hoangnt

Những Mắt Xích Và Giới Hạn Trong Việc Nghiên Cứu Cổ Sử Việt

204 bài viết trong chủ đề này

Lần Thứ Ba Thưa Chuyện Với Ông Tạ Chí Đại Trường

 

Lời thưa,

Trên hai số tạp chí Xưa&Nay 377 và 378, đăng hai bài viết của tác giả Tạ Chí Đại Trường phê bình học giả Kim Định cùng những người ủng hộ ông. Tôi có lời thưa lại, gửi tới Xưa&Nay nhưng không được in. Vậy xin nhờ … đăng giúp để rộng đường dư luận về hiện tượng lớn trong văn hóa Việt. Xin chân thành cảm ơn!

Hà Văn Thùy

 

Từng thích thú khi đọc cuốn Sử thời nội chiến của Tạ tiên sinh. Nhưng đọc nhiều bài của ông gần đây trên mạng, tôi cảm thấy buồn về con người mình từng quý trọng. Nơi những bài viết đó, xen với một số ý kiến nghe được lại là những lời xỏ xiên cạnh khóe không xứng với phẩm giá sử gia. Chính vì vậy khi thấy giọng khinh bạc của ông trong “Sử Việt đọc vài quyển” trên BBCOnline ngày 11.5.2005, với những lời mai mỉa sâu cay Giáo sư Kim Định, tôi buộc phải thưa chuyện với ông bằng bài Trao đổi lại với ông Tạ Chí Đại Trường (18/9/2007). Nhưng rồi chỉ hơn năm sau, khi đọc bài Về “huyền sử gia” Kim Định và các chi, bàng phái “huyền sử học” Việt Nam, (1) tôi lại phải viết bài thứ hai, Thưa chuyện với sử gia Tạ Chí Đại Trường. Nay, trên hai số liền của tạp chí Xưa&Nay, lại gặp những ý tưởng cũ rích nhàm chán của ông dưới nhan đề Về "huyền sử gia" Kim Định "huyền sử học" Việt Nam. (377) và Ảnh hưởng của Kim Định đối với các học giả trước kia và hiện nay (378), tôi không thể không lên tiếng. Không thể bởi lẽ lần đầu tiên, tư tưởng của Kim Định được đưa ra mổ xẻ (chính xác là vùi dập) trên một tạp chí chính thức của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bất quá tam, người xưa nói. Thưa chuyện với ông lần thứ ba chính là tôi muốn nói với độc giả trong nước vì rất nhiều người chưa hiểu về Kim Định. Nếu bài viết này được đăng thì đây là cơ hội vàng để lần đầu tiên, sau 36 năm đất nước thu về một mối, tiếng nói bảo vệ phát kiến lớn nhất về văn hóa dân tộc Việt được công khai cất lên.
*
Như vậy là sau sáu năm, từ bài giới thiệu “Sử Việt đọc vài quyển” trên BBCOnline, cả giọng điệu lẫn chứng cứ phản bác Giáo sư Kim Định của ông Tạ Chí Đại Trường đều không mới, vẫn là giọng của người ngồi lê đôi mách đầy cảm tính, không hề có chuẩn mực khoa học tối thiểu. Nhưng xuyên qua mớ lời lẽ rông dài rối rắm đó, tôi thấy ông phê phán Kim Định trên hai mặt: phương pháp luận và nội dung học thuyết Việt nho.
Xin hầu chuyện ông về cả hai phương diện này.

 

I. Về phương pháp luận của Kim Định

 

Bằng giọng diễu cợt: "huyền sử gia" Kim Định "huyền sử học"Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường ám chỉ phương pháp luận giải mã huyền thoại của học giả Kim Định. Nhưng xin thưa, phương pháp đó chẳng phải do Kim Đinh đặt ra mà đã có từ xưa. Con người khôn ngoan nhận ra rằng, không phải là lịch sử nhưng huyền thoại, truyền thuyết là ký ức của cộng đồng dân cư về sự kiện quan trọng từng xảy ra trong quá khứ. Có nghĩa là những sự kiện lớn xảy ra trong quá khứ, được ghi trong ký ức cộng đồng rồi dần dà được mã hóa thành những truyền thuyết, huyền thoại. Từ nhận thức đó, nhiều người đi sâu giải mã trước hết là những huyền thoại lớn. Nhờ vậy, nhiều sự kiện từ xa xưa được sáng tỏ. Thành công hơn cả là những người giải thích Cựu ước. Từ câu chuyện về Noah, người ta lần ra trận đại hồng thủy 7500 năm trước. Từ truyền thuyết về ngôi Sao Hôm trong ngày Chúa ra đời, người ta tính ra, chúa Giesu được sinh vào một ngày mùa hè tháng Sáu. Cũng từ truyền thuyết trong Cựu ước, người ta viết cả cuốn sách về cội nguồn các sắc dân Trung Đông và Bắc Phi. Trước Kim Định, nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ Edgar Cayce phát hiện nhiều điều bằng giải mã huyền thoại. Sau Kim Định 30 năm, Stephen Oppenheimer, trong cuốn Địa đàng ở phương Đông, nhờ giải mã huyền thoại “các nhà thông thái từ phương Đông tới” đã phát hiện rằng, trong đại hồng thủy, người Đông Nam Á mang giống cây trồng, vật nuôi cùng tư tưởng về nông nghiệp tới Cận Đông. Từ liên hệ giữa chuyện anh em Cain và Abel trong kinh thánh với truyền thuyết anh em Manup và Culabôp vùng hải đảo Đông Nam Á, ông phát hiện ảnh hưởng của văn hóa Viễn Đông tới thế giới Arập…

 

Ai đọc Kim Định sẽ thấy, ban đầu khi lập thuyết, ông dựa vào sử Trung Hoa của Vương Đồng Linh và Chu Cốc Thành: thoạt kỳ thủy, người Hoa, Việt, Thái, Mông… sống ở phía nam dải Thiên Sơn. Người Việt theo nguồn sông Dương Tử xuống đồng bằng Hoa Nam, lên Hoa Bắc, chiếm cả 18 tỉnh của Trung Hoa, xây dựng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển. Người Hoa do lối sống du mục nên nấn ná tại vùng thảo nguyên Thanh Hải, sau đó vào chiếm đất cùa người Việt, dựng vương triều Hoàng đế. Ông cũng sử dụng một số tư liệu khảo cố ít ỏi thời đó nói lên mối liên quan của đồ gốm Ngưỡng Thiều và gốm Hòa Bình. Chính những gợi ý từ lịch sử và khảo cổ này cho ông ý tưởng: Một khi người Việt nông nghiệp đã sống hàng vạn năm trên đất Trung Hoa, sau đó đất ấy bị chiếm bởi những bộ lạc du mục rồi từ những bộ lạc du mục, người Hoa trở thành dân nông nghiệp, sở hữu nền văn hóa nông nghiệp phát triển; đến nay, văn hóa Hoa Hạ vẫn mang dấu ấn văn hóa Việt… Vậy thì cái văn hóa gốc ấy phải của người Việt! Trong khi tất cả mọi người tùy thời, cho rằng Việt học Hoa, Việt được Hoa khai hóa, thì bằng linh cảm thần thánh, Kim Định nghĩ ngược lại: chính Hoa học từ Việt! Ông đã tìm thấy chứng cứ cho ý tưởng của mình ở kinh Thư, kinh Thi, trong Khổng Tử nhưng chưa đủ. Vì vậy, theo bước người đi trước, ông tìm trong huyền thoại. (2)

 

Không phải mọi giải mã truyền thuyết của Kim Định đều thành công. Không thiếu trường hợp khi hăng hái quá đà, ông trở thành tư biện, dẫn tới sai lầm. Loa thành đồ thuyết (3) là một thí dụ. Quá say với phương pháp của mình, ông đã viết cả cuốn sách giảng giải về thành Cổ Loa chín vòng, hình trôn ốc là biểu trưng tuyệt vời của văn hóa Việt. Khi khảo cổ học phát hiện thành chỉ có hai vòng do An Dương vương xây, còn vòng thứ ba do Mã Viện đắp, hóa ra không những không có chín vòng thành mà chả làm gì có cái thành hình trôn ốc vì con người sống, đánh trận thế nào trong cái thành quái đản như vậy?!

 

Việc giải mã huyền thoại thành công hay thất bại tùy thuộc tài năng người sử dụng, nhưng bản thân phương pháp này tồn tại khách quan, như một công cụ để con người tìm hiểu quá khứ. Có thể phê phán Kim Định khi ông diễn giải sai lầm truyền thuyết cụ thể nào đó nhưng không thể phủ nhận rằng, chính nhờ công cụ này, ông đã phát hiện ra gia tài vĩ đại của tộc Việt là nền minh triết Việt nho, đó là phát kiến lớn nhất về văn hóa Việt!

 

II. Về thuyết Việt nho

 

Nói một cách đại lược, thuyết Việt nho cho rằng, thoạt kỳ thủy, người Việt nông nghiệp đã sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp minh triết và nhân bản, được gọi là Nguyên nho hay Việt nho. Việt nho được các thánh hiền người Việt đúc kết trong kinh Thư, kinh Thi, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc. Khi chiếm đất Việt, người Hoa Hạ chiếm luôn làm của riêng. Nếu Khổng nho còn giữ được ít nhiều cái gốc nhân bản Việt nho thì Hán nho, Tống, Minh, Thanh nho dã làm sa đọa Việt nho để phục vụ vương triều.

 

Cái quan trọng nhất trong ý tưởng của Kim Định là ông xác quyết: tộc Việt đã xây nền văn hóa minh triết nhân bản rồi người Hoa chiếm đoạt và học theo. Ông kiên quyết đòi lại chủ quyền văn hóa cho tộc Việt.

 

Những năm Bảy mươi thế kỷ trước, trong bối cảnh tầng lớp trí thức tinh hoa Việt vẫn học theo học giả phương Tây cho rằng các làn sóng văn minh được truyền từ châu Âu sang Trung Hoa, Ấn Độ rồi từ đây xuống Đông Nam Á thì những ý tưởng mà Kim Định đưa ra chẳng khác nào chuyện khôi hài, là sự báng bổ lương tri! Đúng như ông Tạ Chí Đại Trường nhận xét, nhiều người im lặng cười khinh vì không thèm chấp! Người phản bác Kim Định kịch liệt nhất có lẽ là nhà văn Bình Nguyên Lộc. Có thể nói, trong cuốn Nguồn gốc Mã Lai của người Việt Nam, Kim Định trở thành bung xung để tác giả phỉ báng! Ông không trả lời Bình Nguyên Lộc trực tiếp mà đã viết cuốn “Vấn Đề Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam” (Nguồn Sáng 1973) để làm sáng tỏ vấn đề.

 

Bốn chục năm đi qua, thời gian làm rõ nhiều chuyện: không phải người Việt Nam có nguồn gốc Mã Lai mà ngược lại, người Mã có nguồn gốc Việt! Nhưng kỳ diệu nhất là, mỗi bước đi của nó là một chứng minh cho sự đúng đắn của thuyết Việt nho. Ngay trước thềm thế kỷ XXI, khoa học tìm ra gốc gác duy nhất châu Phi của nhân loại. Tiếp đó, xác định con đường ven biển Ấn Độ đã đưa người tiền sử tới Việt Nam rồi từ Việt Nam, người Việt cổ đi lên khai phá Trung Quốc. Khoảng 20.000 năm trước, người Hòa Bình đã đưa công cụ Đá Mới lên Trung Hoa và chậm nhất, 12000 năm trước, đưa cây lúa tới đồng bằng sông Dương Tử… Di truyền học cũng giúp ta phát hiện rằng, những bộ lạc xâm lăng Bách Việt 2600 năm TCN không phải người Hán mà là người Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid). Chỉ khi vào Trung Nguyên, họ hòa huyết với người Việt, mới sinh ra người Hoa Hạ, thuộc chủng Mongoloid phương Nam (South Mongoloid), tổ tiên của người Hán. Là con lai của tộc Việt, sống trên đất đai và văn hóa Việt, người Hoa đã học nghề nông, tiếng nói, chữ viết cùng văn hóa Việt để xây dựng các vương triều Trung Hoa… Từ thành tựu mới nhất của khoa học nhân loại soi vào tiền sử Á Đông, ta biết rằng, suốt hơn 2000 năm, bên cạnh các vương triều Trung Hoa, vẫn tồn tại những nhà nước hùng mạnh của người Việt: Ba, Thục phía tây; Ngô, Việt, Sở phía đông; Văn Lang phía nam. Những quốc gia Việt này có nền kinh tế và văn hóa rất phát triển để sản xuất ra tượng đồng Ba Thục, kiếm Việt, trống đồng Văn Lang… Tần Thủy hoàng thôn tính các quốc gia Việt, lập nên nhà Tần, thực chất là việc sáp nhập đất đai, dân cư cùng văn hóa Việt vào đế chế Tần. Đất nước Trung Hoa được xây dựng chủ yếu trên cơ sở con người cùng văn hóa Việt! Như vậy, thực tế lịch sử đã đi xa hơn dự cảm dù là thiên tài của Kim Định!

 

Đi vào cụ thể, đến nay nhiều tác giả như Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Thiếu Dũng, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Hà Hưng Quốc (USA)… chứng minh một cách không thể phản bác rằng, sách Dịch là sản phẩm của Việt tộc. Chỉ cần đưa ra lẽ đơn giản: truyền thuyết Trung Hoa nói Phục Hy là tổ của họ, sống khoảng 4480-4369 TCN và làm ra Dịch. Trước đây chưa hiểu gốc gác người Hoa nên chúng ta chưa thể tranh biện về điều này. Nhưng nay, xác định được rằng, người Hoa là con lai của tộc Việt với người Mông Cổ, ra đời khoảng 2600 năm TCN. Vậy, khi nói Phục Hy làm Dịch thì có nghĩa là Dịch xuất hiện 1700 năm trước khi người Hoa ra đời! Không chỉ sách Dịch mà ngay cả ngôn ngữ người Trung Hoa đang dùng cũng là sản phẩm của tộc Việt! (4)

 

Đánh giá cống hiến của Kim Định

 

Do nắm bắt một cách hệ thống tri thức khảo cổ học, cổ nhân chủng học, ngôn ngữ, văn hóa học, kết hợp với những khám phá mới về di truyền học dân cư Đông Á, tôi đã xác định được cội nguồn người Việt, người Hoa, người Nhật, người Hàn, người Ấn… Từ đó, bằng những chứng cứ khoa học không thể phản bác, khẳng định người Việt sáng tạo nền văn hóa nông nghiệp phương Đông rồi trên cái nền ấy, người Hoa Hạ học theo để xây dựng văn hóa Trung Hoa. Chẳng có gì huyền bí cả vì đó là kết quả của khảo cứu khoa học. Nếu hôm nay tôi không làm thì sớm muộn gì cũng có người khác tìm ra!

 

Nhưng điều mà tôi và không ai khác làm nổi là khám phá đặc điểm của nền văn hóa nông nghiệp Việt tộc. Một phát kiến thực sự vĩ đại mà duy nhất thiên tài Kim Định làm được! Nó quá lớn lao tới độ sau nửa thế kỷ, nhiều người vẫn còn ngỡ ngàng. Trong sự pha trộn, đa tạp của Khổng nho, Hán nho, Tống nho rồi Minh, Thanh nho… ông chỉ ra nền văn hóa Việt cội nguồn minh triết và nhân bản với bốn yếu tố:

 

1. Quan niệm về vũ trụ tham thiên lưỡng địa.

 

“Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”: Âm và Dương đó là đạo! Đạo ấy là bản thể và sự vận hành của vũ trụ. Đúng là Âm và Dương tạo ra đạo. Nhưng cái “đạo” đang lưu hành trong vũ trụ là bao nhiêu Âm cùng với bao nhiêu Dương? Nếu là cân bằng tĩnh một Âm (-1) + một Dương (+1) thì vũ trụ triệt tiêu, không tồn tại! Trên thực tế, vũ trụ vận hành theo chiều hướng đi lên, tích cực, có nghĩa là Dương chiếm ưu thế. Nhưng ưu thế tới mức nào? Người phương Đông khôn ngoan đã nhận ra Âm và Dương vận động hòa hợp trong phạm vi con số 5: Dương + Âm = 5 = con số vũ trụ! Nhưng vấn đề đặt ra là, trong con số vũ trụ đó, Dương bao nhiêu và Âm bao nhiêu? Chỉ có 2 đáp án: hoặc Dương 4, Âm 1 hoặc Dương 3, Âm 2! Đó là hai cách lựa chọn của con người cho sự phát triển. Minh triết phương Đông nhận ra 3 Dương + 2 Âm là con số vàng của vận hành vũ trụ. Cuộc sống là đi lên, là tăng trưởng, là Dương nhưng trong đó phần của Dương, của Trời là 3 còn giành cho Đất, cho Mẹ 2 phần sẽ đạt tới sự hài hòa cao nhất. Nhận thức ra bí mật lớn này của vũ trụ nhưng phương Đông không cứng nhắc nói “tam thiên nhị địa” mà ghi nhận theo minh triết “tham thiên lưỡng địa”: đúng là 3/2 đấy nhưng không phải là tương quan toán học cố định mà là tương quan biện chứng: lúc 3 nhưng có khi du di lớn hoặc nhỏ hơn 3 chút ít, đảm bảo sự năng động của phát triển.

 

Quan niệm như vậy của phương Đông khác hẳn quan niệm phương Tây. Vốn từ những người săn bắt hái lượm trọng động, chuyển sang du mục cũng trọng động, phương Tây quan niệm về một phương thức sống năng động, triệt để khai thác thiên nhiên cùng cạnh tranh với những bộ lạc khác. Trong con mắt của người phương Tây, vũ trụ cũng như cuộc sống vận hành theo tỷ lệ Dương 4 Âm 1. Đó là sự phát triển nóng, dẫn tới Dương cực thịnh, Âm cực suy, cuối cùng là phá vỡ cân bằng của thiên nhiên, của xã hội, gây ra thảm họa cho con người.

 

2. Quan niệm nhân sinh: Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh.

 

Từ văn hóa nông nghiệp lúa nước quán chiếu nhân sinh cùng vũ trụ, người phương Đông thấy rằng, vũ trụ hợp thành từ 3 yếu tố: Thiên, Địa và Nhân, trong đó con người là trung tâm của mối quan hệ này! Là chủ thể của vũ trụ, con người giữ quan hệ thái hòa với thiên nhiên vũ trụ cũng như với đồng loại. Và một khi con người đã Nhân chủ, Thái hòa như vậy thì đó là con người Tâm linh, cảm thông, linh ứng với những thế giới siêu nhiên khác.

 

3. Đạo Việt an vi.

 

Để sống được trong mối quan hệ như vậy với vũ trụ và đồng loại, con người cần thi hành đạo An vi. Trái với hữu vi là mọi hoạt động đều vì mối lợi nên tranh giành, chiếm đoạt. Trái với vô vi bị động, tiêu cực không ước mơ, không ham muốn, bàng quan, lánh đời… An vi là đạo sống tích cực hết lòng nhưng không phải do thôi thúc từ tư lợi mà do sự cần thiết của lợi ích chung. Trong khi phương Tây làm việc và sáng tạo vì lợi ích cá nhân thì phương Đông cũng làm việc, sáng tạo hết mình vì lợi ích chung trong sự đam mê của niềm vui và danh dự.

 

4. Bình sản

 

Ba hạt nhân trên sở dĩ tồn tại được là do đứng trên cơ chế bình sản. Đó là cơ chế đảm bảo sự công bằng nhất định trong phân chia thu nhập của cộng đồng. Không hề là chủ nghĩa bình quân vì không có ai toàn quyền phân phối của cải mà là bình sản nhằm đạt tới sự công bằng tương đối về tài sản. Trong ký ức phương Đông còn ghi lại cách phân chia tài sản thời cổ, đó là tỉnh điền: Cộng đồng chung tay vỡ khu ruộng, người ta cố làm cho khu ruộng vuông vức, sau đó chia làm 9 phần đều nhau. Tám gia đình cày cấy 8 phần xung quanh đồng thời chung tay chăm sóc phần ruộng ở giữa, gọi tỉnh điền. Phần thu hoạch từ “tỉnh điền” được nộp vua. Sau này, cơ chế bình sản được chuyển sang hình thức công điền. Đến trước năm 1945 ở Việt Nam vẫn còn 20% công điền, ba năm một lần làng chia cho người nghèo cày cấy.

 

Bốn yếu tố kể trên là những đặc tính của văn hóa Việt cổ mà tôi gọi là hạt nhân minh triết, được hình thành từ xa xưa, rồi bị phiêu dạt, chôn vùi qua biến động lịch sử, hầu như mất dạng. Chính vì vậy, khai quật ra điều này là phát kiến lớn nhất của văn hóa Việt.

 

Không chỉ vậy, trong cuộc đời mình, Kim Định cho in 45 cuốn sách với hơn 8000 trang. Đó là cả một rừng chữ. Chưa mấy ai đi hết rừng chữ ấy và cũng chưa có ai dám nói là hiểu hết những gì Kim Định đề xuất nhưng có thể thấy trong đó định nghĩa khác về triết học để nêu bật vai trò quan trọng của minh triết phương Đông với văn hóa nhân loại. Cũng tìm được trong đó một nguyên lý giáo dục vừa khoa học vừa nhân bản được đề xuất nhằm phục hưng nền giáo dục đang sa đọa. Ở đó còn một đường lối xây dựng văn hóa cho nước Việt từ những phát kiến sâu thẳm của văn hóa cội nguồn. Ông cũng vạch ra mối tương quan văn hóa Đông Tây, sự khác biệt giữa du mục và nông nghiệp để tìm ra con đường đi tới của nhân loại… Điều chắc chắn, đó là kết quả của tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc chân thành và trí tuệ siêu việt. Gần như suốt cuộc đời, Kim Định sống giữa hai làn đạn. Năm 45, do viết cuốn sách phê bình chủ nghĩa Mác, ông bị truy đuổi. Những năm sau này, là linh mục nhưng quá đề cao tinh thần dân tộc, ông không được lòng bề trên. Kết quả là, mười năm cuối đời (1987-1997), ông sống tại một nhà tu nước Mỹ, trong cô đơn và bị kiểm soát gắt gao. Học trò muốn gặp ông phải giả xin xưng tội để hỏi thêm về triết lý, trong sự chứng kiến của người giám sát.

 

Lúc bị đột trụy, bất tỉnh, máy tính của ông bị mất trong đó có chứa hơn mười tác phẩm đã viết xong hay chưa hoàn tất để chờ xuất bản. Tới nay không ai biết máy tính đó đã đi đâu. Thật là một mất mát lớn lao cho văn hóa Việt !

 

Nhân cách và cống hiến của ông đáng để cho chúng ta kính trọng.

 

Có thể bình luận về phương pháp luận cũng như chủ thuyết của Kim Định, nhưng khi truy nguyên động cơ của ông để phê phán thì Tạ Chí Đại Trường đã sa vào suy đoán ngoài khoa học:

 

“Có thể nói lí thuyết Kim Định bắt nguồn từ ý tưởng bốc đồng huênh hoang của nhà chính trị trong thời gian mất nước vào tay người Pháp, cụ thể là của triết gia chính trị Lý Đông A/Nguyễn Ngọc (Hữu?) Thanh, Thư kí trưởng đảng Đại Việt Duy dân. Mất nước, người ta tưởng tượng ra một nước Việt Nam thời độc lập huy hoàng, to rộng…” “Lý Đông A mơ ước đến một Đại Bách Việt/Hồng Việt, một Đại Nam Hải…chỉ vì có quá khứ huy hoàng của một thời “văn hóa Môn””…

 

Không, ý tưởng của những nhà yêu nước như Lý Đông A, Nguyễn Hữu Thanh, Trương Tử Anh… không hề là “bốc đồng”, mà nó phản ánh tâm thức của cả một dân tộc nô lệ tìm sức mạnh từ quá khứ cho công cuộc giải phóng. Cũng không hề “huênh hoang” vì tâm linh mách bảo rằng tộc Việt từng có quá khứ huy hoàng. Thời gian chứng tỏ các vị đã đúng vì giang sơn huy hoàng Bách Việt là có thật! Không chỉ các vị mà đó còn là ý nguyện sâu thẳm của nhiều thế hệ Việt. Thậm chí ngày nay, tại Đài Loan, Quảng Đông vẫn còn người gốc Việt mơ ước về một liên bang Bách Việt! Mỉa mai, báng bổ những vị tiên liệt từng hy sinh cuộc đời vì lý tưởng giải phóng dân tộc, ông Tạ Chí Đại Trường không chỉ thiếu một tấm lòng!

 

Năm năm sau lần trao đổi đầu tiên với Tạ tiên sinh, tôi đã ngược thời gian, đi chặng đường dài về nguồn cội với ba cuốn sách Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (Văn học, 2006), Hành trình tìm lại cội nguồn (Văn học, 2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (Văn học, 2011). Chẳng biết có phải là kẻ “dân tộc cực đoan” không, nhưng chắc chắn rằng trong hai cuốn đầu, tôi đã phục dựng thành công lâu đài nguy nga kỳ vĩ của cội nguồn và văn hóa Việt. Còn cuốn thứ ba, là những bậc - cấp - khoa - học vững chãi để khi lên đó, người đọc tin rằng không phải “lâu đài cất bằng hơi nước.” Hơn thế nữa, nó cung cấp phương pháp luận mới, góp phần làm lại nền khoa học xã hội nhân văn tiền - di truyền học (pre-genetics) đang lạc hậu và lạc đường thê thảm!

 

Trên mỗi bước đi, tôi đều thấy bóng dáng lồng lộng của triết gia Kim Định trong tư cách người chỉ đường thông tuệ, có lòng yêu dân tộc vô hạn. Vậy mà buồn thay, suốt từng ấy ngày tháng, có người kiên trì phản bác ông vẫn bằng giọng ngồi lê đôi mách vô sở cứ! Jared Diamond, Giáo sư Đại học California, tác giả những cuốn sách lừng lẫy Súng, thép và vi trùng; Loài tinh tinh thứ ba và Sụp đổ từng nói câu đáng suy ngẫm: “Giờ không còn là lúc chơi với những hòn đá, những mẩu xương được nữa. Mọi phát hiện về con người nếu không được di truyền học kiểm chứng đều không đáng tin.” Khổng Tử dạy: “Bất độc thư vô dĩ ngôn.” Là nhà hiển-sử học, lạc vào cõi mênh mông của văn hóa-triết học thời tiền sử, trong tay không có đá, không có xương mà cũng chẳng có ADN, hỏi Tạ tiên sinh có gì để nói?!

 

Cũng như hai lần trước, lần thưa chuyện cuối cùng này tôi không hy vọng sử gia có lời để trả. Dù biết là khoa học luôn phủ định thì với tầm mức trí tuệ nhân loại hiện nay, người có thể phản bác những luận cứ của tôi chỉ ra đời khi nào một khoa học công nghệ mới xuất hiện, lật ngược di truyền học hiện đại, chứng minh được rằng: không phải loài người Homo sapiens được sinh ra trước nhất tại châu Phi. Người tiền sử không theo ven biển Ấn Độ tới Việt Nam và người Việt Nam không có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất, có nghĩa là cổ nhất Đông Á! Nhưng liệu có không một ngày như thế?!

 

Nói công bằng, trong bản văn công bố lần này, ông Tạ Chí Đại Trường có điều mới và đúng: người ủng hộ triết gia Kim Định ngày càng nhiều! Không chỉ những học trò Kim Định ở Anh, Mỹ, Úc lập Hội An Việt, in sách vở, dựng đài phát thanh quảng bá ông mà con em những người miền Nam xưa “im lặng cười khinh” cũng tìm học. Và lạ lùng hơn là người Hà Nội. Trước Bảy Lăm, miền Bắc hầu như không biết tới Kim Định. Sau đó thì sách của ông bị cấm. Nhưng, như Tagore nói: “Tư tưởng đi nhanh như gió. Gió qua biên giới không cần giấy thông hành”, xa lộ thông tin mang tư tưởng ông tới tận cùng ngõ ngách. Người Hà Nội với chiều sâu ngàn năm văn hiến vốn thâm trầm, không dễ tin. Nhưng khi thấy những “hạt nhân hợp lý” từ Kim Định, họ đã hưởng ứng. Và không như người đọc miền Nam nửa thế kỷ trước, bơ vơ ngơ ngác trước phát kiến mới lạ, rồi bị đám học phiệt bảo thủ làm rối trí. Hôm nay người Hà Nội tiếp nhận Kim Định trong bối cảnh học thuyết Việt nho đang tỏa sáng rực rỡ. Nếu thực sự khách quan, thực sự cầu thị, trước khi viết tiếp những lời phỉ báng, ông Tạ Chí Đại Trường nên bắt chước người Mỹ đặt câu hỏi “Why? Vì sao vậy? Vì sao ông càng rủa xả, người theo Kim Định càng nhiều?!”

 

Ngày 5 tháng Năm 2011

HVT
Tài liệu:
1 http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=493
2.     Kim Định. Việt lý tố nguyên. An Tiêm Sài Gòn, 1970.
3.     Kim Định. Loa thành đồ thuyết. Thanh Bình Sài Gòn, 1973.
4.     Hà Văn Thùy. Tìm cội nguồn qua di truyền học. Văn học, 2011

 

Tôi ghi chú:

 

- Quan niệm "Tham Thiên Lưỡng Địa" được phân tích nhưng không rõ cơ sở nào! Trong khi đó nền tảng là học thuyết Âm Dương Ngũ Hành (chưa kể sự kết hợp với các khái niệm khác nữa tron tôn giáo cổ Văn Lang) và công thức tổng hợp Hà đồ - Lạc thư.

 

- Đạo Việt chủ đạo đã có từ thời Văn Lang, không chỉ là Nho (Nhân) giáo, do vậy chỉ Nho giáo là chưa đầy đủ chẳng hạn còn có đạo Mẫu, đạo Tiên, Thần đạo, đạo Tổ Tông. Điều này dẫn đến hệ quả xây dựng Đạo Việt An Vi là chưa thuyết phục.

 

- Tuyên ngôn : "Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh" là những cấu trúc của nền văn hóa cổ Văn Lang, tự thân nó vẫn đang tồn tại ở Văn Lang (nay) và cả toàn thế giới, tuy nhiên do những vấn đề đặt ra ở những mục trên cho nên cần phải xem xét và nghiên cứu thêm. Do chưa thấu triệt học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và nền tảng của các đạo khác thời Văn Lang cho nên, chưa có phương pháp tu luyện để đạt trạng thái "giải phóng" - một trạng thái siêu linh vượt ra khỏi cảm xúc thông thường nhưng vẫn trên nền tảng của cấu trúc vật lý con người.

 

- Tâm linh: đây là cái rất hay, tuy nhiên tâm linh đã là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi nói về Đạo rồi.

 

- Bình sản: vấn đề này là do mục đích và quản trị tầm quốc gia, chẳng hạn tài sản quốc gia sẽ được đầu tư đúng và chính xác vào những công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở cực kỳ cần thiết, thì tự thân trong nó đã mang ý nghĩa "công sản" tức bình sản chung cho nhân dân.

 

- Đã không phân tích chuyên sâu hơn nữa về nội dung ý nghĩa của bảng "Cửu Trù Hồng Phạm" đã có từ thời Hạ Vũ (khoảng 2250 TCN) trở về trước, bởi qua nó người xưa đã đặt mục tiêu quản trị quốc gia đem lại hạnh phúc cho con người rồi.

 

-...
 

Tuy nhiên, xét cho cùng thì những cái ta đang nhận thức và khám phá lại, không phải sáng tạo, đã được người xưa xây dựng trên 5.000 năm trước rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc kiếm ngắn Đông Sơn mang dư ảnh Hai Bà Trưng
Nguyễn Việt

 

 

1- Tượng nam và tượng nữ trên cán dao găm Đông Sơn và phân bố của chúng

 

Từ lâu tôi đã chú ý đến những tượng nữ trên cán dao găm Đông Sơn. Việc phân biệt tượng nam hay nữ trên cán dao găm Đông Sơn đã từng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm thảo luận[1], nay nhờ tư liệu phong phú, có thể xác định chúng khá đơn giản và rõ ràng. Trước hết có thể nhận thấy hai loại hình tiêu biểu nhất trong số những tượng phát hiện trong context khảo cổ hoặc của những sưu tập sớm có độ tin cậy cao : những tượng nữ khai quật ở Làng Vạc (Nghệ An), Núi Nưa (Thanh Hoá) và tượng nam ở Núi Đèo (Thuỷ Nguyên), Quả Cảm (Bắc Ninh), Đông Sơn (Thanh Hoá)[2] những tượng trong sưu tập d’Argence hiện trưng bày tại Bảo tàng lịch sử và hai tượng trên cán dao Đông Sơn khai quật được ở nam Trung Quốc[3]. Sự khác biệt của hai nhóm tượng này thể hiện khá rõ và mang tính địa phương. Những tượng Làng Vạc và Núi Nưa thể hiện lối trang phục kín khắp người (áo váy) với thắt lưng dày trên phần eo luôn buông dài tận chân có tua núm và các vòng hạt chuỗi đeo nhiều tầng ở cổ. Các nhà nghiên cứu đều dễ thống nhất đó là đặc trưng tượng nữ, cho dù kiểu đầu tóc ở các tượng có ít nhiều thay đổi. Ở nhóm tượng còn lại, đặc trưng nổi bật nhất là ở trần (hở hai núm vú dẹt) và đóng khố ngắn có tua. Các khố này được trang trí hoa văn và tạo thành hai bản dẹt hình thang phía trước và sau bộ phận sinh dục. Đây là bằng chứng thuyết phục của tượng nam. Từ những tiêu chuẩn này chúng ta có thể nhận ra thêm những đặc điểm trang sức của nam và nữ thời Đông Sơn : ví dụ nữ đeo nhiều vòng chuỗi, khuyên tai, vòng cổ tay lớn và đơn giản trong khi tượng nam đeo khuyên tai gối quạ (Quả Cảm, Hồ Nam...), vòng đeo ở cánh tay... Cũng với những đặc trưng nhận biết này ta có thể nhận ra những tượng „lạ“ được làm không phải theo phong cách Đông Sơn.

 

Hai nhóm tượng trên thực chất là hai khối tư duy tôn vinh nam nữ có chủ đích. Kiểu thể hiện khá ổn định với hai cánh tay cong khuỳnh chống nạnh đối xứng tạo độ cầm đày tay cho một cán dao găm. Đa phần tượng nữ phát hiện được ở vùng sông Mã, sông Cả là nơi chế độ mẫu hệ còn bảo lưu rất lâu về sau này. Chúng ta đều biết, sự lan toả của chế độ phụ hệ trong lịch sử Việt Nam có chiều hướng từ phía bắc xuống phía nam. Khối các dân tộc tàn dư hoặc chịu ảnh hưởng của văn hoá Chăm ở miền Trung nước ta cho đến hiện nay vẫn còn chứa đậm nhiều nét bảo lưu của chế độ mẫu hệ. Việc phổ biến cán dao găm tượng nữ ở vùng Nghệ An, Thanh Hoá chứng tỏ chế độ mẫu hệ trong khoảng trước thế kỷ 3 sau Công nguyên còn rất phổ biến tại đây. Ngược lại, vùng phân bố của các tượng nam tập trung ở phía bắc, tức lưu vực sông Hồng (Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh...) phản ánh hiện tượng chế độ phụ hệ có thể đã xác lập phổ biến. Vùng sông Mã được coi như vùng đan xen với sự tồn tại cả hai loại hình với ưu thế trội thuộc về các tượng nữ. Gần đây có một số thông tin phát hiện tượng nam ở vùng Làng Vạc. Điều này, nếu đúng, cũng không lấn át được tính ngự trị của các tượng nữ ở vùng này.

 

2- Tượng đôi trên cán dao găm, một số phát hiện ngẫu nhiên

 

Trong khai quật khảo cổ học chính thức chúng ta chưa từng phát hiện được những tượng đôi trên cán dao găm. Tuy nhiên, trong một số trưng bày và công bố gần đây ở trong và ngoài nước, xuất hiện một số tượng đôi thể hiện trên cán dao găm Đông Sơn.

 

Nhóm nhiều tượng đôi nhất thuộc về sưu tập của Nguyễn Đại Dương trưng bày tại nhà hàng Trống Đông Sơn. Tôi đã có may mắn được nghiên cứu trực tiếp ba tượng đôi thuộc sưu tập này. Theo tôi, chỉ có chiếc dao găm có tượng hai người ngồi trên vai nhau là đáng chú ý. Chiếc dao găm này được người sưu tầm đầu tiên (Nguyễn Đại Dương là người mua lại về sau) cho biết có nguồn gốc Nghệ An (Làng Vạc ?) (hình).

 

IMG_0160Haiba2.jpg

Cụm tượng này thể hiện hai người công kênh nhau. Người ngồi trên mang rõ nét những đặc trưng quý tộc nữ. Kiểu đầu tóc bồng chải ngược như phần đầu không chỏm của tượng Núi Nưa hay tượng trên dao găm 2505-77 của Bảo tàng Barbier-Muller[4]. Trang trí trên toàn thân (tay và váy) phản ánh chiếc áo váy thêu in hoa văn. Trên cổ người ngồi trên đeo hai lần vòng chuỗi. Hai tai đeo hai vòng khuyên lớn. Thắt lưng quấn cao trên eo với dải thả búi thõng phía đằng sau. Phần đùi và chân đều có hoa văn trang trí kiểu trang trí trên váy. Hai chân để trần lộ rõ ngón thả thõng đến ngang đùi người bên dưới đước giữ bởi hai tay của người công kêng mình. Cánh tay người ngồi trên khuỳnh ra, phần bàn tay ôm lấy phần đỉnh đầu của người dưới. Mặt quý tộc nữ thể hiện theo kiểu mặt người Núi Nưa, tức khuôn mặt bầu hình trám với chiếc cằm nhọn. Khi bị gỉ dễ nhầm với chòm râu nhọn của đàn ông. Mắt khắc bằng hai đường viền như kiểu vòng tròn đồng tâm.

 

Tượng bên dưới đứng nhìn thẳng, phần đầu bị kẹp giữa đùi người ngồi trên nên không rõ kiểu đeo vòng và trang trí đầu. Hai tay giữ chặt chân người ngồi trên. Thắt lưng và váy được thể hiện rất rõ nét theo những đặc trưng phục trang nữ. Chân đi đất để lộ ngón. 

 

Một tượng cán dao găm khác có nội dung tương tự được giới thiệu trong cuốn „Art Ancien du Vietnam – Bronzes et Ceramiques“ do Monica Crick biên tập, xuất bản đầu năm nay ở Geneva (Thuỵ Sĩ)[5]. Theo tác giả, hiện vật này thuộc sưu tập của Phạm Lan Hương. Đó cũng là một cặp đôi nữ công kênh nhau trên vai cùng phong cách với tượng thuộc sưu tập nhà hàng Trống Đông Sơn ở Hà Nội. Dao găm có kiểu chuôi và lưỡi lá tre theo phong cách sông Mã. Trên bản lưỡi có khung trang trí thu theo khuôn hình lá lưỡi. Kiểu trang trí trên toàn thân với búi thắt lưng thả dài khiến chúng được xếp vào nhóm tưọng nữ, mặc dầu người phía dưới to lớn hơn dường như được khắc những nét vạch ở cằm thể hiện vành râu cằm ? Theo tôi người bên dưới cũng là nữ giới. Người ngồi trên có đai đầu và phía sau có một chiếc trâm cài hình chữ C nằm úp hai đầu soắn nhiều vòng. Trên lưng người này có những đường vạch chìm như thể hiện mớ tóc xoã của bức tượng. Mảng eo được thể hiện bằng ba vòng quấn thắt lưng. Dải thắt lưng có búi lớn thả ở phía sau thóng xuống ngang thắt lưng của người công kênh bên dưới. Tai trái người ngồi trên đeo một khuyên nhưng tai phải đeo chồng tời hai khuyên và dường như có cả một cụm chuỗi vòng nhỏ phía trên, như kiểu đeo tai ở tượng chiến binh nam mang đầu lâu trên lưng. Chân người này để trần lộ cả ngón đang quặp chặt vào eo người bên dưới và được giữ bởi hai tay người bên dưới. Trên phần chân từ đầu gối trở xuống của người ngồi trên có những đường trang trí hoa văn rất phổ biến của tượng nữ Làng Vạc, Núi Nưa. Đó là những vòng tròn đồng tâm tiếp tuyến song song đối xứng biến thể thành hai hình chữ S đối xứng gương như cách thể hiện trên quai thạp đồng vậy. Khuôn mặt người trên thể hiện nữ tính rất rõ với đôi mắt khắc chìm vành mi dưới cong hất lên tương ứng với cái miệng đang cười. Hai tay ôm lấy đầu người công kênh mình.

 

IMG_3869doublew.jpg

 

Tượng phía dưới đứng thẳng, hai tay nắm chặt cổ chân người ngồi trên. Mặt thể hiện nam tính với râu cằm, tai đeo vòng, nhưng phần trang phục lại thể hiện rõ nét nữ tính với thắt lưng thả búi và váy dài tận chân.

 

Đáng nói nhất ở đây cụm tượng người, thú mang đậm phong cách Làng Vạc với sự thể hiện tập trung cặp tượng nữ sinh đôi ngồi song song trên lưng voi được đỡ bởi hai con thú lạ khác (Hình). Cụm tượng này được tạo thành cán cầm của một lưỡi kiếm ngắn thanh mảnh như một quyền trượng hơn là một vũ khí thực thụ. Chủ nhân lưỡi kiếm này cũng là bà Phạm Lan Hương. Báu vật này hiện đang trưng bày tại Galerie HIOCO, Paris[6]. Cán kiếm là một tác phẩm nghệ thuộc phức hợp chứa đựng nhiều tư duy của nghệ sĩ. Tư duy này phác thảo trên nền một phong cách nổi tiếng của nghệ thuật trang trí cán dao đồng Làng Vạc : Đôi hổ đỡ voi mang bành. Cuộc khai quật Làng Vạc của Viện Khảo cổ học trong những năm chiến tranh (1972-73) đã phát hiện in situ con dao găm đầu tiên như vậy[7]. Bảo tàng Barbier-Mueller cũng sở hữu một chiếc tương tự[8] (hình). Trên thanh kiếm ngắn của Hioco Galerie, phần thân cán cũng tạo bởi hai con thú có hình dáng gần giống với một con tôm khổng lồ. Phần miệng thể hiện hàm răng như cá sấu với hàm dưới lại như một cánh tay đỡ chân con voi. Lần này con voi được tạo hình đối xứng với hai đầu rõ rệt. Bốn trụ chân chính của voi được gắn liền với tay (hàm dưới) con thú (tôm hùm) bên dưới, trong khi hàm trên (hoặc mũi nhọn ở đỉnh mũi tôm, có mắt nổi giống mắt tôm hùm) gắn với vòi và cặp ngà voi. Khi nhìn chính diện mặt voi, hai cái tai vuốt nhọn trông rất giống hình tai trên khuyên hai đầu thú Sa Huỳnh. Tôi nghĩ rằng chúng có ảnh hưởng phong cách nghệ thuật khuyên tai hai đầu thú Sa Huỳnh. Khác biệt là ở sự thể hiện bành voi.

 

IMG_1252Haiba.jpg

 

Ở các cán dao hổ đỡ voi Làng Vạc khác, phần bành voi thể hiện một bành ngồi có chân đỡ trông như một ngôi nhà sàn mái cong của Inđonesia. Trên thanh kiếm tôi đang nói tới, thay vào vị trí bành voi là tượng hai nữ quý tộc ngồi xổm ở tư thế hai tay ôm gối chắp trước ngực. Đầu gối hở ra và đôi chân để trần lộ ngón. Hai tượng giống nhau như hai chị em sinh đôi. Tượng thể hiện theo phong cách Núi Nưa (Thanh Hoá) với kiểu tóc hất bồng cao có thắt eo ở giữa. Mặt hình trám bầu, cằm nhọn. Mắt kiểu vành tròn đồng tâm có lông mày chấm rải, mũi vuốt nhô. Trên phần cổ và ngực có những vòng chuỗi nhiều tầng. Phía sau lưng gáy là một hốc lõm hình thang có hai vòng bán khuyên, vừa như thể hiện búi tóc, vừa dùng làm chỗ có thể đeo nhạc chuông. Hiện vật này đã được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm của công ty giám định cổ vật Ciram (Paris). Tôi may mắn có được 2 ngày trong cuối tháng Sáu năm nay nghiên cứu trực tiếp hiện vật và hiện có trong tay toàn bộ kết quả nghiên cứu thành phần hoá học, X-ray của báu vật này.

 

2505-26LVTiger.jpg

3- Tính biểu trưng và tính mô tả trong nghệ thuật tạo tượng cán dao găm Đông Sơn – hình tượng những nữ anh hùng Việt Nam sống vào cuối văn hoá Đông Sơn : Bà Trưng, Bà Triệu.

 

Từ lâu, tôi đã theo đuổi một ý nghĩ về tính biểu trưng (Symbolism) hay tính tả thực (Realism) của các nhân vật trên cán dao găm. Phân tích 30 cán dao găm hình người, thú Đông Sơn mà tôi hiện có tiêu bản studio có thể nhận thấy các nghệ nhân Đông Sơn đã có những ràng buộc mang tính quy chuẩn kỹ thuật, nghệ thuật khi chế tạo tượng cán dao găm : dáng đứng, kiểu đầu tóc, váy, khố, vòng trang sức, cách thể hiện hoa văn ... và ở giai đoạn đầu, cán dao găm Đông Sơn mang tính biểu trưng quyền lực chung của thủ lĩnh nhiều hơn[9]. Tượng người được tạo ra mang tính đại diện chứ không nhằm mô tả một nhân vật cụ thể.

 

IMG_1280HaibaVoi.jpg

 

Tuy nhiên vào khoảng cuối Đông Sơn (thế kỷ 1 tr.Cn - thế kỷ 3 sau Cn) xuất hiện những pho tượng chứa đựng „cá tính“ – mang rìu chiến, dao găm, đầu lâu người (hình). Phần chắn lưỡi cũng được trang trí thêm bởi những móc câu soắn tròn (hình) và đặc biết xuất hiện tượng quý tộc nữ được công kênh và tượng hai chị em sinh đôi nói trên[10]. Theo tôi, ba hiện vật giới thiệu ở trên có độ tin cậy cao mặc dù nó không nằm trong các cuộc khai quật khảo cổ học chuyên nghiệp.

 

IMG_1186BaTrieu.jpg

 

Chúng đều tôn vinh những quý tộc nữ khiến tôi liên tưởng đến sự thực lịch sử gắn liền với những nhân vật nữ anh hùng cụ thể xuất hiện trong khoảng cuối văn hoá Đông Sơn : Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu công nguyên (thời kỳ người Việt chưa mang họ như ngày nay) và sau đó là Bà Triệu (thế kỷ 2-3 sau Công nguyên, khi người Việt quý tộc bắt đầu mượn họ phương bắc - họ Triệu – vua Nam Việt).

 

Truyền thuyết đều gắn họ với voi chiến (ngựa chiến vào Việt Nam rất muộn và không thuộc truyền thống quân sự Việt). Và hình ảnh hai chị em quý tộc sinh đôi ngồi trên lưng voi hai đầu của chiếc kiếm nói trên hoàn toàn có thể gắn với tính tả thực về hiện tượng khởi nghĩa Hai Bà Trưng gây chấn động cả khu vực Đông Á đương thời. Những tượng nữ mang phong cách Núi Nưa đứng đơn cũng là sự tôn vinh những nữ thủ lĩnh anh hùng như vậy. Đặc biệt tượng nữ trên kiếm ngắn mang rìu chiến hiện trưng bày ở Galerie HIOCO (Paris) là một minh hoạ rất sinh động cho giả thuyết này (hình). 

 

IMG_3889daulaw.jpgDSC04329.JPG

 

[1] Lê Văn Lan, 1974, Trang phục thời đại Hùng Vương, trong Hùng Vương dựng nước, tập 2, Hà Nội, tr. Trịnh Sinh và Nguyễn Văn Huyên, 2002, Trang sức trong văn hoá Đông Sơn, Hà Nội. Phạm Minh Huyền, 1997, Tượng người trên cán dao găm Đông Sơn, trong Khảo cổ học, số... Hà Nội. Nguyễn Việt, 2004, Trang phục trong văn hoá Đông Sơn, trong Kỷ yếu Hội nghị 80 năm nghiên cứu Văn Hoá Đông Sơn, Thanh Hoá.
[2] Goloubew, V. ,1929, L’Âge du Bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam, BEFEO, tom XXIX, Hanoi, fig.18C và Pl.XIX. Janse O., 1946, 1952, Archaeology in Indichina, Phụ bản ảnh, fig. 20.
[3] Một tượng đã được giới thiệu trong cuốn Văn hoá Đông Sơn, Hà Nội, 1994, chủ biên Hà Văn Tấn. Một tượng khác khai quật ở Hồ Nam năm 1974 ( xem Cheng Dong và Zhong Shao-yi , 1990, Ancien Chinese Weapons- Collection of Pictures, hình 4-188)
[4] Art Ancien du Vietnam – Bronzes et Ceramiques“, ed. by Monica Crick, Collection Baur, Geneva 2008, Cataloge : Bronzes, 3.
[5] Art Ancien du Vietnam – Bronzes et Ceramiques“, ed. by Monica Crick, Collection Baur, Geneva 2008, Cataloge : Bronzes, 2.
[6] Galerie Christophe HIOCO, 2008, Vietnamese Bronzes – The Symbolism of Emotion, Paris, tr. 20. No 4-Swort
[7] Hà Văn Tấn (ed.), 1994, Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội. Hình
[8] Arts de l’Antiques – Fluerons du musee de Barbier-Muller, ed. by Laurence Mattet, Paris, Geneva. Catalogue tr. 462.
[9] Dao găm xuất hiện trong văn hoá Đông Sơn vào khoảng thế kỷ 4-5 tr.Cn. Dao có cán tượng người đều thuộc loại hình sông Mã, tức ở phần chắn giữa lưỡi và đốc thường được đúc dài và thon nhọn ở hai đầu sau đó uốn cong soắn hình sừng trâu. Loại này có kiểu lưỡi hình lá tre mặt cắt thấu kính dẹt khác hẳn với loại dao găm ảnh hưởng phong cách Điền. Có ba loại đốc phổ biến : Ngang hình chữ T, hình củ hành hay củ tỏi (gallic) có hoặc không có trổ lỗ và hình tượng người, động vật. Sự xuất hiện của các loại tay cầm dao găm loại hình này không đồng đều. Những dao găm trong mộ Việt Khê đại diện cho nhóm sớm. Tại đây, chúng ta chưa thấy dấu hiệu nào của dao găm cán tượng người mà mới chỉ thấy những dao găm thuộc loại hình có đốc tay cầm đơn giản : “chữ T”, “củ hành”. Những dao găm khảo cổ học phát hiện ở Làng Vạc đều thuộc nhóm muộn (khoảng sau thế kỷ 2 tr.Cn). Bên cạnh sự tiếp tục phổ biến của hai dạng sớm bắt đầu xuất hiện dạng muộn với nhiều kiểu tượng người thú khác nhau. Những dao găm Đông Sơn cán tượng nam phát hiện ở Trung Quốc được xếp niên đại Chiến Quốc (thế kỷ 3-4 tr.Cn). Theo chúng tôi, có hai giai đoạn phát triển dao găm cán tượng người : giai đoạn sớm ở vào thế kỷ 2-4 tr.Cn là giai đoạn tạo tượng người mang tính công thức, biểu trưng và giai đoạn sau xuất hiện những tượng mang nét cá tính, mô tả. Những dao găm cán tượng người, thú phát hiện ở Làng Vạc thuộc giai đoạn phát triển sau.

[10] Trong sưu tập dao găm Đông Sơn của nhà hàng Trống Đông Sơn (Hà Nội) có một số tượng mang nội dung lạ. Tôi đã có dịp nghiên cứu studio những tượng đó, như tượng đôi nam nữ, tượng đôi “dâng rượu”, tượng người thổi sáo…nhận thấy nhiều điểm ngoài quy luật truyền thống của nghệ thuật và kỹ thuật Đông Sơn.

 

Tôi ghi chú:

 

- Đây là một khám phá cổ vật vô cùng tuyệt vời của tiến sĩ Nguyễn Việt.

 

- Hai Bà Trưng là nữ anh hùng vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại 5.000 năm về phong trào giải phóng dân tộc, diện tích vùng Lĩnh Nam được giải phóng lớn gần bằng cả châu Âu (không kể nước Nga) hiện nay. Bà Trưng lên ngôi hoàng đế Lĩnh Nam vô cùng rực rỡ, uy nghi và cuối cùng đã hy sinh cực kỳ oanh liệt:

  

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô định dẹp yên biên thành.
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

 

- Thời đại của Hai Bà là lúc Nam Việt bị ách đô hộ của Hán, tình cảnh của nước Do Thái cũng vậy  bị đô hộ bởi chế độ La Mã, Hai Bà chính là những nữ anh hùng vĩ đại nhất - những người cùng thời với Jesus.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Pho tượng độc nhất vô nhị trong các Bảo vật Quốc gia

 

Từ trước đến nay, ngoài tượng hai người cõng nhau thổi khèn, các nhà khảo cổ học rất ít khi phát hiện được tượng tròn tương tự thời văn hóa Đông Sơn. Vì thế, nó được liệt vào hàng cực hiếm và có giá trị về nhiều mặt...
Tượng độc nhất vô nhị

 

Theo đánh giá của các nhà khoa học trong số các Bảo vật Quốc gia – tượng hai người cõng nhau thổi khèn chỉ mang ý nghĩa trang trí. Nhưng cho đến nay, giới khảo cổ vẫn chưa phát hiện ra pho tượng nào tương tự khiến nó vẫn chiếm ngôi “độc nhất vô nhị” trong nền văn hóa Đông Sơn.

 

Tuy nhiên, xung quanh hiện vật này vẫn có một số thông tin cần được trao đổi, chẳng hạn như vấn đề xuất xứ của tượng, vị trí đặt tượng cũng như hình diễn tả trên tượng.

 

Theo tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tượng hai người cõng nhau thổi khèn thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại trong khoảng 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay và được nhà khảo cổ học O.Janse người Thụy Điển phát hiện khi khai quật ngôi mộ gạch ở Lạch Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Pho tượng được chuyển về bảo tàng năm 1935. Tượng cao 8,5cm, rộng 9,5cm và được đúc đặc.

 

pho-tuong-doc-nhat-vo-nhi-trong-cac-bao-

Cận cảnh phía trước tượng hai người cõng nhau thổi khèn.

 

Trên cơ sở các tài liệu đã công bố, nhà nghiên cứu Ngô Thế Phong, Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á – Việt Nam cho biết: Thông tin trên chưa thực sự chính xác. Việc này có thể sẽ làm sai lệch các giả thiết, dẫn đến những suy luận thiếu chính xác về thông tin cổ vật. Cụ thể, pho tượng này không phải do O.Janse khai quật được trong ngôi mộ gạch Lạch Trường, mà do Pajot – một viên thuế quan người Pháp ở Thanh Hóa thu được từ những cuộc khai quật ở di tích Đông Sơn từ năm 1925 - 1927.

 

Ngoài ra, TS Ngô Thế Phong còn cho rằng, pho tượng miêu tả một người con trai cõng người con gái đang thổi khèn trên lưng như trong hồ sơ hiện vật cũng cần phải xem xét lại. Nếu quan sát kỹ bức tượng sẽ thấy, cả hai người đều đóng khố, một người hạ thấp phần lưng cõng một người khác ngồi trên trong tư thế đang thổi khèn, tạo nên sự cân đối. Trên tai cả hai người này đều có đeo khuyên. Từ đây có thể thấy pho tượng là hai người đàn ông cõng nhau thổi khèn. Bởi chỉ có đàn ông mới đóng khố và thường chỉ có đàn ông mới thổi khèn.

Khi đề cập đến pho tượng này trong một công trình tổng hợp các tài liệu khai quật của Pajot, V. Goloubew – một học giả của Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp cũng cho rằng, đây là tượng hai người đàn ông cõng nhau. Những nhận xét trên được rút ra từ các tài liệu dân tộc học ở Việt Nam và Đông Nam Á.

 

Các phát hiện từ trước đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy đàn bà thổi khèn mà chỉ có đàn ông. Trong các dân tộc còn lưu giữ những tập tục cổ xưa nhất thì cũng không thấy việc đàn bà thổi khèn. Còn phong tục đeo khuyên tai thì cả đàn ông và đàn bà đều có...

 

pho-tuong-doc-nhat-vo-nhi-trong-cac-bao-

Tượng tròn giống như tượng hai người cõng nhau thổi khèn rất ít khi được phát hiện trong văn hóa Đông Sơn.

 

Tượng bị gãy ra từ một khối khác

 

Theo cuốn sách “Bí mật cây đèn hình người”, nhà khảo cổ học người Thụy Điển O.Janse sau nghiên cứu pho tượng và chiếc ấm đồng cùng phát hiện trong di tích Đông Sơn do Pajot khai quật, đã đưa ra giả thiết về mối liên quan giữa chúng.

 

Vì pho tượng này được tìm thấy cùng với một chiếc ấm đồng có hình người ngồi trên vòi mang phong cách giống với hình người thổi khèn, nên O.Janse đã đưa ra giả thiết đây không phải là một pho tượng độc lập, có khả năng pho tượng này bị gãy ra từ một hiện vật khác. Ông cho rằng, pho tượng được gắn trên nắp của chiếc ấm đồng nói trên (mà ông gọi là chiếc đèn). Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là một giả thiết chưa mang tính thuyết phục cao. Lập luận này được dựa trên căn cứ là các vết gãy rõ nét tại điểm hai chân của pho tượng. Cụ thể, O.Janse mô tả các chi tiết của cây đèn gồm có chiếc vòi, nắp, tượng. Tượng được gắn trên nắp của chiếc đèn. Trải qua thời gian, mỗi bộ phận bị gãy nát và thất tán ra nhiều nơi. Khi đưa ra nhận định này, O.Janse đã hình dung tổng thể hiện vật giống với cây đèn của phương Tây.

 

pho-tuong-doc-nhat-vo-nhi-trong-cac-bao-

Giả thiết cây đèn có nắp hình người cõng nhau của O.Janse trong sách “Bí mật cây đèn hình người”.

 

Theo ông Phong thì nhận định về việc tượng hai người cõng nhau thổi khèn vốn được gắn lên một hiện vật khác đã được nhiều người đồng tình, mặc dù cách lập luận có đôi chút khác nhau. Hầu hết các tượng nhỏ trong văn hóa Đông Sơn chỉ mang tính trang trí, rất ít khi phát hiện được khối tượng độc lập. Nó nhất định phải gắn với một vật gì đó. Chẳng hạn như thạp đồng Đào Thịnh, trên thạp này cũng có 4 khối tượng người đang hoan lạc và một khối khác giữa nắp đã bị gãy.

 

TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng thừa nhận, tượng hai người cõng nhau thổi khèn và một số hiện vật khác còn có nhiều tranh luận khác nhau về ý nghĩa, cách thể hiện... Nhưng có một điều không thể phủ nhận, đó là bản thân hiện vật đã chứa đựng rất nhiều thông tin để giới nghiên cứu đào sâu, tìm kiếm các giá trị văn hóa ẩn chứa bên trong...

 

TS Phạm Quốc Quân cho biết: “Nhìn vào tượng hai người cõng nhau thổi khèn có thể thấy được sức nặng của người ngồi trên lưng thông qua việc miêu tả động thái của người. Điểm đặc biệt nữa là pho tượng có các khoảng trống để tạo hình khối. Đây là chi tiết mà chúng ta ít thấy trong các tượng khác đồng đại. Điều đó cho thấy kỹ thuật đúc khuôn ở giai đoạn này đã đạt đến mức điêu luyện”.

 

“Nếu đem so sánh tượng hai người cõng nhau thổi khèn với hình phù điêu in trên trống đồng thì có thể thấy loại hình nghệ thuật là giống nhau, nhưng cách thể hiện lại khác. Điểm giống nhau đó là nó thể hiện nghệ thuật biểu diễn của người Việt cổ. Nhưng khác nhau là một bên sử dụng các phù điêu một bên là đúc tượng”.
TS Phạm Quốc Quân (nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

 

Đại Dương

 

 

Tôi ghi chú:

 

- Bức tượng không phải là nắp của chiếc ấm đồng.

 

- Bức tượng thể hiện 2 người phụ nữ, vòng tai cực to nổi trội. Người được cõng đang thổi khèn bầu 1 ống (không phải loại 6 ống) là Trưng Nhị, người trong tư thế ngồi trên ngai cõng Trưng Nhị tất nhiên là Trưng Trắc, đây chính là biểu tượng tuyệt vời của HAI BÀ TRƯNG. Đúng là bảo vật có kích thước nhỏ nhưng quý giá!

 

- Ở đây, áo dài chạm đất cùng hai chân thể hiện chiếc ngai vàng, thế chân vạc, cái ghế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chiếc ấm đồng hình người và tượng hai người cõng nhau, Thanh Hóa

 

Tượng do Pagiô (Pajot) tìm được trong khi tổ chức khai quật di chỉ Đông Sơn (Thanh Hóa) năm 1924-1929, cao 9cm. Cả hai người đều mình trần, đóng khố, búi tóc cuộn tròn, tai đeo khuyên vòng lớn... là đặc điểm của người Việt cổ - chủ nhân văn hóa Đông Sơn. Riêng người bị cõng ở dưới còn đội chiếc mũ nhọn.

 

Tượng người cõng nhau

images656258_4.jpg

 

Ấm đồng tị ẩm

3%20Co%20vat%20Dong%20Son%20-%20The%20Du

 

291.JPG

 

Tượng đứng vững là nhờ hai chân người dưới lại thêm đuôi khố rủ xuống tận đất, tạo ra ba điểm xác định một mặt phẳng và thế chân kiềng. Người dưới phải cong lưng ra cõng, hai tay vòng ra sau ôm lấy mông người trên, hai chân nhún nhẩy như đang múa. Người được cõng ở trên một tay đưa khèn lên miệng thổi, một tay ôm cổ người dưới, hai chân quặp lấy háng người dưới. Cả hai khuôn mặt đều được diễn tả đầy đủ mắt, mũi, miệng với tình cảm hồ hởi. Như vậy cả hai người chẳng những gắn bó hữu cơ trong cấu trúc mà cả trong tâm tư nữa.Tượng được thể hiện theo khối thủng, có nhiều góc cạnh với những đường nét cong lượn, đòi hỏi trình độ đúc đồng cao với kỹ thuật làm khuôn khá phức tạp, biểu hiện cuộc sống đương thời rất hồn nhiên và lạc quan.

 

 

Tôi ghi chú:

 

- Người nữ dưới đỡ người trên đội chiếc mũ sừng (mũ chóp), dạng mũ người Điền vùng cao hay đội, hoặc người vùng Trung Á. Chiếc sừng (Giác - thấy) này tượng trưng cho "thần thánh", hàm ý hai người nữ là những vị thần thánh.

 

- Chiếc ấm nước bị mất nắp, biểu tượng trên chiếc ấm rất dễ hiểu: Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng, Tứ Tượng được trình bày trên chiếc nắp ấm qua hình tượng những người phụ nữ chắp tay cầu (Đạo giáo). Chúng ta có thể hiểu "Nước" là nguồn gốc bắt đầu sự sống trên địa cầu, tuôn ra từ mỏ của một con chim hình vòi ấm. Đặc biệt, Thái Cực tượng trưng bởi 1 người nữ: khái niệm "Mẹ" trong Đạo Đức Kinh. Do vậy, chúng ta biết ngay là hình tượng con chim vòi ấm chính là con cò, thông thường trong văn hóa dân gian con cò tượng trưng cho người mẹ tảo tần nuôi con. Tuy nhiên, do đặc trưng Đạo giáo của cổ vật này, thì khả năng là con hạc trắng, tượng trưng nước cõi tiên.

 

- Chiếc ấm hình quả lê - biến âm của "lệ - nước mắt" liên quan đến Lão Tử: quê quán huyện khổ, nước Sở, ... lệ.... Cổ vật dạng quả lê là cực kỳ kiếm, trong hàng ngàn cổ vật Điền Vân Nam, chỉ duy nhất có một chiếc bình hình quả lê này. Vùng cao tây bắc hay trồng cây lê. Hình tượng này cho ta thấy, khả năng Hai Bà Trưng vẫn lấy tên cũ nước ta là Âu Lạc, nhằm thống nhất Âu Việt và Lạc Việt thành một khối trở lại.

 

- Quả lê trong Tứ quý thì thuộc hành kim, phương tây, tượng trưng cho Đạo giáo, cho nên nói đến Lão Tử người ta hay nói đế quả lê.

 

- Chiếc ấm này thể hiện một phong tục rất đặc biệt của các dân tộc vùng cao, đó là uống bằng mũi. Sau này vào thời Trần, tướng Trần Nhật Duật đã giao thiệp bằng phương pháp này với các thủ lĩnh vùng cao Đại Việt nhằm thống nhất trong cuộc chiến chống Nguyên Mông. Chiếc ấm không có tay cầm trên thân, khẳng định vấn đề này.

 

 

Uống bằng mũi?

 

Hán thư (...) người Lạc Việt (...) quen uống bằng mũi (tr. 87)

 

Hậu Hán thư cũng có ghi chép về (tục) tị ẩm của người Ô Hử (tr. 88)

 

sau khi làm tri phủ hai năm ở phủ Tĩnh Giang (Quế Lâm - Quảng Tây (...) ngày nay) (...) năm 1175 Phạm Thành Ðại viết Quế hải ngu hành chí, trong mục “Khí chí” có đoạn nói (...) Người phương nam thường tị ẩm, có bát tị ẩm bằng gốm như hình chiếc bát ăn cơm bên cạnh có cắm một cái ống nhỏ như vòi ấm, đút ống đó vào mũi hút nước rượu, mùa nóng có thể uống nước, họ nói nước theo mũi vào miệng, rất khoái (tr. 88)

 

Năm 1777 Lê Quý Ðôn viết Kiến văn tiểu lục (...) “Giống người La Quả (...) thích uống nước bằng mũi (...) giã ớt (át quả) hòa với muối và nước trong, rót vào trong chuôi cái bầu, rồi nghiêng cái chuôi ấy vào mũi, ngửa mặt lên mà hút (...) Giống người Xá Tụ (...) cũng thích uống bằng mũi (...) Xã Yên Quảng châu Vị Xuyên (...) mỗi bữa cơm thì nghiền hồ tiêu hòa với nước trong, rồi dốc vào mũi (...)” (tr. 88-89)

 

Năm 1933, Nguyễn Văn Tố viết Người Xá Xuấc ở Sơn La (bằng chữ Pháp). Năm 1936 A.L. Bouchet viết Những bộ lạc Xá tỉnh Sơn La, năm 1972 Ðặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy và Thanh Thiên viết Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở tây bắc Việt Nam đều đã đưa lại thông tin về tị ẩm trong nhóm Kháng Xuấc cư trú từ Than Uyên xuống Quỳnh Nhai, Thuận Châu tới Mường La (tr. 89)

 

Những người tị ẩm (...) không phải cư dân trồng lúa nước mà làm nương rẫy, săn bắn. Họ đều là cư dân vùng núi dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày nay (tr. 90)

 

Khi đề cập đến tị ẩm, một số nhà nghiên cứu cận hiện đại cho là cách nhìn sai lệch về tục uống rượu cần (tr. 91)

 

(Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Lạc Việt, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, VN, 2004)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quốc hiệu Việt Nam thời Trưng Vương

Lê Thái Dũng

 

Mặc dù chính sử không cho biết thông tin gì về quốc hiệu thời Trưng Vương, nhưng trong giai thoại dã sử, truyện ký dân gian và thần phả ở một số đền thờ Hai Bà Trưng và các nữ tướng có nhắc đến quốc hiệu nhưng không đồng nhất.

 

Trong những chặng đường khó khăn, gian khổ nhưng cũng vô cùng hào hùng đó, phụ nữ có những đóng góp rất to lớn, họ luôn sát cánh cùng cha anh, chồng con phất cao ngọn cờ đại nghĩa, nối tiếp nhau tô thắm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc. Hai Bà Trưng chính là hình ảnh tiêu biểu nhất của phụ nữ Việt Nam, là những nữ anh hùng dân tộc đầu tiên làm rạng rỡ nòi giống Tiên Rồng. Về tên quốc hiệu nước ta thời Trưng Vương liệu đã có chưa, nếu có thì đó là tên gì? Đây chính là câu hỏi mà nhiều người muốn biết. Nếu xét theo ghi chép của chính sử thì không có dòng nào nhắc đến việc này cả, chính vì thế mà gần đây có một số ý kiến cho rằng có thể quốc hiệu Âu Lạc thời An Dương Vương vẫn được dùng, có người nói quốc hiệu thời Trưng Vương là Lạc Hồng khi dựa vào câu ca: “An Cư có đất thành Dền/ Hạ Lôi thì có ngôi đền thờ vua/ Lạc Hồng xây đắp nền xưa/ Hai Bà công đức ngàn thu còn truyền”.

 

Thần tích đền Hát Môn (làng Hát Môn, xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, khi lên ngôi vua, Trưng Vương đã đặt tên nước là Triệu; có lẽ dựa vào đây mà một số tài liệu nghiên cứu lịch sử sau này khi viết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cũng nhắc đến quốc hiệu Triệu, như tác giả Tiên Đàm trong bài Thân thế và sự nghiệp của Hai Bà Trưng đăng trên tạp chí Tri Tân số 38 (13/3/1942) có đoạn: “Lấy được 65 thành đất Lĩnh Nam, bà Trưng mới xưng vương, đặt tên nước là Triệu”.

 

Trong sách Địa Dư chí của Nguyễn Trãi có chép: “Bà Trưng gọi nước là Hùng Lạc” Nhà sử học thời Hậu Lê là Vũ Quỳnh trong tác phẩm Tân đính Lĩnh Nam chích quái thì lại cho biết một quốc hiệu khác: “Hai chị em họ Trưng mình mặc áo giáp, cưỡi voi, dẫn trên 10 vạn lính ập tới. (Tô) Định hoảng quá nhằm phía biển mà chạy. Vừa lúc đó, dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều nổi dậy hưởng ứng, tính từ phía ngoài Ngũ Lĩnh ước khoảng 65 thành. Các tướng sĩ họp bàn, tôn phu nhân làm vua, gọi nước là Trưng, đóng đô ở Mê Linh, thuộc Chu Diên”.

 

Trên đây là một số ghi chép trong sách sử ca ngợi về vũ công to lớn của Hai Bà Trưng, tất cả đều cho biết sau khi đánh bại quân đô hộ nhà Hán, bà Trưng Trắc đã dựng nước, xưng vương, lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh. Giai thoại dân gian và dã sử còn cho biết cụ thể rằng cung điện của vua được xây dựng tại quê nội ở làng Cổ Lai, đất Mê Linh (nay là làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Như vậy “Trưng Vương đã đặt quốc hiệu chưa?” vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp và nó vẫn là vấn đề mà giới sử học còn tranh luận.

 

Căm hận sự tàn bạo của giặc Hán xâm lược, quyết lòng rửa thù nước trả thù nhà, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị kêu gọi, vận động các tù trưởng, thổ hào nhiều nơi chuẩn bị lực lượng để đứng lên lật đổ ách đô hộ của ngoại bang vào giêng, mùa xuân năm Canh Tý (năm 40) thiết lập chính quyền tự chủ trong gần 3 năm. Mặc dù thắng lợi của cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, nhưng khi nhắc đến giai đoạn này các nhà sử học đều dành những dòng đầy hứng khởi, tự hào...

 

Lê Thái Dũng

 

 

Tôi ghi chú:

 

- Bà Trưng khôi phục lại quốc hiệu là Âu Lạc.

 

- Cuộc khởi nghĩa này nên dùng từ "vĩ đại".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hàng vạn người về dự hội Phết Hiền Quan

 

Ngày 19/2/2016 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Bính Thân), hàng vạn du khách lại về xã Hiền Quan, huyện Tam Nông để dự Hội Phết truyền thống được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người đã có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước.

 

00acd3b2-7723-44c8-a283-29a29357ed02-230

 

cuopphet1.jpg

 

Z8oifcUi.jpg

Người dân tranh cướp Phết

 

Hội Phết Hiền Quan là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội có 4 phần chính là: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân và đánh phết. Kiệu được khiêng từ đình ra đền, trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả phết, quả chúi. Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ rồi tới lễ kéo quân đánh phết.

 

1392248841-cuop-phet-anh-1.jpg

Sáu quả phết lễ hội và một chiếc gậy phết

 

hb9HCAjq.jpg

 

bien-nguoi-hung-hang-giam-dap-lan-nhau-c

Phần tế lễ của lễ hội

 

Ngoài ra lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao đan xen thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia như thi bóng chuyền, cờ tướng, cờ người... Phần hấp dẫn nhất của Hội Phết là trò kéo quân đánh Phết. Lễ hội có 6 quả Phết hình tròn, được làm từ gỗ mít, đường kính khoảng 10 cm, được sơn màu đỏ và 3 quả Chúi (quả Chúi như quả Phết nhưng nhỏ hơn). Theo tục lệ, sau khi tế lễ tại đền thờ Thiều Hoa công chúa, quả Phết được Tiên chỉ làng đưa ra ngoài bãi cát ven sông Hồng. Trên đường đi quả Phết được người dân dùng lọng để che. Sau đó, được cho xuống lò Phết (một cái hố được đào dưới cát) và dùng gậy hất lên và mọi người bắt đầu tranh cướp Phết, ai giành được quả Phết sẽ được may mắn cả năm. Vì vậy, lễ hội diễn ra vui vẻ nhưng vô cùng quyết liệt với hàng vạn người cùng tham gia.

 

hoiphet2.jpg

Lễ kéo quân trước giờ đánh Phết

 

Trao đổi về những điểm mới trong lễ hội năm nay, ông Bùi Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Hiền Quan, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội cho biết: “Để giảm tối đa việc tranh giành bạo lực gây thương tích cho người dân tham gia cướp Phết, từ nhiều tháng nay, xã Hiền Quan nói riêng cũng như huyện Tam Nông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng người dân đến việc tham gia lễ hội văn minh lịch sự, không tranh giành bạo lực. Ngoài ra, lực lượng làm công tác giữ gìn an ninh trật tự trước, trong và sau lễ hội cũng được tăng cường; công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ được đẩy mạnh, đặc biệt nghiêm cấm việc tổ chức các trò chơi mang tính kích động, ăn tiền... Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hội Phết Hiền Quan năm nay sẽ vừa lành mạnh vừa hấp dẫn, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta”.

 

Khánh Trang

 

Tôi ghi chú:

 

Hội phết rất độc đáo, cuộc thi cần sức mạnh cá nhân và tập thể. Trong các cổ vật thời Hai Bà Trưng còn có một cổ vật đặc biệt, thể hiện chiếc mũ của các bô lão trong buổi tế lễ hội phết.

 

buitocdinhdau5_zps6458e2bb.jpg

 

80_zps539554b1.jpg

 

82_zps6abcafa6.jpg

 

111_zpsa4783e87.jpg

 

Nhân vật trình bày trên cán kiếm không phải là Bà Trưng, mà là một thiếu niên tham gia xem lễ hội phết, thiếu niên này thể hiện sự ngạc nhiên và kinh hãi khi thấy trò chơi "bạo lực" quá! Chúng ta chú ý chiếc áo với phần cuối được chế tác giống chiếc gật phết với những đốt mắt tre, xung quanh người được bọc tượng trưng bởi những sợi dây thừng nhằm bảo vệ thân thể trong lúc tranh cướp quả phết.

 

Trong cơn say tranh cướp phết, chỉ cần một cú phang ngang của gậy phết trúng xương sườn thôi là đã đủ gãy rời các thanh xương rồi! Kinh nắm. Nếu chúng ta xem bộ phim nổi tiếng Hàn quốc "Võ Thần" thì thấy trò chơi tại Hàn rất giống trò chơi đánh phết, nhưng không dùng lỗ dưới đất mà lỗ trên cao, di chuyển bằng ngựa, trò chơi nay thì gãy xương, chấn thương là chuyện thường, thậm chí còn dẫn đến nhiều cát chết của các chiến binh nữa.

 

Một cổ vật được chế tác cực kỳ thông minh, một khám phá cổ vật tuyệt hảo phải chăng?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai mạc Triển lãm “Văn hóa Đông Sơn”

 

(Cinet)- Sáng nay 18/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Bảo tàng Hà Nội, Hưng Yên, Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái tổ chức trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn”.

 

 

Trưng bày văn hóa Đông Sơn giới thiệu tới công chúng hàng loạt hiện vật nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều hiện vật đã được công nhận Bảo vật quốc gia như: thạp đồng Đào Thịnh, thạp Hợp Minh, trống Đông Sơn, các hiện vật trong mộ thuyền Việt Khê, kiếm núi Nưa...

 

Tại triển lãm, có 8 nhóm hiện vật được trưng bày: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn, trong đó có trống Đông Sơn mượn của tỉnh Thanh Hóa; Bộ sưu tập công cụ lao động, trong đó có bộ sưu tập quả cân để cân đồng từ nhiều bảo tàng; Bộ sưu tập đồ dùng sinh hoạt có dáng hiện đại, nhưng khi úp xuống lại mang dáng dấp của trống đồng; Bộ sưu tập vũ khí, gồm cả vũ khí tấn công lẫn phòng ngự. Đây là một bằng chứng chứng minh trong văn hóa Đông Sơn đã từng phát sinh chiến tranh và xung đột xã hội; Bộ sưu tập nhạc khí như chuông gõ, chuông lắc; Sưu tập trang sức nghệ thuật gồm cả chất liệu đồng lẫn thủy tinh, trong đó có bảo vật quốc gia Tượng người cõng nhau thổi khèn; Bộ sưu tập đồ minh khí cho thấy táng thức của người Đông Sơn. Bên cạnh đó, người Đông Sơn còn chế những đồ tùy táng chuyên biệt. Nó giống nhưng nhỏ hơn nhiều so với đồ thực dụng. Việc chôn theo thứ đồ này (đồ minh khí) mang ý nghĩa tượng trưng và cũng tiết kiệm. Cuối cùng, trưng bày có sưu tập hiện vật giao lưu văn hóa, nó thể hiện sự mở cửa giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa đồng đại ở Việt Nam cũng như trong khu vực.

 

Được biết, triển lãm là một trong những sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động kỷ niệm 90 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn. Đồng thời cũng là dịp để Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có cơ hội phối hợp cùng các bảo tàng khác giới thiệu những di vật quý giá về văn hóa Đông Sơn tới đông đảo công chúng trong nước và các vị khách quốc tế.

 

Triển lãm diễn ra đến hết tháng 4/2015 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 

Một số hiện vật trưng bày tại triển lãm:

 

194.jpg

Chuông đồng - Phát hiện tại Mật Sơn, Thanh Hóa

 

263.jpg

Chuông đồng

 

346.jpg

Chuông và Chuông tắc hình ống phát hiện tại Thanh Hóa và Hải Phòng - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=22107&sitepageid=540#sthash.IsYL4GdY.dpuf

 

437.jpg

Chuông đồng - Phát hiện tại Cốc Lếu, Lào Cai

 

529.jpg

Chõ, chén, cốc, bình bằng gốm - Phát hiện tại Thanh Hóa - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=22107&sitepageid=540#sthash.IsYL4GdY.dpuf

 

622.jpg

Lọ, ấm, dao, muôi phát hiện tại Yên Bái, Thanh Hóa, Hà Nội và Nghệ An - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=22107&sitepageid=540#sthash.IsYL4GdY.dpuf

 

 

715.jpg

Thạp Khe Ván và Thạp Bằng La

 

811.jpg

Bình đồng

 

96.jpg

Âu đồng - phát hiện tại Trung Mầu, Hà Nội

 

106.jpg

1121.jpg

Một số hiện vật trang sức, nghệ thuật

 

1213.jpg

Bình con tiện và Bình - Nồi

 

1312.jpg

1410.jpg

Chén hai tai và Liễm đồng - Phát hiện tại Thanh Hóa và Yên Bái - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=22107&sitepageid=540#sthash.IsYL4GdY.dpuf

 

1511.jpg

Gương, chuông, thạp, bát - Phát hiện tại Thanh Hóa, Hải Phòng, Lào Cai - See more at: http://cinet.vn/articledetail.aspx?articleid=22107&sitepageid=540#sthash.IsYL4GdY.dpuf

 

1610.jpg

Trống đồng, Lào Cai

 

 

Tôi ghi chú:

 

Trong các cổ vật trang sức Đông Sơn, tôi sẽ chỉ ra một trang sức đặc biệt thời Hai Bà Trưng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1000 năm Thăng Long nhìn lại

Thiền sư Không Lộ - Tác giả bài Nam quốc sơn hà - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta!

Viên Như

                                                                  

                                                                           

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

Sông núi nước nam vua Nam ở

Rành rành ghi rõ tại sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 

1- Xuất xứ

 

Bài thơ Thần "Nam quấc sơn hà" được xem là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi của Lý Thường Kiệt (1019-1105) xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lăng kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt được ghi lại trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư  như sau : "Mùa xuân tháng 3 nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu  thảo sứ Triệu Tiết làm phó ....sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt đón đánh đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người Quách Quỳ lui quân lại lấy châu Quảng Nguyên của ta. Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng :

 

"Nam quốc sơn hà nam đế cư

                          ....thủ bại hư." (1)

 

Và Việt Điện U Linh :

 

"Đến thời vua Lý Nhân Tông quân Tống sang lấn tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ:

"Nam quốc sơn hà

...thủ bại hư".

 

Rồi quả nhiên quân Tống bị thua phải rút về nước".(2)

 

Từ đó người ta ngộ nhận bài thơ ấy là của Lý Thường Kiệt. Sự việc phổ biến đến nỗi đã có nhiều người lên tiếng về điều này như GS Hà Văn Tấn ( Lịch sử-sự thật và Sử  học. Xưa và nay tháng 3-1994) GS.NGND Bùi Duy Tân (phongdiep.net). Ngoài ra bài thơ này còn xuất hiện ở nhiều văn bản khác với những khác biệt nhất định đáng kể nhất là Lĩnh Nam Chích Quái.-

 

"Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười trời tối đen mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không lớn tiếng ngâm rằng:

 

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Hoàng thiên dĩ định  tại thiên thư.

Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm

Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư".

".

Quân Tống nghe thơ xéo đạp vào nhau mà chạy tan...Lê Đại Hành trở về ăn mừng phong thưởng công thần truy phong cho hai vị thần nhân ...sai dân phụng thờ ...nay vẫn còn là phúc thần"(3)

 

Tác phẩm này cho ta biết rằng bài thơ này không phải được đọc trên sông Như Nguyệt thời Lý thường Kiệt mà nó cũng đã được đọc trên con sông này nhưng từ thời Lê Hoàn và cũng không nói rõ ai là tác giả. Như vậy về xuất xứ của bài thơ thì đến nay vẫn chưa thống nhất được. Theo thời gian cho đến nay các nhà nghiên cứu đã ghi lại có trên 30 bài NQSH được viết thành văn bản ngoài ra còn có các bản được khắc ở các di tích đền thờ giữa các bản có sự khác nhau nhưng tựu trung hầu hết đều chọn bản trong ĐVSKTT làm chuẩn.

 

Như đã nói trên sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái không khẳng định ai là tác giả bài thơ này. Tất nhiên phải có ai đó sáng tác bài thơ này nhưng vì không biết cụ thể ai là tác giả đích thực nên dựa vào nội dung quan trọng và lớn lao của bài thơ lại được đọc lên vào đêm tối trong một ngôi đền nên gọi thơ THẦN. Tuy nói là thơ của THẦN nhưng rõ ràng phải có ai đó là tác giả chính vì vậy có nhiều người đã để tâm nghiên cứu và đề nghị một con người cụ thể là tác giả như  bài viết của Nguyễn Thị Oanh (Văn nghệ số 12. 21-3-2009) cho rằng tác giả NQSH có thể là đại sư Khuông Việt hay như Lê Mạnh Thát (Lịch sử Phật Giáo tập2 Tập 2. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh - 2001) cho rằng NQSH của Pháp Thuận. Các đề nghị này chủ yếu dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư nói trên với các vua thời ấy nên chưa có tính thuyết phục cao.

 

Trong bài viết này cùng suy nghĩ phải có ai đó trong số những trí thức dân tộc thời ấy là tác giả của bài thơ nên tôi cũng đề nghị ở đây một con người cụ thể người mà tôi cho rằng có nhiều yếu tố để có thể là tác giả bài thơ NQSH. Tuy nhiên trước khi xem xét đến con người mà tôi đề nghị có thể là tác giả hay chính là tác giả bài NQSH có một vấn đề cần phải giải quyết trước đó là :

 

  BÀI " NQSH"  ĐƯỢC SÁNG TÁC VÀO THỜI NÀO?

 

Như đã nêu trên có hai truyền thuyết về sự ra đời của bài thơ thần:

 

A -Theo Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ): Thời Lê Hoàn (981)

 

B - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) (Trận Như Nguyệt 1076)

 

A - VỀ SÁCH  LNCQ

Tác giả LNCQ đến nay vẫn chỉ là giả thuyết chưa chắc chắn Trần Thế Pháp là ai thân thế và sự nghiệp ra sao vẫn là một dấu hỏi. Nội dung LNCQ thì ít ỏi chủ yếu lấy từ sách khác không có tính sáng tạo cao. Do lấy từ sách khác như nghĩa của  từ "chích" trong tên sách mang lại nên có người cho rằng bài NQSH cũng chép từ sách khác có nghĩa là trước đó đã có sách viết về câu chuyện đó rồi nên cho là đáng tin cậy từ đó cho rằng việc Ngô Sĩ Liên viết rằng NQSH được viết và đọc vào thời Lý là ngoa truyền. Tuy nhiên câu chuyện về bài thơ thần trong LNCQ ngoài khác biệt so với ĐVSKTT như: thời đại -Tiền Lê thay vì thời Lý- Trên sông Như Nguyệt thay vì Bạch Đằng thời gian cũng khác. LNCQ viết "Canh ba đêm ba mươi tháng mười trời tối đen mưa to gió lớn đùng đùng". ĐVSKTT viết " Mùa xuân tháng 2". Ở  đây có điều làm cho  ta phải đặt dấu hỏi. Như ta biết cuối tháng 10 âm lịch ở miền bắc nước ta đang là giữa mùa đông thời tiết mưa gió rét như cắt da lại thêm tiết Nguyên đán gần kề tâm lý binh lính sao khỏi chạnh lòng sao nhà Tống lại điều binh sang xâm lăng nước ta vào lúc này liệu các nhà cầm quân của triều Tống có điên không? Thất bại của quân Nam Hán năm 938 là một minh chứng. Về ngôn từ của bài thơ trong  LNCQ cũng khác mà theo tôi thực chất chỉ là sửa lại bài này từ ĐVSKTT do đó có những giới hạn.

So sánh với bài thơ Thần trong ĐVSKTT bài trong LNCQ có những giới hạn như sau :

 

   -    Câu 2 viết " Hoàng thiên......thiên thư".

 

Đã là sách trời thì do trời viết hay nói khác nội hàm ngữ nghĩa của từ "thiên thư" là đã có trời rồi vậy cần gì phải "Hoàng thiên" . thêm vào đó "thiên thư " nghĩa đen là sách trời nhưng ta phải hiểu là "sách công lý" có nghĩa là điều đó xưa  nay ai cũng biết. Do đó thêm " Hoàng thiên" chỉ làm yếu đi nếu không nói là thừa  so với cách dùng "Tiệt nhiên" của ĐVSKTT.

 

   -         Câu 3 LNCQ đã cụ thể giặc là  " Bắc lỗ" thay vì "nghịch lỗ" . Làm như thế có ý chỉ thẳng giặc là ai nhưng lại mất đi tính phổ quát của một tuyên ngôn bởi vì viết như thế thì bài này chỉ có giá trị với giặc phương bắc thôi còn giặc các phương khác thì sao?

 

-         Còn câu cuối thì " gươm bén  chẻ như chẻ tre" so với câu " Nhữ đẳng....thủ bại hư" thì lời lẽ hơi thô . Bởi vì chuyện thất bại của quân xâm lược đâu chỉ là qua việc chém giết mà nó còn thất bại trên nhiều mặt khác nữa do đó nói nếu giặc phương Bắc sang thì sẽ dùng gươm bén mà đánh cho tan tát như chẻ tre thì rỏ ràng đây chỉ là ngôn từ của chốn riêng tư chứ nếu đem làm thông điệp của một quốc gia là điều bất cập.

 

Từ những nhận định như thế ta thấy rõ ràng bài thơ Thần trong LNCQ chỉ là sửa lại từ bài thơ trong ĐVSKTT do đó tính khả tín của bài NQSH trong LNCQ là không cao. Vậy tại sao tác giả LNCQ lại viết NQSH thuộc về thời Tiền Lê? Tác giả "chích" từ sách nào? Hay tác giả tự sáng tác? Câu trả lời là: Tác giả rất có thể đã "chích" câu chuyện này từ bộ ĐVSK của Lê Văn Hưu rồi sửa lại thời không từ đời Lý sang thời Tiền Lê. Lý do cho việc sửa này chắc là lấy lòng nhà Hậu Lê. Bởi vì chính nghĩa của Lê Lợi là con cháu nhà họ Lê. Như vậy tác phẩm này có thể ra đời sau khi Lê Lợi lên ngôi chứ không phải thời Trần mạt như có người đề nghị.

 

B - VỀ SÁCH  ĐVSKTT

 

Nội dung ĐVSKTT là một bộ sử hết sức công phu có tính bác học điều này cho thấy đây là một công trình mang tính tập thể mà Ngô Sĩ Liên là chủ biên. Một công trình được vua sai làm thì đâu thể không cẩn trọng. Trong tác phẩm này đã rất nhiều lần (29 lần) đề cập tới Lê Văn Hưu tác giả bộ Đại Việt Sử Ký với dòng chữ "Lê Văn Hưu viết......" điều này chứng tỏ ĐVSKTT phần lớn dựa vào ĐVSK của Lê Văn Hưu. Như thế có nghĩa là bộ ĐVSKTT là một tác phẩm được viết nên bởi công sức của rất nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức uyên bác với phương pháp làm việc hết sức nghiêm túc dưới sự tài trợ của triều đình qua hai triều đại Trần - Lê  thì lẽ nào thông tin trong bộ sách này lại viết tùy tiện. Đồng thời với ngần ấy thời gian và con người lẽ nào không phát hiện cuốn sách có nội dung mà LNCQ ghi lại.

 

Từ những so sánh phân tích trên với tính khả tín của bộ ĐVSKTT tôi cho rằng bài thơ thần đã được viết và đọc vào thời Lý Thường Kiệt phá quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076..

 

2 - AI LÀ TÁC GIẢ BÀI "NAM QUỐC SƠN HÀ" ?

 

Như vậy tác giả của nó phải là người thời Lý do vậy ta phải nghiên cứu xem ai có thể có được những yếu tố thuyết phục để có thể xem là tác giả bài thơ nổi tiếng này. Con người ấy nhất định phải có mối liên hệ chặc chẽ với chế độ đương thời và nhất là phải có những tác phẩm còn lại phản ảnh được mối tương quan với bài thơ NQSH . Tìm lại trong văn học đời Lý vào thời điểm đó ta thấy có một con người với những yếu tố mà tôi cho là có thể là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Người đó chính là Thiền sư Không Lộ.

 

Dương Không Lộ (1016 - 1094) tên thật là Dương Minh Nghiêm Pháp Hiệu là Không Lộ quê ở Hải Thanh Giao Thủy Tỉnh Nam Định. Ông xuất thân làm nghề chài lưới nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Không Lộ kết bạn tu hành với các Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải tôn Đạo Hạnh làm huynh trưởng nhưng cùng Giác Hải đi vân du rồi cùng về tu tại chùa Hà Trạch trong khi Đạo hHạnh về tu tại chùa Sài Sơn Quốc Oai . Không Lộ là một thiền sư lớn đời Lý được phong làm Quốc sư đã từng tu các chùa: Nghiêm Quang (chùa Keo) Hà Trạch Chúc Thánh. Không Lộ vừa được xem là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường. ( Bách khoa toàn thư mở wikipedia)

 

Sự nghiệp văn chương của Ts  Không Lộ hiện nay còn hai bài thơ Ngôn hoài và Ngư nhàn. Ở đây tôi đặc biệt tìm hiểu về bài Ngôn hoài từ đó đem so sánh với bài NQSH để thấy những mối tương đồng giữa hai bài thơ.

Ngôn hoài (NH)

 

                       Không Lộ

                        Trạch đắc long xà địa khả cư

                        Dã tình chung nhật lạc vô dư.

                        Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

                        Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Tạm dịch :

Nỗi lòng

                       

                       Chọn được đất thiêng để ở đời

                        Tình quê vui thú suốt ngày chơi.

                        Đúng thời lên thẳng non cao vút

                        Hét một tiếng vang lạnh cả trời.

 

Bài thơ này cũng như có nhiều bài thơ khác trong kho tàng thơ Thiền Việt Nam lại giống với một bài thơ của Trung Hoa cụ thể là của Lý Tường tặng thiền sư Dược Sư Duy Nghiễm đời Đường: (4)

 

                                    Tuyển đắc u cư hiệp dã tình

                                    Chung niên vô tống diệc vô nghinh.

                                    Hửu thời trực thướng cô phong đỉnh

                                    Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.

 

Về việc giống nhau của hai bài thơ cũng như ai đã đạo văn của ai tôi sẽ bàn sau trước hết chúng ta hãy tìm hiểu bài thơ của Không Lộ.

 

Bài "Ngôn hoài" là một kiệt tác của Không Lộ. Chính vì vậy ta cần phải soi chiếu bài thơ này trong con mắt của thi pháp học có nghĩa là phải nghiên cứu bài thơ một cách toàn diện: từ thân thế tác giả không gian và thời gian bài thơ ra đời ngôn từ được xử dụng trong bài thơ biện pháp nghệ thuật và thông điệp mà bài thơ mang lại và cuối cùng là xâu chuỗi tất cả những yếu tố ấy vào một chỉnh thể thống nhất. Chỉ khi nào làm được như thế ta mới thuyết phục được chính mình và người đọc.

 

Câu 1 - Trạch đắc long xà địa khả cư

 

Bài thơ này trước đây đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bình giảng như Đặng Thai Mai đã viết  "Nhà thơ vui mừng nhìn địa vật qua những rặng núi hình rồng hình rắn uốn quanh ngôi nhà mình. Đó là lối nhìn của các thầy địa lý"(5) có thể từ nhận xét của một trong những cây đại thụ trong làng nghiên cứu văn học nước ta như vậy lại thêm vào hình ảnh mà lịch sử cung cấp nên hầu như ai cũng nghĩ bài thơ phản ảnh cái nhìn phong thủy có thể vì trong suy nghĩ của nhiều người thầy tu Phật giáo thường gắn liền với những kiến thức về phong thủy thậm chí gần như mê tín dị đoan nên khi đọc bài thơ của một tác giả là thiền sư người ta dễ liên tưởng đến vấn đề này nhất là ở câu một tác giả đã viết "Trạch đắc long xà địa khả cư". Ngay câu mở đầu người đọc đã bắt gặp ngay hình ảnh rồng rắn thì dĩ nhiên người đọc rất dễ nghĩ rằng đất rồng rắn là một thế đất tốt theo thầy địa lý(Đất rồng rắn dỉ nhiên là một tiêu chí phong thủy nhưng không phải là yếu tố dị đoan thầy địa lý cũng không phải là xấu như ngày nay một số người thường nghĩ). Như vậy ta đi vào cõi thơ của Không Lộ bằng cái nhìn phong thủy tiêu cực thì những ý tưởng tiếp theo trong bài thơ cũng phải theo chiều hướng này kết quả là qua bao cuộc mổ xẻ bài thơ cũng chưa được giải thích một cách thống nhất và thấu đáo từ tên bài thơ cho đến nội dung nên bài thơ vẫn cứ bao trùm một màu huyền bí mà có người còn gọi là "siêu thơ". Do đó chúng cần tìm hiểu xem " Long xà địa là gì?" Có phải là một thuật ngữ phong thủy hay không? Thuật ngữ này đã xử dụng ở đâu? Với nghĩa nào?

-Về phong thủy thì trong 92 thuật ngữ phong thủy (6) không thấy có thuật ngữ long xà địa. Vậy chúng ta tìm hiểu theo hướng khác.

 

-Trong Kinh Dịch viết rằng: "Long xà chi chập dĩ tồn thân dã" dịch nghĩa "rồng rắn mà ẩn nấp cốt để giữ  mình vậy". (7)

 

-Truyện Dương Hùng trong Hán Thư cũng nói: "Quân tử đắc thời tắc đại hành bất đắc thời tắc long xà" dịch  nghĩa  "Người quân tử  mà gặp thời thì làm việc lớn không gặp thời thì ở ẩn". (8 )

 

Như thế là đã rõ thuật ngữ "long xà" có nghĩa là ở ẩn ẩn ở đây không phải là tìm vào chốn xa xôi hẻo lánh mà là hòa mình vào cuộc đời của người quân tử khi chưa đúng thời. Người quân tử ở đây là người có khả năng giúp nước giúp đời. Khi quốc gia hữu sự thì người quân tử phải dấn thân mà bảo vệ tổ quốc khi hòa bình thì họ cũng như bao công dân khác hòa mình vào xã hội âm thầm xây dựng quê hương (rồng thành rắn hay rồng đất). Như thế câu này có nghĩa là: Chọn được cuộc đất tốt có thể ở được.

 

Như tiểu sử của ông cho biết ông sinh năm 1016 chỉ sáu năm sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ông đã lớn lên cùng với cái hào khí của một đất nước trong một vận hội mới một thời kỳ mà chưa một triều đại nào trước đó làm được: đó là nền độc lập của đất nước. Từ nền độc lập này nước Việt đã phát triển trên mọi mặt nhất là đối với nhân dân những người luôn phải chịu đau khổ trước nhất khi không có hòa bình độc lập. Mọi hoài bão đó được gởi vào hai chữ "Thăng Long". "Thăng Long" là "rồng dậy rồng lên". Như thế có nghĩa là rồng này không phải ở trên trời mà từ mặt đất từ lòng người là ý chí độc lập tự cường là khát vọng hòa bình hạnh phúc. Tự cái việc dùng từ ‘Thăng" đủ cho thấy Lý Thái Tổ đã nhận thức về sức mạnh của nhân dân như thế nào. "Thăng Long" cũng chỉ cho bản thân Lý Thái Tổ mà cũng là tiêu biểu cho nhân dân. "Thăng" là "vươn từ dưới lên" như "thăng tiến" "tỏa từ trong ra ngoài" như "thăng hoa". Điều đó cho thấy yếu tố phong thủy chỉ là thứ yếu trong quyết định này. Điều này đã thể hiện rõ trong Chiếu dời đô trước là" trên kính mệnh trời dưới theo ý dân" sau mới nói địa thế " rồng sinh hổ ở".

 

Sau những nhiễu nhương của triều đại trước đó chính Thiền sư Vạn Hạnh đã chủ động đề nghị Lý Công Uẩn hãy vì quốc gia mà nắm lấy triều chính và chắc chắn rằng những công việc triều chính sau đó phải có sự tham gia của Vạn Hạnh tất nhiên quyết định dời đô về Đại La không nằm ngoài dự tính của Vạn Hạnh. Ngày nay khi chúng ta đọc vào lịch sử chỉ thấy ghi lại chiếu chỉ dời đô ngắn ngủi của Lý Thái Tổ nhưng chúng ta phải hiểu rằng để đi đến một quyết định như vậy triều đình nhà Lý rút kinh nghiệm từ những sự kiện xảy ra trước đó đã phải bàn bạc cân nhắc trên mọi lãnh vực để sao cho tại kinh đô mới phải củng cố được mọi mặt từ chính trị quân sự văn hóa kinh tế. " Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa thực là chổ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời". (Chiếu dời đô). Bởi vì những gì đã xảy ra trước đó nhắc nhở cho Lý Thái Tổ biết rằng: việc thế lực phương bắc xâm chiếm nước ta không phải là quyết định nhất thời mà là một hiện thực lâu dài. Chính vì vậy cần phải chọn một nơi có thể đáp ứng được những mục tiêu đó nơi ấy là một cuộc đất có thế vừa tiến đánh sớm nhất khi quân xâm lược tiến vào nước ta lui về phòng thủ khi cần thiết bằng một hậu phương vững mạnh cả trên hai phương diện thủy và bộ đặc biệt ông đã thành công trong việc dời đô khi đã xây dựng một thế trận lòng dân vô cùng vững chãi. Chắc chắn đã có nhiều phương án được đưa ra và cuối cùng đi đến quyết định chọn (trạch đắc) Đại La rồi đổi thành Thăng Long (rồng đất) (Long xà địa - rồng đất) để định đô (khả cư) (9). Như đã nói ở trên Không Lộ sinh năm 1016 như vậy ông đã lớn lên cùng với cùng với âm vang từ Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ chiếu chỉ này chắc chắn phải được thường xuyên nhắc nhở trong triều đại nhà Lý sau đó (hay như cách ta nói ngày nay là "quán triệt"). Mấy mươi năm sau ông trở thành quốc sư thì chắc chắn ông phải nằm lòng chiếu chỉ này. Tất nhiên ông hiểu và thời đó có lẽ ai cũng hiểu "thăng long" là "rồng đất" là sức mạnh của nhân dân.

 

Câu 2 - " Dã tình chung nhật lạc vô dư".

 

"Dã" là thôn quê "tình" là tình cảm tâm tư ở đây là đời sống tinh thần nơi thôn dã. Nhưng tại sao lại là đời sống tinh thần nơi chốn quê mà không phải là thành thị? Đây chính là cái tài của tác giả. Thông thường trong một quốc gia thôn quê là nơi ít được hưởng thụ những thành quả của xã hội nhất thế mà ở đây người dân nơi thôn quê lại được hưởng trọn vẹn thành quả của xã hội trên mọi mặt thì những thành phần khác trong xã hội phải ngang bằng hoặc hơn. Như ta nói: "Ở Việt Nam người nghèo nhất cũng có một chiếc xe hơi" thì cũng có nghĩa là những thành phần còn lại phải có một hoặc hơn một chiếc xe hơi. Đây là một nghệ thuật dùng từ mà ngày nay ta gọi là biện pháp tu từ "dùng cái thấp nhất để chỉ cái cao nhất". Rõ ràng tác giả dùng từ rất đắt.

 

Từ "vô dư" lấy từ nhà Phật nghĩa là không còn gì "lạc vô dư" có nghĩa là vui không sót vui không thiếu lãnh vực nào không còn gì không được vui.

 

Như ta biết lịch sử nước ta được viết bằng máu bằng sự hy sinh của biết bao thế hệ không một gia đình dòng họ nào ở nước Việt mà không có người đã hy sinh nơi chiến trận một đất nước hết bị phương bắc xâm lăng thì phía nam quấy phá trong một quốc gia như vậy thì chiến tranh luôn là nỗi lo không những của người nắm giữ vận mệnh của quốc gia dân tộc mà còn là của nhân dân. Bởi vì chiến tranh đồng nghĩa đau thương mất mát và đói khổ không phải chỉ đau thương mất mát trên chiến trường mà nỗi đau đó kéo dài theo những gia đình khi con mất cha vợ mất chồng nhà tan cửa nát. Còn đau đớn hơn nữa khi tổ quốc bị ngoại bang cai trị như Nguyễn Trãi đã viết :

 

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

vùi con đỏ xuống hầm tai họa ............

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi !"

                                               Bình Ngô đại cáo

 

Thỉnh thoảng cũng có hòa bình thì gặp phải cảnh hôn quân bạo chúa thế là có hòa bình nhưng chưa phải thái bình. Chính vì vậy khát vọng một cuộc sống trong một quốc gia độc lập thái bình thịnh trị trên thì có vua anh minh dưới thì các quan liêm khiết là khát vọng vô cùng to lớn của người dân Việt trong mọi thời đại. Việc đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long và những năm tháng thái bình sau đó là minh chứng cho thấy sự nhìn xa trông rộng của Lý Thái Tổ dưới sự cố vấn của Quốc sư Vạn Hạnh nó cho thấy sự đồng lòng từ vua quan cho đến thứ dân quyết định đó đã làm thay da đổi thịt đất nước trên mọi mặt. Quốc gia thì thái bình thịnh trị luật pháp thì khoan hồng mà nghiêm minh văn hóa thì thăng hoa rực rõ nhân dân thì ấm no hạnh phúc. Do vậy dù ở chốn thôn dã mà vẫn hưởng thụ được thành quả của thái bình không phải chỉ là cơm ăn áo mặc mà trên tất cả các lãnh vực khác của cuộc sống. Đó là niềm vui trọn vẹn. Thế mới gọi là "chung nhật lạc vô dư". Một quốc gia mà nơi thôn quê dân dã lại được hưởng trọn vẹn tất cả những thành quả của xã hội thì biết rằng xã hội đó tiến bộ thế nào. Không Lộ cũng lớn lên và tận hưởng niềm vui chung đó ông đã chứng kiến sự phát triển của quê hương trên mọi mặt và hương vị của thái bình đã thấm vào tâm hồn ông. Với tất cả những gì mà ông trải nghiệm ông đã gởi gắm vào câu  này.

Câu 3 - Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

 

("Hữu thời"- chữ "thời" ở đây là chữ "thời" trong  Kinh dịch có nghĩa là thời cơ cơ hội vận hội. Vì ở câu một ông đã dùng "long xà địa"cũng trong Kinh dịch hơn nữa nếu ta hiểu " hữu thời" là có khi hay thỉnh thoảng thì yếu quá so với khí lực của bài thơ và đồng thời không liên kết được với ý sau của câu thơ.

 

"Trực thướng" nghĩa đen là lên thẳng nghĩa bóng là ngay tức khắc.

 

"Cô phong đỉnh" là đỉnh núi chon von núi đứng một mình nghĩa bóng là chủ quyền quốc gia).

 

Vui là thế thanh bình là thế niềm vui lớn quá cứ tưởng chừng  như nhân  dân nước Việt giờ đây quên hết những đau thương mất mát khi ngoại bang xâm lăng nước họ rồi. Không đâu! Người dân Việt tuy được vui hưởng thái bình nhưng họ nhận thức được rằng trong mỗi bát cơm ăn một đêm yên giấc thanh bình là kết quả của sự độc lập thái bình. Những đau thương mất mát của cha ông đã kết tinh vào trong tâm thức họ ý thức chủ quyền của quốc gia tuy không bộc lộ ra ngoài nhưng dòng tâm thức đó vẫn luân lưu trong mỗi người dân Việt. Hơn ai hết họ biết rằng làm sao hạnh phúc được khi đất nước bị mất chủ quyền bị ngoại bang xâm lăng dày xéo. Tuy ngày ngày vui nơi thôn dã làm rắn sống giữa đồng nhưng khi quốc gia hữu sự lập tức rắn hóa thành rồng đứng lên chung sức chung lòng bảo vệ sơn hà xã tắc. Không Lộ là quốc sư mà tiêu chí để vua quan triều Lý phong làm quốc sư thì đâu phải chỉ biết xem ngày lành tháng tốt đất thịnh hướng thông mà phải là con người có tầm nhìn đối với quốc gia đại sự để tham mưu cố vấn cho triều đình trong việc trị quốc an dân. Với tư cách là một thiền sư thì ông cố vấn cho triều đình lãnh vực nào ngoài văn hóa - tư tưởng mà văn hóa cao nhất và cũng là nhiệm vụ thiêng liêng nhất trong một quốc gia đó là lòng yêu nước. Do đó chắc chắn rằng dưới sự cố vấn của ông triều đình luôn nhắc nhở giáo dục người dân về lòng yêu nước bảo vệ non sông. Từ tầm nhìn vĩ mô ông nhận biết rằng tuy vui trong thanh bình như thế nhưng mỗi người Việt luôn có lòng tự hào dân tộc.Do vậy khi có bất cứ thế lực nào xâm phạm quốc gia thì đó chính là lúc (hữu thời) và ngay tức khắc (trực thướng) họ đứng trên lập trường chủ quyền quốc gia (cô phong đỉnh) để đối mặt với quân thù. Hình ảnh một người leo thẳng lên đỉnh núi cao chót vót mà theo chữ Hán trong bài thơ gọi là "cô phong đỉnh" là một hình tượng độc lập hùng vĩ và rất đẹp. Cô là trơ trọi không có gì chung quanh có nghĩa là chẳng có ngọn núi nào khả dĩ so sánh được hình ảnh ngọn núi cao vút đứng một mình thẳng hướng lên trời cao là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ hùng tráng nhưng cô độc. Ngọn núi cao là vậy hùng vĩ là vậy thì làm sao thỉng thoảng lại leo thẳng lên đỉnh núi được ai mà leo cho nỗi. Do vậy đây là ngọn núi tâm linh văn hóa ngọn núi này mỗi người dân Việt ai cũng có trong lòng chính vì vậy khi cần thiết là ngay tức khắc họ có mặt ở non cao nơi ngày ngày quận tụ hồn thiêng sông núi. Đây cũng chính là hình ảnh của thiền hình ảnh bất khả tư nghị bất khả tỷ giảo cũng như đỉnh cao của trí tuệ giác ngộ cái trí tuệ mà kẻ giác ngộ không thể chia sẻ với ai không thể so sánh với cái gì cũng như trong một quốc gia chủ quyền là cái duy nhất không có gì có thể so sánh và đánh đổi được.

 

Câu 4 - Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

 

Như vậy trong lòng mỗi người dân Việt luôn có một đỉnh núi một ý thức về chủ quyền quốc gia ý thức đó tuôn chảy từ đời này sang đời khác. Nhưng vấn đề là những kẻ xâm lược luôn tìm mọi cách để phủ nhận điều đó. Chính vì vậy chủ quyền này cần phải được tuyên bố nhất là khi chủ quyền của nước nhà bị xâm phạm. Từ ý thức chủ quyền đó ở trên đỉnh núi cao đó ngay tức khắc họ long trọng tuyên bố nước Việt là một nước có chủ quyền. Ở đây tác giả dùng từ thét mà thét dài (trường khiếu) nó cho ta thấy sự dõng dạc cương quyết và hùng tráng. Khi ta quá đau khổ ta cũng thét khi ta quá hạnh phúc ta cũng thét thét là một ngôn ngữ ở đỉnh cao hay có thể nói là siêu ngôn ngữ nó được dùng để diễn tả những gì mà ngôn ngữ có nói cũng không thể nói hết được mà nền độc lập chủ quyền của quốc gia có được là từ máu xương của bao thế hệ xây dựng nên thì bút mực lời nói nào diễn tả cho hết. Trong đạo thiền tiếng thét cũng là ngôn ngữ của người giác ngộ chỉ có tiếng thét mới làm cho kinh hãi cả ba cõi thấu khắp cả tam thiên chứ cái ngôn ngữ đối đãi thì làm sao mà diễn tả được cái sâu thẳm của đạo được thế mới gọi là nói mà không nói hay ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt vậy. Còn đối với một đất nước thì chỉ có tiếng thét không những thét mà còn thét dài và chỉ thét dài một tiếng (nhất thanh) mới có thể nói lên được cái ý thức chủ quyền độc lập là to lớn đến chừng nào. Nhưng sao lại thét dài một tiếng vâng! một tiếng thôi hàng triệu triệu người con Việt dị khẩu đồng âm (khác miệng giống lời) cùng thét dài lên một tiếng một lập trường một ý thức "độc lập" có như thế mới làm cho những kẻ xâm lược rởn tóc gáy lạnh cả người cả thế giới phải im lặng lắng nghe (hàn thái hư).

 

Không phải ngẫu nhiên mà người đời sau đặt tên bài thơ này là "Ngôn hoài"  "lời hoài bão" Hoài bão của một con người một công dân một dân tộc.Hoài bão đó là gì nếu không phải là một quốc gia hưng thịnh thiên hạ thái bình dựa trên một nền độc lập tự cường và sẵn sàng bảo vệ nền độc lập ấy bằng bất cứ giá nào nếu như có bất cứ ai bất cứ thế lực nào xâm phạm.

 

Như thế ta thấy bài thơ này chuyên chở một thông điệp xuyên suốt ý tứ nhất quán cách dùng từ có tính khái quát cao lối hành văn dứt khoát làm cho khí lực của bài thơ vô cùng mạnh mẽ và khiến cho người đọc cảm thấy hết sức trang trọng. Có thể bài thơ này Không Lộ làm vào độ tuổi 35-45 có nghĩa là vào khoảng những năm 1051-1061. Có lẽ không trễ hơn được. Vì sau 50 tuổi theo quy luật tự nhiên khí lực con người bắt đầu đi xuống do đó bút lực khó mà đạt được như vậy. Trong thời kỳ này nhà Lý cho dựng chùa Một Cột nói là nằm mộng chứ kỳ thực ý muốn nói nền độc lập của nước nhà. Ta có thể tóm lược như sau:

 

Câu  1 - Khẳng định lãnh thổ và thiết chế chính trị: Đất Long xà hay đất Thăng Long là kinh đô của nước Việt là tiêu biểu cho nước Việt. (chính trị)

Câu  2 - Nhân dân trong nước sống sung túc an lạc-yêu chuộng hòa bình.(kinh tế)

Câu  3 - Văn hóa chủ quyền quốc gia là tư tưởng chủ đạo của mọi người dân (văn hóa).

Câu  4 - Sẵn sàng bão vệ chủ quyền đó (quân sự)và và được tuyên bố rộng rãi chủ quyền đó trên trường quốc tế.

 

Như thế bài thơ này có khác gì một Tuyên ngôn độc lập hay có thể nói rằng đây là bài Tuyên ngôn độc lập.

Vậy liệu bài thơ này tuyên ngôn độc lập này có liên quan gì đến bản Tuyên ngôn độc lập Nam quốc sơn hà không?

 

Như lịch sử cho biết Lý Thường Kiệt (người cho đọc bài thơ thần trên sông Như Nguyệt) sinh năm 1019 sau Không Lộ 3 năm. Nghĩa là Lý Thường Kiệt và Không Lộ là người cùng thời. Khi trận Như Nguyệt xảy ra lúc ấy Lý Thường kiệt 57 tuổi và Không Lộ 60 tuổi. Một bên là quan võ đầu triều người kia là quốc sư cả hai là lão thần của triều Lý. Là quốc sư không lẽ khi quốc gia nguy biến như vậy mà ông không hay biết hay sao có thể ông cũng có mặt trong

 

Thiền sư Không Lộ tác giả bài Nam quốc sơn hà - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam! (2)

10/08/2009,19:32:03 | 1 Comment(s) | 335 View(s)

So sánh hai bài thơ : Nam Quốc sơn hà và Ngôn hoài.

 

Câu 1-            Nam quốc sơn hà nam đế cư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở )

Trạch đắc long xà địa khả cư

(Chọn được đất thiêng để ở đời )

 

Sông núi nước Nam vua Nam ở: Câu này khẳng định lãnh thổ của nước Nam và thiết chế chính trị

-Chọn được đất thiêng để định đô: Kinh đô là chỗ ở của vua là mảnh đất trung tâm chính trị của một đất nước là tiêu biểu cho một quốc gia. Như đã nói ở trên "Thăng Long" là "rồng đất" con rồng phương nam con rồng đặc hữu của Việt Nam mà đất của rồng phương nam thì vua nam ở đó là điều tất nhiên. Rõ ràng câu này cũng để khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và thiết chế chính trị.

 

Như vậy hai câu này hoàn toàn giống nhau về ý và cả cách hành văn nữa "Nam quốc sơn hà - trạch đắc long xà" "đế cư - khả cư".

 

Câu 2 -            Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Rành rành định phận tại sách trời.)

Dã tình chung nhật lạc vô dư.

(Tình quê vui thú suốt ngày chơi )

 

Mới nghe qua ta tưởng hai câu này khác nhau nhưng kỳ thật chúng giống nhau. Sao bảo là giống nhau?

Như ta biết Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ  là một văn bản thiêng liêng lúc bấy giờ chắc chắn các nho sinh phải học tập nằm lòng các quan triều Lý cũng không ngoại lệ. Trong Chiếu dời đô viết "trên kính mệnh trời dưới theo ý dân". Như vậy trong bài NQSH dùng vế trước còn NH thì dùng vế sau của một câu hai vế tuy khác nhau về ngôn từ nhưng ý chỉ là một. Vì " trời cũng chính là dân và dân cũng chính là trời". Nhưng khi ta dùng để nói với kẻ mệnh danh là "thiên triều" thì ta phải dùng trời mà trả lời thế mới tương xứng. Câu này khẳng định lãnh thổ đó thiết chế chính trị đó đã được công nhận bởi công lý thế giới.

 

Câu 3 -            Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

                        (Nếu như quân giặc sang xâm phạm)

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

(Đúng thời lên thẳng non cao vút)

 

Câu này trong NQSH là cụ thể hóa ý "hữu thời" chính vào lúc khi giặc sang ở đây nói xâm phạm là xâm phạm chủ quyền xâm phạm "cô phong đỉnh" xâm phạm điều thiêng liêng nhất của một đất nước.

 

Hai câu này tuy câu chữ khác nhau nhưng ý tứ liền lạc với nhau. Điều này dễ hiểu vì bài NQSH nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh tâm lý đối tượng là số đông nên ngôn từ phải rõ ràng dễ hiểu.

 

Câu 4 -            Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Các ông sẽ thấy bại vong thôi.)

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

                        (Hét một tiếng vang lạnh cả trời.)      

   

Câu kết này tuy nặng nhẹ khác nhau nhưng cũng có ý như nhau. NQSH thì nói thẳng quân giặc sẽ thấy thất bại còn NH thì làm cho quân thù nghe mà ớn lạnh khiếp vía kinh hồn.

Như vậy chúng ta thấy liên quan đến hai bài thơ có những giống nhau sau đây:

 

Về con người :

- Cả hai đều quan đầu triều (nếu ta xem quốc sư như một chức quan hay tương đương)

- Cả hai cùng tham gia trận đánh.

 

Về bài thơ :

 

- Cùng được viết trong một thời đại.

- Cùng chuyên chở một thông điệp.

- Cùng giống ý trong từng câu.

- Cùng vận (cư) và lối hành văn.

 

Chỉ có một điều khác duy nhất đó là một người là tác giả một trong hai bài thơ còn người kia chỉ là người cho đọc bài thơ chứ không phải là tác giả.

 

Với những phân tích và so sánh trên ta có thể nói rằng bài thơ này chính là anh em sinh đôi của bài kia mà một trong hai có khai sinh rõ ràng thì người anh em kia chắc phải là cùng một mẹ. Hay nói khác bài NQSH là chiếc bóng của bài NH do đó Không Lộ có thể là tác giả bài thơ này hay chính là tác giả bài thơ này bài Nam Quốc Sơn Hà - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta .

 

Nhưng điều mà ai cũng biết: Cả hai bài thơ trên đều thoát thai từ Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ - từ Hoa Lư về Thăng Long - năm Canh Tuất - 1010.

                            ................................o0o.................................

 

1 - Đại Việt Sử Kí toàn thư-NXB Văn Hóa-Thông tin-C1-tr 428.

 

2 - (Việt điện u linh (1329)- Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học H.1972 tr 70-71)

 

3 -   (Lĩnh Nam chích quái - Vũ Quỳnh - Kiều Phú. Bản dịch NXB Văn hoá H 1990 tr. 83-84).

Về ngày tháng trong LNCQ có nhiều sai khác giữa các bản ngày 2/10 23/10 Việt sử diễn âm  15/12 ở đây   chỉ luận theo văn bản đã trích.

 

4 - Bài thơ của Lý Tường là một bài thơ có nhiều khiếm khuyết  :

 

A-Ngay câu đầu cách dùng từ đã khiên cưõng. "Tuyển" nội hàm ngữ nghĩa của từ này có nghĩa là chọn nhưng mà chọn một trong số những cái đẹp hay tốt có sẵn. Như tuyển tập văn học tuyển sinh tuyển thủ tuyển phi. Chứ chẳng thấy ở đâu nói tuyển cư tuyển thổ. Hay nói khác hơn từ "tuyển" đi sau nó là những từ thuộc về con người hay sản phẩm của con người và có nghĩa tốt.

 

B-Tự hai chữ "u cư" đã bao hàm nghĩa của "dã" rồi nên nói "u cư hợp dã tình" là thừa. Hơn nữa "dã tình" đâu phải tính chất cố hữu của con người mà hợp. Do đó câu này bị lủng củng.

 

C-Câu thứ tư "nguyệt hạ phi vân" cách dùng từ như thế này không phù hợp với trật tự tư duy. Ba câu trước là những câu hoàn chỉnh không ngắt quãng sao bỗng dưng câu này lại ngắt ra. Lại thêm hai từ ghép đi liền với nhau không đối xứng mà lại đối nghịch nhau trăng với mây đi liền nhau đáng ra phải viết là nguyệt hạ vân nhàn hay nguyệt hạ vân... mới phù hợp với quy tắc ngôn ngữ như tuyết tán vân phi. Hay trong tiếng Việt ta thường nói kính trên nhường dưới nhà tan cửa nát mâm cao cỗ đầy. Ai lại nói kính trên dưới nhường nhà tan nát cửa mâm cao đầy cỗ bao giờ.Rõ ràng bài thơ này chẳng có ông Lý Tường nào làm cả mà sửa từ một bài khác mới ra nông nỗi ấy.Cụ thể là sửa từ bài Ngôn hoài của Không Lộ chứ không thể ngược lại được. chuyện này không phải chỉ riêng bài Ngôn hoài mà thôi mà còn nhiều bài khác nữa như bài Xuân nhật tức sự của Huyền Quang chẳng hạn. Rõ ràng đây là một chính sách nhất quán của các triều đại của Trung Hoa chứ không riêng một thời nào.

 

D- Sẽ có người nói "Nhưng mà về văn bản học thì bài thơ này có từ đời Đường cơ mà". Ngàn năm trước thì việc thêm vào lấy ra một bài thơ có khó gì. Còn có điều lạ nữa là chuyện trùng thơ này chủ yếu chỉ xảy ra với các thiền sư mà thiền sư nổi tiếng của VN mới lạ chứ! Lẽ nào trong chốn thiền môn ở VN lại tập hợp nhiều người đạo văn thế sao?

 

Đ-Trước đây tôi cũng có bài "Tuyên ngôn độc lập của một thiền sư" cũng viết theo lối suy nghĩ như thế nay nghĩ lại thấy có lỗi với bậc tiền nhân quá.

 

5 - "Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học"- Thơ văn Lí - Trần tập 1 trang 41 - NXB Viện Văn học - Hà Nội - 1977.

 

6  - Xem bí ẩn của phong thuỷ Vương Ngọc Đức chủ biên Trần Đình Hiến dịch nxb Văn Hoá Thông Tin 1996.

 

7 - Kinh Dịch: Đạo của người Quân tử - Nguyễn Hiến Lê Hệ từ truyện - thiên hạ - chương 5 tiết 3  trang 483 nxb văn hoá tb 1994.

 

8 - Nhị Thập tứ sử - Hán Thư - Truyện Dương Hùng cuốn 1 tr 2243.(thư viện Hán Nôm - HV-488) Dương Hùng thượng truyện đệ ngũ thập thất thượng 2234 Thương vụ ấn thư quán - Túc Ân bách nạp bổn - Nhị thập tứ  sử .

 

9 - Rồng biến thể từ rắn là đặc hữu của VN. Đây cũng có thể là một yếu tố cho thấy Kinh dịch có thể là của Việt Nam như có người đã nghiên cứu và đề nghị.

 

Em xin gửi anh hoangnt một nguồn bên một trang của Mật Tông.cho biết tác giả bài thờ Nam Quốc Sơn Hà. 
 
Con nghe chư vị nói: “Con có ngồi đọc sách thêm 10 năm nữa cũng không thể nào tìm ra được người sáng tác bài thơ này đâu. Sử sách đời sau có chỗ ghi là do Lý Thường Kiệt viết nên, có chỗ ghi là không rõ nguồn gốc, lại còn có chỗ ghi là xuất phát từ nước Tống... Cho con thấy một vài linh ảnh về thời kì đó để con tự hiểu ra được nguồn gốc bài thơ. Có vay thì phải có trả, nạn binh đao cũng do một phần nghiệp mà Đại Việt thời đó phải trả. 

 

 

 
Trong lúc rãnh rỗi, con có đọc các quyển sách của tác giả Lobsang Rampa, người tự xưng là hoá thân của Đạt Lai Lạt Ma, các quyển sách của David Neel viết về Tây Tạng, và các sách sử viết về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà. 
 
Sau khi đọc xong toàn bộ mà vẫn không có câu trả lời về nguồn gốc bài thơ, thì chư vị xuất hiện và cho con thấy linh ảnh về cuộc chiến tranh Đại Việt - Đại Tống thời Lý, đầu thế kỷ 11. Trong linh ảnh là trận chiến ác liệt bên bờ sông, và trong kinh đô thì vua nhà Lý cùng các quan viên đại thần làm lễ cầu khấn Trời Đất xin cho Đại Việt được thắng trận. Trong lúc vị sư ông, chủ tế lễ, dâng sớ lên Thiên Đình thì con lại thấy linh ảnh chư vị Bồ Tát, Thánh thần từ hư không xuất hiện vô cùng tráng lệ và rực rỡ. Hai vị mặc đồ xanh lá và đỏ bước ra, nhận lấy tấu sớ, và sau đó giở một cuốn sổ lưu trữ phước nghiệp của nước Đại Việt. Linh ảnh đến đó thì hết. 
 
Con nghe chư vị nói: “Con có ngồi đọc sách thêm 10 năm nữa cũng không thể nào tìm ra được người sáng tác bài thơ này đâu. Sử sách đời sau có chỗ ghi là do Lý Thường Kiệt viết nên, có chỗ ghi là không rõ nguồn gốc, lại còn có chỗ ghi là xuất phát từ nước Tống... Cho con thấy một vài linh ảnh về thời kì đó để con tự hiểu ra được nguồn gốc bài thơ. Có vay thì phải có trả, nạn binh đao cũng do một phần nghiệp mà Đại Việt thời đó phải trả. 
 
May mắn thay, vua quan nhà Lý thương dân như con, trước lo sửa mình, thờ kính Trời Đất, sau là răn người, sống hợp lẽ đạo; lại có thêm được bậc chân tu, đắc quả Thiên Đình cùng dâng tấu sớ, xin được giảm nghiệp. Xét thấy một đất nước mà vua quan biết thờ kính Thượng Đế, quá nửa số dân biết lo sửa mình, lại thêm bậc chân tu được lòng Thượng Đế, nên có lệnh ban xuống cho phép được giảm nghiệp, thoát nạn binh đao trong hơn 200 năm. Bài thơ Thần đó là thư trả lời của Thiên Đình cho vị đạo sư tế lễ Từ Đạo Hạnh, được đọc vang trong đêm khiến quân Tống run rẩy mà bỏ chạy.
 
Sẵn đây nói thêm một chút về việc xin gia giảm nghiệp quả. Người cầu xin phải là bậc đắc đạo do Thiên Đình sắc phong, chứ không phải là mũ mão áo lộng, danh hiệu của thế gian. Những bậc đắc đạo cũng không thể nào tự mình đứng ra cầu nguyện cho quốc thái dân an được, mà phải có sự phối hợp của vua quan và nhân dân. Luật công bằng là quả ai người đó nhận, không có chuyện hoán đổi hay nhận dùm. 
 
Nếu một đất nước mà vua quan biết làm tròn bổn phận của mình, quá nửa số dân trong nước biết sống hợp đạo, thờ kính Thượng Đế thì vị đạo sư mới mong giúp cho được. Nếu thiếu đi một trong ba điều kiện thì cũng không được. Nghe thì khó, nhưng không phải là không thể. Lịch sử đã có, thì hiện tại hay tương lai cũng có thể xảy ra được. 
 
Sở dĩ bảo con đọc các tạng thư về Lạt ma giáo là cho con hiểu rõ được bài học hôm nay. Tây Tạng, Cao Miên, Tích Lan thời trước là trung tâm của đạo giáo, là nơi xuất hiện các bậc chân tu nhiều huyền năng. Bởi lẽ như vậy, Tây Tạng mới có được thời đại hoàng kim vào các đời Đạt Lai Lạt Ma trước. Trải ngàn năm phát triển, đạo giáo ở đó chạy theo hình thức bề ngoài, bỏ bê cốt lõi bên trong, mà các Đạt Lai Lạt Ma cũng không còn được như trước, chỉ biết chạy theo dục vọng xa hoa và các hình thức bên ngoài như đền đài, miếu mạo, mũ áo. 
 
Đã vậy lại không biết thân biết phận, bắt chước các bậc đạo sư đời trước, đứng ra cầu khấn Thượng Đế cho quốc gia được hùng mạnh, vượt qua kì thế chiến. Đáng lẽ Tây Tạng chưa có mất nước nhanh vậy, nhưng do Thượng Đế nổi giận, thúc đẩy quá trình trả nghiệp mà thành ra mất nước, Hồng Cung và Bạch Cung thành khu triễn lãm, nhân dân nghèo đói, đất nước lạc hậu, cốt ý là răn đe những người tu hành đời sau, nhưng nào có mấy ai hiểu. Giờ đây cái còn lại chỉ là cái vỏ và bộ máy tuyên truyền.
 
Lý đạo ta dạy con không có gì cao, chỉ là ôn lại bài cũ, mỗi ngày hiểu ra một tầng nghĩa mới, cho đến khi chạm được cốt lõi. Bám theo Tổ Thầy học Đạo mới mong có ngày chứng quả.”
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Văn Lang về một tư liệu giá trị từ cõi vô hình, chúng ta ghi nhận danh xưng chính xác và gần gũi của Thượng Đế thời thượng cổ trong văn hóa Đông phương là "Ngọc Hoàng Thượng Đế".

 

Cũng để tiếp nối bài viết về cổ vật thời Hai Bà Trưng, tôi trích dưới đây những hình ảnh những chiếc trâm cài đầu và một vài cổ vật khác có liên quan tới các tướng lĩnh thời Hai Bà Trưng, chúng sẽ được dùng để phân tích ý nghĩa và chứng minh cổ vật xuất phát từ thời kỳ này.

 

Trâm cài đầu tượng quái "Càn"

Thời Hai Bà Trưng, Hậu Âu Lạc nay là Việt Nam

Dongson2_zps119e9057.jpg

 

 

1069567020_546_876ff.jpg

 

2428572578_fe226e2b6e.jpg

 

Trâm cài đầu tượng voi

Thời Hai Bà Trưng, Hậu Âu Lạc

Picture%20047.jpg

 

Tượng 7 chiến binh nữ chơi "trống"

Thời Hai Bà Trưng, Hậu Âu Lạc

cdv-mtdongson-08_zps1b763e97.jpg

 

Nhận định quốc hiệu Âu Lạc cũng sẽ được xem xét và phân tích lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta cùng phân tích một số chiếc trâm cài đầu dưới đây.

 

Trâm cài tóc tượng quẻ 11: "Thái"

Thời Hai Bà Trưng, Hậu Âu Lạc nay là Việt Nam

33981453738902_son14-2.jpg

 

Vòng tròn Thái Cực của chiếc trâm tượng hai con rồng Âm Dương có sừng, chân hai con rồng là tượng 4 con chim én Tứ Tượng. Ba chiếc trâm cài là hình tượng quái Càn, còn một người phụ nữ giơ hai tay lên trời tượng quái Khôn, Càn dưới Khôn trên tượng trưng cho quẻ 11: Thái trong Kinh Dịch.

 

Quẻ Thái:

2%20que%281%29.jpg

 

Chiếc trâm cài đầu chỉ có 1 người trong vòng là tượng trưng cho Bà Trưng. Chiếc trâm cài đầu có 2 người: người trước là Trưng Trắc - Dương, người sau là Trưng Nhị - Âm hoặc người bên trái (từ trong ra, Dương) là Trưng Trắc, người bên phải là Trưng Nhị. Chiếc trâm cài đầu Hai Bà còn xác định cung Khôn, độ số 2 đối xứng cung Càn, độ số 6 trên Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ.

 

Ở đây, tượng Thái Cực mô phỏng là hình tròn của trái đào tiên của bà Tây Vương Mẫu - người mẹ.

 

CAY_DAO.jpg

 

Đặc biệt, Từ hình người chúng ta thấy quy tắc tự nhiên "Càn dưới, Khôn trên", sự vận động khí của một con người, do vậy Hà đồ - Lạc thư tuân thủ quy tắc này, rất linh dị!

 

Qua đó, chúng ta có thể thấy có nhiều rất các bậc thầy thấu hiểu Đạo trong thời kỳ này, đâu cần đến dăm ba câu nói của ông Thánh này, bà Chúa nọ và các loại thần học khác ... đâu cần phải lạy lục và đi ăn xin ở tận đâu đâu vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chúng ta không có dữ liệu vật chất, đặc biệt là các loại cổ vật xác định chính xác thời Hai Bà Trưng thì không thể định vị được các thông tin ghi trong chính sử Trung Hoa như Sử ký, Hậu Hán thư, Thủy kinh chú... và ngay cả trong truyền thuyết, dã sử, thần phả, chính sử của nước nhà... và đặc biệt, chính sử Trung Hoa đã được chỉnh sửa theo ý đồ thời đại, thực sự đã có dữ liệu và cổ vật minh xác hai vấn đề:

 

- Hai Bà Trưng quyên sinh: có cổ vật lưu dấu chứng minh.

 

- Cột đồng: tức cột đồng dùng để đo bóng mặt trời, vùng Vân Nam thời Âu Lạc có cột này. Tượng trưng ý nghĩa là trụ trời, cột chống trời, trục vũ trụ -> cho nên khi nói "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" là hàm ý:  "Chỉ khi nào trụ trời đổ thì người Việt mới bị diệt, trụ trời đổ tức là vũ trụ tan rã trở về trạng thái nguyên thủy". Đây chính là câu "Sấm" của các bậc thầy đạo giáo Việt, sự kiện trụ đồng Mã Viện được ghi lại sớm nhất vào khoảng thế kỷ thứ IV, tức sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng hơn 350 năm và sau Bà Triệu khoảng 150 năm. Riêng chính sử Trung Hoa thời Hán nói về Mã Viện và các tướng lĩnh liên quan hoàn toàn không có cột đồng.

 

Thần mặt trời đứng trên trục vũ trụ

Cổ vật Điền, thời Âu Lạc, Vân Nam, Trung Quốc

0ece05c64b16eaea38e7074829919918.jpg

 

Cái cột đồng bé tí, chôn sâu vài trượng mà đòi... "gãy" để diệt dân Giao Chỉ, đây chỉ là một sự bất hợp lý về mặt hiện tượng đơn giản thôi! Sau này, cuốn tiểu thuyết thần kỳ vĩ đại Tây Du Ký đã biến hóa kinh tuyệt thành chiếc gậy Như Ý bịt vàng dùng để đo đáy Ngân hà của Tôn Ngộ Không.

 

Cột đồng này được dân tộc Việt hình tượng hóa thành "cây Nêu" ngày Tết Nguyên Đán và các ngày lễ hội của dân tộc. Không chỉ vậy, đặc trưng văn hóa này được tiền nhân Việt phổ biến ra toàn thế giới, nổi trội là cột Djed trong văn hóa Ai Cập cổ đại và "cột thiêng Totem" các dân tộc châu Mỹ La Tinh...

 

Cột đồng tương ứng vũ trụ, còn cây đời tương đương với địa cầu, sản sinh sự sống -> cho nên không thể diệt được sự sống tại Giao Chỉ (chữ Thập + trung tâm): mảnh đất cội nguồn chân lý và Đạo giáo thế giới!.

 

ĐÁNH VIỆT NAM TỨC LÀ MUỐN CHẾT HẢ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói về trụ đồng, ngoài cổ vật Điền thể hiện một cách rõ ràng thì cổ vật Đông Sơn thời Hán cũng chỉ rõ về trụ chống trời này, dưới đây là một cổ vật đặc biệt như vậy.

 

Thần Trụ Trời

Chân đèn bằng đồng giai đoạn Đông Sơn muộn (Phong cách Giao Chỉ)

candle_holderDS_man_on_top_of_dragon.jpg

 

Người ngồi trên trục vũ trụ quấn khố Việt giơ bàn tay ra là thần Mặt Trời, bàn tay giơ ra là Ngũ Hành - tượng trưng cho "Vô úy ấn" trong Phật giáo. Hai con rồng có chân là Âm Dương, rồng có chân thể hiện dạng cổ vật Đông Sơn muộn. Thần mặt trời đội vương miện có chóp nhọn vút cao, tượng trưng cho sừng tê giác - tức là Thấy, Biết, đắc đạo...

 

Riêng hai con rồng, con đầu cao hơn là Dương và ngược lại, Vận động theo chiều thuận kim đồng hồ đã chứng tỏ cấu trúc thuận của Hà đồ - Lạc thư. Còn chiếc trục đồng dựng lên từ một ngọn núi giống cái bát (âu vàng) lật ngược lại.

 

Cũng qua đó chúng ta cũng có thể hiểu: Giao chỉ tức là nơi giao hòa Âm Dương, trung tâm đất trời (Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn), tượng trưng là chữ Thập (+).

 

Đây là một cổ vật đã xác nhận câu "sấm": "Chỉ khi trục vũ trụ đổ, thì người Giao Chỉ mới bị diệt", nên đã có thơ rằng:

 

Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy,

Chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây chúng ta cùng chiêm ngưỡng một cổ vật cực kỳ đặc sắc, hiếm và rất quan trọng thời Hai Bà Trưng, đó là một ban nhạc của các nữ tướng thời Hai Bà.

 

Hai Bà Trưng và 5 nữ tướng

Thời Hậu Âu Lạc, Kỷ Trưng Vương, Sở hữu tư nhân

cdv-mtdongson-08_zps1b763e97.jpg

 

Cổ vật này có móc treo tròn dùng để treo cổ vật ở một nơi quan trọng nào đó, vòng tròn cùng hướng với hai mặt trống. Chiếc trống da hai mặt trên một cột đỡ ở trung tâm tượng của Thiên và bệ vuông tượng Địa. 7 nữ là độ số 7, phương nam, hành dương hỏa, quái Ly trong công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ.

 

Người nữ tướng đánh trống là Bà Trưng, người thổi khèn là Trưng Nhị, còn 5 nữ tướng khác gọi là "Ngũ Long Công Chúa", đây là những nữ tướng được phong có thêm danh hiệu "Công Chúa", chẳng hạn Công Chúa Phật Nguyệt...

 

Trên cổ vật, Trưng Vương định vị ở cung Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái làm chuẩn, do vật Trưng Nhị sẽ phải ở cung Cấn -> cung mặt trời sẽ di chuyển vào đấy, cung Bảo Bình, khèn bầu đại đồng, ý nghĩa này mang tính tiên tri về tiếng trống đồng Văn Lang. Lúc này, hai mặt trống hướng theo trục Đông Tây, còn gọi là trục Sinh Tử, mang ý nghĩa tiếng trống Hai Bà Trưng: "TỰ DO HAY LÀ CHẾT".

 

Như đã viết ở các bài trước, trên chiếc trâm cài tóc đơn thì Trưng Trắc định vị cung Khôn đối ứng ứng cung Cản là 3 răng cài tóc. Đồng thời, ngay sau Trưng Trắc là 2 nữ tướng hàm ý cung Khôn, độ số 2, thuộc phương Đông Nam trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ. Đây chính là sự hiệu chỉnh sai lệch phương vị và độ số giữa cung Tốn, độ số 4, phương Tây Nam và cung Khôn, độ số 2, phương Đông Nam trên Hậu Thiên Bát Quái; sai số này đã có ít nhất từ thời Khổng Tử trong Kinh Dịch...

 

Trâm cài quẻ Thái (khôn/ Càn)

2_zpsd790472c.jpg

 

... Và chúng ta chắc chắn và khẳng định ràng, tiếng trống đồng âm vang của Hai Bà Trưng chính là khẩu hiệu: "TỰ DO HAY LÀ CHẾT".

 

Kinh chưa!!!

 

 

Đọc thơ Trưng Nữ Vương
Khổng Ðức

 

Thù hận đôi lần chau khóe hạnh

Một trời loáng thoáng bóng sao rơi

Dồn sương vó ngựa xa non thẳm

Gạt gió chim bằng vượt dặm khơi

 

Ngang dọc non sông đường kiếm mã

Huy hoàng cung điện nếp cân đai

Bốn phương bão gió dồn chân ngựa

Tám nẻo mưa ngàn táp đóa mai.

 

Máu đổ cốt xương thù vạn cổ

Ngai vàng đâu tính chuyện mai sau

Hồn người chín suối cười an ủi

Lệ nến năm canh rỏ ngậm ngùi.

 

Lạc tướng quên đâu lời tuyết hận

Non Hồng quét sạch bụi trần ai

Cờ tang điểm tướng nghiêm hàng trận

Gót ngọc gieo hoa ngát mây trời.

 

Ải  bắc quân thù kinh vó ngựa

Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi

Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá

Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi. Khổ thơ này nội dung thực sự rất tuyệt vời.

 

Tác giả bài thơ: nữ sĩ Ngân Giang - 1939

 

Khổng Đức: Phải thành thật mà tự thú: Tôi là người quá tệ, hay cũng có thể là người ít có duyên nợ với văn chương; nên mãi đến cuối đời mới có trong tay bài "Trưng Nữ Vương" của nhà thơ Ngân Giang - bài thơ nổi tiếng nhất của Bà, dù tôi đã biết đến tên tuổi của Bà từ những năm 1940 về trước qua sự giới thiệu của nhà văn Trúc Khê Ngô văn Triện trên những trang sách Phổ Thông Bán nguyệt san của Vũ Đình Long. Bài "Trưng Nữ Vương" lại càng nổi tiếng, do nhà thơ Đông Hồ vì bình giảng nó mà đột  trụy giữa Đại học Văn Khoa Sài Gòn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hậu Hán thư, Mã Viện truyện viết: “Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Giao Chỉ có mười điều khác luật Trung Quốc.” Có lẽ đó là chi tiết duy nhất dường như liên quan tới luật của người Việt? Nhưng vì câu viết quá mơ hồ nên gây ra sự hiểu khác nhau. Phần lớn học giả cho rằng, luật nói ở đây là luật tục, luật bất thành văn, nên không phải là văn bản. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì bảo chữ "luật" ở đây là luật pháp, tức luật được ghi  bằng văn tự.

 

Hậu Hán thư còn viết về việc Mã Viện áp dụng lại luật Hán và có thương thảo với người Việt sau đó.

 

Chi tiết trong sách Nam phương thảo mộc trạng: “Giao Chỉ biết làm giấy bẳng cây mật hương. Giấy bền, dai, ngâm nước không bở,” ủng hộ ý tưởng này nhưng do chưa đủ chứng lý nên sự việc cũng dừng ở đấy.

 

Tôi ghi chú:

 

- Luật Việt mà Mã Viện nói chính là luật pháp thời Hai Bà Trưng. Sự kiện quốc gia thống nhất và Bà Trưng lên ngôi vương, rõ ràng việc đầu tiên là cấu trúc triều đình, kiếm lệnh, vương ấn, quốc kỳ và ban hành luật pháp. Trưng Vương cũng đã ban lệnh xá thuế hai năm cho nhân dân sau khi lên ngôi, chỉ có hoàng đế mới có quyền này trong một quốc gia.

 

- Ngay cả trò chơi đánh phết thời Hai Bà còn có luật chơi, huống hồ cả một quốc gia.

 

- Luật Việt khác luật Hán 10 điều, chứng tỏ có sự khác biệt giữa hai quốc gia về một số quy định văn hóa, tập tục, lễ nghi... nào đó đồng thời tháo dỡ toàn bộ luật Hán áp buộc người Việt!

 

- Rõ ràng, thời Hai Bà khi ban bố luật thì phải là chữ Việt cổ đã sử dụng thời Hùng Vương -> Nam Việt (có sử dụng chữ Hán), vậy nó là chữ Khoa đẩu?

 

- Mã Viện sau đó tái phục hồi luật Hán, chứng tỏ sau khi thôn tính Nam Việt triều Hán đã áp dụng luật Hán.

 

- Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế (con của Mỵ Châu và Trọng Thủy) với ấn vàng "Văn Đế Hành Tỷ" đã chứng tỏ sự kiện luật pháp của thời Nam Việt. Đối với chứng tích thêm liên quan đến luật pháp thời Trưng Vương, chúng ta chờ đợi đến khi kiếm lệnh và ấn tín của Ngài xuất hiện trở lại trong quá trình khảo cổ hoặc có những khám phá bất ngờ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ANH-HÙNG LĨNH NAM (Q.I: Hồi 1-10)

Yên Tử cư sĩ Trần Đại Sỹ

 

QUYỂN I

 

Những di tích lịch sử về vùng Mê-Linh hiện còn

Linhnam.jpg

 

I. Vị trí thủ đô Mê-linh,

 

Vị trí của thủ đô Mê-linh thời Lĩnh Nam, ngày nay bao gồm khu tam giác ba huyện Lương-sơn, Quốc -oai, Thạch-thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Hay nằm trong khu vực bao gồm bởi :

 

– Phía Tây là sông Đà, bao bọc hai hòn núi Ba Vì (1281 m), Vua Bà (1031 m)

– Phía Bắc do sông Thao, sông Lô đổ vào sông Hát.

– Phía Đông bao bọc bởi sông Đáy.

– Phía Nam thuộc vùng Chương-mỹ.

 

II. Di tích thờ kính anh hùng thời Lĩnh Nam quanh Mê linh.

 

Di tích mà chúng tôi tìm được quanh vùng Mê-linh, cho đến nay (1988), còn tất cả 45 đền thờ anh hùng thời Lĩnh-Nam. Đa số thờ các vị tuẫn tiết trong trận đánh Cẩm Khê. Dưới đây liệt kê những đền thờ, miếu chính, theo số thứ tự. Con số trong ngoặc cuối dòng để chỉ số anh hùng :

 

1. Phạm Thông, Phạm Như. Tướng thuộc quyền Tương-liệt đại vương Nguyễn Thành-Công, tử chiến thành Mê-Linh. (2 vị)
2. Vũ Trinh-Thục, Công-chúa Bát-Nàn, phụ trách toàn bộ hệ thống Tế-tác ngày nay là Tình-báo quốc gia. Nếu vào thời Việt-Nam Cộng-hòa thì bao gồm Tổng-nha Cảnh-sát, Phòng-nhì bộ Tổng-tham-mưu, Phủ đặc ủy Trung-ương tình-báo. Nếu ở Hoa-kỳ thì bao gồm cả CIA lẫn FBI. Nếu tại Việt-Nam hiện thời thì gồm bộ Công-an, Cục Quân-báo. (3)
3. Chu Chiêu-Trung, Chu Đỗ-Lý. Đệ tử anh hùng Chu Bá, tuẫn quốc sau vua Trưng, khi Mã Viện tiến đánh Cửu-chân .(5)
4. Ba chị em Chiêu Nương: Chiêu Anh Nương, Chiêu Hoa Nương, Chiêu Tiên Nương. Trong đội hộ giá vua Trưng. Tử chiến trận Mê-linh. (8)
5. Ba anh em họ Cao. Cao Chiêu Hựu, Cao Đà, Cao Nguyệt Nương, trong đội quân Tây Vu . Tuẫn quốc trận Nam-hải. (11)
6. Nguyễn Nga. Tuẫn quốc trận Hành Sơn. (12)
7. Phùng Vĩnh-Hoa. Một trong 12 nữ đại công thần thời Lĩnh-Nam. Đại bác học thời Lĩnh-Nam. Ngài được phong tước Công-chúa Nguyệt Đức, lĩnh Tư-đồ triều đình Lĩnh Nam). (13)
8. Chu Tước. Tướng chỉ huy đội Thị-vệ. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (14)
9. Sáu mẹ con Ngọc Ba. Không rõ họ. Mẹ tên Ngọc Ba. Năm con gồm hai gái Ngọc Bích, Ngọc Hồng. Ba trai Minh Thiên, Minh Nhân, Minh Đức. Tất cả tuẫn quốc trận Cẩm-khê. (20)
10. Ba tướng họ Đặng: Đại, Trung, Thiếu. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. Cả ba đều là tướng chỉ huy đội tiễn thủ. (23)
11. Ông Cai, không rõ họ, chức tước. Tuẫn quốc trận Lãng-bạc. (24)
12. Nhất Trung A, Nhị Trung A. Thuộc đạo quân Tây-vu. Tuẫn quốc trận Hành Sơn. (26)
13. Lý Minh. Tướng kị binh. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (27)
14. Đao Khang. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (28)
15. Ả-Lã. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (29)
16. Sa-Lãng. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê.(30)
17. Chu Hải-Diệu. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Nam Hải . (31)
18. Lôi-Chân. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn-quốc trận Hành-sơn. (32)
19. Nguyễn An, Ngự-trù của vua Trưng. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (33)
20. Hoàng Đào, Tướng chỉ huy đội Thi-vệ. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (34)
21. Ả Tự, Ả-Huyền, Thương-Cát. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (37)
22. Đỗ Năng Tế, Tạ Thị Cẩn, Không giữ chức vụ gì, được tôn là Quốc-sư. Đền thờ hai ngài tại thôn Mỹ– giang, xã Tam-hiệp, huyện Quốc-oai ngoại thành Hà Nội. Hai ông bà được thờ chung. Ông bà là thầy dạy của vua Trưng và Trưng Nhị. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (39).
23. Phùng Thị Chính. Tướng phó thống lĩnh Tế-tác (Tình báo quốc gia)). Tuẫn quốc trận Nam Hải. (40)
24. Man-Thiên, Man-Đà. Người phụ trách giữ đền nói Man-Thiên là sinh mẫu vua Trưng. Man Đà là cậu vua Trưng. Cả hai cùng tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (42)).

 

III. Những hiện vật thời Lĩnh Nam quanh vùng Mê Linh.

 

Quanh Mê-linh, cho đến năm 1980 còn tìm được rất nhiều di vật thời Lĩnh-Nam. Một trong những loại di vật chính là trống đồng. Các nhà khảo cổ Việt Nam thường nhắc đến trống Đồng.

 

1. Trống đồng,

 

Nhiều giả thuyết cho rằng trống đồng được chế vào thời Hùng-vương. Giả thiết này tương đối vững, tin được. Vì khi dùng quang tuyến xác định niên đại đã chứng minh rõ ràng điều đó.

 

Trong khi tìm kiếm tài liệu về Anh Hùng Lĩnh Nam, chúng tôi đã thấy nói đến trống Đồng rải rác ở khắp các cuốn phổ.

Huyền thoại nói rằng phò mã Sơn Tinh dâng nhiều lễ vật lên vua Hùng, cầu hôn với công chúa Mỵ Nương. Trống đồng đó trước 1945 còn để tại hang Địch-lộng, vùng Ninh-bình. Hồi 1945, thuật gia đã viếng thăm, được thấy trống này. Không biết nay có còn không ?

 

Huyền thoại nói rằng trong trận đánh giữa Phù Đổng Thiên vương với giặc Ân, ” trống đồng hơn trăm chiếc, đánh rung động cả Sài Sơn”.

 

An Tiêm từ đảo trở về, vua Hùng truyền đánh trống đồng đón rước. Đấy là trống được nhắc đến trong thời vua Hùng. Thời vua An Dương vương trống đồng cũng xuất hiện : Trận đánh giữa Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung với Đồ Thư tại vùng núi Đông-triều ngày nay : ” rống đồng đánh vang dội, quân Tần khiếp vía”.

 

Đến thời Lĩnh Nam, sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng bàn với Công-chúa Nguyệt-đức Phùng Vĩnh Hoa về việc đúc trống đồng. Công chúa hội ý với Tây-vu Thiên-ưng lục tướng, rồi truyền đúc 6 loại trống khác nhau, tướng trấn thủ sáu vùng là Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ, Tượng Quận, Quế Lâm, Nam Hải. Tây-vu lục tướng được đề cử đúc trống. Các ông đề nghị khắc hình chim. Công chúa Gia-hưng (Trần Quốc) đề nghị thêm hình thuyền với người chèo đò, cuối cùng hoa văn trên trống được đưa ra triều nghị. Trống đồng được dùng trong quân, trong lễ nghi thời ấy.

 

Năm 1923 tìm thấy trống đồng trong vùng Mê linh, gọi là trống Sơn Tây.

 

Năm 1932 tìm thấy gần chùa Tùng-lâm, thuộc xã Mỹ -lương, huyện Chương-mỹ, 5 cây số Bắc Miếu-môn một trống đặt tên là Tùng-lâm (I). Gần đây, năm 1959 tìm thấy một trống nữa đặt tên là trống Tùng-lâm (II).

Năm 1959, tìm thấy trống lớn ở xã An-tiên huyện Mỹ -đức gần chùa Hương-tích.

Năm 1961 tìm thấy ở Thượng-lâm một trống, đặt tên là trống Miếu-môn (I).

Năm 1966 đã tìm thấy một trống ở đồi Ro, xã Long– sơn, huyện Lương-sơn, phía Tây Nam chợ Bến 5 cây số. Đặt tên là trống đồi Ro.

Năm 1973, tìm thấy ở cánh đồng Vọng-châu, xã Phú– lương, huyện Quảng-oai, nay là huyện Ba-vì, gần đê sông Hồng, 2 trống đặt tên là Phú-lương (I-II).

Năm 1975 tìm thấy trống Đồng bên bờ trái sông Côn (3 cây số tây bắc huyện lỵ Thạch Thất) một trống nữa, mang tên trống Thạch Thất.

Năm 1976 lại tìm thấy một trống lớn cạnh đền thờ công chúa Nguyệt Đức Phùng Vĩnh Hoa gọi là trống Miếu Môn (II). Tương truyền đây là trống lệnh của vua Trưng ban cho Công chúa Nguyệt Đức, khi bà lĩnh chức tổng trấn Tượng-quận, đem quân đánh nhau với Ngô Hán, Vương Bá.

 

Chúng tôi hiện giữ hai trống đồng tại Paris. Một do vua Trưng ban cho Công chúa Gia Hưng Trần Quốc, khi bà nhận lệnh đem thủy quân đánh lên vùng Bắc Nam Hải (Ngày nay ngang với Hương Cảng). Trận này bà giết chết đại đô đốc Hán là Đoàn Chí. Một do vua Trưng ban cho Bình Ngô đại tướng quân, Công chúa Thánh Thiên, làm trống lệnh, tổng trấn Nam Hải (Quảng Đông ngày nay).

 

2. Hiện vật, chiến cụ,

 

Thời Pháp thuộc cũng như sau này, trong vùng Mê-linh và phụ cận, các toán khảo cổ đã đào được rất nhiều búa, rìu, lao, mác, là vũ khí chế tạo thời vua Trưng, chôn cất, còn lại.

 

– Năm 1924, toán nghiên cứu địa dư Đông Dương đào được tại Quảng-oai một hố. Trong hố có 43 cái rìu, 12 cây giáo, 2 cây kiếm. Hiện vật này được đem về Pháp.

– Năm 1925, toán tìm kiếm mỏ của người Pháp, đào được một hầm chứa 5 cây đao, 7 cây búa, 12 cây giáo. Hầu hết đều mục nát. Nơi tìm thấy là xã Hà-hiệp, huyện Quốc-oai.

– Tháng 6 năm 1979, tại xã Hà-bằng, đã đào được một hầm ở độ sâu 0,50-0,70 cm 44 chiếc rìu, một chiếc giáo.

 

 

IV. Vị trí của đất Mê Linh trong sách sử cổ.

 

Bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc-sử quan triều Nguyễn, khi chú thích về địa danh Cẩm-khê đã dẫn sách Thủy kinh chú của Dịch Đạo Nguyên như sau :

 

” Theo sách Việt Chí, Cẩm-khê là Kim-khê ở phía Tây Nam huyện lỵ Mê-linh”.

 

Vị trí của thành Mê linh ở trung tâm Cổ-lỗi trang. Về thành Mê-linh Cao Hùng Trưng ghi trong An Nam chí vào giữa thế kỷ 17. Sách Đại nam nhất thống chí của Quốc-sử quán triều Nguyễn dẫn sách Cao Hùng Trưng như sau :

 

“Thành cổ Mê Linh, theo An Nam chí thì Mê Linh ở phía tây phủ Giao Châu. Thời thuộc Hán là huyện của quận Giao Chỉ. Nhà hậu Hán vẫn theo như trước. Giữa thời Kiến Vũ, hai bà Trưng đóng đô ở đây”.

 

“Thành cổ Phong Châu, theo An Nam chí chép : Ở phía tây bắc phủ Giao Chỉ, tức đất Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ đời Hán”.

 

“Thành cổ Bình Đào, theo An Nam chí thì thành cổ Bình Đào ở phía tây bắc phủ Giao Châu, tức thuộc huyện Yên Lãng bây giờ…”

 

Sau khi thành đại nghiệp, vua Trưng cho xây thành Mê Linh , cùng cung điện. Các cung điện mà lịch sử còn ghi được gồm :

 

– Điện Kinh Dương, nơi vua thiết đãi triều, tiếp các Lạc vương, Lạc công. Trong điện có vẽ hình nguồn gốc phát tích của Quốc Tổ Hùng Vương : Vua Đế Minh kết hôn với Tiên nữ ở hồ Động Đình. vua Đế Minh tế cáo trời đất, phong cho con thứ là Lộc Tục làm vua Lĩnh Nam. Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ đẻ ra trăm trứng. Sự tích An Tiêm làm lịch. Sự tích Phù Đổng Thiên Vương. Sự tích vua An Dương. Sự tích Vạn tín hầu Lý Thân xây thành Cổ Loa. Sự tích Trung tín hầu Vũ bảo Trung giết Đồ Thư. Sự tích Cao cảnh hầu chế nãy nỏ thần.

 

– Cung Âu Cơ, nơi vua Trưng ở.

– Điện Minh Đức, nơi vua Trưng làm việc hàng ngày cùng với Tam công, Tể tướng và Lục bộ.

– Phủ Lạc Long, nơi vua thiết tiêu triều.

– Phủ Thiên Vương, nơi vua Trưng luyện võ cùng với triều thần.

– Phủ An Tiêm, nơi nghiên cứu Thiên văn, Lịch số, chép sử.

 

Tục lệ do Quốc Tổ Hùng Vương để lại, là tổ chức lễ tế trời đất gọi là lễ Nam Giao. Ý nghĩa rằng : nhà vua thay trời đất cai trị muôn dân. Lễ Nam Giao trên một nền đất gọi là đàn Nam Giao ở phía Nam kinh thành. Di tích của thời Lĩnh Nam là chỗ dân Nam Giao xưa, nay thành xã Nam Giao thuộc tổng Hòa Lạc, tức xã Tân Xã, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây.

 

V. Kết luận,

 

Kết lại, thủ đô Mê Linh thời Lĩnh Nam hiện vẫn còn đầy đủ di tích. Nào đền thờ các anh hùng tuẫn quốc, nào các hố chôn vũ khí, nào trống đồng, nào dàn Nam Giao. Hồi 1952, thuật gia đã được viếng cố đô Mê Linh, lặn lội khắp vùng. Bấy giờ mới 13 tuổi. Mãi tới năm 1990 mới được trở lại nghiên cứu chi tiết.

 

Đến nay (1990) sau 1948 năm, trải không biết bao nhiêu lớp sóng phế hưng, mưa nắng, nhưng cố đô vẫn không bị mai một. Dân chúng vẫn thờ kính, tưởng nhớ công đức chư vị anh hùng.

 

Tôi đã tổ chức một cuộc du lịch Việt-Nam cho những người yêu văn hóa lịch sử tộc Việt. Đoàn gồm 36 người, chia ra: Việt 9, Pháp 20, Đức 3, Anh 2, Hòa-lan 1, Bỉ 1. Chi phí rất rẻ, vì chúng tôi chia phí tổn đồng đều. Tôi làm hướng dẫn viên (Nhưng cũng trả tiền như mọi người). Đoàn đã viếng thăm 10 kinh đô tộc Việt:

 

1. Phong-châu thời vua Hùng.

2. Cổ-loa thời vua An-Dương.

3. Mê-linh thời Lĩnh-Nam.

4. Vạn-xuân thời Tiền Lý.

5. Trường-yên thời Đinh, Tiền Lê.

6. Thăng-long thời Lý, Trần, Lê.

7. Tây-đô (Thanh-hóa) thời nhuận Hồ.

8. Đồ-bàn, Chiêm-quốc.

9. Thần-kinh (Huế) thời Nguyễn.

10. Sài-gòn, thời Việt-Nam Cộng-Hòa.

 

Không biết do tôi thuyết trình hay do hoàn cảnh lịch sử, mà thính giả tỏ ra cực kỳ xúc động khi viếng Mê-linh và Cổ-loa. Chính tôi cũng cực kỳ rung động khi thuyết trình. Nếu các cơ sở du lịch của người Việt tại hải ngoại đọc được những dòng này, mà tổ chức hành hương 10 cố đô của tộc Việt, thực là vừa nhắc nhở du khách nhớ đến những thời oanh liệt của tổ tiên ta, vừa thu được nhiều… tiền. Mong lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thử tìm lại biên giới cổ Việt Nam

Bài viết sau đây là Tài Liệu nghiên cứu của bác Sĩ Trần Ðại Sĩ, được trình bày tại Viện Pháp-Á năm 1991

 

Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.

 

Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.

 

Chính với công trình nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam…đã kết thúc cuộc tranh cãi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam. Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đã đi lên phương Bắc thành người Hoa.

 

Sau khi bài diễn văn này phổ biến (1991), có một số “học giả” vì không theo kịp đà tiến hóa của khoa học, đã lên tiếng chỉ trích chúng tôi. Biết rằng họ dốt nát quá, muốn giải thích cho họ, họ phải có một trình độ nào đó… vì vậy chúng tôi không trả lời. Phần nghiên cứu của chúng tôi quá dài, quá chuyên môn. Độc giả muốn tìm hiểu thêm có thể đọc công trình nghiên cứu dưới đây:

 

J.Y.CHU, cùng 13 nhà bác học Trung-quốc cũng nghiên cứu Di-truyền học ADN (DNA), công bố năm 1998: The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998. Tài liệu khẳng định rằng nguồn gốc người Trung-hoa, Đông Á, do người Đông-Nam-á đi lên, chứ không phải do người Trung-hoa di cư xuống.

ALBERTO-PIAZZA (đại học Torino, Ý): Human Evolution: Towards a genetic history of China, Proc.of Natl. Acad. Sci, USA, Vol 395, No 6707-1998.

 

LI YIN, Distribution of halotypes from a chrosmosomes 21 Region – distinguishes multiple prehistotic human migrations – Proc.of Natl. Acad. Sci – USA, Vol.96 , 1999.

 

Về bài diễn văn này, từ năm 1991, có rất nhiều bản dịch sang nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều báo khác nhau. Mỗi dịch giả lại tự ý lược đi, đôi khi cắt mất nhiều đoạn. Nay chúng tôi xin dịch nguyên bản, đầy đủ. Vì vậy độc giả thấy có nhiều đoạn quá chuyên môn, xin lướt qua.

 

Trong khi diễn giả trình bầy, ông có ngắt ra nhiều đoạn, để thính giả thảo luận. Các bài trích đăng trước không ghi phần này. Để độc giả dễ theo dõi, cô Tăng Hồng Minh (THM) ghi chép, chú giải đặt ngay dưới đoạn liên hệ, thay vì ghi ở cuối bài.

 

Khi xuất bản lần thứ nhất², bộ Anh-hùng Bắc-cương của giáo-sư Trần, chúng tôi có cho trích một phần bài này in vào cuối quyển 4. Nay chúng tôi công bố toàn bộ tài liệu, lấy làm tài liệu chính thức và phủ nhận tất cả những bản do nhiều nơi phổ biến trước đây.

 

Paris ngày 10-10-2001

Sở tu thư, viện Pháp-Á

Kính thưa ông Viện-trưởng,
Kính thưa quý đồng nghiệp,
Kính thưa quý vị quan khách.
Các bạn sinh viên rất thân mến,

 

Tôi không phải là nhà sử học, cũng không phải là nhà khảo cổ, hay nhà chủng tộc học. Tôi chỉ là một thầy thuốc. Nhưng những may mắn đến tiếp diễn trong suốt cuộc đời, vô tình đã đưa tôi đến đây trình bày cùng quý vị về nguồn gốc, biên giới cổ của tộc Việt.

 

Ở cuối giảng đường này tôi thấy có nhiều bạn trẻ bật cười. Tôi biết bạn bật cười vì đa số người ta đều than đời bất hạnh, toàn rủi ro. Còn tôi, tôi lại nói rằng suốt cuộc đời toàn may mắn. Tôi có thể nói thực với Quý-vị rằng, về phương diện nghiên cứu học hành, suốt đời tôi, tôi có cảm tưởng tổ tiên đã trải thảm cho tôi đi trên con đường vô tận đầy hoa. Nếu bạn chịu khó đọc bộ Sexologie médicale chinoise của tôi, phần bài tựa tôi có viết:

 

“Trong lịch sử cổ kim nhân loại, nếu có người may mắn về phương diện nghiên cứu học hành, tôi đứng đầu. Nhưng nếu có người bất hạnh nhất trong tình trường tôi cũng đứng đầu”.

 

Hôm nay tôi trình bày với Quý-vị về công cuộc đi tìm biên giới cổ của nước Việt-Nam và nguồn gốc tộc Việt, Quý-vị sẽ thấy tôi may mắn biết chừng nào, và Quý-vị sẽ thấy tộc Việt chúng tôi anh hùng biết bao. Nhưng gần đây, vì chiến tranh tiếp diễn trong hơn 30 năm, khiến cho đất nước chúng tôi điêu-tàn, và… hiện nước tôi là một trong bốn nước nghèo nhất trên thế giới.

 

I. SƠ TẦM VỀ TỘC VIỆT

 

Năm lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-quốc, nhưng dùng chung cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-bình dương (ACTBD). Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi là một đại thần của triều đình Ðại-Nam (tức Việt-Nam).

 

Chế độ phong kiến của nước tôi đã chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị Hoàng-đế cuối cùng của Ðại-Nam là Bảo Ðại. Ngài vẫn còn sống ở quận 16 Paris.

 

Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt-Nam. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho. Bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Hơn nữa học chữ Nho, tôi có một kho tàng văn hóa vĩ đại để đọc, để thỏa mãn trí thức của tuổi thơ. Thành ra tôi học rất chuyên cần. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thi. Năm bẩy tuổi tôi được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Ðại-học.

 

Chương trình giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh; không bằng một phần trăm những gì tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như:

 

Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT),
An-Nam chí lược (ANCL),
Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS),
Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM),
Ðại-Nam nhất thống chí (ÐNNTC).

Ðại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau:

 

« Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng:

 

« Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».

 

Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:

 

1. Thần-Nông Bắc.

Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch)
Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch)
Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch).

Ðến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời đại Thần-Nông.

2. Triều đại Thần-Nông Nam.

 

Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh-Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến. (1)

 

[Nội dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch sử, văn hóa, địa lý của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong khoảng thời gian 4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay 1991. Còn như đi xa hơn về những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi không luận đến ở đây.]

 

Xét về cương giới cổ sử chép:

 

« Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh-Dương (2), đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tây. Vua Kinh-Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữõ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh-Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải.)

 

Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép:

 

« Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối.

Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Ðộng-đình. (Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận. (Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành. (Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Ðồng-nai.)

Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lão-qua. (Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.)

Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải. (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm. (Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc.)

Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam. (Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình.)

Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân. (Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh.)

Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ. (Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc.)

Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu ».

Một huyền sử khác lại thuật:

 

Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: « Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần »

Các sử gia người Việt lấy năm vua Kinh-Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh-Dương với Công-chúa con vua Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫu. Cho đến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào:

 

« Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên.
Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».

 

Chủ đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

 

Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc, phía Ðông tới biển Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông-dương.

 

1. Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ.

 

Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là:

 

« Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do »

 

Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác:

 

« Không có nguyên do, sao có chứng trạng? »

 

Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An-Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên đồng của nỏ này.(4)

 

Trước tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide.

 

Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5)

 

Ghi chú của Tăng Hồng Minh:

 

Một quan khách, nữ giáo sư khoa Thiên-văn học tên Madeleine Chevalier hỏi: “ADN là gì? Tôi nghe nói, cũng như đọc trên báo hoài, mà không biết rõ chi tiết cái hệ thống này?”

 

Trần Ðại-Sỹ: “Tôi xin nhường lời cho Giáo-sư Vareilla Pascale chuyên khoa về vấn đề này trả lời.”

 

Vareilla Pascale: “Cảm ơn Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã cho tôi danh dự trả lời Giáo-sư Chevalier. ADN viết tắt của từ Acide désoxyribonucléique, tiếng Anh là Deoxyribosenucleic acide, viết tắt là DNA.”

 

(Phần này khá dài, khoảng 20 trang A4, chúng tôi không dịch hết, vì quá chuyên môn, chỉ dành cho sinh viên y khoa. Vả phần này quí độc giả có thể tìm đọc trong bất cứ bộ tự điển Encyclopédie của Pháp hay Anh, Mỹ nào.)

 

2. Những vấn đề.

 

Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải. Có thực như thế không?

Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.

 

Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra:

Vấn đề thứ nhất,

 

Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy không?

 

Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh-Dương sau thành Văn-lang.

Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình.

 

Vấn đề thứ nhì,

 

Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh-Dương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-sơn ở hồ Ðộng-đình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng?

Vấn đề thứ ba,

 

Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.

Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương.

Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình. Tôi phải đi tìm.

 

Vấn đề thứ tư,

 

Chứng tích thứ nhất xác định:

 

Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc: vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch).

Như vậy biên giới Nam-Việt (Tức Việt-Nam) với Hán (Tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang.

Vấn đề thứ năm,

 

Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng:

 

Khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ Ðộng-đình).

 

Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch).

Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-đình.

 

Vấn đề thứ sáu,

 

Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâu? Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên.)

Thưa Quý-vị,

 

Nhưng các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải thích.

Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi tìm nguồn gốc.

 

V. ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG.

1. Núi Ngũ-lĩnh.

 

Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.

 

Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhân-dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.

 

Đầu tiên tôi đêi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc

 

Một là Ðại-dữu lĩnh.
Hai là Quế-dương, Kỳ-điền lĩnh.
Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh.
Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh.
Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.

Về vị trí:

 

Ngọn Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông.

Ngọn Ðại-dữu chạy từ huyện Ðại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông.

Ngọn Cửu-chân, Ðô-lung chạy từ Ðạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây.

Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông.

Ngọn Quế-dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây.

Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số.

 

Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:

 

Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giớị Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôị Còn vua Kinh-Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.

 

Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-đình mới thuộc lãnh địa Việt.

 

Kết luận:

 

« Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ».

Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.

 

2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh.

 

Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.

 

Tôi đi thăm Thiên-đài.

 

Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất.

 

Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:

 

Thiên-đài di sự lục
Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.

 

Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào?

 

Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm:

 

« Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữõ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».

 

Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng. Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.

 

Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:

 

Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.

 

Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.

Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân.

 

Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.

 

Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:

 

Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.

 

Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt-thường.

Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:

 

Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế,
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.

 

Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.

 

Kết luận:

 

« Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ».

3. Cánh đồng Tương,

 

Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:

 

Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.

 

Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.

 

Tôi đoán:

 

Cả hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.

 

Phía Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang.

 

Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-dương.Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-đàm, Chu-châu, Hành-dương, Quế-dương.

 

Không khó nhọc tôi tìm ra:

 

« Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng Chiêu-dương, Lãnh-thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy ».

 

Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:

 

« Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu »

 

Kết luận:

 

« Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình ».

4. Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn

 

Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-đế. Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng:

 

«…Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất.

 

Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.

 

Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục.

 

Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương… »(7)

 

Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.

 

Kết luận:

 

« Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-đình vẫn thuộc Văn-lang.

Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.

 

5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch.

 

Sử Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Ðộng-đình.

 

Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:

 

Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến),

Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu),

Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu).

Vua An-Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ đem quân chống, giết được Ðồ Thư và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.

 

Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang.

 

Trong khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước.

 

Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên quuyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.

 

Kết luận:

 

« Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang ».

 

6. Lĩnh địa thời vua Trưng

 

6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng,

 

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên… tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.

 

Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau:

 

« Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầụVì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giớị Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đị Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo.

 

Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán.

 

Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách.

 

Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

 

Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bạịVua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời.

 

Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bạị Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bạị Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu.

Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:

 

Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán,
Phương lưu thanh sử lực phù Trưng

 

(Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán
Tên còn trong sử sức phù Trưng).

 

Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.

 

Kết luận:

 

« Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang ».

 

6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch,

 

Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng: Khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép:

 

« Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá ».

 

Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn.(9)

 

Kết luận:

 

« Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa, hồ Động-đình ».

 

6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch,

 

Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam) . Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối:

 

Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược,
Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung.

Nghĩa là:

Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏi.
Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung.

 

Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy?

 

Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long).

 

Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride… Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực.

Ghi chú của Tăng Hồng Minh:

 

Phái đoàn gồm:

Trưởng-đoàn: Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ,

Thành viên: Bác-sĩ Pascale Vareilla (Biologie), Claude Tarentino (Anatomie), Antonio Fernandes (Cardiologie.) Các dược sĩ: Valérie Cordinante, Jean Marie Limager. Kỹ sư canh nông Antoine Reynault, và một diễn viên điện ảnh Hương-cảng.

 

Trong chương trình phái đoàn chỉ công tác tại các vùng thuộc Vân-Nam như: Chiêu-dương, Đông-xuyên, Khâu-bắc, Nguyên-dương, Bảo-sơn, Điền-Bắc, Côn-minh; rồi dùng phi cơ từ Côn-minh trở về Paris. Nhưng khi tới Đông-xuyên, giáo sư Trần Đại-Sỹ tìm ra dấu vết cuộc chiến giữa quân vua Trưng và quân Hán, mà không rõ ràng cho lắm. Ông dẫn phái đoàn trở lại Côn-minh, sau khi thảo luận với giáo-sư sử học Đoàn Dương của đại học Văn-sử, được giáo sư Đoàn cho biết: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ-lăng. Nay Bồ-lăng nằm trên lãnh thổ Tứ-xuyên, chỗ ngã ba sông Trường-giang và Ô-giang.” Thế là giáo sư Trần Đại-Sỹ đề nghị phái đoàn dùng đường thủy về Hồ-Nam, sau đó đáp phi cơ từ Hồ-Nam ra Hương-cảng, rồi đi Paris.

 

Trên đường từ Độ-khẩu (Vân-Nam) đi Hồ-Nam, sẽ qua… Bồ-lăng. Được đi chơi, dĩ nhiên phái đoàn mừng không sao tả siết!!!. Dĩ nhiên túi tiền của CMFC vơi đi 53.074 dollars nữa để chi cho phái đoàn.

 

Theo tôi, với số tiền ấy, mà kết quả tìm được Tây-biên của Lĩnh-Nam, cũng rẻ chán. Thế nhưng khi trở về Paris, vụ này đồn đại ra ngoài, một Bác-sĩ Việt-Nam tên Trần L. (từng là bộ trưởng Y-tế hồi VNCH), viết thư cho ông bộ trưởng Văn-hóa Pháp, tố cáo Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ lợi dụng chức vụ trưởng đoàn công tác y khoa, để tìm di tích cổ sử viết sách. Ông Bộ-trưởng trả lời đại ý: “Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ không dùng một xu (centimes) nào của chính phủ Pháp, nên bộ không có thẩm quyền.”

 

Cuối thư ông Bộ-trưởng hạ một câu: “Ví dù Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ có lợi dụng chức vụ, có dùng tiền của bộ Văn-hóa, mà tìm tư liệu làm giầu cho thư viện Pháp thì là điều đáng khuyến khích. Hơn nữa tài liệu đó làm lợi cho Việt-Nam, Ông (Trần L.) phải vui mừng mới phải chứ.”

 

Tăng Hồng Minh tôi là người Việt gốc Hoa, tôi xin tiết lộ một chi tiết này, để các vị độc giả Việt-Nam suy nghĩ!!!

Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng.

 

Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất:

 

Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,
Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.

Nghĩa là:

Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.
Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây.

 

Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối.

 

Giang-thượng tam anh phù nữ chúa,
Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung.

Nghĩa là:

Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa.
Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.

 

Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội:

 

Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định,
Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng.

 

Nghĩa là:

Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định.
Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng.

 

Kết luận:

 

Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay.

7. Nghiên cứu những khai quật

 

Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu « Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử » có chương mở đầu «Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam » (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó.

 

Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.

 

Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam-dương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau.

Ðồng 53%,
Thíếc 15-16%,
Chì 17-19%,
Sắt 4%.
Một ít vàng bạc.
Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc.

Kết luận,

« Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói ».

8. Tổng kết,

 

Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích.

 

Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-xuyên.

 

V. KẾT LUẬN:

 

Thưa Quý-vị

 

Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt.

 

Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán.

 

Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc.

 

Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).

 

Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được.

 

Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị.

 

Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứụ Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt.

 

Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng:

 

Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy.

Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương.

 

Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giới.

 

Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra.

 

Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước.

 

Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa.

 

Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.

 

Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay.

 

Ðến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lời. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị về nguồn gốc triết Việt.

 

Trân trọng kính chào quý vị.

Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ,
Giám đốc Trung-quốc sự vụ

 

Chú giải của Tăng Hồng Minh,

(1) Tiêu biểu mới nhất là một nhóm thức giả do nhà văn Vương Kỳ Sơn đứng chủ biên, đã xuất bản cuốn Việt-Nam đệ ngũ thiên niên kỷ vào năm 1994 tại Hoa-kỳ.

(2) Sau này được tôn thụy hiệu là Lục-Dương.

(3). Như vậy vua Lạc-Long lấy con gái của anh con bác.

(4). Độc giả có thể tìm đọc tài liệu nghiên cứu này bạt quyển 1. Anh-hùng Lĩnh-nam do Nam-Á Paris xuất bản 1987 mang tên « Bản phụ chú nghiên cứu về nỏ thần ».

(5). Phương pháp mà các giáo sư Tarentino, Vareilla Pascale dùng để biện biệt những bộ xương khai quật trong cổ mộ vùng Hồ-nam, Vân-nam, Quảng-châu, Quý-châu không khác các chuyên viên Hoa-kỳ trong ủy ban tìm kiếm tử sĩ Hoa-kỳ tại Việt-nam đã xử dụng. Có điều, các chuyên viên Hoa-kỳ gặp nhiều khó khăn hơn, vì phải đi vào chi tiết từng cá nhân, còn IFA chỉ phân chủng loại.

(6). Xin xem Cẩm-khê-di-hận do Nam-Á Paris xuất bản 1992, để biết hai trận hồ Ðộng-đình. Một trận do Chu Tái-Kênh, Ðinh Xuân-Hoa, Phật-Nguyệt, Ðinh Bạch- Nương, Ðinh Tĩnh-Nương, Quách-Lãng đánh với Lưu-Long, Mã-Viện. Một trận do Hoàng Thiều-Hoa cùng với các tướng trên đánh với mười hai đại tướng quân Hán.

(7). Tư-mã Thiên, Sử-ký, quyển 1, Ngũ-đế bản-kỷ, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959 trang 3-6.

(8). Ðộc giả muốn biết chi tiết trận đánh lịch sử này, xin đọc Ðộng-đình hồ ngoại-sử, cùng tác giả, do Nam-Á Paris xuất bản (1990).

(9). Xin đọc « Mùa xuân trên hồ Động-đình tưởng nhớ Trưng-Vương » trong phần bạt Anh-hùng Lĩnh-nam, do Nam-Á xuất bản 1987.

(10) Vũ Văn-Mẫu, Cổ luật Việt-nam và tư-pháp sử, quyển thứ nhất, tập thứ nhất, trang 9-51.

(11). Chữ văn hóa Bắc-sơn ở đây chỉ có ý nghĩa rằng cuộc khai quật ở núi Bắc-sơn (Lạng-sơn), đã tìm thấy những cổ vật đồ đá. (Thời kỳ đồ đá)

(12). Chữ văn hóa Ðông-sơn chỉ cuộc khai quật ở Ðông-sơn, đã tìm thấy đồ đồng (thời đồ đồng).

(13). Hè 1992 sau khi cùng phái đoàn IFA du khảo về loại cây trị cholestérol ở Vân-nam, thời gian còn lại, Giáo-sư Trab Ðại-Sỹ đi khảo cứu xương người cùng các khai quật ở Vân-nam, Quảng Ðông (Trung-quốc), các tỉnh Bắc-thái như Nùng-khai, Thanon, U-bon, U-don Tha-ni. Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ đã tìm lại được hai trống đồng thời vua Trưng, ở Quảng-đông, để trong bảo tàng viện địa phương. Ông đã mất rất nhiều tiền, cùng trăm ngàn khó khăn mới mua và đưa lọt về Paris.

(14). Chữ trăm trong ngôn ngữ Việt có nhiều nghĩa.

Có nghĩa là đời người như:

Trăm năm trong cõi người ta.
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Kiều)
Trăm năm xe sợi chỉ hồng,
Bắt người tài sắc buộc trong khung trời
Trăm năm, trăm tuổi, trăm chồng,
Hễ ai có bạc tôi bồng trên tay.
(ca dao)
Có nghĩa là chết:

Khi nào cụ tôi trăm năm đi rồi.

Nhân sinh bách tuế vi kỳ
(Người ta sinh ra lấy trăm năm làm hẹn)

Trăm năm như cõi trời chung,
Có nghề cũng phải có công mới thành.
(ca dao)
Có nghĩa là tất cả:

Trăm họ, hay trăm bệnh,

Trăm hoa đua nở mùa xuân,
Cớ sao cúc lại muộn buồn thế kia ?
(ca dao)

Trăm dâu đổ đầu tằm.
(Tục ngữ)

Trăm con trong huyền sử Việt hay Bách-Việt có nghĩa này.

Tài liệu nghiên cứu chính:

 

SÁCH CHỮ HÁN

Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959

Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959

Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959.

Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959.

Cố Dã-Vương, Ðịa-dư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920.
Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản, thư viện Paris.

Lê Quý-Ðôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris.

Lê Quý-Ðôn, Ðại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris.
Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương loại chí, cổ bản của thư viện Paris.

Quốc-sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris.

Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris.

Ðịa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974.

Ðại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980.

Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam.

 

SÁCH CHỮ PHÁP

Léonard Aurouseau. La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII

Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVII.

SÁCH CHỮ VIỆT

Ðào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946.

Share this post


Link to post
Share on other sites

GÓP PHẦN GIẢI MÃ DI CẢO CỦA SỬ GIA TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

Tác giả: Hà Văn Thùy

 

Không biết có phải vì tôi ba lần “thưa chuyện” với ông mà trong Di cảo, sử gia họ Tạ cũng ba lần nhắc tới tôi. Thực lòng, khi thưa chuyện với ông, tôi chỉ muốn cung cấp những phát hiện lịch sử mới để mong rằng với danh tiếng của mình, ông giúp bạn đọc nhìn nhận lại lịch sử. Thật buồn, do “không có duyên” nên trong Di cảo, ông vẫn băn khoăn trăn trở đẩy những cánh cửa… mở. Nay ông đã thành người thiên cổ. Mọi chuyện luận bàn với ông là vô nghĩa, nhưng thể theo lời đề nghị chí tình của Diễn Đàn Thế Kỷ*, tôi xin mạo muội góp phần giải mã những “u ẩn” của người đã khuất.

 

Có thể dẫn ra những “u ẩn”nổi cộm trong Di cảo như sau:

 

1.     Về Hồng Bàng thị truyện.

 

Tài liệu truyền thống cho rằng, truyện họ Hồng Bàng vốn được lưu truyền từ xa xưa trong ký ức người Việt. Tới đời Trần được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái. Nhưng L. Kelley dựa vào việc những biến thể của câu chuyện có mặt trên đất Trung Hoa như Liễu Nghị truyện hay trong Hoa Dương Quốc chí nên cho rằng, vào thời Trung đại, những trí thức người Việt được Hán hóa đã sao chép câu chuyện đó vào LNCQ để tô vẽ cội nguồn dân tộc Việt. Ông Tạ Chí Đại Trường ủng hộ quan điểm này.

 

Tuy nhiên, có thể thấy, khi làm việc đó, Kelley đã thực hiện một thao tác suy luận theo logic hình thức đơn giản, chỉ dựa trên sách vở mà bỏ qua sự thực lịch sử. Ông không biết rằng, trong quá khứ, dân cư từ Nam Dương Tử xuống tới Việt Nam đều là người Việt, cùng một chủng tộc, cùng tiếng nói, văn hóa, cùng chung một lịch sử. Từ năm 1936, khảo cổ học Trung Quốc phát hiện di chỉ văn hóa Lương Chử vùng Thái Hồ.[1] Sau nhiều năm khảo cứu, đã kết luận, có một nhà nước cổ đại tồn tại từ 3.300 – 2.200 năm TCN, mà kinh đô là Lương Chử, còn ranh giới gần khớp với địa giới nước Xích Quỷ truyền thuyết. Chủ nhân nhà nước này là người Việt cổ. Những vật khắc bằng ngọc cho thấy, dân cư Lương Chử được gọi là Vũ nhân (羽人)hay Vũ dân (羽民). Điều này cho thấy có mối liên hệ với chim, với Hồng Bàng (洪龐).Khám phá trên cho ta lý do để kết nối nhà nước Lương Chử với nhà nước Xích Quỷ huyền thoại. Như vậy, Xích Quỷ là một thực thể quốc gia từng tồn tại. Câu chuyện Lạc Long Quân lấy tiên nữ con Động Đình Quân đã trở thành truyền thuyết mang ý nghĩa cội nguồn của người dân trong nước. Khi Xích Quỷ tan rã, dân cư sống trên đất cũ Chiết Giang, Vân Nam và Việt Nam vẫn giữ truyền thuyết Hồng Bàng thị như dấu ấn của nguồn cội. Về sau, truyện dân gian được ghi vào sách. Do không hiểu quá trình lịch sử này, L. Kelley chỉ căn cứ vào biên giới quốc gia hiện tại mà chia tách người Việt Nam và người Trung Quốc trong quá khứ một cách khiên cưỡng. Sai lầm của Kelley thuộc về trình độ học thuật. Tiếc là sử gia họ Tạ hiểu lịch sử dân tộc không khác gì người ngoài! [2]

 

2.     Trong Di cảo, ông Tạ Chí Đại Trường dành nhiều câu chữ phủ định Hùng vương và thời kỳ Hùng vương trong lịch sử.

 

Muốn biết tổ tiên người Việt là ai cần phải biết quá trình hình thành của người Việt trong lịch sử. Khảo cổ học cho thấy, suốt thời đồ đá, dân cư trên đất nước ta thuộc chủng Australoid. Nhưng sang thời kỳ kim khí, người Mongoloid phương Nam xuất hiện và trở nên chủ thể của dân cư Việt Nam. Tại nhiều di chỉ thời Phùng Nguyên phát hiện di cốt của người Australoid lẫn người Mongoloid. Đặc biệt tại di chỉ Mán Bạc tỉnh Ninh Bình có tuổi 2000 năm TCN, tìm được nghĩa địa chôn chung 30 di hài của hai chủng người này. Các nhà khảo cổ Việt-Úc đưa ra kết luận: “Trên đất Việt Nam có quá trình chuyển hóa dân cư từ người Australoid sang chủng Mongoloid phương Nam và được hoàn thành khoảng 2000 năm TCN.” Phát hiện này cho thấy, có việc người Mongoloid từ nơi khác tới, chung sống lâu dài, đã chuyển hóa di truyền của người Việt từ Australoid sang Mongoloid phương Nam. Như vậy, đây là việc “diễn biến hòa bình” mà không phải là “xâm lăng diệt chủng” như người Arian thực hiện ở Ấn Độ 2000 năm TCN.

 

Câu hỏi thứ hai: người Mongoloid từ đâu tới? Do suốt thời đồ đá, ở Đông Nam Á  có duy nhất người Australoid sinh sống nên người Mongoloid phương Nam chỉ có thể từ phương Bắc xuống. Khảo cổ học xác nhận, người Mongoloid phương Nam xuất hiện đầu tiên tại văn hóa Ngưỡng Thiều 7.000 năm trước. Đó là sản phẩm hòa huyết giữa người du mục Mongoloid phương Bắc (North Mongoloid) và người Việt chủng Australoid ở Nam Hoàng Hà. Người Ngưỡng Thiều tăng nhân số, trở thành chủ thể của lưu vực Hoàng Hà, là chủ nhân của đồng bằng Trong Nguồn và vùng Thái Sơn. Khoảng 4.000 năm TCN, tại đây xuất hiện các vị vua huyền thoại của người Việt là Phục Hy, Nữ Oa. Khoảng 3.300 năm TCN, nhà nước của Thần Nông ra đời mà kinh đô tại Lương Chử vùng Thái Hồ. Khoảng năm 2879 TCN, kế tục quốc thống của Thần Nông, nhà nước Xích Quỷ ra đời. Thời gian này người Mông Cổ du mục tăng cường đánh phá phía nam Hoàng Hà. Trong trận Trác Lộc năm 2698 TCN, liên quân Việt của Lạc Long Quân và Đế Lai thất bại. Lạc Long Quân dùng thuyền đưa đoàn quân dân vùng Núi Thái-Trong Nguồn xuôi Hoàng Hà, ra biển, đổ bộ vào Nghệ An. Như truyền thuyết và Ngọc phả Hùng vương ghi nhận, đoàn người của Lạc long Quân được người bản địa đón tiếp và tôn Hùng vương làm vua nước Văn Lang. Trong tiếng Việt cổ, bố -> bua -> vua cùng có nghĩa là cha. Khi người dân tôn Hùng vương làm vua cũng có nghĩa coi ngài là cha rồi thành tổ chung của cộng đồng. Cố nhiên, không phải vua Hùng sinh ra tất cả mà những người Mongoloid di cư trở về lai với người tại chỗ sinh ra người Mongoloid trên đất Nghệ An. Không chỉ vậy, những đợt di cư tiếp theo, người Mongoloid phương Nam từ Núi Thái- Trong Nguồn, từ vùng Động Đình Hồ trở về hòa huyết với dân nhiều nơi khác, tiếp tục sinh ra người Mongoloid phương Nam. Cho tới khoảng 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư Việt Nam thành chủng Mongoloid phương Nam. Tất cả đều coi người di cư về đầu tiên Lạc Long Quân và Hùng vương là quốc tổ. Do vậy, không chỉ người Kinh mà tất cả các tộc người trên đất Việt Nam mang mã di truyền Mongoloid phương Nam đều là con cháu vua Hùng. Cùng nhận được nguồn gen Mongoloid từ con cháu vua Hùng thì việc người Tây Nguyên, người Khmer Nam Bộ thờ vua Hùng có gì là trái lẽ? [2] Nếu ai để ý, sẽ thấy hiện tượng là, trong cổ tích về cội nguồn của các sắc dân thiểu số phía Bắc như người Dao, Mường… đều cho rằng, người Kinh là con út. Trong khi đó, cổ tích nhiều sắc dân Tây Nguyên lại gọi người Kinh là anh cả. Phải chăng điều này phản ánh thực tế phát sinh dòng giống từ xa xưa đã in sâu trong ký ức cộng đồng?

 

3.     Chuyện “người Việt vào Trung Hoa trước”

 

Không hiểu vì sao, cho đến nay ông Tạ Chí Đại Trường vẫn căng thẳng với cụ Kim Định về ý tưởng “người Việt vào Trung Hoa trước”? Nói cho cùng, đó đâu phải là hư cấu của Kim Định? Chính là ông dựa vào sách của hai học giả Trung Quốc Vương Đồng Linh và Chu Cốc Thành. Không những thế, cho tới năm 1924, trong một bài giảng cho đảng viên cao cấp của Quốc dân đảng, Tôn Dật Tiên cũng cho rằng, khi người Trung Quốc từ phía Tây xâm nhập, họ đã gặp những người man di ở đây rồi. Không chỉ vậy, tới năm 2005, học giả Trung Quốc Zhou Jixu cũng cho rằng, khi người Trung Quốc Indo-Europian từ phía Tây vào thì họ là khách, chiếm vị trí người chủ đã sống ở đó từ trước. Đấy là chuyện sách vở. Nhưng sự thực lịch sử còn đẹp hơn mong ước của Kim Định: đúng là người Việt vào Trung Quốc trước nhưng không phải từ Nam Thiên Sơn xuống mà lại từ Việt Nam lên. Do vậy, thuyết Việt nho của Kim Định càng có cơ sở vững chắc. [3]

 

4.     Về chuyện “người Lê Mường”, “Trịnh Lào”

 

Trong Di cảo, ông Tạ cho rằng, khi nhấn mạnh vai trò nam tiến của người Việt, người cộng sản bỏ qua vai trò của 53 cộng đồng khác!

 

Có một thực tế: Sử học là khoa học nghiên cứu hoạt động xã hội của con người trong quá khứ. Do vậy, điều tiên quyết cho thành công của Sử học là phải xác định được đối tượng nghiên cứu. Nếu không xác định đúng đối tượng nghiên cứu: một tập đoàn người, một chủng tộc, một quốc gia đang nghiên cứu là ai, có nguồn gốc thế nào và có quá trình hình thành ra sao, mọi nghiên cứu cầm chắc thất bại. Nhưng đó lại là công việc của Nhân học.  Sử học là cái nghề ăn theo bén gót Nhân học. Thật không may, Nhân học thế kỷ XX chỉ dựa vào những hòn đá, những mẩu xương hóa thạch nên thất bại trong việc khảo cứu nguồn gốc loài người cũng như các tộc người. Do vậy, suốt thế kỷ trước, các sử gia luôn nói về người Việt, người Hoa, người Mường, người Lào, người Thái… nhưng thực sự chẳng hiểu họ là ai nên hầu hết chỉ là nói mò!  Jared Diamond, nhà nhân học danh tiếng nước Mỹ có câu nói đáng suy ngẫm: “Giờ không còn là lúc chơi với những mẩu xương và những hòn đá nữa. Những gì thuộc về con người mà chưa được di truyền học xác nhận thì không đáng tin.” Chỉ sang kỷ nguyên mới, khi công nghệ di truyền vào cuộc, ta mới có hiểu biết minh xác về các chủng người. Tuy Việt Nam chưa bỏ đồng xu nhỏ cho việc này nhưng do đất Việt là nơi phát tích của dân cư châu Á nên nhiều nghiên cứu di truyền học đề cập tới dân cư Việt Nam. Những tài liệu đó cho thấy rằng, 2000 năm TCN, toàn bộ dân cư trên đất Việt Nam đều thuộc chủng (race) Mongoloid phương Nam. Người Kinh, người Mường, người Thái, Người Tày, người Dao… chỉ là những sắc tộc (ethnicity) của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay chúng ta vẫn lầm khi cho rằng, đồng bằng sông Hồng là nơi phát tích của dân tộc Việt Nam. Sự thực là, muộn nhất thì 50.000 năm trước, tổ tiên chúng ta đã định cư tại vùng Thanh Nghệ rồi lan ra toàn Đông Dương và đất Trung Hoa. Khoảng 500 năm TCN, khi đồng bằng sông Hồng hình thành, người Việt từ phía bắc Đông Dương và Nam Dương Tử kéo về khai phá đất mới. Do cùng nòi giống, tiếng nói và văn hoá nên con người sống với nhau hòa hợp. Nhờ điều kiện môi trường sống thuận lợi, cộng đồng dân cư đồng bằng ra đời, được gọi là người Kinh. Như vậy, người Kinh là lứa con út của dân tộc Việt.

 

Người Việt vốn do người Lạc Việt đa số lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ nên tiếng nói chung là đa âm, vô thanh. Do người Việt từ Trung Quốc trở về như người Thái, Tày, người Hẹ (Hakka) mang theo tiếng nói đơn âm, hữu thanh nên người đồng bằng dần dần chuyển sang tiếng nói đơn âm hữu thanh. Cũng do suốt quá trình lịch sử dài, người từ Nam Dương Tử trở xuống thuộc cùng chủng tộc, cùng văn hóa, cùng quốc gia nên việc di chuyển của con người trong một nước là chuyện bình thường. Vì vậy, dòng chuyển dịch của người Việt từ phía bắc về diễn ra lâu dài. Sau này, dù quốc gia chia ranh giới nhưng máu huyết và văn hóa giữa con người không dễ phân lìa. Người Việt từ Trung Quốc như tổ tiên của Lý Bôn, thân phụ Đinh Bộ Lĩnh, nhà Lý, nhà Trần… trở về sinh sống, xây dựng đất Việt- mảnh đất cuối cùng còn tự chủ của tộc Việt- là xu hướng tất yếu của tâm linh và lịch sử…[4]

 

5.     Ai là chủ của thơ lục bát?

 

Dẫn việc nhà văn Võ Phiến “buột miệng” nói rằng, thơ lục bát là của người Chăm, ông Tạ khơi ra cuộc tranh chấp “bản quyền” thơ lục bát giữa người Chăm và người Kinh. Thực ra, không chỉ ở người Chăm mà trong nhiều câu ca của người Mường, người Dao cũng có bóng dáng của thơ lục bát. Vấn đề này cần được tìm hiểu sâu hơn.

 

Ta biết rằng, người Việt từ xa xưa có thói quen hay hát, múa: hát Ghẹo, hát Xoan, hát Đối, hát Đúm… Ngoài âm nhạc cho mỗi loại hình ca hát mà chủ đạo là nhịp tương đối cố định thì lời bài hát lại rất thay đổi, linh động tùy theo hoàn cảnh. Vì vậy, sáng tạo lời cho bài hát là cuộc đua trường kỳ giữa trai tài gái sắc trong lễ hội hay những cuộc vui. Từ kinh nghiệm hàng nghìn năm của cuộc đua này, người Việt nhận ra, những bài vè lần lượt 6 tiếng rồi 8 tiếng nối nhau theo vần chân hay vần lưng rất dễ chuyển thành những bài hát theo các điệu khác nhau. Do vậy, dần dần thể vè 6-8 ra đời. Cố nhiên thời đó ngôn ngữ đa âm, vô thanh nên số tiếng trong mỗi câu ca không cố định, thường nhiều hơn 6-8. Những bài vè như vậy trở thành tài sản chung của cộng đồng Lạc Việt. Bài ca lục bát được ghi lại sớm nhất là  Việt nhân ca trong sách Thuyết uyển 2800 năm trước. Đó là bài ca của người người Việt chèo thuyền cho vị quân vương nước Sở. Cảm vì lời ca hay nhưng mình không hiểu, vị quân vương yêu cầu dịch sang tiếng Sở. Nhờ vậy bài ca được ghi lại bằng chữ Sở. Sau này được sao lại bằng chữ Hán trong sách Thuyết uyển. Hơn 2000 năm qua đi, bài ca thở thành quốc bảo của Trung Hoa nhưng không ai hiểu đúng nghĩa của nó. Chỉ mới đây, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành phục nguyên bài ca trở lại tiếng Việt thì phát hiện ra đó là bài thơ lục bát. [5] Điều này chứng tỏ, thơ lục bát là tài sản chung của các bộ tộc người Việt từ xa xưa. Đến nay một số sắc dân vẫn giữ được hình thức thơ này nhưng thể hiện bằng ngôn ngữ đa âm của mình.

 

Trong khi đó, nơi người Kinh, do tiếng nói được đơn âm hóa triệt để cùng với thanh điệu phong phú, nói như hát nên người Kinh sáng tạo được những câu ca lục bát có vần điệu tuyệt vời mà đỉnh cao là Truyện Kiều.

 

.                                                                  Sài Gòn, 28.5.2016

 

*www.diendantheky.net/.../di-cao-cua-nha-su-hoc-ta-chi-ai-truong.html

Tài liệu tham khảo
1.     Hà Văn Thùy. Di chỉ văn hoá Lương Chử Là kinh đô nước Xích Quỷ - www.vanhoahoc.vn
2.     Hà Văn Thùy. Tôi khẳng định Kinh Dương vương là thủy tổ người Việt Nam
http://trannhuong.net/tin-tuc-16409/toi-khang-dinh-kinh-duong-vuong-la-thuy-to-nguoi-viet-nam.vhtm
3.     Hà Văn Thùy.  XỨ NGHỆ NƠI PHÁT TÍCH CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN ĐẠI thuyhavan.blogspot.com/.../xu-nghe-noi-phat-tich-cua-nguoi-viet.html
4.     Hà Văn Thùy. Thêm một lần buộc phải tranh biện với GS L. Kelley - ChúngTa.com www.chungta.com › Tư liệu nguồn & tra cứu
5.     Hà Văn Thùy.  TRUY TÌM GỐC TÍCH NGƯỜI KINH
thuyhavan.blogspot.com/2016/01/truy-tim-goc-tich-nguoi-kinh.html

6.     Đỗ Ngọc Thành. PHÁT HIỆN LẠI VỀ VIỆT NHÂN CA (越人歌) - Việt Văn Mới Newvietart       newvietart.com/index4.606.html

 

 

Tôi ghi chú:

 

Nếu chúng ta không nhận biết và phân tích một cách logic và cần phải nhấn mạnh ở đây - đó là chứng cứ vật chất được khám phá (thấu hiểu chúng tức những gửi gắm về mặt tư tưởng, triết học, sử học, tâm lý tình cảm...) - nó có thể làm đảo ngược hoàn toàn 100% kết luận của chúng ta trong thời đại ngày nay (tức kết luật của chúng ta sai hoàn toàn), do vậy thực sự phải có đầy đủ dữ liệu liên quan đến mọi mặt kinh tế, văn hóa... trong tiến trình lịch sử, ít nhất là 5.000 năm -> nếu không thì sẽ bị tẩu hỏa nhập ma trong phần kết luật về bất cứ một sự kiện nào liên quan đến nước Văn Lang hay trước đó như Xích Quỷ chẳng hạn, cũng như sau này là nước Âu Lạc thời An Dương Vương hay thời Trưng Vương nữa... Do vậy, những vấn đề cần xác định như dưới đây:

 

- Cấu trúc quốc gia theo dòng chảy lịch sử được xác định: Quốc gia thời Đế Minh và trước đó? -> Xích Quỷ -> Văn Lang ->Âu Lạc -> Nam Việt -> Hậu Âu Lạc thời Trưng Vương (tạm gọi vậy đã).

 

- Tại thời Đế Minh có một sự kiện cực kỳ quan trọng là chia đôi nước, ranh giới đôi bên là sông Dương Tử, chi tiết chỉ rất rõ trong truyện Hồng Bàng Thị của Lĩnh Nam Chích Quái, tất nhiên còn có thần tích, gia phả, ngọc phả bí ẩn khác nữa... Đặc biệt, sự kiện Đế Lai chu du Nam Dương Tử là cần phải thấu hiểu chi tiết này của tác giả khi viết về Hồng Bàng Thị...

 

- Huyền thoại và truyền thuyết về tổ tiên dân tộc Trung Hoa là Thần Nông và Hoàng Đế, giai đoạn Hoàng Đế thay dòng Thần Nông trị vì và có trận chiến khốc liệt với bộ tộc có thủ lĩnh Suy Vưu tại di chỉ Trác Lộc thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay, vậy nó có liên quan đến truyện Hồng Bàng thị hay không? Rất quan trọng!

 

- Về mặt thời gian và không gian lịch sử được định vị tại mốc Âm lịch tối quan trọng: năm lên ngôi của Kinh Dương Vương 2879 TCN, năm Ngài bao nhiêu tuổi phải tra cứu lại thần phả, ngọc phổ...

 

- Nội dung cuốn sách Nguồn gốc người Việt người Mường của tác giả Tạ Đức là rất quan trọng, nếu chúng ta không thấy được mối quan hệ lịch sử về mặt huyền thoại và cổ vật Bắc - Nam Dương Tử là không bao giờ tìm ra mắt xích kể từ thời Hạ Vũ trở về trước, khi mà vua Hạ Vũ người tỉnh Chiết Giang, Nam Dương Tử, thuộc bộ Ư Việt của Văn Lang lại đi làm vua Bắc Dương Tử, được truyền ngôi từ Đế Thuấn - người Đông Di tức vùng Sơn Đông hay các tỉnh thuộc phương này, có thể cả Triều Tiên hay Nhật Bản nữa? Thời kỳ Hạ Vũ sử gọi là nhà Hạ (hè, phương nam).

 

- Mắt xích lịch sử thời vua Hạ Vũ sẽ kéo theo dòng chảy lịch sử Nghiêu, Thuấn và trước đó của Bắc Dương Tử -> Điều này sẽ định vị được kinh đô Nghiêu - Thuấn - Vũ và sẽ chỉ ra kinh đô Văn Lang?

 

- Đến đây, vậy quan hệ cổ vật thời Hạ Vũ - tức Lương Chử tại bộ Ư Việt với các bộ khác của Văn Lang là như thế nào? Điều này sẽ dẫn đến Cửu Trù Hồng Phạm... -> dẫn đến biểu tượng Văn Lang trước trống đồng Đông Sơn!

 

- Tiếp tục xử lý bang giao thời vua Nghiêu, thời Thương với chiến tranh thời Hùng Vương VI và bang giao thời Chu - hiến trĩ trắng...

 

-...

 

Chẳng hạn chi tiết sử được nhận định sai là: Làm sao mà Lạc Long Quân lại từ núi Thái thuộc Bắc Dương Tử lại di chuyển về Nghệ An được? Một chi tiết sai thỉ dẫn đến hàng loạt các nhận định khác cũng sẽ sai lệch lớn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tận mục ngôi mộ cổ xưa nhất Việt Nam

 

Mộ thuyền Việt Khê với niên đại 2500 năm là phát hiện khảo cổ học đặc biệt về nền văn hóa Đông Sơn.

 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Có niên đại cách ngày nay 2.500 năm, mộ thuyền Việt Khê được đánh giá là ngôi mộ cổ nhất và đẹp nhất của nền văn hóa Đông Sơn. Ngôi mộ hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội.
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Mộ thuyền Việt Khê được tìm thấy trong một nhóm mộ táng gồm 5 mộ tại công trường đào đất ở thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng năm 1961.

 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Mộ làm bằng thân cây khoét rỗng, có chiều dài 476 cm, rộng 77 cm, dày 6 cm, sâu 39 cm, cao cả nắp 60 cm. Đây là ngôi có kích thước lớn và nguyên vẹn nhất trong số những mộ thuyền Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam.

 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Hai đầu mộ được bịt kín bằng hai mảnh ván hình bán nguyệt. Ở mỗi đầu to mảnh ván này lắp vào đầu quan tài bằng cách buộc dây hoặc tra chốt vào lỗ mộng. Ở đầu nhỏ cũng được lắp tương tự, nhưng được đục một rãnh sâu để kìm mảnh ván cho chắc hơn.
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Đồ tùy táng trong mộ gồm có công cụ lao động và vũ khí chiến đấu như rìu, giáo, lao, dao găm, kiếm, dùi, đục, giũa... Đồ dùng sinh hoạt có: thố, thạp, âu, đỉnh, bình, ấm, muôi… Nhạc khí có: chuông đồng, trống đồng, nhạc đồng…
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Hiện vật tinh xảo nhất trong mộ là một chiếc thố bằng đồng được trang trí nhiều hoa văn trên thân, phần đáy được tạo tác tinh tế.
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Trong các khu mộ thuyền Đông Sơn từng được phát hiện, chỉ duy nhất mộ Việt Khê có phát hiện trống Đông Sơn. Trống Việt Khê đã bị vỡ chỉ còn lại một phần tang và mặt trống, dù vẫn có nhiều giá trị nghiên cứu được.
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, mộ thuyền Việt Khê là một phát hiện khảo cổ học đặc biệt về nền văn hóa Đông Sơn.
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Ngôi mộ này là một minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn giai đoạn sớm cách ngày nay khoảng 2.500 năm.

 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Độ phong phú của các đồ tùy táng được đánh giá là "vô cùng quý giá", bởi nó đưa đến hình dung trực quan, sinh động nhất về đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt cổ thời Đông Sơn.
 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Các hiện vật này này là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng cho việc nghiên cứu các ngành nghề thủ công truyền thống cũng như lịch sử hình thành giai cấp trong xã hội Đông Sơn.

 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Với những giá trị lịch sử đặc biệt, mộ thuyền Việt Khê đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.

 

VietBao.vn

 

 

Tôi ghi chú:

 

- Đây là ngôi mộ thuyền xưa nhất thời Đông Sơn đã được khám phá cho tới nay, khoảng 500 TCN theo thí nghiệm phóng xạ cácbon. Thời kỳ này vẫn sau thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni (624- ...TCN) truyền đạo. Cho đến thời vua Asoka khoảng 268-232 TCN, có đưa xá lỵ Phật sang Giao Châu (Âu Lạc) để xây tháp và truyền bá Phật giáo.

 

- Theo nghiên cứu của tác giả Hà Văn Thùy, Miến Điện còn gọi là "Đàn Việt", như vậy chỉ cần vài bước chân là thái tử Tất Đạt Đa từ Ấn Độ là có thể... "vượt biên" sang Văn Lang rồi!

 

- Mốc 500 TCN sẽ tương ứng thời thời Hùng Vương thứ XVI:______

 

- Mốc 500 TCN ni thì mấy ông triết gia và thần học Tây phương mới chỉ bàn khái niệm này nọ cũng chưa tới chi mô răng lợi rứa hết!

 

- Lịch sử Trung Quốc năm 613 TCN, cháu của Sở Thành Vương là Sở Trang Vương lên ngôi vua Sở. Nhân dịp đó, Tấn lại lôi kéo mấy nước nhỏ vốn quy phục Sở về theo mình, cùng ký kết minh ước. Các đại thần nước Sở bực tức, khuyên sở Trang Vương đem quân đánh Tấn để giành bá quyền. Sở Trang Vương có nói đến trong Sự tích Phật Bà Chùa Hương ở Việt Nam. Đồng thời, nếu lịch chính xác thì Sở Trang Vương là người cùng thời với Phật Thích Ca.

 

- Cổ vật lưu giữ ở đây cho chúng ta cái nhìn về văn hóa, lịch sử, luyện kim thời kỳ này. Trong mộ có trống đồng, chuông đồng, thố đồng, âu đồng... các loại vũ khí dùng tham chiếu.

 

- Chỉ có 1 trống đồng và 1 chuông đồng lớn dùng trong tế lễ. Đồ đồng là hoàn toàn chiếm lĩnh trong mộ thuyền này.
 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tách khỏi cổ sử Việt đôi chút, tôi chỉ ra cách đặt vấn đề là đang có vấn đề của nội dung cuốn sách dưới đây:

 

Hành trình tâm linh nhân loại
Nguyễn Hoàng Đức

 

Chương I. Tiền đề cho cuốn sách

 

Sáng 11 tháng 9 năm 2001 một sự kiện long trời, lở đất đã xảy ra như để mở màn sự chứng nghiệm lời dự báo của nhiều nhà chính trị thần học, rằng khác hẳn các thế kỷ trước, chỉ là các cuộc chiến tranh giành đất, giành thị trường, giành tư tưởng, thiên niên kỷ thứ III sẽ là cuộc đụng đầu của các tôn giáo - đó là cuộc chiến tranh tâm linh nằm ở thượng tầng tư tưởng.

 

Sự kiện hai chiếc phi cơ lao vào hai toà nhà ở New York - cao nhất nước Mỹ - cũng là biểu tượng uy quyền hiện đại của nước Mỹ, gây tiếng nổ khủng khiếp, sụp đổ rùng rợn, chôn vùi và cháy nhiều tháng trời ... không chỉ gây kinh hoàng cho nước Mỹ và thế giới bởi sức mạnh phá huỷ vật chất, mà kinh hoàng hơn nhiều là lô-gic của những linh hồn tấn công, đầy tự quyết, đầy tự giác, đầy mưu mẹo, và dũng lược của những cảm tử quân nhắm vào hậu cứ tưởng là xa nhất, an toàn nhất, của một nước Mỹ hùng mạnh nhất, đang tự cho rằng mình xuất khẩu chiến tranh phòng ngừa từ xa để được “bình chân như vại”.

 

Sự kiện tầy đình này, thực ra chỉ là một giọt nước tràn khỏi chiếc ly đã tích tụ đầy ắp những thực trạng đối đầu cả ngấm ngầm lẫn công khai trước đó.

 

Ngày 27/12/1979 quân đội Liên Xô kéo nhiều sư đoàn vào Afghanistan, ngót mười năm chiến tranh hao người tốn của chẳng hậu thuẫn nổi cho lực lượng mình ủng hộ, đành rút quân về (2/1989). Tiếp đó, cực chẳng đã, 7 giờ sáng, ngày 17 tháng giêng năm 1991, Mỹ cùng 26 nước đồng minh phải huy động cả hải quân, không quân, lẫn lục quân vào cuộc đại chiến chống Irắc, một dân tộc chỉ vẻn vẹn có 16 triệu người. Rút cục “Tổng Tư lệnh” của họ Sadam Hussel sau cả 10 năm vẫn còn nguyên vẹn. Còn đắng cay hơn, vào ngày 17/12/1996, chính thể Iran chẳng nể nang chú Sam cường quốc số một thế giới, đã ập vào bắt trọn gói cả 54 thành viên đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Tê - hê - ran (Tehran), cuộc khủng hoảng kéo dài mãi đến năm sau mới hé mở giải pháp ban đầu.

 

Cuộc thập tự chinh vẫn chưa thực sự bắt đầu. Sau ngòi nổ 11/9/2001, cỗ xe nước Mỹ buộc phải lao vào một bi kịch thụ động nhất, họ huy động nhiều nước đồng minh tấn công vào vùng núi Afghanistan, theo vệt xe trượt của Liên Xô, mong bóp nát thế lực khủng bố của Taliban từ trong ổ. Cuộc chiến huy động nhiều tầu sân bay, nhiều vùng đất yểm trợ trên đại lục, biết bao vũ khí tối tân còn chưa bóc tem được đem ra tiêm kích, vậy mà thuốc nổ siêu nặng sau nhiều tháng trời dường như vẫn chưa tẩy trừ được bao nhiêu linh hồn kiên cường của những “thánh chiến quân” khỏi vùng đất thiêng được dựng lên quanh vị thủ lĩnh “bất quy hàng”của họ là Taliban... Chưa hết sau sự sa lầy quân sự, là sự đổ vỡ phá sản của hàng loạt những công ty đầu sỏ ở Hoa Kỳ, công ty viễn thông ENRON, công ty tài chính WORLD. COM và hàng loạt các công ty kếch sù liên đới khác...

 

Tất cả dường như mới chỉ bắt đầu, trong bối cảnh bên bờ vực của một cuộc chiến khủng hoảng trên quy mô toàn cầu như vậy, một số chiến lược gia phương Tây đang kêu gọi một cuộc thập tự chinh mới để dạy cho đạo Hồi một bài học - một thứ đạo mà họ cho rằng quá lạc hậu. Liệu đấy có phải tiếng kêu hiếu chiến mời gọi một cuộc thập tự chinh mới. Cuộc thập tự chinh đầu tiên (Crusades) mở màn từ năm 1096, với khẩu hiệu “Chúa muốn vậy” (God wills it), kéo theo bảy cuộc thập tự chinh khác, cùng hai cuộc thập tự chinh trẻ em, kết cục vua Louis nước Pháp, người dẫn đầu cuộc thập tự chinh thứ bảy, chết trên chiến trường không phải vì tay gươm giáo mà bởi căn bệnh dịch hạch quái ác. Cuộc thập tự chinh cuối cùng thất bại vào năm 1270, chấm dứt 174 năm chiến tranh liên miên, xương chất thành núi, máu chảy thành sông (1). Lý do của cuộc thập tự chinh đầu tiên, là bảo vệ vùng đất thánh Jerusalem khỏi sự chiếm cứ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay thì sao? Kìa vẫn mảnh đất thánh ấy, là chiếc nôi của ba tôn giáo lớn nhất thế giới, Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo, cả ba đều chung ông tổ Abraham, nghĩa là cùng một gốc mà ra, vậy mà giờ đây ngày nào thế giới cũng phải rùng mình chứng kiến các cuộc tấn công vũ trang của người Israel nhắm vào người Palestin, và các cuộc đánh bom cảm tử của người Palestin chống lại người Israel. Cuộc chiến kéo dài liên miên này là một ung nhọt khủng hoảng ngay giữa lòng thế giới Ả Rập, sau đó biến thành dây cháy nổ cho cuộc xung đột tôn giáo của toàn thế giới. Cuộc thập tự chinh mới hay chiến tranh thế giới mới có diễn ra không? hay là nó kịp dừng lại trước đà lăn vào vực thẳm? Cái đó hoàn toàn đang nằm trong quyền kiểm soát của con người.

 

Nhưng, các tôn giáo lớn, các thế lực lớn, các đế quốc lớn, và loài người liệu có kiểm soát nổi để có giải pháp kìm chế cỗ xe chiến tranh? Trong thực tế, theo các chiến lược gia, thì cuối thế kỷ XX, cả Mỹ và Nga đều đã vừa lúng túng như gà mắc tóc, vừa bị động, vừa thất sủng trước những vấn đề Hồi giáo. Và giờ đây, bình minh của Thiên niên kỷ thứ ba, đám mây đen “thất sủng” đó không tan đi mà mỗi ngày mỗi nặng nề hơn.

 

Cuốn sách của tôi, mục đích chính không nhắm đến việc lý giải có Thượng Đế hay không? Mà, giống như thực tại đang diễn ra trên toàn cầu, trước hết, nó đề cập đến, tôn giáo là một thực tại đang có thật ở trần gian. Hiện đang có hàng tỉ tín đồ Ki-tô giáo, hàng tỷ tín đồ Hồi giáo, hàng tỉ tín đồ Phật giáo, rồi tín đồ Hin - đu, Bà - la - môn cũng đông hàng tỷ, còn lại những tín đồ bái vật giáo thờ ma gà, ma xó, ma cây... thì đếm khôn xiết kể. Liệu chúng ta đếm lại được, còn bao nhiêu người vô thần thuần khiết - những người chẳng hề tin vào bất cứ cái gì siêu hình, siêu nhiên? Đặt câu hỏi như vậy, không có nghĩa là chúng ta quá đề cao tôn giáo, mà là đang tìm cách thừa nhận vấn đề tôn giáo đang tồn tại, để có giải pháp hiện thực cho cuộc đời. Bởi một lẽ, giản dị như trên chúng ta đã đề cập, dù Mỹ là cường quốc lắm của nhiều tiền, khoa học tiến bộ là vậy, dù Nga hùng mạnh đến thế nếu không có giải pháp thực tiễn, vẫn bị “vấn đề tôn giáo” xỏ mũi như thường.

 

Trước khi xem xét, tôn giáo là sự cần thiết của tâm linh hay sự bất lực của tâm hồn? chúng ta phải đối mặt trước một hiện thực là nó có tồn tại. Giản dị, như cái đói - cái khát là cái xấu chẳng ai muốn ở đời, dẫu vậy nó vẫn luôn xuất hiện. Và muốn loại bỏ đói - khát, thì trước hết phải thừa nhận nó. Trong tác phẩm “Anh em nhà Ca - ra - ma - dốp” rất nổi tiếng, đại văn hào Dostoievski đã diễn tả sự tồn tại của linh hồn đại loại như sau. Ivan là một trí thức, y là một con người thực chứng, không tin vào cái gì không nhìn thấy, mơ hồ, ảo tưởng. Nhưng sau bi kịch của gia đình, cha bị chết, y rơi vào cuộc khủng hoảng tâm hồn. Trong lúc y đang ăn năn, dằn vặt, chất vấn mình, thì tâm hồn của y nổi lên những chuỗi cười khanh khách, nó dội ra câu hỏi: - Ivan, có ta không? (nghĩa là có cơn ác mộng là nội dung sống của tinh thần bên trong không).

 

Ivan đáp: Không, ngươi không có, ngươi chỉ là giấc mơ của ta thôi.

 

Tâm hồn y nói: Đúng, ta chỉ là giấc mơ của ngươi, nhưng ta luôn luôn tồn tại. Qua phần đối thoại giữa nhân vật và tâm hồn của y, Dostoievski đã bày tỏ một hiện thực rằng: Ngay cả những cơn ác mộng chẳng bao giờ có cơ hội trở thành hiện thực có thể sờ mó, dẫu vậy trong tình trạng chỉ là ảo ảnh nó vẫn tồn tại. Tôn giáo là gì? Cái căn bản của nó gồm hai phần:

 

1. Thực tại chủ quan là tâm linh con người, độc lập, riêng rẽ, về mặt bản thể tách khỏi phần xác. Tâm linh là một bản thể được nhiều nhà triết học, nhà khoa học, các tôn giáo, và một bộ phận lớn kinh nghiệm của nhân loại chấp nhận.

 

2. Đối tượng khách quan: Đó là một Thượng Đế vô thuỷ, vô chung, vô cùng toàn năng, toàn thể, toàn hảo và tuyệt đối. Thượng Đế là lĩnh vực bất lực của mọi nhà thần học, mọi nhà khoa học, và mọi kinh nghiệm nhân loại theo cách đòi chứng tỏ thực chứng về Ngài. Một cách tư duy, Ngài chỉ là sản phẩm của suy lý biện chứng. Một cách tâm linh, Ngài được nhận biết qua cách mơ hồ của siêu trực giác.

 

Bởi hai phần chính trên, nhiều nhà khoa học, xã hội học chủ trương vô thần khăng khăng phủ quyết rằng: Thượng Đế không có bởi Ngài không hiện diện thực chứng. Do vậy, khi tâm linh đòi thấy Ngài, đời sống từ suối nguồn của Ngài, đòi mọc rễ hút nhựa sống từ Ngài, là ảo tưởng và lạc hậu. Nhưng có một điều trân trân thực chứng rằng, dù tôn giáo có lạc hậu hay không thì thế giới đang có hơn 90% tín đồ không theo tôn giáo này thì tôn giáo khác. Và chúng ta không thể chối bỏ thực tại đến mức muốn ảo giác rằng, mình đang sống trong một thế giới không còn tôn giáo. M.A. Bakunin khẳng định: “Không một quốc gia nào từng phi tôn giáo, cũng chẳng có quốc gia nào có thể sống không cần tôn giáo” (No state is ever without religion, or can be without it) (2). Nhỏ hơn cả mức quốc gia , Franz Boas xác định : “Không có bộ lạc nào trên thế giới mà những hoạt động tôn giáo không trở thành một đề tài tư tưởng”.

 

Chắc hẳn, không có một dân tộc nào không mở màn lịch sử bằng một huyền thoại có mầu sắc tôn giáo. Nghĩa là mở màn khai sinh bởi một thế lực siêu nhiên hơn chính con người. Dân tộc Việt Nam thì được sinh ra từ chiếc bọc 100 trứng của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ, sau đó năm mươi người con lên rừng, năm mươi người con xuống biển để dựng xây quốc gia rừng vàng biển bạc. Dân tộc Trung Hoa thì ra đời bởi mẹ Nữ Oa đội đá vá trời. Dân tộc Hy Lạp thì thai nghén trên đỉnh Ô - lanh - pơ từ mối tình thần Dớt sấm chớp với nữ thần Hê - ra, và nhiều tiên nữ, cũng như phụ nữ bình thường khác. Các vị thần Hy Lạp không chỉ là đề tài tư tưởng mà còn gieo trồng mọi cuội rễ cho đời sống của người Hy Lạp: từ sinh hoạt cộng đồng, đạo đức, thể chế, lập pháp, hành pháp cho đến mọi quy tắc ứng xử xã hội. Cụ thể, trước công nguyên ngót nửa thiên niên kỷ, triết gia Socrate đã lấy các vị thần Hy Lạp là biểu trưng lý tưởng cho những tranh biện tư tưởng nhằm lý giải những chuẩn mực tối cao của con người về cái thiện, sự thông thái, lòng khoan dung... Sau ông, triết gia Platon và triết gia Aristote cũng làm tương tự. Kết quả là ba triết gia đồ sộ bất hủ này đã tạo ra những lý thuyết làm nền móng cho triết học toàn thế giới. Chưa hết, các vị thần Hy Lạp còn đóng vai cội nguồn tinh thần cho cả đế quốc La Mã ngay sau đó. Để có tiền đề cho tư tưởng và văn hoá, ngay từ trước công nguyên, vào lúc mà quốc gia La Mã manh nha thành lập, nó đã thay tên đổi họ, các vị thần Hy Lạp, để biến thành thần thánh của xứ sở mình. Chẳng hạn, thần Zeus (Dớt) bị đổi thành Jupiter, nữ thần Hera thành Juno, thần chiến tranh Apollo thành Phoebus, nữ thần tình yêu Aphrodite thành Venus, và thần đại dương Poseidon thành Neptune... (3).

 

Nhưng những vị thần Hy Lạp cũng chẳng ấm chỗ được lâu, sau công nguyên, sau sự kiện Chúa Jesus Christ giáng thế để làm lên “lịch sử cứu độ” đan xen giữa lịch sử văn minh, sau khi Chúa Jesus bị đóng đanh tử nạn, hai tông đồ Pierre và Paul (4) từ mảnh đất thánh đã băng Địa Trung Hải đến La Mã để truyền đạo, cuốn tiểu thuyết “Quo Vadis” nổi danh được giải Nobel của nhà văn Ba Lan Henryk Sienkiewicz (5) đã diễn tả, hoàng đế Neron hung bạo, muốn bảo toàn cho “sự bảo trợ vốn có của các vị thần Hy Lạp”, cũng như xoá bỏ mầm mống của một tôn giáo mới, vào năm 64 CN, đã khủng bố đạo Ki-tô giáo bằng cách dồn họ vào một góc đấu trường, rồi thả sư tử bị bỏ đói, xông ra ăn thịt... Sau đó còn nhiều vụ tàn sát của nhiều vị vua kế tiếp xảy ra, nhưng nghịch lý thay, sau nhiều thế kỷ bị vùi dập, “Ki-tô giáo vẫn trở thành tôn giáo độc nhất được đế quốc La Mã chấp nhận” (6). Và hơn cả thế, ngay giữa lòng đế quốc đó, mọc lên một toà thánh nguy nga - là đầu não Ki-tô giáo toàn cầu.

 

Sự kiện Ki-tô giáo đăng quang ngay trên mảnh đất đầy sức sống của các vị thần La Mã (gốc Hy Lạp), là mở màn một khúc quanh vô cùng hệ trọng của tôn giáo: “Đa thần giáo” bị thay thế bằng “nhất thần giáo”. Sự tàn sát khét tiếng của vua Neron cùng nhiều vua La Mã nhắm vào Ki-tô giáo, không huỷ diệt nổi nó, lại càng thúc đẩy nó đơm hoa kết trái, giống như càng hất gió vào lửa càng làm nó cháy bùng lên, không chỉ là bản mẫu diễn ra ở La Mã, mà diễn ra khắp thời trung cổ ở Châu Âu, và thời tiền hiện đại trên toàn thế giới. Hegel, một triết gia, được giới triết học coi như cha đẻ của “biện chứng lịch sử hiện đại” sau khi nghiên cứu kỹ toàn bộ lịch sử châu Âu đã quả quyết rằng: “Lịch sử đương đại được lãnh trị bằng cuộc đối kháng giữa nhà thờ và quốc gia. Nhà thờ đó là nội tại tính, là nhận thức chân lý tuyệt đối. Nhà nước, đó là thế giới thực tiễn, lúc đầu nó xa lạ với một nhận thức về chân lý một cách sâu sắc. Tất cả lịch sử châu Âu là kết quả của cuộc đối kháng giữa hai nguyên lý này, và là cuộc hoà giải giữa chúng” (Lhistoire le temps moderns est dominée par lopposition de lÉglise et de lÉtat. LÉglise, cest lintériorité, la conscience de la vérité absolue. L État, cest le monde réel, dabord étranger à la conscience profonde du vrai. Toute lhistoire européene resulte de loppostion de ces deux principes et de leur réconciliations” (7).

 

Quan niệm của Hegel chỉ rõ rằng, không quốc gia nào ở châu Âu có thể phát triển, nếu hoặc xem nhẹ vấn đề Nhà nước, hoặc xem nhẹ vấn đề Nhà thờ. Không có Nhà nước, quốc gia không thể vận hành bộ máy hành chính để dẫn lối và quản lý mọi hành động của mình. Nhưng mọi hành động sẽ nhắm về đâu và đã đạt kết quả nào? Người ta không thể biết được nếu không quy chiếu vào các chuẩn mực duy niệm thuần ý thức: khát khao khả thi và lý tưởng. Chuẩn mực duy niệm đó chính là Nhà thờ. Về phía mình, những chuẩn mực lý tưởng không phải là thứ viển vông, vô thưởng vô phạt, bởi lẽ, nếu nhà thờ cũng dúng tay vào thực thi mọi chuẩn mực như một tổ chức hành chính, thì họ cũng sẽ gặp thất bại, “lực bất tòng tâm” như những tổ chức hành chính khác, và mất đi cái ánh sáng “nhận thức chân lý tuyệt đối”. Như vậy, cái duy niệm - tức Nhà thờ, và cái duy thực - tức Nhà nước phải cùng liên kết nhau. Bởi cái này không thể làm hộ chức năng cho cái kia và ngược lại.

 

Một cách tương tự, hoàng đế Napoléon nhà chính trị, quân sự đệ nhất thế giới cũng quan niệm như vậy, ông nói: “Một dân tộc không có tôn giáo thì chỉ có thể cai trị bằng súng”. Dân tộc không có tôn giáo, nghĩa là họ không tư duy, không sinh hoạt, cũng không hoạt động theo ánh sáng “nội tại tính” bên trong của tinh thần, họ chỉ sống theo cơ bắp bên ngoài, bởi thế có thể áp chế họ bằng súng đạn, những vũ khí đe doạ thẳng vào da thịt. Câu nói của Napoléon, ngày nay cũng còn là tấm gương soi chiếu cho các nước Hồi giáo, so với Mỹ và các nước phương Tây, họ rất tụt hậu về sức mạnh quân sự, cũng như tiềm năng kinh tế, ấy vậy mà hàng loạt các nước như Iran, Irắc, Afghanistan... vẫn cả gan đương đầu dấn thân vào cuộc đấu tranh không cân sức nhiều mất - một còn, đặc biệt là Palestin với lực lượng mỏng và vũ khí rất ít trong tay đã dám làm cuộc thánh chiến đánh bom cảm tử chống lại Israel có Mỹ đứng sau thiên vị cả ngoại giao, chính trị lẫn khí tài quân sự. Tại sao họ dám làm vậy, đơn giản chỉ vì họ tin, vũ khí không dễ gì thắng được linh hồn - tin vào Chúa - và được Chúa bảo trợ, phù trì. Thiên Chúa không có mặt ở đời, có thể không là gì cả, nhưng theo quan niệm của triết gia Hegel lại đóng vai trò “nhận thức chân lý tuyệt đối” giúp tư tưởng hành động. Với Napoléon, thì xem như, chinh phục cơ bắp chỉ cần vũ khí, nhưng chinh phục dân tộc có đời sống tôn giáo phải dùng đến những giá trị nhiều hơn là vũ khí. Cả hai cách nghĩ trên, một của nhà triết học thiên tài, một của nhà chính trị thiên tài đều có sự đồng nhất với văn kiện của Công đồng Vatican II (11/10/1962), về Giáo hội trong thế giới ngày nay : “Con người hãy nhìn nhận Thiên Chúa một cách minh bạch, rõ ràng hơn, phải tìm lại Thiên Chúa bởi vì nhờ Thiên Chúa mà con người có được phẩm giá và hoàn thành được phẩm giá”.

 

 

Tiền đề cho cuốn sách:  Phần 2

 

Chúng ta vừa đề cập sơ qua về tính xã hội của vấn đề Thượng Đế. Một Thượng Đế không có mặt, nhưng người ta xâm lăng vì lý do Thượng Đế, tranh chiến vì lý do Thượng Đế, cai trị vì lý do Thượng Đế, hiếu chiến hay cố thủ cũng vì lý do Thượng Đế. Nhưng chưa hết, Thượng Đế không chỉ là lý do xã hội giành cho các nhà chính trị hay quân sự, mà còn xuất hiện như một cõi bờ vô tận giành cho các nhà bác học, văn học, và thần học. Nghĩa là, Thượng Đế còn là lý do mở màn một cách có sở cứ (của nhận thức).

 

Nhà triết học, văn hào Voltaire không một chút ảo tưởng mơ hồ, đã tìm cách đặt nền tảng nhận thức cho vấn đề Thượng Đế: "Những chân lý tôn giáo không bao giờ được được thấu hiểu một cách đích đáng bởi những kẻ đã đánh mất lý trí" (In truths of religion are never so well understood as by those have lost the power of reason). Quả vậy, vấn đề Thượng Đế, không chỉ đơn giản được tỉ - tỉ tín đồ trên hành tinh làm dấu suy niệm mỗi ngày, mỗi tuần, mà trái nghịch lại lúc nào Thượng Đế cũng bị giáng cho những đòn chí tử. Max Nordau đã lên tiếng "Tôn giáo chỉ là phó sản của sự yếu ớt" (Religion is a functional weakness) (8).

 

Nhà độc tài Benito Mussolini trong một diễn văn đọc tại Lausanne tháng bảy 1904 cũng kết tội: "Tôn giáo là căn bệnh tinh thần. Nó luôn luôn là chứng bệnh phản nghịch lại nhân loại" (Religion is a species of metal disease. It has always had a pathological reaction on mankind) (9). Trong cuốn sách "Phê bình triết học Hegel về lề luật" (A Criticism of the Hegelian philosophy of Law), Karl Marx có phán xét: "Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân" (Religion is the opium of the people" (1844), và lời phán xét này vào năm 1919 đã được những người Bôn - sê - vích (Bolsheviks) Nga lấy làm khẩu hiệu để đấu tranh với một chuyển ngữ là "Religia opium dlia naroda" (10). Ngày 9 tháng 5 năm 1927, khi trả lời sự cật vấn của một đoàn đại biểu công đoàn Mỹ đến thăm Nga, về vấn đề tôn giáo, lãnh tụ Joseph Stalin đã nói rằng: "Chúng tôi đảm bảo cho mọi công dân quyền đấu tranh bằng luận chứng, bằng tuyên truyền, bằng khích lệ chống lại bất kỳ cũng như tất cả mọi tôn giáo. Đảng cộng sản không thể trung lập trước vấn đề tôn giáo. Đảng đứng về phía khoa học, trong khi tất cả mọi tôn giáo đều chống nghịch khoa học" (We guarantee the right of every citizen to combat by argument, propaganda, and agitation any and all religion. The communist party can not be neutral toward religion. It stands for science, and all religion is opposed to science) (11). Nhà văn Oscar Wild còn rúc lên cả tiếng kèn khai tử như thể đang trông thấy tôn giáo bị vùi xuống huyệt, ông nói: "Những tôn giáo đang chết khi phải đối chứng trước sự thật. Khoa học sẽ làm chứng cho cái chết của tôn giáo" (Religions die when they are proved to be true. Science is record of dead religions) (12).

Nhưng sự thực nào đang diễn ra? Có phải các tôn giáo vẫn đang tồn tại như một hiện thực mỗi ngày mỗi trở lên vấn đề lớn đến mức, các chiến lược gia trước những sự thật không thể khước từ đã dự đoán, thiên niên kỷ thứ ba sẽ là cuộc đụng độ chí tử của các tôn giáo!

Có hai cách nhìn về tôn giáo.

 

1- Cách thứ nhất cho rằng tôn giáo chỉ là sản phẩm của sự mê muội, vậy cho đến khi nào ánh sáng khoa học rọi chiếu những tia sự thật vào giữa đống ảo ảnh bịt bùng đó, thì tôn giáo sẽ chết. Cách này cho rằng, tôn giáo chưa phải là sự thực, sự thực chỉ xuất hiện khi khoa học chứng tỏ tường tận.

 

2 - Cách thứ hai cho rằng, bản thân tôn giáo đang tồn tại như chính sự thật, bởi những sự thật hiển nhiên của vũ trụ đang tương tác cộng thông với linh hồn, và linh hồn do bị thúc đẩy bởi một "sự thật mặc khải" đã tìm đến tôn giáo, như một nhu cầu tất yếu.

 

Khoa học là thực chứng, nghĩa là người ta chỉ tin khi nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy. Muốn làm được điều đó, theo triết gia Kant sau này, thì phải thực hiện trong điều kiện không gian và thời gian nhất định. Giả sử như tôi nhìn thấy một ngọn núi phía xa, thì điều đó chỉ có thể diễn ra trong một điều kiện thời tiết - đủ ánh sáng nhất định. Nhưng theo ông, Thượng Đế là vô cùng tận không thể xuất hiện cho điều kiện khả giác của con người, chẳng hạn bàn tay vô tận, vô hình của Ngài không thể biến thành nhỏ bé để tay ta có thể sờ được. Ngài là phi điều kiện tính vượt khỏi mọi giác quan của con người. Ngài là sự thật, nhưng là sự thật mặc khải; chứ không phải là sự thật có thể thực chứng qua giác quan của khoa học. Quan niệm của Kant, là sự nối tiếp quan niệm của Kinh Thánh, sách Philip 3:12 có viết: "Không để lòng tin cậy trong xác thịt bao giờ". Lòng tin cậy nơi xác thịt nghĩa là lòng tin đó dựa vào những giác quan, nghe, nhìn, ngửi, sờ của thân xác. Thân xác xuất hiện trong hoàn cảnh không gian nhất định, và để thực hiện chức năng khả giác của mình, nó cũng đòi hỏi đối tượng cho nó phải trình ra chiếc thẻ về "điều kiện không - thời gian". Nhưng Thượng Đế toàn năng đâu có thể lại co mình nhỏ bé thành điều kiện không gian - thời gian để con người tiếp xúc.

 

Tôn giáo chưa chết, bởi một lý do rất lớn, nó không chỉ rủ rê những tín đồ mê muội, mà nó còn cuốn hút một cách lý tính nhất với các triết gia, các nhà bác học, các nhà thông thái hàng đầu thế giới. Chẳng hạn, nhà triết học John Stuart Mill đã mở đầu tín điều tôn giáo bằng một cật vấn như sau: "Cha tôi dạy tôi rằng câu hỏi "Ai làm ra tôi?" chỉ có thể trả lời khi ngay lập tức nó đặt ra câu hỏi cao hơn "Ai làm ra Thượng Đế?"" (My father taught me that the question "Who made me?" can not answered since it immediately suggests the further question "Who made God?").

 

Ai sinh ra ta? Câu trả lời thật đơn giản, cha ta phối ngẫu cùng mẹ ta, rồi mẹ ta mang thai đẻ ra ta. Nhưng cha mẹ sinh ra ta là do ngẫu nhiên hay tất yếu? Về nguyên lý chắc hẳn là ngẫu nhiên. Vì cả cha và mẹ ta không thể tạo ra nguyên lý tinh trùng - gặp trứng thì mang thai. Vậy nguyên lý đó ngẫu nhiên của các nguyên tử sắp đặt thành hay của một Đấng tất nhiên nào đó? Câu hỏi trên còn dẫn đến suy lý hiển nhiên rằng! Ta do cha đẻ ra, cha do ông đẻ ra, ông do cụ sinh ra , cụ do kỵ sinh ra, kỵ do trước kỵ sinh ra... Tất cả chuỗi sản sinh đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên? Câu hỏi này dẫn đến câu trả lời tất yếu rằng: Dù ta, hay cha, hay ông, hay cụ... tất cả sinh ra chỉ bởi người này có người kia, nghĩa là con người là THỤ TẠO, không thể chối cãi vì không ai có thể tự tạo! Con người, vạn vật, chim muông, cây cỏ sinh ra đều là thụ tạo, vậy có cái gì TỰ TẠO không? Trong Kinh Thánh có câu "chiếc bình không thể biết được cách bàn tay đã làm ra nó". Chiếc bình là thụ tạo vì được làm ra, lần ngược lên bàn tay cũng là thụ tạo vì là chi thể của ai đó - con ông nào đó, vậy cứ lần mãi đến đích cuối cùng thì có chạm phải: Cái cuối cùng phải là TỰ TẠO, để mở màn cho tất cả các loài thụ tạo. Đó chính là cách triết gia Mill đã lý giải: Khi đặt câu hỏi "ai sinh ra ta", thì tất yếu sẽ dẫn đến câu hỏi "Ai làm ra Thượng Đế". Nếu Thượng Đế vẫn chỉ là thụ tạo, thì Thượng Đế đó phải được Thượng Đế là cha khác đẻ ra, và cuối cùng phải có một Thượng Đế tự sinh ra mình: đó là Đấng TỰ TẠO".

 

Trước công nguyên, bậc thầy của sự thông thái, cha đẻ của phép luận lý, Aristote đã đặt nền tảng cho sự xuất hiện của bộ môn thần học, theo tinh thần bản thể luận hết sức mạch lạc: "Toán học nghiên cứu những gì không chia cắt và bất động... Vật lý nghiên cứu những gì chia cắt và chuyển động. Khoa học về thần thánh là cao nhất trong các môn khoa học" (La mathématique étudie les choses non séparées et immobiles... La physique étudie les choses séparées et mobiles ... La science du divin, la plus élevée des science) (14).

 

Rõ ràng, toán học nghiên cứu những số nguyên hay thập phân, thì đều là những đơn vị định giá ngay trong chính bản thân nó, và nó bất động như một đơn vị chính xác dù cho nhà toán học có nhân nó thế này, cộng nó thế kia, hay luỹ thừa nó... Vật lý, từ cơ học lượng tử đến các photon thì chỉ dừng ở mức nghiên cứu mọi nguyên lý vận động của vật chất... Nhưng thần học, là môn khoa học về thần thánh nó nghiên cứu tất cả những gì rõ mặt, chưa lộ mặt, và không bao giờ lộ mặt, để tìm đến nguyên lý TỰ TẠO đầu tiên, từ đó sản sinh vạn vật. Về điểm này có thể thấy, cho dù tôn giáo và khoa học luôn chống báng nhau, nhưng theo nhiều chuyên gia thì chính tôn giáo là định mệnh của khoa học, vì nó là nơi sản sinh những câu hỏi siêu hình để khoa học nhắm tới tìm kiếm lời giải đáp.

 

Trong các khoa học với nhau, một lần nữa Aristote xác định vị trí cao nhất của khoa thần học. Bởi theo ông, trong các khoa học thì khoa học lý thuyết là cao nhất bởi nó tìm kiếm những định lý tất yếu của đối tượng. Nhưng trong các khoa học lý thuyết thì khoa thần học là cao nhất, bởi vì nó nhắm tới đối tượng là một Thượng Đế vô biên - vô tận. Ông nói: "Khoa học lý thuyết được đánh giá cao nhất trong các khoa học, và thần học là cái cao nhất của khoa học lý thuyết" (Ainsi les science théorétiques sont estimées les plus hautes des sciences, et la Théologie la plus haute des sciences théorétiques) (15).

 

Thượng Đế đến từ đâu? Con người sinh ra mở đầu ngước mắt nhìn thấy trời cao, hiển nhiên không ai có thể bồng bột cho rằng, cả bầu trời xanh cùng những vì sao nhấp nháy kia thuộc về mình, họ nhà mình, hay của một hoàng đế oai phong đến đâu, bởi lẽ mọi người đều chứng nghiệm, trời đẹp thì đi chơi, trời mưa gió sấm chớp thì phải tìm nơi trú; và như triết gia Mill, nếu con người lần đầu mở màn đặt câu hỏi "ai sinh ra ta" thì lập tức vấp phải câu hỏi về những thụ tạo, cùng Đấng sáng tạo. Có lẽ, chẳng có gì hiển nhiên như vậy nên triết gia Feuerbach quả quyết: "Thượng đế đặt tôi vào suy nghĩ đầu tiên, lý trí đặt tôi thứ hai, con người đặt tôi vào cách nghĩ thứ ba". (Dieu fut ma première pensée, la Raison ma deuxième, l Homme ma troisième) (16). Lý giải cách nghĩ của Fenerbach thì:

 

1 - Đầu tiên nhìn thấy vũ trụ, ta buộc phải nghĩ, ai đã sáng tạo ra nó. Đó là vấn đề Thượng Đế đã đặt ta vào suy nghĩ đầu tiên.

 

2 - Ta không thể thả lỏng cho mình để bồng bột nghĩ rằng, thế này là đúng, thế kia là sai. Mà buôc phải vấn hỏi nền tảng lý trí của mình, để từ đó có thể suy xét. Đó là bước thứ hai.

 

3 - Từ Thượng Đế, đến lý trí suy xét, ta mới có thể đặt câu hỏi: Con người liệu có phải là những thụ sinh do Thượng Đế tạo ra. Đó là bước thứ ba.

 

Theo triết gia Montague, thì việc suy tưởng ra Thượng Đế, Đấng vắng mặt là linh hồn cho vũ trụ, tất yếu như ta suy diễn từ trong thân xác ta có một linh hồn ngự trị, vậy thì trong thân xác vũ trụ cũng sẽ có một linh hồn ngự trị - đó là Thượng Đế. Ông nói: "Thượng Đế mà tôi tin tưởng hẳn phải là vô hạn và vĩnh cửu giống như vũ trụ là thân thể của Ngài" (Montagues theism: The God I believe to be most probable is infinite and eternal like the universe which is his body) (17).

 

Trong các nhà bác học, Darwin là một thủ lĩnh ít tin vào Thượng Đế nhất, bởi lý thuyết chính yếu của ông là "Tiến hoá luận". Ở đó ông trình bày, thế giới ngày nay chỉ là kết quả của sự tiến hoá của muôn loài, đấu tranh sinh tồn, thích hợp hoá trong môi trường, hoàn cảnh, và điều kiện để tồn tại. Và mọi cuộc tiến hoá đó mở màn từ ngày hỗn mang, các thực vật và động vật ngẫu nhiên được sinh ra. Nhưng chính ông, chứ không phải ai khác, đã thú nhận sau những suy tư rằng, thế giới được tạo thành từ tay Đấng tự tạo tất yếu nào đó thì đúng hơn là nó ngẫu nhiên tạo ra mình, ông nói: "Còn một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng Đế, đó là lý lẽ lý trí chứ không phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như không thể quan niệm được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này, trong đó con người, với khả năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương lai, lại có thể là kết quả của một sự ngẫu nhiên mù quáng... Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi tự cảm thấy phải tin rằng có một cội nguồn khởi thuỷ có trí thông minh tương tự như người, nghĩa là tôi tin có Thượng Đế" (18)

 

Cùng thời gian Darwin suy ngẫm ngược tiến hoá luận để quay tìm Đấng sáng tạo, vào năm 1908, bác sỹ Dennaert đã công bố kết quả cuộc điều tra của ông về tín ngưỡng của 300 nhà bác học lỗi lạc nhất của 3 thế kỷ:

17, 18, 19, trong số 300.

- 38 vị không biết được ý kiến.
- 20 vị thờ ơ hay không tín ngưỡng.
- 242 vị có lòng chân thành (tin).

 

Như vậy 92% số các nhà bác học tin có Chúa Trời (Sách "Có Đức Chúa Trời chăng", trang 113).

 

Trong số 92% tin đó, chắc hẳn phải có Newton nhà vật lý vĩ đại hàng đầu thế giới. Newton đã thú nhận: "Khoa học chỉ là một chút đá cuội và vỏ sò ngoài bãi biển". Newton quan niệm rằng, vũ trụ nếu như là một cỗ máy ngẫu nhiên hiện diện, thì cỗ máy đó không thể thoát khỏi việc mở đầu khởi động (điểm départ). Mà lực khởi động cho dù với bất kỳ động cơ nào phải rất mạnh, gấp chục, gấp trăm, gấp nghìn lần để đưa động cơ từ điểm chết vào vận động. Nhưng khi đã chuyển động, nó không thể cứ mang theo lực đó vọt đi, mà lại phải được điều khiển, kìm hãm, duy trì trong tốc độ điều độ. Chúng ta thử quan sát hệ mặt trời của mình, đã từ bao lâu rồi, hàng triệu triệu năm, trái đất vẫy quay đều đặn 24 giờ mỗi ngày, 365 1/4 ngày mỗi năm chẳng hề xê dịch. Tại sao nó không phải là cỗ máy, lúc đầu nhiều nhiên liệu thì quay thục mạng, sau đó cạn đà thì yếu ớt dần? Vật chất vô tri có thể ngẫu nhiên sinh ra? Nhưng làm sao có thể ngẫu nhiên tự điều khiển lấy mình ! (?) Newton cho rằng cỗ máy vũ trụ muốn vận động đều đặt, tinh vi, và ăn khớp đến từng chi tiết như vậy, hẳn phải do bàn tay của Chúa tạo tác và điều khiển. Newton nói: "Cả một hệ thống hùng vĩ và vô cùng ngoạn mục gồm mặt trời, hành tinh và sao chổi chỉ có thể xuất phát từ một Đấng Toàn trí, Toàn năng... Giống như người mù, không biết đến mầu sắc, chúng ta cũng không thể biết được Thượng Đế nhận thức các sự vật ra sao?" (18).

 

Newton nhà vật lý vĩ đại thuần khiết khoa học, chắc hẳn chúng ta không thể coi rằng, vì trí tuệ còn u mê nên ông đã nghĩ ra Thượng Đế, trái lại từ chính những thành quả đã phát hiện của mình, ông thấy những vấn đề của vật lý hiện đại dù duy khoa học cũng chạm phải những vấn đề bí ẩn lớn hơn - phi lô-gic của con người, cái chỉ có thể thuộc về Thượng Đế. Tờ Paris Match, ngày 29/5/1997, có viết về cuộc trăn trở Thượng Đế trong sự nghiệp vật lý của Newton như sau: "Ngay cả Newton, người cha của vật lý hiện đại đã luôn chìm đắm trong sự ám ảnh, cho đến khi chết, ông đã muốn chứng minh rằng vũ trụ là một chương trình bí ẩn đặt giữa Đấng toàn năng. Tiểu sử của ông tả lại ông muốn giải thích ẩn ngữ của bộ não Thượng Đế, ẩn ngữ của những biến cố quá khứ và tương lai thần thánh tiết lộ trước" (Newton lui même, le père de la physique moderne, a sacrifié à lobsession, jusqu à sa mort, il a voulu prouver que l Univers était un gigantesque cryptogramme unis en place par le Tout puissant. Son biographe raconte quil voulait "déchiffrer lenigme du cerveau de Dieu, lenigne des événements passés et futurs divinement préconỗus".

 

Giống như Aristote, quan niệm thần học là bộ môn khoa học cao nhất trong các môn khoa học lý thuyết, Einstein - nhà vật lý vĩ đại - cha đẻ của "Thuyết tương đối", cho tôn giáo vừa là thể nghiệm vừa là cuốn hút cao nhất của khoa học cũng như nghệ thuật. Ông coi: "Cảm xúc đẹp nhất mà con người có thể có được là cảm xúc thần bí. Nó là mầm của nghệ thuật và khoa học chân chính". Einstein lý giải: "Sự thể nghiệm tôn giáo vũ trụ là một thể nghiệm cao cả nhất, mạnh mẽ nhất có thể nảy sinh từ một sự nghiên cứu khoa học sâu sắc.

 

Người nào mất đi ý thức về sự huyền bí cũng sẽ mất đi năng lực thán phục, tôn trọng sâu sắc, và giống như một người đã chết " (Tạp chí "Đối thoại", số 1, tr. 136).

 

Tại sao Einstein lại coi tôn giáo là ý thức về sự huyền bí? Để lý giải điều này cách tốt nhất là dựa vào lý thuyết mới nhất của Freud - cha đẻ của môn phân tâm học hiện đại. Theo Freud, thì trong tâm thức người ta, cái ý thức chỉ là cái rất nhỏ soi giữa cái thế giới tối tăm bịt bùng - bí nhiệm vô biên của cõi vô thức. Và vô thức là tiềm năng và đất sống vô tận cho ý thức. Một người càng thông thái thì miền vô thức của anh ta càng lớn, vì đó là miền đất vô biên kêu gọi ý thức lên đường. Trái lại, người càng thiển cận, thì miền vô thức càng nhỏ, khi đó tiếng gọi vọng về cho ý thức càng ít ỏi.

 

Ý thức giống như kẻ đi phiêu lưu vào thế giới vô thức, nó nhìn thấy những núi sông kỳ vĩ mà buông lời thán phục, đó là cách Einstein gọi là "sự huyền bí - cùng năng lực thán phục". Tâm thức càng lớn - thế giới huyền bí càng mở ra và sự thán phục càng lớn. Trái lại, nếu thế giới của tâm thức nhỏ như một cái làng, đường ngang ngõ tắt đã thuộc lòng, thì hẳn nhiên mọi thán phục sẽ tắt lịm và Einstein gọi là "giống như một người đã chết".

Ở đây, chúng ta cần phân biệt: ý thức khao khát lý giải huyền nhiệm vô biên đẻ ra tôn giáo khác hẳn thứ ý thức mê muội sợ hãi của mê tín. Nhà triết học E. Durkheim nói: "Không nhà thờ nào ma thuật cả " (There is no église magique) (20).

 

Đúng vậy, nhà thờ, từ Ki - tô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, hay Phật giáo, đều có những Kinh sách kinh điển, bên trong đựng rất nhiều lời và ý đã từng là tinh hoa ngôn ngữ và trí tuệ của con người mở màn từ bình minh nhân loại, có những linh mục, tu sỹ, sư sãi, uyên thâm cả đời chuyên nghiệp theo đuổi đề tài thần học, khác hẳn với những lời mê tín: ra ngõ gặp gái, gặp mèo, gặp kẻ bỏ bùa bằng dăm chiếc lá vớ vẩn, rồi cúng bái thần cây đa, ma cây gạo... Triết gia Nietzche một kẻ báng bổ đến độ đọc diễn văn khai tử "Thượng Đế đã chết", vậy mà ông cũng phải thú nhận, đạo tin lành là cha đẻ của triết học Đức. Chưa hết, trong thời ánh sáng, có rất nhiều thần học gia và triết gia đã quan niệm: Thần học là mẹ đẻ của triết học. Tại sao họ quan niệm như vậy? Vì giống Einstein, họ cho rằng: Thần học là cái đem trao tặng triết học , những mời gọi bí nhiệm đòi lý giải. Triết gia F. Tomlin đã miêu tả con đường triết học của Hegel - cha đẻ của phép biện chứng như sau: "Với Hegel Ki - tô giáo không chỉ là một tín điều riêng biệt, nó là một yếu tố quy hiệp hệ thống triết học của ông" (Pour Hegel le Christianisme n est pas seulement une conviction privée, c est un élement intégral de son système philosophique) (21).

 

Hegel từng nói: "Cái gì hợp lý thì cái đó tồn tại, cái gì tồn tại thì cái đó hợp lý". Tôn giáo, theo kinh sách đã tồn tại ngót trên 3000 năm, theo dã sử tồn tại cùng với lúc ngoài người mở mắt, vậy sự tồn tại của nó có hợp lý không? Khoa học đòi thực chứng bằng giác quan - đó là sự trải nghiệm của thân xác. Vậy khi con người thức dậy mang theo sự hân hoan của giấc mơ hay sự u ám của một cơn ác mộng - vậy đó có là sự trải nghiệm của tâm linh không? Theo triết gia E. Hocking thì chắc chắn đời sống tâm linh đó không thể bị gạt ra ngoài kinh nghiệm sống của con người. Ông nói: "Ý nghĩa của Thượng Đế nằm trong kinh nghiệm nhân loại" (The meaning of God in Human Experience) (22).

 

Nói về giấc mơ, để hình dung một cách giản dị nhất về trải nghiệm của tâm linh. Trên thực tế, tôn giáo không chỉ đơn giản sống nhờ những giấc mơ của nhân loại, hơn thế, nó được nhân loại trải nghiệm qua mọi lĩnh vực: thiên nhiên, lịch sử, khoa học, và định mệnh. Về vũ trụ tự nhiên, hai nhà triết học Leibniz và Berkeley đều phát giác như sau: "Đằng sau thế giới hiện tượng là một tinh thần vô hạn, nó vừa là cơ cấu hạ tầng, và là Đấng sáng tạo vũ trụ" (Behind the phenomenal world is an infinite spirit that is both sub-structure and creator of the cosmos) (23).

Đây là một quan niệm giống với Newton khi ngắm nhìn cỗ máy vũ trụ, Newton thấy mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú ăn khớp nhau đến mức chúng hợp thành một bộ máy hoàn hảo, và ông cho rằng chẳng ai khác ngoài Thượng Đế là tác giả sáng thế và điều hành cỗ máy vũ trụ đó. Không chỉ ở tầm vĩ mô, mà ngay cả trong lĩnh vực vi mô, từ những côn trùng bé nhỏ cho đến những photon ánh sáng nhỏ bằng phần tỉ các côn trùng đó cũng đều vận động trong một chu trình không hề sai lệch dù chỉ một phần triệu ly (điều này chúng ta sẽ bàn kỹ ở chương sau)... Một lần nữa chúng ta gặp lại Darwin, một chuyên gia vĩ đại trong lĩnh vực "sự sống của các loài", sau khi nghiên cứu kỹ những hành vi kiếm mồi, sinh sản, tiến hoá của chúng, chẳng còn cách nào khác, ông phải thừa nhận rằng: tin vào việc có một Thiên Chúa điều hành tất cả các sự sống đó tốt hơn là coi chúng ngẫu nhiên được sinh ra. Để dễ hiểu chúng ta hãy quan sát xã hội của bầy ong hay bầy kiến. Chúng làm gì có được trí não để nghĩ ra hệ thống lập pháp cũng như hành pháp, vậy mà mỗi tổ ong hay tổ kiến đều vận động trong một trật tự vô cùng khoa học: từ kiếm mồi, tích mồi, bảo vệ đời sống, đến di cư, sinh sản, tách đàn... tất cả, sự khôn ngoan của chúng như được ai đó "cài đặt" vào. Những hình ảnh như vậy, từ con chim trên trời di cư theo làn gió, đến các loài dưới biển sống theo nhịp thuỷ triều của nhạc trưởng mặt trăng, tất cả đều hoà điệu diệu kỳ trong nhịp sống kỳ vĩ và tinh xảo. Đến mức thánh Gandhi đã reo lên "Những biểu hiện về Thượng Đế nhiều vô kể!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại nói về sự kiện Hai Bà Trưng xá thuế 2 năm cho nhân dân, đây là một sự kiện quan trọng nếu chúng ta đào sâu vào mối quan hệ của các vấn đề, đó là thông thường nghi lên ngôi, nhà vua sẽ tế thiên địa và tổ tông, ban hành quy định xá tội cho tù nhân và giảm thuế cho nhân dân. Từ đó, chúng ta sẽ nhận ra một mắt xích cổ vật thời kỳ Hai Bà đó là các đồ tế khí mới chế tác lại dùng trong các buổi tế lễ như thế nào? Do vậy, chúng ta cần phải xem lại kỹ lưỡng những di vật tùy táng trong mộ cổ Việt Khê, Hải Phòng ở thế kỷ thứ V TCN.

 

Chuông đồng, không còn "chuẩn" tức khác loại chuông sừng dê

1CovatdichiVietKhe.jpg

 

thumb_540x420_HANOI1_P%20HANOI1.4jpg.jpg

 

tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-viet-nam-hin

 

Khay đồng (nhĩ bôi) mẫu thời Chiến quốc, Bắc Dương Tử

Y21zLmtpZW50aHVjLm5ldC52biUyRnpvb21oJTJG

 

1 bình đồng lớn, 1 âu đồng lớn, 2 thố đồng loại lớn, 1 trống đồng thân bể nát chỉ có mặt hoa 8 cánh

tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-viet-nam-hin

 

01.jpg

 

1_Au_dong.jpg

 

2 nồi đồng (đỉnh), 1 thạp đồng

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

Khóa thắt lưng

20160115-tan-muc-ngoi-mo-co-xua-nhat-vie

 

1 muôi đồng người thổi khèn lớn

02.jpg

 

Trong mộ thuyền Việt Khê không có chậu đồng, dưới đây là một mộ thuyền khác có chậu ở Nghệ An

MoThuyen.JPG

 

tin-moi-truong%204%20%282%29%2873%29.jpg

 

tin-moi-truong%204%2874%29.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoàngnt thân mến.

Từ ngày 14 6 2016, không thấy Hoàngnt vào diễn đàn? Có trục trặc gì có thể trực tiếp gọi điện thoại cho tôi, số: 0906 645 989.

Share this post


Link to post
Share on other sites
 

(Phần 2)

Ở mỗi một đất nước, mỗi dân tộc thì bảo vật là đại diện cho những giá trị văn hóa, mỹ thuật đặc sắc, kỹ thuật đặc trưng hay sự đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, và được xem như diện mạo văn hóa của mỗi quốc gia, bởi đó là những thành tựu đặc trưng của cả đất nước trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc ấy. Bảo vật đó chính là nguyên khí, là linh hồn văn hóa của dân tộc. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ một số lượng lớn các quốc bảo đặc sắc nhất, ưu tú nhất trong cả nước. Mỗi một quốc bảo được lưu truyền lại cho thế hệ mai sau đều mang được đầy đủ những giá trị đại diện cho những tư tưởng lớn, thẩm mỹ tiêu biểu, chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển lịch sử đất nước và con người Việt Nam.


6. Mộ thuyền Việt Khê: Minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục của cư dân Đông Sơn cách ngày nay khoảng 2.500 năm.  

Mộ được phát hiện tại công trường đào đất Việt Khê, thôn Việt Khê, xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng vào năm 1961.

Đây là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng, có kích thước lớn nhất trong số những ngôi mộ có quan tài bằng thân cây khoét rỗng hay còn gọi là một thuyền đã phát hiện ở Việt Nam. Chiếc quan tài tương đối nguyên vẹn, được làm từ một thân cây được khoét rỗng. Hai đầu quan tài được bịt kín bằng hai mảnh ván hình bán nguyệt. Ở mỗi đầu to mảnh ván này lắp vào đầu quan tài bằng cách buộc dây hoặc tra chốt vào lỗ mộng. Ở đầu nhỏ cũng được lắp tương tự, nhưng được đục một rãnh sâu để kìm mảnh ván cho chắc hơn.

Bên trong  chứa 107 đồ tùy táng gồm chủ yếu là đồ đồng, một số là đồ gỗ và đồ da có sơn. Đó là các loại hình:

- Công cụ lao động và vũ khí chiến đầu như: rìu, giáo, lao, dao găm, kiếm, dùi, đục, giũa, …

- Đồ dùng sinh hoạt có:  thố, thạp, âu, đỉnh, bình, ấm, muôi…

- Nhạc khí có: chuông đồng , trống đồng, nhạc đồng…

- Ngoài ra còn có mái chèo bằng gỗ, cán giáo, đồ gỗ sơn mài, đồ sơn trên da…

Việc phát hiện ngôi mộ thuyền Việt Khê là một hiện tượng khảo cổ học đặc biệt của cư dân Đông Sơn 2500 năm về trước.

Đây là mộ thuyền có kích thước lớn nhất, hiện trạng nguyên vẹn nhất, chứa đựng nhiều đồ tùy táng quý hiếm của văn hóa Đông Sơn: đồ đồng, đồ gỗ sơn, đồ da sơn.

- Những loại hình hiện vật này đóng góp tài liệu cho việc nghiên cứu các ngành nghề thủ công truyền thống.

- Là nguồn tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử hình thành giai cấp trong xã hội Đông Sơn.

- Mộ thuyền Việt Khê được trưng bày trong hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, đã được công bố trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

1.jpg

2.jpg

3.jpg

4.jpg

5.jpg

6.jpg

7.jpg

8.jpg

 

Bản vẽ một số hiện vật phát hiện trong Mộ thuyền Việt Khê.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua số lượng độ sộ của đồ đồng trong mộ thuyền Việt Khê của chủ nhân có thế lực thời kỳ thứ V trước Công nguyên, chúng ta sẽ có những nhận định quan  trọng:

 

 - Hai chiếc trống đồng loại nhỡ và nhỏ là dạng trống minh khí dùng tùy táng, tức chức năng trống đồng Đông Sơn trước đó chắn chắn không phải là đồ tùy táng, ngay cả một người có thế lực như vậy cũng không được sử dụng.

 

- Không thấy có chậu đồng Đông Sơn, đây cũng là một vật dụng tế khí, như vậy khả năng chậu đồng có sau thế kỷ thứ V TCN.

 

- Không thấy có hộ tâm phiến, chứng tỏ khả năng như chậu đồng.

 

- Không thấy đèn treo Đông Sơn, khả năng như trên.

 

- Không thấy liễm đồng có 3 tượng dê - Tam Dương khai thái.

 

- Có sự biến chuyển từ kiểu chuông nguyên thủy sừng dê sang phối kiểu chuông Ba Thục.

 

- Cấu trúc của âu đồng... có chân rỗng/ đặc: đây là mỹ thuật đặc trưng Văn Lang trên đồ đồng.

 

- Hoàn toàn có giao lưu văn hóa Nam Ngũ Lĩnh tức thời Chiến Quốc...

 

01.jpg

 

images1422800_DSC_1083_copy.jpg

 

anh%205.jpg?w=500&encoder=wic&subsamplin

 

621.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Huyền thoại có nói đến trống da quì (giao long) của Hoàng Đế, trống một chân của nhà Hạ (túc cổ), trống có lỗ thông giữa của nhà Thương (doanh cổ)..., chuyện Tư Mã Thiên kể chuyện Tần Mục Công diệt được rợ Nhung năm 659 TCN rồi thì vua nhà Chu ban thưởng cho Tần Mục Công một cái trống bằng kim khí.

 

Cuốn Đông Chu liệt quốc - hồi 47: Lộng Ngọc Cưỡi Phượng Theo Tiêu Sử, có chép lại: "Tần Mục công đã làm bá chủ các nước ở Tây phương. Chu Tương vương sai Doãn Vũ công đem một cái trống đồng ban thưởng cho Tần Mục công. Tần Mục công viện lẽ tuổi già, không vào triều được, sai Công Tông Chỉ sang nhà Chu để tạ ơn.".

 

Theo các nhà sử học hiện nay bao gồm cả nước ngoài, thì những chiếc trống đồng được chế tác xưa nhất là vào khoảng thế kỷ thứ VII TCN, vấn đề này suy luận như vậy nhằm khả năng cho hợp với nội dung cuốn Đại Việt sử lược khuyết danh nói về sự kiện vào thời Chu Trang Vương, có dị nhân ở Văn Lang dùng ảo thuật áp phục các bộ lạc khác mà thành Hùng Vương..

 

Vậy tại sao Chu Tương Vương lại có trống đồng và dùng để ban thưởng cho chư hầu? Trong khi đó trống đồng là vật tế khí của vùng Nam Ngũ Lĩnh, văn hóa Văn Lang?

 

Cũng nên nhớ, Văn Lang đã có tổ chức một đoàn sứ thăm giao hảo và tặng chim trĩ trắng cho nhà Chu thời Chu Thành Vương khoảng 1100 TCN, nhà Chu cho xe chỉ nam dẫn lối về...

 

Trống Hoàng Hạ

 

adtb-444242-HH-1.jpg


Vào khoảng tháng 3 năm 1937, trong khi đào mương, nhân dân xóm Nội Thôn, làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Sơn Bình (nay là Hà Nội) đã tìm thấy trống Hoàng Hạ ở độ sâu 1,5m trong lòng đất (...) Nay trống đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Trống đồng Hoàng Hạ được xếp vào loại Héger I (...) có hình dáng và kích thước gần giống trống đồng Ngọc Lũ (...) thuộc loại kích thước lớn, đường kính mặt 78,5cm, đường kính chân 79,9cm, chiều cao 61,5cm, nặng 78kg. Cấu trúc trống gồm các bộ phận: mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống. Mặt trống đúc liền hơi chờm ra khỏi tang trống. Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi ra.

 

adtb-444242-HH-2.jpg


Mặt trống: bố cục của những hình trang trí trên mặt trống rất gần với mặt trống Ngọc Lũ. Chính giữa đúc nổi ngôi sao 16 cánh, xen kẽ các cánh sao là họa tiết trang trí hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn gồm hai loại: văn hình học, hình khắc người, động vật và vật.

Về hoa văn hình học: ngoài các hoa văn giống trống Ngọc Lũ như chấm nhỏ thẳng hàng, chữ S gãy khúc nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến song song, văn răng cưa, trống Hoàng Hạ còn có thêm hoa văn hình xoắn ốc và vòng tròn đồng tâm.

 

adtb-444242-HH-3.jpg

 

adtb-444242-HH-4.jpg

 

adtb-444242-HH-6.jpg


Về hình khắc người và vật: trên vành 9 của trống thấy có 14 chim mỏ dài, đuôi và chân dài, có mào, bay ngược chiều kim đồng hồ. Đặc biệt ở vành 6 của trống có hình người mặc áo lông chim đội mũ cắm hình đầu chim đang nhảy múa, tay cầm vũ khí hoặc nhạc khí, người giã gạo chày đôi, nhà sàn mái cong, chim mỏ dài và chim mỏ ngắn đang bay.

Rìa mặt trống có 30 lỗ nhỏ cách đều nhau, là dấu vết những con kê trên khuôn đúc trống.

 

adtb-444242-HH-5.jpg


Tang trống: bố cục trang trí giống như trống Ngọc Lũ, gồm 2 phần:

Phần trên gồm 6 vành hoa văn hình học: những đường chấm nhỏ thẳng hàng, văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa, nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.

Phần dưới có 6 chiến thuyền dáng cong hình vòng cung, đầu và đuôi thuyền hình đầu chim, chuyển động từ trái sang phải. Trên thuyền có những chiến binh tay cầm vũ khí diễn cảnh giết tù binh. Xen giữa các thuyền là những hình chim, từ hai đến bốn con. Đó là loại chim nước có mào, mỏ dài, chân cao, đuôi dài. Có chỗ hai chim đứng quay mặt vào nhau, hoặc chim nọ đứng trên lưng chim kia, có lẽ biểu hiện hình chim đạp mái. Đặc biệt dưới gầm một số thuyền còn thấy hình cá.

 

adtb-444242-HH-7.jpg


Thân trống: bố cục trang trí tương tự trống đồng Ngọc Lũ, gồm 2 phần:

Phần trên của thân có những hoa văn hình học chạy (thẳng góc với nhau) tạo thành các ô hình chữ nhật. Trong mỗi ô có hai hình vũ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí, tư thế vận động từ trái qua phải.

Phần dưới của thân là những vành hoa văn hình học: hàng chấm nhỏ, văn răng cưa, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến và đường chỉ trơn.

Trống có hai đôi quai kép trang trí văn bện thừng.

Chân trống: để trơn, không trang trí hoa văn.

Có thể nói đỉnh cao của văn hóa Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng (...) Đồ đồng thuộc văn hóa Đông Sơn không thể lẫn với sản phẩm của bất kì nền văn hóa khảo cổ nào khác trên thế giới. Trong số những hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn, tiêu biểu nhất là trống đồng (...) Cùng với trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Hoàng Hạ xứng đáng là bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực tế cho thấy, các dân tộc vùng cao đã lưu giữ trống đồng cho tới tận ngày nay, > 2000 năm, vậy thì với mục đích của trống đồng chí ít là không phải đồ tùy táng chôn theo người chết thì khả năng trống đồng chế tác xa hơn trước đó rất nhiều: > thế kỷ thứ VII trước Dương lịch là bao nhiêu?

 

Nếu xem xét thời kỳ đồ đồng Trung Quốc thời rực rỡ nhất khoảng vào thời Vũ Đinh, triều Ân, việc xuất lộ lăng mộ vợ Vũ Đinh là Phụ Hảo cho ta thấy điều này. Như vậy, thời kỳ rực rỡ Văn Lang cũng chính là đúc trống đồng với những tỷ lệ hợp kim đặc biệt mà cho tới nay cũng chưa thực hiện nổi thì chúng sẽ xảy ra vào khoảng thời gian nào?

 

Trống Ngọc Lũ - hoa hậu trống Đ.S.

 

adtb-444243-NL-1.jpg


Trống Ngọc Lũ được phát hiện vào khoảng năm 1893-1894, do các ông Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Túc và một số người khác đắp đê ở xã Như Trác huyện Nam Xang (Lý Nhân) hữu ngạn sông Hồng.

Khi đào ở bãi cát bồi thì thấy ở dưới độ sâu 2 mét lộ ra một vật bằng đồng rất lớn, các ông vội lấp lại, không cho chủ thầu biết, đến đêm mới kéo nhau ra đào thì thấy một trống đồng, bèn khiêng về cúng vào đình làng Ngọc Lũ. Sau 7, 8 năm một họa sĩ người Pháp đến vẽ đình, thấy trống, liền báo cho công sứ Hà Nam. Nhân có cuộc đấu xảo ngày 15-11-1902 ở Hà Nội, trống được trường Viễn Đông Bác Cổ mua lại với giá 550 đồng. Từ năm 1958 đến nay trống đồng Ngọc Lũ luôn được lưu giữ, bảo quản và giới thiệu tại hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).

Trống đồng Ngọc Lũ được xếp vào loại H1 (theo sự phân loại của học giả F. Héger người Áo năm 1902). Đây là chiếc trống có kích thước lớn, hình dáng cân đối và đặc biệt có hoa văn trang trí đẹp nhất trong số những trống Đông Sơn đã phát hiện.

Trống có lớp ten màu xanh ngả xám. Đường kính mặt 79cm, chiều cao 63cm, trọng lượng 86kg.

Trống có cấu trúc gồm mặt trống, tang trống, thân trống và chân trống.

 

adtb-444243-NL-2.jpg

 

adtb-444243-NL-3.jpg

 

adtb-444243-NL-4.jpg


Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh (...) xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn: chấm nhỏ, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp, văn răng cưa, hình người hóa trang lông chim nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.

 

adtb-444243-NL-5.jpg


Tang trống (...) Phần trên có 6 vành hoa văn hình học: những đường chấm nhỏ thẳng hàng, văn răng cưa, hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song. Phần dưới là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở chiến binh tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá được thể hiện theo lối cách điệu.

Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoa văn bông lúa, đối xứng nhau.

 

adtb-444243-NL-6.jpg


Thân trống hình trụ đứng (...) Phần trên của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa. Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn.

Chân trống nở choãi hình nón cụt (...) không trang trí.

(...)

Trống đồng Ngọc Lũ là di vật tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ (...) xứng đáng được vinh danh là Bảo vật Quốc gia.

(Lược trích Dương Hà, “Giới thiệu bảo vật quốc gia – 1. Trống đồng Ngọc Lũ: hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn”, trang baotanglichsu.vn. Mô tả và hình ảnh trống chủ yếu lấy từ sách Những trống đồng Ðông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh do Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1975.)

Share this post


Link to post
Share on other sites