Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

CON GÀ HAY QUẢ TRỪNG CÓ TRƯỚC?

Rầu quá! Cái vụ này tôi đã chứng minh trên diễn đàn là sự nhầm lẫn khái niệm. Con gà là khái niệm quy ước để mô tả một giống cụ thể - giống gà  -  xuất hiện trong quá trình tiến hóa - là một khái niệm phân loại trong loài "chim" nói chung. Nhưng quả trứng lại là khái niệm mô tả một sản phẩm của tất cả những loài có thể đẻ trứng trong quá trình tiến hóa. Nếu suy luận rộng thì kể cả sinh vật có vú. Bởi vậy, trong qúa trình tiến hóa của lịch sử tự nhiên thì bắt đầu có thể có rất nhiều loài đẻ trứng - như khủng long chẳng hạn - và chưa có giống mà người ta gọi là "gà", như khái niệm được mô tả như ngày nay. Như vậy, giống "Gà" là một khái niệm phân loại quy ước, nó phải xuất hiện sau quả trứng của một con mà trước đó không gọi là gà - vì khái niệm "gà" trước đó chưa có. Nếu suy tới tận khởi nguyên vũ trụ thì chính là Thái Cực trong lý học - được mô tả bằng hình tròn.

Bài tương tự như thế này, ở đâu đó trong Quán Vắng, Mạn Đàm, hoặc ngay trong mục Lý học.

Sự nhầm lẫn khái niệm và thực tại, khi không truy tìm đến gốc, bởi con người ngày càng chấp vào tính quy ước là một trong những nguyên nhân cản trở trí huệ của con người đi tìm chân lý - Phật giáo gọi là "chấp". Cũng như vấn đề "Không gian ba chiều" - thực chất là một quy ước mang tính biểu kiến để quán xét một vật thể chuyển động trong không gian. Nhưng vì chúng ta sinh ra trong một quy ước về không gian ba chiều đã có từ hàng trăm năm trước, nên chấp vào khái niệm không gian ba chiều. Và thế là những "thiên tài" có chỉ số Iq cao hơn bò, phát minh ra không gian nhiều chiều chứ không thể ba chiều được. Một ví dụ khác: "Điểm" trong toán học là một khái niệm quy ước có tính biểu kiến. Nhưng chúng ta sinh ra đã có khái niệm này. Và cứ ra rả như ve rằng: "Cho một điểm với một đường thẳng cho trước, chỉ có thể....mà thôi". Nhưng trên thực tế không hề có cái gọi là "điểm".

Thiên Bồng và Yêu Phụ nữ nhận thức đúng rồi.

Nhưng tiếc thay! Con người cứ khăng khăng con gà có trước cũng chẳng sao. Cũng như bà ve chai không cần quan tâm đến trái đất tròn hay vuông. Bà ấy vẫn bán ve chai. Nếu quả thực là nhà khoa học xác định "con gà có trước" thì đấy là "các nhà khoa học" nói chung. Nhưng cụ thể là ai, nếu có thì tôi sẽ đề nghị ông ta hãy chỉ ra con nào là con gà? Tất nhiên, ông ta sẽ chỉ một con gà. Hỏi tiếp: "Ông hãy chỉ ra cho tôi trong qúa trình tiến hóa cái con gọi là gà đó có từ lúc nào?"

PS: Đi làm phong thủy, thấy rất nhiều nhà trồng cây Thiết Mộc Lan. Tôi yêu cầu bỏ đi thì đôi khi họ nói đó là "Lan phát tài", nghe nói trồng nó thì tài lộc nhiều lắm. Tôi buồn cười quá, bèn  đùa bằng cách quay về cây Thiết Mộc Lan, gọi: "Lan phát tài ơi!". Tất nhiên cây lan phát tài đó không trả lời. Tôi quay lại nói với thân chủ: Tôi gọi nó không thấy nó trả lời. Chứng tỏ cái tên phát tài là do người ta đặt cho nó, chứ nó không biết gì cả. Hôm nào ra vườn gọi: "gà ơi!". Tôi bảo đảm chẳng con nào gọi là "gà" chạy lại cả, ngoại trừ mỗi lần gọi rắc cho nó ít thóc. Bởi vì, nó không xác định nó là con gà. Hì.

Cái chấp nó ở ngay trong ta và hàng ngày ta đang sống với nó. Thấy các vị cứ ra rả đòi phá chấp, tu tâm...vv..... Nhưng chẳng hiểu chấp là gì và tâm ở đâu?

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khởi động dự án lớn chưa từng có tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 21/07/15 17:05

 

ttxvn_hawking150721.jpg
Giáo sư Stephen Hawking trong giờ giảng tại Viện nghiên cứu khoa học Bloomfield ở Jerusalem ngày 10/12/2006. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Nhà vật lý thiên văn số một thế giới Stephen Hawking ngày 20/7 đã khởi động dự án nghiên cứu lớn nhất của ông về các nền văn minh ngoài Trái Đất.

Đây là một dự án nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu về vũ trụ kéo dài trong khoảng 10 năm, với chi phí lên tới 100 triệu USD.

Phát biểu nhân sự kiện nói trên tại Viện Nghiên cứu Xã hội Hoàng gia ở London, ông Hawking cho rằng trong vũ trụ bao la chắc chắn phải tồn tại các dạng sự sống khác ngoài hành tinh của chúng ta và đã đến lúc loài người cần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn này thông qua việc tìm kiếm các sự sống ngoài Trái Đất.

Dự án nghiên cứu trên mang tên "Breakthrough Listen" (Sự lắng nghe đột phá), sẽ được thực hiện thông qua việc sử dụng những hệ thống kính thiên văn lớn và hiện đại nhất trên Trái Đất, theo dõi hàng triệu ngôi sao và hàng trăm dải Ngân hà.

Cuộc nghiên cứu này sẽ mở rộng không gian tìm kiếm gấp 10 lần so với các nghiên cứu hiện nay.

Các kính thiên văn có thể phát hiện ra những tín hiệu phát đi từ trung tâm của dải Ngân Hà nhờ các thiết bị công nghệ hiện đại hiện nay. Khả năng phát hiện này có thể cao gấp ít nhất 5 lần và nhanh gấp 100 lần so với phổ sóng vô tuyến.

Tỷ phú người Nga Yuri Milner, người tài trợ cho dự án, cho biết đây sẽ là nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhất tìm hiểu về những dấu hiệu của nền văn minh ngoài vũ trụ.

Trước đây, cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất, chẳng hạn như kế hoạch Darwin của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tìm kiếm những hành tinh giống với Trái Đất và phân tích khí quyển của chúng, hay Kế hoạch tương tự do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiến hành...

Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được một số hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời có thể có lợi cho sự sống phát triển do có dạng tương đối giống với Trái Đất, như Gliese 581 c hay OGLE-2005-BLG-390Lb./.

=======================

100 triệu dollar để đi tìm sự sống ngoài trái Đất cơ à?! Lão Gàn chỉ cần 1 triệu Dollar để bác bỏ tất cả mọi luận cứ của các nhà khoa học tầm cỡ từ ngài SW Hawking trở xuống, hoặc trở lên và chứng minh rằng: "Không thể có sự sống ngoài trái Đất".

Như vậy, tiền thuế của nhân dân lao động toàn thế giới sẽ đỡ tốn 99 triệu Dollar.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
“Ông hoàng Vật lý” thừa nhận có người ngoài hành tinh
Thứ Ba, ngày 21/07/2015 19:02 PM (GMT+7)
 

Giáo sư Hawking từng cảnh báo: “Nếu người ngoài hành tinh đến Trái đất, hậu quả sẽ giống như Columbus đặt chân lên châu Mỹ”.


Ngày 20.7, giáo sư Stephen Hawking, người được mệnh danh là “ông hoàng Vật lý” của thế giới, đã chính thức khởi động một dự án táo bạo nhằm săn tìm sự sống ngoài trái đất, và thừa nhận rằng người ngoài hành tinh “chắc chắn đang quan sát chúng ta”.

Mặc dù bị mắc một căn bệnh teo cơ nan y và phải ngồi xe lăn cũng như sử dụng một thiết bị chuyển ngữ đặc biệt để nói, nhưng giáo sư Hawking vẫn là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất nước Anh. Vị giáo sư 73 tuổi này khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta phải quyết tìm câu trả lời cho vấn đề tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất”.

 

1437471506-1437471237-1.jpg

"Ông hoàng Vật lý" Stephen Hawking

Ông lý giải: “Chúng tôi tin rằng sự sống trỗi dậy đồng thời trên Trái đất, bởi vậy trong vũ trụ bao la, chắc chắn phải có những dạng sống khác đang diễn ra”.

Dự án khổng lồ mà giáo sư Hawking khởi động mang tên Breakthrough Initiatives (Sáng kiến Đột phá) trị giá tới 100 triệu USD, do tỉ phú gốc Nga Yuri Milner tài trợ. Trong thời gian 10 năm thực hiện dự án này, các nhân viên của tỉ phú Milner sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại để dò tìm tín hiệu phát đi từ người ngoài hành tinh thuộc dải Thiên Hà và 100 thiên hà gần đó.

Phát biểu trong lễ khởi động dự án diễn ra tại Hiệp hội Hoàng gia Anh ở London, giáo sư Hawking nói: “Ở đâu đó trong vũ trụ, có lẽ những dạng sống có trí tuệ đang dõi theo ánh sáng của chúng ta... Chúng ta có sự sống, chúng ta có trí tuệ, nên chúng ta phải biết được điều đó”.

Tỉ phú Milner dự kiến sẽ tìm cách tiếp cận với 2 kính viễn vọng mạnh nhất thế giới hiện này, gồm kính Green Bank ở Mỹ và Parkes ở Úc. Ông cũng sẽ tận dụng sức mạnh của 9 triệu máy tính cá nhân trên khắp thế giới thông qua mạng lưới SETI (Tìm kiếm Trí tuệ Ngoài hành tinh) để phục vụ cho dự án của mình.

 

1437471506-1437471237-2.jpg

Tỉ phú Milner (trái) phát biểu tại lễ khởi động dự án

 

Ông Milner nói: “Hôm nay, chúng tôi khởi động chương trình tìm kiếm toàn diện nhất từ trước tới nay. Những dữ liệu mà dự án này thu thập được trong một ngày sẽ nhiều hơn bất cứ dữ liệu của các chương trình tìm kiếm khác thu được trong một năm”.

Tỉ phú này nhấn mạnh: “Công nghệ hiện nay tạo điều kiện thực sự cho chúng ta để trả lời câu hỏi lớn nhất của nhân loại: Chúng ta có đơn độc hay không?”

Việc giáo sư Hawking lên tiếng ủng hộ dự án này thể hiện sự thay đổi quan điểm 180 độ của ông. Mới chỉ cách đây 5 năm, ông đã từng cảnh báo: “Nếu người ngoài hành tinh tới thăm chúng ta, hậu quả sẽ giống như Columbus đặt chân lên châu Mỹ, và người da đỏ bản địa đã phải hứng chịu hậu quả đó”.

Sau khi dự án trên được khởi động, nhà cái William Hill ở Anh đã thay đổi tỉ lệ đặt cược việc tìm ra người ngoài hành tinh trước năm 2025 từ mức 250/1 xuống còn 100/1.

Trí Dũng (Theo BBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

“Ông hoàng Vật lý” thừa nhận có người ngoài hành tinh
Thứ Ba, ngày 21/07/2015 19:02 PM (GMT+7)
 

Giáo sư Hawking từng cảnh báo: “Nếu người ngoài hành tinh đến Trái đất, hậu quả sẽ giống như Columbus đặt chân lên châu Mỹ”.

Ngày 20.7, giáo sư Stephen Hawking, người được mệnh danh là “ông hoàng Vật lý” của thế giới, đã chính thức khởi động một dự án táo bạo nhằm săn tìm sự sống ngoài trái đất, và thừa nhận rằng người ngoài hành tinh “chắc chắn đang quan sát chúng ta”.

Mặc dù bị mắc một căn bệnh teo cơ nan y và phải ngồi xe lăn cũng như sử dụng một thiết bị chuyển ngữ đặc biệt để nói, nhưng giáo sư Hawking vẫn là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất nước Anh. Vị giáo sư 73 tuổi này khẳng định: “Đã đến lúc chúng ta phải quyết tìm câu trả lời cho vấn đề tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất”.

 

1437471506-1437471237-1.jpg

"Ông hoàng Vật lý" Stephen Hawking

Ông lý giải: “Chúng tôi tin rằng sự sống trỗi dậy đồng thời trên Trái đất, bởi vậy trong vũ trụ bao la, chắc chắn phải có những dạng sống khác đang diễn ra”.

Dự án khổng lồ mà giáo sư Hawking khởi động mang tên Breakthrough Initiatives (Sáng kiến Đột phá) trị giá tới 100 triệu USD, do tỉ phú gốc Nga Yuri Milner tài trợ. Trong thời gian 10 năm thực hiện dự án này, các nhân viên của tỉ phú Milner sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại để dò tìm tín hiệu phát đi từ người ngoài hành tinh thuộc dải Thiên Hà và 100 thiên hà gần đó.

Phát biểu trong lễ khởi động dự án diễn ra tại Hiệp hội Hoàng gia Anh ở London, giáo sư Hawking nói: “Ở đâu đó trong vũ trụ, có lẽ những dạng sống có trí tuệ đang dõi theo ánh sáng của chúng ta... Chúng ta có sự sống, chúng ta có trí tuệ, nên chúng ta phải biết được điều đó”.

Tỉ phú Milner dự kiến sẽ tìm cách tiếp cận với 2 kính viễn vọng mạnh nhất thế giới hiện này, gồm kính Green Bank ở Mỹ và Parkes ở Úc. Ông cũng sẽ tận dụng sức mạnh của 9 triệu máy tính cá nhân trên khắp thế giới thông qua mạng lưới SETI (Tìm kiếm Trí tuệ Ngoài hành tinh) để phục vụ cho dự án của mình.

 

1437471506-1437471237-2.jpg

Tỉ phú Milner (trái) phát biểu tại lễ khởi động dự án

 

Ông Milner nói: “Hôm nay, chúng tôi khởi động chương trình tìm kiếm toàn diện nhất từ trước tới nay. Những dữ liệu mà dự án này thu thập được trong một ngày sẽ nhiều hơn bất cứ dữ liệu của các chương trình tìm kiếm khác thu được trong một năm”.

Tỉ phú này nhấn mạnh: “Công nghệ hiện nay tạo điều kiện thực sự cho chúng ta để trả lời câu hỏi lớn nhất của nhân loại: Chúng ta có đơn độc hay không?”

Việc giáo sư Hawking lên tiếng ủng hộ dự án này thể hiện sự thay đổi quan điểm 180 độ của ông. Mới chỉ cách đây 5 năm, ông đã từng cảnh báo: “Nếu người ngoài hành tinh tới thăm chúng ta, hậu quả sẽ giống như Columbus đặt chân lên châu Mỹ, và người da đỏ bản địa đã phải hứng chịu hậu quả đó”.

Sau khi dự án trên được khởi động, nhà cái William Hill ở Anh đã thay đổi tỉ lệ đặt cược việc tìm ra người ngoài hành tinh trước năm 2025 từ mức 250/1 xuống còn 100/1.

Trí Dũng (Theo BBC)

 

"Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Giáo sư SW Hawking nói thì cứ phải từ đúng trở lên sao?

Một triệu Dollar, lão Gàn sẽ bác bỏ tất cả luận cứ của các nhà khoa học thế giới về việc họ cho rằng  có sự sống ngoài trái đất.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi nào con người đi xuyên được thời gian?

Quentin Cooper
5 tháng 8 2015
 

Đã có hơn 100 phim nói về đề tài du hành thời gian kể từ khi ‘Terminator’ và ‘Back to the Future’ ra mắt hơn 30 năm trước đây. Tất cả đều là phim khoa học viễn tưởng và không có liên quan gì đến khoa học.

Trong bộ phim mới ra, ‘Predestination’, Ethan Hawke đóng vai một điệp viên thời gian xẹt về quá khứ để ngăn chặn tội ác trước khi nó xảy ra.

 

150407124406_time_travel_640x360_thinkst

Hình: Thinkstock

 

Phi lý

Mọi thứ rất nhanh chóng trở nên rối trí.

Hãy thử nghĩ về điều này: nếu ai đó sáng tạo ra cỗ máy thời gian thì điều gì sẽ ngăn chặn họ quay ngược lại một phút trước và đập vỡ nó trước khi nó được sử dụng?

Điều này có nghĩa là chưa có ai từng sử dụng nó – vậy thì làm sao mà nó bị đập vỡ được?

Điều ngăn chặn một loạt những chuyện ngược đời do đi ngược cỗ máy thời gian tìm về quá khứ tạo ra – trở thành ông của chính bạn, giết chết Hitler trước khi ông ta phát động Đệ nhị Thế chiến – chính là việc cỗ máy thời gian này đã đi ngược lại quy luật vật lý.

Vũ trụ mà chúng ta biết thì đều tuân theo các quy luật.

Một trong những nguyên lý cơ bản không chỉ của vật lý mà còn của bất cứ phương diện nào của vật chất là luật nhân quả.

150407123954_time_travel_1.jpg

Quy luật này luôn phải theo đúng trật tự nguyên nhân – kết quả. Nếu thay đổi quá khứ thì cũng có nghĩa là quy luật này bị vi phạm: hành động của bạn sẽ tác động đến điều đã khiến bạn phải quay trở lại quá khứ ngay từ đầu.

Do đó, nếu bạn có thể đã giết được Hitler thì Hitler đã không thể làm được điều đã khiến bạn phải quay ngược lại thời gian và giết ông ta.

Nhưng điều đó chẳng ngăn được các nhà làm phim khai thác các khía cạnh về các câu chuyện có thể xảy ra nếu bằng cách nào đó bạn quay trở về lịch sử.

Đối với Hollywood thì việc du hành ngược thời gian tạo cho họ vô số cơ hội để phát huy trí tưởng tượng và tận dụng các hình ảnh được tạo ra trên máy tính.

Không giống như các thể loại phim khoa học viễn tưởng khác như người máy có trí khôn hơn con người, du hành xuyên hành tinh hay gặp người ngoài hành tinh – tất cả những chủ đề đều ít nhiều có khả năng xảy ra về mặt lý thuyết – du hành ngược thời gian trở lại quá khứ sẽ mãi mãi chỉ là khoa học viễn tưởng.

 

Lỗ mọt

Nhưng có một lỗ hổng. Một lỗ hổng rất nhỏ gọi là lỗ mọt.

Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học đáng kính giờ đây tin rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta có đầy những lỗ mọt này – đó là những lối tắt xuyên thời gian và không gian.

Một mặt, nó hoàn toàn phù hợp với thuyết tương đối của Einstein và hầu hết những ý tưởng lớn đương thời khác về bản chất hiện thực.

Mặt khác, nó mở ra cơ hội không chỉ du hành thời gian – đi vào một đầu của lỗ mọt và đi ra vào những ngày, những năm hoặc hàng trăm năm trước đó – mà còn kết nối những nơi xa tít của vũ trụ.

 

150407123954_time_travel_2.jpg

Hình: Stage 6 Films

 

Điều này có nghĩa là nó cho phép chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Cho nên không có gì ngạc nhiên khi ý tưởng lỗ mọt thường được vận dụng trong nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek, Stargate, the Avengers và Interstellar.

Chỉ có một từ cảnh báo cho những ai muốn chế tàu vũ trụ và lái vào lỗ mọt gần nhất: chúng có thể có thật, chúng có thể có nhiều, chúng có thể là cầu nối không gian và thời gian.

Thế nhưng có lỗ mọt là một chuyện, mà sử dụng được nó hay không lại là chuyện khác.

Ngay cả Stephen Hawking cũng chỉ ra rằng lỗ mọt được cho rằng chỉ tồn tại dưới kích thước thậm chí còn nhỏ hơn cả phân tử. Nó quá nhỏ để mà chúng ta đưa tàu không gian vào.

Tuy nhiên, cũng có người lập luận rằng với công nghệ phát triển và cùng với thời gian thì cuối cùng nhân loại sẽ tìm ra cách bẫy những lỗ mọt tí ti này và sau đó biến chúng lớn thêm gấp hàng tỷ lần để chúng ta có thể đi đến bất cứ nơi đâu và bất cứ nơi nào chúng ta muốn.

Tất cả chỉ là sự phỏng đoán vào lúc này, nhưng thử hình dung một ngày nào đó một lỗ mọt như thế sẽ mở ra cho con người di chuyển và con người sẽ phải hết sức cẩn thận để tránh tất cả những can thiệp cố ý vào quá khứ thì chúng ta vẫn có thể đâm vào một tình huống cấm.

 

150407123954_time_travel_3.jpg

Hình: Paramount Pictures

 

Hậu quả khôn lường

Trong truyện ngắn cổ điển ‘A Sound of Thunder’ của tác giả Ray Bradbury vào đầu thập niên 1950, những nhà du hành thời gian đi đến thời tiền sử của Trái Đất đang phải bay lên trên cao để hạn chế tối đa việc va chạm với quá khứ. Ai đó té ngã và vô tình đè nát một con bướm. Thế mà khi họ trở về hiện tại rất nhiều thứ, từ chính tả từ ngữ cho đến kết quả bầu cử đều khác biệt và họ phải tạo ra một hiện thực thay thế.

Câu chuyện của Bradbury là sự khắc họa đầu tiên ‘Hiệu ứng con bướm’ thường được nhắc đến trong các lý thuyết về sự hỗn loạn: chỉ cần một thay đổi nhỏ nhoi trong quá khứ cũng có thể dẫn đến những thay đổi to lớn khôn lường sau này.

Và đó là trở ngại thật sự của việc du hành xuyên thời gian.

Nếu ai đó có thể vượt qua thách thức vô cùng to lớn là làm thế nào đi xuyên thời gian được thì họ cũng phải đối mặt với thách thức cũng to lớn không kém là làm thế nào đi xuyên thời gian mà không ảnh hưởng gì đến quá khứ dù chỉ là một mảy may.

Chỉ cần thay đổi một chút thôi thì có khả năng sẽ thay đổi tất cả mọi thứ và cuối cùng là viết lại hiện thực.

 

150407123955_time_travel_4.jpg

Hình: Nasa

Du hành vào tương lai

Du hành vào tương lai không phải là không làm được.

Trên thực tế, có những người đã làm được điều này. Đứng đầu trong số này là Sergei Krikalev, một nhà du hành không gian đã ở trên không gian quá lâu đến mức người ta tính toán rằng ông đã đi đến tương lai của chính mình với tỷ lệ 1/200 của một giây.

Không nhiều lắm, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ làm cho bạn phải nhức đầu suy nghĩ.

Tất cả đều xuất phát từ sự co giãn thời gian, điều mà thuyết tương đối của Einstein đã chỉ ra và chúng ta có thể đo lường được.

Theo đó, khi con người ta di chuyển nhanh hơn thì kim đồng hồ của họ sẽ chạy chậm hơn so với bình thường trên mặt đất.

Sergei đã mất hai năm trên quỹ đạo trên trạm Mir và ISS di chuyển với tốc độ 17.000 dặm một giờ. Điều này lại càng phức tạp hơn khi tính đến yếu tố trọng lực. Tuy nhiên, Sergei đã già ít hơn so với nếu ông không đi vào không gian.

Hãy thử quay nhanh tốc độ thì chúng ta sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn: nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm.

Đó mới đúng là du hành thời gian.

Dĩ nhiên đạt đến tốc độ như thế là không khả thi và chuyến đi như thế chỉ có thể là một chiều. Nhưng khác với việc trở về quá khứ thì ít nhất chúng ta biết được du hành về tương lai là có cơ sở.

Do đó nếu như những phim đi ngược về quá khứ hoàn toàn là viễn tưởng thì du hành vào tương lai có một chút khoa học trong đó.

=========================

Stephen Hawking là một trong số những nhà khoa học đáng kính giờ đây tin rằng toàn bộ vũ trụ của chúng ta có đầy những lỗ mọt này – đó là những lối tắt xuyên thời gian và không gian.

 

Cá nhân tôi rất kính trọng ngài S. W Hawking. Nhờ ngài - với trước tác nổi tiếng "Lược sử thời gian", đã cho tôi những dữ kiện đầu tiên để so sánh Lý học Đông phương với những tri thức căn bản của nền khoa học hiện đại. Sau đó là sự tiếp tục với các hệ thống kiến thức khoa học hiện đại khác: "Thuyết Vonfram"; "Nghịch lý toán học Cantor"....

Nhưng gần đây, có vẻ như ngài SW Hawking có những sai lầm. Đó là những nhận định của ngài về "sự sống ngoài vũ trụ"; về sự "hủy diệt của một xã hội robot hóa"....Và bây giờ là lý thuyết về lỗ mọi trong không gian liên quan đến thời gian. Không chỉ ngài SW Hawking, mà có lẽ ngay cả với những nhà khoa học ưu tú của nền văn minh cũng tỏ ra lúng túng với thuyết "Hạt của Chúa", mà nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã chứng minh là sai lầm. Thực tế đã xác định như vậy.

Tất cả những điều này, đã chứng tỏ rằng: Lý thuyết khoa học hiện đại đã bế tắc trên mọi phương diện. Nó đã đặt ra những ý tưởng không thể chứng nghiệm.

Tất cả những quan điểm của lý thuyết khoa học hiện đại nhất, như: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Địa cầu"...Đều đã được Lý học Việt phân tích và mổ sẻ. Bây giờ là vấn đề: "Du hành vào thời gian".

Lý thuyết khoa học hiện đại xác định rằng:

 

Hãy thử quay nhanh tốc độ thì chúng ta sẽ thấy kết quả rõ ràng hơn: nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm.

Đó mới đúng là du hành thời gian.

Dĩ nhiên đạt đến tốc độ như thế là không khả thi và chuyến đi như thế chỉ có thể là một chiều. Nhưng khác với việc trở về quá khứ thì ít nhất chúng ta biết được du hành về tương lai là có cơ sở.

Do đó nếu như những phim đi ngược về quá khứ hoàn toàn là viễn tưởng thì du hành vào tương lai có một chút khoa học trong đó.

 

 

Về hiện tượng này, Lý học Việt đã nói từ lâu rồi - với vận tốc khác nhau thì sự vận động của thời gian sẽ khác nhau. Lý học Việt mô tả là các "cõi" (Tôi đã có bài nói về điều này ngay trong topic này) . Và nó được mô tả trong câu truyện cổ tích nổi tiếng "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai". Câu chuyện thần thoại của nền văn hiến Việt đã nhắc nhở con cháu rằng: Nếu lạc vào một "cõi" khác - cõi Thiên Thai - thì như Lý học Việt đã trình bày ngay trong topic này:Tùy theo tốc độ của sự vận động, chúng sẽ có những hệ quy chiếu khác nhau về mặt khái niệm thời gian. Những hệ quy chiếu khác nhau này, tổ tiên người Việt mô tả bằng danh từ "cõi", mà những nhà khoa học nửa mùa, coi là "mê tín dị đoan". Bởi vậy, khi Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai trong "cõi Tiên", thì một năm sau trở về nới trần thế, đã ba trăm năm trôi qua. Và điều này, chính tri thức khoa học hiện đại đã xác nhận rằng:

 

nếu Sergei mất hai năm trong không gian di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ ánh sáng một chút, tức là nhanh hơn 40.000 lần tốc độ mà hiện ông đang đi quanh quỹ đạo, thì khi trở về ông sẽ thấy Trái Đất đã trải qua hai trăm năm.

 

 

Sự xác định của tri thức khoa học hiện đại, đã thừa nhận một sự thật rằng: Trong những hệ quy chiếu có vận tốc khác nhau thì khái niệm thời gian thay đổi. Và điều này đã được mô tả trong truyền thuyết "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" của nền văn hiến Việt.

Hay nói cách khác:

Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó là sản phẩm của tư duy nhận thức thực tại vận động của vũ trụ. Khái niệm thời gian phụ thuộc vào vận tốc của vật chất trong tương quan với vận động cơ lý nội tại của sinh vật trong môi trường sống của nó.

Do đó, thực tế vận động của vật chất tạo ra khái niệm thời gian. Nói rõ hơn là thời gian vốn không có thật trong sự vận động và tiến hóa vũ trụ.

Từ sự xác định này, vấn đề được đặt ra là: có thể quay về quá khứ, hay "nhập vào tương lai" của con người được hay không? - sẽ được giải quyết từ cái nhìn của Lý học Việt.

Tôi có thể chắc chắn - nhân danh những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, có cội nguồn văn hiến Việt, rằng: Bản chất của vũ trụ này không có thời gian. Do đó chúng ta không thể đi về qúa khứ, hoặc tương lai. Con người sẽ nhận thức được qúa khứ, tương lai và cả hiện tại. Nhưng không phải bằng những phương tiện kỹ thuật.

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

 

 

Tôi sẽ chứng minh điều này ngay trong topic này, nếu tôi rảnh.

PS: bài viết này không dành cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng.

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn tượng gỗ 11 vạn năm không mục nát

Minh Hạnh

19:13 ngày 28 tháng 08 năm 2015

 

TPO - Shigir Idol - một bức tượng gỗ còn khá nguyên vẹn được kéo lên từ một đầm lầy ở Nga cách đây 125 năm đã khiến không ít nhà khoa học đau đầu vì tìm tuổi thật. Mới đây, nhớ một công nghệ mới hiện đại, bức tượng này đã được xác định có độ tuổi khoảng… 11 vạn năm.
 
tuonggo_ymls.jpg?width=500
Cách đây 125 năm, một bức tượng gỗ còn khá nguyên vẹn đã được kéo lên từ một đầm lầy ở Nga. Bức tượng này được đặt tên là Shigir Idol và là bức tượng gỗ lâu đời nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
 
tuong_xyxa.jpg?width=500
Nỗ lực dự đoán tuổi của Shigir Idol đã được thực hiện 107 năm sau khi bức tượng được phát hiện, vào năm 1997. Các phân tích đồng vị carbon phóng xạ đầu tiên cho thấy bức tượng đã ra đời cách đây 9.500 năm.
 

tuonggo4_depl.jpg?width=500

Thế nhưng mới đây, nhờ máy móc hiện đại, tuổi của bức tượng này đã một lần nữa được xác định lại, là lên tới khoảng 11.000 năm. Như vậy, Shigir Idol có tuổi gần gấp 3 danh thắng Stonehenge và gấp đôi Kim tự tháp Ai Cập.

 

tuonggo5_rgdy.jpg?width=500
Bức tượng này được làm từ gỗ của cây lạc diệp tùng 157 năm tuổi. Do nằm trong than bùn dưới đầm lầy lâu ngày, được than bùn bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn nên bức tượng vẫn còn nguyên vẹn, chưa mục nát.
 
tuonggo6_taxq.jpg?width=500
Bức tượng này hiện cao 2,8 mét. Chiều cao ban đầu của bức tượng lên tới 5,3 mét – bằng một ngôi nhà hai tầng. Thế nhưng, một phần bức tượng đã bị lấy cắp trong những cuộc chiến tranh và cách mạng ở thế kỷ 20. 
 
tuonggo8_msfo.jpg?width=500
Xung quanh bức tượng Shigir vẫn còn rất nhiều bí ẩn chưa được giải đáp. Các nhà khoa học vẫn chưa thể hoàn toàn giải thích thông điệp của những hình chạm khắc trên thân tượng. Một giả thuyết cho rằng khuôn mặt của bức tượng mang thông tin mã hóa của con người thuộc thời đại Đồ đá giữa. Đây cũng là cách để người xưa truyền lại nhận thức sơ khai về nguồn gốc con người và thế giới cho hậu thế.
 
tuonggo9_fmxw.jpg?width=500
Giữa các mảnh gỗ tạo nên bức tượng còn có 7 khuôn mặt bí ẩn (khoanh tròn đỏ) mà những nhà nghiên cứu vẫn đang đau đầu tìm lời giải.
 

tuonggo7_vrgb.jpg?width=500

 

Tuy nhiên, ta có thể khẳng định chắc chắn: những hình ảnh này phản ánh sự sáng tạo và trình độ phát triển của xã hội con người, rằng khi bức tượng này ra đời, con người đã có sự phát triển trí tuệ tiên tiến và thế giới tâm linh phức tạp.

 

Theo Dailymail, Siberian Times

==========================

Tuy nhiên, ta có thể khẳng định chắc chắn: những hình ảnh này phản ánh sự sáng tạo và trình độ phát triển của xã hội con người, rằng khi bức tượng này ra đời, con người đã có sự phát triển trí tuệ tiên tiến và thế giới tâm linh phức tạp.

 

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái Đất. Đây là kết quả của sự tìm hiểu về cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Những phát hiện khảo cổ ngày càng chứng minh tính chân lý của luận điểm này. Nhưng đối với cá nhân tôi thì đây là kết quả của sự hợp lý lý thuyết liên quan đến một học thuyết cổ xưa là thuyết Âm Dương Ngũ hành.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những phát hiện khảo cổ có khả năng "rung chuyển" cả thế giới

J |

30/08/2015 09:30

 
Dù một số đã được chứng minh là giả mạo, nhưng cổ vật này vẫn mang trên mình tiềm năng thay đổi lịch sử loài người.
 

7-150826ancient07-73663-1440771167727-46

 

Trong kho tàng khảo cổ vô giá của loài người, có không ít cổ vật đã được cho là “giả mạo”. Tuy nhiên, một số cổ vật, dù vẫn đang bị nghi ngờ về tính xác thực nhưng lại ẩn chứa tiềm năng thay đổi cả lịch sử loài người nếu được chứng minh là “hàng thật”.

Hãy cùng đến với những cổ vật có khả năng rung chuyển thế giới qua bài viết dưới đây, theo tổng hợp từ trang Livescience.

 

1. Tài liệu nói về chuyện vợ của Chúa Jesus

Mặc dù khá nhiều tài liệu đã đề cập đến gia đình của Chúa Jesus nhưng chưa một văn bản nào nói về tình trạng hôn nhân của Ngài.

Tuy vậy, vào tháng 9/2012, Giáo sư Karen King thuộc ĐH Harvard đã đưa ra văn bản nói về chuyện vợ của Chúa Jesus.

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung

Tài liệu được đưa ra mang tên: “Bản Phúc Âm về vợ Chúa Jesus” – The Gospel of Jesus’s Wife – được viết bằng tiếng Coptic (ngôn ngữ được sử dụng trong giáo hội Ai Cập).

Bản dịch của tài liệu này có câu nói của Chúa tới các môn đồ rằng “vợ của ta có thể trở thành một tông đồ”.

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung
Bản Phúc Âm của vợ Chúa Jesus được công bố vào năm 2012
 

Bên cạnh đó, bản Phúc Âm có nhắc đến tên của bà là Mary - được cho là Mary Magdelene. Theo Kinh Tân Ước, Mary Magdalene là người phụ nữ đi theo Chúa và thân cận hơn bất kỳ người phụ nữ nào khác theo nhiều tài liệu cổ.

Rất nhiều học giả đã cho rằng, tài liệu này là giả. Một học giả tuyên bố tìm thấy một đoạn của bài Phúc Âm trên Internet, nên chắc chắn tài liệu là "fake". Một học giả khác quả quyết, mực viết trên tài liệu này là mực hiện đại nên bằng chứng đó là giả mạo.

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung
Một số đoạn được cho là trùng khớp với bản Phúc Âm trên Internet
 

Tuy vậy, vào năm 2014, xét nghiệm carbon đưa ra kết quả rằng các dòng chữ này được viết trong khoảng từ thế kỷ IV và VIII, nên có khả năng là “đồ thật”.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Columbia đang thực hiện xét nghiệm khác trên mực viết nhằm chứng minh tính chân thực của tài liệu này. Kết quả nghiên cứu dự tính được công bố trong thời gian sắp tới.

Có thể nói, nếu thông tin trên tài liệu được chứng minh là thực sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cộng đồng Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới.

 

2. Hộp sọ của người Piltdown

Năm 1912, Arthur Smith Woodward - nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London đã công bố tìm ra một chủng người cổ chưa từng được biết đến tại Piltdown (Anh).

Chủng người này được đặt tên là Eoanthropusdawsoni, được cho là tồn tại cách đây một triệu năm.

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung
Hộp sọ của người Piltdown
 

Vào thời điểm đó, việc người cổ đại từng sinh sống tại Anh là điều chưa từng được chứng minh nên phát hiện này đã thực sự gây chấn động cho giới khảo cổ học.

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung
Nhóm các học giả cùng nghiên cứu hộp sọ người Piltdown. Bức vẽ được thực hiện bởi họa sĩ John Cooke năm 1915
 

Dù nhiều nhà khoa học hoài nghi giả thuyết của Woodward nhưng những cổ vật được khai quật đã dập tắt nghi ngờ. Chỉ đến năm 1959, người ta phát hiện ra hộp sọ của người Piltdown chỉ là giả mạo. Chúng được làm từ xương người và đười ươi.

Một cuộc điều tra lớn được mở ra, xác định ít nhất 7 đồng phạm trong vụ này.

Đáng chú ý là có một số thông tin cho rằng, trong số những người đồng lõa đó có cả Sir Arthur Conan Doyle – tác giả bộ truyện trinh thám Sherlock Home nổi tiếng thế giới.

 

3. Tảng đá khắc chữ rune tại Kensington

Năm 1898, một người nông dân tên Olof Ohman đã tìm ra một tảng đá có khắc các chữ rune (chữ viết cổ của người Bắc Âu) tại thị trấn Kensington, tiểu bang Minnesota (Mỹ).

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung
Tảng đá chữ rune tại Kensington
 

Trong vòng hơn một thế kỷ sau đó, rất nhiều học giả đã phân tích tảng đá này. Có người cho rằng, dòng chữ rune trên đá được khắc vào thế kỷ XIV - khi tộc người Vikings chinh phạt Minnesota.

Vào thời điểm đó, chưa từng có một bằng chứng lịch sử nào cho thấy người Vikings đã đến Minnesota, ngoại trừ phiến đá do Ohman tìm thấy.

Tuy nhiên ngày nay, hầu hết các học giả đều cho rằng phiến đá này là giả mạo.

Theo Henrik Williams, giáo sư thuộc ĐH Uppsala, thời đại của người Viking kéo dài đến thế kỷ XI. Trong khi đó, các dòng chữ này được khắc từ thế kỷ XIX và chúng thậm chí còn không khớp với hệ thống chữ rune thế kỷ XIV và trước đó.

 

4. Hộp sọ bằng pha lê

Các hộp sọ bằng pha lê bắt đầu xuất hiện tại chợ đồ cổ vào thế kỷ XIX. Người ta cho rằng, các hộp sọ này thuộc quyền sở hữu của người Olmec, Maya, Toltec và Aztec.

Có người đưa ra giả thuyết rằng, những người thuộc lục địa Atlantis trong truyền thuyết đã tạo nên các hộp sọ này,  thậm chí người ngoài hành tinh chính là tác giả của hộp sọ pha lê đó.

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung

Các hộp sọ này đã một thời làm mưa làm gió trong giới khảo học. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng các hộp sọ này được tạo ra trong thế kỷ XIX và XX.

 

Theo các chuyên gia, những người thợ kim hoàn thời đó tạo nên các hộp sọ pha lê nhằm mục đích kiếm tiền. Ngoài ra, một số người khác có mục đích muốn lan truyền các giả thuyết “kinh dị” nói trên.

 

5. Bản ghi Kinh Thánh đầu tiên

Vào tháng 3/2011, một nhóm các học giả tuyên bố rằng họ đã tìm thấy một số bản Kinh Thánh được chép tay, có niên đại từ thế kỷ đầu tiên sau CN. Đó là những bản Kinh Thánh cổ nhất được tìm thấy từ trước đến nay.

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung
Nếu là thật, đây sẽ là tài liệu cổ nhất từng được phát hiện về Kinh Thánh (Ảnh minh họa)

 

Phát hiện này lẽ ra đã gây nên một cơn chấn động, nếu như không bị phát hiện là giả mạo sau đó ít lâu.

Steve Caruso, người chuyên dịch tiếng Aramaic (ngôn ngữ cổ có niên đại 3.000 năm), cho biết: “Trong các bản ghi này có rất nhiều ký tự Aramaic cổ, có niên đại ít nhất 2.500 năm.

Tuy nhiên, chúng lại được trộn lẫn với các ký tự mới hơn và từ đó tôi biết được chúng là giả mạo”.

theo Kenh14/TTVN

================

Kết luận là đồ giả là cách giải thích tốt nhất của những kẻ bất lực vì ngu dốt.  Những di vật khác tạm thời chưa bàn vội, nhưng riêng chiếc hộp sọ pha lê này tôi có thể chắc chắn rằng không thể là đồ giả.

 

nhung-phat-hien-khao-co-co-kha-nang-rung

 

Những yếu tố để xác định nó không phải đồ giả, căn cứ vào những sự kiện sau đây:

* Theo các tài liệu liên quan thì để chế tác được chiếc sọ pha lê này, cần phải có những phương tiện kỹ thuật rất hiện đại. Cho nên nó không thể là sản phẩm của xã hội hiện đại. Chẳng ai đi chế tác một cái hộp sọ pha lê rồi bảo nó là đồ cổ, nếu chưa từng có những chiếc hộp sọ pha lê đích thực đồ cổ cả. Những người cho rằng nó được chế tác từ thế kỷ XIX và XX, chưa từng thí nghiệm thực hiện chế tác lại hộp sọ pha lê này. Chỉ chém gió lòe thiên hạ vậy thôi.

* Những chiếc sọ này phát hiện đầu tiên ở những thế kỷ trước thời gian mà những người cho rằng đồ giả được sản xuất vào thế kỷ XX.

* Bản thân tôi đã được nhìn thấy những hộp sọ bằng đá quý (Mã não, đá quý...) có từ cách đây hơn 2000 năm, thuộc về nền văn hiến Việt - theo lời thân chủ - Do đó, có thể xác định rằng: Hình tượng hộp sọ phải là một biểu tượng cho một kết quả nghiên cứu ứng dụng của một nền  văn minh rất xa xưa.

 

Hộp sọ pha lê ứng dụng vào việc gì?

Trong nhà bạn có thể không trưng bày mô hình máy bay. Nhưng mô hình máy bay là một thứ đồ chơi để trưng bày trong phòng làm việc, hay phòng khách của bạn, khi chính chiếc máy bay là sản phẩm ứng dụng tiên tiến của thời đại. Những chiếc hộp sọ bằng đá quý mà tôi chứng kiến (*) , cái to nhất gần bằng quả bưởi, cái nhỏ nhất bằng nắm tay người lớn. Nó chính là mô hình ứng dụng của một sản phẩm thuộc nền văn minh xa xưa - đó là chiếc hộp sọ pha lê.

Vậy thì chiếc hộp so pha lê phải là một sản phẩm ứng dụng tiêu biểu của một nền văn minh, tương tự như chiếc máy bay trong nền văn minh hiện đại. Vậy nó ứng dụng vào việc gì?

Có thể các bạn quan tâm đến bài này cho rằng những điều tôi nói sau đây chỉ là một giả thuyết, hoặc có bạn cho rằng tôi nói không có "cơ sở khoa học". Nhưng tôi tin rằng tôi nói đúng và không muốn tranh luận, rằng:

Chiếc hộp sọ pha lê chính là một màn hình 3D sinh động nhất, mô tả các hoạt động thần kinh của con người của một nền văn minh đã bị hủy diệt. Nó không chỉ mô tả các hoạt động cơ lý của hệ thần kinh , mà còn mô tả cả những nguyên lý và quy luật tương tác giữa hệ thần kinh của con người với môi trường. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho chiếc hộp sọ pha lê của nền văn minh này đã bị hủy diệt cùng với sự hủy diệt của nền văn minh, nên con người trong thời đại không thể hiểu được tác dụng của nó. Nhưng nó là một biểu tượng của sự tiên tiến nhất vào giai đoạn cuối của nền văn minh này. Do đó, nó trở thành những mô hình được trưng bày trong những gia đình tri thức của thời đại đó. Sản phẩm của mô hình này - những hộp sọ bằng đá quý - lại tìm thấy ở Việt Nam.

* Tôi có chụp ảnh những chiếc sọ bằng đá quý này. Hình như đã đưa lên diễn đàn. Nhưng vì quá lâu, nên tôi không biết nó nằm ở đâu?!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngỡ ngàng với những phát hiện khảo cổ "không giải thích nổi"

Oakley, Lê Giang |

24/08/2015 19:00

 

Đó đều là những di chỉ khảo cổ gây nhiều kinh ngạc cho lịch sử nhân loại bởi cho tới nay, giới khoa học vẫn đang "vò đầu bứt tai" đi tìm lời giải đáp về sự xuất hiện của chúng.
 

150717kco05b-33ff8-21bad-1440402004254.j

 

Hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với Ai Cập cổ đại cùng những Kim tự tháp và các Pharaoh từ hàng ngàn năm trước.

Cho tới nay, công nghệ hiện đại vẫn chưa có lời giải thích đáng về việc xây dựng Kim tự tháp Giza của người Ai Cập. Phải chăng tác giả của những kim tự tháp ấy không phải con người?

Thế nhưng vẫn còn vô số những phát hiện di chỉ khảo cổ khác đang để lại một dấu hỏi lớn cho khoa học hiện đại. Dưới đây là 5 phát hiện khảo cổ gây nhiều kinh ngạc cho lịch sử nhân loại.

 

1. L’Anse aux Meadows, Canada

Được phát hiện vào năm 1960, L’Anse aux Meadows là một địa điểm khảo cổ nằm ở mũi phía Bắc của đảo Newfoundland (Canada).

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

 

Qua nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện công trình cổ xưa này được xây dựng bởi những người Viking và là di chỉ lớn nhất của người Bắc Âu ngoài Greenland.

Điểm thú vị là công trình này được xây dựng ở khu vực Bắc Mỹ 500 năm trước khi Columbus “phát hiện” ra châu lục mới.

Vì thế nhiều giả thuyết cho rằng, chính những người Viking đã tìm ra châu Mỹ chứ không phải nhà thám hiểm Columbus.

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

 

Họ thậm chí còn tìm được những vết tích cho thấy người Viking đã từng rèn kim loại ở đây và trao đổi với những người thổ dân địa phương.

Bằng chứng là những vật dụng trong lều của thổ dân bản địa hay những sợi chão được bện lại từ những sợi lông thú ngắn đều được tạo ra bởi những người Viking ở Greenland.

Lý do là bởi người bản địa chỉ khâu áo bằng lông thú và không hề biết dệt vải.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

 

Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ để quyết định ai là người đã tìm ra châu Mỹ trước và vấn đề này vẫn còn gây nhiều tranh luận. Dẫu vậy, L’Anse aux Meadows được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1978.

Di chỉ khảo cổ L'Anse aux Meadows là bằng chứng sớm nhất về người châu Âu trong thế giới mới. Bên cạnh đó, di sản này còn có giá trị đặc biệt bởi đó là bằng chứng về sự di cư của con người trong lịch sử phát triển.

 

2. Saksaywaman, Peru

Saksaywaman được xây dựng như một pháo đài hay một khu liên hợp bao phủ khu vực rộng lớn ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Cusco (Peru). Tuy vậy tàn tích còn sót lại ngày nay chỉ chiếm 1/4 khu liên hợp ban đầu - nơi mà có thể chứa hơn 10.000 người.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Tàn tích là các bức tường lớn được xây dựng một cách kiên cố. Mặc dù những tảng đá này có hình dạng không đồng đều nhưng khi đặt chúng xếp chồng lên nhau lại cực vừa vặn đến mức ngay cả một tờ giấy cũng không thể lọt qua được các khe hở.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Ở phía bên trên các bức tường đá là nền móng tròn tọa lạc ba ngọn tháp sừng sững. Người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nền móng này thấp hơn khi đứng cạnh những bức tường đá. Tảng đá lớn nhất được đặt làm nền có chiều cao 8,5m.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Một trong ba bức tường dài nhất có chiều dài là khoảng 400m và cao nhất là 6m. Một tảng đá đơn thuần được dùng để xây tường có trọng lượng ước tính từ 120 - 200 tấn.

Qua khảo sát, các chuyên gia nhận thấy, nền văn hóa Killke (văn hóa Killke chiếm đóng ở Nam Mỹ) đã dày công xây dựng công trình này vào thế kỷ XII. Sau đó đế chế Inca đã chiếm đóng và mở rộng công trình.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Dù tìm hiểu kỹ nhưng các chuyên gia vẫn chưa hiểu, công trình này được dựng xây với mục đích gì. Một vài nhà khảo cổ học tin rằng, tàn tích Saksaywaman có thể là một ngôi đền được dựng lên để dành cho việc thờ phụng Mặt trời.

Vào năm 1983, khu tàn tích Saksaywaman và thành phố Cusco đều được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

 

3. Mohenjo-daro, Pakistan

Mohenjo-daro - Ngọn núi của cái Chết - là một di chỉ khảo cổ nằm ở tỉnh Sindh, Pakistan. Đây là một trong những khu định cư lớn nhất của nền văn minh Indus và chỉ được phát hiện vào năm 1922.

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Mohenjo-daro được xây dựng vào khoảng năm 2600 TCN, cùng lúc với sự hình thành của nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Lưỡng Hà.

Do nằm ở gần các con sông, đồng bằng màu mỡ nên Mohenjo-daro phần nào được tạo điều kiện để phát triển về mặt nông nghiệp.

Các công trình trong thành phố được xây bằng đất nung, khác hẳn với những thành phố cùng thời đại khác được xây dựng bằng đá và đất.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Điều này chứng tỏ trình độ kiến trúc cao của nền văn minh Indus. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, thành phố có khoảng 35.000 cư dân, trở thành thành phố lớn nhất của nền văn minh Indus.

Điểm đáng chú ý hơn nữa là Mohenjo-daro được xây dựng theo mô hình thành phố hiện đại ngày nay với đường xá, hệ thống thoát nước ngầm... chỉ khác là thành phố này đã được xây dựng cách đây hơn 4.000 năm.

Nhưng không biết vì lý do gì mà Mohenjo-daro đã chìm dần vào quên lãng.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Hiện, giới khảo cổ vẫn miệt mài nghiên cứu, khai quật những con dấu có chữ tượng hình cổ để khám phá nguyên nhân vì sao thành phố đột nhiên biến mất một cách bí ẩn như vậy. Mohenjo-daro được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1980.

 

4. Đền Göbekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ

Được xây dựng cách đây 12.000 năm, ngôi đền Göbekli Tepe nằm trên đỉnh của một ngọn núi ở phía Đông Nam vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, cách mực nước biển 760m.

Khi được phát hiện, ngôi đền này dường như bị cố tình chôn vùi trong cát để không bị ai phát hiện. Tuy vậy, các nhà khảo cổ Đức đã đến đây và khai phá nhiều bí ẩn về ngôi đền cổ này.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Tại đây, giới khảo cổ tìm thấy nhiều tháp có hình dáng chữ T, với hình điêu khắc những loài động vật nguy hiểm chết người, như bọ cạp, sư tử, lợn rừng... nhưng lại không tìm được bất kì dụng cụ nông nghiệp nào.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Vậy bằng cách nào người xưa có thể tạo ra những chiếc cột cao gần 6m, điêu khắc bức hình hoàn hảo có niên đại từ 11.000 đến 12.000 năm trước mà không sử dụng bất kì loại dụng cụ nào?

Hơn thế, vì sao họ lại có thể xây dựng một công trình bằng đá khi có những viên đá nặng từ 100-300 tấn và mục đích xây dựng ngôi đền này của họ là gì? Tại sao lại phải chôn vùi ngôi đền dưới cát?

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Theo giới khoa học, di chỉ khảo cổ này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta về xã hội loài người cổ đại. Bởi công trình này được xây dựng vào khoảng năm 10.000 - 9.000 TCN, trước cả sự ra đời của nông nghiệp. Điều này chứng tỏ rằng niềm tin vào các vị thần mới thực sự là sự khởi đầu của một nền văn minh.

5. Động Long Du, Trung Quốc

Động Long Du là một loạt các hang động nhân tạo lớn nằm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được phát hiện vào năm 1992, 36 hang động này ngày nay đã trở thành địa điểm lớn thu hút khách du lịch.

Các hang động được chạm khắc bằng bột kết, được cho là hình thành trước thời nhà Tần năm 212 TCN.

Tất cả 36 hang động này đều được tạo nên riêng rẽ trong một khu vực vỏn vẹn 1km vuông. Nhưng điều lạ là không có bằng chứng khảo cổ nào về việc số lượng đá khổng lồ - 1 triệu mét khối đá đó đến và đi bằng cách nào.

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Đồng thời cũng không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về lịch sử ra đời của những hang động này. Mỗi bức tường trong từng hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối.

Theo ông Jia Gang - giáo sư tại trường Đại học Tongji chuyên về xây dựng dân dụng cho biết: “Muốn vào hang cần phải có đèn vì cửa hang động rất nhỏ, ánh sáng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng ở một vùng nhất định của hang động, vào thời gian nhất định.

Nếu một người đi sâu hơn vào trong động, ánh sáng sẽ nhạt dần. Tại đáy động - ở độ sâu hàng chục mét so với cửa động, người ta khó mà có thể nhìn thấy gì”. 

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vật dụng gì dùng để chiếu sáng trong ít nhất là hai ngàn năm trước đây. Vậy làm thế nào mà người cổ đại có thể làm một công việc đòi hỏi sự chính xác trong môi trường tối đen như mực?

Hơn nữa, nhờ sự trợ giúp của các thiết bị tối tân, người ta đo được những hang động này có sự tương đồng gần như tuyệt đối, giữa độ dày bức tường, góc cạnh, các đường thẳng chạm khắc...

Vậy phương pháp xây dựng của họ là gì để đạt được độ chính xác này?

 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Có một số nhà khoa học cho rằng, các hang động này là nơi quân đội đóng quân và hoàng đế trong một thời kỳ quá khứ muốn che giấu binh lính khỏi tầm nhìn để giữ bí mật, chuẩn bị chiến tranh.

Tuy nhiên, những động này không phải chỉ được xây dựng trong một thời gian ngắn. Họ đã mất rất nhiều năm để xây dựng do vậy dường như là không phải để dùng cho mục đích chuẩn bị chiến tranh, vốn đòi hỏi mọi việc phải được làm nhanh gọn.

Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào về việc con người đã ở trong các động này. Bởi vậy, với giới chuyên gia, đây vẫn là một bí ẩn chưa được giải mã.

Nguồn: Wisance
========================

 

5. Động Long Du, Trung Quốc

Động Long Du là một loạt các hang động nhân tạo lớn nằm ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Được phát hiện vào năm 1992, 36 hang động này ngày nay đã trở thành địa điểm lớn thu hút khách du lịch.

Các hang động được chạm khắc bằng bột kết, được cho là hình thành trước thời nhà Tần năm 212 TCN.

Tất cả 36 hang động này đều được tạo nên riêng rẽ trong một khu vực vỏn vẹn 1km vuông. Nhưng điều lạ là không có bằng chứng khảo cổ nào về việc số lượng đá khổng lồ - 1 triệu mét khối đá đó đến và đi bằng cách nào.

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Đồng thời cũng không có tài liệu lịch sử nào ghi chép về lịch sử ra đời của những hang động này. Mỗi bức tường trong từng hang đều được khắc các đường thẳng song song với độ chính xác tuyệt đối.

Theo ông Jia Gang - giáo sư tại trường Đại học Tongji chuyên về xây dựng dân dụng cho biết: “Muốn vào hang cần phải có đèn vì cửa hang động rất nhỏ, ánh sáng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng ở một vùng nhất định của hang động, vào thời gian nhất định.

Nếu một người đi sâu hơn vào trong động, ánh sáng sẽ nhạt dần. Tại đáy động - ở độ sâu hàng chục mét so với cửa động, người ta khó mà có thể nhìn thấy gì”. 

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Tuy nhiên, người ta không tìm thấy vật dụng gì dùng để chiếu sáng trong ít nhất là hai ngàn năm trước đây. Vậy làm thế nào mà người cổ đại có thể làm một công việc đòi hỏi sự chính xác trong môi trường tối đen như mực?

Hơn nữa, nhờ sự trợ giúp của các thiết bị tối tân, người ta đo được những hang động này có sự tương đồng gần như tuyệt đối, giữa độ dày bức tường, góc cạnh, các đường thẳng chạm khắc...

Vậy phương pháp xây dựng của họ là gì để đạt được độ chính xác này?

ngo-ngang-voi-nhung-phat-hien-khao-co-kh

Có một số nhà khoa học cho rằng, các hang động này là nơi quân đội đóng quân và hoàng đế trong một thời kỳ quá khứ muốn che giấu binh lính khỏi tầm nhìn để giữ bí mật, chuẩn bị chiến tranh.

Tuy nhiên, những động này không phải chỉ được xây dựng trong một thời gian ngắn. Họ đã mất rất nhiều năm để xây dựng do vậy dường như là không phải để dùng cho mục đích chuẩn bị chiến tranh, vốn đòi hỏi mọi việc phải được làm nhanh gọn.

Hơn nữa, cũng không có dấu hiệu nào về việc con người đã ở trong các động này. Bởi vậy, với giới chuyên gia, đây vẫn là một bí ẩn chưa được giải mã.

Nguồn: Wisance

 

Với thứ tư duy "ở trần đóng khố", bất cứ cái gì hay đều là của Trung Quốc, và cội nguồn Việt sử chỉ là một "nhà nước sơ khai", gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố", thì cái lũ ngu ngục ấy không bao giờ có thể giải mã được bí ẩn của động Long Du vốn thuộc về nền văn minh Việt.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thành phố cổ khổng lồ dưới đáy biển

Thứ tư, 2/9/2015 | 10:00 GMT+7

 

Một nhóm chuyên gia khảo cổ tìm thấy tàn tích của thành phố khổng lồ thời đồ đồng dưới đáy biển Aegea ở Địa Trung Hải.
underwater-ancient-greek-city-4266-14411

Khu tàn tích của thành phố cổ đại trải rộng trên 48.500 km2. Ảnh: Spero News.

 

Khu vực tàn tích thuộc thời đồ đồng, có niên đại 4.500 năm, bao phủ diện tích hơn 48.500 km2, bao gồm nhiều công trình phòng ngự, mặt thềm, lối đi, ngọn tháp, đồ gốm sứ, công cụ và các vật tạo tác khác.

Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Geneva, Thụy Điển và Trường Khảo cổ Thụy Sĩ phát hiện thành phố khổng lồ ở vịnh Kiladha trên bán đảo Peloponnese phía nam Athens khi đang tìm kiếm dấu tích ngôi làng cổ nhất châu Âu.

Theo Spero News, các nhà nghiên cứu xác định một loạt nền nhà hình móng ngựa cạnh chân tường có thể là một phần của những tháp canh bảo vệ thành phố. Các kiến trúc thời kỳ đồ đồng này rất độc đáo và chưa từng được phát hiện trước đây.

Giáo sư Julien Beck ở Đại học Geneva cho biết, phát hiện về thành phố cổ đại có tầm quan trọng lớn bởi số lượng và chất lượng các vật tạo tác thu được, bao gồm đồ gốm, gốm đỏ, công cụ đá và những lưỡi rìu thuộc thời Helladic (năm 3200 – 2050 trước CN).

 

Weathered-pottery-sherds-9231-1441101450

Những mảnh đồ gốm dạt lên bãi biển Lambayanna ở Athens. Ảnh: Spero News.

 

Các nhà khoa học đã thu thập hơn 6.000 đồ tạo tác từ khu vực tàn tích. Những lưỡi rìu có nguồn gốc từ đá núi lửa trên đảo Milos ở quần đảo Cyclade, nơi con người đến sống từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên. Theo International Business Times, nhóm nghiên cứu hy vọng những món đồ tạo tác sẽ cho phép họ nghiên cứu sâu hơn về thương mại, hàng hải và cuộc sống ở thời kỳ đó.

Những bức tường ở khu tàn tích được xây cùng thời với kim tự tháp Giza (năm 2600 – 2500 trước CN) cũng như nền văn minh Cyclade (năm 3200 – 2000 trước CN). Tuy nhiên, chúng đã tồn tại 1000 năm trước Mycenae, nền văn minh lớn đầu tiên của Hy Lạp.

Phương Hoa (theo Ancient Origins)

Nguồn: Báo Vnexpress

Share this post


Link to post
Share on other sites

SAI RỒI!

Hôm qua, một người gọi điện thoại đến lão Gàn:

- Bác có phải là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh không ạ?

- Vâng! Tôi đây! Anh gọi tôi có việc gì không?

- Dạ! Tôi có thắc mắc về vấn đề Tử Vi Lạc Việt.

- Vâng! Anh thắc mắc điều gì?

- Tôi lấy lá Tử Vi trên trình Tử Vi Lạc Việt từ trang chủ của diễn đàn thì thấy nó sai.

- Anh cho biết nó sai ở chỗ nào? Căn cứ vào đâu để anh bảo nó sai?

- Tôi so với các trang web khác thì người sinh năm Nhâm Thìn 2012 phải là Trường Lưu Thủy. Nhưng trên Tử Vi Lạc Việt lại là mạng Hỏa?

- À! Như vậy không phải là Tử Vi Lạc Việt sai, mà là nó không giống các trang web khác thôi. Anh nói Tử Vi Lạc Việt sai làm tôi tự ái quá! Tại sao anh không hỏi các trang web khác sai so với  Tử Vi Lạc Việt? Vì sao các web khác lại ghi là Trường Lưu Thủy mà không phải là Sơn Đầu Hỏa như Tử Vi Lạc Việt...?

Thưa quý vị và anh chị em.

Như vậy là kể từ khi tôi viết cuốn: "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lạc Thư hoa giáp" (Nxb Thanh Niên 1999) đến nay đã 17 năm, đại đa số người quan tâm đến Tử Vi vẫn không hề hiểu tại sao lại phải đổi Thủy/ Hỏa. Mặc dù tôi đã giải thích như...ve sầu trong 17 năm qua. Thực tế cũng đã chứng tỏ rằng Tử Vi Lạc Việt dự báo chính xác đến từng chi tiết. Điều này đã được cô NPPT tổng kết, so sánh và chứng tỏ trên ngay diễn đàn của chúng ta và những cao thủ Tử Vi như bác Haithienha cũng chỉ dùng Tử Vi Lạc Việt để dự báo giúp mọi người trên diễn đàn, hoàn toàn chính xác. Đấy là xét về mặt chứng nghiệm.

Còn cá nhân tôi thì không cần phải chứng nghiệm. Bởi vì - đối với tôi - khoa Tử Vi Lạc Việt thực chất là một mô hình biểu kiến, mang tính lý thuyết, mô tả những quy luật tương tác của vũ trụ với Địa Cầu và ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của con người có thể tiên tri. Chính vì mang tính lý thuyết đó, nên nó cần một sự hợp lý lý thuyết trong mọi vấn đề tương quan và được thẩm định theo tiêu chí khoa học, cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Về mặt lý thuyết thì chính Thiệu Vĩ Hoa - ngôi sao Bắc Đẩu Dịch học của Trung Quốc - cũng thừa nhận rằng: "Vì sao có bảng Lục Thập Hoa Giáp thì từ hàng ngàn năm nay, những nhà nghiên cứu Trung Quốc vẫn không thể hiểu được, nó từ đâu mà ra. Và cho đến nay, vẫn là sự huyền bí khó hiểu" (Nguyên văn đã trích dẫn trong sách đã xuất bản). Nhưng thật tiếc thay, những người ăn cơm Việt tưới xì dầu lại cứ như là hiểu sâu sắc lắm và sách Tàu nói thì cứ phải từ đúng trở lên.

Tính hợp lý lý thuyết một sự phát triển trong quá trình tiến hóa của vũ trụ và của sinh vật trên trái Đất này. Nó là nền tảng để có sự tiếp tục tiến hóa tới tư duy biện chứng và tư duy tổng hợp (Khoa học hiện đại mô tả là "tư duy phức hợp"). Do đó, tính hợp lý lý thuyết là điều tối thiểu là phải có như một yếu tố cần và chủ chốt trong tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.

Trở lại vấn đề đổi Thủy/ Hỏa trong bảng Lạc Thư Hoa giáp, chỉnh là sự hiệu chỉnh căn cứ theo tiêu chí khoa học thẩm định tính hợp lý lý thuyết của những di sản huyền vĩ của nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Xin lỗi! Nó không phải dành cho những khả năng tư duy cỡ giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Nếu muốn tìm hiểu những bí ẩn huyền vĩ của vũ trụ từ nền văn minh Đông phương - có cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử - thì tối thiểu phải xác định những nền tảng kiến thức đúng về căn bản. Không xác định từ nền tảng kiến thức căn bản thì sẽ không thể tiếp tục phát triển về tri thức khoa học. Lúc đó, những ước mơ phát triển khoa học kỹ thuật sẽ chỉ còn là những khẩu hiệu suông mà thôi.

Việc một người hỏi tôi hôm qua và cho rằng Tử Vi Lạc Việt "sai" so với các trang web khác, chứng tỏ rằng tri thức nhân danh khoa học của bảng Lạc Thư Hoa Giáp bị giới hạn tính phổ biến. Tất nhiên, đó là nguyên nhân để nền văn minh Đông phương luôn chìm đắm trong sự huyền bí, mặc dù thực tế ứng dụng hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ.

Đời người may lắm tồn tại được 100 năm, nhưng tri thức của cả một nền văn minh của nhân loại thì lại là sự tích lũy hàng thiên niên kỷ. Bởi vậy, mỗi con người, mỗi nhóm người, thậm chí cả một cộng đồng quốc gia có thể không cần đến kiến thức phù hợp với chân lý vẫn có thể tồn tại, thậm chí sống sung sướng nhờ vào những thành tựu phát minh từ những yếu tố khác.

Trái Đất vuông hay tròn, không ảnh hưởng gì cuộc sống của bà ve chai cả. Nhưng trái Đất tròn và quay quanh Mặt trời phải là kiến thức nền tảng và phổ biến thì mới có những thành tựu khoa học như hiện nay.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

VẤN ĐỀ THỦY/ HỎA TRONG LẠC THƯ HOA GIÁP

1186112_211747362322356_1088296795_n.jpg

Binh Nguyen

Kiến thức của thày rộng quá! Cháu chưa thấu hiểu được.
Binh Nguyen thân mến
Nếu quả là Bình Nguyên chưa hiểu thì hãy đọc cuốn "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục Thập Hoa Giáp" và các sách liên quan. Bình Nguyên sẽ thấy tính hợp lý lý thuyết của nó. Vì tôi viết với những cấu trúc từ rất phổ thông và dễ hiểu. Nhưng chính vì những người tự cho mình là am hiểu thuyết ADNH, về thực chất họ lại không hiểu gì về học thuyết này, nên họ thấy khó hiểu. Có thể nói: Ngay người Trung Quốc vẫn chẳng hiểu gì về học thuyết này, mặc dù họ tự nhận là của họ. Bằng chứng: Cho đến ngay hôm nay, khi tôi gõ hàng chữ này, người Trung Quốc vẫn chưa hề có một cuốn sách nào mô tả - dù chỉ là tóm tắt - thuyết ADNH. Và khi cả Tàu lẫn Ta đều thừa nhận sự tồn tại của học thuyết này thì mặc nhiên đã công nhân nó là một lý thuyết tồn tại trên thực tế (Dù hiểu hay không). Vậy thì - khi một lý thuyết đã tồn tại - nó phải có tính HỢP LÝ LÝ THUYẾT - Sự đổi Thủy/ Hỏa trong Lạc Thư Hoa giáp chính là một sự hiệu chính mang tính hợp lý lý thuyết và mọi vấn đề liên quan đến nó. Sự hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt này, hoàn toàn phủ hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng.
 
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 viễn cảnh không thể tin nổi về Trái đất năm 2050

September 5, 2015

Loan Nguyễn Thiên tai, Trái đất 2050, Tuyệt chủng

Đã khi nào bạn tưởng tượng thế giới sau chừng 30 năm – 40 năm nữa sẽ thế nào không? Sự thay đổi chóng mặt của công nghiệp hóa tạo nên vô vàn những phát minh tối tân sẽ ảnh hưởng ra sao tới cảnh quan và cuộc sống của con người ?

Nhiều lúc ta cứ nghĩ rằng đó là chỉ là những điều tưởng tượng viễn vông, nhưng bạn ạ, mọi thứ mà chúng ta đã và đang làm đều có tác động trực tiếp tới tương lai.

 

h%C3%ACnh-150901a5-600x445.jpg

 

 

Song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ như ô tô tự lái, robot bán thông minh là những hiểm họa mà con người phải đối mặt về biến đổi khí hậu, về dịch bệnh và đói nghèo.

Chính vì vậy nên rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các giả định về viễn cảnh của một thế giới những năm 2050. Trong đó có rất nhiều viễn cảnh đã nhận được khá nhiều sự tranh cãi và cả những mối quan tâm về một thực trạng đáng lo ngại của hành tinh chừng 40 năm nữa.

Vậy đó là gì?

1. Hơn một nửa dân số thế giới không có nước để sử dụng h%C3%ACnh-150901a1.jpg

Tình trạng khan hiếm nước đang diễn ra ngày một trầm trọng – Ảnh: Internet

 

Không còn nói đâu xa, mà hiện nay có rất nhiều vùng trên thế giới, người dân đã phải đối mặt với thực trạng không có nước sạch để sử dụng và con số này đang có dấu hiệu tăng cao theo thời gian.

Theo dự báo của Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, sẽ có khoản gần 2 tỷ người, chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi  không chỉ không có nước sạch dùng trong sinh hoạt và ngay cả nguồn nước tưới tiêu cũng không còn.

 

2. Số lượng người chết đói sẽ còn tăng mạnh

h%C3%ACnh-150901a2.jpg

Số lượng người chết đói đang có xu hướng tăng nhanh – Ảnh: Internet

 

Đừng chỉ nhìn vào thực trạng phát triển của kinh tế và xã hội mà cho rằng cuộc sống của con người đang ngày càng tốt đẹp hơn, số lượng người đói nghèo sẽ không còn nữa.

Nhưng một thực tế đáng lo ngại đang xảy ra khi lượng thức ăn trên toàn thế giới đang giảm khoảng 2% và theo tính toán  chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực trong khoảng 10 năm tới.

 

3. Siêu vi khuẩn sẽ khiến 10 tỷ người tử vong mỗi năm

h%C3%ACnh-150901a3.jpg

“Cơn ác mộng vi khuẩn” – Điều khiến người ta trở nên lo sợ – Ảnh: Internet

 

Siêu vi khuẩn kháng thuốc” đang là một cụm từ khiến giới nghiên cứu rất lo ngại và người ta gọi chúng là “cơn ác mộng vi khuẩn” hoặc “ siêu vi khuẩn chết người”.

Và dự báo những loại siêu vi khuẩn này đang có mức độ phát triển khá nhanh và tạo nên  một mối nguy khó lường cho nhân loại. Theo đó, chúng sẽ gây nên các bệnh nhiễm trùng không thể chữa trị và làm tử vong khoảng 10 tỷ người vào năm 2050.

 

4. Các thảm họa thiên nhiên sẽ đổ ập đến

 

h%C3%ACnh-150901a4.jpg

Thảm họa thiên nhiên đang đe dọa cuộc sống của loài người – Ảnh: Internet

 

Bạn sẽ không thể tưởng tượng được rằng, tới năm 2050, tình trạng nóng lên của Trái Đất sẽ khiến mực nước biển tăng lên khoảng 35cm khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước.

Tính toán đơn giản rằng, Trái đất cứ tăng 1 độ C thì sẽ có khoảng 40 trong số 700 di sản và thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước và nếu nhiệt độ tăng 3 độ C thì sẽ là 136 di sản.

Và sự nóng dần lên của khí hậu cùng là nguyên nhân khiến các cơn bão mạnh và dữ dội hơn.

 

5. Trái đất và con người đang bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6

 

h%C3%ACnh-150901a5.jpg

Liệu có phải chính con người sẽ đưa thế giới vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6 – Ảnh: Internet

 

Đây có lẽ là viễn cảnh có tính nghiêm trọng nhất, thời đại tuyệt chủng thứ 6 có nghĩa là con người và toàn bộ sinh vật sẽ đi tới ngày tận diệt. Đó là một dự báo dược trích dẫn trên Tờ Independent (Anh).

Thực tế cho thấy, hiện nay, số lượng các loài động vật có xương sống đang biến mất với tốc độ cao hơn 114 lần bình thường. Và nếu điều đó còn tiếp diễn thì rất có thể sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng. Chính con người đang đưa hành tinh xinh đẹp này tiến dần tới thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6.

========================

Hiện nay, mỗi quốc gia đang mạnh nước nào, nước ấy phát triển theo kiểu của họ và vì quyền lợi của họ. Cho nên cần một tổ chức quốc tế, hoặc bá chủ thế giới đủ quyền lực để thống nhất giải quyết các vấn nạn khoa học đưa ra. Do đó, vấn đề hội nhập toàn cầu là một tính tất yếu của nhân loại trong tương lai gần.

Bởi vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, chính là một cuộc lột xác của thế giới đi đến một giai đoạn mới của nền văn minh "hội nhập toàn cầu". Hoặc là cuộc lột xác thành công, nền văn minh nhân loại tiếp tục tiến hóa; hoặc nó sẽ thất bại và bị hủy diệt, như những lo lắng của các nhà khoa học. Đây là điều tôi đã nói từ lâu rồi.

Thành công hay bị hủy diệt, sẽ được quyết định bởi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ tính chân lý. Bởi vì đằng sau lịch sử văn hiến Việt là cả một nền văn minh vượt trội hàng Thiên niên kỷ so với nền văn minh hiện đại.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" Vanga.

 

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện vận hạn dưới góc nhìn khoa học

Trần Xuân Hoài

09:55-13/02/2015

 
Trời đất vận chuyển tuần hoàn vĩnh viễn không sinh không diệt, chỉ có cuộc sống hữu hạn của muôn loài là trôi theo một chiều từ sinh đến diệt mà thôi. Phía trước luôn là bí ẩn và ai cũng muốn biết trước điều sẽ xảy ra. Do đó dù thuộc chủng tộc nào, nhóm đức tin nào, tầng lớp nào, trình độ hiểu biết ra sao, muốn hay không, thì với con người, việc tìm cách tiên tri hay tiên đoán mà dân gian gọi là bói toán, là hoạt động đã tồn tại hàng ngàn năm qua cho mãi đến nay, và có lẽ là một trong những môn cổ nhất lịch sử văn minh nhân loại. Mở đầu một năm mới, cũng là lúc thích hợp để luận bàn về khoa học và sự huyền bí tâm linh.
 

Có chăng khoa học huyền bí?

Bất cứ ngành khoa học nào cũng phải bắt đầu bằng những tiên đề (Axiom). Đó là những chân lý tự thân đúng, không cần và không thể chứng minh. Ví dụ ngành vật lý thì thừa nhận vật chất và năng lượng là bảo toàn, không tự nhiên mất đi và không tự nhiên sinh ra. Mỗi học thuyết (hay lý thuyết) cụ thể trong một ngành khoa học cũng phải xây dựng trên những tiên đề riêng (còn gọi là định đề - postulate) là những chân lý không thể chứng minh bằng chính lý thuyết đó1. Ví dụ, Thuyết Tương đối của Einstein trong vật lý coi tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại và bất biến theo mọi hướng. Định đề này được rút ra bằng thực nghiệm, còn lý thuyết của Einstein thì không thể chứng minh được tại sao.

Vậy nên, nếu muốn coi bói toán là một khoa học, ít nhất là Khoa học huyền bí, thì tiên đề đầu tiên của bói toán, là phải thừa nhận có một sự sắp đặt trước nào đó của tạo hóa khi một con người sinh ra. Nói theo ngôn ngữ khoa học, đó là tạo hóa đã lập trình cho mỗi sinh linh khi ra đời và việc bói toán là việc cố giải mã lập trình của tạo hóa. Trong cái gọi là Khoa học huyền bí về bói toán tồn tại nhiều thuyết huyền bí, mỗi thuyết đều phải dựa trên một hay nhiều định đề cơ sở. Ví dụ, bói vân tay thì coi vết chỉ tay là dấu hiệu của cuộc đời. Bói mai rùa (Trung Hoa), bói chân gà (Việt Nam), bói lòng lợn (châu Phi) cũng tượng tự. Bói Kiều thì coi 3.254 câu Kiều là chỉ dấu của đời người… Nói chung là rất tùy tiện, không có bài bản gì để bàn luận. Tuy nhiên, nền minh triết Đông Tây hiện nay tồn tại ba học thuyết tiên tri tương đối có bài bản đó là Chiêm tinh học (Astrology), Kinh Dịch, Tử Vi. 3.000 năm trước Công nguyên, người Lưỡng Hà (Vùng Iraq-Syria ngày nay) bắt đầu mày mò nhìn đoán sao trên trời - Chiêm tinh. Họ đã quan sát bầu trời và phát hiện ra chuyển động biểu kiến của Mặt trời tương ứng với vị trí các chòm sao nhất định, có tính chu kỳ hằng năm. Và sau đó, người Babylon tạo ra 12 ký hiệu Hoàng đạo. Người Ai Cập cải tiến nó và đến lượt người Hy Lạp thì hệ Hoàng đạo (Zodiac) đã hoàn chỉnh. Họ đã chia một chu kỳ Mặt trời ra 12 cung (độ dài khoảng 30 ngày) định vị với các chòm sao tương ứng trong một năm. Ngày sinh của một cá thể người là chỉ dấu gắn chặt với cung hoàng đạo, nên đó là cung chiếu mệnh của cá thể đó. Định đề này có thể chấp nhận được. Hơn nữa, thuyết này đã có cơ sở khoa học khá sớm, đó là thừa nhận Mặt trời là một tác nhân chủ yếu đến sự hình thành và phát triển con người. Nhưng khi đi xa hơn, mỗi cung Hoàng đạo lại được gắn cho những thuộc tính nhân tạo, cùng với những tương tác của các cung Hoàng đạo với nhau thì thật là đáng ngờ. Ví dụ, lấy gì để nói rằng Capricornus – Ma Kết (22/12 – 19/1), Virgo – Xử Nữ (23/8 – 22/9), Taurus – Kim Ngưu (20/4 – 20/5) là nhóm Đất. Những người sinh ra trong nhóm Đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai! Và khi lấy đó làm một định đề cơ sở để tiên đoán thời mệnh của con người thì đó là việc hoàn toàn tùy tiện, không thể lý giải. Nhưng đó lại chính là mảnh đất làm ăn của các nhà Chiêm tinh học cổ đại và hiện đại. Dù biết là vô lý như vậy nhưng loài người ngày nay, nhất là giới trẻ vẫn gửi niềm tin vô vọng vào đó.

Ở Phương Đông cũng thịnh hành một kiểu gần giống thuật chiêm tinh nói trên, gọi là Tử Vi. Khởi nguồn muộn hơn, có thể là thế kỷ 10 sau Công nguyên, và được quy cho Trần Đoàn, hiệu là Hi Di, đời Tống sáng tạo ra. Cũng giống như thuật Chiêm tinh Tây phương, Tử Vi cũng coi số mệnh con người được an bài từ lúc chào đời. Lấy ngôi sao ứng với thời điểm chào đời làm sao chiếu mệnh. Thời điểm chào đời tính theo lịch Mặt trăng, mà tên gọi của năm là tổ hợp của 10 can và 12 chi – tức 12 con giáp. Việc thừa nhận ảnh hưởng của vũ trụ và đặc biệt là chu kỳ Mặt trăng đến con người là có tính khoa học. Từ các thông số đó và giới tính, theo một quy trình do con người không dựa trên bất kỳ cơ sở nào để xếp các sao thành một lá số. Đó là điều thứ nhất mang tính áp đặt buộc phải thừa nhận mà không lý giải được vì sao. Cái thứ hai không thể lý giải được là hệ thống sao của Tử Vi đã không theo một quan sát thiên văn nào cả mà hoàn toàn do con người tự đặt ra (Ban đầu theo Hi Di thì có 93 sao, hậu thế thì lại an đến 118 sao). Điều vô lý thứ ba, Tử Vi cũng gán cho mỗi sao mỗi thuộc tính và quy luật tương tác không dựa trên một cơ sở nào cả. Điều này cũng hoàn toàn giống như điều phi lý của Chiêm tinh học khi quy cho mỗi cung Hoàng đạo một thuộc tính. Khi được hỏi cơ sở nào để thừa nhận thì được trả lời: theo người xưa truyền lại. Nói khác đi, tiên đề cho học thuyết Tử Vi là: Người xưa bảo thế! Vô lý chưa, vậy nhưng tin thì cứ tin, và sự thực thì bói Tử Vi vẫn tồn tại mãi mãi. Con người mà!

Phương Đông từ rất sớm đã quan niệm vạn vật từ vũ trụ đến con người là sự kết hợp của âm dương và từ hơn 5.000 năm trước Công nguyên đã xây dựng được một hệ thống biểu diễn toán học của quan niệm tổng quát đó bằng các quẻ của Kinh Dịch. Cổ nhân dùng một nét gạch liền gọi là Dương và một nét đứt đoạn gọi là Âm. Đó chính là Lưỡng nghi, theo toán học ngày nay đó là cơ số hai. Khi chồng hai gạch đó lên nhau, thì thu được bốn tổ hợp, gọi là Tứ tượng, tương ứng 22.Chồng thêm một gạch (liền hoặc đứt) nữa thi thu được tám tổ hợp, gọi là bát quái, tương ứng 23. Chồng hai tổ hợp của bát quái lên nhau, thu được tất cả 64 tổ hợp, gọi là Trùng quái, tương ứng 26. Cho đến đoạn này thì các quan niệm âm dương, xây dựng nên hệ cơ số hai là hoàn toàn khoa học. Đáng tiếc là cổ nhân phương Đông (Trung Hoa hay Việt gì đó) hơn 4.000 năm trước chỉ dừng lại ở 64 quẻ Dịch, không thể đi xa hơn để xây dựng nên Đại số học Nhị phân, cơ sở cho máy tính hiện nay! Trái lại, cổ nhân lại coi chúng như biểu trưng cho sự bí ẩn huyền diệu. Các bậc thánh hiền hậu sinh, mỗi người mỗi cách gửi gắm minh triết của mình vào mỗi quẻ Dịch một bài thuyết giảng, bắt đầu từ Chu Văn Vương viết lời Soán, con là Chu Công viết Hào từ, rồi Khổng tử giải nghĩa thêm gọi là Thập Dực, thế là bộ Kinh Dịch huyền bí hoàn thành, người đời sau cứ thế mà suy luận thoải mái, gọi là giải Dịch. Vì dựa trên hệ nhị phân, giống như đồng tiền có hai mặt quy ước Âm-Dương, nên khi gán một quẻ Dịch cho đối tượng nào thì làm thủ thuật xin quẻ, đơn giản nhất là tung đồng tiền sấp ngửa (Âm hoặc Dương), hoặc rút hay xóc thẻ làm bằng các lóng tre có đốt hay không có đốt. Sau một số lần gieo nhất định thì thu được một quẻ Dịch cho đối tượng đó. Thế là các nhà bói dịch dựa vào các lời thánh hiền viết cho mỗi quẻ mà giải thuyết, không khác gì dân Việt ta bói Kiều, đối tượng tin tuyệt đối! Nội dung của Chu Dịch gồm phần Kinh Dịch là phần về bói toán. Phần thứ hai là Truyện Dịch là giải thích Kinh Dịch đậm chất triết học, nhưng mơ hồ huyền bí lắm. Chỉ có thể bàn về phần bói dịch, rằng việc gán cho mỗi quẻ dịch mang một phần triết thuyết nào đó là không có cơ sở và việc giải đoán nó lại càng mơ hồ. Sau nữa, thủ thuật xin quẻ cho đối tượng dựa trên sự xin quẻ ngẫu nhiên, rõ ràng là thua xa việc dựa trên thời điểm sinh nhật của đối tượng như thủ thuật Chiêm tinh học hoặc Tử Vi sử dụng. Cái duy nhất khả dĩ chấp nhận được trong bói Dịch là quan niệm mọi thực thể vũ trụ, kể cả con người, là chịu ảnh hưởng của vũ trụ và là sự kết hợp âm dương mà phát triển lên [“Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định Cát hung, Cát hung sinh Đại nghiệp”].

Như vậy, cả ba thuyết phổ biến về tiên tri bói toán này đều xuất phát từ những quan niệm (hay định đề) tương đối khoa học nhưng khi diễn dịch ra để áp dụng làm công cụ bói toán - tiên tri thì hoàn toàn khiên cưỡng, tùy tiện, phi khoa học và phi logic.2

 

Có thể biết trước được số phận?

Khoa học hiện nay chưa thể lý giải mọi hiện tượng. Vì vậy có lúc cũng phải viện dẫn đến niềm tin để làm cơ sở. Chẳng hạn, có linh hồn hay không? Khoa học không thể phủ định cũng không thể khẳng định. Đa số tin rằng con người bao gồm phần thực thể (Physical) và phần tinh thần (Spirit). Phần tinh thần quá cao siêu, không dám bàn về số phận tinh thần. Vậy chúng ta chỉ bàn về số phận cho phần thực thể mà thôi.

Bốn định đề chính

Nếu loại bỏ những điều phi khoa học, không logic và mang màu huyền bí thì những luận cứ của Chiêm tinh, Tử Vi, Kinh Dịch khả dĩ chấp nhận dưới góc nhìn khoa học có thể tóm tắt thành các định đề dưới đây:

1- Con người sinh ra đã được tạo hóa định mã lập trình (có thể hiểu là số phận).

2- Con người là một thực thể của vũ trụ, do âm dương kết hợp mà thành, chịu ảnh hưởng của vũ trụ trong quá trình hình thành. Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng.

3- Sự phát triển của đời người dựa trên cơ sở lập trình lúc hình thành và biến chuyển liên tục dưới tác động của vũ trụ.

4- Dấu ấn của vũ trụ và mã lập trình được xác định trong khoảng thời gian hình thành lấy thời điểm ra đời (ví dụ lấy ngày sinh) làm mốc.

Sử dụng định đề số 2, ta coi tác động của vũ trụ gói gọn lại gồm Trái đất Mặt trời và Mặt trăng. Mặt trời có ảnh hưởng lớn nhất, vì vậy đơn vị tính thời gian là lấy năm Mặt trời, tức một vòng quay biểu kiến của quả đất quanh Mặt trời. Mặt trăng tuy nhỏ hơn nhiều sao khác nhưng gần Trái đất nhất, nên quỹ đạo Mặt trăng (tháng Mặt trăng) cũng là thông số chính yếu.

Diễn giải định đề số 4, chúng ta coi chín tháng trong bụng mẹ và ba tháng sau ngày sinh là năm mà tạo hóa tạo nên hoàn chỉnh bộ mã lập trình, đánh dấu là tuổi số 0, là tuổi tiên thiên trời định (gần như là tuổi “mụ”của ta).

Mấu chốt để giải mã là diễn giải định đề số 3. Theo tuổi tăng lên con người sẽ thay đổi. Những tuổi mà ở đó trạng thái của vũ trụ lặp lại trạng thái ở tuổi tiên thiên (trong phạm vi sai số), thì dù có tạo nên sự biến dịch, cũng vẫn là đồng dạng với mẫu hình như hóa đã ban tặng. Nói đơn giản đó là tuổi những thay đổi đã theo một khuôn mẫu như khi tạo hóa sinh ra, không biến đổi đột xuất. Ta gọi l�tuổi Bình yên. Còn nếu ở tuổi mà trạng thái vũ trụ thay đổi so với trạng thái ở tuổi lúc sinh ra, thì con người cũng thay đổi không theo như ban sơ, ta gọi l�tuổi Biến dịch. (Lưu ý: Định đề này là mấu chốt để phát triển các tính toán tiếp sau đây. Nếu không thừa nhận nó thì các phần dưới đây vô giá trị.)

Trạng thái vũ trụ của một thời điểm, ví dụ tại điểm bắt đầu của năm hình thành nên con người (tuổi số 0) được xác định bởi ba điểm: Tâm Mặt trời (S), Tâm Trái đất trên Hoàng đạo (E) và Tâm Mặt trăng trên quỹ đạo tháng (L). Hết một năm Mặt trời, Trái đất trở về điểm E còn Mặt trăng trở lại điểm nào đó, L’ chẳng hạn (xem hình 1).

 

h1%20compress.jpg

 

Các cơ sở khoa học về vật lý thiên văn và y sinh học

Xác định trạng thái Mặt trời - Trái đất - Mặt trăng

Mặc dù con người có thể đo đạc và tính toán chính xác đến từng giây, từng mét từng radian tọa độ vũ trụ của của Mặt trời, Mặt trăng, nhưng ở đây ta chỉ cần dùng đến các quy luật thiên văn chính xác đến ngày mặt trời (Solar day) hoặc ngày thiên văn (sidereal day) là đủ. Vị trí của Trái đất so với mặt trời được đặc trưng bởi quỹ đạo Trái đất quanh mặt trời, là năm mặt trời. Một năm mặt trời có 365,2425 ngày. Con số về ngày tháng Dương Lịch (ngày tây) là chỉ thị gần đúng vị trí của Trái đất trên quỹ đạo. Vị trí của Trái đất và mặt trăng quay quanh Trái đất so với mặt trời được xác định bởi quỹ đạo của mặt trăng quanh Trái đất (có tính đến sự dịch chuyển của Trái đất quanh mặt trời), tức là tháng mặt trăng. Một tháng mặt trăng có 29,53059 ngày. Vị trí của mặt trăng trên quỹ đạo chính là ngày tháng lịch mặt trăng (như lịch của đạo Hồi). Lịch ta là âm dương lịch, cho nên ngày ta thì không chính xác hoàn toàn vì lịch ta đã hiệu chỉnh theo lịch mặt trời bằng cách tính năm nhuận.

Quan sát bầu trời, đo đạc ngày tháng, các nhà thiên văn đã khám phá ra:

a) Chu kỳ 19: 19 năm mặt trời =235 tháng mặt trăng, sai số chỉ 0.003. Nói một cách gần đúng dễ hiểu là trạng thái của bộ ba Mặt trăng-Trái đất-Mặt trời cứ 19 năm lặp lại như cũ. Chu kỳ này khá chính xác, hơn 400 năm mới lệch một ngày, cho nên trong cõi trăm năm người đời có thể coi là trùng lặp tuyệt đối. ( Vì lý do này mà trong lịch pháp, cứ 19 năm dương lịch thì trong 19 năm âm lịch tương ứng phải có 7 năm gồm 13 tháng, tức là 7 năm nhuận). Chu kỳ này có tên là Chu kỳ Meton, đặt theo tên người Hy lạp đã khám phá ra (Meton of Athen,năm 440 trước CN). Chu kỳ Meton là do hai tiểu chu kỳ (chu kỳ con) gần đúng cộng lại:

b ) Tiểu Chu kỳ 8 (octaeteris): 8 năm mặt trời = 99 tháng mặt trăng, sai số 1,5 ngày, có nghĩa là cứ 5 năm thì lệch 1 ngày. Tiểu Chu kỳ này ta đặt tên là chu kỳ ÂM.

c) Tiểu chu kỳ 11: 11 năm mặt trời =136 tháng mặt trăng, sai số 1,5 ngày, tức là cứ 7,3 năm lêch 1 ngày. Ta đặt tên tiểu chu kỳ này là chu kỳ DƯƠNG.

Để cho dễ hiểu, nói một cách gần đúng thô sơ, trạng thái của vũ trụ được xác định bời ba con số: Năm Dương Lich, Ngày Dương Lịch (ngày Tây) và Ngày Âm Dương Lịch (ngày Ta). Ví dụ ngày tết nguyên đán Ất Mùi (1/1) năm nay là 19/2/2015, 19 năm sau tết Giáp dần cũng là ngày 19/2/2034, còn tết Bính tí 19 năm trước cũng là ngày 19/2/1996. Có nghĩa là trạng thái vũ trụ các năm này lặp lại nhau. Nhưng mà 19/2/2014 chỉ chệch một năm so với 2015 thì lại là ngày 20/1 Giáp Ngọ. Trạng thái vũ trụ không lặp lại. (Các chu kỳ 8 và 11 thì con số không hoàn toàn trùng như vậy vì năm nhuận chỉ hiệu chỉnh theo chu kỳ 19)

Quy ước về tính tuổi: Năm gốc là tuổi số 1 gồm có 9 tháng trước ngày sinh (tuổi mụ) và ba tháng sau ngày sinh (tuổi tây) (Vì thế, hãy tính là tuổi ta cho dễ nhớ, tuy không thật chính xác).

Số phận của con người do Mặt trời định sẵn?3

Trong một nghiên cứu chưa từng có, các nhà khoa học Na Uy phát hiện, những người sinh vào các thời điểm Mặt trời bình lặng có thể sống thọ hơn khoảng năm năm so với những người chào đời lúc Mặt trời hoạt động mạnh mẽ.

Kết luận trên được rút ra khi nhóm nghiên cứu xem xét các dữ liệu nhân khẩu học của những người Na Uy sinh ra trong khoảng 1676 - 1878 cùng với các kết quả ghi nhận quan sát về hoạt động của Mặt trời.

Các chuyên gia nhận thấy, tuổi thọ của những người sinh ra trong các giai đoạn hoạt động tối đa của Mặt trời (đặc trưng bằng các trận phun trào dữ dội) tính trung bình thấp hơn 5,2 năm so với những người chào đời vào thời điểm hoạt động của Mặt trời giảm tới mức tối thiểu.

Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, hoạt động của Mặt trời lúc chào đời làm giảm khả năng sống sót tới khi trưởng thành của con người.

Mặt trời có các chu kỳ hoạt động kéo dài xấp xỉ 11 năm, bắt đầu từ một thời điểm hoạt động cực điểm này tới thời điểm hoạt động cực điểm tiếp theo (Hình 2).

h2compress.jpg

Thống kê còn cho thấy, 11 tuổi là tuổi mà các trẻ nam hết thời kỳ trẻ con (trung tính), chuyển sang phát triển giới tính nam.

Vì vậy chu kỳ 11 năm được gọi là chu kỳ Dương, biểu hiện cho giới tính Nam.

Ảnh hưởng của Mặt trăng

Mặt trăng tuy nhỏ hơn Mặt trời nhưng gần Trái đất hơn nên ảnh hưởng của Mặt trăng tới Trái đất mạnh hơn Mặt trời. Ảnh hưởng của Mặt trăng tới Trái đất có tác động không nhỏ tới hoạt động sống của con người. Điều ai cũng biết là chu kỳ Mặt trăng xác định chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Sự phản chiếu của ánh sáng Mặt trời lên Mặt trăng cũng thay đổi theo từng thời kỳ, gọi là các pha của Mặt trăng (Hình 3).

h3compress.jpg

Tất cả những thay đổi ấy đều được phản ánh trong cơ thể sinh vật và con người. Não phản ứng rất nhạy bén trước những biến đổi đó, gây hàng loạt biểu hiện về tinh thần. Các nhà khoa học khẳng định rằng những ngày trăng non tác động khác với những ngày trăng tròn. Các nhà y học cổ Tây Tạng còn cho rằng: Các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, bại liệt, động kinh, nhồi máu cơ tim, tâm thần kích phát thường xảy ra vào các ngày 4, 8, 11, 15, 22, 29 tháng âm lịch. Dù chưa được khẳng định đúng sai, nhưng ảnh hưởng của Mặt trăng là rất lớn và đặc biệt là phụ thuộc vào tám pha của chu kỳ Mặt trăng.

Một thống kê đã được khẳng định l�năm thứ tám, các em gái bắt đầu phát triển giới tính nữ. Vì vậy chu kỳ tám năm là dành cho Mặt trăng, cho nên gọi l�chu kỳ Âm, biểu hiện cho giới tính Nữ.

Thử giải mã sự lập trình của tạo hóa

Tạo hóa cho bạn

Vậy là con người sinh ra (năm số 0) tiếp theo tám năm biến dịch thì đến tuổi (hầu như) bình yên đầu tiên, tám tuổi, cũng là hết một chu kỳ Âm. Hai năm Biến dịch nữa (9, 10) sang năm 11 tuổi lại (hầu như) bình yên, hết một chu kỳ Dương. Năm 19 tuổi là hoàn thành chu kỳ Meton = ÂM+DƯƠNG, là tuổi (tuyệt đối) bình yên, âm dương hài hòa. Có thể xác định Tuổi Bình yên (tính chất chung cho các tuổi “hầu như” hoặc “tuyệt đối” bình yên) của đời người theo công thức :

TUỔI BÌNH YÊN= A x 8 + D x 11, trong đó A và D là những số nguyên dương.

Những tuổi còn lại, không thể khai triển được như trên l�Tuổi Biến dịch.

Khi nào thì bước vào tuổi già tự nhiên?

Trong trăm năm đời người thì có đến 66 năm là Bình yên, đó là các tuổi:

8,11,16,19, 22, 24, 27, 30, 32, 33, 35, 38, 40, 41, 43, 44, 46, 48, 49, 51, 52, 54, 55, 56, 57, 59, 60;

62, 63, 64, 65, 66, 67, 68;

70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.

Trong 66 năm bình yên này có thể chia làm ba đoạn:

8-60 có 27 năm bình yên và khá rời rạc, là đoạn tuổi trẻ và trung niên;

62-68 có bảy năm liên tục, là đoạn cao niên;

70 -100 có 32 năm (và tiếp nữa) liên tục là đoạn tuổi già.

Tuổi 69 là tuổi đặc biệt, vì đó là năm biến dịch cuối cùng. Sau đó là mãi mãi bình yên, chỉ có già dần (lão hóa) mà thôi.

Vậy khi 70 tuổi là bước vào Tuổi già trời định. Từ 69 về trước bao gồm các giai đoạn Tuổi trẻ, Trung niên và Cao niên, gọi chung là tuổi Tráng niên.

Những năm tháng đẹp của tuổi Tráng niên

Nói chung, những năm bình yên trong tuổi Tráng niên là những tuổi ít nhiều đều đẹp, ít phải lo lắng.

Tuổi Bình yên phân thành Tuổi Âm thịnh, Tuổi Dương thịnh v�Tuổi Hài hòa

D-A >0: Tuổi Dương thịnh; D-A < 0: Tuổi ÂM thịnh ; D-A=0 : Tuổi Hài hòa

Đối với cả hai giới những tuổi hài hòa đều thuận lợi: 19, 38, 57

Đối với Nữ giới các tuổi âm thịnh là thuận lợi: 8, 16, (19), 24, 27, 32, 35, (38), 40, 43, 46, 48, 51, 54, 56, (57), 59, 62, 64, 65, 67.

Tuổi Đẹp nhất cho Nữ là các tuổi thuần âm: 8,16, 24, 32, 40, 48, 56, 64.

Với Nam giới các tuổi dương thịnh là có ưu thế hơn: 11, (19), 22, 30, 33, (38), 41, 44, 52, 55, (57) 63, 66, 68.

Tuổi Nam nhi rực rỡ nhất là các năm thuần Dương: 11, 22, 33, 44, 55, 66

Tuổi nào thì cần phải cẩn thận?

Các tuổi biến dịch không phải là hoàn toàn xấu, vì không có các sự biến dịch bổ sung thêm vào sự sắp xếp của tạo hóa thì con người không phát triển đa dạng được. Tác động của môi trường, ngoại cảnh, nội lực, ý chí… cũng không thể thiếu. Tuy nhiên có sự biến đổi mạnh thì cũng phải cẩn thận hơn.

Trong các Tuổi biến dịch cũng có thể định lượng được sự Biến dịch bằng một số đo gọi l�mức biến dị. Theo quy luật Vật lý, với cùng một mức độ thay đổi, nếu chuỗi biến dịch liên tục càng dài thì độ biến dị càng thấp. Vì nếu có xảy ra ở một điểm thì sự biến dịch liền sau có thể sửa chữa lại. Vậy độ dài của chuỗi tuổi biến dịch liền nhau đặc trưng cho mức biến dị. Chuỗi càng ngắn thì tác động của mức biến dị càng lớn. Còn những tuổi biến dị đơn độc nói chung là dễ có những đột xuất đáng ngại của đời người, vì một khi có biến dị xảy ra thì không có chu trình biến dị liền kề để điều chỉnh mà phải chờ đến năm biến dịch gần nhất mới có cơ hội điều chỉnh.

Những năm đáng ngại là các năm đơn độc: 23, 31, 34, 39, 42, 45, 47, 50, 53, 58, 61, 69.

Rõ ràng là mức độ đáng ngại của năm đơn độc càng tăng lên khi mà khoảng cách tính đến năm biến dị gần nhất (gọi là khoảng cô đơn) càng dài. Theo cách đó thì có 3 năm như vây, gọi là năm hạn:

Năm hạn: 53, 61, 69. Do mức biến dị lớn nên 53 là năm hạn nặng vì là năm bắt đầu có thay đổi đột biến mạnh nhất ở tuổi trung niên. Tuổi 61 đột biến bắt đầu ở cao niên nên nguy hiểm và 69 là tuổi cuối cùng của đời người có đột biến nên là rất nguy hiểm.

Năm có nguy cơ: 31, 39, 42, 47, 50, 58

Năm lưu ý: 23, 34, 45

Ngoài ra, có thể xác định đoạn tuổi nguy cơ, đó là khoảng mà hai năm có nguy cơ cách nhau gần nhất (chỉ có hai năm).

Đoạn tuổi nguy cơ: 39-42 và 47-50.

Các cột mốc của tuổi già

Từ sau tuổi 69 là chuỗi tuổi bình yên liên tục, mọi thứ mà tạo hóa đã ban tặng sẽ suy giảm (già đi) đều đều theo khuôn mẫu trời định lúc chào đời mà không đột biến. Tuy vậy cũng có những cột mốc đáng lưu ý.

Đối với cả cụ ông và cụ bà:

Mốc người già trở thành như con trẻ, 88 tuổi là đạt điểm đặc biệt, đó là điểm đồng thời thuần ÂM (tổ hợp 11 chu kỳ Âm) hoặc thuần Dương (tổ hợp tám chu kỳ Dương), không phân biệt, giống như khi mầm sống nảy sinh.

Các mốc Âm-Dương hài hòa 76 và 95 cũng đáng chú ý.

Ở ba mốc dị thường này có thể rất tốt cũng có thể rất xấu.

Đối với cụ ông

Mốc đáng ngại đầu tiên là 72 vì là hậu quả của năm nguy hiểm 61. Tiếp sau là mốc hài hòa 76, thuần Dương 77. Mốc 80 là nguy hiểm,vì đó là hệ lụy một chu kỳ dương của tuổi nguy hiểm 69. Nếu vượt qua được các mốc dị thường 88, 95 thì hy vọng đạt 99 thuần Dương, vượt qua được thì trường thọ trên trăm tuổi.

Đối với cụ bà

Mốc 77 là nguy hiểm vì là hệ lụy của tuổi nguy hiểm 69. Nhưng 76 và 77 cũng là hai mốc dị thường, có xấu có tốt, nên 77 có thể là rất nguy hiểm cũng có thể không. Tiếp sau đó chỉ còn là các mốc dị thường, cho nên nói chung cụ bà sẽ sống thọ hơn cụ ông cũng là trời định!

Chu kỳ tâm-sinh lý

Một lẽ hiển nhiên là tâm-sinh lý cũng phát triển theo các chu kỳ phát triển của con người. Tâm-sinh lý ở chu kỳ một là trung tính. Giới tính hình thành và phát triển hoàn thiện ở chu kỳ 2, tức 8-16 tuổi ở Nữ và 11-22 tuổi ở Nam. Ở giữa chu kỳ thứ hai này, nữ thập tam (13), nam thập lục (16) đều dậy thì. Muốn có hòa hợp tâm-sinh lý thì tốt nhất là Nam-Nữ cùng chu kỳ phát triển. Ví dụ lấy nhau ở chu kỳ 3, nữ trong khoảng 17-24 mà kết hôn với nam trong khoảng 22-33 là hợp lẽ trời nhất. Theo nguyên lý đó thì:

Nữ 25-32 hợp với Nam 34-44

Nữ 33-40 hợp với Nam 45-55

Nữ 41-48 hợp với Nam 56-66

Nữ 49-56 hợp với Nam 67-77

Nữ 57-64 hợp với Nam 78-88

Cũng có vẻ buồn cười nhưng đúng là trùng với thống kê y học rằng, Nữ ở tuổi 64 còn Nam thì mãi cho đến 88, tức đến chu kỳ tám của đời người, thì hoạt động sinh dục mới dừng hẳn

Thay cho lời kết

Luận thuyết trình bày trên đây là dựa trên cơ sở tính toán khoa học, không mang chút nào tâm linh, huyền bí gì cả. Một luận thuyết khoa học có đúng không, cần phải qua kiểm chứng độc lập. Ít nhất nó cũng phải giải đoán được những điều đã biết và tiên đoán được những điều chưa biết để tiếp tục kiểm chứng.

Dân gian có câu: 49 chưa qua 53 đã tới, hay Nữ thập tam Nam thập lục. Luận thuyết nêu trên đây lý giải được tuổi cả hai khá tốt. Còn tuổi 49 dân gian cũng cho là hạn, thì tạm lý giải trong khoảng 47-50. Mà thực sự thì tuổi hạn 49 cũng du di trên thực tế.

Trong khoảng 53, 61,69 (có tính đến sai số) thì người ta nhận thấy có nhiều người từ trần ốm đau, bệnh tật nhất.

Ví dụ như biểu đồ Nghiên cứu tử vong do ung thư vú tại các tỉnh Bắc Ninh, Lâm Đồng, Bến Tre năm 20084. Ta thấy rõ tỷ lệ tử vong rất cao ở độ tuổi 50-60 là tuổi có biến dị lớn nhất.

h4compress.jpg

Các tiên đoán ở các tuổi Biến dị, Cô đơn, hoặc Bình yên khác có lẽ cần được kiểm chứng bằng các số liệu thống kê khoa học, xem có đúng không. Đây chỉ là những kết quả ở cấp gần đúng thấp nhất. Khi nâng cao cấp gần đúng và độ phân giải, lưu ý cả không thời gian sinh ra của từng người, ta có thể dự đoán đến chi tiết hằng tháng, hằng ngày… của từng cá thể riêng biệt. Nhiều điều bất ngờ dự đoán quy luật tương lai từng người trên cơ sở khoa học đang được chờ đợi.

Có rất nhiều dữ kiện đã được tiên đoán, hy vọng mọi người có thể tự kiểm chứng đúng sai và phản biện lại. Tất nhiên chuyện tài lộc, hên xui thì chưa thể bàn định được ở đây.

Nhân dịp đầu xuân, góp chuyện cho vui, ai tin thì tin, không tin thì thôi, xin đừng bận tâm!

-------------------------------------

Chú thích:

1. Theo cách hiểu kinh điển: Tiên đề (Axiom) là nguyên lí xuất phát của ngành khoa học, Định đề (Postulate) là nguyên lí xuất phát của một lí thuyết cụ thể.

2. Xem thêm Giải mã sự lập trình của tạo hóa của cùng tác giả http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=7174&CategoryID=2

3. http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/215740/so-phan-cua-con-nguoi-do-mat-troi-dinh-san-.html

4. Luận văn của bác sĩ Trần Thị Hương http://share.pdfonline.com/b02546d525354d2cafd7aefe6386b6b4/t_%20l_%20t_%20vong%20do%20ung%20th_%20v%C3%BA.in.htm#page_47

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện vận hạn dưới góc nhìn khoa học

Trần Xuân Hoài

09:55-13/02/2015

 
Trời đất vận chuyển tuần hoàn vĩnh viễn không sinh không diệt, chỉ có cuộc sống hữu hạn của muôn loài là trôi theo một chiều từ sinh đến diệt mà thôi. Phía trước luôn là bí ẩn và ai cũng muốn biết trước điều sẽ xảy ra. Do đó dù thuộc chủng tộc nào, nhóm đức tin nào, tầng lớp nào, trình độ hiểu biết ra sao, muốn hay không, thì với con người, việc tìm cách tiên tri hay tiên đoán mà dân gian gọi là bói toán, là hoạt động đã tồn tại hàng ngàn năm qua cho mãi đến nay, và có lẽ là một trong những môn cổ nhất lịch sử văn minh nhân loại. Mở đầu một năm mới, cũng là lúc thích hợp để luận bàn về khoa học và sự huyền bí tâm linh.
 

Có chăng khoa học huyền bí?

Bất cứ ngành khoa học nào cũng phải bắt đầu bằng những tiên đề (Axiom). Đó là những chân lý tự thân đúng, không cần và không thể chứng minh. Ví dụ ngành vật lý thì thừa nhận vật chất và năng lượng là bảo toàn, không tự nhiên mất đi và không tự nhiên sinh ra. Mỗi học thuyết (hay lý thuyết) cụ thể trong một ngành khoa học cũng phải xây dựng trên những tiên đề riêng (còn gọi là định đề - postulate) là những chân lý không thể chứng minh bằng chính lý thuyết đó1. Ví dụ, Thuyết Tương đối của Einstein trong vật lý coi tốc độ ánh sáng trong chân không là cực đại và bất biến theo mọi hướng. Định đề này được rút ra bằng thực nghiệm, còn lý thuyết của Einstein thì không thể chứng minh được tại sao.

Vậy nên, nếu muốn coi bói toán là một khoa học, ít nhất là Khoa học huyền bí, thì tiên đề đầu tiên của bói toán, là phải thừa nhận có một sự sắp đặt trước nào đó của tạo hóa khi một con người sinh ra. Nói theo ngôn ngữ khoa học, đó là tạo hóa đã lập trình cho mỗi sinh linh khi ra đời và việc bói toán là việc cố giải mã lập trình của tạo hóa. Trong cái gọi là Khoa học huyền bí về bói toán tồn tại nhiều thuyết huyền bí, mỗi thuyết đều phải dựa trên một hay nhiều định đề cơ sở. Ví dụ, bói vân tay thì coi vết chỉ tay là dấu hiệu của cuộc đời. Bói mai rùa (Trung Hoa), bói chân gà (Việt Nam), bói lòng lợn (châu Phi) cũng tượng tự. Bói Kiều thì coi 3.254 câu Kiều là chỉ dấu của đời người… Nói chung là rất tùy tiện, không có bài bản gì để bàn luận. Tuy nhiên, nền minh triết Đông Tây hiện nay tồn tại ba học thuyết tiên tri tương đối có bài bản đó là Chiêm tinh học (Astrology), Kinh Dịch, Tử Vi. 3.000 năm trước Công nguyên, người Lưỡng Hà (Vùng Iraq-Syria ngày nay) bắt đầu mày mò nhìn đoán sao trên trời - Chiêm tinh. Họ đã quan sát bầu trời và phát hiện ra chuyển động biểu kiến của Mặt trời tương ứng với vị trí các chòm sao nhất định, có tính chu kỳ hằng năm. Và sau đó, người Babylon tạo ra 12 ký hiệu Hoàng đạo. Người Ai Cập cải tiến nó và đến lượt người Hy Lạp thì hệ Hoàng đạo (Zodiac) đã hoàn chỉnh. Họ đã chia một chu kỳ Mặt trời ra 12 cung (độ dài khoảng 30 ngày) định vị với các chòm sao tương ứng trong một năm. Ngày sinh của một cá thể người là chỉ dấu gắn chặt với cung hoàng đạo, nên đó là cung chiếu mệnh của cá thể đó. Định đề này có thể chấp nhận được. Hơn nữa, thuyết này đã có cơ sở khoa học khá sớm, đó là thừa nhận Mặt trời là một tác nhân chủ yếu đến sự hình thành và phát triển con người. Nhưng khi đi xa hơn, mỗi cung Hoàng đạo lại được gắn cho những thuộc tính nhân tạo, cùng với những tương tác của các cung Hoàng đạo với nhau thì thật là đáng ngờ. Ví dụ, lấy gì để nói rằng Capricornus – Ma Kết (22/12 – 19/1), Virgo – Xử Nữ (23/8 – 22/9), Taurus – Kim Ngưu (20/4 – 20/5) là nhóm Đất. Những người sinh ra trong nhóm Đất rất chung thủy, cần cù, ôn hòa và khoan thai! Và khi lấy đó làm một định đề cơ sở để tiên đoán thời mệnh của con người thì đó là việc hoàn toàn tùy tiện, không thể lý giải. Nhưng đó lại chính là mảnh đất làm ăn của các nhà Chiêm tinh học cổ đại và hiện đại. Dù biết là vô lý như vậy nhưng loài người ngày nay, nhất là giới trẻ vẫn gửi niềm tin vô vọng vào đó.

Ở Phương Đông cũng thịnh hành một kiểu gần giống thuật chiêm tinh nói trên, gọi là Tử Vi. Khởi nguồn muộn hơn, có thể là thế kỷ 10 sau Công nguyên, và được quy cho Trần Đoàn, hiệu là Hi Di, đời Tống sáng tạo ra. Cũng giống như thuật Chiêm tinh Tây phương, Tử Vi cũng coi số mệnh con người được an bài từ lúc chào đời. Lấy ngôi sao ứng với thời điểm chào đời làm sao chiếu mệnh. Thời điểm chào đời tính theo lịch Mặt trăng, mà tên gọi của năm là tổ hợp của 10 can và 12 chi – tức 12 con giáp. Việc thừa nhận ảnh hưởng của vũ trụ và đặc biệt là chu kỳ Mặt trăng đến con người là có tính khoa học. Từ các thông số đó và giới tính, theo một quy trình do con người không dựa trên bất kỳ cơ sở nào để xếp các sao thành một lá số. Đó là điều thứ nhất mang tính áp đặt buộc phải thừa nhận mà không lý giải được vì sao. Cái thứ hai không thể lý giải được là hệ thống sao của Tử Vi đã không theo một quan sát thiên văn nào cả mà hoàn toàn do con người tự đặt ra (Ban đầu theo Hi Di thì có 93 sao, hậu thế thì lại an đến 118 sao). Điều vô lý thứ ba, Tử Vi cũng gán cho mỗi sao mỗi thuộc tính và quy luật tương tác không dựa trên một cơ sở nào cả. Điều này cũng hoàn toàn giống như điều phi lý của Chiêm tinh học khi quy cho mỗi cung Hoàng đạo một thuộc tính. Khi được hỏi cơ sở nào để thừa nhận thì được trả lời: theo người xưa truyền lại. Nói khác đi, tiên đề cho học thuyết Tử Vi là: Người xưa bảo thế! Vô lý chưa, vậy nhưng tin thì cứ tin, và sự thực thì bói Tử Vi vẫn tồn tại mãi mãi. Con người mà!

Phương Đông từ rất sớm đã quan niệm vạn vật từ vũ trụ đến con người là sự kết hợp của âm dương và từ hơn 5.000 năm trước Công nguyên đã xây dựng được một hệ thống biểu diễn toán học của quan niệm tổng quát đó bằng các quẻ của Kinh Dịch. Cổ nhân dùng một nét gạch liền gọi là Dương và một nét đứt đoạn gọi là Âm. Đó chính là Lưỡng nghi, theo toán học ngày nay đó là cơ số hai. Khi chồng hai gạch đó lên nhau, thì thu được bốn tổ hợp, gọi là Tứ tượng, tương ứng 22.Chồng thêm một gạch (liền hoặc đứt) nữa thi thu được tám tổ hợp, gọi là bát quái, tương ứng 23. Chồng hai tổ hợp của bát quái lên nhau, thu được tất cả 64 tổ hợp, gọi là Trùng quái, tương ứng 26. Cho đến đoạn này thì các quan niệm âm dương, xây dựng nên hệ cơ số hai là hoàn toàn khoa học. Đáng tiếc là cổ nhân phương Đông (Trung Hoa hay Việt gì đó) hơn 4.000 năm trước chỉ dừng lại ở 64 quẻ Dịch, không thể đi xa hơn để xây dựng nên Đại số học Nhị phân, cơ sở cho máy tính hiện nay! Trái lại, cổ nhân lại coi chúng như biểu trưng cho sự bí ẩn huyền diệu. Các bậc thánh hiền hậu sinh, mỗi người mỗi cách gửi gắm minh triết của mình vào mỗi quẻ Dịch một bài thuyết giảng, bắt đầu từ Chu Văn Vương viết lời Soán, con là Chu Công viết Hào từ, rồi Khổng tử giải nghĩa thêm gọi là Thập Dực, thế là bộ Kinh Dịch huyền bí hoàn thành, người đời sau cứ thế mà suy luận thoải mái, gọi là giải Dịch. Vì dựa trên hệ nhị phân, giống như đồng tiền có hai mặt quy ước Âm-Dương, nên khi gán một quẻ Dịch cho đối tượng nào thì làm thủ thuật xin quẻ, đơn giản nhất là tung đồng tiền sấp ngửa (Âm hoặc Dương), hoặc rút hay xóc thẻ làm bằng các lóng tre có đốt hay không có đốt. Sau một số lần gieo nhất định thì thu được một quẻ Dịch cho đối tượng đó. Thế là các nhà bói dịch dựa vào các lời thánh hiền viết cho mỗi quẻ mà giải thuyết, không khác gì dân Việt ta bói Kiều, đối tượng tin tuyệt đối! Nội dung của Chu Dịch gồm phần Kinh Dịch là phần về bói toán. Phần thứ hai là Truyện Dịch là giải thích Kinh Dịch đậm chất triết học, nhưng mơ hồ huyền bí lắm. Chỉ có thể bàn về phần bói dịch, rằng việc gán cho mỗi quẻ dịch mang một phần triết thuyết nào đó là không có cơ sở và việc giải đoán nó lại càng mơ hồ. Sau nữa, thủ thuật xin quẻ cho đối tượng dựa trên sự xin quẻ ngẫu nhiên, rõ ràng là thua xa việc dựa trên thời điểm sinh nhật của đối tượng như thủ thuật Chiêm tinh học hoặc Tử Vi sử dụng. Cái duy nhất khả dĩ chấp nhận được trong bói Dịch là quan niệm mọi thực thể vũ trụ, kể cả con người, là chịu ảnh hưởng của vũ trụ và là sự kết hợp âm dương mà phát triển lên [“Dịch hữu Thái cực, thị sinh Lưỡng nghi, nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định Cát hung, Cát hung sinh Đại nghiệp”].

Như vậy, cả ba thuyết phổ biến về tiên tri bói toán này đều xuất phát từ những quan niệm (hay định đề) tương đối khoa học nhưng khi diễn dịch ra để áp dụng làm công cụ bói toán - tiên tri thì hoàn toàn khiên cưỡng, tùy tiện, phi khoa học và phi logic.2

 

Có thể biết trước được số phận?

Khoa học hiện nay chưa thể lý giải mọi hiện tượng. Vì vậy có lúc cũng phải viện dẫn đến niềm tin để làm cơ sở. Chẳng hạn, có linh hồn hay không? Khoa học không thể phủ định cũng không thể khẳng định. Đa số tin rằng con người bao gồm phần thực thể (Physical) và phần tinh thần (Spirit). Phần tinh thần quá cao siêu, không dám bàn về số phận tinh thần. Vậy chúng ta chỉ bàn về số phận cho phần thực thể mà thôi.

Bốn định đề chính

Nếu loại bỏ những điều phi khoa học, không logic và mang màu huyền bí thì những luận cứ của Chiêm tinh, Tử Vi, Kinh Dịch khả dĩ chấp nhận dưới góc nhìn khoa học có thể tóm tắt thành các định đề dưới đây:

1- Con người sinh ra đã được tạo hóa định mã lập trình (có thể hiểu là số phận).

2- Con người là một thực thể của vũ trụ, do âm dương kết hợp mà thành, chịu ảnh hưởng của vũ trụ trong quá trình hình thành. Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng.

3- Sự phát triển của đời người dựa trên cơ sở lập trình lúc hình thành và biến chuyển liên tục dưới tác động của vũ trụ.

4- Dấu ấn của vũ trụ và mã lập trình được xác định trong khoảng thời gian hình thành lấy thời điểm ra đời (ví dụ lấy ngày sinh) làm mốc.

Sử dụng định đề số 2, ta coi tác động của vũ trụ gói gọn lại gồm Trái đất Mặt trời và Mặt trăng. Mặt trời có ảnh hưởng lớn nhất, vì vậy đơn vị tính thời gian là lấy năm Mặt trời, tức một vòng quay biểu kiến của quả đất quanh Mặt trời. Mặt trăng tuy nhỏ hơn nhiều sao khác nhưng gần Trái đất nhất, nên quỹ đạo Mặt trăng (tháng Mặt trăng) cũng là thông số chính yếu.

Diễn giải định đề số 4, chúng ta coi chín tháng trong bụng mẹ và ba tháng sau ngày sinh là năm mà tạo hóa tạo nên hoàn chỉnh bộ mã lập trình, đánh dấu là tuổi số 0, là tuổi tiên thiên trời định (gần như là tuổi “mụ”của ta).

Mấu chốt để giải mã là diễn giải định đề số 3. Theo tuổi tăng lên con người sẽ thay đổi. Những tuổi mà ở đó trạng thái của vũ trụ lặp lại trạng thái ở tuổi tiên thiên (trong phạm vi sai số), thì dù có tạo nên sự biến dịch, cũng vẫn là đồng dạng với mẫu hình như hóa đã ban tặng. Nói đơn giản đó là tuổi những thay đổi đã theo một khuôn mẫu như khi tạo hóa sinh ra, không biến đổi đột xuất. Ta gọi là tuổi Bình yên. Còn nếu ở tuổi mà trạng thái vũ trụ thay đổi so với trạng thái ở tuổi lúc sinh ra, thì con người cũng thay đổi không theo như ban sơ, ta gọi là tuổi Biến dịch. (Lưu ý: Định đề này là mấu chốt để phát triển các tính toán tiếp sau đây. Nếu không thừa nhận nó thì các phần dưới đây vô giá trị.)

Trạng thái vũ trụ của một thời điểm, ví dụ tại điểm bắt đầu của năm hình thành nên con người (tuổi số 0) được xác định bởi ba điểm: Tâm Mặt trời (S), Tâm Trái đất trên Hoàng đạo (E) và Tâm Mặt trăng trên quỹ đạo tháng (L). Hết một năm Mặt trời, Trái đất trở về điểm E còn Mặt trăng trở lại điểm nào đó, L’ chẳng hạn (xem hình 1).

 

h1%20compress.jpg

 

Các cơ sở khoa học về vật lý thiên văn và y sinh học

Xác định trạng thái Mặt trời - Trái đất - Mặt trăng

Mặc dù con người có thể đo đạc và tính toán chính xác đến từng giây, từng mét từng radian tọa độ vũ trụ của của Mặt trời, Mặt trăng, nhưng ở đây ta chỉ cần dùng đến các quy luật thiên văn chính xác đến ngày mặt trời (Solar day) hoặc ngày thiên văn (sidereal day) là đủ. Vị trí của Trái đất so với mặt trời được đặc trưng bởi quỹ đạo Trái đất quanh mặt trời, là năm mặt trời. Một năm mặt trời có 365,2425 ngày. Con số về ngày tháng Dương Lịch (ngày tây) là chỉ thị gần đúng vị trí của Trái đất trên quỹ đạo. Vị trí của Trái đất và mặt trăng quay quanh Trái đất so với mặt trời được xác định bởi quỹ đạo của mặt trăng quanh Trái đất (có tính đến sự dịch chuyển của Trái đất quanh mặt trời), tức là tháng mặt trăng. Một tháng mặt trăng có 29,53059 ngày. Vị trí của mặt trăng trên quỹ đạo chính là ngày tháng lịch mặt trăng (như lịch của đạo Hồi). Lịch ta là âm dương lịch, cho nên ngày ta thì không chính xác hoàn toàn vì lịch ta đã hiệu chỉnh theo lịch mặt trời bằng cách tính năm nhuận.

Quan sát bầu trời, đo đạc ngày tháng, các nhà thiên văn đã khám phá ra:

a) Chu kỳ 19: 19 năm mặt trời =235 tháng mặt trăng, sai số chỉ 0.003. Nói một cách gần đúng dễ hiểu là trạng thái của bộ ba Mặt trăng-Trái đất-Mặt trời cứ 19 năm lặp lại như cũ. Chu kỳ này khá chính xác, hơn 400 năm mới lệch một ngày, cho nên trong cõi trăm năm người đời có thể coi là trùng lặp tuyệt đối. ( Vì lý do này mà trong lịch pháp, cứ 19 năm dương lịch thì trong 19 năm âm lịch tương ứng phải có 7 năm gồm 13 tháng, tức là 7 năm nhuận). Chu kỳ này có tên là Chu kỳ Meton, đặt theo tên người Hy lạp đã khám phá ra (Meton of Athen,năm 440 trước CN). Chu kỳ Meton là do hai tiểu chu kỳ (chu kỳ con) gần đúng cộng lại:

b ) Tiểu Chu kỳ 8 (octaeteris): 8 năm mặt trời = 99 tháng mặt trăng, sai số 1,5 ngày, có nghĩa là cứ 5 năm thì lệch 1 ngày. Tiểu Chu kỳ này ta đặt tên là chu kỳ ÂM.

c) Tiểu chu kỳ 11: 11 năm mặt trời =136 tháng mặt trăng, sai số 1,5 ngày, tức là cứ 7,3 năm lêch 1 ngày. Ta đặt tên tiểu chu kỳ này là chu kỳ DƯƠNG.

Để cho dễ hiểu, nói một cách gần đúng thô sơ, trạng thái của vũ trụ được xác định bời ba con số: Năm Dương Lich, Ngày Dương Lịch (ngày Tây) và Ngày Âm Dương Lịch (ngày Ta). Ví dụ ngày tết nguyên đán Ất Mùi (1/1) năm nay là 19/2/2015, 19 năm sau tết Giáp dần cũng là ngày 19/2/2034, còn tết Bính tí 19 năm trước cũng là ngày 19/2/1996. Có nghĩa là trạng thái vũ trụ các năm này lặp lại nhau. Nhưng mà 19/2/2014 chỉ chệch một năm so với 2015 thì lại là ngày 20/1 Giáp Ngọ. Trạng thái vũ trụ không lặp lại. (Các chu kỳ 8 và 11 thì con số không hoàn toàn trùng như vậy vì năm nhuận chỉ hiệu chỉnh theo chu kỳ 19)

Quy ước về tính tuổi: Năm gốc là tuổi số 1 gồm có 9 tháng trước ngày sinh (tuổi mụ) và ba tháng sau ngày sinh (tuổi tây) (Vì thế, hãy tính là tuổi ta cho dễ nhớ, tuy không thật chính xác).

Số phận của con người do Mặt trời định sẵn?3

Trong một nghiên cứu chưa từng có, các nhà khoa học Na Uy phát hiện, những người sinh vào các thời điểm Mặt trời bình lặng có thể sống thọ hơn khoảng năm năm so với những người chào đời lúc Mặt trời hoạt động mạnh mẽ.

Kết luận trên được rút ra khi nhóm nghiên cứu xem xét các dữ liệu nhân khẩu học của những người Na Uy sinh ra trong khoảng 1676 - 1878 cùng với các kết quả ghi nhận quan sát về hoạt động của Mặt trời.

Các chuyên gia nhận thấy, tuổi thọ của những người sinh ra trong các giai đoạn hoạt động tối đa của Mặt trời (đặc trưng bằng các trận phun trào dữ dội) tính trung bình thấp hơn 5,2 năm so với những người chào đời vào thời điểm hoạt động của Mặt trời giảm tới mức tối thiểu.

Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B, hoạt động của Mặt trời lúc chào đời làm giảm khả năng sống sót tới khi trưởng thành của con người.

Mặt trời có các chu kỳ hoạt động kéo dài xấp xỉ 11 năm, bắt đầu từ một thời điểm hoạt động cực điểm này tới thời điểm hoạt động cực điểm tiếp theo (Hình 2).

h2compress.jpg

Thống kê còn cho thấy, 11 tuổi là tuổi mà các trẻ nam hết thời kỳ trẻ con (trung tính), chuyển sang phát triển giới tính nam.

Vì vậy chu kỳ 11 năm được gọi là chu kỳ Dương, biểu hiện cho giới tính Nam.

Ảnh hưởng của Mặt trăng

Mặt trăng tuy nhỏ hơn Mặt trời nhưng gần Trái đất hơn nên ảnh hưởng của Mặt trăng tới Trái đất mạnh hơn Mặt trời. Ảnh hưởng của Mặt trăng tới Trái đất có tác động không nhỏ tới hoạt động sống của con người. Điều ai cũng biết là chu kỳ Mặt trăng xác định chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Sự phản chiếu của ánh sáng Mặt trời lên Mặt trăng cũng thay đổi theo từng thời kỳ, gọi là các pha của Mặt trăng (Hình 3).

h3compress.jpg

 

Tất cả những thay đổi ấy đều được phản ánh trong cơ thể sinh vật và con người. Não phản ứng rất nhạy bén trước những biến đổi đó, gây hàng loạt biểu hiện về tinh thần. Các nhà khoa học khẳng định rằng những ngày trăng non tác động khác với những ngày trăng tròn. Các nhà y học cổ Tây Tạng còn cho rằng: Các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, bại liệt, động kinh, nhồi máu cơ tim, tâm thần kích phát thường xảy ra vào các ngày 4, 8, 11, 15, 22, 29 tháng âm lịch. Dù chưa được khẳng định đúng sai, nhưng ảnh hưởng của Mặt trăng là rất lớn và đặc biệt là phụ thuộc vào tám pha của chu kỳ Mặt trăng.

Một thống kê đã được khẳng định là năm thứ tám, các em gái bắt đầu phát triển giới tính nữ. Vì vậy chu kỳ tám năm là dành cho Mặt trăng, cho nên gọi là chu kỳ Âm, biểu hiện cho giới tính Nữ.

Thử giải mã sự lập trình của tạo hóa

Tạo hóa cho bạn

Vậy là con người sinh ra (năm số 0) tiếp theo tám năm biến dịch thì đến tuổi (hầu như) bình yên đầu tiên, tám tuổi, cũng là hết một chu kỳ Âm. Hai năm Biến dịch nữa (9, 10) sang năm 11 tuổi lại (hầu như) bình yên, hết một chu kỳ Dương. Năm 19 tuổi là hoàn thành chu kỳ Meton = ÂM+DƯƠNG, là tuổi (tuyệt đối) bình yên, âm dương hài hòa. Có thể xác định Tuổi Bình yên (tính chất chung cho các tuổi “hầu như” hoặc “tuyệt đối” bình yên) của đời người theo công thức :

TUỔI BÌNH YÊN= A x 8 + D x 11, trong đó A và D là những số nguyên dương.

Những tuổi còn lại, không thể khai triển được như trên là Tuổi Biến dịch.

Khi nào thì bước vào tuổi già tự nhiên?

Trong trăm năm đời người thì có đến 66 năm là Bình yên, đó là các tuổi:

8,11,16,19, 22, 24, 27, 30, 32, 33, 35, 38, 40, 41, 43, 44, 46, 48, 49, 51, 52, 54, 55, 56, 57, 59, 60;

62, 63, 64, 65, 66, 67, 68;

70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 86, 87, 88, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.

Trong 66 năm bình yên này có thể chia làm ba đoạn:

8-60 có 27 năm bình yên và khá rời rạc, là đoạn tuổi trẻ và trung niên;

62-68 có bảy năm liên tục, là đoạn cao niên;

70 -100 có 32 năm (và tiếp nữa) liên tục là đoạn tuổi già.

Tuổi 69 là tuổi đặc biệt, vì đó là năm biến dịch cuối cùng. Sau đó là mãi mãi bình yên, chỉ có già dần (lão hóa) mà thôi.

Vậy khi 70 tuổi là bước vào Tuổi già trời định. Từ 69 về trước bao gồm các giai đoạn Tuổi trẻ, Trung niên và Cao niên, gọi chung là tuổi Tráng niên.

Những năm tháng đẹp của tuổi Tráng niên

Nói chung, những năm bình yên trong tuổi Tráng niên là những tuổi ít nhiều đều đẹp, ít phải lo lắng.

Tuổi Bình yên phân thành Tuổi Âm thịnh, Tuổi Dương thịnhTuổi Hài hòa

D-A >0: Tuổi Dương thịnh; D-A < 0: Tuổi ÂM thịnh ; D-A=0 : Tuổi Hài hòa

Đối với cả hai giới những tuổi hài hòa đều thuận lợi: 19, 38, 57

Đối với Nữ giới các tuổi âm thịnh là thuận lợi: 8, 16, (19), 24, 27, 32, 35, (38), 40, 43, 46, 48, 51, 54, 56, (57), 59, 62, 64, 65, 67.

Tuổi Đẹp nhất cho Nữ là các tuổi thuần âm: 8,16, 24, 32, 40, 48, 56, 64.

Với Nam giới các tuổi dương thịnh là có ưu thế hơn: 11, (19), 22, 30, 33, (38), 41, 44, 52, 55, (57) 63, 66, 68.

Tuổi Nam nhi rực rỡ nhất là các năm thuần Dương: 11, 22, 33, 44, 55, 66

Tuổi nào thì cần phải cẩn thận?

Các tuổi biến dịch không phải là hoàn toàn xấu, vì không có các sự biến dịch bổ sung thêm vào sự sắp xếp của tạo hóa thì con người không phát triển đa dạng được. Tác động của môi trường, ngoại cảnh, nội lực, ý chí… cũng không thể thiếu. Tuy nhiên có sự biến đổi mạnh thì cũng phải cẩn thận hơn.

Trong các Tuổi biến dịch cũng có thể định lượng được sự Biến dịch bằng một số đo gọi là mức biến dị. Theo quy luật Vật lý, với cùng một mức độ thay đổi, nếu chuỗi biến dịch liên tục càng dài thì độ biến dị càng thấp. Vì nếu có xảy ra ở một điểm thì sự biến dịch liền sau có thể sửa chữa lại. Vậy độ dài của chuỗi tuổi biến dịch liền nhau đặc trưng cho mức biến dị. Chuỗi càng ngắn thì tác động của mức biến dị càng lớn. Còn những tuổi biến dị đơn độc nói chung là dễ có những đột xuất đáng ngại của đời người, vì một khi có biến dị xảy ra thì không có chu trình biến dị liền kề để điều chỉnh mà phải chờ đến năm biến dịch gần nhất mới có cơ hội điều chỉnh.

Những năm đáng ngại là các năm đơn độc: 23, 31, 34, 39, 42, 45, 47, 50, 53, 58, 61, 69.

Rõ ràng là mức độ đáng ngại của năm đơn độc càng tăng lên khi mà khoảng cách tính đến năm biến dị gần nhất (gọi là khoảng cô đơn) càng dài. Theo cách đó thì có 3 năm như vây, gọi là năm hạn:

Năm hạn: 53, 61, 69. Do mức biến dị lớn nên 53 là năm hạn nặng vì là năm bắt đầu có thay đổi đột biến mạnh nhất ở tuổi trung niên. Tuổi 61 đột biến bắt đầu ở cao niên nên nguy hiểm và 69 là tuổi cuối cùng của đời người có đột biến nên là rất nguy hiểm.

Năm có nguy cơ: 31, 39, 42, 47, 50, 58

Năm lưu ý: 23, 34, 45

Ngoài ra, có thể xác định đoạn tuổi nguy cơ, đó là khoảng mà hai năm có nguy cơ cách nhau gần nhất (chỉ có hai năm).

Đoạn tuổi nguy cơ: 39-42 và 47-50.

Các cột mốc của tuổi già

Từ sau tuổi 69 là chuỗi tuổi bình yên liên tục, mọi thứ mà tạo hóa đã ban tặng sẽ suy giảm (già đi) đều đều theo khuôn mẫu trời định lúc chào đời mà không đột biến. Tuy vậy cũng có những cột mốc đáng lưu ý.

Đối với cả cụ ông và cụ bà:

Mốc người già trở thành như con trẻ, 88 tuổi là đạt điểm đặc biệt, đó là điểm đồng thời thuần ÂM (tổ hợp 11 chu kỳ Âm) hoặc thuần Dương (tổ hợp tám chu kỳ Dương), không phân biệt, giống như khi mầm sống nảy sinh.

Các mốc Âm-Dương hài hòa 76 và 95 cũng đáng chú ý.

Ở ba mốc dị thường này có thể rất tốt cũng có thể rất xấu.

Đối với cụ ông

Mốc đáng ngại đầu tiên là 72 vì là hậu quả của năm nguy hiểm 61. Tiếp sau là mốc hài hòa 76, thuần Dương 77. Mốc 80 là nguy hiểm,vì đó là hệ lụy một chu kỳ dương của tuổi nguy hiểm 69. Nếu vượt qua được các mốc dị thường 88, 95 thì hy vọng đạt 99 thuần Dương, vượt qua được thì trường thọ trên trăm tuổi.

Đối với cụ bà

Mốc 77 là nguy hiểm vì là hệ lụy của tuổi nguy hiểm 69. Nhưng 76 và 77 cũng là hai mốc dị thường, có xấu có tốt, nên 77 có thể là rất nguy hiểm cũng có thể không. Tiếp sau đó chỉ còn là các mốc dị thường, cho nên nói chung cụ bà sẽ sống thọ hơn cụ ông cũng là trời định!

Chu kỳ tâm-sinh lý

Một lẽ hiển nhiên là tâm-sinh lý cũng phát triển theo các chu kỳ phát triển của con người. Tâm-sinh lý ở chu kỳ một là trung tính. Giới tính hình thành và phát triển hoàn thiện ở chu kỳ 2, tức 8-16 tuổi ở Nữ và 11-22 tuổi ở Nam. Ở giữa chu kỳ thứ hai này, nữ thập tam (13), nam thập lục (16) đều dậy thì. Muốn có hòa hợp tâm-sinh lý thì tốt nhất là Nam-Nữ cùng chu kỳ phát triển. Ví dụ lấy nhau ở chu kỳ 3, nữ trong khoảng 17-24 mà kết hôn với nam trong khoảng 22-33 là hợp lẽ trời nhất. Theo nguyên lý đó thì:

Nữ 25-32 hợp với Nam 34-44

Nữ 33-40 hợp với Nam 45-55

Nữ 41-48 hợp với Nam 56-66

Nữ 49-56 hợp với Nam 67-77

Nữ 57-64 hợp với Nam 78-88

Cũng có vẻ buồn cười nhưng đúng là trùng với thống kê y học rằng, Nữ ở tuổi 64 còn Nam thì mãi cho đến 88, tức đến chu kỳ tám của đời người, thì hoạt động sinh dục mới dừng hẳn

Thay cho lời kết

Luận thuyết trình bày trên đây là dựa trên cơ sở tính toán khoa học, không mang chút nào tâm linh, huyền bí gì cả. Một luận thuyết khoa học có đúng không, cần phải qua kiểm chứng độc lập. Ít nhất nó cũng phải giải đoán được những điều đã biết và tiên đoán được những điều chưa biết để tiếp tục kiểm chứng.

Dân gian có câu: 49 chưa qua 53 đã tới, hay Nữ thập tam Nam thập lục. Luận thuyết nêu trên đây lý giải được tuổi cả hai khá tốt. Còn tuổi 49 dân gian cũng cho là hạn, thì tạm lý giải trong khoảng 47-50. Mà thực sự thì tuổi hạn 49 cũng du di trên thực tế.

Trong khoảng 53, 61,69 (có tính đến sai số) thì người ta nhận thấy có nhiều người từ trần ốm đau, bệnh tật nhất.

Ví dụ như biểu đồ Nghiên cứu tử vong do ung thư vú tại các tỉnh Bắc Ninh, Lâm Đồng, Bến Tre năm 20084. Ta thấy rõ tỷ lệ tử vong rất cao ở độ tuổi 50-60 là tuổi có biến dị lớn nhất.

h4compress.jpg

Các tiên đoán ở các tuổi Biến dị, Cô đơn, hoặc Bình yên khác có lẽ cần được kiểm chứng bằng các số liệu thống kê khoa học, xem có đúng không. Đây chỉ là những kết quả ở cấp gần đúng thấp nhất. Khi nâng cao cấp gần đúng và độ phân giải, lưu ý cả không thời gian sinh ra của từng người, ta có thể dự đoán đến chi tiết hằng tháng, hằng ngày… của từng cá thể riêng biệt. Nhiều điều bất ngờ dự đoán quy luật tương lai từng người trên cơ sở khoa học đang được chờ đợi.

Có rất nhiều dữ kiện đã được tiên đoán, hy vọng mọi người có thể tự kiểm chứng đúng sai và phản biện lại. Tất nhiên chuyện tài lộc, hên xui thì chưa thể bàn định được ở đây.

Nhân dịp đầu xuân, góp chuyện cho vui, ai tin thì tin, không tin thì thôi, xin đừng bận tâm!

-------------------------------------

Chú thích:

1. Theo cách hiểu kinh điển: Tiên đề (Axiom) là nguyên lí xuất phát của ngành khoa học, Định đề (Postulate) là nguyên lí xuất phát của một lí thuyết cụ thể.

2. Xem thêm Giải mã sự lập trình của tạo hóa của cùng tác giả http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=7174&CategoryID=2

3. http://m.vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/215740/so-phan-cua-con-nguoi-do-mat-troi-dinh-san-.html

4. Luận văn của bác sĩ Trần Thị Hương http://share.pdfonline.com/b02546d525354d2cafd7aefe6386b6b4/t_%20l_%20t_%20vong%20do%20ung%20th_%20v%C3%BA.in.htm#page_47

 

Bài viết này cho thấy sự hiểu biết của tác giả về các môn dự báo, bói toán Đông phương rất hời hợt và cũng chỉ nói theo sách để lại, chứ không phải hiểu được bản chất của nó. Chúng ta bắt đầu phân tích từ đoạn sau đây:

 

Bốn định đề chính

Nếu loại bỏ những điều phi khoa học, không logic và mang màu huyền bí thì những luận cứ của Chiêm tinh, Tử Vi, Kinh Dịch khả dĩ chấp nhận dưới góc nhìn khoa học có thể tóm tắt thành các định đề dưới đây:

1- Con người sinh ra đã được tạo hóa định mã lập trình (có thể hiểu là số phận).

2- Con người là một thực thể của vũ trụ, do âm dương kết hợp mà thành, chịu ảnh hưởng của vũ trụ trong quá trình hình thành. Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng.

3- Sự phát triển của đời người dựa trên cơ sở lập trình lúc hình thành và biến chuyển liên tục dưới tác động của vũ trụ.

4- Dấu ấn của vũ trụ và mã lập trình được xác định trong khoảng thời gian hình thành lấy thời điểm ra đời (ví dụ lấy ngày sinh) làm mốc.

 

Có thể nói, bốn vấn đề mà tác giả nêu ra và coi là những định đề thì hoàn toàn sai. Đây là 4 hệ quả của cả một quá trình nhận thức của một nền văn minh đã bị hủy diệt. Bởi vậy, ngày nay không hiểu được người xưa đã nhận thức thực tại nào để có những hệ quả như vậy. Cho nên tác giả kết luận là những định đề.

1/ Ngày từ điều mà tác giả coi là "định đề thứ nhất": "Con người sinh ra đã được tạo hóa định mã lập trình (có thể hiểu là số phận)" Thì ít nhất con người cũng phải nhận thức được một thực tại hiển nhiên của Tạo hóa  như thế nào mới có thể xác định được khái niệm số phận/ "mã lập trình". Vậy khái niệm số phận/ mã lập trình là một hệ quả nhận thức, chứ không phải một định đề.

2/ Với điều hai tác giả nêu:"Con người là một thực thể của vũ trụ, do âm dương kết hợp mà thành, chịu ảnh hưởng của vũ trụ trong quá trình hình thành. Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng".

Điều này cho thấy tác giả không hiểu gì về thuyết ADNH. Khái niệm Âm Dương là hệ quả của tư duy trừu tượng, tổng hợp quá trình nhận thức của toàn bộ sự hình thành và các dạng tồn tại, vận động, phát triển của vũ trụ, là một từ minh triết sử dụng trong thuyết ADNH, có tính chất của một cặp phạm trù mô tả tất cả những trạng thái có thể phân biệt trong vũ trụ. Cho nên nó không phản ánh một trạng thái tồn tại cụ thể nào. Do đó, không thể nói: Con người là do "do âm dương kết hợp mà thành" được. Còn nếu nói thêm như tác giả:  "Mà ảnh hưởng quyết định nhất là Mặt trời và Mặt trăng" thì đó là hệ quả của nhận thức, sao gọi là định đề được - cho dù đúng sai chưa bàn vội?!

3/ Tác giả viết: "Sự phát triển của đời người dựa trên cơ sở lập trình lúc hình thành và biến chuyển liên tục dưới tác động của vũ trụ".

Sự nhầm lẫn của tác giả ở đây chính là đã đặt hậu quả lên trước nguyên nhân. Con người / nguyên nhân, phải xuất hiện đã thì mới nhận thức được sự lập trình cho nó. Cho dù sự lập trình đó thuộc về Thượng Đế. Ở đây, tác giả lại đặt cơ sở lập trình là chỗ dựa cho sự hình thành và phát triển của con người. Tất nhiên, nó không có "cơ sở khoa học". Cho nên coi là một định đề là sai.

4/ Tác giả cho rằng: "Dấu ấn của vũ trụ và mã lập trình được xác định trong khoảng thời gian hình thành lấy thời điểm ra đời (ví dụ lấy ngày sinh) làm mốc".

Chứng minh sai lầm của tác giả tương tự như trên.

Như vậy, với toàn bộ bài viết của tác giả căn cứ vào bốn dữ kiện mà tác giả gọi là định đề như trên , đã là một sai lầm thì có thể nói toàn bộ bài viết không thể sâu sắc.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn về lỗ khoan ở Ai Cập cổ
Cập nhật lúc 09h58' ngày 09/09/2015

Abusin nằm cách quần thể Kim Tự Tháp Giza Ai Cập 50km. Chỗ này trước đây cũng có 3 Kim Tự Tháp, chúng được xây dựng vào thời kỳ Vương triều thứ 5 trong lịch sử Ai Cập, tức là sau thời đại Pharaon Khufu vào khoảng 4100 năm trước. Ở Abusin, người ta phát hiện trên những vách đá nham thạch cứng hơn cả đá hoa cương có khoan những lỗ rất tròn trịa.

 

Bí ẩn về những lỗ khoan  tròn trịa ở Ai Cập cổ đại
Ngay từ rất sớm, thời kỳ đồ đá mới, loài người đã biết dùng chày đá tạo ra những lỗ trên đá hoa cương. Giống như thế, người ta cũng tạo ra những lỗ trên xương hoặc vách đá nham thạch.


ai_cap_co_dai.jpg
Tượng đá Abusin

Những lỗ khoan ở Abusin không phải là những lỗ khoan bình thường, mà là lỗ khoan bao tâm. Nó là một loại kỹ thuật khoan khó, khi khoan xong chính giữa hình thành một đường rãnh ở tâm khối đá hình tròn xoắn. Lúc tiến hành khoan, không thể tùy tiện thích cầm mũi khoan thế nào thì cầm mà phải điều chỉnh thế nào đó có thể khoan vào tâm khối đá. Khối đá cần khoan và công cụ phải ở một tư thế nhất định. Để có một đường khoan thẳng, người thợ cần phải có những thiết bị phối hợp. Nếu chỉ dựa vào kỹ thuật khoan thủ công thì không thể có những rãnh khoan thẳng và đều. Nhìn lỗ khoan, người ta có thể biết được chiều đi của mũi khoan, nhưng rõ ràng họ đã không dùng mũi khoan kim cương để khoan.

ai_cap_co_dai_1.jpg

 

Và lỗ khoan cũng không phải là dùng đục để đục một loạt các lỗ, sau đó dùng phương pháp mài để gia công. Trên lỗ khoan vẫn để lại vết tích xoáy tròn, vết đứt của mũi khoan.
 

Phát hiện này có ý nghĩa gì?
Có người đưa ra ý kiến phản đối, họ cho rằng những lỗ khoan bao tâm là do người hiện đại tạo ra. Nếu vậy thì chỉ cần khoan một lỗ là đủ, vì sao tất cả các khối đá ở Abusin đều có lỗ khoan? Hơn nữa, ngay từ rất sớm, cách đây 1000 năm trước, ngài Fde Lins Pater đã miêu tả những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn của thời kỳ Vương triều thứ 5 này. Do vậy, ý kiến cho rằng những lỗ khoan này do người hiện đại tạo ra là không chắc.

abusin1_450.jpg

 

Trang bị của các kiến trúc sư cổ Ai Cập, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết chút gì. Kỹ thuật gia công lỗ khoan bao tâm này không phải là phát minh ngẫu nhiên. Tiến bộ kỹ thuật là một quá trình tiến dần có thứ tự. Để tiến hành khoan lỗ, việc phát minh ra máy khoan vẫn chưa đủ, mà còn phải có công cụ thích hợp khác. như mũi khoan kim cương. Và để có thể dùng mũi khoan kim cương và máy khoan, người thợ còn phải có vật liệu thích hợp. Cho đến nay câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ và người ta chỉ có thể đến để chiêm ngưỡng những bức tượng và những lỗ khoan với một thắc mắc không lời giải mà thôi.

 

ai_cap_co_dai_2.jpg
Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.

  H.T sưu tầm
Nguồn: khoahoc.tv

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn về lỗ khoan ở Ai Cập cổ

Cập nhật lúc 09h58' ngày 09/09/2015

Abusin nằm cách quần thể Kim Tự Tháp Giza Ai Cập 50km. Chỗ này trước đây cũng có 3 Kim Tự Tháp, chúng được xây dựng vào thời kỳ Vương triều thứ 5 trong lịch sử Ai Cập, tức là sau thời đại Pharaon Khufu vào khoảng 4100 năm trước. Ở Abusin, người ta phát hiện trên những vách đá nham thạch cứng hơn cả đá hoa cương có khoan những lỗ rất tròn trịa.

 

Bí ẩn về những lỗ khoan  tròn trịa ở Ai Cập cổ đại

Ngay từ rất sớm, thời kỳ đồ đá mới, loài người đã biết dùng chày đá tạo ra những lỗ trên đá hoa cương. Giống như thế, người ta cũng tạo ra những lỗ trên xương hoặc vách đá nham thạch.

ai_cap_co_dai.jpg

Tượng đá Abusin

Những lỗ khoan ở Abusin không phải là những lỗ khoan bình thường, mà là lỗ khoan bao tâm. Nó là một loại kỹ thuật khoan khó, khi khoan xong chính giữa hình thành một đường rãnh ở tâm khối đá hình tròn xoắn. Lúc tiến hành khoan, không thể tùy tiện thích cầm mũi khoan thế nào thì cầm mà phải điều chỉnh thế nào đó có thể khoan vào tâm khối đá. Khối đá cần khoan và công cụ phải ở một tư thế nhất định. Để có một đường khoan thẳng, người thợ cần phải có những thiết bị phối hợp. Nếu chỉ dựa vào kỹ thuật khoan thủ công thì không thể có những rãnh khoan thẳng và đều. Nhìn lỗ khoan, người ta có thể biết được chiều đi của mũi khoan, nhưng rõ ràng họ đã không dùng mũi khoan kim cương để khoan.

ai_cap_co_dai_1.jpg

 

Và lỗ khoan cũng không phải là dùng đục để đục một loạt các lỗ, sau đó dùng phương pháp mài để gia công. Trên lỗ khoan vẫn để lại vết tích xoáy tròn, vết đứt của mũi khoan.

 

Phát hiện này có ý nghĩa gì?

Có người đưa ra ý kiến phản đối, họ cho rằng những lỗ khoan bao tâm là do người hiện đại tạo ra. Nếu vậy thì chỉ cần khoan một lỗ là đủ, vì sao tất cả các khối đá ở Abusin đều có lỗ khoan? Hơn nữa, ngay từ rất sớm, cách đây 1000 năm trước, ngài Fde Lins Pater đã miêu tả những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn của thời kỳ Vương triều thứ 5 này. Do vậy, ý kiến cho rằng những lỗ khoan này do người hiện đại tạo ra là không chắc.

abusin1_450.jpg

 

Trang bị của các kiến trúc sư cổ Ai Cập, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết chút gì. Kỹ thuật gia công lỗ khoan bao tâm này không phải là phát minh ngẫu nhiên. Tiến bộ kỹ thuật là một quá trình tiến dần có thứ tự. Để tiến hành khoan lỗ, việc phát minh ra máy khoan vẫn chưa đủ, mà còn phải có công cụ thích hợp khác. như mũi khoan kim cương. Và để có thể dùng mũi khoan kim cương và máy khoan, người thợ còn phải có vật liệu thích hợp. Cho đến nay câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ và người ta chỉ có thể đến để chiêm ngưỡng những bức tượng và những lỗ khoan với một thắc mắc không lời giải mà thôi.

 

ai_cap_co_dai_2.jpg

Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.

  H.T sưu tầm

Nguồn: khoahoc.tv

 

Cảm ơn Thanhdc.

Một lần nữa cho thấy rằng: Nếu cứ giữ định kiến là các Kim Tự Tháp và những bí ẩn khác của nền văn minh cổ xưa chỉ xuất hiện vào "thời đại đồ đá" thì tất cả những bí ẩn, mãi mãi vẫn cứ là bí ẩn.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sao chổi sẽ hủy diệt trái đất?
14/09/2015 05:08
 

Một giả thuyết mới xuất hiện với lời tiên đoán rùng rợn: sao chổi sẽ một lần nữa quét sạch nền văn minh nhân loại như nó đã từng làm 12.800 năm trước.

 

saochoi_hgok.jpg?width=689
Một tác giả Anh cho rằng truyền thuyết con thuyền Noah là có cơ sở - Ảnh: genius.com
 
Trên khắp thế giới, trải dài từ Alaska đến Indonesia, hơn 200 huyền thoại từ thời cổ đại đã cùng truyền miệng về một nền văn minh nhân loại bị hủy diệt bằng lửa trời và đại hồng thủy. Cho đến gần đây, dựa trên chứng cứ khoa học thu thập được từ năm 2007 trở đi, có vẻ những câu chuyện như sự tích Noah và con thuyền lớn trong trận Đại hồng thủy được Kinh thánh ghi lại ít nhiều có những chi tiết thực. Trang tin The Huffington Post đã dẫn lại nội dung cuốn sách Magicians Of the Gods của tác giả nổi tiếng người Anh Graham HanCock, theo đó một trận lụt khủng khiếp từng làm rung chuyển bề mặt hành tinh chúng ta khoảng 12.800 năm trước, kích hoạt những đợt tuyệt chủng trên diện rộng đối với các loài động vật lớn như voi ma mút, gấu lợn, và thậm chí còn quét sạch cả giống loài của chúng ta.
Nói tóm tắt, cả một chương trong lịch sử loài người đã bị xóa sổ, một giai đoạn không chỉ tồn tại người tiền sử kém thông minh chuyên săn bắn - hái lượm mà cả một nền văn minh công nghệ cao vào thời đó. Để có thể hiểu được điều này, tác giả Anh đề cập đến kỷ nguyên giữa 10.800 và 9.600 trước Công nguyên, giai đoạn mà giới địa chất học gọi là “Younger Dryas”. Đây là thời điểm diễn ra những sự chuyển biến khủng khiếp trong các mô hình khí hậu của thế giới. Tuy nhiên, sự thay đổi gây tàn phá nhất đã xảy đến khi băng tại hai cực đột ngột tan rã, tống một khối lượng nước khổng lồ vào các đại dương, kích hoạt sóng thần càn quét các lục địa. Ông HanCock cho hay mọi chứng cứ sẽ chỉ giả thuyết về hậu quả một sự va chạm giữa trái đất với sao chổi.
Tác giả đã lần theo nhiều dấu vết xuyên suốt các nền văn minh cổ đại, phát hiện một số người may mắn sống sót đã ngồi thuyền chu du thế giới với một mục đích duy nhất: tái tạo thế giới đã bị hủy diệt. Trong đó, 7 nhà hiền triết đến Ai Cập nắm trong tay bí quyết xây cất các công trình, và người Ả Rập vẫn duy trì truyền thuyết rằng các kim tự tháp tại Ai Cập là nơi chôn giấu những quyển sách nắm giữ đủ loại công nghệ từ trước trận Đại hồng thủy. Đến nay, kim tự tháp vẫn là những công trình ít được khám phá nhất, nên chưa kiểm định được giả thuyết này. Ông HanCock cũng đề cập công trình Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ, có quy mô khổng lồ với ít nhất 12.000 năm tuổi, cho rằng nó thuộc về nền văn minh đã biến mất.
Tất cả những dấu vết cho thấy tàn tích của nền văn minh xưa cũ vẫn tiếp tục bám trụ đến ngày nay, được duy trì bởi một vài cá nhân nắm được những bí mật then chốt nhất, để truyền lại một lời cảnh báo trực tiếp và cấp thiết, theo tác giả HanCock. Đó là những gì đã hủy diệt thế giới trước đây có thể lặp lại trong hiện tại. HanCock cho hay những lời cảnh báo trên đã bị lãng quên cả thiên niên kỷ, và giờ đây khoa học hiện đại đã nắm được chứng cứ để giải mã thông điệp quan trọng đó, dù có thể là quá trễ.
Trong vòng 15 năm nữa, trái đất sẽ lại đi qua luồng chảy thiên thạch Taurids, chỉ “đường cao tốc” rộng lớn chứa đầy tàn tích sao chổi, và đúng vào vị trí xuất hiện các mảnh vỡ lớn nhất và nhiều nhất. Một số có kích thước gấp 3 lần tiểu hành tinh từng va chạm trái đất cách đây 65 triệu năm, khiến giống loài khủng long tuyệt chủng. Tác giả Anh cho hay đây là thời điểm có nguy cơ đụng độ cao nhất. Người Ojibwa, thổ dân Bắc Mỹ, từng để lại lời sấm: “Ngôi sao với cái đuôi dài rộng một ngày nào đó sẽ lại hủy diệt thế giới khi nó quét xuống thấp một lần nữa”.

Hạo Nhiên

======================

Từ lâu tôi đã xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái Đất này. Và tôi cũng xác định rằng: người Việt chính là hậu duệ còn sống sót sau trận Đại Hồng thủy hủy diệt nền văn minh này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chí là sản phẩm của nến văn minh đã bị hủy diệt và nền văn minh Việt đã ừng dụng trong suốt 2622 năm của thời đại Hùng Vương.

Không cần những bằng chứng khảo cổ, chỉ cần sự tổng hợp tất cả những gì còn lại với một giả thuyết phù hợp với những chuẩn mực khoa học, đủ để nhận thấy điều đó.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Vòng tròn bí ẩn của Trái Đất nối các công trình cổ đại nổi tiếng

3 days trước 18,418 lượt xem

  •  
vong-tron-bi-an-640x400.jpg
 
Bạn có biết, Đảo Phục Sinh, các kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, quần thể đền đài Ăng-co-vát... đều nằm trên 1 đường thẳng? (Ảnh; Internet)
 

Đảo Phục Sinh, các kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, quần thể đền đài Ăng-co-vát (Angkor Wat) … Hãy tưởng tượng một đường thẳng địa lý kỳ bí kết nối nhiều địa danh trọng yếu của thế giới cổ đại. Trên thực tế, khi các địa danh chủ chốt được đánh dấu trên quả địa cầu, một vòng tròn gần như hoàn hảo sẽ xuất hiện, cho thấy một bí ẩn vẫn chưa có lời giải thông qua khám phá khảo cổ.

 

vong-tron-bi-an-2.gifĐường thẳng địa lý kỳ bí kết nối nhiều địa danh trọng yếu của thế giới cổ đại

Một danh sách đáng kinh ngạc các di chỉ văn hóa quý báu của Trái Đất có thể được tìm thấy trên vòng tròn bí ẩn này khi nó đi qua các hòn đảo nhỏ, một số lục địa, và ngay cả các vị trí tiềm năng của những địa danh trong huyền thoại.

 

Tifinagh_Algeria.jpg

Những hình vẽ trên cao nguyên Tassili, ở khu vực trung tâm sa mạc Sahara. (Ảnh: Wikipedia)

 

Ở châu Phi, vòng tròn này đi qua cao nguyên Tassili trên sa mạc Sahara, các kim tự tháp Ai Cập, và lên phía trên qua các địa danh chủ chốt dọc theo các con sông Tigris, Euphrates và Nin—ba dòng sông có ảnh hưởng lớn nhất thời cổ đại. Khi tiếp tục lần theo đường vòng cung này, bạn sẽ đến kinh đô Persepolis của Đế quốc Ba Tư cổ đại, thành phố cổ Mohenjo-Daro, đền thờ thần Ammon trên ốc đảo Siwa, và thành phố bị thất lạc Petra—một trong bảy kỳ quan mới của thế giới cổ đại.

petra.jpg

Thành phố bị thất lạc Petra. (Ảnh: Pixabay)

 

Tiếp tục đi dọc theo con đường này bạn sẽ đến thành phố Ur của nền văn minh Sumer cổ đại, quần thể đền đài Ăng-co-vát (Angkor Wat) ở Campuchia và Thái Lan, vùng Biển Chết ở gần Địa Trung Hải, dãy núi Himalaya, sông Tiền Đường ở tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc, và khu di tích được một số người nhìn nhận là lục địa Atlantis trong huyền thoại. Điều đáng kinh ngạc là đường tròn bí ẩn này đã liên kết các địa danh này trong một khoảng sai số không vượt quá 1/10 của một độ vĩ độ, với tâm vòng tròn đặt ở miền đông nam bang Alaska, Mỹ.

 

Trong bài viết “Trật tự sắp xếp của các kỳ quan thế giới thời tiền sử” (“The Prehistoric Alignment of World Wonders”), tác giả Jim Alison đã mô tả rất chi tiết nhiều cách hoán vị toán học được tìm thấy bên trong vòng tròn lớn này và các địa danh liên kết với nhau trong đó. Ông viết: “Có thể dễ dàng quan sát trật tự sắp xếp của các địa danh này trên một quả địa cầu mô phỏng Trái Đất thông qua một đường tròn chân trời. Kết nối hai địa danh bất kỳ trên đường tròn chân trời, ta sẽ đồng thời kết nối tất cả các địa danh này trên đường tròn đó. Có thể sử dụng các chương trình phần mềm vẽ bản đồ thế giới 3D để vẽ minh họa vòng tròn lớn này quanh Trái Đất”.

Vậy vòng tròn này biểu thị điều gì? Nhiều người nói rằng những kết nối này cho thấy người cổ đại đã sở hữu một lượng tri thức rộng lớn hơn nhiều so với hiểu biết hiện nay của chúng ta. Những người khác lại cho rằng vì tâm vòng tròn đặt ở Alaska (trên Canada, gần Bắc cực), nên trật tự sắp xếp của nó có thể đã miêu tả vị trí các cực của Trái Đất trước khi chúng được dịch chuyển đến vị trí hiện tại. Ngoài các giả thuyết và phỏng đoán, một điểm chung giữa các địa danh này là tại mỗi khu vực đều tọa lạc các công trình kiến trúc rất tinh xảo. Một số địa danh trên vòng tròn này biểu thị một trình độ công nghệ vượt bậc mà cho đến nay các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn chưa thể giải thích.

 

Lignes_de_Nazca.jpg

Hình vẽ con chim ruồi trên cao nguyên Nazca. (Ảnh: Wikipedia)

 

Các kim tự tháp Ai Cập, thành phố Petra, pháo đài Ollantaytambo, và những nơi khác trên vòng tròn này thể hiện những kỹ nghệ điêu luyện tiếp tục làm chấn động và truyền cảm hứng cho nhân loại ngày nay. Hiệu ứng tương tự cũng có thể được tìm thấy trên cao nguyên Nazca, Peru. Ngôi làng cổ đại này vẫn tiếp tục làm chấn động các nhà nghiên cứu trước cách thức và nguyên nhân những thổ dân thời kỳ tiền Colombo tạo ra hơn 300 hình vẽ khổng lồ trên vùng đất Peru. Cũng giống như chính vòng tròn liên kết khổng lồ, các hình vẽ biểu thị các loài khỉ, chim, nhện, và các loài động vật khác được phát hiện trên cao nguyên Nazca nổi tiếng chỉ có thể được quan sát rõ ràng tại một độ cao đáng kể so với mặt đất. Trong hoàn cảnh không có những cỗ máy bay hiện đại, làm thế nào và vì lý do gì những con người cổ đại này đã tạo nên những mẫu hình to lớn đến như thế?

Xem thêm:

Vào những năm 1920, nhà sưu tầm đồ cổ nghiệp dư Alfred Watkins đã quan sát thấy các địa danh linh thiêng ở Anh nằm đúng trên một chuỗi các đường thẳng liên kết với nhau, mà ông gọi là “các đường Ley” (“ley lines”). Khi được vẽ trên một tấm bản đồ, các vòng tròn đá, đài tưởng niệm, và các khu vực định cư cổ đại được xếp ngay ngắn thành hàng dọc khắp đất nước. Kết quả quan sát đã khiến một số người tin rằng những đường thẳng này tượng trưng cho một hệ thống phong thủy được con người cổ đại sử dụng để xác định vị trí xây dựng các công trình kiến trúc khác nhau.

 

 

Nếu những con người cổ đại đã thực sự sử dụng một hệ thống như vậy để thiết lập vị trí xây dựng, thì bằng cách nào họ xác định được vị trí đặt các đường thẳng? Hơn nữa, phải chăng vị trí của các địa danh được tìm thấy trên vòng tròn lớn này cũng chịu nhận ảnh hưởng của các nguyên lý phong thủy kỳ bí, nhưng trên một phạm vi rộng lớn hơn? Bởi vì các địa danh trên có liên quan đến một số nền văn hóa vốn không đươc biết có bất kỳ mối liên hệ nào với nhau, chúng ta sẽ phải xem xét đến khả năng chúng chỉ đơn thuần phản ứng trước một hệ thống vượt quá sự hiểu biết hiện tại.

 

Bạn có thể xem vòng tròn đi qua 4 điểm chính: Đảo Phục Sinh, kim tự tháp Ai Cập, các hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, quần thể đền đài Ăng-co-vát rõ hơn trong video dưới đây: (từ đầu đến 2:46)

 

 

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!

Tác giả: Leonardo Vintini, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh.

Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.

Thanh Hải biên dịch

====================

 

 

Thưa quý vị và anh chị em.

Từ rất lâu trong các sách đã xuất bản và các tiểu luận trên diễn đàn, tôi đả xác định rằng: Có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã xuất hiện trên trái Đất trước nền văn minh của chúng ta. Và họ chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tổ tiên của người Việt là hậu duệ của chính nền văn minh này còn tồn tại, đã lưu giữ và là chủ nhân đích thực của học thuyết này trong nền văn minh Đông phương. Khi xác định những điều này, tôi không thể có những văn bản cổ, hoặc những di vật khảo cổ của một nền văn minh đã bị hủy diệt để biện minh cho giả thuyết của mình, theo các phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay. Mà chúng hoàn toàn được thẩm định bằng tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng - vốn là phương pháp của tôi..

Cho đến ngày nay, tất cả những gì mà con người phát hiện được với nhận thức trực quan - thí dụ như bài viết này - đã ngày càng làm sáng tỏ những giả thuyết của tôi.

Cá nhân tôi hy vọng rằng với những nhà khoa học nghiêm túc, quan tâm đến một nền văn minh cổ xưa, sẽ thừa nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Và từ đó làm nền tảng căn bản cho việc nghiên cứu sâu hơn về bản chất của một nền văn minh đã bị hụy diệt, quá trình hình thành và phát triển của nó. Tôi tin rằng: Đây sẽ là một điều có ích cho nền văn minh hiện nay.

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin lỗi, tôi đưa link này vào đây để có tư liệu tham khảo. Khi cần có thể coppi làm dẫn luận cho bổ xung cho luận điểm của tôi về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại.

http://khoahoc.tv/timkiem/ki%E1%BA%BFn+tr%C3%BAc+c%E1%BB%95+%C4%91%E1%BA%A1i+b%C3%AD+%E1%BA%A9n/index.aspx

https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=V%C3%B2ng+tr%C3%B2n+b%C3%AD+%E1%BA%A9n+c%E1%BB%A7a+Tr%C3%A1i+%C4%90%E1%BA%A5t+n%E1%BB%91i+c%C3%A1c+c%C3%B4ng+tr%C3%ACnh+c%E1%BB%95+%C4%91%E1%BA%A1i+n%E1%BB%95i+ti%E1%BA%BFng

Share this post


Link to post
Share on other sites
Những quả cầu kỳ lạ 2,8 tỷ năm tuổi

Thứ bảy, 3/10/2015 | 20:00 GMT+7

Các khối cầu được tìm thấy ở vùng mỏ khai thác của Nam Phi có thể là vật tạo tác của một văn minh rất cao thời tiền sử.
1-8193-1443840323.jpg

Những quả cầu Klerksdorp (phía trên bên trái, phía dưới bên phải), viên bi Moqui (phía trên bên phải, phía dưới bên trái). Ảnh: Epoch Times

Theo Epoch Times, Oopart (out of place artifact- đồ tạo tác không phù hợp với niên đại) là thuật ngữ dùng để chỉ những vật thể thời tiền sử được phát hiện ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và có trình độ kỹ thuật vượt xa thời đại tạo ra chúng. Oopart thường khiến các nhà khoa học theo lối suy nghĩ thông thường phải đau đầu, kích thích họ tìm ra lý thuyết mới thay thế, đồng thời khơi mào nhiều cuộc tranh luận.

Khối cầu Klerksdorp

Michael Cremo, nhà nghiên cứu văn hóa thời tiền sử, đi khắp nơi trên thế giới để thu thập thông tin về đồ tạo tác oopart. Năm 1984, Cremo liên lạc với Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp (Nam Phi), để nghiên cứu các khối cầu kỳ lạ gọi là Klerksdorp hiện đang lưu giữ ở đây. Chúng được tìm thấy tại mỏ khai thác ở Nam Phi. Cremo biên soạn những phát hiện của mình thành cuốn sách nổi tiếng "Khảo cổ học ngăn cấm: Lịch sử bị che khuất của loài người".

Marx mô tả các khối cầu Klerksdorp có niên đại khoảng 2,8 tỷ năm tuổi, với bề mặt rất cứng và cấu trúc dạng sợi bên trong. Marx cảm thấy chúng khá kỳ lạ và khó hiểu.

"Không có gì công bố về khối cầu mang tính khoa học. Chúng được tìm thấy trong mỏ đá cao lanh pyrophyllite, gần thị trấn nhỏ Ottosdal ở phía tây Transvaal. Loại đá cao lanh này hình thành từ trầm tích khoảng 2,8 tỷ năm trước đây. Đây là loại khoáng sản khá mềm với chỉ số 3 trong thang đo Mohs (thang đo từ 1 đến 10 để phân loại độ cứng của khoáng vật, trong đó đá talc mềm nhất, kim cương cứng nhất)", Cremo cho biết.

"Các khối cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, và một lớp vỏ bọc bên ngoài cứng như thép, không thể bị trầy xước".

Theo Cremo và một số nhà nghiên cứu khác, những khối cầu Klerksdorp thêm vào bằng chứng cho thấy, sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu, trước thời điểm mà chúng ta vẫn thường nhận định.

Nhiều người cho rằng, khối cầu Klerksdorp hình thành do quá trình tự nhiên gọi là kết hạch (sự tích tụ và cứng lại của khoáng chất).

Một vài khối cầu Klerksdorp có hình dạng elip với đường vân thô xung quanh khu vực trung tâm. Nhưng số khác lại có hình dạng và tỷ lệ cân đối. Các đường rãnh xung quanh chúng trông rất thẳng, giống như ai đó khắc bằng tay. Rất ít khả năng chúng hình thành một cách tự nhiên, những người ủng hộ giả thuyết khối cầu do sinh vật thông minh tạo ra, cho biết.

Năm 2002, Bảo tàng Klerksdorp đăng tải lá thư của John Hund ở Pietersburg (Nam Phi), trên trang web. Theo nhà địa chất Paul V. Heinrich, tuyên bố đưa ra trong bức thư chưa được xác minh và sau đó nó bị gỡ bỏ. Hund nói rằng, một trong những khối cầu đã được kiểm tra tại Viện Không Gian California (Mỹ). Các nhà khoa học đi đến kết luận, khối cầu có tính chất cân đối rất cao, vượt quá giới hạn công nghệ đo lường của họ. Nó cách sự hoàn hảo tuyệt đối chỉ một phần một trăm nghìn inch (1 inch = 2,54 cm).

Viên bi Moqui ở Utah, Mỹ

Tại Utah, người ta cũng tìm thấy các khối cầu tương tự gọi là viên bi Moqui hoặc quả bóng Moqui, với niên đại khoảng 2 triệu năm. Truyền thuyết kể rằng, những người tổ tiên đã mất của người thổ dân châu Mỹ Hopi chơi trò chơi với các viên bi và để lại chúng như một lời nhắn gửi tới người thân của họ, cho thấy họ vẫn đang hạnh phúc và ổn.

2-3828-1443840323.jpg

Tiết diện cắt ngang của một viên bị Moqui với lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ ngoài cứng, làm từ oxit sắt. Ảnh:Wikimedia

Viên bi Moqui có lõi bên trong bằng cát và lớp vỏ bên ngoài cứng, làm từ oxit sắt. Thí nghiệm của Heinrich trên một trong số những khối cầu Klerksdorp cho thấy, nó có thành phần là hematit (khoáng vật của oxit sắt). Heinrich cũng phát hiện một khối cầu Klerksdorp khác làm từ khoáng vật wollastonit cùng với hematit và goethite, một oxit sắt ngậm nước.

Theo tiến sĩ Karrie Weber thuộc Đại Học Nebraska-Lincoln (Mỹ), vi khuẩn có thể đã giúp hình thành nên các khối cầu như là sản phầm phụ trong quá trình sinh trưởng của chúng.

Nhà địa chất Dave Crosby tiến hành nghiên cứu ở Utah, nơi phát hiện ra các viên bi Moqui, ban đầu đưa ra giả thuyết về một vụ va chạm thiên thạch làm phân tán những khối cầu nóng chảy, sau đó cô đặc lại trên cát. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn, Crosby không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về tác động của vụ va chạm thiên thạch. Sau đó, ông phát triển một giả thuyết liên quan đến việc nước mưa làm hòa tan sắt, các khoáng chất và mang chúng xuống mạch nước ngầm. Khi đó, sắt sẽ được tích tụ ở xung quanh các hạt cát, hình thành nên khối cầu.

Cremo và một số nhà nghiên cứu khác ủng hộ quan điểm cho rằng, oopart là bằng chứng của nền văn minh tiên tiến thời tiền sử. Giới khoa học cần dũng cảm và sẵn sàng hơn để thừa nhận bằng chứng có thể đối lập với nhận thức phổ biến hiện nay.

Lê Hùng

=========================================================

 

Những phát minh đi trước thời đại hàng triệu năm

Chủ nhật, 4/10/2015 | 20:00 GMT+7

Lò phản ứng hạt nhân hơn một tỷ năm tuổi, hay kính viễn vọng khắc trên đá có thể là những bằng chứng cho thấy nền văn minh thời tiền sử có trình độ phát triển rất cao, thậm chí vượt qua cả chúng ta ngày nay.
2-3092-1443843199.jpg

Vị trí lò phản ứng hạt nhân ở Oklo, Cộng hòa Gabon. Ảnh: NASA

Theo Epoch Times, nhiều bằng chứng cho thấy nền văn minh thời tiền sử có thể có trình độ phát triển không kém gì nền văn minh hiện đại của chúng ta, thậm chí còn tiên tiến hơn.

Những khám phá dưới đây gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, một số nhà khoa học khẳng định chúng là bằng chứng không thể chối cãi từ hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu năm trước, khi người tiền sử bước đi trên Trái Đất với kiến thức và văn hóa như chúng ta hiện nay.

Lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi

Năm 1972, một nhà máy của Pháp nhập khẩu quặng urani từ Oklo, Cộng hòa Gabon (châu Phi). Các kỹ sư rất ngạc nhiên khi phát hiện số quặng urani này đã được chiết xuất sẵn. Họ nhận thấy rằng địa điểm nơi số quặng này được khai thác có chức năng giống như một lò phản ứng hạt nhân tiên tiến, quy mô lớn, hình thành từ 1,8 tỷ năm trước và hoạt động trong khoảng thời gian 500.000 năm.

Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, nguyên Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ, người đoạt giải Nobel nhờ công trình tổng hợp các nguyên tố nặng, giải thích lý do khiến ông tin rằng đây không phải là hiện tượng tự nhiên, mà là một lò phản ứng hạt nhân nhân tạo.

Để "đốt cháy" urani trong một phản ứng hạt nhân cần hội tụ điều kiện rất khắt khe. Nước sử dụng trong lò phản ứng phải cực kỳ tinh khiết, tinh khiết hơn bất kỳ loại nước tự nhiên nào trên Trái Đất. U-235 (đồng vị của urani) là nguyên liệu cần thiết cho phản ứng phân rã hạt nhân xảy ra.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật hạt nhân cho biết, urani ở Oklo không đủ giàu U-235 để phản ứng hạt nhân xảy ra tự nhiên.

Ngoài ra, lò phản ứng ở Oklo tiên tiến hơn bất kỳ nhà máy hạt nhân nào mà chúng ta xây dựng ngày nay. Nó có chiều dài lên tới vài km, tác động nhiệt đến môi trường về mọi phía chỉ giới hạn trong khoảng 40 mét. Chất thải phóng xạ vẫn được bao bọc bởi các yếu tố địa hình xung quanh và không bị chuyển ra ngoài khu mỏ.

Kính viễn vọng và quần áo hiện đại

Người ta cho rằng Galileo Galilei phát minh ra kính viễn vọng vào năm 1609. Tuy nhiên, một hòn đá được cho là có niên đại từ 65 triệu năm trước lại khắc họa một người đang cầm chiếc kính viễn vọng quan sát các vì sao.

3-2569-1443843199.jpg

Hòn đá kỳ lạ ở Ica, Peru mô tả một người đội mũ, đang quan sát bầu trời thông qua kính viễn vọng. Ảnh: Eugenia Cabrera/Museo Cabrera

Khoảng 10.000 hòn đá trưng bày tại Bảo tàng Cabrera, Ica (Peru) miêu tả người tiền sử đội mũ, mặc quần áo, đi giày. Ngoài ra, còn có những viên đá khắc họa cảnh tượng giống như cấy ghép nội tạng, mổ đẻ, truyền máu, thậm chí là những lần chạm trán với khủng long.

Trong khi một số người cho rằng những hòn đá này là giả mạo, thì tiến sĩ Dennis Swift, nhà nghiên cứu khảo cổ học thuộc Đại học New Mexico (Mỹ) viết cuốn sách với tựa đề "Bí mật về hòn đá Ica và hình vẽ Nazca", trong đó nêu ra bằng chứng cho thấy, những hòn đá Ica có niên đại từ thời tiền Columbus.

Theo Swift, vào thập niên 1960 giới khoa học tin rằng khủng long kéo lê đuôi khi bước đi, trong khi đó những hòn đá lại miêu tả khủng long vểnh đuôi lên. Đây là một trong những lý do khiến chúng bị xem là giả mạo và thiếu chính xác. Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này cho thấy, khủng long rất có thể vểnh đuôi lên khi bước đi, giống như mô tả trên hòn đá.

Nền văn hóa phát triển trên hình vẽ trong hang

Trên vách đá nhiều hang động ở La Marche, Pháp có các hình vẽ trên 14.000 năm tuổi, miêu tả con người với mái tóc ngắn, râu chải chuốt, cưỡi ngựa, ăn mặc theo phong cách hiện đại, khác xa với hình ảnh mặc áo da thú mà chúng ta thường tưởng tượng về người tiền sử..

Các hình vẽ được giới khoa học xác nhận là thật vào năm 2002. Điều tra viên Michael Rappenglueck thuộc trường Đại học Munich (Đức) nhấn mạnh rằng, di chỉ khảo cổ quan trọng này đã bị khoa học hiện đại phớt lờ.

Hiện nay, người ta trưng bày một số tảng đá tìm thấy trong hang La Marche ở Bảo tàng Nhân loại, Paris (Pháp). Tuy nhiên, những tảng đá mô tả người tiền sử với nền văn hóa và tư duy hiện đại lại không thấy xuất hiện.

4-jpeg-8192-1443843199.jpg

Tranh trong hang Altamira ở Anthropos Pavilion thuộc Bảo tàng Moravia, Cộng hòa Czech. Ảnh: Wikimedia Commons

Đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu Emile Cartailhac đã xuất bản một công trình nghiên cứu về những hình vẽ này, và trở thành người đi đầu trong việc chứng minh các bức vẽ là có thật.

Lê Hùng

Nguồn: Báo Vnexpres

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Lửa - Vật chất hay năng lượng?

13/10 08:54

 

Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí.

 

img-1444701243-1.jpg

 

Sức mạnh của một ngọn lửa có thể phá huỷ ngôi nhà của bạn và tất cả những gì bạn có chỉ trong khoảng 1 tiếng đồng hồ hoặc biến một khu rừng rộng lớn chỉ còn lại tro tàn. Lửa cũng là một loại vũ khí đáng sợ, với sức tàn phá gần như vô hạn, mỗi năm lửa lấy đi nhiều mạng sống hơn bất kì một sức mạnh thiên nhiên nào khác.

Nhưng ngược lại, lửa lại có rất nhiều công dụng trong cuộc sống. Lửa cho chúng ta ánh sáng và hơi ấm. Lửa còn giúp nấu chín thức ăn, rèn kim loại, làm đồ gốm, nung gạch, và vận hành nhà máy nhiệt điện... Tóm lại, lửa là một thứ nguy hiểm, nhưng cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nó thực sự là một trong những yếu tố quan trọng nhất của lịch sử loài người.

Vậy, lửa là gì?

Người Hi Lạp cổ cho rằng lửa là một trong những nguyên tố chính của vũ trụ, bên cạnh nước, đất và khí. Bạn có thể cảm nhận được lửa, giống như bạn có thể cảm nhận được đất, nước và khí vậy. Bạn cũng có thể nhìn, ngửi thấy lửa, và bạn có thể mang lửa đi bất cứ đâu. Nhưng thực tế, lửa là một cái gì đó rất khác. Đất, nước và khí được cấu tạo bởi hàng tỉ nguyên tử, và luôn giữ nguyên dạng như vậy. Lửa thì không như vậy: lửa có thể chuyển sang những dạng khác - nó là một phần của các phản ứng hoá học.

Thông thường, lửa sinh ra từ một phản ứng hoá học giữa oxy trong không khí và một loại chất đốt nào đó (gỗ, dầu hoả,...). Tất nhiên, gỗ và dầu hoả để trong không khí sẽ không thể tự cháy được. Để phản ứng cháy xảy ra, chúng ta cần phải làm nóng nhiên liệu đến nhiệt độ cháy của chúng. Trước tiên, chúng ta sẽ nói qua về quá trình khi đốt cháy một chất nào đó. Ví dụ, khi đốt một khúc gỗ, quá trình xảy ra như sau:

img-1444701243-2.png

- Khúc gỗ nóng dần lên. Nguồn làm nóng có thể là bất cứ gì: que diêm, tập trung ánh sáng mặt trời, sự chà xát, một thứ gì đó đang cháy...

- Khi khúc gỗ đạt đến nhiệt độ khoảng 150 độ C, nhiệt sẽ làm phân huỷ một vài thành phần cellulose của khúc gỗ đó.

- Carbon trong than củi cũng sẽ phản ứng với oxy, nhưng phản ứng này diễn ra chậm hơn. Chính vì vậy, khi bạn nướng một thứ gì đó bằng than củi, bạn sẽ thấy chúng nóng tương đối lâu.

Các phản ứng này khi xảy ra sẽ toả rất nhiều nhiệt. Chuỗi các phản ứng xảy ra liên tục, lượng nhiệt sinh ra đủ để duy trì ngọn lửa. Quá trình phản ứng trên đúng với khi ta đốt một khúc gỗ, nhưng với nhiều loại nhiên liệu khác thì quá trình chỉ xảy ra có một bước. Xăng là một ví dụ. Nhiệt năng sẽ hoá hơi xăng và rồi đốt cháy chúng, than không được sinh ra như khi đốt gỗ.

Loài người đã học được cách điều chỉnh nhiên liệu cần dùng và điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp với mục đích sử dụng. Ngọn nến chính là một dạng cho thấy sự bay hơi chậm và bốc cháy của sáp. Khi được làm nóng, các nguyên tử carbon (và cũng như các nguyên tố khác) phát ra ánh sáng. Hiện tượng “nhiệt sinh ra ánh sáng” này có tên gọi sự đốt cháy, về cơ bản cũng tương tự như việc bóng đèn dây tóc có thể phát sáng vậy. Và chính hiện tượng này sẽ cho ta nhìn thấy được ngọn lửa.

Màu sắc của ngọn lửa rất đa dạng, phụ thuộc vào cái gì đang cháy và nó nóng đến mức nào. Khi bạn thấy một ngọn lửa có nhiều màu sắc, ví dụ như nhìn vào ngọn lửa bếp ga, bạn sẽ thấy nó có nhiều màu sắc khác nhau, đấy chính là do sự khác nhau về nhiệt độ. Thông thường, nơi nóng nhất của ngọn lửa - ở dưới cùng – có màu xanh lam, trong khi đó, nơi có nhiệt độ thấp nhất có màu vàng và màu cam. Thêm nữa, các nguyên tử carbon có thể để lại những vệt đen xung quanh khi cháy sáng, đó chính là muội than hay bồ hóng, mà chúng ta thường thấy ở đáy các loại nồi khi nấu nướng bằng bếp than.

img-1444701243-3.jpg

Thứ nguy hiểm nhất ở đây là, các phản ứng hoá học mà có xảy ra sự cháy, chúng có tính tự tồn tại lâu dài. Sức nóng từ ngọn lửa có thể giữ cho nhiên liệu luôn ở nhiệt độ cháy, và chúng sẽ cháy mãi cho đến khi hết nhiên liệu hoặc hết oxy xung quanh. Ngọn lửa cháy làm nhiên liệu xung quanh bốc hơi, khi hơi ga bắt lửa chúng sẽ cháy tiếp, và ngọn lửa lan ra khắp nơi. Những hợp chất dễ cháy nhất, đó chính là hợp chất có chứa carbon và hidro, chúng dễ dàng kết hợp với oxy trong không khí để tạo CO2, nước và các chất khí khác.

Trên Trái Đất, trọng lực xác định cách ngọn lửa bùng cháy. Tất cả các khí nóng trong ngọn lửa nóng hơn và loãng hơn nhiều so với không khí xung quanh, do đó, chúng sẽ di chuyển dần về phía áp suất thấp hơn. Đây là lí do tại sao lửa thường lan lên phía trên, và đó cũng là lí do tại sao ngọn lửa luôn có "đầu ngọn" khi cháy. Nếu bạn đã thắp sáng ngọn lửa trong một môi trường không trọng lực, ví dụ như bên trong tàu con thoi ngoài không gian, ngọn lửa sẽ tạo thành hình cầu

Lửa cháy như thế nào ngoài vũ trụ?

Để hình thành một ngọn lửa, chúng ta phải xem xét khá nhiều yếu tố:

+ Những chất cháy khác nhau sẽ bắt lửa và cháy ở những nhiệt độ khác nhau. Chúng cần một lượng nhiệt nhất định để có thể chuyển các chất từ dạng ban đầu thành dạng hơi, và thêm lượng nhiệt nữa để có thể bắt đầu phản ứng với oxy. Lượng nhiệt cần thiết phụ thuộc vào bản chất của phân tử tạo nên loại nhiên liệu đó. Người ta thường chia thành 2 ngưỡng nhiệt độ: một là nhiệt độ đánh lửa thử nghiệm, là mức nhiệt độ cần thiết để biến nhiên liệu thành dạng khí có khả năng cháy khi gặp tia lửa điện. Và mức thứ hai, nhiệt độ đánh lửa vượt thử nghiệm, cao hơn rất nhiều so với mức một, ở nhiệt độ này, nhiên liệu sẽ lập tức cháy mà không cần đến tia lửa điện.

+ Kích cỡ của chất đốt cũng ảnh hưởng nhiều đến việc chúng cháy nhanh hay không. Một thân cây to sẽ có khả năng hấp thụ nhiều nhiệt hơn, sẽ cần lượng nhiệt lớn hơn để đốt cháy chúng. Ngược lại, một mẩu gỗ cỡ que diêm sẽ cháy dễ dàng vì chúng được làm nóng lên rất nhanh.

+ Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy các loại nhiên liệu cũng phụ thuộc nhiều vào lượng năng lượng chúng toả ra và tốc độ cháy của chúng. Cả hai yếu tố này, đều phụ thuộc nhiều vào cấu tạo của loại chất đốt. Một vài hợp chất phản ứng với oxy rất nhanh và mạnh, chúng toả ra một lượng nhiệt lớn. Với một vài loại khác, thì lại chỉ toả ra lượng nhiệt nhỏ. Tương tự, tốc độ phản ứng của chất đốt với oxy có thể nhanh hoặc chậm, như trong ví dụ về than củi ở trên.

+ Hình dạng của loại chất đốt cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ cháy. Những mảnh mỏng sẽ cháy nhanh hơn những mảnh lớn do diện tích tiếp xúc của chúng với oxy lớn hơn. Ví dụ, một mảnh gỗ dẹt, hoặc một tờ giấy sẽ cháy nhanh hơn một khối gỗ có cùng khối lượng, do mảnh gỗ và tờ giấy có diện tích tiếp xúc với không khí lớn hơn.

Và từ đó, bạn có thể thấy, lửa từ những loại nhiên liệu khác nhau, giống như những loài vật khác nhau vậy, chúng có những đặc điểm khác nhau. Dựa vào đó, các chuyên gia có thể xác định được ngọn lửa bắt nguồn như thế nào khi quan sát chúng và xem chúng ảnh hưởng sang môi trường xung quanh như thế nào. Ngọn lửa từ những loại nhiên liệu dễ cháy sẽ gây tác hại nhiều hơn so với loại nhiên liệu cháy chậm và toả ít nhiệt năng.

img-1444701243-4.jpg

Vậy, cuối cùng, chúng ta kết luận được lửa không phải dạng vật chất hay dạng năng lượng thông thường, nó là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng hóa học tỏa nhiệt, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng, và các sản phẩm phản ứng khác.Ngoài ra, ngọn lửa là một phần biểu hiện thấy được (phát ra ánh sáng) của sự cháy. Nó tạo ra từ các phản ứng hóa học có sự tỏa nhiệt cao (cháy, phản ứng oxy hóa tự duy trì) diễn ra trong môi trường hẹp.

Ngọn lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được xếp như một loại khí plasma - bị ion hóa một phần. Để tạo ra lửa, phải cần và đủ 3 yếu tố, đó là: chất cháy, ôxy và nguồn nhiệt. Thiếu một trong các yếu tố trên hoặc các yếu tố trên không đủ thì sự cháy sẽ không xảy ra. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ bốc cháy khác nhau.

Theo Genk. 

Nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/70460

-----------------------------------------------------------------------------

Lửa là một dạng tồn tại của hành Thổ trong âm dương ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Vậy nó là vật chất chứ nhỉ? mà vật chất luôn có năng lượng tồn tại bên trong (e=mc^2). Đây có phải là Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ không nhỉ??

 

  Cho đến tận ngày hôm nay, tri thức khoa học hiện đại vẫn còn đang đặt vấn đề: "Lửa là vật chất hay năng lượng?". Bài báo dẫn những quan niệm của Hy Lạp cổ đại, nhưng không nhắc gì đến văn minh Đông phương. Nhưng giả sử họ có nói đến nền văn minh này thì chắc cũng chẳng sáng tỏ thêm điều gì. Bởi vì nền văn minh này vẫn còn huyền bí đến tận ngày hôm nay - ngoại trừ với các thành viên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn hiểu được cội nguồn của nó thuộc về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt, đã xác định rằng: Lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được phân loại thuộc hành Hỏa.

  Khái niệm "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - ứng dụng trong cuộc sống được hiểu một cách nôm na là "lửa". Bởi vậy, học thuyết này, được không ít những học giả hàn lâm cho rằng: Đó là quan niệm "duy vật thô sơ" của người cổ đại kém hiểu biết. Thậm chí một thời những hệ quả ứng dụng của học thuyết này trong dự báo, kiến trúc và cả Đông Y, còn bị coi là "mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học". Mặc dù, cho đến ngày hôm nay, những trí thức xuất sắc của nền văn minh hiện đại vẫn còn lúng túng khi tìm hiểu về mặt lý thuyết sự tồn tại của "lửa" - một biểu tượng của hành "Hỏa" trong thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt.

  Thuyết Âm Dương Ngũ hành  - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định rằng: "Lửa" - nếu hiểu một cách cụ thể là những đám cháy rừng ở Calorado, California, sự phun trào của núi lửa.... - đều là những chuyển hóa của vật chất và là một trạng thái tồn tại của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Hỏa" trong ngũ hành. Tương tự như vậy thì "Thủy" - nếu hiểu một cách cụ thể là nước của những dòng sông, hay ở biển cả, ở trong những cơn mưa trên khắp thế giới - cũng là  một trạng thái tồn tại và chuyển hóa của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Thủy" trong ngũ hành.

Nhưng với nền tảng tri thức từ nhận thức trực quan đơn giản của nền văn minh hiện đại - chưa có khả năng tổng hợp để trở thành một hệ thống lý thuyết - nên họ đã lúng túng khi kiến giải các trạng thái tồn tại này và tự mâu thuẫn trong nhận thức. Đó là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng quan sát được từ những thực tế khách quan tương tự ở Địa cầu và ở trong vũ trụ. Đó cũng là nguyên nhân mà ngay cả cơ quan Nasa và không ít những nhà khoa học đầu bảng thuộc các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ của nền văn minh hiện đại, vẫn đinh ninh rằng:

  Có sự sống ngoài Địa cầu và có "nước" trên sao Hỏa. Các nhà khoa học đã tin điều này và đổ rất nhiều tiền của cho những nghiên cứu vì niềm tin của họ, tốn kém và vô bổ gấp hàng tỷ tỷ lần, những người đốt vàng mã cúng thần linh cũng vì niềm tin của họ.

  Nhưng với những trí thức của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ với nền văn hiến Việt - thì xác định rằng: Sự vận động của vật chất không phải chỉ là một sự vận động cơ học, như: trái Đất quay xung quanh mặt trời, các hạt cơ bản tự xoạy quanh nó...mà còn là sự chuyển hóa từ dạng tồn tại này, sang dạng tồn tại khác. Và "Lửa" thuộc hành "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một dạng chuyển hóa của vật chất của tất cả mọi dạng tồn tại trên Địa cầu này - mà cả quả Địa cầu này của chúng ta được xếp vào hành Mộc. Bởi vậy, về lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất trên Địa cầu này đều có thể chuyển hóa thành "lửa" (Mộc sinh Hỏa).

  Tương tự như vậy, mọi hiện tượng mang dấu vết của "Thủy" trên sao Hỏa, không bao giờ là "nước" - hiểu theo nghĩa "nước" như trên mặt đất. Mà nó chứng tỏ một trạng thái tồn tại và vận động của vật chất - tương tự như "nước" trên trái Đất - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì thuộc hành "Thủy". Chính sự tồn tại và vận động của hành "Thủy" này đã tạo ra những dấu ấn mà những nhà khoa học của Nasa hiểu lầm là "nước" đã từng tồn tại trên sao Hỏa.

Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri. Tuân thủ tiêu chí này, tôi xác định - nhân danh nền văn hiến Việt - mang tính tiên tri, rằng: Không bao giờ có "nước" trên sao Hỏa - hiểu theo khái niệm "nước" trên Địa cầu.

================

PS: Có thể cũng có nhiều học giả xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Nhưng tôi cần khẳng định rằng: Khả năng tất cả những học giả đó đều xác định trên cơ sở những tư liệu cổ mà họ có; nhưng để có một hệ thống lý luận chứng minh điều này thì chỉ có ở lyhocdongphuong.org.vn và tôi cũng cần khẳng định rằng: Bản chất của nền văn minh Đông phương mà tri thức căn bản là thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất cũng chỉ có ở đây: lyhocdongphuong.org.vn

.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

  Cho đến tận ngày hôm nay, tri thức khoa học hiện đại vẫn còn đang đặt vấn đề: "Lửa là vật chất hay năng lượng?". Bài báo dẫn những quan niệm của Hy Lạp cổ đại, nhưng không nhắc gì đến văn minh Đông phương. Nhưng giả sử họ có nói đến nền văn minh này thì chắc cũng chẳng sáng tỏ thêm điều gì. Bởi vì nền văn minh này vẫn còn huyền bí đến tận ngày hôm nay - ngoại trừ với các thành viên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn hiểu được cội nguồn của nó thuộc về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt, đã xác định rằng: Lửa là một trạng thái tồn tại của vật chất và được phân loại thuộc hành Hỏa.

  Khái niệm "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - ứng dụng trong cuộc sống được hiểu một cách nôm na là "lửa". Bởi vậy, học thuyết này, được không ít những học giả hàn lâm cho rằng: Đó là quan niệm "duy vật thô sơ" của người cổ đại kém hiểu biết. Thậm chí một thời những hệ quả ứng dụng của học thuyết này trong dự báo, kiến trúc và cả Đông Y, còn bị coi là "mê tín dị đoan" và không có "cơ sở khoa học". Mặc dù, cho đến ngày hôm nay, những trí thức xuất sắc của nền văn minh hiện đại vẫn còn lúng túng khi tìm hiểu về mặt lý thuyết sự tồn tại của "lửa" - một biểu tượng của hành "Hỏa" trong thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt.

  Thuyết Âm Dương Ngũ hành  - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định rằng: "Lửa" - nếu hiểu một cách cụ thể là những đám cháy rừng ở Calorado, California, sự phun trào của núi lửa.... - đều là những chuyển hóa của vật chất và là một trạng thái tồn tại của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Hỏa" trong ngũ hành. Tương tự như vậy thì "Thủy" - nếu hiểu một cách cụ thể là nước của những dòng sông, hay ở biển cả, ở trong những cơn mưa trên khắp thế giới - cũng là  một trạng thái tồn tại và chuyển hóa của vật chất trong toàn thể vũ trụ này và được xếp vào hành "Thủy" trong ngũ hành.

Nhưng với nền tảng tri thức từ nhận thức trực quan đơn giản của nền văn minh hiện đại - chưa có khả năng tổng hợp để trở thành một hệ thống lý thuyết - nên họ đã lúng túng khi kiến giải các trạng thái tồn tại này và tự mâu thuẫn trong nhận thức. Đó là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng quan sát được từ những thực tế khách quan tương tự ở Địa cầu và ở trong vũ trụ. Đó cũng là nguyên nhân mà ngay cả cơ quan Nasa và không ít những nhà khoa học đầu bảng thuộc các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ của nền văn minh hiện đại, vẫn đinh ninh rằng:

  Có sự sống ngoài Địa cầu và có "nước" trên sao Hỏa. Các nhà khoa học đã tin điều này và đổ rất nhiều tiền của cho những nghiên cứu vì niềm tin của họ, tốn kém và vô bổ gấp hàng tỷ tỷ lần, những người đốt vàng mã cúng thần linh cũng vì niềm tin của họ.

  Nhưng với những trí thức của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt và chỉ với nền văn hiến Việt - thì xác định rằng: Sự vận động của vật chất không phải chỉ là một sự vận động cơ học, như: trái Đất quay xung quanh mặt trời, các hạt cơ bản tự xoạy quanh nó...mà còn là sự chuyển hóa từ dạng tồn tại này, sang dạng tồn tại khác. Và "Lửa" thuộc hành "Hỏa" trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một dạng chuyển hóa của vật chất của tất cả mọi dạng tồn tại trên Địa cầu này - mà cả quả Địa cầu này của chúng ta được xếp vào hành Mộc. Bởi vậy, về lý thuyết của thuyết Âm Dương ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - thì tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất trên Địa cầu này đều có thể chuyển hóa thành "lửa" (Mộc sinh Hỏa).

  Tương tự như vậy, mọi hiện tượng mang dấu vết của "Thủy" trên sao Hỏa, không bao giờ là "nước" - hiểu theo nghĩa "nước" như trên mặt đất. Mà nó chứng tỏ một trạng thái tồn tại và vận động của vật chất - tương tự như "nước" trên trái Đất - theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì thuộc hành "Thủy". Chính sự tồn tại và vận động của hành "Thủy" này đã tạo ra những dấu ấn mà những nhà khoa học của Nasa hiểu lầm là "nước" đã từng tồn tại trên sao Hỏa.

Một lý thuyết khoa học phải có khả năng tiên tri. Tuân thủ tiêu chí này, tôi xác định - nhân danh nền văn hiến Việt - mang tính tiên tri, rằng: Không bao giờ có "nước" trên sao Hỏa - hiểu theo khái niệm "nước" trên Địa cầu.

================

PS: Có thể cũng có nhiều học giả xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Nhưng tôi cần khẳng định rằng: Khả năng tất cả những học giả đó đều xác định trên cơ sở những tư liệu cổ mà họ có; nhưng để có một hệ thống lý luận chứng minh điều này thì chỉ có ở lyhocdongphuong.org.vn và tôi cũng cần khẳng định rằng: Bản chất của nền văn minh Đông phương mà tri thức căn bản là thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất cũng chỉ có ở đây: lyhocdongphuong.org.vn

.

 

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Trước đây, các nhà khoa học của cả Nasa và Ấn Độ, đều cả quyết rằng: Họ đã tìm thấy nước trên mặt Trăng với những chứng cứ đáng tin cậy. Nhưng tại đây - diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và nhân danh nền văn hiến Việt - tôi kiên quyết "Không!".

Đến nay, mọi chuyện rơi vào im lặng. Không thấy ai nói đến "nước" trên mặt Trăng nữa. Bây giờ đến lượt Nasa - cơ quan khoa học vũ trụ hàng đầu thế giới - nói về "Nước" trên sao Hỏa?!

PS: Tôi xin được bày tỏ những cảm xúc nuối tiếc về sự ra đi của giáo sư tiến sĩ Trần Quang Vũ. Nếu ông ta còn sống, thì nền văn hiến huyền vĩ Việt đã được thế giới chú ý đến từ lâu rồi. Giáo sư Trần Quang Vũ đủ uy tín học thuật, để đăng ký tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế cho tôi ở Đại học Harvard. Tiếc thay ông đã ra đi đột ngột về bệnh tim.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

10 bức ảnh cho thấy sự vĩ đại không tưởng của vũ trụ

zknight | 14/09/2015 11:00

 
Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia của vũ trụ.
 

1-10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tu

 

Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng.

Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây.

 

1. Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời.

Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy.

Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời.

 

2. Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ?

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng chính xác là 384.400km với sai số 8.030km. Vậy nó là xa hay gần? Điều đó phụ thuộc vào khoảng cách đối chiếu của bạn.

Mặt Trăng sẽ rất gần nếu so sánh với các kích thước vũ trụ khác. Tuy nhiên, sẽ là một khoảng cách rất xa nếu bạn quyết định lái xe đến đó.

Nếu xếp 7 hành tinh còn lại của Hệ Mặt Trời sát nhau, chúng sẽ lọt thỏm trong khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.

 

3. Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Từ mặt đất, chẳng ai nói hành tinh của chúng ta bé nhỏ. Lên đến quỹ đạo, ngôi nhà của chúng ta bắt đầu hiện ra, vẫn rất hùng vĩ.

Lên đến Mặt Trăng, trông Trái Đất như một viên bi xanh nhỏ. Còn từ Sao Hỏa, sẽ chỉ thấy một đốm sáng. Bức ảnh này được chụp bởi xa tự hành Curiosity của NASA khi Sao Hỏa tương đối gần Trái Đất: khoảng 99 triệu dặm.

Tại một thời điểm khác trên quỹ đạo, khoảng cách giữa hai hành tinh có thể nhân lên đến 5 lần.

 

4. Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Sao Mộc rất lớn. Nhưng với hình ảnh này, lại một lần nữa John Brady cho bạn thấy nó thực sự lớn cỡ nào. Một cơn lốc xoáy trên bề mặt sao Mộc cũng rộng lớn hơn cả khu vực Bắc Mỹ.

Thực chất, sao Mộc là một hành tinh khí khổng lồ. Nhiệt độ của nó rất lạnh cho phép giữ ổn định trạng thái của hydro và heli. Nếu nó gần hơn với Mặt Trời, nhiệt độ tăng cao, các khí nóng sẽ bay đi hết.

 

5. Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Tác giả của bức hình là Ron Miller, ông thay thế Mặt Trăng trong bức hình chụp "Thung lũng chết" với lần lượt các hành tinh khác nhau.

Trong trường hợp của sao Thổ, nó sẽ chiếm gần hết bầu trời. Thậm chí, nó sẽ che khuất Mặt Trời trong một thời gian dài. Hậu quả là không thể tưởng tượng nếu điều đó là sự thật.

 

6. Một sao chổi rơi xuống Los Angeles

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì.

Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng.

 

7. Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Nhiều người tưởng tượng rằng Hệ Mặt Trời kết thúc tại quỹ đạo của sao Diêm Vương bởi các bản đồ chỉ vẽ đến đó.

Điều này là hoàn toàn sai lầm. Vượt xa khỏi quỹ đạo sao Diêm Vương, phía bên ngoài rìa thực sự của Hệ Mặt Trời là vành đai Kuiper.

Khổng lồ hơn nữa, đó là Oort Clound, đám mây gồm bụi khí, vẩn thạch khổng lồ và sao chổi. Nó chính là tàn tích còn lại trong giai đoạn hình thành Hệ Mặt Trời.

Vượt ra khỏi đám mây Oort với khoảng cách nhân đôi kích thước của nó, bạn mới bắt gặp ngôi sao gần chúng ta nhất.

 

8. Những ngôi sao siêu khổng lồ

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao.

Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người.

 

9. Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta.

Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng.

Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều.

 

10. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây

 

10-buc-anh-cho-thay-su-vi-dai-khong-tuon

 

Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia.

Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea.

Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó.

Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi.

 

theo GenK.vn/TTVN

======================

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Tôi đã rất nhiều lần nói về những quy luật tương tác của vũ trụ liên quan đến Địa cầu được mô tả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Tôi cũng xác định rằng: Những quy luật tương tác này - được mô tả từ học thuyết này - hoàn toàn chưa hề thể hiện trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại.

Bài viết trên đã cho thấy một khối lượng vật chất vô cùng đồ sộ của vũ trụ mà ngay Thiên hà của chúng ta chỉ là hạt cát trên sa mạc. Vậy nó phải có tác động gì đến trái Đất của chúng ta chứ nhỉ? Không lẽ mỗi thiên hà cứ tự quay quanh nó và chẳng liên quan gì đến các thiên hà khác ở bên cạnh nó và trong toàn thể vũ trụ này? Hoặc mỗi thiên hà cũng quay một cách lạnh lùng không tương tác gì đến các ngôi sao của nó?

Đương nhiên, tri thức khoa học hiện đại phát triển đến ngày hôm nay sẽ xác định rằng: Tất nhiên là có tương tác. Nhưng vấn đề là nó tương tác như thế nào?

Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt đã xác định rằng: Sự tương tác của toàn bộ vũ trụ này hoàn toàn có quy luật và đã mô hình, biểu kiến hóa để mô tả những quy luật đó với khả năng tiên tri. Tất nhiên nó là một hệ thống tri thức vượt trội rất xa so với toàn bộ hệ thống tri thức của nền văn minh hiện nay, trên mọi lĩnh vực. Mặc dù nó đã thất truyền, nhưng không phải không phục hồi được, nhân danh nền văn hiến Việt.

Vài lời chia sẻ.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn đọc tranh luận về bài toán 5 x 3 không bằng 5 + 5 + 5

21:46 07/11/2015

 

Sau khi bài toán 5 x 3 không bằng 5 + 5 +5 của Mỹ được chia sẻ rộng rãi, nhiều độc giả đưa ra bình luận, nhưng chưa thống nhất được quan điểm.

 

Theo Bộ quy chuẩn Chương trình Cốt lõi của Mỹ, phép Toán 5 x 3 được diễn giải thành 3 + 3 + 3 + 3 + 3.

Hội đồng Giáo viên Toán Quốc gia Mỹ (NCTM) đã lên tiếng giải thích lý do 5 x 3 không bằng 5 + 5 + 5. Họ khẳng định, giáo viên chấm không sai.

 

zing_toan.jpg

Phép toán gây tranh cãi tại Mỹ

 

Sau khi đề bài toán 5 x 3 của Mỹ được báo chí chia sẻ rộng rãi, nhiều bạn đọc đưa ra đáp án và tranh luận sôi nổi. 

Bạn Tùng Chi cho rằng, các giáo viên người Mỹ đúng, vì họ bắt học sinh phải hiểu rằng: 5 x 3 tức là 5 lần của số 3, còn 3 x 5 là 3 lần của số 5. Kết quả đều bằng 15, nhưng nếu phân tích ra thành phép cộng (từ nhân tử thành đa thức) thì vẫn có sự khác nhau về thành phần tạo nên đa thức.

Một độc giả viết: Tôi nhớ 5 x 3 được hiểu là 5 lần 3, tức là 5 con số 3 cộng lại. Sao lại nói là khó hiểu cho học sinh Việt Nam nhỉ? Nếu phân tích 5 x 3 được diễn đạt như thế nào thì kết quả đúng sẽ là 5 số 3 cộng lại, trả lời ngược lại là sai.

Theo bạn Thanh Hiệp, nếu viết: 5 x 3 =? thì đa số người Việt sẽ hiểu: 5 là giá trị của số, 3 là số lần gấp lên (gấp 3 lần) nên cho kết quả là: 5 + 5 + 5 = 15 là đúng. Vấn đề là hiểu khác nhau nên cách làm khác nhau mà thôi.

Còn bạn Hoa Xuân dẫn ví dụ: Em có 5 bông hoa, anh có gấp 3 lần số hoa của em. Tính số bông hoa của anh? Số hoa của anh có là: 5 x 3 = 15 ( bông). 5 x 3 phải hiểu là gấp 3 lần con số 5, giáo viên cấp 1 của chúng tôi dạy như vậy.

Cũng như bạn đọc, một số chuyên gia, giảng viên Toán học đã đưa ra những ý kiến chưa thống nhất.

Theo quan điểm của thầy giáo Đỗ Duy Hiếu (Viện Toán học), viết thế nào chỉ là cách quy ước của mỗi nền giáo dục. Việc viết 5 x 3 = 5 + 5 + 5 (số 5 được lấy 3 lần) theo cách chúng ta vẫn làm, hay quan niệm 5 x3 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 (5 lần số 3) theo kiểu của Mỹ đều đúng.

"Tôi vẫn dạy học sinh cách 5 x 3 = 5 + 5 + 5, nhưng thật sự khi giảng bài vẫn có cảm giác nó không thuận lắm, và vẫn thích hiểu theo kiểu 5 lần số 3 hơn", thầy Hiếu nói.  

Theo thầy giáo này, nếu học sinh làm 5 x 3 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3, thầy sẽ không chấm điểm và yêu cầu các em sửa lại. "Tôi sẽ giải thích với học sinh rằng, mặc dù làm như vậy không sai, nhưng chúng ta sử dụng quy ước chung, và quy ước đó sẽ ảnh hưởng việc giảng dạy và tư duy chung của các bài toán liên quan vấn đề này về sau".

Trái với quan điểm của Đỗ Duy Hiếu, PGS.TS Vũ Đình Hòa, người nhiều năm đưa học sinh đi thi Olympic Toán quốc tế, cho biết: "Theo cách quy ước của Mỹ, 5 x 3 phải diễn giải ra phép tổng là 3 + 3 + 3 + 3 + 3, tức là số 3 được nhân lên 5 lần. Sở dĩ bài toán gây nhiều tranh cãi, bởi chúng ta thường không khắt khe với những quy ước nhỏ như vậy".

Thầy Hòa giải thích, phép A x B với A ở bên trái và B ở bên phải khi chuyển sang phép cộng sẽ phải bằng tổng của A lần số B (và ngược lại).

Công thức khái quát: A x B = B + B + B +...+ B (A lần số B).

Thầy Hòa cho rằng, Toán học không thể giáo điều và tuyệt đối, sẽ luôn có những ý kiến trái chiều. Việc quy ước của Mỹ chỉ để tạo tính thống nhất, những quốc gia khác hoàn toàn có thể có cách quy ước khác.

"Trong trường hợp bài toán dành cho học sinh tiểu học, tôi thấy việc đưa ra phép tính 5 x 3 rồi bắt diễn giải thành 5 + 5 + 5 hay 3 + 3 + 3 + 3 + 3 là hơi phức tạp và không phù hợp mục tiêu giáo dục ở lứa tuổi của các em", thầy Hòa cho biết.

Chia sẻ quan điểm với PGS Vũ Đình Hòa, thầy giáo Võ Quốc Bá Cẩn (giáo viên dạy Toán trường THCS Archimedes, Hà Nội, cũng là người huấn luyện học sinh thi Olympic Toán quốc tế) cho biết, ông chấp nhận đáp án 5 + 5 + 5 của học sinh tiểu học ở Mỹ. Các em được học phép nhân có tính chất giao hoán nên 5 x 3 có thể hiểu là 3 x 5.

Ngọc Quang tổng hợp

=========================

Quý vị và anh chị em thân mến.

Đây là topic "Lý học và khoa học hiện đại", nhằm đối chiếu những giá trị của nền văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là Lý học Đông phương để so sánh với tri thức khoa học hiện đại. Bài viết được đưa lên ở trên về các nhà toán học Hoa Kỳ đặt vấn đề 5 x 3; hoặc 3 x 5 phải được mô tả như thế nào với một đa thức cộng (+) liên quan đến nó?

Qua sự kiện này, cho thấy trong qúa trình phát triển của nền văn minh, con người đã ngày càng rời xa cái gốc nhận thức ban đầu của trí tuệ nền tảng nhận thức và đã lúng túng khi đặt lại vấn đề cho nó.

Một thí dụ cho vấn đề này - tôi đã trình bày ngay trong topic này - chính là khái niệm không gian ba chiều bị phản bác và cho rằng không gian gồm nhiều chiều. Trong khi thực tế là một phần tử có thể có nhiều chiều chuyển động trong không gian, nhưng không gian ba chiều là không gian quy ước để mô tả sự chuyển động của phần tử đó. Bởi vậy, khi một nhà thông... thái chuối nào đó, bác bỏ không gian ba chiều thì phải đề xuất một mô hình quy ước mô tả được phần tử chuyển động trong không gian nhiều chiều.

Tóm lại người ta đã lầm lẫn giữa tính quy ước của nhận thức mô tả thực tại và thực tại sinh động.

Đây cũng chính là sự ngớ ngẩn của Kinh Dịch Tàu - nếu nói lịch sự là Kinh Dịch theo bản văn chữ Hán - khi nó mô tả: "Thái Cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng sinh bát quái".

Thật là một sự quái gở của nhận thức, nhưng hơn 2000 năm qua, các bậc túc nho Tàu vẫn tin như sấm và giải thích cứ như đúng rồi. Tất nhiên nó được sự ủng hộ của những bộ não không quan tâm và không cần biết suy luận. Về phần này, tôi đã chứng minh rõ trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương.

Nó là sự nhầm lẫn giữa tính quy ước về một thực tại và và chính thực tại đó. Do con người đã xa rời cái gốc nhận thức ban đầu.

Một thí dụ khác nữa là khái niệm "điểm". Đây là một khái niệm quy ước, nhưng vì nhận thực trực quan sinh động được ứng dụng qúa nhiều vấn đề liên quan đến "điểm", khiến người ta cứ tưởng nó ...có thật. Tôi thành thật thách đố tất cả các nhà Toán học và Vật Lý trên thế giới có thể tìm ra được kích thước và khối lượng thật của "điểm" trong không gian. Không hề có! Một Dollar danh dự do Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh trả cho một cá nhân hoặc một tổ chức khoa học nào đó chứng minh được khối lượng và kích thước của khái niệm "điểm" trong toán học.

Trở lại với bài toán bản chất đa thức cộng của 5 x 3, hoặc 3 x 5.

Các con số là những ký hiệu quy ước mô phỏng thực tại, nó thể hiện thực tại trong nhận thức con người dưới một dạng khác. Số đếm và phép tính cộng trừ là tư duy toán học đầu tiên trong nhận thức của con người. Phép nhân chi là đa thức của phép cộng hoặc trừ. Do đó, nếu chúng ta bắt đầu bằng một thực tại có thể mô tả bằng một bài toán, là:

1kg có ba quả cà chua. vậy có 5kg thì có bao nhiêu quả cà chua?

Rõ ràng trong trường hợp này, ta có một đa thức: 3 + 3 + 3 + 3 + 3. Tức 3 x 5 = 15.

Hoặc từ một thực tại khác , ngược với thực tại trên, ta có 1kg có 5 quả cà chua. Và có 3 kg thì có bao nhiêu quả cà chua?

Bài toán sẽ được giải là: 5 x 3 = 5 + 5 + 5 = 15.

Như vậy, tính quy ước 3 x 5 hay 5 x 3, sẽ được giải quyết, nếu chúng ta quy ước rằng:

Một tập hợp gồm nhiều phần tử đồng đẳng, được nhân lên với một số lần nào đó, thì bài toán sẻ được mô tả với đa thức tính cộng, gồm con số phần tử trong một tập hợp đó với số lần của số nhân.

Thí dụ - như trên là:

Một tập hợp 1kg, gồm 5 phần tử quả cà chua - là phần tử đồng đẳng - và với 3kg cà chua là số nhân thì ta có bao nhiêu quả? Đa thức mô tả sẽ là:

5 + 5 + 5.

Ngược lại phần tử trong tập hợp 3 quả trong 1kg với số nhân là 5 kg, sẽ là:

3 + 3 + 3 + 3 + 3.

 

Như vậy, với quy ước này thì số phần tử trong một tập hợp sẽ đặt trước số nhân. Và từ đó ta sẽ có cách mô tả một đa thức phù hợp với quy ước.

Đây chỉ là quy ước do con người đặt ra. Miễn làm sao nó hợp lý với một thực tại mà nó mô tả. Nhưng vì con người ngày càng rời xa nền tảng nhận thức thực tại ban đầu, nên đã nhầm lẫn giữa tính quy ước và thực tại, vì vậy đã lúng túng khi phải quay trở lại với chính những quy ước của mình. Đây là những điều mà tôi đã trình bày ngay từ đầu bài viết này.

Đây là cách lý giải của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử với tri thức khoa học hiện đại.

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quý vị và anh chị em thân mến.

Nếu không có thời gian nhiều, quý vị và anh chị em có thể chỉ cần xem đoạn cuối của bài viết rất dài dòng, mô tả tài năng tiên tri của nhà Tiên Tri nổi tiếng Hoa Kỳ Jeane Dixon. Trong đoạn cuối, ghi nhận lời tiên tri của bà về: "Hy vọng của nhân loại là ở Phương Đông". Nhưng tôi cần nói rõ hơn cái nhìn của tôi về nội dung lời tiên tri của bà Jeane Dixon, để các quý vị và anh chị em quan tâm về nội dung lời tiên tri này, là: Nội dung của nó không nói đến sự lớn mạnh của Trung Quốc và đất nước này sẽ đem lại "hy vọng của nhân loại". Mà nội dung "niềm hy vọng của nhân loại từ phương Đông" mà lời tiên tri này nói tới, chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ - một cứu cánh cho sự phát triển của nền văn minh trong tương lai, sẽ được xác định, khi Việt sử trải gần 5000 văn hiến được tôn vinh và xác định tính chân lý.

Sự lý giải của tôi, cũng trùng khớp với lời tiên tri của bà Vanga, khi bà xác định rằng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Tất nhiên lý thuyết đó phải có một nội dung huyền vĩ và bao trùm cả vũ trụ, vượt xa nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại, nó mới có khả năng quay trở lại với nhân loại đang sống trong một nền văn minh đầy kiêu ngạo này. Và phải như vậy nó mới xứng đáng để được gọi là "Niềm hy vọng của nhân loại đến từ phương Đông", mà nhà tiên tri Jeane Dixon nói tới.

Vài lời chia sẻ.

==================================

Nhà tiên tri thiên tài của thế kỷ 20:

‘Niềm hy vọng của nhân loại là ở phương Đông’
 

08/09/2015

71,209 lượt xem

Nguồn Đại Kỷ Nguyên

 

 

nha-tien-tri-jeane-dixon-600x400.jpg
Nhà tiên tri Jeane Dixon cùng hình ảnh minh họa cho lời tiên tri nổi tiếng nhất của bà về tổng thống Kennedy bị ám sát (Ảnh: Internet)
 

Đầu tháng 11/1963, một vị khách không mời đã đột nhiên xuất hiện trước mặt bà Kay Halle – người bạn thân thiết của gia đình Tống thống Mỹ Kennedy. Với vẻ mặt thất thần và hối hả, vị khách đi thẳng luôn vào vấn đề:

“Tổng thống vừa mới ra quyết định sẽ công du tới một nơi nào đó ở phía Nam. Tôi biết bà và Tổng thống Kennedy thân thiết như người một nhà, vậy xin bà nói với Tổng thống hãy hủy bỏ chuyến công du này”.

Nhận thấy bà Kay Halle có vẻ không hiểu lời mình đang nói, vị khách tiếp tục:

“Trong thời gian rất lâu đã có một đám mây đen che phủ toàn bộ Nhà Trắng. Đám mây kéo đến càng ngày càng nhiều, và bây giờ nó đang ép xuống Nhà Trắng. Điều này có nghĩa là đại họa sắp xảy ra… khi Tổng thống rời khỏi Nhà Trắng, ngài sẽ bị ám sát”.

Bà Kay Halle cảm thấy người phụ nữ lạ mặt thật quá tùy tiện, nên chỉ trả lời qua loa: “Nếu những sự việc này đã được số phận định sẵn, vậy dù chúng ta có cố gắng thế nào thì cũng chỉ là vô ích, phải không?”. Nhưng vị khách không chịu bỏ qua mà lại cố thuyết phục: “Đôi khi, cho dù chỉ còn một cơ hội rất nhỏ, nhưng chỉ cần vẫn còn kịp thời gian thì vẫn có khả năng thay đổi được cục diện, xin bà hãy khẩn báo cho Tổng thống ngay”.

Tuy nhiên, bà Kay Halle không thật sự tin vào lời cảnh báo này và thầm nghĩ: “Cho đến thời điểm này, các nhân viên trong Nhà Trắng đều coi mình là một người có hiểu biết, nếu bây giờ mà nói ra cảnh báo kỳ lạ này thì họ sẽ nghĩ gì về mình đây?”. Chẳng qua vì vị khách quá kiên trì khẩn cầu, bà Kay mới trả lời đồng ý và hứa sẽ cố gắng thuyết phục Tổng thống Kennedy. Nhưng ngay sau khi vị khách rời đi, bà đã vội quên ngay câu chuyện “nhảm nhí” này.

Giữa trưa ngày 22/11/1963, tại một nhà hàng ở Washington, trong lúc đang vui vẻ trò chuyện với bạn bè, bà Kay Halle đã nhận được một cuộc điện thoại. Tại đầu bên kia điện thoại, một giọng nói nặng trĩu cất lên: “Tổng thống đã bị ám sát!”. Nét mặt bà Kay trở nên biến sắc. Vậy là vị khách kỳ lạ ấy, bà Jeane Dixon, đã nói đúng!

 

jeane-dixon-2.jpg

Jeane L. Dixon (1904-1997) và quả cầu thủy tinh nổi tiếng (Ảnh: Wikipedia)

 

Thực ra câu chuyện khó tin kể trên đã bắt đầu vào một ngày khoảng 11 năm trước khi Jeane đến gặp Kay Halle. Buổi chiều hôm ấy, trong lúc trời đổ mưa phùn, Jeane đã tới nhà thờ St. Matthew, Washington (Mỹ). Trong những ngày đó, bà luôn có một cảm giác rất kỳ lạ – một cảm giác muốn được ẩn nấp, giống như một khúc dạo đầu cho những điều kỳ lạ xảy ra tiếp sau.

Trong nhà thờ, Jeane đã mua một vài ngọn nến; và trong khi đang chuẩn bị quỳ xuống cầu nguyện trước tượng Đức mẹ Maria, đột nhiên trước mắt bà xuất hiện môt ánh lửa lập lòe, rồi những tia sáng này nhanh chóng tạo thành con số “1960”. Bà còn nhìn thấy một đám mây đen lan ra từ những con số và chúng tạo thành hình tượng Nhà Trắng. Trong đó có một người đang đứng tại cửa trước – đó là một người trẻ tuổi, thân hình cao lớn, đôi mắt màu xanh lam, cùng mái tóc xoăn. Sau đó, một âm thanh vang lên bên tai bà Jeane: “Người này thuộc Đảng Dân Chủ, năm 1960 đắc cử Tổng thống, nhưng bị sát hại trong nhiệm kỳ”, những hình ảnh này xuất hiện rất nhanh rồi vụt biến mất.

 

Những lời tiên tri về tình hình chính trị thế giới

Cũng giống như rất nhiều người phụ nữ khác, Jeane Dixon không hiểu rõ về tình hình chính trị cũng như tình hình thế giới. Nhưng nhờ khả năng tiên đoán chính xác nên danh tiếng của bà đã vang rất xa. Cùng với Edgar Cayce, bà được công nhận là một trong những nhà tiên tri vĩ đại. Vì vậy các thủ tướng hay các chính trị gia cả trong và ngoài nước đều đến xin thỉnh giáo bà. Và điều khiến mọi người kinh ngạc là, những dự đoán của bà về các sự kiện quốc tế hầu hết đều được cho là “bách phát bách trúng”.

 

jeane-dixon-7.jpg

Cuốn sách ghi lại những trường hợp tiên đoán chính xác của Jeane Dixon (Ảnh: Amazon)

 

Jeane Dixon lần đầu tiên thể hiện tài năng của mình trước công chúng thế giới vào năm 1945, sau khi nhận được lời mời dự tiệc do Thủ tướng Anh lúc bấy giờ, Winston Churchill, tổ chức. Ngay trong lúc bắt tay thủ tướng Churchill,  một linh cảm kỳ lạ đột nhiên đến với bà, và bà liền thỉnh cầu Thủ tướng: “Thủ tướng, tốt nhất ngài đừng nên tham gia tuyển cử quá sớm, nếu không, ngài sẽ không trúng tuyển đâu”. Thủ tướng Winston Churchill là người lãnh đạo thế chiến thứ hai với chiến công hiển hách lẫy lừng, hơn nữa, ông lại có quyền lực cao trong giới chính trị. Lúc đó ông đã trừng mắt trước người phụ nữ trẻ tuổi và hừ lên một tiếng: “Nước Anh tuyệt đối sẽ không hạ bệ tôi đâu!”. Jeane vẫn tiếp tục nói: “Tạm thời không trúng cử cũng không sao, qua mấy năm nữa, quyền lực của Anh Quốc lại một lần nữa rơi vào tay ngài thôi”.

Tháng 7/1945, nước Anh tổ chức một cuộc tổng tuyển cử. Đúng như những gì Jeane tiên đoán, Thủ tướng Churchill không trúng cử. Phải đến sáu năm sau đó, tức năm 1951, thời cơ mới quay trở lại để ông một lần nữa đắc cử chức thủ tướng. Ông vẫn giữ phong thái lẫm liệt tràn đầy như vậy cho đến năm 1955, khi ông tự nguyện từ chức. Sau này, Thủ tướng đã biểu thị sự ngưỡng mộ tới bà Jeane.

Tháng 10/1964, điện Kremli đột nhiên thay đổi nhân sự khiến các quan chức chính phủ trong và ngoài nước giật mình hoảng hốt. Thế nhưng, trước đó một năm, Jeane đã từng tiên đoán: “[Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô] Nikita Khrushchev sẽ bị hạ bệ”, trong bài tiên đoán của bà có viết:

“Tiên đoán của tôi: Trong giai đoạn 1964─1967, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong và ngoài nước, nguy cơ này sẽ xảy ra trong vòng 18 tháng nữa và trở nên trầm trọng hơn với sự xuất hiện của thủ lĩnh mới do Nikita Khrushchev bị thay thế. Tên của người lãnh đạo Liên bang Xô Viết bắt đầu bằng chữ S, ông ta thuộc giới trí thức, đối với chúng ta mà nói, ông ta có sức uy hiếp lớn hơn cả Nikita Khrushchev.”

“Người Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, mở rộng quân sự và âm thầm đọ sức với chúng ta. Nhưng ở họ sẽ sớm xuất hiện tranh chấp giữa những người lãnh đạo đứng đầu, và đẩy các nước này vào một loại hỗn loạn chưa từng có, độc tài cá nhân, sùng bái lạ thường. Một số lượng lớn các nhà lãnh đạo bị trục xuất khỏi bộ máy quyền lực, hơn một tỷ người Trung Quốc gần như điên cuồng. Tình trạng này sẽ tiếp tục chừng một thập kỷ, cho đến khi trận động đất lớn xảy ra và tàn phá một thành phố ở phía Bắc, hơn một nghìn người chết, nhân vật bí ẩn kia chết đi thì tình trạng hỗn loạn này mới dần dần lắng xuống”.

 

jeane-dixon-5.jpg

Những sự kiện lớn của nước Mỹ trong năm 1972 qua lời tiên đoán của Jeane Dixon – Ảnh chụp bài viết đăng trên tờ Chicago Tribune, số ra ngày 2/1/1972 (Ảnh: chicagotribune.com)

 

Đương nhiên không có ai hỏi rằng không biết lời tiên tri của Jeane đã đến từ quả cầu thủy tinh hay đến từ những hình ảnh mà bà nhìn thấy? Mọi người đều chỉ chú ý đến những lời tiên đoán “bách phát bách trúng” trong quá khứ của bà. Công chúng thường vướng mắc trong cái vòng luẩn quẩn của sự bán tín bán nghi khi bà đưa ra những lời tiên đoán mới, rồi lại trở nên ngạc nhiên không thôi khi những tiên đoán này trở thành sự thật.

Dù chưa từng rời khỏi nước Mỹ, nhưng bà Jeane lại có thể tiên đoán một cách thần kỳ về sự chia cắt ở Ấn Độ. Bà từng nói với một thành viên mới của đoàn đại biểu Ấn Độ khi ông này đến thăm văn phòng làm việc của chồng bà tại Washington, D.C.: “Trong vòng hai năm tới, Ấn độ sẽ có sự chia cắt, thời điểm xảy ra là vào ngày 20/2/1947. Ông sẽ rời khỏi Ấn Độ để nhập vào phần bên kia, và cũng từ đó con đường tương lai của ông sẽ vô cùng rộng mở”. Trong sự nghi hoặc, vị quan viên người Ấn Độ này nói to lên rằng: “Tôi sẽ dành cả cuộc đời mình cho một Ấn Độ thống nhất”.

Buổi sáng ngày 20/2/1947, vị quan viên này đã gọi điện cho Jeane và cười nhạo khi nói rằng lời tiên tri của bà là không chính xác. Không chút do dự, bà Jeane phản bác lại: “Vẫn chưa hết ngày cơ mà”. Sáng sớm ngày hôm sau, báo chí đồng loạt đưa tin về việc một phần lãnh thổ Ấn Độ bị phân tách, và vị quan viên này đã không khỏi thán phục tài năng của bà Jeane.

 

Một lần trúng vé số

Vài năm sau chiến tranh, xe hơi trở nên rất được ưa chuộng. Sau bữa tiệc chiêu đãi, vị quan viên Ấn Độ đã dẫn các khách mời đến xem một hội đua ngựa. Tại đây, người ta dùng hình thức rút thăm xổ số để dành cơ hội trúng giải một chiếc xe ô tô. Jeane tỏ ra không chút hứng thú với trò rút thăm này. Nhưng bỗng nhiên bà nghe thấy một người nói từ phía sau lưng: “Nghe nói phu nhân Dixon quả thật thần thông quảng đại, sao bà ấy lại không thể giành được chiếc xe này nhỉ?”. Bị thách thức, bà Jeane liền đi đến bên người phụ nữ bán vé số, nhắm mắt lại, hạ tâm bình ổn, và từ xấp xổ số thứ 6 rút ra một tờ, ký tên người chồng rồi bình tĩnh nói: “Các bạn đừng mua xổ số nữa nhé, vé trúng giải đã ở trong tay tôi rồi”. “Cô không chỉ đoán biết được tương lai quá khứ, mà còn đoán được vé số trúng thưởng nữa hay sao? Như vậy thì thần kỳ quá!”, không ai tin bà.

Ngày hôm sau, chồng của Jeane là Jimmy đã nhận được một cuộc điện thoại thông báo rằng ông đã trúng xổ số độc đắc với xác suất 1/14.000. Lúc đó Jimmy chỉ nghĩ rằng họ đang cố tình trêu đùa ông. Phải đến sáng ngày thứ ba, khi một phóng viên ảnh của tờ báo địa phương tới và bày tỏ mong muốn được chụp ảnh trong lễ trao chìa khóa ô tô cho người trúng thưởng, thì ông mới tin đó là sự thật. Sau đó, mọi người vây quanh Jeane và thỉnh cầu bà xem bói, muốn được bà chỉ ra vận mệnh trong tương lai của mình. Điện thoại trong nhà cũng liên tục đổ chuông khiến vợ chồng bà cả đêm mất ngủ. Ông Jimmy không chịu được, còn bà Jeane thì cũng chỉ vì xem bói mà tinh lực suy kiệt. Thế là, Jimmy đề nghị vợ mình đến văn phòng của ông để làm việc.

Nhưng cũng thật không ngờ, văn phòng của Jeane lại trở thành “trung tâm quản lý tổng hợp”. Mọi người từ khắp nơi trên nước Mỹ, vì tình yêu, vì tiền tài, vì tiền đồ trong tương lai, đều đến gặp bà để dành lấy một cơ hội được xem bói về vận mệnh bản thân.

 

Ấn tượng kì lạ của mọi người về bà

Không chỉ báo chí tại Washington mà các kênh thông tấn trên cả nước đều đưa tin về Jeane Dixon. Một ấn tượng đặc biệt bà đã để lại cho rất nhiều người xa lạ là bà trông giống như một Thiên sứ, hay Đức mẹ Maria. Một lần, khi Jeane nhận lời mời tham gia lễ hội âm nhạc, một quý phu nhân chưa từng gặp Jeane đứng tại đại sảnh tiếp đón khách đã nói: “Khi cửa thang máy vừa mở, tôi đã trông thấy một vị Thiên sứ đang đứng trong thang máy khiến tôi sợ đến ngẩn người. Sau đó tôi mới nhìn thấy rõ một phụ nữ xinh đẹp, mặc bộ váy trắng bông tuyết chói sáng, khoác chiếc áo choàng màu trắng đang bước ra ngoài thang máy, tóc của bà tạo nên một quầng sáng trắng, khuôn mặt của Thiên sứ giống như đang ngước nhìn Thượng đế… Cho đến giờ, cảm giác chấn động đó vẫn còn y nguyên trong tâm trí tôi”.

jeane-dixon-8.jpg

Jeane Dixon (Ảnh: Ebay)

 

Là chồng của Jeane, ông James Dixon (còn gọi là Jimmy) cũng thường xuyên chứng kiến nhiều cảnh tượng tương tự. Ngay sau khi kết hôn, họ đã đến New York du lịch. Một ngày, khi đang đi dạo dọc đường cái, có hai cô gái trẻ tuổi từ phía trước bước đến gần. Họ vừa mới đi qua cặp vợ chồng mới cưới thì đột nhiên quay người lại, trong đó một người kinh ngạc hỏi: “Chị quả thực giống như Đức mẹ Maria vậy, xin hỏi chị rốt cuộc là ai?”. Một lần khác là ở Detroit, Jimmy lái xe đến đón Jeane. Trong lúc bước lên xe bà đã gặp một cậu bé bán báo, cậu bé hoảng hốt la lên: “Ồ… nhìn cô giống y như một Thiên sứ !”.

Trên thực tế, quả thực những sự việc Jeane từng thực hiện cũng khá giống với của Thiên Sứ. Mặc dù vẫn không thể tránh khỏi một vài lần sai sót, nhưng hầu hết những lời tiên đoán của bà đều vô cùng chuẩn xác; không phải chỉ ở lần rút vé trúng thưởng ô tô đó, mà ngay cả ở trên thương trường. Dựa vào những tiên đoán “bách phát bách trúng” của mình, Jeane có thể thu lời sau mỗi vụ làm ăn. Nhưng bà hiếm khi sử dụng năng lực kỳ diệu đó để mưu lợi cho bản thân. Khi bà kết hôn cùng Jimmy, ông Jimmy lúc đó đã là một người rất giàu có; ông có cổ phiếu ở nhiều công ty lớn và sở hữu rất nhiều đất đai. Sau khi kết hôn, với khả năng của mình, bà hoàn toàn có thể kiếm được rất nhiều của cải tiền bạc cho gia đình, nhưng bà chỉ tập trung tinh lực vào làm việc thiện, làm một người giải trừ rất nhiều những tai họa và nguy hiểm tiềm tàng, chứ không để cho ông chồng sử dụng năng lực của mình để kiếm về dù chỉ một đồng một xu bất chính. Sau khi Jeane đến văn phòng của chồng làm việc, thì trong lúc chồng làm kinh doanh, bà vẫn phải bề bộn với những việc công ích. Mọi người đều nói, bà có tấm lòng bao dung như của Thiên Sứ.

 

Câu chuyện của phu nhân Danny

Trong một lần ngồi uống cà phê và trò chuyện với Jeane, phu nhân Danny đã cảm thấy ấn tượng rất sâu sắc với người phụ nữ có vóc dáng thon gọn, với bề ngoài trông giống Thiên sứ, và cách ăn nói cởi mở. Phu nhân Danny liền đem hết tâm tình trong lòng thổ lộ ra với bà. Bà nói cho Jeane biết bản thân mình đang tiến hành thủ tục ly hôn, đồng thời đã trót yêu một anh chàng sĩ quan hải quân trẻ tuổi. Danny nói rằng: “Đợi sau khi tôi hoàn tất thủ tục ly hôn, chúng tôi sẽ kết hôn”, tình cảm của bà lúc đó đang vô cùng mãnh liệt.

Jeane từ chối không đưa ra ý kiến gì, và chỉ sau khi chạm vào ngón tay của Danny, bà mới lên tiếng: “Người đàn ông đó sẽ không thể kết hôn với chị được”, phu nhân Danny đang trong tình yêu say đắm đã vô cùng phản cảm  lời nói đó của Jeane, liền tức giận mà phản bác lại: “Cô sai rồi, không có bất kỳ điều gì trên đời này có thể ngăn cản được việc tôi kết hôn với anh ấy, cũng không thể ngăn cản được việc anh ấy cưới tôi”. Jeane tiếp tục nói: “Người đàn ông này sẽ đột nhiên biến mất khỏi cuộc đời chị, cũng như việc anh ta đột nhiên xuất hiện trong cuộc đời chị, vì vậy tốt hơn hết chị nên chuẩn bị tâm lý trước đi.”

Sau đó, hai người phụ nữ chia tay nhau trong buồn bã. Phu nhân Danny đem hết câu chuyện này kể cho vị hôn phu nghe, anh ta chỉ lạnh lùng nói: “Cô ấy có thể là bạn của em, nhưng anh không hy vọng gặp cô ấy!”. Ba tuần sau buổi trò chuyện đó, một máy bay hải quân đã bị rơi, trên máy bay có 7 người, 3 người trong số đó đã được cứu sống, và thi thể 3 người khác cũng được tìm thấy ngay sau đó, duy chỉ có vị hôn phu của phu nhân Danny là đã biến mất không rõ tăm tích. Jeane ngày đêm ở bên bạn mà an ủi: “Tôi nhìn trong quả cầu thủy tinh, thấy anh ta chuẩn bị một bộ quan tài. Anh ta sẽ chết và nhất định sẽ tìm thấy được thi thể”. Mấy ngày sau, một ngư dân đã vớt được thi thể người đàn ông này.

Phu nhân Danny lúc đó đang đau khổ tột cùng, nhưng Jeane lại nói: “Sau hai năm nữa, một người đàn ông xuất sắc sẽ đến bên chị, anh ta sẽ đem đến cho chị niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn mà chị chưa từng thấy. Cho dù chị có kết hôn với vị sĩ quan hải quân kia đi chăng nữa, thì một khi gặp mặt người đàn ông này, chị cũng sẽ lại ly hôn mà cưới người này. Anh ấy có hàm răng trên thưa, và một ít tóc màu đỏ”.

Phu nhân Danny cho rằng đây chỉ là những lời an ủi của Jeane nên không mấy để ý, huống hồ cô lại không bao giờ yêu thích những người đàn ông xấu xí. Và theo lời Jeane miêu tả thì người đàn ông kia rất xấu, trong khi cô vẫn còn tình yêu sâu đậm với sĩ quan hải quân nọ… làm sao cô có thể để người đàn ông xấu xí này thay thế được?

Sau khi ly hôn với người chồng cũ, phu nhân Danny được gọi bằng cái tên Kitty. Khi đã bình tĩnh trở lại, Kitty tạm thời làm việc tại công ty bất động sản của Jimmy (chồng Jeane Dixon). Một hôm Jimmy nhờ bà đi lấy bảng giá nhà; một vị thiếu tá mới từ Alaska trở về đang định bán đi một tòa nhà.

Vị thiếu tá này tên là George Racey Jordan, là tác giả của cuốn sách bán chạy kể về hồi ức của thiếu tá Jordan (tên tiếng Anh: “From Major Jordan’s Diaries”). Không phải Kitty và vị thiếu tá này vừa gặp mặt đã yêu nhau, mà tình bạn của họ dần dần trở thành tình yêu sâu đậm. Kitty nói: “Đó là một loại tình yêu mà tôi chưa từng cảm nhận, anh ấy là người mà tôi hài lòng nhất trong số những người đàn ông tôi từng quen biết”. Hai năm sau, họ kết hôn.

 

Từ hoài nghi đến tin tưởng

Kitty và người chồng cũ sinh được hai người con gái, trong đó một người con xinh đẹp như tiên nữ, nhưng lại trải qua một cuộc hôn nhân không như mong đợi. Một ngày, Jeane đã cảnh báo cho cô con gái của Kitty biết phải lập tức rời khỏi Washington, nếu không, sẽ có tai họa chết người. Cô gái này không tin theo những gì Jeane nói, và kết quả là vài ngày sau, đột nhiên cô bị chính chồng mình sát hại. Sau đó anh ta cũng tự sát theo vợ.

jeane-dixon-31.jpg

Bài viết đăng trên nhật báo Delaware County Daily Times, số ra ngày 15/1/1966, đề cập đến lời tiên đoán của Jeane Dix, trong đó có nhắc tới Kitty và George Racey Jordan (Ảnh: newspapers.com).

 

Giữa lúc Kitty rơi vào cảnh bi thương vì con gái chết thảm, Jeane lại muốn bà chuẩn bị tốt tâm lý cho sự kiện tiếp theo: “Mẹ của bạn sắp chết vì ung thư, xung quanh bà có con số 9, nhưng tôi không hiểu rõ ý nghĩa của chúng”. Không đầy một năm, từ một người già khỏe mạnh, mẹ của Kitty qua đời vì căn bệnh ung thư tại căn phòng số 9 của bệnh viện. Khi giới thiệu về Jeane, Kitty nói: “Trên đời thực sự có Thiên sứ và người đó chính là Jeane. Nếu như mọi người chịu nghe lời cô ấy, thì có thể tránh được ít nhiều những rủi ro không may trong cuộc đời”.

Jeane không chỉ có khả năng nhìn thấu quá khứ, tiên đoán tương lai, mà còn có khả năng đoán biết được những sự việc xảy ra cách xa hàng nghìn dặm. Ví dụ như Betty, một phụ nữ giàu có ở Châu Âu. Một ngày nọ, khi Betty đang ở New York, cô đã gọi điện đến Washington tìm gặp Jeane, và hỏi ý kiến Jeane về việc có nên mua một sợi dây chuyền đẹp hiếm có hay không, và giá trị của nó lên đến 125.000 USD. Jeane không trả lời câu hỏi của Betty mà chỉ cảnh báo rằng: “Hãy nhìn ra ngoài cửa sổ và cô sẽ thấy một người thanh niên. Ông ta đang dạo bộ trên đường và  theo dõi xem liệu cô có ở nhà hay không, vì hắn muốn sách nhiễu để vơ vét tài sản của cô… Ông ta sẽ nhấn chuông cửa nhà, nhưng dù thế nào cô cũng phải mặc kệ, đừng ra mở cửa, mà hãy để người giúp việc của cô đi ra và hỏi họ tên cùng số điện thoại của ông ta, sau đó cô hãy giao cho luật sư của cô xử lý”.

Betty nhìn qua cửa sổ, và quả thật đã nhìn thấy một người thanh niên đang tiến đến gần cửa nhà. Cô nhớ mang máng người này và đã làm theo lời căn dặn của Jeane. Vị luật sư nói với Betty rằng, người thanh niên kia từng là bạn của Betty trong một khoảng thời gian rất ngắn. Hiện anh ta muốn dùng mấy lá thư mà Betty viết đến để sách nhiễu cô. Người thanh niên này muốn kết hôn nên cần phải có tiền gấp. Betty lập tức kể hết cho Jeane, rồi lại hỏi: “Sợi dây chuyền xinh đẹp kia phải làm thế nào bây giờ?” Jeane cười lớn và cho Betty biết rằng cô có thể mua, tuy nhiên phải chờ vài tuần nữa, khi giá của sợi dây chuyền giảm xuống rất nhiều. Một tháng sau, giá sợi dây chuyền quả thật giảm xuống chỉ còn 65.000 USD, và Betty đã mua nó. Từ đó trở đi cô đặt niềm tin tuyệt đối vào Jeane.

Bà Hawley đã thỉnh mời Jeane xem bói cho mình. Jeane nói với bà rằng cô nhìn thấy “hai cháu nhỏ rất đáng yêu”, nhưng bà Hawley lắc đầu, bởi lúc đó bà chỉ có một đứa cháu trai. Jeane cười một cách bí hiểm: “Vậy là con gái bà vẫn chưa thông báo cho bà biết rằng cô ấy đang mang thai rồi”. Bà Hawley liền lập tức gọi điện cho cô con gái đang sinh sống ở một thành phố khác để hỏi thăm. Con gái bà đã bị chấn động: “Làm sao mà mẹ biết được vậy? Chính con cũng vừa mới biết mà!”.

Danh tiếng của Jeane Dixon vang xa khắp nước Mỹ, người người đều biết đến nhà tiên tri lỗi lạc này. Nhưng dù vậy, vẫn có rất nhiều người không chịu tin vào khả năng của Jeane. Jeane thường xuyên được đài truyền hình và đài phát thanh phỏng vấn. Một lần, một nhiếp ảnh gia đi cùng đoàn phỏng vấn đến gặp Jeane, và đã không e dè gì khi cười nhạo bà. Jeane chưa từng gặp người này, nhưng bà vẫn hết sức độ lượng và khoan dung, không biện hộ một tiếng nào cho bản thân mình. Ngay trong lúc người này đang cười nhạo một cách hăng say, Jeane đột nhiên nói rằng bà nhìn thấy bên cạnh ông ta có tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ sơ sinh. Nhà nhiếp ảnh bất thỉnh lình ngây người đến mức khoa chân múa tay. Hóa ra, tối hôm trước vợ anh ta đã sinh hạ một bé gái. Sau này vị nhiếp ảnh gia này trở thành một “tín đồ” trung thành của bà Jeane.

Dù không sử dụng quả cầu thủy tinh để trợ giúp chồng mình trong kinh doanh, nhưng bà lại giúp ông ở một phương diện khác. Một buổi sáng, bà gọi điện cho Kwan Tak, người quản lý của Công ty bất động sản, và nói: “Có một ngôi nhà đang bị cháy, hãy nhanh chóng đi kiểm tra!”. Kwan Tak không nói năng gì và cho rằng điều này quá hoang đường nên chỉ miễn cưỡng đi kiểm tra. Ông vừa đẩy cánh cửa nhà ra thì nhận thấy khói bốc lên ngùn ngụt. Kể từ đó, vô luận là Jeane nói gì, Kwan Tak đều tin theo và nói rằng: “Lời cô ấy nói vô cùng chuẩn xác”.

 

jeane-dixon-1.jpg

Một bài báo đưa tin về lời tiên tri của Jeane Dixon (Ảnh: Internet)

 

Jeane cũng từng “thách thức” nhà tiên tri lớn Nostradamus bằng một tiên đoán trái ngược của bản thân, bà nói: “Nhân loại không cần phải cảm thấy lo sợ trước lời tiên đoán của Nostradamus. Năm 1999, loài người sẽ không bị diệt vong, và hy vọng được cứu vớt của nhân loại là ở phương Đông, còn phương Tây chỉ là nơi kết nối”.

Theo SecretChina
Mai Trà biên dịch

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites