Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

Tôi đang tập trung để hoàn tất nội dung cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Chiếu nay tôi bắt đầu chính thức dàn trang sau khi bố cục lại bản thảo lần cuối. Nhưng tôi vẫn phải giành một chút thời gian để suy nghĩ đến vài điều anh Votruoc đặt vấn đề rất thực tế với tôi.

Dù không muốn, ta cũng phải thừa nhận rằng, học thuyết ADNH dù đã từng kỳ vĩ đến đâu thì cũng đã thất truyền, chỉ còn rơi rớt lại một số ứng dụng và ý tưởng cơ bản mà thôi. Phục hồi nó là thiên nan vạn nan. Cho dù có phục hồi được thì những khái niệm của nó cũng vô cùng xa lạ với giới khoa học ngày nay, chẳng thể cùng nói chuyện. Anh không thể dùng tiếng Việt thời Hùng Vương để nói chuyện với cũng chính người Việt thời nay được. Họ có vô cùng nhiều những lý do mà theo họ, rất xác đáng, để không tin vào học thuyết ADNH. Dù anh có hiểu biết ADNH thâm sâu đến đâu, có chỉ ra nhiều điều đúng đắn đến đâu nhưng chỉ bằng ngôn ngữ của anh, không phải bằng ngôn ngữ của họ, họ không hiểu thì họ vẫn phớt đi chẳng thèm quan tâm

Vấn đề là: "Họ" là những ai? Những người có trách nhiệm với cuộc sống này, hay đám "ve chai lông vịt"? Nếu những người có trách nhiệm cũng không quan tâm thì tôi không có lý do gì để cần phải thuyết phục họ cả.

Còn với đám "ve chai, lông vịt" thì ngay cả trái Đất này vuông hay tròn, họ cũng không cần quan tâm, đừng nói đến Lý thuyết thống nhất. Một nền văn minh muốn phát triển thì nó phải có một nền tảng tri thức. Từ nền tảng tri thức đó là cơ sở để phát triển tiếp tục và trở lại thành một nền tảng tri thức mới và lại tiếp tục phát triển. Thí dụ như bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu sở dĩ xuất hiện, vì trên nền tảng trí thức hiện nay. Nó không thể xuất hiện từ hàng trăm năm trước.

Với đám "ve chai lông vịt" thì điều quan tâm của cái thứ tư duy "Ở trần đóng khố" đó, không cần tiếp thu một cái gì cả, họ vẫn sống khỏe mà.

Thực tế lịch sử phát triển của nền văn minh đã chứng tỏ điều này. Không tiếp tục phát triển tức là tự tiêu diệt, trong một cả một cộng đồng nhân loại đang tiếp tục tiến hóa. Bởi vậy, "họ" có quan tâm hay không thì họ hay suy nghĩ đến họ trước đã. Tôi không cần sự ban ơn của "họ" thể hiện bằng sự quan tâm.

Về vấn đề mà thiên hạ cho rằng tôi gặp may. Tôi muốn nói với họ rằng:

Chỉ riêng sự kiện tôi xác định "không có sự sống trên sao Hỏa" - Đây là sự kiện xác định trước và tôi công khai trên web điều này với Tổng thống Hoa Kỳ - quốc gia đang tiến hành đi tìm sự sống trên sao Hỏa - chứ không phải với những kẻ dốt nát nào đó, trong cái đám gọi là "họ" để họ bày tỏ ý kiến.

Với sự kiện "Không có Hạt của Chúa", tôi đã nói rõ: "Đây là kết quả xác định của một hệ thống lý thuyết chứ không phải là một dự báo", để gọi là gặp may. Và tôi hứa sẵn sàng chứng minh làm sáng tỏ nguyên nhân nào để dẫn tới một kết quả được xác định như vậy. Tôi chờ đợi 6 năm - từ 2008 - đến khi kết quả xác định. Đấy không phải thời gian cho một sự kiện có tính may mắn.

Không hiểu họ có hiểu điều đó không nhỉ?

"Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu".Giáo sư Ngô Bảo Châu nói thật chí lý. Bởi vậy, sau này nếu tôi có dịp thuyết trình nguyên nhân nào để không thể có Hạt của Chúa thì đối tượng phải là những nhà khoa học hàng đầu liên quan đế chương trình này. Chứ không phải là những đối tượng "ở trần đóng khố", láo nháo chê bai đặt điêu kiện.

Tất nhiên, anh có thể cũng chẳng thèm quan tâm đến họ nữa,

Đúng là như vậy! Tôi không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến bất cứ một tổ chức hoặc cá nhân nào ngoài xã hội. Tôi suy nghĩ và làm việc liên quan đến học thuật vì chính lương tâm của tôi và chân lý mà tôi nhận thức được. Tôi cũng không có nhã ý thuyết phục ai.

nhưng ngặt một nỗi là anh vẫn muốn phục hồi học thuyết ADNH vì nhiều lý do. Mà muốn phục hồi học thuyết ADNH thì phải cần đến sức lực của toàn thể loài người, trong đó giới khoa học có vai trò quyết định, chứ một vài cá nhân thì chẳng đi đến đâu.

Cái gì cũng phải có bắt đầu mới có kết thúc được. Tôi nghĩ lúc này chưa cần đến sức lực của toàn thể nhân loại.

Do đó, vẫn phải thuyết phục giới khoa học về tính ưu việt của học thuyết ADNH nếu muốn phục hồi nó. Muốn thuyết phục giới khoa học thì cần phải giải quyết được những vấn đề của họ, đang thu hút tâm trí họ, và quan trọng nhất là phải dùng ngôn ngữ của họ trên cơ sở những ý tưởng đúng đắn của học thuyết ADNH.

Tôi nghĩ những nhà khoa học có trách nhiệm họ rất quan tâm. Người có trách nhiệm đầu tiên là giáo sư Trần Quang Vũ. Ông đã đăng ký một cuộc hội thảo ở Havar cho tôi. Nhưng rất tiếc. Ông mất đột ngột vì đau tim. Nhưng tôi tin rằng sẽ có người thứ hai quan tâm ở đâu đó.

Rất may rằng, học thuyết ADNH với tư cách học thuyết bao trùm Vũ trụ có dư khả năng làm điều đó, đồng thời, giới khoa học chân chính cũng rất khách quan, cầu thị không thành kiến miễn là đúng với chân lý.

Hoàn toàn đúng như vậy với những nhà khoa học chân chính. Tôi cần khẳng định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt đã chứng tỏ một sự hợp lý bao trùm lên mọi lĩnh vực. Nếu không phải là một chấn lý tổng quát - Lý thuyết thống nhất - thì không thể chứng tỏ được điêu này.

Định mệnh đã an bài tất cả. Tôi cũng không cưỡng cầu. Tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến không phải để nổi tiếng hoặc làm giầu.

Votruoc thân mến.

Tôi đã không ít lần nói rằng: Có hai cách giải thích mọi chuyện trên thế gian này. Giải thích theo nhận thức trực quan. Với cách giải thích này thì con người không cần tri thức thực sự. Chỉ cần thứ trí thức nửa mùa, loại "ở trần đóng khố" là đủ. Nhưng cách giải thích thứ hai là cách giải thích trên cơ sở của một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Cách giải thích thứ hai này còn tùy thuộc vào hệ thống phương pháp luận đó tổng hợp được cái gì và mô tả như thế nào. Cách giải thích thứ hai này đang manh nha - mới chỉ manh nha thôi - trong nền văn minh nhân loại hiện nay. Do đó với thuyết Âm Dương Ngũ hành bao hàm lên tất cả thì rõ ràng nói bằng ngôn ngữ nào cũng không phải là điều dễ hiểu cho ngay cả giới khoa học tinh hoa. Cũng như bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu, tôi không có ý định nói với ông ta diễn đạt cho tôi tiếp thu được, cho dù bằng thứ ngôn ngữ mà tội hiểu được.

Bởi vậy, đối với cái đám "họ" đó, tôi không có ý định thuyết phục. Tôi không có khả năng thuyết phục những con bò.

Đây thực sự là một khiếm khuyết khó khắc phục của tôi.

======================

PS: Họ muốn hiểu thì phải tạo điều kiện để hiểu. Thí dụ: Giáo sư Trần Quang Vũ tạo điều kiện bằng cách đăng ký tại đại học Havar để tôi chia sẻ, tham khảo và phản biện với ông và các nhà khoa học đồng nghiệp của ông.

Chứ ông ta không bắt tôi phải diễn đạt bằng ngôn ngữ riêng cho ông ta. Mắc dù ông ta biết rất nhiều thứ tiếng. Bởi vậy, chỉ riêng cách đặt vấn đề tôi phải nói bằng ngôn ngữ riêng để họ hiểu, tôi cũng biết rằng đó là thứ tư duy của loại gì rồi. Nếu có dịp nhờ anh nói lại với cái đám "họ" đó.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị quan tâm thân mến.

Từ rất lâu, tôi đã xác định rằng: Người Việt chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu còn sống sót sau một thảm họa trên trái Đất này. Tôi gọi đó là nền văn minh Atlantic. Thuyết Âm Dương Ngũ hành là sản phẩm của nền văn minh này và người Việt còn lưu giữ được.

Kết luận của tôi là hệ quả từ những liên kết hợp lý lý thuyết . Nhưng khám phá mới nhất của khoa học hiện đại với những phương tiện kỹ thuật trực quan - tức là từ một phương pháp tiếp cận khác - cũng đã xác định điều này.

Xin giới thiệu bài viết dưới đây:

=========================

Lần đầu tiên xây dựng thành công hệ gen 1 người Việt

16/01/2014 09:43 GMT+7

Posted Image - TS. Lê Sỹ Vinh, giảng viên Trường ĐH Công nghệ, Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu trọng điểm về Tin – Sinh – Dược của ĐHQG Hà Nội cho biết, nhóm đã có kết quả đầu tiên về việc nghiên cứu xây dựng và phân tích hệ gen người Việt, bắt đầu từ tiếp cận của kỹ thuật tính toán tin - sinh.

Nhóm đã nhận được dữ liệu hệ gen của một cá thể người Việt vào cuối năm 2013. Dữ liệu này bao gồm hơn 108 tỉ nucleotide.

Posted Image

TS Vinh trao đổi với đồng nghiệp

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng và phân tích hệ gen của cá thể người Việt này bằng những công nghệ và phương pháp tính toán hiện đại và có độ chính xác cao, thực hiện trên hệ thống máy tính của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Kết quả phân tích được so sánh với hệ gen chuẩn của người và thấy rằng gần như toàn bộ hệ gen chuẩn của người được bao phủ bởi dữ liệu hệ gen cá thể người Việt này.

TS. Vinh chỉ rõ, dữ liệu hệ gen của cá thể người Việt nói trên đã được thu nhận bằng máy giải trình tự thế hệ mới Illumina HiSeq 2000 với độ bao phủ cao (34 lần) tương tự như độ bao phủ 30 lần trong các dự án hệ gen người của các quốc gia khác tại Trung tâm giải trình tự BGI-Hongkong.

Hệ gen của cá thể người Việt này chứa hơn 3 triệu biến đổi đa hình đơn (SNP) so với hệ gen tham chiếu của người. Nhiều biến đổi là mới và chỉ tìm thấy ở hệ gen của cá thể người Việt. Các kết quả phân tích cũng phát hiện ra một số biến đổi mới khác liên quan đến cấu trúc.

Hệ gen người gồm hơn 3 tỉ nucleotide mang toàn bộ thông tin di truyền quyết định đến hình dáng, sức khỏe và sự phát triển của con người. Hệ gen chuẩn của người được xây dựng cơ bản xong vào năm 2001 với chi phí khoảng 3 tỉ USD và được tiến hành trong vòng 15 năm. Đây được coi là một trong các bước đột phá khoa học quan trọng nhất trong thế kỉ 21.

Một số dự án nổi bật như dự án 1000 hệ gen người trên thế giới bắt đầu năm 2008, dự án 750 người Hà Lan giải trình tự tại BGI-Hongkong bắt đầu năm 2011, một triệu người Trung Quốc bắt đầu từ năm 2011, hay dự án hệ gen một người đầu tiên của Hàn Quốc vào năm 2009, Nhật Bản vào năm 2010. Trong dự án 1000 hệ gen người, dữ liệu thô (chỉ với độ bao phủ 4 lần) của 100 người Việt đã đưa lên mạng vào giữa năm 2013.

Song Nguyên

=========================

Cũng từ rất lâu - ngay trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", tôi xác định rằng: Người Nhật chính là hậu duệ của một bộ phận cư dân đã sống trên đất Văn Lang xưa và đến Nhật Bản đầu thế kỷ I AC. Sau này, người đầu tiên cho tôi thông tin về ADN của người Nhật hoàn toàn trùng khớp với ADN của người Việt chính là giáo sư Trần Quang Vũ. Sau đó, tôi được nghe người ta nói rằng: ADN chưa phải là cơ sở đáng tin cậy để xác định nguồn gốc. Họ phủ nhận tuốt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Một trong những người ủng hộ những luận cứ của tôi về cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về Việt tộc là Votruoc. Cho nên rất quý Votruoc. Mong Votruoc đừng hiểu lầm, khi lấy bài của Votruoc để phân tích. Nó chỉ là cái cớ để tôi thể hiện thái độ của mình trước những thứ dư luận trong bóng tối.

Không chỉ họ đòi hỏi tôi phải dùng thứ ngôn ngữ để họ dễ hiểu. Mà còn là họ cho rằng tôi đã dùng một phương pháp phi truyền thống khoa học để chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến - tức là không như cách hiểu của họ về "cơ sở khoa học". Thực ra đấy là sự ngụy biện khoa học của họ. Trong khi tôi đã công khai trên diễn đàn : Tôi chấp nhận ngay cái "cơ sở khoa học" của họ và tôi đủ khả năng để lấy ngay chính cái "cơ sở khoa học" theo định nghĩa của chính họ để chứng minh họ sai. Nhưng đến bây giờ, tôi vẫn chưa thấy họ đưa ra cái "cơ sở khoa học" của chính họ làm chuẩn mực để đối chiếu, thẩm định.

Những chuẩn mực thẩm định tính chân lý của tôi rất rõ ràng: Đó là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết, giả thuyết, phương pháp nhân danh khoa học được coi là đúng.

Trong khoa học làm gì có chuyện vì anh không hiểu thì mọi cái đều sai. Kể cả anh là Chủ tịch viện Hàn Lâm khoa học Hoa Kỳ, hoặc Anh , Nga , Pháp , Đức, Trung Quốc , Nhật Bản.....Một thí dụ rất trực quan là: Chủ tịch Viện hàn Lâm khoa học Liên Xô Lưsencô đã phủ nhận thuyết di truyền. Hàng loạt những nhà khoa học nghiên cứu thuyết di truyền ở Liên Xô thời bấy giờ đi tù và mất tích bí ẩn. Đến khi tỉnh lại, biết là sai và bắt đầu lao vào nghiên cứu thì ngành di truyền học nước Nga, đến tận bây giờ vẫn chưa thấy có nghiên cứu nào đáng kể.

Những gì mà tôi minh chứng hoàn toàn trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại - cụ thể là tiêu chí khoa học. Những tiêu chí khoa học này là sản phẩm tri thức của nền văn minh hiện đại, Chứ không phải từ thời "Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái"; hoặc thuộc về "chế độ phong kiến suy tàn" của văn minh Đông phương.

Phương pháp chứng minh của tôi, hoàn toàn là ngôn ngữ và tư duy hiện đại, để so sánh đối chiếu. Ngay cả những sự giải mã đầy bí ẩn, những giá trị đích thực của văn minh Đông phương của tôi, cũng hoàn toàn kế thừa từ những gia trị văn minh Đông phương và cả Tây phương cổ đại.

Tôi thừa biết rằng: Cái đám "họ" dốt nát ấy, không đủ trình để hiểu phương pháp giải mã. Cho nên tôi không bao giờ coi sự giải mã của tôi là bằng chứng khoa học cả, để cho đỡ rắc rối, rườm rà. Nhưng thật sự "họ" dốt đến mức: Ngay cả những luận cứ chứng minh rất rõ ràng của tôi, có chuẩn mực so sánh đối chiếu rất minh bạch, mà họ cũng không hiểu nổi. Muốn tôi trình bày phù hợp với cách hiểu của họ thì họ cũng phải cho biết "họ" là những ai và đang hiểu đến đâu chứ? Lớp 1/12 hay Viện sĩ chứ nhỉ? Lúc ấy tôi mới có thể lựa chọn phương pháp thích hợp với "họ" chứ nhỉ!

Những chứng minh của tôi về cả lý thuyết lẫn trực quan. Lý thuyết thì căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Trực quan thì "Không có Hạt của Chúa - điều mà cả thế giới kỳ vọng - chứ không riêng gì đám "họ" dốt nát đó. Tính hợp lý của Lý học Việt nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến bao trùm lên tất cả các lĩnh vực. Kể cả những tri thức khoa học cập nhật mới nhất thậm chí còn chưa được công nhận là nền tảng trí thức của nền văn minh hiện đại; như: "Nghịch lý Cantor", "thuyết Vonfram"....

Điều mong muốn của tôi là: Chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - Một cách sòng phẳng, minh bạch và khoa học. Còn họ muốn gì? Tại sao họ khăng khăng phủ định truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến như vậy?

Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn nói: "Nền khoa học Việt Nam đang tuyệt tự". Một trong những nguyên nhân quan trong chính là thứ tư duy khoa học nửa mùa của cái đám họ dốt nát, thậm chí không có một chuẩn mực khoa học. Có một vị khoa học cũng có tên tuổi phát biểu công khai trên báo: "Tôi phải nhìn thấy tôi mới tin". Thật là buồn cười cho tri thức khoa học của ông ta. Nhưng chí ít thì nó cũng là một chuẩn mực nghiên cứu khoa học. Mặc dù với chuẩn mực này thì một học sinh cấp một cũng là nhà khoa học, không cần phải đào tạo tiến sĩ.

==================

PS: Họ bảo tôi gặp may?! Nhưng tôi lưu ý họ rằng: Trong từ điển ngôn ngữ khoa học không có từ "gặp may". Thuyết tương đối ra đời không phải vì may mắn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Votruoc viết:

Nhưng em đang lu bu về com áo gạo tiền nên đành để từ từ vậy!!!

(Thật kỳ lạ, em nghiên cứu càng thuận lợi bao nhiêu thì cuộc sống càng khó khăn, rủi ro bấy nhiêu, không biết có phải ngẫu nhiên hay không dù đã rất cố gắng!)

Có lẽ do anh giữ một năng lượng quá dương trong người - tinh thần, trí thức rất tập trung: cái này phong thủy ngôi gia không thể giải quyết hết.

Phải xả năng lượng ra - đăng một ít nghiên cứu lên mạng, thời đại internet phổ cập nên tự thân nó lưu trữ, chưa kể vũ trụ cũng lưu trữ nữa.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Anh Thiên Sứ:

Mong Votruoc đừng hiểu lầm, khi lấy bài của Votruoc để phân tích.

Em hiểu anh mà! Anh cứ thoải mái đi. Em là người không câu nệ tiểu tiết nhưng lại rất chú ý bản chất.

@ Hoangnt:

Phải xả năng lượng ra - đăng một ít nghiên cứu lên mạng, thời đại internet phổ cập nên tự thân nó lưu trữ, chưa kể vũ trụ cũng lưu trữ nữa.

Tôi cũng muốn lắm, nhưng mất thời gian ghê lắm, mà đang phải "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi". Đành phải chờ vậy chứ biết làm sao!

Thân ái!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁI SAI TRONG LẬP LUẬN CỦA "HỌ"

Nhân bài viết của anh Votruoc

Trước hết đó là sự ngụy biện của đám "họ" này. Họ phủ nhận tuốt những cái gì có lợi cho việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Có ý thức hoặc vô ý thức (do dốt nát) và động cơ nào để họ lại khăng khăng như vậy, tôi chưa bàn đến. Ở đây tôi chỉ bàn ở góc độ khoa học.

Việc đầu tiên là họ chỉ phản biện có tính giới hạn trong từng hiện tượng, sự kiện để phủ nhận tất cả những luận cứ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Để minh họa cho cách phủ nhận của họ, tôi nếu một ví dụ rất "bình dân" như sau:

Anh Votruoc giới thiệu một người bạn tên Mỗ chẳng hạn. Tôi hỏi ngược lại anh Votruoc: Đâu? Người bạn của anh đâu?Tôi chỉ vào người bạn anh: Đây là cái mặt của người bạn anh; đây là cái áo, cái quân, cái bàn chân, đôi giày.....vv...thậm chí toàn bộ thân thể, tất cả đều là "của người bạn anh" - còn người bạn anh đâu? Tôi chỉ nhìn thấy những vật sở hữu của bạn anh và không thấy người bạn anh!

Tất nhiên lập luận như vậy là vô lý. Cái vô lý ở đây là sự chia nhỏ cục bộ từng sự kiện. Nhưng nếu tổng hợp tất cả các yếu tố mang tính sở hữu thì đó chính là người bạn anh.

Trong khí đó, công cuộc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến là sự tổng hợp tất cả mọi vấn đề và sự kiện hiện tượng liên quan có tính tổng hợp - tương tự như người bạn anh Votruoc là sự tổng hợp tất cả mọi tính sở hữu - Thí dụ: Một nền văn minh phải có chữ viết để duy trì và phát triển nền văn minh đó. Việc chưa tìm thấy một hệ thống chữ viết của người Việt là một yếu tố cần bổ sung, chứ không phải yếu tố phản biện - Khi mà tất cả những yếu tố liên quan đã xác định một nền văn minh Việt huy hoàng trong qúa khứ.

Bác Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh một cách rất sắc sảo: Đó chính là chữ Khoa Đẩu. "Họ" không thể phản biện được những luận cứ của bác Xuyền có tính hệ thống, nhưng cứ phản bác (Không phải phản biện); nào là chưa đủ yếu tố cấu thành tố chất của khoa học, nào là đó là chữ Sankit của đồng bào Tày Thái, nào là cần làm sáng tỏ thêm...vv...và ...vv.... Trong khi đó thì luận cứ của bác Xuyền nhân chứng, vật chứng đầy đủ với những luận cứ hoàn toàn chặt chẽ và mang tính hệ thống.

Tính hợp lý trong hệ thống (logic); tư duy biện chứng và cả tính tư duy tổng hợp (Ngôn ngữ khoa học tương đương là : Tư duy phức hợp) hoàn toàn đầy đủ trong việc chứng minh hệ thống chữ khoa đẩu của Việt tộc. Nhưng họ vẫn không thừa nhận.

Vậy chuẩn mực khoa học của "họ" là cái gì? Phải chăng là "bằng cấp" và "địa vị" trong giới khoa hoc? Có bằng cấp, có địa vị thì họ có quyền kết luận đúng sai chăng? Bằng cấp và địa vị khoa học xác định tính chân lý tuyết đối của những trí thức mà họ có chăng? Bằng cấp và địa vị trong khoa học là chuẩn mực quyết định tính chân lý chăng?

Họ đòi phải có di vật khảo cổ làm bằng chứng à? Đây là sự ngụy biện có ý thức hoặc vô ý thức. Nếu di vật khảo cổ là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử thì trên thực tế lịch sử không tồn tại. Chính họ không thể chứng minh được ông cố nội họ mặc quần áo chứ không phải "Ở trần đóng khố" bằng "di vật khảo cô". Hoặc để có bằng chứng cái bằng cấp cao của ai đó trong đám họ đó là một qúa trình học tập họ phải trưng đầy đủ vở tập viết từ cấp 1 và các bằng cấp liên quan. Tôi tin không ai làm được điều này. Đấy là một thí dụ hết sức bình dân, phù hợp với mọi trình độ.

Hay nói rõ hơn: Họ không có một chuẩn mực khoa học tối thiểu để xác định tính chân lý của một giả thuyết nhân danh khoa học. Vậy căn cứ vào đâu để "họ" phản bác những luận cứ minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến?

Bởi vậy, họ dùng thủ đoạn để chụp mũ. Bác Xuyền thì coi là do tinh thần yêu nước. Còn tôi thì là "Tinh thần dân tộc cực đoan" và riêng tôi còn nhiếu thứ mũ nữa, tôi không nhắc lại ở đây. Cũng may, chẳng có cái mũ nào đội vừa đầu tôi. Nhưng những luận cứ phản biện khoa học của "họ" thì hoàn toán không có.

Tóm lại, cái đám "họ" đó, hoàn toàn không hề có một chuẩn mực khoa học nào để biện minh cho sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiên và cũng không có cơ sở nào phản biện những luận cứ chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Bởi vì bao trùm lên tất cả là họ không có một chuẩn mực khoa học khả dĩ có thể xác định tính chân lý.

Bây giờ đòi hỏi tôi phải nói theo cách hiểu của họ; hoặc cho rằng tôi dùng phương pháp phi truyền thống theo cách hiểu của họ trong khoa học.

Vậy thì họ hãy công bố cách hiểu của họ (chuẩn mực khoa học của họ: phải có di vật khảo cổ chẳng hạn), tôi sẽ chứng minh cho họ theo đúng chuẩn mực của họ, nếu như tôi không phản bác được chuẩn mực đó. Công khai, rõ ràng, minh bạch. Khoa học mà, chính họ công khai nhân danh khoa học để phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Chứ có phải họ nhân danh cái khí gió gì đâu!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hành tinh phá vỡ mọi học thuyết khoa học

12/12/2013 16:20 (GMT + 7)

TTO - Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện một hành tinh khổng lồ, được cho là kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Sự tồn tại của nó đã phá vỡ mọi học thuyết về sự hình thành của các hành tinh mà con người đã đưa ra.

Posted Image

Hình ảnh minh họa về hành tinh lạ HD 106906 b - Ảnh: Daily Mail

Hành tinh HD 106906 b có khối lượng gấp 11 lần sao Mộc. Nó quay quanh ngôi sao chủ với khoảng cách gấp 650 lần khoảng cách trung bình giữa trái đất và mặt trời. Đây cũng là khoảng cách quỹ đạo xa nhất từ trước đến nay. Kỷ lục này đã chống lại mọi học thuyết trước đây của con người về sự hình thành hành tinh.

Các nhà nghiên cứu giải thích thêm theo các học thuyết phổ biến, sự hình thành hành tinh xảy ra khi chúng có quỹ đạo gần với ngôi sao chủ của nó. Chẳng hạn như Trái đất, ban đầu là thiên thạch nhỏ quay quanh các ngôi sao. Sau đó, chúng tích tụ bụi và khí trong không gian bao quanh ngôi sao để phát triển thành hành tinh.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết khác, họ cho rằng cơ chế hình thành của hành tinh này có thể tương tự như các hệ sao đôi nhỏ. Có nghĩa là HD 106906 b và ngôi sao chủ của nó được tạo ra độc lập với nhau, nhưng vì HD 106906b không đủ vật chất để trở thành ngôi sao nên nó mãi là hành tinh. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa được hợp lý cho lắm.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thêm về hành tinh kỳ lạ. Họ hi vọng giải đáp bí ẩn này sẽ mở ra cánh cửa mới cho việc nghiên cứu về sự hình thành các hành tinh trong vũ trụ.

Cô Vanessa Bailey, nghiên cứu sinh năm thứ năm tại khoa thiên văn thuộc Đại học Arizona, cho biết: “Hệ thống hành tinh và ngôi sao chủ của nó đặc biệt hấp dẫn chúng ta, bởi vì không bất kỳ hành tinh nào hiện nay có thể giải thích đầy đủ những gì mà chúng ta đang chứng kiến về HD 106906 b”.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Space)

=========================

Chẳng biết khoa học lý thuyết bị coi là sai thì như thế nào. Nhưng với lý học chẳng có gì là lạ. Khi Lý học đã quán xét bầu trời tới các vì sao ngoài Thái Dương hệ làm chuẩn mực cho Hà đồ và các chu kỳ cho chòm sao Thiên cực Bắc - rõ nhất trong phương pháp tính lịch đến chu kỳ 12. 960 năm (Một nửa chu kỳ các sao Thiên cực Bắc theo theo khoa học hiện đại là 26.000 năm là chu kỳ vận động của trái Đất với các chòm sao thiên cực Bắc với sai số 80 năm: Lý học x 2 - Âm Dương) thì tất nhiên nó phải giải thích được hiện tượng này. Nhưng giải thích như thế nào, còn phải có thời gian. Chuyện này khá phức tạp.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tái tạo sự hình thành của Dải Ngân hà

Cập nhật lúc 16h00' ngày 22/01/2014

Các nhà thiên văn học châu Âu đã tìm ra chứng cứ mới cho thấy Dải Ngân hà nở rộng theo hướng từ trong ra ngoài.

Phát hiện những nhánh bị mất tích của Dải Ngân hà

Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.

Posted Image

Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - (Ảnh: ESO)

Dữ liệu thu thập được trong dự án Gaia-ESO của châu Âu đã cung cấp chứng cứ ủng hộ giả thuyết cho rằng các ngôi sao đầu tiên của Dải Ngân hà bắt đầu hình thành từ trung tâm, có nghĩa là thiên hà của chúng ta phát triển từ trong ra ngoài.

Nhờ vào kính thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phương (Chile), các chuyên gia chịu trách nhiệm dự án trên đã phát hiện những ngôi sao già hơn nằm trong khu vực trung tâm của Dải Ngân hà, gọi là Vòng mặt trời.

Vòng mặt trời, phải mất 250 triệu năm mới đi từ đầu này sang đầu kia, cũng là nơi cư ngụ của hệ mặt trời của chúng ta, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics.

Những ngôi sao nằm trong phạm vi này có hàm lượng ma giê cao, chứng tỏ rằng đây là khu vực từng chứa nhiều ngôi sao “sống vội và chết trẻ”.

Trong khi đó, trưởng nhóm Maria Bergemann của Đại học Cambridge (Anh) cho hay, những ngôi sao nằm ngoài có chu kỳ sống dài hơn, và mất nhiều thời gian hơn để hình thành.

Theo Thanh Niên

==========================

Một nghiên cứu mang tính đột phá do châu Âu thực hiện đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về sự hình thành của Dải Ngân hà, cho phép thiên hà của chúng ta tượng hình theo dạng độc nhất vô nhị.

Posted Image

Nghiên cứu mới cho thấy quá trình tiến hóa của Dải Ngân hà - (Ảnh: ESO)

Tượng hình độc nhất vô nhị mà tri thức khoa học hiện đại khám phá đó chính là đồ hình Âm Dương Lạc Việt.

Posted Image

Posted Image

Nền văn minh Lạc Việt - hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - đã mô hình hóa quy luật vũ trụ từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, mà thành tựu mới nhất của khoa học vũ trụ hiện đại mô tả.

Khoa học càng phát triển thì càng đầy đủ yếu tố chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến.

Quá nhiều chứng cứ để xác định sự kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Học thuyết này mô tả toàn bộ những quy luật vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Đây chính là lý thuyết thống nhất mà con người đang mơ ước. Những trí thức của nền khoa học hiện đại còn rất lâu mới đạt được những thành tựu mà nền văn minh Lạc Việt đang hàm chứa.

Bởi vậy, bà Vanga đã tiên đoán: Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arsyri bị tiêu diệt.

Nhưng những con nòng nọc sẽ tiến hóa thành cóc và trở về với mẹ cóc.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những điều hiển nhiên khiến khoa học "bó tay" không giải thích được

Cập nhật lúc 10h31' ngày 20/12/2013

Liệu bạn có thực sự hiểu rõ ngọn nguồn những khái niệm khoa học về thời gian, không gian đa chiều, nước...

Những khái niệm tưởng như cơ bản được học trong trường lại hóa ra không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Và bạn có thể hơi “shock” khi biết rằng, có những khái niệm sở dĩ trở thành cơ bản là bởi vì các nhà khoa học… cũng bó tay với chúng mà thôi.

Hãy cùng khám phá những điều này theo tổng hợp từ trang Cracked qua bài viết dưới đây.

1. Thành phần cấu tạo của nước

Có thế nói, nước là chất cơ bản nhất và nó gần như có mặt ở mọi nơi tồn tại sinh vật sống. Nước chiếm đến ¾ diện tích bề mặt Trái đất và hơn 70% cơ thể chúng ta.

Tuy nhiên, sự thực thì chúng ta biết quá ít về hợp chất rất phổ biến này. Đây là một hợp chất khá phức tạp và bí ẩn.

Posted Image

Ví dụ rõ nhất để cho thấy điều này, đó là sự đông đá. Thông thường, bất kì chất lỏng nào khi đóng băng hoặc trở thành thể rắn thì thể tích đều giảm xuống. Nhưng nước thì ngược lại, khi đóng băng, thể tích của chúng tăng lên, ước tính khoảng 9%.

Điều này lý giải tại sao có hiện tượng bị vỡ đường ống dẫn nước ở các vùng bị băng tuyết khi nhiệt độ xuống quá thấp. Hay chai nước để trong ngăn đá cũng có lúc bị vỡ, thậm chí có thể nổ khi nhiệt độ xuống tới 0 độ C... tất cả là do thể tích nước khi đóng băng tăng lên và gây ra những lực rất lớn.

Có rất nhiều lý thuyết được đưa ra, một số cho rằng do trong nước có bọt khí, khi đóng băng vẫn giữ lại các bọt khí này, khiến thể tích nước đá nở ra. Tuy nhiên, chưa có một lời giải thích nào thực sự thỏa đáng.

Bên cạnh đó, một bí ẩn khác của nước đó là sự trơn trượt của băng. Tại sao băng lại trơn đến mức có thể trượt được? Đã hơn một thế kỷ từ khi câu hỏi này được đặt ra vẫn chưa được giải đáp.

Nhưng sự kỳ lạ của nước không chỉ có vậy. Hiệu ứng Mpemba đã đưa đến một hiện tượng kỳ lạ, đó là trong một điều kiện nhất định nào đó - khi cùng làm lạnh, nước nóng có thể đóng băng nhanh hơn nước lạnh.

2. Vận tốc của thời gian

Chúng ta có thể tạo ra tương lai, thay đổi hiện tại, nhưng không thể có bất cứ tác động gì đến quá khứ. Cùng với đó, thời gian qua đi, mọi vật đều "già" theo. Đó là những điều cơ bản nhất về thời gian. Nhưng sự thực thì thời gian phức tạp hơn như vậy. Thời gian giống như một ảo ảnh, hơn là một biến số cố định trong khoa học.

Posted Image

Theo Albert Einstein, chúng ta trải nghiệm thời gian với vận tốc tương đối. Những người đang ngồi thực sự có thời gian lão hóa chậm hơn những người đang di chuyển (tuy nhiên độ chênh lệch là vô cùng nhỏ nên không ai có thể nhận ra). Điều này đã được chứng minh bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu GPS.

Vệ tinh cần tính toán và điều chỉnh thời gian tương ứng với Trái đất bởi thời gian trên vệ tinh chậm hơn nhiều so với trên Trái đất. Điều này cũng lý giải vì sao những du hành gia sau một thời gian lên vũ trụ, khi trở về trẻ hơn so với người đồng trang lứa.

Ngoài ra, lý do “dòng thời gian” chỉ di chuyển cùng hướng với chúng ta vẫn đang khiến các nhà khoa học “bó tay”. Nhưng dù cho đã hao tổn biết bao chất xám, tiền bạc thì bí ẩn lời giải về thời gian vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

3. Khả năng bí ẩn của thực vật

Chúng ta biết rằng, thực vật nằm ở đáy chuỗi thức ăn, chúng không có não, không biết cảm nhận, cũng không thể di chuyển. Dường như chúng được sinh ra là để hô hấp và trao đổi chất mà thôi.

Posted Image

Nhưng liệu bạn có cảm thấy shock khi biết, thực vật thậm chí… biết làm toán? Những nghiên cứu tại trung tâm John Innes thuộc thành phố Norwich, Anh đã chỉ ra, cây cối ẩn chứa khả năng… giải phương trình.

Chúng sử dụng khả năng này để tính toán lượng tinh bột dự trữ vào ban đêm và điều chỉnh khẩu phần vừa đủ khi đón ánh Mặt trời. Nhưng tất cả đều được thực hiện trong vô thức, vì thực vật không có trung tâm điều khiển là não bộ như động vật. Chưa hết, cây cối còn có thể giao tiếp một cách chủ động theo cách riêng của mình, đó có thể là sự rung động, đu đưa hay bằng mùi.

Ví dụ như khi cắt cỏ, ta thường ngửi thấy mùi tươi và nồng, hoặc mùi đặc trưng của loại cỏ đó. Đó là mùi hương thực vật sử dụng để cầu cứu. Cây cỏ không có hệ thống thần kinh như các loài sinh vật khác, nhưng chúng có một cấu trúc riêng biệt đủ để cảm nhận nỗi đau, từ đó tỏa ra mùi hương cảnh báo đồng loại lân cận.

Tuy vậy, các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao thực vật lại có đặc điểm này, bởi dù có cảnh báo nguy hiểm đến đâu thì… chúng cũng không có chân để chạy.

4. Sự vô hạn của số Pi

Những gì chúng ta thường biết về số Pi (kí hiệu π), đó là một số vô tỉ, hay còn gọi là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Chúng ta thường sử dụng số Pi để tính chu vi, diện tích đường tròn… Tuy nhiên, theo các khoa học gia, số Pi có thể là… tất cả mọi thứ.

Như đã nói ở trên, π là một số vô tỉ, có nghĩa đây là một dãy số không có hồi kết và cũng không thể dự đoán trước được. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không thể tính chính xác được chu vi hay diện tích đường tròn.

Posted Image

Các nhà khoa học thậm chí cho rằng, cả vũ trụ này cũng không thể chứa đựng hết được π, bởi nó là dãy số vô hạn. Nhưng không chỉ có vậy, dãy số vô hạn này không theo quy luật, tức là không có sự lặp giữa các chuỗi chữ số.

Điều này cho thấy nếu đủ khả năng và sự kiên nhẫn sàng lọc các dãy số Pi, biết đâu bạn sẽ tìm thấy những đoạn mã tạo nên chó, mèo, loài người, thậm chí là cả vũ trụ.

Lý thuyết là vậy nhưng cho đến nay, hoặc cũng có thể mãi về sau này, chúng ta không có được một máy tính đủ tinh vi để giải mã những gì số Pi mang lại. Đây vẫn được coi là một trong những bí ẩn hàng đầu trong khoa học, nhưng cũng là một khái niệm “cơ bản” thường dùng trong toán học.

5. Các chiều thực sự của không gian

Chúng ta đang sống trong thế giới 3 chiều: chiều ngang, dọc và chiều sâu. Tuy nhiên, sau những nỗ lực tìm hiểu về khoa học vũ trụ, các khoa học gia cho rằng, vũ trụ có đến… 11 chiều: chiều ngang, dọc, chiều sâu và 8 chiều… bí ẩn khác.

Không giống như trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, khi nhắc đến một “chiều không gian” tức là đã bước sang một thế giới khác. Trong thế giới thực, không gian đa chiều ám chỉ các chiều di chuyển mà thôi.

Posted Image

Một số người cho rằng, chiều thứ 4 là chiều thời gian. Chúng ta có thể di chuyển tới bất cứ đâu, với bất cứ phương hướng nào trong thế giới 3D, nhưng chúng ta lại chỉ có thể di chuyển xuôi dòng theo chiều thời gian. Nếu điều này là đúng thì còn đến 7 chiều không gian khác chưa được các nhà khoa học khám phá.

Nhưng dùcho khó khăn, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để đi tìm những chiều không gian khác dựa vào hiện tượng bí ẩn do vũ trụ mang lại, như hiện tượng “đường hầm lượng tử” - quantum tunneling - hiện tượng hạt vật chất biến mất tại một địa điểm và xuất hiện tại một địa điểm khác.

Theo PLXH

=====================

Còn một bí ẩn nữa. Đó chính là khái niệm "Điểm" trong Toán học. Toàn bộ tri thức khoa học hiện đại của ngành Toán học đều bắt đầu từ khái niệm "điểm". Nhưng nó không có thật. Trong những vấn đề mà khoa học bó tay nêu trên, có một số điều thuộc về những bí ẩn của thiên nhiên. Đó là những điều 1, 3. Còn lại là sự nhầm lẫn của những trí thức khoa học khiến trở thành "bó tay".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn trường địa từ

27/11/2013 03:35

Châu Âu đã triển khai sứ mệnh mới nhằm khám phá bí ẩn về từ trường trái đất, và tìm hiểu tại sao lớp lá chắn bảo vệ địa cầu dường như đang yếu dần đi.

Posted Image

Bộ ba Alpha, Bravo và Charlie trong sứ mệnh Swarm - Ảnh: ESA

Cuối tuần qua, tại sân bay vũ trụ Plesetsk của Nga, tên lửa Rockot chỉ mất 91 phút để đặt bộ ba vệ tinh khoa học châu Âu lên điểm tập kết đã định gần vùng cực, duy trì ở độ cao 490 km cách mặt đất. Các vệ tinh này - được đặt tên là Alpha, Bravo, Charlie - đã chính thức khởi động sứ mệnh 4 năm vẽ bản đồ trường địa từ và giải mã những bí ẩn xung quanh “áo giáp” bảo vệ mọi sinh vật trên bề mặt địa cầu. Sứ mệnh trị giá 280 triệu euro, mật mã Swarm, là dự án đầu tiên nhằm lập bản đồ các nguồn phát cũng như cường độ từ trường trái đất, tức bong bóng vô hình bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi bức xạ chết người từ mặt trời và vũ trụ.

Vệ tinh tham gia sứ mệnh Swarm được chế tạo tại nhà máy của Astrium thuộc tập đoàn vũ trụ không gian châu Âu EADS. Swarm được thiết kế để truy tìm các nguồn khác của từ trường trái đất, cũng như xác định những luồng chảy trong tầng điện li của địa cầu vốn có thể làm nhiễu dòng từ trường xuất phát từ lõi trái đất. Để ngăn chặn nguy cơ các vệ tinh (nặng 472 kg/chiếc) va vào nhau ở độ cao 490 km khi di chuyển với tốc độ khoảng 7 km/giờ, các kỹ sư đã trang bị cơ chế đặc biệt nhằm giữ nguyên khoảng cách giữa các vệ tinh. Giới chuyên gia hy vọng Alpha, Bravo, Charlie có thể giúp họ hiểu được tại sao trường địa từ đang yếu đi đến 15% trong vòng 200 năm qua.

Sao Hỏa từng có từ trường, và việc nó biến mất cách đây vài tỉ năm trước được cho là nguyên nhân chính khiến hành tinh đỏ mất khí quyển, biến thành một sa mạc lạnh lẽo, khô cằn. Nguồn phát chính của trường địa từ nằm sâu trong lõi hành tinh, nơi dòng chảy sắt siêu nóng tạo ra những dòng điện, từ đó sản sinh từ trường, một quá trình được gọi là “dynamo”. Từ trường trải rộng thêm vài ngàn km vào không gian, tạo ra bong bóng vô hình gọi là quyển từ, có tác dụng làm chệch hướng những hạt điện tích nguy hiểm tuôn chảy từ hướng mặt trời và các nguồn khác của vũ trụ.

Dựa trên yếu tố từ trường đang suy yếu, giới chuyên gia trái đất dự đoán có lẽ lớp lá chắn bảo vệ sự sống đang chuẩn bị đảo chiều. Theo các dữ liệu địa chất học, sự đảo chiều diễn ra theo chu kỳ khoảng 250.000 năm/lần, nhưng lần đảo cuối cách đây khoảng 800.000 năm. “Chúng ta cần phải biết chuyện gì sẽ xảy ra vì nó ảnh hưởng đến sự sống trên bề mặt hành tinh”, Reuters dẫn lời Giám đốc sứ mệnh Rune Floberghagen thuộc Cơ quan Không gian châu Âu. “Nó tác động đến hành vi của động vật. Nó ảnh hưởng tới hệ thống định vị. Ảnh hưởng lên nhiều thứ về mặt thực tiễn đối với toàn bộ chúng ta, chứ không đơn thuần là đề tài nghiên cứu của giới khoa học”, theo Floberghagen.

Trong khi chưa thể dự đoán được mức độ ảnh hưởng khi hành tinh mất đi lá chắn bảo vệ, không quá khó khi tiên đoán rằng hậu quả sẽ rất thảm khốc. Các vệ tinh, vốn đóng vai trò chủ chốt trong mạng lưới viễn thông, có thể bị lột trần trước gió mặt trời. Trong khi đó, ngành dầu khí sử dụng các dữ liệu thu thập dựa trên từ trường cho công tác khoan tìm dầu lửa. Do vậy, Swarm là sứ mệnh vô cùng quan trọng, không chỉ đối với châu Âu mà còn phục vụ cho lợi ích của cả thế giới, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Cơ quan Không gian châu Âu Jean-Jacques. “Chúng ta không thể sống trên hành tinh này mà thiếu lá chắn quan trọng đó”, ông nói.

Hạo Nhiên

======================

Về vấn đề này thì Lý Học Đông phương có cội nguồn từ văn hiến Việt thì ứng dụng từ rất lâu, không những vậy còn phân loại chi tiết đến từng 3 độ trong La kinh 360 độ theo cách phân chia hoàn toàn trùng khớp và trước hàng ngàn năm trên mặt phẳng của tri thức khoa học hiện đại.

Nếu nền văn minh này không có một kiến thức rất sâu về địa từ trường thì không thể có phương pháp ứng dụng như thế được. Đấy chính là ngành Phong thủy Lạc Việt.

Posted Image

La kinh dùng trong phong thủy - phân kim đến 3 độ

Chính mối liện hệ có tính hệ thống của ngành phong thủy và Lý học Việt, tôi mới phát hiện ra rằng: "Không thể có Hạt của Chúa - theo nghĩa chỉ một điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng - và "không có sự sống trên sao Hỏa".

Một số kẻ cho rằng tôi gặp may. Như vậy là Nasa không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa; hoặc CERN không xác định được một điều kiện duy nhất tạo ra các hạt có khối lượng (Hạt của Chúa) là do bị xui(*). Vậy mà cũng có người tin thì chán quá.Posted Image.

"Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó".

===================

* Trước khi CERN khởi động máy LHC thí nghiệm lần thứ II với hết công xuất của nó - Tháng 7. 2012 - Tôi đã tiên đoán rằng: Họ sẽ nhìn thấy đám mây bụi lớn hơn lần trước và "không phải Hạt của Chúa" (Xem topic "Không có hạt của Chúa"). Và người ta đã công bố một kết quả đúng như vậy. Nhưng cho đến nay CERN vẫn chưa thể công bố đấy chính là dạng cấu trúc tiên đề cho tất cả mọi dạng hạt có khối lượng. Mà họ chỉ thừa nhận là một phát hiện hạt mới trong 18 loại Hạt cơ bản. Ông Higg được đề cử giải Nobel vì sự phát hiện này, chứ không có nghĩa hạt Higg là hạt của Chúa theo nghĩa là điều kiện duy nhất tạo ra các hạt có khối lượng.

Còn đây là lời tiên tri của tôi nhân danh thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn hiến Việt:

Không bao giờ có hạt cơ bản thứ 19 trong nền khoa học hiện đại.

Có lẽ tôi lại sắp sửa gặp may.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao Hỏa từng có sự sống cách đây 3,7 tỉ năm?

27/01/2014 15:00

(TNO) Chứng cứ do tàu tự hành Opportunity thu thập được cho thấy có lẽ sự sống trên sao Hỏa tồn tại cùng lúc với diễn biến trên Trái đất.

Posted Image

Tàu tự hành Opportunity đã tìm được chứng cứ cổ nhất về hoạt động của nước trên bề mặt sao Hỏa - Ảnh: NASA

Các sinh vật sơ khai có thể đã tồn tại trên bề mặt sao Hỏa trong giai đoạn sự sống hình thành trên Trái đất.

Đây là kết luận rút ra từ kết quả phân tích mẫu vật do tàu tự hành Opportunity thu thập được, theo đó sao Hỏa nhiều khả năng đủ sức hỗ trợ sự sống dưới dạng vi khuẩn trong hàng trăm triệu năm.

Opportunity, vừa ăn mừng 10 năm thám hiểm sao Hỏa, đã khai quật được chứng cứ cho thấy có nước trung tính từng chảy trên bề mặt hành tinh đỏ cách đây khoảng 4 tỉ năm.

Tàu tự hành đã tìm thấy mẫu vật tại rìa hố va chạm 3,7 tỉ năm tuổi gọi là Endeavour, và đây cũng là chứng cứ lâu đời nhất cho thấy sự hoạt động của nước trên sao Hỏa.

Trước đó, tàu tự hành Curiosity đã tìm được chứng cứ 3,5 tỉ năm tuổi, theo Space.com.

Theo giả thuyết được chấp nhận lâu nay, sự sống đã bắt đầu trên Trái đất từ gần 4 tỉ năm trước, có nghĩa là sự sống gần như xuất hiện cùng lúc trên sao Hỏa và địa cầu, nhưng chỉ có hành tinh xanh đủ sức nuôi dưỡng cho vạn vật phát triển đến ngày nay.

Hạo Nhiên

====================

Chính những tri thức khoa học hiện đại xác định rằng: Cùng một điều kiện tương tác như nhau thì kết quả sẽ giống nhau.

Sự hình thành nên sao Hỏa và tất cả các hành tinh khác trong vũ trụ này trong quá trình lịch sử hình thành của nó, ngay từ trang thái sơ khai đầu tiên đã không thể giống Trái Đất. Bởi vậy, nó không thể ra một kết quả cuối cùng giống nhau là "nước" theo cách hiểu như nước trên trái Đất được.

Bởi vậy, cách giải thích của Nasa sai lầm khi cho rằng nước đã biến mất trên sao Hỏa. Không hể có "nước" để biến mất.

Tất nhiên khi không có nước thì cũng không thể có sự sống trên sao Hỏa. Điều này chính Nasa đã thừa nhận. Tôi không hề gặp may khi tiên đoán điều này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Enstein đã sai?

Baodatviet.vn

Nhà vật lý thiên tài người Anh, Stephen Hawking – được xem là bộ óc vĩ đại nhất còn sống, đã khiến giới khoa học rung chuyển khi đảo ngược công trình nghiên cứu cả đời của ông để nói rằng hố đen vũ trụ không tồn tại.

Những hố đen phát sáng trong vũ trụ

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Học thuyết vật lý cổ điển cho rằng không có năng lượng hoặc thông tin nào có thể thoát ra khỏi lỗ đen vũ trụ nhưng nguyên lý vật lý lượng tử lại tuyên bố là có thể. Đây là mâu thuẫn gây nên nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà vật lý học trong suốt nhiều năm qua.

Trong bài báo được đăng tải gần đây có tên "Thông tin về sự tồn tại và dự báo về lỗ đen", tiến sỹ Hawking đã đưa ra giải pháp cho mâu thuẫn trên: "thay vì nuốt chửng thông tin và năng lượng một cách vĩnh viễn, lỗ đen sẽ cắt xén chúng , sau đó giải phóng trở lại vũ trụ dưới một hình thức khác hoàn toàn ban đầu và không thể nhận ra."

Theo các học thuyết cổ điển, lỗ đen được cho là có chứa một "Chân trời sự kiện". Đây là một ranh giới tuyệt đối mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát nổi lực hấp dẫn vô cùng lớn từ phần lõi dày đặt của lỗ đen.

Posted Image

Ảnh đồ họa về Hố đen trong vũ trụ

Nhưng Hawking đã phá vỡ ý tưởng này, nói rằng thay vì có một đường chân trời sự kiện như trên, chúng ta nên nghĩ tới một "đường chân trời ít rõ ràng hơn".

Hawking viết: "Việc không có các đường chân trời sự kiện có nghĩa sẽ không có các hố đen - vốn nhốt giam giữ không cho ánh sáng chạy vào vĩnh hằng."

Ông nói rằng các tia sáng muốn chạy thoát khỏi tâm của hố đen sẽ bị giữ lại giống như bị mắc kẹt trên một chiếc máy tập chạy và chúng sẽ dần bé lại thông qua việc phát xạ.

Hawking nói với tạp chí khoa học Nature rằng: "Trong lý thuyết cổ điển, không có sự trốn thoát khỏi hố đen. Nhưng thuyết lượng tử lại cho phép năng lượng và thông tin thoát khỏi hố đen."

Được biết, công trình mới nhất của Hawking đã được truyền cảm hứng từ một bài phát biểu ông thực hiện qua Skype, gửi tới một cuộc họp ở Viện nghiên cứu Vật lý Lý thuyết Kavli ở Santa Barbara, California, vào tháng 8/2013.

Ông định giải quyết nghịch lý tường lửa hố đen, vốn đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong gần 2 năm qua. Vấn đề này hình thành từ một "thử nghiệm tư duy", nơi các nhà khoa học cố tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu một phi hành gia không may mắn rơi vào một hố đen.

Posted Image

Stephen Hawking bị bệnh bại liệt, nhưng được coi là bộ óc vĩ đại nhất hiện nay

Theo đó, nếu lỗ đen tồn tại dưới hình thức mà Hawking dự đoán thì giả sử có một phi hành gia vũ trụ vô tình rơi vào trong lỗ đen. Theo vật lý lượng tử, phi hành gia xấu số trên sẽ ngay lập tức bị thiêu rụi bởi một "bức tường lửa" do các bức xạ cường độ cao tạo ra.

Tuy nhiên, thuyết tương đối cổ điển lại cho rằng cơ thể của phi hành gia sẽ bị kéo dài liên tục như mì ống cho đến khi bị nghiền nát tại lõi của lỗ đen. Lý thuyết mới của Hawking sẽ san bằng mâu thuẫn giữa 2 học thuyết vì nếu không có "chân trời sự kiện" thì cũng không có "bức tường lửa".

Bàn về công trình nghiên cứu về hố đen của Hawking, chuyên gia hố đen Don Page của Đại học Alberta ở Edmonton, Canada, thừa nhận: "Bức tranh Hawking vẽ ra nghe rất hợp lý."

Nhưng nhà vật lý ly thuyết Joseph Polchinski của Viện Kavli lại nghi ngờ và khẳng định: Trong thuyết tương đối của Einstein, đường chân trời hố đen không quá khác biệt so với các phần khác của vũ trụ. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy không gian và thời gian thay đổi bất thường ở cạnh mình. Hiện tượng này quá hiếm trên quy mô lớn."

Raphael Bousso, một nhà vật lý ly thuyết ở Đại học California, Berkeley và là học trò cũ của Hawking thừa nhận nhiều nhà vật lý sẽ thấy công trình nghiên cứu mới của Hawking thật "đáng ghét."

Ông nói: "Ý tưởng rằng không có điểm nào, từ đó bạn không thể trốn thoát khỏi hố đen, thậm chí còn cực đoan hơn và cho thấy nhiều vấn đề hơn lý thuyết đã tồn tại về tường lửa.

Nhưng thực tế rằng chúng ta vẫn còn đang thảo luận những câu hỏi như thế, 40 năm sau khi các nghiên cứu đầu tiên của Hawking về hố đen và thông tin, là minh chứng cho thấy tầm quan trọng khổng lồ của chúng".

T.M (Tổng hợp)

=======================

LÝ HỌC VÀ LỖ ĐEN.

Học thuyết vật lý cổ điển cho rằng không có năng lượng hoặc thông tin nào có thể thoát ra khỏi lỗ đen vũ trụ nhưng nguyên lý vật lý lượng tử lại tuyên bố là có thể. Đây là mâu thuẫn gây nên nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà vật lý học trong suốt nhiều năm qua.

"Lỗ đen không hoàn toàn đen" đây là nhận định của ông Hawking và điều này Lý học cũng xác định từ lâu. Chính bởi căn cứ trên các phương pháp tiên tri của Lý học. Nếu lỗ đen hoàn toàn đen thì về lý thuyết không thể tiên tri vì những thông tin sẽ biến mất. Thậm chí người ta cũng không thể nhận thức được quá khứ và tương lai. Thực tế ứng dụng những phương pháp tiên tri của Lý học Đông phương đã cho thấy: Lỗ den không làm mất thông tin. Vậy tại sao lại là "lỗ đen" - nơi ngay cả ánh sáng cũng không thể tồn tại?

Thực chât "lỗ đen" chính là xoáy trong một khối vật chất đang vận động trong vũ trụ. Chúng ta có thể lấy những mô hình gần gũi như: tâm bão, xoáy nước trên mặt sông để hình dung về "lỗ đen".

Posted Image

Đương nhiên tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất kể cả có khối lượng và một số trạng thái tồn tại của vật chất phi khối lượng - mà Lý học mô tả bằng khái niệm "Khí" (Xin lưu ý là khí trong Lý học cũng được phân loại và chỉ có một số dạng khí bị hút vào đấy) - đều bị hút vào vòng xoáy này, kể cả ánh sáng. Nhưng bị hút vào "hố đen" không có nghĩa là nó biến mất. Chỉ có thể một số cấu trúc vật chất - gồm cả có khối lượng và phi khối lượng - thay đổi cấu trúc. Nhưng thông tin không mất đi.

Không thể kiếm chứng được bản chất "lỗ đen" bằng các phương tiện kỹ thuật để có thể quan sát trực quan. Cho nên các nhà khoa học mới dùng thuật ngữ "thử nghiệm tư duy". Từ đó, một "thử nghiệm tư duy" được coi là đúng - nếu nó phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học.

Đây chính là phương pháp chứng minh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt của tôi và chữ Việt cổ của bác Đỗ Văn Xuyền. Không hề có tính may mắn trong những trường hợp này. Vấn đề "Hạt của Chúa"; "sự sống trên sao Hỏa" cũng vậy.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Enstein đã sai?

Baodatviet.vn

Nhà vật lý thiên tài người Anh, Stephen Hawking – được xem là bộ óc vĩ đại nhất còn sống, đã khiến giới khoa học rung chuyển khi đảo ngược công trình nghiên cứu cả đời của ông để nói rằng hố đen vũ trụ không tồn tại.

Những hố đen phát sáng trong vũ trụ

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Học thuyết vật lý cổ điển cho rằng không có năng lượng hoặc thông tin nào có thể thoát ra khỏi lỗ đen vũ trụ nhưng nguyên lý vật lý lượng tử lại tuyên bố là có thể. Đây là mâu thuẫn gây nên nhiều cuộc tranh luận giữa các nhà vật lý học trong suốt nhiều năm qua.

Trong bài báo được đăng tải gần đây có tên "Thông tin về sự tồn tại và dự báo về lỗ đen", tiến sỹ Hawking đã đưa ra giải pháp cho mâu thuẫn trên: "thay vì nuốt chửng thông tin và năng lượng một cách vĩnh viễn, lỗ đen sẽ cắt xén chúng , sau đó giải phóng trở lại vũ trụ dưới một hình thức khác hoàn toàn ban đầu và không thể nhận ra."

Theo các học thuyết cổ điển, lỗ đen được cho là có chứa một "Chân trời sự kiện". Đây là một ranh giới tuyệt đối mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát nổi lực hấp dẫn vô cùng lớn từ phần lõi dày đặt của lỗ đen.

Posted Image

Ảnh đồ họa về Hố đen trong vũ trụ

Nhưng Hawking đã phá vỡ ý tưởng này, nói rằng thay vì có một đường chân trời sự kiện như trên, chúng ta nên nghĩ tới một "đường chân trời ít rõ ràng hơn".

Hawking viết: "Việc không có các đường chân trời sự kiện có nghĩa sẽ không có các hố đen - vốn nhốt giam giữ không cho ánh sáng chạy vào vĩnh hằng."

Ông nói rằng các tia sáng muốn chạy thoát khỏi tâm của hố đen sẽ bị giữ lại giống như bị mắc kẹt trên một chiếc máy tập chạy và chúng sẽ dần bé lại thông qua việc phát xạ.

Hawking nói với tạp chí khoa học Nature rằng: "Trong lý thuyết cổ điển, không có sự trốn thoát khỏi hố đen. Nhưng thuyết lượng tử lại cho phép năng lượng và thông tin thoát khỏi hố đen."

Được biết, công trình mới nhất của Hawking đã được truyền cảm hứng từ một bài phát biểu ông thực hiện qua Skype, gửi tới một cuộc họp ở Viện nghiên cứu Vật lý Lý thuyết Kavli ở Santa Barbara, California, vào tháng 8/2013.

Ông định giải quyết nghịch lý tường lửa hố đen, vốn đã khiến các nhà khoa học đau đầu trong gần 2 năm qua. Vấn đề này hình thành từ một "thử nghiệm tư duy", nơi các nhà khoa học cố tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu một phi hành gia không may mắn rơi vào một hố đen.

Posted Image

Stephen Hawking bị bệnh bại liệt, nhưng được coi là bộ óc vĩ đại nhất hiện nay

Theo đó, nếu lỗ đen tồn tại dưới hình thức mà Hawking dự đoán thì giả sử có một phi hành gia vũ trụ vô tình rơi vào trong lỗ đen. Theo vật lý lượng tử, phi hành gia xấu số trên sẽ ngay lập tức bị thiêu rụi bởi một "bức tường lửa" do các bức xạ cường độ cao tạo ra.

Tuy nhiên, thuyết tương đối cổ điển lại cho rằng cơ thể của phi hành gia sẽ bị kéo dài liên tục như mì ống cho đến khi bị nghiền nát tại lõi của lỗ đen. Lý thuyết mới của Hawking sẽ san bằng mâu thuẫn giữa 2 học thuyết vì nếu không có "chân trời sự kiện" thì cũng không có "bức tường lửa".

Bàn về công trình nghiên cứu về hố đen của Hawking, chuyên gia hố đen Don Page của Đại học Alberta ở Edmonton, Canada, thừa nhận: "Bức tranh Hawking vẽ ra nghe rất hợp lý."

Nhưng nhà vật lý ly thuyết Joseph Polchinski của Viện Kavli lại nghi ngờ và khẳng định: Trong thuyết tương đối của Einstein, đường chân trời hố đen không quá khác biệt so với các phần khác của vũ trụ. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ thấy không gian và thời gian thay đổi bất thường ở cạnh mình. Hiện tượng này quá hiếm trên quy mô lớn."

Raphael Bousso, một nhà vật lý ly thuyết ở Đại học California, Berkeley và là học trò cũ của Hawking thừa nhận nhiều nhà vật lý sẽ thấy công trình nghiên cứu mới của Hawking thật "đáng ghét."

Ông nói: "Ý tưởng rằng không có điểm nào, từ đó bạn không thể trốn thoát khỏi hố đen, thậm chí còn cực đoan hơn và cho thấy nhiều vấn đề hơn lý thuyết đã tồn tại về tường lửa.

Nhưng thực tế rằng chúng ta vẫn còn đang thảo luận những câu hỏi như thế, 40 năm sau khi các nghiên cứu đầu tiên của Hawking về hố đen và thông tin, là minh chứng cho thấy tầm quan trọng khổng lồ của chúng".

T.M (Tổng hợp)

=======================

LÝ HỌC VÀ LỖ ĐEN.

"Lỗ đen không hoàn toàn đen" đây là nhận định của ông Hawking và điều này Lý học cũng xác định từ lâu. Chính bởi căn cứ trên các phương pháp tiên tri của Lý học. Nếu lỗ đen hoàn toàn đen thì về lý thuyết không thể tiên tri vì những thông tin sẽ biến mất. Thậm chí người ta cũng không thể nhận thức được quá khứ và tương lai. Thực tế ứng dụng những phương pháp tiên tri của Lý học Đông phương đã cho thấy: Lỗ den không làm mất thông tin. Vậy tại sao lại là "lỗ đen" - nơi ngay cả ánh sáng cũng không thể tồn tại?

Thực chât "lỗ đen" chính là xoáy trong một khối vật chất đang vận động trong vũ trụ. Chúng ta có thể lấy những mô hình gần gũi như: tâm bão, xoáy nước trên mặt sông để hình dung về "lỗ đen".

Posted Image

Đương nhiên tất cả mọi dạng tồn tại của vật chất kể cả có khối lượng và một số trạng thái tồn tại của vật chất phi khối lượng - mà Lý học mô tả bằng khái niệm "Khí" (Xin lưu ý là khí trong Lý học cũng được phân loại và chỉ có một số dạng khí bị hút vào đấy) - đều bị hút vào vòng xoáy này, kể cả ánh sáng. Nhưng bị hút vào "hố đen" không có nghĩa là nó biến mất. Chỉ có thể một số cấu trúc vật chất - gồm cả có khối lượng và phi khối lượng - thay đổi cấu trúc. Nhưng thông tin không mất đi.

Không thể kiếm chứng được bản chất "lỗ đen" bằng các phương tiện kỹ thuật để có thể quan sát trực quan. Cho nên các nhà khoa học mới dùng thuật ngữ "thử nghiệm tư duy". Từ đó, một "thử nghiệm tư duy" được coi là đúng - nếu nó phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học.

Đây chính là phương pháp chứng minh Lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt của tôi và chữ Việt cổ của bác Đỗ Văn Xuyền. Không hề có tính may mắn trong những trường hợp này. Vấn đề "Hạt của Chúa"; "sự sống trên sao Hỏa" cũng vậy.

Lý thuyết về khởi nguyên cũng như kết thúc của Vũ trụ, BigBang, Lỗ đen Vũ trụ … của Khoa học hiện đại cho tới thời điểm này đều không đúng với thực tế khách quan sẽ được phát hiện, tất yếu xuất hiện mâu thuẫn, bị bác bỏ, cho dù các nhà khoa học có cố gắng, cầu thị chỉnh sửa … tới đâu cũng vậy thôi. Nguyên do là toàn bộ những cơ sở vật lý cơ bản nhất mà khoa học biết đến và dùng để xây dựng lên những lý thuyết đó cho đến nay đều còn bất cập, thiếu sót. Miền giới hạn của chúng không bao phủ lên những điều kiện vật lý của Hố đen, khởi nguyên và kết thúc … của Vũ trụ.

Nếu một lý thuyết Vật lý mới, tổng quát hơn không xuất hiện thì mọi cố gắng đều trở nên vô ích.

Theo sự phát triển, sớm muộn gì thì lý thuyết mới đó cũng ra đời, nhưng có lẽ sự ra đời của nó sẽ rất độc đáo. Không như các lý thuyết Vật lý khác xuất hiện trên cơ sở giải thích những mâu thuẫn giữa kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học và lý thuyết cũ. Lý thuyết mới ra đời dựa trên những luận điểm của học thuyết ADNH Lạc Việt, được kiểm chứng bằng những kết quả thực nghiệm khoa học, ứng dụng cho phép khoa học khi đi sâu vào những lĩnh vực mà nó đang vấp phải những mâu thuẫn, bế tắc.

Khi giải quyết tốt được những bế tắc này, giới khoa học mới chợt nhận thấy sự kỳ vĩ của học thuyết ADNH và lao vào nghiên cứu nó. Trong quá trình nghiên cứu đó, họ mới thấy được chân tướng sự thật, ai mới là chủ nhân thực sự của học thuyết ADNH, ai mới chính là kẻ mạo nhận. Lịch sử sẽ được nhận thức lại, phục hưng Văn hóa Việt tộc thực sự bắt đầu, lời tiên tri của bà Vanga về sự trở lại của một học thuyết cổ xưa sẽ thành hiện thực.

Hy vọng rằng không phải chờ lâu quá!

Thân ái!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý thuyết về khởi nguyên cũng như kết thúc của Vũ trụ, BigBang, Lỗ đen Vũ trụ … của Khoa học hiện đại cho tới thời điểm này đều không đúng với thực tế khách quan sẽ được phát hiện, tất yếu xuất hiện mâu thuẫn, bị bác bỏ, cho dù các nhà khoa học có cố gắng, cầu thị chỉnh sửa … tới đâu cũng vậy thôi. Nguyên do là toàn bộ những cơ sở vật lý cơ bản nhất mà khoa học biết đến và dùng để xây dựng lên những lý thuyết đó cho đến nay đều còn bất cập, thiếu sót. Miền giới hạn của chúng không bao phủ lên những điều kiện vật lý của Hố đen, khởi nguyên và kết thúc … của Vũ trụ.

Nếu một lý thuyết Vật lý mới, tổng quát hơn không xuất hiện thì mọi cố gắng đều trở nên vô ích.

Theo sự phát triển, sớm muộn gì thì lý thuyết mới đó cũng ra đời, nhưng có lẽ sự ra đời của nó sẽ rất độc đáo. Không như các lý thuyết Vật lý khác xuất hiện trên cơ sở giải thích những mâu thuẫn giữa kết quả thực nghiệm của các nhà khoa học và lý thuyết cũ. Lý thuyết mới ra đời dựa trên những luận điểm của học thuyết ADNH Lạc Việt, được kiểm chứng bằng những kết quả thực nghiệm khoa học, ứng dụng cho phép khoa học khi đi sâu vào những lĩnh vực mà nó đang vấp phải những mâu thuẫn, bế tắc.

Khi giải quyết tốt được những bế tắc này, giới khoa học mới chợt nhận thấy sự kỳ vĩ của học thuyết ADNH và lao vào nghiên cứu nó. Trong quá trình nghiên cứu đó, họ mới thấy được chân tướng sự thật, ai mới là chủ nhân thực sự của học thuyết ADNH, ai mới chính là kẻ mạo nhận. Lịch sử sẽ được nhận thức lại, phục hưng Văn hóa Việt tộc thực sự bắt đầu, lời tiên tri của bà Vanga về sự trở lại của một học thuyết cổ xưa sẽ thành hiện thực.

Hy vọng rằng không phải chờ lâu quá!

Thân ái!

Vấn đề cứ phải là Việt sử 5000 năm văn hiến đã. Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể từ trên trời rơi xuống được. Nó phải có lịch sử của nó chứ nhỉ!

Lý thuyết thống nhất đấy. Hì.Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề cứ phải là Việt sử 5000 năm văn hiến đã. Thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể từ trên trời rơi xuống được. Nó phải có lịch sử của nó chứ nhỉ!

Lý thuyết thống nhất đấy. Hì.Posted Image

Đúng vậy! Nhưng cái gì cũng có quá trình của nó, từ thấp tới cao. Các cụ nói "Dục tốc bất đạt " mà.

Logic thực chất là:

" Việt sử 5000 năm (em nghi ngờ còn dài hơn) văn hiến" --- > Thuyết ADNH ---- > Vật lý lý thuyết.

Nhưng quá trình phục hồi sẽ là:

Vật lý lý thuyết --- > Thuyết ADNH --- > Lịch sử Việt 5000 năm Văn hiến.

Kính anh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy! Nhưng cái gì cũng có quá trình của nó, từ thấp tới cao. Các cụ nói "Dục tốc bất đạt " mà.

Logic thực chất là:

" Việt sử 5000 năm (em nghi ngờ còn dài hơn) văn hiến" --- > Thuyết ADNH ---- > Vật lý lý thuyết.

Nhưng quá trình phục hồi sẽ là:

Vật lý lý thuyết --- > Thuyết ADNH --- > Lịch sử Việt 5000 năm Văn hiến.

Kính anh.

Votruoc thân mến.

Không thể dài hơn được. Đúng mốc chuẩn lịch sử lập quốc là gần 5000 năm văn hiến. Trước đó là lịch sử phát triển. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và lịch sử Việt tộc phải gắn liền với nhau. Đây là mối liên hệ rất hữu cơ không thể tách rời được. Nếu tách ra thì mọi người sẽ không hiểu gì cả.

Bởi vì thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt thì mới thể hiện được tính khoa học của nó so với những gì còn lại trong bản văn chữ Hán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Votruoc thân mến.

Không thể dài hơn được. Đúng mốc chuẩn lịch sử lập quốc là gần 5000 năm văn hiến. Trước đó là lịch sử phát triển. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và lịch sử Việt tộc phải gắn liền với nhau. Đây là mối liên hệ rất hữu cơ không thể tách rời được. Nếu tách ra thì mọi người sẽ không hiểu gì cả.

Bởi vì thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt thì mới thể hiện được tính khoa học của nó so với những gì còn lại trong bản văn chữ Hán.

Có lẽ không nên rạch ròi thứ tự sự phục hồi trước sau như trên. Ý em hình dung như bài trước là:

"Lý thuyết mới ra đời dựa trên những luận điểm của học thuyết ADNH Lạc Việt, được kiểm chứng bằng những kết quả thực nghiệm khoa học, ứng dụng cho phép khoa học khi đi sâu vào những lĩnh vực mà nó đang vấp phải những mâu thuẫn, bế tắc.

Khi giải quyết tốt được những bế tắc này, giới khoa học mới chợt nhận thấy sự kỳ vĩ của học thuyết ADNH và lao vào nghiên cứu nó. Trong quá trình nghiên cứu đó, họ mới thấy được chân tướng sự thật, ai mới là chủ nhân thực sự của học thuyết ADNH, ai mới chính là kẻ mạo nhận. Lịch sử sẽ được nhận thức lại, phục hưng Văn hóa Việt tộc thực sự bắt đầu"

Có nghĩa là, sự phục hồi văn hiến Việt tộc và học thuyết ADNH sẽ diễn ra gần như song song, cái này là đông lực và điều kiện của cái kia. Nhưng đối với giới nghiên cứu khoa học thì phục hồi học thuyết ADNH sẽ là động lực phục hồi văn hiến Việt tộc và phục hồi những giá trị đích thực của văn hiến Việt tộc là điều kiện để phục hồi học thuyết ADNH, bởi vì họ sẽ chẳng thể phục hồi học thuyết ADNH (mong muốn thuần túy khoa học của họ) thành công nếu không phục hồi văn hiến Việt và quá trình phục hồi học thuyết ADNH sẽ làm cho những giá trị Văn hiến Việt tọc trở nên rõ ràng và có ý nghĩa hơn (đương nhiên, điều này cũng rất hấp dẫn giới nghiên cứu khoa học). Quan hệ hữu cơ trong quá trình này là như thế. Nhưng đó mới là những hình dung sơ bộ thôi, chắc còn phức tạp hơn nhiều.

Kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể dài hơn được. Đúng mốc chuẩn lịch sử lập quốc là gần 5000 năm văn hiến. Trước đó là lịch sử phát triển. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và lịch sử Việt tộc phải gắn liền với nhau. Đây là mối liên hệ rất hữu cơ không thể tách rời được. Nếu tách ra thì mọi người sẽ không hiểu gì cả.

Bởi vì thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt thì mới thể hiện được tính khoa học của nó so với những gì còn lại trong bản văn chữ Hán.

Nếu chúng ta không dùng thuyết Âm Dương Ngũ Hành và những ý nghĩa cốt tủy của Tam Giáo thì rất khó khăn cho chúng ta phục hồi lịch sử Việt được.

Vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TCN: đây chính là mốc chuẩn, bởi ông là Thần Mặt Trời, mốc lịch sử này không chỉ để so sánh thời gian các triều đại trong sử Việt mà cho cả toàn thế giới. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử thế giới, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu Anmanach thế giới cứ "tự áp đặt" khởi nguyên lịch sử nhân loại bắt đầu từ vùng Lưỡng Hà Mesopotamia là hoàn toàn sai bét.

Chưa kể, con người đầu tiên từ Châu Phi, nhưng nếu thấy một cái sọ xưa nhất ở nơi khác thì sao? vấn đề này đã xảy ra, các nhà khoa học cãi nhau ỏm tỏi.

Độ chính xác lịch sử gần nhất của nhân loại, ghi bằng văn bản chỉ khoảng 3100 TCN, còn trước nữa thì bế tắc - Đại Hồng Thủy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ thân mến!

Dù không muốn, ta cũng phải thừa nhận rằng, học thuyết ADNH dù đã từng kỳ vĩ đến đâu thì cũng đã thất truyền, chỉ còn rơi rớt lại một số ứng dụng và ý tưởng cơ bản mà thôi. Phục hồi nó là thiên nan vạn nan. Cho dù có phục hồi được thì những khái niệm của nó cũng vô cùng xa lạ với giới khoa học ngày nay, chẳng thể cùng nói chuyện. Anh không thể dùng tiếng Việt thời Hùng Vương để nói chuyện với cũng chính người Việt thời nay được. Họ có vô cùng nhiều những lý do mà theo họ, rất xác đáng, để không tin vào học thuyết ADNH. Dù anh có hiểu biết ADNH thâm sâu đến đâu, có chỉ ra nhiều điều đúng đắn đến đâu nhưng chỉ bằng ngôn ngữ của anh, không phải bằng ngôn ngữ của họ, họ không hiểu thì họ vẫn phớt đi chẳng thèm quan tâm. Họ sẽ cho rằng anh ăn may nếu anh đúng và ném đá tơi bời nếu anh sơ suất dù rất nhỏ (anh hiểu chuyện này quá mà !). Tất nhiên, anh có thể cũng chẳng thèm quan tâm đến họ nữa, nhưng ngặt một nỗi là anh vẫn muốn phục hồi học thuyết ADNH vì nhiều lý do. Mà muốn phục hồi học thuyết ADNH thì phải cần đến sức lực của toàn thể loài người, trong đó giới khoa học có vai trò quyết định, chứ một vài cá nhân thì chẳng đi đến đâu. Do đó, vẫn phải thuyết phục giới khoa học về tính ưu việt của học thuyết ADNH nếu muốn phục hồi nó.

Muốn thuyết phục giới khoa học thì cần phải giải quyết được những vấn đề của họ, đang thu hút tâm trí họ, và quan trọng nhất là phải dùng ngôn ngữ của họ trên cơ sở những ý tưởng đúng đắn của học thuyết ADNH. Rất may rằng, học thuyết ADNH với tư cách học thuyết bao trùm Vũ trụ có dư khả năng làm điều đó, đồng thời, giới khoa học chân chính cũng rất khách quan, cầu thị không thành kiến miễn là đúng với chân lý.

Giờ này, tôi đang ngồi biên tập lại lần chót cuốn sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương". Chợt nhận thấy một ý tưởng trong sách có liên quan đến đoạn này. Tôi vào đây để bình luận tiếp.

giới khoa học chân chính cũng rất khách quan, cầu thị không thành kiến miễn là đúng với chân lý.

Thực ra tôi cũng chỉ hy vọng vào giới khoa học chân chính này. Khái niệm "khoa học chân chính" theo tôi hiểu thì ngoài ý nghĩa lương tri, còn cần một tri thức khoa học thật sự. Chứ không phải những kẻ mang danh khoa học, bon chen thể hiện mình bằng cách chê bai người khác. Thí dụ như đám chê bai ông Hòa làm tàu ngầm chẳng hạn.

Muốn thuyết phục giới khoa học thì cần phải giải quyết được những vấn đề của họ, đang thu hút tâm trí họ

Chuyện này thì không có gì khó khăn cả, nhưng chỉ với giới khoa học cao cấp hàng đầu của tri thức khoa học hiện đại, Bởi vì riêng với họ, họ biết rất rõ sự bế tắc của tri thức khoa học hiện đại trong sự phát triển tiếp theo của nền văn minh nhân loại. Hay để cho rõ hơn: Từ lâu tôi đã xác định: Nền khoa học hiện đại đang bế tắc.

Do đó, với những nhà khoa học cao cấp hàng đầu của nền tri thức khoa học hiện đại tầm quốc tế. Họ sẵn sàng đón nhận một lý thuyết mới nếu nó giải quyết được những vấn nạn của tri thức khoa học hiện nay. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên giáo sư chủ nhiệm khoa Vật lý thiên văn Trần Quang Vũ (Đại học Tồng hợp Áo), chỉ cần xem những gì tôi đã thể hiện từ trước năm 2008, đã đề nghị một cuộc hội thảo khoa học tại Harvard, trong đó tôi là diễn giả chính. Ngược lại với tầm cỡ "khoa học" khác thì tôi có nói ra rả như ve tiếp theo từ 2008 đến nay 2014, họ vẫn tiếp tục phản bác. Tôi thật sự không quan tâm đến loại này. Bởi vì với loại "khoa học" này thì tôi luôn luôn gặp may:

Họ sẽ cho rằng anh ăn may nếu anh đúng và ném đá tơi bời nếu anh sơ suất dù rất nhỏ

Với sự "phản biện" bằng cách cho rằng tôi đã gặp may, đủ thấy tầm cỡ tri thức của những kẻ "khoa học" loại này đến đâu. Với lập luận của đám này thì Nasa xác định không có sự sống trên sao Hỏa là bị "xui" chăng? Hoặc không xác định có Hạt của Chúa là cũng bị "xui" chăng?

Mặc dù, ngay từ trước đó - biết trước sẽ có những thứ tư duy loại này sẽ phản ứng như thế nào nếu tôi đúng - tôi đã xác định rất rõ:

Sự xác định "Không có Hạt của Chúa " và "Không có sự sống trên sao Hỏa", hoàn toàn xuất phát từ hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết, Và tôi sẵn sàng thuyết trình vì sao không thể có "Hạt của Chúa" - theo nghĩa một điều kiện duy nhất tạo ra các hạt có khối lượng - và "không có sự sống trên sao Hỏa".

Nhưng chưa hề có một lời đề nghị nào từ bất cứ một tổ chức khoa học nào đặt vấn đề vì sao tôi lại xác định như vậy. Ngược lại, tính háo danh và bon chen nên không ít kẻ đã phán rằng: "tôi đã gặp may", để che lấp sự dốt nát của họ. Đối với tầm cỡ hiểu biết của loại "khoa học" này thì ông Hòa làm ra cái tàu ngầm cũng là gặp may chăng?

Thật xui cho họ và "may" cho ông Hòa, cái tàu ngầm của ông Hòa nó là một vật thể quan sát trực quan, nỏ nổi lên, nó lặn xuống dù chỉ trong bể nước thì đến con mẹ ve chai cũng nhìn thấy. Còn với tôi thì thật xui xẻo khi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một hệ thống của tư duy trừu tượng, cho nên bất cứ một bà bán cháo nào cũng có quyền không tin. Chưa nói đến những kẻ tự nhận là "khoa học" theo kiểu: Những tri thức khoa học và cả những gì mà họ coi là thành tựu khoa học mà họ có cũng toàn là gặp may..

Đúng là những thứ vớ vẩn phức hợp. Quá mất thời giờ với đám này.

==============

PS: Tôi có cảm giác những thứ tư duy theo kiểu "gặp may" và bị đen của những nhà "khoa học" kiểu này, không phải là tư duy khoa học, mà là thứ tư duy của dân đánh bạc. Bởi vậy nên mới có vận may và số đen.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại

Thuộc địa Roanoke biến mất, vụ nổ Tunguska, bức tường Bimini - đường tới đảo Atlantis... được xem là những bí ẩn lớn nhất lịch sử nhân loại.

Posted Image

1. Bí ẩn thuộc địa Roanoke. Năm 1587, 121 người do John White dẫn đầu có cuộc hành quân đến đảo Roanoke (ngày nay là North Carolina) để thiết lập một thuộc địa mới. Khi đó, họ đã gặp phải làn sóng phản đối dữ dội của người dân bản xứ.

Posted Image

Vì vậy, John White đã trở về Anh để xin thêm quân tiếp viện. Sau vài năm, ông White trở lại đó để tiếp tục kế hoạch chinh phục đảo Roanoke thì phát hiện không tìm thấy những dấu tích của một cuộc chiến tranh và bóng dáng của các ngôi nhà. Ông cũng không nhìn thấy bất cứ người nào đã đi cùng ông đến đây vào năm 1587. Sự thực lạ lùng này trở thành một bí ẩn lớn trong lịch sử nhân loại.

Posted Image

2. Tín hiệu Wow! Ngày 15.8.1977, tình nguyện viên của chương trình SETI (chương trình rộng lớn tìm kiếm các tín hiệu của trí thông minh ngoài trái đất) Jerry Ehman có thể là người đầu tiên đã nhận được một thông điệp từ hành tinh khác.

Posted Image

Tín hiệu kéo dài 72 giây dường như truyền từ một nơi mà con người chưa từng có mặt trước đó: một điểm trong chòm sao Sagittarius, gần ngôi sao có tên gọi Tau Sagittarii, cách trái đất 120 năm ánh sáng. Khi đó, Ehman đã viết chữ “Wow!” trên bản in tín hiệu ban đầu. Sau đó, ông và nhiều người khác đã nỗ lực một lần nữa để thu và định vị tín hiệu này nhưng đều thất bại. Cho đến nay, nó là một trong những bí ẩn lớn nhất lịch sử.

Posted Image

3. Vụ nổ Tunguska năm 1908 là một trong những vụ nổ bí ẩn nhất lịch sử cận đại. Khi đó, một vật thể chưa xác định đã phát nổ trên bầu trời Siberia, tạo ra xung động còn mạnh hơn 2.000 lần bom nguyên tử được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Nó đã khiến cây cối trong bán kính khoảng 2.072 km2 đổ rạp.

Posted Image

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học suy đoán nguyên nhân dẫn đến sự kiện bí ẩn này là do thiên thạch, UFO, sự va chạm giữa tiểu hành tinh hoặc sao chổi khi xâm nhập khí quyển Trái đất... Cho đến nay, vụ nổ Tunguska vẫn là bí ẩn lớn, đánh đố nhân loại.

Posted Image

4. Cuốn sách bí ẩn nhất thế giới Voynich. Cuốn sách cổ ra đời từ những năm đầu 1400 và mãi đến năm 1912, nó mới xuất hiện. Wilfrid Voynich, một đại lý sách cũ mua được nó tại Italy. Kể từ khi phát hiện cho đến nay, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đã lao vào hành trình giải mật nó.

Posted Image

Voynich được viết bằng một loại ngôn ngữ mà con người vẫn chưa xác định được. Hàng trăm nội dung được viết trong cuốn sách đó vẫn chưa được giải mã. Những hình minh họa khó hiểu đã khiến một số người đưa ra giả thuyết về nguồn gốc và nội dung của nó. Thậm chí, một số cho rằng đó là trò bịp chứ không hề ẩn chứa thông điệp nào cả. Tuy nhiên, số khác lại tin trong sách hàm chứa nội dung quý giá mà các chuyên giải mã chưa tìm hiểu được.

Posted Image

5. Bí ẩn Bimini - đường tới đảo Atlantis huyền bí. Năm 1968, người ta phát hiện một bức tường đá dưới nước gần phía đảo Bắc Bimini ở Bahamas. Bức tường này được hình thành từ những viên gạch đá vôi có hình chữ nhật, tạo nên hình dáng rất giống một con đường hoặc một bức tường thời cổ xưa.

Posted Image

Một số người cho rằng đó chỉ là kiến tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, số khác lại suy đoán bức tường Bimini có thể nó là tác phẩm của Hạm đội thuộc triều đình Trung Quốc để lại vào thế kỷ XV. Do gặp bão lớn giữa đường, họ đã dùng những phiến đá ballat hình chữ nhật để tạo nên một “cầu cảng” lưu động, làm nơi tiến hành sửa chữa tàu. Chưa dừng lại ở đó, nhà tiên tri Edgar Cayce từng tiên đoán khoảng giữa năm 1967 - 1968, “sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên về việc đảo Atlantis “tỉnh giấc” trên vùng biển Bahamas, gần đảo Bimini”. Vì vậy, người ta tin đó chính là con đường bí mật cổ xưa dẫn đến hòn đảo Atlantis đã biến mất một cách huyền bí.

(Theo Dân Việt)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem DNA phát sáng trong tế bào người

Thứ Sáu, 07/02/2014 - 18:50

(Kienthuc.net.vn) - Bằng cách làm cho DNA trong tế bào người phát sáng, các nhà khoa học đã chụp được những cảnh quan tuyệt đẹp.

Posted Image

Hình ảnh đầy màu sắc này là cách miêu tả chân thực nhất hình dạng cơ thể con người khi bị phá vỡ thành các phần nhỏ. Trông nó có vẻ giống như một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng, nhưng trong thực tế các mô hình phức tạp là những thành phần tạo nên một tế bào của con người.

Posted Image

Hình ảnh UltraSharp này biểu thị các vi ống (màu xanh), ty thể (màu tím), bộ máy Golgi (màu đỏ), và thể peroxi (màu vàng) từ một tế bào con người. Các thành phần sẽ liên kết với nhau để thực hiện các chức năng tế bào.

Posted Image

Nhóm nghiên cứu chụp hình ảnh rõ ràng của 10 loại cấu trúc nano ADN nhân tạo (còn gọi là ADN origami) khác nhau.

Posted Image

Bên trong mỗi tế bào là hỗn độn nhiều phân tử. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát triển một hệ thống hình ảnh có thể chụp các cấu trúc nhỏ hơn 10 nanomet, hay kích thước của một kháng thể. Một nanomet là một phần triệu milimet.

Posted Image

Các nhà khoa học hy vọng những hình ảnh như thế này sẽ giúp phát hiện ra cách thức mới để chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến trình và hiệu quả của phương pháp điều trị ở mức độ tế bào.

Lưu Thoa (theo DM)

===================

Các nhà khoa học hy vọng những hình ảnh như thế này sẽ giúp phát hiện ra cách thức mới để chẩn đoán bệnh, theo dõi tiến trình và hiệu quả của phương pháp điều trị ở mức độ tế bào.

Những phát hiện như thế này được coi là sự tiến bộ của tri thức khoa học. Từ đó các nhà khoa học vạch ra phương pháp chữa bệnh trên cơ sở nhận thức mới. Những phương pháp chữa bệnh trên cơ sở nhận thức mới này - được coi là có "cơ sở khoa học" - sẽ từ những thí nghiệm rất trực quan. Thí nghiệm ban đầu có thể thành công hoặc thất bại, cho đến khi họ thành công. Lúc ấy phương pháp chẩn trị bệnh của họ được phổ biến và trở thành nền tảng tri thức của khoa học hiện đại - chí ít trong y học.

Trên cơ sở phương pháp chữa bệnh mới từ bắt đầu từ những phát hiện mang tính nhận thức trực quan - thông qua những phương tiện kỹ thuật này - sẽ sinh ra hàng loạt những giáo sư tiến sĩ y khoa chuyên ngành - tôi muốn mô tả là giáo sư tiến sĩ y khoa thực sự. Trong qúa trình thực nghiệm phương pháp chẩn trị bệnh bằng phương pháp mới này, ở đẳng cấp giáo sư tiến sĩ - hoặc bác sĩ giỏi - họ lại phát hiện ra một vài trường hợp sai lệch cụ thể và công bố sự hiệu chỉnh với một phương pháp mới và trở thành một phương pháp mới cụ thể trong chuyên ngành. Tất nhiên, nó lại tiếp tục được nghiệm thu và trở thành nền tảng tri thức y khoa chuyên ngành. Nhưng xét về thực chất, nó cũng chỉ là sự tiếp tục những thực nghiệm chuyên ngành trong y học, có tính chi tiết và cụ thể hơn.

Tóm lại đấy là thực trạng gọi là sự phát triển của tri thức khoa học hiện đại trong y học - từ khi nền văn minh hiện đại có nguốn gốc xuất xứ từ Tây phương, gọi tắt là văn minh Tây phương, trở thành nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay.

Từ góc độ nhận thức này, quán xét toàn bộ những sự phát triển của nền văn minh hiện đại ở tất cả mọi ngành ngoài y học, như; vật lý, thiên văn, kỹ thuật, sinh học....vv... hầu hết đều đi theo hướng này. Riêng ở những ngành ngoài Y học, như vật lý học....đã xuất hiện những lý thuyết cục bộ, mô tả những quy luật riêng phần, được tổng kết nói về sự vận động và mối liên hệ của vật chất có khối lượng. Trên cơ sở này, nó lại tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ kỹ thuật và tạo ra những phương tiện kỹ thuật tiếp tục những phát hiện những nhận thức mới - thí dụ như sự phát hiện trong bài báo trên về cấu trúc các tế bào.

Đây chính là phương thức của sự phát triển và giới hạn hiện nay của nền văn minh Tây phương.

Nhưng nền khoa học hiện đại chưa hề có một lý thuyết tổng hợp đa ngành - quen gọi là lý thuyết thống nhất. Thậm chí trong một ngành cũng chưa hề có một lý thuyết tổng hợp của một ngành tích hợp được một lý thuyết chuyên ngành. Cho dù nó là ngành vật lý, hoặc toán học, vốn được coi là những tri thức tiên tiến nhất của nền khoa học hiện đại.

Riêng với ngành Y học hiện đại thì tệ hơn cả: Nó chưa hề có một hệ thống lý thuyết giành riêng cho nó. Thâm chí không có một lý thuyết chuyên ngành thuộc ngành Y. Trong y học hiện đại, về bản chất vẫn chỉ là một quá trình thực chứng, thực nghiệm, thông qua những phương tiện hiện đại. Kể cả thành tựu tiến tiến nhất - chưa thực nghiệm - như bài báo trên.

Trên cơ sở toàn bộ sự phân tích trên, đối chiếu với Lý học Đông phương - chỉ qua những mảnh vụn còn lại của nó, do những thăng trầm của Việt tộc trong lịch sử - đã cho thấy một hệ thống lý thuyết đa ngành bao trùm lên mọi lĩnh vực. Từ Thiên văn, Vật lý... (các phương pháp dự báo), cho đến kiên trúc xây dựng, (Phong thủy) và cả Đông y...chỉ mô tả trong một học thuyết duy nhất: Thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Những tri thức khoa học hiện đại từ cổ điển đến tiên tiến nhất - mới phát minh ngày hôm nay - cũng không nằm ngoài hệ thống tri thức của học thuyết này. Thí dụ như tư duy hợp lý, tư duy biện chứng...Thậm chí cả tư duy phức hợp đa ngành - mà tri thức khoa học hiện đại hy vọng sẽ là mô thức tư duy của tương lai (Chứ chưa có khả năng thực hiện) - cũng không nằm ngoài hệ thống của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Ngay cả những lý thuyết mới nhất, như: "Nghịch lý toán học Cantor", thuyết "cấu trúc Vonfram" mà những tri thức khoa học nền tảng tiên tiến nhất của nền văn minh hiện tại còn chưa biết sử dụng vào việc gì, thì thực chất chỉ là những ý tưởng lý thuyết sơ khai , so với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và các thuyết trên của khoa học hiện đại đã được thể hiện một cách hoàn chỉnh trong học thuyết Âm Dương Ngũ hành và được, ứng dụng như một bộ phận cấu thành của học thuyết này.

Về "nghịch lý toán học Cantor" thì nó đã được mô tả một cách hoàn chỉnh như một thành tố trong cấu trúc của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó chính là sự phân loại những tập hợp theo những phạm trù của Âm Dương và Ngũ hành.

Về thuyết "Cấu hình của Wonfram" thì đó chính là mô hình mô tả toàn bộ sự phát triển và một phần quy luật của lịch sử phát triển vũ trụ từ khởi nguyên đến mọi hiện tượng và có tác dụng phân loại.

Hai lý thuyết Cantor và Wonfram của nền khoa học hiện đại - chưa được "khoa học công nhận" - được mô tả một cách hoàn chỉnh và bổ sung lẫn nhau trong cùng học thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Chỉ cần so sánh như vậy - trong một phạm vi hẹp - cũng xác định được sự huyền vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành so với toàn bộ tri thức của nền văn minh hiện tại.

Vấn đề cũng chưa dừng lại ở đây.

Bằng những mô hình biểu kiến - thí dụ những những ký hiệu phi ngôn ngữ trong Dịch học là bát quái và hệ thống quẻ, hoặc như khoa Tử Vi, Thái Ất...vv...- có thể tiên tri từ thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người.

Những phương pháp tiên tri này , hoàn toàn phù hợp với các phương pháp dự báo tiên tiến nhất của nền khoa học hiện đại - thí dụ như phương pháp dự báo thời tiết - Tức là: chúng có dữ kiện đầu vào - là yếu tố thời gian: Ngày, giờ, tháng, năm - trên cơ sở này tương ứng với một mô hình biểu kiến tương quan đã lập thành (quẻ Dịch, hoặc mô hình Tử Vi, Thái Ất)) - Từ đó xác định diễn tiến sự việc qua phương pháp luận đoán đã được lập thành (Theo quẻ này thì "Thánh dạy rằng...."). Tiếp đó là một kết quả có thể kiểm chứng trong tương lai.

Tất nhiên, sự đúng sai còn tùy thuộc vào khả năng dự báo của bản thân người dự báo (Thày bói). Cũng như các cơ quan khí tượng thủy văn trên thế giới, tuy thực hiện phương pháp dự báo khoa học giống nhau, nhưng đôi khi kết quả sai, hoặc vênh nhau vậy. Thí dụ như việc dự đoán thời tiết trong sự kiện thời tiết Đại Lễ kỷ niệm "Ngàn năm Thăng Long Hanoi" vậy. Có rất nhiều cơ quan khí tượng thủy văn các nước dự báo với Lý học Đông phương. Kết quả: "chẳng may" Lý học Đông phương đúng; tất cả các cơ quan khí tượng thủy văn từ Hoa Kỳ đến các trình độ khác nhau "bị xui", nên sai: Ban tổ chức chưa hề phải ứng dụng phương án II là cử hành nghi lễ trong nhà.

Điều này - đối chiếu với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học - cho thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, hệ quả của một mô thức tư duy khoa học của tương lai.

Hay nói rõ hơn: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - về giá trị tri thức nội hàm của nó - phải tổng hợp được bản chất cơ chế có tính quy luật về tính tương tác của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ - thì nó mới có thể có khả năng tiên tri đến từng chi tiết như vậy.

Đây cũng chính là khiếm khuyết của toàn bộ tri thức của nền văn minh hiện tại: Tri thức của nền văn minh hiện đại chưa phát hiện được bản chất có tính quy luật của cơ chế tương tác giữa toàn bộ các dạng tồn tại và sự vận động của cấu trúc vật chất. Đương nhiên là như vậy, khi họ chưa phát hiện được sự tồn tại trên thực tế của 95% các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ - mà không một phương tiện hiện đại nào "nhìn thấy" được, mà họ gọi là "vật chất tối". (Trong Phật pháp nói là: "Không phải không thấy, mà là thấy tối". Hì).

Điều này lại là sự minh chứng nữa từ một góc nhìn khác - trên cơ sở so sánh đối chiếu - cho thấy thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.

Sự so sánh thuyết Âm Dương ngũ hành với toàn bộ nền tàng của tri thức thuộc nền văn minh hiện đại, cho thấy rằng: Tôi không hề kiêu ngạo khi cho rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chỉ có thể trình bày với những nhà khoa học thực sự và có trách nhiệm. Tương tự như giáo sư Ngô Bảo Châu không cần thiết phải chứng minh cho vài học sinh giỏi toán thi quốc tế hiểu được, để được dư luận rộng rãi công nhận. vì sao bổ đề toán học của ông được coi là đúng.

Tôi không có khả năng làm việc này, khi mà chính thiên tài toán học Ngô Bảo Châu cũng không thể mô tả cho hầu hết mọi người hiểu - để được công nhận. Dù trong đúng chuyên ngành của ông ta và trên cơ sở lịch sử phát triển của cả nền tảng tri thức của văn minh hiện đại có xuất xứ Tây phương. Huống chi thuyết Âm Dương Ngũ hành lại thuộc về nền văn minh khác.

Do đó, nếu không thể có điều kiện cần và đủ để đối thoại - như một cuộc hội thảo quốc tế (Bao gồm nhiều cuộc hội thảo của nhiều ngành khác nhau : Từ toán học, Thiên văn, vật lý, y học, kiến trúc xây dựng, - kể cả chính trị, quản lý và tôn giáo ....vv...nếu quan tâm) - thì tôi cũng không có cơ hội để chúng minh một cách công khai minh bạch. Sự công nhận hay không công nhận, khi không có điều kiện trên - thì tính đúng sai, chỉ mang tính cách cá nhân, hoặc nhóm và tất nhiên nó sẽ bị chi phối bởi khả năng nhận thức của cá nhân, hoặc nhóm có quyền lực học thuật.

Trong hoàn cảnh không có điều kiện thể hiện - sách khó xuất bản, không có cơ hội trình bày ở những cuộc hội thảo khoa học cao cấp...vv.. - thì tôi cũng chịu. Đương nhiên, trong điều kiện này thì thuyết Âm Dương Ngũ hành với toàn bộ hệ thống tri thức của nó, sẽ không thể trở thành một một bộ phận tích hợp trong nền văn minh nhân loại.

Tôi đành tạm thời khóa topic này để có thời gian suy ngẫm lại. Số tôi "đen" quá! Khi nào thấy "vận may", tôi sẽ lại mở ra.

==============

PS: Giải thích theo Lý học thì năm nay tôi bị sao Ngũ hoàng chiếu hướng. Ít nhất cũng trấn yểm xong cái sao này đã. Hôm nay tôi trấn đây. Quí vị tham khảo topic "Phong thủy Lạc Việt ứng dụng trong nhà riêng Nguyên Vũ Tuấn Anh". Mục: "Trao đổi học thuật", chuyên mục "Phong Thủy".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị.

"Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất". Đó là sự khẳng định của tôi nhân danh nền văn minh Đông phương kỳ vĩ có cội nguồn văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước với quốc gia Văn Lang. Mọi việc đã được xác định khi chúng tôi khẳng định rằng: "không có sự sống trên Sao Hỏa".

Hôm nay, trên facebook, vusonganh gửi tôi đường link đến bài viết này trên báo điện tử kienthuc.net.vn. Tôi đưa lên đây để quý vị tham khảo:

Trước hết tôi xin cảm ơn vusonganh và tác giả bài báo này vì đồ hình Âm Dương Lạc Việt trên bài báo này. Nó sẽ được bổ sung ngay vào cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Mặc dù đã đến giai đoạn dàn trang và chờ.....giấy phép.

========================

Bằng chứng khó cãi về người ngoài hành tinh ở Tây Tạng

Thứ Bảy, 15/02/2014 - 06:00

http://kienthuc.net....309822.html?p=3

(Kienthuc.net.vn) - Khi khám phá các hang động ở dãy Himalaya, nhóm khảo sát đã tìm được những bộ xương dài 130 cm có đầu to khác thường và cơ thể nhỏ bé...

Ngắm “sân bay hạ cánh” của người ngoài hành tinh

Truy dấu vết người ngoài hành tinh thời cổ đại

T.B (tổng hợp)

Posted Image

Từ nhiều thập niên gần đây, những chiếc đĩa đá cổ Dropa được cho là một trong những minh chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Những hiện vật này được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh.

Posted Image

Khi khám phá hàng loạt các hang động ở vùng Bayan-Kara-Ula thuộc dãy Himalaya, nằm trên ranh giới giữa Trung Quốc và Tây Tạng, nhóm khảo sát đã tìm được nhiều hàng mộ với những bộ xương dài 130 cm có đầu to khác thường và cơ thể nhỏ bé chôn trong đó. Chúng được cho là di cốt của người Dropa, một tộc người có xuất xứ từ bầu trời, theo truyền thuyết địa phương.

Posted Image

Không có văn bia nào trong các ngôi mộ, thay vào đó là hàng trăm đĩa đá rộng 30cm. Chúng có lỗ rộng 20mm ở trung tâm. Trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ.

Resized to 98% (was 760 x 331) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Các nhà khoa học đã xác định những chiếc đĩa Dropa có niên đại lên tới 12.000. Ít lâu sau khi được phát hiện, chúng được niêm phong lại và lưu trữ tại Đại học Bắc Kinh. Trong các thập niên sau đó, nhiều nhà khoa học đã cố gắng giải mã những chiếc đĩa đá này.

(Con số "12.000", không có đơn vị mô tả, không hiểu 12. 000 cái gì? Có lẽ họ muốn nói 12. 000 năm?/Thiên Sứ)

Posted Image

Năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Hàng chữ tượng hình quá nhỏ, phải có một kính phóng đại để xem chúng. Nhiều chữ tượng hình đã bị hỏng vì bị ăn mòn.

Posted Image

Tsum khẳng định mình đã giải mã được các ký hiệu. Chúng kể câu chuyện về một phi thuyền của người Dropa đã bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình.

Posted Image

Năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại. Theo đó, một phi thuyền thử nghiệm chở những cư dân đến từ một hành tinh khác sau khi hạ cánh xuống vùng núi Bayan-Kara-Ula với ý định hòa bình đã các bị thành viên bộ lạc Ham ở khu vực tần công và tiêu diệt.

Posted Image

Các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Moskva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác. Chúng chỉ có thể được chế tạo bởi một nền văn minh có trình độ khoa học cao.

Posted Image

Hiện tại, chỉ có rất ít thông tin về những đĩa đá Dropa đến được với quốc tế do sự tàn phá của cuộc Cách mạng văn hóa thập niên 1960 cũng như sự che giấu từ nhà chức trách Trung Quốc.

Posted Image

Nhiều người cho rằng câu chuyện về chủng tộc Dropa lưu lạc đến trái đất chỉ là điều hoang đường. Trong khi đó, người Trung Quốc vẫn giấu kỹ những chiếc đĩa Dropa, và thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước. Ảnh: Internet.

========================

Thưa quí vị.

Tôi xem đi xem lại bài viết tất cả ba lần. Sau khi posd bài này lên tôi sẽ xem lại lần thứ tư. Nhưng với ba lần đã xem, tôi chẳng thấy bằng chứng nào về "người ngoài hành tinh" cả. Phải có bằng chứng đã rồi mới có thể nói rằng "khó cãi". Ngoài trừ duy nhất một nhà khoa học có tên Tsum Um Nui nào đó xác định ông ta đọc được chữ trên cái đĩa cổ và xác định viết về người ngoài hành tinh?

Nhưng cái bằng chứng hiện thực nhất, khách quan nhất và tất cả đều"nhìn thấy" không cần phải trông cậy vào bất cứ một phương tiện khoa học nào thì lại chính là đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Đây quí vị hãy xem lại bức tranh "Đàn Lợn" thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ trong văn hóa truyền thống Việt:

Posted Image

Như vậy, nếu những chiếc đĩa mô tả đúng là của "người ngoài hành tinh" thì rõ ràng người ngoài hành tinh đã xác định: "Nền văn hiến Việt là nền văn minh cao cấp nhất đã tiếp thu được những giá trị của "văn minh ngoài trái Đất" và vẽ thành tranh cho ....trẻ con Việt chơi.

Còn nếu những cái gọi là bằng chứng trên đây thuộc về một nền văn minh cao cấp, đến nỗi các nhà khoa học Nga phải giật mình:

Các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Moskva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác. Chúng chỉ có thể được chế tạo bởi một nền văn minh có trình độ khoa học cao.

Thì chính là nền văn minh đã tồn tại trên trái Đất này - mà tôi gọi là nền văn minh Atlantic , đã làm ra nó và hậu duệ chính là dân tộc Việt Nam hiện nay - Bằng chứng chính là đồ hình Âm Dương Lạc Việt ghi dấu ấn trên chiếc đĩa cổ cực kỳ hiện đại này.

Con số 12. 000 năm cách ngày nay lại chính là con số tương đương thời gian về một thiên tai Đại Hồng Thủy trên trái Đất mà dấu ấn còn ở pho tượng nhân sư ở Ai Cập.

Còn cái mà các nhà khoa học thời ấy cho rằng là hình tượng địa bay thì lại là - theo tôi - mô tả phần Âm trong đồ hình Âm Dương Lạc Việt và nó xác định rằng: Âm chính là thuộc tính của mọi sự vận động và phát triển (Tất cả các hình ảnh mô tả đều chỉ nằm trong phần này). Điều này hoàn toàn phù hợp với thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt - "Âm động, Dương tịnh". Còn cái đầu của sinh vật được coi là "người ngoài hành tinh" lại nhô lên ở phần Dương, cho thấy sự nhận thức cuối cùng của con người và cũng là "tính thấy" - "Thái cực" - từ bản nguyên vũ trụ thuộc Dương.

Những hình ảnh thuộc sản phẩm của tư duy trừu tượng trên những đĩa đá này, hoàn toàn trùng khớp với nội dung của thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Như vậy là có "di vật khảo cổ" xác định luận điểm về nền văn hiến Việt - hậu duệ còn sống sót của nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ, chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Một lần nữa cảm ơn tác giả bài báo trên kienthuc.net.vn. Bài báo không những không phản biện được sự xác định "Không có người ngoài hành tinh", mà đã vô tình cung cấp bằng chứng không thể chối cãi về sự huyền vĩ của nền văn hiến Việt.

Xin cảm ơn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúa của các nhà khoa học

Chu Hảo

10:17-23/01/2014

Phải chăng Vũ trụ xuất phát từ một “Bản thiết kế vĩ đại”?

Càng hiểu biết thêm về Vũ trụ và Kiếp nhân sinh thì loài người càng ngỡ ngàng trước những bí ẩn của Tạo hóa. Những câu hỏi nguyên thủy vẫn còn đó: Tại sao lại phải có Vũ trụ này (hay một cái gì đó, cho thêm phiền toái) chứ không phải là hư không (thì thật là giản đơn)?

Vũ trụ hình thành như thế nào và tại sao lại vận hành trơn tru, tinh vi và chính xác đến như thế? Tại sao là tập hợp này các định luật của Tự nhiên chứ không phải là tập hợp khác? Chúng ta từ đâu tới? Vì sao lại xuất hiện con người có ý thức để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của Vũ trụ và dần dà hiểu được cấu trúc tinh vi của Vạn vật? v.v...

Tất cả những thứ đó, dù là ngẫu nhiên hay tất yếu, hình như cũng đều xuất phát từ một “Bản thiết kế vĩ đại” (Stephen Hawking, Bản thiết kế vĩ đại, NXB Trẻ, 2012) hay một “Nguyên lý sáng tạo” (Trịnh Xuân Thuận, Vũ trụ và Hoa sen, NXB Tri thức, 2013). Tác giả của những cái đó là ai? Đấy chính là Đấng Sáng tạo hay là “Chúa” của các nhà khoa học. Chỉ có điều vị “Chúa” này không có hình hài con người như các vị Chúa trời (liên quan đến số phận và hành động của con người) của các Tôn giáo mà là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện các định luật chính xác và hài hòa đến bất ngờ của Tự nhiên.

Cần phải nói thêm rằng, tuy trong cuốn sách của mình Hawking khẳng định là Khoa học sẽ đạt được “điểm son” khi giải mã được toàn bộ Bản thiết kế vĩ đại mà không phải nhờ đến Chúa; nhưng ai là tác giả Bản thiết kế vĩ đại ấy thì ông lại lờ đi. Trái lại Trịnh Xuân Thuận đã không ngần ngại đặt cược vào một vị Chúa phiếm thần.

Từ thời cổ đại cho đến nay, nhiều ngành khoa học, kể cả triết học, đã góp phần làm sáng tỏ từng bước những câu hỏi trên đây, nhưng có lẽ Vật lý học đã và vẫn đang đóng vai trò then chốt. Hai thành tựu mới nhất cho đến thời điểm hiện nay của Vật lý học (mà các bạn sẽ được giới thiệu tóm tắt sau đây) cũng mang những tên đượm mầu “ thần thánh”:

1) Lý thuyết M (M-theory) được hy vọng là Lý thuyết của mọi thứ (Theory of Everything), trong đó M dường như có ngụ ý là “mẹ” (Mother), là “chủ” (Master), là “kỳ diệu” (Miracle) hay “bí ẩn” (Mystery)...

2) Hạt Higgs (mang tên nhà khoa học Anh Peter Higgs, Giải Nobel năm 2013), đã từng được gọi là “Hạt của Chúa” (God particle) một cách tình cờ khi Tổng biên tập một nhà xuất bản sách khoa học đề nghị tác giả cuốn sách viết về hạt này thay vì gọi nó là hạt Goddamn (hạt “Chết tiệt” - vì gần nửa thế kỷ sau khi được tiên đoán vẫn không được tìm ra) hãy gọi nó đơn giản là hạt God.

Các nhà vật lý khẳng định rằng: Toàn bộ Vũ trụ và Vật chất cấu tạo nên nó chung quy chỉ bao gồm tất cả 18 hạt cơ bản (như Electron – hạt điện âm, Photon – hạt ánh sáng, các loại hạt Quark cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử v.v…); Và bốn loại lực tương tác giữa chúng: lực Hấp dẫn, lực Điện từ, lực Hạt nhân yếu và lực Hạt nhân mạnh.

Lực Hấp dẫn tác động lên mọi vật trong Vũ trụ. Với các vật lớn lực này lấn át tất các các lực khác và các định luật vật lý cổ điển của Newton khi nào cũng đúng. Trong thuyết tương đối của Einstein lực Hấp dẫn được mô tả như là độ cong của không – thời gian bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian) dưới tác dụng của khối lương vật chất.

Lực Điện từ mạnh hơn lực Hấp dẫn và chỉ tương tác giữa các lực tích điện, cùng dấu (âm hay dương) thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Trong các vật có kích thước lớn lực hút và đẩy triệt tiêu nhau thành trung hòa, nhưng ở thang bậc nguyên tử các lực này là vượt trội và gây ra tất cả các quá trình hóa học và sinh học.Thuyết Điện từ đã được toán học hóa một cách hoàn hảo bởi Maxwell.

Lực hạt nhân yếu gây ra phóng xạ của một số nguyên tử đặc biệt như Uran, Plutonium...và là tác nhân chính trong việc hình thành các nguyên tố trong các vì sao và trong Vũ trụ thuở sơ khai.

Lực hạt nhân mạnh liên kết các Proton (tích điện dương) với các Neutron (không tích điện) bên trong hạt nhân nguyên tử, và giữa các hạt Quark cấu tạo nên Proton và Neutron. Chính lực này là nguồn gốc của năng lượng Mặt trời và điện hạt nhân.

Mặc dù mang tính cách mạng trong vật lý học, các lý thuyết của Maxwell và của Einstein đều vẫn là các lý thuyết cổ điển như của Newton. Cổ điển với ý nghĩa là chúng không tương hợp với thế giới lượng tử trong môi trường nguyên tử và hạ nguyên tử. Trong thế giới vô cùng nhỏ bé ấy hành vi của vật chất hết sức khác lạ so với kinh nghiệm của con người trong thế giới nhìn thấy được xung quanh ta. Cùng với thời gian trí não của loài người được tôi luyện chỉ để đón nhận những sự vật xác định và chỉ có một lịch sử tuân theo những quy luật tất định ở thang bậc vĩ mô. Thế nhưng trong thế giới vi mô mà mắt thường không nhìn thấy được, thậm chí để hình dung ra được cũng không phải là công việc dễ dàng (nguyên tử và hạ nguyên tử) thì không có sự vật nào là hoàn toàn xác định, chúng ta chỉ có thể nói về xác suất tồn tại của chúng ở đâu đó vào thời điểm nào đó mà thôi; và vì vậy chúng không có chỉ một lịch sử mà có bất kỳ lịch sử khả dĩ nào, mỗi lịch sử ứng với một cường độ hay biên độ xác suất riêng; ở đây cũng không thể có khái niệm tất định. Đấy chính là cốt lõi của lý thuyết Lượng tử. Lý thuyết Lượng tử không loại trừ mà bao trùm lên các lý thuyết cổ điển: ở thang bậc vĩ mô cổ điển là trường hợp riêng của lượng tử.

Như vậy, nếu chúng ta muốn mô tả hành vi điện – từ của các nguyên tử và phân tử thì chúng ta phải có được phiên bản lượng tử của Lý thuyết Maxwell cổ điển. Phiên bản này đã được các nhà khoa học xây dựng vào những năm 1940 mang tên Lý thuyết Điện động lực học lượng tử và trở thành mẫu mực cho các lý thuyết trường lượng tử. Trong các lý thuyết cổ điển, các lực được truyền bởi các trường. Trong các lý thuyết lượng tử các trường lực được tạo thành bởi các hạt cơ bản gọi là Boson, nó bay đi bay lại truyền lực cho các hạt vật chất – các Fermion. Electron và các Quark là các Fermion; Photon – hạt ánh sáng là một thí dụ về hạt Boson, nó truyền lực điện từ cho các hạt Fermion.

Thành công vang dội của Lý thuyết Điện động lực học lượng tử đã kích thích các nhà khoa học tìm kiếm các lý thuyết trường lượng tử cho cả ba lực của Tự nhiên còn lại. Năm 1967 lý thuyết trường lượng tử chung cho cả Lực điện từ và Lực hạt nhân yếu đã được xây dựng. Một lý thuyết trường lượng tử riêng cho Lực hạt nhân mạnh là Lý thuyết Sắc động lực học lượng tử sau đó cũng đã ra đời.

Cũng như vậy nếu chúng ta muốn mô tả Vũ trụ lúc sơ khai, khi mà toàn bộ vật chất và năng lượng đều bị nén chặt trong một thể tích vô cùng nhỏ thì chúng ta nhất thiết cần phải có phiên bản lượng tử của Lý thuyết Tương đối rộng của Einstein cho trường hấp dẫn. Tiếc thay cho đến tận ngày nay phiên bản này chưa có dưới dạng tường minh như đối với ba lực còn lại. Nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở đó...

Giả sử lý thuyết trường lượng tử riêng cho Lực hấp dẫn rồi cũng sớm được tìm ra, thì bước tiếp theo phải là việc hợp nhất cả bốn trường lượng tử trong một lý thuyết chung cho mọi thứ. Không lý gì Tự nhiên là thống nhất và hài hòa đến thế, mà mỗi lực thành phần của nó lại được mô tả bằng một lý thuyết khác nhau. Ước vọng thống nhất này được nhen nhóm và bùng phát bắt đầu từ khi có Lý thuyết Dây (String Theory) vào khoảng những năm 70-80 thế kỷ 20. Theo lý thuyết Dây các hạt không phải là các điểm mà là các đoạn dây siêu mảnh dao động trong không – thời gian 11 chiều, bảy chiều dư so với không – thời gian bốn chiều (ba chiều không gian thực và một chiều thời gian trong Lý thuyết Tương đối của Einstein) bị cuộn lại rất chặt ở quy mô nhỏ đến mức chúng ta không nhìn thấy. Theo ngôn ngữ hiện đại, đó là các chiều “ẩn” hay “nội tại” trái ngược với ba chiều “ngoại tại” trải rộng trong không gian thực. Vào những năm cuối của Thế kỷ trước, các nhà vật lý lý thuyết đã nhận ra là có ít nhất 6 Lý thuyết Dây khác nhau (kể cả cho Lực hấp dẫn) và vô vàn cách cuộn khác nhau của các chiều dư. Họ tin rằng sáu Lý thuyết Dây này là những lý thuyết gần đúng khác nhau của một lý thuyết cơ bản hơn: Lý thuyết M như đã nói tới ở trên.

Nhưng đó vẫn còn là ước vọng xa vời, có khi còn là bất khả! May thay, không mấy nhà khoa học đỉnh cao lại có tâm trạng Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! Họ càng dấn thân…

Thế còn số phận của 18 hạt cơ bản thì sao? Ở đây tình trạng có vẻ khả quan hơn nhiều: Đã có 16 hạt được tìm ra; và vào cuối năm 2012, sau nửa thế kỷ đằng đẵng theo đuổi các nhà vật lý thực nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, trên máy gia tốc LHC đã tìm được bằng chứng tồn tại của hạt cơ bản thứ 17 – Hạt boson Higgs, hạt gây ra khối lượng của các hạt cơ bản. Có thể gọi đây là Hạt của Chúa với ý nghĩa rằng: nếu không có nó thì cũng sẽ không thể có các thiên thể , cũng không có sự sống trên Hành tinh xanh tươi đẹp này của chúng ta.

Chỉ còn một hạt cơ bản thứ 18 – hạt Graviton của trường Hấp dẫn là chưa được tìm ra. Nó sẽ phải bị làm lộ mặt cùng với Lý thuyết M hay muộn hơn bao lâu ai mà biết được. Mà dù cho Lý thuyết M cuối cùng cũng được hoàn thiện thì vẫn còn đó những câu hỏi lớn thách thức trí tuệ của các nhà khoa học, Chẳng hạn: Có một Vũ trụ mà ta đang ở trong, hay còn nhiều Vũ trụ khác? Ngoài Trái đất còn ở đâu có sự sống nữa không? Vật chất tối (chiếm khoảng 5/6 vật chất toàn Vũ trụ) và Năng lượng tối (chiếm khoảng 3/4 năng lượng toàn Vũ trụ) là những thứ chúng ta chưa nhìn thấy, có cấu trúc và vận động thế nào? v.v...

Tự nhiên quả là kỳ bí! Cứ mỗi lần khoa học vén được bức màn bí mật thì lại phát hiện ra một màn bí mật khác sừng sững trước mặt. Đúng như Heisenberg đã có lần nói, đại ý: Khoa học như bình rượu ngọt, mới uống ngụm đầu đã thấy mê say, nhưng uống đến cuối bình thì lại thấy “Chúa” ngồi dưới đáy mỉm cười.

==================

Hôm nay tôi mở lại chuyên đề "Lý học và khoa học hiện đại".

Kể từ ngày tôi được in cuốn sách đầu tiên - gọi là "công bố" cũng được - "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" đến nay đã 15 năm; mục đích cuối cùng vẫn là: minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tôi đã huy động tất cả mọi tri kiến của tôi thu nhập được trong 65 năm cuộc đời để minh chứng một cách chính danh - nhân danh khoa học - điều này. Một sự hợp lý lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực từ khoa học xã hội, tự nhiên và thuộc nội hàm của Lý học Đông phương với sự xác định, rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất.

Lý thuyết này trả lời tất cả các vấn nạn của khoa học hiện đại trong bài viết này.

- Không có sự sống ngoài trái Đất.

- Không có một điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng (Hạt của Chúa).

- Vật chất tối chính là "khí".

- Giây "O" của vũ trụ. Tức thời gian trước 10 lũy thừa âm 43 sau giây "O".

- Không có quá 18 hạt cơ bản (Hiện đã xác định 17 hạt trong đó có hạt Higg/Theo bài viết của giáo sư Chu Hảo). Điều này chứng tỏ hạt Higg không phải hạt tạo ra những hạt có khối lượng như kỳ vọng ban đầu và giải Nobel chỉ là sự xác định một hạt mới đã tìm thấy: "Không có hạt của Chúa" theo nghĩa điều kiện duy nhất tạo ra các hạt cơ bản có khối lượng sau thí nghiệm trên LHC. Thiên Sứ đúng.

Cùng với tất cả những khả năng tiên tri nhân danh nền văn hiến Việt - Từ thời tiết Đại Lễ, đến mọi vấn đề liên quan.

Hôm nay, nhân bài viết của giáo sư Chu Hảo, tôi mở lại topic này và xác định rằng: Trừ những kiến thức chuyên ngành , còn tất cả những vấn đề được đặt ra về những vấn nạn của trii thức khoa học hiện đại đều không nằm ngoài thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Chúa không ngồi ở đáy bình rượu!

Nếu như Chúa ngồi ở đáy bình rượu thì con người sẽ không có sự giải thoát cuối cùng, dù nhân danh bất cứ một cái gì.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Stephen Hawking công bố giả thuyết mới về lỗ đen

03:44-28/02/2014

Việc bảo toàn thông tin và dự báo thời tiết cho các lỗ đen”, công trình mới công bố của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, đang thách thức giới khoa học tư duy lại những kiến thức về vũ trụ.Theo học thuyết cổ điển, và cũng là niềm tin bấy lâu nay của chúng ta, lỗ đen vũ trụ là điểm “một đi không trở lại” của tất cả các dạng vật chất khi bị hút vào đó, kể cả ánh sáng. Nhưng mới đây, thiên tài vật lý Stephen Hawking, một trong những người sáng lập ra thuyết lỗ đen hiện đại, đã công bố một phát hiện mới gây xôn xao giới khoa học, trong đó ông loại bỏ quan điểm về đường chân trời sự kiện, tức ranh giới vô hình được coi là bao bọc xung quanh các lỗ đen mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được.

Thay vào đó, Hawking đưa ra một giả thuyết mới, nhẹ nhàng hơn mang tên “đường chân trời biểu kiến”. Đường chân trời này chỉ tạm thời giữ lại vật chất và năng lượng, sau đó sẽ giải phóng chúng, nhưng sẽ làm cho chúng trở nên biến dạng.

Hawking đăng tải công trình của mình – hiện vẫn chưa qua giai đoạn bình duyệt – trên website arXiv vào ngày 22/1 với tên gọi khá thú vị, “Việc bảo toàn thông tin và dự báo thời tiết cho các lỗ đen”. Đây là bài viết dựa theo một cuộc nói chuyện qua Skype của Hawking trong một cuộc họp tại Viện Vật lý lý thuyết Kavli tại thành phố Santa Barbara, California, diễn ra vào tháng 8/2013.

Dập tường lửa

Công trình mới của Hawking là một nỗ lực nhằm giải quyết nghịch lý bức tường lửa hố đen, một vấn đề đã và đang làm đau đầu giới vật lý học trong gần hai năm qua, sau khi nó được nhà vật lý lý thuyết Joseph Polchinski, Viện Kavli, và đồng nghiệp phát hiện ra.

Trong một thí nghiệm tưởng tượng, các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi một nhà du hành vũ trụ chẳng may rơi vào lỗ đen. Trong một lá thư viết gửi Einstein cuối năm 1915, tức chưa đầy một tháng sau khi nhà bác học công bố thuyết tương đối rộng của mình, nhà thiên văn học người Đức Karl Schwarzchild đã chỉ ra rằng, về mặt toán học, đường chân trời sự kiện là những hệ quả tất yếu của thuyết tương đối rộng Einstein. Từ lâu các nhà vật lý học đều nhất trí cho rằng, khi bị rơi vào hố đen, nhà du hành sẽ an toàn vượt qua được đường chân trời sự kiện, nhưng sau đó anh ta lại bị hút dần vào bên trong, cơ thể bị kéo dài ra như sợi mỳ spaghetti vậy; và cuối cùng anh ta sẽ bị nghiền nát ở “điểm kỳ dị”, tâm của hố đen.

Nhưng khi phân tích kỹ tình huống trên, nhóm của Polchinski có một phát hiện sửng sốt là các định luật của cơ học lượng tử, vốn chi phối các hạt ở kích thước vi mô, đã làm đảo ngược hoàn toàn tình huống trên. Theo họ, thuyết lượng tử buộc rằng đường chân trời sự kiện phải bị biến đổi thành một khu vực có năng lượng cao, hay “tường lửa”, và nó sẽ đốt cháy nhà du hành vũ trụ thành than.

Sở dĩ phát hiện này gây ngạc nhiên là bởi vì mặc dù tường lửa tuân theo các nguyên tắc lượng tử nhưng nó lại vi phạm thuyết tương đối rộng của Einstein, theo đó, trong tình trạng rơi tự do, dù là rơi vào lỗ đen hay đang trôi nổi giữa không gian, người ta sẽ nhận ra rằng các định luật vật lý ở mọi nơi trong vũ trụ đều giống nhau. Với Einstein thì đường chân trời sự kiện cũng chỉ là một vùng không có gì đặc biệt.

Phía sau đường chân trời

Giờ đây Hawking đưa ra một phương án thứ ba, đơn giản một cách hấp dẫn. Cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng vẫn được bảo toàn, nhưng các lỗ đen không có đường chân trời sự kiện để bắt lửa. Điểm chính trong tuyên bố của ông là các hiệu ứng lượng tử xung quanh lỗ đen khiến không-thời gian thăng giáng mạnh, nên không thể tồn tại mặt biên được.

Thay vì đường chân trời sự kiện, Hawking đưa ra giả thuyết về “đường chân trời biểu kiến”, nơi giữ lại ánh sáng khi chúng tìm cách thoát ra khỏi tâm lỗ đen. Theo thuyết tương đối rộng, đối với một lỗ đen tĩnh, hai đường chân trời này phải giống hệt nhau, bởi ánh sáng khi tìm cách thoát ra khỏi lỗ đen cùng lắm chỉ có thể đi tới được đường chân trời sự kiện, và chúng sẽ bị giữ lại ở đó, như thể bị mắc kẹt trong một guồng cối xay vậy. Tuy nhiên, trên lý thuyết, hai đường chân trời này lại có thể phân biệt được. Nếu lỗ đen nuốt thêm ngày càng nhiều vật chất, thì đường chân trời sự kiện của nó sẽ bị phình to lên và phát triển lớn hơn đường chân trời biểu kiến.

Ngược lại, trong những năm 1970, Hawking cũng đã chỉ ra rằng lỗ đen có thể từ từ thu hẹp lại và phát ra “bức xạ Hawking”. Trong trường hợp đó, về nguyên tắc, đường chân trời sự kiện sẽ dần trở nên nhỏ hơn so với đường chân trời biểu kiến. Giả thuyết mới của Hawking là đường chân trời biểu kiến mới là ranh giới thực sự. “Không có đường chân trời sự kiện cũng tức là không có lỗ đen nào cả, nếu hiểu theo nghĩa lỗ đen là các cơ chế ánh sáng không thể lọt qua,” Hawking viết.

“Bức tranh mà Hawking vẽ ra có vẻ hợp lý,” Don Page, nhà vật lý học kiêm chuyên gia về lỗ đen tại trường Đại học Alberta, Edmonton, Canada, người từng hợp tác với Hawking trong thập niên 1970, đã phát biểu như vậy. “Có thể có người cho rằng việc đưa ra giả thuyết không có đường chân trời sự kiện là cực đoan, nhưng tất cả đều là các điều kiện lượng tử. Trong khi đó, chúng ta vẫn còn mơ hồ về định nghĩa không-thời gian, chưa kể đến việc chưa có ai chắc chắn rằng có tồn tại một vùng gọi là đường chân trời sự kiện”.

Dù đồng ý với giả thuyết của Hawking rằng lỗ đen có thể tồn tại mà không cần có đường chân trời sự kiện, song Page vẫn đặt câu hỏi rằng liệu phát hiện đó có đủ để giải quyết nghịch lý bức tường lửa hay không. Ông cũng nhắc nhở rằng sự hiện diện của đường chân trời biểu kiến, dù mong manh, cũng có thể mang lại những rắc rối tương tự như đường chân trời sự kiện.

Khác với đường chân trời sự kiện, đường chân trời biểu kiến có thể biến mất. Page cho rằng Hawking đang mở ra một tình huống mới mang ý nghĩa thay đổi cơ bản, theo đó “về lý thuyết, bất kỳ thứ gì cũng có thể thoát ra khỏi lỗ đen.” Tuy trong bài viết của mình, Hawking không nêu cụ thể đường chân trời biểu kiến sẽ biến mất như thế nào, song Page cho rằng khi nó co hẹp lại tới một kích cỡ nào đó, thì các tác động của cả cơ học lượng tử và hấp dẫn sẽ đồng thời phát huy, nên dễ hiểu rằng nó có thể biến mất. Khi đó, những gì từng bị giữ trong lỗ đen sẽ được giải phóng ra ngoài (tuy rằng chúng sẽ không còn giữ được hình dạng ban đầu).

Nếu Hawking đúng, thì ngay cả điểm kỳ dị ở tâm lỗ đen cũng có thể không tồn tại. Thay vào đó, vật chất sẽ chỉ bị giữ lại tạm thời phía sau đường chân trời biểu kiến, và nó sẽ dần dần di chuyển vào phía trong do lực hút của lỗ đen, nhưng không bị nghiền nát ở tâm lỗ đen. Thông tin về vật chất này tuy không bị tiêu hủy nhưng lại bị nhiễu loạn tới mức khi vật chất được giải phóng qua bức xạ Hawking, nó sẽ có một hình dạng hết sức khác biệt, khiến ta không thể nhận ra vật chất đó trước khi bị nuốt vào lỗ đen là gì.

“Điều đó còn tồi tệ hơn việc tìm cách khôi phục lại nguyên trạng cuốn sách đã bị đốt thành tro,” Page nói. Trong bài viết của mình, Hawking so sánh điều đó với việc dự báo thời tiết: về lý thuyết là có thể, nhưng trên thực tế thì rất khó mà thực hiện cho chính xác.

Trong khi đó, Polchinski lại hồ nghi về việc có tồn tại lỗ đen không có đường chân trời sự kiện. Theo ông, những thăng giáng mạnh cần thiết để có thể xóa bỏ đường chân trời sự kiện là quá hiếm hoi trong vũ trụ. “Trong trường hấp dẫn của Einstein, đường chân trời của lỗ đen cũng không có quá nhiều khác biệt so với các vùng khác trong không gian. Trong vùng lân cận, chúng ta chưa từng chứng kiến không-thời gian thăng giáng, nên việc này khó mà xảy ra trên diện rộng được,” Polchinski nói.

Thu Trang dịch theo Nature

Cao Chi hiệu đính

====================

Trước đây rất lâu, ông Hawking cho rằng "Lỗ đen hoàn toàn đen", sau đó ông cải chính "Lỗ đen không hoàn toàn đen". Ông Hawking đung trong những giá trị của vật chất có khối lượng.

Nhưng Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt xác định về mặt lý thuyết rằng:

Không có lỗ đen trong khả năng tiên tri.

Bản thể của vũ trụ là tuyệt đối.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúa của các nhà khoa học

Chu Hảo

10:17-23/01/2014

Chỉ còn một hạt cơ bản thứ 18 – hạt Graviton của trường Hấp dẫn là chưa được tìm ra. Nó sẽ phải bị làm lộ mặt cùng với Lý thuyết M hay muộn hơn bao lâu ai mà biết được. Mà dù cho Lý thuyết M cuối cùng cũng được hoàn thiện thì vẫn còn đó những câu hỏi lớn thách thức trí tuệ của các nhà khoa học, Chẳng hạn: Có một Vũ trụ mà ta đang ở trong, hay còn nhiều Vũ trụ khác? Ngoài Trái đất còn ở đâu có sự sống nữa không? Vật chất tối (chiếm khoảng 5/6 vật chất toàn Vũ trụ) và Năng lượng tối (chiếm khoảng 3/4 năng lượng toàn Vũ trụ) là những thứ chúng ta chưa nhìn thấy, có cấu trúc và vận động thế nào? v.v...

Thưa Giáo sư Chu Hảo.

Để có một lý thuyết thống nhất thì theo thiển ý của tôi, không nhất thiết cứ phải tìm ra hạt cơ bản thứ 18. Tôi xác định rằng: Nếu như bây giờ các nhà khoa học đặt giả thiết rằng: Hạt cơ bản thứ 18 đã tìm được với tất cả những đặc tính tối ưu mà các nhà khoa học hàng đầu có thể nghĩ ra - thì - tôi tin rằng: họ cũng không thể xác định được nội hàm căn bản của thuyết thông nhất. Chưa nói đến một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh.

Tôi có thể khẳng định điều này . Cơ sở để khẳng định là:

Vũ trụ này hình thành bởi những dạng tồn tại tương tác. Nhưng có đến ít nhất 3/4 dạng tồn tại chưa xác định được - mà họ gọi là vật chất tối. Vậy thì làm sao họ có thể tổng hợp được nhận thức về tất cả các dạng tương tác để hình thành nên một lý thuyết thống nhất? 4 lực tương tác mà tri thức khoa học khám phá đúng với tất cả những dạng tồn tại đã được khám phá. Nhưng còn những dạng tồn tại khác nữa thì có theo những quy luật tương tác đó không?

Bởi vậy, Lý học đã có sẵn cả một hệ thống lý thuyết thống nhất.

Thưa giáo sư.

Tôi phát biểu rất nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những phát biểu của mình về thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất và nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Cũng như việc thời tiết Đại lễ, tôi cũng đã công khai và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình trước công luận(*).

===================

* Sau khi việc thành công - (toàn bộ chương trình Đại Lễ không phải sử dụng phương án II, tức là nếu trời mưa thì hành lễ trong nhà) - tôi biết có nhiều người cũng tự nhận là chính họ mới là người làm cho Đại Lễ không mưa. Năm nay sẽ là dịp để các tài năng đó thể hiện khả năng của họ.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites