hoangnt

Những Mắt Xích Và Giới Hạn Trong Việc Nghiên Cứu Cổ Sử Việt

204 bài viết trong chủ đề này

Linh vật bí ẩn thời Âu Lạc --- Giao Chỉ: Tịch Tà (phần 1)

 

Chúng ta chú ý tới các con linh vật Long Mã, Tịch Tà, Kỳ Lân, sau này xuất hiện cả con tỳ hưu phong thủy, chúng có vẻ tương tự nhau. Tịch Tà là đồ dùng của sĩ tử thời Âu Lạc --- Giao Chỉ, thuộc đồ dùng văn phòng nằm trong tứ bảo như "bút, nghiên, giấy, mực", nó thuộc "bút", đây là một đồ án tích hợp biểu tượng rất độc đáo trong văn hóa Việt. Hình như nhà văn Kim Dung có viết bộ Tịch Tà kiếm phổ thì phải.

 

Như vậy không thể không tìm hiểu về loại cổ vật đặc trưng này khi nghiên cứu lịch sử Văn Lang -> Âu Lạc -> Nam Việt -> Lạc Hồng -> giai đoạn bị Hán đô hộ.

 

Tịch Tà làm giá bút và đèn

Việt Nam, thế kỷ 1-3

11.jpg

10l-Tich-Ta.jpg

 

4.jpg

 

tan-muc-bo-suu-tap-linh-vat-co-quy-gia-n

 

Người cưỡi Tịch Tà

Việt Nam

mg7268.jpg

 

Người cưỡi tịch Tà

Cổ vật thời Hán (không chắn chắn là đồ cổ thật)

3124b9eb5032c5d5c6974356ef4c6281.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh vật bí ẩn thời Âu Lạc --- Giao Chỉ: Tịch Tà (phần 2)

 

Quan sát Tịch Tà: đây là loài linh thú có râu dài và cái hai sừng dê, thân mình đầu hổ, mao ngựa, thân vảy cá sấu, luôn trong tư thế há rộng miệng gầm vang chứng tỏ hổ là biểu tượng chủ chốt, có dạng Tịch Tà không người cưỡi và có người cưỡi. Trong lòng Tịch Tà chứa dầu đậu lạc (đậu phụng) dùng để đốt đèn.

 

Dạng có người cưỡi thì đèn trên đỉnh đầu hoặc trên lòng bàn tay phải, ống cắm bút lông luôn bên trái hoặc trên lòng bàn tay trái. Dạng không có người cưỡi thì vị trí người này chính là cây đèn dựng lên, do vậy người cưỡi tượng trưng người Tây Á, phương Tây đội đèn còn cây đèn tự thân nó tượng trưng phương Đông.

 

Đèn ống bút Tịch Tà

Thời Đông Hán

d18165afefd48d8cd736be945403acdd.jpg
The richly adorned tomb of a warrior from China’s Three Kingdoms period (ca. 220-280 A.D.)

 

Đỉnh đặt tim đèn được bao quanh bởi hình tượng phổ biến là 4 chiếc lá đa, ứng với 4 phương, cho ta biết đây là cổ vật có niên đại kéo dài khoảng từ thời Âu Lạc ... Giao Chỉ. Hình tượng 4 chiếc lá đa này đã có niên đại xa xưa hơn, trình bày trên trống đồng Đông Sơn tượng trưng cho một chùy kim cương.

 

Người cưỡi tịch tà có khuôn mặt người vùng Tây Á... như khuôn mặt được diễn họa trên các cổ vật Điền, Vân Nam thời Âu Lạc.

 

Đèn hình người quỳ

Âu Lạc, khai quật tại Lạch Trường

20130208111242_anh%201.jpg

 

Den-nguoi-quy.jpg

 

010213_thoi-su_van-hoa_den-co9a_dan-viet

 

Một số cây đèn khác trình bày người Giao Chỉ, chứ không phải người Tây Á, mang nét đặc trưng thuần Việt, tay phải giữ cây đèn.

 

Người quỳ nâng đèn

Giao Chỉ

04-nguon-3362014-300a2.jpg

 

Kết hợp lại, cây bút dựng đứng tượng trưng cho phương Tây, còn cây đèn tượng trưng phương Đông ---> Từ đó xác định được linh vật Tịch Tà tọa Nam hướng Bắc -> Hàm ý, linh vật của phương Nam, đừng tranh giành làm gì.

 

Rất khó xảy ra tình cảnh một sĩ phu ở trần đóng khố, ngồi trên chõng tre lại dùng ống bút tuyệt tác Tịch Tà viết... thư pháp được! Lại tất nhiên Sĩ Nhiếp (136-226) không bao giờ có thể được gọi là "Nam Giao Học Tổ", còn sau thời Hai Bà Trưng đến cả thế kỷ -> Hãy cẩn thận, coi chừng bị ăn quả rìu Việt nặng lắm đấy!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh vật bí ẩn thời Âu Lạc --- Giao Chỉ: Tịch Tà (phần 3)

 

Tịch Tà là loài linh thú có chòm râu dài và hai cái sừng dê, thân mình đầu hổ phương Đông, mao ngựa, thân có vảy cá sấu, luôn trong tư thế hùng mạnh đang há rộng miệng gầm vang chứng tỏ hổ là biểu tượng chủ chốt, có dạng Tịch Tà không người cưỡi và có người cưỡi. Trong lòng Tịch Tà chứa dầu đậu lạc (đậu phụng) dùng để đốt đèn. Ý nghĩa mỹ thuật tạo hình kết hợp 4 loại động vật tượng trưng cho 4 phương của Tịch Tà:

 

- Hổ: phương Tây.

- Ngựa: phương Nam.

- Dê: phương Đông.

- Cá sấu: phương Bắc.

 

Cho nên, Tịch Tà mang thuộc tính Thổ, trung cung, điều hòa Ngũ hành.

 

Người cưỡi tịch Tà

Cổ vật thời Đông Hán

Vessel-in-the-shape-of-man-astride-beast

 

Trong đó, con dê phương Đông tượng trưng cho cây đèn dầu lạc, con hổ phương Tây tượng trưng cho ngọn bút dựng đứng. Trong môn phong thủy, tháp Văn Xương dùng bài trí trong căn nhà hoặc vùng miền tượng trưng cho học vấn, phương Tây, đặt nhô cao bên tay phải.

 

Đèn cây tiền tượng con dê

Hán

665d0e54225c68828761e05bcc0c9895.jpg

 

Người đội đèn

Cổ vật Điền, thời Âu Lạc

1206-4.jpg

 

Đèn người quỳ (tóc Bụt ốc, cầm sen búp chưa nở và ngọc nhĩ bôi -> Phật giáo đã biết từ thời Âu Lạc rồi!)

Âu Lạc.

50dda8b6ce9516b67d75afcc3b09e1c5.jpg

 

Tịch Tà có nghĩa là trời về chiều, tức hàm ý hệ mặt trời đã đi vào cung Song Ngư trên vòng Hoàng Đạo, do vậy Tịch Tà là loại linh vật của ban đêm, của tâm linh, cái thấy của tâm linh như Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời, cần phải có ánh sáng của một ngọn đèn tượng trưng cho thần Mặt Trời và trí tuệ của một "ngọn bút kình Thiên" xác định sự tồn tại của Linh hồn như mặt trăng phản chiếu vậy. Đây là linh vật mang tính tiên tri cũng như mang ý nghĩa: "Mặt trời lặn ở phương Nam".

 

Tháp Bút - "Tả Thanh Thiên"

Hà Nội

"Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?."

66858039.jpg

 

Do bản chất Tịch Tà nổi trội là con hổ, phương Tây, hành kim, độ số 4, cung Tốn trên Hà đồ nhưng ở đây tác giả đã dùng 2 chiếc ống giá bút và trụ đèn tượng trưng cho độ số 2, cung Khôn, hành Âm Hỏa, và như trên Tịch Tà hàm ý "Âm", vậy thì chính biểu tượng Tịch Tà chứa đựng mật ngữ chỉ ra sự sai số của hai cung Tốn, Khôn.

 

Siêu mặt trăng

sieu-trang.jpg

 

Ý nghĩa này được khẳng định bởi sự độc lập về hình tượng của giá bút (mặt trăng) và trụ đèn (mặt trời) trong mối quan hệ tổng thể của Tịch Tà. Mặt khác, tim đèn cháy trên đỉnh đầu của người cưỡi tức hành giả điều hòa Ngũ hành trong cơ thể và đã mở được luân xa 7 là đắc đạo trong pháp môn Đạo giáo "Tam hoa tụ đỉnh, Ngũ khí triều nguyên", đồng thời trụ đèn cũng cũng tượng trưng cho Trục vũ trụ.

 

Luân xa 7

1408551343.jpg

 

Đèn Đông Sơn

Hai người yêu nhau, ngọn đèn tượng trưng cho sự hòa hợp của Âm Dương -> cũng kích nội luân xa đạt những xúc cảm vượt ra khỏi khái niệm thông thường và khi thông luân xa 7 thì đạt an lạc vô biên, cảm ứng tới toàn thể vũ trụ

58734997.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Linh vật bí ẩn thời Âu Lạc --- Giao Chỉ: Tịch Tà (phần 4)

 

Liên quan đến cây đèn tuyệt vời Tịch Tà, chúng ta tiếp tục tham khảo một cây đèn đặc biệt khác, đó là cây đèn tượng bò u thời Âu Lạc, cây đèn được dựng sau phía người ngồi ngay trên xương sống lưng của con bò.

 

Đèn tượng bò u dùng treo hoặc đặt để

Thời Âu Lạc

de-cay-den-hinh-bo.gif

 

Tượng bò u là một dấu chỉ văn hóa đặc trưng trên đồ đồng thời Âu Lạc, trên nhiều trống đồng Đông Sơn cũng có hình tượng con bò u này, chẳng hạn như trống Làng Vạc, khai quật tại Nghệ An.

 

Trống Làng Vạc

Nghệ An

images1422793_DSC_1073_copy.jpg

 

Chúng ta cần chú ý, người ngồi trên lưng bò để để tay trái lên trên ngực trái, nơi trái tim, hình như bàn tay cầm một vật hình tròn, hình tượng này kết hợp với chiếc sừng bò hình mặt trăng khuyết, mang ý nghĩa của chữ Tâm: "Một vành trăng khuyết, ba sao giữa trời".

 

"Tâm"

Thư pháp

Tam.jpg

 

Như vậy, con bò hay trâu tượng trưng cho "Tâm", đây cũng chính là luân xa 4 - luân xa tim. Trong dòng tranh dân gian Đông Hồ có bức tranh Chọi Trâu, vùng cao các bộ Văn Lang thì chọi bò, ngoài ý nghĩa Lý học còn mang ý nghĩa cuộc chiến của nội tâm để thăng hoa, giải thoát trong tu luyện Thiền hay Khí công. Trên bức tranh chúng ta chỉ thấy có 3 cái sừng thay vì 4, đây cũng chính tượng trưng cho "3 sao giữa trời".

 

Chọi trâu

 

3841916966_8bbd525392.jpg

 

Lúc này trụ đèn trên xương sống bò nằm ngay tại luân xa 2, luân xa của dục tính, ý nghĩa của cây đèn bò u này chính là dùng ý chí và trí tuệ để chuyển đổi dục tính nhằm thăng hoa, giải thoát. Lúc dòng khí hỏa xà Kundalini vượt qua được luân xa tim 4 thì công phu ngày càng dễ dàng hơn rất nhiều. Nguồn dầu đậu lạc trong thân con bò tượng trưng dòng khí vận động chạy lên trong xương sống trụ đèn.

 

Cũng trên trống đồng Làng Vạc, hình bò u ở thân trống nối mặt trống và chân trống tượng trưng cho "Tâm" - nơi giao hòa Âm Dương, Thiên Địa trong cơ thể con người và muốn giải thoát phải nhờ điều hòa chính "Tâm": Đấy là "Vạn pháp quy tâm" của nhà Phật.

 

Trong nền văn hóa truyền thống Việt Nam, hội chọi trâu ở Ðồ Sơn có từ bao giờ? Tới nay chưa tìm ra chứng cớ hoặc văn bản nào ghi lại nhưng đều khẳng định: hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Ðồ Sơn:

 

Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng Tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng Tám thì về chọi trâu.

 

Tám, tháng, Dương tức Hậu thiên Bát quái, Chín tức cửu cung Hà đồ, ngày, Âm cho ta biết: công thức sẽ được gọi tên là Hậu thiên Bát quái phối Hà đồ. Mặc dù chủ thể nhận tương tác là con người hoặc địa cầu, nhưng tương tác bên ngoài tới địa cầu là một hệ tổ hợp Âm Dương Ngũ hành lớn hơn, Dương.

 

Quán xét một bài thơ đầy chí khí của danh tướng Phạm Ngũ Lão (1255-1320), ông được Thánh nguyên soái Trần Hưng Đạo gả con gái nuôi cho: bài thơ đã thể hiện sự đồng  tâm chiến thắng của toàn dân tộc trong trận chiến chống quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ, tâm khí của dân tộc xông tới tận chòm sao Ngưu (con trâu) trong Nhị thập bát tú trên dãy Ngân hà, trong đó hình tượng mũi giáo tượng trưng cho phương Nam trong đối đãi với các loại vũ khí. Thời Lý Trần, nội dung Tam giáo đồng nguyên cực kỳ phổ biến, trong bài thơ này chòm sao Ngưu tượng trưng cho "tâm", hàm ý thời đại nhà sư cởi áo tu hành để khoác chiến bào, một thời đại anh hùng:

 

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân hùng khí át sao Ngưu,

Làm trai danh phận còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Danh tướng Phạm Ngũ Lão.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites