Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

NS Nguyễn Thụy Kha: Âm nhạc đang giống... chợ Đồng Xuân

07/09/2013 06:53

Dân Việt - “Âm nhạc giờ đây đang trở thành cái chợ, giống như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội vậy, mỗi ca sĩ đều có thị phần trong đó, nên không ai có thể nói và phê bình được ai” - nhà phê bình âm nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha chia sẻ với phóng viên NTNN.

Tiền “thống lĩnh” âm nhạc

Có vẻ mấy năm trở lại đây, trên các diễn đàn, đặc biệt diễn đàn âm nhạc đang thiếu vắng những bài viết về phê bình âm nhạc, và chỉ cần một bài báo nhận xét hay thể hiện ý kiến của ai đó về cách hát của ca sĩ này, ca sĩ kia là đã đủ làm dậy sóng dư luận. Nhạc sĩ nghĩ như thế nào về tình trạng này?

Posted Image

Vụ lùm sùm mới đây giữa nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho thấy hoạt động phê bình âm nhạc còn nhiều bất cập, cản ngại .

- Nhiều người nói với tôi là vì môi trường phê bình âm nhạc ở ta không có, nhưng thật ra không phải vậy. Thực chất của những nhà phê bình âm nhạc bây giờ là họ không dám lên tiếng, không dám nói, bởi có ai bảo vệ được những nhà phê bình này, khi họ có những bài phê bình về ca sĩ này hát, ca sĩ kia hát.

Tôi giả dụ bây giờ phê bình một ca sĩ đang nổi tiếng, được nhiều người hâm mộ, nhỡ ra đường có một toán người bức xúc mà chặn đánh hay gây tai nạn giao thông cho nhà phê bình âm nhạc đó thì ai sẽ là người bảo vệ họ? Đấy là chưa kể đến khi viết xong một bài phê bình, biết tìm báo nào để đăng, và đăng ở đâu, khi mà có rất nhiều tờ báo cũng vì vị nể tình thân, vì mối quan hệ mà lại gạt đi khi thấy bài viết phê bình đụng chạm đến ai đó.

Vậy ông đánh giá thế nào về những nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vừa rồi?

- Vừa qua báo chí xôn xao về nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đối với các ca sĩ đương thời, tôi cho đó cũng là cái duyên may nào đó, mà ông trời đặt vào một người hiền lành, ít nói như Nguyễn Ánh 9 để nhận xét về âm nhạc. Và dù là người hiền lành, và chỉ đưa ra những nhận xét chân thực nhất, nhưng nhạc sĩ cũng gặp không ít phiền toái...

Âm nhạc bây giờ phần lớn là của những trọc phú nhiều tiền, họ chi phối toàn bộ âm nhạc, một đêm nhạc của thương hiệu nào đó, họ có thể mời bất cứ nhạc sĩ nào họ muốn. Họ muốn giới truyền thông tung hê người này, “đánh đập” người kia cũng không quá khó khăn.

Nói như nhạc sĩ, đời sống âm nhạc bây giờ hoàn toàn bị chi phối bởi đồng tiền?

- Ở Việt Nam, có nhiều người nhiều tiền, nhưng cái đầu thì rỗng tuếch, họ không hiểu gì về nghệ thuật, âm nhạc nên họ tạo ra sự lũng loạn âm nhạc Việt Nam, họ đẩy âm nhạc trở thành cái chợ, giống như chợ Đồng Xuân vậy. Ở đó nghệ sĩ nào cũng có thị phần, có khán giả của riêng mình, mà đã là cái chợ thì bạn biết đấy, xô bồ, hỗn loạn và rất hàng tôm, hàng cá.

So sánh với một cái chợ, ông có ngại rằng mình hơi quá lời không?

- Tôi nói cái chợ là bởi vì ở đó nếu như các nhà phê bình âm nhạc lên tiếng với từ những cô, cậu ca sĩ trẻ cho đến những ca sĩ hạng A, A sao thì họ sẽ sẵn sàng xù lông, giương vuốt ra với các nhà phê bình ngay. Ở đó các nhà phê bình có nói, cũng không có ai nghe hay nhìn nhận. Còn nói đến sự chi phối của đồng tiền, thì nhiều khi cũng vì tiền mà có một vài ca sĩ dù tuyên bố ghét bỏ nhau, từ mặt nhau, nhưng nếu được các nhà trọc phú mời hát song ca, hát bè cho nhau, bạn có tin rằng những ca sĩ đó sẽ sẵn sàng bằng mặt mà không bằng lòng, vẫn hát với nhau, và sau khi hát xong lại có thể tiếp tục... từ mặt nhau.

Cần giải quyết tận gốc

Nếu như các nhà phê bình âm nhạc càng không lên tiếng, giới trẻ sẽ càng đi lạc lối, vậy phải chăng các nhà phê bình âm nhạc cần phải dũng cảm hơn nữa?

- Như tôi đã nói ở trên, âm nhạc Việt Nam giờ là cái chợ, và trong cái chợ đó, vẫn có sự phân chia rất rành mạch. Với những gì thuộc nhạc cổ điển, giao hưởng là một khu riêng nên những nhà phê bình âm nhạc vẫn có thể lên tiếng bênh vực được. Đó là những gì thuộc về thể loại âm nhạc trong sáng, hồn nhiên và chân thật. Còn về dòng giải trí thì nếu các nhà phê bình âm nhạc động vào đó là chết liền, sẽ bị "cào cấu", bị "đánh", vùi dập ngay lập tức, mà không một ai cứu giúp, kể cả Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

"Âm nhạc bây giờ phần lớn là của những trọc phú nhiều tiền, họ chi phối toàn bộ âm nhạc, một đêm nhạc của thương hiệu nào đó, họ có thể mời bất cứ nhạc sĩ nào họ muốn”.

Nhạc sĩ Thụy Kha

Ngay như bản thân tôi, 3 lần tham gia làm “người dũng cảm” thì cho đến giờ này, tôi cũng có được gì đâu. Đổi lại, tôi bị rất nhiều người ghét, nhiều người không thích. Nói thật vào thời điểm này, làm một việc tốt khó lắm, đôi khi điều tốt đó còn bị nghi ngờ đằng sau đó là cả một âm mưu khủng khiếp nào đó.

Chẳng lẽ không có cách nào để giải quyết tận gốc vấn đề này hay sao, thưa ông?

- Sau những gì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét, tôi đã nói với bạn bè rằng, đây là thời điểm của cái thật bắt đầu lên ngôi, những câu nói thật sẽ được xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt trong âm nhạc. Và cũng từ những câu nói thật của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, những người xưa nay vẫn cho mình là "ông hoàng", "bà chúa" sẽ phải nhìn lại, những người vẫn lấp liếm giữa nghệ thuật đích thực và nghệ thuật rởm sẽ phải chờn chợn mà nhìn lại. Còn với những khán giả lâu nay đi sai hướng thưởng thức, bị dẫn dắt cũng sẽ tỉnh ngộ ra rằng lâu nay mình nghe nhầm nhạc.

Và theo tôi để giải quyết được sự lũng loạn trong âm nhạc hiện nay, chúng ta cần đưa ra 3 vấn đề: Vấn đề đầu tiên là âm nhạc phải được đưa vào trường học. Vấn đề thứ 2, cần sự quan tâm, sát sao của cơ quan quản lý nhà nước, của Hội Nhạc sĩ. Vấn đề thứ 3 là về truyền thông, cần phải có những bài viết sạch, bài viết chân thật về âm nhạc, không nên vị nể.

Xin cảm ơn nhạc sĩ!

Thanh Hà (thực hiện)

====================

Tội nghiệp cho chợ Đồng Xuân. Dù sao nó cũng có phong cách rất riêng. rất đặc trưng cho chợ Đồng Xuân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người tự do là đích đến của giáo dục

Thứ bảy 07/09/2013 14:00

(GDVN) - Mở trường trên mạng, TS Giáp Văn Dương theo đuổi triết lý "trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục". Quan niệm của anh về mục tiêu hướng đến của giáo dục là gì?

- Toàn bộ hệ thống giáo dục của GiapSchool, cũng như các hoạt động của nó, được xây dựng trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục. Đây chính là triết lý giáo dục của tôi, và do đó của GiapSchool.

Posted Image

"Mỗi người tự do và tự chịu trách nhiệm trong việc khai sáng bản thân mình".Ảnh: Lê Anh Dũng

Vậy làm thế nào để có tự do? Tất nhiên phải có tri thức, có hiểu biết. Càng nhiều hiểu biết thì càng tự do. Phải có lựa chọn. Càng nhiều lựa chọn thì càng tự do. Phải biết buông bỏ. Càng biết buông bỏ thì càng tự do. Tất cả những điều này đều được tích hợp vào GiapSchool.

Đến đây chị có thể sẽ hỏi: Vậy vì sao con người tự do lại quan trọng? Vì chỉ khi là con người tự do người ta mới có thể hiển lộ được tất cả các khả năng của mình, và hoàn thiện mình ở mức tốt nhất có thể. Bằng cách đó, họ đã làm chủ được đời sống và tự chịu trách nhiệm với số phận của mình. Còn gì có ý nghĩa hơn khi mỗi người tự làm chủ được đời sống của mình, và tự tay xây đắp số phận của mình, để đến cuối đời, họ không thấy phải hối tiếc, không thấy mình đã phải sống đời sống do người khác áp đặt.

Con người tự do cũng là nguồn gốc của sáng tạo, khoa học và nhân văn. Nhưng tự do bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm. Tự do càng lớn, trách nhiệm càng cao. Vì thế, giáo dục cũng nên hướng cho mỗi người trở thành một công dân có trách nhiệm.

Vì sao vậy? Vì trong xã hội hiện đại, sự phân công lao động đã dẫn đến việc mỗi người đều phải nương tựa vào người khác để tồn tại. Vì thế, công dân trách nhiệm là điều cần thiết để duy trì một xã hội phát triển bền vững và công bằng.

Hai điều này, tức con người tự do và công dân trách nhiệm, mới nghe qua thì có vẻ mâu thuẫn. Nhưng kỳ thực là không. Tự do bao giờ cũng đi cùng trách nhiệm. Vì khi có tự do rồi, anh sẽ có xu hướng hành xử có trách nhiệm để bảo vệ tự do của mình và không xâm phạm vào tự do của người khác. Vì thế, con người tự do là gốc gác của công dân trách nhiệm.

Như vậy hẳn nhiên, nếu bắt buộc phải lựa chọn một trong hai, thì tôi sẽ chọn con người tự do trước, sau đó mới đến công dân trách nhiệm.

Tuy nhiên, nhà trường hiện nay thường chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục học sinh phải trở người có ích cho xã hội, tức là công cụ cho một cái gì đó rất trừu tượng, mà lãng quên, hoặc không biết đến, con người tự do và đời sống cá nhân. Điều này rất nguy hiểm. Vì nếu chỉ hướng học sinh trở thành người có ích cho xã hội mà không giúp họ trở thành con người tự do thì họ rất dễ trở thành công cụ, thậm chí nô lệ một cách tinh vi, cho những khái niệm trừu tượng nhân danh trách nhiệm và sự hữu ích.

Anh dạy theo cách mà bản thân muốn hay cách anh cho rằng nhiều người cần đến?

Posted Image

TS Giáp Văn Dương: "Tự do bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm. Tự do càng lớn, trách nhiệm càng cao". Ảnh: Lê Anh Dũng

- Con người tự do là đích đến của giáo dục. Vì thế, tôi dạy những thứ tôi thích, có xét đến tính hữu ích của nó. Chỉ khi nào con người ta được tự do làm việc mình thích, thì việc làm đó mới tốt được.

Cũng do quan niệm con người tự do là đích đến của giáo dục, nên tôi hướng người học đến việc trở thành con người tự do thông qua việc tự học, tự khai sáng, tự chịu trách nhiệm với đời sống của mình.

Tôi tự do trong việc dạy, còn anh tự do trong việc học. Mỗi người tự do và tự chịu trách nhiệm trong việc khai sáng bản thân mình.

Vì lẽ đó, tôi đã chọn khẩu hiệu (slogan) cho GiapSchool là: Tự thân khai sáng.

Anh Nguyễn Quang Thạch – người đang thực hiện dự án “Sách hóa nông thôn” - đánh giá: “Tôi tin chắc rằng hành động của anh Dương sẽ tạo nên làn sóng dân sự hóa giáo dục trong dài hạn. Tác động dân sự như anh Dương đang làm sẽ tạo áp lực với hệ thống giáo dục chính thống để họ điều chỉnh theo hướng tích cực hơn”. Anh nghĩ sao về nhận định này?

- Đó là nhận định chủ quan của anh Thạch. Tôi hy vọng anh ấy đúng. Nhưng tốt nhất là hãy để thời gian trả lời.

Thời gian vừa qua có rất nhiều ý kiến, các cuộc thảo luận về giáo dục, với yêu cầu khẩn thiết phải cải cách. Tuy nhiên, có thể thấy rằng là thảo luận chưa biến thành sự cải thiện. Lãnh đạo ngành “hứa”, nhưng kêu gọi chờ đợi đổi mới theo lộ trình, và dần đưa ra những thay đổi vụn vặt. Có những nhà giáo và nhà trường đã chỉ ra rằng sự thay đổi là có thể - như việc viết và thí điểm bộ SGK mới của nhóm Cánh Buồm - nhưng thành công của họ thường rất khó áp dụng và nhân rộng dù nhiều tâm huyết và tiền bạc đã đổ ra.

Anh có cho rằng việc này dẫn đến sự hoài nghi liệu giáo dục có thể được cải thiện một cách hệ thống?

- Giáo dục hoàn toàn có thể cải thiện một cách hệ thống nếu những người làm giáo dục đủ muốn. Vì nếu đủ muốn, họ sẽ có kế hoạch tổ chức, sẽ tham vấn ý kiến các chuyên gia, và quan trọng hơn là có chương trình hành động cụ thể, có kế hoạch triển khai và giám sát các chương trình đó một cách hiệu quả. Nói tóm lại là nếu đủ muốn thì họ sẽ làm thực sự và bám đuổi đến cùng chứ không chỉ “hứa” hoặc “bức xúc”.

Chị thấy đấy, rõ ràng hệ thống giáo dục này không phải từ trên trời rơi xuống, mà do con người tạo ra. Vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi, hoặc ít nhất cũng là cải thiện nó, nếu chúng ta đủ muốn. Từ việc đủ muốn, chúng ta sẽ tìm ra cách thức.

Như vậy, vấn đề là phải đủ muốn, phải hành động, phải thấy đó là trách nhiệm và cơ hội của mình, chứ không phải chỉ hứa rồi bỏ đó cho hết nhiệm kỳ, hoặc triển khai nửa vời rồi tổng kết và báo cáo, hoặc đùn đẩy hết thế hệ này sang thế hệ khác.

Và nếu đủ muốn, thì các nhà quản lý giáo dục sẽ ủng hộ các hoạt động giáo dục dân sự phát triển, như nhóm Cánh Buồm chẳng hạn; sẽ hỗ trợ các nhà giáo, các nhóm có sáng kiến cải cách riêng; sẽ cho thí điểm các mô hình giáo dục mới để rút kinh nghiệm và triển khai đại trà nếu thấy ưu việt hơn mô hình hiện hành.

Ngoài ra, có một khả năng bỏ ngỏ: Có thể các nhà quản lý cũng thực sự muốn cải cách, nhưng chưa biết cải cách theo hướng nào. Các đề xuất mới, mô hình mới chưa thực sự thuyết phục họ và thuyết phục được đám đông, nên không được chấp nhận. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là hỗ trợ các mô hình mới này, hoặc ít nhất là không cản trở, để cho thực tế kiểm chứng, thay vì hoài nghi một cách chủ quan phủ nhận ngay từ ban đầu. Nếu mô hình này tỏ ra ưu việt hơn, thì khi đó sẽ tiến hành cải cách cho an toàn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ một trường hợp khác, là có những lợi ích đặc thù liên quan đến giáo dục đã cản trở việc cải cách giáo dục, nên mọi việc cứ giậm chân tại chỗ hàng chục năm nay, dù vấn đề ngày càng cấp bách và xã hội ngày càng đòi hỏi một cuộc cải cách giáo dục một cách toàn diện và hệ thống.

Phần cuối: Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học

Theo Vietnamnet

========================

TS Giáp Văn Dương theo đuổi triết lý "trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục".

Ít ra thì vị Ts này cũng đưa ra một "Triết lý giáo dục" làm mục đích hướng tới. Nhưng sao thấy nó có nhiều chất ......Thiền wá! Posted Image

Đức Phật đã xác định tự do cuối cùng của con người là sự "giải thoát" vậy khỏi học - vào chùa tu hết cũng có một kết quả tương tự! Tất nhiên là nếu thành Phật.

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ con xin chào thầy Thiên Sứ, con rất thích tìm hiểu về văn hoá của dân tộc Việt , con muốn mua tài liệu chữ Việt cổ của thầy Đỗ Văn Xuyền rất mong được hướng dẫn để mua sách, con xin cám ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tuyen-bo-sac-lanh-cua-nga-khien-my-dan-do-lua-chon-2354339/

Cập nhật lúc 06:54, 09/09/2013

Tuyên bố sắc lạnh của Nga khiến Mỹ đắn đo lựa chọn

(Tin tức 24h) - Phải chăng đã đến lúc bị dồn nén, Liên bang Nga buộc phải quyết đoán, quyết liệt, không ra tay không được của một cường quốc quân sự đẳng cấp thế giới?

Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, lấy danh nghĩa chống khủng bố, chống phát triển vũ khí giết người hàng loạt, Mỹ đã tiến hành không dưới 4 cuộc chiến tranh để và đã thực hiện thay đổi chính quyền ở 3 quốc gia. Từ kinh nghiệm của 4 cuộc chiến tranh này, chúng ta nhận thấy rõ là cái gì cũng có thể lặp lại như nguyên nhân gây chiến chẳng hạn…, nhưng tính chất, tình thế chiến tranh thì không, bởi lẽ. khu vực tác chiến hay nói cách khác địa chiến lược, địa chính trị khu vực tác chiến không hoàn toàn giống nhau.

Chính lẽ đó, cuộc chiến tại Syria mà Mỹ có thể gây ra hoàn toàn khác với Libi và Irac cho dù cái cớ để gây ra có chiêu bài gần giống nhau, cho nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy rằng, nếu như tại Irac, Libi, nước Anh cùng vào cuộc với Mỹ thì tại Syria, Anh bỏ cuộc, còn Pháp lại tiên phong cùng Mỹ sẵn sàng tham chiến.

Cuộc chiến địa chính trị

Syria với Nga không những có một địa chiến lược quan trọng mà trong tình hình hiện nay Syria là cuộc chiến địa chính trị cuối cùng tại Trung Đông của Nga với Mỹ.

Nếu như chính quyền của Tổng thống Assad sụp đổ, Nga không còn một chút ảnh hưởng nào ở Trung Đông, đồng thời sự phụ thuộc về năng lượng Nga của EU cũng theo đó giảm mạnh bởi một loạt các đường ống dẫn khí đốt của các nước quanh vùng Vịnh qua Syria sẽ đến với EU.

Thử hỏi, khi kinh tế Nga chủ yếu nhờ vào xuất khẩu năng lượng và vũ khí thì sức mạnh răn đe của Nga là gì? Vị thế của Nga ở đâu?

Năm 2009, ông Assad đã từ chối ký kết một thỏa thuận với Qatar về việc xây dựng một đường ống dẫn dầu trên đất liền chạy từ vùng Vịnh qua Syria để đến châu Âu, nhằm bảo vệ lợi ích của Nga - đồng minh của Syria và cũng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của châu Âu.

Và, vừa rồi Nga từ chối thẳng thừng “kiểu mặc cả với Nga trên lưng Syria” của Ảrập Xêút khiến cho một một chính trị gia người Syria cảm kích nói: "Ảrập Xêút nghĩ rằng chính trị đơn giản chỉ là vấn đề mua chuộc con người hoặc đất nước. Họ không hiểu rằng Nga là một cường quốc và đó không phải là cách Nga thực hiện các chính sách của mình. Syria và Nga có mối quan hệ gần gũi trên nhiều lĩnh vực trong hơn nửa thế kỷ qua và đồng rial của Arập Xêút sẽ chẳng thể thay đổi thực tế đó".

Vì thế, Syria với Nga không chỉ là đồng minh thân cận mà còn là một vũ khí địa chính trị ở Trung Đông, là “làn ranh đỏ” của an ninh quốc gia và danh dự quốc thể. Nga buộc phải làm tất cả trong khả năng có thể để bảo vệ Syria hoặc ít nhất buộc ai đó phải trả giá đắt.

Posted Image Tàu khu trục Nastoychivyy của Hải quân Nga Tuyên bố sắc lạnh của Nga

Trong tình hình Syria bị Mỹ và đồng minh đổ tội cho sử dụng VKHH vào ngày 21/8 giết hại hơn 1400 dân thường và chuẩn bị tấn công trừng phạt thì ngày 28/8, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện "một cuộc tấn công quân sự lớn" chống lại Ảrập Xêút trong trường hợp phương Tây tấn công Syria (EU Times ngày 28/8).

Tuyên bố của TT Putin đã khiến Ảrập Xêút hoảng sợ và lập tức báo động chuyển trạng thái quân đội từ cấp 5 lên cấp 2. Hơn ai hết, chỉ có Arap Xeut mới hiểu vì sao mình sợ. Nga yếu hơn Mỹ, nhưng các cuộc tập trận quy mô lớn của Nga thể hiện vừa qua cũng đủ sức dạy cho Ảrập Xêút một bài học về thói coi trời bằng vung, dám khiêu khích đe dọa khủng bố nước Nga.

Nếu như Mỹ tấn công Syria vì một chứng cứ không chắc chắn để thuyết phục HĐBA và thế giới thì Nga tấn công Ảrập Xêút với một lý do mà ngay cả Mỹ cũng phải chấp nhận dù rất miễn cưỡng khi đưa ra HĐBA, đó là: “Tấn công tiêu diệt bọn khủng bố và các quốc gia nào chứa chấp, dung túng, bọn khủng bố”. Đây là lý do chính đáng và duy nhất được thế giới và HĐBA đồng thuận do Mỹ phát động sau ngày 11/9/2011.

Tại sao Arập Xêút là rơi vào đối tượng này?

Chuyến thăm Nga gặp TT Putin của Hoàng tử Ảrập Xêút Bandar bin Sultan, người đã đe dọa rằng, nếu Nga không chấp thuận sự thất bại của Syria, Ảrập Xêút sẽ "mở xích" cho những kẻ khủng bố Chechnya nằm dưới sự kiểm soát của họ để gây ra những cái chết hàng loạt và sự hỗn loạn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông diễn ra từ ngày 7-23/2/2014 tại Sochi, Nga", đã chứng minh và khẳng định rõ ràng điều đó.

Ngày 4/9 Nga tuyên bố ủng hộ một cuộc tấn công quân sự vào Syria với 2 điều kiện. Một là phải có chứng cứ rõ ràng, nghĩa là ai sử dụng, sử dụng như thế nào và bằng cách nào có được chứng cứ đó, trình lên HĐBA. Hai là phải được HĐBA đồng ý.

Tuyên bố này của Nga chắc chắn là vô hại với Syria, đương nhiên là thế, bởi vì Nga tin chắc không thể có 2 điều cùng lúc, nhưng với Mỹ và Ảrập Xêút thì lại khác.

Có thể bây giờ khi Mỹ tấn công Syria, Nga chưa đủ khả năng và các yếu tố khác để tấn công trả đũa Mỹ vào Ảrập Xêút nhưng trong thế vận hội mùa đông ở Nga sắp tới, nếu bị tấn công khủng bố, khiến vận động viên thế giới bỏ mạng thì Ảrập Xêút phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Một bài toán rất khó cho Mỹ, đặc biệt, khi có cả vận động viên người Mỹ cũng bị bỏ mạng. Lúc đó, liệu Mỹ có tuyên bố ủng hộ tấn công quân sự vào Ảrập Xêút như Nga đã từng với Syria hay không?

Nhưng, có khủng bố xảy ra không, ai gây ra…thì khó đoán, vì chính trị là thủ đoạn, ngay việc sử dụng VKHH ở Syria làm chết hơn 1400 người dân vô tội để có tình hình Syria như bây gờ…thì người ta vẫn làm.

Tuyên bố của Nga chẳng khác nào “trói” Mỹ, “trùm chăn” Ảrập Xêút để tấn công Ảrập Xêút nếu trong thế vận hội mùa đông sắp tới có vấn đề khủng bố xảy ra. Đây là một tuyên bố khôn ngoan nhưng rất sắc lạnh với Ảrập Xêút.

Như vậy tình hình xảy ra gần đây cho thấy, dù tương quan lực lượng không còn giống như Liên Xô và Mỹ trước đây nhưng hiện nay Nga vẫn là đối thủ chính của Mỹ. Khi đụng đến lợi ích quốc gia quá lớn, an ninh quốc gia bị thách thức mang tính sống còn thì Nga không ngại “chơi rắn”, Grudia là một minh chứng.

Syria với Nga không phải vì tiền, nếu vì tiền Nga đã “ngả giá” xong xuôi với Ảrập Xêút.

Nếu ai đó cho rằng đã quá muộn khi Nga cung cấp S-300 cho Syria, nếu ai đó cho rằng việc Nga “tóm sống” tên lửa Ixrael phóng từ Địa Trung Hải…là không giải quyết được gì cho đồng minh Syria thì quả là ngây thơ về chính tri và ấu trĩ về quân sự. Nga không để cho Mỹ trả giá rẻ rề chừng 3 đến 4 trăm triệu USD như ông bộ trưởng quốc phòng Mỹ dự kiến đâu, giá đắt hơn nhiều đấy.

Không tin, hãy coi hành động của Mỹ. Chưa bao giờ đi “trừng phạt” mà TT Mỹ đi làm “thủ tục hành chính” lại rườm rà đến vậy. Mỹ phải cần thời gian để tính đến phản ứng của Nga, của Iran, tính đến ngọn lửa sẽ cháy đến đâu, dập tắt nó được không…bởi Syria là một quốc gia có vũ khí hóa học giết người hàng loạt.

Phải chăng tấn công vào Syria sẽ kéo theo một hệ lụy không thể đoán định được, một câu hỏi về tình hình Trung Đông ra sao sẽ rất khó trả lời mà Vương quốc Anh đã sáng suốt dừng cuộc chơi?

Sẽ rất đơn giản để Mỹ dừng cuộc chơi một cách đàng hoàng, bảo toàn danh dự khi chấp nhận kết quả điều tra của phái đoàn LHQ công bố là, sử dụng VKHH không phải quân đội của TT Assad.

Đó là hy vọng của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Lê Ngọc Thống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dừng thủy điện 6, 6A:

Chờ tiếng nói của Bộ Công thương

Cập nhật lúc 06:00, 11/09/2013

(Tin tức thời sự) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có bản kiến nghị kịp thời và hợp lý, đảm bảo cơ sở khoa học đối với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Vấn đề còn lại, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Công thương chính thức kiến nghị Thủ tướng cho loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện quốc gia.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Trương Văn Vở đã vui mừng chia sẻ sau văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ cho rà soát lại 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Nhận xét rất xác đáng

ĐBQH Trương Văn Vở đánh giá cao bản kiến nghị kịp thời và hợp lý của Bộ TN&MT vì đã đưa ra những kết luận rõ ràng về chuyên môn của ngành để cùng với Bộ Công thương kiến nghị với Chính phủ xử lý 2 dự án này theo hướng loại khỏi quy hoạch điện 7.

Cũng cùng dòng cảm xúc này, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng đây là một tin vui với những người đang làm công tác bảo vệ môi trường, suốt thời gian qua đã tranh luận xem dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có thể đưa vào triển khai được hay không.

“Trong suốt thời gian từ tháng 7/2011 cho đến bây giờ đã là hơn 2 năm rồi, có thể thấy đây là quá trình phản biện căng thẳng giữa các nhóm ủng hộ và không ủng hộ.

Có thể nói là cho đến bây giờ với báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường các nhà khoa và cộng đồng quan tâm đến bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học lưu vực sông Đồng Nai có thể yên tâm một chút trước những kết luận và ý kiến của Bộ TNMT đối với Thủ tướng Chính phủ”, TS Long chia sẻ.

Theo TS Long, bản kiến nghị của Bộ TN&MT đến lúc này đã thể hiện Trung ương, Chính phủ cũng như các đại biểu Quốc hội đã lắng nghe ý kiến của các bên và đã có những nhận xét rất xác đáng về những tác động của Đồng Nai 6 và 6A.

“Rõ ràng những tác động môi trường, tự nhiên, xã hội là không thể hoán đổi được.Trên cơ sở kết luận của văn bản này chắc chắn sẽ có một cái kết hậu cho những người làm công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường”, TS Long nói.

TS Long tin tưởng: “Tôi nghĩ rằng Chính phủ sẽ cho dừng dự án này lại thôi bởi dư luận của công chúng, các nhà khoa học đã có một tiếng nói chung”.

Theo phân tích của Bộ TN&MT, việc thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên thượng nguồn sông Đồng Nai sẽ gây ra những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là tác động đến sự toàn vẹn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu ngập nước Bàu Sấu.

Bộ TN&MT kiến nghị: “Việc quyết định đầu tư các dự án này cần được xem xét trên cơ sở cân nhắc hài hoà các yếu tố lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên. Khi vận hành thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ sản xuất ra 929 triệu kWh điện và nộp thuế cho Nhà nước khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm”.

Posted Image

Việc thực hiện hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm mất vĩnh viễn 327,23 ha đất rừng; trong đó đặc biệt có 128,37 ha đất ở khu vực Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên

Trách nhiệm còn lại là Bộ Công thương

Đúng như cách đây hơn 1 tháng Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ từng chia sẻ với báo giới rằng, “Về hai thủy điện 6 và 6A, Chính phủ khẳng định, không có vướng mắc gì, hiện Bộ TN&MT đang đánh giá, xem xét sẽ có báo cáo và dựa trên mọi mặt có tính thuyết phục, công khai, nếu đảm bảo làm được thì sẽ làm, không làm được thì sẽ không làm".

Như vậy, “Bây giờ việc còn lại là Bộ Công thương trên cơ sở ý kiến của Bộ TN&MT, ĐTM không làm được cùng với những tác động tới môi trường của dự án này, cần kiến nghị với Chính phủ loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện 7 cũng như một số dự án khác không đảm bảo về mặt môi trường”, TS Long nói.

ĐBQH Trương Văn Vở cũng nhấn mạnh: Vấn đề còn lại trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Công thương. Trên cơ sở báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị Bộ Công thương sớm có báo cáo chính thức kiến nghị Thủ tướng 2 việc: Thứ nhất cho loại 2 dự án này ra khỏi quy hoạch điện quốc gia.

Thứ hai là không cho lập dự án báo cáo ĐTM nữa vì thời gian đã rất dài và nhiều lần bổ sung sửa đổi nhưng vẫn không bảo đảm cơ sở pháp lý, không bảo đảm đánh giá yếu tố về môi trường. Để trên cơ sở đó Chính phủ báo cáo Thường vụ Quốc hội không tiếp tục cho lập báo cáo 2 dự án thủy điện này nữa và không cần phải chờ tới kỳ họp quốc hội thứ 6. "Lý do là cơ sở khoa học đã đầy đủ”, ông Vở kiến nghị.

Theo Văn bản số 142/BC-BTNMT về việc “Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A”, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị lên Chính phủ nêu rõ: Việc thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ gây những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là tác động đến sự toàn vẹn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu ngập nước Bàu Sấu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, rà soát lại quy hoạch đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nói riêng và quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung.

Bích Ngọc

==============

Nếu như trước đây trên VNN tôi đã có lời nhận xét và cũng là lời khuyên "Ba Vì không đủ tụ khí". Bây giờ, lời khuyên của tôi là: Nên ngưng tất cả các dự án thủy điện chưa triển khai. Tất nhiên trong đó có đập thủy diện 6. 6A trên sông Đồng Nai này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điên tiết quá các bác ạ

Như mọi trưa, bu của Lanha92 vừa ngủ vừa để ti vi, lanha92 thì ko thích xem lắm mấy phim tàu nên nghịch Ipad và nằm dưới sàn...Trưa nay thế quái nào mà con bé con không ngủ nó quấy quá nên lanha92 dậy sớm, đúng lúc cái ANTV chiếu cái phim Tàu dởm,, bình thường như đã nói thì lanha92 mặc kệ, cái lũ bã dậu làm phim cũng ngu ngu coi làm gì. Nhưng đúng lúc lanha92 đang bóp chân cho bu thì cái thằng Tàu trên phim ( là tướng Đường hay Tùy gì đó) nói thế này

Lĩnh Nam cũng là đất của Thiên triều, dân Lĩnh Nam cũng là dân của bản triều.....

Lanha92 sôi máu lên, thì cái thằng diễn viên đóng vai thủ lĩnh SƠN VIỆT trả lời thế này

Sơn Việt có tội với triều đình, với nhân dân Lĩnh Nam, xin được chết vì...có tội làm phản chống lại triều đình, làm hại,,,tướng quân

Trời đất ơi, không hiểu ANTV lại phát cái phim giẻ rách này, tha hồ sĩ nhục người Việt như dân nô lệ, cổ vũ Nam chinh đánh Giao Chỉ, đánh ông bà tổ tiên mình

Lanha92 biết không thể chửi được, nhưng lòng ức quá, ức quá, bu hỏi mày làm gì mà càu nhàu thế?

Lanha92 trả lời: Nó dám bảo Lĩnh Nam là dất của chúng nó

Bu bảo : kệ nó con ạ

Nhưng thật sự muốn nói sao mà biên tập và phụ trách phim ANTV lại không chú ý đến chi tiết này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điên tiết quá các bác ạ

Như mọi trưa, bu của Lanha92 vừa ngủ vừa để ti vi, lanha92 thì ko thích xem lắm mấy phim tàu nên nghịch Ipad và nằm dưới sàn...Trưa nay thế quái nào mà con bé con không ngủ nó quấy quá nên lanha92 dậy sớm, đúng lúc cái ANTV chiếu cái phim Tàu dởm,, bình thường như đã nói thì lanha92 mặc kệ, cái lũ bã dậu làm phim cũng ngu ngu coi làm gì. Nhưng đúng lúc lanha92 đang bóp chân cho bu thì cái thằng Tàu trên phim ( là tướng Đường hay Tùy gì đó) nói thế này

Lĩnh Nam cũng là đất của Thiên triều, dân Lĩnh Nam cũng là dân của bản triều.....

Lanha92 sôi máu lên, thì cái thằng diễn viên đóng vai thủ lĩnh SƠN VIỆT trả lời thế này

Sơn Việt có tội với triều đình, với nhân dân Lĩnh Nam, xin được chết vì...có tội làm phản chống lại triều đình, làm hại,,,tướng quân

Trời đất ơi, không hiểu ANTV lại phát cái phim giẻ rách này, tha hồ sĩ nhục người Việt như dân nô lệ, cổ vũ Nam chinh đánh Giao Chỉ, đánh ông bà tổ tiên mình

Lanha92 biết không thể chửi được, nhưng lòng ức quá, ức quá, bu hỏi mày làm gì mà càu nhàu thế?

Lanha92 trả lời: Nó dám bảo Lĩnh Nam là dất của chúng nó

Bu bảo : kệ nó con ạ

Nhưng thật sự muốn nói sao mà biên tập và phụ trách phim ANTV lại không chú ý đến chi tiết này?

Quán vắng dạo này đông nhỉ?

Bàn bên mần răng mà ồn ào quá!

Hiện có hàng tỷ trang web với nhiều chủ đề khác nhau.Câu chuyện mà Lanha92 đưa lên, nên chọn web khác. Nếu không lại có hai thằng nhìn vào trang web của chúng ta đấy!

Tôi biên tập lại vài chữ trong bài viết cho nó phú hợp hơn với Quán vắng và web nói chung.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quán vắng dạo này đông nhỉ?

Bàn bên mần răng mà ồn ào quá!

Hiện có hàng tỷ trang web với nhiều chủ đề khác nhau.Câu chuyện mà Lanha92 đưa lên, nên chọn web khác. Nếu không lại có hai thằng nhìn vào trang web của chúng ta đấy!

Tôi biên tập lại vài chữ trong bài viết cho nó phú hợp hơn với Quán vắng và web nói chung.

Do đó, tôi hy vong anh chị em nên rất thận trong. Nếu không vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến sẽ bị bẻ cong thành một lĩnh vực khác và gây phiền phức cho những người có tâm huyềt minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học.

Cá nhân tôi - sau việc Trung Nhân - không đưa lên đây tất những vấn đề xã hội nhạy cảm liên quan trong nước - dù hợp pháp hay được phép.

Bởi vì cách nghĩ của những người như Trung nhân không phải của tôi. Mình cho là tử tế, nhưng họ thì muốn biết mình có tử tế thật không theo cách của họ..

Cho nên, tôi sẽ xóa bài nếu tôi cho rằng: Nó sẽ dẫn đên một hệ quả bất lợi trang web này theo chiều hướng cực đoan.

Ở đây không liên quan đến bất cứ một nhóm lợi ích và xu hướng chính trị nào. Cá nhân tôi chưa nhận của ai một xu tài trợ cho các công việc tìm hiểu về cội nguồn dân tộc.

Tôi công khai nhắc lại điều này.

Riêng với các thành viên diễn đàn, nếu không phạm nội quy và phù hợp với luật pháp vẫn có thể thể hiện ý tưởng của mình.

=============

PS: sau này, nếu có nhận tài trợ, tôi sẽ công khai từng xu trên web này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do đó, tôi hy vong anh chị em nên rất thận trong. Nếu không vấn đề Việt sử 5000 năm văn hiến sẽ bị bẻ cong thành một lĩnh vực khác và gây phiền phức cho những người có tâm huyềt minh chứng cho Việt sử 5000 năm văn hiến nhân danh khoa học.

Cá nhân tôi - sau việc Trung Nhân - không đưa lên đây tất những vấn đề xã hội nhạy cảm liên quan trong nước - dù hợp pháp hay được phép. Bởi vì cách nghĩ của những người như Trung nhân không phải của tôi. Mình cho là tử tế, nhưng họ thì muốn biết mình có tử tế thật không theo cách của họ..

Cho nên, tôi sẽ xóa bài nếu tôi cho rằng: Nó sẽ dẫn đên một hệ quả bất lợi trang web này theo chiều hướng cực đoan.

Ở đây không liên quan đến bất cứ một nhóm lợi ích và xu hướng chính trị nào. Cá nhân tôi chưa nhận của ai một xu tài trợ cho các công việc tìm hiểu về cội nguồn dân tộc.

Tôi công khai nhắc lại điều này.

Riêng với các thành viên diễn đàn, nếu không phạm nội quy và phù hợp với luật pháp vẫn có thể thể hiện ý tưởng của mình.

=============

PS: sau này, nếu có nhận tài trợ, tôi sẽ công khai từng xu trên web này.

Thí dụ như bài viết này, cá nhân tôi cũng không đưa lên đây để bình luận - dù phân tích theo Lý học. Nó không phải việc của tôi, đã có cơ quan chức năng làm việc và hàng trăm trang web chuyên đề.

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan:

"Ăn của dân không từ một cái gì"

11/09/2013 12:15 (GMT + 7)

TTO - Tiền của các cháu dân tộc thiểu số còn bị biển thủ đến gần 3 tỷ đồng, liều vacxin tiêm cho một cháu, lại san ra tiêm cho hai cháu… "Tôi càng đi càng thấy buồn, ăn của dân không từ một cái gì”.

Posted Image

Phiếu xét nghiệm huyết học tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) của hai người khác nhau nhưng các kết quả xét nghiệm lại hoàn toàn giống nhau - Ảnh tư liệu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu:

Báo động đỏ

Trần Xuân Hoài

Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.

Hệ thống Đổi mới/Sáng tạo quốc gia - Nguồn gốc tạo nên trí tuệ của đất nước

Khi người cha già yếu vẫn vắt sức làm cửu vạn, còn bà mẹ bệnh tật chạy bới từng thùng rác kiếm từng đồng lẻ, cắn răng để nuôi con ăn học, chỉ với một ước nguyện duy nhất là mong con có được trí tuệ để đổi đời, không còn phải bán thân, bán sức như đời bố mẹ chúng, thì ông bà già tội nghiệp đó hiểu hơn ai hết sức mạnh và sự cần thiết của trí tuệ đối với một con người. Một quốc gia muốn “đổi đời” cũng cần có trí tuệ. Nhưng trí tuệ của một quốc gia không phải đơn thuần là phép cộng của trí tuệ từng con người, nó là do cả một hệ thống tạo lập nên. Đó chính là Hệ thống đổi mới / sáng tạo của quốc gia (national innovation system -NIS), trong đó trí tuệ của từng con người là một thành tố. NIS được định nghĩa là hệ thống các chủ thể và các mối tương tác với nhau của các chủ thể đó, bao gồm tổ chức nhà nước, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp công và tư (lớn hoặc nhỏ), các trường đại học và các cơ quan chính phủ, nhằm mục đích sản sinh các sản phẩm sáng tạo, các sản phẩm khoa học và công nghệ (S&T) trong khuôn khổ lãnh thổ một quốc gia. Các mối tương tác giữa các chủ thể này bao gồm các vấn đề thuộc về chính sách, kỹ thuật, thương mại, pháp lý, xã hội và tài chính của các hoạt động đổi mới /sáng tạo dưới các dạng thức như sự phát triển, bảo hộ, tài trợ hoặc quy phạm…

Từ năm 2007, WIPO đã cùng một số đại công ty, tổ chức phi chính phủ cho ra đời hệ thống Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo toàn cầu - Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của các quốc gia trên thế giới.

Định nghĩa của sự đổi mới/sáng tạo nay đã mở rộng, nó không còn giới hạn với các phòng thí nghiệm R&D hoặc với việc xuất bản các bài báo khoa học, mà còn bao gồm cả những đổi mới/sáng tạo về tổ chức quản lý xã hội cũng như đổi mới/sáng tạo mô hình kinh doanh. Đổi mới /sáng tạo được thể hiện ở đầu vào và đầu ra của cả một quốc gia. Đó là một chỉ số đánh giá về trí tuệ, về hoạt động và thành quả của hoạt động trí tuệ con người, không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, về tài sản thừa kế, vay mượn, cướp bóc hay những may mắn bất ngờ nào cả [1].

Đổi mới/sáng tạo là động lực quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển cũng như đang phát triển. Nhiều Chính phủ đang đặt sự đổi mới/sáng tạo thành trung tâm của chiến lược phát triển.

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu

Năm 2011 chúng ta vui mừng trên bảng chỉ số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam ngoi lên được trên trung bình đứng thứ 51 trong 125 nước. Niềm vui ngắn chẳng tầy gang, 2012 ta lại tụt sâu xuống nửa dưới của thế giới, thứ 76 trên 141 nước! Nhìn lại quá trình từ 2007 khi bắt đầu có sự đánh giá thì tình hình còn bi đát hơn, chẳng những kém cỏi mà xu hướng là suy giảm liên tục. Sự ngoi lên năm 2011 có thể là ngẫu nhiên, không phải là thực chất như sẽ phân tích về điểm số ở phần dưới. Thứ bậc đơn lẻ chưa nói lên điều gì nhiều, cần phải có sự so sánh với bạn bè xung quanh thì mới biết ta đang ở đâu. Bảng 1, liệt kê thứ bậc và điểm số đánh giá của Việt Nam và các nước lân bang [2,3].

Bảng 1: Thứ bậc, Điểm đánh giá Chỉ số Đổi mới /Sáng tạo của Việt nam và các nước xung quanh

Năm

Số nước

Điểm cao nhất

Việt Nam

Malaysia

Singapore

Thailand

Điểm

Bậc

Điểm

Bậc

Điểm

Bậc

Điểm

Bậc

2008

153

5.8

2.38

65

3.47

26

4.1

7

3.01

34

2009

130

5.28

2.97

64

4.06

25

4.81

5

3.4

44

2010

132

4.86

2.95

71

3.77

28

4.65

7

3.06

60

2011

125

74.1

36.71

51

44.05

31

74.11

1

43.33

48

2012

141

68.2

33.9

76

45.9

64.8

64.8

3

36.9

57

Vì tổng số nước được đánh giá hàng năm là khác nhau,cho nên không thể lấy thứ hạng tuyệt đối hàng năm để so sánh sự lên xuống của một nước, mà phải có một thước đo thống nhất. Chúng ta sẽ chia thế giới làm hai nửa bằng nhau, lấy đường phân chia làm gốc số không,thứ hạng được tính là bao nhiêu bậc trên (+) hoặc dưới (-) trung bình (số không). Thế vẫn chưa ổn, vì mỗi nửa hàng năm có tổng số bậc khác nhau, nên ta phải quy ra thành mỗi nửa đều có 100 bậc, và thứ bậc của mỗi nước hàng năm được quy thành số phần trăm trên (+) hoặc dưới (-) trung bình. Nói một cách hình ảnh, nếu thường xuyên ngụp lặn ở dưới mức trung bình thì nguy cơ được xem là một quốc gia thiểu năng trí tuệ chắc khó tránh khỏi.

Posted Image

Trên hình 1 ta có thể thấy trực tiếp sự kém cỏi của ta so với Malaysia cũng như Thailand, còn Singapore thì ở mức quá cao, so sánh thứ bậc chẳng có ích gì nữa.

Thứ hạng chỉ số đổi mới/sáng tạo của các nước có lúc tăng lúc giảm, nhưng khuynh hướng là tăng và luôn luôn trên trung bình, còn Việt Nam ta chủ yếu là ở nửa dưới, nhấp nhổm ngoi lên trên trung bình đôi chút, mà khuynh hướng nói chung là càng ngày càng giảm. Sự tăng đột biến năm 2011 có lẽ là nhờ năm đó chỉ có 125 nước tham gia xếp hạng, thấp nhất trong các năm.

Thứ hạng cho ta sự so sánh với cộng đồng, và căn cứ để xếp hạng là điểm số. Chính điểm số đánh giá chất lượng của thứ hạng. Tuy nhiên, việc chấm điểm hàng năm có thể khác nhau, thang điểm cũng có thể khác nhau, cho nên không có cách nào định điểm trung bình làm gốc. Chúng ta chỉ có thể lấy một nước nào đó để làm mốc so sánh chúng ta với nước đó hàng năm. Singapore là nước luôn nằm trong tốp 10 thế giới và số 1 châu Á. Vì vậy, hãy so sánh điểm số của Việt Nam với Singapore, ít nhất cũng cho ta cảm nhận Việt Nam được bao nhiêu phần của Singapore và khoảng cách đó giảm hay tăng. Nhìn vào hình 2, thấy rõ trí tuệ sáng tạo của ta chỉ bằng trên dưới một nửa của Singapore, và càng ngày càng lùi xa. Ngay cả năm 2011 mà chúng ta vui mừng, thì qua cách đánh giá bằng điểm số, chất lượng của thứ hạng vượt lên trung bình năm đó cũng không thực chất, vì khoảng cách với Singapore về điểm số lại giãn ra chứ không thu hẹp như vị trí thứ hạng.

Posted Image

Thật là đáng buồn khi những con số khách quan, tưởng như vô hồn đó lại đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt Nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng, nếu cứ đà này tiếp diễn thì nguy cơ dẫn đến mức Việt Nam trở thành quốc gia trí tuệ kém phát triển là nhãn tiền!

Phải chăng trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam thấp?

Như đã biết, Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính theo hai nhóm chỉ số con, là nhóm các chỉ số đổi mới/sáng tạo đầu vào và nhóm các chỉ số đầu ra. Có tổng cộng 7 tiêu chí (gốc) cơ bản.

Năm tiêu chí gốc tạo nên nhóm đầu vào (Innovation Input) đều gắn chặt với các yếu tố quản lý điều hành nhà nước và môi trường hoạt đông kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Đó là: (1) Các tổ chức nhà nước, (2) Nguồn lực con người, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Độ chín của thị trường, và (5) Mức hoàn thiện của kinh doanh.

Hai tiêu chí gốc hợp lại thành nhóm Đầu ra của đổi mới/sáng tạo (Innovation Output) [1] gồm: (6) Kết quả khoa học (Scientific outputs), (7) Thành quả sáng tạo (Creative outputs) .

Để tìm hiểu xem, nguyên nhân nào làm cho trình độ Đổi mới /Sáng tạo của Việt Nam kém cỏi như vậy, ta hãy xem xét vài tiêu chí cơ bản có ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhóm đầu ra gồm kết quả khoa học và các thành quả của sáng tạo. Đó là những tiêu chí phản ảnh trí tuệ cũng như cách vận dụng trí tuệ để tạo ra kết quả sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp tức trình độ trí tuệ con người ở đó thấp. Trong các tiêu chí đầu vào, thì hai tiêu chí về Các tổ chức Nhà nước (Institutions) và Nguồn vốn con người (Human Capital/Capacity) là rất quan trọng. Chẳng hạn về tổ chức, người ta phải đánh giá 3 tiêu chí nhánh: Môi trường chính trị, Môi trường điều hành, Môi trường kinh doanh. Đây đều thuộc về trách nhiệm của tổ chức nhà nước. Về Nguồn vốn con người thì phải đánh giá đến Giáo dục phổ thông, Đào tạo Đại học và dạy nghề, Nghiên cứu và triển khai. Việc đầu tư và chăm lo cho những nhiệm vụ này cũng là trách nhiệm chính của các cơ quan quản lý nhà nước. Những tiêu chí này tạo tiền đề cho Đổi mới /sáng tạo. Nếu những tiêu chí này thấp, thì Chỉ số Đổi mới sáng tạo không những không cao mà còn bị kéo thấp xuống. Có nghĩa làm trí tuệ của đất nước thụt lùi. Bảng 2 là số liệu của thế giới đánh giá Việt Nam về mặt Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra đổi mới/sáng tạo [2,3].

Bảng 2 : Việt Nam - Điểm và thứ hạng của các tiêu chí Tổ chức, Vốn con người và Đầu ra sáng tạo

Năm

Số nước xếp hạng

Tổ chức nhà nước

Vốn về con người

Đầu ra sáng tạo

Điểm

Bậc

Điểm

Bậc

Điểm

Bậc

2009

130

3.38

99

3.82

69

2.52

63

2010

132

3.47

113

3.27

92

2.38

67

2011

125

54.9

84

31.7

85

33.34

42

2012

141

40.9

112

26.1

107

30.8

59

Chúng ta cũng sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệu như trình bày ở phần trên, và kết quả có một hình ảnh trực quan về ba yếu tố này như trình bày ở hình 3. Không khó khăn để nhận ra rằng chỉ số về Tổ chức và Nguốn vốn con người của Việt Nam chẳng những dưới trung bình mà có lúc còn nằm gần sát đáy nửa dưới. Trong lúc chỉ số đầu ra, đánh giá năng lực con người Việt Nam thì luôn nằm khá cao ở nửa trên của thế giới. Rõ ràng là trí tuệ của con người và dân tộc Việt Nam không hề thấp.

Posted Image

Nguyên nhân khiến chỉ số về trí tuệ của Việt Nam đang ngày càng thụt lùi không phải do con người Việt Nam kém cỏi mà là do sự bất cập của Tổ chức quản lý nhà nước và sự yếu kém trong chăm lo đầu tư cho Vốn con người.

Thay lời kết

Cộng đồng quốc tế phải thu thập phân tích hàng vạn số liệu, và chúng ta phải nghiền ngẫm hàng ngàn trang giấy, xây dựng mô hình tính toán xử lý hàng ngàn con số vô hồn chỉ để đưa ra một kết luận giản đơn ai cũng biết cả, về nguyên nhân yếu kém của hệ thống Đổi mới / sáng tạo quốc gia của Việt Nam. Nhìn lại thấy việc làm này thật là “ngớ ngẩn”, vì chỉ cần liếc mắt đã có thể dễ dàng thấy hiện tượng này khắp nơi. Chẳng hạn như ở vùng sâu, tận cuối đồng bằng sông Cửu Long, thầy Hải cùng 3 học trò trường THPT An Lạc Thôn (Kế Sách, Sóc Trăng) mày mò tự bỏ tiền của công sức sáng tạo nghiên cứu thành công công trình “Thu giữ dầu loang bằng thảm vỏ tràm”, rất hữu ích và đạt được giải thưởng. Không có tiền làm lộ phí đi nhận thưởng, thầy trò đăng báo xin tài trợ. Số tiền chắc không bằng một bữa nhậu của quan chức địa phương .Nhưng thầy trò chẳng những không nhận được sự hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cũng như đi lại của chính quyền, thay vào đó là bị huyện yêu cầu kiểm điểm vì dám công khai xin tài trợ (làm xấu mặt quan chức) [4].

Đó chỉ là chuyện ở một nơi xa xôi hẻo lánh, dân trí và trình độ cán bộ còn thấp, bàn đến chuyện Đổi mới/Sáng tạo làm gì. Thế nhưng chuyện một vị giáo sư, Hiệu trưởng một trường Đại học hàng đầu ở Hà nội đã thở dài mà than “… Hà Nội vừa mới mua mấy trăm cái iPad thời thượng (hết hơn 3 tỷ!) để phát cho Đại biểu HĐND [5] mỗi người một cái (để làm gì...?). Trong khi đó cả năm nay, trường Đại học chúng tôi không được kho bạc Hà Nội giải ngân cho một xu để mua máy tính cho Sinh viên,Thầy giáo sử dụng cho học tập và nghiên cứu. Lý do họ bảo là phải tiết kiệm đầu tư công!”, thật đáng để suy ngẫm!

Khi một đất nước được xem là kém cỏi trong Đổi mới/Sáng tạo, thì đồng nghĩa với việc đất nước ấy không thể tự phát triển được. Nó chỉ tồn tại được bằng cách bán cho đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vắt cho đến cùng cực sức cơ bắp để làm thuê cho người khác. Khi những thứ đó không còn nữa thì sao?

---

Tài liệu tham khảo:

[1] Thứ bậc của Trí tuệ Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu http://tiasang.com.v...ult.aspx?tabid= 111&CategoryID=2&News=4227

[2] 2012 Rankings http://www.globalinn...12rankings.html

[3] Previous Editions http://www.globalinn.../main/previous/

[4] Nỗi buồn thầy giáo bị kiểm điểm vì ‘làm bẽ mặt’ địa phương http://www.tienphong.vn/xa-hoi/583547/ Noi-buon-thay-giao-bi-kiem-diem-vi-lam-be-mat-dia-phuong-tpp.html

[5] Đại biểu HĐND Hà Nội dùng iPad nghìn USD để làm gì? http://vtc.vn/2-3406...d-de-lam-gi.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://nguyensinhhun...-nguy-hiem.html

Một lập luận vô trách nhiệm và quá nguy hiểm

Thứ tư, 28/08/2013, 11:54 (GMT+7)

Thật bất ngờ khi ông Hoàng Đình Tuấn, chủ đầu tư dự án thủy điện Ea K’tour, cho rằng: “Vườn quốc gia Chư Yang Sin rộng hàng trăm ngàn hecta mà công trình chỉ chiếm 6 ha là quá nhỏ… Chim, thú rừng không sống ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin thì sống nơi khác, có gì phải lo…”. Đây là một lập luận không có trách nhiệm và quá nguy hiểm.

Chư Yang Sin có độ cao 2.442m, là một trong những dãy núi cao nhất và hùng vĩ nhất tỉnh Đắk Lắk. Người dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk vô cùng tự hào với ngọn núi Chư Yang Sin được ví như một chú sư tử oai hùng với cái bờm trắng ẩn mình dưới mặt trời đỏ như lửa cao nguyên Ban Mê. Cũng từ đây, trong sâu thẳm của rừng đại ngàn, hình thành nên con suối Ea K’tour trải dài như một tấm lụa men theo các triền núi qua hàng ngàn bậc thang đá hùng vĩ rồi hòa mình vào dòng sông mẹ Krong Ana. Đây cũng là một trong các khu rừng nguyên sinh cổ xưa còn sót lại ở Việt Nam mang trong lòng đầy những bí ẩn và huyền thoại của đất trời.

Posted Image

Địa điểm dự kiến xây dựng thuỷ điện Ea K’tour.

Nói về tính đa dạng hệ động vật thì không đâu có thể sánh được Chư Yang Sin với 470 loài, trong đó 23/72 loài thú trong sách đỏ Việt Nam, 9 loài trong sách đỏ thế giới, 3 loài đặc hữu Đông Dương. Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin là một trong những vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt với 222 loài chim, trong đó nhiều loài có vùng phân bố rất hẹp như khướu đầu đen má xám, khướu đầu đen, mi Núi Bà, sẻ thông họng vàng, trèo cây mỏ vàng, gà tiền mặt đỏ, trĩ sao… Các nhà khoa học mới xác nhận tại VQG có 98 loài bò sát, ếch nhái. Trong đó có rất nhiều loài lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam và thế giới như ếch cây Chư Yang Sin, thằn lằn đá, cóc, rắn hổ mang chúa. Có 81 loài cá sinh sống trong các sông suối của vườn.

Theo quy hoạch được duyệt, công trình thủy điện Ea K’tour sẽ chặn dòng lấy nước trên suối Ea K’tour, dẫn toàn bộ lưu lượng nước về nhà máy đặt cách đó khoảng 5km để phát điện. Như vậy, việc công trình thủy điện Ea K’tour sẽ dùng một ống dẫn nước khổng lồ chuyển dòng nước suối đến vận hành các tuôcbin của nhà máy sẽ làm 4-5km suối Đăk Tour bị chết đứng khô kiệt. Hậu quả là hàng trăm loài cây rừng và hệ động vật đặc trưng, cùng với hệ thủy sinh đặc hữu của VQG Chư Yang Sin sẽ biến mất vĩnh viễn mà không thể nào khắc phục được.

Việc xây dựng thủy điện này còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học của VQG, trong đó lưu vực suối Đăk Tour có vai trò quan trọng bậc nhất. Có thể kể ra tên của những loài đặc hữu đang bị đe dọa trong sách đỏ Việt Nam như thông hai lá dẹt, pơmu, kim giao, hồng tùng, thông năm lá… và các loài động vật, bò sát quý hiếm như gấu chó, beo lửa, chà vá chân đen, vượn đen má vàng… Đã từ lâu rồi khu rừng nguyên sinh Chư Yang Sin của Đắk Lắk được coi như một kho báu vật của giàng – nơi dự trữ tất cả những gì quý giá nhất của đất trời mà các nhà khoa học cũng chưa thể khám phá được hết.

Con số 6ha rừng tự nhiên đặc dụng đầu nguồn thuộc vùng lõi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bị mất đi chỉ là một con số rất nhỏ bé trên giấy tờ, bởi tác động của nhà máy thủy điện này không dừng lại ở phạm vi đó. Khi nhà máy thủy điện này hình thành, chắc chắn môi trường sống của các loài sẽ bị phân cắt và đặc biệt nơi có đoạn ống dẫn nước chạy qua sẽ là “chết sinh thái” chẳng còn gì để nói nữa.

Với những kinh nghiệm và bài học đắt giá về tác động thủy điện, tôi cho rằng dự án thủy điện Ea K’tour đã vi phạm vào Luật đa dạng sinh học và Luật bảo vệ môi trường. Dự án này nếu ra đời sẽ để lại những tác động rất lớn đến môi trường sinh thái tự nhiên và nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng vùng hạ lưu Krong Ana, sẽ chặn đứng đường di cư, sinh sản của các loài cá quan trọng, thay đổi môi trường sống của các loài thủy sinh cũng như sẽ ảnh hưởng rất xấu đối với di tích lịch sử trong khu vực như địa hang Đăk Tour. Vì vậy, các dự án thủy điện như Ea K’tour cần phải loại bỏ ngay ra khỏi quy hoạch.

TS VŨ NGỌC LONG

(viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chàng rể Trung Quốc hoảng loạn giết người vì lo mất cô vợ Việt

PHAPLUAT.VN.VN

Cập nhật 11/09/2013 09:08 (GMT+7)

Khi có mặt tại hiện trường một vụ án mạng xảy ra trên địa bàn huyện Lập Thạch, các điều tra viên công an tỉnh Vĩnh Phúc không lý giải được chuyện vì sao một chàng rể người Trung Quốc trong lần đầu về Việt Nam thăm nhà vợ bỗng dưng lại vô cớ vác dao chém một người thân của "ông bà nhạc"?. Đến khi tìm được người phiên dịch, nguyên nhân “lãng xẹt” mới được hé lộ.

Posted Image

Bị can Nhan Chính Quyền.

Tờ lịch oan nghiệt

Năm 2002, chị Đỗ Thị Năm (38 tuổi, ngụ tại xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) bị một đối tượng lừa bán sang Trung Quốc. Tại đây, Nhan Chính Quyền (46 tuổi, ngụ tại số 61, đồn Phát Kì, thôn Na Trinh, thị trấn Giang Châu, thành phố Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã bỏ ra 2000 nhân dân tệ (khoảng 6 triệu đồng) trả cho đối tượng buôn người để lấy chị Năm làm vợ. Sau đó, họ sống với nhau như vợ chồng và có một cậu con trai.

Vào tháng 3/2010, sau 8 năm lưu lạc xa quê, chị Năm đưa chồng và con về thăm nhà. Tuy nhiên, gia đình này không làm thủ tục xuất nhập cảnh hợp pháp mà lại vào Việt Nam theo cách “vượt biên” (đi theo đường tiểu ngạch).

Về đến nhà mẹ đẻ của chị Năm, do Quyền nhập cảnh trái phép nên cơ quan công an đã tiến hành kiểm tra và xử phạt hành chính 2 triệu đồng, yêu cầu trong 3 ngày Quyền phải rời khỏi Việt Nam theo luật.

Chị Năm đã khuyên chồng nên trở lại Trung Quốc, chị và con ở lại quê ngoạimột thời gian rồi sẽ quay về với chồng nhưng Quyền không đồng ý. Đến khi hết thời hạn 3 ngày do chính quyền đưa ra, Quyền vẫn lần lữa không chịu rời khỏi Việt Nam. Quyền nhất quyết đợi vợ và con trai cùng về.

Vào sáng 2/4, một người anh "cọc chèo" của Quyền (chồng của chị vợ Quyền) đến đón Quyền cùng con trai sang nhà mình để nhờ ông em "cọc chèo" làm giúp một số việc nhà. Một lát sau, anh trai của Năm cũng đi cùng Năm đến. Tại đây, mọi người ngồi bàn bạc chuyện làm chứng minh thư cho Năm. Do không hiểu tiếng Việt nên Quyền ngồi thu lu một mình trên giường, dõi theo miệng mọi người “xem” nói chuyện.

Lúc đó, một người thân của chủ nhà đi từ ngoài sân bước vào nhà miệng vừa nói góp chuyện, tay vừa chỉ vào Quyền, rồi lại chỉ tiếp vào tờ lịch đang treo trên tường, ý là nhờ Quyền gỡ giúp tờ lịch trên tường đưa cho mình. Do không hiểu ngôn ngữ, nên Quyền đã tưởng anh này hỏi tại sao đến giờ vẫn chưa chịu về.

Tại cơ quan điều tra, Quyền kể lại lúc này mình đã rất ấm ức, bực tức nên bỏ ra ngoài sân. Xâu chuỗi các sự việc mình nhìn thấy, Quyền hiểu lầm là gia đình bên vợ, đặc biệt là anh vợ đã ngăn cản, không muốn cho vợ cùng con trai mình về Trung Quốc nên nỗi bực bội càng dâng cao.

Bất ngờ, Quyền nhìn thấy cháu bé con nhà một người hàng xóm đang đi vào trong nhà. Nghĩ cháu bé là con trai của anh vợ nên Quyền đã nhặt một con dao ở dưới đất rồi chém vào đầu cháu bé khiến nạn nhân chỉ kêu “á” được một tiếng rồi ngã lăn ra sân bất tỉnh. Thấy đứa bé ngã lăn ra đất, Quyền vứt dao bỏ chạy.

Lời khai của đối tượng thiếu hiểu biết

Chạy được quãng đường vài trăm mét, khi đến đoạn cánh đồng trồng lạc, thấy mọi người đuổi theo, Quyền đã giằng lấy cái cuốc của một người nông dân với mục đích chống trả lại. Tuy nhiên, vợ Quyền đã kịp chạy đến và giằng cái cuốc ra khỏi tay Quyền, cùng lúc đó mọi người ập đến và bắt Quyền đưa về trụ sở công an xã.

Các điều tra viên công an tỉnh Vĩnh Phúc kể lại, đối tượng phạm tội người Trung Quốc này khi bị bắt đã có những hành động rất bất thường. Khi ở UBND xã, trong lúc cán bộ công an đang lập biên bản sự việc thì Quyền đã cắn lưỡi tự tử nhưng được ngăn cản kịp thời và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Tự tử lần thứ nhất không thành, tại bệnh viện Quyền lại tiếp tục lao đầu vào tường hòng tự sát lần 2 nhưng các điều tra viên dẫn giải đã lôi lại kịp thời.

Đến khi người phiên dịch có mặt để chuyển ngữ, các cán bộ công an Việt Nam mới hiểu nguyên nhân của những hành động bất thường này là do bị can quá thiếu hiểu biết, Quyền đã liên tục hiểu nhầm hết từ chuyện này đến chuyện khác.

Tại cơ quan điều tra, Quyền khai vì cứ ngỡ là nếu đã ra tay chém người thì cả gia đình Quyền sẽ bị “chu di tam tộc” nên Quyền “tự xử” bằng cách tự sát cho công bằng “mạng đền mạng”.

Cũng theo các điều tra viên, các anh đã có lúc phải “đánh vật” với những lời khai rối rắm của bị can này hàng giờ: Lúc thì Quyền khẳng định chị Năm và đứa con trai là vợ con mình, lúc thì lại một mực từ chối “Chúng nó không phải vợ con của tao đâu”.

Phải đến khi người phiên dịch thủ thỉ trò chuyện, mọi người mới biết Quyền chối như vậy là do Quyền không hiểu pháp luật Việt Nam, cứ ngỡ “Tao đã chém người nên tao sợ vợ con tao cũng bị tử hình. Thế nên tao mới không nhận để vợ con tao nó không bị làm sao”.

Bi kịch của người đàn ông sợ mất vợ

Chị Năm cho biết, Quyền là con thứ 2 trong một gia đình rất nghèo. Dưới Quyền còn có hai người em trai là anh em sinh đôi, chuyên nghề đi làm thuê mướn, do nghèo nên năm nay đã hơn 40 tuổi mà vẫn chưa lấy được vợ.

Ở với nhau hai năm sau, chị sinh cho chồng một con trai. Khi có cháu, cả gia đình bên chồng mở tiệc lớn ăn mừng vì đã có người nối dõi tông đường. Từ đó Quyền càng cưng chiều chị và con trai nhiều hơn. Trong thời gian này, chị đã tranh thủ học được một số từ tiếng Trung để có thể giao tiếp thông thường. Tình cảm hai người ngày càng khăng khít.

Thấm thoát cháu nhỏ đã 5 tuổi, kinh tế gia đình cũng khá vững vàng, có “của ăn của để”. Tháng 3/2010, chị Năm nhận được tin mẹ vẫn còn sống nhưng bị ốm nặng. Sốt ruột, hai vợ chồng bàn nhau đưa cháu nhỏ về thăm quê.

Khi người con gái mất tích 8 năm đột ngột trở về, gia đình chị rất vui mừng nhưng cũng lo lắng không biết cuộc sống của chị bên Trung Quốc ra sao. Việc anh chị trong gia đình có ý muốn giữ chị ở lại Việt Nam làm anh Quyền rất lo lắng. Trong thâm tâm chị cũng chỉ định ở lại Việt Nam chăm sóc mẹ già một thời gian rồi quay về ở cùng gia đình chồng. “Bản thân anh ấy còn mẹ già đã gần 90 tuổi. Hơn nữa, là con dâu trong gia đình tôi cũng muốn giữ tròn chữ hiếu”, chị Năm nói.

Chị Năm cho biết, việc Quyền bột phát dẫn đến hành động này có thể là do trước đó, người anh cả của Quyền từng lấy vợ là một phụ nữ người Việt Nam, nhưng sau đó chị này đã bị lừa bán cho người khác, khiến anh của Quyền hàng chục năm nay vẫn ở một mình, ngày nào cũng kêu nhớ vợ.

“Trình độ thì thấp, tiếng Việt không biết nên cứ nhìn chuyện này lại tưởng ra chuyện nọ, cộng với tâm lý sợ mất vợ đã khiến anh ấy có hành động dại dột như vậy”, chị Năm nói.

Theo Xa lộ pháp luật

===================

Xem xong bài này, Lão gàn cười khấc khấc: "Sao trên đời lại có thằng ngu thế nhỉ?"

Nhưng lúc uống ấm trà, rít một hơi thuốc lá và tĩnh tâm trở lại....chợt thấy mình cũng có thể....ngu như nó!

Ông Tàu kia có cái lý của ông ấy. Những gì nhận thức được trong cuộc đời của ông ta, tạo nên suy nghĩ của ông ta và nó hợp lý trên cơ sở chuỗi nhận thức của ông ta. Những sự suy nghĩ của ông Tàu quyết định hành vi của ông ta. Tất nhiên ông ta cho rằng mình đúng trên cơ sở nhận thức hợp lý với chuỗi nhận thức hình thành trong bộ nhớ của ông ấy. Ông ta chỉ sai khi thực tế được mô tả không giống như vậy từ một hệ thống nhận thức khác hợp lý hơn và với người ngoài cuộc xem câu chuyện này.

Một thực tại khách quan đã được giải thích bằng một hệ thống nhận thức khác.

Cái này Đức Phật gọi là "chấp" đấy! Hì!

Điều này cũng giống như ông Tàu trong sự kiện trên. Ông ta sai khí có những chuỗi nhận thức vượt trội nhận thấy điều đó.

Bởi vậy, "những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó" là vậy. Nếu không tỉnh táo thì ai cũng có thể là "con ếch đang mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó". Kể cả Lão Gàn này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật của Huyền Chip?

THANHNIEN ONLINE

20/09/2013 03:00

Buổi ra mắt tập 2 cuốn Xách ba lô lên và đi với tựa đề Đừng chết ở châu Phi! của Huyền Chip sáng 19.9 tại Hà Nội, trở thành buổi phản biện của tác giả về những nghi ngờ của độc giả xung quanh sự thật đằng sau các trang sách.

Posted Image

Huyền Chip trong buổi ra mắt sách sáng 19.9 tại Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng

Khán phòng chật kín những gương mặt trẻ, trong đó có những người hâm mộ Huyền Chip và cả những người nóng lòng muốn đối chất với tác giả.

“Tôi không lừa dối”

Thắc mắc được đưa ra nhiều nhất là việc vì sao Huyền Chip quá dễ dàng xin visa mà không phải chứng minh tài chính. “Xin visa khó, nhưng không phải khó với tất cả các nước” - cô nói. Hành trình của Huyền chưa đến châu Âu, châu Úc, Mỹ, những nước phát triển vốn yêu cầu ngặt nghèo về visa, mà chủ yếu là những nước đang phát triển dễ dàng hơn trong việc xin visa. Nhưng không phải Huyền chưa từng gặp khó khăn. Cô đã không thể xin được visa vào Pakistan, Sudan hay Nam Phi.

Hành trình 25 nước với số tiền 700 USD, với nhiều người là việc không tưởng, Huyền Chip chia sẻ: “Đây là số tiền tôi bắt đầu chứ không phải chi trả trong toàn bộ cuộc hành trình. Hơn nữa, tôi đi không phải để lấy thành tích mà đơn giản chỉ muốn được trải nghiệm”. Về nghi ngờ số tiền Huyền Chip dùng trong chuyến đi, cô nói đã từng xin tài trợ 25.000 USD, một công ty đã liên lạc với cô nhưng vì có nhiều yêu cầu kèm theo, cô đã từ chối và quyết định lên đường hoàn toàn với số tiền do mình tự kiếm được.

Người viết phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết ra. Nếu đó là lừa dối thì sự trừng phạt lớn nhất với họ là bị mất lòng tin

PGS-TS Nguyễn Hoàng Ánh

Không ít lần, buổi tọa đàm trở nên căng thẳng khi người hỏi muốn truy tác giả đến tận cùng. Độc giả chờ đợi tác giả chia sẻ việc làm sao có thể kiếm được trung bình 1.000 USD/tháng. “Tôi có quan điểm: hết tiền sẽ kiếm thêm tiền” - Huyền Chip nói. Trước đó, Huyền giải thích cho những thắc mắc về việc kiếm việc làm dễ dàng: “Xin việc ở nước ngoài không phụ thuộc vào việc bạn đến từ đâu, mà vào chính năng lực của bạn”. Cô cho hay, ngoài những việc làm bán thời gian như làm ở cửa hàng, quán ăn, sòng bạc, cô còn viết bài trên một số trang mạng như malyou.com và báo chí trong nước để trang trải. Cô đã viết khoảng 200 bài viết trong vòng 6 tháng cho malyou.com. Mỗi bài viết được trả từ 10 - 15 USD.

Dù Huyền Chip đã trưng ra visa nhưng có độc giả vẫn chưa thỏa mãn, yêu cầu bằng chứng xác thực hơn. Huyền Chíp nói: “Tôi không thể chứng minh mình vô tội nếu các bạn kết tội tôi. Nếu muốn kiểm chứng có lẽ phải quay lại hành trình, đến tận những nơi mà tôi đã trải qua”. Cô khẳng định: “Tôi không lừa dối, tôi viết sự thật”.

Không dễ thuyết phục

Không học đại học, đi du lịch, đến, đưa mình vào những nơi, những hoàn cảnh không an toàn, Huyền Chíp với cách sống của cô cùng Xách ba lô lên và đi có ảnh hưởng tới các độc giả trẻ? Có mặt trong buổi ra mắt sách, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng các bạn trẻ cần cân nhắc khi bước vào mỗi cuộc hành trình: “Các bạn phải có đủ dũng cảm, năng lực, niềm tin để thực hiện”.

Posted Image

Bìa tập 1 cuốn Xách ba lô lên và đi

Buổi ra mắt sách kết thúc, nhưng không phải ai cũng dễ dàng bị tác giả thuyết phục "cuốn sách viết sự thật". Với thể loại sách du ký, được viết từ những câu chuyện, trải nghiệm cá nhân, việc bị nghi ngờ tính xác thực là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng sự thật hay truyền cảm hứng là điều quan trọng? Một nữ độc giả chia sẻ: “Nếu bạn viết tiểu thuyết hư cấu, tôi sẽ chấp nhận, nhưng nếu là cuốn sách theo dạng hồi ký, thì tôi cần sự thật”. GS Nguyễn Lân Dũng nói, ông đã được truyền cảm hứng sau khi đọc Xách ba lô lên và đi. “Tôi nhận thấy ngồn ngộn những cảm xúc, trải nghiệm của một cô bé 21 tuổi” - ông chia sẻ. PGS-TS Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại thương) cho biết bà chưa biết về Huyền Chip ngoài đời và không quan tâm nhiều đến sự thật trong cuốn sách vì “sự thật trong mắt mỗi người một khác nhau, điều quan trọng là cuốn sách đã gây cảm hứng cho tôi và nhiều người khác”.

“Người viết phải chịu trách nhiệm về những gì mình viết ra. Nếu đó là lừa dối thì sự trừng phạt lớn nhất với họ là bị mất lòng tin” - bà Ánh nói.

Ngọc An

=====================

Dù Huyền Chip đã trưng ra visa nhưng có độc giả vẫn chưa thỏa mãn, yêu cầu bằng chứng xác thực hơn. Huyền Chíp nói: “Tôi không thể chứng minh mình vô tội nếu các bạn kết tội tôi. Nếu muốn kiểm chứng có lẽ phải quay lại hành trình, đến tận những nơi mà tôi đã trải qua”. Cô khẳng định: “Tôi không lừa dối, tôi viết sự thật”.

Có thê nói là cô bé này thật phi thường. Còn thói đời cái gì vượt ngoài khả năng thông thường thì dễ bị hoài nghi.

"Tôi không thể chứng minh mình vô tôi, nếu các bạn kết tội tôi". Đây là cầu trả lời hay nhất của cô bé này. Nhưng tôi đề nghị cô nên hiệu chỉnh lại như thế này: "Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh mình vô tôi, khi các bạn cố tình hoài nghi và kết tôi tôi"

Tôi nghĩ những ai nghi ngờ cô thì hãy tự bỏ tiền ra mà kiểm chứng,nếu họ đủ khả năng cộng với sự can đàm và lòng tự trọng khi bày tỏ sự hoài nghi cô.

Vởi tôi, tôi không có chút gì hoài nghi cô bé này. Cô đã đưa visa để chứng minh. Thế là quá đủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các giáo sư, họ đi đâu cả rồi?

(GDVN) -Theo TS. Trịnh Ngọc Thạch, Phó CN UB Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “giáo dục ĐH hiện nay chỉ có từ 10-12% giảng viên trình độ tiến sĩ, phó giáo sư chỉ có 3%, giáo sư chỉ khoảng hơn 1%” Posted Image Ảnh chỉ mangt ính minh họa.

Ngày 11/9/2013, Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg và Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010 - 2012 được tổ chức với sự tham dự và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Một trong những kết luận của Hội nghị là:

“Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cầu, đảm bảo về chất lượng, phấn đấu đến năm học 2014-2015 phải chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học”.

Hồi đầu tháng 7/2013 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn một đoàn cán bộ về thăm và làm việc tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN). Báo Giáo dục và Thời đại, cơ quan của Bộ GD&ĐT đưa tin: “Phó Thủ tướng yêu cầu nhà trường chọn ra một giảng viên xứng đáng để được công nhận chức danh Giáo sư. Trong 5 năm qua, trường có 28 giảng viên được công nhận hàm Phó giáo sư nhưng chưa có học hàm Giáo sư. Phấn đấu đào tạo sau ĐH tối thiểu trên 20% quy mô hiện tại, tăng số lượng giảng viên có học hàm tiến sĩ”.

Loại trừ sơ xuất nhỏ về “học hàm tiến sĩ”, các tin trên đều liên quan đến đối tượng giảng viên đại học. Ở diện rộng, cấp quốc gia là phải loại trừ tình trạng “đại học dạy đại học”. Còn ở diện hẹp, cụ thể là trường ĐHNNHN, phải xóa bỏ tình trạng 5 năm không thêm được Giáo sư nào.

Theo TS. Trịnh Ngọc Thạch, Phó CN UB Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: “ giáo dục ĐH hiện nay chỉ có từ 10-12% giảng viên trình độ tiến sĩ, phó giáo sư chỉ có 3%, giáo sư chỉ khoảng hơn 1%” (giaoduc.net.vn ngày 17/09/2013).

Như vậy nếu một trường số GS chiếm 5% thì kéo theo 4 trường khác “trắng” không có GS nào. Thực ra thì tình trạng “trắng” GS có thể tìm thấy khắp nơi, ví dụ ngày 17/9/2013 tra cứu thông tin ba công khai của ĐH Công nghiệp Hà Nội nhận được số liệu: “65% giảng viên có trình độ trên đại học, 5% có trình độ Tiến sĩ”, không thấy ghi có một GS hoặc PGS nào. Còn ĐH Ngoại Thương Hà Nội cũng chỉ có duy nhất 01 GS.

Không nói tới các trường mới nâng cấp như ĐH Công Nghiệp Hà Nội, ĐH Sư Phạm Kỹ thuật Hưng Yên…, với ĐHNNHN sau gần 60 năm xây dựng, được xếp là trường trọng điểm quốc gia, mỗi năm tuyển tới 8.000 sinh viên, vì sao ngôi trường anh hùng này hiếm Giáo sư trong biên chế cơ hữu như vậy? (ở độ tuổi 60, chỉ còn 02 GS là Đỗ Kim Chung sinh 1956 và Nguyễn Văn Đĩnh sinh 1953).

Các Giáo sư , họ đi đâu cả rồi?

Người ngoài, chắc chắn khó mà lý giải điều gì đang xảy ra ở ngôi trường có bề dày truyền thống này, còn người trong cuộc hẳn có nhiều lý do để “khó nói”. Hy vọng bài viết này sẽ là một vị thuốc đắng, một lời nói thật, dẫu có làm mất lòng ai đó thì cũng chỉ là để cho ngôi trường đáng kính này mãi mãi giữ được hình ảnh đẹp trong lòng các thế hệ cán bộ, sinh viên.

ĐHNNHN là một trong số ít trường đầu tiên mà nền Giáo dục cách mạng Việt Nam tạo dựng. Trường đã được tặng tất cả các danh hiệu cao quý nhất của nhà nước: Huân Lao động hạng nhất, nhì, ba; Huân chương Độc lập hạng nhất, nhì ba; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao vàng, Danh hiệu Anh hùng lao động…

Nhà nước năm nào cũng có các đợt xét duyệt và phong học hàm GS, PGS vậy mà nhiều năm qua ĐHNNHN không có người nào được công nhận GS. Sự thật “tưởng như đùa” này không phải là lỗi của hôm nay, nó bắt nguồn từ vài chục năm trước. Theo thứ tự thời gian, xin kể vài câu chuyện liên quan đến công tác cán bộ, hy vọng nó sẽ giải thích được phần nào câu hỏi “các Giáo sư, họ đi đâu cả rồi” nêu trên.

Truyện thứ nhất: Hơn 20 năm trước, vào khoảng năm 1990, có một vị Phó tiến sĩ (PTS) nhận quyết định của Bộ về ĐHNNHN công tác. Ông vốn là giảng viên đại học được cử đi nghiên cứu và bảo vệ luận án PTS tại châu Âu, nguyện vọng của ông là về làm giảng viên khoa Cơ Điện. Thời bấy giờ, chỉ tiêu biên chế và đăng ký hộ khẩu thường trú là vô cùng khó khăn nhưng nó đã được Bộ giải quyết.

Nộp hồ sơ và quyết định của Bộ, chờ mãi vị PTS nọ vẫn không được phân công về bộ môn giảng dạy. Là người mới về trường, chưa quen biết ai và cũng “chưa kịp” mâu thuẫn với bất kỳ ai, tại sao nguyện vọng làm “thợ dạy” lại khó khăn đến thế? Sau nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo, cuối cùng ông đành phải “vui vẻ” với công tác bàn giấy tại Phòng Khoa học.

Ít lâu sau, một vị GS lãnh đạo trường (lúc đó là PGS), trong một lần tâm sự mới nói thật: “vì chú là PTS nên tôi không thể nhận chú về bộ môn được, nếu chú là kỹ sư tôi nhận chú được ngay”. Qua tìm hiểu hóa ra vị phó ở bộ môn nọ chỉ mới là kỹ sư nên bộ môn không thể nhận thêm PTS.

Truyện thứ hai: Thầy Nguyễn Đình Hiền là thầy dạy từ khóa 1 của trường, tuổi thầy đã vượt cái ngưỡng “xưa nay hiếm”. Gần đây thầy vẫn đi xe bus đến trường giảng dạy cho các lớp cao học. Lớp trẻ trong bộ môn hỏi sao thầy không làm đặc cách phó giáo sư, thầy cười vì không thích “đặc cách”.

Kỷ niệm thành lập trường, thầy được “đặc cách” mời tham dự, lãnh đạo trường giới thiệu bảy tám khách mời là cựu sinh viên khóa 1 của trường, chỉ có thầy dạy khóa 1 là “quên” không giới thiệu. Về bộ môn uống nước, thầy bảo “dạy khóa 1 chỉ còn lại vài người, thế mà họ quên mình”.

Kể cũng lạ, họ “quên” thầy sao còn mời thầy đến dự? Thực ra khi nghỉ hưu, thầy vẫn chỉ là “thầy giáo”, không học hàm, học vị, có lẽ vì thế nên “khó” cho người giới thiệu? Những thế hệ thạc sĩ, tiến sĩ ở ĐHNNHN mấy ai không đọc giáo trình thầy viết, nhiều người còn được thầy trực tiếp giảng dạy.

Học trò của thầy ở lại trường công tác, có người không có một giờ giảng dạy, chỉ làm công tác đảng, đoàn vẫn nghiễm nhiên là giảng viên cao cấp. Nghe nói gần đây, sau nhiều cố gắng (hay là do bị dư luận?) nhà trường đã mua tặng thầy một cái máy tính xách tay để thầy soạn bài dậy cho cao học. Chuyện ấy trôi qua cũng được một hai năm rồi, chẳng mấy ai biết ngoại trừ các đồng nghiệp cùng bộ môn với thầy.

Truyện thứ ba là ở khoa Công nghệ Thông tin. Từ ngày thành lập đến nay, lãnh đạo khoa luôn là người từ các ngành khác điều đến. Hiện nay Trưởng khoa là một giảng viên ngành Đất và Môi trường, phó khoa là một giảng viên Vật lý, cả hai vị tiến sĩ này chắc là rất thành thạo Tin học văn phòng nên mới được cấp trên tin tưởng bổ nhiệm lãnh đạo khoa Công nghệ Thông tin.

Chỉ có điều trong khoa có nhiều tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành Công nghệ Thông tin, là đảng viên, lại được đào tạo tại châu Âu (Pháp, Bỉ…), tuổi đời cũng xấp xỉ bốn mươi nhưng không ai đủ “tiêu chuẩn” lãnh đạo nên trường phải đưa Đất Môi trường lên lãnh đạo. Nghe nói đầu tháng 9 vừa qua cuối cùng thì cũng có một giảng viên trẻ, đúng chuyên ngành được đề bạt làm phó khoa, dẫu muộn mằn, dù sao cũng là điều đáng mừng.

Kể ra thì còn khối chuyện “hay” hơn nữa, nhưng mà xin tạm dừng. Cổ nhân có câu: “không nằm trong chăn sao biết chăn có rận”. Chăn không có rận hoặc là rất sạch, hoặc là rận sợ, không dám ở trong chăn.

Trở lại chuyện Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm ĐHNNHN, báo nongnghiep.vn ngày 3/7/2013 viết: “theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám (Bộ NN-PTNT) do công trình xây dựng cơ bản, quy định ngân sách và tài chính không cho phép Bộ NN-PTNT phân bổ ngân sách cho các đơn vị ngoài Bộ nên vấn đề này phải do đơn vị chủ quản của nhà trường là Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm triển khai”. Hóa ra khái niệm “đơn vị chủ quản” lại có ý nghĩa sâu sắc đến như vậy.

Sau ý kiến của Phó Thủ tướng, ai sẽ được chọn để trở thành vị giáo sư “mới” của trường ở thời điểm hiện tại?

Muốn mở một ngành đào tạo trình độ đại học phải có tối thiểu 01 tiến sĩ và 03 thạc sĩ, đây là quy định trong điều lệ trường đại học. Muốn là trường trọng điểm quốc gia, phải có giáo sư, điều này tuy không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định nhưng “cái lý” nó phải thế. Việc lựa chọn, bầu bán giáo sư ở ĐHNNHN không thể ngày một ngày hai là xong vì ở đây vốn có nhiều nhân tài xuất chúng trong khi gợi ý của Phó thủ tướng là chỉ chọn một mà thôi.

Việc bầu GS theo kiểu “truyền thống” của trường không hiểu sẽ đi đến đâu. Giả sử có bầu được một GS đi nữa thì cũng chỉ như muối bỏ biển vì ĐHNNHN hiện nay có tới 3 vạn sinh viên, với khoảng 600 cán bộ giảng dạy. Có lẽ phương án tốt nhất, nhanh nhất là ĐHNNHN nên kiến nghị Bộ GD&ĐT đòi lại cho một ít GS đã “chuyển giao” cho các bộ ngành khác, nhất là những người đã chuyển sang cho ngành Nông nghiệp.

Vì sao lại đòi, vì Giáo sư, theo truyền thống của các nước có nền giáo dục phát triển là “đặc sản’ của các trường đại học và đương nhiên Bộ chủ quản của họ phải là Bộ GD&ĐT chứ không phải các bộ khác. Chuyển giao rất nhiều GS theo tinh thần hợp tác nhưng không được “lại quả” đồng nào vì cơ chế “bộ chủ quản”, tội gì không đòi?

Có một chuyện không phải dân gian vì chỉ được truyền khẩu trong phạm vi nhà trường nên tạm gọi là “trường gian” kể về sinh viên nhà trường đi thi “Rung chuông vàng”, theo kịch bản mà vị cán bộ nọ biên soạn, các sinh viên thực hiện ba động tác “chui, bò, quỳ” đố đội bạn giải đáp đó là gì.

Đội bạn thua tâm phục, khẩu phục và đề nghị giải thích. Đáp án là từ trung tâm Thủ đô, muốn đến ĐHNNHN, bạn phải lần lượt “chui, bò, quỳ” nghĩa là phải đi qua ba địa danh: “Cầu Chui”, “Cây đa nhà Bò” và “Trâu Quỳ”. Với sự siêu việt như thế, bao giờ ĐHNNHN mới có đủ GS cho sự nghiệp đào tạo nhân tài ngành Nông nghiệp?

Truyện của thầy giáo già khiến cho người viết nhớ đến câu văn trong truyện ngắn “con chim cu gáy” của Puskin: “có một con cu gáy đậu trên cành cây khô, nó cất tiếng gáy trầm buồn trong một chiều hoàng hôn đang xuống: Cúc cu, cuộc sống đẹp vô cùng, bạn đời ơi, hãy sống đi, hãy yêu đi, còn tôi, tôi chỉ có một mình, cúc cu, cúc cu…”

Tài liệu tham khảo:

[1]http://gdtd.vn/chann...t-chat-1970545/

[2] http://haui.edu.vn/m...ai-day23181.pdf

[3] http://www2.ftu.edu....-092009tt-bgddt

TS Dương Xuân Thành

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủy điện Tây Nguyên: Quá lo thành lỡ cơ hội?

Vef.vn

Tác giả: Mai Châu

Bài đã được xuất bản.: 04/09/2013 10:00 GMT+7

Đã có những ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực của các thủy điện nhỏ và đề xuất dừng các thủy điện dạng nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, khi những tranh cãi này chưa ngã ngũ thì có nhiều dự án lớn lại đang bị mắc kẹt, có những dự án nguy cơ lỡ cơ hội. Trong khi đó, không thể phủ nhận, thủy điện vẫn là năng lượng quan trọng bậc nhất của cả nước trước mắt và lâu dài.

Khu vực Tây Nguyên có 118 dự án thủy điện được hoàn thành, phát điện với tổng công suất 5.798 MW và 75 dự án đang thi công với tổng công suất thiết kế 1.945,2 MW.

Hằng năm, các dự án thủy điện đã vận hành trên địa bàn Tây Nguyên đang đóng góp khoảng 20% tổng công suất cho hệ thống điện quốc gia và đóng góp cho ngân sách nhà nước và xã hội khoảng 6.500 tỷ đồng thông qua việc nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng.

Trong khi đó, chỉ hai dự án thủy điện Đồng Nai 6,6A với công suất thiết kế 241MW đã chiếm tỷ lệ bằng 12,3% tổng công suất của 75 dự án đang thi công. Mỗi năm, hai dự án có thể cung cấp sản lượng điện gần 1 tỷ kWh với giá trị sản lượng điện lên đến 1.000 tỷ đồng.

Posted Image

Khu vực đặt nhà máy.

Ngoài ra, hai dự án sẽ đóng góp cho ngân sách từ các khoản thuế bình quân là 322,7 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ đồng/ngày, toàn bộ chu kỳ kinh tế 40 năm là 12.908 tỷ đồng và còn tiếp tục đóng góp trong nhiều năm sau đó. Điều này không chỉ góp phần tăng thu nguồn ngân sách nhà nước mà còn có ý nghĩa tích cực trong phát triển kinh tế địa phương.

Ông Đoàn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Phước Cát 2, khu vực xây dựng thủy điện Đồng Nai 6A nhấn mạnh: "Việc xây dựng hai dự án này sẽ góp phần phát triển du lịch đường sông từ trung tâm huyện đến thôn 3, thôn 4 xã Phước Cát 2 theo chủ trương của huyện Cát Tiên đến năm 2020. Nếu dự án thủy điện được xây dựng hòa lưới điện quốc gia tỉnh sẽ được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày càng tăng cao"

Là một trong những công trình thủy điện cuối cùng trong quy hoạch thủy điện trên các sông của Chính phủ, dù đã được khởi động từ lâu nhưng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A lại đang gặp những vướng mắc và tranh cãi chưa có hồi kết.

Nói về thân phận dự án này, GS. Nguyễn Ngọc Lung,Viện trưởng Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ, thành viên Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nhận xét: "Dự án này "đầu thai" không đúng thế kỷ. Trước kia, các dự án được duyệt một cách cởi mở, nay kinh nghiệm thực tế thấy đã bộc lộ nhiều rủi ro nên đã thận trọng và khắt khe hơn. Sinh ra vào thời điểm khắt khe thì dù ưu việt vẫn phải xem xét kỹ hơn, khó được chấp nhận hơn. Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong diện đó".

Đồng ý kiến này, nhiều chuyển gia đã cho rằng, mặc dù quy mô không quá nhỏ lại có nhiều ưu việt, nổi bật hơn hẳn so với nhiều dự án thủy điện khác , nhưng Đồng Nai 6 và 6A vẫn đang mặc kẹt trong luông dư luận lo ngại thái quá về thủy điện, khiến dự án bị nâng lên đặt xuống suốt 7 năm trời. Đặc biệt, trước những thông tin mới đây về thủy điện nhỏ khiến cho nhiều ý kiến đánh giá dự án nặng về mặt trái và những tác động tiêu cực nếu có. Trong khi đó, những giá trị nổi bật so với nhiều công trình thủy điện khác lại chưa được nhìn nhận đúng mức.

Posted Image

Rừng nghèo nơi dự kiến xây dựng nhà máy.

Một trong những lo ngại khi làm thủy điện là mức đọ chiếm dụng rừng. Chỉ tính riêng 25 công trình thủy điện lớn đã và đang thi công tại Tây Nguyên đã chiếm dụng 68.195 ha đất, ảnh hưởng đến 25.712 hộ dân. Tính trung bình 1MW thủy điện lớn đã chiếm dụng 14,5 ha đất các loại, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của 5,5 hộ dân trong đó 1,5 hộ phải di dời, 1MW thủy điện nhỏ chiếm dụng 8,7 ha đất, ảnh hưởng đến 1,3 hộ dân.

Bên cạnh đó, một số nhà máy thủy điện còn gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô, gia tăng lũ lụt trong mùa mưa, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống vùng hạ lưu.

Tuy nhiên ở hai dự án Đồng Nai 6 và 6A lại có nhiều ưu điểm hơn hẳn với công suất 241 MW mà diện tích sử dụng đất chỉ 372,23 ha, trong đó diện tích chiếm đất lâu dài là 323,53 ha tương đương tỷ lệ 1,34 ha/MW.

Với các con số này, đây là dự án thủy điện lớn có kỷ lục về diện tích đất bị ảnh hưởng là ít nhất trong số các dự án thủy điện lớn ở Việt Nam.

Trong khi đó, phạm vi khu vực dự án không có dân cư sinh sống và cũng không có đất nông nghiệp nên các dự án này không phải thực hiện công tác di dân, tái định cư, điều này sẽ không gây ra xáo trộn đời sống, văn hóa của dân cư đang sinh sống tại khu vực.

Đặc biệt, hai nhà máy thủy điện sử dụng loại tuabin Kaplan với chế độ vận hành xả nước phát điện liên tục 24/24 với mức lưu lượng thấp nhất là 68m3/s có tác dụng điều hòa lại dòng chảy cho hạ du bị gián đoạn và dao động lớn do chế độ xả phát điện hàng ngày không liên tục của thủy điện bậc trên.

Chính vì thế, trong đánh giá mới đây, các thành viên hội đồng thẩm định cho rằng, đây là một trong những công trình thủy điện cuối cùng trong quy hoạch thủy điện trên các sông của Chính phủ, thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tích hợp những công nghệ tiên tiến trong sản xuất điện năng, cải tiến kỹ thuật đảm bảo dòng chảy môi trường, đảm bảo giảm diện tích chiếm đất đến mức thấp nhất nhưng mang lại giá trị kinh tế, giá trị sản lượng điện ở mức cao nhất.

Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận mà nhà đầu tư đã theo đuổi trong suốt 7 năm qua để hướng đến xây dựng một nhà máy hiệu quả về nhiều mặt và mang lại lợi ích toàn diện về kinh tế, xã họi, môi trường.

=========================

Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận mà nhà đầu tư đã theo đuổi trong suốt 7 năm qua để hướng đến xây dựng một nhà máy hiệu quả về nhiều mặt và mang lại lợi ích toàn diện về kinh tế, xã họi, môi trường.

Nói nhiều qúa cũng phiền.

Không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền Chip: Tôi sẽ không gục ngã trên chính quê hương mình

Chủ nhật 22/09/2013 08:04

(GDVN) - Sau buổi họp báo ra mắt tập 2 "Đừng chết ở Châu Phi" vào sáng 19/9 vừa qua, mặc dù tác giả trẻ Huyền Chip đã giải đáp những thắc mắc của độc giả về nội dung trong xuốn sách của mình. Thế nhưng cô vẫn liên tiếp nhận được nghi án cho rằng những điều Huyền Chíp viết là không hợp lý. Trước những thông tin này, mới đây Huyền Chip đã đăng tải trên fanpage của mình những chia sẻ khá dài sau những ngày mệt mỏi vì dư luận.

Nghi ngờ "Xách ba-lô lên và đi" của Huyền Chíp là hết sức buồn cười

Huyền Chíp công bố sự thật về hành trình đi 25 quốc gia với 700 USD

Khi cho ra mắt tập 2 "Đừng chết ở Châu Phi" nằm trong bộ sách "Xách ba lô lên và đi", Huyền Chip đã khiến nhiều độc giả nghi ngờ về độ xác thực của những thông tin cô công khai.

Đầu tiên là việc cô gái trẻ này chỉ với 700 USD khởi đầu đã đi qua 25 nước, cùng đó là vấn đề xin visa, việc làm thêm cũng như nội dung trong cuốn sách... Nhiều cư dân mạng đã đăng tải ý kiến, bóc tách các chi tiết phi lý trong cuốn sách.

Trước những lùm xùm này, sáng ngày 19/9, tác giả của "Xách ba lô lên và đi" đã tổ chức một buổi họp báo giới thiệu tập 2 đến công chúng. Bên cạnh đó cô cũng giải đáp hầu hết những thắc mắc của độc giả về tác phẩm của mình.

Tuy nhiên, sau đó, phản hồi từ phía dư luận lại càng thêm mạnh mẽ khi cho rằng, giải thích của Huyền Chíp không thuyết phục, xác đáng.

Mệt mỏi trước dư luận, cách đây không lâu trên trang cá nhân của mình, Huyền Chíp đã lên tiếng. Cô cho biết, dù mọi chuyện như thế nào, ủng hộ hay không ủng hộ thì cô vẫn ổn và sẽ tiếp tục trên cuộc hành trình của mình:

Posted Image

Tác giả Huyền Chip của tập sách "Xách ba lô lên và đi"

"Tôi viết những dòng này không phải để thanh minh hay để trả lời bất cứ một thắc mắc nào. Có những người còn lên trước mưu hèn kế bẩn, lợi dụng phép lịch sử tối thiểu để tấn công tôi, quyết tâm hạ tôi cho bằng được thì những lời giải thích với họ nào có nghĩa lý gì? Chưa biết đúng sai thế nào nhưng bất kỳ ai nói tốt cho tôi cũng sẽ bị quy chụp là giả dối, là dại dột, là ăn tiền. Bất cứ ai nói xấu về tôi cũng sẽ bị ghép cho danh GATO, đố kỵ, anh hùng bàn phím. Thật là hỗn loạn! Chẳng phải đó là một lời khen ngầm khi các bạn nghĩ tôi đáng để các bạn dành ra chừng đấy thời gian và công sức sao?

Tôi viết những dòng này cho những người đã luôn tin tưởng và ủng hộ tôi, để mọi người biết rằng tôi vẫn ổn. Tôi vẫn ổn. Tôi đã không gục ngã trong suốt cuộc hành trình của mình, và tôi sẽ không gục ngã trên chính quê hương mình.

Mặc dù tôi không thích chuyện này một tí nào, mặc dù tôi đã ấm ức đến mức tu lên khóc trong một quán cà phê khi ngồi cùng bạn bè, sau một đêm bình tâm lại, tôi nhận ra rằng người được nhất trong tất cả chuyện này vẫn là tôi. Tôi đã có được thêm một trải nghiệm không phải ai cũng có. Tôi đã thấm thía những bài học mà không ai có thể dùng tiền mà mua được. Tôi có thể khẳng định với các bạn rằng: những trải nghiệm và bài học này sẽ còn giúp tôi đi xa hơn nữa. Thép cũng phải tôi qua lửa. Người cũng phải vượt qua khó khăn mới lớn lên được. Tôi đang lớn lên từng ngày.

Hãy cứ đánh giá tôi nếu đánh giá người khác giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn về bản thân mình. Hãy cứ mạt sát tôi nếu việc hạ gục được người khác giúp cuộc sống của chính bạn tốt đẹp hơn. Nhưng dù các bạn có nói, có làm gì đi chăng nữa thì tôi vẫn biết tôi là ai và tôi biết mình muốn gì. Tôi sống đúng với con người thật mình. Tôi sống không hổ thẹn với lương tâm mình. Tôi sẽ vẫn làm những việc tôi yêu thích và sẽ vẫn vững tin bước đi trên con đường của mình. Tôi không sợ khổ. Tôi chỉ sợ chán. Và tôi nghĩ, nếu cuộc sống tôi cứ tiếp tục đầy sự kiện như thế này thì còn lâu tôi mới chán được. Việt Nam là nhà. Đừng khóc!".

Ngay sau khi đăng tải, dòng trạng thái khá dài của cây viết trẻ nhận được sự quan tâm từ phía dư luận. Thành viên Đăng Mai chia sẻ: "Cố lên chị, mọi người luôn ở bên và ủng hộ chị. Em chỉ buồn thay là có nhiều người chưa đi ra khỏi cái đất nước mình mà cứ ngồi nhà phán xét cho việc người khác đã làm được. Hoặc cũng có thể họ không phải những dân phượt bụi, nên không thể hiểu được cảm giác thực sự của nó. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng thực sự chuyến đi và sự trải nghiệm của chị là động lực cho em thực hiện những ước mơ của mình".

Còn những thành viên phản đối thì cho rằng nếu muốn mọi người tin mình tại sao Huyền Chip lại không dám công khai tất cả cuốn visa mà chỉ cho xem một số trang, thậm chí còn không cho mọi người chụp ảnh. Thành viên Julu Hồ cho biết: "Bạn viết sách để cho độc giả, cho công chúng đọc vậy họ có quyền thắc mắc những gì chưa thỏa đáng. Là tác giả thì có nghĩa vụ trả lời những thắc mắc từ trong sách nhật ký. Không trả lời thì khác gì viết linh tinh để bán kiếm tiền. Nếu vậy thì bạn cho biết ngay từ đầu là bạn tự tưởng tượng thì đâu ai bóc mẽ làm chi".

(Xem thêm những bài viết về tập sách Xách ba-lô lên và đi của tác giả Huyền Chíp tại đây)

Đỗ Tuyết

===================

Huyền Chíp à! Nếu sau này Huyền Chíp còn tiếp tục đi, chủ ủng hộ Huyền Chíp 100 Dollar lấy thảo. Nếu Huyền Chíp viết tiếp thì in luôn cả cuốn Visa vào đấy cho thiên hạ xem. Chủ đã từng đi xin visa đi nước ngoài. Ở đấy họ cảnh báo rằng: Nếu bạn làm giả visa thì sẽ bị tù. Bởi vậy, tôi tin rằng Huyền Chíp không thể làm giả visa để bán sách.

Cái gì phi thường thì tất yếu bị ngji ngờ. Cho nên cũng chẳng có gì là lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chữ Lễ và đạo đức giả dưới mái trường

22/09/2013 13:26 GMT+7

Posted Image - Chữ ‘Lễ’ (theo quan điểm Khổng giáo) đang biến tướng thành những thực tiễn đặc thù: “lão làng”, nạn “cò”, giáo viên “đì” các “con học sinh”, để tống tiền.

'Tiên học lễ...' không có lợi? Khẩu hiệu 'Tiên học lễ...' nên chấm dứt? “Tiên học lễ…” với ba câu hỏi trên diễn đàn Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học Lão làng

Việt Nam nếu hai ứng viên “tám lạng, nửa cân”, người ta hay chọn người tuổi cao hơn, cho là “chín” hơn. Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có “cây đa, cây đề”, sừng sững “sống lâu lên lão làng”, chuyên đưa ra những “thánh chỉ”. Người sinh sau đẻ muộn, dù là đồng nghiệp, khó giành quyền phát biểu chính kiến với “chiếu trên”.

Phàm là “ngoại nhân” chớ dại mà nói động đến lĩnh vực không phải của mình, kẻo bị những người, đã sinh tử cho nghiệp ấy bấy nay, mắng: “lãnh địa” của tôi là chỗ anh bày “bàn cờ thiên hạ” à (!).

Nhiều “lão làng” cố "thả" vào đầu óc những người trẻ hơn một nỗi sợ vô căn cứ (như đặt ra “tục lệ” học sinh phải xưng ‘con’ ). Dưới các bậc phụ mẫu ở trường (nếu ăn tiền nhưng đạo đức giả), giống như ở mọi môi trường nhũng nhiễu, có những “cò”, thường ứng cử vào các chức vụ ở Ban phụ huynh học sinh, với những “sáng kiến” phú quý sinh lễ nghĩa …

“Lễ” áp đặt, sống sượng

Từ khi xuất hiện khẩu hiệu: “tiên học lễ - hậu học văn”, cũng xuất hiện ngôi “con” trong không gian giáo dục.

Bị đánh tụt hạng trên thang tôn ti kiểu Việt, học sinh, thậm chí sinh viên, chịu một cổ hai tròng: vừa là trò, vừa là con (trước là “em”).

Người ta làm điều này một cách ép buộc, không hỏi ý kiến các em và phụ huynh. Bị bất ngờ trước chiêu trò nô dịch mới này, nhưng thật “khó đỡ”, vì nó được che chắn bởi đạo đức giả (tự đặt mình lên ngôi cha – mẹ, một hành vi giả nhân, giả nghĩa).

Đạo đức giả là cái vỏ của hiếu danh, nhưng chủ yếu là để che đậy sự vụ lợi. ‘Lễ’ đẻ ra đạo đức giả cho trò: trước mặt gọi cô xưng con, sau lưng gọi “con giáo”. “Lễ” tạo điều kiện để áp đặt, giáo điều: trên bảo dưới phải răm rắp tuân theo. Đạo đức giả và giáo điều là “anh em một nhà”. Nhưng càng áp đặt, giáo điều, càng khó lường các hậu quả kiểu “già néo đứt dây”.

Posted Image

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta…

Trong cuộc sống, nhiều người “bề trên” quen thói gia trưởng, buộc kẻ dưới phải quy thuận mọi nhời răn dạy; mọi phúc đáp theo hướng khác dễ bị coi là dám “nói ngang”, “cãi lại”, “vô lễ”. Bề dưới vâng vâng dạ dạ, nhưng nghĩ mẹo làm theo ý mình sau lưng “các cụ”, dần dà thành nét văn hoá “khuất mắt trông coi”. Có lẽ từ đây xuất hiện thực tiễn “phá rào” trong thực hiện các chỉ thị “soạn thảo trên trời”? Do đây mà chật vật hình thành văn hóa phản biện?

Chữ “lễ” tạo ảo tưởng: nhờ thứ bậc trong họ cao hơn, được quyền xưng bác, xưng ông với người có họ với mình nhưng nhiều tuổi hơn. Thày cô còn ít tuổi nhưng được suy tôn lên bậc phụ mẫu, lúc đầu còn e ấp, khi vào vai rồi thí quả là sống sượng (cynic), trong “mắt ai”.

Có xu thế “chơi đồ cổ” (sùng cổ) trong nghiên cứu, học thuật, theo Đặng Thai Mai… Có phải vì thế mà Khổng Tử có vẻ được trọng hơn một số học giả khác sinh sau, trong cổ sử Trung Quốc. Học giả đề cao cai trị bằng pháp luật là Hàn Phi tử ít được nhắc đến. Hôm nay, khi các chuẩn mực đánh giá phẩm chất thường ở dạng xuê xoa, làm phép, tiêu chuẩn “thâm niên” được chấp nhận rộng rãi, “kính lão đắc thọ”.

Xem thường luật pháp, nhân phẩm

Theo Kinh Thư được Khổng Tử viết tựa, có giai cấp đứng trên pháp luật, hưởng đặc quyền, và giai cấp khác cam chịu phận nô dịch, ngu dân: “Hình bất thượng đại phu, lễ bất hạ thứ nhân”.

Khổng Tử cho rằng quan trên phạm tội không bị xử lý theo pháp luật (hình bất thượng đại phu). Theo chữ “lễ” của Khổng tử thì “tiện dân” và “tiểu nhân” chỉ là nửa chữ nhân, là nhân cách không đầy đủ, so với con ông cháu cha (quý tộc). Lễ là công cụ “để phân biệt quý tiện”.

Thời Xuân Thu, nước Tấn đúc vạc để chép hình luật (pháp luật), Khổng Tử phán: nước Tấn rồi sẽ mất thôi. Trên thực tế, nước Tần, nhờ có vua áp dụng hình luật cho toàn dân và không coi nhẹ thương mại, công nghệ (như quan điểm Khổng giáo), đã dần thôn tính các nước khác thời Chiến quốc, trở thành bá chủ (triều Tần Thủy Hoàng). Theo sử sách, Khổng Tử là một người đầu tiên thách thức nền văn minh, bằng cách coi thường luật pháp, ngay ở “buổi bình minh của văn minh nhân loại”.

Ý kiến học giả

Lão Tử, người được xem là cùng thời với Khổng Tử, từng kịch liệt phản đối chữ lễ của Khổng, ông coi đó là “nguồn gốc của mọi sự bất bình đẳng, của mọi sự thống khổ trong xã hội”.

Học giả nổi tiếng Nhật Bản Fukuyama Yukichi (1834 – 1901): “Lễ là để xui khiến người ta cúi đầu phục tùng…”

Wilfred Burchett cho rằng cách dạy, cách truyền bá tư tưởng kiểu thày Khổng Tử đòi hỏi riết róng một sự phục tùng không chất vấn (Confucian exigency of unquestioned loyalty). Sự “trung tín” như thế thường đặt kẻ dưới vào thế tiến thoái lưỡng nan đầy bi kịch trong đời thực bởi những giáo điều kiểu Khổng.

Theo Đặng Thai Mai, chữ Nhân và chữ Lễ là hạt nhân tư tưởng của Khổng giáo. Nhưng Cao Xuân Huy chỉ ra Khổng tử đã tự mâu thuẫn ngay từ gốc: theo Khổng giáo, chữ Nhân có thuộc tính phổ cập, là khái niệm đứng ngoài giai cấp, và gắn với chữ Lễ. Nhưng Lễ lại là “chính trị tôn giáo hóa của giới quý tộc” (Cao Xuân Huy), vì “lễ không xuống đến thường dân”. Vậy lễ chứa bất công, bất bình đẳng, tức là “vi lễ bất nhân’(?)

Học giả Trung Quốc cho rằng, theo Khổng Tử hôm nay sẽ bị cuốn theo tư tưởng khuất phục cường bạo, vì Khổng/Nho không trọng“chí nhân”, chỉ ca ngợi “nhân nghĩa” kiểu đạo đức giả, sống sượng (nguyên văn: khuyển nho, cynic), gieo mầm “sùng bái bạo lực” .

Thật vậy, “lễ nghĩa” có thể thành “binh khí” để tống tiền. Theo Lady Borton trên một số Tết của báo Quân đội Nhân dân, “tống tiền (trong giáo dục, y tế) còn tệ hơn ăn của đút”. Lady là tác giả cho rằng trường lớp của Việt Nam dạy cách đút lót.

Nay mượn “tiên học lễ” đem “gia phong” vào trường lớp, các“sư hổ mang” của “thánh đường” sư phạm đời mới dạy trẻ không phản ứng khi bị “trấn lột”. Vẫn còn những chiêu “đì” các “con học trò” ép học thêm, như truyền thông phản ảnh. Cháu của người viết bài này không ít lần bị cô giáo lớp 2 đánh, khá đau, trước khi phụ huynh nhận nhắn tin của cô về các khoản thu (ngoài sổ sách).

Để trẻ em thực sự lễ phép, lễ độ, trước hết phải trả lại các giá trị của xã hội công dân cho môi trường sư phạm: không tạo những xưng hô thiếu bình đẳng, không tái hiện lễ giáo phong kiến, và nhất là không “mua bán điểm”, không “tống tiền”.

Lê Đỗ Huy

====================

Những thứ mà người ta gán cho Khổng tử và sản phẩm của văn minh Hán thực ra nó không phải nguyên bản. Nhưng từ hàng ngàn năm nay, nó nghiễm nhiên được mặc định như vậy.

Bản chất của Lễ không phải như những mảnh vụn manh mún còn sót lại bị Hán hóa và gán cho Khổng tử. Ngay cách hiểu: "Hình bất thượng đại phu, Lễ bất hạ thứ dân" - Thực ra câu này tôi hiểu như sau:

1/ "Hình bất thượng đại phu" là bởi vì làm quan đến bậc đại phu cũng là người đại diện cho hình thái ý thức xã hội, nên không thể để mình phạm tội. Tức hành vi tự phủ nhận những hình thái ý thức mà mình đại diện.

2/ "Lễ bất hạ thứ dân" tôi hiểu là không dùng việc Lễ để hạ thấp phẩm cách của người dân đen.

Không thể hiểu Lễ một cách manh mún như việc cúi rạp, quỳ lạy.....Lễ trong văn hóa cổ Đông phương thực ra không có xuất xứ từ văn minh Hán. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, đến đời Hán, những nghi lễ trong triều đinh mới được thiết lập do Trần Bình xây dựng. Khiến cho Hán Cao tổ phải thốt lên: "Làm vua sướng thật".

Nhiều nhà nghiên cứu gán cho Lễ là sản phẩm của văn minh Hán và thuộc về chế độ phong kiến. Thực ra không phải.

Bản chất của Lễ là hình thức giao tiếp trong quan hệ giữa con người với con người. Người Tây Lễ của họ là bắt tay, người Nhật là cúi chào, xin lỗi khi làm phiền người khác, cảm ơn người giúp mình....vv... đều là Lễ, cho dù họ không có khái niệm về Lễ.

Bởi vậy "Tiên học Lễ, Hậu học văn" chính là học cách giao tiếp trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội trước khi học kiến thức khác.

Mấy hôm nay ốm bệnh quá. Hôm nay bệnh có bớt, nên gõ vài lời suy nghĩ trong "Quán vắng". Chẳng muốn tranh luận với ai, vì cũng chưa hết ý.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòa giải chứ không phải trả thù

22/09/2013 10:50 (GMT + 7)

TT - Mục tiêu của bà Lisa Fitzpatrick là kéo những thanh thiếu niên khỏi những con phố tội phạm ở Mỹ và dạy chúng giải quyết những xung đột một cách hòa bình để có thể bước tiếp trên con đường đến một tương lai tươi sáng hơn.

Posted Image

Bà Lisa Fitzpatrick luôn mở rộng vòng tay kéo những đứa trẻ khỏi bạo lực đường phố - Ảnh: Neworleanscitybusiness.com

Cách đây nhiều năm, bà Fitzpatrick từng là nạn nhân của hai sát thủ nhí 12 tuổi ngay trên đường phố. Viên đạn nhắm vào đầu bà Fitzpatrick bị hụt và để lại một vết sẹo trên mũi nhưng gương mặt đầy nỗi sợ hãi của hai đứa trẻ mới là điều ám ảnh bà. Cảnh sát sau đó cho biết hai đứa trẻ bị bọn giang hồ ép phải giết một người bất kỳ. “Tôi không phải là nạn nhân trong buổi tối đó, mà là hai đứa trẻ cầm súng” - bà Fitzpatrick nói.

Nỗi ám ảnh của bà Fitzpatrick biến thành hành động sau khi một người bạn của con gái bà bị một nhóm côn đồ sát hại. “Điều này thật quá sức! Đã có quá nhiều thanh niên gục trên vũng máu của chính mình. Tôi không muốn thấy điều này nữa. Tôi không muốn lũ trẻ nghĩ rằng điều này là bình thường. Tôi phải làm điều gì đó” - bà nói. Bà quyết định nghỉ công việc điều hành tại một công ty y tế để thành lập Tổ chức APEX Youth Center.

Trung tâm thanh niên APEX, viết tắt của cụm từ “Luôn theo đuổi điều tuyệt vời”, mở ra những hoạt động giải trí như bóng rổ, bơi lội... APEX còn mở các lớp đào tạo kỹ năng, nghề cho thanh niên. “Chúng tôi tạo ra một không gian giúp lũ trẻ tách biệt khỏi bạo lực bên ngoài. Chúng tôi khuyến khích các thanh niên tìm kiếm những gì họ muốn làm, tìm kiếm đam mê thật sự” - bà Fitzpatrick tâm sự.

Một trong những điều khó khăn nhất mà bà Fitzpatrick muốn là dạy lũ trẻ thoát khỏi vòng luẩn quẩn thanh trừng lẫn nhau mà chúng đã học được trên đường phố. “Khẩu hiệu của chúng tôi là tái hòa giải chứ không phải trả thù, đó là một bài học khó” - bà nói và cho biết việc giải quyết rắc rối một cách hòa bình sẽ cần thiết cho chúng trong tương lai. Một số thiếu niên dần dần chọn cách thương lượng, thi đấu hay những cách phi bạo lực khác để giải quyết xung đột.

Đến nay đã có hàng trăm thanh niên tại New Orleans xem APEX như một nơi để sinh hoạt và tránh xa bọn tội phạm. “Khi tôi hỏi chúng tại sao lại đến đây mỗi tuần, chúng nói rằng vì tôi là người đầu tiên mở cửa đón chúng. Cứ như chúng đã bị xã hội tuyên án” - bà Fitzpatrick nói. Kendall Santacruze, 20 tuổi, cho biết cuộc đời cậu thay đổi nhờ sự quan tâm của bà. “Cô Lisa dạy tôi cách xử lý cơn giận, kiểm soát bản thân và không để bị người khác tác động” - Santacruze nói. Cậu cũng đang cùng bà Fitzpatrick giúp những đứa trẻ khác và không khỏi tự hào vì trở thành một tấm gương mẫu mực cho chúng.

“Sự thành công không nhất thiết phải là vào được Đại học Harvard hay đi khỏi nơi đây. Thành công là khi một đứa trẻ như Kendall có thể sống và mỗi ngày đưa ra lựa chọn không dính líu đến bạo lực mà nỗ lực giúp những đứa trẻ khác buông tay súng” - bà Fitzpatrick tự hào. Dù có những lúc khó khăn buộc bà phải bán nhà để duy trì APEX, bà khẳng định sẽ không bao giờ từ bỏ lũ trẻ. “Cuối cùng thì nhà cửa, xe hơi cũng chỉ là gạch đá, sắt thép. Những đứa trẻ đã từ bỏ tất cả để ở đây. Đó là sức mạnh của tôi” - bà nói trên CNN.

TRẦN PHƯƠNG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ bà cả đời chân đất bán chuối ở Hà Nội

Thứ hai, 23/9/2013 14:23 GMT+7

Giữa nắng trưa, cụ Ký gánh hai thúng chuối thoăn thoắt đi chân đất trên mặt đường Thụy Khuê nóng rát. Lưng gù, cụ vẫn đều đặn gánh hàng đi bán cả chục năm nay.

Bao năm nay người dân dọc đường Thụy Khuê, chợ Bưởi, chợ Nghĩa Đô, đã quen với hình ảnh một cụ bà đi chân đất bán chuối. Cụ tên là Phạm Thị Ký, 75 tuổi ở Phú Châu (Ba Vì, Hà Nội).

6h sáng, cổng Xanh (phố Thụy Khuê) vẫn im lìm. Một vài nhà rục rịch mở cửa hàng. Từ ngõ sâu hun hút, bóng dáng nhỏ của cụ Ký tiến nhanh lại. Cụ gánh chuối ra cổng làng, hướng về phía chợ Bưởi rồi băng qua đường và dừng ở một góc nhỏ trước cửa nhà dân bên khu Nghĩa Đô. Bà cụ hạ gánh, kéo hai thúng chuối sát nhau, đặt chiếc đòn lên bậc hè rồi ngồi lên. Cụ và gánh hàng của mình thu lu một góc, nhỏ nhoi, không mấy ai để ý.

Posted Image

6h sáng, cụ Ký đã gồng gánh đi chợ. Ảnh: Phan Dương.

Miệng nhai trầu đỏ thắm, cụ Ký nở nụ cười phân bua về chuyện đi chân đất suốt ngày của mình: "Nhà đầy dép nhưng tôi không thích đi, cứ đi vào là 10 đầu ngón chân bị sưng lên, đau lắm". Ngày nhỏ nhà nghèo không có dép, đến khi mua được một đôi thì bà cụ cũng không biết mang thế nào cho phải. Nhiều lần tập, nhưng cứ đặt chân vào dép là cụ thấy bức bối, khó chịu, bước đi cũng thấy ngượng ngùng, không vững.

"Tôi đã tập mang dép nhựa, dép da, cả dép bông nữa nhưng đều không được. Chỉ có đi chân đất tôi mới thấy khỏe", cụ kể.

"Những hôm nắng cháy mặt đường, người phơi lúa chạy được một hai vòng đã rát không chịu nổi nhưng tôi đi bộ vài cây số chẳng sao. Trời mùa rét cũng thế, tôi cứ chân trần thôi. Thời trẻ, tôi đi mua măng khắp vùng núi Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La không có dép mà chẳng bao giờ bị thương cả", cụ cười khoe hàm răng đen nhánh hạt na.

Trong một ngày, cụ Ký chỉ mang dép trước lúc ngủ cho đỡ bẩn chân. Đôi khi đi đám cưới, đám hỏi, nhất là đi lễ chùa, cụ vẫn phải cố mang dép vào cho lịch sự. "Tôi cho dép vào túi bóng, cắp nách hay cầm ở tay, đến cổng chùa thì đi vào. Ra khỏi chùa, tôi phải tháo ra vì không quen", cụ bà cười cho biết.

Cụ Ký kể, cái "thói quen khác người" cũng gây cho cụ không ít phiền toái. Không ít người đi đường tưởng cụ không có dép nên dừng lại hỏi thăm, đòi mua cho. Nhiều người còn muốn xem đôi chân của cụ, ai cũng nghĩ là đôi chân phải chai sạn, thô ráp lắm mới có thể đi qua được cái nắng ngày hè, cái buốt trời đông. Kỳ thực, đôi bàn chân cụ nhỏ, gót chân không hề nứt nẻ. Nhất là lòng bàn chân luôn hồng hào, da mỏng, mịn màng như trẻ nhỏ.

Posted Image

75 tuổi, cụ vẫn hăng say lao động, không muốn nhờ vả anh em, cháu chắt. Ảnh: Phan Dương.

Mỗi ngày, cụ đi bộ cả chục km, gánh trên vai vài chục kg, đi mà như chạy. Thế nhưng cụ cũng chỉ đi được vài chục mét là phải nghỉ một lát vì lưng đau. Năm 1989, trong một lần đi buôn măng, chiếc xe có cụ Ký bị tai nạn, chỉ còn mình cụ sống sót nhưng bị gãy xương sống. Do già cả, ở viện dài ngày nhưng lưng cụ cũng không thẳng được. Suốt 10 năm, cụ phải mặc chiếc áo hỗ trợ cột sống nhưng lưng vẫn gập xuống, nổi thành ụ.

Cụ nói: "Ngày nào, tôi cũng dùng kháng sinh, thế mà lúc trái gió trở giời, lưng lại sưng tấy, mưng mủ. Năm ngoái, tôi cũng vừa phải mổ mắt. Giờ bên mắt trái kèm nhèm, đi làm phải mang theo thuốc nhỏ mắt".

Ở cái tuổi 75 nhưng bà cụ vẫn hăng say lao động. Cụ thường dậy từ 5h sáng chuẩn bị hàng, ăn sáng. Chưa đến 6h, cụ gánh trên vai 20 nải chuối đi bán. Tầm trưa dù hết hàng hay không, cụ cũng về phòng nghỉ, đầu giờ chiều lại đi bán tiếp. Trong một tuần, cụ ở thành phố 4 ngày, ở quê 3 ngày để gom hàng. Cụ có người cháu trồng nhiều chuối nên cụ thường mua lại những buồng nhỏ. Mỗi chuyến hàng cụ đóng 3 bao tải, cỡ gần 100 nải chuối. Mình cụ vận chuyển số chuối khổng lồ này lên thành phố.

"Đơn giản ấy mà, tôi cho nải chuối vào bao tải rồi thuê xe ôm chở ra bến xe bus. Lúc đến Mỹ Đình lại nhờ một bác xe ôm quen chở tôi với hàng về nhà trọ. Chuối cứ để chín tự nhiên, vàng tới đâu bán tới đó", khuôn mặt cụ tươi rói. Mái tóc bạc như cước, khuôn mặt đôn hậu, đẹp lão, cụ Ký còn rất vui tính.

Posted Image

Cụ chỉ nặng hơn 30 kg, thế nhưng ngày nào cũng gồng trên vai vài chục kg. Ảnh: Phan Dương.

Năm 20 tuổi, cụ Ký kết duyên với một chàng trai cùng làng. Sống với nhau được 2 năm thì ông đi bộ đội rồi hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968, không kịp để lại cho bà một đứa con. Tuổi đôi mươi mơn mởn, lại xinh xắn, có không ít người hỏi nhưng cụ Ký quyết định ở vậy thờ chồng. Bà cụ tiết lộ: "Ở quê có vài đám, trên Hà Nội cũng có ông giám đốc muốn lấy tôi về làm vợ hai, song tôi nghĩ mình đã quá lứa lỡ thì, đi bước nữa cũng không được trọn vẹn. Cứ ở vậy thờ chồng, đến khi cái sức không làm được nữa thì đành nhờ vào cháu chắt".

Năm ngoái, cụ Ký lặn lội vào Nam mang được hài cốt của chồng về. Giờ ngoài chợ búa kiếm thêm, cụ còn có thêm lương của chồng, cuộc sống với cụ không quá khó khăn. Theo những người bán hàng xung quanh chợ tạm Nghĩa Đô, trời nắng cũng như trời mưa cụ đều đi bán chuối, những hôm ốm đau cũng không chịu nghỉ.

Dòng người qua lại giăng mắc, cụ Ký lọt thỏm dưới nền đất. Chiếc áo vải xô, cái quần gấm cũ gắn bó với cụ vài chục năm nay đã mốc, cũ sờn. Cụ bảo nó cũng như con phố này đã quá thân quen với cụ. Giờ cụ không còn niềm vui nào khác là ngày ngày được gánh chuối đi bán.

"Ở nhà một mình buồn lắm, chẳng biết làm gì, chẳng biết nói chuyện với ai. Ngày lễ, Tết hay giỗ ông ấy tôi cứ làm mâm cơm để đó, cháu nào đến chơi thì đến, tôi cũng chẳng đi đâu. Giờ còn sức tôi phải đi làm, đến lúc ngã xuống đấy còn có cái mà ăn, không thể để cháu chắt vất vả vì mình được", bà cụ tâm sự.

Ảnh cụ Ký chân đất đi bán chuối khắp nẻo đường Hà Nội

Phan Dương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại gia địa ốc Trung Quốc xây thành phố điện ảnh hơn 8 tỉ USD

Thứ 2, 23/09/2013, 15:52

Ngày 22/9, ông Wang Jianlin, Chủ tịch Tập đoàn phát triển nhà ở thương mại Wanda Đại Liên đã làm lễ động thổ khởi công dự án xây dựng khu phức hợp phim trường tại Thanh Đảo.

Posted Image

Dự án có tổng đầu tư lên tới 8 tỉ USD, khi hoàn thiện vào năm 2017, “Thành phố điện ảnh phương Đông” này sẽ có khoảng 20 sân khấu nổi, đáng chú ý là phòng studio ngầm dưới nước đầu tiên trên thế giới; các khu phức hợp triển lãm, phim trường; trung tâm mua sắm, các khách sạn tiêu 7 sao và một câu lạc bộ thuyền buồm với bến đỗ 300 chiếc...

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Wang tuyên bố, “Thành phố điện ảnh phương Đông” là bước đi đầu tiên để Trung Quốc trở thành một đầu tàu văn hóa toàn cầu, góp phần xây dựng thương hiệu văn hóa cho riêng Trung Quốc.

Theo số liệu mới nhất do tạp chí Forbes công bố, ông Wang Jianlin - chủ tập đoàn Dalian Wanda, công ty tư nhân chuyên về phát triển nhà đất thương mại, hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Hiện tổng giá trị tài sản của ông Wang Jianlin là 14 tỉ USD, con số này tăng nhanh chóng từ mức 8 tỉ USD của năm ngoái.

Từ khi trở thành Tổng giám đốc của Wanda vào năm 1992 đến nay, ông Wang đã xây 72 trung tâm mua sắm gọi là các Wanda Plaza, bên trong có khu cửa hiệu, khu văn phòng và rạp chiếu phim. Đúng giai đoạn Trung Quốc đô thị hóa với tốc độ cao, tập đoàn Dalian Wanda ngày càng phát triển mạnh. Ông Wang dự kiến sẽ đạt con số 110 trung tâm mua sắm vào năm 2014. Ông còn dự định chi hơn 1 tỷ USD để xây một khu chung cư phức hợp cao cấp dọc theo hai bờ sông Thames tại London.

Tuệ Minh

Theo Trí Thức Trẻ/Reuter/Forbes

=====================

Mắc nhỉ! Với một số tiền ít hơn nhiều, Lão Gàn này thừa sức xây dựng một khu phim trường từ thời đại Hùng Vương đến hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NẤU SÚP BẰNG RÌU.

Đây là câu chuyện cổ tích của Nga, tôi xem hồi còn nhỏ. Câu chuyện kể lại như sau.

Có một lữ khách lỡ độ đường, xin vào ngủ nhờ nhà một người keo kiết. Lữ khách đói mềm, nhưng chủ nhà thông báo nhà chẳng còn gì ăn cả. Ông khách trả lời: "Không sao! Tôi có một cái rìu, có thể nấu súp. Phiền ông cho mượn cái nồi". Chủ nhà ngạc nhiên: "Ông có nói đùa không đấy? Tôi chưa thấy ai nấu súp bằng rìu cả?". Nói vậy, nhưng vì tò mò, chủ nhà vẫn cho mượn nồi.

Nấu được một lúc, ông khách múc nước trong nồi húp thử , tấm tắc: "Ngon tuyệt! Nếu có thêm một chút muối và bơ nữa thì tốt!". chủ nhà mang bơ và muối đưa cho ông khách. Một lát sau..."Chà! Nếu có thêm chút bột ngô, hành và vài lát thịt bò nữa thì rất ngon.." Tất cả đều có đủ.

Món súp bưng ra. Cả chủ lẫn khách đều công nhận món súp rìu ngon thật.

Nhớ ra câu chuyện này, Lão Gàn định nấu súp Bất động sản. Tiền do những nhà đầu tư góp vào và vốn vay ngân hàng. Còn Lão Gàn có mỗi cái dự án, Nếu như ngót 10 năm trước thì món súp này chắc cũng ngon tuyệt.

Đây cũng là vài kiểu nấu súp bằng rìu:

9 kiểu kiếm tiền quái chiêu ‘đặc sắc Trung Quốc’

Một trang web về đầu tư của Trung Quốc mới đây đã thống kê được 9 kiểu làm giàu ấn tượng nhất của những người có máu kinh doanh tại nước này. Tất nhiên đây không phải cách làm ăn đàng hoàng mà là những “quái chiêu”, thậm chí phạm luật.

1. Buôn bán hóa đơn

Để trốn thuế, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thu thập hóa đơn thuế hoặc biên lai bán hàng để được khấu trừ vào chi phí. Một số công ty thậm chí còn yêu cầu nhân viên phải nộp hóa đơn thuế có giá trị tương đương tiền thưởng cuối năm trước khi được nhận thưởng. Việc bán hóa đơn thuế do đó đã trở thành một ngành kinh doanh ngầm, với không ít người được cho là bỏ túi hàng nghìn USD mỗi tháng.

2. Buôn đi bán lại phiếu giảm giá bánh trung thu

Bánh trung thu thường được người Trung Quốc tặng làm quà thay vì thực sự bỏ ra ăn trong dịp lễ này. Và các nhà sản xuất bánh đã nghĩ ra một cách để kiếm thêm lợi nhuận mà không cần phải sản xuất bất kỳ chiếc bánh nào.

Một cơ sở làm bánh có thể in ra phiếu giảm giá cho khách mua bánh trung thu của mình với mệnh giá 100 nhân dân tệ (16,3 USD) và bán nó cho người bán lẻ với giá 65 nhân dân tệ. Người bán lẻ sau đó bán nó cho khách hàng A với giá 80 nhân dân tệ (13 USD). Người này đem phiếu giảm giá tặng cho khách hàng B làm quà.

Khách hàng B sau đó bán phiếu này cho người thu mua ven đường với giá 40 nhân dân tệ (6,5 USD). Người thu mua đem phiếu đến bán lại cho nhà sản xuất đầu tiên với giá 50 nhân dân tệ (8,65 USD). Vậy là nhà sản xuất không cần làm ra chiếc bánh nào vẫn thu lời 15 nhân dân tệ/phiếu giảm giá, trong khi tất cả các bên khác đều thấy vui vì thu được món lời nhỏ hoặc được thể diện mà chẳng có chiếc bánh nào được trao tay.

Bánh trung thu chỉ là một ví dụ của cách kinh doanh này. Trung Quốc có một thị trường phiếu giảm giá cho hầu như mọi mặt hàng.

Theo Thanh Tùng

Dân Trí

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng

(Dân trí) - Bên cạnh những nền văn minh lớn như Ai Cập, La Mã, Hy Lạp, lịch sử vẫn còn rất nhiều nền văn minh khác có tầm quan trọng nhưng đã bị lãng quên.

1. Đế chế Aksum

Posted Image

Vương quốc Aksum (hay Axum) từng thành chủ đề của rất nhiều huyền thoại. Dù có thật sự liên quan tới các huyền thoại đó hay không thì Aksum cũng là nơi nằm trong trí tưởng tượng của những người phương Tây. Trong thực tế, vương quốc Ethiopia này từng là một cường quốc về giao thương quốc tế. Nhờ vị trí ở gần các tuyến đường buôn bán trên sông Nile và biển Đỏ, kinh tế của Aksumite phát triển mạnh mẽ và tới thời sau Công nguyên thì hầu hết người dân Ethiopia đều nằm dưới quyền cai trị của vương quốc này.

Sức mạnh và sự thịnh vượng cho phép Aksum mở rộng ảnh hưởng tới cả các quốc gia Ả rập. Vào thế kỉ thứ 3, một triết gia Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc vĩ đại nhất thế giới, bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư. Aksum tiếp nhận Thiên chúa giáo không lâu sau khi đế chế La Mã thực hiện việc này và tiếp tục phát triển tới đầu Trung cổ. Nếu không có sự phát triển và mở rộng của Hồi giáo, Aksum đã có thể tiếp tục thống trị phía Đông châu Phi. Sau khi người Ả rập chiếm bờ biển Đỏ, Aksum mất đi lợi thế lớn nhất về buôn bán so với các quốc gia lân cận. Lỗi này lại do chính một vị vua của Aksum gây ra. Chỉ vài thập niên trước đó, ông đã cho những tín đồ của Muhammad được tị nạn ở đây dẫn đến sự phát triển của Hồi giáo, và điều đó trở thành một trong những lý do chính khiến đế chế Aksum sụp đổ.

2. Đế chế Yam

Posted Image

Vương quốc Yam chắc chắn đã tồn tại với tư cách là đối tác trao đổi buôn bán cũng như là đối thủ của vương quốc Ai Cập cổ, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn khó giải đáp giống như Atlantis. Dựa trên các ghi chép của nhà thám hiểm Ai CẬp cổ Harkhuf, có vẻ như Yam là vùng đất của “hương trầm, da báo, ngà voi và boomerang.” Bỏ qua các ghi chép của Harkhuf về chuyến đi hơn 7 tháng của mình, các nhà Ai Cập học vẫn tin rằng Yam chỉ nằm cách song Nile vài trăm dặm. Người ta tin rằng không có cách nào có thể giúp người Ai Cập cổ vượt qua được sa mạc Sahara. Tuy nhiên việc giới khoa học đã phát hiện ra các chữ tượng hình ở một khu vực cách sông Nile hơn 700km về phía Tây Nam đã xác nhận sự tồn tại về giao thương giữa Yam và Ai Cập. Nó cũng đồng thời chỉ ra vị trí của Yam ở các cao nguyên phía Bắc nước Chad ngày nay, cách Ai Cập khoảng 1500km. Bằng cách nào mà người Ai Cập có thể vượt hơn nghìn km sa mạc vào thời đại chưa có bánh xe và chỉ có lừa thồ hàng vẫn còn là điều bí ẩn.

3. Đế chế Hung Nô

Posted Image

Đây là liên minh của các bộ tộc thống trị phía Bắc Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 trước CN tới thế kỉ thứ nhất sau CN. Hãy tưởng tượng đến đội quân của Thành Cát Tư Hãn, nhưng sống trước đó cả thiên niên kỉ và được trang bị cả xe ngựa. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc của Xiongnu, và có lúc một số học giả còn cho rằng đó có thể là tổ tiên của người Hung nô. Đáng tiếc là người Hung Nô để lại rất ít ghi chép về chính họ.

Chúng ta được biết rằng những cuộc đột kích của họ lên đất Trung Quốc nặng nề tới mức hoàng đế nhà Tần phải ra lệnh xây dựng những đoạn đầu tiên của Vạn lý trường thành. Gần nửa thế kỉ sau, dưới áp lực những cuộc tấn công và đòi cống nộp của họ, triều đình nhà Hán phải củng cố và mở rộng Vạn lý trường thành. Vào năm 166 trước Công Nguyên, hơn 100 nghìn lính kị binh tiến đến cách kinh thành của người Trung Quốc chỉ 160km trước khi bị đánh bật.

Hung Nô vẫn là đế quốc du mục đầu tiên và cũng là lâu nhất ở châu Á.

4. Đế chế Nguyệt Chi

Posted Image

Người Nguyệt Chi được nhớ tới việc việc chiến đấu với gần như tất cả các nước xung quanh. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ xuất hiện trong rất nhiều sự kiện nổi bật của lục địa Âu-Á. Ban đầu, họ là liên minh các bộ tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Các thương nhân Nguyệt Chi vượt qua những khoảng cách rất xa để trao đổi các mặt hàng như lụa và ngựa. Sự phát triển về giao thương khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Hung Nô, khiến họ dần bị đẩy ra khỏi công việc giao thương với Trung Quốc. Sau đó họ tiến về phía Tây, gặp gỡ và đánh bại những người Greco-Bactrian, khiến họ phải tập hợp lại ở Ấn Độ. Việc di cư của triều đình Nguyệt Chi cũng đẩy những người Saka phải đi nơi khác. Các bộ tộc Scythian và Saka sau đó sinh sống ở khắp Afghanistan ngày nay.

Vào cuối thế kỷ 1 trước CN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương, đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương. Đế chế này tồn tại trong 3 thế kỉ, cho tới khi các lực lượng từ Ba Tư, Pakistan và Ấn Độ giành lại được các lãnh thổ cũ của họ.

5. Đế chế Mauryan

Posted Image<

Chandragupta Maurya chính là Alexander đại đế của Ấn Độ. Chandragupta đã tìm đến Macedonia để nhờ trợ giúp trong việc giành quyền kiểm soát các vùng đất lân cận, nhưng quân lính của Alexander quá bận rộn với một cuộc nổi loạn. Mặc dù vậy, Chandragupta vẫn có thể thống nhất cả Ấn Độ và đánh bại mọi kẻ xâm lược từ bên ngoài. Ông thực hiện tất cả những điều này khi mới 20 tuổi. Sau cái chết của Alexander, chính đế chế Mauryan đã ngăn cản việc người kế vị Alexander mở rộng lãnh thổ về phía Ấn Độ. Chính Chandragupta đã đánh bại nhiều vị tướng Macedonia trong chiến đấu, tới khi người Macedonia đồng ý đàm phán thay vì gây thêm chiến tranh. Không như Alexander, Chandragupta để lại một chính phủ và chế độ quan lại chặt chẽ để bảo đảm cho di sản của mình sẽ tồn tại.

Đáng lẽ đế chế này sẽ tồn tại rất lâu nếu không xảy ra một cuộc đảo chính vào năm 185 trước CN khiến Ấn Độ bị chia cắt, suy yếu và bị xâm lược bởi người Hy Lạp từ phía Bắc.

Phan Hạnh

Theo Listverse

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một đại đế chế khác bao trùm châu Á là nền văn minh Hồng Bàng - Văn Lang

so với cái bóng vĩ đại ấy. Hung Nô mà cũng được gọi là văn minh sao, những tên kẻ cướp trắng trợn, những nỗi kinh hoàng khinh bỉ về sự man rợ vô nhân tính nhưng được ...một nước lớn hiện nay tôn thờ cúi lạy, thậm chí gọi là tổ tiên của mình

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Giáo dục gia đình không còn tiêu chí đạo đức rõ ràng nữa?!

Thứ Sáu 27/09/2013 - 06:36

(Dân trí)-“Có thể nói giáo dục gia đình hiện nay phần lớn không còn tiêu chí đạo đức rõ ràng, chỉ có tiêu chí về “trí lực”. Gia đình nào cũng muốn con học giỏi, thành đạt chứ mấy ai quan tâm đến dạy con nên người”, ông Đỗ Văn Giảng - nhà Tâm lí học đường nói.

>> Báo động thực trạng sinh viên phạm tội

>> Trẻ vị thành niên phạm tội do ảnh hưởng của gia đình

HSSV nói dối, quay cóp, phạm tội… ngày càng gia tăng

Trong những hội thảo gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã công bố những con số khảo sát về học sinh phạm tội ngày càng nhiều.

TS. Nguyễn Văn Tập, Hội viên Hội KHTL-GD ngành Công an đã đưa ra kết quả khảo sát thực trạng tội phạm hình sự do vị thành niên gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2011 có 2469 em phạm tội bị khởi tố bị can chiếm 5,9% tổng số người bị khởi tố hình sự.

Trong đó, tội trộm cắp tài sản là tội danh vị thành niên phạm vào nhiều nhất, trong 2469 em bị truy tố thì đã có 648 em phạm tội trộm cắp tài sản, chiếm 26,24% tổng số em phạm tội.

Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004 chỉ có 600 học sinh, sinh viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 1.234 học sinh, sinh viên.

Trước những con số giật mình thế này, theo Tiến sĩ Tập: “Động cơ của các em phạm tội trộm cắp tài sản là để thoả mãn nhu cầu cá nhân - nhu cầu “cái tôi”, độc lập đã trưởng thành “ người lớn” của mình. Trong khi gia đình, bố mẹ vẫn coi là “trẻ con” không quan tâm đến, không tạo điều kiện để các em khẳng định mình dẫn đến các em phải giấu diếm, lén nút tìm cơ hội, điều kiện thoả mãn mình bằng hành vi trộm cắp tài sản. Tiếp sau tội trộm cắp tài sản là tội cướp tài sản có 618 em, chiếm 25,03% tổng số tội phạm vị thành niên, tội cố ý gây thương tích có 269 em, chiếm 10,89%, tội hiếp dâm và tội hiếp dâm trẻ em có 105 em, chiếm 4,28%.

Theo một khảo sát khác của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng - ĐHQG TP.HCM, ở bậc Tiểu học, đã có tới 22% học sinh biết nói dối cha mẹ, còn ở bậc THCS và THPT thì có tới 50% và 64% học sinh “lừa cha dối mẹ”. Và ở bậc ĐH, CĐ có đến hơn 80% sinh viên sẵn sàng nói dối để qua mặt phụ huynh. Nguyên nhân tình trạng nói dối của học sinh, theo GS Thêm là do sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, điều kiện sống của các em ngày càng đầy đủ hơn. Bên cạnh những tác động tích cực đã dẫn tới những tác động tiêu cực như giá trị trong xã hội bị đảo lộn và thâm nhập vào giới trẻ

Tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH-CĐ trong cả nước do Vụ Văn hóa- Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phối hợp với Vụ Công tác Học sinh Sinh viên - Bộ GD-ĐT có tới 51,4% sinh viên cho rằng “sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến” và được coi là “bình thường”.

Posted Image

Tình trạng học sinh đánh nhau ngày càng nhiều, gia đình - nhà trường - xã hội khó kiểm soát?

Quên cách… “dạy con nên người”.

TS. Nguyễn Văn Tập, Hội viên Hội KHTL-GD ngành Công an cho biết, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của số tội phạm vị thành niên và sự ảnh hưởng của gia đình đến hành vi phạm tội của vị thành niên chúng tôi thấy: Có 1494 em có hoàn cảnh kinh tế gia đình nghèo, bố mẹ nghề nghiệp không ổn định chiếm 36,9% tổng số tội phạm vị thành niên; có 1603 em hoàn cảnh kinh tế gia đình đủ ăn, bố mẹ nghề nghiệp ổn định chiếm 39,9% tổng số tội phạm vị thành niên; có 939 em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả chiếm 23,2% tổng số tội phạm vị thành niên,

TS Lập cho rằng, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến trẻ vị thành niên phạm tội không phải là kinh tế mà là mối quan hệ gia đình. Đặc điểm tâm lý nổi trội của tội phạm vị thành niên là mâu thuẫn với gia đình chiếm một tỷ lệ lớn (76,5%). Mâu thuẫn trong quan hệ với người lớn là đặc trưng của tuổi vị thành niên. Tâm lý học lứa tuổi đã chỉ ra tuổi vị thành niên là tuổi quá độ từ trẻ con lên người lớn, “trẻ con không hẳn là trẻ con, người lớn chưa hẳn là người lớn” hay còn gọi là tuổi “dở ông dở thằng”. Mâu thuẫn trong quan hệ với người lớn góp phần đẩy vị thành niên đến với nhóm bạn bè xấu. Và chính trong mối quan hệ với nhóm bạn bè xấu (có 1766 em chiếm 71,5%), là một trong những nguyên nhân tâm lý dẫn đến hành vi phạm tội của vị thành niên.

Nói về nguyên nhân học sinh phạm tội ngày càng nhiều, ông Đỗ Văn Giảng - Văn phòng Tâm lí học đường, Đinh Tiên Hoàng - Hà Nội, trong gia đình hiện nay, trẻ hiện nay được cha mẹ yêu thương, chăm chút chu đáo hơn xưa rất nhiều về sức khoẻ, vật chất và đặc biệt về hình thức. Có thể nói trẻ em bây giờ được “cưng chiều” theo đúng nghĩa “nâng trứng, hứng hoa” vậy. Tuy nhiên, bên cạnh sự chăm sóc đó thì việc truyền cảm xúc tình cảm cho trẻ có phần bị sao lãng hoặc thiếu hụt. Thời gian bố mẹ sống với con cái không còn nhiều, những tiếp xúc, gần gũi, yêu thương ấy cũng là tiếp thêm nguồn “năng lượng yêu thương” cho trẻ. Việc đó đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ họ ít quan tâm hơn là mua sắm quần áo, giầy dép, đồ chơi và chăm chút ăn uống cho con cái.

Ông Đỗ Văn Giảng cho rằng: “Cách nuôi dậy con cái trong gia đình hiện nay thường nuôi dưỡng những “thú tính” của trẻ đó là thói tham lam, ích kỉ, lười biếng và ỷ lại; những thói xấu đó nhiễm dần vào chúng và sẽ trở nên khó gạt bỏ nên đã trở thành thói quen. Trẻ bây giờ ít có những khả năng tự lập tự làm chủ nên thường hay rụt rè, e ngại, thiếu năng động; hoặc dễ bị kích động trở nên liều lĩnh, dễ bị lừa gạt, hoặc a dua theo đám đông, không ý thức được việc làm của mình.

Tất cả những đặc điểm trên hầu như đều do cách nuôi dạy nuông chiều, che chở bao bọc cho con cái quá cẩn thận và chu đáo, khiến trẻ dần trở nên thụ động thiếu tự tin, thiếu những kĩ năng úng xử thích hợp cùng với sự phát triển thể chất của trẻ. Có thể nói giáo dục gia đình hiện nay không còn tiêu chí đạo đức rõ ràng nữa, chỉ có tiêu chí về “trí lực”! Gia đình nào cũng muốn con cái học giỏi và “thành đạt” chứ mấy ai quan tâm đến “dạy con nên người” - ông Giảng chia sẻ.

Nhận định về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, GS.TSKH. Thái Duy Tuyên cho rằng: “Tuy đã có thực hiện trong nhiều năm, nhưng chất lượng còn thấp. Chỉ trừ một số địa phương, nói chung, mối quan hệ này còn lỏng lẻo. Ngay các cơ quan trung ương như Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ văn hóa thông tin, Đài phát thanh và Truyền hình Trung ương... đều làm một nhiệm vụ là giáo dục những người công dân tốt, nhưng cũng chưa có sự phối hợp cần thiết, làm giảm hiệu quả giáo dục”.

Hồng Hạnh

=====================

Bởi vậy, nên mới phải "Tiên học lễ, hậu học văn". Tức là phải học về hình thức quan hệ giữa con người với con người đã, rồi mới học kiến thức - "Trí lực" - sau. Trẻ con khi mới bắt đầu tập nói đã dạy: "Con chào bà đi!"; "Con chào ông đi!" là "Tiên học Lễ" đấy.

Nhưng nghe mấy học 'giả" bàn về Lễ trên các báo mạng thấy mà kinh:

"Bỏ ngay khẩu hiệu "Tiên học Lễ, Hậu học văn" đi". Nó là của Tàu đấy! Ấy là họ bảo thế!

Nhưng ngay cả người muốn giữ hình như cũng chẳng hiểu bản chất của Lễ là gì, nên cái câu "sì logan" kia cũng trở nên vô hồn.

Cái gì của Tàu, cái gì của Ta, cái gì phản ánh bản chất quy luật khách quan.... cũng không phân biệt được. Thật là đám vớ vẩn.

Lão Gàn nói lắm chỉ tổ cho chúng ghét.

Tượng Phật 8 triệu USD "cúi đầu" sau siêu bão Usagi

Posted Image

Tượng Phật bên tay trái: "Vạn sự tùy duyên"

Tượng Phật bên tay phải: "Chú muốn làm gì thì tùy chú".

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Học sinh hư, đáp án là bố mẹ”

(Dân trí) - “Không có gì có thể che mắt được con trẻ. Bố mẹ tự “gồng mình” lên để chứng tỏ cho con cái rằng, bố mẹ nó hoàn toàn là người có đạo đức, là bậc đáng kính nể để con cái phải theo, lại càng nguy hiểm hơn…”.

“Giáo dục gia đình không còn tiêu chí đạo đức rõ ràng nữa?!”

Con đường phạm tội của những sinh viên ham chơi

Trẻ vị thành niên phạm tội do ảnh hưởng của gia đình

Trao đổi với PV Dân trí về tình trạng một bộ phận học sinh ngày càng hư, GS.TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hội khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam đã khẳng định: “Học sinh hư… Đáp án là bố mẹ”.

Posted Image

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú

Trẻ phạm tội là do giáo dục gia đình buông thả!

Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều nghiên cứu đưa ra giải pháp ngăn chặn tình trạng xuống cấp đạo đức của học sinh nhưng tình trạng học sinh, sinh viên phạm tội ngày càng gia tăng. Theo GS nguyên nhân chính do đâu?

Môi trường giáo dục (MTGD) nói chung, môi trường giáo dục gia đình nói riêng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo ở các bậc học, cấp học.

Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng các em, nơi rất quan trọng có vai trò như một phễu lọc, chọn lọc, đào thải thông tin, cung cấp các thông tin chuẩn mực về thế giới bên ngoài đến với trẻ, giúp cho trẻ định hướng được suy nghĩ và hành động của mình.

Nhưng thời nay, có lẽ mọi người đã quá mải mê vào các công việc làm ăn, mưu toan kiếm sống hàng ngày trong nền kinh tế đầy biến động theo quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường nên đã “yên tâm” giao phó con em mình cho các nhà trường, giao phó con mình cho những người làm thuê, giúp việc.

Khảo sát điều tra hơn 1000 gia đình có con đang theo học Tiểu học và Trung học cơ sở ở tỉnh Cần Thơ, kết quả khảo sát điều tra đã cho thấy có tới 25,5% ( tức là chiếm tới 1 /4 người được hỏi) các bậc cha mẹ thừa nhận là đã khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Thả nổi trong việc chăm sóc giáo dục con, đến khi con cái mắc khuyết điểm, phạm tội, gia đình lại mắc vào tội nữa là che dấu khuyết điểm, lỗi lầm của con. Nhiều bậc cha mẹ đã không dám nói thật khuyết điểm của con em mình với nhà trường.

Khảo sát một số em là vị thành niêm vi phạm pháp luật mới đây, chính các em cũng cho biết “sống trong gia đình, em cảm thấy rất buồn chán” (chiếm tỷ lệ 29,6% số các em được hỏi), và cũng chính các em khẳng định “bố mẹ đã nuông chiều con cái”, với tỷ lệ khẳng định chiếm quá nửa người được hỏi (52,8%). Một số em khác cũng cho biết, bố mẹ đã không coi trọng các em, thường bỏ qua các ý kiến tham gia đề xuất của các em, đe nẹt, ép buộc các em phải làm thế này, thế nọ. Kết cục là các em đã buồn chán trốn khỏi nhà, đến ở nhà một người bạn khác và cuối cùng, bị bạn rủ rê, cùng nhau vi phạm pháp luật.

Chúng tôi cũng đã tận mắt chứng kiến, một cậu con trai của một gia đình trí thức (bố là cán bộ giảng dạy đại học, mẹ là giáo viên một trường trung cấp). Cậu con trai cả trong nhà, được mọi người xem là ngoan, học giỏi, đã từng được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố, thi đỗ vào đại học Bách Khoa, nhưng khi vào Đại học rồi thì mải chơi, đua đòi, nợ nần, học đuối sức dần, rồi nợ thi, bỏ thi, và cuối cùng phải tự thôi học vì không thể theo học tiếp tục được nữa. Có thể còn có lỗi của cả nhà trường, lỗi của cả xã hội nữa, nhưng có điều chắc chắn khẳng định là cậu con trai này đã được bố mẹ nuông chiều, không có được các hiệu quả giáo dục chắc chắn từ phía gia đình, một hành trang để đi vào đời giúp mình tự bươn chải trong điều kiện phải sống độc lập.

Và còn nhiều sự kiện đau lòng nữa đã là hậu quả của một nền giáo dục gia đình buông thả, không đến nơi đến chốn. Rõ ràng là môi trường giáo dục gia đình đã ảnh hưởng ghê gớm đến chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học, cấp học.

GS nói môi trường giáo dục gia đình đã ảnh hưởng ghê gớm đến chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các bậc học, cấp học. Xin GS nói rõ hơn điều này?

Gia đình là nơi trực tiếp giám sát và quản lý trẻ và cùng với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục đối với trẻ, giúp cho trẻ có những định hướng giá trị đúng trong cuộc sống. Thực tiễn cũng đã xác nhận, không có cơ quan, tổ chức nào, nơi nào thực hiện giám sát và quản lý trẻ tốt hơn bằng chính gia đình của các em.

Gia đình cũng là nơi chủ động thực hiện sự phối hợp tốt nhất với nhà trường trong việc kiểm nghiệm trên thực tiễn hiệu quả của các tác động giáo dục đối với trẻ. Các bằng chứng ở tất cả các cấp học, từ phổ thông đến đại học đã xác nhận điều này.

Posted Image

Tình trạng nữ học sinh đánh nhau ngày càng gia tăng

GS.TS Nguyễn Ngọc Phú: “Nếu các gia đình nghèo nàn về tri thức, xem nhẹ việc trực tiếp giáo dục con cái, hoặc không đủ khả năng quản lý, giáo dục con mình một cách chặt chẽ thì đây chính là một thảm họa khó lường”.

Con cái luôn học từ bố mẹ! Theo GS để giáo dục con tốt, bố mẹ phải làm những gì?

Để giáo dục con, bố mẹ phải mất thì giờ và phải vất vả. Hàng ngày phải để mắt đến con, nhận diện các nhu cầu và sở thích của con. Phải bỏ thời gian theo dõi, quan sát con. Phải biết chơi cùng với con. Phải biết nói chuyện tâm tình với con và phải làm thế nào đó để con mình tin tưởng, có nhu cầu nói chuyện tâm tình với bố mẹ. Phải biết uốn nắn từng li, từng tý các nhu cầu mới nảy sinh để hướng các con mình vào các đòi hỏi hợp lý, chính đáng.

Bố mẹ không được nuông chiều con. Hiểu được tính cách của con người được hình thành qua hoạt động, vì thế bố mẹ không được ỷ lại, giao phó hoàn toàn con cho nhà trường hoặc cho người khác mà phải biết tạo điều kiện cho con thông qua vui chơi, hoạt động ngay trong gia đình, trong chính ngôi nhà của mình để hình thành được các nét tính cách và phẩm chất tốt đẹp cho con, chuẩn bị hành trang cho con vào đời sau này.

Con cái luôn có thói quen nhìn vào các hành vi của bố mẹ và những người thân trong gia đình để tự bắt chước, học theo, từ cách ăn mặc, nói năng, cư xử… Những nét tính cách thật thà, dũng cảm, cần cù, chịu khó, yêu lao động, ngăn nắp, kỷ luật, biết quan tâm đến người khác, không nói tục chửi bậy… được các em học tập ngay từ chính những người thân trong gia đình, mà trước hết là từ bố mẹ của mình.

Tuy nhiên, thưa GS, do áp lực của cuộc sống nên nhiều khi khó tránh khỏi những mâu thuẫn dẫn đến to tiếng giữa bố mẹ, giữa ông bà và quan hệ anh em, họ hàng, làng xóm…? Ý kiến của GS về vấn đề này thế nào?

Muốn giáo dục con cái, bố mẹ phải biết chăm lo để mắt tới mọi việc, từ việc xây dựng các mối quan hệ trong gia đình sao cho thật chuẩn mực. Chẳng may, đã có lần nào đó bố mẹ to tiếng với nhau, để con nghe thấy, hậu quả tác hại để lại cho con về sau vô cùng lớn, khó mà đong đếm. Những người trong gia đình đối xử với nhau giả dối, thủ đoạn, độc ác… đập vào mắt con cái đã tự nhiên xóa bỏ đi tất cả những nét tính cách tốt đẹp đã được hình thành trước đó ở trẻ, nếu trẻ còn quá non nớt, chưa đủ nội lực và trí tuệ để tạo ra các “phin” lọc… Các bậc bố mẹ cần chú ý không được tạo ra sự xung đột ngay trong gia đình mình.

Những thành công trong việc giáo dục con cái thành tài, “nên người” đã khẳng định vai trò của các tấm gương trong sáng lành mạnh mà trẻ đã tự học được bài học đầu tiên ngay từ trong ngôi nhà của mình.

Như vậy, phải chăng các bậc bố mẹ luôn phải tự “gồng mình” lên để cho con cái thừa nhận, tin tưởng rằng chính bố mẹ, chính gia đình là điểm tựa cho các suy nghĩ và hành động của con?

Làm thế có thể đúng ở một thời điểm, nhưng về lâu dài thì không ổn. Vấn đề là phải “thực chất” của nó. Không có gì có thể che mắt được con trẻ. Bố mẹ tự “ gồng mình” lên, để chứng tỏ cho con cái, rằng bố mẹ nó hoàn toàn là người có đạo đức, là bậc đáng kính nể để con cái phải theo, lại càng nguy hiểm hơn. Để con cái tự thừa nhận, tin tưởng rằng chính bố mẹ, chính gia đình là điểm tựa cho các suy nghĩ và hành động của con trước những thời điểm con cái gặp khó khăn - là điều vô cùng khó. Vào tuổi của con, bố mẹ tựa như một tấm gương treo trên cao, tấm gương thực sự trong sáng không hề giả dối để các con phải tự vươn lên, soi mình vào đó. Như thế, chính bố mẹ cũng phải biết tự giáo dục mình, phải biết vượt qua chính mình để có được trong con mắt con cái của mình là mình (bố mẹ của nó) hoàn toàn là người thực sự có đạo đức, đáng kính, gương mẫu, trong sáng… và con hoàn toàn có thể tin tưởng, có thể gửi gắm tất cả các suy nghĩ, các ước vọng riêng tư và có thể yên tâm tìm thấy lời giải đáp thỏa đáng cho mình.

Hạnh phúc của bố mẹ, của cả gia đình cũng chính là sự trưởng thành, hạnh phúc trong cuộc đời của con cái. “Con hơn cha là nhà có phúc”, đấy là niềm tự hào, hạnh phúc của cả gia đình, dòng họ.

Đây là bài toán trở lại cho các bậc bố mẹ. Ai không tự giải được bài toán này thì đừng bao giờ hy vọng sự thành công ở con cái mình (và đấy cũng là thành công của chính mình - các bậc cha mẹ) trong cuộc đời. Và, học sinh hư… đáp án là bố mẹ.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

Hồng Hạnh (thực hiện)

==========================

Nếu ý kiến của ông này đúng thì nhà trường vô can,không cần quan tâm đến học sinh hư. Đứa nào hư cứ đưa về nhà cho bố mẹ dạy lại.

Bố mẹ tự “gồng mình” lên để chứng tỏ cho con cái rằng, bố mẹ nó hoàn toàn là người có đạo đức, là bậc đáng kính nể để con cái phải theo, lại càng nguy hiểm hơn…”.

Còn tệ đến thế này! Vậy bố mẹ phải làm gì cho đỡ "Nguy hiểm"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cục xuất bản đề nghị NXB Văn học trả lời về sách Huyền Chip

27/09/2013 17:10 (GMT + 7)

TTO - Chiều 27-9, ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết Cục đã có công văn gửi NXB Văn học và Quảng Văn Books để nghị giải quyết và trả lời đơn thư của độc giả liên quan đến hai quyển sách Xách ba lô lên và đi của tác giả Huyền Chip.

Posted Image

Huyền Chip (phải) trả lời phỏng vấn về sách của cô tại TP,HCM ngày 22-9 - Ảnh: Trung Uyên

Ông Chu Văn Hòa cho biết Cục đã nhận được "Thư kiến nghị" dài 21 trang của độc giả T.N.T đề ngày 25-9 với nội dung "đề nghị tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng cuốn sách hai tập mang tên Xách ba lô lên và đi của Huyền Chip".

Cục Xuất bản gửi công văn đến NXB Văn học và Quảng Văn Books để hai đơn vị đồng trách nhiệm thực hiện sách Xách ba lô lên và đi giải quyết theo đúng quy định của pháp luật “bởi việc xuất bản cuốn sách này NXB Văn học cùng Quảng Văn Books phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước tiên”, ông Hòa nói.

Chiều 27-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Anh Vũ, Giám đốc Nhà xuất bản (NXB) Văn học khẳng định: “Nhà xuất bản sẽ làm việc trực tiếp, cụ thể với Huyền Chip để có những giải đáp thoả đáng với độc giả”.

Ông Nguyễn Anh Vũ khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của độc giả. Sách là một loại hàng hóa, thậm chí là một loại hàng hóa đặc biệt và đòi hỏi sự khắt khe hơn về cả hình thức lẫn chất lượng so với hàng hóa thông thường. Đảm bảo chất lượng, độ chân thực trong nội dung cuốn sách và bảo vệ quyền lợi của độc giả là trách nhiệm và nghĩa vụ của NXB".

"NXB Văn học hoàn toàn tôn trọng những yêu cầu của độc giả và chúng tôi đã có lịch làm việc với tác giả Huyền Chip để làm rõ những nghi vấn của độc giả và từ đó có những giải đáp thoả đáng về nội dung cuốn sách, và sẽ có thông cáo giải thích cụ thể đến độc giả qua các phương tiện thông tin đại chúng sớm nhất”, ông Vũ cho biết.

Đại diện Quảng Văn Books, đơn vị đồng xuất bản cuốn sách, thì cho biết: “Đối với sách Xách ba lô lên và đi, chúng tôi đã cố gắng làm tốt các khâu liên quan đến xuất bản còn những chuyện thuộc về cá nhân bạn Huyền Chip trong các buổi họp báo (vào ngày 19-9 tại Hà Nội và 22-9 tại TP.HCM) bạn ấy đã trả lời. Chúng tôi tôn trọng những câu trả lời của Huyền Chip và không có ý kiến gì thêm”.

Quyền lợi của khách hàng đang ở đâu?

"Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về … nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa… chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua. Vì vậy, khi tôi bỏ một số tiền mua sách của Huyền Chip thì tôi có quyền chất vấn NXB Văn học. NXB phải có nghĩa vụ pháp lý trả lời chính thức, có trách nhiệm giải thích cho độc giả biết nội dung của cuốn sách đó (viết dưới dạng nhật ký hành trình chứ không phải dưới dạng tiểu thuyết) là thật hay chưa thật. Khi độc giả phát hiện ra dấu hiệu nghi vấn và đặt câu hỏi thì NXB phải giải thích thỏa đáng. Đây là quyền lợi hậu mãi chính đáng của khách hàng mà bất cứ công ty nào cũng phải thực hiện".

- Bạn đọc BẢO HOÀNG

NGUYỄN HÀ

===================

Buồn cười nhỉ? Cuốn sách không phạm luật xuất bản thì thôi chứ. Sao lại buộc cô bé phải chứng minh mình vô tội?

Vậy tôi đề nghi tất cả các nhà sử học Việt Nam phủ nhận văn hóa sử truyền thống phải giải trình cái "cơ sở khoa học" của sự phủ nhận truyền thống Việt sử họ có làm không và các vị đang đề nghị cô Huyền Chíp phải giải trình và công luận có ủng hộ ý kiến này không?

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên cơ sở sản phẩm tiêu dùng, chứ không giành cho nội dung sản phẩm văn hóa.

Cai gì cũng phải có chuẩn mực xã hội của nó chứ.

Cứ theo tiền lệ này thì những truyện cổ tích cũng phải giải trình và bị thu hồi vì mang lại cho người đọc sự hoang tưởng không có "cơ sở khoa học"; "bổ đề toán học" của Ngô Bảo Châu phải giảng cho bà bán ve chai cũng phải hiểu được, nếu ông ta xuất bản sách - vì quyền lợi người tiêu dùng sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay