Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

Những bí ẩn mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải thích

(LĐO) Khánh Ngọc

6:16 AM, 02/05/2014

Nền văn minh nhân loại đã ủy thác nhiệm vụ giải mã những bí ẩn cho khoa học. Không phụ sự mong đợi đó, khoa học đã giải mã được hầu hết các hiện tượng từ đơn giản cho đến siêu nhiên trên khắp hành tinh. Nhưng có những bí ẩn vẫn sẽ mãi là một ẩn số. Bởi các nhà khoa học trên khắp thế giới dù có đau đầu lý giải vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời.

1. Dấu hiệu dị thường trên biển Baltic

Posted Image

Một đoàn thủy thủ gồm các thợ lặn người Thụy Điển đã phát hiện ra một vật thể lạ hình đĩa có bán kính lớn nằm dưới đáy biển Baltic. Nó được miêu tả là hình thành trên một cột trụ, bao gồm các cấu trúc xếp thành hình bậc thang dẫn đến một lỗ đen. Không ai có thể giải thích được nguồn gốc của hiện tượng này đến từ đâu?

2. Pin Baghdad Hay còn gọi là Pin Parthia.

Posted Image

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bình đất sét nhỏ, trong đó có chứa một miếng trục đồng, được tạo ra ở vùng Lưỡng Hà, có thể có sắt bên trong có cấu tạo giống với một chiếc pin cơ bản hiện nay. Nhưng mọi giả thuyết đều không được chấp nhận bởi không có sự lý giải hợp lý cho dây dẫn và nguồn.

3. Đầu lâu pha lê

Posted Image

Những chiếc đầu lâu được chạm khắc bằng đá thạch anh trắng, trong. Những nhà khảo cổ cho rằng hiện vật được làm từ thời tiền Columbo (nền văn minh Aztec hoặc Maya). Những chiếc đầu lâu này được trạm khắc rất tinh vi, chứ không hề thô sơ nếu so sánh với nền văn minh bấy giờ. Nó được coi là biểu trưng của sự sở hữu quyền lực.

4. Lăng mộ của vua Tần Thủy Hoàng và đội quân đất nung

Posted Image

Tại vị trí của lăng mộ này người ta nói rằng đã có một dòng sông thủy ngân. Bởi các nhà khảo cổ đã thấy một lượng lớn thủy ngân trog đất và một thành phố thu nhỏ, đánh dấu ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng- vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Ngoài ra điểm khiến các nhà khoa học khó giải thích nhất là đội quân đất nung nổi tiếng xung quanh ngôi mộ, mỗi người đều có một khuôn mặt khác nhau.

5. Máy bay cổ xưa Posted Image

Những mô hình này là những món đồ chơi cổ đại, đã mô phỏng những chiếc máy bay theo kích thước nhỏ và được làm thủ công. Tuy nhiên, những chiếc máy bay thực sự bay lên bầu trời được thực hiện vào năm 1780. Vậy, làm thế nào mà nền văn minh cổ khi không có đầy đủ về những liên tưởng về chiếc máy bay lại có thể thực hiện những mô hình này và phác họa giống với bề ngoài của chiếc máy bay bây giờ?

6. Sự đồng hiện hữu giữa khủng long và dấu chân loài người

Posted Image

Mặc dù đã có rất nhiều những hóa thạch được chứng minh là làm giả. Bên cạnh đó, cũng có một số mẫu dấu chân hóa thạch của con người và khủng long được tìm thấy trong lớp đá cổ, mà các nhà khảo cổ không thể chứng minh chúng là giả. Đó vẫn được coi là một bí ẩn, và nếu điều này là sự thật thì nó sẽ phá vỡ học thuyết tiến hóa.

7. Hài cốt phóng xạ được tìm thấy trong thành phố cổ xưa

Posted Image

Tại 2 di chỉ Harrapa và Mohenjo-Daro các nhà khoa học đã do được mức độ phóng xạ rất cao trong đống đổ nát và được mọi người đưa ra giả thuyết rằng đây là một vụ nổ bom nguyên tử khoảng 1500 TCN. Nhưng các nhà khoa học cũng có đầy đủ giả thuyết để phản biện lại điều này. Và cho đến ngày hôm nay người ta vẫn tranh luận về nó.

8. Khóa đá liên động ở Puma Punku

Posted Image

Tại Bolivia, có một quần thể ngôi chùa lớn với kiến trúc phức tạp, bao gồm các tảng đá được lồng vào nhau từ nền văn minh Inca. Công trình đá này được lồng vào nhau chính xác đến mức kinh ngạc, các nhà khoa học cũng không thể giải thích được nó được xây dựng bằng cách nào từ thời gian xa xưa như vậy?

9. Bản thảo Voynich

Posted Image

Là một minh họa code được xác thực từ thời Trung cổ, nhưng không ai có thể giải mã chính xác được nó. Đây được coi là một cuốn sách về y học. Bản thảo này trở thành một trong những trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành mật mã.

10. Cỗ máy Antikythera

Posted Image

Cơ chế này có từ thời Hy Lạp cổ đại - tương tư như chiếc”máy tính” cổ đại được thiết kế để dự đoán vị trí thiên văn và nhật thực. Không có gì phức tạp nếu cỗ máy được làm từ những những thế kỷ sau này. Nhưng vào khoảng thời đại này, chuyện gì đã xảy ra với những bí mật của cỗ máy này?

11. Dư lượng ma túy và thuốc lá trong Xác ướp Ai Cập

Posted Image

Những nguyên liệu còn sót lại của những loại thuốc này đã được tìm thấy trong xác ướp Ai Cập. Lịch sử đã chứng minh rằng giữa Châu Phi và Nam Mỹ không có bất kỳ liện hệ nào trong thời kỳ cổ đại. Vậy làm thế nào họ có những loại thuốc này là điều bí ẩn?

12. Đường ống Baigong

Posted Image

Những đường ống là bằng chứng về đường ống dẫn nước Trung Quốc cổ đại. Các đường ống được liên kết với ba hang động trong núi Baigong. Đây là bằng chứng về những đường ống khác nhau trên toàn thế giới. Nhiều người đưa ra giả thuyết rằng những tiến bộ công nghệ này là dấu vết của những vị khách ngoài hành tinh đến thăm trái đất.

13. Quả cầu đá ở Costa Rica

Posted Image

Có hơn 300 viên đá ở đây. Tọa lạc trên vùng đồng bằng sông Diquís và Isla del Caño. Những quả bóng này được gọi là Las Bolas. Có rất nhiều huyền thoại xung quang những viên đá. Một số người cho rằng chúng đến từ Atlantis hoặc được hóa thành từ một người đã mất.

Theo news.distractify.com

======================

Với cách nhìn thứ nhất về lịch sử nền văn minh hiện đại là nền văn minh duy nhất hình thành trên trái Đất này và bắt đầu từ khoảng 10. 000 năm trở lại đây với thời đại đồ đá.

Cách nhìn thứ hai là đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ trên trái Đất này và lịch sử của nền văn minh này từ hàng 100. 000 năm trước đó. Nhưng nền văn minh này đã bị hủy diệt. Với cách nhìn thứ hai sẽ giải thích được phần lớn những điều bí ẩn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay là ngày 27 Tây lịch. Như vậy, Hội nghị của những nhà khoa học quốc tế ở Việt Nam đã họp được 7 ngày. Chưa thấy Gs Michel Mayor trả lời trực tuyến và ông ta có quan tâm tới câu hỏi của tôi hay không? Cũng không hề thấy thông tin gì về Hội nghị này, trên các phương tiện truyền thông.

Tôi đã chờ đợi 6 năm - từ 2008 - để có một kết quả: "Không có Hạt của Chúa" theo nghĩa "một điều kiện duy nhất hình thành các hạt cơ bản". Tôi đúng: Hạt tìm được không phải "Hạt của Chúa" theo nghĩa trên.

"Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất" (Chưa nói đến ngoài Hệ Mặt trời"), đó là luận điểm xuyên suốt của tôi, nhân danh một nền văn minh kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất, mà hậu duệ của nền văn minh này chính là nền văn hiến Việt với Việt sử trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, một trong những hệ quả của luận thuyết này là "Không thể có sự sống trên sao Hỏa" (Ngoài trái Đất). Và tôi đã xác định điều này công khai, trước khi con tàu thám hiểm sao Hỏa của Nasa được đưa lên đây. Tôi đúng: Cơ quan Nasa đã chính thức xác định điều này.

Bây giờ, giới khoa học tinh hoa quốc tế họp ngay ở tại Việt Nam về chính đề tài này: "Có hay không sự sống ngoài Hệ Mặt trời".

Giữa cá nhân tôi và giới tinh hoa khoa học quốc tế có hai phương pháp tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Nếu như nó thống nhất trong kết luận sự kiện thì nó là chứng nhân của nhau. Nhưng trường hợp này, nó lại hình thành hai kết luận trái chiều.

Cá nhân tôi xác định "Không có sự sống ngoài trái Đất". Tức ngay trong Thái Dương hệ này cũng không thể có sự sống ngoài trái Đất. Đương nhiên hệ quả là "Không thể có sự sống trên sao Hỏa". Còn giới tinh hoa khoa học quốc tế cho rằng "Có thể có sự sống ngoài Thái Dương hệ". Trong trường hợp này, không thể cả hai đều đúng. Mà chỉ có một kết luận đúng.

Tôi có thể xác định ngay: Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất.

Tôi chờ đợi thông tin - nếu được công bố - của cuộc Hội nghị này để chỉ ra cái sai của quý vị.

6 năm chờ đợi kết quả Hạt của Chúa, vài ngày thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng hơi lạ là một Hội nghị quan trọng như vậy, mà không thấy có một hệ thống thông tin nào mô tả trên các phương tiện thông tin?! Bởi vậy, viết bài này.

================

PS. Tôi chỉ phân tích cái sai trong luận cứ của quý vị với điều kiện luận cứ đó được thông tin chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng (Tức là có chủ thể chịu trách nhiệm thông tin).

Hôm nay 29. 4, ngồi xem kỹ lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ, thì ra Hội nghị này đã kết thúc từ 26. 4. Như vậy, không có thông tin về luận cứ chứng minh khả năng tồn tại sự sống ngoài Thái Dương hệ từ Hội nghị này. Bởi vậy, tôi không thể chỉ ra cái sai cụ thể về mặt lý thuyết của những luận cứ cho rằng "Có sự sống ngoài Thái Dương hệ".

Tuy nhiên, luận điểm của tôi luôn xác định rằng: "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Hay nói rõ hơn: Với luận điểm của tôi, khả năng tồn tại sự sống trong vũ trụ thu hẹp đến mức chỉ có sự sống duy nhất trên Địa cầu. Ngay trong Thái Dương hệ cũng không thể duy trì sự sống. Căn cứ vào những hiểu biết của cá nhân tôi trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử với lịch sử trải gần 5000 năm - tôi xác định rằng: "Không thể có sự sống trên sao Hỏa". Đó chính là hệ luận của sự xác định "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Nhận định của tôi có trước khi con tàu Tò Mò của Nasa đổ bộ lên đây và tìm kiếm sự sống trên hành tinh này. Chân lý hiển nhiên đã được xác định: Nasa thừa nhận :"Không có sự sống trên sao Hỏa".

Một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học là nó phải có khả năng tiên tri. Sự xác định không có sự sống trên sao Hỏa đã chứng tỏ khả năng tiên tri của hệ thống lý thuyết thuộc Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

Như tôi đã trình bày: Nếu như từ hai hệ quy chiếu thuộc về hai hệ thống lý thuyết khác nhau - hai phương pháp tiếp cận vấn đề - cùng đi đến một kết luận thì khả năng chúng là chứng nhân của nhau về tính khoa học của cả hai phương pháp. Nhưng nếu chúng có kết luận trái chiều thì chỉ có một phương pháp đúng , hoặc cả hai đều sai. Trong trường hợp cụ thể này - có hay không sự sống ngoài Thái Dương hệ" - thì chỉ có một phương pháp đúng.

Phương pháp của các nhà khoa học hiện đại là tổng hợp nhận thức những thực tế tồn tại và những lý thuyết riêng phần được hình thành trong lịch sử của nền văn minh hiện đại, để truy tìm về quá khứ lịch sử vũ trụ và họ xác định có sự sống ngoài Thái Dương hệ. Một trong những sự thể hiện của phương pháp này, chứng tỏ qua một đoạn trích dẫn sau đây, trên báo điện tử Tuổi trẻ:

Còn phương pháp của tôi, trên cơ sở sự nhận thức cá nhân về Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt thì quán xét từ quá khứ xa xôi nhất của lịch sử vũ trụ - Giây "0" - cho đến mọi hiện tượng trong lịch sử phát triển của nó. Đây là điều được xác định ngay trong chính văn của kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt. Trên cơ sở này tôi đã xác định: "Không có Hạt của Chúa"; "Không có nước trên mặt trăng" (và tất cả các hành tinh trong Thái Dương hệ) và "Không có sự sống ngoài Địa cầu".....

Và ngay cả những vấn đề được đặt ra để tìm kiếm của cả nền văn minh hiện đại: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Thái Dương hệ".....cũng chỉ là những hiện tượng cục bộ trong hàng muôn vàn hiện tượng trong lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Không thể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết muôn vàn những hiện tượng cục bộ bằng những trải nghiệm trực quan thông qua phương tiện kỹ thuật. Bởi vậy, từ lâu, trên diễn đàn này tôi đã xác định: "Nền khoa học kỹ thuật - tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại - hiện nay đang bế tắc trong sự phát triển của nó".

Do đó, nó cần một lý thuyết khoa học tổng hợp tất cả mọi quy luật vận động và tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ, có khả năng giải thích tât cả các vấn đề được đặt ra. Đó chính là Lý thuyết thống nhất.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm, Đó cũng là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", như nhà tiên tri Vanga đã nói tới. Lý thuyết này với sự hiểu biết của cá nhân tôi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phương pháp tiếp cận vấn đề, mà từ đó tôi xác định rằng: "Không có sự sống ngoài trái Đất". Rất tiếc! Giới tinh hoa học thuật quốc tế đã đến ngay Việt Nam và tôi không có dịp trao đổi, mặc dù đã đặt câu hỏi với họ.

Có người giải thích rằng: Tôi là kẻ vô danh tiểu tốt, nên câu hỏi không được giới học thuật đẳng cấp quốc tế quan tâm. Đây là câu giải thích không hợp lý và thiếu tính chính danh khi nhân danh khoa học. Bởi vì, khi đặt vấn đề câu hỏi trực tuyến, báo điện tử Tuổi Trẻ không có tiêu chí chỉ có những người có tên tuổi mới được phép đặt câu hỏi.

Ngoài cách giải thích mang tính quan hệ đẳng cấp xã hội nói trên thì còn cách giải thích của tôi qua câu hỏi tôi đã công khai như sau:

Thực tế đây là một câu hỏi không thể trả lời được trong điều kiện nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Bởi vì, để xác định được xác xuất hình thành sự sống trong lịch sử hình thành vũ trụ - tức phương pháp của tôi trong việc tiếp cận các sự kiện - thì phải tổng hợp được tất cả mọi trạng thái tương tác và mô hình hóa toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ. Đây chưa phải là tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại. Sự im lặng của những nhà khoa học tham gia Hội nghị, chứng tỏ họ là những nhà khoa học nghiêm túc và có trách nhiệm với những phát biểu của mình, nếu như họ nhận được câu hỏi của tôi.

Trở lại với vấn đề "Có hay không sự sống ngoài Trái Đất?" và hai luận điểm trái chiều.

Bây giờ tôi đặt một giả thiết thuận lợi nhất cho luận điểm của các nhà khoa học hiện nay, rằng: Họ hoàn toàn đúng trong việc giả thuyết có sự sống ngoài Thái Dương hệ.

Với giả thuyết này thì vấn đề chỉ còn là "Sự sống ngoài Thái Dương hệ ở đâu trong vũ trụ bao là này?!".

Đến đây, với một giả thuyết hết sức thuận lợi, cũng đủ để thực hiện một chương trình vô cùng tốn kém, mà tôi tin rằng "Tất cả của cải và năng lượng của nền kinh tế toàn cầu chưa hẳn đã đủ để thỏa mãn chương trình này".

Nếu như chương trình đi tìm Hạt của Chúa theo lý thuyết Higg đã ngốn đến ngót 100 tỷ Dollar, mà kết quả cũng không khác sự xác định với thời gian tư duy của cá nhân tôi, trên cơ sở của một hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương với năng lượng của một tô phở - thì chương trình đi tìm kiếm sự sống ngoài trái Đất sẽ tốn kém hơn gấp cả 1000 lần.

Một giả thuyết hệ quả tiếp theo cũng hết sức thuận lợi là các nhà khoa học xác định được một hành tinh có những điều kiện tương tự trái Đất và họ tập trung vào xác định sự sống có hay không ở hành tinh này. Kết quả là sự tốn kém giảm được một nửa và thời gian để xác minh giả thuyết của họ.

Một giả thuyết hệ quả của hệ quả cũng hết sức thuận lợi là cuối cùng họ xác định được hành tinh mà họ nhắm tới có sự sống. Đến đây, có hai khả năng xảy ra:

1/ Sự sống đang ở giai đoạn sơ khai.

2/ Có một nền văn minh cao cấp mà nền văn minh nhân loại có thể hội nhập để phát triển nền văn minh trên trái Đất này.

Khả năng thứ nhất chỉ đơn giản là có sự sống tồn tại ngoài Thái Dương hệ và con người có một hy vọng sẽ có một sự hội nhập toàn vũ trụ trong tương lai tính bằng ....Thiên niên kỷ.

Khả năng thứ hai là sự trao đổi và giao lưu giữa hai nền văn minh và những tri thức nền tảng của nền văn minh nhân loại tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới. Cuối cùng vẫn cứ là một cuộc hội nhập toàn vũ trụ.

Vấn đề tiếp tục được đặt ra: Nền văn minh toàn vũ trụ ấy sẽ hướng tới mục đích cuối cùng như thế nào?

Một giả thuyết qúa xa vời cho một kiếp người. Nhưng về lý thuyết nó sẽ phải xảy ra nếu tất cả mọi chuyện đều thuận lợi. Vì ngay cả khi tìm thấy sự sống ngoài Thái Dương hệ thì tự nó đã không thể là chuyện của một kiếp nhân sinh.

Bởi vậy nếu quả thật có một sự hội nhập giữa các nền văn minh trong vũ trụ thì cuối cùng nó vẫn kết thúc bằng một lý thuyết thống nhất.

Không thể có hai lý thuyết thống nhất. Không có không gian quy ước trên 4 chiều cho cái vũ trụ này, mặc dù một phần tử có thể bay n chiều trong không gian tính từ điểm xuất phát quy ước.

Như vậy, với giả thuyết thuận lợi nhất cho luận điểm của các nhà khoa học hiện đại và xác định được các nền văn minh trong vũ trụ thì cuối cùng tất cả sự phát triển của nền văn minh vẫn là một lý thuyết thống nhất.

Lý thuyết ấy phải giải thích từ giây "O" cho đến lịch sử hình thành vũ trụ, tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri.

Xét tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất khoa học thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Không thế có hai lý thuyết thống nhất.

Và tiếc thay! Chính thuyết Âm Dương ngũ hành lại xác định rằng: "Không thể có sự sống ngoài Địa cầu". tức là ngay trong Thái Dương hệ với những điều kiện gần gũi trái Đất hơn cả, cũng không thể có sự sống, chưa nói đến ngoài Thái dương hệ.

Đức Phật có nói đến sự hình thành nên sự sống với một xác xuất cực nhỏ như sau:

Nếu ở biển Đông có một con rùa thần, cứ 4000 năm nó lại nổi lên mặt biển một lần. Trên mặt biển có một miếng ván lênh đênh. Ở giữa miếng ván ấy có một cái lỗ đủ cho đầu con rùa chui lọt. Chừng nào con rùa chui đầu đúng vào cái lỗ đó lúc ấy sự sống mới ra đời.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuân, trong một cuốn sách của ông có nói. Đại ý:

Nếu có một xạ thủ bắn tên và đích ngắm có khoảng cách là hàng triệu năm ánh sáng. Khi mũi tên bắn trúng đích thì lúc đó sự sống xuất hiện.

Giáo sự Trịnh Xuân Thuận cũng xác định:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ.

Hoàn toàn chính xác. Lý học Đông phương cũng có luận điểm tương tự (Tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt).

Xác xuât cực nhỏ, nhỏ đến mức gần bằng 0, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Nhưng với sự tương tác phức tạp của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ thì sự sống vào thời điểm nó xuất hiện trong lịch sử hình thành vũ trụ, thì chỉ duy nhất xuất hiện ở trái Đất này.

Đây chính là bí ẩn: "Vì sao chỉ có một con tinh trùng của giống đực được thụ tinh bởi một cái trứng của giống cái".

Nếu như tôi được thuyết trình về vấn đề này thì tôi sẽ sử dụng chính nghịch lý Cantor và mô hình Vonfram với thuyết Âm Dương Ngũ hành để lập một mô hinh kết hợp chứng minh luận điểm của tôi:

Không thể có sự sống ngoài trái Đất và con người hãy yêu lấy sự sống trên hành tinh này và chính cuộc sống của mình.

NASA chụp được hình ảnh giống người trên sao Hỏa

(Khoa học) - Tàu thăm dò sao Hỏa "Curiosity" vừa gửi về Trái Đất một bức ảnh trong đó có một hình rất giống với hình người.

Báo Thế giới của Đức ngày 1/5 cho biết tàu thăm dò sao Hỏa "Curiosity" vừa gửi về Trái Đất một bức ảnh khiến bất kỳ người nào xem cũng phải giật mình. Bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa, trong đó có một hình rất giống với hình người.

Liệu trên sao Hỏa có sự sống hay không, điều đó không chỉ các nhà khoa học muốn khám phá. Giờ đây, những người tin có người ngoài hành tin lại có thêm một bằng chứng khá thuyết phục khi tàu Curiosity gửi từ hành tinh đỏ về Trái Đất một bức ảnh gây hiếu kỳ.

Người xem ảnh nhìn thấy khá rõ một hình người giữa sa mạc với cát và sỏi đá trên bề mặt sao Hỏa. Hình thù này có tay và chân và đang rảo bước trên bề mặt sao Hỏa.

Nhìn kỹ hình đó, người ta còn thấy một đôi mắt lớn hay hình thù một chiếc mũ bảo hiểm.

Posted Image

"Hình người" trên bề mặt sao Hỏa được tàu Curiosity gửi về Trái Đất. (Nguồn: NASA)

Trái với những đồn đoán này, giới chuyên gia khi soi kỹ bức ảnh đã nghi ngờ đây chỉ là hình một khối đá "vô tình" có hình dạng giống hệt một hình người. Ngoài ra, hình "người này" cũng chỉ cao có vài centimet.

Đây không phải lần đầu tiên, tàu thăm dò Curiosity có một bức ảnh gây tranh cãi như vậy trên sao Hỏa.

Trước đó, hôm 3/4, tàu này cũng đã chụp được một bức ảnh với một đốm sáng lạ trên sao Hỏa mà nhiều người cho là một vật thể bay không xác định (UFO).

Một số ý kiến lạc quan cho rằng đây là ánh sáng do người ngoài hành tinh tạo nên trong khi các chuyên gia bước đầu nhận định đây có thể là ánh sáng lấp lánh phản chiếu từ một tảng đá hoặc do sự va chạm các tia vũ trụ.

“Trong hàng ngàn bức ảnh nhận được từ Curiosity, chúng tôi nhìn thấy nhiều tấm xuất hiện ánh sáng trắng như vậy mỗi tuần”, ông Justin Maki từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA – đội trưởng xây dựng và vận hành máy ảnh Navigation Camera của Curiosity – nói.

“Nó được tạo ra bởi sự va chạm các tia vũ trụ hoặc đó chỉ là ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các tảng đá, đó là lời giải thích hợp lý nhất”, ông Justin Maki nói.

C.K (Tổng hợp)

=========================

Kể từ khi con tàu "Tò mò" của Nasa đưa lên sao Hỏa, không biết bao nhiêu lần người ta chụp hình con chuột, rồi tắc kè...trên sao Hỏa. Thậm chí có lần Nasa còn mô phỏng nước trên sao Hỏa có từ hàng triệu năm trước....Bây giờ là hình một người cao ...vài cm.

Tôi có thể khẳng định với quí vị rằng:

Ngay bây giờ, nếu Nasa có chụp được hẳn một sinh vật sống thực sự trên sao Hỏa - thậm chí là một con người thật sự - thì đấy vẫn không phải là bằng chứng trên sao Hỏa có sự sống tự thân của nó. Ít nhất về mặt lý thuyết là như vậy. Ngay cả trong trường hợp này vẫn có thể giải thích rằng: sinh vật sống đó do chính Nasa đem từ trái Đất lên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

NASA chụp được hình ảnh giống người trên sao Hỏa

(Khoa học) - Tàu thăm dò sao Hỏa "Curiosity" vừa gửi về Trái Đất một bức ảnh trong đó có một hình rất giống với hình người.

Báo Thế giới của Đức ngày 1/5 cho biết tàu thăm dò sao Hỏa "Curiosity" vừa gửi về Trái Đất một bức ảnh khiến bất kỳ người nào xem cũng phải giật mình. Bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa, trong đó có một hình rất giống với hình người.

Liệu trên sao Hỏa có sự sống hay không, điều đó không chỉ các nhà khoa học muốn khám phá. Giờ đây, những người tin có người ngoài hành tin lại có thêm một bằng chứng khá thuyết phục khi tàu Curiosity gửi từ hành tinh đỏ về Trái Đất một bức ảnh gây hiếu kỳ.

Người xem ảnh nhìn thấy khá rõ một hình người giữa sa mạc với cát và sỏi đá trên bề mặt sao Hỏa. Hình thù này có tay và chân và đang rảo bước trên bề mặt sao Hỏa.

Nhìn kỹ hình đó, người ta còn thấy một đôi mắt lớn hay hình thù một chiếc mũ bảo hiểm.

Posted Image

"Hình người" trên bề mặt sao Hỏa được tàu Curiosity gửi về Trái Đất. (Nguồn: NASA)

Trái với những đồn đoán này, giới chuyên gia khi soi kỹ bức ảnh đã nghi ngờ đây chỉ là hình một khối đá "vô tình" có hình dạng giống hệt một hình người. Ngoài ra, hình "người này" cũng chỉ cao có vài centimet.

Đây không phải lần đầu tiên, tàu thăm dò Curiosity có một bức ảnh gây tranh cãi như vậy trên sao Hỏa.

Trước đó, hôm 3/4, tàu này cũng đã chụp được một bức ảnh với một đốm sáng lạ trên sao Hỏa mà nhiều người cho là một vật thể bay không xác định (UFO).

Một số ý kiến lạc quan cho rằng đây là ánh sáng do người ngoài hành tinh tạo nên trong khi các chuyên gia bước đầu nhận định đây có thể là ánh sáng lấp lánh phản chiếu từ một tảng đá hoặc do sự va chạm các tia vũ trụ.

“Trong hàng ngàn bức ảnh nhận được từ Curiosity, chúng tôi nhìn thấy nhiều tấm xuất hiện ánh sáng trắng như vậy mỗi tuần”, ông Justin Maki từ Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA – đội trưởng xây dựng và vận hành máy ảnh Navigation Camera của Curiosity – nói.

“Nó được tạo ra bởi sự va chạm các tia vũ trụ hoặc đó chỉ là ánh sáng mặt trời phản chiếu từ các tảng đá, đó là lời giải thích hợp lý nhất”, ông Justin Maki nói.

C.K (Tổng hợp)

=========================

Kể từ khi con tàu "Tò mò" của Nasa đưa lên sao Hỏa, không biết bao nhiêu lần người ta chụp hình con chuột, rồi tắc kè...trên sao Hỏa. Thậm chí có lần Nasa còn mô phỏng nước trên sao Hỏa có từ hàng triệu năm trước....Bây giờ là hình một người cao ...vài cm.

Tôi có thể khẳng định với quí vị rằng:

Ngay bây giờ, nếu Nasa có chụp được hẳn một sinh vật sống thực sự trên sao Hỏa - thậm chí là một con người thật sự - thì đấy vẫn không phải là bằng chứng trên sao Hỏa có sự sống tự thân của nó. Ít nhất về mặt lý thuyết là như vậy. Ngay cả trong trường hợp này vẫn có thể giải thích rằng: sinh vật sống đó do chính Nasa đem từ trái Đất lên.

Có vẻ sẽ khó hiểu nếu tôi khẳng định như vậy. Bởi vậy tôi cần nói rõ hơn như sau:

Giả thiết rằng con tàu "Tò Mò" quay video - chứ không phải chỉ chụp một bức ảnh tĩnh - được một hay một quân thể sinh vật sống. Ngay cả trường hợp như vậy cũng chưa thể chứng minh được sao Hỏa là một hành tinh có sự sống. Bởi vì một sinh vật sống (Hay một quần thể sinh vật sống), không thể tự nhiện xuất hiện ở sao Hỏa, nếu sao Hỏa là một hành tinh có sự sống. Nó phải có cả một qúa trình tiến hóa của sinh vật này, tức là phải có sinh sản và một qúa trình phát sinh, phát triển với sự tương tác trong môi trường sao Hỏa để tồn tại. Và trong quá trình tiến hóa để xuất hiện một hay quần thể sinh vật trên sao Hỏa, nó phải là cả một sự phát triển của nhiều dạng tồn tại sinh vật sống quá trình tiến hóa. Chứ không thể là sự tiến hóa chỉ cho một dạng sinh vật duy nhất. Thực tế tự nhiên trên trái Đất cho thấy điều này.

Do đó, nếu quả thật người ta chụp hình, hoặc quay video hẳn một sinh vật sống trên sao Hỏa, mà không thấy có những dấu hiệu thể hiện một lịch sử phát triển của sinh vật này trên sao Hỏa thì chỉ là sự nhầm lẫn. Thực tế đã có sự nhầm xác chuột chết, tắc kè trên sao Hỏa.

Ngược lại, không cần phải thấy cụ thể một sinh vật sống. nhưng người ta tìm thấy dấu vết của một qúa trình tiến hóa của một hay nhiều sinh vật trong môi trường sao Hỏa, cũng đủ để chứng minh trên sao Hỏa đã từng tồn tại sự sống. Nhưng chuyện này đã không thể xảy ra.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị!

Tôi đã xác định trước khi con tàu Tò Mò của Nasa lên sao Hỏa tìm kiếm sự sống ở nơi đây, rằng: "Không thể có sự sống trên sao Hỏa". Đây là hệ quả của một kết luận ở tầm vũ trụ: "Không có sự sống ngoài trái Đất".

Tôi đã gửi thư ngỏ đến Tổng thống Hoa Kỳ để xác định việc này. Cơ quan Nasa đã chính thứa thừa nhận: Không có sự sống trên sao Hỏa.

Một vấn đề khác được đặt ra: Vậy có thể đưa sự sống từ trái Đất lên những hành tinh có khả năng duy trì sự sống để phát triển sự sống ở trên đó không?

Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, sẽ trình bày kết luận của hệ thống lý thuyết này , ngay trong bài viết này.

"Gieo mầm" DNA của con người trên các hành tinh khác

My Nguyễn (Vietnam+) lúc : 05/06/14 06:27

Tin liên quan

Posted Image

Các nhà khoa học gợi ý rằng cách hiệu quả nhất để con người chinh phục không gian chính là gửi bộ gene của mình đến các hành tinh khác. (Nguồn: DailyMail)

Trong số nhiều giả thuyết về việc hình thành sự sống trên Trái Đất, có một lý thuyết cho rằng dưới hình thức các vi sinh vật, sự sống được đưa tới Trái Đất qua các thiên thạch hoặc sao chổi đến từ các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, hoặc thậm chí từ những hành tinh khác nữa.

Quan điểm này vẫn chỉ là một giả thuyết, nhưng liệu điều ngược lại có thể xảy ra không? Liệu chúng ta có thể gửi sự sống từ Trái Đất tới các hành tinh khác và "gieo mầm" một thế giới mới? Đây chính là điều mà một số nhà khoa học đã thảo luận, và họ cho rằng điều này là hoàn toàn khả thi.

Trong một bài diễn thuyết tại ngày hội khoa học mang tên "The Future is Here" do tạp chí Smithsonian tổ chức tại Washington DC vào tháng Năm vừa qua, kỹ sư NASA Adam Seltzner đã nói về tương lai của ngành thám hiểm vũ trụ.

Bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của công việc này, Seltzner cũng nói về một phương pháp ít được biết tới, đó là đưa bộ gene người tới những hành tinh xa xôi.

Theo những ghi chép trong báo cáo của Meghan Neal trên tờ Motherboard, phương pháp này dựa trên kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học khác, nói về việc đưa bộ gene người dưới dạng vi sinh vật tới các hành tinh khác; bộ gene sau đó sẽ được phát triển bằng một cách thức chưa xác định, có thể là nhờ một chiếc máy.

"Có thể chúng ta sẽ chinh phục các hành tinh không phải nhờ những phi hành gia trong bộ đồ không gian, mà nhờ những vi sinh vật," Seltzner phát biểu.

Ý tưởng này xuất phát từ hai nhà sinh vật học của đại học Harvard, tiến sỹ Gary Ruvkun và tiến sỹ George Church, được trình bày trong một ấn phẩm của Đại học Y Harvard. Ngoài ra, trong một bài nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2012, các nhà khoa học đến từ đại học Kyoto Sangyo ở Nhật Bản đã thảo luận về phương thức này và cho rằng có lẽ quá trình 'nhân bản' này đã xảy ra rồi - mặc dù chỉ là tình cờ.

Mặt khác, cách thức phát triển bộ gene này thành một cơ thể người hoàn chỉnh mới là đề tài gây tranh luận. Bộ gene có thể được để cho phát triển tự nhiên, hoặc thông qua một chiếc máy.

Dĩ nhiên những gợi ý này chỉ có thể được thực hiện trong tương lai rất xa, nhưng các nhà khoa học tin rằng một ngày nào đó con người có thể tạo ra những cơ thể đa bào - và thậm chí là các cơ thể đa bào phức tạp như con người.

Mặc dù phương thức "nhân bản" này nghe có vẻ viễn tưởng, nhưng trên thực tế ý tưởng này khả thi hơn nhiều.

Một số thử nghiệm đã được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thực hiện nhằm tìm hiểu xem các vi sinh vật có thể sống sót sau chuyến đi từ Trái Đất tới Sao Hỏa hay không.

Vào tháng Năm vừa qua, điều này đã được chứng minh là hoàn toàn có thể. Các vi sinh vật cần phải được bảo vệ tốt hơn để có khả năng sống sót sau một quãng đường dài hơn, tới những hành tinh bên ngoài hệ Mặt Trời chẳng hạn.

Kết quả của thử nghiệm, cùng với các công trình nghiên cứu đã mở ra một tương lai mới cho việc khám phá và chinh phục vũ trụ của con người./.

Thưa quí vị.

Như vậy, qua bài báo trên từ vietnam+, chúng ta thấy rằng: các nhà khoa học vẫn hy vọng gieo mầm sự sống từ trái Đất lên những hành tinh có khả năng duy trì sự sống. Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - căn cứ trên hệ thống tri thức vũ trụ của thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định rằng: Tất cả những hành tinh ngoài trái Đất sẽ không có điều kiện duy trì mầm sự sống từ trái Đất. Những mầm sống này sẽ chết và tan biến, khi được gieo xuống trong điều kiện môi trường của các hành tinh này.

Kết luận và xác định của Lý học sẽ được thẩm định trực quan khi chương trình này kết thúc. Tương tự như Nasa đã xác định: "Không có sự sống trên sao Hỏa".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị.

Như vậy, qua bài báo trên từ vietnam+, chúng ta thấy rằng: các nhà khoa học vẫn hy vọng gieo mầm sự sống từ trái Đất lên những hành tinh có khả năng duy trì sự sống. Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - căn cứ trên hệ thống tri thức vũ trụ của thuyết Âm Dương Ngũ hành, xác định rằng: Tất cả những hành tinh ngoài trái Đất sẽ không có điều kiện duy trì mầm sự sống từ trái Đất. Những mầm sống này sẽ chết và tan biến, khi được gieo xuống trong điều kiện môi trường của các hành tinh này.

Kết luận và xác định của Lý học sẽ được thẩm định trực quan khi chương trình này kết thúc. Tương tự như Nasa đã xác định: "Không có sự sống trên sao Hỏa".

Vi khuẩn Trái đất chu du tới sao Hỏa

21/05/2014 10:47 (GMT + 7)

TTO - Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết khi robot tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) được đưa lên sao

Posted Image

Robot tự hành Curiosity chụp ảnh bề mặt sao Hỏa - Ảnh: Science

Theo trang Nature News, các nhà nghiên cứu Hiệp hội Vi trùng học Mỹ (ASM) cho biết trước khi robot Curiosity được phóng đi, một nhóm chuyên gia NASA đã thực hiện nhiệm vụ khử trùng nó. Tuy nhiên, Curiosity vẫn mang theo tới 377 chủng vi khuẩn tới sao Hỏa.

ASM đã đưa các loại vi khuẩn này vào môi trường mô phỏng sao Hỏa, bao gồm nhiệt độ lạnh giá, bầu không khí gần như không có độ ẩm và môi trường nhiều tia tử ngoại. Và điều đáng ngạc nhiên là 11% trong số các loại vi khuẩn này đã sống sót.

ASM khẳng định thí nghiệm này cho thấy nhiều khả năng sự sống cơ bản có thể tồn tại trên hành tinh đỏ. Tuy nhiên giới chuyên gia quốc tế đánh giá điều này cũng đồng nghĩa với việc con người đã làm ô nhiễm môi trường sao Hỏa. Khi đó, giới khoa học sẽ không thể nghiên cứu và hiểu đầy đủ môi trường tự nhiên của hành tinh đỏ.

Hiệp ước Không gian của Liên Hiệp Quốc cũng ngăn cấm hành vi làm ô nhiễm môi trường các hành tinh hay mặt trăng khác. Một số chuyên gia nhận định NASA sẽ phải đặc biệt cẩn trọng khi đưa tàu tới mặt trăng Europa của sao Mộc và Enceladus của sao Thổ, bởi hai mặt trăng này tồn tại đại dương dưới băng, do đó nguy cơ ô nhiễm lớn hơn.

NGUYỆT PHƯƠNG

======================

ASM đã đưa các loại vi khuẩn này vào môi trường mô phỏng sao Hỏa, bao gồm nhiệt độ lạnh giá, bầu không khí gần như không có độ ẩm và môi trường nhiều tia tử ngoại. Và điều đáng ngạc nhiên là 11% trong số các loại vi khuẩn này đã sống sót.

Theo tôi: Không có vi khuẩn nào sống sót cả. Nasa sẽ phải cải chinh điều này. Cũng như việc một giáo sư Hoa Kỳ (Cũng ở Nasa), đã công bố trên một tạp chí khoa học uy tín rằng: Ông ta tìm thấy hóa thạch một tế bào trong một mảnh thiên thạch.

Tôi đã xác định rằng sai. Vài ngày sau Nasa cải chính tin này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyển dữ liệu thành công bằng công nghệ teleport trong phòng thí nghiệm
Cập nhật lúc 15h24' ngày 05/06/2014

Bằng cách khai thác một hiện tượng lượng tử gọi là particle entanglement (rối hạt), nhóm nghiên cứu cho biết họ đã có thể chuyển dữ liệu trong khoảng cách 10m mà không cần bất kỳ kết nối nào.

Các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ nano tại đại học TU Delft, Hà Lan mới đây đã tuyên bố thành công bước đầu trong việc chuyển dữ liệu trong phòng thí nghiệm bằng công nghệ teleport. Bằng cách khai thác một hiện tượng lượng tử gọi là particle entanglement (rối hạt), nhóm nghiên cứu cho biết họ đã có thể chuyển dữ liệu trong khoảng cách 10m mà không cần bất kỳ kết nối nào.

Giáo sư Ronald Hanson, người đứng đầu dự án nghiên cứu cho biết: “rối hạt là một hệ quả thú vị nhất của các định luật cơ học lượng tử. Khi hai hạt trở nên bị “rối”, chúng mất đi tính chất riêng của mình và trở nên giống nhau như một, ngay cả khi khoảng cách giữa hai hạt là rất lớn”.

chuyen-du-lieu.jpg

Khi một electron quay quanh hạt nhân, chính electron đó cũng quay quanh trục của mình (giống như Trái Đất quay quanh trục của mình). Khi 2 electron bị rối, tức là chúng tương tác với nhau và sau đó bị tách ra, thì chúng sẽ quay theo chiều giống hệt nhau. Về cơ bản, một electron sẽ là hình ảnh phản chiếu của electron còn lại.

Nếu một trong số hai electron đó bị làm thay đổi chiều quay bằng một phương pháp nào đó, lập tức electron còn lại cũng sẽ đổi chiều quay tương tự. Khoảng cách giữa hai electron trong thử nghiệm của nhóm nghiên cứu là 3m, tuy nhiên về mặt lý thuyết khoảng cách này có thể tăng lên tới hàng trăm năm ánh sáng.

Trong thử nghiệm của mình, các nhà khoa học đã di chuyển thông tin trong một bit lượng tử (qubit – tương tự một bit tiêu chuẩn trong máy tính) sang một bit lượng tử khác, sử dụng một chip máy tính thiết kế đặc biệt. Mỗi con chip này sử dụng một viên kim cương tổng hợp để chứa các electron rối và một số nguyên tử nitơ.

Giáo sư Hanson giải thích thêm: “những con chip này sử dụng kim cương làm trung tâm vì đây là môi trường tốt nhất để giữ chân các electron tự do khi một nguyên tử nitơ chiếm vị trí của một trong các nguyên tử carbon. Chúng tôi có thể dễ dàng quan sát và nghiên cứu hoạt động của các electron và cả hạt nhân nguyên tử trong môi trường này. Đồng thời có thể điều khiển chiều quay của các electron và đọc dữ liệu”.

chuyen-du-lieu1.jpg

Các electron sau khi tách ra, sẽ trở thành các cặp electron rối và được chuyển đến một con chip khác. Sau đó, với mỗi dữ liệu được mã hóa vào một con chip, các cặp electron rối sẽ phản chiếu chính xác và chuyển dữ liệu đến con chip còn lại một cách hoàn nguyên vẹn mà không cần bất kỳ kết nối nào.

Với kết quả này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo nên một mạng lưới lượng tử để liên lạc cũng như kết nối internet giữa các máy tính lượng tử. Điều này sẽ giúp truyền dữ liệu với tốc độ cực cao và đảm bảo an toàn, việc lấy trộm dữ liệu là hoàn toàn không thể xảy ra. Trong dự án tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm với khoảng cách lớn hơn, có thể lên đến 1.300m với các chip lượng tử đặt trong tòa nhà khác nhau của trường đại học TU Delft.

Và trong tương lai, có thể chúng ta sẽ chế tạo được những cỗ máy có khả năng di chuyển cả vật chất. Biến công nghệ teleport trong các bộ phim khoa học viễn tưởng trở thành sự thật.
Theo Genk
=========================



Nếu một trong số hai electron đó bị làm thay đổi chiều quay bằng một phương pháp nào đó, lập tức electron còn lại cũng sẽ đổi chiều quay tương tự. Khoảng cách giữa hai electron trong thử nghiệm của nhóm nghiên cứu là 3m, tuy nhiên về mặt lý thuyết khoảng cách này có thể tăng lên tới hàng trăm năm ánh sáng.


Thuyết Tương đối của Eistein cho rằng: Giới hạn tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng. Lý học Đông phương cho rằng: Đây là sai lầm duy nhất của học thuyết này. Bởi vì - về lý thuyết - nếu tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ không thể nhận thấy bất kỳ vật nào di chuyển bằng tốc độ ánh sáng.
Bài báo khoa học trên với thí nghiệm Lượng tử trên hai hạt electron, cho thấy: Phải có một môi trường truyền hiệu ứng tương tác rất nhanh, để tác động gần như tức thời cho hai hạt electron với khoảng cách hàng trăm năm ánh sáng chịu tác động của nhau. Môi trường này đã chứng tỏ trên thực tế kết luận của Lý học cho rằng:
Giá trị tuyệt đối - Thái cực - chính là giới hạn tốc độ của vũ trụ.
Đây cũng chính là "cõi tuyệt đối".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới thiệu:
MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG
Trích

===============
CHƯƠNG IV.
THAY LỜI KẾT PHẦN III.


Sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - một lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực, từ lịch sử vũ trụ ngay từ giai đoạn khởi nguyên, đến tất cả mọi lĩnh vực của thiên nhiên, cuộc sống và con người - chính là một món quà của nền văn hiến Việt chia sẻ với những giá trị tri thức của nền văn minh hiện đại.

Đây cũng chính là sự xác định việc phục hồi nền văn hiến Việt, không phải chỉ là việc phục dựng một tượng đài lịch sử nhằm tôn vinh một quá khứ. Mà đó chính là sự xác định và minh chứng cho một nền văn minh với danh xưng văn hiến, trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử. Nó có một tác dụng rất lớn trong việc hội nhập giữa các nền văn minh và sự phát triển trong tương lai của con người.
 

Nhưng sự phục hồi học thuyết này hoàn toàn không đơn giản. Người viết lặp lại nhận xét của Giáo sư Lê Văn Sửu - một học giả có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương - đã nhận xét trong tác phẩm "Nguyên lý thời sinh học cổ Đông phương" của ông, như sau:
 

Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt, như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay. Họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của những di sản văn minh Đông phương này. Thế nhưng sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn.


Nhưng những "phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt, như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác" lại không phải là phương pháp đúng để phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì, mặc dù những phương tiện đó hoàn toàn có đầy đủ khả năng tìm hiểu bản chất của những dạng tồn tại của vật chất. Nó cũng có thể là công cụ để thẩm định một lý thuyết mô tả một thực tại có thể kiểm chứng một hiện tượng được mô tả trong lý thuyết đó. Như trường hợp về sự tương tác của khối lượng với ánh sáng trong thuyết Tương đối của Einstein, khi những phương tiện kỹ thuật hiện đại xác định: ánh sáng bị biến dạng cong khi vượt qua một tinh cầu. Nhưng những phương tiện kỹ thuật hiện đại - mà thực chất là một phương pháp hỗ trợ nhận thức trực quan đó - lại không phải công cụ để thẩm định cả một hệ thống lý thuyết mô tả bản chất của những quy luật tương tác trong vũ trụ. Để thẩm định một hệ thống lý thuyết cần một sự đặc thù trong phương pháp. Vì chính sự phục hồi một lý thuyết đã có sẵn, tự nó đã là một trường hợp đặc thù trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được - trong giới hạn thời gian lịch sử hạn chế từ 10. 000 năm trở lại đây. Chính tính đặc thù đó của sự phục hồi một hệ thống lý thuyết. Cho nên một yếu tố cần, là phải lấy chuẩn mực thẩm định là tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

Người viết với sự cố gắng trong một khả năng hạn chế, đã chứng tỏ với bạn đọc sự hoàn chỉnh, tính hệ thống và nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành, như là một sự khẳng định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một chân lý, chủ nhân đích thực của những tri thức thuộc văn minh Đông phương, trong cuộc hội nhập toàn cầu.

Sự phát triển của nền văn minh hiện đại mà nền tảng chính là những tri thức khoa học hiện đại đã bế tắc. Những nhà khoa học hàng đầu như SW Hawking đã phải thốt lên:
"Hai trăm năm nữa, con người phải đi tìm hành tinh khác để ở".
===============

Chưa nói đến thiên tai, chiến tranh tranh giành ngôi vị bá chủ thế giới trong việc hội nhập toàn cầu. Chỉ cần sự phá hủy môi trường thiên nhiên, cũng đủ là một tai họa cho sự sống trên trái Đất này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuyết Tương đối của Eistein cho rằng: Giới hạn tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng. Lý học Đông phương cho rằng: Đây là sai lầm duy nhất của học thuyết này. Bởi vì - về lý thuyết - nếu tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ không thể nhận thấy bất kỳ vật nào di chuyển bằng tốc độ ánh sáng.

Bài báo khoa học trên với thì nghiệm Lượng tử trên hai hạt electron, cho thấy: Phải có một môi trường truyền hiệu ứng tương tác rất nhanh, để tác động gần như tức thời cho hai hạt electron với khoảng cách hàng trăm năm ánh sáng chịu tác động của nhau. Môi trường này đã chứng tỏ trên thực tế kết luận của Lý học cho rằng:

Giá trị tuyệt đối - Thái cực - chính là giới hạn tốc độ của vũ trụ. Đây cũng chính là "cõi tuyệt đối".

Giới hạn tốc độ Vũ trụ bằng vận tốc ánh sáng là sai lầm nhưng không phải duy nhất mà còn nhiều sai lầm khác của vật lý hiện đại. Nhưng chủ yếu là vật lý hiện đại không biết đến một thông số vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp khi mô tả mọi quá trình vận động trong Vũ trụ và không nhận thức được giới hạn của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Chính vì vậy, mọi phương trình vật lý hiện đại chỉ đúng trong miền giới hạn khi ảnh hưởng của thông số kia đủ nhỏ. Nhưng các nhà khoa học lại tìm cách áp dụng những phương trình của họ cho mọi quá trình vật lý, do đó, sai lệch và mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Nhưng quan trọng hơn, phương pháp luận, quan điểm tư duy của giới khoa học ngày nay không thể giải quyết được vấn đề này mà khi giải quyết mâu thuẫn nào đó sẽ lại dẫn đến một mâu thuẫn khác nghiêm trọng hơn. Nói cách khác, khoa học hiện đại đang trong giai đoạn giống như trước năm 1905 khi thuyết tương đối ra đời.

Các tương tác mà khoa học hiện đại gọi là tương tác hấp dẫn, tương tác mạnh, tương tác yếu thực chất chỉ là phản ứng của vật chất với không gian mà trong đó nó tồn tại mà thôi chứ không phải là tương tác giữa hai đối tượng vật chất (trường khí âm dương).

Trong tự nhiên, chỉ có hai tương tác của trường khí âm dương: Thứ nhất là tương tác trực tiếp dựa trên qui tắc quân bình âm dương (ví dụ là lực hút, đẩy tĩnh điện …). Thứ hai là tương tác cảm ứng (ví dụ: lực cảm ứng điện từ …). Các nhà khoa học hợp cà hai lại thành tương tác điện từ mà không thấy được sự khác biệt về bản chất giữa chúng.

- Tương tác trực tiếp thay đổi xu thế vận động của vật chất (lực F) bằng cách thêm vào một xu thế ngoại lai (công thêm lực P: F’ = F + P). Tốc độ giới hãn của tương tác này là tốc độ truyền năng lượng chính là vận tốc ánh sáng. Bản chất của tương tác này là quá trình lập lại trạng thái quân bình âm dương khi dương, âm quá lớn.

- Tương tác cảm ứng làm xu thế vận động của vật chất tự thay đổi theo một chiều hướng khác (F --- > F’), hoàn toàn không có sự truyền năng lượng trong quá trình cảm ứng. Đó là lý do lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với phương chuyển động của điện tích. Do không có quá trình truyền năng lượng nên tốc độ truyền tương tác cảm ứng không bị cái gì giới hạn nên nó là vô cùng. Nói cách khác, tương tác cảm ứng là ngay lập tức trong toàn Vũ trụ. Đó là bản chất của cái mà các nhà khoa học gọi một cách mơ hồ (vì không hiểu được bản chất, tuy thấy được hiện tượng) là “rối lượng tử” hay “vướng lượng tử”. Tương tác cảm ứng có tốc độ vô cùng lớn cho chúng ta hiểu tại sao một niệm phát sinh lại có thể chấn động ba ngàn thế giới, các linh hồn giao tiếp như thế nào? …

Tất cả những luận điểm trên tôi đều rút ra trong quá trình nghiên cứu học thuyết ADNH của Việt tộc (Chứ không phải Hán tộc) mang ra chia sẻ cùng các ACE trên diễn đàn

Thân ái!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giới hạn tốc độ Vũ trụ bằng vận tốc ánh sáng là sai lầm nhưng không phải duy nhất mà còn nhiều sai lầm khác của vật lý hiện đại. Nhưng chủ yếu là vật lý hiện đại không biết đến một thông số vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp khi mô tả mọi quá trình vận động trong Vũ trụ và không nhận thức được giới hạn của định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Chính vì vậy, mọi phương trình vật lý hiện đại chỉ đúng trong miền giới hạn khi ảnh hưởng của thông số kia đủ nhỏ. Nhưng các nhà khoa học lại tìm cách áp dụng những phương trình của họ cho mọi quá trình vật lý, do đó, sai lệch và mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Nhưng quan trọng hơn, phương pháp luận, quan điểm tư duy của giới khoa học ngày nay không thể giải quyết được vấn đề này mà khi giải quyết mâu thuẫn nào đó sẽ lại dẫn đến một mâu thuẫn khác nghiêm trọng hơn. Nói cách khác, khoa học hiện đại đang trong giai đoạn giống như trước năm 1905 khi thuyết tương đối ra đời.

Các tương tác mà khoa học hiện đại gọi là tương tác hấp dẫn, tương tác mạnh, tương tác yếu thực chất chỉ là phản ứng của vật chất với không gian mà trong đó nó tồn tại mà thôi chứ không phải là tương tác giữa hai đối tượng vật chất (trường khí âm dương).

Trong tự nhiên, chỉ có hai tương tác của trường khí âm dương: Thứ nhất là tương tác trực tiếp dựa trên qui tắc quân bình âm dương (ví dụ là lực hút, đẩy tĩnh điện …). Thứ hai là tương tác cảm ứng (ví dụ: lực cảm ứng điện từ …). Các nhà khoa học hợp cà hai lại thành tương tác điện từ mà không thấy được sự khác biệt về bản chất giữa chúng.

- Tương tác trực tiếp thay đổi xu thế vận động của vật chất (lực F) bằng cách thêm vào một xu thế ngoại lai (công thêm lực P: F’ = F + P). Tốc độ giới hãn của tương tác này là tốc độ truyền năng lượng chính là vận tốc ánh sáng. Bản chất của tương tác này là quá trình lập lại trạng thái quân bình âm dương khi dương, âm quá lớn.

- Tương tác cảm ứng làm xu thế vận động của vật chất tự thay đổi theo một chiều hướng khác (F --- > F’), hoàn toàn không có sự truyền năng lượng trong quá trình cảm ứng. Đó là lý do lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với phương chuyển động của điện tích. Do không có quá trình truyền năng lượng nên tốc độ truyền tương tác cảm ứng không bị cái gì giới hạn nên nó là vô cùng. Nói cách khác, tương tác cảm ứng là ngay lập tức trong toàn Vũ trụ. Đó là bản chất của cái mà các nhà khoa học gọi một cách mơ hồ (vì không hiểu được bản chất, tuy thấy được hiện tượng) là “rối lượng tử” hay “vướng lượng tử”. Tương tác cảm ứng có tốc độ vô cùng lớn cho chúng ta hiểu tại sao một niệm phát sinh lại có thể chấn động ba ngàn thế giới, các linh hồn giao tiếp như thế nào? …

Tất cả những luận điểm trên tôi đều rút ra trong quá trình nghiên cứu học thuyết ADNH của Việt tộc (Chứ không phải Hán tộc) mang ra chia sẻ cùng các ACE trên diễn đàn

Thân ái!

Vẫn có 4 tương tác. Nhưng ko phải như mô tả của vật lý hiện đại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tương tác cảm ứng làm xu thế vận động của vật chất tự thay đổi theo một chiều hướng khác (F --- > F’), hoàn toàn không có sự truyền năng lượng trong quá trình cảm ứng. Đó là lý do lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với phương chuyển động của điện tích. Do không có quá trình truyền năng lượng nên tốc độ truyền tương tác cảm ứng không bị cái gì giới hạn nên nó là vô cùng. Nói cách khác, tương tác cảm ứng là ngay lập tức trong toàn Vũ trụ. Đó là bản chất của cái mà các nhà khoa học gọi một cách mơ hồ (vì không hiểu được bản chất, tuy thấy được hiện tượng) là “rối lượng tử” hay “vướng lượng tử”. Tương tác cảm ứng có tốc độ vô cùng lớn cho chúng ta hiểu tại sao một niệm phát sinh lại có thể chấn động ba ngàn thế giới, các linh hồn giao tiếp như thế nào? …

Lâu quá không thấy bác Vôtrước xuất hiện.

"Tương tác cảm ứng là ngay lập tức trong toàn Vũ trụ"; Khi nghiên cứu đến tận cùng, thì sẽ xuất hiện ý nghĩa này, chính xác rồi nhưng bản chất nó là gì? .

Đó là lý do lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với phương chuyển động của điện tích: cái này không rõ, bởi khi mô tả chúng tức chúng đã là "vật chất", cho nên nói rằng "không có sự truyền năng lượng" phải chăng mâu thuẫn?

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO VỀ MẶT TRÁI CỦA KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

200 năm nữa con người đi tìm hành tinh khác để ở...

SW Hawking

=====================================

Viễn cảnh tuyệt chủng hàng loạt như khủng long

09/06/2014 09:00

Thế giới đang bấp bênh trước bờ vực tuyệt chủng hàng loạt, và con người đã đẩy nhanh tốc độ biến mất của các loài sinh vật lên gấp 10.000 lần.

Posted Image

Những loài có thể sớm biến mất nếu không được can thiệp - Ảnh: Huffington Post

Trong lúc trái đất đối mặt với viễn cảnh tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu với mức độ khủng khiếp, nhân loại phải chịu trách nhiệm vì đang đẩy nhanh tốc độ tuyệt chủng của động vật và thực vật. Theo trang Phys.Org dẫn báo cáo của các chuyên gia Đại học Duke (Mỹ), các loài đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 10 lần so với dự đoán, trong khi tốc độ tuyệt chủng trước khi con người xuất hiện chậm hơn nhiều. “Chúng ta đang ngấp nghé bờ vực tuyệt chủng hàng loạt lần kế tiếp, và liệu có tránh được hay không là dựa vào hành động của con người”, theo trưởng nhóm nghiên cứu Stuart Pimm.

Được đánh giá là báo cáo đóng vai trò bước ngoặt, cuộc nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Duke tập trung vào việc tính toán “tử suất” của các loài dẫn đến tuyệt chủng trong số 1 triệu loài trên bề mặt địa cầu. Kết quả phân tích mới nhất cho thấy tỷ lệ tuyệt chủng trước thời con người ở mức 0,1/năm/1 triệu chứ không phải 1/năm/1 triệu như báo cáo vào năm 1995, cũng do tiến sĩ Pimm chịu trách nhiệm thực hiện. Trong khi đó, hiện tỷ lệ tuyệt chủng nhanh gấp ít nhất là 1.000 lần so với con số 0,1, không những thế còn có thể lên đến 1.000/1 triệu. Dù có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến quá trình tăng tốc biến mất của các loài sinh vật, yếu tố lớn nhất vẫn là mất đi môi trường sống mà thủ phạm không ai khác là con người, theo tiến sĩ Pimm và đồng tác giả Clinton Jenkins của Viện Nghiên cứu sinh thái học tại Brazil.

Những tác nhân chủ chốt khác góp phần đẩy nhanh sự biến mất của các giống loài trên thế giới bao gồm: làn sóng xâm nhập của những sinh vật ngoại lai theo đà di cư của con người đến các vùng đất mới và tiêu diệt cộng đồng động thực vật bản địa; tình trạng thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến nơi sinh sống của các giống loài; và hậu quả từ việc khai thác cá quá mức. Một ví dụ điển hình là một loài khỉ đuôi sóc ở Brazil, hiện bị đẩy vào đường cùng do công cuộc phát triển tại nước này đã tàn phá môi trường sống của chúng, trong khi một loài khỉ đuôi sóc khác lấn chiếm nơi ở diện tích ít ỏi còn lại. Cá mập vây trắng từng là một trong những loài động vật ăn thịt đông đúc nhất trên trái đất, nhưng chúng đang bị săn lùng ráo riết đến nỗi giờ đây hầu như vắng bóng trên các bề mặt đại dương, theo nhà sinh học biển Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie (Canada). “Nếu chúng ta không can thiệp, thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt như đã xảy ra với khủng long”, Giáo sư Worm cho biết.

Trong số những loài nhiều khả năng sẽ biến mất hoàn toàn có tê giác Sumatra, báo tuyết Amur và tinh tinh núi. Tuy nhiên, tiến sĩ Pimm và chuyên gia Jenkins cho rằng vẫn còn có chút hy vọng để cứu vãn, chẳng hạn có thể tận dụng thói quen sử dụng điện thoại thông minh và các ứng dụng như iNaturalist để yêu cầu dân thường và các nhà sinh học kịp thời thông báo một khi phát hiện có loài động vật sắp gặp nguy hiểm. Khi nắm được thông tin, các chuyên gia có thể nỗ lực vãn hồi tình trạng bằng cách duy trì môi trường sống và áp dụng biện pháp gây giống cũng như các phương thức khác để lưu lại loài vật có thể bị tuyệt chủng.

Đã từng có loài được cứu sống bằng cách này, đó là khỉ đuôi sóc sư tử vàng. Cách đây vài thập niên, loài linh trưởng nhỏ bé từng bị cho là đã tuyệt chủng do môi trường sống của chúng bị quét sạch. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học tình cờ phát hiện chúng ở những vùng hẻo lánh nhất của Brazil và tiến hành các biện pháp bảo vệ, đồng thời tìm kiếm nơi ở mới cho chúng. Hiện cộng đồng khỉ đuôi sóc sư tử vàng lại sinh sôi và thoát được số phận diệt vong.

Phi Yến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quí vị.
Trong tiểu luận: "Định mệnh có thật hay không?", tôi đã chứng minh và xác định rằng: Đã có một nền văn minh tồn tại trên Địa cầu này trước lịch sử nền văn minh của chúng ta. Tôi gọi là văn minh Atlantic. Chính nền văn minh này là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng nền văn minh này đã bị hủy diệt. Người Lạc Việt chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này và kế thừa những di sản của nó. Do đó, trong lịch sử văn minh hiện tại, người Việt là chủ nhân đích thức của những tri thức nền tảng của văn minh Đông phương.
Nhưng tư liệu khảo cổ học được công bố trong bài viết dưới đây, tìm được ở Hoa Kỳ - nếu có thật - chính là sự bổ sung sắc sảo cho luận điểm của tôi và hiện tượng khảo cố này hoàn toàn được giải thích bằng lý thuyết mà tôi đã trình bày ở trên.

====================================
Di tích Ai Cập cổ đại tại Grand Canyon, Hoa Kỳ
Arius Ngọc Trần
Bản quyền tiếng Việt ©Zeronews
Nguồn https://sites.google.com

Anubis.jpg
Tượng thần Anubis tại Động Kincaids

Zero: với phát hiện này chúng ta thấy nền văn minh Ai Cập không chỉ được bó hẹp tại Châu Phi mà còn vượt đại dương sang Châu Mỹ. Điều này có nghĩa là trước khi Colombo tìm ra Châu Mỹ thì người Ai Cập đã làm điều đó từ 3000 năm trước đây.
Vậy câu hỏi đặt ra là: người Ai Cập đã dùng phương tiện nào để di chuyển giữa 2 lục địa xa xôi đến vậy trong thời điểm mà công nghệ về tàu thuyền còn thô sơ?

Discovery%2520Cave%2520429.jpg
Đây là một thành phố trong hang của người Ai Cập cổ được gọi là Động Kincaids được đặt theo tên của G.E. Kincaid, người đầu tiên tìm ra nó lúc còn làm việc cho S. A. Jordan.

Kincaid270.jpg
G. E Kincaid phục vụ trong quân đoàn thuỷ binh. Sau khi nghỉ hưu, ông đã làm việc cho S. A. Jordan trong vị trí một nhà khảo cổ.
S. A Jordan được Viện Smithsonian cử đến Grand Canyon để điều tra các thông tin cung cấp bởi John Westly Powell.


Hệ thống hang động này toạ lạc tại Cliff Wall, cao hơn 120 mét so với sông Colorado ở Grand Canyon. Những nhà khảo cổ dự đoán hang động nhân tạo này có tuổi thọ khoảng 3000 năm với chiều cao khoảng 152 mét và hệ thống đường hầm dẫn tới sảnh lớn.
Ngày nay vị trí củathành phố hang động này đã xuống thấp hơn nhiều so với khi mới khởi công, vì mực nước sông Colorado thời đó được dự đoán là thấp hơn hiện nay khoảng 91 mét.


>grandcanyonshrine%2520429.jpg

Đây là một bức tượng bằng vàng của vị vua Ai Cập tên là Khyan (một số cách gọi khác là Khian hoặc Khayan), được tìm thấy trong hang, trên tay cầm hai đoá hoa sen. Hoa Sen là một biểu tượng quốc gia của Ai Cập cổ.
Bức tượng được đặt ở vị trí giao điểm đầu tiên của các đường hầm, đúng với cách sắp xếp các bức tượng vua chúa Ai Cập trong các hang động ở Thung Lũng Của Các Vị Vua. Thung lũng này là nơi các vị vua Ai Cập đã từng sinh sống trước khi các kim tự tháp và các thành phố cổ trên mặt đất được xây dựng ở Ai Cập. Những chùm ánh sáng quyền lực toả ra từ ký hiệu tượng hình đặc trưng của vua Khyan cho thấy ông là một vị vua rất có quyền lực trong thế giới giới Ai Cập cổ đại. Theo ghi chép thì Khyan là hiện thân của Zaphanath (Josepth), người đã thống trị toàn Ai Cập tại thủ đô Avaris năm 1610 đến năm 1580 trước công nguyên.
Tất cả các vị vua Ai Cập và các Pharaoh đều có một ký hiệu tượng hình cho riêng mình để nhận diện. Biểu tượng và cả tên của vua Khyan đã được tìm thấy trên bệ của bức tượng. Bên góc cao bên trái của biểu tượng chính khắc trên bệ cho thấy vua Khyan là Người Con “tay phải” của dân tộc Hebrew Semitic có nghĩa là người con trai đầu lòng. Còn biểu tượng ở trung tâm bệ là biểu tượng tượng hình đặc trưng của vua Khyan với chùm ánh sáng quyền lực của mình và ông đang nắm giữ cây gậy của Chúa trong tay. Không còn nghi ngờ gì nữa. Khyan chính là hiện thân của vua Zaphnath ở Ai Cập, người được nhắc đến trong kinh thánh với tên Joseph.

b430a.jpg

Bức phù điêu bằng vàng này được tìm thấy trong thành phố hang động ở Grand Canyon. Nó là một cuốn sách sử ghi lại những cái tên bắt đầu từ sự kiện vua Zaphnath đến Aztlan và thông tin về sự kiện hiện thân của ông, vua Khyan đến, Grand Canyon. Ký hiệu cho vùng đất thứ 2 của Ai Cập được cai quản bởi vua Zaphnath có tên là Memphis được tìm thấy ở góc dưới bên trái của bức phù điêu. Bên góc trái có chữ F, theo ngôn ngữ Do Thái Mỹ (cũng là ngôn ngữ của vua Khyan), nghĩa là Family. Các ghi chep lịch sử của Aztlan cũng được tìm thấy ở mặt sau của bức tượng.

1-%2520431.jpg
Đây là một bức phù điêu khác tìm thấy trong Động Kincaids.

Mặc dù nó nhỏ hơn so với những phù điêu khác được tìm thấy tại Grand Canyon nhưng bức này được xem là có kích cỡ cũng như tầm vóc lịch sử lớn nhất đối với những nhà khảo cổ Smithsonian. Nó ghi chép lại thông tin của vua Akhenaten, nữ hoàng Nefertli cũng như tổ tiên và con cái của họ, trong đó có vua Zaphnath. Một trong những sự kiện được ghi chép lại là vua Akhenaten đã khôi phục giáo phái Amon Semitic tại Saqqare Ai Cập. Vua Akhenaten trị vì Ai Cập trong khoảng năm 1353 đến 1336 trước công nguyên. Theo ghi chép, con trai của ông là Seteprene, vừa là người cai quản Grand Canyon, vừa là vua của Saqqare Ai Cập. Những thông tin này cho thấy các vị vua Ai Cập cổ đại đã có những hành trình qua lại giữa Grand Canyon và Ai Cập.

f_16egypt%2520428.jpg
Những mẫu vật bằng vàng này từ Động Kincaid là những mẫu vật duy nhất từ Grand Canyon được trưng bày tại viện Smithsonian ở Washington DC. Hai tượng ở phía sau là Vua Akhenaten và Hoàng Hậu Nefertli.

enthr-3.jpg
Còn đây là mẫu vật đại diện cho vua Aperanat, một vị vua tại Saqqara Ai Cập, cũng được tìm thấy tại Grand Canyon. Tại Ai Cập, vua Aperanat rất có quyền lực. Ông cai quản cả những người không phải là dân Ai Cập.

Anubis.jpg

Bức tượng đồng này được tìm thấy trong Động Kincaids, được xác định là bức tượng của Anubis. Không thể tưởng tượng được là ông ta cũng đến Grand Canyon. Anubis là một xác ướp ai cập nổi tiếng, người tin vào “cõi âm”.

Tanner_Trail_431.jpg
Con đường mòn Seth là một điểm du lịch nổi tiếng ở Grand Canyon.

furnace%2520428.jpg

Người Ai Cập cổ có các chốt khai thác đồng, bạc và vàng tại Grand Canyon. Có rất nhiều các tàn tích của của các lò nung và lò luyện kim Ai Cập ở Grand Canyon. Những lò nung và lò luyện kim này toạ lạc ở cao nguyên thứ 2 của Grand Canyon, nơi đây nhiều hầm khai và các thành phố hang động của người Ai Cập cũng được tìm thấy tại các vách núi ở tầng 2 của cao nguyên Grand Canyon.

Còn tiếp

Iris%2520Temple%2520428.jpg

Mặc dù đền thờ Iris ở Grand Canyon ngày nay đã hư hại nhiều, chúng ta vẫn có thể thấy các chữ tượng hình của người Ai Cập cổ trên vách của ngôi đền. Đền Iris có một lối vào rõ ràng nhưng chỉ vào sâu chừng vài mét, nó đã bị đóng kín. Công viên quốc gia sẽ không cho phép bất kỳ ai khai quật khu đền thờ kim tự tháp.

IsisS.jpg

Bức tượng vàng này được tìm thấy tại Động Kincaids. Nó tượng trưng cho thần Iris và hiện đang được trưng bày tại Viện Smithsonian ở Washington DC. [Theo truyền thuyết Ai Cập, Iris là vị nữ thần của sức mạnh và tình yêu]. Bà là con gái đầu lòng của thượng đế, mà theo người Ai Cập, là vị thần đầu tiên trên trái đất. Tình yêu tràn ngập trong tim Iris. Hình dạng của Iris trong tấm hình này thể hiện trái tim của bà.

0-270.jpg

Còn bức tượng vàng này là của Amunet, Thần Bí Ẩn [Theo truyền thuyết Ai Cập, Amaunet là một vị thần bí ẩn và là nữ thần của thiên đường]. Amaunet đã sinh ra một quả trứng sáng óng ánh như vàng và là tia nắng mặt trời đầu tiên của Ai Cập. Sau đó Amaunet nhận ra bà đang sở hữu một đôi cánh và bay từ thiên đường đến Ai Cập. Rồi tất cả mọi người đều biết đến Amaunet nên bà không còn là thần bí ẩn nữa.
Tower%2520of%2520Ra%2520429.jpg

Người da đỏ bản xứ đã nói với kiểm lâm ở khu công viên quốc gia Gran Canyon rằng địa điểm trên là một toà tháp của Ra. Chỉ một số ít văn tự cổ Ai Cập được tìm thấy tại đây do toà tháp do đã bị hư hại nặng.

grand%2520canyon%2520enterainment%252042

Người Ai Cập cổ cũng xây dựng nhiều khu vực giải trí tại Grand Canyon. Những khu nhà này ngày xưa có mái gỗ nhưng nay đã không còn giữ được nữa. Ở đây có nhiều sân lớn cho các môn chạy đua, các trò chơi, khu tắm vòi sen và nhà nghỉ dưỡng cho các đội thể thao. Ngoài ra, khu vực này còn có cả nhà hát rộng lớn cho các buổi hòa nhạc và bếp để chế biến thức ăn cho các vua Ai Cập, các vận động viên và các nhạc công.

canyon%2520legends427.jpg

Khu đường hầm phức hợp này được G.E. Kincaid tìm thấy là một lăng mộ tổng hợp. Những xác ướp ở đây được chôn âm tường hoặc trên các tảng đá lớn. Thời gian mà người Ai Cập đến Grand Canyon được xác định bằng phương pháp tính tuổi carbon của các xác ướp này. Xác ướp có tuổi tho lớn nhất là từ khoảng năm 1600 trước công nguyên.


helme_cave-tunnel430.jpg

Đây là hình chụp lối vào của hang Powell ở Grand Canyon, được đặt theo tên người khám phá ra nó là John Westly Powell. Theo báo cáo của John Westly Powell gửi cho chính phủ và phát hành trong sách của ông, những hang này là hang nhân tạo. Ông đã lần theo khe nứt ở phía bên trái của vách núi và leo lên những khứa dài để tìm ra nó. Có một lối đi nhỏ dọc theo vách núi đã bị bào mòn đến nỗi trở thành hình dạng của khối đá tự nhiên. Các khe vàng phần nào đã cắt ngang con đường. Các con đường đã bị bỏ hoang trong một thời gian dài, không có dấu vết nào của con người. Khi trở về trại, họ tìm thấy thêm một vài ký tự Ai Cập cổ trên vách đá gần hang động.

John_Wesley_Powell_USGS_270.jpg

Thông tin cua John Westly Powell có thể được tìm thấy trong tư liệu “Người Ai Cập ở Mỹ và những khám phá”. Những nhà khảo cổ Smithsonian đã nghiên cứu những ký tự Ai Cập cổ trên các vách dẫn tới hang nhân tạo này. Nghiên cứu cho thấy hang này có liên quan đến một vài vị vua của Ai Cập và chứa đựng nhiều thông tin chưa từng được biết đến trước đây về họ.

0538-430.jpg

Bức tượng cổ này được tìm thấy ở hang Powells, trên tay cầm một đoá sen Ai Cập. Theo John Westly Powell, đây chỉ là một trong những mẫu vật được tìm thấy tại đây. Đêm hôm đó nhóm của ông đã lập tức thông báo cho Viện Simithsonian. Sau đó nhóm của ông tiếp tục tìm thấy nhiều thành phố hang động khác.
Ông cho rằng có khoảng 50 000 người Ai Cập đã cư trú Grand Canyon trong cùng một thời điểm. Bức tượng này đại diện cho vua Seteprene (một số cách gọi khác là Smenkhare Seti hoặc Smenkare). Vua Seteprene là con trai của vua Akhenaten tiếp quản khu Saqqara Ai Cập từ năm 1336 trước công nguyên nhưng chỉ vỏn vẹn trong 10 năm. Ông đã qua đời trong chuyến đi cuối cùng đến Saqqara Ai Cập. Có thể đây là lý do mà tượng của ông không được phủ một chiếc mũ được mạ vàng.

egyptian-urns-427.jpg

Bình đựng cốt của người Ai Cập được tìm thấy trong hang Powells, hiện được trưng bày tại Viện Smithsonian, Washington DC.

alphabet%2520427.jpg

Bản biểu này là một phát hiện quan trọng của các nhà khảo cổ Smithsonian tại hang Powells, là bảng chữ viết cổ của người Ai Cập dùng để dạy đọc và viết chữ cho những đứa trẻ. Những biểu tượng chim thú trên vách núi ở Grand Canyon miêu tả cấp bậc của các vị vua Ai Cập cổ. Điều thú vị là ở phía trên, hàng thứ hai từ trái qua, ta thấy biểu tượng Rương Giao Ước của người Do Thái và tiếp theo trên cùng hàng là biểu tượng hộp không đáy tượng trưng cho người con “tay phải” của Do Thái.

First%2520Egyptian%2520Cities.jpg

Khi những người Ai Cập đến Grand Canyon khoảng năm 1700 trước công nguyên, họ bắt đầu xây dựng các thành phố hang động từ vách núi Vermillion đi sâu vào rìa phía bắc của hẻm núi Grand Canyon. Trước tiên, những người Ai Cập chọn những vách núi có phần đá nhô ra vì các vị vua có thể đứng tại đây nhìn xuống các đồng ruộng và khu mỏ khai thác ở vị trí thấp hơn. Tất cả các vị vua đều khắc dấu ấn của mình trên vách núi xung quanh thành phố hang động. Cao nguyên Kiabab cao khoảng 2 438 mét so với sông Colorado.

kaibab%2520and%2520vermillion%2520cliff%

Những vách núi này là những vách núi cao nhất tại cao nguyên Kiabab rộng lớn ở Grand Canyon. Tất cả những đền đài Ai Cập đều toạ lạc ở phía bắc của Grand Canyon.

Fertile%2520Kiabab%2520Plataeu%2520427.j
Đây là cao nguyên Kiabab. Trong khu vực cao nguyên, các mạch nước chảy chậm vào trong những đồng cỏ giúp giữ ẩm cho đất canh tác. Thực phẩm trên các cánh đồng cỏ này ước tính nuôi sống được khoảng 500 000 người trong khi số lượng người Ai Cập tại Grand Canyon chỉ có khoảng 50 000 người. Có vẻ như lượng lương thực còn lại được chuyển đến Ai Cập.
Walhalla%2520428.jpg

Đây là tàn tích Walhalla ở cao nguyên Kaibab đã được khai quật. Do nạn trộm cướp mẫu vật quá phổ biến, thậm chí là trong nội bộ những nhà khảo cổ của Smithsonian, FBI đã cử các điệp vụ tham gia vào đội khai quật tại Grand Canyon và ngày nay họ có mặt ở tất cả các nhóm khai quật của Hoa Kỳ.

Hopi%2520427.jpg

Grand Canyon được chính thức trở thành công viên quốc gia năm 1919. Chính sách của công viên quốc gia là để bảo tồn nền văn hoá bản địa của thổ dân Mỹ. Họ sinh sống ở rìa phía bắc của cao nguyên Kiabab, cũng là nơi các kim tự tháp Ai Cập được tìm thấy. Họ biết rõ tên của những đền thờ kim tự tháp này. Thổ dân da đỏ thờ một vị thần tên là Taawa. Vị thần này có một khuôn mặt người luôn tươi cười và một trái tim nhân hậu. Ngôn ngữ bản địa của thổ dân da đỏ ở Mỹ cũng sử dụng một lượng lớn các từ các từ có gốc gác Ai Cập.

SETH-TANNER-BY-WALL-AT-WIDE-RUIN_gray.jp

Seth Tanner, một tín đồ giáo phái Mormon, sinh sống tại Grand Canyon và làm người dịch thuật cho dân da đỏ. Ông ta có 2 người vợ da đỏ. Ông cho rằng người da đỏ cũng là những tín đồ của giáo phái Mormon. Họ tự gọi mình là dân tộc của cùng một trái tim. Ông là mục sư của dân da đỏ và cũng là một nông dân.

Set%2520%2520Pryamid%2520427.jpg

Toà tháp Set (kim tự tháp Seteprene) là tên được người da đỏ đặt cho vùng này. Toà tháp Set là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng ở Grand Canyon như là một lăng mộ của vua Seteprene. Tất cả các ký tự Ai Cập cổ đã bị bào mòn. Đây là một kim tự tháp hình chữ nhật, tương tự như các kim tự tháp đầu tiên ở Ai Cập.

Zoroaster_templegrandcanyon%2520430.jpg

Còn đây là Đền Zoroaster ở Grand Canyon theo cách gọi của người da đỏ.

http://4.bp.blogspot.com/-hcQBXWBpweE/U02BOlA4vGI/AAAAAAAAM0w/qIVc-8cp1fU/s1600/Joseph_Pharaoh_Thebes%2520197.jpg
[Truyền thuyết Zoroaster của Ai Cập]

Zoroaster sống ở Ai Cập trong khoảng thời gian đất nước đang gặp khó khăn và đất nước đang trở thành một quốc gia nghèo. Tên dùng của Zoroaster là Joseph vì ông thờ một thần có địa vị cao hơn thần mặt trời Ra trên thiên đường, người biết về giấc mơ của Pharaoh. Ông xây một chiếc thuyền có cánh (mái chèo) có sức chứa lớn để chở người và tìm ra hạt giống cũng như vàng bạc cho người Ai Cập. Khi ông ta trở về Ai Cập, chiếc thuyền của ông chở đầy vàng và hạt giống. Pharaoh phong cho ông làm người cai quản Ai Cập và gọi ông là Zaphenat – Pa’aneah. Pharaoh cũng giống như một người cha của vua Zaphanath Paaneah.

http://3.bp.blogspot.com/-SujowV3zeIc/U02BLEhUT6I/AAAAAAAAMz4/0t6wOlDVjl4/s1600/ALAW0ES%2520430.jpg

Những nhà khảo cổ của Smithsonian nghĩ rằng kim tự tháp đang được xây dở dang này là một lăng mộ vì lối vào của nó chỉ sâu vài mét và bị bịt kín. Nhưng công viên quốc gia không cho phép họ khai quật mộ này.

http://4.bp.blogspot.com/-jmr8QU48wOI/U02BS3R2eoI/AAAAAAAAM2E/dPGuntMCaec/s1600/egyptian-mummies344.jpg

Một quan tài được mở nắp để kiểm tra xem có xác ướp hay không, trước khi được chuyển từ Grand Canyon về kho lưu trữ của viện Smithsonian.
Arius Ngọc Trần
Bản quyền tiếng Việt ©Zeronews
Nguồn https://sites.google.com

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người thành, bại là do gene? Nhiều người bẩm sinh đã thành đạt, các nhà khoa học tuyên bố. Nói cách khác, chính DNA sẽ góp phần quyết định một người luôn thành công hay thất bại trong cuộc sống.

Thiên thần hay ác quỷ là do gene?

Nghiên cứu mới nhất trên Tạp chí Journal of Personality nhận thấy, phần lớn những thiên hướng bẩm sinh như sự kiên định, khả năng giao tế xã hội, kiềm chế và tính duy mục đích đều “nằm” trong gene.

Trên thực tế, hệ gene của chúng ta ảnh hưởng đến những phẩm chất này nhiều hơn cả quá trình dưỡng dục lẫn quá trình đi làm. Và khi kết hợp với nhau, các tính cách này có thể tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại, các nhà nghiên cứu Đại học Edinburgh khẳng định.

borntowin.jpg

Nhiều người bẩm sinh đã hội đủ tố chất để thành công?

Họ đã tiến hành phỏng vấn hơn 800 cặp sinh đôi về thái độ sống, để từ đó chỉ ra những tác động của tự nhiên và quá trình nuôi nấng đến tính cách các tình nguyện viên.

So sánh các cặp sinh đôi cùng trứng (vốn có chung DNA và môi trường dưỡng dục) với các cặp sinh đôi khác trứng (có chung môi trường gia đình nhưng khác nhau về gene) là một phương pháp thường được sử dụng để xác định tầm ảnh hưởng của di truyền học. Kết quả cho thấy, Gene có vai trò lớn hơn nhiều so với lối sống, trong đó riêng khả năng tự kiểm soát bản thân là một phẩm chất gắn liền với DNA.

Ngoài ra, gene cũng quyết định phần lớn sự kiên định và kiên nhẫn của con người. Đây là một điều kiện quan trọng để thành công, bởi những người từ chối bỏ cuộc sẽ dễ đạt được giấc mơ hơn những người đầu hàng ngay từ trận đầu tiên.

Chia sẻ trên DailyMail, Giáo sư Timothy Bates cho rằng, trước đây người ta luôn nghĩ rằng môi trường gia đình sẽ quyết định đến sự lành mạnh tâm lý ở trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy tầm ảnh hưởng mạnh hơn nhiều của gene di truyền. Tất nhiên, chúng ta không nên quá dựa dẫm vào gene. Một chìa khóa rất quan trọng của thành công là tính hướng đích lại không do gene quyết định.

Theo Vietnamnet, Dailymail

=======================

Nội dung bài viết chưa khẳng định rõ: gen có quyết định sự thành bại hay không? Nhưng ít nhất đã đặt vấn đề như vậy. Và điều rõ ràng nhất là môn Tử Vi Đông phương thì xác định ngay rằng:

Đúng gen người là một yếu tố cần quyết định thành bại thật.

Thí dụ: Trong Tử Vi Đông phương xác định tính cách của con người và điều này gián tiếp xác định tính cách do gen. Cụ thể hơn: Nếu một phụ nữ bị bộ sao Tam tiêu chiếu thì có một sự đòi hỏi gần như mãnh liệt trong ba hình tướng sau: Dục vọng mạnh, hoặc ăn nhiều, nói nhiều....

Nhưng Tử Vi Đông phương không chỉ dừng lại ở mô tả tả quy luật nội tại bên trong con người để quyết định số phận của con người - thành bại....- mà còn mô tả quy luật tác đông - hoàn cảnh bên ngoài - quyết định sự thành bại. Và đó là môn dự đoán nổi tiếng của Lý học Đông phương tồn tại từ hàng ngàn năm trước.

Đó là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước - thuộc về nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người thành, bại là do gene?

Nhiều người bẩm sinh đã thành đạt, các nhà khoa học tuyên bố. Nói cách khác, chính DNA sẽ góp phần quyết định một người luôn thành công hay thất bại trong cuộc sống.

Thiên thần hay ác quỷ là do gene?

Theo Vietnamnet, Dailymail

=======================

Nội dung bài viết chưa khẳng định rõ: gen có quyết định sự thành bại hay không? Nhưng ít nhất đã đặt vấn đề như vậy. Và điều rõ ràng nhất là môn Tử Vi Đông phương thì xác định ngay rằng:

Đúng gen người là một yếu tố cần quyết định thành bại thật.

Thí dụ: Trong Tử Vi Đông phương xác định tính cách của con người và điều này gián tiếp xác định tính cách do gen. Cụ thể hơn: Nếu một phụ nữ bị bộ sao Tam tiêu chiếu thì có một sự đòi hỏi gần như mãnh liệt trong ba hình tướng sau: Dục vọng mạnh, hoặc ăn nhiều, nói nhiều....

Nhưng Tử Vi Đông phương không chỉ dừng lại ở mô tả tả quy luật nội tại bên trong con người để quyết định số phận của con người - thành bại....- mà còn mô tả quy luật tác đông - hoàn cảnh bên ngoài - quyết định sự thành bại. Và đó là môn dự đoán nổi tiếng của Lý học Đông phương tồn tại từ hàng ngàn năm trước.

Đó là hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước - thuộc về nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử.

 

Tôi nói rõ thêm rằng: Việc đặt vấn đề "sự thành công, hay thất bại của con người là do gen?" của tri thức khoa học hiện đại, chưa phải là một hệ thống lý thuyết. Nhận thức này vẫn mang tính trực quan bằng quan sát thông qua phương tiện kỹ thuật. Và từ đó phát hiện cấu trúc gen với những ảnh hưởng của nó với con người.

Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã phát triển thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, mô tả tính cách con người và cả quy luật tương tác từ vũ trụ, thể hiện qua mô hình biểu kiến hóa, thành phương pháp coi Tử Vi Đông phương qua lá số Tử Vi, dự đoán có hiệu quả số phận, đến từng hành vi của con người qua ngành học này, từ hàng ngàn năm trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vô thần không đồng nghĩa với khoa học mà dễ rơi vào vô đạo đức.

( Đối thoại với Trần Chung Ngọc qua ‘Tôi đọc bài: “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” của TS Phạm Huy Thông’ )

Nguyễn Hoàng Đức

Tiến sĩ Phạm Huy Thông vừa viết bài “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” là một bài viết khá vững chắc và tiết độ, trong đó có nhắc lại lời của một con người có công lớn nhất tạo ra chữ quốc ngữ Việt Nam, đó là ngài Alexandre de Rhodes với các vấn nạn như đốt vàng mã tốn kém ở Đằng ngoài, hay tục đa thê ở Việt Nam… liền đó tác giả Trần Chung Ngọc liền viết bài ‘Tôi đọc bài: “Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội” của TS Phạm Huy Thông’. Tôi xin đối thoại với tác giả Trần Chung Ngọc một số điểm sau:

1- Cái tựa đề bài “Tôi đọc bài…” là cực kỳ ấu trĩ đến mức hầu như không được phép. Tại sao? Vì như một phương ngôn toàn cầu “Khoa học là của chúng ta”. Một bài tranh luận khoa học không cho phép bất kể ai được mang cái Tôi vào. “Tôi đọc bài…” có khác gì tôi đọc thư tình, rồi tôi suy luận a b c, thì là của tôi chứ làm sao là của công lý.

Phương ngôn Latin có nói “Sự đồng tình của những người thông thái là bằng chứng cho chân lý”. Muốn đi đến chân lý mỗi cá nhân khi trình bày thì phải dựa trên cái chung và nhân danh cái chung. Nếu ai đó nói về chữ “nước” thì là cái mọi người đều hiểu là nước. Anh không thể nói, tôi, nhà tôi, làng tôi nói chữ “nước” khác cơ. Thêm nữa khi đã viết bài lên công khai đại chúng, thì ta không thể viết “tôi đọc bài…”. Mọi người khi đọc bài là muốn đọc cái gì phổ quát liên quan đến cái chung, chứ còn thư tình của “cái tôi” ư, chỉ có ai đó muốn đọc mà thôi. Triết gia Hegel nói “mọi cái cục bộ đều bỉ ổi”. Trong khoa học mà đem cái tôi ra thì càng bỉ ổi.

2- “Không có tôn giáo nào mê tín cả” – đó là sự khẳng định của sách Bách khoa thần học New Catholic. Tại sao? Bởi cái khởi đầu của mọi tôn giáo là “Kinh Bổn”, ở đó dựng lên lý thuyết tiên thiên. Lý thuyết đó không ưu tiên việc chứng minh có thế giới của thánh thần, mà chủ yếu muốn thực hành đời sống đức tin – đức lý – và đạo đức. Chẳng hạn sách Phúc Âm của đạo Thiên Chúa dạy “Đức tin không việc làm là đức tin chết”, sau đó “Mến Chúa yêu người”, nhưng Yêu người còn hệ trọng hơn là mến Chúa, và “nếu anh muốn người khác làm cho anh điều gì, hãy làm điều đó cho người khác”… Đạo Phật cũng mở đầu bằng Kinh bổn. Phật Thích Ca xuất thân từ con người tại thế, nên cũng chẳng có ý định chứng tỏ nguồn gốc thần thánh, mà chủ yếu nhắm vào sự Giác ngộ của con người để trở nên “thánh hơn”.

Trần Chung Ngọc trích dẫn rất nhiều đoạn để muốn chứng tỏ các tôn giáo là phi lý vì không thực chứng tồn tại. Các nhà khoa học đều thấy rằng: lần ngược về lịch sử thì tất cả mở màn lịch sử của các dân tộc đều là huyền sử, như ở Trung Quốc là bà Nữ Oa đội đá vá trời, ở Việt Nam là “con Lạc cháu Hồng”, ở Hy Lạp là thần Dớt ngự trên đỉnh Ô-lanh-pơ. Trần Chung Ngọc liệu có dám nói thẳng một lời rằng mọi huyền sử đó là phi lý, xuyên tạc, mê tín, phét lác không? Không ai dám cả! Tại sao? Vì hủy bỏ huyền sử tức là hủy bỏ ban mai của một lịch sử dân tộc. Vậy thì các Kinh sách cũng vậy, người ta không có quyền và cũng không thể chứng minh các huyền sử của nó. Vì thế mà Đức tin mới đòi hỏi “Phúc cho ai không thấy mà tin”.

3- Trần Chung Ngọc viết “Điều đáng trách là TS Phạm Huy Thông đã dùng một tài liệu từ thế kỷ 17 của tên thừa sai thực dân ngu dốt bịp bợm là Alexandre de Rhodes”.

Một con người có công lớn tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt, một con người có tầm vóc văn hóa vĩ đại đến mức nhiều trí thức Việt nói, ông xứng đáng được tạc tượng. Vậy mà T C Ngọc viết như không ông là “tên thực dân ngu dốt bịp bợm”. Đây là thái độ gì, có phải là thứ đồ tể cơ bắp, lúc nào cũng sẵn sàng văng tục chửi thề chê người khác?! Mới đây cả dân tộc ta vừa rộ lên bàn việc bảo quản di vật lịch sử cầu Long Biên. Nó có phải cũng là của Thực dân Pháp không? Tại sao chúng ta lại phải bảo quản nó. Một con người như Alexandre de Rhodes mà còn bị T C Ngọc dễ dàng coi là “ngu dốt”, thì có lẽ nếu để ông T C Ngọc sưu tập bảo vật cho lịch sử Việt Nam, ông chỉ chọn những nồi hông sành dùng để tiểu tiện. Trong khoa học và đời sống, biết tôn trọng người khác mới là tinh thần quí phái. Còn chỉ giỏi nhục mạ hạ thấp người vô căn cứ chỉ là hạng cơ bắp thôi.

4- Ngoài thái độ thiếu tôn trọng người khác kể cả một trong những người là tổ sư văn hóa của người Việt, Trần Chung Ngọc còn mắc lối nói vu vạ đại khái như “[Chuyện “có một đức Chúa trời dựng nên trời và đất “ ngày nay đã trở thành một trò cười cho thiên hạ trước những bằng chứng khoa học bất khả phủ bác về nguồn gốc vũ trụ và con người mà chính Tòa Thánh cũng đã phải công nhận. TCN].

Theo những thống kê phổ biến nhất thì hơn 90% các nhà khoa học không tin vào sự hình thành sự sống của vũ trụ là do ngẫu nhiên. Các nhà khoa học còn đưa ra ranh giới bất lực của con người là không thể hiểu biết hơn bức tường Plank. Cụ thể Nhà bác học Pasteur nói: “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời”.

Nhà bác học Becquerel nói: “Nhờ nghiên cứu khoa học, đã dẫn tôi đến Thượng Đế và tôi có đức tin”.

Nhà bác học Newton nói: “Tôi đã thấy Thượng Đế qua viễn vọng kính”.

Platon nói: “Những ai có một chút trí khôn, đều phải kêu cầu Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu công việc của họ, dù việc lớn hay việc nhỏ”.

Nhà bác học Duclaux nói: “Nếu sự sống đầu tiên xuất hiện trên mặt đất do tình cờ, nơi mà mọi vật đều có luật, thì sự xuất hiện tình cờ đó kỳ dị như hòn đá tự nó bò lên sườn núi”.

Còn Eisteins nói “Bất cứ ai cho mình quyền phán xét thế nào là Sự thật và Tri thức đều trở thành hề đối với Chúa trời.”

5- Bằng chứng hiện thực xã hội: Người Việt cũng như thế giới đều biết cả tứ trụ triều đình gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội Việt Nam đã qua Vatican để thiết lập quan hệ ngoại giao chẳng lẽ điều đó không nói lên gì cả?

Trung Quốc nước lớn nhất thế giới đã cử đoàn hợp xướng hai trăm người tập dượt rất kỹ sang Vatican để biểu diễn nhạc nhà thờ của nhạc sĩ thiên tài Mozart, thử hỏi đã có quốc gia nào được trọng thị như vậy?

Hiện có ngày lễ quốc tế nào lớn hơn ngày lễ Noel, và có tháng bán hàng nào chiếm thị phần nhiều như lễ Noel. Ngày lễ Noel không của Thiên Chúa giáo thì của ai?

6- Vấn nạn vô thần ở Việt Nam: Theo các nhà triết học thì không có tôn giáo sẽ không có đỉnh chóp lý tưởng siêu việt của đạo đức. Văn hào Nga Dostoievski nói “Nếu không có Chúa người ta dám làm mọi sự”. Còn có một phương ngôn toàn cầu nổi tiếng hơn “Khởi sự của đạo đức là biết sợ”.

Một người không biết sợ hãi bất kể điều gì, cũng có nghĩa tin vào chẳng có ai khỏe hơn mình, đặc biệt khi số này tập trung thành đám đông, và thế là toàn quyền làm mọi sự kể cả trà đạp người khác. Đó cũng là vô đạo đức!

Khi người Việt sang I-rắc lao động trả nợ, người I-rắc hỏi bạn theo đạo nào, nghe trả lời “không”, thế là họ tản ra không muốn quan hệ, vì họ e ngại vô đạo cũng là vô đạo đức.

Nhật Bản vừa qua tố cáo 40% các vụ ăn cắp ở Nhật là người Việt. Các nước xung quang đều dùng tiếng Việt cảnh báo về nạn ăn cắp cũng chỉ để giành riêng cho người Việt. Thế đã đủ để nhục chưa? Hay vẫn còn chưa đến giới hạn của phản tỉnh? Tôi cho rằng: người Việt gian manh, nói dối, bê tha, trộm cắp nhiều là do không tin vào thần thánh, cũng là vì vô thần.

Bài viết của Trần Chung Ngọc chủ yếu dựa trên trích chép mà thiếu sự sống dồi dào thực chứng. Nói chung đó vẫn là cách lọ mọ kiểu học trò hay hủ nho. Tôi xin đối thoại và đợi được trao đổi trên tinh thần có phán đoán hiện thực chứ không phải cứ bệ các ngăn kéo chữ ra khoe. Nếu được vậy thì cám ơn tác giả nhiều.

NHĐ 28/03/2014

Chỉ cần bản dịch của Kinh Dịch tuyệt vời, thì có thể hiểu rằng người chuyển đổi từ Nôm sang chữ Quốc ngữ bắt buộc phải là người Việt 100%, thì làm sao một người Tây phương nào đủ "thần lực" làm việc này? Không nên mơ màng về A. Drhodes, ông ta đang sám hối ở Cõi Dưới ("linh hồn ông ta" nói như vậy, vì can tội "lấy đồ của người Việt Nam"). Giáo sư Trần Chung Ngọc về cơ bản, sự nghiên cứu của ông là khách quan, bởi ông dùng chính sinh mạng của mình làm những việc nguy hiểm này, mục đích "giải mê" dân chúng Việt, sự thật là hàng đầu.

Tất cả trích dẫn cá nhân, dù của ai ngay cả Phật cũng phải được xác định tính phù hợp, ít nhất so sánhlịch sử phát triển của chính nó.

Lễ Noel cần phải xác định lại lịch sử, phải chăng đây là ngày phục sinh của thần Mặt Trời Vạn Thắng theo Tây lịch?

Thượng Đế là ai? Có câu chuyện Thầy bói sờ voi.

Đức tin mới đòi hỏi “Phúc cho ai không thấy mà tin”: Điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ, không nên chấp vào trích dẫn này nọ.

Văn hào Nga Dostoievski nói “Nếu không có Chúa người ta dám làm mọi sự”: Từ thuyết Âm Dương Ngũ Hành và lịch sử Ki tô giáo, chúng ta sẽ thấy "Vì cuồng tín vào Chúa nên người ta dám làm mọi sự". Do Thái giáo ăn đủ vì nhân loại cứ tin đồn nhảm nhí về dân tộc Do Thái là nguyên nhân cái chết của Đức Jesus. Cái được cho là Thiên khi ác còn ác hơn cả Ác.

CHÁN LẮM! Phải đọc cả lịch sử thế giới, phải có học thuyết tổng hợp như thuyết ADNH... phù hợp với tiêu chí khoa học, chưa kể "Tâm linh", Tâm linh không đồng nghĩa "thuộc tôn giáo".

Sự tinh vi cùa La Mã đã đạt mức khó có thể nhận thức trực quan, từ xưa nơi này nổi tiếng về luật pháp, kinh nghiệm cai trị rồi. Nếu không có GẬY THẦN VÀ SÁCH ƯỚC của Thánh Tản Viên thì làm sao thoát khỏi ma trận này?.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được những vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và tâm linh"

Đây là một tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất.

Chí có thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt mới thỏa mãn tất cả những tiêu chí mà các nhà khoa học hàng đầu nghĩ ra, bây giờ và trong cả tương lai.

* Đức Giesu nói: Cha ta sinh ra ta, ta ở trong cha ta.

Cựu Ước viết: Chúa đã lấy cái xương sườn của Adam (Dương trước) làm ra người nữ là Eva (Âm sau). Tương ứng với Thái cực là cái có trước trở thành Dương khi sinh ra cái không phải nó và đối đãi với nó (Âm sau), trong Lý học Việt.

Lý học Việt nói: Thái cực sinh lưỡng nghi. Thái cực sinh ra cái không phải nó và từ nó, bởi nó.

Ngay khái niệm "Tự Do" của nền văn minh nhân loại, chính là xuất phát từ nguyên nghĩa này của vũ trụ: Tự là từ; do là bởi. Từ nó và bởi nó, chính là Tự do. Một dân tộc Tự Do là dân tộc tự quyết định tương lai của mình. Cho nên, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, nền văn minh Hy La đã có nữ thần Tự Do.

* Kinh thánh viết: Đức chúa Cha sinh Đức Chúa con và các thánh thần.

Lý học Việt nói: Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng....

Đạo Đức Kinh (Hàm chứa trong Lý học Việt) viết: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

* Chúa Giesu nói: Ta là khởi đầu và cũng là sự kết thúc.

Việt Dịch trên bãi đá cổ Sapa cũng đã nói đến điều này....

* Lời nguyện viết: Chúa ở cùng Cha và ở cùng anh chị em.

Lý học Việt xác định: Thái cực - tính thấy từ nguyên thủy vô thủy vô chung, hiện hữu trong tất cả vạn vật trong vũ trụ.

.......

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là một tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất.

Chí có thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt mới thỏa mãn tất cả những tiêu chí mà các nhà khoa học hàng đầu nghĩ ra, bây giờ và trong cả tương lai.

Đúng như vậy, nhưng chúng ta chú ý tinh túy nhất của học thuyết này đã bị "rút ra" và trở thành một phần của học thuyết khác - đó là đạo Phật, chẳng hạn "tính thấy". Không chỉ vậy, học thuyết này chưa được phân tích và giải thích hợp lý các hiện tượng tâm linh như "linh hồn" chẳng hạn.

Nguồn gốc tôn giáo thế giới, sớm nhất là thờ thần (Thần đạo) đều xuất phát từ Văn Lang, trung tâm là Bắc Việt ngày nay. Tôi đã chứng minh, sẽ bổ sung thêm nhằm hoàn thiện đầy đủ chứng lý, tất cả các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật cổ chính là các vua Hùng và tổ tiên các ngài. Độc Thần hay thờ một Thượng Đế sau này, vẫn từ Thần đạo mà ra, do sự cần thiết của mỗi dân tộc hoặc/ và những ý đồ tôn giáo khác mưu cầu quyền lực, danh tiếng và tiền bạc, bởi thực tế chưa ai tiếp kiến Thượng Đế, ngoại trừ được cho là "mặc khải" khắp nơi trên thế giới.

* Đức Giesu nói: Cha ta sinh ra ta, ta ở trong cha ta.

Cuộc đời Đức Jesus được viết trong Phúc Âm, do 4 vị có tên nhưng nay không rõ, viết gần giống nhau, bản của Metthew gồm 20 trang. Ngài Jesus là thầy giảng đạo Do Thái, có lẽ sau thời gian tu luyện 40 ngày tuyệt thực trong sa mạc mà phát tiết ra lời giảng. Tuy nhiên, dữ liệu lịch sử của Hy La, Lưỡng Hà, Ai Cập... hầu như bị xóa sạch, đây cũng là một chiến dịch của Ki tô giáo sau này làm cho các nhà khoa học vô cùng khó khăn khi tìm mối liên hệ đến Phúc Âm.

Do Thái không cho Ngài là Đấng Cứu Thế Messiah, còn Ki tô giáo lại "cho như vậy". Đấng Cứu Thế là tiên tri có từ trong các tôn giáo cổ đại, chẳng hạn trong Thần đạo Ai Cập Đấng Cứu Thế là thần chết Osiris con của thần mặt trời Ra vĩ đại và chỉ rõ thời gian 3000 năm sau! Đấng Cứu Thế sẽ xuất hiện - Ngôi Nhất là thần vô hình Amun cha đẻ của thần mặt trời Ra, như vật Đấng Cứu Thế là Ngôi Ba (cuối cùng trong Tam Vị Nhất Thể) do vậy mới nói sự xuất hiện Đấng Cứu Thế là cuối cùng. Cho nên Ki tô giáo đã "gán" vai trò này vào cho Ngài, đấy là tại sao ta thấy "Ngôi Hai - Jesus". Tuy nhiên, khi gán như vậy thì "ngôi Ba" tức Chúa Thánh Linh đã không thể xác định và lẫn lộn ngôi thứ, cho nên theo dòng lịch sử vị này rối như canh hẹ, chưa kể tại sao vị này lại "hóa linh" cho bà Maria mang thai Đức Jesus, một vấn nạn vì sự gán ghép có chủ ý của các tác giả Phúc Âm từ dữ liệu lịch sử. Đấy chỉ là một lý do Ki tô giáo muốn hủy diệt văn hóa của các dân tộc, gần nhất là các quốc gia có liên quan như Hy Lạp, Lưỡng Hà, Ai Cập, châu Mỹ... thấm đẫm tội ác rồi, nhân quả đã chất cao như dãy Himalaya.

Thời đại Đức Jesus chính là thời Hai Bà Trưng, ngài giảng đạo Do Thái và chết trên thập giá khoảng năm 30-33 (lý do chính trị với chế độ La Mã chứ không phải người theo đạo Do Thái là nguyên nhân chính), thì 10 năm sau Hai Bà Trưng giải phóng ách nô lệ Hán triều và Văn Lang trở về đất cũ Hùng Vương, diện tích đã đã giải phóng gấp mấy chục lần vùng đất mà Ngài Jesus đang giảng đạo, Hai Bà Trưng đây mới là "Chúa" của dân tộc Việt. Từ "Chúa" trong lịch sử văn hóa Việt dành cho người nữ, bậc thấp hơn so với..., "Bậc thầy giác ngộ Osho" đạo Jain cũng đã nghiên cứu và khẳng định ở Ấn Độ từ "Chúa" dành cho phụ nữ.

Thế kỷ III TCN, Phật giáo đã đến Hy Lạp và dĩ nhiên phải vượt qua Lưỡng Hà. Cho nên có sự trùng lặp truyền thuyết trong Phúc Âm, khi Đức Jesus sinh ra có các tiên tri Đông phương tới... Sau này, mấy ông thần học gán gép thêm là 3 nhà tiên tri Đông phương, hàm ý sâu xa là Tam Giáo, tôi cho đây là sự tinh vi siêu đẳng. Lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nhà tiên tri, nhưng chi tiết rất hay, nhưng không có tình trạng quỳ lạy đứa bé. Vì không rõ vai trò của các vị Phật, Tiên, Thần, Thánh, Bậc đắc đạo cho nên truyền thuyết Phúc Âm kể về sự hy sinh của nhiều bé trai do vua La Mã truy lùng Ngài, do những lời tiên tri, điều này cũng thể hiện vai trò của Ngài sau này có ảnh hưởng tời chế độ La Mã lúc ấy, đã khẳng định nguyên nhân chính không phải từ dân tộc Do Thái, vấn đề xã hội, chính trị như bao đời nay trên trái đất - Một vị giác ngộ ra đời không bao giờ có tình trạng tồi tệ về thiên tai, giết chóc làm báo hiệu cả "thiên nhân hợp nhất" và "đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu". Sự thêm thắt nhằm cho sự kiện thêm gay cấn mà thôi!.

Cựu Ước viết: Chúa đã lấy cái xương sườn của Adam (Dương trước) làm ra người nữ là Eva (Âm sau). Tương ứng với Thái cực là cái có trước trở thành Dương khi sinh ra cái không phải nó và đối đãi với nó (Âm sau), trong Lý học Việt.

Lý học Việt nói: Thái cực sinh lưỡng nghi. Thái cực sinh ra cái không phải nó và từ nó, bởi nó.

Đây chỉ là hiện tượng, cũng chính vì nó mà trong Ki tô giáo trước đây, thân phận của người phụ nữ rất bi đát. Truyền thuyết nam nữ này tôi cho là dở nhất trong các truyền thuyết về loài người của các dân tộc trên thế giới, bởi đã nhiếm mùi "tôn giáo", hay nhất chính là "quả bầu" sinh ra nhân loại. Phúc Âm 20 trang giấy chỉ là những lời giảng hay nói, chưa nói lên điều gì cả, cần xem học thuyết, mục đích, lịch sử, thành quả... Ví dụ khối lượng, lịch sử nhân loại nếu được lưu lại thì ngôn từ, lời nói của vĩ nhân, chân nhân, thần thánh... chất cao như núi, bạn có tin là 20 trang giấy trong ngọn núi giấy này "cứu rỗi" bạn không? Muốn biết được, cần phải tham chiếu đến "những hiện tượng tâm linh thực tế" và vô số vấn đề khác nữa.

Ngay khái niệm "Tự Do" của nền văn minh nhân loại, chính là xuất phát từ nguyên nghĩa này của vũ trụ: Tự là từ; do là bởi. Từ nó và bởi nó, chính là Tự do. Một dân tộc Tự Do là dân tộc tự quyết định tương lai của mình. Cho nên, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, nền văn minh Hy La đã có nữ thần Tự Do.

Văn minh Hy La xuất phát liên tục từ Lưỡng Hà và Ai Cập, "Tự Do" là bản dịch sau này, không đồng nghĩa trước đó không có từ Tự Do hay nữ thần Tự Do. Tại sao Tự Do là người nữ chứ không phải nam? đấy cũng là lý do truyện A Dam và E Va tôi cho là rất dở về mặt huyền thoại. Bời vì nguyên thủy của vũ trụ là "Tự nhiên, như nhiên" không do bất kỳ điều kiện nào sinh ra, ban đầu nó chứa đựng mầm mống vạn vật giống như người nữ mang thai con, cho nên chỉ có "cái Tôi" hòa nhập "đại Ngã" mới tự do đích thực.

* Kinh thánh viết: Đức chúa Cha sinh Đức Chúa con và các thánh thần.

Lý học Việt nói: Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng biến hóa vô cùng....

Đạo Đức Kinh (Hàm chứa trong Lý học Việt) viết: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.

Tam Vị Nhất Thể đã sai từ bản gốc. Chính từ Đạo Đức Kinh nói về ban đầu vũ trụ nguyên thủy "Mẹ". Cái gì mà con người nghĩ về nhiều nhất, chính là người Mẹ, chứ không phải Thượng Đế, chúng ta nhầm rồi. Cho nên, đạo Tổ Tông Văn Lang là trung tâm tôn giáo của thời kỳ này, ngay cả khi chết chúng ta cũng chỉ nghĩ điều này thôi. Cho nên, Eva từ xương sườn Adam là câu truyện dở nhất là vậy. Hãy chấm dứt trò chơi.

* Chúa Giesu nói: Ta là khởi đầu và cũng là sự kết thúc.

Việt Dịch trên bãi đá cổ Sapa cũng đã nói đến điều này....

Đức Jesus nói vậy, tôi cho không có gì gọi là đặc biệt cả, bởi ai biết khởi đầu là như thế nào? Thần chết Yama (Lạc Long Quân) đã nói: "Ngay cả Thần Thánh còn không biết linh hồn là cái gì?".

* Lời nguyện viết: Chúa ở cùng Cha và ở cùng anh chị em.

Lý học Việt xác định: Thái cực - tính thấy từ nguyên thủy vô thủy vô chung, hiện hữu trong tất cả vạn vật trong vũ trụ.

Tự thân Thượng Đế (nếu có) cũng đang tồn tại như chúng ta, và nếu có (Thượng Đế) thì Ngài là "Đấng giác ngộ" tức đạt cấp cao nhất của sự tiến hóa trong mỗi cá nhân về nhận thức và hành động. Những đức bé có bao giờ cần tới Thượng Đế? mà cuộc đời của nó xem như một thiên đường, có lẽ khi tâm chúng ta không chấp nê, tham đắm...

Tại sao lại xuất hiện Thượng Đế cho những con người khi cần? Tôi cho rằng bởi do cái "Thiếu" của con người trong cuộc sống, khi tâm rỗng thì không còn Thượng Đế, bởi tất cả chính là Thượng Đế.

Kính!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khái niệm tự do đích thực và duy nhất đúng nghĩa là "Thái cực sinh Lưỡng nghi" của Lý học Đông phương: Tự nó và bởi chính nó. Còn tất cả mọi sự vận động, tương tác sau giây "O" theo Lý học Đông phương ("Thái cực sinh Lưỡng nghi") đều chịu ảnh hưởng của tương tác đa chiều - Nên không có thể gọi là tự do đích thực, đúng nghĩa như trạng thái khởi nguyên vũ trụ. Bởi vậy, trong "Định mệnh có thật hay không?", tôi xác định: Đạt tới trạng thái Thái cực là tự do cuối cùng của con người.
Khái niệm tự do dù có ra đời muộn thì nó vẫn bắt nguồn từ thần thoại cổ xưa và sự giải thích từ vũ trụ theo Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

============
PS: Tôi cho rằng Thần Tự Do là biến thể của nữ thần Athena, con của chúa tể các vị thần. Nữ thần Athena tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ và chiến tranh chính nghĩa, thuộc thần thoại Hy Lap.
Tượng Nữ Thần Tự Do ở Hoa Kỳ ra đời năm 1886. Nhưng từ năm 1830, trong cuộc cách mạng Pháp, đã có bức tranh nổi tiếng: "Tự Do hướng dẫn nhân dân". Như vậy ý tưởng về Thần Tự Do phải có từ trước đó.
Xét thấy những hình tượng liên quan với ảnh hưởng của văn minh Hy La với văn minh Tây phương, tôi xác định như vậy.
Topic này không nghiên cứu sâu về khái niệm Tự do và xuất xứ nữ thần Tự Do. Nên tôi chỉ xin phép bàn tóm tắt như vậy.
Chủ yếu của bài viết so sánh sự giải thích của thuyết Âm Dương Ngũ hành liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng và thần thoại, nhân danh lý thuyết thống nhất.

.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao con người không trường sinh bất tử?
Chủ Nhật, 22/06/2014 14:47:39 GMT+7

Vì sao có người sống thọ, có người không thọ? Tuổi thọ do yếu tố nào quyết định? Vì sao con người không trường sinh bất tử?... Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một phần bí ẩn của tuổi thọ.

Con người không thể sống mãi vì tế bào chỉ phân chia 50 lần mà thôi

Các nhà khoa học phát hiện: trong cơ thể, quá trình lão hóa được kiểm soát không chỉ bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt của toàn cơ thể mà còn rất nhiều “đồng hồ” đặt ở trong từng tế bào. Trước đây các nhà khoa học cho rằng, các tế bào trong cơ thể có số lần phân chia vô hạn. Nhưng công trình nghiên cứu của Hayflik ( Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn tất cả các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng phân chia và chết đi.

so-do.jpg
Sơ đồ hiệu ứng Hayflik

Hayflik đã làm đông lạnh tế bào đã phân chia được 30 lần. Sau một thời gian lại hoạt hóa cho tế bào này phân chia tiếp. Thế nhưng nó vẫn nhớ là đã phân chia 30 lần trước khi đông lạnh rồi, bây giờ nó chỉ phân chia tiếp 20 lần nữa là đủ 50 lần phân chia rồi ngừng hẳn.
Nhà khoa học còn phát hiện ra rằng: sự phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào từ bào thai, còn các tế bào ở người trưởng thành thì người càng già số lần phân chia của tế bào càng ít. Đây gọi là hiệu ứng Hayflik.
Nhưng tác giả của phát minh này cũng như nhiều nhà khoa học khác, không giải thích được nguyên nhân vì sao tế bào chỉ phân chia số lần hữu hạn là 50.

Tuổi thọ giảm vì phân tử AND bị tiêu hao sau mỗi lần phân chia

Chuỗi xoắn kép phân tử AND do Watson và Crick tìm ra là cơ sở di truyền của tế bào. Nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô ) nêu giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử AND lại ngắn đi một ít. Cho đến khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào sẽ chết. Ông giải thích hiện tượng này như sau: các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới, với hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN.

Hậu quả là một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó. Sự co ngắn của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự “co mép lề” hay “cắt khúc cuối”.

so-do1.jpg
Mô hình cấu trúc phân tử AND

Ông giải thích rằng: các chuỗi ADN con được tạo thành do di chuyển của men ADN - Polymeraza dọc theo chuỗi mẹ. Các trung tâm nhận biết và trung tâm xúc tác của men này nằm cách nhau.

Khi trung tâm nhận biết (ví như đầu tàu hỏa) đi đến chuỗi ADN mẹ thì trung tâm xúc tác (ví như toa cuối đoàn tàu) ngừng ở cách đoạn cuối ADN một khoảng và khoảng còn lại đó không được sao chép.
Một lý do nữa là ADN còn bị thu ngắn do việc tổng hợp các chuỗi sao chép được bắt đầu với những phân tử ARN (Axit Ribonucleic) ngắn. Sau khi tổng hợp xong, chuỗi sao chép ARN được loại ra, vì vậy bản sao thường ngắn hơn bản gốc.

Con người không thể trường sinh bất tử
Hiện tượng “co mép lề” ADN cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải được rõ ràng. Nhà khoa học Barbara Mc Clintock khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra. Còn Herman Muller, cũng có nhận định tương tự Barbara khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Ở các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp telo có nghĩa là phần cuối). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết. Nhưng chiều dài của telomeres có tỷ lệ với tuổi thọ hay không?

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đang tìm lời giải đáp.Với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào.

so-do2.jpg


Mô hình tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi AND

Người càng cao tuổi thì telomeres của họ càng ngắn. Theo một tính toán: telomeres của nguyên bào sợi là nơi sản sinh ra chất colagen, cứ mỗi năm mất khoảng 20 phân tử.
Đến khi các telomeres trở nên quá ngắn thì các nhiễm sắc thể sẽ kém bền vững, chúng không thể bám vào được màng nhân tế bào, chúng bị dính vào nhau và có hình dạng kỳ dị. Kết quả là các tế bào không thể phân chia được nữa. Các nhà nghiên cứu đang xem xét đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo”chuẩn xác tuổi thọ của tế bào. Nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Có lẽ các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Hy vọng không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời” yếu tố quyết định tuổi thọ, để tìm ra phương pháp làm tăng tuổi thọ cho con người.

Theo Ths Phạm Vũ Hoàng (Suckhoedoisong.vn)
===================

Longphibaccai gửi cho tôi bài viết này và đặt vấn đề sự liên hệ với số Hà Lạc. Gợi ý của Longphibaccai làm tôi chợt nhớ đến một cuốn sách nghiên cứu về Kinh Dịch liên quan đến di truyền học. Nhưng bây giờ trời chưa sáng, tôi không thể đi tìm cuốn sách này. Tuy nhiên, ý tưởng đầu tiên của tôi về sự trùng hợp mà longphibaccai nói đến, là: con số 50 lần phân chia tế bào của ADN hoàn toàn trùng khớp với độ số 50 vòng tròn Âm, hoặc Dương trong số Hà Lạc - tương ứng với 50 người con theo Mẹ Âu Cơ lên núi trong huyền thoại thời lập quốc của Việt tộc.
Nếu như con số 50 lần phân chia của ADN là con số không thể thay đổi cho những người có tuổi thọ khác nhau, thì con người muốn thọ lâu chỉ còn cách làm chậm lại qúa trình chuyển hóa trong con số 50 này.
Nếu giải thuyết của tôi đúng về sự liên hệ giữa số Hà Lạc và con số lần chuyển hóa 50 trong dãy ADN, thì chu kỳ này phải có trong tất cả tế bào ADN của mọi sinh vật sống trên trái Đất này. Còn không phải như thế thì chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem "bói bài Tarot, tử vi, chỉ tay" qua góc nhìn khoa học
Cập nhật lúc 15h30' ngày 06/06/2014

Từ xưa đến nay, con người đã có vô số những phương pháp để dự đoán tương lai, nhìn trước số phận như bói bài, bói cầu thủy tinh hay sử dụng các chòm sao chiêm tinh...

Nhưng liệu những thuật bói toán kia có phải đều là “đoán mò” hay lừa đảo? Hoặc giả, thuật bói cũng chỉ là một kiểu tự huyễn hoặc mà con người tạo nên để giải thích thế giới bí ẩn này?

Chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu khía cạnh khoa học của một số những thuật bói toán thông dụng qua bài viết dưới đây.

1. Tử vi
Với nhiều người, tử vi là một trong những cách "xem bói" thông dụng nhất. Hình thức này sử dụng vị trí của các chòm sao tương ứng với ngày tháng năm sinh của từng cá nhân mà từ đó phân tích tính cách số phận và cuộc đời mỗi người. Một dạng tử vi nổi tiếng trong giới trẻ đó chính là Horoscope - đoán tính cách qua những chòm sao đại diện.

xem-tu-vi.jpg

Về mặt khoa học, tử vi được gọi là chiêm tinh học, là một dạng khoa học nghiên cứu về chuyển động của những hành tinh và các ngôi sao cũng như ảnh hưởng của chúng lên cuộc sống con người.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn không công nhận chiêm tinh học như một ngành khoa học đích thực do những yếu tố kì bí và khó lý giải bên trong nó.

xem-tu-vi1.jpg

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự di chuyển của các chòm sao thực sự có tác động đến “số phận” con người theo một cách nào đó. Một bệnh viện ở Nam California đã đưa ra kết quả nghiên cứu của họ trong đó chỉ ra, có nhiều đứa trẻ được “tạo ra” trong quá trình trăng tròn hơn là khi trăng tàn.

Theo đó thì trong tổng số 11.025 ca sinh thì có gần 1.000 trẻ được thụ thai trong thời gian trăng tròn. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu W. Buehler cũng phân tích 33.000 ca sinh nở và tìm ra rằng, có một số lượng lớn trẻ thụ thai trong kì trăng tròn là con trai.

xem-tu-vi2.jpg

Trong một nghiên cứu khác, nhà tâm lý học nổi tiếng Carl G.Jung đã điều tra về mối liên hệ giữa chiêm tinh học và quan hệ vợ chồng. Thông qua việc nghiên cứu 483 cặp vợ chồng khác nhau, ông đã đưa ra được kết luận là tỉ lệ các cặp có liên hệ về chòm sao nhiều hơn gấp 3 lần những cặp ngẫu nhiên.

Cùng với đó thì những cặp có mối quan hệ lâu dài và hạnh phúc nhất đều là những cặp hợp nhau về ngày tháng sinh. Bởi vậy nhiều người tin rằng, có vẻ như việc chọn người yêu hợp tuổi cũng không hẳn chỉ là mê tín.

2. Bói chỉ tay
Bói chỉ tay cũng là một phương pháp bói toán có từ lâu đời. Từ xa xưa, nhiều người đã tin rằng, những đường nét trong lòng bàn tay có thể nói lên vận mệnh và số phận định sẵn của mỗi người.

xem-chi-tay.jpg

Mặc dù vẫn chưa có một bằng chứng khoa học nào "kết nối" đường chỉ tay với số mệnh của từng người nhưng các nhà khoa học cũng không hề phủ nhận mối quan hệ giữa bàn tay với tình trạng thể chất và tinh thần mỗi người.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bàn tay có thể nói lên tình trạng sức khỏe và tài năng của bạn. Cụ thể hơn thì đó là ngón tay, vân tay hay dấu hiệu nhất định trong lòng bàn tay là những nhân tố đáng tin hơn theo khoa học.

xem-chi-tay1.jpg

Một nghiên cứu áp dụng trên 44 nam nhân viên môi giới chứng khoán trong suốt 20 tháng đã chỉ ra rằng, những người có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ có thu nhập cao hơn người khác.

Giải thích về điều này, những nhà khoa học cho rằng, độ dài của ngón đeo nhẫn có liên hệ mật thiết với tỉ lệ testosterone trong cơ thể trẻ sơ sinh nam vào tuần thứ 8 đến 19 của thai kì. Nghiên cứu này ủng hộ cho một trong những giả thuyết của bói tay: người có ngón đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ thì giỏi hơn trong việc kiếm tiền.

3. Bài Tarot
Bài Tarot là thuật bói nổi tiếng và lâu đời nhất trong thể loại bói bài. Với bài Tarot, người bói sử dụng một bộ bài gồm 78 lá, xếp theo những cách nhất định để giải quyết vấn đề mà người tráo bài gặp trong cuộc sống.

boi-bai-tarot.jpg

Có nhiều ý kiến lý giải về cách hoạt động của những lá bài Tarot. Nhiều người tin rằng, tất cả lời "tiên đoán" chỉ phụ thuộc vào cách giải thích ý nghĩa lá bài của người bói mà thôi. Số khác lại nghĩ, những lá bài có sức mạnh thần bí thực sự hay khó tin hơn là có một lực lượng siêu nhiên khác điều khiển lá bài.

Nhà tâm lý học Carl Jung đưa ra một lời giải thích mang tính khoa học hơn. Ông tin rằng, cơ học lượng tử hay tính đồng bộ là mấu chốt của nghệ thuật bói bài. Giống như cơ học lượng tử tiên đoán xác suất để thu được một kết quả khả dĩ từ phép đo nhất định mà không cho những giá trị xác định, theo Carl Jung, bói bài chỉ đưa ra những dự đoán và hướng đi chứ không phải là kết quả bất biến.

boi-bai-tarot1.jpg

Theo đó, ông tin, bói bài là thực hiện sự đồng bộ giữa cuộc đời với những lá bài. Tính đồng bộ ở đây có thể hiểu là có những sự kiện được hình thành một cách ngẫu nhiên nhưng lại có ý nghĩa lớn.

Chính vì vậy mà bằng cách sắp đặt một hệ thống bài phức tạp, ta có thể đồng bộ hóa cuộc sống của chúng ta vào những lá bài và từ đó tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi của mình thông qua chúng.

4. Cầu cơ
Cầu cơ là một hình thức bói toán dựa vào sự giao tiếp với những thế lực siêu nhiên như linh hồn hay thần thánh thông qua một bảng chữ cái và kí tự. Bằng việc đặt tay lên “cơ” và đặt câu hỏi, người hỏi được cho là bị điều kiển bởi các linh hồn để chỉ tay đến câu trả lời.

cau-co.jpg

Nhóm các nhà khoa học của ĐH British Columbia đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng, hiện tượng này chỉ là do hiệu ứng vô thức của con người. Bằng cách cho những tình nguyện viên tham gia chơi cầu cơ khi bị bịt mắt sau đó trả lời lại chính câu hỏi đó trên máy tính, các nhà khoa học đã thấy rằng, đáp án trên máy tính của họ sai nhiều hơn khi chơi trên bàn cầu cơ.

Điều này cho thấy, ý niệm về đáp án đúng đã có sẵn trong tâm thức của những người chơi, còn bàn cầu cơ chỉ là một phương tiện để giúp họ thể hiện linh cảm ấy.

Tạm kết
Với bất kỳ thuật bói nào cũng mang một ý nghĩa khác nhau. Ý nghĩa của mỗi lá bài hay thuật bói toán có thể giúp cho nhiều người có niềm tin hơn vào cuộc sống nhưng điều đó không phải là tất cả.

Vận mệnh nằm trong mỗi bản thân và do chính tính cách, công việc của bạn tạo ra. Nếu thật sự bạn muốn biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai thì hãy tin rằng, không có gì là tuyệt đối.
Theo Trí Thức Trẻ
========================

Cái này Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - nói lâu rồi, phân tích còn hay hơn thế này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã

Thứ Bẩy, 12/07/2014 - 06:28

(Dân trí) - Mặc dù giới khoa học đã rất cố gắng nhưng những phát hiện khảo cổ dưới đây vẫn mãi là những bí ẩn chưa có lời giải đáp.

Paracas Candelabra

Posted Image

Các đường vẽ khổng lồ trên mặt đất có tên Paracas Candelabra rộng 180 và khá gần khu vực của các đường vẽ nổi tiếng Nazca. Tuy nhiên các đường vẽ này nhiều khả năng không phải do người Nazca tạo ra. Thông qua các bình gốm được tìm thấy ở khu vực này có niên đại từ năm 200 trước Công nguyên, dẫn tới khả năng hình vẽ này xuất hiện từ nền văn hóa Paracas. Người ta đã biết ai tạo ra hình vẽ này và từ bao giờ, nhưng lí do họ tạo ra nó vẫn là bí ẩn làm đau đầu giới khảo cổ.

Nhiều người cho rằng nó liên quan tới tôn giáo, vì dân địa phương coi đó là cây trượng của Viracocha, vị thần sáng tạo. Nhiều người khác nghĩ rằng nó có mục đích thực tế hơn. Paracas Candelabra được khắc trên một ngọn đồi. Góc độ và kích thước của nó giúp người ta có thể thấy từ cách xa từ 20km, từ tận ngoài biển. Điều đó khiến nhiều người tin rằng nó được dùng làm vị trí định vị cho các thủy thủ.

Cuốn sách vải lanh của Zagreb

Posted Image

Đây là cuốn sách dài nhất được viết bằng ngôn ngữ Etruscan. Ngôn ngữ này có dấu ấn lớn với thế giới nhờ ảnh hưởng của nó với tiếng Latin, nhưng ngày nay nó đã bị quên lãng. Chỉ có một vài thư tịch cổ đại sử dụng nó, do đó cuốn sách Zagreb vẫn chưa được dịch cho tới ngày nay. Từ những gì thu thập được trong sách, đây có vẻ là cuốn lịch tế lễ, dù trước đó người ta cho rằng nó mô tả các nghi lễ trong đám tang.

Điều đáng ngạc nhiên là cuốn sách tồn tại suốt từ thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên tới nay. Rất hiếm khi sách vải lanh có thể tồn tại lâu như vậy, nhưng có một lời giải thích xác đáng cho việc này. Cuốn sách này còn tồn tại vì nó được người Ai Cập cắt ra thành từng mảnh và bọc xác ướp. Điều đó khiến cuốn sách được bảo quản trong điều kiện rất tốt, nhưng đồng thời khiến nó không được nghiên cứu trong thời gian dài. Ngay cả khi được tìm thấy, hầu hết mọi người đều cho rằng các chữ đó là tiếng Ai Cập.

Tảng đá White Shaman

Posted Image

Các nền văn minh cổ đại châu Mỹ vẫn giữ rất nhiều bí mật. Một trong những cách để giải mã chúng là nghiên cứu các bức tranh trên đá. Gần sông Pecos (Texas, Mỹ) có một trong những bức tranh trên đá cổ và quan trọng nhất - bức tranh White Shaman. Đó là bức tranh rộng 7m với tuổi thọ hơn 4000 năm. Nó cho biết thông tin về một tôn giáo cổ đã bị quên lãng.

Có nhiều tranh cãi về ý nghĩa của bức tranh. Hầu hết các nhà khảo cổ đều đồng tình rằng bức tranh mô tả 5 hình người trong chiến đấu hoặc trong nghi lễ trước trận chiến. Tuy nhiên, một nhà khảo cổ cho rằng đó là hình mô tả con người đang liên hệ với thế giới tâm linh.

Cái chết của Alexander Đại đế

Posted Image

Dù là một trong những con người nổi tiếng và được ghi chép nhiều nhất trong thế giới cổ đại, vẫn có rất nhiều bí ẩn xung quanh cái chết của ông. Hầu hết các chuyên gia đều đồng tình về thời gian và địa điểm - Ngày 10/6 năm 323 trước Công nguyên, tại cung điện của Nebuchadnezzar II ở Babylon. Tuy nhiên nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là bí ẩn.Trong thời gian rất dài, người ta cho rằng Alexander bị đầu độc. Những người bị nghi ngờ bao gồm tướng lĩnh, vợ ông, em trai và nhiều người khác. Người ta chỉ biết rằng Alexander đột ngột ốm và liệt giường 2 tuần với các cơ sốt cao cùng chứng đau bụng trước khi chết.

Nhưng có khả năng cái chết của ông là do bệnh tật thay vì bị hãm hại. Vẫn còn rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích các triệu chứng: Viêm gan siêu vi, viêm tụy, viêm nội tâm mạc hoặc tất cả các bệnh trên. Các giả thuyết gần đây cho rằng ông bị nhiễm bệnh truyền nhiễm như thương hàn hay sốt rét. Bí ẩn hơn nữa là cái chết của ông đã từng được dự đoán bởi Chaldeans, người cảnh báo rằng ông sẽ chết nếu tới Babylon. Không chỉ có vậy, nhà triết học Ấn Độ Calanus, người đi cùng quân đội của Alexander, trước khi chết đã hẹn gặp vị vua trẻ tại Babylon, dù đội quân khi đó không hề hướng tới thành phố này.

Tấm bảng đá ngọc lục bảo

Posted Image

Tấm bảng ngọc lục bảo là vật bí ẩn nhất vì nó không còn tồn tại. Người ta không biết ai tạo ra nó cũng như vị trí của nó. Thậm chí không ai biết nó trông như thế nào. Tất cả những gì người ta biết là tài liệu đầu tiên nhắc tới tấm bảng này nằm trong cuốn sách Ả-rập cổ xuất bản giữa thế kỉ thứ 6 và 8. Bản dịch tiếng Ả-rập cho rằng đoạn văn được viết bằng ngôn ngữ Syriac cổ. Bản dịch Latin xuất hiện vào thế kỉ 12, và nhiều bản dịch khác đã ra đời sau đó, bao gồm một bản của Sir Isaac Newton.

Đoạn văn được coi là văn bản quan trọng nhất trong ngành hóa học. Nó được đề cao nhờ mang thông tin về hòn đá triết học kì bí, chất có thể biến kim loại thành vàng. Nhưng chưa ai có thể sử dụng thành công tấm bảng ngọc lục bảo này để đạt được thành tựu trên.

Phan Hạnh

Theo Listverse

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật về bức họa cổ trong huyệt động châu Úc
Cập nhật lúc 06h20' ngày 24/01/2006
 

Ngoài châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, những năm gần đây các nhà khảo cổ học phát hiện ra những mẫu hóa thạch, tranh vẽ trên tường thời tiền sử ở Australia. Các nhân vật trên những bức bích họa này có hình thù đặc biệt kỳ quái, nó khác biệt rất lớn so với các bức họa viễn cổ xưa ở các vùng khác và mang đầy sắc thái thần bí.
 
Trong một huyệt động ở Kimberleys nước Australia, các nhà khảo cổ phát hiện ra một bức bích họa thời cổ đại trông rất kỳ quái. Người đàn ông trên bức họa là một ông già mặc áo bào dài, đầu đội mũ sắt tròn, trên mũ sắt chỉ lộ ra hai con mắt trông giống như mũ của các nhà du hành vũ trụ làm cho người ta không nhìn thấy diện mạo của ông. Trên bức họa viết những văn tự mà chưa có ai nhận biết được. Phía trên của nhân vật này vẽ 62 vòng tròn nhỏ chia làm 3 hàng không theo quy tắc nào cả, hàng gần bên trái nhất có 21 vòng tròn nhỏ, hàng giữa có 24 vòng tròn nhỏ, hàng gần nhân vật nhất chỉ có 17 vòng tròn nhỏ.
 
aboriginal-art.jpg


Hình vẽ màu người thổ dân trong động Kimberleys (Ảnh: australianbedandbreakfast)

 

Vậy nhân vật trên bức bích họa là ai? Có người nói, đó là một thiên thần nhưng phục sức của ông ta lại không giống thiên thần mà giống như một phi công vũ trụ trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.
Trong động nham thạch ở trên núi Ailen, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một số bức họa trên vách đá vô cùng kỳ quái. Diện tích của những bức họa này rất lớn, màu sắc sặc sỡ, trên đó vẽ rất nhiều người và động vật có hình thù kỳ quái, thân cao khoảng 6m, không có miệng nhưng trên đầu có những sợi râu quay về 4 hướng. Điều này có lẽ biểu thị ánh sáng phát ra từ đầu họ.
Ở những nơi khác nhau của Australia, người ta cũng phát hiện ra những bức bích họa xưa tương tự, được điêu khắc bằng những đường nét rất tinh tế mà bí ẩn khiến cho các nhà khảo cổ phải mất nhiều trí lực nghiên cứu.
Có người cho rằng, những hiện tượng này là kiệt tác của người ngoài hành tinh. Cũng có bộ phận khác lại không đồng ý với cách nói này. Nhưng đáp án sát thực nhát là gì? thì chưa có ai trả lời được.

 
 
 
====================

Có người cho rằng, những hiện tượng này là kiệt tác của người ngoài hành tinh. Cũng có bộ phận khác lại không đồng ý với cách nói này. Nhưng đáp án sát thực nhát là gì? thì chưa có ai trả lời được.

Nếu cứ tiếp tục với nếp nghĩ: Thời cổ đại là thời đồ đá với những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ giải thích được những hiện tượng này.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sức mạnh tri thứcnavRow.png

Bằng chứng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh

Thứ Năm, 18/09/2014 - 08:50

 

Những bằng chứng hùng hồn đã chứng minh sự tồn tại của người ngoài hành tinh trên trái đất từ hàng ngàn năm nay.

1. Kim tự tháp Giza
 
1-5fd45.jpg
 
Với hơn 4000 năm tuổi, đây là công trình được xây dựng cao nhất trên thế giới trên vùng cao nguyên Giza được chọn do vị trí tầm nhìn bao quát hướng về thung lũng sông Nile và nằm ở bờ Tây.
 
Những người thợ xây Ai Cập đã rất chính xác trong việc đặt các kim tự tháp vào đúng vị trí giao nhau giữa đường kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất. 
 
Công trình đồ sộ này được xây dựng từ trước khi loài người có kiến thức về hình dạng trái đất, vậy làm sao mà người Ai Cập đã có hiểu biết về vị trí này? Riêng các nhà nghiên cứu ủng hộ lý thuyết người ngoài hành tinh tin rằng những vị khách đến từ hành tinh khác đã giúp con người xây dựng nên chúng.
 
2. Vimanas - máy bay cổ xưa của Ấn Độ
 
2-5fd45.jpg
 
Sử thi Mahabharata và Raymayana là hai sử thi cổ xưa của Ấn Độ  nói về một trận đánh lớn của cộng đồng người cổ đại nhưng bằng những máy bay cổ xưa gọi là Vimanas, vũ khí tối tân thậm chí còn xuất hiện các vụ nổ hạt nhân. 
 
Theo nhiều nhà nghiên cứu hiện đại thì Mahabharata là lịch sử, hơn nữa là lịch sử của một thời kỳ rất cổ xưa, hơn rất nhiều so với những gì được biết.
 
3. Quan tài của Pacal
 
3-5fd45.jpg
 
Pacal đại đế cai trị người Maya suốt thế kỷ thứ 7.  Theo phong tục, khi ông qua đời đã được đưa đến một quan tài được chạm khắc tinh xảo.
 
Hình vẽ trên quan tài của Pacal khiến giới khoa học ngày nay bàng hoàng khi nhận ra nó thể hiện thời khắc của ông trong một con tàu vũ trụ chuẩn bị cất cánh: tay đặt lên bảng điều khiển, chân ở trên bàn đạp và còn có cả ống thở oxy.
 
Nó đã trở thành một tác phẩm cổ điển về nghệ thuật của người Maya và cũng là bằng chứng dẫn tới lý thuyết về người ngoài hành tinh cổ xưa.
 
4. Những khối đá ở Puma Punku
 
4-5fd45.jpg
 
Tọa lạc ở độ cao 4500m so với mực nước biển của Bolivia. Tồn tại ở đây là 1 khu phế tích bằng đá khổng lồ mà những kim tự tháp chỉ là trò trẻ con nếu so sánh. 
 
Các nhà khảo cổ học hàng đầu vào cuộc nhưng vẫn chưa hề có một lý giải nào có thể giải thích những bí ẩn vĩ đại tại đây từ việc di chuyển những khối đá hàng trăm tấn đến công nghệ chế tác khó tin trên loại đá cứng bậc nhất trong tự nhiên.
 
5. Đường kẻ Nazca
 
5-5fd45.jpg
Một trong số những kiến trúc địa lý nổi tiếng nhất thế giới khác là các đường kẻ Nazca trên sa mạc Nazca ở Peru. 
 
Từ trên không nhìn xuống, có thể thấy rõ nhưng đường kẻ này tạo ra khoảng 300 hình thù khác nhau, có hình dáng của những con vật và con chim khổng lồ được khắc họa trên mặt cát sa mạc.
 
Những đường kẻ này rất thẳng, một số đường chạy song song với nhau, nhiều đường giao nhau khiến chúng trông như đường băng của một sân bay khi nhìn từ trên cao, và nhiều tin đồn thú vị cho rằng đây là những đường băng hạ cánh dành cho tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh
 
6. Người Sume
 
6-5fd45.jpg
Người Sume cổ đại tin rằng nguồn gốc của họ là bắt nguồn từ một chủng người ngoài hành tinh đến trái đất có tên gọi là Anunnaki.
 
Theo niềm tin của người Sumer, các Anunnaki cần công  nhân để giúp họ tìm các mỏ kim loại quý, vì vậy người Sumer đã được tạo ra để giúp họ đạt được nhiệm vụ đó. 
 
7. Bức tranh “ Madonna và thánh Giovannino”
 
7-5fd45.jpg
Có lẽ không quá khi nói rằng bức tranh này là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất giúp chúng ta càng tin hơn về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
 
Vào thế kỷ 15, dưới bàn tay tài ba của Domenico Ghirlandaio, bức tranh đã mô tả trinh nữ Maria và xuất hiện một người đàn ông đang mải mê ngắm nhìn một vật thể bay lơ lửng trên bầu trời phía sau Thánh Maria.
 
Vật thể “lạ” đó rất giống với những hình ảnh UFO chúng ta thường thấy ngày nay. Điều này đặt ra câu hỏi là có hay không việc  Ghirlandaio muốn đưa ra một thông điệp về sự có mặt của người ngoài hành tinh ?
 
8. Moai – Bí ẩn trên đảo Phục Sinh
 
8-5fd45.jpg
Đảo Phục Sinh nổi tiếng bởi có đến 887 bức tượng người khổng lồ với cái đầu lớn để bảo vệ bờ biển xinh đẹp này. Những bức tượng có niên đại khoảng 500 năm tuổi, trọng lượng hơn 14 tấn và cao khoảng 56m.
 
Các nhà nghiên cứu đã không thể tìm ra lời giải đáp với họ đã  xây dựng và di chuyển cả ngàn pho tượng sừng sững đó như thế nào , ít nhất cũng phải tập trung hàng nghìn người trên công trường, đòi hỏi công tác hậu cần, tổ chức, chỉ huy một cách … rất chặt chẽ.
 
Còn các nhà lý thuyết về người ngoài hành tinh thì tin rằng những người cổ đại đã chế tác những tượng đá khổng lồ với sự giúp đỡ từ người ngoài hành tinh, hoặc chỉ có thể xây dựng bởi người ngoài hình tinh – những người muốn để lại dấu ấn của họ trên trái đất.
 
9. Vòng tròn đá Stonehegen
 
9-5fd45.jpg
Stonehegen vẫn là một bí ẩn hàng ngàn năm chưa có lời giải đáp.
 
Căn cứ vào vị trí của những tảng đá lớn, nhà sử học và các kỹ sư kỳ cựu đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu trong nhiều năm nhưng vẫn không thể biết những người cổ đại đã làm như thế nào để các tảng đá di chuyển được đến các vị trí hoàn hảo như ngày nay chúng ta thấy. 
 
Trong thời kỳ đồ đá cách đây 5000 năm, làm thế nào để biết được vị trí của các hành tinh trong hệ mặt trời để sắp xếp chúng đúng trật tự. Những người tin vào học thuyết về sự tồn tại của người ngoài trái đất thì tin rằng đã có sự giúp đỡ từ người ngoài hành tinh về thiên văn học để cung cấp cho con người sự hiểu biết tốt hơn về vũ trụ xung quanh chúng ta.
 
Theo báo cáo mới nhất tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà nghiên cứu của Đại học Birmingham đã tiết lộ rằng họ đã phát hiện ra một cấu trúc bí ẩn chưa từng biết đến trước đó: một mạng lưới đền thờ trong lòng đất bên dưới công trình Stonehegen, các bãi chôn lấp cổ và các cấu trúc nghi lễ cổ chưa từng được phát hiện.
 
10. Kinh thánh
 
10-5fd45.jpg
Sự tồn tại một cách phi thường của Kinh thánh – một trong những văn bản cổ xưa nhất trên thế giới luôn là một đề tài gây nhiều tranh cãi.
 
Được đánh giá cao về nội dung tôn giáo và tinh thần nhưng bên cạnh đó thì các học giả và các nhà nghiên cứu luôn cố gắng để xác minh về nguồn gốc lịch sử và các dòng thời gian được ghi chép trong cuốn sách nổi tiếng thế giới này.
 
Trong cuốn sách của Ezekiel, vị tiên tri đã mô tả một cỗ xe trên bầu trời với lửa và ánh sáng. Có một số bằng chứng tương tự về UFO được nhắc đến  trong cuốn “ Khải huyền”, “ Đệ nhị luật”, “Ê-phê-sô”. Và người ta cũng tin các “ thiên thần” cũng do người ngoài hành tinh gửi đến. 
 
Theo Minh Hiếu
VTC
=================
"Người ngoài hành tinh xây dựng nên những kỳ quan này"!?. Nhưng đó là một cách giải thích. Cách giải thích của tôi là: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất này. Tất cả là những sản phẩm của họ. Thuyết ADNh chính là học thuyết xuất phát từ nền văn minh này.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí mật con tàu đắm chứa chiếc máy tính cổ nhất thế giới

Thứ Sáu, 19/09/2014 - 14:21
 

(Dân trí) - Các nhà khảo cổ học vừa khảo sát lại con tàu đắm mà trước đây họ từng tìm thấy một chiếc máy tính cổ xưa. Chiếc máy tính được đặt tên Antikythera, đã được sáng tạo ra từ thế kỷ thứ 2, nó được biết tới là chiếc máy tính lâu đời nhất thế giới.

12-aab45.jpg
Chiếc máy tính Antikythera

 

Máy tính Antikythera là cỗ máy khá phức tạp, được những người Hy Lạp cổ xưa sử dụng để theo dõi các chu kỳ của hệ mặt trời. Về sau, loài người phải mất thêm 1.500 năm nữa mới sáng tạo ra được một chiếc máy phục vụ cho công tác chiêm tinh có mức độ phức tạp tương đương cỗ máy này.

Cỗ máy Antikythera đã được các thợ lặn phát hiện từ đầu thế kỷ 20, ở vùng biển thuộc gần hòn đảo Antikythera của Hy Lạp.

Giờ đây, các nhà khảo cổ quay trở lại xác con tàu đắm năm xưa để sử dụng những thiết bị lặn tối tân nhất, giúp họ có thể đạt được đến độ sâu mới với thời gian ở dưới biển lâu hơn, thao tác chuẩn xác hơn. Điều này rất quan trọng trong việc trục vớt những cổ vật còn nằm sót lại trong con tàu đắm cổ xưa này.

Các nhà khảo cổ tin rằng rất nhiều cổ vật quý giá khác, ngoài chiếc máy tính lâu đời kia, còn có thể được tìm thấy bên trong và xung quanh xác tàu đắm.

 

13-aab45.jpg
Mô hình của máy tính Antikythera được tái dựng lại

 

Trước đây, các thợ lặn ở đầu thế kỷ 20 từng tìm thấy cỗ máy Antikythera và một bức tượng đồng khắc họa một thanh niên trẻ tuổi, nhưng do điều kiện thiết bị lặn thời đó còn rất hạn chế nên họ không thể khảo cổ kỹ càng con tàu này. Giờ đây, các thợ lặn sẽ có thể tiếp cận với con tàu một cách kỹ càng hơn, hứa hẹn sẽ tìm thấy những món đồ cổ quý giá khác.

Con tàu chở hàng này đã bị đắm trong chuyến hành trình tới Rome, trên tàu từng chở những báu vật phương Đông từ khu vực Tiểu Á sang Châu Âu, vì vậy trên tàu chắc chắn sẽ có rất nhiều đồ vật giá trị, mang ý nghĩa khảo cổ lớn.

Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn đang xác minh sự xuất hiện của một con thuyền đắm thứ hai, nằm cách con thuyền mà họ đang khảo sát khoảng 250m.

Đảo Antikythera - gần nơi có xác con tàu đắm - giờ đây có dân số chỉ vào khoảng 44 người, nhưng nó đã từng là một hòn đảo đông đúc, một điểm giao thương buôn bán sôi động và là nơi trú chân của các đội thuyền cướp biển.

Bích Ngọc
Theo AFP

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải Nobel Vật Lý 2012 và phép biện chứng duy vật

khoahoc.com.vn

 

Giải thưởng Nobel Vật lý 2012 được công bố trao cho hai nhà khoa học: Ha-rốt-chơ (Haroche, Pháp) và Uai-len-đơ (Wineland, Mỹ) vì công trình nghiên cứu của họ được cho rằng “có bước đột phá về vật lý lượng tử”, “có tính khả thi cao trong việc đo lường và kiểm soát riêng rẽ từng hệ thống lượng tử. Đây là một kết quả nghiên cứu mà giới vật lý thế giới đã mong đợi từ lâu và hôm nay, nghiên cứu này đã trở thành hiện thực”.

 

Thậm chí theo Ủy ban Nobel, “Ha-rốt-chơ và Uai-len-đơ đã mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên thực nghiệm mới với vật lý lượng tử khi chứng minh: có thể quan sát trực tiếp các hệ lượng tử riêng rẽ mà không phá hủy chúng”.

Trong đoạn mở đầu ở trên, tác giả đã cố ý đánh dấu chữ “lượng tử” bằng chữ nghiêng. Vậy, “lượng tử” là gì? “Vật lý lượng tử” là cái gì? Và “bản chất của công trình được giải thưởng Nobel vật lý 2012” là gì? Nói ra thì dài nhưng tác giả sẽ cố gắng tóm lược tới mức ngắn gọn nhất có thể dành cho những người không chuyên, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật.

Thế giới vật chất trong đó chúng ta đang sống được các nhà vật lý chia ra thành hai “mảng”: “thế giới vĩ mô” bao gồm các vật thể có kích thước lớn hơn nguyên tử, phân tử (có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, kính hiển vi hay kính viễn vọng), còn “thế giới vi mô” – bao gồm các vật thể nhỏ dưới kích thước đó (không thể nhìn thấy được).

Bằng các thí nghiệm ở nửa đầu thế kỷ trước, người ta cho rằng giữa “vĩ mô”“vi mô” có một sự đột biến về chất mà không thể nào dung hoà được: Thế giới “vĩ mô” tuân theo cơ học cổ điển của Newton và thuyết tương đối của Einstein (còn gọi là thế giới “tất định”), còn thế giới “vi mô” lại tuân theo “Cơ học lượng tử” (còn gọi là thế giới “bất định”). Nguyên do là vì dường như ở thế giới vi mô, sự trao đổi năng lượng không xảy ra liên tục mà chỉ theo từng “khẩu phần nhỏ” gọi là “lượng tử”. Tính “lượng tử” này còn được thể hiện ở mô men động lượng quỹ đạo của điện tử trong nguyên tử. Và hơn thế nữa, để dung hoà với việc không thể giải thích được các vân sáng tối xen kẽ, được tạo bởi ánh sáng khi đi qua hai khe hẹp (có vẻ như ánh sáng là “sóng”?) với kết quả thí nghiệm quang điện theo đó ánh sáng chắc chắn phải là hạt, người ta buộc phải chấp nhận một khái niệm hết sức phi lý: “lưỡng tính sóng-hạt”.

Và kết quả là dẫn đến việc thừa nhận tính bất định của thế giới hạ nguyên tử: lúc là hạt, lúc lại là sóng. Từ đó, người ta xây dựng nên một “lý thuyết” nhằm lý giải hành xử của thế giới vi mô, nhưng vẫn chấp nhận sự “phi lý” đó gọi là “cơ học lượng tử”, hay như trong bài báo đã nêu là “vật lý lượng tử”. Tuy nhiên, khi đó lại phải chấp nhận những phi lý mới: tính bất định về vị trí trong không gian – người ta không thể biết chắc một hạt ở vị trí nào mà chỉ là xác suất xuất hiện của nó, và tính bất định về thời gian, không tuân theo nguyên lý nhân quả. Chính vì thế, khái niệm “lượng tử” bây giờ còn được hiểu đồng nghĩa với “sự bất định về không gian-thời gian” – đây là tính chất không bao giờ quan sát thấy ở các vật thể vĩ mô.

 

giai-nobel-2012.jpg
Nhà khoa học Serge Haroche (Pháp) và nhà khoa học David J.Wineland (Mỹ) đạt giải Nobel Vật Lý 2012

 

Mặc dù vậy, khái niệm “lượng tử” được sử dụng trong các thông báo về giải Nobel vật lý 2012 lại không liên quan gì tới các tính chất bất định vừa nói tới ở trên; nó chỉ có một nghĩa duy nhất đó là “vi mô”: hạt “lượng tử”, hệ “lượng tử”... đồng nghĩa với hạt “vi mô”, hệ “vi mô”... – nhưng tất cả chúng vẫn tuân theo các quy luật của cơ học cổ điển là “tính tất định”: có vị trí xác định trong không gian, bởi vậy mới có thể đo lường được chúng, và có quỹ đạo xác định theo thời gian, bởi vậy mới có thể điều khiển được chúng. Thật vậy, theo như bản “Mô tả khoa học của giải Nobel vật lý 2012”, trong thí nghiệm của Uai-len-đơ, i-ôn được giữ bên trong một ống nghiệm bao quanh bởi điện trường tĩnh và điện trường dao động điều hoà. Ông sử dụng chùm xung la-de (laser) tử ngoại để triệt bỏ chuyển động nhiệt của i-on và nhờ điện trường kể trên để điều khiển trạng thái năng lượng của i-ôn: đưa điện tử ngoài cùng của nó lên các quỹ đạo tương ứng với hai tần số có giá trị kề cận sai khác nhau một “lượng tử”.

Ha-rốt-chơ lại có hướng tiếp cận trái ngược: ông kiểm soát và đo các hạt phô-tôn cô lập bằng các nguyên tử Rít-bớc (Rydberg) đã được biết – nó lớn hơn hàng nghìn lần nguyên tử bình thường do điện tử ngoài cùng bị kích thích lên quỹ đạo rất xa hạt nhân và có thể hành xử giống như một hệ hành tinh kiểu như Mặt trời và Trái đất (tức là không có tính “lượng tử” nữa). Bên cạnh đó, ông còn tạo ra hạt phô-tôn vi sóng bật tới và nảy trở lại giữa hai gương cầu “siêu sáng” đặt đối diện nhau trong khoảng thời gian “khá dài”: gần 1/10 giây. Khi thả lần lượt các nguyên tử Rít-bớc bay ngang qua khe giữa hai gương, chúng sẽ lần lượt tương tác rất yếu (nếu có thể) với photon vi sóng “độc nhất” trong đó. Kết quả là sau khi ra khỏi hai gương, nếu nguyên tử nào tương tác được với photon, sẽ thay đổi trạng thái năng lượng và sau khi đi qua gương sẽ được phát hiện nhờ một bộ cảm biến (detector).

Nói cách khác, thí nghiệm của Uai-len-đơ và Ha-rốt-chơ đã thành công trong việc chứng minh tính đúng đắn của các quy luật cơ học cổ điển ngay cả đối với những hạt vi mô như nguyên tử, điện tử, phô-tôn, tức là khẳng định tính “tất định” của thế giới vật chất mà trước đó người ta cho rằng không thể. Cái được gọi là “sự chồng chập” (superpositions) được sử dụng trong bản “Mô tả” chỉ ứng với tác động của các hạt tham gia tương tác, hoặc trạng thái năng lượng của chúng, chứ tuyệt nhiên không phải là chính bản thân các hạt đơn lẻ đó như ở trường hợp “Con mèo Srô-đing-gơ (Schrödinger)” vừa sống, vừa chết(?) – là nghịch lý của cơ học lượng tử khi phải chấp nhận tính bất định về không gian-thời gian. “Sự chồng chập” tác động và trạng thái này vốn là bản chất của thế giới vật chất mà chúng ta đang sống, chứ không chỉ là “đặc quyền” của thế giới vi mô: mỗi chúng ta đồng thời chịu tác động “chồng chập” của Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời v.v.. cũng như đang phải tồn tại trong trạng thái năng lượng “chồng chập” với tất cả thế giới đó, nhưng sống là sống, chết là chết chứ không thể vừa sống lại vừa chết được.

Có một điều không thể không nói thẳng ra rằng: giữa vật lý hiện đại và chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác hoàn toàn không có một tiếng nói chung nào. Bắt đầu từ những phạm trù cơ bản nhất như vật chất, không gian, thời gian, cho tới các quy luật cơ bản như “đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập”, “lượng đổi chất đổi”, cũng như các nguyên lý cơ bản như “nguyên lý thống nhất tính vật chất của thế giới”, “nguyên lý nhân quả”… Sự vi phạm thô bạo những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa vật lý của thế kỷ XX đến bờ vực của sự khủng hoảng không lối thoát: không thể giải thích được một cách nhất quán hành xử của các thực thể vĩ mô và vi mô, thậm chí ngay cả ở lĩnh vực vĩ mô cũng chứa đựng đầy rẫy những nghịch lý và bất cập, chấp nhận vô điều kiện những giả thiết phi lý, trái với tự nhiên, bất chấp lô-gíc, bất chấp tính nhân quả… Kết quả là phải thừa nhận chỉ mới hiểu biết được có 4% những gì cấu thành nên vũ trụ mà họ gọi là “vật chất”, còn lại 26% là “vật chất tối” và 70% cái gọi là “năng lượng tối”(?). Ngay trong sơ đồ phân loại “cấu trúc” của vũ trụ này đã cho thấy việc đánh đồng “vật chất” với “năng lượng” (vốn chỉ là một đặc tính của vật chất) đã cho thấy sự lộn xộn trong tư duy của các nhà vật lý theo chủ nghĩa duy tâm siêu hình là như thế nào rồi. Và lẽ đương nhiên nó cũng chỉ là hệ quả của lý thuyết “Vụ nổ lớn” (Big Bang) mà từ “không có gì” đã sinh ra vật chất (bao gồm cả không gian, thời gian) và cả vũ trụ như chúng ta đang quan sát thấy – như thế có khác gì thừa nhận: “Chúa đã sáng thế” đâu?

Vậy là từ những thiếu hiểu biết thế giới vật chất hữu hình và về phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nhà toán học núp dưới danh “vật lý học” đã vô tình xoá sổ một bộ môn khoa học về thế giới tự nhiên là vật lý để thay thế bởi một thứ “giả vật lý” duy tâm siêu hình: cơ học lượng tử và thuyết tương đối.

Giải thưởng Nobel vật lý năm nay rất may là được trao cho các công trình thực nghiệm chứ không phải lý thuyết, nên mặc dù cách hành văn và diễn giải các thí nghiệm trong “Mô tả khoa học của giải Nobel vật lý 2012” vẫn vay mượn những thuật ngữ của vật lý lượng tử, nhưng không vì thế mà làm thay đổi được bản chất vật chất của thế giới tự nhiên hữu hình: chúng vẫn tuân theo các quy luật của vật lý cổ điển, chỉ có điều ở mức tinh tế hơn theo quy luật lượng đổi chất đổi của chủ nghĩa duy vật biện chứng mà thôi.

Chính vì thế, có thể nói các công trình thực nghiệm được trao giải lần này về thực chất là bằng chứng hùng hồn về sự cáo chung của cái gọi là “vật lý lượng tử”, mở đầu cho sự cáo chung của “vật lý hiện đại” trong thời gian không xa nữa

 

Vũ Huy Toàn

===============

Cá nhân tôi không ý kiến gì về kết luận của tác giả ở đoạn cuối bài. Nhưng rất quan tâm đến phần đầu giới thiệu về vật lý lượng tử và kết luận cuối cùng của giải vật lý Nobel, là:
 

Thậm chí theo Ủy ban Nobel, “Ha-rốt-chơ và Uai-len-đơ đã mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên thực nghiệm mới với vật lý lượng tử khi chứng minh: có thể quan sát trực tiếp các hệ lượng tử riêng rẽ mà không phá hủy chúng”.

Trong đoạn mở đầu ở trên, tác giả đã cố ý đánh dấu chữ “lượng tử” bằng chữ nghiêng. Vậy, “lượng tử” là gì? “Vật lý lượng tử” là cái gì? Và “bản chất của công trình được giải thưởng Nobel vật lý 2012” là gì? Nói ra thì dài nhưng tác giả sẽ cố gắng tóm lược tới mức ngắn gọn nhất có thể dành cho những người không chuyên, theo quan điểm của phép biện chứng duy vật.

Thế giới vật chất trong đó chúng ta đang sống được các nhà vật lý chia ra thành hai “mảng”: “thế giới vĩ mô” bao gồm các vật thể có kích thước lớn hơn nguyên tử, phân tử (có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, kính hiển vi hay kính viễn vọng), còn “thế giới vi mô” – bao gồm các vật thể nhỏ dưới kích thước đó (không thể nhìn thấy được).

Bằng các thí nghiệm ở nửa đầu thế kỷ trước, người ta cho rằng giữa “vĩ mô” và “vi mô” có một sự đột biến về chất mà không thể nào dung hoà được: Thế giới “vĩ mô” tuân theo cơ học cổ điển của Newton và thuyết tương đối của Einstein (còn gọi là thế giới “tất định”), còn thế giới “vi mô” lại tuân theo “Cơ học lượng tử” (còn gọi là thế giới “bất định”). Nguyên do là vì dường như ở thế giới vi mô, sự trao đổi năng lượng không xảy ra liên tục mà chỉ theo từng “khẩu phần nhỏ” gọi là “lượng tử”. Tính “lượng tử” này còn được thể hiện ở mô men động lượng quỹ đạo của điện tử trong nguyên tử. Và hơn thế nữa, để dung hoà với việc không thể giải thích được các vân sáng tối xen kẽ, được tạo bởi ánh sáng khi đi qua hai khe hẹp (có vẻ như ánh sáng là “sóng”?) với kết quả thí nghiệm quang điện theo đó ánh sáng chắc chắn phải là hạt, người ta buộc phải chấp nhận một khái niệm hết sức phi lý: “lưỡng tính sóng-hạt”.

Và kết quả là dẫn đến việc thừa nhận tính bất định của thế giới hạ nguyên tử: lúc là hạt, lúc lại là sóng. Từ đó, người ta xây dựng nên một “lý thuyết” nhằm lý giải hành xử của thế giới vi mô, nhưng vẫn chấp nhận sự “phi lý” đó gọi là “cơ học lượng tử”, hay như trong bài báo đã nêu là “vật lý lượng tử”. Tuy nhiên, khi đó lại phải chấp nhận những phi lý mới: tính bất định về vị trí trong không gian – người ta không thể biết chắc một hạt ở vị trí nào mà chỉ là xác suất xuất hiện của nó, và tính bất định về thời gian, không tuân theo nguyên lý nhân quả. Chính vì thế, khái niệm “lượng tử” bây giờ còn được hiểu đồng nghĩa với “sự bất định về không gian-thời gian” – đây là tính chất không bao giờ quan sát thấy ở các vật thể vĩ mô.

 

giai-nobel-2012.jpg
Nhà khoa học Serge Haroche (Pháp) và nhà khoa học David J.Wineland (Mỹ) đạt giải Nobel Vật Lý 2012

 

Mặc dù vậy, khái niệm “lượng tử” được sử dụng trong các thông báo về giải Nobel vật lý 2012 lại không liên quan gì tới các tính chất bất định vừa nói tới ở trên; nó chỉ có một nghĩa duy nhất đó là “vi mô”: hạt “lượng tử”, hệ “lượng tử”... đồng nghĩa với hạt “vi mô”, hệ “vi mô”... – nhưng tất cả chúng vẫn tuân theo các quy luật của cơ học cổ điển là “tính tất định”: có vị trí xác định trong không gian, bởi vậy mới có thể đo lường được chúng, và có quỹ đạo xác định theo thời gian, bởi vậy mới có thể điều khiển được chúng. Thật vậy, theo như bản “Mô tả khoa học của giải Nobel vật lý 2012”, trong thí nghiệm của Uai-len-đơ, i-ôn được giữ bên trong một ống nghiệm bao quanh bởi điện trường tĩnh và điện trường dao động điều hoà. Ông sử dụng chùm xung la-de (laser) tử ngoại để triệt bỏ chuyển động nhiệt của i-on và nhờ điện trường kể trên để điều khiển trạng thái năng lượng của i-ôn: đưa điện tử ngoài cùng của nó lên các quỹ đạo tương ứng với hai tần số có giá trị kề cận sai khác nhau một “lượng tử”.

Ha-rốt-chơ lại có hướng tiếp cận trái ngược: ông kiểm soát và đo các hạt phô-tôn cô lập bằng các nguyên tử Rít-bớc (Rydberg) đã được biết – nó lớn hơn hàng nghìn lần nguyên tử bình thường do điện tử ngoài cùng bị kích thích lên quỹ đạo rất xa hạt nhân và có thể hành xử giống như một hệ hành tinh kiểu như Mặt trời và Trái đất (tức là không có tính “lượng tử” nữa). Bên cạnh đó, ông còn tạo ra hạt phô-tôn vi sóng bật tới và nảy trở lại giữa hai gương cầu “siêu sáng” đặt đối diện nhau trong khoảng thời gian “khá dài”: gần 1/10 giây. Khi thả lần lượt các nguyên tử Rít-bớc bay ngang qua khe giữa hai gương, chúng sẽ lần lượt tương tác rất yếu (nếu có thể) với photon vi sóng “độc nhất” trong đó. Kết quả là sau khi ra khỏi hai gương, nếu nguyên tử nào tương tác được với photon, sẽ thay đổi trạng thái năng lượng và sau khi đi qua gương sẽ được phát hiện nhờ một bộ cảm biến (detector).

Nói cách khác, thí nghiệm của Uai-len-đơ và Ha-rốt-chơ đã thành công trong việc chứng minh tính đúng đắn của các quy luật cơ học cổ điển ngay cả đối với những hạt vi mô như nguyên tử, điện tử, phô-tôn, tức là khẳng định tính “tất định” của thế giới vật chất mà trước đó người ta cho rằng không thể. Cái được gọi là “sự chồng chập” (superpositions) được sử dụng trong bản “Mô tả” chỉ ứng với tác động của các hạt tham gia tương tác, hoặc trạng thái năng lượng của chúng, chứ tuyệt nhiên không phải là chính bản thân các hạt đơn lẻ đó như ở trường hợp “Con mèo Srô-đing-gơ (Schrödinger)” vừa sống, vừa chết(?) – là nghịch lý của cơ học lượng tử khi phải chấp nhận tính bất định về không gian-thời gian. “Sự chồng chập” tác động và trạng thái này vốn là bản chất của thế giới vật chất mà chúng ta đang sống, chứ không chỉ là “đặc quyền” của thế giới vi mô: mỗi chúng ta đồng thời chịu tác động “chồng chập” của Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời v.v.. cũng như đang phải tồn tại trong trạng thái năng lượng “chồng chập” với tất cả thế giới đó, nhưng sống là sống, chết là chết chứ không thể vừa sống lại vừa chết được.

 

 

 

Bởi vì, toàn bộ đoạn giới thiệu nội dung về sự quan hệ giữa thế giới vi mô và vĩ mô, quan hệ tương tác lượng tử qua thí nghiệm trực quan với kết luận:

 

Nói cách khác, thí nghiệm của Uai-len-đơ và Ha-rốt-chơ đã thành công trong việc chứng minh tính đúng đắn của các quy luật cơ học cổ điển ngay cả đối với những hạt vi mô như nguyên tử, điện tử, phô-tôn, tức là khẳng định tính “tất định” của thế giới vật chất mà trước đó người ta cho rằng không thể.

 

 

Điều này cho thấy một phát minh mới nhất của khoa học hiện đại đã xác định tính hợp lý thể hiện trong những quy luật của sự tiến hóa, của mọi mối quan hệ vũ trụ từ vi mô đến vĩ mô. Chính vì tính hợp lý đó mới dẫn đến tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri, trong tiêu chí khoa học mà tôi thường nói đến.

 

Một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri

 

 

Và điều này Lý học Đông phương đã thể hiện từ lâu , qua nền tảng tri thức của là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt. Học thuyết này và những ứng dụng của nó mô tả toàn bộ sự phát triển của ý thức trong lịch sử phát triển của vũ trụ: Đó là ý niệm về tính cảm ứng, tính phân loại (Ngũ hành), tính hợp lý , tư duy trừu tượng, tư duy biện chứng (Mô tả sự vận động và tương tác có tính quy luật của các phạm trù Âm Dương, Ngũ hành), đều được tổng hợp trong học thuyết này. Nó cũng mô tả mọi sự vận động trong lịch sử vũ trụ. Từ trạng thái khởi nguyên (Thái cực) cho đến mọi quy luật vận động của các thiên hà, các hạt vật chất nhỏ nhất và đặc biệt cả những trạng thái vật chất mà nền văn minh hiện đại chưa biết đến....cho đến mọi quy luật vận động của xã hội, cuộc sống , đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri.

Những mô hình biểu kiến của học thuyết này - nhân danh nền văn hiến Việt - hoàn toàn thỏa mãn những tiêu chí khoa học khó tính nhất. cho một lý thuyết.

Giải Nobel vật lý 2012 là một phát minh khoa học mới nhất xác định tính hợp lý trong sự vận động của toàn bộ vũ trụ từ vi mô đến vĩ mô (Tính tất định). Điều này đã xác định tính hợp lý trong tiêu chí khoa học mà tôi đã trình bày và đó cũng là chuẩn mực để xác định tính khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành - lý thuyết thống nhất - nhân danh nền văn hiến Việt.

=====================

PS: Khái niệm về "tính tất định" trong vật lý lý thuyết thực chất là sự mô tả mối liên hệ có tính hợp lý trong tự nhiên, nó là tiền đề của tư duy biện chứng là một trong giai đoạn phát triển của ý thức. Trước đây, giới vật lý lý thuyết cho rằng trong cấu trúc trạng thái vật chất vi mô không có tính tất định (Hợp lý), mà họ gọi là "bất định". Đấy có thể là nguyên do giáo sư Trọng cho rằng: Chỉ có toán học mới có tính hợp lý. Sau đó, trước sự biện minh của tôi, giáo sư Trọng thừa nhận tính hợp lý có trong vật lý cổ điển Newton (Lý thuyết vật lý cho những vật thể vĩ mô - đã mô tả trong bài báo).

Tuy nhiên giải Nobel vật lý 2012 đã xác định tính Tất định ở cả trong thế giới vi mô và đã mô tả trong bài báo. Hay nó một cách khác: Tri thức khoa học hiện đại cập nhật mới nhất đã xác định mối liên hệ tương tác có tính quy luật tất định ở mọi trạng thái vật chất mà nền khoa học hiện đại nhận thức được chính là tính hợp lý - yếu tố căn bản trong tiêu chí khoa học, mà tôi đã trình bày từ lâu trên diễn đàn.

Đến đây, anh chị em đã nhận thấy rằng:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là lý thuyết thống nhất , và là một hệ thống tri thức vượt trội khi nó mô tả toàn bộ lịch sử vũ trụ có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tất nhiên nó xác định tính tất định - hợp lý - về các mối liên hệ tương tác trong sự vận động của cả vũ trụ này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites