hoangnt

Những Mắt Xích Và Giới Hạn Trong Việc Nghiên Cứu Cổ Sử Việt

204 bài viết trong chủ đề này

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGÀY SẮP XẢY ĐẾN CHO NHÂN LOẠI

(Phần 20)

 

CÁC BẠN THÂN MẾN!

 

Con người trong tương lai cũng sẽ trở thành những Đấng Sáng Tạo đi khai phá các hành tinh mới.

 

Dễ hiểu mà? Đưa nhau đến 1 hành tinh nào đó cũng như khám phá mặt trăng vậy... chọn giống đực giống cái như thuyền của Noah xưa rồi từ đó sinh sản ra. Oh! mà không cần thiết đâu. Thời nay khoa học họ chơi máy móc cài chương trình "Hô Biến" thôi, muốn tạo thứ gì cho hành tinh mới là tạo thôi. Ý tưởng này, các nước cường quốc đã nung nấu từ rất lâu rồi.

 

Vậy ĐOÀN NGƯỜI Đấng Sáng Tạo mới chính là các bạn, con cháu các bạn đó.

 

Các bạn là tương lai của chúng tôi. Tiếp tục thắp sáng ngọn đuốc khai phá mở mang kiến thức ra toàn cõi vũ trụ. Vũ trụ là vô biên bến --> mở mang bất tận... Rồi đây con người sẽ được học về SỰ MỞ MANG. (Ai dạy hả? Nói sau...).

 

Như Phật cũng từng nói những gì Ngài biết như lá trong rừng nhưng những gì Ngài nói chỉ bằng 01 nắm lá trên tay. Bởi vì sao? Bởi vì thời đại đó, trí tuệ và khoa học của con người còn sơ khai. Ngài có giải thích nhiều thì cũng như trao điện thoại di động cho thổ dân trong phim "Đến Thượng Đế Cũng Phải Cười" ấy, sao họ biết dùng hết chức năng đúng không?

 

Ngày nay thì khác, con người cập nhật thông tin, trao đổi kiến thức, thấu hiểu ngôn ngữ, nền khoa học phát triển như vũ bão phá tan mọi rào cản ngăn cách sự kết nối và tiến hóa.

 

Chưa bao giờ con người thức tỉnh nhanh và đông như thời điểm này. Bởi Trống đã điểm, thời gian gần như đã tới, Cơ Chuyển Thế có lẽ sắp đi vào Tâm Bão.

 

oklahoma.jpg

 

Vài bạn nói vì sao có nhiều tín đồ các tôn giáo họ không tin và cho rằng tất cả đều học đúng kinh kệ mới là Chánh Đạo, còn ngoài phạm vi là trở thành Tà Đạo?

 

Xin thưa! Kiến thức là bao la vô tận. Đạo mà nói hết được sao là lẽ Đạo thường hằng? Vì thế mỗi thời lại có các bậc Minh Sư xuất hiện giảng giải thêm để phù hợp quy trình tiến hóa cho các Linh hồn. Ai cố chấp ôm thủ giữ sách vở rồi khoe với nhau là Ta Chính Đạo, Ngươi Tà Đạo thì nên xem lại. Có nhiều điều không thể Giác qua việc đọc sách mà là do con người có căn duyên, căn tánh sẵn có.

 

Nếu nói về New Age như HN và các bạn đây. Thì chấp nhận gạch đá của giới tu tập hơi bị nhiều. Nhưng không sao, chúng ta đã làm được rất nhiều điều để đánh thức mọi người cùng hướng về một Thời Đại Mới (Kỷ Nguyên Bảo Bình - Hòa Bình).

 

Rất vui vì các bạn đã có nhiều nhóm nhỏ sống xanh sạch, gần gũi với thiên nhiên. Nhiều nhóm dạy học cho trẻ em và mang lý tưởng New Age vào các lớp học. Nhiều nhóm chữa lành năng lượng giúp điều trị bệnh. Nhiều nhóm dịch thuật. Có vị nói về Đạo Hòa Đời ... các bạn làm việc rất đam mê, truyền tải năng lượng ánh sáng lan rộng trong toàn thể chúng sinh. Tư tưởng, ý nghĩ là năng lượng, chúng ta gieo luồng năng lượng tốt thì vạn vật xung quanh ta cũng trở nên bừng sáng lên. Đó là Quy luật.

 

Chỉ mong đừng quá nhiều người đi ngược lại mục đích tâm linh, nghiêng nặng về đồng tiền. Bởi nếu God cho chúng ta khả năng tâm linh để giúp đời để phụng sự mà Ta chăm chăm làm để kiếm tiền, sống khỏe sống vui thì chắc chắn sẽ không thoát khỏi bàn tay vô hình của Đấng Chí Tôn.

 

Giờ phút thay đổi thế giới, thay đổi nhiều thứ có lẽ cũng gần gần đâu đây.

 

Hãy trở thành NGƯỜI PHỤNG SỰ để mang Ánh sáng Chân lý như ước nguyện của các bạn trước khi đến thế giới này.

 

Hãy nhớ lại và nghe tiếng gọi sâu thẳm từ Linh hồn bạn.

 

NGƯỜI KẾT NỐI - HIEN NGUYEN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong bài viết trước đã có nói về cái gốc rễ Linh hồn, nếu chúng ta xem lại bộ phim Tây Du Ký thì tác giải mô phỏng Linh hồn của Tôn Ngộ Không qua con Di Hầu 6 tai, không phân biệt được ai là Tôn Ngộ Không, chỉ khi Phật Tổ dùng chiếc bình bát úp lên thì mới thấy rõ. Ở đây, chiếc bình bát ngửa ra tượng trưng cho vật đựng thức ăn tức cuộc sống, vũ trụ vận động, còn chiếc bình bát úp lại hàm ý phải sử dụng sức trừu tượng để nhận biết được nguyên thủy của vũ trụ - thì lúc đó mới nhận chân được các trạng thái biểu hiện "thể, tính, dụng" của Linh hồn (ở đây Linh hồn có một đặc tính siêu việt không thể mô tả chính xác bằng lời).

 

Âu đồng Đông Sơn

Au_dong_tim_thay_trong_mo_thuyen_Viet_Kh

 

Ngoài ra con kỵ vật Đế Thính của Địa Tạng Bồ Tát (đang giáo hóa ở cõi địa ngục - Linh hồn) cũng biết được Di Hầu 6 tai - tức các vị Phật Cổ trong thế giới vô hình thì cũng biết được, cũng như Phật Tổ vậy nhưng không nói, hàm ý để người đang sống giải thích sự kiện! Không chỉ vậy, tạo sao con Di Hầu lại có 6 tai? Khả năng thiên nhĩ thông nghe được Hải Triều Âm trong Phật giáo chăng? Tức nghe được chỉ giáo của thế giới vô hình! Chính do con Đế Thính này mà ta biết tác giả Tây Du Ký hàm ý con Di Hầu 6 tai là linh hồn Tôn Ngộ Không, và cuộc chiến giữa hai bên là cuộc chiến nội tâm.

 

Địa Tạng Bồ Tát cưỡi con Đế Thính

_____a_T___ng_B____t__t_photo_37_3716820

 

Nếu âm thanh của Hải Triều Âm thì phải vô ngã mới được, giác quan cơ thể phải đóng lại, tức 6 thức phía sau của Mạt-na-thức phải đóng.

 

Đặc biệt, cho tới nay chưa ai biết sư phụ của Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư thực chất là ai? Có vị cho là ông Tu Bồ Đề trong Phật giáo! Nhưng đã chắc chưa bởi chuyên về thần thông và pháp thuật là của Đạo giáo? Chắn chắn không phải là ông Tu Bồ Đề. Trong Phật giáo thì Bồ Tát Mục Kiền Liên là người đạt nhiều thần thông nhất.

 

Bồ Đề Tổ Sư - Người mà chỉ dạy cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hóa Địa Sát và Cân Đẩu Vân, riêng còn 36 phép Thiên Cương chưa dạy -> Khi nào thuận tiện, tôi sẽ chỉ ra Bồ Đề Tổ Sư là ai?

 

 

3 "thuyết âm mưu" gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký

 

Tề Thiên Đại Thánh là ai, danh tính sư phụ của Tôn Ngộ Không và cái chết thật - giả của vua khỉ là những bí ẩn gây nên nhiều tranh luận trong Tây Du Ký.

 

Tuần qua, cư dân mạng như dậy sóng về giả định Tôn Ngộ Không thật đã bị "thủ tiêu" từ hồi thứ 57 trong tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. Giả định này đã được tác giả của bài viết đăng trên 1 Facebook đưa ra 8 luận cứ để chứng minh cho suy nghĩ của mình. 
 
Theo đó, ở hồi thứ 57, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã biến hóa thành Tôn Ngộ Không, từ pháp bảo đến thần thông đều ngang nhau. Dù cho cả hai cùng lên Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm, hay xuống Âm Phủ thì không ai có thể phân biệt được đâu là Tôn Ngộ Không thật. Cuối cùng, chỉ có Như Lai Phật Tổ mới phân biệt được và Tôn Ngộ Không đã bị đánh chết, còn Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã thế chỗ Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh. 
 
Liệu rằng, giả thuyết này có hoàn toàn chính xác và trong tác phẩm Tây Du Ký còn những giả thuyết "gây sốc" nào nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
 
1. Tôn Ngộ Không thực ra là ai?
 
Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 
 
Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.
 
150618kpkhi01d-40156.jpg
Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn truyện cổ Trung Hoa
 
Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.
 
Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 
 
Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
 
150618kpkhi01c-40156.jpg
 
Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 
 
Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 
 
Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.
 
2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?
 
Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 
 
Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.
 
150618kpkhi02a-ebcb1.jpg
Nhân vật Bồ Đề Tổ Sư
 
Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 
 
Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 
 
Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.
 
150618kpkhi02b-ebcb1.jpg
Tranh vẽ Thông Thiên Giáo chủ
 
Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.
 
150618kpkhi01b-aeff6.jpg
 
Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 
 
Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?
 
150618kpkhi01a-40156.jpg
Thái Thượng Lão Quân không trị nổi Tề Thiên Đại Thánh phải chăng vì lo sợ điều gì?
 
3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?
 
Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 
 
150618kpkhiava-13eb2.jpg
 
Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 
 
Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.
 
150618kpkhi03b-9b0ea.jpg
Như Lai Phật Tổ là người phân biệt được Ngộ Không thật, Ngộ Không giả trong nguyên tác
 
Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?
 
Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 
 
Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?
 
150618kpkhi03c-9b0ea.jpg
Ngộ Không trước kia thường xuyên mâu thuẫn ý kiến với sư phụ Đường Tăng...
 
Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.
 
150618kpkhi03d-9b0ea.jpg
... nhưng đột nhiên "ngoan ngoãn" lạ thường sau cuộc chiến thật - giả
 
Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.
 
Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.
 

Nguồn: Vanhocphatgiao, Pantheon,

Share this post


Link to post
Share on other sites

MẤY Ý NIỆM VĂN HÓA ĐÔNG PHƯƠNG CẦN ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

Thư Hương

 

1. Trình độ văn hóa khác với bản chất văn hóa

IMG.949.jpg

 

Nói đến duy trì những giá trị truyền thống, phát huy văn hóa Á Châu… ta thường gặp thấy  những mối e ngại ngấm ngầm, chẳng hạn văn hóa Á Châu có tính cách tĩnh chỉ, thiếu tiến bộ, nay khôi phục lại có khỏi làm ngăn trở việc tiến gấp rút của nước nhà chăng.

 

Và dưới con mắt nhiều người, những ai đang cố gắng tài bồi cho nền quốc học, chấn hưng văn hóa Đông Phương, đã không gặp được sự nâng đỡ, lại thường bị coi là lạc hậu. Đó là một tình trạng có hại cho tiền đồ văn học, nhưng ít người nhận ra bởi những sự kiện lớn lao chua xót đập vào mắt, tức là tình trạng các dân tộc Á Châu vì chậm tiến nên bị đè bẹp trước sức mạnh của các nước hùng cường Tây Phương. Điều đó chỉ có ai loạn óc mới dám nghĩ đến chuyện chối cãi. Phương chi sách vở đều đồng thanh một giọng như vậy cả. Ông Tennyson viết “năm mươi năm của Âu Châu còn có giá trị hơn cả một chu kỳ của Cathay”. Mieux vaut cinquante ans d’Europe que tout un cycle de Cathay (thời Trung cổ người Tây Phương gọi nước Tàu là Cathay).

 

Những câu nói kiểu đó có một phần sự thật, nhưng quá đơn sơ, không đủ bao hàm một tình trạng phức tạp hơn nhiều. Nietzsche có lần đã viết “không gì nói dối bằng sự thành công”. Quả thật văn minh cơ khí là một thành công cực kỳ vĩ đại, nhưng chính vì thế nó cũng đã là một lời nói dối khổng lồ, làm cho ta quên đi rất nhiều chân lý; nó là một môn bài che đậy biết bao lời ngộ nhận mà không mấy học giả tránh khỏi khi phê phán về văn hóa Á Châu; nó khiến nhiều người sống yên hàn với một mớ ý niệm đã lỗi thời mà không nghĩ đến kiểm điểm lại, còn lên mặt ngạo đời. Ở đây chúng tôi thử làm chuyện đó bằng đưa ra một số sự kiện ít được nhắc tới và vì thế loan tin trước là sẽ không đẹp đẽ cho lắm, chúng tôi thấy bất đắc dĩ phải làm thế để mong phần nào lập lại thế quân bình cho sự phê phán xưa nay thường oan uổng quá nhiều cho nền văn hóa Á Châu. (La pensée chinoise. Granet. tr 27 có nhắc tới sự bất công này. Nhiều tác giả cũng nói đến: Creel, Needham, Zenker, Forke…)

 

Sự oan uổng đó không cần minh oan chút nào nếu đấy chỉ là vấn đề thể diện. Nhưng nhân loại hiện đang trải qua cơn khủng hoảng tinh thần, mà xem ra văn hóa Á Châu có thể giúp vào việc tìm ra ngõ thoát. Do đó sự lên tiếng trở nên cần thiết.

 

Căn nguyên đầu tiên của sự bất công đó là tại người ta đã quy công cho văn hóa Âu Châu tất cả những sự hào nhoáng của giàu sang “giàu có sinh lễ nghĩa”, những lễ nghĩa đó người ta gán cho văn hóa, nhưng thực ra chính giàu sang tô điểm cho văn hóa.

 

Điểm này ít được nhận ra bởi nó tinh vi; đàng khác vì giàu sang và văn hóa liên hệ nhau rất mật thiết, “chính giàu sang làm nảy sinh văn hóa”. Đó là luận án của giáo sư Clough đại học đường California nhan đề “Grandeur et décadence des civilisations”. Payot. Điều nhận xét này giúp ta có một ý niệm đúng đắn về tính chất của mỗi nền văn hóa, nên cần được lưu ý. Đây là một thí dụ rất thông thường:

 

Hai người Việt Nam một thuộc thượng lưu trí thức, một ở bậc nông thôn thất học. Ta thấy ngay một đàng lịch thiệp, ăn nói lý sự, khéo léo, cử chỉ có thể hào hoa phong nhã… một đàng quê kệch, nói năng vụng về thô thiển, cử chỉ co rúi rụt rè… Trong trường hợp này không phải nói ai cũng đồng ý, đó chỉ là chuyện khác trình độ học thức gây ra do giàu nghèo, chứ không phải do tính chất văn hóa, bởi cả hai người cùng ở trong một nền văn hóa Việt Nam. Câu chuyện đơn sơ là thế, nhưng nó sẽ hết đơn sơ khi người giàu kia là Tây còn người nghèo nọ là Đông. Lúc ấy sự phán đoán sẽ không chỉ còn là trình độ học thức mà nó sẽ lấn sang phạm vi tính chất văn hóa Đông Tây không nhiều thì ít, nhất là phạm vi ảnh hưởng giàu sang và văn hóa rất mật thiết. “Miệng nhà sang có gang có thép: Tây giàu bộn nên miệng có cả vàng!” Vì giàu mà số người được học bên Âu Mỹ giàu gấp trăm lần bên ta, văn hóa thêm biết bao cơ hội tiến bước. Việt Nam năm nay (1960) được lối 12000 sinh viên tức trong số 1000 dân thì có 1 sinh viên. Đang khi năm 1948 bên Mỹ đã có 160 sinh viên (theo tài liệu Civilisation de 1960 của Fourastié). Nay chắc còn đông hơn nữa. Nói số tròn: chênh lệch nhau từ 1 đến 200. Về phương diện khác cũng thế, chẳng hạn bên Mỹ có 1200 dàn nhạc đang khi bên ta một dàn cũng còn dở sống dở chết. Sự khác biệt đó sẽ gây lầm tưởng về tính chất văn hóa Đông Tây không sao kể xiết. Một thí dụ: người ngoại quốc ở Sài Gòn thường phàn nàn không thể tìm được cái gì để tiêu khiển khả dĩ ứng đáp được trình độ của họ, đang khi đó ta có những bản nhạc sáng tác rất công phu vẫn nằm chình ình kia, không sao tìm ra được năm ba triệu để đưa ra trước công chúng. Nếu tìm ra được số tiền đó, những du khách đến Việt Nam lúc trở lui sẽ có thể mua thêm ít đĩa hát, để khi trở lại quê nhà thư thả bỏ ra nghe lại những nhạc điệu xa xôi, bấy giờ họ dễ dàng thưởng thức những nét nhạc tinh vi của Việt Nam. Các bộ môn khác cũng thế: quan niệm của họ về văn hóa đối với nước ta sẽ khác hẳn với tâm trạng hiện nay qua những lời phàn nàn nhắc trên…

 

“Cái khó bó cái nhạc, nó bó hội họa, nó bó triết học, nó bó văn nghệ…” và cái nghèo không cho nảy nở biết bao mầm mống nhân tài. Với người ngoại quốc ta đành nuốt tủi không sao nói lên được, nhưng với người cùng hội cùng thuyền, cũng nên phân tích như thế, biết đâu lại không động tới những người có thể thành Mạnh Thường Quân… Dầu sao cũng là để khỏi thất vọng về tính chất văn hóa của ta: tại nghèo hơn là tại tính chất văn hóa kém.

 

2. Nếu hỏi: không kém sao lại không tiến bộ để giàu sang được như người thì lỗi ấy tại văn hóa chứ còn tại đâu?

 

Thưa rằng chưa hẳn như thế, cứ xem như nước Nhật cũng cùng ở trong một đại gia đình văn hóa với Tàu và ta, vậy mà trong ba mươi năm đuổi kịp đà tiến bộ của các nước Âu Châu đi trước hơn một trăm năm. Vậy không phải do văn hóa cho bằng do nhà cầm quyền không thức tỉnh kịp thời. Một nền văn hóa tốt đẹp đến đâu, nếu guồng máy quốc gia bị giao phó vào tay một người vô tài mà lại độc tài, thì đủ làm hư cả vận mệnh một nước một châu, đến khi thức tỉnh thì đã bị trói lại để làm đà tiến cho người. Những cái đó ta gọi là sự may rủi của nước; nói theo kiểu xưa là số mệnh. Chế độ nào cũng có thể xảy ra, Tây cũng như Đông; việc nước văn minh hơn bị thua nước kém văn hóa là chuyện xảy ra thường xuyên trong lịch sử. Mông Cổ không văn minh thắng Tàu, Roma ít văn minh thắng Hy Lạp là tổ văn minh… và nếu xem cổ sử thì hầu như đó là một luật: Sumérie bị Babylon, Babylon bị Assyrie, Assyrie bị Crète, Crète bị Hy Lạp. Nước thắng là man rợ dùng võ lực. Đến khi nước đó trở nên văn minh lại bị đợt man rợ sau… cứ thể để văn minh thêm sinh khí tiến dần. Cho nên ta thua Tây cũng là chuyện không có gì lạ lắm (Civ. III. 329) (1)

(1) Viết tắt, chỉ bộ Histoire de la Civilisation của Will Durant và được ghi rõ số La Mã theo thứ tự bản dịch nhà Payot.

 

Còn chuyện đói khổ, thì đó là cái nạn chung cho loài người, may ra rồi đây nhờ khoa học sẽ thanh toán nổi chăng; chí như trở về trước thì chẳng nền văn minh nào thoát cả. Đây hãy nói riêng về Âu Châu mà ta thấy phong phú dư dật như nay, trước kia cũng đói khổ như các nơi: giữa khoảng 970 đến 1100 có 60 trận đói đã sát hại người bên Pháp… Không một người nông dân nào bên Anh có thể quên được những trận đói trong các năm 1086 và 1125. Giám mục thành Trèves thế kỷ 12 lấy làm kinh hoàng trước cảnh tượng nông thôn lả đói giết ngựa để ăn thịt (Civ. IX. 272). Ông Fourastié cho biết Âu Châu cũng mới thoát nạn đói từ thế kỷ 19. Tác giả kể chuyện những người trong họ ông hằng ngày đi làm ngoài đồng bao giờ cũng chỉ được một lạng rưởi bánh khô và một củ hành luộc. Chính bố ông là người đầu tiên trong họ được ăn no ngoài những ngày cưới xin đình đám. Tác giả tính đổ đồng thì mức sống năm 1900-1931 cao hơn 10 lần mức sống những năm 1800-1831. (Civilisation de 1960 de Fourastié p.12).

 

Về cách ăn thì thường ăn bốc, cứ hai người ăn cùng một đĩa, uống cùng một ly. Đồ ăn chưa có cách ướp lạnh nên thường có hơi, do đó người ta ưa dùng đồ gia vị để át mùi. (Civ. XII tr.356).

 

Đã nghèo khó thì khó thoát được nạn bẩn thỉu. Chỗ ở người nông nô thời trung cổ thật là hôi hám và chật chội; nhà thường bằng tranh có một gian, họa lắm mới được hai gian, đồ ăn thức uống dụng cụ làm bếp để cả trong nhà; dưới đất có một cái ổ bằng lông với rơm rạ, tất cả nhà nằm chung lộn trong đó, kể cả khách… (Civ. XII tr.270). Bên Pháp và Anh người ta ngủ trần truồng trong mọi giai cấp” (Civ. XII p.339). Những đêm đông giá lạnh người ta thường đem các giống vật (bò ngựa) vào nhà để thêm hơi ấm (id tr.274), gần nhà là một đống phân, tất cả vật cũng như người trong trại đều đóng góp vào đó. (Civ. XI tr.271). Bẩn đến nỗi có nhiều câu chuyện kể rằng quỷ Satan phải đuổi người nông nô ra khỏi hỏa ngục, bởi chính quỷ cũng không chịu thấu mùi (Civ. XII tr.276). Trong thế kỷ 14 ở Paris, người ta thường đổ bình đêm tuột xuống phố qua cửa sổ, chỉ báo hiệu bằng một câu vắn “ý tứ nước” (gare! L’eau). Nhà cầu là một món xa xỉ. Người ta thường tự tiện ngay ra ở sân trên chân thang hay ngoài ban công, ở điện Louvre cũng thế. Sau trận dịch tễ năm 1531 có chỉ thị buộc mỗi nhà ở Paris phải có nhà cầu nhưng chỉ thị cũng không được áp dụng luôn.

 

“Bởi túng ăn và bẩn thỉu là duyên cớ cho những trận dịch tả nhiều hơn mọi kỳ trong lịch sử”. Dịch vàng xảy ra năm 550 và 664 giết hại đến 2/3 dân số Islande. Bên Anh cũng bị những trận như vậy ở thế kỷ 6, 7. Pháp Đức bị dịch đốt ruột gọi là mal des ardents những năm 994, 1043, 1130. Còn nhiều bệnh khác như bệnh tóc (plica polonica) người ta hay quy căn cho đủ thứ, nhưng hầu chắc là tại dân ở chen chúc trong những thành tường xây bít kín, điều kiện vệ sinh sạch sẽ hết sức thậm tệ (lamentable), số trẻ con chết không có thống kê nhưng chắc phải đến 50% (Civ. XII tr.549).

 

Xem như thế không nên quá nặng lời trách các tiên hiền của ta là không lo cho dân no đủ. Nếu so sánh kỹ ra thấy tiên hiền Đông Phương còn thực tế gấp mấy lần các triết gia Hy Lạp chẳng hạn. Ngay từ bài cảo luận đầu tiên về triết học Đông Phương, tức thiên Hồng Phạm trong kinh Thư đã lộ rõ dấu lo lắng đến vấn đề dân sinh. Trong 8 điểm nhà cầm quyền phải chú trọng thì “nhất viết thực (ăn) nhị viết hóa (Couvreur dịch là les commodités de la vie)… bát viết sư (quân dịch, để cuối cùng). Mối lo âu này sẽ thấy xuất hiện nơi Khổng Tử “thứ, phú, giáo” phú đi trước giáo và cách rành rẽ nơi Mạnh Tử… Nhưng lúc ấy mức tiến hóa nhân loại chưa đi tới giai đoạn khoa học kỹ thuật, nên loài người chưa đủ sức chống nạn đói. Tôi nói tiên hiền thực tế hơn triết gia Hy Lạp, vì bên đó có chế độ nô lệ nên coi khinh miệt việc chân tay. Ngoài khoa hình học thành công, còn thì toàn là triết học kiểu văn nghệ bên ngoài đời sống. Mãi tới thời Archimède mới khám phá chút ít, nhưng cũng là học suy lý. Máy trục và bắn đá ông làm ra, nhưng không có ghi lại, ông cũng như tất cả trí thức thời đó vẫn coi việc tìm lợi ích thiết thực và cơ khí là đê tiện bẩn thỉu (ignoble et sordide). (Civ. VI p.229)

 

3. Căn cứ thứ ba người ta cho rằng chỉ Âu Châu mới có khoa học, còn các nền văn hóa khác không có.

 

Nếu có một vài sáng chế thì cũng chỉ là thường nghiệm (empirique) chứ không có khoa học như văn hóa Âu Châu. Câu nói này rất dễ được chấp nhận. Khoa học hiện có đó rồi, nó là sự nghiệp vĩ đại của Châu Âu, nên sự giải nghĩa có sai thù để tăng cường uy tín và vinh hiển cho Âu Châu, thì ai cũng đổng lòng chấp nhận, khỏi cần tranh luận. Có nhiều hoạt động khác hứng thú ơn ích hơn là việc cãi cọ nhỏ nhen nọ. Nhưng ta không thể chấp nhận thái độ nhường nhịn và tặng khen một khi giải nghĩa đó “phong thánh” luôn cho những yếu tố tai hại của văn hóa Tây Âu như cổ động đa dục, tuyên dương óc độc chiếm, khuyến khích buông lung… bởi chính đó là những nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng ngày nay. Vì thế mà chúng tôi thấy cần đặt lại vấn đề và không ngần ngại phản đối những tư tưởng gia mà chúng tôi ưa chuộng về phương diện khác. Chẳng hạn triết gia Jaspers trong quyển Sens et l’Origine de l’histoire (tr 82) có đưa ra 9 lý do để phóng đoán tại sao khoa học lại phát triển bên Âu, đại để như sau:

 

1) Vị trí địa dư tạo nhiều sự tiếp xúc giữa các văn hóa khác nhau.

2) Tự do chính trị

3) Lý trí vô biên

4) Ý thức về tự do nội khởi.

5) Người Âu lấy thế giới khách quan làm dữ kiện đầu tiên.

6) Nhưng không dồn quan niệm về vũ trụ vào một công thức có tính cách giáo điều cứng

nhắc (!)

7) Óc độc hữu, nhân đó có sự căng thẳng.

8) Luôn luôn đi tới cùng cực, đi tới mẹo trừ.

9) Bởi vậy có những nhân vật độc đáo. Và họ không thể muốn con người toàn diện.

 

Trong 9 lý do trên chỉ có lý 1 và 3 là có thể chấp nhận phần nào; lý 2, 4 sai thực tế phiền tạp… ngoại giả là không chắc mà còn có thể gây hại như: lấy một sự bất lực (đi tới con người toàn diện) để như khuyến khích những sự đi quá trớn. Tất cả những điều này tôi nêu lên mà không quảng diễn ở đây vì dài quá sẽ làm nơi khác (xem Nhân Chủ). Chúng tôi chỉ ghi nhận một điều là ở dưới trang 96, tác giả có viết “vào quãng năm 700 nếu một du khách từ hành tinh khác đáp xuống trái đất thì có lẽ họ sẽ cho Tràng An- kinh đô Tàu lúc đó- là trung tâm tinh thần của thế giới chúng ta, Constantinople là sự sống sót của một dĩ vãng đáng để ý; còn phần bắc Âu Châu là miền mường rợ. Quãng năm 1400 đời sống cả ba nơi Âu Châu, Ấn Độ, Trung Hoa tới mức độ như nhau. Nhưng sự đóng góp của thế kỷ 15, tức việc khám phá ra thế giới mà Âu Châu sắp in con dấu của nó lên trên, đặt ra… một sự cắt đứt (rupture). Sự tuyệt giao, sự cắt đứt này là một câu đố mới. Vì cho tới đó đã không có sự tiến triển rõ rệt và đều đặn… Và cho tới thế kỷ 19 thì xảy đến sự cắt đứt hẳn với dĩ vãng thuộc lịch sử và một tương lai hãy còn chưa thể thấu suốt được. Một lần nữa ta lại hỏi yếu tố không thể gọi tên ra đó là gì? (trg 97).

 

Nói không thể gọi tên, vì thật là phiền tạp và bí nhiệm nên những sự thử gọi tên chỉ là đoản phóng hết sức đạc chừng. Bí nhiệm vì có những điều khó biết tại sao khoa học được phát sinh bên Cận Đông (Hy Lạp chỉ tiếp tục một đoạn thường lệ) và được Cận Đông dẫn tới chỗ nảy nở lại bị Mông Cổ đến tàn phá. Tại sao Âu Châu tự nhiên lại thoát ách Mông Cổ (tự nhiên vì Âu Châu không có làm gì và khó có thể chống đối nổi Mông Cổ). Những câu đó khó lòng ai giải đáp, nên ta cho là khuyết nghi, hoặc thuộc Thiên mệnh. Và như vậy bao sự giải nghĩa chỉ nên coi là những ý kiến bấp bênh còn đang đi tìm một lời đáp, chưa nên coi là sự thật. Thực ra nếu khoa học đã phát nguyên bên Ấn Độ hay nhất là bên Ả Rập thì sự giảng nghĩa nguyên do còn có lý gấp ba lần là ít. Đây là những lý do: 1) Yếu tố khoa học của Hy Lạp được vun tưới và nảy nở bên Ả Rập hơn bên Âu Châu. 2) Những phát minh nhiều nơi được tiếp nhận trước hơn, thí dụ hệ thống toán số của Ấn Độ, phép in, giấy, thuốc súng, kim chỉ nam của Tàu. 3) Và nhất là bầu khí tự do phóng khoáng hơn bên Âu Châu nhiều lắm. Cho nên vào những thế kỷ VII- XII, văn minh Ả Rập đã tiến xa hơn Âu Châu rất nhiều và chính nhờ những dịp tiếp xúc trong các lần thập giá binh hay dịp khác mà Âu Châu du nhập được của Ả Rập nhiều kỹ thuật chẳng hạn khoa thiên văn (Civ. XII, 589), phép tinh luyện kính “Venise”, phép làm kính để thấy vật xa coi gần và cả kính đeo (ông Will Durant nói có lẽ nguồn gốc do người Tàu “ai tai”, Civ. XII. 539), nghề làm kim khí, máy kéo nước chạy bằng gió (Civ. X. 418), các thứ đồ ăn, đồ uống, thuốc, khí giới, quan niệm mỹ thuật, kỹ thuật, buôn bán, phương pháp vượt bể và nhiều khi cả danh từ một trật như orange, sucre, sirop, élixir, azur, bazar, tarif, douane, magasin, barque, câble, algèbre, zéro, chiffre, alambic, zénith, almanach… người ta tính ra lối 1000 chữ do tiếng Ả Rập và hơn 100 sách Ả Rập dịch ra La Tinh (Civ. X. 434). Các thứ vải: gấm, lụa và luôn cả nghề nuôi tằm kỹ nghệ lọc đường, phép lát đá đường do vua Fréderic II thâu nhập. (Civ. XII. 55). Các nhà khoa học Musulman hầu hết lúc đó đã nhận ra là trái đất có hình tròn. Ngay năm 1081 Sandi đã làm bầu trái đất bằng đồng và những công trình nghiên cứu của Ishaq al-Bitruji đã mở đường cho Copernic (Civ. X 419) sau này… Cho nên nếu Musulman không bị tàn sát và phá huỷ đến tận nền móng về văn hóa, kinh tế, nhân sự, thì rất có thể khoa học đã xuất hiện trên mặt đất trước ít thế kỷ bên đất Á-Phi.

 

Nhưng trời hình như có ý dành danh dự này cho một giống ngừơi mới xuất hiện sau bên Âu Châu. Con đường thiên mệnh trong việc chạy đuốc văn minh coi như được quy định rõ rệt. Mông Cổ đã tàn sát Musulman một cách ghê sợ: thành Mery bị tiêu diệt với 1.300.000 dân. Thành Ravy với 3.000 chùa (mosquée) bị bình địa. Bagdad với những thư viện mênh mông và bao kho tàng tích luỹ cũng tiêu sách với 800.000 dân. Không khi nào thấy trong lịch sử một nền văn minh bị tàn sát tận gốc như vậy. Cầu cống đê điều bị phá vỡ hoặc đúc lại… Chính vì đó chứ không phải tại khí hậu thay đổi đã cướp mất quyền chỉ huy thế giới của Tây Á từ 5 thế kỷ (700-1200) mà từng trăm thành rực rỡ của những xứ Perse, Syrie, Mésopotamie, Caucase,…..bị đẩy vào thảm trạng đói khổ cùng cực và ứ đọng trong thời mới (Civ X. 433). Cũng may đuốc khoa học đã kịp trao sang Âu Châu và sống hoi hóp trong ba bốn thế kỷ cho đến thời Phục Hưng. Trong khi chờ đợi “suốt qua thời Trung Cổ bên Âu Châu khoa học và triết học được triển khai trong bầu không khí thần thoại, truyền thuyết, phép lạ, điềm báo, ma quỷ, sự lạ, pháp môn, chiêm tinh, bói toán, đồng cốt (Civ XII. 524).

 

Và không phải mỗi phát minh được đón nhận dễ dàng tức khắc. Chẳng hạn hệ thống số Arabe… rất nhiều người công nhận là “phương pháp thần diệu của 9 con số Ấn Độ” (Méthode merveilleuse des neuf chiffres Indiens) thế mà năm 1029 người ta còn vận động để có luật cấm dùng, mãi tới thế kỷ 16 mới thay hẳn được số Roma (Civ XII. 532). Khi mấy thương thuyền bắt đầu dùng kim chỉ nam bị nhiều người nghi ngờ là họ làm phù phép, và không thiếu người từ chối bước chân lên những tàu bắt đầu trang bị bằng kim chỉ nam… (Civ XII. 540)

Còn biết bao nhiêu thành kiến làm cho bầu không khí bên Âu Châu khó thở; mãi cho tới đầu thế kỷ này mà Einstein còn phải phàn nàn: “phân tán một nguyên tử còn dễ hơn phân tán một thành kiến” thì đủ biết tại sao khoa học Hy Lạp bị nằm chết khô bên Âu…

 

4. Căn nguyên thứ bốn

 

Người ta quên đi hay không biết rằng việc phát minh khoa học là một sự kiện hết sức mới và đầy những chuyện bất ngờ… Việc tìm thì kể là khởi lên từ thế kỷ 16, 17; nhưng tìm kiếm một cách thật có phương pháp thì cũng mới từ ít chục năm nay. Người ta thường lấy niên hiệu xuất bản sách “Bàn về những sự chuyển vận của các thiên thể” của Copernic tức là 1643 làm ngưỡng cửa cho thời mới. Lấy Newton (1642-1727) làm mốc giới thời đại khoa học và Einstein là mốc những bước tiến vượt bực, tức là chung quanh hoàn cầu đại chiến thứ nhất. Bởi từ quãng đầu thế kỷ này mới có những sự tìm tòi thật khoa học còn trước kia hầu hết vẫn là mò mẫm kiểu rút kinh nghiệm (empirique); xem như một việc phát minh điện lực, linh hồn cho mọi cơ khí, thì đủ rõ. Mãi cho đến năm 1870 hầu hết người ta còn cho việc tìm tòi điện chỉ là trò chơi trong phòng thí nghiệm (amusette de laboratoire) chưa ai tin được điện sẽ có được những công hiệu vĩ đại như nay. Sự tình cờ sơ xuất đã là dịp cho nhiều khám phá quan trọng. Nhiều người còn nhớ con ếch của ông Galvani rung chân khi vô tình ông chạm vào ban công sau một ngày mệt mỏi thí nghiệm vô ích. Từ trường được khám phá do cái kim bỏ vung vãi trên bàn thí nghiệm của ông Oersted. Sức chuyển động máy sinh điện được ông Fontaine nhận thấy do một cử chỉ lầm lẫn của người thợ. Tác giả phải nói (felix culpa: heureuse faute p.92) ông Edison là người phát minh ra bóng điện năm 1897 và bao nhiêu phát minh khác, một phát minh lớn nhất tới nay, lại là một người bán báo, vốn liếng tri thức chỉ là một kỳ tam cá nguyệt ở trường và hai năm trong phòng thí nghiệm cá nhân “đặt dưới hầm rượu của gia đình”.

 

Máy phát điện, một bước tiến rất quan trọng, được phát minh do ông Gramme một bác thợ lăng nhăng “bricoleur ou ouvrier en escalier” (Pierre Dexaux, Histoire de l’électricité, trg 65,74 và 92). Bởi vậy ông J.Folliet không ngần ngại hạ chữ tình cờ mà xảy ra hiện tượng cơ khí làm xáo trộn hết mọi cơ cấu văn minh.

 

Tính chất bất ngờ này ít được chú trọng đến, nhưng thực sự thì trước đây hai ba trăm năm không ai ngờ là khoa học sẽ làm đảo lộn bộ mặt trái đất như nay. Nếu quả thật có ngờ và văn minh Tây Phương luôn luôn tiến thì tại sao văn hóa Hy Lạp, La Mã, Âu Châu đã xuất hiện trên 20 thế kỷ mà tình trạng Âu Châu đâu vẫn nằm đó và cho đến thời Phục Hưng Tàu vẫn trội hơn Âu Châu cả về đàng kỹ thuật. Điểm này được các học giả như Zenker, Needham… đều công nhận (xem La pensée Chinoise, Granet, p.584). Sự tiến triển của Âu Châu còn rất mới mẻ, đầu thế kỷ này người Pháp dưới tỉnh còn rủ nhau lên Paris coi xe không ngựa kéo, không người đun cũng chạy đuợc. Năm 1896 toàn Mỹ quốc mới có 4 cái xe hơi. Đầu năm 1908 ông Ford mới cho ra xe kiểu T. Vậy là trước thế kỷ 17 Âu Á cũng tĩnh chỉ như nhau, và nay khác nhau thì không phải Đông Tây cho bằng nói mới cũ. Tân thời đối với trung cổ. Còn trước đó Á Âu như nhau. Keyserling viết “giữa thời cổ Hy Lạp và những thời rực rỡ của văn hóa Á Châu, giữa nước Pháp thế kỷ 16 và nước Tàu thời Tống thí dụ, xét về dữ kiện thời sự thì chỉ có một sự khác biệt về hiện tượng chứ không về bản chất (une différence de phénomène et non pas d’essence) tức không phải bản chất văn hóa Âu Tây luôn luôn tiến bộ, còn bản chất Á Châu là ù lì. Cả bên Âu nữa, lý tưởng tĩnh chỉ đã thống trị mãi cho tới thời mới kể cả Hy Lạp cổ đại cũng như trong Ý Đại Lợi thời Phục Hưng, vì trong những xứ này, đời sống có náo động tới đâu đi nữa, bao giờ cũng hướng theo những giá trị mà thời gian không thay đổi gì hết. Ngày nay khi chúng ta, người Âu Châu thời mới, xem Á Châu như bản tính đối chọi nhau, thật ra không phải Đông khác biệt Tây cho bằng thời mới khác với thời trung cổ và thời cổ đại… Nói khác đi, chúng ta đối chọi lý tưởng của hoàn bị với lý tưởng tiến bộ” (xưa tìm hoàn bị nay cần tiến bộ) (Journal tr.317).

 

Trong quyển Science and Civilisation, ông Needham có viết: “Bất kỳ ai nếu chịu đọc tới hết quyển sách này, chắc sẽ bị sửng sốt trước số kỹ thuật rất nhiều và khác nhau mà Âu Châu mượn của Tàu, song thường họ không biết đến nơi phát nguyên trong 14 thế kỷ đầu”. Ông Francis Bacon (1626) có viết: “Rất nên quan sát về sức mạnh và năng lực cùng những hậu quả của các điều phát minh. Rõ rệt nhất không đâu bằng ba món đồ mà tiền nhân ta chưa biết đến, và cũng mới xuất hiện, tuy nguồn gốc nó vẫn còn ẩn khuất nhưng rất hiển hiện, đó là máy in, thuốc súng, và kim chỉ nam. Bởi vì ba phát minh đó đã biến đổi cả mặt đất và tình trạng sự thể trên khắp trái đất: cái thứ nhất trong văn chương, cái thứ hai trong binh pháp,cái thứ ba trong nghề hàng hải. Những phát minh đó đã kéo theo vô số sự thay đổi đến nỗi không một đế quốc nào, hay một tôn giáo nào, một ngôi sao nào đã gây được một ảnh hưởng và quyền năng lớn hơn vào trong nhân sự.” (t I, tr 19)

 

5. Không phải thời nào Âu Châu cũng dẫn đầu về văn hóa.

 

Ông Dampier có viết: “Chính trong những thời kỳ đen tối nhất bên Âu Châu, sự học hỏi của các miền Á Châu lại bắt đầu tiến triển rực rỡ và lan tràn sang Ả Rập. Môn phái của xứ sở Perse và Ả Rập ban đầu đã dựa trên các bản dịch sách Hy Lạp, nhưng về sau họ đã thêm vào nhiều đóng góp đặc sắc trong khoa học tự nhiên.” Thời ấy những sách hình học của Euclide, thiên văn của Ptolémée cũng được dịch sang Ả Rập. (Histoire de la Science p.85)

 

Triết gia nổi tiếng người Hồi giáo là Avicenne (980-1037) kiêm y sĩ có viết quyển Canon tức bản tóm tắt y khoa là một trong những công trình văn hóa Ả Rập, sau này trở nên sách chuyên khoa về y học trong các đại học Âu Châu, mãi tới năm 1650 cũng còn dùng trong các trường Louvain và Montpellier. Thời ấy tiếng Ả Rập đã được công nhận là ngôn ngữ cổ điển về khoa học và hễ cái gì viết bằng tiếng Ả Rập cũng có uy tín như lúc người ta dành cho tiếng Hy Lạp. (Dampier tr.112. Histoire de la Science. Payot).

 

Cao đẳng Âu Châu thời đó chia làm hai khóa: tam và tứ. Khóa tam sơ đẳng gồm có ba môn học là ngữ, luật, khoa lợi khẩu (rhétorique) và danh lý (dialectique) tức là đề tài chuyên về danh từ và cú pháp. Khoa tứ cao hơn gồm có: nhạc, toán, hình học, thiên văn, tức bốn khoa mà người ta tin là chuyên chủ về sự vật. Nhạc gồm lý thuyết bán huyền niệm về các số, hình học chỉ là một chuỗi những câu của Euclide không có chứng minh, còn toán và thiên văn được trọng dụng bởi là phương thế quy định ngày lễ Phục sinh. Tất cả bấy nhiêu khoa được coi là chuẩn bị sinh viên đi lên thần học. Sự phân phối chương trình như trên được duy trì suốt thời Trung cổ. (Dampier tr.116).

 

Những giống dân nói tiếng Ả Rập và những người Do Thái cư trú bên đó thời ấy mới chú trọng thực sự tới khoa học và chính nhờ sự tiếp xúc với các miền Hồi giáo mà Âu Châu Trung cổ mới bỏ được những tập quán tư tưởng cũ để đi dần sang lối suy luận lý trí. (tr. 121, Dampier)Xem chương trình học vấn của Âu Châu Trung cổ ta thấy liền đâu có tiến luôn luôn, đâu có khoa học cơ khí, chẳng qua ăn tự lại của Hy Lạp một phần mà chẳng biết tài bồi thêm. Về phần đóng góp của Hy Lạp không chối là quan trọng nhưng đâu có phải duy nhất như người ta thường viết. Người ta đã quên hay không biết đến phần đóng góp quan trọng của Ả Rập, toán học của Ấn, thiên văn của Babylon. Hy Lạp thành công duy có ở hình học. Và chính nhờ sự tiếp xúc với các dân khác Hy Lạp mới tiến trong khoa học, sự kiện này xuất hiện bên Alexandrie (Egypte) vào lúc mãn chầu thời oanh liệt tức thế kỷ thứ 3 lúc văn học nghệ thuật Hy Lạp đang xuống dốc. Bởi không nhận định điều đó nên trước đây người ta không giải nghĩa được hiện tượng ngoại lệ trên (tức là tại sao khoa học không tiến trong hoàng kim thời đại của Hy Lạp. Civ.VI, 231).

 

Bởi chưa biết đến những đóng góp của các nền văn minh khác, như nay mấy sử gia lớn đã bắt đầu tìm ra, nên người ta quá tâng bốc Hy Lạp lên, nhưng xét kỹ lại thấy việc đóng góp của Hy Lạp cũng là thường lệ. Trong quyển Technique, ông Ellul đã chứng minh Hy Lạp đóng góp được có một cái đinh ốc. Ông còn nói tại sao có khoa học là vấn đề mầu nhiệm. (tr.41) Y học của Hypocrate còn kém hơn khi tiếp nhận của Egypte. Thiên văn bị cấm. Hội họa chưa sâu sắc bằng tranh Tàu, tượng chưa chín chắn bằng tượng của Egypte. Toán học chưa biết đến đại số…

 

Cả về đàng văn minh tế nhị như phép cai trị cũng còn thua Perse. Xem một việc Alexandre đại đế bị chinh phục là một sự trả thù của Đông Phương. Aristote dạy ông rằng ngoại bang là rợ mọi, nay ông nhận thấy người Perse tế nhị hơn người Hy Lạp, nên ông đổi thái độ: nhận lối cai trị cư xử như Perse trước sự thất vọng của các người tuỳ tòng. Nhưng sau, cả những người trí thức cũng chịu ảnh hưởng Perse, đến cả triết học sau này cũng bị Đông Phương chinh phục. Triết Stoicien là một bằng chứng, và tất cả sẽ đầu hàng các tôn giáo Đông Phương. (xem Civ. VI tr. 117 và161).

 

Về phía nước Tàu giáo sư Creel đại học đường Chicago có viết như sau:

 

“Nhiều người biết ít về nước Tàu và cả những người biết nhiều cũng thường có khuynh hướng tin rằng nước Tàu bất di bất dịch, không có tiến bộ chút nào từ đời nhà Hán. Đó là một cảm tưởng hoàn toàn không đúng, nhưng lại rất phổ biến vì hai lý do. Trước hết vào thời kỳ từ thế kỷ VI trước Tây lịch đến thế kỷ II sau Tây lịch được người ngoại quốc khảo cứu hơn tất cả lịch sử nước Tàu. Thật ra đó là một thời đại quan trọng được chứng kiến nền văn hóa Trung Quốc thành hình, nên chính người Tàu cũng khảo cứu và hiện còn đương khảo cứu tường tận, điều đó giúp người ta dễ hiểu thời ấy hơn. Lý do thứ hai khiến người ngoại quốc chối sự tiến bộ của Trung Hoa trong hai ngàn năm nay là tại họ đã lãng bỏ một ít nhân tố không làm vinh dự mấy cho người Âu. Thí dụ họ thích quên đi rằng nước Tàu đã trở nên trưởng thành vào quãng thế kỷ thứ II trước Tây lịch và không bao giờ trở lại thời ấu trĩ nữa (chính ông Creel gạch dưới). Nó đã không bao giờ phải trùng tu lại văn hóa tự nền móng như Âu Châu đã phải làm. Cơ sở chính trị và văn hóa của nó đã hiến cho nó khả năng đồng hóa được các dân man ri tràn vào Trung Quốc, và vẫn giữ được bản sắc như trước. Nó đã không bị những đảo lộn và sự man rợ của một thời Mérovée như Âu Châu chẳng hạn.

 

“Người ta có thể nói nước Tàu cũng có thời rợ mọi của nó ở đầu nhà Chu và có thời phong kiến vào quãng trung Chu hơn một ngàn năm trước khi những hiện tượng này xuất hiện bên Âu. Lại còn trình độ văn hóa và trình độ các nhà nho trong giới thượng lưu cao hơn rất nhiều sánh với trình độ của phái quý tộc Âu Châu Trung cổ và cả lâu sau. Và khi nước Tàu đã trải qua những giai đoạn này thì không trở lại bao giờ nữa. Tuy nó có biết những thời loạn lạc phân tranh, nhưng nếu người ta nhớ lại rằng nước Tàu cũng lớn rộng bằng Châu Âu thì phải công nhận là nó được bình an và thống nhất hơn nhiều.” (Naissance de la Chine 354).

 

Tác giả đã quả quyết thế vì đời Trung cổ Âu Châu không thiếu loạn lạc. Người ta tính ra bên Nga từ năm 1054 đến năm 1224 nghĩa là chưa đầy hai thế kỷ có tất cả 83 trận nội chiến, 46 lần bị ngoại xâm, 16 lần nước Nga đi đánh các nước lân cận, 293 ông hoàng tranh ngôi trong 64 tiểu bang. (Will Durant, Histoire de la Civ. L’âge de la Foi, t.III p.100) “Vua chúa lúc nào cũng có quyền xông vào đất lân cận để ăn hàng…” Trong thế kỷ 12 hầu như chẳng sáng nào lại không có đánh nhau trong cái miền là nước Pháp ngày nay, Berthold de Ratisbonne phàn nàn vì “rất ít vua chúa sống hết tuổi trời, hay được chết cái chết tự nhiên”.

 

“Sau một trận trong các trận giặc ấy, nhiều nông gia phải kéo cày lấy, nhiều người hết lúa gạo, chết đói… Giáo hội đã hết sức can thiệp để giảm ngày đánh nhau bằng thể chế thần hưu (treuga Dei: trêve-dieu…). Người ta hay đánh nhau đến nỗi sau đặt ra lệ bắt tay khi gặp nhau để tỏ lòng yêu hòa bình, và để chứng rằng họ không có chuẩn bị rút gươmg ra đấu.” (W. Durant, L’âge de la Foi, t.II, p.200).

 

6. Không phải lúc nào Âu Châu cũng cường thịnh giàu sang

 

Lối thế kỷ 11-13, Âu Châu đã dẫn thập tự binh sang đánh Ả Rập, lần đông nhất cũng chỉ tới 5 vạn quân mà một trong những lý do thất bại là tại không tổ chức nổi việc tiếp tế (Civ XII. 40). Trong khi đó quân Mông Cổ từng 30 đến 50 vạn đi lại trên đường hiểm trở và xa gấp ba bốn lần. Điều đó cho ta thấy rõ cuộc thăng trầm giữa các nền văn minh. Giáo sư Barkhausen viết: “Lịch sử hoàn cầu có thể coi như một cuộc tranh hùng giữa hai giống da vàng và da trắng. Từ đầu cho tới hết thời Trung cổ thì người da vàng nắm quyền bá chủ. Lịch sử Âu Châu lúc đó chỉ đáng coi là một biến cố nhỏ dưới lục tỉnh so với biến cố quan trọng và sự hoạt động mãnh liệt ở Châu Á. Thành Cát Tư Hãn lập đế quốc tóm thâu 4/5 nhân loại người ta biết được lúc đó, truyền dõi được hai thế kỷ (cai trị Nga 240 năm) vượt xa những Alexandre, César, Napoléon. Nguyên một tướng Soubalai rong ngựa bốn lần từ Budapest đến Cao Ly, thắng được 65 trận lớn, chinh phục được 52 nước trên hoàn cầu và chỉ vì tình cờ ngẫu nhiên mà Âu Châu thoát ách đô hộ.

 

“Nhưng bước sang thời mới, nhờ sự tiến triển trong kỹ thuật vượt biển và súng đạn mà Âu Châu chiếm được hầu hết đất đai trên hoàn cầu, dành phần thắng quyết định về cho mình” (Empire jaune de Gengis Khan, Payot 1942, p.31 và 206).

 

Về đường cai trị ta có thể đọc những bức thư đầy thán phục bỡ ngỡ của các thừa sai khi tới Á Đông. Họ ca tụng hết lời lối cai trị bên Viễn Đông, họ tả những cảnh huy hoàng, đọc lên tưởng rất nhiều điểm giống với quan điểm Trung Quốc là vì họ đã theo lối tổ chức của Tàu. (Naissance de la Chine, Creel p.338)

 

7. Trong cái hùng cường phồn thịnh của Âu Châu, phần đóng góp các châu khác không phải là nhỏ

 

Xem như trên, trước kia Âu Á ngang nhau, lên xuống tuỳ vận nước, vậy cái gì đã làm chuyển cán cân đảo lộn tình trạng cũ, thiết nghĩ đó là thuốc súng và địa bàn.

 

Trên đường Cathay để tìm đồ gia vị (Canada có phố mang tên là Cathay để nhắc tích đó), Christophe Colomb đã tình cờ tìm ra thế giới “mới”, nhờ súng đạn mạnh người da trắng đã tiêu diệt hầu hết bản thổ và chiếm đất đai rồi sau đó họ cũng dùng cùng một chính sách ấy đối với dân bản xứ Úc Châu, tiêu diệt quá nửa dân số Phi Châu, chiếm Ấn Độ, xâm lăng Tàu… Dân Pháp chiếm được thuộc địa rộng hơn mẫu quốc 20 lần, Hòa Lan 60 lần, Bỉ 80 lần, Anh 140 lần. Nước Nga xâm lăng Á Châu ăn về đông bắc cho tới cửa bể Vladivostov. Tóm lại 85% số tài nguyên trên thế giới lọt vào tay non một phần ba nhân loại da trắng, còn 15% chia cho 2/3 kia. Nói cụ thể khi người Mỹ có 1.880đ, thì Lào có 60đ, Việt Nam có 65đ. (Regard sur histoire de demain. Tibor Mende p.14, du Seuil 1954). Nhờ tài nguyên bát ngát,họ có cơ phát triển kinh tế mạnh mẽ vô cùng, không còn một lực lượng nào cản trở được bước tiến mỗi ngày mỗi mau thêm. Nhân đó mà họ tin tưởng vào sự “tiến tới vô cùng” và đặt vào tương lai một lòng tin vô bờ bến. Ta có thể lấy dân số làm một bằng chứng. Trong khoảng 150 năm tự vua Louis XII (1643) cho tới trận chiến Trafalgar (1805), người Âu từ non 100 triệu ban đầu chỉ thêm có 60 triệu. Thế mà trong 100 năm từ lần thí nghiệm đầu tiên chiếc thuyền chạy bằng hơi nước trên sông Rhin do ông Fulton cho tới lần bay đầu tiên của hai anh em Wright trong năm 1903, dân Âu đã tăng lên gấp ba lần, nghĩa là hơn 400 triệu. (Regard p.15)

 

Đồng thời số sản xuất gia tăng. Ta có thể lấy sự sản xuất làm ống hàn thử biểu. Từ năm 1785-1935 nghĩa là trong vòng 150 năm số sắt thêm gần 400 lần. (L’av. Promethée p.14). Nhờ giàu sang mức sống dân chúng được nâng cao lên tới mức độ chưa từng có trong lịch sử nhân loại: năm 1800 mỗi người Pháp một năm được từ 2 đến 3 kí thịt, thì từ năm 1944 mỗi ngưỡi đã được 37 kí. Nhân đấy họ có phương tiện dồi dào để phát huy năng lực văn hóa đến chỗ cùng cực và mở rộng ra cho toàn dân được hưởng bằng đặt ra chế độ học đường bó buộc. Khoa học tiến triển từ đó, nhờ đó…

 

Đang lúc các nền văn minh khác suy đồi, hầu như bại vong thì văn hóa Thái Tây đi lên rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng khoa học với những phát minh tân kỳ. Những người đi họp hội chợ Paris 1910 chúc mừng nhau: phúc cho những nước có thuộc địa (Avènement de Promethée, J.Folliet p.190). Tác giả quên thêm: vô phúc cho các thuộc địa, ở đây nhiều nền văn hóa rực rỡ xưa kia đi vào tàn rụi, bị coi là mường rợ cần được đuốc văn minh đến soi cho biết ý nghĩa công bình, huynh đệ, tự do. Nghe du dương như một bài ca mê ly, nhưng lại đệm bằng những tiếng súng cướp đoạt nổ vang lừng, đến lúc tỉnh ra thì tài sản tan tành, mất cả tự do mà “văn minh Đông Á trời cũng thu sạch”.

 

8. Trình độ văn minh trung thực: lòng nhân đạo

 

Mới rồi một tờ nhật báo nọ đề cập vấn đề văn hóa và văn minh, ký giả lúng túng với câu định nghĩa rồi đem ra những thí dụ chứng rằng văn hóa Đông Phương kém như bên Tàu có tục “nịch tử” (dìm chết thai nhi), việc đàn ông đánh vợ, giết vợ mà luật pháp không can thiệp. Đành rằng đó là một vết nhơ, nhưng trong các văn hóa khác thiếu gì, mà còn tệ hơn nữa. Bên Tàu mới là chuyện làm liều còn nhẹ hơn là khi pháp luật đặt thành thể chế như Hy Lạp. Bên Sparte (tức xứ Hy Lạp) trọng luật ưu sinh nên những đứa con ra đời yếu hay xấu phải đưa lên núi Taygète giẩy xuống cho chết (Civ. IV. 114). Nói đâu ngày xưa, ngày nay người ta hay đánh truỵ thai; đánh truỵ thai có khác gì với nịch tử. Riêng một nước Pháp người ta cho là mỗi năm có tới 600.000 vụ phá thai, người khác nghĩ có thể tới con số 1 triệu.

 

Tục giết hài nhi bên Hy Lạp hay La Mã có cả. Bên Hy Lạp các triêt gia còn cổ động là khác. Người ta giết hài nhi rất thường nhất là trẻ nữ; có một văn kiện cho biết trong số 118 con trai mà chỉ có 28 con gái (Civ VI, p.145). Bên Roma cũng thế. Sau này dẫu bị lên án như một tội ác, việc giết hài nhi vẫn cùng với đói ngheo thêm trầm trọng (Civ. IX. 274). Còn chuyện đánh vợ pháp luật không can thiệp đâu có bằng pháp luật cho phép giết vợ kia kìa: “luật dân Saxon thí dụ kết án người vợ bất trung phải cắt ít ra cái mũi và hai tai, và cho người đàn ông được quyền giết vợ ngoại tình” (Civ VII, p.320). Luật Roma cũng cho người cha giết con (patria potestas) và chồng giết vợ (manus) (Civ VIII, p.284) và không phải không có người dùng quyền đó, chỉ kể một người được bao sử gia ca tụng tức là Hoàng Đế Constanstin vô cớ (người ta không đoán lý do được) đã giết con là Crispus, giết vợ là bà Fausta (Civ IX tr.271). Giết vợ giết con bên Viễn Đông không bao giờ thấy luật pháp cho phép, nên Dawson (trong quyển The basic teaching of Confucius p.156) cho rằng khó tìm đâu được lòng hiếu thảo quân bình như vậy. Một số tác giả hay dùng những thành ngữ sévérité orientale khi nói đến luật hình và phong tục. Thật ra nếu xét kỹ đã vị tất bên nào hơn bên nào. Từ nhục hình, mặc: thích chữ, nghị: cắt mũi, phị: cắt chân, cung: hoạn (không có móc mắt). Và ngay trong kinh Thư đã nói đến việc vua Thuấn đổi sang những hình phạt nhẹ hơn là: đày, mang gông, đánh đòn, tịch thu tài sản và chuộc bằng tiền (Cordier, histoire p.85). Và trừ có mặc, còn ba hình dưới từ đời Tuỳ đã bãi. Bên Âu ta thấy mãi cho đến thế kỷ 18 “cắt xẻo là chuyện thường”: cắt chân, tay, mũi, tai, móc mắt. Vua Guillaume le conquérant để ngăn tội ác truyền không được giết hay treo cổ phạm nhân, nhưng móc mắt, cắt chân, cắt tay, cắt hạ bộ và cho sống để đền tội ác. Ở tòa án Sainte Geneviève bảy người đàn bà bị chôn sống vì tội ăn trộm. Tội lộng ngôn chửi thề thì phải dùi lưỡi bằng thanh sắt nung đỏ. (Civ XI o.287). Một hình luật Đức nói “nếu người nào bóc vỏ cây liễu giữ đê điều thì người ta phải mổ bụng nó, lôi ruột ra lấy mà quấn chung quanh cây đã bị hại”. Năm 1454 còn khoản hình luật ở thành Westphalie: một người xê dịch mốc đất trái phép bị chôn sống để thò lên cái đầu, rồi đất được cấy bằng bò và người chưa hề cày bao giờ. (Civ. XI p.254).

 

Người ta thường dùng lối xử gọi là thần xử (ordalie). Hai bên đánh nhau ai được là thắng cuộc. Đây là một thí dụ: “Kỵ mã Guy bị kỵ mã Herman tố cáo tội sát nhân, Guy chối Herman thách tài phán quyết đấu. Hai bên đánh nhau từng giờ. Trước trên ngựa, sau dưới đất, sau cùng vất cả gươm để vật nhau tới lúc Herman móc được cả hai hòn của đối phương, sau đó Guy thở hắt ra: en arrache les testicules, sur quoi Guy expira.” (Civ. XI, p.285)

Lúc trước đọc Keyserling khen bên Tàu ít tội sát nhân hơn bên Đức, tôi rất dè dặt với lối so sánh của tác giả, sợ rằng tác giả quá lời khen chăng. Đến sau tôi thấy tài liệu về việc này quá nhiều, những công hàm bên Anh thế kỷ 13 chỉ một số tội sát nhân ngày nay ta phải cho là quá xấu xa, thường thường gấp đôi số chết về tai nạn, mà phạm nhân ít khi bị bắt (Civ. XII, p.327). “Ngày chủ nhật lại nhiều tội dâm đãng, phóng túng, giết người, trộm cướp hơn cả trong tuần.” (Coulton-de “Médieval Village” p.254). Việc sát nhân xảy ra cả trong giới sinh viên. “Năm 1269 ông thị trưởng Paris lên án những sinh viên ngày đêm đánh bị thương hay giết cách khủng khiếp nhiều người, bắt cóc đàn bà, người nữ đồng trinh, phá cửa đột nhập nhà người ta, và thường xuyên phạm những tội ăn trộm và tội ác mới” (Civ. XII p.454). Nói chung tính tình người Âu lúc đó còn rất hung hãn đến nỗi người Ả Rập rất bỡ ngỡ về sự dữ tợn của Thập tự binh. (Civ II, p.295)

 

Chớ tưởng đó là chuyện thời xưa, hãy nhớ lại “giờ thứ hai mươi lăm” hay “les hommes contre l’humain” của G.Marcel. J.Folliet viết “năm 1943 bên Pháp máu người rẻ hơn giá rượu vang”. Một tác giả nào đó viết “chỉ cần gãi vào da người văn minh là tìm ngay thấy con thú thuộc thời đệ tứ kỳ” và biết bao man rợ khốc liệt đang diễn ra cùng khắp trên hoàn cầu, bên Algérie mà tác giả quyển Contre la torture (ed. du Sueil 1957) Pierre Henri Simon nhắc tới trong sách đó trang 68-70. Tác giả kể lại cảm tưởng rụng rời khi phản đối những dã man quân viễn chinh thi hành bên Đông Dương với một vị lãnh đạo tinh thần, được nghe lời đáp bình thản “bắt người đàn bà, lấy đanh đóng qua tay cho tới lúc thú… anh tính không làm thế sao được?” Đây mới là kể trong sách, chưa bằng những điều tai nghe mắt thấy trong 8 năm chiếm đóng Đông Dương. Đấy là một số nhỏ dữ kiện trong cái đống hồ sơ cao ngất, đưa ra một ít để hòng điều chỉnh quan niệm sai lạc về lịch sử.

 

9. Quan niệm lịch sử sai lạc

 

Theo thói quen xưa dân nào cũng cho mình là văn minh còn ngoài ra là rợ mọi (Toynbee gọi tính lấy mình làm trung tâm này là self-centeredness native). Văn minh Âu cũng không thoát khỏi cái bệnh chung đó, và họ cho các dân khác là rợ mọi. Đối với những văn minh khác như La Hy hay gần ta hơn là Trung Hoa đã có những thực tế phũ phàng mở mắt cho ta thấy đó chỉ là quan niệm ếch ngồi đáy giếng. Nhưng với văn minh Âu Châu nhờ có khoa học tiến bộ mạnh mẽ nên sự tưởng lầm kia ngày thêm bền vững. Quan niệm lấy Âu Châu làm trung tâm lấy Hy Lạp làm rốn thế giới (bên Hy Lạp có cửa núi phun khói, người Hy Lạp gọi là rốn trái đất Omphalos và lập đền thờ Thổ thần ở đấy) hiểu theo một nghĩa hết sức hẹp hòi: khai trừ các dân ngoài Châu Âu. Khi chia trái đất họ lấy Âu Châu làm khởi điểm và về lịch sử thì lịch sử Âu Châu làm lịch sử nhân loại, ngoại giả các nên văn minh khác như Egypte thì cho là mào đầu còn Trung Hoa và Ấn Độ, Musulman thuộc về các thổ dân (ethnographie). Cái cứ điểm sai lầm đó rồi đây bị những sử gia và triết gia như Tibor Mende, Toynbee, Jaspers lôi ra ánh sáng, nhưng cho tới thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 nó được coi như một chân lý không thể chối cãi. Âu Châu tự gán cho mình sứ mệnh đem đuốc văn mình truyền bá cho hoàn cầu. Tuy với một thiểu số có óc con buôn ranh mãnh, câu đó chỉ là khẩu hiệu đẹp đẽ bên ngoài che đậy một lòng tham vô tận, nhưng với đa số, đó là một tin tưởng thành thật. Ta thấy nó phản chiếu cả vào những sách trang nghiêm nhất như luân lý, triết học, đạo đức của tôn giáo…

 

Có những tác giả nhân danh sứ mệnh truyền bá văn minh đem ra nhiều lý lẽ để biện hộ những hành vi xâm lăng và bóc lột. Kèm theo với những sự say sưa chiếm đoạt là lòng tin thờ khoa học; cứ mỗi ngày lại mỗi sản xuất ra những phát minh kỳ lạ chiếm được lòng tin tưởng của mọi người, khoa học trở nên một bà chúa ghen tương độc hữu không một giá trị nào được đếm xỉa đến, nhất là những giá trị tinh thần của văn minh Á Châu. Âu Châu càng lên cao bao nhiêu thì các châu khác càng xuống bấy nhiêu, khiến cho quan niệm lịch sử sai lầm trong thời cổ sơ được tiếp tục duy trì kèm theo với những thái độ khinh miệt các nền văn hóa ngoài Âu Châu. Trong khi các châu khác cố theo học văn minh cơ khí của Âu Châu nhiễm phải tâm trạng đó đâm ra kỳ thị chủng tộc mình và coi rẻ văn minh tiên tổ mà họ không biết tới, chỉ theo thế tục mà phù thịnh khinh suy… Đó chỉ là thường tình, nhưng ẩn chứa biết bao bất công. Chẳng hạn khi khoa học khởi xuất hiện, thì yếu tố đầu tiên có ảnh hưởng lớn nhất là thuốc súng lại không phải do Châu Âu. Ai cũng biết là do Trung Hoa khám phá ra, những người Âu Tây nhờ biết dùng chất đó làm súng đạn, nên có phương tiện cực mạnh đi tàn sát bóc lột các dân để trở nên giàu thịnh, mà giàu thịnh là yếu tố quyết liệt nhất cho văn hóa và khoa học tiến mạnh. Những sáng tác, nhạc, văn nghệ, hội họa của Âu Châu phát triển từ đó nghĩa là từ lúc có giàu sang do thuốc súng và thuộc địa.

 

Nhân đó chưa nên kết luận ngay rằng, trong các lĩnh vực khác thuộc văn hóa như minh triết, luân lý… Âu Châu cũng đã tiến theo kịp đà khoa học. Vì thế đừng vội tin tiên thiên rằng cái gì Tây cũng tất nhiên vượt hơn. Phải chia ra từng bộ môn mà so sánh, và cần so sánh xuyên qua lịch sử, đừng hạn cuộc vào một vài thế kỷ sau. Nhân loại từ lúc có lịch sử tới nay cũng đã tới 40 hay 50 thế kỷ. Khoa học mới chưa có đầy ba thế kỷ. Khi xét đoán một nền văn minh đừng lấy một đoạn nhỏ làm bản vị để đánh giá tất cả phải xem dọc dài, căn cứ vào vài thế kỷ sau mà nói Tàu im lìm thì “không gì sai lầm hơn bằng”. Không một miền nào bị đảo lộn trong chính phủ đến như thế. Trong phạm vi chính trị nó đã thử đủ mọi thể chế từ xã hội chủ nghĩa cho đến chuyên chế độc tài. Nó đã biết hết mọi triết thuyết, “thể lệ và phong tục đã biến đổi sâu xa”. Đó là lời của một học giả rất thông thạo về sử Trung Hoa đã viết bốn quyển lớn kết luận như trên. (Histoire Générale de la Chine t.1, 40, Henri Cordier).

 

Tuy nhiên đó mới là phạm vi chính trị. Nếu xét đến các phạm vi khác ta cũng thấy sự tiến triển đổi thay. Văn chương chẳng hạn thì phú thịnh ở đời Hán. Thơ thịnh đời Đường. Từ thịnh đời Tống, Truyện thịnh đời Nguyên. Họa cũng tự nhân hình biến sang sơn thủy dẫn đến Thảo trùng và Tĩnh vật với trăm ngàn môn phái. Triết cũng phải viết cả từng quyển lớn mới kể ra hết các thời đại.

 

Thậm chí cả đến khoa học kỹ thuật cũng tiến mạnh. Trong quyển La technique ou l’enjeu du siècle (Armand, 1954), ông Jacques Ellul không ngần ngại quả quyết “kỹ thuật bản gốc xuất từ Đông Phương” = “la technique est essentiellement orientale” (tr.25), và ông đả kích cho là dị đoan liều những câu nói “Đông Phương thụ động, theo định mệnh, khinh đời sống và hành động, còn Âu Châu hoạt động, chinh phục thiên nhiên…” (tr. 30). Phần lớn quyển sách đều đưa ra những sự kiện trái ngược hẳn lại niềm tin tưởng thông thường đó. Ông Joseph Needham đang trước tác bộ “khoa học và văn minh bên Trung Hoa” (Science and civilisation in China, Cambridge University Press), hiện đã ra được ba quyển lớn. Tác giả chứng minh tỉ mỉ sự tiến triển và nổi vượt của Á Châu về khoa học cơ khí trước thời Phục Hưng. “Con sông có khúc con người có lúc”, đừng thấy giậu đổ bìm leo mà giẫm thêm. Nên lánh nhai lại mấy tư tưởng lấy trong các sách cũ rích đã được bộ thuộc địa ban phép lành. Người Tây Phương trung thực không muốn thế nhưng ước mong cho người Á Đông nhận thức lại giá trị Truyền Thống để cùng với họ xây nền văn hóa mới. Muốn được vậy việc trứơc tiên nhất phải làm là đưa mắt nhìn khắp bốn phương trời, và khi so sánh phải so thời phát triển của nền văn minh này với thời phát triển của nền văn minh kia. Suy với thời suy, lý tưởng với lý tưởng, đừng đánh tráo trộn như một số lớn tác giả mà giáo sự Herbert đã nhận xét: “đem những nguyên lý thường lấy trong phúc âm thư hay trong những tác giả lớn về luân lý so với đời sống thực tại của các nhóm người trong văn minh khác, đem thượng lưu của Âu Châu sánh với đại chúng hay với cặn bã các dân khác… cần phải so sánh lý tưởng với lý tưởng, thượng lưu với thượng lưu, cặn bã với cặn bã…” (Spiritualité Hindoue p.12, J.Herbert). Nếu không chịu giữ cái luật thông thường đó thì quả thật các văn minh khác không đáng chú ý chút nào.

 

Người mình thường hay đọc lịch sử Âu Châu được viết trong tinh thần thế kỷ 19 đầu 20, nghĩa là hai thế kỷ Âu Châu quá hách dịch, thành ra biết bao sự kiện lớn lao khác bị xếp vào góc tối, ngày nay đã có một số thức giả đang cố sửa lại quan niệm chênh lệch này. Spengler đã lên án lối quan niệm hẹp hòi đó, ông viết: “cổ đại, trung đại, thời mới. Đó là lược đồ nghèo túng không thể tưởng tượng nổi (schéma d’une indigence incroyable). Đó là một sự vô nghĩa nó đã làm cớ không cho ta nhận thức đúng đắn được những mối tương quan giữa các nền văn hóa cao đẳng của nhân loại… Những người hậu lai sau này không thể tin được một lược đồ giản lược vào những nét thẳng tắp với những tỷ lệ vô lý (proportions insensées) càng ngày càng không thể đứng vững với những khám phá mới. (Déclin de l’Occident, t.1, tr29). Cái lược đồ đó gò bó bản chất và hạn chế sân khấu lịch sử lại theo phong thổ Âu Châu được dùng làm trung điểm bất động… chung quanh đó phải xoay quanh từng bao ngàn năm lịch sử lớn lao và những nền văn hóa vĩ đại đặt ra xa trong một địa vị hết sức khinh thường. Chính vì thế mà ta mắc phải chứng ảo tưởng (illusion d’optique) trở thành tập quán làm ta tin rằng ở xa bên Tàu, bên Egypt lịch sử bao ngàn năm cô đọng vào có vài giai đoạn, trái lại trong miền ta, từ Luther và nhất là từ Napoléon những chu kỳ thập niên được thổi phồng mãi lên như những bóng ma (id, tr.29). Nếu với Tây Âu tác giả phải hạ những chữ điên rồ (proportions insensées) thì với người Á Châu không giũ bỏ những ý niệm đó phải gán chữ gì đây?

 

Những tư tưởng gia lớn đang cố gắng tìm đặt lại trung tâm lịch sử như K.Jaspers đề nghị lấy thời Trục làm mốc. Toynbee trong quyển sử mới xuất bản “Le monde et l’occident” (Desclée) đã nói rõ tại sao lại không đề là “l’occident et le monde”, như có lẽ ông đã làm trước đây, là muốn độc giả lưu ý đến hai ý tưởng. Trước nhất vì Âu Châu ngay ở lúc cực điểm hùng cường cũng không phải là lịch sử duy nhất trên sân khấu thế giới. Vậy mà từ năm trăm năm nay, thế giới và Tây Phương chạm trán nhau thì chính thế giới chứ không phải Tây Phương đã biết được một kinh nghiệm có ý nghĩa nhất. Bởi không phải Tây Phương đã chịu thế giới tấn công mà chính thế giới bị Tây Phương tấn công dữ tợn, bởi đó trong sách này thế giới đã được nhận chỗ ngồi đầu tiên” (tr.72). Ông Will Durant đã mở đầu bộ sử văn minh của ông bằng một quyển lớn về Á Châu, có nói rõ lý do như sau: “bắt đầu từ Á Châu, vì đó là sân khấu của những nền văn minh kỳ cựu nhất người ta biết được, mà cũng vì chính những văn minh ấy làm nền móng cho văn minh La-Hy mà ông Henry tưởng lầm là nguồn duy nhất cho tinh thần thời mới. Chúng ta sẽ phải bỡ ngỡ khi biết những điều chúng ta học được với người Egypt, với Đông Phương trong việc phát minh sáng chế, cũng như trong phạm vi khoa học, văn chương, triết lý tôn giáo. Bước vào thế kỷ 20, việc lớn hơn hết sẽ là sự va chạm giữa hai nền văn hóa Đông Tây mà còn cố duy trì cái nhìn hẹp hòi của những sử gia cổ điển khởi đầu từ Hy Lạp, còn Đông Phương dành ra được vài dòng thì đấy không những là sự sai lầm có tính cách hàn lâm, nhưng còn là một quan điểm thiên lệch mà hậu quả về việc thông cảm có thể sẽ rất tai hại” (Civ I. 11). (Chúng tôi hay trưng tác giả này vì cái nhìn quân bình đó, không kể những điểm khác của tác giả như không bao giờ để cho mớ tài liệu kềnh cơi của “nhà thông thái bác học” lấn át cái nhìn của nhà triết lý và nhân văn. Vì thế đọc ông, đọc giả có cảm tưởng nhẹ nhàng như đọc chuyện.)

 

Nhà kinh tế học trứ danh Tibor Mende trong một tác phẩm xuất bản năm 1954 nhan đề là “Nhìn về lịch sử ngày mai” có thêm phụ đề “Những trọng điểm mới của thế giới” đã mở đầu bằng những dòng sau đây: “Họ vẽ bản đồ ra trong óc họ. Nhưng nếu họ không chịu theo dõi những biến chuyển nữa là tức khắc họ hết thuộc thời đại. Thói quen, tuyên truyền là sự lười lĩnh của trí khôn đều góp phần nào vào việc duy trì ảo tưởng rằng những bản đồ này cứ còn mãi thế truyền đời. Những ảo tưởng lỗi thời cứ nằm lỳ mãi lại trong trí não nhiều người đã “gây nên thảm họa trong lịch sử”.

 

Chính vì sợ một thảm họa cho nền quốc học nước nhà nên buộc lòng chúng tôi phải thí mạng viết bài này để làm tròn trách nhiệm nặng nề. Hé cho trí thức ngày nay của nước ta một phần nhỏ sự thật hầu đẩy lui sự cố tình bảo vệ những quan điểm lịch sử lấy ba thế kỷ cơ khí Âu Châu làm trụ với cái thiên kiến cho rằng Âu Châu bản tính là tiến mạnh, văn hóa Á Châu bản tính ù lì. Một thành kiến làm tê liệt óc thẩm định các giá trị thuộc văn hóa lẽ ra phải được vận hành trong tâm trạng thư thái tự do và khoa học, vắng lặng mọi thiên kiến. Chưa phá nổi được cái núi thành kiến do 80 năm nô lệ gây ra thì chưa thể nói đến chuyện phục hồi và phát triển nền quốc học Việt Nam được.

 

Kim Định

 

(Trích từ quyển: “Triết Lý Giáo Dục”)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trống đồng Đông Sơn cùng dòng họ trống tại Indonesia

 

Trống đồng Sao Vàng, một trong những chiếc trống lớn cùng dòng họ với trống đồng Indonesia.

 

Một trong những đặc trưng hoa văn cơ bản nhất trong dòng chảy lịch sử đồ đồng trong thời đại Âu Lạc và Nam Việt được trình bày trên đồng đồng Đông Sơn đó là: Tay phải người cầm đầu lâu. Tuy nhiên, thời Nam Việt không còn dùng trống đồng làm biểu tượng nữa.

 

173.jpg

 

044.jpg

 

256.jpg

 

Đà Lạt

Nguyễn Việt Chiến

 

Đà Lạt
      hoa
           vừa nở
Trong hồn anh sớm nay
Đà Lạt thông còn mọc
Chờ anh sau ngàn cây.

Chiều
   đã từng
           than thở
Nơi xanh xao hồ đầy
Rừng vẫn nghe thông trúc
Tuyền Lâm theo gió mây.

Lên núi
     gặp
         thiền viện
Vào rừng hóa thông reo
Trúc Lâm mong gặp Phật
Hiện lên trong ráng chiều.

Mây
  Bồ đề
        rủ xuống
Trong tâm người hành hương
Gió Bồ đề đến nhắc
Trong hồi kinh luân thường.

Đà Lạt
     như
          vừa ngủ
Giữa núi đồi bình yên
Đà Lạt như còn thức
Dưới mưa dài bao đêm.

Đà Lạt
     bao
        dốc phố
Quanh co trong sương đầy
Chờ ta hoa cúc tím
Trong sương nghe hao gầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites
 

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 - 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 - 2 sau Công Nguyên) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã, nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, bắc Trung bộ Việt Nam.


So với các nền văn hóa đồng đại khác ở Miền Trung Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á, văn hóa Đông Sơn nổi trội hơn cả ở bộ sưu tập hiện vật đồng thau, mặc dù đồ sắt cũng đã  xuất hiện trong nền văn hóa này. Qua thống kê, tỷ lệ đồ đồng trong văn hóa Đông Sơn chiếm tới gần 90% trong tổng số hiện vật các chất liệu. Số lượng hiện vật đồng được tìm thấy cũng đã lên tới hàng vạn tiêu bản, thuộc nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu sản xuất, đời sống của cư dân Đông Sơn. Đồ dùng sinh hoạt có thạp, thố, bình, lọ, âu, ấm, muôi, thìa, bát, đĩa, đèn thắp sáng… Công cụ làm nông nghiệp, trồng lúa nước có các loại rìu để khai hoang và các loại lưỡi cày, cuốc, xẻng, mai, thuổng… để làm đất. Đặc biệt, người Đông Sơn đã biết làm ra những chiếc liềm để gặt hái cho năng suất cao hơn hẳn những chiếc nhíp thời tiền Đông Sơn chỉ ngắt được từng bông lúa một. Đối với nghề mộc thì có các loại đục vũm, đục bẹt với nhiều kiểu dáng dài ngắn, thon bè thích hợp với từng kỹ thuật đục chạm khác nhau… Khảo cổ học cũng đã chứng minh nghề dệt vải khá phát triển khi tìm thấy dấu tích vải và công cụ dệt vải. Bên cạnh những chiếc dọi xe chỉ bằng gốm là một số loại công cụ chuyên dụng bằng đồng như các loại dao, bàn chải. Đáng chú ý có những chiếc dao găm chuôi bẹt, trên một mặt chuôi có những gai nổi nhỏ giống như gai trên bàn chải. Có thể nói, đây là loại công cụ chuyên dùng trong nghề dệt kết hợp cả hai chức năng chải, cắt… Bộ sưu tập dụng cụ săn bắn và vũ khí đồng Đông Sơn có đầy đủ các loại vũ khí tấn công, phòng ngự, đánh xa, đánh gần như giáo, dao găm, rìu chiến, lao, mũi tên, lẫy nỏ, tấm che ngực... Các loại khác như nhạc khí, vật dụng nghi lễ, đồ trang sức, nghệ thuật tượng tròn… cũng không những nhiều về số lượng mà còn đa dạng về loại hình, kiểu dáng, hình thức thể hiện…

 

1.jpg

 

Lưỡi cày đồng Cổ Loa.

 

Một câu hỏi được đặt ra là, đồ đồng Đông Sơn là sản phẩm chế tác của chính cư dân Đông Sơn hay được du nhập từ bên ngoài? Cho tới nay, nhiều bằng chứng khảo cổ học thuyết phục chứng minh việc đúc đồng tại chỗ của cư dân Đông Sơn đã được tìm thấy. Đó là những chiếc khuôn đúc đồng bằng đá cát, đất nung và nồi nấu đồng bằng đất sét trộn vỏ trấu, bã thực vật phát hiện được ở Làng Cả (Phú Thọ), Làng Vạc (Nghệ An) và nhiều di tích khác... Khuôn đúc hở (một mang) dùng để đúc hình động vật đã tìm thấy ở Lãng Ngâm (Bắc Ninh). Đồ đồng nhỏ thì được làm từ khuôn 2 mang như khuôn đúc chuông, dao găm, rìu, giáo đồng… Trong khu vực Thành Cổ Loa, Hà Nội cũng đã tìm thấy hàng trăm mảnh khuôn đúc mũi tên cùng dấu vết lò đúc. Riêng trống đồng được đúc bằng kỹ thuật khuôn sáp 3 mang, sử dụng một lần, đúc xong phá khuôn để lấy sản phẩm nên dấu tích loại khuôn này rất hiếm gặp. Hiện mới phát hiện một mảnh khuôn đúc trống đồng giai đoạn muộn ở Luy Lâu, Bắc Ninh.

 

2.jpg

 

Dấu vết lò đúc đồng ở Thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

 

Kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt tới trình độ cao đáng kinh ngạc mà những chiếc trống đồng, thạp đồng với kích thước lớn, hình dáng cân đối, hoa văn trang trí hoàn hảo, sắc nét đến từng chi tiết… là những minh chứng tiêu biểu nhất.Cho tới nay, hàng trăm chiếc trống đồng đã được tìm thấy trong phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn. Đồng thời, một số trống đồng Đông Sơn điển hình cũng được tìm thấy ở nhiều nơi khác thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Nhưng những chiếc trống đẹp nhất, hoàn hảo nhất như Ngọc Lũ, Hoàng  Hạ, Sông Đà, Cổ Loa chỉ mới phát hiện được ở Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn với những nét đặc sắc nói trên, không chỉ là biểu hiện cao nhất của công nghệ đúc đồng mà còn là sản phẩm lao động, tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho trình độ trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Đông Sơn.

 

Nếu như các văn hóa tiền Đông Sơn như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chủ yếu mới dừng lại ở giai đoạn hợp kim 2 thành phần là đồng, thiếc thì tới Đông Sơn đã có bước chuyển biến mang tính đột phá. Họ đã tạo ra cả chục loại hợp kim nhiều thành phần với 3 kim loại chính là đồng, chì, thiếc. Sự có mặt của chì đã làm cho nước đồng láng đều và điền đầy vào mọi ngóc ngách của khuôn, giúp cho cư dân Đông sơn đúc được nhiều loại sản phẩm ưu việt hơn các giai đoạn trước cả về kích thước, kiểu dáng, hoa văn trang trí...  Hơn nữa, người Đông Sơn đã biết gia giảm số lượng, tỷ lệ thành phần kim loại trong hợp kim cho phù hợp với từng loại hình sản phẩm, công năng sử dụng. Chẳng hạn, những vật dụng sắc nhọn như đục, rìu, mũi tên, dao găm thì sử dụng hợp kim đồng thiếc. Những hiện vật lớn, hoa văn mảnh mai, tinh xảo đòi hỏi kỹ thuật cao thì đều được đúc bằng hợp kim có chì.

 

3.jpg

 

Bộ dụng cụ đúc đồng tìm thấy tại Làng Cả, Phú Thọ.

 

Với sự phát triển đột biến, mạnh mẽ như vậy, ngành luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn hẳn phải là một ngành kinh tế độc lập, đòi hỏi sự chuyên môn hóa và có sự phân công lao động rõ ràng. Một bộ phận cư dân tách khỏi nông nghiệp để chuyên đi khai mỏ, luyện quặng hoặc đúc đồng. Bằng chứng về sự chuyên môn hóa này là tại khu mộ Làng Cả đã phát hiện ngôi mộ của một thợ đúc đồng, được chôn theo 4 khuôn đúc, gồm 1 khuôn đúc chuông, 1 khuôn đúc rìu gót vuông, 1 khuôn đúc giáo và 1 khuôn đúc chuôi kiếm ngắn. Ngoài ra còn có nồi nấu và rót đồng. Trong lòng chiếc trống đồng Cổ Loa tìm thấy tại cánh đồng Mả Tre, Cổ Loa, Hà Nội năm 1982 được chôn theo rất nhiều lưỡi cày và hàng trăm mảnh đồng vụn cùng nhiều phế phẩm, mảnh vỡ đồ đồng được thu thập lại để tái đúc. Trống Cổ Loa là một trong những chiếc trống đẹp nhất. Từ đó có thể thấy, chủ nhân trống Cổ Loa phải là người có quyền lực, giàu có và có thể là một thủ lĩnh luyện kim đúc đồng.

 

Khi nghề luyện kim phát triển lại tác động tích cực, thúc đẩy các ngành nghề kinh tế khác phát triển theo khi cung cấp các bộ dụng cụ lao động tiên tiến, có hiệu năng cao. Như vậy, có thể nói nghề luyện kim đúc đồng là ngành kinh tế động lực đã tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế, xã hội làm cho văn hóa Đông Sơn thay đổi hẳn về chất, vượt lên hẳn cái nền của các nền văn hóa tiền Đông Sơn. Sự đột phá này là động lực giúp cho kinh tế phát triển, gia tăng giá trị thặng dư dẫn đến nhiều biến đổi sâu sắc về thượng tầng kiến trúc của xã hội Đông Sơn, làm tiền đề hình thành nhà nước sơ khai Văn Lang - Âu Lạc.

 

Ths.Nguyễn Quốc Hữu (Phó trưởng Phòng Trưng bày)

 

Tôi ghi chú:

 

- Đây là một phát hiện tuyệt vời, đặc biệt là khuôn đúc chuông kiểu "Thục" (phổ biến hầu hết toàn Âu Lạc...), tức không còn kiểu chuông Đông Sơn nguyên bản nữa - chuông sừng dê.

 

- Chuông kiểu Thục ( phối hợp kiểu giữa Thục và Việt) là một trong những mắt xích cổ vật quan trọng định vị cho một giai đoạn lịch sử còn "mờ mịt" - nước Âu Lạc thời Thục Phán An Dương Vương.

 

Chuông sừng dê

27.jpg

 

Chuông kiểu Thục

trongdong9_zing.JPG

 

Người cầm đầu lâu và thuyền úp (ngược lại truyền thống)

6cl5va7.jpg

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (I)

Geoff Wade
Người dịch: Hà Hữu Nga
 
Giới thiệu
 
Một trong những câu thành ngữ hầu như mọi người Trung Quốc xưa nay đều biết là 夜郎自大 Dạ Lang tự đại [1]. Theo sử liệu Trung Quốc thì Dạ Lang là một chính thể nằm ở phía nam của đế chế Tây Hán (206 TCN – 23 SCN). Còn đối với các bộ sử châu Âu thì nhà Hán là một trong những đế chế tồn tại lâu dài nhất của Trung Quốc. Vậy thì có phải chỉ duy nhất tồn tại mối quan hệ giữa “Dạ Lang” và “Trung Quốc”? Tôi cho rằng kể cả trước đây và bây giờ đều không phải như vậy, và mục đích của tiểu luận này là để chứng minh rằng cái tên Dạ Lang và Trung Quốc trong thực tế là có cùng một cội nguồn – từ cái tên bản địa của một chính thể Lô Lô/Di [2] rộng lớn kéo dài trong thời gian tối thiểu từ vài thế kỷ TCN đến những thế kỷ đầu SCN. Điều này sẽ được thực hiện trước hết bằng việc xem xét cái mà giờ đây chúng ta biết về Dạ Lang từ các nguồn sử liệu chữ Hán, sau đó bằng việc khảo sát hàng loạt lý thuyết về nguồn gốc cái tên Trung Quốc, và cuối cùng thông qua việc tổng hợp biên niên sử Lô Lô/Di để minh họa rõ cái tên bản địa của một chính thể phi Hán lại được sử dụng như một ngoại danh cho một chuỗi chính thể Hán ở Đông Á.   
 
Dạ Lang trong sử liệu Hán
 
Các sử liệu Hán dính dáng đến Dạ Lang đều gắn liền với những gì liên quan đến chính thể 牂牁 Tang Ca, được đề cập trong các văn bản có niên đại Chiến quốc, cho thấy nó tồn tại trong khoảng thế kỷ VII TCN. Các công trình [3] về sau này cho biết về một cuộc tấn công của Trương Kiểu, một tướng nhà Chu [4] chống lại Dạ Lang/Tang Ca vào cuối thế kỷ IV hoặc đầu thế kỷ III TCN. Trong thế kỷ I TCN, các văn bản chữ Hán cho chúng ta biết, Dạ Lang đã gây chiến với các chính thể láng giềng để mở rộng quyền lực và lãnh thổ. Một truyền thống có lẽ là bản địa khác cũng được ghi lại trong các văn bản chữ Hán sớm, nói về một vị “trúc vương” của Dạ Lang đã được sinh ra từ một thân trúc và đã cai quản vùng 遯水 Độn Thủy.[5]
 
Có thể khẳng định rằng các tư liệu viết về Dạ Lang khá rời rạc và rõ ràng tản mát ở nhiều nguồn khác nhau. Những tư liệu chi tiết nhất về chính thể này và láng giềng của nó xuất hiện trong 史记 Sử ký của Tư Mã Thiên vào thế kỷ I TCN. Các đoạn có liên quan của công trình này đã được Burton Watson dịch ra tiếng Anh và có trong phần phụ lục của tiểu luận, nhưng vì mục đích của bài viết, nên chỉ có thể cung cấp phần tóm tắt ngắn gọn. 
 
Từ các diễn giải này chúng ta có thể lượm lặt một vài ý tưởng liên quan đến việc người Trung Quốc đã hiểu chính thể này và một số sự kiện tác động đến nó như thế nào. Chương 116 của bộ 史記 Sử ký, viết về các man dân vùng tây nam [6], ngay từ câu đầu tiên đã cho chúng ta biết rằng quốc chủ Dạ Lang là thủ lĩnh chính trị chủ yếu của cư dân vùng này, điều đó cho thấy một điều gì đó về quyền lực và ảnh hưởng của Dạ Lang trong vùng vào các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ lĩnh chính trị khác thể hiện một hệ thống các thái ấp hoặc hệ thống thứ bậc về quyền lực. Trong số các tù trưởng của người 靡莫 Mi Mạc sống ở phía tây Dạ Lang có thủ lĩnh của người Điền, [7] còn ở phía bắc thì có nhiều thủ lĩnh chính trị nhỏ hơn, trong đó hùng mạnh nhất là thủ lĩnh Cung Đô 邛都. Tất cả các nhóm người này đều là các xã hội làm nông định cư. Xa về phía tây có các bộ lạc chăn nuôi du mục có các tên gọi người Thủy và Côn Minh.      
 
Khi người Hán tấn công Đông Việt trong những năm 130 TCN thì người ta bắt đầu biết rằng dọc theo con sông có kinh đô của người Nam Việt, gọi là Tây Giang chảy qua thành phố Quảng Châu bây giờ nối liền với sông Tang Ca [8] là thuộc vùng đất của chính thể Dạ Lang. Người ta cũng biết thêm rằng Nam Việt vương đã sử dụng tuyến đường thủy này để cố kiểm soát chính thể Dạ Lang. Sau này, nhằm xóa bỏ bằng được quyền lực của Nam Việt, triều đình nhà Hán đã xây dựng kế hoạch sử dụng quân đội của người Dạ Lang tiến xuôi dòng để tấn công thủ lĩnh Nam Việt. Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa biết chắc liệu cuộc tấn công ấy đã từng đưa lại kết quả hay không, mặc dù thực sự đã có các cuộc thương thảo giữa sứ bộ nhà Hán là Đường Mông và thủ lĩnh Dạ Lang 多同 Đa Đồng, và theo các sử liệu của nhà Hán thì quận 犍為 Kiền Vi đã được thành lập trong vùng, và con đường nối Dạ Lang với các chính thể của người Hán xa hơn về phía bắc đã được bắt đầu mở, nhưng lại không bao giờ hoàn thành. Vì nhà Hán bận bịu với nhiều sự kiện ở biên giới phía bắc nên kế hoạch mở rộng về phương nam đã phải gác lại.    
 
Có một điều rõ ràng là vào giai đoạn này, Dạ Lang đã kiểm soát một dân số lớn, có năng lực quân sự hùng mạnh, với số quân lính lên đến 100.000 người. Vì vậy rõ ràng Hán triều thực sự có tham vọng lớn nhằm kiểm soát Dạ Lang bằng việc mở một con đường xuyên qua đất Thục đến chính thể này, hoặc bằng cách chiếm Nam Việt rồi đi ngược lên. [9] Không còn nghi ngờ gì nữa, tối thiểu điều đó cũng phù hợp với các hiểu biết đã có về Dạ Lang như một trung tâm thương mại chủ chốt giữa các nền kinh tế của người Hán và các nền kinh tế thuộc đất Ấn Độ. Việc Trương Khiên thấy tơ lụa và đồ tre trúc của đất Thục, đất Cung trên đất Khương Cư được ghi lại trong 史記 Sử kí đã chứng tỏ điều đó. Các cuộc thương thảo giữa sứ bộ Hán triều và các thủ lĩnh Điền và Dạ Lang về việc xác định tuyến đường đến Ấn Độ chính là nguồn gốc của thành ngữ 夜郎自大 Dạ Lang tự đại như đã đề cập ở trên. Các sự kiện này có niên đại khoảng những năm 120 TCN. Còn những bằng chứng khác về thương mại và con người qua lại vùng này gồm có các nhạc cụ và các nghệ nhân tiêu khiển từ đế chế Tây La Mã** đến kinh đô nhà Hán năm 120 TCN. 
 
Mối quan hệ giữa Dạ Lang và các chính thể 且蘭 [11] Thả Lan và 頭蘭 Đầu Lan cũng được nhắc đến trong 史記 Sử ký, nhưng không được rõ ràng. 頭蘭 Đầu Lan nằm trong, hoặc nằm gần quận 犍為 Kiền Vi, đã bị tấn công, chịu quy phục nhà Hán, rồi theo nhà Hán tấn công Nam Việt. Sau đó, (vào khoảng năm 111 TCN, các sử liệu Hán cho biết***) các chính thể này đều trở thành các bộ phận của một quận mới Tang Ca, đặt tên theo tên của con sông đã được nói đến ở trên. Vì vậy mà có lẽ họ đã từng là các bộ phận hoặc là thần thuộc của chính thể Dạ Lang trước đó. Chính “Dạ Lang hầu” cũng đã đến kinh đô nhà Hán ở Tràng An để nhận ấn tín. Điều đó cho thấy việc làm suy yếu quyền lực của vị thủ lĩnh này và việc tích hợp ngày càng tăng đất đai của họ vào các chính thể của người Hán. Qúa trình thống thuộc ấy có lẽ đã gia tăng sau năm 86 TCN, sau khi nhà Hán đã đàn áp xong “cuộc bạo loạn” của 24 vùng tại 牂柯 Tang Ca, bao gồm cả 談指 Đàm Chỉ và 同並 Đồng Tịnh với 30.000 người. Nhà Hán đã lệnh cho Thục và Kiền Vi phải đưa 10.000 lính đến để trấn áp họ, và cuối cùng cuộc nổi dậy đã hoàn toàn thất bại****. Năm 27 TCN cũng có một cuộc nổi dậy tương tự như vậy của 郡夜郎王興 Dạ Lang vương Hưng, để rồi ông bị giết chết bởi chính bàn tay của các nhóm trung thành với Hán triều. Những sự kiện tương tự liên tiếp diễn ra trong những thế kỷ đầu công nguyên.  
 
Nếu chúng ta tổng kết các nhận định trong các sử liệu Hán về Dạ Lang thì có thể thấy rằng trong khuôn khổ các giới hạn tạm thời của nó, chính thể Dạ Lang và tiền thân Tang Ca của nó đã mở rộng, với tư cách là một chính thể chủ yếu, ở vào thế kỷ III TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn.  Cho đến khi các giới hạn địa lý được quan tâm, thì Hậu Hán thư [12] đã lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt Nam ngày nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam), và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). Vì vậy đó là một chính thể rất rộng lớn và hùng mạnh, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và đã thành thạo công nghệ đồ đồng tiến bộ nhất trong thời gian đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về trung tâm chính trị của chính thể Dạ Lang, đối với một số nhà nghiên cứu thì Thả Lan là kinh đô của quận Tang Ca, và cũng là Dạ Lang. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận phổ biến hơn cho rằng kinh đô của Dạ Lang nằm ở một nơi nào đó thuộc phía tây tỉnh Quý Châu ngày nay.
 
Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc
 
Giờ đây chúng ta sẽ quay trở lại với vấn đề thứ hai trong tầm tay – nguồn gốc tên gọi “China”. Xã hội Hán cũng như chính thể Hán không sử dụng cái tên “China”, hoặc bất cứ một loại tên gọi nào như vậy với tư cách là một tự danh. Họ thường sử dụng tên các triều đại (Hán, Tống, Minh) [13] hoặc cái tên thông dụng 中國 [14] Trung Quốc để nói về chính thể của họ. Điều đó có nghĩa là “China” chính là một cái tên phi-Hán, ngày nay được nhiều ngôn ngữ phi Hán sử dụng [15] để gọi hàng chuỗi chính thể đã cai trị các xã hội Trung Quốc. Nhưng nguồn gốc cái tên đó từ đâu mà ra? Và nó đã phát triển như thế nào? Câu hỏi này đã từng khuấy tâm nhiều thế hệ các nhà Hán học phương Tây và chưa hề đạt được đồng thuận thực sự. 
 
Các học giả theo truyền thống phương Tây từ lâu đã cho rằng việc đề cập sớm nhất đến nơi chốn hoặc chính thể có cái tên liên quan đến từ địa danh tiếng Anh “China” là Thinai (θίναι), được ghi trong Periplus Maris Erythraei. [16] Vị trí đó nằm ở cực bắc Ấn Độ dương, vượt khỏi Chrysê. Ptolemy, trong bộ Địa lý của ông viết vào thế kỷ II SCN đã nói đến vị trí đó dưới cái tên chính tả Sinai (Σίναι). Ba thế kỷ sau, Kosmas Indikopleustes trong tác phẩm Topographia Christiana [17] đã ghi lại cái tên Tzinitza, mà Laufer cho là đã phản ánh cái tên Ba Tư Čīnistān hoặc cái tên Phạn ngữ Cīnasthāna. [18]
 
Vào cùng thời gian đó, trong các kinh bổn Phật giáo được dịch ra chữ Hán, có nhắc đến một cái tên có vẻ là ““China/Cīna”, được phục nguyên là zhina thông qua một loạt ký tự - 脂那 china, 支那 china, hoặc 至那 chí na. Vào đời nhà Đường (618-907 SCN) một từ khác đã xuất hiện trong các văn bản Phật giáo chữ Hán: Mahā Cīna (摩訶支那 Mahā Chi Na hoặc 摩訶至那 Mahā Chí Na = Đại Cīna). Một văn bản thời nhà Đường của 慧苑 Huệ Nguyên: 華嚴經音義 – Hoa nghiêm kinh Âm nghĩa, có ghi: 支那 china, có thể được dịch là “tư tưởng”. Cái tên đó xuất phát từ một thực tế là nhiều người trong quốc gia này dấn thân vào tư tưởng, còn nhiều người thì lại cam kết vào hành động. [19] Đại sư Nam Tống 法雲 [20] Pháp Hiển trong sách 翻譯名義集 Phiên dịch Danh nghĩa tập của mình đã diễn giải cái tên này như sau: 支那,此名文物國 - Cīna là để gọi tên một nước văn vật” [21].
 
Ở phương Tây, việc thảo luận về nguồn gốc cái tên “China” có lẽ bắt đầu vào thế kỷ XVII, trong tập Novus Atlas Sinensis Tập Bản đồ mới về Trung Quốc - Vienna, 1655, vị giáo sĩ Dòng tên Martin Martini liên tưởng cái tên này với nước Tần [22]. Berthold Laufer cho rằng từ nguyên mà Martini đề xuất không phải là sáng tạo của bản thân ông, mà xuất phát từ giới Phật học Trung Quốc. Ông trích một đoạn kinh Tây Tạng Grub-mt‘a šel-kyi me-long – Gương trong Siddhānta [सिद्धार्थ*成就者* Thành tựu giả], năm 1740 để chứng minh [23]:
 
“Cái tên China trong ngôn ngữ của họ là 神土 Sen-teu Thần thổ - đất của thần linh. Một số tác giả đồng nhất nó với Dvīpa Pūrvavideha****. Người Ấn Độ gọi đất đó là Mahā Tsīna, mahā nghĩa là to lớn, còn Tsīna là cách viết sai lạc của chữ Ts’in [秦] Tần. Trong số các Hoàng đế Trung Quốc thì Thủy hoàng, hoàng đế Tần là vị quốc chủ rất mạnh. Ông đã chinh phục các dân tộc láng giềng và xác lập quyền lực của ông tại hầu hết nước, đến mức là tên ông với tư cách là Hoàng đế nước Tần đã trở nên nổi tiếng ở cả những vùng xa xôi hẻo lánh của thế giới. Theo thời gian, với sự thay đổi liên tục của ngữ âm, cái tên Ts’in [秦] đã biến thành Tsin và sau đó thành Tsina hoặc Tsīna, đó chính là nguồn gốc cái tên chữ Phạn महाचीन* Mahā Tsīna (Đại Trung Hoa).”      
 
Laufer cho rằng ngay cả cái tên này hình như cũng không phải là nguồn gốc của lập luận ấy và gợi ý, mà không có bằng chứng, rằng tác giả Tây Tạng có lẽ “đã bắt gặp quan điểm này của tác giả Trung Quốc”, nhưng đồng thời lại vẫn đồng ý rằng “truyền thống Trung Quốc chắc có lẽ không đưa ra bằng chứng thuần túy cho tính chính xác của một từ nguyên” [24]. Ở đây cũng cần phải nhắc lại, như Laufer đã xác quyết, rằng lý thuyết về mối tương liên giữa tên của chính thể Tần và cái tên “China” không loại trừ là của phương Tây. Nhưng, mối tương liên giữa Tần và China là lập luận diễn giải chủ yếu cho cái tên China vào đầu thế kỷ XIX. 
 
Trong nửa sau của thế kỷ XIX, Baron F. von Richthofen đã đề xuất rằng cái tên China có nguồn gốc từ tên quận日南 Rinan Nhật Nam thời Hán, ngày nay thuộc Việt Nam. Ông đề xuất quan điểm này dựa trên cơ sở tương đồng ngữ âm và đây là cảng biển thương mại duy nhất với nước ngoài vào đầu Công nguyên. [25] Terrien de la Couperie đã phản đối quan điểm này bằng cách cho rằng Nhật Nam không phải là một cảng biển ở Bắc Kỳ, và cách phát âm cổ của những ký tự ấy có lẽ không hề tương đồng với “China”. Và ông thay thế bằng quan điểm cho rằng chúng ta nên xem xét Điền quốc [Dian], một chính thể sớm ở Vân Nam, bởi vì cách phát âm trung cổ của Dian [tεn] được đề xuất đã cung ấp đủ bằng chứng tương tự về ngữ âm để có thể phát triển thành “China”. Herbert Giles bác bỏ cả hai quan điểm trên vì đó chỉ là các phỏng đoán, và vẫn lựa chọn cái tên Ts’in Tần như là nguồn gốc của “China” [26].
 
Một yếu tố mới đã được nhà Phạn học Hermann Jacobi đưa vào cuộc tranh luận khi ông công bố một bài viết vào năm 1911. [27] Trong bài viết này, ông mô tả một tài liệu tham khảo liên quan đến từ Cīna trong tác phẩm kinh điển của Ấn Độ अर्थशास्त्र* Arthaśāstra của कौटिल्य* Kautilīya, viết về nghệ thuật kinh tế chính trị trong quản lý quốc gia. Ông là một thượng thư của nhà vua Chandragupta của Maurya, có thể có niên đại vào khoảng 300 TCN. Tham khảo này nói về nghề tơ tằm và dệt vải được làm ra ở nước Cīna,[28] chắc chắn gợi về một địa hạt văn hóa tại Đông Á. Bài viết cũng minh họa việc sử dụng từ Cīna trước thời nhà Tần thống trị thế giới Trung Hoa. Cả Berthold Laufer [29] và Paul Pelliot [30] đều đưa phát hiện mới này vào các nghiên cứu của họ, riêng Laufer thì kết luận rằng “rất có thể Cīna là một cái tên cổ (có lẽ là của người Malay) gắn bó với vùng ven biển tỉnh Quảng Đông và tuyến duyên hải lùi xa về phương nam, vào những thời điểm trước khi người Hán đến định cư tại các vùng này”. [31] Pelliot, một phần dựa vào các nghi ngờ của ông về việc xác định niên đại của अर्थशास्त्र* Arthaśāstra và một phần dựa vào việc sử dụng tên gọi Qin ren (秦人) Tần nhân, hoặc “người Tần” trong các văn bản Hán cổ, vẫn tiếp tục duy trì niềm tin kiên định của ông vào mối tương liên giữa Qin [Tần] và China.[32] Vào đầu thế kỷ XX, học giả Trung Quốc  夏曾佑 Hạ Tằng Hựu [33] nhận ra cái tên này có nguồn gốc là một từ Ấn Độ, với nghĩa biên giới, nhưng ông lại không nói rõ là từ nào. [34]
 
Năm 1919, trong một nghiên cứu rất có ảnh hưởng Sino-Iranica Trung Quốc – Iran, Laufer lại có vẻ đề cập đến các nguồn gốc của cái tên China. [35] Ông lưu ý rằng những cái tên Ba Tư dùng để gọi Trung Quốc gồm có Čīn, Čīnistān và Čīnastān, và những cái tên Ba Tư trung thế kỷ gồm có Čēn và Čēnastān. Còn những cái tên người Armenia gọi Trung Quốc cũng gồm có Čen-k’ và Čenastan. Một cái tên Khương Cư - Sogdian sớm còn được ghi lại là Čynstn (Čīnastān). Ông còn lưu ý thêm là từ tiếng Phạn चीन* Cīna và các biến thể tiếng Hy Lạp của Čīnai (Σίναι và θίναι), cho phép đi đến kết luận rằng có vẻ như “các cách gọi tên Trung Quốc của người Ấn Độ, Iran và Hy Lạp đều có một nguồn gốc chung và nguyên mẫu này có thể được tìm thấy ở chính Trung Quốc”. Ông kết luận rằng “Giờ đây tôi nghiêng về phía cho rằng ở một mức độ khả thể nào đó trong lý thuyết cũ thì cái tên “China” cần phải được tìm nguồn gốc cho đến thời Tần”. [36] Ông tiếp tục gợi ý rằng trong khi Pelliot không thể đưa ra được một lý lẽ ngữ âm học thuyết phục cho khả năng  Qin/Ts’in [ Tần] là cội nguồn của cái tên China, thì ý nghĩa ngữ âm cổ của Qin/Ts’in () là *din, *dzin, *džin or *dž’in, với phụ âm kêu ngạc cứng hoặc âm răng ban đầu và nó có thể được thể hiện trong phụ âm vô thanh ngạc cứng Č  của tiếng Iran. Ông kết luận “Một mặt, sự đồng thuận về ngữ âm học này, và mặt khác, sự trùng hợp của tiếng Phạn, Iran, Hy Lạp dùng để gọi tên Trung Quốc đã thúc đẩy tôi chấp nhận từ nguyên Ts’in [ Tần] như là một lý thuyết khả thể. [37] Lập luận này cũng được học giả người Nhật Takakuwa Komakichi 高桑駒吉 Cao Tang Câu Cát [38] ủng hộ trong công trình nghiên cứu Chūgoku bunkashi 中国文化史 Trung Quốc Văn hóa sử.
 
Sau này trong một công trình về Marco Polo, mà ông không thể hoàn thành trước khi mất, Pelliot đã xem lại các nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến vấn đề nguồn gốc tên gọi China và vẫn xác quyết về tính đúng đắn của lý lẽ Qin/Ts’in [ Tần], bằng cách đưa ra toàn bộ các bằng chứng ông đã thu thập cả đời về vấn đề này. [39] Ông hân hoan nhắc nhở về sự xác nhận của Laufer, Otto Franke và Albert Hermann. [40] Các học giả Trung Quốc mới đây đã xem xét cẩn trọng một loạt cách giải thích đã được đề xuất về cái tên “China”. 葛方文 Cát Phương Văn cho rằng Cīna là một từ tiếng Phạn để chỉ “phương Đông” và nó đã trở thành một cái tên thông dụng cho vùng biên giới phía đông Ấn Độ, rồi sau này cho phức hợp văn hóa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. [41] Về cơ bản thì đó là sự tiếp tục lập luận của Hạ Tằng Hựu vào đầu thế kỷ XX. 苏仲湘 Tô Trọng Tương đã theo đuổi một hướng đi khác, khi cho rằng chúng ta cần tìm nguồn gốc của cái tên China từ tên gọi nước Kinh cổ. [42] 饒宗頤 Nhiễu Tông Di cũng xem xét các văn bản Ấn Độ có liên quan và xác định thêm các tài liệu tham khảo đối với cái tên Cīna trong tác phẩm Arthaśāstra, trong công trình của Kālidāsa vào thế kỷ IV SCN (đã sử dụng tên gọi Cīnamśuka hoặc Cīna Tơ tằm), và thậm chí cả trong Mahābharata.[43] Ông có vẻ chấp nhận rằng việc thể hiện sớm nhất cái tên Cīna là ở tác phẩm Arthaśāstra, và đồng ý rằng địa danh ấy có nguồn gốc từ tên gọi nước Tần. [44] Haraprasad Ray đã trình bày tỷ mỷ các tham khảo về cái tên Cīna xuất hiện trong các văn bản Ấn Độ cổ điển [45], và ủng hộ quan điểm cho rằng nước Kinh chứ không phải là nước Tần mới là nguồn gốc của tên gọi China.
 
Cho đến ngày nay, cơ bản đó là tất cả những gì chúng ta hiểu biết được về các cội nguồn tên gọi China. [46] Các nhà Hán học phương Tây trước đây đã đạt đến được những gì hầu như có thể được gọi là một sự đồng thuận rằng tên gọi này xuất phát từ tên chính thể của đế quốc Tần, một số học giả Trung Quốc và Ấn Độ thì lại cảm thấy rằng tên gọi nước Kinh mới xứng đáng là ứng viên, trong khi đó chí ít cũng có một chuyên gia lịch sử Trung Quốc chủ trương rằng tất cả các tên gọi đó đều không có vẻ gì là nguồn gốc cả. [47] Ở đây, có lẽ cũng đáng để chỉ rõ rằng không có một nhà nghiên cứu nào về vấn đề này coi là đáng giá để đặc biệt lưu ý rằng trong khi Tần và Kinh là những cách thể hiện từ đơn âm tiết sớm nhất của từ Cīna thì các hậu duệ của nó lại là các từ song tiết. Vấn đề này sẽ được làm rõ thêm dưới đây.
_______________________________
 
Nguồn: Geoff Wade 2009. The Polity of Yelang (夜郎) and the Origins of the Name ‘China’. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic Papers Department of East Asian Languages and Civilizations University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA.
 
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc. 
 
Người dịch chú:
 
* Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.
 
** Có thể Geoff Wade đã nhầm Đông La Mã với Tây La Mã.
 
*** Trong số sử liệu Hán thì Sử kí, Tây nam di liệt truyện còn ghi rõ về các sự việt này như sau: 及至南越反,上使馳義侯因犍為發南夷兵。且蘭君恐遠行,旁國虜其老弱,乃與其眾反,殺使者及犍為太守。漢乃發巴蜀罪人嘗擊南越者八校尉擊破之。會越已破,漢八校尉不下,即引兵,行誅頭蘭。頭蘭,常隔滇道者也。已平頭蘭,遂平南夷為牂柯郡。夜郎侯始倚南越,南越已,會還誅反者,夜郎遂入朝。上以為夜郎王。南越破後,及漢誅且蘭、邛君,並殺筰侯,厓駹皆振恐,請臣置吏。乃以邛都為越巂郡,筰都為沈犁郡,厓駹為汶山郡,廣漢西白馬為武都郡。[史記,西南夷列傳第五十六]  

Đến lúc Nam Việt làm phản, Hoàng đế sai Trì Nghĩa hầu, dựa vào Kiền Vi mà xây dựng quân đội người Nam di. Chủ tể người Thả Lan sợ hãi chạy dài, nước bên cạnh bắt lấy người già cả đau yếu, rồi giúp dân chúng làm phản, giết sứ giả được cử đến Kiền Vi làm thái thú. Sau đó nhà Hán thử lấy tội nhân Ba Thục đánh Nam Việt, tám hiệu úy cùng đánh phá. Gặp lúc Nam Việt bị phá, tám hiệu úy Hán không hạ nốt, mà tức thì dẫn quân đi đánh Đầu Lan. Đầu Lan bị Điền quốc ngăn cách. Bình định xong Đầu Lan, rồi diệt nốt Nam di để lập Tang Kha quận. Dạ Lang hầu, ban đầu ỷ thế Nam Việt, Nam Việt không thuận, bèn quay ra đánh lại. Sau đó ưng thuận nhập triều. Hoàng đế phong cho làm Dạ Lang vương. Nam Việt đánh sau lưng, nhân lúc Hán phạt Thả Lan, Cung quân, đồng thời giết Tạc hầu, Nhai Mang thảy đều rung sợ, quy phục, và sắp xếp lại ngạch. Sau đó lấy Cung đô làm quận Việt Tây, Tạc đô làm quận Trầm Lê, Nhai Mang làm quận Vấn San, gia tăng người Hán về phía tây Bạch Mã làm quận Vũ Đô. [sử kí, Tây nam di liệt truyện, đệ ngũ thập lục].
 
《史記•西南夷列傳》載:“建元六年,大行王恢擊東越,東越殺王郢以報。恢因兵威使番陽令唐蒙風指曉南越。南越食蒙枸醬。蒙問何從來,曰'道西北牂牁,牂牁江廣數里,出番禺城下'。蒙歸至長安,問蜀賈人,賈人曰:'獨蜀出枸醬,多持竊出市夜郎。夜郎者,臨牂牁江,江寬百餘步,足以行船。蒙乃上書上曰:…“竊聞夜郎所有精兵,可得十餘萬,浮船牂牁江,出其不意,此制越一奇也。誠以漢之強,巴蜀之饒,通夜郎道,為置吏,易甚'。上許之。乃拜蒙為郎中將,將千人,食重萬餘人,從巴蜀笮關入,遂見夜郎侯多同。蒙厚賜,喻以威德,約為置吏。”
 
Sử kí - Tây nam di Liệt truyện chép: “Năm Kiến Nguyên thứ sáu, Đại hành lệnh Vương Khôi đánh Đông Việt, Đông Việt giết Vương Dĩnh để báo đáp. Khôi nhân có binh uy cử Phiên Dương lệnh Đường Mông hiểu dụ Nam Việt. Người Nam Việt cho Mông ăn món cẩu tương của người Thục. Mông hỏi: làm sao có được món này, người Nam Việt đáp: “Theo đường sông phía tây bắc Tang Ca, đi theo Tang Ca đến đất Quảng chỉ vài dặm, rồi tới thành Phiên Ngu ở hạ lưu”.  Mông quay về Trường An, hỏi lái buôn người Thục, lái buôn nói: “Chỉ duy nhất đất Thục mới sản xuất được loại cẩu tương đó; hầu hết bị lấy trộm bán sang Dạ Lang. Nước Dạ Lang đó, đến địa phận sông Tang Ca thì sông rộng đến hơn trăm bộ, thoải mái bơi thuyền”. Sau đó Mông dâng thư, viết: “Trộm nghe, Dạ Lang có một đội quân tinh nhuệ có đến hơn 10 vạn người, bơi thuyền theo sông Tang Ca, bất ngờ một lần đánh lấy nước Việt. Thực sự thì Hán mạnh, Ba Thục giàu có, thông được đến Dạ Lang, biến thành tay chân, thật dễ”. Hoàng đế thuận lòng. Lại phong Mông làm Lang trung tướng, quản ngàn người, đưa hơn vạn dân cùng đi, theo đường Ba Thục - Trách Quan mà vào, gặp được Dạ Lang hầu Đa Đồng. Mông đối đãi với Đa Đồng nồng hậu, tỏ rõ uy đức, khái định lại ngạch”.
 
****西漢始元元年,《漢書•昭帝紀》:“益州,廉頭,姑繒,牂柯,談指,同並二十四邑皆反;遣水衡都尉呂闢胡募吏民及發犍為,蜀郡奔命擊益州;大破之。”《漢書•西南夷傳》:“孝昭始元元年;益州廉頭,姑繒民反;殺長吏。牂柯,談指,同並等二十四邑凡三萬餘人皆反。遣水衡都尉發蜀郡,犍為奔命萬餘人擊牂柯;大破之。”
 
Tây Hán Thủy Nguyên nguyên niên – 86-TCN), “Hán thư - Chiêu đế kỉ” viết: “Ích Châu, Liêm Đầu, Cô Tăng, Tang Kha, Đàm Chỉ, Đồng Tịnh 24 vùng cùng làm phản, lệnh cho đô úy Thủy Hoành là Lữ Tịch Hồ chiêu mộ quân dân kịp đến Kiền Vi, Thục Quận, nhanh chóng chọn đánh Ích Châu, đại phá bọn làm phản”. “Hán thư – Tây Nam di truyện” viết: “Hiếu Chiêu Hoàng đế năm Thủy Nguyên nguyên niên, Ích Châu Liêm Đầu, Cô Tăng dân nổi lên làm phản, giết trưởng lại. Tang Kha, Đàm Chỉ, Đồng Tịnh tất cả 24 ấp với 30.000 dân cùng làm phản. Lệnh cho đô úy Thủy Hoành nhanh chóng tập hợp hơn một vạn quân dân  Thục Quận, Kiền Vi đánh Tang Kha, đại phá phản loạn”.
 
***** Dvīpa Pūrvavideha द्वीप पूर्वविदेह, trong các bản dịch chữ Hán của bộ kinh Suramgama Sutra शूरंगम सूत्र 首楞嚴三昧經 Thủ Lăng nghiêm Tam muội kinh được dịch là: 佛婆提訶 Phật Bà Đề Ha; 東勝神洲 Đông Thắng Thần châu; 東毘提訶洲 Đông Bì Đề Ha châu].
 
Chú thích
 
1. A chengyu, or four-character axiom, often with historical allusion.
 
2. A linguistic grouping under the Tibeto-Burman language family. The traditional linguistic category is Lolo, but thespeakers of related languages in China today are classed as part of the Yi () ethnic group.
 
3. The Huayangguo zhi (華陽國志· 南中志) and the Hou Han shu (後漢書· 西南夷· 夜郎傳), both works of the fourth century CE.
 
4. A large empire located to the south of the more Sinitic polities subject to the Zhou during the eighth–third centuries BCE. Its territory included the lower Yangtze and extended over what are today the provinces of Hubei, Hunan, Henan and Jiangsu.
 
5. Recorded in both Huayangguo zhi (華陽國志· 南中志) and Hou Han shu (後漢書· 西南夷· 夜郎傳). This is associated by some with the modern Beipan River (北盤江) in Guizhou, but others claim it to have been located in the Zunyi region of Guizhou. There is insufficient evidence at present to assign any firm modern identification to the river.
 
6. A reference to peoples south of the more Sinicized cultures of Ba and Shu in what is today Sichuan province. It thus included areas which are today Yunnan, Guizhou, northern Burma and northern Thailand.
 
7. A major bronze-using culture, which extended from approximately 1000 BCE to 100 CE, located to the south of the Dian Lake in modern Yunnan. The culture and polity have been detailed in Michèle Pirazzolit’Serstevens, La Civilisation du Royaume de Dian a l’Époque Han, d’après le matérial exhume à Shizhai shan (Yunnan) (Paris: École Française d’Éxtrême-Orient, 1974). Connections between this culture and the Dongson culture that evolved in the Red River valley are discussed in William Watson, “Dongson and the Kingdom of Tien” in William Watson, Studies in Chinese Archaeology and Art (London: The Pindar Press, 1997). Both textual and archaeological evidence suggests quite some interaction between the Yelang and Dian cultures.
 
8. Possibly the modern Beipan River (北盤江) in Guizhou.
 
9. The general expansionist policies pursued by the successive Han rulers are detailed in Yü Ying-shih, Trade and Expansion in Han China (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1967).
 
10. This is recorded in the Hou Han shu, or the “History of the Latter Han.” See Charles Backus, The Nanchao kingdom and T’ang China’s southwestern frontier (Cambridge: Cambridge University Press, 1981), p. 18.
 
11. The seat of which was located near the modern Fuquan, some 70 kilometres to the east of the Guizhou capital Guiyang.
 
12. A history of the Latter Han dynasty (25–220 CE), written in the fourth century.
 
13. Sometimes prefixed by a Da ( = Great) or Huang ( = Imperial).
 
14. Commonly rendered in English since the seventeenth century as “The Middle Kingdom.” This term seems to have first found its way into European languages during the reign of Dom Manuel I of Portugal (1495–1521), when it was rendered as: “O Império do Meio.” This is also the origin of many East Asian societies’ name for China: Chūgoku (Japanese); Jungguk (Korean); Trung Quốc (Vietnamese), all of which derive from readings of the graphs 中國. For some further background on the term, see Wolfgang Behr, “To translate’ is ‘to change’ - linguistic diversity and the terms for translation in Ancient China,” http://www.ruhr-uni-bochum.de/gpc/behr/RTF/translate.rtf p. 4.
 
15. Some of the variants include China (English, German, Portuguese, Dutch and Spanish); Chine (French); Chin ن... چي (Persian); Çin (Turkish); Kina (Swedish and Norwegian); Chiny (Polish); Čína (Czech), Kiina (Finnish); Cheen (Hindi) and Kína (Hungarian). All scholars accept that these terms share a common origin. Later foreign names for China, including Cathay, derive from variants of the name Khitan/Qidan, and are linguistically unrelated to the terms being discussed here.
 
16. “The Voyage around the Erythraean Sea.” Originally compiled between 80 and 89 CE, it is available in annotated English translation in Lionel Casson, The Periplus Maris Erythraei: Text with Introduction, Translation and Commentary (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1989).
 
 
18. Berthold Laufer, “The name China,” T’oung Pao, Vol. XVIII (1912), pp. 719–26.
 
19. “支那,翻为思維。經其國人多所思慮,多所制作,故以爲名.”
 
20. Fa Yun (1088–1158).
 
21. “支那,此名文物國.”
 
22. The Qin empire is usually assigned dates of 221–206 BCE and its ruler Qin Shihuangdi is credited in modern Chinese historiography with ending the Warring States period and creating the first “unified” Chinese polity. However, a Qin state had existed from possibly the ninth century BCE.
 
23. Laufer, “The name China,” pp. 720–21.
 
24. Laufer, “The name China,” pp. 722.
 
25. Ferdinand P.W. von Richthofen, China: Ergebnisse eigener Reisen und darauf gegründeter Studien (Berlin, 1877), Vol. 1, pp. 504–10.
 
26. Henry Yule and A.C. Burnell, Hobson-Jobson: A Glossary of Colloquial Anglo-Indian words and Phrases, and of Kindred Terms, Etymological, Historical, Geographical and Discursive (London: John Murray, 1903), pp.196–98.
 
27. H. Jacobi, “Kultur-, Sprach- und Literarhistorisches aus dem Kautilīya,” Sitzungsberichte der Königlich-Preussischen Akademie, XLIV (1911), pp. 954–73. See especially p. 961.
 
28. “kauceyam cīnapattācca cīnabhūmijāh.” See Chapter 11, p. 81.
 
29. Laufer, “The name China,” pp. 719, 724.
 
30. Paul Pelliot, “L’Origine du nom de ‘Chine.’” T’oung Pao, Vol. XVIII (1912), pp. 727–42.
 
31. Laufer, “The name China,” p. 726.
 
32. Pelliot, “L’Origine du nom de ‘Chine,’” pp. 736–40.
 
33. Xia Zengyou (1863-1924).
 
34. 夏曾佑,中國歷史教科書. Later reprinted as 中國古代史,上海,商務印書館, 1933.
 
35. Berthold Laufer, Sino-Iranica: Chinese Contributions to the History of Ancient Civilization in Ancient Iran, Chicago, Field Museum of History, 1919. See pp. 568–70.
 
36. Laufer, Sino-Iranica, p. 569.
 
37. Laufer, Sino-Iranica, p. 570.
 
38. Takakuwa Komakichi (1869–1927).
 
39. Paul Pelliot, Notes on Marco Polo, 3 vols., Paris, Imprimerie Nationale, 1963–1973. The discussion on the origins of the term “China” can be found under the entry “Cin” in Vol. 1, pp. 264–78.
 
40. Paul Pelliot, Notes on Marco Polo, Vol. I, p. 268.
 
41. Ge Fangwen 葛方文, “Zhongguo mingcheng kao”《中国名称考》[A Study of the Names of China], in Huadong shifan daxue xuebao《华东师范大学学报》1981 年第6 .
 
42. Su Zhongxiang 苏仲湘, “Lun ‘Zhina’ yici de qiyuan yu Jing de lishi he wenhua” “论“支那”一词的起源与荆的历史和文化” [On the origin of the term China and the history and culture of Jing], in Lishi Yanjiu《历史研究》, 1979 年第4 期, pp. 34–48.
 
43. Jao Tsung-I (Rao Zongyi) 繞宗頤, “Shu bu yu Cinapatta: lun zaoqi Zhong, Yin, Mian zhi jiaotong”蜀布與Cinapatta—論早期中印緬之交通》, [The Cloth of Shu and Cinapatta — On Early Links between China, India and Burma], Fanxue ji 梵學集[Collected Sanskrit Studies] (Shanghai: Shanghai guji chubanshe, 上海, 上海古籍出版社1993), pp. 223–60. This is a selection of Professor Jao’s studies. This article was originally published in Taiwan in 1974. See especially pp. 230–235.
 
44. Jao, “Shu bu yu Cinapatta”, p. 235.
 
45. Haraprasad Ray, “The Southern Silk Route from China to India — An Approach from India” in China Report, Vol. 31 (1995), pp. 177–95. An interesting reference he cites from the Sabhaparva chapter of the Mahabharata has the ruler of Pragjyotish (Assam) employing in his army troops from Cina, who “lived beyond the mountain.” See p. 179.
 
46. A Chinese overview of these theories is contained in: Han Zhenhua, “Zhina mingcheng qiyuan kaoshi” in Chen Jia-rong and Qian Jiang, Han Zhenhua xuanji zhiyi: Zhongwai guanxi lishi yanjiu (Hong Kong: Centre of Asian Studies, University of Hong Kong, 1999), pp. 1–12. 韓振華,“支那名稱起源考釋”,陳佳榮,錢 江 編 “韓振華選集之一: 中外關係歷史研究”, 香港,香港大學亞洲研究中心,1999 ,1 12 . Professor Han, however, concluded that the name “China” derived from reference to Seres— China as “the country of silk.”
 
47. Endymion Wilkinson has offered an alternative origin, that “[the name China] is therefore more likely to have come from cīna, the Sanskrit for ‘thoughtful’ or ‘cultivated.’” However, this idea, which accords with Hui Yuan’s suggestion during the Tang dynasty, has not attracted much endorsement. See Endymion Wilkinson, Chinese History: A Manual (Cambridge, Mass.: Harvard University Asia Center, 2000), p. 753,n. 7.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (II)

Geoff Wade
Người dịch: Hà Hữu Nga
 
 
4. 'Dạ Lang' là 'Trung Quốc'

Vấn đề này khiến ta phải tìm câu trả lời ở đâu? Một mặt, chúng ta có bằng chứng về một chính thể lớn mà người Trung Quốc gọi là Dạ Lang nó nằm ở phía nam của chính thể Thục (Tứ Xuyên hiện đại). Đó dường như là tuyến đườngcác sản phẩm của xã hội Trung Quốc đã đến được với Ấn Độ trong khoảng thời gian tối thiểu vài thế kỷ cuối cùng trước Công nguyên. Mặt khác, chúng ta có từ China" - Trung Quốc, dường như có nguồn gốc trực tiếp với tất cả các hình thức hiện đại của nó từ tiếng Phạn चीन Cīna, hoặc chí ít là từ một nguồn gốc chung với nó. Cách diễn giải nổi bật nhất cho cái tên này vẫn còn là một mối tương quan giữa Cīna chính thể Tần của Trung Quốc thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Chúng ta hãy tìm tòi sâu hơn về hai vấn đề này.
 
“Dạ Lang” [Yèláng]cách phát âm hiện đại của tiếng phổ thông Trung Quốc của hai từ 夜郎. Không cần phải là một nhà ngôn ngữ học lịch sử mới hiểu được rằng cách phát âm của hai từ tiếng Trung Quốc đó đã trở nên khác biệt theo thời gian và lại còn khác biệt về không gian nữa. Thông qua các nghiên cứu dựa trên các cuốn sử thi, dựa trên các vần điệu thơ ca và các bằng chứng khác, các học giả đã tái dựng khả năng ngữ âm học của hai từ này trong các giai đoạn trước đó. Các công trình sớm chuyên về lĩnh vực này là của Bernard Karlgren (48), bên cạnh đó Edwin Pulleyblank đã đưa ra nhiều dữ liệu có liên quan với nhau trong một ấn phẩm rất hữu ích gần đây (49). Việc phục dựng chữ Hán đầu thời Trung cổ của ông (có lẽ thế kỷ thứ sáu SCN) cho hai tự vị này là: jiah lang (50)
 
Trong trường hợp này, các tự vị ấy đã được sử dụng để phiên âm chứ không phải là để ghi nghĩa rõ ràng đã được người Trung Quốc sử dụng để thể hiện một cái tên chính thể bản địa. Những người hiện sống trong khu vực trước đây được người Trung Quốc gọi là Yelang / Jiah-lang, Dạ Lang ấy và những người nguồn gốc lịch sử khu vực này hiện thuộc về nhóm ngôn ngữ Lô Lô / Di. Những năm gần đây đã thấy một số ấn phẩm về lịch sử truyền thống của người Lô Lô / Di, và những dữ liệu đó đã được sử dụng để phục dựng lại tên địa danh, tộc người tên chính thể vùng này. Hầu hết các câu chuyện lịch sử này phả hệ lâu đời, nhưng chỉ mới được ghi thành văn bản trong thời gian gần đây. (51) Các câu chuyện này thường liên quan đến các tổ tiên của những người cư trú các khu vực Ô Mông, 梁山 Lương Sơn và 哀牢 Ai Lao, dọc theo biên giới giữa các tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam hiện nay.
 
Một trong những văn bản phù hợp nhất cho việc khảo sát hiện nay đã được xuất bản dưới tiêu đề tiếng Trung Quốc 夜郎史傳 Dạ Lang sử truyện. (52) Đây là một bộ sưu tập những bài sử thi mô tả về gia phả của thị tộc ʐina (Dạ Lang), quay ngược về quá khứ có lẽ đến năm 500 TCN, và diễn tiến của cái chính thể có tên gọi đó. Sử truyện bao gồm các chi tiết về thị tộc ʐina (Yelang 夜郎) thuộc ngành 烏伯 Ô Bá của người Lô Lô / Di. Công trình này mô tả tổ tiên của họ, và việc thành lập một chính thể và một hệ thống cai trị, có thể thuộc khu vực phía đông bắc của tỉnh Vân Nam ngày nay. Bằng việc phán đoán dựa trên dữ liệu trải qua nhiều thế hệ, có thể sử truyện này nói đến các sự kiện sớm tới 500 TCN. Thị tộc cư trú trên bờ phía nam của con sông 太液 Thái Dịch, cũng có ý kiến cho là sông Độn Thủy được đề cập trong các văn bản triều đại nhà Hán Trung Quốc với tư cách quê hương “Trúc Vương” của người Dạ Lang.
 
Bằng cách gộp hai dòng dõi của sáu vị tổ tiên huyền thoại của người Lô Lô / Di, 鄂魯默 Ngạc L Mặc, hậu duệ thế hệ đời thứ mười bốn của vị tổ khai sáng 阿蒙 Bặc A Mông của họ đã theo đuổi sự nghiệp mở rộng chính thể theo tất cả các hướng, kể từ kinh đô 可樂 Khả Lạc (53) từ  Tây Bộc và việc định đô tại vị trí này. Sau này chính thể được mở rộng về phía tây, với trung tâm chính trị chính chuyển tới khu vực ngày nay gọi là 曲靖 Khúc Tĩnh ở Vân Nam. Hầu như không có cơ sở cho việc xác định niên đại so sánh trong công trình này, có lẽ ngoại trừ việc đề cập đến một vị vua tên là To-t'o, được xác định là người trị vì Dạ Lang 多同 Đa Đồng trong các văn bản chữ Hán. (54)
 
Chính thể được mô tả trong tác phẩm này có vẻ lớn hơn so với “Dạ Lang được mô tả trong các văn bản của Trung Quốc, điều này cho thấy nhiều chính thể khác nhau đã được đề cập trong các văn bản của Trung Quốc (như Th Lan, Đầu Lan, và chính thể của người Bộc) là một bộ phận của một “Dạ Lang” lớn hơn như cách cảm nhận của người Lô Lô / Di. Sự phân bố hiện nay của người nói ngôn ngữ Lô Lô / Di cho thấy một ý tưởng nào đó về phạm vi địa lý của những người này và có thể cả các cụm chính thể/văn hóa sớm hơn của họ nữa. Nhưng ở đây, mục tiêu của chúng tôi không phải là nghiên cứu sự phát triển của chính thể này, hoặc so sánh những cách giải thích của Trung Quốc của người Lô Lô / Di về nó. Thay vào đó, điều quan trọng nhất đối với chủ đề là cái tên bản địa của chính thể được phục nguyên là “Dạ Lang bởi văn hóa Trung Quốc. Thuật ngữ sử dụng trong suốt văn bản này cho cái thị tộc chính thểbộ sử thi nói đến:
 
Âm tiết đầu tiên của cái tên bản địa bao gồm một phụ âm đầu, là loại phụ âm sát ngạc cứng hữu thanh một nguyên âm cuối ngắn i, trong khi âm tiết thứ hai bao gồm âm mũi ổ răng n với một nguyên âm cuối ngắn “a”. Người Trung Quốc hơn hai thiên niên kỷ trước, khi tạo ra cái tên “Dạ Lang” để thể hiện chính thể bản địa này, đã sử dụng jiah () để thể hiện âm tiết đầu và lang () để thể hiện âm tiết thứ hai. Các thay đổi cho nhau giữa / l / và / n / là một hiện tượng được ghi nhận trong các phương ngữ miền Nam Trung Quốc, giúp loại bỏ một trong những sự phản đối chủ yếu đối với tiểu luận này. Ngữ âm học của cách thể hiện chữ Trung Quốc này cần phải được các chuyên gia thảo luận thêm, nhưng có thể có chút nghi ngờ rằng cái tên bản địa đó được phát âm từ hai thiên niên kỷ trước, tuy rằng ngày nay, việc thể hiện nó bằng từ tiếng Phạn Cina hầu như lại phù hợp một cách hoàn hảo về ngữ âm.
 
5. Kết luận

Vậy thì liệu chúng ta có thể kết luận rằng ʐina, cái tên tự gọi của người Lô Lô / Di cho mình cho cái chính thể được biết đến bằng tiếng Trung Quốc là Dạ Lang ấy, trong thực tế, có phải là nguyên gốc của từ “China” - Trung Quốc không? Tôi tin rằng chúng ta có thể nói như vậy. Các bằng chứng được viện dẫn bao gồm:

1. Sự tương đồng về ngữ âm gần gũi hơn bất kỳ một ví dụ nào được gợi ý trước đó. Bản chất âm song tiết của cái tên chính thể ấy cái tên “China” cũng là đồng dạng.

2. Về mặt địa lý, chính thể ʐina / Dạ Lang hoàn toàn phù hợp với tất cả các bằng chứng sớm cho Cina / “China” - Trung Quốc. Cái tên Thinai (θίναι), chẳng hạn, được ghi trong sách Periplus Maris Erythraei, nằm ở miền cực bắc Ấn Độ Dương, bên ngoài Chrysê.

3. Tiểu luận này cũng giúp giải thích sự tồn tại của Cīna trong bộ Luật Manu trong bộ đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ, có khả năng định niên đại trước thời Tần Thủy Hoàng. Pelliot đã bác bỏ những tài liệu tham khảo này cũng đặc biệt phản đối khả năng Cīna có thể “ngay từ đầu là để định danh cho một bộ lạc trên dãy Himalaya với cái tên được “phát triển thành China - Trung Quốc chỉ khi tên gọi của “những người của Chin (Tần) được biết đến ở Ấn Độ. (55 ) Pelliot thừa nhận rằng các văn bản tiếng Phạn “đã sử dụng từ ‘Cīna’ một cách lỏng lẻo để gọi người dân ở phía bắc và phía tây bắc của Ấn Độ, nhưng vẫn luôn cố gắng giải thích nó bằng cách lưu ý rằng chúng ta không được quên rằng Trung Quốc, vào cuối thế kỷ thứ hai TCN, đã cử các đoàn thám hiểm đi khắp Turkestan thuộc Trung Quốc, trong thế kỷ tiếp theo, vào những thế kỷ I và II SCN, lại một lần nữa đã trở thành thế lực thống trị ở đó. Mặc dù ngay từ những ngày đầu, đã có một con đường trực tiếp từ Trung Quốc đến sông Hằng qua nẻo Vân Nam và Miến Điện, đó chủ yếu là nhờ các đường đèo núi Tây Bắc Ấn Độ đã tiếp xúc được với Trung Quốc, với tư cách là kết quả của thương mại hoặc ngoại giao. Tạm thời, tôi cảm thấy thiên hơn về phía cho rằng Cīna trong văn bản tiếng Phạn về nguyên tắc, ngay từ đầu thể hiện người Trung Quốc.(56) Trong khi đó chí ít cũng có thể vào thời điểm các tài liệu tham khảo đề cập đến Cīna Mahācīna trong thời nhà Đường đã được dùng để nói đến các bộ phận của đế chế Đường, (57), chắc rằng chúng ta không thể giả định, như Pelliot rằng sự thật việc sử dụng thuật ngữ này sớm nhất, có lẽ đã từ hơn 1.000 năm trước đó. Trên cơ sở nghiên cứu của ông về các tài liệu tham khảo khác nhau đối với cái tên Cīna trong các văn bản Ấn Độ, 繞宗頤 Nhiu Tông Di cho rằng “Cái tên Cīna được đề cập trong các sử thi Ấn Độ nằm ở phía Đông của Ấn Độ, thuộc vùng đất biên giới Tạng-Miến. (58)

4. Cái tên Cīna trong các văn bản Ấn Độ rõ ràng là một chính thể có ảnh hưởng. Chính thể ʐina / Dạ Lang rõ ràng cũng hùng mạnh và là một trung tâm quan trọng trong việc liên kết giữa tiểu lục địa này với Đông Á. Đây là một dân tộc / chính thể kiểm soát các vùng bình nguyên ở cuối dãy Himalaya, một khu vực đã kết nối về phía bắc với các nền văn hóa Hán hóa, về phía nam với các nền văn hóa Việt về phía tây, với các nền văn hóa của tiểu lục địa Ấn Độ. vậy mà nó đã thường xuyên được đề cập đến trong các văn bản Ấn Độ.
 
Các bằng chứng nêu trên cho thấy một cách rất thuyết phục rằng cái tên “China” - Trung Quốc có nguồn gốc ban đầu từ ʐina, tên bản địa của chính thể Lô Lô / Di được ghi nhận trong các văn bản của Trung Quốc với các tự vị 夜郎 (jiahlang chữ Hán đầu thời Trung cổ hoặc Yelang thời hiện đại). Đó chính là cái chính thể được gọi là Cina trong các văn bản Ấn Độ.
 
Do đó (và ở đây chúng ta quay trở lại với thành ngữ ngay ở đầu tiểu luận này - Dạ Lang tự đại), không phải là người Dạ Lang đã có một cảm giác không xứng đáng, tự quan trọng hóa bản thân, bởi vì giờ đây chúng ta có thể nhận thấy nó đã từng là một trong những chính thể hùng mạnh của khu vực Đông Á và Đông Nam Á, kiểm soát các vùng đất ở cuối phía đông của dãy Himalaya, và đóng vai trò cầu nối giữa các nền kinh tế Đông Á và Nam Á. Thông qua tầm quan trọng khá dài hạn này quá trình lệ thuộc dần dần về văn hóa và chính trị của nó vào những người láng giềng phương bắc mà cái tên ʐina / Cina của nó cuối cùng đã trở thành tên gọi ngoại lai cho các nền văn hóa tuyệt vời mà ngày nay chúng ta gọi là “China” - Trung Quốc.
_________________________________________________
 
Nguồn: Geoff Wade 2009. The Polity of Yelang (夜郎) and the Origins of the Name ‘China’. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic Papers Department of East Asian Languages and Civilizations University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA.
 
Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bảo tàng Dân tộc học tỉnh Quảng Tây

 

You can see over 2000 bronze drums spanning over two millennia, over 15000 sets of ethnic attires, 2500 pieces of silverwares, 4500 sets of labor tools, 2200 embroidery masterpieces and 2500 sets of religious items here, such as the ritual costumes, masks, incarnation paintings, sculptures, sutra and spell books.
 
 
guangxi-museum-nationalities%20%2811%29.


The collection of ethnic attires housed in Guangxi Museum of Nationalities is the biggest in China. Among which, Miao, Zhuang, Yao and Dong people’s attires worthy of recommendation in particular. Besides the basic functions, these attires not only mirror the living environment, history, traditions, customs and taste of these ethnicities, but also indicate genders, ages and marriage status. Hence, it is no exaggeration to say they are the encyclopedia, epics and living fossils of a nationality.
 
guangxi-museum-nationalities%20%282%29.j
 


Ornaments and accessories, the most defining and indispensible part of ethnic attires, contribute to their extravagant glamour and roughly fall into three categories: embroidery, silver ornament and batik. Among the over 2200 embroidery pieces here, most belong to the prestigious Zhuang, Miao, Dong and Maonan brocade. Zhuang Brocade, one of the Top Four Brocade in China, is a highlight. With impeccable craftsmanship, elaborate layout, intriguing designs and mysterious motifs, these embroidery handicrafts will inspire and mesmerize the spectators easily. For historians and scholars, they hold the key to decode the secret of a nationality.
 
miao-people-silver-ornament.jpgmiao-people-silver-ornament%20%285%29.jpmiao-people-silver-ornament%20%283%29.jpmiao-people-silver-ornament%20%282%29.jp Silver Ornaments of Miao People Silver Ornaments of Miao People
 
Silver ornaments in this museum come in great variety, such as headgears, necklaces, bracelets, hairpins and neck rings, these state-of-the-art masterpieces largely come from Miao, Zhuang,Yao and Dong people. If you want to see the most gorgeous silver ornaments still in use today, head for Shidong Miao Village during Sisters’ Meal Festival.
 
dong-people-silver-ornament%20%285%29.jpdong-people-silver-ornament%20%282%29.jpdong-people-silver-ornament%20%284%29.jpdong-people-silver-ornament.jpgdong-people-silver-ornament%20%283%29.jp Dong People's Silver Ornaments Dong People's Silver Ornaments

You can also sample the folk music, dances, festivals as well as love and marriage customs through life-size models and vivid scenes here. Zhuang people’s embroidered balls, bronze drums, frescos and Grass Dragon Dance, Miao people’s Stilt House, silver ornaments, dances and festivals, Dong people’s folk architecture including Wind-Rain Bridge and Drum Tower, Yao people’s Long Drum Dance will keep you occupied like magnet.
 
guangxi-museum-nationalities%20%2817%29. Grass Dragon Dance of Zhuang people guangxi-museum-nationalities%20%2816%29. Long Drum Dance of Yao people guangxi-museum-nationalities%20%2814%29. Yao people's wedding guangxi-museum-nationalities%20%2818%29. Reed-Pipe Dance of Dong people  guangxi-museum-nationalities-china%20%28  Drum Towers and Wind-Rain Bridge of Dong People guangxi-museum-nationalities-china%20%28

Another highlight of this museum is the bronze drum, the symbol of power and wealth, which emerged over 2700 years ago in Guangxi and still prevails among Zhuang,Miao and Dong people in southwest China. Bronze drums are widely-used during festival, wedding, ancestral worship, wartime and funnels. By far, over 2000 pieces of bronze drums have been unearthed in Guangxi, spanning a history from Spring and Autumn Period (770BC-221BC) to late Qing dynasty (1636-1911). In this museum, you can see the biggest bronze drum in the world. Besides, you can also see many labor activities including weaving, spinning, fishing, paper-making, oil distracting as well as pottery and ceramic making.
 
 
guangxi-museum-nationalities%20%288%29.j  Guangxi Museum of Nationalities is home to over 2000 bronze drums.  guangxi-museum-nationalities%20%2813%29.  Among which the one weighing over 150kg is the biggest on earth. The bigger the drum, the more powerful and awe-inspiring it is. guangxi-museum-nationalities%20%2810%29. Decorations on Bronze Drums
  guangxi-museum-nationalities-bronze-drum   guangxi-museum-nationalities-bronze-drum     guangxi-museum-nationalities-bronze-drum

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền thoại Thần đạo Ai Cập cổ: Thần vũ dũng Horus là con trai của thần chết Osiris, Horus có 4 người con tượng trưng cho bốn phương trời. Biểu tượng của thần Horus là chòm sao Tiểu Hùng và con chim cắt. Con chim cắt này tượng trưng cho 1 linh hồn, khi linh hồn thoát ra khỏi thân xác có hình con chim cắt đầu người. Thần Horus đội vương miện Bắc Nam Ai Cập, tượng trưng cho "Bất Nhị", tức không Âm không Dương như trong Đạo giáo và Phật giáo Đông phương.

 

Chú ý: Thần vũ dũng trong hình hài người đầu chim cắt, còn linh hồn mang hình hài là con chim cắt đầu người.

 

Bài viết dưới đây chỉ ra con mắt của thần Horus, tuy nhiên Horus là thần được thừa hưởng 3 con mắt, do vậy không có con mắt nào tượng trưng cho thần Horus cả bởi vì: con mắt trái tượng trưng thần Ra, con mắt phải tượng trưng cho thần Osiris và con mắt nội quán tượng trưng cho thần Amun.

 

The Son of Osiris

 

In approximately 2350 BCE, Egyptians began to view Horus as the son of Osiris and Isis. One of the most popular Egyptian myths focuses on the birth of this form of Horus. Known as Harsiesis, or Horus the Younger, this version of Horus was born the son of Osiris and Isis.

 

Egyptians viewed Osiris as a god of peace and prosperity. His younger brother, Seth, became jealous and destroyed Osiris by trapping him, drowning him and distributing the pieces of his body all over the world.

Osiris’s wife and sister, Isis, gathered all the pieces of Osiris together. With the help of Anubis, the two performed the first Egyptian embalming to prepare Osiris for the afterlife. With magic, they were able to bring Osiris back to life for a short period of time. Isis became pregnant during this time, later giving birth to Horus. Isis and Hathor protected the young Horus until he was old enough to rule. As a child, he is often seen located next to Isis on a lotus leaf.

 

horus-osiris.jpg

© kairoinfo4u - Temple of Seti I at Abydos

 

Triumph over Seth

 

During the first dynasty (c. 2925-2775 BCE) Egyptians viewed Horus and Seth as bitter enemies in a fight to rule the world. With Horus situated as a favorite among the gods, Seth’s hatred grew. Egyptian mythology tells many stories recounting battles between Horus and Seth. The battle between Horus and Seth reached Egyptians as a story of hope. In a time of frequent rebellions and invading occupiers, the defeat of Seth became a powerful symbol. Many Egyptian temple reliefs show Horus’s triumph over Seth in a variety of tales.

One story as an example of this features Horus and Seth turning into hippopotamuses to battle in the waters of the Nile. For many years, Pharaohs would arm themselves with a spear to kill a hippopotamus in a reenactment of the battle. This served as a message to their people that they were all powerful over those threatening their rule.

 

horus-defeating-seth1.jpg

© Adrian Hayter - Horus & Pharaoh killing Seth

 

The Eye of Horus

 

Horus the Egyptian falcon god is often associated with the "Eye of Horus'; a symbol that is prominent throughout Egypt even until modern times. This symbol was found on the mummy of King Tut.

horus-eye.jpg

© Ashley Van Haeften - Eye of Horus Amulet

 

In one epic Egyptian myth, Seth damaged Horus’s left eye. The damage to what was known as the “moon eye” set in motion the phases of the moon. The god Thoth was able to restore Horus’s damaged eye. The eye of Horus, represented as the wedjat eye, was born as one of the most powerful and popular symbols of Egypt. It was seen as the watchful eye. The eye saw everything and protected the world from the always threatening chaos.

Often seen as funerary amulet, the eye became a symbol of protection for a king in the afterlife.

It was also believed to ward off evil. Ancient Egyptian sailors painted the eye on the bow of boats for safe travel. The most famous usage of the eye was on the mummy of the young King Tutankhamen.

 

Protector of the Pharaohs

 

Egyptians viewed Horus as the protector of the Pharaoh. As a god known in all of Egypt, he was an important unifying tool used to tie the people together under their leader. Great efforts were taken by rulers to show themselves as Horus in human form. When associated with a pharaoh, Horus was represented as a hawk resting on the shoulder of the pharaoh with his wings spread around the pharaoh’s head. Pharaohs would take on a Horus name to tie themselves to the god in both their reign and their afterlife.

 

In believing that Horus ruled the Earth under the authority of the gods, it was important for Pharaoh to become Horus in a living form. When the Pharaoh died, this association would unite the ruler with Osiris in the underworld. Horus would then move into the form of the next pharaoh.

 

horus-faraoh.jpg

© Steven Zucker - Hunefer's Book of the Dead detail, with Horus and Osiris

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc hiệu Việt Nam thời Trưng Vương

 

Mặc dù chính sử không cho biết thông tin gì về quốc hiệu thời Trưng Vương, nhưng trong giai thoại dã sử, truyện ký dân gian và thần phả ở một số đền thờ Hai Bà Trưng và các nữ tướng có nhắc đến quốc hiệu nhưng không đồng nhất.
 

Trong những chặng đường khó khăn, gian khổ nhưng cũng vô cùng hào hùng đó, phụ nữ có những đóng góp rất to lớn, họ luôn sát cánh cùng cha anh, chồng con phất cao ngọn cờ đại nghĩa, nối tiếp nhau tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc. Hai Bà Trưng chính là hình ảnh tiêu biểu nhất của phụ nữ Việt Nam, là những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên làm rạng rỡ nòi giống Tiên Rồng. Về tên quốc hiệu nước ta thời Trưng Vương liệu đã có chưa, nếu có thì đó là tên gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người muốn biết. Nếu xét theo ghi chép của chính sử thì không có dòng nào nhắc đến việc này cả, chính vì thế mà gần đây có một số ý kiến cho rằng có thể quốc hiệu Âu Lạc thời An Dương Vương vẫn được dùng, có người nói quốc hiệu thời Trưng Vương là Lạc Hồng khi dựa vào câu ca:

 

An Cư có đất thành Dền

Hạ Lôi thì có ngôi đền thờ vua

Lạc Hồng xây đắp nền xưa

Hai Bà công đức ngàn thu còn truyền.

 

Thần tích đền Hát Môn (làng Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, khi lên ngôi vua, Trưng Vương đã đặt tên nước là Triệu; có lẽ dựa vào đây mà một số tài liệu nghiên cứu lịch sử sau này khi viết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng nhắc đến quốc hiệu Triệu, như tác giả Tiên Đàm trong bài Thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng đăng trên tạp chí Tri Tân số 38 (13/3/1942) có đoạn: “Lấy được 65 thành đất Lĩnh Nam, bà Trưng mới xưng vương, đặt tên nước là Triệu”. Trong sách Địa Dư chí của Nguyễn Trãi có chép: “Bà Trưng gọi nước là Hùng Lạc” Nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh trong tác phẩm Tân đính Lĩnh Nam chích quái thì lại cho biết một quốc hiệu khác: “Hai chị em họ Trưng mình mặc áo giáp, cưỡi voi, dẫn trên 10 vạn lính ập tới. (Tô) Định hoảng quá nhằm phía biển mà chạy. Vừa lúc đó, dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi dậy hưởng ứng, tính từ phía ngoài Ngũ Lĩnh ước khoảng 65 thành. Các tướng sĩ họp bàn, tôn phu nhân làm vua, gọi nước là Trưng, đóng đô ở Mê Linh, thuộc Chu Diên”.

 

Trên đây là một số ghi chép trong sách sử ca ngợi về vũ công to lớn của Hai Bà Trưng, tất cả đều cho biết sau khi đánh bại quân đô hộ nhà Hán, bà Trưng Trắc đã dựng nước, xưng vương, lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. Giai thoại dân gian và dã sử còn cho biết cụ thể rằng cung điện của vua được xây dựng tại quê nội ở làng Cổ Lai, đất Mê Linh (nay là làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Như vậy “Trưng Vương đã đặt quốc hiệu chưa?” vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp và nó vẫn là vấn đề mà giới sử học còn tranh luận. Căm hận sự tàn bạo của giặc Hán xâm lược, quyết lòng rửa thù nước trả thù nhà, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị kêu gọi, vận động các tù trưởng, thổ hào nhiều nơi chuẩn bị lực lượng để đứng lên lật đổ ách đô hộ của ngoại bang vào giêng, mùa xuân năm Canh Tý (năm 40) thiết lập chính quyền tự chủ trong gần 3 năm. Mặc dù thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhưng khi nhắc đến giai đoạn này các nhà sử học đều dành những dòng đầy hứng khởi, tự hào.

 

Lê Thái Dũng

 

 

Tôi ghi chú:

 

Chúng ta đang tìm chứng cứ tên nước thời Hai Bà Trưng, các bài viết trước tôi nhận định là Âu Lạc nhưng vẫn chưa có nhiều chứng cứ lắm. Đồng thời, trong bài thơ giáng của Quốc Tổ Hùng Quốc Vương có cái tên Lạc Hồng Ca đã đưa vào các mục trước, nên cũng cần thiết phải xem lại toàn bộ dữ liệu.

 

- Âu Lạc (An Dương Vương là vị vua nam giới, quy ước tên gọi Âu - Âm và Lạc - Dương).

- Lạc Hồng (đây là cái tên quy ước theo Âm Dương, vị là vị vua nữ giới nên gọi Lạc (Dương) Hồng (Âm). Đây là cái lý của Huyền Không.

- Hùng Lạc (sai lệch theo quy ước Âm Dương).

- Triệu (không thể).

- Trưng (không thể).

 

Ngoài ra, còn có thơ tượng trưng trong Nam Thiên ngữ lục như: "Quần hồng nhẹ bước chinh yên - Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành...".

 

Ngày tế lễ Hai Bà Trưng là mùng 6 tháng Hai âm lịch, dựa trên độ số của Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ. Ngày (Âm) ở đây mang độ số 6, cung Càn, Âm kim đới thủy; còn tháng (Dương) mang độ số 2 cung Khôn, Âm hỏa đới mộc. Độ số 6 và 2 trên đây tương ứng hai cung Càn - Khôn đối ứng trên Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ tức quái Khôn thay quái Tốn trên Hậu thiên Bát quái vậy.

 

Hồng còn cái tên loài chim Hồng Hạc, lông màu đỏ rực, tượng trưng phương Nam nếu đối đãi Âm Dương Ngũ Hành với các loài hạc khác.

 

Su-that-thu-vi-quanh-loai-chim-hong-hac-

 

Hồng mang ý nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ, Âm.

 

Chúng tôi đang truy bắt ý nghĩa các loại cổ vật thời Hai Bà Trưng đề tìm tên nước.

 

Lạc - Nước, quẻ Càn hoặc Khảm nhưng đối với quốc gia dùng "Càn" hợp lý hơn, vậy cổ vật nào thời Hai Bà Trưng nhấn mạnh quái Càn này? mang độ số 6? hoặc/ và độ số 2 cung Khôn?

 

Thời Hai Bà Trưng thì hệ mặt trời đã thuộc vào phân dã cung Song Ngư, do vậy hành Thủy được nhấn mạnh và chọn lựa để hợp "khí".

 

Về mặt lịch sử, thông thường khi đổi ngôi thì nhà vua cũng ra chiếu chỉ đổi tên nước, niên hiệu, rất hiếm khi giữ lại như: thời Lý là Đại Việt và thời Trần giữ nguyên Đại Việt.

 

Non sơn che lối ánh thái dương,
Sao Thiên soi sáng vạn niên trường,
Bóng trăng lan tỏa ngàn nhân thiện,
Tột cùng sẽ đạt đỉnh Xuân Sơn.

 

 

Dấu vết về các địa danh, di tích vùng định đô cổ thời Hùng Định - Hai Bà Trưng

(thân phụ của Hai Bà Trưng) hậu duệ cuối cùng của dòng dõi nhà Hùng

 

Theo phả cũ về sự tích Trưng Vương (sách chép ngoài sử ký vùng Lĩnh Nam) cho biết, một phần vùng đất đồi núi rải dài từ chân núi Ba Vì xuống phía Đông Nam là Thạch Thất và Quốc Oai (Sơn Tây cũ) là một phần đồi núi lãnh địa trang trại của Hùng Định, cha đẻ của Hai Bà Trưng, thuộc dòng dõi vua Hùng Vương thứ 18. Theo bản "Lâu Thượng Thần tích Ngọc phả cổ truyền" được lưu giữ tại đinh ngoại xã Lâu Thượng (nay thuộc Việt Trì) thời Hùng Định là đời thứ 24 thuộc chi trưởng cuối đời nhà Hùng.

 

Sau đây là một số địa danh và nhân vật từ thời đó còn lại như là di tích và lãnh địa về nơi căn cứ, định đô chống giặc xâm lược.

 

I. Một số địa danh cổ xưa ở vùng sơn tây, nơi căn cứ địa chiến đấu chống quân Hán của Hai Bà Trưng

 

1. Bà Chắc (Chắc là kín chắc, không phải là trắc nhuư lâu nay nhiều sử ta đã viết), Hoàng đế Lĩnh Nam: Theo phần phả, văn bia, văn tế tại một số đền, miếu thờ Hai Bà và các huân thần, huân tướng ở Miền Bắc Việt Nam, ở vùng Lưỡng Quảng, Hồ Nam bên Trung Hoa thì bà Chắc, sau khi thắng Tô Định, được quần hùng suy tôn làm Hoàng Đế Lĩnh Nam, bà Nhì là Lạc Vương

Giao Chỉ. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, sử ta ghi bà Chắc là tước Vương

(ở dưới tước vị Hoàng Đế Tàu, lúc đó là Hán Quang Vũ - Lưu Tú). Sử gia Tàu còn xuyên tạc gọi Hai Bà là "giặc", hay "người con gái đất Giao Chỉ phản lại triều Đông Hán", mặc dầu chúng buộc phải hạ bút khen Hai Bà rất dũng cảm. Hiện nay trong các sử sách của ta vẫn ghi Trưng Chắc chỉ là tước Vương (Trưng Vương), cần có sự sửa đổi lại chức tước của Bà đã được dân ta suy tôn là Hoàng Đế.

 

2. Kẻ Lói: tên Việt cổ của làng Hạ Lôi, tâm điểm của Trang Cổ Lôi, nơi ra đời của Hai Bà Trưng. Cổ Lôi là tên chữ có nghĩa tiếng sấm vang xa từ trong trống đồng. Kẻ Lói là từ tiếng Mường "quel klâu, quel klu, quel Trlu", chỉ vùng có nhiều trâu. Từ thượng cổ đến nay, vùng này nuôi rất nhiều trâu, nhờ có những cánh đồi, đồng cỏ rậm tít tắp. Người Việt thời cổ gọi tên một ngọn đồi: Klu, đồi Trâu (người Tàu gọi là Ngưu Sơn) hoặc biến âm từ Klu, Klâu ra Câu Lâu, để gọi ngọn đồi có chùa Tây Phương. Trên đồi này có ngôi chùa xưa kia tên là Sùng Phúc Tự hay Tây Phương Cổ Tự, nay gọi là chùa Tây Phương nổi tiếng, một điểm du lịch hấp dẫn của đất nước.

 

3. Bà Mèn (Man) Thiện: Thân mẫu Hai Bà, vốn dòng lạc tuớng, quê ở làng Nam Nguyễn, Đường Lâm, hạt Lâm, ven sông Cái (Nhị Hà) sau là làng Nam An, Phúc Thọ, Sơn Tây). Vốn nghề tơ tằm, ông bà lạc tướng họ Trần đặt tên cho con gái là Mối (mối tơ, một mối làng nghề). Khi trở thành phu nhân của lạc tướng Hùng Định, bà vẫn tiếp tục nghề tơ tằm, cày cấy tại trang Cổ Lôi (kẻ Lói) một vùng trù phú, gồm hàng chục làng của hai huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và Thạch Thất (Sơn Tây). Ông bà Hùng Định là nhà đại điền chủ, hậu duệ dòng dõi nhà Hùng, cũng là nhà từ thiện nổi danh trong châu, huyện. Trong những năm đói kém, Ông Bà thường phát chẩn cho dân các làng ở địa phương. Trong mùa dịch tễ, Ông Bà phát thuốc cho người bệnh trong vùng. Vì vậy, dân địa phương thường gọi bà Hùng Định là Mế Lành. Sau này, người Tàu và nhà Nho dịch tiếng "Mế Lành" ra Man - Thiện để tiện ghi chép ở văn bia, thần phả và về mặt ngữ nghĩa, theo bọn thống trị Tàu gọi các dân tộc khác là man di, man rợ. Tuy nhiên, dân làng kẻ Lói và làng Nam Nguyễn sau vẫn dùng tiếng Đức Bà Mèn Thiện chứ không gọi là Man Thiện vì họ cho tiếng Man thiện là một ngoại từ hỗn xược. Đến nay dân các huyện trên còn lưu truyền câu phương ngôn "Đói gì mà đói, đói thì vào Kẻ Lói xin ăn" để nhắc lại ơn xưa của Mế Lành. Rừng già nằm trong địa phận huyện Lương Sơn (Hòa Bình) giáp đất Thạch Thất.

 

4. Cổ Lôi Trang là một trang trại trải dài từ hữu ngạn Sông Con (Tích Lịch giang, hay Tích giang) qua nhiều làng vào Thung Mộ, núi Đống Thóc, núi Vua Bà (Nam Sơn Hoàng Bà)... thuộc Hòa Bình và Sơn Tây. Truyền rằng, thời cổ nhiều nơi trong vùng có những mảnh quặng đồng lộ thiên, nguồn tài nguyên phong phú để đúc trống, chiêng, loa đồng và binh khí. Vì đó, Cổ Lôi mang nghĩa tiếng sấm vang từ trống đồng ra. Nhiều nơi ở vùng này, từ xa xưa, đã mang tên Lôi đậm nét như: Vân Lôi, Phấn Lôi, Trạch Lôi, Sơn Lôi, Hẻm Lôi Âm, chùa Lôi Âm... như muốn đánh dấu một vùng "địa linh nhân kiệt".

 

5. Sông Tích là sông Con. Sông Cái là Sông Mẹ (khúc từ Việt Trì trở lên) sông Hát (khúc từ Việt Trì xuôi đến cửa Hát đổ vào sông Đáy), sông Nhị, sông Phú Lương, đến thời Pháp thuộc gọi chung tất cả là sông Hồng (từ Phong Thổ, Lào Cai trở xuống ra đến cửa sông ở biển Bắc bộ) vì quanh năm nước sông Cái mang theo phù sa màu đỏ ngàu. Sau thời Hai Bà, Sông Con có tên là Tích Lịch Giang (dòng sông sấm sét); cùng với những địa danh như trang Cổ Lôi, Phấn Lôi, Vân Lôi, hẻm Lôi Âm, chùa Lôi Âm, xã Trạch Lôi... ở trong vùng, như muốn ghi lại dấu tích nơi bản bộ hiển hách của Hai Bà. Thời Đông Ngô đô hộ nước ta, bọn thống trị đổi tên Sông Con hay Tích Lịch Giang là Tích Thủy hay Tích Giang để nhớ đến tên con sông Tích Thủy ở vùng Hà Nam (bên Tàu)

là quê hương của viên huyện lệnh Tàu đến cai trị huyện Câu Lâu (nay là huyện Thạch Thất). Sông Tích Lịch bắt nguồn từ Suối Hai ở trên núi Ba Vì chảy qua tỉnh Sơn Tây hiện nay theo dòng xuôi từ Bắc đến Nam, đổ nước vào sông Đáy ở Ngã Ba Thá (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Năm dòng suối lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên, núi Vua Bà và núi Xồ theo hướng bắc nam, thứ tự sau đây chảy vào lòng Sông Con: Suối Hai, Suối Hang, Suối Giếng, Suối Vai Cả và Suối Vàng. Các suối ấy thoạt đầu thường chảy qua những làng Mường hay Mán mà từ thời Mã Viện, người Tàu gọi chung là vùng đất Ngũ Man Khê.

 

Trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm", bà Đoàn Thị Điểm có nhắc đến điển tích này:

 

"Săn Lâu Lan, rằng theo Giới Tử,

 

Tới Man Khê bàn sự Phục Ba"

 

Theo truyền thuyết Sơn Tinh (Thánh Tản Viên) thì vua Thủy Tề (Vua Nhà Thủy) đã chọn chiến trường hằng năm vào mùa nước lũ trên dòng Sông Con và Sông Cái. Cũng theo truyền lại của bà con địa phương, Sông Con là một trong những trục đường thủy vận chuyển chở nghĩa quân, vũ khí thời Hai Bà rất thuận lợi.

 

6. Gò Roi ở địa phận làng Kẻ Roi (Phấn Lôi, sau đổi là Vân Lôi) nơi lạc tướng Hùng Định và gia đình y võ sư Đỗ Năng Tế rèn luyện võ nghệ cho con cháu và hương binh bản bộ. Phấn Lôi (rút ra từ kinh dịch: "Lôi xuất địa phấn" (tiếng sấm nổ rung động trời đất) chỉ sự bộc phát vang dậy của cuộc khởi nghĩa. Vân Lôi (mây sấm) chỉ sự bộc phát mạnh mẽ của những anh hùng khởi hấn. Vân Lôi ở gần Kẻ Lói (Cổ Lôi, hiện nay là Hạ Lôi). Khi Mã Viện bình định vùng Cổ Lôi Trang, phần đông dân Phấn Lôi bị cưỡng di cư sang bờ bắc Sông Cái, (nay là Vĩnh Yên, Phúc Yên), lập làng mới với tên Vân Lôi (tiếng sấm đã dịu), theo nghĩa "Lửa văn lửa vũ", trong đông y, lửa vũ là lửa bốc mạnh đun nước chóng sôi; lửa văn là lửa dịu nhỏ lửa để đun cho nước thuốc đặc dần mà không giảm chất của thuốc).

 

7. Khoang Mục: cách Cổ Lôi khoảng 3km, xưa là một khu cây cối um tùm, trong đó có Quán Chăn, miếu thờ thần Quản Mã, Quản Tượng là người huấn luyện ngựa, voi cho Hai Bà và các tướng đương thời. Phía trước Quán Chăn có một dòng suối lớn. Năm 1947-1948, nhiều dân làng Kim Quan chạy sơ tán an toàn ở bên suối Quán Chăn để trốn giặc Pháp đi càn quét tại địa phương. Có lúc, dân tị nạn thắp hương nghi ngút, khấn vái xin chư thần cứu độ, trong lúc tiếng đại bác, tiếng tắc bọp của giặc nổ rền trời cách đấy không xa. Xung quanh Khoang Mục là những bãi cỏ non rộng ngút ngàn, thức ăn của trâu bò, voi, ngựa. Khoang, gốc tiếng Mường từ chữ "cuổng" là bãi đồng rộng. "Cuổng Klu" là bãi thả trâu; theo tiếng Mường, Mục là chăn nuôi. Khoang Mục là bãi chăn nuôi trâu, bò, voi, ngựa. Gần Khoang Mục là Khoang Mè, một bản Mường khác.

 

8. Quán Ao Sen: Trước cửa đền Hạ Lôi (Thạch Thất) thờ gia đình Hai Bà Trưng có một ao trồng sen rộng khoảng vài mẫu Bắc Bộ nên địa phương gọi là Ao Sen. Quán toạ lạc trên một gò đá cao độ 4m, nhìn ra Ao Sen. Xung quanh Quán có 3 cây đa cổ thụ cao vút trời xanh, đứng theo thế tam giác. Các cụ già làng kể lại rằng: thời Lĩnh Nam, quặng đồng trong vùng tuy có nhiều song chỉ dùng đúc vũ khí và chiêng, trống, loa, cồng, nên rất thiếu vạc, nồi đồng loại to, để làm bếp nuôi quân. Vì vậy, nhân dân giết trâu bò, gà lấy thịt, còn da trâu bò căng rộng ra nối vào rễ phụ của 3 cây đa đứng theo thế bắc bếp, làm nên chiếc vạc lớn, đem thịt chất lên vạc (nồi) bằng da đó. Phía dưới người ta chụm củi đun lâu để thịt chín trong vạc da. Từ đó có thành ngữ: "Nồi da nấu thịt" ra đời, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

 

9. Đàn Nam Giao: Đuổi sạch quân Đông Hán, thu hồi được Lĩnh Nam, bà Trưng Chắc được suy tôn làm Hoàng Đế cõi Lĩnh Nam, cử hành lễ đăng quang. Bà Nhì được phong làm Bình Khôi công chủ, Giao Chỉ Lạc Vương. Ngay khi đó, Vua Bà Lĩnh Nam trong triều phục khăn áo vàng, cùng triều đình tự chủ tới đàn Nam Giao đã đắp sẵn để lễ tế tạ ơn trời đất và các tiên vương dòng Hùng. Địa điểm đàn Nam Giao nay còn di tích là Làng Nam Giao, một bản Mường giáp ranh giữa hai huyện Lương Sơn và Thạch Thất. Nơi tụ cư của dòng máu Mường - Việt. Làng Nam Giao ở 5km về hướng nam - tây nam Hòa Lạc, ở 2km tây nam núi Đống Thóc (núi Mục, 101m cao), làng này ở 2,5km nằm chếch về hướng tây bắc núi Tu Hú, và liền chân phía bắc núi Xồ, nơi đầu nguồn của dòng Suối Vàng (Kim Khê) lịch sử. Tra cứu trong các sách địa dư, địa phuơng chí, bản đồ nước ta xưa nay, kể từ Quảng Trị trở ra Bắc tới Lạng Sơn, Hà Giang,... hiếm thấy bản làng nơi nào mang tên "Nam Giao" vì tên đó chỉ dùng cho nơi đế đô danh trấn xưa, như tên làng này. Làng Nam Giao trước 1945, thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

 

10. Đồng Dâu: ở địa đầu của Cổ Lôi Trang, gần xóm Bà Già, (Kim Quan, Thạch Thất) nuương dâu thời cổ của gia đình Hùng Định - Mế Lành Mèn Thiện.

 

11. Đồng Táng thuộc đất giáp Kim Quan. Đi khỏi Đồng Dâu vài km là Đồng Táng, nơi chôn tập thể các sỹ tử Hán, Việt trong các trận đánh cuối cùng thời Hai Bà. Đồng Táng là nơi kho cất giấu binh khí của hương binh trang Cổ Lôi khi thế lực còn đang mạnh. Xưa là khu rừng rậm bao la, nay là cánh đồng xanh cấy lúa. Đồng Kho, cách Hạ Lôi khoảng 2km, theo truyền lại xưa là cánh rừng rậm, nơi cất dấu lương thực của nghĩa quân Hai Bà, sau là một làng Mường - Việt, tức là làng Đồng Kho.

 

12. Bai Mộ Chiến: Nơi xảy ra các trận đánh giáp lá cà ác liệt, nhất là về ban đêm, của quân Việt chống quân Đông Hán. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp khai phá khu này làm đồn điền, gồm vài trăm héc ta, gọi là Mo-Chen, dân gian ta gọi là đồn điền Mỏ Chén, địa danh này sau là khu đất của Truường bắn pháo binh và là nơi sản xuất của Tổng cục Chính trị.

 

- Thung Mộ: Một nơi trong vùng Cổ Lôi Trang, có cánh đồng phì nhiêu của đồng bào Mường, dân bản bộ thời xưa của quan chủ Hùng Định. Trên đồi Thung Mộ, trước 1954, có miếu Quan Hoàng theo truyền lại là nơi thờ Quan Hoàng Ba, em trai và cũng là vị huân thần dũng tướng của Hai Bà. Vùng này có nhiều truyền tích về Quan Hoàng Ba (dân gọi tránh tên huý là ông Hoàng Bơ), và xưa kia rải rác có đền, miếu 8 vị Thái Bảo trong triều đình Hai Bà. Đồi Thung Mộ ngày nay trồng chè (trà) tươi xanh. Từ đồi Thung Mô, qua sân bay Hòa Lạc trải dài trước mắt xưa kia có thể nhìn thấy vùng Thạch Thất, làng Kim Quan.

 

13. Rộc Vừa là một cánh đồng thuộc ấp Cố Thổ, làng Mục Uyên (Mục Lân); 4km cách Hạ Lôi, nơi có đền thờ tưuớng quân Lý Minh, một trong những tưuớng tiền đồn của Hai Bà. Truyền rằng Lý Minh là nguười phục kích giết Tô Định khi y trở lại Giao Chỉ, làm tế tác quan (thám báo) cho Mã Viện, vượt sông Con vào thám kích mặt trận Suối Vàng. Dẫn quân thám báo vào tới cánh rộc (đầm, láng) gần tiền đồn thôn Cố Thổ thì bị tướng Lý Minh phục kích giết chết. Cánh rộc đó, đời sau dân gọi là Rộc Vừa, nghĩa là Tô Định "vừa" đến đó thì bị giết. Đình Rộc Vừa xây trên nền đồn của tướng Lý Minh, nay còn hương khói. Ngài quê ở Đình Bảng (Bắc Ninh), theo phù tá Hai Bà Trưng từ khi khởi nghĩa, có nhiều huân công, đuược phong thực ấp ở Mục Lân, được cử làm tướng tiền đồn ở ven sông Tích.

 

14. Làng Da (Phú Đa) nơi có đình thờ đại tuớng Đào Quang, một huân tướng của vua Trưng. Ngài quê ở Kiệt Đặc (nay thuộc tỉnh Hải Dương), theo giúp Hai Bà Trưng từ thời chuẩn bị khởi nghĩa. Thắng giặc Đông Hán, Ngài được phong thực ấp ở Phú Đa và cử làm tướng trấn tiền đồn ven Sông Tích, vòng hào thiên nhiên che chở đô kỳ Mê Linh, Cổ Lôi Trang, đàn Nam Giao, Thung Lũng Suối Vàng (Kim Khê, Cấm Khê)...

 

15. Lũng Suối Vàng, Thung Lũng Suối Vàng: Sách Hán ghi là Kim Khê Cứu hay, cũng gọi là Cấm Khê, nơi Mã Viện bắt Bà Trưng ở đây, Thung Lũng Suối Vàng là nơi diễn ra trận đánh cuối cùng của Hai Bà chống xâm lược Đông Hán. Suối Vàng nguồn từ chân núi Xồ, một nhánh thấp của núi Vua Bà, chảy qua các cánh đồng làng Hạ Lôi, kéo dài tới 8km, rồi đổ nước vào Sông Con (sông Tích Lịch). Được gọi là Suối Vàng từ thượng cổ đến nay, vì ở lòng Suối và hai bên triền Suối có lớp cát dày, lẫn vào đó nhiều vảy vàng sa khoáng (kim xa) óng ánh. Cho tới gần đây, dân địa phương thường đến bãi cát tìm Vàng ở hai triền suối. Đầu những năm chín mươi thế kỷ trước, đi trên đường 21, thường gặp những đám thanh niên cỡi xe đạp rời Suối vàng về nhà, sau một ngày làm việc cực nhọc, trên poóc-ba-ga xe đạp là bộ đồ nghề đãi vàng gồm: sẻng xúc cát, chậu gỗ, giãn lọc cát, túi đựng vảy vàng. Thời phát xít Nhật, người Nhật đặt ở đây một cơ sở chuyên mướn nhân công đãi lọc kim sa, lấy vàng đem về nước nhúng.

 

16. Bãi Thắng Đầu: nằm ở xã Hòa Mục, dưới chân Núi Trán Voi một nhánh của Núi Vua Bà, vùng Cổ Lôi Trang, huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), địa danh ghi lại trận ra quân thắng lợi đầu tiên của nghĩa binh Hai Bà.

 

17. Đồi Trán Voi: Tên một ngọn núi (337m) cạnh núi Vua Bà (552m). Người Mường gọi là Nam Sơn Hoàng Bà là nhánh của núi Viên Nam (1031m). Núi Viên Nam là chi nhánh của núi Tản Viên (Ba Vì, 1281m. Có giai thoại là: Bà Trưng Nhì có biệt tài về thủy chiến và tượng chiến, huấn luyện voi trận. Khi luyện voi, gặp một con rất ương bướng, Bà Nhì nổi nóng đã tuốt gươm chém vạt một bên trán voi này. Đứng từ xa nhìn vào quả đồi như dáng một con voi với một bên trán bị chém vạt.

 

18. Đồng Kính Chủ: là đồng làng Kẻ Cánh, tên chữ là Kính Chủ xa xưa trước gọi là vùng Cánh Tiên ở cạnh làng Hạ Lôi. Địa danh này nói lên lòng kính mến của dân làng đối với gia đình quan chủ Hùng Định và Vua Bà Kẻ Lói. Một phần lớn dân làng này đã bị Mã Viện cưỡng đi sang phía đông sông Đáy để lập làng mới (Kính Hữu) tại Sơn Nam Hạ thuộc vùng Kiến An ngày nay.

 

19. Kiềm Lan Gián: là tên xưa của một bến nước sông Tích ven làng Kẻ Giàng (Kim Quan, Thạch Thất), do bọn thống trị Đông Hán đặt cho một đồn trại của quân Tàu trên bến sông. Kiềm Lan Gián là một bến sông trấn áp luồng sóng dữ dâng lên từ các lực lượng dân tộc Âu - Lạc ở vùng Cổ Lôi Trang. Thời Đông Hán, Kẻ Giàng có tên chữ là hương Kiềm Lan. Truyền lại, tại bến sông này, quân Đông Hán giết hại nhiều dân chúng, nghĩa sĩ Việt ở địa phương. Sau thời Đông Hán, bà con dân làng đã dựng trên nền đồn đó một ngôi chùa để giải oan siêu độ cho vong linh các đồng bào, nghĩa sĩ. Đời sau, bến sông, ngôi chùa và xóm dân ven sông này đều mang tên là Gián.

 

20. Miếu Nhà Bà: Được dựng từ thời cổ, cạnh cổng vào làng Đụn Dương, huyện Thạch Thất, là nơi thờ Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà, nay vẫn còn và được bà con dân làng tu tạo khang trang.

 

21. Lời đồng dao từ thượng cổ:

 

"Kẻ Săn, Kẻ Đụn, Kẻ Giàng

 

Trong đình thờ ngựa, ngoài đàng thờ voi... "?

 

Thời Bắc thuộc (Đông Ngô), cai trị có viên quan Tàu là Chu Tuấn được cử sang ta làm huyện lệnh huyện Câu Lâu (sau này là huyện Thạch Thất) với nhiệm vụ bình định gia đình cừ soái Việt là 5 anh em Mãnh Hoạch khi đó nổi dậy chống lại nền thống trị Đông Ngô. Mãnh Hoạch là tráng sỹ chuyên bắt mãnh cầm, mãnh thú để dạy dỗ làm việc, chiến đấu,... Người Mường không hề có họ Mạnh. Huyện lệnh Chu Đàm mang theo sang Câu Lâu hai em trai là Chu Liệt và Chu Khiêm đều có võ nghệ và y thuật khá tinh thông. Họ cướp bóc của cải nước ta để sống phè phỡn và thi ân bố đức, tuyên xưng vương hóa Đông Ngô, cũng nhằm để tiêu diệt sự ủng hộ tiếp tế của dân bản địa cho anh em Mãnh Hoạch ở mạn Tây Bắc, Hòa Bình. Họ khéo léo dụ dân làng các ấp trong huyện Câu Lâu lập sinh từ thờ sống ba anh em họ, ngay trong những ngôi đền miếu xưa nay vẫn thờ cúng các Vua Hùng, Thánh Tản, anh hùng Việt tộc như Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh thời Hai Bà. Chẳng bao lâu, cả ba anh em họ Chu huyện lệnh Tàu bị anh em cừ soái Mãnh Hoạch giết chết ở làng Triều Xuyên, ở Kẻ Cấm (Bách Kim), thi hài chôn ở Quán Sải (Kẻ Sải, Thúy Lai). Trong thời Đông Ngô, những ngôi sinh từ đó nghiễm nhiên trở thành đền thờ ba anh em viên huyện lệnh Tàu quê ở tỉnh Hà Nam (Trung Hoa). Nhiều làng phải đưa bài vị xưa nay thờ cúng các Tổ tiên Việt tộc từ đền cũ ra thờ ở miếu quán dựng bên đầu làng. Điển hình là ba làng Săn, Giàng, Đụn kể trên. Ngựa là con vật phục vụ chinh chiến mà các tướng Tàu thường cỡi. Voi là con vật hiền dũng mà chị em Vua Bà Trưng Chắc dùng làm phương tiện vi hành, đặc biệt là khi xung trận. ở huyện Thạch Thất, có hơn hai chục làng còn thờ 3 anh em viên huyện lệnh Tàu thời Đông Ngô này, buộc lâm vào cảnh "mồ cha không khóc, khóc đống mối". Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở lại đây, một số nơi đã dẹp việc thờ cúng các vị họ Chu này, trở lại thờ các Tổ Tiên Việt Tộc.

 

22. Kẻ Săn: là tên nôm làng Chi Quan. Thời Đông Hán, bọn thống trị để một vệ quân Tàu (khoảng 500 quân, bằng một tiểu đoàn) đóng ở Kẻ Săn, vệ gọi là Chế Lan với nhiệm vụ trấn áp những "làn sóng nổi dậy" của đám tù trưởng trong địa phương. Từ đó, Kẻ Săn mang tên chữ là hương Chế Lan. Đám quân Tàu đóng quân ở chỗ mà đời sau dân ta gọi là xóm Vạy, với hàm ý miệt thị bọn quân xâm lược làm điều tà vạy, đi xục xạo cướp bóc của cải và bắt giết các nghĩa sỹ địa phương. Có lời đồn rằng, bọn quân Tàu chôn vàng bạc quanh khu Giếng Vạy, để về sau con cháu chúng sang lấy. Trong địa phương thực tế, họa hoằn cũng có người gặp may đào được vàng bạc do người Tàu cất giấu từ xưa hoặc tổ tiên để lại.

 

23. Làng ác: trên đường đi từ Thạch Thất đến trị trấn Hòa Lạc (thuộc Thạch Thất), có di tích một vài địa danh mang tên "làng ác". Truyền lại là sau khi chiếm cứ Cổ Lôi Trang (vùng Kẻ Lói, quê hương Vua Bà), Mã Viện cưỡng bức dân địa phương đô kỳ Mê Linh gồm hàng chục làng phải dọn quê quán sang lập làng mới phía bên bắc sông Hồng (nay thuộc Vĩnh Phúc), và bên phía sông Đáy, sông Nhị (nay thuộc Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An). Trên đất đô kỳ Mê Linh cũ, (toàn vùng Cổ Lôi Trang), Mã Viện và Lưu Long cho "cấy" những đám dân mới là vợ con quân Đông Hán thành những xóm làng mới, gọi là những xóm "Mã lưu" (lưu dân do Mã Viện và Lưu Long chiêu tập từ bên Tàu sang), để bọn đó làm chỉ điểm ngầm, phát hiện những thành phần Việt tộc đối kháng còn ở địa phương. Dân gian đời sau gọi những nơi này là "làng ác", vì bọn "Mã lưu" này đã làm nhiều điều ác độc, thất đức với dân bản bộ cũ của Hai Bà. Qua thời gian, những "làng ác" này rồi cũng điêu tàn, đổ nát, dấu vết còn lưu lại rải rác khắp các vùng Cổ Lôi Trang, giữa các huyện Thạch Thất, Ba Vì (Sơn Tây) và châu Lương Sơn (Hòa Bình).

 

24. Đồi Dền: là một trong nhiều ngọn đồi thuộc làng Giàng (Kim Quan). Đây là một ngọn đồi của dãy đồi thuộc làng Kim Quan cách xóm Gián mấy trăm mét; dãy đồi kéo dài từ tả ngạn ven sông Tích đến Ngã Ba Thá rồi chạy vào sông Đáy, nhập vào mạch núi Hương Sơn thuộc các huyện Mỹ Đức, Lương Sơn, Chương Mỹ. Gần làng Hạ Lôi trong huyện Yên Lãng (tỉnh Phúc Yên) cũng có thành Dền, nguyên là Kiển Thành (thành Kén) do Mã Viện lập nên.

 

25. Dòng sông Con hay Tích Lịch Giang (dòng sông sấm sét): Chảy ôm lấy vùng đất Cổ Lôi Trang. Đoạn sông chảy qua làng Kim Quan bắt đầu từ Đồng Dâu thuộc xã Kim Quan đến làng Cần Kiệm. Sau đó tiếp xuống mãi thành Quèn ở Liệp Mai, Liệp Tuyết (Quốc Oai). Truyền lại Thành Quèn nguyên là Phủ Đô úy thời Đông Hán lập ra để trấn áp lực lượng dân tộc của các tù trưởng Việt Tộc trong vùng, từ thời Hai Bà đến thế kỷ X. Sau này, sứ quân Đỗ Cảnh Thạc dùng Thành Quèn để đóng quân, chiếm giữ vùng này và khúc sông Tích ở đây được gọi là sông Đỗ Động.

 

26. Lãnh thổ Lĩnh Nam Bách Việt cũ trước và thời Hai Bà gồm: Vùng Động Đình Hồ nay thuộc tỉnh Hồ Nam (TQ.) gọi là đất Dương Việt, địa bàn của người Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử; Mân Việt: địa phận Triết Giang ngày nay; Hải Nam: nay là tỉnh Quảng Đông; Đạm Nhĩ và Châu Nhai nay thuộc đảo Hải Nam; Hợp Phố: thuộc tỉnh Quảng Đông; Tượng quận: Vân Nam, Quế Lâm và Quảng Tây, Giao Chỉ: nay là Bắc bộ Việt; Cửu Chân: Thanh, Nghệ; Nhật Nam: Từ Hà Tĩnh vào đến Bình Trị Thiên ngày nay.

 

27. Bà Mế: (Mế Lành) tức là Mèn Thiện hay Man Thiện, Ông Hoàng: truyền thuyết dân gian các làng ở Cổ Lôi Trang kể rằng ông bà Hùng Định có sinh một người con trai út tên thường gọi là ún Ba, sau Hai Bà Trưng. Ông này là một dũng tướng và Huân thần của Bà Trưng, sau chiến thắng Tô Định được phong Hoàng Đệ và chức tước khác, dân gian thường gọi là ông Hoàng Ba. Trong Đạo Nội, Tứ Phủ Công Đồng, bà Bát Nạn tướng quân Vũ Trinh Thục được dân gian tôn là "Bà Chúa Thượng Ngàn"vì khi sinh thời, bà được vua Trưng trao quyền thống quản 18 cửa rừng từ Bạch Hạc xuống tới đèo Ba Dội, trong khi ông Hoàng Ba được dân gian cung kính kiêng tên và đọc chệch là ông Hoàng Bơ. Vì là một dũng tướng thời Hai Bà, khi hóa thân hiển hách, trong giá đồng, Ông vẫn tỏ uy phong lẫm liệt lúc sinh thời.

 

28. Độn Dương là tên có ý miệt thị do bọn cai trị Đông Hán đặt cho Kẻ Đụn (Đụn dương) vì trong chữ Độn (Hán) có chữ "đổn" là con lợn và mặt trời (dương) chỉ bọn triều đình phong kiến phương Bắc. Song ngay thời đó, tổ tiên làng Đụn không phát âm theo chữ Độn mà vẫn hãnh diện gọi là Đụn, một cái tên thương yêu Mường - Việt từ cổ xưa. Về nét chữ Hán thì vẫn viết là Độn Dương nhưng hiểu theo nghĩa "Âm Dương Nhị Độn" trong Kinh Dịch. Kinh dịch là một bộ sách quý của Bách Việt do các vị Tổ đất Việt là Phục Hy và Thần Nông soạn ra, đã bị bọn cai trị Tàu cướp mang về nước, sao chế thành kỳ thư của chúng. Trong Kinh Dịch đó có Dương Độn và Âm Độn nên các nhà lý số, dịch học gọi là "Âm Dương Nhị Độn". Bấm độn là bấm quẻ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi trao các bạn những món quà cổ vật cực quý thời đại Trưng Vương, đặc biệt những nhà nghiên cứu trống đồng Đông Sơn như bác sĩ Nguyễn Xuân Quang - Chuyên gia nghiên cứu trống đồng Đông Sơn (tôi đã thừa hưởng nhiều dữ liệu và ý tưởng của ông), nhà văn Tạ Đức cũng đang nghiên cứu để chuẩn bị ra cuốn sách riêng về trống đồng, nhà nghiên cứu BachVietTrungCuu...

 

Chính những cổ vật này mà chúng ta có thể xác định được quốc hiệu thời Trưng Vương!

 

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG

 

Trống đồng tại Bảo tàng dân tộc học Quảng Tây

200812179454183212.jpg

 

012DD6494C9704E3FF8080812DD6226B.jpg

 

012DD64BA0CC0502FF8080812DD6226B.jpg

 

764647263_m.jpg

 

Ếch cõng ếch

200812179403972917.jpg

 

200812162144042638.jpg

 

012DD64990BF04E4FF8080812DD6226B.jpg

 

Song mã

2008121621431831460.jpg

 

Trâu kéo trống và đôi chim sáo

200812179403731020.jpg

 

Kim Quy

200812179403764408.jpg

 

Chúng ta quay lại dữ liệu lịch sử, trích từ bài viết Giải mã âm mưu "trấn yểm" Thần Đồng, tác giả nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn (nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc):

 

Có trên 40 đầu sách của Trung Quốc ghi chép những vấn đề liên quan đến trống đồng, nhưng ở đây chỉ trích lược phần nói về trống đồng ở trong một số sách. Sớm nhất là sách Hậu Hán thư của Phạm Việp (424 - 425) quyển 54, mục Mã Viện truyện, tường trình về sự kiện Mã Viện lấy được trống đồng Lạc Việt ở Giao Chỉ, đem về nước đúc thành ngựa mẫu... ngựa cao 3 thước 5 tấc (khoảng hơn 1m), vòng thân ngựa 4 thước 4 tấc (khoảng 1,5m), vua xuống chiếu đặt ngựa mẫu trước cửa điện Tuyên Đức để làm ngựa mẫu hẳn vùng đó  sẽ yên (tức là làm vật "yểm" - bởi từ  địa vị "Thần Đồng" Ấn tín của Nhà nước Văn Lang - Âu Việt, thành con ngựa cho đế chế Hán cưỡi).
Đó là thời điểm Mã Viện đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) y thấy giá trị tâm linh của Thần Đồng - vật hèm ấn tín gắn liền với các Lạc hầu, Lạc tướng - biểu tượng quyền uy và linh hồn của đất nước Văn Lang Âu lạc, là lời hiệu triệu dân tộc đứng lên chống Hán. Cho nên Mã Viện đã bắt 300 Lạc tướng của cuộc khởi nghĩa đày sang Linh Lăng và tịch thu hết vật linh ấn tín của họ. 
Trong ba năm ở lại Giao Chỉ, Mã Viện đã cho quân lính lùng sục, tìm cướp hết Thần Đồng của dân tộc ta chuyển về nước, và cho tàn phá hết các lò đúc Thần Đồng, cấm doán người Giao Chỉ sử dụng và cất giấu Thần Đồng. Y còn cho nấu chảy Thần Đồng đúc thành trụ, làm vật yểm chôn ở động Cô Lâu, châu Khâm và đưa ra câu thề độc: "Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt" (Cây đồng trụ đổ thì người Giao Chỉ mất nòi). Người Giao Chỉ  đi qua chỗ cột  ấy ai cũng cầm bỏ vào chân cột một hòn đá, thành gò đống, vì sợ cột ấy gãy (Đại Việt sử ký toàn thư). 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Hiện tại, các nhà nghiên gọi trống đồng loại II là trống Mường, niên đại theo tiến sĩ Nguyễn Việt chúng có niên đại vào khoảng từ thế kỷ 1 TCN - 1 SCN, loại trống này phát hiện nhiều nhất ở Thanh Hóa, Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc. Một số trống loại II này ở Quảng Tây thì các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng có từ thời Tây Hán. Trống loại II có số lượng rất lớn.

 

Trống loại II - Bảo tàng dân tộc học Quảng Tây

01300000817105126687977792026_s.jpg

 

bronze-drum-photo-w-mw-5.jpg

 

fs-6739_02_ed1.jpg

 

bronze-drum-photo-w-mw-6.jpg

 

Loài chim này chưa rõ! Cái tên "Hồng" có liên quan đến: Truyện Họ Hồng Bàng; chim hồng hoàng tức phượng hoàng đất; trong trận chiến với quân Nguyên Mông, nhà Trần có tổ chức hội nghị "Diên Hồng" của các bô lão; chữ "Hồng" trong thần chú của nhà Phật; tác phẩm Hồng Lâu Mộng; Hồng thủy hay nước chảy tràn; to lớn.

 

1363840489.jpg

 

 

 

1363840418.jpg

冷水冲型铜鼓——藤县冷水冲鼓

 

20091302053945118.jpg

 

 

 

Căn cứ quy ước chủng loại và tên gọi trống được định hình ngay trên hoa văn mặt trống Ngọc Lũ (trống Mẹ, còn trống Hoàng Hạ gọi là trống Cha. Ở các quần đảo Indonesia gọi là trống Bà và trống Ông, rõ ràng Malaysia cũng vậy), thì trống Mường này có tên gọi là trống quái Ly, quái Ly trên Hậu thiên Bát quái thuộc hành hỏa, phương Nam (được bác sĩ Nguyễn Xuân Quang xác định trong các bài nghiên cứu riêng).

 

Hệ thống trống đồng được quy ước theo Hậu thiên Bát quái tức quy ước bốn phương chính Đông, Tây, Nam, Bắc trong đó bộ trống phương Đông làm mốc chuẩn - tức trống Cha Mẹ ở trên. Đồng thời, trống Ngọc Lũ cũng trình bày Hậu thiên Bát Quái phối Hà đồ về mặt chi tiết hoa văn,  và Tiên thiên Bát quái được trình bày thông qua hoa văn trên trống Hoàng Hạ (trống Cha). Do vậy, một bộ trống xưa sẽ có 8 chiếc tượng tưng cho bốn phương trời, tức thể hiện Tứ tượng và Bát quái.

 

trongdong_cc3a1c-kie1bb83u-tre1bb91ng-c4

 

Cách gọi trống Cha Mẹ hay Ông Bà phải được hiểu là tên gọi chung cho Trống Đồng, không phụ thuộc vào bất kỳ phân loại cụ thể nào! Tuy nhiên, biểu tượng chung chính là bộ trống Cha Mẹ xa xưa nhất, tượng trưng phương Đông là bộ trống Hoàng Hạ - Ngọc Lũ.

 

Cho nên, khi nói đến trống đồng loại II - trống Ly, thì luôn luôn phải có một bộ trống riêng rẽ đặc trưng cho phương Nam vậy!

 

Về mặt thời gian, theo thông tin tâm linh, chiến tranh giải phóng dân tộc được chuẩn bị trong vòng 10 năm rồi mới khởi nghĩa và giải phóng, chứng tỏ khoảng năm 20 đã có chuẩn bị vì năm 30 Bà Trưng lên ngôi, tức Hai Bà Trưng khi đó vẫn còn nhỏ. Tình hình Trung Quốc loạn lạc, như loạn Vương Mãng... Do đó, trước hoặc sau năm lên ngôi của Trưng Vương đều có khả năng xảy ra kế hoạch đúc trống đồng.

 

Trong bài viết Những di tích lịch sử về vùng Mê Linh hiện còn, tác giả Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sĩ viết: "Đến thời Lĩnh Nam, sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng bàn với Công-chúa Nguyệt-đức Phùng Vĩnh Hoa về việc đúc trống đồng. Công chúa hội ý với Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, rồi truyền đúc 6 loại trống khác nhau, tướng trấn thủ sáu vùng là Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải. Tây-vu lục tướng được đề cử đúc trống. Các ông đề nghị khắc hình chim. Công chúa Gia-hưng (Trần Quốc) đề nghị thêm hình thuyền với người chèo đò, cuối cùng hoa văn trên trống được đưa ra triều nghị. Trống đồng được dùng trong quân, trong lễ nghi thời ấy".

 

Linhnam.jpg

 

Xa nhất thì Tư Mã Thiên có nhắc tới vụ vua nhà Chu cho Tần Mục Công một chiếc trống đồng vào năm 623 TCN, đây là một dấu chỉ niên đại rất quan trọng về trống đồng liên quan đến thư tịch cổ đại.

 

Dưới đây là một số trống loại II tại Bảo tàng Thanh Hóa để tham khảo.

 

 

SƯU TẬP TRỐNG ĐỒNG LOẠI II LƯU GIỮ Ở BẢO TÀNG THANH HOÁ

Đăng ngày 04 - 03 - 2015
 

Thanh Hóa là một trong những tỉnh phát hiện được nhiều trống đồng. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã phát hiện được trên 100 trống loại HII, riêng ở Bảo tàng Thanh Hóa đang lưu giữ gần 70 chiếc (gồm các nhóm: B, C, D). So với loại trống HI (tức trống đồng Đông Sơn – theo cách phân loại của học giả Áo F.Herger) thì trống loại HII (còn gọi là trống Mường) có số lượng tương đương với trống loại HI (khoảng 140 chiếc). Với số lượng như vậy, có thể khẳng định xứ Thanh đang sở hữu một kho tàng trống đồng thuộc loại nhiều nhất nước.

 

Trống loại HII phân bố không đều trong các huyện, thị của Thanh Hóa. Vùng tập trung nhất là các huyện miền núi, nơi có nhiều đồng bào Mường sinh sống như các huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh (đáng chú ý là huyện Cẩm Thủy có tới 24 chiếc), Bá Thước, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Như Xuân, Như Thanh. Ngoài ra trống loại HII còn được phát hiện ở các vùng trung du và đồng bằng: Thọ Xuân, Vĩnh lộc, Yên Định, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Hà Trung. Nhiều chiếc trống được phát hiện ngay trong lòng đất, mang nhiều ý nghĩa giải mã lịch sử của mảnh đất và con người nơi đây qua những thăng trầm của thời gian.

 

Ở nhóm trống có niên đại sớm, khoảng thiên niên kỷ I SCN (trống nhóm B) trống có mặt chờm ra khỏi tang, thân chia thành 3 phần rõ rệt: Tang, lưng và chân , được phân cách nhau bằng đường sống nổi. Hoa văn trang trí đơn giản, chủ yếu là hoa văn hình học như: ô trám, tổ ong, răng lược…

 

Trống nhóm B: Ở Bảo tàng Thanh Hoá trống nhóm B chiếm số lượng nhiều, hiện nay đang lưu giữ 30 chiếc. Trống có dáng cân đối, mặt chờm ra khỏi tang, tang hơi phình, chân hơi choãi, gờ 2 thường nằm ở 1/3 chân trống. Mặt trời giữa tâm trống hình tròn dẹt, phần lớn là 8 tia ngoài ra còn có loại 7 tia và 6 tia. Hoa văn phần lớn là ô trám hoặc còn vạch ngắn song song của loại HI Heger.

 

4041f213586faf6dtrong%20lo%E1%BA%A1i%202

 

+ Trống kiểu B1 gồm có 14 trống: Cẩm Quý I, III, Tây Đô, Làng Chợ, Kiên Thọ, Bản Căm, Ngọc Sơn, Ngọc Lặc III, Thúy Sơn II, Lâm Phú, Làng Vàn, Thanh Hóa IV, Xuân Châu I, Thạch Quảng II. Ngoài những tiêu chuẩn chung về dáng trống nhóm B, thì trống kiểu B1 có đặc trưng riêng: Hoa văn chủ đạo là ô trám đơn, ô trám kép đơn giản, răng lược, mặt trời có 8 tia, có 4 khối tượng cóc đơn hoặc kép(trống Lâm Phú, Làng Chợ), đôi khi tượng cóc được thay thế bằng tượng rùa như trống Bản Căm..  

 

+ Trống kiểu B2 gồm có 14 trống: Ngọc lặc, Thường Xuân, Dân Lực, Cẩm Quý II, Bảo tàng IV, Cẩm Thạch I, II, Liên Sơn II, Bá Thước, Mỹ Tân, Làng Chẹ II, Ngọc Liên, Đồng Thịnh, Mường Chanh II. Ngoài những tiêu chuẩn chung của nhóm B thì kiểu B2 có những đặc trưng sau: Mặt trời dẹt có 6 tia hoặc 8 tia, có 4 khối tượng cóc, rất ít trống có 5 khối tượng cóc như trống Cẩm Quý II. Hoa văn chủ đạo là ô trám nhưng đã có nhiều mô típ phức tạp, bên trong có hình hoa. Bên cạnh đó xuất hiện hoa văn cánh sen, vẫn còn tồn tại trám đơn và trám lồng đơn giản.  

 

+ Trống kiểu B3 gồm 02 trống: Bảo tàng I và Thiệu Giao I .

 

Trống nhóm C: Chiếm số lượng tương đối nhiều, hiện Bảo tàng đang lưu giữ 13 trống. Mang đặc trưng là đường gờ 2 bị mất, vì thế trống chỉ còn đường gờ phân cách giữa tang và chân trống. Đường gờ này nằm ở khoảng giữa chiều cao của thân trống. Mặt trời giữa tâm thường có đường tròn dẹt, đa số có 8 tia, đôi khi hình mặt trời được thay bằng hình bông hoa sen, hoa cúc nhiều cánh như trống Thạch Lâm, Thọ Diên. Hoa văn trang trí phong phú, hoa văn trám đơn và trám lồng không nhiều, xuất hiện hoa văn độc đáo như hình rồng(trống Bình Yên), chim, tua đeo, hoa nhiều cánh, cánh sen, mây cuộn, lá sồi…

 

f1adc188996d3dadtrong%20lo%E1%BA%A1i%202

 

+ Trống kiểu C1 có 02 trống: Làng Chẹ I và Làng Cốc I. Ngoài những tiêu chuẩn chung về dáng trống nhóm C thì trống kiểu C1 có đặc trưng: Hoa văn trang trí gồm trám lồng bên  trong có hoa, hoa nhiều cánh, cánh sen, lá sồi cách điệu, chim bay, gạch chéo song song.

 

+ Trống kiểu C2 gồm 11 trống: Lang Chánh I, II, Thọ Diên, Nam Tiến, Bản Ngàm, Bản Bơn, Bình Yên, Ngọc Lặc I, Thạch Lâm, Tam Chung, Mường Chanh I. Trống có trang trí 4 hoặc 3 khối tượng cóc, cá biệt có trống tượng cóc được thay thế bằng tượng rùa(trống Bình Yên). Đặc biệt hoa văn trang trí thiên về tả thực: Rồng, chim bay, ngựa, khỉ, tua đeo, lá sồi cách điệu, mây cuộn, lá sen, nụ hoa…

 

Trống nhóm D – Kiểu D2: Chiếm số lượng tương đối  nhiều, chỉ đứng sau trống nhóm B, hiện nay Bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày 21 trống, gồm: Cẩm Giang II, Thiệu Giao II, Bảo tàng III, IV, V, Cẩm Tú, Cẩm Ngọc, Cẩm Bình II, Cẩm Sơn, Cẩm Quý IV, Làng Bái, Đồng Đa, Nguyệt Ấn, Đa Đụn, Dân Quyền, Làng Xăm, Chiềng Đông, Đồng Lão, Liên Sơn I, Tú Sơn, Yên Phú.

 

2cd7751ac926866dtrong%20lo%E1%BA%A1i%202

 

Trống loại này có kích thước khá đồng đều. Tượng cóc chủ yếu có 4 khối tượng cóc đơn, đôi khi có tượng cóc đôi như trống Cẩm Bình II. Trống thường có hoa văn hình mặt  trời là u tròn nổi có 7 tia, 8 tia và 6 tia. Hoa văn chủ yếu là lá sồi kép, đồng tiền, cánh sen kép, tổ ong, hình chim. Dễ nhận biết là hoa văn lá sồi kép thường được trang trí ở rìa  trên tang và rìa chân của trống.

 

Bộ sưu tập trống đồng loại II lưu giữ ở Bảo tàng Thanh Hoá là một nguồn tư liệu quý báu không chỉ đối với các nhà nghiên cứu, mà còn góp phần làm phong phú thêm cho bộ sưu tập trống loại H II ở Việt Nam. Có thể thông qua đây, phổ biến rộng rãi trong công chúng những giá trị di sản văn hoá nói chung và trống đồng nói riêng. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.        

                                                        

 Minh Luận

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Không chỉ người Việt coi Bà Trưng là vua mà dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây cũng cho Bà Trưng là người Choang, người Quảng Đông cũng như vậy... khắp nơi tôn sùng Hai Bà.

 

Trống đồng tượng trưng phương Đông, Thìn tức Thần, do vậy có đền Đồng Cổ thờ thần Trống Đồng tức thần Mặt Trời, ngôi sao giữa tâm trống tượng trưng cho mặt trời, tùy theo mục đích nó sẽ được diễn tấu rất biến hóa. Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt câu hỏi: vậy bộ trống Cha Mẹ có đi cùng với các bộ tế khí nào khác không, chẳng hạn như chuông sừng dê - cũng là một cổ vật Đông Sơn vô cùng phổ biến như trống vậy? Cho nên, chúng ta cũng cần kiểm soát lại hoa văn trên trống Ngọc Lũ và Hoàng Hạ có trình bày hình chuông sừng dê hay không!

 

Chuông sừng dê có tượng voi

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam

dong%20son%205_YCYD.jpg

 

Trống đồng tại Bảo tàng dân tộc học Quảng Tây

(Loại II - trống Ly to ở dãy trên, loại IV - trống lùn Khảm ở dãy dưới)

6619122671374344507.jpg

 

Trống Đại Lôi (to nhất)

Bảo tàng dân tộc học Quảng Tây

20140519142608260.jpg

 

20081116_1bf34705270064881b15Xjp75PmrqCi

 

1363840404.jpg

 

 

 

1297394982355_000.jpg

 

Trống loại II trưng bày tại Bảo tàng Thượng Hải

Shanghai-Museum-Bronze-Gallery-drums-CIT

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Quay trở các bài viết trước trong cùng chủ đề này (trang 7) về Hai Bà Trưng, chúng tôi trích dưới đây là những cổ vật xác nhận hình tượng Hai Bà Trưng trong lịch sử.

 

Kiếm ngắn tượng Hai Bà Trưng cưỡi voi nhưng trong tư thế ngồi ờ hình hài của những con chim (tượng trưng cho linh hồn), hình ảnh hai tay đan chéo nhau hình chữ X tượng trưng cho sự hy sinh, chứng tỏ chiếc kiếm này đã được chế tác sau khi Hai Bà mất. Trạng thái "ngồi", Dương ở đây so với "đứng" là Âm, điều này chứng tỏ "chết" là từ Âm về Dương, còn đối với người sống thì đặt quy ước theo "sống, động" tức chết là Âm, sống là Dương. Hình tượng này chứng tỏ tượng trưng "Linh hồn" Hai Bà Trưng. Chúng ta cũng nên ghi nhận, quy ước Dịch Lý, "Kiếm" tượng trưng cho phương Bắc, chòm sao Bắc Đẩu ở trung tâm, so với Lỗ bộ tại các ngôi đình, đền, miếu...
 

HBT-Dao-gam-Dong-Son%20%282%29.jpg  

img_1252haiba.jpg?w=500  IMG_1280HaibaVoi.jpg

 

Dao găm tượng Bà Trưng Trắc cõng Bà Trưng Nhị.

IMG_3869doublew.jpg  20120801155015_10.jpg

 

Dao găm tượng Hai Bà khác, Trưng Trắc bên trái (từ trong nhìn ra) và Trưng Nhị bên phải. Ở đây, tay trái Bà Trưng hướng theo trục Bắc Nam, tay phải Trưng Nhị hướng theo trục Tây Đông.

kienthuc-kho194-vukhi11.jpg

 

kienthuc-kho194-vukhi12.jpg

 

Dao găm tượng Trưng Vương búi tóc kiểu "Quân Vương hay Nữ Chúa" hình củ hành (Trưng Trắc) và củ ấu (Trưng Nhị, Ấu Chúa, Ấu là nhỏ, nhỏ hơn)

ebook-trang-phc-vit-nam-phn-1-on-th-tnh-

 

giongkhanvan7_zpsf24b1aa5.jpg

 

Kiếm ngắn Núi Nưa tượng Trưng Vương

1102%20-%20nui%20nua2.jpg  ngamkiem.jpg

 

Dao găm tượng Bà Trưng Nhị mang búa

kienthuc-kho194-vukhi15.jpg

 

Tượng nữ tướng Hai Bà đeo đầu lâu quân thù

IMG_3889daulaw.jpg

 

Các bản vẽ

Bnv19.jpg?t=1229096453

 

 

 

1881617315_413ba77889_o.jpg

 

ds1106nguoia.jpg  2010915_8547_a%209.JPG

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Chiếc ấm đồng hình người và tượng hai người cõng nhau, Thanh Hóa

 

Tượng do Pagiô (Pajot) tìm được trong khi tổ chức khai quật di chỉ Đông Sơn (Thanh Hóa) năm 1924-1929, cao 9cm. Cả hai người đều mình trần, đóng khố, búi tóc cuộn tròn, tai đeo khuyên vòng lớn... là đặc điểm của người Việt cổ - chủ nhân văn hóa Đông Sơn. Riêng người cõng ở dưới còn đội chiếc mũ nhọn.

 

Tượng người cõng nhau (Người cõng là Trưng Vương, còn người được cõng thổi khèn là Trưng Nhị)

IMG_0017.jpg

   images656258_4.jpg

 

pho-tuong-doc-nhat-vo-nhi-trong-cac-bao-  pho-tuong-doc-nhat-vo-nhi-trong-cac-bao-

 

tuongnguoijpg1416288309.jpg

 

Ấm đồng tị ẩm (Người nữ phía trước là mẹ Hai Bà Trưng, phía sau là Hai Bà, bên trái là Bà Trưng bên phải là Trưng Nhị theo hướng từ ấm tới vòi - nước chảy ra)

van-hoa-dong-son.-am-dong-ds.jpg

 

3%20Co%20vat%20Dong%20Son%20-%20The%20Du

 

291.JPG

 

Tượng đứng vững là nhờ hai chân người dưới lại thêm đuôi khố rủ xuống tận đất, tạo ra ba điểm xác định một mặt phẳng và thế chân kiềng. Người dưới phải cong lưng ra cõng, hai tay vòng ra sau ôm lấy mông người trên, hai chân nhún nhẩy như đang múa. Người được cõng ở trên một tay đưa khèn lên miệng thổi, một tay ôm cổ người dưới, hai chân quặp lấy háng người dưới. Cả hai khuôn mặt đều được diễn tả đầy đủ mắt, mũi, miệng với tình cảm hồ hởi. Như vậy cả hai người chẳng những gắn bó hữu cơ trong cấu trúc mà cả trong tâm tư nữa.Tượng được thể hiện theo khối thủng, có nhiều góc cạnh với những đường nét cong lượn, đòi hỏi trình độ đúc đồng cao với kỹ thuật làm khuôn khá phức tạp, biểu hiện cuộc sống đương thời rất hồn nhiên và lạc quan.

 

Tôi phân tích và ghi chú:

 

- Tượng người cõng nhau: Người nữ dưới đỡ người trên đội chiếc mũ sừng (mũ chóp), dạng mũ người Điền vùng cao hay đội, hoặc người vùng Trung Á. Chiếc sừng tê giác (Giác - thấy) này tượng trưng cho "thần thánh", hàm ý hai người nữ là những vị thần thánh.

 

- Ấm tị ẩm: Chiếc ấm nước bị mất nắp, biểu tượng trên chiếc ấm rất dễ hiểu: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng, Tứ Tượng được trình bày trên chiếc nắp ấm qua hình tượng những người phụ nữ chắp tay cầu (Đạo giáo). Chúng ta có thể hiểu "Nước" là nguồn gốc bắt đầu sự sống trên địa cầu, tuôn ra từ mỏ của một con chim hình vòi ấm. Đặc biệt, "Thái Cực vận động" tượng trưng bởi 1 người nữ: khái niệm "Mẹ" trong Đạo Đức Kinh. Do vậy, chúng ta biết ngay là hình tượng con chim vòi ấm chính là con cò, thông thường trong văn hóa dân gian con cò tượng trưng cho người mẹ tảo tần nuôi con. Tuy nhiên, do đặc trưng Đạo giáo của cổ vật này là chiếc ấm nước, thì khả năng biểu tượng là con hạc trắng, tượng trưng nước của cõi Tiên, phương Tây. Do đó, qua chiếc ấm chúng ta thấy một sự tượng trưng cao độ của hình ảnh Hai Bà Trưng, người Mẹ chính là "Mế Mèn" - Thánh mẫu của Hai Bà, còn Hai Bà ở phía sau.

 

- Bình đồng hình quả lê: Chiếc ấm hình quả lê - biến âm của "lệ - nước mắt" liên quan đến Lão Tử: quê quán huyện Khổ, nước Sở, ... Lệ.... Cổ vật dạng quả lê như những chiếc bình đồng lớn là rất hiếm gặp nếu quan sát trong hàng ngàn cổ vật Điền Vân Nam -chỉ duy nhất có một chiếc bình hình quả lê này và tại Việt Nam cũng có vài chiếc, riêng trong mộ Nam Việt Vương Triệu Muội cũng có 1 chiếc. Vùng cao Tây Bắc hay trồng cây lê. Hình tượng này cho ta thấy, có một khả năng là Hai Bà Trưng vẫn lấy tên cũ nước ta là Âu Lạc, nhằm thống nhất Âu Việt và Lạc Việt thành một khối trở lại.

 

- Tứ quý trong văn hóa Việt: Quả lê trong Tứ quý thì thuộc hành kim, phương Tây, tượng trưng cho Đạo giáo, cho nên nói đến Lão Tử người ta hay nói đế quả lê.

 

- Tục uống bằng mũi: Chiếc ấm này thể hiện một phong tục rất đặc biệt của các dân tộc vùng cao, đó là tục lệ uống bằng mũi. Sau này vào thời Trần, tướng Trần Nhật Duật đã giao thiệp bằng phương pháp này với các thủ lĩnh vùng cao Đại Việt nhằm thống nhất trong cuộc chiến chống lại và chiến thắng đội quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Chiếc ấm không có quai cầm trên thân đã khẳng định tục uống bằng mũi này bằng cách dùng cả hai tay bê thân ấm.

 

Đến đây thì mắt xích cổ vật được mở ra, đó là hình tượng hai Bà Trưng cõng nhau hoặc hai người nữ bên nhau, hoặc dùng biểu tượng văn hóa tượng trưng cho những hình ảnh trên, qua dòng cổ vật của người Choang, Quảng Tây (Âu Việt) đó chính là hình tượng "Ếch cõng nhau", cực kỳ phổ biến trên trống đồng Đông Sơn thời kỳ này, Ở Việt Nam thì nhiều nhất thuộc tỉnh Thanh Hóa, cái nôi của trống đồng Đông Sơn.

 

Ếch cõng ếch

200812179403972917.jpg

 

200812162144042638.jpg

 

012DD64990BF04E4FF8080812DD6226B.jpg

 

"Ếch cõng nhau" và đối số hai cung Càn - Khôn trên Hậu thiên Bát quái:

 

Các bậc thầy Lý học thời kỳ này đã dùng hình tượng "Ếch cõng nhau" tương ứng với độ số 2, cung Khôn, hành Âm Hỏa đới Mộc trên Hậu thiên Bát quái để tiếp tục ghi dấu mật mã, đó là đối ứng với cung Khôn là cung Càn, độ số 6, Dương Kim đới Thủy, đây là hai cung đối xứng nhau qua tâm Hà đồ - Lạc thư.

 

Độ số 6 cung Càn này tượng trưng cho 6 cặp "Ếch cõng nhau" trình bày trên mặt trống đồng làm trống chuẩn hóa mật mã Lý học về sai số hai cung Tốn - Khôn, chúng được phân bố đều đặn trên vành trống, trong đó trục Bắc Nam luôn được định vị trục đi qua quai trống và 1 cặp "Ếch cõng nhau" chuẩn đầu tiên sẽ được đặt vào trục xoay của địa cầu hướng về chòm sao Tiểu Hùng ngay tại cung Ly làm mốc thứ nhất.

 

Tất nhiên, khi phân bố như vậy, có thể hiểu một ý nghĩa khác sâu xa hơn nữa đó là "Ngũ vận Lục khí" khi mà thời kỳ Trưng Vương thuộc vào cung Song Ngư trên vòng Hoàng đạo.

 

Như vậy, từ trống chuẩn trên thì sẽ có nhiều biến tấu khác nhau nhưng chung quy đều về hình tượng "Hai Bà", sau này dân ta đã lấy ngày mùng 6 tháng Hai âm lịch là ngày tế lễ. Ngoài ra, còn hình tượng chung khác nữa, đó là hình tượng "Voi" mà Hai Bà cưỡi ra chiến trường cũng được chế tác trên mặt trống đồng Đông Sơn tại Việt Nam, hoặc hai người cưỡi ngựa vùng Quảng Tây, hay hai con chim rất độc đáo.

 

10.jpg

 

Riêng về cương vực quốc gia thời Hai Bà thì do phân rã rồi cho nên không có trống đồng tượng ếch cõng nhau từ Chiêm Thành trở xuống phía Nam, tất nhiên vùng Indonesia, Malyasia, Thái Lan, Lào sẽ không có. Nếu có phát hiện ra sau này, chắn chắn có số lượng là không đáng kể và hiểu là các quân tướng thời Hai Bà rút lui về đó để tránh bị truy sát và lại bị đô hộ một lần nữa.

 

Chính từ độ số 6 - Càn, Dương và 2 - Khôn, Âm này, chúng ta có thể nhận định với xác xuất cực lớn đó là tên nước thời Hai Bà (Âm) chính là: Lạc Hồng.

 

Trống Ếch cõng nhau

Bảo tàng Dân tộc học Quảng Tây

12.jpg

 

fs-6739_02_ed1.jpg

 

bronze-drum-photo-w-mw-5.jpg

 

4.JPG

 

Xác suất nhận định sai về chủng loại trống đồng thời Hai Bà Trưng nói trên là bằng 0%!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Cũng để tiếp nối bài viết trong việc nhận định tên nước thời Hai Bà, tôi trích dưới đây những hình ảnh quen thuộc trong các bảo tàng lịch sử về những chiếc trâm cài đầu và một vài cổ vật khác có liên quan tới các tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng, chúng sẽ được dùng để phân tích nội dung ý nghĩa và chứng minh chúng có nguồn gốc thời kỳ này.

 

Trâm cài đầu tượng quái "Càn"

Thời Hai Bà Trưng, Lạc Hồng nay là Việt Nam

Dongson2_zps119e9057.jpg

 

Trâm cài đầu đơn "một người" và kép "hai người"

1069567020_546_876ff.jpg

 

Vòng tròn Âm Dương của chiếc trâm với hình tượng của hai con rồng Âm Dương có sừng, chân hai con rồng là tượng 4 con chim én Tứ Tượng. Ba chiếc trâm cài là hình tượng quái Càn (Hỏa bốc lên, Thủy giáng xuống), còn một người phụ nữ giơ hai tay nằm trong vòng tròn Âm Dương là Trưng Vương. Càn dưới Khôn trên tượng trưng cho quẻ số 11 trong Kinh Dịch: THÁI.

 

Quẻ số 11 (Thập Nhất): Thái

2%20que%281%29.jpg

 

Chiếc trâm cài đầu chỉ có 1 người trong vòng tròn Âm Dương là tượng trưng cho Trưng Vương, còn chiếc trâm cài đầu có 2 người thì: người phía trước là Trưng Trắc - Dương, người phía sau là Trưng Nhị - Âm hoặc người bên trái (từ trong ra, Dương) là Trưng Trắc, người bên phải là Trưng Nhị. Chiếc trâm cài đầu kép có hình tượng Hai Bà còn khẳng định cung Khôn, độ số 2, Âm Hỏa đới Mộc đối xứng với cung Càn, độ số 6, Dương kim đới Thủy trên Hậu Thiên Bát Quái. Cách bài trí này hoàn toàn tương đương với các vũ khí như dao găm, kiếm ngắn tượng người Đông Sơn.

 

Ở đây, tượng Vòng tròn Âm Dương mô phỏng hình tròn trái đào tiên của bà Tây Vương Mẫu - tượng trưng cho người nữ trong vai trò của một người "Bà".

 

Quả đào (tiên)

CAY_DAO.jpg

 

Như đã viết ở các bài trước, trên chiếc trâm cài tóc đơn thì Trưng Trắc định vị cung Khôn đối ứng ứng cung Cản là 3 răng cài tóc. Đồng thời, chiếc trâm cài tóc kép hàm ý cung Khôn, độ số 2, thuộc phương Đông Nam trên Hậu Thiên Bát Quái, đây chính là sự hiệu chỉnh sai lệch phương vị và độ số giữa cung Tốn, độ số 4, phương Tây Nam và cung Khôn, độ số 2, phương Đông Nam trên Hậu Thiên Bát Quái, sai số này trên văn bản đã có ít nhất từ thời Khổng Tử chép trong Kinh Dịch...

 

Đặc biệt, Từ hình người chúng ta thấy xuất hiện quy tắc tự nhiên "Càn dưới, Khôn trên", sự vận động Khí trong cơ thể của một con người, do vậy bản đồ Hà đồ - Lạc thư tuân thủ đúng quy tắc này.

 

Trâm cài đầu tượng voi

Thời Hai Bà Trưng, Lạc Hồng

Picture%20047.jpg

 

Tượng 7 nữ tướng chơi "trống"

Thời Hai Bà Trưng, Lạc Hồng

cdv-mtdongson-08_zps1b763e97.jpg

 

Trong-dong-480A3_zps835048f1.jpg

 

Cổ vật này có móc treo tròn dùng để treo cổ vật ở một nơi quan trọng nào đó, vòng tròn cùng hướng với hai mặt trống. Chiếc trống da hai mặt trên một cột đỡ ở trung tâm tượng của "Thiên" và bệ vuông tượng "Địa". 7 nữ là độ số 7, phương Nam, hành Dương Hỏa, quái Ly trong công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ.

 

Người nữ tướng đánh trống là Bà Trưng, người thổi khèn là Trưng Nhị, còn 5 nữ tướng khác gọi là "Ngũ Long Công Chúa", đây là những nữ tướng được phong có thêm danh hiệu "Công Chúa", chẳng hạn Công Chúa Phật Nguyệt... Chính từ cổ vật hai người cõng nhau đã nói ở trên mà ta xác định được Trưng Nhị chính là người thổi khèn trên cổ vật.

 

Cũng trên cổ vật này, Trưng Vương định vị ở cung Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái làm chuẩn, do vật Trưng Nhị sẽ phải ở cung Cấn -> cung mặt trời sẽ di chuyển vào đấy, cung Bảo Bình, "khèn bầu Đại Đồng", ý nghĩa này mang tính tiên tri về tiếng trống đồng Văn Lang. Lúc này, hai mặt trống hướng theo trục Đông Tây, còn gọi là trục Sinh Tử, như vậy tiếng trống đồng của Hai Bà Trưng mang một tuyên ngôn vô cùng tự hào về tinh thần quật khởi của một dân tộc vĩ đại: "TỰ DO HAY LÀ CHẾT".

 

... Và chúng ta chắc chắn và khẳng định chắc chắn rằng, tiếng trống đồng Mê Linh âm vang của Hai Bà Trưng mang khẩu hiệu: "TỰ DO HAY LÀ CHẾT".

 

 

Cũng lại nói về trụ đồng Đông Hán, ngoài cổ vật Điền thể hiện một cách rõ ràng thì cổ vật Đông Sơn thời Hán cũng chỉ rõ về trụ chống trời này, dưới đây là một cổ vật đặc biệt như vậy.

 

Thần Trụ Trời

Chân đèn bằng đồng giai đoạn Đông Sơn muộn (Phong cách Giao Chỉ)

candle_holderDS_man_on_top_of_dragon.jpg

 

Người ngồi trên trục vũ trụ quấn khố Việt giơ bàn tay ra là thần Mặt Trời, bàn tay giơ ra là Ngũ hành - cũng tượng trưng cho "Vô úy ấn" trong Phật giáo. Hai con rồng có chân tạo nên vòng tròn Âm Dương, rồng có chân thể hiện dạng cổ vật Đông Sơn muộn. Thần Mặt Trời đội vương miện có chóp nhọn vút cao, tượng trưng cho chiếc sừng tê giác - tức là Thấy, Biết, đắc đạo...

 

Riêng hai con rồng, con đầu cao hơn là Dương và ngược lại, vận động theo chiều ngược kim đồng hồ tương ứng sự vận động của toàn bộ hoa văn trên mặt trống đồng, còn chiếc trụ đồng dựng đứng lên từ một ngọn núi giống cái bát (âu vàng) lật ngược lại, đây là trục vũ trụ. Hình tượng này giống như cảnh Phật Tổ dùng chiếc bình bát úp tên con Di Hầu 6 tai để so sánh Tôn Ngộ Không giả và thật trong Tây Du Ký. Vua Phật Trần Nhân Tông đã từng có bài thơ:

 

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,

Non sông ngàn thuở vững âu vàng.

 

Âu đồng Đông Sơn

5415_62454.JPG

 

96.jpg

 

Qua đó chúng ta cũng có thể hiểu: "Giao Chỉ" tức là nơi giao hòa Âm Dương, trung tâm đất trời (Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn), nơi giao của Thiên kinh Địa vĩ tức Kinh tuyến Vĩ tuyến, tượng trưng là chữ Thập (+), con số 10, trình bày đầy đủ cấu trúc số Hà đồ - Lạc thư. Và hình tượng cái âu vàng - mảnh đất "Tối Đại Thánh Địa" xuất hiện một con "Người" ngồi trên trục vũ trụ là "Thần Mặt Trời".

 

Do vậy, Kinh tuyến gốc "0" độ chuẩn (360 độ) thời thượng cổ sẽ đi qua ngay tại núi Nùng (Rốn Rồng) - điện Kính Thiên tại kinh đô Văn Lang và chúng ta nhớ lại giấc mơ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông về một đóa hoa sen lớn mọc lên và xoay tròn từ rốn của Ngài, sự kiện này được Ngài nói với cha mẹ sau đó.

 

Tất nhiên, trục vũ trụ dựng tại ngay điểm này mang tính tượng trưng và đó chính là cây Nêu ngày tết Nguyên đán dựng trong 7 ngày: từ mùng 1 - 7 tháng Giêng.

 

Cây Nêu

Ledungneudainoingaytet-16.jpg

 

Đây là một cổ vật rất quan trọng đã xác nhận bản chất nội dung của câu "Sấm Giao Chỉ": "Trụ đồng chiết - Giao Chỉ diệt" - "Chỉ khi trục vũ trụ bị đổ, thì người Giao Chỉ mới bị diệt", nên đã có câu thơ rằng:

 

Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy,

Chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Dưới đây là những cây đèn tượng con voi, voi là một biểu tượng nổi trội thời Hai Bà Trưng. Trục đèn tượng trưng cho trục vũ trụ, 1 người phía dưới giữ tượng trưng Thái Cực, 2 người phía trên là Âm Dương và có một người hình như đeo một thanh kiếm, 4 đĩa đèn có cán phía dưới là Tứ Tượng, 1 cái đèn phía trên cũng có cán mọc ra từ trục vũ trụ tượng trưng cho hành Thổ, trung cung, khi kết hợp với 4 chiếc đèn còn lại trở thành Ngũ hành. Đồng thời nó cũng tượng trưng cho Mặt Trời, trung cung của hệ mặt trời, gọi là "Nhiên Đăng".

 

Cây đèn hươu ở dưới là đại diện cho chính cây đèn này. Con hươu cũng là một biểu tượng trong văn hóa Đông Sơn tượng trưng cho Mặt Trời, bộ lông vàng đốm hoa như đám nắng tỏa ra mặt trời, cõi Thượng ngàn, núi rừng, hươu cũng một biểu tượng lớn trên vành trống đồng Ngọc Lũ.

 

Từ hình tượng con voi, người xoay trục là một người Mẹ, hai người xoay bên trên là Trưng Trắc - người đeo kiếm và Trưng Nhị, số người tượng trưng tương tự các cổ vật ấm tị ẩm đã trình bày, cho thấy cây đèn voi được chế tác vào thời Trưng Vương sau khi lên ngôi.

 

Con voi tượng trưng cho Vũ trụ vận động (hiện hình tướng - Thể, Tính, Lý và Đạo ẩn tàng) sau một vi động lượng tử và tiếng nổ Bigbang, cho nên có câu truyện cười Thầy bói mù sờ voi là vậy! Chúng ta cũng chú ý đến Đạo Đức Kinh nói về cái ban đầu không biết gọi là "Mẹ"  nhưng không phải Thái Cực - truyện Ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, mà hàm ý tượng trưng cho "Vũ trụ đã vận động" - truyện Bà Nữ Oa đội đá vá trời, tức liên quan đến quy tắc "Dương tịnh Âm động".

 

Đèn voi

3705965568_214c317229.jpg

 

%C4%90%C3%A8n+h%C3%ACnh+voi+b%E1%BA%B1ng  DSC_4162_resize.JPG?width=440

 

Đèn hươu

1359817928398.jpg

 

Cũng tương tự như vậy, chiếc chuông sừng dê có tượng voi chính là được chế tác thời kỳ này, vòi voi hướng về phía Bắc còn đuôi voi ở phương Nam. Ý nghĩa của biều tượng là sự tấn công của quân đội Hai Bà Trưng về phương Bắc. Theo nghiên cứu điền dã của bác sĩ Trần Đại Sĩ, đã có những trận giao chiến kinh thiên động địa phía bắc rặng Ngũ Lĩnh thuộc vùng Hồ Nam, Giang Tây. Con voi chia sừng lên phía trước và cong vòi để hý vang thể hiện ý nghĩa này!

 

Chuông sừng dê tượng voi

006.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Những chiếc trống đồng loại II, trống Ly cực lớn tỉnh Quảng Tây, khu vực người Choang thời Trưng Vương.

 

1377598851.jpg

 

1117926870_14539734841711n.JPG

 

1418114991.jpg

展厅一角

 

2016021561337993v.jpg

 

DSC01532.JPG

 

DSC01533.JPG

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Từ hình tượng con voi trong Lý học Đông phương, chúng ta hãy tiếp tục quan sát một cổ vật nhỏ được khai quật tại di chỉ Làng Vạc, Nghệ An. Cổ vật này không có nghĩa được chế tác ở thời Trưng Vương, niên đại của chúng cần phải được kiểm tra chính xác, về mặt lý thuyết nó thuộc về thời Âu Lạc.

 

Tượng "voi cái" và đôi gà ở di chỉ làng Vạc

Hiện vật của Bảo tàng Nghệ An

07.jpg

 

75119_a2.jpg

 

IMG_8821_LRGU.jpg

 

dichi%2B-%2Bla%C3%A0ng%2Bv%E1%BA%A1c%2B2

 

tuongc.jpg    ds0908dongvat08c.jpg

 

Con voi tượng trưng cho Vũ trụ vận động tức từ Đạo hiện ra hình tướng - Thể, Tính, Lý sau một vi động lượng tử và tiếng nổ Bigbang, cho nên có câu truyện cười Thầy bói mù sờ voi là vậy! Chúng ta cũng chú ý đến Đạo Đức Kinh nói về cái ban đầu không biết gọi là "Mẹ"  nhưng không phải Thái Cực - truyện Ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, mà hàm ý tượng trưng cho "Vũ trụ đã vận động" - truyện Bà Nữ Oa đội đá vá trời, tức liên quan đến quy tắc "Dương tịnh Âm động".

 

Đạo khả đạo, phi thường đạo ; danh khả danh, phi thường danh. Vô, danh thiên địa chi thủy ; hữu, danh vạn vật chi mẫu. Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu dục dĩ quán kì hiếu. Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền. Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.

Dịch Nghĩa:

Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là Đạo vĩnh cửu bất biến; Tên mà có thể đặt ra để gọi nó [Đạo] thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến. "Không", là gọi cái bản thủy của trời đất; "Có" là gọi Mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ "Không" là để xét cái thể vi diệu của nó [Đạo]; tự thường đặt vào chỗ "Có" là để xét cái [Dụng] vô biên của nó. Hai cái đó [Không và Có] cũng từ Đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa.

 

Đạo sau khi biến hóa thành Vạn vật mà chúng thể hiện qua Thể, Tính, Lý, thì chính Đạo cũng đã trở thành Bản Thể, Bản Tính và Bản Lý có trong vạn vật, đây là mối quan hệ giữa Đạo và Bao la vạn tượng. Khi nói đến cái "Dụng" thỉ đã hàm ý đã được sử dụng như thế nào đó rồi bởi con người có ý thức, do vậy chỉ có cấu trúc Thể, Tính, Lý mà không bao gồm Dụng.

 

Qua nội dung của Đạo Đức Kinh ở trên, Đạo được mang khai niệm là "Không" và Vũ trụ vận động gọi là "Có" - Mẹ, quy tắc "Dương tịnh Âm động" hoàn toàn chính xác.

 

Tuy nhiên, tại sao không gọi Đạo là "Cha", Dương cái nguyên thủy có trước? Bởi đây là trạng thái không phân biệt và khi hiện hình thể ra thì sẽ được quy ước thuộc tính "Dương" (quy ước chuẩn theo luật vũ trụ chứ không phải Dương trước hay Âm trước cũng được!).

 

Cổ vật Làng Vạc ở trên với hai con gà (báo mặt trời lên hoặc hoàng hôn - tượng trưng cho một chu kỳ vận động của Mặt trời, Vũ trụ ---> phát triển cực đại rồi phân rã chứ không phài hình Sin) quay mỏ vào nhau, vòi con voi cái ("Mẹ") "hút" vào hai chân trước Âm Dương, đuôi voi để thẳng chứ không liên kết vào hai chân sau ---> thể hiện sự phân rã của Vũ trụ trở về trạng thái Thái Cực.

 

Hoa văn trống Hoàng Hạ

hoanghadrum.img_0005bw.jpg

Cái chậu nước phía dưới chái nhà tượng hành Thủy, Vũ trụ nguyên thủy như "nước".

 

old_hop_minh.jpg

Gà trống gáy trên thạp đồng Hợp Minh - buổi sáng giã lúa - sàng gạo.

 

Cái vòi Thái Cực, 2 chân trước Âm Dương, 4 chân Tứ Tượng, cái đuôi lại phân rã về Thái Cực (do không nối vào hai chân sau, duỗi ra, rã ra, xuôi xuống, cho nên nó không trình bày hành Thổ, cùng với 4 chân thành Ngũ hành vì sự khác biệt), cũng do trạng thái phân rã Vũ trụ cho nên con gà trống được bài trí phía đuôi voi, tức Âm so với Đầu - con gà mái ---> giai đoạn phân rã Vũ trụ thì "Âm trước Dương sau".

 

Đôi gà này cũng được trình diễn trên trống Cha, Dương, Hoàng Hạ trên nóc một ngôi nhà, rất độc đáo. Qua cổ vật con voi cái và đôi gà này mà chúng ta biết được: Thời Âu Lạc bộ trống Cha Mẹ là Hoàng Hạ và Ngọc Lũ đã được tham chiếu chế tác các cổ vật thời kỳ này.

 

Voi vỏi vòi voi

Cái vòi đi trước (Thái Cực)

Hai chân trước đi trước (Âm Dương)

Hai chân sau đi sau (Âm Dương chuyển hóa thành Tứ Tượng biến hóa vô cùng)

Còn cái đuôi đi sau rốt (Lại về Thái Cực)

Tôi xin kể nốt

Cái chuyện con "Dzoi".

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Qua một số các cổ vật thời Trưng Vương, chúng ta có nhận định tổng quát là hầu hết bằng đồng trong khi đó sắt đã rất phổ biến, thời Hán đô hộ rõ ràng sắt đã bị cấm mua bán tại các vùng Lĩnh Nam, đây là một kế hoạch rất thâm độc để khống chế các công cuộc giải phóng dân tộc.

 

Mặt khác, chúng ta cũng chờ một cơ duyên nếu ấn tín và kiếm lệnh của Trưng Vương còn cất dấu và sẽ phát lộ trong thời gian tới.

 

Dưới đây là một số cổ vật Làng Vạc, Nghệ An cùng thời với chiếc bùa con voi ở trên (chú ý, không phải dao cán tượng người).

 

duoi%20dao%202a_kuzx.jpg

 

dichi%2B-%2Bla%C3%A0ng%2Bv%E1%BA%A1c%2B-

 

1312.jpg

 

Trong cuộc khai quật Làng Vạc, xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã phát hiện 2 chiếc dao găm có tượng rắn đang cuốn nhau.

daogam1_kienthuc.jpg  

Dao găm cặp rắn quấn nhau nâng đôi chân voi

 

Chiếc thứ nhất có độ dài khoảng 12cm, có lẽ là dao găm minh khí chứ không phải là dao găm thường ngày sử dụng. Đáng chú ý là phần lưỡi dao găm giống hoàn toàn các dao găm khác của văn hóa Đông Sơn, nhưng phần cán dao lại là một đôi rắn có thân đang quấn chặt vào nhau. Miệng rắn mở to, có đôi mắt lồi. Một con đỡ đôi chân trước, một con đỡ đôi chân sau của voi. Voi được mô tả có vòi dài. Trên lưng voi có bành và trên đó lại có hình tượng một chiếc trống đồng.

 

Cán dao găm làng Vạc làm thành tượng hổ và voi

Cán dao găm làm thành tượng hổ và voi ở làng Vạc, toàn bộ dao dài 27,5cm, trong đó phần cán dao dài 12cm có đốc và cuối chuôi xòe rộng để khi đâm không bị dịch chuyển tay. Nếu phần đốc xòe ra như đế tượng, thì thân cán làm thành hai con hổ đứng thẳng lên bằng hai chân sau, áp bụng và ngực vào nhau thành một khối, vươn dài người rồi ngả đầu ra há miệng, một con ngoạm chân trước và vòi voi, một con ngoạm chân sau và đuôi voi, còn chân trước của hổ đưa lên đỡ bụng voi. ở đây cả hổ và voi đều được cách điệu rất cao, thả trí tưởng tượng để sáng tạo theo yêu cầu của đề tài. Con hổ chủ yếu nhận ra ở những vết vằn trên thân và cổ, phần nào ở chiếc đầu tròn. Con voi được nhấn mạnh phần đầu với vòi, mắt và tai. Hổ và voi đều là những chúa tể rừng xanh, có sức mạnh phi thường và thường đấu sức với nhau, voi lớn hơn hẳn hổ. Vậy mà ở đây, những con vật này lại gắn bó với nhau một cách hữu cơ, voi chỉ nhỏ bằng 1/3 con hổ, nhìn vẫn rất thuận mắt.

 

7009906195_702585fff5.jpg

Cán dao găm làng Vạc làm thành tượng trăn gió và chó bông

Toàn bộ dao dài 22,2cm, trong đó phần cán dao dài 9,5cm được cấu trúc như cán dao găm trên, tuy thế đề tài đã thay đổi: Thân cán là hai con trăn gió (hay rắn) vặn xoắn với nhau thành một khối chắc để cầm cho vững, sau đó chúng ngả đầu ra, con ngậm chân trước và con kia ngậm chân sau của một con chó bông. Con trăn còn làm cả vẩy, phù hợp với thân dài. Con chó bông dáng hiền lành, trên mình có nhiều vết vằn cũng tạo bằng các dải chấm. Dù sao cái tỷ lệ trăn và chó bông cũng rất xa với thực, tuy cách điệu song vẫn dễ nhận ra.

daogam3_kienthuc.jpg

Cán dao găm làng Vạc làm thành tượng trăn và voi

Toàn thể dao găm dài 12,6cm trong đó riêng phần cán dài 6,6cm nghĩa là chiếm hơn một nửa, được cấu trúc như cán chiếc dao găm trên, nhưng đề tài có thay đổi một chút: Hai con trăn rất rõ ràng phần đầu, một con có mào ở đỉnh đầu, một con không có mào, hẳn là muốn biểu hiện đôi trăn đực - cái, chúng cuốn xoắn nhau, há miệng ra, một con ngậm chân trước, một con ngậm chân sau của voi. Con voi rất nhỏ, chỉ cao chừng 2,5cm, trên lưng còn chở một chiếc trống đồng nữa. Voi nhỏ nhưng đủ cả đầu và đuôi. Hình dáng trăn và voi còn khá thực, song tỷ lệ hai loại con vật thì lại khác rất xa ngoài đời. Chúng gắn bó hữu cơ với nhau trong tư thế thật bất ngờ, ngộ nghĩnh nhưng vẫn hợp lý - nhất là về mặt tâm linh hòa hợp âm dương: trăn hay rắn thuộc giống lạnh, sống trong hang, ở môi trường ẩm ướt, thường gắn với sông, được xem là biểu tượng của âm. Còn voi (hay hổ ở cán dao găm trên) thuộc máu nóng, ở rừng già, gắn với núi cao, được xem là biểu tượng của dương. ở đây, từ sự hòa hợp âm - dương có thể còn là linh khí của núi - sông, của đất - nước để rồi là cơ sở của chủ quyền quốc gia, Tổ quốc gắn với sự ra đời của các Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc?

6863792706_8100d5d529.jpg2505-26LVTiger.jpg

 

Tham khảo chó bông trên trống đồng minh khí

 

cho5.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Trích bài viết: Vùng Nam Hải Uy Linh Nhất Quốc, tác giả Hà Ngọc Duyên

 

Hai Nữ Tướng của vua Trưng là 2 vị Tiên nương trong Cữu Nương.

 

Chúng ta thử đối chiếu ghi nhận của bác sĩ Trần, với sử Việt Nam và giáo lý Cao Đài đê làm  nổi bật 2 vị nữ tướng tài ba nhất của Hai Bà chính là 2 vị Tiên nương trong Cữu Nương của Đạo Cao Đài. Đó là Nữ tướng Hồ Đề (tức 1 kiếp của Bát Nương) và Nữ tướng Hoàng Thiều Hoa (tức một kiếp của Nhứt Nương). Bác sĩ Trần không nói về đạo Cao Đài nhưng công trình nghiên cứu của ông lại làm sáng tỏ giáo lý Cao Đài.

           

Về Nhứt Nương Hoàng Thiều Hoa: Những quyển sử trước kia không thấy nói đến tên Bà Hoàng Thiều Hoa, nhưng có nói đến một nữ tướng tài ba là Thánh Thiên Công Chúa (không biết tên gì). Theo sử, Bà đem quân giao chiến ba, bốn trận giết được hơn 1000 quân giặc, quân Đông Hán phải lui về Bắc giang, Mã Viện phải dâng biểu về xin cứu viện. Trưng Vương sai Bà lên chống Mã Viện ở Tuyên Quang, Cao Bằng. Bị lầm kế của Mã Viện  “điệu hổ ly sơn” dụ Bà rời xa Trưng Vương  để thừa cơ đánh úp Trung Châu, Bà vội đem quân trở về cứu Trưng Vương, gặp bại binh Trưng Vương  ở thành Ái Châu, huyện Thạch Đầu, tỉnh Thiện Thiên. Bà dàn quân ra cự địch (xem VSTB-Q1). Theo tài liệu của Đạo Cao Đài, bà Hoàng Thiều Hoa là nữ tướng của Trưng Vương được Hai Bà phong là Đông Cung Công Chúa và được dân tôn thờ ở chùa Phúc Khánh và Miếu thờ ở xã Song Quang (nay là tỉnh Vĩnh Phú). Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Nhứt Nương Hoàng Thiều Hoa có  nhiệm vụ Phổ Độ nhơn sanh vùng thượng du và trung du Bắc Việt (xem Trần Văn Rang: Công đức Đức Phật Mẫu). Theo Bác sĩ Trần thì bà Hoàng Thiều Hoa chỉ huy đánh ở Trường Sa (Hồ Nam – Trung Hoa).         Chúng tôi suy ra Thánh Thiên Công chúa trong sử Việt, chính là Đông Cung Công Chúa, tức là bà Hoàng Thiều Hoa trong giáo lý Cao Đài.

 

Về Bát Nương Hồ Đề : Kiếp trước của bà là Hớn Liên Bạch. Bà giáng sinh trong một kiếp làm nữ tướng cho Hai Bà với tên Hồ Đề. Bà Hồ Đề sức khỏe hơn người, bắt được ngựa dữ lúc còn ít tuổi, sau bắt được voi trắng, nên dân 72 động tôn bà là “Vua Thiên Sứ”, coi Bà là Tiên Nữ giáng trần. Nhiều hào kiệt đến xin theo Bà. Bà cầm cờ xanh (màu tiên), cỡi voi trắng, cùng 2000 nghĩa binh đến Mê Linh hội quân với hai Bà, được phong Phó soái, ngang bà Trưng Nhị, ra trận nào thắng trận đó, có lần đuổi Mã Viện chạy dài ở Cao Bằng. Sau khi Hai Bà tử tiết, bà Hồ Đề một mình chống giặc, mở đường chạy tới bờ sông Nguyệt Đức, Bà hét to một tiếng, nước rẽ làm đôi đón cả người lẫn voi. Tương truyền Bà về cõi Trời. (xem Trần Văn Rạng: Công Đức Đức Phật Mẫu). Có phải bà Hồ Đề được thần thánh hóa thành Nữ Vương Phật Nguyệt theo tài liệu mà Bác sĩ Trần đã đọc được ở thư viện bảo tồn di tích cổ ở Hồ Nam (Trung Quốc)? Chúng tôi thấy tung tích của Nữ Vương Phật Nguyệt có phần giống với Nữ tướng Hồ Đề (được dân 72 dộng tôn làm Vua Thiên Sứ), nên theo chúng tôi Hồ Đề và Phật Nguyệt là một, tuy Bác sĩ Trần kể ra là 2 người.

 

Bát nương có 1 kiếp là Bà Hồ Đề, nữ tướng của vua Trưng, nên khi giáng cơ, Bà thường biểu lộ hào khí của một anh thư và tấm lòng yêu nước thương nòi, thường hoài vọng bờ cõi xa xưa của Việt Tộc ở tận Động Đình Hồ và xứ Việt Thường. Bà mơ đến ngày phục hưng đất nước, theo đó, Bà cho biết tương lai rực rỡ của Việt Nam.

 

            “Nhẹ bước nhàn du để vẽ Hồng,

            Xắn tay nước Việt dặm non sông.

            Châu về đất Bắc đời Kim khuyết

            Ngọc rạng thành Nam chuộc ải Đồng.

            Mở lối Đài Vân mời trí sĩ,

            Dọn đường Hồng Lạc dắt anh phong.

            Động đào vui thú nơi chiều ngắm,

            Hỏi khách tao nhân có mặn nồng"

                                               *

            “Đào Nguyên lại trổ trái hai lần,

            Ai ngỡ Việt Thường đã thấy Lân.

            Cung Đẩu vít xa gươm Xích Quỷ,

            Thiềm cung mở rộng cửa Hà Ngân.

            Xuân Thu định vững ngôi lương tể,

            Phất Chủ quét tan lũ nịnh thần.

            Thổi khí vĩnh sinh lau xã tắc,

            Mở đường quốc thể định Phong Vân.”

                                               *

            “Chờ về vắng bặt tiết thu qua,

            Tiếng nhạn kêu sầu tiếng thiết tha.

            Vườn trước ngơ trông cây liễu rũ,

            Non xưa chạnh nhớ bóng trăng tà”

                                               *

            “Hỡi nào kẻ lo lường nghiệp Đạo,

            Hỡi những tay nóng máu anh phong,

            Ngôi Thiên để dựa bóng Hồng,

            Phục hưng gầy nghiệp con Rồng cháu Tiên”

                                               *

            “Động Đình chạnh lúc tạm chia đường,

            Bốn giọt nhìn nhau lối rẽ cương,

            Trời thảm mây giăng muôn cụm ủ,

            Biển sầu nước nhuộm một màu thương.”

 

Bài này do Bà cảm tác bài “Tiễn biệt tình lang” của chính Bà đã giáng cơ cho Đức Thượng Sanh khi Ngài ra đề là “Tiễn biệt tình lang”. Dù nói lên cảnh chia ly người tình, (biết đâu đó cũng là hoàn cảnh của Bà vì quốc gia dân tộc Bà phải xa lìa tình lang), Bà cũng  nói lên nỗi sầu của đất nước ở Động Đình Hồ xa xưa.

 

 

P/S:

Nữ tướng Hồ Đề có nói cái tên "Hồng Lạc" thuận theo âm vận thơ.

 

Cùng xem Hội Phong Thần Phong Thánh,

Dường như nghe ớn lạnh thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Chúng ta đang tìm chứng cứ tên nước thời Hai Bà Trưng và xác suất vô cùng lớn là cái tên Lạc Hồng. Nhận biết chữ "Hồng" qua một số dữ liệu liên quan:

 

- Truyện Họ Hồng Bàng.

- "Yêu em từ thuở hồng hoang": hồng hoang, hồng mông là thời xa xưa, to lớn, không rõ ràng, mờ mịt...

- Một loại chim hồng hạc, bộ lông màu đỏ rực, tượng trưng phương Nam nếu đối đãi Âm Dương Ngũ Hành với các loài hạc khác.

- Một loài chim hồng hoàng: tức phượng hoàng đất.

- Trong trận chiến với quân Nguyên Mông, nhà Trần có tổ chức hội nghị "Diên Hồng" của các bô lão.

- Chữ "Hồng" trong thần chú của nhà Phật như Úm Ma Ni Bát Mê Hồng.

- Tác phẩm Hồng Lâu Mộng.

- Hồng thủy hay nước chảy tràn, to lớn, ca truyện Hồng thủy hoành lưu của người Dao.

- Ngoài ra, còn có thơ tượng trưng trong Nam Thiên ngữ lục như: "Quần hồng nhẹ bước chinh yên - Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành...".

- Hồng mang ý nghĩa tượng trưng cho người phụ nữ, màu hồng, Âm.

- Thi văn tâm linh chẳng hạn như Đạo Mẫu... ghi Lạc Hồng hoặc Hồng Lạc, Lạc Hồng phổ biến hơn như thơ của nữ tướng Hồ Đề...

- Văn Lang thời Hùng Quốc Vương trở về sau (Hùng Quốc Vương là vị vua nam giới, Văn là Âm so với Lang là Dương) ---> Âu Lạc thời An Dương Vương (An Dương Vương là vị vua nam giới, quy ước tên gọi Âu - Âm và Lạc - Dương) ---> Nam Việt thời Triệu Vũ Đế trở về sau (Âm Dương) ---> Lạc Hồng thời Trưng Vương, đây là cái tên quy ước theo thứ tự Dương Âm, vị là vị vua nữ giới nên gọi Lạc (Dương) Hồng (Âm). Đây là cái lý của phương pháp phi tinh Huyền Không: "Nữ thuận Nam nghịch", tương tự tục cài áo về bên trái (tả nhậm) của người dân nước Văn Lang.

- Hùng Lạc (sai lệch theo quy ước Âm Dương).

- Triệu (không thể).

- Trưng (không thể).

 

Ngày lễ hội Hai Bà Trưng là mùng 6 tháng Hai âm lịch, dựa trên độ số của Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ. Ngày (Âm) ở đây mang độ số 6, cung Càn, Dương kim đới thủy; còn tháng (Dương) mang độ số 2 cung Khôn, Âm hỏa đới mộc. Độ số 6 và 2 trên đây tương ứng hai cung Càn - Khôn đối ứng trên Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ tức quái Khôn thay quái Tốn trên Hậu thiên Bát quái vậy (ở đây, khi nói độ số là liên quan đến Hà đồ - Lạc thư). Trống đồng loại II, trống Ly thời Trưng Vương đã chỉ rõ!

 

Trống loại II, trống Ly tại Bảo tàng Hoàng Bình

t4.jpg

 

Thời Hai Bà Trưng thì hệ mặt trời đã thuộc vào phận dã cung Song Ngư, do vậy hành Thủy được nhấn mạnh và chọn lựa để hợp "khí".

 

Trống đồng Miếu Môn (được nhận định là trống loại IV, trống Khảm, Thủy, cùng thời với trống Ngọc Lũ do cấu trúc hoa văn chi tiết chính xác tương đương).

5_Trong_Mieu_Mon.jpg

 

Mũi lao được nhận định thời Trưng Vương (lao, giáo tượng trưng cho phương Nam)

"Phương Nam trống trận giáo như rừng..."

Tinh thần Samurai Nhật Bản nam giới luyện kiếm, nữ giới luyện giáo.

hinh-giao-long-trang-tri-tren-giao-dong-

 

a3%20-%20Copy%20-%20Copy.jpg

 

Chim hồng hạc

Su-that-thu-vi-quanh-loai-chim-hong-hac-

 

Chim hồng hoàng (nếu đối đãi Âm Dương Ngũ hành với chim hồng hạc thì chim hồng hoàng là Dương)

MOITRUONG.COM.VN_chim%20hong%20hoang8.jp

 

Về mặt lịch sử, thông thường khi đổi ngôi thì nhà vua cũng ra chiếu chỉ đổi tên nước, niên hiệu, ấn tín, kiếm lệnh, quốc kỳ, rất hiếm khi giữ lại như: thời Lý là Đại Việt và thời Trần giữ nguyên Đại Việt.

 

 

Tôi tham khảo được một bài thơ tâm linh, khả năng là của một vị Hùng Vương nhưng không rõ chi đời Lời Người nhắn gửi, trong đó có cái tên "Hồng Bàng":

 

Từ thuở Hồng Bàng Việt quốc khai,

Vua tôi cùng tắm bãi sông dài,

Cùng nghe chim hót vui ca hát,

Cùng đấu lưng nhau để cấy cày.

 

Thế hệ sau này ai dạy bảo?

Khòm lưng cúi cổ lạy người xa,

Biến lòng tham vọng thành nô lệ,

Xóa bỏ tình thương hướng nẻo Ta.

 

Có phải hồn thiêng của núi sông,

Mất đi từ thuở mất Cha Ông?

Nay Ta dựng dậy tình sông núi,

Để trả hồn thiêng lại núi sông.

 

Những người đắc đạo sử còn ghi,

Nào có công danh bổng lộc gì,

Chỉ giữ hồn thiêng cho đất nước,

Vô vi mà cũng chẳng vô vi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (tiếp theo)

 

Do đàm đạo với bác Votruoc về độ rỗng của Vạn tượng và cũng là một trạng thái của chính Thái Cực, sau này nó dịch chuyển thành một số nguyên lý như "Khí nhẹ bay lên thành trời, khí nặng đục tụ xuống thành đất", "Khí tụ thì sống, khí tán thì chết"..., tôi quay trở lại một cổ vật thời Trưng Vương đó là chiếc đèn tượng voi, ở đây chúng ta cần chú ý con voi tượng trưng cho toàn thể vũ trụ vận động, nó được chế tác "Rỗng" để đựng dầu Lạc.

 

Đèn con voi

Thời Trưng Vương

ScreenShot831.jpg

 

DSC_4162_resize.JPG?width=440

 

Đặc biệt, người quản tượng trong hình một người phụ nữ rất rõ, có lẽ "Mẫu Thiên hay Mẫu Thượng Ngàn" trong Đạo Mẫu, đối ứng với cây đèn trên trục gọi là "Nhiên Đăng". Chiếc đèn này tương ứng với thần Trụ Trời trên một cổ vật thời Trưng Vương đã trình bày.

 

Chúng ta tiếp tục quan sát một số cổ vật Đông Sơn khác dưới đây:

 

Đèn ba chân lưới bảo vệ rỗng đặc

qo7t2195.jpg

 

Cổ vật Đông Sơn

van_hoa_dong_son_efwd.jpg?width=500

 

20141121103601-10.jpg

 

Thạp đồng

1511.jpg

 

Bình đồng và âu đồng

Mộ thuyền Việt Khê, thế kỷ V TCN

01.jpg

 

1_Au_dong.jpg

 

Âu đồng tế khí

almEOyV8.jpg

 

Bình đồng

Nghi Vệ, Bắc Ninh, thời Hán

2.jpg

 

Mâm đồng

94.jpg

 

Âu đồng

3730101611_1df978bf05.jpg

 

Bình đồng trái mận

2427757171_dfce2b83f7_o.jpg

 

71858415.jpg

 

Bồ nông đứng trên vũ trụ - Lồng xông trầm hương

Cổ vật Đông Sơn

3774695591_52beaea8e8.jpg

 

3775499978_a53ca30ce1.jpg

 

Lồng ấp trầm "long phượng trình tường"

do%20co%20%285%29.jpg

 

ab1f3ac5-7e95-441b-ad2b-a3fae5a4768e.jpg

 

viet-dino.jpg

 

Những cổ vật tế khí trên có chân đế cấu trúc lỗ rỗng, chân đế của đồ tế khí tượng trưng cho gốc rễ, nguyên thủy và đây là nét đặc trưng cổ vật văn hóa Đông Sơn, về thời gian sớm nhất tham chiếu đến mộ thuyền Việt Khê có niên đại thế kỷ V TCN và cho tới thời Hán rất phổ biến. Ngoài ý nghĩa tản nhiệt, mỹ thuật, chúng thể hiện một ý nghĩa quan trọng như đã viết chính là "Độ Rỗng".

 

Lão Tử mô tả công dụng và chức năng của cái trống không đối với hình thể và sự phụ thuộc của tất cả mọi vật vào những cái trống không: Ba mươi tay hoa cùng quy vào một cái bầu, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bầu mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa lớn và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Vậy khi chúng ta sử dụng cái “có”, chúng ta cần nhận ra sự hữu dụng của cái “không”.

 

Sử ký Tư Mã Thiên và các thư tịch khác chép Đạo Đức Kinh do Lão Tử huyền thoại viết, có niên đại khoảng 600-500 TCN, như vậy nếu đối chiếu tới những cổ vật biểu tượng trên thì rõ ràng, niên đại của Đạo Đức Kinh đã có từ trước đó rất xa rồi! Đây là những chứng cứ vật thể thời Hùng Vương rất trực quan và sinh động.

 

Liên quan đến chiếc âu đồng hay bình bát, có một sự kiện trong lịch sử Phật giáo: Khi Phật Thích Ca sắp nhập diệt, có một đệ tử hỏi khi Ngài nhập Niết bàn thì làm tháp thờ như thế nào? Phật Thích Ca không trả lời, chỉ lấy chiếc áo cà sa gấp lại làm 4, đặt chiếc bình bát úp ngược lên, rồi lấy chiếc gậy dựng thẳng đứng trên đáy chiếc bình bát.

 

 

Thanh tịnh như sao,
Ngưu vận hành giữa hư không.
(Thiên văn trong kinh Phật)

 

Sau này, chúng ta thấy mộ xá lỵ Phật giống như thế và xưa nhất là bảo tháp Sanchi khoảng thế kỷ thứ III TCN tại Ấn Độ.

 

Bảo tháp Sanchi

bao_thap_sanchi.jpg

 

Biểu tượng trên mà Phật Thích Ca nói cũng chính là cấu trúc thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thời Hai Bà Trưng đã có chùa và kinh Phật rồi, chẳng hạn công chúa Phật Nguyệt...

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRỐNG ĐỒNG VÀ TÊN NƯỚC THỜI TRƯNG VƯƠNG (kết)

 

Liên quan đến cổ vật thời Trưng Vương, một ngôi mộ cổ vùng Hồ Nam được cho là có từ thời Chiến Quốc, khi khai quật phát hiện một chiếc giao găm cán tượng người giống như những chiếc dao găm ở Việt Nam và như vậy đây là ngôi mộ thời Đông Hán chứa đựng các cổ vật thời Chiến Quốc vào thời đại chủ nhân ngôi mộ. Vùng Quảng Tây cũng có khám phá tương tự, khoảng vài chiếc. Như vậy, chiếc dao găm tượng Bà Trưng tại Hồ Nam đã chứng tỏ cổ sử ghi chép chính xác về việc Mã Viện bắt các cừ súy đày về Linh Lăng, Hồ Nam hoặc/ và từ trận chiến kinh thiên động địa giữa các tướng lĩnh thời Trưng với quân Mã Viện tại Động Đình Hồ theo khảo cứu của bác sĩ Trần Đại Sĩ..

 

Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam).

 

Dao găm tượng Bà Trưng

Việt Nam

01_DongSon_DaoGam.jpg

 

Thời Lý, dựa trên tư liệu lịch sử, các nghệ nhân làng Đông Hồ đã chế tác ra bộ tranh hai bức (nhị bình): Hai Bà Trưng và Bà Triệu, những bức tranh lịch sử đã trở thành truyền thống hàng nghìn năm và nét đẹp mỹ thuật dân gian Việt Nam. Hình ảnh oai hùng của Hai Bà Trưng và Bà Triệu luôn đi cùng một hình tượng to lớn đó là những con voi rừng đã được thuần hóa.

 

Trưng Vương khởi nghĩa - Triệu Chúa xuất quân

Tranh dân gian Đông Hồ

Dong-tranh-Dong-Ho-1115.jpg

 

Qua hệ thống cổ vật thời Trưng Vương, chúng ta sẽ thấy hoàn toàn rõ ràng về một thời kỳ lịch sử và hào hùng của dân tộc, một vị nữ vương oai nghiêm và vĩ đại nhất trong lịch sử giải phóng dân tộc 5.000 năm trên toàn thế giới. Thời đại của Hai Bà Trưng (lên ngôi hoàng đế Lĩnh Nam năm 30 SCN) cũng chính là thời đại của ông Jesus (4 TCN - 30 SCN) khi mà nước Do Thái bị thực dân La Mã độ hộ thì nước Nam Việt cũng đang bị bị triều Hán cưỡng bức, thời đại này về mặt thiên văn thì hệ mặt trời đã đi vào cung Song Ngư trên vòng Hoàng đạo. Như vậy, Hai Bà Trưng là cực kỳ vĩ đại nếu so sánh về mặt vai trò trong lịch sử trong thời đại của chính mình và dân tộc mình ngay cả khi so sánh với ông Jesus. Sorry xin đừng buồn vì nó thực sự là như vậy! Mà tại sao phải buồn? Đáng nhẽ là cùng nhau vui mừng và ca hát lên chứ nhỉ???

 

Trống đồng thời Trưng Vương

Quảng Tây

bronze-drum-photo-w-mw-5.jpg

 

Hãy tự hào về dân tộc của mình đi, tìm chân lý ngay trong lòng dân tộc đi, không đi tìm, tâng bốc và xin xỏ ở nơi đâu nữa, có dăm trang sách thôi mà! Tôi trích một phần bài thơ Lạc Hồng ca do Lạc Hồng Quốc Tổ Hùng Quốc Vương  ứng linh qua một nhân vật có khả năng nhận bằng tư tưởng, do tham khảo được.

 

Hà - Đồ xuất hiện trên sông

Là cơ hiển Thánh Lạc Hồng khai nguyên

Hồn non nước linh sơn tú khí

Nghĩa đồng bào tôn chỉ hoằng dương

Người sinh ra có quê hương

Công Cha nghĩa Mẹ yêu thương gia đình

Là nguồn cội hữu tình nhân loại

Dẫu thế thời biến cải mưu sinh

Cũng không quên được thâm tình

Lìa quê nhớ Mẹ xa đình nhớ Cha

Trải cuộc thế ngày qua dầu dãi

Nợ áo cơm khôn dại đi về

Thoáng buồn cuộc sống xa quê

Thị thành nắng bụi làng đê mưa bùn

Tình cảm của anh hùng hào kiệt

Khởi đầu chung muôn việc hy sinh

Gởi thân vào cuộc thăng bình

Viết trang sử đẹp hợp tình Âu Cơ

Đây là lúc Đồ - Thư khai hóa

Đến tận nguồn minh họa hồn thiêng

Mẹ cha Hồng Lạc, Rồng Tiên

Nêu cao đạo nghĩa thiêng liêng giống nòi

Trang sử cũ lần coi từng nét

Lý Đồ - Thư suy xét tận tường

Quốc hồn, quốc túy, quốc cương

Đâu đây phảng phất tình thương đồng bào

Mỗi dân tộc tự hào nguồn cội

Thờ Mẹ Cha là tội hay sao?

Lạ xa mang vội tin vào

Mẹ Cha cùng nghĩa đồng bào ai thương?

Sống chẳng có lập trường trung hiếu

Tu luyện thành quy liễu về đâu?

Sớm khuya Cha Mẹ không cầu

Chắc gì kế mẫu trọn câu thâm tình!

Ta quyết lập Tổ đình Hồng Lạc

Sợ cháu con rời rạc tinh thần

Dù đời đày đọa tấm thân

Quyết không nô lệ tinh thần Tây Đông!

...

 

Kết thúc chuyên mục Hai Bà Trưng tôi trích một bài hát có liên quan đến cụm từ "Trưng Vương", đó là bài Trưng Vương khung cửa mùa thu được chuyển dịch từ một bài hát nước ngoài Tell Laura I love her để cùng thưởng thức.

 

tvkcmt1.png

 

tvkcmt2.png

 

tvkcmt3.png

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Linh vật (những con vật linh thiêng) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng, niềm tin tâm linh, tôn giáo và thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của mình. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.


Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc giao lưu, tiếp biến từ các nền văn hóa bên ngoài, phản ánh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hóa dân tộc. Mỗi linh vật trong tiến trình phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử.

 

Trưng bày chuyên đề “Linh vật Việt Nam” giới thiệu 27 loại hình là các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tuy chưa thật đầy đủ nhưng trưng bày là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về sự phong phú và độc đáo của linh vật Việt Nam nói chung cũng như nhận thức sâu sắc hơn về câu chuyện của mỗi linh vật nói riêng, qua đó khơi gợi ý thức dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa hiện nay.

 

1. Chim Lạc

 

Chim Lạc là vật Tổ của cư dân Đông Sơn. Trong buổi đầu hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Việt cổ - chủ nhân sáng tạo văn hóa Đông Sơn đã định cư và liên kết vững chắc thành cộng đồng quốc gia - dân tộc. Lúc này, ý thức dân tộc đã nảy sinh và định hình, người Việt cổ đã bắt đầu xây dựng huyền thoại về Tổ tiên, nguồn gốc dân tộc qua tín ngưỡng thờ vật Tổ.

 

1.jpg

 

Hình Chim Lạc trên trống đồng Thọ Vực. Văn hóa Đông Sơn,

khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay.

 

2. Rồng

 

Ở Việt Nam, hình tượng Rồng đã xuất hiện từ buổi đầu dựng nước Văn Lang - Âu Lạc và trở thành biểu tượng linh thiêng gắn với Tổ Tiên, cội nguồn dân tộc thông qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Mặt khác, do nằm trong khu vực là cái nôi của nền văn minh lúa nước, Rồng Việt Nam còn giữ vai trò là một Phúc thần mang đến mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trải qua tiến trình phát triển hơn 2 ngàn năm, hình tượng rồng trong nghệ thuật Việt Nam đã nhiều lần biến chuyển về đặc điểm, phong cách nghệ thuật, đồng thời mang thêm những ý nghĩa biểu tượng mới gắn với Thần quyền và vương quyền.

 

2.jpg 

Hình Giao Long trang trí trên giáo đồng. Văn hóa Đông Sơn,

khoảng 2.500 - 2.000 năm cách ngày nay.

 

3. Kỳ Lân

 

Theo truyền thuyết, Kỳ Lân là linh vật biểu tượng cho lòng nhân từ, mỗi khi nó xuất hiện là điềm báo có thánh nhân, minh quân ra đời. Ở Việt Nam, hình tượng Kỳ Lân xuất hiện phổ biến từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), khi Nho giáo phát triển đến đỉnh cao. Tạo hình Kỳ Lân tuy không hoàn toàn tuân thủ theo nguyên tắc của truyền thuyết nhưng đặc điểm nhận dạng cơ bản là thân của động vật móng guốc, phủ kín vảy cá.

Trong đời sống dân gian thường có sự lẫn lộn giữa Kỳ Lân và Sư tử, nhiều hình Sư tử cũng gọi là Lân. Tuy nhiên, theo điển chế nhà Lê và nhà Nguyễn, giữa Kỳ Lân và Sư tử có sự quy định khác biệt rất rõ ràng về hình thức, ý nghĩa biểu trưng. Theo đó, Kỳ Lân luôn có phẩm cấp cao hơn Sư tử. Thời Lê, Kỳ Lân biểu trưng cho hoàng tử, hoàng thái tử; Sư tử biểu trưng quan võ nhất, nhị phẩm. Thời Nguyễn, Kỳ Lân ứng với quan võ nhất phẩm, còn Sư tử dành cho quan võ tam phẩm.

 

3.jpg

 

Hình Kỳ Lân trên bia điện Nam Giao. Đá. Thời Lê Trung Hưng,

niên hiệu Vĩnh Trị 5 (1679)

 

4. Rùa và Long Mã

 

Rùa là con vật có thật được linh hóa, biểu trưng cho sự bền vững, trường tồn. Bởi vậy, Rùa thường được tạc trong hình thức đội bia đá, tháp Phật. Ngoài ra, Rùa cũng được trang trí trên các đồ vật, tượng trưng cho sự trường thọ của chủ nhân sử dụng.

 

Từ cuối thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18), Rùa thường xuất hiện thành cặp với Long Mã trong đề tài về Hà đồ - Lạc thư. Đây là cặp biểu tượng khởi nguyên của Kinh Dịch, tư tưởng triết học của người Á Đông về quy luật của sự biến đổi. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực như vũ trụ, thiên văn, địa lý, phong thủy, trị nước, nhân mệnh…

Đề tài Long Mã Hà đồ gắn với tích Vua Phục Hy trong một lần đi dạo sông Hoàng Hà nhìn thấy một con Long Mã đang bơi tới, trên lưng có các xoáy đen trắng. Nhân đó Vua vẽ lại thành Hà đồ, còn gọi là Tiên thiên bát quái đồ. Đề tài Thần Quy Lạc thư bắt nguồn từ tích vua Đại Vũ trị thủy sông Lạc, nhìn thấy một con rùa trên lưng có các chấm đen trắng. Vua theo đó đặt ra Lạc Thư, còn gọi là Hậu thiên bát quái đồ.

4.jpg

 

Hình Long Mã - Hà đồ trên hũ gốm hoa lam. Thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802 - 1920).

 

5. Ngựa có cánh

 

Ngựa có cánh (Pegasus) là một loại ngựa thần trong văn hóa phương Tây, biểu tượng của sự thông thái, minh triết. Ngựa có cánh được truyền vào Việt Nam từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), trên đồ gốm xuất khẩu thông qua đặt hàng của thương nhân phương Tây và tiếp tục được sử dụng trong trang trí kiến trúc và đồ gốm thời Mạc - Lê Trung Hưng (thế kỷ 16 - 18).

5.jpg

 

Hình Ngựa có cánh trên gạch trang trí. Đất nung. Thời Mạc, thế kỷ 16.

 

6. Phượng

 

Theo truyền thuyết, Phượng là vua của các loài chim, mang nhiều đức tính, phẩm hạnh cao đẹp. Phượng chỉ xuất hiện vào thời thái bình và ẩn mình khi thời loạn lạc nên nó là biểu tượng cho thái bình thịnh trị. Ngoài ra, Phượng còn là hình ảnh tượng trưng cho hoàng thái hậu, hoàng hậu, công chúa cũng như phụ nữ quý tộc thời phong kiến. Ở Việt Nam, Phượng là đề tài trang trí phổ biến ở mọi thời đại, trên mọi lĩnh vực nghệ thuật khác nhau.

 

6.jpg

 

Hình Phượng trang trí trên hộp trầu. Vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 - 20

(Sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn)

 

8. Cá hóa Rồng

 

Cá hoá Rồng vốn là truyền thuyết được lưu truyền phổ biến ở Việt Nam, gắn với tích “Ngư dược Vũ môn” của khoa cử Nho học, tượng trưng cho sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công của các sĩ tử. Trong nghệ thuật Việt Nam, đề tài cá hóa rồng bắt đầu xuất hiện từ thời Trần (thế kỷ 13 - 14) về sau, nhưng phổ biến và đạt tới đỉnh cao nghệ thuật vào thời Lê sơ (thế kỷ 15).

 

7.jpg

 

Hình Cá hóa Rồng trên đĩa gốm nhiều màu. Thời Lê sơ, thế kỷ 15

(Hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, Quảng Nam)

 

9. Si Vẫn (con Kìm)

 

Theo truyền thuyết, Si Vẫn là động vật biển có đuôi cong tròn, đập sóng thì mưa xuống. Bởi vậy, người xưa thường đắp nó trên nóc mái các công trình kiến trúc với ý nghĩa phòng ngừa hoả hoạn. Ở Việt Nam, Si Vẫn còn được gọi với tục danh là con Kìm, trong nhiều hình thức khác nhau: hình đầu rồng, hình rồng; hình cá, hình đầu rồng đuôi cá; hình đuôi Si, hình đầu rồng đuôi Si...

 

8.jpg

 

Si Vẫn hình đầu Rồng (Long Vẫn). Đá. Thời Lê Sơ, thế kỷ 15.

(Thái miếu nhà Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa)

 

10. Bồ Lao

 

Theo truyền thuyết, Bồ Lao là động vật biển, thích âm thanh lớn, thích gầm rống. Bồ Lao rất sợ cá kình, khi bị cá kình đuổi đánh thì kêu rất to. Người xưa khi đúc chuông thường tạo quai hình Bồ Lao, còn dùi thì làm theo hình cá kình với mong muốn tiếng chuông kêu vang xa. Do đó, "bồ lao" cũng dùng để chỉ tiếng chuông chùa. Ở Việt Nam, Bồ Lao thường được thể hiện dưới dạng hình Rồng hai đầu.

 

23.jpg

 

Bồ lao trên quai chuông chùa Vân Bản (Hải Phòng). Đồng. Thời Trần,

thế kỷ 13 – 14.

 

11. Thao Thiết

 

Theo truyền thuyết, Thao Thiết là một con vật ham ăn vô độ, thậm chí có thể ăn cả cơ thể mình. Vì vậy, hình ảnh Thao Thiết chỉ là phần đầu với hai chân trước nhìn chính diện trông vừa dữ tợn, vừa uy nghi. Ban đầu, hình Thao Thiết được trang trí trên bộ đồ ăn nhằm nhắc nhở việc ứng xử lịch sự trong ăn uống. Về sau, hình Thao Thiết xuất hiện trên nhiều loại vật dụng khác, tượng trưng cho sự no đủ, bền vững.

 

9.jpg

 

Hình Thao thiết trên đồ cúng tế. Ngọc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

(Sưu tập cổ vật Cung đình triều Nguyễn)

 

12. Tiêu Đồ

 

Theo truyền thuyết, Tiêu Đồ là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Bởi vậy Tiêu Đồ thường được chạm trên tay nắm cửa ra vào, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập, bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà. Ở Việt Nam, hình tượng Tiêu Đồ mới chỉ gặp trên những chiếc tay nắm cửa đồng thế kỷ 1 – 3.

10.jpg

 

Tay nắm cửa hình Tiêu Đồ. Đồng, thế kỷ 1 – 3.

 

13. Tích Tà

 

Tích Tà là linh vật huyền thoại có nguồn gốc Á Đông, hình thức giống như Sư tử có cánh. Đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa biểu tượng trừ tà, xua đuổi điều xấu, mang lại tốt lành. Hình tượng Tích Tà xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam giai đoạn những thế kỷ đầu Công nguyên, trên các hiện vật chất liệu đồng và gốm.

 

11.jpg

 

Đèn hình Tích tà. Đồng. Thế kỷ 1 - 3

 

14. Chim thần Garuda

 

Garuda là một loại chim thần có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được miêu tả trong hình thức người - chim, tượng trưng cho sức mạnh và chân lý. Ở Việt Nam, Garuda xuất hiện trong nghệ thuật Champa với tư cách là một vị Thần Ấn Độ giáo, là biểu trưng và vật cưỡi của Thần Vishnu. Trong nghệ thuật Phật giáo Đại Việt từ thời Lý (thế kỷ 11 - 13) đến thời Mạc (thế kỷ 16), Garuda là linh vật trấn giữ các góc tháp, đỡ góc bệ thờ hoặc mái đao chùa... Garuda là hình ảnh tiêu biểu cho sự giao lưu văn hóa Đại Việt - Champa.

12.jpg

 

Garuda đỡ góc bệ thờ Chùa Thầy (Hà Nội). Đá. Thời Trần, thế kỷ 13 – 14.

 

15. Sư tử / Nghê

 

Sư tử nguyên là linh vật Phật giáo, được truyền vào Việt Nam theo sự du nhập của Phật giáo, nhưng được cải biến phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Từ thời Trần (thế kỷ 13 – 14), khi Nho giáo phát triển, Sư tử được chọn làm biểu tượng của sức mạnh vương quyền thì hình tượng Sư tử xuất hiện phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, vừa đa dạng về đặc điểm hình thức vừa truyền tải nhiều ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp khác nhau. Về đặc điểm tạo hình cơ bản có hai loại: hình Sư tử (các chi tiết hình thể của sư tử) và kết hợp đặc điểm Sư tử - Chó (đầu Sư tử, thân Chó). Trong đó, hình Sư tử xuất hiện ở mọi thời đại, trên nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Hình Sư tử - Chó ít nhất bắt đầu xuất hiện từ thời Lê sơ (thế kỷ 15), chủ yếu trên đồ thờ cúng, trong trang trí kiến trúc hoặc trong tư cách là linh vật trấn giữ…

 

Cũng như các nước Á Đông, ở Việt Nam, Sư tử còn có tên gọi khác là Nghê. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, Sư tử được gọi là Nghê khi tạc làm bệ tượng Phật, là vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, đội lư hương hoặc ngồi trên nắp đỉnh trầm, dù đều trong hình tướng Sư tử. Ở Việt Nam thì diễn biến khá phức tạp. Thông thường, linh vật này được gọi là Sư tử khi tạo theo hình tướng Sư tử, gọi là Nghê khi mang đặc điểm kết hợp của Sư tử và Chó. Tuy nhiên, nhiều khi, những hình sư tử nhỏ trong trang trí hoặc đồ thờ cúng cũng được gọi là Nghê hoặc Lân. Có những linh vật trong hình Sư tử - Chó, dân gian thường gọi là Nghê, nhưng trong văn bản chính thống ghi chép về việc tạo tác này vẫn gọi là Sư tử… Bệ tượng Phật tạo hình Sư tử thường gọi là “Sư tử tọa”, nhưng đôi khi cũng gọi là “Nghê tòa”, tục danh gọi là Ông Sấm...

 

Hình tượng Sư tử - Nghê giới thiệu trong trưng bày này, chú thích là Sư tử tức chỉ linh vật trong hình tướng sư tử, gọi là Nghê khi linh vật mang đặc điểm tạo hình sư tử - chó. Những hình Nghê/ Sư tử được gọi theo nhiều các khác nhau, chú thích sẽ nêu tên gọi chính thống/ phổ biến lên trước, kèm theo các tên dân gian thường gọi khác.

 

13.jpg

 

Hình Sư tử (Nghê/Lân) gắn trên nắp đỉnh trầm. Gốm men rạn.

Thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736).

 

16. Hổ

 

Ở Việt Nam, Hổ được coi là chúa sơn lâm. Bởi vậy, Hổ đã được linh hóa, biểu trưng cho quyền uy và sức mạnh giống như Sư tử. Hổ thường được đặt trấn giữ ở cổng các công trình kiến trúc cổ. Trong điện thờ Mẫu thường có ban thờ Ngũ Hổ, với 5 màu vàng, xanh, trắng, đỏ, đen, tượng trưng cho Ngũ Hành, trấn giữ 5 phương.

 

14.jpg

 

Cặp tượng Hổ. Đá. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 - 18. (Văn Miếu Hưng Yên).

 

17. Voi

 

Voi vốn là linh vật Phật giáo, tượng trưng cho chân lý, trí tuệ và sự kiên định. Đức Phật cũng từng được đầu thai dưới dạng Voi trắng trong giấc mơ của Hoàng hậu Maya. Voi còn là vật cưỡi của Phổ Hiền Bồ Tát. Với ý nghĩa như vậy, voi cũng hiện diện trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, voi còn là linh vật có sức mạnh trấn giữ khi đặt hai bên đường Thần đạo trước lăng mộ hoặc phủ phục trước cổng đền, miếu...

 

15.jpg

 

Voi cõng bình. Gốm men rạn. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18.

 

18. Khỉ

 

Theo Phật thoại, Khỉ là đệ tử rất thành tâm đến với Đức Phật. Ở Việt Nam đã tìm thấy khá nhiều tượng khỉ tại di tích Tháp Chương Sơn (Nam Định), thời Lý. Bộ tượng 3 con khỉ: con che mắt, con bịt miệng, con bịt tai, thể hiện triết lý Tam Không của Phật giáo: không nhìn điều xấu, không nói điều xấu và không nghe điều xấu.

 

16.jpg

 

Tượng Khỉ bịt tai trong bộ tượng "Khỉ Tam Không". Đá. Thời Lý, thế kỷ 11- 13. (Tháp Chương Sơn, Ý Yên, Nam Định).

 

19. Chó

 

Chó là linh vật gần gũi với đời sống tâm linh của người Việt Nam. Người Việt Nam thường tạc chó đá trấn giữ trước cổng nhà hoặc cổng đình, đền, miếu, phủ... để cầu phúc, trừ tà. Chó đá ở nhà dân thường nhỏ, không to lớn như chó đá ở các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Nhiều nơi còn có tục thờ Chó.

 

17.jpg

 

Tượng Chó. Đá. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18.

 

20. Rắn

 

Đối với người Việt, Rắn là biểu tượng của Thần Nước, đại diện cho hai thành tố đối lập tốt và xấu. Tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt có tục thờ Rắn, mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Hình ảnh đôi Rắn quấn nhau là biểu tượng của phồn thực, cội nguồn sinh sôi, sự sống. Mặc dù vậy, Rắn dường như ít xuất hiện trong nghệ thuật tạo hình.

 

Trong văn hóa Champa, Rắn được gọi là Naga, vua của loài rắn, được du nhập vào theo Ấn Độ giáo. Naga là anh em họ và là kẻ thù của Chim thần Garuda. Bởi vậy, Naga thường được thể hiện trong hình thức bị chim Thần Garuda tiêu diệt.

 

18.jpg

 

Tượng rắn đầu người. Gốm men trắng. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

 

21. Hạc

 

Hạc vốn là linh vật của Đạo giáo, tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục,  trường sinh bất tử. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc sử dụng hỗn hợp các hình tượng tôn giáo khá phổ biến. Bởi vậy, Hạc cũng trở thành biểu tượng văn hóa của Phật giáo, Nho giáo... Hạc thường được mô tả đứng chầu trên lưng Rùa hoặc trong đề tài Tiên cưỡi Hạc trên điêu khắc đình làng.

19.jpg

 

Đèn hình Hạc cưỡi Rùa. Đồng. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

 

22. Uyên Ương

 

Theo Phật thoại, Uyên Ương (Vịt) là một trong các hóa thân của Đức Phật. Trong nghệ thuật Việt Nam, Uyên Ương xuất hiện phổ biến trong trang trí kiến trúc cung đình và chùa, tháp thời Lý - Trần (thế kỷ 11 - 14), trong tư thế dang cánh đậu trên các viên ngói bò lợp mái.

 

23. 12 con giáp

 

Ở Việt Nam, 12 con Giáp gồm Chuột (Tí), Trâu (Sửu), Hổ (Dần), Mèo (Mão), Rồng (Thìn), Rắn (Tị), Ngựa (Ngọ), Dê (Mùi), Khỉ (Thân), Gà (Dậu), Chó (Tuất), Lợn (Hợi), tương ứng với 12 chi trong lịch pháp Á Đông, dùng để tính thời gian theo chu kỳ quay của Mặt Trăng. 12 con Giáp còn được dùng để liên kết các yếu tố liên quan đến vận mệnh, cuộc sống con người.

20.jpg

 

Tượng Trâu (Sửu) trong bộ tượng 12 con Giáp. Ngọc. Thời Nguyễn, thế kỷ 19 – 20.

(Sưu tập cổ vật Cung đình triều Nguyễn)

 

Với mỗi linh vật, bên cạnh hiện vật gốc, để đảm bảo kể đầy đủ, khách quan câu chuyện và hành trình lịch sử của chúng, trưng bày còn giới thiệu mở rộng thêm bằng các tài liệu khoa học phụ, hình ảnh, thuyết minh trong màn hình cảm ứng. Ngoài ra, 3 linh vật là Sấu, Tù Ngưu, Nhai Tí, do điều kiện không gian trưng bày, chúng tôi cũng giới thiệu bổ sung trong màn hình cảm ứng này.

 

24. Hình tượng Sấu

 

Sấu, còn gọi là “Sóc” hoặc “Sấu nghê sóc”, xuất hiện trong nghệ thuật Việt Nam bắt đầu từ thời Lý, tồn tại tới thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 - 18). Sấu có đầu Sư tử, đuôi sóc. Ngoại trừ đặc điểm tạo hình và mức độ phổ biến có sự thay đổi theo thời gian, đây là linh vật khá ổn định trong chức năng sử dụng và ý nghĩa biểu tượng, thường được thể hiện trên mặt dốc thành bậc trước cửa chùa, tháp hoặc lăng mộ. Đây cũng là linh vật độc đáo của nghệ thuật Việt Nam, chưa từng thấy xuất hiện trong bất cứ nền nghệ thuật nào trên thế giới.

 

21.jpg

 

Sấu thành bậc. Đá. Thời Trần, thế kỷ 13 – 14. Chùa Phổ Minh, Nam Định.

 

25. Nhai Tí

 

Theo truyền thuyết, Nhai tí là con vật có thân rồng, đầu sói, tính cách cương liệt hung dữ nhưng ngay thẳng, hiếu sát, thích chiến đấu. Vì thế Nhai Tí thường được trang trí ở đốc, chuôi, khâu đao, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh khi chiến đấu.

22.jpg

 

Hình Nhai Tí trang trí trên đốc kiếm. Vàng, kim loại, đá quý. Thời Nguyễn,

thế kỷ 19 – 20. (Sưu tập cổ vật Cung đình triều Nguyễn).

 

26. Tù Ngưu

 

Theo truyền thuyết, Ngưu là linh vật rất ham mê âm nhạc, thích gảy đàn, đạt được nhiều thành tựu về âm nhạc. Vì thế người xưa thường tạo hình Tù Ngưu ở đầu cần các loại đàn cầm.

 

Số lượng linh vật là hiện vật gốc giới thiệu trong trưng bày là 27, bao gồm cả Chuột, Trâu, Dê, Gà, Lợn trong bộ tượng 12 con Giáp. Nếu tính cả 3 linh vật giới thiệu mở rộng trong màn hình cảm ứng thì tổng cộng có 30 linh vật được giới thiệu trong trưng bày chuyên đề “Linh vật Việt Nam”.

 

Ths. Nguyễn Quốc Hữu (Phó Trưởng phòng Trưng bày.

Share this post


Link to post
Share on other sites