Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

 

Giải mã bí ẩn vật chất tối

 

Các nhà khoa học Anh tin rằng, một loại hạt cơ bản hoàn toàn mới có thể lý giải bí ẩn về "vật chất tối", thứ vật chất được cho là chiếm phần lớn khối lượng của vũ trụ.

20150203170822-vc.jpg

 

Giới khoa học nhận định, vật chất tối chiếm 26,8% tổng năng lượng - khối lượng kết hợp của vũ trụ, trong khi vật chất thông thường chỉ chiếm 4,9%. Xét riêng khối lượng, vật chất tối được cho là chiếm tới 84,5% vũ trụ.

Đối với các nhà thiên văn học, vật chất tối để lộ dấu vết của chúng thông qua cách lực hấp dẫn của chúng tác động đến các ngôi sao và thiên hà, giúp họ kết nối chúng với nhau và xác lập cấu trúc của vũ trụ. Dấu vết của vật chất tối cũng có thể nhìn thấy được trong nền vi sóng vũ trụ (CMB), những gì còn sót lại sau vụ nổ Big Bang.

Tuy nhiên, bất chấp vô số nỗ lực của giới nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa có ai từng quan sát được trực tiếp vật chất tối.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southampton (Anh) vừa đề xuất giả thuyết về một loại hạt cơ bản hoàn toàn mới cho vật chất tối. Họ tin rằng, bản chất của loại hạt giả thuyết này có thể là lí do tại sao cho tới nay vẫn chưa ai có thể phát hiện trực tiếp thứ vật chất bí ẩn này.

Hạt giả thuyết mới có khối lượng chỉ khoảng 0,02% khối lượng của một electron. Mặc dù không tương tác với ánh sáng, nhưng nó tương tác mạnh mẽ một cách đáng kinh ngạc với vật chất bình thường và thậm chí không thể xâm nhập vào bầu khí quyển Trái đất.

Nếu các phỏng đoán trên là đúng, các hạt vật chất tối ít có khả năng bị các máy dò đặt trên Trái đất phát hiện.

"Nghiên cứu của chúng tôi quy tụ nhiều lĩnh vực vật lý khác nhau: vật lý lý thuyết hạt, thiên văn học quan sát bằng tia X và quang học lượng tử thử nghiệm. Hạt chúng tôi đề xuất nghe có vẻ điên rồ, nhưng hiện dường như không có thử nghiệm hoặc quan sát nào có thể bác bỏ nó. Vật chất tối là một trong các vấn đề quan trọng, chưa được giải mã trong vật lý hiện đại và chúng tôi hy vọng, đề xuất của chúng tôi sẽ gợi nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học khác phát triển lý thuyết hạt cho thiết và thậm chí là các cuộc kiểm tra bằng thí nghiệm", tiến sĩ James Bateman, một thành viên nhóm nghiên cứu của Đại học Southampton, nói.

Ông Bateman và các cộng sự hy vọng kết hợp một nghiên cứu về loại hạt giả thuyết mới vào một thí nghiệm không gian có liên quan.

Dự án Các thiết bị cộng hưởng lượng tử vĩ mô (Maqro) sẽ được xúc tiến nhằm kiểm tra các hiện tượng lượng tử, tức là hành vi kỳ lạ của các hạt hạ nguyên tử, ở mức quy mô lớn hơn. Trong thử nghiệm này, một hạt nano lơ lửng trong không gian sẽ được dùng để xem liệu vị trí của nó có bị luồng chảy vật chất tối làm thay đổi hay không.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail, Space)

 

Không có "Vật chất tối" đâu. Thưa các nhà khoa học Anh Quốc.

Vạn vật trong vũ trụ này do "Khí" tạo thành và tương tác qua môi trường "khí".  "Khái niệm "Khí" được ghi nhận lâu nhất trên các văn bản cổ chữ Han. Họ gọi là "Qi". Nhưng bản chất khí là gì thì chỉ có Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh lần đầu tiên định nghĩa và ứng dụng trong các phương pháp của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

 

Hạt giả thuyết mới có khối lượng chỉ khoảng 0,02% khối lượng của một electron. Mặc dù không tương tác với ánh sáng, nhưng nó tương tác mạnh mẽ một cách đáng kinh ngạc với vật chất bình thường và thậm chí không thể xâm nhập vào bầu khí quyển Trái đất.

Nếu các phỏng đoán trên là đúng, các hạt vật chất tối ít có khả năng bị các máy dò đặt trên Trái đất phát hiện.

 

Giả thuyết của các ông sai rồi - cho dù các ông tìm được hạt này thì nó cũng không phải mang tính chất như giả thuyết của các ông về vai trò tương tác của nó. Nó cũng giống như "Hạt của Chúa" vốn không có tính chất là nguyên nhân tạo ra tất cả các loại hạt.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bí mật hóc búa nhất về cơ thể người  

03/02/2015 12:00 GMT+7

 

Bất chấp các tiến bộ công nghệ và thành tựu khoa học đang tích cực hỗ trợ con người tìm hiểu và khám phá thế giới, chúng ta hiện vẫn chưa thể giải mã một số bí ẩn ngay trên chính cơ thể mình, chẳng hạn như tại sao con người vẫn còn mọc lông mu hay mũi bà bầu lại tinh nhạy hơn bình thường.

 
10. Lông mu

Con người đã tiến hóa tới mức mất gần hết các sợi lông trên cơ thể mình, ngoại trừ vùng mu (trên phần dưới của bụng, gần cơ quan sinh dục). Đặc điểm này có thể nhằm giúp giữ ấm cho cơ quan sinh dục của chúng ta hoặc thậm chí đóng vai trò như rào cản ngăn ma sát trong khi làm "chuyện ấy".

9. Tự kỷ

Cứ khoảng 100 người thì có 1 người bị bệnh tự kỷ - chứng bệnh gây ra các vấn đề ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Bệnh có thể liên quan đến sự phát triển não bộ nhanh bất thường thời thơ ấu và các vùng não trở nên dễ dàng bị kích thích quá mức.

8. Cơ bắp giật đột ngột

Khoa học hiện vẫn chưa thể lí giải tại sao 70% người trong chúng ta trải nghiệm hiện tượng cơ bắp đột nhiên bị giật trước khi ngủ. Sự co giật các cơ như thế này có thể là một phản xạ cổ xưa, giúp cảnh báo một động vật linh trưởng đang ngủ sắp bị rơi xuống khỏi một cái cây.

7. Mũi cực "nhạy" mùi khi mang thai

Một phụ nữ có thể nhận ra mình "dính" bầu chỉ đơn giản qua khả năng phát hiện mùi tinh nhạy hơn. Quyền năng đặc biệt lúc mang thai này được đồn thổi là giúp người phụ nữ tránh hít phải các khí nguy hiểm, có thể gây hại cho thai nhi.

6. Vật chất tối sinh học

Các nhà khoa học phát hiện có một dạng sống di truyền bí ẩn, không thể được phân loại là động vật, vi khuẩn hay virus. Nó chiếm tới 95% bộ gen người và chúng ta không biết đó là gì.

5. Bộ ngực "khủng"

Không giống như ở những động vật có vú khác, bộ ngực của phụ nữ nở to vĩnh viễn, ngay cả khi họ đang không cho con bú. Một số nhà khoa học cho rằng, bộ ngực đồ sộ bắt chước cặp mông sưng phồng của các tổ tiên khỉ mắn đẻ của chúng ta.

4. Tay thuận

Không ai biết tại sao chỉ có 10% dân số thế giới thuận tay trái. Người thuận tay trái có thể là những cá thể còn sống sót của hội chứng "trẻ sinh đôi đang biến mất", tức là sống lâu hơn người anh chị em song sinh đối ngược của họ trong giai đoạn phôi thai đầu thai kỳ.

3. Hắt xì hơi vì mặt trời

1/3 số người trong chúng ta hắt xì hơi khi họ nhìn thấy ánh sáng chói lòa và chúng ta hiện vẫn chưa rõ tại sao. Các nhà khoa học nghi ngờ đó là một chuỗi hòa hợp thần kinh giữa kích thích ánh sáng và phản xạ hắt xì hơi ... Họ gọi đây là hội chứng ACHOO (Hắt xì).

2. Mơ

25% giấc ngủ mỗi tối của chúng ta dành cho các giấc mơ, nhưng chúng ta không biết lí do tại sao. Nhà tâm lý học Freud từng nhận định, các giấc mơ biểu trưng cho các ham muốn tình dục. Hiện, các nhà khoa học cho rằng chúng giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thông qua suy nghĩ ẩn dụ.

1. Ngáp

Giới khoa học đã nghiên cứu ngáp suốt 2.500 năm qua và hành động này được cho là gắn liền với mọi thứ, từ quá trình giao tiếp thô sơ tới sự kích thích tình dục. Một số loại thuốc kháng sinh thậm chí khiến con người "lên đỉnh" trong khi ngáp.

Tuấn Anh (Theo AllTime10s)

Nguồn: vietnamnet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khối lượng thông tin không quan trọng bằng phương pháp xử lý thông tin!

Ngày xưa, Trương Lương chỉ sở hữu được 01 quyển sách của Hoàng Thạch công mà có thể làm thày bậc đế vương, "ngồi trong màn trướng, quyết thắng ngoài ngàn dặm" đủ thấy phương pháp quan trọng thế nào. Chỉ với lượng thông tin ít ỏi nhưng người tài giỏi (có phương pháp xử lý thông tin tốt) vẫn thành công lớn. Cực đoan hơn, còn có những bậc "không ra khỏi nhà vẫn biết việc thiên hạ".

Ngày nay, thông tin quá nhiều do công nghệ TT phát triển (Âm quá thịnh) nhưng do phương pháp xử lý không theo kịp (Dương suy) nên cũng không hiệu quả. Tốt nhất là âm dương hài hòa! Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ biết rất nhiều điều (thông tin) nhưng kiến thức cũng như khả năng rất hạn chế. Thế hóa ra là biết nhiều mà ... chẳng biết gì!

Đương nhiên, nếu với cái "đám mây thông tin" trên mà đi kèm với một khả năng xử lý thông tin tương ứng thì quá tốt. Nhưng tôi e rằng còn ... quá xa!

Ấy mà tôi còn lo rằng, Âm quá thịnh có khi còn triệt luôn cà Dương thì ... gay!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khối lượng thông tin không quan trọng bằng phương pháp xử lý thông tin!

Ngày xưa, Trương Lương chỉ sở hữu được 01 quyển sách của Hoàng Thạch công mà có thể làm thày bậc đế vương, "ngồi trong màn trướng, quyết thắng ngoài ngàn dặm" đủ thấy phương pháp quan trọng thế nào. Chỉ với lượng thông tin ít ỏi nhưng người tài giỏi (có phương pháp xử lý thông tin tốt) vẫn thành công lớn. Cực đoan hơn, còn có những bậc "không ra khỏi nhà vẫn biết việc thiên hạ".

Ngày nay, thông tin quá nhiều do công nghệ TT phát triển (Âm quá thịnh) nhưng do phương pháp xử lý không theo kịp (Dương suy) nên cũng không hiệu quả. Tốt nhất là âm dương hài hòa! Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ biết rất nhiều điều (thông tin) nhưng kiến thức cũng như khả năng rất hạn chế. Thế hóa ra là biết nhiều mà ... chẳng biết gì!

Đương nhiên, nếu với cái "đám mây thông tin" trên mà đi kèm với một khả năng xử lý thông tin tương ứng thì quá tốt. Nhưng tôi e rằng còn ... quá xa!

Ấy mà tôi còn lo rằng, Âm quá thịnh có khi còn triệt luôn cà Dương thì ... gay!

Đúng một trong những yếu tố so sánh giữa thuyết ADNh và Big Data là khác về phương pháp xử lý sự kiện anh Vo Trước à! Ngoài ra còn có yếu tố phân loại và tổng hợp dữ liệu, lựa chọn dữ liệu căn bản để xác định bản chất sự kiện. Lý học chỉ cần một cặp câu đối/ hoành phi trên tàu hải giám Trung Quốc, đủ để phân tích ra toàn bộ diễn biến quan hệ trên biển Hoa Đông. Trong bài viết này tôi có ý định lấy bài "Kim Long đằng phi..." làm ví dụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ. Theo cháu cần hiểu rõ hơn về Big Data nếu không sẽ bị nhầm. Data là dữ liệu đã và luôn tồn tại luôn tăng lên trong vũ trụ này. Việc CNTT tiếp cận xử lý Big Data không liên quan đến việc dự báo mọi vấn đề mà chỉ là một cách thức tổ chức và xử lý dữ liệu trong điều kiện không thể chứa hết. Vì thế Big Data là vấn đề ứng dụng công nghệ và không phải đột phá khoa học. Noa giống như thời chưa có máy tính thì khi có máy tính có thêt giúp chúng ta tính toán nhanh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là luôn tốt hơn. Big Data cũng chỉ như một kỹ thuật thôi. Nếu có so sánh thì chỉ nên ứng dụng ADNH vào cách chọn dữ liệu ( như là đặt nơm cá trong dòng nước siết) hoặc hoạnh định dữ liệu - cách tìm sự liên quan của dữ liệu để chắt lọc ra thông tin mới mà thôi. Lúc nào có dịp cháu xin trao đổi kỹ hơn lúc đó chắc chú viết sẽ hay hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính gửi chú Thiên Sứ. Theo cháu cần hiểu rõ hơn về Big Data nếu không sẽ bị nhầm. Data là dữ liệu đã và luôn tồn tại luôn tăng lên trong vũ trụ này. Việc CNTT tiếp cận xử lý Big Data không liên quan đến việc dự báo mọi vấn đề mà chỉ là một cách thức tổ chức và xử lý dữ liệu trong điều kiện không thể chứa hết. Vì thế Big Data là vấn đề ứng dụng công nghệ và không phải đột phá khoa học. Noa giống như thời chưa có máy tính thì khi có máy tính có thêt giúp chúng ta tính toán nhanh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là luôn tốt hơn. Big Data cũng chỉ như một kỹ thuật thôi. Nếu có so sánh thì chỉ nên ứng dụng ADNH vào cách chọn dữ liệu ( như là đặt nơm cá trong dòng nước siết) hoặc hoạnh định dữ liệu - cách tìm sự liên quan của dữ liệu để chắt lọc ra thông tin mới mà thôi. Lúc nào có dịp cháu xin trao đổi kỹ hơn lúc đó chắc chú viết sẽ hay hơn.

 

Oh. Chú hiểu hoàn toàn đúng như vậy. Trung yên tâm. Vấn đề chính là chỗ quản lý và sử dụng dự liệu như thế nào và ứng dụng. Chú đang đặt vấn đề phân loại dữ liệu. Cho nên ngay phần 4/ 2, chú đã đặt vấn đề phân loại dữ liệu và tính ưu việt của thuyết ADNh, trong việc phân loại. Chú có thể sắp xếp lại các chương mục và hiệu chính sau khí viết một cách phóng túng.

Rất cảm ơn Trung và mọi người góp ý để chú định hướng đúng vấn đề mà Big Data cần, còn chuyện mô tả thêm chú sẽ viết thêm sau.

==================

PS: Tính ưu việt của thuyết ADNh chính là ở chỗ phân loại và quản lý dữ liệu - như Thế Trung đặt vấn đề - Ngoài ra nó còn vượt trội hơn hẳn ở chỗ sử dụng dữ liệu trong việc tìm hiểu bản chất của sự kiện liên quan trong ảnh hưởng tương tác liên quan đến vấn đề và sự kiện được mô tả trong dữ liệu. Có thể chú đặt nặng vấn đề sự vượt trội của lý học, nên làm Trung tưởng chú hiểu sai vấn đề.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

Khi bài viết hoàn chỉnh tôi sẽ chép lại thành một bài mới ngay trong chủ đề này và xóa bài này.

* Tôi viết và sửa lại bài này nhằm vào mục đích chính mà Thế Trung trình bày là phương pháp quản lý và sử dụng dữ liệu trong Big Data.

======================

 

BIG DATA VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

1/ Đến với Big Data

Hôm qua, mùng 2 Tết nguyên đán Ất Mùi, cả gia đình tôi đi chúc Tết. Trên xe, BBW nói chuyện với tôi và giới thiệu về Big Data, như là một thành tựu của nền văn minh hiện đại. BBW mô tả đó là một phương pháp phân tích qua các chương trình phần mềm của CNTT sẽ xử lý những dữ liệu khổng lồ cùng tính chất liên quan để dự báo cho một vấn đề cần quan tâm. Nghe BBW nói, tôi chỉ trả lời : "Ba sẽ về và tìm hiểu trên Google".

Qua mô tả của BBW, tôi kịp nhận thấy ngay rằng: Đây chính là một cơ hội để làm sáng tỏ tính siêu việt của Lý học Đông phương, mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong phương pháp ứng dụng của nó so với những thành tựu tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại, là phương pháp Big Data. Điều này, tương tự như việc Thế Trung đưa lên diễn đàn Lý học Đông phương lý thuyết toán học "nghịch lý Canto" và lý thuyết của Vonfram và nó trở thành cơ hội để so sánh đối chiếu với lý học Đông phương. Nhưng "nghịch lý toán học Canto" và thuyết Vonfram , vốn mang tính thuần túy lý thuyết và chưa được "khoa học công nhận", cho nên có vẻ khó hiểu với mọi người. Tuy nhiên phương pháp Big Data mang là một phương pháp mang tính ứng dụng cụ thể, gần gũi với nhận thức trực quan hơn, cho nên tôi cho rằng dễ được chấp nhận hơn, khi so sánh đối chiếu với các phương pháp của lý học Việt, người ta sẽ dễ nhận thức được tính siêu việt của nền Lý học Việt.

Bởi vì so với nền Lý học Đông phương thì tất cả các ứng dụng Big Data hiện nay của nền khoa học hiện đại, chỉ là sự sơ khai, có tính vỡ lòng về phương pháp tổng hợp và phân  tích dữ liệu để đưa ra lời tiên đoán so với Lý học Đông phương - Tất nhiên, nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử.

 Không chỉ vậy, phương pháp tích hợp dữ liệu thông tin của Lý học Việt còn siêu đẳng hơn nhiều và ưu việt hơn nhiều so với phương pháp Bic Data vô cùng lạc hậu này. Từ một phương pháp cao cấp hơn hẳn, mặc dù không trong ngành CNTT, nhưng tôi sẽ chỉ ra những khiếm khuyết của phương pháp Bic Data thuộc công nghệ của nền văn minh hiện đại.

 

2/ Tìm hiểu Big Data

Tôi vốn không phải trong ngành CNTT, nên hoàn toàn không biết gì về Bic Data. Và có thể nói rằng nếu chỉ với nhu cầu của cuộc sống cá nhân và gia đình thì tôi không cần quan tâm đến phương pháp này. Nó cũng như với hoàn cảnh của bà bán xôi cũng không cần đến ngay cả học thuyết cổ điển Newton, trái Đất tròn hay vuông, chứ chưa nói đến các lý thuyết vĩ đại khác.

Nhưng hoàn cảnh cụ thể của tôi lại đang có tâm nguyện tìm về cội nguồn Việt tộc, nhân danh khoa học. Ngạn ngữ Việt có câu "Cái sảy, này cái ung", "dây mơ, rễ má"...nên khiến cho tôi phải tìm hiểu và giải thích tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Đây cũng chính là chuẩn mực thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học theo tiêu chí khoa học. Cho nên từ cội nguồn Việt tộc với danh xưng "văn hiến" - là một danh từ không có trong tất cả các nền văn minh trong lịch sử nhận thức được hiện nay, kể cả Trung Hoa, đã dẫn đến việc xác định cội nguồn và giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Từ đó dẫn đến việc xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức ưu tú của nền văn minh hiện đại đang tìm kiếm.

Tất nhiên, với tư cách là lý thuyết thống nhất - giải thích từ sự hình thành vũ trụ, từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến sự vận động của các Thiên hà khổng lồ, cho đến mọi hành vi của con người...Và còn hơn thế nữa. Đương nhiên, với mối liên hệ tương quan và chuẩn mực phải giải thích một cách hợp lý các vấn đề liên quan đến nó - tức "dây mơ, rễ má" - thì thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; trong đó có những lý thuyết tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại. Và trên diễn đàn lý học Đông phương, nó đã giải thích bài toán 4 màu, tính hợp lý của "nghịch lý Cantor" trong lịch sử hình thành vũ trụ, thuyết Vonfram, thuyết Bất Định...nó cũng xác định "không có Hạt của Chúa", "không có sự sống ngoài trái Đất"... Về khả năng tiên tri - một chuẩn mực thẩm định theo tiêu chí khoa học - thì đấy chính là truyền thống ứng dụng hàng ngày của thuyết ADNh, cho đến từng hành vi con người, từ hàng Thiên niên kỷ.

Nhưng tất cả những giải thích của thuyết ADNh với những tri thức của nền văn minh hiện đại hình như vẫn chưa đủ sức thuyết phục tính mặc định bảo thủ của trong tư duy của một số học giả. Họ đã cho rằng tôi gặp may. Mặc dù tôi đã nhiều lần xác định đó là hệ quả thẩm định đối chiếu của một lý thuyết khoa học rất cao cấp, tức là thuyết ADNh.

Nhưng với phương pháp ứng dụng tiên tiến nhất của tri thức khoa học hiện đại là Big Data - tổng hợp một khối lượng dữ liệu khổng lồ của toàn bộ tri thức có được của nền văn minh hiện đại - và làm thế nào để quản lý và sử dụng những dữ liệu ngày càng nhiều lên theo cấp số nhân - nhằm xác định một hệ quả liên quan trong tương lai - thì vấn đề so sánh phương pháp quản lý và sử dụng dữ liệu của thuyết ADNh, sẽ làm sáng tỏ tính siêu việt của học thuyết này trong việc quản lý và sử dụng một khối lượng dữ liệu chắc chắn lớn hơn nhiều với toàn bộ tri thức của nhân loại trong nền văn minh hiện tại và cả tương lai vài trăm năm sau.

Bởi vậy, tôi đã tìm hiểu về Big Data qua sự giới thiệu của BBW - giám đốc Cty Giải Pháp Việt / Việt Solution - qua những bài viết dưới đây trên Google.

 

3/ Big Data qua Google.

 

A/

 

Mười cân nhắc dành cho giải pháp Big Data trên đám mây

 

Khởi động một môi trường tiêu thụ Big Data dễ dàng hơn trong nền đám mây

Tác giả nhấn mạnh 10 yếu tố mà một công ty nên xem xét khi bắt đầu một dự án Big Data, thậm chí một trong số đó được coi là một thử nghiệm. Giải pháp dựa trên nền đám mây được chú trọng vì nó giải quyết được nhiều yếu tố kỹ thuật phức tạp trong bước đầu triển khai thực hiện Big Data.

 

Big Data là một khái niệm trong lĩnh vực CNTT đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh. Như trong nhiều lĩnh vực CNTT, công nghệ mới này lần đầu tiên được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn và sau đó được chấp nhận sử dụng bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Big Data dường như là một tiến trình giống hệt ra đời sau.

Khi Big Data phát triển trong thế giới thực, nó được áp dụng cho các thành phần dữ liệu không phải là lớn lắm. Các bộ dữ liệu thường là nhỏ bởi đa phần là do các chuẩn mực được thực hiện bằng các công cụ khai phá Big Data theo những cách đặc biệt dành riêng cho cấu trúc Big Data.

Thậm chí, chúng ta đều đồng ý rằng trong tương lai, dữ liệu sẽ ngày càng nhiều hơn chứ không có chuyện ít hơn; thêm nhiều nguồn dữ liệu sẽ gửi dữ liệu vào các doanh nghiệp và tốc độ của dòng dữ liệu sẽ chỉ tăng lên. Đây là sân chơi tương lai của Big Data. Một câu hỏi đặt ra về sân chơi đó là nơi mà nó sẽ tồn tại — trên tiền đề hoặc trong nền đám mây — và nhằm vào các mục đích mà bạn cần phải cân nhắc để lựa chọn dịch vụ.

 

Xác định một giải pháp Big Data đám mây

Giống như hầu hết các giải pháp với đám mây, việc xác định chính xác đám mây là gì có thể hơi khó khăn. Có nhiều đặc trưng khác nhau của đám mây tồn tại trong không gian Big Data và chưa có một định nghĩa thống nhất chung nào (mặc dù có một số tốt hơn so với những cái khác).

Đầu tiên, hãy bắt đầu với một trò chơi đố chữ nho nhỏ. Trạng thái của Big Data đạt được khi khối lượng, chủng loại và tốc độ của dữ liệu vào trở nên quá nhiều đối với cơ sở dữ liệu quan hệ hiện hành để xử lý và sử dụng trong thời gian thực. Việc triển khai các công nghệ trong Big Data là sự nỗ lực để xử lý điều kiện đó và cung cấp những cách thức mới để sử dụng hiệu quả các dữ liệu đó — điều đó có nghĩa là phần cứng và cách thức mới tổ chức dữ liệu cho việc lưu trữ và đọc cấp tốc. Đây là bản chất của Big Data.

Đó cũng là lý do tồn tại của Apache Hadoop, MapReduce, và các dự án, sản phẩm tương tự. Môi trường Big Data dựa trên nền đám mây cần có khả năng tham khảo dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu tiền đề khác, mà luôn định kỳ cập nhật dữ liệu mới. (Bên ngoài ở đây có nghĩa là bên ngoài môi trường ảo Sandbox của Big Data.)

Vấn đề cần quan tâm là "lưu trữ" dữ liệu. Tiếp theo, bạn cần biết cách để phân tích và đưa việc phân tích này đến nơi nó sẽ tác động đến quá trình kinh doanh.

Một dịch vụ Big Data cần có khả năng nhìn vào một nguồn dữ liệu đa dạng từ bên ngoài cho đến nguồn dữ liệu chính, có khả năng bao gồm dữ liệu mới trong trung tâm dữ liệu, chứa các thành phần dữ liệu mới chưa từng nghĩ đến, và cung cấp một phương pháp để phân tích và báo cáo dựa trên tổng thể. Nhu cầu về tính nâng cao, tính linh hoạt và khả năng mở rộng sẽ tự hỗ trợ tốt đối với một môi trường Big Data dựa trên nền đám mây.

http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/cloud/2013Q3/cl-bigdatacloud/

B/

Bắt đầu khóa học của bạn về dữ liệu lớn

Các khóa học miễn phí có các phòng thí nghiệm thực hành để bạn có thể chạy trên đám mây!

Hãy tìm hiểu về các khóa học trực tuyến, miễn phí hiện nay, có sẵn tại địa chỉ BigDataUniversity.com. Làm theo đường dẫn để bắt đầu và phát triển kiến thức của bạn về dữ liệu lớn (big data) và sẵn sàng thực hiện nó để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh riêng của bạn.

 

Giới thiệu

Không còn nghi ngờ gì nữa dữ liệu lớn và điện toán đám mây là hai chủ đề công nghệ thông tin nóng nhất hiện nay. Đòi hỏi các cá nhân có tay nghề cao trong các lĩnh vực này và tiền lương được chào mời đang tăng lên nhanh chóng. May mắn thay, cả hai lĩnh vực phần nào có liên quan, nên bạn có thể bắt đầu khóa học của mình về dữ liệu lớn và đồng thời trải nghiệm và tìm hiểu các khái niệm điện toán đám mây trong quá trình này. Mặc dù bạn có thể dành thời gian nghiên cứu các chủ đề này trên internet, nhưng có một cách tốt hơn và dễ dàng hơn là: Hãy khám phá các khóa học miễn phí tại Big Data University (trường Đại học dữ liệu lớn).

BigDataUniversity.com là một trang web giáo dục trực tuyến cung cấp các khóa học miễn phí về dữ liệu lớn và các cơ sở dữ liệu. Trang web được điều hành bởi cộng đồng trong đó có nhiều thành viên của IBM đóng góp tự nguyện để phát triển các khóa học và nâng cao trang web này. Hãy tìm hiểu @yourpace, @yourplace từ những thứ tốt nhất của ngành công nghiệp phần mềm là khẩu hiệu của họ. Điều hấp dẫn về Big Data University là ở chỗ hầu hết các khóa học có các phòng thí nghiệm thực hành để bạn có thể thực hiện trên đám mây. Ví dụ, một trong những khóa học trong Big Data University được tài trợ bởi Amazon Web Services (Các dịch vụ Web của Amazon) đang cung cấp một khoản tín dụng là 25 đô la để tìm hiểu dữ liệu lớn trên đám mây của họ. Mỗi khóa học trong Big Data University có một bài kiểm tra ngắn mà bạn có thể làm và nếu bạn vượt qua nó, bạn có thể tự in cho mình một chứng chỉ hoàn thành.

Bài này liệt kê các khóa học hiện đang có sẵn tại Big Data University và các khóa học này sẽ sớm được công bố. Mặc dù các khóa học đều không có các điều kiện tiên quyết nào, nhưng có đề xuất một hướng học tập để bạn có thể chọn chúng theo thứ tự.

http://www.ibm.com/developerworks/vn/library/12/dm-1205bigdatauniversity/

 

C/

Big Data là gì và người ta khai thác, ứng dụng nó như thế nào?

 

Big Data dùng để chỉ dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ truyền thống không thể nào đảm đương được, mà phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một cách khác so với bình thường.

 

 

Big Data chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá mà nếu trích xuất thành công, nó sẽ giúp rất nhiều cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Trong bài này, mời các bạn cùng tìm hiểu về Big Data, các phương thức người ta dùng để khai thác nó và nó giúp ích như thế nào cho cuộc sống của chúng ta.

 

1. Định nghĩa Big Data

Như đã nói ở trên, Big Data (“dữ liệu lớn”) có là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu mà thôi.

Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ chính là công ty nghiên cứu Gartner) đã nói rằng những thách thức và cơ hội nằm trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng ba chiều: tăng về lượng (volume), tăng về vận tốc (velocity) và tăng về chủng loại (variety). Giờ đây, Gartner cùng với nhiều công ty và tổ chức khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục sử dụng mô hình “3V” này để định nghĩa nên Big Data. Đến năm 2012, Gartner bổ sung thêm rằng Big Data ngoài ba tính chất trên thì còn phải “cần đến các dạng xử lí mới để giúp đỡ việc đưa ra quyết định, khám phá sâu vào sự vật/sự việc và tối ưu hóa các quy trình làm việc”.

Chúng ta có thể lấy các thí nghiệm của Máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở Châu Âu làm ví dụ cho Big Data. Khi các thí nghiệm này được tiến hành, kết quả sẽ được ghi nhận bởi 150 triệu cảm biến với nhiệm vụ truyền tải dữ liệu khoảng 40 triệu lần mỗi giây. Kết quả là nếu như LHC ghi nhận hết kết quả từ mọi cảm biến thì luồng dữ liệu sẽ trở nên vô cùng lớn, có thể đạt đến 150 triệu petabyte mỗi năm, hoặc 500 exabyte mỗi ngày, cao hơn 200 lần so với tất cả các nguồn dữ liệu khác trên thế giới gộp lại.

 

img-1385716365-2.jpg

Đây là kết quả mô phỏng của một vụ va chạm giữa các hạt sơ cấp trong máy gia tốc LHC, có rất rất nhiều thông tin cần phải ghi nhận trong mỗi vụ chạm như thế này

 

Trong mỗi giây như thế lại có đến khoảng 600 triệu vụ va chạm giữa các hạt vật chất diễn ra, nhưng sau khi chọn lọc lại từ khoảng 99,999% các luồng dữ liệu đó, chỉ có tầm 100 vụ va chạm là được các nhà khoa học quan tâm. Điều này có nghĩa là cơ quan chủ quản LHC phải tìm những biện pháp mới để quản lý và xử lí hết mớ dữ liệu khổng lồ này.

Một ví dụ khác, khi Sloan Digital Sky Sruver, một trạm quan sát vũ trụ đặt tại New Mexico, bắt đầu đi vào hoạt động hồi năm 2000, sau một vài tuần nó đã thu thập dữ liệu lớn hơn tổng lượng dữ liệu mà ngành thiên văn học đã từng thu thập trong quá khứ, khoảng 200GB mỗi đêm và hiện tổng dung lượng đã đạt đến hơn 140 terabyte. Đài quan sát LSST để thay thế cho SDSS dự kiến khánh thành trong năm 2016 thì sẽ thu thập lượng dữ liệu tương đương như trên nhưng chỉ trong vòng 5 ngày.

Hoặc như công tác giải mã di truyền của con người chẳng hạn. Trước đây công việc này mất đến 10 năm để xử lí, còn bây giờ người ta chỉ cần một tuần là đã hoàn thành. Còn Trung tâm giả lập khí hậu của NASA thì đang chứa 32 petabyte dữ liệu về quan trắc thời tiết và giả lập trong siêu máy tính của họ. Việc lưu trữ hình ảnh, văn bản và các nội dung đa phương tiện khác trên Wikipedia cũng như ghi nhận hành vi chỉnh sửa của người dùng cũng cấu thành một tập hợp Big Data lớn.

 

img-1385716365-3.gif
Hoạt động của người dùng Wikipedia được mô hình hóa và với kích thước hàng terabyte, đây cũng có thể được xem là một dạng Big Data
 
2. Tình hình Big Data hiện nay

Theo tài liệu của Intel vào tháng 9/2013, hiện nay thế giới đang tạo ra 1 petabyte dữ liệu trong mỗi 11 giây và nó tương đương với một đoạn video HD dài 13 năm. Bản thân các công ty, doanh nghiệp cũng đang sở hữu Big Data của riêng mình, chẳng hạn như trang bán hàng trực tuyến eBay thì sử dụng hai trung tâm dữ liệu với dung lượng lên đến 40 petabyte để chứa những truy vấn, tìm kiếm, đề xuất cho khách hàng cũng như thông tin về hàng hóa của mình.

Nhà bán lẻ online Amazon.com thì phải xử lí hàng triệu hoạt động mỗi ngày cũng như những yêu cầu từ khoảng nửa triệu đối tác bán hàng. Amazon sử dụng một hệ thống Linux và hồi năm 2005, họ từng sở hữu ba cơ sở dữ liệu Linux lớn nhất thế giới với dung lượng là 7,8TB, 18,5TB và 24,7TB.

Tương tự, Facebook cũng phải quản lí 50 tỉ bức ảnh từ người dùng tải lên, YouTube hay Google thì phải lưu lại hết các lượt truy vấn và video của người dùng cùng nhiều loại thông tin khác có liên quan.

Còn theo tập đoàn SAS, chúng ta có một vài số liệu thú vị về Big Data như sau:

  • Các hệ thống RFID (một dạng kết nối tầm gần, như kiểu NFC nhưng có tầm hoạt động xa hơn và cũng là thứ dùng trong thẻ mở cửa khách sạn) tạo ra lượng dữ liệu lớn hơn 1.000 lần so với mã vạch truyền thống
  • Chỉ trong vòng 4 giờ của ngày “Black Friday” năm 2012, cửa hàng Walmart đã phải xử lí hơn 10 triệu giao dịch tiền mặt, tức là khoản 5.000 giao diện mỗi giây.
  • Dịch vụ chuyển phát UPS nhận khoảng 39,5 triệu yêu cầu từ khách hàng của mình mỗi ngày
  • Dịch vụ thẻ VISA xử lí hơn 172.800.000 giao dịch thẻ chỉ trong vòng một ngày mà thôi
  • Trên Twitter có 500 triệu dòng tweet mới mỗi ngày, Facebook thì có 1,15 tỉ thành viên tạo ra một mớ khổng lồ dữ liệu văn bản, tập tin, video…
3. Công nghệ dùng trong Big Data

Big Data là nhu cầu đang tăng trưởng lớn đến nỗi Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các công ty chuyên về quản lí và phân tích dữ liệu. Năm 2010, ngành công nghiệp Big Data có giá trị hơn 100 tỉ USD và đang tăng nhanh với tốc độ 10% mỗi năm, nhanh gấp đôi so với tổng ngành phần mềm nói chung.

 

img-1385716365-4.png
Một số công ty có tham gia vào lĩnh vực Big Data
 

Như đã nói ở trên, Big Data cần đến các kĩ thuật khai thác thông tin rất đặc biệt do tính chất khổng lồ và phức tạp của nó. Năm 2011, tập đoàn phân tích McKinsey đề xuất những công nghệ có thể dùng với Big Data bao gồm crowsourcing (tận dụng nguồn lực từ nhiều thiết bị điện toán trên toàn cầu để cùng nhau xử lí dữ liệu), các thuật toán về gen và di truyền, những biện pháp machine learning (ý chỉ các hệ thống có khả năng học hỏi từ dữ liệu, một nhánh của trí tuệ nhân tạo), xử lí ngôn ngữ tự nhiên (giống như Siri hay Google Voice Search, nhưng cao cấp hơn), xử lí tín hiệu, mô phỏng, phân tích chuỗi thời gian, mô hình hóa, kết hợp các server mạnh lại với nhau.... Những kĩ thuật này rất phức tạp nên chúng ta không đi sâu nói về chúng.

img-1385716365-5.jpg
Một trong những mô hình về cấu trúc cơ bản của một tập hợp dữ liệu rất lớn do bộ phận nghiên cứu của Bộ quốc phòng Mỹ đưa ra.

Ngoài ra, các cơ sở dữ liệu hỗ trợ xử lí dữ liệu song song, ứng dụng hoạt động dựa trên hoạt động tìm kiếm, file system dạng rời rạc, các hệ thống điện toán đám mây (bao gồm ứng dụng, nguồn lực tính toán cũng như không gian lưu trữ) và bản thân Internet cũng là những công cụ đắc lực phục vụ cho công tác nghiên cứu và trích xuất thông tin từ “dữ liệu lớn”. Hiện nay cũng có vài cơ sở dữ liệu theo dạng quan hệ (bảng) có khả năng chứa hàng petabyte dữ liệu, chúng cũng có thể tải, quản lí, sao lưu và tối ưu hóa cách sử dụng Big Data nữa.

Những người làm việc với Big Data thường cảm tháy khó chịu với các hệ thống lưu trữ dữ liệu vì tốc độ chậm, do đó họ thích những loại ổ lưu trữ nào có thể gắn trực tiếp vào máy tính (cũng như ổ cứng gắn trong máy tính của chúng ta vậy). Ổ đó có thể là SSD cho đến các đĩa SATA nằm trong một lưới lưu trữ cỡ lớn. Những người này nhìn vào ổ NAS hay hệ thống lưu trữ mạng SAN với góc nhìn rằng những thứ này quá phức tạp, đắt và chậm. Những tính chất nói trên không phù hợp cho hệ thống dùng để phân tích Big Data vốn nhắm đến hiệu năng cao, tận dụng hạ tầng thông dụng và chi phí thấp. Ngoài ra, việc phân tích Big Data cũng cần phải được áp dụng theo thời gian thực hoặc cận thời gian thực, thế nên độ trễ cần phải được loại bỏ bất kì khi nào và bất kì nơi nào có thể.

 

4. Big Data có thể giúp gì cho chúng ta?

Tập đoàn SAS nói vấn đề thật sự không nằm ở việc bạn thu thập dữ liệu, thay vào đó, là bạn dùng Big Data để làm gì. Nhìn chung, có bốn lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.

Nếu để ý một chút, bạn sẽ thấy khi mua sắm online trên eBay, Amazon hoặc những trang tương tự, trang này cũng sẽ đưa ra những sản phẩm gợi ý tiếp theo cho bạn, ví dụ khi xem điện thoại, nó sẽ gợi ý cho bạn mua thêm ốp lưng, pin dự phòng; hoặc khi mua áo thun thì sẽ có thêm gợi ý quần jean, dây nịt... Do đó, nghiên cứu được sở thích, thói quen của khách hàng cũng gián tiếp giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hóa hơn.

Vậy những thông tin về thói quen, sở thích này có được từ đâu? Chính là từ lượng dữ liệu khổng lồ mà các doanh nghiệp thu thập trong lúc khách hàng ghé thăm và tương tác với trang web của mình. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả Big Data thì nó không chỉ giúp tăng lợi nhuận cho chính họ mà còn tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian hơn nhờ những lời gợi ý so với việc phải tự mình tìm kiếm.

Người dùng cuối như mình và các bạn sẽ được hưởng lợi cũng từ việc tối ưu hóa như thế, chứ bản thân chúng ta thì khó mà tự mình phát triển hay mua các giải pháp để khai thác Big Data bởi giá thành của chúng quá đắt, có thể đến cả trăm nghìn đô. Ngoài ra, lượng dữ liệu mà chúng ta có được cũng khó có thể xem là “Big” nếu chỉ có vài Terabyte sinh ra trong một thời gian dài.

Xa hơn một chút, ứng dụng được Big Data có thể giúp các tổ chức, chính phủ dự đoán được tỉ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để đầu tư cho những hạng mục đó, hoặc cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế, v/v... thậm chí là ra phương án phòng ngừa trước một dịch bệnh nào đó, giống như trong phim World War Z, nước Israel đã biết trước có dịch zombie nên đã nhanh chóng xây tường thành ngăn cách với thế giới bên ngoài.

Mà cũng không cần nói đến tương lai phim ảnh gì cả, vào năm 2009, Google đã sử dụng dữ liệu Big Data của mình để phân tích và dự đoán xu hướng ảnh hưởng, lan truyền của dịch cúm H1N1 đấy thôi. Dịch vụ này có tên là Google Flu Trends. Xu hướng mà Google rút ra từ những từ khóa tìm kiếm liên quan đến dịch H1N1 đã được chứng minh là rất sát với kết quả do hai hệ thống cảnh báo cúm độc lập Sentinel GP và HealthStat đưa ra. Dữ liệu của Flu Trends được cập nhật gần như theo thời gian thực và sau đó sẽ được đối chiếu với số liệu từ những trung tâm dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.

 

img-1385716365-6.png
Đường màu xanh là dự đoán của Google Flu Trends dựa trên số từ khóa tìm kiếm liên quan đến các dịch cúm, màu vàng là dữ liệu do cơ quan phòng chống dịch của Mỹ đưa ra.
 

Còn theo Oracle, việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng lớn đã giúp các tổ chức kiếm được 10,66 USD cho mỗi 1 USD chi phí phân tích, tức là gấp 10 lần! Một trường học ở một quận lớn tại Mỹ cũng có được sự tăng trưởng doanh thu là 8 triệu USD mỗi năm, còn một công ty tài chính ẩn danh khác thì tăng 1000% lợi nhuận trên tổng số tiền đầu tư của mình trong vòng 3 năm.

 

5. Chỉ trích đối với Big Data

Có hai hướng chỉ trích chính đối với Big Data, một là về cách mà người ta sử dụng Big Data, cái còn lại thì liên quan đến việc tiến hành lấy thông tin từ Big Data mà thế giới đang làm.

 

Chỉ trích về Big Data

Chris Anderson, một nhà khởi nghiệp và cũng là một người viết sách, cho rằng việc sử dụng Big Data luôn cần phải được ngữ cảnh hóa trong các bối cảnh về xã hội, kinh tế và chính trị. Ví dụ, ngay cả khi các công ty đã đầu tư hàng tỉ USD vào Big Data và lấy được thông tin về nhiều thứ nhưng chỉ có ít hơn 40% nhân viên thật sự có thể hiểu và tận dụng các thông tin này. Điều đó làm giảm hiệu quả của Big Data đi nhiều so với lúc đầu, dẫn đến lãng phí tài nguyên.

Ngoài ra, còn có chỉ trích rằng Big Data chỉ có thể miêu tả thế giới trong quá khứ bởi nó dựa trên các dữ liệu đã sinh ra từ trước, và nếu tốt lắm thì chỉ miêu tả được trong hiện thực. Việc sử dụng Big Data để nói về tương lai thì cần phải kết hợp thêm với các phương pháp mô hình, mô phỏng hay nghiên cứu về sự chuyển động của thế giới thì mới đưa ra dự đoán chính xác được.

Bên cạnh đó, người ta còn lo lắng về vấn đề quyền riêng tư của người dùng. Việc thu thập Big Data có thể sẽ đi kèm thông tin có khả năng định dạng người dùng mà không được sự đồng ý của họ, và điều đó vi phạm luật ở một số quốc gia. Nhiều chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau hiện đang thúc đẩy việc bảo vệ quyền riêng tư khi sử dụng Big Data.

 

Việc lấy thông tin từ Big Data

Nhà nghiên cứu Danah Boyd đã đưa ra quan ngại của mình rằng việc sử dụng Big Data trong việc chọn mẫu thống kê có thể gây ra sự chủ quan, và dù ít hay nhiều thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Việc khai thác dữ liệu từ một số nguồn là Big Data, trong khi những nguồn khác không phải là “dữ liệu lớn” thì đặt ra những thách thức khi phân tích dữ liệu.

 

6. Tương lai của Big Data

Erik Swan, đồng sáng lập kiêm giám đốc công nghệ của công ty Spunk, dự đoán rằng sự thay đổi nhất trong Big Data chính là thái độ của mọi người đối với nó. Việc tiêu thụ một lượng dữ liệu lớn sẽ dần phổ biến hơn với mọi người, từ những người nông dân cho đến các anh kĩ sư. Mọi người sẽ mặc định sử dụng dữ liệu để phân tích mọi thứ trong vòng 10 năm tới. Tất nhiên là kĩ thuật và công nghệ cũng cần phải phát triển theo thì điều này mới có thể trở thành hiện thực.

Còn theo Ankur Jain, nhà sáng lập và CEO của Humin, ngữ cảnh phát sinh ra dữ liệu sẽ trở nên quan trọng hơn. “Chúng ta sẽ bắt đầu định tuyến dữ liệu vào các đối tượng, sự vật, sự việc trong đời thực và chuyện đó giúp chúng ta xử lí công việc tốt hơn”.

 

img-1385716365-7.jpg

 

Trong khi đó, Daniel Kaufman, giám đốc đổi mới về thông tin của cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ quốc phòng Mỹ thì cho rằng dữ liệu sinh học sẽ ngày càng được quan tâm hơn, và rồi người ta sẽ dùng dữ liệu này để đưa ra những lời khuyên có ảnh hưởng lớn đến lối sống và cuộc đời của con người. Ví dụ, bạn có nên thêm một dĩa cơm tấm sườn nữa không, hay là nên ăn thêm một dĩa cơm gà? Bộ quốc phòng Mỹ muốn sử dụng kiểu suy nghĩ như thế (thay cơm bằng pizza nhé) để áp dụng cho binh lính của mình và hiện họ đang thử nghiệm trên chuột.

Giám đốc Swan còn suy nghĩ thêm rằng các công ty chuyên cung cấp giải pháp Big Data sẽ không còn bán dữ liệu và phân tích cho từng doanh nghiệp hay công ty riêng lẻ để phục vụ cho những mục đích quá chuyên biệt. Thay vào đó, họ sẽ mở rộng nó và áp dụng Big Data nhằm giải quyết những vấn đề trong đời thường và trả lời cho các nhu cầu cơ bản của con người. Đó sẽ là sự thay đổi về tính ứng dụng của Big Data.

Trong tương lai, chúng ta sẽ còn tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng của Big Data. Hiện nay có thể bạn cũng đã nghe đến khái niệm Internet of Things, tức là mang Internet đến với mọi thứ trong đời sống hằng ngày. Dữ liệu từ Internet of Things thực chất cũng là được thu thập từ một mạng lưới rất nhiều các cảm biến và thiết bị điện tử, và nó cũng là một trong những nguồn của Big Data. Lượng dữ liệu khổng lồ này có thể cho các nhà nghiên cứu biết được hành vi tiêu dùng của khách hàng, từ đó tinh chỉnh những thiết bị Internet of Things cho phù hợp hơn, bắt chúng phục vụ đời sống hằng ngày của chúng ta một cách hiệu quả hơn. Nó cũng có thể được dùng cho việc sản xuất, từ đó giảm sự liên quan của con người. Như lời của Daniel Kaufman dự đoán thì “con người sẽ làm ít hơn” nhờ Big Data.


 

7. Kết

Tóm lại, Big Data là thách thức đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay. Một khi làm chủ được dữ liệu lớn thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, thế giới thì sẽ được hưởng lợi hơn từ việc trích xuất thông tin một cách chính xác hơn, hữu ích hơn với chi phí thấp hơn. Vẫn còn đó những chỉ trích xoay quanh Big Data, tuy nhiên lĩnh vực này vẫn còn rất mới và chúng ta hãy chờ xem trong tương lai Big Data sẽ tiến hóa như thế nào.

Theo Tinh Tế

 

 

 

 

4/ Những vấn đề của Big Data và ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

 

Thưa quí vị

Những bài viết được chép từ Google đã cho cá nhân tôi và quí vị với anh chị em chưa biết về Big Data hiểu được những yếu tố căn bản của Big Data là phương pháp quản lý và sử dụng một khối lượng dự liệu khổng lồ ngày cành tăng lên. Trên cơ sở này, tôi sẽ phân tích những thiếu sót và khuyết điểm của phương pháp quản lý tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại so với những thành tựu đã hiện hữu của thuyết ADNh. Vấn đề đầu tiên tôi xin trình bày, là:

SỬA ĐẾN ĐÂY.

1/ Bế tắc của Big Data với khối lượng thông tin khổng lồ ngày càng phát triển.

 

Thưa quí vị

Đoạn trích dẫn sau đây xác định nội dung của phương pháp Big Data:
 

1. Định nghĩa Big Data

Như đã nói ở trên, Big Data (“dữ liệu lớn”) có là tập hợp dữ liệu có dung lượng vượt mức đảm đương của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu mà thôi.

Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ chính là công ty nghiên cứu Gartner) đã nói rằng những thách thức và cơ hội nằm trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng ba chiều: tăng về lượng (volume), tăng về vận tốc (velocity) và tăng về chủng loại (variety). Giờ đây, Gartner cùng với nhiều công ty và tổ chức khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tiếp tục sử dụng mô hình “3V” này để định nghĩa nên Big Data. Đến năm 2012, Gartner bổ sung thêm rằng Big Data ngoài ba tính chất trên thì còn phải “cần đến các dạng xử lí mới để giúp đỡ việc đưa ra quyết định, khám phá sâu vào sự vật/sự việc và tối ưu hóa các quy trình làm việc”.(C/)

 

 

Trên cơ sở của sự tập hợp những dự liệu này, bằng phương tiện kỹ thuật, những nhà khoa học đưa ra những dự đoán liên quan cho công việc cụ thể của mình.

 

Nhìn chung, có bốn lợi ích mà Big Data có thể mang lại: cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.(C/)

 

 

Tóm lại, Big Data là một phương pháp ứng dụng để dự báo, hoặc nhằm xác định bản chất của sự kiện, vấn đề; từ đó đưa ra những quyết định, trên cơ sở tổng hợp những thông tin liên quan. Phương pháp ứng dụng để tập hợp những dữ liệu - thông tin liên quan - của Big Data là dựa trên khả năng tích lũy thông tin và mối liên hệ giữa các thông tin qua các phương tiện kỹ thuật thuộc ngành CNTT.

Với tất cả những sự kiện và vấn đề mà Big Data thực hiện để đạt mục đích của nó - là dự báo hoặc xác định bản chất của vấn đề - cho thấy nó phải tích tích lũy một số lượng thông tin khổng lồ và rất chi tiết cho từng chuyên ngành có sự kiện liên quan. Và đây chính là sự bế tắc trong tương lai gần của Big Data, khi mà nó phải tập hợp một khối lương dữ liệu thông tin khổng lồ ngày càng lớn hơn. Tất nhiên nó sẽ phải đòi hỏi một sự phát triển kỹ thuật dung chứa và xử lý khối lượng thông tin tích lũy ngày càng nhiều đó. Chúng ta xem lại đoạn trích dẫn sau đây:

 

Kích cỡ của Big Data đang từng ngày tăng lên, và tính đến năm 2012 thì nó có thể nằm trong khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petabyte (1 petabyte = 1024 terabyte) chỉ cho một tập hợp dữ liệu mà thôi.

 

 

Thưa quý vị.

Tất cả khối dữ liệu đó, mới chỉ là những nhận thức của nền văn minh hiện đại và nó chưa phải là tất cả những gì nhân loại được biết. Hay nói một cách khác: khối lượng dữ liệu hiện nay đã vô cùng đồ sộ (Big Data), nhưng chưa phải tất cả những gì đã biết. Chưa nói đến những gì sẽ biết.

Do đó, nếu cứ theo phương pháp này là sự tích lũy dữ liệu ngày càng đồ sộ để cuối cùng, nếu như số lượng dữ liệu bao gồm tất cả những bí ẩn của vũ trụ, thiên nhiên và con người cùng những quy luật tương tác phức tạp của nó và cả  những giá trị thuộc phạm trù tư duy và mối liên hệ của nó - thì - rõ ràng nó sẽ vượt quá khả năng dung chứa của bất cứ một phương tiện CNTT nào; và phương pháp tích lũy hiện nay của Big Data sẽ sụp đổ, vì thiếu dữ liệu liên quan. Hoặc nó đòi hỏi ngành CNTT phải tiếp tục nghiên cứu phát triển phương tiện kỹ thuật để cân bằng với kho tàng dữ liệu ngày càng phát triển đồ sộ của khối lượng khổng lồ của phương pháp Big Data.

 

Thưa quí vị

Cùng một mục đích như vậy, tức là để đạt đến phát hiện bản chất của vấn đề và tính tiên đoán cho diễn tiến của sự kiện thì Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt chỉ cần một số lượng dữ liệu rất ít. Nếu so với Big Data thì rõ ràng nó gần như ...không tưởng. Những thí dụ cho vấn đề này nằm xuyên suốt trong lịch sử văn minh Đông phương.

Xa xôi hàng ngàn năm thì có thể nhắc lại chuyện Dương Tu, trong Tam Quốc chi. Ông ta chỉ cần qua câu khẩu lệnh ban đêm là "Gân gà", là có thể xác định Tào Tháo sẽ rút quân khỏi chiến dịch chinh phạt của Tào Tháo.

Hoặc như Khổng Minh; cả một kế hoạch tinh vi của Chu Du là dùng Hoàng Cái làm khổ nhục kế  trong một trận đánh nổi tiếng thời Tam quốc, ông ta chỉ nhìn thoáng tái độ của Hoàng Cái và Chu Du, đã biết rõ sự thật và thu tay cười mát, không can thiệp cứu Hoàng Cái khỏi bị đòn.

Hoặc gần hơn nữa thì có thể lấy ví dụ về Thiệu Khang Tiết thời nhà Tống trong sử Tàu, chỉ cần nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử đã kết luận nhà Nam Tống sẽ mất nước vào 20 năm sau đó.

Những truyền thuyết trong lịch sử văn minh Đông phương cách đây hàng ngàn năm có thể làm một số quý vị học giả cho rằng không có "cơ sở khoa học", và "mê tín dị đoan". Bởi vậy, tôi cần minh họa thêm bằng bài viết của chính tôi, con người sống trong thời hiện đại với quý vị; tức là cùng môi trường sống trong nền văn minh hiện đại , vốn được coi là có xuất xứ Tây Phương, để minh họa rõ hơn với tư cách là nhân chứng, và làm rõ hơn về tính chất của hiện tượng liên quan đến vấn đề này. Đó là bài "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi....". Trong bài viết này, quý vị cũng nhận thấy rằng: chỉ qua một lương thông tin rất ít là cặp hoành phi, câu đối trên một con tàu hải giám của Trung Quốc, tôi đã viết bài phân tích diễn biến toàn bộ mối quan hệ của các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến biển Hoa Đông.

 

Quý vị có thể tham khảo bài "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi..." theo đường link dưới đây:

 

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/29098-lai-ban-chuyen-kim-long-dang-phi/

 

2/ So sánh hai phương pháp xử lý thông tin của Big Data và Lý học.

Bic Data tổng hợp một khối lượng thông tin khổng lồ và ngày càng phát triển. Trong phương pháp xử lý thông tin đó, Big Data không có sự phân loại các mối quan hệ của các thông tin liên quan trong hệ thống thông tin cùng một vấn đề. Do đó, để xử lý một sự kiện, hoặc vấn đề, Big Data đòi hỏi một khối lượng thông tin khổng và rất nặng nề. Ngược lại trong Lý học Đông phương tính phân loại hết sức cao cấp. Có thể sẽ rất khó hiểu, nếu tôi trình bày tính phân loại thông tin theo Ngũ hành của Lý học Đông phương và sự tương tác giữa các chủ thể thông tin đã phân loại trong dự báo, dự đoán của Lý Học để xác định bản chất, hoặc diễn biến của vấn đề và sự kiện cần quan tâm.

Tính phân loại của Lý học Đông phương chỉ có thể dùng "nghịch lý Toán học Cantor" và mô hình Vonfram để trình bày. Nhưng tiếc thay! Cả hai sự kiện này "chưa được khoa học công nhận". Nhưng quý vị có thể quán xét phương pháp phân loại ở bài thứ hai trong chủ đề "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi..." được mô tả đơn giản hơn.

Chính vì tính phân loại các sự kiện ảnh hưởng được thông tin, khiến cho dù là kết quả của một khối lượng thông tin khổng lồ - so với Big Data , kể cả trong tương lai - là toàn thể lịch sử vũ trụ, bao gồm tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người, cuộc sống, xã hội, thiên nhiên...thì - Lý học Đông phương vẫn giải quyết một cách đơn giản chỉ qua mô hình biểu kiến của ...một quẻ bói Dịch. Ngược lại phương pháp của Big Data thì ôm một khối lượng thông tin khổng lồ và ngày càng phát triển đến vô tận, nhưng lại cho một kết quả chưa đủ tin cậy vì thông tin chưa hoàn hảo.

 

3/ Lượng thông tin trong Lý học và Big Data.

 

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/ly-hoc/chi-tiet/vu-tru-toan-anh-mot-ky-nguyen-khoa-hoc-moi-2950/

 

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài mô tả sự liên hệ giữa Lý học Đông phương và Big Data chưa viết xong, vì tôi còn chờ người vẽ hình minh họa. Nhưng tôi đưa tiếp bài này, cũng vì sự liên quan đến những bế tắc của khoa học hiện đại với Lý học Đông phương. Bài trên tôi sẽ tiếp tục trình bày trong tuần này, sau khi thực hiện được hình minh họa.

========================

Người góp phần nâng tầm khoa học Việt

Chủ Nhật, 01/03/2015 - 13:43


Từ lâu tên tuổi của GS.TS vật lý Việt kiều Pháp Jean Trần Thanh Vân không còn xa lạ với giới khoa học trong và ngoài nước. Năm 2014 là năm bận rộn nhưng rất thành công với ông trên con đường đưa khoa học thế giới về Việt Nam, trong đó có sự kiện khánh thành Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) tại TP Quy Nhơn (Bình Định) tháng 8/2014.

 
Tình yêu quê hương

Sau nhiều cuộc hẹn qua email, cuối cùng tôi đã có cuộc gặp với GS.TS Trần Thanh Vân trong dịp ông về Việt Nam xúc tiến các công việc còn dang dở. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cách nói chuyện điềm đạm, ít ai nghĩ rằng năm nay ông đã 80 tuổi, bước qua tuổi "xưa nay hiếm". Nhớ lại thời kỳ đầu đầy khó khăn khi về Việt Nam tổ chức hội nghị Gặp gỡ Việt Nam theo mô hình "Gặp gỡ Moriond" tại Pháp, GS.TS Vân kể: "Để có thể tổ chức được Gặp gỡ Việt Nam lần đầu tiên năm 1993, phải kể đến sự hỗ trợ của GS Nguyễn Văn Hiệu, lúc đó là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Tôi gặp anh Hiệu lần đầu vào năm 1963, khi anh ấy vừa bảo vệ xong luận án Tiến sĩ ở Liên Xô, còn tôi cũng vừa hoàn thành bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Pháp. Hai anh em gặp nhau ở một hội nghị quốc tế tổ chức ở Italia. Dù lúc ấy giữa hai miền Nam - Bắc vẫn còn những quan điểm khác nhau nhưng anh Hiệu là người có tư tưởng cởi mở. Chúng tôi nói chuyện và cảm thấy hợp. Kể từ đó, chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin. Năm 1990, anh Hiệu nhờ tôi tổ chức cuộc gặp giống như ở Moriond để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học quốc tế. Chúng tôi bàn và quyết định sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên vào năm 1993 tại Đà Lạt".
 
GS-Tran-THanh-dc2e3.jpg
GS.TS Trần Thanh Vân trao học bổng cho sinh viên.
 
Từ đó đến nay với sự chủ trì của GS.TS Trần Thanh Vân, đã có 9 hội nghị Gặp gỡ Việt Nam được tổ chức thành công. Qua các sự kiện này, những nhà khoa học thế giới - trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt Giải Nobel - đã trao đổi với các nhà khoa học Việt Nam và tạo điều kiện để nhiều nhà khoa học trẻ Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, sau đó ông cùng với các cộng sự thấy rằng, cần có mạng lưới kết nối các nhà khoa học thế giới với Việt Nam. Vì thế, ý tưởng xây dựng một trung tâm khoa học để mời các nhà khoa học thế giới đến cộng tác, nhằm nâng cao hình ảnh khoa học Việt Nam trên thế giới cũng như vị thế của khoa học Việt Nam đã ra đời. Sau hai năm triển khai, tháng 8-2014, tại Quy Nhơn (Bình Định) cùng một lúc diễn ra hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9 và lễ khánh thành ICISE.

GS.TS Trần Thanh Vân chia sẻ, có nhiều lý do khiến ông trở về Việt Nam để tổ chức hội nghị Gặp gỡ Việt Nam cũng như làm cầu nối để các nhà khoa học thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn và ngược lại. "Song, lý do quan trọng thôi thúc tôi về Việt Nam là tình yêu quê hương. Điều này khiến cái tâm của mình luôn hướng về Việt Nam. Khi có tâm rồi mình sẽ tìm xem làm gì để giúp Việt Nam một cách tốt nhất" - GS.TS Trần Thanh Vân nhấn mạnh. Và cũng chính vì điều này, ông đã cùng vợ là GS Lê Kim Ngọc lập quỹ học bổng cho nghiên cứu sinh và sau đó từ năm 2001 kết hợp cùng GS Odon Vallet trao hàng nghìn suất học bổng cho học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Ngoài ra, vợ chồng ông cũng đã thành lập 3 làng trẻ SOS ở Đà Lạt, Huế và Quảng Bình giúp các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn.

Nghiên cứu khoa học không vì lợi nhuận

Sinh năm 1934 tại Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình, năm 1953 chàng thanh niên Trần Thanh Vân sang Pháp tiếp tục học lớp 11. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông ở lại học tiếp đại học và tốt nghiệp Cử nhân vật lý năm 1957, rồi Tiến sĩ vật lý năm 1963 tại Paris với bản luận án xuất sắc chỉ rõ rằng, hạt proton không phải là "viên gạch cuối cùng" của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau được cộng đồng vật lý quốc tế làm sáng tỏ, đó là các hạt quark). Tháng 4-2012, GS.TS Trần Thanh Vân là một trong 3 người Châu Á được tặng Huy chương Tate (Tate Medal) tại hội nghị Hội Vật lý Mỹ ở Atlanta, bang Georgia. Các đóng góp khoa học của ông thể hiện ở việc cống hiến 300 công trình khảo luận, 115 đầu sách. Nước Pháp tặng ông Huân chương Bắc đẩu bội tinh. Viện Hàn lâm khoa học Nga trao bằng Tiến sĩ khoa học danh dự.

Trong các hoạt động tổ chức và lãnh đạo ngành vật lý, ông được Viện Vật lý Mỹ đánh giá là "người có công lao to lớn suốt bốn thập niên tập hợp các nhà vật lý thuộc nhiều quốc tịch và nhiều nền văn hóa khác nhau ngồi lại bên nhau trong tình thân ái qua các cuộc Gặp gỡ Moriond, Gặp gỡ Blois, Gặp gỡ Việt Nam. Ông cũng là người đã hoạt động không mệt mỏi nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng khoa học hiện đại ở Việt Nam. GS Trần Thanh Vân chia sẻ, muốn làm khoa học thật sự phải bỏ toàn bộ thời gian, công sức và trí tuệ vào nghiên cứu cẩn thận. Không thể nào có chuyện muốn làm khoa học lại phải vừa kinh doanh thêm để bảo đảm cuộc sống. Nếu Chính phủ không cho nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học trẻ được hưởng một mức lương đủ sống, thì không bao giờ nền khoa học có thể phát triển và tiến xa được. Vì thế, ông luôn khích lệ các nhà khoa học Việt Nam thành danh ở nước ngoài về quê hương đóng góp xây dựng đất nước. Với ban cố vấn quốc tế gồm hàng chục giáo sư đầu ngành thế giới, trong đó có 9 giáo sư từng đoạt giải Nobel, uy tín của hội nghị Gặp gỡ Việt Nam ngày càng tăng cao, thu hút nhiều nhà khoa học nổi tiếng tham dự. "Chúng tôi mong rằng trong 5-10 năm nữa, với sự đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trung tâm sẽ là nơi tập trung của các nhà khoa học thế giới cũng như các Gặp gỡ Moriond và Gặp gỡ Blois" - GS.TS Trần Thanh Vân kỳ vọng.
 
Theo Đình Hiệp
Hà Nội Mới

========================

Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông ở lại học tiếp đại học và tốt nghiệp Cử nhân vật lý năm 1957, rồi Tiến sĩ vật lý năm 1963 tại Paris với bản luận án xuất sắc chỉ rõ rằng, hạt proton không phải là "viên gạch cuối cùng" của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau được cộng đồng vật lý quốc tế làm sáng tỏ, đó là các hạt quark).

 

 

Thành thật khâm phục khả năng tư duy của giáo sư Trần Thanh Vân đi trước thời đại, khi mà thế giới chưa có khái niệm về hạt Quark. Nhưng có lẽ nền tảng tri thức của khoa học hiện đại đến đây là tạm dừng. Họ hi vọng có một loại hạt, hoặc một điều kiện nào đó để tạo ra tất cả các hạt cơ bản trên, gọi là "Hạt của Chúa" với lý thuyết Higg. Nhưng tôi đã xác định đấy là một sai lầm: "Không có Hạt của Chúa" từ 2008. Sự xác định này nhân danh nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ và đầy bí ẩn. Tôi chắc chắn sự xác định của tôi hoàn toàn chính xác, cho dù giới khoa học quốc tế chưa chính thức thừa nhận điều này. Có một số ý kiến cho rằng tôi đã gặp may.

Cách đây vài tháng, giáo sư Trần Thanh Vân có tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế ở Việt Nam, tôi có gửi một thư bày tỏ ý kiến của mình đến cuộc hội thảo và công khai nội dung trên diễn đàn này, nhưng không có hồi âm.

Nhân bài viết về giáo sư Trần Thanh Vân, tôi hy vọng với khả năng tư duy đi trước thời đại của giáo sư, sẽ quan tâm đến ý kiến này của tôi:

Có một dạng tồn tại của vật chất phi hình thể tạo ra những hạt cơ bản. Lý học Đông phương gọi là "Khí".

Tôi có thể chắc chắn với giáo sư rằng: Toàn bộ tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết nhiều về tính tương tác của mọi hiện tượng. Cho dù họ đã hiểu biết hầu như gần hết sự vận động một cách cơ học của các dạng tồn tại của vật chất có hình thể - từ những hạt vật chất nhỏ nhất đền các thiên hà khổng lồ. Nhưng sự vận động đó tương tác với nhau như thế nào và qua môi trường tương tác nào để tác động liên hệ với nhau - thì - tôi cũng có thể chắc chắn rằng: Toàn bộ nền tri thức của khoa học hiện đại chưa biết đến điều đó.

Nếu giáo sư Trần Thanh Vân quan tâm, khi đọc được những tâm sự của tôi trong bài viết này, tôi hy vọng sẽ được trao đổi với giáo sư về vấn đề trên.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Sinh vật ngoài hành tinh đến từ đâu?

Bích Thảo

Thứ Hai, ngày 2/3/2015 - 17:00

(PLO) - Những nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra kiểu mẫu vật chất của một dạng sự sống có gốc mê-tan, không chứa oxy, có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt, băng giá trên mặt trăng Titan bí ẩn của sao Thổ. 
 
Những nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell đã tìm ra “kết cấu vật chất đầu tiên của sự sống mà chúng ta chưa từng biết”.

Theo bài viết trên tạp chí Science Advances, dạng thức sự sống mới này đặt ra giả thuyết rằng mặt trăng Titan của sao Thổ có thể có những tế bào gốc mê-tan, không chứa oxy, bao gồm các hợp chất ni-tơ hữu cơ nhỏ, có thể chịu đựng tốt nhiệt độ của dung dịch mê-tan vào khoảng âm 292 độ.

 

sieu_sao_tho_vua_duoc_tim_thay_wijc.jpg?
 Hình vẽ của “siêu sao Thổ” trong một thái dương hệ xa vừa được tìm thấy, có vành đai lớn có thể che khuất cả mặt trời của nó

 

Những nhà nghiên cứu hiện tại đã xác định được các tế bào này có gốc mê-tan, chất có nhiệt độ đóng băng thấp hơn so với nước, có thể làm phát sinh một hình thái sự sống mới. Màng tế bào giả thuyết được đặt tên là azotosome.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm “Azotosome được tạo thành từ phân tử ni-tơ, các-bon và hydrogen. Chúng đã tồn tại ở những vùng biển đông lạnh của Titan một cách ổn định và linh hoạt giống như các thể mỡ tương tự của Trái đất.”
Mặt trăng Titan khổng lồ của sao Thổ là hành tinh vật thể duy nhất trong Thái Dương hệ có bề mặt chất lỏng tự nhiên, có những biển mê-tan lớn mênh mông. Dựa trên điều này, những nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng Titan có thể ẩn chứa những tế bào gốc mê-tan, không oxygen. 

Bích Thảo

=====================

Luận điểm của tôi rất rõ ràng: "Không có sự sống ngoài Trái Đất". Khái niệm 'sự sống" của tôi dùng là khái niệm phổ thông từ trước vẫn dùng trao đổi trong đời sống xã hội và trong nghiên cứu khoa học. Nay trong bài viết này, các nhà khoa học đưa ra một dạng của sự sống khác hẳn cấu trúc làm nên sự phát sinh và tồn tại của sự sống theo quan niệm từ trước đến nay. Bởi vậy, để có thể tiếp tục cuộc tranh luận, có lẽ cần phải định nghĩa lại sự sống là gì?

Tôi có thể đưa ra một định nghĩa về sự sống một cách công bằng cho toàn thể vũ trụ và căn cứ vào định nghĩa đó xác định rằng: "Không có sự sống ngoài vũ trụ". Nhưng như vậy thì mọi người lại cho rằng tôi chủ quan và đưa ra một định nghĩa có lợi với luận điểm của tôi. Bởi vậy, tôi hy vọng rằng sẽ có những nhà khoa học đầu bảng quan tâm và đưa ra một định nghĩa về sự sống có thể ứng dụng mô tả tất cả các dạng tồn tại của sinh vật sống trong lịch sử hình thành Trái Đất đến ngày nay và cả vũ trụ. Trên cơ sở này tôi sẽ chứng minh rằng: "Không có sự sống ngoài trái Đất".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lần đầu tiên công bố bản đồ về vật chất tối

16/04/2015 02:00 GMT+7

Sau hơn 2 năm xúc tiến, nhóm thực hiện dự án lập bản đồ về vật chất tối trên khắp vũ trụ, quy tụ hơn 300 nhà khoa học đến từ 6 quốc gia, đã công bố những dữ liệu quý giá đầu tiên.

 

 

20150414173202-bd.jpg

Các bản đồ trên cho thấy lượng vật chất tối tương ứng với tốc độ hình thành của các thiên hà như thế nào. Hình ảnh bên trái hé lộ các thiên hà ở kề cận các cụm vật chất tối mật độ cao (màu đỏ) và nằm xa hơn các vùng vật chất tối thưa thớt (màu xanh dương). Hình ảnh bên phải cho thấy một số vùng của bầu trời đã được nghiên cứu. Ảnh: DES

Theo các chuyên gia, vật chất tối là một "mạng lưới" vô hình, kết nối các thiên hà với nhau. Bằng cách quan sát cách các cụm vật chất tối biến đổi theo thời gian, các nhà khoa học hy vọng cuối cùng có thể định lượng được năng lượng tối - thế lực thậm chí còn bí ẩn hơn, đang xô đẩy vũ trụ.

Tất nhiên, chúng ta hiện vẫn không thể thực sự quan sát vật chất tối một cách trực tiếp. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải săn tìm ảnh hưởng quan sát được của chúng đối với các thiên hà. Nghiên cứu ảnh hưởng này sẽ giúp phỏng đoán số lượng vật chất tối trong một khu vực nhất định được lập bản đồ, dựa hoàn toàn vào cách chúng uốn cong ánh sáng từ các thiên hà rất xa.

 

Dự án có tên Cuộc khảo sát năng lượng tối (DES) quy tụ tới hơn 300 nhà khoa học đến từ 6 quốc gia trên khắp thế giới và sử dụng hình ảnh do một trong những camera kỹ thuật số tốt nhất trên thế giới chụp: một thiết bị có độ phân giải lên tới 570 megapixel tích hợp trên kính viễn vọng không gian Victor Blanco, tại đài quan sát thiên văn liên Mỹ Cerro Tololo, đặt cao trên dãy núi Andes của Chile.

Dự án DES đã bắt đầu từ cách đây 2 năm và dự kiến sẽ hoàn tất trong 3 năm tới. Mục tiêu của DES là lập bản đồ 3D về 12,5% bầu trời. Tuy nhiên, các dữ liệu vừa công bố chỉ mới phản ánh được 0,4% vũ trụ, nhưng ở mức chi tiết chưa từng có. Chúng hé lộ các cấu trúc vật chất tối xen kẽ các thiên hà với những khoảng trống ở giữa.

Trong khi các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu, họ sẽ có thể kiểm nghiệm tốt hơn các giả thuyết vũ trụ học hiện hành, thông qua việc so sánh giữa lượng vật chất tối và vật chất hữu hình. Các giả thuyết này nhìn chung đều nhận định, trong vũ trụ có nhiều vật chất tối hơn vật chất hữu hình và các thiên hà sẽ hình thành ở nơi có sự tập trung vật chất tối lớn hơn, đồng nghĩa với lực hấp dẫn mạnh hơn.

Rốt cuộc, kết quả dự án được kỳ vọng sẽ giúp các chuyên gia giải mã bí ẩn về sự hình thành của các thiên hà.

Tuấn Anh(Theo BBC, Daily Mail)

Theo Vietnamnet

 

Không có khái niệm "phản vật chất". Đấy là sự xác định của tôi, nhân danh Lý học Đông phương có cội nguồn văn hiến Việt. Và bản chất của vấn đề "Vật chất tối", tôi cũng đã có dịp trình bày: Đó chính là những dạng tồn tại được mô tả là "khí" trong các bản văn cổ chữ Hán của Lý học Đông phương. Nhưng cổ thư chữ Hán chưa hề có một định nghĩa nào về khái niệm "khí" - mà họ gọi là "Qi".

Từ những nghiên cứu về phong thủy Lạc Việt, tôi đã định nghĩa rõ ràng về "Khí" trong hai bài tham luận của hội thảo "Phong thủy là khoa học" tại Hanoi, 12/ 2009.

Lý học Đông phương xác định: "Khí tụ thành hình" - bởi vậy, sự phát hiện trực quan mới nhất của tri thức khoa học hiện đại - thể hiện trong nội dung của bài báo trên, lại cho thấy tính phản ánh đúng một thực tại của Lý học Đông phương, khi khoa học hiện đại thấy rằng:

Hình ảnh bên trái hé lộ các thiên hà ở kề cận các cụm vật chất tối mật độ cao (màu đỏ) và nằm xa hơn các vùng vật chất tối thưa thớt (màu xanh dương)

 

Từ những kết luận trong nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định rằng: "Khí chính là những dạng tồn tại của vật chất phi hình thể, phi khối lượng đầu tiên của vũ trụ và là nguyên nhân hình thành các hạt cơ bản". Chính vì kết luận này, mà tôi xác định :"Không có Hạt của Chúa". Đây cũng chính là trường tương tác của tất cả các dạng tồn tại của vật chất trong vũ trụ.

Tất nhiên, chúng ta hiện vẫn không thể thực sự quan sát vật chất tối một cách trực tiếp. Vì vậy, các nhà nghiên cứu sẽ phải săn tìm ảnh hưởng quan sát được của chúng đối với các thiên hà. Nghiên cứu ảnh hưởng này sẽ giúp phỏng đoán số lượng vật chất tối trong một khu vực nhất định được lập bản đồ, dựa hoàn toàn vào cách chúng uốn cong ánh sáng từ các thiên hà rất xa.

Không bao giờ có thể quan sát được "khí" - tức "vật chất tối" - cả. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này. Nói cụ thể hơn là: Bằng phương tiện siêu hiện đại, con người có thể nhìn thấy "Khí" hay không? Sau khi cân nhắc và tổng hợp rất nhiều yếu tố. Câu trả lời của tôi là : Không bao giờ!

Nhưng con người có thể gián tiếp nhận thức được điều này, thông qua những hiện tượng và vấn đề liên quan. Nhưng với phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nền tảng tri thức khoa học hiện đại - thì - còn rất lâu những nhà khoa học xuất sắc của nền văn minh hiện đại mới có thể nhận ra bản chất của "khí". Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân, để nhà tiên tri Vanga phát biểu:

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm, Chỉ đến khi dân tộc Arsyria  bị tiêu diệt".

Tuy nhiên, tôi xác định rằng: Một cuộc hội thảo khoa học nghiêm túc về cội nguồn Việt tộc, có tính quốc tế được thực hiện và xác định chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ - thì - mọi bí ẩn về vũ trụ sẽ được sáng tỏ với đúng bản chât của nó. Và lý thuyết Âm Dương Ngũ hành - ứng cử viên duy nhất trong lời tiên tri của bà Vanga sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Khám phá bất ngờ về vật chất tối
Thứ Ba, ngày 21/04/2015 21:00 GMT +7
 
Vật chất tối (dark matter) được xem là những thứ chỉ gây ra các tác động dưới dạng trọng lực (hay lực hấp dẫn). Nhưng một kết quả quan sát thiên văn mới đây cho thấy điều đó có lẽ không đúng nữa.

Trong vật lý, tất cả các tương tác giữa mọi loại vật chất đều có thể quy về 1 trong 4 lực cơ bản: lực hấp dẫn (tạo ra bởi khối lượng), lực điện từ, lực tương tác hạt nhân mạnh và lực tương tác hạt nhân yếu. Lực hấp dẫn là thứ đã giữ chúng ta không bay ra khỏi Trái Đất khi nó đang quay quanh trục, là thứ giữ cho Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời..., là thứ khiến cho bụi vũ trụ quần tụ lại thành các ngôi sao, hành tinh, thiên hà... Lực điện từ là thứ giúp cho chúng ta có hình dạng như hôm nay, chứ không phải một đống bẹp nhẹp đang bò sát bề mặt Trái Đất dưới tác dụng của lực hấp dẫn, tương tự như thứ đã giúp tháp Effiel hay các toà cao ốc vươn lên bầu trời, chứ không đổ sụp vì trọng lực.

Lực hạt nhân mạnh là thứ giúp cho phản ứng nhiệt hạch xảy ra, giúp các ngôi sao phát sáng, giúp Mặt Trời sưởi ấm Trái Đất và giúp tổng hợp (hợp hạch) lên các nguyên tố nặng chỉ từ các nguyên tử hydrogen đang có trong từng người chúng ta. Còn lực hạt nhân yếu là thứ khiến vật chất có tính phóng xạ dưới dạng phân rã hạt nhân, cũng là thứ giúp tạo ra những nhà máy điện hạt nhân (phân hạch) mà chúng ta đang sử dụng trong hôm nay. Ngược với lực hạt nhân mạnh có tính tạo nên những vật chất nặng hơn, lực hạt nhân yếu làm cho chúng trở nên nhẹ đi.

1399592.jpg?t=1429527452024

Dù có khối lượng rất lớn nhưng những công trình như tháp Effiel vẫn có thể đứng sừng sừng là nhờ lực điện từ

Tuy vậy, cả 4 lực trên đều được nhân loại đúc kết từ những vật chất "sáng", hay những vật chất mà chúng ta "nhìn thấy" và "quan sát" được, chủ yếu nhờ vào sóng ánh sáng hay bức xạ điện từ. Nhưng vật chất "tối", thứ vật chất vốn không có tương tác điện từ, nên chúng hoàn toàn không có khả năng bức xạ, phản xạ hay tán xạ những tia sáng tiếp cận mình. Và do đó, các kính thiên văn quang học (hay dựa trên bức xạ điện từ như UV, IR, X-ray...) mà loài người đang có, không quan sát được loại vật chất này. Chúng hoàn toàn "vô hình" về mặt quang học.

1399583.jpg?t=1429527452024

Sự phân rã hạt nhân nguyên tử là kết quả của tương tác yếu giữa các nucleon

Nhưng dựa vào đâu mà các nhà khoa học lại có thể nghĩ ra thứ vật chất "không giống ai" này? Đó là vì những kết quả quan sát thiên văn các thiên hà xa xăm. Theo đó, nếu chỉ dựa vào lượng vật chất "sáng" mà các kính thiên văn tìm thấy thì mọi thứ "không thể tồn tại như chúng ta thấy". Với tốc độ xoay quanh trục của từng thiên hà, cũng như sự xoay quanh lẫn nhau giữa các thiên hà lẫn các nhóm thiên hà, mọi thứ "đáng ra" phải "văng tứ phía". Lấy ví dụ như chính Dải Ngân Hà, với tốc độ xoay này, hệ Mặt Trời có lẽ đã không còn nằm ở đây. Song một thứ vật chất vô hình nào đấy với khối lượng chiếm tới 84,5% toàn vũ trụ đã "giữ" cho mọi thứ "nằm yên tại đấy".

Và vì thứ vật chất đấy có khối lượng, nên các nhà khoa học cho rằng loại lực cơ bản mà vật chất "tối" có chính là lực hấp dẫn. Nhưng vì chúng ta không nhìn thấy được loại vật chất này, cũng như chưa tạo ra được chúng, nên vật chất "tối" còn những tính chất gì khác vẫn nằm ngoài tầm hiểu biết của con người.

1400057.jpg?t=1429604285535

Thành phần vật chất tối, sáng và năng lượng tối sau khi vũ trụ ra đời được 380.000 năm

Nhưng một kết quả hợp tác quan sát mới đây giữa NASA và cơ quan thiên văn châu Âu ESA dường như đang hé lộ những thuộc tính khác của loại vật chất này. Khi cả hai hệ thống kính Hubble lẫn Very Large Telescope (VLT) cùng quan sát nhóm thiên hà có tên Abell 3827, cách Trái Đất 1,4 tỷ năm ánh sáng, các nhà thiên văn đã nhận ra một số điều bất thường.

Thông thường vật chất tối nằm bao bọc quanh các thiên hà như một lớp vỏ. Tâm điểm của những cái vỏ ấy lẽ dĩ nhiên cũng là tâm điểm của thiên hà. Song trong lần quan sát này, cả hai hệ thống kính đều ghi nhận sự lệch tâm của một lớp vỏ "tối" khỏi thiên hà nằm bên trong đó. Khoảng cách lệch tâm này dài khoảng 5.000 năm ánh sáng. Con số này là nhỏ so với kích thước của một thiên hà, song về lý thuyết nếu chỉ tồn tại lực hấp dẫn, đáng ra nó luôn phải là zero.

Vậy là các nhà vật lý cùng lao vào giải thích. Trong khoảng ít nhất một thập kỷ trở lại đây, một số ý kiến cho rằng vật chất tối là những hạt WIMP (khối lượng nặng nhưng tương tác yếu). Có nghĩa ngoài trọng lực ra, các hạt vật chất này có tương tác yếu lên lẫn nhau, tương tự thứ tương tác yếu của hạt nhân nguyên tử. Nhưng tất nhiên, thứ tương tác yếu này không hoàn toàn giống như tương tác yếu của vật chất "sáng".

1399589.jpg?t=1429527452024

4 thiên hà trong nhóm thiên hà Abell 3827 đang sát nhập với nhau. Một trong các thiên hà có lớp áo "tối" bị lệch tâm so với những thiên hà còn lại

Cũng có một số cách giải thích khác. Có cách cho rằng dưới tác dụng của lực thuỷ triều, một số ngôi sao cùng nhau "cất tiếng khóc chào đời" và làm sáng lên một góc của thiên hà trên. Điều đó đã dẫn tới việc độ sáng biểu kiến của thiên hà bị thay đổi và khiến các nhà thiên văn nghĩ nó bị lệch tâm. Lại có ý kiến cho rằng khối lượng của các thiên hà gần đấy đã "làm cong" tia sáng phát ra từ thiên hà trên khi chúng đến Trái Đất. Hiện tượng này còn được gọi là thấu kính trọng trường (gravitational lensing).

Tuy vậy, ý tưởng về một lực tương tác mới mà chúng ta chưa biết vẫn được xem là giải thích hợp lý nhất. Massey, một thành viên trong nhóm quan sát, cho biết: "Thật khó để nghĩ ra một lời giải thích nào thuyết phục hơn. Nhưng với một phát hiện thú vị như thế này, chúng tôi buộc phải cực kỳ cẩn thận trước khi 'la làng' lên cho mọi người cùng biết".

Theo đó, nếu vật chất tối thực sự là các WIMP, thì khi thiên hà bị lệch tâm trên bay qua lớp áo "tối" của thiên hà khác, lớp áo của thiên hà này đã va chạm và tương tác với lớp áo khác trên. Kết quả là nó bị "níu lại" và sau cùng dẫn tới sự lệch tâm. Dĩ nhiên, các nhà thiên văn vẫn chưa biết thứ tương tác trên là gì. Song nếu điều đó đúng, thì bức màn "tối" về loại vật chất vô hình này sẽ phần nào được hé mở.

Nhưng trong khoa học, chỉ một kết quả nghiên cứu là không đủ. "Chúng ta rõ ràng cần nhiều bằng chứng hơn", Jason Rhodes, chuyên gia vật chất tối tại Phòng nghiên cứu Động cơ Đẩy của NASA, nhận xét. Do đó, một số kế hoạch quan sát mới ở các nhóm thiên hà khác đang được tiến hành. Nếu nhiều kết quả quan sát cùng trả về giá trị tương tự, rất có thể lý thuyết các hạt WIMP sẽ được công nhận.

Video: https://youtu.be/Dcz2JdrhpwQ

Liệu con người có tạo ra được vật chất trong LHC?

Tuy vậy, khẳng định được lý thuyết WIMP cũng không nói lên được chúng ta đã hiểu đầy đủ về thứ vật chất này. Liệu chúng còn các thuộc tính nào khác hay không? Chúng đến từ đâu và chúng còn ảnh hưởng nào khác lên vũ trụ?

Rất có thể câu trả lời sau cùng sẽ đến từ cỗ máy gia tốc lớn nhất thế giới, LHC, sau khi nó được nâng cấp xong hồi đầu năm nay, với mục tiêu "sản xuất" được vật chất tối ngay trên Trái Đất.

Huyền Thế

Tổng hợp từ National Geographic và Wikipedia

Share this post


Link to post
Share on other sites
25 sự thật bất ngờ về các kim tự tháp Ai Cập
Cập nhật lúc 13h45' ngày 08/01/2015

 

Các kim tự tháp chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.

 

Hầu hết chúng ta đều biết kim tự tháp là những kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại. Các kim tự tháp này cũng là nơi chôn cất của các vị vua Pharaon, chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.

1. Ba kim tự tháp tại khu lăng mộ Giza hay còn gọi là Giza Necropolis, là các kim tự tháp Ai Cập được biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên trên thực tế có tới 140 kim tự tháp đã được phát hiện tại khu vực này.

2. Kim tự tháp lâu đời nhất được biết đến là kim tự tháp Djoser, được xây dựng vào khoảng thể kỷ 27 trước Công nguyên.

3. Kim tự tháp lớn nhất trên thế giới là kim tự tháp Khufu, hay còn được gọi là Đại kim tự tháp Giza. Với chiều cao ban đầu lên tới 146,5m và chiều cao hiện tại là 138,m.

4. Kim tự tháp Giza là kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới trong vòng 3871 năm, cho đến khi nhà thờ Lincoln tại Anh được xây vào năm 1311 chiếm mất vị trí này.

5. Đại kim tự tháp Giza là kiến trúc lâu đời nhất của 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cũng là kỳ quan cổ đại cuối cùng còn xót lại trên thế giới.

kim-tu-thap-1.jpg

 

6. Có nhiều ghi chép khác nhau về số lượng lao động tham gia xây dựng các kim tự tháp tại Ai Cập. Theo ước tính của các nhà khoa học thì để xây 1 kim tự tháp Giza cần khoảng 100.000 người.

7. Bên cạnh kim tự tháp Giza là tượng nhân sư lớn nhất thế giới, đây cũng là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới cho đến nay. Khuôn mặt của tượng nhân sư được cho là điêu khắc theo khuôn mặt của Pharaon Khafra.

8. Tất cả các kim tự tháp được xây dựng tại bờ phía Tây của song Nile, hướng về phía Mặt Trời lặn và là biểu tượng vùng đất của những người chết trong Ai Cập cổ đại.

9. Bên trong kim tự tháp là các hầm mộ chôn cất những vị vua và những người giàu có nhất Ai Cập cổ đại. Họ được chôn cùng với những đồ vật dụng hàng ngày bằng vàng, người Ai Cập tin rằng họ có thể sử dụng chúng trong thế giới bên kia.

10. Kiến trúc sư xây kim tự tháp được biết đến đầu tiên là Imhotep, một kỹ sư, bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông được cho là đã thiết kế kim tự tháp đầu tiên của thế giới, kim tự tháp Djoser.

 

kim-tu-thap-2.jpg

 

11. Các nhà khoa học đồng ý rằng những kim tự tháp được xây bằng những khối đá lớn, được điêu khắc thành khối vuông với kích thước giống nhau. Tuy nhiên cách thức di chuyển và đặt những viên đá khổng lồ này vẫn còn là điều bí ẩn.

12. Cách thức xây kim tự tháp thay đổi theo từng thời kỳ, cùng với sự phát triển của khoa học. Các nhà chuyên môn phát hiện ra rằng những kim tự tháp sau này được xây theo cách hoàn toàn khác những kim tự tháp lâu đời nhất trước đó.

13. Sau khi các kim tự tháp được xây dựng tại Ai Cập cổ đại, đã có rất nhiều kiến trúc kim tự tháp khác được xây dựng trên toàn thế giới, trong đó có các kim tự tháp tại Sudan.

14. Kim tự tháp Giza đã từng bị phá hủy bởi Al-Aziz, tuy nhiên do kiến trúc của những tảng đá khổng lồ quá kiên cố nên việc phá hủy đã không thành công. Tuy nhiên Al-Aziz đã từng phá hủy thành công kim tự tháp Menkaure.

15. Ba kim tự tháp Giza được xây đúng vị chí của ba ngôi sao lớn nhất trong chòm sao Orion. Trong Ai Cập cổ đại, chòm sao Orion tượng trưng cho vị thần của sự tái sinh.

 

kim-tu-thap-3.jpg

 

16. Đại kim tự tháp Giza có khối lượng ước tính lên tới 20-30 tấn, được xây bởi 2.300.000 khối đá. Mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn.

17. Các viên đá xây kim tự tháp ban đầu được phủ lớp đá vôi trắng bên ngoài. Khi ánh Mặt Trời chiếu vào, những viên đá phản chiếu ánh sáng khiến kim tự tháp tỏa sáng như một viên ngọc quý.

18. Khi phản chiếu ánh sáng, các kim tự tháp này có thể được nhìn thấy từ Mặt trăng.

19. Mặc dù lượng nhiệt bên ngoài các kim tự tháp là rất lớn, do đây là vùng sa mạc nóng quanh năm. Nhưng nhiệt độ bên trong của kim tự tháp luôn ổn định ở 20 độ C.

20. Rất khó để tính chính xác, tuy nhiên khối lượng của kim tự tháp Cheops là khoảng 6 triệu tấn.

21. Kim tự tháp Cheops được xây hướng mặt về phía Bắc. Tuy nhiên do cực Bắc thay đổi theo thời gian, do đó hướng của kim tự tháp này bị lệch so với phương Bắc. Từ đó các nhà khoa học có thể tính toán chính xác cực Bắc của chúng ta đã di chuyển bao nhiêu.

 

kim-tu-thap-4.jpg

 

22. Một trong những lý do khiến kim tự tháp tồn tại lâu như vậy là do loại vữa sử dụng để gắn kết các khối đá. Đây là một loại vữa đặc biệt mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được công thức của nó.

23. Trái với nhiều câu chuyện kể lại, các kim tự tháp được xây dựng bởi nô lệ và tù nhân. Tren thực tế rất có thể những người xây dựng kim tự tháp này là những người thợ tay nghề cao và được trả lương.

24. Mặc dù người Ai Cập cổ đại thường khắc những ký hiệu hoặc chữ tượng hình trên các kiến trúc của mình. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ ký hiệu hay chữ tượng hình nào bên trong kim tự tháp Giza.

25. Một kim tự tháp trung bình mất khoảng 200 năm để có thể hoàn thành, có nghĩa là phải mất 2 đến 3 đời Pharaoh mới hoàn thành một kim tự tháp. Tuy nhiên trong cùng một thời điểm có nhiều kim tự tháp được xây dựng cùng lúc.

========================

Nếu như những nhà nghiên cứu Kim Tự Tháp còn giữ cách suy nghĩ cho rằng: Nó được xây dựng cách đây 5000 năm trong thời đại...đồ đá - thì - họ sẽ chẳng bao giờ khám phá được bí ẩn của Kim Tự Tháp.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện lò phản ứng hạt nhân 1,8 tỷ năm tuổi

02/06/15 12:42

 

Lò phản ứng hạt nhân cổ xưa nhất thế giới cách đây khoảng 1,8 tỷ năm, hoạt động an toàn trong 500.000 năm ở Oklo là công trình khoa học kỹ thuật vĩ đại, đến nay vẫn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
 

lophanunghatnhaninfonet.jpg

Lò phản ứng nguyên tử cổ xưa cách đây 1,8 tỷ năm ở Oklo, Galon.

 

Năm 1972, một công nhân làm việc ở nhà máy hạt nhân Pháp bất ngờ phát hiện điều gì đó đáng ngờ sau khi phân tích uranium thu được từ mỏ khoáng sản ở Châu Phi. Nhiều chuyên gia của Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) khi đó cũng thấy lúng túng.

Bình thường, uranium tự nhiên sẽ tồn tại ở ba dạng uranium-238(99,284%), uranium-234(0,0058%) và uranium-235(0,72%).

Tuy nhiên, trong trong mẫu phân tích uranium thu ở Oklo, Galon, thuộc Tây Phi, các chuyên gia Pháp chỉ thấy, uranium chỉ chiếm khoảng 0.717%. Sự khác biệt rất nhỏ này, đủ để các nhà khoa học Pháp khẳng định có sự khác lạ trong mẫu khoáng vật.

Uranium 235 được tìm thấy ít hơn bình thường, chứng tỏ nó đã được qua chiết luyện. Sự việc này làm chấn động cả giới khoa học thời bấy giờ. Ngay sau đó, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới tập trung lại, bắt tay vào nghiên cứu để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với uraniumum đến từ Oklo.

Sau một loạt cuộc phân tích, tìm hiểu kỹ càng, các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện ra nơi đây vốn tốn tại lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn tiên tiến, vượt xa ngoài khả năng, kiến thức khoa học tại thời điểm đó.

 

lophanunghatnhaninfonet1.jpg

Bên trong lò phản ứng hạt nhân Oklo, Galon

Các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo đã được sử dụng từ khoảng 1,8 tỷ năm trước và vận hành trong khoảng thời gian ít nhất là 500.000 năm. Nó có khả năng phát ra năng lượng một cách an toàn, ổn định tới hàng trăm ngàn năm sau mà vẫn không xảy ra một vụ nổ hủy diệt nào. Theo họ, với trình độ kỹ thuật của con người hiện nay vẫn chưa thể làm được điều đó.

Họ cũng tìm thấy nhiều dấu vết là những sản phẩm phân hạch và nhiên liệu chất thải tại các địa điểm khác nhau trong khu vực.

Lò phản ứng hạt nhân hiện đại của chúng ta ngày nay thực sự khó có thể so sánh về cả thiết kế lần chức năng với lò hạt nhân Oklo. Theo kết quả nghiên cứu, lò hạt nhân Oklo dài vài km, ảnh hưởng nhiệt độ đối với môi trường chỉ giới hạn trong phạm vi 40 mét ở tất cả các mặt. Chất thải phóng xạ vẫn được cản lại bởi những nguyên tố địa chất ở xung quanh và không lan ra ngoài khu vực gây nổ.

Với khả năng tiết chế phản ứng tức là khi phản ứng bắt đầu diễn ra, tự nó có thể kiểm soát sản lượng tạo ra. Do đó, có thể ngăn chặn thảm họa nổ lớn.

Các nhà nghiên cứu cho rằng lò phản ứng hạt nhân Oklo là thành tựu của tự nhiên chứ không phải do con người xây dựng nên. Họ cũng cho rằng nước ngầm chính là nhiên liệu để tản nhiệt, tương tự với phản ứng hạt nhân hiện đại sau này, sử dụng trục ngăn than chì cadium để bảo vệ lò phản ứng khỏi bị nổ. Tất cả đều diễn ra tự nhiên, sẵn có ở lò phản ứng Oklo.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, nó không thể là sản phẩm của tự nhiên được. Bởi lẽ, theo họ tự nhiên không thể thỏa mãn được điều kiện kỹ thuật vô cùng nghiêm ngặt của các phản ứng dây chuyền trong sản xuất điện hạt nhân.

Tiến sĩ Glenn T. Seaborg, cựu thành viên ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ, người từng đạt giải Nobel về việc tổng hợp những nguyên tố nặng, chỉ ra rằng để uranium cháy trong phản ứng hạt nhân cần những điều kiện phải thật chính xác. Ví dụ như nước tham gia vào phản ứng hạt nhân phải thật tinh khiết. Thậm chí, chỉ một vài phần triệu tạp chất sẽ gây hại cho phản ứng. Vấn đề ở đây rằng nước tinh khiết không tồn tại trong tự nhiên ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Hoàng Dung (lược dịch)

=====================

Thưa quý vị và anh chị em.

Tôi luôn xác định rằng:

Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất và có trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại.

Sự xác định này của tôi hoàn toàn xuất phát trong qúa trình nghiên cứu Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính bởi sự siêu việt của lý thuyết này và qua những chuyên ngành trong ứng dụng huyền diệu của nó, là nguyên nhân căn bản để tôi xác định về sự một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại. Nền tảng tri thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành về những thực tế vận động, tương tác của vũ trụ có thể nói vượt rất xa nền văn minh hiện đại. Bởi vậy, nó không thể ra đời trong lịch sử nhận thức được của nền văn minh này.

Tôi đưa bài viết về sự khám phá những dấu tích về lò phản ứng hạt nhân ở Oklo, chỉ như một ví dụ có tính minh họa. Nếu như có những phát hiện nào của các nhà khoa học chứng minh một cách sắc sảo về sự nhầm lẫn khi cho rằng có lò phản ứng hạt nhân cách đây 1,8 tỷ năm ở Oklo, thì nó vẫn không làm lay chuyển hệ thống luận cứ của tôi về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ, có trước nền văn minh hiện này và là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Và người Việt chỉ là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thành cổ Ấn Độ 4000 năm trước bị giội bom nguyên tử?

Trung Hòa (tổng hợp) |

29/06/2015 00:34

 
Từ khoảng năm 1900 - 1600 TCN, nền văn minh Mohenjo Daro đang phát triển rực rỡ bỗng sụp đổ hoàn toàn bí ẩn. Đến nay, đã qua hơn 4000 năm, người ta vẫn đi tìm lời giải cho nó.
 

nhung-tai-hoa-bi-an-gay-chan-dong-trong-

 

 

Vụ nổ hạt nhân?

Các đợt khai quật khảo cổ từ năm 1922 đã chứng tỏ, trên lưu vực sông Ấn từ 4.000 năm trước, từng có một thành phố đông vui phát triển bỗng bị sụp đổ trong một quãng thời gian rất ngắn. 

Di chỉ của nó được gọi là Mohan Jodaro, theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là ''hang chết chóc''.

Các đợt khai quật kéo dài nhiều năm đã khiến cho phế tích thành cổ của văn minh thời tiền sử bị chôn vùi dưới tầng đất dày nay lại được thấy mặt trời. Tại nơi này các nhà khảo cổ tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh.

Ở trung tâm của vụ nổ có bán kính lên đến 1 km, tất cả mọi công trình kiến trúc đều biến thành tro bụi. Xa bán kính này một chút, phát hiện thấy rất nhiều bộ xương người.

Từ những tư thế của các bộ xương, có thể nhận ra tai nạn chết chóc đổ xuống một cách bất ngờ và mau chóng, dường như các nạn nhân không kịp phản ứng gì.

Trong những bộ xương đó, kỳ lạ là đều nhiễm phóng xạ có thể so sánh với phóng xạ chứa trong những người tử nạn ở Hirosima và Nagasaki, Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2.

Không những thế, các nhà nghiên cứu còn rất ngạc nhiên khi phát hiện những đống đổ nát sau khi thành phố bị thiêu hủy xem ra rất giống quang cảnh ở Hiroshima và Nagasaki.

Mặt đất còn giữ lại được dấu vết của sóng bức xạ hạt nhân.

 

thanh-co-an-do-4000-nam-truoc-bi-gioi-bo

Một phần di tích của thành phố cổ Mohanjo Daro được khai quật tại Ấn Độ.

 

Sự trùng hợp trong sử thi Ấn Độ

Trong sử thi Ấn Độ cổ "Mahabharata" cũng đã miêu tả một cách sống động câu chuyện thời tiền sử, về một thảm họa được gọi tên là "Gò chết hạt nhân".

''Bầu trời vang lên những tiếng nổ ầm ầm, tiếp theo là một tia chớp, bầu trời phía Nam cuộn lên một cột lửa bốc lên tận trời cao.

Ánh lửa chói hơn cả mặt trời cắt bầu trời thành hai nửa, nhà cửa, ruộng vườn, tất cả mọi sinh vật bị thiêu rụi bởi lửa tròn đến đột ngột và nhanh chóng...''.

"Ngọn lửa làm cho động vật ngã nhào, nước sông sôi lên, các loài cá đều chết bỏng hàng loạt, người chết đều khô như cành cây, lông tóc và móng tay rơi rụng ra hết, thực phẩm bị nhiễm độc...''.

''Đó là một trái bom, nhưng một trái bom có uy lực của toàn vũ trụ. Một luồng khói lửa đỏ như lưỡi lửa, sáng tựa như hàng ngàn mặt trời, từ từ cuộn lên cao, ánh sáng chói mắt...''.

Robert Oppenheiner, "ông tổ" của bom nguyên tử Mỹ đã nói rằng, theo sự miêu tả của cuốn sử thi cổ Ấn Độ, thì nhiều khả năng thành phố đã bị bom nguyên tử tập kích.

Tại đây, các nhà khảo cổ học đã tiếp tục khai quật từng lớp đất và phát hiện thêm nền văn minh tiền sử khoảng 8.000 năm trước. Ở tầng sâu nhất, họ đã phát hiện những thứ giống như "pha lê nóng chảy".

Thứ gọi là "pha lê nóng chảy" đó còn từng được tìm thấy khá nhiều ở thượng lưu sông Hằng, ở vùng rừng rậm nguyên thủy Đơlen, ở sa mạc Sahara, sa mạc Gôbi Mông Cổ...  

Tại những nơi đó đều rải rác có những chỗ đất bị cháy, có những chỗ từng tảng đá lớn bị dính liền với nhau, bề mặt lồi lõm gồ ghề, có những chỗ nhẵn bóng như pha lê. Cả đến đồ dùng trong nhà bằng đá bề mặt cũng bị "pha lê hóa". 

Để tạo thành hiện tượng "pha lê nóng chảy", cần có nhiệt độ khoảng 2000 độ C. Các núi lửa phun và những đám cháy lớn nhất trong tự nhiên đều không thể đạt đến nhiệt độ này, trừ khi là các vụ nổ nguyên tử.

theo Trí Thức Trẻ

=======================

Bốn ngàn năm trước đã có bom nguyên tử - trong lịch sử nhận thức được của tri thức của nền văn minh hiện nay: đồ đá, đồ đồng.... - thì quả là một thứ tư duy thuộc dạng thông minh hơn bò một chút.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 Trên hành tinh chúng ta tồn tại nhiều hiện tượng kì lạ và các nhà khoa học đã có công để giải mã hết chúng, giúp chúng ta hiểu hơn về thế giới tự nhiên bao la và rộng lớn.

 

7558e760300971-img_02.jpg
ảnh minh họa

Thế nhưng có một số ít trong đó, dù đã cố gắng nhưng các nhà khoa học vẫn không thể tìm ra nguyên nhân. Hiện tại, họ vẫn nỗ lực để đến một ngày nào đó, những bí mật sẽ được “bật mí”.

Trong xác ướp Ai Cập thời cổ đại này có tồn tại ma túy và thuốc lá. Vào thời điểm đó, chỉ có châu Mỹ mới có hai chất kích thích này và châu Phi chưa có. Đây chính là điều làm giới khoa học đau đầu.

 

a0a6f6bfdf504e19eae642c49aabc0f9_02.jpg

Chiếc đầu bằng pha lê này đang khiến giới khoa học ngạc nhiên bởi theo những đo đạc, nó được làm vào thời tiền Columbo (nền văn minh Aztec hoặc Maya) cách đây hàng ngàn năm. Tuy vậy, những nét chạm khắc trên đó rất tinh xảo chứ không hề thô sơ.

 

786b443773bc64bec9c090d3d887df62_02.jpg

Đội quân đất nung bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng là bí ẩn chưa có lời giải thỏa đáng. Bên trong khu lăng mộ là hàng ngàn những binh lính đất nung nhưng điều kì lạ là mỗi người có một khuôn mặt khác nhau. Bên cạnh đó, một lượng thủy ngân bên trong biến nơi đây thành khu vực chết chóc không lời giải.

10ee878d9861c03262574990a058d414_02.jpg

Những món đồ chơi này được các nhà khảo cổ tìm thấy từ thời cổ đại. Điều đáng nói là nó có hình của máy bay – vật dụng mà phải đến năm 1780 con người mới phát minh ra. Vậy tại sao thời cổ đại đã có các mô hình máy bay này?

 

69b5d3e5460117ba24192d4ed86e03cc_02.jpg

Đường ống này được phát hiện trong núi Baigong, Trung Quốc. Các nhà khảo cổ xác định được nó có từ thời cổ đại nhưng thời đó chưa thể có đường ống hiện đại như vậy. Có một số giả thuyết cho rằng nó có nguồn gốc từ… người ngoài hành tinh.

 

b7f0c78f50bd5177a8df0545ba6f2b56_02.jpg

Những “quả cầu” bằng đá này được tìm thấy ở vùng đồng bằng sông Diquís và Isla del Caño, Costa Rica. Nơi đây có hơn 300 viên đá và nó được dân địa phương gọi là Las Bolas. Tuy vậy, nguồn gốc xuất xứ của nó cũng đang bị đặt dấu hỏi.

27a504d8a307bd986da61395d4bfc4b2_02.jpg

Trên biển Baltic, một đoàn thủy thủ Thụy Điển đã nhìn thấy một vật thể lạ nằm dưới đáy biển. Theo các thủy thủ, vật thể lạ này hình thành trên một cột trụ, bao gồm các cấu trúc xếp theo hình dạng bậc thang dẫn đến một lỗ đen. Vẫn chưa có nhà khoa học nào có thể giải thích được đây là gì.

 

9610e27f0a49b5061b6eee0ab767ad2e_02.jpg

Một bình đất sét nhỏ, có chứa một miếng trục đồng ở giữa và được tìm thấy ở vùng Lưỡng Hà. Nó được gọi là pin Baghdad Hay (Pin Parthia) do bên trong có cấu tạo giống một viên pin của thời hiện đại. Tuy vậy, nguồn gốc hình thành của nó vẫn đang là đề tài gây tranh cãi.

 

ec08f11741458a415a7f73e2e1a459d3_02.jpg

Hình ảnh này được lấy từ một bản thảo y học, là một minh họa mật mã được xác thực từ thời Trung cổ, nhưng không ai có thể giải mã chính xác được nó, kể cả những chuyên gia về mật mã hàng đầu thế giới.

 

74413c9454853120b736ee8443be975d_02.jpg

Đây được xem là chiếc máy tính cổ nhất thế giới, được tạo ra để dự đoán nhật thực và phục vụ cho các mục đích thiên văn. Điều đáng nói ở đây là nguồn gốc của nó: Nó được phát hiện từ thời cổ đại, khi nền văn minh con người chỉ dừng lại ở nông nghiệp.

 

d97cddad51118c54a9fb5a25dddaea6b_02.jpg

Cách đây khá lâu, một nhóm khảo cổ đã khai quật được một tảng đá lớn, trên đó là những bước chân của con người và khủng long cùng song hành. Đây là bí ẩn khiến các nhà khoa học hết sức đau đầu bởi thời kì xuất hiện khủng long chưa có sự hiện diện của con người. Hiện một số đã được chứng minh là giả nhưng không phải tất cả đều vậy.

 

be76bfa54fb5bb47a1383bbfeaefeee6_02.jpg

Đây là những bộ hài cốt bị nhiễm phóng xạ cách đây hơn 3000 năm được phát hiện tại 2 di chỉ Harrapa và Mohenjo-Daro. Một số giả thiết cho rằng đó là hậu quả của một vụ nổ bom nguyên tử khoảng 1500 TCN nhưng nó nhanh chóng bị phủ nhận.

 

96a731756684f4b397208fc3681dd389_02.jpg

Đây là những gì còn lại của một ngôi chùa ra đời từ nền văn minh Inca. Công trình bằng đá này khiến khoa học không thể lí giải bởi vì những tảng đá được lồng vào nhau “chuẩn đến từng cm”.

=============================

Rất tiếc! Nếu người ta chịu khó nghiên cứu thuyết Âm Dương Ngũ hành thì cũng sẽ thấy rằng: nó không thể hình thành vào thời đồ đá, hoặc đồ sắt của nền văn minh hiện đại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đĩa cổ Dropa: Bằng chứng về người ngoài hành tinh hay trí tưởng tượng của con người?

06:21 05/07/2015

(VietQ.vn) - Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, những bí ẩn xoay quanh chiếc đá cổ Dropa vẫn chưa có lời giải đáp. Nhiều ý kiến cho rằng những chiếc đĩa này là minh chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.

 

Báo VTC News cho hay, những chiếc đĩa cổ Dropa được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát các hang động thuộc vùng rừng núi Baian - Kara - Ula, Tây Tạng của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều tranh cãi và nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích sự bí ẩn về đĩa đá, kể cả những giả thuyết có liên quan đến người ngoài hành tinh, nhưng mọi thứ vẫn nằm trong màn đen bí mật.

Nằm sâu trong lòng hang là hàng trăm đĩa đá. Mỗi chiếc có đường kính khoảng 21 cm và có một vòng tròn khắc sâu trong tâm đĩa, trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ. Chúng có niên đại khoảng 10.000 - 12.000 năm tuổi.

 

dia-co-dropa-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1.jpg

Cho đến nay câu hỏi "liệu đĩa đá cổ Dropa có phải là bằng chứng về người ngoài hành tinh hay không?" vẫn chưa có lời giải

 

Một số chuyên gia cho rằng, những đĩa đá đó có thể liên quan đến một bộ lạc thời cổ đại. Bộ lạc này có kích thước cơ thể khá thấp bé, có thể là những người lùn do nhóm nghiên cứu đã phát hiện một vài khu mộ cổ được bố trí ngăn nắp có chứa một số bộ xương được chôn cất có kích thước khá kỳ lạ cũng trong hang tìm thấy đĩa đá. Cụ thể, có bộ xương có kích thước khoảng 1,2m, thon nhỏ nhưng lại có hộp sọ tương đối lớn, bất cân đối so với vóc dáng cơ thể, báo Kiến Thức cho hay.

Tiếp đó, các nhà khảo cổ phát hiện trên các bức tường trong hang động có khắc những chữ tượng hình về thiên đường bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao, Trái Đất... và giữa chúng đều có các đường nối với nhau.

Vào năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Ông cho rằng những chữ tượng hình này là câu chuyện kể về phi thuyền của người Dropa bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình.

 

dia-co-dropa-nguoi-ngoai-hanh-tinh-2.jpg

Nhiều giả thuyết cho rằng đĩa cổ Dropa kể về câu chuyện thảm khốc của những người ngoài hành tinh xấu số

 

Đến năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại.

Sau khi những giả thuyết trên được đưa ra, các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Matxcơva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những giả thuyết chưa được chứng thực bởi những chiếc đĩa đá Dropa này chưa bao giờ được công khai, thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước.

Đinh Ly (T/h)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đĩa cổ Dropa: Bằng chứng về người ngoài hành tinh hay trí tưởng tượng của con người?

(VietQ.vn) - Kể từ khi được phát hiện cho đến nay, những bí ẩn xoay quanh chiếc đá cổ Dropa vẫn chưa có lời giải đáp. Nhiều ý kiến cho rằng những chiếc đĩa này là minh chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.

Báo VTC News cho hay, những chiếc đĩa cổ Dropa được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát các hang động thuộc vùng rừng núi Baian - Kara - Ula, Tây Tạng của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh. Kể từ đó cho đến nay, rất nhiều tranh cãi và nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích sự bí ẩn về đĩa đá, kể cả những giả thuyết có liên quan đến người ngoài hành tinh, nhưng mọi thứ vẫn nằm trong màn đen bí mật.

Nằm sâu trong lòng hang là hàng trăm đĩa đá. Mỗi chiếc có đường kính khoảng 21 cm và có một vòng tròn khắc sâu trong tâm đĩa, trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ. Chúng có niên đại khoảng 10.000 - 12.000 năm tuổi.

 

dia-co-dropa-nguoi-ngoai-hanh-tinh-1.jpg

Cho đến nay câu hỏi "liệu đĩa đá cổ Dropa có phải là bằng chứng về người ngoài hành tinh hay không?" vẫn chưa có lời giải

 

Một số chuyên gia cho rằng, những đĩa đá đó có thể liên quan đến một bộ lạc thời cổ đại. Bộ lạc này có kích thước cơ thể khá thấp bé, có thể là những người lùn do nhóm nghiên cứu đã phát hiện một vài khu mộ cổ được bố trí ngăn nắp có chứa một số bộ xương được chôn cất có kích thước khá kỳ lạ cũng trong hang tìm thấy đĩa đá. Cụ thể, có bộ xương có kích thước khoảng 1,2m, thon nhỏ nhưng lại có hộp sọ tương đối lớn, bất cân đối so với vóc dáng cơ thể, báo Kiến Thứccho hay.

Tiếp đó, các nhà khảo cổ phát hiện trên các bức tường trong hang động có khắc những chữ tượng hình về thiên đường bao gồm: Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao, Trái Đất... và giữa chúng đều có các đường nối với nhau.

Vào năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Ông cho rằng những chữ tượng hình này là câu chuyện kể về phi thuyền của người Dropa bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình.

 

dia-co-dropa-nguoi-ngoai-hanh-tinh-2.jpg

Nhiều giả thuyết cho rằng đĩa cổ Dropa kể về câu chuyện thảm khốc của những người ngoài hành tinh xấu số

 

Đến năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại.

Sau khi những giả thuyết trên được đưa ra, các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Matxcơva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những giả thuyết chưa được chứng thực bởi những chiếc đĩa đá Dropa này chưa bao giờ được công khai, thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước.

Đinh Ly (T/h)

Một bài có nội dung tương tự tôi đã phân tích trong topic này, lâu rồi. Đây chính là hình Âm Dương Lạc Việt.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hé lộ những chi tiết quan trọng chưa từng biết về Sao Diêm Vương

Mai Nguyễn (Vietnam+)

lúc : 08/07/15 05:18

 

nasa_1.jpg
Hình chụp về Sao Diêm Vương được gửi về trước đây. (Nguồn: NASA)
 

Sau một vài trục trặc dẫn đến chất lượng hình ảnh không được cao, tàu vũ trụ New Horizons của NASA cuối cùng cũng đã gửi về Trái Đất những hình ảnh rõ nét hơn về Sao Diêm Vương.

Thay vì những hình ảnh lốm đốm nâu hay rạn vỡ với độ phân giải thấp, lần này tàu thăm dò đã thu được hàng loạt hình ảnh mới về hành tinh lùn cách Trái Đất từ 7,8-9,2 triệu dặm.

Những bức hình được gửi về đã dần hé lộ một số chi tiết quan trọng về Sao Diêm Vương.

Mặc dù vẫn chưa có lời giải thích cho những vệt chấm khổng lồ trên hình, nhưng có bằng chứng cho thấy sự tồn tại của “một vệt cắt liên tục” trên nền đất đen quanh xích đạo của hành tinh.

Theo NASA, những người yêu thiên văn học và nghiên cứu vũ trụ sẽ không phải chờ lâu hơn nữa trước khi tiếp tục có những hình ảnh mới về Sao Diêm Vương.

Dự kiến, tàu New Horizons sẽ sớm hồi phục sau sự cố nhỏ gây mất liên lạc gần đây, và chuyến bay dự kiến vào ngày 14/7 tới sẽ đưa con tàu tiếp cận Sao Diêm Vương gần hơn và thu thập được hàng loạt chi tiết quan trọng về hành tinh này./.

nasa_2_1.jpg
Những hình ảnh mới nhất được gửi về rõ nét hơn. (Nguồn: NASA)

===============================

Sao Diêm Vương - hành tinh thứ IX trong Hệ Mặt trời - Đây chính là hành tinh cuối cùng trong 9 hành tinh của Hệ Mặt trời làm nên một chuỗi 10 thực thể trong không gian trái Đất, và là một thực tại được mô tả qua mô hình biểu kiến của Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt: Đó chính là Hà Đồ.

Nhưng những tri thức của nền thiên văn học hiện đại đã rất sai lầm qua hai sự kiện sau đây:

1/ Vào những năm 30 của thế kỷ trước, viện Hàn Lâm khoa học Pháp đã cấp bằng tiến sĩ cho một học giả Trung Quốc là Lưu Tử Hoa, khi ông ta dùng kinh Dịch để chứng minh có hành tính thứ X trong hệ mặt trời.

2/ Vào năm 2006, các nhà Vật lý thiên văn của nền văn minh hiện đại, không thừa nhận Diêm Vương Tinh là hành thinh thứ 9 của Hệ Mặt trời.

Qua đó đã đủ thấy rằng: tri thức của nền thiên văn học hiện đại vẫn rất còn khập khiễng và đầy mâu thuẫn, khi nhận thức về không gian vũ trụ trong Hệ Mặt Trời. Bài viết trình bày ở trên lại là một ví dụ sinh động: Họ chưa biết gì về hành tinh này.

Nhưng nền văn minh Đông phương mà chủ nhân đích thực là nền văn hiến Việt không những chỉ biết rất rõ - mà đã phân loại theo Ngũ hành, tập hợp trong một mô hình biểu kiến, phân định rõ lực tương tác có tính quy luật, mà còn là nguyên lý căn để trong mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Điều này đã chứng tỏ một tri thức vượt trội và hơn hẳn của nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt so với tri thức khoa học hiện đại.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện loại hạt nguyên tử mới

14/07/2015 21:06 GMT+7

Các nhà khoa học làm việc với Máy gia tốc hạt lớn (LHC) vừa tuyên bố khám phá ra một loại hạt mới, có tên gọi là pentaquark.

 

20150714182431-pen.jpg

Hình mô phỏng cấu tạo của một hạt pentaquark gồm 4 hạt quark và 1 phản hạt quark. Ảnh: CERN

 

Khám phá trên liên quan tới quark - các hạt cơ bản tạo nên proton và neutron trong hạt nhân nguyên tử. Hạt mới được gọi là pentaquark, nghĩa là cấu tạo của nó gồm 5 hạt quark. Cho mãi tới gần đây, các nhà vật lý mới chỉ thấy những hạt nguyên tử có thành phần cấu tạo từ 2 hoặc 3 hạt quark.

Sự tồn tại của hạt pentaquark được phỏng đoán đến lần đầu tiên vào những năm 1960. Tuy nhiên, cũng tương tự như hạt boson Higgs (còn gọi là "Hạt của Chúa"), các nhà khoa học không thể chứng minh được sự tồn tại của nó suốt nhiều thập niên cho tới khi nó được phát hiện trong máy LHC, máy gia tốc hạt lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế để nghiên cứu, phá vỡ những giới hạn và mặc định của mô hình chuẩn - những lý thuyết cơ bản hiện thời của vật lý hạt.

Năm 1964, hai nhà vật lý Murray Gell Mann và George Zweig đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các hạt hạ nguyên tử quark một cách độc lập. Họ đề xuất rằng, các thành phần then chốt của các hạt nguyên tử - baryons và mesons - được lý giải tốt nhất nếu bản thân chúng cũng cấu tạo từ những hạt thành phần khác. Zweig sử dụng thuật ngữ "aces" cho các khối xây dựng mới theo giả thuyết, nhưng Gell-Mann gọi chúng là hạt "quark".

Mô hình của Zweig và Gell-Mann cũng gợi mở sự tồn tại của các trạng thái khác của quark, chẳng hạn như pentaquark. Loại hạt giả thuyết này được cho là cấu tạo gồm 4 hạt quark và 1 phản hạt quark.

 

Vào giữa những năm 2000, nhiều nhóm nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy hạt pentaquark, nhưng các khám phá của họ đã bị các thử nghiệm về sau bác bỏ. "Đây cũng là lí do tại sao chúng tôi rất cẩn trọng khi đệ trình báo cáo nghiên cứu mới của mình", Patrick Koppenburg, đồng điều phối viên vật lý cho máy LHC tại Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN), cho biết.

Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia vật lý đã tìm hiểu cách một hạt hạ nguyên tử có tên Lambda b  phân rã hoặc biến đổi thành 3 hạt khác bên trong máy LHC. Kết quả phân tích hé lộ, các trạng thái trung gian thỉnh thoảng có liên quan đến sự sản sinh 3 hạt này. Các trạng thái trung gian đó được đặt tên là Pc(4450)+ và Pc(4380)+.

Nhà vật lý Tomasz Skwarnicki đến từ Đại học Syracuse (Mỹ), một thành viên nhóm nghiên cứu mới, nói, ông và các cộng sự đã kiểm tra mọi khả năng của các tín hiệu trên và kết luận rằng, chúng chỉ có thể được giải thích bằng các trạng thái pentaquark.

Phát ngôn viên LHC Guy Wilkinson bình luận: "Pentaquark không chỉ là một loại hạt mới ... Nó đại diện cho một cách kết hợp các hạt quark theo một dạng chưa từng quan sát được trước đây, trong hơn 50 năm nghiên cứu thử nghiệm. Nghiên cứu các đặc tính của nó có thể cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cách vật chất bình thường cấu thành như thế nào".

Tuấn Anh(Theo BBC)

Nguồn: Báo Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách mặt đất 644Km có một đại dương rất rộng lớn?

Thứ năm lúc 06:03

 

3086381_700_4521aee2fff7f516a26104a50443 ​

Sau nhiều thập kỷ tiên đoán và nghiên cứu lý thuyết, các nhà khoa học vừa công bố là họ đã tìm ra một đại dương rộng lớn ở lớp mantle của ruột trái đất. Họ nói là đại dương trong lòng đất này chứa lượng nước gấp 3 lần lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất. Phát hiện này đồng thời cũng làm vững chắc hơn giả thuyết là nước trên mặt đất (bao gồm biển, đại dương, sông hồ) là nước bị ép từ lòng đất ra, chứ không phải đến từ ngoài hành tinh hoặc do các thiên thạch băng va vào trái đất.

Nghiên cứu này do các nhà khoa học Mỹ và Canada thực hiện bằng cách phân tích số liệu cung cấp bởi USArray, đây là một hệ thống hàng trăm máy phân tích địa chấn đặt khắp nước Mỹ, các máy này có nhiệm vụ "lắng nghe" các hoạt động địa chấn của những lớp ruột Trái đất, cũng như lõi Trái đất.


3086384_2000px-Earth-crust-cutaway-engli
Nghiên cứu đăng ở tạp chí Nature nói rằng, các nhà khoa học tìm thấy một lượng kim cương nhỏ, và từ kim cương này, họ kết luận là có tồn tại một siêu đại dương nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất khoảng 600Km. Giáo sư Graham Pearson, đại học University of Alberta, Canada, phát biểu: " Nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại một siêu trữ lượng nước sâu trong lòng đất là rất cao, dữ liệu chỉ ra là lượng nước này có thể bằng tổng lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất"
 

3086383_terraoceanosubterraneoringwoodit ​

Cụ thể thì lớp nước này nằm ở phần chuyển tiếp giữa lớp mantle trên và lớp mantle dưới, tức là cách mặt đất khoảng 400 đến 660Km. Mình đọc ở nhiều trang, thì hầu hết đều nói là cái này là ở mức "giả thuyết chắc chắn đúng, hoặc gần như rất đúng" tức là các nhà khoa học kết luận dựa trên dữ liệu thu thập, chứ chưa có bằng chứng cụ thể, vì hiện tại ta vẫn chưa đào sâu được như vậy vào lòng đất.

Phát hiện này mở ra nhiều khả năng cũng như giả thuyết, là liệu Trái đất có rỗng ruột hay không, hoặc thậm chí có khả năng có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất hay không? 

3086382_aghatamap.jpg 
Truyền thuyết cổ cũng như văn học hiện đại đều cho là, sâu trong lòng đất có tồn tại những nền văn minh tiên tiến

Mời các bạn đọc kỹ hơn ở bài viết gốc trên Discolse.TV và New Scientist và Hufflingtonpost

Nguồn: tinhte.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gà có trước trứng

18/07/2015 09:00 GMT+7

Các nhà khoa học tuyên bố, rốt cuộc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi muôn thuở "Gà có trước hay trứng có trước?". Câu trả lời của họ là kết quả của một trong số nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay.


20150716115747-14.jpg

Vì cần phải có protein để tạo nên vỏ trứng, nên các nhà khoa học kết luận rằng, gà chắc chắn có trước trứng.

20150716115716-9.jpg

Mỗi con sò điệp sở hữu tới 100 mắt. Tuy nhiên, với đường kính chỉ 1mm, những con mắt này rất đơn giản về mặt giải phẫu học và chỉ có thể phát hiện các thay đổi trong điều kiện đủ sáng.

20150716115731-12.jpg

Cá ngựa không có dạ dày. Ruột của chúng, vốn phá vỡ và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, đảm nhiệm cả chức năng của dạ dày.

20150716115701-6.jpg

Những con cá mập trắng khổng lồ có thể sống thọ tới 50 tuổi.

20150716115652-1.jpg

Mỗi giây, bộ não của người thu nhận 11 triệu thông tin riêng rẽ, nhưng chỉ nhận biết được gần 40 mẩu tin trong số đó.

20150716115652-2.jpg

Một đám mây tích kích cỡ trung bình có trọng lượng gần bằng tổng cân nặng của 80 con voi.

20150716115652-3.jpg

 

Mặc dù không có ký ức, nhưng cây cối có khả năng nhận diện các họ hàng gần của chúng. Nhờ khả năng này, chúng sẽ phát triển bên cạnh nhau để lớn mạnh hơn.

20150716115701-4.jpg

Trên sao Kim xảy ra hiện tượng mưa tuyết kim loại. Cho tới nay, các nhà khoa học đã phát hiện 2 dạng tuyết kim loại đổ xuống thiên thể này là galena (quặng chì sulfua) và bismuthinite.

20150716115701-5.jpg

Nếu bạn có thể lái xe hơi đi không giới hạn tới bất kỳ đâu, với tốc độ trung bình 95,6km/h, bạn sẽ chỉ mất không đầy 6 tháng để tới được Mặt trăng.

20150716115716-7.jpg

Rãnh Mariana, phần sâu nhất của đại dương trên Trái đất, có chiều sâu hơn 11km, tức là bằng độ cao tổng cộng của 25 tòa nhà Empire State 102 tầng, lừng danh của Mỹ xếp chồng lên nhau.

20150716115716-8.jpg

Trái đất xoay tròn quanh trục của mình với vận tốc 1609km/h và di chuyển trong không gian với vận tốc khoảng 107.826km/h.

20150716115731-11.jpg

Một cái bắt tay làm lan truyền nhiều vi khuẩn hơn một nụ hôn.

20150716115747-13.jpg

Nếu không tính đến sức nóng ở lõi Trái đất, nếu bạn có thể khoan trực tiếp một lỗ xuyên qua hành tinh của chúng ta và nhảy vào đó, bạn sẽ mất chính xác là 42 phút và 12 giây để sang tới phía bên kia.

Tuấn Anh(Theo OMGfacts)

Nguồn: Vietnamnet

=================================

Gà có trước trứng

Các nhà khoa học tuyên bố, rốt cuộc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi muôn thuở "Gà có trước hay trứng có trước?". Câu trả lời của họ là kết quả của một trong số nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay.

 

Vì cần phải có protein để tạo nên vỏ trứng, nên các nhà khoa học kết luận rằng, gà chắc chắn có trước trứng.

 

 Các nhà khoa học đã có kết luận chính xác, nhưng Lý học đã biết từ lâu rồi. :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gà có trước trứng

18/07/2015 09:00 GMT+7

Các nhà khoa học tuyên bố, rốt cuộc đã tìm ra đáp án cho câu hỏi muôn thuở "Gà có trước hay trứng có trước?". Câu trả lời của họ là kết quả của một trong số nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay.

20150716115747-14.jpg

Vì cần phải có protein để tạo nên vỏ trứng, nên các nhà khoa học kết luận rằng, gà chắc chắn có trước trứng.

 Các nhà khoa học đã có kết luận chính xác, nhưng Lý học đã biết từ lâu rồi. :)

Lý học khẳng định... Quả trứng có trước nha...!

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Các nhà khoa học đã có kết luận chính xác, nhưng Lý học đã biết từ lâu rồi.

Chẳng có cái "Lý học" nào kết luận như thế cả!!!

Thực ra, câu hỏi này là câu hỏi triết học về quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân (quả trứng) và kết quả (con gà) chứ không nên hiểu theo "nghĩa đen", con gà đang cục tác ngoài sân hay quả trứng gà ta vừa luộc sáng nay, như vậy.  Theo luật nhân quả thì nguyên nhân phải có trước kết quả, hay quả trứng (nguyên nhân) có trước con gà (kết quả). Đương nhiên hiểu nguyên nhân phải hiểu theo nghĩa rất rộng của từ này, nó là tổng hợp của tất cả những trạng thái trước đó và những qui luật phát triển khách quan của thực tại.

Như vậy, quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả như sau: Tổng hợp trạng thái hiện hữu và những qui luật phát triển khách quan của thực tại là nguyên nhân (con gà) dẫn đến sự phát triển tới thực tại tương lai (con gà) và tổng hợp của cái thực tại tương lai đó và những qui luật phát triển khách quan lại là nguyên nhân của thực tại kế tiếp ...

Nhưng cái thực tại đầu tiên, vốn có nguyên nhân cho Vũ trụ vật chất mà ta đang sống chính là Thái cực hay Thái cực chính là nguyên nhân (quả trứng) hình thành và phát triển của Vũ trụ ngày nay (con gà).

Kết luận này  đúng là của Lý học và đã biết từ lâu! Khoa học ngày nay chưa tiến hóa tới tầm này!

Thân ái!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TB hiểu "thuần nghĩa đen" là như dzầy:

Theo "cơ sở khoa học": link đây...

https://sites.google.com/site/luyenthisinhhoc2013/home/chuong-vi-bai-29/dhap-an-bai-29

Theo "lý học": một câu thôi... "Khí tụ thành hình, hình nào khí đó"...

Đằng nào thì... quả trứng phải có trước...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Đằng nào thì... quả trứng phải có trước...

 

Mời ACE xem phần giải thích dựa trên triết học.

=======================================

 

Gà có trước hay Trứng có trước?

 

Thực ra, khi đặt câu hỏi như trên, người ta đã có sự lẫn lộn giữa mối quan hệ (có trước hay có sau) của khái niệm quả trứng và khái niệm con gà  nói chung và mối quan hệ (có trước hay có sau)  giữa bản thân quả trứng và bản thân con gà cụ thể.

 

Lý luận về các cặp phạm trù của triết  học Mác - Lê nin, khi xem xét mối quan hệ của cái chung và cái riêng, đã làm sáng tỏ vấn đề này khi chỉ ra rằng, cái riêng (cái cụ thể) có thể có những thuộc tính mà cái chung không có.

 

Ở đây, người ta đã lấy một thuộc tính chung là quả trứng có thể nở ra con gà và con gà có thể đẻ ra quả trứng để gắn với một thuộc tính chỉ có thể biểu hiện trong mối quan hệ của quả trứng và con gà cụ thể (có trước hay có sau).

 

Mối quan hệ giữa con gà cụ thể và quả trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước, sau. Còn mối quan hệ giữa khái niệm quả trứng hay con gà theo nghĩa chung thì không có thuộc tính (trước, sau) này.

 

Do vậy, đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Con gà (theo nghĩa khái niệm chung) có trước hay Quả trứng (theo nghĩa khái niệm chung) có trước sẽ là một việc làm vô nghĩa.

 

Còn trên thực tế, với bất kỳ con gà nào và quả trứng cụ thể nào, người ta cũng dễ dàng xác định được là cái gì có trước. Bản chất của vấn đề nhận thức ở đây là có sự nhầm lẫn giữa thuộc tính của cái chung với thuộc tính của cái cụ thể.

 

Mối quan hệ của Gà cụ thể và Trứng cụ thể thì mới có thuộc tính trước - sau. (Còn quan hệ) Gà nói chung và Trứng nói chung thì không có thuộc tính này. Cho nên, trước khi trả lời câu hỏi Gà có trước hay Trứng có trước thì phải xác định được câu hỏi này là đối với Gà (cụ thể) nào và Trứng (cụ thể ) nào?

 

Nếu anh chỉ ra cho tôi một con gà và một quả trứng bất kỳ, tôi sẽ chỉ ngay ra là cái nào có trước. Còn anh cứ đòi tôi phải nói cái nào có trước trong khi lại không chỉ ra chúng (cụ thể) đâu, thì bản thân câu hỏi của anh đã là vô nghĩa rồi.

 

Như vậy, về mặt lý luận, vấn đề ở đây là phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: Cái chung không bao gồm tất cả mọi thuộc tính của cái riêng.

 

Nếu cứ lấy một thuộc tính của quan hệ giữa 2 cái riêng (cụ thể) để so sánh 2 khái niệm chung với nhau, người ta sẽ rất dễ nhầm lẫn và sa vào bế tắc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là đúng, đâu là sai nữa.

 

Trong đời sống thường ngày, các vấn đề tưởng như nghịch lý nêu trên vẫn thường hay gặp. Giải quyết câu chuyện con gà quả trứng không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.

------------

 

Share this post


Link to post
Share on other sites