hoangnt

Nguồn Gốc Của Học Thuyết Âm Dương Ngũ Hành

90 bài viết trong chủ đề này

Trong quá trình làm sáng tỏ lịch sử thời Hùng Vương, chúng ta nhận thấy cổ nhân đã mã hóa các nhân vật lịch sử như phật, tiên, thánh, thần... và các anh hùng, hào kiệt mỗi thời, các nền tảng của văn hóa và tôn giáo thông qua học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, đồng thời, trong các nền văn minh khác trên thế giới nếu đi sâu vào bản chất cũng nhận thấy có những nét văn hóa tương tự, do vậy việc tách bạch nguồn gốc thuyết Âm Dương Ngũ Hành là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sử Việt thời thượng cổ:

- Nguồn gốc và mối liên quan của nó với văn minh Trung Hoa.

- Mục đích và mục đích tối thượng.

- Các nền văn hóa tương đương.

- Giải quyết vấn đề định mệnh cá nhân là như thế nào?

 

Tôi chỉ ghi nhận tóm tắt, hoàn toàn là ý kiến cá nhân.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng tích lịch sử Trung Hoa liên quan đến học thuyết ADNH - thông quan biên niên sử và cổ vật khai quật được cho tới nay:

 

Tạm thời định vị khu vực địa lý nước Trung Hoa có biên giới giáp với nước Văn Lang là dòng sông Dương Tử, kéo dài tới Tây Tạng ngày nay.

 

- Nội dung trên giáp cốt văn: thời Thương (1766-1122 TCN): liên quan đến tiên tri và một số vấn đề thuyết ADNH. Quan trọng nhất là cổ vật đồ đồng xanh thể hiện rõ ràng học thuyết này, nên tham khảo cuốn Nguồn gốc người Việt - Mường của Tạ Đức.

 

- Nội dung trên đồ đồng Chu (1122 256 TCN) và các minh văn: tương tự ở trên.

 

- Bộ Ngũ Kinh: được san định bởi Khổng Tử (551-479 TCN), trong đó có Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Lễ...

 

- Trúc thư niên kỷSử ký Tư Mã Thiên: ghi nhận sử thượng cổ, chẳng hạn Phục Hy, Thần Nông... truyền thuyết và huyền thoại liên quan đến thuyết ADNH.

 

- Những truyền thuyết và huyền thoại: về Phục Hy - Hà đồ trên long mã hay Chu Văn Vương - Lạc thư trên rùa thần... Hồng Phạm cửu trù liên quan đến vua Hạ Vũ...

 

- Thời nhà Hạ (2205 - 1766 TCN): nếu liên kết và phân tích mối liên hệ văn hóa, lịch sử thời Hạ - Thương thì sẽ nhận ra rằng thời Hạ cũng tồn tại học thuyết này, cổ vật khai quật thời kỳ này dù không nhiều (truyền thuyết nổi tiếng Cửu Đỉnh, cho đến thời Tần Thủy Hoàng được xem là vẫn còn) nhưng vẫn hết sức rõ ràng.

 

- Thời Nghiêu Thuấn: cùng thời vua Hạ Vũ tức trước 1, 2 đời truyền ngôi.

 

- Tam Hoàng Ngũ Đế (2852-2205 TCN): thuộc huyền thoại, như Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế... có liên quan đến nước Văn Lang, chú ý năm 2852 TCN của Hoàng Đế Trung Hoa sau thời kỳ Kinh Dương Vương lên ngôi 2879 TCN (truyền thuyết Văn Lang) đến 27 năm.

 

- Trước Tam Hoàng Ngũ Đế: thời kỳ tổ tông, ngày nay gọi là văn minh đã bị hủy diệt sau trận đại hồng thủy Atlantic, trện lụt này được ghi nhận trên khắp thế giới.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong lịch sử văn minh Trung Hoa không thể không nhắc đến Đạo giáo - giáo chủ được cho là Lão Tử sống cùng thời với Khổng Tử, tác giả của cuốn Đạo Đức Kinh độc đáo, khoảng 5000 chữ. Tuy nhiên, sách của Đạo giáo thì vô số, tới triều Thanh đã hình thành bộ Đạo Tạng, nghe nói trên 5000 cuốn. Đặc trưng của Đạo giáo không chỉ là Đạo Đức Kinh mà là phương pháp khí công tu tiên đắc đạo là chủ yếu, liên quan đến hệ thống kinh mạch Nhâm Đốc và 7 luân xa. Đạo giáo là tôn giáo chính của Trung Hoa, trên nữa là thờ tổ tông. Dấu vết của Đạo giáo còn lưu trên cổ vật Thương Chu ở trên, dĩ nhiên không thể tách rời thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một bản Đạo Đức Kinh chép trên lụa của một ngôi mộ vương hầu tại tỉnh Hồ Nam, niên đại 168 TCN, trước Tư Mã Thiên viết Sử ký. Hồ Nam thuộc nam Dương Tử, một bộ của Văn Lang, bị mất vào thời Thương trong trận chiến Văn Lang - Thương thời Hùng Vương VI. Các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang lưu cổ vật thời Thương Chu rất nhiều chứng minh cho sự kiện này.

 

Các kinh sách nổi tiếng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành: Đông Y, Tử, vi, Thái Ất, Độn giáp, phong thủy dương trạch, âm trạch, thước Lỗ Ban, Bốc dịch, Lạc Việt độn toán... đều cho có liên quan đến các nhân vật trong suốt chiều dài lịch sử 5000 năm như trên.

 

Riêng Đông Y, bộ môn hết sức đặc biệt, không thể chỉ am tường thuyết Âm Dương Ngũ Hành hay các sách liên quan mà biết được nó, hoàn toàn là không thể cho dù đó là cá nhân nào, bạn không thể biết được 72000 kinh mạch và vô số huyệt vị trong cơ thể người mà máy đo tia X cũng không thể phát hiện ra. Nó chắc chắn được xây dựng bởi những người không chỉ am tường học thuyết mà phải có thần thông, dĩ nhiên đắc đạo sẽ có công năng như vậy, hoăc là những bậc thầy trong thế giới vô hình (Cõi Âm).

 

Không chỉ vậy, bộ môn Tử vi có 110 sao tức biến số, nếu tính tương tác giữa các biến số này, dùng công thức toán học thì sẽ lên đến hàng tỷ tỷ tương tác nhưng trong đó, người ta chỉ xét những tương tác có quy luật và nổi trội. Chẳng hạn, cơ sở nào biết được sao Tử Vi - Chính tinh tinh quan trọng nhất trong 14 chính tinh có thuộc tính Âm Thổ hay Dương Thổ, các sách viết về Tử vi đang lẫn lộn hai đặc tính này.

 

Liên quan đến thế giới, gồm có thế giới chúng ta đang sống gọi là Cõi Trần (Dương, Người, Đất) và Cõi Âm (vô hình), chưa kể đến việc trong vũ trụ còn có thế giới nào khác không? Sự liên quan giữa các thế giới là hoàn toàn rõ ràng, chẳng hạn Kinh Koran của đạo Hồi từ sự thông linh giữa giáo chủ Mohamet và thiên thần Gabriel (Tổng lãnh sự thiên thần - Lạc Long Quân, sẽ chứng minh), và còn vô sô kinh sách khác. Tuy nhiên, để chứng  minh tồn tại linh hồn là rất phức tạp, nhưng không có gì là không thể.

 

Ngoài những vấn đề nêu trên, có một bộ môn phổ biến trên thế giới nhưng cũng có liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, đó là thiên văn, được ghi nhận trong Kinh Thư và cổ vật Thương Chu, đồng thời là biểu tượng của các thần linh trong tôn giáo. Thiên văn là một dữ kiện quan trọng và nền tảng chính yếu của nông nghiệp, thời tiết, dự báo... đối với các nền văn minh trên toàn thế giới, chỉ cần ngước lên trời vào buổi tối là thấy (sách trời).

 

Đối với thiên văn, các hành tinh trong hệ mặt trời như Thất Tinh: mặt trời, mặt trăng, sao kim, thủy, mộc, hỏa, thổ có sai số tên gọi theo vị trí từ trong ra ngoài thiên văn cổ Đông phương lẫn Tây phương, đó là sao Kim là sao Thủy, lý tương sinh tương khắc của hệ mặt trời theo thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Một sai số có chủ ý của "chủ nhân đặt tên các hành tinh trong hệ mặt trời" làm cho cả thế giới cổ kim vẫn đang dùng - họ là ai?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liên quan đến bộ môn thiên văn học cổ, giữa Văn Lang và Trung Hoa có ghi nhận sự kiện khoảng 2300 TCN "Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có hoa văn, đều là chữ Khoa đẩu, ghi chép từ thủa trời đất mới mở mang đến nay, vua Nghiêu sai người chép lấy, gọi là Lịch Rùa".

 

"Lịch Rùa" tức Âm Lịch ngày nay, các sự kiện quốc gia, tôn giáo... đều lấy Âm Lịch làm mốc chuẩn. Tuy nhiên tên gọi lịch có nhiều từ xưa tới nay như Nông Lịch, Âm Dương Lịch, Hạ Thương Chu Tần lịch... và thường gọi nhất là Hoàng Lịch. Chữ "Hoàng" này lấy từ trong "Tam Hoàng Ngũ Đế" bởi vì Tam Hoàng biểu tượng cho 3 chu kỳ:

- Hoàng đạo - chòm sao Tiểu Hùng Thiên cực bắc - 25.920 năm: Hùng Quốc Vương - Địa Hoàng (ứng Trung nguyên Địa Quan Xá Tội Tinh Quân).

- Xích đạo - mặt trời - 1 năm: Kinh Dương Vương - Thiên Hoàng (ứng Thiên nguyên Thiên Quan Ban Phúc Tinh Quân).

- Bạch đạo - mặt trăng - 1 tháng: Lạc Long Quân - Nhân Hoàng (ứng Hạ nguyên Thủy Quan Giải Ách Tinh Quân). Dĩ nhiên, tuần là thành phần của tháng ứng Nhị thập bát tú quan trắc trên đường Bạch đạo, cũng là từ Đông phương.

- Điểm mốc định vị quán xét: trái đất, một vị trí bất kỳ trên trái đất, dùng "Kim chỉ Nam" - biểu tượng cho trái đất là Đế Minh - Vũ Tiên (cái nhận định này để giải thích tại sao lại có thì phức tạp lắm, chỉ ghi nhận kết quả thôi).

 

(ghi chú: Lịch Rùa - con rùa biểu tượng cho không gian. Con rắn, con lươn, con lịch... biểu tượng cho thời gian, Lịch rùa biểu thị sự hợp nhất của không thời gian và vạn vật).

 

Tổ hợp các chu kỳ tương tác này, dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ Hành (Can chi) và các phương pháp tính, quan trắc thiên văn mà ra. Đấy là lý do tại sao trái đất khi ở vị trí xa mặt trời nhất mà lại vào mùa xuân hè, khi gần mặt trời nhất lại vào mùa thu đông, cái này thì Tây phương hoàn toàn không hiểu. Đồng thời, cũng dùng định vị chu kỳ kinh mạch trong Đông Y châm cứu, cái này thì cả thế giới cổ kim đều bó cả chân lẫn tay cho dù văn minh Ấn Độ thấu hiểu pháp môn Yoga.

 

Trên thế giới, chúng ta chưa chắn chắn một nền văn minh nào biết được con số 25.920 năm, và riêng môn Thái Ất thì hoàn toàn mù tịt. Cho đến thế kỷ XX, Thiên Chúa giáo tung hoành 1000 năm đen tối (lịch sử thế giới gọi là thời kỳ hắc ám) lấy ngày sinh ngài Jesus làm mốc chuẩn Công nguyên, lấy lịch Mặt trời làm của mình nhưng lại cho rằng mặt trời quay quanh trái đất? dã làm tiêu tùng các nhà bác học nổi tiếng và vô số người khác nữa. Dương lịch này như một cái bàn có 3 chân mà 2 chân bị gãy còn 1 chân, thọt giò, chẳng giống ai.

 

Chúng ta chú ý, các nước trên thế giới thời cổ đại đều tôn thờ thần Mặt Trời là nhân vật có vị thế cao nhất trong Bách Thần (Thần đạo). Đấy là lý do sử Việt Nam chỉ ghi nhận năm lên ngôi của Kinh Dương Vương 2879 TCN làm mốc chuẩn của Hoàng Lịch, ông là thần Mặt Trời, đứng đầu trong Tam Hoàng.

 

Thiên văn rõ ràng cũng không thể tách rời Kim chỉ nam, liên quan đến hàng hải và nhiều vấn đề khác, phát minh này được cho là bắt nguồn từ Đông phương, không ai phản đối cho tới nay Tây - Ta - Tàu, tuy nhiên chúng ta nên biết kim tự tháp xưa nhất ở Ai Cập <2600 TCN khi xây dựng cần dùng kim chỉ nam và cột đo bóng mặt trời, cùng các thiết bi quan trắc thiên văn, họ cũng đã biết dùng con lắc cảm xạ, cho nên sự "đồng ý" phát minh kim chỉ nam từ Đông phương sẽ được minh định lại trong chuyên mục này.

 

Không chỉ vậy, thiên văn Đông phương và Tây phương định vị Thất Tinh nhưng ngày nay còn đang bàn cãi có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời hay không - sao Diêm Vương? Vậy thời Hùng Vương có biết hay không vấn đề này? Các cụ để con cháu cãi nhau chơi đấy mà, đây là một vấn nạn của thiên văn hiện đại, và tất nhiên vấn nạn của toàn bộ nền văn minh trên thế giới thời cổ đại.

 

Về văn minh Trung Hoa, tôi sẽ bổ sung thêm một vài ý nữa trước khi đi vào sử Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong lịch sử Trung Hoa, chúng ta cũng nên ghi nhớ mốc lên ngôi của Kinh Dương Vương là năm 2879 TCN, dĩ nhiên cũng là năm lên ngôi của Đế Nghi nước Trung Hoa, năm này gọi là năm trùng Bắc Nam (Đế Minh - Ánh Sáng Quang Minh - Bất Nhị làm chủ trì cuộc chia đôi nước, lập lời thề tại núi Thiên Đài, tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa ngày nay), kiểu song trùng này phổ biến trong nền văn hóa Đông phương, như 1-1; 3-3; 5-5; 7-7; 9-9; 10-10... Đế Nghi và chính thất của ông sinh Đế Lai, Đế Lai và chính thất của ông sinh ra bà Âu Cơ và con trai nối ngôi là Đế Chuyên Húc... Bà Âu Cơ cùng với Lạc Long Quân - con Kinh Dương Vương lấy nhau sinh ra Hùng Quốc Vương - Hùng Vương thứ III (chi thứ III).

 

Trong nghề kiến trúc xây dựng cổ đại, không ai không thể không biết thước Lỗ Ban (còn gọi là Quang Môn Xích) dùng để định vị các kích thước tốt xấu, có hai loại thước, một dùng trong dương trạch một dùng trong âm trạch. Bí ẩn của việc hình thành nên chiếc thước Lỗ Ban chắc chắn liên quan đến thiên văn học, tôi cho rằng, cả thế giới từ cổ chí kim đều bất lực trong việc trả lời tại sao lại chế tạo ra được 2 cây thước siêu đẳng như vậy. Truyền thuyết về tác giả của cây thước là ông thợ mộc có tên Công Thâu Ban, người vùng Sơn Đông, nơi có núi Thái Sơn mà các đời vua Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử đều đến đây để tế "Trời". Tất nhiên, cũng không thể tách rời khái niệm "Khí" - một khái niệm cố tủy trong học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, nó cũng đã được minh định trong website này - tác giả Thiên Sứ.

 

Lỗ Ban là ông tổ của nghề mộc, Xảo Thánh Tiên Sư, cũng được thờ như ông tổ của nghề xây dựng và kiến trúc, tuy nhiên bản chất là không phải như vậy, Lỗ Ban chính là Kinh Dương Vương - ông "Trời", chứng minh phức tạp lắm, tôi chỉ ghi nhận kết quả như dưới đây:

 

"Tứ Vị Anh Hùng" hay còn gọi là "Tứ Hùng" (phổ biến trong các tôn giáo khắp thế giới thời cổ đại):

(nếu không nắm được mật mã này thì không bao giờ giải được lịch sử Hùng Vương).

 

- Phương đông (hành mộc) - Kinh Dương Vương - Thợ Mộc.

- Phương nam (hành hỏa) - Đế Minh - Thợ Vẽ (đây mới là ông tổ nghề kiến trúc).

- Phương Tây (hành kim) - Hùng Quốc Vương - Thợ Rèn.

- Phương bắc (hành thủy) - Lạc Long Quân - Thợ Xây (đây mới là ông tổ nghề xây dựng).

 

Trong bộ truyện Tùy Đường diễn nghĩa, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã tiên tri:

Ai sẽ làm vua?

Con người Thợ Mộc.

 

Con người của "Thợ Mộc" tức con của Kinh Dương Vương - ông Trời (Thiên) là Lạc Long Quân - Thợ Xây, đây mới là ý nghĩa chân chính của từ "Thiên Tử" tức Lạc Long Quân.

 

Đến thế kỷ XX, có Hội Tam Điểm xuất hiện trên thế giới, chuyên kết nạp những con người có tài trên thế giới, lấy hình ảnh người Thợ Xây làm những nền tảng cấu trúc của hội, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng là thành viên của hội này, sau chủ tịch Hồ Chí Minh rời khỏi hội, đi theo chí hướng giải phóng dân tộc riêng của mình. Hình ảnh thường thấy trên những áp phích Hội Tam Điểm là chiếc compa và thước eke (bộ thước trong tay của ngài Phục Hy và Nữ Oa thời cổ đại). Đặc biệt, ngài Phạm Hộ Pháp (Phạm Công Tắc), tự Ái Dân, hiệu Tây Sơn Đạo, một trong những người sáng lập ra Đạo Cao Đài - Tòa Thánh Tây Ninh cũng là thành viên của hội.

 

Dữ liệu liên quan:

- Hùng Quốc Vương (chi thứ ba – Chi Cấn), tên húy là Lân  Lang, ở ngôi 282 năm (từ 2524- 2253 Tr.CN). Vua hiển liệt cùng các tôn thần, hội họp tại điện, là một trong 50 vương theo mẹ trở về rừng phân trị trong nước, nối dựng cơ đồ, mạch nước dài lâu.
- Hùng Hoa Vương (chi thứ tư – Chi Chấn),tên húy là Bửu Lang, ở ngôi 334 năm (từ 2252-1918 Tr.CN). Vua hóa sinh bất diệt, thành kim tiên thượng giác, ở nơi ngọc khuyết, cai quản tam thiên tiên chúa. Sinh con trưởng là Hy Vương nối theo ngôi báu.

 

Chuyến thông hiếu với Trung Hoa thời vua Nghiêu tương đương thời chi Hùng Vương thứ III. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh là nói về Hùng Vương IV, đầu chi này (chuyển chi), Hùng Hoa Vương, với công trị thủy bằng đê đập và thuật trị nước (quốc gia) Hồng phạm cử trù. "Hồng phạm cửu trù" không thể tìm bất cứ nơi nào trên thế giới, cổ lẫn kim. Như vậy, đến Hùng Hoa Vương thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã thực sự hoàn hảo.

 

Liên quan đến Nho giáo (Nhu giáo, biểu tượng là "cây tre", người quân tử lấy hình ảnh cây trúc quân tử - họ tre), thì "Ngũ Thường" tức 5 mối giềng định vị "con người" khác "động vật", tương ứng với Ngũ Hành trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành, tức đã được phân loại. Trong các tôn giáo trên thế giới, nếu chúng ta không thấy thuyết Âm Dương Ngũ Hành và nhiều khái niệm về vũ trụ và nhân sinh quan khác, cho tới Thái Cực (Đạo, thường gọi là Thượng Đế nhưng không hiểu) thì chỉ gọi là "tôn giáo" chứ không phải "Đạo giáo", bởi chỉ mang tính cách giáo dục luân lý mà thôi, chứ không hiểu bản chất sâu xa của nó. Có thể hiểu là chi, cành từ những Đạo giáo nguyên thủy. Vậy mức độ cân đối của một người trong xã hội với Ngũ Thường là như thế nào? Sự cân đối Ngũ Thường được gọi là Hạnh - viết trong Binh pháp Khương Thái Công (đầu thời Tây Chu, khoảng thế kỷ XII TCN).
 

 

Trong dòng chảy lịch sử Trung Hoa, cổ vật thời Thương rất nổi trội, to lớn và kỳ vĩ, thể hiện rõ thuyết Âm Dương Ngũ Hành, đặc biệt tên hiệu của các vị vua Thương đều theo Can Chi. Song hành cùng với văn hóa đồng Thương còn có văn hóa đồng không hề thua kém, văn hóa Tam Tinh Đôi tỉnh Tứ Xuyên (văn hóa Ba Thục) chứng tỏ sự độc lập về văn hóa và lãnh thổ, đây là một đặc trưng cần chú ý khi xét mối quan hệ giữa chúng và thời nhà Hạ, thời chiến tranh Văn Lang - Ân.

 

Văn hóa Ba Thục có liên quan đến vùng Quý Châu, Vân Nam, nếu chúng ta xét tổng thể các nền văn hóa dọc theo hai bờ sông Dương Tử - ranh giới giữa Trung Hoa và Văn Lang:

- Vùng thượng lưu, với Tứ Xuyên - Quý Châu, Vân Nam, có dòng giống Thục phổ biến. Thời Tam Quốc, ba anh em kết nghĩa Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi cùng quân sư Gia Cát Lượng lập nên nước Thục bao gồm các vùng này, dùng trống đồng làm biểu tượng thống nhất, Gia Cát Lượng cũng làm được chiếc nỏ bắn hơn chục phát tên (Tam Quốc Chi diễn nghĩa). Đấy cũng là lý do dân gian nhầm lẫn cho rằng Gia Cát Lượng là người chế tạo trống đồng đầu tiên, ông tổ trống đồng.

- Vùng trung lưu với Hồ Bắc - Hồ Nam, Giang Tây, có dòng Việt hùng mạnh. Nhà Hán do Lưu Bang lập nên, và nước Sở của Sở Bá Vương Hạng Vũ đều xuất thân từ vùng đất này. Trong Kinh Thư san định bởi Khổng Tử, vùng này thuộc châu Kinh, châu Dương (hàm ý Kinh Dương vương). Đến đây thì "Hán" là Việt hay "Hán" là Mông Cổ???.

- Vùng hạ lưu cửa sông Giang Tô - Chiết Giang với dòng Việt nổi lên thời Câu Tiễn.

- Vùng Thượng Nguồn: Tây Tạng, Tân Cương...: xét sau.

 

Qua đó, chúng ta thấy tại sao vua Hạ Vũ là người Việt, lấy vợ Việt, nay nơi thờ chính ở vùng Giang Tô, ông có lưu một bia đá ở tỉnh Hồ Nam, với mấy chục chữ, hình loằng ngoằng như con giun, trông còn phức tạp hơn chữ Phạn, chưa ai giải mã được cho tới nay. Sau này, lịch sử nước ta cũng có sự lẫn lộn An Dương Vương Thục Phán với vùng Tứ Xuyên bởi lý do như trên, một vùng văn hóa có những nét Thục chung với Quý Châu và Vân Nam của Văn Lang.

 

Ngoài ra, còn các nền văn hóa trước đồ đồng và cũng đi cùng, đó là văn hóa gốm ,đá mới, đá cũ như Long Sơn, Ngưỡng Thiều... cũng như văn hóa ngọc đá Lương Chử vùng Giang Tô - Chiết Giang kéo tới Giang Tây, Hồ Nam. Chúng ta phải tách bạch cho được sự tiếp nối, giao thoa... của các nền văn hóa này.

 

Những vật tiêu biểu chung cho các nền văn hóa trên đó là: rìu Việt, nha chương, ống tông và đĩa bích, từ những biểu trưng này mới có thể hiểu rõ các mối quan hệ lịch sử, văn hóa. Chẳng hạn, rìu Việt phổ biến cho mọi nền văn hóa, sau này nha chương cũng như vậy, ống tông đĩa bích cho Lương Chử nhưng đĩa bích lại cũng rất thông dụng...

 

Tới văn hóa đồng thau, các biểu tượng trên vẫn sử dụng nhưng ngày càng dịch chuyển và mở rộng thêm...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng tích lịch sử Văn Lang: liên quan đến học thuyết ADNH - thông qua biên niên sử (chính sử, dã sử và huyền sử) và cổ vật khai quật được cho tới nay.

 

Tạm thời định vị khu vực địa lý nước Văn Lang: có biên giới cực bắc giáp với nước Trung Hoa là dòng sông Dương Tử, kéo dài tới Tây Tạng ngày nay. Biên giới cực nam Văn Lang giáp Băng La đét, bao trùm toàn bộ Miến Điện, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippin, Campuchia, Lào... nhưng không bao gồm Băng La đét và Nepal.

 

Nguyên lý: Ngay sau 1 sát na trôi qua, tất cả đã là quá khứ, cho nên những gì liên quan đến "Cái đã qua" đều là sử, vậy truyền thuyết, huyền thoại... cũng phải là sử nhưng chúng đã phản ánh những sự kiện nào trong quá khứ? Chính xác hay không là do chúng ta phân tích và nhận định một cách khoa học.

 

Giới hạn của Cõi Trần: Chúng ta cũng đã biết, đang tồn tại một "thế giới vô hình" đã, đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống Dương thế, như một ví dụ trước, Nhà tiên tri Mohamet đã nhận được nội dung bộ kinh Koran từ Tổng Lãnh Sự Thiên Thần Gabriel (tức Lạc Long Quân) trong vòng 20 năm, thông qua công năng thần thông "thuận phong nhĩ", cũng từ bộ kinh Koran này mà từ đó các dân tộc vùng Trung Đông đã xây dựng nên một nền văn hóa Hồi giáo rực rỡ. Do vậy, những cái tưởng chừng như đã bị hủy diệt, mất đi, không thấy... đều có thể "Hỏi" thế giới vô hình. Thế giới này hoàn toàn lấy chữ "Nhân" làm nền tàng. Tuy nhiên, câu "Trả lời" cũng phải được kiểm chứng một cách khoa học.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ranh giới nước Văn Lang ở trên, được nhấn mạnh chỉ là tạm thời được sử dụng nhằm có một cái nhìn bao quát về không thời gian của lịch sử, văn hóa, xã hội... có gì chung không, chẳng hạn trống đồng Đông Sơn. Có những vấn đề cũng còn được phải xác định  một cách chi tiết hơn, về giao thoa hay chuyển tiếp chẳng hạn:

 

- Vùng Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang: thuộc về Trung Hoa sau trận chiến Ân - Văng Lang, Hùng Vương thứ VI không tổ chức lấy lại là có lý do của nó. Lăng mộ ngài hiện nay nằm phía nên trái đền Thượng của Đền Hùng, Phú Thọ, có vai trò như một chứng tích lịch sử và "Thiên Sứ" của Ngọc Hoàng Thượng Đế (hay toàn bộ Cõi Trời), với biểu tượng là sao "Kim thật" (tức thay tên giữa sao Kim và sao Thủy thiên văn hiện đại). Trong cổ văn, Hùng Vương VI là Thái Bạch Kim Tinh.

 

- Vùng Băng La Đét và Nepan: vùng giao thoa giữa Ấn Độ (Hồ Tôn) và Văn Lang, cũng được xem xét chi tiết.

 

- Các nước trong tiến trình lịch sử: Phù Nam, Chămpa, Lâm Ấp... cần minh định rõ ràng.

 

- Philippine: chưa phát hiện trống đồng, nhưng cũng là những quần đảo độc lập nằm cạnh Indonesia, nhưng có khí hậu khắc nghiệt tức cũng trong vùng giới hạn biên giới Văn Lang.

 

- Tây Tạng: xét sau, thượng nguồn sông Dương Tử và các con sông khác, đặc biệt nhất là đã phát hiện ra những chiếc đĩa đá Dropa thời cổ đại, mang ý nghĩa rõ ràng của công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ và sự tiến hóa của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

15 bộ thuộc nước Văn Lang:

 

Sau khi tạm nhận khác khu vực hay quốc gia ngày này thuộc Văn Lang, chúng ta có thể tính toán số lượng 15 "bộ" của Văn Lang với các đặc trưng văn hóa chung và riêng, môt cái nhìn sơ bộ:

 

- Bộ trung tâm - Miền Bắc Phong Châu Việt Nam ngày nay. Bộ này sẽ định vị "tâm" tại "Đền Hùng, Phú Thọ - nơi giao của 3 con sông Nhị (sông Hồng), sông Lô, sông Đà như là quẻ Bát Thuần Càn trong kinh Dịch", dùng trống đồng Đông Sơn làm chủ lực - biểu tượng quyền lực, văn hóa thờ trời đất, tổ tông, thánh thần...và các phong tục - tập quán liên quan đến vòng đời con người chủ yếu như đám cưới, đám tang, sinh đẻ... như hàng ngàn tia ánh sáng tỏa ra từ mặt trời.

 

- Về phía đông: Đông Hải.

 

- Về phía tây: Lào (Ai Lao) và có thể các nước khác.

 

- Các bộ khác về phía nam: Chămpa, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia (gồm Singapore), Indonesia và Philippine.

 

- Các bộ khác về phía bắc: Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tây.

- Thượng nguồn Trường Giang, Nhị hà...: Tây Tạng.

 

Tổng cộng: 18 bộ. Chúng ta chú ý, có thể các vùng Miến Điện, Thái Lan, Vân Nam, Lào là cùng một bộ trước đây, hay Indonesia cùng với Philippine cùng môt bộ hải đảo, và có thể cả Malaxia chung vào, cũng cần phân tích và nhận định, rất phức tạp.

 

Các nguyên lý, quy tắc mã hóa lịch sử thời Hùng Vương theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành:

 

- Quy tắc 1 - "Dương tịnh Âm động": được quy ước cho vũ trụ sau trạng thái khởi nguyên, lúc này trạng thái của Thái Cực (1, chí tịnh) là phạm trù Dương và trạng thái ngay sau Thái Cực tức một "vi động" và gọi là Vũ Trụ (2, vi động) là phạm trù Âm. Trạng thái của Thái Cực gọi là thuần dương sau khi đã có đối đãi, tuy nhiên khi trong trạng thái nguyên thủy tức chưa đối đãi vẫn gọi là "Thái Cực" nhưng được xem là nơi chứa mầm mống của sự sống nên quy ước gọi là "Mẹ", đây là điểm giao rất dễ nhầm lẫn.

 

Quy ước này sẽ đúng cho đến khi trái đất chưa xuất hiện vạn vật bao gồm thực vật, động vật và con người. Ngay khi xuất hiện vạn vật, sống trên mặt đất, "đầu đội trời, chân đạp đất" sẽ bị đảo ngược.

 

- Quy tắc 2 - "Dương động Âm tịnh": khi định vị vạn vật hay con người trong sự vận động, tương tác từ vũ trụ thì quy tắc này được áp dụng, bao gồm cả hệ thống kinh mạch trong cơ thể con người. Quy tắc này chính là Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ, và Hà đồ phối hợp với Lạc thư trong lý sinh - khắc của các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành.

 

- Quy tắc 3 - Nghịch đảo tương tác: Như vậy, khi xác định tương tác từ "trái đất" và vạn vật trên trái đất tới "con người" thì dùng Quy tắc 2, còn từ hệ mặt trời và ngoài hệ mặt trời dùng Quy tắc 1.

 

Cho nên, khi dùng Quy tắc 1 - "Dương tịnh Âm động" sẽ bị nhầm lẫn khi ứng dụng trong Đông Y đối với hệ thống kinh mạch: mạch chuyển thì sống, mạch dừng thì chết.

 

Người xưa đã dùng các quy tắc này cho các phương pháp ứng dụng và mã hóa lịch sử, văn hóa thời Hùng Vương.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Núi sông:

 

như đã định vị được Đền Hùng tại ngã ba sông Đà, sông Lô, sông Nhị (sông Hồng) ở Việt Trì, Phú Thọ là trung tâm của Phong Châu (ổn định theo thời gian), kinh đô Phong Châu là Bạch Long thành tức thành Thăng Long hay Hà Nội ngày nay. Trong một số bài viết, đã định vị sông Dương Tử (Trường Giang) là biểu tượng cho Lạc Long Quân - ranh giới giữa Bắc Nam hay Trung Hoa và Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương), giống như một trục xương sống. Lúc này, con sông Hoàng (Hoàng hà) mà theo các nhà nghiên cứu lịch sử là biểu tượng cho Hoàng Đế, do con sông này chảy qua vùng đất hoàng thổ nên nước sông có màu vàng đồng thời Hoàng Đế là ông tổ của Trung Hoa. Tuy nhiên không phải vậy, chữ Hoàng này là trong Tam Hoàng Ngũ Đế, đứng đầu trong Tam Hoàng là Thiên Hoàng - đấy chính là Kinh Dương Vương.

 

Mặt khác, con sông Nhị chảy theo trục tây bắc - đông nam, Nhị tức là 2, độ số cung Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ, do vậy biểu tượng cho "người mẹ", và con sông này gọi là con sông mẹ của Xích Quỷ. Như vậy, nếu kết hợp với sông Dương Tử và Hoàng Hà thì sông Nhị chính là biểu tượng cho Long Nữ - thân mẫu của Lạc Long Quân. Sông Nhị (2) cũng là độ số đúng của cung Khôn cần được hiểu chỉnh lại do sai số Tốn Khôn trong các phương pháp cổ Đông phương. Đến đây thì đã rõ ràng, nếu kết hợp cả 3 con sông này với khởi nguồn từ vùng Tây Tạng, Tân Cương, Thanh Hải hướng ra biển phía Đông thì hoàn toàn biểu tượng cho các lý thuyết của đạo Tiên (Đạo giáo, đạo Phù Thủy - đảo Bạch Long Vĩ còn có thôn mang cái tên rất gần gũi - Phù Thủy Châu):

 

-Sông Hoàng (phạm trù Dương): Đốc mạch, phía tay trái.

 

- Sông Nhị (phạm trù Âm): Nhâm mạch, phía tay phải.

 

- Sông Dương Tử (Tương tác Âm Dương - Khí): trục xương sống, nơi có 7 luân xa.

 

Cội nguồn đỉnh đầu sẽ là ngọn núi tổ tông các tôn giáo là Kailash, trên dãy Côn Lôn.

 

Lúc này, biểu tượng cho Thái Cực sẽ là dòng sông Ngân (Ngân hà) trên bầu tri, nó còn có tên gọi khác như là dòng sông Bạc, con đường Trắng, chiếc đĩa Bạc... đại diện cho sự hợp nhất Âm Dương là Đế Minh và Vũ Tiên. Từ kết luận này, chúng ta quay lại Việt Trì, Phú Thọ một lần nữa, ở tầm mức chi tiết cho riêng nước Xích Quỷ.

 

- Sông Đà (Thái Cực): biểu tượng Đế Minh và Vũ Tiên, "Đà" là tên của Phật A Di Đà - Đế Minh.

 

- Sông Lô (Dương): biểu tượng cho Kinh Dương Vương. "Lô" là Tỳ Lô Giá Na Phật tức Đại Nhật Phật, cũng là tên dân tộc Lô Lô vùng Tây Bắc, nơi duy nhất còn lưu giữ 36 cách đánh trống đồng Đông Sơn.

 

- Sông Nhị (Âm): biểu tượng cho Long Nữ, Quán Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay.

 

Đến đây, đã khẳng định lại một lần nữa rằng, Đền Hùng chính là trung tâm định vị của Xích Quỷ, Văn Lang - nơi thờ Tổ Tông đất nước và các Vua Hùng, nơi đó được gọi là "Tam Sơn Cấm Địa", bất cứ ai đụng vào có ý phá hoại sẽ chết ngay, chưa kể di họa về sau cho con cháu.

 

Mặc dù Văn Lang có 15 bộ rộng lớn nhưng đây là những con sống chính yếu lưu giữ ý đồ đặt tên của người xưa, chẳng hạn ở Nam Bộ có sông Cửu Long, Thái Lan có sông Mê Nam...

 

Nếu liên hệ đến vùng Lĩnh Nam, chúng ta còn dãy núi Ngũ Lĩnh và dãy Thập Vạn Đại Sơn, chữ "Vạn" biểu tượng cổ xưa của đạo Bà La Môn và đạo Phật đã xuất hiện. Chữ "Thập" rất quan trọng, cũng là số 10 trên Hà đồ, biểu tượng của chòm sao Đại Hùng (Bắc Đẩu) chứ không phải Tiểu Hùng và là biểu tượng của Đế Minh. Chữ "Vạn - 10.000" này chính là biểu tượng của Đế Minh - thần Shiva... Chữ Vạn này thuận chiều kim đồng hồ (chiều của Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ) nhưng gắn lên trên ngực sẽ thấy ngược chiều kim đồng hồ, hàm ý nói lên sự hòa nhập của một con người tới toàn thể vũ trụ đã thành công và là người đạt đến đẳng cáp cao nhất của sự tiến hóa trong vũ trụ, tức hoàn toàn tự chủ trong ý thức và hành động từ bất kỳ sự tương tác nào.

 

Còn Ngũ Lĩnh là nên 5 ngọn núi lớn chắn ngang các bộ của Văn Lang, dĩ nhiên Ngũ Lĩnh biểu tượng cho Ngũ Hành nhưng cũng là biểu tượng của 5 anh em trai Lạc Long Quân.

 

Với các nhìn tổng thể giống như trên vệ tinh quan sát xuống, chúng ta sẽ hiểu ngay câu tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:

 

Nhị hà một giải quanh co,

Chính thực chốn ấy Đế đô, Hoàng bào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định vị không gian:

 

Lĩnh Nam Chích Quái - Truyện chim trĩ trắng

Vào đời Chu Thành Vương (1), Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là họ Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng (2). Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được. Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”.

 

Chu Công hỏi: “Tại sao tới đây?, người Việt Thường đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nên tới đây vậy”. Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình, đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người. Còn nhớ Hoàng Đế có nói rằng: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến”. Bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy rồi cho về. Người Việt Thường quên đường về, Chu Công bèn ban cho 5 cỗ xe gắn xa chỉ nam để định hướng về. Người Việt Thường nhận lấy mà đi theo hướng biển nước Phù Nam, Lâm Ấp (3), đi một năm thì về tới nước. Cho nên, xe chỉ nam thường dùng để đi trước đưa đường. Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi hoang vu, chưa có văn hiến, nên bỏ trống không chép (4).

 

Chú thích:
1) Chu Thành Vương, vua nhà Tây Chu, Trung Quốc, lên ngôi từ năm 1055 đến năm 1021 trước Công Nguyên.

2) Sách Việt Sử Lược chép rằng: “Đến đời Thành Vương nhà Chu, bộ lạc Việt Thường Thị (người Việt Thường) mới đem dâng chim trĩ trắng. Sách Xuân Thu gọi đất này là Khuyết Địa, sách Đái Ký gọi là Điêu Đề…”.

3) Phù Nam: Phù Nam là tên phiên âm Hán - Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaisia. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17 – thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Cư dân của Phù Nam chủ yếu là người Mã Lai - Đa Đảo [Wikipedia].

4) Bản A 2914 chép rằng: “Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi chưa khai hóa, không có việc triều chính, không có chính cương, nên không chép vậy.

(Nguyễn Hữu Vinh dịch)

 

 

Trong học thuyết Âm Dương Ngũ Hành thì sự định vị phương hướng là rất quan trọng, các bộ môn Đông phương ứng dụng như phong thủy, tử vi... đều thường dùng La kinh để xác định, tất nhiên công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ sẽ được bài trí tương ứng. Trên mặt la kinh có kim chỉ nam, thông thường đầu kim chỉ về phương nam được sơn màu đỏ, còn đầu kim chỉ về hướng bắc sẽ sơn màu xanh mực. Tuy nhiên, chúng ta thấy chiếc la bàn hay la kinh ngày nay đều lấy phương bắc làm hướng định vị, hệ thống bàn đồ hiện đại ngày nay cũng như vậy.

 

Qua đó, chúng ta thấy, một cách thông thường thì gọi là kim chỉ bắc mới là thuận tiện và hợp lý, bầu trời thiên văn phương bắc được sử dụng từ cổ đại cho tới nay, chẳng hạn có các chòm sao Đại Hùng, Tiểu Hùng, 12 chòm sao Hoàng đạo... Khi liên hệ đến câu chuyện Chim trĩ trắng nói về xa chỉ nam do Chu Công gửi sứ giả Việt Thường để định đường về, đồng thời có một "bước nhảy địa lý" đi từ phương bắc - Trung Hoa lại tới Phù Nam, Lâm Ấp thuộc phía nam của Văn Lang, chủ ý của tác giả:

 

- Phù Nam và Lâm Ấp cũng thuộc Văn Lang.

 

- Ranh giới Văn Lang vượt khỏi đường xích đạo, thuộc Indonesia, Philippine... tức thuộc bán cầu nam.

 

- Còn nhớ Hoàng Đế có nói rằng: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến”. Dị bản khác, nói rằng: "Phương Nam là nơi không thể đánh".

 

- Thời Khổng Tử viết kinh Xuân Thu cho Văn Lang là...

 

Khi ứng dụng phương hướng định vị vào bán cầu nam thì khi áp dụng Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ đối với các phương pháp cổ thì thì "hướng nam ở trên và bắc ở dưới". Lúc này mặt trời vẫn mọc từ phương đông, nhưng địa khí bán cầu nam có thay đổi - Tất nhiên đây là điểm khóa.

 

Lúc này, chòm sao định vị phương nam là chòm sao Nam Cực (chòm Thập Tự). Dĩ nhiên, phương Nam hàm ý tuyệt đối nước Văn Lang và nay là Việt Nam. Truyện Thủy Hử viết: "mặt trời lặn về phương Nam", tức điểm xuân phân của mặt trời bắt đầu đi vào chu kỳ Song Ngư. các vị Thánh Thần ẩn đi.

 

Lịch sử cổ đại Ai Cập ghi chép rằng: "Phải vượt qua vài biển về phương Nam, mới tới được đất của Thần Thánh". Ở đây, Phương Nam - Văn Lang là đất của Thần Thánh, chứ không phải "trên giời".

 

Con sư tử đá lớn nhất thế giới trước kim tự tháp Kheop mặt quay về hướng Đông, định vị từ Ai Cập?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Minh định lại không gian, thời gian và vật chất:

 

Để lý giải một cách chi tiết và cụ thể về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, chúng ta không thể không minh định lại không thời gian và vật chất, đồng thời cũng chính là làm rõ lại lịch sử thời Hùng Vương bởi vì các biểu tượng lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng... đều quy chiếu và không tách rời các quan niệm cơ bản nêu trên.

 

Để xác định bất cứ vấn đề gì thì cũng phải có hệ quy chiếu để quán xét hay điểm gốc, đồng thời còn có những điều kiện ràng buộc mà trong khoa học kỹ thuật gọi là điều kiên biên, ở đây không thời gian và vật chất cũng không ngoại lệ, mặc dù khái niệm về chúng có tính bao trùm, rộng lớn hơn so với các khái niệm khác.

 

Không gian: khoảng không chứa đựng vật chất (nay gọi là vạn vật), nhưng phải thông qua vạn vật thì chúng ta mới nhận biết được. Ví dụ, cho một hòn bi ve vào một cái chai thủy tinh trắng, lắc cái chai thì hòn bi di động trong cái chai và chỉ trong cái chai mà thôi, không gian ở đây là giới hạn khoảng không trong hình thủy tinh cái chai, còn viên bi ve được xem như là một dạng vật chất.

 

Rõ ràng, không gian và vật chất không thể tách rời nhưng có một điểm dễ nhận ra rằng, nếu chúng ta cô lập vật chất thì không gian không phải là vật chất, mà nó "chứa đựng vật chất". mô phỏng và đặc trưng của nó là gì? Nó được mô phỏng qua hệ quy chiếu 3 chiều là đã hoàn toàn đầy đủ, tuy nhiên do phải thông qua vật chất mới nhận biết được, cho nên nếu chúng ta quy ước thêm các đặc trưng của vật chất thì hệ quy chiếu sẽ thay đổi. Đặc trưng hay thuộc tính của nó chẳng là gì cả, chỉ như vậy mà thôi, không có bất kỳ một thuộc tính nào.

 

Từ sự phân tích này, đối chiếu lại thí nghiệm của Einstein về sự co giãn của không gian, về mặt bản chất là sai, mà đây là sự biến đổi của trạng thái vật chất mà thôi, đã chứng minh.

 

Thời gian: là sự trôi qua mà đã được quy ước như ngày đêm, đo lường nó bằng đồng hồ nhưng cũng phụ thuộc vào hệ quy chiếu gốc đã quy định. Giống như không gian, thời gian cũng được nhận biết thông qua vật chất, dễ thấy nhất là cuộc đời con người từ lúc sinh ra cho đến khi chết, trải qua chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử hay thời gian trôi qua một ngày, một năm, do lịch và đồng hồ đo.

 

Như vậy, thời gian là quy ước chỉ ra sự biến dịch của vật chất, điều này hàm nghĩa rằng ở bất cứ trạng thái nào của vật chất đều quy ước được thời gian, cho dù tịnh hay động, cho dù là "tuyệt đối" hay "tương đối". Chẳng hạn, có hai cái bàn trong quán cafe cách nhau 1m, dĩ nhiên mọi thứ đang vận động, nhưng sau cả năm khoảng cách vẫn là 1m nều chúng ta không di chuyển, nhưng rõ ràng thời gian đã trôi qua rồi.

 

Như vậy, chúng ta lại chỉ ra được cái sai của bài toán Einstein cho rằng thời gian là cong... mà đây chỉ là sự nhận thức về biến dịch của vật chất mà thôi, y như không gian ở trên.

 

Vạn vật (vô tình và hữu tình): Tất cả mọi cái tồn tại trong không gian là vật chất, vạn vật hữu tình là động vật và con người (cảm xúc và tư duy), còn thực vật là giao giữa vô tình và hữu tình, vạn vật vô tình là cát, dá, sỏi, không khí...

 

Cho nên, cổ nhân đã lấy thực vật là biểu tượng của đời sống chứ không phải con người - gọi là Cây Đời, Cây Đời Sống, Cây Sự Sống, Cây Tiến Hóa, Cây Vũ Trụ...

 

Liên quan đến nguồn gốc của vạn vật, qua thuyết Âm Dương Ngũ Hành người xưa cho là có nguồn gốc từ "sự tuyệt đối", gần đây nhất là học giả Nguyễn Duy Cần, đã viết trong Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh, Dịch, tinh hoa Đạo học Đông phương... tuy nhiên, không mô tả hoặc nói rõ sự tuyệt đối này là như thế nào mà ngày nay lại xuất hiện vạn vật biến hóa vô cùng?.

 

Ở đây, chúng ta thấy một mắt xích liên quan giữa các tuyệt đối và tương đối là vạn vật, đó là tuyệt đối được cho rằng là nguồn gốc của vạn vật, nhưng phải thông qua vạn vật để nhận biết nó, hay thông qua các quy luật vận động của vạn vật, tức thuyết Âm Dương Ngũ Hành, sự tuyệt đối này là Thái Cực.

 

Sự định hình Thái Cực đang diễn tiến tiếp theo là: không không gian, không thời gian, không lượng số, có thể tính? Ở đây mới chỉ tạm khái niệm về Thái Cực, theo học giả Nguyễn Duy Cần thì không thể mô tả được, chẳng "không" mà cũng chẳng "có", vậy "có thể tính" là đã sa vào "có" rồi.

 

Mặt khác, nếu cho rằng "không thời gian" và "không không gian" là vô lý, bởi như đã phân tích ở trên. Vậy Thái Cực được mô tả như thế nào, một suy niệm rằng nó là nguồn gốc của vạn vật mà chúng ta nhận thức được, thì nó cũng phải mô tả được - đây là logic, dĩ nhiên có thể tiếp cận được nó không? Bởi nó là thực tại.

 

Không chỉ vậy, sự vận động của vật chất theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành cho tới nay, thì vũ trụ đang trong giai đoạn phát triển hay đang trong giai đoạn phân rã?

 

Trong việc quy ước "thời gian" thì sự quy ước này - phản ánh vào tư duy chúng ta, được đặc trưng như thế nào, mà chúng ta có thể cảm thấy "chậm" "nhanh"? cũng là một dấu hỏi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biểu tượng

 

Trong phân tích và nhận định ở trước, chúng ta đã thấy mối quan hệ không tách rời giữa không gian, thời gian và vật chất, tuy nhiên khi cô lập từng phần thì lại nhận ra mỗi trong chúng đều có những đặc trưng riêng, mà từ đó sẽ có những hệ quả tiếp theo.

 

Giả thuyết là nguồn gốc của vạn vật là một trạng thái tuyệt đối, tạm gọi là "vật chất tuyệt đối", sự tồn tại của chúng là hiện thực, khách quan, vậy thì chúng sẽ lấp đầy khoảng không gian hay không? Ở đây chúng ta chưa nói đến sự vô cùng hay hữu hạn của không gian.

 

Trong khoa học kỹ thuật xây dựng ngày nay có môn thủy lực hay còn gọi là cơ học chất lỏng, trong đó "nước" được xem là chất lỏng không nén được, một ví dụ đó là chiếc kích thủy lực mà người ta dựa vào đó để chế tạo (chất dầu lỏng). Như vậy, có thể nhận xét rằng nếu vật chất tuyệt đối này lấp đầy khoảng không thì "vũ trụ không thể xuất hiện" tức "không thể vận động", hàm nghĩa một "vụ trụ kín" là không thể tồn tại.

 

Trong các nền văn hóa cổ xưa, rất rực rỡ như Ai Cập, Lưỡng Hà, Maya, Đông phương... thì truyền thuyết đều cho rằng nguồn gốc ban đầu của vũ trụ giống như "một biển nước mênh mông" mà từ đó, nảy sinh ra một vị nam thần nguyên thủy đầu tiên - giống như một ngọn núi (Shan) nhô lên khỏi mặt nước, rồi vị thần này tạo ra một tổ chức thần, các vị thần này lại tiếp tục tạo ra thực vật, động vật, người... hoàn toàn không cho rằng nguyên nhân ban đầu đó là Thượng Đế. Đồng thời, các nền văn hóa này cũng viết Thượng Đế là một vị thần, còn dưới nhiều vị thần khác nữa, tức tổ tiên của ngài. Tứ đó, chúng ta thấy có sự gần gũi của truyền huyết & huyền thoại với vũ trụ quan đang quán xét. Qua đó, sẽ thấy truyền thuyết và huyền thoại vẫn chưa chỉ ra được cấu trúc rỗng của vật chất tuyệt đối hay không? Đây là một điểm khóa.

 

không còn nghi ngờ gì nữa, giữa cấu trúc vật chất có một khoảng "rỗng", tức vật chất không lấp đầy không gian, khoảng rỗng này nếu quy chiếu đến các thuộc tính của vật chất (vô số nhưng đều quy chiếu về các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành) thì phi thuộc tính, nó mang ý nghĩa "chân không" chính xác nhất. Vậy, "vật chất tuyệt đối" sẽ được mô tả như thế nào?. Chúng ta cũng cần chú ý phân biệt: "không", "có", "rỗng", "tuyệt đối", "tương đối"...

 

Trong nền văn hóa Việt Nam hay Văn Lang cổ thì "cấu trúc vật chất tuyệt đối" được mô tả như một chiếc lưới không gian ba chiều to lớn đến vô cùng, biểu tượng cho nó đơn giản và gần gũi nhất đó là "chiếc võng đào", đã có một bài thơ cổ Ru Con về biểu tượng này:

 

Gió Động Đình mẹ ru con ngủ, - nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa.
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh. - nay thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa. Gió trăng ở đây là nói về Mẫu Âu Cơ, Chúa Mẫu Thoải, Quán Âm Bồ Tát, Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Quán Âm Tặng Con, Quán Âm Tịnh Thủy, Bạch Y Quán Âm, Quán Âm Nam Hải, Bà Thủy trong Các Bà Ngũ Hành, Bà Đen ở núi Bà Tây Ninh, Bà Chúa Hoa (hoa Mẫu Đơn)...
Tiết trời thu lạnh lành lanh,
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông.
Bống bồng bông, bống bồng bông,
Võng đào mẹ bế con rồng cháu tiên.

 

Chiếc võng đào biểu tượng này xuất hiện trên bức tranh dân gian Hàng Trống "Thánh Mẫu Thượng Thiên" tức Phật Bà Quan Âm, Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Bà Chúa Liễu Hạnh, bà Vũ Tiên - chính thất của Đế Minh... tất cả chỉ là một người, và chỉ duy nhất bức tranh này có chiếc võng, cõi Thượng Thiên (cõi này cao hơn Tam Tài: Cõi Trời, Cõi Đất, Cõi Chết).

 

Như vậy, chúng ta sẽ có các biểu tượng sau:

 

- Không gian: con rùa.

 

- Thời gian: con lịch.

 

- Tương tác (Khí): con rắn hổ mang, có vai trò tương tác Âm Dương nhưng lại như "con lịch".

 

- Vật chất tuyệt đối: võng đào (lưới trời).

 

- Đơn nguyên vật chất tuyệt đối: ngọc châu, minh châu.

 

- Vũ trụ tiến hóa, phát triển tức vạn vật: cây đời. Vũ trụ: phát triển hay phân rã?

 

- Tiến hóa cao nhất:________ (hoa sen).

 

- Linh hồn: con cú mèo, thấy trong đêm.

 

- Thân xác: con trâu, con bò, con dê, con cừu, đang bị các quy luật vũ trụ chi phối, như một con trâu, con bò bị quàng chiếc ách lên vai để kéo cày, cấu trúc của một hệ thống tổ hợp Âm Dương Ngũ hành từ tinh vi nhất cho đến thô trọc nhất.

 

- Tâm: giống như một củ hành (trông giống quả tim).

 

- Hợp nhất tất cả thành "Một": quả bầu. Đến đây mới biết truyền thuyết & huyền thoại Việt siêu đến cỡ nào, đâu phải câu chuyện Eva được hình thành từ cái xương sườn của Adam, quá dở!.

 

Cây đời là "cây đa" trong văn hóa Văn Lang và một số nền văn hóa khác, kể cả Ai Cập cổ đại. Tại Ai Cập, cây sung, cây si (họ cây đa) biểu tượng cho nữ thần sinh sản, nữ thần cho con Isis - bà là vợ của thần chết Osiris, truyền thuyết cổ xưa và nổi tiếng nhất của Ai Cập là thần chết Osiris sẽ phục sinh bởi người con trai của ngài là thần vũ dũng Horus, và ngài sẽ quản lý cõi ta bà hay cõi nhân gian này.

 

Cây đa có đặc trưng là xanh tốt quanh năm, rễ ăn sâu xuống đất và có cả rễ ở trên không trung hút ẩm, hình ảnh của trường sinh bất tử, của hữu hình và vô hình hòa quyện lẫn nhau.

 

Cây đa (Tam Đa) biểu tượng cho ba người: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng Quốc Vương, mang ý nghĩa Tam Tài trong lý học Đông Phương, đặc trưng văn hóa là lễ Thượng Nguyên Thiên Quan Ban Phúc Tinh Quân - 15 tháng Giêng (Kinh Dương Vương), Trung Nguyên Địa Quan Xá Tội Tinh Quân 15 - tháng Bảy (Hùng Quốc Vương) và Hạ Nguyên Thủy Quan Giải Ách Tinh Quân 15 - tháng Mười (Lạc Long Quân - thần chết Osiris)...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngọc sáng trong hoa sen - Úm Ma Ni Bát Mê Hồng

(Linh diệu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát)

 

Linh diệu thần chú này cực kỳ thần lực, khi nào khó khăn hay sợ hãi chỉ cần niệm Úm Ma Ni Bát Mê Hồng là định tâm được ngay, chẳng hạn khi bơi ngoài biển vào bờ thì cạn sức có thể chết đuối, hay khi đi qua bãi tha ma suốt một đêm... Thần chú này đã được dịch nghĩa: Ngọc sáng trong hoa sen.

 

Thần chú này có thể được xem là biểu tượng của Tây Tạng, Tây Tạng thời Đường còn gọi là Phật Đà quốc, nước Phật, từ một truyền thuyết Tây Tạng được hình thành từ "đất bùn của những con dê" và tổ người Tây Tạng là một con khỉ (người có nguồn gốc tiến hóa từ khỉ) - được điểm hóa bởi Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

Ngàn mắt ngàn tay thân Quán Thế,

Muôn thiên muôn đạo pháp Như Lai.

 

Ngọc sáng ở đây chính là "đơn nguyên vật chất tuyệt đối" - Mani châu, ngọc châu viên giác, có thuộc tính hòa nhập và phản chiếu tất cả mọi thuộc tính bất kỳ. Truyền thuyết và huyền thoại liên quan đến ngọc châu thì nhiều, tuy nhiên một trong những truyền thuyết nổi tiếng nhất đó chính là truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy. Mỵ Châu sau khi chết hóa thành con trai nhả ngọc, chỉ lấy nước giếng Cổ Loa thành mới rửa sạch - ở đây là Việt Tỉnh tức Giếng Việt, quẻ Tỉnh của Kinh Dịch. Mỵ Châu là hoàng thái hậu của Hoàng Đế nước Nam Việt rộng lớn. Một mật ngữ của lịch sử.

 

Ngọc châu viên giác này được thấy điển hình nhất là ở trên mái chính của các ngôi đình, chùa, điện, miếu, cung quán, nhà thờ họ... của Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, đạo Mẫu, đạo thờ Tổ Tông, Thần đạo (sau thành Phật giáo), cực kỳ phổ biến trong nền văn hóa Việt, đó chính là biểu tượng "Song Long Minh Châu", hai con rồng chầu ngọc.

 

Ngoài ra, trong Tứ Đại Thiên Vương hộ vệ cho Phật Di Lạc tại Thiên Vương điện, nằm trước điện Đại Hùng của một ngôi chùa, cũng có một vị Thiên Vương đang giữ viên ngọc này, điều chỉ thẳng đến ý nghĩa: Phật Di Lạc là người đang quản lý "ngọc châu viên giác".

 

Theo kinh Phật, Ngài đang giảng đạo ở cung trời Đâu Suất, viên ngọc này thông thường cũng được gọi là viên ngọc rồng, ngọc của rồng ở dưới đáy biển sâu, cung điện của Long Vương. Một vị chân tu  đắc đạo Phật giáo đã thọ đắc được bộ Kinh Hoa Nghiêm ở dưới Long cung của Long Vương Ma Kiệt Đà, chính là bộ kinh Hoa Nghiêm ngày nay.

 

Bộ kinh này mô tả thế giới như một đóa hoa sen nở từ một biển nước mênh mông, vô cùng vô tận thế giới trên nó, mỗi thế giới chỉ như một điểm trên cánh hoa - Hoa tạng thế giới đồ.Thế giới Hoa Tạng của Phật Tỳ Lô Giá Na - Đại Nhật Phật - Kinh Dương Vương là một tịnh độ vô cùng rộng lớn và trang nghiêm, thế giới Sa Bà và thế giới Cực Lạc đều nằm trong thế giới Hoa Tạng.

 

"Ngọc châu viên giác" này định vị tại trung tâm Bạch Long thành, thành Thăng Long, tại núi Nùng - "Nùng sơn chính khí" (công viên Bách Thảo ngày nay) nơi thờ Trời của các triều đại xưa. Tại Văn Lang, có rất nhiều nơi cổ tích thần thánh, tuy nhiên có 2 vị trí cực kỳ quan trọng, đó là đền Hùng biểu tượng cho Âm và Bạch Long thành biểu tượng cho Dương. Qua đó, mới hiểu kinh đô Văn Lang xưa hay đây cũng chính là kinh đô của cả Trung Hoa thời Đế Minh trở về trước.

 

Sau khi Đế Minh phân đôi nước, bắc Dương Tử thuộc Trung Hoa do Đế Nghi - em Đế Minh cai quản, nam Dương Tử do Kinh Dương Vương - con trai cả của Đế Minh quản lý. Từ việc này, dẫn đến sự kiện Hoàng Đế chiến Si Vưu khi tập trung quyền lực về phía bắc. Hoàng đế ở đây là Đế Minh. Trong trận chiến, truyền thuyết kể lại rằng Hoàng Đế không thắng được Si Vưu nhưng nhờ nữ thần Cửu Thiên Huyền Nữ giúp cho các bộ sách như Độn giáp... mới thắng nổi, Cửu Thiên Huyền Nữ ở đây là chính thất của Đế Minh - Vũ Tiên. Trong bộ truyện Thủy hử có nói đến Cửu Thiên Huyền Nữ tặng Tống Công Minh 3 bộ sách.

 

Ngọc châu viên giác mà chúng ta thấy gần gũi nhất, đấy là những hạt bồ đề trong chuỗi hạt của các nhà sư Phật giáo hay các tôn giáo khác, chuỗi hạt đeo cổ của một nhà sư có 108 hạt bồ đề - đây là con số các vua Hùng của 18 triều đại Hùng Vương: Vị Hùng Vương thứ 1 là Kinh Dương Vương, vị cuối cùng tức Hùng Vương 108 là An Dương Vương.

 

An Dương Vương là người tổ chức xây thành Cổ Loa - một thành chiến (hộ thành) bên tả ngạn sông Hồng, còn Bạch Long thành - kinh đô Văn Lang thuộc hữu ngạn sông hồng, tạo nên một cấu trúc Âm Dương thành phối hợp lẫn nhau trong trận chiến với quân Tần, trận chiến cuối cùng tướng giặc Đồ Thư bị tử trận, giặc hoàn toàn tan vỡ. Chính sử không chép về Bạch Long thành, nhưng còn tồn tại một bản khắc cổ nói đến, từ đó sẽ hiểu rằng: Bạch Long thành đã bị phá hủy khi quân Tần thua trận và rút lui khỏi Phong Châu tức Hà Nội ngày nay. Bộ đôi thành Âm Dương này còn thấy trong lịch sử thành trì trên thế giới sau này.

 

An Dương Vương gần gũi với người Việt đến độ: "Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng 6 tháng Giêng" là lễ hội Cổ Loa, bởi ngài là vị Hùng Vương cuối cùng của triều đại Hùng Vương, độ số 1, 6 là hành Thủy trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, thời kỳ của ngài là lúc điểm xuân phân của mặt trời chuẩn bị đi vào cung Song Ngư trên đường Hoàng đạo - kỷ nguyên của bạo tàn. Ngày tháng lễ hội Cổ Loa cũng là một chứng tích, một ghi chú thiên văn, những độ số trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ của thuyết Âm Dương Ngũ Hành hay cũng là một tiên tri về kỷ nguyên Song Ngư.

 

Mồng 6 tháng Giêng lễ hội Cổ Loa. Và chỉ sau đó 1 tháng 10 ngày, tại Diễn Châu - Nghệ An lễ hội tế Thần Thục An Dương Vương lại một lần nữa diễn ra: Lễ hội Ðền Công - 15 tháng Hai âm lịch. Ðây là một lễ hội lớn ở Nghệ An, thu hút hàng vạn lượt người từ khắp nơi đổ về trẩy hội. Không giống như lễ hội Cổ Loa, luôn có ba phần: lễ tế thần, lễ rước kiệu, khách thập phương dâng hương và vui hội, lễ hội Ðền Công chỉ có lễ tế thần, sau đó là các sinh hoạt văn hóa: hát tuồng chèo, thả đèn hoa. Ðền nằm ở lưng chừng núi Mộ Dạ, ngay kề Quốc lộ I. Phía sau núi là biển cả mênh mông, ngày đếm sóng vỗ rì rào. Mỗi ban mai, vầng dương từ biển nhô lên phủ cho cảnh vật một vầng hào quang rực rỡ.

 

Mộ Dạ: Dạ là đêm, mộ là nơi an nghỉ của An Dương Vương, chính là hàm ý nói về một thời kỳ đen tối của cung Song Ngư chuẩn bị bắt đầu. Như vậy, mộ của An Dương Vương sẽ ở đâu đó thuộc tỉnh Nghệ An.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người Việt - Gia đình Việt - Dòng họ Việt - Bản làng Việt - Non nước Việt - Chân lý Việt

 

Như đã viết ở trên, hình ảnh cây đa (Tam Đa) biểu tượng cho ba người: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng Quốc Vương, đồng thời hình ảnh của hạt bồ đề biểu tượng cho minh châu hay ngọc châu viên giác, từ 2 dữ kiện này sẽ xuất hiện sự khác biệt giữa cây đa và cây bồ đề mặc dù cùng họ hàng.

 

Tư duy rộng mở hơn thì cây đã sẽ biểu tượng cho 108 Hùng Vương (Đa cũng còn nghĩa là nhiều, rất nhiều) và cây bồ để biểu tượng cho ai? Chúng ta còn nhớ câu truyện Tôn Ngộ Không học phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư trong Tây Du Ký, đây cũng là một nhân vật hết sức bí ẩn đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác... mà vẫn chưa ra. Hạt bồ đề là đơn nguyên tuyệt đối ở đây chính là biểu tượng cho Đế Minh - Phật A Di Đà (Đề, Đơn, Độc) - thân phụ Kinh Dương Vương và đứng trên cả 108 Hùng Vương. Từ cái "Đơn" nguyên thủy chuyển thành cái "Đa" hiện tại.

 

Qua đó chúng ta thấy, những tôn giáo cấm thờ tổ tiên, ông bà mà đi thờ "người khác" là một mưu kế cực kỳ thâm hiểm, muốn chặt đứt gốc rễ của một dân tộc, họ hàng, gia đình. Cuộc sống diễn ra giống như một cây đa bám rễ vào hiện tại như rễ chùm dưới đất (hữu hình) và bám cả vào quá khứ như rễ chùm ở trên không trung (vô hình), do vậy mưu kế trên phải nói là hết sức tàn độc, chứ chưa nói đến sự tồn tại của linh hồn hay không, nếu có thì tổ tiên, ông bà vẫn đang còn sống sờ ra đấy.

 

Trong cuộc sống, tâm hồn mỗi trẻ thơ giống như một tờ giấy trắng hay một viên ngọc châu, cũng như một ấu trùng nên chúng không thể hiểu những cái mà người lớn cho là chẳng hạn Thượng Đế, Chúa các loại (cái mà chính anh ta cũng không hiểu)... cho nên việc "dạy dỗ" (mang tính Âm Dương hai mặt) đã trở thành "điều kiện hóa trí tuệ" tức thực sự là "nô lệ hóa tư tưởng" hết sức nguy hiểm, trở thành thói quen, thuộc tính, "của tôi", "đạo của tôi", "không cần dùng lý trí mà chỉ cần đức tin"... cuối cùng sẽ trở thành những cỗ máy bất khoan dung, những con trừu đang bị chăn dắt môt cách vô hình mà không biết, nên cần phải hiểu rõ những thủ đoạn của con người trong "dòng chảy tâm linh" (tiến hóa cao nhất là đạt quả vị Phật vào thoái hóa thấp nhất là trở thành ma quỷ). Mỗi trẻ thơ, tự thân nó đã là "thiên thần rồi" chẳng cần tìm hay dạy ở đâu nữa.

 

Trong cuộc chơi vô hình do chính con người cấu trúc nên, "đỉnh cao nhất" sẽ là: "Tôi - Thánh đại diện cho Thượng Đế và đám lính lác của tôi cũng là đại diện thứ hai của Thượng Đế"... rồi sau đó, dùng mưu kế sẽ nắm quyền lực cai trị xã hội, hoàn toàn đi ngược con đường tâm linh, do tính đối kháng Âm Dương giữa mặt tâm linh (đi vào nội tâm, Âm) và chính trị (hướng ra ngoài, Dương), cho nên hậu quả trái quy luật vũ trụ như đã biết qua lịch sử của các tôn giáo, quy tắc "Âm thuận tùng Dương" trong Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ (tôn giáo Độc thần lại càng Âm hơn nữa).

 

Vậy, cũng phải cần xác định rõ "Việt" là mang ý nghĩa như thế nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Chữ Việt giáp cốt văn (bác sĩ Nguyễn Xuân Quang)

 

Chiếc rìu ở từ Việt ‘Yue’ trong giáp cốt văn đời nhà Thương.

 

yue.jpg?w=640

Từ Việt yue trên giáp cốt văn (Wang Hongyuan).

 

Lưu ý ta thấy chiếc rìu Việt yue ở đây có một đầu hình vòng tròn nòng O mang âm tính, nòng O ứng với Khôn và một đầu hình cây chĩa ba mang dương tính, ba nọc nhọn là ba dương ứng với quẻ Càn. Cây rìu Việt này là một thứ rìu Việt thờ mang ý nghĩa nòng nọc, âm dương, càn khôn, sinh tạo, tạo hóa.

 

2. Chữ Việt giáp cốt văn theo Bình Nguyên Lộc:

 

Chữ Việt bộ Mễ (lúa) có cái móc hình lưỡi hái gặt lúa ở phía dưới thành cái gọi là “Chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương" (Hình 6) dưới đây :                                                                                                             
 

017.JPG
                                                          

            Hình 6 :  Chữ Việt tương hình đời Thương do chỉ lấy cái móc ở dưới
                            chữ Việt bộ Mễ của Việt tộc để tạo chữ Việt mới đời Thương.


 Sách “Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam” của ông (trang 154-157) : “Chữ Việt nguyên thỉ viết rất kỳ lạ : một nét ngang dài và một cái móc ở dưới. Đó là chữ Việt cuối đời nhà Thương, đầu đời nhà Chu, chứ đời Hạ, không ai biết nó ra sao cả, vì không tìm được cổ tự đời Hạ bao giờ, nếu đời Hạ đã có chữ. Chữ Việt giản dị đó, đích thị là cái đuôi của chữ Việt thứ nhì trong thư tịch Trung Hoa, chữ Việt mà các nhà Nho ta gọi là Việt bộ Mễ, nhưng người Trung Hoa gọi đó là chữ Việt bô Nguyệt và cái bộ Nguyệt là chính khúc đuôi ấy, chớ không phải là chữ Mễ bên trong khung vuông. Cho đến khi Khổng Tử san định Kinh Thư thì chữ Việt bộ Mễ mới thấy xuất hiện, chớ trước đó thì chỉ có chữ Việt nguyên thỉ là cái đuôi của chữ Việt bộ Mễ. Tại sao họ lại viết như vậy? Không thấy sách nào cắt nghĩa cả, chúng tôi nghiên cứu riêng thì thấy rằng chữ Việt nguyên thỉ và đơn giản đó, có thể có nghĩa là cái rìu… Một lưỡi rìu như vậy đã đào được ở Quốc Oai, giữa Hà Đông và Sơn Tây…”

 

3. Chữ Việt trên thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (496-465 TCN) có hình một con rồng vươn lên mặt trời và người cầm cung như chuẩn bị bắn vào tâm điểm:

 

100px-Text_on_Sword_of_Gou_Jian.svg.png
 
Phần chữ cổ: 越王自作" -
 
"Việt vương tự tác".
 
image014.jpg
 

 

4. Chữ Việt bộ Mễ và bộ Tẩu thời Thương:

 

   image001.png và   image003.jpg

 

5. Việt - Yue:

 

Yue còn có nghĩa là Mặt Trăng.

 

Tất cả mọi dữ kiện từ cổ đại tới nay đã đủ cho chúng ta luận giải ý nghĩa của chữ "Việt" rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Chữ Việt giáp cốt văn cổ nhất (trích từ bác sĩ Nguyễn Xuân Quang):

 

Chiếc rìu ở từ Việt ‘Yue’ trong giáp cốt văn đời nhà Thương.

 

yue.jpg?w=640

Từ Việt yue trên giáp cốt văn (Wang Hongyuan).

 

Lưu ý: ta thấy chiếc rìu Việt Yue ở đây có đầu lưỡi tô đậm quay từ phải sang trái ứng với từ trong nhìn ra, cán rìu làm thành một trục thẳng đứng, cuối cán rìu là hình chĩa ba hướng từ trên xuống, nếu cho rằng cán rìu cũng là cán chĩa ba.

 

Hình vòng tròn O ở đây, đối xứng lưỡi rìu qua trục đứng là cán rìu chính là biểu tượng của Thái Cực. Như đã phân tích, O cũng chính là biểu tượng của minh châu, ngọc viên giác, sự hợp nhất chất của Đế Minh - Vũ Tiên.

 

Một cách tương ứng, chiếc rìu thể hiện sự phân định âm dương hay tương tác ("Khí", trong môn khí công Yoga Ấn Độ "Khí" được gọi là prana), bời vì chúng ta nhớ rằng trong truyền thuyết Ông Bàn Cổ đã dùng một chiếc rìu bổ vào khoảng không vũ trụ đen ngòm, một tiếng nổ tung "AUM" không thể tưởng tượng được vang lên, sau đó diễn ra khí nhẹ bay lên thành trời, khí nặng tụ xuống thành đất: "Thủy phán Âm Dương".

 

Như vậy, trục định vị hay cán rìu xác định hướng bắc - nam, chiếc rìu Yue còn là hình ảnh của mặt trăng, Âm, biến Dịch hết tròn lại khuyết, do vậy ứng với phương bắc trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, vậy thì mũi chĩa ba ứng về phương nam. Mũi chĩa ba nếu kéo dài mũi nhọn giữa cao hơn hai bên, sẽ trở thành chữ "Núi - Sơn" (Shan).

 

Trên cấu trúc Tứ Tượng bốn phương thì phương nam ứng với Đế Minh, đông ứng với Kinh Dương Vương, bắc ứng với Lạc Long Quân và tây ứng với Hùng Quốc Vương, ở đây chĩa ba ứng với Đế Minh đã được xác định. Như vậy, chiều từ phải qua trái của lưỡi rìu xác định chiều thuận kim đồng hồ của Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, rìu - phương bắc và chĩa ba - phương nam xác định "trục định vị".

 

Do vậy, khi sử dụng Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ vùng bắc bán cầu thì phải điều chỉnh hướng bắc lên trên và nam xuống dưới mới đúng quy tắc, tức xoay 180 độ lại. Còn khí ứng dụng cho nam bán cầu thì Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ vẫn giữ nguyên nhưng đảo ngược phương nam thành bắc và đông thành tây, lúc này mặt trời mọc luôn hướng đông, Tiên Thiên Bát Quái chỉ là một không có gì thay đổi, tức Càn trên Khôn dưới.

 

Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái trong các sách cổ:

BatQuaiDo_1.jpg

 

Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ (trích từ sách của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh):

 

HadoHTLV.jpg

 

 

Giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái có liên quan đến biểu tượng quy ước: đó là các vạch dương âm, kết hợp lại thành 8 quái, biểu tượng cho mỗi cung 45 độ trên la kinh. Sự quy ước này sẽ được phân tích cự thể sau, trong đó nền tảng là nhận thức về một năm trái đất quay xung quanh mặt trời tạo nên xuân, hạ, thu, đông và một ngày trái đất quay quanh trục của nó tạo nên sáng, tối từ đó xác định các tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành lớn hơn từ thiên văn,cùng với trục quay của trái đất hướng theo trục Thiên cực bắc và trục định vị bắc - nam của la bàn. Đồng thời, quan sát cấu trúc núi sông, nhiệt độ bề mặt đất liên quan mà định hình nên Hậu Thiên Bát Quái. Từ các kết quả đó mà định hình với Thái Cực - Âm Dương - Tứ Tượng để quy ước chúng thông qua các biểu tượng. Cũng chú ý rằng, tự thân các biểu tượng, theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, cũng nằm trong một tổ hợp ADNH nào đó. Đây là một những vấn đề rất phức tạp, liên quan đến đặc trưng của Âm Dương Ngũ Hành trái đất và các hệ quả của nó là con người và vạn vật. Tứ Tượng biến hóa vô cùng là nói về vạn vật trên trái đất.

 

 

220px-Annual_Average_Temperature_Map.jpg
Nhiệt độ trung bình thay đổi mạnh theo vĩ độ.

 

Traidat.jpg

 

300px-Geomagnetisme.svg.png
Trường từ của Trái Đất (đo bằng la bàn, mỗi vị trí có độ  lệch khác), đường thẳng nối hai cực từ tạo thành một góc 11,3° so với trục quay của trái đất.
 
Độ từ thiên là góc tạo thành (δ) giữa hướng bắc thực (bắc địa lý) và hướng bắc từ (là hướng chỉ phương bắc của kim la bàn) hay góc tạo thành giữa kinh tuyến địa lí (phương bắc nam) và kinh tuyến từ tại điểm đã cho trên mặt đất. Giá trị này sẽ dương khi bắc từ nằm về phía đông của bắc thực và ngược lại. Ví dụ, ở Việt Nam, độ từ thiên biến đổi từ –1⁰ ở Cao Bằng đến 0⁰ ở Đà Nẵng và đạt +1⁰ tại Cà Mau.
 
220px-Magnetic_declination.svg.png
Ví dụ về độ từ thiên có giá trị dương khi kim nam châm lệch về phía đông so với bắc địa lý.
 
 

 

AxialTiltObliquity.png

 

Trục tự quay của Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo góc xấp xỉ 23,5°

 

La kinh với 24 sơn với các trục Tý - Ngọ, Sửu - Mùi, Thìn Tuất. Hướng la bàn đang định vị trục Tý - Ngọ.

 

 

BCungViet07.jpg

 

 

La kinh sau khi đổi Tốn Khôn:

Lakinhlaido.png

 

Qua đó, la bàn dùng trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành hay Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ rồi định vị trên la kinh, mà theo khoa học hiện đại gọi là Địa từ trường, sẽ có độ lệch với trục địa lý bắc - nam của trái đất (vuông góc mặt phẳng xích đạo) và trục quay của trái đất. Tại bất kỳ một vị trí nào trên trái đất, thì hướng la bàn hay địa từ trường tại đó sẽ khác nhau giữa chúng, các độ lệch sẽ khác nhau. Như vậy, từ trường đo bằng la bàn hình thành do từ trường trái đất - theo khoa học hay là tổ hợp tương tác từ trường giữa các hệ thiên văn như trái đất tự quay, trái đất quanh quanh mặt trời, mặt trời quanh trên Hoàng đạo... ??? Phải chăng cần so sánh tới trạng thái trái đất quanh quanh mặt trời làm chuẩn trước (hướng bắc - nam đo bằng la bàn gọi là trục định vị!

 

Trục định vị này, được xác định tên gọi theo Hồng Phạm Cửu Trù, phối vào trục Càn - Khôn trên Tiên Thiên Bát Quái!. Tất nhiên, la bàn cũng định vị và xác định ý nghĩa của vòng Hoàng đạo hay điểm xuân phân của mặt trời di chuyển trên đường này chu kỳ 25.920 năm, trục trái đất cũng ngoay đi hết một vòng của nó, thường gọi là chu kỳ tuế sai.

 

Trong lịch sử Văn Lang, thời Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ, chữ "Quỷ" có 3 chữ "Vương" tạo thành hình tam giác, tức tên nước là "Ba Vua Đỏ" hay "Ba Mặt Trời", ở đây là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Quốc Vương. Tam Vương hay Tam Hoàng cũng là một, thành phần trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Kinh Dương Vương (thần mặt trời) đứng đầu trong Tam Hoàng.

 

Trong văn hóa cổ truyền, "Tam Dương khai thái" khác với "Tam Hoàng" hay "Xích Quỷ" ở trên, "Tam Dương khai thái" là Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, ở đây chính là hình ảnh của chiếc chĩa ba trên rìu Việt Yue. Sự biến thể của chĩa ba thành chữ "Sơn" cũng chính là biểu tượng "Tam Dương khai thái" này. Đến đây, chúng ta mới hiểu câu thành ngữ của vùng nam Ngũ Lĩnh: "Phật là núi, núi cũng là Phật". Hoàn toàn chính xác, bởi Hùng Quốc Vương là một vị Bồ Tát - Địa Tạng Bồ Tát, chưa "thành" Phật vì đang độ chúng sinh dưới Cõi Âm.

 

Vậy thì hình ảnh chiếc chĩa ba cũng còn biểu tượng cho Tam Dương tức quái Càn của Tiên Thiên Bát Quái, nguyên dương. Trong đạo Hindu của Ấn Độ (tượng thần Shiva cổ nhất bằng đá và đất sét nung có niên đại khoảng 2300-1500 TCN tại di chỉ Mohejo-daro, Ấn Độ), chiếc chĩa ba là vũ khí biểu tượng của thần Shiva, nhưng nó được chống thẳng lên, ngược chiều với chiếc chĩa ba trên rìu Việt, ngài chính là Đế Minh - Phật A Di Đà. Tất cả các vị thần thánh của các tôn giáo cổ trên toàn thế giới đều ăn khớp với các vua Hùng nước Văn Lang, chứng tỏ văn hóa Việt đã bao trùm trái đất thời cổ đại rồi...

 

Qua biểu tượng rìu Việt thời Thương, chúng ta thấy học thuyết Âm Dương Ngũ Hành (học thuyết về vũ trụ - học thuyết về sự thống nhất của vũ trụ nhưng chưa đầy đủ, vì thiếu một số khái niệm quan trọng khác nữa) cực kỳ rõ ràng và rành mạch, thậm chí còn rõ hơn cả sự lý giải phân biệt khác nhau và ý nghĩa giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái ngày nay. Đồng thời, lưu giữ một mật ngữ về ba vị Phật, ba vị anh hùng vĩ đại của dân tộc thời thượng cổ: Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân với hình ảnh của quái Càn nguyên dương trên Tiên Thiên Bát Quái. Tất nhiên, kết quả nối tiếp là quái Khôn sẽ ứng với Vũ Tiên - Long Nữ - Âu Cơ, cả 6 vị này định hình nên 6 vạch Âm Dương của Chu Dịch (Chu là vòng tròn) - tiên tri hay dự ngôn là đi ngược.

 

Một hệ quả: chiếc rìu là biểu tượng của Lạc Long Quân, phương bắc trong 4 phương, còn chĩa ba là biểu tượng của Đế Minh - phương nam, còn lại là đông - tây với các biểu tượng vũ khí nào?. Hình ảnh chiếc rìu và người cầm rìu cũng có trên trống đồng Đông Sơn - đây là một đặc điểm cần lưu tâm. Riêng trống đồng Vân Nam có thêm người cầm qua (qua cũng là một loại vũ khí).

Share this post


Link to post
Share on other sites

2. Chữ Việt giáp cốt văn theo Bình Nguyên Lộc:

 

Chữ Việt bộ Mễ (lúa) có cái móc hình lưỡi hái gặt lúa ở phía dưới thành cái gọi là “Chữ Việt tượng hình cái Rìu đời Thương" (Hình 6) dưới đây:                                                                                                             
 

017.JPG
                                                          

Hình 6 :  Chữ Việt tương hình đời Thương

 

Chữ Việt hình chiếc rìu Yue mang ý nghĩa tương tác - Khí trong học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, đồng thời cũng là phương bắc trong bốn phương - Lạc Long Quân. Trong khi đó chiếc chĩa ba biểu tượng cho phương nam, chiếc chĩa ba mang ý nghĩa Thái Cực (mũi giữa) - Lưỡng Nghi (hai mũi ở hai bên, bên trái từ trong nhìn ra là Dương, mũi đối xứng qua mũi giữa là Âm) - Đế Minh.

 

Trong văn hóa đạo hindu Ấn Độ, chĩa ba là biểu tượng của thần Shiva, biểu tượng cho 3 đường kinh mạch chính trên cơ thể người: kinh trung ương chạy dọc trục xương sống, hai kinh Âm Dương còn lại cũng chạy dọc xương sống nhưng bên ngoài, hai kinh này bao quanh xương sống như sợi dây thừng bện. Thần Shiva hay Đế Minh là ông tổ của pháp môn Yoga (khí công).

 

Trong giáp cốt văn hay chữ Trung Hoa cổ, chữ Vạn (Phật) là biểu tượng chiếc chĩa ba chấn thẳng vào chiếc đuôi nguy hiểm của con bọ cạp, và như đã phân tích ở trước, chữ Vạn là biểu tượng của Phật A Di Đà - Đế Minh và được khắc trên ngực của các vị Phật. Chữ "Vạn" mang ý nghĩa cổ "Đại Hòa", tên nước thời Đế Minh gồm: Văn Lang và Trung Hoa. Khi tu luyện Yoga của thần Shiva, đả thông được 7 luân xa thì đạt đến trạng thái hòa nhập toàn thể vũ trụ, cũng gọi là Đại Hòa, còn thông luân xa 1..6 làm thay đổi toàn bộ nhận thức về thực tại gọi là Tiểu Hòa.

 

150px-HinduSwastika.svg.png

(Chữ Vạn đúng, không có 4 chấm tròn kèm theo)

 

Qua đó chúng ta thấy, sự ăn khớp một cách chi tiết của hệ thống biểu tượng giữa các nền văn hóa, tôn giáo với lịch sử Hùng Vương, chính xác tới tận từng chiếc răng của chĩa ba.

 

Quay trở lại chiếc rìu Việt giáp cốt Thương, đây chính là bản đồ của nước Văn Lang thời Hùng Vương (ý tưởng này của một tác giả khác), được phát triển thêm khi nhận biết:

 

- Hồ Tôn là Ấn Độ (người Hồ).

- Các bộ Văn Lang gồm cả Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippine...

 

Trong đó, cán rìu chính là dòng sông Dương Tử, kéo dài đến tận Tây Tạng, dưới đây là hình ảnh của chiếc rìu Đông Sơn, thường gọi là rìu hài (rìu hia, rìu hình thuyền), trang phục quan lại thời Hùng Vương hay cũng của các pháp sư khi tế lễ.

 

 

adtb-444205-rx-1.jpg
 

Rìu đồng Hà Đông - ảnh BTLSVN

 

Trên chiếc rìu này có hình thuyền, mũi và lái thuyền có chữ Nhật, Nguyệt và hai người đứng trên thuyền giơ hai tay lên cao như hướng về mặt trời mọc, ngày mới bắt đầu. Phía dưới là con hưu và nai, cùng một con chó nhỏ.

 

Hình chiếc hài là phổ biến, hoa văn trên rìu có nhiều loại và mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng cũng sẽ có những ý nghĩa quan trọng chung nhất.

 

3. Chữ Việt bộ Mễ thời Thương:

 

   image001.png

 

Chữ Việt bộ Mễ không thể tách rời chữ Việt rìu, trên chữ Việt bộ Mễ ngay phía dưới là chiếc rìu và phía trên là chữ Mễ (lúa) trong một hình vuông, hình vuông có râu trên đầu trong giống như một cái bao chứa lúa, cũng giống như một con rùa, hình vuông còn mang ý nghĩa chỉ "đất", và như vậy giống hình ảnh bốn phương tám hướng - định vị trên mặt đất và không gian bằng la bàn có kim chỉ Nam.

 

Hz.jpg

 

Chúng ta kết hợp với chữ Việt thời Thương có rìu và chĩa ba ở trên, thì biểu tượng phát triển thêm thành Tứ Tượng, Bát Quái. "Mễ - lúa mộc" so với "rìu kim loại" sẽ Dương hơn theo Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, do vậy cấu trúc: trên là Dương, nam dưới là bắc, Âm. Mộc cũng thể hiện phương đông, mặt trời, còn Rìu là mặt trăng, hệ quả đây còn mang ý nghĩa của chữ "Dịch" ứng với quẻ 64 - Thủy Hỏa Vị Tế trong Kinh Dịch.

 

Như vậy, chữ Việt này sẽ mang ý nghĩa Văn Lang là trung tâm hay cội nguồn của nông nghiệp lúa nước, đấy là lý do hình chiếc rìu "biến thể" trông như chiếc liềm cắt lúa (hình mặt trăng khuyết), tất nhiên cũng là nơi xuất phát học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

 

4. Chữ Việt bộ Tẩu thời Thương và chữ Việt trên thanh gươm Việt Vương Câu Tiễn:

 

   image003.jpg       100px-Text_on_Sword_of_Gou_Jian.svg.png

 

Chúng ta lưu ý, con rồng hai sừng (đặc trưng rồng thời Thương) trên chữ Việt I (Việt Vương Câu Tiễn) sẽ tương đương hình một nửa chiếc thuyền rồng của chữ Việt II (bộ Tẩu), còn hình mặt trời (vòng tròn chấm) sẽ tương đương cánh buồm hình chữ "Vương", như vậy đây là chiếc thuyền Vương. Trong truyền thuyết Bàn Vương của người Dao, tổ của họ là Bàn Vương cứu con cháu người Dao vượt biển trong cơn nguy hiểm, dữ liệu này rất đáng lưu tâm.

 

Hình người cầm vũ khí giữa hai chữ Việt là tương đương, vũ khí rõ ràng là chiếc qua. Chữ "Vương" hay "Hoàng" biểu tượng cho Tam Hoàng, ở đây là Kinh Dương Vương đứng đầu trong Tam Hoàng, biểu tượng cho phương đông và như vậy, chiếc qua này là hình ảnh của phương đông, mặt trời. Đây chính là con thuyền mặt trời, trong văn hóa Bách thần Ai Cập, con thuyền này mô tả rất chi tiết.

 

solar-boat-discovered-egypt-first-boat_3

Thuyền Mặt trời Ai Cập

 

Nếu chúng ta liên hiệp các chữ Việt, thì đây là con thuyền trí tuệ (Bát Nhã) của thần mặt trời Kinh Dương Vương, truyền bá học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và nông nghiệp... vượt đại dương đi khắp năm châu thời thượng cổ, trong Phật giáo gọi là "con thuyền Bát Nhã" tức Đại Nhật Phật - Tỳ Lô Giá Na Phật. Từ đó mới biết rằng, bộ kinh vĩ đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh là của Kinh Dương Vương:

 

Giải nghĩa câu chú Tiếng Phạn Chữ Devanāgarī Chữ Latin hóa Phát âm (theo IPA) Âm Hán Việt Dịch nghĩa गते गते Gate gate [gəteː gəteː] Yết đế, yết đế Vượt qua, vượt qua पारगते Pàragate [pɑːɾə gəteː] Ba la yết đế Vượt qua bờ bên kia पारसंगते Pàrasaṃgate [pɑːɾəsəm gəteː] Ba la tăng yết đế Vượt qua hoàn toàn बोधि स्वाहा Bodhi svàhà [boːdɦɪ sʋɑːhɑː] Bồ đề tát bà ha Tuệ giác Thành tựu.

 

(ghi chú: chữ "qua, qua, qua" cũng là tiếng kêu của con quạ - biểu tượng của mặt trời (màu sắc lông đen tuyền, chuyên ăn xác chết, được xem như lời cảnh báo về cái chết).

 

Kinh sách cổ Ai Cập nói về mảnh đất của Thần Thánh chính là nói về kinh đô Phong Châu - Văn Lang: phải vượt nhiều biển về phương nam mới tới được.

 

Chúng ta chú ý, chiếc qua biểu tượng cho phương đông, sự sinh, còn chiếc đao - biểu tượng cho phương tây - sự tử. Trục bắc - nam (rìu - chĩa ba) gọi là trục định vị, trục đông - tây (qua - đao) gọi là trục Sinh - Tử. Trong lễ hội người Dao, có một tục lệ là các pháp sư bước chân trần lên cầu thang có bậc là những chiếc dao sắc, khi nhập đồng họ đi lên một cách dễ dàng.

 

Trục thiên đỉnh, nối trái đất đi qua trục xương sống tới đỉnh đầu của một người, đi tới bầu trời gọi là trục "Thần đạo", trục nối Tam Tài thiên, địa, nhân hay còn gọi là trục vũ trụ, trục này dùng trong pháp môn tu luyện Yoga.

 

5. Ý nghĩa thiên văn

 

Chữ Việt bộ Tẩu và chữ Việt thời Việt Vương Câu Tiễn còn mang ý nghĩa thiên văn:

 

- con Rồng biểu tượng chòm sao Thiên Long: thời Thương trục Thiên cực bắc hướng về chòm sao này, biểu tượng của Kinh Dương Vương.

 

- Người cầm qua: biểu tượng chòm sao Vũ Tiên (Hercules) hoặc chòm sao Thợ Săn (Orion), ở đây tôi xác định là chòm sao Thợ Săn sáng nhất trên bầu trời, hình ảnh của phương Nam, biểu tượng của Lạc Long Quân: "Định mệnh như một gã thợ săn" tức cái chết luôn rình rập, tử thần muôn mặt - cách ngôn.

 

- Mặt trời hình tròn chấm tương đương cánh buồm chữ Vương: tâm điểm chòm sao Tiểu Hùng, thời kỳ Việt Vương Câu Tiễn trục Thiên cực bắc hướng về chòm sao này, biểu tượng của Hùng Quốc Vương.

 

Chữ Việt bộ Tẩu chính là biểu tượng cho Tam Hoàng.

 

Con thuyền Bát Nhã là nói về cái Lý thống nhất của vũ trụ và cái Lẽ sinh tử của vạn vật hữu tình.

 

Chữ Việt bộ Mễ còn một ý nghĩa cực kỳ quan trọng khác, đó là tôn giáo: Mễ - Lúa là biểu tượng của Thần Nông Viêm Đế - biểu tượng cho đạo thờ Tổ Tông, ở trung tâm của Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, cấu trúc tôn giáo thời Hùng Vương phải giải mã các bàn thờ trong một gia đình, bản làng, kinh đô, non nước của người Việt mới thực sự sáng tỏ được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua sự phân tích về ý nghĩa của các kiểu chữ "Việt" kể từ thời Thương tới nay, chúng ta nhận thấy có rất nhiều ý nghĩa về vũ trụ quan và nhân sinh quan, và có thể nhận định "Việt" là người vũ trụ, người mặt trời, người tự do, kẻ đã vượt khỏi sinh tử, người giải thoát... tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét lại cách gọi tên trong quá trình lịch sử của dân tộc.

 

Như đã biết, Kinh Dương Vương là thần Mặt Trời, Đại Nhật Phật, Tỳ Lô Giá Na Phật, "Ông Tổ của các tôn giáo" đồng thời là chòm sao Thiên cực bắc Thiên Long, chòm sao Bắc Đẩu - Đại Hùng, trong khi đó Hùng Quốc Vương là chòm sao Tiểu Hùng - Bắc Cực, Lạc Long Quân là chòm sao Thập Tự - Nam Cực... các vua Hùng có hiệu "Hùng" đều ứng với 36 Thiên Cương (các chòm sao trên trời) và 72 Địa Sát (xuyên sơn).

 

Trong kinh Phật, một vị Phật còn gọi là Đấng "Đại Hùng, Đại Trí, Đại Từ Bi".... cùng các danh hiệu khác, và trung tâm của một ngôi chùa là điện Đại Hùng. Đặc biệt và duy nhất đặc biệt, nội dung văn bia Sùng Thiện Diên Linh của chùa Đọi, Hà Nam, thời vua Lý Nhân Tông có viết: "Dòng dõi ta thuộc dòng dõi Đại Hùng...". Nội dung văn bia này là một áng văn tuyệt mỹ, cực kỳ kiếm thấy chứng tỏ những nhân vật thời kỳ này rất siêu đẳng, những chân nhân đắc đạo, những vị này nắm rất rõ lịch sử thời Hùng Vương và đã mã hóa nó do chưa tới thời kỳ phục hưng, thực sự rất khó tìm thấy trên thế giới có một áng văn nào độc đáo như vậy, kể cả ngày nay. Đây là một chi tiết cực kỳ quý hiếm, vô cùng đắt giá.

 

Văn bia bổ sung những tư liệu lịch sử quý về cuộc đời và sự nghiệp của Vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo cũng như tình hình Phật giáo ở thời Lý. Ngoài ra, văn bia còn ghi lại nhiều tư liệu lịch sử quý về nghệ thuật điêu khắc kiến trúc xây dựng các chùa lớn, tháp cao như chùa Một Cột, chùa Long Đọi, tháp Sùng Thiện Diên Linh…, đặc biệt là hội đèn Quảng Chiếu mở 7 ngày 7 đêm ở kinh thành Thăng Long, kết hợp hai tính chất Phật giáo và thế tục. Bia Sùng Thiện Diên Linh cũng ghi lại những tư liệu quý hiếm về nghệ thuật múa rối nước (Những công trình này đều xác định rõ các "vua Hùng" thời Hùng Vương ẩn là "Đám rước kiệu đi Thần về Phật" của các chân nhân như Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh...).

 

Vậy thì, rất rõ ràng, "Việt" chính là "Đại Hùng", "Đại Anh Hùng" - Người Anh Hùng - biểu tượng chòm sao Đại Hùng trung tâm của bầu trời như một chiếc kim chỉ Nam định hướng 4 phương - Người Vũ Trụ - là Mặt trời ở trung tâm Hệ mặt trời nguồn sống của vạn vật - biểu tượng của Kinh Dương Vương - Người Mặt Trời - vị vua đầu tiên của 18 chi Hùng Vương với 108 vua Hùng và "ẩn hình" là Đế Minh, tức "Người đã chiến thắng chính mình, có thể là một người bình thường đạt tới mà không cần biết Chân Lý tối thượng" và "Người đã nắm được Chân Lý (Việt, ẩn, sau khi chiến thắng chính mình, trí tuệ tự phát sáng và lại hiểu Chân Lý tối thượng)".

 

Thời đại của các vị là thời đại Anh Hùng, cho nên Hùng Quốc Vương - người đặt tên nước Văn Lang được tôn thờ là: Thần Anh Hùng, Thần Vũ Dũng, xuống cõi Địa Ngục để giáo hóa chúng sinh - Địa Tạng Bồ Tát. Trong khi đó Lạc Long Quân biểu tượng cho Đại Bi, còn Kinh Dương Vương biểu tượng cho Đại Trí, bộ ba Tam Hoàng: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng Quốc Vương đại diện cho Trí, Bi, Dũng. Đế Minh hay các vị trong Ngũ Đế, đã siêu xuất rồi, vượt khỏi ngôn từ.

 

(Ghi chú: tới đây chúng ta thấy rõ ràng và chính xác Hùng Vương hay Lạc Vương!. Đồng thời, gọi chung là "Việt" - "Bách Việt" hoặc "Âu Lạc" chứ không gọi riêng Lạc Việt - vùng thấp hoặc Âu Việt - vùng cao).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một đặc thù quan trọng trong việc khai quật lịch sử Việt thời thượng cổ đó là áp dụng công thức "Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ" của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, công thức này liên quan đến tất cả các bộ môn như phong thủy, tử vi, Dịch, Thái ất, Độn giáp, Y lý... Riêng môn Thái Ất lại chỉ ra công thức này tức Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ. Tuy nhiên, khi áp dụng vào Đông y, lại có một vấn đề xuất hiện, đó là Lạc thư (lý tương khắc của Ngũ Hành) có sự liên kết tới Hà đồ (lý tương sinh của Ngũ Hành), được quy ước cho kệ thống kinh mạch chạy trong cơ thể, hệ thống này không thấy được bằng mắt thường.

 

Như vậy, chẳng nhẽ Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ còn có mối liên hệ đến Lạc thư? Vậy Lạc thư nằm ở đâu trong công thức trên hay trong công thức nào khác nữa!. Điều này hàm ý, khi chúng ta quy ước cụ thể từng kinh mạch trong hệ thống kinh mạch toàn cơ thể theo Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ mà không chú ý tới Lạc thư thì hoàn toàn bế tắc trong Đông y?.

 

Như đã viết về "Việt", chúng tôi muốn nhận định thêm về ý nghĩa "Con Rồng cháu Tiên" trong mối quan hệ "Việt" để rộng đường nhận định thêm về sử Việt.

 

Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Con Rồng cháu Tiên là tên xưng hô đầy tính tự hào của tất cả dân tộc Việt Nam xuất phát từ quan niệm của họ về xuất thân liên quan đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

 

Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân và Tiên chỉ Âu Cơ. Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên tức là nhận mình là dòng dõi của Lạc Long QuânÂu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.

 

Huyền thoại Con Rồng cháu Tiên nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng nở ra 100 con trai. Sau này, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng và từ đó sinh ra một dòng giống Việt Nam. Từ đó dòng giống Việt ngày càng phát triển. Con trai cả theo mẹ được tôn xưng làm vua tức Hùng Quốc Vương, đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước thành 15 bộ.

 

Tiên được hiểu là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng, được coi là chủ tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa, tài phép khôn lường.

 

Bộ sách sử cổ Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam cũng chép về huyền thoại tương tự, nhưng bỏ bớt yếu tố trăm trứng trong bọc, mà chỉ nói đến Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra trăm người con[1]

 

Sau này, An Dương Vương đặt tên nước Âu Lạc cũng hàm nghĩa Âu Cơ và Lạc Long Quân, Âu Việt thuộc vùng cao và Lạc Việt thuộc vùng thấp: "Âu theo mẹ lên núi, Lạc theo cha xuống biển". An Dương Vương là Bộ chủ bộ Vân Nam, vùng cao (tất nhiên, An Dương Vương sẽ lấy công chúa, con gái của Hùng Vương chi XVIII thứ 107 để kế thừa vương vị một cách chính thống, "Thục Phán cũng là con cháu của Hoàng Đế" tức Đế Minh).

.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuốn sách xưa nhất nói về rồng vàng, phượng hoàng, kỳ lân và rùa vàng (kim quy) là Kinh Thư, đây là các biểu tượng của các chòm sao trên bầu trời phương bắc, Nhị thập bát tú, san định bởi Khổng Tử (551-479 TCN), và các nhà nghiên cứu lịch sử được cho là nó hình thành từ thời Tây Chu. Sử sách cũng ghi lại Hùng Vương giao hiếu với vua Nghiêu và tặng một con rùa trên mai ghi chép trời đất từ lúc mở mang, vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Lịch Rùa.

 

Kinh Dịch chép quẻ Bát Thuần Càn: liên quan đến rồng và hào Dụng cửu ghi: Kháng long hữu hối tức một bầy rồng không có con dẫn đầu là rất tốt - chưa hiểu hàm ý của nội dung này trong các cuốn Dịch viết hiện nay.

 

Thiên văn - Nhị thập bát tú:

Rồng: biểu tượng phương đông

Phượng hoàng: phương nam.

Kỳ lân: phương tây.

Rùa: phương bắc.

 

Các chòm sao Thiên cực bắc:

- Chòm sao Vũ Tiên (Vụ Tiên) - Hercules

- Chòm sao Thiên Long.

- Chòm sao Tiểu Hùng.

 

 

Phong thủy địa lý:

Rồng: biểu tượng phương đông

Phượng hoàng: phương nam.

Hổ: phương tây.

Rùa: phương bắc.

 

Khí công:

Rồng: biểu tượng phương đông

Rắn hổ mang (rắn lửa): phương nam.

Hổ: phương tây.

Rùa: phương bắc.

 

Dịch:

Quẻ Bát Thuần Càn.

Hào dụng cửu: Kháng long hữu hối.

 

Núi sông Văn Lang:

- Đảo Bạch Long Vĩ, có thôn Phù Thủy Châu.

- Rồng như là các dòng sông.

 

Tôn giáo:

- ...

- Nha Chương, rìu Việt.

- Pháp khí trong điện thờ:

  + Phương đông: trống.

  + Phương nam: vạc.

  + Phương tây: chuông (chiêng, cồng).

  + Phương bắc: lư hương.

 

Cổ vật Đông Sơn:

Trống đồng và các cổ vật khác.

 

250px-Ngoc_Lu.jpg
Trống đồng Ngọc Lũ I, trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

 

Có chòm sao Trường Xà trên bản đồ thiên văn, có con chim đậu ngay sao đuôi chim giống như hình những chiếc thuyền trên trống đồng.

 

Trường Xà (Hydra), Ô Nha (Corvus) và Cự Tước (Crater)

500px-Hydra_Hevelius.jpg

 

Cự Tước được hình dung là một bát rượu lớn đặt trên lưng rắn (Trường Xà) để thưởng công cho Hercules. Phía đuôi rắn là con quạ đen (Ô Nha).

 

Chòm sao Cự Tước:

:250px-Crater_IAU.svg.png

 

Đông y:

Rồng là kinh mạch, đặc trưng là Nhâm Đốc mạch.

 

Văn hóa:

Rồng - Bạch Long? hóa thân: Chúa tể cõi thần thánh.

Phượng hoàng - Bạch trĩ hóa thân: chúa tể loài chim.

Kỳ lân - Kim lân là hổ hóa thân: Chúa tể loài động vật trên cạn và người.

Rùa - Kim quy: Chúa tể thủy tộc và lưỡng cư.

 

Trò chơi Rồng rắn lên mây.

 

Lịch sử Hùng Vương:

- Phương đông: Kinh Dương Vương - Long Nữ.

- Phương nam: Đế Minh - Vũ Tiên.

- Phương tây: Hùng Quốc Vương - Thánh Mẫu.

- Phương bắc: Lạc Long Quân và Âu Cơ.

 

Cổ vật khai quật được có hình Nhị thập bát tú trên hộp sơn mài thời Đông Chu của một vương hầu tỉnh Hồ Bắc, khoảng 400 TCN. Cổ vật đồ đồng và ngọc thời Hạ, Thương (2300 - 1100 TCN) với hình ảnh con rồng có hai sừng dê, mõm liên hợp cá sấu và dê, thân hình của mãng xà, có 4 chân. Một ngôi mộ khai quật tỉnh Hồ Nam có hình rồng, hổ vỏ sò cũng có niên đại sớm, hình rồng như một con cá sấu.

 

Một cái đĩa đồng Thương

a_rare_bronze_ritual_water_vessel_pan_la

 

Nhị thập bát tú trên hộp sơn mài:

2szmstth.jpg

 

Liên kết dữ liệu trên, chứng tỏ rằng, các biểu tượng động vật trên đã có từ rất sớm trong nền văn hóa Đông phương. Trong lịch sử văn hóa Tây phương, cũng có "con rồng" và "con phượng hoàng" nhưng rất cụ thể, chẳng hạn rồng thì như một con rắn lớn, phượng hoàng được xem như một loài chim cụ thể chưa được "thần thoại hóa hình ảnh" như con cò trắng bennu của Ai Cập cổ...

 

Bennu

180px-Bennu.jpg

 

Trong Tân Ước cũng đề cập đến con "rồng" nhưng thực sự, đây là bản dịch chữ "rồng" ở đây, chính là con rắn lớn, mãng xà, thực sự chả ai hiểu mô tê răng rứa chi cả, bởi " con rắn biểu tượng cho thời gian", giết rắn tức chiến thắng thời gian, cái chết. Đồng thời, bản dịch định "chơi" biểu tượng con rồng Đông phương là chính, tiêu diệt biểu tượng của các dân tộc và phá hủy văn hóa, công trình tôn giáo khác cũng là một trò chơi vô hình của tôn giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ có bộ tranh Ông Tơ - Bà Nguyệt: "Ông Tơ xe chỉ thắm, Bà Nguyệt kết giải đào" thể hiện rồng không có chân và chim phượng hoàng cụ thể.

 

image003.gif

 

Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Quang trong bài viết Biểu tượng tiên rồng.

 

Tốt nhất là lấy hình chim cắt và rắn nước thần trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn làm biểu tượng cho Tiên Rồng là hay nhất, chính thống nhất, mang bản sắc thuần Việt nhất, là nguyên thủy nhất.

 

clip_image025_thumb.jpg?w=234&h=209

 

Đầu thuyền trên trống Hoàng Hạ có hình chim mỏ rìu, chim cắt cắm và miệng đang há to của Rắn Nước thần dưới dạng lưỡng hợp Chim Nõ Rắn Nường, nguyên thể của Tiên Rồng nhất thể.

 

clip_image027_thumb.jpg?w=366&h=254

Thuyền đầu rắn nước, đuôi chim mỏ cắt trên trống Sông Đà dưới dạng lưỡng hợp Rắn Nước-Chim Cắt Lửa, nguyên thể của Rồng Tiên, Lạc Việt.

 

Muốn lấy theo dạng thần thoại hóa thì lấy hình chim cắt, rắn nước đã cách điệu hóa, thể điệu hóa tức là dưới dạng thần thoại hóa đúng theo nghĩa Tiên Rồng.

clip_image029_thumb.jpg?w=366&h=227

Một chiếc thuyền trên trống Quảng Xương có đầu hình rắn nước và đuôi là đầu chim cắt đã cách điệu hóa tức đã thần thoại hóa. Đây là dạng Rồng Tiên Rắn Nước-Chim Cắt. Con thuyền này ở dạng Lạc Hồng (Rắn Lạc, Rắn Nác, Rắn Nước và Hồng là chim Hồng Hoàng, tức chim cắt).

 

9 con của rồng

Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.

 

7jdMFI1x.jpgPhóng to

Bị hí

(tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui) là con trưởng của rồng - linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng. Bị hí có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...

SsC5K2hx.jpg

Li vẫn

(còn gọi là si vẫn) - con thứ hai của rồng, là linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.

PL4MqDc0.jpg

Bồ lao

Con thứ ba của rồng, là linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.

bUtXlq7F.jpg

Bệ ngạn

(còn gọi là bệ lao, hiến chương) là con thứ tư của rồng, có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn. Theo truyền thuyết, bệ ngạn rất thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.

ijZtf2Io.jpg

Thao thiết

con thứ năm của rồng, là linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ. Thao thiết tham ăn vô độ, được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.

ZH3Hmk7A.jpg

Công phúc

con thứ sáu của rồng, là linh vật thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè... với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ muôn dân.

MaqueaMR.jpg

Nhai xế

Con thứ bảy của rồng - là linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh, thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm, xà... ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.

wN30eze2.jpg

Toan nghê

(còn gọi là kim nghê) - con thứ tám của rồng - linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút. Toan nghê được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.

SxFwE4fH.jpg

Tiêu đồ

(còn gọi là phô thủ) - con thứ chín của rồng - là linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình. Tiêu đồ được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.

Ngoài chín con nói trên, gia đình rồng còn có một số linh vật khác như: tù ngưu - linh vật giỏi về âm nhạc; trào phong - linh vật được gắn trên nóc nhà ngụ ý chống cháy và thị uy kẻ xấu (giống li vẫn); phụ hí - linh vật bảo vệ bia mộ.

 

Hx447LZH.jpgPhóng to Tù ngưu EMWLN18E.jpg Trào phong n7aMlLLv.jpg Phụ hí
 

Th.S NGUYỄN NGỌC THƠ (Đại học KHXH&NV)

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong tôn giáo thời Hùng Vương:

 

Theo công thức Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ, tôn giáo thời Hùng Vương được quy ước như sau:

 

Phương đông: Thần đạo (Thần, Thìn) - sau phát triển thành Phật giáo.

Phương nam: đạo Mẫu.

Trung tâm: đạo Tổ Tông.

Phương tây: đạo Tiên (Đạo giáo, đạo Phù Thủy).

Phương bắc: đạo Nho (đạo Nhu).

 

Thần (Thìn) với đặc trưng trục Thìn - Tuất tức đường Xích đạo của trái đất quay quanh mặt trời. Một sự chú ý cầm phải minh định chính xác, đó là: Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ hay là ngược lại!.

 

Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ:

 

........

HadoHTLV.jpg

 

 

164h.jpg

 

La kinh và Bát trạch:

 

 

BCungViet07.jpg

 

Trên thiên bàn Tử Vi, được quy ước các cung hành "Thổ" như Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là giai đoạn "mộ" của các hành trong sự vận động "sinh, vượng, mộ", có sự "khác" với Hậu Thiên Bát Quái, khác với Hà đồ với hành "Thổ" độ số 5, 10 ở trung tâm, vậy thực chất của Hậu Thiên Bát Quái là gì? Hệ quả dẫn đến Tiên Thiên Bát Quái phải chăng nói về khí nhẹ bốc trên thành trời (Thiên), khí nặng tụ xuống thành đất (Địa) định vị? khi mà trong đồ hình Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái không có hành "Thổ"?.

 

Thiên bàn Tử Vi:

 

Thienbantuvi01.jpg

 

 

Không chỉ vậy, để xây dựng Lục thập hoa giáp (sau khi đổi Thủy, Hòa) chúng ta còn thấy công thức Ngũ Vận Lục Khí, trong đó có sự vận động tuần hoàn của Âm Dương Ngũ Hành theo chiều vận động của Hậu Thiên Bát Quái (thuận chiều kim đồng hồ) nhưng có đầy đủ 5 hành, khác hoàn toàn với Hậu Thiên Bát Quái chỉ có 4 hành, vậy sự khác biệt này bản chất ra sao???

 

Hệ quả tiếp theo, nếu có phân cách giữa các hành là hành Thổ, thì các hành của Lạc thư cũng phải như vậy! Điều này có hợp lý không?

 

Lạc thư:

390_zps97e37c12.jpg

 

Trong văn hóa thờ cúng Việt, luôn có 3 cốc rựu (tinh), trà (thần), nước (khí), đại diện tam bảo của con người, đồng thời dùng các con vật tế gọi là "tam sinh": bò (tinh), dê (thần), heo - lợn (khí - không nhận thấy được, trong suốt như nước, mềm mại và vận động không ngừng như một dòng sông đang chảy, cũng còn gọi là một sợi chỉ đỏ nối liền và xuyên suốt vạn vật) dùng trong công việc tế lễ Tam Tài: Trời, Đất, Người (Vạn vật hữu tình).

 

Quan hệ tinh, khí, thần là hết sức phức tạp của học thuyết ADNH và các khái niệm khác trong tu luyện khí công của các tôn giáo.

 

Trong Kinh Dịch có viết: "Thần thoát ra tạo nên biến hóa,..", chứng tỏ một sự tương đương với "linh hồn" con người theo các quan niệm tôn giáo và dân gian.

 

Liên quan đến Thần - Thìn - Rồng - phương đông...:

 

TINH - KHÍ - THẦN

 

I. TINH

Tinh là vật chất tinh vi nói chung, là vật chất cầu thành cơ thể và nuôi dưỡng cơ thể. Trong quá trình hoạt động sống, cơ thể không ngừng tiêu hao năng lượng, nhưng lại được không ngừng bổ sung tinh để duy trì sự sống. Nội dung tinh bao gồm bốn mặt: Tinh, Huyết, Tân, Dịch. Bốn thứ đó tuy cùng thuộc phạm vi, nhưng tìm về nguồn ngốc, chúng có những tính chất và công năng khác nhau, có thể phân ra như sau:

A. TINH (DI TRUYỀN VÀ TINH DƯỠNG)

A.a. Nguồn gốc của tinh - Tinh là di truyền sự sống, bẩm thụ tiễn thiên, là vật chất bắt nguồn của sự sống. Đó là Tinh nam, nữ tương hợp làm thành thân hình. Cơ thể con người sau khi sinh, lấy Tinh dinh dưỡng của thuỷ cốc (đồ ăn uống) mà nuôi dưỡng. Cơ thể ngày càng lớn lên, đó là nhờ vật chất dinh dưỡng của đồ ăn, người xưa cũng gọi là Tinh. Về sau này, để tiện giải thích rõ, người ta gọi tinh dinh dưỡng của đồ ăn là Tinh Hậu thiên, con cái di truyền sự sống là Tinh Tiên thiên.

Tinh là vật chất cơ bản cấu thành cơ thể, lục phủ, ngũ tạng và các cơ quan. Tinh của tạng, phủ dần dần phát triển đầy đủ, lại quy về Thận mà hoá ra Tinh sinh dục. Do đó, thiên " Thượng cổ thiên chăn luận" sách Tố Vấn nói: "Thận chủ thuỷ, chịu trách nhiệm chứa giữ tinh ngũ tạng, lục phủ, cho nên, ngũ tạng thịnh lại có thể tràn tinh ra..." (Thận giả chủ, thuỷ thụ ngũ tạng, lục phủ chi tinh nhi tàng chi, cố ngũ tạng, lục phủ chi tinh nhi tàng chi, cố ngũ tạng thịnh lại năng tả.)

A.b. Công năng của tinh - Tinh cũng có sức sống, là cơ sở vật chất cấu thành của các tổ chức cơ quan trong cơ thể, vì vậy gọi Tinh là Chân âm; mặt nữa nó còn là cơ sở vật chất của nguyên khí trong cơ thể, do đó còn gọi là Nguyên âm. Nguyên âm không những có công năng sinh dục, phát dục, trưởng thành, lại còn có khả năng chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể, tránh bệnh tật, vì vậy, thiên "Kim quỹ chân ngôn luận" sách Tố Vấn nói: Tinh là cái gốc của thân, cho nên giữ được tinh khí thì mùa xuân không mắc bệnh ôn dịch" (Tinh giả, thân chi bản dã, cô tàng vu tinh giả, xuân bất ôn dịch). Nếu nguyên âm hao tổn, cơ sở vật chất của nguyên dương sinh ra động kích, sức đề kháng giảm đi rất nhiều, rất dễ dàng bị tà khí xâm phạm mà sinh ra bệnh tật.

Tóm lại Tinh là cơ sở của mạng sống, tinh dồi dào thì sức khoẻ sống khoẻ, có khả năng thích ứng với những biến đổi của hoàn cảnh, chống đỡ lại được các tác nhân có hại cho cơ thể; tinh hư thì sức sống giảm yếu, sức thích ứng và sức chống bệnh cũng giảm.

B. HUYẾT

B.a. Nguồn gốc hoá sinh - Huyết là thể dịch màu đỏ lưu thông trong đường mạch ở cơ thể, không ngừng tuần hoàn. Nguồn sinh ra nó từ trung tiêu Tỳ, Vị. Đồ ăn uống vào Tỳ vị, hoá ra chất nược bột tinh vị, thông qua vận hoá của Tỳ, trú ở Phế mạch, lai hoá làm huyết, vì vậy thiên "Quyết khí" sạch Linh Khu viết rằng: "Trung tiêu nhận khí, lấy nước chấp của khí, biến hoá thành mầu đỏ gọi là huyết" (Trung tiêu thụ khí, thủ chấp, biến hoá nhi xích thị vị huyết).

B.b. Công năng của huyết - Huyết là thành phần tinh vi của thuỷ cốc hoá thành, trong đó chứa những vật chất dinh dưỡng, theo đường mạch đi qua ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách hài (trăm đốt xương), có tác dụng nuôi dưỡng cơ thể sống. Nếu do một nguyên cớ nào đó mà máu tuần hoàn kém lưu thông, da dẻ không đủ huyết dịch, sẽ có chứng tê bại, khó chịu; tứ chi không đủ máu sẽ có chứng tứ chi không ấm, thậm chí yếu mềm không cử động được; vì thế, huyết là vật chất trọng yếu duy trì hoạt động sống trong cơ thể con người. Trong thì lục phủ, ngũ tạng, người thì da, lông, gân, xương, tất cả đều cần đến trạng thái vận hành không ngừng của huyết dịch mới có thể nhận dinh dưỡng đầy đủ và duy trì công năng hoạt động.

C. TÂN DỊCH (CHẤT LỎNG TRONG LÀ TÂN, DÉO LÀ DỊCH)

C.a. Nguồn gốc và công năng của tân - Tân là một chất lỏng trong cơ thể con người do tinh khí của thuỷ cốc hoá thành, nó theo khí của tam tiêu, rải ra khắp khoảng giữa cơ bắp và da dẻ để nuôi ấm bắp thịt, làm mềm da dẻ, lông tóc. Mồ hôi và nước tiểu là do tân hoá thành, bài tiết qua lỗ chân lông là mồ hôi, vào trong bàng quang là nước tiểu. Do đó nói mồ hôi và nước tiểu có cùng nguồn gốc. Tân bị tổn thương thì mồ hôi tất sẽ ít; ngược lại, bài tiết nước tiểu hoặc mồ hôi quá nhiều cũng làm tổn thương tân. Trên lâm sàng, nhiều mồ hôi thì mất tân. Sau khi nôn nhiều, ỉa nhiều thì cấm phát hãn (không làm cho ra mồ hôi), cũng là vì nguyên nhân này.

C.b. Nguồn gốc và công năng của dịch - Dịch là do thuỷ cốc hoá sinh, theo huyết dịch đi qua mạch, thấm qua thành mạch ra ngoài, chứa ở não, tuỷ và khớp, làm trơn khớp, bổ ích não tuỷ, mềm mại tai, mắt, mồm, mũi.

Tân và dịch tuy có phân riêng là chủ biểu và chủ lý, nhưng cùng là thuỷ cốc hoá ra, cả hai vốn thộc một thể, vì vậy, trên lâm sàng cũng không phân biệt chia khắt khe mà thương gọi chung là "tân dịch".

C.c. Tuần hoàn của tân dịch - Tân dịch thấm ra ngoài để giữ tươi, mềm thịt da, gân, xương, não, tuỷ, và các bộ phận trong, ngoài khác, ở các bộ phận thừa nhiều nước thì thành ra mồ hôi và nước tiểu mà bài tiết ra ngoài, còn tân dịch thì thấm vào tôn lạc quy lại trong kinh mạch, là một bộ phận cấu thành của huyết dịch, hình thành sự hoàn lưu của tân dịch.

II. KHÍ

Hàm nghĩa của khí có hai mặt: - Một là lưu động của vật chất nhỏ bé khó thấy, như tinh khí của thuỷ cốc là sự vận hành vật chất dinh dưỡng trong cơ thể; - hai là chỉ sức hoạt động của tạng khí trong cơ thể, như khí của ngũ tạng, khí của lục phủ, khí của kinh mạch. Nói chung, hàm nghĩa của khí rất rộng rãi, tức là đại biều cho các loại vật chất nhỏ bé trong cơ thể, đại biểu cho năng lực hoạt động của các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể.

Khí của cơ thể, về nguồn gốc mà nói, có phân biệt tiên thiêu và khí hậu thiên bẩm thụ ở tiên thiên thì gọi là khí tiên thiên, cũng gọi là "nguyên khí" Khí do thuỷ cốc hậu thiên hoá sinh và khí tự nhiên hít vào đều gọi là khí hậu thiện.

Do đó, có thể thấy khí là khái niệm rất rộng, trong phạm vi bài này, chúng ta chỉ bàn khái quát về Nguyên khí, Tông khí, Doanh khí, Vệ khí.

Bốn mặt này, tuy cùng có quan hệ với nhau, nhưng lại cũng khác nhau, nay kể riêng ra như sau:

A. NGUYÊN KHÍ:

Nguyên khí bao quát khí nguyên dương và khí nguyên âm. Bẩm thụ ở tiên thiên, là khí của tinh tiên thiên hoá sinh. Nguyên khí tăng chứa ở thận, nhờ đường tam tiêu mà thông đạt khắp mình, thôi động ngũ tạng, lục phủ, thôi động tất cả mọi cơ quan, mọi tổ chức hoạt động. Nó là đầu nguồn sinh hoá của thân người.

B. TÔNG KHÍ

Tông khí tích ở khí hải, vị trí của khí hải ở trong ngực là nơi khí quy tá *cũng là nơi khí toàn thân xuất phát vận động, lưu hành. Khi chu lưu toàn thân phát ra từ khí hải và quay về khí hải, cho nên khí ở trong khí hải gọi là Tông khí.

Nguồn gốc của Tông khí là khí của thuỷ cốc hoá sinh và khí tự nhiên hít vào cùng họp mà thành.

Công năng của Tông khí là đi qua đường hô hấp giúp cho hô hấp, xuyên qua tim mạch để hành huyết khí. Phàm thở hít, nói năng, giọng điệu khoẻ hay yếu, vận hành khí huyết và sự ấm lạnh cũng như sức hoạt động của tay chân đều có quan hệ với Tông khí.

Tông khí và Nguyên khí, tuy một chữa ở khí, tuy một chứa ở khí hài, một chứa ở thận, một đằng là khí hậu thiên, một đằng là khí tiên thiên, nhưng cả hai trong quá trình hoạt động sinh lý lại không tách rời nhau mà cùng gắn liền với nhau.

Tông khí và nguyên khí giúp đỡ nhau, kết hợp với nhau mới đem lại tác dụng sung dưỡng toàn thân. Kết hợp cả hai cái gọi là "Chân khí", vì vậy, thiên "Thúc tiết chân tà luận" sách Tố Vấn nói rằng: "Chân khí thụ ở thiên, cùng với cốc khí gồm lại mà nuôi thân". (Chân khí giá, sở thụ vu thiên, vụ cốc khí tính nhi sung thân giả).

C. VỆ SINH

D.a. Nguồn gốc hoá sinh của Vệ khí - Vệ khí là hãn khí (dương khí mạnh mẽ) trong đồ ăn uống, nó có tính chất cực kỳ linh hoạt (sống động), trơn tru, nhanh nhậy, lại thẩm thấu, vì thế Vệ khí tuy có nguồn gốc ở Tỳ Vị mà lại do thượng tiêu tưới rải toàn thân

D.b. Công năng của Vệ khí - Vệ khí do thượng tiêu tưới rải, theo ngoài mạch mà đi, ở trong thì hun vào hoang mạc, tản vào ngực bụng để ôn dưỡng ngũ tạng, lục phủ; ở ngoài thì theo phía trong da, giữa khe các bắp thịt để ôn dưỡng cơ bắp, da dẻ mà giúp thêm cho lỗ chân lông giữ kín chắc. Vì vậy, Vệ khí không những ôn dưỡng (nuôi ấm) tất cả các tổ chức, các tạng khí trong ngoài, mà còn có công năng bảo vệ cơ biểu, kháng cự ngoại tà.

D.c. Vận hành của Vệ khí - Vệ khí đi ở ngoài mạch, tuy dựa theo đường mạch mà đi, nhưng phương hướng vận hành không hoàn toàn giống doanh khí. Đặc điểm chủ yếu trong sự vận hành của vệ khí liên quan với biến hoá ngày đêm. Ban ngày đi ở dương, ban đêm đi ở âm. Đi ở dương là đi ở thủ túc dương kinh, đi ở âm là đi ở ngũ tạng. Ban ngày đi ở dương, bắt đầu từ mắt lên đến đầu, đi xuống chân, đi vào kinh ở tay, phần lớn tản ra mà không hoàn lưu lại. Đi ở kinh chân qua lòng bàn chân vào túc thiếu âm kinh, chuyển đi theo kiều mạch trở về vào mắt, rồi lại từ mát đi ra, cứ thế tuần hoàn không ngừng. Ban đêm đi ở âm, tức là từ túc thiếu âm kinh, trú tại Thận, sau đó đi qua Tâm, Phế, Can, Tỳ mà trở lại Thận. Như thế, ngày thì đi ở thủ túc tam dương, đêm đi ở ngũ tạng trong âm, một ngày một đêm là 50vòng quanh thân người, chia đều 25 vòng ở dương, 25 vòng ở âm.

D.d. Quan hệ của Doanh khí với Vệ khí - Vệ khí và Doanh khí là hai loại vật chất về mặt hoá sinh là cùng nguồn gốc, nhưng khác cách đi. Doanh là tinh khí của thuỷ cốc, tinh khí thuộc âm, tính là nhu thuận, làm cho Doanh đi trong mạch, Vệ là hãn khí của thuỷ cốc, hãn khí thuộc dương, dương tính cứng mạch, làm cho Vệ đi ngoài mạch. Nhưng âm dương cùng nhau chế ước, cùng nhau chuyển hoá, vì vậy các học giả đời sau có luận điểm "Vệ khí vào mạch tức là Doanh, Doanh khí đi ra ngoài mạch tức là Vệ", để nói rõ hai thứ Doanh Vệ trong trạng thái sinh lý bình thường thì không ngừng chuyển hoá cho nhau. Nếu như hoạt động tương hỗ chuyển hoá giữa Doanh và Vệ sinh ra trở ngại, sẽ thấy xuất hiện chứng Doanh Vệ bất hoà. Do đó, Doanh khí và Vệ khí tuy công năng và vận hành khác

III. THẦN

A. KHÁI NIỆM VỀ THẦN

Thần là một khái niệm về hiện tượng hoạt động sống của con người (bao gồm tinh thần, ý thức, tri giác, vận động ...) Thần do tinh tiên thiên sinh thành. Lúc phôi thai hình thành, cái thần của sinh mạng cũng đã sinh ra rồi. Thiên "Bản thần" trong sách Linh Khu viết: "Cho nên nói đem lại sự sống gọi là Tinh, hai Tinh tác động nhau gọi là Thần (... Cố sinh chi lai vị chi Tinh, lương Tinh tương bác vị chi thần)..." Vì vậy Thần tuy là một khái niệm trừu tượng nhưng nó có cơ sở vật chất nhất định.

Thần sinh ra từ tinh tiên thiên, tất cần tinh của hậu thiên bổ dưỡng mới có thể duy trì, vì vậy, thần có quan hệ mật thiết với tinh, huyết, tân, dịch, doanh, vệ. Thiên "Bình thân tuyết cốc" sách Linh Khu nói: "Thần là tinh khí của thuỷ cố" (cố thần giả, thuỷ cốc chi tinh khí dã). Thiên "Bát chính thần minh luận" sách Tố Vấn cũng nói: "Khí huyết là thần của con người không thể nuôi dưỡng cẩn thận "(Khí huyết giả, nhân chi thần, bất khả bất cẩn dưỡng). Đó là nói về thần và tinh hậu thiên cũng không thể phân chia ra. Chỉ có ngũ tạng điều hoà, tinh huyết cung dưỡng chu đáo, đầy đủ, mới có thể giữ gìn được thần thịnh vượng

Thân là biểu hiện của sức sống, do đó tinh thần suy, là dấu hiệu mạnh yếu của sức sống. Thần còn thì sống, thần đi là chết. Thần đầy đủ thì thân mình khoẻ, thần suy thì thân mình yếu. Thiên "Thiên niên" (tuổi trời) sách Linh Khu có chỗ nói: "Mất thần thì chết, được thần thì sống" (thất thần tắc tử, đắc thân tắc sinh), cũng là nói về đạo lý này.

B. QUAN HỆ GIỮA THẦN VỚI TINH, KHÍ

Quan hệ giữa tinh, khí và thần là điều kiện chủ yếu duy trì hoạt động sống. Mạng bởi thần.

- Tinh là cơ sở của thần,

- Khí là hoá sinh của Tinh

- Thần là biểu hiện của Khí

Tinh nhiều, khí đủ thì Thần vượng. Ngược lại, Tinh hoa, Khí tổn thì Thần suy.


Ba thứ, tinh, khí, thần thịnh suy có quan hệ tới sự khoẻ yếu của con người, quan hệ tới sự tồn vong của mạng sống, do đó người xưa gọi Tinh, Khí, Thần là "tam bảo" của con người.

Share this post


Link to post
Share on other sites
 

Trong tín ngưỡng Đạo giáo ở Việt Nam có một vị thần khá đặc biệt là vua cha Bát Hải Động Đình. Đền thờ vị thần này tới nay còn lưu lại ở nhiều nơi như đền Đồng Bằng ở Thái Bình (tham khảo Bách Việt Trùng Cửu):

 

image001.jpg?w=595

 

Bát Hải Động Đình, Bát là 8, con số chỉ phương Đông Bắc trên Hà đồ, tức biển Bột Hải vùng Liêu Ninh - Sơn Đông, Trung Quốc ngày nay. Vua cha Bát Hải Động Đình tức Long Vương, người sinh ra con gái Long Nữ (Quán Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay), cưới Kinh Dương Vương trong truyền thuyết.

 

Nói cách khác đây là “ông ngoại” của Lạc Long Quân, hay là dòng máu “ngoại” của dân Bách Việt. Truyền thuyết chỉ rõ rồng là con vật linh sống ở biển, ẩn mình dưới vực sâu, đúng thời cuộc mới bay lên phun mưa. Bát Hải Động Đình là Long Vương tức "Rồng" sinh con gái Long Nữ tức "Tiên". Còn dòng họ nội, là Đế Minh cùng với Vũ Tiên (Phật Bà Quán Âm) sinh Kinh Dương Vương, Vũ Tiên tức "Tiên" sinh ra "Rồng" Kinh Dương Vương. Tất cả, đều là sự phối hợp của Rồng Tiên.

 

Rồi thì, Kinh Dương Vương Rồng lấy Long Nữ Tiên sinh ra Rồng Lạc Long Quân, Đế Nghi và chính thất của ông sinh ra Âu Cơ Tiên, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau (hai anh em họ, cho nên truyền thuyết toàn thế giới cổ đại về hai người đầu tiên của nhân loại là anh em, sinh 100 con trai (gốc nguyên dương Thái Cực - là tổng con số Hà đồ và Lạc thư - biểu tượng cho một con người - sau đó sinh sôi biến hóa tới vô cùng) tới đây là điểm mốc của "Rồng Tiên" nối tiếp nhau mãi mãi. Người con trai cả Hùng Vương, theo mẹ lên núi, làm vua Văn Lang, kinh đô ở Phong Châu (đô thành của Gió - Khí không thấy tức kinh đô của Thần Thánh).

 

Trứng rồng lại nở ra rồng,

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

 

Cổng vào khu Đảo Quân Sơn, hồ Động Đình, Hồ Nam, thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình

(Long Vương) - trích từ bài viết Vua Cha Bát Hải Động Đình của tác giả Hienphs

mg_8568.jpg?w=650

 

mg_8583.jpg?w=650

 

mg_8579.jpg?w=650
Ảnh Long Vương ngày gặp lại con gái

 

Liên quan "Thần" thì có một biểu tượng cực kỳ quan trọng, đó là lá cờ "Thần":

 

Thời Hùng Vương, nước Văn Lang có cờ biểu tượng đó chính là lá cờ Thần (cờ Tua) còn lưu lại đến ngày nay, phân tích nội dung, ý nghĩa, nguồn gốc cần viết nhiều, tôi chỉ tóm tắt như dưới đây:

Cờ Thần
cothan.jpg

 

- Tâm màu đỏ, biểu tượng mặt trời trung tâm, tương sinh ngũ hành từ trong ra ngoài Hỏa - Thổ - Kim - Thủy - Mộc - Hỏa (tua cờ), cờ hình vuông.

 

- Tua cờ hình vảy rồng, có 7 tua mỗi phương, thể hiện Nhị thập bát tú.

 

- Tâm cờ thêu chòm sao Bắc Đẩu - hình số xoay của 4 số 7 - biểu tượng cho chữ "Vạn" - "Tâm". Như đã phân tích, chữ "Vạn" là biểu tượng của Đế Minh nhưng ẩn đi - cái lý Thái Cực, còn hình thể Âm Dương mà chúng ta thấy "Vạn" là biểu tượng của Kinh Dương Vương - ở ngôi Vương cai quản toàn bộ các Cõi.

 

- Bất kỳ lễ hội gì, của quốc gia hay tôn giáo nào đều phải treo cờ Thần.

 

Nên đã có thơ rằng:

 

Lá cờ Thần gió đã rung,

Lại reo trên đỉnh Đền Hùng năm xưa.

 

Ngoài ra, còn có một lá phướn (cờ dài) nữa, một bộ cờ Âm Dương?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã biết cờ Thần (Thần kỳ) có tâm màu đỏ, tương sinh ngũ hành từ trong ra ngoài Hỏa - Thổ - Kim - Thủy - Mộc - Hỏa, tương ứng với Hà đồ, đồng thời cờ Thần (Thìn) cũng là biểu tượng cho mặt trời - Rồng - Kinh Dương Vương, trong khi đó quy luật tương sinh của hệ mặt trời với mặt trời là hành thổ chứ không phải hỏa như ở tâm cờ. Điều này đã chứng tỏ rằng có sự mâu thuẫn về mặt biểu tượng, cho nên có thể nhận ra rằng: Cờ Thần biểu tượng cho Dương, hành Hỏa làm chủ đạo với lý tương sinh của Hà đồ và hệ quả là còn có một lá cờ khác biểu tượng cho Âm, hành Thủy làm chủ đạo, biểu tượng lý tương khắc của Lạc thư, đấy chính là Lá Phướn.

 

Lá phướn Cao Đài

7Phuon%20trc%20Den%20Thanh%20TN.jpg

Lá phướn trước Tòa Thánh Tây Ninh dài 9m, ngang 1,2m, nền vàng, trên mặt có ba dải màu: vàng, xanh, đỏ (từ trái sang phải). Trên dải màu xanh, cao hơn hết có Thiên Nhãn, kế tiếp xuống dưới có ba món cổ pháp (Xuân Thu, phất chủ, bát vu) rồi kế là sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngay chính giữa lá phướn là giỏ hoa, kế đến có chín thẻ, hai bên bìa là mười hai thẻ theo chiều dài. Đầu cột phướn đắp hình rồng.

 

Từ "Phướn" được chuyển hóa từ chữ "Phượng" tức chim phượng hoàng (phụng hoàng biểu tượng của phương Nam) mà ra, lá phướn trong hình ảnh của chiếc đuôi dài của con chim phượng hoàng (chim trĩ hóa thân). Khi chúng ta liên kết Cờ Thần và Lá Phướn sẽ thành một con diều tuổi thơ, ngày xưa ở nông thôn, các trẻ em thường ngồi trên lưng trâu thả điều hay thổi sáo, đây là một hình ảnh rất đẹp và trong sáng. Ở đây, con trâu của nhà nông còn là biểu tượng của chữ "Tâm".

 

Tranh Đồng Hồ "Trời xanh trong tiếng sáo" và "Nhất tượng phúc lộc điền"

chc483n-trc3a2u-the1bb95i-sc3a1o.jpg?w=2chc483n-trc3a2u-the1baa3-die1bb81u.jpg?w

 

Từ lý tương khắc của Lạc thư, chúng ta có thể hình dung Lá Phướn có 5 dải liên tục với màu tương khắc, nhìn từ trong ra ngoài: Đen, xanh lá cây, đỏ, vàng, trắng.

 

Chúng ta tham khảo Lá Phướn của Phật giáo.

 

Cây phướn ở chùa Phật

chuanbi1.jpg

 

Cứ đến các ngày lễ trọng, chùa nào cũng treo cây phướn. Cây phướn cao cùng các loại phướn nhỏ dùng để trang trí đàn tràng, tạo nên cảnh trí trang nghiêm, rất riêng của lễ hội Phật giáo. Ấy thế, cội nguồn và ý nghĩa của cây phướn ra sao lại là chuyện không dễ để tỏ tường.

I.

Câu chuyện phổ biến giải thích lai lịch cây phướn ở xứ ta là Sự tích cây phướn nhà chùa(1), truyện kể rằng:

Xưa có một người chuyên môn ăn thịt người. Hắn đã từng bắt giết không biết bao nhiêu nhân mạng. Tuy hung ác vô đạo, nhưng hắn lại thờ mẹ rất có hiếu. Một hôm, có một nhà sư đi quyên giáo qua đó bị hắn bắt. Khi hắn sắp giết thịt thì mẹ hắn ra xin hộ cho nhà sư. Thấy mẹ năn nỉ quá, hắn đành buông dao rồi hỏi nhà sư làm gì và đi đâu. Nghe nhà sư kể chuyện, cả hai mẹ con rất hối hận về những tội ác từ trước đến nay. Hai mẹ con cũng muốn kiếm một vật cúng cho nhà chùa nhưng ngặt vì trong nhà chả có gì đáng giá cả. Nhưng người con đã tình nguyện nạp bộ lòng của mình đưa về cúng Phật. Vừa nói hắn vừa rạch bụng moi ruột đưa ra. Nhà sư cũng nhận lấy nhưng đến bờ suối thì quẳng luôn xuống nước. Có con quạ thấy vậy, tha bộ ruột ấy bay đến chùa, đậu trên ngọn cây kêu lên om sòm. Đức Phật rõ chuyện, khen thưởng con quạ mà phạt tội nhà sư. Đồng thời đưa hai mẹ con nhà kia lên trời thành Phật. Từ đó nhà chùa làm cây phướn để ghi nhớ việc ấy. Trên cây phướn bao giờ cũng tạc hình con quạ ngậm một tấm lụa dài độ hai ba mươi thước. Tấm lụa tượng trưng cho bộ ruột của người đã rạch bụng cúng Phật.

 

Cây phướn tranh cổ

 

1.JPG

 

Lại nữa, ở một dị bản khác có cốt chuyện tương tự, Sự tích cá he, tức là cá lợn, cá heo, hay hải trư (marsoruin), ở Nam Bộ còn gọi là cá nược.

Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn nhiều năm khổ công tu luyện mà vẫn chưa thành chính quả. Sư quyết chí tìm đường sang Tây Trúc hỏi Phật. Cuộc hành trình muôn phần vất vả. Một hôm, đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư xin vào tá túc một ngôi nhà. Sư vì quá mệt mỏi nên vật ra ngủ khiến người mẹ sợ đứa con hung ác của bà là Ác Lai trở về sẽ bắt nhà sư ăn thịt nên lôi sư đi giấu. Ác Lai về đến nhà ngửi thấy ngay mùi thịt người, hắn nhanh chóng chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã kiếm được sư. Khi vị sư tỉnh dậy thì Ác Lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Thấy hắn cũng không khác gì người thường, sư bèn nói rõ mục đích của mình, rồi luôn miệng, sư giảng đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, nói mãi, kể lại bao nhiêu nỗi gian truân dọc đường, và niềm mong muốn cuối cùng là làm sao gặp được Đức Phật để cầu Phật độ cho thành chính quả. Nghe những điều sư giảng giải, mẹ con Ác Lai cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi, sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên “vô sinh vô diệt”, sẽ sống một đời sống bội phần sung sướng trên Nát-bàn, nếu họ nhất quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay Ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác trên mặt Ác Lai mới đó giờ đã dịu lại.

Sáng hôm sau, khi sư sắp sửa lên đường thì mẹ con Ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho sư. Họ lại tiễn đưa sư sang tận bên kia một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt, Ác Lai hỏi: Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây? Sư đáp: “Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm”. Chỉ tấm lòng mình là đủ.

Ác Lai hiểu theo nghĩa đen của câu pháp ngữ, nhanh như cắt, rút mũi mác tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ ruột gan đưa cho sư và nói: Nhờ Hòa thượng dâng hộ tấm lòng thành này lên Đức Phật.

Sư lấy làm bối rối quá, chẳng biết làm sao nên đành gói bộ lòng Ác Lai quảy lên vai, cất bước ra đi...

Bộ lòng càng ngày càng thối, sợ hàng quán không ai dám chứa mình, sư bèn vứt bộ lòng Ác Lai xuống biển.

Đến Tây Trúc, khi phủ phục trước Phật đài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo chàng:  “Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả”. Sư rất đổi kinh ngạc, ngước lên trên cao vòi vọi, sư thấy Đức Phật ngự giữa tòa sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ như hai mẹ con Ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Đức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi; còn mẹ con Ác Lai nay đã thành chính quả chỉ là nhờ trong một lúc, ngộ đạo mau lẹ và chân thành.

Nhà sư sau đó trở lại chốn cũ để tìm bộ lòng. Tuy biển mênh mông sâu thẳm, nhưng sư cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà Ác Lai gửi cho mình. Sau đó sư hóa làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he/cá nược/cá ông sư. Và cho đến ngày nay, dòng dõi loài cá đó con nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm cái việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi thành đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn, không chịu nghỉ.

Theo Mỹ Ấm tùy bút thì mẹ Ác Lai được Phật độ cho làm mụ Thiện. Ác Lai trở thành hai vị Hộ pháp được Phật cho giữ chùa mà ta thường gọi là ông Thiện - ông Ác. Tại sao một người lại hóa thành hai? Đó là vì tuy là một nhân vật nhưng kể từ khi rạch bụng cúng Phật đã tách thành hai con người khác hẳn. Ông Thiện là hiện thân của quãng đời sau của Ác Lai (thời kỳ ngộ đạo), Ông Ác là hiện thân của quãng đời trước (chưa ngộ đạo).

Truyện Sự tích cá he lưu hành ở miền Nam. Nhân dân miền Bắc có Sự tích chim bìm bịp với nhân vật chính là sư nữ, yêu mẹ và yêu con, nội dung tương tự, cuối truyện vị sư nữ được Phật cho hai cái cánh để tìm lại bộ ruột nhưng tìm hoài không thấy nên sư biến thành chim bìm bịp, ngày đêm chui rúc hết bụi này đến bụi khác, thỉnh thoảng lại lên tiếng than thở, phảng phất như tiếng “bìm bịp”. Loài chim này đầu đen, mình nâu, mắt đỏ như máu. Đó là di tích của hình tướng vị sư nữ: đầu chít khăn đen, mình mặc áo vải nâu già. Còn mắt đỏ là vì khóc nhiều mà sinh ra thế.

Ở Nghệ An có dị bản nữa: Xưa, Đức Phật sai một người đi sang một nước khác để lấy kinh về cho mình. Người ấy đưa về đến nửa đường thì bị một con hổ ăn thịt (Về tình tiết này, một người khác ở Cát Ngạn/Thanh Chương kể rằng người ấy bị một con rùa lớn làm chìm mất thuyền kinh). Thấy kinh Phật tan tác giữa đường, một con quạ bèn tha về cho Đức Phật. Để trả ơn quạ, Đức Phật sai làm một cây nêu rất cao cho quạ đậu trên đó. Về sau, nhà chùa thường trồng cây phướn, trên có quạ ngậm dải lụa/vải dài là vì thế(2).

Thêm vào đó, một dị bản có chi tiết khác như sau: Một nhà sư sang Tây Trúc thỉnh kinh, đến bờ biển không có đò, nhờ có con rùa nổi lên chở đi. Dọc dường rùa dặn:

-  Xin ông hỏi hộ với Phật tại sao tôi cứ phải ở nước mãi khổ lắm.

Sư ta nhận lời... Khi sư quay về lại được rùa đón chở. Đi được nửa đường, rùa hỏi về điều mình nhờ hỏi hộ. Sư đáp:

- À quên!

Rùa giận lặn mất, vì thế kinh kệ ướt cả! May có con diều bay đến, tha kinh lên phơi phóng. Do câu chuyện này người ta cho rằng rùa bị tội đội bia. Còn diều thì được biểu dương bằng cách ngậm phướn(3).

Sự tích cây phướn ở chùa Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) quả là một truyện đặc sắc. Chuyện kể: Bên dòng sông Thiên Đức có bác chài sống độc thân bằng nghề đánh cá. Nhân năm chùa trùng tu, dân làng tỏa đi các nơi quyên giáo. Khi đoàn người qua sông, bác chài xin chở đò không lấy tiền công. Nhưng lòng vẫn băn khoăn vì tiền bạc chẳng có, biết lấy gì cúng cho nhà chùa.

Tài sản ngoài con thuyền nát thì chỉ có hai cái khố. Chiếc rách đóng trên thân. Nghĩ mãi, bác quyết định mang chiếc khố mới ra làm vật cúng.

Những người quyên giáo chẳng thấy bác đưa vật phẩm gì, lại đưa khố thì không bằng lòng, cho rằng bất kính. Bác chài nghe vậy ngẩn người, giãi bày đây là tấm lòng thành, trong lều chẳng có gì hơn. Rốt cuộc, họ không nhận khố và cũng không lên đò. Mọi người quay về vì cho là... xuất hành gặp chuyện xúi quẩy.

Dân làng đâu có biết bác mấy ngày không hạt cơm trong bụng. Tài sản quý nhất dành đem cúng thì bị từ chối. Bác tủi thân nghĩ chỉ có một cách giải bày tâm can là rạch bụng moi hết ruột gan cho mọi người biết. Nghĩ rồi làm ngay việc đó trước mặt dân làng.

Sự việc xảy ra trong chớp mắt, dân làng bàng hoàng sợ hãi. Trong lúc tất cả đang bối rối thì có hai con quạ từ trên trời cao sà xuống quắp luôn bộ lòng bác chài bay thẳng về hướng chợ Nành rồi vứt xuống gốc đa Thạch Sàng, kêu lên ba tiếng xong bay thẳng hướng Tây.

Thạch Sàng là nơi khi xưa Thiền sư Khâu Đà La ngày đi truyền giáo, tối về nằm ngủ trên phiến đá dưới gốc cây.

Sự việc đập vào mắt sư trụ trì chùa Nành. Ngài vội chắp tay niệm Phật theo hướng quạ bay, lập tức cho dựng một cây tre thật cao trong sân chùa. Trên cao tạc hình con quạ ngậm dải lụa trắng, biểu thị tấm lòng trong sáng của một Phật tử. Rồi sư lại cho dựng hai cây tre ở góc ao trước cửa chùa, trên treo hai dải lụa ngắn tượng trưng cho hai cái khố của bác chài, ghi nhớ tấm lòng thành tâm(4).

 

2.JPG

 Lá phướn ở chùa Nành.

II.

Những dị bản về sự tích cây phướn cho thấy, ở những tọa độ địa lý - lịch sử khác nhau có những quan niệm cũng như kiến giải riêng biệt về cây phướn nhà Phật. Điều này cho thấy Phật pháp đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và tình cảm của nhân gian theo các tầng mức khác nhau. Do đó, việc truy nguyên về nguồn gốc phan/phướn giúp chúng ta thấy được cội nguồn đích thực và chân nghĩa của loại pháp khí nhà Phật này.

 

Qua hình ảnh của các lá phướn và các truyền thuyết, chúng ta thấy rằng: đỉnh lá phướn là chiếc lá sen úp ngược (tương tự bức tranh "Trời xanh trong tiếng sáo"), chân lá phướn là hoa sen (bệ sen của các vị Phật thượng tọa), lá phướn màu đỏ biểu tượng của hành hỏa - đồng dạng với Cờ Thần - "Tâm", 5 tua lá phướn sẽ biểu tượng lý tương khắc của Lạc thư. Tuy nhiên, nội dung lá phướn là như thế nào??? Tất nhiên, không thể tách rời tàn vàng (cái dù, cái ô, có 1 tầng - "Một" và 6 tua Chu Dịch và đáy hình quả bầu không, chú ý liên hợp ý nghĩa với Cờ Thần và Lá Phướn) và lọng báu (dù ống, có 3 tầng: cõi Thiên, Địa, Nhân, có 36 tua ứng 36 con chim trên trống đồng Ngọc Lũ), cùng các bộ đồ thờ như chấp kích, bát bảo.

 

 

Tàn vàng và lọng báu Cao Đài:

2tan%20vang%20long%20tia.jpg

 

Như đã phân tích, chữ Vạn là biểu tượng của Đế Minh (ẩn) và Kinh Dương Vương (hiện), thể hiện chữ "Tâm" của mỗi con người, trong cổ thư Đông phương chúng ta còn thấy một quyển có tên gọi là: "Vạn Pháp Quy Tâm" hết sức ý nghĩa, đều thể hiện được cái ý Thủy Hỏa, Vạn, Sự vật hiện tượng biến hóa vô cùng trong đó, vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa, chữ ở trung tâm Lá Phướn chính là:

 

"VẠN PHÁP QUY TÂM"

 

Đây chính là nội dung Lá Phướn của đạo Phật sau này, tuy nhiên đối với "nguyên lý biểu tượng" là không dùng chữ, từ Cờ Thần có trung tâm là chòm sao Bắc Đẩu thì rõ ràng đối ứng với chòm sao này chính là chòm sao Nam Cực - chòm sao Thập Tự - biểu tượng của Lạc Long Quân. Từ đó, chúng ta thấy Kinh Dương Vương - Bắc Đẩu - Dương - Bắc và Lạc Long Quân - Nam Cực - Dương - Nam là tối ưu nhất. Đây là cấu trúc Âm Dương vũ trụ, vượt ra khỏi hệ mặt trời, còn vạn vật hữu tình trong hệ mặt trời thì Dương - Nam và Âm - Bắc. Lá phướn hình chữ nhật, còn Cờ Thần hình vuông, đấy cũng là nguồn gốc của chiếc ấn Thái Tử là hình chữ nhật, còn ấn vua là hình vuông, cho nên Lạc Long Quân còn gọi là Thiên Tử. Cấu trúc chiếc ấn hình chữ nhật và hình vuông được khám phá trong lăng mộ Nam Việt Vương Triệu Văn Đế. Cho tới này, ấn hình chữ nhật Thái Tử Trọng Thủy được khám phá trong lăng mộ này là hy hữu nhất.
 
TQV.gif
 
Lá cờ Úc (Australia) mang chòm sao Nam Cực có 6 ngôi sao
 
AustraliaFlag.jpg
 
Như vậy, chứng tỏ một điều Lạc Long Quân với chòm sao Nam Cực là một vị Tiên - đang ngồi trên bệ sen. Lạc Long Quân ngoài những biểu tượng trên, còn có biểu tượng là "cụ Cóc" tức "cụ Không", cho nên Cờ Thần và Lá Phướn được dịch nghĩa là "TÂM KHÔNG".
 
"TÂM KHÔNG".
 

Thần Đạo của thời Hùng Vương sau này chuyển tiếp thành Phật giáo, cho nên nếu liên hệ ý nghĩa giữa các biểu tượng thì sẽ có mối quan hệ rất chặt chẽ:

 

"Tâm Không - Vạn pháp quy Tâm"

 

Chúng ta chú ý, đỉnh của Lá Phướn là hình ảnh cách điệu của một lá sen, hai bên lá sen có 2 ngù đỏ, đen ứng Âm Dương. Lúc này, cán gỗ của Lá Phướn chính là trục định vị. Cờ Thần và Lá Phướn biểu tượng cho thuyết Âm Dương Ngũ Hành và công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ với Lạc thư ẩn mặt (bay trong gió, động). Còn Tàn Vàng và Lọng Báu biểu tượng cho Vũ trụ hợp nhất (che nắng gió, tĩnh), tức là Vũ trụ là cái "Một".

 

Chòm sao Nam Cực trên Lá Phướn cùng với Chu Dịch lá sen, biểu thị sự "trở lại" tức quẻ Phục trong Chu Dịch, sự trở lại của Lạc Long Quân.

 

 

Nghĩa chữ tâm:

Tâm có hai chữ Hán là 心 và 芯 [1] ở đây là chữ 心, chữ tâm 心 là chữ tượng hình, viết kiểu tiểu triện có hình trái tim, còn viết kiểu khải thư 心 thì ở trên có ba dấu tượng trưng ba cái cuống, ở dưới là túi chứa máu. Chữ này diễn biến qua các cách viết như sau:

chu%20Tam.JPG

Chữ tâm (心) có rất nhiều nghĩa:

1.1. Nghĩa thông thường: (dt.) (1) Tim (heart): tâm tạng (quả tim), tâm thất (ngăn bên dưới trong trái tim). (2) Lòng, dạ, ruột, phần bên trong (inner): tâm phúc (bụng dạ); không tâm thái (rau rỗng ruột, tức rau muống). (3) Lòng, tình cảm con người (inner emotion): tâm cảm (inner feelings), tâm phục (thật lòng kính trọng vâng theo); tâm ý (lòng dạ và đầu óc); đồng tâm nhất trí (cùng một lòng, một ý). (4) Giữa (center), điểm ở giữa, quy tụ các điểm khác, thường nói về phần giữa đều gọi là tâm: viên tâm (điểm giữa vòng tròn), trọng tâm, trung tâm. (5) Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú, sao Tâm, tức sao Hoả. (6) Tên một bộ chữ Hán, bộ Tâm, cũng viết là忄, khi đứng bên trái.

1.2. Nghĩa tâm lý và đạo đức: Ngày xưa, người ta ngộ nhận tâm là nguồn gốc của mọi sinh hoạt tâm lý, nên các tình trạng tư tưởng và tình cảm đều gọi là tâm: tâm tưởng (thinking); tâm tính (mood), tâm ý (idea). Ngày nay, theo các thí nghiệm tâm sinh lý, điều đó không đúng nữa. Dầu vậy, tâm vẫn còn được coi là: (1) Tượng trưng của tình cảm, tình yêu (love): ♥. (2) Khả năng nhận thức sự vật, suy nghĩ và cảm giác: tâm trí (mind). (3) Khả năng phán đoán về thiện ác theo quy luật đạo đức: lương tâm (conscience). (4) Toàn bộ các hiện tượng tâm lý, từ cảm giác đến tình cảm, hành vi, ý chí...: tâm lý (psychic), tâm trạng (mental = tâm thần). (5) Phần linh thiêng nơi con người, đối lập với thân xác: tâm hồn (spirit, soul = linh hồn); tâm linh (spiritual).

 

Tâm trong Phật giáo

Khái niệm “tâm” của Phật Giáo không đơn giản như các học giả phương Tây lầm tưởng. Tâm được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật Giáo. Kinh Pháp Cú, vốn được xem như Kinh Thánh của Phật Giáo mở đầu như sau: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Một cách khái quát, qua các kinh điển Phật Giáo [2] người ta có thể phân biệt sáu loại tâm:

2.1. Nhục đoàn tâm (肉團心): trái tim thịt (Phật Giáo không để ý nhiều tới nghĩa này). Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).

2.2. Tinh yếu tâm (精要心): chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).

2.3. Kiên thực tâm (堅實心): là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: "Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm" (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).

2.4. Liễu biệt tâm (了別心) [3]: gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức [4], tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.

2.5. Tư lượng tâm (思量心) còn gọi là Mạt-na thức (末那識) [5]: thức thứ bảy trong tám thức. Một trong các chức năng chính của nó là nhận lập trường chủ quan của thức thứ tám (A-lại-da thức), lầm cho lập trường này là bản ngã của chính mình, vì vậy mà tạo ra chấp ngã, là bản ngã, cái tôi của con người (ego-consciousness). Bản chất của nó là suy tính, nhưng có sự khác với thức thứ sáu. Nó được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã: “Mạt-na nhậm trì ý thức linh phân biệt chuyển, thị cố thuyết vi ý thức sở y: Mạt-na nhận lấy ý thức, khiến sinh khởi phân biệt; nên gọi nó là chỗ y cứ của ý thức” (Du-già sư địa luận)

2.6. Tập khởi tâm (集起心) còn gọi là A-lại-da thức (阿賴耶識) dịch nghĩa là tạng thức (藏識) [6]: chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý; là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình. Tâm lý học phương Tây thường gọi thức này là vô thức hay tiềm thức: “Nhất thiết thế gian trung. Mặc bất tùng tâm tạo: Tất cả những gì trong thế gian. Đều là do tâm tạo” (Kinh Hoa Nghiêm).

Phật Giáo không quan niệm tâm là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn. Theo Ngũ uẩn, tâm không phải chỉ là một cục hay một khối cứng nhắc, mà là một luồng tư tưởng, một chuỗi dài tư tưởng, có sinh có diệt (khác quan niệm “hồn thiêng bất tử”), có năng lực (nghiệp lực) được chuyển từ luồng này sang luồng khác. Cái luồng tâm này với những nghiệp lực là căn bản cho sự tái sinh. Theo Vi Diệu pháp, tâm không phải là một cá thể, mà là một dòng tâm thức gồm nhiều loại tâm khởi lên rồi diệt. Khi con người còn sống thì dòng tâm thức lặng lẽ trôi chảy trong ngũ uẩn, nếu không có một tâm nào khác khởi lên. Khi chết, dòng tâm thức cuối cùng của kiếp này trở thành dòng tâm thức đầu tiên của kiếp sau. Duy Thức học khai triển thêm tâm thức là cái biết, căn bản là tạng thức, chứa đựng các loại chủng tử ... Tóm lại, dù nhìn dưới khía cạnh nào, có thể nói theo Thiền Tông: Có hai thứ tâm. Một thứ là tâm theo dòng tâm thức, khởi lên rồi diệt, vì ngũ uẩn bị mê mờ bởi tham ái, dục lạc, vọng tưởng; tâm này được gọi là Vọng tâm là tâm của chúng sinh. Hai là Chân tâm có tự tính là thanh tịnh, không sinh diệt, không dao động, thường vắng lặng, là tính giác của những vị đã giác ngộ, cũng còn được gọi là Tâm Phật.

 

Qua đó, chúng ta còn hiểu rằng:Thần là Rồng, Tiên là Phượng, Tiên cũng còn là Hoa, các loài hoa, biểu tượng cho cái đẹp và tình yêu nữa, vậy thì ngày Hội Long Hoa tức Hội Rồng Tiên hay Hội Thần Tiên, sau này là Hội Phật Tiên và Lễ Hội Tình Yêu (anh hùng và mỹ nhân) trong thời Hùng Vương phải chăng có liên quan mật thiết đến những tên gọi này?

 

Đồng thời, lễ hội Đền Hùng với ngày chính hội là mồng 10 tháng Ba hay là ngày 9 tháng Ba? Cũng cần được minh định lại, bởi vì lễ hội này còn được gọi là Lễ Hội Rồng Tiên hay Lễ Hội Thần Tiên (cần phải tham khảo bức tranh thờ đạo Mẫu dân gian Hàng Trống "Ông Hoàng cưỡi lốt").

 

Trước lễ hội Đền Hùng 1 tháng (ứng 1 chu kỳ trăng), nhân dân làng Cổ Tích sẽ dựng một cây Phướn có chòm sao Nam Cực trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, cây phướn làm bằng một cây tre đực, thẳng và rất cao, phía trên treo lá Phướn báo hiệu cho bốn phương thế giới chuẩn bị tới lễ hội Thần Tiên, một quy tắc có từ ngàn xưa, ngày nay lẽ hội diễn trong trong 10 ngày (10 là độ số Hà đồ, độ số kết thúc của một chu kỳ vận động Âm Dương Ngũ Hành). Đây chính là ý nghĩa "kim chỉ Nam" hay "vua chầu quay mặt phương Nam".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã phân tích ở trên, chúng ta sẽ có ý nghĩa về một lễ hội "Rước Thần" với đội Bát âm đi trước và đội dẹp đường cái quan, cùng hệ thống cờ các loại:

 

- Tàn vàng và lọng báu (tĩnh) biểu tượng cho vũ trụ hợp nhất, thể hiện Chu Dịch và 4 cõi Thượng Thiên, Thiên, Người, Chết.

 

- Cờ thần và lá Phướn: biểu tượng cho thuyết Âm Dương Ngũ Hành với công thức Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ làm chủ lực, trong đó Lạc thư với lý tương khắc ẩn. Đồng thời, trong tôn giáo nó mang ý nghĩa "Tâm Không".

 

080509nsbigdip_520x520_b4e49ee11f99e22a0

Từ chòm Thập Tự Phương Nam tìm cực nam (cây Phướn cao, cũng là hình ảnh chiếc qua và rìu)

 

- Lúc này, bộ Chấp kích (8 loại vũ khí - âm) và bát bảo (bảo vật của 8 vị tiên - dương) thể hiện Hậu Thiên Bát Quái và Tiên Thiên Bát Quái, nhìn từ trong điện thờ ra Bát bảo bố trí bên trái và Chấp kích bố trí bên phải, cùng với hai biển báo Hồi tị và Tĩnh túc.

 

- Ngai thần và bài vị.

 

Chúng ta cũng biết trước lễ hội Đền Hùng, chiếc lá Phướn có chòm sao Nam Cực được dựng lên để báo hiệu trước vậy còn cờ Thần có chòm sao Bắc Đẩu thì thế nào? Cờ Thần và các loại cờ khác sẽ được dựng lên vào ngày chính hội lúc vào giờ Thìn buổi sáng, cùng các loại cờ khác như Nhị thập bát tú, cờ Chu Dịch với 64 lá cờ đuôi nheo và Cờ Thất Tinh gồm một lá cờ thể hiện mặt trời, mặt trăng, sao kim, sao thủy, sao mộc, sao hỏa và sao thổ (bài trí theo Thiên can, cờ nằm ở góc giao hành Thủy - Mộc), cùng một lá cờ Bắc Cực chính là hình ảnh Gia Cát cầu phong ở trung tâm đàn. Chúng ta hãy xem lại bộ Tam Quốc Chí có nói về thủ tục này:

 

Đàn Thất tinh, Gia Cát cầu phong;
Cửa Tam Giang, Chu Du phóng hỏa.

(Tam giang cũng hàm ý ngã ba Bạch Hạc trước Đền Hùng)

 

Du nghe nói mừng lắm, đứng choàng dậy, lập tức sai quân đến núi Nam Bình đắp đàn (núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng, Thái Bình hay cung Bảo Bình là biểu tượng của Hùng Quốc Vương, chương cuối có nói đến lá cờ Trung Nghĩa Đường), và điều một trăm hai mươi tên lính cầm cờ giữ đàn, sẵn sàng nghe lệnh.

Khổng Minh từ biệt Chu Du, cùng với Lỗ Túc lên ngựa đến núi Nam Bình, xem xét địa thế. Rồi sai quân sĩ lấy đất đỏ ở phương đông nam đắp đàn, chu vi rộng 24 trượng mỗi tầng cao ba thước, cả thảy là chín thước.

 

Tầng dưới cắm 28 lá cờ sao.

Phương đông 7 lá cờ xanh, theo hình chòm sao Thanh long là: giốc, cang, đê, phòng, tâm, vĩ, cơ. Phương bắc 7 lá cờ đen, theo hình chòm sao Huyền vũ là: đẩu, ngưu, nữ, hư nguy, thất, bích. Phương tây 7 lá cờ trắng, theo hình chòm sao Bạch hổ là: khuê, lâu, vị, mão, tất, thuỷ, sâm. Phương nam 7 lá cờ đỏ, theo hình chòm sao Chu tước là: tỉnh, quỷ, liễu, tính, trương, dực, chẩn.

 

Tầng thứ hai 64 lá cờ cắm xung quanh, theo phương vị 64 quẻ, đứng dàn ra tám mặt.

 

Tầng trên nữa dùng bốn người; người nào cũng phải đội mũ bịt tóc, mặc áo the thâm, áo dài đai rộng, giày đỏ quần vuông (chú ý giày giống hình hài, rìu hài Đông Sơn). Mé trước, một người đứng bên tả, cầm cái cần dài, trên đầu cầm cắm lông gà, để chiêu gió; một người đứng bên hữu cũng cầm cái cần dài, trên đầu cần buộc cờ hiệu thất tinh, để khiến chiều gió. Mé sau, một người bên tả cắp thanh bảo kiếm, một người bên hữu bưng cái lư hương. Ở dưới chân đàn lại có 24 người vác cờ xí và khí giới đứng quanh bốn phía.

 

Trong bức tranh Hàng Trống "Ông Hoàng cưỡi lốt" ông Hoàng ở đây là Hùng Quốc Vương, cưỡi con "lốt" - rắn biển khổng lồ "tam đầu cửu vĩ" có 3 đầu 9 đuôi, thể hiện độ số 9 cung Đoài, phương tây và 3, cung Chấn, phương đông, thể hiện trục tử - sinh. 3 cũng ứng tháng Thìn và 9 là ngày hổ, cũng thường gọi là "Long đầu Hổ vĩ" hay Long Hổ Hội, đây chính là mật ngữ ngày chính hội Đền Hùng mồng 9 tháng Ba, với hình ảnh Hùng Quốc Vương cưỡi con lốt 3 đầu 9 đuôi.

 

Mặt khác, trước lễ hội 1 tuần tức ngày mồng 3 tháng Ba là ngày Tết Thanh Minh tảo mộ Hùng Vương VI và Đền Hùng cho nên lễ hội bắt đầu phải diễn ra sau đó, như vậy lễ hội có 3 ngày (Thiên, Địa, Nhân), bắt đầu vào ngày mồng 8 tháng Ba (độ số hành Mộc trên Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ) và kết thúc vào mồng 10 tháng Ba.

 

Sau khi kết thúc thủ tục tễ lễ tại Đền Thượng, Trung, Hạ và cũng trong giờ Thìn này, sẽ bắt đầu chính hội bằng việc đốt một tràng pháo trước Sơn môn, tràng pháo có 1 quả pháo Cực Đại - Đùng (Thái Cực), 2 pháo Đại Âm Dương, 5 pháo Trung Ngũ Hành (Ngũ Đế) 3 pháo Nhỡ - Tam Hoàng (Sinh - Chấn) và 105 pháo nhỡ (tổng cộng 108 Hùng Vương), 1000 pháo con (con cháu Hùng Vương) và kết thúc bằng 9 pháp nhỡ (Cửu Tử - cũng là Phục Sinh - Đoài).

 

PB1C5215-fcf6f.JPG

 

PB1C5278-9295a.JPG
Đội nghi lễ, rước kiệu, cầm lọng, múa lân đi trước, tiếp theo là những kiệu pháo và hai “ông pháo” khổng lồ

 

Tiên tri trong Kinh Dịch: "Nói xong ở cửa Cấn tức Núi (Sơn, Shan)".

 

Và... con "Rồng" phải chăng là một tổ hợp các con thú nào đó biểu tượng cho "Thần"?

 

350px-Vietnamese_dragon.gif
Hình ảnh rồng thời Lý mang dấu ấn Việt Nam đậm nét nhất và có giá trị mĩ thuật cao nhất
 
140px-Decorate_roof.jpg
Hình rồng trong lá đề trang trí diềm mái cung điện
 
Dragon_thap_daothinh_2000.gif
Giao Long trang trí thạp Đào Thịnh 2000-200 TCN
 
230px-Dien_Kinh_Thien_002.jpg
Rồng đá thềm điện Kính Thiên còn sót lại sau khi thực dân Pháp phá điện xây lô cốt
 
Head_double_tile.jpg
 
Đầu ngói ống hình rồng
 

image010_0.jpg

“Rước rồng”, tranh mộc bản Đông Hồ đầu thế kỷ 19.

 

Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời Trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông.

Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:

  • Thân rồng uốn hình sin 11 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
  • Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.
  • Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật Bản, Hàn QuốcTrung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).

Bốn mùa ứng với các loài thú trong Lã Thị Xuân Thu:

 

- Mộc thần Câu Mang, động vật tiêu biểu của tháng này là loài có vảy, thanh âm tháng này lấy âm Giốc (một trong ngũ âm) làm tiêu biểu, âm luật tháng này phù hợp với Thái Thốc (một trong lục luật).

 

- Hỏa thần Chúc Dung. Động vật tiêu biểu tháng này là loài chim có lông vũ. Thanh âm tháng này lấy âm Chủy (một trong ngũ âm) làm tiêu biểu. Âm luật tháng này hợp với Trọng Lữ.

 

- Vị thần ứng với tháng này là Kim thần nhục thu (tên là Cai). Động vật tiêu biểu tháng này là loài thú có lông mao. Thanh âm tháng này lấy Thương làm tiêu biểu. Âm luật tháng này hợp với Di Tắc (một trong lục luật).

 

- Vị thần ứng với tháng này là Huyền Minh (thủy thần). Động vật tiêu biểu tháng này là loài giáp giới (đại biểu là rùa). Thanh âm tháng này là Vũ (một trong ngũ âm). Âm luật tháng này hợp với Ứng chung (một trong lục lã).

 

(ghi chú: giả sử, nếu theo Hà đồ: trung tâm hành thổ có ứng với loài nào không? - Ngũ Âm)

 

Trước khi phân tích con Rồng gồm sự tổ hợp các linh thú nào (nối Tam Tài, trục vũ trụ hay còn gọi là trục Thần đạo), chúng tôi muốn định vị rõ các vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ Hành vì nếu không hiểu thì rất khó giải quyết các vấn đề tiếp theo, kể cả lịch sử:

 

- Hậu Thiên Bát Quái (lý từ trường do 1 tổ hợp ADNH xoay tròn) và Tiên Thiên Bát Quái (lý âm dương chưa Bigbang? hay đã định vị trái đất rồi!),

- Hà đồ và Lạc thư (lý tương sinh và tương khắc của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành),

- Ngũ Vận Lục khí cùng Thiên can (tương tác Âm Dương Ngũ Hành từ hệ mặt trời), Địa chi (tương tác Tứ Tượng từ trái đất), Lục thập hoa giáp sau khi đổi chỗ thủy, hỏa (tương tác có quy luật từ Hệ mặt trời và trái đất tới con người vừa được sinh ra - Bản mệnh), quy tắc sinh - vượng - mộ.

- Kim chỉ nam (hướng cực của 1 tổ hợp ADNH) và độ từ thiên (độ lệch kim chỉ nam so với trục quay trái đất), trục quay của trái đất (lệch 23độ 5 so với trục vuông góc mặt phẳng Xích đạo).

- Hệ mặt trời - trái đất - con người (Thiên, Địa, Nhân) và tương tác. Lý tương tác chu kỳ sao Mộc 12 năm (dương mộc) và Trái đất (âm mộc). Vành đai thiên thạch phân chia Âm Dương mang hành thổ?

- Hoàng đạo của mặt trời (25920 năm), xích đạo của trái đất (1 năm), bạch đạo của mặt trăng (1 tháng) và sự tự quay của trái đất (1 ngày) và các đạo? nào khác nữa. Hệ thống kinh mạch vận động (có đường kinh theo Hà đồ và cả Lạc thư, vận động theo chu kỳ ngày, tháng, năm...).

- Một người là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành xoay tròn theo trái đất, có 7 luân xa dọc cột sống: Thiên khí trên, Địa khí dưới, vận động theo Hà đồ và Lạc thư. "Khí hóa" trong Đông y, Tử bình, tử vi. Tại sao Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ cổ thì phương nam quay lên trên?

- Bắc bán cầu và nam bán cầu, đường xich đạo (địa hình do tự quay của trái đất và hướng tương tác từ hệ mặt trời...). Địa khí của trái đất!.

- Hình thể trái đất và tương quan nhân sinh (định hình từ sự quay quanh trục).

- Thiên bàn 12 cung (sinh - vượng - mộ của một hành -> do cân bằng giữa tương sinh Hà đồ và tương khắc của Lạc thư tại pha chuyển tiếp) của các phương pháp ứng dụng như Bát Trạch, Độn giáp, Thái ất, Tử vi...

- Diễn tiến sau Thái Cực gồm các pha nào!. Thái Cực - vi động ->chuyển động và định trục xoay -> Âm Dương -> đạt cực đại gây Bigbang - sau đó Âm Dương Ngũ Hành!

- 1 tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành của Hệ mặt trời (mặt trời hành Thổ, tương sinh ở trong và tương khắc ở ngoài, nhưng mang "động năng" của "hành hỏa" làm nguồn) và sự phân lớp vũ trụ!.

- Tử Vi và Chu Dịch là những cái khó nhất.

 

Ý nghĩa của chúng:

 

- Không ngoài nguồn tương tác, cách thức tương tác và chủ thể nhận tương tác và các đặc trưng của chúng trong các quá trình tương tác liên quan.

- Tương tác theo quy luật và tương tác cưỡng bức (có chủ ý) như Cao Biền trấn yểm Việt Nam.

- Tương tác bằng suy nghĩ.

- Tương tác lặp do vận động xoắn trôn ốc và vũ trụ hợp nhất nên có tiên tri của Chu Dịch...

 

Trong quá trình nhận định, nội dung sẽ được cập nhật và chỉnh sửa liên tục.

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites