Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Sư Thái tậu máy bay nghèo hơn nhiều phương trượng Thiếu Lâm

Cập nhật lúc 19:51, 18/08/2013

(ĐVO) – Một tờ báo Tây Ban Nha vừa có bài viết phanh phui phương trượng chùa Thiếu Lâm có con riêng cùng tài khoản nhiều tỷ USD và nhiều tài sản như biệt thự, nhà riêng ở nước ngoài được nhiều báo Trung Quốc đăng tải lại.

Nhà sư đi máy bay riêng xin về nước đầu thú

Nhà sư đi chuyên cơ sang Mỹ mang 10 triệu USD

Tiết lộ thêm về nhà sư Thái biển thủ 9 tấn vàng

Nhà sư ‘sống’ với hơn 200 pho tượng Phật cổ vô giá

Mua máy tính của sư phát hiện video uống rượu, ăn thịt

Phòng the phục vụ tinh thần nữ thí chủ

Trong bài viết với nhan đề “Tình, tiền và võ thuật”, tờ báo Tây Ban Nha đưa ra nhiều thông tin giật mình về cuộc sống bí mật của của trụ trì chùa Thiếu Lâm, đại biểu hội đồng nhân dân Trung Quốc Thích Vĩnh Tín. Bài báo cho biết Thích Vĩnh Tín đã nhiều lần quan hệ bất chính với môt số nữ minh tinh trong ngành giải trí Trung Quốc. Cũng theo thông tin trong bài báo thì sư phụ Thích Vĩnh Tín hiện cặp bồ với một nữ sinh viên đại học Bắc Kinh tên là Lý Tịnh Thanh.

Posted Image

Bài báo đăng trên tờ Elperiodico của Tây Ban Nha về trụ trì Thiếu Lâm Tự

Tờ báo đã có trong tay những cuộn băng video ghi lại cảnh giường chiếu giữa vị hòa thượng trụ trì Thiếu Lâm Tự với các nữ thí chủ. Các cuộn băng này được in ra từ các camera quay lén bị phát hiện khi người ta tu sửa phòng ngủ của Thích Vĩnh Tín.

Phía Thiếu Lâm Tự đã giải thích: đó chỉ là cách Phương trượng Thích Vĩnh Tín phục vụ tinh thần cho nữ thí chủ.

3 tỷ USD

Cũng theo bài báo này, “Thích Vĩnh Tín có ít nhất 3 tỷ USD gửi ở các ngân hàng nước ngoài; ông ta có biệt thự ở Mỹ, Đức; từng dan díu với một nữ minh tinh nổi tiếng, bao nuôi một nữ sinh viên Đại học Bắc Kinh, cô này đã sang Đức sống rồi sinh con trai cho ông ta”.

Phía Thiếu Lâm Tự đã lập tức lên tiếng đáp lại. Ngày 14/8, ông Trương, Chủ nhiệm Văn phòng Thiếu Lâm Tự Hà Nam đã ra tuyên bố: “Những thông tin trên là bịa đặt; chúng tôi không hề tiếp chuyện phóng viên tờ báo ấy. Phương trượng Thích Vĩnh Tín đã làm mất lòng một số người có quyền thế qua việc tu sửa chùa và niêm yết Thiếu Lâm Tự, tham gia thị trường chứng khoán, nên bị họ tung tin bịa đặt”.

Thiếu Lâm Tự cũng cho rằng phương trượng Thích Vĩnh Tín là một đại biểu hội đồng nhân dân, ông này thường xuyên làm mất lòng các quan chức địa phương cùng nhiều doanh nghiệp, rất có khả năng những thông tin trên chỉ là sự bịa đặt nhằm hãm hại phương trượng.

Posted Image

Hình ảnh nhà sư này sử dụng iPad trong một cuộc họp Hội đồng nhân dân năm 2011 được báo chí Trung Quốc đăng tải cũng gây ra nhiều tranh cái trong dư luận

Những thông tin trên chưa kịp lắng xuống thì ngày 17/8, tờ báo điện tử “Dị võng” hàng đầu Trung Quốc đã đăng bài “Thiếu Lâm Tự - thương giới chí tôn”, mổ xẻ chuyện làm ăn, kinh doanh kiếm tiền của Thích Vĩnh Tín và Thiếu Lâm Tự.

Bài báo viết, từ năm 1999, sau khi Thích Vĩnh Tín trở thành Phương trượng đời thứ 30, Thiếu Lâm Tự đã bước vào thời kỳ phát triển siêu tốc và đánh mất đi hình ảnh của các đệ tử Phật gia truyền thống trong con mắt mọi người.

Từ nhiều năm nay, Thiếu Lâm Tự đã trở thành một tập đoàn kinh doanh lớn với 5 công ty con đều mang tên Thiếu Lâm Tự là Công ty quản lý tài sản, Công ty Hoan hỷ địa, Công ty truyền bá văn hóa, Công ty phát triển thực phẩm và Công ty Dược; 5 công ty này được coi là “5 pháp bảo kiếm tiền”.

Ngoài ra, Thiếu Lâm Tự hiện có hơn 40 công ty ở Berlin, London; xây dựng hơn 50 trường học và cơ sở nghiên cứu, truyền bá Thiếu Lâm Kungfu với thu nhập khoảng 10 triệu bảng Anh/năm. Hiện nay, Thiếu Lâm Tự đã trở thành tập đoàn sản nghiệp kiểu xâu chuỗi bao gồm các lĩnh vực: Từ (hoạt động công ích), Thiền (Tổ đình Thiền tông), Võ (Fungfu, bùa chú), Y (Cục Dược Thiếu Lâm), Nghệ (Thư họa, âm nhạc, điêu khắc), San (In ấn, xuất bản, phát hành)

. Chúng đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của Thiếu Lâm Tự.

Posted Image

Các chi tiết trang trí bằng vàng và ngọc trên chiếc áo cà sa nổi tiếng của trụ trì Thiếu Lâm Tự

Đây không phải là lần đầu tiên sư trụ trì chùa Thiếu Lâm bị dính các tin đồn tai tiếng. Tháng 5/2011, dư luận Trung Quốc đã từng xôn xao vì thông tin trụ trì Thích Vĩnh Tín bị bắt khi “giải sầu” với gái bán hoa.

Cuối năm đó, lại xuất hiện thông tin cho rằng nhà sư có người tình, có tài khoản 3 tỉ USD ở nước ngoài.

Trước đó, dư luận được một phen xôn xao khi đại sư này “khoe” một chiếc áo cà sa trị giá 160.000 nhân dân tệ do một công ty chuyên về đồ lụa tặng. Chỉ riêng phần chỉ vàng dùng để thêu chiếc áo này có giá lên tới 50.000 tệ. Hình ảnh nhà sư này sử dụng iPad trong một cuộc họp Hội đồng nhân dân năm 2011 được báo chí Trung Quốc đăng tải cũng gây ra những tranh cãi tương tự.

Tân Hoa Xã dẫn nguồn từ trang ifeng (một trang web của Đài truyền hình Phượng Hoàng, Hong Kong) cho biết, hơn 90% trong số 5.000 người được hỏi phản đối việc một nhà tu hành nhận một món quà tặng xa xỉ như vậy.

Tài sản của sư Thái Lan chưa là gì

Vụ việc nhà sư Trung Quốc có tài khoản khổng lồ cùng nhiều bất động sản hạng sang ở nước ngoài làm dư luận liên tưởng đến một nhà sư “đại gia” vừa bị bắt ở Thái Lan vừa qua. Nhà sư Luang Pu Nenkham Chattigo (34 tuổi) đã bị cơ quan điều tra Thái Lan cáo buộc với các tội danh rửa tiền, lừa đảo, biển thủ và quan hệ với trẻ vị thành niên. Trước mắt, ông này đã bị Giáo hội Phật giáo Thái Lan buộc hoàn tục và đang trong quá trình điều tra.

Posted Image

Cơ ngơi hoành tráng với diện tích 1.600m2 của nhà sư Thái Lan tại Mỹ

Nhà sư này sở hữu hàng chục tài khoản ngân hàng nước ngoài với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD.

Đồng thời ông có 83 xe ô tô, trong đó có 22 siêu xe. Đồng thời vị sư “đại gia” này cũng sở hữu nhiều biệt thự và một ngôi chùa tại bang California (Mỹ).

Nhà sư này cũng bị tố cáo biển thủ 9.000 kg vàng công đức, song các nhà chức trách đang điều tra thông tin này. Ngoài ra, một công ty trang sức đã đâm đơn kiện đòi số tiền gần 200.000 USD số trang sức mà nhà sư này đã mua nhưng chưa thanh toán.

Tuy nhiên, nếu những thông tin mà bài báo của Tây Ban Nha công bố là sự thực, thì “chất chơi” của đại sư người Thái Lan chưa là gì so với phương trượng chùa Thiếu Lâm.

M.T (Tổng hợp TPO, ĐVO)

======================

Đức Phật Thích Ca nói từ lâu rồi - Đại ý: sau này sẽ có những kẻ nói lại giống như Pháp của ta, nhưng lại phá Pháp - (vì không hiểu thấu Pháp, vì quyền lợi....vv.../ Thiên Sứ). Đó là lời nói của "ma ba tuần".

Còn các cụ nhà ta thì nói thế này: "Miệng Nam mô, một bồ dao găm".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết đây có phải chữ Việt cổ không nhỉ?!!!

Phát hiện phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ

Posted Image- Quá trình khảo sát tại núi lèn Bò, bản Yên Hòa (xóm 12, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An), đoàn cán bộ đã phát hiện ra 3 hang động phía trong có nhiều hiện vật liên quan đến người Việt cổ như: công cụ ghè đẽo, đồ gốm, vỏ ốc, tro, xương, thổ hoàng... đặc biệt là phiến đá cổ có khắc hình người kèm theo nhiều ký tự lạ.

Chật vật hút khách thật, bảo tàng dùng 3D để hút khách ảoChuẩn bị khai quật khảo cổ tại khu vực Đàn Xã Tắc

Posted Image

Đoàn khảo sát đang tiến hành đo vẽ hiện trạng phiến đá bia ở Hang Bò.

Ngày 17/8, Phòng Văn hóa huyện Anh Sơn và các nhà khoa học thuộc BQL Di tích và danh thắng Nghệ An đã tiến hành khảo sát các di tích trên địa bàn xã Hoa Sơn.

Di chỉ hang lèn Bò được xác định bao gồm 3 hang đá có diện tích tương đối rộng nằm trong hệ thống núi Lèn Bò. Hang lớn nhất có kích thước cao 34m, rộng 46m, sâu 18m đến 20m,. Hang nhỏ nhất có chiều cao 5m, rộng 10m, sâu 15m, trần hang cao 5m, phía trong có nhiều ngách hang nhỏ và nhiều lối ra.

Các hang đều hướng ra thung lũng, phía trước có dòng suối tự nhiên chảy qua. Trong các hang có nhiều vỏ ốc, xương động vật, đồ gốm, công cụ ghè đẽo như rìu đá, cuội, thổ hoàng, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và các ký tự cổ.

Posted Image

Dấu tích được cho là giường ngủ của người Việt cổ ở Hang Bò.

Phiến đá lạ này nằm ở phía cửa hang phía Nam của lèn Bò, đây là một phiến đá lớn, bằng phẳng, có chiều cao 2,8m, đỉnh rộng 0,9m, đáy rộng 2,8m. Dấu hiệu ban đầu cho thấy, đây là một tấm đá tự nhiên, bị nứt ra từ một khối đá lớn do sự biến động về mặt địa chất.

Trên mặt phiến đá khắc 4 hình người, phân bố từ đỉnh phiến đá tới đáy. Mỗi hình người có một biểu hiện khác nhau như: ở đỉnh phiến đá là hình người có đầy đủ bộ phận sinh dục, đang dang tay, ở giữa là hình người đang trong tư thế nhảy qua khe suối, 2 tay giơ lên, chân bước sải.

Phía dưới cùng là hình người được khắc với hình tượng nữ với cặp vú tròn trịa, xen kẽ các hình người là các lỗ tròn khắc sâu vào phiến đá, chạy theo đường dích dắc theo một quy luật được chạm khá công phu.

Posted Image

Rất nhiều vỏ sò kèm theo tro bếp ở cửa hang

Theo đánh giá ban đầu của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, Khoa Lịch sử Đại Học Vinh thì đây là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ. Qua một số hiện vật còn sót lại trong hang, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và nhiều ký tự lạ cho thấy đây là di khảo cổ học hang động khá độc đáo và quý hiếm hiện nay ở Việt Nam.

“Cần phải có phương án bảo vệ khẩn cấp và cuộc khai quật quy mô để nghiên cứu và giải mã những bí ẩn tại di chỉ này, đặc biệt là phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ”, ông Hồng nói.

Một số hình ảnh Di chỉ khảo cổ học Hang Bò do VietNamNet ghi lại

Posted Image

Bên cạnh vỏ sò, rìu đá, xương động vật còn có cả đồ gốm.

Posted Image

Rìu đá, thổ hoàng, xương thú được phát hiện tại di tích.

Posted Image

Phiến đá có khắc hình người và nhiều ký tự là cần được giải mã.

Posted Image

Hình người trong tư thế đứng được khắc sâu trong phiến đá.

Posted Image

Hình tượng người đàn ông có đầy đủ bộ phận sinh dục khắc ở phía trên phiến đá.

Posted Image

Posted Image

Bề mặt của phiến đá có nhiều hình tròn lõm được khắc theo một trật tự nhất định.

Posted Image

Hình tượng người phụ nữ được người xưa khắc rất sinh động.

Mạnh Hà – Duy Tuấn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết đây có phải chữ Việt cổ không nhỉ?!!!

Phát hiện phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ

Posted Image- Quá trình khảo sát tại núi lèn Bò, bản Yên Hòa (xóm 12, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An), đoàn cán bộ đã phát hiện ra 3 hang động phía trong có nhiều hiện vật liên quan đến người Việt cổ như: công cụ ghè đẽo, đồ gốm, vỏ ốc, tro, xương, thổ hoàng... đặc biệt là phiến đá cổ có khắc hình người kèm theo nhiều ký tự lạ.

Posted Image

Phiến đá có khắc hình người và nhiều ký tự là cần được giải mã.

Mạnh Hà – Duy Tuấn

Giả thiết rằng: Đây chính là chữ Việt cổ - thì điều đó không có nghĩa là nó thuộc những người "Ở trần đóng khố" và "bộ tộc người" sống ở nới đây.

Bởi vì: Một nền văn minh có chữ viết, phải là một nền văn minh có nhu cầu rất lớn và phát triển trong các quan hệ xã hội, môi trường..vv...mới có thể hình thành được một hệ thống chữ viết. Chữ viết là sản phẩm tất yếu của một nền văn minh, chứ không phải là nhu cầu của một bộ lạc.

Một nền văn minh thì phải có chữ viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là: Không thấy chữ viết thì nền văn minh đó không tồn tại.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại xẻ vườn quốc gia làm thủy điện

Thứ Ba, 20/08/2013 22:54

Đã có 1 thủy điện xây dựng hoàn thành và 2 thủy điện khác đang được chủ đầu tư và cơ quan chức năng khảo sát để xây dựng trong Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nơi được mệnh danh là “báu vật” của Tây Nguyên

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên vừa đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND các tỉnh tạm dừng xây mới các dự án thủy điện ở Tây Nguyên trong năm 2013 và 2014 do có tác động tiêu cực đến môi trường, đời sống. Tuy nhiên, hiện các sở, ngành tỉnh Đắk Lắk vẫn đang khảo sát để xây dựng thủy điện trong Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin.

Giành rừng với muông thú

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có công văn đề nghị các sở, ngành khảo sát, đánh giá tác động môi trường khu vực xây dựng Nhà máy Thủy điện Ea K’tour (công suất 5 MW). Trước đó, Công ty TNHH Hoàng Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã có công văn xin chuyển đổi mục đích sử dụng 6 ha rừng VQG Chư Yang Sin để xây dựng Nhà máy Thủy điện Ea K’tuor tại tiểu khu 1196, 1200 và 1214, là phân khu được bảo vệ nghiêm ngặt VQG Chư Yang Sin.

Posted Image

Khu vực xây dựng Nhà máy Thủy điện Ea K’tuor có nhiều động - thực vật quý hiếm nằm

trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới

Theo chân ông Lộc Xuân Nghĩa, Phó Giám đốc VQG Chư Yang Sin, vào khu vực dự kiến xây Nhà máy Thủy điện Ea K’tuor, chúng tôi tận mắt chứng kiến những khu rừng nguyên sinh, cây cối chằng chịt với rất nhiều loài động - thực vật quý hiếm. Chỉ tay về khu vực dự kiến xây đập, ông Nghĩa nói: “Giờ thì các anh hiểu vì sao chúng tôi kịch liệt phản đối xây thủy điện rồi nhé! Đây là khu vực có hệ động - thực vật phong phú, đa dạng nhất của vườn”.

Theo ông Nghĩa, VQG Chư Yang Sin có hơn 2.000 loài động - thực vật, trong đó có hàng trăm loài đặc hữu quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Qua điều tra khảo sát, khu vực dự kiến xây dựng thủy điện xuất hiện hầu hết các loài động - thực vật quý hiếm, đặc hữu như: Pơ mu, hồng tùng, thông 5 lá, lan kim tuyến, khướu đầu đen má xám, ếch cây Chư Yang Sin, mang lớn, vượn má hung, chà vá chân đen…

Posted Image

Khu vực xây nhà máy thủy điện Ea K’tuor có nhiều động thực vật quý hiếm nằm

trong sách đỏ Việt Nam và thế giới._Ảnh: CAO NGUYÊN

Ngoài ra, các nhà khoa học Nga đã điều tra trong khu vực này còn 8 loài chưa xác định được tên, có khả năng là các loài mới chưa công bố trên thế giới. “Nếu xây dựng thủy điện, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các loài động - thực vật trên, trong đó có khoảng 3 km suối bị khô cạn (nước chảy trong ống áp lực) sẽ làm chết nhiều loài cây cối, thủy sinh có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới” - ông Nghĩa cho biết.

“Đè” di tích

Việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Ea K’tuor không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà còn “đè” lên di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là hang đá Đắk Tur, thuộc khu căn cứ cách mạng H9 (buôn Đắk Tur, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk). Theo đó, khu vực dự kiến xây đập thủy điện chỉ cách hang đá Đắk Tur chừng 1 km, đường ống áp lực dẫn nước chạy qua cửa hang và khu vực đặt nhà máy chồng lên hội trường Tỉnh ủy Đắk Lắk trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Ông Huỳnh Văn Cần, nguyên bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, cho biết: Từ năm 1966 - 1975, căn cứ H9 là trung tâm đầu não, nơi ở và làm việc của Tỉnh ủy Đắk Lắk. Những năm cuối của thập niên 1970, địch càn quét ngày đêm nhưng được sự bao bọc của đồng bào bản địa nên nơi đây đã diễn ra thành công nhiều cuộc họp quan trọng và 3 kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đang quy hoạch để tái tạo tổng thể khu di tích phục vụ du lịch và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Theo ông Y Ben Byă, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích tỉnh Đắk Lắk, dự án thủy điện Ea K’tuor nằm gần trọn trong khu căn cứ H9. “Nếu xây dựng thủy điện coi như phá bỏ khu di tích nên chúng tôi kiên quyết phản đối” - ông Y Ben Byă khẳng định.

Trong khi đó, theo ông Đỗ Xuân Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công Thương đã có chủ trương cho phép Công ty TNHH Hoàng Nguyên khảo sát xây dựng thủy điện. Sở NN-PTNT cũng đã cùng các sở, ngành của tỉnh khảo sát để báo cáo UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét trong thời gian tới.

Trong khi lãnh đạo VQG Chư Yang Sin đang phản đối xây Nhà máy Thủy điện Ea K’tuor ở phía Bắc của vườn thì ở phía Nam, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (TP HCM) đang hoàn tất thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng 18 ha rừng tại tiểu khu 1418 và 1419 để xây Nhà máy Thủy điện Krông Nô 2.

Thủy điện “giết” thác, xóa sổ 100 ha rừng

Thác Krông K’mar thuộc VQG Chư Yang Sin là thác nước đẹp, hùng vĩ bậc nhất Tây Nguyên chỉ còn trong ký ức khi Nhà máy Thủy điện Krông K’mar (công suất 12 MW) xây dựng vào năm 2008. Ngoài việc xóa sổ thác nước, thủy điện này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân dọc sông Krông K’mar khi lấy nước sông rồi đổ về một nhánh khác và xóa sổ hơn 100 ha rừng đặc dụng của VQG Chư Yang Sin.

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

================

Không biết trên thế giới này, những nước xây thủy điện nhiều nhất là những nước nào nhỉ? Tôi không có thông tin. Nhưng tôi tin rằng đầu tiên là Trung Quốc.

Nếu như điện hạt nhân bị tai nạn thì hệ quả ai cũng nhìn thấy. Nhưng xây thùy điện thì hậu quả xấu đầu tiên mà người có thể thấy là hủy hoại môi trường trước mắt. Nhưng về góc độ Lý học thì nó giống như bạn đang điểm huyệt, bế khí trên chính một cơ thể sống. Đó là nguyên nhân gây ra biến chết Aral.

Nhưng ngay cả biến chết Aral, người ta cũng chỉ biết là hệ quả của thủy điện và không thể hiểu được vì sao nó lại làm biển Aral chết - mặc dù về lý thuyết, lượng nước chảy vào hồ Aral là không thay đổi?!

Sự tác động nguy hiểm của thủy điện lên môi trường sống của con người và cả xã hội, còn tiềm ẩn những nguy hiểm mà con người - với nền tảng tri thức hiện đại - là "không nhìn thấy trực quan".

Rất tiếc! Tôi không thể mô tả những cái mà "chưa được khoa học công nhận". Nhưng tôi luôn nhất quán với sự hiểu biết của mình: Không nên xây thủy điện.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giả thiết rằng: Đây chính là chữ Việt cổ - thì điều đó không có nghĩa là nó thuộc những người "Ở trần đóng khố" và "bộ tộc người" sống ở nới đây.

Bởi vì: Một nền văn minh có chữ viết, phải là một nền văn minh có nhu cầu rất lớn và phát triển trong các quan hệ xã hội, môi trường..vv...mới có thể hình thành được một hệ thống chữ viết. Chữ viết là sản phẩm tất yếu của một nền văn minh, chứ không phải là nhu cầu của một bộ lạc.

Một nền văn minh thì phải có chữ viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là: Không thấy chữ viết thì nền văn minh đó không tồn tại.

Tự nhiên cháu có liên tưởng thôi, vì cháu nhớ đến bãi đá cổ Sapa cũng có những hình chấm - gạch như vậy. Sapa là nơi mà trong cuộc thiên di của mình, người Việt chắc chắn sẽ đi qua. Nghệ An lại là nơi theo truyền thuyết được ghi nhận hiện nay, là nơi An Dương Vương sau khi thua trận đã chở Mỵ Châu chạy trốn vào đến đó thì chém con và đi xuống biển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại xẻ vườn quốc gia làm thủy điện

Thứ Ba, 20/08/2013 22:54

Đã có 1 thủy điện xây dựng hoàn thành và 2 thủy điện khác đang được chủ đầu tư và cơ quan chức năng khảo sát để xây dựng trong Vườn Quốc gia Chư Yang Sin, nơi được mệnh danh là “báu vật” của Tây Nguyên

...

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

[/left]

================

Không biết trên thế giới này, những nước xây thủy điện nhiều nhất là những nước nào nhỉ? Tôi không có thông tin. Nhưng tôi tin rằng đầu tiên là Trung Quốc.

Nếu như điện hạt nhân bị tai nạn thì hệ quả ai cũng nhìn thấy. Nhưng xây thùy điện thì hậu quả xấu đầu tiên mà người có thể thấy là hủy hoại môi trường trước mắt. Nhưng về góc độ Lý học thì nó giống như bạn đang điểm huyệt, bế khí trên chính một cơ thể sống. Đó là nguyên nhân gây ra biến chết Aral.

Nhưng ngay cả biến chết Aral, người ta cũng chỉ biết là hệ quả của thủy điện và không thể hiểu được vì sao nó lại làm biển Aral chết - mặc dù về lý thuyết, lượng nước chảy vào hồ Aral là không thay đổi?!

Sự tác động nguy hiểm của thủy điện lên môi trường sống của con người và cả xã hội, còn tiềm ẩn những nguy hiểm mà con người - với nền tảng tri thức hiện đại - là "không nhìn thấy trực quan".

Rất tiếc! Tôi không thể mô tả những cái mà "chưa được khoa học công nhận". Nhưng tôi luôn nhất quán với sự hiểu biết của mình: Không nên xây thủy điện.

Cháu nghĩ đơn giản thế này ạ: Sông suối núi rừng hình thành từ hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm nay. Con người khai thác theo phương thức truyền thống các sản vật của tự nhiên thì nằm trong giới hạn của tự nhiên tự điều chỉnh được. Tuy nhiên, những gì con người định làm như thủy điện sẽ vượt quá khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên, phá hỏng sự cân bằng đã tồn tại hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm qua thì xung đột xảy ra và thiệt hại là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra thì vài trăm năm nữa, những công trình của sự ảo tưởng "chinh phục tự nhiên" đó sẽ chẳng còn lại gì. Và sau vài ngàn, vài vạn năm nữa, dòng sông sẽ lại hiền hòa chảy, các đập bê tông sẽ chỉ tạo thêm vài ghềnh thác cho con sông thôi. Điều đáng tiếc nhất là đất đai được cải tạo trong hàng ngàn năm nhờ công sức của bao thế hệ bị lãng phí và lại phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới có thể quay trở về tình trạng gần như trước kia được!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tự nhiên cháu có liên tưởng thôi, vì cháu nhớ đến bãi đá cổ Sapa cũng có những hình chấm - gạch như vậy. Sapa là nơi mà trong cuộc thiên di của mình, người Việt chắc chắn sẽ đi qua. Nghệ An lại là nơi theo truyền thuyết được ghi nhận hiện nay, là nơi An Dương Vương sau khi thua trận đã chở Mỵ Châu chạy trốn vào đến đó thì chém con và đi xuống biển.

Truyền thuyết thì nói vậy, những kẻ phủ nhận văn hiến Việt ra sức khai thác địa danh trực quan và cụ thể trong những truyền thuyết này, để xác định gọi là theo khoa học, rằng: Dân tộc Việt địa bàn sinh hoạt chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng". Trong khi đó, những truyền thuyết khác - mô tả Việt tộc ở Nam Dương tử - thì họ lại cho rằng: "Không có cơ sở khoa học".

Cũng như họ ra sức khai thác nội dung cuốn Việt sử lược , để minh chứng Việt sử chỉ có thể xuất hiện bắt đầu từ Trang Vương nhà Chu. Họ để cao cuốn Việt sử lược là "Đại Việt sử lược". Nhưng những chi tiết khác trong cuốn sách này, tự nó mang tính phản biện lại những luận cứ gọi là khoa học của họ, thì họ lờ đi.

Đấy chính là tính phi khoa học tối thiểu của họ. Bởi vậy, cho đến giờ này, sự phi lý đến trắng trợn trong việc phủ nhận văn hóa sử dân tộc của cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" khiến tôi đang có xu hướng không muốn tranh luận nữa.

"Từ nay, mọi việc sẽ diễn biến theo tự nhiên của nó".

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...g-chet-2353122/

Bầu Đức: BĐS Việt Nam bây giờ càng làm càng chết

Cập nhật lúc 07:18, 23/08/2013

(ĐVO) - "Trong khi thị trường BĐS trong nước không ai nói được khi nào mới có dấu hiệu phục hồi thì Hoàng Anh Gia Lai lựa chọn giải pháp an toàn là đầu tư vào thị trường BĐS nước ngoài".

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai chia sẻ với báo Đất Việt sau biến cố nhân sự tại tập đoàn này.

BĐS trong nước càng làm càng lỗ

Tháng 6/2013, sau khi công bố dư nợ từ các dự án BĐS, Hoàng Anh Gia Lai quyết định bán 6 dự án thủy điện và 2 dự án đang xây dựng và bất động sản mà công ty đã và đang đầu tư.

Việc bán các dự án thủy điện này giúp giảm nợ vay 1.876 tỷ đồng và mang lại doanh thu 2.099 tỷ đồng cho Hoàng Anh Gia Lai. Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, riêng dự án bất động sản tại Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tách các công ty con sở hữu các dự án căn hộ ra khỏi tập đoàn, chỉ giữ lại dự án tại Myanmar và một số dự án trực thuộc Công ty Phát triển nhà Hoàng Anh.

Posted Image

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Việc Hoàng Anh Gia Lai quyết định "đầu hàng" thị trường BĐS tại Việt Nam được coi như một cuộc tái cấu trúc ngành BĐS. Bởi lẽ ông Đức cho rằng: "Hoàng Anh Gia Lai tạm thời bỏ ngỏ thị trường BĐS Việt Nam vì càng làm càng lỗ". Theo kế hoạch đầu tư năm 2013, Hoàng Anh Gia Lai sẽ chỉ tập trung vào hai lĩnh vực lớn là nông nghiệp và BĐS, nhưng là các dự án BĐS nước ngoài.

Ông Đức cho biết, là một trong những người đầu tư vào thị trường BĐS lớn nhất TP.HCM nhưng Hoàng Anh Gia Lai cũng phải quyết định rút khỏi thị trường vốn được cho là béo bở, nhiều màu mỡ này. Theo giải thích của ông Đoàn Nguyên Đức, chỉ những phân khúc đầu tư cho nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp may còn trông chờ chút lãi. Nếu đầu tư vào phân khúc nhà ở thương mại và nhà ở cao cấp thì không mong thu được vốn. "Trong khi thị trường BĐS trong nước không ai nói được khi nào mới có dấu hiệu phục hồi thì Hoàng Anh Gia Lai lựa chọn giải pháp an toàn là đầu tư vào thị trường BĐS nước ngoài", ông Đức chia sẻ. Ông Đoàn Nguyên Đức ví von đợt tái cấu trúc lần này là "rứt những đứa con thân thiết của mình ra đi".

“Việc cái cấu trúc ngành bất động sản sẽ giúp Hoàng Anh Gia Lai giảm dư nợ vay, cải thiện các chỉ số tài chính”, ông Đức nói. Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thừa nhận thị trường BĐS trong nước không có dấu hiệu phục hồi và họ sẽ tập trung chủ yếu vào đầu tư BĐS ở nước ngoài.

Không có chuyện mâu thuẫn nội bộ

Đi cùng với việc tái cấu trúc ngành BĐS, việc thay đổi nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai cũng gây sự chú ý. Sự kiện hai sếp lớn của tập đoàn này là ông Lê Hùng - Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng và phát triển Nhà Hoàng Anh (HAGL Land) và ông Nguyễn Văn Tốn - Trưởng Ban kiểm soát gửi đơn từ nhiệm khiến thị trường rộ lên tin đồn có mâu thuẫn giữa lãnh đạo Tập đoàn HAGL.

Ông Lê Hùng là người được HĐQT HAGL cử trực tiếp phụ trách dự án khu phức hợp tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ "Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam Myanmar Center", đầu năm 2013. Ông Đức cho biết, ông Hùng sẽ chuyển qua làm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty An Phú và ông Nguyễn Văn Tốn chuyển sang Tổng Giám đốc Tổng Công ty An Phú.

Công ty An Phú là cổ đông của Tập đoàn HAGL, nên về nguyên tắc đã làm ở An Phú thì phải từ chức ở HAGL để tập trung toàn tâm toàn ý vào một nhiệm vụ, một lĩnh vực.

"Nói là từ chức nhưng thực chất là thăng chức, nhận nhiệm vụ mới, trách nhiệm mới nặng nề hơn", ông Đức nói. Ông Đức cũng khẳng định không có chuyện mâu thuẫn nội bộ nào ở đây. Theo Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, việc chuyển công tác của hai sếp lớn, nằm trong kế hoạch tái cấu trúc HAGL, tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Ông Đoàn Nguyên Đức cho biết thêm, dự kiến nhân sự ông Lê Hùng sẽ chuyển sang vị trí Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty An Phú và ông Nguyễn Văn Tốn chuyển sang Tổng Giám đốc Tổng Công ty An Phú. Việc điều chuyển này là do cả ông Hùng và ông Tốn trước đây từng công tác tại Công ty BĐS TP.HCM, là người có kinh nghiệm quản lý kinh doanh BĐS.

BĐS bắt đầu đổ vỡ

Đánh giá về tình trạng khó khăn của thị trường BĐS, ông Nguyễn Văn Đực - Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành đã từng khẳng định: Hiệu ứng BĐS đổ vỡ mới chỉ bắt đầu.

"Nguy cơ đổ vỡ của các DN BĐS lớn là đã có. Rất nhiều DN không thể hoàn thiện được công trình, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã bỏ chạy, hoặc là họ bán, sang nhượng cho nhiều chủ đầu tư khác..."

Theo ông Đực, cội nguồn của nguy cơ hàng loạt DN BĐS đổ vỡ chính là vì sản phẩm không bán được, dẫn đến tìn trạng đóng băng và đưa đến tồn kho một lượng lớn BĐS.

Bằng chứng là hàng loạt các chủ đầu tư bỏ trốn, nhiều khách hàng bị lừa, mất tiền oan. Từ ngày 26 đến ngày 28/7/2013, hàng chục khách hàng, theo hứa hẹn của ông Edward Chi (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Việt - chủ đầu tư dự án Tricon Tower - Bắc An Khánh, Hà Nội), đã kéo tới trụ sở tại tòa nhà C1, D6 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) để đòi tiền và bồi thường thiệt hại.

Nhưng ông chủ thì biến mất, dự án mới chỉ xây xong phần móng và "đắp chiếu" nhiều tháng liền.

Mới đây nhất là vụ việc ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, Chủ tịch Công ty Vina Megastar, chủ đầu tư của rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội đã bị bắt giữ về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".

Hay việc Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên án Nguyễn Chu Ngọc 16 năm tù giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Chu Ngọc được biết đến như một đại gia kinh doanh nhà hàng, bất động sản khét tiếng ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

Còn rất nhiều những vụ việc liên quan đến thị trường BĐS đổ vỡ, nhiều đại gia phải chịu cảnh tù tội, lao lý trong khi đó người dân thì khóc mếu, kêu trời.

Lam Lam

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 năm và câu hỏi khó cho GS Ngô Bảo Châu

24/08/2013 21:06 GMT+7

Posted Image Hội thảo sơ kết 2 năm hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán học (VIASM) kéo dài gần 5 tiếng đồng hồ dường như vẫn chưa đủ để những người làm khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lí đủ thấy thỏa mãn.

Hội thảo diễn ra từ 8h và kết thúc lúc gần 13h ngày 24/8 với các ý kiến đi thẳng vào những khó khăn và giải pháp nâng tầm vị thế Toán học Việt Nam trên trường quốc tế, thu hút người tài, triển khai toán ứng dụng ở Việt Nam như thế nào.

Posted Image

GS Ngô Bảo Châu. (Ảnh: Văn Chung)

GS Ngô Bảo Châu cho rằng: Khoa học không phát triển từ những đơn đặt hàng. Triển khai ứng dụng Toán học ở Việt Nam như thế nào là vấn đề khó, câu hỏi mở cần sự đóng góp, hợp tác của các nhà khoa học. Viện hi vọng đón nhận được nhiều ý kiến giải quyết khó khăn này.

Nâng phong trào hay làm chuyên sâu?

Là một trong những cán bộ nghiên cứu đầu tiên được mời đến Viện, GS Phan Quốc Khánh băn khoăn: “Mục đích của Viện là tập trung phát triển toán học cao cấp nhưng cũng phải kéo nền toán học nước nhà đi lên”.

Việc tuyển chọn ứng viên theo GS Khánh nên có lưu ý để vực những “vùng trũng” như miền Trung hay các địa bàn xa xôi như Cần Thơ, Kiên Giang,…nơi toán học và người làm nghiên cứu còn yếu kém.

Posted Image

GS Phùng Hồng Hải. (Ảnh: Văn Chung)

GS Dương Minh Đức, Trưởng khoa Toán (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) thành viên Hội đồng khoa học của VIASM mong mỏi những người như GS Ngô Bảo Châu, GS Ngô Việt Trung quan tâm đưa toán học và niềm ham thích toán đến với học sinh phổ thông sớm hơn.

GS đề xuất tập trung các nhà khoa học về các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để học sinh có thể tới đây tìm hiểu. “Không phát huy nguồn chất xám từ thế hệ trẻ thì rất uổng phí. Thu nhập, danh tiếng, sự thành đạt cũng là những điều hết sức thực tế chúng ta cần có để hướng thế hệ trẻ quan tâm hơn tới toán học” – lời GS Đức.

Đồng quan điểm, GS Phùng Hồng Hải (phó Viện trưởng Viện Toán học) cho biết cần có chính sách trọng dụng để trò giỏi thấy có tương lai khi nghiên cứu toán học. Tuy nhiên để phát triển khả năng của các em, cách làm lâu dài theo GS Hải là bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. “Ta làm thực chất nên phải chia nhóm nhỏ, tìm người hăng hái nhất để đào tạo họ thành nòng cốt” – GS phân tích.

GS Hải cho biết sắp tới sẽ có 3 lớp đào tạo cho giáo viên đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các cán bộ nghiên cứu, giáo viên sẽ có cơ hội giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Người làm nghiên cứu có quan điểm rộng hơn nhưng giáo viên có thực tế.

VIASM cũng sắp hoàn thành dự án liên quan đến các bài giảng trực tuyến hoàn toàn miễn phí do TS Đặng Văn Dương xây dựng nhằm phổ biến kiến thức toán học tới bất kỳ nơi đâu và những ai quan tâm thông qua Internet.

Về quan điểm phát triển phong trào toán học, theo GS Hải: “Toán học thế giới không có biên giới. Muốn gia nhập, Việt Nam phải có tính quốc tế cao hơn. Đã đến lúc chúng ta nghĩ tới việc cấp học bổng người xuất sắc không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á mà cả thế giới. Hiện những nhà nghiên cứu tới Việt Nam được tài trợ 1000-2000 USD/tháng. Nếu có môi trường hấp dẫn họ sẽ ở lại...

Posted Image

GS Phan Quốc Khánh. (Ảnh: Văn Chung)

Có hay không “lợi ích nhóm”?

Câu chuyện “lợi ích nhóm” được GS Phan Quốc Khánh nêu ra khi nhận thấy những tranh luận thậm chí “cãi nhau” giữa các viện và các trường đại học về việc sử dụng người tài bỗng trở thành chủ đề khiến hội thảo có phần căng thẳng.

“Tôi hiểu không có chuyện lợi ích cá nhân ở đây nhưng từ hoàn cảnh, vị trí và góc nhìn mỗi bên đều “bênh” cho phía mình” – GS Khánh phân trần.

Đây cũng là trăn trở bây lâu nay của Viện phó Viện Toán học. Từ kinh nghiệm của Đức, GS Hải cho rằng “cộng đồng khoa học Việt Nam nên có thỏa thuận ngầm về việc luân chuyển cán bộ một cách thực chất giữa các viện, trường. Tại Đức không có chuyện anh làm tiến sĩ ở một trường rồi tiếp tục làm giáo sư ở đó...

Posted Image

GS Ngô Việt Trung. (Ảnh: Văn Chung)

Tuy nhiên, GS Ngô Việt Trung Viện trưởng Viện Toán học cùng Trưởng khoa Toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội GS.TSKH Đỗ Đức Thái lại không đồng tình. GS Trung cho rằng: “Đó chỉ là chuyện của một vài cá nhân. Chúng ta đều dựa vào năng lực và khả năng của mỗi trường để hỗ trợ họ tốt nhất”. GS Thái cho rằng bản thân khoa hàng năm vẫn gửi nhiều người sang Viện Toán học hay đi nước ngoài làm nghiên cứu.

Ở phía người quan sát, GS Ngô Bảo Châu cho rằng: “Chuyện căng thẳng, mâu thuẫn giữa viện và trường có lịch sử rồi, không thay đổi được. Cá nhân tôi thấy mâu thuẫn cạnh tranh bản thân không hẳn đã là tiêu cực thậm chí tốt.

Chúng ta ghi nhận cố gắng của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng GS Hải có lý trong việc hiện hơi thiếu liên thông các viện, trường với nhau. Tôi tin cá nhân các nhà khoa học giỏi không muốn vậy”.

Không thể định hướng phát triển cho khoa học

Trước trăn trở GS Hải về việc nâng tầm vị thế toán học Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu so sánh: “Nói rộng ra ý của anh Hải là nên phụng sự đất nước hay phụng sự khoa học. Đặt vấn đề như vậy thật khó có câu trả lời. Với tư cách GĐ Khoa học của VIASM tôi nghĩ cách vận hành thực dụng hơn.

Các nhà nghiên cứ khi đến Việt Nam cái họ mong đợi nhất là tìm đồng nghiệp Việt Nam, sinh viên cùng làm. Ta phải tổ chức hoạt động sao cho chặt chẽ. Đáng mừng là hiện nay hình ảnh VIASM đã được quốc tế biết đến. Vài ba nhóm nhà khoa học quốc tế có uy tín đã nộp hồ sơ vào Viện nghiên cứu. Cụ thể nhất là tháng 2/2014 sẽ có nhóm của GS có uy tín đến từ Trường ĐH Boston”.

Về việc tập trung vào phát triển vào một thế mạnh nhất định cho toán học Việt Nam, theo GS Châu: “Quan điểm về quản lí khoa học của tôi là không thể lập kế hoạch phát triển cho khoa học mà phải dựa vào thế mạnh của từng cá nhân, chăm lo cho họ”.

Văn Chung (ghi)

================

GS Ngô Bảo Châu cho rằng: "Khoa học không phát triển từ những đơn đặt hàng".

Đây là một câu hay của Gs Ngô Bảo Châu, sau câu: 1/ "Nghiên cứu khoa học phải có tự do"; 2/"Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu".

Một hình ảnh đối lập, nhưng minh họa cho câu này (2) của Gs Châu là câu nói nổi tiếng của Napoleone trong cuộc hành quân ở Ai Cập :" Lừa ngựa và các nhà khoa học đi vào giữa -(Để quân đội bảo vệ/ Thiên SứPosted Image)".

Những ý tưởng của Gs Ngô Bảo Châu nằm trong nội hàm của khái niệm "Khoa học". Nhưng khi không có một nội dung đầy đủ cho khái niệm "khoa học" thì sẽ không thể định hướng được. Những cuộc hội thảo kiểu này về mối liên hệ giữa khoa học và cuộc sống sẽ không có một kết luận ngã ngũ - Cho dù là cuộc hội thảo của các nhà khoa học đầu ngành.

Gs Ngô Bảo Châu nói chính xác:"Khoa học không phát triển từ những đợt đặt hàng". Nhưng nội hàm khái niệm "khoa học" là một vấn nạn cần sáng tỏ.

Có hay không “lợi ích nhóm”?

Câu chuyện “lợi ích nhóm” được GS Phan Quốc Khánh nêu ra khi nhận thấy những tranh luận thậm chí “cãi nhau” giữa các viện và các trường đại học về việc sử dụng người tài bỗng trở thành chủ đề khiến hội thảo có phần căng thẳng.

Oh! Có cả "Lợi ích nhóm" ở đây nữa?! Posted Image

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người chế tạo tàu ngầm Trường Sa phản bác GS.TS đầu ngành

Cập nhật lúc 14:53, 26/08/2013

(ĐVO) - "Tàu ngầm Trường Sa được chế tạo dựa trên những chứng cứ khoa học, những tính toán cụ thể chứ không phải là lừa đảo, chiêu trò quảng cáo công ty hay bản thân mình như nhiều người nói", ông Nguyễn Quốc Hòa - GĐ Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (thuộc Cụm CN Phong Phú, TP. Thái Bình) khẳng định.

Sáng ngày 26/8, ông Nguyễn Quốc Hòa đã liên lạc với PV báo Đất Việt để có câu trả lời cụ thể tới vị chuyên gia làm việc tại Viện Cơ khí Động lực về việc chế tạo chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa đang khiến dư luận có nhiều tranh luận.

Posted Image

Ông Nguyễn Quốc Hòa - GĐ Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (thuộc Cụm CN Phong Phú, TP. Thái Bình).

Như trước đó báo Đất Việt đã đưa tin, dư luận đang xôn xao với việc ông Nguyễn Quốc Hòa - Doanh nhân trong ngành cơ khí ở Thái Bình đang chế tạo chiếc tàu ngầm sử dụng động cơ AIP (còn gọi là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập - động cơ hoạt động không phụ thuộc vào không khí bên ngoài) tiên tiến nhất trên thế giới có thể lặn sâu 50m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển.

Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp. Thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 km/h (khoảng 20 hải lý/h).

Báo Nga viết về tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Việt

Trước những thông tin này, một vị GS.TS đầu ngành trong lĩnh vực động cơ tàu thủy tại Viện Cơ khí Động lực - ĐH Bách Khoa Hà Nội đã đặt ra hai câu hỏi với ông Hòa như sau:

1. Trong khi các loại tàu ngầm ở trên thế giới đều có tốc độ trung bình vào khoảng 10 hải lý/giờ. Để tàu ngầm chạy được ở tốc độ 40 km/giờ (20 hải lý/h) thì sức cản của nước phải cực kỳ lớn. Vậy ông Hòa dựa trên cơ sở nào để nói rằng tàu ngầm mình chế tạo có thể chạy với vận tốc nhanh ngang và hơn tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam? .

2. Tất cả các thông số trước khi đưa ra cần phải được tính toán và thử nghiệm kỹ càng. Vậy ông Hòa đã dựa trên những tính toán và thử nghiệm nào chưa mà đã đưa ra những thống số cho chiếc tàu ngầm mini mà mình đang chế tạo?.

Trả lời về 2 câu hỏi này, ông Hòa cho biết, tất cả những số liệu được ông đưa ra dựa trên những tính toán cụ thể từ các công thức khoa học trong ngành cơ khí.

"Tất cả các chi tiết đều được tôi tính toán cụ thể, tỷ mỉ dựa trên những công thức toán học, vật lý áp dụng cho ngành cơ khí. Nếu vị chuyện gia ở Viện Cơ khí Động lực đồng ý tôi sẽ mời về Thái Bình để kiểm chứng tất cả các thông tin tôi đưa ra đồng thời cũng xin luôn ý kiến tham khảo của vị chuyên gia này", ông Hòa nói.

Posted Image

Ông Hòa bên tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của mình.

Ngoài ra, ông Hòa cũng cho biết, chiếc tàu ngầm Trường Sa mới đang trong gia đoạn hoàn thành, còn phải trải qua rất nhiều các cuộc thí nghiệm nữa mới có thể sử dụng được vào thực tế.

Hiện tại, chiếc tàu ngầm Trường Sa chưa có cuộc thực nghiệm nào cả. "Tất cả các thông số mà tôi đưa ra là dựa trên kết quả của sự tính toán cụ thể, khoa học. Rất mong khi đưa vào thực tế nó sẽ gần nhất với những con số mà tôi đã nói trước đó", ông Hòa chia sẻ.

Ngoài ra, vị chuyên gia tại Viện Cơ khí Động lực cũng bày tỏ quan ngại về chiếc bể thử nghiệm tàu ngầm mà ông hòa đang xây dựng: "Việc xây dựng bể để thử nghiệm cũng cần phải xây dựng theo tiêu chuẩn riêng, có thể tạo ra môi trường giống như ngoài thực địa: Có dòng chảy của nước, có san hô, chướng ngại vật...chứ không phải chỉ là cái bể chứa, bỏ tàu ngầm xuống là xong.

Tôi khẳng định, việc xây bể thực nghiệm rất tốn kém, chưa có một tổ chức nào của Việt Nam có đủ kinh phí để có thể xây bể thực nghiệm tàu ngầm“.

Đáp lại sự quan ngại này, ông Hòa khẳng định: "Đối với việc chế tạo tàu ngầm, người ta phải thử nghiệm qua hàng trăm hàng nghìn bước khác nhau. Với tàu ngầm mini Trường Sa của tôi cũng thế, cũng phải trải qua rất nhiều thử nghiệm.

Cái bể thử nghiệm tôi đang xây dựng phải khẳng định rằng không thể thử nghiệm được tất cả các hạng mục nhưng nó sẽ thử nghiệm được những thứ tối thiểu nhất.

Posted Image

Bể thử nghiệm tàu ngầm đang được ông Hòa xây dựng.

Điều đầu tiên là việc khi đưa con tàu xuống bể thử nghiệm, động cơ AIP của con tàu Trường Sa sẽ hoạt động dưới nước như thế nào? Nếu nước đã phủ trùm con tàu, không cần pin, điện mà động cơ vẫn hoạt động được thì đó hoàn toàn là kết quả đáng vui mừng.

Thứ hai nữa là hệ thống đảm bảo sự sống cho người ngồi trong tàu điều khiển. Điều này nó không phụ thuộc đó là bể nhân tạo hay ngoài biển, khi nước đã phủ kín con tàu thì sự sống ở đâu cũng như nhau thôi.

Rồi tiếp đến là thử nghiệm sự nổi lên lặn xuống của con tàu, sức đẩy của nước trong bể thử nghiệm tuy không giống như ở ngoài biển nhưng nó cũng có nguyên lý tác động giống như thế. Còn việc xây bể thử nghiệm có dòng nước chảy, có san hô, hay chướng ngại vật như vị chuyên gia ở ĐH Bách Khoa Hà Nội thì tôi khẳng định là không nước nào trên thế giới có thể xây dựng được".

Ông Hòa cũng thừa nhận: "Ngoài việc thử nghiệm các điều trên cho con tàu Trường Sa của mình thì những điều kiện khác khó có thể thử nghiệm hết được. Như kiểm tra áp lực, độ thẩm thấu của nước, hệ thống rada,...".

Lý giải cho những thắc mắc của vị chuyên gia đối với mình, ông Hòa cho rằng: "Có thể kiến thức của thầy quá giỏi và thầy biết quá nhiều nên có những đòi hỏi ở mức chuẩn mực nhưng thực chất chẳng ai có thể làm được như thầy mong muốn cả".

Chuyên gia chất vấn tầu ngầm Trường Sa đóng ở Thái Bình

PGS.TS Lê Hồng Bang, Trưởng Khoa đóng tàu - ĐH Hàng hải Việt Nam:

Tôi cũng mới biết thông tin về dự án tàu ngầm mini Trường Sa 1 qua báo chí, chưa trực tiếp tìm hiểu nên cũng chưa thể bình luận gì nhiều. Qua những thông tin được công bố thì điều tôi thấy băn khoăn là công nghệ AIP là công nghệ phức tạp và không phải ai cũng có thể làm chủ được công nghệ này.

Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân:

Dưới góc độ cá nhân tôi xin bày tỏ sự trân trọng đối với những dự án tàu ngầm mini mà ông Nguyễn Quốc Hòa đang thực hiện. Tôi cho rằng việc một cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tiền của công sức sáng tạo trong một lĩnh vực như vậy là rất đáng hoan nghênh và trân trọng. Ngoài phục vụ trong lĩnh vực quân sự thì ở các nước hiện nay tàu ngầm còn được sử dụng cho nhiều mục đích dân sự khác nhau như thăm dò, nghiên cứu… cho nên việc chế tạo tàu ngầm mini của ông Nguyễn Quốc Hòa là rất có ý nghĩa.

Theo TNO

Việt Thành

==================

(ĐVO) - "Tàu ngầm Trường Sa được chế tạo dựa trên những chứng cứ khoa học, những tính toán cụ thể chứ không phải là lừa đảo, chiêu trò quảng cáo công ty hay bản thân mình như nhiều người nói",

Làm được tàu ngầm hay không, biết liền sau khi cho hạ thủy và chạy thử. Chẳng cần đên chuyên môn, chuyên sâu. Nó là một thực tế tồn tại, con ếch cũng cảm nhận được. Chưa xong mà đã bày đặt chê bai. Người ta tự bỏ tiền túi ra làm, có ăn tàn phá hại của thằng nào, con nào. Thành công thì mọi người nhờ. Thất bại thì tiền họ mất tật họ mang. Bày đặt chê bai vớ vẩn.

Nếu là tôi, tôi dep mựa nó đi. Khỏi làm. hết chê.

Trân trọng ý kiến của vị đô đốc.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hoảng với hóa đơn tháng đầu tăng giá điện

Tác giả: Theo ANTĐ

Vef.vn

Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

Hoá đơn tiền điện tháng 8-2013 mới chỉ có 15 ngày được tính theo giá mới, nhưng nhiều hộ gia đình tá hóa khi tiền điện tăng lên đáng kể, mặc dù nhu cầu điện năng tiêu thụ vẫn tương đương tháng trước.

Chênh lệch nhiều hơn tính toán

Nhận hoá đơn thanh toán tiền điện tháng 8, chị Minh Ngọc (ở phố Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng) không khỏi giật mình. "Tháng này gia đình tôi phải trả 1,6 triệu đồng tiền điện, cao bằng tháng cao điểm trong mùa hè dùng điều hoà liên tục, trong khi thời gian gần đây mát mẻ, nhà ít dùng điều hoà. Ước lượng dùng như tháng vừa rồi thì các tháng khác tôi chỉ phải trả khoảng 1,2 triệu đồng/tháng"- chị Minh Ngọc cho biết.

Cũng có chung băn khoăn, chị Thanh Huyền (khu đô thị mới Xa La- Hà Đông) cho biết, vẫn mức dùng xấp xỉ tháng trước nhưng số tiền phải thanh toán tháng này của gia đình chị chênh 120.000 đồng, lên mức gần 900.000 đồng thay vì 780.000 đồng tháng 7-2013. Theo chị Thanh Huyền, hoá đơn thanh toán chỉ chênh nhau chưa đến 10kWh nhưng số tiền đội lên rất nhiều và đây mới là khoản tiền thanh toán cho nửa chu kỳ, bởi vì thời gian chốt số điện từ 14-7-2013 đến 14-8-2013. "Giá điện mới được áp dụng từ 1-8 nên mới chênh bằng đó. Nếu chu kỳ tính từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng thì có thể tôi còn phải trả gấp hơn 2 lần thế này, vì càng dùng nhiều giá điện càng cao"- chị Huyền lo lắng.

Posted Image

Trong khi đó, theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với giá điện mới, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đồng/tháng; sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng; sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng; sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng. Bậc thang cao nhất là hộ sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng. Trên thực tế, phản ánh từ nhiều người tiêu dùng cho biết, mức tiêu thụ điện hàng tháng của họ nằm trong khoảng 300-400kWh/tháng. Nếu so với tính toán của EVN thì chưa có hộ gia đình nào chênh từ 26.000 đồng đến 37.200 đồng/tháng.

Trước đó, một chuyên gia kinh tế đã khuyến cáo, tác động gián tiếp của đợt tăng giá điện ngày 1-8 sẽ không nhỏ. Nhưng điều đáng chú ý là ảnh hưởng trực tiếp cũng đã lớn hơn mức tính toán được đưa ra hồi đầu tháng.

Triệt để tiết kiệm điện

Đó là cách ứng phó của người dân trước diễn biến giá điện tăng vừa qua. Chị Thanh Huyền chia sẻ: "Nhà tôi ở chung cư nên không thể tìm cách tiết kiệm điện bằng việc chuyển nấu từ bếp điện, bếp từ sang bếp than tổ ong. Giờ gas cũng đắt, nhưng mọi thành viên trong gia đình đều ghi nhớ, ra khỏi phòng tắt quạt, tắt điện, giảm dùng điều hoà".

Trong khi đó, chị Thu Phương (ngõ 18 Huỳnh Thúc Kháng- Đống Đa) lại tìm kiếm các thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng. "Tôi vừa mua chiếc nồi ủ chân không, tiết kiệm gas, điện khi hầm thức ăn. Giờ cần tiết kiệm, đồ dùng này chắc sẽ phù hợp"- chị Phương nói. Chị Phương chia sẻ thêm, trên thị trường hiện đang rao bán nhiều loại nồi ủ được giới thiệu tiết kiệm 75-80% năng lượng nhưng giá khá cao, thường từ hơn 1 triệu đồng đến hơn 3 triệu đồng/chiếc. Nồi ủ Trung Quốc có giá tương đối rẻ, từ 250.000 đồng/chiếc nhưng vì phải cắm điện trong suốt quá trình nấu nên ít người lựa chọn.

"Không thể không tiết kiệm" là tâm lý chung của người dân ở thời điểm này. Giá điện, gas và hàng loạt mặt hàng tiêu dùng đang ở mức cao khiến người dân phải chi li tính toán cho từng khoản chi tiêu. Dự báo, hoá đơn tiền điện tháng 9 tới của người dân sẽ còn "bất ngờ" hơn nữa khi chu kỳ tính toán trọn cả tháng. Điện tăng giá trong khi chưa minh bạch được từng yếu tố cấu thành giá khiến người dân vẫn còn nhiều băn khoăn.

========================

Nhận hoá đơn thanh toán tiền điện tháng 8, chị Minh Ngọc (ở phố Nguyễn Đình Chiểu - Hai Bà Trưng) không khỏi giật mình. "Tháng này gia đình tôi phải trả 1,6 triệu đồng tiền điện, cao bằng tháng cao điểm trong mùa hè dùng điều hoà liên tục, trong khi thời gian gần đây mát mẻ, nhà ít dùng điều hoà. Ước lượng dùng như tháng vừa rồi thì các tháng khác tôi chỉ phải trả khoảng 1,2 triệu đồng/tháng"- chị Minh Ngọc cho biết.

Nhà Lão Gàn vừa trả tiền điện gần 6000. 000VND - Nhà không dùng máy lạnh. Đã đóng tiền. Nhưng đang đi du lịch, chưa tìm hiểu vì sao lại tăng quá cỡ thợ mộc vậy. Trong khi tháng cao nhất chỉ hơn 3000. 000VND?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại đề xuất “ngực lép” không được lái xe

24/08/2013 10:02 GMT+7

Ngoài ra, lái xe còn phải đạt nhiều tiêu chuẩn khác như chiều cao, cân nặng, lực bóp tay, không bị da liễu...

Năm 2008, quy định “ngực lép” không được lái xe do Bộ Y tế ban hành đã bị dư luận phản ứng.

Nay quy định này lại được Bộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô… (sau đây gọi tắt là dự thảo).

Nói không với thấp bé, nhẹ cân

Theo dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe.

Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định theo hướng người có “ngực to” sẽ có nhiều cơ hội để được “lái xe to”.

Cụ thể, nếu ngực ở ngưỡng 74-76 cm thì được cấp bằng lái xe hạng A3, A4, B2; còn to hơn nữa sẽ đủ điều kiện lái xe siêu trường, siêu trọng hạng C, D, E, F, A2…

Posted Image

Theo dự thảo, người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m được xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe máy 50 cm3 trở lên.

Chưa dừng lại, những người thấp bé, nhẹ cân, có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3trở lên.

Còn nếu chiều cao đạt nhưng trọng lượng cơ thể không đạt mức tối thiểu 40 kg, người dân cũng không đủ điều kiện để được lái xe.

Và cũng như tiêu chuẩn “ngực to được lái xe to”, người càng cao, càng nặng thì càng có cơ hội để lái xe to và dài. Trong đó, nếu cao 1,62 m và nặng 47 kg trở lên thì sẽ được cấp bằng C, D, E, F, A2...

Lực sĩ mới được lái xe

Chỉ to, cao, nặng thôi vẫn là chưa đủ, bởi dự thảo còn yêu cầu người thi bằng lái xe phải có sức khỏe như “lực sĩ”.

Cụ thể, muốn lái xe máy thì cả đàn ông, đàn bà phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg.

Anh Nguyễn Văn Ngọc - chủ một trung tâm thể hình ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng đây là một quy định hết sức vô lý.

“Nam giới có thể dễ dàng vượt qua được quy định trên nhưng với nữ giới thì quá khó. Ngay cả đối với phụ nữ khi mới tham gia tập thể hình cũng chỉ có thể kéo được được khoảng 60-65kg, lực bóp tay cũng chỉ đạt 23-24 kg thôi. Phải tập một thời gian dài họ mới có thể nâng cao được khả năng bóp và kéo” - anh Ngọc nói.

Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cũng tỏ ra hết sức ngỡ ngàng với những đề xuất trên. “Ô tô, xe máy bây giờ từ cần số, vô lăng, tay lái đều điều khiển được một cách nhẹ nhàng chứ có phải như thời xa xưa đâu mà đặt tiêu chuẩn lực bóp, lực kéo cao đến thế. Hơn nữa, theo nhận định của tôi thì nguyên nhân gây tai nạn không phải do người “ngực lép”, lực bóp, lực kéo yếu gây ra” - ông Tạo nói.

Da liễu, suy thận cũng khó được lái

Ngoài những tiêu chuẩn trên, dự thảo cũng xếp những người bị các bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô tô tải nặng.

Ngay cả những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; dãn tĩnh mạch thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn; áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...

Chẳng có chứng cứ nào khẳng định “ngực lép” hay gây tai nạn

Khi đọc dự thảo, tôi thấy có quá nhiều điều bất hợp lý. Dường như chúng ta đã lắp ghép một cách quá máy móc những tiêu chuẩn đã có từ thời xa xưa mà chưa tính toán xem hiện nay những quy định đó có còn phù hợp hay không.

Về những nguyên nhân gây ra TNGT, theo phân tích của chúng tôi thì chủ yếu là do ý thức kém chứ đâu phải do những người “chân yếu, tay mềm”, vòng ngực nhỏ, lực kéo thấp gây ra. Tôi khẳng định đến nay chưa có bất kỳ bằng chứng nào khẳng định những người có vòng ngực dưới 72 cm lái xe sẽ không an toàn cả.

Cái quan trọng nhất mà bộ tiêu chuẩn về sức khỏe cần hướng đến là phải ngăn chặn bằng được tình trạng lái xe nghiện ma túy, cụt tay, cụt chân… nhưng vẫn được cấp bằng lái.

Còn đối với những tiêu chuẩn khác như “ngực lép”, lực bóp, kéo đẩy thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp hơn.

Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

(Theo Pháp luật TP HCM)

===================

Chưa có đề xuất “ngực lép” không được lái xe

26/08/2013 06:31 GMT+7

Posted Image - “Chưa có Dự thảo quy định “ngực lép, thấp bé nhẹ cân…” không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin”.

Đó là khẳng định của Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT (Bộ GTVT) Nguyễn Thành Lâm với VietNamNet xung quanh quy định tại thông tư liên tịch của Bộ Y tế và Bộ GTVT ngày 7/8 (gọi tắt là dự thảo) như một số cơ quan báo chí thông tin.

Tương tự, ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, báo chí đã nhầm lẫn khi phản ánh về chuyện “ngực lép”, bởi Bộ Y tế chỉ mới thành lập ban soạn thảo và chưa công bố lấy ý kiến nội dung dự thảo nào liên quan đến vấn đề này.

Trước khi soạn thảo sẽ khảo sát các thông số, chỉ số sinh học (chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, tình trạng sức khỏe) của những người đang lái xe. Các chỉ số khảo sát này góp phần làm cơ sở xây dựng các chỉ số sức khỏe bảo đảm cho vận hành phương tiện giao thông. Từ đây sẽ có các quy định khác nhau với lái xe chuyên nghiệp và lái xe của gia đình.

Posted Image

Chưa có dự thảo quy định “ngực lép, thấp bé nhẹ cân…” không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin - (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT Nguyễn Thành Lâm cũng nói rõ, tổ biên tập của ban soạn thảo Thông tư liên tịch Quy định tiêu chuẩn sức khoẻ người lái xe, khám sức khỏe định kỳ …mới chỉ họp tranh luận phiên đầu tiên và chưa trình lên ban soạn thảo nên không thể có chuyện có Dự thảo quy định ngực lép, thấp bé nhẹ cân… không được lái xe như một số cơ quan báo chí thông tin

Ông Lâm cho biết, chỉ khi nào tổ biên tập của Ban soạn thảo viết xong, xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và tập hợp các ý kiến rồi biên tập lại mới gửi ban soạn thảo. Sau đó ban soạn thảo lại họp và đưa ra công luận xin ý kiến rộng rãi…

Khi được hỏi, trong phiên họp đâu tiên của tổ biên tập ban soạn thảo, quy định vòng ngực, chiều cao… đối với người lái xe được tổ biên tập tranh luận như thế nào?

Ông Lâm cho biết, năm 2008 khi Bộ Y tế đưa ra Quy định tiêu chuẩn sức khoẻ người lái xe trong đó có quy định về việc “vòng ngực, chiều cao…” dư luận đã có ý kiến, chính vì vậy nên bây giời phải sửa đổi.

Tuy nhiên, ông Lâm cũng khẳng định, việc đo lồng ngực, đo lực tay… là quy định bắt buộc khi khám sức khỏe lái xe. Và thực tế quy định này đã có trên thế giới. Vấn đề khi áp dụng vào Việt Nam quy định chỉ số như thế nào cho phù hợp thì ban biên tập vẫn đang tính toán lấy ý kiến rồi mới trình ban soạn thảo.

“Việc đặt ra những quy định trên là để tốt cho người dân, bởi những người có sức khỏe, có lồng ngực đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm chủ được tốc độ vận tốc của xe, điều này sẽ an toàn cho người điều khiển phương tiện và cho cả cộng đồng”, Phó Cục trưởng Cục Y tế GTVT cho hay.

Ông Lâm cũng dẫn chứng, việc quy định vòng ngực, chiều cao… đối với người lái xe thế giới cũng đã áp dụng khi khám sức khỏe. Bởi thực tế độ cao không đảm bảo, không phù hợp, tay ngắn chân ngắn thì sẽ không lái được xe phân khối lớn.

“Hiện nay xe mô tô từ 150 cm3 trở lên được quy định là xe đua và với những người điều khiển loại xe này phải có chiều cao cân nặng và lồng ngực phù hợp mới chịu được áp lực của gió. Trái lại với xe phân khối nhỏ, tốc độ của xe thấp thì lồng ngực thấp không cần cao. Cái này tổ biên tập cũng đang tranh luận và làm cho chuẩn mực để quy định phù hợp với sức khỏe của người điều khiển phương tiện”, ông Lâm nói.

Vũ Điệp

===================

Làm thế nào để biết phụ nữ ngực lép?

Tôi nghĩ nó sắp sửa trở thành một đề tài khoa học nghiêm túc. Tất nhiên để chứng minh điều này rất cần có "cơ sở khoa học", nó cần phải có những "khám phá gian khổ" và cần cả "sự hy sinh". Posted Image

Tử viết trong sách Luận Văn, Chương Tập đánh vần:

"Nhân chi sơ tính hiếu giả. Đa nhi nữ tòng giả.Mông giả, ngực giả, vú giả. chi chi dã".

Bởi vậy, để xác định một phụ nữ ngực lép bằng cái nhìn trực quan cực kỳ khó khăn.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyên gia bắt lỗi kỹ thuật tàu ngầm Trường Sa tự đóng

Cập nhật lúc 07:45, 29/08/2013

(Quan điểm) - "Khoa học không cấm bất cứu ai nghiên cứu. Tuy nhiên, đã làm khoa học thì điều đầu tiên là phải chính xác. Còn nói bừa mà không có kiểm chứng, cơ sở, không được thẩm định thì bất kỳ ai cũng nói được để gây nhiễu loạn thông tin", vị chuyên gia hàng đầu về động cơ thủy khí đang công tác tại Viện Cơ khí Động lực - ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ khi biết được thông tin ông Nguyễn Quốc Hòa phản bác lại ý kiến của mình.

Độc giả chất vấn nóng người chế tạo tàu ngầm Trường Sa

Báo Nga viết về tàu ngầm Trường Sa của doanh nhân Việt

Người chế tạo tàu ngầm Trường Sa phản bác GS.TS đầu ngành

Chuyên gia chất vấn tầu ngầm Trường Sa đóng ở Thái Bình

Vị GS.TS này nói: "Tôi ghi nhận từ trước đến nay trên thế giới nhiều người mặc dù không có bằng cấp gì, chẳng làm ở Viện nghiên cứu này nọ cũng nghiên cứu ra rất nhiều điều vận dụng vào đời sống thực tế.

Tuy thế, khoa học ngày nay đã khác xưa rất nhiều, không phải ai cũng có thể nghiên cứu khoa học thành công được. Anh làm thì anh cứ làm nhưng cũng đừng gây thông tin nhiễu loạn khiến cho nhiều người bị "ru ngủ" hay hoang mang.

Quan điểm của tôi về việc ông Nguyễn Quốc Hòa chế tạo tàu ngầm không phải là phản bác, đố kỵ mà là khi bước chân vào làm khoa học cần phải hết sức thận trọng để không phải tiền mất tật mang.

Ngay cả khi viết phương trình toán học ra cũng đã thấy những thông số ông Hòa đưa ra về chiếc tàu ngầm của mình là không hợp lý. Tất cả những thông số khi đưa ra thì cần phải có độ chính xác. Trước khi cung cấp thông số đó trước phương tiện truyền thông đại chúng thì nó phải được đo lượng, đánh giá, thẩm định. đóng dấu từ cơ quan chức năng chứ, nếu chỉ nói không thì bất kỳ ai cũng nói được và có thể còn nói những thông số gây bàng hoàng dư luận hơn nữa".

Posted Image

Ông Nguyễn Quốc Hòa bên cạnh chiếc tàu ngầm mang tên Trường Sa của mình.

Vị chuyên gia này tiếp tục chia sẻ: "Muốn chế tạo tầu ngầm thực, trước hết chúng ta cần phải thử nghiệm trước bằng mô hình sau đó mới chế tạo. Các nước trên thế giới để làm ra một cái tàu ngầm bán được phải trải qua hàng chục ngàn thí nghiệm lớn nhỏ khác nhau và phải tốn hàng chục tỷ đô la chứ không phải bỗng dưng một ông nông dân, hay kỹ sư mà có thể chế tạo được ngay tàu ngầm.

Nếu như chế tạo tàu ngầm vì mục đích quân sự thì còn phức tạp hơn nhiều vì còn phải tính đến khả năng chiến đấu, nếu không tốt, không hợp lý thì chính bản thân cái tàu ngầm mà mình chế tạo ra lại là vũ khí tiêu diệt lại bản thân mình".

Theo như ý kiến của vị chuyên gia này phân tích, để đi được tốc độ 40km/h như ông Hòa đã nói về chiếc tàu ngầm Trường Sa của mình thì lực thắng sức cản của nước phải cực kỳ lớn.

Trong nghiên cứu chế tạo tàu ngầm, sức cản của nước luôn bình phương với vận tốc, nếu biểu diễn theo toán học (được thể hiện theo đường cong) thì chúng ta thấy rõ sức cản sẽ tăng lên rất nhanh.

Posted Image

Phần đuôi chiếc tàu ngầm mà ông Hòa đang chế tạo.

"Động cơ AIP chính là hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài. Để động cơ này hoạt động được thì nó còn phải có mối liên hệ mật thiết với một loạt những phản ứng hóa học phức tạp mà theo tôi biết hiện nay ở Việt Nam chỉ có 5 nơi đang thử nghiệm mô hình này.

Trong trường hợp ông Hòa đã chế tạo thành công loại động cơ này rồi thì cũng phải chứng minh được độ tin cậy cho mọi người. Cụ thể là phải đảm bảo chạy 1000 giờ không gặp bất kỳ sự cố nào", vị GS.TS này cho biết.

Chuyên gia này quan ngại: "Ngay cả đến việc tàu ngầm lặn và nổi như nào cũng là vấn đề cần bàn tới. Không phải cứ đem con tàu thả xuống nước nó chìm xuống là đã thành công. Trong khoa học, có hai loại nổi là nổi Đai-la-mích và nổi bằng lực Ác-xi-mét.

Nổi Đai-la-mích là có sử dụng công cụ hỗ trợ là cánh con tàu hoạt động đẩy cho nó nổi lên. Còn nổi Ác-xi-mét là dùng máy bơm nước vào con tàu hoặc bơm nước ra con tàu để cho nó lặn xuống và nổi lên..

Việc bơm nước vào các khoang này cũng cần phải thực hiện một cách phức tạp, làm sao cho nước vào tàu đều ở các khoang chứ nếu không con tàu sẽ mất cân bằng, chúi đầu hoặc chúi đuôi xuống cũng có thể bẻ gẫy con tàu rồi.

Theo tôi được biết, mỗi con tàu ngầm hiện nay phải chứa từ 40 - 60 khoang chứa nước. Qua mô hình tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông Hòa cũng thấy có nhiều điểm không hợp lý. Với chiếc tàu ngầm Kilo của Nga thì có 2 lớp vỏ, lớp vở ngoài cách lớp vỏ trong cũng đã khoảng 1m rồi. Còn tàu ngầm của ông Hòa chế tạo thì sao?".

Posted Image

Phía bên trong chiếc tàu ngầm, nơi ông Hòa dự định để động cơ AIP mà mình tự chế tạo.

Ngoài ra, vị GS. TS cũng chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý giữa thông số mà ông Nguyễn Quốc Hòa đưa ra với mô hình của chiếc tàu ngầm đang chế tạo:

"Ông Hòa tự cho rằng con tàu của mình có thể chìm ở độ sâu 50m. Nói thì đơn giản nhưng tính toán khoa học thì đó lại là vấn đề vô cùng phức tạp.

Theo khoa học tính toán thì để lặn sâu ở 50m thì con tàu phải có độ nặng 5kg/cm2. Tính toán lên thì con tàu cần phải có độ nặng 50 tấn/m2 mà theo thông số của Hòa đưa ra cho con tàu của mình thiết kế chỉ là có độ choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Thế nên, nếu không cẩn thận có thể làm chết người ngồi bên trong tàu điều khiển.

Về thông số động cơ, chiếc tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông Hòa được trang bị hai động cơ 90Hp, hoạt động trong vòng bán kính 800km cũng mâu thuẫn với nhau. Với động cơ bình thường, thường thì cũng phải mất 20 lít/km, từ đó để hoạt động trong bán kính 800km thì phải mất tới 16.000 lít/km.

Nhìn mô hình của ông Hòa thì tôi nhận định một nửa đã để làm khoang chứa cho tàu nổi rồi, còn nơi đặt động cơ nữa thì không biết bên trong chiếc tàu ngầm của ông Hòa còn có thể đặt được những thứ gì".

Posted Image

Chiếc tàu ngầm nhìn từ trên cao.

Vị GS.TS này kết lại: "Việc tự bỏ tiền túi ra chế tạo tàu ngầm là rất đáng hoan nghêng và không ai ngăn cản. Tuy nhiên phải hết sức thận trọng và xét theo góc độ khoa học phải tuyết đối mang tính chính xác chứ không thể nói xuông.

Chiếc tàu ngầm khắc hẳn với một chiếc tàu lặn. Tàu ngầm còn phải đi được theo mong muốn của con người, an toàn. Còn tàu ngầm quân sự thì còn phải có khả năng chiến đấu được. Nhưng tàu lặn thì chỉ lặn xuống nổi lên là xong".

>>Hình ảnh nội ngoại thất tàu ngầm Trường Sa

Doanh nhân chế tạo tàu ngầm sử dụng động cơ tiên tiến nhất thế giới?

Ông Nguyễn Quốc Hòa, GĐ Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (thuộc Cụm CN Phong Phú, TP. Thái Bình), cho biết: Tàu ngầm ông đang thiết kế là dạng tàu ngầm mini tên Trường Sa có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km.

Chiếc tàu ngầm này có thể lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu được trang bị hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP (còn gọi là công nghệ không khí tuần hoàn độc lập - động cơ hoạt động không phụ thuộc vào không khí bên ngoài) - đây là động cơ tiên tiến nhất trên thế giới.

Thời gian lặn 15 giờ; thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày; tốc độ tính toán 40 km/h (khoảng 20 hải lý/h).

Hiện tại, ông Hòa đang xây bể thử nghiệm chiếc tàu ngầm mini này và dự kiến đến tháng 11/2013, chiếc tàu ngầm sẽ được ông Hòa chế tạo xong và thử nghiệm.

Việt Thành

==================

"Khoa học không cấm bất cứu ai nghiên cứu. Tuy nhiên, đã làm khoa học thì điều đầu tiên là phải chính xác. Còn nói bừa mà không có kiểm chứng, cơ sở, không được thẩm định thì bất kỳ ai cũng nói được để gây nhiễu loạn thông tin"

Lại vấn nạn "khoa học". Híc!

"Không uống nước lã, không ăn quả xanh"; "Rửa tay trước khi ăn cơm"....là rất "khoa học". Hì!

- Có sợ ma không?

- Không!

- Rất khoa học!

Posted Image

Không hỉu vì sao Viện sĩ Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn phát biểu: "Nền khoa học Việt Nam đang tự sát" nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họa sĩ thất nghiệp bán sách 'đồng nát'

VnExpress

Thứ sáu, 30/8/2013 09:03 GMT+7

Cái tên họa sĩ trang trí Quang Thụy thường được xướng lên cùng với tên diễn viên trong mỗi vở diễn sân khấu chèo, cải lương miền Bắc những năm 80. Nghệ thuật truyền thống thoái trào, ông Thụy thất nghiệp.

Posted Image

Ông Thụy với người khách quen trẻ tuổi. Ảnh: Xuân Tùng

Trong góc khuất khu Nghĩa Tân (Hà Nội) có một tiệm sách cũ hoạt động từ 18 năm. Đằng sau dàn hoa tigôn phủ kín biển hiệu thường vang lên những bản nhạc không lời du dương. Năm 1994, loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống gặp khó khăn, không được biên chế trong các đoàn chèo, ông Thụy thất nghiệp ra mở tiệm sách cũ này.

Tiệm sách của ông rộng chừng 50m2, dựng lên từ những tấm tôn, trông lụp xụp nhưng qua bàn tay nghệ sĩ lại trở nên đồng điệu, nên thơ. Gương treo khắp nơi thu ánh sáng nhẹ ảo. Sau bàn tiếp khách, có một tấm mành treo phất phơ vài lá nhựa, giỏ lan giả đã úa màu theo năm tháng... càng khiến không gian nơi đây thoát hẳn cái xô bồ bên ngoài.

Ông cựu họa sĩ ngồi trên chiếc ghế salon cũ, cùng hai người bạn sách vừa nhâm nhi tách cà phê, vừa nói chuyện vẩn vơ từ câu Kiều cho đến nhân vật Jean Valjean trong Những người khốn khổ.

Ông tên thật Nguyễn Thụy, nghệ danh Quang Thụy, năm nay 64 tuổi, con nữ thi sĩ Ngân Giang - người thêu thơ trên gấm biếu Bác Hồ và được Người tặng lại hai câu thơ "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang/ Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu". Thuở thiếu thời, chàng trai tốt nghiệp mỹ thuật, ra trường làm trong một công ty mỹ thuật ở Tràng Tiền, sau đó trở thành họa sĩ cho đoàn chèo Hà Nội, đoàn cải lương Kim Phụng, đoàn cải lương Tuấn Sửu.

"Những năm 80 là thời huy hoàng của sân khấu, tôi vẽ phông biểu diễn khắp các rạp Đại Nam, Chuông Vàng... Khi vở diễn bắt đầu, phông sân khấu từ từ mở ra, một cánh rừng, một bầu trời, một ánh trăng hiện hữu khiến khán giả trầm trồ khen đẹp", ông nhớ lại.

Ký ức của ông vẫn lưu giữ niềm tự hào mỗi khi có một vở diễn ra mắt thì cái tên Quang Thụy thường được xướng danh cùng các đạo diễn, họa sĩ, diễn viên lớn. Thế nhưng người nghệ sĩ này chỉ luôn nhận mình là một họa sĩ thể hiện. "Đích xác tôi chỉ là một công nhân diễn đạt lại theo ý tưởng của các họa sĩ lớn thời bấy giờ", ông tự nhận.

Ngày đó sân khấu đi vào từng tiểu tiết nhỏ, ví như phông Vạn Lý Trường Thành phải vẽ đến từng viên gạch, có bóng trăng tròn vành vạnh tận chân trời. Những năm sau, nghệ thuật phông màn mang tính ước lệ hơn, chỉ cần vài xô màu phết một khoảng màu tối lớn, vẽ thêm vài chiếc cột thì đã ra Vạn Lý Trường Thành, còn bầu trời, ánh trăng thì không cần nữa. Cái nghề của ông vì vậy cũng không còn được trân trọng. Họa sĩ sân khấu Nguyễn Thụy thất nghiệp.

Posted Image

Tiệm sách cũ nằm trong một góc khuất ở khu chợ Nghĩa Tân, cửa vào tiệm đi qua nhà gửi xe nên ít người biết đến dù nó đã tồn tại gần 20 năm. Ảnh: Phan Dương.

Ông kể, cái duyên nghề sách cũ đến thật tình cờ. Khi mới thất nghiệp, ông làm tượng với kẹp tóc để bán trong khu Mai Dịch, sợ người quen nhận ra mình nên ông thường ngồi trong một ngõ khuất. Tính ham đọc sách, mỗi lần thấy người đồng nát đi qua ông lại mua vài quyển đọc. Chẳng ngờ, cặp tóc không ai mua mà sách lại đông khách hỏi. "Tôi được lộc từ đó. Người mua sách đến đông nghịt, đến mức tôi phải lấy áo mưa che hết lại không bán cho ai vì sợ mất sách", ông Thụy cười.

Không lâu sau, ông thuê được một cửa hàng để vừa bán sách vừa vẽ tranh trong khu Nghĩa Tân. Những năm đầu, cửa hàng luôn có tới 5 nhân viên giúp việc. Cưới đến 3 đời vợ, sinh 5 đứa con nhưng hiện ông phải sống một mình, ngoài lục tuần vẫn phải còng lưng kiếm tiền chu cấp nuôi con nhỏ 6 tuổi đang sống với mẹ.

18 năm nay, số ngày tiệm sách đóng cửa chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi năm, ông chỉ ra ngoài vào sáng mùng một Tết đi thắp hương cho mẹ, thời gian còn lại sống trong "ốc đảo" của mình. Cửa hàng mở từ sáng sớm đến tối mịt. Ban đêm ông lại vùi đầu làm tranh từ nhựa composite.

"Ngày xưa văn hóa đọc được coi trọng, sách quý như vàng, giờ nghề sách đang chết dần. Người đến cửa hàng tôi thường là khách quen lâu năm thôi", ông Thụy cho biết.

Xen giữa câu chuyện không đầu, không cuối, đôi khi có những người buôn đồng nát ghé qua bán cho ông vài cuốn sách cũ hay chiếc bình sứ, giỏ hoa nhựa. Đôi khi có khách quen ghé qua mua vài quyển sách, tạp chí. Một trong những khách "truyền thống" của ông Thụy là bác sĩ Tùng, 28 tuổi, công tác ở Bệnh viện nhi Trung ương. Người khách này tâm sự đây là nơi cho anh cảm giác thư thái nhất. Tháng đôi ba lần, anh ghé qua tiệm sách này săn tìm những cuốn sách cũ, nhâm nhi tách trà với ông chủ tiệm.

"Từ hồi học cấp 2, cứ tan trường là tôi từ Đông Anh đạp xe sang đây lục tìm những cuốn sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện ký", anh Tùng nói.

"Tôi đặc biệt thích các bản nhạc không lời phát ra từ những chiếc loa cũ kỹ mà ông chủ bố trí khắp quán. Đến nay đã 15 năm, tôi vẫn giữ thói quen đến hiệu sách sau giờ làm việc căng thẳng ở bệnh viện, không chỉ mong tìm được sách hay mà còn để tìm lại cảm giác bình yên, thư thái", anh Tùng cho biết thêm.

Quá trưa, trời đột ngột đổ cơn mưa nặng hạt nện từng đợt ầm ầm lên mái nhà. Một số nơi trong nhà bắt đầu dột. Ông chủ tiệm chạy ào đi thu những cuốn sách. Một chàng trai ướt như chuột lột bước vào quán, đặt lên bàn 2 cuốn sách và nhận về vài chục nghìn đồng. Trước lúc ra đi, chàng trai còn tặng luôn ông chủ cái cặp sách vừa mang.

"Khi một người phải bán đi những cuốn sách yêu quý của mình là lúc họ đã bần cùng lắm rồi. Đó cũng là lúc nghề sách không còn chỗ đứng nữa, tôi phải tìm hướng đi mới trên đôi tay của mình thôi", ông họa sĩ hết thời hướng đôi mắt về phía bàn làm việc - nơi hằng đêm ông miệt mài nghiên cứu một loại tranh mới mang tên mình.

Phan Dương

====================

Đây là ông anh tôi. Sinh năm 1945. Ông ấy tên thật là Nguyễn Tường Thụy. Sau bỏ chữ "Tường" còn Nguyễn Thụy. Bây giờ báo đăng thì thành Nguyễn Quang Thụy. Không sao. tên gì thì vẫn là ông anh tôi.

Ngày còn học sinh phổ thông 10/ 10, ông ấy thuộc tuyp1 học sinh giỏi Toán toàn thành Hanoi. Nhưng số phận đưa đẩy thành Họa sĩ, rồi bây giờ là "doanh nhân vỉa hè" bán sách cũ.

Nói vậy chứ nghề này của ông ta một thời huy hoàng đấy..

Ngày tôi te tua như "cái mền rách", bà xã quạt bánh tráng ở vỉa hè Sài Gòn và cả nhà tôi ăn mỳ suốt hai tháng trời - mà ngay cả mỳ cũng do một thân chủ biếu - thì anh tôi coi như đang huy hoàng. Thời ấy, mỗi khi ra thăm ông anh là lại được lỳ xì 100. 000VND. Chưa kể ăn nhậu.

Nhưng cần phải phát biểu nghiêmn túc rằng:

Chính từ quán sách vỉa hẻ này của ông anh tôi,mà vào năm 1998, tôi đã phát hiện ra trên bìa cuốn Heritage của Vietnam Airline, hình ảnh những con rối nước, mặc áo cài vạt bên trái.

Đây là một tư liệu rất quý trong việc mính chứng cho "Y phục dân tộc thời Hùng Vương". Tôi đã dùng hình ảnh này minh họa cho phần "Y phục dân tộc thời Hùng Vương", trong cuốn sách đầu tiên của tôi: "Thời Hùng vương qua truyền thuyết và huyền thoại".

Ngày ấy, ông anh tôi bán những loại tạp chí cũ như thế này có 1000VND. Tôi trả tiền anh tôi rất sèng phẻng. Mục đích để ông ấy có lộc buôn bán. Mắc dù trước đó mới nhận lỳ xi 100. 000VND, từ ông ấy.

Với tôi thì sự nghiệp bán sách của anh tôi, nó có kết quả là đã mang lại cho tôi một tư liệu cực quý về thời Hùng vương.

Dưới đây là hình bìa cuốn Heritage mua từ hiệu sách của anh tôi và đã minh họa trong phần "Y phục dân tộc thời Hùng Vương", trong sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại".

Posted Image

Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họa sĩ thất nghiệp bán sách 'đồng nát'

Cái tên họa sĩ trang trí Quang Thụy thường được xướng lên cùng với tên diễn viên trong mỗi vở diễn sân khấu chèo, cải lương miền Bắc những năm 80. Nghệ thuật truyền thống thoái trào, ông Thụy thất nghiệp.

Posted Image

Ông Thụy với người khách quen trẻ tuổi. Ảnh: Xuân Tùng

Trong góc khuất khu Nghĩa Tân (Hà Nội) có một tiệm sách cũ hoạt động từ 18 năm. Đằng sau dàn hoa tigôn phủ kín biển hiệu thường vang lên những bản nhạc không lời du dương. Năm 1994, loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống gặp khó khăn, không được biên chế trong các đoàn chèo, ông Thụy thất nghiệp ra mở tiệm sách cũ này.

Tiệm sách của ông rộng chừng 50m2, dựng lên từ những tấm tôn, trông lụp xụp nhưng qua bàn tay nghệ sĩ lại trở nên đồng điệu, nên thơ. Gương treo khắp nơi thu ánh sáng nhẹ ảo. Sau bàn tiếp khách, có một tấm mành treo phất phơ vài lá nhựa, giỏ lan giả đã úa màu theo năm tháng... càng khiến không gian nơi đây thoát hẳn cái xô bồ bên ngoài.

Ông cựu họa sĩ ngồi trên chiếc ghế salon cũ, cùng hai người bạn sách vừa nhâm nhi tách cà phê, vừa nói chuyện vẩn vơ từ câu Kiều cho đến nhân vật Jean Valjean trong Những người khốn khổ.

Ông tên thật Nguyễn Thụy, nghệ danh Quang Thụy, năm nay 64 tuổi, con nữ thi sĩ Ngân Giang - người thêu thơ trên gấm biếu Bác Hồ và được Người tặng lại hai câu thơ "Mấy lời cảm tạ Ngân Giang/ Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu". Thuở thiếu thời, chàng trai tốt nghiệp mỹ thuật, ra trường làm trong một công ty mỹ thuật ở Tràng Tiền, sau đó trở thành họa sĩ cho đoàn chèo Hà Nội, đoàn cải lương Kim Phụng, đoàn cải lương Tuấn Sửu.

Phan Dương

Hì !!! Ông họa sỹ Quang Thụy mà béo thêm chút nữa thì sẽ có nhiều người lầm tưởng là Sư phụ mới đổi kiểu tóc. Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hì !!! Ông họa sỹ Quang Thụy mà béo thêm chút nữa thì sẽ có nhiều người lầm tưởng là Sư phụ mới đổi kiểu tóc. Posted Image

Hi! Hình tôi chụp trên bãi Đá cổ cách đây 15 năm trước, giống hệt anh tôi bây giờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lực hấp dẫn có vận tốc ánh sáng

28/12/2012 13:04

(TNO) Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã tìm được chứng cứ quan trọng cho giả thuyết rằng lực hấp dẫn di chuyển với tốc độ ánh sáng, dựa trên dữ liệu thu thập từ thủy triều.

Posted Image

Quan sát nhật thực hình khuyên để bổ trợ cho phát hiện trên - Ảnh: NASA

Nhiều năm qua, giới khoa học không ngừng cố gắng đo đạc tốc độ của lực hấp dẫn, nhưng rất hiếm người tìm được biện pháp đúng đắn để triển khai cuộc nghiên cứu.

Bằng việc quan sát 6 lần nhật thực hình khuyên và nhật thực toàn phần, cũng như hiện tượng thủy triều trên Trái đất, nhóm chuyên gia do Tang Keyun của Viện Địa chất và Địa Vật lý Trung Quốc, dẫn đầu đã phát hiện một điểm quan trọng, công thức tính thủy triều của Newton bao gồm một yếu tố liên quan đến sự truyền lực hấp dẫn, theo Tân Hoa xã.

Từ đó, nhóm chuyên gia xác định được lực hấp dẫn phát từ mặt trời và lực được ghi nhận tại các trạm trên Trái đất không hề di chuyển cùng vận tốc.

Họ cho hay các đài quan sát thường được đặt gần biển, cho thấy ảnh hưởng của thủy triều đủ mạnh để tác động lên kết quả ghi nhận trên mặt đất.

Do đó, đội ngũ chuyên gia thực hiện các cuộc quan sát về thủy triều tại 2 trạm ở Tây Tạng và Tân Cương, 2 khu vực nằm xa các đại dương, cũng như thực hiện các biện pháp để lọc bỏ các tác động bên ngoài.

Khi áp dụng dữ liệu mới vào phương trình lực hấp dẫn, nhóm phát hiện vận tốc của lực hấp dẫn vào khoảng từ 0,93 đến 1,05 lần tốc độ ánh sáng, với sai số khoảng 5%.

Kết quả trên là chứng cứ mạnh mẽ đầu tiên cho thấy lực hấp dẫn di chuyển với tốc độ của ánh sáng.

Hạo Nhiên

=================

Lực hấp dẫn mà di chuyển với tốc độ ánh sáng thì vũ trụ không như ngày nay.

Đúng là "những con ếch luôn có chứng lý khi miêu tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Share this post


Link to post
Share on other sites

PGS-TS sử học Phạm Xanh: Ai quay lưng với lịch sử

Tác giả: Kim Anh thực hiện/Theo DNSGCT

Bài đã được xuất bản.: 01/09/2013 02:00 GMT+7

Những lần ra đề, phản biện và chấm thi tôi thấy rằng không thể nói là lớp trẻ quay lưng với lịch sử, không có hiện tượng đó. Người ta không thể quay ngoắt với lịch sử vì như thế là quay ngoắt với dân tộc.

Có đến nửa thế kỷ học, nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử, PGS-TS Phạm Xanh là một trong những người luôn trăn trở với việc học và dạy như thế nào trong nhà trường để đạt được hiệu quả: Hiểu biết lịch sử để biết tôn trọng dân tộc, yêu quý đất nước. Nguyên là giảng viên khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ông đã có nhiều công trình khoa học và hàng trăm bài nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cận hiện đại.

Hiện nay, với vai trò là ủy viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS-TS Phạm Xanh cũng thường có mặt tại các cuộc giao lưu, thảo luận, hội thảo về lịch sử. Tính cách thẳng thắn của người miền Trung (quê Quảng Bình) mà ông được thừa hưởng luôn có tác động tích cực đến những bài nói chuyện, thuyết giảng của ông về lịch sử: Sinh động, không giáo điều. Và câu chuyện dành cho Ăn trưa với doanh nhân Sài Gòn không là ngoại lệ.

Thưa, là người nhiều năm tham gia ra đề, chấm thi tuyển sinh, theo ông, có vấn đề gì về sử mà để học sinh không mặn mà với môn Sử?

Điều này tôi đã cực kỳ trăn trở, năm 2011 là năm “đen tối” trong việc giáo dục lịch sử, khi mà có tới hơn 2.000 thí sinh bị điểm 0 môn Lịch sử. Năm 2012, vẫn còn trên 600 điểm 0. Năm vừa rồi đề thi ra quá dễ - chỉ như cho tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở, cho nên không có gì để bàn cãi.

Những lần ra đề, phản biện và chấm thi tôi thấy rằng không thể nói là lớp trẻ quay lưng với lịch sử, không có hiện tượng đó. Người ta không thể quay ngoắt với lịch sử vì như thế là quay ngoắt với dân tộc. Phần đông vẫn yêu lịch sử. Chỉ có một bộ phận nhỏ không thích học sử. Tại sao? Đặt trong bối cảnh nước ta bây giờ thì mới thấy được vấn đề: Thứ nhất, bây giờ từ kinh tế - xã hội đến văn hóa - giáo dục đều vận hành theo cơ chế thị trường. Cho nên học sinh và phụ huynh quyết định đường đi cho mình, cho con mình theo cơ chế đó. Người ta phải tính toán: Vào chỗ nào có lối ra rộng, có thể kiếm được tiền và được càng nhiều tiền càng tốt. Đó là nguyên nhân tôi cho là chủ đạo.

Posted Image

PGS-TS Phạm Xanh

Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Sử bị coi như một môn phụ trong nhà trường, điều này tôi đã nói sa sả nhiều năm nay rồi. Trong cơ cấu chương trình học trong nhà trường thì thời lượng dành cho môn Sử rất ít so với Toán, với Văn. Môn phụ ấy không thành văn bản nhưng trong ý thức của học trò, phụ huynh và xã hội đều thừa nhận. Vì là môn phụ nên thầy cô dạy môn Sử cũng bị đối xử khác với những thầy cô dạy Toán, dạy Văn. Cách ứng xử đó, đập vào mắt học trò dẫn đến tác động tiêu cực.

Năm nào môn sử được coi là môn thi tốt nghiệp thì học trò học đối phó, nhưng như năm nay chẳng hạn, không thi môn Sử nên có nơi học trò đã xé đề cương lịch sử như mọi người đều biết. Tôi cho đó là phản ứng tự nhiên thôi, tất nhiên có mang tính bồng bột của tuổi trẻ.

Trên thế giới, họ dạy và học môn Sử như thế nào, thưa ông?

Nhiều nước coi lịch sử là môn chính. Hoa Kỳ chẳng hạn. Học sinh buộc phải học lịch sử. Do vậy, trong cách ứng xử với môn Lịch sử có chiến lược hẳn hoi, nó ngấm vào các chính sách của nhà nước. Ví dụ, người nhập cư bao giờ cũng phải qua “bài” kiểm tra về lịch sử vì họ cho rằng người hiểu biết lịch sử thì mới tôn trọng dân tộc, tôn trọng đất nước mình, từ đó mới biết tôn trọng đất nước khác - nơi mà họ sẽ sinh sống.

Người Nhật cũng vậy, trong khi tuyển người, nếu hai đối tượng đạt các chỉ số theo yêu cầu bằng nhau thì người ta sẽ chọn người trả lời tốt các câu hỏi phụ về lịch sử. Rõ ràng, người ta yêu môn Sử, coi môn Sử là môn chính nên điều đó được thể hiện một cách đồng bộ trong toàn bộ chính sách của họ. Tôi cho rằng việc này cũng phải làm ở Việt Nam, bắt đầu từ việc thừa nhận nó như một môn chính.

Có nhiều ý kiến cho rằng, học sinh không thích học môn Sử vì giáo trình quá khô khan và giáo điều. Ý kiến của ông thế nào, thưa ông?

Không, đó không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chính là cách ứng xử của chúng ta đối với vấn đề lịch sử, sau đó là nền kinh tế thị trường như tôi đã nói ở trên. Tại sao cũng sách giáo khoa (SGK) như thế, thầy giáo như thế mà vẫn có những học sinh giỏi về môn Sửở các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia? Trong bối cảnh hiện nay, SGK có hay đến mấy, thầy giáo có truyền thụ giỏi đến đâu đi chăng nữa thì cũng khó thu hút được nhiều người đến với sử.

Tuy nhiên, Hội Khoa học Lịch sử đã có nhiều hội thảo và khẳng định phải làm lại SGK. Hiện giờ SGK được biên soạn theo ba vòng tròn đồng tâm. Cấp tiểu học là vòng nhỏở trong, đến cấp trung học cơ sở mở rộng ra hơn một chút, đến cấp phổ thông trung học lại mở rộng hơn nữa. Và nếu học lên đại học lại là một vòng tròn đồng tâm khác lớn hơn ở bên ngoài. Như vậy, từ phổ thông đến đại học được chồng ghép các vòng tròn đồng tâm đó, chỉ có mở rộng và nâng cao hơn mà thôi. Điều này, cũng có thể khiến người học chán vì sự lặp đi lặp lại, đến nỗi học trò tưởng cái gì cũng đã biết nên không cần quan tâm nữa.

Như vậy, rõ ràng sách giáo khoa cũng là “vấn đề”...

Đúng thế, nhưng tôi cho chỉ là nguyên nhân phụ.

Theo ông, giáo trình mới nên được soạn theo hướng nào?

Hội Khoa học Lịch sử đang đề xuất theo hướng: Cấp 1 lựa chọn những nhân vật lịch sử tiêu biểu của thế giới và Việt Nam để khắc họa cho các em biết các nhân vật ấy ảnh hưởng như thế nào đến thế giới, đến Việt Nam lúc bấy giờ. Đến cấp 2 lựa chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu thế giới và Việt Nam. Sự kiện trong đó có địa danh, có nhân vật lịch sử, bởi nói đến sự kiện Điện Biên Phủ chẳng hạn, thì không thể không nói đến địa danh Điện Biên Phủ, không thể không nói đến tướng Võ Nguyên Giáp. Hai cấp đầu, học sinh tích lũy những kiến thức lịch sử thông qua nhân vật và các sự kiện để chuẩn bị bước sang một cấp học mới, lúc đó học sinh mới học có hệ thống từ cổ đại cho đến cận đại.

Lâu nay, người ta vẫn lên án hiện tượng “cát cứ” trong việc biên soạn sách giáo khoa. Liệu lần này có đi theo con đường cũ không, thưa ông?

Không! Chúng ta phải tổ chức các trung tâm độc lập để viết SGK chứ không phải là chỉ đưa ra một “ông” làm tổng chủ biên, sau đó ông này quyết định việc mời các thành viên tham gia viết bộ sách đó như bây giờ. Cái ông cầm trịch đó thích ai, ăn cánh với ai thì mời vào. Đôi khi người được mời không phải là chuyên gia mà chỉ là ăn cánh về mặt tinh thần. Cái đó là cái không hay của ta.

Nhiều thứ đều làm theo cách thức đó, không ít các công trình khoa học ở ta cũng thế, chỉ làm cho nhanh rồi mời hội đồng nghiệm thu, ăn cánh với họ để biểu quyết. Đề tài đó giải ngân xong, đút ngăn kéo. Chúng ta phải phá bỏ cung cách làm ăn đó. Có thể Hội Khoa học Lịch sử có một trung tâm, Đại học Sư phạm có một trung tâm, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có một trung tâm… Cả ba trung tâm ấy đều viết SGK, cuối cùng lựa chọn hoặc duy nhất một bộ hoặc tổng hợp nó lại. Ví dụ lớp 7 của Hội sử học tốt, lớp 8 của Sư phạm tốt thì lấy... hợp thành một bộ sách tốt nhất.

Quay lại với vị trí môn Lịch sử trong nhà trường, tại sao nó phải được coi là môn chính, theo ông?

Karl Marx đã từng lưu ý: Khoa học lịch sử là khoa học tồn tại trong tất cả các ngành khoa học khác. Ví dụ những nhà toán học chẳng hạn, cũng phải biết lịch sử toán học như thế nào để mà có hướng nghiên cứu và trên nền tảng đó mới có thể phát minh cái gì đó trong Toán học; Lý cũng vậy, Văn học có văn học sử, thậm chí có môn tưởng chừng như không có liên quan gì đến lịch sử như Thể thao cũng vẫn có đấy thôi. Anh đứng lên bục nhận giải, cờ được kéo lên và quốc thiều vang lên, đó chính là lịch sử. Lịch sử ảnh hưởng hết sức rộng, không những trong cuộc sống, mà đặc biệt quan trọng là góp phần hình thành nhân cách của một con người.

Tôi nghĩ là ở dưới phổ thông tách đạo đức thành một môn học riêng là không hợp lý. Nội dung đạo đức lồng trong những bài văn, trong những nhân vật lịch sử, trong các trận đánh của bài học lịch sử rồi. Tại sao lại tách ra môn Đạo đức? Chỉ cần có người thầy giáo giỏi truyền cảm hứng về không khí của thời đại, về nhân cách của những con người tham gia vào quá trình lịch sử, là được rồi. Cho nên lịch sử có thể nói là một công cụ đắc lực góp phần hình thành nhân cách của con người, có tính thuyết phục, không phải là những lý luận rỗng tuếch.

Rõ ràng, lịch sử không chỉ làm cho con người chúng ta lớn lên, yêu quê hương, đất nước, yêu nhân loại. Và trên nền tảng đó, chúng ta hòa nhập được với thế giới và đặc biệt dạy cho con người Việt Nam biết tự trọng, tự tôn, biết mình đang ở đâu, đi về đâu để phấn đấu. Tóm lại, lịch sử góp phần hình thành bản lĩnh, nhân cách con người Việt Nam để chúng ta đứng chung trong nhân loại vẫn là người Việt, không trộn lẫn với người Trung Hoa, người Nhật, người Triều Tiên…

Là người nghiên cứu về lịch sử cận hiện đại, ông đánh giá thế nào về những vấn đề trên Biển Đông?

Lẽ ra chúng ta phải nói thật từ lâu, ví dụ việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm một phần Trường Sa năm 1988; tại sao lại có cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, tại sao lại có cuộc xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc năm 1979... tất cả những điều đó phải được đưa vào lịch sử. Hòa hiếu nhưng phải minh bạch, phải sòng phẳng và hơn nữa phải có bản lĩnh chính trị.

Với tư cách là những học giả nghiên cứu về lịch sử, Hội Khoa học Lịch sử có đặt vấn đề đó ra?

Có, lần này chúng tôi cũng đề nghị đưa những sự kiện đó vào SGK. Tất nhiên hiện giờ mình cũng có những trưng bày lưu động về chủ quyền biển đảo ở Hà Tĩnh, Hà Nội và bây giờ là TP. Hồ Chí Minh. Nhưng tôi cho rằng đó cũng chỉ là những hành động qua đi rất nhanh. Căn bản là phải đưa vào SGK. Thế hệ trẻ cần phải hiểu rõ ngọn nguồn sự mất mát đó để mai sau còn biết mà tìm cách lấy lại được. Vua Lê Thánh Tông đã từng cảnh báo quần thần rằng kẻ nào để mất một tấc đất, một ngọn suối, kẻ đó sẽ bị trừng phạt.

Ông có theo dõi phim lịch sử của Việt Nam? Ý kiến của ông về các bộ phim đó như thế nào, thưa ông?

Tôi thấy rằng, mình không thể nào theo kịp Trung Quốc hoặc Hàn Quốc về việc làm phim như thế. Ngoài tiềm lực kinh tế, họ lưu trữ được rất nhiều tư liệu lịch sử, ví dụ như trang phục của các triều đại khác nhau. Từ thời Lý, Trần, Lê… chúng ta không có tư liệu về trang phục, không chỉ của vua quan mà của dân thường. Ít tiền nên chúng ta không thể có đội kỵ binh cho ra hồn hay dựng lại cả một trường quay kiểu như trường quay Thủy Hử, Tam Quốc... để sau đó trở thành nơi tham quan của du khách. Trong khi đó, trường quay Cổ Loa của ta vẫn bỏ lửng bao nhiêu năm nay. Theo tôi, trong lúc chưa có nhiều tiền thì không nên làm các sản phẩm èo uột như bây giờ. Bao nhiêu phim để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuối cùng chẳng mang lại lợi ích gì cho nhân dân.

Tôi thì lại cho rằng, vấn đề chính không phải là tiền, trường quay hay phục trang, mà có lẽ là cách xây dựng hình tượng nhân vật. Nó rất thiếu chất “đời” trong đó... Và cái cách chúng ta viết sử về các danh nhân cũng vậy... Trong khi đó, những nước rất tôn trọng truyền thống, tôn ti trật tự họ xây dựng hình tượng ông vua, bà chúa rất bình thường trong sinh hoạt, họ chỉ là vua khi ngồi trên ngai vàng... như vậy mới tạo sự hấp dẫn. Điều gì khiến cho các nhà làm phim hay các nhà viết sử của chúng ta không dám đề cập đến phần “đời” ấy của họ, thưa ông?

Đó là khiếm khuyết lớn của những người viết sửở Việt Nam. Sử các nước giữ được sự hòa quyện giữa cuộc đời và sự nghiệp, nhưng sửở ta chỉ chú ý đến phần sự nghiệp. Danh nhân ấy đã làm gì, phục vụ gì cho đất nước, thế thôi. Ông ấy thích ăn cà, ăn tương hay một đêm ngủ với sáu bà được năm con trai... thì người ta không nói, không muốn nói. Đời tư gần như bị lãng quên, bị đóng băng trong trong lịch sử. Thực tế, điều này mới tạo sự hấp dẫn trong phim và để hậu thế biết danh nhân này khác danh nhân kia thế nào trong “bức chân dung tổng thể” của mỗi người - ngoài việc cùng chung đặc điểm là có công với nước.

Được biết, hiện nay Hội Khoa học Lịch sử đang đảm nhiệm hai chương trình dài hơi: Làm lại bộ SGK lịch sử và bộ Lịch sử Việt Nam (có thể gọi là bộ chính sử hay quốc sử). Vậy, trong bộ quốc sử ấy có khắc phục những khiếm khuyết này không, thưa ông?

Hiện chúng tôi đang xây dựng đề cương. Trong bộ chính sử ấy sẽ không chỉ khôi phục lại những cái được, mà cả những cái mất trong các cuộc chống ngoại xâm, các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Nhưng chủ yếu vẫn là khôi phục lại có hệ thống các vương triều, các chế độ chính trị trên dải đất Việt Nam.

Giới học giả, nhất là những người nghiên cứu lịch sử hẳn chấp nhận có nhiều cách tiếp cận lịch sử khác nhau?

Theo tôi có những người tiếp cận lịch sử nhưng không nhất thiết phải tiếp cận toàn bộ lịch sử. Cách tiếp cận đó chúng ta không nên phản đối vì đó là cách tiếp cận của một con người yêu lịch sử Việt Nam. Tôi không tẩy chay hướng đó. Ngay cả những tác giả sống ở nước ngoài, họ cũng dựa vào các nguồn tư liệu khác để viết lịch sử Việt Nam thì chúng ta cũng phải trân trọng. Hoặc vừa rồi có em học sinh viết lịch sử bằng đồ họa trên internet, đó cũng là một hướng tiếp cận lịch sử Việt Nam rất hay. Đó là một sự bổ sung cho lịch sử hiện đại của ta bằng những điều mà ta còn trống. Có thể nghịch tai một chút, nhưng phải thế. Để đổi mới đã có một cuộc đấu tranh tư tưởng hết sức căng thẳng giữa phái bảo thủ và phái tiên tiến chứ không phải tự nhiên mà có được đâu. Có đổi mới là có đấu tranh. Sai lầm của chúng ta là không chấp nhận những phản biện xã hội trái với ý kiến chính thống.

Vậy, tại sao giới làm sử chính thống ở ta không có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, mà tất cả cùng đi chung một con đường để rồi để lại những khoảng trống đáng tiếc như hiện nay, thưa ông?

Con người phải biết chờ đợi thôi. Hiện nay, chúng ta chưa có một môi trường xã hội lành mạnh để cho các nhân tài thể hiện những hiểu biết của mình, tự do biểu cảm tư tưởng, bộc lộ tình cảm, suy tư trước những vấn đề xã hội. Chúng tôi chỉ cố gắng biểu hiện tư tưởng của mình trên các diễn đàn khoa học, từng bước một, chứ chưa thể có những bước đột phá. Bên cạnh đó, phần lớn cũng phải đấu tranh tư tưởng giữa học thuật và đời sống vật chất tầm thường. Chính điều đó hình thành một lớp tri thức trẻ chỉ muốn nương nhờ vào chính quyền để sống, và tự mình làm thui chột sự sáng tạo.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

================================

Chẳng có một chữ nói về cội nguồn Việt sử của dân tộc!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điểm chung giữa 2 'cha đẻ' Tuyên ngôn độc lập

Tác giả: Nhà văn Đỗ Chu

Bài đã được xuất bản.: 01/09/2013 02:00 GMT+7

Có một điểm chung lạ lùng giữa Hồ Chí Minh và Thomas Jefferson là hai người tuy sinh khác ngày nhưng lại đều "chọn" ngày Quốc khánh nước mình để qua đời.

Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình. Bản tuyên ngôn tự tay Người thảo bằng nội lực giống nòi, bằng hồn thiêng núi sông, bằng khí phách quật cường toàn dân tộc. Người đã hạ bút viết văn bản lịch sử ấy bằng một tầm nhìn rất sâu xa và đầy minh triết.

Đằng sau giờ phút trọng đại như vỡ òa trong niềm vui của đất nước ấy, là một chặng đường dài tìm đường cứu nước mà Bác đã đi để cả dân tộc được độc lập, nhân dân được tự do, hạnh phúc.

Ung dung mà lẫm liệt, trong cô đơn rét mướt, Người đã thực hiện cuộc lên đường đầy kiêu hãnh giữa một nhân loại đang vỡ ra biết bao biến cố khôn lường. Là kẻ hành khất rách rưới không quê hương Tổ quốc? Là kể bị săn đuổi ruồng bỏ? Vâng, quả có thế...

Nhưng không chỉ có thế. Đây còn là người một mai sẽ nhảy xuống sông mở đập, áo vải phong phanh mà trí lực nuốt ngưu, là người lĩnh xướng, người chỉ huy, nhà kiến tạo, nhà tổ chức xuất sắc của một dân tộc quật cường.

Người từng khóc thầm trong đêm vắng Paris một mình ngồi đọc Luận Cương của Lenin bàn về phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa. Người từng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 4/7/1776 và say mê cha đẻ của bản Tuyên ngôn, tổng thống Thomas Jefferson (1743-1826).

Trong một bức thư Thomas Jefferson viết ngày 12/6/1815, 40 năm tính từ khi ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị, có câu: "Tôi hy vọng rằng minh triết của chúng ta sẽ lớn lên cùng với quyền lực của chúng ta và dạy cho chúng ta rằng chúng ta càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực của chúng ta càng lớn".

Hồ Chí Minh ra đời sau Thomas Jefferson cả thế kỷ rưỡi ở một vùng đất xa lạ, vậy mà cả hai đã cùng yêu minh triết, và đều là hiện thân của minh triết. Họ đã gặp nhau trong cách tiếp cận, xem xét sự vật, lắng nghe mọi tiếng gọi của thực tiễn. Và cả hai đều sẵn sàng "đạp bằng" những gì giáo điều, trì trệ thô bạo để đi tới.

Còn có một điểm chung lạ lùng giữa hai người, là tuy sinh khác ngày nhưng lại đều "chọn" ngày Quốc khánh nước mình để qua đời. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, Thomas Jefferson mất ngày 4/7/1815, còn Hồ Chí Minh mất ngày 2/9/1969.

Posted Image

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập

Chỉ có một điều không hề ngẫu nhiên, đó là Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trân trọng dẫn những lời hào sảng mang đầy tinh thần nhân quyền mà Thomas Jefferson viết trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ.

Ngay sau khi giành được độc lập, dù bộn bề công việc, ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết "Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng". Trong thư, Bác khẳng định: "Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".

Thân phận mỗi người dân nước Việt đã được Người nhìn nhận bằng một tầm nhìn mang tinh thần nhân quyền sâu sắc, bằng con mắt của tương lai. Người trở về Tổ quốc như một huyền thoại, như một giấc mơ mà lại cũng hết sức gần gũi chân thật. Người ra đồng cùng bà con tát nước chống hạn, cùng các cụ già trồng cây ở đầu làng, bón cơm mớm cháo cho trẻ thơ và làm thơ gửi cả nước mỗi dịp xuân về...

O.Man-đen-xtam, nhà thơ, nhà báo Liên Xô (cũ) ngay vào năm 1923 đã ca ngợi Người: "Từ Nguyễn ái Quốc đã toả ra một thứ văn hoá, không phải văn hoá Âu châu, mà có lẽ nền văn hoá của tương lai... Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy được sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới".

Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã ra đi, để lại cho hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam muôn vàn tiếc thương. Trong điện chia buồn của Ban chấp hành Trung ương ĐCS Cuba và Chính phủ cách mạng Cuba, Chủ tịch Fidel Castro đã viết, Hồ Chủ tịch "thuộc những lớp người đặc biệt mà cái chết đã gieo mầm cho sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt"...

=======================

Ngài Hồ Chí Minh cũng viết:

Kế năm hơn 4000 năm.

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta.

Nước ta lúc ấy hiệu là Văn Lang.

Trên đây là trích đoạn trong "Lịch sử Việt Nam" được mô tả bằng thơ , mà tác giả chính là Ngài Hồ Chí Minh.

Trong công cuộc lãnh đạo giành độc lập dân tộc trước 1945, Ngài đã nhắc đến cội nguồn dân tộc; khi kết thúc thành công trong sự nghiệp kháng chiến chống Pháp - mở ra một giai đoạn lịch sử mới trong lịch sử Việt Nam, Ngài lại nhắc đến cội nguồn dân tộc:

"Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Mỹ chưa giải mật vụ ám sát Kennedy?

TPO-50 năm đã trôi qua, tài liệu điều tra vụ tổng thống Kenedy bị ám sát vẫn chưa được công khai. Nhiều người cho rằng đây là một âm mưu tày trời, các nhà nghiên cứu khoa học cũng nóng lòng muốn biết.

Trong nửa thế kỷ qua, tổng cộng nước Mỹ đã xuất bản gần 1.400 cuốn sách liên quan đến vị tổng thống này, đề tài bao gồm sự kiện tổng thống Kennedy bị ám sát, âm mưu ám sát, truyện ký và bài diễn thuyết. Người dân Mỹ vẫn kỳ vọng trong năm 2013 này, những tài liệu liên quan đến cuộc điều tra về cái chết của ông Kennedy sẽ được công khai, nhưng sự chờ đợi này có thể sẽ phải kéo dài vô thời hạn...

Posted Image

Tổng thống John.F.Kennedy.

12 giờ 30 phút ngày 22-11-1963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas thuộc tiểu bang Texas khi đang thăm có chuyến thăm tiểu bang này. Lee Harvey Oswald là kẻ bị buộc tội giết tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát tổng thống). Chỉ 2 ngày sau, Oswald bị một ông chủ hộp đêm tên là Jack Ruby bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas. Năm ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa Tối cao Earl Warren, tiến hành điều tra vụ ám sát. Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm. Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald không thể hành động một mình, y chỉ là nạn nhân của một âm mưu được dàn dựng công phu.

Mới đây, trường Đại học George Washington công bố hồ sơ mật của Cục tình báo trung ương CIA của Mỹ, lần đầu tiên chứng thực sự tồn tại của “khu vực 51” bí ẩn. Lần giải mật này chỉ là một mảnh vỡ rất nhỏ trong nguồn thông tin khổng lồ được bảo mật của Mỹ. Trong các thông tin cơ mật của Mỹ, một số thông tin sẽ được tự động giải mật khi thời gian đã trôi qua khá lâu, một số thông tin được công khai theo yêu cầu của công chúng hoặc học giả. Tuy nhiên vẫn có một số thông tin được giữ kín vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ tài liệu về vụ án tổng thống John.F.Kennedy bị ám sát, mặc dù 50 năm đã trôi qua, vẫn có hàng nghìn trang tài liệu điều tra chưa được công khai.

Tại sao không được hé lộ?

50 năm đã trôi qua, một số tài liệu điều tra vụ tổng thống Kenedy bị ám sát vẫn chưa được công khai, không phải chỉ những người cho rằng đây là một âm mưu tày trời chờ đợi những tài liệu này, mà các nhà nghiên cứu khoa học cũng nóng lòng muốn biết. Sau khi hồ sơ “khu vực 51” bị tiết lộ, sự kiện Kennedy lại một lần nữa được dư luận Mỹ nhắc đến. Không thể công khai có thể vì những tài liệu này liên quan đến các cựu nhân viên CIA đã qua đời, đồng thời sự việc cũng có liên quan đến việc trước khi vụ án xảy ra, cơ quan tình báo Mỹ có biết nghi phạm Lee Harvey Oswald ám sát tổng thống John.F.Kenedy hay không. Nhiều nguồn tin cho rằng Lee Harvey Oswald là người của CIA, nếu vụ án này được tiết lộ thì nhiều cựu quan chức CIA sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cựu phóng viên tờ The Washington post Jefferson Morley cho rằng trong vụ án tổng thống John.F.Kennedy bị ám sát, chính phủ Mỹ không có nhiều tiến triển là do cơ chế nội bộ không minh bạch, trong khi đáng lẽ CIA cần giải mật theo quy định của pháp luật. Ông Jefferson Morley đã tham gia vào vụ tố tụng kéo dài 10 năm yêu cầu CIA công khai hồ sơ.

Nhà văn Anh Anthony Summers – người đã viết những cuốn sách về tổng thống John.F.Kennedy thì cho biết: “Nửa thế kỷ đã trôi qua, tôi cho rằng không cần thiết phải niêm phong các tài liệu nữa, nếu tiếp tục bảo mật đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ cổ súy công chúng tin rằng, họ đang bao che cho những tội ác”. Năm 1963, tổng thống Mỹ John F.Kennedy bị ám sát tại Dallas, các “luận thuyết âm mưu” cũng được đưa ra rất nhiều.

Hiện nay, hầu hết các học giả nghiên cứu vấn đề Kennedy đều dựa vào những tài liệu được công bố hồi những năm 1950. Hoạt động giải mật các tài liệu liên quan đến vụ ám sát này có bước ngoặt lớn trong năm 1991, bộ phim Ám sát Kennedy của đạo diễn nổi tiếng Oliver Stone đã phá vỡ sự im lặng. Công chúng Mỹ bắt đầu liên tiếp yêu cầu chính phủ công khai hồ sơ về vụ án này.

Năm 1992, Quốc hội Mỹ đã đề ra đề án lưu trữ tài liệu liên quan đến vụ giám sát tổng thống John.F.Kennedy, quy định trong vòng 25 năm sau khi đề án được thông qua, tức là đến năm 2017 buộc phải công khai toàn bộ các tài liệu.

Thông tin cơ mật chỉ được lưu giữ 25 năm?

Theo đề án năm 1992, Mỹ sẽ thành lập một Ủy ban thẩm tra những ghi chép về vụ ám sát, năn 1998, ủy ban này đã trình báo cáo lên quốc hội và tổng thống Mỹ, công khai trên 5 triệu trang tài liệu có liên quan, nhưng vẫn còn 1% ghi chép vì nhiều lý do mà không được công bố, không ít người kỳ vọng những tài liệu này sẽ được công bố vào thời điểm ông John. F.Kenney bị ám sát 50 năm (tức năm 2013 này).

Theo phân tích của báo chí Mỹ, đề án này vẫn còn nhiều kẽ hở có thể lách luật. Nếu cơ quan hữu quan không chịu công khai một số tài liệu thì họ vẫn lấy lý do rằng thông tin có thể gây hại cho “hoạt động phòng thủ quân sự, hành động tình báo, hoạt động thực thi pháp luật và các mối quan hệ đối ngoại” và đệ đơn xin không công khai.

M.Kremer – chuyên viên của Trung tâm giải mật quốc gia (NDC) trực thuộc Cục hồ sơ quốc gia và quản lý tư liệu của Mỹ giải thích rằng, đúng là các tài liệu liên quan đến cùng một sự kiện có thể chỉ công khai một bộ phận, phần còn lại ở trong tình trạng bảo mật. Một số tài liệu do rất nhạy cảm, sẽ không được công khai tự động sau 25 năm.

Theo mệnh lệnh hành chính số 13526 của tổng thống Mỹ, bất kỳ thông tin cơ mật nào sau khi được bảo mật 25 năm sẽ phải tự động công khai. Nếu cơ quan hữu quan nào không muốn công khai những thông tin này sẽ phải trình thông tin bí mật lên để sát hạch và được trao quyền tiếp tục bảo mật. Nếu công chúng đệ đơn yêu cầu giải mật một số tài liệu, chuyên viên giải mật phải tiến hành thẩm tra.

Từ năm 1980 đến năm 2012, Mỹ đã giải mật 1,51 tỉ trang thông tin bí mật. Mỗi cơ quan cho ra đời các hồ sơ mật như CIA, FBI, Bộ quốc phòng... đều có chuyên viên giải mật chuyên trách, theo quy định phải tiến hành thẩm tra và giả mật tài liệu mật.

Thiếu chuyên gia xử lý thông tin giải mật

Tuy nhiên số lượng hồ sơ của chính phủ Mỹ rất lớn nên quốc gia này thiếu trầm trọng chuyên gia xử lý thông tin giải mật. Để đối phó với lượng hồ sơ tồn lớn, Trung tâm giải mật quốc gia (NDC) đã ra đời vào năm 2009, chuyện giải quyết các tài liệu mật bị ứ đọng. NDC sẽ điều hành các cơ quan hành chính, chia sẻ chính sách và nguyên tắc giải mật, đào tạo nhân viên để có thể nhanh chóng giải mật số tài liệu đang tồn đọng, tôn chỉ của NDC là ngoài những cái buộc phải bảo mật, những tài liệu nào được phép công khai sẽ nhất loạt công khai.

M .Kremer – chuyên viên của NDC cho biết, mức độ ưu tiên của NDC đối với các hồ sơ mật là căn cứ vào thời gian hồ sơ được đưa vào lưu trữ. NDC cũng sẽ tổng hợp ý kiến của các bên và đưa ra một kế hoạch ưu tiên. Kế hoạch ưu tiên coi trọng nhất là mối quan tâm, sự hứng thú của công chúng. Ví dụ, Cục hồ sơ quốc gia và quản lý tư liệu của Mỹ lập một blog liên quan đến hoạt động giải mật hồ sơ, tổ chức các forum công cộng, giới thiệu công việc của trung tâm giải mật, giải đáp câu hỏi của công chúng. Bất kỳ người nào chỉ cần lên mạng hoặc gọi điện tới trung tâm giải mật, để lại các thông tin như họ tên, số điện thoại và địa chỉ email... là có thể tham gia vào hoạt động trong forum.

Trước khi tổ chức các diễn đàn, trung tâm giải mật đều căn cứ vào quy định của mệnh lệnh hành chính mà tổng thống ban hành, tổng hợp ý kiến của các bên, bao gồm những đệ trình của công chúng dựa vào luật tự do thông tin và ý kiến được thu thập qua mạng Internet. Từ đó các chuyên gia sẽ đưa ra một kế hoạch ưu tiên cho công tác giải mật. Sau khi diễn đàn kết thúc, sẽ căn cứ vào kết quả thảo luận và đưa ra một báo cáo cuối cùng.

Những tài liệu thuộc phạm vi giải mật của Mỹ bao gồm:

- Kế hoạch quân sự, hệ thống vũ khí hoặc chiến dịch quân sự.

- Thông tin về chính phủ nước ngoài; Hoạt động tình báo, nguồn gốc tình báo hoặc phương pháp, mật mã học.

- Quan hệ ngoại giao của Mỹ hoặc hoạt động đối ngoại, bao gồm nguồn gốc của các thông tin cơ mật.

- Các sự kiện liên quan đến vấn đề khoa học, công nghệ hoặc kinh tế của quốc gia.

- Kế hoạch của chính phủ Mỹ liên quan đến hoạt động bảo vệ nguyên liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân.

- Các thông tin về hệ thống tiết lộ bí mật, cơ sở hạ tầng, dự án, kế hoạch những khiếm khuyết trong dịch vụ y tế liên quan đến an ninh quốc gia.

- Sự phát triển, sản xuất hoặc hoặc sử dụng thông tin liên quan đến vũ khí sát thương trên quy mô lớn.

Mục đích của Luật công khai thông tin được thông qua năm 1966 ở Mỹ là công khai một cách tối đa thông tin của chính phủ. Hệ thống phân loại thông tin bảo mật hiện hành của Mỹ được thiết lập dựa trên mệnh lệnh hành chính số 13526 được tổng thống Obma ban hành vào năm 2009.

Ngoài Mỹ, do quy định của pháp luật và yêu cầu của công chúng, chính phủ các quốc gia khác cũng phải liên tục công khai các thông tin mật ở thời điểm thích hợp.

Pháp: Giải mật cần 30-60 năm

Cơ mật quốc phòng của Mỹ được chia thành cơ mật định cấp và cơ mật cần bảo vệ. Cơ mật cấp chia thành 3 cấp: cơ mật đặc biệt, cơ mật, cơ mật phổ thông. Ngoài ra, còn có một thông tin “chuyên dụng của Pháp” mà chỉ công dân Pháp được biết. Khi xác định cấp bậc bảo mật, cần kèm theo lời thuyết minh và đề nghị thời hạn bảo mật. Thời hạn bảo mật của cơ mật đặc biệt và cơ mật thường là 60 năm, còn với loại cơ mật phổ thông thường là 30 năm.

Hà Lan: Không công khai thông tin của cơ quan tình báo

Hiến pháp Hà Lan quy định, tất cả các cơ quan chính phủ đều phải tôn trọng quyền được nắm bắt thông tin của công chúng. Luật công khai thông tin của quốc gia này cũng nêu rõ, trong vòng 15 ngày sau khi nhận được đơn đề nghị, cơ quan chính phủ cần đưa ra quyết định, trong tình huống đặc biệt có thể kéo dài thêm 15 ngày. Cơ quan chính phủ buộc phải trả lời mọi đơn đề nghị, nếu trong 15 ngày không có lời phúc đáp, người đề nghị có thể khởi tố, tòa án sẽ phán quyết có cần yêu cầu chính phủ đưa ra lời phúc đáp hay không.

Tuy nhiên gần như mọi thông tin của cơ quan tình báo quốc gia không được công khai, chỉ khi căn cứ vào điều khoản có liên quan trong đề án phục vụ tình báo an ninh quốc gia, trong tình huống đặc biệt mới công bố. Sau khi nhận được đơn đề nghị, trước hết cơ quan tình báo sẽ thẩm tra thân phận của người đề nghị rồi căn cứ vào tình hình để quyết định có công khai hay không. Nếu thông tin được đề nghị là bí mật quốc gia sẽ căn cứ vào pháp lệnh và đưa ra lời từ chối.

Anh: Nguyên tắc bảo mật 30 năm

Nước Anh không đề ra tiêu chuẩn bí mật quốc gia thống nhất, người viết tài liệu sẽ dựa vào các định nghĩa về vấn đề tuyệt mật, cơ mật, bí mật và bảo vệ có hạn để xác định mức độ bảo mật. Các cơ quan đều có một số nhà sử học và chuyên viên quản lý hồ sơ phụ trách việc xác định có nên giải mật tài liệu hay không. Thường sau khi được chuyển giao lên trung tâm hồ sơ dữ liệu tròn 30 năm, hồ sơ có thể công khai với công chúng.

Huy Long

Theo Xinhuanet

==============

Theo mệnh lệnh hành chính số 13526 của tổng thống Mỹ, bất kỳ thông tin cơ mật nào sau khi được bảo mật 25 năm sẽ phải tự động công khai.

Sự phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt công khai xác định rằng nó nhân danh khoa học. Đây là tính chính danh của sự việc. Nhưng những phân tích hợp lý của cá nhân tôi đã chỉ đến một âm mưu quốc tế trong sự việc này. Tôi tin rằng đến một lúc nào đó Hoa Kỳ sẽ giải mật những hồ sơ của họ liên quan đến âm mưu này.

Hoặc có vài người như Snowden cũng được. Chuyện này có thể xảy ra ngay ngày mai, hoặc không quá 20 năm nữa.Đến lúc đó, dù tôi viên tịch - Posted Image - thì mọi việc sẽ rất sáng tỏ.

Nếu nó chính danh - tranh luận khoa học để sáng tỏ cội nguồn dân tộc Việt - thì thật là một sự may mắn không phải cho tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Doanh nhân Thái Bình chịu áp lực vì dự án tàu ngầm

Thứ ba, 3/9/2013 16:03 GMT+7

Giám đốc Nguyễn Quốc Hòa muốn dừng dự án vì thấy mệt mỏi trước áp lực dư luận về dự án đóng tàu ngầm Trường Sa 1 mà ông đang theo đuổi.

Các mẫu tàu ngầm 'made in VietNam'

Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm 'Trường Sa' Posted Image

Chiếc tàu ngầm Trường Sa 1 có thể "nằm yên" một chỗ trong thời gian tới. Ảnh: Quốc Hòa.

Thông tin về giám đốc của một công ty cơ khí ở Thái Bình tự chế tạo tàu ngầm mini sau khi đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhận được nhiều ý kiến trái chiều, phần nhiều là động viên và hy vọng doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa sẽ thành công. Cũng có những ý kiến hoài nghi về hiệu quả của dự án.

Trao đổi với VnExpress.net hôm nay, giọng ông Hòa mệt mỏi nói: "Tôi có thể dừng dự án và tạm thời chưa tiết lộ hay chia sẻ thêm thông tin nào về tàu ngầm Trường Sa". Ông cho biết thêm, thời gian này muốn tập trung cho chuyên môn, thay vì quan tâm nhiều tới tàu ngầm.

"Bao giờ bắt đầu làm lại tôi cũng không thể nói, có thể ngày mai hoặc ngày kia, hoặc tháng sau", ông Hòa nói thêm.

Ông Hòa cho biết, thời gian qua, ông cảm thấy khá căng thẳng vì nhận được quá nhiều quan tâm của mọi người. Không những vậy, mỗi ngày ông còn phải đón tiếp rất nhiều đoàn khách tới "chiêm ngưỡng" con tàu. Chính điều này khiến ông Hòa thấy mệt mỏi, thậm chí chán nản hơn.

Theo trình bày thiết kế của ông Hòa, tàu ngầm mini Trường Sa 1 có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, bán kính hoạt động 800 km. Tàu lặn sâu 50 m và có khả năng di chuyển sát hay nằm im dưới đáy biển. Tàu có hai động cơ 90Hp. Khi lặn, tàu sử dụng công nghệ AIP do Việt Nam thiết kế với thời gian lặn 15h. Thời gian hoạt động trên biển là 15 ngày với tốc độ trung bình 40 km mỗi giờ. Mục đích khi chế tạo con tàu mini theo ông Hòa là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phục vụ thương mại và đánh bắt hải sản.

Hương Thu

==================

Đóng cửa lại, không tiếp khách,không nghe Tây la phôn, không chát chít, không lên mạng. Chừng nào mần xong thả xuống nước chơi gọi họ đến xem.

Toàn những kẻ "chém gió, đập ruồi", mần thì chẳng ra cái con mựa gì. người khác mần chẳng giúp ích được gì , bày đặt phản biện, chê bai.

Khi nào người ta lập dự án xin tiền của các vị bố thí thì hãy lên tiếng chê bai. Còn đây người ta bỏ tiền túi thì các vị muốn thể hiện hãy bỏ tiền ra làm thủ đúng như vậy mà tàu không chạy thì hãy đem cái chứng lý cụ thể rằng " Tao làm đúng như mày mà nó không chạy này. Mày ngừng lại đi không thì tốn kém như tao vậy!"

Đúng là đám lởm khởm.

.

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô gái bí ẩn chuyên săn đám tài xế hiếp dâm

Cập nhật lúc 07:48, 05/09/2013

(Tin tức 24h) - Thành phố Ciudad Juarez của Mexico đang náo động bởi sự xuất hiện của một cô gái bí ẩn chuyên đi báo thù các tài xế xe bus hiếp dâm.

Nữ thợ săn là công cụ để phụ nữ báo thù

Cảnh sát thành phố Ciudad Juarez, Mexico cho biết họ đang truy tìm “nữ thợ săn Diana”, cô gái chuyên thực hiện những vụ báo thù kinh hoàng cho những phụ nữ bị hiếp dâm.

Tuần trước, hai tài xế xe bus đã bị sát hại ở thành phố này, và hồi cuối tuần qua có một email được gửi tới nhiều tờ báo tuyên bố về sứ mệnh giết người để báo thù.

Posted Image

Hiện trường một vụ báo thù tài xế xe bus

Email này viết: “Các người nghĩ rằng phụ nữ là những kẻ yếu đuối, có thể chúng tôi yếu đuối thật, nhưng chỉ vào những thời điểm nhất định… Chúng tôi không thể cứ mãi im lặng trước những hành động khiến chúng tôi giận dữ.”

Tác giả email này tuyên bố: “Bởi vậy, ta chính là công cụ để phụ nữ báo thù” và ký tên là “Diana, nữ thợ săn tài xế xe bus”.

Tờ Los Angeles Times cho hay, bức thư này đề cập đến một hiện trạng nhức nhối ở thành phố Ciudad Juarez, đó là những nữ công nhân làm ca đêm trong các nhà máy của thành phố thường phải đi xe bus để trở về nhà, và họ trở thành miếng mồi ngon cho những tên tài xế bệnh hoạn.

Posted Image

Thân nhân của nạn nhân được hộ tống ra khỏi hiện trường, nơi một tài xế xe buýt đã bị sát hại được phỏng đoán là do "thợ săn xe buýt" thực hiện.

Trong 2 thập kỷ qua, đã có hàng trăm phụ nữ bị giết hoặc mất tích ở thành phố này. Một số người mất tích sau khi đi xe bus, và thi thể bị hãm hiếp và tra tấn dã man của họ bị vùi trong sa mạc trước sự bất lực của lực lượng cảnh sát. Chính vì lẽ đó mà hành động báo thù của “nữ thợ săn Diana” đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong thành phố.

Các nhân chứng cho hay trong các vụ báo thù này, một phụ nữ mặc đồ đen với mái tóc màu vàng vẫy xe bus dọc đường và sau đó rút từ túi xách ra một khẩu súng lục. Trước khi bắn hai phát vào đầu tài xế, cô gái này lạnh lùng hỏi: "Mày có nghĩ rằng mày là một gã khốn nạn không?".

Nữ thợ săn ắt hẳn là một cô gái đã bị hãm hiếp?

Cảnh sát bang Chihuahua cho biết: “Chúng tôi đã bố trí cảnh sát mật mặc thường phục đi trên những tuyến xe bus với hy vọng ngăn chặn hành động giết người tái diễn và nỗ lực tìm người phụ nữ trên.” Đồng thời lực lượng an ninh mạng cũng đang lần theo dấu vết của email trên.

Posted Image

Những phụ nữ từng bị hiếp dâm và sát hại sau khi đi xe bus ở Ciudad Juarez

Một tài xế xe bus giấu tên cho biết hiện giới tài xế đang rất sợ hãi nhưng họ vẫn phải đi làm việc.

Trong khi đó, các nhà hoạt động nhân quyền ở thành phố Ciudad Juarez lại bày tỏ mong muốn rằng cảnh sát sẽ điều tra các vụ hiếp dâm phụ nữ trên xe bus cũng tích cực như việc truy tìm “nữ thợ săn Diana”.

Bà Imelda Marrufo, điều phối viên mạng lưới các tổ chức phụ nữ ở Mexico, bày tỏ: “Tôi không biết việc này có thật hay không. Nhưng nếu là thật, đó ắt hẳn là một cô gái đã bị hãm hiếp và phải chịu tình trạng bất công đến tuyệt vọng, và kẻ nào gây ra tội ác với cô chắc chắn sẽ phải đền tội, cũng như với bất cứ người phụ nữ nào khác ở Ciudad Juarez.”

Thu Hà (Tổng hợp)

========================

Kinh nhỉ! Cứ y như truyện trinh thám, võ hiệp của những thế kỷ trước....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàn Quốc phá âm mưu tạo phản

06/09/2013 03:55

Chính quyền Hàn Quốc bắt giữ một nghị sĩ quốc hội bị cho là thành lập một nhóm vũ trang nhằm hỗ trợ CHDCND Triều Tiên tấn công miền Nam.

Ngày 5.9, nhân viên Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) chính thức bắt giữ nghị sĩ Lee Seok-ki thuộc đảng cánh tả UPP với cáo buộc mưu phản để ủng hộ CHDCND Triều Tiên, theo AFP. Trước đó, quốc hội Hàn Quốc đã thống nhất thông qua việc bắt giữ ông Lee để điều tra. Bộ trưởng Tư pháp Hwang Kyo-ahn cho biết Lee tin rằng chiến tranh với miền Bắc sớm muộn gì cũng xảy ra và đã lập một nhóm bí mật để tấn công phá hoại Hàn Quốc từ bên trong.

Posted Image

Nghị sĩ Lee Seok-ki la hét phản đối khi bị bắt hôm 5.9 - Ảnh: AFP

Đài Arirang dẫn lời một số quan chức an ninh giấu tên tiết lộ rằng nhóm của ông Lee mang tên Tổ chức Cách mạng (RO) và các điệp viên NIS đã nghe lén được một cuộc họp của nhóm này hồi tháng 5. Trong đó, ông Lee và các đồng sự dự tính rằng một khi chiến sự bắt đầu, họ sẽ lợi dụng tình hình hỗn loạn để ập vào các kho vũ khí, cướp súng ống và chất nổ rồi tiến hành phá hoại cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc như kho chứa dầu, hệ thống liên lạc cũng như đường sắt. RO cũng dự tính kích động người dân chống lại lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Theo băng ghi âm do NIS công bố, một số thành viên RO cho hay đã học cách chế bom trên internet còn nghị sĩ Lee nói “rất vinh dự khi lãnh đạo cuộc cách mạng thống nhất đất nước”. Hồi tuần trước, NIS đã bắt giữ 3 thành viên khác của UPP với cáo buộc tham gia nhóm RO.

Trong khi đó, nghị sĩ Lee và đảng UPP khẳng định mọi cáo buộc đều là bịa đặt và các bằng chứng của NIS là do ngụy tạo mà có. Một số ý kiến cho rằng NIS đang muốn đánh lạc hướng dư luận khi bản thân cơ quan này đang bị điều tra về cáo buộc đứng sau chiến dịch bôi nhọ trên internet nhằm vào ứng viên tổng thống của phe đối lập là Moon Jae-in để hỗ trợ bà Park Geun-hye chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái. Cựu Giám đốc NIS là Won Sei-hoon đã bị bắt trong khi Tổng thống Park và đảng cầm quyền Saenuri bác bỏ mọi dính líu. UPP hiện chỉ chiếm 6 ghế trong quốc hội 300 ghế của Hàn Quốc.

Cũng trong ngày 5.9, Yonhap đưa tin Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã nhất trí nối lại đường dây nóng quân sự, vốn bị cắt đứt trong giai đoạn căng thẳng hồi tháng 3.

Trọng Kha

====================

Trong khi đó, nghị sĩ Lee và đảng UPP khẳng định mọi cáo buộc đều là bịa đặt và các bằng chứng của NIS là do ngụy tạo mà có. Một số ý kiến cho rằng NIS đang muốn đánh lạc hướng dư luận khi bản thân cơ quan này đang bị điều tra về cáo buộc đứng sau chiến dịch bôi nhọ trên internet nhằm vào ứng viên tổng thống của phe đối lập là Moon Jae-in để hỗ trợ bà Park Geun-hye chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm ngoái. Cựu Giám đốc NIS là Won Sei-hoon đã bị bắt trong khi Tổng thống Park và đảng cầm quyền Saenuri bác bỏ mọi dính líu. UPP hiện chỉ chiếm 6 ghế trong quốc hội 300 ghế của Hàn Quốc.

ã gọi là một tổ chức thì tất nhiên không phải một mình vị nghị sĩ này. Người ta sẽ tóm cổ những người liên quan. Nếu chỉ cóminh ông này thì có thể nghi ngờ là ngụy tạo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TS Bá “thách đấu” Thứ trưởng Bộ GTVT... 100 tỷ đồng

(Kienthuc.net.vn) - TS Trần Đình Bá vừa gửi thư ngỏ tới Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông để "thách đấu" 5 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng) về tốc độ "đường sắt đồ cổ" khổ 1 mét.

Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỷ USD

“Hủy” dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Đầu thư, TS.Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN bày tỏ sự ngạc nhiên khi Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông công bố thông tin: “Nâng cấp đường sắt 120km/h sẽ rút thời gian tàu chạy Hà Nội - TP.HCM xuống còn 21-23 giờ” trên báo chí ngày 4/8.

“Như vậy, sau gần một thập kỷ thực hiện dự án “nâng cấp đường sắt 120 km/h để hành trình Hà Nội-TP.HCM chỉ còn 12 – 15 tiếng” được ông thay lời “sẽ còn 21 – 23 giờ”, ngốn 2 tỷ USD đã chính thức thất bại, đẩy công cuộc hiện đại hóa đường sắt nước nhà đi vào ngõ cụt, biến hệ thống 3.200 km đường sắt quốc gia thành “kho đồ cổ tân trang”, TS Bá viết.

Posted Image

Hệ thống đường sắt Việt Nam được đánh giá đang trong tình trạng cầm cự. Ảnh: Thanh Niên

Hành trình Bắc-Nam 21-23 giờ là… “tính cua trong lỗ”

Trong phần đầu thư ngỏ, TS Bá đã phân tích chi tiết về công nghệ xây dựng và tốc độ đường sắt Việt Nam, so sánh với thế giới. Theo đó, TS Bá phân tích: Đường sắt thế giới có từ thế kỷ 19. Lúc đó khổ chỉ là 760mm, 1 mét và 1.067m nên gọi là “đường sắt thời tiền sử”. Qua 3 thế kỷ, thế giới liên tục cải tiến, nâng cấp. Đến nay, đường sắt khổ 1.435m chiếm khoảng 65%, khổ 1.520m và 1.620m chiếm khoảng 32% đang dùng ở các nước các nước châu Âu, Nga, Mông Cổ, và Ấn Độ. Loại đường sắt khổ hẹp 760mm, 1m và 1.067m “thời tiền sử” hiện chỉ còn sót lại khoảng 3% chủ yếu ở Đài Loan, Nhật, Ấn Độ, Việt Nam và ASEAN. Loại đường sắt khổ nhỏ này được coi là “rác công nghệ phải thay thế”. Triết học có quy luật “lượng đổi là chất đổi”, song dự án này tiêu tốn 2 tỷ USD nhưng “chất” vẫn không đổi.

Đường sắt vẫn chỉ khổ 1m nên tốc độ trung bình không vượt nổi 45-50 km/h, hành trình Bắc-Nam không thể có 12-15 tiếng và cũng sẽ không thể có 21-23 tiếng.

Đường sắt Việt Nam khổ 1m thuộc đường sắt cổ “thời tiền sử”, nay già cỗi chạy “chậm như rùa” gây ra rất nhiều vụ lật tàu kinh hoàng. Điển hình là vụ Bàu Cá – Đồng Nai (1982) làm chết hơn 200 người, bị thương hàng trăm người khác, toàn bộ tổ lái thiệt mạng. Thảm họa này vượt qua cả vụ ngày 25/4/2005 tại Amagasaki - Nhật Bản trên khổ đường sắt 1.067m làm 107 người chết, 562 bị thương. Đó là bài học đắt giá cho Cục Đường sắt Việt Nam. Sau 9 năm “nâng cấp đường sắt 120 km/h”, hành trình Bắc - Nam vẫn chưa vượt qua 32 tiếng, lật tàu vẫn diễn ra như... cơm bữa: trong sân ga, trên đường thẳng, trên đèo, lật cả đầu máy khi chạy không tải… Ông Bá cho rằng: “Tuyên bố đường đơn hiện đại khổ 1m cũng có thể chạy tàu tối đa lên 120 km/h như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, với tốc độ trung bình 80-90km/h, hành trình Bắc Nam xuống còn 21-23 giờ là phi khoa học để tiếp tục bảo vệ một dự án đã quá sai lầm và đang thất bại thảm hại”.

Posted Image

Tiến sỹ Trần Đình Bá - Hội Kinh tế & vận tải Đường sắt Việt Nam. Ảnh: Internet

Treo giải thưởng 5 triệu USD

Sau những phân tích chi tiết về chuyên môn, TS Bá đưa ra lời thách đấu: “Với tinh thần trách nhiệm của một nhà khoa học có lương tri vì lợi ích nhân dân, tôi xin thách đấu với ông (Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông - PV) hai điều như sau:

Điều 1: Nói đi đôi với làm, ông hãy ngồi lên tàu chạy thực nghiệm 120 km/h để có tốc độ trung bình 80-90km/h, để hành trình Bắc-Nam đạt 21-23 giờ. Nếu thành công, tôi coi ông là “người anh hùng” và sẽ thưởng cho ông 5 triệu USD (khoảng 100 tỷ đồng). Điều 2: Nếu ông không dám chạy thử nghiệm 120km/h, tốc độ trung bình không thể đạt 80-90km/h, hành trình Bắc-Nam không đạt 21-23 giờ, lại để xảy ra lật tàu chết người, ông sẽ phải trả cho tôi 5 triệu USD. Ông bá cho biết, ông mong Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông suy nghĩ thật kỹ trước khi nhận lời thách đấu này vì "ông là Tiến sỹ đường sắt xuất sắc nhất, lại là Thứ trưởng đủ bản lĩnh chính trị để chịu trách nhiệm trước nhân dân”.

Thay đường sắt khổ 1 mét... bằng đường sắt hiện đại 1.435m!

Trong thư của TS Bá có đoạn viết: Đường sắt khổ hẹp 1 mét “thời tiền sử” có mô men kháng lật thấp. Dù kiên cố hóa đến đâu cũng không cải thiện được mô men kháng lật nên chỉ là “đường sắt tốc độ thấp”, tốc độ trung bình 45-50 km/h đã mất an toàn. Ông là tác giả sáng kiến kiên cố hóa đường sắt khổ 1 mét là phạm sai lầm nghiêm trọng nhất về luận chứng kinh tế và kỹ thuật công nghệ. Hậu quả tổn thất về kinh tế - xã hội, tính mạng con người trong dự án “Vina railways” là rất lớn, gấp nhiều lần so với cuộc “phá sản vĩ đại Vinashin”. TS Bá không quên đề cập: “Tôi đã lập xong dự án đầu tư 5 tỷ USD - chiếm 5% GDP của cả nước. Việt Nam sẽ tự lực tự cường nâng cấp hiện đại 3200 km đường sắt khổ 1.435m mà không phải “ôm cây đợi thỏ”. Đường sắt quốc gia là công trình trọng điểm đặc biệt phải do chính người Việt Nam làm chủ hoàn toàn công nghệ.

Dự án này sẽ nhanh chóng thủ tiêu đường sắt đồ cổ, vừa có đường sắt hiện đại 1.435m nối mạng quốc tế, tiết kiệm vốn đầu tư hàng chục tỷ USD, đúng theo tinh thần NQ13-TW4 và chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề hiện đại hóa đường sắt Việt Nam.

Cũng theo TS Bá, không mở rộng, hiện đại được đường sắt quốc gia khổ 1.435m thì vai trò của 300 tiến sỹ bộ GTVT và vai trò của Thứ trưởng GTVT phụ trách Cục Đường sắt cùng tất cả các tiến sỹ ở các cục, vụ viện đường sắc Việt Nam trở thành vô dụng!

Gần 40.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam

Chiều 29/7/2013, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông làm việc với các đơn vị liên quan về quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam.

Đại diện đơn vị tư vấn (Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT) cho biết, tuyến đường sắt Thống Nhất từ Hà Nội - TP.HCM qua 21 tỉnh, thành với tổng chiều dài 1.726 km có nhiều đoạn xung yếu thường bị ngập lụt, sạt lở, nhất là qua khu vực đèo; các công trình trên tuyến, ray, ghi, tà vẹt, đá balats và hệ thống thông tin liên lạc chạy tàu lạc hậu. Việc quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ đảm bảo hoạt động GTVT đường sắt thông suốt, an toàn, chính xác và hiệu quả. Sau nâng cấp, tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1 - đường đơn (đối với các đoạn tuyến khó khăn về tiêu chuẩn bình diện, trắc dọc đạt tiêu chuẩn cấp 2); tốc độ bình quân tàu khách đạt được từ 80 - 90 km/giờ, năng lực thông qua toàn tuyến bằng 25 đôi tàu/ngày đêm; đến năm 2020 đạt 16,2 triệu lượt hành khách, 6,6 triệu tấn hàng hóa (so với giai đoạn 2009 - 2011, tăng 2,35 lần lượng khách và 2,36 lần lượng hành hóa). Tổng vốn cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt bắc - nam hiện hữu khoảng 39.873 tỷ đồng.

Anh Tuấn

====================

Trong Lý học Việt - phàm khi có ý kiến trái chiều thì một trong hai ý kiến đúng. Hoặc cả hai đều sai.

Không bình luận.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một lối thoát cho giáo dục Việt Nam

Thứ sáu 06/09/2013 16:19

(GDVN) - Tiến sĩ Giáp Văn Dương tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công nghệ hóa học ĐH Quốc gia Chonbuk (Hàn Quốc), tiến sĩ ngành Vật lý kỹ thuật ĐH Công nghệ Vienna (Áo); từng làm việc và nghiên cứu tại ĐH Liverpool (Anh), ĐH Quốc gia Singapore…Cuối năm 2012, “công dân toàn cầu” này lại quyết định trở về Việt Nam thực hiện hai dự án là xây dựng tủ sách chuyên gia và cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà. Phóng viên trò chuyện với TS Giáp Văn Dương về những câu chuyện của giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới.

Phần 1:MOOCs là một cuộc cách mạng giáo dục

Tại sao anh từ bỏ công việc ở các nước tiên tiến để trở về Việt Nam?

Tôi có mấy cách trả lời thế này, chị chọn cách nào cũng được (cười).

Thứ nhất: Vì tôi thích vậy.

Thứ hai: Vì tôi đi đã lâu, nay muốn trở về đất nước mình.

Thứ ba: Vì tôi cho rằng nếu tôi làm giáo dục đến nơi đến chốn thì sẽ có đóng góp lớn hơn so với việc tiếp tục nghiên cứu chuyên môn. Số các nhà Vật lý ở Việt Nam đã rất nhiều. Nhưng số nhà giáo dục am hiểu các nền giáo dục bên ngoài, và bắt nhịp được với các trào lưu giáo dục mới của thế giới còn rất ít. Việt Nam đang rất cần những người làm giáo dục nghiêm túc và sáng tạo. Giáo dục cần có những chuyển động mới.

Thứ tư: Vì tôi muốn đưa tri thức thế giới về Việt Nam.

Trong các bài viết của anh luôn có sự băn khoăn, day dứt về vai trò của người trí thức. “Hành động” mở trường của anh có phải là một lời kêu gọi không nói nữa, mà hãy bắt tay vào làm?

Posted Image

TS Giáp Văn Dương

MOOCs (massive open online courses): "Cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà".

- Tôi viết bài báo phổ thông đầu tiên vào ngày 2/4/2009. Đó là một bài báo về giáo dục. Đến nay đã được bốn năm. Trong bốn năm đó, tôi đã viết thêm hàng chục bài báo, ý kiến, phản biện, bình luận về giáo dục khác nữa. Mà không chỉ có mình tôi viết, hàng chục người khác cũng như vậy. Nhưng chị biết đấy, tình hình cũng không có cải thiện gì đáng kể.

Khi đó tôi tự hỏi: Vậy làm sao bây giờ? Tiếp tục lên tiếng? Tiếp tục viết bài thảo luận và kiến nghị? Tất nhiên, việc đó là cần thiết, và nên tiếp tục. Nhưng nếu chỉ như vậy thì không đủ.

Vì thế, tôi mới đưa ra một giả định: Rất có thể bản thân các nhà quản lý giáo dục cũng muốn thay đổi, cũng muốn cải cách cho tốt hơn, nhưng họ bận bịu quá nhiều thứ, và đặc biệt, là chưa nhìn thấy một hình dung rõ ràng, một mô hình đối chứng thuyết phục. Trong hoàn cảnh đó, họ sẽ rất e ngại, vì nếu thay đổi, thì thay đổi về đâu, theo hướng nào… là điều hoàn toàn không rõ ràng.

Chẳng hạn, nhiều chương trình đào tạo bậc đại học đã rất lạc hậu, cần phải thay đổi. Chương trình khung đã được duyệt chi tiết đến từng bài học. Nhưng chương trình mới như thế nào, bao gốm những nội dung gì, họ không hình dung được rõ ràng. Vì thế, việc giới thiệu một chương trình mới hoàn chỉnh, hiện đại, đang được thế giới sử dụng, để cho mọi người cùng tham khảo, cùng sử dụng như một sự bổ trợ, là việc rất cần thiết.

Khi đó, mỗi người, trong đó có các nhà quản lý, giảng viên và sinh viên, sẽ hình dung được: À ra vậy, cũng là môn học này, nhưng bên ngoài họ dạy thế này, còn ta thì dạy thế này, vậy là ta kém hơn họ, lệch nhau một khoảng, cần điều chỉnh; hoặc trong trường hợp khác, thấy ta cũng tương đương họ, thì yên tâm đi tiếp mà chưa điều chỉnh vội.

Rõ ràng khi có một đối chứng như vậy, thì việc thay đổi sẽ dễ dàng và an toàn hơn rất nhiều.

Giờ trở lại chuyện trí thức nên nói hay nên làm, thì tôi cho rằng cả hai đều cần thiết. Nói, thực ra cũng là làm đối với người trí thức. Nhưng trong hoàn cảnh hiện giờ, tôi cho rằng, làm quan trọng hơn. Vì chúng ta nói đã quá nhiều rồi mà không tạo ra kết quả nào đáng kể. Bây giờ là lúc cần những hành động cụ thể, bên cạnh việc chỉ góp ý và bình luận.

Nếu không thể có một sự thay đổi từ bên trên xuống như mong đợi, thì chỉ còn sự thay đổi từ dưới lên là khả dĩ. Mà một sự thay đổi từ dưới lên, tuy mất nhiều thời gian hơn, nhưng bao giờ cũng bền vững hơn, vì đó là nhu cầu thật của cuộc sống, chứ không phải là một áp đặt quan liêu, hành chính từ trên xuống.

Trải nghiệm nhiều giáo dục hiện đại trên thế giới, anh đã “kết luận” như thế nào để cho ra đời GiapSchool?

- Chứng kiến sự phát triển của giáo dục quốc tế hơn mười năm qua, tôi cho rằng MOOCs thực sự là cuộc cách mạng giáo dục. Trong suốt mấy ngàn năm, năng suất lao động trong giáo dục hầu như không thay đổi. Mấy nghìn năm trước, một thầy dạy vài chục trò, thì nay cũng vẫn như vậy. Nhưng khi MOOCs ra đời thì câu chuyện trở nên khác hẳn. Lần đầu tiên, một thày có thể dạy hàng trăm nghìn sinh viên cùng một lúc. Như khóa học “Nhập môn trí tuệ nhân tạo” của Sebastian Thrun và Peter Norvig (Đại học Standford) năm 2011, có đến 160 nghìn người đăng ký tham gia.

Chính con số 160 nghìn này làm cho các Thrun và Norvig sững sờ nhận ra rằng, số lượng sinh viên mình dạy cả một đời trong đại học cũng không bằng số sinh viên của một khóa học mở này. Đó chính là lý do vì sao mà Sebastian Thrun và Peter Norvig đã tiên phong trong việc phát triển MOOCs.

Giờ đây, chỉ cần nối mạng internet là bất cứ ai cũng có thể tham gia các khóa học do các giáo sư nổi tiếng, của các trường đại học danh tiếng giảng dạy. Đó là cách mạng, là cơ hội rất lớn cho người nghèo, người đến từ các nước đang phát triển.

Với các giáo sư, sự ra đời của MOOCs cũng làm xuất hiện thêm một cách đánh giá mới. Đã xuất hiện nhóm các giáo sư có hàng triệu sinh viên theo học. Trong lịch sử giáo dục, lần đầu tiên xuất hiện hiện tượng này, cũng do MOOCs.

Như vậy, theo tôi, MOOCs là cuộc cách mạng mới trong giáo dục, là trào lưu giáo dục sôi động nhất trên thế giới hiện giờ. Tuy nhiên, MOOCs còn phải vượt qua rất nhiều hạn chế đã bộc lộ để có thể phát triển bền vững trong thời gian tới.

Còn việc GiapSchool ra đời, tôi cho rằng đây là một sự bắt nhịp với trào lưu phát triển chung của giáo dục thế giới. Đặc biệt, khi Việt Nam đang rất cần một sự chuyển mình trong giáo dục, một cuộc cải cách thực sự, thì MOOCs, cùng với sách giáo khoa, chương trình… thực sự là một lối thoát.

Tên trường là GiapSchool – Việc này thể hiện điều gì? Có phải anh tự tin sẽ là người đưa đường dẫn lối?

- GiapSchool lấy cảm hứng từ Khanacademy, khi Khan cho thấy rằng, một cá nhân, nếu đủ muốn thì vẫn có thể có đóng góp đáng kể cho giáo dục. Tuy nhiên, đó chỉ là cảm hứng ban đầu. Còn cách tổ chức và triển khai GiapSchool thì khác rất nhiều. Đó là sự lai tạo giữa Khanacademy và MOOCs, cộng với sự sáng tạo riêng rất khác biệt của GiapSchool từ phần phổ thông trung học trở xuống.

Ngoài ra, tôi chọn tên trường là GiapSchool để thể hiện tính tự chịu trách nhiệm của tôi cho việc mình làm, vì nó gắn với danh tính của mình. Qua đó tôi cũng muốn khuyến khích các bạn trẻ bước ra khỏi đám đông để sáng tạo, để thể hiện mình và tất nhiên là kèm theo việc tự chịu trách nhiệm với việc làm đó.

Còn tự tin thì tất nhiên rồi. Không ai có thể làm một việc như thế nếu không đủ tự tin. Nếu không đủ tự tin thì chắc là hoang tưởng (cười).

Người Việt có “tật xấu” là hay nghĩ “miễn phí” sẽ đi kèm với điều kiện”. Việc cung cấp tri thức miễn phí của Giapschool có đi kèm với điều kiện nào không, thưa anh?

- Tôi không có điều kiện gì cả. Tất cả đều mở và hoàn toàn miễn phí. Anh thích thì học, không thích thì thôi. Không ai kiểm soát và bắt buộc. Nếu có một sự kiểm soát gì ở đây, thì đó chỉ là kiểm soát chất lượng của chương trình học.

Khi đã học, nếu anh thích thì đăng ký để có học bạ, không thích thì thôi, anh vẫn học được, nhưng không có xác nhận về tiến trình.

Tôi tự do trong việc dạy, anh tự do trong việc học. Không ai ràng buộc ai cả. Mỗi người tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm với mình về lựa chọn đó.

Phần 2: Càng nhiều bằng cấp càng thêm rắc rối

Theo Vietnamnet

================

Lại thêm một cao nhân đầy tâm huyết tham gia góp ý về nền giáo dục Việt Nam.

Còn Lão Gàn chỉ đơn giản thế này:

Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ thì quý vị cứ tiếp tục bàn. Nếu như người ta bàn một cách rốt rào về một "triết lý giáo dục", như GS Hoàng Tụy đề xuất (Trong trường hợp đủ khà năng để bàn rốt ráo) - thì lúc đó sẽ thấy rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến,một thời huy hoàng ở bờ Nam Sông Dương tử là yếu tố căn bản của mọi vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay