Posted 29 Tháng 11, 2015 HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA PHƯƠNG VỊ QUÁI TRONG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ HẬU THIÊN BÁT QUÁI (Một vấn đề cực kỳ nan giải từ cổ chí kim) Đồ hình Tiên Thiên Bát Quái với trục định vị Càn Khôn (Trời Đất). Trên cấu trúc tượng trưng này, ghi nhận có "hành" thủy tượng nước (Khảm), "hành" mộc tượng cây xanh (Chấn)... nhưng không có "hành" Thổ trung tâm. Sơ đồ hoạch quái Tiên Thiên Phục Hy Tiên Thiên Bát Quái với trục Định Vị Hậu Thiên Bát Quái tương tác tới Địa cầu sau khi điều chỉnh cấu trúc Hà đồ với hành Thủy ở trên. Đây là vị trí chuẩn nguyên thủy của Hà đồ Địa cầu nếu lấy Địa cầu là chủ thể quán xét mọi tương tác. Hà đồ của Địa cầu Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của Địa cầu (Trục N - S là trục địa lý) Thiên can phối Hà đồ của Địa cầu Nhật nguyệt đồng tranh trên trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo Chúng ta ghi nhận thực tế độ lệch của trục quay Địa cầu (trục địa lý) so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo là 23.5 độ, trục từ trường lệch so với trục vuông góc này là khoảng 11.2 độ. Trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo so với trục mặt phẳng quay của Ngân hà gần như song song nhau. Thiên Cầu quy ước (có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ) Tham khảo trục Ngân hà Mặt trời và Ngân hà nhìn từ trên đỉnh (bắc) xuống 1> Hoạch quái phối hợp: Trong sơ đồ hoạch quái Tiên Thiên, thì Tứ Tượng đối ứng nhau qua trục Định Vị: "Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến hóa vô cùng": Tứ Tượng Tiên Thiên: Thái Dương đối ứng Thiếu Âm. Thái Âm đối ứng Thiếu Dương. Khi phân hoạch bước tiếp theo ra Bát Quái, thì sự tương hợp Âm Dương theo quy trình hoạch quái chuẩn như "Dương trước Âm sau", "Dương dưới Âm trên", "Âm thuận tùng Dương", "Cực Dương phối Cực Âm", để từ Tứ Tượng Tiên Thiên định hình nên Bát Quái Tiên Thiên rồi cấu trúc lại theo Bát Quái Hậu Thiên: Bát Quái Hậu Thiên từ hoạch quái của Bát Quái Tiên Thiên: - Thái Dương đối ứng Thiếu Âm -> kết hợp Quái trong Hậu Thiên Bát Quái: Thái Dương (CÀN) hợp với "Cực Âm của Thiếu Âm" chính là Quái KHẢM và phần còn lại. - Thái Âm đối ứng Thiếu Dương -> kết hợp Quái trong Hậu Thiên Bát Quái: Thái Âm (KHÔN) hợp với "Cực Dương của Thiếu Dương" chính là Quái LY và phần còn lại. 2> Nhận thức Hà đồ - Lạc thư và từ trường Địa cầu: Từ nhận biết trục quay Địa cầu, quỹ tích Địa cầu, từ trường Địa cầu và công thức Hà đồ, mặt phẳng Hoàng đạo, quy luật vận động tương sinh... qua các đồ hình ở trên, để định hình phương từ trường Bắc - Nam, rồi xác định trục CÀN KHÔN của giai đoạn Hậu Thiên: - ĐỊNH VỊ: Cực đại từ trường (+) ứng quái CÀN và cực đại từ trường (-) ứng với quái KHÔN, hình thành nên trục định vị CÀN - KHÔN. - Nhận thức hành THỦY là "Cực Dương" trong Tứ Tượng, - RỒI SẮP XẾP: an vị cấu trúc phối hợp từ cặp của Bát Quái như phân tích ở trên dựa trên trục định vị CÀN - KHÔN và cùng dựa trên chiều vận động tương sinh của Ngũ Hành. Mà người xưa đã hình thành nên: HẬU THIÊN BÁT QUÁI. Các vấn đề khác: - Quy luật của các con số: Ở đây, chúng ta cũng chưa xác định quy luật của độ số Hà đồ - Lạc thư và Hậu Thiên Bát Quái, Thiên can phối Hà đồ... - Khái niệm Khí và Khí hóa. - Hành Thủy cực dương, quy luật đảo nghịch (chuyển hóa đối ngược lại): từ đó định hình Thái Cực tiểu - Cây xanh (Mộc, hình thành đầy đủ cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành) -> động vật -> con người -> rồi: "nhận thức về "Người" + hòa hợp Vũ Trụ = Thần tiên". Người xưa lấy biểu tượng cây xanh làm biểu tượng của sự sống: Cây Đời Sống - đó là cây Sung (Sống) trong văn hóa Văn Lang, rễ bám vào cả đất (hữu hình) và không gian (vô hình), lại sinh ra vô số quả. - Mặt trăng là vệ tinh của Địa cầu thuộc hành? Ảnh hưởng chu kỳ sống, sinh sản... thủy triều. Thường gọi là sao Thái Âm! Cây sung, tượng của Thái Âm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2015 ĐI TÌM CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐIĐỗ Xuân Thọ Hẵn là cháu nội 12 đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm…thông minh tuyệt đỉnh…Từ năm lớp 1 đến năm lớp 12, hắn toàn đứng đầu lớp trong các lớp chuyên toán của các trường Kim Đồng, Giảng Võ, và chuyên toán A0 của trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội…Năm lớp 11 và 12 hắn ở trong đội tuyển thi toán quốc tế của VN…Hắn đều đạt huy chương Vàng Riêng năm lớp 12 hắn đã được Nữ Hoàng Anh mời dự tiệc bởi hắn đạt điểm tuyệt đối và có một cách giải xuất sắc ngoài dự kiến của ban giám khảo…Hắn học tại một trường nổi tiếng của Đức. Tại đây năm thứ 3 hắn đã bảo vệ thành công luận án Tiên sỹ Ha-bin về Toán Học với luận văn có tựa đề:” Bàn về nguyên lý bất định của Gơ-đen”…Chính cái luận văn TS này làm cho hắn lao vào Triết Học….Ba năm sau hắn sang Ha-vớt Mỹ làm giảng viên Toán nhưng đồng thời nghiền ngẫm…Hắn đã bảo vệ thành công luận ánTiến sỹ triết học Phương Đông về phật học. Đề tài có tên: “Đại Thừa tuyệt đối luận dưới góc nhìn của toán học”.Về nước, lấy một cô hoa hậu trường đại học Y Hà Nội cực kỳ thông minh , con một ông Phó Thủ Tướng đẻ được một đứa con gái và một đứa con trai xinh đẹp…….Thế rồi hắn bỏ hết !!! Tất cả mấy cái luận án TS đó không làm cho hắn tìm được chân lý tuyệt đối!!! Hắn học đánh cờ tướng và quyết tâm tìm được chân lý tuyệt đối trong Cờ Tướng… Huấn luyện viên hàng đầu VN được bố vợ của hắn mời đến dạy cho con rể của mình chỉ một tuần sau đã không thắng được ván nào với hắn nên đã lẩn mất sau khi nhận 500 tr VNĐ… Hắn đọc Quất Trung Bí, Mai Hoa Phổ, Phản Mai Hoa, Tượng Cục, …. Hắn đặt luôn tạp chí Tượng Kỳ….Trên mạng hắn là thành viên tích cực của Thăng Long Kỳ Đạo … Hắn đánh với chương trình cờ mạnh nhất Hành Tinh, phần mêm Itella luôn thắng với tỷ số 7-3. Hắn đánh với các kỳ thủ hàng đầu của VN và thu về hàng tỷ VNĐ…Chưa hết, hắn nghĩ rằng đánh với bọn vận động viên “mậu dịch” này sẽ cùn cờ nên quyết định đi đánh cờ phủi, tức là đánh cờ giang hồ trên bờ hồ Hoàn Kiếm, vỉa hè Quốc Tử Giám v.v…Tóm lại ở bất cứ chỗ nào mà nghe thấy có một cao thủ cờ tướng ở Việt Nam là hắn phi đến ngay. Đánh và chiến thắng…Chưa hết, hắn quyết định đi Trung Quốc để gập Hồ Vinh Hoa, Từ Thiên Hồng và những kỳ thủ hàng đầu Trung Hoa… Hắn mang đi 20 triệu USD ....Hắn bôn ba khắp Trung Quốc.... Đánh chính thức, đánh bí mật với Hồ Vinh Hoa, Từ Thiên Hồng và tất cả các kỳ thủ hàng đâu Trung Quốc và chiến thắng tuyệt đôi thu về hàng tỷ Nhân dân tệ....Hắn lê la ở các quán cờ ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Ma Cao, Hồng Kông... Hắn đánh và thắng hết…Hang ngày hắn luyện đánh cờ “mù” với Intella…Sau khi có số vốn khủng khiếp, hẵn mở một quán trà với một cái tên: “Thiên Hạ Đệ Nhất Kỳ” và thách đấu với tất cả các cao thủ trên Trái Đất…Hắn luôn thắng và kiếm được không biết bao nhiêu là tiền…Nhưng hắn vẫn buồn bởi chưa tìm được chân lý tuyệt đối mặc dù vẫn tự an ủi: "Ta là người đánh cờ tướng giỏi nhất hành tinh này và đó là chân lý tuyệt đối !!!"…..Một buổi chiều mùa Thu hắn gọi cho tôi :- A lô, anh có phải là TS. Đỗ Xuân Thọ, tác giả thuyết Tâm Vũ Trụ vừa đánh thắng ván cờ 10 tỷ VNĐ với thằng Lãng , phó chủ tịch Hà Nội không ạ ???- Vâng, tôi đây, tôi đã ủng hộ hết số tiền đó cho trẻ em mổ tim rồi anh ạ- Trời ơi, em đọc hai câu thơ của anh ở bìa quyển Tâm Vũ Trụ mà em muốn đánh cờ với anh quá. Khoảng bao giờ anh dỗi- Ngay bây giờ !!!……Chiếc xe Cam-ry của Long chở tôi đến một biệt thự ở ngoại thành Hà Nội…….Bàn cờ đã được bầy ra…Tôi nhớ như in những điều ghi trong bản giao kèo của ván cờ này mà tôi đồng ý ký:1) Nếu tôi thắng hắn tôi sẽ được sở hữu 1 biệt thự ở Trung tâm Hà Nội, 1 biệt thự ở Nha Trang, 1 biệt thự ở Đà Lạt và 1 căn hộ cao cấp ở thung lũng Si-li-con ở Hoa Kỳ2) Nếu tôi thua tôi phải nhượng bản quyền Bộ Lọc Sóng Ý Thức (BLSYT) cho hắn-Thưa anh, em nghe thiên hạ đồn là anh đã tiếp cận được với chân lý tuyệt đối nên hôm nay em quyết đánh cờ với anh, hắn nói một cách buồn buồn. Em cực kỳ khiêm tốn nhưng thấy không ai là đối thủ của mình trên trái đất này- Hôm nay ông sẽ thua tôi tuyệt đối…….Pháo 2 bình 5 , hắn bốc thăm và được đi trướcPháo 8 bình 5, tôi quyết định đánh trận thuận pháo mà tôi cực kỳ cảm hứng với Quất Trung Bí….Hắn đã đánh như một thằng mới biết chơi cờ…Tôi đã thắng hắn bằng nước tiền mã hậu pháo rất đơn giản….Hắn như phát rồ, ngửa mặt lên trời gào lên từng tiếng:- Sao hôm nay, kẻ bất bại trong mọi cuộc cờ tướng trên trái đất này lại thua đỗ xuân thọ chỉ vì đi toàn những nước “dở hơi” ....Hắn đập đầu vào tường rồi lăn lộn trên nền nhà rồi hộc lên từng tiếng:- Chân lý tuyệt đối đâu????- Hãy nghe đây, tôi thong thả nói, ông sai lầm là ở chỗ : ông xem cái Vũ trụ này chỉ có mỗi loài người ở trái đất là thông minh nhất. Ông nên nhớ trong Vũ trụ này, tôi đã chứng minh chặt chẽ bằng Toán học rằng: có vô hạn nền văn minh mạnh hơn trái đất và cũng có vô hạn nền văn minh yếu hơn trái đât. Lúc đánh cờ với ông vừa rồi, tôi đã dùng sóng ý thức (SYT) mở một số huyệt đạo của ông cho các SYT từ các nền văn minh yếu hơn trái đất 100 lần ùa vào đầu ông trong chốc lát làm ông đi lỗi nước rất nhiều và thua thôi chứ tôi cũng chẳng giỏi cờ tướng đâu…..Vợ hắn quỳ dưới chân tôi xin tha…hắn quát vợ : “Đứng lên Lê ! Thế là nhục!!!” (Hệt như “Phát súng” của Puskin)….Hắn đưa cho tôi tất cả các giấy tờ sở hữu 4 biệt thự trên ….Rồi quỳ xuống và nói:- Con xin thầy nhận con làm học trò. bây giờ con mới biết con còn rất nhỏ bé trong cái vũ trụ bao la này...con có cần tiền đâu thầy ...con cần chân lý tuyệt đối !!!!- Cả hai con hãy đứng dạy đi, ta không lấy của các con cái gì. Chồng con mê lẫn nên ta phải dạy cho một bài học thôi. Còn ta không thể nhận thêm con vì con chưa đủ độ điên rồ để làm học trò của ta. Ta đã có 24 học trò bố trí khắp trái đất. tên lửa syt là bí mật tuyệt đối của dân tộc việt nam nên không thể tiết lộ được.... con hãy quay lai với toán học, bởi đó là công cụ duy nhất của tâm vũ trụ ban cho loài người để tìm thấy người mà không lạc lối. Toán học sẽ dẫn con đến chân lý tuyệt đối – Tâm Vũ Trụ!!!Nói rồi tôi bước ra cửa. Long đã đỗ chiếc Cam-ry ngay trước cửa nhà hăn…Qua cửa kính tôi vẫn nhìn thấy hắn và vợ vái theo xe của chúng tôi như tế sao. Hà Nội, 11/12/2013 Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2015 Từ Tiên Thiên Bát Quái nhận thức lại về phương vị Hà đồ và quy ước xây dựng bản đồ thiên văn, địa lý... thời Hùng Vương Qua phân tích về cấu trúc Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, cùng nhận định về Hà đồ - Lạc thư, thì chúng ta sẽ nhận ra: 1. Đối với Tiên Thiên Bát Quái thì quái Càn sẽ ứng với phương bắc, quái Khôn ứng phương nam, trục bắc - nam này tương ứng trục thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo chứ không phải trục từ trường bắc - nam của Địa cầu, có thể hình dung đây là trục bắc - nam của Ngân hà... Bản gốc Tiên Thiên Bát Quái không trình bày phối hợp theo phương vị nào cả, sau này một số sách phối theo phương vị của tám hướng nhưng chọn Càn là phương nam. Tiên Thiên Bát Quái phối phương vị (Càn - bắc và Khôn - nam của trục Ngân hà) Ngân hà và Thiên cầu (Figure 23.2 Seen from within, the flattened disk of our Galaxy appears as a band of light across the heavens, known as the Milky Way. When we gaze at the Milky Way, we are looking in the plane of our Galaxy's disk; in other directions, our line of sight is out of the plane. The plane of the celestial equator is inclined at an angle of about 60 to the Galactic plane. The inset is (mostly) the Milky Way's plane as detected by IRAS, the Infrared Astronomy Satellite.) (The outline of the Milky Way viewed edge-on is shown in gray. The yellow box includes the summer portion of the Milky Way from Cassiopeia to Scorpius with a red dot marking the galaxy’s center. This is the section we see crossing the eastern sky in June. Click to enlarge. Credit: Richard Powell with additions by the author) 2. Đối với Hậu Thiên Bát Quái thì khi xem xét mọi môn học thuật cổ như phong thủy, độn giáp, thái ất... đều phải lấy Hà đồ của Địa cầu làm chuẩn, phương bắc ở trên, nam ở dưới theo định vị của từ trường Địa cầu. Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của Địa cầu 3. Đối với quy tắc cũ Hậu Thiên Bát Quái với phương nam ở trên, bắc ở dưới theo từ trường của Địa cầu thì đây là cấu trúc tuân theo Hà đồ của Con người. Quy tắc này áp dụng cho mọi loại bản đồ thời cổ đại và xem xét cấu trúc Âm Dương Ngũ Hành trong bộ môn Đông y (bên trong con người: đầu đội trời, chân đạp đất). Lạc thư phối đầu, thân, chân, đuôi Rùa Hậu Thiên Bát Quái với nam trên, bắc dưới của Con Người (đổi Tốn Khôn) Khi nhận thức được 3 cách bài trí phương vị này thì chúng ta sẽ hiểu được nội dung câu truyện huyền thoại Việt Nữ Oa vá trời nói về mối "liên quan" giữa Tiên Thiên Bát Quái và "Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của Địa cầu": Trời (Càn - Tiên Thiên Bát Quái) nghiêng về phía tây bắc (Càn - Hậu Thiên Bát Quái), Đất (Khôn - Tiên Thiên Bát Quái) lệch về phía đông nam (Khôn - Hậu Thiên Bát Quái) chính xác về mặt bản chất của nó. Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu (có trục địa lý 23.5 độ) "Càn nghiêng tây bắc Khôn lệch đông nam" Từ quy tắc bài trí ở trên, người xưa đã tính quy luật tương tác của Mặt trăng theo 1 tháng như thế nào? Quỹ đạo Mặt trăng lệch một góc so với mặt phẳng Hoàng đạo khoảng 5. 0 độ. Không có bộ môn chuyên biệt về thiên văn hay Lý học cho riêng Mặt trăng? Hình như nó được tích hợp cụ thể một phần trong môn Độn Giáp, rồi từ đó đưa vào Tử vi. Nhật nguyệt đồng tranh qua trục Sửu - Mùi Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2015 TỪ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ "HẬU THIÊN BÁT QUÁI PHỐI HÀ ĐỒ CỦA ĐỊA CẦU" NHẬN THỨC LẠI MỐI QUAN HỆ ÂM DƯƠNG & NGŨ HÀNH Từ nội dung phân tích có thể thấy sự khác nhau giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, rồi công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của Địa cầu, tuy nhiên trong Vũ Trụ vô biên dưới sự nghiên cứu của khoa học thì có nhiều thiên thể đang hình thành hoặc đang tan rã, đồng thời trên Địa cầu đã có sự tiến hóa từ hợp chất vô cơ, hữu cơ, cây xanh, con khỉ... con người cho phép đặt câu hỏi mối quan hệ Âm Dương và Ngũ Hành như thế nào? Phải chăng đối với Vũ Trụ vạn vận trong nó được nhận biết chỉ qua Âm Dương! Ngân hà thể hiện rõ 4 cánh tay dài tương ứng trường khí Tứ Tượng "Nỗ đen" mang hành Dương Thổ -> sao Tử vi trong môn Tử vi đẩu số mang hành Dương Thổ! Nếu Địa cầu thuộc Hệ mặt trời, Hệ mặt trời thuộc những hệ thiên văn lớn khác ví dụ Ngân hà, và cứ như vậy chúng ta có một hệ tiệm cận vô cùng, trong khí đó cấu trúc thuộc tính vạn vật trên Địa cầu đều quy chiếu tới quy luật Âm Dương Ngũ Hành do vậy mọi hệ thiên văn khác trong Vũ trụ đều phải tương ứng nhằm đảm bảo sự thống nhất của Vụ trụ. Thực tế, chúng ta có 12 cung Hoàng đạo của Thiên cầu với thuộc tính tương tự 12 cung của Địa chi, lúc này một quy luật khác xuất hiện và vận động: "Đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu". Chúng ta có thể hiểu, khi đạt những trạng thái giới hạn tích tụ khí để hình hình nên thuộc tính Ngũ Hành thì đồng thời, vạn vật trong Vũ trụ cũng tự thân nó đều có thuộc tính tương ứng ngay lập tức, đây là sự liên kết tức thời thuộc bản chất của Vũ Trụ. Ví dụ, qua Kinh Dịch có thể "đoán" được tương lai không ngoài quy luật đã qua và sự liên kết tức thời của Vũ trụ trong một trạng thái không thời gian nhất định. Một ví dụ khác, Giáp Tý khởi nguyên với Vận khí hành Kim, tương khắc là đầu trong Lục thập hoa giáp, nếu chúng ta hỏi tại sao là hành Kim này đầu thì sẽ lý giải thông quan một số quy luật nhưng "tại sao là là chính hành Kim này" thì đó là bản chất tự nhiên của Hệ mặt trời - Địa cầu - Con người vừa sinh ra chứ không thể nào khác. Những vấn đề như thế có thể gọi là "chân lý" hay sự thật là như vậy, chẳng do ai và vì ai cả, Vũ trụ không quan tâm bất kỳ cái gì kể cả "Thượng Đế" (các tổ chức, cá nhân trong nhân loại đang nhầm lẫn ở khái niệm này, cũng không chắc chắn là họ đang nhầm lẫn hay có lẽ phản nhấn mạnh là "đang khai thác và lợi dụng" Thần hiệu này -> được chứng minh qua tiến trình lịch sử văn minh nhân loại. Do vậy, chúng ta không nên lạm dụng từ ngữ "Thượng Đế", còn danh xưng đúng trong văn hóa Việt đó là "Ngọc Hoàng Thượng Đế" chứ không phải "Thượng Đế"), trong nó chỉ là "Quy Luật, Quy luật và Quy Luật Bao Trùm". Thậm chí, Vũ trụ cũng chẳng cần nhận biết nó là gì, nó cũng chẳng thèm quan tâm đến "Cái" chẳng phải Âm chẳng phải Dương nữa. Quay trở lại hình chiếu thiên đỉnh của Ngân hà và Mặt trời như dưới đây. Ngân hà và Mặt trời nhìn từ đỉnh (bắc) chiếu xuống Hệ mặt trời nằm ở 1 trong 4 cánh tay của Ngân hà, dựa trên cấu trúc của Hệ mặt trời và Địa cầu, chúng ta sẽ biết được trường khí cánh tay này có thuộc tính Âm Dương Ngũ Hành là...?. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 3 Tháng 12, 2015 TIÊN THIÊN BÁT QUÁI VÀ CÚ NHẢY VĨ ĐẠI "VƯỢT THOÁT" RA KHỎI VŨ TRỤ QUAN SÁT ĐƯỢC - 13.7 TỶ NĂM ÁNH SÁNG (1) Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang? Quay ngược thời gian lại 13,7 tỷ năm trước đây, khi tất cả vũ trụ chưa được hình thành và chỉ tồn tại như một điểm kỳ dị và bắt đầu với vụ nổ Big Bang. Big Bang là lý thuyết được nhiều nhà thiên văn học tin tưởng là nguyên nhân hình thành vũ trụ. Tuy nhiên nếu lý thuyết đó là thật, thì có những gì tồn tại ngay trước khi vụ nổ xảy ra, nguyên nhân của vụ nổ là gì? Một câu hỏi đã khiến không ít các nhà thiên văn học phải đau đầu. Câu hỏi này được đặt ra trước thời kỳ thiên văn học và vũ trụ học hiện đại khoảng 1600 năm. Vào thế kỷ thứ 4, nhà thần học St. Augustine vật lộn nghiên cứu khái niệm bản chất của Chúa trời trước khi tạo dựng nên vũ trụ. Và câu trả lời của ông là không có gì tồn tại trước khi Chúa tạo nên vạn vật. Tuy nhiên câu trả lời này có vẻ không phù hợp với thiên văn học và vũ trụ học hiện đại. Vật lý học thế kỷ 21 đã được trang bị nhiều kiến thức hơn, trong đó phải kể đến thuyết tương đối của Albert Einstein với khái niệm tương quan giữa khối lượng và thời gian đã cho chúng ta cái nhìn mới hơn về vũ trụ thời kỳ tiền Big Bang. Giải thích đơn giản là các hành tinh có khối lượng càng lớn thì chúng ta sẽ cảm nhận thời gian trôi qua chậm hơn khi đứng trên bề mặt, so với các hành tinh có khối lượng nhẹ hơn mặc dù sự chênh lệch là rất nhỏ. Do đó, trước vụ nổ Big Bang, điểm kỳ dị là điểm tập trung tất cả khối lượng của vũ trụ, nên nó khiến thời gian bị bế tắc hay có thể coi như không có khái niệm thời gian và cũng đồng nghĩa với việc không có khái niệm thời kỳ trước Big Bang. Nếu chỉ xét lý thuyết tương đối của Einstein thì khái niệm thời gian chỉ tồn tại khi điểm kỳ dị nguyên thủy mở rộng với kích thước và hình dạng của nó. Tức là không tồn tại khoảng thời gian trước vụ nổ Big Bang, cũng đồng nghĩa với câu hỏi ở tiêu đề là vô nghĩa. Tuy nhiên thuyết tương đối của Einstein vẫn chưa phải là đầy đủ, có rất nhiều hiện tượng mà nó không thể giải thích, lúc này chúng ta mới xét đến lý thuyết vật lý lượng tử. Sự ra đời của vật lý lượng tử cùng hàng loạt lý thuyết mới đã làm thay đổi những suy nghĩ và khái niệm trước đây, đồng thời làm hồi sinh câu hỏi trên 'Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ?'. Vật lý lượng tử đặt ra một giả thuyết rằng vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là một vũ trụ con trong một vũ trụ lớn hơn. Lý thuyết này được hình thành từ việc quan sát các bức xạ nền vũ trụ (CMB) cón sót lại sau vụ nổ Big Bang. Các nhà thiên văn học quan sát CMB lần đầu tiên vào năm 1965, và nó nhanh chóng gây ra một vấn đề khúc mắc trong lý thuyết Big Bang. Tuy nhiên đến năm 1981 nó đã được giải thích nhờ lý thuyết lạm phát vũ trụ. Lý thuyết này chỉ ra rằng vũ trụ mở rộng rất nhanh, chỉ trong vài phút vào giai đoạn đầu tiên của thời kỳ tồn tại của vũ trụ. Nó gây ra biến động về nhiệt độ mà mật độ của CMB, tuy nhiên những biến động này phải được thống nhất. Những nỗ lực lập bản đồ vũ trụ gần đây cho thấy rằng vũ trụ có khá nhiều sai lệch, một số khu vực có nhiều biến động hơn các khu vực khác. Một số nhà thiên văn học cho rằng điều này chứng tỏ không phải hình thành từ chính nó, mà nó được hình thành từ một vũ trụ lớn hơn. Một giả thuyết khác đề cập đến lỗ đen khổng lồ trong vũ trụ khác. Lỗ đen giống như một máy ép khổng lồ trong vũ trụ và theo lý thuyết các vật chất sau khi bị hút và nén sẽ được giải thoát ra ngoài qua lỗ trắng. Lỗ trắng là đối lập với lỗ đen, nó giống một van xả vật chất, không những vậy nó còn cung cấp năng lượng cho vật chất. Do đó các nhà thiên văn học giả thuyết rằng vũ trụ của chúng ta đã từng được hình thành trong một lỗ đen khổng lồ, và mỗi lỗ đen trong vũ trụ có thể ẩn chứa những vũ trụ chưa tồn tại và chúng ta chưa biết đến. Các nhà khoa học khác lại tin vào lý thuyết chu kỳ, trong đó sự hình thành của điểm kỳ dị là do chính vũ trụ trước đó tự sụp đổ trong một sự kiện được gọi là Big Crunch. Nó tạo ra điểm kỳ dị một lần nữa, các vật chật bị dồn ép vào điểm kỳ dị và tạo ra một vụ nổ lớn mà chúng ta gọi là Big Bang tái tạo vũ trụ, sau đó quá trình Big Bang và Big Crunch lặp lại theo lý thuyết chu kỳ. Tuy nhiên giả thuyết này lại đặt ra câu hỏi tương tự như trường hợp 'quả trứng có trước hay con gà có trước'.Vậy để trả lời câu hỏi tiêu đề "Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ?" ngay cả các nhà khoa học cũng đang đau đầu tìm câu trả lời, có thể trước vũ trụ không tồn tại gì, có thể hình thành từ vũ trụ lớn hơn hay theo lý thuyết chu kỳ. Tuy nhiên cho dù câu trả lời là như thế nào đi nữa, tạo hóa vẫn luôn là bí ẩn lớn nhất mà có lẽ với những kiến thức hiện tại, chúng ta vẫn nên tin vào bàn tay của đấng tối cao đã tạo nên mọi thứ (tác giả Endy Hoàng). "Chúng ta vẫn nên tin vào bàn tay của 'Đấng Tối Cao' đã tạo nên mọi thứ": Chính vì cái tư duy chỉ ngồi dùng ngôn từ phi thực tế này nên lịch sử văn minh nhân loại 3.000 năm gần đây là cuộc hành trình đầy xương máu, đặc biệt đó là "thành quả" của một số tôn giáo chẳng hạn thời đại trung cổ còn được gọi là "thời đại đen tối", "thời đại man rợ" mà Cơ Đốc giáo gây ra, thực ra nó cũng chỉ là trò chơi quyền lợi của con người mà thôi. Giờ này mà còn lẩm cẩm với mớ thần học Augustine, vẫn đang mải miết vật lộn "vạn vật biến hóa vô cùng" để đi tìm cái trước đó, lại tự đặt tên và gán cho thuộc tính "Trúa" như thuộc tính con người, rồi lại đi tìm định nghĩa và bản chất trở lại, rồi lại gán cho một người cụ thể trở lại thành chính ông đó. Hơn 3.000 năm trước thời khi Augustine đang còn loay hoay và lẩm cẩm, thì người ta đã biết Học thuyết thống nhất vũ trụ và có pháp môn ứng dụng từ lâu rồi! Cho tới thế kỷ IV TCN Pajantali đã có cuốn sách viết cụ thể về các trạng thái kinh qua Yoga của cá nhân hòa nhập với các tầng thứ vũ trụ. Gần 1.000 năm sau, hình như chính cái ông Augustine ni "chế" ra "tội tổ tông" thì phải. Cái này rất tinh vi, bởi những người đang sống có làm được điều gì ý nghĩa thì cũng không phải từ tổ tiên, cha mẹ, anh chị tu nhân tích đức mà là từ các "Vị" (được cho là... ông này bà nọ) bởi vì có Tội Tổ Tông -> cấm thờ Tổ Tiên, kinh thật. Tổ tiên đã cảnh báo gần 1.000 năm trước: "Chẳng qua cũng chỉ trò chơi thôi mà"! Bống bống bang bang! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người. Cá chép sống trong biển, sông, hồ vượt Vũ môn đã khó, huống chi cá lại sống ở dưới giếng (ghi nhận: Giếng Việt biểu tượng cho đạo Tổ Tông, Suối Nguồn Thánh triết)! Vũ trụ là một "động cơ vĩnh cửu vận động theo quy luật của chính nó" thì cầu xin cái gì ở đấy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 4 Tháng 12, 2015 Nhận thức sự bắt đầu và kết thúc của Vũ trụ vô biên như đã được phân tích trong Mục: Những giới hạn về mặt triết học của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, tuy nhiên muốn nhận biết và mô tả được các quá trình cần dựa trên một số điều kiện biên như dưới đây: - Bản thể của Vũ trụ được mô tả như thế nào. - Vũ trụ là vô cùng vô tận hay hữu hạn về mặt Bản thể và không gian. - Sự tồn tại của không gian và thời gian. - Trạng thái Bản thể ban đầu cân bằng "tuyệt đối" và "khởi động" như thế nào, có sự kiện bigbang hay không. - Sự phát triển cực hạn của Vũ trụ là như thế nào, hiện tại nó đang phát triển hay tan rã. - Khi dùng ý nghĩa "tuyệt đối" thì nó được hiểu và dựa trên thực tại và những quy luật nào. - Bản thể và Tuyệt đối có thể hiểu như thế nào và được mô tả ra sao. - Sự tiến hóa của muôn loài theo thuyết Đác-uyn. - Nguồn gốc của nhận thức, của nhìn, nghe, cảm giác, tưởng tượng, Ngũ Uẩn!... - Bắt buộc: Dựa trên học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và các khái niệm cốt tủy trong Tam Giáo (hệ thống quy luật của thực tại để tham chiếu, có thể từ nhận biết và từ suy luận hợp lý). - Ứng dụng bài toán xác suất và giới hạn, quy nạp, tổ hợp... - Chủ thể và khách thể là! hay các đối tượng quan sát nào, nhưng quan trọng nhất chúng phải thuộc về cùng một hệ quy chiếu hay các tổ hợp hệ quy chiếu nào. - Trong lịch sử và văn hóa Việt: thời gian mô tả bằng con lịch sống dưới bùn sông hồ, tương tác theo quy luật hay Dòng Khí mô tả bằng con rắn hổ mang trên đất liền, không gian mô tả bằng con rùa sống dưới biển. - Biểu tượng sự sống là Cây Đời Sống - cây sung, cây si. Biểu tượng sự giác ngộ là cây đề, cây đa. Biểu tượng cho sự đắc đạo (đạt ngộ) là con rồng, con phượng. - Từ đó, chung kết nhận thức và chứng minh là có linh hồn hay không? Nếu có, sinh tồn như thế nào và hạnh phúc ra sao? - Chu kỳ Vũ trụ: sinh, thành, hoại, không. Vạn vật: sinh, thành, suy, hủy. - ... Nếu cho rằng Vũ trụ 13.7 tỷ năm quan sát được bằng kính viễn vọng đặt trên tàu vũ trụ và vệ tinh, còn ngoài đó biên giới thì tối đen, sự tối đen này giống như sự tối đen của Lỗ đen, tuy nhiên chỉ nhận thấy Lỗ đen hút vật chất mà không gian tối đen trên không như vậy. Chúng ta giả sử rằng Vũ trụ 13.7 tỷ năm này như một Hệ mặt trời, thì khoảng cách giữa các Vũ trụ đã quá lớn để ánh sáng đi tới giúp chúng ta nhìn thấy chúng. Thực ta, thời cổ đại, người ta đã cho rằng thời gian Vũ trụ gần như vô cùng rồi! Nhà bác học Newton dựa trên lực hấp dẫn giữa các thiên thể đã viết rằng Vũ trụ vô cùng vô tận, rõ ràng ý nghĩa này đã mâu thuẫn một cách đơn giản và đễ nhận thấy về sự vô lý của thuyết Bigbang: với điểm khởi nguyên đông đặc cực độ và nóng khủng khiếp của Vũ trụ, và phải kèm theo hai tiền đề đi cùng đó là sự "không có thời gian và không gian". Qua đó, mới nhận thấy khoa học đang còn mơ hồ về khái niệm không gian và thời gian ngay từ thời điểm bắt đầu của Vũ trụ rồi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 7 Tháng 12, 2015 Tôi trích lại bài viết quý giá về trống đồng mới phát hiện tại Timor Leste có thêm hoa văn mặt và thân trống, hai địa điểm khác của Timor Leste cũng đã phát hiện ra 2 mặt trống đồng từ trước đó, rất lạ có một mặt trống không thấy mặt trời tâm trống nhưng có 3 vòng tròn đồng tâm lớn và 1 chữ V. Chiếc trống mới phát hiện với hoa văn trên mặt và thân trống trông rất đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, nếu không hiểu các bộ môn ứng dụng thuật toán cao cấp, về mặt tổng quát thì sẽ không thể phân tích được ý nghĩa và bản chất nội dung của chúng. Thông thường, trống đồng có một đôi gọi trống Cha Mẹ. Riêng Philippine chưa thấy khám phá ra trống đồng, nếu có thông tin quý bạn nào đó có thể đưa lên đây để cùng tham khảo. Bản đồ Timor Leste gần Úc Phát hiện trống đồng Đông Sơn tại Timor Leste Quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á Timor Leste vừa có phát hiện khảo cổ đáng chú ý khi tìm thấy một chiếc trống đồng Đông Sơn rất lớn còn khá nguyên vẹn. Chiếc trống đồng với đường kính 1,03m, cao 78cm, nặng 80kg này được phát hiện tình cờ tại một địa điểm xây dựng ở Baucau, thành phố lớn thứ hai của Timor Leste. Chiếc trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở Timor Leste còn khá nguyên vẹn. Chiếc trống đồng với đường kính 1,03 mét, cao 78 cm, nặng 80 kg được phát hiện tình cờ tại một địa điểm xây dựng ở Baucau, thành phố lớn thứ hai của Timor Leste, vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, thông tin chính thức mới chỉ được công bố cuối tháng 11 vừa qua, sau khi các nhà nghiên cứu có những đánh giá sơ bộ. Theo nhà khảo cổ Nuno Vasco Oliveira thuộc Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật thuộc Chính phủ Timor Leste, người đã bỏ nhiều công sức vào công trình nghiên cứu này, có thể khẳng định 99,99% đây là trống đồng Đông Sơn, vốn là một biểu tượng cho văn hóa Đông Sơn (700 trước Công nguyên – 100) của người Việt cổ. Đây không phải lần đầu tiên trống đồng Đông Sơn được phát hiện tại Timor Leste. Tuy nhiên, hai lần trước đây chỉ có phần mặt trống và hư hại nhiều, trong khi chiếc trống đồng được phát hiện lần này ở nguyên trạng khá tốt. Nhà khảo cổ Oliveira đánh giá đây là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn nhất được tìm thấy ở Đông Nam Á. Theo quan sát của, trên mặt chiếc trống vừa được phát hiện có 4 khối tượng cóc trong khi giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh. Do công tác phục chế mới được tiến hành không lâu, nhiều họa tiết ở mặt trống và thân trống chưa được làm rõ. Như vậy, chiếc trống đồng này nhiều khả năng thuộc nhóm C (phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống). Hiện chiếc trống đồng này đang được bảo quản tại Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật Timor Leste. Những công tác tiếp theo được dự kiến tiến hành từ đầu năm tới là tiếp tục phục chế, mở rộng tìm kiếm, khảo cổ ở khu vực xung quanh địa điểm tìm thấy trống đồng; gửi mẫu phẩm tới Pháp để đánh giá chính xác về chất liệu và niên đại (theo các chuyên gia ở Timor Leste, chiếc trống đồng Đông Sơn này có niên đại ít nhất 2.000 năm). Đây sẽ là một hiện vật trưng bày tiêu biểu tại Bảo tàng Quốc gia Timor Leste đang được xây dựng. Hoa văn mặt trống, tia sáng mặt trời không bị giới hạn trong vòng tròn Ông Oliveira nhấn mạnh phát hiện này mang ý nghĩa rất lớn với Timor Leste, một quốc gia còn non trẻ. Trước đó, các nhà khảo cổ từng tìm thấy nhiều hoa văn, họa tiết, hình khắc trên đá tương tự như trên trống đồng Đông Sơn ở các tỉnh phía Đông nước này. Việc phát hiện trống đồng Đông Sơn càng khẳng định rõ nét hơn về sự hiện diện từ hàng nghìn năm trước của văn hóa Đông Sơn tại đây. Thông qua những nghiên cứu, lịch sử mảnh đất này sẽ được hiểu rõ hơn đồng thời cũng cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về văn hóa thời cổ ở khu vực Đông Nam Á. Ông Oliveira cũng bày tỏ hy vọng sẽ có thể cùng các chuyên gia khảo cổ Việt Nam chia sẻ thông tin, nghiên cứu về chiếc trống đồng này. rống đồng Đông Sơn là một loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ, thường có kích thước đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật, hoa văn phong phú miêu tả sinh hoạt con người thời đại đó. Hình ảnh hai mặt trống đồng Đông Sơn tìm thấy ở Timor Leste trước đó. Những họa tiết văn hóa Đông Sơn trên đá cũng xuất hiện tại một số địa điểm ở Timor Leste. Vị trí tìm thấy 3 trống đồng Đông Sơn ở Timor Leste (điểm đánh dấu vàng). Tôi bổ sung thêm tại Timor Leste: Một bức tranh trên vách đá khả năng tượng trưng cho Hà đồ - Lạc thư: Những giải mã bất ngờ về trống đồng Việt Nam Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Thần Đồng (trống đồng) của Việt Nam khởi nguyên là vật linh (ấn tín) hay nhạc khí? Để trả lời được câu hỏi này, cần làm rõ một số vấn đề sau: Về nguyên tắc thì hợp kim của một loại nhạc khí là phải có 17% kim loại thiếc và không có kim loại chì: Thiếc có âm thanh đẹp, trong cứng, còn chì sẽ làm câm tiếng. Do đó, hợp kim đồng thau đúc Thần Đồng của Việt Nam kim loại thiếc chỉ có 0,5% tạo độ cứng, còn kim loại chì đến 25% - chì làm câm tiếng lại, nhưng chì mềm điền đầy các họa tiết hoa văn. Vậy Thần Đồng của Việt Nam không phải loại nhạc khí mà là Ấn tín của thời đại Hùng Vương. Vật linh ấn tín biểu tượng vương quyền Mỗi dân tộc trong thời tiền sử thường có một vật linh biểu tượng quyền uy của vị đứng đầu một tôn giáo hoặc tù trưởng: Có tộc, vật linh là chiếc gậy, có tộc vật linh là chiếc mũ. Vật linh ấy nếu kèm theo một câu Thần chú thì tạo nên sự linh nghiệm vô song như chiếc “Gậy”, cái “Nón” của Chử Đồng Tử – Tiên Dung. Về sau chiếc gậy, cái nón ấy là cây Vương trượng và chiếc mũ Niệm: Khi bị lột mũ Niệm, cất cây Vương trượng thì người đó không còn uy quyền gì nữa. Đó là giá trị của vật linh biểu chương Vương quyền. Đến thời cổ đại, có tổ chức Nhà nước thì xuất hiện loại vật linh Ấn tín của nhà vua như Đỉnh đồng của nhà Thương Trung Quốc và Thần Đồng - Ngọc Lũ của vua Hùng nhà nước Văn Lang. Đến thời đại có chữ viết thì vật linh của các tôn giáo là Sử thi nói về lịch sử của tôn giáo đó, như đạo Phật có Kinh Phật, đạo Cơ Đốc có Kinh Thánh, đạo Hồi có Kinh Koran... Sự ra đời của mỗi loại vật linh ấy là kết tinh – hệ quy chiếu về nền văn hóa tư tưởng của mỗi Tôn giáo và Nhà nước đó. Đặc biệt, hoa văn Thần Đồng - Ngọc Lũ từ thời chưa có chữ viết, bằng những ký hiệu mật mã tạo nên bản Sử thi của dân tộc Kinh - Giao Chỉ biểu đạt về khởi nguyên và tiến trình vòng đời của con người: Đồng thời qua đó, mà hình dung về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khởi thủy cho đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập nước Văn Lang (xem bài Ý nghĩa hoa văn “Thần Đồng” Ngọc Lũ Báo KH&ĐS số 122 - Thứ 6 (10/10/2014). Vào thời đại Hùng Vương, khi đội ngũ các “nhà khoa học”: Phù thủy, chiêm tinh, thầy bói phục vụ trong triều đình Văn Lang đã hoàn thành sứ mệnh, đúc vật linh Ngọc Lũ: Một hiện vật biểu tượng văn hóa mang tính quốc gia - kiệt tác có một không hai của nhân loại – hiện vật tâm linh, gọi là hèm. Hèm là từ khóa; kiêng dè, cấm kỵ, húy tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Thái ở Tây Bắc gọi là căm dam: linh thiêng, huyền bí, bí hiểm, điều không được nói ra động đến thánh thần, không phải dễ, ai cũng biết, muốn biết phải thông qua thần chú của thầy mo - khi đúc xong vật linh thì có lễ “hô thần nhập tượng” nên vật linh đã trở thành “thần”. Vì thế, vật hèm Thần Đồng Ngọc Lũ đó là biểu tượng quyền uy, Ấn tín và là báu vật truyền ngôi của thời đại Hùng Vương. Tương truyền, trong những lần Vua Hùng cầm quân đi dẹp loạn bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của nước Văn Lang, Thần Đồng đã hiện hình giúp nhà Vua thắng trận. Vì vậy, vua Hùng đã phong cho Thần là Đại vương, và lập đền thờ Ngài trên núi Khả Lao, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - còn gọi là “núi Thần Đồng” - nơi tìm ra kim loại đồng đầu tiên. Kẻ thù thay đổi tên của ấn tín Người xưa cho rằng, cống nạp Ấn tín là tỏ lòng thuần phục, dùng sức mạnh đánh cướp Ấn tín là nước đó không còn Vua – mất Chủ, hoặc thay đổi tên của Ấn tín thì dù cư dân của nước đó có chôn giấu Ấn tín thì cũng không còn giá trị nữa. Vì thế, Mã Viện trong lần đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43) biết giá trị của Ấn tín cho nên y gọi là “đồng cổ” – (trống đồng) thứ nhạc cụ. Chủ trương thâm hiểm đó của kẻ thù đã được chúng thực hiện thành công. Về sau này, khi chúng ta đào được Thần Đồng thì đều gọi là “đồng cổ” (trống đồng) thứ nhạc cụ, chứ không ai nghĩ đó là Ấn tín của thời đại Hùng Vương nữa. Tuy nhiên, để thực hiện được ý đồ xóa tinh thần Ấn tín, kẻ thù còn phải dùng một loạt biện pháp tiến hành triệt để nữa - tức là trong một ngàn năm Bắc thuộc, giới thống trị đã cho viết trên 40 đầu sách rêu rao, quảng bá thứ đồng cổ - trống đồng, và cho dân vùng Lưỡng Quảng biểu diễn tiết mục đánh trống đồng, nhưng phải kiên trì, lâu dài. Bởi lẽ, khi gọi hiện vật “đồng cổ” - (trống đồng) của Giao Chỉ là thứ nhạc cụ là mới mẻ quá, chưa đi vào nhận thức của cư dân ở vùng đó, cho nên nhà hào trưởng khi đúc trống đồng xong không dùng dùi đánh thử, để nghe tiếng kêu mà đặt trống đồng giữa sân, mở tiệc rượu mời đồng loại đến mừng. Người đến chật nhà, con trai con gái nhà hào phú dùng vàng bạc đúc thành thoa (hoa tai) dùng thoa gõ vào trống đồng rồi để lại cho nhà chủ - chỉ dùng thoa “gõ” thôi chứ không dùng dùi đánh thử (sách Quảng Châu ký của Bùi Thị khoảng năm 420 - 488). Phải đến sách Cựu Đường thư (940 - 946) mới xuất hiện việc đánh trống đồng và coi đó là một nhạc cụ. Từ giữa thế kỷ thứ X trở đi vùng Lưỡng Quảng mới chính thức đánh trống đồng thành tiết mục biểu diễn. Nghĩa là kể từ khi Mã Viện gọi thứ vật linh hèm Ấn tín của người Kinh - Giao Chỉ là “đồng cổ” thứ nhạc cụ thì sau 900 năm, sử của Trung Quốc mới chính thức gọi thứ vật linh hèm ấy là thứ nhạc cụ, đưa ra hai tiêu chí về đánh trống đồng cho vùng Lưỡng Quảng thực hiện. GS H.Loofs - Wwiosowa người Australia, gốc Đức, từng ở trong đội quân viễn chinh Pháp có nhiều hiểu biết về văn hoá Việt Nam, với thuyết Biểu chương vương quyền coi Trống Đồng là vật tượng trưng cho quyền lực hợp pháp. Ông cho rằng, có một quyền uy tôn giáo tồn tại ở Bắc Việt Nam trong thời cổ, tương tự với quyền uy của giáo hoàng phương Tây. Theo ông các tù trưởng bộ lạc ở nhiều vùng Đông Nam Á đã cử sứ bộ đến Bắc Việt Nam để xin ban các Trống Đồng mà với chúng, họ có thể làm vua hợp pháp. theo http://kienthuc.net....nam-407875.html Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 12, 2015 ĐỀN ĐỒNG CỔ KHÔNG THỜ THẦN TRỐNG ĐỒNG Hoàng Tuấn Công Đền Đồng Cổ ở Yên Định-Thanh Hóa Ảnh: Cổng TTĐT Yên Định Trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, có một ngôi đền được nhắc đến nhiều với lòng thành kính và ngưỡng mộ. Đó là đền Đồng Cổ-Ngôi đền có từ thời Lý ở làng Đan Nê, huyện Yên Định, Thanh Hoá. Tưởng đó là hồng phúc cho vị Sơn thần hiển ứng ở cả Thanh Hoa cổ địa, cùng đất kinh kỳ nghìn năm văn vật. Thế nhưng, nếu anh linh, chắc hẳn ngài không khỏi ngậm ngùi, tủi phận ! (Xem bài "Thờ trống đồng ngay giữa Thăng Long" và "Đền Đồng Cổ (Kẻ Bưởi)" ...) Bởi trong không ít tài liệu sách báo và trên một số phương tiện thông tin đại chúng (địa phương và trung ương, với sự góp lời của cả các nhà nghiên cứu và nhà Hà Nội học) lại tuyên truyền “Đồng Cổ từ” là ngôi đền thờ thần Trống Đồng ! Vậy sự thực, đền Đồng Cổ thờ ai ? Đền Đồng Cổ ở Hà Nội Ảnh: Internet Nếu lần giở lại các thư tịch cổ ghi chép về đền Đồng Cổ, chúng ta sẽ thấy không hề có tài liệu nào nói đền này thờ thần Trống Đồng. Xin bắt đầu từ “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên, biên soạn năm 1329, ghi chép về đền Đồng Cổ với cái tên được sắc phong và gia phong “Minh chủ linh ứng bảo hựu Đại vương”. Sách này viết: “Theo truyện Báo cực chép: Vương là thần núi Đồng Cổ (ở Thanh Hoá, tục gọi là núi Khả Phong-HTC). Khi xưa, Lý Thái tông còn là thái tử, phụng mạng vua cha là Thái tổ, đem binh đi đánh Chiêm Thành (1020), đến Trường Châu, đóng quân tạm nghỉ. Canh ba đêm ấy, trong cõi mông lung, nhà vua chợt thấy một dị nhân, thân cao 8 thước, mày râu cứng nhọn, mặc chiến bào, tay cầm binh khí, đến trước cúi đầu tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc, lập chút công nhỏ”.(tr. 83- NXB Văn học - 1972) Trống đồng ở Đền Đồng Cổ Thanh Hóa. Trống đặt trên một cái giá, để dưới nền gạch Ảnh: Cổng TTĐT Yên Định Trong “Lĩnh Nam chích quái” - tập sách ghi chép những truyền thuyết và truyện cổ tích của nước ta bằng chữ Hán của Vũ Quỳnh-Kiều Phú biên soạn từ thời Trần, trong “Truyện thần núi Đồng Cổ” (Đồng Cổ sơn thần) chép: “Thần núi Đồng Cổ là linh thần thượng đẳng ở nước ta. Núi ở xã Trì Nê thượng, huyện Yên Định. Khi Lý Thái tông còn là Thái tử đi đánh Chiêm Thành tới Trường Châu, đêm quá canh ba mộng thấy một dị nhân mặc giáp phục, tự xưng là sơn thần nghe vua Nam chinh xin theo quân vua lập chiến công. Vua nhớ rõ những lời nói chuyện trong mộng”(tr.149- NXB Văn học - 1990). Trống đồng trong Đền Đồng cổ ở Hà Nội. Trống cũng được đặt bên dưới, phía trước bàn thờ thần Núi. Ảnh: Báo Thể thao văn hóa Trong “Thanh Hóa kỷ thắng" của Vương Duy Trinh, ( Bản dịch Hoàng Tuấn Công) viết: “…núi Đồng Cổ hiểm yếu như con mắt của núi đồi Yên Định. Trong đền thờ thần có trống đồng (…). Nguyên thần là tinh khí của trái núi, rất linh ứng. Xưa Hùng Vương đi đánh Chiêm Thành trú binh dưới chân núi Khả Lao, đêm mộng thấy thần nhân nói rằng:- Nguyện được đem trống đồng đi phù trợ vương chiến thắng.Đến khi lâm trận, cứ nghe trong không trung mơ hồ âm thanh của trống đồng và đao kiếm. Quả nhiên thu được toàn thắng”. Sách này (Thanh Hóa kỷ thắng) cũng chép: “Đến thời Lý Thái tổ, người Chiêm Thành xâm nhập bờ cõi. Khi ấy, Thái tôn đang là Thái tử. (….) Canh ba, vua mộng thấy một người dáng dấp rất to lớn, mình mặc chiến bào, tay cầm bảo kiếm nói rằng:- Ta là thần núi Đồng Cổ, nay nghe Thánh giá nam chinh, nguyện đi theo lập công.Vua đồng ý cho. Đến khi tỉnh dậy, vua lệnh cho viết bài vị để trong kim xa. Bề tôi theo đó mà làm, quả nhiên đến sau thu được toàn thắng”. Trong “Đồng Cổ miếu bi ký” (Bia miếu Đồng Cổ, dựng ở đền Đồng Cổ) viết: “Trong thung lũng núi có miếu cổ, thờ thần núi” ( nguyên văn: 中有古廟奉事山神-Trung hữu cổ miếu, phụng sự sơn thần). Nội dung tấm bia này còn cho biết “Năm Canh Thân (1800) bỗng ở phía sông Nam Ngạn được một chiếc trống đồng (…) quan đặc sai Đốc trấn Thanh Hoa bèn đem trống đồng mới được tặng lại miếu thần để xuân thu tế tự, để giúp thêm NHẠC KHÍ cho miếu thần”. Bài minh trong miếu thờ thần núi Đồng Cổ còn ca ngợi: “Có núi thiêng Đồng Cổ, Ở Yên Định, Đan Nê, Dưới giữ gìn cõi đất, Trên chống đỡ cột trời, Cao vượt lên ngàn núi, Thiêng hun đúc muôn đời…” Vì có công lớn trong việc giúp vua Lý chiến thắng giặc nên thần núi Đồng Cổ còn được rước về Thăng Long để thờ. Sau này thần báo mộng cho vua Lý tránh được loạn “tam vương” và được phong là “Thiên Hạ Minh Chủ”. Như vậy, núi này vốn có tên là Tam Thai, hoặc núi Khả Lao. Sau khi Thần núi Tam Thai dùng binh khí là trống đồng phù trợ vua Hùng chiến thắng, vua đã đổi tên núi thành núi Đồng Cổ (núi Trống Đồng) và lập miếu thờ "Đồng Cổ sơn thần" (Thần núi Đồng Cổ). “Đồng Cổ từ” (Đền Đồng Cổ) chỉ là cách gọi tắt của "Đồng Cổ Sơn từ" (Đền Núi Đồng Cổ). Do không tìm hiểu thần tích, lại thấy bên trong miếu có chiếc trống đồng (vốn được cung tiến để tưởng nhớ năm xưa thần núi đã dùng trống đồng để làm vũ khí phù trợ vua chiến thắng) nên nhiều người nhầm tưởng đền này thờ thần trống đồng, rồi liên tưởng đến tín ngưỡng thờ thần trống đồng, gắn đền thờ với văn hoá Đông Sơn. Xem cách bài trí trong đền thờ Thần Đồng Cổ (cả ở Thanh Hóa và Hà Nội) thì chiếc trống được đặt ở trên giá thấp, phía dưới nền gạch, trước bàn thờ Thần núi. Nếu là thờ "thần Trống Đồng" hẳn chiếc trống phải được bày ở vị trí cao, trang trọng nhất, thay cho tượng. Thế là, thay vì tưởng nhớ công lao phù trợ, đánh đuổi giặc ngoại xâm của thần núi Đồng Cổ - Tinh khí chung đúc của núi sông, người ta lại cúi đầu khấn vái và tụng ca cái trống đồng-nguyên là thứ binh khí lúc xung trận của ngài. Làm như vậy khác nào thay vì thờ phụng và ngợi ca Thánh Gióng, lại đi thờ cái gậy sắt hoặc bụi tre ngà-một thứ vũ khí đánh giặc của ông! (Nhầm lẫn tên đền với tên thần còn được PGS Vũ Ngọc Khánh đưa vào sách "Địa chí Thanh Hóa") Cũng từ sai lầm này mà Hội Cổ vật Thanh Hoa đã từng làm lễ rước 100 cái trống đồng mới đúc lên đền thờ này để xin “thần Trống Đồng” nhập linh, trước khi đem ra Thăng Long cung tiến (!) HOÀNG TUẤN CÔNGThanh Hoá 2011Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội Nên đọc thêm cuốn Thủy Kinh Chú... và giải mã Trống đồng, chẳng hạn trong vai trò tế khí trong các tôn giáo Văn Lang, trong vai trò của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, trong vai trò đại diện một tôn giáo trong 5 tôn giáo cổ nước Văn Lang... Không chỉ Việt Nam, mà Indonesia... đều có thờ thần Trống Đồng, Indonesia có hẳn đền thờ thần Trống Đồng hoàng tráng, chiếc Trống Trăng Bali to nhất thế giới, có nguồn gốc từ trống Đông Sơn. Trống Trăng/ Thủy Triều Đảo Borneo, khám phá thuộc vùng đất của Malaysia Đền thờ Trống Trăng Bali Indonesia thuộc vùng nước, thấp, thờ thần Mặt Trăng qua hình tượng Trống Trăng. Trống Đồng tượng trưng cho: Thần (tinh, khí, thần) - Thần Mặt Trời. Thần Trống Đồng: có vai trò Đại đồng thế giới. Nghiên cứu thêm chùa Đồng - Yên Tử. Đền Đồng Cổ Thanh Hóa thờ "Thần Trống Đồng". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2015 Cảnh quan ngọn Thủy Sơn - Ngũ Hành Sơn Thủy sơn là ngọn núi ở phía Bắc của quần thể Ngũ Hành Sơn, đây là ngọn núi lớn và đẹp nhất, thường được nhiều du khách đến viếng thăm và vãng cảnh. Thủy Sơn nằm trên dãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 7 ha, cao 120m. Núi có 3 đỉnh nằm ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng Tinh (tên dân gian gọi là sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Du khách tham quan chùa chiền và hang động tại Thủy Sơn có thể đi bằng hai con đường: cổng phía Tây của núi gồm có 156 bậc tam cấp dẫn đến chùa Tam Thai hoặc lên cổng phía Đông gồm có 108 bậc dẫn lên chùa Linh Ứng, đa số du khách đều lên núi theo cổng phía Tây và đi xuống bằng cổng phía Đông. Lối lên Thủy Sơn là những bậc đá tự nhiên, được sắp xếp theo hình bậc thang, có lan can hai bên cao khoảng 0.6m, độ rộng của đường đi khoảng từ 3m - 5m nên dù có nhiều đoàn khách lên xuống cùng lúc cũng dễ dàng. Bậc tam cấp có độ dốc thoai thoải, tổng chiều dài có độ cao chỉ khoảng 80m so với mực nước biển và du khách chỉ mất chừng 5 đến 10 phút để leo lên hết đoạn đường này. Sau đó, du khách bắt đầu tham quan các động và chùa trên một địa hình thoai thoải và tương đối bằng phẳng. Du khách đừng nên quá lo lắng cho việc mất sức khi leo núi vì suốt chiều dài của đoạn đường 156 tam cấp có nhiều chiếu nghỉ được đặt các ghế đá để du khách tạm dừng chân lấy sức trước khi tiếp tực lên đến chùa Tam Thai. Ngọn Thủy Sơn là ngọn được vua Minh Mạng đến ngự du viếng cảnh nhiều nhất, Nhà Vua đã đến đây 3 lần vào các năm Minh Mạng thứ VI (1825), Minh Mạng thứ VIII (1827), và Minh Mạng thứ XVIII (1837). Ngay lần đến vãng cảnh đầu Nhà Vua đã cho xây dựng hai con đường bậc cấp lên núi, đó là lối lên chùa Tam Thai và lối lên chùa Linh Ứng. Ngọn cao nhất 106m ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn gọi là Thượng Thai gồm có Vọng Giang Đài, chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu nhà Hành Cung, động Hoa Nghiêm, động Huyền Không và động Linh Nham, ngọn thấp hơn một chút ở phía Nam gọi là Trung Thai gồm có Cổng Trời (Cổng Vân Căn Nguyệt Quật), động Vân Thông, động Thiên Long, động Thiên Phước Địa; ngọn phía Đông thấp nhất gọi là Hạ Thai gồm có Vọng Hải Đài, chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi và động Tàng Chân. Ngoài ra tại Thủy Sơn du khách có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt 2 di vật cổ quý hiếm, đó là bia cổ Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm kim bài hình quả tim lửa có bút tích của Vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai. VỌNG GIANG ĐÀI Vọng Giang Đài hay gọi là đài ngắm sông nằm phía sườn Tây Nam của ngọn Thủy Sơn, là một điểm cao nhìn về sông Cẩm Lệ, Cổ Cò và có thể quan sát toàn cảnh các núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn, đường dẫn lên Vọng Giang Đài nằm đối diện khu nhà thờ Tổ của chùa Tam Thai, lối lên hẹp với những bậc đá tự nhiên hơi quanh co. Đài ngắm sông có chu vi rộng khoảng 7m, chính giữa là một tấm bia cổ bằng đá Trà Kiệu cao khoảng 2m, rộng 1m và được dựng trên một đế đá lớn, trên bia có khắc 3 chữ Hán đọc là Vọng Giang Đài và những hàng chữ nhỏ nằm bên cạnh ghi ngày tháng dựng bia "Minh Mạng thập bát niên thất nguyệt cát nhật" (tức Minh Mạng ngày 18 tháng 7 ngày rằm năm 1837). Đứng tại Vọng Giang Đài du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn bao quát cảnh bên dưới, làng đá mỹ nghệ nằm quanh chân các ngọn núi, xa xa là dòng Cổ Cò uốn khúc quanh co cùng đồng ruộng, bãi bồi tự nhiên đậm nét vùng quê, xa hơn là dãy Trường Sơn điệp trùng hùng vĩ... tạo nên một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp. Hiện nay, đài ngắm sông đã được xây dựng nhà tứ giác vừa để che mưa nắng cho du khách đứng ngắm cảnh vừa để bảo vệ tấm bia. VỌNG HẢI ĐÀI Vọng Hải Đài hay còn gọi là đài ngắm biển nằm ở phía sườn đông của đỉnh Hạ Thai, cạnh tháp Xá Lợi và chùa Linh Ứng. Vọng Hải Đài có chu vi rộng khoảng 7m, chính giữa có một tấm bia cổ bằng đá Trà Kiệu cao khoảng 2m, rộng 1m và được dựng trên một đế đá lớn, trên bia có khắc 3 chữ Hán đọc là Vọng Hải Đài, bên cạnh có khắc hàng chữ nhỏ "Minh Mạng thập bát niên cát nhật" (tức Minh Mạng ngày 18 tháng 7 ngày rằm năm1837). Đứng tại Vọng Hải Đài, du khách được thỏa sức ngắm cảnh trời biển bao la với bãi cát dài mịn bên dưới và ngoài khơi xa là đảo Cù Lao Chàm và xa hơn về phía Bắc là bán đảo Sơn Trà nhô mình ra biển... "Vọng Giang Đài gió lộng dòng sông hát Vọng Hải Đài triều dâng khói sóng bay". CHÙA TAM THAI Đi hết 156 bậc tam cấp phía Tây Nam ngọn Thủy Sơn, bạn sẽ gặp một ngôi chùa cổ kính với cổng Tam Quan rêu phong, đó là chùa Tam Thai. Chùa tọa lạc trên một khuôn viên bằng phẳng, có chu vi khoảng 200m. Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ lâu đời, theo Thư tịch và Bia ký ghi lại thì chùa dược xây dựng vào thời đô thị cổ Hội An mới hình thành, do Thiền sư Hưng Liên thuộc dòng thiền Tào Động của Trung Hoa đến trụ trì và lập đạo tràng từ trước những năm cuối thế kỷ 16. Năm 1825, chùa được Vua Minh Mạng phong Quốc tự, đến nay chùa đã trải qua 12 đời trụ trì. Theo Hải ngoại Ký sự của Thích Đại Sáng, khách của Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), vào cuối thế kỷ 17, tức năm 1695 trên đường về Trung Quốc, ông đã ghé thăm chùa Tam Thai, như vậy có thể thấy chùa đã được xây dựng trước đó và được hình thành cách đây hơn 300 năm. Cổng Tam Quan cổ kính rêu phong ở phía trước chùa gồm có 3 cổng, theo qui định thời phong kiến thì cổng chính giữa là cổng cao và trang trọng nhất chỉ để dành cho sư thầy đi, cổng bên trái dành cho người nam đi (nam tả), cổng bên phải dành cho người nữ đi (nữ hưu). Trước đây chùa được làm bằng tranh, tre, nứa lá, đến năm 1825 khi Vua Minh Mạng vi hành đến núi Thủy Sơn đã cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói khang trang, phong Quốc tự và đặc tên là Tam Thai. Đến năm 1901, do một cơn bão lớn đã phá hủy toàn bộ ngôi chùa và mãi đến năm 1907 chùa mới được các phật tử đống góp xây dựng lại và tồn tại cho đến nay. Cũng chính tại ngôi chùa này, công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng đã đến phát nguyện đi tu suốt đời, sau đó công chúa đến ẩn tu tại chùa Phổ Đà Sơn - nằm cạnh chân ngọn Hỏa Sơn. Trọng 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa là nơi gặp gỡ, họp mặt và bàn bạc việc quốc sự của các sĩ phu yêu nước của các phong trào: Cần Vương, Duy Tân, phong trào chống thuế và cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục như: Lê Bá Trinh, Huỳnh Bá Chánh, Nguyễn Duy Hiệu; là nơi hội họp, bàn việc của Đảng bộ Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Hiện nay, nhà chùa vẫn còn lưu giữ tấm kim bài hình quả tim lửa (được đặt tại bàn thờ phía sau điện thờ chính của chùa), đây là tấm kim bài có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng, nội dung bút tích ca ngợi phật pháp từ bi vô lượng phổ độ chúng sanh. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ bức hoành phi do vua Minh Mạng trao tặng. Trong khuôn viên chùa hiện vẫn còn dấu tích và cổng của khu nhà hành cung, nơi lưu dấu một thời vua Minh Mạng và quan lại Triều Nguyễn đã từng ngự du viến cảnh tại đây và lập đàn cầu Quốc thái Dân an. Trải qua bao biến cố thăng trầm của thời gian, chùa bị hư hỏng và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thiên tai nên đã trải qua nhiều lần trùng tu, trong đó có lần trùng tu quy mô và hoàn chỉnh nhất vào năm 1995. Mặc dầu đã trải qua nhiều lần trùng tu nhung chùa vẫn giư nguyên nét kiến trúc cổ của lăng tẩm và chùa tháp kinh thành Huế. ĐỘNG HOA NGHIÊM Rời bỏ sự u tịch và hương khói của chùa Tam Thai, men theo lối mòn bên hông nhà chùa và rẻ trái du khách sẽ gặp động Hoa Nghiêm. Đây là một thạch động nhỏ, có Huyền Không Quan cổ kính, trầm mặc rêu phong, bên trong động có thờ Tượng Phật Bà Quan Thế Âm cao lớn, điệp màu với núi đá có đôi mắt từ bi nhìn ra của động, tượng phật do nghệ nhân Nguyễn Chất của làng nghề đá mỹ nghệ tạo thành năm 1960. Bên trái của Tượng Phật, trên vách động là tấm bia cổ Linh Trung Phật quý hiếm do nhà sư Huệ Đạo Minh lập năm Canh Thìn 1640; Bia ghi lại việc trùng tu và tôn vinh công đức của các phật tử; trong đó có rất nhiều gia đình người Nhật Bản đến làm ăn từ phố cổ Hội An đã đến cúng công đức cho chùa. ĐỘNG HUYỀN KHÔNG Động Huyền Không là một trong những động lớn và đẹp nhất của ngọn Thủy Sơn và có thể nói rằng nếu ai đó đã từng đến Ngũ Hành Sơn mà chưa vào Động Huyền Không thì coi như người đó chưa biết Ngũ Hành Sơn. Động Huyền Không nằm bên trong động Hoa Nghiêm, nói cách khác, muốn vào động Huyền Không du khách phải đi qua động Hoa Nghiêm. Động có hình dáng của một quả chuông lớn úp trên nền gạch Kim Thành bằng phẳng, rộng rãi và sạch sẽ, đỉnh động có nhiều lổ hổng tự nhiên mang theo ánh sáng và gió mát vào bên trong nên lòng động luôn mát mẻ và thoáng khí (do vậy động ở Ngũ Hành Sơn thuộc loại động mở, đây chính là điểm khác biệt với các động kín của Hạ Long và Phong Nha). Muốn vào được trong động du khách phải đi qua hơn 20 bậc cấp sâu xuống phía dưới, nền động thấp hơn 5m so với nền động Hoa Nghiêm, chu vi của động rộng khoảng 25m, chiều cao từ đỉnh xuống nền động khoảng 16m. Tại cửa động là 4 bức tượng của 4 vị Kim Cang Hộ Pháp, đó là các vị thần Thiện và Ác cưỡi trên 4 con thú có diện mạo kỳ quái có nhiệm vụ gác cửa động. Chính giữa động ở trên cao thờ phật Thích ca cao 3m do nghệ nhân Nguyễn Chất thực hiện từ năm 1960, phía dưới tượng Phật Thích ca là bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Vào sâu bên trong là Trang Nghiêm Tự cổ kính gồm có 3 gian, gian giữa thờ Phật Bà Quan Âm, gian bên trái thờ ba vị Quan Thánh (Quan Công, Quan Bình và Quan Châu Xương tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành), gian bên phải thờ Ông Tơ Bà Nguyệt, là nơi để các đôi trai gái đến cầu duyên hoặc cho những người hiếm muộn đến cầu con hoặc cầu nuôi con khỏe mạnh chóng lớn. Kế Trang Nghiêm Tự là Thạch Nhũ Cốc, du khách phải rọi đền mới nhìn rõ, bên trong là 2 thạch nhũ đổ xuống giống như một cặp nhũ hoa. Tương truyền chiếc bên trong thường nhỏ nước trong còn chiếc bên ngoài nhỏ nước đục giống như sữa mẹ, tuy nhiên khi vua Thành Thái đến đây làm lễ trai đàn cầu Quốc Thái Dân An đã vô tình sờ vào chiếc thạch nhũ bên ngoài nên chiếc này hiện nay không còn nhỏ nước nữa. Bên trái động là đền thờ bà Ngọc Phi và Bà Lôi Phi. Bà Ngọc Phi hay còn gọi bà Chúa Tiên, rất linh thiêng, là nơi để du khách đến cầu tài lộc. Tương truyền, bà là vợ của Ngọc Hoàng Thượng Đế hiện thân xuống hạ giới chăm lo cho đời sống muôn dân, hằng năm cứ vào ngay 02 đến ngày 08/3 âm lịch thì người dân đến cúng và lể bái rất đông. Bà Lôi Phi hay còn gọi là Bà Chúa Thượng Ngàn - cai quản núi rừng, là em gái bà Ngọc Phi thường được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và đi đường bình an. Ẩn mình trên vách động còn có chiếc trống đá thiên tạo, nếu du khách úp lòng bàn tay và vỗ vào mặt trống sẽ tạo nên âm thanh vang dội cả vòm động. Lần bước theo sau ngôi đền nhỏ, nhìn lên vách động, du khách sẽ thấy nhũng hình thù hết sức kỳ thú được tạo nên từ những sắp xép của đá: chim hạc, chim Đà Điểu, con cò với chiếc mỏ dài, đầu con voi với chiếc vòi thả xuống, bàn tay cầm bó hoa dâng lên cao, khuôn mặt ông già giận dữ... Có thể nói, vẻ đẹp của Huyền Không động khó bút mực nào tả hết được bởi sự kỳ diệu, huyền bí và hết sức quyến rũ với không gian huyễn hoặc. Ánh sáng xuyên qua màu xanh của cây cỏ từ đỉnh động chiếu xuống tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo, gặp lúc trời nắng to ánh sáng có màu vàng lấp lánh, đây cũng là thời điểm tạo nên những cảm hứng cho những tấm ảnh nghệ thuật của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nghiệp dư và cả không chuyên; vì thế đã có rất nhiều đoàn làm phim trong nước và nước ngoài đến quay phim ở đây (Đức, Mỹ, Hàn, Úc...). Có lẽ chính vì lẽ đó mà động đã có tên là Huyền Không. Nhà thơ Tản Đà khi đến thăm Huyền Không động đã cảm tác nên 2 câu thơ: "Rủ nhau lên động Huyền Không Bụi trần rủ sạch như không có gì". Trong những năm kháng chiến chống Pháp động Huyền Không là căn cứ hoạt động bí mật của cán bộ lãnh đạo địa phương và du kích. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, Mỹ ngụy đã biến Huyền Không động thành nơi huấn luyện biệt kích đồng thời cũng là nơi đồn trú của nhiều đơn vị Mỹ. Đến mùa xuân Mậu Thân năm 1968, bộ đội ta đã đánh bật chúng ra khỏi hang và đồng loạt tấn công nhiều căn cứ lân cận và sân bay Nước Mặn của Mỹ. Hang động sau đó đã trở thành Trạm giải phẩu và là nơi cất giấu thương binh của quân giải phóng. Động Huyền Không còn là nơi ghi dấu những trận đánh oai hùng của quân dân Quảng Nam Đà Nẵng, trong đó tiêu biểu là trận đánh của anh hùng Phan Hành Sơn (tên thật là Phan Hiệp) vào rạng sáng ngày 23/8/1968 đã tiêu diệt hoàn toàn sinh lực địch và giành thắng lợi hoàn toàn. Sau trận đánh, tiểu đoàn 1 đã được Bộ chỉ huy quân giải phóng phong tặng Huân chương chiến công hạng nhất, Đại đội trưởng Phan Hiệp được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và đổi tên thành Phan Hành Sơn. CỔNG TRỜI ĐỘNG THIÊN PHƯỚC ĐỊA Rời khỏi động Linh Nham, du khách sẽ đi qua hai cổng trời hay còn gọi là cổng Vân Căn Nguyệt Quật. Đây là những cổng đá tự nhiên rất đẹp, có một sự sắp đặt rất kỳ lạ của tạo hóa ở đây, 2 cổng trời nằm ở 2 phía Đông - Tây của ngọn Thủy Sơn tạo nên một không gian rộng, thoáng và tiểu cảnh nên thơ nằm trên con đường liên hoàn nối giữa hai ngôi chùa Tam Thai và Linh Ứng. Tại hai cổng trời luôn có gió mát mẻ quanh năm do gió từ biển đông thổi vào, gió từ trên miệng động Thiên Phước Địa cuộn xuống hoặc gió từ phía sông thổi đến, tốc độ gió thường xuyên thay đổi theo mùa, vì vậy, hai cổng trời này còn có tên là Hang Gió Đông và Hang Gió Tây. Ở khoảng giữa của 2 cổng có rất nhiều động: động Thiên Long, động Vân Thông, động Thiên Phước Địa. Đi qua hai cổng trời du khách có cảm giác như đang đi trong lòng hòn non bộ khổng lồ, mát mẻ và dể chịu, bao nhiêu mệt mỏi bổng chốc tan biến hết, chỉ còn tâm hồn phơi phới như muốn hòa mình vào thiên nhiên. Động Thiên Phước Địa là động lộ thiên nằm trên mặt đất, được các vách núi bao bọc xung quanh, nền động cũng chính là lối đi cho du khách tham quan các tiểu cảnh, đi vào động Vân Thông và nhìn ngắm động Thiên Long cũng như đi đến các chùa. Miệng động mở rộng và không có vòm nên du khách thoải mái ngắm nhìn mây trời lượn lờ trôi ở phía trên. ĐỘNG VÂN THÔNG Một bên sát vách núi của động Thiên Phước Địa có một khoảng sân rộng bằng phẳng, băng qua hết khoảng sân này, du khách sẽ bắt gặp con đường tam cấp nhỏ hướng lên trên vào động Vân Thông. Động Vân Thông mà lâu nay vẫn quen gọi là "Đường lên trời" do động nằm trên vách núi cao, lòng động hình ống, đỉnh động cao hơn miệng động 40m và du khách phải chen người trèo lên, có đoạn rất tối, quanh co, ghồ ghề và chỉ đủ một người qua lọt, tạo cho du khách cảm giác vất vả và kỳ bí khi lên trời. Lên đến đỉnh động, du khách sẽ cảm nhận được rằng sự vất vả mệt nhọc đã được đền đáp xứng đáng bởi giống như đã được lên "tới trời" và được hít thở không khí thoáng đãng, mát mẻ và thoải sức ngắm nhìn những cảnh đẹp nên thơ cùng với trời biển bao la bên dưới. Động Vân Thông có thờ tượng Phật Adiđà và ngay phía sau lưng bàn thờ Phật là lối đi lên đỉnh trời. Để giúp cho mọi du khách, kể cả những du khách lớn tuổi hoặc sợ bóng tối được đứng trên đỉnh trời ngắm cảnh mà không phải vất vả leo trèo, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã cho khai phá và hoàn chỉnh lại con đường rộng hơn một mét với những bật tam cấp thoai thoải đi vòng phía bên ngoài động giúp đưa du khách lên đến đỉnh trời một cách nhanh chóng và thoải mái. ĐỘNG THIÊN LONG Động Thiên Long nằm bên trong động Thiên Phước Địa, cạnh cổng trời - Hang Gió Đông, động nằm sát vách núi và ăn sâu xuống lòng đất tạo hang sâu thẳm và không có đường đi xuống, du khách chỉ có thể đứng cạnh lan can và nhìn xuống động từ bên trên. Lòng hang vừa sáng, vừa tối có nhiều tảng đá nhấp nhô lớn nhỏ như miệng rồng nên có tên gọi là Thiên Long. Tuy nhiên, đáy động ăn thông với Hang Gió của động Tàng Chơn nằm sau chùa Linh Ứng nên du khách khi tham quan động thường thắc mắc rằng tại sao động không có lối đi xuống và đi xuống rất nguy hiểm nhưng lại có bóng và tiếng người rộn ràng ở đáy động, đó là do nhiều người đến tham quan Hang Gió của động Tàng Chơn đã trèo lên phía trên và gặp đáy của động Thiên Long, đó chính là sự thông thường kỳ lạ và tạo sự liên hoàn giữa các hang động trong ngọn Thủy Sơn. ĐỘNG TÀNG CHƠN Động Tàng Chơn nằm sau lưng chùa Linh Ứng. Tên gọi "Tàng Chân" có nghĩa là chứa đựng tất cả chân lý của vũ trụ. Ngay tại cửa động ghi rõ 3 chữ: "Tàng Chân Động", lòng động như một thung lũng nhỏ dài khoảng 10m, rộng khoảng 7m, bên trong thoáng đãng nhờ có lỗ thông lên trời qua cửa Thiên Long Cốc tại Hang gió. Động chủ yếu thờ Phật Thích Ca và các vị Tiên Thánh. Giữa động có miếu Tam Vị thờ 3 vị: chính giữa thờ Thái Thượng Lão Quân, bên phải thờ Bát Bộ Kim Cương và bên trái thờ Thượng Chiêm Thành. Trong động còn có 5 hang nhỏ gồm: hang Tam Thanh, Gió, Ráy (còn gọi là hang Adiđà), Chiêm Thành và Bàn Cờ. Hang Tam Thanh thờ 3 vị thánh: Thượng Thanh, Trung Thanh, Hạ Thanh, được phát hiện vào đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng, do thiền sư Bửu Đài phát hiện. Hiện nay, tượng các vị thánh không còn nữa và được thay vào đó là tượng Phật Thích Ca cao lớn, phía sau là tượng Phật nằm. Bên phải hang Tam Thanh là hang gió và bên trái là hang Chiêm Thành. Hang Chiêm Thành có hình bán nguyệt, rộng 3m, đường hang tối và ghồ ghề, trong hang có 2 tác phẩm điêu khắc đá 2 vị hộ pháp bằng đá sa thạch (dài 0.9m) theo phong cách nghệ thuật Chăm, tượng được chạm trổ công phu, điều này chứng tỏ người Chăm có mặt tại đây và thờ Phật từ rất sớm. Hang gió có lỗ hổng tự nhiên ăn thông với động Thiên Long mang gió và ánh sáng vào bên trong. Hang Bàn Cờ còn nguyên bàn cờ tiên bằng đá ghi dấu tích đánh cờ của các vị tiên thánh ngày xưa. CHÙA LINH ỨNG Chùa Linh Ứng được xây dựng vào những năm nữa đầu thế kỷ 17 với chu vi khoảng 150m, chùa nằm trên sườn đông của đỉnh Hạ Thai thuộc hòn Thủy Sơn, tựa lưng vào vách núi, xoay mặt ra biển. Về sự ra đời của ngôi chùa, theo tương truyền có vị Tiền Hiền hiệu Quang Chánh, thế danh Bửu Đài sống ở làng Khái Đông thuộc xã Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn ngày nay, đã đến ẩn tu tại động Tàng Chơn và lập ra một thảo am trước động gọi là " Dưỡng Chơn Am", sau đó ông sửa thành một ngôi chùa bằng tranh tre gọi là " Dưỡng Chơn Đường " và ngôi chùa tranh này là tiền thân của chùa Linh Ứng ngày nay. Vua Gia Long trong một lần ngự du viếng cảnh ở Ngũ Hành Sơn, đã đến thăm và cho xây dựng lại chùa lớn hơn và đặt tên là "Ngự Chế Ứng Chơn Tự". Đến năm 1825, vua Minh Mạng vi hành đến Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa bằng gạch ngói khang trang hơn, sắc phong Quốc Tự cho chùa và đổi tên "Ngự Chế Ứng Chơn Tự" thành "Ứng Chơn Tự". Đến thời vua Thành Thái năm thứ 14 - năm 1903, đích thân nhà vua ngự giá đến Ngũ Hành Sơn, thăm chùa Tam Thai và Ứng Chơn Tự, tại đây vua đã tổ chức lễ trai đàn cầu Quốc thái Dân an, xét thấy chữ "Chơn" đã phạm húy nên đổi "Linh Ứng Tự" và tên này được giữ nguyên cho đến nay. Cũng giống chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng qua năm tháng đã bị hư hỏng nhiều bởi chiến tranh và thiên tai, chùa đã qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, lần trùng tu lớn nhất vào năm 1985 nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính. Hiện nay, chùa còn giữ hai bảng vàng của vua Minh Mạng và vua Thành Thái ban tặng (Ngự Chế Ứng Chơn Tự Minh Mạng lục niên và Cải Chế Linh Ứng Tự Thành Thái tam niên). Linh Ứng Tự thờ Phật Thích Ca lớn ngay chánh điện, gian bên trái thờ Phổ Điền Bồ Tát./. Nguồn: Tài liệu hướng dẫn - thuyết minh Ngũ Hành Sơn Thần chú "Om Mani Padme Hung" ở nơi đâu! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 12, 2015 Vì sao nên gọi “Thần Đồng” thay cho “trống đồng”? Sau khi đăng bài "Hoa văn bí ẩn trên trống đồng", nhà nghiên cứu Dương Đình Minh Sơn đã có bài viết kiến giải thêm về vấn đề này. Theo ông, từ tên gọi cho đến hoa văn trên trống đồng còn nhiều bí ẩn và rất cần các nhà văn hóa, khoa học, dân tộc giải mã để làm đầy đủ thêm về một loại nhạc khí mang đậm chất hồn cốt của dân tộc. Nên gọi là "Thần Đồng" thay vì "trống đồng" Trống đồng là dịch từ chữ "đồng cổ" của Trung Quốc do Mã Viện ngụy tạo trong lần y đưa quân sang Giao Chỉ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43 C.N)). Đến bốn trăm năm sau (424 – 425) thuật ngữ "đồng cổ" được Phạm Việp định danh bằng Hán tự trong sách Hậu Hán thư quyển 54, mục Mã Viện truyện. Vì lý do đó tôi không muốn gọi một loại nhạc cụ mang hồn cốt của dân tộc Việt bằng cái tên có nguồn gốc ngoại lai. Theo nghiên cứu của tôi, bản chất trống đồng vốn được gọi là "Thần Đồng". Phải chăng thuật ngữ "Thần Đồng" có đầu tiên? Khi dân tộc ta tìm được thứ kim loại này và gọi là "đồng", về sau thấy giá trị ứng dụng của nó – khi vua Hùng pha thêm kim loại chì thành hợp kim đồng thau, nên suy tôn thành "Thần Đồng" lập đền thờ nơi tìm ra thứ kim loại ấy – tức là núi Khả Lao, Yên Định, Thanh Hóa. Thuật ngữ "Thần Đồng" còn để chỉ những người tài giỏi – "thần đồng". Do ở ta đã có thuật ngữ "Thần Đồng" gọi thứ Ấn tín của thời đại Hùng Vương – như Thần Đồng loại I – Ngọc Lũ. Mã Viện muốn đập nát thứ Ấn tín uy linh của dân tộc ta nên y cho thêm chữ "cổ" thành "đồng cổ" (trống đồng) thứ nhạc cụ tầm thường. Tôi lập luận như vậy là bởi, thuật ngữ đồng cổ – trống đồng khi đó quá mới mẻ, chưa thâm nhập vào tâm thức cư dân vùng Lưỡng Quảng. Nên ở vùng đó, khi đúc trống đồng họ không dùng dùi đánh thử mà dùng thoa (đeo tai) gõ. Do vậy, trong bài này tôi sẽ dùng từ "Thần Đồng" thay cho "trống đồng". Hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ Thần Đồng Việt Nam, khởi nguyên là "Thần Đồng" Ngọc Lũ, kiệt tác có một không hai của nhân loại: Hoa văn tinh xảo kỳ bí, sự giàu sang, quyền quý… Vì thế, đã thu hút nhiều nhà khoa học tìm cách giải mã. Người đầu tiên là nữ khảo cổ Pháp M. Colani cho rằng, hoa văn Thần Đồng (trống đồng) với các tia là tục thờ thần Mặt trời. Nhưng các tia nắng sao lại có 4-8-10-12-14-16? Sau khi có bài của Quách Văn về "Hoa văn bí ẩn trên trống đồng" trích nội dung trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của PGS.VS Trần Ngọc Thêm giải mã hoa văn trên chiếc trống đồng của làng Yên Bổng, Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và trống đồng thôn Mống, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình – được lí giải theo biểu tượng: "vuông tròn, âm dương" bản chất của nền văn hóa tư tưởng của dân tộc ta. Biểu tượng "Thần Đồng" Ngọc Lũ kỳ công như thế, kiệt tác có một không hai của nhân loại không ai hoài công mà nói cái việc, ai ai cũng nói được là trời tròn đất vuông, mẹ tròn con vuông. Đây là việc làm của các bậc chiêm tinh, phong thủy, thầy bói đội ngũ đã sáng tạo ra sách Kinh Dịch. Vậy, hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ cũng thần bí như các Hào, các Quẻ của Kinh Dịch ấy. Phải giải mã biểu tượng và hoa văn thổ cẩm Một hiện vật biểu tượng văn hóa ra đời là kết tinh, hệ quy chiếu của nền văn hóa tư tưởng của dân tộc chủ nhân của cổ vật đó. Nếu cứ đứng ở hiện vật mà lý giải thì chẳng đem lại kết quả gì. Chỉ quanh quẩn: Vuông tròn – tròn vuông – Mẹ tròn con vuông – Đất vuông trời tròn âm dương… Bà M. Colani người Pháp thì không nói, còn chúng ta là người Kinh, phải tìm vào nền văn hóa của dân tộc để giải mã cho được… Tìm về những biểu tượng khởi nguyên có liên quan tới hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ, đã ghi lại ý niệm, từ thuở dân tộc ta mới có nhận thức – tức là các "tia" hay "cánh" bao quanh hình tròn giữa mặt "Thần Đồng" Ngọc Lũ, ở các di chỉ văn hóa Tiền Đông Sơn như hiện vật ở di chỉ núi Đọ, Thanh Hoá, hình này có số lượng (cánh sao) chưa rõ (ảnh 1a, B). Vì sao nên gọi Thần Đồng thay cho trống đồng? (hình 1: a, Nguồn của Hoàng Xuân Chính) Tiếp đến hoa văn của Thanh Hóa giai đoạn cao hơn và hoa văn ở Phùng Nguyên, Phú Thọ (ảnh 2: a, b, c). - Hình a – khu mộ Đông Sơn, các cánh chưa rõ, hình b hoa văn của Phùng Nguyên gần rõ 12 cánh và hình c rõ 14 cánh. Hình 14 cánh văn hoá Phùng Nguyên nó là cơ sở của hình 14 cánh trên hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ. Vì sao nên gọi Thần Đồng thay cho trống đồng? Ảnh 2: a,b,c . Nguồn của Hà Văn Tấn. Hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ là biểu đạt về "khởi nguyên vòng đời" của con người từ quả trứng của người mẹ với chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày (tính trung bình): Núm tròn giữa chính tâm là quả trứng, 14 tia nổi quay ra và 14 tia chìm quay vào là 28 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Ở đây, 14 tia nổi quay ra thì tia nổi thứ 14 chỉ ngày trứng rụng – thụ tinh, còn 14 tia chìm quay vào (hình chấm đen) thì tia chìm thứ 14 chỉ ngày xuất hiện kinh nguyệt của đợt tới, nếu quả trứng vừa rụng đó không được thụ tinh (biểu đồ 3). Vì sao nên gọi Thần Đồng thay cho trống đồng? Biểu đồ 3. Biểu đồ 3 này phù hợp với biểu đồ ngày trứng rụng và chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của người mẹ – sách Y học phẫu thuật bản Anh văn, tập V, tr 30 Thư viện viện Bà mẹ trẻ sơ sinh T.Ư, do BS Chu Kiện Sơn cán bộ Thư viện cung cấp (biểu đồ 4). Vì sao nên gọi Thần Đồng thay cho trống đồng? Biểu đồ. 4: Ngày 14 trứng rụng. Khi quả trứng của người mẹ rụng được thụ tinh, sẽ thành hai đường máu và phát triển bằng hai hướng theo biểu đồ 5 sau đây: Vì sao nên gọi Thần Đồng thay cho trống đồng? Biểu đồ . Sự hình thành hài nhi từ quả trứng của người mẹ. Kiểm chứng khoa học Hoa văn "Thần Đồng" Ngọc Lũ là cuộc lễ hội cổ nhất – xuất hiện đầu tiên của người Kinh ở châu thổ sông Hồng. Đến ngày vua Hùng tuyên bố thành lập nước Văn Lang, vua cho đúc "Thần Đồng" Ngọc Lũ làm bản Sử thi bằng những ký hiệu mật mã về "khởi nguyên vòng đời" của con người. Qua đó, mà hình dung về lịch sử của dân tộc từ khởi thủy đến ngày thành lập nước Văn Lang làm Ấn tín, biểu trương quyền lực của nhà vua. Đồng thời hoa văn còn là bản kiểm kê dân số của cả nước Văn Lang – lấy ngày 14 làm ước số, trước tiên là 280 ngày thai nhi trong bụng mẹ là bội số của 14. Hoa văn trên "Thần Đồng" Ngọc Lũ được quy lại thành bốn nhóm: 1) Hoa văn biểu tượng (cuộn thừng, chữ S…); 2) hoa văn đồ vật (thuyền đạo cụ, nhà…); 3) hoa văn chim thú…; 4) hoa văn hình người. 4 loại hoa văn ấy đếm rồi cộng lại đều là bội số của 14… Sở dĩ các nhóm có số liệu lớn nhỏ khác nhau – tức là "cư dân" sống ở từng vùng – mang tính biểu tượng. Chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày của người mẹ: Trứng rụng ngày 14 – tức là "dương", nếu không được thụ tinh 14 ngày sau xuất hiện kinh nguyệt – tức là "âm". Nó phù hợp 14 kinh dương và 14 kinh âm trong 28 vị tinh tú trên bầu trời "Nhị thập bát tú" đường đi biểu kiến của mặt trời. Bản Giải mã này dù chưa đầy đủ, công bố ở Tạp chí Khoa học xã hội bằng song ngữ. Bản tiếng Việt số 2/ 1011, tr 98 – 107, bản tiếng Anh số 3/20011, tr 108 – 118, nay sẽ đăng đầy đủ trong sách "Giải mã biểu tượng văn hoám Nõ Nường". Kính mong độc giả quan tâm vấn đề văn hóa của dân tộc đón đọc bài: Sáu hằng số: 4-8-10-12-14-16 ghi quanh "núm tròn" giã mặt Thần Đồng Việt Nam. Dương Đình Minh Sơn Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Dân tộc Âm nhạc Dương Đình Minh Sơn Lần giở hoa văn bí ẩn trên trống đồng Đã từ lâu, nhiều người biết đến chiếc trống đồng của người Việt với những hoa văn vuông, tròn, chim lạc, con cóc... Nhưng ít người biết những hoa văn đó ẩn chứa mật mã văn hóa của người Việt Nam đã được các nhà khoa học nghiên cứu non nửa thế kỷ. Biểu tượng vuông – tròn có từ Công nguyên? Đây là vấn đề lý thú mà chúng tôi tiếp cận được trong khi tìm hiểu thông tin về ý nghĩa một số loại hoa văn trên trống đồng. Trong tác phẩm “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” của PGS.VS Trần Ngọc Thêm nói về một loại hoa văn vuông – tròn thuộc loại hiếm trên trống đồng Yên Bổng, huyện Lạc Thủy, Hòa Bình và trống đồng thôn Mống, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Tác giả đã dựa trên cơ sở hoa văn của loại trống đồng này để giải mã triết lý của cha ông ta suốt hàng ngàn năm qua. Theo PGS.VS Trần Ngọc Thêm thì biểu tượng âm – dương của người Trung Quốc ra đời từ đầu Công nguyên. Trong khi đó, người Việt lại giữ được một biểu tượng âm – dương có truyền thống lâu đời hơn, đó là biểu tượng vuông – tròn. Có vuông có tròn tức là có âm, có dương. Nói “vuông tròn” là nói đến sự hoàn thiện. Thành ngữ có câu “mẹ tròn con vuông”, “ba vuông bảy tròn”... Ca dao cũng nói “ba vuông gắn với bảy tròn, đời cha vinh hiển đời con sang giầu”, “lạy trời cho đặng vuông tròn/trăm năm cho trọn lòng son với chàng”. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Trăm năm tính cuộc vuông tròn/phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông/nghĩ mình phận mỏng cánh chồn/khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay?”. Điều đặc biệt là cha ông ta đã biến quan niệm này thành biểu tượng lưu giữ muôn đời. Đó là hoa văn vuông – tròn đan lồng vào nhau ở rìa trống đồng Yên Bổng và Thôn Mống. Đây chính là dấu vết truyền thống của biểu tượng âm – dương. PGS.VS Trần Ngọc Thêm cho rằng: Phải nhìn trên cái nền rộng như thế mới hiểu được cách giải thích quan niệm trời tròn, đất vuông theo lối dân gian như “trời tròn như cái bát úp, đất như cái mâm vuông” chỉ là cách lý giải ngây thơ. Thực ra đó là cách nói về triết lý âm dương mang tính hình tượng. Sở dĩ trời tròn vì trời là dương, mà biểu tượng của dương là hình tròn. Đất vuông vì đất là âm, biểu tượng của âm là hình vuông.Từ biểu tượng vuông – tròn trên trống đồng, PGS.VS Trần Ngọc Thêm đã khái quát hóa lên thành triết lý sống quân bình của người Việt Nam. Đó là trong cuộc sống cố gắng không để làm mất lòng ai, trong việc ăn ở thì giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể với môi trường tự nhiên. Triết lý quân bình âm dương không chỉ vận dụng cho người sống mà còn cả với người chết. Minh chứng cho việc này là phát hiện trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Trường, Thanh Hóa có niên đại vào thế kỷ thứ III Trước Công nguyên được gióng theo hướng Bắc – Nam. Trong những ngôi mộ này, các đồ vật bằng gỗ (dương) được đặt ở phía bắc (âm) và ngược lại, các vật bằng gốm đất (âm) được đặt ở phía nam (dương). Cách sắp xếp âm dương này, cộng với biểu tượng vuông – tròn trên trống đồng rõ ràng là để tạo ra sự quân bình. Hình ảnh hoa văn trên trống đồng theo miêu tả của PGS.VS Trần Ngọc Thêm. Còn bí mật chưa thể giải thích Để hiểu hơn ý nghĩa của các loại hoa văn trên trống đồng, chúng tôi đã tìm đến GS.TS Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam tìm lời giải thích. Theo đó, trên trống đồng Đông Sơn có nhiều loại hoa văn như hình mặt trời, chim lạc, con nai, con cóc... Đây là những hoa văn thể hiện đời sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Cụ thể, hoa văn hình mặt trời là tín ngưỡng thờ thần mặt trời của cư dân Đông Sơn gắn với văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước, bởi mặt trời là vị thần có quyền năng siêu việt, ban phát sự sống cho muôn loài. Chính vì thế mà trên trống đồng, mặt trời được đặt ở vị trí chính giữa, trung tâm, tỏa ánh sáng ra xung quanh nuôi dưỡng muôn loài. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt ở hoa văn hình mặt trời trên nhiều trống đồng được phát hiện. Đó là một số trống đồng có hoa văn hình mặt trời 6 cánh, 8 cánh, 12 cánh và 16 cánh. Liệu có bí mật nào ẩn sau sự biến hóa khôn lường của các con số chẵn 6, 8, 12, 16 hay không và tại sao lại có sự biến đổi kỳ lạ đến như vậy? Theo GS.TS Trịnh Sinh thì đây là vấn đề vẫn còn bí ẩn. Hiện vẫn chưa tìm ra mối liên hệ nào giữa các cánh sao ở hình mặt trời trên trống đồng với các tín ngưỡng của người Việt cổ. Ngoài hoa văn hình mặt trời, trên trống đồng Đông Sơn còn có hai vật tổ khác là chim lạc và giao long. Chim lạc là một loài quý có mầu sắc sặc sỡ giống như phượng hoàng. Giao long là loài vật giống như rồng, sống dưới nước, có sức mạnh lấn át các loài thủy vật khác và thuộc loại bá chủ dưới mặt nước. Còn một loài vật khác xuất hiện trên trống đồng đó chính là con cóc. Đây cũng là một biểu tượng cho quyền năng làm mưa gắn với tục cầu mưa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Dân gian có câu rằng “cầu cho mưa thuận gió hòa/trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”. Muốn được vậy mỗi năm, người ta phải tổ chức lễ hội cầu mưa một lần mong cây trồng tươi tốt, mùa màng bội thu. Năm nào hạn hán mà nghe thấy tiếng cóc nghiến răng thì ắt hẳn trời mưa to, người dân sẽ sung sướng, vui mừng. Theo lý giải của nhiều nhà nghiên cứu về các biểu tượng trên trống đồng thì ngoài con cóc còn một một biểu tượng khác là con nai và con gà. Nếu trời mưa dầm dề mà thấy đàn nai chạy xuống đồng thì ắt hẳn trời nắng. Năm nào khô hạn mà nai lại chạy xuống đồng thì năm đó mất mùa vì khô hạn. Hoặc như hình con gà là biểu tượng cho quyền năng gọi ánh sáng... Quách Văn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 12, 2015 Ai mới thực sự là Quốc tổ của người Việt? Việc truy tôn một người nào đó là Quốc tổ là việc hệ trọng. Vậy mà, chỉ điểm qua các báo gần đây cũng thấy có đến vài vị Quốc tổ khác nhau. Trong cây phả hệ của một dòng họ/chi nhánh dòng họ, Ông tổ được coi là người khởi dựng dòng họ/chi nhánh dòng họ ấy, là người có quan hệ huyết thống với các hậu thế của mình. Trong một nghề thủ công, Ông tổ nghề được coi là người sáng lập và truyền dựng nên nghề ấy. Người ta thường dựng nhà thờ Tổ, xây ngôi mộ Tổ, cử hành giỗ Tổ để thành kính tưởng nhớ công lao của một vị Tổ. Những việc làm đó mang ý nghĩa tâm linh sâu xa, hướng về nguồn cội và có tác dụng giáo dục các thế hệ phát huy truyền thống gia phong hay bảo tồn những nguyên tắc tốt đẹp của nghề nghiệp. Vì vậy, việc coi một người nào đó là Ông tổ là một việc hệ trọng. Trong phạm vi một dòng họ hay một nghề còn như vậy, việc truy tôn một người nào đó là Quốc tổ, người khởi dựng nên một quốc gia, một dân tộc lại càng là việc hệ trọng hơn bội phần. Vậy mà, điểm qua các báo gần đây ta thấy gì? Sau đây là bốn ví dụ trong số nhiều tin tương tự: 1. Khởi công xây dựng Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân: Chiều 26/3, Bộ Văn hóa Thông tin (?) đã tổ chức khởi công xây dựng Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại khu đồi Sim, xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. (Báo Vn Media) 2.Lễ giỗ Ðức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ (TTXVN) 3.Kiên Giang: Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương đón nhận bằng di tích LSVH (Báo Tiền phong ) 4.Tượng Quốc tổ, 18 tượng Vua Hùng được công nhận lớn nhất Việt Nam. (Báo Thanh niên) Quốc Tổ, Hùng Vương, Lạc Long Quân Như vậy, - Theo bài 1, ở Việt Trì, Quốc tổ là Lạc Long Quân; còn theo bài 2), ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quốc tổ cũng là Lạc Long Quân, bởi từ "Đức" ở đây là để tỏ ý tôn kính, tương tự như nói Đức Phật, Đức Chúa, Đức Thánh Trần, Đức Bà... nên Đức Quốc tổ cũng chỉ là Quốc tổ mà thôi; - Theo bài 3, ở Kiên Giang, Quốc tổ là Hùng Vương (thứ nhất?). Các đền thờ Hùng Vương ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... đều ghi "Đền Quốc tổ Hùng Vương". Trước đây Đền Hùng Phú Thọ cũng có tên là "Đền Quốc tổ Hùng Vương". - Theo bài 4, ở Gia Lai, Hùng Vương (thứ nhất?) không phải là Quốc tổ, vì đã có tượng đứng cùng với 17 vị khác; còn Quốc tổ “môi đỏ như son, da trắng như tuyết” thì không có tên! Và dường như tất cả các hoạt động và sự kiện này, từ ý tưởng dự án, thiết kế, xây dựng... đến khánh thành đều có vai trò quản lý nhà nước của Sở Văn hóa sở tại. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có 1417 di tích thờ vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Hầu khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng tổ chức cúng lễ ...Nhưng với việc sử dụng các danh xưng bất nhất như trên thì ai là Ông tổ đích thực của chúng ta? Sắp tới các cháu học sinh sẽ phải trả lời thế nào, nếu có các đề thi liên quan trong môn Lịch sử? TS.Phan Văn Khôi------------ Nhà sử học Lê Văn Lan: Gọi Lạc Long Quân là quốc tổ là 2 lần sai GS sử học Lê Văn Lan cho biết, ông đã nhiều lần góp ý với Phú Thọ rằng chỉ nên gọi Hùng Vương là Quốc tổ còn Lạc Long Quân thì không. "Chúng ta đang cố gắng chứng minh Hùng Vương là có thật, và điều đó đang dần sáng tỏ. Còn Lạc Long Quân là nhân vật huyền thoại, không thể có thật được. Nếu gọi Lạc Long Quân là Quốc tổ là 2 lần sai. Cái sai thứ nhất là gọi nhân vật không có thật là Quốc tổ. Cái sai nữa là về lịch sử vì Lạc Long Quân chỉ là nhân vật huyền thoại". Nhà sử học Nguyễn Ngọc Tiến: Lạc Long Quân và Hùng Vương đều là nhân vật truyền thuyết. Nhưng tài liệu sử sách ghi lại thì đều thể hiện Hùng Vương mới chính là Quốc tổ. Nói như vậy để thấy rằng Hùng Vương là nhân vật có tài liệu chứng cứ ghi chép rõ ràng. Trong khi đó Lạc Long Quân do truyền thuyết ghi lại thành sử rồi bị sai lệch năm này qua năm khác. Gọi Hùng Vương là Quốc tổ là chính xác. Tôi ghi chú: 1. Quốc Tổ là Lạc Long Quân, Quốc Mẫu là Âu Cơ. 2. Sinh 100 trứng tượng trưng cho Hà đồ - Lạc thư tức Cha Mẹ. 3. Cấu trúc đình, chùa, quán... nội Công ngoại Quốc. 4. Truyện Đại hồng thủy: hai anh em lấy nhau sau khi thoát chết vì ở trong một cái Trống đồng. Từ truyện Hồng Bàng Thị thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai anh em họ, để từ đó lấy làm truyền thuyết trên toàn thế giới. 5. Hùng Quốc Vương đặt tên nước Văn Lang, là con cả, hàm ý Quốc gia có cha mẹ là Lạc Long Quân và Âu Cơ. 6. Kinh Dương Vương đặt tên nước Xích Quỷ, tùy theo dòng chảy lịch sử để quy định, còn liên quan đến tôn giáo thế giới nữa. 7. Con chim Quốc tượng trưng cho dòng họ Thục Phán, An Dương Vương, Mặt trời lặn, đời cuối cùng của Hùng Vương. 8. Cái Quốc biểu tượng cho Hùng Quốc Vương, cái Xẻng/ Mai biểu tượng của Lạc Long Quân - chòm sao Nam Đẩu, tượng trưng phương Nam. 9. Tượng trưng cho Rồng Tiên. 10. Theo mối quan hệ bộ ba "Dũng - Trí - Nhân": "Hùng Quốc Vương/ Thánh Cô - Kinh Dương Vương/ Thần Long - Lạc Long Quân/ Âu Cơ". Tỉnh Việt Trì xây đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ ở hai bên Đền Hùng, có lẽ đã lệch phương vị phong thủy, đền Quốc Tổ phải ở bên trái (từ Đền Hùng nhìn thẳng ra minh đường) và đền Quốc Mẫu phải ở bên phải theo quy tắc "Dương trái Âm phải", không biết "thằng nào" tư vấn vậy! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Như đã biết, trống đồng Sabah được khám phá thuộc vùng đảo Borneo của Indonesia và Malaysia, Sabah thuộc vùng đất của Malyasia, tượng trưng cho mặt trăng, cho thủy triều vùng đất này. Đảo Borneo có đường Xích đạo đi qua khoảng ở kinh tuyến 108 độ, cho nên là vùng đất có thủy triều lên xuống với biên độ có lẽ là lớn nhất. Trống Trăng Sabah Bảo tàng bang Sabah tại thành phố Kota Kinabalu, Malaysia Thực sự rất đáng tiếc là tang và thân trống chỉ còn những mảnh vụn nhỏ, không thể khôi phục được cho nên chúng ta không nhật biết được hoa văn trên đấy. Liên quan đến mặt trăng, trong Lý học Đông phương là một hành tinh quan trọng đối với cơ chế sinh lý của vạn vật trên địa cầu, chu kỳ vận động trên đường Bạch đạo khoảng 28 ngày đêm. Góc nghiêng của mặt trăng so mặt phẳng Hoàng đạo Đường Xích đạo đi qua đảo Borneo Thủy triều do mặt trăng Ngoài trống Sabah với bề mặt thể hiện rõ hình tượng thủy triều cao nhất tại quần đảo Borneo thuộc vùng Xích đạo thì tại Việt Nam, chiếc trống đồng Đào Xá, xã Đào Xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú năm 1978, với tâm trống không phải là mặt trời tỏa ra ánh sáng mà là hình tượng vòng tròn trơn - đây chính là biểu tượng của mặt trăng. Trống đồng Đào Xá Xã Đào Xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú năm 1978. Hoa văn mặt trống Đào Xá không đưa ảnh lên được nhờ ai đưa lên giùm Từ mặt trăng tâm trống cho tới vành có 4 con rồng đất Komodo thuộc Indonesia có 7 vành trắng - tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần. Chu kỳ vận động của mặt trăng quanh địa cầu cũng được quan sát và quy ước tương ứng so với vị trí Nhị thập bát tú, con số 7 chòm sao được tượng trưng cho bốn phương. Rồng đất Komodo Indonesia Ở đây, 4 con rồng Komodo định vị 4 phương đông, tây, nam, bắc và tượng trưng cho vùng hải đảo, vùng đất thấp, tượng trưng cho Âm, hay còn gọi là Lạc Việt. Đối với vùng nước ngọt, thay vì con rồng Komodo là con cá sấu chúa tể cõi nước ngọt. Vùng hải đảo sinh sống của rồng đất Komodo Indonesia Giữa 2 viền tam giác sắc cạnh cũng là 7 vành trắng tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần. Như vậy, chiếc trống trồng Đào Xá này cũng là loại trống diễn họa ý nghĩa thủy triều của mặt trăng, đồng thời cũng diễn tả 14 ngày của một tháng thông qua hình tượng con rồng đất Komodo của Indonesia, nơi hiện tượng thủy triều lên xuống dữ dội nhất, là ảnh hưởng quan trọng nhất tới đời sống cư dân của các vùng biển, hải đảo Đông Nam Á. Trăng Trung thu Con số 14 ngày trong tháng chính là ngày rằm, trăng tròn sáng nhất trong một tháng, như vậy biểu tượng của mặt trăng tại tâm trống là trăng tròn nhất và chính là trăng rằm Trung Thu. Từ dữ kiện này, thì mặt trời tâm trống chính là lúc chính Ngọ, tức lúc mặt trời ở thiên đỉnh và tại cung Mão, hành Mộc, tháng 4, trong một năm. Chiếc trống này thuộc loại trống Lùn, Heger IV, tượng trưng cho cung Khảm, phương bắc, hành thủy. Như vậy, chu kỳ trăng 28 ngày (27.3 ngày thực tế) được xác định. Đối với chiếc Trống Trăng Borneo ở trên, mặt trời ở tâm trống có 12 cánh là 12 tháng, 7 viền ngoài tượng trưng cho 7 hành tinh (mặt trời, mặt trăng, trái đất, sao kim, sao thủy, sao mộc, sao thổ, sao hỏa) quan sát thiên văn chứ không phải là 7 ngày trong một tuần mặc dù vành trống tượng trưng cho thủy triều cao nhất. Ngoài vành tam giác, có hai viền trắng nhỏ chính là thể hiện ngoài trái đất, tức Hệ mặt trời, còn biên rộng trắng trơn tiếp theo thì tất nhiên, đó là vũ trụ ngoài Hệ mặt trời. Nếu chúng ta không nhận biết được "Mặt Trăng" cũng được diễn họa tại tâm trống đồng thì rất khó để phân tích, giải nghĩa được những chiếc trống có liên quan đến vùng hải đảo Đông Nam Á. Lẽ tất nhiên, hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực đối với thiên văn Văn Lang có là gì mà không biết. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 12, 2015 Nhật thực và Nguyệt thực Viết bởi Trần Nghiêm Thứ năm, 19 Tháng 5 2011 13:30 Con người trên khắp thế giới đều từng chứng kiến nhật thực toàn phần. Trong hiện tượng thiên nhiên ngoạn mục này, Mặt trăng chặn mất ánh sáng của Mặt trời. Thỉnh thoảng, bản thân Mặt trăng bị che khuất, mang lại một màu đồng bí ẩn. Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất không sắp thẳng hàng để tạo ra nhật nguyệt thực hàng tháng. Ít nhất có hai kì nhật thực xảy ra trong một năm, tuy nhiên đa phần là nhật thực một phần. Có thể đến bảy lần nhật thực và nguyệt thực cùng rơi vào một năm. Cảnh nhật thực lặp lại với chu kì 6585,32 ngày (khoảng 18 năm). MẶT TRĂNG BỊ CHE KHUẤT Nguyệt thực chỉ xảy ra lúc trăng tròn. Trong một kì nguyệt thực toàn phần, Trái đất từ từ di chuyển giữa Mặt trăng và Mặt trời. Cái bóng của Trái đất quét qua bề mặt chị Hằng. Ngay cả khi nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng vẫn hơi mờ mờ ánh sáng đỏ, đó là ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng sau khi bị bẻ cong và tán xạ qua lớp rìa khí quyển của Trái đất. Thời gian nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến 1 giờ 47 phút. NHẬT THỰC Nhật thực xuất hiện khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và đổ bóng lên một phần bề mặt Trái đất. Sự che khuất hoàn toàn của Mặt trời chỉ xảy ra trong một khu vực hẹp, do cái bóng của Mặt trăng khi đổ lên Trái đất là nhỏ.Người quan sát đứng bên ngoài khu vực toàn phần này chỉ trông thấy nhật thực một phần. NGUYỆT THỰC Khi sự che khuất của Mặt trăng xảy ra, thì Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng phải sắp thẳng hàng lúc trăng tròn. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng của Trái đất. Chúng có thể được nhìn thấy từ bất kì nơi nào có Mặt trăng mọc lên trước lúc bị che khuất. COLUMBUS LỢI DỤNG NGUYỆT THỰC Trong quá khứ, nhật thực bị xem là điềm xấu hoặc khiến người ta sợ hãi. Vào năm 1504, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Christopher Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông mắc cạn ở Jamaica. Ông biết rằng sẽ xảy ra sự che khuất hoàn toàn của Mặt trăng vào ngày 29 tháng 2 và đã sử dụng điều này để dọa những người Arawak bản địa. Ông nói rằng Mặt trăng đã bị lấy mất và sẽ được trả lại nếu như họ chịu giúp ông. Trò lùa đó đã có tác dụng, và sau đó Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông đã được giải cứu. GHI CHÉP VỀ NHẬT THỰC & NGUYỆT THỰC Nhật nguyệt thực đã được người ta ghi chép trong hàng nghìn năm trời. Khúc xương thờ tự Trung Quốc có khắc chữ như thế này đề cập tới sự nhật thực vào năm 1300 tCN. Sử chép Trung Quốc có ghi lại sự kiện hai nhà chiêm tinh học bị chém đầu vì dự báo sai sự nhật thực vào năm 2134 tCN. TAI LỬA MẶT TRỜI Khi đĩa Mặt trời rực rỡ bị Mặt trăng che khuất trong một kì nhật thực toàn phần, thỉnh thoảng người ta có thể trông thấy những tai lửa mặt trời tại rìa của Mặt trời. Những cái lưỡi khí nóng khổng lồ này từ Mặt trời dâng trào vào trong không gian. Tai lửa Mặt trời trong ảnh ở đây được chụp trong lần nhật thực ngày 11/7/1991. NHẬT THỰC TOÀN PHẦN Khi pha một phần của nhật thực toàn phần diễn ra, Mặt trăng từ từ che lấy Mặt trời. Thời khắc toàn phần xuất hiện khi cái đĩa màu vàng của Mặt trời hoàn toàn bị che khuất. Bầu trời tối sầm và có thể nhìn thấy nhật hoa của Mặt trời (những lớp chất khí phía ngoài Mặt trời) từ Mặt trời tỏa ra tựa như một vầng hào quang trắng. Sự toàn phần có thể kéo dài tới 7,5 phút, nhưng thường thì chúng diễn ra ngắn hơn nhiều. Kì nhật thực này vào tháng 7/1991 kéo dài gần 7 phút. Những ảnh chụp ở những giai đoạn nhật thực khác nhau được ghép lại để tạo nên bức ảnh trên. NHẬT THỰC MỘT PHẦN Khi Mặt trời và Mặt trăng không hoàn toàn thẳng hàng, thì sự che khuất của Mặt trời có thể chỉ là một phần, như thấy trong ảnh bên ở Ấn Độ hồi tháng 3/2007. Người quan sát cũng sẽ thấy nhật thực một phần nếu họ quan sát nhật thực toàn phần từ bên ngoài vùng bị che khuất hoàn toàn. NHẬT THỰC HÌNH KHUYÊN Mặt trời và Mặt trời dường như có kích cỡ bằng nhau trên bầu trời của chúng ta, nhưng chúng hơi lệch nhau một chút (xem trang 11). Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và kích cỡ biểu kiến của nó nhỏ hơn Mặt trời. Bức ảnh này chụp vào tháng 1/1992. Trích Sách ảnh Mặt trăng (Tập sách TVVL đang thực hiện) Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi. Tiết điểm Mặt TrăngSocial Sciences Giao điểm thăng (điểm/nút tiến) là điểm mà Mặt Trăng vượt qua hoàng đạo để tiến lên phía bắc nên còn gọi là giao điểm Bắc. Giao điểm giáng (điểm/nút lùi) là điểm mà Mặt Trăng vượt qua hoàng đạo để tiến xuống phía nam nên còn gọi là giao điểm Nam. Các giao điểm Mặt Trăng là các điểm trong đó đường di chuyển của Mặt Trăng (bạch đạo) trên bầu trời cắt hoàng đạo, đường chuyển động của Mặt Trời trên bầu trời. Các hiện tượng như nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra ở gần các giao điểm Mặt Trăng: Nhật thực diễn ra khi đường đi của Mặt Trăng rất gần với một trong hai giao điểm này và trùng với trăng mới (ngày sóc); nguyệt thực diễn ra khi đường đi của Mặt Trăng rất gần với một trong hai giao điểm này và trùng với trăng tròn (ngày vọng). Khoảng cách góc của Mặt Trăng tới các giao điểm khi đó nhỏ hơn khoảng 1,5°. Các giao điểm Mặt Trăng cũng tiến động tương đối nhanh xung quanh hoàng đạo, thực hiện đủ một chu kỳ (gọi là chu kỳ giao điểm hay chu kỳ nút, là chu kỳ chương động) trong 6.793,5 ngày hay 18,5996 năm (lưu ý rằng nó không phải là chu kỳ thực Saros). Tên gọi và biểu tượng Các giao điểm này được gọi bằng các tên gọi khác nhau tại mỗi nơi trên thế giới. Do giao điểm thăng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía nam lên phía bắc, nên trong ngôn ngữ phương Tây, như trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là North node (giao điểm Bắc). Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon). Biểu tượng của giao điểm thăng là , một biểu tượng thiên văn và chiêm tinh cho đầu rồng. Tương tự, giao điểm giáng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía bắc xuống phía nam, nên trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là South node (giao điểm Nam). Nó được biết tới như là đuôi rồng (Cauda Draconis hay Catabibazon), và biểu tượng của nó là đảo ngược của biểu tượng cho giao điểm thăng: . Cái gọi là giao điểm Bắc trên thực tế có thể nằm ở phía nam của giao điểm Nam trong hành trình của chu kỳ nút. Trong chiêm tinh học Hindu (tức Jyotiṣa), giao điểm thăng gọi là राहु (Rahu) còn giao điểm giáng gọi là केतु (Ketu). Khi du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam, chúng lần lượt được gọi tương ứng là 羅喉/La Hầu và 計都/Kế Đô. Xích vĩ tột cùng Quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,145° so với mặt phẳng hoàng đạo: vì thế Mặt Trăng có thể lên cao tới khoảng 5° về phía bắc của hoàng đạo và cũng chừng ấy thấp hơn về phía nam của hoàng đạo. Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,4° trên thiên xích đạo, mặt phẳng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Kết quả là, một lần trong chu kỳ giao điểm 18,5996 năm, khi mà thời điểm xảy ra giao điểm thăng của quỹ đạo Mặt Trăng trùng với điểm xuân phân, thì Mặt Trăng đạt tới các xích vĩ tột cùng (xa nhất) về phía nam hay phía bắc. Khi đó nó cũng có các điểm phương vị xa nhất về phía bắc hay phía nam để mọc và lặn trên đường chân trời; cao độ thấp nhất và cao nhất khi vượt qua kinh tuyến bầu trời (vòng Tí Ngọ, tuyến Tí Ngọ hay khuyên Tí Ngọ); và những lần trông thấy đầu tiên về tiềm năng là muộn nhất của trăng mới. Ngoài ra, sự che khuất bởi Mặt Trăng đối với nhóm sao sáng trong quần sao Tua Rua (Pleiades), nằm phía trên khoảng 4° về phía Bắc của hoàng đạo, xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn một lần trong mỗi chu kỳ giao điểm. Ý nghĩa chiêm tinh Các giao điểm Mặt Trăng có tầm quan trọng chiêm tinh lớn trong chiêm tinh học Vệ Đà, và ở mức độ hạn hẹp hơn trong chiêm tinh học phương Tây. Thông thường chỉ mỗi giao điểm Bắc được biểu thị trong các lá số tử vi, do giao điểm Nam theo định nghĩa luôn luôn nằm tại điểm đối diện trong biểu đồ chiêm tinh. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, giao điểm Bắc là Rahu còn giao điểm Nam là Ketu và cả hai đều được biểu thị trong biểu đồ. Tầm quan trọng của chúng có thể khác biệt lớn trong các cách tiếp cận. Nói chung, giao điểm thăng được nhìn nhận như là điểm của cơ hội để sinh trưởng, phát triển và tự hoàn thiện, trong khi giao điểm giáng được coi là đại diện cho sự kiềm chế nghiệp hay các xu hướng dẫn tới hạn chế sự sinh trưởng. Giao điểm thăng mang sắc thái dương và có ích của Mộc tinh, trong khi giao điểm giáng thể hiện sự hạn chế và ngăn cản của Thổ tinh. Quan điểm khác lại cho rằng giao điểm thăng đại diện cho các mục đích tích cực còn giao điểm giáng biểu thị cho sự dễ dàng bị loại ra với ít cơ hội để sinh trưởng. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, Rahu (giao điểm thăng) được coi là tương tự như Thổ tinh còn Ketu tương tự như Hỏa tinh. Rahu biểu thị cho chủ nghĩa vật chất và tham vọng trong khi Ketu biểu thị các trở ngại trong thế giới vật chất trừ các xu hướng tinh thần. Trong bói toán của người Việt, La Hầu và Kế Đô là 2 trong số 9 sao (cửu diệu), cùng Thái Dương, Thái Âm, Thủy Diệu, Thái Bạch, Vân Hán, Mộc Đức và Thổ Tú, có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Người ta cho rằng nam giới với tuổi âm lịch là 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82 còn nữ giới với tuổi 15, 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87 gặp hạn "sao" La Hầu và nên đề phòng những tai nạn có thể xảy ra trong tháng giêng và tháng 7 âm lịch. Hạn "sao" Kế Đô xảy ra khi nam giới ở độ tuổi 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, 79, 88 còn nữ giới ở độ tuổi 10, 19, 28, 37, 46, 55, 64, 73, 82. Gặp hạn này cần đề phòng những chuyện buồn thương trong tháng 3 và tháng 9 âm lịch. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 12, 2015 NGUỒN GỐC CỦA MẪU THƯỢNG NGÀN TRONG CÁC BẢN VĂN CHẦU VÀ TRUYỀN THUYẾT TẠI ĐỊA PHƯƠNG (KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP THỜ MẪU THƯỢNG NGÀN Ở ĐỀN ĐÔNG CUÔNG- YÊN BÁI) ThS. Nguyễn Thị Hường Tổ Văn học Việt Nam I- Khoa Ngữ văn- ĐHSP Hà Nội Mẫu Thường Ngàn còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Lê Mại Đại Vương, Diệu Tín Thiền sư, Đông Cuông công chúa, Lâm Cung thánh mẫu, Mẫu đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa. Mỗi tên gọi gắn với một sự tích riêng của bà mẹ rừng. Đây là vị thánh mẫu có nguồn gốc mang tính truyền thuyết, gắn với địa bàn sinh tụ đầu tiên của loài người là ở vùng rừng núi trung du. Cùng với mẫu Thoải, mẫu Thượng Ngàn là một trong hai vị thần được thờ phụng sớm nhất. Từ bà mẹ Rừng chung chung của tín ngưỡng dân gian đến vị trí đệ nhị thánh mẫu trong điện thờ đạo mẫu là cả một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Có thể nói, ở đâu có rừng núi thì ở đó có đền thờ Mẫu Nhạc phủ nhưng có một số nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái). Ở ba nơi này lưu giữ những truyền thuyết có phần khác nhau về Mẫu Đệ Nhị. “Mẫu đệ nhị là ai? Nguồn gốc từ đâu?”- Những câu hỏi này có vẻ đơn giản vì tất nhiên Mẫu Thượng ngàn phải là bà mẹ rừng, cai quản các cửa rừng, các lũ các lang của miền Nhạc phủ. Tuy nhiên, khi đặt hình tượng này trong sự đối sánh giữa các bản văn chầu và các truyền thuyết lưu truyền ở địa phương mới thấy tính phức tạp của vấn đề. Chúng tôi có trong tay bảy bản văn chầu Mẫu Thượng ngàn: Văn thỉnh mời Mẫu Đệ Nhị thượng ngàn, Văn Mẫu Thượng ngàn, Văn chầu Lê Mại Đại Vương, Văn chúa Đông Cuông, Nhạc Tiên Sơn Lâm thánh mẫu, Văn chúa Thượng ngàn, Diệu tín Thiền sư- văn chúa Sơn trang, Đông Cuông công chúa. Nội dung các bản văn này thường tập trung ca ngợi sắc đẹp, tài năng và công lao cứu dân, cứu đời của thánh mẫu. Về nguồn gốc thì cơ bản là đại đồng tiểu dị, mẫu có nguồn gốc từ tiên giới được đầu thai làm người trần gian, có quyền cao phép cả. Trong bảy bản văn chầu kể trên thì có sáu bản đề cập tới nguồn gốc của Mẫu Sơn trang theo bản thống kê dưới đây: STT Tên bài văn chầu Nguồn gốc Mẫu Đệ nhị 1 Văn mẫu Thượng ngàn Đức chúa ngần con vua Đế Thích/ Giáng sinh vào quý tộc Lê Gia/ Năm thân tháng 2 mồng 3/ Giáng sinh tiên chúa khai hoa giờ dần 2 Văn chầu Lê Mại Đại vương Bút son vâng lệnh thiên dình/ Bạch Anh công chúa giáng sinh phàm trần/ Phụng kim môn theo chân sứ giả/ Chọn ngày lành giáng hạ thần tôn/ Ra vào ngọc điện kim môn/ Danh thơm ngoài cõi tiếng đồn trong cung 3 Văn chúa Đông Cuông Đông Cuông công chúa giáng sinh Giáng vào lệnh tộc phúc lành quyền cao 4 Nhạc tiên sơn lâm thánh mẫu Vốn xưa giá ngự thiên đình/ Quyền cai nhạc phủ rừng xanh ra vào (…)/ Hóa sinh sinh hóa kiếp người/ Sơn lâm công chúa chính ngôi La Bình/ Theo đức thánh Sơn Tinh tuần thú / Dạy muôn loài báo hổ chim muông 5 Văn thỉnh mời Mẫu Đệ Nhị thượng ngàn Thỉnh mời đệ nhị chúa tiên/ Vốn xưa bà ngự trên đền Đông Cuông/ Hình dung nhan sắc khác thường/Giá danh đòi một hoa vương vẹn mười/ Biết đâu lá thắm thơ bài/ Lòng trinh chẳng động một vài giá xuân 6 Diệu Tín Thiền sư- Văn chúa Sơn trang Dòng họ Quách xưa nay hào kiệt/ Ứng mộng thần mãn nguyệt khai hoa/ Sinh ra một đấng kì tài Theo các bản văn chầu này thì Mẫu Thượng ngàn có nguồn gốc tiên giới, giáng sinh vào các gia đình danh gia vọng tộc làm người trần gian. Do vậy, ngay từ khi ra đời, Mẫu đã có sự giáng sinh kì lạ, hương hoa thơm ngát, ánh hào quang rạng rỡ và lớn lên thì lập được công trạng hiển hách,được vua sắc phong. Ở hầu hết các bản văn chầu, Mẫu Thượng ngàn được miêu tả có hình dong xinh đẹp: “Vốn sinh ra hình dong tươi tốt/ Da tựa ngà má phấn môi son/ Hài xanh dạo bước lên non” (Văn Chúa Thượng ngàn); “Môi son má phấn tóc đà cách điệu/ Giá thanh tân điệu đà sở vân/ Đóa phù dung dương liễu nhởn nhơ/ Vẻ nào mà chẳng trai lơ/ Hoa xuân mới nhú nguyệt thu dương trong” (Văn chúa Đông Cuông). Riêng trong bản văn Diệu Tín Thiền sư lại miêu tả chúa Sơn Trang với hình dáng “Oan trái sinh ra quái dị” khiến cho “song thân luống đêm ngày lo sợ/ bỏ vô miền hang hổ rừng sâu”. Vì có cơ mầu huyền vi nên không những đứa trẻ không chết mà còn được tiên ông dạy cho phép tu thiền tập đạo, lập nên nhiều công trạngrồi được Phậtphong là “Diệu Tín Thiền sư”. Ở trường hợp này chúng ta có thể thấy rõ sự dunghợp giữa đạo Mẫu với đạo Phật. Vị thần rừng nguyên thủy không chỉ bước lên điện thờ đạo mẫu với cương vị Đệ Nhị thánh mẫu mà còn đi vào Phật Giáo, trở thành vị thiền sư, đắc đạo chân như. Điều này không còn lạ lẫm với những người say mê, nghiên cứu đạo mẫu. Bằng chứng là hầu hết các ngôi chùa Việt đều có kết cấu tiền Phật hậu Mẫu, trong đó Mẫu Thượng ngàn được thờ cùng Mẫu Thượng thiên và Mẫu Thoải hoặc được thờ riêng ở ban Sơn Trang. Đây là mối quan hệ hai chiều, chính Phật Bà quan âm và nhiều chư phật cũng xuất hiện trên điện thờ đạo Mẫu. Để bắt đầu một buổi lên đồng hầu thánh, người hầu đồng phải khấn thỉnh các thần linh,trong đó bao giờ cũng phải khấn Phật trước sau đó mới thỉnh mời Ngọc hoàng thượng đế và các vị thánh của đạo mẫu:“ Việt Nam thuở điện an vương thất/ Chuyển pháp luân Phật nhật tăng huy/ Kim niên, kim nguyệt, nhật thì/ Đệ tử tâu quỳ Phật thánh mười phương/ Nước khói hương chiên đàn giải thiats/ Thoảng mùi hoa ưu bát thơm bay/ Nam Mô Phật ngự phương tây/ Sen vàng chói lọi hiện ngay Di Đà/ Ngự trước tòa lưu ly bảo điện/ Phật Thích ca ứng hiện tự nhiên (…) Quan Âm ngự trước án tiền/ Tả hữu bồ tát Tăng thiền, già na/ Đức Hộ Pháp Vi Đà thiên tướng/ Vận thần thông vô lượng vô biên” (Văn công đồng). Khi thực hiên các động tác ma thuật để phù chú, thay cung đổi mệnh hay cầu xin một điều gì bao giờ cung văn và người hầu đồng cũng sử dụng ngôn ngữ và hành động đậm màu sắc Phật giáo. Nhìn chung, trong các bản văn chầu, nguồn gốc của Mẫu Thượng ngàn đều được giới thiệu chung chung (là công chúa Thiên cung, giáng sinh vào nhà họ Lê, họ Quách hoặc một gia đình không xác định nào đó). Điều này hoàn toàn khác với các truyền thuyết lưu giữ tại đền Bắc Lệ (Lạng Sơn), đền Suối Mỡ (Bắc Giang) và đền Đông Cuông (Yên Bái). Trong lòng các con nhang đệ tử, Mẫu Thượng ngàn được thờ ở Suối Mỡ là Mỵ Nương Quế Hoa, con của Vua Hùng Định Vương và hoàng hậu An Nương. Hoàng hậu sinh ra nàng bên gốc quế rồi mất. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm dấu vết người mẹ hiền. Nàng được tiên ông ban cho phép thuậtnên đãcùng 12 thị nữ ra sức tu tiên luyện đạo, cứu giúp dân lành. Khi nhân dân các bản mường đã có cuộc sống no ấm, Mỵ Nương Quế Hoacùng 12 thị nữ bay về trời trên đám mây ngũ sắc. Ở đền Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình, con gái Sơn Tinh, cháu ngoại vua Hùng. Nàng thường cùng với cha đi chu du các bản mường, hang động, giúp cho cuộc sống dân lànhđược sung túc. Ngọc hoàng đã phong nàng là bà chúa Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao. Vào thời Lê, bà đã hiển linh, âm phù, hóa thành bó đuốc dẫn quan quân Lê Lợi thoát khỏi sự truy kích của quân giặc. Công cuộc bình Ngô đại thắng, Lê lợi lên làm vua vàcho dựng đền Bắc Lệ để ghi nhớ công ơn của bà. Như vậy,căn cứ theo truyền thuyết và các bản văn chầu thì đền Bắc Lệ chính là nơi Lâm cung thánh mẫu hiển linh, âm phù; đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết bà tu tiên luyện đạo còn đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi bà giáng sinh và ngự.Cũng như Mẫu Liễu Hạnh tuy được thờ ở nhiều nơi (Phủ Giầy- Nam Định, đền Sồng- Thanh Hóa, phủ Tây Hồ- Hà Nội) nhưng nơi thờ chính vẫn là ở Phủ Giầy- nơi bà đã giáng sinh và để lại gốc gác lai lịch. Chính vì thế Mẫu Thượng ngàn còn được gọi là Mẫu Đông Cuông, Đông Cuông công chúa, Đông Cuông Tuần Quán thượng ngàn tối linh- cách gọi theo bản quán ( Lê Mại Đại Vương là gọi theo sắc phong; Diệu Tín Thiền sư là cách gọi khi bà đã đắc đạo chân như nhà Phật…). Trong Văn Mẫu Đông Cuông- bản văn chuyên dùng để hát thờ đã định vị danh tính cũng như nơi thờ chính Mẫu Sơn trang:“Khắp đâu đâu nức danh tiên nữ/ Tự Lê triều quốc sử còn ghi/ Danh thơm nam bắc trung kì/ Bảo dân hộ quốc độ trì tứ phương/ Sắc Lê Mại Đại vương trường trị/ Đông Cuông từ đích thị danh lam”. Nếu đặt trong tương quan so sánh với đền Bắc Lệ và Suối Mỡ thì đền Đông Cuông rõ ràng có vị trí quan trọng nhất, là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn. Tuy nhiên, điều kì lạ là khi nhắc đến các nơi thờ Chúa Sơn trang, người ta lại biết đến đền Bắc Lệ và đền Suối Mỡ nhiều hơn. Điều này hẳn có lí do từ chính bản thân việc thờ tự ở bản đền. Ở Bắc Lệ và Suối Mỡ, việc phụng thờ Mẫu Thượng ngàn tương đối thống nhất, tức là không có sự phối thờ với các nhân vật nằm ngoài hệ thống điện thờ Đạo Mẫu. Từ kiến trúc đền, các nghi thức thờ cúng đến truyền thuyết đều tập trung ngợi ca tài năng, sắc đẹp và công trạng Mẫu, tạo điều kiện để khắc sâu vào tâm trí con nhang đệ tử và muôn dân về một ngôi đền thiêng nơi miền sơn cước. Ở đền Đông Cuông, hình tượng Chúa Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng đã bị pha trộn, chồng lớp bởi rất nhiều truyền thuyết ở các thời đại khác nhau và trong sinh hoạt thực hành tín ngưỡng, màu sắc đạo Mẫu cũng có phần mờ nhạt. Theo truyền tụng, đây vốn là một ngôi miếu nhỏ thờ thần núi thần rừng có từ thời Đường. Bản thân các tên gọi khác nhau của bản đền: “Đông Quang linh từ”, Mẫu Đông, Đông cung, Đông Cuông đã cho chúng ta thấy “đền Đông Cuông còn gắn với các tên gọi chỉ phương hướng, đấy chính là phương Đông, phương của hành mộc, của màu xanh, của đại ngàn” (Nguyễn Đức Dũng. Đền Đông Cuông một điểm khởi đầu của tục thờ nữ thần Việt. Tạp chi di sản. Số 3/ 2006) . Ngôi miếu này trở thành đình vào thời Lê và đến triều Nguyễn thì đổi thành đền nên ở truyền thuyết mới. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” thì ngôi miếu này thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Bà là vợ đại vương núi Sơn Vi (Nay thuộc Lâm Thao- Phú Thọ) (1). Trong phần ghi chép của mình, Lê Quý Đôn chỉ tập trung kể lại sự linh thiêng của đền mà không giải thích tường tận về nguồn gốc lại lịch của Đông Quang công chúa. Thần tích của họ Hà giải thích tường tận, chi tiết hơn về nhân vật được phụng thờ ở đây: Đông Quang Công chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc Hà Bổng (trại chủ Quy Hóa) bị hi sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được 1 đứa con trai. Khi ông tạ thế, bà Kiểm cùng contrai ở lại Đông Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bên tả ngạn, đối diện với miếu.Người mẹ Rừng chung chung, đến đây đã được lịch sử hóa, gắn với lai lịch cụ thể của một con người trần thế. Điều này làm cho hình tượng Mẫu vừa linh thiêng vừa lại có sự gần gũi song cũng tạo nên độ vênh lệch so với các bản văn chầu và quan niệm của những tín đồ đạo Mẫu. Theo Đại Nam nhất thống chí, vùng Đông Cuông thuộc phủ Quy Hóa xưa, “thổ tù Phụ đạo là họ Hà và họ Lê thế tập, sau người khác họ là họ Sầm (người Thanh) và họ Cầm nối đời cai quản” (Nxb Lao động- Trung tâm văn hóa Đông Tây. H. 2012. Tr1522). Tục truyền đền Đông Cuông chính là đình Cả, thuộc hệ thống đình Mường Khà xưa trong đó đình Cả do họ Hà quản lí, giữ chức năng đình trạm, chuyên tống đạt công văn thư chỉ giữa trung ương và cơ sở; các đình nhỏ thì do họ Hoàng, Lương đăng nhang. Những người họ Hà cho rằng ông Hà Văn Thiên- người được vua cử lên quản lí vùng Đông Công và ngoại vi chính là ông tổ của họ. Vậy thì việc thờ ông Hà Văn Thiên (tức Đức Ông) ở Ghềnh Nhai và thờ bà Lê Thị Thiết cùng con trai ở đền Đông Cuông chính là biểu hiện của tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ tổ tiên đã hòa nhập vào với tín ngưỡng thờ Mẫu. Bà mẹ Rừng được gắn cho một lai lịch trần thế và trong hậu cung đền thờ không chỉ có tượng Mẫu tối linh như ở các đền phủ khác mà còn xuất hiện tượng của Vua Báo tức là con trai của hai ông bà. Hai bức tượng này sẽ được rước ra bến sông để sau đó Vua Báo ở lại bên bờ còn Vua Me thì qua sông sang đền Ghềnh Ngai làm lễ cưới lại với Đức Ông. Ngoài ra để tiến hành lễ hội, nhân dân địa phương còn cho giết trâu trắng, lấy máu mang ra bến sông cúng thần. Những hoạt động này chỉ diễn ra vào dịp lễ cầu mùa tháng giêng chứ không có trong lễ tạ ơn Mẫu ngày Mão tháng chín. Người dân tin rằng chỉ khi tiến hành đầy đủ các nghi lễ này thì Mẫu mới vui lòng phù trợ cho nhân dân một năm no ấm, mùa màng bội thụ. Đây là hai nghi lễ hoàn toàn không xuất hiện trong các lễ hội liên quan đến đạo Mẫu ở các nơi khác. Chúng mang đậm nét tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng tôn thờ nước của các cư dân làm nông nghiệp thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ đại (2). Ngoài phần hậu cung đã có sự phối thờ Vua Me- Vua Báo (Vua Mẹ- Vua Con) các phần khác trong kiến trúc điện thờ của bản đền cũng có sự pha trộn rõ nét. Ngũ vị tôn ông không chỉ là năm vị quan Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ và Đệ Ngũ mà đã được đồng nhất với năm người Tày họ Hà, Hoàng, Lương, Nguyễn quê ở Đông Cuông đã nổi dậy chống Pháp năm Giáp Dần (1914) nhưng thất bại. Hai anh em Hà Bặc, Hà Chương- những anh hùng có công lớn trong cuộc chiến đấu chống quân Nguyên Mông cũng được thờ ở đây. Chính vì vậy đền Đông Cuông còn có tên là Đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn đã được ghi chép cụ thể trong Đại Nam nhất thống chí. Rõ ràng, xuất xứ của bản đền là thờ nhiên thần trong đó có Mẹ Rừng nhưng theo thời gian lớp tín ngưỡng này đã có sự pha trộn, thậm chí là bị che phủ bởi các tín ngưỡng khác nhau. Huyền tích về Lâm cung thánh mẫu được lịch sử hóa, địa phương hóa để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của nhân dân. Nếu Mẫu Sơn Trang ở Bắc Lệ (Lạng Sơn) là công chúa Quế Hoa, ở Suối Mỡ (Bắc Giang) là La Bình thì ở Đông Cuông, Mẫu Thượng ngàn vừa là bậc tôi tú anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng. Đến với Mẫu cũng là về với mẹ để vừa thành kính chiêm bái vừa thể hiện sự biết ơn đối với những người đã có công khai sơn phá thạch, mở mang bản làng, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân. Ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn của đạo Mẫu cũng là ở đó. Là một tín ngưỡng dân gian mang đậm tính chất bản địa, đạo Mẫu đã luôn phải tìm cách thâm nhập vào các đạo khác (Đạo Phật, Đạo Giáo) để tồn tại, lan tỏa và cũng đưa rất nhiều nhân vật, tiếp thu nhiều quan niệm của Phật giáo, Đạo giáo vào trong điện thờ, trong nghi lễ của mình. Điều này rõ ràng phát huy tác dụng để Đạo Mẫu, vượt qua sự cấm đoán của các triều đại phong kiến, không những không bị mất đi mà còn ngày càng sâu rễ bền gốc trong lòng dân chúng. Tuy nhiên, bên cạnh cái được thì nhiều khi chính đặc điểm này lại ít nhiều làm cho mầu sắc đạo Mẫu trở nên mờ nhạt mà trường hợp đền Đông Cuông là một thí dụ. Nói cách khác, việc phối thờ, chồng lớp tín ngưỡng ở bản đền cho thấy một trong những nét điển hình của văn hóa Việt Nam, đó là tính hỗn dung. Sự bàng bạc trong niềm tin tôn giáo và tính dụng dẫn đến việc thực hành các nghi lễ thờ cúng của người dân không được rạch ròi. Người có ta thể vừa đến đền, vừa đến chùa để cầu xin cũng như có thể thờ ở cùng một nơi những vị thánh thần rất khác nhau miễn là thỏa mãn được nhu cầu, tình cảm và niềm tin được phù trợ. Trong niềm tin tâm linh của những con nhanh đệ tử đạo Mẫu thì đền Đông Cuông có vị trí vô cùng quan trọng, là nơi ngự chính và giáng sinh của chúa Thượng ngàn. Tuy nhiên sự chồng lớp tín ngưỡng và khuynh hướng địa phương hóa, lịch sử hóa, một mặt làm cho huyền tích về Chúa Sơn Trang phong phú hơn song mặt khác lại khiến cho việc thực hành sinh hoạt tín ngưỡng nơi đây không còn thể hiện rõ đặc trưng của một ngôi đền thờ Mẫu. Đền Đông Cuông, đối với con nhang đệ tử của Đạo Mẫu là nơi để tìm về với bà mẹ Thượng ngàn tối linh, với người dân địa phương lại là nơi để tưởng nhớ các vị anh hùng có công với bản làng, là nơi để cầu xin một năm mùa màng tươi tốt, con cái đông đàn, dân khang vật thịnh; còn đối với những người say mê, nghiên cứu văn học, văn hóa dân gian thì di tích này lại âm thầm nói cho chúng ta biết rất nhiều điều về quy luật vận động và biến đổi của một loại hình tín ngưỡng bản đền. ======================== Chú thích: (1) “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn viết: “Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba, nay thuộc địa phận Lâm Thao-Phú Thọ,, là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720-1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên- Yên Bái). Bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa nổi tiếng anh linh. Tục truyền công chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao). Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại Vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về để báo cho Đại vương biết”. Nói xong liền biến mất. Đường thủy mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày thế mà hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sang sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến song như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi” ((Nxb Văn hóa thông tin. 2007. Tr512) (2). Đền Đức Ông và đền Mẫu được đặt ở vị trí đối xứng, kiệu Bà được rước sang với Đức Ông thể hiện tính hòa hợp âm dương, là tiền đề để vạn vật sinh sôi nảy nở; trong các công trình nghiên cứu đều đã thống nhất tính tương hợp giữa hình dáng sừng trâu với mặt trăng, các đặc điểm về thói quen sinh sống của loài trâu dẫn đến việc nó được dùng như một biểu tượng liên quan tới mặt trăng, tới nước. Tài liệu tham khảo 1. Đại Nam nhất thống chí (2 tập). Nxb lao động- Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây. H. 2012 2. Đạo Mẫu Việt Nam. Ngô Đức Thịnh. Nxb Thế giới. 2012 3. Nguyễn Đức Dũng. Đền Đông Cuông một điểm khởi đầu của tục thờ nữ thần Việt. Tạp chi di sản. Số 3/ 2006 4. www. Hatoc.org Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 12, 2015 Qua bài viết trước, chúng ta cũng đã nhận ra chiếc trống đồng Đào Xá, Phú Thọ, Việt Trì minh họa cho 1/2 chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất khoảng 28 ngày, ngày thứ 14 trăng rằm, trăng tròn sáng nhất trên bầu trời đêm của ngày tết Trung Thu trẻ em được lấy làm biểu tượng "O" giữa tâm trống, tháng mạnh thu. Biểu tượng này không có tia sáng phát ra hình mũi giáo, đồng thời cũng từ đó sẽ nhận biết được các trống đồng nguyên thủy như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... thì mặt trời tâm trống là mặt trời thiên đỉnh, vào tháng mạnh xuân của phương Nam, Văn Lang, tại kinh đô Phong Châu tức Thăng Long thành hay Hà Nội ngày nay. Và cũng từ các bài viết trước về sự hiển lộ các đài quan sát thiên văn thời Lý Trần, bài trí theo cấu trúc 16 cung Thái Ất cũng đã chứng tỏ tầm quan trọng của thiên văn đối với các triều đình phong kiến. Tháng mạnh thu và mạnh đông Đài thiên văn quan trắc các chòm sao được phân thành 16 cung theo Thái Ất Hoàng thành Thăng Long Ở đây, chúng ta xem xét ý nghĩa hoa văn trên mặt trống đã khám phá ở Timor Leste, có khắc chữ V. Hai mặt trống tím thấy Trước đó cũng của Timor Leste Rất đặc biệt, ở mặt trống đồng này hoàn toàn không có vòng tròn mặt trăng hay mặt trời ở tâm trống, từ trong ra ngoài trình bày 3 vòng tròn đồng tâm lớn, biên ngoài không thấy rõ chắc còn có một số viền nhỏ khác, vậy 3 vòng tròn này đặc trưng cái gì? Đấy chính là 3 vòng tròn tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân, mà vòng tròn ở tâm trống là Thiên (mặt trời). Chúng ta chú ý hình chữ V nhỏ, có độ lệch chút ít để nhận thấy đó là chữ "Nhân đối xứng gương" nằm ở vành thứ hai, tức vành thứ hai tượng trưng cho Nhân trên Địa cầu, và vòng tròn thứ ba tượng trưng cho không gian ngoài Hệ mặt trời. Mặt khác, từ chữ "Nhân" cũng cho thấy ngôn ngữ "Hán" đã có từ thời trước Công nguyên rất xa xưa. "Nhân" Chữ "Nhân ngược" này hàm ý thay vì đầu người hướng vào tâm Địa cầu thì lại là hai cái chân. Hình tượng này giống như cấu trúc "Hà đồ của Địa cầu" là quy ước phương bắc ở trên, còn Hà đồ của con người là quy ước phương nam ở trên và vì vậy, cấu trúc Hậu Thiên Bát Quái, Hà đồ đều được lấy phương chuẩn là phương nam ở trên -> một dấu chỉ quan trọng trong Lý học của văn hiến Việt. Ngoài ra, chữ "^" định vị phương Nam, mũi nhọn hướng về phương chính Bắc, hình tượng này giống kim tự tháp bậc thang Ai Cập, Djoser, có 6 bậc, tượng trưng cho chòm sao Nam Cực. Kim tự tháp bậc thang Djoser là kim tự tháp lâu đời nhất Ai Cập Khoảng 2640 TCN Ý nghĩa chữ V ngược này còn thể hiện vũ trụ quan và nhân sinh quan người Việt và Ai Cập cổ: nguyên thủy Vũ trụ là một biển nước mênh mông, tối đen như mực, ở đấy đột ngột nhô lên một ngọn núi nhỏ, trên đó nảy sinh ra một con chim phượng hoàng lửa (tượng trưng phương Nam) và từ nó sinh hóa ra vạn vật: hay từ phương Nam nảy sinh một "Bậc Thầy" tức "Người" của nhân loại: "Đột Ngột Cao Sơn Thánh Vương Vị". Trạng Trình tiên tri Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam cho biết bài "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyên văn bài thơ: Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực,Trước cước trào vô quyển địa thanh.Vạn lý Đông minh quy bả ác,Ức niên Nam cực điện long bình.Ngã kim dục triển phù nguy lực,Vãn khước quan hà cựu đế thành. Dịch nghĩa: Con rùa lớn đội núiNước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.Ngoi đầu lên, đá có sức vá trờiBấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.Ta nay muốn thi thố sức phù nguy,Lấy lại quan hà, thành xưa của "nhà vua". (Tôi ghi chú: Trạng Trình biết "Nhà vua" là ai, do vậy tôi đưa thêm vào hai dấu " ... ") Theo ông Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), hiệu là Bạch Vân cư sĩ, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Đậu Trạng nguyên rồi làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông, và gọi chung là "Sấm Trạng Trình". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 12, 2015 (Ý nghĩa mặt trống đồng Timor Lesté tiếp theo 1) Trên mặt trống đồng Timor Leste với chữ "Nhân đối xứng gương" thể hiện cái "bóng" của con người, tức trong một ý nghĩa vô cùng sâu xa, phải dùng đến Lý học Đông phương và sự hợp nhất của Tam Giáo: đó chính là "linh hồn". Hình ảnh đối xứng gương Đồng thời, kết hợp với ý nghĩa đối xứng gương về "tính Thấy" trong Phật pháp và sự trùng trùng điệp điệp của sự vật, hiện tượng phản chiếu trong nhau của Kinh Hoa Nghiêm qua mọi Cõi, hay mọi thế giới: tức 3 vòng tròn lớn không mang bất kỳ biểu tượng nào, ở đấy "3 viền tròn" chỉ mang tính ước lệ, đó chính là tính viên dung, vô chướng ngại của sự vật, hiện tượng bất kỳ trong một vũ trụ vô cùng. ... Và chúng ta cần phải nhấn mạnh rằng: chiếc trống này còn có trước cả lịch sử Phật giáo. THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ VỚI HOA NGHIÊM TÔNG Bái sĩ Nguyễn Văn Thọ Toát lược thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể Các Thánh triết trong thiên hạ, xưa nay, không phân đạo giáo, đều nhất luật chủ trương: 1. Con người có Bản Thể Trời, Đạo, Chân Như. 2. Con người nếu biết đàng tu luyện, có thể sống kết hợp nhất như với Trời, Đạo, Chân Như (Union Mystique avec Dieu; Mystical union with God; Atonement = At one ment). Họ chủ trương: Vũ trụ này đã từ một Đại Thể (Trời, Chân Như, Đạo) phóng phát tán phân ra mà thành (emanation theory), sẽ biến hóa đa đoan,, nhưng lúc chung cuộc, muôn loài lại trở về với Đại thể trên (Apocastatasis). Học thuyết này, Âu Châu gọi là thuyết Phóng phát, Tán Phân (Emanation theory hay Monistic Theory). Á Châu gọi là Thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể hay Nhất thể tán vạn thù, vạn thù qui nhất thể. Kinh Dịch cũng chủ trương như vậy. Vì một kiếp người không sao đủ để trở về với Trời, với Chân Như, nên các triết gia theo chiều hướng trên, đều chủ trương con người sẽ luân hồi, sẽ tái sinh. Có điều chắc chắn là các triết gia có chủ trương trên, bất kỳ thuộc tôn giáo nào, đều là những bậc thánh hiền đạo cao, đức cả. Lời họ giảng dạy đều giống nhau. Mạnh tử viết: Tiên thánh, hậu thánh kỳ quĩ nhất dã (Mạnh tử, Ly Lâu chương cú hạ, 1) Ramakrishna viết: Thánh hiền sau trước đều có những lời giảng dạy như nhau (Tous les sages ont un enseignement unique. – L’enseignement de Ramakrishna, p. 256) THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ 1. Vũ trụ hữu hình này là do một toàn thể phóng phát tán phân ra. 2. Như vậy vạn hữu cùng chung một Bản thể như nhau. Đồng căn, dị dạng, NHẤT THỂ VẠN THÙ. 3. Thượng đế, Chân Như tiềm anå trong lòng quần sinh, vũ trụ 4. GIÁC NGỘ là biết rằng mình có Bản thể Thượng đế, có Tính Trời, Tính Phật. 5. Tìm Đạo, tìm Trời, tìm Phật phải tìm trong lòng mình. 6. Lúc chung cuộc, vạn vật sẽ siêu thăng, trở về với Thượng Đế, với Chân Như. Như vậy chung cuộc là hòa hợp. 7. Vũ trụ, con người, và lịch sử sẽ biến hóa 2 chiều: vãng, lai; thuận, nghịch (Cyclical conception of History) HOA NGHIÊM TÔNG VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ Tuy Đức Phật ít bàn đến Bản Thể vũ trụ, nhưng sau này, các triết gia Phật giáo, nhất là Hoa Nghiêm tông, hay bàn về vấn đề này và đã chủ trương Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất thể Phật giáo đã có những thành ngữ như: Nhất tức Nhất thiết; Nhất thiết tức Nhất; Một là Tất Cả, Tất Cả là Một. Triệu Châu (778-897) có công án: Vạn pháp qui Nhất, Nhất qui hà xứ? Vạn Pháp trở về Một; một trở về đâu? Một vị Thượng Tọa tôi quen, trả lời: Nhất qui Bản Lai Diện Mục. Mà Bản Lai Diện Mục chính là Bản Thể của Vũ Trụ. Hoa Nghiêm Tông là một tông phái Phật giáo có từ đờì Đường, lấy kinh Hoa Nghiêm làm căn bản. Hoa Nghiêm là bộ kinh Đại Thừa do Long Thọ Bồ Tát xuống Long Cung sao chép lại. Sách truyền từ Ấn Độ sang Trung Hoa vào năm 418, thời Đông Tấn. LƯỢC SỬ CÁC TỔ HOA NGHIÊM 1. Tổ đầu tiên là Đỗ Thuận hay Pháp Thuận (557-640) Ngài xuất gia năm 18 tuổi. Học trò thánh tăng Đạo Trân. Ngài là một học giả nổi tiếng, Ngài còn được coi như là một thuật sĩ. Tục truyền vua Đường Thái Tông đau bệnh lao nhiệt, mời Ngài vào cung chữa bệnh. Ngài hứa chữa lành, nhưng xin nhà vua ân xá cho toàn dân. Vua làm theo và khỏi bệnh. Sau đó phong Ngài là Đế Tâm tôn giả (Người được vua quí trọng) Ngài có bài tụng sau được coi như là một công án: Thanh châu ngưu ngật thảo, Ích châu mã phúc chướng. Thiên hạ mịch y nhân, Cứu chư tả bác thượng. Dịch: Bò Thanh Châu ăn cỏ Ngựa Ích Châu chướng bụng. Thiên hạ tìm thày thuốc, Cứu bắp chân trái heo. Bài tụng này rõ ràng đưa ra tư tưởng: Lý sự vô ngại của Hoa Nghiêm Tông. Ngài viết quyển Hoa Nghiêm Pháp giới quan môn và Vọng tận hoàn nguyên quan., Hoa ghiêm Ngũ giáo chỉ quán, Hoa Nghiêm Nhất thừa Thập Huyền môn v,v... Tục truyền khi Ngài viết xong quyển Hoa Nghiêm Pháp giới quan môn, Ngài ném sách này vào lửa, với lời nguyện rằng: Nếu sách này, không có gì sai lời Phật dạy, thì xin cho sách đừng bị cháy. Mà sách hoàn toàn không bị cháy thật. Người ta coi Ngài là Văn Thù Bồ Tát giáng trần. 2. Tổ 2 là Vân Hoa Trí Nghiễm (602-688) Vân Hoa Trí Nghiễm Pháp sư hay Chí Tương Tôn Giả, sinh vào năm Khai Hoàng 20. Khi thụ thai Ông, nhà ngát mùi hương. Và sau này, Ông thông minh hơn người. Năm 12 tuổi, ngài Pháp Thuận đến nhà Ông, xin đem về làm con. Cha mẹ Ông bằng lòng. Pháp Thuận cho người dạy Ông kinh sách ngày đêm. Sau này Ông còn được mấy thày Bà La Môn dạy cho tiếng Phạn. Ông rất thông kinh sách Phật giáo, nhưng thường tự hỏi: Sách Phật như rừng vậy, phải học quyển nào? Ông đứng trước Tam Tạng Kinh, khấn nguyện và rút ra một quyển. Đó là Hoa Nghiêm kinh quyển 1. Ông liền tìm thày dạy Kinh Hoa Nghiêm. Ông viết nhiều về Kinh Hoa Nghiêm, như Thập Huyền môn, (Cổ Huyền môn), Lục Tướng, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm trung sưu huyền phân tề thông trí phương quĩ, Hoa Nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp, Hoa Nghiêm Kinh nội chương môn đẳng tạp khổng mục chương v.v... Trí Nghiễm rất tài hoa. Ông vẽ rất đẹp. Nhờ Ông mà Hoa Nghiêm Tông phát triển rất mạnh. Ông mất năm 72 tuổi. 3. Pháp Tạng Pháp Sư hay Hiền Thủ pháp Sư (643-712) Pháp Tạng là Tổ 3, viết nhiều về Hoa Nghiêm như Hoa Nghiêm Kinh thám huyền ký, Hoa Nghiêm Kinh văn nghĩa tổng mục, Hoa Nghiêm kinh sách lâm, Hoa Nghiêm kinh vấn đáp, Hoa Nghiêm Kinh nghĩa hải bách môn, Hoa Nghiêm Kinh quan mạch nghĩa ký, Hoa Nghiêm Du Tâm Pháp Giới Ký, Hoa Nghiêm Tam Muội chương, Hoa Nghiêm phát Bồ Đề tâm chương,Hoa Nghiêm thập chủng chỉ quán, Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền quán hạnh pháp môn, Hoa Nghiêm Nhất thừa Giáo Nghĩa phân tề chương, Hoa Nghiêm Kinh chỉ qui, Hoa Nghiêm Kinh minh pháp phẩm nội lập tam bảo chương, Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ, vọng tận hoàn nguyên quan Hoa Nghiêm Kinh kim sư tử chương chú v.v... Ông được dân chúng gọi là Hiền Thủ (Hiền sĩ số một), nhà vua phong ngài là Quốc Nhất Pháp Sư (The Dharma Teacher Kou-I). Người ta còn coi Ngài như vị tổ sáng lập Hoa Nghiêm Tông. Năm 16 tuổi, chặt một ngón tay cúng dường Phật. Năm 18 tuổi đi khắp nơi tìm thày dạy, nhưng không gặp ai vừa ý. Ông liền ẩn tu nhiều năm. Sau nghe biết Ngài Trí Nghiễm giảng kinh Hoa Nghiêm tại chùa Hoa Vân ở Kinh Thành, Ông tới xin làm đồ đệ. Năm 28 tuổi, Hoàng Đế Võ Tắc Thiên mời Ông làm trụ trì một ngôi chùa Bà mới xây. Ngài được Hoàng đế mời thuyết pháp nhiều lần. Ngài giảng về Thập Huyền Môn và Lục Tướng. Trong đời Ngài, Ngài giảng kinh Pháp Hoa hơn 30 lần. Pháp tạng mất năm 70 tuổi và được quốc táng. 4. Trừng Quán Pháp Sư (738-840) Trừng Quán Pháp Sư (738-840). Về năm sinh, năm tịch, của Pháp Sư Trừng Quán, ta thấy các học giả khòng đồng ý nhau. Tuệ Sĩ, Takakusu cho ngài sinh và tịch khoảng năm 760-820, nghĩa là sống có 60 năm. Garrna C.C. Chang, và Tuyên Hóa Thiền Sư, Chùa Vạn Phật, dựa vào truyền thuyết, cho rằng ngài thọ 102 tuổi (538-840), sống qua 9 đời vua (Huyền Tông 712-755, Túc Tông 756-760, Đại Tông 761-719, Đức Tông 719-804, Thuận Tông 804, Huệ Tông 805-820, Mục Tông 821-824, Kính Tông 825, Văn Tông 827-840. Ngài được phong là Thanh Lương Quốc Sư trong bảy đờì vua (Đại tông, Đức Tông, Thuận Tông, Huệ Tông, Mục Tông, Kính Tông, Văn Tông) Tuy danh vọng thế, nhưng ngài sống rất thánh thiện. Ngài lập Thập Nguyện, thề hứa luôn mặêc đạo bào, tránh tuyệt nữ sắc v.v... Người ta coi Ngài là Hoa Nghiêm Bồ Tát hóa thân. Ngài viết nhiều sách như Hoa Nghiêm Kinh sớ, Hoa Nghiêm Kinh tùy sớ diễn nghĩa sao, Hoa Nghiêm Kinh sớ sao, Trinh Nguyên tân dịch Hoa Nghiêm Kinh sớ Hoa Nghiêm hạnh nguyện sớ liệu, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm biệt hành sớ sao v.v... Năm 1979. Đài Bắc đã cho xuất bản Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh thiển thích của ngài ra tiếng Trung Hoa và Anh ngữ (Flower Adornment Sutra Preface). Ngài sinh sau Pháp Tạng 27 năm mà là Tứ Tổ cũng lạ. Sở dĩ đươc như vậy là vì Trừng Quán bài bác dị thuyết của Huệ Viễn, một đệ tử của Pháp Tạng, và tái lập lại giáo lý nguyên thủy của tông phái. 5. Khuê Phong, Tông Mật Thiền Sư (780-841) Tông Mật vừa là Ngũ Tổ, vừa là Thiền Sư. Ngài giảng kinh Viên Giác, và viết Hoa Nghiêm nguyên nhân luận. Nhưng Ngài thua các Tổ trước. Đến đời nhà Tống, Hoa Nghiêm nhận thêm Mã Minh (Acvaghosha) và Long Thọ (Nagarjuna) làm tổ 6 và 7. Hoa Nghiêm Tông truyền sang Nhật do Thẩm Tường, đồ đệ của PhápTạng năm 740. Hiện nay tông này còn thịnh ở Nhật.[1] Sơ lược kinh Hoa Nghiêm Kinh Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka Sutra hay Gandavyhasutra, do Ngài Long Thọ, sinh sau Đức Phật 600 năm, xuống Long Cung sao chép đem về. Nhưng cũng có người cho rằng, Ngài Mã Minh đã soạn sách này 100 năm trước Long Thọ. Ngài Long Thọ chỉ san định lại kinh này. Vì thế Hoa Nghiêm tông nhận cả 2 Ngài làm tổ. Nguyên bản Hoa Nghiêm kinh gồm 48 phẩm với 100.000 ngàn bài Tụng, Các bản dịch Hoa Nghiêm kinh: 1). Bản dịch đầu tiên (hay Cựu dịch) đời Đông Tấn (317-419) do ngài Phật Đà Bạt Đà La (Bud -dhabhadra - Giác Hiền), người Bắc Thiên Trúc dịch, gồm 60 quyển, 36 phẩm, 36.000 bài tụng. Bản này gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm, hay Tấn Kinh, hay Cựu Kinh. 2). Bản 2 (hay tân dịch) đời nhà Đường (618-607) do Ngài Thực Xoa Nan Đà (Giksananda-Hỷ Học), người nước Vu Điền (Kotan) tái dịch bản cũ, gồm 80 quyển, 39 phẩm, 45.000 bài tụng, tức là hơn quyển trên 9.000 bài tụng. Bản này gọi là bát thập Hoa Nghiêm hay Đường kinh hay Tân kinh. 3). Bản ba cũng đời Đường do ngài Bát Nhã nước Kế Tân (Kaboul), gồm 40 quyển, và dịch phẩm cốt yếu là Nhập Pháp Giới (kể truyện Thiện Tài Đồng tử) Bản này còn gọi là Tứ Thập Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm được dịch ra Việt Văn do Thích Trí Tịnh, năm 1965. Bản Hán Văn 80 quyển được xếp thành một bộ 8 quyển, khoảng 5600 trang. Thật là vĩ đại. Đây chính là tứ thập Hoa Nghiêm, gồm 40 phẩm. Đại ý Hoa Nghiêm Hoa Nghiêm bàn về lẽ sinh thành ra vũ trụ và cho rằng vũ trụ này là do một nguyên nhân sinh xuất ra. Nguyên nhân đó là Chân Như, hay Phật tính, hay Lý như Hoa Nghiêm thường dùng. Lý ấy sinh ra chúng sinh, vạn pháp, vạn sự. Vì thế mới nói: Nhất tức nhất thiết (Một là Tất Cả) Nhất thiết tức Nhất. (Tất cả là Một) Tất cả đều dung thông, tương nhiếp, đều lồng vào nhau, không có gì ngăn ngại.(Nhất thiết pháp giới, hỗ tương duyên khởi, trùng trùng vô tận, viên dung vô ngại) Vì thế nên nói: 1. Lý pháp giới (Pháp giới Chân Như tiềm ẩn bên trong vạn hữu) 2. Sự Pháp giới (Vạn tượng, vạn hữu hiển lộ bên ngoài. 3. Lý Sự vô ngại pháp giới. (Thế giới của Lý và của Sự dung thông với nhau, không ngăn ngại nhau). 4. Sự sự vô ngại pháp giới (Hết thảy các sự vật trong hiện tượng giới đều không ngăn ngại nhau.) Trung Dung chương 30 có ý tưởng tương tự. Trung Dung viết: Đức Khổng nối tiếp đạo Thuấn, Nghiêu, Làm sáng tỏ lối đường Văn, Võ. Trên thuận thiên thời, dưới theo thủy thổ, Như đất trời bát ngát, bao la, Che chở muôn loài khắp gần xa. Như tứ thời luân lưu chuyển động, Như nhật nguyệt hai vừng chiếu rạng. Muôn loài cùng chung sống chẳng hại nhau, Đi một chiều, chẳng phản bội chi đâu, Tiểu đức như sông ngòi dinh dưỡng, Đại đức luôn hóa sinh, tăng trưởng, Phép tắc Trời cao cả xiết bao! Tôi nghĩ rằng nói Lý Sự vô ngại rất đúng. Ví như tôi ở trong tỉnh Westminster này, thì nào có thêm bớt, tăng giảm gì đối với thành phố này đâu? Đối với Hoa Nghiêm kinh không gian và thời gian dung thông vô ngại. Không gian dung thông vô ngại, Kinh văn nói: Vô lượng vô số núi Tu Di, Đều đem để vào một sợi lông, Một thế giới để vào tất cả, Tất cả thế giới để vào một. Thể tướng thế giới vẫn như cũ, Vô đẳng, vô lượng đều cùng khắp. Trong một chân lông đều thấy rõ, Vô số vô lượng chư Như Lai, Tất cả chân lông đều thế cả... Thời gian dung thông vô ngại, Kinh văn viết: Kiếp quá khứ để hiện, vị lai, Kiếp vị lai để quá, hiện tại, Ba đời, nhiều kiếp là một niệm, Chẳng phải dài vắn: Hạnh giải thoát. Về thời gian và không gian dung thông vô ngại, Kinh văn viết: Khắp hết mười phương các cõi nước, Mỗi đầu lông có đủ ba đời Phật cùng quốc độ vô số lượng, Tôi khắp tu hành trải trần kiếp, Trong một niệm tôi thấy ba đời... (Xem Kinh Hoa Nghiêm, Lời nói đầu, Thích Trí Tịnh,) Việt Nam có những câu tương tự: Càn khôn rút lại đầu lông xíu, Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng. (Càn Khôn tận thị mao đầu thượng, Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung). ( Một Thiền sư đời Lý) Hay: Người đời ngắm lại mà hay, Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê. (Tản Đà) Cái lý tương dung, tương nhiếp này đã được Đại Sư Pháp Tạng chứng minh cho Hoàng Đế Võ Tắc Thiên xem vào khoảng năm 700. Võ Tắc Thiên yêu cầu Ngài Pháp Tạng chứng minh cho thấy thế nào là Lý sự vô ngại, Sự sự vô ngại, Pháp Tạng nhận lời. Vài ngày sau, Pháp Tạng mời Hoàng đế tới xem cách Ông chứng minh. Ông mời Hoàng đế vào một buồng mà chỗ nào cũng mắc kính: Trần nhà, sàn nhà, trên bốn bức tường, nơi bốn góc nhà thập phương đều treo những tấm gương lớn. Các gương đều quay vào nhau. Rồi Pháp Tạng để một tượng Phật ở chính giữa buồng, với một ngọn đuốc bên cạnh tượng Hoàng đế la lên: Thật là lạ lùng, thật là kỳ diệu, khi bà nhìn thấy các gương phản chiếu lẫn nhau, trùng trùng, điệp điệp. Và Pháp Tạng nói: Thưa Bệ Hạ, đây là một chứng minh về toàn thể Pháp Giới. Trong mỗi tấm gương trong phòng này, Bệ Hạ thấy phản chiếu lại các gương khác, với hình đức Phật trong đó. Và gương nào cũng phản chiếu lại trung thực như vậy. Cho thấy tất cả đều dung thông, dung nhiếp lẫn nhau. Một là tất cả, tất cả là một. Cái lý Trùng trùng duyên khởi cũng được chứng minh... [2] Ta nên nhớ Võ Hậu dù sao cũng là người đã cho thỉnh kinh HoaNghiêm từ nước Vu Điền (Turkestan) về, và đã cho dịch bộ kinh này ra, dưới quyền điều khiển của Ngài Thực Xoa Nan Đà (Giksananda, Hỷ Học). Sách dịch xong vào tháng 10 năm 699. [3] Tôi nghĩ không phải Pháp Tạng đã tự nghĩ ra được phương pháp xếp gương trên, mà thực sự, đã phỏng theo thí dụ về Đế Võng, hay Đế Thích Võng, hay Ân Đà La Võng (Indra’net) nói trong kinh Hoa Nghiêm. Đế Võng là một chiếc Bảo Võng, treo trên nóc điện Đế Thích, có muôn vàn châu ngọc, phản chiếu lẫn nhau, trùng trùng vô tận. Hoa Nghiêm chư sư dùng Đế Thích Võng để ví dụ Nhất tâm sinh Vạn Tâm, và chư pháp trùng trùng duyên khởi.[4] Kinh Hoa Nghiêm quảng diễn tư tưởng trên. Hoa Nghiêm là Tràng Hoa. Kinh này thuyết minh Chân Lý, mà Chân Lý là Đạo, là Tuyệt Đối, ly ngôn tuyệt tướng, nên phải dùng một hình ảnh mà diễn tả: Hình ảnh đó là một tràng hoa gồm nhiều thứ hoa, để trang nghiêm Phật Quốc. Hoa có nhiều loại, có muôn hình tướng khác nhau, tượng trưng cho VẠN VẬT. Nhưng hoa được xâu lại thành một Tràng Hoa dài, trang hoàng nơi Phật thuyếp pháp. Tràng Hoa tượng trung cho một cái gì chung cho muôn loài, đó là Bản Thể, là Lý, là Lý Tánh, là Chân Như. Riêng tên Kinh đã diễn tả rõ ràng cái Chân Lý tuyệt vời: Tướng hay Sự thì nhiều và sai khác, nhưng Thể hay Lý chỉ có Một Tuy Tướng không phải Thể, nhưng rời Tướng thì không tìm thấy Thể. Lìa các bông Hoa thì không tìm thấy tràng hoa. Động đến tràng hoa là động đến các bông hoa. Chạm đến một bông hoa là ảnh hưởng đến tất cả tràng hoa. Ý muốn nói rằng: Toàn thể Pháp Giởi vũ trụ là MỘT, CHÂN và BÌNH ĐẲNG (The Universe is One and real and identical to itself). MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT. Phật và Chúng Sinh không khác, đều có đồng một Bản Thể Chân Tâm. Khi nào giác thì là Phật, còn mê là Chúng Sinh. Đó là lý: VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ. Đã là MỘT, thì Vạn vật đều liên quan mật thiết với nhau, dính chùm với nhau. Chính vì thế mọi người đều liên quan mật thiết với nhau, không thể sống lẻ loi, chia rẽ được. Ta là Người, Người là Ta, nên Phật Giáo luôn dạy mọi người Từ Bi Chính vì thế mà các hàng Bồ Tát luôn xả thân cứu độ chúng sinh.[5] Thủ Lăng Nghiêm quyển 3 có câu: Như nhất chúng sinh vị thành Phật, Chung bất ư thử thủ Nê Hoàn. (Như một chúng sinh chưa thành Phật, Chúng tôi nguyện chẳng nhập Niết Bàn.) Hoa Nghiêm Kinh dạy con người sống hết sức đẹp đẽ: Có tâm từ muốn che chở chúng sinh, Có tâm từ muốn làm ích chúng sinh. Lòng rộng mở, yêu thương và khoan dung. Lòng vô ngại, không làm trở ngại ai. Lòng bao la, tràn ngập vũ trụ, Lòng vô biên, rộng rãi tựa không gian, Lòng thanh tịnh có trí huệ và công phu ba kiếp. (A great compassionate Heart, which longs to protect all, A great loving heart, which longs to benefits all beings, An understanding heart, which breeds sympathy and tolerance, A free heart which longs to remove obstructions from others, A heart which fills the universe, A heart endless and vast as space. A pure heart which conforms to the wisdom and merits of the past, the present and the future... [6] Cuối bộ Hoa Nghiêm có kể truyện Thiện Tài Đồng tử đi học đạo Bồ tát với 53 cao tăng, cư sĩ. Trước là để Phát tâm bồ đề, sau là để cầu Thiện trí thức. [7] Kinh Hoa Nghiêm đã được Thiền Sư Tuyên Hóa giảng dạy bằng tiếng Anh, tại Chùa Vạn Phật, bắt đầu ngày 13 tháng 6, 1971, kéo dài 1 năm rưỡi. [8] Hằng Thiệt Pháp Sư, năm 1976, trong khi Tam Bộ Nhất Bái từ Pasadena lên chùa Vạn Phật, cũng trì tụng kinh này trong thời gian ấy. [9] Các tổ Hoa Nghiêm trì tụng kinh này suốt đời. Cụ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng giảng kinh này tại Chùa Liên Hoa trong vòng 5 năm rưỡi. Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng kinh này bằng 60 tapes. Thật là những vị đáng kính phục! Tóm tắt học thuyết Hoa Nghiêm: Bao giờ tư tưởng và lời lành của Phật cũng sáng ra và dội ra các nơi trong mọi vật cho đến trong hạt cát nhỏ nhất. Vạn vật ở thế gian đều ăn chịu và tiếp ứng với nhau, đồng soi sáng cho nhau. Phật với người đồng một tánh Chân Như. Phật quyết đưa về cõi Giác tất cả loài người, bao giờ còn một sinh mạng phải cứu vớt, thì lòng Phật chưa yên.[10] Vĩ đại thay là con người. Ta và Phật là Một. Ta và chúng sinh là một. Ta và vũ trụ là một. Ta phải học hỏi để mở mang Trí Huệ.(Trí) Ta phải tu thân để mở rộng Từ Bi Tâm. (Bi) Ta phải Tinh Tiến (tiến hóa) để tăng Uy Dũng.(Dũng) Tiên giác, giác hậu giác! Niết Bàn là Thái Cực, là Chân Như trường tồn, bất biến. Niết Bàn là toàn bích, toàn thể, là tuyệt đối, là căn cơ. Luân hồi là Âm Dương là Vạn Pháp ảo hóa, biến thiên. Luân Hồi là chi tiết, ngọn ngành, là tương đối. Hãy bỏ biến thiên để trở về Bất Biến. Hãy bỏ tương đối về với Tuyệt đối. Hãy bỏ ngọn ngành về với căn cơ. CHÚ THÍCH [1] Xem The Buddhist Teaching of Totality, The Philosophy of Hwa Yen Buddhism, Garma C.C. Chang pp. 231-240; Thực Dụng Phật Học Từ Điển, tr. 1474-1476); Flower Adornment Sutra, Preface, Tripitaka Master Hua 16- 47. [2] The Buddhist teaching of Totality,The Philosophy of Hoa Nghiêm Philosophy, Garma C. C. Chang, p. 23-24. [3] Xem sách trích dẫn trên, trang 22. [4] Xem Thực dụng Phật Học từ điển, tr. 1031-1032, và 649. Xem Indra’net trong The Philosophy of Totality, Gamma C.C. Chang, pp, 156, 165-166, 224, 229. [5] Tìm hiểu Kinh Hoa Nghiêm, Minh Lạc Vũ Văn Phường, tr. 9-10. [6] Xem The Buddhist Teaching of Totality, Garma C.C. Chang, pp. 26-27. [7] Xem phần tóm tắt quyển Bồ tát đạo, trong Toát lược triết lý kinh Hoa Nghiêm và Bồ tát đạo, Minh Đức Thanh Lương, tr. 45-118. [8] Xem Flower adornment Sutra, Preface, p. 15, và phần Hán văn ở nửa sau, tr. 9. [9] Xem Đại Phương đẳng Phật Hoa Nghiêm kinh thiển thích, tr. 13. [10] Xem Các Tông phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn, tr. 46. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2015 (Ý nghĩa mặt trống đồng Timor Lesté tiếp theo 2) Qua hình chữ "Nhân đối xứng gương" thì tấm gương chính là trục Khảm - Ly trên Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của con người, ở đây phương vị quái Ly đặt phía trên. Trục thẳng đứng này đi qua chân của chữ "Nhân đối xứng gương" này, tương tự như hai trục nam - bắc và đông - tây đi qua đầu mõm của bốn con rồng đất Komodo trên chiếc trống Đào Xá. Hoa văn mặt trống Đào Xá Xã Đào Xá, huyện Tam Thanh, tỉnh Vĩnh Phú năm 1978 (Trong các bài viết tôi thường sử dụng lại các khám phá lịch sử, văn hóa của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang) Hà đồ với phương Nam ở trên Như vậy, chữ "Nhân đối xứng gương" nằm lệch về phía Tây, nằm trong cung Tốn, độ số 4, đây cũng là hình tượng thể hiện sự "Sinh Tử" - "Đông Tây" tức là "linh hồn" và "thể xác". Đồng thời, cũng ghi nhận phương vị Nam ở phía trên trong Hà đồ thì mới "soi gương" được với phương Bắc "Nước: mặt gương" phái dưới chứ không thể nói từ dưới soi lên. Cần nhấn mạnh Timor Lesté thuộc vùng Nam bán cầu và "Nhân đối xứng gương" ở phương Nam, phương Nam bây giờ ở phía dưới, ứng Nam bán cầu của Timor Lesté. Trong điển cố văn học có câu truyện Giấc mộng Nam Kha. Trong tiếng Hán có một câu thành ngữ “Giấc mộng Nam Kha”, được dùng để hình dung cõi mộng hoặc một không tưởng không thể thực hiện được của một người nào đó. Thành ngữ này có nguồn gốc từ cuốn tiểu thuyết “Tiểu sử Nam Kha Thái Thú” của tác giả Lý Công Tá đời Đường Trung Quốc thế kỷ 9 công nguyên. Một người tên Thuần Vu Phân, ngày thường thích uống rượu. Trong sân nhà ông có một cây hòe lớn rễ sâu cành rậm, một đêm giữa hè, trăng tỏ sao thưa, gió thổi hiu hiu, chỗ dưới cây hòe là một chỗ hóng mát tốt. Vào ngày sinh nhật của Thuần Vu Phân, người thân và bạn bè đều đến chúc thọ, ông vui mừng quá, và uống nhiều chén rượu. Sau khi người thân và bạn bè về nhà, Thuần Vu Phân ngà ngà say hóng mát dưới cây hòe, bất giác ngủ quên. Trong giấc mơ, nhận lời mời của hai sứ thần, Thuần Vu Phân bước vào một lỗ cây. Trong lỗ có thời tiết tốt đẹp, là một thế giới riêng biệt, có nước Đại Hòe. Lúc đó, kinh thành đang tổ chức cuộc thi lựa chọn quan chức, ông cũng đi đăng ký. Ông đã thi ba cuộc, viết văn rất suôn sẻ. Khi công bố kết quả cuộc thi, ông đứng đầu bảng. Tiếp theo nhà vua tổ chức thi đình. Nhà vua nhìn thấy Thuần Vu Phân vừa đẹp trai, vừa tài ba lỗi lạc, nên hết sức ưa thích, rồi chọn ông là trạng nguyên, và gả công chúa cho ông. Trạng nguyên trở thành phò mã, nhất thời việc này được truyền thành giai thoại ở kinh đô. Sau khi lấy nhau, vợ chồng hết sức đằm thắm. Không lâu, Thuần Vu Phân được nhà vua cử đến quận Nam Kha làm thái thú. Thuần Vu Phân cố gắng làm việc và quý mến nhân dân, thường đến địa phận quận Nam Kha điều tra nghiên cứu, kiểm tra công tác của bộ hạ, công tác hành chính ở các địa phương đều rất liêm khiết và có trật tự, nhân dân địa phương hết sức khen ngợi. Ba mươi năm trôi qua, thành tích của Thuần Vu Phân đã nổi tiếng khắp toàn quốc, và ông đã có 7 con, 5 trai 2 gái, cuộc sống rất hạnh phúc. Nhà vua mấy lần muốn điều động Thuần Vu Phân về kinh thành đảm nhiệm chức vụ cao hơn, nhưng sau khi được biết, nhân dân địa phương kéo nhau lên phố, ngăn lại xe ngựa của thái thú, thỉnh cầu ông tiếp tục làm quan thái thú quận Nam Kha. Thuần Vu Phân cảm động trước sự yêu mến của nhân dân, đành phải lưu lại, và trình thư lên nhà vua giải thích rõ tình hình. Nhà vua rất vui mừng trước thành tích công tác chính trị của ông, và ban thưởng cho ông nhiều vàng bạc châu báu. Một năm, nước Thiện La cử quân đội xâm phạm nước Đại Hòe, các tướng quân nước Đại Hòe thừa lệnh chặn đánh địch, bất ngờ bị đánh bại nhiều lần. Tin thua trần truyền tới kinh thành, nhà vua bị choáng, khẩn cấp triệu tập quan chức văn võ thương lượng cách đối phó. Nghe nói quân đội mình nhiều lần bị đánh bại ở tiền tuyến, địch hết sức mạnh mẽ đã tiến gần kinh thành, các đại thần sợ hãi đến nỗi tái mặt, đại thần này nhìn đại thần kia, đành chịu bó tay. Nhìn thấy thần sắc của đại thần, nhà vua hết sức tức giận và nói: “Nhà ngươi ngày thường ăn ngon ở nhàn, hưởng thụ hết vinh hoa phú quý, một khi nhà nước gặp khó khăn, nhà ngươi lại trở thành quả bầu không có mồm, hèn nhát khiếp trận, cần nhà ngươi có tác dụng gì?” Tể tướng chợt nghĩ tới ông Thuần Vu Phân, thái thú quận Nam Kha có thành tích công tác xuất sắc, bèn giới thiệu với nhà vua. Nhà vua ra lệnh ngay, điều động Thuần Vu Phân điều khiển quân đội tinh nhuệ toàn quốc đánh địch. Sau khi nhận được mệnh lệnh của nhà vua, Thuần Vu Phân lập tức dẫn quân xuất chinh. Nhưng ông không biết gì về phép dùng binh, vừa giao chiến với quân địch, đã bị thua liểng xiểng, chiến sĩ và ngựa bị tổn thất nặng nề, ông xuýt nữa bị bắt. Được tin này, nhà vua hết sức thất vọng, ra lệnh truất bỏ mọi chức vụ của ông, giáng xuống làm bình dân, và đưa về quê. Thuần Vu Phân nghĩ tên tuổi anh hùng của mình bị phá hủy hoàn toàn, hết sức xấu hổ và tức giận, kêu một tiếng thật to, ông tỉnh dậy từ giấc mơ. Ông theo cõi mộng đi tìm nước Đại Hoè, hóa ra dưới cây hòe có một lỗ con kiến, những kiến đang cư trú ở đó. “Giấc mơ Nam Kha” có khi cũng chỉ đời người như giấc mơ, phú quý quyền thế đều là hư ảo. Tôi ghi chú: Trích lại: Hoa Nghiêm bàn về lẽ sinh thành ra vũ trụ và cho rằng vũ trụ này là do một nguyên nhân sinh xuất ra. Nguyên nhân đó là Chân Như, hay Phật tính, hay Lý như Hoa Nghiêm thường dùng. Lý ấy sinh ra chúng sinh, vạn pháp, vạn sự. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 12, 2015 Truyền thuyết Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương Miền đất Tổ Vĩnh Phúc từ xa xưa vốn được coi là một trong những trung tâm hội tụ và lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Quốc Mẫu Tây Thiên là một trong hai vị Quốc Mẫu của Việt Nam được sắc phong từ thời Hùng Vương dựng nước. Theo truyền thuyết, Quốc Mẫu Tây Thiên có tên thật là Lăng Thị Tiêu, sinh ở thôn Đông Lộ, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Khi còn sống, trong nước có loạn giặc Thục, bà có công chiêu mộ binh sĩ, phò Vương cứu nước, cứu dân. Khi mất, bà lại thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước nên được sắc phong làm Quốc Mẫu. Khu di tích danh thắng Tây Thiên với hệ thống đền thờ có từ hàng nghìn năm nay tại Tam Đảo Vĩnh Phúc được lập để tưởng nhớ công ơn của bà. Tại chùa Tây Thiên, tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo hòa quyện vào nhau, tạo thành một bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng ít nơi nào có được. Những người hành hương tới đây, vì vậy, luôn tin rằng những nguyện ước của mình sẽ được chứng tâm và thành hiện thực. Thật may mắn khi được du lịch Tam Đảo 2 ngày đến Tây Thiên trong một ngày đầu xuân và khám phá những điều huyền bí và linh thiêng của vùng đất này cũng như thỏa những ước nguyện về một cuộc sống an lành và hạnh phúc. Bộ ảnh dưới đây ghi lại những nét đẹp độc đáo và bí ẩn về một chốn thiêng của đất nước, xin chia sẻ cùng độc giả: Thuở ấy đất trời còn yên ả, có một vị bộ trưởng ( tộc trưởng trong trang Đông Lộ, huyện Tam Dương, Phủ Đoan Hùng đứng đầu đạo Sơn Tây nước Văn Lang họ Năng tên Vỹ gần 40 tuổi, vợ cả ngoài 40 họ Đào tên Liễu. Ông Năng Vỹ khí tượng khôi kỳ anh hùng khoáng đạt cùng là tông phái của Vua Hùng, ông bà chưa có con. Một ngày 2 người lên núi Tam Đảo, đi về phía Nam, tới chùa Tây Thiên dâng hương cầu tự, khi đó mặt trời đã xế chiều nên nằm ngủ lại để cầu mộng ứng. Trong giấc ngủ Thị Đào bàng hoàng thấy mây ngũ sắc bay lượn trong chùa, hương đưa ngào ngạt, trong giải mây vòng có 7 nàng tiên xiêm y sặc sỡ, người hát người múa, đàn nhạc thi ca thiết tấu lừng trời. Đào Thị sực tỉnh giấc mơ, biết ứng điềm lành từ đó thấy trong người chuyển động mang thai đến ngày 10 tháng 5 năm Giáp thân thì sinh hạ một cô con gái khi đó sáng tỏ huy hoàng, hào quang sáng lạn, gió hương ngào ngạt, khí lành bao tỏa cả 9 phương trời. Mới đầy tháng mà đứa trẻ dung mạo kỳ tứ, đoan trang, nguyệt thẹn hoa nhường. Lên 1 tuổi biết nói, lên 6 tuổi đã thông thạo âm luật mệnh danh là tiên, còn gọi là xích cảm. Đó là người con gái nhan sắc thuộc dòng dõi Rồng tiên, được cha mẹ hết lòng yêu thương. Năm 11, 12 tuổi đã nữ công, nữ tắc không gì là không biết. Đến năm 20 tuổi khí lực nàng dũng mãnh, tài lược hơn người, hào kiệt trong động và các huyện trong vùng đều vui mừng và thán phục. Nàng lại có phép lạ thần thông xuất quỷ nhập thần biến hóa khôn lường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm bà đã đứng ra kêu gọi trai đinh trong vùng 3000 tướng sĩ đến Phong Châu – Việt Trì giúp nước. Hùng Vương cảm kích trước bậc quần hoa hào kiệt bèn gia tăng thêm 10 vạn tinh binh, 3000 kỵ binh. Sau khi dẹp xong giặc Thục bà được phong là Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương. Đất nước hòa bình, bà trở về Đông Lộ, lập ra các cung ở để du ngoạn. Tả cung ở xã Quan Nội, hữu cung ở 2 xã Quan Đình, Nhân Lí, Hạ cung ở xã Khuyết Trung, nơi ở là Tây Thiên trên núi Tam Đảo. Nơi chùa Tây thiên Tam Đảo, bà ở bỗng thấy mây ngũ sắc chuyển vần từ trên trời xuống, bỗng trong mây xuất hiện chiếu chỉ của Thượng đế đòi công chúa về trời. Công chúa bèn tắm gội xong cùng thiên sứ thăng tâu vua Hùng, để đáp lại người có công triều đình đã sai quan tứ tế tặng “ Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Đại Vương, đệ nhất thượng đẳng phúc thần”. Bốn mùa cúng tên, muôn thuở ghi lòng. Các nơi lập miếu ghi rõ công lao truyền trải các đời truyền tới Đinh – Lê – Lý – Trần, phàm các triều khai sáng đều làm lễ tế. “Tam Đảo trời sinh 1 đóa hoa tiên Lúc sống phò Vua Hùng, lúc thác hóa về trời phò thượng đế. Nhan sắc má hồng, làm rung động cả núi sông Sắc nước hương trời thật hiếm có Tiếng thơm để lại rạng rỡ tới muôn đời. Đất Tam Dương dấu tích vẫn còn ghi Nay mừng vì đất Đông Lộ sinh thần nữ Người giúp xã tắc sơn hà được yên vui”. Vuongloan Tôi ghi chú: - Tam Đảo thuộc dãy núi "thượng nguồn" so với dãy Sóc Sơn nối tiếp sau đó - nơi Thánh Gióng bay về trời. - Một chứng tích thời Hùng Vương VII - Lang Liêu và chứng thực lại câu truyện "Thánh Gióng đánh giặc Ân" thời Thiên Ất - vua nhà Ân Thương, khoảng gần 1700 TCN tức cách nay gần 3.700 năm. - Một chứng tích của câu truyện "Bánh Chưng bánh Dầy". - Tam Đảo nằm bên trái Đền Hùng, lăng mộ Hùng Vương VI cũng nằm bên trái Đền Hùng (nghịch đảo Âm Dương tức chuyển Chi Hùng Vương). - Một chứng tích của câu việc quan trọng bậc nhất của Văn Lang là cần đúc trống đồng thời kỳ này để lưu giữ văn hóa tổ tiên sau trận chiếc khốc liệt với giặc Ân? - Tam Đảo: danh xưng từ ba đảo tiên nhô lên từ mặt biển đó là Bồng Lai, Phương Trượng, Doanh Châu. Tam Đảo còn liên hệ đến tiên ông An Kỳ Sinh trên đỉnh Yên Tử. - Hà đồ - Lạc thư qua hình tượng Cửu cung của cặp bánh chưng tượng của Đất và bánh dầy tượng của Trời, nhưng độ số đã "làm sai lệch" từ thời Đại Vũ làm vua Trung Quốc. Tam Đảo trong mối quan hệ với Sóc Sơn Trích từ: Doremon360 Thánh Gióng Sóc Sơn Qua vị trí địa lý của Tam Đảo - Sóc Sơn và dãy Tản Viên so với Đền Hùng chúng ta nhận thấy: - Tam Đảo - Sóc Sơn là cánh tay trái của Đền Hùng, thuộc Dương, tay long, ứng Hà đồ. - Dãy Tản Viên là cánh tay phải của Đền Hùng, thuộc Âm, tay hổ, ứng Lạc thư. - Quốc Mẫu Lăng Tiêu là vợ của Hùng Vương VII - Lang Liêu thuộc Tam Đảo, còn Thánh Gióng thời Hùng Vương VI thuộc Sóc Sơn, ở đây con số tượng trưng cho Quốc Mẫu (7 - Nam, phía trên) và Thánh (6 - Bắc, phía) ứng với Hà đồ "Nam trên Bắc dưới" là quy ước phương vị. - Mặt dù Thánh Gióng thuộc thời Hùng Vương VI trước Quốc Mẫu của Hùng Vương VII và Thánh Gióng là Nam nhưng chiếu theo quốc vị thì Quốc Mấu lại là Dương so với Thánh Gióng, Âm. Do vậy, Quốc Mẫu được bài trí thờ ở Tam Đảo thượng sơn so với Sóc Sơn thờ Thánh Gióng, đây là một quy ước Âm Dương về mặt cấu trúc xã hội thời Hùng Vương. Những vấn đề trên cũng lại một lần nữa đã xác định rõ ràng về đạo thờ Mẫu và Thánh muộn nhất đã có từ thời Hùng Vương VI, đồng thời cấu trúc bản đồ thiên văn, địa lý thông qua Hà đồ - Lạc thư cũng đã xác định rõ ràng thời kỳ này. Thật là cực kỳ bí ẩn và tinh tế! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 Chợ Kỳ Lừa Ðồng Ðăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị, có chùa Tam ThanhAi lên xứ Lạng cùng anhTiếc công bác mẹ sinh thành ra em. Tay cầm bầu rượu nắm nemMảng vui quên hết lời em dặn dòGánh vàng đi đổ sông NgôĐêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương. Vào chùa thắp một nắm hươngMiệng khấn tay vái bốn phương chùa nàyEm đi tìm bạn anh đâyBạn thấy em khó bạn nay chẳng chào. Phố chợ Kỳ Lừa ngày xưa từng được xếp vào một trong "Trấn doanh bát cảnh" của Lạng Sơn, phố chợ Kỳ Lừa hiện nằm trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Kỳ Lừa Tương truyền, tên gọi Kỳ Lừa bắt nguồn từ câu chuyện, ngày xưa, ở khu vực này có một con lừa rất kỳ lạ. Hàng ngày, khi được chủ thả đi ăn cỏ, con lừa tự bơi qua sông Kỳ Cùng tìm sang núi Kỳ Cấp để ăn cỏ non. Đến tối, con lừa lại tự bơi qua sông và tìm về chuồng (có người cho rằng con lừa kỳ lạ này là của Mạc Đĩnh Chi). Người dân các nơi rủ nhau đến xem con lừa kỳ lạ rất đông, từ đó cái tên Kỳ Lừa ra đời. Sông Kỳ Cùng Nàng Tô Thị nhìn từ hướng chùa Tam Thanh Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng, tên gọi Lỳ Lừa bắt nguồn từ địa danh Khau Lừ, Khau là Đồi, Lừ là Lừa, Khau Lừ có nghĩa là Đồi Lừa. Bởi ở khu vực này xưa kia có những đồi cỏ lúp xúp làm bãi chăn thả lừa, ngựa nên gọi là Khau Lừ, về sau mọi người đọc chệch đi thành Kỳ Lừa… Mỗi tháng, chợ Kỳ Lừa họp 6 phiên (các ngày 2, 12, 22 và 7, 17, 27 âm lịch) và mỗi năm, Lạng Sơn có lễ hội Đầu pháo (từ 22 - 27 tháng giêng Âm lịch) tại đền Tả Phủ ở trung tâm của phố chợ Kỳ Lừa. Lễ hội Đầu pháo là hoạt động tưởng nhớ của người dân địa phương đối với vị thần Tả Đô đốc Hán Quận Công Thân Công Tài (thời Hậu Lê), người đã có công khai lập ra phố chợ Kỳ Lừa để làm nơi giao thương, thúc đẩy nền kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương phát triển. Lễ hội bắt đầu từ ngày 22 tháng giêng âm lịch bằng việc rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và kết thúc vào ngày 27, sau hội cướp đầu pháo cùng còn có các trò chơi như: đấu cờ người, múa sư tử, múa rồng, múa võ dân tộc, ném còn, hát giao duyên (hát sli, hát lượn) … Sáng ngày 22 tháng giêng (âm lịch), cùng với đoàn người đông đảo cầm cờ, võng lọng, một tốp thanh niên khiêng kiệu; một tốp thiếu niên khiêng đỉnh cùng đội múa sư tử đi qua các khu dãy phố Kỳ Lừa rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng đón rước ông Tuần Tranh (hay Thần sông) lên kiệu. Đúng giờ ngọ bắt đầu làm lễ. Lễ xong, đoàn người rước kiệu đến đền Tả Phủ hạ kiệu làm lễ tạ ơn. Sang ngày 23, 24, sau khi cúng xong, những đầu pháo có gắn đầu kim loại, cuốn vải cẩn thận được đem ra đốt. Khi pháo nổ, vòng kim loại bay lên và rơi xuống, mọi người tranh nhau cướp. Những ai tranh được đầu pháo thì đem đến trình với thần đền và Ban Tổ chức lễ hội lấy phần thưởng, phần thưởng là bức tranh vẽ phong cảnh có các chữ Phúc - Lộc - Thọ. Những phần thưởng sẽ được thờ tại gia đình trong một năm. Đến mùa hội năm sau, những gia đình có đầu pháo đem ra đền làm lễ tạ rồi trao lại đầu pháo cho đền. Chợ Kỳ Lừa hay còn gọi là chợ đêm, chuyên bán các loại hàng hoá phục vụ khách du lịch vào buổi tối. Chợ Kỳ Lừa không chỉ là nơi mua bán các loại sản phẩm từ thổ cẩm, thưởng thức các món đặc sản mà còn là nơi giao lưu, kết bạn, hát giao duyên của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao… Chùa Tam Thanh Khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh nằm trong dãy núi đá vôi phía tây bắc thành phố Lạng Sơn (thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn). Với diện tích trên 52ha, nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú. Theo tài liệu của các nhà địa chất, đây là vùng thuộc hệ Triat, phiến thạch, các hang động này được tạo nên từ lâu đời cách ngày nay từ 360 đến 245 triệu năm. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động còn khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi đây. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Ý của bài thơ là: "Suối trong tuôn chảy trên hàng trăm mỏm đá như đang trò chuyện. Quay lưng lại nhìn sang ngọn núi phía trước thấy hòn Vọng Phu". Trong động có tượng Phật A - di - đà và nhiều nhũ đá ngoạn mục. Theo thời gian, chùa vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn có hấp dẫn du khách bốn phương. Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo. Tam Thanh được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, Thành Nhà Mạc và Nàng Tô Thị). Hằng năm, lễ hội của Tam Thanh được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng với nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống. Di tích chùa Tam Thanh là một điểm tham quan thu hút khách du lịch thập phương bằng vẻ đẹp tự nhiên kỳ thú với hang động đẹp, có nhiều nhũ đá và hình thù độc đáo. Ngoài sự nổi tiếng về giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa nghệ thuật ẩn chứa trong di tích. Đó là hệ thống các văn bia khá phong phú mang giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật. Tôi ghi chú: - Lừa là loài động vật lai giữa ngựa và dê. - Kỳ Lừa: hàm ý "bị lừa một cách lạ lùng" tức bị lừa bởi "những thằng người vô cùng tinh vi" diễn ra theo dòng lịch sử của nhân loại qua ngôn từ lợi dụng "Thượng Đế". Dê, cừu, lừa... thường là loài động vật dùng tế trời. - Phiên chợ diễn ra vào những ngày có độ số 2, 7 của cung Khôn, Ly thuộc hành Hỏa trên Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu. - Tam Thanh là danh hiệu của các vị tiên - tổ xa xưa của Đạo giáo. Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng là một vị tiên trong Đạo giáo, quản trị ba cõi. - Sông Kỳ Cùng: Nơi không thể vượt qua được, giống như Ải Nam Quan và truyền thuyết Khuông Việt Thiền Sư. GIẤC MƠ KHUÔNG VIỆT NHÌN TỪ GIÁC ĐỘ LỊCH SỬ - VĂN HÓA Nguyễn Thanh Tùng 1. Mở đầu Từ trước tới nay, có khá nhiều công trình, bài viết tìm cách lí giải nguồn gốc, ý nghĩa giấc mơ của Đại sư Khuông Việt (930 - 1011) mà chủ yếu xoay quanh hình tượng Tì Sa Môn thiên vương. Tuy nhiên, dường như các tác giả đều chưa lí giải hết căn nguyên lịch sử - văn hóa của giấc mơ này. Trong đó, có những vấn đề khá nổi bật cần tiếp tục giải đáp như: Vì sao lại xuất hiện Tì Sa Môn thiên vương trong giấc mơ Khuông Việt? Vì sao giấc mơ này lại liên quan đến chiến thắng quân Tống của Lê Hoàn năm 981? Vì sao hình tượng Tì Sa Môn thiên vương sau này lại ngày càng mờ nhạt và bị lấn át bởi những hình tượng khác?,v.v… Bằng việc suy cứu thêm về lai lịch, diễn biến của hình tượng Tì Sa Môn thiên vương từ Ấn Độ, Trung Hoa đến nước Việt đương thời; bằng việc khảo sát bối cảnh lịch sử - văn hóa thời Tiền Lê gắn với hình tượng Tì Sa Môn thiên vương, bài viết sẽ góp phần lí giải nguyên nhân xuất hiện giấc mơ kì lạ đó, đồng thời, làm rõ thêm những đóng góp của Quốc sư Khuông Việt, không phải chỉ về mặt tôn giáo tâm linh, mà còn về mặt chính trị, quân sự đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ quốc gia cuối thế kỉ thứ X. Ngoài ra, bằng việc theo dõi diễn biến của hiện tượng Tì Sa Môn thiên vương về sau, bài viết cũng góp phần nhận ra xu hướng hình thành và phát triển ý thức quốc gia - dân tộc trong tiến trình lịch sử và trong mối liên hệ khu vực. 2. Nội dung 2.1. Tỳ Sa Môn Thiên Vương: từ cội nguồn đến sự hiện diện chính thức đầu tiên ở thế kỉ X Nếu tin vào những ghi chép chứng tỏ quá trình biên soạn công phu, nghiêm túc của sách Thiền uyển tập anh ngữ lục (TUTA), từ Chiếu đối lục cho đến Nam tông tự pháp đồ, Liệt tổ yếu ngữ, rồi TUTA thì có thể nói, những ghi chép trong TUTA về hình tượng Tỳ Sa Môn thiên vương là sớm nhất trong văn học trung đại Việt Nam, sớm hơn những văn bản có ghi cùng nội dung này như Việt điện u linh (VĐUL) tập, Lĩnh Nam chích quái (LNCQ) lục,v.v... Sách này chép như sau: “Sư [Khuông Việt - NTT] từng qua lại núi Vệ Linh ở quận Bình Lỗ, thích phong cảnh vắng đẹp, bèn muốn lập am để ở. Đêm xuống nằm mộng thấy một vị thần, mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, hình tướng dễ sợ, đến nói rằng: ‘Ta là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, những người theo ta là dạ xoa. Thiên đế có sắc sai ta đến nước này để giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành. Ta có duyên với ngươi, nên đến đây báo cho ngươi biết’. Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng kêu la ầm ĩ, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng sư vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum sê, bên trên lại có mây xanh bao phủ, nhân đó sai thợ đến chặt. Đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng, để thờ. Năm Thiên Phúc thứ 1 (981), binh Tống đến quấy nước ta. Vua biết rõ việc đó, liền sai sư đến bàn thờ cầu đảo. Quân giặc kinh hãi, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, giặc bèn tan vỡ”.(2) Các nhà nghiên cứu từ lâu đã chú ý lý giải cội nguồn tín ngưỡng Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Trong đó, theo chúng tôi, sự nghiên cứu công phu, đầy đủ hơn cả đến từ Như Hạnh (Nguyễn Tự Cường). Tuy nhiên, thiết nghĩ cần bổ sung thêm một vài thông tin cụ thể để chúng ta rõ thêm về gốc gác hình tượng. Về nguồn gốc của thần ở Ấn Độ, Tỳ Sa Môn Thiên Vương vốn là một vị thần trong thần thoại có tên là Kuvera/Kubera. Kuvera từng trải qua nghìn năm tu hành khổ hạnh, sau đó được tổ phụ là thần Brahma cho cai quản phương bắc, đồng thời còn cai quản chiếc xe lên trời (tượng trưng cho của cải) là Puspaka. Từ đây, Kuvera giữ vai trò thần bảo hộ và thần tài. Lại có thuyết nói Kuvera ngự ở cung điện Thủy Tinh rất nguy nga, tráng lệ vì được làm bằng ngọc ngà, châu báu. Trong cung của Kuvera cũng có rất nhiều của cải, và do đó Kuvera có một đặc điểm thường được nhắc đến là giàu có, nhiều đồ báu (đa bảo). Bên cạnh đó, Kuvera cai quản loài dạ xoa nên được cho là “dũng vũ, thiện chiến”. Điển hình cho sự dũng vũ, thiện chiến là cuộc chiến giữa Kuvera và người anh cùng cha khác mẹ là Ravana. Tương truyền, Kuvera còn là quốc vương cai quản đảo Lan-ka (nay là Sri Lanka). Nhưng sau đó, vua của loài la sát là Ravana, được sự ủng hộ của chúng thần, đã chiếm đoạt chiếc xe Puspaka và đuổi Kuvera ra khỏi đảo Lan-ka. Kuvera cực chẳng đã phải về ngự trên đỉnh Linh Sơn (Himalaya). Qua một thời gian tu luyện, Kuvera lại thống lĩnh bộ chúng dạ xoa của mình, liên kết với Rama (hóa thân của thần Vishnu) đánh thắng đoàn quân la sát của Ravana (Ramayana). Vì vậy, Kuvera còn có địa vị của một “chiến thần” (thần chiến tranh). Các tín đồ Phật giáo sơ khởi cũng thờ Kuvera như là thần bảo hộ, thần tài và trấn giữ phương bắc. Cần đặc biệt lưu ý rằng, đến nước Khotan,(3) Kuvera mới được gọi là Vaisravana (Tỳ Sa Môn), hộ vệ hoàng gia, đất nước và Phật giáo. Cũng ở đây, Tỳ Sa Môn nổi bật lên với tư cách một “chiến thần”, được thờ phụng rất long trọng (Xem Đại Đường Tây Vực ký của Huyền Trang). Về tên Tỳ Sa Môn (Vaisravana), có hai cách lý giải phổ biến: một là, Tỳ Sa Môn [tiếng Phạn là Vaisravana, tiếng Pali là Vessavana; tiếng Tây Tạng là Rnam-thos-kyi-bu] có nghĩa là (được) nghe nhiều, nghe rộng (đa văn, biến văn, phổ văn), hiểu biết nhiều ý nguyện của chúng sinh và nếu cầu nguyện thành tâm sẽ được thỏa mãn những ý nguyện đó. Lại nữa tiếng tăm về sự phúc đức của vị thần này vang khắp bốn phương, vì vậy Tỳ Sa Môn còn có tên khác là Đa Văn [Thiên Vương]; hai là, Vaisravana là tên riêng địa phương của nước Khotan (ở nước này trước đây có Tỳ Sa phủ). Trong 4 vị Thiên Vương hộ vệ Phật pháp, Vaisravana có liên hệ mật thiết với Phật giáo, nhiệt tâm hộ trì Phật giáo hơn cả. Về nghĩa “đa văn” Phật giáo lại giải thích thêm rằng, Vaisravana thường bảo vệ đạo tràng của Như Lai và do đó nghe được nhiều lời Phật giảng. Trong kinh điển Phật giáo, Tỳ Sa Môn Thiên Vương từng phát nguyện bảo vệ Phật pháp, nên được coi là một trong những vị thần hộ pháp, được các Phật quá khứ, hiện tại và vị lai nhất trí tôn làm “hộ pháp” (trong Phật giáo Trung Hoa, Vaisravana còn được xem là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát và Bảo Sinh Phật). Vaisravana có 5 vị thái tử là Tối Thắng, Độc Kiện, Na Tra, Thường Kiến, Thiền Chỉ. Người con Na Tra cũng là một vị thần nguyện bảo vệ Phật giáo. Trong Mật tông, Tỳ Sa Môn Thiên Vương được xem là vị thần tài, nhưng cũng đóng nhiều vai trò khác như giúp tín đồ “lợi ích an lạc”, “tránh xa nguy nan”, “thỏa mãn các ý nguyện”, “đạt được nhiều trí tuệ”, cầu thọ, cầu phúc… Phương pháp cầu sự phò trợ của Tỳ Sa Môn Thiên Vương là: cung phụng [hình] tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương, trì tụng Tỳ Sa Môn Thiên Vương kinh, Kim quang minh kinh, Đại tập kinh, Pháp hoa kinh; đọc mật chú, tán thán hạnh bồ tát của Tỳ Sa Môn Thiên Vương, lập điện Tỳ Sa Môn Thiên Vương v.v... Hình tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương thường được khắc họa là: mình mặc áo giáp (vàng) tướng quân, diện mạo dữ tợn đáng sợ, tay cầm bảo tháp, tay cầm giáo (hoặc mâu, hoặc kích) đứng trên mặt đất; hoặc tay cầm kích, giáo, tay kia chống nạnh; thân màu xanh đen, theo sau là quỷ dạ xoa. Về sự truyền bá tín ngưỡng Tỳ Sa Môn, có lẽ ít nhà nghiên cứu nước ta nói đến. Riêng Như Hạnh có lưu ý: “Vaisravana (Pi Sha Men) đến Trung Hoa từ Khotan và trở thành đối tượng của một nền thờ phượng riêng biệt vào khoảng thế kỷ thứ 7. Ở Trung Hoa hình tượng của Vaisravana được thờ trên tường và cổng của thành phố và tự viện. Vaisravana do đó trở thành thần bảo vệ thành phố và tự viện. Vào khoảng cuối đời nhà Tống thì tục thờ phượng Vaisravana đã lan truyền khắp Trung Hoa”.(4) Nhưng Như Hạnh dường như xem nhẹ sự lưu truyền này, hoặc bởi nguyên nhân khách quan là vấn đề tư liệu, do vậy, không cho ta biết kỹ sự thịnh hành đó như thế nào. Hơn nữa, không phải đến cuối thời Tống, tục thờ Tỳ Sa Môn mới thịnh hành. Nó đã rất phổ biến ngay từ thời Đường và đạt đến sự toàn thịnh vào thời Tống. Điều này được nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài đề cập.(5) Chúng tôi đặc biệt chú ý đến sự thịnh hành này, bởi đây là điểm góp phần khá lớn trong việc lý giải sự xuất hiện Tỳ Sa Môn trong câu chuyện về Quốc sư Khuông Việt. Có thể nói, sự truyền bá hình tượng Tỳ Sa Môn vào Trung Hoa song hành với những diễn biến lịch sử của việc sáp nhập nước Khotan vào Trung Quốc (suốt thời Đường-Tống). Đặc biệt, hình tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương thực sự trở nên nổi tiếng và được sùng bái rộng rãi bắt đầu từ thế kỷ thứ 7, qua một tích truyện khá nổi tiếng thể hiện vai trò một vị trấn hộ quốc thổ, chống quân địch, đồng thời hoằng dương đạo Phật. Ở đây, vai trò xiển phát của Mật tông rất quan trọng. Theo sử, nước Khotan (tiếng Hán là Vu Điền) bị sáp nhập vào Trung Hoa, thành một trấn của phủ An Tây (năm 658), nhưng vẫn là một vương quốc tự trị. Từ đây tín ngưỡng Tỳ Sa Môn lan sang Trung Hoa. Theo một nghiên cứu, thời Đường Thái Tông (627-649), Thiên Vương được đưa vào thờ cúng trong Hoàng thất, thời Đường Huyền Tông (713-756) được đưa vào việc giáp binh, đến thời Đường Hiến Tông (806-820) thì được thờ cúng trong toàn quốc.(6) Về việc đưa Tỳ Sa Môn vào chiến trận, sử sách có ghi rằng năm 742, Khotan và cả An Tây bị quân Thổ Phồn xâm chiếm. Chính lúc này, vai trò “hộ quốc” của Tỳ Sa Môn Thiên Vương được đề cao. Và Phật giáo (Mật tông) Trung Hoa tranh thủ cơ hội đó để huyền thoại hóa sự kiện lịch sử thành câu chuyện nói trên để đề cao vai trò của mình khiến các vua Đường sùng bái Mật tông. Vai trò “hoằng dương Phật pháp” này thuộc về pháp sư Bất Không Kim Cương (có nhiều chỗ còn gọi là Bất Không Tam Tạng). Bất Không Kim Cương (704-774) là nhà sư tu hành theo Mật giáo, tổ thứ 6 của Mật tông Trung Hoa, cũng là dịch giả kinh Phật nổi tiếng (bên cạnh Cưu Ma La Thập, Chân Đế và Huyền Trang), quê gốc ở Sri Lanka, từng tòng quân, dùng Mật tông để giúp quân đội nhà Đường đánh địch, lập được nhiều chiến công, điển hình là việc ông ứng dụng kinh Nhân vương để ngăn chặn cuộc tấn công của 20 vạn quân Tây Tạng vào Trường An. Việc xiển dương Tỳ Sa Môn Thiên Vương của Bất Không cũng nằm trong chuỗi thành tích này. Trong cuốn Bắc phương Tỳ Sa Môn Thiên Vương tùy quân hộ pháp nghi quỹ do sư Bất Không Kim Cương dịch (và phóng tác), có kể truyện: Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), thành An Tây (nay là Cao Xương và Tân Cương) bị quân Thổ Phồn bao vây, Tỳ Sa Môn Thiên Vương đã xuất hiện ở trên lầu cửa bắc của thành An Tây, phóng chiếu ánh sáng; lại có chuột vàng cắn đứt dây cung của địch, cộng với thần binh mặc áo giáp đánh trống vang dội làm trời long đất lở, quân Thổ Phồn tan vỡ. Thành An Tây dâng tấu lên triều đình, Đường Minh Hoàng cảm ân nghĩa, ra sắc lệnh “phía Tây Bắc thành của các đạo, châu phủ và doanh trại đều phải dựng tượng [Tỳ Sa Môn Thiên Vương]” để cúng dường thần; các chùa Phật cũng phải lập viện riêng để cúng. Điều này cũng được nhiều thư tịch khác ghi nhận.(7) Từ đó trở đi, uy danh của Tỳ Sa Môn Thiên Vương rất lớn, được thờ cúng không dứt. Các lễ rước tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương rất lớn do các vua Đường ủng hộ được ghi nhận khá nhiều. Chẳng hạn, mục “Đế vương bộ, sùng Thích thị” trong Sách phủ nguyên quy kể: “Ngày Giáp Thân, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), chùa Phật Tây Minh dời tượng thần Tỳ Sa Môn trong chùa sang chùa Khai Nghiệp, Hoàng đế (Hiến Tông), sai giả làm quân kỵ, hộ vệ trước sau, dòng tín đồ dùng ô lọng dẫn hầu dài đến mấy dặm liên tục, người xem náo động cả đô thành”; “Tháng 11 năm Trường Khánh thứ 3 (823), [vua] đi chơi Thông Hóa Môn, quán [ở đây] làm [tượng] thần Tỳ Sa Môn, nhân đó ban tặng 500 súc lụa. Tháng 12, lại lấy 1.000 quan tiền tặng chùa Chương Kính, lại tặng biển đề “Tỳ Sa Thiên Vương”, dùng cờ phướn để dẫn đường. Hoàng đế (Mục Tông), ngự ở cửa Vọng Tiên trông thấy, bèn cử nhạc và tạp hí, thổi tù và, vui vẻ hết cỡ mới thôi”; “Ngày Ất Tỵ, tháng 2 năm Khai Thành thứ 2 (837), do Thái Tông Hoàng Đế trước đây đã đặt [tượng] thần Tỳ Sa Môn và [đồ] công đức tại điện Bồng Lai, nên ngày hôm ấy, dời [tượng và đồ công đức] ra mà phối đặt ở các chùa” (Tạm dịch).(8) Dân gian cũng sùng bái Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Trong nhiều huyện, thành, chùa chiền đều có xây dựng Thiên Vương Đường, Thiên Vương Viện, Thiên Vương Miếu, Thiên Vương Từ… Quân nhà Đường còn vẽ hình Tỳ Sa Môn Thiên Vương trên quân kỳ, cho thấy vị trí “chiến thần” rất quan trọng của vị thần này. Bài “Tế văn thư dược phương tổng tự” trong sách Thần cơ chế địch Thái Bạch âm kinh (quyển 7) của Lý Thuyên (thời Đường) có chép: “Quốc gia biết vị thần ấy, bèn lập miếu ở nơi biên cương. Nguyên soái lại vẽ hình thần trên lá cờ, gọi là “cờ thần”, đưa ra đặt trước các cờ tiết khác, để khi xuất quân thì tế cờ thần này” (Tạm dịch).(9) Bài “Linh Sơn tố Bắc phương Tỳ Sa Môn Thiên Vương bi” trong Hoàng Ngự sử tập (quyển 5) của Hoàng Diễm (840-911) cũng chép: “Thiên Vương Tỳ Sa Môn, từ trong niên hiệu Thiên Bảo (742-756), có sứ thần đến nước Vu Điền được chân hình mang về, càng làm tăng sự tôn kính trong nước. Lữ đại phu Nhuế quốc công ở bến Kinh mà đắp tượng. Phàm trăm thành trì, không đâu là không có tượng. Đây phía bắc thành Phúc Châu cũ, cũng là quy mô xưa vậy. Đây thiết chế của thành mới, là thành ngày nay vậy. Vả thắng cảnh chẳng đâu đẹp như chùa Khai Nguyên, sùng thượng chẳng đâu bằng như Linh Sơn của chùa. Gò dựa vào hướng Cấn của chùa, khống chế hướng Ất của thành, [tháp] nhạn tổ tăng trải đã sáu đời, phía dưới có đá quý chống sao, phía trên có ao Kiếm tận tả, Phi Sơn chạy mãi, đủ để xây Thủy Tinh cung điện ngọc ngà, dựng miếu mạo để bảo vệ thành trì. Chọn lựa thợ thuyền rất tinh, tìm người đắp tượng rất giỏi, chế tác nhờ tố chất thánh thần, nguy nga biến hóa, thân mặc áo giáp vàng, tay đỡ tháp nhạn, thổ địa đỡ ở dưới, thiên tướng phò ở trước, ánh sáng rực rỡ lấp lánh, tinh thần hùng dũng như muốn gầm gào. Người xem đều trầm trồ: Cung điện núi Tu Di ở đây, phân thân nước Vu Điền cũng ở đây” (Tạm dịch)…(10) Sự thờ phượng vậy là rất thịnh, những mong nhận được sự phò trợ của thần. Và quả thực, trong thời Đường, sau sự kiện năm 742, có nhiều lần Tỳ Sa Môn Thiên Vương “hiển linh” để giúp đuổi quân giặc hay giúp đỡ quốc gia và dân chúng. Chẳng hạn, “Truyện Trí Quảng” trong Tống cao tăng truyện có kể: “Trong niên hiệu Hàm Thông (860-873), vua Nam Man (tức Nam Chiếu) là Cập Thản Xước đến vây phủ Thành Đô, khi mấy lần bị hãm, Thiên Vương hiện hình thành [Tỳ] Sa Môn, cao khoảng 5 trượng, mắt bắn tia sáng, quân Nam Man lập tức rút lui. Vì vậy, người Thục đặt tượng hình nhà sư cao năm trượng ở chùa Bảo Lịch phía bắc thành để thờ” (Tạm dịch).(11) Có khi Thiên Vương hiện hình để sửa lại cột cầu. Cuốn Sách phủ nguyên quy quyển 26 (mục “Đế vương bộ thần trợ”) chép: “Ngày Giáp Thân tháng Giêng năm thứ ba niên hiệu Càn Nguyên (760), lại thấy Trung Thư môn hạ kể: Cầu Hà Dương lệch vì nước sông xói vào, khiến cho cầu nối bị vẹo. Đêm trước, có một viên lại trong quân, trong đêm đứng dưới cửa cầu, thấy có thần nhân nói: Ta là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, vì quốc gia mà sửa lại trụ cầu này cho ngay ngắn. Đến sáng hôm sau, cầu liền thẳng trở lại” (Tạm dịch).(12) Ngoài ra, ở giai đoạn này, Tỳ Sa Môn Thiên Vương còn hiển linh giúp người dân chữa bệnh nan y .v.v...(13) Đến thời Ngũ đại thập quốc (907-969), tín ngưỡng thờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhiều vị đế vương ở các nước “chư hầu” thời bấy giờ khá sùng tín Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Thiên “Đường Vũ Hoàng kỷ” trong Cựu ngũ đại sử (quyển 25, do Tiết Cư Chính, thời Bắc Tống, chủ biên) chép: “Phía bắc Tân Thành có đền Tỳ Sa Môn, giếng trước đền một ngày nọ nước dâng tràn, Vũ Hoàng (Lý Khắc Dụng) nhân cầm chén rượu mà tế rồi nói: ‘Ta có chí tôn chủ, cứu dân. Không lý do gì mà giếng lại tràn, vì vậy chưa cần xem xét họa phúc của nó. Duy Thiên Vương nếu như có thần kỳ, có thể cùng kẻ bộc này nói chuyện.’ Rượu rót chưa dứt, có thần nhân mặc giáp vàng cầm giáo, nghiễm nhiên xuất hiện trên tường. Những người trông thấy đều cả sợ chạy, duy có Vũ Hoàng thung dung mà lui, từ đó càng thêm tự phụ” (Tạm dịch).(14) Thiên “Đường mạt đế kỷ” trong Cựu ngũ đại sử (quyển 47) chép: “Năm Canh Thân (960), Nghiệp Đô dâng áo giáp của Thiên Vương. Lúc Hoàng đế còn chưa tại vị, có tướng sĩ nói trông Hoàng đế như Tỳ sa Thiên Vương. Đế biết việc đó, trộm mừng. Đến khi lên ngôi, tuyển những kẻ khôi ngô hùng dũng trong đám quân sĩ, cho mặc áo giáp như Thiên Vương, sai làm quân túc vệ. Nhân ban chiếu cho các đạo chế tạo loại áo giáp này để dâng lên” (Tạm dịch).(15) Giai đoạn này, Tỳ Sa Môn Thiên Vương cũng hiển linh trong các cuộc chiến. Chẳng hạn, thiên “Tấn Cao Tổ kỷ” trong Cựu ngũ đại sử (quyển 75) chép: “Tấn Dương có Bắc cung; phía trên cung thành có đền Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Hoàng đế thường đốt hương Tu, Mặc, mà cầu đảo thần. Qua mấy ngày, cửa phía tây bắc thành chính là nơi chịu sự tấn công của giặc, quân hầu phi báo rằng: Đêm đến có một người, cao hơn một trượng, cầm mác, đi trên mặt thành, lâu sau mới chẳng thấy nữa. Hoàng đế lấy làm lạ” (Tạm dịch).(16) Sách Cổ kim hợp bích sự loại bị yếu (quyển 69 “tiền”, do Tạ Duy Tân thời Nam Tống soạn trước năm 1257) có truyện “Tỳ Sa Môn Thiên Vương” chép rằng: “Các nhà sư truyền rằng, thời Lý hậu chủ (960-976), ở Giang Nam, nước Đại Tống sắp hưng lên, bỗng nhiên thấy trên thành [Thăng] Châu có thần hiện lên, ấy như bánh xe, trên trán có ánh sáng ngọc, sáng lòa như mặt trăng, mặt trời, quân dân đều nhìn thấy, mấy ngày sau thì mất. Nay lầu Thiên Vương chính ở chỗ đó” (Tạm dịch).(17) Sang thời Tống (960-1279), kế thừa các triều đại trước, việc thờ cúng Tỳ Sa Môn (đặc biệt là trong quân đội) càng thịnh hành, gần như mỗi chi đội doanh trại đều có dựng “Thiên Vương Đường” để cầu đảo. Sách Hương Tổ bút ký (quyển 8) của Vương Sĩ Trinh (1634-1711) có chép rằng: “Lễ chế nhà Tống: trong doanh quân có Thiên Vương Đường”.(18) Vương Sĩ Trinh cũng giải thích việc này từ câu chuyện của Bất Không Tam Tạng thời Đường khiến người đương thời hết sức sùng bái. Bài “Tế Tỳ Sa Môn Thiên Vương văn” trong sách Hổ kiềm kinh (quyển 2) của Hứa Động (976-1015) ca ngợi Tỳ Sa Môn: “Ôi! Thiên Vương thần thông quảng đại, uy đức chấn động; dựa vào chính vị của thái âm, hàng phục yêu quỷ khắp thiên hạ. Tay trái đỡ tháp, tôn thần hiển linh ở Tây thổ; tay phải chống mác, du chơi hiển hách ở phương bắc; ra tay lần một thì ma quỷ hãi hùng, ra tay lần hai thì sa giới rúng động; mắt phóng điện mà mặt trời tối lại; tóc tụ màu lam mà mây dồn…” (Tạm dịch).(19) Sự hiển linh trợ chiến của Thiên Vương vẫn tiếp tục được ghi nhận. Chẳng hạn, truyện “Thiên Vương” trong sách Toản dị ký của Lý Mai (thời Tống) [in trong bộ Thuyết phu, quyển 118], chép: “Thành Tý ở Tú Châu có lầu Thiên Vương, trong niên hiệu Kiến Viêm (1127-1130), người Kim phạm vào các xứ Thuận, Tô, Tú quấy nhiễu, sắp phá được thành Tý. Có Thiên Vương hiện trên thành, to lớn như mấy gian nhà, đại binh [giặc] đều trông thấy, kinh hãi, bèn bỏ chạy, biên giới một châu mới được yên. Đến khi loạn được dẹp yên, bèn dựng lầu ở góc tây bắc thành” (Tạm dịch) v.v...(20) Nghiên cứu các bức tranh, tượng, các bài thơ tả Tỳ Sa Môn Thiên Vương thời Đường, Tống, các nhà nghiên cứu nhận thấy đặc điểm của hình tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương là: có tùy tùng đi theo khoảng mấy chục quỷ dạ xoa, hai con dị thú, tay cầm đại kích hoặc/và trường kiếm, tay kia xách bảo tháp (tháp lớn, tháp nhạn), mặc áo giáp vàng (hoặc áo giáp Tây Tạng), tóc xõa, đeo vàng ngọc,… Đây là hình ảnh Thiên Vương được du nhập từ Khotan với một vài chỉnh đổi cho hợp với địa phương. Đến thời Nguyên, Minh-Thanh, hình tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương mới có thêm các đặc điểm: đầu đội mũ ngọc tỳ lô, tay cầm cái dù (ô), biểu thị ý phúc đức, điều hòa mưa gió,... Lúc này, hình tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương ở Trung Hoa cũng được bản địa hóa, dân gian hóa (nhờ kết hợp với Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian) trở thành nhân vật Thác Tháp Thiên Vương họ Lý (lấy nguyên mẫu lịch sử là Lý Tịnh thời Đường) kèm theo đó là các nhân vật có liên quan (Na Tra Thái Tử, Nhị Lang Thần v.v...) rất phổ biến trong huyền thoại (đặc biệt là trong huyền thoại Phật giáo, Đạo giáo: truyện các cao tăng, các công án, kì án...) cũng như trong tiểu thuyết chương hồi và hý khúc Minh-Thanh (Thủy hử, Phong thần diễn nghĩa, Tây du ký...). Ảnh hưởng của Thiên Vương càng ngày càng sâu đậm. Tín ngưỡng thờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương cũng được truyền sang Nhật Bản, ở đây Tỳ Sa Môn Thiên Vương trở thành một trong bảy vị “phúc thần” trong tín ngưỡng dân gian nước này; đồng thời, địa vị chiến thần hộ quốc của Thiên Vương cũng không ngừng được củng cố. Thời Khuông Việt sống là giai đoạn chuyển giao các triều đại Đường - Ngũ đại thập quốc - Tống, các đường ranh giới quốc gia, lãnh thổ, dân tộc còn khá mờ nhạt, cần có thời gian xác lập, phân định và hoàn thiện. Hơn nữa, lúc bấy giờ nước Việt tách ra khỏi Trung Hoa sau ngàn năm “nội thuộc” chưa lâu. Ảnh hưởng của văn hóa Đường-Tống còn khá trực tiếp. Bởi vậy, có thể nói, tín ngưỡng thờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương (trong Phật giáo và trong thế tục) hẳn có ảnh hưởng trực tiếp từ phương bắc xuống. Một ví dụ về chính sách Phật giáo của phương bắc có ảnh hưởng đến phương nam được TUTA ghi nhận. Truyện “Quốc sư Thông Biện” dẫn lời truyền của Tùy Cao Tổ cho Pháp sư Đàm Thiên: “Trẫm nghĩ đến lời dạy từ bi của đức Điều Ngự, muốn báo đền công đức, không biết làm sao. Trẫm trộm làm bậc nhân vương, rộng giúp Tam bảo, đã khắp ban di thể xá lợi, đồng thời ở trong nước dựng bảo tháp phàm 49 cái để làm bến cầu giác ngộ cho đời, còn hơn 150 tự tháp ngoài do các xứ kiến lập mong tạo phước nhuận thấm tới đến cả thế giới đại thiên. Song xứ Giao Châu kia tuy đã nội thuộc, nhưng còn ky my, nên phải chọn những sa môn danh đức, đến các xứ của châu ấy để dạy dỗ, hầu khiến cho tất cả đều giác ngộ”.(21) Tư tưởng “giáo hóa”, “khai hóa” của Tùy Cao Tổ cũng là chủ trương của nhiều ông vua Trung Hoa khác. Vì vậy, hẳn không phải không có lý khi suy đoán tín ngưỡng Tỳ Sa Môn Thiên Vương có thể du nhập vào đất Việt từ thời Đường. Tuy nhiên, có thể, do lúc đó ý thức về quốc gia, dân tộc (và việc bảo vệ nó) còn chưa thực sự rõ nét nên ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Tỳ Sa Môn Thiên Vương với tư cách thần “hộ quốc” hẳn chưa phát triển (nếu có thì phần nhiều là trong nhà chùa, như một vị thần hộ pháp, mà bóng dáng của thần có thể xuất hiện từ thời Thiền sư Cảm Thành/Chí Thành (? -860) trong truyện “Thiền sư Cảm Thành” trong TUTA và truyện “Xung Thiên Dũng Liệt Chiêu Ứng Đại Vương” trong VĐUL(22)). Đến thời Khuông Việt, nước ta thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa, ý thức quốc gia, dân tộc dần được hình thành, một vị thần hộ quốc, bảo vệ vương quyền là điều cần thiết, cấp thời. Tuy nhiên, về văn hóa tín ngưỡng, sự độc lập còn cần có quá trình kiến tạo, xác định. Vì vậy, sự độc lập, tự chủ về cương vực, thể chế không đồng nghĩa với sự độc lập, tự chủ về văn hóa, tín ngưỡng. Do đó, sự thịnh hành của tục sùng bái Tỳ Sa Môn Thiên Vương ở Trung Hoa hẳn có ảnh hưởng nhất định đến nước Việt. Hơn nữa, có thể nói, lúc đó Tỳ Sa Môn Thiên Vương (và Phật giáo) đã là tín ngưỡng có tính khu vực, “tính quốc tế”, nên việc chịu ảnh hưởng cũng là đương nhiên, tự nhiên. Việc Khuông Việt và qua đó là triều Tiền Lê thờ phụng Tỳ Sa Môn Thiên Vương hẳn cũng không phải là ngoại lệ. Như Hạnh có lý khi cho rằng: “Nếu như chúng ta hoàn toàn dựa vào đoạn về giấc mơ của Khuông Việt trong tiểu sử của ông thì tục thờ Vaisravana (…) bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, sự kiện Khuông Việt nằm mơ thấy Tỳ Sa Môn khiến chúng ta có thể dự đoán rằng Tỳ Sa Môn hẳn phải là một vị thần đã được biết đến và thờ phượng trong Phật giáo và tôn giáo Việt Nam nói chung rồi. Từ viễn cảnh lịch sử, chúng ta khó mà tin rằng tự dưng Khuông Việt lại nằm mơ thấy Tỳ Sa Môn được”.(23) Mặc dù vậy, cũng không loại trừ khả năng, Khuông Việt là người đầu tiên du nhập Tỳ Sa Môn Thiên Vương qua việc đọc các thư tịch, đặc biệt là thư tịch (Mật tông) An Độ, Trung Hoa và muốn dựa vào uy danh của vị thần này. Hành tích của Khuông Việt cho thấy, ông là thiền sư vừa chịu ảnh hưởng của Thiền tông (dòng Vô Ngôn Thông hay Quan Bích), vừa chịu ảnh hưởng của Mật tông (điều này có thể chứng minh qua các cột kinh Mật tông ở Hoa Lư, việc cầu đảo Tỳ Sa Môn…).(24) Phật giáo thời Đinh, Lê, Lý cũng mang đậm sắc thái của Mật tông. Việc sùng bái Tỳ Sa Môn Thiên Vương của Khuông Việt cũng tương tự như trường hợp Bất Không Kim Cương ở Trung Hoa, vừa đóng góp vào sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của vương triều, vừa nâng cao vị thế của Phật giáo trong con mắt triều đại. Điều này được chính nhân vật Tỳ Sa Môn trong giấc mơ Khuông Việt phát biểu (“giữ gìn biên giới, khiến cho Phật pháp thịnh hành”). Hình ảnh Tỳ Sa Môn Thiên Vương “mình mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ bảo tháp, hơn mười người theo hầu, hình tướng dễ sợ” thể hiện dấu ấn ảnh hưởng của tín ngưỡng này qua con đường Trung Hoa (cộng thêm những nét gốc gác Ấn Độ vốn có). Như Hạnh cũng đã khẳng định khá đúng rằng: “Tỳ Sa Môn đã du nhập nước ta qua ngả nào không phải là một vấn đề giản dị. Vì dù rằng Tỳ Sa Môn nguyên thủy là một thần linh Ấn giáo được Phật hóa trong Phật giáo Ấn Độ, song vào đời nhà Đường, khi Phật giáo đã du nhập Việt Nam qua ngả Trung Hoa từ vài thế kỷ rồi, rất có thể là Tỳ Sa Môn đã qua Việt Nam theo lối này. Tuy nhiên, như đã nhận định, rằng Tỳ Sa Môn đảm nhận những vai trò khác nhau ở các quốc gia khác nhau mà thần được thờ. Không những thế về mặt hình tượng (iconography) Tỳ Sa Môn cũng thay đổi từ Ấn Độ sang Trung Hoa. Dựa vào mặt này chúng ta có thể kết luận rằng Tỳ Sa Môn sang Việt Nam qua ngả Trung Hoa (NTT nhấn mạnh). Ở đoạn trên trong tiểu sử Khuông Việt chúng ta đọc thấy rằng Tỳ Sa Môn mặc giáp vàng, tay trái cầm thương tay phải cầm bảo tháp và có các dạ xoa tùy tùng. Ở Ấn Độ thì Tỳ Sa Môn (dưới danh xưng Kubera) lại được mô tả là cầm một cây thương, một túi tiền và một con chồn. Có thể nói là ở Việt Nam Tỳ Sa Môn tổng hợp các thành tố Ấn Độ và Trung Hoa cũng như Phật giáo và bình dân. Tỳ Sa Môn trở thành thần bảo vệ Phật pháp và quốc gia Việt Nam. Thần còn đáp lại lời cầu đảo của Khuông Việt và giúp Lê Đại Hành đánh tan quân Tống”.(25) Câu chuyện Thiên Vương báo mộng, nhập vào cây và yêu cầu tạc tượng dường như cũng mang dấu ấn Trung Hoa. Chi tiết “Đến sáng sư vào núi, thấy một cây to, cao khoảng mười trượng, cành lá sum sê, bên trên lại có mây xanh bao phủ, nhân đó sai thợ đến chặt. Đem về, khắc tượng như đã thấy trong mộng, để thờ” có phần nào đó tương tự như câu chuyện được kể tại Trung Hoa. Sách Thuần Hy tam sơn chí quyển 7 chép: “Thiên Vương Viện, ở làng Tân Hiền. Năm thứ 7 niên hiệu Đại Trung (853), dựng viện. Ban đầu có cây gỗ đàn trôi ngược dòng sông mà lên, mục đồng vớt nó lên. Đêm đến, cây phát quang, người làng là Lâm Kỳ mơ thấy cây ấy nói: Ta là Bắc phương Tỳ Sa Môn Thiên Vương. Người ấy bèn cúng nhà làm chùa, Liêm soái công dâng tấu xin ban cho tên là Linh Cảm Thiên Vương Tự. Trong chùa có gác Thiên Vương, có tượng bằng gỗ đàn, nay vẫn còn” (Tạm dịch).(26) Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng, ngay tích truyện Trung Hoa cũng có nguồn gốc Ấn Độ. Bởi truyện “Man Nương” trong LNCQ lại cho ta một ví dụ về nguồn gốc Ấn Độ của việc thần ngụ vào cây và đợi người ta tạc thành tượng như trong mộng, hoặc báo ứng.(27) Mặc dù vậy, trên thực tế, ta thấy nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ đến Việt Nam lại đi qua con đường trung gian là Trung Hoa. Phân tách được câu chuyện đến từ đâu, đúng như Như Hạnh nói, “không phải là điều giản dị”. Nhưng xác định nguyên nhân có sự hiện diện của thần trong một không gian - thời gian xác định còn phức tạp hơn những gì hiện lên từ những ghi chép ít ỏi. Về thời gian xuất hiện của thần, TUTA gắn Tỳ Sa Môn Thiên Vương với chiến công đánh Tống năm 981: “Năm Thiên Phúc thứ nhất (981), binh Tống đến quấy nước ta. Vua biết rõ việc đó, liền sai sư đến bàn thờ cầu đảo. Quân giặc kinh hãi, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, giặc bèn tan vỡ”. Sự hiển linh này khá gần gũi với câu chuyện Tỳ Sa Môn Thiên Vương đuổi giặc Thổ Phồn, cũng như những lần hiển linh đuổi giặc khác ở Trung Hoa. Điều lưu ý ở đây là Tỳ Sa Môn Thiên Vương đã giúp Lê Hoàn chống quân Tống. Như Hạnh cho rằng: “câu chuyện về giấc mơ của Khuông Việt trong TUTA cho chúng ta một ví dụ điển hình về những nỗ lực đầu tiên của giới lãnh đạo Phật giáo trong việc thiết lập nguồn gốc của quốc gia Việt Nam trong Phật giáo. Chúng ta thấy những nỗ lực này cũng phản ánh qua cả các hành động tiên tri của một số cao tăng khác như Định Không và La Quý cũng như một vài truyện khác được ghi chép trong VĐUL và LNCQ”.(28) Nhưng thiết nghĩ, điều này chưa hẳn đúng, vì tín ngưỡng thời Tỳ Sa Môn Thiên Vương đã khá phổ biến ở Trung Hoa, đặc biệt trong quân đội nhà Tống. Vậy phải chăng, với động thái nhờ cậy (“cầu đảo”) Tỳ Sa Môn Thiên Vương, thì nếu như “vô tình”, đó là sự tắm chung trong một dòng văn hóa tín ngưỡng (của thế kỷ thứ X), còn nếu như “cố ý”, Khuông Việt đã dùng sách lược “gậy ông đập lưng ông”, dùng chính tín ngưỡng được quân nhà Tống ưa chuộng để khích lệ quân đội nước Việt chiến thắng quân địch. Về không gian xuất hiện, ta có thông tin về địa điểm thờ và địa điểm hiển linh. TUTA ghi chép khá ngắn về địa điểm thờ: “Sư từng đi chơi núi Vệ Linh ở quận Bình Lỗ, thích phong cảnh vắng đẹp, bèn muốn lập am để ở. Đêm xuống nằm mộng thấy một vị thần…”. Về địa điểm hiển linh, TUTA còn ghi chép vắn tắt hơn, chỉ cho biết là ở sông Hữu Ninh (mà các nhà nghiên cứu ngày nay đã xác định là cửa sông Bạch Đằng).(29) Tại sao sư Khuông Việt lại mơ thấy Tỳ Sa Môn Thiên Vương ở núi Vệ Linh chứ không phải một nơi nào khác? Điều này phải chăng có liên quan đến địa danh Vệ Linh và đặc biệt là địa danh “quận Bình Lỗ”? Tra trong sử sách thì “quận Bình Lỗ” không phải là một địa danh bình thường mà có gắn bó chặt chẽ với cuộc chiến chống Tống năm 981 của Lê Hoàn. Theo ghi chép của nhiều bộ chính sử (Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục…), thời Đinh, Lê đã có sự hiện diện của một “thành Bình Lỗ” có ý nghĩa lớn trong cuộc chiến tranh chống Tống. Điều này được hé lộ trong lời “di chúc” của người anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba Trần Quốc Tuấn: “Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống (Đinh Lê chi thế bạt đắc hiền lương, Nam địa tân cường Bắc phương bì nhược, thượng hạ đồng dục, dân tâm bất li, trúc Bình Lỗ thành nhi phá Tống quân…).(30) Trong Dụ chư tỳ tướng hịch văn, dường như Trần Quốc Tuấn cũng nói đến địa danh Bình Lỗ: “Sử Bình Lỗ chi hậu, vạn thế di tu” (Khiến cho sau [trận] Bình Lỗ, muôn đời để lại nỗi thẹn thùng). Tác phẩm Việt sử diễn âm (khuyết danh, thế kỷ XVI?) lại có đoạn nói về “thành Phù Lỗ” như sau: “Tháng bảy có Tống binh sang/ Toàn những tướng mạnh binh cường ba muôn/ Đến thành Phù Lỗ đóng vây/ Quân ta quân nó đôi bên ngất trời”.(31) Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh “Bình Lỗ - Phù Lỗ (rồi Đồ Lỗ…)” chỉ là sự biến đổi địa danh theo thời gian và theo sự lưu truyền văn bản trong lịch sử. Toàn thư cũng cho biết đến thời Lý vẫn còn tồn tại một “Bình Lỗ Quan” như một “địa điểm” quan trọng trong các chiến dịch quân sự: “Tháng 5, ngày Tân Mão [năm 1114], quân của Lợi kéo về cướp kinh sư, đóng ở Quảng Dịch, gặp quân của Anh Vũ, đánh lớn. Quân của Lợi thua, chết không kể xiết. Anh Vũ sai chém lấy đầu bêu lên ở cạnh đường suốt từ Bình Lỗ Quan đến sông Nam Hán. Bắt được thủ lĩnh châu Vạn Nhai là Dương Mục, thủ lĩnh động Kim Kê là Chu Ái, đóng cũi giải về kinh sư. Lợi chỉ chạy thoát một mình về châu Lục Lệnh. Ngày Nhâm Ngọ, giải bọn Mục và Ái về trói giam ở huyện phủ của chúng. Xuống chiếu cho Anh Vũ chiêu tập bọn tàn tốt của Lợi ở cửa Bình Lỗ quan. Phát muối kho công cho bọn Mục và Ái”.(32) “Bình Lỗ Quan” là gì? “Quan” có khá nhiều nghĩa, nhưng có hai nghĩa đáng chú ý: thứ nhất, “dải đất phụ cận bên ngoài cửa thành” (thành môn ngoại phụ cận đích địa đới); thứ hai “ải quan yếu, cửa khẩu” (yếu ải, quan khẩu) như ở Trung Quốc có Nhạn Môn Quan, Sơn Hải Quan, Việt Nam có Quỷ Môn Quan, Hải Vân Quan. Chẳng hạn, sách Quảng nhã. Thích hỗ tam giải thích: “quan, tức là ải” (quan, ải dã). Sách Mạnh Tử (Tận tâm hạ) nói: “ngày xưa xây dựng cửa ải, là để chế ngự bạo loạn” (cổ chi vi quan dã, tương dĩ ngự bạo).(33) Như vậy, có thể nói, đến giữa thời Lý, Bình Lỗ vẫn là một cửa ải trấn giữ quan trọng ở phía bắc đất nước. Ngoài ra, sử sách cũng nhắc nhiều đến sông Bình Lỗ (còn có tên là Cà Lồ/ Đồ Lỗ nối với sông Bạch Đằng) như một địa danh quan trọng trong cuộc đấu tranh chống Tống (thời Tiền Lê và thời Lý). Vì sao lại có tên là “quận/ thành Bình Lỗ” (dẹp giặc/ san phẳng quân giặc/ dẹp bọn tù binh)? Hẳn nó gắn với những chiến công chống giặc xâm lược. Nếu căn cứ vào lời Trần Quốc Tuấn thì có lẽ cái tên này ra đời vào thời Đinh, Lê gắn với chiến công đánh giặc Tống của các vua này. Tiếc rằng chính sử khi chép về thời Đinh, Lê không nói đến chiến công nào ở thành Bình Lỗ (đặc biệt là thời Đinh). Nhưng một vài thư tịch xưa cũng nhắc đến những trận đánh xung quanh đây. Chẳng hạn, sách LNCQ (Truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt) cho biết: “Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành (981), Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân xâm lược phương nam. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lạng kéo quân tới sông Đồ Lỗ cự địch, hai bên đối lũy”, và cuối cùng quân Tống phải “xéo đạp vào nhau mà chạy tan, lầm giết lẫn nhau, ai lo chạy thoát thân người ấy, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống đại bại mà về”.(34) Những trận đánh xung quanh đó (thời Lê Đại Hành) được các nhà sử học ngày nay chứng minh. Họ cũng đã chứng minh sự hiện diện của thành Bình Lỗ/sông Bình Lỗ trong chiến dịch chống Tống của Lê Hoàn (và sau này là của Lý Thường Kiệt) và thực sự đã có một trận Bình Lỗ đóng vai trò then chốt trong thắng lợi chung của cuộc chống Tống năm 981.(35) Từ bối cảnh lịch sử này, có thể đặt ra câu hỏi: Phải chăng trong giai đoạn giao thoa giữa nhà Đinh và Tiền Lê, trước sự lăm le “điếu phạt” của nhà Tống, rất có thể Lê Hoàn đã [bí mật] sai Khuông Việt đến khảo sát, chuẩn bị để xây dựng thành luỹ Bình Lỗ chống giặc (ta nhớ rằng, chuyến đi của Khuông Việt đến Bình Lỗ xảy ra trước năm 981)? Và đương nhiên, thường khi xây thành, người ta cần đến một vị thần bảo hộ thành trì, trấn giữ các phương, đặc biệt là phương Bắc. Có lẽ, từ nhu cầu đó, Tỳ Sa Môn Thiên Vương đã được Khuông Việt lựa chọn. Và để hợp lý hóa cho sự lựa chọn đó, một giấc mơ đã được vẽ nên. Núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ lại nằm ở phương bắc so với kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ (và cả thành Đại La - kinh đô Thăng Long sau này). Áp dụng vũ trụ quan Phật giáo, ta còn có thể suy luận, ở đây, Khuông Việt đã ngầm so sánh/đề cao vua Đinh/Lê như là Đế Thích (Thiên Đế) ở trong Phật giáo, có Tỳ Sa Môn Thiên Vương hộ vệ phía bắc “giữ gìn biên cương” đồng thời (Khuông Việt “gài thêm” ý) “khiến cho Phật pháp thịnh hành” nhằm mục đích xiển dương Phật pháp. Phải chăng Tỳ Sa Môn Thiên Vương là thần hộ vệ của thành luỹ Bình Lỗ và cửa ngõ phía bắc nói chung. Cũng vì như vậy, về sau này được gọi là Sóc Thiên Vương (Thiên Vương phía bắc – tên gọi này bắt đầu từ Việt điện u linh – tục tập của Nguyễn Văn Chất/Hiền, trong đó vị thần nhân trong giấc mơ Khuông Việt “tự xưng là Sóc Thiên vương” (tập 2, tr.39). Truyện “Thiền sư Trường Nguyên” (TUTA) có nói đến nơi trụ trì của sư là “chùa Sóc Thiên Vương, núi Vệ Linh, chợ Bình Lỗ”(36) chính là nơi này? Lê Mạnh Thát cũng nghi ngờ chùa Sóc Thiên Vương do Khuông Việt lập nên.(37) So sánh với đoạn nói về Khuông Việt: “Bình Lỗ Quận, Vệ Linh Sơn”, phải chăng “Bình Lỗ Thị” ở đây là “quận” hoặc đã được đổi thành “trấn thành” (thị) hay “quan” (cửa quan)? Hoặc giả đúng đó là “chợ” đi chăng nữa thì chúng ta chú ý rằng: chợ thường được làm nơi đông đúc dân cư, vậy phải chăng “chợ Bình Lỗ” nằm gần/hoặc trong thành/cửa quan Bình Lỗ. Vậy thì, việc Khuông Việt đến núi Vệ Linh hẳn không phải để “chơi” (nguyên văn “du”, mà “du” cũng chưa hẳn chỉ dịch là “chơi” mà còn có nghĩa là “đi”, “đi lại” - hành tẩu) mà còn có mục đích khảo sát địa thế nơi này. Vì sao các vua lại chọn Khuông Việt cho công việc đó? Đương nhiên vì Khuông Việt là “Tăng thống”, người tinh thông phong thủy và cả Mật tông nữa. Nhưng có lẽ còn một nguyên nhân là ông quê ở “hương Cát Lợi, quận Thường Lạc”. Hương Cát Lợi, quận Thường Lạc ở đâu? Theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, hương Cát Lợi, quận Thường Lạc nằm ở trong khoảng địa phận huyện Kim Anh (tỉnh Sơn Tây) nay là huyện Sóc Sơn (Hà Nội).(38) Như vậy, có thể nói, quê hương của Khuông Việt khá gần với núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ. Do đó, ông khá am hiểu vùng đất này. Nếu giả thiết này của chúng tôi đúng thì nó sẽ cho phép chúng ta xác định được một cách tương đối vị trí của “thành Bình Lỗ” trong cựu sử. Bởi theo thông lệ thời đó (ở Trung Hoa), đền Tỳ Sa Môn Thiên Vương nằm ở phía (tây) bắc của thành trì. Sự xác định này trùng hợp với dự đoán của một số nhà sử học hiện đại về vị trí của thành Bình Lỗ. Việc Lê Hoàn sai Khuông Việt dựng đền/cầu đảo Tỳ Sa Môn Thiên Vương có lẽ cũng nằm trong một loạt động thái “cậy nhờ” vào thần linh để trợ chiến, trong đó được ghi lại nhiều hơn cả là việc cầu đảo/hiển linh (của) Trương Hống, Trương Hát (xem VĐUL, LNCQ). Sử liệu và thần tích có ghi chép việc Lê Hoàn cũng sai người vào đền Trương Hống, Trương Hát để cầu và đọc bài “thơ thần” trợ giúp cho trận đánh trên sông Cầu (khúc sông Như Nguyệt). Địa điểm thần trợ giúp quân nhà Lê cũng chính là nơi mà thần được thờ tự. Theo Tạ Chí Đại Trường, Trương Hống, Trương Hát là thần sông. Vậy trận đánh trên sông cần có thần sông. Còn đây là thành, là cửa quan, vậy cần đến một vị thần khác, thần bảo vệ cửa quan, thành quách. Và Tỳ Sa Môn Thiên Vương thích hợp với vai trò đó (thần bảo vệ thành phố và tự viện) ở chính nơi xảy ra trận chiến cam go giữa quân nhà Tiền Lê và quân Tống. Thậm chí, một vài tư liệu còn có xu hướng đánh đồng hoặc nhập nhòe sự kiện cầu đảo Tỳ Sa Môn Thiên Vương ứng nghiệm và sự hiển linh của Trương Hống, Trương Hát (như Việt sử diễn âm, Thiên Nam vân lục liệt truyện) dẫn đến nghi ngờ ông Hống, ông Hát có bóng dáng Tỳ Sa Môn Thiên Vương.(39) Đây cũng là một trong những chứng cứ để có nhà nghiên cứu đi đến phỏng đoán rằng bài thơ Nam quốc sơn hà (được đọc tại đền Trương Hống/ Trương Hát) là sáng tác của Khuông Việt.(40). (Còn nữa) CHÚ THÍCH (1) Xin xem: Cao Huy Đỉnh, Người anh hùng làng Dóng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969; Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo thần thoại Việt Nam, Ban Văn Sử Địa xuất bản, Hà Nội, 1956; Đinh Gia Khánh, “Văn tự sự, truyện kí đời Trần”, Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1978, tr.186 - 219; Tạ chí Đại Trường, Thần, người và đất Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006, tái bản; Tạ Chí Đại Trường. “Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên vương”, Những bài dã sử Việt, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009; Như Hạnh, “Tì-sa-môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc Thiên Vương và Phù Đổng Thiên Vương trong tôn giáo Việt Nam thời trung cổ”. Tạp chí Triết (San Jose), số 1-1995, tr.150-162; Nguyễn Hữu Sơn, Loại hình tác phẩm Thiền uyển tập anh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, tr.230 - 239;v.v… (2) Lê Mạnh Thát, Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002, tr.201. Nguyên văn chữ Hán: (嘗 逰 平 虜 衛 靈 山 悅 其 境 致 幽 勝 欲 爰 庵 居 之 夜 夢 神 人 身 披 金 甲 左 執 金 鎗 右 擎 寶 塔 從 者 十 餘 軰 狀 貌 可 怖 來 謂 之 曰 吾 即 毗 沙 門 天 王 從 者 皆 落 叉 也 天 帝 有 勑 令 徃 此 國 護 其 疆 界 使 佛 法 興 行 於 汝 有 緣 故 來 相 託 師 驚 寤 聞 山 中 有 呵 喝 聲 心 甚 異 之 及 旦 入 山 見 一 大 木 長 十 丈 許 枝 斡 繁 茂 又 有 瑞 雲 覆 蔭 其 上 因 命 工 伐 取 如 夢 中 所 見 刻 像 祠 焉 天 福 元 年 宋 兵 入 冦 帝 素 聞 其 事 命 師 就 祠 禳 禱 虜 軍 驚 駭 退 保 友 寧 江 又 見 風 濤 震 蕩 蛟 龍 騰 躍 虜 乃 奔 潰) [TUTA, tờ 8b-9a]. (3) Năm 674, nhà Đường lập Tì Sa đô đốc phủ ở Kho-tan; nước này ở phía Bắc Ấn Độ xưa, nay từ thời Đường đã trở thành một trong ngũ trấn của phủ An Tây (nay là huyện Hòa Điền, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc), sau đó bị Thổ Phồn chiếm đóng đến tận thế kỉ thứ IX mới lại độc lập. Sau đó, Kho-tan bị người Hồi Hột, Kim rồi Nguyên xâm chiếm; đến thời Minh Thanh, Kho-tan mới hoàn toàn sáp nhập vào Trung Hoa và trở thành khu tự trị Tân Cương vào thời hiện đại,v.v… (4) Như Hạnh, “Tì-sa-môn Thiên Vương (Vaisravana), Sóc Thiên Vương và Phù Đổng Thiên Vương trong tôn giáo Việt Nam thời trung cổ”, Tài liệu đã dẫn (Tlđd). (5) Có thể xem: 王 颋: 神 威 毗 沙 - 唐、宋 代 的 “毗 沙 門 天 王” 崇 拜, 原 载 于《西 域 南 海 史 地 研 究 续 集》上 海 古 籍 出 版 社 2005 年. URL: http://tieba.baidu.com/f?kz=952208965 hoặc: Chưa rõ tác giả. 天 兵 降 临 - 毗 沙 门 天 王 信 仰 管 窥, URL: http://tieba.baidu.com/f?kz=952212816 ;v.v… (6) Xin xem: 王 颋 (Vương Đĩnh), 神 威 毗 沙 - 唐、宋 代 的 “毗 沙 門 天 王” 崇 拜,Tlđd; Chưa rõ tác giả, 天 兵 降 临 - 毗 沙 门 天 王 信 仰 管 窥,Tlđd. (7) Bất Không truyện trong Tống cao tăng truyện (quyển I/30 quyển) do nhóm Tán Ninh (919-1001) soạn chép: “Trong niên hiệu Thiên Bảo, ba nước Tây Phiên, Đại Thạch, Khang Cư sai quân bao vây phủ Tây Lương (tức An Tây - NTT), ban chiếu gọi Không vào, Hoàng đế ngự ở đạo tràng, Không bê lò hương, tụng mật ngữ kinh Nhân vương 27 lần. Hoàng đế thấy thần binh có đến 500 viên, đứng ở sân điện, sợ hãi hỏi Không, Không đáp: con trai của Tì sa môn thiên vương cầm quân cứu An Tây, xinh nhanh chóng thết cơm để sai khiến. Ngày 20 tháng 4, quả nhiên có tấu nói: Ngày 11 tháng 2, cách khoảng 30 dặm ngoài phía Đông Bắc thành, trong mây mù thấy có thần binh cao lớn, tiếng trống và tù và náo động, núi đất rung chuyển, đội quân Phiên kinh sợ tan vỡ. Trong doanh lũy của bọn chúng, có chuột sắc vàng, cắn cung, nỏ khiến dây đều đứt hết. Lầu trên cửa Bắc thành có Thiên vương chói lòa giận dữ nhìn, tướng Phiên bỏ chạy. Hoàng đế xem tấu, cảm tạ Không, nhân sắc lệnh: lầu trên thành ở các đạo đều đặt tượng Thiên vương. Việc này từ đây bắt đầu”《宋 高 僧 傳》卷 一〈不 空 傳〉“天 寶 中西 蕃、大 石、康 三 國 帥 兵 圍 西 涼 府詔 空 入帝 御 于 道 場空 秉 香 罏誦 仁 王 密 語 二 七 徧。帝 見 神 兵 可 五 百 員在 于 殿 庭驚 問 空空 曰毗 沙 門 天 王 子 領 兵 救 安 西請 急 設 食 發 遣。四 月 二 十 日果 奏 云二 月 十 一 日 城 東 北 三 十 許 里雲 霧 間 見 神 兵 長 偉鼓 角 諠 鳴山 地 崩 震蕃 部 驚 潰。彼 營 壘 中 有 鼠 金 色咋 弓、弩、弦 皆 絶。城 北 門 樓 有 光 明 天 王 怒 視蕃 帥 大 奔。帝 覽 奏謝 空因 敕 諸 道 城 樓 置 天 王 像此 其 始 也” (北 京中 華 書 局《中 國 佛 教 典 籍 選 刊》范 祥 雍 點 校 本一 九 八 六 年頁 11、12 Dẫn theo 王 颋: Tlđd). Truyện Thiên vương hiện hình trong Năng Cải trai mạn lục (quyển 2) của Ngô Tằng (thời Nam Tống) cũng chép: “Khởi đầu việc châu, quận đặt tượng thờ Tì sa môn thiên vương, xét trong sử của các nhà sư: Năm Nhâm Tí niên hiệu Thiên Bảo (742), năm nước Tây Phiên đến xâm lược An Tây. Ngày 21 tháng 2, tấu xin quân viện trợ đến giải vây, phát binh vạn dặm, kéo dài nhiều tháng mới đến nơi. Cận thần tấu rằng: nên chiếu vời Bất Không Tam Tạng vào trong cung trì niệm, Minh Hoàng cầm lò hương, Bất Không tụng phép Nhân vương hộ quốc Đà la ni 27 lần. Hoàng đế thấy thần nhân có đến 500 viên, đeo giáp cầm mâu, đứng trước điện. Hoàng đế hỏi Bất Không, Bất Không trả lời: Đây là con thứ hai của Tì sa môn thiên vương là Độc Kiện (tức Nhị Lang thần trong bảng Phong Thần - NTT), hiểu được lòng bệ hạ, đến cứu An Tây vậy. Tháng 4 năm đó, An Tây tấu rằng: sau giờ Tị, ngày 11 tháng 2, cách khoảng 30 dặm ngoài phía Đông Bắc thành, trong mây mù thấy có thần cao hơn 1 trượng, mặc giáp vàng, đến giờ Dậu, tiếng trống và tù và vang lừng, núi rung đất chuyển. Qua hai ngày, giặc Phiên tan chạy, lúc ấy, trên lầu thành có Thiên vương sáng chói hiện hình. Kính cẩn vẽ lại hình dạng, theo biểu dâng lên. Nhân đó, hoàng đế sắc cho Tiết trấn các đạo quản lĩnh các châu, phủ, đặt tượng hình Thiên Vương ở góc Tây Bắc của thành [để thờ]. Đến như chùa Phật, cũng sắc cho làm viện riêng để đặt tượng” 吳 曾《能 改 齋 漫 錄》卷 二〈天 王 現 形〉“州、郡 置 毗 沙 門 天 王 之 始按 僧 史唐 天 寳 元 年 壬 子西 蕃 五 國 來 寇 安 西。二 月 十 一 日奏 請 兵 解 援發 師 萬 里累 月 方 到。近 臣 奏且 詔 不 空 三 藏 入 内 持 念明 皇 秉 香 爐不 空 誦 仁 王 護 國 陁 羅 尼 方 二 七 遍。帝 見 神 人 可 五 百 員帶 甲 荷 戈在 殿 前。帝 問 不 空對 曰此 毗 沙 天 王 第 二 子 獨 健副 陛 下 心往 救 安 西 也。其 年 四 月安 西 奏二 月 十 一 日 巳 時 後城 東 北 三 十 里 雲 霧 冥 晦 中有 神 可 長 丈 餘皆 被 金 甲至 酉 時鼓 角 大 鳴地 動 山 搖。經 二 日蕃 寇 奔 潰斯 須城 樓 上 有 光 明 天 王 現 形。謹 圗 様隨 表 進 呈。因 敕 諸 道 節 鎮 所 在 州、府於 城 西 北 隅 各 置 天 王 形 像。至 於 佛 寺亦 敕 别 院 安 置” [上 海 古 籍 出 版 社 刊 本一 九 七 九 年頁 37, Dẫn theo 王 颋: 神 威 毗 沙 - 唐、宋 代 的 “毗 沙 門 天 王” 崇 拜, Tlđd). Bài Tế văn thư dược phương tổng tự trong sách Thần cơ chế địch Thái Bạch âm kinh (quyển 7) của Lí Thuyên (thời Đường) cũng chép: “Qua năm, quân Thổ Phồn vây Vu-Điền quốc (tức Kho-tan), người Thổ Phồn đêm thấy có người vàng, xõa tóc, cầm kích, đi trên mặt thành. Quân Thổ Phồn hàng vạn người, đều lo thương tật, không thể thắng. Lại hóa thành chuột đen cắn dây cung, đứt hết, quân Thổ Phồn mắc bệnh mà chạy”. Bài tự này cũng tả Tì sa môn như sau: “Thần Tì sa môn, có miếu ở nước Vu Điền, thân mặc áo giáp, tay phải cầm kích, tay trái đỡ hóa tháp, theo sau có quỷ thần, hình dụng quái dị, người Hồ thờ thần này”《太 白 陰 經》卷 七〈祭 文 書 藥 方 總 序〉“往 年 吐 蕃 圍 于 闐吐 蕃 人 夜 見 金 人披 髪 持 戟行 于 城 上。吐 蕃 衆 數 千 萬盡 患 瘡 疾莫 能 勝。又 化 黑 鼠 咬 弓 弦無 不 斷 絶吐 蕃 扶 病 而 遁”。(《四 庫 全 書》本頁 1 下, Dẫn theo 王 颋. Tlđd). (8) Nguyên văn chữ Hán: 《冊 府 元 龜》卷 五 二〈帝 王 部 崇 釋 氏〉: “元 和 十 年 三 月 甲 申 西 明 佛 寺 僧 遷 寺 中 之 毗 沙 門 神 像 於 開 業 寺帝憲 宗命 假 之 騎 軍前 後 翼 衞其 徒 以 幢 盖 引 侍凡 數 里 不 絶 觀 者 傾 都”。“長 慶 三 年 十 一 月幸 通 化 門觀 作 毗 沙 門 神因 賜 絹 五 百 疋。十 二 月以 錢 一 千 貫 賜 章 敬 寺又 賜 毗 沙 門 神 額 曰 毗 沙 天 王導 以 幡 幢。帝穆 宗御 望 仙 門 觀 之遂 舉 樂、雜 戲、角 抵極 歡 而 罷”。“開 成 二 年 二 月 乙 巳以 太 宗 皇 帝 先 置 毗 沙 門 神 及 功 德 在 蓬 萊 殿是 日移 出 配 諸 寺 安 置”, 北 京中 華 書 局 影 印 明 刊 本一 九 六 ○ 年頁 579 下、580 上、下。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (9) Nguyên văn chữ Hán: 李 筌 《太 白 陰 經》卷 七〈祭 文 書 藥 方 總 序〉“國 家 知 其 神乃 於 邊 方 立 廟。元 帥 亦 圖 其 形 旗 上號 曰 神 旗出 居 旗 節 之 前故 軍 出 而 祭 之”《四庫全書》本頁1下。Dẫn theo, Tlđd. (10) Nguyên văn chữ Hán: 《黄 御 史 集》卷 五〈靈 山 塑 北 方 毗 沙 門 天 王 碑〉“毗 沙 門 之 天 王自 天 寶 中使 于 闐 者 得 其 真 還愈 增 宇 内 之 敬旋 大 夫 芮 國 公 荆 渚 之 塑 也。凡 百 城 池莫 不 一 之。斯福 州舊 城 之 北往 規 也斯 新 城 之 制今 城 也。且 勝 莫 勝 於 開 元 寺尚 莫 尚 於 寺 之 靈 山。阜 寺 之 艮控 城 之 乙祖 僧 六 葉 雁其 下 珉 石 一 拳 星其 上 劍 池 徹 寫飛 山 奔 揖足 以 象 水 精 而 瑩 宮 殿掀 廟 貌 以 衛 城 池。爰 將 擇 工 之 精捜 塑 之 妙製 乎 聖 質俄 然 化 出身 被 金 甲手 擎 雁 塔地 祗 下 捧天 將 前 擁光 灼 灼 而 如 將 動 搖神 雄 雄 而 若 欲 叱 咤。觀 之 者 皆 謂須 彌 拔 宅 於 是 矣于 闐 分 身 於 是 矣”《四庫全書》本頁15下、16上, Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (11) Nguyên văn chữ Hán: 《宋 高 僧 傳》卷 二 七〈智 廣 傳〉“咸 通 中南 蠻南 詔王 及 坦 綽 來 圍 成 都 府幾 陷 時天 王 現 沙 門 形高 五 丈 許眼 射 流 光蠻 兵 即 退。故 蜀 人 於 城 北 寳 歴 寺 立 五 丈 僧 相” 上海古籍出版社刊本一九七九年, 頁687。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (12) Nguyên văn chữ Hán: 《冊 府 元 龜》卷 二 六〈帝 王 部 神 助〉“乾 元 三 年 正 月 甲 申又 見 中 書 門 下 稱河 陽 橋 頃 因 河 陵 衝 突連 艦 偏 斜。昨 一 軍 吏夜 間 橋 下 閙見 有 神 人 云我 是 毗 沙 門 天 王爲 國 家 正 此 橋 柱。及 平 明橋 忽 正” 北京中華書局影印明刊本一九六○年頁287上。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (13) Xem truyện Mộng thần y bệnh giả trong sách Đường khuyết sử quyển hạ của Cao Ngạn Hưu 高 彦 休《唐 闕 史》卷 下〈夢 神 醫 病 者〉; Tố tượng kí của Đoàn Thành Thức (803 - 863) trong Đường văn túy, quyển 76《唐 文 粹》卷 七 六 段 成 式〈塑 像 記〉Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (14) Nguyên văn chữ Hán: 《舊 五 代 史》卷 二 五〈唐 武 皇 紀〉“新 城 北 有 毗 沙 天 王 一 日 沸 溢武 皇李 克 用因 持 巵 酒 而 奠 曰予 有 尊 主 濟 民 之 志。無 何 井 溢故 未 察 其 禍 福。惟 天 王 若 有 神 奇可 與 僕 交 談奠 酒 未 已。有 神 人 被 金 甲 持 戈隱 然 出 於 壁 間。見 者 大 驚 走惟 武 皇 從 容 而 退繇 是 益 自負” 北京中華書局標點本一九七六年頁332、333。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (15) Nguyên văn chữ Hán: 《舊 五 代 史》卷 四 七〈唐 末 帝 紀〉: “庚 申鄴 都 進 天 王 甲。帝 在 藩 時有 相 士 言 帝 如 毗 沙 天 王。帝 知 之竊 喜。及 卽 位選 軍 士 之 魁 偉 者被 以 天 王 甲俾 居 宿 衛。因 詔 諸 道 造 此 甲 而 進 之”, 北京中華書局標點本一九七六年頁332、333。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (16) Nguyên văn chữ Hán: 《舊 五 代 史》卷 七 五〈晉 高 祖 紀〉“晉 陽 有 北 宫宫 城 之 上 有 祠曰 毗 沙 門 天 王。帝 曾 焚 修默 而 禱 之。經 數 日城 西 北 闉 正 受 敵 處軍 候 報 稱夜 來 有 一 人長 丈 餘介 金 執 殳行 于 城 上久 方 不 見。帝 心 異 之”, 北京中華書局標點本一九七四年頁988。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (17) Nguyên văn chữ Hán: 《古 今 合 璧 事 類 備 要》卷 前 六 九〈毗 沙 門 天 王〉“僧 傳 江 南 李 後 主 時大 宋 將 興忽 見昇州 城 上 有 神 現斯 如 車 輪額 上 有 珠 光燦 若 日 月軍 民 皆 看數 日 而 沒。今 天 王 樓 是也”《四庫全書》本頁3下。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (18) Nguyên văn chữ Hán: 王 士 禎《香 祖 筆 記》卷 八“宋 制軍 營 中有 天 王 堂”《四庫全書》本頁6上、下。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (19) Nguyên văn chữ Hán: 許 洞《虎 鈐 經》卷 二〈祭 毗 沙 門 天 王 文〉“惟 天 王 神 靈 通 暢威 德 奮 震。據 太 陰 之 正 位降 普 天 之 妖 魔。左 手 擎 塔尊 神 顯 于 西 土右 手 仗 戈赫 威 游 于 北 方。一 舉 而 群 魔 駭再 舉 而 沙 界 裂。目 激 電 以 日 暗髮 聚 藍 而 雲 委”,《四庫全書》本頁3上。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (20) Nguyên văn chữ Hán: 《說 郛》卷 一 一 八 上 李 玫《纂 異 記》〈天 王〉“秀 州 子 城 有 天 王 樓。建 炎 間金 人 犯 順蘇、秀 大 擾將 毁 之。有 天 王 現 於 城 上若 數 間 屋大 兵 卒 望 之怖 懼遂 引 去一 州 之 境 獲 免。及 亂 平建 樓 西 北 隅”,《四庫全書》本頁8下。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (21) Lê Mạnh Thát, Tlđd, tr.226. (22) Đây có thể là căn duyên đầu tiên để sau này diễn ra hiện tượng đồng nhất/ hòa trộn Tì Sa Môn thiên vương/ Sóc Thiên vương với Xung Thiên thần vương/ Phù Đổng thiên vương. (23) Như Hạnh, Tlđd. (24) Xem Hà Văn Tấn. “Cột kinh Phật thời Đinh ở Hoa Lư”, Theo dấu các văn hóa cổ. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. (25) Như Hạnh, Tlđd. (26) Nguyên văn chữ Hán, 《淳 熙 三 山 志》卷 七“天 王 院賓 賢 里。大 中 七 年置。初 有 檀 木 遡 江 潮 而 上牧 童 取 之。夜 中發 光里 人 林 錡 夢 其 木 謂我 北 方 毗 沙 門 天 王。遂 捨 宅 爲 寺廉 帥 公 奏 賜 額 曰 靈 感 天 王 寺。寺 有 天 王 閣、檀 像今 存” 北 京中 華 書 局《宋 元 方 志 叢 刊》影 印 崇 禎 刊 本頁7845上。Dẫn theo 王 颋, Tlđd. (27) Truyện Man Nương, Lĩnh Nam chích quái, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San dịch, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1960. (28) Như Hạnh, Tlđd. (29) Xem Hội sử học Hà Nội, Bối cảnh định đô Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn, Nxb Hà Nội, 2006. (30) Ngô Sĩ Liên và sử thần nhà Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Bản kỉ, Chính biên, quyển, tờ 8b-9a; bản dịch của Viện Sử học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993. (31) Việt sử diễn âm, (Nguyễn Tá Nhí sưu tầm giới thiệu biên dịch), Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 1997. (32) Đại Việt sử kí toàn thư, Bản kỉ, quyển IV, tờ 2b; bản dịch, Tlđd. (33) Hán ngữ đại tự điển ủy viên hội, Hán ngữ đại tự điển, Hồ Bắc từ thư xuất bản xã, 2006, tập 7, tr.4316. (34) Lĩnh Nam chích quái, Tlđd. (35) Xem Trần Bá Chí, Sông Bình Lỗ và thành Bình Lỗ trong cuộc chống Tống lần thứ nhất, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1981.; Trần Bá Chí, “Trận Đồ Lỗ thắng Tống”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, 1989; Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1992; Nguyễn Vinh Phúc, “Có một trận Bình Lỗ năm 981”, Tạp chí Xưa nay, số 86/2001;v.v… (36) Lê Mạnh Thát, Tlđd, tr.251. Nguyên bản TUTA, tờ 32b1. (37) Lê Mạnh Thát, Tlđd, tr.366. (38) Xem Lê Mạnh Thát, Tlđd, tr.296-297, phần chú thích Truyện Quốc sư Khuông Việt; Hoàng Văn Lâu, “Đi tìm địa chỉ Ngô Chân Lưu”, Tạp chí Hán Nôm, số 1/1996. (39) Theo Đinh Gia Khánh, Thiên Nam vân lục liệt truyện thậm chí có xu hướng ghép Tì sa môn thiên vương với ông Hống, ông Hát. (40) Nguyễn Thị Oanh: Về thời điểm ra đời bài Nam quốc sơn hà, Tạp chí Hán Nôm, số 1/2002; Nguyễn Thị Oanh, Tìm tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà, trong Thông báo Hán Nôm học năm 2008, Viện Khoa học xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, 2009,v.v… [Tạp chí Nghiên cứu và phát triển Huế, số 1/2012, trang 22-37; có chỉnh lí, bổ sung] http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/article/viewFile/6846/6607 * Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 12, 2015 VỀ NHỮNG NGÔI MỘ CỦA KINH DƯƠNG VƯƠNG TRÊN ĐẤT VIỆT NAM Hà Văn Thùy I.Điểm một vài thông tin Vào mạng tra mục từ “mộ Kinh Dương Vương” dễ dàng gặp những thông tin sau: -“Rất nhiều người không biết rằng, ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước Việt nằm ngay bên bờ sông Đuống, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. …Điều quan trọng là ngôi mộ nằm ở trung tâm thời dựng nước, từng là một thánh địa do chính Kinh Dương Vương chọn. Trên đường đi kinh lý, qua trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (nay là), nhận ra thế đất quý, có tứ linh long, ly, quy, phượng, có sông núi bao quanh, rồng chầu, hổ phục, ngài đã đem những cư dân Việt cổ quy tụ về lập nên xóm làng đầu tiên.” (http://khoahoc.tv/khampha/kham-pha/50784_di-tim-mo-to-kinh-duong-vuong.aspx) - “Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đối phản ánh ca ngợi về người được thờ như: “ Nam bang thủy tổ” (Thủy tổ nước Nam), “ Nam tổ miếu” (Miếu tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các niên đại như sau: 1 đạo Gia Long 9 (1810), 1 đạo Minh Mệnh 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 2 (1842), 2 đạo Thiệu Trị 6 (1846), 2 đạo Tự Đức 3 (1850), 1 đạo Tự Đức 33 (1880), 2 đạo Đồng Khánh 2 (1887), 1 đạo Duy Tân 3 (1909) và 2 đạo Khải Định 9 (1924). ( http://baobacninh.com.vn/news_detail/77016/den-tho-va-lang-kinh-duong-vuong-dau-an-thieng-ve-thoi-mo-nuoc.html) -Thật là tự hào, chúng ta có nhà nước Cực Lạc, Hồng Bàng, Xích Quỷ (sao Quỷ Đỏ ở phương Nam), Văn Lang, Nam Việt, Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Ngu, Việt nam với Văn minh lúa nước và thuần phục trâu cấy cầy....từ thời Vua Phục Hy và Thần Nông của nhà nước Cực Lạc. Đóng đô ở Thạch Thất Hà nội. Kinh Dương Vương được Vua Cha Đế Minh giao cai quản nước Xích Quỷ, từ phía Nam sông Dương Tử. Xích là đỏ, Quỷ là sao Quỷ (nằm trong nhị thập Bát Tú). Thời kỳ này là khoảng 2879 năm trước công nguyên (cách 2013 là 4892 năm) Lạc Long Quân lấy Mẫu Thoải Âu Cơ, Đệ Tam Thánh Mẫu, đẻ ra 100 trứng ở Đền Lăng Xương, Thanh Thuỷ, Phú Thọ. Nơi đây có suối nước nóng của đứt gẫy vỏ trái đất, nhận Địa khí, gần với Ba vì, nơi nhận được Thiên khí. Các con theo Cha xuống biển ở Hà Đông, theo Mẹ lên núi ở Việt trì, Phú Thọ. Người con cả được phong là Vua Hùng. Chúng ta có 108 Vua Hùng (18 Vua Hùng ghi trong sử sách là những người có công mở cõi). Đền Thờ các Vua Hùng, mộ các Vua Hùng, các Mẫu....đều nằm ở Kinh đô cổ Phong Châu, Vân nội, Hà Đông. -Kinh đô cổ của các nhà nước Cực Lạc, Hồng Bàng, Lạc Việt, Văn Lang, còn nằm ở các Huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hoà, Hà Đông...Phố Xốm, Vân Nội, Hà Đông chính là Phong Châu cổ, Kinh đô của Vua Hùng Tinh hoa văn hóa Việt với tư duy minh triết .GS-TSKH-VS Nguyễn Xuân Trường Tiến; Chủ tịch Hội Cơ Học Đất và Địa Kỹ thuật Công Trình Việt nam, VSSMGE. http://nguyenngocson.vn/?module=news_detail&cat_id=12&id=453 -Kinh Dương Vương húy Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc (đổi họ Thần Nông thành họ Hồng Bàng) là con trai trưởng của Thái Khương Công- Nguyễn Minh Khiết và bà Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát. Chồng lấy vợ hai, mẹ con bị bạc đãi. Bà Đỗ Quý Thị giận, đem Lộc Tục vào núi Hòa Bình tu. Nhiều năm cụ tu ở Động Tiên, huyện Lạc Thủy- Hòa Bình. Cụ cùng tám người em trai nuôi dạy con trai là Nguyễn Lộc Tục. Lớn lên Lộc Tục đánh thắng giặc Gạc Ma được cha Nguyễn Minh Khiết phong Thánh Tổ làm vua hiệu Kinh Dương Vương. Ngài lập kinh đô ở bến Ong, làng Vân Lôi (Kẻ Xốm) đặt tên nước là Xích Quỷ. Ngài sinh ngày 17- 8. Mất ngày 25- 12. Mộ táng tại chỗ giáp ranh hai làng Quang Lâm và Vân Nội- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Đền thờ ngài 24 tòa xây tại 24 làng. Đạo Của Tổ Tiên Việt. MAI THỤC http://newvietart.com/index3.5181.html Những thông tin trên cho thấy, ít nhất trên đất nước ta có hai nơi được cho là có mộ của Kinh Dương Vương. Cố nhiên, một câu hỏi nảy sinh: một người sao lại có tới hai ngôi mộ? Từ đó dẫn tới sự hoài nghi về tính xác thực của những ngôi mộ này. Đành rằng, mộ thủy tổ là thiêng liêng nhưng khi sự hoài nghi xuất hiện sẽ gây hậu quả khó lường! Vì vậy cần được làm rõ: thực sự đó có phải là mộ của Ngài không? II. Những lý do cho thấy không thể có mộ của Kinh Dương Vương trên đất Việt Nam Từ khảo cứu nhiều nguồn tài liệu, chúng tôi xin trình ra những lý do khẳng định không thể có mộ Kinh Dương Vương trên đất Việt Nam Lý do thứ nhất: dựa vào thư tịch. - Cuốn sách sớm nhất nói tới Phục Hy, Thần Nông là Kinh Dịch, do Khổng Tử san định vào cuối thời Xuân Thu, cách nay gần 2500 năm. Kinh Dịch viết: “Họ Bào Hy mất, họ Thần Nông xuất hiện, dạy dân lấy gỗ đẽo cày, họp chợ. Tất cả đều lấy hứng tứ quẻ Ích.” -Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái cổ, hai ông kia là Toại Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra Bát quái và thư khế (văn tự, khế ước). Có sách nói Phục Hy sống ở thế kỷ 43 TCN. -Trong tài liệu Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh, bác sĩ Trần Đại Sĩ ghi cuộc điều tra điền dã của ông như sau: “Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang… Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi: “Thiên-đài di sự lục. Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.” Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào ? Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn. Minh-Văn còn kể thêm : « Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».[1] Tài liệu này là chứng cứ cho thấy truyền thuyết Đế Minh tuần thú phương Nam, tới núi Thiên Đài lập đàn tế cáo trời đất xuất hiện từ xa xưa và phổ biến ở vùng Giang Nam. Đó cũng là thêm bằng chứng về việc ra đời nước Xích Quỷ. Trong khi đó, những người chủ trương Châu Phong Hà Đông là kinh đô và nơi an nghỉ của Phục Hy, Thần Nông, Kinh Dương Vương chỉ dựa vào cuốn Cổ Lôi ngọc phả truyền thư, xuất hiện quá mới, khoảng giữa thế kỷ XIX, lại đầy mâu thuẫn mà nhiều người chỉ ra là ngụy thư, có đáng tin không? Ngay với ngôi mộ ở Thuận Thành Bắc Ninh, dù có thần tích, bia ký rồi sắc phong thì tất cả cũng đều quá mới, không có giá trị sử liệu xác nhận đó thực sự là mộ của Kinh Dương Vương. Lý do thứ hai: Cho rằng các vị Phục Hy, Thần Nông, Kinh Dương vương sống ở Phong Châu Hà Nội, Thuận Thành Bắc Ninh. Từ khảo sát hơn trăm cốt sọ thời Đồ Đá tới thời Kim khí được phát hiện ở Đông Nam Á (Việt Nam chiếm 70 mẫu), Giáo sư Nguyễn Đình Khoa trong cuốn Nhân chủng học Đông Nam Á (NXB DH&THCN. H,1983) xác nhận: “Suốt thời Đồ đá, dân cư ở Việt Nam và Đông Nam Á gồm hai chủng Indonesian và Melanesian, đều thuộc loại hình Australoid”. Do 4879 năm trước trên đất nước ta thuộc Thời Đồ đá, chỉ có người Australoid nên mặc nhiên, Kinh Dương Vương nếu sống ở nước ta thời đó cũng là người Australoid. Hệ quả là, một người mang gen Australoid không thể sinh ra người mang gen Mongoloid phương Nam. Điều này có nghĩa, các vị không thể là tổ tiên người Việt! Lý do thứ ba: không có di tích kinh đô. Nói tới kinh đô cổ mặc nhiên phải nói tới di tích của thành trì, khu dân cư. Ở Phong Châu không hề thấy dấu vết nào như vậy. Tài liệu khảo cổ của vùng chỉ phát hiện những ngôi mộ dân thường, kèm theo tiền Ngũ thù thời Hán của những thế kỷ đầu Công Nguyên. Trong khi đó, ở vùng Thái Hồ Nam Dương Tử, từ năm 1936 phát hiện văn hóa Lương Chử có địa giới tương đương với nước Xích Quỷ. Kinh đô Lương Chử hình chữ nhật gần tròn, rộng 3.000.000 m2, vẫn còn di tích hai bức thành dài 1700 m và 1500 m, có đáy rộng 60 m, cao 40 m và mặt thành 40 m. Một quốc gia rộng lớn như Văn Lang mà kinh đô Phong Châu không có thành lũy thì vua quan, quân đội đóng ở chỗ nào? Lý do thứ tư: vào thời của Kinh Dương Vương, vùng Bắc Ninh, Hà Nội còn chìm trong biển nước. Sách cổ ghi Phục Hy sống khoảng 4000 năm TCN, Thần Nông khoảng 3080 năm TCN và Kinh Dương Vương 2879 năm TCN. Trong khi đó, khảo cổ học đồng bằng sông Hồng cho thấy: “Vào thời kỳ đồ đồng (2000-700 năm TCN) đang trong giai đoạn biển thoái Radrian, lúc này các thùy châu thổ của đồng bằng châu thổ sông Hồng đã được hình thành và được mở rộng dần về phía biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cư dân cổ chuyển dần xuống định cư tại các vùng đất thấp hơn. Từ giai đoạn Phùng Nguyên đến Đồng Đậu và Gò Mun, chúng ta có thể thấy rõ sự phân bố của các di tích có sự dịch chuyển dần xuống các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thời đại đồ sắt- văn hóa Đông Sơn 2700-1800 cách nay Trong giai đoạn này, mực nước biển cũng có sự dao động, đầu tiên là mực nước biển dâng lên và đến giai đoạn khoảng 2000 năm, mực nước biển lại rút dần. Diện phát triển và phân bố của văn hoá Đông Sơn lớn rộng hơn, đông đặc hơn các di tích tiền Đông Sơn, trong giai đoạn sớm các di tích phân bố chủ yếu ở vùng rìa cao của đồng bằng châu thổ. Trong quá trình phát triển, nó tràn đến cả những vùng thấp, trũng. Những nơi cư trú của thời này có quy mô to lớn hơn trước, nhiều di tích lại tập trung thành từng nhóm, cụm xung quanh một khối cư trú tạo thành các trung tâm như trung tâm Vinh Quang, Cổ Loa, Phú Lương, Việt Khê...”[2] Như vậy, phải tới thời kỳ văn hóa Đông Sơn muộn, khoảng 200 năm TCN, con người mới tụ cư tại Kẻ Ốc (Cổ Loa) mà Vân Nội gần đó không phải là một di chỉ khảo cổ. Điều này có nghĩa là, vào năm 2879 TCN, cả vùng Hà Đông, Bắc Ninh còn chìm trong nước sâu của vịnh Hà Nội. Làm cách nào Kinh Dương Vương dựng được kinh đô trên biển nước mênh mông? Vào thời điểm sớm nhất con người đến sống trên vùng đất này, khoảng 200 năm TCN thì Kinh Dương Vương đã chết được hơn 2600 năm. Vậy tìm đâu xương cốt Ngài đem về đây cải táng? III. Lý giải về những ngôi mộ được cho là của Kinh Dương Vương. Khi châu thổ sông Hồng được bồi tụ, người từ Thanh Nghệ kéo ra, từ Đồng Đậu Phú Thọ xuống rồi người Việt từ nam Trung Quốc trở về. Người trở về mang theo những kỷ niệm từ đất tổ Núi Thái - Trong Nguồn phía Nam Hoàng Hà Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra cùng những câu chuyện về Thần Nông, Kinh Dương Vương, nước Xích Quỷ, cha rồng mẹ tiên và một bọc trăm trứng… Những câu chuyện xa xưa đã thành truyền thuyết lưu truyền trong ký ức nhân dân một cách bền bỉ. Từ thời Trần, những câu chuyện như vậy được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… càng hun dúc tâm trí người dân nhớ tới cội nguồn. Có thể những kịch bản như sau đã xảy ra: Tại vùng Vân Nội Hà Đông, một lúc nào đó, do lòng kính ngưỡng tổ tiên thôi thúc, các già làng bàn nhau, chọn cuộc đất đẹp đắp ngôi mộ gió của Thủy tổ Kinh Dương Vương để bái vọng. Truy từ sách vở ngày mất của Tổ rồi hàng năm theo lệ tế lễ. Một phần do việc làm này, văn hóa cùng phong tục tập quán của làng trở nên tốt đẹp hơn. Tiếng lành đồn xa, người trong vùng quy tụ tới nơi thờ Tổ. Cũng do vậy, việc làm ăn của người dân phát đạt hơn. Do kinh tế khá lên, các vị già làng huy động công đức của bá tánh chỉnh trang mộ và xây đền thờ… Khoảng năm 1840, một số vị có chữ trong làng, dựa vào truyền ngôn và sách vở tạo ra sách Cổ Lôi ngọc phả truyền lại. Còn ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sự việc có thể như sau: Do vị trí của mình, từ trước Công nguyên, Liên Lâu sớm trở thành nơi đô hội sầm uất với những chùa chiền được xây dựng rồi là nơi đóng trị sở của chính quyền đô hộ. Do vậy kinh tế và văn hóa ngày càng thịnh vượng. Còn ở vùng Á Lữ thì do bên sông Đuống hung hãn nên được khai thác muộn hơn. Tài liệu lịch sử còn ghi: “Dưới triều Lê sơ những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã vỡ và gây ngập lụt triền miên trong thời nhà Nguyễn, và lúc đó đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đã đề xuất giải pháp nắn chỉnh, khai đào đoạn khởi đầu sông Đuống (tức sông Thiên Đức thời bấy giờ), chuyển cửa nhận nước từ sông Hồng dịch về phía thượng nguồn, giúp cho việc phân lũ sông Hồng được thuận lợi. Nhưng phải sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Từ đó, sông Đuống trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng.” [3] Có thể là tới cuối thời Lê, cũng do thôi thúc của tâm linh, các già làng Á Lữ bàn nhau chọn đất đắp ngôi mộ của Thủy tổ Kinh Dương Vương. Sau đó, do kinh tế trù phú lên, các cụ xây lăng, dựng đền thành nơi thờ tự sầm uất. Nằm trong cảnh quan vùng Liên Lâu, theo thời gian, khu lăng mộ và đền Á Lữ trở nên thắng tích nổi tiếng. Năm Gia Long thứ 10, nhận được sắc phong của triều đình. Từ đó tới nay, việc thờ tự được người dân duy trì. Năm tháng qua đi, người đời sau vì không biết nguyên do xuất hiện của ngôi mộ mà chỉ thấy lăng mộ, đền thờ cổ linh thiêng nên lầm tưởng đó chính là nơi an nghỉ của Thủy tổ. Cũng có sự thực là, từ gần 5000 năm trước, Tổ Kinh Dương Vương đã yên nghỉ ở kinh đô Lương Chử với lăng tẩm rồi đền đài uy nghiêm. Nhưng thời gian trôi, vật đổi sao dời, đất bao lần thay chủ. Lăng mộ, đền đài hoang phế, mất dấu. Hồn thiêng của tổ tiên dù ở nơi cực lạc nhưng khi muốn cũng không có nơi tìm về. Từ khi những ngôi mộ gió thành tạo, lòng kính ngưỡng của con cháu thấu tới cõi linh thiêng. Theo phong tục người Việt, con cháu đâu, ông bà ở đấy, tổ tiên vui lòng nên cũng về với con cháu trong những ngày lễ trọng. Có thể, một vài nhà ngoại cảm, với khả năng đặc biệt, giao tiếp được với tổ tiên đã củng cố thêm lòng tin cho dân… Chúng tôi cho rằng, dù chỉ là những ngôi mộ gió được đắp để bái vọng tổ tiên thì việc hiện diện của những ngôi mộ và lăng rồi đền thờ là điều vô cùng quý giá. Nó thể hiện bản thể tốt đẹp của văn hóa Việt tộc biết uống nước nhớ nguồn, thờ kính tổ tiên. Đó cũng là di sản vật chất giúp cho ổn cố tâm linh, gắn kết cộng đồng dân tộc. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta cùng con cháu là phải nối tiếp công việc của tiền nhân giữ gìn, tôn tạo những cố tích thiêng liêng quý giá này. Mặt khác, cũng cần công khai với con cháu và du khách: đấy là những ngôi mộ, ngôi đền mà tiền nhân chúng tôi đựng lên để từ xa bái vọng tổ tiên, những người từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa, sau đó trở về sinh thành dân tộc chúng tôi. Cần minh bạch như vậy để một mặt tránh sự u mê ngu tín của những người vô minh. Mặt khác cũng giải tỏa sự hoài nghi của những người chưa hiểu biết tường tận. Danh có chính ngôn mới thuận là vậy! Sài Gòn, 2 tháng 11 năm 2015 Tài liệu tham khảo:1. Trần Đại Sĩ. Về Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh. http://www.vietnamvanhien.net/NuiNguLinh.pdf2. Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Khảo cổ đồng bằng sông Hồnghttp://caf.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/NghienCuuKhoaHoc/view_detail.aspx?iDCapCoQuan=47&ItemID=1714 3. Wikipedia: Việc đắp đê sông Hồng Tôi ghi chú: - Nằm ở khu vực Thanh Oai, Hà Đông. Trên bản đồ Hà Đông này lại thuộc phía tây nam so với Hà Nội, tức thuộc phương tây nhưng ghì tên "Hà Đông". Đây là điều đặc biệt, nằm phái hữu ngạn sông Hồng. - Khu vực mộ các Vua Hùng khác cũng có sử sách ghi lại. - Vùng Lương Sơn - Hòa Bình (Lương Sơn Bạc và 108 anh hùng) và Chúc Sơn có cái tên giống trong truyện Thủy Hử và Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài. Bản đồ Lương Sơn và Hà Đông Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2015 Về sọ người cổ 63.000 năm tuổi tìm thấy ở Lào Đăng Bởi Hà Văn Thùy - 06:39 26-08-2015 Đọc dòng chữ “Phát hiện cũng cho thấy người tiền sử không hề di chuyển dọc theo bờ biển châu Á trong quá trình di cư từ châu Phi tới Australia – một giả thuyết được nhiều nhà nhân chủng ủng hộ. Thay vào đó, tổ tiên của người Đông Nam Á đã vượt qua những địa hình hiểm trở để tiến vào đất liền,” tôi sinh nghi, buộc phải tìm đọc nguyên văn trên AFP. Dễ dàng tìm được: Lao skull earliest example of modern human fossil in Southeast Asia (Sọ Lào, hóa thạch sớm nhất của người hiện đại ở Đông Nam Á). Trong bài viết của mình, nhà nhân chủng học Laura Shackelford, Giáo sư Đại học Mỹ Illinois cho biết, năm 2009, nhóm của bà phát hiện một sọ người hóa thạch tại hang Tam Pa Ling (hang Khỉ) trên dãy Trường Sơn thuộc Bắc Lào. Qua quá trình khảo sát tới năm 2012, đưa ra kết luận: - Đó là sọ người hiện đại Homo sapiens có tuổi từ 46.000 đến 63.000 năm, sớm hơn những cốt sọ tìm thấy ở Đông Nam Á 20.000 năm. - Phát hiện này viết lại lịch sử di cư của con người tới Đông Nam Á. Dò tìm câu văn gây hoài nghi cho mình, tôi gặp: The find reveals that early modern human migrants did not simply follow the coast and go south to the islands of Southeast Asia and Australia, as some researchers have suggested, but that they also traveled north into very different types of terrain, Shackelford said. Dịch chính xác phải như sau: “Phát hiện cho thấy người di cư không chỉ đơn thuần đi theo bờ biển về phía nam tới các đảo Đông Nam Á và Úc, như một số nhà nghiên cứu đã gợi ý, mà họ cũng đi về hướng bắc, nơi có địa hình rất khác, Shackelford nói.” Nghĩa câu văn này rất rõ ràng. Tiếc là tác giả bài báo đã dịch sai, không chỉ khiến cho ý nghĩa của câu văn thay đổi mà còn đưa tới nhận định rất sai về mặt khoa học. Một thí dụ điển hình của thành ngữ: dịch là phản! Câu trên cũng cho thấy, Giáo sư Shackelford chưa hiểu đúng công bố của các nhà di truyền học từ đầu thế kỷ như J.Y. Chu, Stephen Oppenheimer bởi các vị này đã nói rõ: người tiền sử từ châu Phi tới Việt Nam, sau đó từ Việt Nam đi sang Ấn Độ, lên Trung Hoa rồi vượt eo Beringa chiếm lĩnh châu Mỹ. Hoàn toàn không có chuyện các nhà nghiên cứu cho rằng người di cư chỉ đi theo con đường phía Nam. Hang Khỉ (Tam Pa Ling) Về sự kiện “sọ Lào”, xin được trình bày như sau: Trước hết, cần hiểu đúng về thuật ngữ Đông Nam Á. Ngày nay, Đông Nam Á là 10 nước thuộc khối ASEAN nhưng vào Thời Băng Hà, từ đặc điểm địa lý, khí hậu, phân bố động, thực vật, địa giới ĐNA lên tới phía Nam Dương Tử. Năm 1958, tại làng Liujiang tỉnh Quảng Tây, phát hiện cốt sọ người cổ. Sau nhiều năm khảo cứu, giới khoa học thống nhất, đó là sọ một người Mongoloid 68.000 năm tuổi. Khảo cổ học cũng phát hiện tại hồ Mungo nước Úc một sọ người Australoid 68.000 năm. Hai cốt sọ đã chứng minh cho khám phá của di truyền học về con đường thiên di của con người từ châu Phi sang phương Đông: 85.000 năm trước, dòng di cư rời châu Phi, theo ven biển Ấn Độ rồi vượt biển tới Mã Lai, Indonesia. 70.000 năm cách nay, trong khi dòng người tiếp tục theo các đảo Đông Nam Á, tới châu Úc thì từ phía Tây Borneo, một hướng di cư gồm hai đại chủng Mongoloid và Australoid đi lên phía Bắc, vào thềm Biển Đông. Tại đồng bằng rộng lớn này, trong khi đa số họ gặp nhau, hòa huyết cho ra người Việt cổ thì có những nhóm Mongoloid riêng rẽ đi lên Tây Bắc Đông dương rồi do bị băng hà ngăn chặn, họ dừng lại. Lưu Giang chỉ cách biên giới nước ta hơn 100 km nên có lẽ sọ Lưu Giang thuộc đợt di cư sớm này. Phải tới 40.000 năm trước, nhờ khí hậu ấm hơn, họ đi lên Tây Tạng và đất Mông Cổ, sau thành người North Mongoloid. Trong khi đó, cũng có những nhóm người Australoid riêng rẽ từ Việt Nam băng qua Trường Sơn sang Lào, qua Miến Điện vào Ấn Độ. Một sự kiện đáng chú ý là, trên đường thiên di, người di cư đã vào Ấn Độ trước. Nhưng 74.000 năm cách nay, núi lửa Toba trên đất Indonesia phun trào, nham thạch phủ dầy tiểu lục địa Ấn, tàn phá môi sinh, tiêu diệt khoảng 10.000 người. Tiếp theo là mùa đông nguyên tử kéo dài hơn nghìn năm. Thời gian rất dài đất Ấn Độ vắng bóng người. Mãi sau đó, người từ khu vực xung quanh mới lần lượt xâm nhập trở lại. Khoảng hơn 60.000 năm trước, một số ít người Australoid (nguyên châu Phi) từ Việt Nam đi sang phía tây, chiếm lĩnh Ấn Độ, trở thành dân cư bản địa đầu tiên của xứ này. Khoảng 50.000 năm trước, người Việt cổ chủng Indonesian từ Việt Nam di cư sang đất Ấn. Hòa huyết với nhau, hai dòng người sinh ra người Dravidian, chủ thể của dân cư Ấn cho tới 2.000 năm TCN. Các tài liệu di truyền học nói về con đường di cư như trên của con người tới Việt Nam và Đông Á. Vì vậy việc chưa tìm thấy di cốt người cổ ở Lào, Mianmar là điều bất thường trong suy nghĩ của tôi. Nhưng tôi cho rằng, do số người di cư quá ít nên di cốt của họ cũng hiếm. Việc phát hiện sọ cổ của người hiện đại ở Lào đã chứng tỏ những khám phá mang tính tiên tri của di truyền học là hoàn toàn chính xác. Phát hiện di cốt người cổ 63.000 năm tuổi ở Lào rất có ý nghĩa vì tô đậm bản đồ khảo cổ Đông Nam Á. Nó cũng chứng minh sự đúng đắn của những khảo sát di truyền học trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên sự kiện này không hề “viết lại lịch sử di dân tới Đông Nam Á” như tác giả Laura Shackelford quá lời mà nó chỉ xác nhận những khám phá từ đầu thế kỷ XXI của các nhà di truyền học. Và nó càng chứng minh rằng Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc Đông Á. 26. 8 2015Hà Văn Thùy Người hiện đại tới châu Á sớm hơn châu Âu Theo Live Science, hóa thạch tìm thấy trong hang động Fuyan, tỉnh Hồ Nam có niên đại khoảng 80.000 - 120.000 năm, là bằng chứng về người hiện đại lâu đời nhất được tìm thấy ngoài châu Phi. Trước đó, giới khoa học cho rằng, người hiện đại Homo sapiens mới xuất hiện ở châu Á khoảng 50.000 năm trước. "Cho đến nay, phần lớn giới khoa học tưởng rằng, người Homo sapiens không hiện diện ở châu Á cho đến thời điểm 50.000 năm trước", Wu Liu, nhà nhân chủng học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và là tác giả nghiên cứu, cho biết. Mẫu răng hóa thạch tìm thấy ở Trung Quốc. (Ảnh: Live Science). 47 hóa thạch răng người được tìm thấy ở Fuyan từ năm 2011 đến 2013, cùng nhiều xương cốt của con người và động vật như gấu trúc, lợn. Các nhà khoa học hôm nay công bố phát hiện này trên tạp chí Nature. Loài người hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi khoảng 200.000 năm trước, sau đó di cư đến những châu lục khác, tuy nhiên, giới khoa học vẫn chưa rõ thời gian và địa điểm di cư. "Phát hiện này, cùng với những kết quả nghiên cứu khác, cho thấy miền nam Trung Quốc có thể là khu vực trung tâm của sự xuất hiện và tiến hóa của người hiện đại ở Đông Á", Wu Liu cho biết. Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có thể làm sáng tỏ tại sao người hiện đại di cư khá muộn sang châu Âu. Không có bằng chứng cho thấy người hiện đại có mặt ở châu Âu từ 45.000 năm trước, trong khi đó, họ có mặt ở miền nam Trung Quốc ít nhất từ 80.000 năm trước. Rất có thể, người Neanderthals đã ngăn cản người hiện đại vào châu Âu. "Có lẽ châu Âu lúc đó quá nhỏ bé để hai loài có trí thông minh và tập quán phức tạp cùng sinh sống", María Martinón-Torres, đồng tác giả nghiên cứu, đại học Colleage London cho biết. Sau này, khi người Neanderthal dần biến mất vì sống cô lập hàng nghìn năm và phải trải qua những mùa đông giá rét khắc nghiệt, người Homo sapiens mới đặt được chân vào châu Âu. Cập nhật: 16/10/2015 Theo VnExpress Hóa thạch mới cho thấy động vật linh trưởng có tổ tiên ở châu Á Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trực tuyến trên tờ Proceedings of the Royal Society B (Biological Sciences) ngày 1 tháng 7 năm 2009, một động vật linh trưởng hóa thạch mới được phát hiện tại Myanmar tiết lộ rằng tổ tiên chung của người, khỉ không đuôi và vượn có thể đã tiến hóa từ động vật linh trưởng châu Á, chứ không phải châu Phi như nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghĩ. Tiêu điểm chính của nghiên cứu cổ sinh học mới đây tập trung vào nguồn gốc của động vật linh trưởng dạng người (gồm con người, khỉ, khỉ không đuôi) từ động vật linh trưởng nguyên thủy hơn sống ở trước đó với tên gọi bộ bán hầu (gồm vượn cáo, khỉ lùn tarsier, cùng các họ hàng đã tuyệt chủng của chúng). Trước các khám phá mới đây ở Trung Quốc, Thái Lan, và Myanmar, hầu hết các nhà khoa học tin tưởng rằng vượn người có nguồn gốc từ châu Phi. Đầu năm nay, phát hiện về xương sống của động vật linh trưởng hóa thạch “Ida” tại Đức khiến cho một số nhà khoa học cho rằng động vật linh trưởng dạng người tiến hóa từ loài adapiform trông giống như vượn cáo. Phát hiện động vật linh trưởng hóa thạch mới đây tại Myanmar tiết lộ rằng tổ tiên chung của người, khỉ không đuôi và vượn có thể đã tiến hóa từ động vật linh trưởng châu Á, chứ không phải châu Phi như nhiều nhà nghiên cứu vẫn nghĩ. (Ảnh: Mark A. Klingler/ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie). Theo tiến sĩ Chris Beard – nhà cổ sinh học thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Pittsburgh, Pennsylvania, đồng thời là thành viên của nhóm nghiên cứu quốc tế về những phát hiện vượn người ở Myanmar – thì loài động vật linh trưởng mới, Ganlea megacanina, cho thấy vượn người đầu tiên bắt nguồn từ châu Á hơn là châu Phi. Những vượn người châu Á sơ khai này khác một cách cơ bản so với những loài adapiform như Ida, điều này chứng tỏ rằng Ida có liên hệ họ hàng với các loài vượn cáo hiện đại hơn là với khỉ, khỉ không đuôi và con người. Hóa thạch Ganlea megacanina 38 triệu năm tuổi, được khai quật ở nhiều địa điểm khác nhau thuộc miền trung Myanmar, thuộc về một loài và một giống mới. Tên của loài mới này phỏng theo tên làng Ganle, gần vùng đã tìm ra hóa thạch, và những chiếc răng lớn có hình dáng giống răng chó chính là đặc điểm phân biệt loài này với các động vật linh trưởng họ hàng khác. Những vết trầy, sứt trên răng cho thấy Ganlea megacanina đã dùng những chiếc “răng chó” này để cậy lớp vỏ cứng bên ngoài của các loại quả nhiệt đới và lấy ra ruột quả chứa dinh dưỡng bên trong. "Cách ăn này chưa từng được ghi nhận ở bất kì loài động vật linh trưởng bán hầu nào, nhưng là nét đặc trưng của khỉ saki Nam Mĩ hiện đại cư trú ở vùng lưu vực sông Amazon,” tiến sĩ Beard cho biết. “Ganlea cho thấy vượn người châu Á sơ khai 38 triệu năm trước cũng đã đảm nhận vai trò sinh thái của khỉ hiện đại.” Ganlea và những loài họ hàng gần gũi nhất của nó thuộc về một họ động vật linh trưởng dạng người châu Á đã tuyệt chủng được gọi chung là Amphipithecidae. Hai loài trong họ này, Pondaungia và Myanmarpithecus, cũng đã được tìm thấy ở Myanmar, trong khi loài thứ ba, Siamopithecus, đã được phát hiện ở Thái Lan trước đó. Một phân tích chi tiết về các quan hệ tiến hóa của chúng cho thấy những loài thuộc họ này có quan hệ mật thiết với các động vật dạng người ngày nay, và tất cả các loài Amphipithecidae ở Miến Điện (Myanmar trước kia) đã tiến hóa từ một tổ tiên chung duy nhất. Một số nhà khoa học trước đây từng lập luận rằng những loài này không phải là động vật dạng người, chúng có quan hệ gần hơn với loài adapiform dạng vượn cáo. Phát hiện về Ganlea ủng hộ mạnh mẽ cho ý kiến họ Amphipithecidae là động vật họ người, bởi adapiform chưa bao giờ tiến hóa những đặc tính cần thiết để trở thành loài có đặc trưng là ăn quả, hạt. Thực tế, toàn bộ họ này ở Miến Điện đều có nét đặc trưng là ăn quả, hạt, đảm nhận vai trò sinh thái giống như khỉ pitheciine hiện đại sống ở lưu vực sông Amazon vùng Nam Mỹ. Trong suốt kỉ Eocene, khi Ganlea và các loài khác thuộc họ Amphipithecidae tồn tại trên đất Myanmar ngày nay, chúng sống ở vùng đồng bằng cửa sông do nước lũ tạo thành, nơi có các đặc điểm môi trường tương tự như vùng lưu vực sông Amazon hiện tại. Hóa thạch của Ganlea megacanina được phát hiện lần đầu tiên ở Myanmar vào tháng 12 năm 2005. Công trình nghiên cứu ngoài trời này là sự hợp tác của các nhà khoa học đến từ một vài viện ở Myanmar, cũng như Đại học Poitiers và đại học Montpellier của Pháp, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh, bang Pennsylvania, và Bộ tài nguyên Khoáng sản Thái Lan. Kinh phí của chương trình được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp. Cập nhật: 06/07/2009 G2V Star (Theo ScienceDaily) Hóa thạch động vật có xương sống trong đá vôi Trias trung ở Việt Nam Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2000, vườn quốc gia Cúc Phương đã phối hợp với Bảo tàng Địa chất Hà Nội tổ chức nghiên cứu tại thực địa hóa thạch động vật có xương sống trên vách đá vôi trong vườn quốc gia Cúc Phương. Nếp uốn trong đá vôi phân lớp Hóa thạch lộ ra trên vách cửa đá vôi phân lớp mỏng màu xám sẫm thuộc Hệ tầng Đồng Giao, tuổi Trias T2. Phần lộ ra của hóa thạch là một đoạn xương sống dài 70cm gồm 18 đốt sống, trong đó có 12 đốt nguyên vẹn. Các đốt sống hình viên trụ thót giữa, mặt lõm, dài 3,5-4cm, đường kính giữa thân đốt sống 2,0-2,5cm; đường kính giữa thân đốt 2,0-2,2cm. Cùng với các đốt sống, có hai xương đòn ngắn. Một cấu trúc không rõ ràng, trông tựa cấu trúc "xương vây", 4 xương sườn nhọn dài khoảng 4cm, một số xương như vậy cũng có mặt rảirác trên đá. Quan sát một số mảnh vỡ thấy có cấu trúc xương rõ ràng. Trên tuyến đường vào địa điểm chứa hóa thạch, các nhà địa chất đã kết hợp quan sát các dấu hiệu trầm tích và cấu trúc trên đá vôi cũng như sự biểu hiện của các dấu hiệu hình thái và phần thực vật. Sơ đồ phân bố hóa thạch trên mặt lớp đá vôi Từ những quan sát trên, các nhà địa chất có những nhận định ban đầu như sau: 1. Đây là hóa thạch thực thụ của một loại động vật xương sống ở biển được chôn vùi trong trầm tích biển Trias trung T2, cách ngày nay khoảng 200-230 triệu năm. Căn cứ trên các địa điểm hình thái xương sống chưa thể khẳng định ngay hóa thạch này là cá hay bò sát dạng cá. Vì các đốt sống mang đặc trưng của cá, nhưng các xương đòn và xương sườn lại mang dấu hiệu của bò sát. 2. Tuy nhiên, dù là cá hay bò sát thì đây vẫn là hóa thạch động vật xương sống lần đầu tiên phát hiện trong trầm tích Trias ở Việt Nam. Phát hiện này có ý nghĩa tạo ra tiền đề cho việc mở rộng nghiên cứu, phát hiện tiếp tục hóa thạch động vật sương sống trong các thành tạo này ở các vùng khác trên đất nước ta. Sự có mặt của hóa thạch và các dấu hiệu địa chất đặc biệt trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao sẽ làm tăng thêm giá trị nghiên cứu, tham quan của vườn quốc gia khi thiết kế tuyến tham quan, nghiên cứu ở đây. 3. Vì tất cả những lý do nêu trên, các nhà địa chất cần bảo vệ nguyên trạng hóa thạch tại hiện trường, nghiên cứu chi tiết hóa thạch đã có; tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm hóa thạch trong đá vôi hệ tầng Đồng Giao ở vườn quốc gia Cúc Phương, tu chỉnh và bảo quản hóa thạch theo quy trình bảo tàng ngoài trời Hóa thạch trong đá vôi Cập nhật: 10/11/2005 H.T (theo Bảo tàng địa chất Hà Nội) Người hiện đại có chung nguồn gốc từ châu Phi Nguồn gốc của người hiện đại và sự định cư của con người từng gây tranh cãi với hai giả thiết khác nhau. Một bên là mô hình “Out of Africa” (Ra khỏi châu Phi) khẳng định người Homo sapiens có nguồn gốc từ một nơi duy nhất ở châu Phi, sau đó đã di dân đến các lục địa khác. Mô hình thứ hai cho rằng sự tiến hóa từ người Homo erectus sang người Homo sapiens đã diễn ra tại nhiều nơi trên toàn cầu một cách độc lập. Sau nhiều phân tích, nhà cổ sinh vật học người Anh Andrea Manica và các cộng sự thuộc Trường Đại học Cambridge khẳng định họ đã tìm ra câu trả lời cuối cùng. Theo họ, người Homo sapiens ra đời từ khu vực châu Phi bán hoang mạc. Nhờ một nghiên cứu diện rộng về gien và khảo cổ học, họ đã tìm ra các yếu tố xác định. Đó là nghiên cứu tính đa dạng gien ở các cư dân trên khắp thế giới và hơn 6.000 hộp sọ cổ rải rác trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, càng đi xa chiếc nôi châu Phi, tính đa dạng gien càng giảm. Qua nghiên cứu các hộp sọ, tỉ lệ thay đổi hình thái cao nhất được tìm thấy ở khu vực Đông Nam châu Phi và giảm khi xa dần lục địa. Do đó giả thiết “Out of Africa”, tức người hiện đại có chung một nguồn gốc duy nhất được công nhận. Người Homo sapiens có thể đã xuất hiện từ khu vực châu Phi bán hoang mạc cách đây khoảng 150.000 năm để rồi đi chinh phục châu Á và châu Âu. V.NCập nhật: 21/07/2007 Theo Sciences & Avenir, Đài TH Tp. Hồ Chí Minh Người châu Á có nguồn gốc từ Đông Nam Á Một nghiên cứu công bố ngày 12/12, cho rằng người dân châu Á hiện nay có tổ tiên bắt nguồn từ Đông Nam Á. Đây là kết quả do các nhà nghiên cứu 10 nước châu Á và Mỹ thực hiện trong 4 năm. Hình vẽ các tộc người ở Châu Á đầu thế kỷ 20. Ảnh: wikipedia Họ cho rằng, tổ tiên của người dân châu Á có thể bắt đầu từ Ấn Độ rồi di cư sang Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines trước khi di chuyển lên phía đông bắc Á. Các nhà nghiên cứu còn cho biết sự đa dạng về gen của người dân châu Á tăng dần từ miền nam lên miền bắc. Kết quả này đã phản bác lại học thuyết người châu Á bắt nguồn từ Trung Á trước đây. Cập nhật: 12/12/2009 Theo SGTT Tôi ghi chú: - Nơi có quần cư của loài linh trưởng thuận tiện nhất trong tự nhiên sẽ kích thích sự chuyển đổi thành "Con người tiền sử đầu tiên" tức tương tác Âm Dương trong một xã hội linh trường có lợi nhất trong sự dịch chuyển của sinh lý và tư tưởng. - Loài linh trưởng là phổ biến trên địa cầu, giống như động vật thời khủng long cũng vậy. - Nơi gần các dòng sông, nơi thấp trũng, gần biển, mang tính Dương so với vùng cao, Âm. - Nơi được cho là phát tích con người đầu tiên ở châu Phi không tương ứng với những đặc trưng trên. - Nơi nhận tương tác từ Địa cầu và vào thời điểm tương tác từ Thiên văn hợp lý nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2015 4 câu hỏi về họ hàng mới của loài người Phát hiện về họ hàng mới của loài người mang tên Homo naledi (H. naledi) trong một hang sâu ở Nam Phi làm dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh sự tồn tại của họ. 1. Điều gì khiến loài H. naledi có đặc điểm cơ thể khác biệt? Chân dung mô phỏng người Homo naledi do họa sĩ John Gurche phục dựng từ ảnh quét các bộ xương. (Ảnh: Mark Thiessen/National Geographic). Trước đây, phần lớn các nhà nhân chủng học tin rằng kích thước não bộ và khả năng sử dụng công cụ gắn liền với sự thu nhỏ của răng, chế độ dinh dưỡng tốt hơn, cơ thể lớn hơn và chân dài hơn. Theo quan điểm này, những biến đổi ở cơ thể người nguyên thủy là kết quả từ việc thay đổi hành vi, gây ảnh hưởng đến chế độ ăn và bộ não, H.naledi là trường hợp ngoại lệ. Loài này có răng và tay nhỏ phù hợp để chế tạo công cụ nhưng cũng sở hữu bộ não nhỏ. Ngoài ra, H. naledi còn có đôi chân dài và bàn chân giống con người nhưng vai và các ngón tay có thể giúp leo trèo hiệu quả. Hình dáng cơ thể phác họa từ các mảnh xương của H. naledi (phải) đặt bên cạnh các loài khác như H. erectus (giữa) và australopithecines (trái). (Ảnh: National Geographic). 2. Loài H. naledi xuất hiện từ bao giờ? Nếu H. naledi có niên đại hơn hai triệu năm, loài mới sẽ cho thấy diện mạo sớm nhất của chi Người. Nếu họ xuất hiện cách đây gần một triệu năm, có thể suy ra vài nhóm người nguyên thủy khác nhau sinh sống đồng thời ở phía nam châu Phi, bao gồm người não nhỏ H. naledi. Các nhà nghiên cứu khám phá hốc sâu trong hang đá vôi Rising Star, nơi lưu giữ hơn 1.500 hóa thạch của loài mới. (Ảnh: National Geographic). 3. Tại sao người H. naledi vào được hốc Dinaledi trong hang đá vôi Rising Star? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Nghiên cứu địa chất chỉ ra hốc Dinaledi luôn nằm khuất trong bóng tối, và đường tiến xuống đó rất phức tạp, đòi hỏi phải xác định phương hướng giữa địa hình hiểm trở. Điều này cho thấy H. naledi có thể đã mượn ánh sáng của ngọn lửa để dẫn đường trong hang động. Một bộ xương của người H. naledi đặt giữa hàng trăm mẫu hóa thạch khác lấy từ hang Rising Star. (Ảnh: National Geographic). 4. Tại sao có nhiều bộ xương người H. naledi trong hốc Dinaledi? Câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra những bộ xương còn nguyên vẹn. Chúng có thể chìm lắng sau thời gian dài và bị đẩy vào hốc chứa nhưng cách chúng ta tiến xuống ngày nay. Nhóm nghiên cứu chưa tìm ra bằng chứng cho thấy các bộ xương là kết quả sau khi người H. naledi ngã xuống hang, bị dã thú tấn công hoặc thảm sát hàng loạt. Nó chỉ ra có thể người H. naledi tiến vào hang với ý định chôn cất xác chết ở hốc tối. Nguồn: Khoa học Phát hiện những mảnh xương cổ trong hang động núi Altai có thể là những mắt xích bị khuyết để hiểu về người gốc loài người. Các mảnh sọ và xương sườn của người có niên đại sớm được phát hiện trong các tầng có niên đại thế Pleistocence ở hang động Strashnaya. Thông tin được thông báo bởi Giáo sư Andrey Krivoshapkin, người đứng đầu về Khảo cổ học và Dân tộc học ở Đại học Novosibirsk. Các mẩu xương này được cho là không muộn hơn 50,000 năm cách ngày nay, dẫn theo lời GS. Andrey Krivoshapkin. Một mảnh khác có niên đại ít nhất là 35,000 năm cách ngày nay là một mảnh xương bàn tay-một mẩu xương ngón tay. Cảnh khai quật trong hang động ở thung lũng Altai “Năm nay may mắn là chúng tôi đã đào trúng”, GS. Andrey Krivoshapkin nói như vậy. “Trong khi làm việc ở các tầng thuộc thế Pleistocence có niên đại từ 35,000 tới 40,000 năm cách ngày nay, chúng tôi đã tìm thấy một mảnh xương ngón tay” và “khai quật sâu xuống các tầng cổ hơn là một mảnh sọ và thậm chí là mảnh xương sườn mà chúng tôi thực sự tin tưởng đó là xương người”. Vị giáo sư cũng nói thêm rằng, trong một quan niệm mang tính toàn cầu chúng ta đã có mảnh xương ngón tay thuộc về người hiện đại, chứa đựng gen của cả người Neanderthal và người Denisovan, và những phát hiện cổ hơn (mảnh sọ) thuộc về người Neanderthal, và mảnh cổ nhất - xương sườn là của người Denisovan”. Tuy nhiên, ông ấy cũng lưu ý: “Ngay bây giờ, đó chỉ là những ý nghĩ kỳ quặc của tôi. Vì chúng ta biết, kết quả phân tích có thể đưa ra các kết quả hoàn toàn không ngờ. Nhưng dù kết quả có là gì đi chăng nữa, những chứng cứ đó sẽ giúp chúng ta hiểu được những mối giao lưu của những người hiện đại, người Neanderthals và người Denisovan ở khu vực Altai.” Hang động này tọa lạc bên tả ngạn của sông Inya, khoảng 2,5km về phía bắc của làng Tigiryok ở khu vực Altai. Các cuộc khai quật được tiến hành sớm hơn trước đó đã phát hiện được rất nhiều loại hình công cụ đá, đồ đồng, đồ sắt và đồ gốm ở giai đoạn trung kỳ. Hang Strashnaya (Scary), thung lũng Altai Denisova đã là ngôi nhà qua nhiều thiên niên kỷ của cả người Neanderthals và tổ tiên của người hiện đại của chúng ta. Năm 2008, tại khu vực này phát hiện được mảng xương bàn tay của một phụ nữ trẻ đã sống vào khoảng 41,000 năm cách ngày nay và đã cho thấy rằng, cô ấy có tất cả những gen riêng biệt của cả người Nanderthals và những người hiện đại. Đây là họ người mới mà trước đó chúng ta đã không biết đến hoặc một phân loài-đã tuyệt chủng từ lâu được đặt tên thánh là người Denisovans sau tên của hang động này. Một kết luận từ nghiên cứu về những mảnh xương thời tiền sử này là một loài riêng của chúng ta, Homo sapiens thi thoảng cũng đã có sự gặp gỡ với cả người Neanderthals và người Denisovans. Nguồn: http://www.ancient-origins.net (Dịch: Phạm Thanh Sơn) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2015 Chứng cứ Khảo cổ học về bánh chưng Lang Liêu Từ một phát hiện mới về lá bánh chưng thời Lang Liêu Tiến sĩ Nguyễn Việt Mẹ tôi mất rồi, nhưng không bao giờ tôi quên những câu chuyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”, mẹ kể mỗi lần trước khi đi ngủ. Thuở đó tôi rất có ấn tượng với câu chuyện Lang Liêu, nhờ tài làm bánh Trưng bánh Dày mà được vua Hùng chọn làm người kế nghiệp. Vốn dĩ khi xưa tôi cũng rất thích không khí gói bánh trưng những ngày xáp tết. Ngồi cạnh mẹ, tôi cũng được tự mình gói những chiếc bánh nhỏ xíu, để khi nồi bánh chín, vớt ra, đã được nhâm nhi thưởng thức chính thành quả của mình, sau khi được mẹ tắm tất niên từ chậu nước lá mùi bốc hơi thơm nức đặt trên miệng nồi nấu bánh trưng đun bếp củi vẫn sôi ùng ục … Với những kỷ niệm sâu sắc về bánh Trưng tết và Lang Liêu như vậy, khi lớn lên, trở thành một nhà khảo cổ, tôi lại may mắn khai quật được những hạt lúa nếp cổ và cả những mảnh chõ đồ xôi thời Lang Liêu nữa. Những phát hiện đó càng thôi thúc tôi tìm kiếm những chứng cứ khảo cổ học cho câu truyện cổ tích mà dường như nó chỉ biến thành sự thực trong giấc mơ của trẻ thơ, mỗi đêm nghe mẹ thủ thỉ kể chuyện. Trống đồng Đông Sơn và mảng lúa nếp nương râu in trong lòng trống (CQK-collection) Hai ảnh bên trái là lúa hạt dài và lúa nếp hạt tròn khai quật được ở hang Xóm Trại (Hòa Bình). Ảnh còn lại là lúa nếp khai quật ở khu mộ táng Đông Sơn Động Xá (Hưng Yên) Trên quan điểm khoa học, thì câu chuyện Lang Liêu làm bánh vẫn chỉ là huyền thọai. Huyền thoại luôn như những màn khói bao trùm mỗi không gian sinh tồn tộc người. Nhưng cũng tồn tại một nguyên lý khoa học của chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian, đó là “không có lửa thì không có khói”. Màn khói huyền thoại tuy không phải là sử liệu thật, nhưng bao giờ nó cũng bắt nguồn từ một sự thực lịch sử nào đó. Đó chính là cái lõi “lửa” đã tạo nên màn khói huyền thọai đó. Thế rồi, việc phát hiện từng hạt lúa nếp, mảnh chõ khảo cổ và giờ đây cả những chiếc lá dong còn khá nguyên vẹn in hình trong chiếc nồi đồng thời Đông Sơn Âu Lạc đã giúp chúng ta vén dần màn khói huyền thọai về sự tích Lang Liêu và Bánh Trưng Bánh Dày để nhận chân lịch sử dân tộc từ hai, ba ngàn năm trước. Nói đến Bánh Trưng, Bánh Dày cũng tức là nói về việc sử dụng lúa nếp từ rất sớm của người Việt cổ. Quả thực, muộn nhất là từ 3500 năm trước, lúa trồng (Oriza Sativa) có dạng hạt bầu (large form) giống lúa nếp dính (gloutinous rice) đã tìm thấy phổ biến ở nhiều di tích khảo cổ học Việt Nam. Đến thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa đại diện cho phát triển đỉnh cao của văn minh Văn Lang – Âu Lạc gắn với các đời Hùng Vương và An Dương Vương thì lúa nếp đã trở thành một nguồn thức ăn phổ biến, đặt nền móng cho tập tục dùng lúa nếp như một loại hình thức ăn lễ nghi dành cho tổ tiên và thần thánh của người Việt và nhiều dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam hiện nay. Ngoài dạng lúa nếp hạt bầu râu ngắn các nhà khảo cổ học còn ghi nhận dấu in lúa nếp nương râu dài trong lòng một trống đồng Đông Sơn khai quật được ở miền tây Thanh Hóa. Trên nền tảng văn hóa khảo cổ có thực đó, sự tích Lang Liêu và Bánh Trưng đã ra đời. Việc các nhà khảo cổ của Trung Tâm Tiền sử Đông Nam Á vừa phát hiện dấu in của một chiếc lá dong còn nguyên vẹn và tươi tắn càng làm “tươi” thêm sự thực Bánh Trưng từ trên 2000 năm nay. Hình dưới đây là nguyên trạng phát hiện khảo cổ học thú vị nói trên. Đó là một chiếc nồi đồng khai quật được ở Làng Vực (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) thuộc phong cách Đông Sơn Âu Lạc[1] có thể định tuổi vào khoảng thế kỷ 1-2 trước Công nguyên. Trong lòng chiếc nồi đó in dấu rất nhiều lá dong ở tình trạng lót nồi. Đó là những hình lá dong nằm phẳng ở tư thế nguyên chiếc bao quanh đáy và cạnh nồi. Nhờ ô xuýt đồng từ lớp gỉ của nồi mà chiếc lá được giữ nguyên trạng, thậm chí có màu xanh như những chiếc lá còn tươi. Phục nguyên chiếc lá còn nguyên vẹn nhất, ta thấy nó có độ dài khoảng trên 30cm rộng khoảng 15cm. So sánh độ lớn và cấu trúc nhánh lá có thể nhận biết được lá thuộc họ dong riềng (Cannaceae). Loài cây này được xem như một dạng cây bản địa mọc hoang dại và được ươm trồng từ nhiều ngàn năm nay ở Việt Nam và Đông Nam Á cổ đại. Cho đến nay, cây rong riềng vẫn được coi như một loại cây cho bột, cho lá dễ trồng, năng xuất cao, có thể giúp xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng dân tộc miền núi nước ta. [1]Văn hóa Đông Sơn được phân định khảo cổ từ khoảng 2800 đến 1800 năm cách ngày nay. Tuy nhiên, nghệ thuật Đông Sơn thể hiện trên đồ đồng lễ nghi của nền văn hóa này xuất hiện chủ yếu từ 2400 - 2500 năm trở về sau. Thời gian đó bao gồm hai giai đoạn mà ở đây chúng tôi đặt tên là Đông Sơn Âu Lạc (thế kỷ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ 1 trước Công nguyên) và Đông Sơn Giao Chỉ (thế kỷ 1 trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ 3 sau Công nguyên). Vết in chiếc lá dong bên trong nồi đồng Đông Sơn (hình trên) và nguyên trạng phóng đại của nó (hình dưới). Việc sử dụng lá dong riềng trong các nhóm cư dân tiền sử săn bắt hái lượm ở Đông Nam Á cổ đại hẳn không có gì xa lạ. Tuy nhiên, việc phát hiện bằng chứng thật của lá dong riềng trong khung cảnh khảo cổ học giúp khẳng định niên đại muộn nhất của việc sử dụng lá dong riềng trong đời sống bếp núc quý tộc ở Việt Nam là từ khoảng thế kỷ thứ 1-2 trước Công nguyên. Cảm giác của tôi thật bồi hồi không sao kể xiết khi lần đầu gặp một hiện tượng khảo cổ kỳ thú đến như vậy. Vốn là một người làm công tác khảo cổ học và nghiên cứu các văn hóa cổ truyền, sau mỗi lần đặt lại mảnh nồi đồng còn in hình lá dong trở lại tủ kính của Bảo tàng Phạm Huy Thông[1] tôi như lại thấy hình ảnh Lang Liêu đang ở rất gần. Từ phát hiện khảo cổ về lá dong, năm nay, Chi nhánh của Bảo tàng Phạm Huy Thông đặt tại thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) sẽ tiến hành một lễ hội cổ truyền nội bộ, nằm trong nội dung nghiên cứu về truyền thống làm bánh trưng của người Việt cổ. Lễ hội sẽ bắt đầu từ sau lễ Ông Công - Ông Táo với việc cắt lá từ những cây dong riềng trên vùng núi cao Đồi Thung – Thượng Tiến ở Kim Bôi (Hòa Bình), chuẩn bị lúa nếp từ Mường Vang (Lạc Sơn, Hòa Bình) và Mộc Châu (Sơn La), thịt lợn Mường và nước lá mùi từ tỉnh Hòa Bình. Một chiếc vạc đồng bốn quai đời nhà Lang ở tỉnh Hòa Bình cũng được sử dụng để nấu bánh. Những chiếc bánh đầu tiên sẽ được dâng lên các Vua Hùng và Lang Liêu để ghi nhận công đức của người xưa. [1]Phạm Huy Thông (1916-1988) là tên vị Giáo sư, Viện sĩ đã đặt nền móng cho nền khảo cổ học hàn lâm của nước ta. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Khảo cổ học Việt Nam. Để ghi nhận đóng góp của Ông đối với khảo cổ học nước nhà Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á từ năm 2001 đã thành lập Bảo tàng Phạm Huy Thông lưu giữ và trưng bày bút tích của Ông cũng như những hiện vật, bản thảo liên quan đến Ông và ngành Khảo cổ học nước nhà. Đây cũng là nơi lưu giữ các hiện vật khảo cổ do Trung tâm sưu tầm, nghiên cứu nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khảo cổ học ứng dụng ở trong và ngoài nước. Bảo tàng Phạm Huy Thông (hình trái) và hình ảnh một phụ nữ Yên Giang đang gói bánh Lang Liêu Ghi chú : Đúng lịch trình, sáng ngày 27 tết, vườn sau của tòa nhà Bảo tàng Phạm Huy Thông rộn tiếng của chị em phụ nữ và các em nhỏ Yên Giang quanh bàn gói bánh do chị Tuyết và chị Nhàn phụ trách. Những chiếc lá dong rừng do anh Điện mang từ Kim Bôi về tươi tắn, xanh ngắt đã được lau rửa sẵn từ đêm hôm trước làm nổi bật màu trắng của gạo nếp và vàng xậm của đỗ xanh. Đám đàn ông thì bận rộn nốt với việc quét sơn, dọn nhà, dựng bếp, xếp củi. Chiếc sanh đồng bốn tai nhà Lang Mường được hai trai làng lực lưỡng khiêng ra, kèm theo là một chiếc chiêng đồng lớn dùng làm nắp đậy. Mọi thứ đã sẵn sàng. Chính giờ Ngọ, anh Nguyễn Hồng Kỳ, quản thủ Bảo tàng làm lễ xếp bánh, nổi lửa. Bếp lửa chất bằng những gộc cây lớn cháy suốt 12 giờ đồng hồ. Anh chị em cán bộ Bảo tàng chia nhau luân trực. Giờ Tý kết thúc, 1 giờ đêm lửa, được rút ra để lại bếp than hồng. Mọi người tắm gội nước lá mùi thơm rực. Bắt đầu giờ Sửu, những chiếc bánh đầu tiên được một cô gái mệnh Sửu vớt khỏi nồi, nhúng và rửa nhanh qua nước lạnh cho róc ráo rồi đưa vào bàn ép. Đám trẻ háo hức tranh phần những chiếc bánh chưng nhỏ xíu nhiều hình vuông, méo do chính tay chúng gói. Sáng sớm ngày 28, sau khi kiểm tra bánh đã ép kiệt và nguội hắn, mọi người chọn một cặp bánh đưa lên cùng thắp hương với mảnh nồi đồng Đông Sơn còn lưu hình chiếc lá thời Lang Liêu ở bàn thờ Đất Trời – Tổ Tiên mới được xây dựng ở trước chính sảnh Bảo tàng. Tôi ghi chú: - Mặt trống không rõ hoa văn nhưng mặt trời tâm trống có 10 cánh, nếu người xưa nấu bánh chưng trong chiếc trống đồng này thì ngụ ý Cửu Cung của Hà đồ - Lạc thư với các con số từ 1.. 10, với 10 là con số kết thúc của Hà đồ, vậy thì sự trùng hợp chọn mặt trời tâm trống 10 cánh phải chăng không phải là ngẫu nhiên?. - Trực đêm 29 (con số diễn tấu tính toán tương tác của mặt trăng) nấu bánh chưng, sáng 30 vớt ra và chuẩn bị cúng Giao thừa trừ tịch tức kết thúc 1 năm cũ bắt đầu 1 năm mới, sáng mùng 1 Tết đốt pháo, tất cả được diễn họa qua con số 10? Truyền thống dân gian nấu bánh chưng đêm 30. - Nếu có đầy đủ bản vẽ chi tiết của chiếc trống này chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 12, 2015 Bàn lại tên gọi Bánh Chưng - Bánh Giày - Bánh Tày - Bánh Tét Đăng bởi Viennhu ngày 06/12/2014 Nói đến bánh chưng bánh giày ở nước ta ai mà chẳng biết, bên cạnh là một thực phẩm, nó còn là vật phẩm biểu tượng có tính thiêng liêng dùng để cúng hiến tổ tiên trong ngày tết. Chuyện bánh chưng, bánh giày được ghi lại trong sách “Lĩnh Nam chích quái”(LNCQ), tương truyền do Trần Thế Pháp sưu tập ghi lại từ thế kĩ XV. Tuy nhiên gần đây, có lẽ do nghi ngờ nguồn gốc mà LNCQ đưa ra, các nhà nghiên cứu văn hóa (*) còn đi xa hơn trong việc tìm về cội nguồn của việc ra đời cái bánh ấy. Có thể nói những nghiên cứu ấy cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa dạng hơn về ý nghĩa cũng như thời điểm và nơi ra đời của nó, tựu trung người ta nghiên cứu về: 1 – Nguồn gốc bánh . 2 – Ý nghĩa từ “Chưng” và các tên liên quan như Giầy – Giày - Dày – Tày - Tét 3 – Ý nghĩa của bánh thông qua hình thức mà nó thể hiện. Cùng trong hướng tìm hiểu các tiêu chí đó, tôi xin bàn lại như sau: 1 – Nguồn gốc. Theo Lĩnh Nam chích quái thì nguồn gốc Bánh chưng – Bánh giày có từ thời vua Hùng được ghi lại như sau: Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: “Đứa nào làm vừa lòng ta, cuối năm đem trân cam mỹ vị đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho ”.……..“Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo, vì gạo là vật để nuôi dân khỏe mạnh, ăn mãi không chán, không có vật gì hơn được. Nếu giã gạo nếp gói thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, hoặc lấy lá gói thành hình vuông để tượng trưng cho Đất, ở trong làm nhân ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý công ơn dưỡng dục của cha mẹ, như thế thì lòng cha sẽ vui, nhà ngươi chắc được ngôi quý”. ………..lấy lá xanh gói thành hình vuông, bỏ nhân ngon vào giữa, đem nấu chín tượng trưng cho Đất, gọi là bánh chưng. Lại lấy nếp nấu xôi đem quết cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh dày. (Nguyễn Hữu Vinh dịch) Theo sách thì câu chuyện này là một trong những câu chuyện của xứ Lĩnh Nam, như vậy không gian của nó có thể rộng khắp xứ Lĩnh Nam, mà xứ Lĩnh Nam xưa kia ở tận phía Nam sông Dương Tử nơi cộng đồng dân cư Bách Việt sinh sống, do đó nó có thể là văn hóa của cả vùng này. Tuy nhiên nhất định thuở ban đầu nó phải xuất phát từ một dân tộc nào đó rồi sau mới lan rộng ra. Vậy dân tộc đó là dân tộc nào? Theo tôi thì dân tộc nào đã sáng tạo ra Dịch học chính là dân tộc đã làm nên văn hóa này. 2 – Về tên gọi bánh Chưng – Bánh giày – Bánh Tày – Bánh Tét. Theo sách LNCQ, bánh Chưng vuông, tượng trưng cho Đất, bánh Giày tròn, tượng trưng cho Trời, khái niệm âm dương này cũng liên hệ với các tên gọi về sau như Tày, Tét. Do đó theo tôi cần phải giải thích các cặp từ ấy phù hợp với triết lí âm dương (siêu hình), đồng thời vẫn phải nói lên được tính phồn thực của nó (hữu hình), nếu không hội đủ hai tiêu chí ấy thì khó mà thuyết phục. Nghĩa từ “CHƯNG”. Trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1895-96) tác giả Huỳnh Tịnh Của viết: 1- Bánh chưng : bánh gói bằng nếp hình vuông, còn có tên là địa bính tức bánh tượng trưng cho đất vuông. Bánh được chưng hấp nên gọi là bánh chưng. 2- Bánh chưn: bánh vuông dẹp giống cái bàn chưn, cũng gọi là địa bính. Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là “đun, nấu cách thủy” Vương Lực cổ Hán ngữ tự điển (Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 2002) đã ghi cho chữ chưng 烝 một trong các nghĩa là “dụng hoả hồng khảo” 用火烘烤, nghĩa là dùng lửa mà nung. Như thế nghĩa chữ chưng trong bánh chưng không thích hợp với các nghĩa như đã nêu, trừ nghĩa 2 nhưng không phải với giải thích ấy. Thông thường người ta hiểu chưng có nghĩa là làm chín bằng hơi nước, nhưng trong LNCQ viết “Chử nhi thục chi” có nghĩa là nấu (Chử) chứ không phải chưng. Đồng thời trên thực tế ai cũng biết là luộc hay nấu bánh chứ chưa hề có chuyện chưng bánh chưng, ngay cả người viết LNCQ cũng hiểu thế nên mới viết là nấu. Như thế từ chưng này có thể đã có trước khi người ta mô tả về chuyện chế biến nó. Ta có thể phân tích quá trình bằng cách chiết tự chữ chưng 烝. Theo tôi chữ chưng này là một chữ tượng hình mô tả hình ảnh nấu bánh, người ta đã dùng phép hội ý để ghi lại. Trước hết bên dưới là lữa =Hỏa(#), rồi mới đến một gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi = Kim, bên trên là nước = Thủy và trên cùng là một gạch ngang nữa tượng trưng cho nắp đậy. Tất nhiên đã là nấu bánh thì phải có bánh, cho dù con chữ không thể hiện điều đó, bánh có lá màu xanh = Mộc, bên trong có nếp và ở giữa là nhụy sau khi nấu chín thường có màu đất = Thổ. Như vậy con chữ đã nói lên ngũ hành, một trong những thành phần của dịch học. Vậy ại sao gọi là “chưng”? Nếu không phải nghĩa là chưng cất thì từ chưng này có nghĩa là gì? Có liên quan gì đến đất? Theo tôi từ Chưng này có nghĩa là cái Chưn (cái chân). Ta thường nói “Đầu đội trời chân đạp đất” vì cái bánh tên là chưng, hình vuông tượng trưng cho đất thì nhất định khi đặt tên cho cái bánh ấy cũng phải có nét nghĩa liên quan đến đất. Cần thấy là triết lí âm dương ban đầu con người nghiệm từ bản thân mà ra sau đó mới tìm thấy tính phổ quát của nó trong vũ trụ, cho nên tín ngưỡng phồn thực là tôn giáo đầu tiên của con người. Chính vì chưng có nghĩa là chưn = Vuông = Âm nên các từ theo nó như giày, tày, tét phải là biểu tượng cho dương; đồng thời phải tròn. Nghĩa từ GIÀY (Giầy – dày). Như LNCQ mô tả “Lại lấy nếp nấu xôi đem giã cho nhuyễn, nhào thành hình tròn để tượng trưng cho Trời, gọi là bánh giày” Như vậy để làm được bánh giày ta phải qua công đoạn giã, mà giã thì phải dùng chày = Dương, tất nhiên là phải để xôi trong cối = Âm. Hình ảnh và khái niệm chày cối là tượng trưng cho âm dương, hình ảnh này cũng được ghi lại trên trống đồng. Sau khi làm thành chiếc bánh rồi người ta cần một cái tên cho nó, vậy phải đặt tên như thế nào. Tất nhiên cái tên ấy phải nói lên được tính Dương và tất nhiên không thoát khỏi khái niệm phồn thực trong hình thể, cụ thể là cái chày họ đang sử dụng. Từ suy nghĩ đó họ cần có một cái tên mà nội tại cái cái tên ấy phải nó liên quan đến khái niệm chày, không gì hơn là gộp cả hai việc giã và chày lại thành một âm để đặt tên cho cái bánh và chữ Giày ra đời theo cách sau đây: GIÃ – CHÀY đọc phản thành GIÀY chã (Có lẽ từ CHÃ cũng từ đây mà có). Như vậy từ Giày có liên quan đến quá trình chế biến cái bánh tượng trưng cho Trời. Chính vì vậy từ Giày cũng mang nét nghĩa của sự giày xéo, chà đạp, làm cho nát và khi được sử dụng là danh từ này để chỉ cái thứ mà người ta mang dưới chân gọi là giày cũng mang nét nghĩa này. Giày thì phải ôm lấy chân chứ như âm với dương vậy. Nghĩa từ TÀY. Ngoài tên bánh chưng – Bánh giày còn có bánh Chưng – Bánh Tày. Vậy chữ Tày nghĩa là gì mà đi liền với từ Chưng? Ở vùng Phú Thọ và một vài vùng ven Hà Nội hiện nay vẫn còn gói bánh này gọi là bánh chưng tày hay bánh tày, còn có tên khác là bánh đòn giống với bánh tét miền trung và miền nam. Vậy Tày nghĩa là gì? Theo tôi từ Tày là một từ phái sinh từ từ Tay (cánh tay). Vì từ chưng trong bánh chưng có nghĩa là chưn thì việc nó đi liền với tay là chuyện bình thường, chỉ sự liên kết chặt chẽ như “Anh em như thể tay chưn” cũng như âm luôn luôn đi liền với dương vậy. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nó bị trầm hóa, từ tay thành tày và cũng có thể do ảnh hưởng bởi từ giày trước đó. Chuyện này rất phổ biến đối với người Việt khi đọc các âm cuối không dấu như Uber = U bờ, Viber = Vai bờ, Toyota = Tô dô đà. Ngoài ra sở dĩ tôi cho tày là tay là vì câu chuyện bánh chưng bánh giày mang ý nghĩa âm dương, dịch lí. Như ta biết căn bản của dịch lí là Thái cực (lí số = 10) sinh nhị nghi – tứ tượng – Bát quái – 64 quẻ (6+4=10). Ta có thể liên tưởng 10 ngón chân trên hai bàn chân và 10 ngón tay. Tay chân là một cặp đối đãi như trên dưới, trong ngoài, phải trái, âm dương. Nghĩa từ TÉT. Bên cạnh các cặp từ Chưng – Giày, Chưng – Tày ta còn có cặp từ khác đó là Chưng – Tét. Vậy từ Tét trong trường hợp này nghĩa là gì? Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của ghi: “ Tét : Tước ra, xé ra, tách ra ”; rồi “ Tét bánh: Dụng dây nhợ mà siết đòn bánh ra từ lát, từ khoanh ”. Bánh tét là bánh có hình tròn dài như bánh Tày và có vai trò như từ Giày – Tày do đó nó cũng có nghĩa là dương – trời, đối lại với chưng có hình vuông biểu tượng cho âm – đất. Ta có các từ liên quan như: Tước- Tách – toát – toét đều chỉ việc dùng một cái gì đó làm cho một vật khác bể ra thành hai hay nhiều phần. Định nghĩa và ví dụ trên là chính xác nhưng người đọc dễ bị định hướng do cách hiểu từ tét phải là dùng sợi dây vì vậy khó mà tìm ra ý nghĩa của nó trong trường hợp này – Bánh tét. Nếu vì bánh bị tét bởi sợi dây mà đặt tên là tét thì nó có liên quan gì đến từ chưng, mà như ta biết chưng tượng cho đất, giày, tày, tét cho trời, có nghĩa là cặp từ này phải có mối liên quan chặt chẽ như âm với dương. Theo tôi nghĩa của từ này đơn giản đã nằm trong tên bánh - Bánh tét, có nghĩa là cái bánh dùng để tét, ở đây là tét cái bánh chưng . Như đã nói trên thuyết âm dương, phồn thực ban đầu xuất phát từ sự chiêm nghiệm bản thân về sau mới thăng hoa thành triết thuyết, nhưng cho dù có phát triển như thế nào thì khái niệm ban đầu vẫn là khái niệm căn bản. Từ Tét này chỉ có ở miền trung và miền nam, có thể sau khi sử dụng Tét thay Tày, người ta lại sáng tạo nên một cặp từ khác đó là bánh Tày – Bánh Ú. Bánh tày miền trung nhỏ chỉ độ bằng gang tay, thường thì hai cái úp vào nhau, có hình hơi tròn, còn bánh ú thì giống hình cái vú, có lẽ ú là cách nói trại tù vú mà ra, tượng trưng cho âm. Tày = Dương, Ú = Âm. Bánh ú này có hình dáng giống như bánh chưng Triệu Khánh – Quảng Đông – Trung quốc. 3 - Ý Nghĩa. Tóm lại dù tên gọi và hình dáng khác nhau nhưng rõ ràng ý nghĩa của nó thống nhất. Đó là nói lên triết lí âm dương, nó không chỉ được biểu thị qua việc làm bánh để tưởng nhớ tổ tiên mà qua đó khẳng định rằng triết lí này, Dịch học, là sản phẩm của người Việt. Ngay cả các tên bánh: Chưng – Giày - Tày – Tét đều là Nôm cả và đều liên quan chặt chẽ đến tính phồn thực. Do tính tàn khốc của lịch sử, người Việt không thể nói ra điều đó trực tiếp được, nên họ tìm mọi cách để ghi lại nguồn gốc của triết thuyết đó thông qua các hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình như trống đồng, ông Táo, Cóc kiện Trời, Sơn Tinh - Thủy Tinh v.v.. Truyện bánh Chưng và bánh Giày không ngoài mục đích ấy. /. Tôi ghi chú: - Chưng: dạng chưng cất, ý nghĩa là chắt lọc cái tinh túy của tri thức, rút tỉa tinh hoa, tức xây dựng nên học thuyết về các quy luật thống nhất của tự nhiên, rồi dùng bánh chưng - bánh dầy làm biểu tượng. - Đồng thời, cũng là linh vật dâng cúng tổ tiên vào ngày mùng 1 tết Nguyên Đán, Âm lịch, ngày đầu năm mới và cũng là ngày tái sinh, phục sinh của Lạc Long Quân và Âu Cơ và 100 người con trai Hùng, 55 và 45 độ số của Hà đồ và Lạc thư. - Trong trận chiến vô cùng khốc liệt với giặc Ân, Hùng Vương VI nhờ có cụ già tóc bạc hóa thân của Lạc Long Quân mới biết được Thánh Gióng hài nhi. Hùng Vương VI này là đời cuối cùng trong chi Hùng Vương VI, còn sau ngài này truyền ngôi cho Lang Liêu và Lang Liêu là Hùng Vương VII (Vua chủ), với chiến thắng trong cuộc thi là bánh chưng vuông (1 cặp 2 chiếc tượng Địa: Hà đồ - Lạc thư) - bánh dầy tròn hình vòm (1 chiếc tượng Trời) đơn giản mà ý nghĩa siêu tuyệt. - Bánh chưng bánh dầy được nấu trong chiếc nồi đồng lớn thời xưa, vào ngày 30 năm cũ, mọi người cùng nhau trực đến sáng mùng 1 Tết rồi vớt ra, sau đó đưa lên bàn thờ tổ tiên và các nơi thờ tự khác của các tôn giáo Văn Lang để tổ chức cúng tế. Từ ngày 30 năm trước đến ngày mùng 1 năm sau trải qua "hai năm", tức ngày cuối năm trước đến ngày đầu năm mới, lại bắt đầu của một mùa xuân mới, mang ý nghĩa của tự tái sinh, phục sinh, cây xanh đâm chồi nảy lộc: "lộc mới". Rồng ngọc Thời Thương - Bánh dầy cần phải giã nếp trong cối, thời Hùng Vương tất nhiên đã có cối xay rồi -> cần kiểm tra hình ảnh giã gạo, nếp trên mặt trống đồng? Phải chăng dùng để làm bánh dầy thời Hùng Vương VII? - Thời điểm Hùng Vương VII, tất nhiên là văn hóa Việt chưa xuất hiện "Pháo đốt", chỉ tới thời nhà Trần, mới hình thành nên, còn ngày xưa dùng tre nứa già đốt lên, những đốt thân tre sẽ nổ toác. - Ngày đầu năm mới mùa xuân, là đầu Rồng, do vậy ngày cuối của năm cũ là đuôi con Rồng, mang hình hài vòng tròn của con Rồng, biểu tượng của sự thống nhất của "không thời gian và vật chất", con Rồng này cuộn lại như một vòng tròn, quay thuận kim đồng hồ như sự vận động của Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu. Sự hợp nhất này về mặt bản chất là "không thấy được". - Tổ tiên: thác là thể phách, còn là tinh anh (Kiều). Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 1, 2016 Trích lại một bài "Sấm" sưu tập được của bác Lanmien: Tôi sưu tầm được một trang cổ thư của người Việt vùng Giang Nam, là một vuông chữ khoa đẩu ngoẳn ngoèo có 56 chữ, giống như các bản chữ khoa đẩu chúng ta đã gặp, tiếc rằng tôi không biết cách đưa hình lên. Cạnh đó là một bản chữ nho, cũng gồm 56 chữ, hẳn là của người đời sau còn giữ hiểu được chữ khoa đẩu dịch lại, như sau: 一 歲 兩 歲 三 歲 參。 Nhất tuế, lưỡng tuế, tam tuế tham.一 正 兩 劃 分 頭 辦 Nhất chính, lưỡng hoạch phân đầu biện正 寺 上 下 靈 九 天。 Chính tự thượng hạ linh cửu thiên.半 字 兩 遺 流 八 川。 Bán tự lưỡng di lưu bát xuyên.潛 字 左 右 留 一 萬, Tiềm tự tả hữu lưu nhất vạn,遺 字 前 後 留 五 千。 Di tự tiền hậu lưu ngũ thiên.八 卦 倒 傳 乾 坤 定, Bát quái đảo truyền , càn khôn định,天 圖 地 方 才 算 完。 Thiên đồ địa phóng tài toán hoàn. Phải chăng ý người xưa muốn nhắn rằng: Phải bỏ công liên tục nhiều năm để học cho hiểu ký tự một vạch kẻ, hai vạch kẻ của Bát Quái vì nó rất linh nghiệm tới chín tầng trời. Người xưa đã di lưu lại nền văn minh ở tám dòng sông. Người xưa đã dấu lại khoảng một vạn năm nghìn con chữ ẩn náu (chắc là những văn bản bằng chữ khoa đẩu). Phải đổi ngược lại vị trí của Bát Quái thì mới đúng với qui luật của trời đất, và lúc đó cái bản đồ vũ trụ và trái đất mới coi là xong hoàn toàn (?) Bên cạnh đó còn có một bài chữ nho, như sau: 三 皇 五 帝 春 秋 史, Tam hoàng Ngũ đế Xuân Thu sử萬 歲 天 秋 北 鬥 尊。 Vạn tuế thiên thu Bắc Đẩu tôn.天 外 兩 星 露 中 見, Thiên ngoại lưỡng tinh lộ trung kiến人 間 七 子 同 時 生。 Nhân gian thất tử đồng thời sinh. Phải chăng ý người xưa muốn nhắn rằng: Cứ theo như sử thời Xuân Thu thì muôn đời tôn thờ sao Bắc Đẩu như là một vật bất biến. (Thực ra sao Bắc Đẩu đang biến đổi hình dạng của nó nhưng với vòng chu kỳ rất to, bao trùm hết các vòng chu kỳ nhỏ khác của các hành tinh khác) (?). Riêng câu thứ ba và bốn thì chưa hiểu được ý của “Sấm” nói về cái gì sẽ xảy ra trong vũ trụ hay trong xã hội loài người đây (?). Kèm theo có đánh dấu sự thay đổi vị trí các sao trong chùm sao Bắc Đẩu, như sau: (có đúng như vậy không? phần này hẳn là do người đương thời vẽ đánh dấu, tại sao lại là chu kỳ 96000 năm ? ) ++++ + + + ( 96000 năm trước) ++++ + + + ( hiện tại )+++ + ++ + ( 96000 năm sau ) Theo tôi nghĩ, có phải thoạt tiên người Việt gọi sao Bắc Đẩu là sao Bảy Đầu ? Theo tư duy ngôn ngữ thì con người dùng vật mốc làm định hướng, lấy tên cái mốc đó làm tên hướng, như “hướng cây gạo”, hướng cầu ao”, “hướng sao mai”, rồi sau mới biết đến tư duy hướng địa lý. Người Việt đi biển căn theo chùm sao có bảy ngôi ấy nên lúc ban đầu gọi nó là “hướng Bảy Đầu”, sau biến âm thành “hướng Bắc Đẩu” ( QT: Bảy Đẩu=Bắc Đẩu), rồi về sau gọi tắt là “hướng Bắc”, khi đã có tư duy địa lý (?). Tôi ghi chú: - Bày đầu: lý giải của bác Lanmien là rất chuẩn, miền bắc Việt Nam còn có Lục Đầu giang. Đây là hình tượng con rắn hổ mang chúa 7 đầu che cho Phật Thích Ca Mâu Ni. - Chuyển ngược Hà đồ - Lạc thư: bắc trên nam dưới, đây chính là cấu trúc Hà đồ - Lạc thư của địa cầu -> tức đảo lại chính là quy luật "Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ của địa cầu". - 15.000 con chữ: đây là tổng số con chữ của 2 bộ sách Đạo Đức Kinh và Kinh Dịch cộng lại. - Thiên ngoại - Lưỡng tinh: tức mặt trời và mặt trăng, tượng trưng có hệ quy chiếu Âm Dương khi quy ước tới các hệ thiên văn từ Hệ mặt trời trở đi... cho tới vô cùng vô tận. - 96.000 năm: tác giả "Sấm" đã làm sai lệch con số của 1 Đại Nguyên: 129.600 năm. - Thất Tử: tức Hùng Vương I... Hùng Vương VII, trong đó, chúng ta đang bàn về bánh chưng bánh dầy thời Hùng Vương VII. Thất Tử không phải là "Bảy Đầu", cũng có thể hiểu là "Những đứa con của Thiên Địa tái sinh, phục sinh". Share this post Link to post Share on other sites