hoangnt

Những Mắt Xích Và Giới Hạn Trong Việc Nghiên Cứu Cổ Sử Việt

204 bài viết trong chủ đề này

Giải nghĩa một số địa danh trong cổ sử Việt qua phép phiên thiết Hán Nôm

DòngHungViet

 

Chữ Hán cũng như chữ Nôm là những loại chữ biểu ý, không phải biểu âm, nên để ghi chú cách đọc của các chữ này từ thời Đông Hán người ta đã dùng phép phiên thiết. Phiên thiết (反切) là dùng hai chữ riêng rẽ để ghi chú một âm của chữ khác, lấy thanh (phụ âm) của chữ đầu ghép với vận (vần) của chữ sau để tạo thành một âm. Phép phiên thiết được áp dụng không chỉ trong việc xây dựng các từ điển chữ Hán ở Trung Quốc, mà ở nước ta thời xưa đây là cách để ghi các địa danh, nhân danh trong tiếng Nôm vào văn bản. Tìm hiểu các tên chữ tạo nên bởi phép phiên thiết từ âm Nôm cho phép giải mã được ý nghĩa thật sự vốn có của các tên gọi này trong lịch sử cổ đại nước ta.

 

Một âm Nôm thường không có chữ Hán với âm tương ứng nên thời xưa cách để ghi các âm Nôm này trong văn viết là dùng phép phiên thiết, sử dụng 2 ký tự chữ Hán để ký 1 âm Nôm. Lâu ngày, do chỉ thông qua các thư tịch lưu lại, 2 ký tự này trở thành tên gọi của địa điểm hay nhân vật thay cho âm Nôm ban đầu. Người đời sau dễ nhận nhầm rằng 2 chữ này có ý nghĩa nhất định về đối tượng được gọi đến mà quên đi rằng đó vốn chỉ là 2 ký tự ghi âm, không hề mang nghĩa liên quan.

 

Có thể kể một loạt các làng Việt cổ có “tên chữ” là tên phiên thiết từ tên Nôm như làng Và ở xã Trung Hưng, Sơn Tây có tên chữ là Vân Già (Vân Già đọc thiết cho âm Và). Làng Dầm là thôn Xâm Dương ở xã Ninh Sở, Thường Tín (Xâm Dương đọc phản thiết Dầm). Làng Cổ Hiền, còn gọi là trại Quyền hay thành Quèn, ở xã Tuyết Nghĩa, Quốc Oai (Cổ Hiền thiết Quyền – Quèn).

 

Nhiều tên địa danh, nhân danh của người Việt đã được giải thích là do tiếng Nôm cổ có các tổ hợp phụ âm kép nên khi chép bằng chữ Hán được phiên âm thành 2 chữ. Ví dụ, tên huyện Câu Lậu được cho là phiên âm từ klâu – trâu. Hay tên huyện Luy Lâu (Doanh Lâu) là phiên âm của cổ âm blâu/ tlâu – dâu. Nay, nếu áp dụng phép phiên thiết cho những tên gọi này sẽ cho các liên hệ đơn giản và rõ ràng, không cần vận dụng cổ âm. Câu Lậu thiết Câu – Châu – Trâu. Doanh Lâu thiết Dâu.

 

Vận dụng phép phiên thiết kết hợp với các tư liệu dân gian cho phép giải nghĩa một số tên gọi trong cổ sử Việt.

Đô kỳ đóng cõi Mê Linh

 

Địa danh Mê Linh là nơi Hai Bà Trưng đóng đô sau khi khởi nghĩa chống giặc Hán thành công. Địa danh này được GS. Trần Quốc Vượng giải thích là tên ghi cổ âm Mling hay Mlang, mà theo tiếng các dân tộc ở Tây Nguyên có nghĩa là “một loài chim”, từ đó đi đến kết luận Hai Bà Trưng thuộc bộ tộc thờ chim làm vật tổ. Nay áp dụng phép thiết cho tên gọi này có Mê Linh thiết Minh, tức là tên Nôm của địa danh Mê Linh thực ra là Minh. Đô kỳ Mê Linh hay Minh đô của Hai Bà Trưng là nơi nào?

 

Ở đền Hùng tại núi Nghĩa Lĩnh (xã Huy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) nay còn câu đối:

 

天書定分正統肇明都百粵山河惟有祖
光岳協靈故宮成萃廟三江襟帶尚朝尊

 

Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô, Bách Việt sơn hà duy hữu tổ
Quang nhạc hiệp linh, cố cung thành tụy miếu, Tam Giang khâm đái thượng triều tôn.

 

Dịch:

 

Sách trời định chốn, chính thống dựng Minh đô, núi sông Bách Việt duy có tổ
Núi tỏa linh thiêng, cung cũ lập miếu đền, một dải Tam Giang hướng về nguồn.

 

Câu đối này chỉ ra rằng Minh đô của các vua Hùng là đất Phong Châu, nơi có ba con sông Đà, Lô, Thao (Tam Giang) hội tụ ở ngã ba Việt Trì. Vị vua đầu tiên của người Việt được Lĩnh Nam chích quái nhắc đến trong Truyện họ Hồng Bàng là Đế Minh, là người đã lập Minh đô ở Phong Châu. Đế Minh được thờ phụng ở vùng Phú Thọ dưới tên Hùng triều Thánh tổ Cao Sơn Minh Vương trong các thần tích tại đây.

 

Bà Trưng “quê ở Châu Phong”, thuộc dòng dõi “Lạc Hùng chính thống”, phất cờ khởi nghĩa chống giặc, dựng nước đóng ở Minh đô – Phong Châu, hoàn toàn hợp lý. Mê Linh thời Trưng Vương là cả vùng đất Tây Thổ – Phong Châu rộng lớn, không chỉ là một huyện ngoại thành Hà Nội như bây giờ.

 

image017.jpg

 

Nghi môn đền Thượng trong khu di tích đền Hùng ở Phú Thọ.

 

Bổng và Đổng, hai vị tối linh thần nước Nam

 

Tên gọi Phù Đổng của người anh hùng làng Dóng đã được các học giả quan tâm bàn luận khá nhiều. Cao Huy Đỉnh liên hệ tên Đổng với các tên Đùng, Tùng, Dông, với tính cách khổng lồ, dông tố, sấm sét . Còn GS. Trần Quốc Vượng cho rằng Phù Đổng là ghi âm Nôm cổ blỏng hay blổng.

 

Áp dụng phép phiên thiết có Phù Đổng thiết Phổng hay Bổng (các phụ âm ph- và b- chuyển đổi cho nhau trong cổ âm). Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. Thần Bổng, một trong 4 vị tối linh thần của nước Nam, chính là Thánh Dóng. Thánh Dóng được gọi là Phổng – Bổng bởi vì mới lên 3 tuổi ăn cơm cà của làng mà lớn “phổng”, nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt đánh giặc Ân. Thắng giặc ngài bỏ mũ áo lên núi Sóc Sơn rồi bay “bổng” về trời.

 

Vậy còn vị linh thần có tên Đổng được nhắc đến là ai? Vị thần này được biết thông qua thần tích đền Bộ Đầu thuộc xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây thờ Đổng Sóc Thiên Vương Huyền Thiên Đại Thánh. Trong đền có bức tượng Đổng Thiên Vương bằng đất nung lớn, cao tới 7-8 m, đang ra tay diệt trừ thủy quái. Thần Đổng hay ông Đùng, như vậy là vị thần khổng lồ Huyền Thiên Trấn Vũ, tức là vị thần được thờ ở Quán Thánh tại Hồ Tây, Hà Nội. Sự trùng hợp giữa tên phiên âm (Đổng – Đùng) và tên phiên thiết (Phù Đổng – Bổng) đã dẫn đến sự nhầm lẫn giữa 2 nhân vật này trong các sự tích, cũng như trong quan niệm về Tứ bất tử nước Nam.

 

image019.jpg

 

Tượng ông Đổng ở đền Bộ Đầu.

 

Đức thánh Chiêm Lý Ông Trọng

 

Trong số tứ linh thần được kể đến thì thần Hương là Lý Ông Trọng ở làng Thụy Hương hay làng Chèm, nay là đất quận Từ Liêm, Hà Nội. Trong đình Chèm còn lưu bức chạm phượng hàm thư với bài thơ Tứ linh thi, tương truyền được làm từ thời Cao Biền. Cái tên Từ Liêm được GS. Trần Quốc Vượng nhận định là tên phiên âm của âm Nôm cổ tlem – trèm. Chính xác hơn, áp dụng phép phiên thiết có Từ Liêm thiết Tiêm – Chiêm – Chèm. Từ Liêm là tên phiên thiết của làng Chèm, không phải phiên âm Nôm cổ.

 

Tên Chèm hay Chiêm ở đây có nghĩa gì? Xem lại truyện Lý Ông Trọng, người được Tần Thủy Hoàng trọng dụng, phong làm tướng trấn giữ đất Lâm Thao. Đại Nam quốc sử diễn ca kể:

 

Hiếu liêm nhẹ bước thanh vân
Làm quan hiệu úy đem quân ngữ Hồ
Uy danh đã khiếp Hung Nô
Người về Nam quốc hình đồ Bắc phương.

 

image018.jpg

 

Bức Phượng hàm thư với bài Tứ linh thi ở đình Chèm.

 

Có Hung Nô đọc thiết là Hồ, 2 từ này cùng dùng chỉ quân giặc mà Lý Ông Trọng đã ngăn giữ như trong đoạn thơ trên. Khu vực liên quan tới “Chiêm” và “Hồ” thời Tần thì phải là vùng phía Nam nước ta vì truyền thuyết Việt cho biết phía Nam nước Văn Lang là nước Hồ Tôn, tiền thân của quốc gia người Chiêm sau này.

 

Thần tích đình Chèm ghi: Lý Ông Trọng được Hùng Vương phong chức Chỉ huy sứ. Ngài giúp vua dẹp yên các loại giặc hay quấy nhiễu biên giới phía Tây và phía Nam khiến chúng sợ không dám xâm phạm bờ cõi nước Văn Lang. Thần tích đình Trạo Thôn (Đa Lộc, Ân Thi, Hải Dương, quê mẹ Lý Ông Trọng) còn viết Lý Ông Trọng đánh giặc “Ai Lao và Chiêm Thành”. Những tư liệu này cho thấy Lý Ông Trọng làm tướng nhà Tần trấn giữ vùng đất phía Tây Nam, là khu vực người Chiêm hay người Chăm. Lý Ông Trọng là người Việt, lập công nghiệp trên đất Việt, chứ không phải sang tận tỉnh Cam Túc bên Trung Quốc để chống giặc phương Bắc cho nhà Tần. Do sự lẫn lộn về chữ nghĩa tạo nên bởi phép phiên thiết (Hung Nô thiết Hồ) dẫn đến công tích và sự nghiệp của Lý Ông Trọng đã bị đặt ngược chiều Nam – Bắc.

 

Sử dụng phép phiên thiết để đọc các tên gọi địa điểm và nhân vật trong cổ sử, kết hợp với những dữ liệu của văn hóa dân gian tại các di tích và trong các thần tích còn lưu lại cho phép hiểu đúng hơn về lịch sử nước ta thời cổ đại.

 

TÀI LIỆU DẪN

 

1. Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. Trần Quốc Vượng. NXB Văn học, 2003.
2. Giới thiệu khu di tích tích lịch sử đền Hùng. Vũ Kim Biên. Sở VH-TT Phú Thọ, 2008.
3. Lĩnh Nam chích quái. Trần Thế Pháp, Vũ Quỳnh, Kiều Phú nhuận chính. Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San phiên dịch. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2011.
4. Đại Nam quốc sử diễn ca. Lê Ngô Cát, Phạm Đình Toái. Bản phiên âm, hiệu đính và chú giải của Nguyễn Khắc Thuần. NXB Giáo dục, 2007.
5. Người anh hùng làng Dóng. Cao Huy Đỉnh. NXB Trẻ, 2015.
6. Từ điển di tích văn hóa Việt Nam. Ngô Đức Thọ chủ biên. NXB Văn học, 2003.
7. Danh nhân Lý Ông Trọng với di tích và lễ hội đình Chèm. UBND xã thụy Phương. NXB Văn học, 2011.

 

 

Tôi ghi chú:

 

- Hồ Tôn trong Lĩnh Nam Chích Quái: Hồ Tôn là nước Ấn Độ cổ, tác giả ẩn dụ Hồ Tôn là nước có bộ sử thi Ramayana nổi tiếng của Ấn Độ, có thần khỉ anh hùng Hanuman hùng mạnh giúp hoàng tử Rama cứu công chúa Sita bằng cách dùng đá núi lấp biển tạo đường tấn công ra đảo Langka.

 

- Phong Châu là một bộ của Văn Lang, vậy miền Bắc Việt Nam chính là bộ Phong Châu - bộ trung tâm, nơi có kinh đô. Hay còn gọi là "Đô thành của Gió", Gió tượng của phương Tây, cõi chết, hay "Đô thành của thần Chết" - bất kỳ kẻ nào tấn công tới đây đều về cõi chết.

 

- Bách Việt Duy Có Tổ: tức việc thờ Tổ Quốc và Tổ Tông muôn đời. Cho nên có nhóm người đưa ra việc cấm thờ tổ tiên là ngu và lưu manh nhất thế giới. Và giả sử rằng, linh hồn tổ tiên còn "tồn tại" chì chuyện quái gì sẽ xảy ra??? -> Biết là đại ngu. bị ăn quả nừa dzòi!.

 

- Lý Ông Trọng: về Nam nhưng đồ hình ở Bắc, tức người phương Bắc. Triệu Đà người Chân Định, Hà Bắc làm vua nước Nam Việt, tuy nhiên Lý Ông Trọng không phải là Triệu Vũ Đế mà chính là Trọng Thủy. Trong sử sách gốc, tên là "Trọng" chứ không có "Thủy".

 

- Hương, Bổng, Đổng, Đằng: Đổng là Thánh Gióng, thờ ở phương Đông - ok, Lý Ông Trọng hoặc Triệu Vũ Đế, phương Bắc, -> Bổng, Tản Viên thờ ở phương Tây - Đằng và Ai thờ ở phương Nam -?...! Rõ ràng, đây là hình ảnh của 4 vị đại tướng.

 

- Có thể, sau khi Hán thôn tính, dòng họ chính thống nhà Âu Lạc và Triệu sau này rút về vùng đất Lào (Ai Lao), vùng Bồn Man thời Lý, để lại dấu tích là cánh đồng Chum -> Chúng ta cần kiểm tra lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT NGÀY SẮP XẢY ĐẾN CHO NHÂN LOẠI

 

Bí mật của trò chơi này chính là nụ cười. Phật Di Lạc không cười có mà "chết", nhưng chẳng nhẽ chơi một mình à? Sự kết nối vĩ đại, bí mật là sự kết nối, giải thích nhiều chắc phát điên. Chúng ta đang chơi một trò chơi, chúng tôi chỉ thử thách người trái đất thôi, phải biết khổ thì khi sướng mới biết sung sướng nó như thế nào. Còn mọi thứ sẽ là miễn phí, một trò game vĩ đại... A di, Ala, A men.

 

Xem ra trò chơi này hay đấy, sao chúng ta lại lạc về thế kỉ XXI nhỉ? Đường hầm thời gian, đúng là công trình khoa học vĩ đại của các nhà bác học bất tử. Khó giải thích với người bình thường, họ sẽ không thấy sự khác biệt vì đầu óc họ không tiến hóa, họ không ham thích khoa học và sự tìm tòi. Con người sẽ được mở các ổ khóa, sự vui chơi, giải trí và thể thao. Một xã hội hoàn hảo, một thiên đường thực sự, nhưng phải để râu tóc dài mới thiền được và có khi phải cắt tóc cạo râu. Quả thật là trò chơi khó khăn. Vì sao lúc dài lúc cắt à? Satan nó bắt cạo, những người để tóc dài là nguy hiểm đấy.Giống như con gián mất sợi râu thì chết, con người cũng chỉ là loài kí sinh thôi. Chúng ta thấy chúng ta đẹp là so với nhau thôi, còn có nhiều sinh vật cấp cao nó rất đẹp. Ví dụ như Gaia, đó là một con chim sắt khổng lồ, vậy thì đấng sáng tạo phải giỏi như thế nào chứ. Quả thật là một sự mở mang.

 

Sức ép quá khủng khiếp, phải cầu nguyện thôi, có quá ít bằng chứng. Chỉ có sự cảm nhận, phải phát triển sự cảm nhận. Tất cả điều này là sự thật, sẽ có 3 điều ước cho người xứng đáng vì đây là khóa học kết thúc cho nhân loại. Trước khi đi làm nhiệm vụ này họ đã mô phỏng các tình huống xảy ra, nó rất khó giải thích, may ra chỉ có các nhà khoa học mới tin được điều gì đang xảy ra. Phải như thế thì con người mới biết mình nhỏ bé, sẽ chán và sợ không buồn đánh nhau nữa mà chỉ chia sẻ cho nhau thôi.

 

Một sự khiêm nhường đến nhẫn nhục. Các siêu anh hùng sẽ đến trái đất : Superman, Batman, Spiderman, Khổng Lồ Xanh, Người Sắt sẽ đến trái đất, họ sẽ rất nguy hiểm đấy. Những bộ phim ngày càng hé lộ dần, không phải xem phim bị hoang tưởng mà đó là những câu chuyện có thật thì mới thành phim được. Nhà viết kịch bản bắt sóng phi thuyền trong não để nhận kịch bản, các đạo diễn chỉ làm theo thôi. Vì thế sẽ rất phức tạp và khó hiểu, vì công nghệ nhảy vọt vĩ đại tới 25.000 năm. Tưởng tượng tour đi 25.000 năm đi xem trái đất sẽ ra sao. Khó mà hình dung nổi sự hoàng tráng của nó nhỉ? Quả là một sự kiện vĩ đại.

 

Hào quang đang tỏa rạng
Ban ánh sáng huy hoàng
Rọi chiếu khắp muôn nơi
Xua màn đêm u tối.

 

Trần gian đầy tội lỗi
Xin Người giúp chúng con
Trong ánh đạo nhiệm màu
Ta đi tìm chân lý.

 

Đã qua bao thế kỷ
Nay sự thật phơi bày
Cùng muôn loài nắm tay
Bay về nơi xa ấy.

 

Đường đến ngày vinh quang
Trải đầy gai, rướm máu
Nấc thang đến thiên đường
Chúng mình về có nhau.

 

Thôi tất cả hãy cố lên, sắp về đích rồi. Chúc may mắn.

 

(Còn tiếp..)

 

Hien Nguyen, 10.30am, ngày 15/12/2014

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản đồ cánh đồng chum đá nước Lào, Xiềng Khoảng, được dự đoán là mật ngữ khu vực sinh sống của hoàng tộc nhà Âu Lạc - Triệu rút lui về cố thủ khi Hán thôn tính Nam Việt. Chúng ta biết rằng, trong lịch sử nước Lào không nội thuộc nhà Hán -> do vậy, vấn đề trên chúng ta cần kiểm tra lại một cách chi rất chi tiết của dòng chảy cổ vật, mộ Hán... của thời kỳ này.

 

Đồng thời, cũng như vậy, dòng chảy cổ vật của thời Âu Lạc và Nam Việt tại Lào là như thế nào! Chúng ta nên biết rằng, thời Nam Việt không còn sử dụng trống đồng làm biểu tượng nữa nhưng vẫn còn sử dụng vật dụng phổ biến là thạp đồng Đông Sơn theo phong cách Âu Lạc và Nam Việt.

 

Các chum đá ở đây (khoảng 400 chiếc, dự đoán có niên đại từ 500 TCN - 200 SCN), trong hình hài tương tự như những chiếc thạp đồng Đông Sơn, tuy nhiên nó được chế tác rất to, không mang tính công dụng bình thường, chúng phân bố tập trung trên một cùng diện tích, rõ ràng chum đá chỉ mang ý nghĩa "biểu tượng" và có "ẩn ý" của tác giả ở vào thời đại đó. Hiện tượng này, có lẽ cũng giống một phần bãi đá cổ Sapa nhưng có niên đại muộn hơn rất nhiều.

 

Số lượng người trong hoàng tộc rút lui khoảng tương đương số chum đá?

 

Chum đá, trong điều kiện tự nhiên sẽ chứa nước mưa -> điều này cho chúng ta một mật ngữ là nói về thiên văn học - thời kỳ hệ mặt trời di chuyển vào cung Song Ngư, mặt khác thì thạp đồng Đông Sơn có nắp cũng có loại dùng để làm mộ táng. Từ đó, có thể nhận định rằng khả năng chúng chế tác trước Công nguyên, Hán thôn tính Nam Việt vào năm 111 TCN -> Trong khi đó, khoảng năm 116 TCN là bắt đầu thời kỳ Song Ngư. Rất hợp lý.

 

Và nếu như vậy, chắc chắm trên các chum đá và một số cổ vật đồ đồng thời kỳ này sẽ có những ký họa giải thích ý nghĩa "những chiếc chum đá bí ẩn" của tác giả!

 

Khu vực cánh đồng chum đá thuộc vùng Bồn Man - Muang Phuan.

 

Lào, Thái và Vân Nam có cùng chung một số dân tộc!

 

Cánh đồng chum (Plain of stone jars)

Cộng Hòa Nhân Dân Lào

Plain.Jars_.Feel_.the_.Planet.jpg

 

Map_Plain_of_Jars_by_Asienreisender_700p

 

Bồn Man [1]: là một quốc gia cổ từng tồn tại ở khu vực tỉnh Xiêng Khoảng, một phần các tỉnh Hủa Phăn đến Khăm Muộn, ở phía Đông nước Lào, và một phần các tỉnh miền Bắc Trung bộ Việt Nam (khoảng Nghệ An đến Quảng Bình). Vùng đất này từng bị chi phối, tranh giành bởi nhiều quốc gia lân cận như Đại Việt, Lan Xang, Ayutthaya và sau cùng là Pháp. Khi nằm dưới sự bán cai trị của Đại Việt vùng đất này có tên là Trấn Ninh, thuộc xứ Nghệ An.

 

Ban-do-lich-su-Viet-Nam-xua-phong-kien-2

 

Thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

 

Dân tộc Tai Phuan hoặc người Phuan là một nhóm dân tộc Thái-Lào theo Phật giáo, di cư từ miền Tây Nam Trung Quốc đến (Ai Lao) Lào. Khoảng cuối thế kỷ 13 đã hình thành bộ lạc độc lập sống tập trung ở cánh đồng Chum (trên cao nguyên Xiêng Khoảng).

 

Tiểu quốc Bồn Man của Tai Phuan này được thành lập vào khoảng năm 1369 sau khi nhà Nguyên mất quyền kiểm soát ở Vân Nam vào tay nhà Minh - Trung Quốc. Các bộ tộc người Thái ở phía nam Vân Nam giành được cơ hội độc lập trong lãnh thổ họ cư trú.

 

Ranh giới Bồn Man với phía Bắc, phía Tây và phía Nam là vương quốc Lan Xang[2], phía Đông là Đại Việt. Ban đầu, khoảng nửa cuối thế kỷ 14, Bồn Man được hợp nhất vào Lan Xang dưới thời vua Fa Ngum[3][4].

Vương quốc Bồn Man được các tù trưởng thuộc dòng họ Cầm cai trị, với thủ đô là Xieng Khouang[5], nhưng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì thủ phủ ở Sầm Nưa (ngày nay là thị xã Sầm Nưa của Lào)[cần dẫn nguồn], dân số ước chừng 9 vạn hộ[6]. Tuy nhiên, tiểu quốc Bồn Man đã có một quyền tự chủ cao trước Lan Xang, mặc dù họ đã phải cống nạp thuế cho Lan Xang.

 

Theo cuốn Lịch sử Lào của M.L. Manich:

 

Từ thế kỷ thứ 7 thời vua Piloko, hoàng tử Chet Chuang con trai Piloko đã được gửi đến cai trị Xiêng Khoảng. Sau đó khoảng năm 698, Mường Puan hoặc Xiengkhuang được thành lập bởi hoàng tử Chet Chuang. Từ đó Chiềng Khuoang Mường Puan trở thành một quốc gia bộ lạc tồn tại độc lập bên cạnh các quốc gia Chiengsen, Sukhothai nối tiếp nhau của người Thái-Lào và sau đó là Lan Xang của Phà Ngừm. Đến thời Phà Ngừm, ông chinh phục được các vương quốc Lào cổ trong đó có cả Chiềng Khouang, nhập vào Lan Xang. Riêng Bồn Man vào năm 1349, Phà Ngừm thu nạp được là nhờ sự liên kết với hoàng tử Khio Kamyor, con của tù trưởng Xieng Khouang lúc đó là Chao Kamphong, chống lại cha mình.

 

Tên của các vị tù trưởng (vua) của Bồn Man, cai trị Chiềng Khuoang sau Chet Chuang, cho đến trước thời nước Lan Xang ra đời bên cạnh Bồn Man, là:

 

Chetchuan, Chetchod, Chetchue, Chetchan, Chetyod Yohkam, Chao Pra Yeehin, Chao Pra Kue, Chao Kamlun, Chao Kampeng, Chao Kamkhod, Chao Kamrong, Chao Kamchaek, Chao Kamphan, Chao Ruea, Chao Rueang (chỉ như là nhiếp chính), Chao Kampin (con trai của Kamphan), Chao Kamton, Chao Kamtodsak, Chao Kamkuon, Chao Kamluon, Chao Kamnah, Chao Kamtao, Chao Kamkao, Chao Kamphong.[7]

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nam Triệu và Nam Chiếu

DòngHùngViệt

 

Trong Lĩnh Nam chích quái có một câu chuyện rất thật, không có chút huyền thoại hay “chích quái” nào nhưng lại khó hiểu nhất vì chẳng hề ăn khớp tí gì với chính sử. Đó là Truyện Nam Chiếu. Nay xin “đọc lại” câu chuyện này, không cần phải “giải mã” gì, chỉ cần đối chiếu với những gì đã và đang biết về lịch sử bị lãng quên của miền Tây và Nam nước ta.

 

Câu đầu tiên của Truyện Nam Chiếu khẳng định: “Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà”. Câu khẳng định này đúng là đánh đố người đọc ngày nay. Nam Chiếu được coi là quốc gia của người Di Bạch vùng Vân Nam, sao lại là con cháu Triệu Đà được? Nhưng đích thực, câu mở đầu này đã xác định nước “Nam Chiếu” thực chất là ở đâu.

 

Triệu Vũ Đế dựng nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung – Quảng Đông. Thành phần dân tộc chính vùng này là nhóm người Tày Thái. Nam Chiếu là con cháu Triệu Đà, tức là một quốc gia người Thái. Lịch sử Nam Chiếu cho biết quốc gia người Thái này đã từng trải rộng trên đất Tây Bắc Việt Nam, Lào và Bắc Thái Lan.

 

Nước Nam Chiếu ở trong truyện không phải mới bắt đầu vào thời Đường như nước Nam Chiếu theo chính sử ở Vân Nam, mà có gốc gác từ thời Tây Hán. Khi Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt thì “Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bổ đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.

 

Đất Hoành Sơn mà ở gần cửa Thần Phù thì là đèo Ngang giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chứ không phải Hoành Sơn ở Quảng Bình. Con cháu họ Triệu như vậy trở về vùng Ái Châu tụ tập.

 

Đoạn ghi chép trên rất giống với chuyện… Man vương Mạnh Hoạch chống lại các vị quan họ Chu của nhà Đông Hán trong thần tích làng Hương Ngải - Sơn Tây. Mạnh Hoạch hoạt động cả một dải từ Hưng Hóa tới Ái Châu, làm quan cai trị ở Giao Châu lúc đó phải lao đao… Nam Triệu như vậy là tên gọi nước của Mạnh Hoạch từ thời Đông Hán, là vùng đất phía Tây Giao Chỉ.

 

Tiếp theo, “Đến đời Ngô, Tôn Quyền sai Đái Lương, Lữ Đại làm thú mục để đánh dẹp. Quân Nam Chiếu ở cả một vùng từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, Ô Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi, núi cao bể rộng, sóng gió hiểm trở, không có một vết chân người. Quân Nam Chiếu ở đấy thường lấy việc cướp bóc để sinh sống, đánh giết thú mục, không thể ngăn cản nổi.

 

Đây cũng là thành tích của Mạnh Hoạch khi phần đất phía Đông Giao Chỉ được Sĩ Nhiếp Ngạn Uy dâng cho Ngô Tôn Quyền. Đoạn trên cho biết một loạt các địa danh “từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, Ô Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi”. Các địa danh này hẳn nằm ở Tây Bắc và Tây Thanh Nghệ ngày nay, là đất Nam Triệu của Mạnh Hoạch.

 

Mạnh Hoạch hay Mãnh Hoàng, có thể chỉ là cách gọi vị vua của người Mường Mán. Mãnh Hoàng là con cháu họ Triệu, sau khi kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt thất thủ đã rời về Tây Giao Chỉ và hùng cứ một vùng, liên tục chống lại các quan lại nhà Hán rồi tới nhà Ngô. Tiếp theo thì như đã biết, Vũ Hầu Gia Cát, thừa tướng của nhà Thục đã vượt Lô Giang, tiến vào Tây Bắc bình định, thu phục Mãnh Hoàng. Mãnh Hoàng tiếp tục cai quản khu vực Nam Triệu này dưới hình thức tự trị, độc lập.

 

Truyện Nam Chiếu kể tiếp: “Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu Ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều nể phục, cùng hợp lại với quân Nam Chiếu, được hơn hai vạn người, lại đem châu báu ngà ngọc hiến cho nước Tây Bà Dạ, xin chỗ sinh sống ở vùng đất trống ven bờ biển.

 

Nếu đối chiếu với tộc phả họ Phạm:

 

"Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân - Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp) - tức là Nam Trung bộ ngày nay.

 

Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trước CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm Ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Việt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa ( xã Tịnh Châu huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).

 

Có thể thấy Triệu Ông Lý, con cháu Triệu Đà, là họ Lý, bắt đầu từ Lý Thân (Lý Ông Trọng). Vùng đất Tây Giao Chỉ là vùng Lâm Thao, nơi Lý Ông Trọng trấn giữ người Hồ dưới thời Tần.

 

Đặc biệt truyền phả họ Nguyễn còn chép rằng Triệu Đà chính là Lý Ông Trọng. Chuyện này tuy còn nhiều nghi vấn, nhưng có thể có phần nào là sự thật khi con cháu Triệu Đà cũng là con cháu của Lý Thân, chiếm vùng đất Tây Giao Chỉ dưới thời Hán.

 

Vùng Tây Giao Chỉ là đất của Mãnh Hoàng (Mạnh Hoạch), còn gọi là Nam Triệu, thời Tam quốc đã hàng phục nước Thục nhờ công của Vũ Hầu Gia Cát. Khi nhà Tấn diệt Thục, Tấn chỉ chiếm được vùng Xuyên Thục phía Bắc của nước này. Phần phía Nam vẫn do Mãnh Hoàng tự trị kiểm soát. Theo Truyện Nam Chiếu thì lúc này Triệu Ông Lý, con cháu Triệu Đà – Lý Thân, đã lên nắm quyền cai quản ở đây. Triệu Ông Lý chống lại nhà Tấn, “cùng hợp với quân Nam Chiếu”, tức là hợp với quân của họ Phạm ở phía Nam vùng ven biển Trung Bộ theo như tộc phả họ Phạm chép.

 

Truyên Nam Chiếu chép: “Khi ấy, nước Tây Bà Dạ chia đều đất ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Già La, trên từ Cầm Châu xuống tới Hoan Châu gọi là lộ Lâm An giao cho Nam Chiếu và Triệu Ông Lý thống lĩnh. Sau đó, ông Lý xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông giáp với biển, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa.

 

Có thể thấy nước Nam Chiếu trong truyện ở thời kỳ nhà Tấn chính là xứ Lâm Ấp hay Nam Hà trong tộc phả họ Phạm. Xứ này bao gồm 2 phần:

 

- Phần lộ trên từ Quý Châu tới Diễn Châu do Triệu Ông Lý cai quản. Lộ này có tên Như Hoàn, hay Già La, sách khác gọi là Như La, Gia Viễn. Đây là phần đất liền không giáp biển, là Tây Giao Chỉ, gồm cả đất Lào ngày nay. Tên gọi Già La hay Như La cho thấy vùng này chính là nước Lỗ (La) của thời Chiến Quốc. Đây cũng là đất Lâm Thao thời Tần, trước do Lý Ông Trọng cai quản, sau đó giao cho con cháu Lý Thân.

 

- Lộ dưới từ Cầm Châu tới Hoan Châu gọi là Lâm An, do con cháu họ Phạm quản lý. Đây là phần giáp biển, ven biển miền Trung ngày nay. Tên lộ Lâm An cho thấy đây là đất Yên (An) thời Chiến Quốc, đã được nhà Tần giao cho Phạm Duy Hinh, con của tướng Phạm Duy Minh ở Đằng Châu cai quản.

 

Đăng ảnh không được

 

Bản đồ trên ước vẽ 2 phần đất Già La và Lâm An từ thời Tấn. Đây là phạm vi nước Lâm Ấp vẫn được mô tả trong sử sách, có phía Đông giáp biển, Tây đến Vân Nam …

 

Truyện Nam Chiếu kể tiếp: “Nhà Đông Tấn sai tướng là Tào Khả đem quân sang đánh, Ông Lý mai phục ở rừng núi hiểm trở nơi đầu nguồn sông mà đánh, rồi lại tới nấp ở núi Liên Vị, địch tới thì mình đi, địch đi thì mình tới, sáng ra tối vào, cầm cự trong 4, 5 năm trời, không hề đối đầu. Quân Tấn không chịu nổi lam chướng, chết hơn quá nửa, bèn rút quân về.

 

Nhà Tấn sau khi diệt Thục và Ngô, tấn công xuống phương Nam. Nhưng gặp sự kháng cự của Mãnh Hoàng, rồi Triệu Ông Lý ở vùng Nam Triệu này, không tiến nổi. Vùng đất này như vậy vẫn giữ độc lập từ thời Tấn.

 

Lý Ông Nam Triệu tương đương với … Lý Nam Đế (Triệu = Chúa), trong sử Việt được gọi là triều Hậu Lý Nam Đế. Tới thời Tùy Cao Tổ năm 602 tướng Lưu Phương đã dụ hàng con cháu của Nam Triệu, đưa vùng đất La – Lỗ nhập vào đất Tùy. Năm 605 Lưu Phương cũng tấn công xuống phía Nam thắng lợi, đuổi họ Phạm chạy ra ngoài hải đảo, sát nhập nốt đất An – Yên vào nhà Tùy. Nước “Nam Triệu” của Triệu Ông Lý chấm dứt ở đây sau 600 năm tồn tại. Nhưng sau đó, một nước Nam Chiếu mới lại nổi lên…

 

Tộc phả họ Phạm viết: "Đến đời vua họ Phạm thứ 19 là Phạm Chí bị tướng nhà Tuỳ là Lưu Phương bất ngờ đột kích, cướp phá đô thành Châu Sa, vơ vét của cải , châu báu cùng 18 pho tượng vàng của 18 vua họ Phạm, khiến Phạm Chí và con là Phạm Trung chạy ra các vùng hải đảo quanh đảo Côn Lôn để cầu cứu, được 3, 4 vạn viện binh về cùng Mai Thúc Loan và cha con Phùng Hưng, Phùng An , diệt được quan quân nhà Đường và lập Mai Thúc Loan làm Bố Cái Đại vương, tức Mai Hắc đế (766)."

 

Còn Truyện Nam Chiếu chép: “Quân Nam Chiếu tới cướp các xứ Nam thành, Đông thành, Trường An, quan lệnh không thể dẹp nổi. Tới khi nhà Đường thịnh lên, vua Ý Tông sai Cao Biền đem quân sang dẹp, không đánh nổi phải bỏ về.

 

Đoạn này nói tới cuộc khởi nghĩa thời Mai Thúc Loan - Phùng Hưng, tấn công chiếm thành Tống Bình (Trường An?). Phải tới Cao Vương Biền mới đuổi được quân Nam Chiếu của họ Phùng ra khỏi Đông Giao Chỉ, và đặt vùng này làm Tĩnh Hải quân. Nhưng phía Tây Giao Chỉ vẫn do Nam Chiếu chiếm giữ. Thậm chí còn mở rộng ra thành 6-7 “chiếu” theo như truyền thuyết về Khun Borom ở Lào.

 

Đăng ảnh không được

 

Đoạn cuối cùng của Truyện Nam Chiếu: “Tới đời Ngũ Đại vua Tấn là Thạch Kính Đường sai tướng tư mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao, gọi là nước Đầu Mô, nay là đất Bồn Man”.

 

Thời Thạch Kính Đường thì Hoa Nam đã chia năm xẻ bảy, còn hơi sức đâu mà nhà Hậu Tấn đánh dẹp Nam Chiếu. Lúc này trên đất Tĩnh Hải là triều đại của Nam Hán Lưu Cung. Đoạn sử trên có thể nói tới sự kiện Cao Biền đánh Nam Chiếu từ thời Đường Ý Tông, hoặc chuyện Đoàn Tư Bình diệt Nam Chiếu, lập nước Đại Lý. Có điều sử Tàu đã biến chuyện Nam Chiếu bị diệt thành chuyện Nam Hán Lưu Cung cử Lý Tiến đánh Khúc Thừa Mỹ. Có thể Lý Tiến là tướng của Lưu Cung quãng năm 936 – 940 (thời Hậu Tấn) đã tấn công Nam Chiếu ở Tây Giao Chỉ, chứ không phải đánh Khúc Thừa Mỹ.

 

Phải nói Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái là một ghi chép rất đầy đủ và chân xác về lịch sử vùng Tây Giao Chỉ trong suốt một thời kỳ dài từ Đông Hán tới tận thời Ngũ Đại. 1000 năm lịch sử của miền Tây đã bị lãng quên, may mắn còn được lưu lại trong truyện. 600 năm Nam Triệu và 400 năm Nam Chiếu, kiên cường chống lại phương Bắc, huy hoàng mở các quốc gia người Thái khắp Đông Nam Á.

 

 

Tôi ghi chú:

 

- Bài viết của tác giả DongHungViet rất hay -> dẫn đến, phải tra cứu lại địa chí.

 

- Người Nam Chiếu là con cháu Triệu Đà: hàm ý con cháu của Mỵ Châu Trọng Thủy nối dài và tất nhiên, bộ Vân Nam chính là cố quận của An Dương Vương.

 

- Bồn Man chính là vùng có cánh đồng chum.

 

- Họ Triệu rút về Lào, nơi không bị Tây Hán đô hộ do địa thế hiểm trở, vả lại Hán đã thôn tính được Giao Chỉ tức Phong  Châu, kinh đô Văn Lang cổ là hoàn tất.

 

- Quảng Bình thuộc bộ Chămpa của nước Văn Lang.

 

- Bản đồ Trấn Ninh:

e0079724_4e3400b5129c7.gif

 

Bản đồ Lào:

ban-do-lao-2710-1438155194.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi cày Lịch Sơn

DungHungViet

 

Thần thoại Trung Hoa chép về Đế Thuấn, một vị vua thịnh trị thời Ngũ Đế:

 

Thời thượng cổ có vị vua họ Diêu tên Thuấn nổi tiếng hiếu thuận từ lúc còn thơ ấu. Cha của vua Thuấn là người hung bạo, không biết phân biệt đúng sai, hay dở nên người ta đặt cho cái tên Cổ Tẩu là người mù mắt. Mẹ Thuấn mất sớm, Cổ Tẩu lấy vợ bé rồi sinh ra một người con trai tên Tượng. Cả hai mẹ con Tượng đều là người độc địa, ác nghiệt, thường xuyên hành hạ và đối xử tệ bạc với Thuấn.

 

Cha Thuấn nghe lời gièm pha của vợ bé, muốn giết Thuấn đi nên bắt Thuấn đi cày ruộng ở đất Lịch Sơn có nhiều chướng khí, dã thú và đi bắt cá ở hồ Lôi Trạch có nhiều sóng to, gió lớn. Chẳng những không trách cha mà Thuấn còn giữ tròn đạo hiếu với cha và mẹ kế và giữ hòa thuận với Tượng, riêng mình gánh chịu muôn điều cay đắng, bất công mà không một lời than thở.

 

Tấm lòng hiếu thảo, hòa mục của Thuấn động đến lòng trời. Trời sai cả đàn voi đến giúp Thuấn cày đất, muông chim đến giúp Thuấn nhặt cỏ, làm cho hồ Lôi Trạch sóng lặng, gió im để Thuấn đánh bắt cá. Chính vì lòng hiếu thảo mà Thuấn được vua Đường Nghiêu gả cho hai người con gái yêu và truyền ngôi báu.

 

Trong ca dao Việt và quan họ Bắc Ninh lời cổ có câu hát về Đế Thuấn:

 

Rủ nhau đi cấy xứ đương
Cấy cho vua Thuấn ở đồng Lịch Sơn.

 

Đồng Lịch Sơn nơi vua Thuấn đi cày nằm ở đâu mà dân ca Việt lại hát vậy? Trung Quốc cho rằng Đế Thuấn đóng kinh đô ở Bồ Phản nay thuộc tỉnh Sơn Tây. Thời kỳ Đế Thuấn cách đây trên 4.000 năm, ở Sơn Tây Trung Quốc làm gì có điều kiện canh tác lúa mà đi cày đồng Lịch Sơn.Thần thoại Trung Hoa chép về Đế Thuấn, một vị vua thịnh trị thời Ngũ Đế:

 

Thời thượng cổ có vị vua họ Diêu tên Thuấn nổi tiếng hiếu thuận từ lúc còn thơ ấu. Cha của vua Thuấn là người hung bạo, không biết phân biệt đúng sai, hay dở nên người ta đặt cho cái tên Cổ Tẩu là người mù mắt. Mẹ Thuấn mất sớm, Cổ Tẩu lấy vợ bé rồi sinh ra một người con trai tên Tượng. Cả hai mẹ con Tượng đều là người độc địa, ác nghiệt, thường xuyên hành hạ và đối xử tệ bạc với Thuấn.

 

Cha Thuấn nghe lời gièm pha của vợ bé, muốn giết Thuấn đi nên bắt Thuấn đi cày ruộng ở đất Lịch Sơn có nhiều chướng khí, dã thú và đi bắt cá ở hồ Lôi Trạch có nhiều sóng to, gió lớn. Chẳng những không trách cha mà Thuấn còn giữ tròn đạo hiếu với cha và mẹ kế và giữ hòa thuận với Tượng, riêng mình gánh chịu muôn điều cay đắng, bất công mà không một lời than thở.

 

Tấm lòng hiếu thảo, hòa mục của Thuấn động đến lòng trời. Trời sai cả đàn voi đến giúp Thuấn cày đất, muông chim đến giúp Thuấn nhặt cỏ, làm cho hồ Lôi Trạch sóng lặng, gió im để Thuấn đánh bắt cá. Chính vì lòng hiếu thảo mà Thuấn được vua Đường Nghiêu gả cho hai người con gái yêu và truyền ngôi báu.

 

Trong ca dao Việt và quan họ Bắc Ninh lời cổ có câu hát về Đế Thuấn:

 

Rủ nhau đi cấy xứ đương
Cấy cho vua Thuấn ở đồng Lịch Sơn.

 

Đồng Lịch Sơn nơi vua Thuấn đi cày nằm ở đâu mà dân ca Việt lại hát vậy? Trung Quốc cho rằng Đế Thuấn đóng kinh đô ở Bồ Phản nay thuộc tỉnh Sơn Tây. Thời kỳ Đế Thuấn cách đây trên 4.000 năm, ở Sơn Tây Trung Quốc làm gì có điều kiện canh tác lúa mà đi cày đồng Lịch Sơn.

 

image001-217x300.jpg

Hình vẽ Đế Thuấn thời Hán.

 

Liên quan đến tích vua Thuấn Việt Nam ở Lâm Thao – Phú Thọ có hội Tứ xã với trò diễn Trám. Tứ Xã là nơi có các di chỉ khảo cổ học nổi tiếng thời Hùng Vương như Gò Mun, Đồng Đậu con, Gót Rẽ… Cái tên Trám được các cụ già kể lại, nơi đây ngày xưa là rừng cây trong đó có nhiều cây Trám, theo tiếng Hán gọi là “Cổ Lãm”.

 

Hạt Trám cũng từng được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ thời Hùng Vương. Theo thư tịch Trung Hoa (Nam phương thảo mộc trạng đời Tấn) cây Trám của nước ta được chép là “Cảm Lãm”. GS. Trần Quốc Vượng từng cho rằng đây là phiên âm của tiếng Việt cổ clam có tổ hợp phụ âm kép cl.

 

Thực ra Cổ Lãm hay Cảm Lãm là những cụm từ ký âm Nôm bằng phép phiên thiết của từ Trám. Cổ Lãm – Cảm Lãm (và cả Khả Lãm) đọc thiết âm là Cám – Chám – Trám.

 

Trò Trám ở Tứ Xã là trò trình nghề tứ dân Sĩ – Nông – Công – Thương, trong đó có vai đóng “vua Thuấn cày voi”, hát ca trù:

 

Vốn tôi đây dòng dõi thần minh
Kẻ tên hiệu tôi là Ngu Thuấn
Nghĩ cha mẹ tôi càng oán hận
Hận ở điều ăn ở không cân
Em dượng tôi ngạo mạn bất nhân
Ân tôi phải dĩ nông vi bản
Tôi cũng mong hữu gia hữu sản
Nhác trông lên núi Lịch tốt thay
Ân tôi phải bắt voi cày núi đá.

 

Vua Thuấn, Ngũ Đế của Trung Hoa, mà lại đi cày ở đất Phú Thọ, lại còn nhìn thấy cả quả núi Lịch (Lịch Sơn) tươi tốt. Dân gian (ca trù, quan họ, lễ hội) Việt có “sính ngoại” quá không khi đã dùng tích của một vị vua khởi thủy được cho là của người Trung Quốc?

 

Sự thực thì Đế Thuấn của Trung Hoa đi cày đúng ở chính đất Phú Thọ chứ chẳng phải ở bên Tàu. Nhà bác học Lê Quý Đôn trong sách Vân Đài loại ngữ cho biết:

 

“Núi Lịch ở địa phận xã Yên Lịch, huyện Sơn Dương, trấn Tuyên Quang. Mạch núi từ núi Sư Khổng, huyện Đương Đạo kéo xuống, đến đây năm, sáu ngọn núi đất bày hàng đột khởi ngay ở đồng bằng, chia một chi đổ xuống huyện Lập Thạch làm núi Sáng; còn ở mặt dưới huyện Tam Dương là núi Hoàng Chỉ“.

 

Núi Sáng, ngọn núi đột khởi thuộc dãy Lịch Sơn nay thuộc đất huyện Sông Lô của tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay. Núi Sáng là ngọn cao nhất trong dãy núi Lịch, có 5-6 chỗ bằng phẳng như cung điện, có đền thờ Đế Thuấn. Xứ Ngòi Vực về bên phải, hàng năm nước sông Lô tràn vào, tương truyền chỗ ấy là bến sông ngày trước thường nặn đồ nung. Bên cạnh chỗ dân cư, có một cái giếng cổ, người ta cho là Đế Thuấn đào giếng ấy. Ở đây cũng có miếu thờ Đế Thuấn, trước miếu có ruộng chiêm, rộng chừng vài mẫu, khá sâu, người ta cho đấy là chằm Lôi Trạch, ngày trước Đế Thuấn cày ruộng và đánh cá. Trên núi Sáng cũng có đền thờ Đế Thuấn. Đằng trước núi lại đột khởi một ngọn núi đất hơi thấp, đỉnh núi như hình ghế chéo, trong núi có chỗ rộng ước dăm sào, có thể gieo được trăm bung mạ (nhổ mạ lên rồi buộc lại gọi là đon, mỗi đon phỏng 2,3 chét tay, 40 đon là một bung, bung là xâu những đon mạ gánh ra ruộng để cấy; thông thường khi xưa, cứ mỗi sào ruộng cấy 15-20 đon, trăm bung là 4000 đon gieo khoảng 5 sào. Tương truyền chỗ ấy Đế Thuấn cấy lúa, nhân dân mới gọi là Bách Bung).

 

image005.jpg

Khu vực Bách Bung trên núi Sáng và hồ Suối Sỏi.

 

Thông tin của Vân đài loại ngữ đã xác định rất rõ vị trí của Lịch Sơn và sự việc Đế Thuấn đi cày. Núi Sáng trong dãy Lịch Sơn chạy từ Sơn Dương – Tuyên Quang sang phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh Phúc. Trên núi có cả cái tên đầy cổ tích “Bách Bung” để chỉ sự kiện này. Bách Bung có miếu thờ Đế Thuấn và giếng cổ tương truyền do Đế Thuấn đào. Bên cạnh đó có núi Con Voi, liên quan đến “Đế Thuấn cày voi”. Rồi cánh đồng Lôi Trạch ở trước núi, nơi Đế Thuấn đi bắt cá theo truyền thuyết, nay là khu vực hồ Suối Sỏi của xã Lãng Công. Tương truyền nơi đây từng là nơi chế tác đồ gốm (đồ đất nung).

 

Đế Thuấn ở vào giai đoạn cuối thời đồ đá mới, người ta mới có “đá” với “đất”, chưa có sắt hay đồng. Vậy Đế Thuấn đi cày bằng loại cày gì?

 

Chuyện cổ Phú Lương quân của người Tày kể về Báo Luông, vị tổ khởi thủy của người Tày, có đoạn mô tả khá chi tiết việc Báo Luông nghĩ ra cách trồng lúa:

 

Anh vào rừng chặt một cây lim nặng đem đẽo nhọn một đầu đi buộc dây vào rồi vắt lên vai cho mấy người kéo để cày đất lên. Sau đó lại lấy một khúc gỗ có nhiều mắt cho kéo làm đất nhỉ đi rồi mới gieo thóc giống… Chiếc cây vót nhọn để lật đất gọi là “thây”, tức là cái cày. Còn cây khác nhiều mắt gọi là “phưa”, tức là cái bừa.

 

Như vậy trước khi có lưỡi cày đồng thì người dân Việt đã biết dùng gỗ đẽo làm dụng cụ cày cấy. Nền văn hóa “đồ gỗ” không lưu được dấu vết vật chất trong khảo cổ vì gỗ là loại vật liệu bị phân hủy qua thời gian. Nhưng sự sáng tạo về nghề canh nông đã bắt đầu từ trước khi con người biết làm đồ kim khí là dựa vào những vật liệu sẵn có trong tự nhiên.

 

image003.jpg

Một bậc Thác Bay trên núi Sáng, nơi có những khối đá cứng, trong như ngọc.

 

Trong tục thờ Hùng Vương ở đất Phong Châu thì ba vị vua Hùng được thờ là Đột Ngột Cao Sơn, Ất Sơn và Viễn Sơn. Như từng xác định, Đột Ngột Cao Sơn hay Thánh tổ Cao Sơn Minh Vương là Đế Minh, người khởi đầu sử Việt trong Truyện Họ Hồng Bàng. Ất Sơn, vị vua thứ hai (trong thứ tự Giáp, Ất,…) là Đế Nghi hay Đế Nghiêu.

 

Vị vua thứ ba Viễn Sơn là Đế Thuấn. Ngọn “Viễn Sơn” đây là Lịch Sơn hay núi Sáng. Rất có thể Sáng là từ chữ Minh mà ra. Minh Đô của thời Hùng Vương chính là đất Phong Châu (Phú Thọ, Vĩnh Phúc), nằm ở ngã ba sông Việt Trì. Ngũ Đế trong thần thoại Trung Hoa đều là những vị vua Hùng của người Việt, đã chinh phục thiên nhiên và lập nước từ chính khu vực đất tổ Phong Châu này.

 

Tôi ghi chú:

 

- Miếu thờ Đế Thuấn ở Phong Châu cực hiếm, chứng tỏ sự không phổ biến mà như một chứng tích lưu giữ. Đế Thuấn truyền ngôi cho Hạ Vũ người Chiết Giang, một bộ của Văn Lang trước khi thuộc Ân Thương. Đế Thuấn được ví như một hình tượng của Đạo Hiếu thời thượng cổ, được chép trong sách Thập Nhị Tứ Hiếu nước ta.

 

- "Đế Thuấn cày voi": không có ai cày bằng voi cả. Trong văn hóa Tứ Xuyên thời Thương và trước Thương, vùng Ba Thục dùng voi tế thần Chết, đây là một nét văn hóa rất đặc trưng của vùng này, cổ vật khai quật vùng này còn lại với nhiều hố tế voi, số lượng ngà voi còn lại trong các hố tế rất nhiều.

 

- "Lịch Sơn: sách chép "Vua Nghiêu sai người chép lấy gọi là Lịch Rùa", Đế Nghiêu truyền ngôi cho Đế Thuấn, và Lịch Rùa chính là Âm Lịch qua quan sát thiên văn (tượng trời) để làm nông (cày ruộng). Đế Thuấn chỉ làm vua 1 đời. Do vậy, câu chuyện cày voi của Đế Thuấn liên kết chặt chẽ đến việc Việt Thường tặng Lịch Rùa cho Đế Nghiêu.

 

- Đế Thuấn cách năm Kinh Dương Vương lên ngôi 2879 TCN khoảng 700 trăm năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiến sĩ Lê Kiên Thành - con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nói gì về Đảng?

 

Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tiến sĩ toán - lý Lê Kiên Thành có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…

 

Tiến sĩ toán - lý Lê Kiên Thành, con trai cố tổng bí thư Lê Duẩn

 

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sẽ diễn ra.Đến thời điểm này, Đảng đã tròn 85 tuổi, với 70 năm lãnh đạo đất nước.

 

   Là con trai của một người Cộng sản đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước, tôi có một khao khát tột cùng, là Đảng sẽ thực sự vững mạnh, sẽ thực sự là Đảng của dân tộc, của nhân dân, quên mình vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân…

 

Nhưng những đêm vắt trán nằm suy nghĩ về đất nước, tôi hiểu chúng ta còn thiếu và sai nhiều. Một trong những cái sai đó là chúng ta chưa thực sự biết tin dân!

 

Ở châu Âu, Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ bé, không giáp biển, không tài nguyên thiên nhiên. Đất nước Thụy Sĩ không có ngôn ngữ chung: 40% nói tiếng Pháp, 30% nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Italia và một số nói thổ ngữ…
Nhưng nước Thụy Sĩ có thịnh vượng không? Rất thịnh vượng!

 

Vì sao nước Thụy Sĩ thịnh vượng, với hoàn cảnh đất nước phức tạp như thế?

 

Đó là vì cái gì họ cũng trưng cầu dân ý. Mọi quyết định lớn nhỏ của đất nước giàu có đó, đều được Chính phủ Thụy Sỹ thực hiện trưng cầu dân ý, hỏi ý kiến nhân dân.

 

Khi Chính phủ trưng cầu dân ý có nên hạn chế lương của người giám đốc công ty chỉ được cao hơn 12 lần so với lương của công nhân không?Người Thụy Sĩ bảo không. Họ nói người tài đã ít, chúng ta muốn giàu thì phải tôn trọng người tài!

 

Khi Chính phủ hỏi nhân dân, người Pháp làm 35 giờ một tuần, chúng ta có nên làm theo không? Người Thụy Sĩ nói không, nước mình nghèo nên mình vẫn phải làm 40 giờ một tuần…

 

Nhờ đó, Chính phủ Thụy Sĩ biết nhân dân cần gì, muốn gì.Mọi quyết định hệ trọng của đất nước đều được sự góp ý và đồng thuận của nhân dân.

 

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi sang gặp Tổng thống Thụy Sĩ, đã từng được Tổng thống Thụy Sĩ tiếp đón trong một bốt bưu điện, với chỉ một cái giường, một cái bàn, hai cái ghế.

 

Theo luật, Tổng thống nước họ không được ở khách sạn mà phải ở nhà của bưu điện. Và người làm Tổng thống của họ không có quyền hành gì ghê gớm mà là do các Bộ trưởng thay nhau làm tổng thống trong vài tháng.

 

Tổng thống chỉ đơn thuần sẽ có vai trò báo cáo lại với nhân dân. Nghĩa là ở đất nước đó, người dân giám sát chính phủ một cách gần như tuyệt đối và có quyền đồng ý hay phủ quyết với mọi việc chính phủ làm.

Đó chính là ví dụ rõ nét nhất về sự giám sát và làm chủ của nhân dân.

 

Đó là lý do khiến Thụy Sĩ trở thành quốc gia được cả thế giới tôn trọng về những thành tựu đã đạt được.

 

Việc thừa nhận vai trò của người dân và lắng nghe ý kiến của người dân là bài học mà chúng ta phải học từ đất nước này!

 

Năm 1284, khi quân Nguyên Mông mang 50 vạn quân xâm lược nước ta lần thứ hai, nhà Trần đã biết tổ chức Hội nghị Diên Hồng, để hỏi ý kiến nhân dân về việc chủ hoà hay chủ chiến.

 

Nhờ nhân dân cả nước đồng lòng đánh giặc, nhà Trần đã đánh bại đội quân hùng mạnh nhất thế giới khi đó.
Nghĩa là từ cả nghìn năm trước, những người đứng đầu đất nước ta thời kỳ đó đã biết hỏi ý kiến nhân dân, biết tin nhân dân, và biết cách để quân dân trên dưới một lòng trong những quyết định lớn lao của dân tộc.

 

Và thực tế đã chứng minh, khi có được sự đồng lòng, thì một dân tộc nhỏ bé cũng có thể trở thành vĩ đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta cũng mang vóc dáng đó, và cũng vì thế mà ta đã chiến thắng được Mỹ. Nhưng ngày hôm nay, Đảng còn tin vào sự sáng suốt của dân như đã từng tin trong quá khứ hay không?

 

Tôi vẫn thường nghĩ đi nghĩ lại, là tại sao, Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường theo tư tưởng của Karl Marx, lấy giai cấp công nhân là nòng cốt, ngay từ thuở ban đầu chưa có thành công gì mà lại có thể hấp dẫn quần chúng nhân dân ở một đất nước nông nghiệp như nước ta thuở trước?

 

Điều đặc biệt là Đảng đã thu hút được những người tinh túy nhất của xã hội vào trong lòng nó, hấp dẫn được cả dân tộc tham gia vào sự nghiệp đó.

 

Năm xưa, khi bà mẹ miền Bắc gửi con vào miền Nam đánh giặc, khi bà má miền Nam đào hầm nuôi giấu bộ đội, họ – những người phụ nữ ấy, chẳng thể hiểu thế nào là Chủ nghĩa Xã hội, cũng chẳng biết ông Karl Marx, ông Lenin là ai.

 

Nhưng họ vẫn theo Đảng, theo Bác Hồ. Không phải họ chọn chúng ta vì lý thuyết đó, mà vì thời điểm ấy, ngay khi ra đời Đảng đã đặt mục đích của giai cấp, mục tiêu của giai cấp nằm trong lòng mục đích, mục tiêu của dân tộc.
Chưa bao giờ ở thời đó Đảng đặt vị trí của giai cấp, vị trí của Đảng lên cao hơn mục đích, lý tưởng của cả dân tộc này.

 

Và khi biết đặt mục đích của dân tộc, của đất nước lên cao, không phải vì một nhóm người nào, Đảng đã quy tụ được những người ưu tú nhất vào trong hàng ngũ của mình và có được sự ủng hộ mãnh liệt nhất của cả đất nước này.

 

Suốt một thời gian dài, Đảng gần như dựa hết vào người dân, người dân nuôi, người dân bảo vệ, người dân ủng hộ.Người Cộng sản có thể gửi gắm cả tính mạng mình cho nhân dân khi bị kẻ thù uy hiếp.

 

Nhưng khi sự nghiệp lớn đã thành công, những người Cộng sản trở thành những người lãnh đạo đất nước, họ dần dần trở thành giai cấp cầm quyền và có lúc “nhìn xuống” nhân dân của mình.

 

Bác Hồ nói “người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân”. Nhưng một số người Cộng sản, khi đã trở thành quan chức, khi đã đi xe hơi, ở nhà lầu thì họ không còn nhìn thấy phần “đầy tớ” thực thụ của họ trước nhân dân.
Tôi cho anh quyền ở cái nhà này, đi cái xe này, nhưng anh phải làm như trâu như ngựa cho tôi. Đó mới là thân phận thực sự, là ý nghĩa thực sự, bản chất thực sự của hai từ “đầy tớ”.

 

Cũng có nghĩa là, anh chỉ là người lái xe ôtô, còn người chủ thực sự là tất cả những người mua xe đó, ngồi trong xe đó, và bất kể anh muốn lái chiếc xe đó đi theo con đường nào, lái nhanh hay lái chậm, đều phải có được sự đồng thuận từ chủ nhân thực sự của nó, là nhân dân.

 

Người lãnh đạo ở Thụy Sĩ hiểu một điều, nếu người dân không đồng ý thì anh sẽ không được nắm quyền.Quyền đó là người dân trao cho anh, chứ không phải tự anh sinh ra đã có.

 

Người Cộng sản Việt Nam cũng phải hiểu điều đó!

 

Nhưng tôi vẫn lo sợ rằng, cách mà chúng ta đang điều hành bây giờ có thể đó đây phần nào đã làm lu mờ đi vai trò của nhân dân với tư cách “làm chủ”.

 

Những cụm từ “Đảng soi đường”, “Đảng chỉ lối”, “Đảng dẫn dắt” mà chúng ta vẫn hay dùng, vô hình trung đã khiến cho tất cả chúng ta đều có cảm giác Đảng đang vượt lên cả dân tộc và làm cho vai trò rất lớn của nhân dân phần nào bị lu mờ đi.

 

Tôi rất lo sợ, qua năm tháng, chính những câu chữ đó cũng đã tạo ra sự ngộ nhận cho chính những người trong Đảng.

 

Nhưng người Cộng sản không được phép quên rằng, Đảng sinh ra là từ dân tộc này, tồn tại được cũng nhờ dân tộc này, vinh quang được cũng là nhờ dân tộc này, thành công này cũng là do cả dân tộc cùng đồng lòng trả bằng xương bằng máu.

 

Vượt lên trên dân tộc là điều không bao giờ được phép!

 

Năm nay là tròn 70 năm Đảng lãnh đạo đất nước, nhưng theo tôi nhớ chúng ta chưa một lần trưng cầu ý dân.
Phải mãi đến ngày 25/11/2015, đúng một tháng trước, sau rất nhiều lần nâng lên đặt xuống, Luật Trưng cầu dân ý mới được Quốc hội chính thức thông qua, trong khi đó đáng lẽ là điều phải làm từ lâu lắm rồi!

 

Lẽ nào đất nước mình tốt đẹp đến mức, hùng mạnh đến mức không còn bất cứ vấn đề nào cần thiết để trưng cầu ý dân?

 

Tất cả chúng ta đều biết sự thật không phải vậy! Những người đứng đầu Đảng và Nhà nước đã báo động về sự tồn vong của Đảng, sự tồn vong của dân tộc trước sự tha hoá của một bộ phận không nhỏ đảng viên.

 

Những ai thẳng thắn nhất, sòng phẳng nhất đều phải đối diện với sự thật này.

 

Một đảng cộng sản đã từng được nhân dân che chở từ những ngày đầu, nhờ nhân dân mà trở nên hùng mạnh, nhờ dân tộc mà trở thành Đảng lãnh đạo, không có lý do gì lại không nhờ nhân dân hiến kế để sửa chữa những vấn đề của mình.

 

Nếu không làm được việc này, chỉ có thể là vì chúng ta đã chưa thực sự tin vào nhân dân và không hiểu được đến tận cùng sức mạnh của nhân dân. Mà, muốn tin nhân dân, thì phải có trí tuệ, phải có lòng dũng cảm.

 

Tôi mãi băn khoăn một điều, tại sao ở nước ta, hình thức bầu cử là “Đảng cử, dân bầu” mà không phải là “Đảng cử, dân cử, dân bầu”, để nhân dân cũng được quyền trực tiếp đề cử và lựa chọn những người lãnh đạo mà họ thực sự mong muốn?

 

Tôi cũng mãi băn khoăn một điều, khi Quốc hội – cơ quan đại diện cho nhân dân giám sát Đảng và Nhà nước mà lại có đến 90% là đảng viên thì mình sẽ hình dung được cách làm của Quốc hội như thế nào?

 

Khi một cơ quan của dân và không nhiều người dân ở trong đó đến như vậy, thì chúng ta đã tin dân hay chưa? Tất nhiên Quốc hội đang phấn đấu thay đổi tỷ lệ này trong khóa tới.

 

Với những chính sách ràng buộc khiến 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên, vô hình trung, chúng ta đã khiến Quốc hội không còn là cơ quan nói lên tiếng nói của dân. Mà cơ quan dân cử phải là của dân, đó là lẽ đương nhiên.

 

Những sự ràng buộc đó chỉ chứng tỏ rằng bản thân chúng ta không tự tin vào sự sáng suốt của người dân, chúng ta không đủ dũng cảm để tin vào người dân như chúng ta đã từng tin trong quá khứ.

 

Trước đây sự sống còn của Đảng là do người dân, và tất cả những đảng viên đều hiểu điều đó. Vậy mà giờ đây, khi vận mệnh của Đảng đang khó khăn như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, chúng ta lại không dám hỏi ý kiến dân.

 

Trước đây khi chúng ta muốn nói điều gì với dân, chỉ dùng một tờ truyền đơn là người dân tin.

 

Trong khi đó hiện chúng ta có đến khoảng 800 đầu báo mà chúng ta lại lo sợ nhân dân sẽ hiểu sai về Đảng khi đọc những tiếng nói trái chiều trên những trang báo lề trái.Đó là điều phi lý mà tôi không cắt nghĩa được.

 

Lẽ nào chúng ta không đủ tự tin vào sự nhận thức của nhân dân? Vào khả năng phân biệt đúng sai của nhân dân trước những luận điệu đó?

 

Thật ra có lẽ điều đáng sợ nhất hôm nay, điều mà người Cộng sản nên lo lắng nhất hôm nay, không phải là những bài viết mà chúng ta quy kết là “phản động”, là “chống phá” trên mạng xã hội.Điều đáng sợ là tại sao người dân bây giờ lại ít mua báo?

 

Ngày xưa những bài báo làm nức lòng người nhất là trên báo Nhân Dân, ngược lại ngày nay những tờ báo như vậy hầu như không bán được ở sạp, vậy mà không lãnh đạo nào để ý, hay cảm thấy lo lắng, khi mà điều đó đã đánh động rằng, tiếng nói của Đảng và dân đang ngày càng cách xa nhau.

 

Thế giới đang thay đổi theo từng giờ, từng ngày.

 

Mọi thứ đều phải đổi mới, đương nhiên dòng sông không chảy thì sẽ thành một vũng nước, con chim không đập cánh thì sẽ trở thành một bộ xương ở gốc cây và cá nhân một người Cộng sản, mặc dù vẫn là con người ấy, chính thể ấy nhưng vẫn phải đổi thay từng bước.

 

Ngày hôm nay, Đảng Cộng sản cũng cần phải thay đổi để tránh những nguy cơ ấy.

 

Đầu tiên, có lẽ là học cách tin vào sự sáng suốt của nhân dân!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh Triết Trống Đồng - Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt

Đông Lan

 

Trống Đồng là một vấn đề có liên quan đến khảo cổ. Do đó bài trình bày về Trống Đồng của chúng tôi gồm có 2 phần chính:

Thứ nhất là Khảo Cổ Trống Đồng

Thứ hai là Minh Triết Trống Đồng

 

     Như chúng ta biết, Trống là một cổ vật chung ở miền Đông Nam Á, gồm cả các nước Tàu, Việt, Miến, Thái, Phi, Mã Lai, Nam Dương…mà trung tâm phát xuất lớn nhất là ở Việt nam. Trống xuất hiện ngay từ thời khuyết sử như trống đất, trống gỗ, trống đồng, trống cầu mưa, trống sấm, trống vu hích, trống cầm canh…

 

     Về cổ thư Việt, vì bị quân Tàu xâm lược lấy mất hết, không tìm được di tích. Những sách sử từ thế kỷ 14 trở đi có nhắc đến, và rất trân trọng. Trống thường được dùng trong tế lễ, các cuộc thề nguyền rất thiêng liêng, trọng thể.

 

Triết gia Kim Định mô tả rất chính xác ý nghĩa tôn quý của Trống: “Trống Là Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt”.

 

Sử sách xưa của Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, đã đề cập đến trống đồng của Việt Tộc, tuy với ngụ ý xuyên tạc văn hóa, nhưng đã nói lên sự sở hữu của Việt Tộc về Trống đồng. Năm 43, khi Mã Viện đánh Trưng Nữ Vương, đã thu hết trống đồng của ta để đúc ngựa mẫu, nên trống bị quên lãng dần, chỉ còn là đối tượng của sự thờ cúng. Tuy nhiên, khi Trần Lương Trung, sứ nhà Nguyên sang nước ta, đời vua Trần Nhân Tôn (1291), có bài thơ “ Cảm sự” trong Sứ Giao Châu tập, về Trống Đồng Việt :

 

“Bóng lòe gươm sắc lòng thêm đắng
Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa”.
( Kim khoa ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh)

 

     Nghĩa là nhớ đến trận chiến quân Nam đuổi đánh quân Mông Cổ sợ kinh khiếp đến nỗi chỉ nghe tiếng trống đồng rộn rã mà sứ giả đã bạc trắng tóc rồi! .

 

    Về phía Tây phương, đến thời Pháp thuộc, khỏang 1885-1895 thực dân Pháp mới nhận ra trống đồng Việt là một di vật quí, tìm mua khắp nơi, và trưng bày ở các hội chợ, viện bảo tàng ngọai quốc. Bốn trống nổi tiếng nhất là: Sông Đà, Khai Hóa, Ngọc Lữ, Hòang Hạ. Hai trống Ngọc Lữ, Hòang Hạ đẹp và cổ hơn cả. Trống Ngọc Lữ ở chùa Long Đại Sơn làng Ngọc Lữ tỉnh Hà Nam. Năm 1901 trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, Hà nội. Còn trống Hòang Hạ, tìm được năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hòang Hạ, tỉnh Hà Đông., trao cho trườngViễn Đông Pháp ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà nội.

    Về khảo cổ, thật ra mới đầu trường Viễn Đông Pháp lập ra năm 1900 chưa chú ý nhiều đến trống đồng. Họ tập trung vào nghiên cứu thời kỳ đồ đá ở Việt Nam như thời Hòa Bình và Bắc Sơn. Nhưng một sự kiện tình cờ xẩy ra năm 1924, một người làng Đông Sơn ra sông Mã câu cá sau trận bão lụt, thấy chiếc trống đồng nằm trên bờ sông, lấy về bán lại cho một người Pháp tên là Pajot. Sau đó trường Viễn Đông Pháp giao cho Pajot khai quật di chỉ Đông Sơn và tìm được tổng cộng 489 đồ đồng, trong đó có 20 chiếc trống loại lớn, thân hình trụ đứng thẳng, trên mặt có hình sao đúc nổi. Lọai này được Heger chuyên gia khảo cổ về trống phân lọai hạng I trong các lọai trống. Từ đó, trên thế giới chú ý và xuất hiện nhiều bài bình luận về Trống Đồng Đông Sơn. Và tên Văn Hóa Đông Sơn trong ngành khảo cổ cũng do một nhà khảo cổ người Đức Heine Geldern đặt tên trong thời gian này. Nhưng cũng từ khi Trống đồng Đông Sơn được nổi tiếng thì nhiều di chỉ trống đồng được thám quật, và Trung Quốc có sự tranh chấp chủ quyền về trống đồng với ta đã bắt đầu, khỏang năm 1950. Gần đây, các nhà nghiên cứu khảo cổ trống đồng phối hợp với các ngành khác như di truyền, hải dương, nhân chủng…thì sự tranh cãi không còn nữa. Sự thật của lịch sử về nền Văn hóa Đông Sơn đã được các nhà khảo cổ trên thế giới thưà nhận là của chủng tộc Việt. Mà Trống Đồng Đông Sơn tại Việt Nam là một đại biểu chói chang nhất.

 

     Nói về các niên đại văn hóa, ta có thể kể sơ:

 

     -Văn Hóa Hòa Bình: Khỏang ít nhất 10,000 năm trước Tây Lịch: Đây là thời đại đồ đá mới, người Hòa Bình đã khắc phục trở ngại thiên nhiên, chế tạo dụng cụ sản xuất, từ bỏ đời sống hoang dã, hái trái, săn bắt, Khai Sáng nền Văn Minh Nông Nghiệp tại Đông Nam Á. Người Hòa Bình còn di chuyển từ Nam lên Bắc, sau này thành người Tàu, đi qua Nam Dương, Mã Lai, vượt qua Mỹ Châu…Người Hòa Bình là tổ tiên của người Việt chúng ta ngày nay.

 

– Thời đại Bắc Sơn: Khỏang 5000 năm truớc Tây lịch.

– Thời Phùng Nguyên: Khỏang 3000 năm truớc T.L

– Thời Đông Sơn :Khỏang 900-700 trước TL tới 200 năm sau T.L

 

Vua Hùng dựng nước từ 2879 trước Tây Lịch, và bị Thục Phán cướp nước vào năm 258 trước Tây Lịch.Như vậy Thời Văn Hóa Đông Sơn nằm trong cuối thời của các Vua Hùng Vương .

 

Sự nổi tiếng của Trống Đồng Đông Sơn về mặt cổ vật quý vì kỹ thuật luyện kim thời ấy. Trống Đông Sơn là đỉnh cao của kỹ thuật hợp kim đồng, chì và thiếc, nhờ vậy đồng có độ dai bền vô cùng, có thể dát mỏng làm mặt trống mà tha hồ đánh không thủng. Các hoa văn trên trống đồng cũng là những khắc chạm độc đáo cùng với vẻ hòanh tráng của trống đồng đã làm các nhà khảo cổ quốc tế ngưỡng mộ.

 

Chúng tôi xin tả sơ về các hoa văn trên trống Ngọc Lũ:

 

Trống Ngọc Lũ có đường kính 79 cm, thân trống cao 63cm, tang trống ( thành trống) phình ra đường kính 86cm. Trên mặt trống ở giữa là hình mặt trời nổi cao có 14 tia sáng . Giữa các tia sáng là hình các tam giác. Từ đó chia làm 16 vòng hoa văn, mỗi vòng bao bởi HAI đường chỉ chạy song song.

16 vòng này lại chia làm BA nhóm vòng :

 

Nhóm vòng thứ nhất sát vòng mặt trời, gồm hình như chim bay kiểu hình chữ S.

 

IMG.216.png

 

IMG.217.png

 

Nhóm vòng thứ hai, ở giữa, chia thành hai nửa bán nguyệt: một bên 6 hình, một bên 8. Triết gia Kim Định gợi ý cho chúng ta rằng có thể đây là dấu hiệu của thời thể thơ lục bát . Điều này cũng dễ đồng ý vì lục bát là lọai thơ riêng của Việt Nam.

 

Một nửa 7 người hóa trang thành chim tay cầm lao, giáo,kèn.

Một dàn 4 chiếc trống với 4 người đang đánh bằng chầy đứng.

Một dàn cồng chia hai, một bên 7, một bên 8, một người đánh.

Một nhà sàn hình thuyền mái cong, có một chim đậu và hai người ở trong đang múa giao tay giao chân, tức là như lối hát Lý Liên sau này.

 

IMG.218-300x247.png

( Lý Liên)

 

Nửa khác trên nóc nhà có hai chim, đòan người bên chẵn bên lẻ.

 

     Nhóm vòng thứ ba, gồm hai vòng nai và chim. Đặc biệt là cứ có một chim đứng thì một con bay, một con đuôi dài cạnh một con đuôi ngắn, một con đực đi đôi với một con cái…

 

     Khảo cổ làm việc để ghi lại các yếu tố vật chất, như hình thể trống thuộc lọai nào, độ cao, chiều kích,hình các hoa văn trên trống liên hệ ra sao với các hoa văn của từng thời đại văn hóa, hay phân tích thành phần hợp kim, kỹ thuật đúc trống, nơi xuất phát trống của từng lọai v.v….Những công trình khảo cổ giúp cho ta có cái nhìn về khía cạnh hữu hình, hữu hạn của di vật cổ mà thôi.

 

     Nhưng Nghệ Thuật không chỉ là những gì bộc lộ ra ngòai. Điều mà nghệ thuật diễn tả được phải là chỗ không lời, không thấy, gợi được cái cảm nghiệm vô biên, cái ý nghĩa thấm vào tận đáy lòng người, làm rung cảm mối suy tư…Do đó, lý tưởng của nghệ thuật cũng là lý tưởng của con người. Vì con người là gì? Có phải rằng chúng ta cũng chỉ là một Tác Phẩm Nghệ Thuật độc đáo, cao cả, mầu nhiệm nhất của vũ trụ, đất trời.

 

     Như vậy, ngắm nhìn các hoa văn trên trống đồng dân tộc, nếu tâm hồn trầm lắng các vọng động, ta sẽ cảm được cái nghệ thuật ẩn tàng của trống, nghĩa là tiếp cận miền vi tế của Tâm Linh Tổ Tiên Việt.

 

     Như vậy, Ngắm Nhìn Trống, với Tâm Tư, chính là tác động của một Công Án Thiền Tâm Linh của Đạo Việt. Hay nói cách khác, theo Triết Lý An Vi, muốn tìm hiểu tư tưởng Tổ tiên, ta phải đặt mọi vấn đề trong cái sinh động của TÒAN THỂ nền văn hóa. Ta sẽ thấy các hoa văn trên di chỉ trống đồng liên hệ chặt chẽ với các yếu tính văn hóa chung trên các khía cạnh khác như ngôn ngữ trong huyền thọai, ca dao, tục ngữ; như con số huyền nhiệm ; hay là các phong tục, thể chế trong sinh họat làng quê Việt.

 

     Thật thế, quan sát các hoa văn chạm trổ trên trống đồng ta thấy các ấn tích văn hóa Việt đầy khắp.

 

IMG.219-300x295.png

 

1-Mặt trời : Là yếu tố ở trung tâm trống: Điều này cũng trùng hợp với các quốc hiệu xưa của nước ta là Xích Quỷ, Viêm Việt; Xích chỉ lửa đỏ, Quỷ nghĩa là Làm Chủ, Tinh Hoa, Viêm là xứ nóng.

 

     Như vậy, mặt trời có liên hệ với danh hiệu nước, chứng tỏ sự gắn liền với mặt trời của dân xứ nóng, nông nghiệp. Mà Việt Tộc là lãnh đạo. Thêm nữa, Việt Tộc làm nghề nông thì luôn dựa vào thời tiết, mặt trời để canh tác cho thích hợp, nên trước khi sang biểu tượng vật linh, trong giai đoạn đầu còn ảnh hưởng tâm lý bái vật, Việt Tộc đã sùng bái mặt trời như là nguồn sinh dưỡng.

 

2- Vật biểu chim hiện ra trong việc con người hóa trang bằng lông chim, các con chim đầy khắp vòng trống. Tinh thần nước Việt hiện ra hình chim Tiên bay múa theo chiều tay trái. Truyện Con Rồng Cháu Tiên chính từ biểu tượng của chim bay nhởn nhơ trên ruộng lúa nước từ thời còn là người văn minh tiền sử Hòa bình cả chục ngàn năm xưa .

 

3- Dấu tả nhậm :Tả nhậm là cài áo tay trái, nói rộng ra là trọng phía trái.Đòan người chim nai trên các vòng trống đồng đều đi về phía trái. Phía trái là dấu riêng của Việt tộc, một lần nữa, trống đồng đã ghi lai nét văn hóa độc đáo của chủng tộc. Chúng tôi có một điều cần lưu ý ở đây: Không hiểu với trình độ cảm nhận Tâm Linh siêu việt tới mức nào, mà Tổ Tiên Việt Tộc chúng ta cứ trọng hướng trái. Vạt áo bên phải, nút áo bên phải, nên khi cài nút áo mặc, người Cổ Việt dùng tay trái. Điểm đặc biệt này ngược với các sắc dân khác, như là người Hoa Hán, họ cài áo tay phải, cho nên họ có câu: “ Tứ Di tả nhậm”( Kinh Thư) để chỉ sự khác biệt của dòng tộc Tứ Di- tức là tiền thân cũa dân tộc Việt. Thế mà ngày nay, với những khám phá mới nhất của khoa thần kinh não bộ học, đã chứng minh phần bán cầu não phải là tập trung của năng lực nghệ thuật, thẩm mỹ, cảm xúc. Mà như chúng ta đã biết, phần bên phải của não điều khiển các vận động bên trái của cơ thể. Như thế có nghĩa là khi sử dụng tay trái là liên hệ tới não phải, phần nghiêng về nghệ thuật, thẩm mỹ, cảm xúc – tức là Minh Triết. Như chúng tôi đã thưa ở trên, Minh Triết gắn liền với Nghệ Thuật và Nhân Sinh, và đó chính là đặc điểm của nền Minh Triết Việt.

    

     Ngoài ra, Tả Nhậm còn ý nghĩa là hướng ngược chiều mặt trời, ngược chiều kim đồng hồ. Đời sống đi theo chiều kim đồng hồ là đời sống của vật thể, đo đếm, đều đặn, lạnh lùng, vô cảm, lý trí cứng rắn của ý thức phân biệt . Ngược lại với những tính chất này, là đời sống của tâm linh vô phân biệt, của cảm xúc nồng nhiệt của trái tim. Trong ngôn ngữ, văn hóa ta nói vợ chồng, nhà nước… vợ trước chồng, nhà trước nước tức là cái yếu ớt, nhỏ bé, cụ thể trước, đó là tả nhậm.

 

     Có lẽ cũng vì cảm thức với Tiềm Thể Tâm Linh Minh Triết, nên Việt tộc trọng phía trái, còn có nghĩa là sự trọng tình cảm, thương người yếu kém trong văn hóa và đời sống Việt, còn tương quan với sự họat động của thần kinh cảm xúc. Nếu như vậy, cảm xúc, sự tương giao, hòa hợp, hay tình yêu thương của con người với thiên nhiên, vũ trụ, vạn vật, và với nhau đã nằm sẵn trong cơ cấu thần kinh não bộ. Kích động cái nguồn tiềm lực ấy lên, khơi nguồn cái dòng Tâm Đạo ấy lên, một trong những vận động ấy chính là tác động Tả Nhậm của Tổ tiên Việt Tộc? Ôi! Huyền nhiệm thay sức sáng tạo từ trực giác tâm linh của Tổ Tiên ta. Chúng ta đã tháp đôi cánh Tiên nương bay lượn trong cõi vô cùng, nên thấy ngay cái Chân Lý Tâm Linh Tả Nhậm của bản thể vũ trụ, nhân sinh trong khi khoa học mò mẫm bằng lý trí phải mất mấy ngàn năm mà cũng chỉ tìm được những mảnh vụn rách rời của tấm họa đồ bí mật sự sinh tồn của vũ trụ.

 

4– Tính Lưỡng Hợp trên trống: con cái và đực, các đuôi chim dài ngắn xen kẽ. Con bay con đứng cũng từng cặp…Rồi đến các vòng song song chạy đều trên mặt trống để phân chia giữa những nhóm vòng hay các vòng tiếp tuyến chạy song song giữa từng vòng. Đây là hình ảnh của tính nhịp đôi của Văn Hóa Việt, là biểu lộ tâm thức hai chiều, đã đầy khắp mặt trống. Hình ảnh này ta còn tìm thấy nơi những hòn sỏi tìm được ở Bắc Sơn (5000 năm trước Tây lịch) có hai dấu vạch song song với nhau. Cũng như theo các nhà nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ Việt, thì khỏang 80% từ ngữ Việt gồm hai chữ ghép với nhau. Thí dụ như: đi lại, ngang dọc, ăn làm, nói năng…

 

5- Nông nghiệp đã hiện rõ nơi các chầy đứng giã gạo của nhà nông.

 

IMG.220.png

 

6- Địa vị Con Người : Địa vị của một chủ nhân trong vũ trụ đã thể hiện trong mọi sinh họat trên trống đồng ngay giáp vòng trung tâm mặt trời. Con người xuất hiện trong các động tác của múa, hát, giao hòa . Mọi người cùng múa, cùng hát, cùng giao tay chân . Người điều động là một người của nhóm, ta thấy cảnh mọi người cùng nhau tham dự trong một Tinh Thần Công Thể, như là các phần tử trong một cơ thể. Tuyệt nhiên không hề có cảnh của mối liên hệ chủ –nô, ngay cả hình ảnh của vua quan và thứ dân cũng không có. Đây là điểm nổi bật của tinh thần Nhân Chủ đã thể hiện rõ ràng trong cảnh trên mặt trống. Mọi người bình đẳng bên nhau múa hát vang trời dậy đất trong cuộc đại diễn hành về hướng trái để hội nhập với lửa trời thiêng liêng ở trung tâm Trống Không của lòng mình.

 

7- Minh Triết Thái Hòa trên mặt trống . 16 vòng bao gồm 3 nhóm vòng cuả Trời, Đất, và Người . Tất cả đang an vui sinh động bên nhau.

 

IMG.2211.png

Cảnh Trời-Đất-Người Thái Hòa .

 

Tất cả cái khung tâm thức lưỡng hợp, thái hòa như trời – đất, chẵn – lẻ, vuông – tròn…là cái khung họa đồ của tư tưởng dân tộc. Khung tâm thức ấy dù trải qua bao thăng trầm nguy biến, dưới ách lệ thuộc ngàn năm, qua bao âm mưu cướp sạch, tiêu hủy văn hóa Việt để con cháu không con nhớ đuợc cội nguồn, văn hóa của tổ tiên, nhưng kỳ diệu và may mắn thay, Văn Hóa chủng tộc Việt chúng ta vẫn sống còn. Để ngày hôm nay, ta còn cơ hội chiêm ngắm các hoa văn khắc ghi trên mặt trống mà nhận diện tấm họa đồ di bảo của tổ tiên. Nó hướng con người Việt tìm về nội tâm, tìm ra lẽ sống an vui hòa bình . Nó linh thiêng vì lẽ sống ấy không phải là vật chất nên không bị tiêu hủy qua bao ngàn năm tang thương. Sức sống Việt là sức mạnh của Văn Hóa, nên trường tồn, nên linh thiêng. Nên chúng ta có thể gọi tên là Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt.

 

     Khảo cổ đã mang lại cho ta niềm tự hào Việt Tộc, với nền văn minh lúa nước Hòa Bình. Đặc biệt nơi đây, khảo cổ đã mang cho chúng ta tiếng Trống Đồng Đông Sơn rộn rã trong từng đáy lòng con dân Việt.

 

     Nhưng thật ra, Trống Đồng chỉ là một biểu tượng của khía cạnh Văn Minh. Nhưng còn nền Văn Hóa của Tổ tiên, chúng ta chưa có dịp tự hào vì chưa tìm cho thấu triệt, để ôn lại với nhau, truyền đạt cho nhau về ý nghĩa bức tranh Họa Đồ Tâm Linh Việt khắc ghi trên trống. Nơi đây ta sẽ thấy cả một nghệ thuật sống của đạo lý Việt : Chỉ là một chữ HÒA thật lớn lao. Minh Triết HÒA ấy bộc lộ rõ ràng : Mặt trời ở giữa trung tâm, đó là HÒA TRỜI. Như là Hòa với nguồn ánh sáng nuôi dưỡng vạn vật, sự sống cho muôn lòai. Rồi những vòng thú vật hiền lành, các con chim, nai bé nhỏ chính là vòng của đạo sống HÒA với ĐẤT. Và giữa cái cảnh trời đất mênh mông niềm hòa ái ấy, con người mới HÒA NGƯỜI với nhau.Đó là chính từ cảnh hòa hợp khắp cùng trời đất vạn vật, con người làm nên cuộc đại diễn hành thiêng liêng ca múa bên nhau với trời cùng đất. Trên trống đồng chính là cảnh “Ta cùng trời đất ba ngôi sánh, Trời – Đất – Ta đây một chữ đồng”( Vịnh Tam Tài, chí sĩ Trần Cao Vân) Bức họa đồ ấy vẽ nên những nét căn cơ của đời sống. Nét căn cơ ấy là Bản Chất và cũng là Hành Trình của con người. Bản chất con người tóm gọn chỉ là giao điểm của tinh thần vô biên với vật thể hữu hạn. Hành trình của con người chẳng qua là cuộc hành hương về với bản gốc mình, có nhịp tiến lên thanh cao mà cũng có bước đi xuống lưu hành cùng thế tục. Đó là ý nghĩa chữ GIAO CHỈ cũa Việt tộc. Giao Chỉ là giao lại, nối kết hai Chỉ (hai đầu mối, hai thái cực) Trời và Đất, hai đối cực làm nên con người. Cho nên nói con người là vật chất, như duy vật là “duy chỉ” chứ chưa là “Giao Chỉ”, nên còn tách biệt phân ly thực tại hai chiều Lưỡng Hợp của Chân Lý Việt. Nói con người là linh thiêng xa rời xác thân, vật thể cũng là “duy chỉ” chứ chưa phải là ‘“Giao Chỉ”. Con người là “Giao Chỉ” có nghĩa là con người là một nơi hội tụ, ràng buộc, tương giao của trời và đất, hữu hạn với vô cùng. Trên trống đồng chúng ta thấy tinh thần “ Giao Chỉ” cùng cực.

 

     Trời không cô lẻ, đất cũng chẳng xa rời, con người khắc ghi cái cảm thức Hòa điệu Trời – Đất -Người bằng vòng người hóa trang chim nhảy múa theo chiều minh triết tả nhậm. Chúng ta thấy tinh thần ca vũ, hóa trang với lông chim với sự thanh thóat bay bổng của cháu TIÊN. Và chúng ta cũng thấy Tiên không một mình, mà trên tang trống ( thành trống) lại có nét khắc họa cảnh chim Tiên lao thẳng vào miệng Rồng tạo thành cảnh Tiên Rồng hòa hợp sánh đôi để rồi sẽ sinh ra một bọc trăm Con Rồng Cháu Tiên mà Triết Gia Kim Định đã mô tả bằng từ ngữ rất gợi hình: “Thuyền Tình Bể Ái” Tiên Rồng.

 

Ngòai ra, chữ VĂN trong từ ngữ Văn Lang cũng cùng ý nghĩa trời đất giao thoa như GIAO của giao Chỉ. Nước ta quốc hiệu Văn Lang tức là đất nước của con người đã đạt mức độ Văn Trời -Văn Đất , tương quan với Trời cùng Đất. Trên Trống Đồng, họa đồ Con Người Giao Hòa cùng Trời Đất, ca múa những bước hòa nhịp Văn Lang, mà Triết Gia Kim Định đã đặt tên vũ điệu này là Văn Lang Vũ Bộ.

 

     Như vậy, tìm hiểu trống đồng cổ vật quý của văn minh Đông Sơn thời Hùng Vương, cũng như các khía cạnh khác về kích thước, sự luyện kim trong kỹ thuật đúc trống…, chỉ là mới tìm hiểu cái hình thức bên ngòai, các yếu tố vật chất của trống. Nhưng khi mà chúng ta tìm hiểu thâm sâu thêm vào ý nghĩa của trống, qua các hoa văn, thì đó mới là tìm lại những gì trường cửu hơn, văn hóa hơn, nội tâm hơn, mới đúng như cái nhìn ngắm để rồi nghe được “Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt”.

 

     Hay nói cách khác, nếu thế giới hôm nay đang miệt mài say sưa hữu vi duy vật quá độ, xa rời yếu tính Giao Chỉ tâm linh, nên gần kề cơ nguy hủy diệt, thì tìm về ý nghĩa Minh Triết Trống Đồng chính là việc kéo con người về với cái luật quân bình tự nhiên An Vi, để sinh tồn. Nghĩa là sống với Đạo Trống. Trống dùng như danh từ, là cái trống, về hình thể bên ngòai. Mà động từ Trống là sự hư tĩnh trống không. TRỐNG chính là HƯ TÂM, theo đạo Trống là làm cho lòng trống không (cái Không dọn đường chứa đựng cái Có, tương tự như Chân Không Diệu Hữu ) như tâm thức trong suốt trẻ thơ. Thiên đàng nào ở đâu xa, chính ngay tại tâm thức Giao lại Chỉ Trời và Chỉ Đất, Văn lại cái Hữu Hình với Siêu Hình. Nơi Tâm Thức Vô Phân Biệt hai cõi Hữu và Vô, con người đạt đến cái ngây thơ hồn nhiên của tâm hồn trẻ thơ, chính là Tâm Đạo. Cho nên, Triết Việt là đường về Nội Tâm, tiếp cận được cảnh giới siêu việt, chan hòa niềm an vui thanh tịnh, giao hòa được với bản thể sinh mệnh hai chiều đại ngã tâm linh. Do đó, Triết Việt là triết của TÂM nên rất ĐƠN SƠ mà NỀN TẢNG, chỉ vài nét chạm khắc nghệ thuật như hình Tiên Rồng HAI chiều lưỡng nghi hòa hợp, hay BA vòng đại diễn Trời- Đất- Người cũng đủ đúc cốt xây nền cái trụ cột chính của Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt.

 

     Từ đó, nếu đọc đúng được họa đồ di chúc tinh thần của tổ tiên thì con cháu được an lành, đời là cuộc diễn hành về nhất thể thiêng liêng, như hoa hướng dương hướng về mặt trời Chân Lý. Nếu không đọc đúng, sai một ly đi một dặm, thì phải lâm vào khổ nạn của sai lầm, bất an cả thể xác lẫn tâm hồn, đắm chìm trong thế giới đau thương và hủy diệt. Cuối cùng chúng ta nhận ra rằng trăm sự khổ đau, bất an của con người xuất phát từ tư tưởng giới hạn, vì dùng TRÍ nhiều hơn TÂM, nên chỉ thấy cái chẻ nhỏ của thực tại, chỉ thấy khía cạnh mà chưa thấy cái tòan thể. Chỉ thấy con người của cá nhân tiểu ngã, con người lý trí, con người của đòan lũ, con người của phe nhóm, con người của tôn giáo… Đó là con người còn thiển cận, nhỏ bé, hẹp hòi, nên gọi là con người “ Duy Chỉ”. Con người “ GIAO CHỈ” là phải lớn lao hơn, cao cả hơn, là con người tự thân, tự do, đơn sơ, tinh tuyền một chữ NGƯỜI không pha tạp bất cứ sắc mầu nào. Cho nên, Triết Gia Kim Định cứ kêu thống thiết lên rằng: “ Đạo mất trước, nước mất sau”. Do đó, muốn cứu nước, cứu nhà, trước tiên ta phải tìm về Đạo Việt, Đạo GIAO CHỈ của nguồn Minh Triết Việt.

 

     Một cách hình ảnh hơn, ta có thể nói rằng Đạo Việt chính là Đạo Trống. Có để lòng trống không, thì mới giao hòa được bao cái mâu thuẫn, chia rẽ chính bản thể của mình với vũ trụ, nhân sinh, trong bao đa đoan, đa sự của cuộc đời… Bình An và Chân Hạnh Phúc nào đến được khi ta chưa mở lòng cho Trống, cho Không.

 

     Thật thế, Đạo Trống đã khắc ghi trên các hoa văn có con dấu ấn LƯỠNG HỢP, THÁI HÒA hay là HAI- BA , dấu chỉ đường về với Đạo. Đọc lịch sử quê hương, ta thấy biết bao thăng trầm, vinh nhục. Và mang Đạo Trống quán chiếu, ta thấy ngay tầm ảnh hưởng của bức họa đồ sinh tử của dân tộc Việt. Hôm nay, trên bước bất đắc chí phải tha hương, nói đến chuyện cứu quốc, kiến quốc, thì không thể không tìm lại một họa đồ thích hợp với căn tính Việt để xây nhà Việt, cho người Việt khỏi lâm cảnh không cửa không nhà, tinh thần bơ vơ không nơi trú ngụ. Một dân tộc có bản sắc 5000 năm không bị tiêu trầm, chắc hẳn tấm họa đồ của dân tộc ấy phải chứa đựng nổi hồn thiêng văn hóa của giống nòi. Chắc hẳn nền văn hóa ấy phải đủ sức sống mãnh liệt để hàng ngàn năm dòng máu Lạc Việt cứ tuôn đổ ra để bảo vệ nó qua bao thăng trầm. Tấm họa đồ ấy trong thời thanh bình an lạc Hùng Vương đã khắc ghi cái tâm tình, trí tuệ, đau thương của giống nòi Việt Tộc trên hoa văn của Trống Đồng mà đại biểu là Trống Đông Sơn rực rỡ một thời.

 

     Bài tìm hiểu Triết Việt về Minh Triết Trống Đồng này của chúng tôi chỉ như một gợi ý, không có tham vọng giải thích được hết cái đạo, cái tình, cái ý, cái chí của tổ tiên. Chỉ là những phác họa lại trong muôn một, cái Hồn của đất Việt, cái Tâm của Đạo Việt, bức Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt, để chúng ta cùng chia sẻ với nhau gia tài tinh thần của Tổ Tiên trao gửi lại nơi các hoa văn trên Trống Đông Sơn Gọi Hồn Dân Tộc.

 

IMG.222-300x284.png

Thuyền Tình Bể Ái Tiên Rồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ vật đồ đồng và lịch sử Đông Dương

DongHungViet

 

Các nhà sử học và các nhà khảo cổ học không mấy quan tâm đến nhau lúc gặp rủi ro, nhưng sự rủi ro đối với các nhà sử học lớn hơn, khi có chứng cứ cụ thể phản bác lại một lý thuyết riêng về sự phát triển của lịch sử, không thể đơn giản cho qua và cuối cùng phải xem xét lại. Trong một số lĩnh vực điều tra nghiên cứu, hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, khoa học lịch sử và di vật khảo cổ phảo phục vụ cho nhau bởi vì chỉ riêng một cái nào đó có thể không đủ.” (Stephen O’Harow, 1978).

 

Những gì nói trên rất đúng cho trường hợp Đông Dương thời kỳ trước Công nguyên. Cổ vật Lào, Khmer và Chăm pa thường được mường tượng theo phong cách của Ấn Độ với tượng các vị thần Hindu giáo, tượng phật, các chùa tháp, … Nhưng khảo cổ khu vực Đông Dương thời kỳ trước Công nguyên cho thấy một bức tranh khác hẳn về nguồn gốc của văn hóa và con người các nước này.

 

Lịch sử Trung Hoa ghi nhận khoảng năm 1124 TCN Cơ Phát tiếp cơ nghiệp của cha là Cơ Xương, phát động chư hầu tấn công Ân Trụ Vương ở Triều Ca. Trụ Vương thua, tự thiêu ở Lộc Đài. Cơ Phát về đất Phong, lên ngôi thiên tử của Trung Hoa là Chu Vũ Vương, phân phong cho các công thần. Ba đại công thần lớn nhất được phong là:

 

– Lã Vọng được phong ở đất Doanh Khâu, sau là nước Tề của Khương Thái Công.

 

– Em trai là Cơ Đán được phong ở Khúc Phụ, sau là nước Lỗ của Chu Công.

 

– Người trong họ Cơ là Cơ Thích được phong ở đất Thiệu, sau là nước Yên của Thiệu Công.

 

Đất của thiên tử Chu ở đâu? Tề, Yên, Lỗ ở đâu. Có lẽ nào Chu, Lỗ, Yên, Tề lại là tiền thân của 4 quốc gia vùng Đông Dương Việt, Lào, Chăm và Khmer? Những cổ vật văn hóa của vùng Đông Dương hé lộ những liên hệ trực tiếp của khu vực này với thời Chu của Trung Hoa.

 

fa4a0-vu20khi1.jpg?w=300&h=225

Vũ khí đồng ở Căm-pu-chia, mang đậm phong cách của đồ đồng Đông Sơn

 

Nói tới đồ đồng Đông Dương trước hết phải nói tới trống đồng. Trống đồng không chỉ tập trung ở vùng Bắc Việt mà hàng loạt những trống đồng to, đẹp nhất tìm thấy khắp vùng Đông Dương, từ Lào tới vùng Nam Bộ và Căm-pu-chia.

 

d2a9e-bronze20drums1.jpg?w=298&h=300

Bản đồ các địa điểm phát hiện trống đồng ở Căm-pu-chia (Bảo tàng lịch sử Phnom Penh)

 

Ví dụ gần đây trong đợt khảo cổ tại làng Prohear, tỉnh Prey Veng của Căm pu chia gần biên giới với Việt Nam đã phát hiện hàng chục trống đồng Heger loại I bị đào trộm. Niên đại của mộ táng có chiếc trống này xác định vào khoảng thế kỷ 3 tới thế kỷ 1 TCN. Giai đoạn này ở Căm-pu-chia được xếp vào thời kỳ “tiền sử” vì không có sách nào chép gì về thời gian này ở đây.

 

Các nhà khảo cổ đoán định đây là do ảnh hưởng của việc di cư của cư dân Đông Sơn xuống phía Nam dưới sự tấn công của nhà Tây Hán, ý không muốn công nhận đây là hiện vật của nền văn hóa bản địa. Biện luận như vậy không vững chắc vì đây là văn hóa bản địa và thời Tây Hán quá muộn so với niên đại của các cổ vật.

 

03baf-prohear1.jpg?w=300&h=225

Trống đồng Heger loại I trong mộ táng ở Prohear, Cam-pu-chia (Hiện vật tại Bảo tàng lịch sử Phnom Penh)

 

Thực ra những chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở Nam Bộ và Căm-pu-chia cho thấy khu vực này có liên quan trực tiếp tới trung tâm đồ đồng Đông Sơn ở Bắc Việt. “Tiền sử” Căm-pu-chia là một phần trong lịch sử của cả Đông Dương dưới nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ.

 

Cũng trong khu vực, cách làng Prohear 60 km về phía Đông Bắc còn khai quật được khu mộ cổ có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế 1 TCN. Trong số các hiện vật ở đây đặc biệt có một chiếc đĩa đồng, nhiều khả năng là gương. Gương đồng là đặc trưng của văn hóa Trung Hoa. Sự có mặt của gương đồng thời Chu ở Căm-pu-chia cho thấy mối liên hệ khu vực này với nhà Chu.

 

ad92c-dia20dong1.jpg?w=300&h=285

Gương đồng trong mộ cổ ở làng 10.8 (Bảo tàng lịch sử Phnom Penh)

 

Ở Lào cũng đã phát hiện rất nhiều trống đồng cổ và trống đồng là một phần trong văn hóa Lào cho tới tận bây giờ. Lạ hơn, ở Luang Phrabang còn thấy có nhiều hiện vật đồ đồng phong cách của Trung Hoa thời Thương Chu như tước ba chân, bình đựng, lư hương, …

 

7c5c6-binh20dung1.jpg?w=216&h=300

Bình đồng cổ ở Luang Phra bang với hình rồng phong cách Chiến Quốc

 

Tại sao ở Lào lại có nhiều cổ vật thời Thương Chu đến vậy? Theo chính sử thì Trung Quốc chưa có thời kỳ nào tiến chiếm đất Lào, nói gì tới thời Thương Chu. Đất nhà Thương và Chu được xác định ở tận Hoàng Hà thì những cổ vật thời này làm thế nào có mặt ở Lào được?

 

Với việc nhìn nhận Lào là đất Lỗ của Trung Hoa xưa thì sự có mặt của đồ đồng thời Chu lại là

 

12b8e-te20giac1.jpg?w=300&h=203

Bình đựng rượu hình tê giác ở Luang Phrabang

 

Bình đựng rượu hình tê giác này mang đậm phong cách thời Thương Chu. Điều kỳ lạ là đồ đồng Thương Chu lại lấy con tê giác làm hình tượng. Tê giác là loài động vật chỉ gặp ở vùng nhiệt đới, không thể có ở vùng Hoàng Hà. Bình rượu này giúp khẳng định những đồ đồng thời Thương Chu ở Lào là đồ bản địa.

 

Tê giác ở Đông Dương gặp chủ yếu ở vùng rừng núi Đông Nam Bộ và đất Căm-pu-chia giáp với Việt Nam. Đây cũng chính là nơi tìm thấy những chiếc trống đồng Đông Sơn ở trên. Cho dù con tê giác cuối cùng của Đông Dương ở Nam Cát Tiên mới “qua đời” cách đây vài năm nhưng hình ảnh tê giác đã đi sâu vào văn hóa của vùng đất này.

 

Ngoài tê giác vùng Đông Nam Bộ và Căm-pu-chia còn có con “tê tê”, một loài bò sát có vảy dày, hiếm gặp. Có lẽ chữ “tê” ở đây chính là … Tề. Tê giác là loài động vật tượng trưng cho phương Tây, cùng với con voi (Tượng). Con “tê” là con linh thú của nước Tề ở phía Tây nhà Chu. Còn con voi, rất rõ, là linh thú của nước Lỗ bên Lào.

Nếu nước Lỗ của Chu Công nằm ở thượng lưu sông Mê Kông (Lào) và lưu vực sông Mã (Thanh Nghệ) thì nước Tề của Khương Thái Công nằm ở trung và hạ lưu sông Mê Kông.

 

7c6c6-guong20cu1.jpg?w=255&h=300

Gương đồng dạng chiếc lá có hình chim cú thời Thương hoặc Tây Chu, tìm thấy tại Quảng Khê – Quảng Bình

 

Trên vùng đất của người Chăm cũng không thiếu hiện vật thời Thương Chu. Được biết đến nhiều và rõ ràng nhất là những chiếc gương đồng. Ở Quảng Bình, Quảng Trị từng phát hiện những chiếc gương đồng thời Tây và Đông Chu, mang cả cổ triện trên đó hoặc cả hình đồ Bát quái. Những chiếc gương tương tự thậm chí bên đất Trung Quốc còn hiếm gặp, vậy mà lại gặp nhiều ở miền Trung Việt Nam.

 

Hình ảnh các gương đồng trích từ sách Bí ẩn về những chiếc gương cổ được tìm thấy trong các di chỉ Champa ở miền Trung Việt Nam của Hồ Xuân Em và Hồ Anh Tuấn.

 

f1221-guong20420chu1.jpg?w=300&h=292

Gương tròn có 4 cổ tự thời Đông Chu, tìm thấy ở Mỹ Đức – Quảng Bình

 

Phần miền Trung Việt từ Quảng Bình tới Bình Định được biết là nước Hồ Tôn, phía Nam nước Văn Lang thời Hùng Vương. Hồ Tôn là nước của người Hồ, người Hời, tức là người Chăm xưa. “Tôn” hay Tâng, là tính chất bốc lên của phương Nóng (phương Nam). Hồ Tôn là đất của người Hời ở phía Nam Văn Lang. Thành phố Đồng Hới của Quảng Bình đọc đúng là “Động Hời”, một trung tâm dân cư của người Hời, nên việc có hiện vật từ thời Thương Chu ở Quảng Bình cũng hợp lý.  Gương đồng có Bát quái thời Chiến Quốc, tìm thấy tại Hà Trung – Quảng Trị.

 

Nước Hồ Tôn với cổ vật thời Thương Chu thì chính là nước Yên, đất phong của Thiệu Công nhà Chu. Đất này sau (thời Trần) được gọi là An Chiêm.

 

Khảo cổ đồ đồng thời “tiền Ấn Độ hóa” của Đông Dương cho thấy toàn bộ vùng này nằm trong khu vực văn hóa Trung Hoa. Theo chính sử hiện tại, sớm lắm thì tới tận thời Tần người Trung Quốc mới tấn công Bách Việt. Vậy mà ở khắp Việt, Lào, Căm-pu-chia, đâu cũng có hiện vật từ thời Thương Chu. Những bằng chứng vật chất này ngày càng buộc phải xem xét hoàn toàn lịch sử các quốc gia Đông Nam Á và chính lịch sử Trung Hoa.

 

Tôi ghi chú:

 

- Những chiếc bình đồng ở trên là đồ giả, không đáng tin. Trong bảo tàng Trung Quốc có các bản gốc.

 

- Đồng ý với tác giả, trên đất Văn Lang xưa còn nhiều cổ vật cùng thời Trung Quốc và ngay cả các cổ vật của các quốc gia cổ đại khác trên thế giới, chẳng hạn những chiếc gương đồng Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu cổ sử thời Hùng Vương, có rất ít sự nghiên cứu các cổ vật "lạ" thuộc Trung Quốc trên đất ta, đây chính là một khoảng hở rộng trong nghiên cứu lịch sử thời Hùng Vương. Chiếc gương đồng hình chiếc lá ở trên, căn cứ văn hóa Thương thỉ nó thuộc Thương muộn (khoảng 1200 - 1000 TCN), biểu tượng chim cú vọ cực kỳ nổi trội thời Thương.

 

- Chiếc gương chim cú vọ hình chiếc lá đa, tâm gương thể hiện 4 phương và 12 cung địa chi. Mặt chim cú tượng trưng cho phương Bắc, chân chim thuộc phương Nam, viền xung quanh mang hình ảnh của những chiếc lông chim trông giống như những lưỡi lửa tỏa ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CỘI NGUỒN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG (trích)

NhatTam

 

4.1. Lịch Việt – Hồng Bàng

 

Từ quan điểm một hệ lịch được ghi lại trên Trống đồng, tuy nhiên lý giải về số ngày trong năm vẫn chưa có căn cứ rõ ràng nên chưa thể kết luận đó là hệ lịch gì. Âm lịch và Dương lịch được hình thành rất sớm, (có lẽ trước rất lâu khi các quốc gia được hình thành) chưa rõ quyền sáng tạo thuộc về dân tộc nào. Nếu chép lịch lên Trống đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng là hợp lý. Tuy nhiên quan sát mức độ của dấu ấn về loại lịch này trên tuyệt đại đa số trống đồng khiến tác giả tiên đoán về sự đặc sắc của nó.

 

Bắt từ sự tìm hiểu về các loại lịch trên thế giới (Xem phần 1.1. Các bộ lịc trên thế giới), tác giả thấy có một loại lịch khá đặc biệt có 360 ngày (Lịch Maya, lịch Bible của Israel). Cơ sơ, nguồn gốc ra đời của lịch này không rõ ràng. Bên cạnh đó tác giả tìm thấy một tài liệu nói về loại lịch 360 ngày được tìm thấy tại vùng đồng bắng Bắc bộ.

 

“Nam á và Viễn Đông: ở Việt Nam hiện còn lưu giữ một thứ lịch của người mường gọi là lịch tre, lịch này gồm 12 thanh tre ghi lại 12 tháng và trên mỗi thanh tre khắc các vạch ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng khác. Phải chăng đây là một thứ lịch cổ dùng ở nước ta trước khi lịch âm dương được du nhập từ Trung Hoa sang? ở ấn Độ theo ghi chép thì lịch cổ nhất có vào năm 1000 trước c.n . một năm lịch có 360 ngày chia thành 12 tháng Âm bao gồm 27 hoặc 28 ngày, số ngày thiếu được bù bằng cách chèn tháng nhuận sau mỗi 60 tháng. Còn ở Trung Quốc, lịch âm dương có từ Thế kỷ 14 trước c.n (đời thương), theo truyền thuyết thì sớm hơn nữa vào thời Tam Hoàng Ngũ Đế (năm 2637 trước c.n) đã có lịch do hoàng đế sáng tạo ra. Đáng chú ý là đời nhà Thương người Trung Hoa đã biết đến độ dài năm là 365.25 ngày và tuần trăng dài 29.5 ngày.” {19} (phụ lục 2).

 

Những điều này hình thành một giả thuyết, thời Hùng Vương đã từng sử dụng một loại lịch có 360 ngày (Tác giả tạm gọi là Việt Lịch - Hồng Bàng, gọi tắt là lịch Hồng Bàng). Như vậy cần phải tìm những dấu tích liên quan đến 360 ngày trên trống đồng. Đương nhiên ít khả năng khắc tới 360 hoa văn giống nhau trên một cái trống vì nó quá nhiều. Cần tìm những chi tiết liên quan đến: 12x30; 36x10; 24x15 hoặc các bộ số tương tự cho kết quả là 360, để có cơ sở củng cố giả thuyết.

 

Khảo sát hoa văn trống đồng Phú Phương tác giả đã tìm thấy nhiều hơn cả mong đợi.

 

Hình 16: Trống đồng Phú Phương

Hinh16.jpg

 

 

Sau đây là kết quả sơ bộ thu được:

 

+ Ở tâm có hình mặt trời 12 cánh (ứng với 12 tháng), 12 năm của Sao mộc (Tham khảo thêm bảng 5).
+ Vòng ngoài là 10 con chim Lạc, vòng kế tiếp 36 hoa văn lạ (chưa rõ ý nghĩa) như vậy là có được bộ số (10; 36) như mong đợi.

 

+ Ngoài ra tác giả còn thấy được hàng loạt các chi tiết hội tụ đầy đủ, thống nhất và chính xác học thuyết Âm dương - Ngũ hành nền tảng của lý học Đông phương (tác giả sẽ đưa ra ở phần sau).

 

Tiếp tục khảo sát, so sánh hoa văn trên Trống Đồng Đông sơn và trống đồng Phú Phương. Trong tiểu luận 1 tác giả đã lý giải 6 vòng tròn (trên trống đồng Đông Sơn) là quỹ đạo 6 hành tinh trong hệ mặt trời cùng quan niệm nhật tâm của Việt tộc Hồng Bàng (6 hành tinh này thiên văn học cổ đã biết từ rất sớm vì đều quan sát được- xem hình 17) Mọi hoạt động của con người đều diễn ra trên vòng tròn thứ 3 với ngụ ý đây là quỹ đạo trái đất. Tất cả đều xoay quanh mặt trời.

 

Hình 17: Trống Đồng Đông Sơn - Việt Nam
 

hinh1717.jpg

 

Hình 18: Trống Đồng Phú Phương - Việt Nam

hinh1818.jpg

 

 

Trên trống đồng Phú Phương có khắc quỹ đạo 2 hành tinh. Tác giả cho rằng đây là quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh (hai hành tinh quyết định cho việc lập nên lịch 360 ngày).

 

Những chứng cứ để chứng minh hai quỹ đạo trên trống đồng Phú Phương là của Mộc tinh là Thổ tinh:

 

+ Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh đều được chia vạch (tương tự trên trống đồng Phú Phương), đây tượng trưng cho việc chia ngày, tháng, năm dựa vào quỹ đạo hai hành tinh này.

+ Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh được ghép sát nhau chứng tỏ nó liên hệ đặt biệt mật thiết với hệ lịch. Cần phải dựa vào quỹ đạo cả hai hành tinh để làm ra lịch vậy.

 

+ Theo tính toán tại bảng 3 cho thấy mức độ ảnh hưởng gần như tuyệt đối của bộ đôi hành tinh này (so với tổng tất cả với các hành tinh còn lại) trong hệ mặt trời. Qua đó có thể thấy người sưa nhận ra tầm ảnh hưởng của chúng nó đến ngày, tháng, ngũ hành, tiết khí.

 

+ Nếu lấy một năm 360 ngày trái đất thì chu kỳ của sao Mộc là 12 năm (sai số rất nhỏ) và quỹ đạo của sao thổ cũng rất sát con số 30.

 

+ Chu kì giao hội Mộc - Thổ tính toán được 60.423 năm (360 ngày) rất sát chu kỳ 60 năm của lục thập hoa giáp.

Bảng 5: Tính toán chu kỳ quay quanh mặt trời của các hành tinh theo các hệ lịch

bang5.jpg

TT Tên Thiên thể Chu kỳ (ngày) Chu kỳ
(năm dương lịch 365.24 ngày) Chu kỳ
(năm âm lịch 354 ngày) Chu kỳ
(năm 360 ngày)
(1)
(2) (3) (4) (5) (6)
7 Thiên Vương 30663.650 84.010 86.620 85.233
6 Thổ 10752.170 29.458 30.373 29.887
5 Mộc 4332.710 11.870 12.239 12.0432
4 Hỏa 686.980 1.882 1.941 1.910
3 Trái đất 365.240 1.001 1.032 1.000
2 Kim 224.701 0.616 0.635 0.625
1 Thủy 87.969 0.241 0.249 0.245

 

Mộc tinh quay hết một vòng hết 12 năm. Đây là cơ sở cho việc chia 12 tháng trong năm, 12 giờ trong ngày. Có ý nghĩa với 12 địa chi, đảm bảo cân bằng âm dương.

 

Chu kỳ Thổ tính là 30 năm chính là cơ sở cho việc chia ngũ hành 10 thiên can. 30 năm cũng chính là cơ sở cho một chu kỳ vận khí của lục thập hoa giáp

 

Chu kỳ giao hội Mộc - Thổ gần 60 năm (với 7 lần giao hội) là cơ sở của nạp âm lục thập hoa giáp (xem thêm phần phục hồi lại phương pháp nạp âm lục thập hoa giáp).

 

Đến đây thì mọi việc đã trở nên rõ ràng:

 

+ Học thuyết Âm dương -Ngũ hành tuy hai mà một. Mối liên hệ giữa hai thuyết là quan hệ hữu cơ khăng khít không thể tách rời trong việc giải thích thế giới khách quan cũng như hình thành nên bộ môn Lý học Đông phương.

 

+ Phương pháp thiết lập nên những học thuyết đều dựa trên tính toán, thực và quan sát thế giới khách quan rất chính xác và khoa học. Thỏa mãn tất cả các tiêu chí của khoa học thực nhiệm hiện đại. Như vậy ngành lý học thời Hùng Vương là một ngành khoa học thực nghiệm. Nếu xét riêng về độ chính xác trong dự báo, tác giả cho rằng nó còn vợt xa tất cả các khoa học dự báo đông tây hiện nay. Đáng tiếc là lý học Đông phương hiện nay đã bị pha trộn nhiều quan điểm đậm tính triết học (không loại trừ một số vận dụng sai) khiến cho Lý học Đông phương hiện nay nặng về tính triết học, giáo lý trong khi tính khoa học bị suy giảm nghiêm trọng. Quan điểm của tác giả, cần phải loại bỏ những quan điểm đơn thuần triết học, những vận dụng sai nguyên tắc cơ bản để đưa lý học Đông phương về đúng vị trí của nó là một bộ môn khoa học thực nghiệm. Một điều rõ ràng là với tính khoa học và khách quan, lý học Đông phương bản thân nó có những quy luật bao trùm vạn vật thể hiện triết học sâu sắc. Tất cả các môn khoa học đều là triết học, điều ngược lại thì chưa chắc đúng. Muốn lý học Đông phương hồi sinh cần phải đưa nó trở lại vị trí là một ngành khoa học thực nghiệm. Đó là con đường đúng đắn duy nhất.
Theo quan điểm của tác giả, Việt tộc Hồng Bàng đã từng sử dụng lịch 360 ngày trong lý học Đông phương vì những lợi thế của của nó (đây cũng là lịch chính thống của lý học Đông phương):

 

- 360 chia hết cho 2: Âm Dương cân bằng trong một năm.

- 360 chia hết cho 5: Ngũ hành cũng cân bằng trong một năm.
- 360 chia hết cho 10: Đảm bảo cho ngũ hành phối âm dương (dương mộc, âm mộc)
- 360 chia hết cho 12: Như vậy các tháng cân bằng, mỗi tháng 20 ngày.
- 360 chia hết cho 24: Như vậy tiết khí cũng cân bằng trong một năm, mỗi tiết khí 15 ngày.
- 360 chia hết cho 60: Đảm bảo cả lục thập hoa giáp (thiên can phối địa chi), cân bằng trong một năm.
- Số ngày rất tròn phù hợp với chu kỳ của Mộc tinh (hành tinh có ảnh hướng lớn nhất trong hệ mặt trời) không phải thêm bới ngày thường xuyên như các lịch khác. sai số là
433,271-360*12=2,71 ngày cho 12 năm.

 

- Với sai số này thì người xưa chưa chắc đã đo đạc được. Tuy nhiên việc chọn lịch này đã cho thấy thời Hùng Vương đã có trình độ quan trắc thiên văn cực kỳ cao. Vượt xa hầu hết các quốc gia đương đại. Tác giả tìm kiếm trên internet thì chỉ thấy nhắc đến một số ít quốc gia có sử dụng loại lịch này tuy nhiên nguyên lý tìm ra cũng đều thất truyền (không loại trừ trường hợp họ du nhập từ quốc gia khác): lịch của nền văn minh của người Maya cổ (một dân tộc nổi tiếng về toán học và thiên văn học), lịch Bible (kinh thánh) của người Do Thái (quý vị có thể tìm đọc thêm về các loại lịch theo tài liệu tham khảo tác giả đã giới thiệu). Tuy nhiên người Maya chỉ dùng lịch 360 ngày cho lễ hội, lịch 260 ngày trong cúng tế. Trong cuộc sống thường nhật chỉ dùng dương lịch 365,25 ngày. Trong khi đó có lẽ thời Hùng Vương đã dùng lịch này thường xuyên do hội đủ yếu tố âm dương - ngũ hành và thuận lợi cho tính toán ngày tháng, tiết khí (tham khảo tài liệu {13} về ý nghĩa hoa văn trên trống đồng liên quan đến lịch) trong sản xuất nông nghiệp và dự báo.

 

Với những lợi thế kể trên thì việc Việt tộc Hồng Bàng chọn lịch 360 ngày để dùng là điều hợp lý. Tác giả cho rằng ở thời điểm đó âm lịch và dương lịch đã phổ biến khá rộng rãi trên thế giới, Việt tộc có thể đã biết các loại lịch đó. Có thể thực tế thời Hùng Vương vẫn dùng cả âm lịch và dương lịch để đối sánh nhất là trong việc điều chính mùa và tiết khí trong năm khá phức tạp (liên quan đến âm lịch, dương lịch) dùng cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên hai loại lịch âm lịch và dương lịch lại tạo nên nhiều sai lệch rất khó điều chỉnh (về cả ngày, tháng, năm, âm dương, ngũ hành), vì vậy không thể dùng hai loại lịch này thay cho lịch Hồng Bàng.

 

Lịch Hồng Bàng được ghi trên trống đồng không đồng nghĩa là lịch Hồng Bàng được dùng thường ngày thời Hùng Vương. Có thể lịch dùng trong dân gian phổ biến là âm lịch hoặc dương lịch (lịch ra đời rất sớm xem phần 1.1.). Lịch Hồng Bàng được dùng phổ biến trong giới học giả nghiên cứu lý học và cho nhà nước với các lễ hội (tương tự trường hợp nền văn minh Maya). Tuy nhiên nguyên lý lập cũng không được phổ biến rộng rãi nên sau thời Hùng vương bị thất truyền và bị điều chỉnh theo Dương lịch với suy nghĩ Dương lịch chính xác hơn. Lịch Hồng Bàng được ghi lên trống đồng vì trống đồng được dùng trong các dịp lễ hội, và vì lịch Hồng Bàng đó là sáng tạo của Việt tộc Hồng Bàng. Khi lưu giữ học thuyết Âm dương - Ngũ hành lên trống đồng thì tất nhiên không thể không lưu giữ lịch Hồng Bàng được. Việc dùng sai hệ lịch chính là nguyên nhân (khách quan) giải thích tại sao lý học Đông phương ngày này bị suy thoái do sai lệch. Tác giả cho rằng cần phải sử dụng lại Hồng Bàng lịch như lịch chính thống duy nhất của lý học Đông phương và hiệu chỉnh lại sai lệch đã xuất hiện. Tác giả tạm gọi 1 năm theo lịch Hồng Bàng là 1 năm Hồng Bàng (HB, có 360 ngày).

 

Tôi ghi chú:

 

- Tác giả NhatTam đã nhận biết được cách quy ước Thất tinh trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ. Trái đất tức hành tinh có thuộc tính Dương Mộc được lấy làm mốc định vị. Đây chính là các vành bí ẩn "cơ bản" của bề mặt chiếc trống này.

 

- Vậy thì, việc xác định niên đại của trống đồng Ngọc Lũ và các trống đồng khác là cực kỳ quan trọng đối với tiến trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam!

 

- Biểu tượng sự sống là Cây Đời Sống chứ không phải là động vật hay con người -> Quan sát các quy luật của thực vật tức cũng có nghĩa các quy luật của tiền thân động vật: xuân sinh - hạ trưởng - thu bế - đông tàng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con rồng trong văn hóa Việt Nam

Nguyễn Phước Tương

 

Con Rồng, từ Hán – Việt là Long, là một con vật huyền thoại, có hình dáng rất đặc biệt: đầu kỳ lân có bờm, sừng và râu, mắt lồi, mình dài như rắn, thân phủ vảy như cá, đuôi xoáy tròn, bốn chân có móng như chim ưng, biết bay trên không. Như vậy, hình dáng Con Rồng truyền thống của Việt Nam có những điểm khác với Con Rồng Trung Hoa. Theo nhà phương đông học Léopold Cadière, Con Rồng của nước này có những đặc trưng sau: “Nó có những cái sừng của con nai, cái đầu của con lạc đà, những con mắt quỷ sứ, cái cổ rắn, cái bụng cá sấu, những lớp vảy cá, những móng nhọn của chim đại bàng và những cái tai bò”.

 

Cũng cần phân biệt giữa Con Rồng và các con vật huyền thoại khác như Con Giao và Con Cù. Có những quy định rõ ràng cho các nghệ nhân trong chế tác hình dáng Con Giao như sau: đầu không có bờm, không có sừng, không có râu, thân nhẵn không có vảy, cổ mảnh, không có chân, không biết bay. Dù sao, nó là Con Rồng hạng thấp, nên đôi khi được gọi là Giao Long. Con Cù mà người Trung Hoa gọi là Câu Long, người Nhật bản gọi là Mamazu, có hình dạng tương tự như Con Giao nhưng sống ở dưới biển mà dân gian cho là nó gây ra động đất và sóng thần.

 

Con Rồng và biểu tượng cung đình và dân gian

 

Dưới thời đại phong kiến Việt Nam và Trung Hoa, Con Rồng là biểu tượng của vua chúa. Họ tự cho mình là con trời, là thiên tử. Vua dưới nước, thần làm mưa trong huyền thoại, được gọi là Long Vương; nơi ở của Long Vương là long cung.

 

Ở nước ta, Con Rồng biểu tượng cho Hoàng đế là Con Rồng có chân 5 ngón, trong đó ngón cuối cùng nằm đối diện với các ngón khác, vì vậy Con Rồng trong cung điện là Con Rồng có chân 5 ngón. Điều này trở thành một quy định nghiêm khắc của Triều đình, nhất là dưới thời Nhà Nguyễn, nếu ai vi phạm sẽ bị khép vào tội khi quân. Vì vậy, trong các công trình kiến trúc dân gian như đình, chùa... người ta chỉ có thể đắp hay chạm những Con Rồng có chân 4 ngón như đã thấy.

 

Vua là Con Rồng và hoàng hậu là Chim Phượng nên gọi là Long Phụng. Bởi vậy, trong cung trên các mành trúc của các buồng the của hoàng hậu và các phi tần đều vẽ hình Chim Phượng trong khi đó các mành trúc của cung vua và phòng ở của các hoàng tử đều vẽ hình Con Rồng. Ở trong cung, hoàng hậu và các phi tần thường đội mũ hình Chim Phượng.

 

Cũng vì lẽ vua là Con Rồng, nên dung mạo vua gọi là long nhan (mặt rồng), thân thể vua gọi là long thể (thân rồng), ghế ngồi của vua gọi là ngai rồng, giường nằm của vua nằm gọi là long sàng, xe của vua gọi là long xa hay long giá, kiệu có mui của vua là long đình, thuyền của vua là long châu hay long chu, áo dài có thêu hình rồng của vua gọi là long bào, áo đại triều có thêu hình rồng của vua gọi là long cổn, sân các đình thần chầu vua gọi là long đình (sân rồng) nơi thế tử sống trước khi lên ngôi vua  gọi là long tiềm (rồng giấu mình), khi vua lên ngôi (như Rồng bay lên trời) gọi là long phi, khi vua băng hà (cỡi Rồng về chầu Thiên Hoàng), gọi là long ngự thượng tân.v.v...

 

Vì vua là Con Rồng, nên các chiếu chỉ vua ban được quan Nội các Triều đình viết trên loại giấy riêng có in hình rồng uốn mình trong mây cuộn, gọi là giấy long vân hay giấy long ẩn vân.

 

Trong văn hoá dân gian, Con Rồng là biểu tượng của một con vật linh thiêng nhất trong bốn con vật linh thiêng, gọi là tứ linh, đó là Long, Ly, Quy, Phụng, tức là rồng, lân, rùa, phượng. Những con vật này được thờ và là đối tượng của nghệ thuật tạo hình và trang trí dân gian trong các công trình tín ngưỡng.

 

Trong quan hệ gia đình thời phong kiến, Con Rồng là biểu tượng của nam giới, của người chồng, trong khi đó Chim Phượng là biểu tượng của nữ giới, của người vợ. Vì vậy, trên một bức trướng mừng đám cưới, người ta thêu một đôi Rồng – Phượng cùng bay với nhau. Đó là môtýp Long – Phụng với ý nghĩa chúc phúc và điều đó được tô đậm thêm nếu kèm theo hai chữ hán Song Hỷ với ý nghĩa “Long Phụng sinh trường”.

 

Con Rồng và truyền thuyết dân gian

 

Người Việt Nam tự cho rằng mình là con Rồng cháu Tiên gắn liền với truyền thuyết dân gian Âu Cơ – Lạc Long Quân, niềm tự hào của cả dân tộc.

 

Cho đến nay, nhân dân xứ Quảng vẫn lưu truyền về truyền thuyết dân gian “Bà Chúa tàm tang”. Truyền thuyết kể lại rằng một đêm trăng, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cùng thế tử Nguyễn Phúc Lan dạo thuyền rồng trên sông Thu Bồn, khi đến ghềnh Điện Châu thì nghe từ nương dâu ven bờ tiếng hát rất hay của một cô gái đang hái dâu. Cô gái hát rằng:

 

Thiếp nghe Chúa ngự thuyền rồng
Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa...
Ngừng một lát, cô gái lại hát tiếp:
Thuyền rồng mái đẩy đi đâu
Để cho thiếp đứng hái dâu một mình...!

 

Được phép phụ vương, hoàng tử Nguyễn Phúc Lan cho thuyền rồng men theo triền sông đi tìm tiếng hát. Khi lên bờ, bên bóng dâu xanh thắm nhuộm ánh trăng vàng, chàng trai vương bá đem lòng say đắm người thục nữ kiều diễm vừa độ trăng tròn rất mực đôn hậu là Đoàn Thị Ngọc. Hình như cuộc kỳ ngộ này được sắp xếp từ trước bởi bàn tay của Ông Tơ Bà Nguyệt xe duyên và hai năm sau họ kết duyên trăm năm. Sau khi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mất, thế tử Nguyễn Phúc Lan trở thành Chúa Thượng thì bà Đoàn Thị Ngọc trở thành Đoàn Quý Phi, có công khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, nên được nhân dân xứ Quảng tôn vinh là Bà Chúa Tàm tang.

 

Con Rồng cũng gắn liền với sự lập nghiệp của Nhà Lý. Truyền thuyết kể lại rằng khi vua Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, năm 1010 đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La thì có một Con Rồng vàng xuất hiện trên bầu trời kinh đô mới. Nhà vua cho đó là một điềm lành và đặt tên cho kinh đô mới là Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay, mở ra một thời kỳ phát triển huy hoàng của kinh đô quốc gia Đại Việt từ thế kỷ XI đến XVIII. Và đến năm 2010, nước ta đã tổ chức một cách long trọng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

 

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, có Núi Nùng nên được gọi là Long Đỗ, nghĩa là Rốn Rồng, trong năm 2011 đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

 

Ở Cửa Hàn, sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông 1471, đã ra đời Xứ Giếng Bộng với làng Nại Hiên. Làng này đã dựng một chùa thờ Phật mà dân trong vùng thường thấy Đức Phật xuất hiện ở đây dưới dạng đầu Con Rồng. Vì vậy, vua Lê Thần Tông năm 1657 đã sắc phong đặt tên cho chùa là Long Thủ Tự (Chùa Long Thủ) nghĩa là Chùa Đầu Rồng. Trong cuộc nội chiến Nhà Nguyễn – Nhà Tây Sơn, chùa này bị hư hại nặng. Năm 1825, vua Minh Mạng đã cấp một số bạc để sửa lại chùa. Đến năm 1935, vua Bảo Đạo đã đặt tên mới cho chùa là An Long Tự (Chùa An Long) còn tồn tại đến nay.

 

Con Rồng và nghệ thuật cung đình và dân gian

 

Con Rồng là một môtýp của nghệ thuật trang trí cung đình và dân gian. Hình Con Rồng có mặt trên nóc nhà, các thân cột, xà dọc, cánh cửa, bậc tam cấp, bình phong của các cung điện, lăng tẩm, đền chùa, miếu mạo, từ đường.v.v... Hình Con Rồng còn thấy trên mũi thuyền, chân sập, tráp gỗ, đốc kiếm, mõ nhà sư, trên các thảm thêu, đồ sành sứ...

 

Nó được thể hiện ở mọi tư thế: bay lượn, phủ phục, đứng yên, uốn mình dưới nhiều mô týp trang trí đa dạng với những chất liệu khác nhau như gỗ, đá, sành sứ, vôi vữa, kim loại.

 

Một đề tài nghệ thuật trang trí thường thấy, thể hiện trên rìa các hoành phi, thân sập, lưng ghế, gọi là “Lưỡng long triều nguyệt” chạm khắc hình hai Con Rồng với mình uốn lượn và đầu cùng quay về một mặt nguyệt, có nghĩa hai con rồng đang chầu mặt trăng.

 

Một đề tài nghệ thuật trang trí khác gần gũi với đề tài nói trên, thường được chạm khắc trên các phù điêu, đồ dùng bằng gỗ như sập, ghế hay thêu trên các tấm lụa với hình hai Con Rồng mình uốn lượn và đầu cùng quay về một khối hình cầu, gọi là “Lưỡng long tranh châu”, có nghĩa hai Con Rồng đang tranh nhau một hòn ngọc quý. Môtýp nghệ thuật trang trí này có khi được gọi là “Lưỡng long hí cầu”, có nghĩa là hai Con Rồng cùng đùa với một quả cầu.

 

Một đề tài nghệ thuật trang trí khác bắt nguồn từ “Lưỡng long triều nguyệt” nói trên, nhưng ở đây hai Con Rồng chầu một quả cầu lửa. Quả cầu lửa gồm một đĩa hình tròn là mặt nhật được bao quanh bởi một vòng lửa cháy nằm trên một tầng mây. Môtýp này thường làm bằng vôi vữa và đắp trên nóc đền chùa, có ý nghĩa cầu đảo: ở đây hai Con Rồng là hai Thuỷ Long Vương, thần gây mưa và quả cầu lửa tượng trưng cho sấm sét tạo ra mưa chống hạn cho nông nghiệp được mùa.

 

Một đề tài nghệ thuật trang trí cung đình và dân gian khác là hoạt cảnh kết hợp giữa một Con Rồng đang bay trên các cuộn mây và một Con Cá gáy đang bơi giữa các gợn sóng: Con Rồng thì phun mưa xuống còn Cá Chép thì phun nước lên cho nhau. Đó là môtýp “Ngư long hí thuỷ ”, cảnh Rồng và Cá đùa nhau với nước khá ngoạn mục, thường được chạm khắc trên các phù điêu bằng gỗ trong cung đình hay đắp nổi trong các chùa chiền.

 

Một môtýp trang trí cung đình và dân gian khác, gọi là “Mặt Rồng” hay “Con Rồng ổ” có khi gọi là “Mặt nả”, là một công trình điêu khắc công phu hình Đầu Rồng nhìn chính diện với hai chân trước uốn cong chạm trổ trên ô trán mặt tiền hay mặt ngoài trên cửa ra vào của một số công trình kiến trúc cung đình và dân gian. Môtýp này cũng thấy trên lườn nóc mái nhà, trên chân tủ, chân quỳ sập gỗ.

 

Thường trên trán Con Rồng này có chạm chữ “Vương” cách điệu và miệng ngậm một chữ “Thọ” mà người ta thường gọi là “Rồng ăn chữ thọ”, có ý nghĩa cầu chúc trường thọ, mưa thuận gió hoà.

 

Trong nghệ thuật chơi cây kiểng dân gian, người ta đã uốn thế thân cây mẫu đơn, cây cúc, cây lan... thành hình Con Rồng hoặc uốn thế thân cây xương rồng thành những vòng xoắn lên cao dần như dáng rồng bay, gọi là Long Thăng. Người ta còn uốn thế cho cây sung có hình đầu rồng, đuôi phượng khá đẹp, gọi là Phụng Vĩ Long Đầu.

 

Con Rồng trong lễ hội dân gian

 

Hàng năm, ở mọi địa phương thường tổ chức các lễ hội dân gian hay lễ hội kỷ niệm cách mạng bao giờ cũng có múa rồng, múa lân. múa sư tử. Con Rồng trong múa rồng có đầu khá lớn, mình dài lê thê trên thân vẽ hình vảy cá. Dưới sự điều khiển linh hoạt của đội múa, Con Rồng nhào lộn, uốn lượn không ngơi theo tiếng trống chiêng, tiếng  hoan hô của đám đông, góp phần làm cho lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt.

 

Ở một số tỉnh miền nam, hàng năm thường tiến hành lễ hội Long Chu. Chẳng hạn như ở Thành phố Di sản Thế giới Hội An, lễ hội dân gian này được tiến hành vào ngày rằm tháng bảy âm lịch (Lễ Trung Thu) và cũng có thể tổ chức thêm vào ngày rằm tháng giêng sau Tết Nguyên Đán (Lễ Nguyên Tiêu). Theo quan niệm dân gian, Long Chu, một chiếc thuyền có hình dáng đầu rồng và đuôi rồng, là biểu tượng của một vật thiêng có sức mạnh của thần linh, quyền lực khống chế trấn áp ma quỷ, thần ác gây ra ôn dịch, bệnh tật, chết chóc cho con người.

Lễ hội Long Chu được tiến hành vào ban đêm, sau khi thầy pháp bắt quyết làm phép bắt hết ma quái đem nhốt trên Long Chu làm bằng tre và phết giấy bổi, xung quanh được trang trí các tua ngũ sắc, bên trên có đặt bát hương và bánh trái, người ta khiêng Long Chu qua các đường phố chính của Hội An, dừng lại ở một nơi vắng vẻ rồi châm lửa đốt cháy Long Chu để diệt hết ma quỷ. Ở những nơi gần sông, người ta thả Long Chu xuống nước, đẩy nó ra xa bờ cho dòng chảy, sóng nước đánh chìm để dìm chết hết ma quái.

 

Con Rồng trong thành ngữ, ca dao dân gian

 

Quan niệm dân gian cho rằng Con Rồng là con vật cao quý, thông minh, khoẻ mạnh còn con tôm là con vật nhỏ bé, thấp hèn, yếu đuối, nên đã có những thành ngữ và ca dao dân gian sau đây:

Rồng đến nhà tôm

 

Thành ngữ này ý nói người cao sang trong xã hội hạ cố đến thăm người thấp kém hơn mình.

 

Rồng vàng xuống tắm ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình
Người khoẻ mạnh, tài giỏi được ví như Con Rồng:
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.

 

Thành ngữ dân gian này có ý chê bai hạng người to khoẻ, nói thì tài nhưng làm thì chẳng ra gì. Cũng từ đó có những câu ca dao dân gian:

 

Trong lưng chẳng có một đồng,
Lời nói như rồng chẳng có ai nghe!

 

Quan niệm dân gian cho rằng, người có tuổi Con Rồng tức tuổi Thìn thường là người có tài, nếu không có địa vụ cao thì cũng có tiếng tăm trong xã hội, nên có thành ngữ “mả táng hàm rồng” chỉ người có may mắn hồng phúc, “long vân khánh hội”, người gặp được may mắn như hội rồng gặp mây.

 

 

Tôi ghi chú:

 

Để viết về ý nghĩa và nguồn gốc của biểu tượng con Rồng thì vô cùng phức tạp, có thể là cả một cuốn sách hay. Kinh Thư do Khổng Tử san định là cuốn sách nói về Rồng - một hình tượng thiên văn, có trước cả thời Nghiêu Thuấn Vũ. Tuy nhiên, để xác thực biểu tượng gốc thì cần phải đào xới cả núi cổ vật thời thượng cổ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhiều phát hiện về người tiền sử tại An Khê

 

nguoi-tien-su-d_JMNC.jpg?w=665&encoder=w

Nhiều hiện vật thu được trong quá trình khảo cổ - Ảnh: Trần Hiếu

 

Sáng 1.4, tại TX.An Khê (Gia Lai), Viện Khảo cổ học VN, Viện Khảo cổ học Novosibirsk (Nga) tổ chức công bố sơ bộ những kết quả đạt được sau 2 năm (2014 - 2015) tiến hành khảo cổ tại nhiều địa điểm thuộc TX.An Khê.

 

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tại 12 địa điểm có dấu tích của người nguyên thủy tại xã Xuân An, TX.An Khê. Hơn 200 hiện vật đá là công cụ sản xuất, sinh hoạt của người tiền sử.

 

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các di tích Đá cũ tại khu vực này tập trung với mật độ khá cao, phản ánh sự tập trung đông đúc với kiểu quần cư sơ kỳ Đá cũ, có niên đại cách đây khoảng 77 - 80 vạn năm. Đây là dấu tích văn hóa của người vượn thẳng đứng (Homo Erectus).

 

Tại khu vực này còn phát hiện các dấu tích của văn hóa Chăm, dấu tích nhiều bộ xương động vật cùng nhiều hiện vật giá trị. Ngoài ra, tại quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo gồm 17 di tích tiêu biểu được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đoàn nghiên cứu cũng phát hiện nhiều hiện vật cũng như có những thu thập về tư liệu khảo cổ quý giá.

 

Tiến sĩ A.Tsybankov, thành viên nhóm khảo cổ, cho biết: “Đây là những cứ liệu thú vị, bằng chứng rõ ràng về sự xuất hiện của người tiền sử, cách đây khoảng 80 vạn năm. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để củng cố thêm những giá trị rất quý về mặt khảo cổ.

 

Phát hiện này là chấn động và bất ngờ đối với chúng tôi. Sắp tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện thêm những nghiên cứu này từ kết quả của khảo cổ, điền dã để tổ chức hội thảo với quy mô lớn hơn và trình bày những kết quả này ra quốc tế để giới thiệu kết quả nghiên cứu với giới khảo cổ học thế giới”.

 

Trần Hiếu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng luận về buổi đầu dựng nước

DongHungViet

 

Nước ta’ ở đây là sự nhìn nhận về lịch sừ  theo góc nhìn của người Việt nam , so với các chi tộc Việt khác trong cộng đồng người họ Hùng thì có lúc đồng nhưng cũng có lúc khác nhau  , đồng là lúc người Bách Việt làm chủ Thiên hạ , dị là ở những lúc  anh em chia 5 xẻ 7 hoặc trên mảnh đất của tổ tiên để lại phần bị rợ xâm lăng chiếm đoạt , phần còn giữ được chủ quyền .

 

Nước Ta đã có bề dày lịch sử 5-6 ngàn năm , là quốc gia lâu đời bậc nhất trên quả đất này đã  trải biết bao thăng trầm có những lúc tưởng chừng quốc thống bị vĩnh viễn chôn vùi nhưng rồi lại  phục hưng cứ thế truyền lưu cho mãi tận ngày nay .

 

Xét lịch sử  ‘nước ta’ hào hùng cũng lắm mà bi thương cũng nhiều , đặc thù của lịch sử ‘nước ta’ dù lúc hưng hay lúc suy đều thấm đẫm máu tiền nhân , cuộc chiến với kẻ thù phương Bắc (nay) hầu như bất tận , mấy ngàn năm lúc hùng cường như thời Tùy – Đường trở thành đế quốc đất đai mênh mông gần trọn cả phía Đông của châu Á lục địa , lúc suy nhược như thời hậu Vương Mãng Lục lâm thảo khấu hoành hành thì gần như lãnh thổ rơi cả vào tay giặc Hán  .

 

Lần theo những bước thăng trầm  lịch sử :Buổi đầu dựng nước .

 

Khởi thủy quê hương Giao chỉ hay ‘chỗ giữa’  có đất Đào – đất Đường cũng gọi là Cao Giao và Giao Thường với thủ lãnh là ông Cao Giao và ông Giao Thường . Giao thường là tên tộc của đế Đường Nghiêu . 2 miền Đào và Đường cũng gọi theo Dịch tượng là An và Lạc , an biến âm của ôn là nóng bức , Lạc là nác – nước .

 

Vùng đất ‘thiêng’ của dòng giống Hùng là nơi còn mang dấu tích được ghi chép trong cổ thư hoặc bản thân địa danh hàm chứa thông tin về sự khởi đầu .

 

Núi Ðọ nằm ở phía Nam sông Chu, thuộc huyện Thiệu Hoá, Thanh Hóa. Núi Đọ nằm ngay ngã ba của sông Chu, sông Mã, hai con sông lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá.

 

Núi Ðọ được xem là nơi có nhiều vết tích về người cổ. Núi Ðọ còn được gọi là núi Rùa hay Qui Sơn .Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những công cụ đá được ghè đẽo thô sơ ở đây, cho thấy nơi này từ khoảng 30.000 năm cách nay đã có người tối cổ sinh sống.

 

Các địa danh của sông núi  này là tên ‘chữ’ tức tên viết bằng chữ Nho , ngoài ra còn có tên dân gian  là tên Nôm :

Đọ kí âm thành  Đại – Thái ; núi Đọ tên chữ Nho là Thái sơn , đây chính là ngọn núi đã ăn sâu vào tâm thức Việt qua câu :

Công cha như núi Thái sơn

 

Câu thơ song sinh :

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

ý chỉ sông Mã , chính xác là sông Mạ – sông mẹ , sông mẹ đi liền với sông Chu , sông chu là biến âm của sông cha .

 

Sử Trung Hoa chép khoàng 5 – 6 ngàn năm trước :

 

Bộ tộc của Hoàng đế hay đế Vàng (màu) trước sinh trú ở sông Khang  sau dời về sông Cơ;  Khang là Dịch tượng chỉ phía Tây biến âm từ Khăng – căng – cứng , sông Khang nghĩa là con sông phía Tây , người Việt gọi là Khung giang (Đại Nam nhất thống chí). Từ Cơ tương đương với cao – cả trong tiếng Việt chỉ thủ lãnh hay người đứng đầu , sông Cơ chính là sông Cả chày từ Lào sang  Nghệ An nghĩa là sông ‘vua’ , sông Cơ còn tên khác là sông Lam ; đây là sự sai lầm lớn  chính xác phải là sông Lang , lang đồng nghĩa với cả – cơ chỉ thủ lãnh , người Lào gọi là Nặm Khan , nặm- nậm là sông nước , đặc biệt Khan tên riêng có nghĩa là vua trong tiếng Mông cổ  đồng nghĩa với cả – lang , có lẽ đây là tàn tích ngôn ngữ ảnh hưởng trên người Lào từ thời người Mông cổ cai trị Vân nam .

 

Xét ý nghĩa mang trong bản thân tên gọi sông và núi Sử thuyết Hùng việt xác quyết vùng đất có núi Đọ – Thái sơn , có sông Khang nay là sông Mêkông , sông Cơ – Cả hay Lang tức sông ‘vua’, 2 sông Chu – Cha và Mã – Mẹ chính là phần ‘phía nóng’ trong cái nôi của dòng giống Việt nói riêng và người họ Hùng nói chung thời lập quốc.

Đế Hoàng truyền thuyết Việt gọi là đế Minh và đế Viêm là con của Hùng quốc quân – Thiếu Điển cùng là hậu duệ của Thái Viêm Thần nông tổ phụ của tộc người Lửa – Lê – La sống cận Xích đạo , từ Quân nghĩa là trưởng chưa mang nghĩa là vua , từ quốc thời này cũng chỉ có nghĩa là 1 cộng đồng người ; có thể là 1 liên minh bộ lạc hay liên minh thị tộc chưa  là quốc gia như ngày nay .

 

Đế Hoàng – Vàng đánh bại Xi vưu thủ lãnh bộ tộc Cửu Lê tức người Lê phía Tây , Xi là cách đọc khác của Tsi âm Việt ngữ là Tứ – số 4 , cặp số (4 – 9) là dịch tượng chỉ phía Tây trong Hà thư (đồ).  Sử thuyết Hùng Việt cho tộc Cửu Lê sống ở lưu vực sông mê kông là tiền nhân của người Môn – Khơ me ngày nay.

 

Đế Minh – đế Vàng thống nhất 3 liên minh thị tộc thành  dân tộc gọi là La – Lê hay Lửa hoàn tất bước đầu lập quốc trên đất Đào hay Cao Giao là miền Thanh Nghệ Tĩnh và phía Tây ngày nay; cổ thư Trung hoa gọi là đất An biến âm của ôn ; tiếng Việt là nóng ấm , Điểu thú văn loại hình văn tự cực cổ dùng hình ảnh loài Chim tượng trưng cho người sống trên đất An ; Chim viết sai thành Chiêm không có nghĩa , đời nhà Trần Việt nam gộp chung tên đất và tên người  thành  ‘An – Chiêm’ để gọi đất nước của người chămpa .

 

Truyền thuyết Việt viết : Đế Minh định đô ở  Thướu lĩnh nơi có 99 ngọn núi thiêng ,  Thướu thực ra là tam sao thất bản của ‘Thiêu’ đốt , Thiêu lĩnh chỉ nơi nóng bức phía xích đạo tức đất Đào , Miền Cao Giao  còn được gọi là Hồng lĩnh . (Đào cũng là Hồng) .

 

Đế Minh đi tuần thú phía Nam đến núi Ngũ lĩnh gặp và kết duyên cùng con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc tục . Phương hướng  theo ngũ sắc : hướng Xích đạo màu đỏ hướng đối diện màu đen , màu đỏ là màu của lửa , màu đen đi đôi với nước , Xích đạo nóng bức nên gọi là hướng Bắc , bức →bắc  ; ngược lại hướng nước ngôn ngữ Tai – Kadai là Nậm , hướng nước là hướng quẻ Cấn , Cấn là tượng của núi non , đấy cũng là hướng cua nom về hay nhìn về ; nậm – non – nom →nam – nan tức hướng Nam ; xét như thế thì hướng Bắc – Nam ngày nay đã lộn ngược ( lộn ngược từ lúc nào , tại sao lại lộn ngược thì còn chưa rõ – xin bàn trong bài khác) .

 

Đế Minh từ ‘Thiêu lĩnh’ tức vùng nóng bức phía Xích đạo tuần du về phương Nam (xưa) đến Ngũ Lĩnh thì lấy ‘bà hai’ sinh ra Lộc tục , xưa nay Lộc tục được biết là 1 nhân danh thực ra Lộc tục không có nghĩa chỉ là viết sai của Lộc tộc – lục tộc – Lạc tộc , Lục là số 6 trong cặp số (1 – 6) trấn phương Nước  trong Hà thư , Lộc là con Nai trong cặp đôi biểu tượng : Nai – Chim tượng trưng cho người họ Hùng phía Bắc và  phía Nam (xưa), Chim biến ra Chiêm , Lộc cũng là Lạc  sách sử thường chép là Lạc Việt   .

 

Địa danh ‘Ngũ lĩnh’ chỉ nghĩa là vùng trung tâm gọi theo số 5 ở chính giữa Lạc đồ hay Lục đồ – địa đồ (lục là đất – địa). Truyền thuyết chép vua Hùng tuần du ngoài biển bất chợt thuyền trôi đến Động đình hồ , vua thấy cảnh sắc tuyệt vời vượng khí xem ra hơn cả Thiếu lĩnh nên dừng chân ở vùng ngã ba Hạc dựng hành cung , chính nơi này vua gặp ‘Tiên’ và sinh ra Lộc tộc tức chi tộc họ Hùng phương ‘Lạc – Nước’. Đất nước đã có 2 miền Nam – Bắc , dân đã có chi Chim chi Nai (Lộc)  vua Hùng trở về đô cũ ở Thiếu lĩnh và ‘hóa’ ở đấy. Thông tin trên chỉ ra Động đình hồ ở ngoài biển không thể ở Hồ Nam trong nội địa Trung quốc .

 

Vua Hùng mất… ý nghĩa lịch sử chỉ việc chấm dứt thời kì Lập quốc , Từ 1 liên minh thị tộc tiếp quản từ tay cha là Thiếu Điển – Hùng quốc quân , vua Hùng đã dựng nên nước của người họ Hùng , tư liệu Trung hoa gọi là Hữu Hùng quốc . Quốc tổ của người Việt truyền thuyết gọi là đế Minh , sử Trung hoa gọi là Hoàng đế (đế màu vàng màu trung tâm của ngũ sắc) , Hùng phả gọi là Hùng Vũ vương – Hiền đức lang (vũ là vua) . Hùng Vũ – vua Hùng chính là quốc tổ Hùng vương trong tâm thức Việt Nam . Chứng tích về sự lưu truyền quốc thống từ thuở dựng  Hữu Hùng quốc  5 – 6 ngàn năm trước là đền Hùng ở Phú thọ Việt Nam ngày nay .

 

Hùng Vũ vương truyền ngôi cho con là ông Giao Thường , ông là vương của đất Đường nên có tước hiệu là Đường vương  (tư liệu khác chép là Đường hầu) , sử Trung hoa gọi là đế Đường Nghiêu , truyền thuyết Việt nam gọi là đế Nghi .

 

Đế Nghi dời đô về hành cung cũ của vua cha nơi ngã ba Hạc nay thuộc vùng Phú thọ , vì đô mới nằm về phía Nam (xưa) của cựu đô Thiếu lĩnh hay Hồng lĩnh nên  được sách sử gọi là Nam triều , đất nước  gọi là Nam bang . Phương Nam là phương nước cũng là phương của  quẻ Cấn tượng của núi non . “Lạc – nác – nước” thực ra là tên riêng ; Quốc hiệu  của ‘nước ta’ từ thời đế Đường Nghiêu hay đế Nghi  về sau ‘Nước’ trong Việt ngữ hóa thành  danh từ chung đồng nghĩa với quốc gia .

 

Vua của quốc gia ‘Nước’ tức Nam bang được cổ sử Việt gọi là Kinh – Dương vương . Đất nước có 2 miền , dân cũng có 2 chi , phía Lửa là chi ‘La’ phía Nước là chi ‘Canh’ , La – Canh là tên gọi 2 đầu Bắc – Nam của La bàn phong thủy,   Canh là tên 1 Can trong Thập Can viết sai thành ra Kinh , người Kinh Tộc Kinh . Chi La  là  người Chămpa ngày nay .  Dương thực ra là Giêng – đầu tiên ;đồng nghĩa với Thứ nhất hay số 1; là con số  chỉ phương Nước màu Đen theo Dịch học , Kinh đi cùng Giêng 2 lần Nam chỉ  nghĩa là hướng chính Nam (xưa) , Kinh Dương vương không phải là tên riêng mà chỉ  nghĩa là vua Nam triều – Nam Bang ; vì thế nên  có thể có nhiều Kinh Dương vương ,Sử thuyết Hùng Việt cho : Kinh dương vương thứ I là đế Nghi hay đế Đường Nghiêu , Kinh Dương Vương thứ II là  Ngu Thuấn vua định đô ở miền Nam Giao …chỉ , Kinh Dương vương thứ III là ông Cao Mật (một) tức Đại Vũ – Sơn tinh (sơn là non – nam)  .

 

Người Việt ngày nay thường quen miệng gọi “quốc tổ Hùng vương” , Hùng vương là Hùng vương nào Hùng vương thứ mấy không lẽ có tới 18 quốc tổ ?.

 

Sử thuyết Hùng Việt xác định đế Minh là Hùng Vũ vương – Hiền đức lang , Hùng Vũ chính là vua Hùng quốc tổ , ta có 18 đời Hùng vương nhưng chỉ có 1 vua Hùng mà thôi .

 

Do  hiểu sai cổ sử Việt hiện  đang manh nha khuynh hướng muốn coi Kinh Dương vương mới là vua Hùng đầu tiên, nói trắng ra là quốc tổ của nước Việt . Sở dĩ xảy ra chuyện này vì một số tư liệu đã sai lầm viết Kinh dương vương là cha Lạc long quân , Lạc long quân lấy bà Âu Cơ  sinh ra Hùng vương …như thế lịch sử ‘nước ta’ phải tính khởi đầu từ Kinh Dương vương .

 

1 số tư liệu đã sai lầm nghiêm trọng khi đồng nhất đời Hùng vương thứ I là Hùng Dương vương – Thái Cao với Kinh Dương Vương .

 

Sử thuyết Hùng Việt chỉ ra họ Hùng lập quốc vào đời Hùng vương thứ 5 ; Hùng Vũ vương – Hiền đức lang , theo quan niệm “cây có cội nước có nguồn” , không phải đùng 1 cái từ trên trời rơi xuống mà lập thành quốc gia ;  Hùng Vũ là vua Hùng cổ sử Việt gọi là đế Minh , sử Trung Hoa gọi là đế Hoàng (màu Vàng); Trước khi là vua Hùng  Sử truyền miệng dân gian gọi người là Thái Công , là vị Thái tức tổ phụ cuối cùng  sau 4 tổ phụ của các thị tộc thời  tiền quốc gia là : Thái Cao , Thái Viêm – Thần nông (nhiều tư liệu lầm lẫn gọi là Viêm đế) , Thái Khương và Thái Tiết và chính Thái Công đã dựng nên nước của dòng Giống Hùng sử Trung hoa gọi là Hữu Hùng quốc và trở thành Hùng Vũ – vua Hùng quốc tổ .

 

Ngày ‘vua cha thánh tổ ngọc hoàng thượng đế’ tức Hùng Vũ vương quốc tổ mất ; ý nghĩa lịch sử là ngày kết thúc thời dựng nước bắt đầu thời tạm gọi là quốc gia sơ khai , thời điểm này cũng chính là ngày ‘Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế’ tức Đế Nghi hay đế Đường Nghiêu  lên ngôi  .

 

Miền Ngũ lĩnh hay Giao chỉ bao gồm Bắc và Bắc Trung Việt  , Đế Nghi – Nam bang triệu tổ chính là Kinh Dương vương thứ I đã có công cùng với Kinh Dương vương thứ II – đế Thuấn mở rộng lãnh thổ Hữu Hùng quốc về phía Nam (xưa) thu phục miền đất Kinh Thư gọi là cõi Nam Giao (chỉ) nay là Quảng Tây và  Tây Nam Hồ Nam Trung quốc .

 

Tóm lược tiến trình buổi đầu mở nước :

 

Hữu Hùng quốc buổi đầu chỉ có đất Đào - đất Đường hay Thường tức đất Cao Giao của ông Cao Giao và đất Giao Thường của ông Giao Thường  , ông Giao Thường trước mang tước Đường vương sau lên ngôi là đế Đường Nghiêu định đô ở Nam phần Giao chỉ khai sinh ra Nam triều – Nam bang . Từ Giao chỉ ...Kinh thư viết đế Nghiêu đã ... “mệnh hy thúc trạch Nam giao”...để người họ Hùng có thêm Nam Giao là đất của ông Giao hóa (Tư liệu chép là Diêu trọng hóa) sau ông lên ngôi  là đế Thuấn hay Ngu Thuấn  , từ đây Thiên hạ họ Hùng đã đủ 3 miền : Thiêu lĩnh hay Hồng lĩnh , Ngũ lĩnh và Nam lĩnh tức lĩnh Nam (phương Nam xưa).

 

Tôi chi chú những vấn đề liên quan nếu không rõ thì không giải được bởi nhiều nguyên do:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họa hình trên vách đá, hang động

 

Mỹ thuật trang trí màu đỏ trên vách đá các nước Đông Nam Á, Quảng Tây... và cả các châu lục khác. Dưới đây là một trang trí vách đá của một hang động ở Thái Lan. Trên hình có hai đứa trẻ đang chơi trò chơi chồng nụ chồng hoa, tương tự như trên trống đồng Ngọc Lũ...

 

Trò chơi này cũng rất phổ biến các nước Đông Nam Á nhưng tên gọi khác nhau, chỉ tên gọi tại Việt Nam là chính xác nhất. Sử sách ghi lại thời Lê, không nhớ rõ, tại Thanh Hóa vẫn duy trì tục lệ này...

 

Không chỉ vậy, trên hình còn thể hiện hai con bò húc nhau, nhưng họa hình chỉ có một đôi sừng. Một hình con trâu ngay phía trên đầu của một người.

 

Chồng nụ chồng hoa

 

Tiet-dong-chi.jpg

 

Vách đá hang động Thái Lan

18836951-Famous-prehistoric-rock-paintin

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khám phá những hình thù bí ẩn

được vẽ trên vách núi nghìn năm ở Trung Quốc

Phương Phương

 

ANTT.VN - Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở khu tự trị của dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Với những hình thù kỳ dị có từ hàng ngàn năm về trước đến bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp, địa danh này đang được UNESCO cân nhắc để đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 2016.

 

1_375419.jpg

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, phía nam Trung Quốc.

 

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, phía nam Trung Quốc. Khu tự trị này nằm về phía đông nam cao nguyên Vân Quý, phía bắc giáp các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, phía tây giáp tỉnh Vân Nam, phía đông kề tỉnh Quảng Đông, còn phía nam giáp Việt Nam và vịnh Bắc Bộ.

 

Nhiều người cho rằng bức tranh đá ở Hoa Sơn đã được tạo ra vào giữa thời Chiến Quốc (khoảng từ năm 403 - 221 TCN) và triều đại Đông Hán (26 – 220 SCN) bởi một nhóm người dân tộc có tên là Luo Yue.

 

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm trong thung lũng sông Tả Giang. Khu vực này nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ. Hoa Sơn trong ngôn ngữ của người dân tộc Choang là “Pay Laiz” có nghĩa là “một ngọn núi với những bức tranh đầy màu sắc”. Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở góc tây nam của dãy các ngọn núi đá vôi.

 

2_71250.jpg

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm trong thung lũng sông Tả Giang.

 

3_93817.jpg

Khu vực này nổi tiếng với phong cảnh đẹp như tranh vẽ.

 

4_101728.jpg

Hoa Sơn trong ngôn ngữ của người dân tộc Choang là “Pay Laiz” có nghĩa là “một ngọn núi với những bức tranh đầy màu sắc”.

 

5_168585.jpg

Các du khách đang ngắm bức tranh đá Hoa Sơn trên vách đá dọc theo sông Tả Giang ở huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía tây nam Trung Quốc vào ngày 21/8/2015.)

 

6_125511.jpg

Bức tranh đá Hoa Sơn nằm ở góc tây nam của dãy các ngọn núi đá vôi.

 

7_96265.jpg

Nhiều người cho rằng bức tranh đá ở Hoa Sơn đã được tạo ra vào giữa thời Chiến Quốc (khoảng từ năm 403 - 221 TCN) và triều đại Đông Hán (26 – 220 SCN).

 

Trên vách đá dốc phía tây núi Hoa Sơn, ở phía trên mặt nước, có hơn 1800 hoa văn nghệ thuật được sơn trên đá, bao phủ trên một diện tích hơn 4000 m2. Những bức tranh ở đây nằm cách mặt sông Tả Giang khoảng từ 20 đến 40m, có hình ảnh cao nhất nằm cách mặt nước khoảng 120m. Đây được xem là bức tranh đá nghệ thuật lớn nhất thế giới. Các hoa văn được vẽ trên đá tuân theo một quy tắc nhất định. Tất cả các hình ảnh đều được vẽ đơn sắc, sơn bằng màu nâu đỏ và được thể hiện trên không gian hai chiều vì không hề có cảm giác là những bức tranh này đi theo kiểu phối cảnh xa gần hay có độ sâu của trường ảnh.

 

8_154652.jpg

Trên vách đá dốc phía tây núi Hoa Sơn, ở phía trên mặt nước, có hơn 1800 hoa văn nghệ thuật được sơn trên đá, bao phủ trên một diện tích hơn 4000 m2.

 

9_307926.jpg

Các hoa văn được vẽ trên đá tuân theo một quy tắc nhất định. Tất cả các hình ảnh đều được vẽ đơn sắc, sơn bằng màu nâu đỏ và được thể hiện trên không gian hai chiều.

 

Trái ngược với nghệ thuật vẽ trên đá ở những vùng khác thuộc tây nam Trung Quốc, cũng như truyền thống nghệ thuật vẽ trên đá của Trung Quốc hay những nơi khác trên thế giới. Thường những hình ảnh như cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày như săn bắt, chăn thả, hái lượm và chiến đấu lại không được tìm thấy trong bức tranh đá ở Hoa Sơn. Chỉ có một vài hình ảnh thuộc mô típ này được vẽ ở đây, tuy nhiên phần lớn những hình người, động vật và một vài hình ảnh có vẻ như là đang miêu tả các công cụ như thanh kiếm, dao găm, trống và chuông.

 

10_160765.jpg

Phần lớn những hoa văn ở đây là hình người, động vật và một vài hình ảnh có vẻ như là đang miêu tả các công cụ như thanh kiếm, dao găm, trống và chuông.

 

11_147991.jpg

Cách vẽ ở núi Hoa sơn không giống với cách vẽ trên đá truyền thống của Trung Quốc hay những nơi khác trên thế giới.

 

12_160392.jpg

Thường những hình ảnh như cảnh sinh hoạt đời sống hàng ngày như săn bắt, chăn thả, hái lượm và chiến đấu lại không được tìm thấy trong bức tranh đá ở Hoa Sơn.

 

Khoảng hơn 80% các hoa văn là hình người đang được vẽ trong cùng một tư thế: cánh tay giơ lên từ phần khuỷu tay và chân bán ngồi xổm. Một hình người nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở phần trung tâm là một người có vẻ như đang đeo một thanh kiếm ở lưng hay nắm trong tay gì đấy, đứng trên một con vật giống như là một con chó. Bên cạnh người này có một đồ vật giống như hình dạng một chiếc trống đồng và đứng thành hàng xung quanh nhân vật này là những hình người khác nhưng lại không cầm vũ khí.

 

13_135843.jpg

Một hình vẽ dễ nhận thấy ở đây là hình một người có vẻ như đang đeo một thanh kiếm ở lưng hoặc nắm trong tay, đứng trên một con chó. Bên cạnh người này có một đồ vật có vẻ giống như một chiếc trống đồng và có những hình người khác không cầm vũ khí đứng thành hàng xung quanh .

 

Trong vài thập kỷ qua, nhiều học giả Trung Quốc đã cố gắng để giải mã ý nghĩa của những hoa văn nghệ thuật trên đá Hoa Sơn. Nhiều lời giải thích đã được đưa ra nhưng cho đến nay vẫn chưa có rút ra một kết luận cuối cùng nào.

 

14_133463.jpg

Bức tranh đá Hoa Sơn đang được UNESCO cân nhắc để đưa vào danh sách các di sản văn hóa thế giới năm 2016.

 

Vào tháng 10 năm nay các chuyên gia của thế giới sẽ đến Trung Quốc để kiểm tra những bức tranh đá Hoa Sơn và quyết đinh xem địa danh này có được ghi nhận vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2016 hay không.

 

Phương Phương - Theo bradshawfoundation.com, Tân Hoa Xã

 

Tôi ghi chú:

 

Hình người giơ tay chào mặt trời lên như một chữ Việt cổ trên đồ đồng Đông Sơn: biểu tượng đánh số 3.

2014-JUNE-11-TBS-H.03_%C4%90%E1%BB%93_%C

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng luận về buổi đầu dựng nước (tiếp theo)

DungHungViet

 

Truyền thuyết lập quốc của người Việt tự trong bản thân đã chứa nhiều mâu thuẫn :

 

Đế Minh cháu 3 đời của Viêm đế Thần nông là cha của đế Nghi và Lộc tục ,  … đế Minh truyền ngôi cho đế Nghi nhưng rồi …ngay kế sau lại viết  …đế Minh phong cho đế Nghi làm vua phương Bắc , Lộc Tục làm vua phương Nam ; đây là điều mâu thuẫn tự thân câu chuyện ; ngôi đế đứng đầu cả Thiên hạ , đế Nghi kế ngôi cha tức là vua cả Thiên hạ sao lại còn Lộc Tục làm vua phương Nam hoá ra  có tới 2 Thiên hạ sao ?.

 

Người Việt Nam tự cho mình là ở phương Nam của Hán quốc , sau 1 thời gian dài mấy trăm năm làm nô lệ đã hằn sâu ý tưởng vùng lên trong não bộ các sử gia Việt  ; ta không thua kém gì giặc phương Bắc , thủ lãnh Lộc Tục được vua cha yêu mến còn hơn cả đế Nghi nhưng  đã nhường cho anh …ở đây truyền thuyết đã sai nghiêm trọng khi tạo nên lầm tưởng … : đế Nghi phương Bắc là nước của người Hán  , Lộc Tục phương Nam là quốc gia của nòi giống Việt , vậy hóa ra …Việt và Hán là anh em ruột cùng cha sao ?, Điều này không thể có vì chính giới khoa học Trung quốc xác định họ thuộc  dòng giống Mongoloid tức chi phía Bắc (nay) của đại chủng Mongoloid còn người Việt và phần lớn người Hoa Nam thuộc vể chủng Mongoloid phương Nam ; 2 dân tộc thuộc về 2 chủng tộc khác nhau thì không thể là anh em cùng cha được .

 

Nếu không có chuyện …Lộc Tục làm vua phương Nam sao trong truyền thuyết lịch sử Việt lại có Nam bang – Nam triều với  Kinh Dương vương ?.

 

Truyền thuyết Trung hoa chép : đế Nghiêu là người đất Đào nhưng lại được phong vương ở đất Đường hay Thường , Vì thế được gọi là đế Đường Nghiêu cũng là đế Đào – Đường , đối chiếu với truyền thuyết Việt thì chính đế Nghi mới là Kinh Dương vương vua của Nam triều – Nam bang , Lộc Tục  là Lộc tộc (tộc nai) Lạc tộc (tộc nước)  tên 1 dòng tộc  không phải tên người vì thế tuyệt đối không  có chuyện đế Nghi làm vua phương Bắc , Lộc tục làm vua phương Nam  .

 

Chính vì sai lầm …Việt phương Nam , Hán phương Bắc mà  sinh ra khuynh hướng coi Lộc Tục – Kinh Dương vương là Hùng Dương – Thái Cao vua đầu tiên  của ‘nước ta’ trong phả hệ 18 đời Hùng vương .

 

Thượng thư quyển sử cổ nhất của Trung hoa không nói đến 1 đất Giao nào khác ngoài ‘Nam Giao’ tức vùng đất phía Nam Giao chỉ (cấu trúc văn phạm Việt …), theo suy luận thông thường …ắt phải có đất Giao chỉ trước rồi mới có vùng Nam Giao hay nói cách khác :  Nam Giao chỉ là vùng mở rộng  của Giao Chỉ ; chữ Nho : Quảng nghĩa  là mở rộng thêm ra , đất Giao chỉ mở rộng này thời Tôn Quyền chính là Quảng châu nay  là Quảng Đông – Quảng Tây  .

 

Vì chỉ độc nhất 1 đất Giao nên các ông Cao Giao , Giao Thường và Giao hóa không thể sinh trú và làm thủ lãnh của dân ở 1 nơi nào khác ngoài  Giao Chỉ bộ hay bộ (10 – 5) , nói khác đi : các ông chính  là  tiên nhân  nòi giống Việt .

 

Đế Nghiêu truyền ngôi cho con rể là Thuấn , đế Thuấn định đô ở Bồ bản , bồ bản là từ tiếng Việt , bồ bản không phải là tên riêng chỉ nghĩa là cái ‘bản lớn’ (bản = làng) đồng nghĩa với ‘làng cả’ và ‘đại ấp’ trong ngôn ngữ cổ xưa . Sử thuyết Hùng Việt cho đế Thuấn  là ông ‘Giao hóa’ thủ lãnh miền Nam Giao , Tên gọi ‘Giao hóa’ chỉ ra đấy là miền mới được nhập vào với miền ‘Giao chỉ – chỗ giữa’ khi mở rộng bờ cõi nước họ Hùng về phía Nam , cũng chính vì như thế nên đời Tôn Quyền nước Ngô chia tách Giao chỉ thành Giao châu và Quảng châu , giao là giữa và quảng nghĩa là mở rộng ra , tên gọi đất Quảng – mở rộng tồn tại cho đến tận ngày nay trong tên 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây . Chứng cớ cho việc sử thuyết hùng Việt xác định đất của đế Thuấn ở vùng Quảng Tây ngày nay là dòng tư liệu viết … đế Thuấn tuần du phương Nam (xưa) và chết ở Thương Ngô nay là miền Tây – Bắc Quảng Tây , 2 bà vợ là công chúa Nga Hoàng và Nữ Anh con đế Nghiêu đã trầm mình chết theo chồng ở sông Tương phía Nam Hồ Nam giáp Quảng Tây.

 

Thêm nữa ….khi đế Thuấn truyền ngôi cho Đại Vũ thì tộc Tam Miêu bất bình và nổi loạn khiến đế Thuấn và Đại Vũ phải đánh dẹp mãi không song , chỉ đến khi Đại Vũ ngừng vũ lực và mở mang văn đức  , dùng ánh sáng văn minh và đức độ cảm hóa lòng người thì chúa Tam Miêu mới về quy phục . Địa bàn từ rất xa xưa của tộc Miêu hay Hmong là vùng Qúy châu giáp ranh phía Bắc của Quảng Tây …. thử hỏi nếu đất của  Nghiêu – Thuấn ở Bắc Hoàng hà như sử Trung quốc viết thì làm gì có Tam Miêu ở đấy để mà bất mãn nổi loạn ?.

 

Việc mở rộng lãnh thổ nước họ Hùng Sơ khai theo chiều Bắc – Nam coi như hoàn tất dưới triều Đường Nghiêu và Ngu Thuấn  khi đất nước đã có đủ Tam lĩnh : Hồng lĩnh – Ngũ lĩnh và Nam lĩnh .

 

Cổ sử viết đế Thuấn truyền ngôi cho ông Cao Mật hay Cao Một tức vua Đại Vũ ý chỉ việc  bắt đầu thời đất nước mở rộng theo chiều Tây – Đông . Tích Đại Vũ trị thủy trong thực tế là nói đến  thời biển thoái hình thành đầm Vân Mộng ; theo phép phiên thiết   “vân mồng thiết vồng – giồng” , giồng tiếng Việt chỉ vùng đất trũng mới ngoi lên khỏi mặt nước đã có thể  ‘trồng’ trọt  hay ‘giồng’ được (như giồng ông Tố, giồng Trôm .v.v.) không phải vân và mồng là tên của 2 cái đầm bên Tàu . Sự việc hình thành đầm Vân Mộng miêu tả trong cổ thư  giúp xác định niên đại triều vua Đại Vũ là khoảng 2200 năm trước năm 0 là chính xác hoàn toàn phù hợp với biến cố địa lí tự nhiên  xảy ra trên đất Việt thời điểm ấy .

 

Truyền thuyết Việt chép : Kinh Dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân (nếu  trọn nghĩa có lẽ phải viết là Động đình hồ quân) . Tư liệu Trung hoa Viết : vua Đại Vũ lấy vợ là Đồ sơn thị . Sử thuyết Hùng Việt cho vua Đại Vũ chính là Kinh dương vương vua  Nam triều thứ III (sau đế Nghiêu và đế Thuấn) và Long nữ sau gọi là Long mẫu chính là  Đồ sơn thị  , cụm từ ‘Đồ sơn thị’ nghĩa là người đàn bà ở Đồ sơn (nay là Đồ sơn – Hải phòng) hoàn toàn trùng đúng với ý nghĩa mang trong tên gọi Long nữ con vua Động đình hồ  là vịnh Bắc Việt ngày nay  . Người Việt nhận mình là con của cha Rồng mẹ Tiên là nói ngược ;  Long mẫu nghĩa là mẹ Rồng như vậy phải nói là ‘mẹ Rồng cha Tiên’ mới đúng . Chữ Tiên ghép bởi chữ Nhân và chữ Sơn ;  sơn nhân là người núi cũng là người phương Nam vì theo Dịch học quẻ Cấn phương Nam là tượng của núi – non , có như thế mới đúng với cha là Kinh Dương vương vua của phương Nam .

 

Dân gian Quảng Tây còn truyền tụng truyện tích….Đại Vũ chết hóa thành con gấu , người vợ thấy thế sợ qúa chết theo và hóa thành hòn đá núi , câu truyện trên chỉ là ánh xạ của sự thực  Đại Vũ là 1 Hùng vương , Hùng là con gấu ,  vợ hóa hòn đá núi là cách ám chỉ tên gọi ‘Đồ sơn thị’ mà thôi .

 

Về chủng tính của Đại Vũ  nhà nghiên cứu Nguyễn thiếu Dũng có khám phá nhỏ nhưng lại là  bằng chứng vững chắc  không thể phủ nhận :

 

…Theo Ngô Việt Xuân Thu, Vua Vũ con của Cổn là hậu duệ của Đế Chuyên Húc. Cổn lấy con gái nhà Tân thị tên là Hi. Nhiều năm dài bà này vẫn chưa có con đến khi lên núi Chỉ ăn được hạt ‘ý dĩ’ mới hoài thai sinh Cao Mật tức vua Đại Vũ …

.
Ý dĩ là loại thực vật nhiệt đới , 1 loại thuốc cực qúy của người Việt chuyên dùng trị ‘lam sơn chướng khí’. Tương truyền …Mã Viện khi đem quân đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã chở đầy mấy xe hạt ý dĩ về Trung Quốc gây giống …phòng sau này người Hán lại …phải xuống phương Nam lần nữa …

Vì ăn hạt Ý Dĩ mà có thai Cao Mật ,  Ý Dĩ là loài cây chỉ có ở vùng nhiệt đới …như thế mẹ con ông Cao Mật chắc chắn là người vùng Nhiệt đới tức người Việt hay người Hoa Nam  thuộc loại hình nhân chủng Mongoloid phương Nam , nói rõ hơn thì … vua Đại Vũ là  người Bách Việt .

 

Thêm nữa …Đại Vũ hội chư hầu ở đất Cối kê ,  chết và được táng ở đấy ,  nhà Hạ trung hưng dành riêng đất này làm nơi thờ Đại Vũ . Cối kê nay thuộc Triết giang chính xác ra phải viết là ‘Cái Cơ’; Cái là mẹ là lớn nhất , Cơ là Cao cả tức vua chúa , Cái cơ nghĩa là vương tổ vì nhà Hạ nhận Đại vũ là vương tổ của triều đại  , Sử thuyết Hùng Việt cho Cao Mật – Đại Vũ là Hùng Việt vương – Tuấn lang đạo hiệu là Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương , ‘Cái cơ’  chính là ‘đại vương’ trong đạo hiệu , đất dành riêng thờ Đại Vũ gọi là đất Việt sau là lãnh thổ nước Việt của Việt vương Câu Tiễn .

 

Vũ là kí âm của ‘Vua’ tiếng Việt , Vua là từ cao trọng cực cấp chỉ dùng gọi vì vương có công khai sáng  quốc gia hay triều đại . Cổ sử Thiên hạ chỉ có 2 ‘VŨ’ .

 

*Thời bản lề chuyển từ liên minh thị tộc thành quốc gia sơ khai có Hùng Vũ , Hùng Vũ tên chữ nghĩa chính là Vua Hùng của dân gian .

 

*Thời bản lề thứ 2 trong lịch sử dân Việt là thời chuyển từ quốc gia sơ khai thành 1 vương quốc có Đại Vũ nghĩa là vua lớn .

Có học gỉa nhận định rất xác đáng coi Đại Vũ là ông tổ của tộc người vùng  ven biển Hoa Nam  , với thông tin đã nêu trong bài ;  Sử thuyết Hùng Việt nhìn nhận rộng hơn : tất cả các thủ lãnh Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng  thời  sơ khai  như : ông Cao Giao – Bá Ích , Giao Thường – đế Đường nghiêu , Giao Hóa – đế Ngu Thuấn và Cao Mật – Đại Vũ đều là người Bách Việt .

 

Tóm lại : Cổ sử Trung hoa thực ra là cổ sử Việt , Hán tộc thuộc chủng Mongoloid đã cướp nước cướp luôn cả lịch sử và văn minh của người họ Hùng tức Việt tộc chủng Mongoloid phương Nam . Thật đáng buồn cho những người Trung hoa đã Hán hóa ; về mặt chủng tộc rõ ràng mang dòng máu Mongoloid phương Nam của người Bách Việt nhưng lại tự  nhận mình là người Hán Mongoloid  gốc gác ở Bắc Hoàng hà như giới nghiên cứu Trung quốc đang nhìn nhận . Đúng là cảnh …‘mồ cha không khóc , khóc đống mối’ …

 

 

Tôi ghi chú:

 

Những mắt xích quan trọng và cần thiết phải nhận biết để giải quyết được mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam Dương Tử và Việt Bắc Dương Tử như dưới đây:

 

- Không có dân tộc Hán trong sự phân biệt với dân tộc Việt, khái niệm này từ cái tên nước Hán do Lưu Bang lập mà ra và nếu chi tiết thì đất gốc cùa Lưu Bang thuộc đất Sở thời Chiến Quốc.

 

- Chính sử và dã sử... chỉ nhận biết được vùng Nam Ngũ Lĩnh thuộc Bách Việt, còn 3 tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam và Giang Tây thuộc Nam Dương Tử thì không rõ ràng.

 

- Huyền thuyền Việt có nói về vùng Hồ Nam, hồ Động Đình cũng là đất Việt. Sau này, đã được Hai Bà Trưng thu phục lại rồi lại mất. Vùng Chiết Giang với lịch sử Hạ Vũ vẫn được xem như người Việt, cho đến tận Việt Vương Câu Tiễn. Bản đồ xưa quy ước theo Hà đồ, Nam trên Bắc dưới.

 

- Vấn đề rắc rối nhất là chi tiết mối quan hệ về mặt thời gian giữa Tam Hoàng Ngũ Đế và thời Nghiêu - Thuấn - Vũ là như thế nào! -> Để giải quyết được thì phải nhận ra chi tiết quan trọng trong dã sử Việt thời Đế Minh & Đế Nghi - Kinh Dương Vương, trong đó Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2897 TCN, cách thời Nghiêu Thuấn Vũ trên 500 năm.

 

- Do vậy, Nghiêu Thuấn Vũ không phải là Tam Hoàng trong Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Quốc. Vậy thì, Ngũ Đế của Trung Quốc sẽ là ai và lịch sử truyền ngôi cho đến vua Nghiêu là khoảng 500 năm sau?.

 

- Và cũng từ Đế Nghi sẽ ngay lập tức biết rằng Ngũ Đế của Trung Quốc, phân tích theo chính sử và dã sử sẽ là: Đế Nghi (từ sử Việt) - Đế Lai (từ sử Việt) - Đế Xuyên Húc (còn gọi là Đế Chuyên Húc, từ sử Trung Quốc) - Đế Cốc (còn gọi là Đế Khốc, từ sử Trung Quốc) - Đế Chí (từ sử Trung Quốc). Từ Đế Chí truyền ngôi khoảng gần 500 năm liên tục mới tới vua Nghiêu. Đây chính là mắt xích lịch sử vĩ đại nhất mà nếu không rõ thì sẽ không bao giờ có thể giải ra được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người cổ triệu năm ở Tây nguyên?

 

Sáng 11.4, tại Hà Nội, trong cuộc họp báo công bố phát hiện khảo cổ học ở An Khê (Gia Lai), TS Anatony Derevianko nâng chiếc rìu đá, đưa lên miệng hôn và nói: “Xin cảm ơn tất cả. Nếu có thể khóc được, tôi muốn khóc”.

 

nguoico_PZBW.jpg?w=665&encoder=wic&subsa

 

Anatony Derevianko, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Nga, nhà nghiên cứu một đời gắn bó với khảo cổ học thời đại đồ đá, đã đi khắp thế giới để vẽ bản đồ khảo cổ học thời đại này. Trước khi đến VN, ông đã tìm thấy dấu vết người tối cổ ở mọi khu vực, trừ Đông Nam Á. “Chính vì thế, việc cùng với các đồng nghiệp VN tìm thấy hiện vật đồ đá cũ ở An Khê đã điền nốt chỗ trống trên bản đồ này”, PGS-TS Nguyễn Giang Hải giải thích về nụ hôn của TS Anatony Derevianko.

 

Bổ sung bản đồ nguồn gốc loài người

 

Phát hiện khảo cổ học ở An Khê đang được đánh giá là một sự kiện khảo cổ học lớn. Khai quật từ 2015 - 2016, trên tổng diện tích chưa đầy 200 m2, các nhà khảo cổ tham gia cho biết nhìn chung tầng văn hóa ở đây khá nguyên vẹn. Nhiều công cụ đá, thiên thạch từ vũ trụ rơi xuống đã được tìm thấy. “Đáng chú ý là các công cụ ghè hai mặt và rìu tay được gia công với trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao”, PGS-TS Nguyễn Gia Đối, Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học, cho biết. Cũng theo ông Đối, thậm chí, qua thảo luận, các nhà khảo cổ học Nga - Việt tham gia khai quật còn đưa ra thuật ngữ “kỹ nghệ An Khê” để nói về trình độ, cách thức tạo tác này.

 

Di sản của loài người

 

Với ý nghĩa quan trọng của An Khê, PGS-TS Nguyễn Giang Hải nói: “Những người làm công tác khảo cổ học chúng tôi xin kiến nghị Hội đồng di sản quốc gia, Bộ VH-TT-DL xem xét, đặc cách công nhận cụm di tích Sơ kỳ thời đại đá cũ ở An Khê, Gia Lai là Di tích cấp quốc gia đặc biệt. Các di tích này cần được bảo vệ bằng mọi giá. Đây là di sản của loài người. Nó không chỉ đơn thuần là di sản của một quốc gia”.

 

PGS-TS Nguyễn Khắc Sử, nghiên cứu viên cao cấp Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, cho biết qua nghiên cứu sơ bộ, các nhà khảo cổ đã xác định được những công cụ đồ đá do con người làm ra. “Điều đó cũng khẳng định rằng VN là một trong những vùng đất quê hương của loài người”, ông Sử nói. Còn ông Đối cho rằng phát hiện này quan trọng vì phản bác được quan điểm đối lập phương Đông - phương Tây. Theo quan điểm đối lập này, phương Tây sớm xuất hiện rìu tay, thể hiện cho tiến bộ năng động. Còn phương Đông bảo thủ chỉ sử dụng các công cụ ghè đẽo thô sơ dạng chopper. “Những công cụ ghè đẽo hai mặt ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm sai trái này, mà còn bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện loài người trên thế giới”, ông Đối nói.
“Đã hơn nửa thế kỷ từ khi một học giả Xô Viết, GS Borikopski, tìm được những công cụ đá cũ ở núi Đọ, thuộc tỉnh Thanh Hóa, khảo cổ học VN mới có được niềm hạnh phúc khi phát hiện được một địa điểm khảo cổ học thuộc Sơ kỳ đồ đá cũ với tầng văn hóa nguyên vẹn. Nó là cơ sở khoa học để tin tưởng rằng gần một triệu năm trước, loài người đã có mặt ở khu vực Đông Nam Á, trên lãnh thổ VN ngày nay”, PGS-TS Giang Hải nói.

 

Mở rộng nghiên cứu

 

PGS-TS Ngô Thế Phong, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Hà Nội, nhớ lại cách đây hai năm, ông đã được nhìn thấy chiếc rìu tay tại điểm khai quật này. Cảm giác xúc động khi ấy còn tới tận bây giờ. “Nếu người làm khảo cổ lâu năm thì nhìn thấy phát hiện đá cũ như thế đều mừng lắm. Vì di tích đá mới dày hơn nhiều chứ không hiếm như đá cũ. Đã thế, hiện vật đá lại còn được tìm trong địa tầng”, ông nói.

 

Tuy nhiên, theo ông Phong, để nghiên cứu toàn diện, ngoài bối cảnh địa tầng còn có dấu tích cổ nhân và cổ sinh. “Hiện ở đây chưa tìm thấy cổ nhân và cổ sinh. Chẳng hạn, một di tích khác tại Indonesia thì lại chỉ phát hiện được cổ nhân mà chưa phát hiện được công cụ. Tuy nhiên hiện chúng ta mới ở giai đoạn thám sát, phạm vi chưa nhiều. Vì thế, hy vọng sau này sẽ tìm thấy dấu cả cổ nhân và cổ sinh nữa”, ông Phong nói.

 

Bên cạnh đề nghị nghiên cứu mở rộng của ông Phong, còn có nhiều đề nghị nghiên cứu sâu và bổ trợ thêm về địa tầng. TS Nguyễn Việt, Trung tâm nghiên cứu tiền sử, cho rằng việc nghiên cứu địa tầng rất quan trọng. Nó sẽ giúp khẳng định chắc chắn đây có phải là các hiện vật của thời đá cũ hay không.

 

Theo PGS-TS Nguyễn Khắc Sử, việc nghiên cứu ở An Khê hiện mới chỉ bắt đầu. Ông cũng muốn đặt những nghiên cứu này trong liên kết nghiên cứu nguồn gốc loài người ở các vùng khác trên thế giới.

 

Trinh Nguyễn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện khảo cổ An Khê: niềm tự hào Đông Nam Á

 

TTO - “Những phát hiện khảo cổ học tại An Khê (tỉnh Gia Lai) thật sự đem lại niềm vui lớn cho giới khảo cổ học VN. Những phát hiện này có ý nghĩa bản lề trong việc nhận thức sự tồn tại của một thời đại đồ đá cũ ở Đông Nam Á.

 

f689a7a3.jpg

Những hiện vật tìm thấy tại khu di tích An Khê được trưng bày ở buổi họp báo - Ảnh: V.V.Tuân

 

Việc phát hiện khảo cổ học tại An Khê không chỉ có ý nghĩa trong một quốc gia nữa, mà đó là niềm tự hào của cả khu vực Đông Nam Á. Việc phát hiện một nhóm các di tích sơ kỳ đồ đá cũ có một tầng văn hóa ổn định là cơ sở để chúng tôi tin rằng gần 1 triệu năm về trước, loài người có mặt ở khu vực Đông Nam Á, trên lãnh thổ VN ngày nay” - những lời xúc động của PGS.TS Nguyễn Giang Hải, viện trưởng Viện Khảo cổ học, như nói thay cảm xúc của nhiều nhà khoa học tham dự buổi họp báo thông báo kết quả ban đầu về phát hiện di tích khảo cổ học sơ kỳ thời đại đồ đá cũ ở VN, do Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức ngày 11-4 tại Hà Nội.

 

Ông cũng nói thêm Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN sẽ kiến nghị Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Bộ VH-TT&DL xem xét kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đặc cách công nhận nhóm di tích sơ kỳ đồ đá cũ ở An Khê là di tích quốc gia đặc biệt.

 

“Các di tích ở An Khê cần phải được bảo vệ bằng mọi giá vì đây là di sản của loài người, chứ không chỉ đơn thuần là di sản của một quốc gia” - ông Hải khẳng định.

 

TS Nguyễn Gia Đối - phó viện trưởng Viện Khảo cổ học - sau khi nêu những phát hiện khảo cổ học tại di tích An Khê (Tuổi Trẻ ngày 2-4) nhấn mạnh:

 

“Các phát hiện di tích sơ kỳ đồ đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ VN.

 

Phát hiện này bổ sung vào bản đồ thế giới sự xuất hiện và tiến hóa của loài người, trong đó có VN. Phát hiện này cũng bác bỏ một số quan niệm của một số học giả phương Tây trước đây cho rằng chỉ có phương Tây mới có rìu tay, còn phương Đông thì rìu đá thô (chopper).

 

Những phát hiện khảo cổ học ở An Khê, VN góp phần minh chứng rằng không có sự đối lập một cách tuyệt đối trong văn hóa kỹ nghệ đá giữa phương Tây và phương Đông”.

 

Ông cũng cho biết trong năm nay hoặc đầu năm sau, Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN dự định tổ chức hội nghị quốc tế về các di tích khảo cổ học An Khê, với sự tham dự của các chuyên gia nghiên cứu về thời đồ đá cũ hàng đầu thế giới.

 

V.V.TUÂN

 

Tuyệt vời lắm!

 

Chúng ta biết rằng: chữ "Việt" cổ là hình tượng người cầm chiếc "rìu, búa" là duy nhất trên thế giới. Đồng thời, đây cũng là chữ "Việt" xưa nhất trong các chữ "Việt" đa nghĩa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có đúng là người Việt cổ?

Hà Văn Thùy
                                                                   

Với nhan đề “Người Việt cổ cách nay 80 vạn năm ở Gia Lai”, báo Dân Trí đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi. Đọc bài báo, chúng tôi rất mừng với thành công của các nhà khảo cổ Nga-Việt về phát hiện khảo cổ này.

 

Tuy nhiên, theo chúng tôi, phát hiện này là bình thường, không có gì gọi là “chấn động” vì nó thực sự không phải là đóng góp mới cho khảo cổ học thế giới. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, khoảng 2 triệu năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus xuất hiện ở châu Phi. Họ đã có mặt ở Indonesia (người Java) 1,9 triệu năm trước, ở Trung Quốc 1,7 triệu năm trước (người Nguyên Mưu) và tại Chu Khẩu Điếm 600.000 năm trước (người Vượn Bắc Kinh). Tại Việt Nam, đã phát hiện răng hóa thạch và công cụ thuộc Trung kỳ Đồ Đá Cũ của người Đứng thẳng Homo erectus tại Núi Đọ với tuổi 300.000 năm cách nay. Khảo cổ học cũng xác nhận, khoảng 250.000 năm trước, người Homo erectus hoàn toàn biến mất khỏi châu Á.

 

Phát hiện An Khê có ý nghĩa tô đậm thêm tấm bản đồ phân bố của người H. erectus ở châu Á. Nó cũng chứng minh dự đoán từ lâu của giới khảo cổ: trên đất Đông Dương cũng như Đông Nam Á có nhiều khả năng tìm được thêm vết tích người H. erectus vì nằm trên cầu nối từ hải đảo Đông Nam Á tới Trung Quốc. Từ khám phá An Khê, ta có thể hy vọng tìm được những di chỉ khác của H. erectus tại Tây Nguyên.

 

Tuy vậy có điều chúng tôi phân vân: gọi chủ nhân của di chỉ An Khê là người Việt cổ  liệu có thỏa đáng? Theo định nghĩa nhân chủng học, người Việt cổ chỉ có thể cùng loài Homo sapiens với chúng ta hiện nay. Trong khi đó, di truyền học học xác nhận, H. sapiens chỉ xuất hiện tại châu Phi khoảng 200.000 năm trước và di cư sang Việt Nam khoảng 70.000 năm cách nay. Mặt khác, do người Việt trải qua hai giai đoạn phát triển: giai đoạn đầu, thuộc loại hình Australoid tồn tại suốt thời Đồ Đá (khoảng 70.000 tới 45000 TCN), được nhân chủng học gọi là người Việt cổ. Giai đoạn sau (khoảng 4500 TCN tới nay) thuộc chủng Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại [1]. Chủ nhân di chỉ An Khê do khác loài nên không thể gọi là người Việt!

 

Do vậy, một cách khoa học, chỉ có thể gọi họ là người cổ An Khê hay người Đứng thẳng An Khê.
                                                                                                                          
Hà Văn Thùy

 

1. Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN. H, 1983.

 

 

Tôi ghi chú:

 

Nên có nhận thức khác, giả sử An Khê thuộc vùng đất Văn Lang cổ vậy định nghĩa người Việt cổ phải chăng có mâu thuẫn???

 

Người "siêu cổ" châu Phi được cho là cổ nhất, cội nguồn nhân loại thực ra các nhà nghiên cứu chỉ khám phá có vài mảnh xương đầu -> Do vậy, cũng phải nên nghi ngờ về điều này tức cũng chỉ là một loại vượn chưa tiến hóa chẳng hạn.

 

Chúng ta có thể đặt vấn đề, nơi "tiến hóa" nhất tức có "rìu đá" sớm nhất thì cũng có khả năng là nơi "những con người đầu tiên trên địa cầu" xuất hiện. Cách đặt vấn đề này dựa trên sự tiến hóa có thể nhận biết thông qua công cụ lao động hoặc biết dùng lửa, còn các vấn đề khác rất khó xác định trình tự tiến hóa về mặt thời gian nào có sự dịch chuyển từ loài "linh trưởng" lên "người".

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

 

Kính Thưa Quý Vị,

 

Hôm nay chúng ta hội nhau để Giỗ Tổ Hùng Vương, một lễ trọng đại hơn hết của Việt Nam vì bao hàm không những TỔ QUỐC mà luôn cả TỔ NGƯỜI. Càng trọng thể hơn nữa vì đây là một lễ đặc trưng của Việt Nam không một nơi nào khác trên thế giới có cả, các nơi chỉ có ngày Quốc Khánh hầu hết là để kỷ niệm một biến cố lịch sử nào đó như phá ngục Bastille của Pháp, hay ngày 4th July của Mỹ, cũng chỉ là ăn mừng Độc Lập chứ không phải là giỗ tổ theo hai nghĩa trên nói lên sự độc lập cả hàng dọc đối với đất trời, cũng như hàng ngang đối với các bạo lực chuyên chế. Chính vì nét đặc trưng đó, nên chúng tôi xin nói ít lời về hai ý nghĩa trên. Vậy trước hết là Giỗ TỔ NGƯỜI.

 

Ngày Giỗ Tổ của Việt Nam có thể gọi được là ngày Sinh Nhật của Con NGƯỜI mà Hùng Vương là một điển hình, một mẫu mực cổ sơ tức một mô thức phổ biến của con người Đại Ngã Tâm Linh được Việt Nho quan niệm như là ‘nơi quy tụ Đức của Trời cùng Đất’ (nhân giả kỳ thiên địa chi đức), nghĩa là một vật Lưỡng Thê sống cả hai chiều kích: cả Tâm lẫn Vật. Chính vì thế mà Hùng Vương sinh ra từ mẹ Tiên và cha Rồng tức là đức Trời Đất đã hàm ngụ ngay từ trong thân mẫu. Đến ngày sinh thì được an định vào mồng 10 tháng 3 cùng một ý đất trời lưỡng hợp vì mồng mười là thập thiên can chỉ đức Trời, còn tháng ba là cung dần, chỉ đức Đất. Tại sao lại lấy cung Dần? Thưa Dần là con vật mạnh nhất trong thập nhị địa chi, nên có tên là HÙNG cùng loại Dần đều hàm ngụ sức mạnh vô biên vì bao quát được cả đức Trời lẫn Đất, nhờ đó mà vượt được hai đợt xiềng xích thường trói buộc tâm trạng con người được chỉ thị bằng Cưỡng Hành và Lợi Hành để vươn tới đợt AN HÀNH thuộc Tâm Linh, tức vượt đến giai đoạn mà con người không còn làm vì sợ trời đánh thánh vật, hay vì trục lợi cầu danh mà thấy đáng làm thì làm, đó là đợt ĐỘC LẬP Tâm Linh. Cần nhìn bao trùm sử trình tiến hóa nhân loại mới nhận ra được rằng phải Hùng Tráng biết bao mới vươn lên đến đợt Tâm Linh nọ. Vì thế nói đựơc Hùng Vương là một mẫu mực người tròn đầy viên mãn cũng như cân đối một cách siêu việt mà cho tới nay chưa thấy đâu sản xuất ra nổi, dù mới chỉ trên đợt lý thuyết. Những siêu nhân của Nietzsche, siêu hồn của Emerson hay cả quan niệm coi người là thượng đế vong thân của Hegel cũng đều thiên lệch, chưa sao đạt độ cân bằng siêu tuyệt như Hùng Vương.

 

Trở lên là nói về quan niệm tiên thiên. Bây giờ hãy xét đến hậu thiên tức là kiểm chứng xuyên qua tác hành. Ở đây ta cũng thấy Hùng Vương luôn luôn đặt quan trọng trên sự Hòa Hợp Đất Trời như tích trầu cau nơi ba yếu tố là lá, đá, cây chỉ trời, đất, người hòa hợp làm nên một chất mới là màu đỏ tươi thắm. Rõ hơn nữa là truyện Bánh Dày Bánh Chưng.

 

Bánh dàyTròn chỉ TRỜI.

Bánh chưng Vuông chỉ ĐẤT.

 

Hai đàng chồng lên nhau chỉ một Giao Hòa siêu tuyệt đến nỗi dẫu một bên là tròn, một bên là vuông, mà hai bên vẫn hòa hợp với nhau được. Triết học chưa sao quan niệm nổi được một cái vòng vuông, mà đây đã có rồi, hơn thế nữa còn được coi như điều kiện tiên quyết để xứng đáng nắm quyền cai trị. Hùng Vương chỉ truyền ngôi cho công tử Lang Liêu tác giả cặp bánh cân đối nọ.

 

Điều ấy dẫn đến điểm thứ hai là Giỗ TỔ QUỐC.

 

Xin hỏi đó là Quốc nào? thưa là VĂN LANG Quốc. Chữ ‘Lang’ vừa có nghĩa là ‘nước’ vừa có nghĩa là ‘người’. Vậy ‘Văn’ là gì? Theo nguyên nghĩa VĂN chỉ sự ‘GIAO THOA của TRỜI và ĐẤT’ như được biểu thị bằng cách vẽ trên mình hình rồng chỉ đất, mang mũ áo lông chim chỉ trời.

 

Rõ ràng người sao chiêm bao vậy, nghĩa là người được quan niệm bao hàm đức trời đức đất thì thành tích là nước Văn Lang cũng bao hàm nét trời nét đất y hệt. Đó là nói bằng tiêu biểu, khi áp dụng vào cụ thể thì là một nước VĂN Trị hay nói rộng ra là LỄ Trị và NGHĨA Giao, tức các mối giao liên của con người đặt trên Tình Người mà không đặt trên sức mạnh vật chất. Khi đặt trên sức mạnh vật chất thì không phải Văn lang mà là ‘sài lang quốc’. Muốn lập được nước VĂN Trị thì phải là con người Đại Ngã cân đối gồm cả đức Trời đức Đất, bao lâu chưa đạt độ cân đối nọ thì chỉ có thể lập ra những nước thiên lệch với một DUY nào đó: duy tâm hay duy vật, nhưng duy nào thì cuối cùng sẽ dẫn đến sài lang quốc “homo homini lupus”, Man is a wolf to his fellowmen.

 

Không may đó là tình trạng của nhân loại mà chúng ta có thể nói đại cương là đều xây trên bạo lực, bóc lột, tham tàn. Muốn nói gọn thì đó là tinh thần Du Mục, mà người đại biểu nổi bật là Gengis Khan sinh ra từ sói đực và dê cái có tên là Thợ Rèn Sắt (Temoudjin) (1) Đây chính là điển hình của các nhà thống trị chuyên chế cũng như các vua thần, các đảng trưởng độc đảng từ Neron, Tần Thuỷ Hoàng cho đến Hitler, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh đều là những kẻ lòng lang dạ sói đã giết hại cũng như nô lệ hóa không biết cơ man nào là người. Trong các xã hội bị cai trị theo lối nham hiểm tham tàn đó tất nhiên Không có Tình Người mà chỉ có một mối liên hệ duy nhất thuộc võ lực là Chủ Nô làm thành giai cấp luôn luôn tranh đấu lừa gạt tuy tên gọi có đổi thay nhưng tựu trung đó là liên hệ giữa kẻ có người không, giữa kẻ thống trị với người bị thống trị, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột đến tận cùng.

 

Ngược lại với Du Mục là Tinh Thần NÔNG NGHIỆP Chân Chính thì dựng nên nước xứng đáng làm nơi ở cho những con người có VĂN trong đó có chế độ Bình Sản khác xa tư bản với cộng sản: theo Bình Sản thì ai ai cũng được tham gia vào tài sản quốc gia. Do vậy mối giao liên giữa người với người được xây trên Nhân Nghĩa, nên thay vì mối liên hệ duy nhất chủ nô của võ trị thì ở đây có tới Năm Mối, đó là vợ chồng, cha con, vua tôi, anh em, bè bạn.

 

Đã vậy, yếu tố VĂN được đề cao vượt bậc bên trên yếu tố Võ, nên nảy sinh một thứ tôn ti không đâu có cả đó là: Sĩ, Nông, Công, Thương. ‘Sĩ’ đại diện cho VĂN cho Trời Đất đặt trước ‘Nông’ đại diện cho đất, cả hai xoắn xuýt với nhau trong mối tình tương thân tương trợ quý trọng những giá trị Tinh Thần, sống theo Nhân Nghĩa, sống theo Tình Người. Đây là Tâm Linh Sử Quan.

 

Ngược lại theo Du Mục là ‘duy vật sử quan’, thì ‘hạ tầng kinh tế chỉ huy thượng tầng văn hóa’. Mà hạ tầng đặc chú vào Công, Thương, nhất là Thương nơi chứa đầy sự gian dối lừa bịp, chữ Nông không được để ý. Đến nỗi ngay Ấn Độ có tiếng là quê hương của tôn giáo thế mà Nông (nằm trong đẳng cấp Thủ Đà: Sudra) cũng bị đặt bên dưới Thương Gia (Vaysesia), trên nữa là Binh Gia, cao nhất là Tăng Lữ. Đó chính là một thứ liên hệ Chủ Nô đề cao Võ Trị cũng như Âu Tây xưa nên cuối cùng nước cũng chia thành đẳng cấp (caste) còn tệ hơn giai cấp (class) một độ.

 

Tóm lại, nhìn chung nhân loại ta có thể nói tất cả mọi nơi đều theo tinh thần Du Mục võ trị. Ngoại trừ bên Đông Nam Á thì trước hết có nước của Hùng Vương là theo VĂN TRỊ, nơi Kẻ Sĩ không những được kể tới mà còn được đứng đầu, nên mới có những hậu quả quý trọng như Ngũ Luân với Bình Sản, nhờ đó mặc dù tài nguyên thiếu thốn, khoa học chưa phát triển mà dân nước đã nhiều lần được hường an vui, thái bình, hạnh phúc.

 

Sau VĂN LANG của Hùng Vương thì có Hoa tộc thiết lập được Trung Quốc có thể gọi là Văn Lang quốc hạng nhì. Sở dĩ thiết lập được Văn Lang vì Tàu cũng phát xuất từ một gốc chung văn hóa như Bách Việt; nhưng chỉ đáng hạng nhì là bởi nằm tiếp cận với Du Mục bắc phương. Phân nửa dòng lịch sử Tàu nằm trong tay Du Mục từ Thái Bạt, Hiểm Doãn, tới Kim, Mông, Mãn….. thành ra nhiều yếu tố Du Mục đã ngấm vào đến quá nửa, khiến Nguyên Nho đốc ra Hán Nho.

 

Với Nho thì Tàu chưa đến nỗi rơi vào giai cấp với liên hệ chủ nô; vẫn giữ được ngũ luân. Nhưng với Hán thì thứ tự ngũ luân biến đổi. Thay vì vợ chồng, cha con, vua tôi của Việt thì Hán lại đặt: quân thần, phụ tử, phu phụ. Đặt quân thần lên trên là đã ghé sang du mục võ trị vốn đề cao tân mây xanh tù trưởng, vua chúa, đảng trưởng. Cũng như đề cao đàn ông đại diện sức mạnh, còn đàn bà đại diện tâm tình thì bị hạ sâu. Vì thế luân ‘vợ chồng’ của Việt đến Hán nho trở thành ‘phu phụ’ theo đó chồng không những trên vợ mà vợ còn trở thành ‘phụ’ theo nghĩa ‘tùy phụ’, ‘phụ tùng’. Vì thế sau này, khi Việt Nam đã nhiễm Hán Nho cũng vẫn thấy ngượng khi dùng chữ phụ, nên thường thay ‘phu phụ’ bằng ‘phu thê’. Chữ ‘thê’ giống với chữ ‘tề’ có nghĩa ngang hàng (‘thê giả tề dã’). Một bên’ lệnh ông’, bên kia ‘cồng bà’ ngang nhau. Đó chỉ là một thí dụ nói lên Tinh Thần VĂN TRỊ của con người VĂN LANG Thong Dong, Tự Cường, Tự Lực.

 

Trước tình thế nghiêm trọng như thế chúng tôi dám nói lớn lên rằng phương thức nào bất cứ mà muốn hữu hiệu cũng phải kể đến Mẫu NGƯỜI cũng như Mẫu NƯỚC của VĂN LANG Quốc. Bằng tên này hay tên khác phương thức đó phải có một Tinh Thần TÂM LINH đích thực mới có thể bảo vệ được cuộc sống đáng sống, một cuộc sống mà con người vẫn còn là người, vẫn còn được quyền làm NGƯỜI Tự Cường, Tự Lực.

 

Đó là đại cương ý nghĩa ngày GIỖ TỔ; Tổ NGƯỜI cũng như Tổ QUỐC, nên cũng gọi được là ngày Sinh Nhật NGƯỜI và ngày Lập QUỐC xứng đáng cho Con Người.

 

Vì thế ngày GIỖ TỔ phải mãi mãi là một ngày lễ trọng đại nhất của người Việt bất cứ sống nơi nào, cũng cần tổ chức để tỏ lòng tri ân sâu xa Tiên Tổ đã gây dựng cho mình một Mẫu NGƯỜI một Mẫu NƯỚC quý báu như vậy. Hơn thế nữa mai sau phải mở rộng ngày Giỗ Tổ thành tuần lễ Giỗ Tổ, để sự Giỗ được biểu lộ ý nghĩa viên mãn hơn, tức không chỉ để tỏ lòng tri ân Tổ Tiên suông, không chỉ tưởng niệm một lúc mà cần nhất phải cố gắng làm PHỤC HOẠT lại Tinh Thần VĂN LANG Quốc bằng cách học hỏi và hiện thực để làm sáng tỏ Tinh Thần đó ra không những để mình mãi mãi xứng đáng là con Hồng cháu Lạc, mà hơn thế nữa để có thể đóng góp vào công cuộc khẩn trương hơn hết cho nhân lọai hiện nay là góp phần đắc lực vào việc cứu con người thoát khỏi một chế độ nô lệ toàn triệt và khốc liệt hơn bao giờ hết đang rình rập. Làm thế nào để ngày GIỔ TỔ có thể trở nên Ngày Thức Tỉnh Lương Tâm Nhân Loại, một ngày biểu dương cho thế giới thấy được một Mẫu NGƯỜI, một Mẫu NƯỚC xứng cho Con Người TÂM LINH bất kỳ ở đâu và bao giờ.

 

Kim Định

 

(Trích ‘Kinh Hùng Khải Triết’)

CHÚ THÍCH

(1) ‘L’Art Des Steppes’, Karl Jettmar. Paris, A.Michel. 1964. p.244.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hư Vô: Một tên gọi khác của Thượng Đế?
Nguyễn Hoài Vân

 

Phần lớn những người Tây phương bắt đầu tiếp cận một cách phiến diện với Phật Giáo đều ngạc nhiên trước sự kiện mục tiêu tối thượng của dòng tâm linh này không phải là Thượng Đế mà là ... « Niết Bàn tịch diệt », được họ hiểu là ... Hư Vô !

 

Nhận xét này làm tôi liên tưởng đến một câu chuyện khôi hài khá phổ biến:

 

Một linh mục Công Giáo, một mục sư Tin lành và một thày giảng Do Thái lần đầu tiên đến Nữu Ước. Rời phi trường, họ lấy cùng một chiếc taxi. Vị linh mục bảo :

- Thành phố này quả là vĩ đại ! Nhìn những công trình kiến trúc, những cao ốc chọc trời, những đường xa lộ tầng này chồng lên tầng khác v.v... , tôi thật có cảm tưởng mình quá nhỏ nhoi ...

 

Ông mục sư đồng ý :

- Vâng. Trước những gì con người có thể thực hiện, tôi cũng tự thấy mình vô cùng kém cỏi.

 

Thày giảng Do Thái thêm :

- Đúng thế. Chúng ta thật vô nghĩa trước những thành quả không thể tưởng tượng được của trí tuệ ...

 

Bất thần người tài xế Taxi xen vào câu chuyện :

- Này, các ông đều là những người có kiến thức cao rộng, mỗi lời nói của quý ông đều được bao nhiêu người kính trọng nghe theo, thế mà quý ông tự cho mình là nhỏ nhoi, vô nghĩa. Vậy thì một tên thất học như tôi chắc phải là ... hư vô ?

 

Cả ba vị giáo sĩ đều mạnh mẽ phản đối :

- Ơ hay ! Anh là cái thớ gì mà lại dám tự cao tự đại đến thế ?

 

 

Quan điểm của Thần Học :

 

Câu hỏi nền tảng là : có phải Hiện Hữu đến từ Hư Vô ? Thật ra, con đường đi từ hiện hữu đến hư vô khá dài. Người ta khởi đầu bằng quan niệm sự hiện hữu nào cũng phải đến từ một cái gì đó, tức từ một hiện hữu khác. Sự hiện hữu ấy cũng đến từ một cái gì khác, cái ấy lại đến từ một cái khác nữa ... Cứ thế, người ta lần mò lên đến nguyên thủy của mọi sự vật. Trước nó, không có gì cả, tức là Hư Vô. Hư Vô, như vậy, là Mẹ của Vạn Vật.

 

Quan điểm này buộc phải thông qua khái niệm Sáng Tạo. Tuy nhiên, cái gì ở trong Hư Vô đã sáng tạo ra sự vật ? Người ta gọi đó là Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa ở trong Hư Vô, thì Hư Vô có còn là Hư Vô được nữa hay không ? Vì khi ấy Hư Vô có một đặc tính. Nó trở thành « cái chứa đựng Thiên Chúa", nên không còn là Hư Vô được nữa. Giải pháp của vấn đề phải chăng là quan niệm : « Thiên Chúa chính là Hư Vô » ?

 

Cần nói là Vũ Trụ Học gần đây quan niệm thế giới trong đó chúng ta đang sống không bắt buộc phải khởi đầu từ Big Bang, tức từ một trạng thái vật chất và năng lượng vô cùng cô đọng với nhiệt độ cực cao, trước khi phát nổ để cho ra vũ trụ như chúng ta hiện quan sát. Trước Big Bang, có thể đã có vũ trụ, nhưng thay vì dãn nở như hiện nay, thì nó lại càng lúc càng thu hẹp, để cho ra một khối vật chất và năng lượng dần dần cô đọng đến một mức nào đó trước khi nổ tung ra một lần nữa. Hình dung một vũ trụ trải qua những chu kỳ co dãn như thế khiến người ta có thể đẩy lùi giả thuyết sáng tạo về một quá khứ vô định. Tuy nhiên điều ấy không có nghĩa là người ta phủ định nó một cách tuyệt đối. Vào một lúc nào đó, có thể đã có một chu kỳ đầu tiên, xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên, và hình ảnh của Sáng Tạo, với bàn tay Thiên Chúa, trong Hư Vô, lại mờ mờ ẩn hiện đàng sau.

 

Không thể nghĩ bàn

 

Nói thế, nhưng thật khó hình dung được một Thiên Chúa ở trong hư vô, là thành phần của hư vô ... Nếu Thiên Chúa không « là » hư vô, mà là một sự hiện hữu, một thực thể, thì khi ấy lại phải tự hỏi sự hiện hữu ấy, thực thể ấy từ đâu ra, ai làm nên nó, trước nó có gì, tại sao có nó ? Vì thế, người ta không có cách nào hay hơn là tuyên bố : Thiên Chúa là cái « không thể nghĩ bàn » ! Nói cách khác, người ta đặt óc suy luận sang một bên, vì suy luận không thể giúp gì trong việc tìm biết Thiên Chúa. Đó là « Thần Học phủ định ». Thiên Chúa là cái không thể nghĩ, không thể nói, không thể giải thích. Chỉ có thể « cảm thấy ». Lý trí nhường chỗ cho kinh nghiệm trực tiếp, trong khi suy luận tan biến trước trực giác.

 

Thật ra trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng áp dụng « tri thức phủ định » này một cách rất thông thường. Thí dụ, khi tôi uống một ly rượu « Gewurtztraminer hái muộn » (một dịp để ý thức rằng thực hành triết lý cũng là một lạc thú ...) thì tôi biết ngay là mình đang thưởng thức loại rượu ngon ấy, nhưng không thể dùng lý luận để truyền đạt cái biết này. Cũng như thế, khi hỏi : « mùi hoa lài thế nào ? » thì không ai trả lời được. Bất quá có thể mô tả nó, nhưng dù mô tả tài tình cách mấy cũng không bao giờ diễn đạt được cái « nó là ». Mùi hoa lài, hay rượu Gewurtztraminer hái muộn là những hiện hữu đặc thù Trong mỗi trường hợp, « nó chỉ là nó », không thể lẫn lộn với hiện hữu nào khác. Chỉ có thể nắm bắt nó bằng trực giác. Tương tự như ... Thiên Chúa !

 

Hiện Hữu giả định

 

Bên cạnh những hiện hữu như hoa lài và rượu ngon, còn có những thứ không có thật, những « phi hữu » được tâm trí con người hình dung như hiện hữu. Thí dụ, con rồng, con kỳ lân, hiện hữu trong rất nhiều lãnh vực của đời sống chúng ta, nhưng hoàn toàn không có thật. Thần thánh, ma quỷ, là những thí dụ khác, tuy tính chất « có thật hay không » có thể đưa đến nhiều tranh cãi . Hồn vía cũng thế. Khi chúng ta khấn vái tổ tiên, anh hùng dân tộc ... chúng ta hình dung sự hiện hữu của họ gần đó, đang nghe lời chúng ta cầu nguyện. Khi hình dung mặt đất như một mặt phẳng, hay ở một giai đoạn khác, hình dung vũ trụ như mặt trời mặt trăng với các vì tinh tú quay quanh địa cầu, con người cũng tạo ra những sự hiện hữu « phi hữu ».

 

Người ta nghĩ rằng những hiện hữu giả định là những yếu tố cần thiết cho sự quân bình của môi trường tâm lý và xã hội của con người ở một thời điểm nào đó. Bên cạnh thần thánh, ma quỷ, hồn vía, v.v..., chúng ta cũng thường mô tả thiên đường, địa ngục ... một cách tương đối chính xác (bao nhiêu tầng, có gì trong đó ...). Những thứ này đều là những sự hiện hữu giả định, nhưng mang những vai trò chính xác. Có thể nói là các huyền thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian, đều là những « phi hữu » cần thiết, tuy thuộc về hư vô, nhưng lại hiện hữu trong những cấu trúc tâm lý xã hội nhất định, có khả năng quy định các cấu trúc ấy. Thiếu chúng, thì môi trường tâm lý xã hội kia sẽ không hiện hữu ! Thêm một lý do để nhấn mạnh đến sự quan trọng của hư vô ...

 

Hư vô và biện chứng pháp

 

Nói chung, ngay cả trong lãnh vực khoa học, con người luôn phải lập ra những giả định, để giải thích các hiện tượng mà mình quan sát được. Nguyên tử chẳng hạn là một sự hình dung có khả năng cắt nghĩa được một số quan sát. Tuy nhiên, quan niệm về nó không ngừng thay đổi. Những thành phần của nguyên tử cũng là những sự hình dung rất cần thiết cho một số mô hình lý luận, nhưng cũng không tránh khỏi bị những khám phá mới liên tục làm thay đổi bộ mặt. Quang tử và ánh sáng cũng thế. Những lý thuyết về các thiên hà, lỗ đen, và nói chung, về vũ trụ, cũng là những giả thuyết tạm thời thích ứng với một số quan sát, nhưng luôn đặt ra những câu hỏi cần giải đáp. Thí dụ như để giải thích sự kiện tốc độ giãn nở của vũ trụ không ngừng gia tăng, người ta hình dung ra « năng lượng tối »... Các lãnh vực nhân văn như sử học, khảo cổ, y khoa, xã hội, kinh tế, tâm lý học, v.v... cũng là những sự vận động khái niệm, với những giả thuyết luôn phải sáng tạo, cập nhật, và phủ định, để cho phù hợp với quan sát thực nghiệm.

 

Tức là con người luôn tìm cách nắm bắt thực tế qua trung gian những giả thuyết cần được kiểm chứng bởi thực nghiệm. Trong những điều kiện tốt đẹp, các giả thuyết ấy càng ngày càng tiến gần đến thực tại, nhưng không bao giờ thực sự trở thành thực tại. Tiến trình tiếp cận với thực tại là một chuỗi phủ định : giả thuyết sau phủ định giả thuyết trước, để đến gần với thực tại hơn, rồi lại bị giả thuyết kế tiếp phủ định. Con đường « phủ định của phủ định » chính là biện chứng pháp. Không cần phải đợi đến Marx hay Hegel, mà từ thời Cổ Hy Lạp, tiến trình ấy đã được Platon đề ra, với quan niệm rằng phi hữu, hay hư vô, chính là điều kiện của biện chứng. Chuỗi « không là » ấy cho phép càng lúc càng đến gần thực tại, và đạt đến sự hiểu biết thực tại ngày càng chính xác hơn.

 

Hư Vô và Tự Do

 

Một thực tại quan trọng là sự hiện hữu của chính chúng ta, và những sự hiện hữu đã đưa đến sự hiện hữu của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta là một sự hiện hữu đến từ những sự hiện hữu khác thì chúng ta không khác gì một con vật hay một sự vật. Chúng ta không thể là cái gì khác hơn là kết quả của những sự hiện hữu đã cho ra chúng ta. Như tảng đá chỉ có thể là tảng đá. Gốc cây, con chó, chỉ có thể là gốc cây, là con chó. Chúng ta sẽ không có tự do, vì mọi hành vi của chúng ta sẽ hoàn toàn bị quy định, như con chó không thể làm gì khác hơn là ... làm con chó ! Con người không như thế. Con người có thể “là” nhiều thứ khác hơn là “cái tôi thường hữu”, tức một sự hiện hữu đã bị quy định. Những cái “là” khác, có thể gọi là “cái tôi tự hữu”, đến từ ý thức. Con người biết ý thức “cái mình là” ở một trình độ cao hơn con vật. Loài vật chỉ đơn thuần ý thức sự hiện hữu của mình. Khi tự hỏi về “cái mình là”, con người đứng trước Hư Vô, phóng mình vào Hư Vô, đi tìm “cái mình là” trong sự trống không ấy. Thật vậy, “cái mình là” ấy buộc phải là một sự trống không, trước khi có thể là bất cứ gì. Cái « mình là » bắt buộc phải thuộc về hư vô, vì nếu nó thuộc về hiện hữu, thì nó đã bị quy định bởi một chuỗi hiện hữu cho ra nó, và chỉ có thể “là” một cái gì nhất định, không có Tự Do trở thành bất cứ gì khác. Nói cách đơn giản : bản chất của ý thức chính là .. hư vô ! Và hư vô chính là điều kiện của Tự Do.

 

Hư Vô và Ham Muốn

 

Chúng ta đều đang muốn một cái gì đó, tức một sự “hiện hữu” nào đó ... Sự hiện hữu, trong tri thức thông thường, là một cái gì lấp đầy hư không, như tách trà là một khoảng trống trong đó người ta đã rót đầy trà. Mặt khác, khi chúng ta mong muốn một sự hiện hữu nào đó, thì chúng ta sẽ có khuynh hướng “hư vô hóa” những sự hiện hữu khác. Khi chúng ta muốn uống trà, thì những tách trà cạn đều thuộc về “hư vô” ... Khi chúng ta vào một quán nước tìm một nhóm bạn, và nếu họ không có trong ấy, thì chúng ta sẽ quay trở ra và nói “không có ai trong ấy cả”. Tương tự như thế, chúng ta chọn lọc những hiện hữu có ý nghĩa đối với mình, và đẩy vào hư vô những hiện hữu khác. Thí dụ Tổng Thống Obama là một người nửa da trắng nửa da đen, được giáo dục như một người hoàn toàn da trắng. Tuy vậy, người ta vẫn coi ông như một “Tổng Thống da đen”. Khía cạnh “da trắng” của ông bị “hư vô hóa”. Một thí dụ khác : con người thường tin là thế giới, hay đời sống, có một ý nghĩa, nên tất cả những gì không phù hợp với ý nghĩa ấy đều bị đẩy vào “hư vô”, bị coi như những “tai nạn”, những thứ “đáng lẽ không xảy ra”, những chuyện “không đâu”. Tương tự như thế, nói : “cái ấy không là gì cả”, chỉ biểu lộ ý tưởng “cái ấy không phù hợp với mong muốn của tôi”, hay “không mang một ý nghĩa nào đối với tôi”. Và khi chúng ta xỉ vả : “tên ấy không là gì cả”, thì chúng ta hàm ý “người ấy không mang những giá trị mà tôi thừa nhận”. Những giá trị khác đã bị chúng ta vứt vào hư vô. Một trường hợp khôi hài là quan điểm Vô Thần thường bị coi là “Hư Vô Chủ Nghĩa”, trong khi Hư Vô không phải là mục đích của đa số các triết lý vô thần. Ngược lại, những người Hồi Giáo quá khích chủ trương “thánh chiến”, hoàn toàn xa lạ với vô thần, nhưng cũng bị lên án là “Hư Vô chủ nghĩa” ! Hư vô có thể được coi như một loại thùng rác trong đó chúng ta vứt bỏ những gì không phù hợp với mong muốn của mình, hay không mang ý nghĩa gì đối với mình. Hoặc giả Hư Vô là một vị Thần có khả năng hóa giải, làm tan biến tất cả những sự hiện hữu ấy, để vẽ lên một “cảnh giới” lý tưởng, phù hợp với mong muốn của mỗi người chúng ta ?

 

Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là con người không chỉ ham muốn những sự hiện hữu vật chất. Đó là một khác biệt nền tảng với loài vật. Thật vậy, động cơ tâm lý của loài vật là ham muốn được hấp thụ (ăn) hoặc chiếm đoạt (biến thành của nó) cái nó ham muốn. Dần dần nó trở thành những gì nó ham muốn. Cảm giác "hiện hữu" trong trường hợp ấy là một sự trống vắng phải được lấp đầy bằng những cái mà con vật, hay con người ở trình độ súc vật, ham muốn. Cảm giác ấy là cảm giác của sự vật lồng trong sự vật, tức của một sự vật.

 

Con người, qua ngôn ngữ, biết khái niệm hóa, nên sự ham muốn (ái dục) vượt lên trình độ khái niệm. Con người không chỉ ham muốn một sự vật (nếu ngừng ở đó thì gống như con thú) mà ham muốn một khái niệm, một cái gì hoàn toàn trừu tượng, một “hư không” đầy thu hút. Con người ham muốn chính sự ham muốn. Tôi muốn được cái huy chương này hay cái giải thưởng kia không phải vì tự thân cái huy chương hay cái giải thưởng ấy, mà vì chúng được mọi người ham muốn. Tôi không chỉ ham muốn một phụ nữ để chiếm đoạt thân xác cô ta (nếu không thì tôi ở trình độ con thú), nhưng tôi muốn cô ta ham muốn tôi, yêu tôi. Trong mọi trường hợp tôi muốn sự ham muốn.

 

Ham muốn sự ham muốn vượt trên cảm giác ham muốn, và vượt trên sự vật được ham muốn. Nó không còn ở trình độ cảm giác mà trở thành ý thức bản ngã. Ý thức này khác với cảm giác hiện hữu của con vật vì nó bao gồm một tập hợp hiểu biết phức tạp về cái mà tôi tự nhận là "tôi". Chữ conscience, cousciousness, đến từ La Tinh "Cum Scire" là "có biết" - biết, chứ không phải chỉ đơn thuần "cảm thấy" - với trực giác. "Biết" cái tôi (ngã) là "biết" một thực thể trừu tượng, bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng, nhưng trong bản chất vẫn là trống rỗng, là ... hư vô (trừu tượng mà !). Vì thế, phải luôn tìm cách bù đắp sự trống rỗng của bản ngã, luôn ước vọng trở thành cái mình “không là”, tức là : luôn ... tham dục !

 

Dục vọng thúc đẩy con người hành động, nhưng không chỉ hướng vào những sự vật, để chính mình trở thành một sự vật (như con thú), lúc nào cũng vẫn chỉ "như thế" (chó luôn là chó ...) mà hướng vào một sự trở thành liên tục, luôn thoát khỏi cái "mình là". Như một tên bác sĩ quèn nhưng muốn làm chủ tịch nước Đại Nam (!), như Einstein, từ một công chức hạng bét muốn trở thành cha đẻ của vật lý hiện đại, hay như Mihael Jackson, từ một cậu bé da đen nghèo nàn, trở thành ca sĩ thượng thặng, với bao lần thay da đổi mặt, v.v...

 

Dục vọng đến từ ham muốn sự ham muốn không chỉ nhằm mục đích tiếp tục tồn tại, như trong bản năng sinh tồn của con thú tìm mồi, hay tìm con vật khác phái để di truyền nòi giống. Ngược lại, nó chủ yếu nhằm vào những thứ hoàn toàn "vô ích" nếu nhìn theo logique sinh tồn. Tích lũy tài sản, danh vọng, quần áo sang trọng, nữ trang đắt tiền, nhà, xe, lộng lẫy, v.v... là những thứ vô ích. Nhưng đó lại là căn bản của hành vi của con người. Thật ra điều này cũng có những khía cạnh tích cực, như đeo đuổi những khám phá khoa học, triết học, những thành quả nghệ thuật, chính trị, tâm linh, tôn giáo, thể thao v.v... như đã gợi ý ở trên.

 

Tuy nhiên, sự ham muốn của một con người sẽ va chạm với ham muốn của con người khác. Khi ấy, mâu thuẫn và bạo lực nảy sinh. Con người có thể bắt người khác muốn cái muốn của mình (phản ứng áp đặt), hoặc tự mình chọn muốn cái muốn của người khác (phản ứng thần phục). Điều ấy bắt đầu từ đứa bé, khi nó muốn cái muốn của mẹ nó hay ngược lại.

 

Vì thế, xã hội con người trong bản chất là một xã hội mâu thuẫn và bạo lực, được quản chế một cách ít nhiều "văn minh" mà thôi. Và Hư Vô chính là năng lượng của mâu thuẫn và bạo lực ấy !

 

Hư Vô như điều kiện của hiện hữu

 

Ngay cả khi không bị cuốn hút bởi năng lực của nó, người ta vẫn có thể nhận xét là mọi sự hiện hữu đều bị điều kiện hóa bởi hư vô. Khi ta đứng, ta đưa sự khẳng định “tôi đang ngồi” vào hư vô. Khi bạn cất tiếng nói, thì sự im lặng của bạn không còn hiện hữu nữa, nó đã lùi vào hư vô. Ngược lại, khoảng trống (hư vô) của sự im lặng kéo dài tạo nên một thôi thúc khiến người ta phải cất lên tiếng nói, tiếng hát, hay tấu lên một khúc nhạc ... Sự trống trơn của tờ giấy trắng cho phép người ta viết hay vẽ lên đó. Khoảng trống của bát cơm cần thiết để cơm được xới đầy trong đó ... Cần nói là những lúc im lặng cũng là thành phần của ngôn ngữ, và của âm nhac. Chúng có giá trị không kém gì những nốt nhạc hay những ngôn từ, cũng như khoảng trống là thành tố quan trọng nhất của cái chén.

 

Mặt khác, trong dòng thời gian, mọi sự hiện hữu đều đến từ một quá khứ đã trở thành hư vô, vì không còn hiện hữu nữa, và đang biến đi trong một tương lai cũng thuộc về hư vô, vì chưa hiện hữu. Vậy, khi nào thì cái “quá khứ - hư vô” trở thành hiện hữu trước khi lại tan biến vào hư vô của tương lai ? Hiện hữu phải chăng rất mong manh, rất nhỏ nhoi, bên cạnh sự mênh mông vĩ đại của hư vô chung quanh nó ? Trong điều kiện ấy, có còn quả quyết được là sự hiện hữu “có thật” hay không ? Hay hiện hữu chỉ là ảo ảnh giữa sa mạc Hư Vô ?

 

Không cần phủ nhận nó, người ta có thể giả sử có nhiều trình độ hiện hữu. Có những sự hiện hữu “thật” hơn những sự hiện hữu khác. Ở phần trước, chúng ta đã bàn đến các sự hiện hữu giả định và các sự hiện hữu chỉ có trong sự tưởng tượng của con người. Trình độ “thật” của những hiện hữu ấy thấp hơn ly nước trước mặt tôi (tôi không chỉ uống Gewurtztraminer hái muộn !). Tuy nhiên, các nhà đạo đức cho rằng sự yêu thích một tô phở ngon có trình độ hiện hữu thấp hơn lòng yêu nước chẳng hạn. Các nhà tôn giáo cũng cho rằng xác thịt và sự vui thú xác thịt có một sự hiện hữu rất mong manh, rất phù du, đối với sự hiện hữu của “đời sống vĩnh cửu” sau khi chết, hay đối với niềm vui khi làm việc thiện, khi cầu nguyện, khi đạt đến cảm thông với Chúa ...

 

Theo dòng tư tưởng này, thì bản chất của Hiện Hữu chính là sự Thiện. Vì con người và thiên nhiên, như những hiện hữu, buộc phải từ chối hư vô như sự phủ định của chính mình, và chọn Hiện Hữu như cứu cánh tuyệt đối. Cứu cánh ấy được đặt tên là “Thiện”. Chúng ta đã nhận ra rằng cứu cánh này được điều kiện hóa bởi ... hư vô !

Nếu Hư Vô không có thật ?

 

Hư vô quả thực vô cùng quan trọng trên mọi khía cạnh của sự hiện hữu. Thế nhưng, nếu nó chỉ là một khái niệm trừu tượng, không có thật, thì sao ? Parmenide vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, đã khẳng định như thế. Theo ông, chỉ Hiện Hữu là có thật, Hư Vô là giả tưởng, không thể thực nghiệm.

 

Để bảo vệ lập luận này, người ta buộc phải quan niệm sự Hiện Hữu như không có bắt đầu và không có kết thúc. Vì nếu có bắt đầu và kết thúc, thì cái gì có trước lúc bắt đầu và sau sự kết thúc ấy, nếu không phải là cái hư vô không thực có ? Hiện Hữu cũng không được có giới hạn, tức không tăng không giảm, vì ngoài giới hạn của nó ta sẽ tìm thấy cái gì nếu không phải là hư vô ?

 

Như thế, Hiện Hữu không có khởi đầu, vì nó luôn hiện hữu. Hiện Hữu không hề được sáng tạo, vì nó không thể sáng tạo ra chính nó. Hiện Hữu không có kết thúc, vì sự kết thúc của nó vẫn lại là nó. Nó không có trở thành, mà chỉ thể hiện thành mọi hiện hữu, như mỗi người chúng ta, như thiên nhiên, vạn vật. Nó không thể nghĩ bàn, vì không một hiện hữu nào có thể quan niệm được tổng thể của nó.

 

Hiện Hữu như vừa được định nghĩa, đưa chúng ta trở về một khái niệm đã phần nào bị bỏ quên ở đầu bài viết. Đó là Thiên Chúa, là Thượng Đế ...

 

Vậy, nếu Hư Vô là một tên gọi khác của Thượng Đế, thì Hư Vô ấy chỉ diễn đạt sự vô hạn, vô thủy, vô chung, của một Hiện Hữu hoàn toàn không thể hiện hữu trong trí tuệ của bất cứ hiện hữu nào ...

 

Phải chăng đó có thể là câu trả lời của anh tài xế tắc xi với ba vị giáo sĩ đã nặng lời chỉ trích anh ta ?

 

Tôi ghi chú:

 

- Để hiểu "Hư Vô" hay cái gì đấy được xem "Nguyên khởi Vũ trụ", trước tiên phải xác định rạch ròi về mặt bản chất (cùng các điều kiện biên...) và mối quan hệ biện chứng giữa khái niệm "Vật chất" và "Không gian" đã, chứ chưa cần nói tới khái niệm "Thời gian".

 

- Sử dụng tiên đề: Vũ trụ là hiện tượng khách quan và tự nhiên, thống nhất. Trong đó, sự vận động nguyên thủy của Vũ trụ (chí tịnh và vi động) là một sự kiện duy nhất, độc nhất ban đầu mang tính hoàn toàn Ngẫu nhiên.

 

- Tiếp theo, nhận biết được sự tiến hóa vạn vật theo Đác-uyn và gốc rễ của "Ý thức và Cảm xúc của động vật và con người" -> Đây là một trong những đầu mối lần ra tới Nguyên khởi.

 

- Hiện nay khoa học, thần học, triết học... đang sử dụng khái niệm Tuyệt đối và Tương đối, cần phải minh định rõ ràng, bởi giữa Vật chất và Không gian có sự khác biệt.

 

- Ngọc Hoàng Thượng Đế: cần phải minh định lại (Cha, Dương sao không phải là Mẹ, Âm), do có tình trạng Thông linh với "Thượng Đế" viết ra kinh sách, vậy dòng chảy "khái niệm" để viết ra này là từ "Thượng đế có tư duy" hay từ "Thượng đế - dữ liệu vũ trụ"!. Điều này có liên quan quá trình tiến hóa của con người (tổ tông), đã xây dựng nên dòng chảy khái niệm về thế giới đã lưu trữ trong những cấu trúc Vũ trụ và ngay chính trong "Con người vô hình - Linh hồn -> thông linh". Do vậy, cơ sở nào xác định "kinh sách" là của Thượng Đế? dùng đức tin là hoàn toàn không rõ ràng khi mà, một cách đơn giản, nhiều câu nói người bình thường còn cho "chúng có vấn đề".

 

- Cần xác định rõ khái niệm "Tự nhiên" và "Vô thủy, vô chung"...

 

- Cần nhận biết trạng thái vô tình như đất đá không có ý thức như con người, do vậy nếu nói rằng trong chúng có "Thượng Đế tính" thì sẽ được hiểu như thế nào? trong mối quan hệ với vạn vật hữu tình và ngay cả chính với bản thân "Thượng Đế".

 

- Khái niệm "Hư": Mang ý nghĩa là có "sự tồn tại" nhưng không "nhận thấy" được dù bằng bất cứ phương tiện gì, chỉ thông qua suy luận logic.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân là bảo vật quốc gia

 

Ngày 12/4, UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội) trang trọng tổ chức đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bức giá tượng Lạc Long Quân là bảo vật quốc gia.

 

phudieuLacLongQuan.jpg

Bức phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân. Nguồn ảnh: TTXVN

 

LacLongQuan.jpg

Lễ trao bằng công nhận bức giá tượng Lạc Long Quân là Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Đinh Thị Thuận/TTXVN)

 

Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân và nhân vật thời kỳ Hùng Vương đang lưu giữ tại di tích đình Nội (đền Lạc Long Quân), thuộc thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai có niên đại từ cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX.

 

Bức giá tượng (phù điêu) chạm khắc hình tượng đức Lạc Long Quân và nhân vật thời kỳ Hùng Vương đang lưu giữ tại di tích đình Nội (đền Lạc Long Quân), thuộc thôn Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai có niên đại từ cuối thế kỷ 19-đầu thế kỷ 20.

 

Bức tượng được chạm khắc tinh xảo trên nền gỗ sơn son thếp vàng, miêu tả cảnh Lạc Long Quân cùng văn võ bá quan xem hội đua thuyền, tái hiện sống động cảnh sinh hoạt thời đại Hùng Vương.

 

Lạc Long Quân ngự trên ngai vàng, đầu đội vương miện chạm hình “lưỡng long chầu nguyệt” với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, mình khoác long bào, vóc dáng bệ vệ, oai phong.

 

Ba tầng trên cùng là biểu tượng của nhà nước sơ khai song vẫn có đủ triều thần văn quan võ tướng mang ý nghĩa về sự phát triển từ Lạc Long Quân đến thời Hùng Vương thứ nhất. Ngoài giá trị lịch sử, độc bản, nghệ thuật bức giá còn thể hiện rõ tư tưởng tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa dân gian giúp mọi người nhớ về nguồn cội dân tộc.

 

Bức giá tượng được trùng tu nhiều lần song vẫn giữ nguyên các giá trị gốc.

 

Thanh Phương (tổng hợp)

 

Tôi ghi chú:

 

Bức phù điêu này có từ thời Lý chứ không phải thế kỷ XIX.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGUỒN GỐC VÀ HÀNH TRÌNH CỦA NGƯỜI MÔNG CỔ TẠI ĐÔNG Á

Hà Văn Thùy

(Trao đổi lại với ông Phan Châu Hồng)

 

Như cơ duyên,  một bài viết từ năm 2013 của ông Phan Châu Hồng “đậu” vào tài khoản Google của tôi. Một bài viết công phu, nhiều dẫn chứng và lòng chân thành khiến tôi muốn cũng với tấm lòng thành trao đổi lại cùng ông. Tiếc là khi lần theo địa chỉ bài viết thì website của ông không còn. Thấy đây là vấn đề mà không ít học giả bối rối, tôi xin công bố bài viết trên mạng để chia sẻ chung và cũng mong rằng nó tới được với ông Phan. [1]

 

Ông Phan Châu Hồng viết: “Đọc sách Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn của nhà văn Hà Văn Thùy, chúng tôi nhận thấy một số điểm ý dẫn giải bị hạn chế, cần được bàn lại, để làm sáng tỏ hơn, nhất là về nguồn gốc xuất phát và hình thành đại chủng Mongoloid nói chung và hai nhánh Mongoloid phương Bắc và phương Nam nói riêng.
Chẳng hạn, có đoạn tác giả viết: “Muộn nhất, khoảng 5.000 năm TCN, có sự tiếp xúc hoà huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam”. Điều này cũng có nghĩa, tác giả muốn ám chỉ chủng Mongoloid phương Nam là “hậu sinh” của Mongoloid phương Bắc (sđd, tr. 18, 26, 77, 102).

 

Và đó là một điểm ý không phù hợp với những gì chúng tôi đã đọc biết từ những nghiên cứu của một số tác giả ở bên ngoài nước, nhất là từ kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ của nhà di truyền học Anh, Bác sĩ Stephen Oppenheimer, được viết trong sách Out of Eden của ông…”

 

Đúng như suy nghĩ của tác giả, nguồn gốc người Mông Cổ là vấn đề then chốt nhưng vô cùng hóc búa trong sự hình thành dân cư phương Đông. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng chỉ có thể giải quyết vấn đề này sau khi minh thị cuộc di cư của người từ châu Phi tới Việt Nam. Có nghĩa là phải trả lời thỏa đáng những vấn đề:
1. Người di cư tới Việt Nam theo con đường nào?

 

2. Họ là ai?

3. Tại Việt Nam họ lai giống, hòa huyết với nhau ra sao, sinh ra những chủng người nào theo danh mục phân loại người?

4. Người Mông Cổ có nguồn gốc từ đâu và giữ vai trò gì trong quá trình hình thành dân cư phương Đông?
Chắc bạn đọc cũng đồng ý với tôi: những vấn đề trên chỉ có thể giải quyết khi làm sáng tỏ cuộc di cư của con người từ châu Phi!

 

Hơn 10 năm trước, năm 2004, tôi chỉ có tài liệu của nhóm J.Y Chu Đa dạng di truyền của dân cư Trung Quốc.
Do hạn chế của tài liệu nên trong cuốn sách đầu tiên Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt [2], tôi đã nhắc lại như con vẹt rằng: “Homo sapiens từ châu Phi thiên di tới Trung Đông. Từ Trung Đông, một nhóm rẽ sang phía Đông đi qua Pakistan, Ấn Độ rồi men theo bờ biển Nam Á vào khoảng 60.000 – 70.000 năm trước. Họ nghỉ tại nơi đây 10.000 năm rồi chia tay nhau: 50.000 năm trước đặt chân tới châu Úc, 40.000 năm trước tới New Guinea…” (tr. 42)[Jin Li. Los Engeles Times 29.9. 1998]. Trong thâm tâm, tôi nghi ngờ con đường qua Trung Đông bởi lẽ, trong hoàn cảnh băng giá như vậy, sẽ không khôn ngoan nếu từ bỏ con đường ven biển vừa bằng phẳng dễ đi, vừa ấm áp lại dồi dào thức ăn để lao vào núi cao vực sâu đầy băng giá! Nhưng biết làm sao?!

 

Thật may mắn, sau đó bạn tôi, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp từ Australia gửi về tài liệu của Stephen Oppenheimer. Mừng hơn bắt được vàng vì những dòng như sau: “Những người theo thuyết “Gốc châu Phi” tuyên bố một cách khẳng định rằng: người châu Úc, châu Á, và những người châu Âu là kết quả của những đợt di cư riêng rẽ của Homo sapiens. Không phải vậy: những cây di truyền nam và nữ cho thấy rằng chỉ có một con đường ra khỏi châu Phi. Chỉ có một ra đi chính của những con người hiện đại từ châu Phi – mỗi dòng gen chỉ có một tổ tiên di truyền học chung đã sinh ra toàn bộ thế giới ngoài châu Phi..”  [3] Để chắc ăn, tôi đọc lại tài liệu J.Y. Chu và nhận ra sự thận trọng của ông: ở phần giới thiệu, ông cho rằng người di cư đi qua Pakistan và Ấn Độ nhưng trong phần kết luận, ông viết: không nhất thiết phải đi qua con đường này. Lúc này tôi cũng có thêm tư liệu khảo cổ về người Mongoloid Lưu Giang 68.000 năm tuổi và sọ người Australoid Mungo 68.000 năm. Nhờ sự xác tín này, tôi bỏ qua tài liệu của Spence Wells và khẳng định: chỉ có lần di cư duy nhất bắt đầu 85.000 năm trước. Sau khi vượt cửa Hồng Hải, người di cư tới Yemen. Một bộ phận dừng lại đây trước bức thành băng vững chắc. Những người còn lại đi về phương Đông theo ven biển Ấn Độ.

 

Hơn 10 năm sau, tôi thấy lựa chọn này hoàn toàn đúng. Việc các học già của Đại học London phát hiện răng Homo sapiens 80.000 năm trước ở Động Phúc Nham tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc càng ủng hộ lựa chọn của tôi và là sự phủ định thẳng thừng tài liệu của S. Wells. Tôi hiểu, S. Oppenheimer đúng không chỉ vì ông đã thực hành cả hai phương pháp di truyền theo dòng mẹ (mtDNA) và dòng cha (Y-chromosome) mà vì ông còn là nhà văn hóa lớn. Bằng khảo cổ học, ngôn ngữ học, di truyền học và cả văn hóa dân gian folklore, ông khám phá vai trò mở đầu của Đông Nam Á trong lịch sử nhân loại.

 

Cũng lúc này, tôi có thêm tài liệu từ các học giả châu Âu: 40.000 năm trước, người từ Đông Á đi qua Trung Á vào châu Âu. Tại đây, họ gặp gỡ hòa huyết với người Europid vừa từ Trung Đông tới, sinh ra người Eurasians tổ tiên người châu Âu! [4]

 

Khi dứt khoát loại bỏ tài liệu sai lầm của Spencer Wells, tôi cũng đương nhiên loại bỏ ý tưởng hoang đường của tác giả này cho rằng: đợt di cư thứ hai diễn ra 45.000 năm trước mới là quan trọng. Con người vào Trung Đông, sang Trung Á. "Nếu châu Phi là cái nôi của loài người, thì Trung Á là vườn trẻ của nhân loại.” Từ đây con người rẽ sang phương Đông, làm nên dân cư Trung Quốc (!)

 

Một ấn số khác là, các tài liệu di truyền học không hề cho biết những người đặt chân tới Việt Nam 70.000 năm trước là ai? Rất may là khảo cổ học phát hiện di cốt người Mongoloid Lưu Giang và người Australoid Mungo châu Úc. Như vậy, trong ba đại chủng của nhân loại thì hai đại chủng da vàng và da đen đã tới phương Đông. Còn đại chủng da trắng Europid thì sao? Hai khả năng xảy ra: chỉ hai đại chủng này hành trình về phương Đông hay cả ba đại chủng đồng hành mà vì lý do nào đó, người Europid không bộc lộ qua di cốt nhưng đã hòa huyết trong cộng đồng dân cư Việt? Rất may là cổ nhân chủng học đã cho lời giải tuyệt vời. Bằng khảo sát hơn 100 sọ cổ Đông Nam Á từ thời Đồ Đá tới thời Kim khí, trong đó có 70 tiêu bản tìm thấy ở Việt Nam, Giáo sư nguyễn Đình Khoa xác định: “Thoạt kỳ thủy, trên đất Việt Nam xuất hiện hai đại chủng Australoid và Mongoloid. Họ hòa huyết với nhau và con cháu họ hòa huyết tiếp, sinh ra bốn chủng người Việt cổ là Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc loại hình Australoid.” [5] Như vậy là rõ: chỉ hai đại chủng da đen và da vàng di cư tới Việt Nam.

 

Tới đây, xin trở lại vấn đề người Mongoloid.

 

Kết nối nhiều nguồn tư liệu, thậm chí chỉ là những mảnh vụn, tôi đưa ra kịch bản sau:

 

Hành trình rời châu Phi là những chuyến đi vô định của những nhóm riêng rẽ khoảng 10-15 người. 70.000 năm trước, trong khi phần lớn những nhóm này tề tựu tại thềm Biển Đông, làm cuộc festival vĩ đại tại Địa đàng phương Đông, sinh ra người Việt cổ thì có những nhóm Australoid lẻ loi đi theo hướng tây, qua Thái Lan, Miến Điện tới chiếm lĩnh đất Ấn Độ lúc này vắng bóng người sau thảm họa Toba. Cốt sọ 63.000 năm trước tìm được tại Hang Khỉ trên dãy Trường Sơn Bắc Lào là dấu vết của cuộc Tây tiến này. Tương tự, là những nhóm Mongoloid đi tới tận phía Tây Bắc Đông Dương rồi dừng lại tại Chí tuyết bắc trước bức tường băng. Dấu vết tuyệt vời họ để lại là bộ xương Lưu Giang 68.000 năm tuổi.

 

40.000 năm cách nay, khí hậu ấm lên, trong khi những dòng người Việt cổ đi lên khai phá Trung Hoa thì những người Mongoloid sống tách biệt ở Tây Bắc Đông Dương theo đường Ba Thục, vượt qua Hoàng Hà chiếm lĩnh đất Mông Cổ. Ngoài bộ xương Lưu Giang thì những phát hiện khảo cổ tìm được di cốt người Mongoloid 40.000 năm trước trên đất Mông Cổ đã chứng minh cho cuộc di cư này. Do bảo tồn được nguồn gen Mongoloid nguyên chủng nên sau này nhân chủng học gọi họ là chủng người North Mongoloid. Họ tiếp tục cuộc sống săn hái trên băng giá. Khoảng 10.000 năm trước, khi Kỷ Băng Hà cuối cùng chấm dứt, họ chiếm lĩnh đồng cỏ và chuyển dần sang đời sống du mục ở bờ Bắc Hoàng Hà. Trong khi đó, người Lạc Việt mà cụ thể là những bộ tộc Tày-Thái từ lâu đưa cây kê và cây lúa lên lưu vực Hoàng Hà. Tại vùng cao nguyên Hoàng Thổ bờ Nam, do khí hậu quá khô, cây lúa không chịu nổi nên cây kê trở thành cây trồng chủ đạo, tạo cho dân cư đời sống sung túc. 7000 năm trước, văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều ra đời.

 

Do chung một dòng sông nên chuyện mua bán trao đổi rồi tình ái diễn ra. Những người con lai Mông-Việt ra đời. Một đặc điểm di truyền cần lưu ý là, người Lạc Việt chủng Indonesian, tuy mang mã di truyền Australoid nhưng trong huyết quản, tỷ lệ máu Mongoloid khá cao. Vì vậy, khi nhận thêm gen Mongoloid, nơi các con lai, yếu tố Mongoloid trở nên trội và họ chuyển hóa thành chủng mới Mongoloid phương Nam. Những người này hòa huyết tiếp và như phản ứng dây chuyền, cộng đồng Việt Indonesian từ Australoid chuyển nhanh sang Mongoloid phương Nam.

 

Khi khảo sát dân cư Ngưỡng Thiều, Học giả Trung Quốc Zhou Jixu [5] cho rằng: “Người Ngưỡng Thiều mang đặc tính cơ thể gần nhất với người Trung Hoa hiện đại ở miền Nam Trung Quốc và người Đông Dương hiện đại”[6]. Tác giả này cũng cho rằng, người Ngưỡng Thiều từ phía Nam lên. Hoàn toàn không phải như vậy. Bởi lẽ, nhân chủng học xác nhận, suốt thời Đồ Đá, Đông Nam Á không có người Mongoloid. Như vậy, người Mongoloid phương Nam được sinh ra đầu tiên tại văn hóa Ngưỡng Thiều, là sản phẩm hòa huyết giữa người North Mongoloid và người Australoid Lạc Việt. Chính sự kiện này đã khiến cho nguồn gen Mongoloid lội nguợc dòng, trở nên chủ thể của dân cư phương Đông.

 

Theo tiến trình lịch sử, văn hóa Ngưỡng Thiều chuyển hóa thành văn hóa Long Sơn của người Việt Mongoloid phương Nam với trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển là đồng bằng Trong Nguồn.

 

Thời kỳ này sự tranh chấp giữa hai bờ Hoàng Hà ngày thêm khốc liệt. Khoảng năm 2698 TCN, người du mục do bộ lạc Hiên Viên dẫn đầu, tổng tấn công vào Trác Lộc, chiếm đất của người Việt, lập quốc gia Hoàng Đế. Thất bại, người Việt theo nhiều con đường, chạy xuống phía nam. Cuộc lấn chiếm kéo dài mãi tới thời Thương, Chu. Người Việt liên tục di tản về phia nam, mang theo nguồn gen Mongoloid xuống, chuyển hóa dân cư Đông Nam Á sang mã di truyền Mongoloid phương Nam. Hiện tượng này được nhân chủng học gọi là quá trình Mongoloid hóa dân cư Đông Nam Á. Từ những bằng chứng di truyền và khảo cổ học, tôi cho rằng, quá trình này kéo dài khoảng 700 năm, từ 2700 tới 2000 TCN.

 

Tới đây, tôi xin giải tỏa nỗi băn khoăn lớn của tác giả Phan Châu Hồng: “Điều này cũng có nghĩa, tác giả muốn ám chỉ chủng Mongoloid phương Nam là “hậu sinh” của Mongoloid phương Bắc.” Đọc dòng chữ này nhiều lần nhưng dường như mỗi lần tôi lại bất giác mỉm cười vì tinh thần ái Việt của tác giả!

 

Để làm rõ chuyện này, buộc phải vận dụng nguyên lý di truyền học. Đúng, người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều là hậu sinh của người Mongoloid phương Bắc. Nhưng tại thời điểm 7.000 năm trước, nghĩa là sau 33.000 năm, cả người Mông Cổ du mục và người Việt Australoid Ngưỡng Thiều đã xa rời gốc Việt Nam. Vì vậy, theo dòng chảy của nòi giống, chỉ số đa dạng di truyền của họ trở nên thấp hơn so với người sống trên đất tổ Việt Nam. Điều này dẫn tới chỉ số đa dạng di truyền của người Mongoloid phương Nam Ngưỡng Thiều cũng thấp. Cố nhiên khi lai giống với người Việt Australoid lưu vực Hoàng Hà và Dương Tử đã cho ra những người Mongoloid phương Nam có chỉ số đa dạng di truyền thấp. Chuyện tương tự cũng xảy ra với các sắc dân Đông Nam Á khác: là con cháu người Việt di cư từ xa xưa nên độ đa dạng di truyền của họ giảm so với dân cư sống tại Việt Nam. Nhưng khi người Mongoloid phương Nam từ Núi Thái-Trong Nguồn trở về Việt Nam hòa huyết với người Việt tại chỗ, điều khác biệt xảy ra: do người sống tại Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nên khi hòa huyết, người lai sinh ra trên đất Việt Nam vẫn có chỉ số đa dạng di truyền cao. Nguyên lý này đã được thực tế chứng minh. Trong công trình công bố năm 1992, S.W. Ballinger phát hiện: người Việt Nam có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất trong các dân cư châu Á. [7]

 

Kết luận của câu chuyện này là: Người Mongoloid Ngưỡng Thiều là hậu sinh của người Mông Cổ phương Bắc nhưng người Việt Nam chỉ nhận một phần nhỏ gen từ quá trình hòa huyết này và vẫn giữ được chỉ số đa dạng di truyền cao nhất nên vẫn là dân cư cổ nhất của châu Á.

 

Ngày giỗ Tổ năm 2016
     
      
Tài liệu tham khảo:
1.        nguồn http://phanchauhong.com                              
2.        Hà Văn Thùy . Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt. NXB Văn Học, 2006.
3.        Stephen Oppenheimer: Out of Eden Peopling of the World (http://www.bradshawfoundation.com) and Journey of Mankind the Peopling of the World (http://www.bradshawfoundation.com/journey/)].
4.           Người châu Á xâm chiếm châu Âu. http://www.radio-canada.ca/nouvelles/Science-Sante/2007/08/07/004-europe-colonisation-asie.shtml?ref=rss
5.        Nguyễn Đình Khoa. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB DH&THCN, H. 1983
6.        Zhou Jixu: The Rise of Agricultural Civilization in China: The Disparity between Archeological Discovery and the Documentary Record and Its Explanation. SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006.
7.         S.W. Ballinger&đồng nghiệp: Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration. Genetic 1992 số 130 Tr.139-45

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc & nguyên nhân hình thành Mongoloid

Tác Giả: Phan Châu Hồng

 

 

Đọc sách Hành Trình Tìm Lại Cội Nguồn của nhà văn Hà Văn Thùy [1], chúng tôi nhận thấy một số điểm ý dẫn giải bị hạn chế, cần được bàn lại, để làm sáng tỏ hơn, nhất là về nguồn gốc xuất phát và hình thành đại chủng Mongoloid nói chung và hai nhánh Mongoloid phương Bắc và phương Nam nói riêng.

 

Chẳng hạn, có đoạn tác giả viết: “Muộn nhất, khoảng 5.000 năm TCN, có sự tiếp xúc hoà huyết giữa người Mông Cổ và người Bách Việt, sinh ra chủng Mongoloid phương Nam”. Điều này cũng có nghĩa, tác giả muốn ám chỉ chủng Mongoloid phương Nam là “hậu sinh” của Mongoloid phương Bắc (sđd, tr. 18, 26, 77, 102).

 

Và đó là một điểm ý không phù hợp với những gì chúng tôi đã đọc biết từ những nghiên cứu của một số tác giả ở bên ngoài nước, nhất là từ kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ [2] của nhà di truyền học Anh, Bác sĩ Stephen Oppenheimer, được viết trong sách Out of Eden của ông [3, mà sau đây chúng tôi xin mượn và tóm lược một số điểm ý có liên hệ như sau:

 

Lộ trình di dân bên ngoài Châu Phi

 

1. Cách nay 85.000 năm, một cặp thủy tổ loài người hiện đại rời miền Đông Châu Phi, vượt Biển Đỏ; sau đó, sinh ra các nhóm di dân không-Châu Phi đầu tiên, Các nhóm này men theo bờ biển Nam Á, ngang qua Ấn Độ, đến Đông Nam Á và Đông Á cách nay 75.000 năm trước; kế nữa vào Úc khoảng 65.000 năm trước.

 

2. Siêu-thị tộc Manju mẫu hệ (M) là con gái của thủy tổ Eva không-Châu Phi (L3), có tỉ lệ di truyền thể tăng lên dần từ Tây sang Đông và chiếm ưu thế trong huyết thống của đại chủng Mongoloid.

 

3. Còn siêu-thị tộc Nasreen (N) cũng là con gái của thủy tổ Eva không-Châu Phi (L3), lại có tỉ lệ ngược lại với Manju. Khoảng giữa Biển Đỏ và cửa sông Indus ở Pakistan, các hậu duệ di truyền thể của siêu-thị tộc Nasreen chiếm tỉ lệ 5:1 so với các hậu duệ di truyền thể của siêu-thị tộc Manju; nhưng càng di chuyển về hướng Đông tiến đến Ấn-độ, thì tỉ lệ giữa Nasreen và Manju giảm xuống còn 1:1; tại Tây-tạng, tỉ lệ của các hậu duệ thuộc thị tộc Nasreen và Manju là 1:3 (sđd, 180).

 

4 Rohani ® là con gái của siêu thị tộc Nasreen, được ghi nhận có mặt sớm nhất ở Ấn Độ khoảng trên 55.000 năm trước; ở vùng Lưỡng Hà, và Cận Đông từ sau 55.000 năm trước. Tổ tiên đầu tiên của người Châu Âu là một trong bốn người con gái của thị tộc Rohani (R →J, T, U5 và I), được ghi nhận có mặt ở miền Cận Đông sau 55.000 năm trước và đã di dân đén Châu Âu khoảng 50.000 năm trước; trong khi đó, cũng có một nhánh tổ tiên khác của người Châu Âu đến từ Trung Á vào khoảng 40.000 năm trước.

 

Chỉ có một đợt di dân lớn ra khỏi Châu Phi

 

5. Khác với quan niệm của nhà di truyền học Hoa Kì Spencer Wells cho rằng có hai vị trí xuất phát và hai đợt di dân lớn ra khỏi Châu Phi khác nhau, nhà di truyền học Anh Oppenheimer khảo sát mtDNA mẫu hệ (có phối kiểm chặt chẽ với khảo cổ học, dịa chất học và khí hậu học) lại nhận định: Chỉ có một đợt di dân lớn ra khỏi châu Phi cách nay 85.000 năm (sđd, tr. 69 & 78); còn đợt II thật ra chỉ là đợt nối tiếp với đợt đầu, mà Ấn Độ, Pakistan và vùng Vịnh là nơi xuất phát của đợt II này. Vi, cũng theo quan niệm của Oppenheimer, tất cả mọi phân nhánh di dân không-Châu Phi đi khắp lục địa Âu-Á đều phát khởi từ các vùng bờ biển này, trong đó có hai nhánh di dân sớm nhất đi Đông Nam Á, Úc và Đông Á (sđd, tr.82, 163, 171, 348 & 352).

 

6. Hơn nữa, đợt II cũng đã xảy ra khá trễ. Mà lí do trễ, đó là một phần vì các nhóm di dân của đợt II này có lối sống săn bắt “con mồi” trong sâu lục địa, nên đã gặp trở ngại không những của các dãy núi cao ở miền Tây Á và Trung Á, như Hindu Kush, Tien Shan và Himalaya, mà còn vì thời tiết khắc nghiệt; kế nữa là vì trở ngại của núi lửa Toba ở Sumatra đã xảy ra cách nay 74.000 năm.

 

7. Cũng vì những trở ngại trên mà các nhóm di dân đợt II đã tách ra làm hai nhánh. Một nhánh, sau khi rời Pakistan hoặc Ấn Độ, đã men theo thung lủng sông Indus để di chuyển tiếp lên hướng Bắc và ngang qua các thảo nguyên Trung Á; sau đó, cũng chia thành hai nhóm nhỏ. Một nhóm rẽ về hướng Tây để vào Châu Âu; còn nhóm kia di chuyển tiếp về hướng Đông để vào Mông Cổ và vùng Đông Bắc Á, kế nữa phối chủng với cư dân bản địa của đợt I (Australoid) để trở thành Mongoloid phương Bắc.

 

8. Trong lúc đó, nhánh còn lại (và cũng nhánh chính) tiếp tục men theo các cao nguyên dưới chân núi Himalaya, cũng như men theo các con sông lớn (Brahmaputra, Irrawaddy, Cửu Long, Dương Tử) để đến Đông Nam Á và Đông Á. Tại đây, hậu duệ của nhánh PHỐI CHỦNG với các cư dân bản địa có huyết tộc Australoid đường biển để trở thành chủng Mongoloid phương Nam (cũng có nhiều tác giả gọi là chủng Indonésien hoặc Cổ Mã Lai).

Có đặc thù khác biệt giữa người Bắc Hán và Nam Hán

 

9. Như vậy, mặc dù tổ tiên của chủng Mongoloid phương Bắc và tổ tiên của chủng Mongoloid phương Nam đều là hậu duệ của đợt II; nhưng một mặt do đã tách biệt từ khi gặp trở ngại của các dãy núi cao ở miền Tây Á và Trung Á, và mặt khác cũng do những khắc nghiệt của thời tiết và cuộc sống khó khăn KHÁC BIỆT giữa hai hành lang di chuyển, nên đã tạo ra những biến đổi đặc thù KHÁC NHAU giữa hai chủng Mongoloid phương Nam và Mongoloid phương Bắc.

 

10. Ngoài ra, cũng có một trở ngại khác đáng kể hơn nữa, đó là ảnh hưởng của núi lửa Toba đã xảy ra ở Sumatra khoảng 74.000 năm trước. Lí do là vì những đám mây tro của núi lửa này có thể đã gây ra nhiều chết chóc khủng khiếp và tạo ra một vùng “mùa đông hạt nhân” diệt chủng rộng lớn giữa Đông Á và Tây Á. Đến đỗi, ngày nay một “luống rãnh” chia cắt Đông-Tây sâu đậm vẫn còn được trông thấy trong hồ sơ di truyền thể (sđd, tr. 81-2, 181, 192-3).

 

11. Những sự khác biệt này không những đã được ghi nhận trong hồ sơ giữa Đông Tây, mà còn ghi nhận trong hồ sơ di truyền thể giữa chủng Monggoloid phương Bắc và chủng phương Nam nữa. Cụ thể là theo kết quả khảo sát di truyền thể của nhiều nhóm cư dân Đông Á, do nhà di truyền học Luca Cavalli-Sforza và các đồng nghiệp người Trung Quốc của ông thực hiện, thì người Bắc Hán và người Nam Hán tuy được kể là cùng nhóm dân tộc Trung Quốc, nhưng họ chỉ có mối quan hệ rất gần gũi với nhau về mặt địa dư, hơn là về mặt chủng tộc” (Wells [4], The Journey of Man, tr. 120-1).

 

12. Những sự khác biệt giữa người Bắc Hán và Nam Hán này cũng còn được các nhà khảo sát sọ não của trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp khẳng định. Theo đó, chỉ số sọ não của người Hoa ở miền Hoa Bắc là 76,56 và thuộc sọ dài; còn chỉ số của người Hoa ở miền Hoa Nam, như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, và người Hoa ở miền Hoa Đông (nguyên thuộc tộc Đông Di và Bộ lạc Trĩ) là 81,22 và có sọ tròn. Còn chỉ số của người Việt Nam là 82,13 và cũng có sọ tròn. Điều này chứng tỏ người Hoa Bắc KHÁC CHỦNG với người Hoa Nam và người Hoa Đông — vì khác nhau sọ dài với sọ tròn và có sự chênh lệch (81,22 – 76,56 = 4,66) hơn 4 chỉ số sọ giữa họ với nhau. Ngược lại, với cùng sọ tròn và với sự chênh lệch (82,13 – 81,22 = 0,91) dưới 1 chỉ số sọ, người Hoa Nam, Hoa Đông và người Việt Nam đều CÙNG CHỦNG.[5]

 

13. Còn theo khám phá của Stephen Oppenheimer viết trong sách Eden in the East của ông, thì các cư dân sống du mục ở vùng phía Bắc Tây Tạng và các gia đình quí tộc ở Lhasa đều có sọ não dài giống như người Thổ-nhĩ-kì và người Châu Âu. Kế nữa, trong phần nghiên cứu ngôn ngữ học, ông cũng cho biết quê quán của các ngôn ngữ Hoa-Hán (sinitic languages) ở tận phía Bắc sông Hoàng Hà. Nhưng, sau đó theo chân bành trướng “Nam tiến”, các ngôn ngữ này đã phát triển đến tận phía Nam Trung Quốc. Còn quê quán của các ngôn ngữ Tạng-Miến (Tibeto-Burmese), thì ở quanh khu vực Tây Tạng, Tây Tứ Xuyên, Vân Nam, và khu vực đầu nguồn của các con sông Brahmaputra, Irrawaddy, Cửu Long và Dương Tử.[6]

 

14. Nhưng nói chung, phần nhiều nội dung nghiên cứu về bản đồ di dân ra khỏi châu Phi, được vẽ bằng “DNA”, giữa hai tác giả Oppenheimer và Wells không khác nhau cho lắm; đặc biệt là lộ trình đợt I của Oppenheimer mô tả cũng gần tương tự với lộ trình Wells mô tả, chỉ KHÁC về thời gian diễn tiến di dân mà thôi. Theo Wells, thì thời gian đợt I xuất phát từ miền Đông Châu Phi là khoảng 60-50.000 năm trước, đến Đông Nam Á và Úc là 50.000 năm trước.

 

15. Như vậy, lí do nào đã có sự khác biệt giữa các kết quả khảo sát di truyền thể của Stephen Oppenheimer và Spencer Wells? Sau đây là những điều chúng tôi đã đọc hiểu từ hai cuốn sách Out of Eden và The Journey of Man của hai tác giả và xin lược dịch như sau:

 

Lí do khác nhau về thời gian di dân

 

Đó chính là do sự chọn lựa giữa hai phương pháp khác nhau. Wells chuyên tìm dữ liệu và khảo sát nhiễm sắc thể Y phụ hệ, dựa vào cấu trúc đa dạng của chúng, để truy tầm thủy tổ Adam và các chi nhánh hậu duệ của nhân loại hiện đại. Lí do là vì nhiễm sắc thể Y của đàn ông ở trong hệ di truyền thể hạt nhân của tế bào to lớn hơn mtDNA của đàn bà ở trong “mitochondrion”, nên nó lưu giữ khá nhiều bí mật của quá khứ loài người chúng ta hơn mtDNA.

 

Tuy nhiên, cái bất lợi: đó là nhiễm sắc thể Y cho kết quả truy tìm tốt về nhiều chi tiết lí lịch, nhưng lại chỉ ra “tuổi tác lịch sử” không được chính xác. Do đó, tuổi tác của các nhánh gia phả được khám phá thông thường khác nhau khủng khiếp, từ nhóm nghiên cứu này đến nhóm nghiên cứu khác; có nhiều trường hợp gấp 2 đến 5 lần trẻ hơn so với số tuổi tương đương trên bản đồ gia phả được vẽ theo kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ.

(Oppenheimer, sđd, tr. 41 & 150)

 

Khác với Wells khảo sát nhiễm sắc thể Y phụ hệ, Oppenheimer đã chọn khảo sát mtDNA mẫu hệ để đạt sự chính xác hơn về thời gian. Vì, như kết quả khảo sát mtDNA đã cho biết, mỗi một người trong chúng ta, cả nam lẫn nữ, đều thừa kế mtDNA từ mẹ mình, và mẹ mình thì thừa kế từ bà ngoại, và cứ như thế tiếp tục qua nhiều thế hệ… Cho đến khi “gien” mtDNA của thế hệ tận cùng nối kết với “gien” mtDNA của một phụ nữ thủy tổ duy nhất của loài người hiện đại chúng ta.

 

Cũng xin lưu ý điểm này: Nam giới dù được nhận mtDNA từ mẹ mình, nhưng không thể truyền lại cho con trai mình. Và đây cũng chính là một trong những lí do tạo ra sự mất liên tục thời gian kế thừa trong huyết tộc phụ hệ và đưa đến sai lệch “tuổi tác” của quá trình di dân ra khỏi Châu Phi giữa hai nhà di truyền học Oppenheimer và Wells, như chúng ta đã thấy ở trên (Oppenheimer, sđd, tr. 37 và Wells, sđd, tr. 59).

 

Một điều khác nhau nữa là vì cách sinh hoạt tình dục của nhân loại ở thuở xa xưa; trong phần nhiều xã hội truyền thống có một số ít người giao phối nhiều nhất như các tộc trưởng và lãnh chúa; nhưng, đồng thời cũng có một số đàn ông không bao giờ có con được, còn một số đàn ông khác lại có con đông hơn mức bình thường.

 

Người phụ nữ thì ngược lại, họ có cơ hội có con đồng đều hơn; những huyết tộc mtDNA của họ có nhiều cơ may được thừa kế đến thế hệ kế tiếp, hơn là huyết tộc của nhiễm sắc thể Y phụ hệ; thành thử, trải qua thời gian, những dòng dõi huyết tộc Y có thể bị mất mát hơn những dòng dõi huyết tộc mtDNA. Nói cách khác, những dòng dõi huyết tộc nam giới thường dễ trở nên tuyệt chủng nhanh hơn những dòng dõi huyết tộc nữ giới; do đó, chỉ để lại một số ít huyết tộc có di truyền thể ưu thế hơn. (Wells, sđd, tr. 159-60, và Oppenheimer, sđd, tr. 41-2)

Đó cũng là lí do tại sao, khi khảo sát mtDNA mẫu hệ, các nhà di truyền học đã tìm thấy thủy tổ Eva của nhân loại hiện đại xuất hiện ở châu Phi cách nay khoảng 170.000 năm; trong khi đó, khảo sát nhiễm sắc thể Y phụ hệ lại chỉ ra thủy tổ Adam chỉ mới xuất hiện khoảng 60.000 năm trước. Và đó cũng là lí do sai lệch thời gian di dân ra khỏi châu Phi giữa Wells và Oppenheimer: vì Wells chỉ chuyên chú về nhiễm sắc thể Y và gắn bó hơn vào thời gian của đồng hồ phân tử di truyền thể (the genetic molecular clock); trong khi đó, Oppenheimer lại chuyên chú về mtDNA và gắn bó phối kiểm chặt chẽ với địa chất học, khí hậu học và khảo cổ học.

 

Lí do khác nhau về nơi xuất phát của đợt II

 

Như chúng ta đã đọc thấy ở trên, trong khi nhà di truyền học Anh Spencer Wells tin rằng có hai vị trí xuất phát và hai đợt di dân lớn ra khỏi Châu Phi khác nhau, thì nhà di truyền học Anh Oppenheimer khảo sát mtDNA mẫu hệ (có phối kiểm chặt chẽ với khảo cổ học, dịa chất học và khí hậu học) lại cho rằng: chỉ có một đợt di dân lớn ra khỏi châu Phi; còn đợt II thật ra chỉ là đợt nối tiếp với đợt đầu, mà Ấn Độ, Pakistan và vùng Vịnh là nơi xuất phát của đợt II này.

 

Lí do là khi khảo sát “cây gia phả”, căn cứ vào kết quả khảo sát mtDNA mẫu hệ, Oppenheimer nhận thấy: chỉ có một nhánh di dân thành công duy nhất rời châu Phi ở một lúc nào đó trong khoảng giữa 65.000 và 90.000 năm trước, và có thể nói tất cả mọi người không-Châu Phi ở Úc, Châu Mĩ, Siberia, Iceland, Châu Âu, Trung Quốc, và Ấn Độ đều thừa kế di truyền thể từ một gốc dòng dõi tổ tiên xuất phát từ Châu Phi (sđd, tr. 78 & 83).

 

Ông còn cho biết, cây gia phả di truyền thể đã chỉ ra rõ ràng rằng: Người Châu Âu và người Trung Đông không đến trực tiếp từ Châu Phi, nhưng từ một nơi nào đó gần Ấn Độ (sđd, tr. 84). Thành thử, ông khẳng định không thể có nhánh thứ hai nào từ Châu Phi di chuyển trực tiếp lên Trung Đông, mà đó chỉ là đợt nối tiếp với đợt đầu: nó xuất phát từ bên ngoài châu Phi, có thể trong khu vực Pakistan hoặc Ấn-độ (sđd, tr. 151-2). Và để chứng minh điều này, ông đưa ra những chứng cứ như sau:

 

1. Một công trình nghiên cứu dấu vết di truyền học châu Âu hồi đầu thế kỉ, do những nhà khoa học như Martin Richards, Vincent Macaulay và Hans-Jurgen Bandelt thực hiện, đã cho thấy: KHÔNG hề có dữ kiện di truyền thể chứng tỏ người Châu Âu hoặc người Cận Đông đến trực tiếp từ Châu Phi. Vì lẽ, kết quả khảo sát mtDNA cho thấy 4 dòng dõi gốc gác ở Cận Đông (J, T, U5 và I) đều là những nhánh thị tộc “con gái” và “cháu ngoại” của thị tộc Nasreen, mà thị tộc Nasreen lại là “con gái” của thủy tổ Eva (L3)—tức tổ tiên của tất cả mọi người không-Châu Phi (sđd, tr. 61-2, 85 & 134).

 

2. Ngày nay, tại vùng Bắc châu Phi, khảo sát mtDNA cũng đã không tìm thấy dấu tích di truyền thể của các nhánh thị tộc Nasreen (N) và Rohani ®—là “con gái” của Nasreen; ngược lại, khảo sát chỉ tìm thấy hậu duệ của các thị tộc Nasreen và thị tộc Rohani xuất hiện ở vùng Nam Á mà thôi; hơn thế nữa, huyết tộc mtDNA của người Bắc châu Phi bản xứ được ghi nhận chỉ đến từ Cận Đông vào khoảng 30.000 năm trước mà thôi. (63 & 83)

3. Ngoài ra, các thông tin địa chất học, khảo cổ học và khí hậu học cũng cho biết rằng: Tại vùng Bắc Phi và Cận Đông trong thời kì 50.000 năm về trước, loài người hiện đại không thể định cư sinh sống, bỡi lẽ thời tiết quá lạnh và đất đai trở thành sa mạc, khô cằn; do đó không thể có con đường di dân ra khỏi châu Phi xuyên qua vùng Sahara để đến Trung Đông và châu Âu trước thời kì đó (tr. 50-4).

 

4. Thật vậy, nghiên cứu những lõi khoan lấy được từ lòng biển vùng tam giác châu thổ sông Indus cho thấy: Mãi đến khoảng 50.000 năm trước, thời tiết khu vực giữa Syria và biển Ấn Độ mới không còn băng tuyết giá lạnh và cũng không còn trở ngại sa mạc—vì đã trở nên ấm áp và có cây cỏ xanh mọc—nên đã mở hành lang qua vùng lưỡi liềm phì nhiêu Lưỡng Hà để cho hậu duệ của Nasreen (N) và Rohani ® đến vùng Cận Đông hoặc Châu Âu (Oppenheimer, sđd, tr. 85).

 

Cũng xin nhắc lại ở đây: Khoảng 120.000 năm trước, tuy đã có một đợt di dân đầu tiên ra khỏi Châu Phi dược ghi nhận có mặt ở vùng Cận Đông, nhưng những dữ kiện khảo cổ học và di truyền học cho thấy các hậu duệ của đọt này đã bị tiêu diệt tất cả (Oppenheimer, sđd, tr. 16).

 

Tóm lại

 

Như vậy, qua nghiên cứu của Oppenheimer nói trên, chúng tôi đã hiểu ra hai điều này:

 

– Thứ nhất, các cư dân sống du mục ở phía Bắc Tây Tạng và các gia đình quí phái ở Lhasa, cũng như người Thổ-nhĩ-kì và người Châu Âu, tất cả đều là hậu duệ của nhánh di dân men theo thảo nguyên Trung Á để vào Châu Âu, Trung Quốc và Mông Cổ, và đều có sọ não dài—mà hiện nay đại diện nhất của chủng Mongoloid phương Bắc chính là người Bắc Hán. Cũng xin nhớ điều này: Người Châu Âu không có huyết thống Mongoloid, vì nhánh của họ rẽ về hướng Tây để vào Châu Âu, trước khi đến Mông Cổ và vùng Đông Bắc Á, nên đã không xảy ra tình trạng hợp chủng với các dân cư bản địa có huyết thống Australoid của đợt I Châu Phi ĐÃ ĐẾN ĐÂY TRƯỚC.

 

– Thứ hai, về sự kiện các cư dân nói các ngôn ngữ Tạng-Miến ở quanh khu vực Tây Tạng, Tây Tứ Xuyên, Vân Nam, và ở khu vực đầu nguồn của các con sông Brahmaputra, Irrawaddy, Mekong và Dương Tử, điều này cũng chứng tỏ họ là hậu duệ của nhóm thị tộc Đông Á trên hành lang đi đến Đông Nam Á và Đông Á, sau đó đã hợp chủng với các tộc người bản địa của đợt I đường biển, để trở thành các tộc Bách Việt, trong đó có người Việt Nam và người Nam Hán Hoa Nam—tức cùng thuộc chủng Mongoloid phương Nam.

 

Nhưng, cũng để dễ thấy nguồn gốc và các mối quan hệ văn hóa dân tộc Việt Nam nói trên, chúng tôi xin đưa ra mấy biểu thức diễn tả những đặc tính diễn biến qua các giai đoạn tiến hóa như sau:

 

I. Đại chủng Mongoloid (gốc “DNA” của các nhóm di dân đợt II qua ngả nội địa Nam Á và Đông Nam Á) + Đại chủng Australoid (gốc “DNA” của các nhóm di dân đợt I đường biển Nam Á) → chủng Tiền-Mongoloid = chủng Mongoloid phương Nam.

 

2. Chủng Mongoloid phương Nam (do phân hóa thành đặc tính địa phương Đông Nam Á) → các tộc Hòa Bình Đông Dương → dân tộc Việt Nam (Hòa Bình, Phùng Nguyên, Đông Sơn) + các tộc bản địa Hoa Nam (Vân Nam, Lưỡng Quảng và một số dân cư bản địa dọc duyên hải Trung Quốc).

 

3. Dân tộc Việt Nam = Lạc Việt + Âu Việt (đây là hai tộc chính) = các tộc bản địa Hoa Nam → chủng Nam Hán (“DNA” giống với Việt Nam, nhưng KHÁC với Bắc Hán).

 

Như vậy, Việt Nam gồm các nhóm người Việt bản địa và các nhóm người Việt di tản lụt biển lên Trung Quốc (nhưng về sau trở lại Việt Nam vì sự bành trướng Nam tiến của Hoa tộc); còn người Hoa Nam chỉ thuần các nhóm người Việt di tản lụt biển và không trở lại Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, để rồi về sau sáp nhập chung vào Trung Quốc và trở thành nhóm Nam Hán.

 

Cũng tương tự, sau đây là các biểu thức diễn tả nguồn gốc và những mối quan hệ giữa người Trung Quốc Bắc Hán và Nam Hán:

 

1. Đại chủng Mongoloid (bộ phận qua ngả Trung Á đến) → chủng Mongoloid phương Bắc (được phân hóa thành đặc tính địa phương Bắc Á).

 

2. Chủng Mongoloid phương Bắc + đại chủng Australoid (từ Đông Nam Á lên) → chủng Mongoloid Hồ Baikal → Bắc Hán (Hoa Bắc).

 

3. Trung Quốc = Bắc Hán + Nam Hán (Hoa Nam).

 

Như vậy, giữa người Việt Nam và người Hoa Nam có điểm chung là cùng huyết tộc Hòa Bình Đông Dương (gốc Mongoloid phương Nam); còn giữa người Việt Nam và người Bắc Hán có huyết tộc chung là đại chủng Mongoloid. Trong khi đó, giữa người Hoa Nam (Nam Hán) và người Hoa Bắc (Bắc Hán) cũng có một điểm khác nhau: Người Hoa Nam chỉ có huyết tộc Mongoloid phương Nam (giống VN), còn người Hoa Bắc có riêng huyết tộc Mongoloid phương Bắc (khác VN và cũng khác Hoa Nam).

 

Kết luận

 

Như vậy, nếu hiểu cho cặn kẽ, cả về văn hóa, ngôn ngữ, lẫn khảo cổ học và di truyền học, mà chúng tôi đã có dịp trình bày đó đây trong các bài viết trước đây, chúng ta nhận thấy câu chuyện Phục Hi, Nữ Oa và Âu Cơ, Lạc Long Quân tưởng chừng là huyền thoại, là hoang đường, nhưng thực ra đã trở thành hiện thực trong DNA của mỗi người chúng ta. Và đó có lẽ đã là lí do tại sao, không những người lớn, mà cả trẻ con Việt Nam trong các cộng đồng sống ở nước ngoài, tuy xa cách nghìn trùng và trắc trở, nhưng vẫn còn nhận biết và hảnh diện mình là “con Rồng cháu Tiên”.

 

Hoàn chỉnh 26/12/2012

 

Tham khảo


[1] Hà Văn Thùy: Hành trình Tìm lại Cội nguồn. Nxb Văn Học, Hà Nội, 2007.

[2] Xin lưu ý: ”mtDNA” là chữ viết tắt của “mitochondrial DNA”, và đó là một loại nhiễm sắc thể được trích lấy từ một cấu trúc gọi là “mitochondria” (có nhiều trong “nhau” phụ nữ). Ngoài chức năng sản xuất năng lượng cung cấp cho sinh hoạt của mỗi một tế bào, mitochondrion còn là một cấu trúc ở bên ngoài nhân tế bào chứa đựng toàn bộ nhiễm sắc thể của từng mỗi cá nhân chúng ta: Nó ghi nhận, bảo lưu và dấu kín lý lịch của quá trình đời sống, từ thủy tổ loài người đến nhân loại hiện đại (Oppenheimer, Out o f Eden, tr. 37).

[3] Stephen Oppenheimer: Out of Eden. Constable & Robinson Ltd, London, 2003 & 2004.
[4 Spencer Wells: The Journey of Man. Random House Trade Paperbacks, New York, 2003.
[5] Phạm Trần Anh: Nguồn gốc Việt tộc. Nxb Việt Nam Ngày Mai, California, 2007, tr. 255-7 & 323-8.
[6] Stephen Oppenheimer: Eden in the East. London: Weidenfeld and Nicolson, 1998, tr. 128.

 

Tôi ghi chú:

 

- Do các nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc con người đầu tiên của nhân loại ở châu Phi cho nên nhận định rằng "có những đợt di dân". Điều này đang còn là vấn đế tranh cãi nảy lửa giữa các nhà khoa học, tức sự tiến hóa từ vượn người thành người là từ châu Phi hay từ nhiều châu lục khác nhau.

 

- Bản chất phân biệt giữa vượn người và người là ở những điểm vật lý nào? Bởi vì rằng chủng loài vượn là có khắp các châu lục.

 

- Các mẫu hóa thạch vượn người cổ hay người cực cổ, rất ít, thực sự bằng mắt thường hay đo đạc, tính toán... vẫn chưa khẳng định được sự tách bạch này.

 

- Bài toán đặt ra là xác định Gen "Người" và Gen các loài "vượn, khỉ" trên các châu lục hiện nay có mối quan hệ ra sao, tức tìm kiếm tiền quan hệ trước đó. Rồi, mới tiếp tục phân tích sự di dân theo Gen.

 

- Thời kỳ đá mới là diễn ra trên khắp các châu lục, chứng minh sự tiến hóa sơ khởi về công cụ sản xuất là đồng bộ, cũng là một minh chứng sự thay đổi "tư tưởng" của con người diễn ra khắp địa cầu, hay tương tác vũ trụ làm thay đổi một cách đồng bộ. Điều này có thể hiểu cụ thể như sự xuất hiện sinh vật đơn bào trong đại dương là ở mức toàn đại dương vậy.

 

- Phân tích xã hội sống loài vượn, chắc chắn phải gần vùng sông nước ngọt, và ngày nay chúng ta thấy sự phát triển các vùng văn hóa đều cạnh các con sông lớn Hoàng hà, Dương tử, Nhị hà, Cửu Long, Hằng, Nile... do đó, sự tiến hóa của các loài vượn sẽ không tách rời các vùng này. Như vậy, vùng châu Phi khô cằn có phải chăng là nơi dễ tiến hóa cho các loài vượn và di dân?

 

- Vấn đề khác nhau vật lý giữa chủng tộc người còn là do điều kiện tự nhiên của khu vực sinh sống quyết định, chẳng hạn da vàng, đỏ, trắng, đen...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mộ táng cổ tiết lộ bí ẩn về Cánh đồng Chum
20:41' 18-04-2016

Các nhà khảo cổ Úc đã phát hiện hài cốt người xưa và một số cách thức an táng tại Cánh đồng Chum ở Lào

 

Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng-Khoảng, Trung Lào, với rải rác hàng ngàn chiếc chum mà lâu nay giới khoa học vẫn còn xem là bí ẩn.

Chuyên gia khảo cổ Douglas O’Reilly thuộc ĐH Quốc gia Úc nhận định: “Đây có thể sẽ là nỗ lực lớn đầu tiên từ những năm 1930 nhằm tìm hiểu công dụng của những chiếc chum này và ai đã tạo ra chúng”.

 

mo-tang-co-tiet-lo-bi-an-ve-canh-dong-ch

 

Ông O’Reilly cho biết những khai quật cho thấy 3 dạng mai táng ở khu vực này. Có mảnh xương được chôn trong hố với một tảng đá vôi lớn đặt lên trên trong khi cũng có những mảnh xương khác được mai táng trong những vại gốm, tách rời khỏi những chiếc chum.

Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu phát hiện trường hợp xương được đặt trong phần mộ. Chuyên gia O’Reilly nêu khả năng các chum trống hiện nay có thể từng là nơi được đặt thi hài cho thịt phân hủy hết, để rồi sau đó được cải táng. Ông cho biết không tìm thấy bằng chứng hỏa táng và hiện vẫn chưa rõ đây là hài cốt của những người từng sinh sống ở đâu.

Tuy có những phát hiện mới nhưng mục đích và công dụng của những chiếc chum này chưa được thực sự làm rõ. Chỉ còn một vài mẫu vật thể đơn giản như một nhúm hạt thủy tinh được tìm thấy bên cạnh các hài cốt - có thể được mai táng cách nay khoảng từ năm 500-600 trước công nguyên đến năm 550 sau công nguyên.

Nhóm nghiên cứu Úc và Lào đã mất khoảng 1 tháng để thu thập dữ liệu tại Cánh đồng Chum trong hy vọng hiểu biết thêm về nơi này để UNESCO công nhận Cánh đồng Chum là Di sản Thế giới.

 

mo-tang-co-tiet-lo-bi-an-ve-canh-dong-ch

 

Các cuộc khai quật đã bắt đầu hồi tháng 2 của dự án kéo dài 5 năm trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào cùng với ĐH Monash của Úc. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có thêm phát hiện mới trong tương lai.

Theo kienthuc.net.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

1000 năm Thăng Long nhìn lại

Thiền sư Không Lộ - Tác giả bài Nam quốc sơn hà - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta!

Viên Như

                                                                  

                                                                           

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

 

Sông núi nước nam vua Nam ở

Rành rành ghi rõ tại sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 

1- Xuất xứ

 

Bài thơ Thần "Nam quấc sơn hà" được xem là bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Từ lâu bài thơ này luôn gắn với tên tuổi của Lý Thường Kiệt (1019-1105) xuất phát từ cuộc kháng chiến chống nhà Tống xâm lăng kết thúc bằng trận chiến trên sông Như Nguyệt được ghi lại trong Đại Việt Sử Kí Toàn Thư  như sau : "Mùa xuân tháng 3 nhà Tống sai Tuyên phủ sứ Quảng Nam là Quách Quỳ làm Chiêu  thảo sứ Triệu Tiết làm phó ....sang xâm lấn nước ta. Vua sai Lý thường Kiệt đón đánh đến sông Như Nguyệt đánh tan được. Quân Tống chết hơn 1 nghìn người Quách Quỳ lui quân lại lấy châu Quảng Nguyên của ta. Người đời truyền rằng Thường Kiệt làm hàng rào dọc theo sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng :

 

"Nam quốc sơn hà nam đế cư

                          ....thủ bại hư." (1)

 

Và Việt Điện U Linh :

 

"Đến thời vua Lý Nhân Tông quân Tống sang lấn tiến vào trong cõi. Vua sai Thái uý Lý Thường Kiệt lập trại ở ven sông để chống giữ. Một đêm quân sĩ nghe trong đền có tiếng thần ngâm thơ:

"Nam quốc sơn hà

...thủ bại hư".

 

Rồi quả nhiên quân Tống bị thua phải rút về nước".(2)

 

Từ đó người ta ngộ nhận bài thơ ấy là của Lý Thường Kiệt. Sự việc phổ biến đến nỗi đã có nhiều người lên tiếng về điều này như GS Hà Văn Tấn ( Lịch sử-sự thật và Sử  học. Xưa và nay tháng 3-1994) GS.NGND Bùi Duy Tân (phongdiep.net). Ngoài ra bài thơ này còn xuất hiện ở nhiều văn bản khác với những khác biệt nhất định đáng kể nhất là Lĩnh Nam Chích Quái.-

 

"Đêm ấy Đại Hành mộng thấy hai thần nhân cùng xông vào trại giặc mà đánh. Canh ba đêm ba mươi tháng mười trời tối đen mưa to gió lớn đùng đùng. Quân Tống kinh hoàng. Thần nhân tàng hình ở trên không lớn tiếng ngâm rằng:

 

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Hoàng thiên dĩ định  tại thiên thư.

Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm

Bạch nhẫn phiên thành phá trúc dư".

".

Quân Tống nghe thơ xéo đạp vào nhau mà chạy tan...Lê Đại Hành trở về ăn mừng phong thưởng công thần truy phong cho hai vị thần nhân ...sai dân phụng thờ ...nay vẫn còn là phúc thần"(3)

 

Tác phẩm này cho ta biết rằng bài thơ này không phải được đọc trên sông Như Nguyệt thời Lý thường Kiệt mà nó cũng đã được đọc trên con sông này nhưng từ thời Lê Hoàn và cũng không nói rõ ai là tác giả. Như vậy về xuất xứ của bài thơ thì đến nay vẫn chưa thống nhất được. Theo thời gian cho đến nay các nhà nghiên cứu đã ghi lại có trên 30 bài NQSH được viết thành văn bản ngoài ra còn có các bản được khắc ở các di tích đền thờ giữa các bản có sự khác nhau nhưng tựu trung hầu hết đều chọn bản trong ĐVSKTT làm chuẩn.

 

Như đã nói trên sách Đại Việt Sử Kí Toàn Thư Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Chích Quái không khẳng định ai là tác giả bài thơ này. Tất nhiên phải có ai đó sáng tác bài thơ này nhưng vì không biết cụ thể ai là tác giả đích thực nên dựa vào nội dung quan trọng và lớn lao của bài thơ lại được đọc lên vào đêm tối trong một ngôi đền nên gọi thơ THẦN. Tuy nói là thơ của THẦN nhưng rõ ràng phải có ai đó là tác giả chính vì vậy có nhiều người đã để tâm nghiên cứu và đề nghị một con người cụ thể là tác giả như  bài viết của Nguyễn Thị Oanh (Văn nghệ số 12. 21-3-2009) cho rằng tác giả NQSH có thể là đại sư Khuông Việt hay như Lê Mạnh Thát (Lịch sử Phật Giáo tập2 Tập 2. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh - 2001) cho rằng NQSH của Pháp Thuận. Các đề nghị này chủ yếu dựa vào mối quan hệ của các Thiền sư nói trên với các vua thời ấy nên chưa có tính thuyết phục cao.

 

Trong bài viết này cùng suy nghĩ phải có ai đó trong số những trí thức dân tộc thời ấy là tác giả của bài thơ nên tôi cũng đề nghị ở đây một con người cụ thể người mà tôi cho rằng có nhiều yếu tố để có thể là tác giả bài thơ NQSH. Tuy nhiên trước khi xem xét đến con người mà tôi đề nghị có thể là tác giả hay chính là tác giả bài NQSH có một vấn đề cần phải giải quyết trước đó là :

 

  BÀI " NQSH"  ĐƯỢC SÁNG TÁC VÀO THỜI NÀO?

 

Như đã nêu trên có hai truyền thuyết về sự ra đời của bài thơ thần:

 

A -Theo Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ): Thời Lê Hoàn (981)

 

B - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) (Trận Như Nguyệt 1076)

 

A - VỀ SÁCH  LNCQ

Tác giả LNCQ đến nay vẫn chỉ là giả thuyết chưa chắc chắn Trần Thế Pháp là ai thân thế và sự nghiệp ra sao vẫn là một dấu hỏi. Nội dung LNCQ thì ít ỏi chủ yếu lấy từ sách khác không có tính sáng tạo cao. Do lấy từ sách khác như nghĩa của  từ "chích" trong tên sách mang lại nên có người cho rằng bài NQSH cũng chép từ sách khác có nghĩa là trước đó đã có sách viết về câu chuyện đó rồi nên cho là đáng tin cậy từ đó cho rằng việc Ngô Sĩ Liên viết rằng NQSH được viết và đọc vào thời Lý là ngoa truyền. Tuy nhiên câu chuyện về bài thơ thần trong LNCQ ngoài khác biệt so với ĐVSKTT như: thời đại -Tiền Lê thay vì thời Lý- Trên sông Như Nguyệt thay vì Bạch Đằng thời gian cũng khác. LNCQ viết "Canh ba đêm ba mươi tháng mười trời tối đen mưa to gió lớn đùng đùng". ĐVSKTT viết " Mùa xuân tháng 2". Ở  đây có điều làm cho  ta phải đặt dấu hỏi. Như ta biết cuối tháng 10 âm lịch ở miền bắc nước ta đang là giữa mùa đông thời tiết mưa gió rét như cắt da lại thêm tiết Nguyên đán gần kề tâm lý binh lính sao khỏi chạnh lòng sao nhà Tống lại điều binh sang xâm lăng nước ta vào lúc này liệu các nhà cầm quân của triều Tống có điên không? Thất bại của quân Nam Hán năm 938 là một minh chứng. Về ngôn từ của bài thơ trong  LNCQ cũng khác mà theo tôi thực chất chỉ là sửa lại bài này từ ĐVSKTT do đó có những giới hạn.

So sánh với bài thơ Thần trong ĐVSKTT bài trong LNCQ có những giới hạn như sau :

 

   -    Câu 2 viết " Hoàng thiên......thiên thư".

 

Đã là sách trời thì do trời viết hay nói khác nội hàm ngữ nghĩa của từ "thiên thư" là đã có trời rồi vậy cần gì phải "Hoàng thiên" . thêm vào đó "thiên thư " nghĩa đen là sách trời nhưng ta phải hiểu là "sách công lý" có nghĩa là điều đó xưa  nay ai cũng biết. Do đó thêm " Hoàng thiên" chỉ làm yếu đi nếu không nói là thừa  so với cách dùng "Tiệt nhiên" của ĐVSKTT.

 

   -         Câu 3 LNCQ đã cụ thể giặc là  " Bắc lỗ" thay vì "nghịch lỗ" . Làm như thế có ý chỉ thẳng giặc là ai nhưng lại mất đi tính phổ quát của một tuyên ngôn bởi vì viết như thế thì bài này chỉ có giá trị với giặc phương bắc thôi còn giặc các phương khác thì sao?

 

-         Còn câu cuối thì " gươm bén  chẻ như chẻ tre" so với câu " Nhữ đẳng....thủ bại hư" thì lời lẽ hơi thô . Bởi vì chuyện thất bại của quân xâm lược đâu chỉ là qua việc chém giết mà nó còn thất bại trên nhiều mặt khác nữa do đó nói nếu giặc phương Bắc sang thì sẽ dùng gươm bén mà đánh cho tan tát như chẻ tre thì rỏ ràng đây chỉ là ngôn từ của chốn riêng tư chứ nếu đem làm thông điệp của một quốc gia là điều bất cập.

 

Từ những nhận định như thế ta thấy rõ ràng bài thơ Thần trong LNCQ chỉ là sửa lại từ bài thơ trong ĐVSKTT do đó tính khả tín của bài NQSH trong LNCQ là không cao. Vậy tại sao tác giả LNCQ lại viết NQSH thuộc về thời Tiền Lê? Tác giả "chích" từ sách nào? Hay tác giả tự sáng tác? Câu trả lời là: Tác giả rất có thể đã "chích" câu chuyện này từ bộ ĐVSK của Lê Văn Hưu rồi sửa lại thời không từ đời Lý sang thời Tiền Lê. Lý do cho việc sửa này chắc là lấy lòng nhà Hậu Lê. Bởi vì chính nghĩa của Lê Lợi là con cháu nhà họ Lê. Như vậy tác phẩm này có thể ra đời sau khi Lê Lợi lên ngôi chứ không phải thời Trần mạt như có người đề nghị.

 

B - VỀ SÁCH  ĐVSKTT

 

Nội dung ĐVSKTT là một bộ sử hết sức công phu có tính bác học điều này cho thấy đây là một công trình mang tính tập thể mà Ngô Sĩ Liên là chủ biên. Một công trình được vua sai làm thì đâu thể không cẩn trọng. Trong tác phẩm này đã rất nhiều lần (29 lần) đề cập tới Lê Văn Hưu tác giả bộ Đại Việt Sử Ký với dòng chữ "Lê Văn Hưu viết......" điều này chứng tỏ ĐVSKTT phần lớn dựa vào ĐVSK của Lê Văn Hưu. Như thế có nghĩa là bộ ĐVSKTT là một tác phẩm được viết nên bởi công sức của rất nhiều người có kinh nghiệm và kiến thức uyên bác với phương pháp làm việc hết sức nghiêm túc dưới sự tài trợ của triều đình qua hai triều đại Trần - Lê  thì lẽ nào thông tin trong bộ sách này lại viết tùy tiện. Đồng thời với ngần ấy thời gian và con người lẽ nào không phát hiện cuốn sách có nội dung mà LNCQ ghi lại.

 

Từ những so sánh phân tích trên với tính khả tín của bộ ĐVSKTT tôi cho rằng bài thơ thần đã được viết và đọc vào thời Lý Thường Kiệt phá quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076..

 

2 - AI LÀ TÁC GIẢ BÀI "NAM QUỐC SƠN HÀ" ?

 

Như vậy tác giả của nó phải là người thời Lý do vậy ta phải nghiên cứu xem ai có thể có được những yếu tố thuyết phục để có thể xem là tác giả bài thơ nổi tiếng này. Con người ấy nhất định phải có mối liên hệ chặc chẽ với chế độ đương thời và nhất là phải có những tác phẩm còn lại phản ảnh được mối tương quan với bài thơ NQSH . Tìm lại trong văn học đời Lý vào thời điểm đó ta thấy có một con người với những yếu tố mà tôi cho là có thể là tác giả bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Người đó chính là Thiền sư Không Lộ.

 

Dương Không Lộ (1016 - 1094) tên thật là Dương Minh Nghiêm Pháp Hiệu là Không Lộ quê ở Hải Thanh Giao Thủy Tỉnh Nam Định. Ông xuất thân làm nghề chài lưới nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Không Lộ kết bạn tu hành với các Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải tôn Đạo Hạnh làm huynh trưởng nhưng cùng Giác Hải đi vân du rồi cùng về tu tại chùa Hà Trạch trong khi Đạo hHạnh về tu tại chùa Sài Sơn Quốc Oai . Không Lộ là một thiền sư lớn đời Lý được phong làm Quốc sư đã từng tu các chùa: Nghiêm Quang (chùa Keo) Hà Trạch Chúc Thánh. Không Lộ vừa được xem là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường. ( Bách khoa toàn thư mở wikipedia)

 

Sự nghiệp văn chương của Ts  Không Lộ hiện nay còn hai bài thơ Ngôn hoài và Ngư nhàn. Ở đây tôi đặc biệt tìm hiểu về bài Ngôn hoài từ đó đem so sánh với bài NQSH để thấy những mối tương đồng giữa hai bài thơ.

Ngôn hoài (NH)

 

                       Không Lộ

                        Trạch đắc long xà địa khả cư

                        Dã tình chung nhật lạc vô dư.

                        Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

                        Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

Tạm dịch :

Nỗi lòng

                       
                       Chọn được đất thiêng để ở đời

                        Tình quê vui thú suốt ngày chơi.

                        Đúng thời lên thẳng non cao vút

                        Hét một tiếng vang lạnh cả trời.

 

Bài thơ này cũng như có nhiều bài thơ khác trong kho tàng thơ Thiền Việt Nam lại giống với một bài thơ của Trung Hoa cụ thể là của Lý Tường tặng thiền sư Dược Sư Duy Nghiễm đời Đường: (4)

 

                                    Tuyển đắc u cư hiệp dã tình

                                    Chung niên vô tống diệc vô nghinh.

                                    Hửu thời trực thướng cô phong đỉnh

                                    Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh.

 

Về việc giống nhau của hai bài thơ cũng như ai đã đạo văn của ai tôi sẽ bàn sau trước hết chúng ta hãy tìm hiểu bài thơ của Không Lộ.

 

Bài "Ngôn hoài" là một kiệt tác của Không Lộ. Chính vì vậy ta cần phải soi chiếu bài thơ này trong con mắt của thi pháp học có nghĩa là phải nghiên cứu bài thơ một cách toàn diện: từ thân thế tác giả không gian và thời gian bài thơ ra đời ngôn từ được xử dụng trong bài thơ biện pháp nghệ thuật và thông điệp mà bài thơ mang lại và cuối cùng là xâu chuỗi tất cả những yếu tố ấy vào một chỉnh thể thống nhất. Chỉ khi nào làm được như thế ta mới thuyết phục được chính mình và người đọc.

 

Câu 1 - Trạch đắc long xà địa khả cư

 

Bài thơ này trước đây đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bình giảng như Đặng Thai Mai đã viết  "Nhà thơ vui mừng nhìn địa vật qua những rặng núi hình rồng hình rắn uốn quanh ngôi nhà mình. Đó là lối nhìn của các thầy địa lý"(5) có thể từ nhận xét của một trong những cây đại thụ trong làng nghiên cứu văn học nước ta như vậy lại thêm vào hình ảnh mà lịch sử cung cấp nên hầu như ai cũng nghĩ bài thơ phản ảnh cái nhìn phong thủy có thể vì trong suy nghĩ của nhiều người thầy tu Phật giáo thường gắn liền với những kiến thức về phong thủy thậm chí gần như mê tín dị đoan nên khi đọc bài thơ của một tác giả là thiền sư người ta dễ liên tưởng đến vấn đề này nhất là ở câu một tác giả đã viết "Trạch đắc long xà địa khả cư". Ngay câu mở đầu người đọc đã bắt gặp ngay hình ảnh rồng rắn thì dĩ nhiên người đọc rất dễ nghĩ rằng đất rồng rắn là một thế đất tốt theo thầy địa lý(Đất rồng rắn dỉ nhiên là một tiêu chí phong thủy nhưng không phải là yếu tố dị đoan thầy địa lý cũng không phải là xấu như ngày nay một số người thường nghĩ). Như vậy ta đi vào cõi thơ của Không Lộ bằng cái nhìn phong thủy tiêu cực thì những ý tưởng tiếp theo trong bài thơ cũng phải theo chiều hướng này kết quả là qua bao cuộc mổ xẻ bài thơ cũng chưa được giải thích một cách thống nhất và thấu đáo từ tên bài thơ cho đến nội dung nên bài thơ vẫn cứ bao trùm một màu huyền bí mà có người còn gọi là "siêu thơ". Do đó chúng cần tìm hiểu xem " Long xà địa là gì?" Có phải là một thuật ngữ phong thủy hay không? Thuật ngữ này đã xử dụng ở đâu? Với nghĩa nào?

-Về phong thủy thì trong 92 thuật ngữ phong thủy (6) không thấy có thuật ngữ long xà địa. Vậy chúng ta tìm hiểu theo hướng khác.

 

-Trong Kinh Dịch viết rằng: "Long xà chi chập dĩ tồn thân dã" dịch nghĩa "rồng rắn mà ẩn nấp cốt để giữ  mình vậy". (7)

 

-Truyện Dương Hùng trong Hán Thư cũng nói: "Quân tử đắc thời tắc đại hành bất đắc thời tắc long xà" dịch  nghĩa  "Người quân tử  mà gặp thời thì làm việc lớn không gặp thời thì ở ẩn". (8 )

 

Như thế là đã rõ thuật ngữ "long xà" có nghĩa là ở ẩn ẩn ở đây không phải là tìm vào chốn xa xôi hẻo lánh mà là hòa mình vào cuộc đời của người quân tử khi chưa đúng thời. Người quân tử ở đây là người có khả năng giúp nước giúp đời. Khi quốc gia hữu sự thì người quân tử phải dấn thân mà bảo vệ tổ quốc khi hòa bình thì họ cũng như bao công dân khác hòa mình vào xã hội âm thầm xây dựng quê hương (rồng thành rắn hay rồng đất). Như thế câu này có nghĩa là: Chọn được cuộc đất tốt có thể ở được.

 

Như tiểu sử của ông cho biết ông sinh năm 1016 chỉ sáu năm sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ông đã lớn lên cùng với cái hào khí của một đất nước trong một vận hội mới một thời kỳ mà chưa một triều đại nào trước đó làm được: đó là nền độc lập của đất nước. Từ nền độc lập này nước Việt đã phát triển trên mọi mặt nhất là đối với nhân dân những người luôn phải chịu đau khổ trước nhất khi không có hòa bình độc lập. Mọi hoài bão đó được gởi vào hai chữ "Thăng Long". "Thăng Long" là "rồng dậy rồng lên". Như thế có nghĩa là rồng này không phải ở trên trời mà từ mặt đất từ lòng người là ý chí độc lập tự cường là khát vọng hòa bình hạnh phúc. Tự cái việc dùng từ ‘Thăng" đủ cho thấy Lý Thái Tổ đã nhận thức về sức mạnh của nhân dân như thế nào. "Thăng Long" cũng chỉ cho bản thân Lý Thái Tổ mà cũng là tiêu biểu cho nhân dân. "Thăng" là "vươn từ dưới lên" như "thăng tiến" "tỏa từ trong ra ngoài" như "thăng hoa". Điều đó cho thấy yếu tố phong thủy chỉ là thứ yếu trong quyết định này. Điều này đã thể hiện rõ trong Chiếu dời đô trước là" trên kính mệnh trời dưới theo ý dân" sau mới nói địa thế " rồng sinh hổ ở".

 

Sau những nhiễu nhương của triều đại trước đó chính Thiền sư Vạn Hạnh đã chủ động đề nghị Lý Công Uẩn hãy vì quốc gia mà nắm lấy triều chính và chắc chắn rằng những công việc triều chính sau đó phải có sự tham gia của Vạn Hạnh tất nhiên quyết định dời đô về Đại La không nằm ngoài dự tính của Vạn Hạnh. Ngày nay khi chúng ta đọc vào lịch sử chỉ thấy ghi lại chiếu chỉ dời đô ngắn ngủi của Lý Thái Tổ nhưng chúng ta phải hiểu rằng để đi đến một quyết định như vậy triều đình nhà Lý rút kinh nghiệm từ những sự kiện xảy ra trước đó đã phải bàn bạc cân nhắc trên mọi lãnh vực để sao cho tại kinh đô mới phải củng cố được mọi mặt từ chính trị quân sự văn hóa kinh tế. " Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa thực là chổ tụ hội quan yếu của bốn phương đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời". (Chiếu dời đô). Bởi vì những gì đã xảy ra trước đó nhắc nhở cho Lý Thái Tổ biết rằng: việc thế lực phương bắc xâm chiếm nước ta không phải là quyết định nhất thời mà là một hiện thực lâu dài. Chính vì vậy cần phải chọn một nơi có thể đáp ứng được những mục tiêu đó nơi ấy là một cuộc đất có thế vừa tiến đánh sớm nhất khi quân xâm lược tiến vào nước ta lui về phòng thủ khi cần thiết bằng một hậu phương vững mạnh cả trên hai phương diện thủy và bộ đặc biệt ông đã thành công trong việc dời đô khi đã xây dựng một thế trận lòng dân vô cùng vững chãi. Chắc chắn đã có nhiều phương án được đưa ra và cuối cùng đi đến quyết định chọn (trạch đắc) Đại La rồi đổi thành Thăng Long (rồng đất) (Long xà địa - rồng đất) để định đô (khả cư) (9). Như đã nói ở trên Không Lộ sinh năm 1016 như vậy ông đã lớn lên cùng với cùng với âm vang từ Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ chiếu chỉ này chắc chắn phải được thường xuyên nhắc nhở trong triều đại nhà Lý sau đó (hay như cách ta nói ngày nay là "quán triệt"). Mấy mươi năm sau ông trở thành quốc sư thì chắc chắn ông phải nằm lòng chiếu chỉ này. Tất nhiên ông hiểu và thời đó có lẽ ai cũng hiểu "thăng long" là "rồng đất" là sức mạnh của nhân dân.

 

Câu 2 - " Dã tình chung nhật lạc vô dư".

 

"Dã" là thôn quê "tình" là tình cảm tâm tư ở đây là đời sống tinh thần nơi thôn dã. Nhưng tại sao lại là đời sống tinh thần nơi chốn quê mà không phải là thành thị? Đây chính là cái tài của tác giả. Thông thường trong một quốc gia thôn quê là nơi ít được hưởng thụ những thành quả của xã hội nhất thế mà ở đây người dân nơi thôn quê lại được hưởng trọn vẹn thành quả của xã hội trên mọi mặt thì những thành phần khác trong xã hội phải ngang bằng hoặc hơn. Như ta nói: "Ở Việt Nam người nghèo nhất cũng có một chiếc xe hơi" thì cũng có nghĩa là những thành phần còn lại phải có một hoặc hơn một chiếc xe hơi. Đây là một nghệ thuật dùng từ mà ngày nay ta gọi là biện pháp tu từ "dùng cái thấp nhất để chỉ cái cao nhất". Rõ ràng tác giả dùng từ rất đắt.

 

Từ "vô dư" lấy từ nhà Phật nghĩa là không còn gì "lạc vô dư" có nghĩa là vui không sót vui không thiếu lãnh vực nào không còn gì không được vui.

 

Như ta biết lịch sử nước ta được viết bằng máu bằng sự hy sinh của biết bao thế hệ không một gia đình dòng họ nào ở nước Việt mà không có người đã hy sinh nơi chiến trận một đất nước hết bị phương bắc xâm lăng thì phía nam quấy phá trong một quốc gia như vậy thì chiến tranh luôn là nỗi lo không những của người nắm giữ vận mệnh của quốc gia dân tộc mà còn là của nhân dân. Bởi vì chiến tranh đồng nghĩa đau thương mất mát và đói khổ không phải chỉ đau thương mất mát trên chiến trường mà nỗi đau đó kéo dài theo những gia đình khi con mất cha vợ mất chồng nhà tan cửa nát. Còn đau đớn hơn nữa khi tổ quốc bị ngoại bang cai trị như Nguyễn Trãi đã viết :

 

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

vùi con đỏ xuống hầm tai họa ............

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi !"

                                               Bình Ngô đại cáo

 

Thỉnh thoảng cũng có hòa bình thì gặp phải cảnh hôn quân bạo chúa thế là có hòa bình nhưng chưa phải thái bình. Chính vì vậy khát vọng một cuộc sống trong một quốc gia độc lập thái bình thịnh trị trên thì có vua anh minh dưới thì các quan liêm khiết là khát vọng vô cùng to lớn của người dân Việt trong mọi thời đại. Việc đời đô từ Hoa Lư về Thăng Long và những năm tháng thái bình sau đó là minh chứng cho thấy sự nhìn xa trông rộng của Lý Thái Tổ dưới sự cố vấn của Quốc sư Vạn Hạnh nó cho thấy sự đồng lòng từ vua quan cho đến thứ dân quyết định đó đã làm thay da đổi thịt đất nước trên mọi mặt. Quốc gia thì thái bình thịnh trị luật pháp thì khoan hồng mà nghiêm minh văn hóa thì thăng hoa rực rõ nhân dân thì ấm no hạnh phúc. Do vậy dù ở chốn thôn dã mà vẫn hưởng thụ được thành quả của thái bình không phải chỉ là cơm ăn áo mặc mà trên tất cả các lãnh vực khác của cuộc sống. Đó là niềm vui trọn vẹn. Thế mới gọi là "chung nhật lạc vô dư". Một quốc gia mà nơi thôn quê dân dã lại được hưởng trọn vẹn tất cả những thành quả của xã hội thì biết rằng xã hội đó tiến bộ thế nào. Không Lộ cũng lớn lên và tận hưởng niềm vui chung đó ông đã chứng kiến sự phát triển của quê hương trên mọi mặt và hương vị của thái bình đã thấm vào tâm hồn ông. Với tất cả những gì mà ông trải nghiệm ông đã gởi gắm vào câu  này.

Câu 3 - Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

 

("Hữu thời"- chữ "thời" ở đây là chữ "thời" trong  Kinh dịch có nghĩa là thời cơ cơ hội vận hội. Vì ở câu một ông đã dùng "long xà địa"cũng trong Kinh dịch hơn nữa nếu ta hiểu " hữu thời" là có khi hay thỉnh thoảng thì yếu quá so với khí lực của bài thơ và đồng thời không liên kết được với ý sau của câu thơ.

 

"Trực thướng" nghĩa đen là lên thẳng nghĩa bóng là ngay tức khắc.

 

"Cô phong đỉnh" là đỉnh núi chon von núi đứng một mình nghĩa bóng là chủ quyền quốc gia).

 

Vui là thế thanh bình là thế niềm vui lớn quá cứ tưởng chừng  như nhân  dân nước Việt giờ đây quên hết những đau thương mất mát khi ngoại bang xâm lăng nước họ rồi. Không đâu! Người dân Việt tuy được vui hưởng thái bình nhưng họ nhận thức được rằng trong mỗi bát cơm ăn một đêm yên giấc thanh bình là kết quả của sự độc lập thái bình. Những đau thương mất mát của cha ông đã kết tinh vào trong tâm thức họ ý thức chủ quyền của quốc gia tuy không bộc lộ ra ngoài nhưng dòng tâm thức đó vẫn luân lưu trong mỗi người dân Việt. Hơn ai hết họ biết rằng làm sao hạnh phúc được khi đất nước bị mất chủ quyền bị ngoại bang xâm lăng dày xéo. Tuy ngày ngày vui nơi thôn dã làm rắn sống giữa đồng nhưng khi quốc gia hữu sự lập tức rắn hóa thành rồng đứng lên chung sức chung lòng bảo vệ sơn hà xã tắc. Không Lộ là quốc sư mà tiêu chí để vua quan triều Lý phong làm quốc sư thì đâu phải chỉ biết xem ngày lành tháng tốt đất thịnh hướng thông mà phải là con người có tầm nhìn đối với quốc gia đại sự để tham mưu cố vấn cho triều đình trong việc trị quốc an dân. Với tư cách là một thiền sư thì ông cố vấn cho triều đình lãnh vực nào ngoài văn hóa - tư tưởng mà văn hóa cao nhất và cũng là nhiệm vụ thiêng liêng nhất trong một quốc gia đó là lòng yêu nước. Do đó chắc chắn rằng dưới sự cố vấn của ông triều đình luôn nhắc nhở giáo dục người dân về lòng yêu nước bảo vệ non sông. Từ tầm nhìn vĩ mô ông nhận biết rằng tuy vui trong thanh bình như thế nhưng mỗi người Việt luôn có lòng tự hào dân tộc.Do vậy khi có bất cứ thế lực nào xâm phạm quốc gia thì đó chính là lúc (hữu thời) và ngay tức khắc (trực thướng) họ đứng trên lập trường chủ quyền quốc gia (cô phong đỉnh) để đối mặt với quân thù. Hình ảnh một người leo thẳng lên đỉnh núi cao chót vót mà theo chữ Hán trong bài thơ gọi là "cô phong đỉnh" là một hình tượng độc lập hùng vĩ và rất đẹp. Cô là trơ trọi không có gì chung quanh có nghĩa là chẳng có ngọn núi nào khả dĩ so sánh được hình ảnh ngọn núi cao vút đứng một mình thẳng hướng lên trời cao là hình ảnh vô cùng mạnh mẽ hùng tráng nhưng cô độc. Ngọn núi cao là vậy hùng vĩ là vậy thì làm sao thỉng thoảng lại leo thẳng lên đỉnh núi được ai mà leo cho nỗi. Do vậy đây là ngọn núi tâm linh văn hóa ngọn núi này mỗi người dân Việt ai cũng có trong lòng chính vì vậy khi cần thiết là ngay tức khắc họ có mặt ở non cao nơi ngày ngày quận tụ hồn thiêng sông núi. Đây cũng chính là hình ảnh của thiền hình ảnh bất khả tư nghị bất khả tỷ giảo cũng như đỉnh cao của trí tuệ giác ngộ cái trí tuệ mà kẻ giác ngộ không thể chia sẻ với ai không thể so sánh với cái gì cũng như trong một quốc gia chủ quyền là cái duy nhất không có gì có thể so sánh và đánh đổi được.

 

Câu 4 - Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

 

Như vậy trong lòng mỗi người dân Việt luôn có một đỉnh núi một ý thức về chủ quyền quốc gia ý thức đó tuôn chảy từ đời này sang đời khác. Nhưng vấn đề là những kẻ xâm lược luôn tìm mọi cách để phủ nhận điều đó. Chính vì vậy chủ quyền này cần phải được tuyên bố nhất là khi chủ quyền của nước nhà bị xâm phạm. Từ ý thức chủ quyền đó ở trên đỉnh núi cao đó ngay tức khắc họ long trọng tuyên bố nước Việt là một nước có chủ quyền. Ở đây tác giả dùng từ thét mà thét dài (trường khiếu) nó cho ta thấy sự dõng dạc cương quyết và hùng tráng. Khi ta quá đau khổ ta cũng thét khi ta quá hạnh phúc ta cũng thét thét là một ngôn ngữ ở đỉnh cao hay có thể nói là siêu ngôn ngữ nó được dùng để diễn tả những gì mà ngôn ngữ có nói cũng không thể nói hết được mà nền độc lập chủ quyền của quốc gia có được là từ máu xương của bao thế hệ xây dựng nên thì bút mực lời nói nào diễn tả cho hết. Trong đạo thiền tiếng thét cũng là ngôn ngữ của người giác ngộ chỉ có tiếng thét mới làm cho kinh hãi cả ba cõi thấu khắp cả tam thiên chứ cái ngôn ngữ đối đãi thì làm sao mà diễn tả được cái sâu thẳm của đạo được thế mới gọi là nói mà không nói hay ngôn ngữ đạo đoạn tâm hành xứ diệt vậy. Còn đối với một đất nước thì chỉ có tiếng thét không những thét mà còn thét dài và chỉ thét dài một tiếng (nhất thanh) mới có thể nói lên được cái ý thức chủ quyền độc lập là to lớn đến chừng nào. Nhưng sao lại thét dài một tiếng vâng! một tiếng thôi hàng triệu triệu người con Việt dị khẩu đồng âm (khác miệng giống lời) cùng thét dài lên một tiếng một lập trường một ý thức "độc lập" có như thế mới làm cho những kẻ xâm lược rởn tóc gáy lạnh cả người cả thế giới phải im lặng lắng nghe (hàn thái hư).

 

Không phải ngẫu nhiên mà người đời sau đặt tên bài thơ này là "Ngôn hoài"  "lời hoài bão" Hoài bão của một con người một công dân một dân tộc.Hoài bão đó là gì nếu không phải là một quốc gia hưng thịnh thiên hạ thái bình dựa trên một nền độc lập tự cường và sẵn sàng bảo vệ nền độc lập ấy bằng bất cứ giá nào nếu như có bất cứ ai bất cứ thế lực nào xâm phạm.

 

Như thế ta thấy bài thơ này chuyên chở một thông điệp xuyên suốt ý tứ nhất quán cách dùng từ có tính khái quát cao lối hành văn dứt khoát làm cho khí lực của bài thơ vô cùng mạnh mẽ và khiến cho người đọc cảm thấy hết sức trang trọng. Có thể bài thơ này Không Lộ làm vào độ tuổi 35-45 có nghĩa là vào khoảng những năm 1051-1061. Có lẽ không trễ hơn được. Vì sau 50 tuổi theo quy luật tự nhiên khí lực con người bắt đầu đi xuống do đó bút lực khó mà đạt được như vậy. Trong thời kỳ này nhà Lý cho dựng chùa Một Cột nói là nằm mộng chứ kỳ thực ý muốn nói nền độc lập của nước nhà. Ta có thể tóm lược như sau:

 

Câu  1 - Khẳng định lãnh thổ và thiết chế chính trị: Đất Long xà hay đất Thăng Long là kinh đô của nước Việt là tiêu biểu cho nước Việt. (chính trị)

Câu  2 - Nhân dân trong nước sống sung túc an lạc-yêu chuộng hòa bình.(kinh tế)

Câu  3 - Văn hóa chủ quyền quốc gia là tư tưởng chủ đạo của mọi người dân (văn hóa).

Câu  4 - Sẵn sàng bão vệ chủ quyền đó (quân sự)và và được tuyên bố rộng rãi chủ quyền đó trên trường quốc tế.

 

Như thế bài thơ này có khác gì một Tuyên ngôn độc lập hay có thể nói rằng đây là bài Tuyên ngôn độc lập.

Vậy liệu bài thơ này tuyên ngôn độc lập này có liên quan gì đến bản Tuyên ngôn độc lập Nam quốc sơn hà không?

 

Như lịch sử cho biết Lý Thường Kiệt (người cho đọc bài thơ thần trên sông Như Nguyệt) sinh năm 1019 sau Không Lộ 3 năm. Nghĩa là Lý Thường Kiệt và Không Lộ là người cùng thời. Khi trận Như Nguyệt xảy ra lúc ấy Lý Thường kiệt 57 tuổi và Không Lộ 60 tuổi. Một bên là quan võ đầu triều người kia là quốc sư cả hai là lão thần của triều Lý. Là quốc sư không lẽ khi quốc gia nguy biến như vậy mà ông không hay biết hay sao có thể ông cũng có mặt trong

 

Thiền sư Không Lộ tác giả bài Nam quốc sơn hà - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam! (2)

10/08/2009,19:32:03 | 1 Comment(s) | 335 View(s)


So sánh hai bài thơ : Nam Quốc sơn hà và Ngôn hoài.

 

Câu 1-            Nam quốc sơn hà nam đế cư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở )

Trạch đắc long xà địa khả cư

(Chọn được đất thiêng để ở đời )

 

Sông núi nước Nam vua Nam ở: Câu này khẳng định lãnh thổ của nước Nam và thiết chế chính trị

-Chọn được đất thiêng để định đô: Kinh đô là chỗ ở của vua là mảnh đất trung tâm chính trị của một đất nước là tiêu biểu cho một quốc gia. Như đã nói ở trên "Thăng Long" là "rồng đất" con rồng phương nam con rồng đặc hữu của Việt Nam mà đất của rồng phương nam thì vua nam ở đó là điều tất nhiên. Rõ ràng câu này cũng để khẳng định chủ quyền về lãnh thổ và thiết chế chính trị.

 

Như vậy hai câu này hoàn toàn giống nhau về ý và cả cách hành văn nữa "Nam quốc sơn hà - trạch đắc long xà" "đế cư - khả cư".

 

Câu 2 -            Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Rành rành định phận tại sách trời.)

Dã tình chung nhật lạc vô dư.

(Tình quê vui thú suốt ngày chơi )

 

Mới nghe qua ta tưởng hai câu này khác nhau nhưng kỳ thật chúng giống nhau. Sao bảo là giống nhau?

Như ta biết Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ  là một văn bản thiêng liêng lúc bấy giờ chắc chắn các nho sinh phải học tập nằm lòng các quan triều Lý cũng không ngoại lệ. Trong Chiếu dời đô viết "trên kính mệnh trời dưới theo ý dân". Như vậy trong bài NQSH dùng vế trước còn NH thì dùng vế sau của một câu hai vế tuy khác nhau về ngôn từ nhưng ý chỉ là một. Vì " trời cũng chính là dân và dân cũng chính là trời". Nhưng khi ta dùng để nói với kẻ mệnh danh là "thiên triều" thì ta phải dùng trời mà trả lời thế mới tương xứng. Câu này khẳng định lãnh thổ đó thiết chế chính trị đó đã được công nhận bởi công lý thế giới.

 

Câu 3 -            Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

                        (Nếu như quân giặc sang xâm phạm)

Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh

(Đúng thời lên thẳng non cao vút)

 

Câu này trong NQSH là cụ thể hóa ý "hữu thời" chính vào lúc khi giặc sang ở đây nói xâm phạm là xâm phạm chủ quyền xâm phạm "cô phong đỉnh" xâm phạm điều thiêng liêng nhất của một đất nước.

 

Hai câu này tuy câu chữ khác nhau nhưng ý tứ liền lạc với nhau. Điều này dễ hiểu vì bài NQSH nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu chiến tranh tâm lý đối tượng là số đông nên ngôn từ phải rõ ràng dễ hiểu.

 

Câu 4 -            Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

(Các ông sẽ thấy bại vong thôi.)

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

                        (Hét một tiếng vang lạnh cả trời.)      

   

Câu kết này tuy nặng nhẹ khác nhau nhưng cũng có ý như nhau. NQSH thì nói thẳng quân giặc sẽ thấy thất bại còn NH thì làm cho quân thù nghe mà ớn lạnh khiếp vía kinh hồn.

Như vậy chúng ta thấy liên quan đến hai bài thơ có những giống nhau sau đây:

 

Về con người :

- Cả hai đều quan đầu triều (nếu ta xem quốc sư như một chức quan hay tương đương)

- Cả hai cùng tham gia trận đánh.

 

Về bài thơ :

 

- Cùng được viết trong một thời đại.

- Cùng chuyên chở một thông điệp.

- Cùng giống ý trong từng câu.

- Cùng vận (cư) và lối hành văn.

 

Chỉ có một điều khác duy nhất đó là một người là tác giả một trong hai bài thơ còn người kia chỉ là người cho đọc bài thơ chứ không phải là tác giả.

 

Với những phân tích và so sánh trên ta có thể nói rằng bài thơ này chính là anh em sinh đôi của bài kia mà một trong hai có khai sinh rõ ràng thì người anh em kia chắc phải là cùng một mẹ. Hay nói khác bài NQSH là chiếc bóng của bài NH do đó Không Lộ có thể là tác giả bài thơ này hay chính là tác giả bài thơ này bài Nam Quốc Sơn Hà - Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta .

 

Nhưng điều mà ai cũng biết: Cả hai bài thơ trên đều thoát thai từ Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ - từ Hoa Lư về Thăng Long - năm Canh Tuất - 1010.

                            ................................o0o.................................

 

1 - Đại Việt Sử Kí toàn thư-NXB Văn Hóa-Thông tin-C1-tr 428.

 

2 - (Việt điện u linh (1329)- Lý Tế Xuyên. Bản dịch. NXB Văn học H.1972 tr 70-71)

 

3 -   (Lĩnh Nam chích quái - Vũ Quỳnh - Kiều Phú. Bản dịch NXB Văn hoá H 1990 tr. 83-84).

Về ngày tháng trong LNCQ có nhiều sai khác giữa các bản ngày 2/10 23/10 Việt sử diễn âm  15/12 ở đây   chỉ luận theo văn bản đã trích.

 

4 - Bài thơ của Lý Tường là một bài thơ có nhiều khiếm khuyết  :

 

A-Ngay câu đầu cách dùng từ đã khiên cưõng. "Tuyển" nội hàm ngữ nghĩa của từ này có nghĩa là chọn nhưng mà chọn một trong số những cái đẹp hay tốt có sẵn. Như tuyển tập văn học tuyển sinh tuyển thủ tuyển phi. Chứ chẳng thấy ở đâu nói tuyển cư tuyển thổ. Hay nói khác hơn từ "tuyển" đi sau nó là những từ thuộc về con người hay sản phẩm của con người và có nghĩa tốt.

 

B-Tự hai chữ "u cư" đã bao hàm nghĩa của "dã" rồi nên nói "u cư hợp dã tình" là thừa. Hơn nữa "dã tình" đâu phải tính chất cố hữu của con người mà hợp. Do đó câu này bị lủng củng.

 

C-Câu thứ tư "nguyệt hạ phi vân" cách dùng từ như thế này không phù hợp với trật tự tư duy. Ba câu trước là những câu hoàn chỉnh không ngắt quãng sao bỗng dưng câu này lại ngắt ra. Lại thêm hai từ ghép đi liền với nhau không đối xứng mà lại đối nghịch nhau trăng với mây đi liền nhau đáng ra phải viết là nguyệt hạ vân nhàn hay nguyệt hạ vân... mới phù hợp với quy tắc ngôn ngữ như tuyết tán vân phi. Hay trong tiếng Việt ta thường nói kính trên nhường dưới nhà tan cửa nát mâm cao cỗ đầy. Ai lại nói kính trên dưới nhường nhà tan nát cửa mâm cao đầy cỗ bao giờ.Rõ ràng bài thơ này chẳng có ông Lý Tường nào làm cả mà sửa từ một bài khác mới ra nông nỗi ấy.Cụ thể là sửa từ bài Ngôn hoài của Không Lộ chứ không thể ngược lại được. chuyện này không phải chỉ riêng bài Ngôn hoài mà thôi mà còn nhiều bài khác nữa như bài Xuân nhật tức sự của Huyền Quang chẳng hạn. Rõ ràng đây là một chính sách nhất quán của các triều đại của Trung Hoa chứ không riêng một thời nào.

 

D- Sẽ có người nói "Nhưng mà về văn bản học thì bài thơ này có từ đời Đường cơ mà". Ngàn năm trước thì việc thêm vào lấy ra một bài thơ có khó gì. Còn có điều lạ nữa là chuyện trùng thơ này chủ yếu chỉ xảy ra với các thiền sư mà thiền sư nổi tiếng của VN mới lạ chứ! Lẽ nào trong chốn thiền môn ở VN lại tập hợp nhiều người đạo văn thế sao?

 

Đ-Trước đây tôi cũng có bài "Tuyên ngôn độc lập của một thiền sư" cũng viết theo lối suy nghĩ như thế nay nghĩ lại thấy có lỗi với bậc tiền nhân quá.

 

5 - "Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học"- Thơ văn Lí - Trần tập 1 trang 41 - NXB Viện Văn học - Hà Nội - 1977.

 

6  - Xem bí ẩn của phong thuỷ Vương Ngọc Đức chủ biên Trần Đình Hiến dịch nxb Văn Hoá Thông Tin 1996.

 

7 - Kinh Dịch: Đạo của người Quân tử - Nguyễn Hiến Lê Hệ từ truyện - thiên hạ - chương 5 tiết 3  trang 483 nxb văn hoá tb 1994.

 

8 - Nhị Thập tứ sử - Hán Thư - Truyện Dương Hùng cuốn 1 tr 2243.(thư viện Hán Nôm - HV-488) Dương Hùng thượng truyện đệ ngũ thập thất thượng 2234 Thương vụ ấn thư quán - Túc Ân bách nạp bổn - Nhị thập tứ  sử .

 

9 - Rồng biến thể từ rắn là đặc hữu của VN. Đây cũng có thể là một yếu tố cho thấy Kinh dịch có thể là của Việt Nam như có người đã nghiên cứu và đề nghị.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites