Thiên Sứ

Quán vắng!

4.612 bài viết trong chủ đề này

Bỏ thi tốt nghiệp, giáo dục Việt Nam tan rã?

05/08/2013 01:05 GMT+7

Posted ImageBỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, giáo dục sẽ tan rã chứ không chỉ đi xuống. Tuy nhiên, việc xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại chất lượng, cấu trúc của kỳ thi là cần thiết.

LTS: Xung quanh vấn đề có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả những nhận định của nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group.

Một cột mốc không thể hủy bỏ

Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học (PTTH) là kỳ thi bắt buộc phải có đối với bất kỳ nền giáo dục nào, mà bỏ nó nền giáo dục sẽ tan rã, chứ không chỉ đi xuống. Trên thế giới này, với những cách thức, mức độ khác nhau, ở hầu hết các quốc gia việc tốt nghiệp PTTH đều được đánh dấu với một tấm bằng, một kỳ thi.

Hiện trạng của kỳ thi của VN hiện nay là kết quả của việc tổ chức tồi, chứ không phải do chức năng tồi của một kỳ thi. Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa nghĩa vụ của một kỳ thi với chất lượng của một kỳ thi, không thể thay thế một cuộc thi chưa nghiêm túc bằng việc không thi.

Nói rộng ra, cần phải phân biệt mặt tiêu cực của một nền giáo dục với một nền giáo dục tiêu cực. Thi không nghiêm túc là mặt tiêu cực của nền giáo dục, còn bỏ thi là biểu hiện của nền giáo dục tiêu cực.

Posted Image

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Ảnh: Văn Chung

Giáo dục phổ thông có vai trò vô cùng quan trọng trong cả quá trình giáo dục. Đó là giáo dục nền tảng, là giáo dục con người và là bước đầu tiên trong việc tiến đến giáo dục các nhà chuyên môn.

Nếu bây giờ một người đi học từ lớp 1 không chờ đợi, lo sợ có một kỳ thi ở điểm kết thúc của quá trình học tập, thì chất lượng học tập lập tức tan rã ngay từ lớp 1. Như vậy là "tháo cũi xổ lồng" cả đầu vào lẫn đầu ra, sẽ không còn kỷ cương giáo dục và đào tạo nữa.

Mặt khác, không nên nhầm lẫn rằng một kỳ thi có 97-98% đỗ là một kỳ thi tồi. Bởi vì kỳ thi này cần chuẩn bị cho xã hội nhiều thứ, nhiều mức độ, yêu cầu, đòi hỏi. Mức tỷ lệ tốt nghiệp cao đó cũng là một hiện thực phổ biến trên thế giới.

Nên nhớ rằng xã hội có những cấp độ nhu cầu khác nhau đối với tấm bằng phổ thông. Chúng ta đòi hỏi thống nhất mục tiêu của cả xã hội nên mới rơi vào “bi kịch”. Chúng ta phải cho ra lò, cung cấp cho xã hội một chứng chỉ. Còn xã hội phải đủ thông thái để sử dụng chứng chỉ đó cho những mục tiêu tiếp theo, ví dụ như tuyển đầu vào đại học.

Tại nhiều quốc gia mà giáo dục phổ thông được coi trọng, kỳ thi tốt nghiệp còn trở thành tư liệu cơ bản, thành điều kiện “cần”, đôi khi cả điều kiện “đủ” để vào các trường Đại học. Chẳng hạn ở Anh, tốt nghiệp PTTH (Alevel) là một mức học vấn, một danh hiệu xã hội hẳn hoi. Số môn phải thi TN tối thiểu là 4, nhưng người thi có thể đăng ký thi nhiều môn hơn để hồ sơ của họ hấp dẫn với các trường đại học.

Tú tài hay A level là một mức học vấn phổ quát trên toàn thế giới. Thi tốt nghiệp không phải sự ngẫu hứng của các nhà giáo dục về chuyện nó cần hay không cần. Chúng ta không thể hủy bỏ một cột mốc đánh dấu một giai đoạn học vấn mang tính nền tảng, cơ sở của toàn bộ quá trình giáo dục của một quốc gia.

Các nhà nước muốn thống nhất phải thống nhất từ giáo dục, ngôn ngữ, chữ viết. Không có tiêu chuẩn của quốc gia về giáo dục phổ thông, làm sao thống nhất được về ngôn ngữ, chữ viết. Không có những sự thống nhất đó, làm sao có quốc gia thống nhất?

Tổ chức lại cấu trúc kỳ thi

Tuy nhiên, việc xem xét, nghiên cứu, tổ chức lại chất lượng, cơ cấu của một kỳ thi như vậy là cần thiết: tổ chức thi như thế nào, quan niệm về kỳ thi ra sao... Kỳ thi tốt nghiệp PTTH cần được tổ chức lại, giản tiện bớt để đạt được những tiêu chí gọn nhất, nhẹ nhất và rõ ràng nhất, đáp ứng cho các kỳ vọng, mục tiêu của các nhóm xã hội.

Cấu trúc thi cần thể hiện sự khác biệt, sự đòi hỏi khác nhau của các nhóm xã hội đối với kỳ thi này. Nhóm hàn lâm cao nhất cần điều gì ở kỳ thi, nhóm các chuyên gia thực hành cần gì, nhóm những người cần một tấm bằng để "yên dạ" xã hội cần gì, v.v…

Sự tế vi trong các mục tiêu khác nhau của các nhóm, tầng nhu cầu trong xã hội là đối tượng mà ngành giáo dục và đào tạo buộc phải nghiên cứu, chứ không thể tiếp tục lảng tránh. Ngành giáo dục và đào tạo phải cung cấp các đề thi, mức thi, cách thi cho những nhóm nhu cầu đa dạng trong xã hội.

Bởi vậy, cái chúng ta cần là làm thế nào cấu trúc cuộc thi ấy tự nó tạo ra sự phân loại, có lợi cho toàn bộ quá trình phát triển của giáo dục VN. Chẳng hạn, tạo ra sự phân loại học sinh tốt nghiệp ở các trình độ dành cho trường đại học với các cấp độ chất lượng, danh tiếng khác nhau.

Kỳ thi tốt nghiệp cần trở thành tư liệu “cần”, chính xác để xác định đầu vào của các trường đại học. Sau đó, bản thân mỗi trường đại học sẽ có những "vũ khí", sự sắc sảo chuyên nghiệp để tuyển chọn tiếp, đó chính là điều kiện "đủ" của mỗi trường. Nhiều trường đại học trên thế giới thậm chí xem kỳ thi tốt nghiệp là điều kiện “cần” và “đủ”, kể cả những trường danh tiếng.

Quá trình để đi đến mục tiêu đó, từ khi thí nghiệm cho đến lúc thành công có thể phải mất hàng chục năm. Nhưng chúng ta đừng sốt ruột đối với giáo dục, đào tạo. Trong khi chúng ta có một bộ máy mà năng lực sử dụng con người còn thấp, thì tại sao chúng ta lại tỏ ra quá sốt ruột về chất lượng đầu vào, đầu ra của giáo dục?

Mỹ Hòa (Ghi)

=================

Tôi vẫn tiếp tục chờ đợi đến khi Việt sử 5000 năm văn hiến được vinh danh trong sách giáo khoa Việt.

Từ 8 năm trước tôi đã nói điều này. Đã 8 năm trôi qua, đủ các loại chuyên gia Tây Tàu Mỹ Nhật....Nhưng chưa thấy ai bàn được một cách ngành ngọn về vấn đề này. Ngoại trừ giáo sư Hoàng Tụy khi đặt vấn đề về một "Triết lý giáo dục" - nhưng giáo sư cũng mới chỉ đặt vấn đề chứ chưa xác định được nội dung.

Chém gió vậy thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bỏ thi tốt nghiệp là ý kiến khôi hài nhất từng nghe. Học cái gì cũng phải thi hết khóa. Có thể giảm nhẹ bằng cách tổ chức thi quanh năm, mỗi người thi bao nhiêu lần cũng được chứ bỏ thi thì ai thèm học. Rồi lấy cái gì để biết là học sinh đã tiếp thu lượng kiến thức tối thiểu đó.

Thi vào đại học thì cứ theo năng lực của đại học cụ thể mà quyết định, nếu họ dạy được 100 người/khóa mà chỉ có 90 người đăng ký học thì khỏi thi ( trừ 1 số ngành yêu cầu năng khiếu tối thiểu ). Nếu năng lực đào tạo của họ 100 người/khóa mà có đến 1000 người xin vào học thì 1000 người đó phải thi với nhau để lọc ra 100 người giỏi nhất giành suất học khóa đó thôi chứ đâu có đủ chổ mà học. Việc 900 người kia đi đâu lại là việc khác. Quốc gia nào quy họach tài lực mà để thiếu trường cho người học thì lãnh đạo quốc gia đó kém.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bỏ thi tốt nghiệp là ý kiến khôi hài nhất từng nghe. Học cái gì cũng phải thi hết khóa. Có thể giảm nhẹ bằng cách tổ chức thi quanh năm, mỗi người thi bao nhiêu lần cũng được chứ bỏ thi thì ai thèm học. Rồi lấy cái gì để biết là học sinh đã tiếp thu lượng kiến thức tối thiểu đó.

Thi vào đại học thì cứ theo năng lực của đại học cụ thể mà quyết định, nếu họ dạy được 100 người/khóa mà chỉ có 90 người đăng ký học thì khỏi thi ( trừ 1 số ngành yêu cầu năng khiếu tối thiểu ). Nếu năng lực đào tạo của họ 100 người/khóa mà có đến 1000 người xin vào học thì 1000 người đó phải thi với nhau để lọc ra 100 người giỏi nhất giành suất học khóa đó thôi chứ đâu có đủ chổ mà học. Việc 900 người kia đi đâu lại là việc khác. Quốc gia nào quy họach tài lực mà để thiếu trường cho người học thì lãnh đạo quốc gia đó kém.

Tôi thấy những nhận xét từ nhiều năm qua - dù là của các học giả, nhà nghiên cứu các loại - toàn chỉ bàn những tiểu tiết. Chỉ mình giáo sư Hoàng Tụy đưa ra một vấn đề tồng hợp: Tính triết lý giáo dục. Nhưng giáo sư cũng chưa mô tả được nội dung của nó.

Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được vinh danh và phục hồi trong sách giáo khoa, thì - tôi tin rằng:

Cứ lâu lâu chúng ta vào mạng sẽ lại thấy họ đang bàn về "Cải cách giáo dục" với ý kiến đa chiềuPosted Image.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường dẫn cầu Nhật Tân - HN: Ai chịu trách nhiệm 155 tỉ đồng đền oan?

Thứ ba 06/08/2013 13:16

(GDVN) - Vụ việc Bộ GTVT có thể phải bù 155 tỉ đồng cho nhà thầu do chậm giải phóng mặt bằng cho thấy ngân sách nhà nước đang phải đền oan cho sự tắc trách của các bên liên quan. Nhưng nguy cơ lớn hơn là vụ việc này có thể tạo tiền lệ xấu cho nhiều vụ đền bù khác trong tương lai.

Trao đổi với Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ GTVT đang trong quá trình thương thảo với nhà thầu Tokyu (Nhật Bản) về khoản tiền đền bù chi phí do chậm giải phóng mặt bằng (GPMB) gói 3 dự án cầu Nhật Tân.

Posted Image

Dự án cầu Nhật Tân (Hà Nội) chậm tiến độ 27 tháng - Ảnh: T.K

Gói thầu số 3 - đường dẫn cầu Nhật Tân thuộc địa phận H.Đông Anh (Hà Nội) - trị giá hơn 1.800 tỉ đồng, khởi công từ tháng 3.2009 với thời hạn hoàn thành theo hợp đồng là 34 tháng (tức tháng 2.2012). Nhưng đến tháng 3.2012 công tác GPMB mới cơ bản hoàn tất, Bộ GTVT đã đề xuất và được Chính phủ chấp thuận cho giãn tiến độ tới tháng 5.2014.

Chưa ai chịu trách nhiệm

Ông Trường cho rằng, việc chậm GPMB có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, GPMB phụ thuộc rất nhiều yếu tố như chế độ chính sách, nhận thức của người dân, tổ chức thực hiện, liên quan đến nhiều cấp ngành. Với gói thầu số 3, không chỉ giải phóng nhà dân mà còn công trình kỹ thuật, phải di dời một đường điện 200 kV, liên quan đến cắt điện đóng điện phục vụ sản xuất công nghiệp nên kéo dài tiến độ.

Tuy nhiên, nhà thầu thi công là Tokyu đã yêu cầu chủ đầu tư phải hỗ trợ thêm 155 tỉ đồng ngoài hợp đồng, do những chi phí phát sinh từ việc kéo dài hợp đồng thêm 27 tháng. Việc nhà thầu đòi đền bù hoàn toàn hợp lệ vì hợp đồng ký kết có quy định nếu bàn giao chậm mặt bằng thì nhà thầu có quyền yêu cầu bổ sung chi phí phát sinh.

"Điều Bộ GTVT và Hà Nội cần làm là chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính dẫn tới chậm GPMB và xử lý trách nhiệm nghiêm khắc để làm gương cho các dự án khác" - Một chuyên gia trong ngành giao thông

Về phía VN dù dự án hạ tầng giao thông nào gần như cũng chậm tiến độ, nhưng đây là lần đầu tiên nhà thầu lên tiếng đòi quyền lợi do GPMB chậm. “Đây là lần đầu tiên, nên cần rất thận trọng trong việc xử lý các mối quan hệ, đảm bảo nguyên tắc chi các nguồn vốn nhà nước một cách hợp lý, xem xét các đề nghị của nhà thầu để vừa giải thích, vừa xem xét tính chất GPMB của VN”, ông Trường nói.

Đáng chú ý, vốn dành cho GPMB với dự án cầu Nhật Tân là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước, nói cách khác, ngân sách sẽ phải chi thêm 155 tỉ đồng đền bù chỉ vì GPMB chậm. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này thì ông Trường cho rằng chưa thể kết luận, vì Bộ GTVT và UBND Hà Nội vẫn đang họp để làm rõ trách nhiệm các cơ quan liên quan.

“Có nhiều nguyên nhân nên không thể vội kết luận. Nhưng đầu tư bằng tiền ngân sách, thì tổ chức cá nhân nào chịu trách nhiệm liên quan sẽ bị xử lý”, ông Trường nói.

Nguy cơ lặp lại ở nhiều dự án

Ông Đỗ Tất Bình, Trưởng ban Quản lý (BQL) dự án cảng nhà ga T2 Nội Bài (địa phận H.Sóc Sơn, Hà Nội) chia sẻ, dự án này đang vướng GPMB tại đường ngang dân sinh đi qua dự án. BQL đã đề nghị H.Sóc Sơn thống kê tạm thời diện tích, và sẽ chi tiền ngay để GPMB, nhưng vẫn chưa giải quyết được.

Theo ông Bình, “hạng mục này rất nhỏ, đáng lẽ phải xong cách đây nửa năm, nhưng tới nay vẫn chưa xong, trong khi hết tuần tới là cần mặt bằng thi công. Dù chúng tôi đã liên tục họp bàn với Sóc Sơn, công văn chuyển rồi, tiền GPMB cũng đã chuyển, địa phương bảo đang làm nhưng vẫn chưa có chuyển biến gì”. Ông Bình cũng cho rằng, nếu không bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ, nhà thầu chắc chắn sẽ có ý kiến.

Ông Lương Quốc Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc VN (VEC), chủ đầu tư dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai, cũng cho biết, dự án này vẫn vướng GPMB ở một số đoạn qua H.Sóc Sơn như giao giữa cao tốc và tỉnh lộ 131, dân cản trở thi công do liên quan đến đền bù GPMB quốc lộ 18 từ trước đó. Thậm chí chỉ có 2 hộ dân tranh cãi quyền sử dụng đất, nhưng địa phương không can thiệp xử lý khiến người dân trồng chuối bên lề đường đang thi công.

Đại diện một BQL dự án giao thông lớn đi qua địa bàn Hà Nội lý giải, sở dĩ GPMB tại Hà Nội luôn chậm trễ so với các địa phương khác do Hà Nội có “đặc thù” khác với các tỉnh. Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm GPMB, thu hồi đất, thực hiện hỗ trợ tái định cư và bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư.

“Ở các tỉnh thì BQL dự án làm hết các thủ tục GPMB, nhưng Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư làm thêm nhiều thủ tục khác liên quan đến GPMB, mà xin giấy phép các sở ngành thì vô cùng mệt mỏi. Nhà thầu nước ngoài theo hợp đồng quốc tế có điều khoản tiếp cận công trường, nếu GPMB vướng sẽ vịn vào điều luật này để đòi đền bù, nhưng khi nhà thầu chậm tiến độ chủ đầu tư lại không thể xử phạt. Sau vụ Tokyu nguy cơ đền bù ở các dự án khác là rất lớn”, ông này cho biết thêm.

Dự án cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu bắc qua sông Hồng thuộc tuyến đường Vành đai 2 Hà Nội nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản (10.117 tỉ đồng), vốn đối ứng hơn 2.442 tỉ đồng và ngân sách UBND TP.Hà Nội cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 1.066 tỉ đồng. Dự án chia làm 3 gói thầu chính: gói số 1 xây dựng cầu chính và cầu dẫn phía bắc, gói số 2 xây dựng cầu và đường dẫn phía nam, gói số 3 xây dựng đường dẫn phía bắc.

Cần chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, rút kinh nghiệm gói thầu số 3 dự án xây dựng cầu Nhật Tân bị nhà thầu Nhật yêu cầu đền bù, nên có gói thầu tại dự án đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Bộ chưa dám giao cho nhà thầu nước ngoài thi công khi chưa xong mặt bằng vì sợ bị phạt. Tại cuộc họp về GPMB sáng qua (5.8) của UBND TP.Hà Nội, đại diện các quận huyện cho rằng, cơ chế, chính sách trong công tác đền bù, hỗ trợ và tái định cư có nhiều thay đổi nên các địa phương gặp nhiều khó khăn, như khâu xác định giá đất ở làm căn cứ lên phương án đền bù.

Theo một chuyên gia trong ngành giao thông, sau vụ việc nhà thầu Tokyu, điều Bộ GTVT và Hà Nội cần làm là chỉ rõ đích danh đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính dẫn tới chậm GPMB và xử lý trách nhiệm nghiêm khắc để làm gương cho các dự án khác.

“Không chỉ Hà Nội mà các địa phương khác cũng cần tích cực hơn trong việc tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục chính sách đền bù, tái định cư trong GPMB. Nhưng ngoài câu chuyện cơ chế, chỉ khi phân định rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý thích hợp, thì địa phương cũng như chủ đầu tư mới làm hết trách nhiệm của mình”, ông này nhìn nhận.

“Không phải lấy tiền ngân sách ra mà trả”

Ông Vũ Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN, cho biết trước đây hiệp hội nhà thầu rất nhiều lần kiến nghị khi ký hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư có hai nội dung vô cùng quan trọng là: GPMB sạch và đảm bảo đủ vốn. Hai điều kiện này là bắt buộc khi đưa dự án ra đấu thầu, nhưng các nhà quản lý, các chủ đầu tư thường bỏ qua.

Trong khi đó với các nhà thầu quốc tế, bất kể dự án nào họ cũng phải yêu cầu điều kiện ràng buộc chặt chẽ, nếu không GPMB được thì phải đền bù. “Đây là bài học đắt giá lắm, dù có mất tiền nhưng nó sẽ làm thay đổi cả cung cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp của các chủ đầu tư”, ông Khoa nói.

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tồng hội Xây dựng, cũng thẳng thắn: “Đền là đúng rồi, trách nhiệm đã rõ, nhưng lẽ ra phải trừ lương, thưởng, phạt bên chủ đầu tư chứ không phải lấy tiền ngân sách ra mà trả”.

Anh Vũ

Hà Nội phê phán chủ đầu tư của Bộ GTVT

Trong cuộc họp về tiến độ dự án với Bộ GTVT sáng qua, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo gay gắt phê bình: “Tôi phê phán các chủ đầu tư của Bộ GTVT. Chủ đầu tư phải hoàn thiện quy hoạch, bàn giao mặt bằng cắm mốc giới rồi mới tính đó là thời điểm GPMB. Bây giờ các anh mới bàn giao mốc giới dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông mà đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ là chậm tiến độ do 2 quận Thanh Xuân và Đống Đa chậm bàn giao mặt bằng. Yêu cầu các anh phải thực hiện đúng chức năng chủ đầu tư, sớm hoàn thành cắm mốc. Nếu cơ quan GPMB của TP không phối hợp quy hoạch về tuyến, kiến trúc đó là trách nhiệm của họ”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, cả tuyến đã bàn giao mốc giới, nhưng do vấn đề thiết kế ga đường sắt, phải xin ý kiến nhiều cấp ngành, chỉ giới chưa chuẩn nên chưa bàn giao, ảnh hưởng đến GPMB.

Theo Thanh Niên

==================

Một hôm đến nhà ông anh tôi chơi - Lão Loccoctu. Đang ngồi "chém gió" say sưa, tự nhiên có tiếng rao: "Ai ve chai lông vịt, đồng nát bán không?". Nghe tiếng rao, ông anh tôi lật đật đứng dậy, chạy ra cửa, trả lời: "Thưa bà! Nhà tôi không có gì bán cả!". Xong ông ta chạy vào giải thích: "Dân Hanoi gốc thì phải lịch sự. Người ta hỏi mình phải trả lời!". Từ đó ai hỏi phong long tôi cũng trả lời. Lên taxi, có giọng nữ nói: "Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của hãng..."Thế là tôi cũng trả lời: "Dạ! Không có chi!".

Bây giờ đọc cái tít bài báo này, thấy họ hỏi:

Đường dẫn cầu Nhật Tân - HN: Ai chịu trách nhiệm 155 tỉ đồng đền oan?

Theo phép lịch sự tôi cũng xin trả lời: Dạ! Thưa không phải tôi! Nhưng tôi cũng xin lỗi. Vì cũng không biết ai phải chịu trách nhiệm. Xin quý báo vui lòng đi hỏi người khác!
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

==================

Một hôm đến nhà ông anh tôi chơi - Lão Loccoctu. Đang ngồi "chém gió" say sưa, tự nhiên có tiếng rao: "Ai ve chai lông vịt, đồng nát bán không?". Nghe tiếng rao, ông anh tôi lật đật đứng dậy, chạy ra cửa, trả lời: "Thưa bà! Nhà tôi không có gì bán cả!". Xong ông ta chạy vào giải thích: "Dân Hanoi gốc thì phải lịch sự. Người ta hỏi mình phải trả lời!". Từ đó ai hỏi phong long tôi cũng trả lời. Lên taxi, có giọng nữ nói: "Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ của hãng..."Thế là tôi cũng trả lời: "Dạ! Không có chi!".

Bây giờ đọc cái tít bài báo này, thấy họ hỏi: Theo phép lịch sự tôi cũng xin trả lời: Dạ! Thưa không phải tôi! Nhưng tôi cũng xin lỗi. Vì cũng không biết ai phải chịu trách nhiệm. Xin quý báo vui lòng đi hỏi người khác!

Sư phụ làm con cười vỡ cả bụng rồi. Hihihii hahahaha Sư phụ vui tính thật.!Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người nguyên thủy 2013:

=========================

Cha con 'người rừng' sống 40 năm trên cây

Thứ tư, 7/8/2013 18:04 GMT+7

Sau 40 năm bỏ làng vào sống giữa rừng sâu, sáng 7/8, hai cha con ông Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã được chính quyền địa phương cùng dân làng "giải cứu" về làng.

Posted Image

Hai cha con "người rừng" Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) suốt 40 năm qua đã sống trên căn chòi như tổ chim, treo chót vót trên một thân cổ thụ giữa rừng sâu được chống đỡ bởi hàng chục cây lồ ô già.

Posted Image

40 năm trước, khi ông Lang tròn 1 tuổi, người cha Hồ Văn Thanh đã mang con vào rừng sống hoang dã. Từ đó đến nay họ chỉ mặc mỗi chiếc khố bện bằng vỏ cây.

Posted Image

Vào mùa lạnh, họ choàng thêm chiếc áo được bện bằng vỏ cây. Vật dụng dùng nấu ăn giữa rừng sâu suốt 40 năm qua được lượm lặt về.

Posted Image

Gùi và những ống lồ ô chứa lúa, mè của hai cha con "người rừng"

Posted Image

Rìu và dao tự chế của hai cha con.

Posted Image

Sau hơn 4 tiếng vượt núi, băng rừng, lực lượng dân quân xã Trà Xinh, huyện miền núi Tây Trà cùng dân làng đã tiếp cận nơi ở, "giải cứu" hai cha con đưa về làng.

Posted Image

Ông Hồ Văn Thanh (81 tuổi) bị ốm nặng nên dân làng phải khiêng võng đưa từ rừng sâu về nhà chữa bệnh.

Posted Image

Do lo sợ ông Lang hoảng sợ, bỏ trốn vào rừng, lực lượng công an xã luôn phải giữ vai để dẫn đi.

Posted Image

Trong đoàn đi giải cứu hôm nay, Chính quyền xã Trà Xinh đã bố trí y sĩ đi theo để chăm sóc hai cha con "người rừng"

Trí Tín

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn nguồn gốc của âm nhạc

NLD.com.vn

Thứ Ba, 06/08/2013 22:41

Âm nhạc là một trong những căn bản văn hóa quan trọng nhất của loài người.

Tuy nhiên, vì sao nó được tạo ra và con người tiến hóa như thế nào để trở nên yêu thích âm nhạc như hiện nay vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học. Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, từng đoán rằng âm nhạc được tạo ra thông qua các nghi lễ cưới hỏi. Song, một nghiên cứu mới đã chú trọng vào khả năng truyền đạt thông điệp và củng cố các mối quan hệ cộng đồng, ví dụ nhạc dành cho chinh chiến, ăn mừng lễ hội...

Thành viên nhóm nghiên cứu gồm tiến sĩ tâm thần học Chris Loersch, thuộc Đại học Colorado - Mỹ và TS Nathan Arbuckle, thuộc Đại học Công nghệ Ontario, đã đưa ra luận điểm rằng âm nhạc được sử dụng như một công cụ truyền đạt thông tin về trạng thái tinh thần cho nhiều cá thể cùng một lúc. Khi con người càng ngày phải thích ứng với việc sống chung trong các cộng đồng, nhiều cơ chế sinh học lẫn tâm lý đã phát triển để có thể giữ vững cấu trúc của cộng đồng.

Posted Image

Bức họa Hy Lạp mang tên Bài học nhạc - năm 510 trước Công nguyên. Nguồn: Wikimedia

Nghiên cứu này được đăng tải trên tờ Journal of Personality and Social Psychology. “Chúng tôi đặt giả thuyết rằng âm nhạc chính là một trong những cơ chế phát triển vào lúc đó” - 2 tác giả này nhận định.

Giả thuyết nêu trên vẫn rất khó để chứng minh nhưng không có nghĩa là thiếu cơ sở khoa học. Hai nhà khoa học đã đưa ra dẫn chứng từ hàng loạt nghiên cứu khác nhau, cho thấy mối quan hệ giữa nhu cầu hòa đồng với nhóm xã hội và xu hướng bị ảnh hưởng tình cảm sâu sắc từ âm nhạc. Trong đó, có một nghiên cứu quan sát thí nghiệm với 112 người trưởng thành, trả lời các câu hỏi khảo sát online. Nghiên cứu này cho thấy những ai càng có xu hướng tìm cách hòa nhập cộng đồng thì càng dễ bị ảnh hưởng từ âm nhạc.

Một nghiên cứu khác nhắm vào việc làm cho các đối tượng được khảo sát cảm thấy mối quan hệ cộng đồng của họ bị đe dọa. Kết quả, phản ứng của họ với âm nhạc trở nên mạnh hơn. Lý do của phản ứng này là vì các đối tượng thí nghiệm mong muốn thiết lập lại mối quan hệ cộng đồng qua âm nhạc. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy khả năng tăng cường tính hợp tác và đồng cảm giữa trẻ em khi chơi trò chơi âm nhạc với nhau. Sự phát triển của âm nhạc dẫn đến thành lập các nhóm xã hội cũng là một minh chứng mạnh mẽ.

Các nghiên cứu nêu trên vẫn chưa có chứng cứ vững chắc để khẳng định giả thuyết âm nhạc được sinh ra từ nhu cầu củng cố các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đây là một trong những giả thuyết hợp lý và thú vị nhất để trả lời cho hàng loạt điều bí ẩn của âm nhạc.

Thiết Hầu

=================

Bản chất của âm nhạc tác động đến cuộc sống và con người, từ lâu đã được Lý học Đông phương tổng kết và nói tới, trong một bộ kinh nổi tiếng của Đông phương - Có lẽ không ít người ngạc nhiên - Đó chính là "Kinh Nhạc" trong Tứ thư và Lục kinh của nền văn hóa Đông phương.

Từ lâu, thể hệ trẻ - nếu quan tâm đến cổ học - thì chỉ nghe nói đến "Tứ thư" và "Ngũ Kinh". Gồm:

* Tứ Thư: Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh tử.

* Ngũ Kình gồm: Kinh Thi; Kinh Thư, Kinh Lễ; Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu.

Kinh Nhạc chỉ được nhắc đến một cách rất sơ sài. Bộ kinh này được - "thiên hạ đồn rằng" - đã bị Tần Thủy Hoàng đốt trong thảm án "Đốt sách chôn học trò" nổi tiếng dưới triều đại của ông. Đây là một bằng chứng nữa cho thấy sự mạo danh của nền văn minh Hán với những di sản của văn hiến Việt, khi văn minh Lạc Việt sụp đổ ở Nam Dương tử vào thế kỷ thứ III BC. Bởi vì - cũng theo "thiên hạ đồn rằng" - vào đầu thế kỷ thứ II BC, người ta tìm được di sản Tứ thư Ngũ Kinh - được gán cho Khổng Tử - khi xây cung điện cho một vương gia. Tất cả những gì sau đó được coi là của Khổng Tử đều được tìm thấy trong sự kiện này. Nhưng kinh Nhạc thì không thấy?! Và người ta giải thích là do Tần Thủy Hoàng đốt.

Nhưng không lẽ cái nhà ông Tần Thủy Hoàng lại chừa những gì còn lưu trữ, cất giấu trong nhà của ông Khổng tử từ 300 năm trước; hoặc cái nhà ông Khổng Tử khi cất lại quên không cất kinh Nhạc?!

Vô lý đùng đùng!

Việc có hẳn một bộ kinh viết về Nhạc, cho thấy tầm quan trong của âm nhạc từ cái nhìn của Lý học Đông phương với cuộc sống của con người.

Lý học Đông phương luận về "nhạc" không phải như bài viết trên đây.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://baodatviet.vn...-syria-2352186/

Cập nhật lúc 09:48, 09/08/2013

Đằng sau vụ Mỹ tiết lộ Israel không kích kho Yakhont Syria

(ĐVO) - Theo Press TV ngày 8/8, nhà hoạt động chính trị Mỹ Lyndon LaRouche cảnh báo rằng việc tiếp tục các hành vi của Israel đối với Syria, gồm cả các cuộc không kích gần đây xung quanh Damascus, có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh nhiệt hạch Nga-Mỹ.

Posted ImageMỹ tiết lộ hoạt động không kích Syria của Israel để

Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Executive Intelligence Review, một tờ tuần báo được thành lập bởi LaRouche, Jeffrey Steinberg dẫn lời LaRouche cảnh báo rằng các hành động của Israel, trong đó có vụ đánh bom kho tên lửa chống hạm Yakhont do Nga chế tạo ở Latakia, có thể gây ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột nhiệt hạch với Nga.

Sau vụ tấn công, các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ rằng Tel Aviv đã thất bại trong nỗ lực hủy diệt kho tên lửa của quân đội Syria.

Jeffrey Steinberg, tác giả chính của bài viết, cho rằng vụ rò rỉ thông tin trên đã chứng minh rằng Mỹ không muốn sử dụng bất kỳ biện pháp quân sự nào chống lại các mục tiêu có liên quan tới Nga tại Syria để tránh leo thang hơn nữa mọi xung đột có thể có trong tương lai với Moscow.

Kênh RT của Nga dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ cho rằng, vụ rò rỉ thông tin Israel đứng sau vụ tấn công nhằm mục đích để làm rõ quan điểm của Mỹ là không hỗ trợ các cuộc tấn công của Israel chống lại các mục tiêu của Nga tại Syria vì Washington lo ngại rằng một cuộc không kích như vậy có thể dẫn đến một sự leo thang trực tiếp hút nước này vào cuộc đối đầu với Moscow.

LaRouche, chính trị gia 8 lần tham gia ứng cử, tranh chức tổng thống, trong năm 2004 từng cáo buộc một nhóm các điệp viên của Israel trong Chính phủ Mỹ đã thúc đẩy chính quyền Tổng thống George W. Bush khởi động một cuộc chiến tranh chống Iraq.

Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng ở Syria, Nga đã phản đối bất kỳ sự can thiệp quân sự nước ngoài nào vào tình hình nước này và ngăn chặn mọi nỗ lực phương Tây áp dụng các biện pháp khắc nghiệt chống lại chính phủ Syria.

Lập trường này vẫn được Nga duy trì cho tới tận lúc này, mặc dù Nga cho biết điều đó không phải vì mối quan hệ với cá nhân Tổng thống Bashar al-Assad.

Hạnh Nguyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Không có chuyện dầm cầu rơi xuống đường"

Posted Image - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định không có chuyện dầm rơi, lao xuống đường trong sự cố sáng 10/8 ở điểm thi công cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã.

Rơi thanh dầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh

Posted Image

Ảnh: Bình Minh

Rạng sáng nay (10/8), tại công trình xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã (nút giao Daewoo), các đơn vị thi công đang tiến hành lao lắp một phiến dầm thép thuộc nhịp trụ P4, mố A1 vào vị trí thiết kế, thì bất ngờ sự cố xảy ra với thiết bị cẩu đứng tại trụ P4.

Cụ thể, theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, khi vừa tiến hành cẩu, thì cáp ròng rọc của chiếc cẩu này bị rối kẹt và đứt nên không thể tiếp tục cẩu dầm được. Sau khi sự việc xảy ra, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công đã quyết định dừng và vận chuyển dầm về bãi tập kết.

Các bên sau đó đã tiến hành họp bàn và thống nhất tiến độ triển khai lao lắp dầm này vào đêm mai (11/8), đồng thời cũng yêu cầu các đơn vị thi công nghiêm túc rút kinh nghiệm và chuẩn bị phương tiện, thiết bị dự phòng trước khi thi công trở lại.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khẳng định, sự cố xảy ra rạng sáng ngày 10/8 về cơ bản không gây ảnh hưởng tới dầm, không gây ra bất kỳ thương vong nào đối với công nhân, cán bộ đang có mặt ở hiện trường, và nhất là không có chuyện dầm rơi và lao xuống đường.

Trước đó, như tin đã đưa, tại công trường trên, trong khi đưa hai dầm cầu lên bệ, một trong hai chiếc đã bị sập, rơi xuống đường. Theo một số nhân chứng, khi bắt đầu gác dầm thứ hai thì bất ngờ dây cáp từ một xe cẩu bị đứt, khiến một đầu của thanh dầm đổ sụp xuống.

Thanh Vân

===================

"Thế lày nà thế lào?". Rút cục là rơi hay không rơi? Định nên một wẻ để xem rút cục cái dầm cầu có rơi không, nhưng nại thôi. Vì sợ bị coi nà "không có cơ sở khoa học".

Chuyện nhỏ như con thỏ. Dậy mừ cũng có thông tin và ý kiến trái chiều như vầy.

Vậy ai đúng đây? Thôi để Thiên Sứ phán ra răng xem được không: Cái dầm cầu suýt nữa rơi. Hì! Hòa cả làng!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện bùa ngãi

Thầy bùa dùng huyền pháp để hại người là phạm vào đại kỵ và quả báo rất lớn, có dòng huyền thuật sau 2.000 năm con cháu vẫn bị báo ứng.

Bùa ngải ở nước ta không phải là một khái niệm quá xa lạ. Hầu hết mọi người đều từng nghe đến việc dùng bùa ngải để mưu cầu điều tốt cho mình hoặc để ám hại người khác. Vậy bùa chú có thật sự mang công dụng vô biên hay không?

Bùa ngải có nhiều dòng phái nhưng tựu trung lại là làm phép “gửi lệnh” điều khiển âm lực vào một vật cụ thể nào đó để trấn yểm, phục vụ mục đích người dùng. Việc khai triển bùa ngải vì vậy phải thông qua thầy bùa hay còn gọi là pháp sư. Pháp sư có pháp lực càng cao thì “thương hiệu” càng lớn và dĩ nhiên được nhiều người tin tưởng thỉnh bùa.

Diện kiến thầy bùa

Mất nhiều tháng thuyết phục, chúng tôi mới được diện kiến ông T., một pháp sư có tiếng ở Sài Gòn và được ông chia sẻ những sự thật về bùa ngải.

Nhà pháp sư T. nằm ở mặt tiền đường trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP HCM. Căn nhà rất rộng nhưng cửa đóng then cài quanh năm, chỉ một mình ông ở. Cả gia đình pháp sư đều định cư ở nước ngoài, riêng ông vẫn ở lại. Pháp sư T. năm nay 40 tuổi, từng tốt nghiệp cử nhân luật nhưng 20 năm qua chỉ chuyên tâm nghiên cứu bùa ngải.

Ông gặp chúng tôi sau một chuyến “công cán” từ Tây Ninh trở về. Gia chủ ở đó xây cất nhà ở gần nghĩa địa, thường xuyên bị ma quấy quá. Thử mọi cách từ cúng kiếng, cầu siêu đều không được. Nghe danh thầy T., họ cất công lặn lội xuống Sài Gòn cậy nhờ. “Thực chất đó không phải hồn ma mà là những âm binh. Chỉ có người am tường huyền thuật mới có thể hóa giải” - ông T. nói.

Phải thuyết phục ghê lắm, chúng tôi mới được ông T. cho phép vào tham quan căn phòng nơi ông nghiên cứu và thực hành bùa pháp. Căn phòng nhỏ đốt nhang trầm nghi ngút. Ở chính giữa là bàn làm việc có mực tàu và giấy vẽ bùa. Xung quanh bốn bức tường là 8.000 đầu sách đủ thứ tiếng chuyên về bùa ngải. Trên các bức tường treo nhiều ảnh mà theo ông là cao tổ của các trường phái bùa ngải. Tất cả đều là người Trung Quốc, Thái Lan hoặc Ấn Độ.

Theo lời ông T., bùa ngải chỉ là một trong những hình thức khai triển huyền thuật, ngoài ra còn có trù ếm, thần thông, thôi miên… Huyền thuật có lịch sử ít nhất đã 8.000 năm, bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có. Ở nước ta, có rất nhiều loại huyền thuật tự sinh hoặc du nhập. Cơ bản nhất vẫn có thể kể đến các dòng Nam Tông (Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia…), dòng Tiên Đạo (Trung Quốc, Tây Tạng…) hay huyền thuật của các dân tộc (như người Mường)… Mỗi dòng đều có thế mạnh thế yếu nhưng trước đây dùng để chữa bệnh, trừ ma diệt quỷ chứ không dùng hại nhau như bây giờ.

Posted Image

Bùa ngải dùng đủ thứ chất liệu từ cây cỏ đến vật dụng, tùy phép yểm và mục đích. Lá bùa có loại nhỏ bằng ngón tay, có loại to như mặt bàn. Loại chôn, loại đốt, loại uống (trực tiếp hoặc đốt), cũng có loại vô hình vô trạng… Ở miền Nam, huyền thuật chủ yếu thịnh hành dòng Nam Tông, đặc biệt là bùa chú của Thái hoặc Miên (Campuchia). Trong đó, phương pháp “trù ếm” được sử dụng nhiều nhất với “hình nộm thế thân”, chiêu thức vô cùng tàn độc nhắm đến người bị sát hại (đâm, cắt, bẻ gãy, dìm nước…).

Rất nhiều người bị hại không chỉ tán gia bại sản mà tinh thần, thể xác còn bị tổn hại ghê gớm. Huyền thuật tôn chỉ là điều chỉnh quan hệ giữa con người với cõi siêu nhiên. Vì vậy, xuất phát điểm của bùa ngải đơn thuần là vì mục đích tốt.

Dòng huyền thuật nào cũng có “bùa hại”. “Bùa hại” từ sơ khởi cũng đã có nhưng chỉ mang tính chất để răn đe, trừng phạt những người xấu và giúp họ quay đầu chuyển ý. Dần dà, nhiều người tà tâm đã khuếch đại, phát triển bùa hại lên tầm cao mới. “Từ lâu, việc dùng bùa phép ám hại nhau là có thật, dù nhiều người chưa tin” - ông T. khẳng định.

Đẳng cấp và trả giá

Cũng theo lời ông T., huyền thuật sơ khai mang mục đích tốt đẹp nên pháp sư cũng vậy. Những người có khả năng khai triển huyền thuật là những người đức đạo, thành tâm. Tuy nhiên, ngày nay nhiều thầy bùa, pháp sư công khai dùng huyền thuật để kiếm tiền, khai sinh ra nhiều tà thuật. Ông khẳng định huyền thuật không phân biệt chánh tà, chỉ có người sử dụng huyền thuật vào mục đích tốt hay xấu.

“Người khai triển huyền pháp với mục đích hại người đã phạm vào đại kỵ và quả báo rất lớn” - ông nói. Như trường hợp một thầy bùa ở Tây Ninh chuyên yểm bùa hại người theo yêu cầu. Ông này sống đến 60 thì bị điên rồi chết. Con cháu ông ta không hiểu vì sao đều bị điên cùng lúc. Ông T. khẳng định việc trả giá như vậy trong huyền giới không hiếm.

Có những dòng huyền thuật hơn 2.000 năm vẫn báo ứng, nhiều thế hệ “chịu tội” là chuyện bình thường. “Đáng buồn là cuộc sống càng phát triển, dục vọng con người càng lớn. Thầy bùa hoạt động công khai, nhiều người chỉ học lỏm được ít kỹ năng đã xưng thầy hành nghiệp” - ông buồn rầu nói.

Ông T. kể, có người bạn chuyên vẽ bùa ở Sài Gòn, khách đông đến nỗi, mỗi ngày ông “vẽ bùa” gần 10 tiếng đồng hồ. Mỗi khách như vậy lại “cúng tổ” ít nhất 100.000 đồng. Mỗi ngày ông này thu nhập trên dưới 10 triệu đồng. “Nghề” thầy pháp hấp dẫn đến mức con trai ông đang là sinh viên đại học cũng nghỉ ngang, theo cha học lỏm 3 năm và đến nay cũng đang xếp hàng vẽ bùa để làm giàu.

Để minh chứng cho “đẳng cấp” thu nhập thầy bùa, ông T. dẫn chúng tôi đi gặp pháp sư N., một người có tiếng cao tay ở Sài Gòn. Trước khi đi, ông dặn kỹ không được quay phim hay ghi âm và không được nêu danh ông thầy này vì nếu huyền giới đạt ngưỡng cao như lời đồn thì người này sẽ dư sức yểm bùa hại người viết.

Theo chân ông, chúng tôi đến nơi ông N. cho bùa nằm sâu trong một con hẻm ngoằn nghoèo ở quận Bình Thạnh. Căn nhà được canh gác cẩn mật, vòng trong vòng ngoài cả chục người và thường xuyên đổi địa điểm để tránh bị phát hiện. Phòng khách nhà thầy N. dù còn sớm đã nêm chặt vài chục người. Kỳ lạ là những người đến xin bùa phép đều ăn mặc sang trọng, có nhiều cô gái trẻ xinh đẹp.

Theo “giá cả” mà mọi người dặn nhau, vào diện kiến thầy N. thì chí ít phải “đặt tổ” 500.000 đồng vì uy danh của thầy lừng lẫy. Vì vậy, thu nhập của thầy N. mỗi ngày vài chục triệu, thuộc loại đỉnh của giới cho bùa. “Phòng làm việc” của thầy N. nằm tiếp giáp phòng khách, sau lớp cửa kín như bưng.

Vừa xong việc với một thân chủ trẻ, thầy N. bước ra ngoài. Khác với tưởng tượng của chúng tôi về những ông thầy pháp mặc áo vàng có vẽ hình bát quái trận đồ, thầy N. mặc thường phục, tay cầm chuỗi hạt bằng đá cẩm thạch. Thầy N. 60 tuổi nhưng nhìn thần sắc vẫn còn rất trẻ, dáng người phốp pháp, da dẻ hồng hào. Lướt mắt một vòng những người ngồi chờ ở phòng khách, bỗng mặt ông đanh lại phán: “Hôm nay đến đây thôi. Xin hẹn các quý chủ lúc khác”.

Tôi tần ngần ra về, buồn vì nghĩ mình bị lộ khi cuộc thâm nhập vừa bắt đầu thì ông T. giải thích rằng vì thầy N. thấy ông nên không muốn làm việc tiếp. “Người học bùa chú nhận diện nhau rất dễ dàng và thường không khai triển khi có người cùng giới” - ông T. giải thích và nói thêm rằng người thẩm thụ huyền thuật có năng lượng thoát ra mà người phàm không thể biết, chỉ người cùng giới mới hiểu được.

Chúng tôi nhác thấy bóng các vị khách giàu có và những cô gái trẻ trung xinh đẹp hồi nãy có vẻ thất vọng. Sau này chúng tôi mới biết khách của pháp sư N. toàn thương gia giàu có đến xin bùa giàu để làm ăn thuận lợi. Còn những cô gái thì xin bùa yêu, không ít trong số những cô gái xinh xẻo đó là gái bao, tìm đến thầy xin bùa mê để ếm vào các đại gia. Nghe đâu, không ít những nhân vật trong làng giải trí cũng là “khách quen” của pháp sư cao tay này.

Rời nhà pháp sư N., ông T. hẹn chúng tôi vào dịp khác sẽ diện kiến thêm một vài pháp sư nữa. Ông cho biết thêm hiện tại có rất nhiều người xưng pháp sư, quảng cáo tràn lan, thậm chí công khai trên mạng. Thực chất, để học được huyền thuật, phải có duyên, người không được chọn thì suốt đời không học được. Tùy vào dòng phái mà thời gian cảm thụ huyền pháp dài hay ngắn. Ít nhất cũng phải mất 5 năm tu luyện.

Bản thân ông T. dù chưa ở ngưỡng giới cao nhất nhưng để duy trì pháp lực, một năm phải mất một trăm ngày luyện công. Mỗi lần như vậy chỉ được ăn chay, ở một mình trong phòng và cắt hết liên lạc với thế giới bên ngoài. Phải làm như vậy thì huyền lực mới thẩm thấu, mới lưu giữ được.

Làm pháp sư khổ ải nhiều như vậy nên ở Việt Nam hiện có 200 pháp sư và nếu nói là đạt đến huyền giới thì chỉ có 3 người.

“Muốn đi đến ngưỡng huyền giới thì không thể dùng huyền thuật mưu sinh hay làm giàu”, ông nói. Hiện nay, chính người cho bùa chú cũng không hiểu mục đích chân truyền của huyền thuật. Còn người ham mê bùa chú thì tin mù quáng nên nảy sinh ra những “dịch vụ” không giống ai. Trong những cuộc “triển bùa” mà ông chứng kiến, người xin bùa yêu và mưu cầu giàu sang đã chiếm gần hết. Có những người mưu cầu những điều rất viển vông như bùa chống vợ giận, bùa học giỏi, bùa bán được hàng hóa...

“Nói bùa ngải không tác dụng thì không đúng. Tuy nhiên, nó chỉ hiệu nghiệm khi con người đã dùng hết năng lực của mình, không thể cố nữa mới có thể nhờ linh giới giúp sức và không phải là cầu gì được nấy. Tin bùa chú đến mức phó thác cuộc sống mình vào nó thì chỉ là tự huyễn hoặc mình mà thôi” - ông T. khẳng định.

Theo Xzone

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà lão kiện trời để được đền nửa thúng bánh tráng

Nguoiduatin.vn

11.08.2013 | 19:18

Chuyện kể lại vào thời xưa có một bà lão bán bánh dạo, đội thúng bánh tráng đi dọc bờ sông. Trời bỗng dưng nổi gió, làm bay lả tả bánh tráng xuống sông.

Bà dừng lại, sửa lại thúng bánh, thấy thúng bánh vơi đi hơn một nửa. Thế là mất toi cả vốn lẫn công. Bà giận trời, sao hôm nay nổi gió mà không báo hiệu trước như mọi hôm để bà đề phòng. Ngồi nghĩ ngợi một lúc, bà quyết chí đi kiện bắt trời bồi thường hơn nửa thúng bánh cho bà.

Bà lão đưa đơn tới quan, với niềm tin thắng kiện vì bà được nghe đồn về vị quan thông minh, nhân hậu mới nhậm chức ở địa hạt bà đang ở. Bà thưa: Bẩm quan lớn nhân từ! Trời hại con bị mất hơn nửa thúng bánh ở chỗ khúc sông sâu. Con không còn vốn liếng để sinh sống. Mong quan trên xem xét, bắt trời đền cho con đủ số bánh đã mất.

Vị quan rất ngạc nhiên hỏi bà lão: Trời có lỗi gì? Và làm sao mà quan có thể bắt trời đền bánh cho bà?

Bẩm quan lớn! Con là kẻ nghèo hèn bán bánh dạo kiếm sống qua ngày. Thường ngày con vẫn đi về qua con đường này. Thỉnh thoảng, có gió nhẹ hoặc nếu có gió mạnh thì trời nổi giông, mây đen báo trước nên con đề phòng, chưa bị bay mất bánh bao giờ. Hôm nay, trời bỗng dưng nổi gió mạnh mà không có dấu hiệu báo trước nên con không đề phòng, gió hôm nay lại thổi ngược mọi hôm, làm cả thúng bánh của con bay xuống sông. Như vậy là trời có lỗi, xin quan lớn xử bắt trời đền bánh đa cho con. Trời không có ở đây thì đã có con trời làm đại diện. Lâu nay nhà vua vẫn thường tự xưng là thiên tử, thay trời cai trị muôn dân, con xin quan lớn xử bắt thiên tử thay trời đền bánh cho con.

Nghe bà cụ trình bày xong, quan đổi từ ngạc nhiên qua khâm phục. Nhìn khuôn mặt phúc hậu và đôi mắt tinh anh của bà cụ, quan nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói: Bà hãy đưa ta đến chỗ khúc sông ấy để ta xem lại hiện trường.

Bà lão đưa quan đến chỗ có bánh tráng bị mất, có đám lính theo hầu. Đứng trên bờ nhìn xuống sông, quan thấy có một số thuyền buôn căng buồm chạy qua. Thuyền đi thuận gió nên các tay chèo ngồi nghỉ, cất giọng hát vu vơ. Quan bắt dừng thuyền lại, gọi các chủ thuyền lên hầu kiện để quan xử tiếp... Khi cả bọn thuyền buôn còn ngơ ngác và trả lời thành thật các câu hỏi của quan như một cái máy thì quan phán:

Các người là những người đi buôn. Trước khi đi các ngươi đều sắm lễ vật cúng bái, đút lót cho trời để được “thuận buồm xuôi gió”, đi đến nơi, về đến chốn. Trời vì ăn đút lót của các ngươi mà nổi gió làm bay bánh tráng của bà lão xuống sông. Vậy ta xử các ngươi có trách nhiệm liên đới bồi thường bánh tráng cho bà lão.

Nghe quan trên lập luận sắc bén, cả bọn không bắt bẻ được chỗ nào đành chung tiền bồi thường thúng bánh đa cho bà lão.

Luật nay: Phải xác định được chủ thể pháp luật

Khen cho bà lão dám kiện trời. Lại khen cái lý lẽ của bà thật chặt chẽ, làm vị quan thông minh phải khâm phục. Quan thì không dám nói động đến vua, làm sao xét xử bắt vua đền nhưng vị quan cũng giỏi tìm ra cái lý để đền bánh đa cho bà lão. Nhưng cũng tội nghiệp thay cho các anh thuyền buôn, vì mê tín, vô tình cúng bái mà chịu hậu quả. Trước miệng lưỡi nhà quan, cái không lý đã phải nghe, huống gì có lý, như vụ kiện này thì tránh sao được sự đền bồi. Xử được như vị quan trên thì nghĩ cũng nên nghe để mà học.

Đây là vụ kiện và phân xử hoàn toàn dựa theo lý: Tìm ra lỗi, xác định người có lỗi, người kế thừa, người liên đới trách nhiệm, rồi từ đó bắt bồi thường. Trời không có ở thế gian thì con trời phải kế thừa nghĩa vụ bồi thường cho bà lão. Trời và bọn thuyền buôn có lỗi gây thiệt hại cho bà lão thì phải bồi thường. Không có trời ở đây thì bọn thuyền buôn có trách nhiệm liên đới phải bồi thường.

Tuy nhiên, chiếu theo các quy định của pháp luật ngày nay thì không thể vận dụng cách xử án của vị quan kia vào thời nay. Bởi nó có những lý do chính sau đây: Thứ nhất, không có thiên tử nên bà lão không thể kiện (không có vua). Có nghĩa là trong một vụ án phải có chủ thể xác định. Theo quy định của pháp luật thì chủ thể là những cá nhân, tổ chức có khả năng có được các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó. Cá nhân tổ chức có thể sử dụng khả năng của mình để xác lập các quan hệ pháp luật khác nhau và trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó. Chủ thể pháp luật là cái tiềm năng, chủ thể quan hệ pháp luật là cái cụ thể.

Đồng thời, giả sử vụ án đó xảy ra vào thời nay khi xét xử án thì tòa không chấp nhận mối liên quan giữa cúng bái của bọn thuyền buôn và sự thuận gió của trời nên không thể bắt bọn buôn đền. Cúng bái như vậy là chuyện mê tín dị đoan. Và hành vi ấy phải bị xử riêng theo một tội danh khác.

TƯỜNG LINH

=====================

Câu chuyện cũng hấp dẫn thật. Nhưng tác giả lấy luật thời nay để xử hiện tượng thời xưa thì sai về căn bủn. Ngày xưa, vua nhận mình là "Con Trời", đại diện cho Ông Giời để sắc phong bách thần, từ đệ nhất Thượng đẳng thần đến cả Thành Hoàng , ông Địa....

Bởi vậy, tuy ngày ấy không có "hiến pháp" thành văn như bây giờ, nhưng tính chính danh của triều đại quảng bá cho dân chúng thì rõ ràng "con trời" có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Nếu ông quan không xác định điều này thì chắc nhẹ mất chức,nặng chém đầu chứ không phải chuyện chơi. Nhưng ông wan này bịa chuyện, bắt bọn thương hồ phải trả thì đúng là dở hơi thật.

Hơn nữa, khi xử bà lão thắng kiện thì sẽ thành tiền lệ..."kiện trời" phổ biến trong dân gian vào thời bấy giờ. Mưa lũ tốc mái, gió to chìm đò...vv...người ta cũng thi nhau đến "kiện trời" để được bồi thường thì chắc "nợ công cao ngất ngưởng".

Bởi vậy, thời ây, theo Lão Gàn thì đoạn kết có thể sẽ thế này: 1/

Bà lão đưa quan đến chỗ có bánh tráng bị mất, có đám lính theo hầu....

Đến nơi quan bày mâm ngũ quả, giấy tiền vàng bạc, rượu trà đủ cả, rồi thắp nhang khấn vái trời đất. Khấn xong quan phán:

- Trời đất nào lừa dối nhà ngươi! Ta hỏi thổ địa thì được biết rằng: Điềm trời luôn báo trước. Tại nhà ngươi nghiệp chướng trùng trùng, vô minh không thấy. Oan hồn theo ám, nên không biết mà thôi. Đã vậy còn dám cả gan kiện trời.

Lính đâu! Cho mụ này 5 roi khỏi láo!".

2/

Nghe bà cụ trình bày xong, quan đổi từ ngạc nhiên qua khâm phục. Nhìn khuôn mặt phúc hậu và đôi mắt tinh anh của bà cụ, quan nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói:

- Ta thấy nhà người nghèo hèn vất vả, cũng thấy thương! Nhưng sách Nho có nói "Thiên bộ gian nan". Nay nhà người kiện trời thì cứ để đơn lại đây ta chuyển cho đến "ông Giời" để Ngài xem xét. Có thể ông Giời rủ lòng thương đền cho ngươi. Nhưng chắc kiếp sau thì ngươi sẽ được hưởng.

Vụ việc ...chìm xuồng.

3/

Nghe bà cụ trình bày xong, quan đổi từ ngạc nhiên qua khâm phục. Nhìn khuôn mặt phúc hậu và đôi mắt tinh anh của bà cụ, quan nghĩ ngợi hồi lâu rồi nói:

- Ta thấy nhà người nghèo hèn vất vả, cũng thấy thương! Nhưng sách Nho có nói "Thiên bộ gian nan". Nay nhà người kiện trời thì cứ để đơn lại đây ta chuyển cho đến "ông Giời" để Ngài xem xét. Có thể ông Giời rủ lòng thương đền cho ngươi, để kiếp sau ngươi sẽ được hưởng.

Còn bây giờ, thấy nhà người hoàn cảnh khó khăn. nhân ta mới được ban lộc. Ta cho người ít quan tiền, bù vào chỗ bánh mất để làm kế sinh nhai. Vì đơn kiện mà gửi lên tận ông Giời thì nó lâu lắm.

Vào thời phong kiến lạc hậu thì việc cúng bái, không bị khép vào tội "mê tín dị đoan". Vì chính vua cũng cúng mừ! Tính chính danh nó ở chỗ đó.

Luật thời nay không thể đem xử vào thời xưa. "Quân tử tùy thời biến Dịch". Ấy là cái nhà anh Lý học bảo thế!

Ngồi buồn "chém gió". Cho bình trà đi cô chủ quán! Lại đâu mất rúi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt người rừng hưởng hạnh phúc với hộ khẩu, phong bì

Cập nhật lúc 09:56, 13/08/2013

(ĐVO) – Hai cha con “người rừng” những ngày đầu hòa nhập cộng đồng, họ được hưởng những hạnh phúc mà người không ở rừng cho họ, nhưng họ lại muốn điều khác.

Cận cảnh căn chòi của hai cha con “người rừng”

Người rừng Quảng Ngãi sống thọ vì không ăn bẩn độc?

Hộ khẩu, chứng minh thư, phong bì

Sự việc “giải cứu” hai cha con “người rừng” là Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang tại Tây Trà, Quảng Ngãi nhiều ngày nay đã khiến dư luận quan tâm chú ý. Sự kiện nóng tới mức ngay lập tức chính quyền địa phương và những người thân đã tạo nhiều điều kiện để hai người từ rừng ra thích nghi với cuộc sống. Theo UBND xã Trà Phong, huyện Tây Trà, trước mắt sẽ làm thủ tục để nhập hộ khẩu cho cha con “người rừng” vào hộ khẩu của gia đình anh Hồ Văn Tri là con trai ông Thanh và là em ruột của "người rừng" Hồ Văn Lang, đồng thời làm chứng minh nhân dân cho cha con ông. Chia sẻ với báo chí, Ông Hoàng Anh Ngọc, Phó chủ tịch UBND huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) cho biết, huyện sẽ hỗ trợ nguồn kinh phí 40 triệu đồng để hỗ trợ cha con ông Hồ Văn Thanh xây dựng nhà ở. Cũng theo ông Ngọc, huyện cũng đã chỉ đạo cho các bộ phận liên quan nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để nhập hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân cho cha con “người rừng”. Chính quyền địa phương cũng đang hoàn thiện thủ tục để ông Thanh được hưởng chế độ bởi trước đây ông đã từng là bộ đội chính quy.

Posted Image

Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đến thăm hỏi và tặng quà là phong bì cho cha con “người rừng”

Hiện tại, chính quyền địa phương cũng đã chọn được 2 địa điểm xây dựng nhà cho cha con “người rừng” và đang chờ gia đình lên xem, quyết định, nếu phù hợp sẽ xây nhà ngay. Được biết, 2 địa điểm này gần với nơi sinh hoạt của bà con người Cor ở ngoài bìa rừng.

Chán cầm tiền

Những ngày đầu hòa nhập với cộng đồng, hai cha con Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang ngây ngô nhìn cuộc sống chẳng khác gì những đứa trẻ. Anh Hồ Minh Lâm, người anh con bác ruột của anh Lang, kể lại với một phóng viên, buổi tối ngủ trong căn nhà ngói, nền lát gạch hoa, đôi mắt của “người rừng” Lang cứ liếc ngang, liếc dọc, miệng cứ lầm bầm gì đó. Khi phóng viên này mời điếu thuốc lá có đầu lọc, “người rừng” Loan rụt rè không dám đưa tay ra cầm. Đến khi anh Lâm nói bằng tiếng Cor, “người rừng” Loan mới dám lấy điếu thuốc và tỏ vẻ sợ sệt khi được dùng máy lửa mồi thuốc cho anh. Qua lời “phiên dịch” của anh Lâm, “người rừng” Lang chê thuốc đầu lọc dở hơn loại thuốc mà cha con anh tự trồng trong rừng để hút. Anh Lang không ăn được những món ăn do người thân nấu, món nào anh cũng chê dở, chỉ ăn được bánh ngọt và uống sữa. Có lẽ, người đàn ông này đã quen với những thức ăn mà hai cha con tự trồng trọt, săn bắn. Thấy hoàn cảnh cha con “người rừng” đáng thương, nhiều người dân kéo đến cho anh Lang một ít tiền. Đối với “người rừng” Lang, những tờ tiền mà anh cầm trên tay quá lạ lẫm, chưa nhìn thấy bao giờ nên chẳng thích thú gì. Anh Lâm kể lại, lần đầu tiên nhìn thấy tivi, anh Lang còn sợ sệt không dám nhìn thẳng, sau nhiều ngày mới quen được với những âm thanh phát ra từ “cái hộp”.

Posted Image

Anh Lang loay hoay với những đồng tiền được tặng

Hạnh phúc thật?

Cha con người đã đưa ra ước nguyện của hai con người hoang dã này, họ tha thiết, mong mỏi được về rừng, được trở lại với cuộc sống ngày xưa của họ hơn là được hưởng những tiện nghi tiện ích của loài người. Cha anh Lang, ông Thanh luôn thốt lên giọng điệu thương nhớ núi rừng: “tra xú mờ gót” (muốn trở về rừng, thăm rẫy). Ở làng có người hỏi anh Lang: “xun manh lé” (thích ở đâu), Lang đáp không chần chừ: “manh gốc” (thích ở rừng). Chắc hẳn, sẽ còn nhiều đêm, anh Lang ngủ chập chờn giữa cộng đồng với những giấc mơ mông lung. “Manh gốc, manh gốc”!

Minh Tú

===================

Ta về giữa cõi vô thường.

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không được 'bo', nhân viên nhổ nước bọt vào lẩu, đi tiểu vào bia

VIETNAMNET.VN

15/08/2013 08:32 GMT+7

Câu chuyện đáng buồn xảy ra tại nhiều quán bia, khi nhân viên không được "bo" họ sẵn sàng nhổ nước bọt vào lẩu, đi tiểu vào bia của khách hàng.

Nhà hàng, khách sạn đều dùng màng bọc thực phẩm Trung QuốcXem bài khác trên Vef.vn

Nhân viên phục vụ - công việc tưởng chừng bình thường nhưng lại có "quyền lực ngầm". Chia sẻ trên diễn đàn Voz, thành viên có nick ductrungsao44- chạy bàn cho một quán nhậu ở Thủ Đức cho biết, anh đã làm cho quán lẩu dê được 3 tháng, từ 15h đến 23h mà lương lậu chưa được 2 triệu rưỡi mà rất cực nên đôi khi đâm ra ức chế. Nghề này chủ yếu sống bằng tiền boa của khách thôi.Hôm bữa có ông khách già với mấy bợm nhậu của ổng ghé quán kêu nồi lẩu dê. Thấy mấy khách ngồi chém gió khí thế lắm chắc mẩm bóp tiền của mấy khách cũng rất đầy đặn, thế nên nhân viên phục vụ này ra mồi điếu thuốc cho lão và được nhét cho đúng 20 ngàn.

Posted Image

Quá bực mình, ngay khi vị khách này kêu thêm một suất nầm dê nướng thì anh nhân viên chạy bàn này đã tận dụng cơ hội trả thù. Trước khi bưng đồ ăn ra, anh tranh thủ nhổ một bãi nước bọt vào đĩa. "Nhìn thấy lão ăn ngon lành mà nhịn được cười, cho đáng đời cái tội bủn xỉn."- anh này nói.

Một lần khác lại có một nhóm sinh viên mặt mũi sáng láng, đi toàn xe ngon, xài iPhone ra quán nhậu. Bằng tuổi mà chẳng được vậy, giờ lại bị kêu tới kêu lui, sai này sai kia; thế là anh trốn vào nhà vệ sinh tiểu vào mấy ly bia, xong bưng ra như không có chuyện gì.

Anh còn tỉnh bơ nói rằng: "Ở quán không chỉ có mình em có hành động như vậy mà hầu như ai cũng làm, âu cũng là bài học cho những kẻ dám bỏ tiền đi nhậu mà lại keo kiệt bủn xỉn không chịu bo cho nhân viên."

Posted Image

Trước câu chuyện trên, cộng đồng đã hết sức giận dữ, có nhiều ý hiến phản đối thái độ, cách cư xử thiếu văn hóa của bạn nhân viên phục vụ này.

Thành viên có nick là ghequasaochoi thẳng thắn: "Mấy thằng nhân viên mất dạy như thớt thì cả đời không ngóc đầu dậy được nhé".

Khá gay gắt, chickken_ken bức xúc: "Cái loại khốn nạn, vô học. Cậu làm thế với người ta thì sẽ có lúc người ta làm điều tồi tệ hơn với cậu".

Triết lý hơn, một thành viên khác trong diễn đàn cho rằng: "Tính thớt bẩn thế đúng là sẽ không khá được đâu. Sau này vào các môi trường làm việc khác cũng bị người ta phát hiện rồi khinh thường mình thôi, sống sao cho phải đạo đi, sau này cũng hồi hận. Mình khuyên chứ không dạy đời nhé."

Posted Image

Trước câu chuyện trên, Phước có thâm niên làm phục vụ bàn 3 năm ở nhiều quán nhậu Sài Gòn cho rằng: "Phục vụ chơi khăm khách không phải là hiếm.

Một lần do khách khó tính, yêu sách, hạch họe này nọ, chủ thì quát nạt vì chậm phục vụ để khách than phiền thế nên gây ra ức chế, anh đồng nghiệp của tôi nhổ ngay bãi nước bọt vào nồi nước lẩu trước khi bưng ra cho bõ tức".

Chuyện ấm ức, tức khách, tức chủ quán là chuyện như cơm bữa tại các quán nhậu bình dân. Quán thì đông, nhân viên thì ít, lương thấp, việc lại nhiều. Nếu gặp khách hay nhăn nhó, sai này sai kia khiến họ phải chạy tới chạy lui, lại không bo đồng nào càng khiến khá nhiều phục vụ bực mình.

Nhưng cái kiểu ghen trả đũa hèn kém như trên là hành động quá tiểu nhân và cần được trừng trị đích đáng, nếu không quán cũng không tồn tại được lâu trên thương trường khắc nghiệt.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá trị của tư duy sử học

Trần Trọng Dương

TIASANG.COM.VN

10:24-12/08/2013

Sử học là một trong những phân môn của khoa học xã hội và nhân văn đem lại những LỢI ÍCH VỀ TƯ DUY, nhưng trong nhiều thập kỷ qua môn sử học không được đưa vào trong nhà trường, thay vào đó là một biến tướng sai lạc của nó: môn lịch sử. Sử học là gì? Có thể nói một cách ngắn gọn, sử học là khoa học về lịch sử, hay cao hơn là khoa học về nhận thức lịch sử. Lịch sử là toàn bộ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, nhưng không ai dám chắc chắn và khẳng định rằng mình có thể nhận thức được đúng đắn toàn bộ về nó. Cái lịch sử mà chúng ta biết đến chỉ là những kết quả sau những chuỗi dài của hoạt động nhận thức, trong đó không tránh khỏi có sự chủ quan, phiến diện, nếu không muốn nói có khi là sai lầm. Sai lầm trong nhận thức lịch sử được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân. Có thể là sai lầm khi ta chỉ có một số dữ liệu giả tạo, hoặc trầm trọng hơn, là sai lầm về mặt phương pháp luận và mục đích luận. Sai lầm về phương pháp luận là sai lầm về mặt tư duy, còn sai lầm do mục đích luận là sai lầm về đạo đức khoa học. Để tránh sai lầm trong nhận thức lịch sử, người làm sử học tuyệt đối không được mang trong mình một một đích nào khác ngoài mục đích thuần túy duy nhất là NHẬN THỨC LỊCH SỬ. Khi biện hộ rằng vì có lợi cho mục đích dân sinh, có lợi cho mục đích chính trị mà ta phải chứng minh một dữ kiện lịch sử nào đó, thì việc chứng minh ấy đã tiềm ẩn sẵn nguy cơ bị thiên lệch, không đúng với thực tế.

Sử học là một khoa học xử lý các nguồn sử liệu để đưa ra nhận thức trung thực về lịch sử, nằm ngoài những định kiến tô hồng hay bôi xấu, nằm ngoài những mục đích có trước, và nằm ngoài những nhiệm vụ chính trị. Người làm sử học phải là người thao tác tư duy trên cơ sở giám định và giải độc sử liệu. Vì thế, lịch sử - với tư cách là cái được tái hiện bởi nhà sử học- không phải là một cái gì bất biến, cố định, vĩnh hằng, mà chỉ là những sử thực tương đối. Ở thời điểm nhất định, với những tư liệu nhất định, chúng ta chỉ có thể nhận thức lịch sử ở mức độ nhất định. Nhưng nếu như có những phát hiện mới về sử liệu, và những sử liệu ấy được xử lý bằng phương pháp mới, góc nhìn mới, thì chúng ta sẽ có nhận thức mới.

Nhận thức là một quá trình tiệm cận đến lịch sử. Và sử học thực chất là một trò chơi trí tuệ để tăng trưởng tư duy về lịch sử (cái đã qua) và quan trọng hơn cả là để tăng trưởng sự tự tư duy về cuộc sống hiện tại với tư cách mỗi cá nhân là tác nhân hay nạn nhân của lịch sử. Như thế lịch sử như là một trang sách để ngỏ, mà nhà sử học là người tái dựng nó từ những gì còn sót lại. Cho nên, một triết gia phương Tây đã từng thốt lên rằng: sử học là cuộc chơi của những người đang sống đối với những người đã chết!

Khác với các môn khoa học tự nhiên như toán học, sinh học,…, thì sử học với tư cách là bộ môn khoa học về lịch sử đã không được đưa vào trong nhà trường trong nhiều thập kỷ qua, thay vào đó là môn lịch sử. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là bởi chúng ta đã không coi lịch sử như là sản phẩm của quá trình tư duy, nhận thức về lịch sử. Những kiến thức lịch sử trong nhà trường được giảng dạy với tư cách nó là những chân lý tuyệt đối, những sự thực bất di bất dịch, bất khả xâm phạm. Và “môn lịch sử” không hề chỉ dẫn cho học sinh biết phải làm như thế nào để tự nhận thức về lịch sử, cũng như nhận thức về cuộc sống hiện tại, mà nó biến học sinh thành những cỗ máy học thuộc lòng với những sự kiện cụ thể, những mốc thời gian của lịch sử chính trị được hoạch định và được cố định bởi các nhà giáo dục.

Mặt khác, các sách giáo khoa được giảng dạy trong hệ thống nhà trường hiện nay chủ yếu là viết về lịch sử chính trị- kinh tế. Điều này đã dẫn đến nhiều bất cập. Nó khiến cho học sinh hiểu phiến diện về mục đích và đối tượng của sử học, đồng nhất lịch sử với lịch sử chính trị, lịch sử chiến tranh. Các kiến thức được nêu trong sách giáo khoa được giảng dạy và được mặc nhận như là những chân lý, những sự thực bất di bất dịch, không thể sửa đổi. Từ đó dẫn đến hệ quả quan trọng thứ ba, là cách giảng dạy lịch sử một chiều, khô khan, áp đặt. Nó biến lịch sử trở thành một môn học thuộc lòng các sự kiện lịch sử, khiến tư duy của học sinh bị xơ cứng, và quan trọng nhất là không có nhận thức bản thân và tư duy của bản thân, cũng như quan điểm của bản thân các em về lịch sử.

Trước tình hình trên, cần biên soạn lại hệ thống sách giáo khoa lịch sử theo một phương thức mới, để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và quan trọng nhất là tư duy lịch sử. Trong đó, mỗi một bài học phải trình bày đủ cơ cấu lịch sử- văn hóa. Trong đó, chính trị (triều đại, thể chế, kinh thế, thành phần xã hội,…) chỉ là một nửa, chiếm dưới 50% dung lượng bài giảng. Còn lại trên 50% là lịch sử văn hóa (về cách lĩnh vực sâu hơn như: lịch sử ngôn ngữ- văn học, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo, lịch sử khoa học, lịch sử văn minh vật chất…). Sách phải đảm bảo tính đa dạng lịch sử và tính đa dạng văn hóa theo tiêu chí tộc người. Lịch sử không chỉ là lịch sử của người Việt, mà còn là lịch sử của 53 dân tộc anh em khác. Các nhận định và tri thức lịch sử đều phải dựa trên sử liệu gốc. Các tri thức về lịch sử văn hóa luôn phải đặt HIỆN VẬT KHẢO CỔ lên hàng đầu. Quan trọng nhất, lịch sử cần được trình bày như là những tri thức còn bỏ ngỏ, chưa được giải mã, cần được tìm hiểu, để kích thích tư duy phán đoán, và óc suy luận của học sinh.

Tất cả những thay đổi trên sẽ góp phần đưa môn sử học vào nhà trường, biến sử học trở thành một môn học sống động, rèn luyện về sự độc lập trong tư duy. Bởi tư duy độc lập sẽ là xung lực để tạo nên sự phát triển xã hội!

Một ví dụ về nhận thức sử học dưới tác động của mục đích chính trị là nhận thức về phong trào Tây Sơn. Với chủ ý muốn đề cao nhân dân, sức mạnh của nhân dân, chúng ta đã chứng minh rằng quân Tây Sơn với những chiến công lẫy lừng của họ là một biểu hiện sống động cho cuộc chiến tranh nhân dân, và đại diện tiêu biểu của phong trào đó là người “anh hùng áo vải cờ đào”- Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngay hình ảnh “áo vải cờ đào” cũng đã được sử dụng như một thủ pháp ở đây? Đoạn trên vốn được trích từ bài “Ai tư vãn” tương truyền của công chúa Lê Ngọc Hân dùng để khóc chồng: “mà nay áo vải cờ đào, giúp dân dựng nước xiết bao công trình”. Những lời ai điếu theo kiểu “cái quan định luận” như vậy hẳn không phải là không có cơ sở, nhưng các chữ “áo vải” đã được đời sau đặt thành phương trình “áo vải = nông dân” thì cần phải xem xét lại khi so sánh với những sử liệu hữu quan. Mặt khác, việc Quang Trung ra Bắc với mục đích “phò Lê diệt Trịnh” cũng cần giải mã rằng đây là một thao tác chính trị. Chúng ta sẽ hiểu điều này hơn khi đọc nhiều văn bản địa phương tại miền Bắc, với danh từ “Tây tặc” để miêu tả tình trạng phá chùa, lấy chuông đồng đúc súng.

Chúng ta có xu hướng không chấp nhận những góc nhìn khác về Nguyễn Huệ, được phản ánh qua nhiều tư liệu, trong đó điển hình như “Tây Sơn hành” mới được phát hiện, là bài thơ của tiến sĩ Trần Danh Án1. Mặc dù đối với giới nghiên cứu lịch sử, và nghiên cứu văn học thì đây hẳn là một tư liệu vô cùng đặc sắc, nó gợi mở những câu hỏi mới, những góc nhìn mới về một giai đoạn quan trọng của lịch sử Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào dám đề cập về bài thơ này trên các tạp chí khoa học.

Mặt khác, chúng ta đã an nhiên bỏ qua những mâu thuẫn nội bộ trong anh em nhà Tây Sơn từ việc chia chiến lợi phẩm, cũng như ân oán cá nhân được ghi chép trong sử sách như đoạn trích dưới đây: “Nhạc đã đắc chí, ngày càng dâm ô, bạo ngược, giết Nguyễn Thung, lại thông dâm với vợ Huệ, người đều chê là xấu. Việc đi xâm lấn miền Bắc, của báu ở phủ chúa Trịnh, về cả tay Huệ, Nhạc đòi không cho. Huệ muốn lấy cả đất Quảng Nam, Nhạc cũng không cho, mới thành ra cừu thù hiềm khích nhau. Huệ bèn truyền hịch kể tội ác của Nhạc, đến nỗi bảo Nhạc là giống sài lang chó lợn”2. Chúng ta chưa biết những ghi chép trên (nhất là việc Nguyễn Nhạc thông dâm với em dâu) có phải là sự thực, hay đó là sự bôi bác, thêu dệt của sử quan triều Nguyễn sau này. Nhưng nếu như có được một sử liệu khách quan khác thì hẳn là những ghi chép trên không phải là không có cơ sở3.

---

1 Bài thơ được chép trong ba văn bản Tản Ông di cảo (散翁遺稿 ký hiệu A.2157), Thù thế danh thư 酬世名書 ký hiệu VHv.2239 và cuốn Danh nhân văn tập 名人文集 ký hiệu VHv.2432), kho sách Viện NC Hán Nôm. Có thể tìm kiếm một số bản dịch trên mạng.

2 Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Ðại Nam Liệt Truyện tập II (Ngô Hữu Tạo, Ðỗ Mộng Khương dịch) (1997) Nxb Thuận Hoá. Huế. tr. 531-532.

3 Hoàng Xuân Hãn, “Thống Nhất Thời Xưa”, trong La Sơn Yên Hồ- Hoàng Xuân Hãn tập II (1998). Nxb. Giáo dục. Hà Nội. tr. 1375

====================

Xem thì cũng để cho vui vậy thôi. Cuối cùng cũng chẳng hiểu tác giả muốn nói cái gì.

Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính chân lý thì mọi chuyện còn như nồi lẩu Thái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học một thời

Trần Văn Chánh

TIASANG.COM.VN

01:58-15/08/2013

Tôi có người bạn kỹ sư nông nghiệp, kể lại sau năm 1975, anh được học môn Thổ nhưỡng học, với bài đầu tiên trong tập giáo trình là “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về độ phì đất đai”. Nghe hơi lạ, sau có dịp kiểm chứng lại thì thấy đúng sự thật!Có thể coi câu chuyện nhỏ trên đây là một thí dụ khá tiêu biểu về chủ nghĩa giáo điều trong nghiên cứu khoa học của một thời, đầu tiên ở Liên Xô (cũ), Trung Quốc, rồi lần lần ảnh hưởng tới Việt Nam, nhưng nặng nhất vẫn là ở Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (1966-1976) do Mao Trạch Đông làm chủ soái.

Như chúng ta đều biết, trong suốt thời kỳ Mao Trạch Đông cầm quyền, lời nói của Mao luôn được coi là thiên kinh địa nghĩa. Việc gì của Mao làm cũng được ca tụng, thành công gì trong các hoạt động khoa học, chính trị, văn hóa... cũng đều quy công cho tư tưởng chỉ đạo anh minh của Mao. Các sách khoa học tự nhiên thời đó từ y học, thực vật học cho đến địa chất học… đều phải tôn Mao làm minh chủ.

Trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, ở Trung Quốc lưu hành rộng rãi một cuốn sách nhỏ loại bỏ túi, bìa đỏ, khổ 7 x 10 cm, gọi là Mao Chủ tịch ngữ lục, mà ai cũng phải thủ sẵn một cuốn dùng làm cẩm nang, kim chỉ nam, giúp giải quyết mọi tình huống gặp phải trong công tác cách mạng cũng như trong cuộc sống đời thường hằng ngày. Ngữ lục thông thường là loại sách sưu tập lời dạy của các bậc cao tăng hiền triết thời cổ (như ở nước ta có Huệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục thời Trần…) để hậu bối học tập, tham khảo, coi là khuôn vàng thước ngọc phải noi theo. Đầu sách có hình Mao Trạch Đông mặc áo đại cán, tiếp theo là mấy câu kêu gọi phải học tập Mao Chủ tịch (viết bằng chữ Hán thảo rất đẹp), lời nói đầu, mục lục, rồi mới đến phần chính văn gồm tất cả 33 mục, tổng cộng 270 trang. Tôi còn giữ một quyển như vậy cho vui, với Lời nói đầu của Lâm Bưu nhân dịp sách tái bản năm 1966. Lúc này Lâm Bưu (1907-1971) với Mao còn là đồng chí thân thiện, đến tháng 9 năm 1971 Lâm mới phát động chính biến định sát hại Mao, trở thành nhân vật phản cách mạng (xem Trần Văn Chánh-Nguyễn Hữu Tài-Huỳnh Quang Vinh, Từ điển Lịch sử Trung Hoa, NXB Thanh Niên, 2006, tr. 552).

Có điều khá lạ lẫm: ai cũng biết Mao Trạch Đông là một trong những ông vua của chủ nghĩa giáo điều và tệ sùng bái cá nhân ở Châu Á, và cuộc Đại cách mạng văn hóa do ông phát động đã làm tổn thương đất nước-con người Trung Quốc như thế nào, đến nay còn phải lo khắc phục hậu quả chưa xong, thế mà trong lời nói đầu của Lâm Bưu ở cuốn Mao Chủ tịch ngữ lục, lại coi “Tư tưởng Mao Trạch Đông là vũ khí tư tưởng lớn mạnh… chống chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa giáo điều”. Chi tiết này làm cho người đọc đâm ra khó hiểu, không biết chủ nghĩa giáo điều theo quan niệm của Mao và của Lâm là thế nào, và như vậy giữa các ông và những người bị các ông chống lại, ai mới thật sự là những kẻ giáo điều chủ nghĩa?

Để trả lời câu hỏi này, tốt nhất nên giở những bộ từ điển triết học cũ của Liên Xô (cũ), được biên soạn đồng thời với thời kỳ Mao Trạch Đông làm cách mạng văn hóa, để tìm hiểu, ở mục GIÁO ĐIỀU, CHỦ NGHĨA GIÁO ĐIỀU: “Giáo điều là một nguyên lý mà người ta tiếp thu một cách mù quáng, bằng sự tín ngưỡng, không có phê phán, không chú ý đến những điều kiện ứng dụng nó. Chủ nghĩa giáo điều là đặc điểm của tất cả những hệ thống lý luận bảo vệ cái lỗi thời, cũ kỹ, phản động và chống lại cái mới, cái tiến bộ…” (Từ điển triết học, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1960, tr. 312). Nếu hiểu theo nghĩa này, thì tất cả các nhà cải cách ở Trung Quốc, có lúc không đồng quan điểm với Mao Trạch Đông (như Đặng Tiểu Bình chẳng hạn…), đều là những người theo chủ nghĩa giáo điều, chỉ có Mao mới thật sự là người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất thời đại (?!). Hay là, cùng giáo điều cả, nhưng có nhiều kiểu khác nhau: kiểu của Mao Trạch Đông, và những kiểu khác bị Mao chống lại vì nó không đồng quan điểm với ông? Vấn đề này, tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có thể tự tìm lấy lời giải đáp hợp lý nhất cho mình.

Riêng trong thời kỳ lãnh đạo của Mao Trạch Đông thì chủ nghĩa giáo điều trở nên cực đoan, theo nghĩa bác bỏ mọi sự hoài nghi và phê phán, đã thật sự chủ đạo tất cả hoạt động chính trị-kinh tế-văn hóa-giáo dục-khoa học, và ngay cả các ngành khoa học tự nhiên cũng không thoát khỏi. Vì vậy, ở mọi công trình biên soạn-nghiên cứu về khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, nơi phần đầu sách, ngoài các câu khẩu hiệu thông thường (in chữ đỏ), đều có lời lẽ của các nhà khoa học đưa Mao lên đến tận mây xanh. Thậm chí, nếu quyển sách xuất bản trong thời gian có nhân vật nào đang bị Mao chống, thì nhân vật “phản diện” đó cũng bị lôi luôn ra ngay trong lời đầu sách để công kích một cách không khoan nhượng, như trường hợp Lưu Thiếu Kỳ (1898-1969), từng là chủ tịch nước, bị bức hại đến chết trong thời kỳ Đại cách mạng văn hóa (xem Từ điển Lịch sử Trung Hoa, sđd, tr. 531), sau được đánh giá lại là thành phần tiến bộ chống chủ nghĩa giáo điều.

Để hình dung một cách cụ thể, xin trích dịch ra đây vài đoạn trong vài sách thuộc một số ngành khoa học tự nhiên của thời kỳ nói trên ở Trung Quốc. Mục đích không có ý moi lại chuyện cũ để phê phán một cách vô trách nhiệm những nhân vật đã thuộc về quá khứ, vì sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của họ đều có những lý do thuộc về lịch sử cần được tôn trọng, mà chỉ để giúp một số người trẻ ngày nay có tư liệu tìm hiểu theo tinh thần “ôn cố tri tân”, tránh vết xe đổ của người xưa.

Đây là đoạn đầu “Lời nói đầu” (Tiền ngôn) quyển Anh Hán Tổng hợp Địa chất học Từ hối (Từ vựng Địa chất học Tổng hợp Anh-Hán), do Khoa Học Xuất Bản Xã (Trung Quốc) xuất bản năm 1970: “Ba năm trở lại đây, cuộc Đại cách mạng văn hóa của giai cấp vô sản đã đạt được những thắng lợi to lớn. Mặt trận xuất bản khoa học-kỹ thuật của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của bộ tư lịnh giai cấp vô sản coi lãnh tụ vĩ đại Mao Chủ tịch đứng đầu và Phó chủ tịch Lâm Bưu đứng kế, đã trải qua một cuộc đấu tranh dữ dội giữa hai giai cấp, hai con đường, hai đường lối, đã triệt để đập tan đường lối xuất bản cải lương chủ nghĩa phản cách mạng mà đại biểu là tên phản động, nội gian, công tặc Lưu Thiếu Kỳ, đã phê phán tình trạng “ba thoát ly” của công tác xuất bản khoa học kỹ thuật gồm thoát ly chính trị giai cấp vô sản, thoát ly sản xuất, thoát ly quần chúng. Từ nay về sau, trên trận địa xuất bản khoa học-kỹ thuật, chúng ta sẽ giương cao hơn nữa ngọn cờ đỏ vĩ đại tư tưởng Mao Trạch Đông, đề cao chính trị giai cấp vô sản, tuân theo lời dạy vĩ đại về “Nghiêm túc làm tốt công tác xuất bản” của Mao Chủ tịch, toàn tâm toàn ý phục vụ công nông binh, phục vụ chính trị giai cấp vô sản, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phục vụ nhiệm vụ đuổi kịp và vượt lên của đất nước”.

Cuốn Hồ Nam Dược vật chí (Sách cây thuốc tỉnh Hồ Nam) do Hồ Nam Nhân Dân Xuất Bản Xã ấn hành năm 1972 cũng có những lời nói đầu tương tự, trong có đoạn “…Phê phán kịch liệt đường lối y tế cải lương chủ nghĩa phản cách mạng của tên lừa đảo Lưu Thiếu Kỳ, tự giác chấp hành đường lối y tế cách mạng của Mao Chủ tịch…”

Còn nếu trong nghiên cứu khoa học có gì thiếu sót, đó chẳng qua chỉ vì “giác ngộ đường lối chưa cao…” (sách vừa dẫn trên). Tương tự, sách Trung Quốc Cao đẳng thực vật Đồ giám (5 quyển, dày trên 5.000 trang, Khoa Học Xuất Bản Xã, 1971), một công trình đồ sộ có giá trị rất cao khác về thực vật học, cũng đã viết trong bài “Thuyết minh biên soạn” ở đầu sách: “Do chúng tôi học tập chưa đầy đủ trứ tác của Mao Chủ tịch, trình độ nghiệp vụ chưa cao, nên trong công việc vẫn còn tồn tại không ít khuyết điểm và nhầm lẫn, thiết tha hoan nghênh mọi sự góp ý phê bình của độc giả”.

Vậy là ở Trung Quốc, vì lý do chính trị, đã có thời kỳ người ta đánh nhau kịch liệt ngay cả trên lời nói đầu của những công trình khoa học thuần túy. Chính trị hóa, giáo điều hóa công tác nghiên cứu khoa học đến mức đó, coi như hết chỗ nói!

8.2013

==================

Một luận đề khoa học về "Chủ nghĩa giáo điều trong khoa học" - tức bàn về bản chất và ảnh hưởng cũng như tác động của chủ nghĩa giáo điều trong khoa học - mà chỉ thấy nói về sai lầm của cuộc "Cách mạng văn hóa", như là một ví dụ tiêu biểu của chủ nghĩa giáo điều trong khoa học. Cuối cùng người đọc - như tôi, chắc vì dốt - nên không hiểu "bản chất của chủ nghĩa giáo điều trong khoa học" là gì?!

Tôi chẳng ưa gì cuộc "Cách mạng văn hóa" của "Người cầm lái vĩ đại". Nhưng chuyện nào nó ra chuyện đó.

"Khoa học chưa công nhận"; "chưa có 'cơ sở khoa học'".... đấy là vài ví dụ về sự mơ hồ, mang tính tín ngưỡng và giáo điều trong khoa học. Ấy là tôi cứ lói "lôm la" vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt sâu răng bằng... dầu ăn

Ngày đăng : 21:21 15/08/2013 (GMT+7)

“Phòng khám” bắt sâu răng của bà Trần Thị Đốm là gian bếp rộng 10m2 với một rổ chai nhựa màu vàng đục, bẩn thỉu, vài tô sành đựng dầu ăn.

Qua lời đồn thổi, nhiều người đã tìm đến cơ sở này để được bắt sâu răng. Tuy nhiên, các chuyên gia răng miệng khẳng định đây là trò lừa đảo.

Nghề gia truyền

Đến xã Tân Hội hỏi bà Tư (tên thường gọi của bà Đốm) thì hầu như ai cũng biết. Bà Tư cho biết đã hành nghề “bắt sâu răng” hơn chục năm với bài thuốc gia truyền. Thấy khách lạ đến, người nhà bà Tư liền mời: “Đến bắt sâu răng hả? Ra thẳng phía sau ngồi chờ. Bả còn mắc khách, đợi chút rồi bả bắt luôn cho”. Tại “phòng khám” là gian bếp rộng khoảng 10m2, bà Tư trong dáng người mập mạp đang lúi húi đun sôi dầu ăn trong tô sành. Trên “bàn khám”, một cậu bé trạc 10 tuổi trong tư thế sẵn sàng để được bắt sâu.

Posted Image

Bà Tư dùng dầu ăn và một loại 'thuốc lạ' để bắt sâu răng cho một bệnh nhân

Sau khi đun sôi chén dầu, bà Tư úp lên thành tô một chai nhựa khoét đáy. Tiếp đó bà cho vào chai nhựa một gói thuốc màu đen mà bà giới thiệu là thuốc chuyên bắt sâu răng rất hiệu nghiệm mua ở tiệm thuốc bắc.

Dầu sôi đẩy từng luồng khói trắng bốc lên, bà Tư nhanh nhảu úp miệng chai nhựa thứ hai được cắt hình phễu lên chai nhựa ban đầu và phán: “Con để răng lên thành chai, để khói xông miệng là con sâu răng chui ra. Thở bằng miệng và phải ngậm cho hết khói vào”. Sau khoảng một phút, bên trong chai nhựa xuất hiện những sợi màu trắng cong queo, bà Tư mừng rỡ nói: “Đây, con sâu răng. Mẻ đầu tiên sâu ra ít vầy chứ mẻ thứ hai, thứ ba còn nhiều nữa”. Mang chiếc tô sành chứa dầu và chai nhựa ra ánh sáng, bà Tư đếm số sâu dính trên thành chai và thông báo có gần 10 con sâu là sợi màu trắng nằm cong queo bên trong chai và vài chục con khác rớt dưới tô. Bà Tư cho biết đây là nghề gia truyền của ông bà. Mỗi mẻ xông khói, bà Tư lấy 10.000 đồng và giải thích thêm: “Lấy tiền dầu ăn chứ bắt sâu là cứu giúp cho người dân”.

Posted Image

Bà Tư chỉ số sâu răng dính trong chai - Ảnh: N.Tài

Chị N.M.P., người dân trong huyện từng đến nhờ bà Tư bắt sâu, cho biết: “Sau khi bắt xong thấy bớt nhức răng. Còn cái con màu trắng trắng có phải con sâu răng hay không thì không biết vì chúng chết hết nằm đơ đơ chứ không thấy con nào sống. Nhiều lần nhờ bà Tư bắt con sâu sống cho coi nhưng bà đều từ chối và nói hơi nóng đã làm chúng chết rồi”.

Nguy cơ lây bệnh

"Việc bắt sâu răng bò lúc nhúc là một trò bịp và phản khoa học vì những loại vi khuẩn gây ra sâu răng phải soi dưới kính hiển vi mới thấy được" Bác sĩ Lê Phong Vũ

Bà Tư không nhớ hết số người đã đến để nhờ bà bắt sâu. Nhưng có một điểm đáng lưu ý là tất cả chỉ dùng chung một bộ dụng cụ bắt sâu là vài chai nhựa khoét đáy và ngậm chung miệng chai nhựa hình phễu. Xin một ít thuốc gia truyền bắt sâu của bà Tư mang về, chúng tôi phát hiện những hạt thuốc hình như một hạt tiêu bị cắt đôi, trong có những sợi nhỏ màu trắng hình dạng giống với những sợi màu trắng bám bên trong chai mà bà Tư gọi là sâu răng. Mang số thuốc này đến một số hiệu thuốc bắc ở tỉnh Tiền Giang để hỏi mua nhưng các lương y ở đây lắc đầu không biết là loại gì. “Ở đâu cho toa này thì đến đó mua và nhờ tư vấn sử dụng chứ ở đây không bán loại này” - chủ một hiệu thuốc bắc cho biết.

Xã không biết

Ông Nguyễn Ngọc Hội, chủ tịch UBND xã Tân Hội, cho biết chính quyền địa phương không hay biết có chuyện người dân trong xã có thể bắt được sâu răng. “Tôi sẽ cử cán bộ đến kiểm tra cơ sở hành nghề của bà Tư, đồng thời sẽ có hướng xử lý”.

Bác sĩ Lê Phong Vũ, trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, cho biết hiện tượng bị sâu răng là do thường ngày không vệ sinh răng miệng sạch. Thức ăn bám vào răng, trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra các loại vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu.

Theo Gia đình Việt Nam

==============================

Cái này là "phá học" chứng minh: "...vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu". Vậy thưa bác sĩ ổ sâu răng đó đã được tạo, tại sao lại bị đau răng? Axit ăn mòn nên bị đau răng? Và Tại sao sau khi sử dụng thuốc gia truyền bệnh nhân lại hết đau nhức răng một thời gian dài ngay ổ sâu răng đó?

Nếu chữa không tốt, không hay ("trò bịp" hay "phản khoa học") thì sao người ta cứ tìm đến để chữa trong khi bài thuốc gia truyền được sử dụng qua nhiều thế hệ? Qua bài viết trên, sự tìm hiểu chỉ mang tầm cục bộ và chỉ trích là chính, không biết dựa trên cơ sở "phá học" nào? => không có "cơ sở pha học" để nói là chữa bệnh không hiệu quả, đó là chưa nói tới những sợi màu trắng cong queo nằm trong chai (rớt dưới tô) từ trong miệng phọt ra chăng, vậy nó là cái gì? Thức ăn còn sót lại à?. Posted Image

Bởi vậy, qua những bài viết như thế này thì những bài thuốc gia truyền hiệu quả không những được khuyến khích và nhân rộng, mà dần bị mai một và mất dần theo thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt sâu răng bằng... dầu ăn

Ngày đăng : 21:21 15/08/2013 (GMT+7)

“Phòng khám” bắt sâu răng của bà Trần Thị Đốm là gian bếp rộng 10m2 với một rổ chai nhựa màu vàng đục, bẩn thỉu, vài tô sành đựng dầu ăn.

Qua lời đồn thổi, nhiều người đã tìm đến cơ sở này để được bắt sâu răng. Tuy nhiên, các chuyên gia răng miệng khẳng định đây là trò lừa đảo.

Nghề gia truyền

Đến xã Tân Hội hỏi bà Tư (tên thường gọi của bà Đốm) thì hầu như ai cũng biết. Bà Tư cho biết đã hành nghề “bắt sâu răng” hơn chục năm với bài thuốc gia truyền. Thấy khách lạ đến, người nhà bà Tư liền mời: “Đến bắt sâu răng hả? Ra thẳng phía sau ngồi chờ. Bả còn mắc khách, đợi chút rồi bả bắt luôn cho”. Tại “phòng khám” là gian bếp rộng khoảng 10m2, bà Tư trong dáng người mập mạp đang lúi húi đun sôi dầu ăn trong tô sành. Trên “bàn khám”, một cậu bé trạc 10 tuổi trong tư thế sẵn sàng để được bắt sâu.

Posted Image

Bà Tư dùng dầu ăn và một loại 'thuốc lạ' để bắt sâu răng cho một bệnh nhân

Sau khi đun sôi chén dầu, bà Tư úp lên thành tô một chai nhựa khoét đáy. Tiếp đó bà cho vào chai nhựa một gói thuốc màu đen mà bà giới thiệu là thuốc chuyên bắt sâu răng rất hiệu nghiệm mua ở tiệm thuốc bắc.

Dầu sôi đẩy từng luồng khói trắng bốc lên, bà Tư nhanh nhảu úp miệng chai nhựa thứ hai được cắt hình phễu lên chai nhựa ban đầu và phán: “Con để răng lên thành chai, để khói xông miệng là con sâu răng chui ra. Thở bằng miệng và phải ngậm cho hết khói vào”. Sau khoảng một phút, bên trong chai nhựa xuất hiện những sợi màu trắng cong queo, bà Tư mừng rỡ nói: “Đây, con sâu răng. Mẻ đầu tiên sâu ra ít vầy chứ mẻ thứ hai, thứ ba còn nhiều nữa”. Mang chiếc tô sành chứa dầu và chai nhựa ra ánh sáng, bà Tư đếm số sâu dính trên thành chai và thông báo có gần 10 con sâu là sợi màu trắng nằm cong queo bên trong chai và vài chục con khác rớt dưới tô. Bà Tư cho biết đây là nghề gia truyền của ông bà. Mỗi mẻ xông khói, bà Tư lấy 10.000 đồng và giải thích thêm: “Lấy tiền dầu ăn chứ bắt sâu là cứu giúp cho người dân”.

Posted Image

Bà Tư chỉ số sâu răng dính trong chai - Ảnh: N.Tài

Chị N.M.P., người dân trong huyện từng đến nhờ bà Tư bắt sâu, cho biết: “Sau khi bắt xong thấy bớt nhức răng. Còn cái con màu trắng trắng có phải con sâu răng hay không thì không biết vì chúng chết hết nằm đơ đơ chứ không thấy con nào sống. Nhiều lần nhờ bà Tư bắt con sâu sống cho coi nhưng bà đều từ chối và nói hơi nóng đã làm chúng chết rồi”.

Nguy cơ lây bệnh

"Việc bắt sâu răng bò lúc nhúc là một trò bịp và phản khoa học vì những loại vi khuẩn gây ra sâu răng phải soi dưới kính hiển vi mới thấy được" Bác sĩ Lê Phong Vũ

Bà Tư không nhớ hết số người đã đến để nhờ bà bắt sâu. Nhưng có một điểm đáng lưu ý là tất cả chỉ dùng chung một bộ dụng cụ bắt sâu là vài chai nhựa khoét đáy và ngậm chung miệng chai nhựa hình phễu. Xin một ít thuốc gia truyền bắt sâu của bà Tư mang về, chúng tôi phát hiện những hạt thuốc hình như một hạt tiêu bị cắt đôi, trong có những sợi nhỏ màu trắng hình dạng giống với những sợi màu trắng bám bên trong chai mà bà Tư gọi là sâu răng. Mang số thuốc này đến một số hiệu thuốc bắc ở tỉnh Tiền Giang để hỏi mua nhưng các lương y ở đây lắc đầu không biết là loại gì. “Ở đâu cho toa này thì đến đó mua và nhờ tư vấn sử dụng chứ ở đây không bán loại này” - chủ một hiệu thuốc bắc cho biết.

Xã không biết

Ông Nguyễn Ngọc Hội, chủ tịch UBND xã Tân Hội, cho biết chính quyền địa phương không hay biết có chuyện người dân trong xã có thể bắt được sâu răng. “Tôi sẽ cử cán bộ đến kiểm tra cơ sở hành nghề của bà Tư, đồng thời sẽ có hướng xử lý”.

Bác sĩ Lê Phong Vũ, trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, cho biết hiện tượng bị sâu răng là do thường ngày không vệ sinh răng miệng sạch. Thức ăn bám vào răng, trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra các loại vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu.

Theo Gia đình Việt Nam

==============================

Cái này là "phá học" chứng minh: "...vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu". Vậy thưa bác sĩ ổ sâu răng đó đã được tạo, tại sao lại bị đau răng? Axit ăn mòn nên bị đau răng? Và Tại sao sau khi sử dụng thuốc gia truyền bệnh nhân lại hết đau nhức răng một thời gian dài ngay ổ sâu răng đó?

Nếu chữa không tốt, không hay ("trò bịp" hay "phản khoa học") thì sao người ta cứ tìm đến để chữa trong khi bài thuốc gia truyền được sử dụng qua nhiều thế hệ? Qua bài viết trên, sự tìm hiểu chỉ mang tầm cục bộ và chỉ trích là chính, không biết dựa trên cơ sở "phá học" nào? => không có "cơ sở pha học" để nói là chữa bệnh không hiệu quả. Posted Image

Bởi vậy, qua những bài viết như thế này thì những bài thuốc gia truyền hiệu quả không những được khuyến khích và nhân rộng, mà dần bị mai một và mất dần theo thời gian.

Cái này gọi là hệ quả của "chủ nghĩa giáo điều" trong khoa học mà bài viết trên báo Tiasang tôi đưa vào đây chưa thấy nói tới. "Cách mạng văn hóa" tự nó không tạo ra "chủ nghĩa giáo điều" trong khoa học.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái này gọi là hệ quả của "chủ nghĩa giáo điều" trong khoa học mà bài viết trên báo Tiasang tôi đưa vào đây chưa thấy nói tới. "Cách mạng văn hóa" tự nó không tạo ra "chủ nghĩa giáo điều" trong khoa học.

Có lẽ tôi cần phải nhắc lại lời nói nổi tiếng của giáo sư Ngô Bảo Châu:

"Nghiên cứu khoa học phải có tự do".

Thực chất lời phát biểu của giáo sư Ngô Bảo Châu không phải là một sự đòi hỏi điều kiện nghiên cứu khoa học. Mà đó là bản chất của sự phát triển tri thức khoa học. Ông Ngô Bảo Châu chỉ mô tả điều đó. Đó chính là sự phản biện với "Chủ nghĩa giáo điều khoa học".

"Khoa học chưa công nhận"?! Khoa học là chân lý tuyệt đối chưa mà "công nhận" với "chưa công nhận".

Đúng là "những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định cư trên sao Hỏa

Thứ Năm, 15/08/2013 22:51

Các cư dân chinh phục sao Hỏa sẽ không được cung cấp nước hoặc dưỡng khí mà họ phải tự làm ra

Hiện nay, trên thế giới có hơn 100.000 người tha thiết muốn cư ngụ trên sao Hỏa, trong đó có khoảng 30.000 người Mỹ. Họ sốt sắng đăng ký vé cho chuyến du hành một chiều lên hành tinh đỏ với hy vọng sống nốt quãng đời còn lại ở nơi chưa từng có dấu chân người này.

Một đi không trở lại

Bất cứ những ai trên 18 tuổi đều có thể đăng ký lên sao Hỏa cho đến hết ngày 31-8. Phí đăng ký phụ thuộc vào quốc tịch. Công ty Mars One, đơn vị hoạch định những chuyến bay đưa người lên sao Hỏa, cho biết mức phí dựa trên tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của từng quốc gia. Chẳng hạn, đối với người Mỹ, phí đăng ký là 38 USD, còn người Mexico chỉ phải nộp 15 USD. Tuy nhiên, ông Bas Lansdorp, giám đốc điều hành và cũng là nhà sáng lập Mars One, chưa tiết lộ đã có bao nhiêu người nộp phí đăng ký.

Posted Image

Mô hình một khu dân cư trên sao Hỏa trong tương lai. Ảnh: SPACE.COM

Ông Lansdorp xác nhận chuyến bay đầu tiên của Mars One sẽ tốn khoảng 6 tỉ USD. Trong năm nay, công ty sẽ chọn lựa khoảng 40 nhà du hành trong số những người đăng ký từ khắp mọi châu lục trên trái đất. Bốn người trong số họ gồm 2 nam, 2 nữ sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên lên sao Hỏa vào tháng 9-2022 và đáp xuống bề mặt hành tinh đỏ vào tháng 4-2023. Theo kế hoạch của Mars One, nhóm 4 người khác sẽ “cất cánh” 2 năm sau đó. Điều đáng lưu ý ở đây là sẽ không một ai quay về trái đất!

Các nhà du hành tương lai sẽ trải qua khóa huấn luyện 8 tháng bắt buộc ở một địa điểm ít người qua lại. Họ được học cách sửa chữa các cấu trúc nhà cửa, trồng rau trong các khoảng không gian hạn chế và các vấn đề y khoa từ nghiêm trọng đến thông thường như bảo vệ răng miệng, rách cơ và gãy xương.

Trái đất mới

“Chúng tôi muốn nói với thế giới rằng khi con người lên sao Hỏa và cư ngụ trên đó, họ sẽ xây dựng một trái đất mới, một hành tinh mới. Đây là một trong những điều lý thú nhất từng xảy ra và chúng tôi muốn chia sẻ câu chuyện này với cả thế giới” - ông Lansdorp nhấn mạnh.

Mỗi người được Mars One đưa lên sao Hỏa sẽ mang theo khoảng 2.500 kg hàng hóa hữu dụng. Sau 8 chuyến bay, dự kiến sẽ có hơn 20.000 kg hàng tiếp tế được gửi lên hành tinh đỏ, trong đó không thể thiếu thực phẩm và các thanh năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, các cư dân chinh phục sao Hỏa sẽ không được cung cấp nước hoặc dưỡng khí mà họ phải tự làm ra trên trái đất mới. Họ sẽ lọc lấy nước sao Hỏa từ đất sao Hỏa. Từ nước, người ta có thể tạo ra hydro và ôxy rồi sử dụng lượng ôxy đó để thở. Ông Lansdorp xác nhận: “Chúng ta sẽ tạo ra một bầu khí quyển giống như bầu khí quyển trên trái đất”.

Mars One không phải là tổ chức duy nhất hy vọng làm nên lịch sử bằng cách đưa người lên sao Hỏa. Quỹ Cảm hứng sao Hỏa cũng muốn đưa 2 người - 1 nam, 1 nữ - lên sao Hỏa trong chuyến du hành 501 ngày.

Không phải chuyện đùa

Một số chuyên gia du hành không gian nhận định nguy cơ đối với tham vọng đưa người lên sao Hỏa sẽ rất lớn. Trong hành trình chinh phục một khoảng cách mà con người chưa bao giờ vượt qua thì bức xạ là mối lo lớn nhất. Chuyến bay lên sao Hỏa có thể khiến các nhà du hành rơi vào tình trạng bức xạ tối đa theo tiêu chuẩn của NASA. Và khi ở trên sao Hỏa, mức độ bức xạ sẽ còn cao hơn, gây tổn hại cấu trúc gien của các tế bào, làm cho tế bào chết đi hoặc bị biến đổi thường xuyên dẫn đến ung thư.

NGÔ SINH

==================

Có thể câu chuyện này viết vào ngày 1. 4 năm nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh kiện dỏm trong vũ khí tối tân Mỹ

16/08/2013 11:20

Các vũ khí tối tân và tưởng như bất bại của Mỹ đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng do linh kiện dỏm có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Trong tương lai không xa, tàu ngầm sẽ bị chìm, tên lửa phát nổ dù còn cách xa mục tiêu, trực thăng chiến đấu Seahawk phát hiện tàu địch đang lao thẳng vào một tàu sân bay, nhưng không làm gì được vì hệ thống nhắm bắn hồng ngoại đột ngột không hoạt động. Những viễn cảnh đáng sợ trên không phải do lỗi con người hoặc âm mưu khủng bố mà là hậu quả trực tiếp từ mạch điện dỏm có giá trị thật chỉ 2 USD nằm trong các cỗ máy đắt tiền. Câu hỏi không phải là “có xảy ra hay không?” mà là “lúc nào sẽ xảy ra?”. Đó là những cảnh báo của 2 chuyên gia Jim Burger và Kimberly Heifetz trên trang tin công nghệ quốc phòng Defense One hôm 14.8. Burger và Heifetz từng là đại diện pháp lý cho nhiều công ty cung cấp bán dẫn Mỹ lẫn các nhà thầu quân sự nước này.

Posted Image

Máy bay F-35 có thể mang họa vì linh kiện dỏm - Ảnh: U.S Navy

Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi tố một người ở bang Massachusetts tên Peter Picone về tội bán linh kiện dỏm cho các nhà thầu của hải quân, bao gồm cả những bộ phận dành cho tàu ngầm hạt nhân. Theo website Justice.gov của Bộ Tư pháp, phần lớn linh kiện dỏm là bán dẫn, vốn đóng vai trò “bộ não” cho hầu hết các hệ thống điện tử hiện đại. Quân đội Mỹ là khách hàng khổng lồ của những linh kiện nhỏ xíu này. Chỉ tính riêng một chiếc chiến đấu cơ F-35 cũng cần hơn 2.500 linh kiện bán dẫn để vận hành. Nhu cầu quá lớn đó đã kích hoạt một dây chuyền làm linh kiện giả, dỏm từ Trung Quốc.

Defense One dẫn lời các công tố viên cho hay tại các công xưởng ở Quảng Đông (Trung Quốc), người ta “tái chế” hàng triệu tấn rác điện tử được nhập về từ nhiều nơi. Họ tách bảng mạch từ những sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng, “nấu” chúng trên lửa rồi đập để lấy vi mạch và bán cho đầu nậu nước ngoài. Những kẻ này dùng công nghệ laser để khắc những thông tin giả mạo như số hiệu, mã sản xuất, tên thương mại lên linh kiện trước khi đẩy “hàng” cho những kẻ môi giới.

Con số khổng lồ

Trước đây, một báo cáo của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cho hay đã phát hiện 1.800 trường hợp cung cấp linh kiện điện tử giả với số lượng lên tới hơn 1 triệu đơn vị. “Dính đạn” nhiều nhất là trực thăng SH-60B của hải quân, các máy bay chở hàng 130J và C-27J cùng máy bay P-8A Poseidon chống tàu ngầm. “Đây là một con số khổng lồ nhưng chúng ta chỉ mới nhìn vào một mắt xích của cả chuỗi cung ứng. Như vậy, 1.800 trường hợp trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Linh kiện giả chủ yếu từ Trung Quốc, đe dọa an ninh quốc gia, an toàn của các binh sĩ cũng như việc làm của người dân Mỹ”, AFP dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Carl Levin nói.

Đồng quan điểm trên, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc ước tính “phải đến 15% số linh kiện và vi mạch thay thế của Bộ Quốc phòng Mỹ là đồ dỏm”, theo Defense One. Chúng nằm trong mọi hệ thống quân sự chủ chốt nhất, bao gồm hệ thống nhắm bắn hồng ngoại của trực thăng, radar dò tìm mục tiêu của chiến đấu cơ F-16, thiết bị phát hiện hạt nhân xách tay, các màn hình trong buồng lái máy bay…

Hồi tháng 8 năm ngoái, Ấn Độ cũng bày tỏ quan ngại về linh kiện dỏm do nước này đã và sẽ mua nhiều vũ khí của Mỹ. Tờ The Times of India dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng A.K.Antony khẳng định sẽ điều tra kỹ lưỡng vấn đề này. Ngoài ra, theo công bố của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, trong giai đoạn 2010-2012 đã có 33 vụ rơi chiến đấu cơ và trực thăng vì trục trặc kỹ thuật khiến 31 phi công thiệt mạng. Trong đó hầu hết là máy bay do Nga sản xuất. Tuy nhiên, The Times of India dẫn lời một số chuyên gia và giới chức cho hay phần lớn số máy bay gặp nạn không còn được Nga sản xuất và chỉ có Trung Quốc tiếp tục cung cấp phụ tùng. Vì thế nảy sinh nghi vấn New Delhi có thể đã mua thiết bị thay thế dỏm từ Bắc Kinh hoặc thông qua bên thứ ba.

Đến nay, Trung Quốc bác bỏ mọi cáo buộc đồng thời khẳng định nước này đang nỗ lực xóa bỏ các “điểm đen” làm hàng giả.

Thụy Miên

========================

"Của rẻ là của ôi. Của đầy nồi là của không ngon". Các cụ nhà ta đã bảo thế lâu rồi mừ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Siêu non bộ trên mái. Đúng là điếc không sợ súng:

Kỳ quái biệt thự đá mọc trên nóc chung cư 26 tầng

Nếu nhìn từ xa, khu "vườn kiểng" trên chỉ trông giống như một đỉnh núi nhưng nếu nhìn kỹ có thể thấy hẳn một tòa nhà ẩn bên trong và được trang bị cửa kính khá hiện đại.

Posted Image

Căn biệt thự có một không hai này đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới sau khi xuất hiện trên truyền thông quốc tế hôm 13/8. Chủ nhân của biệt thự là giáo sư Zhang Lin, người đã dành ra 6 năm để xây ngôi biệt thự có diện tích tới hơn 800 m2 trên nóc ngôi nhà chung cư 26 tầng tại thủ đô Bắc Kinh.

Công trình kỳ quặc cao hai tầng này tọa lạc ngay trên một khu dân cư cao cấp phức hợp có tên Park View tại quận Haidian của Bắc Kinh, một khu vực có nhiều tòa nhà chính phủ và trường đại học. Nó đã khiến người dân địa phương phản ứng suốt nhiều năm qua.

Zhang đã chuyển hàng tấn đá và lá lên nóc nhà để thực hiện công trình mà ông gọi nó là "vườn kiểng," trông từ xa giống như phong cảnh trong bức tranh thủy mặc truyền thống của Trung Quốc, với nhiều hòn giả sơn chồng lên nhau.

Nếu nhìn từ xa, khu "vườn kiểng" trên chỉ trông giống như một đỉnh núi nhưng nếu nhìn kỹ có thể thấy hẳn một tòa nhà ẩn bên trong và được trang bị cửa kính khá hiện đại.

Các quan chức quản lý khu đô thị quận Haidian nay tuyên bố sẽ dỡ bỏ ngôi nhà sau 15 ngày nếu người chủ không trình ra giấy phép hợp lệ.

Một số hình ảnh về căn biệt thự đá

Posted Image

Trong thực tế, căn nhà này được xây dựng lên mà chưa có giấy phép.

Posted Image

Căn nhà đã gây ra những vết nứt trên trần và tường nhà những người hàng xóm, có hộ còn phải chịu những vết rò từ đường ống bị vỡ.

Posted Image

Không chỉ có vậy, những nhà hàng xóm còn phải bắt buộc phải sống chung với tiếng ồn và những khó chịu khác do việc xây dựng gây ra, có người gọi ông Zhang là một “kẻ gây rối”.

Posted Image

Một số người láng giềng của ông Zhang cho biết suốt những năm qua họ đã bị ông dọa nạt, ngược đãi.

Posted Image

Một cụ ông 77 tuổi thậm chí còn bị ông Zhang đánh nhiều lần và cuối cùng phải dọn đi nơi khác.

Posted Image

Trong khi đó cảnh sát Bắc Kinh lại dường như không quan tâm.

Posted Image

Chính quyền chỉ bắt đầu có hành động sau khi các bức hình chụp được truyền thông Trung Quốc đăng tải rộng rãi hôm 12/8.

Lan Anh

Theo Trí Thức Trẻ/Amusingplanet/New.world

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bắt sâu răng bằng... dầu ăn

Ngày đăng : 21:21 15/08/2013 (GMT+7)

“Phòng khám” bắt sâu răng của bà Trần Thị Đốm là gian bếp rộng 10m2 với một rổ chai nhựa màu vàng đục, bẩn thỉu, vài tô sành đựng dầu ăn.

Qua lời đồn thổi, nhiều người đã tìm đến cơ sở này để được bắt sâu răng. Tuy nhiên, các chuyên gia răng miệng khẳng định đây là trò lừa đảo.

Nghề gia truyền

Đến xã Tân Hội hỏi bà Tư (tên thường gọi của bà Đốm) thì hầu như ai cũng biết. Bà Tư cho biết đã hành nghề “bắt sâu răng” hơn chục năm với bài thuốc gia truyền. Thấy khách lạ đến, người nhà bà Tư liền mời: “Đến bắt sâu răng hả? Ra thẳng phía sau ngồi chờ. Bả còn mắc khách, đợi chút rồi bả bắt luôn cho”. Tại “phòng khám” là gian bếp rộng khoảng 10m2, bà Tư trong dáng người mập mạp đang lúi húi đun sôi dầu ăn trong tô sành. Trên “bàn khám”, một cậu bé trạc 10 tuổi trong tư thế sẵn sàng để được bắt sâu.

Posted Image

Bà Tư dùng dầu ăn và một loại 'thuốc lạ' để bắt sâu răng cho một bệnh nhân

Sau khi đun sôi chén dầu, bà Tư úp lên thành tô một chai nhựa khoét đáy. Tiếp đó bà cho vào chai nhựa một gói thuốc màu đen mà bà giới thiệu là thuốc chuyên bắt sâu răng rất hiệu nghiệm mua ở tiệm thuốc bắc.

Dầu sôi đẩy từng luồng khói trắng bốc lên, bà Tư nhanh nhảu úp miệng chai nhựa thứ hai được cắt hình phễu lên chai nhựa ban đầu và phán: “Con để răng lên thành chai, để khói xông miệng là con sâu răng chui ra. Thở bằng miệng và phải ngậm cho hết khói vào”. Sau khoảng một phút, bên trong chai nhựa xuất hiện những sợi màu trắng cong queo, bà Tư mừng rỡ nói: “Đây, con sâu răng. Mẻ đầu tiên sâu ra ít vầy chứ mẻ thứ hai, thứ ba còn nhiều nữa”. Mang chiếc tô sành chứa dầu và chai nhựa ra ánh sáng, bà Tư đếm số sâu dính trên thành chai và thông báo có gần 10 con sâu là sợi màu trắng nằm cong queo bên trong chai và vài chục con khác rớt dưới tô. Bà Tư cho biết đây là nghề gia truyền của ông bà. Mỗi mẻ xông khói, bà Tư lấy 10.000 đồng và giải thích thêm: “Lấy tiền dầu ăn chứ bắt sâu là cứu giúp cho người dân”.

Posted Image

Bà Tư chỉ số sâu răng dính trong chai - Ảnh: N.Tài

Chị N.M.P., người dân trong huyện từng đến nhờ bà Tư bắt sâu, cho biết: “Sau khi bắt xong thấy bớt nhức răng. Còn cái con màu trắng trắng có phải con sâu răng hay không thì không biết vì chúng chết hết nằm đơ đơ chứ không thấy con nào sống. Nhiều lần nhờ bà Tư bắt con sâu sống cho coi nhưng bà đều từ chối và nói hơi nóng đã làm chúng chết rồi”.

Nguy cơ lây bệnh

"Việc bắt sâu răng bò lúc nhúc là một trò bịp và phản khoa học vì những loại vi khuẩn gây ra sâu răng phải soi dưới kính hiển vi mới thấy được" Bác sĩ Lê Phong Vũ

Bà Tư không nhớ hết số người đã đến để nhờ bà bắt sâu. Nhưng có một điểm đáng lưu ý là tất cả chỉ dùng chung một bộ dụng cụ bắt sâu là vài chai nhựa khoét đáy và ngậm chung miệng chai nhựa hình phễu. Xin một ít thuốc gia truyền bắt sâu của bà Tư mang về, chúng tôi phát hiện những hạt thuốc hình như một hạt tiêu bị cắt đôi, trong có những sợi nhỏ màu trắng hình dạng giống với những sợi màu trắng bám bên trong chai mà bà Tư gọi là sâu răng. Mang số thuốc này đến một số hiệu thuốc bắc ở tỉnh Tiền Giang để hỏi mua nhưng các lương y ở đây lắc đầu không biết là loại gì. “Ở đâu cho toa này thì đến đó mua và nhờ tư vấn sử dụng chứ ở đây không bán loại này” - chủ một hiệu thuốc bắc cho biết.

Xã không biết

Ông Nguyễn Ngọc Hội, chủ tịch UBND xã Tân Hội, cho biết chính quyền địa phương không hay biết có chuyện người dân trong xã có thể bắt được sâu răng. “Tôi sẽ cử cán bộ đến kiểm tra cơ sở hành nghề của bà Tư, đồng thời sẽ có hướng xử lý”.

Bác sĩ Lê Phong Vũ, trưởng khoa răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, cho biết hiện tượng bị sâu răng là do thường ngày không vệ sinh răng miệng sạch. Thức ăn bám vào răng, trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra các loại vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu.

Theo Gia đình Việt Nam

==============================

Cái này là "phá học" chứng minh: "...vi khuẩn lên men thức ăn sau đó sinh ra axit làm mòn răng, tạo những ổ sâu". Vậy thưa bác sĩ ổ sâu răng đó đã được tạo, tại sao lại bị đau răng? Axit ăn mòn nên bị đau răng? Và Tại sao sau khi sử dụng thuốc gia truyền bệnh nhân lại hết đau nhức răng một thời gian dài ngay ổ sâu răng đó?

Nếu chữa không tốt, không hay ("trò bịp" hay "phản khoa học") thì sao người ta cứ tìm đến để chữa trong khi bài thuốc gia truyền được sử dụng qua nhiều thế hệ? Qua bài viết trên, sự tìm hiểu chỉ mang tầm cục bộ và chỉ trích là chính, không biết dựa trên cơ sở "phá học" nào? => không có "cơ sở pha học" để nói là chữa bệnh không hiệu quả, đó là chưa nói tới những sợi màu trắng cong queo nằm trong chai (rớt dưới tô) từ trong miệng phọt ra chăng, vậy nó là cái gì? Thức ăn còn sót lại à?. Posted Image

Bởi vậy, qua những bài viết như thế này thì những bài thuốc gia truyền hiệu quả không những được khuyến khích và nhân rộng, mà dần bị mai một và mất dần theo thời gian.

Lại bàn về tính khoa học hay phi khoa học của việc "Bắt sâu răng". Về mặt chính quyền thì không bàn, vì nó không thuộc chủ đề này.Nhưng đại loại có hai cách giải quyết:

1/ Việc chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền dân gian đã có từ lâu đời. Họ tự tin tưởng, tự làm thì tự chịu trách nhiệm. Trừ khi có kiện cáo, xung đột thì chính quyền mới can thiệp.

2/ Cấm hành nghề y khi chưa có giấy phép.

Nhưng nếu đã nhân danh khoa học để minh chứng bà lang này là bịp bợm thì phải có chứng minh. Nếu là tôi thì tôi sẽ thực nghiệm như sau:

Đề nghị bà lang pha cho 20 liều thuốc chữa sâu răng. Cho 10 người sâu răng và 10 người không sâu răng cùng thử thuốc. Nhưng bà lang không được biết ai là người sâu răng, ai không sâu răng.

Các trường hợp xảy ra:

1/ 10 người không sâu răng thử thuốc theo đúng cách của bà lang thì không có sâu. Còn 10 người có sâu khi thử thuôc thì quả là có hiện tượng mà bà lang gọi là con sâu răng.

Trường hợp này, bà lang đúng. Cho dù bà ta gọi nó là sâu răng, hay là cái gì đi chăng nữa thì vẫn phải thừa nhận có một phản ứng giữa bệnh sâu răng với thuốc của bà này. Còn nó khỏi hay không thi thực tế đã chứng minh.

2/ 10 người không sâu răng, nhưng cũng xuất hiện những con sâu như 10 người sâu răng. Thuốc không có tác dụng.

Hiện tượng là khách quan. Giải thích hiện tượng quyết định tính chân lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đặng Lê Nguyên Vũ nói về “Mối nguy ngàn năm, vận hội ngàn năm"

Thứ tư 07/08/2013 07:07

(GDVN) - Từ sự quan sát, nghiên cứu, suy nghiệm những bài học lịch sử nhân loại, chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng: Việt Nam phải chơi với người đứng đầu mới trở thành người đứng đầu, thi đua với quốc gia vĩ đại mới trở nên vĩ đại.

Mối nguy ngàn năm – Vận hội ngàn năm

Đặng Lê Nguyên Vũ hiện đang sở hữu một hệ thống tư tưởng-triết lý đồ sộ và gần như hoàn thiện. Nghiên cứu lịch sử của nước ta và nhiều nước khác, ông nhận ra rằng, điểm chí tử của dân tộc Việt, cũng giống như các dân tộc không thành công khác, là văn hoá Thái Âm - thiếu niềm tin lớn, không có khát vọng lớn, không có tư tưởng gây ảnh hưởng, không dám tranh tiên đi đầu.

Ông nói, chưa bao giờ thế giới trở nên khó lường như ngày hôm này với hàng loạt khủng hoảng đan xen toàn cầu về biến đổi khí hậu, kinh tế - tài chính, năng lượng, lương thực, đói nghèo, dịch bệnh, xung đột sắc tộc – tôn giáo, đối đầu chính trị - quân sự, khủng hoảng nhân văn và đạo đức xã hội, hiểm họa khủng bố, vũ khí giết người hàng loạt... Đây là chỉ dấu của khủng hoảng toàn diện, đan xen và trầm trọng, khủng hoảng về hệ giá trị phát triển, ngay cả đối với các quốc gia thành công nhất.

Hơn bao giờ hết, toàn thế giới cần phải Tư Duy Lại, Thiết Kế Lại và Vận Hành Lại mô hình phát triển như một chỉnh thể, nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến diệt vong. Dân tộc ta cũng phải tự đổi mới tư duy lại – thiết kế lại – vận hành lại trên tầm nhìn toàn cầu với nhãn quan biện chứng lịch sử, toàn diện, toàn cầu và nhân bản.

Posted Image

Đặng Lê Nguyên Vũ:“Không có sáng tạo, không có lịch sử và cũng không có tương lai”.

Đã đến lúc cần có một học thuyết ưu việt đưa nhân loại sang một thời đại phát triển mới, hài hòa giữa người với người, giữa người với tự nhiên.

Theo Chủ tịch Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ, nhân loại có được nền văn minh như ngày nay là nhờ óc sáng tạo. “Không có sáng tạo, không có lịch sử và cũng không có tương lai”, ông nói.

Posted Image

Theo ông, lịch sử loài người được chia làm 3 thời kỳ chính: Sáng tạo để Thích nghi, Sáng tạo vì Lòng tham và giờ đây phải là Sáng tạo có Trách nhiệm. Sáng tạo vì lòng tham và hãnh tiến đã tàn phá thế giới trong mấy trăm năm gần đây.

Cuộc hội ngộ khó chia tay với "người bao đồng" Đặng Lê Nguyên Vũ

Theo ông Vũ, có 4 cấp độ quốc gia thành công: Thống nhất giữa dân tộc với quốc gia; Trở thành quốc gia độc lập - hùng mạnh; Trở thành quốc gia chủ chốt trong nền văn minh và một nền văn minh dẫn dắt thế giới. Chúng ta đều đang có vấn đề tại 4 cấp độ này. Muốn đạt được các cấp độ đó, chúng ta cần thấu hiểu mình, hiểu bạn bè, hiểu đối tác và hiểu kẻ thù cũng như hiểu xu hướng chủ lưu của thời đại. Trong đó, quan trọng nhất là ta phải hiểu rõ chân tơ kẽ tóc bản thân mình “biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”.

Chúng ta có thừa đủ điều kiện để hiện thực hóa. Nhưng muốn làm nên, nhóm nhân lực dẫn dắt Việt thiết yếu cần có cùng khát vọng, tầm nhìn, đồng tâm và quyết tâm cao độ. Theo ông, tất thảy chúng ta đều phải dốc sức hùng tâm cho các mục tiêu dân tộc vĩ đại. Đại nghiệp sẽ thành nếu ta lựa chọn đúng chiến lược, có phương pháp đúng, và thực thi thông minh. Có như thế, người Việt mới mong tự quyết được số phận.

Ông Vũ nói, sở dĩ thế giới hiện đang khủng hoảng bởi chưa thoát khỏi cái bóng tư tưởng kinh tế cực đoan cũ của Adam Smith, Keynes, cho đến học thuyết địa chính trị Mackinder, học thuyết biển Mahan; học thuyết quyền mưu đối đầu của Tôn Tử, Clausewitz, Machiavelli; học thuyết cạnh tranh sinh tồn Darwin, thuyết dân số tiêu cực Malthus… cũng như các học thuyết mang tính đối kháng về ý thức hệ và các tôn giáo có vũ trụ quan, nhân sinh quan cũ. Tức là nhóm tinh hoa thế giới vẫn tư duy chiến lược theo cách cũ. Einstein tuyên bố “làm như cũng mà mong kết quả mới là điên”.

Những tư tưởng hướng về triệt tiêu này tiếp tục là cội rễ để tạo thành các phân cực đe dọa lẫn nhau. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần có niềm tin rằng, toàn thể nhân loại hoàn toàn có thể tạo ra một thế giới hài hòa và cùng phát triển bền vững với những lợi ích mang tính phổ quát và không loại trừ lẫn nhau. Và chìa khóa không gì khác chính là tinh thần cà phê thần tình.

Posted Image

Có gần 3 tỷ người yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu, xuyên tôn giáo, văn hóa, địa lý, thể chế chính trị. Đây là một lực lượng sáng tạo hùng hậu nhất, và nếu họ hướng tới sáng tạo có trách nhiệm thì thế giới sẽ vô cùng tốt đẹp.

“Học thuyết Cà phê” ra đời với hạt nhân là Tinh thần Cà Phê - Sáng tạo có trách nhiệm, hướng đến một “cộng đồng sinh mệnh Asean” và một nền văn minh toàn cầu mới. Tinh thần Cà phê phát biểu rằng: Mọi người ai cũng có thể thành công; muốn thành công cần có sáng tạo; cà phê kích xúc sáng tạo; nhưng sáng tạo cần có một số điều kiện nền tảng về văn hoá và chính trị. Từ tinh thần nhân bản đó, có thể nói cà phê là năng lượng của nền kinh tế trí thức, kinh tế sáng tạo, kinh tế bền vững, giúp kiến tạo thế giới mới.

Có gần 3 tỷ người yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu, xuyên tôn giáo, văn hóa, địa lý, thể chế chính trị. Đây là một lực lượng sáng tạo hùng hậu nhất, và nếu họ hướng tới sáng tạo có trách nhiệm thì thế giới sẽ vô cùng tốt đẹp.

Điều có thể gây sửng sốt là Học thuyết Cà phê đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của giới tinh hoa trong nước và quốc tế. Ông đã đi khắp thế giới để quảng bá học thuyết, mô hình phát triển và triết lí quản trị. Trong số những người chia sẻ tầm nhìn của ông Vũ có tên Howard Moskowitz (học giả hàng đầu của Mỹ), GS. Romano Prodi - Cựu Thủ tướng Ý, cựu Chủ tịch UB Châu Âu, GS. Joseph Nye (cha đẻ của Quyền lực mềm, quyền lực thông minh – Mỹ), GS. Stephen Sacca (Học viện MIT, Mỹ), GS. Tom Canon (ĐH Liverpool), GS. Peter Timer (ĐH Harvard), những chủ nhân giải Nobel như GS. Roger B. Myerson (Kinh tế), GS. Douglas D. Osheroff (Vật lý), GS. Harald zur Hausen (Y học), Harold W. Kroto (Sinh hóa) v.v…

Chúng ta cần thay đổi để chộp lấy cơ hội hội nhập ngàn năm có một, theo ông. Ông nói, đây là thời khắc định mệnh cho Việt Nam và nhân loại. Đây là thời điểm giao thoa giữa nguy cơ ngàn năm và cơ hội ngàn năm. Đây là thời đại của những “làn sóng thần”.

“Nếu chúng ta làm không khéo thì bị làn sóng nhấn chìm”, ông nói: “Còn biết cách thì ta sẽ cưỡi lên làn sóng đó. Đây là thời đại mà các thế lực dịch chuyển trọng tâm từ Tây sang Đông, cơ hội chúng ta thoát khỏi cách tiếp cận vọng Bắc phương.

Nói cách khác, ta có cơ hội tiếp xúc trọn vẹn ngoài phương Bắc. Bên cạnh đó,sự toàn cầu hóa đang biến đổi nhiều mặt. Đây cũng là thời đại phục hưng của Phương Đông và sự dịch chuyển đủ loại chiến lược. Căn cứ theo thuyết “Chuỗi giá trị” và học thuyết biên giới mềm, ông Vũ cho rằng, những nước nhược tiểu hay những dân tộc tiêu thụ luôn ở phân khúc thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Với những vốn liếng chiến lược dồi dào, tại sao Việt Nam không thể là một thị trường sáng xuất mà luôn là thị trường lệ thuộc, tiêu thụ văn hoá và hàng hóa?”, ông quắc mắt truy vấn. Theo ông, dân tộc ở phân đoạn giá trị thấp kém và dễ dàng bị xoá sổ nhất. Trước thực tế đó, ông Vũ nghiêm mặt gằn giọng: "Chúng ta phải thắng cuộc chiến kinh tế này. Nếu thua, máu sẽ đổ!".

Ông có trăm ngàn mối lo âu: lo dân tính suy tàn, lo dân khí bạc nhược, lo kinh tế suy thoái, lo bờ cõi lâm nguy, rồi bá tánh sẽ lầm than... Từ trong tiềm thức một người tự trọng, ông lo thế hệ hôm nay là người có đại tội với tổ tiên tiền tổ, với những bậc khai sơn lập quốc, kể cả với chính thế hệ con cháu mai sau.

Mối lo này xuất phát từ những “mối nguy chung” của chúng ta. Một là, toàn bộ thế giới đang rơi vào khủng hoảng chung, và bản chất của cuộc khủng hoảng đó là khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên và không gian sinh tồn cho loài người. Hai là, thế giới đang bị chi phối bởi các tư tưởng đối đầu cưc đoan triệt tiêu lẫn nhau. Ba là, tiếp tục có xung đột, tranh chấp đối với các nguồn lực phát triển. Bốn là, loài người vẫn theo quán tính tư duy cũ của nhị nguyên luận dẫn đến phân tranh. Năm là, vấn đề lớn nhất của loài người hiện nay là khủng hoảng niềm tin. Những mối nguy chung đó đáng báo động ở cấp cao nhất.

Mục tiêu của ông là rõ ràng và liên hoàn: “Đoàn kết dân tộc – Thống nhất Asean – Hội tụ thế giới”. Việt Nam có đầy đủ điều kiện để thực thi chiến lược định vị trung tâm.

“Ông hoàng cô đơn”

Nhưng chính lý tưởngđó dường như đã khiến Đặng Lê Nguyên Vũ trở nên cô độc. Lẽ giản đơn là bởi “người quân tử hợp quần mà không bè phái” (Luận Ngữ).

Nhiều người không hiểu vị CEO cá biệt và bài xích ông. Cũng đúng thôi, bởi dân gian ta đã có câu “Kình nghê vui thú kình nghê/Tép tôm thì lại vui bề tép tôm”. Tôi nhận thấy ông Vũ thường xuyên rơi vào cảnh “việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác thiếu người bàn bạc”...

Posted Image

“Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ là một ông hoàng cô đơn”, một giáo sư tại ĐH Harvard là thân hữu của ông Vũ bình luận.

Ông cô đơn bởi ông chọn cho mình một lối đi riêng cùng nỗi ưu tư và phương pháp luận không giống ai. Mỗi khi ông đưa ra phát ngôn về một vấn đề hệ trọng, thì ngay lập tức xuất hiện sự hiểu nhầm hay phân hoá sâu sắc về dư luận, trong đó không ít kẻ thừa cơ đả kích.

Người ta gán mác cho ông Vũ với đủ loại tính từ tệ nhất đối với một người sống lý tưởng có thừa nghiêm túc. Nhưng trong bão tố búa rìu dư luận ấy, vị chủ tịch Trung Nguyên vẫn bình thản. Cách hành xử khiến tôi liên tưởng đến hành động hơn người của Sở Trang Vương trong tích “Sở Trang Tuyệt Anh” năm xưa.

Công cuộc lớn khó lòng thành sự nếu chỉ có một mình Đặng Lê Nguyên Vũ hay Trung Nguyên mà cần sự hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân, sự hậu thuẫn của Nhà nước của nhóm nhân lực dẫn dắt và toàn thể các lực lượng xã hội.

Dĩ nhiên, Đặng Lê Nguyên Vũ không phải không có những nhược điểm mang tính con người. Nếu bạn là người quá nhạy cảm thì hẳn bạn sẽ khó chịu khi tiếp xúc với ông, có ấn tượng dường như như ông quá lạnh lùng. Đó là bởi, ở người đàn ông này không có chỗ cho những cảm xúc nhỏ. Ông có cảm xúc, nhưng là những cảm xúc lớn, cho những việc lớn. Đó có lẽ là đặc điểm chung của những người thuộc về đại sự.

“Nhược điểm của con người ông là quá dương tính”, một người bạn lâu năm của ông nói. Hệ quả của nó là đôi khi cực đoan một cách kinh khủng và khô cứng hay quan điểm rất khó lọt tai đối với người đối diện. Thậm chí đôi khi ông cực đoạn đến mức kiêu bạt áp đặt cả quan điểm của mình không thèm tính đến phản ứng của đối phương với ánh mắt “mục hạ vô nhân”.

Nhưng cái dương tính là đặc biệt thiết yếu trong giai đoạn này của đất nước và, quan điểm lớn nào mà không phát xuất từ niềm tin và sự cực đoan, nhất là khi nó đúng đắn? Tôi cũng được nhiều cho là ngang, gàn, khùng, cực đoan thái quá, nhưng nhiều khi tranh luận với ông tôi cũng phải rất ghìm mình để không chửi thề, đập bàn đập ghế cho bõ tức vì sự độc đoán của ông.

“Thay tủy không chỉ máu”

Có vô số cuộc gặp giữa ông Vũ với giới tinh hoa, những người có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Họ luận bàn, kiếm tìm và chưng cất một công thức mới cho quốc gia-dân tộc được rút ra từ bài học thịnh-suy của các đế chế và quốc gia trong lịch sử. Họ chia sẻ sâu sắc và đồng cảm, ủng hộ những lý tưởng, tư duy của ông Vũ.

Ông tin rằng, hưng vong một quốc gia được quyết định bởi 5 yếu tố: Vị trí địa lý, độ lớn diện tích, quy mô dân số, dân tính và đặc tính chính quyền. Trong đó hai yếu tố cuối là quan trọng nhất. Trong phần lớn lịch sử phát triển của dân tộc, chúng ta bị phân rã ở hai nhân tố này, nhất là văn hoá âm tính, kiểu tiểu nông làng xã hẹp hòi. Dân tính cần phải được dương tính hoá và thể chế cần hiệu quả hoá.Chúng ta cần thay đổi toàn bộ “gen lặn”gây ra những bệnh tật trầm kha cho dân tộc.

“Chúng ta cần thay tủy, chứ không chỉ thay máu”, ông nắm bàn tay lại như cú đấm đặt lên mặt bàn đá. Ông nói, mong sao chính quyền nhận diện được và hùng tâm giải quyết được hai khâu sau thì ta sẽ có một dân tộc mới, một Việt Nam mới. Hơn việc nào hết, chúng ta cần cải sửa văn hoá bằng ba Tinh thần bảo vật - Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo cũng như tìm cách vật chất hoá ba tinh thần này.

Sự phân rã còn bắt nguồn từ sự tàn phá trong lịch sử. Lịch sử chúng ta chứng kiến những cuộc tranh giành quyền lực và thù hận của dòng họ này lên dòng họ khác, của triều đại này lên triều đại khác, không lấy tinh thần quốc gia đặt lên trên các lợi ích nhỏ, không chịu thừa kế những tinh hoa, những công trình, những thực thể văn hóa của triều đại khác, phá hủy không thương tiếc những gì đã được tạo lập trước đó.

Posted Image

“Người khác làm được thì ta làm được. Dân tộc khác làm được thì dân tộc ta làm được. Nước khác làm được thì Việt Nam làm được và còn làm tốt hơn”, ông Vũ hùng hồn như một tuyên ngôn của người Việt, đoạn nói thêm: “Khi cùng nhau, không gì là không thể”.

Tư tưởng tiểu nông, tầm nhìn bị bao bọc bởi lũy tre làng, không qua ngọn tre, thiếu những khát vọng lớn trong tâm thức bản thân người Việt cũng như điều kiện kinh tế kém cỏi dẫn đến sự bằng lòng với những gì nhỏ bé, tạm bợ. Không có được các tầng lớp trí thức đủ mạnh để có thể là một lực lượng chủ động, dấn thân bảo vệ các giá trị văn hóa, các giá trị lịch sử của dân tộc.

Một nguyên nhân nữa khiến chúng phân rã là các thủ đoạn của kẻ thù khiến chúng ta suy yếu. Tuy nhiên, đối với một dân tộc can đảm thì kẻ thù và nghịch cảnh là báu vật để trưởng thành. Còn đối với dân tộc yếu hèn thì đó là tai hoạ khiến họ khiếp nhược mất hết nhuệ khí và quy phục. Thái độ đối với kẻ thù và nghịch cảnh nói lên một dân tộc có bản lĩnh hay không.

Như một niềm tin tuyệt đối vào cái ông gọi là “thiên mệnh Việt”, và với niềm xác tín khả tri và tinh thần “nhân định thắng thiên”, ông cho rằng không gì là bất khả thi.

Bất lợi có thể là rất lợi, rất lợi có thể là bất lợi. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào con người chứ không phải hoàn cảnh. Cái gì đã xảy ra là có lý của nó. Quan trọng là chúng ta tự dịch chuyển vận mệnh của chính mình như thế nào.

Nước Nhật đã bị tàn phá chỉ cách đây 70 năm, một thời gian chả thấm tháp vào đâu so với lịch sử, thế mà họ đã vươn lên thành một cường quốc chỉ sau một thời gian rất ngắn. Năm 1965 Singapore mới phôi thai choáng ngợp trước Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông.

“Người khác làm được thì ta làm được. Dân tộc khác làm được thì dân tộc ta làm được. Nước khác làm được thì Việt Nam làm được và còn làm tốt hơn”, ông Vũ hùng hồn như một tuyên ngôn của người Việt, đoạn nói thêm: “Khi cùng nhau, không gì là không thể”.

Từ sự quan sát, nghiên cứu, suy nghiệm những bài học lịch sử nhân loại, ông Vũ cho rằng, Việt Nam phải chơi với người đứng đầu mới trở thành người đứng đầu, thi đua với quốc gia vĩ đại mới trở nên vĩ đại.

“Xét về căn cơ, dân tộc Việt Nam là một dân tộc vĩ đại. Chúng ta không bao giờ, dù chỉ trong một phút giây, được phép quên rằng chúng ta thuộcdòng dõi Con Rồng Cháu Tiên với phẩm cấp hàng đầu”, ông đập tay nói như một tuyên bố. Cách đây chỉ 70 năm Việt Nam đã là ngọn cờ giải phóng dân tộc cho bao quốc gia bị xâm lăng noi theo. Chỉ chưa đầy 40 năm trước bao người dân thế giới hàng ngày dõi theo tình hình Việt Nam, đã từng nằm mơ trở thành người Việt Nam.

Ai cũng chỉ lo kiếm tiền theo kiểu “vinh thân phì gia” thì “khác gì cầm thú?”

Người ta thường chỉ nhìn ông Vũ như một con người lạnh lùng. Nhưng ngay lúc này đây, tôi tiếp xúc với ông ở góc độ rất đời. Nếu tinh ý bạn sẽ cảm nhận có cái gì khang khác trong giọng nói vốn rất mạnh của ông. Không phải ông là người khô khan mà thực ra ông rất giỏi che giấu cảm xúc. Nước mắt người đàn ông này chảy ngược vào trong.

Tôi đảm bảo đã có ai đó nói khích ông Vũ gì đó hôm qua, dường như xát muối đến vết thương lòng sâu kín trong ông. Ông bảo những gì ông đã làm và tiếp tục làm trong tương lai không chỉ vì muốn thương hiệu Trung Nguyên vươn ra thế giới, mà thực sự còn vì đại cục chung của đất nước, vì hàng triệu thanh niên Việt.

Theo ông, nếu ai cũng lo cho mỗi bản thân, lo kiếm tiền theo kiểu “vinh thân phì gia” thậm chí còn làm nghèo đất nước thì “khác gì loài cầm thú”? Trong cuộc nói chuyện, đôi khi mắt ông quắc lên dữ dội. Ánh mắt ấy, cùng với hình tướng và thần thái bạo liệt của ông, khoá chặt và ám ánh bất kỳ đối phương nào. Những lời nói của ông như toát thẳng từ cõi lòng bộc trực của một người đàn ông khảng khái, không quen nói lời hoa mỹ. Khi hỏi kỹ tôi mới phần nào hiểu được tính gai góc, quyết liệt của ông, của một người con gốc Quảng Nam, mảnh đất khắc khổ của những bà mẹ anh hùng.

Buôn Ma Thuột, 6/2013

TS Phan Quốc Việt

=================

Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến,một thời huy hoàng bên bờ nam Dương tử không được làm sáng tỏ thì chẳng có thứ triết lý nào đúng!

Tất cả chỉ còn là chuyện "Chém gió. đập ruồi".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sex, tiền và kungfu ở 'vương quốc' Thiếu Lâm Tự

06:46 | 18/08/2013

Thiếu Lâm Tự ngày nay

Xôn xao chuyện làm ăn của Thiếu Lâm Tự

TP - Đó là bài báo viết về Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự hiện nay, đăng trên tờ “Elperiodico” của Tây Ban Nha số ra ngày 21/7/2013, được các báo Trung Quốc đăng lại.

Posted Image

Bài báo viết về Thích Vĩnh Tín.

Theo bài báo, họ đã có trong tay những cuộn băng video ghi lại cảnh giường chiếu giữa vị hòa thượng trụ trì Thiếu Lâm Tự với các nữ thí chủ. Các cuộn băng này được in ra từ các camera quay lén bị phát hiện khi người ta tu sửa phòng ngủ của Thích Vĩnh Tín. Phía Thiếu Lâm Tự đã giải thích: đó chỉ là cách Phương trượng Thích Vĩnh Tín phục vụ tinh thần cho nữ thí chủ.

Cũng theo bài báo này, “Thích Vĩnh Tín có ít nhất 3 tỷ USD gửi ở các ngân hàng nước ngoài; ông ta có biệt thự ở Mỹ, Đức; từng dan díu với một nữ minh tinh nổi tiếng, bao nuôi một nữ sinh viên Đại học Bắc Kinh, cô này đã sang Đức sống rồi sinh con trai cho ông ta”.

Phía Thiếu Lâm Tự đã lập tức lên tiếng đáp lại. Ngày 14/8, ông Trương, Chủ nhiệm Văn phòng Thiếu Lâm Tự Hà Nam đã ra tuyên bố: “Những thông tin trên là bịa đặt; chúng tôi không hề tiếp chuyện phóng viên tờ báo ấy. Phương trượng Thích Vĩnh Tín đã làm mất lòng một số người có quyền thế qua việc tu sửa chùa và niêm yết Thiếu Lâm Tự, tham gia thị trường chứng khoán, nên bị họ tung tin bịa đặt”.

Thiếu Lâm Tự - Vương quốc thương mại

Những thông tin trên chưa kịp lắng xuống thì ngày 17/8, tờ báo điện tử “Dị võng” hàng đầu Trung Quốc đã đăng bài “Thiếu Lâm Tự - thương giới chí tôn”, mổ xẻ chuyện làm ăn, kinh doanh kiếm tiền của Thích Vĩnh Tín và Thiếu Lâm Tự.

Bài báo viết, từ năm 1999, sau khi Thích Vĩnh Tín trở thành Phương trượng đời thứ 30, Thiếu Lâm Tự đã bước vào thời kỳ phát triển siêu tốc và đánh mất đi hình ảnh của các đệ tử Phật gia truyền thống trong con mắt mọi người. Từ nhiều năm nay, Thiếu Lâm Tự đã trở thành một tập đoàn kinh doanh lớn với 5 công ty con đều mang tên Thiếu Lâm Tự là Công ty quản lý tài sản, Công ty Hoan hỷ địa, Công ty truyền bá văn hóa, Công ty phát triển thực phẩm và Công ty Dược; 5 công ty này được coi là “5 pháp bảo kiếm tiền”.

Ngoài ra, Thiếu Lâm Tự hiện có hơn 40 công ty ở Berlin, London; xây dựng hơn 50 trường học và cơ sở nghiên cứu, truyền bá Thiếu Lâm Kungfu với thu nhập khoảng 10 triệu bảng Anh/năm. Hiện nay, Thiếu Lâm Tự đã trở thành tập đoàn sản nghiệp kiểu xâu chuỗi bao gồm các lĩnh vực: Từ (hoạt động công ích), Thiền (Tổ đình Thiền tông), Võ (Fungfu, bùa chú), Y (Cục Dược Thiếu Lâm), Nghệ (Thư họa, âm nhạc, điêu khắc), San (In ấn, xuất bản, phát hành). Chúng đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của Thiếu Lâm Tự.

Kungfu cứu “giấc mộng bóng đá Trung Quốc”

Posted Image

Bóng đá kungfu.

Thời gian qua, bóng đá Trung Quốc lâm vào tình trạng sa sút chưa từng thấy, các đội tuyển nam, nữ liên tiếp thất trận với những tỷ số được coi là “mất mặt” trước những đối thủ được xem là chiếu dưới (điển hình là trận thua Thái Lan 0-8); trọng tài bán độ, ăn tiền; các quan chức liên tiếp dính vào những vụ bê bối tham nhũng…

Trong tình cảnh đó, thông tin Thiếu Lâm Tự thành lập Trung tâm bóng đá và tuyên bố đưa Kungfu vào bóng đá để giúp chấn hưng bóng đá Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng đó chỉ là tin đồn có tính khôi hài nhằm đả phá tình trạng bạo lực trong bóng đá hiện nay.

Ngày 13/8 vừa qua, Hòa thượng Thích Diên Lỗ, Tổng giáo đầu Căn cứ (Trung tâm) huấn luyện võ tăng Thiếu Lâm Tự đã tiếp các nhà báo và khẳng định, ngay từ năm 2011, Trung tâm đã có ý định đưa Kungfu Thiếu Lâm vào bóng đá và xây dựng các đội bóng đá Thiếu Lâm. Hiện nay, lớp đào tạo bóng đá Thiếu Lâm có hơn 500 học viên, độ tuổi từ 8-15. Các học viên được tuyển chọn theo tiêu chuẩn: tự nguyện, biết Kungfu ở mức nhất định, yêu thích bóng đá.

Qua hơn 2 năm huấn luyện, Thích Diên Lỗ nhận xét: sự kết hợp bóng đá với Kungfu rất có ý nghĩa, Trung tâm sẽ tiếp tục kiên trì hướng đi này để đào tạo ra những cầu thủ có “cước pháp” siêu việt, góp phần chấn hưng bóng đá Trung Quốc. Thích Diên Lỗ cho biết, Thiếu Lâm Tự liên kết với Tập đoàn Kiến Nghiệp Hà Nam sẽ đầu tư tổng cộng 2 tỷ tệ để xây dựng 1 trường đào tạo bóng đá, 1 sân vận động và 2 cung thể thao với tham vọng “cứu vớt giấc mộng bóng đá Trung Quốc”.

Tuy nhiên nhiều người tỏ rõ hoài nghi sự thành công của ý tưởng này. Họ cho rằng: “Bóng đá Thiếu Lâm” chỉ là biểu hiện của việc “có bệnh bốc thuốc bừa”; muốn trị căn bệnh của bóng đá Trung Quốc phải trị tận gốc, phải bắt mạch kê đơn.

Thu Thủy

Theo báo chí Trung Quốc

=====================

"Những người lừa dối, đảo điên,phá Phật pháp như ông sư này mà chết thì chắc chắn linh hồn bị đày xuống Địa NgụcA Tỳ" - Thấy người ta bảo thế!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý do ông Lâm đốt nhà của “người rừng”

Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hồ Minh Lâm, thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi - cháu của “người rừng” Hồ Văn Thanh cho biết đã tự tay đốt cháy 2 trong số 4 căn nhà trên cây của cha con người rừng.

>> Chòi lá của cha con "người rừng" đã bị đốt

Posted Image

Ông Lâm cũng cho biết là do mình bị vu oan nên quá tức giận và phản ứng như vậy.

“Tôi không muốn còn những căn nhà đó nữa, không báo chí gì nữa hết. Nhiều người lên phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh, nhờ dẫn vào rừng đã đủ phiền phức rồi. Có người không thỏa mãn còn gây gổ với tôi, về viết bài vu oan cho tôi là kinh doanh đủ thứ, còn tôi bị oan không biết kêu ai. Tôi bị mang tiếng cả nước rồi. Tức quá nên tôi đốt, không còn quay phim, chụp ảnh, không báo chí gì nữa…”, ông Lâm bức xúc.

Theo ông Lâm, ngày 15/8, có 1 đoàn phóng viên truyền hình đến từ Hà Nội, đề nghị ông Lâm dẫn vào nhà cũ của cha con người rừng Hồ Văn Thanh, Hồ Văn Lang để dựng lại hiện trường, diễn một số cảnh để họ phản ánh chân thật và sâu hơn. Họ cũng đặt vấn đề bồi dưỡng công dẫn đường...

Ông Lâm đã đề nghị với mức 1,5 triệu đồng như 1 tờ báo đã chi trả trước đó (cho 3 người, đi 2 ngày).

Tại thời điểm đó, có 3 PV khác đến, cũng đề nghị được "đi ghép" với đài truyền hình này. Ông Lâm không đồng ý với đề nghị đó, đôi bên to tiếng cãi vã. Sau đó, ông Lâm bị “lên báo” với thông tin là thân nhân “người rừng” kinh doanh

Ngày 18/8, cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang đã được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Tây Trà về Bệnh viên Đa khoa Quảng Ngãi để được chăm sóc tốt hơn.

Theo Thanh Hải

Lao Động

=======================

Xong!

Ta về giữa cõi vô thường.

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay