tuần qua, 2 máy tạo mưa đã phóng vào khí quyển khu vực ngoại ô Tokyo một lớp khói AgI. Hơi nước ngưng tụ quanh hợp chất này sẽ nặng dần và tạo thành mưa. Khoảng 2 giờ sau, các chuyên gia khí tượng học đã ghi nhận một lượng mưa khoảng 17,5 mm tại khu vực thủ đô. Tính từ đầu tháng 7 đến nay, theo Đài NHK, ít nhất 129 người thiệt mạng vì tiết trời nóng bức tại Tokyo.

Posted Image

Dân Tokyo đổ xô đến hồ bơi để “hạ nhiệt” - Ảnh: AFP

Lan Chi

===============

Lợi thế của khoa học hiện đại là thích tạo mưa lúc nào thì tạo ngay lúc đó, chỉ cấn nhấn nút điện. Nhưng cái dở là nó bị giới hạn quy mô và khu vực và qúa tốn kém.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Buộc tháo dỡ những bức tượng 'kinh dị'

02/10/2013 03:21

Ngày 1.10, Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về kết quả xử lý về “khu vườn kinh dị” gây tranh cãi ở Tây Ninh mà Báo Thanh Niên phản ánh.

Chủ nhân cam kết tháo dỡ

Posted Image

Ông Phạm Chứng tại khu vườn do ông tạo ra - Ảnh: Giang Phương

Theo báo cáo của Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh, khu vườn do ông Phạm Chứng (73 tuổi, ngụ TP.HCM) mua đất cất nhà và lập vườn tại ấp Long Hải, xã Trường Tây, H.Hòa Thành. Sau đó ông Chứng tự mua cát, đá, xi măng rồi tự đắp họa những bức tượng đầu người rải rác khắp vườn, đồng thời đắp 2 ngôi mộ giả (thờ thần tài và mẹ ruột ông Chứng). Sau khi có dư luận về khu vườn với nhiều tượng thể hiện mặt người bị đâm chém, tạt a xít chảy máu (bằng nước sơn đỏ) và 2 ngôi mộ giả gây cảm giác rùng rợn, khiếp sợ cho dân cư địa phương nên trước mắt đình chỉ trưng bày. Sau đó, Phòng VH-TT H.Hòa Thành nhận được bản tường trình của ông Phạm Chứng thắc mắc về việc đình chỉ hoạt động trưng bày tượng của chính quyền xã Trường Tây. Đồng thời ông Chứng cũng thắc mắc rằng loại tượng nào đúng theo pháp luật, loại tượng nào không được phép xây lắp và trưng bày.

Cũng theo báo cáo, căn cứ vào khoản 1, điều 3 của Nghị định 103 ngày 6.11.2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng và khoản 1, điều 3 của Thông tư 04 ngày 16.12.2009 của Bộ VH-TT-DL (hướng dẫn Nghị định 103), Phòng VH-TT H.Hòa Thành đã mời ông Chứng làm việc (ngày 5.9) và ông Chứng đồng ý làm bản cam kết tháo dỡ toàn bộ trong thời hạn 2 tháng (đến ngày 5.11). Trong đó, ông Chứng đồng ý tháo dỡ và hủy bỏ các bức tượng có tính chất “kinh dị”, “đầu rơi”, “máu đổ” và 2 ngôi mộ giả. Riêng về những bức tượng bình thường mang tính chất nghệ thuật, Phòng VH-TT đã yêu cầu ông Chứng thu gom vào nhà cất giữ, khi nào được ngành chức năng cho phép mới được trưng bày. Ngoài ra, Thanh tra Sở VH-TT-DL và Phòng VH-TT H.Hòa Thành vẫn đang tiếp tục phối hợp với UBND xã Trường Tây theo sát nhắc nhở ông Chứng nhanh chóng thực hiện việc tháo dỡ như đã cam kết. Nếu chủ khu vườn đã cam kết nhưng chậm thi hành, Sở sẽ phối hợp với chính quyền địa phương quyết liệt xử lý.

Trao đổi với PV Thanh Niên hôm qua, ông Dương Văn Phong, Giám đốc Sở VH-TT-DL Tây Ninh, cho biết trước mắt vẫn buộc ông Phạm Chứng tháo dỡ những bức tượng. Theo phân tích của ông Phong thì những bức tượng này có tính chất “kích động bạo lực” được quy định chi tiết ở Thông tư 04 là: “Mô tả cảnh đầu rơi, máu chảy, cắt, chặt bộ phận cơ thể con người; Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo; Mô tả cảnh rùng rợn, kinh dị, quằn quại, đau đớn của con người…”. Trong khi đó những hình ảnh này không được rào chắn nằm giữa khu dân cư nơi nhiều người phải chứng kiến. "Trong trường hợp ông Chứng muốn được cấp phép cho những bức tượng để xem có phải là tác phẩm nghệ thuật hay không thì phải được thông qua hội đồng nghệ thuật thẩm định”, ông Phong nói.

Nếu muốn cấm thì phải dựa trên luật pháp. Nếu không, tôi rất sợ ném chuột vỡ đồ

Nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế

“Nhiều kẻ còn điên rồ hơn ông ấy”

Trong khi đó, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền nhận xét: “Nghệ thuật là muôn hình vạn trạng. Không thể nói thế này là nghệ thuật, thế kia phi nghệ thuật, có nhiều kẻ còn “điên rồ” hơn ông ấy nữa kìa! Cho nên trước khi quyết định làm gì, chúng ta phải cân nhắc thật kỹ. Nếu người ta làm tượng trong khuôn viên gia đình của họ mà không xâm phạm đến những người xung quanh, không gây ra tiếng ồn, không chính trị, tôn giáo, dâm ô thì người khác không có quyền phá được. Nếu cứ xông vào phá, gặp người lành thì họ nhẫn nhịn cho qua, gặp người thủ đoạn thì họ bù lu, bù loa lên là vi phạm nhân quyền. Có thể vận động ông ấy tháo dỡ hoặc khuyên ông ấy rào kín khoảng vườn lại. Còn nếu ông ấy cố tình phô trương ra cho mọi người nhìn thấy thì cơ quan chức năng có thể xử lý về việc triển lãm không xin phép”.

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế, trên thế giới vẫn tồn tại một kiểu nghệ thuật - nghệ thuật của những người không bình thường. Họ có vấn đề về tâm lý, rồi dùng chính nghệ thuật để thể hiện vấn đề tâm lý bất thường đó của mình. Thậm chí ở một số nơi chữa bệnh tâm thần ở nước ngoài còn dùng cách cho bệnh nhân sáng tạo nghệ thuật như một liệu pháp. Trường hợp này có thể là một dạng nghệ thuật như vậy. Và nếu thế, nếu cộng đồng khoan dung chấp nhận thì mọi chuyện sẽ ổn. “Từ góc độ pháp luật, nếu muốn cấm thì phải dựa trên luật pháp. Nếu không, tôi rất sợ ném chuột vỡ đồ”, nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế nói.

Sáng tạo không đi ngược với luật pháp

Trong khi đó, họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, cho rằng trong sáng tác, người nghệ sĩ Việt Nam cần thông suốt 3 điều cấm được nêu rõ trong luật pháp: chống phá nhà nước, dâm ô đồi trụy, kích động bạo lực. “Tôi nghĩ tác giả làm nên những bức tượng kinh dị đã vi phạm vào điều 3. Chúng ta tôn trọng sự tự do sáng tạo nhưng sự sáng tạo này không được đi ngược với luật pháp. Nếu như một hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM nào đó có ý định tổ chức một cuộc triển lãm với những “tác phẩm” như vậy, chắc chắn tôi không dám ký duyệt!”.

Luật sư Trương Đình Tùng (Đoàn luật sư TP.HCM), phân tích: Nếu xét trên lăng kính pháp luật Việt Nam thì khu vườn là loại đất có mục đích sử dụng được nhà nước công nhận như thế nào: đất khu mộ, đất vườn hay đất ở (thổ cư). Và nếu đây không phải là đất khu mộ thì mọi vật thể bao gồm mộ giả và các hình tượng kinh dị tồn tại trên đất do chủ nhân trưng bày và thể hiện là trái pháp luật. Luật Đất đai không cho phép bất cứ chủ thể nào sử dụng sai mục đích về quyền sử dụng đất đã được nhà nước xác định. Mà cho dù đây là đất khu mộ thì việc những bức tượng được trưng bày như vậy cũng không có một sự liên quan nào đến những ngôi mộ này. Mặt khác, dù là đất của chủ vườn nhưng nếu như vì cá nhân mà bất chấp cái chung làm ảnh hưởng xã hội vẫn không được chấp nhận. Do đó, khu vườn muốn tồn tại thì chủ vườn phải xây tường kín lại để phục vụ cho cá nhân mình".

“Tôi chơi cái tàn của cuộc vui”

Cũng vào ngày 1.10, có mặt tại khu vườn kinh dị, ông Phạm Chứng, chủ nhân khu vườn, nói: “Việc những bức tượng do tôi làm phải hạ xuống, phải sơn trắng lại tôi cũng buồn lắm. Có lẽ năm nay là năm tuổi tôi, thời tiết lại đang “bão” nên tôi phải chịu thôi”.

Lý giải thêm về những bức tượng máu me, kinh dị, ông Chứng tươi cười: “Nhiều người hỏi tôi tại sao già rồi mà không chịu chơi những thú chơi nào cho nhẹ nhàng như cây kiểng, cá kiểng, chim chóc chẳng hạn. Nhưng cuộc vui nào cũng tàn, nghệ thuật của tôi trái ngược lại. Tôi chơi cái tàn của cuộc vui, tức là những người chết này. Do vậy mà có người còn gọi tôi biệt danh “dị nhân”. Những tác phẩm của tôi tạo ra có thể để được rất lâu khác với thú chơi khác...”.

Giang Phương

Giang Phương - Hà Đình Nguyên - Trinh Nguyễn

=====================

“Nhiều kẻ còn điên rồ hơn ông ấy”

Trong khi đó, nữ họa sĩ Nguyễn Thị Hiền nhận xét: “Nghệ thuật là muôn hình vạn trạng. Không thể nói thế này là nghệ thuật, thế kia phi nghệ thuật, có nhiều kẻ còn “điên rồ” hơn ông ấy nữa kìa! Cho nên trước khi quyết định làm gì, chúng ta phải cân nhắc thật kỹ. Nếu người ta làm tượng trong khuôn viên gia đình của họ mà không xâm phạm đến những người xung quanh, không gây ra tiếng ồn, không chính trị, tôn giáo, dâm ô thì người khác không có quyền phá được. Nếu cứ xông vào phá, gặp người lành thì họ nhẫn nhịn cho qua, gặp người thủ đoạn thì họ bù lu, bù loa lên là vi phạm nhân quyền. Có thể vận động ông ấy tháo dỡ hoặc khuyên ông ấy rào kín khoảng vườn lại. Còn nếu ông ấy cố tình phô trương ra cho mọi người nhìn thấy thì cơ quan chức năng có thể xử lý về việc triển lãm không xin phép”.

Ý kiến bà này chuẩn hơn cả! Trên thế giới còn có cả bảo tàng xác và bộ phận cơ thể người chết. Ngày tại Hanoi, cách đây nhiều năm còn có cả khu vui chơi kinh dị khiến người yếu bóng vía không dám vào xem. Có người sợ chạy mất dép. Cái này cũng báo đăng và được mô tả như sự sáng tạo.

Cá nhân tôi không thích những hình tượng nghệ thuật loại này. Truyền thống văn hóa Đông phương gần như xác định có tính hướng tới sự nhân bản, mô tả bằng hình tượng đẹp, hạnh phúc và tươi sáng.

Nhưng tôi nghĩ khoa học và nghệ thuật cần sáng tạo và phải có một môi trường thích hợp cho sự sáng tạo. Môi trường của ông này thuộc nhà riêng của ông ấy mà bị cấm thì không khác gì cặp nam nữ đã vào khác sạn, nhưng bị quay phim trộm rồi làm bằng chứng buộc tôi khiêu dâm.

Ngay cả khi ông ta mở cửa cho người khác vào xem,nếu họ tự nguyện vào thì cũng chẳng có gì phải cấm cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lựa chọn xứng với lương tâm nước Mỹ của Tổng thống Obama

Cập nhật lúc 10:45, 02/10/2013

(Quan hệ quốc tế) – Những hành động của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho thấy ông coi chữ tín của bản thân và lợi ích nhân dân lớn lao hơn tất cả

Ngôi nhà Biển Đông lạnh lẽo khi chính phủ Mỹ đóng cửa?

Bất đồng ngân sách, chính quyền Mỹ đóng cửa

Mỹ có nên cắt giảm ngân sách quốc phòng?

Mỹ phê chuẩn ngân sách quốc phòng gấp 7 lần TQ

G-20 tìm cách chữa trị 'khối u di căn' khủng hoảng nợ công

Ngày 1/10/2013 đi vào lịch sử nước Mỹ khi “cuộc chiến ngân sách” của nước Mỹ lên tới đỉnh điểm, kết quả Chính phủ liên bang một lần nữa phải đóng cửa do bị cắt nguồn vốn hoạt động. Tổng thống Obama đã nêu rõ trong bài phát biểu trước giờ khắc đóng cửa Chính phủ: “Nền kinh tế của chúng ta từng bị đóng băng vào 5 năm trước. Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp của chúng ta đã tạo ra hơn 7,5 triệu việc làm mới chỉ sau 3,5 năm. Thị trường nhà đất đang nóng lên và tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng đang giảm mạnh. Ý tưởng gạt bỏ tất cả các thành tựu bấy lâu của người dân Mỹ giống như đỉnh cao của sự vô trách nhiệm, và nó không được phép xảy ra. Tôi muốn nhấn mạnh điều này một lần nữa, rằng nó không được phép xảy ra.” Nhưng cuối cùng, điều không được phép ấy cũng đã xảy ra. Lý do nào khiến Chính phủ liên bang phải đóng cửa?

Posted Image

Chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa hôm 1/10/2013

Đó là hệ quả cuộc tranh luận căng thẳng đầy mệt mỏi và vẫn chưa có hồi kết giữa Quốc hội lưỡng viện Mỹ về Ðạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, còn được biết đến với tên gọi Obamacare. Theo đạo luật này, tất cả công dân Mỹ buộc phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, trong khi ở Mỹ hiện có khoảng 50 triệu người (chiếm 16% dân số) không có bảo hiểm y tế.

Obamacare đặt mục tiêu giúp khoảng 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm mà để có kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho người dân, chính quyền Obama đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên. Trong lần "nhượng bộ" hôm 29/9, các hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời, trong đó gia hạn ngân quỹ cho chính phủ hoạt động đến ngày 15/12 tới, nhưng lại đính kèm "điều khoản khó chịu" là hoãn một năm thi hành đối với chương trình Obamacare và hủy bỏ quy định áp thuế (23%) đối với các thiết bị y tế, cho đến ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, phe Dân chủ cũng không nhân nhượng và tuyên bố không chấp thuận bất kỳ thay đổi nào trong chương trình Obamacare. Trong "cuộc cân não" trước phút chót, các thượng nghị sĩ đã hai lần phủ quyết dự luật tài chính khẩn cấp do Hạ viện thông qua, chỉ vì các hạ nghị sĩ Cộng hòa không từ bỏ "điều khoản đính kèm". Ðây là lần thứ 43 kể từ năm 2010, phe Cộng hòa bỏ phiếu chống hoặc trì hoãn dự luật cải cách y tế nhiều tham vọng của Tổng thống.

Vì lời hứa người nghèo cũng phải được bình đẳng

Còn nhớ, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama khi nhậm chức Tổng thống tháng 1/2013, Tổng thống Obama đã nói rõ: “Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa giảm chi phí chăm sóc y tế và giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng nước Mỹ sẽ không phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã dựng xây đất nước này với việc đầu tư cho các thế hệ mai sau.

Chúng ta trung thành với tín điều của nước Mỹ, rằng khi một bé gái dù sinh ra trong nghèo khổ, cũng vẫn biết rằng em có cơ hội thành công như bất kỳ ai khác bởi em là người Mỹ, em tự do, và em bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa chúng ta.”

Xuyên suốt chiến dịch tranh cử và mục tiêu hành động của người đàn ông này, Obama luôn cho rằng yếu tố bình đẳng xã hội, chăm lo cho con người là mục tiêu khiến ông phải đấu tranh đến cùng. Đồng thời, Tổng thống Obama đã tuyên bố trước cả nước Mỹ, và bây giờ, bằng mọi giá, Obama tìm cách hiện thực hóa những gì mình đã nói.

Posted Image

Tỷ lệ giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội Mỹ, đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp, vô gia cư đang là gánh nặng lớn tới ngân sách của nước Mỹ

Các chuyên gia dự báo, chính phủ ngừng hoạt động lần này có thể gây thiệt hại khoảng 200 triệu USD/ ngày chỉ riêng ở khu vực Washington. Chưa dừng ở đó, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi sẽ có nhiều khả năng chững lại hoặc đổ bể. Các mối đe dọa về an ninh cũng đang khiến các nhà chức trách Mỹ đau đầu, bởi đơn giản, nước Mỹ có rất nhiều kẻ thù, và một nước Mỹ không Chính phủ sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đồng thời, uy tín của nước Mỹ với các đồng minh cũng giảm sút mạnh mẽ. Nước Mỹ đang đứng trước nhiều nguy cơ, hơn ai hết, người đứng đầu Nhà Trắng, ông Obama sẽ là người chịu nhiều trách nhiệm nhất. Tuy nhiên, Tổng thống nước Mỹ đã tỏ ra sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, chỉ để đảm bảo rằng quyền lợi của đại đa số người dân nước này được bảo vệ. Đó là một lựa chọn xứng đáng với lương tâm nước Mỹ.

Minh Tú

====================

Nhân loại trong một xã hội của tương lai thì việc đầu tiên là con người phải bình đẳng. Việc cho toàn dân Mỹ bắt buộc phải có bảo hiểm y tế là một luật đúng đắn. V/v này tôi ủng hộ ngài Obama.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lựa chọn xứng với lương tâm nước Mỹ của Tổng thống Obama

Cập nhật lúc 10:45, 02/10/2013

(Quan hệ quốc tế) – Những hành động của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cho thấy ông coi chữ tín của bản thân và lợi ích nhân dân lớn lao hơn tất cả

Ngôi nhà Biển Đông lạnh lẽo khi chính phủ Mỹ đóng cửa?

Bất đồng ngân sách, chính quyền Mỹ đóng cửa

Mỹ có nên cắt giảm ngân sách quốc phòng?

Mỹ phê chuẩn ngân sách quốc phòng gấp 7 lần TQ

G-20 tìm cách chữa trị 'khối u di căn' khủng hoảng nợ công

Ngày 1/10/2013 đi vào lịch sử nước Mỹ khi “cuộc chiến ngân sách” của nước Mỹ lên tới đỉnh điểm, kết quả Chính phủ liên bang một lần nữa phải đóng cửa do bị cắt nguồn vốn hoạt động. Tổng thống Obama đã nêu rõ trong bài phát biểu trước giờ khắc đóng cửa Chính phủ: “Nền kinh tế của chúng ta từng bị đóng băng vào 5 năm trước. Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp của chúng ta đã tạo ra hơn 7,5 triệu việc làm mới chỉ sau 3,5 năm. Thị trường nhà đất đang nóng lên và tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng đang giảm mạnh. Ý tưởng gạt bỏ tất cả các thành tựu bấy lâu của người dân Mỹ giống như đỉnh cao của sự vô trách nhiệm, và nó không được phép xảy ra. Tôi muốn nhấn mạnh điều này một lần nữa, rằng nó không được phép xảy ra.” Nhưng cuối cùng, điều không được phép ấy cũng đã xảy ra. Lý do nào khiến Chính phủ liên bang phải đóng cửa?

Posted Image

Chính phủ liên bang Mỹ đóng cửa hôm 1/10/2013

Đó là hệ quả cuộc tranh luận căng thẳng đầy mệt mỏi và vẫn chưa có hồi kết giữa Quốc hội lưỡng viện Mỹ về Ðạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, còn được biết đến với tên gọi Obamacare. Theo đạo luật này, tất cả công dân Mỹ buộc phải có bảo hiểm sức khỏe trước năm 2014, trong khi ở Mỹ hiện có khoảng 50 triệu người (chiếm 16% dân số) không có bảo hiểm y tế.

Obamacare đặt mục tiêu giúp khoảng 32 triệu người trong số đó được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm mà để có kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho người dân, chính quyền Obama đề xuất tăng thuế 5% đối với người có thu nhập từ một triệu USD/năm trở lên. Trong lần "nhượng bộ" hôm 29/9, các hạ nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời, trong đó gia hạn ngân quỹ cho chính phủ hoạt động đến ngày 15/12 tới, nhưng lại đính kèm "điều khoản khó chịu" là hoãn một năm thi hành đối với chương trình Obamacare và hủy bỏ quy định áp thuế (23%) đối với các thiết bị y tế, cho đến ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, phe Dân chủ cũng không nhân nhượng và tuyên bố không chấp thuận bất kỳ thay đổi nào trong chương trình Obamacare. Trong "cuộc cân não" trước phút chót, các thượng nghị sĩ đã hai lần phủ quyết dự luật tài chính khẩn cấp do Hạ viện thông qua, chỉ vì các hạ nghị sĩ Cộng hòa không từ bỏ "điều khoản đính kèm". Ðây là lần thứ 43 kể từ năm 2010, phe Cộng hòa bỏ phiếu chống hoặc trì hoãn dự luật cải cách y tế nhiều tham vọng của Tổng thống.

Vì lời hứa người nghèo cũng phải được bình đẳng

Còn nhớ, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama khi nhậm chức Tổng thống tháng 1/2013, Tổng thống Obama đã nói rõ: “Chúng ta sẽ phải lựa chọn giữa giảm chi phí chăm sóc y tế và giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng nước Mỹ sẽ không phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã dựng xây đất nước này với việc đầu tư cho các thế hệ mai sau.

Chúng ta trung thành với tín điều của nước Mỹ, rằng khi một bé gái dù sinh ra trong nghèo khổ, cũng vẫn biết rằng em có cơ hội thành công như bất kỳ ai khác bởi em là người Mỹ, em tự do, và em bình đẳng không chỉ trước Chúa mà giữa chúng ta.”

Xuyên suốt chiến dịch tranh cử và mục tiêu hành động của người đàn ông này, Obama luôn cho rằng yếu tố bình đẳng xã hội, chăm lo cho con người là mục tiêu khiến ông phải đấu tranh đến cùng. Đồng thời, Tổng thống Obama đã tuyên bố trước cả nước Mỹ, và bây giờ, bằng mọi giá, Obama tìm cách hiện thực hóa những gì mình đã nói.

Posted Image

Tỷ lệ giàu nghèo ngày càng sâu sắc trong xã hội Mỹ, đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp, vô gia cư đang là gánh nặng lớn tới ngân sách của nước Mỹ

Các chuyên gia dự báo, chính phủ ngừng hoạt động lần này có thể gây thiệt hại khoảng 200 triệu USD/ ngày chỉ riêng ở khu vực Washington. Chưa dừng ở đó, nước Mỹ sẽ phải đối mặt với những nguy cơ lớn hơn khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi sẽ có nhiều khả năng chững lại hoặc đổ bể. Các mối đe dọa về an ninh cũng đang khiến các nhà chức trách Mỹ đau đầu, bởi đơn giản, nước Mỹ có rất nhiều kẻ thù, và một nước Mỹ không Chính phủ sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đồng thời, uy tín của nước Mỹ với các đồng minh cũng giảm sút mạnh mẽ. Nước Mỹ đang đứng trước nhiều nguy cơ, hơn ai hết, người đứng đầu Nhà Trắng, ông Obama sẽ là người chịu nhiều trách nhiệm nhất. Tuy nhiên, Tổng thống nước Mỹ đã tỏ ra sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách, chỉ để đảm bảo rằng quyền lợi của đại đa số người dân nước này được bảo vệ. Đó là một lựa chọn xứng đáng với lương tâm nước Mỹ.

Minh Tú

====================

Nhân loại trong một xã hội của tương lai thì việc đầu tiên là con người phải bình đẳng. Việc cho toàn dân Mỹ bắt buộc phải có bảo hiểm y tế là một luật đúng đắn. V/v này tôi ủng hộ ngài Obama.

Những lời lẽ quảng cáo chỉ là 1 mục tiêu đơn thuàn cho 1 đảng phái có mục đích vụ lợi để kiếm phiếu, thực chất bên trong ai sẽ trả tiền cho các dịch vụ y tế nầy khi những người lười biếng chỉ trông cậy vào chu cấp xã hội của chính phủ, nhìn đang thấy trước mắt những lời hứa hẹn như chi phí bảo hiểm sẽ thấp nhưng đã từ năm qua chi phí các nơi thì gia tăng ít nhất 20 % và những người không mua bảo hiểm hay những người không mua bảo hiểm từ trước phải bị phạt dưới hình thức thuế lấy để cung cấp cho những người được hưởng thêm trong chương trình nầy, nếu là đúng lương tâm tại sao có tới hơn 60% người dân chống đối ? hãy nhìn các nước âu tây hayy Canada sau khi có chương trình bảo hiểm nầy thì người bệnh phải xếp hàng đăng ký để được trị bệnh có người phải đợi vài tuần hay vài tháng mới đươc chữa trị trong khi có những bệnh nặng cần phải mỗ xẻ thì những bệnh nhân nầy phải vượt biên giới qua mỹ để nhờ bệnh viện bên xứ cờ hoa chữa trị giùm ,có người chờ được giải phẫu đợi tới cả năm tại nươc họ, họ chết trước khi có được tên lên danh sách trị liệu vã lại số tử vong lên cao khi người bệnh nặng với chi phí điều trị đến bạc trăm ngàn hay triệu thì sẽ có 1 ủy ban giám xét xem nên có trị liệu hay không hay cứ để bệnh nhân từ từ rồi đi ... hơn là tốn quá nhiều tiền rồi bệnh nhân sống sót cũng không bao lâu .

Với tôi xã hội trần tục không bao giờ có sự bình đẵng đó chỉ là 1 ước mơ trong thiên đàng. Nhưng hãy nhìn lên thiên đàng chũng ta vẫn thấy sách vở kinh sách nói vẫn chưa có sự bình đẳng vì phật trời vẫn còn giai cấp thứ tự cấp bậc thì sá chi giới trần tục mà đi tìm những cía gì khong bao giờ có .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những lời lẽ quảng cáo chỉ là 1 mục tiêu đơn thuàn cho 1 đảng phái có mục đích vụ lợi để kiếm phiếu, thực chất bên trong ai sẽ trả tiền cho các dịch vụ y tế nầy khi những người lười biếng chỉ trông cậy vào chu cấp xã hội của chính phủ, nhìn đang thấy trước mắt những lời hứa hẹn như chi phí bảo hiểm sẽ thấp nhưng đã từ năm qua chi phí các nơi thì gia tăng ít nhất 20 % và những người không mua bảo hiểm hay những người không mua bảo hiểm từ trước phải bị phạt dưới hình thức thuế lấy để cung cấp cho những người được hưởng thêm trong chương trình nầy, nếu là đúng lương tâm tại sao có tới hơn 60% người dân chống đối ? hãy nhìn các nước âu tây hayy Canada sau khi có chương trình bảo hiểm nầy thì người bệnh phải xếp hàng đăng ký để được trị bệnh có người phải đợi vài tuần hay vài tháng mới đươc chữa trị trong khi có những bệnh nặng cần phải mỗ xẻ thì những bệnh nhân nầy phải vượt biên giới qua mỹ để nhờ bệnh viện bên xứ cờ hoa chữa trị giùm ,có người chờ được giải phẫu đợi tới cả năm tại nươc họ, họ chết trước khi có được tên lên danh sách trị liệu vã lại số tử vong lên cao khi người bệnh nặng với chi phí điều trị đến bạc trăm ngàn hay triệu thì sẽ có 1 ủy ban giám xét xem nên có trị liệu hay không hay cứ để bệnh nhân từ từ rồi đi ... hơn là tốn quá nhiều tiền rồi bệnh nhân sống sót cũng không bao lâu .

Với tôi xã hội trần tục không bao giờ có sự bình đẵng đó chỉ là 1 ước mơ trong thiên đàng. Nhưng hãy nhìn lên thiên đàng chũng ta vẫn thấy sách vở kinh sách nói vẫn chưa có sự bình đẳng vì phật trời vẫn còn giai cấp thứ tự cấp bậc thì sá chi giới trần tục mà đi tìm những cía gì khong bao giờ có .

Có thể ông Obama sai lầm về phương pháp. Vì anh cũng không biết nhiều về chương trình này cụ thể sẽ được thực hiện như thế nào. Nhưng về mục đích và sự tiến hóa chung của nền văn minh thì con người sẽ phải phát triển đến sự bình đẳng tối thiểu về sinh hoạt cá nhân. Một thí dụ đơn giản: Trước đây ô tô và điện thoại là những phương tiện chỉ giành cho người giàu. Nhưng bây giờ ở những nước tiên tiến thì nó là chuyện phổ biến cho gần như mỗi con người biết sử dụng. Tất nhiên trong tương lai, quy luật phát triển tất yếu là con người được quan tâm săn sóc sức khỏe bình đẳng. Chương trình bảo hiểm y tế cho mỗi công dân là một mục đích phù hợp với quy luật phát triển. Vấn đề còn lại là phương pháp thực hiện. Nếu như 60% dân Mỹ phản đối thì có thể ông Obama phải xem lại phương thức thực hiện.Thực tế cho thấy mục đích tốt vẫn thất bại vì phương pháp sai.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể ông Obama sai lầm về phương pháp. Vì anh cũng không biết nhiều về chương trình này cụ thể sẽ được thực hiện như thế nào. Nhưng về mục đích và sự tiến hóa chung của nền văn minh thì con người sẽ phải phát triển đến sự bình đẳng tối thiểu về sinh hoạt cá nhân. Một thí dụ đơn giản: Trước đây ô tô và điện thoại là những phương tiện chỉ giành cho người giàu. Nhưng bây giờ ở những nước tiên tiến thì nó là chuyện phổ biến cho gần như mỗi con người biết sử dụng. Tất nhiên trong tương lai, quy luật phát triển tất yếu là con người được quan tâm săn sóc sức khỏe bình đẳng. Chương trình bảo hiểm y tế cho mỗi công dân là một mục đích phù hợp với quy luật phát triển. Vấn đề còn lại là phương pháp thực hiện. Nếu như 60% dân Mỹ phản đối thì có thể ông Obama phải xem lại phương thức thực hiện.Thực tế cho thấy mục đích tốt vẫn thất bại vì phương pháp sai.

Như vậy bác có đồng ý với tôi rằng, phone bây giờ thì quá phổ thông nhưng có người có khả năng xài IPHONE- smartphone có người thì xài điện thoại thường, có người xài ipad có người vẫn còn xài pc window xp hay vista có người chạy xe 4 bánh merc -bmw hay có người vẫn chạy Kia - hyndai- ford /

Toàn dân ở đây nếu nói là những người hợp pháp sống hay công dân mỹ thì ok nhưng nếu bao thêm số gần 15 triệu người bất hợp pháp mà phải moi túi người công dân để bù đắp chi phí cho những người lưu trú bất hợp pháp thì có vẻ không bình đẳng chút nào, trong khi những người bất hợp pháp đều không đóng thuế thì lấy tiền đâu ra để tài trợ đủ chương trình nầy / các hảng xưởng từ 50 người trở lên đều lần lượt giảm số giờ làm cho những người làm toàn phần từ trước để mướn thêm người bù dắp vào vì theo luật mới hảng từ 50 người trở lên phải đài thọ chi phí cho toàn công nhân ngoại trừ những người làm bán phần thì không ,vì vậy thấy báo cáo của bộ lao động kinh tế phục hồi số người có việc làm thêm được vài trăm ngàn, những người cong nhân hay công dân có lợi tức thấp thoạt đầu rất phấn khởi khi mới có chương trình nầy nhưng bây giờ chi phí báo hiểm tăng đến ngập cổ...phải xin thêm phụ cấp của chính phủ nhưng vẫn không bù lại với đà gia tăng chi phí, còn lại những hảng xưởng kể trên sa thải 1 số công nhân làm việc toàn phần lại mướn thêm công nhân làm việc bán phần nhưng số công nhân nào được công ty mua bảo hiểm cũng chỉ được bao với phụ thêm 15-20% chứ không có ai được hưởng cho không như mọi người hồ hởi khi mới có chương trình đề xuất tính ra nếu có lợi là từ những người cư trú bất hợp pháp hay những người chuyên môn ăn trợ cấp khong đi làm không đóng thuế, vậy suyy cho kỹ xả hội lại càng bất bình đẳng hơn so với trước vì người đi làm nai lưng đóng thuế cho người ở không .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy bác có đồng ý với tôi rằng, phone bây giờ thì quá phổ thông nhưng có người có khả năng xài IPHONE- smartphone có người thì xài điện thoại thường, có người xài ipad có người vẫn còn xài pc window xp hay vista có người chạy xe 4 bánh merc -bmw hay có người vẫn chạy Kia - hyndai- ford /

Toàn dân ở đây nếu nói là những người hợp pháp sống hay công dân mỹ thì ok nhưng nếu bao thêm số gần 15 triệu người bất hợp pháp mà phải moi túi người công dân để bù đắp chi phí cho những người lưu trú bất hợp pháp thì có vẻ không bình đẳng chút nào, trong khi những người bất hợp pháp đều không đóng thuế thì lấy tiền đâu ra để tài trợ đủ chương trình nầy / các hảng xưởng từ 50 người trở lên đều lần lượt giảm số giờ làm cho những người làm toàn phần từ trước để mướn thêm người bù dắp vào vì theo luật mới hảng từ 50 người trở lên phải đài thọ chi phí cho toàn công nhân ngoại trừ những người làm bán phần thì không ,vì vậy thấy báo cáo của bộ lao động kinh tế phục hồi số người có việc làm thêm được vài trăm ngàn, những người cong nhân hay công dân có lợi tức thấp thoạt đầu rất phấn khởi khi mới có chương trình nầy nhưng bây giờ chi phí báo hiểm tăng đến ngập cổ...phải xin thêm phụ cấp của chính phủ nhưng vẫn không bù lại với đà gia tăng chi phí, còn lại những hảng xưởng kể trên sa thải 1 số công nhân làm việc toàn phần lại mướn thêm công nhân làm việc bán phần nhưng số công nhân nào được công ty mua bảo hiểm cũng chỉ được bao với phụ thêm 15-20% chứ không có ai được hưởng cho không như mọi người hồ hởi khi mới có chương trình đề xuất tính ra nếu có lợi là từ những người cư trú bất hợp pháp hay những người chuyên môn ăn trợ cấp khong đi làm không đóng thuế, vậy suyy cho kỹ xả hội lại càng bất bình đẳng hơn so với trước vì người đi làm nai lưng đóng thuế cho người ở không .

Đồng ý là thực tế hiện nay có người sài oto hạng sang, hoặc DT hạng sang, có người bình thường. Nhưng đấy chỉ là một giai đoạn tiến hóa. Tương lai khoảng cách này sẽ ngày càng thu hẹp. Qua phân tích của Hải thì anh nghĩ ông Obama đã sai lầm về phương pháp.

Nếu như ông ta chỉ đưa ra mục đích để mọi người dân Mỹ đều có bảo hiểm và tiến hành qua nhiều giai đoạn phù hợp với qúa trình phát triển thì chắc không đến nỗi bị phản đối, vì phù hợp với quy luật tự nhiên. Thí dụ - đây anh chỉ thí dụ thôi - mọi công dân chỉ được bảo hiểm y tế ở mức độ khác nhau tùy theo mua bảo hiểm ngắn hạn hay dài hạn. Nhưng giá mua bảo hiểm thì bằng nhau, không phân biệt. Khi mọi người nhận thức rằng: Mua bảo hiểm tự nguyện giống như của để giành khi ốm đau và có lợi cho từng người thì họ sẽ tự nguyện mua và do người nọ chia sẻ cho người kia - người khỏe mạnh chia sẻ cho người bệnh, quỹ sẽ tự cân đối.

Nếu quả là ông Obama sai lầm về phương pháp thì có lẽ nên thỏa thuận về phương pháp với các đối tác để tìm một giải pháp đạt mục đích,vì quyền lợi chung.

Vì cũng không hiểu sâu về phương pháp thực hiện của ông Obama, nên anh chỉ ủng hộ về mục đích của ông ta thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xả lũ làm trôi hơn 800 tỉ đồng

04/10/2013 08:12 (GMT + 7)

TT - Ông Nguyễn Hữu Tuy - chủ tịch UBND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An - cho biết: “Chỉ trong vòng 27 tiếng rưỡi (19g30 ngày 30-9 đến 23g ngày 1-10), trận lũ gây thiệt hại cho địa phương khoảng 800 tỉ đồng, hai người chết”.

Posted Image

Lực lượng cứu hộ đưa một người phụ nữ ra khỏi vùng ngập lũ ở thị xã Hoàng Mai, Nghệ An - Ảnh: Vũ Toàn

> Thủy điện xả lũ, dân tưởng vỡ đập

>> Hồ Ayun Hạ xả lũ, dân ngập sâu trong nước

Hơn 20.000 nhà dân bị ngập. Tài sản của 100.000 dân như lúa, rau, hươu, trang trại gà, đầm tôm... trôi hết. Chưa thể thống kê hết những hộ gia đình bị thiệt hại tiền tỉ, riêng những hộ bị mất trên 100 triệu đồng nhiều vô kể.

Người biết, người không

Trận lũ theo ông Tuy nói chính là “trận xả lũ” từ hồ Vực Mấu có trữ lượng 75 triệu khối nước thuộc địa bàn xã Quỳnh Trang, phía tây thị xã Hoàng Mai. Khi tâm bão số 10 đổ bộ vào Quảng Bình thì ở thị xã Hoàng Mai chỉ ảnh hưởng trong tầm gió cấp 7, cấp 8.

Tuy nhiên, nước từ lưu vực của hồ Vực Mấu (rộng 230km2, bao gồm một số huyện của Thanh Hóa) dâng lên mức 21,69m (mức cho phép là dưới 21m).

Vì thế, Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An và Xí nghiệp thủy lợi Quỳnh Lưu là hai đơn vị trực tiếp quản lý hồ Vực Mấu đã cho phép xả lũ từ 19g30 ngày 30-9.

Do nước tiếp tục dâng trên mức cho phép nên từ 0g-4g30 ngày 1-10, hồ Vực Mấu lần lượt mở bốn cửa còn lại. Lúc 23g cùng ngày khi mực nước chỉ còn 20,88m thì đóng cửa trở lại. Ông Trần Văn Lập, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, cho biết trong thời gian trên hồ Vực Mấu đã xả 100 triệu khối nước.

Ngày 2-10, trong cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng khẳng định: “Việc xả lũ ở hồ Vực Mấu là đúng quy trình. Vấn đề là trước khi xả lũ có thông báo cho cư dân vùng hạ lưu hay không. Đó mới là vấn đề cần phải truy xét, làm rõ bởi nếu người dân hạ lưu được thông báo trước việc xả lũ với khối lượng 100 triệu khối nước thì họ có cách ứng phó, không đến nỗi để thiệt hại hơn 800 tỉ đồng”.

Ngày 1-10, khi có mặt tại xã Quỳnh Trang, chúng tôi hỏi ông Nguyễn Văn Tiến - chủ trang trại 400 con gà đẻ, 3.000 quả trứng ấp, bốn con hươu - có được thông báo việc hồ Vực Mấu xả lũ hay không, ông Tiến giơ hai bàn tay lên nói: “Nếu được thông báo thì giờ không đến nỗi trắng tay như thế này. Lúc 2g ngày 1-10 thấy nước ngập đến giường tôi mới biết. Một lúc sau thấy nước cứ dâng lên nên chúng tôi lo cứu người, không thiết nghĩ đến hươu nai gì nữa”.

Nghe chuyện, ông Lập nói: “Đoàn công tác chúng tôi vào một số trọng điểm lũ hỏi chuyện này thì người nói có nghe thông báo, người nói không. Theo báo cáo của công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Nghệ An thì 7g ngày 30-9 công ty thông báo bằng điện thoại cho chủ tịch các phường, xã, 8g có thông báo bằng văn bản về việc xả lũ. Vì thế, trong cuộc họp ngày 2-10, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng giao thị xã Hoàng Mai nghiêm túc kiểm tra các phường, xã có nhận được thông báo của công ty không. Nếu nhận được thì trách nhiệm thông báo với người dân vùng hạ lưu như thế nào. Sau đó mới làm rõ trách nhiệm”.

Quảng Nam: thủy điện xả lũ nhiều hơn thông báo ban đầu

Ngày 3-10, ông Phan Đức Tính, phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam), cho biết do các thủy điện đã ngừng hoặc xả với lưu lượng giảm nhiều nên lũ bắt đầu xuống. Tuy nhiên, hiện tại nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã vẫn còn bị chia cắt. Đến chiều 3-10, nhiều tuyến đường tại Hội An vẫn ngập sâu trong nước từ 0,5-1m. Trong đó, tuyến đường Bạch Đằng (ven sông Hoài) bị tê liệt hoàn toàn. Các tuyến đường như Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Tiểu La... cũng bị ngập cục bộ. Người dân phải dùng thuyền đi lại trong lũ.

Theo thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Đại Lộc, nguyên nhân khiến mực nước lũ tăng nhanh trong chiều 2-10 là do các hồ thủy điện xả lũ, trong đó chủ yếu là thủy điện Đăk Mi 4 với lưu lượng 1.800m3/giây. Sáng 2-10, Ban quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 4 thông báo “sẽ mở cửa van của đập tràn kể từ lúc 9g sáng 2-10 để điều tiết nước từ hồ chứa thủy điện Đăk Mi 4 về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng từ 1.000-1.800m3/giây và sẽ điều chỉnh lưu lượng xả lũ theo diễn biến của lũ nhằm duy trì mực nước hồ chứa ở mực nước bình thường”.

Nhưng đến 12g, thủy điện Đăk Mi 4 đã xả lũ về hạ du với lưu lượng 2.744m3/giây làm cho mực nước các sông vùng hạ du lên nhanh bất thường khiến người dân lo lắng.

“Do nước về quá nhanh, cộng với tin đồn vỡ đập gây hoang mang trong nhân dân, có nơi người dân tự sơ tán, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của dân” - ông Phan Đức Tính nói.

V.TOÀN - H.KHÁ - L.TRUNG

Gia Lai: ngập nặng do xả lũ

Ban phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Gia Lai cho biết do mưa to kéo dài nên trong hai ngày qua mực nước thượng nguồn sông Ba liên tục đổ về khiến các huyện vùng hạ lưu như Ia Pa, Kon Chro, thị xã Ayun Pa, Krông Pa ngập lụt nặng.

Ông Hồ Văn Diện - phó chủ tịch UBND thị xã Ayun Pa - cho biết đã cử lực lượng ứng cứu khẩn cấp di dời hơn 20 hộ dân vùng ngập lụt ra khỏi nơi an toàn. Ông Diện cũng nói mực nước sông Ba dâng cao bất ngờ gây ngập lụt là một phần do thủy điện An Khê - Kanak phía thượng nguồn xả lũ nhưng không thông báo trước. Tương tự, ông Đinh Xuân Duyên - trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Kon Chro - cho rằng huyện hoàn toàn bất ngờ vì nước sông Ba đổ về nhanh, thủy điện An Khê - Kanak lại xả lũ nhưng người dân ở Krông Pa cũng không được biết.

THÁI BÁ DŨNG

=============

Trước đây, tôi cứ tưởng ở Việt Nam chỉ có vài ba cái đập thủy điện nổi tiếng như: Dầu Tiếng, Hòa Bình, Sơn La...vv...Nhưng bây giờ thì hóa ra đến huyện cũng có.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Chúng tôi không lường hết hậu quả khi xả lũ'

Thứ sáu, 4/10/2013 00:02 GMT+7

Dù thừa nhận chưa lường hết được hậu quả và sẽ chịu trách nhiệm trước dân về việc xả cùng một lúc 5 cửa tràn hồ chứa nước Vực Mấu, nhưng Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho rằng đó vẫn là phương án tối ưu.

Trắng đêm chạy lũ xả từ hồ Vực Mấu

- Thưa ông, lý do gì lại xả lũ tại hồ Vực Mấu vào đêm 30/9 và ngày 1/10?

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Đệ. Ảnh: Hải Bình

- Theo báo cáo của ông Hồ Ngọc Mai, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên thủy lợi bắc Nghệ An, vào lúc 19h30' ngày 30/9 mực nước tại hồ Vực Mấu là 20,54 mét nên đã mở cửa thứ nhất. Lúc 0h ngày 1/10 mở cửa thứ hai, mực nước là 20,62 m. Nước ngày càng dâng cao, đến lần mở thứ 5 lúc gần 4h30 thì mực nước đo được gần 22 m.

- Việc thông báo cho nhân dân vùng hạ lưu dưới chân đập di dời tránh lũ được tiến hành ra sao?

- Trước khi mở cửa xả lũ thứ nhất, vào 7h30 ngày 30/9 đơn vị vận hành đã có thông báo bằng văn bản và bằng điện thoại tới tất cả các đơn vị, địa phương liên quan, trong đó ghi rõ: "Cơn bão số 10 có thể sẽ đổ bộ vào miền Trung và trực tiếp ảnh hưởng tới Nghệ An, dự báo mưa lớn. Xí nghiệp Thủy lợi huyện Quỳnh Lưu đã chuẩn bị các bước để xả tràn hồ Vực Mấu đảm bảo quy trình an toàn đập và các công trình. Thời gian kể từ 08h ngày 30/9 cho đến hết mưa bão. Xí nghiệp thủy lợi thông báo cho UBND các xã vùng hạ lưu hồ Vực Mấu thông báo cho nhân dân di dời lên vùng cao...".

Posted Image

Lực lượng chức năng tiếp cận khu vực ngập lụt ở thị xã Hoàng Mai sau khi hồ Vực Mấu xả lũ. Ảnh:HB-VH

- Đơn vị nào chịu trách nhiệm di dời dân?

- Ban phòng chống lụt bão của công trình hồ Vực Mấu, mà trực tiếp là Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thị xã Hoàng Mai, chịu trách nhiệm di dời dân.

- Thực tế, việc xả lũ đã khiến ít nhất 20.000 ngôi nhà tại thị xã Hoàng Mai bị ngập, ước tính thiệt hại 800 tỷ đồng. Tại cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hoàng Văn Thắng ngày 2/10 và các đơn vị liên quan tại Nghệ An, quy trình xả lũ này được nhận xét như thế nào?

- Sau khi nghe toàn bộ báo cáo của đơn vị vận hành hồ Vực Mấu, cùng với báo cáo thực tế của Sở Nông nghiệp, báo cáo của ủy ban thị xã, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng kết luận Công ty Thủy lợi bắc Nghệ An đã vận hành đúng quy trình xả lũ và đây là phương án tối ưu.

- Sở Nông nghiệp Nghệ An có trách nhiệm gì trong việc xả lũ gây ngập nhà dân?

- Sở và các đơn vị liên quan đã làm đúng và đã cố gắng hết sức. Trước hết dù thiệt hại lớn hay nhỏ thì Sở đều chịu trách nhiệm trước dân. Chúng tôi cũng tự nhận thấy chưa linh hoạt và bị động trong việc xả lũ cùng lúc 5 cửa tràn.

- Hồ Vực Mấu đã bao nhiêu lần xả lúc cùng lúc 5 cửa tràn?

- Từ khi đi vào vận hành năm 1982, đây mới là lần đầu tiên xả lũ cùng lúc 5 cửa. Đây là phương án bất khả kháng.

- Đơn vị có trách nhiệm và Sở đã lường trước thế nào về hậu quả khi ra quyết định xả cùng lúc 5 cửa?

- Đúng là chúng tôi chỉ mới tính được độ an toàn của đập, cũng không thể lường hết được hậu quả sau khi xả lũ.

Báo cáo mới nhất của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nghệ An ngày 3/10 cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão số 10 và đợt xã lũ hồ Vực Mấu, chỉ tính riêng thị xã Hoàng Mai đã có 20.000 nhà dân bị ngập. Hiện, cơ bản nước đã rút hết. Ước tính thiệt hại của toàn tỉnh trong đợt mưa lũ do bão số 10 gây ra là 1.239 tỷ đồng, riêng thị xã Hoàng Mai là 800 tỷ đồng.

Vực Mấu là hồ chứa nước lớn nhất tỉnh Nghệ An, được xây dựng năm 1978 -1979, vận hành năm 1982. Hồ có dung tích sử dụng là 75 triệu mét khối nước (tương đương với 20,5 mét so với mực nước biển). Theo quy định khi mực nước trong hồ cao 20,5 mét thì bắt đầu xả lũ 1 cửa... Đây là hồ duy nhất ở Nghệ An được lắp đặt hệ thống điện tử SCKRA, kết nối việc theo dõi đến Tổng Cục Thủy lợi 24/24h.

Hải Bình thực hiện

===============================

- Đúng là chúng tôi chỉ mới tính được độ an toàn của đập, cũng không thể lường hết được hậu quả sau khi xả lũ.

Đây có lẽ là câu nói hay nhất trong tuần này. Xây đập không nghĩ đến hậu quả, cũng giống như mang B52 nhiều màu sắc về nhà cho bọn trẻ con nó chơi.

Việc xả lũ thế này không những ảnh hưởng đến tính mạng người dân, mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của 1 xã, 1 huyện, 1 tỉnh... Cuộc sống khó khăn, kinh doanh trì trệ, người nông dân thì bị mất trắng mùa màng, nợ quá hạn tăng cao...ngành ngân hàng tiếp tục lao đao

. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

8.000 bát đĩa cổ chỉ để... "trát tường" nhà

04/10/2013 08:33

Hơn 20 năm nay ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có một người nông dân đi dọc sông Hồng sưu tầm đồ xưa. Không có tiền mua tủ kính trưng bày, ông đem gắn tất cả đồ vào tường, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.

Nhà trên núi, kiến trúc độc đáo của người Mông

Kiến trúc truyền thống nhà nông thôn đồng bằng Bắc bộ

6 thế hệ dưới mái nhà cổ có tuổi thọ gần 2 thế kỷ

Kỳ lạ ngôi nhà làm từ phân trâu, bền 2 thập kỷ

Đất Vĩnh Phúc xưa nay nổi tiếng vì có nhiều người chơi và buôn đồ cổ. Trong số này có ông Nguyễn Văn Trường ở làng Kiệu Sơn (Chấn Hưng, Vĩnh Tường) có một niềm đam mê vô hạn với những món đồ sành sứ từ xa xưa. Lẽ thường thú chơi đồ cổ chỉ dành cho kẻ có tiền. Có gã nông dân Trường "Khùng" nghèo rớt nhưng vì đồ cổ mà sẵn sàng bán thóc, cắm sổ đỏ, ứng tiền làm thuê hay vất vả ngược sông Hồng gom nhặt. Ông thì khác, mua hoặc nhặt về, rồi tuyệt nhiên không bán bao giờ.

Con đường dẫn vào nhà ông Trường là một ngõ nhỏ lát bê tông, hai bên nhà cửa san sát. Ngôi nhà nhìn từ xa thoáng một nét kiến trúc như cung đình xưa. Trên tường rào có vô vàn bát đĩa cũ, những mảnh gốm vỡ. Vài chục chiếc cối đá xếp thành hàng. Cánh cổng mái vòm gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tam hữu (hoa mai, cúc, trúc), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ...

Posted Image

Ông Nguyễn Văn Trường, người nông dân "xây nhà" bằng đồ cổ.

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Cây si ẩn hiện phía sau, cây trúc la đà trước mặt. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như lệ thường, thay vào đó trên tường gắn những chiếc đĩa thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ kỹ...

Lấy vạt áo lau vết bụi nhỏ trên chiếc đĩa trước mặt, ông Trường nhìn toàn căn phòng, rồi âu yếm gọi nó là "bức tranh". Ông gắn đồ xưa lên tường vì không có tiền mua tủ trưng bày và sợ mất trộm hay những lúc mang ra ngắm lỡ tay làm vỡ.

Ông Nguyễn Văn Trường, năm nay đã 52 tuổi, có mái tóc dài, nước da ngăm đen, đôi má hóp dãi nắng dầm sương kể, năm 1982, ông tham gia chiến đấu ở Campuchia. Đến năm 1986, ông về quê mưu sinh bằng nghề sơn rong bàn ghế thuê kiếm sống. Công việc này tạo điều kiện cho ông tiếp xúc với nhiều nhà, biết được các đồ cổ đẹp và niềm đam mê tột độ dấy lên trong ông từ đó.

"Tôi đi sơn bàn ghế cho một ông trùm buôn đồ cổ trong vùng. Nhà ông ấy có vô vàn đồ cổ đẹp, ngắm không biết chán. Ông ấy bảo tôi có cơ hội đi nhiều thì để ý xem nhà ai có đồ cổ thì mua lại bán cho ông ấy. Lúc đó tôi đã say mê đồ cổ rồi, bán nó chẳng khác nào bán đi những giá trị văn hóa của dân tộc".

Năm 1989, ông Trường lấy vợ, sinh con. Cuộc sống khó khăn, ruộng nương chỉ có vài sào. Là lao động chính trong nhà nhưng phần lớn số tiền kiếm được ông đều đổ vào đồ cổ. "Vợ con ngày ngày nhiếc móc, giận dỗi, phản đối tôi kịch liệt. Hàng xóm cũng cho tôi là khùng, gàn dở. Nhà tranh vách đất, miếng cơm không có mà ăn còn học đòi chơi đồ cổ", giọng ông buồn bã.

Ngày đó, nhà ông Trường vẫn là gian nhà đất cũ kỹ. Hầu hết những đêm trời mưa ông đều phải thức trắng, vừa lấy tơi che cho con, vừa lấy tơi che cho những món đồ cổ.

Người đàn ông này thành thật "yêu đồ cổ hơn vợ rất nhiều lần". Vì yêu quá mà ông đem cắm sổ đỏ, vay được 8 triệu đồng với lãi 3 phân. Qua 7 năm, số tiền tăng lên hơn 30 triệu đồng. Con trai ông vừa mới giúp cha trả nợ dịp vừa rồi.

Càng dấn thân vào những thứ đồ của cha ông xưa, ông càng say mê. Rồi đến một ngày ông Trường "Khùng" bỏ luôn nghề sơn, ngày ngày rong ruổi chiếc xe máy tàu đi dọc sông Hồng lên Việt Trì, Lào Cai, Yên Bái... săn đồ.

Posted Image

Vì không có tiền nên ông quyết định gắn cố định những đồ xưa vào tường để không mang đi đâu được.

"Hành trình đi nhặt đồ cổ của tôi vất vả lắm. Những trưa nắng chang chang mà mình tôi lăn lộn trên những bãi cát sỏi, nhặt từng mảnh gốm xưa, một chiếc khuy, đồng xu, xèng cũ tôi cũng xem là giá trị lắm. Ngoài nhặt nhạnh, tôi cũng lân la hỏi chuyện bà con và mua lại những đồ có giá trị", ông chia sẻ.

Người đàn ông kể, kỷ niệm sâu sắc nhất đó là lần đi qua mạn trại giam Vĩnh Quang (Tam Đảo) thì bị thủng xăm xe. Buổi trưa nắng gắt hơn 40 độ, xung quanh đường vắng teo không một hàng quán, bụng đói meo. Trên xe lại chở vài chục cân đồ gốm. Ông đẩy xe qua dốc hơn 2 km mà tưởng như chết đi, sống lại mất lần. Kỷ niệm này ăn sâu vào tâm trí đến mức giờ mỗi lần đi đâu ông đều có thói quen nắn lốp xe.

Lại có lần khác, hôm đó hơn 21h, ông đi mua được hơn 2 triệu đồng tiền đồ xưa. Gần về đến nhà thì ông đâm vào đống rơm. Tất cả đồ mua được đều bị vỡ tan tành. Xót đứt ruột nhưng ông vẫn cố gắng lượm tất những mảnh vỡ về.

"Nhưng khó khăn nhất với tôi vẫn là không có tiền. Mỗi chuyến đi tôi chưa bao giờ có quá 1 triệu đồng. Phần lớn số tiền này, tôi đều phải bán lúa, vay mượn hay đi ứng trước tiền công. Chuyến đi nào tôi cũng phải nhịn đói lấy tiền mua đồ cổ. Có những bận, tôi còn chấp nhận làm thuê cho người ta vài ngày đổi lấy những món đồ", ông tâm sự.

Posted Image

Cả gian nhà cấp bốn 2 gian của ông cũng được gắn vô vàn chiếc đĩa đẹp mắt. Ông Trường cho biết, bắt đầu đập tường gắn đĩa từ năm 2005 và mới hoàn tất "bức tranh" trong tháng này. Chỉ riêng căn nhà đã gắn mất 3.000 chiếc đĩa.

Năm 1988, ngôi nhà nhỏ đã không còn đủ sức chứa đồ. Mỗi lần ngắm ông mất nhiều giờ lục ra, sắp xếp lại. Rồi ông nảy ra ý định gắn đồ cổ vào tường rào, sau đó làm vào hon non bộ, cuối cùng mới có ý định đập tường nhà, gắn đồ xưa. "Ban ngày tôi đi làm đồng giúp vợ, còn lại đi săn đồ cổ. Ban đêm mới làm công việc này. Tôi đập tường nhà, trộn 2 cát, một xi măng làm vữa. Cơm tối xong là tôi làm đến khuya. Mỗi tối gắn được từ 15 đến 17 chiếc đĩa lên tường".

Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ nên chỉ có mình ông làm. Mất 15 năm thì ông hoàn thành "bức tranh" của mình với tổng cộng hơn 8.000 chiếc đĩa, 90 kg xèng, 20 kg tiền xu, hơn 20 kg các loại khuy áo bằng đồng, bằng đá, và còn vô vàn những mảnh gốm vỡ khác.

"Bây giờ các con tôi đã trưởng thành. Gánh nặng cơm áo gạo tiền vẫn lớn nhưng không đè nặng như xưa. Ban ngày tôi vẫn tiếp tục săn tìm đồ cổ. Ban đêm tôi lại tiếp tục công việc gắn đồ cổ. Để làm hết mọi ngóc ngách trong nhà sẽ phải mất khoảng 7 năm nữa", người nông dân chơi đồ cổ xưa ước tính.

Theo TPO

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bitcoin là gì?

Cafef.vn

Thứ 2, 15/04/2013, 08:44

Cho đến nay, người ta vẫn chỉ biết Bitcoin được giới thiệu bởi một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto.

Posted Image

Tiền tệ vốn là nhân tố quan trọng của nền kinh tế. Hiện nay, các đồng tiền trên thế giới đều được decentralized - do duy nhất một đối tượng (các NHTW) phát hành và quản lý nhằm đảm bảo sự an toàn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một đồng tiền điện tử mới xuất hiện và không hề có đặc điểm trên: Bitcoin. Ra đời năm 2009, đây là đồng tiền đầu tiên không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan nào. Cho đến nay, người ta vẫn chỉ biết Bitcoin được giới thiệu bởi một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto.

Không chỉ đặc biệt vì lý do trên, Bitcoin còn thu hút được sự chú ý của cộng đồng khi giá trị của loại tiền tệ này biến động quá mạnh. Một đơn vị Bitcoin chỉ có giá 20 USD hồi đầu tháng 2, tăng vọt lên trên 250 USD trong thời gian gần đây và sau đó lại đột ngột giảm xuống mức 150 USD hôm 11/4. Vậy thì, chính xác thì Bitcoin là gì và đồng tiền này hoạt động ra sao?

Không giống như các đồng tiền truyền thống vốn được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, Bitcoin không hề được phát hành hay quản lý bởi một cơ quan tiền tệ tập trung. Thay vào đó, Bitcoin được vận hành bởi một hệ thống máy tính ngang hàng (peer-to-peer) được lập nên bởi các máy tính của người dùng. Hệ thống chia sẻ file BitTorrent hay dịch vụ trò chuyện trực tuyến Skype chính là các ví dụ điển hình cho hệ thống này.

Trở lại với Bitcoin, các đồng tiền này được tạo ra bằng các thuật toán. Các máy tính kết nối với hệ thống sẽ triển khai nhiều bước xử lý số liệu phức tạp. Quá trình này được gọi là “mining” (có lẽ thuật ngữ này được chọn cũng bởi quá trình tạo ra Bitcoin có nhiều điểm tương đồng so với quá trình khai thác mỏ). Các thuật toán trong hệ thống tạo ra Bitcoin được thiết lập sao cho ngày càng khó để có thể “đào” được Bitcoin. Đồng thời, tổng số Bitcoin được tạo ra không bao giờ được phép vượt quá con số 21 triệu. Qui tắc này được đưa ra để không ai có thể phát hành Bitcoin ồ ạt và giảm giá trị của những đồng tiền đang lưu thông.

Toàn bộ các công tác kiểm soát, tạo ra Bitcoin thông qua “mining” và giám sát quá trình lưu chuyển Bitcoin giữa những người sử dụng đều được thực hiện bởi hệ thống máy tính. Tất cả hoạt động của các máy tính tham gia vào hệ thống này đều được cập nhật về máy chủ. Gần như mỗi 10 phút, một người dùng có các thao tác nâng cấp được báo về máy chủ và được hệ thống thông qua sẽ được thưởng một số Bitcoin cố định (hiện nay là 25 Bitcoin). Do đó, những người theo đuổi Bitcoin phải sử dụng các máy tính cực mạnh (thậm chí là chặn máy tính của những người khác) để có thể “đào” Bitcoin hiệu quả.

Người sở hữu Bitcoin có thể mua bán đồng tiền này và qui đổi ra một vài đồng tiền khác. Bitcoin cũng có thể được chuyển trực tiếp từ người này sang người khác trên Internet thông qua phần mềm tương thích. Những đặc điểm này khiến Bitcoin trở thành một đồng tiền lý tưởng cho việc làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch quốc tế vì không cần phải chú ý đến trả phí cho ngân hàng hay biến động tỷ giá.

Hiện nay, một số nhà cung cấp dịch vụ internet (như web hosting (dịch vụ cho thuê chỗ máy chủ Internet để đặt website lên mạng) hoặc đánh bạc trực tuyến online gambling) đã chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Tính phức tạp và bí ẩn của hệ thống tạo ra Bitcoin cũng khiến đồng tiền này có sức hút lớn đối với những kẻ rửa tiền hoặc buôn ma túy.

Tuy nhiên, hầu hết cộng đồng vẫn hoài nghi về đồng tiền này. Nguyên nhân là do phần mềm tạo ra và sử dụng Bitcoin quá phức tạp và giá trị của một đơn vị Bitcoin biến động quá mạnh. Cũng giống như BitTorrent không phải là dịch vụ chia sẻ file đầu tiên trên thế giới hay Skype không phải là dịch vụ thoại trực tuyến đầu tiên, có thể Bitcoin sẽ chỉ là kẻ đi tiên phong trong lĩnh vực tiền điện tử. Và, Bitcoin sẽ bị vượt qua bởi một đồng tiền khác dễ sử dụng hơn.

Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Economist

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổ quốc nhìn từ xa

Thực hiện chuyên đề: Lê Ngọc Sơn

LTS: Nhà thơ Nguyễn Duy có bài Nhìn từ xa… Tổ quốc: “Dù ở đâu vẫn Tổ quốc trong lòng, cột biên giới đóng từ thương đến nhớ”. Một nhà sử học cũng bảo: Cứ đi ra biển xa mà ngắm về dải đất liền của Tổ quốc, mới thấy cái rưng rưng xúc động của việc nhìn ngắm Tổ quốc từ xa, và nghiệm về dân tộc, về đất nước hình chiếc liềm trong thế giữ Biển Đông. Mừng ngày Độc lập, trên Sài Gòn Tiếp Thị số đặc biệt này, có những người Việt xa xứ chia sẻ những cảm xúc, những tâm sự của mình cho niềm mong mỏi thế nước mạnh hơn, dân ta ấm no hơn và tộc Việt mãi trường tồn. Đó là các học giả Cao Huy Thuần (Pháp), Vũ Minh Khương (Singapore), Lê Văn Cường (Pháp), Nguyễn Văn Tuấn (Úc), Nguyễn Phương Mai (Hà Lan).

Mong lời tuyên thệ phồn vinh

SGTT.VN - Chỉ khi có được đôi cánh xúc cảm – khai sáng mạnh mẽ, dân tộc Việt Nam mới có thể cất cánh với bứt phá kỳ diệu, để bước vào một giai đoạn phát triển kỳ vĩ mà ngàn năm còn tự hào.

Posted Image

Ảnh: Trần Việt Đức

Nghĩ về tầm mắt đại bàng của tư duy

Cảm xúc của tôi về ngày Độc lập của dân tộc là rất trăn trở và day dứt. Thế hệ chúng ta hôm nay có lỗi rất lớn với đất nước và thế hệ cha anh. Người có quyền chức thì coi vị trí mình đang có là món lợi đặc quyền chứ không phải trách nhiệm rất khó khăn phải cùng toàn dân chia sẻ gánh vác. Người không có quyền chức thì tự coi mình như đứng ngoài cuộc trong sự mặc cảm, oán thán. Thể chế thì không thôi thúc tinh thần “Tổ quốc lâm nguy, thất phu hữu trách”. Kết cục là, cả xã hội đang ở trong vòng xoáy đi xuống (vicious cycle) của sự vô cảm, lối sống chụp giật, và lòng nghi kỵ. Sức mạnh hào hùng của ý chí xây dựng một Việt Nam hùng cường đã từng cháy bỏng trong tim óc thế hệ làm nên cách mạng tháng Tám nay dường như trở nên xa lạ và đi dần vào dĩ vãng.

Trong quyển sách Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh (NXB Tri Thức sắp tái bản), khi nói tới công cuộc phát triển như một “hành trình đi đến phồn vinh”, tôi muốn nhấn mạnh ba điều kiện tiên quyết cho sự thành công của sự nghiệp to lớn này. Thứ nhất, đó là mục tiêu đi tới và nguyên lý hành động phải rõ ràng, nhất quán, và thôi thúc. Thứ hai, đó là sự thấu hiểu của những người chịu trách nhiệm chèo lái về điều kiện hiện tại, qui luật khách quan, và xu thế phát triển, bao gồm cả khách quan và chủ quan, thách thức và thuận lợi. Thứ ba, đó là khả năng quan sát học hỏi và vươn lên không ngừng với “tầm mắt đại bàng của tư duy”.

Con đường đi đến phồn vinh của một dân tộc là hành trình tới một mục tiêu thôi thúc; nó cũng là công cuộc cải biến phi thường và là một chuỗi liên tục những thử nghiệm đột phá và bước đi sáng tạo. Vì vậy những lối tư duy làm cái tâm ích kỷ, làm cái tầm hạn hẹp, và làm cái tài bị thui chột cần được dũng cảm loại bỏ.

Tôi luôn thấy lòng mình ngập tràn cảm kích về dân tộc Nhật Bản mỗi lần đọc lại năm lời tuyên thệ của vua Minh Trị trước công chúng vào tháng 4.1868, tạm dịch như sau: 1. Các hội đồng suy xét sẽ được thành lập khắp nơi và mọi vấn đề sẽ được quyết định qua thảo luận của công chúng; 2. Mọi tầng lớp nhân dân, dù ở vị thế nào, sẽ muôn lòng như một trong nỗ lực mạnh mẽ tham gia vào công cuộc quản trị đất nước. 3. Người dân bình thường, không kém quan trọng hơn quan chức nhà nước hay sĩ quan quân đội được khích lệ theo đuổi mọi ước mơ mà lòng mình thôi thúc để sự bất bình xã hội không còn chỗ đứng. 4. Những hủ tục của quá khứ sẽ bị loại bỏ và mọi việc sẽ được dựa trên qui luật công bình của trời đất. 5. Tri thức sẽ được truy tìm khắp nơi trên thế giới để gia cường sức mạnh quốc gia. (1)

Tôi ước mong sớm thấy một ngày được nghe lời tuyên thệ thiêng liêng và thôi thúc của lãnh đạo Việt Nam, tạo nền móng khởi đầu cho một công cuộc cải cách vĩ đại xây dựng một đất nước hùng cường mà thế hệ chúng ta hôm nay không thể thoái thác trong thế kỷ trỗi dậy này của châu Á.

Phát đạt hay phát triển?

Phải nhận thấy rằng, chúng ta khó phồn vinh nếu trọng phát đạt hơn phát triển. Phát đạt nói tới sự khá giả về vật chất, danh vọng xã hội, và điều kiện thuận lợi mà một cá nhân được thụ hưởng. Phát triển liên quan đến sự trưởng thành của cá nhân về nhân cách, năng lực hành động, và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Phát triển phải là tiền đề và nền móng cho phát đạt. Phát đạt dựa trên nền tảng phát triển sẽ bền vững và giàu ý nghĩa vì nó đánh dấu những bước tiến của một dân tộc trên con đường đi đến phồn vinh.

Tuy nhiên, nếu chúng ta trọng phát đạt hơn phát triển, cả cá nhân và cộng đồng sẽ rơi vào vòng xoáy đi xuống dù có đạt được những phồn vinh vật chất nhất định. Phô trương cá nhân, làm ăn chụp giật, thói quen gian dối, đánh bóng tên tuổi, chạy chức chạy quyền, tham nhũng-hối lộ, nhẫn tâm-vô cảm, sẽ mặc sức hoành hành và trở thành đặc trưng phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội.

Có một ví dụ nhỏ từ câu chuyện của một doanh nhân ở Singapore, là chủ của một loạt nhà hàng lớn. Ông ta bắt đầu thành công và có tích lũy khá khi Singapore bước vào giai đoạn phát triển ban đầu của mình (khoảng 40 năm trước). Khi có tiền, ông đứng trước lựa chọn giữa phô trương sự giàu có và đầu tư phát triển doanh nghiệp. Ông đã chọn con đường phát triển. Chẳng hạn, ông dành số tiền đáng giá bằng một chiếc xe hơi sang trọng bậc nhất thời đó vào việc đầu tư trang bị cho hệ thống nhà hàng của mình các xe chuyển thức ăn rất tiện dụng và đẹp mắt. Kết quả là, nhà hàng hoạt động hiệu quả hơn, nhân viên phấn chấn hơn, ông chủ được xã hội quí trọng hơn. Điều đáng lưu ý là, số tiền đầu tư này hoàn toàn đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trong khi nếu nó dành cho nhập khẩu chiếc xe sang trọng thì chỉ một phần rất nhỏ của nó đem lại đóng góp cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Cảm xúc và khai sáng

Người xưa có câu, “gian khó tạo anh hùng, an nhàn sinh hèn kém”. Với dân tộc Việt Nam, chống ngoại xâm và giành độc lập được ý niệm thường trực là một sự nghiệp thiêng liêng, gian khó; vì vậy, anh hùng của chúng ta trong sự nghiệp này rất nhiều. Chúng ta thường rất tự hào về chiến công giành độc lập nhưng không coi trọng hiểu thấu đáo tại sao chúng ta để mất nước. Chúng ta thường nghĩ có hòa bình độc lập là đã có tất cả nên nhanh chóng rơi vào trạng thái thỏa mãn, an nhàn. Xây dựng đất nước hùng cường chưa thực sự được coi là sự nghiệp thiêng liêng, là phương thức hiệu lực nhất để bảo vệ nền độc lập quốc gia và bảo tồn di sản ngàn năm của dân tộc.

Công cuộc phát triển đòi hỏi hai động lực chủ đạo ví như đôi cánh của một con chim: xúc cảm (emotion) và khai sáng (enlightenment). Xúc cảm trỗi dậy từ khát vọng đưa dân tộc đi đến phồn vinh với một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới, từ nỗi lo lắng tới sự tồn vong và hiểm họa an ninh của đất nước, và từ ý thức trách nhiệm sâu sắc với thế hệ mai sau. Thiếu động lực xúc cảm, con người thường rơi vào sự tham lam, ích kỷ, và những toan tính cá nhân, trong sự vô cảm với nỗi đau và niềm khát khao cháy bỏng của đồng bào mình.

Khai sáng là sự khai mở tư duy, là sự dũng cảm tháo bỏ vòng kim cô nô lệ của ý thức hệ giáo điều và hiểu biết sai lệch về thế giới, là sự khát khao học hỏi tri thức tinh hoa nhân loại. Thiếu tính khai sáng thường dẫn đến bốn khuyết nhược lớn sau đây.

Thứ nhất, luôn tự coi mình là tuyệt đối đúng đắn và sáng suốt; thứ hai, qui kết các khó khăn, thất bại gặp phải vào nguyên nhân khách quan; thứ ba, nghi kỵ người nói trái ý mình, thấy đâu cũng có lực lượng thù địch; thứ tư, các quyết sách thường mang tính đối phó-xoay sở, thiếu tính kiến tạo nền tảng và đột phá chiến lược.

Một điều đáng chú ý là trong chống giặc ngoại xâm, xúc cảm là động lực chủ đạo làm nên chiến thắng nên nhiều người anh hùng thường coi nhẹ động lực khai sáng; vì vậy công cuộc phát triển tiếp theo chiến thắng thường gặp khó khăn, thậm chí suy sụp. Sự nghiệp của vua Quang Trung là một ví dụ đáng suy nghĩ. Động lực xúc cảm “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng" rất mạnh mẽ; nó giúp cho cuộc đại phá oanh liệt 20 vạn quân Thanh. Thế nhưng, sự hạn chế về động lực khai sáng thể hiện trong chính câu khẩu hiệu thôi thúc này có lẽ đã là một trong những nguyên nhân làm sự nghiệp của vị vua anh hùng này sớm lụi tàn.

Chỉ khi có được đôi cánh xúc cảm-khai sáng mạnh mẽ, dân tộc Việt Nam mới có thể cất cánh, với bứt phá kỳ diệu, để bước vào một giai đoạn phát triển kỳ vĩ mà ngàn năm còn hãnh diện tự hào.

Chính vì vậy, tôi không tin vào số mệnh, dù của một cá nhân hay của một dân tộc. Thế nhưng tôi rất tin vào lời nhận định mà nhà kinh tế danh tiếng Arthur Lewis đưa ra năm 1955, rất lâu trước khi xuất hiện sự phát triển thần kỳ của châu Á:“Một quốc gia sẽ bước vào một bước ngoặt phát triển nếu nó may mắn có được đội ngũ lãnh đạo xứng tầm vào đúng thời điểm cần đến. […] Tất cả các dân tộc đều có cơ hội phát triển nhưng chỉ những dân tộc hội tụ đủ được lòng dũng cảm và ý chí mới có thể nắm bắt được chúng.”[2]

Nguyên lý phát triển nào cho ta?

Theo tôi, công cuộc phát triển của nước Việt Nam ta cần dựa trên ba nguyên lý chủ đạo: giá trị, bền vững, và lòng dân. Nguyên lý giá trị nhấn mạnh khía cạnh kiến tạo giá trị và không chấp nhận sự chụp giật, gian dối, phù phiếm. Nguyên lý bền vững coi trọng để lại di sản tốt đẹp cho thế hệ mai sau, từ việc tiết chế trong khai thác tài nguyên đến bảo vệ môi trường, từ nỗ lực nâng cao hiệu quả đầu tư đến phát triển mạnh mẽ nguồn lực con người, từ gia cường nền tảng đạo đức xã hội đến xây dựng thể chế chính trị dựa trên nền tảng quyền lực của nhân dân. Nguyên lý lòng dân coi ý chí và nguyện vọng của nhân dân như ánh sáng mặt trời chiếu rọi trong đánh giá và lựa chọn người chịu trách nhiệm điều hành đất nước và xã hội.

TS Vũ Minh Khương

(trường Chính sách công Lý Quang Diệu, đại học Quốc gia Singapore)

[1] Tsunoda, R., De Bary, W., and Keene, D. (1958). Sources of Japanese tradition. New York: Columbia University Press.

[2] Lewis, W.A. (1955). The theory of economic growth. Homewood, IL: Richard D. Irwin, Inc.

Đầu tư của kiều bào về nước tiếp tục tăng

Theo uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, bộ Ngoại giao, mặc dù khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài về nước tiếp tục tăng, quy mô của các dự án đầu tư tiếp tục mở rộng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Năm 2011, lượng kiều hối đạt mức 9 tỉ USD, đến năm 2012 con số này đạt mức kỷ lục 10 tỉ USD. Đã có 51/63 tỉnh, thành phố có các dự án đầu tư của kiều bào với hơn 3.600 doanh nghiệp, tổng số vốn hơn 8,6 tỉ USD. Các lĩnh vực đầu tư cũng đa dạng như thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản…

T.L (theo chinhphu.vn ngày 7.8.2013)

====================================

Tôi không quan tâm lắm đến những lý thuyết kinh tế trong bài viết này. Nhưng tôi rất vui khi thấy hình ảnh những người múa rồng mang áo cài vạt bên trái.

Phải chăng, trong cái nhìn về cổ văn hóa sử của Việt tộc, đã có người đủ tầm để nhận thức rằng: Tổ tiên ta không phải thứ "ở trần đóng khố" như đám tư duy "ở trần đóng khố" nhận định, mà là "Nam áo cài vạt bên trái" và - như Thiên Hiến Vấn trong Luận Ngữ viết: "Nếu không có Quản Trọng thì tất cả người Hán đã mang áo cài vạt bên trái như người Man rồi!".

Posted Image

Nhưng có điều chưa hoàn chỉnh là ngày xa xưa, tổ tiên ta không mặc quần. Chiếc quần là do Triệu Võ Đế bắt chước người Hung nô phương Bắc tạo ra vào khoảng thế kỷ V BC.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Át chủ bài” trong cuộc chiến trần nợ của ông Obama

cafef.vn

Chủ nhật, 06/10/2013, 10:14

Nếu như Quốc hội không nâng trần nợ, họ sẽ không nhận được trợ cấp an sinh xã hội.

Posted Image

Sáng thứ Năm vừa qua (3/10), Greg Valliere - chuyên gia phân tích đến từ Potomac Research Group – nhận định nếu hạn chót về vấn đề trần nợ đến gần hơn nữa, Tổng thống Barack Obama sẽ phải dùng đến con át chủ bài trong cuộc tranh luận này: nhắc nhở các nghị sĩ rằng nếu như Quốc hội không nâng trần nợ, họ sẽ không nhận được trợ cấp an sinh xã hội.

Trong báo cáo gửi đến khách hàng, Valliere viết: “Chắc chắn các chiến lược gia của Đảng Cộng hòa ở Hạ viện như Karl Rove biết rằng việc ông Obama ném ra quân bài lật ngược thế cờ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông Obama sẽ cảnh báo các nghị sĩ rằng trợ cấp an sinh xã hội của họ không còn chỉ vì John Boehner”.

Một vài giờ sau, ông Obama đã làm điều này trong bài phát biểu tại công ty xây dựng M. Luis. Ông giành khá nhiều thời gian của bài phát biểu này để cảnh báo rằng trong khi chính phủ đóng cửa đang gây tổn hại cho nền kinh tế, hậu quả thậm chí còn lớn hơn nhiều nếu như trần nợ công không được nâng lên trước ngày 17/10 tới.

“Khi chính phủ đóng cửa, trợ cấp an sinh xã hội vẫn đến đúng thời hạn. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế đóng cửa (trong trường hợp trần nợ không được nâng lên), chúng không đến đúng hạn nữa. Điều tương tự cũng xảy ra đối với trợ cấp cho người tàn tật”.

Bộ Tài chính cũng đưa ra một báo cáo lớn cảnh báo chạm trần nợ công có thể gây ra những tổn hại về mặt kinh tế “tồi tệ hơn bất kỳ thời kỳ nào kể từ Đại Khủng hoảng tới nay”.

“Nước Mỹ chưa bao giờ không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, và hơn nữa đồng USD cùng với trái phiếu kho bạc Mỹ đang ở vị trí trung tâm của hệ thống tài chính quốc tế”, báo cáo viết.

Báo cáo nhấn mạnh một vụ vỡ nợ là chưa từng có tiền lệ và có nguy cơ sẽ trở thành thảm họa: thị trường tín dụng đóng băng, giá trị của đồng USD lao dốc, lãi suất của Mỹ tăng vọt, hiệu ứng tiêu cực lan tỏa trên toàn thế giới, khủng hoảng tài chính và suy thoái thậm chí còn tồi tệ hơn thời kỳ 2008.Nếu không thể nâng trần nợ trước ngày 17/10, Kho bạc Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 30 tỷ USD để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ trong khi khoản phải chi lên tới 60 tỷ USD.

Trong một diễn biến khác, hôm qua (5/10), Hạ viện Mỹ vừa nhất trí thông qua dự luật ngay sau khi chính phủ mở cửa trở lại sẽ trả lương cho 800.000 công chức liên bang đang nghỉ phép.

Dự luật này đang được trình lên Thượng viện để thông qua. Nhà Trắng nhận định Tổng thống Barack Obama sẽ ký vào dự luật này.

Thu Hương

Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

========================

Thế gian đang quay cuồng trong những quy luật của vũ trụ và đã được ký hiệu hóa trong mô hình biểu kiến huyền vĩ: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Bởi vậy - về lý thuyết - mọi chuyện đều có thể tiên tri, tùy theo khả năng của con người.

Chúa hơi ngạc nhiên khi có người đi tìm "Hạt của Chúa", thứ mà Chúa chưa từng tạo ra.

Làm gì có sự sống ngoài trái Đất?! Nhưng con người vẫn muốn đi tìm như một cứu cánh trong khắc khoải cô đơn ở cõi trần gian.

Vào chùa lễ Phật. Trong tâm không có Phật; trong nhà không có Phật hay sao mà phải tìm đến chùa? Chùa chiền là nơi cư ngụ của pháp Phật, để hướng tới một chân lý theo Phật Pháp. Nó là biểu tượng, là hình tướng, là phương tiên và không phải bản thể chân lý. Đức Thích Ca nói: "Tất cả những điều ta nói với các người, chỉ là ngón tay chỉ lên mặt trăng và không phải mặt trăng".

Nếu như không tự nhận thức quy luật của tự nhiên thì cuộc khủng hoảng toàn cầu xảy ra là không thể tránh khỏi. Nhưng phải chăng đó cũng là điều kiện để con người tự hiểu về chính mình?!

Cuộc đối đầu ở Quốc hội Hoa Kỳ có vẻ như người ta chấp về hình tướng để tranh thắng thua, nhiều hơn là tìm cách giải quyết triệt để bản chất vấn đề.

Bởi vậy, ý tưởng này của ngài Obama cũng sẽ được các nghị sĩ Cộng Hòa hóa giải và sự việc còn kéo dài như dự báo trong "Lời tiên tri 2013": "Quả này hơi bị lâu!"

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

EVN lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành

07/10/2013 01:30 (GMT + 7)

TTO - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…

Để bù vào những thất thu đó, những năm qua ngành này liên tục đề nghị tăng giá bán điện cho người dân.

Posted Image

Công nhân Điện lực Thuận An (Công ty Điện lực Bình Dương) thay đường dây quốc lộ 13, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (ảnh chụp sáng 27-1-2013) - Ảnh minh họa : Nguyễn Công Thành

“Sao chúng tôi phải bù lỗ cho ngành điện?”

Lãi 3.500-4.000 tỉ đồng, EVN vẫn tăng giá điện

Đầu tư sai, EVN bắt dân gánh?

Giao chỉ tiêu kinh doanh phải lỗ (?)

Chi hàng triệu USD để lấy bằng thạc sĩ không được thừa nhận

Trong công tác đào tạo, EVN và khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký hợp đồng đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh cho 164 cán bộ thuộc EVN. Số tiền đã thanh toán cho khoa sau đại học là 1,648 triệu USD, các chi phí khác phục vụ việc đào tạo gần 500 triệu đồng. Thực tế, khoa sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội lại giao cho Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm (ETC) thực hiện hợp đồng. ETC liên kết với Đại học Griggs của Mỹ đào tạo và cấp bằng. Toàn bộ số tiền đào tạo đều đã được chuyển cho ETC và Đại học Griggs. Tuy nhiên, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường này cấp chưa được cơ quan nhà nước của Việt Nam công nhận.

Theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.

Việc kinh doanh thua lỗ này còn tập trung tại bảy công ty 100% vốn của EVN gồm các tổng công ty Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam; Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, TP.HCM; Công ty Nhiệt điện Uông Bí, Cần Thơ, với số tiền lỗ hơn 3.648 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ xác định EVN đầu tư cả nghìn tỉ đồng vào những lĩnh vực nhiều rủi ro như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán nhưng vượt tỉ lệ vốn góp theo quy định như tại Công ty Tài chính cổ phần điện lực, Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Công ty cổ phần chứng khoán An Bình...

Đối với các đơn vị thành viên của EVN, Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra, xác định vi phạm không kém gì công ty mẹ khi đầu tư tràn lan ra ngoài và thua lỗ nghiêm trọng. Điển hình là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT) không bảo toàn được vốn nhà nước do phải thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao. Theo đó, tính đến hết năm 2011 đơn vị này lỗ 3.145 tỉ đồng.

Mặc dù thua lỗ nặng nề nhưng NPT còn bị các tổng công ty điện lực chậm trễ trong việc thanh toán nợ sau khi bàn giao lưới điện 110kV cho các tổng công ty với giá trị hơn 1.000 tỉ đồng. Tương tự như NPT, Tổng công ty Điện lực Hà Nội cũng không bảo toàn được vốn trong năm 2011 do thực hiện kế hoạch lỗ EVN giao, vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm hơn 328 tỉ đồng. Các tổng công ty khác như Điện lực miền Nam cũng được giao kế hoạch lỗ trong sản xuất kinh doanh lên đến hơn 1.200 tỉ đồng. Ngoài ra, hầu hết các tổng công ty được kiểm tra đều đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính với số tiền hàng trăm tỉ đồng…

Tính chi phí xây biệt thự, chung cư, sân tennis vào giá bán điện

Theo quy định của Luật điện lực, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) có trách nhiệm xây dựng và ban hành khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện để xác định giá mua điện tại các nhà máy phát điện và giá bán buôn điện cho các tổng công ty điện lực của EVN. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cho biết đến tháng 7-2012, Bộ Công thương chưa ban hành khung giá này để EVN có cơ sở thực hiện nên EVN tự quyết định giá bán buôn điện cho các tổng công ty điện lực cao hơn so với giá bán buôn điện bình quân được bộ quy định.

Trong khi đó, chi phí truyền tải điện lại được EVN quyết định, thanh toán cho Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia thấp hơn mức giá Bộ Công thương phê duyệt. Mặc dù EVN đã có văn bản báo cáo, giải trình nhưng Bộ Công thương không có ý kiến trả lời nên EVN vẫn áp dụng. Do đó dẫn đến chưa đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch về giá bán buôn điện, chi phí truyền tải điện giữa EVN và các đơn vị thành viên.

Đối với công tác triển khai các dự án điện, từ năm 2005 đến tháng 7-2012, EVN triển khai 20/42 dự án chậm tiến độ dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện, tăng chi phí đầu tư cho dự án. Điển hình là dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, ngoài số tiền trên 167 tỉ đồng phải chi thêm ngoài hợp đồng tổng thầu EPC, còn phát sinh chi phí cho khoản dầu đốt lại lò do xảy ra sự cố phải ngừng hoạt động.

Đáng chú ý, trong sáu dự án nguồn điện gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1, đều có hạng mục “khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa”. Tuy nhiên, trên thực tế đó là 355.000 m2 đất được xây dựng gồm nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng. Toàn bộ chi phí này nằm trong tổng mức đầu tư dự án nguồn điện, do đó sẽ được tính vào giá bán điện là không đúng quy định.

Trong khi chi cả trăm nghìn tỉ đồng đầu tư ra ngoài và thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng một cách dễ dàng thì EVN lại khó khăn trong việc chi trả nợ cho các đối tác phát điện trong và ngoài ngành. Cho đến hết năm 2011, Công ty Mua bán điện của EVN còn nợ hơn 22.000 tỉ đồng của các nhà máy phát điện, trong đó có hơn 10.000 tỉ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hơn 9.200 tỉ đồng và Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) hơn 335 tỉ đồng. Đáng chú ý, toàn bộ các khoản nợ này đều chưa tính đến các khoản lãi phạt do chậm trả theo hợp đồng. Khi Thủ tướng có chủ trương khoanh nợ khoản nợ của EVN với PVN, EVN cũng lờ luôn việc trả nợ khi chậm xây dựng phương án phát hành trái phiếu của EVN có sự bảo lãnh của Chính phủ để xử lý nợ, đến thời điểm Thanh tra Chính phủ kiểm tra cũng chưa xây dựng phương án này. Thậm chí EVN cũng không theo dõi lãi phải trả do chậm thanh toán nên việc chậm xử lý nợ đã gây nhiều khó khăn cho cả hai bên.

Tiền lãi biến thành chi phí sản xuất điện (!)

Ngoài ra, công ty mẹ EVN còn hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án dẫn đến tiền lãi thu được biến thành tiền nằm trong giá thành sản xuất kinh doanh, làm tăng chi phí sản xuất điện.

Do thay đổi nguồn vốn hình thành tài sản nên lãi trái phiếu tương ứng gần 224 tỉ đồng đã được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện trong năm, làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011. Trong khi đó, khoản tiền này phải được hạch toán vào chi phí lãi vay của các dự án nguồn điện theo phương án phát hành trái phiếu dưới hình thức thu hồi vốn đầu tư trích khấu hao tài sản cố định khi tài sản hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Tất cả những khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ cho rằng nguyên nhân chính do lãnh đạo EVN chưa chấp hành đúng các quy định về quản lý, sử dụng vốn tài sản; chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư xây dựng đối với các dự án nguồn điện, còn để xảy ra các tồn tại, vi phạm làm tăng chi phí sản xuất điện; mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhưng EVN vẫn đầu tư vào EVN Telecom dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, mất vốn nhà nước. Trách nhiệm này là của hội đồng thành viên, ban tổng giám đốc của EVN và các tổng công ty đã được kiểm tra. Kết thúc thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý tài chính gần 1.100 tỉ đồng và 1,648 triệu USD vi phạm.

EVN “biếu không” Viettel gần 10.000 tỉ đồng

Đối với việc đầu tư vào EVN Telecom, đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỉ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỉ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư. Nguyên nhân thua lỗ được xác định do lãnh đạo EVN và EVN Telecom đã có khuyết điểm trong việc tổ chức nghiên cứu đánh giá, lựa chọn công nghệ, mô hình tổ chức kinh doanh chưa phù hợp, các tổng công ty điện lực vừa kinh doanh điện vừa kinh doanh viễn thông nên không chuyên nghiệp.

Mặc dù thua lỗ như vậy, đáng ra EVN phải làm hết sức mình để cắt giảm thua lỗ, bù lại những thiệt hại cho Nhà nước trong việc chuyển giao EVN Telecom nhưng EVN không thực hiện như vậy mà còn thỏa thuận không thu phí trong vòng 30 năm đối với toàn bộ hệ thống cáp viễn thông chuyển giao sang Viettel, các tuyến cáp của Viettel đã, đang và sẽ triển khai trong toàn bộ hệ thống cột điện của EVN trong hiện tại và tương lai. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Viettel giảm được giá thành dịch vụ viễn thông, tăng doanh thu tương ứng trên 354 tỉ đồng/năm (hơn 10.628 tỉ đồng trong 30 năm).

Cũng trong việc thực hiện việc chuyển giao EVN Telecom, tính đến thời điểm thanh tra, Viettel chưa chi trả cho EVN khoản công nợ theo các cam kết của hợp đồng đã ký với số tiền hơn 11.000 tỉ đồng. Theo thỏa thuận này, Viettel phải chi trả trong năm năm, vào ngày 31-3 hằng năm.

Nhóm PV

======================

Thì ra vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo đức quy ra tiền

29/09/2013 03:05

'Ngoại tình' bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (Nghị định 110/2013/NĐ-CP, ngày 24.9.2013) là một trong những quy định gây xôn xao dư luận trong tuần qua. Cùng với đó, rất nhiều vấn đề thuộc giá trị đạo đức cũng được luật hóa để xử phạt như kết hôn giữa những người có cùng huyết thống; kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng...

>> Phạt 'ngoại tình' có khả thi ?

>> Ngoại tình có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng

Hầu hết các chuyên gia luật pháp đều cho rằng, quy định này không khả thi vì trên thực tế không ai làm cái việc là quy các giá trị đạo đức ra tiền. Nhưng điều khiến dư luận bức xúc hơn nữa, đó là đã rất nhiều ý kiến cảnh báo tính thiếu khả thi của điều này, ngay khi Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý hồi tháng 3.2013. Một điều khoản pháp quy mà không rõ ràng, có nhiều cách hiểu, không có căn cứ áp đặt thi hành thì sẽ không thể áp dụng trên thực tế.

Gần đây, tình trạng văn bản quy phạm pháp luật ban hành phải đình hoãn, sửa hoặc hủy bỏ tương đối nhiều và liên tục. Đa phần những quy định này đã được dư luận góp ý nhưng cơ quan soạn thảo cố tình không sửa, hoặc chậm sửa đổi, hoặc chối bỏ trách nhiệm. Điển hình như quy định chứng minh nhân dân ghi tên cha, mẹ, “ngực lép” không được lái xe...

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ việc quy trình lập pháp không được tuân thủ, đến trình độ các cơ quan chuyên môn không đảm bảo, và cũng có cả chuyện vô trách nhiệm của công chức được giao soạn thảo, thẩm định văn bản. Nhưng trên hết đó là lý thuyết lập pháp, nói cách khác là phương pháp luận để xử lý các vấn đề xã hội và cách lý giải các hành vi của con người dưới tác động của các quy phạm pháp luật đã không được tôn trọng. Phàm cái gì thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết mạch lạc đều trở nên rối rắm. Soạn thảo một văn bản pháp luật cũng vậy.

Có 3 lý thuyết lập pháp quan trọng, thứ nhất, “làm luật” thì phải nhắm đến các vấn đề xã hội đang phát sinh; thứ hai, chỉ những vấn đề do hành vi “có vấn đề” của con người gây ra mới giải quyết được bằng cách ban hành pháp luật; thứ ba, để điều chỉnh hành vi “có vấn đề” phải lý giải được tại sao con người lại hành động như vậy. Nếu để ý sẽ thấy, tất cả các quy phạm bị phản đối, phải sửa hoặc hủy bỏ vừa qua đều không thỏa mãn các lý lẽ này của lập pháp.

“Ngoại tình” là hành vi “có vấn đề” nhưng nó có phải là vấn đề xã hội đang phát sinh hay không? Tại sao người ta lại “ngoại tình” và xử phạt 1-3 triệu đồng có giúp giải quyết vấn đề không? Cũng giống như rất nhiều quy định bị phản đối gần đây, nếu cơ quan chuyên môn trả lời thỏa đáng những câu hỏi dạng này, có lẽ dư luận sẽ không nhọc công tranh cãi, vừa mất thời gian, tốn kém chi phí xã hội.

An Nguyên

===============

Thấy cái tựa đọc buồn cười - "Đạo đức quy ra tiền" - nên tò mò xem.

Cách đặt vấn đề của tác giả này có tính phiến diện. Thực ra trong giai đoạn phát triển về sau của xã hội, các vấn đề đạo đức và luật pháp đan xen nhau. Có khi không tách biệt được. Thí dụ: Ăn cắp bị xử tù và có thể phạt tiền từ vài tháng đến vài năm. Nhưng ăn cắp cũng thuộc phạm trù đạo đức/

. Tóm lại là giữa luật pháp và đạo đức đôi khi làm chuẩn mực và điểm tựa cho nhau. Rạch ròi qúa như bài này cũng chưa thấu đáo. Nhưng chém gió thế thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện tích nước nhấn chìm nhà dân

09/10/2013 03:00

Ngày 8.10, PV Thanh Niên có mặt tại dự án Thủy điện Đồng Nai 2, chứng kiến hàng trăm héc ta cà phê, hàng chục ngôi nhà cùng nhiều tài sản của người dân bị nhấn chìm trong lòng hồ thủy điện.

Posted Image

Nhà người dân chìm ngập trong lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 - Ảnh: Lâm Viên

Để thực hiện dự án này, nhà nước đã thu hồi 475 ha đất của 297 hộ dân thuộc các xã Đan Phượng, Liên Hà và Tân Thanh (H.Lâm Hà, Lâm Đồng) giao cho chủ đầu tư là Công ty CP thủy điện Trung Nam. Ngày 19.9, UBND huyện mới nhận được thông báo của chủ đầu tư là ngày 21.9 sẽ tích nước giai đoạn 1 nên hàng trăm hộ dân không kịp xoay xở di dời nhà cửa, tài sản, công cụ sản xuất.

Thống kê sơ bộ 2 xã Tân Thanh và Liên Hà (H.Lâm Hà, Lâm Đồng) có khoảng 350 ha cà phê sắp thu hoạch trị giá hàng trăm tỉ đồng, hàng chục ngôi nhà, nhiều máy móc và công cụ sản xuất bị nhấn chìm dưới lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2. UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công điện hỏa tốc yêu cầu UBND H.Lâm Hà phối hợp với chủ đầu tư xác định các thiệt hại phát sinh của các hộ dân và các biện pháp cần hỗ trợ, để yêu cầu Công ty CP thủy điện Trung Nam giải quyết, báo cáo UBND tỉnh. Công điện còn yêu cầu Sở Công thương đôn đốc chủ đầu tư xử lý, khắc phục các vấn đề phát sinh, không để phức tạp tình hình tại địa phương.

Gia đình ông Lê Đình Minh, thôn 5, xã Tân Thanh có 5,4 ha cà phê bị thu hồi nhưng chưa nhận được hết tiền bồi thường và hỗ trợ, khi nước ngập chỉ kịp chạy thoát thân sang thôn Đạ Sa, xã Liên Hà; toàn bộ tài sản, cà phê, máy móc bị nước nhấn chìm. Cách đây ít ngày ông Minh mới nhận được 180 triệu đồng trong tổng số 600 triệu đồng tiền đền bù, hỗ trợ. Hiện nay gia đình ông Minh phải thuê nhà ở trọ, không còn mét đất nào để ở và sản xuất.

Tương tự, hộ bà Hoàng Thị Yến (9 người), bị nước nhấn chìm nhà cửa, 2 máy bơm nước tưới, nhiều công cụ sản xuất, ao cá, trại nuôi gà, vịt; sau khi tích nước mất hết tài sản thì chủ đầu tư mới trả cho bà được 270 triệu đồng, trong tổng số 900 triệu.

Ông Đào Xuân Sơn, Chủ tịch UBND xã Liên Hà trăn trở: “Chủ đầu tư tích nước đột ngột khiến bà con trở tay không kịp. Nay bà con bị thiệt hại nặng, chủ đầu tư vẫn không đủ tiền đền bù cho họ”.

Theo ông Sơn, xã Liên Hà có 206 hộ thuộc 2 thôn Sình Công và Hà Lâm bị thiệt hại nhưng chỉ có khoảng 50% số hộ đã nhận được tiền đền bù. Xã đang đề nghị UBND huyện hỗ trợ cho 16 hộ đang hết sức khó khăn. Hầu hết các hộ ở thôn 5 nằm trong lòng hồ không còn đất sản xuất. Lãnh đạo xã Tân Thanh cũng cho rằng, do người dân chưa nhận được tiền đền bù nên tiếp tục đầu tư canh tác cà phê, nay cà phê sắp thu hoạch thì chủ đầu tư đột ngột tích nước khiến họ trắng tay.

Lâm Viên

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Trần Ngọc Thêm:

Đánh giá của Đại tướng về văn hóa Việt vô cùng đúng

Hoàng Lực

Thứ năm 10/10/2013 09:38

(GDVN) - Theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, nhận định của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: "Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm... Mỹ thua ở Việt Nam là thua về văn hóa" là vô cùng đúng.

Thời chiến, "văn hóa âm tính" giúp sức mạnh người Việt tăng lên gấp bội

Trong cuộc gặp gỡ lần 2 năm 1997 (cuộc gặp lần đầu tiên năm 1995) và cũng là lần cuối cùng giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp với ông McNamara - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (sau gần 30 năm người Mỹ thất bại tại chiến tranh Việt Nam), Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi ông McNamara: “Ông có biết vì sao nước Mỹ lại thua Việt Nam không?”, McNamara không trả lời được. Đại tướng đã nói với ông ta rằng: “Các ông thua vì Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam, không hiểu gì về văn hóa người Việt”.

Nhận định ở khía cạnh văn hóa, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm (GS. Trần Ngọc Thêm – PV) - Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh), cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam có rất nhiều, “nhưng nhìn một cách khái quát, nhận định Mỹ thua ở Việt Nam là thua về văn hóa vô cùng đúng”.

Posted Image

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm - Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh): "Nhìn một cách khái quát, nhận định Mỹ thua ở Việt Nam là thua về văn hóa vô cùng đúng”.

Theo GS. Trần Ngọc Thêm, R.S. McNamara vốn là một nhà kỹ trị (trước khi làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông từng là Chủ tịch tập đoàn Ford Motor Co). Trong tập hồi ký “Nhìn lại quá khứ: tấn thảm kịch và những bài học từ Việt Nam” (In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam) xuất bản năm 1995, McNamara đã thừa nhận: “Chúng ta… đã hành động theo… nguyên tắc và truyền thống của nước Mỹ. Nhưng chúng ta đã sai lầm. Chúng ta sai lầm tệ hại”. Một trong những sai lầm đó là việc Mỹ đã “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc”, điều đó “phản ánh sự thiếu hiểu biết cơ bản của chúng ta (người Mỹ) về lịch sử văn hóa, chính trị” của Việt Nam.

Là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn hóa Việt Nam, GS. Trần Ngọc Thêm cho rằng để đối phó với kỹ thuật, Việt Nam đã thắng Mỹ bằng sức mạnh văn hóa. Ngoài các yếu tố như chính nghĩa, tinh thần dân tộc..., có hai đặc trưng quan trọng của văn hóa Việt đã được khai thác tối đa là tính tổng hợp và tính linh hoạt.

Tính tổng hợp trong văn hóa Việt Nam xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa nước, là một nghề phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên người Việt đã luôn phải cố gắng tổng hợp và bao quát hết (như người Việt vẫn nói: “Trông trời trông đất trông mây - Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm..”). Đây là một đặc trưng rất “âm tính”, giống như người phụ nữ, cùng lúc có thể bao quát làm được nhiều việc; khác với văn hóa phương Tây “dương tính” thiên về tư duy phân tích – giống như người đàn ông cùng lúc chỉ tập trung làm được một việc mà thôi.

Với tư duy phân tích, người phương Tây quen với lối ai làm việc của người ấy, chiến tranh là nhiệm vụ của quân đội, còn nhân dân tách hẳn ra một bên. Còn ở Việt Nam thì lúc có chiến tranh, ai cũng tham gia chiến đấu, chống giặc ngoại xâm chứ không chỉ có quân đội. Chính là tính tổng hợp của văn hóa đã làm nên cái gọi là “chiến tranh nhân dân” mà người Mỹ dù có được nghe thấy cũng khó mà hiểu hết được bản chất của nó” – GS Trần Ngọc Thêm phân tích.

Nhờ có tính tổng hợp, mỗi người đều là một chiến sĩ nên người Việt Nam tuy không đông nhưng đã có sức mạnh tăng lên gấp bội.

Đặc trưng văn hóa thứ hai giúp người Việt Nam chiến thắng bất kỳ kẻ thù nào là tính linh hoạt. Nghề nông nghiệp trồng lúa nước luôn luôn phải đối phó với tự nhiên, mà tự nhiên luôn chứa đầy những yếu tố bất ngờ không thể dự tính trước được, cho nên chúng ta phải rất linh hoạt. Tùy nơi, tùy lúc, tùy người mà có những ứng xử khác nhau chứ không cứng nhắc theo một cách bất biến nào.

Trong khi đó, văn hóa phương Tây lại có truyền thống phải tính toán, sắp xếp trước mọi việc một cách nề nếp, có nguyên tắc chứ không thể tùy tiện được. “Một bên là cái linh hoạt đối đầu với bên kia là cái nguyên tắc thì cái linh hoạt luôn luôn thắng. Trong chiến tranh, hơn thua nhau là ở sự bất ngờ mà tính linh hoạt luôn tạo nên sự bất ngờ – đó chính là kiểu chiến tranh du kích thiên biến vạn hóa khiến đối phương không thể đối phó được. Tính tổng hợp và tính linh hoạt chính là hai yếu tố văn hóa làm nên “chiến tranh nhân dân” và “chiến tranh du kích” nổi tiếng giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù” – GS Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh.

Thế mạnh văn hóa trong thời chiến đang bộc lộ nhiều hạn chế

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, bước sang hòa bình, cùng với việc mở cửa hội nhập và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, toàn bộ văn hóa truyền thống đang có những thay đổi căn bản.

“Chúng ta đang ở trong một giai đoạn có sự đối lập rất gay gắt giữa truyền thống văn hóa nông thôn, nông nghiệp với thực trạng của xã hội, hướng đến lối sống đô thị và công nghiệp. Văn hóa nông thôn, nông nghiệp truyền thống đang biến đổi mạnh, mọi điều kiện không còn như cũ. Trong khi đó chúng ta vẫn chưa có được xã hội công nghiệp và lối sống đô thị. Xã hội Việt Nam hiện nay đầy rẫy những người nông dân khoác áo đô thị. Việc làm thì giống như người đô thị nhưng hành xử thói quen sinh hoạt, cách quản lý, suy nghĩ, cách làm việc vẫn là anh tiểu nông” – GS Trần Ngọc Thêm phân tích.

Chính là vào lúc này, những đặc trưng văn hóa trước đây đã giúp ta làm nên chiến thắng trong chiến tranh thì nay lại bộc lộ hết những mặt hạn chế của nó.

Trong khi người phương Tây mạnh về tư duy phân tích, giờ nào việc nấy, làm ra làm chơi ra chơi, đã làm thì phải hướng tới hiệu suất cao nhất, thì chúng ta quen lối tư duy tổng hợp, vừa làm vừa chơi.

“Vừa làm vừa uống trà uống nước, việc gì cũng “chín bỏ làm mười”, đại khái, hời hợt, không đến nơi đến chốn – đây hoàn toàn là cách sống của người tiểu nông sản xuất nhõ lẻ, manh mún”, GS Trần Ngọc Thêm chỉ rõ.

Posted Image

Tính cộng đồng trong văn hóa Việt vừa có điểm mạnh nhưng cũng có những hạn chế nhất định (ảnh Lễ hội Gióng).

Lịch sử văn hóa quản lý của phương Tây phát triển theo hướng chính quy, nề nếp, bài bản; xã hội được tổ chức và quản lý tuyệt đối theo luật pháp, nên từ đó mà phát triển lên thành xã hội công nghiệp, đô thị vì vậy phương Tây không có vấn đề xung đột văn hóa.

Trong khi văn hóa Việt Nam truyền thống đặc trưng bởi tính linh hoạt rất mạnh mẽ. Điều đó là thế mạnh trong chiến tranh, nhưng khi chuyển sang hòa bình, xây dựng xã hội công nghiệp - đô thị, tính linh hoạt chuyển thành tùy tiện. Người quản lý làm việc theo tình cảm, xử lý công việc tùy tiện; khiến dân chúng không tin tưởng vào luật pháp, phổ biến tình trạng lách luật, có việc gì thì chủ trương “tự xử”…

Người Việt dù ở đâu cũng luôn phát huy tối đa khả năn linh hoạt biến báo, xoay xở sao cho có lợi tối đa cho mình, với đủ loại mánh khóe. Đến mức chúng ta quên rằng phải biết xấu hổ với những thói xấu đó nên thoải mái lên mạng dạy nhau, viết sách dạy nhau gian lận, trốn vé khi vào bảo tàng, khi đi xe; quay cóp khi thi cử; trốn visa, nhập cảnh bất hợp pháp khi ra nước ngoài… Cuốn sách “Xách ba lô lên và đi” đang gây phản ứng mạnh trong cộng đồng mạng của tác giả trẻ Huyền Chíp là một ví dụ…

Chính tính tổng hợp và tính linh hoạt mà trong chiến tranh giúp ta có lợi thế trước phương Tây bao nhiêu thì bây giờ đang bộc lộ hết mặt hạn chế, gây nên những bất cập mà chúng ta đang gặp phải hiện nay khi chuyển từ xã hội nông nghiệp - nông thôn sang xã hội công nghiệp - đô thị.

Những hạn chế khác…

Bên cạnh tính tổng hợp và tính linh hoạt, những đặc trưng bản sắc khác của văn hóa truyền thống Việt Nam cũng đang bộc lộ những mặt hạn chế.

Thứ nhất là tính cộng đồng trong văn hóa làng xã của người Việt. Điểm mạnh của nó là mọi người trong cộng đồng thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau tạo thành một tập thể nhưng đặc trưng đó chỉ phát huy trong làng xã khép kín, có quen biết thì có cộng đồng mà không quen biết thì không có cộng đồng.

Bước vào xã hội công nghiệp - đô thị rộng lớn, nơi mà mọi người không thể quen biết thân thiết hết được với nhau, mọi hậu quả xấu bắt đầu nảy sinh. Lẽ ra mỗi người một việc, cứ việc mình mình làm thì người Việt chúng ta cứ phải la cà trò chuyện, rồi tự cho mình cái quyền can thiệp vào việc riêng của người khác, nhà khác ngay cả khi người ta không làm gì ảnh hưởng đến mình, đến cộng đồng.

Khi có công việc, người phương Tây xếp một hàng thẳng, người đến trước đứng trước người đến sau đứng sau, thì người Việt chúng ta cứ phải đứng dàn hàng ngang ra để còn túm lại nói chuyện với nhau”, GS Trần Ngọc Thêm nêu ví dụ.

Tính cộng đồng kéo theo hệ lụy khác là thói cào bằng: Người Việt Nam không muốn ai hơn mình nên cứ thấy ai hơn mình là tìm cách phá họ, dìm họ xuống. Thói nói xấu sau lưng cũng từ đây mà ra. Cho nên Nguyễn Du mới nói “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Vì thế người có tài phải học cách giấu mình đi; từ đó mà nảy sinh sinh ra đức tính khiêm tốn giả vờ,không dám bộc lộ năng lực.

Trong khi phương Tây thì coi trọng việc thể hiện năng lực, khả năng của mình để tự khẳng định và để xã hội tiện sử dụng. Tính cộng đồng trong văn hóa Việt còn sinh ra thói sĩ diện, “bệnh sĩ”, dù không được như thế nhưng người ta vẫn cố phô trương ra mình như vậy – đó là nguyên nhân của căn bệnh “nổ”, “chém gió”, mà từ trẻ đến già đều mắc phải.

Thứ hai là tính ưa hài hòa của người Việt tức là lối suy nghĩ luôn luôn thấy mình ở giữa: “nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng ai bằng”. Đây là một triết lý sống rất hay vì nó luôn tạo cho mình một cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Vì vậy người phương Tây trước đây đến Việt Nam từng nhận định rằng tuy Việt Nam nghèo nhưng khuôn mặt mọi người luôn rạng ngời niềm vui, sự hài lòng.

Các cuộc điều tra xã hội học trên thế giới hiện nay cũng cho biết rằng Việt Nam là một trong số ít quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao. “Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay tính ưa hài hòa lại kiềm chế sự phát triển, hạn chế ý chí vươn lên", GS. Trần Ngọc Thêm đánh giá.

Thứ ba là người Việt thiên về “âm tính”. Đây là đặc trưng mà người Việt cần phải thay đổi hoàn toàn. Nó liên quan đến tất cả những hạn chế của các đặc trưng trên. Xã hội cũng như tự nhiên đều luôn biến động, tức là thiên về dương tính. Cho nên khuynh hướng thiên về “âm tính”, hậu quả của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước nay không còn phù hợp. Văn hóa Việt Nam hiện tại phải chuyển sang hài hòa thiên về “dương tính”, tức là phải năng động hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn, GS. Trần Ngọc Thêm kết luận.

====================

nhận định của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: "Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm... Mỹ thua ở Việt Nam là thua về văn hóa"

Từ năm 1992 trở về trước - qua hai cuộc kháng chiến - một truyền thống văn hóa rất căn bản của Việt tộc là "Việt sử gần 5000 văn hiến" (Cách gọi cũ là "hơn 4000 năm lịch sử") vẫn được chính thức công nhận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GS Nguyễn Khắc Mai:

“Cái “neo” để văn hóa không phân ly là lòng dân

Phạm Liễu-Hoàng Lực

Thứ bảy 12/10/2013 07:19

(GDVN) – “Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ. Như hiện tượng đi ngoài đường, chỉ mới va chạm nhau đã dẫn tới những cuộc ẩu đả…”, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai cho biết.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai - nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban Dân vận Trung ướng, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết: Văn hóa Việt Nam kết tinh từ ngàn đời với truyền thống tốt đẹp con người sống hòa hợp với tự nhiên, tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam làm nên sức mạnh dân tộc. Tuy nhiên tính cộng đồng đó đang dần mất đi đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Sự phân hóa giàu nghèo, văn hóa ngoại lai phá vỡ thuần phong mỹ tục.

Nói cách khác trong nội tại văn hóa Việt Nam đang có sự phân ly giữa cái cũ và cái mới, cái hay cái dở đan xen nhau mà cần có một cái nhìn thẳng thắn để tháo gỡ.

“Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ…”

Đồng tình với ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam đang có sự phân ly, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Trong phân ly văn hóa, phân ly xã hội có phân tâm, phân tách. Khi nói phân ly ta phải xem xét cả ba trạng thái ấy và không nên đơn giản ở việc dừng lại để mô tả”.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng, hiện nay xã hội đang có sự phân tâm mà sự phân tâm đó bắt nguồn từ trong chính những bức xúc của xã hội chưa được mổ xẻ làm rõ cái gốc gác mà mới chỉ dừng lại ở việc mô tả. Cụ thể, như hiện tượng tham nhũng của cán bộ công quyền, suy thoái về đạo đức hay cách ứng xử của một bộ phận cán bộ với người dân không đạt yêu cầu. Sự phân tâm đó tạo nên cách nghĩ, cách ứng xử khác nhau, từ đó tạo nên sự phân ly trong văn hóa.

“Đây thực chất là phân ly văn hóa lớn. Có thể nói rằng trong phân ly văn hóa có phẩm chất con người, có vấn đề luật pháp, có những thiết chế quản lý. Ví dụ quản lý kinh tế theo lối sử dụng đất đai hiện nay, ngay cả Quốc hội cũng đang còn nhiều tranh luận, chính là sự phân ly. Như vậy, chính sách, đường lối, lý thuyết, luật pháp cũng có sự phân ly. Nói cụ thể như việc anh lấy một vùng đất ở Văn Giang rồi đền bù cho dân thấp, nhưng khi đất ấy trao tay qua cho doanh nghiệp thì giá trị tăng lên gấp chục, trăm lần thì làm sao có sự thống nhất đoàn kết ở đây được? Đây là vấn đề lớn của dân tộc, giải đáp vần đề này phải công tâm”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh.

Posted Image

Nhà nghiên cứu văn hóa, GS Nguyễn Khắc Mai: Cái “neo” để văn hóa Việt không phân ly là lòng dân

Bên cạnh đó, hiện nay văn hóa cũng đang phân tầng. Nó thể hiện qua văn hóa hành xử của cán bộ công chức với dân không đạt được yêu cầu. Người dân đòi cao hơn, muốn những người cán bộ giỏi hơn, sống đẹp hơn, phải có một sự thương thảo, trao đổi công bằng, hài hòa trong văn hoá cái này chưa làm được nên tiếp tục có sự phân ly văn hóa.

“Sự phân ly văn hóa khiến suy thoái nhân cách rất rõ. Như hiện tượng đi ngoài đường va chạm nhau dẫn tới những cuộc ẩu đả. Có một lần tôi sang nước ngoài, do vô ý mình va phải người ta, người ta vội vàng quay sang xin lỗi, nhưng thực ra lỗi là do mình. Còn người Việt mình thì bất chấp, đó là một suy thoái về nhân cách. Suy thoái nhân cách bây giờ dễ thấy mà nó đau lòng nhất là hai vụ: Vụ một nhóm quan chức TP.HCM hưởng mức lương ngất ngưỡng còn công nhân thì mặc và vụ nhân bản kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nói.

Theo đó, sự suy thoái về văn hóa hiện nay diễn ra trong cả tôn giáo, người ta lợi dụng thần, phật rất nhiều.

“Có những người đặt ra câu hỏi rằng: Xã hội đầu tư cho tôn giáo rất lớn, chùa ngày càng to, tượng phật ngày càng lớn, sư sãi ăn mặc diêm dúa... nhưng sao đạo đức xã hội vẫn suy đồi? Đấy là một vấn đề gây hoang mang khi văn hóa tôn giáo bị đánh mất. Nhiều sư, nhiều giáo mục, linh mục nói với tôi rằng: Có trạng thái mạt pháp. Tức là pháp độ của tôn giáo đã đi tới cái ngọn, không còn là cái gốc lành, là văn hóa, đạo lý mà nó đang đi tới thời kỳ suy đồi. Đó là vấn đề mà nhiều người đang cảm nhận được. Khi có một trạng thái u mê về văn hóa diễn ra rất lớn trong xã hội mà chúng ta cần phải phân tích”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thẳng thắn.

Đẹp nhất trong văn hóa người Việt là sự thánh thiện và tình người

Tuy vậy bản sắc văn hóa Việt hiện nay vẫn còn nhiều điều rất đẹp: Con người sống hài hòa với nhau, với thiên nhiên, tình làng nghĩa xóm. Đó chính là nét riêng, tính cách riêng của người Việt. Đó là sự hài hòa biểu hiện trong thuyết âm dương.

Nhà nghiên cứu văn hóa nói: “Người ta thường nói rằng âm dương hài hòa thì quả vàng được sinh sôi. Đó là nhân văn, tình người rất sâu. Tôi không nghĩ nó là duy tình. Đó là minh triết; thương người như thể thương thân... Đó là nét văn hóa rất sâu. Nó có trong bản sắc con người Việt”.

Bên cạnh đó ở góc nhìn của mình nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cho rằng, bản sắc văn hóa Việt Nam phải nói đến hai mặt, cái thánh thiện trong con người Việt, tình người rất đẹp. Ông bà ta xưa từng nói con người quý lắm trong tiểu vũ trụ có thiên hoàng, địa hoàng và nhân hoàng. Bên cạnh đó là những hạn chế đang tồn tại đó là lối ứng xử nông nghiệp lạc hậu ngày xưa nó vẫn đang tồn tại, cho nên cần có sự quản lý văn hóa, giáo dục văn hóa phù hợp với đời sống hiện đại.

“Có thể nói, việc hiện nay, giới trẻ chạy theo phong cánh ăn mặc, âm nhạc, phim ảnh của Hàn Quốc cũng là một thói xấu, là sự lai căng. Cái này có dấu vết từ chiều sâu văn hóa Việt. Văn hóa Việt một mặt cố giữ bản sắc, đạo lý, tuy nhiên từ lịch sử đã có sự đua đòi. Còn bây giờ thì sao? Vì cái của mình không được nhắc nhở, trau chuốt thì người ta phải nhòm ra ngoài. Đó cũng chính là sự a dua. Khi bản lĩnh văn hóa của mỗi con người không giữ được. Nó chính là những thói xấu đánh mất bản lĩnh của mình. Mặt khác cũng phải thúc đẩy cái hay, cái tốt từ bên ngoài”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai nêu hiện trạng.

Theo đó, hiện nay việc nhiều nhóm trẻ đua đòi, nhưng sẽ chóng qua hơn hết để sự phân ly văn hóa mất đi thì cái "neo" lớn trong xã hội phải nói đến văn hóa chính trị, phải thật sự tôn trọng dân.

“Ngoài ra chính bản thân chúng ta là quyền chủ động, chủ động học, chủ động tiếp nhận văn hóa trong xã hội, dòng tộc để làm người tử tế”, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai kết luận.

=========================

Kính cụ Mai.

Nhà em thì cho rằng thì là sự phân ly văn hóa suy cho cùng không phải là căn nguyên để dẫn tới suy thoái đạo đức. Thí dụ như xã hội Hoa Kỳ một đất nước đa văn hóa - Tức là phân ly văn hóa gọi bằng "cụ" - nhưng nhà em chưa thấy dấu hiệu suy thoái đạo đức trên đất nước này.

Sự du nhập văn hóa bên ngoài cũng không phải căn nguyên của suy thoái đạo đức. Bởi vì: Ngay tại những nước có "văn hóa xuất khẩu" đó - thí dụ như Hàn Quốc - cũng có biểu hiện suy thoái đạo đức đâu? Hay nói cách khác: Nếu văn hóa nhập khẩu làm suy thoái đạo đức thì ngay tại đất nước có nền văn hóa đó nó phải loạn lên rùi!

Đạo đức tự nó là một phạm trù độc lập bao hàm cả văn hóa. Trong Lý học có ba phạm trù độc lập chi phối tất cả các mối quan hệ xã hội là: Pháp trị, Đức trị và Lễ trị. Gọi là "tam Dương". Bản chất của ba phạm trù này xuất hiện và tồn tại như là những quy luật tất yếu của xã hội . Mặc dù nó thể hiện thông qua khả năng nhận thức của con người. Các cụ nhà ta gọi là "Tam Dương khai thái". Tức là nắm được quy luật này thì xã hội sẽ ổn định. Tất nhiên khi không nắm được và vận dụng những quy luật này - nó còn tùy thuộc vào khả năng nhận thức và phương pháp thực hiện - thì xã hội phân ly.

Nhà em thì tài hèn, biết đến đâu thì nói đến đấy. Gọi là "ăn theo nói leo". Cụ đại xá cho.

Lâu quá, nhà em chưa có dịp gặp cụ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện "núi kim cương" trên sao Mộc, sao Thủy

BATDATVIET.VN

Cập nhật lúc 08:11, 12/10/2013

(Khoa học) - Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố công trình nghiên cứu về Sao Mộc và sao Thổ. Điều đáng chú ý là kết luận hai hành tinh này thường có những trận mưa kim cương trên trời.

Hai nhà khoa học hành tinh, Mona Delitsky của Cơ quan Kỹ thuật đặc biệt Califoria (CSE) ở Pasadena, California, Mỹ và Kevin Baines của Đại học Wisconsin - Madison (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu và cho biết, Sao Mộc và sao Thổ có thể chứa rất nhiều kim cương. Những mô hình chuẩn về cấu trúc hành tinh cho rằng bên trong sao Thổ có cấu trúc tương tự như của sao Mộc, với một lõi đá cứng bao quanh bởi hiđrô và heli với một lượng nhỏ những hợp chất dễ bay hơi trong khí quyển.

Theo các nhà khoa học, kim cương có thể trôi trong dòng hydro và heli lỏng ở bên trong bầu khí quyển của sao Thổ và sao Mộc. Hơn nữa, ở độ sâu thấp hơn, dưới áp lực và nhiệt độ cực cao loại đá quý giá này còn bị tan chảy, nghĩa là sẽ có những cơn mưa kim cương.

Hai nhà khoa học Baines và Delitsky cho biết: "Các dữ liệu mới đây đã xác nhận rằng ở độ sâu nhất định, kim cương có thể trôi bên trong sao Thổ. Một số nơi, đá quý phát triển quá rộng nên được gọi là “núi kim cương”".

Kim cương có thể hình thành khi cacbon (có trong than chì hoặc muội than do những cơn bão mạnh ở lớp khí quyển trên cùng của sao Thổ tạo ra) rơi vào bầu khí quyển sâu của hành tinh này.

Posted Image

Con người sắp đưa những con tàu lên vũ trụ để khai thác kim cương?

Tại đây, nó được ép thành những viên kim cương. Sau đó, những viên đá quý rơi xuống tầng khí quyển thấp hơn, gần lõi hành tinh và biến thành chất lỏng.

Các nhà khoa học cho hay kim cương rắn có thể tồn tại trong các lõi tương đối lạnh của sao Hải Vương và sao Thiên Vương nhưng sao Mộc và sao Thổ được cho là quá nóng để hình thành kim cương rắn.

Mặc dù, quá trình tạo ra kim cương vẫn còn là một bí ẩn nhưng các nhà khoa học cho rằng, trên Trái đất, những viên kim cương hình thành một cách tự nhiên khi carbon nằm ở độ sâu 160 km dưới bề mặt Trái đất.

Sau đó, kim cương cần phải được nung nóng đến khoảng 1093 độ C và chịu áp suất khoảng hơn 4 tỷ Pascal. Nó cũng cần phải nhanh chóng di chuyển lên bề mặt Trái đất - thường là đi theo dòng dung nham núi lửa. Nghiên cứu này đã được trình bày tại hội nghị hàng năm lần thứ 45 của Hội thiên văn học của Mỹ về Khoa học Hành tinh tại Denver.

Posted Image

Mưa kim cương trên hành tinh sao Hải Vương và Thiên Vương.

Hai hành tinh này có cực từ lệch 60 độ so với cực địa chất. Nguyên nhân của việc này là các hành tinh có thể đã từng đâm phải một hành tinh nào đó. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng Hải Vương và Thiên Vương đã từng có những đại dương carbon lỏng, với những tảng băng kim cương cứng trên bề mặt. Những mẩu kim cương nhỏ có thể rơi xuống như mưa trên các hành tinh này.

Posted Image

Trái đất bị bao phủ bởi vật chất đen.

Đây là một trong những bí ẩn lớn nhất trong ngành vũ trụ học hiện đại. Chúng ta mới biết rằng chính vật chất đen đang giúp níu giữ các thiên hà và hệ Mặt trời của chúng ta khỏi trôi nổi lung tung. Nó cũng có ảnh hưởng lớn đến hệ Mặt trời, điều được thể hiện khi quan sát những tác động của nó lên các công nghệ vũ trụ.

Posted Image

Hệ Mặt trời có…đuôi.

Chiếc “đuôi” này có hình cỏ 4 lá. Nó được cấu tạo từ những phân tử mà khó có thể quan sát được bằng những thiết bị quang học thông thường. “Đuôi” này dài tới 13 tỉ km, nằm ở ngoài những hành tinh xa xôi nhất trong thiên hà. Nó tạo ra những con gió vô cùng lớn, thổi bay vật chất đi theo nhiều hướng.

Posted Image

Mặt trời có thể hợp với quyển từ của sao Mộc. Quyển từ của sao Mộc là một trong những quyển từ lớn nhất và mạnh nhất trong hệ Mặt trời (Thậm chí lớn hơn cả của Mặt trời). Quyển từ của sao Mộc có thể nhấn chìm Mặt trời, kể cả vầng hào quang của hành tinh này.

Nguyễn Ngân (Tổng hợp DV, KT)

=========================

Mặt trời có thể hợp với quyển từ của sao Mộc. Quyển từ của sao Mộc là một trong những quyển từ lớn nhất và mạnh nhất trong hệ Mặt trời (Thậm chí lớn hơn cả của Mặt trời). Quyển từ của sao Mộc có thể nhấn chìm Mặt trời, kể cả vầng hào quang của hành tinh này.

Từ lâu,Lý học Đông phương phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Thái Tuế chính là sao Mộc. Và tất cả những ai có tìm hiểu vê Lý học ứng dụng đều biết ảnh hưởng rất lớn của sao Thái Tuế trong tất cả các ngành Lý học ứng dụng là: Tử Vi, Phong thủy...vv....

Nay với sự xác định của tri thức khoa học hiện đại về ảnh hưởng của "Từ quyển" của sao Mộc, đã cho thấy tính khoa học và chân lý của Lý học Việt.

Điều này cũng cho thấy tính vượt trội của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt - khi mà tri thức khoa học mới chỉ nhận thức được sự ảnh hưởng của Từ quyển sao Mộc thì Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã định lượng và ứng dụng trên thực tế những quy luật vũ trụ có thể tiên tri.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

6 nhà dân cạnh Thủy điện Đồng Nai 2 bị sập

13/10/2013 20:38 (GMT + 7)

TTO - Chiều ngày 13-10, các hộ dân tại thôn Gia Bắc 2 (xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) di tản đồ đạc ra khỏi các căn nhà bị nứt gãy và sập đổ.

Posted Image

Ông Dương Văn Sản dọn dẹp những khối bê tông đổ sập ngay tại căn nhà chưa kịp xây xong của mình vào chiều 13-10.

Posted Image

Con gái ông Sản phụ ba mẹ di tản sang ở nhờ nhà hàng xóm chiều 13-10.

Trước đó, địa bàn này xuất hiện một số cơn địa chấn nhẹ, sụt lún, nhiều vết nứt lớn xuất hiện trên mặt đất. Theo ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch UBND xã Tân Nghĩa, các hiện tượng địa chấn chỉ bắt đầu từ khi Thủy điện Đồng Nai 2 (chủ đầu tư Công ty cổ phần thủy điện Trung Nam) tích nước vào ngày 21-9.

Địa bàn bị ảnh hưởng bởi địa chấn cách lòng hồ thủy điện khoảng 300m, nằm ngoài vùng giải tỏa của Thủy điện Đồng Nai 2. Theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Nghĩa, diện tích bị ảnh hưởng khoảng 50 hecta, chủ yếu ở khu vực bị nứt đất có kết cấu đất yếu, lớp đất trên mặt rất mỏng nằm trên lớp đá dày lại nằm cạnh lòng hồ thủy điện.

Đến ngày 10-10, 6 nhà dân tại thôn Gia Bắc 2 bị đổ sập hoàn toàn hoặc bị nứt gãy, 10 hộ khác buộc phải di tản để đảm bảo an toàn.

Tiếp xúc PV Tuổi Trẻ chiều 13-10, các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng kể lại: "Vào rạng sáng ngày 10-10, khi đang ngủ thì nghe tiếng nổ trong lòng đất, nhà bị rung lên. Khoảng vài phút sau thì tường nhà nứt toát, nền nhà bị lún xuống, tiếp theo mái nhà đổ ập xuống. Toàn bộ căn nhà bị hư hại chỉ trong khoảng 30 phút".

Hiện trường ngày 13-10 ở thôn Gia Bắc 2 có nhiều con đường bị nứt, bùn từ dưới đất phun lên. Một số vị trí, nền đường sụt xuống khoảng 30 cm so với ban đầu. Nhiều trụ điện bị gãy đổ gây mất điện một số khu vực.

Sạt lở cũng bắt đầu xuất hiện trên các đỉnh đồi cạnh hồ thủy điện. Trong khu vực bị ảnh hưởng, nhiều hộ có cây cối trôi từ vườn mình sang nhà bên cạnh. Đa số vết nứt rộng khoảng 30 cm, sâu 50 cm. Tại các vườn cà phê, bùn từ lòng đất phun lên thành từng ụ lớn. Hiện 50 hecta cà phê trong khu vực đang héo rũ, bắt đầu chết. Người dân đang cố đợi lượng cà phê chín nhiều hơn sẽ thu hoạch lần cuối.

MAI VINH - PHAN THÀNH

===========================

Lý học Đông phương luôn xác định một trong những cấu trúc vật chất phi khối lượng, phi định hình (Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại cho dễ hiểu), chính là "Khí". Lý học cũng xác định sự tương tác của khí lên mọi cấu trúc vi mô của vật chất.

Hiện nay, chưa có một phương tiện kỹ thuật hiện đại nào có thể xác định được bản chất của "khí". Hay nói rõ hơn: Trong hệ thống tri thức của khoa học hiện đại thậm chí không có khái niệm về một dạng tồn tại trên thực tế của vật chất phi khối lương, phi định hình - mà Lý học Đông phương gọi là "Khí" này.

Nhưng sự hiện diện của "Khí" trên thực tế có thể kiểm chứng qua hệ quả ứng dụng của khoa châm cứu trong ngành Đông Y của Lý học Đông phương.

Trong ngành Phong thủy Đông phương, khí là một dạng tồn tại trên khắp bề mặt Địa cầu - và một trong những yếu tố quan trọng để khí được định hình và ảnh hưởng đến môi trường (Trong đó có cuộc sống của con người và hành vi) - liên quan đến cấu trúc dòng chảy của sông, suối.

Hiểu rõ điều này và là nguyên nhân để tôi chưa bao giờ có một chữ ủng hộ thủy điện, hoặc xây những đập ngăn dòng chảy. Không phải bây giờ,mà ngay từ khi TTNC LHDP chưa thành lập, tôi đã phản bác vụ xây đập thủy điện trên sông Mekong của Trung Quốc trên tuvilyso.com.

Việc sụt lún, động đất là do Âm khí bế hoặc suy gây ra. Chắc chắn vị trí bị động đất và sụt lún trong bài báo nói trên phía dưới đập thủy điện (Ngoại trừ dòng nước chảy ngược về phía trên). Đây là ảnh hưởng gần như trực tiếp của việc "bế khí". Mặc dù người ta không thể liên hệ về mặt lý thuyết khoa học hiện đại để giải thích việc này.

Đó là do nền tảng tri thức của toàn bộ nền khoa học hiện đại chưa đạt đến việc hiểu biết tất cả tự nhiên. Chứ không phải kiến thức khoa học hiện đại là chân lý tuyệt đối để phán xét mọi thứ như Thượng Đế. Không phải cái gì nó không giải thích được, nó chưa công nhận thì cái đó không tồn tại trên thế gian.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nobel Kinh tế cho “dự báo giá tài sản”

Thứ Ba, 15/10/2013 00:12

3 nhà khoa học Mỹ - Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller - đã được trao giải Nobel Kinh tế hôm 14-10 nhờ những công trình nghiên cứu riêng biệt giúp cải thiện việc dự báo giá tài sản trong dài hạn.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đánh giá những công trình dựa trên kinh nghiệm của họ đã đặt nền tảng cho sự hiểu biết hiện nay về giá tài sản cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết xu hướng trên các thị trường. Cụ thể là họ đã tìm ra những cách thức mới để nghiên cứu giá tài sản và dùng chúng vào việc tìm hiểu giá cổ phiếu, trái phiếu và những mặt hàng khác… Những phương thức của họ trở thành công cụ chuẩn trong nghiên cứu khoa học, đồng thời hỗ trợ cho hoạt động đầu tư. Việc hiểu biết rõ hơn về giá tài sản đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết định như tiết kiệm, mua nhà và ban hành chính sách kinh tế quốc gia. Thông cáo báo chí của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận định: “Việc định giá sai tài sản có thể góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính, như những gì xảy ra trong cuộc suy thoái toàn cầu mới đây”.

Posted Image

Ba nhà khoa học đoạt giải Nobel Kinh tế (từ trái qua): Eugene Fama, Lars Peter Hansen, Robert Shiller Ảnh: Reuters

Theo báo The Wall Street Journal, cả ông Fama, 74 tuổi và ông Hansen, 62 tuổi, đều đang là giáo sư Đại học Chicago. Riêng ông Shiller, 67 tuổi, đang giảng dạy kinh tế tại Đại học Yale, được biết đến nhiều với tư cách là một trong những nhà đồng sáng lập khi đưa ra chỉ số Case-Shiller về giá nhà tại Mỹ. Ông càng trở nên nổi tiếng sau khi lên tiếng cảnh báo về tình trạng bong bóng cổ phiếu công nghệ và thị trường nhà ở

. Giải Nobel Kinh tế bắt đầu được trao từ năm 1968 và không nằm trong số những giải được lập ra theo di chúc của ông Alfred Nobel. Giải thưởng này đã khép lại mùa Nobel năm nay, trong đó nước Mỹ tiếp tục chiếm ưu thế khi có đến 9 nhà khoa học, chuyên gia chia nhau các giải thưởng danh giá này. Sự thống trị của người Mỹ trong giải Nobel Kinh tế càng rõ ràng hơn khi lần gần đây nhất, giải này vuột khỏi tay họ là vào năm 1999. Lễ trao giải thưởng Nobel dự kiến diễn ra tại Stockholm - Thụy Điển vào ngày 10-12 tới, đúng vào ngày mất của ông Nobel năm 1896. Mỗi giải thưởng trị giá khoảng 1,2 triệu USD.

Khi biết mình được trao giải Nobel Kinh tế, ông Shiller tỏ ra vô cùng bất ngờ, cho rằng có nhiều người xứng đáng hơn ông.

Hoàng Phương

Theo nld.com.vn

Gửi: Hội đồng giải thưởng Nobel

Khi các quý vị biết và hiểu được học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cội nguồn Việt sử 5000 năm, quý vị tự hiểu không phải tổ chức trao các giải vật lý, hóa học, y học, văn học, hòa bình, kinh tế ( phức tạp thê???). Ông Shiller và các vị không phải mệt mỏi tìm ra người xứng đáng để trao giải, người duy nhất xứng đáng: Bác Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương đơn giản thế thôi.

P/S: Chúc Bác Thiên Sứ luôn mạnh khỏe, cội nguồn Việt sử 5000 năm được vinh danh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay