Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc sẽ có máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Cập nhật lúc 08h08' ngày 23/09/2014

 

Các nhà khoa học Trung Quốc đang gấp rút hoàn thiện kế hoạch xây dựng máy gia tốc hạt khổng lồ, có kích thước lớn hơn bất kỳ máy gia tốc nào khác trên thế giới.

 

 

Máy gia tốc hạt CEPC của Trung Quốc được xây dưới lòng đất, dự kiến có kích thước lớn hơn gấp hai lần so với máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider), được chế tạo bởi tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN). LHC là chiếc máy gia tốc hạt hiện đại lớn nhất và cung cấp gia tốc mạnh nhất trên thế giới hiện nay.

 

may-gia-toc-hat.jpg
Máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) là cỗ máy lớn nhất và hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó được xây dựng dưới lòng đất ở biên giới Pháp và Thụy Sĩ. (Ảnh: CERN)

 

Với chu vi 80km, CEPC của Trung Quốc có thể bao quanh toàn bộ đảo Manhattan của Mỹ. Cơ sở nghiên cứu máy gia tốc được đặt ở Bắc Kinh. Thiết kế sơ bộ của CEPC dự kiến hoàn thiện trong tháng 12, với sự nghiên cứu của các nhà vật lý học hàng đầu Trung Quốc cùng các đối tác phương Tây.

Máy gia tốc khổng lồ của Trung Quốc có thiết kế ban đầu với chức năng phá vỡ các hạt electron và phản vật chất, sau đó là proton, ở tốc độ gần tiến tới tốc độ ánh sáng. Quá trình này sẽ tái tạo các điều kiện siêu năng lượng, hỗ trợ nghiên cứu nguồn gốc của vật chất, năng lượng và không-thời gian. Máy gia tốc lớn hơn có thể đạt mức năng lượng lớn hơn so với CERN, giúp các nhà vật lý khám phá loại hạt mới, vượt xa những hạt đã có theo mô hình chuẩn của vật lý hạt.

Theo Aljazeera, chiếc máy gia tốc được hy vọng có thể trở thành biểu tượng của Trung Quốc, nhằm khẳng định vị trí siêu cường trên thế giới về nghiên cứu khoa học thuần túy.

Máy gia tốc hạt (máy gia tốc hạt nhân, máy gia tốc hạt cơ bản) là thiết bị sử dụng các năng lượng bên ngoài truyền cho các hạt nhằm tăng vận tốc, nhờ đó năng lượng của hạt chuyển động.

Tiêu đề đã được KhoaHoc.com.vn đổi lại.

==========================

Tốn kém nhỉ? Chả hiểu mục đích để làm gì và ứng dụng vào việc gì? Mơ hồ, không có "cơ sở khoa học".

Bởi vì, cho dù với một tốc độ gia tốc lớn hơn gấp 4 lần cỗ máy LHC thì kết quả sẽ là sự biến mất của vật chất sau một chớp lóe nhỏ, thay vì một đám bụi lớn hơn như ở LHC, mà tôi đã tiên tri.

Share this post


Link to post
Share on other sites
thí nghiệm của Uai-len-đơ và Ha-rốt-chơ đã thành công trong việc chứng minh tính đúng đắn của các quy luật cơ học cổ điển ngay cả đối với những hạt vi mô như nguyên tử, điện tử, phô-tôn, tức là khẳng định tính “tất định” của thế giới vật chất mà trước đó người ta cho rằng không thể.

 

Qua thí nghiệm này cho thấy, bằng những phương tiện khoa học, đã xác định được qua nhận thức trực quan (Vật lý thực nghiệm), rằng: tính hợp lý lý thuyết cho mọi hiện tượng tương quan trong vũ trụ là không hề thay đổi. Qua đó xác định luận điểm của tôi xác định rằng:

Giữa một lý thuyết, một giả thuyết khoa học thì tính hợp lý thuyết là một yếu tố cần, khác hẳn nhận thức trực quan về tình bất định - khi chưa có thí nghiệm này. Hay nói theo một cách khác, như tôi đã trình bày: Tính hợp lý lý thuyết và sự nhận thức một thực tại hoàn toàn khác nhau. Yếu tố hợp lý trong tiêu chí khoa học được tôi ứng dụng một cách tự tin, ngay cả trước khi chưa có thí nghiệm của hai nhà khoa học được giải Nobel được công bố. Chính vì bản chất của Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - đã xác định một cách chắc chắn rằng: Tính hợp lý (Tất định) không chỉ thể hiện trong quy luật phát triển của ý thức, mà cũng là bản chất tất định của toàn thể vũ trụ từ khởi nguyên cho đến mãi mãi về sau. Điều này thể hiện qua khả năng tiên tri qua các phương pháp tiên tri Đông phương, mặc cho lịch sử biến động và phát triển của toàn bộ nền văn minh nhân loại, thì hiệu quả của khả năng tiên tri vẫn không hề thay đổi.  Hiện tượng khách quan này của các bộ môn dự báo Đông phương qua hàng thiên niên kỷ đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ tất định trong mọi vận động của nó . Phải có tính quy luật mới có khả năng tiên tri.  Và chính điều này đã là một yếu tố quan trong xác định thuyết ADNh chính là một lý thuyết thống nhất khi nó thể hiện qua các phương pháp tiên tri, mô hình tiên tri cho hầu hết các vấn đề thiên nhiên, xã hội và con người.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Chân lý và nhận thức chân lý
khoahoc.com.vn
Cập nhật lúc 09h40' ngày 19/07/2014
 
   

Chúng ta đều biết, nhận thức là một quá trình tiệm cận tới chân lý mà không bao giờ đến được chân lý đó, cho dù là rất… rất gần.

Điều này được lý giải bởi tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất mà trong đó có chúng ta đang sống và nhận thức nó. Chính vì thế, khoa học luôn luôn phát triển không ngừng.

 

Mỗi lý thuyết vật lý được đưa ra ở từng thời kỳ có thể sẽ tiến được đến gần hơn tới chân lý (có thể gọi là “hội tụ”, hay “tiệm cận”), nhưng cũng có thể sẽ rời xa hơn (có thể gọi là “phân kỳ”, hay “lạc hướng”).

Nhưng điều oái ăm là ở chỗ chính cái gọi là “chân lý” ấy lại không bao giờ lộ diện đầy đủ để ta có thể đem “nhận thức” (lý thuyết vật lý) ra so sánh xem đã “gần” hay “xa”? “hội tụ” hay “phân kỳ”, “lạc hướng”? Bởi vậy, từ xưa tới nay, người ta thường phải dựa vào các thí nghiệm thực tế để kiểm chứng với tiêu chí: “Thực nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý”, tức là thay vì “chân lý”, người ta dùng “thực nghiệm” làm “vật thay thế”.

Chẳng hạn, để lật đổ quan niệm “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, Copernicus đã tiến hành đo đạc quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và Mặt trời và nhận thấy: những kết quả “thực nghiệm” sẽ phù hợp hơn nếu cho rằng Mặt trời mới là “trung tâm”; để chứng minh “chân lý” – “Trên trái đất, mọi vật đều rơi như nhau”, Galileo đã thực hiện thí nghiệm với các vật rơi nặng, nhẹ khác nhau trước sự chứng kiến của các thẩm phán Toà án Vatican xét xử ông vì những tư tưởng “dị giáo” đó; để chứng minh “chân lý” – “ánh sáng là sóng”, thí nghiệm khe Young là một “thực nghiệm” được coi là có tính thuyết phục, nhưng thí nghiệm “hiệu ứng quang điện” cũng tỏ ra là một “thực nghiệm” không hề kém thuyết phục hơn để minh chứng cho một “chân lý” (ngược lại) – “ánh sáng là hạt”, v.v.. Tức là ở đây, thay vì “chân lý” là cái “trừu tượng” (không biết), người ta lựa chọn “thực nghiệm” là cái có thể “sờ mó” được làm “vật thay thế”, làm “tiêu chuẩn chân lý”. Và thế là đến đây, mọi sự việc lại thay đổi sang một hướng khác: thay thế “chân lý (khách quan)” bằng “nhận thức thực nghiệm (chủ quan)” để xây dựng “nhận thức lý thuyết” (tất nhiên là cũng chủ quan nốt).

thi-nghiem-cua-copernicus.jpg

Chân lý là khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của con người, nhưng “vật thay thế” nó – “thực nghiệm” lại là nhận thức chủ quan phụ thuộc vào sự công nhận (biểu quyết) của số đông. Kết quả là trong suốt quá trình phát triển gần 400 năm nay của vật lý học, người ta đã lấy chính cái “chủ quan – thực nghiệm” làm tiêu chuẩn cho “chủ quan – lý thuyết”, tức là yếu tố “khách quan” bị đẩy ra ngoài lúc nào mà không hề hay biết(?). Bởi thế, chúng ta mới nghe thấy những điều tuyên bố hùng hồn tương tự như: “Lưỡng tính sóng-hạt được thực nghiệm khẳng định”, “Đã tìm thấy hạt quark”, “Thực nghiệm đo độ cong của tia sáng đi gần Mặt trời vào thời gian Nhật thực khẳng định tính đúng đắn của GR” v.v.. và v.v..

Tuy sự cần thiết của các thí nghiệm (thực nghiệm) là không có gì phải nghi ngờ, nhưng “sự tuyệt đối hóa” quá mức tính “chân lý” của nó đã khiến cho vật lý thực sự rẽ sang một lối khác: ngày càng rời xa “chân lý – khách quan” để sa vào cái “bẫy” của “nhận thức thực nghiệm – chủ quan” do chính con người tạo ra, và kết quả là đã dọn đường cho “nhận thức lý thuyết – chủ quan” (các phương trình toán học – con đẻ của tư duy trừu tượng) ngày càng rời xa thế giới vật chất khách quan hiện hữu để đến với siêu hình – điều mà chính Newton đã cảnh báo: “Vật lý! Hãy cẩn trọng với siêu hình!”. Từ đây xuất hiện một vấn đề: vậy, lấy gì làm “tiêu chuẩn chân lý” khi mà cái gọi là “thực nghiệm” lại có thể không đáng tin cậy như vậy? Không lẽ phải từ bỏ nó?

Chúng ta biết rằng kết quả của cái được gọi là “thực nghiệm” như vừa đề cập bao giờ cũng là kết quả của việc đo đạc các thông số khác nhau của đối tượng, để qua đó nhận biết được nó là chính nó chứ không phải là một cái gì khác. Chính vì vậy, câu trả lời trước tiên phải dành cho các nhà đo lường học.

“Đo lường học – là khoa học về các phép đo, phương pháp và phương tiện đảm bảo sự thống nhất của chúng và các giải pháp đạt tới độ chính xác cần thiết” trong đó, phép đo được hiểu là “quá trình tìm giá trị của đại lượng vật lý nhờ các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng (gọi là phương tiện đo)”. Nói cách khác, đo lường chính là một phương pháp (thực nghiệm) để nhận thức “chân lý khách quan”. Nhà bác học người Nga Mendeleev đã rất có lý khi nói: “Khoa học chính xác chỉ bắt đầu khi người ta bắt đầu đo”. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học nổi tiếng mang tên ông là minh chứng cụ thể cho điều đó.

Tuy nhiên, đối với các nhà đo lường học, phép đo không phải là “thần thánh” mà trái lại, cần phải hiểu bản chất cốt lõi của nó chỉ là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin về đại lượng cần đo; các quá trình này luôn chứa đựng đầy rẫy những rủi ro, những yếu tố bất định tiểm ẩn do giới hạn của phương tiện kỹ thuật, của trình độ nhận thức con người về mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý và của cả ảnh hưởng môi trường xung quanh khi thực hiện phép đo.

thi-nghiem-cua-galieo.jpg

Chẳng hạn trong thí nghiệm rơi tự do của Galileo, các vật rơi tuy có khối lượng rất khác nhau, nhưng nếu so với khối lượng của Trái đất, vật thể quyết định tới gia tốc rơi của mọi vật, thì sự sai khác ấy chẳng đáng là bao, nên kết quả đo gia tốc rơi của tất cả chúng đều như nhau là điều dễ hiểu, chỉ có điều lúc bấy giờ, định luật vạn vật hấp dẫn chưa được phát minh ra nên sự rơi ấy không được gắn với bản thân Trái đất như đáng lẽ ra phải như thế. Tức là ở đây, đã có sự thiếu hụt nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên. Khi khối lượng của vật rơi so sánh được với khối lượng của Trái đất, mọi việc sẽ khác hẳn: vật càng nặng rơi càng nhanh, đúng như Aristotel đã tiên đoán từ 2500 năm trước. Hoặc giả có được thiết bị đo có độ chính xác cực lớn với sai số chỉ cỡ 10-24 thì chắc chắn cũng phát hiện được sự sai khác ngay trong thí nghiệm của Galileo.

Điều này còn đặc biệt nghiêm trọng khi phải thực hiện các phép đo gián tiếp hay tổ hợp khi mà đại lượng cần đo không những còn cần phải được chuyển đổi về một trong những đại lượng thuận tiện cho phép đo, mà còn phụ thuộc vào các lý thuyết mà con người xây dựng nên để kết nối giữa các đại lượng vật lý đo được trực tiếp với đại lượng vật lý cần đo. Khi đó sẽ xuất hiện một thành phần sai số gọi là sai số phương pháp; nó không thể bị loại trừ khi xử lý kết quả đo và trực tiếp ảnh hưởng tới độ tin cậy của phép đo, cũng tức là độ tin cậy của cái gọi là “thực nghiệm”. Chẳng hạn trong “thực nghiệm” khẳng định vũ trụ giãn nở, người ta đo được “độ dịch chuyển đỏ” của các thiên hà phụ thuộc vào khoảng cách tới chúng. Khoan hẵng bàn tới bản thân khoảng cách tới các thiên hà là một đại lượng không thể đo được trực tiếp, mà bản thân sự dịch chuyển về phía đỏ của ánh sáng được cho là do hiệu ứng Dopler cũng chỉ là giả thiết khi mà bản thân cái gọi là “ánh sáng” còn chưa ai biết nó là cái gì?

Theo CĐM, với cấu trúc là hai hạt electron và positron vừa quay xung quanh tâm quán tính của chúng, vừa chuyển động với tốc độ ánh sáng trong trường hấp dẫn đã khiến cho photon mất dần năng lượng (như bất kể một vật thể nào khác được biết tới) và kết quả là đã gây nên “sự dịch chuyển đỏ” chứ có phải các thiên hà đang chạy ra xa nhau đâu mà bảo là “vũ trụ giãn nở”?

Tóm lại, cần phân biệt rõ: chân lý là khách quan không phụ thuộc vào chủ quan, nhưng nhận thức chân lý (cả lý thuyết lẫn thực nghiệm) đều là chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc vào biểu quyết của số đông. Chính vì vậy, việc đặt niềm tin thái quá vào chúng có thể sẽ dẫn tới nhận thức sai lầm. Vậy, cần phải đặt ra câu hỏi là: nếu “thực nghiệm” cũng có thể sai thì làm thế nào để biết rằng nó sai? Không lẽ còn có một cái gì đó khác có thể đóng vai trò là “tiêu chuẩn của chân lý”?

Đến đây, một lần nữa cần phải có kiến thức đầy đủ về đo lường học: Một kết quả đo được coi là tin cậy khi, và chỉ khi nó không chứa sai số hệ thống. Từ đây suy ra một “thực nghiệm” là đúng, nếu nó không chịu ảnh hưởng của những yếu tố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng làm thí nghiệm, hoặc nếu có thì phải được tính đến đầy đủ và tìm cách bù trừ, hay loại trừ chúng. Nếu yếu tố liên quan là chính một lý thuyết nào đó, thì cần phải xác định rõ phạm vi áp dụng của lý thuyết ấy có phù hợp với điều kiện thí nghiệm hay không?

vu-tru-gian-no.jpg

Chẳng hạn trong thực nghiệm “vũ trụ giãn nở” ở trên, sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn hoàn toàn không được tính đến, mặc dù rõ ràng nó bị trường hấp dẫn của Mặt trời tác động làm cong đi trong một thực nghiệm khác? Trong khi trên thực tế cuộc sống hàng ngày, không ghi nhận được bất kỳ chuyển động nào lại không bị tiêu hao năng lượng do có tương tác với các thực thể vật lý khác cả, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Một khi ánh sáng đã bị cong đi do tác động của trường hấp dẫn, thì tức là nó cũng đã bị thay đổi năng lượng, và khi lan truyền trên những khoảng cách lớn hàng triệu, hàng tỷ năm ánh sáng, nó có bị suy giảm năng lượng cũng là chuyện bình thường chứ? Sao lại chỉ trông chờ vào mỗi hiệu ứng Dopler không thôi? Nếu chưa xây dựng được lý thuyết về sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn theo khoảng cách thì lại là một chuyện khác – cần phải xây dựng nó đã rồi hẵng tính đến hiệu ứng Dopler cũng chưa muộn.

Cuối cùng, ngoài kiến thức về đo lường học ra, nhà khoa học còn cần phải có các kiến thức về lô-gíc học (lô-gíc hình thức cũng như lô-gíc biện chứng) và cả phương pháp biện chứng duy vật nữa. Sự thiếu hụt những kiến thức này sẽ dẫn đến những kiểu tư duy lộn xộn, phi lô-gíc và siêu hình trong nhận thức thế giới, kể cả là bằng “thực nghiệm” hẳn hoi như trong các thí nghiệm khe Young, rơi tự do, hấp thụ và bức xạ nhiệt, vũ trụ dãn nở v.v.. Kết quả là nhận được bức tranh méo mó về hiện thực khách quan như cơ học lượng tử, thậm chí đến mức phản khoa học như lý thuyết Big Bang, vũ trụ dãn nở tăng tốc…

 

Vũ Huy Toàn

=============

Chúng ta đều biết, nhận thức là một quá trình tiệm cận tới chân lý mà không bao giờ đến được chân lý đó, cho dù là rất… rất gần.

Điều này được lý giải bởi tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất mà trong đó có chúng ta đang sống và nhận thức nó. Chính vì thế, khoa học luôn luôn phát triển không ngừng.

 

Đó là tác giả bài viết này trên khoahoc.com.vn nói và điều này chính SW Hawking cũng đã phát biểu gần đây: "Chúng ta sẽ không thể tìm ra lý thuyết thống nhất". Nhưng trong cái khái niệm "chúng ta" của đoạn trích dẫn ra thì xin trừ tôi ra.

Bởi vì, tôi đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Tức là xác định rằng có một nền văn minh tạo ra lý thuyết này đã tiếp cận và nhận thức được tới chân lý tuyệt đối.

Còn những vấn đề mà tác giả và rất nhiều nhà khoa học nói đến "vật lý thực nghiệm", suy cho cùng cũng chỉ là nhận thức trực quan được hỗ trợ bằng phương tiện kỹ thuật, để được gọi là "khoa học công nhận".

Nhưng chính sự phát triển của phương tiện kỹ thuật, đã khiến nhận thức của con người từ những nhận thức tự nhiên, vũ trụ qua phương tiện tự thân, đã ngày càng nhận thức được bản thể cấu trúc vật chất hết sức phong phú: Từ các thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất mà những phương tiện hiện đại đã giúp còn người "nhìn thấy". Những nhà thông thái của nhân loại, bằng tư duy trừu tượng đã tổng hợp những nhận thức trực quan đó và đưa nó lên thành những hệ thống lý thuyết riêng phần, mô tả những quy luật cục bộ mà họ nhận thức được.

Đương nhiên, để có một nhận thức trực quan đúng, nó còn phụ thuộc vào phương tiện và phương pháp nghiên cứu. Cũng phương tiện của nền văn minh hại điện, các nhà khoa học đã nhìn thấy "lưỡng tính sóng hạt" của vật chất vi mô. Và nó đẻ ra một thứ lý thuyết trên cơ sở bất định của vật chất vi mô mà họ "nhìn thấy", gọi là lý thuyết bất định. Nhưng cũng phương tiện ấy thì hai nhà bác học được giải Nobel 2013 thì lại xác định tính tất định của vật chất. Nay mai, cái máy gia tốc hạt to đùng của Tàu mới làm (Xem bài viết trên trong trang này) lại thấy vật chất biến mất. Híc! Thế là lại đẻ ra một thứ lý thuyết dở hơi nào đó. Trong điều kiện này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt lại bị coi là "mơ hồ" và không có "cơ sở khoa học".

Nền khoa học lấy nền tảng là thực chứng, thực nghiệm như hiện nay đã khiến cho những lý thuyết khoa học lệ thuộc vào khả năng nhận thức và chứng minh qua phương tiện kỹ thuật. Càng lao vào bản chất của vật chất thì càng đòi hỏi những phương tiện cực kỳ tốn kém. Thí dụ như để thẩm định lý thuyết Higg, người ta phải tạo ra một cổ máy gia tốc hạt chi phí lên đến gần 100 tỷ Dollar. Khiếp! Kết quả cuối cùng cũng phát hiện ra một dạng hạt trong tiên đoán của lý thuyết này, Nhưng nó không phải là "Hạt của Chúa' theo nghĩa là nguyên nhân để tạo ra tất cả các hạt cơ bản! 

Nhưng cũng chính những lý thuyết khoa học xuất hiện một cách sơ khai trên nền tảng thực chứng, thực nghiệm này đã phát triển hình thành những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Rất nhiều tiêu chí khoa học rời rạc, rải rác đang ...."lưu truyền trong dân gian". Trên cơ sở tiêu chí khoa học và những gì nghiên cứu được của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định "không có Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa". Việc "không có sự sống trên sao Hỏa" chỉ là hệ quả của sự xác định: "Không có sự sống ngoài Địa cầu".

Bởi vậy, vấn đề còn là phương pháp nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu, cộng với khả năng tư duy. Cho nên tôi trừ tôi ra trong cái "chúng ta đều biết...". Với tôi chân lý là tuyệt đối và có thể giải thích được. Mình tôi thôi. lạc lõng và cô đơn quá. Bởi vì, để tiếp cận chân lý tuyệt đối thì không thể có một phương tiện nào có thể giúp con người - kể cả thánh thần - nhìn thấy. Nhưng nó chính là tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó, trong "Nghịch lý Cantor". Cũng có thể mô tả nó bằng lý thuyết Vonfram.

Câu chuyện cũng còn dài. Nhưng một tiền đề để các nhà khoa học đầu bảng cần xem xét luận điểm của tôi là: Khái niệm điểm trong toán học - mở đầu cho toàn bộ ngành toán học đồ sộ của văn minh hiện này là một ý niệm quy ước của tư duy trừu tượng. Trên thực tế không có cái gì chứa "điểm" trong khái niệm của con người. Bởi vì "điểm" là một khái niệm không có định lượng.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tích hợp Vật lý & Phật học?

GS.TS. Cao Chi

Nguồn: Chungta.com

09:01' AM - Thứ bảy, 26/04/2008

Liệu có thể tìm một dạng học thuyết mô tả được thống nhất các hiện tượng vật lý và những hiện tượng thuộc phạm vi tâm linh. Đó sẽ là một dạng lý thuyết thống nhất lớn mà con người có thể nghĩ đến. Trong hiện trạng những vấn đề tâm linh vẫn đang ở trong trong phạm trù triết học thì lý thuyết thống nhất đó có thể là một sự tích hợp giữa vật lý và triết học.

Theo Einstein thì Phật học có thể là tiền thân của một sự tích hợp như vậy. Ông nói: "Nếu có một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tiền tiến thì đó là Phật giáo". (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Trong vòng hơn 2500 năm Phật học đã tích lũy quá trình suy tư của nhiều tu sĩ minh triết để hình thành một học thuyết sâu sắc về thế giới khách quan lẫn thể giới tâm linh. Có thể nói Phật học là một học thuyết về nguyên lý đã bao trùm cả vật lý học (chuyên nghiên cứu thế giới khách quan) và cả tâm linh học (chuyên nghiên cứu những vấn đề thuộc tâm linh - theo Phật học thì tâm linh là một phạm trù song đối với thể xác), vậy thì Phật học có thể nói là một học thuyết có tính thống nhất cao hơn cả vật lý.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt hai phương thức nghiên cứu giữa Vật lý và Phật học.

A. Phương thức nghiên cứu của Phật học là hướng nội vào tâm linh con người

Theo lịch sử Phật giáo thì Thái tử Tất Đạt Đa sau nhiều năm tu khổ hạnh trong rừng già đã tìm thấy chân lý của kiếp sống của con người, của các quy luật trong vũ trụ. Liệu có một cơ sở khoa học nào cho phương thức hướng nội này chăng?

Phương thức này có thể dựa trên cơ sở của nguyên lý vị nhân. Nguyên lý vị nhân [1] là nguyên lý theo đó ta thấy vũ trụ như thế này bởi vì nếu vũ trụ khác đi thì ta không thể tồn tại được để mà quan sát nó. Nguyên lý vị nhân có thể là sự cộng hưởng, sự hòa âm, sự giao cảm giữa vũ trụ và con người. Nếu như nguyên lý vị nhân (anthropic principle) là đúng thì rất có thể tâm linh con người có một mối liên hệ mật thiết với vũ trụ, như thế biết khai thác tìm tòi trong tâm linh người ta có thể khám phá ra vũ trụ (so sánh với Socrate: biết bản thân con người sẽ biết được cả vũ trụ). Phương thức hướng nội vào tâm linh thực hiện qua thiền (meditation). Thiền có nhiều dạng thức tùy theo môn phái và lộ trình, giúp đạt nhiều mục tiêu: giác ngộ về lẽ sống, tư duy về quy luật của vũ trụ, kỹ thuật khí công, khơi dậy những tiềm năng kỳ lạ của con người,...

Thực tế với phương thức nghiên cứu này Phật học đã đạt những thành quả về cả hai mặt liên quan đến con người và vũ trụ. Riêng về phần con người Phật học đã đi sâu vào những phần sâu thẳm của tâm linh, vượt xa giới hạn của tâm lý học, của học thuyết Freud. Hiện nay khoa thần kinh học (neuroscience) cho rằng các phát hiện sinh học của bộ não có thể tương hợp với nhau nếu được tích hợp với lý thuyết Freud [3], song điều đó cũng chưa thể giải thích được các khía cạnh sâu thẳm của tâm linh, các công năng của thiền.

B. Phật học ngoài tâm linh con người còn phát hiện ra nhiều bản chất quan trọng của vũ trụ của thế giới bên ngoài nhờ sử dụng cộng hưởng của tâm linh với vũ trụ.

1. Vấn đề chân không

Như chúng ta biết trong lý thuyết lượng tử có thể nói vấn đề chân không là vấn đề quan trọng số một. Chân không không phải là một "môi trường", trong đó không có gì cả, trái lại chân không là một loại "ether" đặc biệt chứa những thăng giáng phần lớn của trường lượng tử điện từ. Chân không có thể chứa 3 khả năng đối với vật lý hiện đại :

- Vì chứa những thăng giáng điện từ, cho nên có thể tính được năng lượng chân không theo phương pháp phân tích Fourier ( dao động tử )và thấy rằng chân không có một năng lượng khổng lồ. Một hiện tượng quan trọng xảy ra trong chân không là lực Casimir và công nghệ nanô không thể không tính đến lực Casimir.

- Năng lượng chân không có thể là năng lượng tối gây nên quá trình giãn nở có gia tốc của vũ trụ.

- Cuối cùng là một khả năng quan trọng, có thể đó là nguồn gốc để giải quyết bài toán thống nhất. Nhàvật lý người Nga Andrei Sakharov đã đưa ra một cách nhìn táo bạo vào năm1967: nguồn gốc của hấp dẫn có thể là những thăng giáng của chân không với sự hiện diện của vật chất, như vậy từ chân không ta có hấp dẫn và các tia sáng sẽ bị cong vì hiện tượng khúc xạ của chân không?

Hiện nay nhiều nhà vật lý quan niệm rằng không - thời gian được hình thành từ những thăng giáng lượng tử của chân không ( hình 1). Như vậy từ chân không chúng ta có tất cả. Một điều kỳ diệu là Phật học cũng đi đến một kết luận như thế!

Phật học cũng xem chân không như nguồn gốc của mọi hiện tượng và không phân biệt chân không với hiện tượng qua luận thuyết nổi tiếng "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc". Trong Bát nhã Tâm kinh, Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: "Này Xá Lợi Phất! Thế giới hiện tượng hay Sắc này là Không, và Không quả thực là thế giới hiện tượng. Không không khác với thế giới hiện tượng hay Sắc, thế giới hiện tượng hay Sắc không khác với Không. Cái gì là thế giới hiện tượng thì cái đó là Không, cái gì là Không thì cái đó là thế giới hiện tượng".

2. Vấn đề đa vũ trụ:

Trong Vật lý học người ta nói đến những vũ trụ song song cấu thành đa vũ trụ. Người ta phân các vũ trụ song song thành 4 mức, ứng với 4 góc ở hình vẽ 1.

4%20goc.gif

Hình 1. Hình này có 4 góc

I / Góc trái trên: các vũ trụ song song mức I, cư trú trong cùng một bong bóng (bubble), quy luật vật lý giống nhau, các điều kiện ban đầu có thể khác nhau, sự tồn tại của chúng dựa trên CMB Þ vũ trụ vô cùng, vật chất phân bố đều trong vũ trụ.

II / Góc trái dưới: các vũ trụ song song mức II, cấu thành bởi nhiều bong bóng, có cùng những phương trình cơ bản vật lý song các hằng số vật lý, các hạt cơ bản, số chiều không gian có thể khác, sự tồn tại của chúng dựa trên lý thuyết lạm phát hỗn độn vĩnh cửu.

III / Góc phải dưới: các vũ trụ song song mức III: có các tính chất như ở mức I&II, có nguyên lý unitarity, nguyên lý này đúng ngay cả đối với hấp dẫn lượng tử; theo mối tương quan AdS / CFT có thể hiểu được rõ ràng hơn nghịch lý thông tin trong lỗ đen. Trạng thái sống, chết của con mèo Schrodinger thuộc 2 vũ trụ cổ điển song song.

IV / Góc phải trên: nhiều cấu trúc toán học khác nhau (với những phương trình vật lý khác nhau) sẽ cho những vũ trụ song song khác nhau, sự tồn tại mức IV dựa trên phỏng thuyết thực tại toán học º thực tại vật lý, có thể kiểm nghiệm nhờ một lý thuyết TOE.

Trong Phật học, vũ trụ cũng mang tính đa nguyên. Phật giáo phân thế giới thành 3 loại: Tiểu thiên, Trung thiên & Đại thiên. Đại thiên thế giới gồm khoảng một tỷ thế giới. Cách đây hơn 2500 năm Phật học đã biết ngoài thế giới chúng ta đang sống còn có hằng hà sa số thể giới khác.

Tuy giữa các thế giới song song trong vật lý học và các thế giới Phật học chúng ta chưa thể thiết lập một mối tương hợp đồng cấu hoặc đẳng cấu. Điều đáng nói ở đây là khái niệm đa vũ trụ là quan điểm tạo nên sự thống nhất giữa vật lý học và Phật học trong nhận định về vũ trụ.

Một điểm đáng chú ý nữa là trong vật lý học cũng như trong phật học người ta đều nói đến nhiều dạng hình học của vũ trụ

3. Tính vô thường:

Chan%20khong.gif

Các thăng giáng của chân không lượng tử (phóng theo tranh

Bọt thời gian của hoạ sĩ Jean-Michenl Joy, L'Ecume du temps,

Saint Etienne, 1990).

Từ những thăng giáng đó đã hình thành vũ trụ

Trong vật lý học người ta quan niệm rằng mọi vật đều luôn biến động. Ví như vũ trụ cũng luôn thay đổi, hiện nay vũ trụ đang giãn nở, xuất phát từ một bigbang.

Lúc vũ trụ được 10-35 giây xảy ra quá trình nở lạm phát (inflation) và kết thúc vào thời điểm 10-32 giây. Đây là một quá trình giãn nở bột phát của vũ trụ: trong một thời đoạn ngắn ngủi, kích thước của vũ trụ đã tăng lên 1050 lần. Quá trình nở lạm phát có thể bắt nguồn với một dạng năng lượng tối.

Sau Bigbang 10-33 giây vũ trụ ở vào trạng thái plasma của quark và gluon (PQG ). Trong trạng thái này quark chuyển động tự do và tương tác với nhau bằng trao đổi gluon. Lúc vũ trụ được 10 - 6 giây thì hình thành các hadron.

Lúc vũ trụ được 100 giây thì các hạt nhân nguyên tử được hình thành.

Lúc vũ trụ được 300. 000 năm tuổi thì bức xạ tách khỏi vật chất và dẫn đến CMB (Cosmic Microwave Background - bức xạ tàn tư của vũ trụ). Sau đó vũ trụ nguội dần và nhiều quá trình chuyển pha đã xảy ra. Vậy vũ trụ luôn biến đổi. Thậm chí các hằng số vật lý có thể thay đổi theo không gian và thời gian. Các phương trình vật lý đều chứa những hằng số như c-vận tốc ánh sáng, h-hằng số Planck, G-hằng số hấp dẫn. Người ta vẫn cho rằng đó là những đại lượng không thay đổi theo không gian và thời gian.

Mang.gif

Hai màng chuyển động trong một không gian

nhiều chiều và va chạm nhau

Theo nhiều kịch bản vũ trụ luôn tồn tại. Trước Bigbang vũ trụ có kích thước lớn vô cùng, sau đó co lại và vào thời điểm Bigbang trở thành nhỏ như để chui qua một lỗ kim xong giãn nở trở lại.

Theo kịch bản của Gabriele Veneziano, vũ trụ nguyên thuỷ đã co lại từ những thăng giáng và tạo nên những lỗ đen, trong những lỗ đen này đã xảy ra những bigbang, trong số đó có Bigbang của chúng ta. Như vậy mỗi lỗ đen có thể tạo ra những vũ trụ riêng của đa vũ trụ. Một điều có thể khẳng định: quá trình chuyển tiếp giữa "tiền" và "hậu" bigbang vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Người ta cho rằng có thể có thông tin về thời kỳ tiền bigbang nhờ thu các sóng hấp dẫn phát sinh từ thời kỳ này, dấu tích của chúng sẽ là những thăng giáng trên phông của bức xạ tàn dư.

Phật học có quan điểm vô thường khẳng định sự biến đổi thường trực của vũ trụ như trong vật lý học.

Vô thường có nghĩa là không thường, không mãi mãi ở trong một trạng thái nhất định mà luôn thay đổi hình dạng. Đi từ trạng thái hình thành, cao to, thấp nhỏ, tan rã v.v.. Đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi: thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ đến lớn như hạt cát, thân con người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời, đều nằm trong định luật vô thường.

Mọi vật trên đời này đều phải thay đổi và hoại diệt, không vật gì thường hằng dù chỉ trong phút giây (birth, maturity, transformation and destruction).

Quan điểm vô thường của Phật học trùng hơp một cách chính xác với quan điểm mọi vật đều biến đổi trong vật lý học.

C. Kết luận

Phật học không những có những mối tương đồng với vật lý trong các lĩnh vực vũ trụ học, các hạt cơ bản, mà còn nhiều mối tương đồng khác với sinh học, tâm lý học, phân tâm học (psychoanalysis), tâm lý trị liệu (psychotherapy),... Tư tưởng Phật học có thể là suối nguồn dồi dào cho khoa học nói chung.

Tích hợp các lý thuyết lớn trong vật lý với những tư tưởng Phật giáo hy vọng sẽ dẫn đến một " lý thuyết thống nhất" bao trùm vũ trụ và tâm linh con người.

Tài liệu tham khảo:

[1] Fritjof Capra, The Tao of Physics

[2] S. Hawking, Lược sử thời gian, bản dịch của Cao Chi & Phạm Văn Thiều

[3] Mark Solms, Scientific American, tháng 5 năm 2004

[4] Edward Conze, A short history of Buddhism

 

 

 

Chỉ có một vũ trụ duy nhất. Tôi hy vọng sẽ chứng minh điều này khi rảnh - qua bài viết của giáo sư Cao Chi. Tôi cũng xin cảm ơn giáo sư Cao Chi đã đặt vấn đề trong bài viết của ông. Căn cứ vào nội dung của bài viết này tôi sẽ xác định thêm cơ sở lý luận về thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất.

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã ký hiệu bí ẩn trên chiếc đĩa Hy Lạp cổ 4000 năm tuổi

Mai Nguyễn (Vietnam+)

lúc : 27/10/14 09:45

 

dia.jpg
Chiếc đĩa cổ Hy Lạp 4000 năm tuổi với những ký hiệu bí ẩn. (Nguồn: ibtimes.co.uk)
 

Các nhà khoa học đã giải mã được những ký hiệu trên một chiếc đĩa cổ có niên đại từ năm 1700 trước Công nguyên.

Chiếc đĩa có tên Phaistos được tìm thấy ở đảo Crete, vùng đất với nền văn minh phát triển đầu tiên ở châu Âu có khắc những ký hiệu kỳ lạ theo hình xoắn ốc.

Những ký hiệu này được cho là dạng chữ in đầu tiên trên thế giới, và đã khiến các nhà khảo cổ đau đầu về ý nghĩa của chúng trong nhiều năm qua.

Đến hôm nay, tiến sĩ Gareth Owens thuộc Viện giáo dục Công nghệ ở Crete tin rằng mình đã giải mã được ý nghĩa phía sau những ký hiệu và thông điệp của chiếc đĩa cổ.

Khắc trên mặt đĩa là 241 chữ tượng hình, tạo thành từ 45 ký hiệu khác nhau, bao gồm hình vẽ những người đàn ông đang chạy, những cái đầu đội vương miện lông chim, phụ nữ, trẻ em, động vật, chim chóc, côn trùng, dụng cụ, vũ khí và cây cối.

Tiến sĩ Owens cho rằng chiếc đĩa đất nung này chứa đựng một lời cầu nguyện tới nữ thần tối cao của nền văn minh Minoa.

Phát biểu tại Viện Giáo dục Công nghệ, Tiến sĩ Owens cho biết chiếc đĩa này được dành cho "một người mẹ."

"Từ đáng tin cậy và có ý nghĩa nhất chính là "mẹ", cụ thể là nữ thần mẹ của nền văn minh Minoa."

Tiến sĩ Owens tin rằng một chuỗi ký hiệu trên đĩa có thể đọc là I-QE-KU-RJA, với I-QE nghĩa là "người phụ nữ vĩ đại và vô cùng quan trọng". Trên đĩa còn có một từ khóa có thể đọc là AKKA, nghĩa là "người mẹ đang mang thai". Một mặt đĩa được dành cho một phụ nữ đang có thai, và mặt kia là cho một phụ nữ đang sinh nở.

Tiến sĩ Owens đã dành 6 năm nghiên cứu mật mã trên chiếc đĩa cùng một đồng nghiệp ở Đại học Oxford, và khẳng định rằng 90% ký hiệu trên một mặt đĩa đã được giải mã. Trong một bài giảng của mình, tiến sĩ Owens gọi chiếc đĩa cổ này là "đĩa CD-Rom" đầu tiên của người Minoa bởi hình dạng và những dữ liệu dạng mật mã phức tạp khắc trên đó.

"Chúng ta có thể gọi cái đĩa này là "Đĩa đất nung - Chỉ đọc tiếng Minoa" (Clay Disk - Read Only Minos, viết tắt là CD-ROM)."

Chiếc đĩa Phaistos này được các nhà khảo cổ người Italy phát hiện năm 1903 khi đang khai quật tại tàn tích lâu đài Phaistos của người Minoa ở phía nam đảo Crete.

Một số chuyên gia tin rằng đĩa Phaistos là một món đồ cổ giả mạo được làm bằng phương pháp hiện đại. Tiến sĩ Jerome M. Eisenberg, một trong những người tỏ ý nghi ngờ đã có bài viết trên tạp chí Minerva nói rằng chiếc đĩa được một chuyên gia làm giả trước khi được phát hiện.

Eisenberg tin rằng chiếc đĩa được làm ra để nâng cao danh tiếng của nhà khảo cổ Luigi Pernier, người đầu tiên phát hiện ra nó. Một số người khẳng định Pernier đã làm giả chiếc đĩa để cạnh tranh với những phát hiện của các đồng nghiệp như Arthur Evans tại Knossos./.

====================

Cá nhân tôi nhận thấy chiếc đĩa cổ này là thông điệp của cổ nhân mô tả về một qúa trình tiến hóa của vũ trụ trên trái đất này cho đời sau, khi nền văn minh của họ bị hủy diệt.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thí nghiệm lớn nhất thế giới về Neutrino
Cập nhật lúc 14h39' ngày 03/11/2014
 

Vừa qua, các nhà khoa học Mỹ bắt đầu tiến hành một thí nghiệm quy mô lớn chưa từng thấy trong lịch sử về hạt Neutrino - một trong các hạt Hạ nguyên tử (subatomic) khó nắm bắt nhất trong thiên nhiên - với hệ thống thiết bị NOvA (NuMI Off-Axis Neutrino Appearance) gồm hai bộ thiết bị thăm dò (detector) khổng lồ đặt cách nhau 800km – khoảng cách xa nhất trong lịch sử các thí nghiệm cùng loại.

Siêu hạt neutrino không thể nhanh hơn ánh sáng
 Đã có lời giải cho hạt neutrino 'ma quái'

 

Thí nghiệm này sử dụng chùm hạt Neutrino mạnh nhất thế giới được hình thành trong Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia Fermi (Fermi National Accelerator Laboratory, Fermilab). 208 nhà khoa học từ 38 cơ quan nghiên cứu ở Mỹ, Brazil, Czech, Hy Lạp, Ấn Độ, Nga và Anh tham gia nhóm hợp tác nghiên cứu NOvA.

Neutrino là một loại hạt cơ bản có vai trò cực kỳ quan trọng trong vật lý vi mô cũng như trong quá trình khởi đầu và quá trình diễn biến của vũ trụ vĩ mô. Nó cực kỳ nhỏ, hầu như không có khối lượng và có mặt ở khắp mọi chỗ. Mỗi giây có khoảng 65 tỷ Neutrino đi qua mỗi một xăngtimet vuông của Trái đất; hoặc mỗi giây có 100 nghìn tỷ Neutrino xuyên qua cơ thể chúng ta nhưng chúng không gây ra bất cứ tác dụng nào.

 

thi-nghiem-neutrino.jpg
Thiết bị thăm dò đầu xa của thí nghiệm NOvA mất khoảng bốn năm để xây dựng

 

Neutrino được tạo ra trong vụ nổ Big Bang, chúng cũng có thể được hình thành ở bên trong Mặt trời và trong cơ thể chúng ta. Vì chúng chuyển động quá nhanh và khối lượng quá nhỏ, lại không tương tác với mọi dạng vật chất nên các nhà khoa học có nhiều khó khăn trong việc tóm bắt chúng.

Nhóm hạt Neutrino gồm ba hương vị (flavor): electron, muon và tau (tức ve, vμ, vτ) và chúng có thể chuyển hoán giữa các flavor đó; hiện nay còn chưa rõ tại sao lại có sự chuyển hoán này. Neutrino được giả định là một thành phần của vật chất tối (chiếm 22% vũ trụ) – một trong những bí ẩn lớn nhất của vũ trụ.

Thiết bị NOvA đặt trên tuyến chuyển động của chùm Neutrino phát ra từ Fermilab ở Batavia, Illinois. Thiết bị thăm dò đầu gần (near detector) nặng 300 tấn đặt dưới tầng ngầm Fermilab sẽ tiến hành quan trắc khi chùm hạt Neutrino đạt vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Thiết bị thăm dò đầu xa (far detector) nặng 14 nghìn tấn đặt tại một nơi hẻo lánh ở Ash River, Minnesota gần biên giới Mỹ-Canada sẽ tóm bắt các hạt Neutrino sau khi chúng vượt hành trình 800km xuyên qua lòng đất với tốc độ của ánh sáng, nhờ đó các nhà khoa học có thể phân tích chúng đã biến đổi ra sao trên quãng đường chuyển động xa như vậy.

Thiết bị này là kết cấu plastic lớn nhất thế giới hiện nay: dài 60m, cao 15m, rộng 15m. Hai thiết bị phải đặt cách nhau xa như vậy là để Neutrino có đủ thời gian chuyển hoán từ flavor này sang flavor khác.

Hai thiết bị nói trên chứa đầy một thứ chất lỏng nhấp nháy (scintillating liquid), nó sẽ phát sáng khi một neutrino tương tác với chất lỏng này. Cáp quang chuyển ánh sáng đó tới máy tính, máy tính sẽ tạo ra các hình ảnh 3D của tương tác này, qua phân tích hình ảnh đó các nhà khoa học sẽ có những hiểu biết mới về Neutrino.

Trong sáu năm tới, máy gia tốc vào loại lớn nhất thế giới của Fermilab sẽ phóng các chùm hạt Neutrino với tần suất mỗi giây vài chục nghìn tỷ hạt về phía hai thiết bị nói trên. Do hạt Neutrino hầu như không tương tác với mọi loại vật chất nên dự kiến mỗi ngày thiết bị thăm dò đầu xa chỉ có thể tóm bắt được một vài hạt Neutrino.

“NOvA đại diện cho một thế hệ mới các thí nghiệm về Neutrino. Chúng tôi tự hào vì đã tiến tới cột mốc quan trọng này trên con đường tìm hiểu hơn nữa về các hạt cơ bản” – Nigel Lockyer, Giám đốc Fermilab nói.

=====================

Do hạt Neutrino hầu như không tương tác với mọi loại vật chất nên dự kiến mỗi ngày thiết bị thăm dò đầu xa chỉ có thể tóm bắt được một vài hạt Neutrino.

 

Có lẽ đây là một cách diễn đạt sai. Bởi vì nếu Neutrino "hầu như không tương tác" thì làm sao biết được nó với bất cứ phương tiện kỹ thuật nào? Ngay cả "Khí" là một dạng tồn tại của vật chất phi hình thể trong Lý học Việt, cũng tương tác và người ta có thể kiểm chứng điều này qua một cái kim "châm cứu" trong ngành Đông y. Huống chi là một dạng tồn tại của vật chất có hình thể là Neutrino? Trong Lý học thì tất cả các dạng tồn tại của vật chất có hình thể đều là kết quả tương tác của khí. Nếu kết quả này không phải là một sự tương tác tiếp tục thì sự tiến hóa của vũ trụ đã ngừng lại. Đấy là quan niệm của Lý học Việt.

==================

PS: Nền khoa học hiện đại đã "nhìn" thấy sự vận động một cách cơ học từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ. Nhưng nó chưa nhận thấy bản chất tương tác của tất cả mọi hiện tượng từ hạt vật chất nhỏ nhất đến thiên hà khổng lồ. Bởi vậy, họ không thể xác định được thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất mà những trí thức đầu bảng đang mơ ước.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Bởi vậy, họ không thể xác định được thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất mà những trí thức đầu bảng đang mơ ước.

 

Họ không thể xác định được bởi vì họ chẳng biết cái học thuyết ấy nó như thế nào? các luận điểm của nó nột cách hệ thống ra làm sao? Nghe người này hay nghe người kia là đúng? Hay là nghe sách cổ? Liệu có đúng không (họ vốn trọng kim hơn cổ)? Lý luận gì mà loằng nhoằng quá, chẳng rõ ràng gì cả mà  thấy mâu thuẫn tùm lum, mỗi người một phách !!! ...

Anh đừng trách họ, các nhà khoa học chân chính sẽ ủng hộ ngay nếu họ hiểu. Vì vậy, cái chúng ta cần là phải làm sao phục hồi được học thuyết ADNH đó (vì nó đã thất truyền), sau đó phải diễn đạt lại sao cho họ có thể hiểu và thấy được tính ưu việt của học thuyết này. Nếu làm được, họ sẽ là những người hăng hái nhất bảo vệ và phát triển nó cho dù khi đó hầu hết những nền tảng kiến thức bao năm dày công nghiên cứu của họ sẽ bị đảo lộn.

Thật là khó lắm thay !!!

Nhưng khó cũng không phải là không thể !!!

Kính anh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Họ không thể xác định được bởi vì họ chẳng biết cái học thuyết ấy nó như thế nào? các luận điểm của nó nột cách hệ thống ra làm sao? Nghe người này hay nghe người kia là đúng? Hay là nghe sách cổ? Liệu có đúng không (họ vốn trọng kim hơn cổ)? Lý luận gì mà loằng nhoằng quá, chẳng rõ ràng gì cả mà  thấy mâu thuẫn tùm lum, mỗi người một phách !!! ...

Anh đừng trách họ, các nhà khoa học chân chính sẽ ủng hộ ngay nếu họ hiểu. Vì vậy, cái chúng ta cần là phải làm sao phục hồi được học thuyết ADNH đó (vì nó đã thất truyền), sau đó phải diễn đạt lại sao cho họ có thể hiểu và thấy được tính ưu việt của học thuyết này. Nếu làm được, họ sẽ là những người hăng hái nhất bảo vệ và phát triển nó cho dù khi đó hầu hết những nền tảng kiến thức bao năm dày công nghiên cứu của họ sẽ bị đảo lộn.

Thật là khó lắm thay !!!

Nhưng khó cũng không phải là không thể !!!

Kính anh!

 

Đúng là như vậy anh Votruoc à. Nhưng phải là những nhà khoa học thật sự và có trách nhiệm với sự phát triển của nền văn minh. Chứ còn đem những bí ẩn của vũ trụ ra bàn ở chợ thì đúng là một thằng điên. Hì!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Ánh sáng và bóng tối có khối lượng hay không?

Cập nhật lúc 15h31' ngày 18/11/2014

   

Có một câu hỏi đơn giản trong vật lý nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết:“Ánh sáng có khối lượng hay không và nếu có thì nó nặng bao nhiêu?”.

Ánh sáng là một điều kỳ diệu, nó giúp chúng ta có thể nhìn thấy mọi thứ, nó là các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường. Vào ban ngày, chúng ta có thể thấy ánh sáng bao trùm khắp mọi nơi, nó là một phần không thể thiếu của sự sống. Các nhà khoa học đã dành rất nhiều công sức để nghiên cứu ánh sáng, bản chất của nó cùng với những ứng dụng đặc biệt như năng lượng Mặt Trời hay sự quang hợp.

khoi-luong-cua-anh-sang.jpg

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta cần biết ánh sáng được tạo thành từ sự di chuyển của các photon, và điều đặc biệt là các photon không có khối lượng. Như vậy chúng ta có thể dễ dàng kết luận rằng ánh sáng không có khối lượng.

Tuy nhiên mọi chuyên không hề đơn giản như vậy, bởi vì các photon không có khối lượng nhưng chúng có năng lượng. Và theo Einstein thì E=mc2; năng lượng tương đương với khối lượng của vật thể nhân với bình phương tốc độ ánh sáng. Như vậy làm thế nào các photon có thể có năng lượng trong khi khối lượng (m) của nó bằng 0.

Trên thực tế những gì Einstein muốn chứng minh là năng lượng và khối lượng có thể hoán đổi cho nhau. Ánh sáng có thể không có khối lượng bất biến – trọng lượng mô tả sức nặng của một đối tượng. Tuy nhiên theo lý thuyết của Einstein chúng ta có thể kết luận rằng: năng lượng và khối lượng cùng tồn tại với nhau.

khoi-luong-cua-anh-sang-2.jpg

Trên thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ánh sáng chịu tác động của lực hấp dẫn. Đó là khi ánh sáng bị bẻ cong khi đến gần Mặt Trời, cũng như ánh sáng bị nuốt chửng bởi hố đen vũ trụ. Mà chỉ có các vật có trọng lượng mới chịu tác động của lực hấp dẫn (theo công thức vạn vật hấp dẫn của Newton, F=GMm/r2).

Trong trường hợp này các nhà khoa học gọi nó là khối lượng tương đối, khối lượng khi một đối tượng di chuyển. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng bản chất ánh sáng không có khối lượng, nó chỉ có khối lượng tương đối khi di chuyển (được hiểu tương đương với năng lượng). Điều cần lưu ý là ánh sáng là sự di chuyển của các photon, chính vì thế ánh sáng luôn luôn di chuyển và cũng có nghĩa là nó luôn luôn có khối lượng tương đối.

Vậy ánh sáng không di chuyển sẽ không có khối lượng, trong khi đó ánh sáng với các photon không di chuyển sẽ không tạo ra các bức xạ nhìn thấy được và đồng nghĩa với bóng tối. Như vậy chúng ta có thể rút ra kết luận rằng bóng tối không có khối lượng, nó cũng không có khối lượng tương đối, bóng tối không có gì hết. Có thể tưởng tượng rằng nếu một chiếc hộp có thể chứa ánh sáng và một chiếc hộp chứa bóng tối thì chiếc hộp chứa ánh sáng sẽ nặng hơn.

khoi-luong-cua-anh-sang-3.jpg

Tuy nhiên khối lượng của ánh sáng là bao nhiêu? Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra con số chính xác. Tuy nhiên ánh sáng di chuyển có năng lượng, có khối lượng tương đối, cũng có nghĩa là nó tác động lực lên vật thể mà nó chiếu vào. Các nhà khoa học đã đo được lực tương tác này của ánh sáng. Và kết quả là với 1 inch vuông (khoảng 6,5cm2) thì lực tác động này là 1/500.000kg. Nếu tính trên một diện tích rộng lớn hơn chúng ta sẽ có một con số thú vị hơn. Ví dụ như vào một ngày nắng đẹp tại thành phố Chicago thì toàn bộ thành phố phải chịu một lực nén khoảng 140kg từ ánh sáng Mặt Trời.

Tham khảo: howstuffworksio9wiki

Theo Trí Thức Trẻ, howstuffworks, io9, wiki

 

Nguồn: khoahoc.com.vn

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2 máy bay xuất hiện nguyên vẹn sau hàng chục năm mất tích

Cập nhật, 07:31, Thứ Ba, 02/12/2014 (GMT+7)
 

Điều kỳ lạ là sau khi mất tích tới hàng chục năm, những chiếc máy bay này lại xuất hiện hoàn toàn nguyên vẹn.

images1095351_1405649140_may_bay__4_.jpg

(Ảnh minh hoạ)

 
Máy bay mất tích 45 năm vẫn như mới
 
Theo Lao Động, năm 1985, tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New Guinea, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần nửa thế kỷ. Điều khiến những người tìm kiếm không hiểu nổi là chiếc máy bay đó trông còn mới y như trước khi bị mất tích, không hề cũ đi hoặc biến dạng. Số hiệu trên máy bay vẫn rõ ràng, dễ đọc.
 
Chiếc máy bay lấp lánh ánh bạc này mất tích trước đó 45 năm trên đường bay từ Manila - Philippines đến đảo Mindanao. Các điều tra viên khi mới trông thấy chiếc máy bay đó, không ai dám tim ở mắt mình. Vỏ ngoài của nó trông vẫn mới, thân máy bay hoàn toàn không có một vết tỳ nào, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có tiếng cót két hay răng rắc gì cả.
 
Theo Gia đình Online, vào trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết. Nhưng trong máy bay cốc giấy, mẩu thuốc lá và mấy tờ báo năm 1937 vẫn chưa ngả màu vàng, dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay. Trong một chiếc gạt tàn, có để một vỏ bao thuốc lá thơm, loại thuốc lá mác ấy lưu hành vào những năm 1930, nhưng vào thời Chiến tranh thế giới thứ II đã ngừng sản xuất. Còn những trang phục và kiểu đầu tóc trên tờ báo đều thuộc thời kỳ kinh tế khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ. Trong phích nóng vẫn còn cafe nóng hổi, và mùi vị của nó vẫn thơm ngon, chưa hề bị biến mất.
 
Ngạc nhiên hơn, bình ắc quy của máy bay vẫn nạp đầy điện, chỉ vặn công tắc là đèn trong máy bay bật sáng. Thùng chứa nhiên liệu của máy bay hầu như vẫn đầy nguyên. Tất cả những điều đó khiến cho nhân viên điều ra sởn tóc gáy.
 
Chiếc máy bay đó trông như được hạ cánh khẩn cấp nhờ các bánh xe của nó, vừa may nó đỗ xuống được chỗ đất mềm trong vùng đầm lầy, nên hoàn toàn không bị hư hại gì, vẫn có thể bay trở lại như 50 năm trước đây. 
 
Phía quân đội đã cử người đến điều tra nhưng vẫn không thể lý giải được những điều kỳ lạ. Chỉ biết đây là chiếc máy bay dân dụng cất cánh từ Manila, Philippnes đến Trung Quốc năm 1937.
 
Theo ghi chép, những sự kiện tương tự cũng từng xảy ra vào thập niên 1960. Một máy bay ném bom của Mỹ mất tích ngày 4/4/1946. Không quân Mỹ huy động lực lượng tìm kiếm suốt 500km vùng trời nơi nó mất tích, nhưng không có kết quả.
 
Đáng kinh ngạc, vào năm 1962, chiếc máy bay mất tích bí ẩn lại xuất hiện tại nơi cách sân bay chỉ mấy trăm mét. Thiết bị vô tuyến điện trên máy bay vẫn nguyên vẹn.
 
Căn cứ theo phân tích máy móc thiết bị, dường như nó mới hạ cánh ngay chiều hôm đó và không hề có dấu vết của một chiếc máy bay đã mất tích 17 năm.
 
Máy bay quay trở về nguyên vẹn sau 35 năm mất tích
 
Bên cạnh đó, trong lịch sử ngành hàng không thế giới còn rất nhiều vụ máy bay mất tích bí ẩn. Theo Kiến thức, ngày 9/9/1990, trạm kiểm soát sân bay Venezuela phát hiện một chiếc Douglas (nhãn hiệu thông dụng thập niên 1930-1940) đột nhiên bay qua.
 
Khi nhân viên sân bay kết nối với họ, phi công trên máy bay hét lên: 'Ôi chúa ơi, chúng tôi là máy bay 914 Pan American Airways từ Newyork đến Florida. Chúng tôi phải bay thế nào?'.
 
Xác minh nhật ký chuyến bay từ Mỹ, mọi người đều hoảng hốt vì tất cả phi hành đoàn cùng 50 hành khách được cho là đã chết trong chuyến bay số hiệu 914 ngày 2/6/1955. Thậm chí công ty bảo hiểm đã hoàn thành mọi thủ tục bồi thường cho thân nhân gia đình nạn nhân.
 
Và thật kỳ lạ, khi những con người may mắn này trở về Mỹ thì gia đình và những đứa con đã đều luống tuổi trong khi họ vẫn trẻ trung như đúng khi họ mất tích năm 1955.
 
Cảnh sát và các nhà khoa học Mỹ bắt đầu cuộc điều tra thẻ căn cước và cơ thể hành khách máy bay kỳ lạ 914. Quả thật đó hoàn toàn không phải trò đùa mà là sự thật 100%.
 
Mai An (Tổng hợp)
======================
Những chuyện như thế này Lý học Việt đã mô tả từ hàng....ngàn năm trước. Bệnh quá, nên không nói được nhiều hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Stephen Hawking:

"Trí thông minh nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người"

tinhte.vn/

2654783_Tinhte-Hawkings.jpg

Trong bài phỏng vấn với đài BBC, giáo sư vật lý học thiên tài Stephen Hawking đã cảnh báo về mối đe dọa của trí thông minh nhân tạo (AI) đến sự tồn vong của nhân loại chúng ta. Ông cho rằng dù những thành công bước đầu của AI đã khiến chúng ta hy vọng nhiều vào nó, tuy nhiên, ông sợ rằng nếu như một ngày nào đó, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ AI có thể bằng hoặc thông minh hơn con người và lúc sự tồn tại của loài người sẽ chấm dứt.

Giáo sư Hawking bị mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến ông bị liệt hoàn toàn và không thể nói như người bình thường. Thay vào đó, ông phải giao tiếp bằng một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói và công nghệ dự đoán từ ngữ từ Swiftkey để giúp ông viết. Đây chính là những hình thức cơ bản của AI. Khi phóng viên đặt câu hỏi xoay quanh công nghệ mà ông đang sử dụng hàng ngày, ông đã đưa ra lời cảnh báo khá ảm đạm về tương lai của con người và AI.

"Một khi trí tuệ nhân tạo đã phát triển hoàn thiện thì đó cũng chính là dấu chấm hết cho sự tồn tại của con người. AI sẽ tự chọn cách làm của nó, nó sẽ tự tái thiết kế theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong khi đó, con người là sinh vật bị giới hạn bởi quá trình tiến hóa chậm chạp, con người không thể nào đấu tranh với AI và sẽ sớm bị nó qua mặt"

Ngoài lời cảnh báo về sự phát triển của AI thì giáo sư Hawking cũng chia sẻ tầm nhìn của ông về lợi ích và hiểm họa của internet. Ông cho rằng các công ty mạng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chống lại các mối đe dọa, khủng bố an ninh mạng nhưng vừa phải đảm bảo cho người dùng không bị mất tự do và tính bảo mật cá nhân.

Không riêng Stephen Hawking mà Elon Musk, nhà đồng sáng lập và CEO của Tesla Motor cũng đã từng nhiều lần bày tỏ mối quan ngại về sự phát triển của AI. Dù Elon được biết đến với nhiều ý tưởng "trên cung trăng" nhưng khi đề cập đến AI, ông cho rằng "chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ"nó sẽ làm phản con người như trong phim Terminator.

Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn hy vọng về những tiềm năng to lớn của AI trong tương lai. Rollo Carpenter, nhà sáng lập trang mạng Cleverbot (ứng dụng web sử dụng thuật toán AI để trò chuyện với con người) cho rằng: "Chúng ta còn đủ khả năng để kiểm soát sự phát triển của AI trong một thời gian dài nữa và nó vẫn có tiềm năng để giải quyết những vấn đề chính đáng của thế giới trong tương lai."
 

Tham khảo BBC, Neurogadget
========================
Một lần nữa ngài Hawking lại nhầm lẫn. Nhưng sự nhầm lẫn này có "cơ sở khoa học" của nó. Cái "cơ sở khoa học" này chính là sự giới hạn trong nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Họ chưa xác định được "con người là gì? Từ đâu đến?". Nếu những tri thức khoa học tinh hoa hiện nay hiểu được điều này thì trí thông minh nhân tạo dù đạt đến tuyệt đỉnh cũng không thể vượt qua được khả năng của con người.
Xin Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại, cùng Đức Phật từ bi tha tội cho kẻ thứ dân khi phát biểu câu này:
Sự khác biệt giữa con người và robot chính là sự sáng tạo ở trần gian.
Từ năm 1992, tôi đã nghĩ đến điều này và viết câu truyện ngắn, nhiều người chắc đã xem rồi. Tôi chỉ đưa lên đây cho những ai chưa xem:
 

THÂN CHỦ TÔI KHÔNG GIẾT NGƯỜI

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

 

Truyện khoa học giả tưởng

Hắn mở mắt ra, một thoáng cảm giác lạ xẹt qua người làm hắn nhớ lại: Đây không phải phòng riêng của hắn ở 27 đường Maxell mà là phòng giam. Một căn phòng hẹp téo, bề ngang chừng 2m5, dài cỡ 4m, đủ kê một cái giường cá nhân và một cái tủ con. Tường bê tông ba phía quét vôi xanh, cửa và mặt phòng giam quay ra hành lang làm bằng song sắt. "Rồi, ta bắt đầu một cuộc đời mới!". Hắn lẩm bẩm, đầu vẫn choáng váng vì rượu và quả đấm của Dream: "Cái thằng chết tiệt!". Mặc dù đã bị từ chối, vẫn năn nỉ đòi khiêu vũ với Mazda - người tình của hắn - khi nàng đã mệt đờ vì nhảy cả tiếng đồng hồ trước đó. Hắn đã cho Dream một bài học về phép lịch sự đối với phụ nữ, khiến cho nó không bao giờ có thể lặp lại hành đông bất nhã đó là lần thứ hai trong đời: một viên dạn vào giữa sọ làm thằng bợm đó chết ngay. Cảnh sát đã tống cổ hắn vào trại giam với cả lít Martell trong bụng. "Thế là hết!" Nhưng hắn cũng chẳng còn kịp suy nghĩ gì hơn vì men rượu đã giúp hắn ngủ say đờ trên cái giường nệm mút cũ kỹ ở trong phòng giam này.

Còn bây giờ thì hắn hối hận. Hình ảnh những người thân và những kỷ niệm bắt đầu hiện ra - những buổi vũ hội, những cuộc tắm biển và những đêm mùi mẫn bên người tìnhナ "Ôi! Mazdaナ". Nàng chẳng hơi đâu chờ đợi một kẻ giết người như hắn mà cái giá hữu nghị nhất là hai năm tù.
Bỗng một tiếng nói trầm trầm, đều đều vang lên từ cái haut - parleur đặt ở đầu hành lang làm đứt dòng suy nghĩ của hắn: "Giám thị trực! Đưa ngay phạm nhân VB - 018 - E lên phòng điều tra!". Hắn nhìn xuống ngực - số VB - 018 - E chính là hắn.
Có tiếng giày lộp cộp, một viên cảnh sát đi đến trước cửa phòng giam. Hắn xoay người đúng một góc chín mươi độ và đưa tay hướng về ổ khoá. Bộ điều khiển từ xa lắp trong bàn tay làm chiếc cửa tự động mở. "Một thằng "cớm sắt"!". Giới giang hồ rất sợ loại cớm này: võ nghệ tuyệt hảo, bắn súng như trong phim, bất kể kẻ nào chống lại hoặc cố ý chạy trốn đều nằm ngay đơ vì bị đánh trúng huyệt, hoặc ăn một viên đạn thuốc mê vào bả vai cứ y như là nó đã nằm sẵn ở đấy từ trướcナ
- Đứng dậy! Đi theo tôi.
Hắn đừng dậy và buớc ra. Đằng sau hắn, tay cớm lầm lũi đi theo. Hắn thấy ghê ghê ở trên gáy. "Biết đâu, do một sự trục trặc kỹ thuật nào đó mà tay "cớm" này có hành động bất thường và giết hắn?"ナ Những chuyên viên khoa học ở Bộ Nội vụ bảo đảm rằng: Không bao giờ có sự cố và tất cả những cảnh sát máy đều được theo dõi chặt chẽ bằng computer, chỉ cần một hành động khác thường nằm ngoài chương trrình, lập tức sẽ bị vô hiệu hoá bằng vô tuyến điều khiển từ xaナ "Mẹ kiếp! Cái xã hội loài người ở thiên niên kỷ thứ IV này, đã sống trong một môi trường nhân tạo hoàn toàn và bị lệ thuộc vào những bộ nhớ điện tử. Nếu bị một trục trặc gì đó, mọi thứ sẽ đi đứt, cuộc sống rối loạn và nhân loại sẽ trở lại thời kỳ đồ đá!". Hắn lẩm bẩm cầu xin Thượng đế toàn năng hãy ban phép lành cho những con virus điện tử ở trong các trung tâm siêu điện toán. Thế là xong! Mọi trung tâm điều khiển không còn hoạt động, những tội lỗi của hắn ghi trong bộ nhớ của các máy siêu điện toán sẽ được xoá sạch. Hắn sẽ quẹo phải, đi qua cổng trại giam về nhà và trở thành người lương thiện, còn tay "cớm sắt" lùi lũi đi sau lưng hắn sẽ quẹo sang tráiナ
Nhưng điều đó đã không xảy ra, vì hắn không phải là một nhân vật quan trọng đáng được Thượng đế chú ý, cho nên hắn vẫn phải bước vào phòng điều tra với tay "cớm sắt" đi sau lưng. Trong phòng điều tra không có một người nào. Hắn hiểu ngay: Người ta làm việc với hắn theo chương trình của những thủ tục pháp lý.
- Mời anh ngồi!
Hắn ngồi xuống chiếc ghế trước bàn làm việc như một cái máy, mặc dù haắn là một con người thật sự. Giọng nói đều đều, lạnh lùng tiếp tục vọng ra từ máy siêu điện toán:
- Anh sẽ được tiếp xúc với ngài luật sư Organ để biểu lộ sự đồng ý hay không đồng ý nhờ luật sự can thiệp cho vụ án của anh ! Xin mời ngài Organ Yamaha!
Cánh cửa tự động mở ra. Một người đứng tuổi, dong dỏng cao, khuôn mặt sáng sủa dễ mến, cắp chiếc cặp bước vào trong phòng. Ông nhã nhặn bắt tay hắn và ngồi xuống ghế đối diện:
- Anh là Sonyl - Pho?
- Thưa ông, vâng!
- Tôi là luật sư tiến sĩ Organ Yamaha, được gia đình anh đề nghị bào chữa cho anh trong vụ án Dream, anh có quyền từ chối hoặc chấp nhận sự bào chữa của tôi theo luật định!
Vừa nói ông vừa lấy trong túi áo vét một cái thẻ luật sự đưa cho hắn.
- Tôi đồng ý! Hoàn toàn đồng ý! - Hắn nói một cách vội vã, nét mặt tỏ ra sung sướng - Được một người như ông giúp đỡ, chắc chắn tôi sẽ có một mức án hữu nghị!
- Được rồi! - Luật sư Organ gật đầu tỏ vẻ hài lòng. - Bây giờ anh hãy trả lời một số câu hỏi của tôi: Anh thừa nhận có bắn vào Dream?
- Đúng thế thưa ông! Nhưng lúc đó tôi say rượu, tôi đã uống cạn cả lít Martell, không tin ông có thể hỏi thằng bồi, tôi không cố sát!
- Anh bắn vào nó trong trường hợp nào?
- Nó đánh tôi một cú rất mạnh vào đầu - Hắn chỉ lên trán - Đây ông coi, nó còn sưng chù vù lên đây này!
Luật sư gật đầu, nhìn lên cái trán có một cục lồi tím xanh, tỏ vẻ thông cảm:
- Nhân chứng cho biết hai người có xô xát!
- Đúng vậy thưa ông! Vì nó xúc phạm đến người yêu của tôi, tôi cản trở, nó còn mắng tôi là: Đồ lợn ích kỷ. Thế là tôi choảng nó!
- Dream đánh anh nhiều không?
- Mới chỉ một cú vào đầu nhưng rất mạnh, khiến tôi bật ngửa. Tôi phải bắn hắn vì nếu để một cú thứ hai chắc tôi không sống nổi!
Luật sư Organ nheo nheo mắt nhìn hắn:
- Trường hợp này tôi khuyên anh nên thừa nhận mọi hành động gây án để hoàn tất hồ sơ và được ra toà một cách nhanh chóng. Tôi sẽ giúp anh có thể được trắng án!
- Trắng án? Hắn trố mắt ngạc nhiên.
Luật sư Organ gật đầu với một nụ cười bí hiểm đầy vẻ tự tin:
- Cảm ơn sự cộng tác của anh.
Ông đứng dậy, bắt tay hắn rồi lặng lẽ ra về.


*

Toà đại hình xử vụ giết người được mở tại toà án tiểu bang Atlantic. Thực ra với một án giết người do say rượu và sĩ diện với gái cũng chẳng có gì đáng chú ý, nhưng vì là một vụ đại hình nên số người tham dự cũng khá đông đảo. Trong khi chờ đợi đến giờ xử án, họ bàn tán đủ mọi chuyện trên đời: từ chuyện bế tắc trong việc tìm một giá trị hối đoái tiền tệ, để có thể liên kết về mặt kinh tế với người ngoài hành tinh; cho đến chuyện đã có một loại vải thông minh, có khả năng thay đổi màu sắc và độ dày mỏng theo ý muốn, được tung vào thị trường để phục vụ các quí bà, quí cô ナ Bỗng tiếng chuông reo vang và ánh sáng trong phòng xử án đổi sang màu lá mạ khiến cho mọi người chú ý. Tiếng ồn ào bớt đi hẳn vì những câu chuyện phiếm được ngưng lại. Phiên toà sắp bắt đầu.
Các quan chức của phiên toà trịnh trọng với bộ lễ phục, lục tục bước vào vị trí của mình trong phòng xử án. Sau những nghi thức được tiến hành cho có lệ, phạm nhân được dẫn ra trước vành móng ngựa. Chỉ mới có ba ngày trong tù, khuôn mặt của Sony - Pho trông đã tiều tuỵ hốc hác, hắn bước đi như người mộng du. Các nhân chứng làm lễ tuyên thệ rồi thuật lại những gì họ đã chứng kiến. Tất cả đều chống lại Sonyl. Hắn hồi hộp chờ đợi bản cáo trạng.
Ngài đại diện Công tố viện, một người đàn ông trạc tứ tuần, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao bọc lấy một dáng người đẫy đà. Với vẻ mặt lạnh lùng nghiêm nghị, ông lấy từ trong chiếc cặp da đen một cái đĩa nhỏ màu bạc, cho vào ngăn xử lý của máy siêu điện toán được gắn vào bàn làm việc. Ông nhấn nút, ra lệnh cho máy hoạt động. Một giọng đều đều lạnh lùng vang ra từ trong máy đọc bản cáo trạng: Tất cả mọi hành động của Sonyl được phân tích một cách rất chi tiết với những điều luật liên quan. Hắn chẳng hiểu chiếc máy nói gì với những danh từ chuyên môn của ngành tư pháp - ở cái thiên niên kỷ này, mọi lĩnh vực đều được chuyên môn hoá rất sâu, mỗi người chỉ có khả năng hiểu biết trong lĩnh vực của mình. Nhưng mặt hắn từ từ chuyển sang màu tái mét, những hình ảnh trước mắt hắn quay tròn và cảm giác có một vật gì đó đè nặng lên tim, khiến cho hắn phải nắm chặt lấy cái vành móng ngựa. Bản cáo trạng với sự tính toán chính xác của máy siêu điện toán vừa đưa ra đề nghị dành cho hắn mức án: bốn mươi năm tù.
Ông chánh án chống tay lên cằm ra vẻ suy nghĩ và tập trung tư tưởng nghe máy siêu điện toán đọc cáo trạng. Sự có mặt của ông ở phiên toà chỉ có ý nghĩa nghi thức, tất cả phần việc dánh cho ông đều do máy siêu điện toán làm việc, quyền hành thật sự của ông ở trong phòng nghị án. Cho nên, ông đã lợi dụng ánh sáng lóe phản chiếu từ mắt kiếng để tranh thủ ngủ. Tối hôm qua, ông đã đi nhảy đầm đến sáng với người bạn tình cũ, hơn mười năm nay mới gặp lại. Ông bồi thẩm biết điều đó, nên khi bản cáo trạng vừa dứt, liền đá nhẹ vào chân chánh án. Chánh án uể oải nhấn nút máy siêu điện toán. Một giọng trầm oai vệ thốt lên:
- Xin mời ngài luật sư Organ Yamaha.
Danh vị luật sư được nhắc đến như một dòng điện kích thích thần kinh khiến cho Sonyl - Pho tỉnh lại. Hắn ngước mặt về phía ông với cái nhìn van lơn, cầu cứu.
Luật sư bước hẳn ra khỏi chỗ ngồi, ông nói với một giọng từ tốn:
- Thưa quí toà! Vì những luận cứ để bào chữa của tôi không thể lập chương trình cho máy điện toán, cho nên căn cứ vào điều 432A, chương 27 của Luật Xử án, tôi xin phép được bào chữa bằng chính khả năng cá nhân!
Tiếng xì xào nổi lên trong phòng xử án. Đề nghị của luật sư làm họ ngạc nhiên. Ở thiên niên kỷ thứ IV này, một con người làm việc không cần đến sự hỗ trợ của máy siêu điện toán là điều không thể hiểu nổi. Ngài đại diện Công tố viện mỉm cười với ý nghĩ hài hước: "Có lẽ ông ta muốn thân chủ của mình hưởng nguyên xi mức án hoặc tù thêm".
- Thưa quí toà! - Luật sư nói tiếp - Tôi xin phép được trình bày đoạn phim tư liệu có liên quan đến đời tư của nạn nhân - Ông Dream - Makeno - trước khi tiến hành bào chữa cho bị can.
- Tôi phản đối! - Ngài đại diện Công tô viện cau mặt - Công bố đời tư của một người không được sự đồng ý của họ là sai luật.
-Thưa quí toà! Đây chỉ là đoạn phim của giai đoạn bệnh án của ông Dream, có liên quan đến những yếu tố luật pháp và là chứng cứ cho những lời bào chữa của tôi.
- Toà án đồng ý - Chánh án phát biểu và che miệng ngáp. Ông chẳng muốn mất thì giờ vì tụi luật sư nói giai như đỉa này.
Luật sư Organ lấy từ trong cặp một cái đĩa nhỏ màu bạc đưa cho thư ký Toà án. Ông này cho vào ngăn xử lý của máy siêu điện toán. Lập tức sáu màn hình 150 inch được bố trí xung quanh phòng xử án, cùng lúc hiện lên những hình ảnh về những biến cố trong đời của Dream - Makeno:
Trên màn hình là cảnh dòng sông Danube chảy quanh co dưới những hàng thuỳ dương thơ mộng. Bên sông có một cái cối xay gió đứng im bất động, như suy tư cho những sự thăng trầm của cuộc đời. Đó là một di tích cổ được phục chế lại để nhắc nhở nền văn minh cổ xưa của loài người. Dream - Makeno đã sinh ra ở đây vào tháng 7 năm 3267.
Hình ảnh thơ mộng biến mất, thay vào đó là một thanh niên nằm quằn quại vì bị một chiếc xe hơi chạy bằng nệm không khí lướt qua đôi chân, khi anh ta té sấp xuống mặt đường. Mạch máu bể nát, xương ống chân nứt như mai rùa. Sự cố được ghi nhận vào tháng 2 năm 3289, lúc này Dream 22 tuổi. Anh ta được đưa vào bệnh viện thay bằng hai chân máy. Anh được xuất viện vào tháng 6 năm 3289 với tình trạng sức khoẻ tốt.
Tháng 10 năm 3296, Dream - Makeno tốt nghiệp đại học Oxford. Nhưng ngay sau lễ tốt nghiệp, trên đường về nhà, do một tai nạn xe hơi, Dream bị phỏng nặng. Màn hình chiếu cảnh một người bị cháy phừng phừng đang cố chui qua cửa kính xe hơi một cách tuyệt vọng. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện. Một ca giải phẫu tuyệt vời tiến hành dưới sự chỉ đạo của giáo sư Niq Vidi đã tách não và tim - hai bộ phận tự nhiên duy nhất còn hoạt động của bệnh nhân - vào một cơ thể nhân tạo giống hệt Dream về ngoại hình. Những hình ảnh sinh động của cuộc giải phẫu, được quay rất chi tiết và nó trở thành một bộ phim tư liệu nổi tiếng của ngành giải phẫu. Bệnh nhân xuất viện ngày 29 tháng 12 năm 3296 với một cơ thể yếu, không được hoạt động mạnh. Ra viện, bệnh nhân tiếp tục theo học chương trình cao học kỹ thuật tại Đai học Oxford. Lúc này Dream 29 tuổi.
Trên màn hình hiện lên cảnh mùa đông dưới chân dãy núi Alpes. Một màu trắng êm ái của tuyết phủ dày mặt đất, trên đó, đoàn người mặc quần áo thể thao, đầu đội mũ bảo hiểm đang chơi trượt tuyết. Họ đang bay từ độ cao 4m xuống và lướt đi trên mặt đất. Nhưng có một người vừa rơi xuống thì lăn đi vài vòng rồi giãy giụa. Đó là những hình ảnh được tái tạo trong phim tư liệu về tai nạn xảy ra cho Dream. Anh bị đứt mạch máu nối từ tim lên não, do chấn động khi rơi từ trên cao. Não tự nhiên của anh không còn khả năng phục hồi chức năng hoạt động. Người ta đưa não của anh vào phòng xử lý, mã hoá toàn bộ ký ức và chuyển sang bộ nhớ của óc điện tử. Bộ nhớ này hoạt động trên cơ sở những ký ức đã có của Dream và là một sự tiếp tục của những ký ức đó. Não nhân tạo được thay thế cho não tự nhiên trong cơ thể Dream. Trái tim được loại bỏ, vì không còn thích hợp cho một cơ thể nhân tạo và được thay bằng hộp năng lượng nguyên tử. Sự kiện xảy ra vào ngày 28 tháng 11 năm 3298. Hội đồng y học quốc tế coi việc thay thế não tự nhiên bằng não nhân tạo là thành tựu cuối cùng của ngành giải phẫu.
Hình ảnh Dream - Makeno tươi cười nhận văn bằng tiến sĩ kỹ thuật vào năm 3301, chứng tỏ cuộc giải phẫu hoàn hảo, não nhân tạo vẫn hoạt động tốtナ
Luật sư Organ ra hiệu tắt máy. Ông phát biểu:
- Thưa quí toà! Những hành động của Sonyl, tôi không có gì để bào chữa. Nhưng điểm quan trọng ở đây là: Dream thật sự đã chết vì tai nạn ngày 28 tháng 11 năm 3298 dưới chân dãy núi Alpes. Sự thay thế não, bộ phận tự nhiên cuối cùng trong cơ thể Dream bằng óc điện tử, chỉ là sự tái tạo hình ảnh của một con người thật sự đã chết bằng một người máy. Trong bộ luật về Người Máy đã định danh: "Người máy là sản phẩm do con người tạo ra bằng công cụ lao động, được mô phỏng theo hình thức và nội dung giống con người. Thưa quí toà! Trong Dream có cái gì không phải là sản phẩm của con người? Không có gì cả!.
Ông hăng hái nói tiếp:
- Điều 47B thuộc chương II của bộ luật này đã qui định: "Con người được quyền huỷ diệt hoặc vô hiệu hoá người máy, khi người máy có hành vi chống lại con người". Dream đã tấn công Sonyl bằng sức mạnh cơ khí của anh ta và dấu vết còn để lại ngay trên khuôn mặt, mà tất cả những ai tham dự trong phiên toà này đều nhìn thấy. Thưa quí toà! Căn cứ vào những điều luật về quyền con người đối với người máy, thân chủ tôi hoàn toàn vô tội.
Phát hiện độc đáo của Organ khiến mọi người sửng sốt. Có những tiếng vỗ tay nổi lên hoan hô ông. Những người tham dự quan toà xì xào làm cường độ âm thanh vượt quá giới hạn cho phép, máy điện toán tự động rung chuông và yêu cầu im lặng.
Ngài đại diện Công tố viện đứng dậy bước ra khỏi chỗ ngồi và nói với một giọng điềm tĩnh:
- Ngài luật sư đã viện dẫn phần định danh về người máy một cách thiếu sót, vì còn một đoạn văn bản sau đây cho phần này: "Người máy hoạt động được, bởi sự điều khiển trực tiếp hay gián tiếp của con người thông qua chương trình đã được ghi trong bộ nhớ điện tử"! Thưa quí toà! Dream không hề bị điều khiển bởi bất cứ một con người nào trên hành tinh này, ngoại trừ sự diễn biến tư duy của anh ta. Hơn nữa về mặt luật pháp, Dream chưa hề có sự công nhận đã chết của một hội đồng giám định y khoa. Việc thay thế những bộ phận tự nhiên bằng bộ phận nhân tạo đã được thực hiện từ lâu trong lịch sử loài người, để đảm bảo sự sống tiếp tục của một con người là việc làm nhân đạo. Đối với Dream, khi não - bộ phận tự nhiên cuối cùng - được thay thế, anh ta đã sống với tất cả sự hiểu biết của bản thân anh ta. Môi trường gia đình và xã hội vẫn chấp nhận Dream như một con người thật sự. - Ngài đại diện Công tố viện nói mỗi lúc càng hăng hái; ông vung tay chặt xuống không khí với vẻ mặt phẫn nộ - Việc giết Dream phải được coi như một hành động giết người. Thưa quí toà! Ngay ở đây, quí vị có thể chứng kiến sự đau khổ tận cùng của một người mẹ mất con - Giọng ông trầm xuống với một nét mặt tỏ ra thương cảm, ông đưa tay chỉ hàng ghế dành cho thân nhân của Dream. Ở đấy có hai người đàn bà đang ôm mặt khóc nức nở, đó là mẹ và em gái Dream. - Phải chăng đây là tình cảm dành cho người máy? Nạn nhân chỉ thật sự được coi là đã chết bởi bàn tay của kẻ đang đứng ở kia, sau vành móng ngựa.
Luật sư Organ vội vã bước tới trước mặt mẹ và em gái của Dream. Ông nghiêng mình, nói với một vẻ mặt thông cảm:
- Tôi xin trân trọng bày tỏ sự chia buồn cùng bà và cô, vì đã mất đi hình ảnh sinh động của một người con trong gia đình.
Nói xong, ông cúi chào rồi quay lại phía quan toà:
- Thưa quí toà! Không ai có thể không xúc động trước những đau khổ của đồng loại, nếu tỏ ra là người có lương tâm. Tình cảm đối với Dream - người máy trong gia đình và cả trong xã hội - chỉ là một sự liên hệ tiếp tục với ký ức về một con người đã sống. Dream - người máy bị phá huỷ đã làm mất đi hình ảnh sống động liên hệ với kỷ niệm, tạo nên một cảm giác đau khổ vì mất mát thật sự. Nhưng không phải vì thế mà Dream - người máy phải được coi như là một con người. Đó là ý tưởng không nhân bản. Thưa quí toà! - Luật sư Organ nói một cách hăng hái - Chúng ta cũng không thể vì những thiếu sót có tính hành chính ở một bệnh viện mà đi đến kết luận về sự tồn tại của con người về mặt pháp lý. Ở Dream, người máy rõ ràng không có những giá trị sinh học của con người. Điều dễ nhận thấy ở đây là: anh ta không có tuổi sinh học như con người và bất tử cho đến ngày tận thế! - Nói đến đây ông ngừng lời nhìn phía những người dự phiên toà - Đối với con người đích thực - Ông nói tiếp - Tuy chưa có một sự định danh rõ ràng cho nó, nhưng ý niệm về con người vẫn hình thành bởi mối tương quan với đồng loại. Dream - người máy không phải là đối tượng nghiên cứu của mọi khoa học nhân văn. Nếu coi hành động của Sonyl là hành động của một kẻ giết người thì đó cũng là lúc người ta đã giết chết những ý niệm đích thực về con người.
Luật sư Organ dang rộng hai tay với vẻ mặt thất vọng và tiếc nuối:
- Ôi! Nhân loại sẽ đi về đâu, nếu người ta thừa nhận Dream - người máy, là một con người?
- Tôi phản đối - Ngài đại diện Công tố viện hầm hầm tức giận - Ông luật sư đã đưa ra những lời lẽ có tính ám chỉ đả kích cá nhân, chứ không phải tranh biện trên cơ sở luật pháp để làm sáng tỏ công lý.
- Tôi đang tranh luận với ngài đại diện Công tố viện tại toà án để làm sáng tỏ vụ án, chứ không phải hân hạnh tiếp kiến cá nhân ngài George - Malem.
- Rất tiếc, nếu nạn nhân không bị bắn chết bởi thân chủ của ông, chắc chắn anh ấy sẽ chứng minh với ông: anh ấy là con người thật sự.
- Điều may mắn cho ông là linh hồn con người chết không hiện về để báo cho ông biết: Anh ta đã thật sự chết trong cuộc trượt tuyết dười chân núi Alpes.
Tiếng chuông reo cảnh cáo những biểu hiện lệch hướng trong tranh luận. Máy siêu điện toán đã nhận được những tín hiệu âm thanh dồn dập.
Ngài đại diện Công tố viện quay về phía ông chánh án - với nét mặt bực bội - giành quyền phát biểu:
- Thưa quí toà! Con người không phải chỉ thay đổi những bộ phận tự nhiên trong cơ thể bằng những bộ phận nhân tạo, mà nó đã thay đổi luôn môi trường thiên nhiên đã sinh ra nó bằng một môi trường nhân tạo. Và đó là biểu hiện của sự tiến hoá của nền văn minh nhân loại. Phải chăng sống trong một môi trường nhân tạo, con người đã huỷ diệt mình? Sự tồn tại của Dream sau giải phẫu và thay thế bằng óc điện tử, chính là một thành tựu khoa học vĩ đại - cũng giống như con người đã tạo ra một môi trường của mình - ở đấy không phải sự sống kết thúc mà là tiếp tục phát triển dưới dạng khác. Nền văn minh của nhân loại sẽ đi về đâu, nếu không goi hành động của bị cáo là một hành động giết người - Vừa nói ông vừa ngẩng cao đầu nhìn mênh mang lên trần.
Luật sư Organ đưa tay lên xoa xoa cằm, đầu hơi cúi nhìn xuống đất, phải chăng ông đã tìm thấy ở nơi cát bụi - cõi cội nguồn và sự kết thúc của con người - một ý niệm đích thực về con người? Lúc này trông ông có dáng trầm ngâm của một triết gia. Bất ngờ, ông quay người về phía toà án, giơ tay như muốn nói ナ
Bỗng một tiếng nói trầm trầm hoà vào tiếng chuông reo vang: "Toà tạm nghỉ để nghị án."
Tiếng ồn ào lập tức nổi lên, những người tham dự phiên toà tiếp tục cuộc tranh luận của luật sư và vị đại diện Công tố. Trong phía ý kiến ủng hộ Công tố viện có mẹ của Dream. Bà cảm nhận đứa con bà chỉ thật sự chết bởi viên đạn oan nghiệt của Sonyl. Bà sụt sùi khóc vì người ta nhắc tới con bà.
- Thưa bà! Mong bà hãy bớt phiền não, người ta có thể làm sống lại con bà bằng cách chế tạo lại một bộ óc điện tử khác với những dữ kiện ký ức của Dream còn lưu trữ trong máy siêu điện toán. Anh ấy sẽ trở về với tất cả tình cảm nồng hậu như xưa đối với bà! Một ông béo phị, hói trán, ngồi bên cạnh mẹ Dream - mà người ta nhận ra là ông chủ tiệm gà rán Hamberger ở đường Don Juan - đã an ủi bà. Cô Simili, em gái của Dream, lắc đầu buồn bã:
- Nhưng lúc đó anh tôi sẽ thật sự là một người máy. Đâu còn như anh Dream trước đây là sự sống tiếp nối của anh ấy! Nói xong, cô ôm mặt khóc nức nở. Ông chủ tiệm gà rán lắc cái đầu hói tỏ vẻ bất lực.
Trong số những người ủng hộ luật sư Organ, những người có tín ngưỡng đã đưa ra lập luận dựa trên giáo lý: "Thượng đế đã sinh ra con người, nhưng trong cơ thể của Dream không có cái gì thuộc về Thượng đế. Dream phải là người máy". Một số người mộ đạo vội làm dấu thánh khi nghe nhắc đến danh vị Thượng đế. Có người lầm rầm: "Cầu xin Thượng đế toàn năng hãy tha tội. Thế gian này có cái gì nằm ngoài quyền năng của Ngài. Dream đã tồn tại trong hình ảnh của một con người, đó chính là ý muốn của Đấng Tối cao. Coi Dream như là một người máy chính là họ xúc phạm đến quyền năng của Ngài!".
Cuộc tranh luận chắc chắn sẽ còn kéo dài, nếu không có tiếng chuông báo hiệu cuộc xử án tiếp tục. Mọi người đứng dậy hồi hộp nghe quan toà đọc bản án:
- Sau khi căn cứ vào các điều khoản luật pháp, căn cứ vào cáo trang của Công tố viện và những chứng cứ với sự thú nhận của bị can. Toà đã buộc tội bị can Sonyl - Pho, sinh năm 3267, ngụ tại số 27, đường Maxell thuộc tiểu bang Atlantic, bị pháp luật trừng phạt một năm tù giam vì tội danh: say rượu, sử dụng vũ khí phá rối trật tự nơi công cộng.
Những người tham dự phiên toà cùng "ồ" lên ngạc nhiên. Chính Sonyl cũng buột miệng thốt lên câu nói cuối cùng trước toà:
- Vậy còn tội giết Dream thì sao?


*

 

Luật sư Organ rít thêm một hơi thuốc dài rồi dụi thuốc vào cái gạt tàn. Ông cầm tờ tin "Thế giới hôm nay" rồi ngả người trên ghế xích đu. Tờ báo được giở ra, ngay đầu trang hai, một hàng tít lớn chạy suốt tám cột báo với những chữ: "SỰ TIẾN BỘ CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT: CON NGƯỜI ĐÃ BIẾN MẤT HAY TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN?" Bài báo tường thuật lại phiên toà ngày hôm qua - mà chính ông là một thành viên quan trọng - như một hiện tượng xã hội để bình luận về vấn đề con người. Thay cho lời kết luận, tác giả bài báo đưa ra câu trả lời phỏng vấn của ông chánh án khi được hỏi: "Phải chăng ngài đã bất lực khi xử vụ án này?". "Vụ án này đã đụng phải vấn đề mà nhân loại tìm kiếm: Con người là gì? Hay nói một cách chính xác hơn: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đặt lại vấn đề này. Tôi không thể lấy sự phán quyết của toà án để đặt ra một chuẩn mực xã hội!".
"Còn lâu mới có một chuẩn mực xã hội cho nó!" Luật sư Organ lẩm bẩm. Bỗng có tiếng động nhẹ, bà Organ đến bên cạnh ông, nét mặt tỏ ra bực bội một cách dễ mến:
- Thần kinh của ông đã bị suy nhược vì làm việc căng thẳng quá độ rồi đấy. Tôi thấy ông cần phải bồi dưỡng và nghỉ ngơi cho khoẻ!
Nói xong, bà đặt lên bàn bên cạnh ông một ly sữa hột gà và hai cục pin điện tử.
Luật sư Organ hững hờ lấy ly sữa nhấp một ngụm rồi đặt xuống bàn. Sau đó, ông đưa tay lấy hai cục pin rồi từ tốn vén mớ tóc loà xoà sau gáy - ông ấn hai cục pin vào một cái khe nhỏ ở đó. Ông làm việc ấy như một thói quen, hai mắt vẫn không rời khỏi tờ báo.

Bến Tre 1992

 

 

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Stephen Hawking:

"Trí thông minh nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người"

tinhte.vn/

2654783_Tinhte-Hawkings.jpg

Trong bài phỏng vấn với đài BBC, giáo sư vật lý học thiên tài Stephen Hawking đã cảnh báo về mối đe dọa của trí thông minh nhân tạo (AI) đến sự tồn vong của nhân loại chúng ta. Ông cho rằng dù những thành công bước đầu của AI đã khiến chúng ta hy vọng nhiều vào nó, tuy nhiên, ông sợ rằng nếu như một ngày nào đó, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ AI có thể bằng hoặc thông minh hơn con người và lúc sự tồn tại của loài người sẽ chấm dứt.

Tham khảo BBC, Neurogadget

========================
Một lần nữa ngài Hawking lại nhầm lẫn. Nhưng sự nhầm lẫn này có "cơ sở khoa học" của nó. Cái "cơ sở khoa học" này chính là sự giới hạn trong nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Họ chưa xác định được "con người là gì? Từ đâu đến?". Nếu những tri thức khoa học tinh hoa hiện nay hiểu được điều này thì trí thông minh nhân tạo dù đạt đến tuyệt đỉnh cũng không thể vượt qua được khả năng của con người.
Xin Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại, cùng Đức Phật từ bi tha tội cho kẻ thứ dân khi phát biểu câu này:
Sự khác biệt giữa con người và robot chính là sự sáng tạo ở trần gian.

 

Tôi lấy vài  thí dụ như thế này:

Lập trình cho một robot cực hiện đại tất cả những quỹ trình từ nấu thép cho đến sản xuất một cái xe tăng, hoặc tên lửa vũ trụ bay lên mặt trăng. Trong đó có luôn cả phương pháp nghiên cứu, những thành công và thất bại trong lịch sử sản xuất của tên lửa vũ trụ, hoặc cái xe tăng. Sau đó, đề nghi robot sáng tạo cải tiến hoặc làm một mô hình có mục đích sử dung như xe tăng, hoặc tên lửa vũ trụ. Trong trường hợp này, khả năng sáng tạo của robot sẽ rất hạn chế, mặc dù nó có thể cải tiến tốt hơn. Nhưng không thể nghĩ ra một mô hình mới thay thế xe tăng bằng một vật thể không phải xe tăng nhưng có tác dụng như xe tăng. Nhưng ngược lại với con người thì có thể làm ra một vật thể khác hẳn xe tăng nhưng có tác dụng tương tự. Thí dụ như người máy chiến đấu. Do khả năng tri thức của robot bị giới hạn bởi tri thức nền tảng của thời đại sản sinh ra nó. Khi con người lập trình ra nó không thể vượt qua nền tảng tri thức hiện đại liên quan thì robot không thể sáng tạo được hơn một con người thông minh có suy nghĩ độc lập.

Cụ thể hơn, thí dụ con người có thể tìm ra băng cháy để thay thế dầu hỏa, Vậy nếu một con robot được lập trình trong ngành năng lượng mà không có băng cháy thì nó có thể nghĩ ra dùng băng cháy và lập chương trình khai thác không?

Cách đây nhiều năm, trong một năm nào đó tôi có tiên tri rằng: Trong năm nay con người sẽ tạo ra được robot bác học. Quả nhiên năm đó có thông tin về robot bác học xuất hiện. Nếu trong chương trình của robot được nạp tất cả những kiến thức chuyên ngành thì con robot này sẽ làm việc như một nhà bác học và có luôn cả việc những phát minh trên cơ sở chương trình lập ra cho nó. Nhưng ngay cả trường hợp này, thì sự sáng tạo của robot cũng không thể vượt ra qúa nhiều trên nền tảng tri thức mà con người nạp vào bộ nhớ của nó. Nhưng với con người sáng tạo thì nó có thể thay hẳn phương tiện này sang phương tiện khác, như thay xe ngựa bằng oto, sau đó thay oto bằng máy bay vậy.

Bởi vậy, "con người là gì? Từ đâu tới và đi về đâu?" vẫn là vấn nạn của chính con người từ hàng thiên niên kỷ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt tất nhiên hiểu rõ điều này.

Chính ngài SW Hawking đã phát biểu:

"Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chình nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?"

Giả thuyết rằng: "Lý thuyết thống nhất đã quyết định cả thế giới này không tìm ra nó". Nếu thế thì không có gì để bàn. Chúng ta cứ tin như vậy và hy vọng ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối và mặt trái của khoa học kỹ thuật sẽ dẫn cả nền văn minh này đi đến bế tắc. Ngài SW Hawking cũng phát biểu: "Con người cần tìm một hành tinh khác để ở".

Nhưng nếu chúng ta đặt một giả thuyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành có thể là lý thuyết thống nhất thì cũng thử bàn xem đã.Nếu may ra tôi sai thì tốn kém cũng không đáng kể. Còn nếu chẳng may tôi đúng thì cũng còn rẻ hơn nhiều so với 100 tỷ Dollar đi tìm có mỗi cái "Hạt của Chúa" mà không có

.

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Tranh cãi về trí tuệ nhân tạo hủy diệt nhân loại
06/12/2014 20:00
 
 

(TNO) Thiên tài vật lý người Anh Stephen Hawking cảnh báo trí tuệ nhân tạo sẽ hủy diệt loài người. Lời cảnh báo của ông Hawking đang gây tranh cãi trong giới khoa học.

 

Tri_Tue_Nhan_Tao.jpg
Bản thân ông Stephen Hawking đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, có khả năng tự nắm bắt suy nghĩ, biểu hiện gương mặt của ông để chuyển thành lời nói tương ứng - Ảnh: Reuters

 

“Những dạng trí tuệ nhân tạo nguyên thủy mà chúng ta có chứng minh chúng rất hữu ích. Nhưng tôi nghĩ rằng sự phát triển trí tuệ nhân tạo toàn diện có thể dẫn đến sự kết thúc của nhân loại”, AFP ngày 6.12 dẫn lời ông Hawking trả lời phỏng vấn đài BBC (Anh).

Ông Hawking cảnh báo những cỗ máy thông minh sẽ thoát ly khỏi con người, tự phát triển, sinh sôi nảy nở và quay lại tiêu diệt loài người. Lời cảnh báo này giống nội dung những bộ phim viễn tưởng, như “Kẻ Hủy Diệt”.

Trả lời phỏng vấn AFP, một số chuyên gia cho rằng mặc dù mối đe dọa từ trí tuệ nhân tạo như ông Hawking cảnh báo còn quá xa vời, nhưng con người cũng nên nghiêm túc đối mặt với nó. Một số chuyên gia khác cho rằng lời cảnh báo của ông Hawking là thổi phồng quá mức.

Nhà nhân chủng học Daniela Cerqui thuộc Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) cho biết: “Tôi rất hài lòng ít ra có một nhà khoa học lên tiếng cảnh báo. Tôi đã lên tiếng cảnh báo điều này trong nhiều năm qua”.

Bà Cerqui cho biết việc phát triển trí tuệ nhân tạo đang tạo ra những cỗ máy có khả năng vượt xa con người thật sự. “Điều này nghe có vẻ giống như trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng chúng ta đang hướng đến con đường mà ông Hawking cảnh báo, từng chút từng chút một”, theo bà Cerqui.

Ông Nick Bostrom, giám đốc chương trình nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ tương lai tại Đại học Oxford (Anh), lại cho rằng mối đe dọa từ trí tuệ nhân tạo không phải là tức thì.

Ông Bostrom chỉ ra rằng trí tuệ nhân tạo rõ ràng vẫn nằm trong sự kiểm soát của con người, chẳng hạn như máy bay không người lái quân sự, những chiếc xe hơi không người lái, những công nhân “robot” và thiết bị do thám internet tự động.

Nhưng ông Bostrom nói: “Tôi nghĩ rằng trí tuệ của những cỗ máy sẽ vượt qua trí tuệ sinh học tức trí tuệ con người và tất nhiên sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ”.

 

Tri_Tue_Nhan_Tao_2.jpg
Diễn viên Arnold Schwarzenegger đóng vai người máy trong loại phim "Kẻ Hủy Diệt" với nội dung người máy tiêu diệt con người - Ảnh: Reuters

 

Các chuyên gia khác cho rằng trí tuệ nhân tạo “thật sự” - hiểu đơn giản là một cổ máy có thể thoát ly khỏi sự điều khiển con người, tự hoạt động và suy nghĩ sáng tạo như con người - vẫn còn phải mất nhiều thập niên nữa mới trở thành hiện thực.

Kể từ khi trí tuệ nhân tạo được tiến hành nghiên cứu và giới thiệu tại một hội thảo năm 1956, các nhà khoa học dự đoán rằng trí tuệ nhân tạo sẽ vượt qua con người trong vòng 15-25 năm tiếp theo, nhưng đến nay điều đó vẫn chưa thể xảy ra, theo nhà nghiên cứu Stuart Armstrong của Đại học Oxford (Anh).

Ông Jean-Gabriel Ganascia, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo thuộc Đại học Paris VI (Pháp), cho hay cảnh báo của ông Hawking “đi quá xa”. “Hawking nói có công nghệ tự động tự phát triển, thoát ly khỏi con người. Ông ta không có chứng cứ để chứng minh tuyên bố này. Không hề có dữ liệu nào để chứng minh ý kiến của ông là đúng”, ông Ganascia nhận định.

“Nghe có vẻ hơi thảm họa. Các cỗ máy hiện đã làm được nhiều việc tốt hơn con người”, ông Mathieu Lafourcade, chuyên gia trí tuệ nhân tạo tại Đại học Montpellier (Pháp) nói, dẫn chứng với việc máy tính chơi cờ giỏi hơn con người. “Nhưng điều này không có nghĩa là các cỗ máy thông minh hơn chúng ta”, theo ông Lafourcade.

Ông Allan Tucker, giảng viên ngành Khoa học máy tính của Đại học Brunel (Anh), cho biết trí tuệ nhân tạo có nhiều bước phát triển trong những năm gần đây, chẳng hạn robot BigDog, được Lầu Năm Góc tài trợ kinh phí nghiên cứu, được thiết kế có bốn chân có khả năng tự chạy nhảy, giữ thăng bằng để phục vụ quân đội Mỹ trong tương lai.

“Những cỗ máy như thế này là những công cụ tuyệt vời phục vụ con người, nhưng vẫn phải do con người điều khiển. Theo tôi, hiện chưa có bất kỳ cỗ máy nào có trí tuệ nhân tạo, tức tự vẫn hành hoàn toàn”, ông Tucker nhận định.

Giáo sư Tony Cohn, thuộc Đại học Leeds (Anh), cho rằng trí tuệ nhân tạo “vẫn còn rất xa vời… không thể thành hiện thực trong thế, và tôi có thể nói cần phải mất nhiều thập niên nữa với tốc độ phát triển hiện tại”.

Phúc Duy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí tuệ nhân tạo dù phát minh cao cấp đến đâu, cũng không thể hủy diệt nhân loại. Sở dĩ tôi khẳng định điều này vì chúng ta phải bắt nguồn từ những khái niệm sau đây:

A/ Nền tảng tri thức của một nền văn minh. Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại là giới hạn nhận thức trong một tập hợp. Tập hợp hiên này là cả nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện đại - Trừ thuyết ADNh thuộc văn minh Đông phương, chưa được "Khoa học công nhận". Nói theo lý học Đông phương thì nền tảng của nền văn minh hiện nay phân loại nằm trong tập hợp hành Kim.

B/ Cuộc sống luôn phát triển, tiến hóa, con người phải có những hình thái ý thức cân bằng với nó. Nói theo Lý học là "cân bằng Âm Dương".

Trên hai cơ sở này thì người máy không bao giờ có thể hủy diệt nhân loại. Ngoại trừ chính con người sử dụng người máy để hủy diệt nhau. Trong điều kiện này thì không cần phải qua lo xa về tương lai như vậy. Vì chỉ một cuộc chiến tranh hạt nhân thì nhân loại sẽ bị hủy diệt ngay bây giờ, chứ không cần đợi đến người máy thông minh ra đời trong tương lai.

Tạm thời giải thích vậy đi.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRAO ĐỔI TRÊN FACEBOOK.

https://www.facebook.com/thiensu.lacviet

 

  • Anh-Tuan Nguyen Chú cho cháu hỏi, "nền tảng của nền văn minh hiện nay nằm trong tập hợp hành Kim" thì có nghĩa là như thế nào ạ?
     
  •  Anh Tuấn Nguyễn thân mến.
    Thực ra để giải thích điều này rất dài dòng văn tự. Nhưng đại để thuyết ADNh mang tính phân loại rất cao cấp: Tất cả những dạng tồn tại trong vũ trụ đều nằm trong sự phân loại của học thuyết này:
    - Phân loại có tính phân biệt là Âm Dương và là mô hình tương tác bao trùm.
    - Phân loại các dạng tương tác và chuyển hóa của vật chất từ sự tương tác bao trùm trên của AD, là Ngũ hành.
     
    Trong sự phân loại Ngũ hành này gồm cả phân loại từ thiên nhiên, vũ trụ đến diễn tiến lịch sử của cả một nền văn minh, xã hội, cuộc sống và cả con người cũng được phân loại, nằm trong phạm trù chi phối của Âm Dương, thí dụ: Một người sinh năm 1990, được phân loại mạng Thổ.
    Nền văn minh hiện nay được tôi phân loại thuộc hành Kim. Đây là một kiến thức chuyên môn sâu, không thể giải thích trên một đoạn ngắn thế này.
    Tạm hiểu vậy.

 

 
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện dấu vết chứng tỏ sự sống tồn tại trên Sao Hỏa

Nguyễn Hoa (Vietnam+)

lúc : 17/12/14 11:09

 

ttxvn_saohoa141217.jpg
Các lớp trầm tích tại khu vực Gale Crater, nơi từng là hồ nước trên bề mặt Sao Hỏa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Theo BBC, sau một thời gian dài tìm kiếm, tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện dấu vết của khí methane trên Sao Hỏa.

Cụ thể, Curiosity đã phát hiện một đợt phun khí methane vào bầu khí quyển Sao Hỏa, kéo dài tới 2 tháng trời.

Các nhà khoa học tin rằng methane là dấu hiệu rõ rệt nhất về sự tồn tại của sự sống bởi trên Trái Đất, 95% khí methane sinh ra từ hoạt động của các cơ thể sống ở cấp độ tế bào.

Hiện tàu Curiosity chưa rõ nguồn khí methane tới từ đâu, dù có hướng giả thuyết nói rằng nó đã mắc kẹt lâu nay ở dưới lòng đất và thoát ra nhờ những xáo trộn diễn ra định kỳ trên Sao Hỏa.

“Có những cái lồng nước đá với kích cỡ phân tử, có chứa khí methane ở bên trong. Theo thời gian, những cái lồng này có thể đã trở nên mất ổn định, do tác động từ lực cơ học hoặc nhiệt và giải phóng khí methane. Khí này sẽ dần đi theo các viết nứt và kẽ hở trong đất đá để vào bầu khí quyển,” giáo sư Sushil Atreya thuộc trường Đại học Michigan cho trang tin BBC News biết.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là bằng cách nào khí methane (CH4) lại bị mắc kẹt trong nước đá, trước khi chúng được giải phóng. Hiện các nhà khoa học mới có 2 hướng giải thích cho hiện tượng này.

Một trong đó là khí methane sinh ra từ hoạt động của các vi khuẩn. “Đây là một trong vài hướng giả thuyết mà chúng tôi đã đề ra,” John P. Grotzinger, nhà khoa học phụ trách dự án Curiosity cho biết.

Ngoài khí methane, lần đầu tiên các nhà khoa học đã công bố việc họ tìm thấy sự hiện diện của các phân tử hữu cơ với thành phần có chất carbon trong một mẫu đá.

Các phân tử hữu cơ này không phải bằng chứng trực tiếp về sự sống, nhưng chúng đã làm tăng sức nặng của giả thuyết rằng Sao Hỏa có các nguyên liệu cần thiết để sự sống sinh sôi nảy nở.

Sự xuất hiện của khí methane và hợp chất hữu cơ cho thấy có khả năng sự sống vẫn đang tồn tại trên hành tinh Đỏ này mà chúng ta không biết.

“Đây thực sự là một khoảnh khắc tuyệt vời của nhiệm vụ,” tiến sỹ Grotzinger nói tại một cuộc họp báo diễn ra hôm 16/12./.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện dấu vết chứng tỏ sự sống tồn tại trên Sao Hỏa

Nguyễn Hoa (Vietnam+)

lúc : 17/12/14 11:09

 

ttxvn_saohoa141217.jpg
Các lớp trầm tích tại khu vực Gale Crater, nơi từng là hồ nước trên bề mặt Sao Hỏa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Theo BBC, sau một thời gian dài tìm kiếm, tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện dấu vết của khí methane trên Sao Hỏa.

Cụ thể, Curiosity đã phát hiện một đợt phun khí methane vào bầu khí quyển Sao Hỏa, kéo dài tới 2 tháng trời.

Các nhà khoa học tin rằng methane là dấu hiệu rõ rệt nhất về sự tồn tại của sự sống bởi trên Trái Đất, 95% khí methane sinh ra từ hoạt động của các cơ thể sống ở cấp độ tế bào.

Hiện tàu Curiosity chưa rõ nguồn khí methane tới từ đâu, dù có hướng giả thuyết nói rằng nó đã mắc kẹt lâu nay ở dưới lòng đất và thoát ra nhờ những xáo trộn diễn ra định kỳ trên Sao Hỏa.

“Có những cái lồng nước đá với kích cỡ phân tử, có chứa khí methane ở bên trong. Theo thời gian, những cái lồng này có thể đã trở nên mất ổn định, do tác động từ lực cơ học hoặc nhiệt và giải phóng khí methane. Khí này sẽ dần đi theo các viết nứt và kẽ hở trong đất đá để vào bầu khí quyển,” giáo sư Sushil Atreya thuộc trường Đại học Michigan cho trang tin BBC News biết.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là bằng cách nào khí methane (CH4) lại bị mắc kẹt trong nước đá, trước khi chúng được giải phóng. Hiện các nhà khoa học mới có 2 hướng giải thích cho hiện tượng này.

Một trong đó là khí methane sinh ra từ hoạt động của các vi khuẩn. “Đây là một trong vài hướng giả thuyết mà chúng tôi đã đề ra,” John P. Grotzinger, nhà khoa học phụ trách dự án Curiosity cho biết.

Ngoài khí methane, lần đầu tiên các nhà khoa học đã công bố việc họ tìm thấy sự hiện diện của các phân tử hữu cơ với thành phần có chất carbon trong một mẫu đá.

Các phân tử hữu cơ này không phải bằng chứng trực tiếp về sự sống, nhưng chúng đã làm tăng sức nặng của giả thuyết rằng Sao Hỏa có các nguyên liệu cần thiết để sự sống sinh sôi nảy nở.

Sự xuất hiện của khí methane và hợp chất hữu cơ cho thấy có khả năng sự sống vẫn đang tồn tại trên hành tinh Đỏ này mà chúng ta không biết.

“Đây thực sự là một khoảnh khắc tuyệt vời của nhiệm vụ,” tiến sỹ Grotzinger nói tại một cuộc họp báo diễn ra hôm 16/12./.

 

Chẳng bao giờ có sự sống trên sao Hỏa cả. Đó là lời khẳng định của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ những kiến thức hiểu biết của cá nhân, nhân danh nền văn hiến Việt. Trước đây, NASA đã từng công bố xác định có nước trên sao Hỏa từ hàng triệu năm trước với một video mô phỏng bề mặt sao Hỏa lênh láng nước. Nhưng đến nay họ phải im lặng vì cái giả thuyết khoa học này. Còn rất nhiều những hình ảnh được gọi là phát hiện thấy chuột chết, kỳ đà hóa đá trên sao Hỏa, cũng không làm lay chuyển được kết luận của tôi: "Không có sự sống ngoài trái Đất".

Nếu như nước và xác các động vật hóa đá mô tả sự sống và điều kiện sống trên sao Hỏa một cách chưa chắc chắn, nên không phải là sự bác bỏ luận điểm của tôi thì việc cho rằng có khí metan và và hợp chất chứa Carbon, không phải là những bằng chứng thuyết phục cho sự sống đã xuất hiện ở đây - dù dưới dạng đơn giản nhất.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ tuyên bố phát minh ra máy bay từ 7000 năm trước

 

Ấn Độ tuyên bố phát minh ra máy bay từ 7000 năm trước Các nhà nghiên cứu Ấn Độ mới đây tuyên bố rằng người Ấn đã có những kỹ năng tuyệt vời trong công nghiệp hàng không từ cả ngàn năm trước khi anh em nhà Wright phát minh ra chiếc máy bay đầu tiên

 

Trong một bài báo gây tranh cãi được trình bày tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ vào ngày hôm qua, hai nhà nghiên cứu tên là Anand Bodas và Ameya Jadhav tuyên bố rằng hàng không Ấn Độ cổ đã tiến bộ hơn nhiều só với công nghệ ngày nay.

 

chuyenbaydautien.jpg

 

Chuyến bay ngày 17/12/1903 của anh em nhà Wright.

 

Bài báo viết: “Các kiến thức về hàng không được mô tả trong tiếng Phạn trong 100 phần, 8 chương, 500 nguyên tắc và 3000 câu. Trong khi đó thời hiện đại, chỉ có 100 nguyên tắc”.

 

Họ cũng nói thêm rằng chính là Maharishi Bharadwaj – một trong những nhà hiền triết Ấn Độ giáo ở Vedic Age mới là người đầu tiên phát minh ra máy bay chứ không phải anh em nhà Wright.

 

Maharishi Bharadwaj nói về những chiếc máy bay “đi từ nước này sang nước khác, một lục địa khác và một hành tinh khác” từ khoảng 7000 năm trước đây.

 

Anh em nhà Wright, gồm Orville Wright và Wilbur Wright là những người đã chế tạo chiếc máy bay đầu tiên và bay thử thành công chuyến bay đầu tiên vào ngày 17/12/1903.

theo nguoiduatin.vn

 

===============================================================

Căn cứ theo những kiến thức cổ xưa để lại, thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

 

Có thể mọi người ngoài hội nghị khoa học Ấn Độ này không tin, trừ tôi. Đã từ rất lâu tôi đã phát biểu rằng: Có một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên thế giới này. Nền văn minh đó có nền tảng tri thức vượt trội hơn rất nhiều nền văn minh hiện nay và đó chính là nền văn minh sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ấn Độ gây chấn động giới khoa học về máy bay cổ, bò sản xuất vàng

Nguyễn Hường

06/01/15 13:27

(GDVN) - Bodas còn tuyên bố rằng, những chiếc máy bay cổ không chỉ có thể di chuyển trên hành tinh này mà còn có thể du hành tới các hành tinh khác.

 

Một hội nghị khoa học diễn ra ở Mumbai mới đây đã gây chấn động cộng đồng quốc tế với những tuyên bố siêu thực về công nghệ cổ đại của người Ấn Độ được đúc kết từ nghiên cứu các bản thảo tiếng Hindu cổ đại, như kinh Vệ Đà và Puranas.

 

ando.jpg

Một bản thảo cổ của Ấn Độ.

 

Bài thuyết trình gây tranh cãi nhất tại hội nghị được đưa ra bởi Anand Bodas, một Hiệu trưởng cơ sở đào tạo phi công đã nghỉ hưu, người tuyên bố rằng người Ấn Độ cổ đại ở Rigveda đã làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay có thể du hành vũ trụ.

Ông Bodas dẫn một bản thảo tiếng Hindu có niên đại 7.000 năm tuyên bố rằng người Ấn Độ cổ đại đã chế tạo được những chiếc máy bay dài từ 1,8 mét đến 18 mét. Thậm chí có những chiếc lên tới 60 mét. Máy bay cổ có 40 động cơ nhỏ và hệ thống ống xả rất linh hoạt mà hàng không ngày nay vẫn không thể biết tới.

Bodas còn tuyên bố rằng, những chiếc máy bay cổ không chỉ có thể di chuyển trên hành tinh này mà còn có thể du hành tới các hành tinh khác. Ông Bodas cũng công bố các bản thảo cổ có niên đại hơn 3.000 năm mô tả về chế độ ăn uống, quần áo của các phi công.  Theo Bodas, các phi công cổ đại được uống sữa trâu, bò, cừu, mặc quần áo làm từ thực vật trồng dưới nước.

Tuyên bố của ông Bodas đã gây ra phản ứng giận dữ của các nhà khoa học tham dự hội nghị cũng như các nhà khoa học quốc tế.  

Nhà khoa học NASA Ram Prasad Gandhiraman còn đăng tải bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu Hội đồng Khoa học Ấn Độ hủy bỏ bài giảng của Bodas vì nó pha trộn giữa thần thoại và khoa học. Bản kiến nghị đã thu hút được sự ủng hộ của hơn 1.000 người.

 

ando2.jpg

Thủ tướng Modi phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị khoa học.

 

Tuy nhiên, những người tổ chức hội nghị, trong đó quy tụ được hơn 30.000 nhà khoa học Ấn Độ, tin rằng họ đã làm sống lại "kiến thức rộng lớn của khoa học" chứa trong các bản văn thánh Ấn Độ.

Tại lễ khai mạc hội nghị hôm 3/1, Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi các nhà khoa học Ấn Độ "khám phá những bí ẩn của khoa học" và thừa kế truyền thống phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ của Ấn Độ.

Tuy nhiên, đó chỉ là một trong vài tuyên bố gây sửng sốt cộng đồng khoa học thế giới được đưa ra tại Hội nghị "Khoa học Ấn Độ cổ đại qua tiếng Phạn" do Hội đồng Khoa học Ấn Độ tổ chức ở Mumbai từ ngày 3-7/1.

Tại hội nghị, các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã giới thiệu các công nghệ cổ đại khác của nước này như xây nhà ở bằng nước xương rồng, vỏ trứng và phân bò; một loại vi khuẩn có thể biến bất thứ gì bò ăn thành vàng tinh khiết, khám nghiệm tử thi, cách để một xác chết nổi trên mặt nước trong ba ngày./.

=====================

Cá nhân tôi ủng hộ về nguyên tắc về một nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên trái đất và vượt trội hơn rất nhiều nền văn minh hiện nay. Việc khả năng người Ấn Độ có những bản văn nói về những phương tiện bay vũ trụ có thể là một chứng lý bổ sung cho luận điểm của tôi. Nasa sai rồi. Nếu họ muốn biết thì tôi sẽ chứng minh cho họ điều này. Nền khoa học Ấn Độ đang đi đúng hướng trong tương lai, khi khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa đã tồn tại.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị và anh chị em quan tâm.

Thiên Sứ tôi đã nhiều lần xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái đất này và đó chính là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Cả một hệ thống luận cứ với những chứng lý và di sản nhận thức trực quan không thể bác bỏ, xác định giả thuyết của tôi. Hiện tượng dưới đây của những nhà khoa học quốc tế về một di chỉ khảo cổ ở Ấn Độ, bổ sung thêm cho những di sản nhận thức trực quan minh họa cho những chứng lý trong giả thuyết của tôi. Tuy nhiên, vấn đề thời gian cần phải xem xét lại.

Cá nhân tôi ủng hộ về nguyên tắc về một nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên trái đất và vượt trội hơn rất nhiều nền văn minh hiện nay. Việc khả năng người Ấn Độ có những bản văn nói về những phương tiện bay vũ trụ có thể là một chứng lý bổ sung cho luận điểm của tôi. Nasa sai rồi. Nếu họ muốn biết thì tôi sẽ chứng minh cho họ điều này. Nền khoa học Ấn Độ đang đi đúng hướng trong tương lai, khi khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa đã tồn tại.

T6 - 119

=======================

Bằng chứng về vụ nổ bom nguyên tử 4.000 năm trước

Cập nhật lúc: 14:21 05/01/2015 (GMT+7)
 
(Kiến Thức) - Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột? Chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân.

 

  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Hai thành phố cổ Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ có lịch sử hình thành từ 5.000 năm trước, được coi là chứng tích cho sự huy hoàng của nền văn minh sông Ấn trong lịch sử.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Không chỉ có vậy, các thành phố cổ này còn chữa đựng một bí mật lớn về vụ nổ bom nguyên tử có thể đã xảy ra khoảng năm 1.500 TCN, khiến nền văn minh này đi đến chỗ tiêu vong.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Bằng chứng về "vụ nổ hạt nhân" này bắt đầu từ những bộ xương kỳ lạ được khai quật ở Mohenjo Daro.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng không bình thường. Tất cả đều chết trong nhà hoặc ngoài đường, không được chôn trong huyệt mộ, trong đó nhiều thi thể ngả thành đống.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Tư thế của các bộ xương cũng chứng tỏ những cái chết đã đến một cách đột ngột và đau đớn.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Việc phân tích các bộ xương cho thấy, cư dân thành phố Mohenjo Daro đã chết rất nhanh chóng vì nhiệt độ cực cao, dù không có dấu hiệu về một trận hỏa hoạn lớn được tìm thấy trong các tàn tích.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột như vậy? Theo các nhà khoa học, đó chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Có một điều trùng hợp kỳ lạ là sử thi Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ đã từng mô tả đến một thứ vũ khí hủy diệt gây ra cảnh tượng chết chóc giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân Hiroshima ở Nhật Bản.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Cuốn sử thi “Ramayana” cũng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt bằng một thứ vũ khí khủng khiếp trên chiến trường được gọi là thành phố Lanka. “Lanka” phải chăng chính là tên gọi xưa kia của thành cổ Mohenjo Daro?
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Tại Mohenjo Daro, người ta cũng tìm thấy các cấu trúc dạng kính gọi là chất “Tolinidi”, loạt vật chất thường được tìm thấy sau các vụ nổ bom nguyên tử.
  • bang-chung-ve-vu-no-bom-nguyen-tu-4000-n
    Phải chăng mảnh đất Ấn Độ xưa kia từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại? Rất hi vọng các nhà khoa học sẽ làm sáng tỏ điều này trong tương lai.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trái Đất tới ngưỡng "nguy hiểm" đối với sự sinh tồn của loài người

(TTXVN/Vietnam+)

lúc : 16/01/15 16:46

 

china.jpg
Hình minh họa. (Nguồn: vivensconsulting.com)
 

Trái Đất đang dần trở nên nguy hiểm đối với sự sinh tồn của loài người, trong khi chính con người cùng với những hoạt động của mình đã góp phần rất lớn dẫn tới tình trạng này. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 15/1.

Một nhóm gồm 19 chuyên gia quốc tế đã tiến hành khảo sát 9 giới hạn đánh giá mức độ an toàn của Trái Đất đối với sự sinh tồn của loài người theo một báo cáo công bố năm 2009.

Trong tổng số 9 tiêu chí đánh giá thì có 4 tiêu chí, bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sự thay đổi trong các hoạt động sử dụng tài nguyên đất và ô nhiễm môi sinh do lạm dụng phân bón - đều đã vượt ngưỡng an toàn.

Đặc biệt, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học do số loài tuyệt chủng vượt quá ngưỡng cho phép là 2 tiêu chí trọng tâm bởi nếu một trong hai yếu tố này vượt giới hạn nghiêm trọng trong thời gian dài có thể khiến Trái Đất rơi vào một trạng thái hoàn toàn mới.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực tế đáng báo động. Trong khi lượng khí CO2 trong bầu không khí ở mức 350ppm được coi là an toàn thì trên thực tế nó đã lên tới mức 397ppm, còn tỷ lệ các loài sinh vật tuyệt chủng do ô nhiễm hoặc nạn phá rừng cao hơn 10 đến 100 lần giới hạn an toàn cho phép.

Các tiêu chí khác như sử dụng tài nguyên nước, mức độ axít môi trường đại dương và mức độ thoái hóa tầng ozone đều đang còn trong giới hạn an toàn.

Các chuyên gia nhận định chính loài người đang làm cho môi trường sống của mình trở nên khắc nghiệt hơn, hủy hoại mọi nỗ lực giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nhóm chuyên gia cũng báo động về tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường do nitơ và phốtpho có trong phân bón gây ra.

Nghiên cứu mới này sẽ được Liên hợp quốc lấy làm căn cứ khi xây dựng các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhằm giúp loài người cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường./.

=====================

Lý học Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương  với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, luôn xác định sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên. Hoa Kỳ là một quốc gia có tổ chức xã hội tốt nhất hành tinh với những điều luật bảo vệ môi trường khá chi tiết. Nhưng những điều luật bảo vệ môi trường từ thời Hùng Vương còn sâu sắc hơn nhiều. Những dấu ấn còn lại của những điều luật, hay quy định của thời Hùng Vương còn tính đến cả chu kỳ sinh trưởng của từng loài để ra điều kiện săn bắt thích hợp. Mặc dù thời đó, môi trường thiên nhiên từ hàng ngàn năm trước còn thanh khiết hơn bây giờ.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi xác định rằng" Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là cứu cánh cho tương lai của nền văn minh này".

Đời người có 100 năm, cho nên đến khi trái Đất bị hủy diệt, hoặc nền văn minh bị xóa sổ thì không phải mối quan tâm của họ. Sự đe dọa của Ngày Tân Thế 21. 12 .2012 ầm ĩ như vậy, nhưng mọi chuyện vẫn bình thường. Huống chi sự ô nhiễm môi trường có lẽ cũng chỉ quan trọng với những người có trách nhiệm và có tầm nhìn xuyên thế kỷ. 

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kim tự tháp:

Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người

Cập nhật lúc 19h30' ngày  28/01/2015

 

Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá.

 

Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim, câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Cho đến nay, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.

 

Kim tự tháp là gì?

Kim tự tháp là cách gọi chung của các  kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều. Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.

Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua. Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại. Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí mật vĩ đại nhất của mình.

 

kim-tu-thap-2.jpg

 

Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là   Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.

Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.

Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria, Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có những Kim tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, không có bất cứ Kim tự tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.

 

Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?

Nếu như các công trình kim tự tháp khác con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư cấu bởi chúng ta đã có vô  vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.

Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng, loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn.

 

kim-tu-thap.jpg

 

Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến   số Pi - một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra. Các Kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế này. Bên cạnh đó, các Kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.

Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các Pharaoh một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).

 

Nó được xây dựng như thế nào?

Trước tiên phải nói rằng quá trình xây dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng. Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.

Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa học đã thống nhất về cách thức xây dựng Kim tự tháp. Các công trình vĩ đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong khoảng 3 năm là tối đa.

 

kim-tu-thap-3.jpg

 

Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên, lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này thật đáng kinh ngạc vì sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.

Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.

 

Đưa đá lên cao

Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất trong quá trình xây dựng một Kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ. Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?

Giả thiết đầu tiên  giả thuyết đơn giản nhất đó là: người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.

Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn, chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có  "lực tay" tương đương 100kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25 người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép. Nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.

 

kim-tu-thap-4.jpg

 

 Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người Ai Cập đã  xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ   để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn.

Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của Kim tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt.

Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả. Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới của tháp.

Tất nhiên, không phải chỉ có một đường dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một Kim tự tháp sẽ mất cả trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần của kim tự tháp nhất có thể.

 

Xây dựng và hoàn thành

 

kim-tu-thap-1.jpg

 

Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.

Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá để tạo nên hình dáng của Kim tự tháp, người Ai Cập sẽ tiến hành trau chuốt mặt ngoài và mặt trong của Kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của kim tự tháp sẽ được khắc chữ...

Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim tự tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.

 

Theo amore

 

Khi người ta còn bị nô lệ vào định kiến thì vĩnh viễn sẽ chìm trong u mê. Cụ thể khi người ta còn định kiến về sự tiến hóa của nền văn minh duy nhất hiện nay với khởi đầu là một thời đại đồ đá và những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ có thể giải thích được về bản chất thật của Kim Tự Tháp.

Nó cũng giống như từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX về trước, hầu hết đều nô lệ vào một định kiến cho rằng tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương thuộc về dân tộc Hán. Tất nhiên với sự nô lệ về định kiến đó con người sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá được những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.

 

 

 

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Viễn cảnh ma trận
Thanh Niên
29/01/2015 07:00
 

Loạt phim bom tấn Ma trận cách đây hơn 10 năm vẽ ra một viễn cảnh: Trong tương lai, con người bị kết nối vào một mạng lưới khổng lồ thông qua ổ cắm ở sau đầu, từ đó cỗ máy truyền và nạp dữ liệu vào đầu họ.

 

max_vxhb.jpg?width=500
Một cảnh trong phim Ma trận - Ảnh: Publicity Picture
Giờ đây, các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tiết lộ một dạng cáp mới có kích thước hẹp hơn bề ngang của sợi tóc người, đưa nhân loại đến gần viễn cảnh như trên, nhưng theo hướng tích cực. Các chuyên gia cho biết hệ thống trên có thể chuyển những tín hiệu quang học và thuốc một cách trực tiếp vào não, đồng thời hiển thị những số liệu điện tử để duy trì sự quan sát liên tục về ảnh hưởng của quá trình nhập dữ liệu hoặc dược phẩm.
“Chúng tôi xây dựng các giao diện thần kinh sẽ tương tác với các tế bào theo cách thức tự nhiên hơn so với những thiết bị đã dùng trước đây”, theo trợ lý Giáo sư Polina Anikeeva của MIT.
Sự phức tạp không thể nào so sánh được của não bộ luôn là thách thức khó vượt qua khi giới chuyên gia muốn nghiên cứu cơ chế hoạt động của nó. Không chỉ vì kết cấu quá tinh vi và mỏng manh của các kết nối thần kinh, mà còn do vô vàn phương pháp truyền tín hiệu được bộ não thường xuyên triển khai đồng loạt.
Trước đây, các cuộc nghiên cứu chỉ được thiết kế để ghi nhận một dạng tín hiệu truyền tin duy nhất, gây giới hạn thông tin có thể chiết xuất từ bộ não. Trong khi đó, các thiết bị thường dùng để ghi nhận tín hiệu thần kinh được làm từ kim loại, chất bán dẫn và thủy tinh, có thể gây tổn hại các tế bào xung quanh trong quá trình di chuyển. “Đó là vấn đề lớn trong lĩnh vực dây thần kinh nhân tạo”, theo trợ lý Giáo sư Anikeeva. Ông thêm rằng các vật liệu cũ quá cứng và bén.
Mọi chuyện đã thay đổi khi các chuyên gia MIT tìm được hướng tiếp cận mới. Bằng cách chế tạo những sợi cáp phức tạp với bề ngang nhỏ hơn sợi tóc, họ tạo ra một hệ thống có thể truyền tải các tín hiệu quang học và những thành phần thuốc đặc trị trực tiếp vào não.
Công nghệ này đã được mô tả trên chuyên san Nature Biotechnology. Sợi cáp mới được làm từ dạng polymer mang nhiều đặc điểm tương tự tế bào thần kinh, theo chuyên gia Anikeeva, cho phép chúng duy trì trong cơ thể suốt thời gian dài mà không làm tổn hại những tế bào mỏng manh xung quanh chúng.
Để làm được điều này, nhóm của chuyên gia Anikeeva tận dụng công nghệ sản xuất sợi cáp tân tiến do Giáo sư MIT Yoel Fink phát minh, nhằm phục vụ cho các nghiên cứu về lượng tử ánh sáng và các ứng dụng khác. Kết quả chính là các sợi polymer “mềm mại, dẻo dai và giống dây thần kinh hơn”.
Trước phát minh mới, Giáo sư John Rogers của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (không tham gia cuộc nghiên cứu) đã đánh giá cao báo cáo của MIT, hoan nghênh sự xuất hiện của các sợi thần kinh nhân tạo đa chức năng. Chúng có thể được cắm vào não để truyền kích thích cũng như ghi nhận các hành vi thần kinh thông qua các phương tiện như điện tử, quang học và dịch lỏng.
Theo đánh giá, các chuyên gia MIT nhờ vào công nghệ mới có thể kết hợp nhiều kênh truyền tin vào một sợi cáp duy nhất, với bề ngang mỏng hơn gấp 200 lần so với trước đây. Điều này cho phép họ có thể vẽ bản đồ chính xác hoạt động của dây thần kinh để đo lường phản ứng từ nhiều khu vực khác nhau của não hoặc từ tủy sống, từ đó tiến tới điều trị hiệu quả các rối loạn thần kinh, chẳng hạn như chứng Parkinson.

Hạo Nhiên

Theo Thanh Niên

 

 

Sau 100 năm nữa thì người ta sẽ thấy rằng các loại bùa chữa bệnh của nền văn minh Đông phương còn dựa trên một lý thuyết siêu đẳng hơn nhiều. Rất tiếc vẽ bùa bây giờ có đúng như nguyên thủy của nó từ hơn 2000 năm trước không thì chưa thể kiểm chứng được. Phát biểu câu này Thiên Sứ tôi chỉ coi là một lời tiên tri giống như của bà Vanga về một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", nhưng chi tiết và cụ thể hơn. Nên tôi sẽ không giải trình điều này. Tôi chỉ có trách nhiệm giải trình mang tính lý thuyết về "Không có Hạt của Chúa", "Không có sự sống ngoài trái Đất" như đã hứa. Tất nhiên là nếu được hỏi công khai, minh bạch với cộng đồng khoa học quốc tế.

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà du hành vũ trụ cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Bước tới: menu, tìm kiếm
50px-Tomboy_logo.svg.png
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin.

Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết.

250px-Antropomorfi_chiamati_%22Astronaut
magnify-clip.png
Bức vẽ trên đá ở Val Comonica,Ý khoảng 10.000 năm trước công nguyên, dường như miêu tả hai sứ giả đến từ vũ trụ

Nhà du hành vũ trụ cổ là thuật ngữ dùng để miêu tả giả thuyết cho rằng sinh vật ngoài Trái Đất từ thời xa xưa đã có mối quan hệ làm ảnh hưởng đến văn hóa lúc khởi điểm phát triển của loài người. Đáng chú ý nhất là các tác giả Erich von DänikenZecharia Sitchin.

Những giả thuyết này nói rằng con người ngày nay hoặc là có nguồn gốc hoặc là được sáng tạo ra do alien (sinh vật ngoài Trái Đất) đã viếng thăm Trái Đất hàng thiên niên kỷ trước - những ý tưởng hầu như bị bác bỏ bởi cộng đồng khoa học. Yếu tố khác của ý tưởng này là sự thông thái của con người hay tín ngưỡng, tôn giáo có được là từ những sứ giả đến từ ngoài Trái Đất đã viếng thăm nhiều lần trong thời kỳ rất cổ xưa.

Chứng cứ[sửa | sửa mã nguồn]

Erich von Däniken là người đầu tiên phổ biến giả thuyết những nhà du hành vũ trụ cổ xưa vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 với 1968 ấn phẩm trong bộ Chariots of the Gods của ông và những cuốn tiếp theo.Chứng cứ mà Erich von Däniken có thể chia thành các loại:

  • Nhiều di vật được phát hiện trong khảo cổ đòi hỏi một kỹ thuật, lúc chúng được chế tạo, cao hơn nhiều so với những gì được biết về thời kỳ đó. Däniken giữ vững lập trường rằng chúng hoặc phải được chế tạo hoặc bởi sinh vật ngoài Trái Đất, hoặc là con người thời đó đã có đủ những tri thức cao cấp cần thiết. Trong các phát hiện có thể kể tới công trình "đài thiên văn" Stonehenge, pin thời cổ đại ở Baghdad, mô hình máy bay bằng vàng rất cổ tìm thấy ở Nam Mỹ...
  • Nhiều bức vẽ cổ trên khắp thể giới dường như là đang minh họa hình ảnh những nhà du hành vũ trụ, vật thể bay và tàu vũ trụ hoặc là những thứ được chỉ có thể tạo nên bởi nền khoa học cực kỳ cao cấp.
  • Nguồn gốc của nhiều tôn giáo có thể được giải thích là dấu vết mối liên hệ giữa người tiền sử với một loại sinh vật ngoài Trái Đất. Theo quan điểm này, loài người đã từng chứng kiến khoa học kỹ thuật siêu cao cấp của sinh vật ngoài Trái Đất, điều đó thể hiện trong những ghi chép về hiện tượng siêu nhiên kỳ diệu, mà sinh vật ngoài Trái Đất đã tự nhận mình là chúa. Theo von Däniken, truyện truyền miệng và văn học dân gian hầu hết các nền tôn giáo đều chứa nội dung liên quan đến những vị khách đến từ những hành tinh khác và dùng các thứ xe kỳ lạ để đi lại trên không trung và trong vũ trụ. Điều đó, ông ta nói, chắc hẳn đã làm sáng tỏ những miêu tả trong truyền thuyết, chứ miêu tả đó không phải là những điều huyền thoại viễn tưởng. Chẳng hạn cuốn sách khải huyền Ezekiel, trong bộ kinh Cựu Ước, Däniken giải thích đó là miêu tả chi tiết về một cuộc hạ cánh của phi thuyền sinh vật ngoài Trái Đất.

Từ sau khi những cuốn sách của Däniken xuất bản, không có bằng chứng đáng kể nào được tìm thấy để chứng minh cho giả thuyết của ông ta, trong khi một số trong đó còn bị phản bác.Trong khi đó nhiều nhà lịch sử lại đạt được những thành công trong việc giải thích các cấu trúc xây dựng như kim tự thápStonehenge.Do vậy, hầu hết các nhà sử học đều cho rằng những tuyên bố của ông ta là giả khoa học hay giả khảo cổ học và đó là những ý tưởng quá xa vời so với số lượng bằng chứng ít ỏi trong khi lại không xem xét đến các giả thuyết khác nữa.

Các ý kiến khác[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tác giả đã sử dụng các thần thoại cổ xưa để hỗ trợ cho tuyên bố của họ, với những cuộc viếng thăm kỳ lạ của những vị thánh thần, cắt nghĩa ra thì đó là thể hiện của nền kỹ thuật siêu cao cấp được chứng kiến từ góc độ hiểu biết còn nguyên thủy của con người Trái Đất.Một ví dụ cổ điển là Vimāna, khí cụ bay xuất hiện trong văn học dân gian Ấn Độ, từ những trận không chiến kỳ lạ với nhiều loại vũ khí,trong đó có bom, tới những kiến thức liên quan đến khoa học kỹ thuật đơn giản.

Ngoài ra còn có thể kể tới sách khải huyền Ezekiel, và vô số truyền thuyết cổ từ Trung Quốc đến Chile. Lại có bằng chứng vật lý như việc khám phá ra "mô hình máy bay" ở Ai CậpNam Mỹ, rất giống với máy bay và tàu lượn hiện đại. Có lẽ nổi tiếng nhất là những hình vẽ trên cao nguyên NazcaPeru, nơi có vô số hình vẽ khổng lồ trên mặt đất mà chỉ nhìn từ rất cao xuống mới có thể thấy hết được.

 

Những di vật khảo cổ trong bài viết trên xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái Đất này. Đây chính là nền văn minh đã sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành và Việt tộc hiện nay chính là hậu duệ sống sót của nền văn minh này và là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.

Vòng tròn trên đầu hai nhân vật trong bài viết trên được hiểu là mũ bảo hiểm trong du hành vũ trụ, thực chất là vầng hào quang mô tả sự thăng hoa của tri thức.Hình ảnh được coi là hai nhà du hành vũ trụ trong bài trên chỉ là một sự mô tả khác của hình ảnh Nữ Oa và Phục Hy được tìm thấy ở miền nam sông Dương tử.

 

DSC01254.jpg

Xin lưu ý: Hình ảnh Phục Hy áo cài vạt bên trái. Với hình ảnh này người Châu Âu có thể suy luận là người "Ngoài hành tinh".

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Cổ vật trong than đá chứng minh Thuyết tiến hóa là dối trá?
Wednesday, December 24, 2014 23:03
 

Giáo dục nhà trường hiện nay căn bản đều chấp nhận thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc nhân loại với ý tưởng con người tiến hóa từ vượn cổ 4 triệu năm trước. Tuy nhiên, các phát hiện trong giới khoa học cùng nhiều bằng chứng khác cho thấy vấn đề không hề đơn giản.

 

tinhhoa.net-t1j1T2-20141225-co-vat-trong

Chiếc búa được hai vợ chồng Max Hahn và Emma tìm thấy vào Tháng 6/1936.

 

1. Lưỡi búa “thần thánh”

Tháng 6/ 1936, hai vợ chồng Max Hahn và Emma trong lúc leo núi gần khu vực một thác nước ở London (cũ) thuộc tiểu bang Texas, họ tìm thấy một tảng đá có cán gỗ xuyên qua. Thấy kỳ quặc, họ quyết định đem nó về nhà, tách tảng đá ra làm đôi và phát hiện một cây búa sắt cán gỗ bên trong. Sự kiện này đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ và khoa học, vật được tìm thấy là một cây búa do con người tiền sử làm ra.

Các phân tích niên đại sau đó kết luận, tảng đá bọc bên ngoài cây búa có niên đại khoảng 400 triệu năm, còn độ tuổi của cây búa qua phân tích phóng xạ cho thấy niên đại lên đến hơn 500 triệu năm. Một phần của cán gỗ đã dần hóa thạch. Lưỡi búa được làm bằng sắt với độ tinh khiết lên đến 96%, thứ không thể tìm thấy trong thiên nhiên và thậm chí còn vượt qua công nghệ tinh luyện thép hiện nay.

 

2.Tượng người đất sét hơn 15 triệu tuổibocau.net-BcKCN8-42026.jpgbocau.net-BcKCN8-42026.jpg

tuong-than-co.jpg

 

Năm 1889, gần Nampa, Idaho, các công nhân trong lúc khoan giếng đã tìm thấy một tượng người nhỏ làm bằng đất sét nung ở độ sâu khoảng 100m. Để đạt đến độ sâu này, các công nhân đã phải đào xuyên qua 15m dung nham núi lửa và các lớp hóa thạch khác. Chuyện không có gì đáng nói đến khi người ta phát hiện ra lớp hóa thạch đã đào qua phía trên có độ tuổi ít nhất là 15 triệu năm.

Hiện nay, những người hoạt động trong ngành khoa học địa chất đều biết, than được hình thành từ xác động thực vật bị chôn vùi nhiều năm. Thảm động thực vật bị chôn vùi theo thời gian và được bao phủ bởi trầm tích, dần hóa thành than đá. Quá trình hình thành này phải mất đến 400 triệu năm.

Vật được tìm thấy chắc chắn đã xuất hiện trước và có niên đại xa xưa hơn lớp dung nham trên.

 

3. Pháp khí 300 triệu năm tuổi

tinhhoa.net-6oALfc-20141225-co-vat-trong

Năm 1944, Newton Anderson, một chú bé 10 tuổi, khi chơi dưới tầng hầm đã làm rơi một tảng than đá vỡ nứt làm đôi. Vật tìm thấy bên trong đã thách thức mọi giải thích khoa học chính thống hiện nay.

Bên trong khối than là một cái chuông có cán cầm tay được làm bằng đồng thau với những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo.

Sau khi đem đi phân tích, người ta tìm thấy chiếc chuông được chế tạo từ hỗn hợp kì lạ, bao gồm đồng, kẽm, thiếc, asen, i-ốt và selen, các loại vật liệu không giống với bất kỳ phương pháp chế tạo hiện đại nào ngày nay.

Và như trên đã nói, than đá là thứ chỉ hình thành qua hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc chuông này chắc chắn có niên đại lâu hơn.

Trên đây chỉ là một trong nhiều khám phá dị thường đã được phát hiện gần đây, đều bị âm thầm mang đi cất giữ tại tầng hầm các bảo tàng trên thế giới, dấu đi khỏi tầm nhìn của công chúng.

 

4. Dây chuyền vàng hơn 300 triệu năm tuổi

Tương tự một trường hợp khác ngày 11 /6/1891 ở Morrisonville, Illinois, theo một báo cáo cho biết bà Culp đã tìm thấy một xâu chuỗi tròn làm bằng vàng 8 cara, dài khoảng 25cm nằm kẹt trong một khối than đá. Xâu chuỗi này được gọi là “đồ cổ” hay “cổ vật”.

 

5. Chiếc nồi sắt hơn 300 triệu năm

tinhhoa.net-txXp3k-20141225-co-vat-trong

Hiện được trưng bày tại bảo tàng Glen Rose, Texas, nồi sắt đúc được một công nhân canh lò than nhà máy điện tìm thấy trong một khối than lớn năm 1912 . Khi người này đập vỡ khối than làm hai thì chiếc nồi sắt rơi ra để lại vết hằn bên trong.

Vô vàn các trường hợp khác đã được công bố hoặc chưa.

Khoa học thường thức hiện nay cho rằng những đồ vật trên “không nên tồn tại” vì nó đi ngược với nhận thức hiện hành về nguồn gốc và lịch sử loài người. Họ gọi chúng với những cái tên như “không có chỗ đứng”, “nghịch lý” và tìm cách đưa chúng xa khỏi tầm hiểu biết của công chúng.

Khoa học hiện nay khi đối diện với vấn đề thường đưa ra hai giải pháp, một là cố gắng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, hoặc nếu không làm được điều thứ nhất thì họ đi theo hướng ngược lại là cố làm mất tính chính thống của sự kiện, tấn công vào tính khả tín của khoa học gia, phóng viên để chôn vùi những phát hiện vào bảo tàng, tìm cách để không cho chúng xuất hiện rõ ràng trước công luận lần nữa.

Vì nếu không đưa ra được kết luận khoa học cho sự kiện, các khoa học gia hẳn sẽ rất “bẽ mặt”. Họ thường đánh đổ những sự kiện phát hiện trên với các tiêu đề như “lừa đảo” hay “báo cáo sai sự thật”, mục đích có lẽ là để giữ thể diện.

Nói cách khác, khi một lý thuyết vốn được dùng để làm nền tảng cho mọi nghiên cứu phát triển khoa học khác, thì sự sụp đổ của lý thuyết này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống tri thức khoa học, tác động quá lớn vào niềm tin của con người đối với khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp, mọi quốc gia. Đó có thể chính là cái giá của sự thật. Nhưng cái giá quá đắt này liệu có ai đủ dũng khí để chi trả.

Điều này đặt ra một vấn đề khác khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, hệ thống khoa học được hình thành trên nền tảng móc nối giữa các lý thuyết khoa học; vậy thử đặt giả thuyết, nếu một mắc xích trong đó được chứng minh là sai thì chẳng phải cả hệ thống đó sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều thứ phải bắt đầu lại. Điều này cho thấy những hạn chế của khoa học thực chứng bởi chúng phải đối mặt với quá nhiều rủi ro cùng những xác suất. Và sự thật là con người đặt rất nhiều niềm tin vào khoa học và luôn cả những rủi ro này.

Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều những phát hiện tương tự xảy đến thì trong công chúng sẽ manh nha những hoài nghi, sự thật vẫn là sự thật và nó không thể mãi bị che dấu.

Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn phải chấp nhận một hiện thực rằng, dù các tri thức giáo khoa đã trở nên cũ kỹ và đầy hoài nghi khi các phát hiện như trên được đề cập đến, thì chúng vẫn được rao giảng không ngừng tại các lớp học, mà bất cứ ý kiến nghi hoặc nào đưa ra cũng sẽ rơi vào sự kì thị.

Đôi khi một số nhà khoa học chân chính sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự thật về những gì được phát hiện. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải chỉ trích và quay lưng từ đồng nghiệp, dẫn đến sự nghiệp cũng nhanh chóng bị kết thúc theo.

Trở lại vấn đề Darwin và thuyết tiến hóa, ông cho rằng nhân loại tiến hóa từ vượn, rồi thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây, và phát triển cho đến ngày nay, có trí tuệ thông minh, biết lao động sản xuất. Nhiều giáo đồ của Darwin có thể đưa ra các bằng chứng như “tiến hóa ý thức hệ”, các bộ xương loài…

Ở phía đối lập, các tôn giáo giảng rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ trên Trái đất đã từ rất lâu. Họ không có nhiều bằng chứng ngoài kinh sách ra và những câu chuyện được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Nhiều kinh sách qua các lần cải tổ, chiến tranh, thiên tai đã bị thất lạc, biên dịch sai, hoặc thêm thắt vào đó nhiều diễn giải cá nhân làm mọi thứ trở nên rắc rối. Tuy vậy, tất cả đều yêu cầu phải giữ vững “đức tin”, cái họ cần nhiều hơn là “bằng chứng”.

Sự thật về nguồn gốc loài người là một bí ẩn tổng quát. Chưa từng một ai, nơi nào, thực sự biết được nhân loại đã qua bao nhiêu tuổi và có nguồn gốc từ đâu. Một bí ẩn dường như tuyệt đối.

 

 

Theo Tinhhoa.net

===================

Thuyết tiến hóa không sai. Nhưng có điều phải đẩy thời gian lên hàng trăm triệu năm trước, thay vì 4 triệu năm. Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt xác định điều này. Những di vật khảo cổ này đã xác định rằng: Có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trước lịch sử nền văn minh hiện đại. Không cần những di vật khảo cổ này tôi đã xác định điều này từ lâu.

Với giả thuyết nhân danh khoa học và những giá trị tri thức của Lý học Việt, sẽ giải thích được tất cả những bí ẩn tương tự.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites