Thiên Sứ

Lý Học & Khoa Học Hiện Đại

247 bài viết trong chủ đề này

Giải mật khinh công Thiếu Lâm huyền bí qua lăng kính khoa học

05/03/2014 12:45

Dân Việt - Các nghiên cứu gần đây về sóng âm, từ trường… khiến các vật thể bay lên được đã làm bật lên những tia sáng có thể đem lại lời giải bí ẩn của công phu khinh công võ Thiếu lâm.

Theo tinh hoa võ học Trung Quốc, về khinh công Thiếu Lâm đại diện cho Phật gia Khinh công, lấy Thiền tu, tức sự tĩnh tọa, tham thiền và khí công làm cốt. Nhiều người tin nếu thực hành thiền định siêu việt thì có thể đạt được khinh công tuyệt hảo bằng cách giải phóng ý thức của con người và nâng cơ thể lên không trung. Còn theo tổng kết của môn phái Thiếu lâm để đạt được khinh công thì phải tuân theo ba nguyên lý: kích thích năng lượng; từ trường, từ hóa; và nhập tĩnh (thiền định).

Posted Image

Ảnh mô phỏng các nhà sư Tây Tạng có thể dùng âm thanh nâng hòn đá (nguồn: rosecroixjournal.org)

Đây cũng là những khía cạnh mà nhiều năm qua các nhà khoa học đang nghiên cứu để giải mã thực hư thuật khinh công.

Từ năm 1971, một trường đại học chuyên nghiên cứu về khinh công đã được thành lập ở Fairfield, Iowa. Sau đó, trường này còn mở các trung tâm nghiên cứu ở châu Âu như Thụy Sĩ, Đức, Anh và các trung tâm ở Ấn Độ và các nước khác. Trong đó các trung tâm tập hợp nhiều chuyên gia vật lý, triết học Ấn Độ, nhà toán học, bác sĩ, kỹ sư và tâm lý học. Một trong những nhiệm vụ của họ là nghiên cứu thiền siêu việt để dạy con người bay lên được.

Mặc dù không ít trường hợp đã được báo cáo là có thể bay lên được. Song đã bị chỉ trích gay gắt bởi không ít nhà khoa học cho rằng hiện tượng đó quá mâu thuẫn với các nguyên tắc khoa học nhất là định luật vạn vật hấp dẫn dưới tác động của trọng lực. Vì thế mà từ lâu hiện tượng khinh công vẫn được xem là chuyện không thể.

Do con người không thể nào thắng nổi trọng lực để bay lên. Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra vào năm 1991 đã khiến giới khoa học phải suy nghĩ lại những lời chỉ trích của chính mình. Trong tháng 3.1991, Tạp chí khoa học danh tiếng Nature đã công bố một hình ảnh gây sốc về hiện tượng bay lên có thực trong một phòng thí nghiệm ở Tokyo.

Posted Image

Bát dùng trong nghi lễ thiền định của người Tây Tạng (nguồn: ABC news)

Theo bức ảnh mô tả, giám đốc của Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Chất siêu dẫn ở Tokyo lúc đó trong lúc đang ngồi trên đĩa chất siêu dẫn làm bằng gốm sứ, thì bị bay lên không trung, mặc dù tổng trọng lượng của cơ thể anh ta và đĩa chất siêu dẫn kia là 120 kg vẫn không hề gây ra trở ngại gì về trọng lực.

Hiện tượng này sau đó được mệnh danh là hiệu ứng Meissner. Vì từ năm 1933, hai nhà vật lý Walther Meissner (Áo) và Robert Ochsenfeld (Đức) phát hiện ra hiện tượng từ thông trong vật siêu dẫn bằng 0 và sẽ hoán đổi toàn bộ từ thông ở môi trường ngoài.

Không chỉ có từ trường có thể tác động tới khả năng bay lên ở con người mà còn có cả sóng âm. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Christopher G. Provatidis trong bài viết về sự tương quan giữa nguyên tắc chống trọng lực và khinh công đăng trực tuyến trên Tạp chí The Rose Croix Journal 2012–Vol 9 cho biết, các nhà sư ở Tây Tạng có thể làm rung những hòn đá lớn ở độ cao tới 200-300 m một cách dễ dàng. Họ chỉ sử dụng một dụng cụ đó là tiếng tụng niệm đều đặn cùng với tiếng trống. Đặc biệt những âm thanh này được tụng niệm theo nhịp tần số rất cẩn thận 1:4:5.

Posted Image

Để đạt được khinh công phải quán triệt theo những nguyên lý và tập luyện nghiêm ngặt

Nghiên cứu này cũng khớp với những phát hiện của hai nhà khoa học Denis Terwagne của Đại học Liage tại Bỉ và John Bush tại Viện Công nghệ Massachusetts vào tháng 7.2011. Hai nhà khoa học này đã rất lấy làm vui mừng khi họ phát hiện ra một dụng cụ đặc biệt được sử dụng trong nghi lễ thiền định của người Tây Tạng.

Đó là một chiếc bát khi đựng nước trong lúc thiền định và tụng niệm phát ra âm thanh ở một tần số nhất định có thể khiến những giọt nước này rung động và bay lên. Trong tháng 1.2014, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo cũng chứng minh sóng siêu âm có thể làm các vật thể bay lên.

Một số nghiên cứu khác còn phát hiện ra nếu các vật thể, kể cả cơ thể con người trong điều kiện biến đổi nhiệt độ nào đó thì trọng lượng cũng sẽ giảm dẫn tới khả năng có thể chống lại trọng lực. Theo nhà nghiên cứu Peter Fred, khi nung một dây nhôm ở nhiệt độ 3 KW trong 530 giây thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi 2,9%. Còn theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Nga thì khi quay một chiếc đĩa với vận tốc 3000 vòng/phút ở môi trường nhiệt -160 độ C thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi.

Mặc dù còn có những tranh cãi nhưng những nghiên cứu về sóng âm, tư trường có thể nâng những vật bay lên khi thiền định cùng với những kỳ tích tập luyện đạt được hiện nay của một số cao tăng, đệ tử Thiếu Lâm như Lý Lượng, La Khôn, Trương Hưng Toàn… đã bước đầu mở ra những bằng chứng cho thấy câu chuyện khinh công không phải hoàn toàn huyễn hoặc.

Minh Nhân

========================

Bởi vậy, đã gọi là tính thần khoa học thì phải tôn trọng thực tại khách quan. Không thể vì không giải thích được thì gắn cho nó cái mũ "mê tín dị đoan" để che dấu sự dốt nát.

Tôi cho rằng: Thực tại khách quan là đối tượng của những nghiên cứu khoa học, cho dù nó huyền bí đến đâu chăng nữa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con người tồn tại vô nghĩa hay có nghĩa?

khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 14h41' ngày 25/04/2013

Có bao giờ chúng ta tự hỏi, con người sinh ra rồi chết đi trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi, chẳng lẽ con người chỉ tồn tại như một ngọn nến thắp sáng lên rồi vụt tắt, chẳng có ý nghĩa và nghĩa lí gì sao? Và câu hỏi nổi tiếng của nhà phật “trước khi sinh ta, ta là ai - sau khi sinh ta rồi ta lại là ai”.

Để giải thích những điều trên và tại sao con người, tất cả các loài động vật trên trái đất lại có sự tiến hóa, dân số loài người ngày càng tăng nhanh, cũng như là giải thích tại sao có ma và khi chết con người sẽ về đâu. Cần có một giả thiết để liên kết chuỗi sự kiện lại với nhau.

Posted Image

Đó là giả thiết ngắn: Thế giới thực là thế giới thứ hai.

Thực ra thì thế giới sống hiện tại, thế giới thực của mình tạm gọi là thế giới thứ hai là nơi chúng ta đang sinh sống, còn thế giới thứ nhất được gọi là của những sóng điện từ, ở đó tất cả con người điều là dạng sóng. Chính thế giới thứ nhất đã tạo ra thế giới thứ hai để vì các lí do sau:

- Thế giới sóng điện từ là một thế giới buồn tẻ.

- Để biết thế nào là cảm giác vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đau đớn, sung sướng và cảm nhận 5 giác quan của con người.

Họ đã quyết định tạo ra thế giới thứ hai. Ban đầu họ chỉ tạo ra một thế giới đơn giản, sau đó họ dần cải tiến và cuối cùng họ dừng ở loài người (sự tiến hóa). Lúc đầu xuất hiện loài người thì số lượng rất ít, chính những người này sau khi chết đã trở về thế giới thứ nhất (chết đi sẽ đi về đâu), kể lại trải nghiệm của họ và mọi người đều cảm thấy thích thú. Và ai cũng muốn tranh nhau xuống thế giới thứ hai, làm cho dân số thế giới tăng nhanh từ vài người cho đến hiện nay gần 8 tỉ người (gia tăng dân số).

Như chúng ta đã biết mỗi con người đều có sóng điện từ riêng, khi chết sóng điện từ thoát ra và trở về thế giới thứ nhất. Đôi khi có một vài người còn lưu luyến nên chưa muốn đi về dẫn đến kết quả là chúng ta nhìn thấy ma.

Như vậy con người tồn tại không phải là vô nghĩa, mà là để trải nghiệm cảm giác thực của thế giới thứ hai. Con người chúng ta không bao giờ mất đi mà là trở về nhà thôi.

Phùng Hoàng Nhân

=================

Trong bài viết cho báo Tia Sáng số Xuân Giáp Ngọ, giáo sư Chu Hảo đã trình bày một vấn nạn của khoa học hiện đại:

Vũ trụ hình thành như thế nào và tại sao lại vận hành trơn tru, tinh vi và chính xác đến như thế? Tại sao là tập hợp này các định luật của Tự nhiên chứ không phải là tập hợp khác? Chúng ta từ đâu tới? Vì sao lại xuất hiện con người có ý thức để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của Vũ trụ và dần dà hiểu được cấu trúc tinh vi của Vạn vật? v.v...

Vấn nạn này không chỉ ở riêng của tri thức khoa học hiện đại, mà nó đã được những triết gia nổi tiếng của các nền văn minh cổ đại đề cập tới. Scorate đã từng đứng lặng hàng giờ trên đường phố của thủ độ Aten để chiêm quán về vấn nạn này: "Con người là gì? Đi từ đâu đến và sẽ đi về đâu?".

Không chỉ trong triết học, khoa học tự nhiên và ngay cả trong cuộc sống văn học vấn nạn cũng được đặt ra. Chúng ta có thể tìm thấy điều này trong tác phẩm gây chú ý một thời của giáo sư Hoàng Trinh "Phương Tây văn học và con người". Ngay cả trong Lý học Đông phương qua những di sản khập khiễng, sai lệch vì bị Hán hóa cũng đặt vấn đề này qua luận điểm gọi là "tam tài" - Thiên Địa Nhân. Tức trời Đất và con người. Một cuốn sách bán khá chạy gần đây là "Đàm Thiên, thuyết Địa, luận nhân"....vv....

Thời còn tuổi thanh niên, tôi được xem một tư liệu khoa học. Trong đó các nhà khoa học quốc tế, có người đặt vấn đề: Sự xuất hiện của con người chính là do vũ trụ này cần một thực thể nhận thức được nó.

Ngay cả Phật pháp đặt vấn đề về sự tồn tại của A lại gia thức của con người sau khi chết và mang trong nó tất cả những nghiệp tốt xấu, để tiếp tục vòng luân hồi qua sự đầu thai vào các cõi. Điều này gần gũi với Lý học khi trong kinh Dịch đặt vấn đề (Hệ từ Thượng truyện): "Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa".

Nhưng nếu lấy nền tảng trí thức của nền khoa học hiện đại có xuất xứ từ phương Tây, làm chuẩn mực để so sánh, kiểm chứng thì có thể nói rằng: mọi cách giải thích đều chỉ là những giả thuyết hoặc cách đặt vấn đề chưa được kiểm chứng. Bài báo mà tôi đưa lên đây, cũng là một giả thuyết chưa được kiểm chứng cho vấn nạn này. Vì vậy, tất cả đều chưa bàn được rốt ráo.

Nhưng với một lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt thì cách giải thích lại rất thỏa mãn với danh xưng của nó - ít nhất là theo cái nhìn từ cá nhân tôi:

Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là "Lý thuyết thống nhất vũ trụ".

Tất nhiên nó phải thống nhất được tất cả mọi quy luật của thiên nhiên, qua những mô hình biểu kiến (Bốc Dịch, Tử Vi, Thái Ất, Lạc Việt độn toán...vv....) và đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nó phải giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến sự vận đông của các thiên hà, thiên nhiên , xã hội, cuôc sống và từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Cho đến các vấn đề tôn giáo, triết học, tâm linh....vv.... với khả năng tiên tri.

Tất nhiên, trong đó nó phải giải thích được cả vấn nạn về một câu hỏi cho con người từ hàng thiên niên kỷ trước và mục đích của nền khoa học hiện đại: "Con người là gì? Nó từ đâu đến và sẽ đi về đâu?".

Thực chất nó đã giải thích rồi, nhưng khi nền văn minh chủ nhân đích thực của học thuyết - nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử - sụp đổ từ hơn 2000 năm trước - thì nó đã thất truyền. Vì ngay cả trong khi nền văn minh Việt huyền vĩ còn tồn tại, nó cũng không phải là một kiến thức phổ biến. Cho nên sau khi sụp đổ từ hàng ngàn năm trước, nó chỉ để lại những dấu ấn để người đời sau biết đến nó qua một câu nhỏ nhoi trong Kinh Dịch (Đã mô tả) và những khái niệm liên quan trong một phương pháp ứng dụng là Phong thủy với mớ lập luận rời rạc, thập cẩm được mô tả gọi là thuyết "Thiên Địa Nhân".

Tuy nhiên tôi cần xác định rằng:

Nếu không giải thích được điều này thì tất cả hệ thống tri thức của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt sẽ không phải là một "lý thuyết thống nhất".

Đây là một sự bảo đảm. Cũng như ngày xưa, trên Vietnamnet, tôi cũng đã hứa rằng: Nếu Đại Lễ mà bị mưa làm hỏng thì tôi sẽ ngưng không chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Mặc dù hai vấn đề có vẻ không liên quan gì đến nhau. Thiên hạ có thể cười vì họ có vẻ không cần thiết đến Việt sử 5000 năm văn hiến hay chỉ là "một liên minh bộ lạc " với những người dân "Ở trần đóng khố". Nhưng nó là một sự bảo đảm ít nhất với tôi. Thời tiết Đại lễ có nhiều người quan tâm. Nhưng "Con người là gì? Nó từ đâu đến và đi về đâu?", lại rất ít người quan tâm.

Nhưng để giải thích được điều này thì trí thức khoa học thực chứng, thực nghiệm hiện đại cần phát triển thêm chút nữa. Và ngay cả khi đó, nó cũng chỉ giải quyết về mặt lý thuyết và cũng cần kiểm chứng bằng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng.

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm thấy nó hay không?"

Ngài Hawking đã phát biểu như vậy. Tôi muốn nhắn lại công khai ở đây với ngài Hawking rằng;

Chiếc chìa khóa để mở kho tàng Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước, chính là những trí thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại có thừa nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước hay không?

Chỉ cần quí vị hoài nghi và chậm chạp thôi. Lý thuyết này sẽ biến mất, như nó đã từng bí ẩn từ hàng ngàn năm qua. Sau đó nền văn minh này sẽ đi về đâu thì chính ngài Hawking và những tri thức tinh hoa có trách nhiệm của nền văn minh này hiểu hơn tôi.

Tôi rất nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những lời phát biểu công khai về điều này.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chỉ cần quí vị hoài nghi và chậm chạp thôi. Lý thuyết này sẽ biến mất, như nó đã từng bí ẩn từ hàng ngàn năm qua. Sau đó nền văn minh này sẽ đi về đâu thì chính ngài Hawking và những tri thức tinh hoa có trách nhiệm của nền văn minh này hiểu hơn tôi.

Tôi rất nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những lời phát biểu công khai về điều này.

Nếu như nền văn minh này bị xóa sổ và "vũ trụ cần một thực thể để có thể nhận thức được nó" từ một nền văn minh khác thì có thể cần vài trăm ngàn năm nữa. Nhưng tôi tin rằng , những tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại hiểu rằng:

Vài trăm ngàn năm không phải thời gian quá lâu so với chính vũ trụ này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện sóng hấp dẫn sau vụ nổ Big Bang

22/03/2014 04:05 (GMT + 7)

TT - Các nhà thiên văn học Mỹ tuyên bố đã phát hiện sóng hấp dẫn ngay sau vụ nổ Big Bang. Khám phá này được coi là chấn động khi vén dần bức màn về sự khai sinh của vũ trụ.

Posted Image

Hệ thống kính thiên văn BICEP 2 tại Nam cực - Ảnh: National Geographic

Ngay khi thông tin về sóng hấp dẫn B-mode được phòng thí nghiệm BICEP2 công bố hôm 17-3, giáo sư Đàm Thanh Sơn, nhà vật lý nổi tiếng của VN và là người đang dạy tại ĐH Chicago (Mỹ), đã hào hứng viết trên blog “đây có thể là phát hiện vật lý lớn nhất trong hàng chục năm nay!”. Ông gọi phát hiện là “điều mong ước bấy lâu nay đã thỏa nỗi chờ mong!”.

Giải đáp những câu hỏi cơ bản nhất

"Đây có thể là phát hiện vật lý lớn nhất trong hàng chục năm nay!"

Giáo sư Đàm Thanh Sơn

Được thiên tài vật lý Albert Einstein tiên đoán gần 100 năm trước đây, sóng hấp dẫn (trọng lực) là các gợn sóng trong không - thời gian, lan tỏa khắp vũ trụ với tốc độ ánh sáng. Các nhà thiên văn học thế giới đã truy lùng sóng hấp dẫn ròng rã trong nhiều thập niên qua. Bởi sóng hấp dẫn là điểm cuối cùng của thuyết tương đối rộng chưa được kiểm chứng.

Đó cũng là bằng chứng cần thiết để chứng minh giả thuyết về sự phình to của vũ trụ, ý tưởng được đưa ra vào thập niên 1980. Giả thuyết này cho rằng ngay sau Big Bang, vũ trụ sơ sinh giãn nở gấp 100 nghìn tỉ nghìn tỉ lần chỉ trong một phần cực nhỏ của một giây. Nhà vật lý Mỹ Alan Guth gọi đó là “thời kỳ phình to”. Giai đoạn phình to khiến vũ trụ đồng nhất theo mọi hướng và tạo ra các sóng hấp dẫn.

Chuyên gia Avi Loeb thuộc ĐH Harvard cho rằng việc khám phá ra sóng hấp dẫn đã giúp trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của loài người. Đó là tại sao chúng ta tồn tại và vũ trụ bắt đầu như thế nào. “Các kết quả này cho thấy giai đoạn phình to thật sự diễn ra và diễn ra vô cùng mạnh mẽ” - ông Loeb nhấn mạnh. Nhà khoa học John Womersley thuộc Hội đồng Khoa học và công nghệ Anh nói sự phình to (giãn nở), năng lượng tối và vật chất tối là ba trụ cột của vũ trụ học hiện đại. “Không có thời kỳ phình to, con người sẽ không tồn tại” - ông Womersley khẳng định.

Quan trọng hơn “hạt của Chúa”

Theo trang Live Science, nhóm nghiên cứu do các chuyên gia Trung tâm vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian (Mỹ) dẫn đầu đã phát hiện sóng trọng lực khi quan sát bức xạ nền vũ trụ bằng kính thiên văn BICEP2 ở Nam cực trong nhiều năm qua. “Phát hiện ra sóng hấp dẫn là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của vũ trụ học hiện đại. Rất nhiều chuyên gia đã nỗ lực cho khám phá này” - nhà khoa học John Kovac thuộc dự án BICEP2 khẳng định.

Kính thiên văn BICEP2 nhắm vào một khu vực có tên “lỗ hổng phía nam” bên ngoài dải ngân hà, nơi có ít bụi vũ trụ. “Thật phi thường khi đi tìm một thứ cực kỳ khó kiếm và tìm thấy nó” - AFP dẫn lời giáo sư Clem Pryke thuộc ĐH Minnesota nhận định. Ông cho biết nhóm nghiên cứu đã phát hiện các tín hiệu của sóng hấp dẫn từ lâu nhưng cẩn trọng phân tích các dữ liệu trong ba năm qua để đảm bảo sự chính xác.

Nhà vật lý thiên văn Chris Lintott đánh giá sóng hấp dẫn là phát hiện vũ trụ học quan trọng nhất trong gần hai thập niên qua và là chiến thắng lớn của ngành vật lý. Nhà vật lý Alan Guth, người đưa ra thuật ngữ “thời kỳ phình to”, cho rằng phát hiện mới này xứng đáng đoạt giải Nobel. Chuyên gia Marc Kamionkowski của ĐH Johns Hopkins nhận định khám phá này còn quan trọng hơn việc tìm ra “hạt của Chúa” Higgs.

Thống nhất bốn lực

Một số chuyên gia đánh giá sự phát hiện sóng hấp dẫn có thể giúp vật lý hiện đại hiện thực hóa giấc mơ dang dở của Einstein. Đó là thống nhất bốn lực cơ bản của vũ trụ. Đến nay, các nhà khoa học mới chỉ thống nhất được lực điện từ, lực mạnh và lực yếu bằng cơ học lượng tử. Lực hấp dẫn vẫn không chịu “gia nhập” câu lạc bộ này. Nó dường như chỉ là sản phẩm của không - thời gian chứ không phải là hậu quả của các tương tác lượng tử.

Tuy nhiên trong “thời kỳ phình to”, khi vũ trụ hình thành từ một trạng thái còn nhỏ hơn một hạt cơ bản dưới nguyên tử, sóng trọng lực được sản sinh ra từ các tiến trình lượng tử. “Khi phình to xảy ra, tất cả đều hoạt động theo cơ chế lượng tử, kể cả không gian và thời gian - Live Science dẫn lời chuyên gia Brian Keating thuộc dự án BICEP2 cho biết - Sự rung lắc dữ dội của không gian và thời gian khi đó đã tạo ra các sóng hấp dẫn”.

Điều đó có nghĩa khi phân tích sóng hấp dẫn, các nhà khoa học có thể chứng minh được rằng cả bốn lực cơ bản đều xuất phát từ một lực đơn nhất. Và khi đó, giấc mơ về một lý thuyết thống nhất lớn mà Einstein từng trăn trở cho đến cuối đời có thể trở thành hiện thực. “Khám phá về sóng hấp dẫn sẽ đem lại niềm tin cho bất kỳ ai muốn thống nhất bốn lực cơ bản” - giáo sư Pryke khẳng định.

HIẾU TRUNG

====================

Cái này Lý học Đông phương nói lâu rồi! Tất nhiên nhân danh nền văn hiến Việt!.

Giải thích còn hay hơn nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện thành phố của người ngoài hành tinh trên sao Thủy?

Một chuyên gia về UFO tin rằng, những bức ảnh lạ của NASA chụp lại từ sao Thủy chứng tỏ có dấu vết của một thành phố trên hành tinh nóng 400 độ C này.

Theo ông Scott Waring, một chuyên gia về UFO (vật thể bay không xác định), những bức ảnh của vệ tinh Mariner-10 thuộc NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc gia Mỹ) cho thấy, trên bề mặt hành tinh đỏ sao Thủy có các cấu trúc không bị nứt và không có bụi bẩn phủ kín. Ông tin rằng, đó là bằng chứng của người ngoài hành tinh đang “chiếm đóng” ở đấy.

Posted Image

Hình ảnh lạ về sao Thủy được tin là dấu vết của người ngoài hành tinh

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện một tuyên bố đặc biệt như vậy. Không lâu sau khi hình ảnh bề mặt sao Hỏa được chụp lại, người ta cũng tin có một thành phố với các kim tự tháp và đường băng trên sao Hỏa. Sau đó sử dụng hình ảnh với độ phân giải cao lại tiết lộ một cảnh quan đá và bụi như ở khắp mọi nơi khác trên sao Hỏa.

Đầu năm nay, một số người cũng tin, có một căn cứ lớn bí mật trên Mặt trăng, giống như cơ sở quân sự của Đức quốc xã trong bộ phim viễn tưởng Iron Sky, được cho là đã tìm thấy qua phân tích bản đồ mặt trăng của Google. Nhưng thực tế điều này do hiệu ứng bởi các phần mềm để nén một loạt các hình ảnh vào một bức ảnh toàn cảnh gây ra.

Posted Image

Đây có thể là sai lầm giống với tuyên bố có kim tự tháp trên sao Hỏa

Quay trở lại câu chuyện sao Thủy như tuyên bố ở trên. Nếu thực sự có một cấu trúc thành phố được xây dựng trên hành tinh này thì nó sẽ phải có sức bền vô cùng lớn. Vì nhiệt độ trên sao Thủy có thể lên đến 6000C vào lúc chuyển giao từ đêm sang ngày, 4000C vào ban ngày và -1700C vào ban đêm. Đó là chưa kể tới những núi lửa hoạt động ở trên sao Thủy.

Dựa vào những hình ảnh mờ chụp từ một vệ tinh nhỏ Mariner-10 của NASA đã dựng thành bản đồ tương tác bề mặt hành tinh sao Thủy, sau 5 năm nghiên cứu chuyên gia Waring đã cảm thấy rất vui mừng và hào hứng tuyên bố mình đã tìm ra bằng chứng trên bề mặt sao Thủy, tương tự với bằng chứng trên sao Hỏa đã được tìm cách đây 10 năm bởi vệ tinh Viking. “Đó là một cấu trúc với quy mô lớn và xuất hiện như thể tôi đang nhìn vào khuôn mặt của một bức tượng trên trái đất, nhưng với độ cao hàng chục tầng”, Warning nói.

Những cấu trúc này được chuyên gia Warning gọi là “cấu trúc tổ ong ẩn”. Ông cho rằng, với một bộ lọc hồng ngoại mạnh của Mariner-10 thì đó là những gì đã xảy ra với các vùng bóng đen trên sao Thủy trong bức ảnh này. Thậm chí những bóng tối bên trong cấu trúc tổ ong như thế lại luôn thay đổi hình dạng. Những cấu trúc nằm gần đồi núi sẽ có một khoảng cách. Warning tin, đây là những bức ảnh đặc biệt của Mariner-10 mà những bức ảnh bình thường khác về sao Thủy không có được.

Sau đó, Warning đã sử dụng các kỹ thuật làm nổi bật một loạt dấu mờ trên một loạt hình ảnh và cho rằng có một cấu trúc rộng lớn đã được xây dựng trên sao Thủy. Ông tin rằng, đó là thành phố của người ngoài hành tinh. “Mọi người thường hiểu sai về những cấu trúc xây dựng của người ngoài hành tinh giống với những gì mọi người đã nhìn thấy. Hầu hết các cấu trúc trên sao Thủy giống như những ngọn núi đen trên mặt trăng hay nấm trắng khổng lồ trên mặt trăng khiến cho việc tìm kiếm người ngoài hành tinh trở nên khó khăn”, Warning quả quyết.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, chuyên gia Warning đã phớt lờ bản chất kỹ thuật số của những hình ảnh về sao Thủy mà ông đang tìm hiểu. Đó không chỉ là những hình ảnh được chụp từ những khoảng cách rất lớn trong điều kiện khắc nghiệt mà còn là một hỗn hợp những hình ảnh khác nhau vào những thời điểm khác nhau đã được chắp vá lại với nhau. Nên những tuyên bố của Warning có lẽ cũng sẽ sớm tan vỡ như giấc mơ có cơ sở bí mật của Đức Quốc xã trên Mặt trăng hay kim tự tháp trên sao Hỏa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện thành phố của người ngoài hành tinh trên sao Thủy?

Một chuyên gia về UFO tin rằng, những bức ảnh lạ của NASA chụp lại từ sao Thủy chứng tỏ có dấu vết của một thành phố trên hành tinh nóng 400 độ C này.

Theo ông Scott Waring, một chuyên gia về UFO (vật thể bay không xác định), những bức ảnh của vệ tinh Mariner-10 thuộc NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ quốc gia Mỹ) cho thấy, trên bề mặt hành tinh đỏ sao Thủy có các cấu trúc không bị nứt và không có bụi bẩn phủ kín. Ông tin rằng, đó là bằng chứng của người ngoài hành tinh đang “chiếm đóng” ở đấy.

Ông Scott Waring này rách việc nhỉ? Ông ta chỉ có mác Tây thôi, chắc không phải là một nhà khoa học thực sự. Nhưng khổ nỗi "đồng hồ Tây thì không bao giờ sai".

Share this post


Link to post
Share on other sites

KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT.

Tiếp theo

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT.

Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý.

VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI

Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo

Posted Image

Đây là một vấn đề rất thú vị được giáo sư Chu Hảo trình bày trong hội nghị : "Phát hiện một lực tương tác liên quan đến các hiện tượng tâm linh". Tất nhiên chúng ta cần hiểu rằng: Đây là vấn đề của tri thức khoa học hiện đại mà giáo sư Chu Hảo trình bày, chứ không phải từ chủ quan của giáo sư.

Như vậy, khoa học hiện đại đã đặt ra vấn đề lực tương tác thứ 5 - liên quan đến các hiện tượng tâm linh - ngoài 4 lực tương tác mà tri thức khoa học đã xác định.

Có thể khẳng định rằng: Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã trả lời câu hỏi này từ lâu, ngay trên diễn đàn này. Nhưng đó là những luận điểm thể hiện rời rạc ở nhiều bài viết. Cũng dễ hiểu thôi. Vì nó chưa có một câu hỏi chính thức cho nó. Chỉ đến hội nghị DTT mới có một câu hỏi từ một nhà khoa học chính thống.

Tôi có thể trả lời từ những luận điểm đã trình bày ở trên: "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Chính vì chưa biết hết cấu trúc của vật chất, nên họ đã đặt ra vấn đề "tâm linh" phi vật chất; hoặc là một thực tại phi vật chất. Nhưng, trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi đã định danh "vật chất" (Đại ý, vì tôi cũng không biết nguyên văn nằm ở đâu),: tất cả những "trạng thái tồn tại có năng lượng và tương tác". Trên cơ sở định nghĩa này thì sẽ không có vấn đề "tâm linh", khi người ta xác định một lực tương tác liên quan đến nó.

Thực chất của vấn đề được đặt ra chỉ là - tôi nhắc lại - "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác".

Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ thừa nhận bốn trạng thái tương tác. Nhưng nó không phải là bốn lực tương tác của khoa học hiện đại.

Bốn lực tương tác mà khoa học hiện đại xác định, chỉ giới hạn trong mối liên hệ những cấu trúc vật chất mà tri thức khoa học phát hiện được, tính đến ngày hôm nay. Bản chất cấu trúc vũ trụ không đơn giản như vậy.

Bốn lực tương tác được xác định trong tri thức khoa học hiện đại, không sai. Nhưng đó là chân lý cục bộ.

Tôi cho rằng: Một hình tượng tuyệt vời của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ và là câu trả lời sâu sắc cho vấn đề đặt ra, chính là "Tranh thờ Ngũ hổ", trong di sản văn hóa truyền thống Việt .

Posted Image

"Tranh thờ" - tự nó đã gợi lên một khái niệm tâm linh. Nhưng Ngũ hành lại là một khái niệm phân loại tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất trong vũ trụ. Cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa và hệ thống thần quyền cùng tìm thấy trong bức tranh này.

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những vấn nạn của tri thức khoa học hiện đại qua trình bày của giáo sư Chu Hảo.

Posted Image

Tư duy phức hợp theo miêu tả của giáo sư Chu Hảo là tư duy khoa học của tương lai. Nhưng có thể nói rằng: hệ quả của tư duy này lại thể hiện ngay chính trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thể nói: tất cả mọi phương pháp ứng dụng của các ngành học khác nhau thuộc Lý học Đông phương như: kiến trúc (Phong thủy); Y học (Đông y), dự báo - gồm các quy luật vật lý, sinh học và các hiện tượng vũ trụ....đều được giải thích bằng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành phải là sự tổng hợp của khả năng tư duy của khoa học trong tương lai.

Posted Image

Ở đây tôi muốn trình bày nhận xét của cá nhân về một định đề được nếu ở trên của tri thức khoa học hiện đại: "Không có tiên đề nào không có mâu thuẫn".

Hoàn toàn chính xác! Cái này được Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - công nhân.

Trên nguyên lý "Âm Dương chuyền hóa" của Lý học; đối chiếu với thực tế tiến hóa và sự phát triển của vũ trụ (Thế giới hậu thiên, nằm trong phạm trù Âm Dương). Đối chiếu với sự tiến hóa của các nền văn minh,mà thực tế là sự phát triển của nhận thức - thì - tôi có nhận xét cá nhân cho rằng: Chính tính mâu thuẫn trong nội hàm các tiền đề làm nên sự phát triển. Tất nhiên, nó là hệ quả của định đề trên.

Posted Image

Cái này tôi đã nói từ lâu trên chính diễn đàn của chúng ta: tri thức khoa học hiện đại đang bế tắc.

Còn tiếp

50 năm tới con người sẽ sống ở mặt trăng?

Khoahoc.com.vn

Cập nhật lúc 10h05' ngày 20/03/2014

Theo một trong những nhà vật lý học nổi tiếng nhất hiện nay, Stephen Hawking, trước mối đe dọa quá tải dân số, nhân loại bắt đầu lên sống ở mặt trăng và hướng về sao Hỏa trong 50 năm tới.

Posted Image

Trong chương trình Live From Space trên truyền hình Anh, chuyên gia vũ trụ học Hawking nhận định: “Tôi ái ngại cho tương lai chúng ta. Hành tinh trái đất của chúng ta bị đe dọa bởi nguy cơ quá tải dân số thiếu thốn nguồn tài nguyên. Chúng ta cần dự án B. Nếu loài người chúng ta muốn tồn tại trong 100 năm tới hoặc 1.000 năm nữa, bắt buộc chúng ta phải tìm nơi định cư ở những thế giới khác trong vũ trụ”.

Ông Hawking nói tiếp: “ISS (Trạm Không gian Quốc tế) cho phép chúng ta tích lũy những hiểu biết cần thiết cho những hành trình sâu trong không gian. Từ nay đến 50 năm nữa, tôi không nghi ngờ gì về việc nhân loại bắt đầu lên sống ở mặt trăng và tôi thực sự hy vọng về khả năng con người sống ở sao Hỏa vào cuối thế kỷ này. Tôi nghĩ rằng những công tác tuyệt vời đang được hoàn thành trên ISS sẽ cho phép những thế hệ con người sắp tới khám phá hệ mặt trời và bên ngoài hệ mặt trời”.

Ông Hawking chắc chắn rằng, công nghệ mới sẽ cho con người những tiến bộ nhanh chóng nhằm điều chỉnh những thế giới mới phù hợp với sự sống và thế kỷ này thực sự là “Thế kỷ không gian”.

Theo NLĐ

==================

BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tìm thấy hồ nước cực lớn trên mặt trăng của sao Thổ

Thứ Sáu, 04/04/2014 11:30

(NLĐO)- Phi thuyền thăm dò Cassini của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) bay qua mặt trăng Enceladus của sao Thổ, giúp các nhà khoa học phát hiện tín hiệu trọng trường của một hồ nước rất lớn ở nơi này.

Posted Image

Túi nước có độ sâu lên tới từ 8 km đến 10 km ở vĩ độ 50 và trải dài quanh cực Nam của Enceladus.

Dữ liệu được Cassini cung cấp cho thấy một hồ nước lớn nằm ở độ sâu 40 km dưới bề mặt đóng băng của Enceladus có dung tích nước tương đương với hồ Superior ở Bắc Mỹ. Hồ Superior có dung tích khoảng 12.000 km cube (1 km cube = 1 tỉ mét khối).

Từ dữ liệu này, nhóm nghiên cứu của GS Luciano Iess và cộng sự tại ĐH Sapienza ở Rome (Ý) thông báo phát hiện túi nước có độ sâu lên tới từ 8 km đến 10 km ở vĩ độ 50 và trải dài quanh cực Nam của Enceladus.

Cassini cũng bay qua những tảng đá lớn, trong đó có vị mặn của muối và chất hữu cơ. Họ đang tiếp tục căn cứ vào hoạt động của Cassini và hành trình của Enceladus quanh sao Thổ để có thể lập bản đồ về sự phân bố vật chất ở nơi này.

GS Iess cho biết Enceladus có chiều rộng khoảng 500 km là một những nơi tốt nhất để giới khoa học tìm kiếm đời sống của vi khuẩn bên ngoài trái đất.

GS Andrew Coates thuộc ĐH London của Anh nhận định: “Tôi nghĩ Enceladus nên được xếp đầu bảng trong nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống. Có một số điều cần thiết cho sự sống như nhiệt độ ấm, có nước ở thể lỏng trong đại dương, chất hữu cơ. Vấn đề là có đủ thời gian để sự sống phát triển hay không?”

Tr. Lâm (Theo BBC)

=========================

Về lý thuyết theo Lý học:"Không thể có nước trên sao Thổ" - theo dạng tồn tại như nước trên trái Đất. Xác xuất để có nước ngoài trái Đất chỉ là 1/ 10 lũy thừa n x n x n.....với "n" là 1 và 1000 con số không đằng sau.

Những nhà khoa học có thể nhầm lẫn về hiện tượng bên ngoài thể hiện gần giống và - với nhận thức trực quan - nên họ cho rằng đó là "nước" và đặt vấn đề sự sống ở đây. Tôi xác định một cách công khai rằng: nền văn minh hiện đại, chưa hề có một hệ thống lý thuyết để có thể xác định có tính tiên tri về các hiện tượng trong bước phát triển tiếp theo của nền văn minh này. Nó vẫn đang dò dẫm một cách chậm chạp và có phần ngây thơ để tiếp tục sự phát triển.

Tôi đã xác định rằng: "Không có sự sống trên sao Hỏa". Sự việc đã nghiệm đúng! Đám giẻ rách cho rằng tôi gặp may. Nhưng người ta chỉ có thể gặp may trước những dự báo "chẳng may" đúng. Không thể gặp may từ một hệ thống lý thuyết xác định trước điều đó.

Nếu chỉ vì mục đích đi tìm sự sống trong vũ trụ thì Hoa Kỳ đang làm một việc tốn kém và vô bổ. Không tin quý vị cứ bỏ ra vài chục tỷ Dollar lên thám hiểm vệ tinh sao Thổ xong là biết liền và được "khoa học công nhận", bởi tính trực quan của vấn đề: "Không hề có nước ở đây". Cũng như chẳng bao giờ có "nước " trên mặt trăng cả. Vậy mà một thời cũng rùm beng lên, nhân danh cái khoa học. Chỉ có Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định trước điều này: "Không có nước trên mặt Trăng".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hồ nước ngọt từng có sự sống trên sao Hỏa

Thứ Ba, 10/12/2013 12:11

(NLĐO) - Tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity của NASA đã phát hiện dấu hiệu một hồ nước ngọt từng chứa sự sống trên hành tinh đỏ hàng tỉ năm trước.

Posted Image

Miệng núi lửa trên sao Hỏa. Ảnh: AAAS

Hồ nước này nằm gần xích đạo sao Hỏa, được xác định tồn tại 3,5 tỉ năm trước, hiện khu vực này không còn chứa nước nữa. Các nhà khoa học đã phân tích đá mịn và cho biết hồ nước không có tính mặn, cũng không axít và chứa nhiều dưỡng nhất, đủ điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Các mẫu đá chứa dấu hiệu của carbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh, và “sẽ cung cấp điều kiện sống hoàn hảo cho các vi sinh vật đơn giản”, theo bài viết trên Tạp chí Khoa học.

“Hồ này có thành phần hóa học giống như những hồ nước khác trên trái đất. Con người có thể uống nước ở đây”, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ) cho biết.

Theo Telegraph, một loại vi khuẩn có tên là chemolithoautotrophs thường phát triển mạnh trong điều kiện tương tự trên trái đất và thường tìm thấy trong các hang động và ở miệng phun thủy nhiệt dưới đáy biển. Có thể vi khuẩn họ này cũng từng tồn tại trên hồ nước ở sao Hỏa. Các nhà khoa học xác định hồ nước tồn tại hàng chục đến hàng trăm ngàn năm. Thậm chí, khi hồ khô cạn, vi khuẩn có thể đã di cư xuống dưới lòng đất và mở rộng thời gian tồn tại sự sống ở đây lên đến hàng chục triệu năm. Tuy nhiên, tàu tự hành Curiosity không có công cụ tìm kiếm hóa thạch vi khuẩn trong lòng hồ.

Posted Image

Tàu tự hành Curiosity làm việc trên sao Hỏa. Ảnh: NASA

Phát hiện được đăng hôm qua, ngày 9-12 trên Tạp chí Khoa học và trình bày tại Hiệp hội Địa lý Mỹ tại San Francisco. Các tác giả công tình nghiên cứu cho biết đây là lần đầu tiên họ tìm thấy bằng chứng trực tiếp từ đá trên sao Hỏa cho thấy hồ nước ngọt từng tồn tại nơi đây. “Kết quả mới củng cố thêm giả thuyết sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa. Như vậy, câu hỏi liệu sự sống có tồn tại trên sao Hỏa ngày nay hay không vẫn còn bỏ ngỏ”, nhà khoa học David Paige tại ĐH California, Los Angeles trả lời hãng AP qua email.

Trong khi đó, tàu thăm dò Curiosity cũng đã khoan xuống lớp sa thạch cũng như bùn đá và phát hiện các khoáng đất sét từng tiếp xúc với nước. L. Thoa (Theo AP, Telegraph)

=============

Chán nhỉ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện hoài, có thấy cái quái nào ra hồn đâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí ẩn “hoa anh đào từ vũ trụ” gây xôn xao ở Nhật

Thứ Sáu, 11/04/2014 - 12:04

(Dân trí) - Một bí ẩn vũ trụ đang kết nối giới tu sỹ và khoa học ở Nhật, sau khi một cây hoa anh đào được trồng từ hạt giống từng “ngao du” trên vũ trụ 8 tháng đột ngột nở hoa sớm nhiều năm so với quy luật thông thường của “mẹ” Trái đất.

Posted Image

Du hành gia Wakata và túi đựng hạt đào trên ISS.

Cây đào 4 năm tuổi, được trồng từ hạt đào từng “ngao du” trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã nở hoa vào 1/4 vừa qua, trước 6 năm so với “lịch” thông thường của “mẹ” Trái đất.

Đào nở sớm đã khiến các thầy tu ở một ngôi đền cổ tại miền trung Nhật “bối rối”. “Chúng tôi rất kinh ngạc khi thấy nó phát triển nhanh đến vậy”, Masahiro Kajita, người đúng đầu đền Ganjoji ở Gifu cho biết qua điện thoại với hãng thông tấn AFP.

“Hạt từ cây gốc trước đây chưa bao giờ đâm chồi. Chúng tôi rất hạnh phúc bởi nó sẽ tiếp nối cây “mẹ”, được cho là đã 1.250 tuổi”.

Hạt đào nằm trong số 265 hạt được lấy từ cây anh đào nổi tiếng “Chujo-hime-seigan-zakura”, trong dự án thu thập hạt từ các loại cây đào ở 14 địa điểm khắp Nhật. Rồi sau đó chúng được đưa lên ISS vào tháng 11/2008 và trở về trái đất vào tháng 7 năm sau cùng với du hành gia người Nhật Koichi Wakata, sau khi quay vòng quanh trái đất 4.100 lần.

Một số hạt được đưa đến phòng thí nghiệm, nhưng hầu hết được đưa trở lại địa phương và được lựa chọn trồng tại các nhà dưỡng lão gần đền Ganjoji.

Đến tháng 4 năm nay, “cây đào vũ trụ” đã cao khoảng 4m và đột ngộ trổ 9 bông hoa, mỗi bông chỉ 5 cánh. Thông thường cây đào cùng loại phải mất 10 năm mới trổ những bông hoa đầu tiên.

Và “cây đào vũ trụ” tại đền Ganjoji không phải là trường hợp đặc biệt duy nhất. Trong số 14 địa điểm “đào vũ trụ” được trồng, hoa đã nở ở 4 địa điểm. 2 năm trước, một cây đào nhỏ đã ra 11 bông tại Hokuto, vùng núi cách tây Tokyo 115km, khoảng 2 năm sau khi được trồng. Và đào loại này thường mất 8 năm mới ra hoa.

Sóng vũ trụ

Theo Miho Tomioka, phát ngôn viên của dự án “đào vũ trụ” cho biết, hạt đào được gửi lên ISS là một phần “trong dự án giáo dục và văn hóa, hỗ trợ trẻ em thu thập hạt và tìm hiểu xem hạt mọc thành cây và sống như thế nào sau khi trở về trái đất. “Chúng tôi đã dự đoán cây đào Ganjoji sẽ nở hoa khoảng 10 năm sau khi trồng, khi các em nhỏ đến tuổi tìm hiểu”, bà cho biết thêm.

Kaori Tomita-Yokotani, nhà nghiên cứu tại Đại học Tsukuba, thành viên của dự án, cho biết bà ngạc nhiên trước bí ẩn vũ trụ này. “Chúng tôi không loại trừ khả năng cây đã bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với môi trường vũ trụ”.

Tomita-Yokotani, nhà sinh lý học cây trồng, cho biết rất khó giải thích vì sao đào ở đền Ganjoji lại phát triển nhanh đến vậy, do không có nhóm nào theo dõi, so sánh sự phát triển của cây với những cây khác. Bà cho rằng sự thụ phấn chéo giữa các loài không thể loại trừ. Nhưng do thiếu dữ liệu nên việc giải thích hiện tượng trở nên khó khăn.

“Dĩ nhiên, có khả năng việc tiếp xúc với các sóng vũ trụ mạnh hơn đã tăng tốc quá trình nở hoa và phát triển tổng thể của cây”, bà nói. “Từ góc độ khoa học, chúng tôi có thể nói chúng tôi không biết tại sao”.

Du hành gia Wakata đã trở lại ISS và làm chỉ huy trạm vũ trụ quốc tế này. Hôm qua, nhà du hành đã tham gia vào link video cùng với Thủ tướng Nhật Abe và đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy, để trò chuyện về cuộc sống hàng ngày của nhà du hành từ nơi cách trái đất hàng trăm km.

Trung Anh

Theo AFP

===============

Mới đọc cái tựa bài và câu giới thiệu nội dung bài viết, Thiên Sứ tui giật mình cứ tưởng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt sai, khi xác định" Không có sự sống ngoài trái Đất"..

May quá! Bài viết xác định rằng: Cây hoa "Anh Đào vũ trụ" của Nhật Bản nở hoa trên trái Đất, sớm hơn các cây khác từ 4 đến 6 năm.

Hiện tượng này củng cố thêm cho thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt: Những quy luật tương tác từ vũ trụ ảnh hưởng đến sự sống trên Địa cầu.

Có thể nói đây là một trường hợp xử lý hạt giống trong điều kiện môi trường vũ trụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TS Nguyễn Trọng Hiền - thành viên nhóm BICEP2:

“Vũ trụ quan của chúng ta sẽ thay đổi cơ bản”

01/04/2014 09:27 (GMT + 7)

TTCT - Phát hiện sóng hấp dẫn về lâu dài củng cố khái niệm lạm phát và vì thế sẽ thay đổi vũ trụ quan của chúng ta ở tầng mức cơ bản nhất, như nhà vật lý Alan Guth từng nói: “Lạm phát chính là “vụ nổ” trong “vụ nổ lớn”.

Posted Image

Con đường đi làm mỗi ngày của tiến sĩ Hiền và đồng nghiệp. Từ trạm Amundsen-Scott ra đến DSL (Phòng thí nghiệm khu vực tối) chừng một cây số. Họ đi bộ ra DSL mỗi buổi sáng, trở vào trạm ăn trưa, tối và nghỉ ngơi. Người từ đằng xa đang đi lại là Andrew Lange đi lấy nước về cho cả nhóm dùng. - Ảnh do TS Nguyễn Trọng Hiền cung cấp Ba điểm mấu chốt

* Thưa ông, phát hiện ra sóng hấp dẫn có ý nghĩa như thế

- Sóng hấp dẫn xảy ra khi có sự co giãn của không - thời gian. Có lẽ diễn tả hiệu ứng của sóng thế này cho dễ hiểu: Ví dụ nếu để một miếng bấc trên mặt nước, sóng nước đi qua làm miếng bấc nhấp nhô theo sóng nhưng với sóng hấp dẫn thì khác và yếu hơn rất nhiều lần, nếu thả một vòng tròn các miếng bấc, khi sóng đi qua sẽ làm vòng tròn co lại thành hình bầu dục, rồi giãn ra thành hình tròn, rồi nén lại thành hình bầu dục...

Việc phát hiện sóng hấp dẫn mang lại ba điều mấu chốt trong vật lý cơ bản. Một là, sóng hấp dẫn là có thật. Trước đây ta chỉ phỏng đoán dựa trên lý thuyết tương đối của Einstein.

Hai là, sóng hấp dẫn là bằng chứng đặc thù của cơ chế giãn nở lạm phát, chứng tỏ vũ trụ ở kỷ nguyên ban sơ đã trải qua quá trình lạm phát, tức là ngay vừa lúc vũ trụ hình thành, một phần tỉ tỉ tỉ tỉ giây sau đó, vũ trụ đã giãn nở một cách “thần tốc”, từ cỡ nhỏ hơn proton sang đến gần 3 năm ánh sáng (0,8 parsec).

Ba là, sóng hấp dẫn là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên của sự lượng tử hóa hấp dẫn - đây là cơ sở mấu chốt của lý thuyết hấp dẫn lượng tử (quantum gravity) - để lực hấp dẫn có thể hòa nhập vào “câu lạc bộ” các lực cơ bản khác.

Những điều này xác định tính đúng đắn của những ý tưởng vật lý cho mức năng lượng cao, cùng với bức tranh lớn về quá trình phát triển của vũ trụ ở giai đoạn ban sơ. Đây là tiền đề mở ra kỷ nguyên mới, hi vọng là sôi động và hứng khởi, cho nghiên cứu vật lý trong tương lai.

Nói một cách nôm na, phát hiện sóng hấp dẫn về lâu dài củng cố khái niệm lạm phát và vì thế sẽ thay đổi vũ trụ quan của chúng ta ở tầng mức cơ bản nhất, như nhà vật lý Alan Guth từng nói: “Lạm phát chính là “vụ nổ” trong “vụ nổ lớn”.

* Dự án BICEP2 đã bắt đầu từ khá lâu, có nhiều nhà khoa học ở nhiều cơ quan, viện nghiên cứu cùng tham gia. Ông có thể cho biết vai trò của mỗi cơ quan, mỗi nhà khoa học như thế nào trong dự án?

- Tôi trình dự án BICEP2 lên Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA hồi tháng 5-2006. Lúc ấy nhóm JPL gồm có tôi (trong cương vị trưởng nhóm), Jamie Bock, Darren Dowell và Chao-lin Kou (nghiên cứu sau tiến sĩ, trẻ nhất trong nhóm, hiện là phó giáo sư tại Đại học Stanford).

BICEP2 là thế hệ thứ hai của chuỗi thí nghiệm bức xạ nền vi ba, do Caltech/JPL lãnh đạo. BICEP, hay BICEP1 như vẫn thường gọi sau này, là thế hệ đầu tiên. Jamie Bock là người nêu ý tưởng thực hiện thí nghiệm này và là người chỉ đạo công trình chế tạo hệ cảm biến có tên là NTD bolometer (*) tại JPL. Lúc ấy tôi và Jamie cùng thử nghiệm hệ cảm biến cho đài thiên văn không gian Herschel và Planck do Jamie chế tạo.

Jamie Bock, lúc ấy đang là thành viên nhóm chúng tôi ở JPL (và là giáo sư tại Caltech), là người lãnh đạo công việc thiết kế hệ cảm ứng biên chuyển TES, cũng là người lãnh đạo thí nghiệm BICEP2 cùng giáo sư Andrew Lange ở Caltech. Jamie Bock có lẽ là một trong những nhà thực nghiệm xuất chúng nhất của thế hệ chúng tôi mà tôi được cơ hội cộng tác.

Đã nắm trong tay kỹ thuật cảm biến tiên tiến bậc nhất thời ấy, nên quyết định sử dụng chúng cho việc phát hiện sóng hấp dẫn là điều rất tự nhiên, Jamie rủ tôi cùng làm. Chúng tôi đi trước các nhóm nghiên cứu khác khoảng 3-5 năm, nắm được lợi thế ban đầu. Kế tiếp chúng tôi có thêm Chao-lin Kuo, John Kovac - người đã từng ở qua mùa đông với tôi tại Nam Cực hồi năm 1994.

John mới xong luận án tiến sĩ tại Chicago và về Caltech làm nghiên cứu sau tiến sĩ với giáo sư Andrew Lange ở Caltech. John là người rất cần cù và cực kỳ thông minh. Ngôi sao vàng trên lá cờ VN mà tôi cắm ở Nam Cực hồi năm 1994 là do John gấp xếp khéo léo để tôi chỉ cắt một nhát là được hình ngôi sao năm cánh.

Cả Chao-lin và John có vai trò tích cực trong việc phát triển BICEP2. John đề xuất ý tưởng nên chế tạo BICEP2 để thay cho BICEP1. Chao-lin là người thiết kế hệ cảm biến TES cho BICEP2 sau này. Chúng tôi có thêm Clem Pryke (giáo sư Đại học Minnesota) đảm nhiệm việc phân tích dữ liệu.

Sau thời gian nghiên cứu sau tiến sĩ, Chao-lin được Stanford phong phó giáo sư, John được Harvard phong phó giáo sư. Vì thế, Stanford, Harvard và Minnesota trở thành thành viên trụ cột của BICEP2 cùng Caltech/JPL từ đầu. Các học viện khác cung cấp những bộ phận điện và nhiệt cho công trình.

Posted Image

TS Nguyễn Trọng Hiền - Ảnh: Trường Đăng 3 năm bằng 30 năm

* Giới vật lý trong nước đang rất tự hào vì trong dự án này có sự tham gia của ông - một nhà khoa học gốc Việt. Ông có thể cho biết vai trò và đóng góp của mình trong nghiên cứu này?

- Trong cương vị là Principal Investigator, tức là người chủ trì dự án BICEP2 tại JPL, tôi đảm nhiệm hai vai trò chính: Một là chịu trách nhiệm chế tạo thiết bị cũng như chế tạo các bộ phận cơ, nhiệt. Hai là lãnh đạo công việc thử nghiệm hệ cảm ứng siêu dẫn biên chuyển TES.

BICEP1 dùng hệ cảm biến NTD bolometer, có chừng 50 đơn vị cảm biến. BICEP2 dùng TES bolometer với 512 đơn vị. Cả hai hệ hình cảm biến này được xem như là kỹ thuật “state-of-the-art” (tiên tiến) trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Planck - đài thiên văn không gian của châu Âu để quan sát bức xạ nền - cũng sử dụng NTD bolometer do JPL cung cấp. TES là sản phẩm cảm biến siêu dẫn mới nhất của JPL do chính nhóm chúng tôi chế tạo. Nhờ hệ cảm biến TES này mà chúng tôi rút ngắn đáng kể đoạn đường về đích. Ba năm của BICEP2 tương đương 30 năm của BICEP1.

* Kế hoạch tiếp theo của dự án BICEP2 và nhóm nghiên cứu là gì?

- Chúng tôi cần phải kiểm chứng kết quả. Giống như mình muốn biết kết quả cuộc bầu cử, trước thì mở đài CNN xem, sau mở thêm đài BBC. Nếu cả hai cùng cho kết quả như nhau thì có thể tin cậy được. Hiện tại chúng tôi hoàn tất dữ kiện ở băng tần 150 GHz, sắp tới sẽ hoàn tất việc quan trắc ở băng tần 100 GHz. Trễ lắm là cuối năm nay hay đầu năm tới thế giới sẽ nghe lời phán quyết cuối cùng.

* Ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ mà ông và nhóm nghiên cứu đã trải qua?

- Đề án BICEP2 được phê chuẩn cuối tháng 9-2006. Chúng tôi nhanh chóng triển khai công tác chế tạo thiết bị BICEP2 ngay trong tháng 10 (bắt đầu năm tài chính 2007). Tại thời điểm này BICEP vừa mới được đưa xuống Nam Cực. Lúc ấy chúng tôi đã lường trước là BICEP1 sẽ không đủ nhạy để phát hiện sóng hấp dẫn, nên đã tính đến chuyện phải gấp rút phát triển thêm BICEP2 trong khi sử dụng BICEP1 đi trước để dẫn đường.

Khoảng đầu năm 2006, tôi xuống Nam Cực để tham gia quan sát với thí nghiệm đầu tiên BICEP. Chuyến đi này có giáo sư Andrew Lange - người lãnh đạo cao nhất của chuỗi các thí nghiệm BICEP/BICEP2/Keck. Buổi tối chúng tôi quây quần ăn tối trong trạm. Tôi gợi chuyện với giáo sư Andrew và các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh.

Andrew Lange, cùng học trò là Jamie Bock, trước đây đã tổ chức thí nghiệm Boomerang (**), dùng bóng thám không vượt ra khỏi bầu khí quyển để đo mức bất đẳng hướng trong bức xạ nền. Thí nghiệm Boomerang thiết lập bằng chứng là vũ trụ phẳng. Đây là một thành tích vang dội. Andrew Lange đã được đề cử giải Nobel cho thí nghiệm này.

Kể từ khi bức xạ nền được phát hiện đến thời điểm chúng tôi nói chuyện đã là hơn 40 năm. Năm 2015 sẽ kỷ niệm 50 năm phát hiện bức xạ nền. Tôi được biết giáo sư Trần Thanh Vân sẽ tổ chức hội nghị về đề tài này tại Quy Nhơn (Hội nghị Gặp gỡ Việt Nam) vào năm tới.

Các thí nghiệm về bức xạ nền đã lần lượt phát hiện ra những đặc điểm vật lý cơ bản, góp phần xây dựng nên bức tranh tổng thể của vũ trụ học hiện đại. Phát hiện của Boomerang là cố gắng mới nhất có ý nghĩa trong lĩnh vực này.

Nhưng các thí nghiệm về bức xạ nền ngày càng tinh vi và phức tạp, cần một đội ngũ đông đảo nghiên cứu. Công việc phân tích dữ kiện không đơn giản như 15 năm trước đó mà trở nên nhiễu nhương, có phần đa dạng và tinh vi hơn cả bên vật lý hạt. Công việc này chỉ hợp với các bạn trẻ còn hăng hái. Những người đi tiên phong như chúng tôi đã bắt đầu thấm mệt, tổ thí nghiệm nào bây giờ cũng trên dưới 50 người.

Ngày trước chúng tôi chỉ có vài người làm tất tần tật mọi chuyện. Cho nên tôi hỏi Andrew: “Này, nếu bắt đầu làm nghiên cứu sinh lúc này, anh - Andrew lớn hơn tôi bảy tuổi - có chọn đề tài bức xạ nền không?”. Cả đám học trò dỏng tai nghe.

Andrew nhìn tôi nói: “Anh có thấy là tôi đang ngồi trước đám học trò của tôi không?”. Cả bọn phá ra cười. Andrew vẫn tiếp tục: “Có lẽ tôi sẽ không chọn bức xạ nền. Chắc tôi làm chuyện “ông” Sunil làm [về vật chất tối]. Bức tranh lớn của bức xạ nền coi như đã xong rồi. Bây giờ chỉ còn lại những tiểu tiết”.

Andrew Lange hôm nay không còn với chúng ta nữa. Ông tự kết liễu cuộc đời mình vào đầu năm 2010, chỉ vài ngày sau khi BICEP2 vừa đưa vào hoạt động tại Nam Cực. Trong những ngày này chúng tôi mãi nhắc về ông. Chúng tôi luôn xem Andrew là linh hồn của thí nghiệm BICEP2.

Dòng chữ cuối cùng trong công trình vừa công bố của chúng tôi dành để tri ân ông: “We dedicate this paper to the memory of Andrew Lange, whom we sorely miss” (tạm dịch: “Chúng tôi xin dâng bài viết này để tưởng niệm Andrew Lange, người chúng tôi hằng thương nhớ”).

* Xin cảm ơn ông.

HỒNG NHUNG thực hiện

“Tôi rất quan tâm đến sự kiện này vì đây là một khám phá mang tính lịch sử của khoa học. Đặc biệt, công trình nghiên cứu này còn có sự đóng góp đáng kể của TS Nguyễn Trọng Hiền - một người bạn không xa lạ với cộng đồng khoa học trong nước.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam, Trường đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Quy Nhơn, chúng tôi đã và đang cùng nhau tổ chức lớp học về vật lý thiên văn hằng năm tại Quy Nhơn nhằm đào tạo các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực này cho Việt Nam.

Đây là một cú hích lớn, tạo sự quan tâm và đam mê nghiên cứu vật lý thiên văn cho những nhà khoa học cũng như các bạn sinh viên trong nước. Tôi tin rằng sẽ có thêm một số nhà khoa học và sinh viên sẽ đi theo hướng nghiên cứu về nguồn gốc vũ trụ sau sự kiện này”.

PGS.TS PHAN BẢO NGỌC (Đại học Quốc gia TP.HCM)

=====================

Hai là, sóng hấp dẫn là bằng chứng đặc thù của cơ chế giãn nở lạm phát, chứng tỏ vũ trụ ở kỷ nguyên ban sơ đã trải qua quá trình lạm phát, tức là ngay vừa lúc vũ trụ hình thành, một phần tỉ tỉ tỉ tỉ giây sau đó, vũ trụ đã giãn nở một cách “thần tốc”, từ cỡ nhỏ hơn proton sang đến gần 3 năm ánh sáng (0,8 parsec).

Ít nhất điều này xác định rằng: Giới hạn của tốc độ vũ trụ không thể bằng tốc độ ánh sáng theo thuyết Tương đối. Khi xác định tốc độ vũ trụ ban đầu gần như tuyết đối thì quả là "vũ trụ quan thay đổi cơ bản" của "thay đổi cơ bản". Điều này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt nói rồi.

Mối tương quan tốc độ và cấu trúc vật chất sẽ làm thay đổi cách nhìn cổ điển hiện nay.

Ba là, sóng hấp dẫn là bằng chứng thực nghiệm đầu tiên của sự lượng tử hóa hấp dẫn - đây là cơ sở mấu chốt của lý thuyết hấp dẫn lượng tử (quantum gravity) - để lực hấp dẫn có thể hòa nhập vào “câu lạc bộ” các lực cơ bản khác.

Có thể đây là nguyên nhân tạo ra các hạt có khối lượng đầu tiên?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đã thấy bí mật sâu kín thời khởi thủy của tạo hóa

30/03/2014 08:00 (GMT + 7)

TTCT - Chúng ta đang sống trong thời của những ngọn gió vũ trụ thổi dồn dập vào hồn. Bản giao hưởng vũ trụ do con người viết có thêm những giai điệu mới.

“Điều quả không thể hiểu được ở vũ trụ là nó có thể hiểu được”

(Albert Einstein)

Posted Image

TS Nguyễn Trọng Hiền và Jamie Bock (Caltech/JPL) trò chuyện với Robert Wilson (phải) tại cuộc họp báo ở Harvard. Wilson là một trong hai người phát hiện ra bức xạ nền 50 năm trước - Ảnh: Ảnh: TS Nguyễn Trọng Hiền cung cấp

Hai năm trước, lần đầu tiên boson Higgs đã được con người nhìn thấy. Thế giới ăn mừng. Đó là hạt cơ bản cực kỳ nhỏ bé nhưng lại có nhiệm vụ “gia trì” cho mọi thứ vật chất thấy được trong vũ trụ để tồn tại, trong đó có bản thân chúng ta.

Giai điệu đó chưa dứt thì ngày 17-3-2014, nhóm nghiên cứu BICEP2 dưới sự lãnh đạo của giáo sư John Kovac tuyên bố rằng sóng hấp dẫn từ buổi ban sơ của lịch sử vũ trụ (chính xác: từ thời điểm 10-34 giây sau Big Bang (Vụ Nổ Lớn) - hãy tưởng tượng giây phút vi phân này!) đã được con người nhìn thấy!

Kinh ngạc và kỳ diệu thay! Đó là giai đoạn mà, theo thuyết Big Bang, vũ trụ từ một bào thai vô cùng nhỏ nhưng với một năng lượng cực lớn trong khoảnh khắc đã phát triển đột biến thành “lạm phát” và chuyển động với tốc độ hơn ánh sáng theo đủ mọi hướng.

● Làm sao con người có thể đứng trên quả đất bằng hạt bụi này giữa biển thiên hà trùng trùng điệp điệp lại có thể “nhìn thấy” những gì xảy ra ở lúc Big Bang cách đây 13,7 tỉ năm ánh sáng? Bức xạ của vũ trụ ban đầu, sau ngần ấy thời gian và khoảng đường, đã nhạt yếu đi nhiều và xoắn lại, nằm trong những mẫu vân bị phân cực của sóng viba vũ trụ, được biết dưới tên B-Mode. Vậy mà con người vẫn còn nhận ra được, giống như tìm được kim dưới đáy biển!

Cho đến nay, các nhà vật lý chỉ quan sát được bức xạ viba nền ở dạng sóng điện từ của vũ trụ từ thời điểm năm thứ 380.000, một trạng thái thật ra vẫn còn là “sơ sinh” của vũ trụ. Đó là giai đoạn vũ trụ tiếp tục giãn nở nhưng nguội dần để cho các nguyên tử hydro và helium hình thành và vật chất kết tinh lại thành sao, thiên hà. Do sự kết tinh đó, các đám mây bức xạ trở thành “quang đãng” hơn trong vũ trụ, và người ta có thể quan sát dễ dàng hơn.

Bức xạ nền này được quan sát - hết sức tình cờ - bởi hai nhà vật lý Mỹ Arno Penzias và Robert Wilson của phòng thí nghiệm Bell (Mỹ) 50 năm trước. Hai ông được tưởng thưởng giải Nobel sau đó. Tại cuộc họp báo ở Harvard, các nhà khoa học hàng đầu nói lên sự đồng tình của mình: khám phá sóng hấp dẫn ban sơ của nhóm nghiên cứu BICEP2 rất xứng đáng với giải Nobel.

Ai phát hiện ra sóng hấp dẫn đầu tiên? Đó là Albert Einstein, dựa trên các phương trình trường của thuyết tương đối rộng của ông. Theo ông, vật chất ở dạng khối lượng hay năng lượng gây ra độ cong của không - thời gian bốn chiều, làm cho nó không còn là hình học phẳng Euclid nữa, mà là phi-Euclid cong.

Nếu khối vật chất đó biến động, nó sẽ gây ra sóng của các độ cong và sóng đó truyền đi trong không - thời gian, giống một cô gái ngồi trên cầu đung đưa hai chân trên mặt nước gây ra các đợt sóng. Các biến động của lạm phát đã gây ra những sóng hấp dẫn được truyền đi trong không - thời gian. Các sóng này sẽ tạo nên sự phân cực trong bức xạ nền, và nhóm BICEP2 đã tìm thấy dấu ấn của chúng trong đó.

Lịch sử vũ trụ học có ba thuyết khác nhau. Thuyết đầu tiên là thuyết Big Bang của Georges Lemaître và George Gamov những năm 1920 dựa trên thuyết tương đối rộng Einstein. Thuyết thứ hai của Fred Hoyle về một thế giới “tĩnh” mà TS Nguyễn Trọng Hiền gọi là “trạng thái vĩnh hằng”, không tiến hóa.

Hoyle từ chối thuyết của Lemaître và Gamov mà ông gọi nó bằng cái tên “Big Bang”. Thuyết này chiếm được cảm tình của nhà thờ. Thuyết thứ ba của nhà vũ trụ học Cambridge Neil Turok là vũ trụ trải qua một chuỗi Big Bang không có khởi đầu và kết thúc, do đó không có sóng ban sơ. Cho nên khám phá sóng hấp dẫn ban sơ là một chứng cứ mạnh mẽ nhất cho thuyết Big Bang.

Với khám phá sóng hấp dẫn, Stephen Hawking cho rằng mình đã “thắng cược” trước Turok. Mới năm rồi ông thua cược 100 USD vì ông cá rằng không thể nào có cái gọi là hạt Higgs.

● Vật lý từ thế kỷ 20 đầy những điều kỳ diệu, và còn tiếp tục. Khoảng một thế kỷ trước (1919), thế giới kinh ngạc khi các đoàn thám hiểm Anh công bố ánh sáng trên trời bị lệch đi trong vùng mặt trời bằng đúng góc lệch mà Einstein tiên đoán theo thuyết tương đối rộng!

Tòa nhà vật lý Newton lung lay, và Einstein qua đêm đã trở thành người “anh hùng toàn cầu”. Khoa học đã lần lượt vén những bức màn huyền bí che mắt, từng lớp, lớp thô trước, lớp tinh sau, tạo ra những “cảm xúc vũ trụ” thi vị. “Chúng ta không là gì cả” - như nhà thơ Đức F. Hölderlin nói - nhưng những gì chúng ta đi tìm là tất cả”.

Khám phá sóng hấp dẫn diễn ra trước thềm kỷ niệm 100 năm thuyết tương đối rộng vào năm 2015 tới. Đối với cộng đồng vật lý Việt Nam, khám phá này càng làm tăng thêm cung bậc cảm hứng khi một thành viên của nhóm BICEP2 là người Việt Nam - TS Nguyễn Trọng Hiền của Đại học Caltech. Xin chúc mừng anh.

NGUYỄN XUÂN XANH

=======================

Lịch sử vũ trụ học có ba thuyết khác nhau. Thuyết đầu tiên là thuyết Big Bang của Georges Lemaître và George Gamov những năm 1920 dựa trên thuyết tương đối rộng Einstein. Thuyết thứ hai của Fred Hoyle về một thế giới “tĩnh” mà TS Nguyễn Trọng Hiền gọi là “trạng thái vĩnh hằng”, không tiến hóa.

Hoyle từ chối thuyết của Lemaître và Gamov mà ông gọi nó bằng cái tên “Big Bang”. Thuyết này chiếm được cảm tình của nhà thờ. Thuyết thứ ba của nhà vũ trụ học Cambridge Neil Turok là vũ trụ trải qua một chuỗi Big Bang không có khởi đầu và kết thúc, do đó không có sóng ban sơ. Cho nên khám phá sóng hấp dẫn ban sơ là một chứng cứ mạnh mẽ nhất cho thuyết Big Bang.

Lý học giải thích sự khởi nguyên vũ trụ khác Big Bang , nhưng đoạn sau rất tương đồng. Con người còn tiếp tục thay đổi về vũ trụ quan căn bản của căn bản.

Lý học được xác định trên thực tế là một học thuyết đã mô hình hóa toàn thể mọi quy luật tương tác căn bản có thể tiên tri. Khả năng tiên tri đến từng hành vi con người thể hiện trải hàng thiên niên kỷ trong nền văn minh Đông phương.

Còn khoa học hiện đại đang chập chững tiến tới giây "O".

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao Mộc kích hoạt sự sống trên Trái đất?

13/04/2014 17:30

(TNO) Nghiên cứu mới cho thấy lực hấp dẫn của sao Mộc có thể đã ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất và từ đó tạo điều kiện cần thiết để sự sống sinh sôi.

Posted Image

Sao Mộc được cho là đã ảnh hưởng đến vị trí và độ nghiêng của Trái đất như hiện nay - Ảnh: Astropt.org

Sao Mộc cách Trái đất đến 588 triệu km, nhưng bất chấp khoảng cách xa xôi trên, các nhà thiên văn học từ lâu cho rằng lực hấp dẫn của hành tinh khí khổng lồ đã làm chệch hướng đường đi của sao chổi và tiểu hành tinh để tránh làm cho chúng va vào địa cầu.

Giờ đây, một nghiên cứu mới đã hé lộ phạm vi tác động của lực hấp dẫn từ sao Mộc đối với sự sống trên hành tinh xanh cách đây hàng tỉ năm, theo trang Space Daily.

Cuộc nghiên cứu, do Đại học New South Wales (Úc) và Đại học Hoàng gia Holloway tại London (Anh) thực hiện, cho thấy vị trí và độ nghiêng của Trái đất thay đổi theo vị trí của sao Mộc.

Trọng lực của sao Mộc - gấp 2,5 lần so với Trái đất - đủ sức tạo lực kéo lên các hành tinh trong hệ mặt trời, bao gồm địa cầu.

Điều này có nghĩa là dựa trên mức độ tương tác với Trái đất, quỹ đạo của địa cầu (và từ đó khí hậu) có thể dao động rất lớn, chẳng hạn như nếu hành tinh của chúng ta bị kéo gần mặt trời hơn, khí hậu sẽ thay đổi.

Hạo Nhiên

==================

Về vấn đề này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt biết từ lâu rồi. Và đã mô hình hóa chu kỳ của sao Mộc trong sự tương tác phức tạp của sự vận động các hành tinh trong Thái Dương hệ, để dự báo những ảnh hưởng đến khí hậu trái Đất và các sự kiện liên quan đến con người.

Đấy chính là sao Thái Tuế, tức sao Mộc theo tìm hiểu của chúng tôi.

"Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nền văn minh nhân loại".

Vanga

Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kỹ sư John Houbolt:

Người giấu mặt giúp Mỹ thắng trong cuộc đua Mặt trăng

Cập nhật lúc 11h25' ngày 21/04/2014

Nếu không nhờ công lao của một nhân vật tên John Houbolt, nước Mỹ có thể sẽ chẳng bao giờ đưa người tới được Mặt trăng. Người hùng thầm lặng này vừa qua đời hôm 15/4 ở tuổi 95 vì trọng bệnh.

John Houbolt chính là người đã thành công trong việc "bán" cho các nhà lãnh đạo chương trình không gian của đất nước một kế hoạch mang tên Gặp gỡ trên quỹ đạo Mặt trăng (LOR), giúp dẫn tới 6 cuộc độ bộ thành công của các tàu Apollo lên "nhà của chị Hằng" vào cuối những năm 1960, đầu những năm 70.

Lối đi duy nhất tới Mặt trăng

Trước khi Houbolt bắt đầu cổ súy cho LOR, coi đây là lối đi duy nhất lên Mặt trăng, các nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), gồm cả nhân vật cực kỳ uy tín Wernher von Braun, đã hình dung ra hoạt động rất giống với truyện khoa học viễn tưởng.

Posted Image

Trong kế hoạch ban đầu, họ tính rằng sẽ phóng rất nhiều tên lửa Saturn V, loại tên lửa thuộc hàng lớn nhất của Mỹ khi đó, chở theo linh kiện lên quỹ đạo của Trái đất và lắp ghép tàu vũ trụ đi tới Mặt trăng trên đó. Một ý tưởng khác là chế tạo một quả tên lửa khổng lồ, to gấp đôi Saturn V (có tên Nova), để bay thẳng tới Mặt trăng, hạ cánh bằng cách quay đầu tên lửa và đáp dần xuống. Sau khi xong nhiệm vụ, tên lửa sẽ khai hỏa và trở lại Trái đất giống như cách mà nó đã đi lên Mặt trăng.

"Họ đã định phóng một con tàu vũ trụ với kích cỡ bằng quả tên lửa Atlas dài 30m lên Mặt trăng mà không cần sự trợ giúp nào cả và tìm cách xoay đầu nó để hạ cánh" - Houbolt tả lại trong một cuộc phỏng vấn với NASA hồi năm 2008 - "Tôi nói rằng chuyện đó không thể thực hiện được".

Thời điểm những năm 60 - 70, Houbolt đang nghiên cứu phương thức tiếp cận và kết hợp trong không gian để phục vụ việc chế tạo các trạm vũ trụ. Ông còn là trợ lý phụ trách Đơn vị tải động ở Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA và ông đã tính tới một phương thức khác nhằm tiếp cận với Mặt trăng, chính là LOR.

Chiến binh kiên cường

Thay vì bay thẳng từ Trái đất tới Mặt trăng, LOR đề xuất việc phóng 1 tàu vũ trụ bay vòng quanh quỹ đạo Mặt trăng và sử dụng module đặc biệt hạ cánh. Sau khi xong nhiệm vụ, module sẽ bay trở lại không gian và gặp tàu vũ trụ trên quỹ đạo Mặt trăng để trở lại Trái đất. "Tôi nói rằng các anh phải thêm hoạt động gặp gỡ trong không gian vào suy nghĩ của mình, để đơn giản hóa nhiệm vụ và quản lý năng lượng tốt hơn" - Houbolt kể.

Mặc dù đã được vài người ủng hộ LOR, Houbolt vẫn vấp phải sự chống đối đáng kể từ các thành viên trong NASA. Trong một lá thư gửi cho một giám đốc của NASA, Houbolt tự gọi mình là "một giọng nói lạc lõng trong hoang dã". "Chuyện hóa ra đã trở thành một cuộc chiến kéo dài 2 năm rưỡi chỉ để thuyết phục mọi người, bởi họ không chịu lắng nghe" - Houbolt kể lại.

Houbolt đã dám thực hiện các bước đi táo bạo và vượt qua quy trình thông thường khi gửi thư riêng tới cho một người sắp lên ngồi ghế giám đốc NASA để trình bày ý tưởng của mình.

Posted Image

Kỹ sư Houbolt nói rằng LOR là phương thức duy nhất giúp Mỹ nhanh chóng đưa người lên Mặt trăng

"Chúng ta có muốn lên Mặt trăng hay không?" - Houbolt hỏi trong thư - "Tại sao một chương trình có quy mô ít tốn kém hơn... lại bị xếp phía sau. Tôi hoàn toàn nhận ra rằng liên hệ với ông theo cách này là phi chính thống, nhưng các vấn đề đang được xem xét vô cùng quan trọng với chúng ta, tới mức khó có thể liên hệ theo lối thông thường".

Được biết Houbolt không phải cha đẻ của ý tưởng LOR mà nó thực tế đã có cái gốc từ năm 1916. Nhưng nếu thiếu hoạt động ủng hộ kiên trì bền bỉ của Houbolt, đặc biệt là nỗ lực thuyết phục của ông đã làm xiêu lòng Von Braun cùng cố vấn khoa học nổi tiếng "rắn" của Nhà Trắng là Jerome Wiesner, phi hành gia Neil Armstrong sẽ khó có thể tới được Mặt trăng.

Phần thưởng lớn nhất

"Cho dù sự lựa chọn của NASA về ý tưởng LOR đã được thực hiện trong mùa Hè 1962 hoặc muộn hơn, thông tin nghiên cứu, nỗ lực và ý chí quật cường của Houbolt vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng" - sử gia James Hansen viết trong cuốn sách viết về Houbolt ra mắt vào năm 1995.

George Low, Giám đốc NASA vào thời điểm các cuộc đổ bộ lên Mặt trăng diễn ra, cũng cho rằng Houbolt có tác động to lớn tới chương trình. "Nếu LOR không được lựa chọn, chương trình Apollo có thể đã không thành công" - Low nói, cho biết thêm - "Nếu thiếu sự kiên trì bền bỉ của Houbolt trong việc thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách của NASA, cơ quan có thể đã không chọn LOR".

"Khi hoạt động hạ cánh được thực hiện và con tàu đã chạm xuống mặt đất... tất cả chúng tôi đứng lên và bắt đầu vỗ tay" - Houbolt nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với NASA - "Lúc đấy Von Braun đã tới đứng trước mặt tôi, ra dấu hiệu và nói rằng: "Cảm ơn John". Đó là một trong những phần thưởng lớn nhất mà tôi từng nhận".

Theo TTVN

=======================

Bởi vậy. Mục đích là một chuyện. Thành công hay không còn là phương pháp đạt mục đích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

70 nhà khoa học quốc tế họp bàn về hành tinh ngoài Trái đất

LY KHA (TTXVN/VIETNAM+)

Bình Định

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trao đổi với các nhà khoa học bên lề hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)

N

gày 21/4, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), 70 nhà khoa học vật lý thiên văn đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham dự hội thảo Khoa học các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Hội thảo do Giáo sư vật lý thiên văn người Thụy Sỹ Michel Mayor chủ trì.

Hội thảo là chuỗi hoạt động khoa học trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 10 được Hội Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp, do Giáo sư vật lý Trần Thanh Vân (Việt kiều Pháp) làm chủ tịch và là người sáng lập, tổ chức.

Trong vòng một tuần, từ 21-25/4, các nhà khoa học quốc tế sẽ tập trung thảo luận về những vấn đề được giới khoa học xem là câu hỏi cực kỳ cơ bản cách đây đã hàng ngàn năm. Đó là, liệu có sự sống khác ngoài trất hoặc ngoài hệ Mặt trời hiện nay hay không.

Khai mạc hội thảo, Giáo sư Michel Mayor, nói: “Tất cả chúng ta đều có câu hỏi là có phải trái đất là nơi có sự sống duy nhất trong vũ hay còn một hoặc nhiều thế giới khác, những nền văn minh khác tồn tại trong vũ trụ.” Chính câu hỏi này đã kích thích sự phát triển khoa học và niềm đam mê khoa học trên thế giới, nhất là khoa học thiên văn, vũ trụ.

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trình bày tại cảnh hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)

Trong khuôn khổ hội thảo, các nhà khoa học tập trung cùng nghiên cứu, đánh giá, thảo luận về các vấn đề khoa học mới nhất trong ngành Vật lý thiên văn như: Ảnh hưởng của những thuộc tính thống kê quan sát được về mô hình cấu thành hành tinh; Thuộc tính thống kê về các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) quan sát được từ Trạm quan sát vũ trụ Kepler, khám phá và đo đạc từ đài quan sát thiên văn Keck; Những đo đạc chính xác về khối lượng các hành tinh; Tìm hiểu các thuộc tính của những ngoại hành tinh khối lượng nhỏ; Những quang phổ thu được từ thế hệ kính thiên văn quang học mới trong việc tìm kiếm hành tinh giống trái đất…

Bên cạnh đó, các vấn đề về những ý tưởng khoa học mới cũng như những yêu cầu phát triển thiết bị nghiên cứu khoa học thiên văn cũng được đặt vấn đề và cùng bàn thảo như: Sự phát triển trong tương lai của các thiết bị tìm kiếm hành tinh giống trái đất trong dải Ngân Hà; Những trạm thu mặt đất trong tương lai; Trạm nghiên cứu vũ trụ ở châu Nam Cực…

Giáo sư Michel Mayor là người đầu tiên trên thế giới tìm ra được hành tinh ngoài hệ Mặt Trời từ đài quan sát Keck.

Ông cũng là người đưa ra phương pháp tìm kiếm các ngoại hành tinh mà cho đến nay, loài người đã tìm thấy hơn 1.000 hành tinh; 1/4 hành tinh trong số đó do Michel Mayor tìm thấy được.

Khát vọng tri thức của loài người ra ngoài vũ trụ ngày càng đi xa hơn. Đến nay, con người đã phát hiện ra khoảng 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, mà mỗi ngôi sao trung bình có 10 hành tinh hoạt động xung quanh.

Như vậy, dải Ngân Hà có đến hơn 1.000 tỷ hành tinh, nhưng chỉ có 12 hành tinh giống Trái Đất. Hành tinh duy nhất có dấu hiệu cho thấy từng có sự sống là Sao Hỏa hiện nay cũng không còn dấu hiệu của sự sống.

Các nhà khoa học hướng sự tìm kiếm hành tinh và sự sống ra ngoài Trái Đất và dải Ngân Hà. Các chứng cứ khoa học cho thấy có đến hàng tỷ dải Thiên hà khác vẫn đang tồn tại nhưng chưa có một sự sống hay nền văn minh nào khác loài người trong đó được tìm thấy.

Những hành tinh trong các dải Thiên hà cách Trái Đất đến hàng trăm, hàng ngàn năm tốc độ ánh sáng. Do đó, những hiểu biết mà loài người đang muốn hướng tới được đánh giá không chỉ giải quyết được các vấn đề khoa học mà cả những vấn đề về thần học và triết học.

Trong quá trình diễn ra hội thảo, Giáo sư Michel Mayor sẽ có buổi nói chuyện khoa học đại chúng với đông đảo các nhà khoa học, người yêu khoa học tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định vào ngày 24/4.

Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành - ICISE được khánh thành vào tháng 8/2013, là nơi tổ chức Gặp gỡ Việt Nam tại Pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động công bố công trình, nghiên cứu khoa học.

Qua đó, vợ chồng Giáo sư Trần Thanh Vân và Giáo sư Lê Kim Ngọc mong muốn góp phần thúc đẩy nền khoa học cơ bản của Việt Nam phát triển.

Dịp khánh thành, ICISE đã là nơi hội tụ cùng lúc 5 nhà khoa học đoạt giải Nobel cùng Giáo sư Ngô Bảo Châu (giải Fields Toán học), Giáo sư Rolf Heuer), Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, cùng hơn 200 nhà khoa học vật lý hàng đầu thế giới.

=========================

Từ lâu. rất lâu, trong chủ đề dưới đây và cả những bài viết trước đó, tôi luôn xác định rằng:

Không thể có sự sống ngoài trái Đất và con người hãy yêu lấy sự sống trên hành tinh này và chính cuộc sống của mình.

http://diendan.lyhoc...ngoai-trai-dat/

Tôi đủ tự tin vào những gía trị tri thức nền tảng đích thực của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử - để xác định rằng:

"Không có sự sống trên sao Hỏa" và gửi thư ngỏ cho ngài Obama xác định điều này, trước khi con tàu thám hiểm Sao Hỏa của Nasa đến đây.

Thực tế khách quan đã chứng tỏ tôi đúng. (Mặc dù nó chưa được cái mà người ta hay đem ra để thể hiện là "chưa được khoa học công nhận"; tệ hơn là người ta cho rằng "Tôi gặp may").

Nhân một cuộc gặp của các nhà khoa học thuộc tinh hoa của tri thức khoa học hiện đại, tổ chức ở Việt Nam về đề tài này, tôi muốn nhắn gửi đến quí vị rằng:

"Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất".

Tôi có thể khẳng định một cách rất tự tin rằng: Trong tất cả mọi hệ quy chiếu của tri thức khoa học hiện đại: từ toán học, vật lý học, sinh học vũ trụ....sẽ không có một luận cứ nào có khả năng nào chứng minh một cách hợp lý lý thuyết với nội dung xác định có thể có sự sống ngoài trái Đất.

Khi cuộc hội thảo này kết thúc, nếu những tham luận xuất sắc nhất của quí vị, được dịch ra tiếng Việt và được công bố, tôi sẽ công khai đưa lên đây và chỉ ra sai lầm trong đó - nếu như những tham luận khoa học này xác định có sự sống ngoài trái Đất. Mặc dù tôi chưa được hân hạnh biết quí vị sẽ trình bày thế nào về khả năng có sự sống ngoài trái Đất trong những luận cứ của quí vị. Nhưng chân lý là hiển nhiên và đã được tổng hợp trong Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai mạc hội nghị khoa học quốc tế về vật lý tại Quy Nhơn

Cập nhật lúc 08h49' ngày 22/04/2014

Sáng 21/4, tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra lễ khai mạc hội nghị khoa học quốc tế về vật lý với chủ đề “Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”.

Hội nghị do giáo sư Michel Mayor chủ trì, với sự tham gia của 70 nhà khoa học thế giới và VN đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 10 do Hội Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức.

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trình bày báo cáo khoa học tại hội nghị - (Ảnh: X.Nguyên)

Giáo sư Trần Thanh Vân, chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, cho biết: “Lâu nay các nhà khoa học, các tôn giáo và tất cả mọi người đều tự hỏi ngoài Trái đất ra, trong hàng tỉ ngôi sao trong vũ trụ có nơi nào có sự sống, có nền văn minh nào khác mà con người chúng ta chưa được biết không? Điều đó đến nay vẫn chưa có ai biết cả. Đấy là một câu hỏi, một đề tài hết sức hấp dẫn đối với mọi người".

"Vì vậy, hội nghị lần này, các nhà khoa học sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm ra những phương pháp, những thiết bị mới để giúp tìm ra những hành tinh mới trong vũ trụ ở ngoài Hệ Mặt trời. Lúc tìm ra được những hành tinh rồi, làm sao để biết được những hành tinh ấy có giống hành tinh chúng ta hay không, có nước hay không có nước, vì nhờ có nước mới có sự sống” - giáo sư Trần Thanh Vân cho biết thêm.

Trong phiên khai mạc hội nghị khoa học quốc tế “Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”, giáo sư Michel Mayor đã trình bày báo cáo khoa học “Những thế giới khác trong vũ trụ”.

Qua đó giới thiệu mô hình về sự hình thành các hành tinh, các khám phá về những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, sự đa dạng của các hệ hành tinh, cách thức quan sát hành tinh và các công nghệ để quan sát, tìm kiếm những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời và tìm kiếm sự sống ở những hành tinh ngoài Trái đất... Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 26/4.

Theo Tuổi Trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

70 nhà khoa học quốc tế họp bàn về hành tinh ngoài Trái đất

LY KHA (TTXVN/VIETNAM+)

Bình Định

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trao đổi với các nhà khoa học bên lề hội thảo. (Ảnh: Ly Kha/TTXVN)

=========================

Từ lâu. rất lâu, trong chủ đề dưới đây và cả những bài viết trước đó, tôi luôn xác định rằng:

Không thể có sự sống ngoài trái Đất và con người hãy yêu lấy sự sống trên hành tinh này và chính cuộc sống của mình.

http://diendan.lyhoc...ngoai-trai-dat/

Tôi đủ tự tin vào những gía trị tri thức nền tảng đích thực của nền văn minh Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử - để xác định rằng:

"Không có sự sống trên sao Hỏa" và gửi thư ngỏ cho ngài Obama xác định điều này, trước khi con tàu thám hiểm Sao Hỏa của Nasa đến đây.

Thực tế khách quan đã chứng tỏ tôi đúng. (Mặc dù nó chưa được cái mà người ta hay đem ra để thể hiện là "chưa được khoa học công nhận"; tệ hơn là người ta cho rằng "Tôi gặp may").

Nhân một cuộc gặp của các nhà khoa học thuộc tinh hoa của tri thức khoa học hiện đại, tổ chức ở Việt Nam về đề tài này, tôi muốn nhắn gửi đến quí vị rằng:

"Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất".

Tôi có thể khẳng định một cách rất tự tin rằng: Trong tất cả mọi hệ quy chiếu của tri thức khoa học hiện đại: từ toán học, vật lý học, sinh học vũ trụ....sẽ không có một luận cứ nào có khả năng nào chứng minh một cách hợp lý lý thuyết với nội dung xác định có thể có sự sống ngoài trái Đất.

Khi cuộc hội thảo này kết thúc, nếu những tham luận xuất sắc nhất của quí vị, được dịch ra tiếng Việt và được công bố, tôi sẽ công khai đưa lên đây và chỉ ra sai lầm trong đó - nếu như những tham luận khoa học này xác định có sự sống ngoài trái Đất. Mặc dù tôi chưa được hân hạnh biết quí vị sẽ trình bày thế nào về khả năng có sự sống ngoài trái Đất trong những luận cứ của quí vị. Nhưng chân lý là hiển nhiên và đã được tổng hợp trong Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

Trước những nhà khoa học hàng đầu, thuôc giới tinh hoa, phát biểu rất tự tin của tôi có thể khiến nhiều người hiểu lầm, cho rằng tôi kiêu ngạo, hoặc gây chú ý của dư luận.....Nhưng hoàn toàn không phải như vậy, tôi rất khách quan và có cơ sở lý luận để chứng tỏ việc này. Và ít nhất tôi đã đúng một lần trước sự khám phá của Nasa trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Tôi không xem "bói" cho Nasa.

Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - không phải chỉ để xem "bói". Phương pháp xem bói của Lý học Đông phương chỉ là hệ quả của cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa. Khả năng tiên tri của các phương pháp tiên tri thuộc Lý học Đông phương, chính là mô hình biểu kiến cho những quy luật vũ trụ ảnh hưởng đến từng hành vi của con người có thể tiên tri (xem bói).

Điều này chứng tỏ hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương phải tổng hợp được tất cả các dạng vật chất tồn tại và tương tác có tính quy luật trong vũ trụ. Chỉ một vế của vấn đề là "tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất trong vũ trụ", cũng là điều mà khoa học hiện đại đang tìm kiếm với vật chất tối. Vế còn lại là "tương tác có tính quy luật trong vũ trụ" là hệ quả tiếp theo sau khí khám phá được "tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất" - mà trí thức khoa học hiện đại chưa khám phá ra. Nhưng Lý học Đông phương đã ứng dụng bằng những ký hiệu (Bát quái) và các mô hình biểu kiến có thể tiên tri. Điều này cho thấy một tri thức vượt trội của nền văn minh Đông phương. Chính hệ thống lý thuyết đó xác định rằng : "Không thể có sự sống ngoài trái Đất".

Tất nhiên với một hệ thống lý thuyết cao cấp, nó sẽ có khả năng thẩm định những giả thuyết chưa hoàn chỉnh. Ít nhất về mặt lý thuyết nói chung là như vậy.

Giả thuyết về sự sống ngoài Địa cầu của tri thức khoa học hiện đại là một giả thuyết chưa hoàn chỉnh, bởi chính nền tảng trí thức hiện đại chưa khám phá được tất cả những bí ẩn của vật chất, chưa nói đến những mối liên hệ tương tác của nó.

Cuộc hội thảo này chắc cũng không thể quá hai tuần. Tôi sẽ chở đợi để chứng minh điều này.

Tôi sẽ không dùng những thuật ngữ chuyên môn của Lý học để gây khó hiểu cho những ai quan tâm.

Chân lý là hiển nhiên. Tôi chỉ được coi là đúng, nếu tôi chứng minh được những gì tôi phát biểu công khai ở đây.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lần Đức Phật hỏi một tu sĩ theo Ngài - Đại ý:

- Cho người vào một căn phòng tối, ngươi thấy gì không?

- Dạ không thấy gì? Chỉ thấy tối.

- Như vậy tính thấy của người vẫn thấy. Đó chính là thấy "tối".

"Vật chất tối", nhưng không có nghĩa là nó không tồn tại. Tại "thấy tối" mà thôi.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giao lưu trực tuyến:

“Đi tìm sự sống ngoài Trái đất”

23/04/2014 10:08 (GMT + 7)

TT - Vũ trụ có bao nhiêu hành tinh? Và trong đó có bao nhiêu hành tinh như Trái đất đang tồn tại? Có hay không các nền văn minh ngoài Trái đất? Có sự sống ngoài vũ trụ? Và khi Trái đất trở nên “chật chội”, con người có thể đến sinh sống ở các hành tinh đặc biệt khác trong vũ trụ?...

BẤM VÀO ĐÂY để đặt câu hỏi với giáo sư Michel Mayor

Posted Image

GS Michel Mayor

Những câu hỏi này đã được con người đặt ra rất nhiều năm nay và cũng có những nhà khoa học ngày đêm tìm hiểu, khám phá những bí ẩn của vũ trụ để giải đáp các câu hỏi đó.

Ngày 6-10-1995, nhà vật lý Michel Mayor và Didier Quelor đã công bố lần đầu tiên tìm ra hành tinh ngoài Hệ Mặt trời mang tên 51 Pagasi b. Khám phá này đã khẳng định lý thuyết cho rằng ngoài Hệ Mặt trời, trong vũ trụ còn tồn tại nhiều hệ hành tinh khác. Từ đó đến nay đã có hơn 1.000 hành tinh được phát hiện.

Nhân dịp giáo sư Michel Mayor đến VN để chủ trì hội nghị khoa học quốc tế “Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”, Tuổi Trẻ sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với giáo sư Michel Mayor qua chủ đề “Đi tìm sự sống ngoài Trái đất” lúc 17g ngày 25-4.

Ngay từ bây giờ, mời bạn đọc yêu thích thiên văn học quan tâm đến chủ đề này BẤM VÀO ĐÂY đặt câu hỏi giao lưu với giáo sư Michel Mayor bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

GS Michel Mayor (sinh ngày 12-1-1942) là nhà vật lý thiên văn người Thụy Sĩ, hiện là giáo sư khoa vũ trụ học Đại học Geneva. GS Mayor tốt nghiệp đại học ngành vật lý tại ĐH Lausanne và lấy học vị tiến sĩ về vật lý thiên văn tại ĐH Geneva. Từ năm 1998-2004 ông giữ chức vụ giám đốc đài quan sát Geneva. Ông còn là viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp và Mỹ.

GS Mayor là người đầu tiên tìm ra hành tinh ngoài Hệ Mặt trời 51 Pegasi b. Khám phá của ông đã tác động đến lý thuyết hình thành các hệ hành tinh và mở ra hướng nghiên cứu mới trong thiên văn hiện đại. Ông đã được trao nhiều giải thưởng quốc tế trong sự nghiệp nghiên cứu của mình và được nhiều đại học danh tiếng trên thế giới trao bằng giáo sư danh dự. Ông cũng là một trong những giáo sư nằm trong danh sách ngắn của hội đồng Nobel.

HỒNG NHUNG

=====================

ĐÂY LÀ CÂU HỎI CỦA TÔI

(Đã gửi):

Từ lâu tôi là người xác định rằng: Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất. Tôi đã xác định rằng: Không có sự sống trên sao Hỏa, trước khi con tàu Tò Mò của Nasa đổ bộ lên đây.

Nay nhân giáo sư và các đồng nghiệp của ngài đang thảo luận về việc đi tìm sự sống ngoài trái Đất. tôi xin được hỏi ngài:

1/ Xác xuất trong sự tương tác phức tạp của những trạng thái tồn tại của vật chất - gồm cả những dạng đã biết và chưa biết - trong lịch sử hình thành vũ trụ để có sự sống đầu tiên sẽ như thế nào?

2/ Với xác xuất đó, có thể có rất nhiều sự sống trên các hành tinh ngoài trái Đất không?

Rất cảm ơn ngài quan tâm trả lời câu hỏi này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giao lưu trực tuyến:

“Đi tìm sự sống ngoài Trái đất”

23/04/2014 10:08 (GMT + 7)

TT - Vũ trụ có bao nhiêu hành tinh? Và trong đó có bao nhiêu hành tinh như Trái đất đang tồn tại? Có hay không các nền văn minh ngoài Trái đất? Có sự sống ngoài vũ trụ? Và khi Trái đất trở nên “chật chội”, con người có thể đến sinh sống ở các hành tinh đặc biệt khác trong vũ trụ?...

BẤM VÀO ĐÂY để đặt câu hỏi với giáo sư Michel Mayor

Posted Image

GS Michel Mayor

HỒNG NHUNG

=====================

ĐÂY LÀ CÂU HỎI CỦA TÔI

(Đã gửi):

Từ lâu tôi là người xác định rằng: Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất. Tôi đã xác định rằng: Không có sự sống trên sao Hỏa, trước khi con tàu Tò Mò của Nasa đổ bộ lên đây.

Nay nhân giáo sư và các đồng nghiệp của ngài đang thảo luận về việc đi tìm sự sống ngoài trái Đất. tôi xin được hỏi ngài:

1/ Xác xuất trong sự tương tác phức tạp của những trạng thái tồn tại của vật chất - gồm cả những dạng đã biết và chưa biết - trong lịch sử hình thành vũ trụ để có sự sống đầu tiên sẽ như thế nào?

2/ Với xác xuất đó, có thể có rất nhiều sự sống trên các hành tinh ngoài trái Đất không?

Rất cảm ơn ngài quan tâm trả lời câu hỏi này.

Khi tìm hiểu về Lý học phương Đông, rất nhiều yếu tố phức tạp để đạt được mục đích, như: tư liệu, điều kiện làm việc, khả năng tư duy....Nhưng một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu. Đó chính là phương pháp tiếp cận vấn đế.

Chuyện lớn, chuyện nhỏ trên thế gian này đều như thế cả.

Hiện nay, giới tinh hoa học thuật quốc tế đang ở Việt Nam bàn về "Có hay không sự sống ngoài trái Đất". Từ khi trang web này có mặt trong thế giới các trang web, tôi luôn xác định: "Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất". Mặc dù có rất nhiều thông tin của các nhà khoa học đầu bảng và những cơ quan uy tín như Nasa, xác định về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái Đất. Tôi vẫn xác định luận điểm của mình và vẫn đúng đến ngày hôm nay. Tôi đủ tự tin để gửi thư ngỏ cho ngài Obama, xác định "Không có sự sống trện sao Hỏa", trước khi có kết luận của Nasa về việc này. Thực tế đã được chính cơ quan Nasa thừa nhận:Không có sự sống trên sao Hỏa.

Vấn đề ở chỗ: Đó là hai phương pháp tiếp cận khác nhau.

Các nhà khoa học hiện đại nhìn từ hiện tại trở về với quá khứ và họ đối chiếu so sánh với những cái họ biết trong hiện tại để kết luận vấn đề. Còn tôi nhìn từ quá khứ trở về hiện tại và thấy sự sống duy nhất trong vũ trụ chỉ có trên trái Đất này.

Ta về giữa cõi vô thường.

Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa.

Sự khác biệt về phương pháp tiếp cận là một trong những yếu tố để tôi đủ tự tin khi xác định rằng:

Khi cuộc hội thảo này kết thúc, nếu những tham luận xuất sắc nhất của quí vị, được dịch ra tiếng Việt và được công bố, tôi sẽ công khai đưa lên đây và chỉ ra sai lầm trong đó - nếu như những tham luận khoa học này xác định có sự sống ngoài trái Đất. Mặc dù tôi chưa được hân hạnh biết quí vị sẽ trình bày thế nào về khả năng có sự sống ngoài trái Đất trong những luận cứ của quí vị. Nhưng chân lý là hiển nhiên và đã được tổng hợp trong Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khai mạc hội nghị khoa học quốc tế về vật lý tại Quy Nhơn

Cập nhật lúc 08h49' ngày 22/04/2014

Sáng 21/4, tại Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra lễ khai mạc hội nghị khoa học quốc tế về vật lý với chủ đề “Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”.

Hội nghị do giáo sư Michel Mayor chủ trì, với sự tham gia của 70 nhà khoa học thế giới và VN đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 10 do Hội Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức.

Posted Image

Giáo sư Michel Mayor trình bày báo cáo khoa học tại hội nghị - (Ảnh: X.Nguyên)

Giáo sư Trần Thanh Vân, chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam, cho biết: “Lâu nay các nhà khoa học, các tôn giáo và tất cả mọi người đều tự hỏi ngoài Trái đất ra, trong hàng tỉ ngôi sao trong vũ trụ có nơi nào có sự sống, có nền văn minh nào khác mà con người chúng ta chưa được biết không? Điều đó đến nay vẫn chưa có ai biết cả. Đấy là một câu hỏi, một đề tài hết sức hấp dẫn đối với mọi người".

"Vì vậy, hội nghị lần này, các nhà khoa học sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm ra những phương pháp, những thiết bị mới để giúp tìm ra những hành tinh mới trong vũ trụ ở ngoài Hệ Mặt trời. Lúc tìm ra được những hành tinh rồi, làm sao để biết được những hành tinh ấy có giống hành tinh chúng ta hay không, có nước hay không có nước, vì nhờ có nước mới có sự sống” - giáo sư Trần Thanh Vân cho biết thêm.

Trong phiên khai mạc hội nghị khoa học quốc tế “Khoa học các hành tinh ngoài Hệ Mặt trời”, giáo sư Michel Mayor đã trình bày báo cáo khoa học “Những thế giới khác trong vũ trụ”.

Qua đó giới thiệu mô hình về sự hình thành các hành tinh, các khám phá về những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời, sự đa dạng của các hệ hành tinh, cách thức quan sát hành tinh và các công nghệ để quan sát, tìm kiếm những hành tinh ngoài Hệ Mặt trời và tìm kiếm sự sống ở những hành tinh ngoài Trái đất... Hội nghị sẽ kết thúc vào ngày 26/4.

Theo Tuổi Trẻ

Hôm nay là ngày 27 Tây lịch. Như vậy, Hội nghị của những nhà khoa học quốc tế ở Việt Nam đã họp được 7 ngày. Chưa thấy Gs Michel Mayor trả lời trực tuyến và ông ta có quan tâm tới câu hỏi của tôi hay không? Cũng không hề thấy thông tin gì về Hội nghị này, trên các phương tiện truyền thông.

Tôi đã chờ đợi 6 năm - từ 2008 - để có một kết quả: "Không có Hạt của Chúa" theo nghĩa "một điều kiện duy nhất hình thành các hạt cơ bản". Tôi đúng: Hạt tìm được không phải "Hạt của Chúa" theo nghĩa trên.

"Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất" (Chưa nói đến ngoài Hệ Mặt trời"), đó là luận điểm xuyên suốt của tôi, nhân danh một nền văn minh kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất, mà hậu duệ của nền văn minh này chính là nền văn hiến Việt với Việt sử trải gần 5000 năm, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, một trong những hệ quả của luận thuyết này là "Không thể có sự sống trên sao Hỏa" (Ngoài trái Đất). Và tôi đã xác định điều này công khai, trước khi con tàu thám hiểm sao Hỏa của Nasa được đưa lên đây. Tôi đúng: Cơ quan Nasa đã chính thức xác định điều này.

Bây giờ, giới khoa học tinh hoa quốc tế họp ngay ở tại Việt Nam về chính đề tài này: "Có hay không sự sống ngoài Hệ Mặt trời".

Giữa cá nhân tôi và giới tinh hoa khoa học quốc tế có hai phương pháp tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Nếu như nó thống nhất trong kết luận sự kiện thì nó là chứng nhân của nhau. Nhưng trường hợp này, nó lại hình thành hai kết luận trái chiều.

Cá nhân tôi xác định "Không có sự sống ngoài trái Đất". Tức ngay trong Thái Dương hệ này cũng không thể có sự sống ngoài trái Đất. Đương nhiên hệ quả là "Không thể có sự sống trên sao Hỏa". Còn giới tinh hoa khoa học quốc tế cho rằng "Có thể có sự sống ngoài Thái Dương hệ". Trong trường hợp này, không thể cả hai đều đúng. Mà chỉ có một kết luận đúng.

Tôi có thể xác định ngay: Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất.

Tôi chờ đợi thông tin - nếu được công bố - của cuộc Hội nghị này để chỉ ra cái sai của quý vị.

6 năm chờ đợi kết quả Hạt của Chúa, vài ngày thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng hơi lạ là một Hội nghị quan trọng như vậy, mà không thấy có một hệ thống thông tin nào mô tả trên các phương tiện thông tin?! Bởi vậy, viết bài này.

================

PS. Tôi chỉ phân tích cái sai trong luận cứ của quý vị với điều kiện luận cứ đó được thông tin chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng (Tức là có chủ thể chịu trách nhiệm thông tin).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trước những nhà khoa học hàng đầu, thuôc giới tinh hoa, phát biểu rất tự tin của tôi có thể khiến nhiều người hiểu lầm, cho rằng tôi kiêu ngạo, hoặc gây chú ý của dư luận.....Nhưng hoàn toàn không phải như vậy, tôi rất khách quan và có cơ sở lý luận để chứng tỏ việc này. Và ít nhất tôi đã đúng một lần trước sự khám phá của Nasa trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa. Tôi không xem "bói" cho Nasa.

Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - không phải chỉ để xem "bói". Phương pháp xem bói của Lý học Đông phương chỉ là hệ quả của cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa. Khả năng tiên tri của các phương pháp tiên tri thuộc Lý học Đông phương, chính là mô hình biểu kiến cho những quy luật vũ trụ ảnh hưởng đến từng hành vi của con người có thể tiên tri (xem bói).

Điều này chứng tỏ hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương phải tổng hợp được tất cả các dạng vật chất tồn tại và tương tác có tính quy luật trong vũ trụ. Chỉ một vế của vấn đề là "tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất trong vũ trụ", cũng là điều mà khoa học hiện đại đang tìm kiếm với vật chất tối. Vế còn lại là "tương tác có tính quy luật trong vũ trụ" là hệ quả tiếp theo sau khí khám phá được "tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất" - mà trí thức khoa học hiện đại chưa khám phá ra. Nhưng Lý học Đông phương đã ứng dụng bằng những ký hiệu (Bát quái) và các mô hình biểu kiến có thể tiên tri. Điều này cho thấy một tri thức vượt trội của nền văn minh Đông phương. Chính hệ thống lý thuyết đó xác định rằng : "Không thể có sự sống ngoài trái Đất".

Tất nhiên với một hệ thống lý thuyết cao cấp, nó sẽ có khả năng thẩm định những giả thuyết chưa hoàn chỉnh. Ít nhất về mặt lý thuyết nói chung là như vậy.

Giả thuyết về sự sống ngoài Địa cầu của tri thức khoa học hiện đại là một giả thuyết chưa hoàn chỉnh, bởi chính nền tảng trí thức hiện đại chưa khám phá được tất cả những bí ẩn của vật chất, chưa nói đến những mối liên hệ tương tác của nó.

Cuộc hội thảo này chắc cũng không thể quá hai tuần. Tôi sẽ chờ đợi để chứng minh điều này. Tôi sẽ không dùng những thuật ngữ chuyên môn của Lý học để gây khó hiểu cho những ai quan tâm.

Chân lý là hiển nhiên. Tôi chỉ được coi là đúng, nếu tôi chứng minh được những gì tôi phát biểu công khai ở đây.

Hôm nay 29. 4, ngồi xem kỹ lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ, thì ra Hội nghị này đã kết thúc từ 26. 4. Như vậy, không có thông tin về luận cứ chứng minh khả năng tồn tại sự sống ngoài Thái Dương hệ từ Hội nghị này. Bởi vậy, tôi không thể chỉ ra cái sai cụ thể về mặt lý thuyết của những luận cứ cho rằng "Có sự sống ngoài Thái Dương hệ".

Tuy nhiên, luận điểm của tôi luôn xác định rằng: "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Hay nói rõ hơn: Với luận điểm của tôi, khả năng tồn tại sự sống trong vũ trụ thu hẹp đến mức chỉ có sự sống duy nhất trên Địa cầu. Ngay trong Thái Dương hệ cũng không thể duy trì sự sống. Căn cứ vào những hiểu biết của cá nhân tôi trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử với lịch sử trải gần 5000 năm - tôi xác định rằng: "Không thể có sự sống trên sao Hỏa". Đó chính là hệ luận của sự xác định "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Nhận định của tôi có trước khi con tàu Tò Mò của Nasa đổ bộ lên đây và tìm kiếm sự sống trên hành tinh này. Chân lý hiển nhiên đã được xác định: Nasa thừa nhận :"Không có sự sống trên sao Hỏa".

Một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học là nó phải có khả năng tiên tri. Sự xác định không có sự sống trên sao Hỏa đã chứng tỏ khả năng tiên tri của hệ thống lý thuyết thuộc Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt.

Như tôi đã trình bày: Nếu như từ hai hệ quy chiếu thuộc về hai hệ thống lý thuyết khác nhau - hai phương pháp tiếp cận vấn đề - cùng đi đến một kết luận thì khả năng chúng là chứng nhân của nhau về tính khoa học của cả hai phương pháp. Nhưng nếu chúng có kết luận trái chiều thì chỉ có một phương pháp đúng , hoặc cả hai đều sai. Trong trường hợp cụ thể này - có hay không sự sống ngoài Thái Dương hệ" - thì chỉ có một phương pháp đúng.

Phương pháp của các nhà khoa học hiện đại là tổng hợp nhận thức những thực tế tồn tại và những lý thuyết riêng phần được hình thành trong lịch sử của nền văn minh hiện đại, để truy tìm về quá khứ lịch sử vũ trụ và họ xác định có sự sống ngoài Thái Dương hệ. Một trong những sự thể hiện của phương pháp này, chứng tỏ qua một đoạn trích dẫn sau đây, trên báo điện tử Tuổi trẻ:

"Vì vậy, hội nghị lần này, các nhà khoa học sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm ra những phương pháp, những thiết bị mới để giúp tìm ra những hành tinh mới trong vũ trụ ở ngoài Hệ Mặt trời. Lúc tìm ra được những hành tinh rồi, làm sao để biết được những hành tinh ấy có giống hành tinh chúng ta hay không, có nước hay không có nước, vì nhờ có nước mới có sự sống” - giáo sư Trần Thanh Vân cho biết thêm.

Còn phương pháp của tôi, trên cơ sở sự nhận thức cá nhân về Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt thì quán xét từ quá khứ xa xôi nhất của lịch sử vũ trụ - Giây "0" - cho đến mọi hiện tượng trong lịch sử phát triển của nó. Đây là điều được xác định ngay trong chính văn của kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt. Trên cơ sở này tôi đã xác định: "Không có Hạt của Chúa"; "Không có nước trên mặt trăng" (và tất cả các hành tinh trong Thái Dương hệ) và "Không có sự sống ngoài Địa cầu".....

Và ngay cả những vấn đề được đặt ra để tìm kiếm của cả nền văn minh hiện đại: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Thái Dương hệ".....cũng chỉ là những hiện tượng cục bộ trong hàng muôn vàn hiện tượng trong lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Không thể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết muôn vàn những hiện tượng cục bộ bằng những trải nghiệm trực quan thông qua phương tiện kỹ thuật. Bởi vậy, từ lâu, trên diễn đàn này tôi đã xác định: "Nền khoa học kỹ thuật - tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại - hiện nay đang bế tắc trong sự phát triển của nó".

Do đó, nó cần một lý thuyết khoa học tổng hợp tất cả mọi quy luật vận động và tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ, có khả năng giải thích tât cả các vấn đề được đặt ra. Đó chính là Lý thuyết thống nhất.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm, Đó cũng là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", như nhà tiên tri Vanga đã nói tới. Lý thuyết này với sự hiểu biết của cá nhân tôi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phương pháp tiếp cận vấn đề, mà từ đó tôi xác định rằng: "Không có sự sống ngoài trái Đất". Rất tiếc! Giới tinh hoa học thuật quốc tế đã đến ngay Việt Nam và tôi không có dịp trao đổi, mặc dù đã đặt câu hỏi với họ.

Có người giải thích rằng: Tôi là kẻ vô danh tiểu tốt, nên câu hỏi không được giới học thuật đẳng cấp quốc tế quan tâm. Đây là câu giải thích không hợp lý và thiếu tính chính danh khi nhân danh khoa học. Bởi vì, khi đặt vấn đề câu hỏi trực tuyến, báo điện tử Tuổi Trẻ không có tiêu chí chỉ có những người có tên tuổi mới được phép đặt câu hỏi.

Ngoài cách giải thích mang tính quan hệ đẳng cấp xã hội nói trên thì còn cách giải thích của tôi qua câu hỏi tôi đã công khai như sau:

ĐÂY LÀ CÂU HỎI CỦA TÔI

(Đã gửi):

Từ lâu tôi là người xác định rằng: Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất. Tôi đã xác định rằng: Không có sự sống trên sao Hỏa, trước khi con tàu Tò Mò của Nasa đổ bộ lên đây.

Nay nhân giáo sư và các đồng nghiệp của ngài đang thảo luận về việc đi tìm sự sống ngoài trái Đất. tôi xin được hỏi ngài:

1/ Xác xuất trong sự tương tác phức tạp của những trạng thái tồn tại của vật chất - gồm cả những dạng đã biết và chưa biết - trong lịch sử hình thành vũ trụ để có sự sống đầu tiên sẽ như thế nào?

2/ Với xác xuất đó, có thể có rất nhiều sự sống trên các hành tinh ngoài trái Đất không?

Rất cảm ơn ngài quan tâm trả lời câu hỏi này..

Thực tế đây là một câu hỏi không thể trả lời được trong điều kiện nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Bởi vì, để xác định được xác xuất hình thành sự sống trong lịch sử hình thành vũ trụ - tức phương pháp của tôi trong việc tiếp cận các sự kiện - thì phải tổng hợp được tất cả mọi trạng thái tương tác và mô hình hóa toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ. Đây chưa phải là tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại. Sự im lặng của những nhà khoa học tham gia Hội nghị, chứng tỏ họ là những nhà khoa học nghiêm túc và có trách nhiệm với những phát biểu của mình, nếu như họ nhận được câu hỏi của tôi.

Trở lại với vấn đề "Có hay không sự sống ngoài Trái Đất?" và hai luận điểm trái chiều.

Bây giờ tôi đặt một giả thiết thuận lợi nhất cho luận điểm của các nhà khoa học hiện nay, rằng: Họ hoàn toàn đúng trong việc giả thuyết có sự sống ngoài Thái Dương hệ.

Với giả thuyết này thì vấn đề chỉ còn là "Sự sống ngoài Thái Dương hệ ở đâu trong vũ trụ bao là này?!".

Đến đây, với một giả thuyết hết sức thuận lợi, cũng đủ để thực hiện một chương trình vô cùng tốn kém, mà tôi tin rằng "Tất cả của cải và năng lượng của nền kinh tế toàn cầu chưa hẳn đã đủ để thỏa mãn chương trình này".

Nếu như chương trình đi tìm Hạt của Chúa theo lý thuyết Higg đã ngốn đến ngót 100 tỷ Dollar, mà kết quả cũng không khác sự xác định với thời gian tư duy của cá nhân tôi, trên cơ sở của một hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương với năng lượng của một tô phở - thì chương trình đi tìm kiếm sự sống ngoài trái Đất sẽ tốn kém hơn gấp cả 1000 lần.

Một giả thuyết hệ quả tiếp theo cũng hết sức thuận lợi là các nhà khoa học xác định được một hành tinh có những điều kiện tương tự trái Đất và họ tập trung vào xác định sự sống có hay không ở hành tinh này. Kết quả là sự tốn kém giảm được một nửa và thời gian để xác minh giả thuyết của họ.

Một giả thuyết hệ quả của hệ quả cũng hết sức thuận lợi là cuối cùng họ xác định được hành tinh mà họ nhắm tới có sự sống. Đến đây, có hai khả năng xảy ra:

1/ Sự sống đang ở giai đoạn sơ khai.

2/ Có một nền văn minh cao cấp mà nền văn minh nhân loại có thể hội nhập để phát triển nền văn minh trên trái Đất này.

Khả năng thứ nhất chỉ đơn giản là có sự sống tồn tại ngoài Thái Dương hệ và con người có một hy vọng sẽ có một sự hội nhập toàn vũ trụ trong tương lai tính bằng ....Thiên niên kỷ.

Khả năng thứ hai là sự trao đổi và giao lưu giữa hai nền văn minh và những tri thức nền tảng của nền văn minh nhân loại tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới. Cuối cùng vẫn cứ là một cuộc hội nhập toàn vũ trụ.

Vấn đề tiếp tục được đặt ra: Nền văn minh toàn vũ trụ ấy sẽ hướng tới mục đích cuối cùng như thế nào?

Một giả thuyết qúa xa vời cho một kiếp người. Nhưng về lý thuyết nó sẽ phải xảy ra nếu tất cả mọi chuyện đều thuận lợi. Vì ngay cả khi tìm thấy sự sống ngoài Thái Dương hệ thì tự nó đã không thể là chuyện của một kiếp nhân sinh.

Bởi vậy nếu quả thật có một sự hội nhập giữa các nền văn minh trong vũ trụ thì cuối cùng nó vẫn kết thúc bằng một lý thuyết thống nhất.

Không thể có hai lý thuyết thống nhất. Không có không gian quy ước trên 4 chiều cho cái vũ trụ này, mặc dù một phần tử có thể bay n chiều trong không gian tính từ điểm xuất phát quy ước.

Như vậy, với giả thuyết thuận lợi nhất cho luận điểm của các nhà khoa học hiện đại và xác định được các nền văn minh trong vũ trụ thì cuối cùng tất cả sự phát triển của nền văn minh vẫn là một lý thuyết thống nhất.

Lý thuyết ấy phải giải thích từ giây "O" cho đến lịch sử hình thành vũ trụ, tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri.

Xét tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất khoa học thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Không thế có hai lý thuyết thống nhất.

Và tiếc thay! Chính thuyết Âm Dương ngũ hành lại xác định rằng: "Không thể có sự sống ngoài Địa cầu". tức là ngay trong Thái Dương hệ với những điều kiện gần gũi trái Đất hơn cả, cũng không thể có sự sống, chưa nói đến ngoài Thái dương hệ.

Đức Phật có nói đến sự hình thành nên sự sống với một xác xuất cực nhỏ như sau:

Nếu ở biển Đông có một con rùa thần, cứ 4000 năm nó lại nổi lên mặt biển một lần. Trên mặt biển có một miếng ván lênh đênh. Ở giữa miếng ván ấy có một cái lỗ đủ cho đầu con rùa chui lọt. Chừng nào con rùa chui đầu đúng vào cái lỗ đó lúc ấy sự sống mới ra đời.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuân, trong một cuốn sách của ông có nói. Đại ý:

Nếu có một xạ thủ bắn tên và đích ngắm có khoảng cách là hàng triệu năm ánh sáng. Khi mũi tên bắn trúng đích thì lúc đó sự sống xuất hiện.

Giáo sự Trịnh Xuân Thuận cũng xác định:

Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ.

Hoàn toàn chính xác. Lý học Đông phương cũng có luận điểm tương tự (Tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt).

Xác xuât cực nhỏ, nhỏ đến mức gần bằng 0, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Nhưng với sự tương tác phức tạp của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ thì sự sống vào thời điểm nó xuất hiện trong lịch sử hình thành vũ trụ, thì chỉ duy nhất xuất hiện ở trái Đất này.

Đây chính là bí ẩn: "Vì sao chỉ có một con tinh trùng của giống đực được thụ tinh bởi một cái trứng của giống cái".

Nếu như tôi được thuyết trình về vấn đề này thì tôi sẽ sử dụng chính nghịch lý Cantor và mô hình Vonfram với thuyết Âm Dương Ngũ hành để lập một mô hinh kết hợp chứng minh luận điểm của tôi:

Không thể có sự sống ngoài trái Đất và con người hãy yêu lấy sự sống trên hành tinh này và chính cuộc sống của mình.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiện tại chúng ta vẫn chưa thấy rõ ràng cách chứng minh sự sống trên trái đất, mặc dù đã từng đặt ra bài toán xác xuất tương tác trong vũ trụ để hình thành nên nó, kể từ thời điểm khởi nguyên vũ trụ.

Tại sao vậy? Bởi vì vũ trụ vô cùng, do vũ trụ vô cùng nên nó đã bao trùm mọi cái mà... chúng ta cho mọi thứ đang là, kể cả các loại toán học mô phỏng, những bài toán này tự thân nó là hữu hạn so với vũ trụ vô cùng.

Xét sự kiện có nước hay sự sống trên trái đất ở 3 giai đoạn: ngay trước khi có sự sống - có sự sống - sau khi có sự sống, vậy thì giai đoạn sau khi à có sự sống có phải chăng là mầm mống cho một sự sống ngoài trái đất, trong vũ trụ bao la này? Nếu đủ thời gian???

Qua đó, giả sử rằng sự sống trên trái đất là duy nhất - chúng ta phải chứng minh tính duy nhất này như thế nào? Nếu trái đất nằm trong 1 tập hợp A như hệt mặt trời chẳng hạn, thì rõ ràng tập hợp A chỉ có duy nhất sự sống. Tiếp theo A thuộc tập hợp B lớn hơn, và phải chứng minh chỉ có tập hợp A trong tập hợp B có sự sống - đây chính là mấu chốt vì rằng, phải chăng có tập hợp A' khác có sự sống thuộc B?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao 1 giờ có 60 phút?

Thứ Hai, 28/04/2014 - 09:38

http://dantri.com.vn...phut-868095.htm

(Dân trí) - Tại sao chúng ta chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút thành 60 giây? Những đơn vị thời gian nhỏ sử dụng trong thực tế chỉ khoảng 400 năm, nhưng có vai trò quan trọng với sự ra đời của khoa học hiện đại.

Hàng nghìn năm trước, ở nền văn minh cổ đại, người ta nhìn lên bầu trời để nhận biết những đơn vị thời gian lớn. Năm là thời gian cần thiết để Trái đất hoàn thành một vòng quay xung quanh mặt trời; tháng là khoảng thời gian cần thiết mặt trăng quay quanh hết hành tinh chúng ta; tuần là khoảng thời gian của 1 trong 4 giai đoạn Mặt trăng quay quanh Trái đất; và ngày là thời gian trái đất quay một vòng trên chính trục của nó.

Chia ngày thật không đơn giản. Giờ và phút có nguồn gốc phải truy ngược trở lại hàng nghìn năm.

Posted Image

Di sản của người Sumerian - Hệ thống số

Trong nền văn minh cổ người Sumerian cách đây khoảng 5.000 năm trước, con số 60 lần đầu tiên được sử dụng. Họ cũng là người phát minh ra hệ thống đo thời gian mà sau này chúng ta đã chia ngày thành giờ, phút và giây.

Thời kỳ đó, người Sumerian đã sáng tạo ra chữ viết và toán học đơn giản, họ sử dụng những hệ thống số học khác nhau. Trong khi chúng ta sử dụng hệ thập phân (10) thì nền văn minh này sử dụng hệ thập nhị phân (12) và hệ lục thập phân (60). Không thể biết lý do chính xác tại sao họ lại chọn những hệ thống số học này, nhưng có một vài lý thuyết:

Nhiều nền văn hóa cổ đại, người ta sử dụng 3 đốt của mỗi ngón tay để đếm đến 12 trên một bàn tay, Georges Ifrah đã trong cuốn sách "Lịch sử thế giới số " (Wiley, 2000; dịch bởi David Bello). Trong cuốn sách đưa ra giả thuyết số 60 xuất phát từ việc sử dụng 5 ngón tay của 1 bàn tay với 12 đốt ngón tay trên bàn tay còn lại.

12 là con số quan trọng đối với người Sumerian, và tiếp đến là tới văn minh Ai Cập. Ví dụ, 12 là số lượng chu kỳ mặt trăng trong một năm và là số lượng chòm sao cung hoàng đạo. Ngày và đêm từng được chia thành 12 giai đoạn, và sau là 1 ngày được chia thành 24 giờ.

Chúng ta có thể hiểu phân số thập phân 1/3=0,333… nên có thể chia 10 cho 3 nhưng người Sumerian thì lại không có khái niệm như vậy. Với họ hệ lục thập phân (60) mới có thể giải quyết được vấn đề này.

Kim phút

Kim phút và giây dùng để đọc thời gian hàng ngày cùng với sự ra đời của đồng hồ cơ khí lần đầu tiên xuất hiện tại châu Âu vào cuối thế kỷ 14.

Theo David S. Landes, trong “cuộc cách mạng thời gian” ( Belknap, 1983), nhà thiên văn học của thế kỷ 16 bắt đầu cải thiện phút và giây của đồng hồ để đọc thời gian ngày thay vì mặt trời.

Tycho Brahe, kỳ tài thiên văn học thế kỷ 16, là người tiên phong sử dụng phút và giây, và có khả năng thực hiện các phép đo chính xác chưa từng có.

Năm 1609, Johannes Kepler xuất bản định luật chuyển động của các hành tinh dựa trên những dữ liệu của Brahe. 70 năm sau, Isaac Newton sử dụng các định luật này để phát triển thuyết vạn vật hấp dẫn; cho thấy chuyển động vật thể trên mặt đất và các thiên thể trên bầu trời bị chi phối bởi các định luật toán học giống nhau.

Thu Hồng Theo Livescience

=======================

Dịch học trong thuyết Âm dương Ngũ hành cũng sử dụng hệ nhị phân, như văn minh Sumerian. Đây là một yếu tố bổ xung cho luận điểm của tôi khi xác định rằng:

Đã có một nền văn minh toàn cầu từng tồn tại trên trái Đất này. Tôi đặt tên là văn minh Atlantic. Đây chính là nền văn minh chủ thể của thuyết Âm Dương ngũ hành và Dịch học.

Cảm ơn Lang_ph nhiều, vì sưu tầm tư liệu này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites