hoangnt

Biên Giới Phía Nam Nước Việt Cổ - Hồ Tôn Tinh

134 bài viết trong chủ đề này

Sử Việt - những điều cần xem lại

Dòng Hùng Việt

1 / Lầm lẫn Thái Viêm - Thần nông với Viêm đế .

Người họ Hùng khởi lập Hữu Hùng quốc vào đời thủ lãnh thứ 5 , vương hiệu là Hùng Vũ vương – Hiền lang , 4 đời thủ lãnh họ Hùng trước thực ra là truyền thuyết về 4 tổ phụ những tộc người ở 4 phương thiên hạ đồng thời cũng là 4 bước trên đường đến văn minh của con người .

- bước 1 là thời thủ lãnh Thái Cao – Bào hy ; Tổ phụ của tộc người phương Đông cũng là vua của cái mặc chỉ việc con người biết dùng lá cây rồi vỏ cây da thú làm vật che thân .

- bước 2 là thời thủ lãnh Thái Viêm – Thần nông ; Tổ phụ người phương viêm nhiệt cũng là vua của cái ăn chỉ bước tiến của con người từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi , thời gian cai trị của Thần nông ước khoảng 30000 -15000 trước .

- bước 3 là thời thủ lãnh Thái Khang – Thiếu hạo ; Tổ phụ người phương Tây cũng là vua của bản làng chỉ thời con người biết làm nhà , bắt đầu định cư và quần tụ thành xóm thành làng .

- bước 4 là thời thủ lãnh Thái Tiết hay Tiếp ; Tổ phụ tộc người phương Nam xưa (nay là Bắc) vua của sự giao thông , chỉ lúc người ta phát minh ra phương tiện giao thông mà ban đầu có thể là bè mảng tre đi lại trên sông , sự giao thông đã mở rộng không gian sinh tồn nối kết các xóm làng lại với nhau mở ra thời liên minh thị tộc hay bộ tộc .

- bước 5 là thời khởi lập quốc gia , khác với thời liên minh thị tộc không còn đơn thuần là sự liên lạc trao đổi qua lại giữa các thực thể riêng biệt mà cả cộng đồng trở thành 1 cơ thể sống được chỉ huy thống nhất , trong cái không gian sinh tồn gọi là quốc gia thì mọi người cùng chấp hành 1 quy tắc sinh hoạt chung và vận mệnh của họ gắn liền với nhau .

Việc khởi lập quốc gia bắt đầu ở thời thủ lãnh liên minh Hùng tộc là Thái Công và kết thúc tức đã hình thành nhà nước sơ khai Hữu Hùng quốc - nước của Hùng tộc ở thời đế Minh theo sử Việt hay Hoàng đế – đế màu Vàng theo cổ sử Trung hoa , xin nhấn mạnh chỉ ở thời điểm hình thành khái niệm quốc gia thì mới có ngôi đế ngôi vua , Hữu Hùng quốc lập thành trên cơ sở thống nhất liên minh 3 bộ tộc của 3 thủ Lãnh : Hoàng đế của bộ tộc trung tâm , Viêm đế của bộ tộc ở về hướng viêm nhiệt - xích đạo và Xi vưu nghĩa là vua bộ tộc phía tây (Xi vưu = Tây vua).

Hữu Hùng quốc khởi lập ước khoảng 6000-5000 năm cách nay tức sau thời Thần nông xa lắm , đế Minh của sử Việt là cháu 3 đời của Thái Viêm – Thần nông tức thời điểm con người bước từ săn bắt - hái lượm sang trồng trọt - chăn nuôi , truyền thuyết Việt đã lầm lẫn thành ...đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ....anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế – đế vùng màu Vàng thời khởi lập Hữu Hùng quốc .

Giới viết sử người Việt mắt nhắm mắt mở không nhận ra ....nếu Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ...thì hoá ra vua tổ của Việt tộc là hàng chắt chút 3 đời của Hoàng đế vua tổ Trung hoa sao , Hoàng đế và Viêm đế là anh em con của Hùng quốc quân .

Sử thuyết Hùng Việt đính chính : Đế Minh vua tổ Việt tộc là cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông và đế Minh chính là Hoàng đế – đế vùng màu Vàng trong sử Trung hoa , Vàng là sắc trung trong Ngũ sắc , Minh chỉ sự sáng soi tức dẫn dắt cả 2 từ cùng nghĩa chỉ vùng trung tâm thiên hạ .

2 / Sai lầm nghiêm trọng thứ 2 :

Hoàng đế giết và cướp ngôi của Viêm đế - Thần nông (Truyền thuyết dân gian) .

Bắt nguồn từ sai lầm thứ 1 đã viết ở trên , dân gian Việt lan truyền chuyện Hoàng đế vua người Hán đã giết và cướp ngôi của thày mình là Viêm đế - Thần nông vua người Việt , sai lầm này là hết sức nghiêm trọng vì nó khiến lệch lạc ý thức lịch sử và tình tự dân tộc nơi người Việt .

Sử thuyết Hùng Việt minh định : Hán không phải là Trung hoa , Hoàng đế vua tổ Trung Hoa cũng chính là đế Minh cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông trong dòng sử Việt , Thái Viêm tổ phụ bộ tộc phương Viêm nhiệt là tổ 3 đời của Viêm đế và Hoàng đế , 3 đời ở đây là 3 đời trong lịch sử tức 3 triều đại không phải là thân thuộc huyết thống 3 đời , ngoài sự việc 4 vì vua đầu huyền thoại là tổ phụ 4 phương cũng là 4 bước trong quá trình tiến hoá , 4 vị còn tiêu biểu cho 4 mùa trong vòng tuần hoàn : xuân hạ thu đông , chính thời tính đã cho ra ý niệm đế Minh là cháu 3 đời của Thái Viêm Thần nông , Thái Viêm muà Hạ , Thái Khang mùa thu , Thái Tiết mùa Đông , hết mùa đông nhập vào trung cung là thời của Thái Công , ở đấy ‘Thái công’ chất biến hóa thành ‘đế Hoàng’ từ trung cung đi ra bắt đầu vòng tiến hóa mới với mỗi mùa là 1 đế – vua thay cho 1 Thái – tổ phụ bộ tộc của chu kỳ trước . Với Dịch học ; hành trung tâm là gía – sắc là gieo – gặt là nơi Khởi đầu và cũng là nơi kết thúc . Với 4 mùa tuần tự thì Thái Công - Hoàng đế không thể nào giết và cướp ngôi của Thái Viêm –Thần nông như truyền tụng trong dân gian được vì 2 thời đại cách nhau có đến hàng vạn năm .

Sử Việt có 18 đời Hùng vương nhưng không 1 lời nói đến Hùng quốc còn sử Trung hoa thì có Hữu Hùng quốc nhưng lại không hề có Hùng vương , Phối hợp thông tin 2 dòng sử Việt và Hoa thành ra dòng sử trọn vẹn : Đế Minh là tổ dòng Hùng vương , Hoàng đế là tổ Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng , Hùng vương đương nhiên là vua Hùng quốc ; tự thân danh xưng đã chỉ ra thế không cần phải suy xét gì cả .

Chính Quốc danh Hữu Hùng quốc cộng với thông tin trong ngọc phả Hùng vương đã xác nhận luận điểm căn bản của Sử thuyết Hùng Việt : đế Minh vua tổ trong dòng sử Việt chính là Hoàng đế – đế màu Vàng trong cổ sử Trung Hoa .

(Ngọc phả Hùng vương viết : Hoàng đế là Hùng vương đời trước thời thánh Tản viên ).

Quá tin vào sách vở Tàu , phớt lờ thông tin lịch sử lưu truyền chốn dân gian ; giới viết sử lớp trước đã vô ý tròng vào cổ người Việt tội bất kính qúa sức nặng nề ..., người viết sử đời nay thì ...vẫn cứ vết xe cũ mà đi ...thực đáng buồn .

3 / Lộc Tục là tộc danh , không thể nào là Kinh Dương vương – vua phương Nam được .

Tóm tắt Truyền thuyết lịch sử Việt : đế Minh đi tuần thú phương Nam đến miền Ngũ lĩnh lấy con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc tục , vua rất yêu qúy có ý định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không nhận sau đế Minh truyền ngôi cho con cả là đế Nghi và phong Lộc Tục là vua phương Nam hiệu là Kinh Dương vương..., Kinh Dương vương làm vua nước Xích Quỉ vào quãng năm nhâm tuất 2879 TCN , Xích Qủy là tiền thân nước của người Việt ngày nay ....

Lộc Tục chỉ là chữ tác đánh chữ tộ của Lục tộc hay Lạc tộc tức tộc người ở phương Nước tức phương Nam xưa theo quan điểm của Dịch học (nay đã đảo ngược) , vì muốn khẳng định sự ngang hàng nên dân gian Việt đã tạo ra 1 Lộc Tục là vua phương Nam đối ứng với đế Nghi là vua người Tàu ở phương Bắc

Đây là sự khác biệt chính giữa truyền thuyết lịch sử Việt và tư liệu lịch sử Trung Hoa .

Khi đã xác định Lộc Tục – Lục tộc – Lạc tộc là tên tộc người thì không thể có việc Lộc tục làm vua được , đế Minh mất đế Nghi lên thay đất nước vẫn 1 thể thống nhất với 2 miền Nam Bắc không có có chuyện người làm vua phương Bắc người làm vua phương Nam .

Cổ sử dân gian Việt nói ... đế Minh trước lập kinh đô ngàn Hống ở Hồng lĩnh , có lần vua tuần du ngoài biển thuyền rồng trôi đến Động đình hồ và vua gặp tiên nữ và cùng nhau sinh con đẻ cái tạo ra dòng tộc phương Nam rồi vua lập thêm kinh đô mới ở Phong châu , sau vua trở lại kinh đô Ngàn hống , đến đời đế Nghi kế vị mới đóng đô ở Phong châu , từ đấy Ngàn Hống trở thành cố đô .

Đối chiếu với cổ sử Trung hoa ....khởi thủy đất đai Thiên hạ chỉ có 2 châu Đào và Đường hay Thường , châu Đào chính là Hồng lĩnh (đào =hồng=xích=đỏ) và châu Đường hay Thường là miền có kinh đô Phong châu , Sở dĩ có thể đoan chắc như thế vì đế Nghiêu và đế Nghi xét về mặt ngữ âm chỉ là 1 , cổ sử Trung hoa chép đế Nghiêu tước hiệu là Đường vương và còn có tên khác là ông Giao Thường , Giao là Giao chỉ , Thường trong Dịch học đồng nghĩa với nước – Lạc tức chỉ phương Nam .

Xét như thế thì chính đế Nghi – Nghiêu mới là Kinh Dương vương hay vua phương Nam , chính xác thì phải nói là vua đóng đô ở phía Nam đất nước . Đế Nghi hay Đường Nhiêu khởi đầu cho dòng vua phương Nam tức Kinh dương vương nên đạo hiệu của ngài là Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế cùng với đế Minh đạo hiệu là Vua cha ngọc hoàng thượng đế .

Gọi là dòng vua phương Nam tức không phải chỉ 1 mà có nhiều Kinh dương vương .

Kinh Dương vương thứ I là đế Nghi hay Đường Nghiêu tên khác là Giao Thường.

Kinh Dương vương thứ II là đế Thuấn hay Ngu Thuấn tên gọi khác là Diêu trọng Hoá , Diêu cũng chỉ là Giao biến âm mà thôi có người đọc là (Điêu trùng hoa).

Kinh Dương vương thứ III là Đại Vũ tổ nhà Hạ , tên khác là Cao Mật , cao mật là từ Việt ; Cao là cao cả chỉ vua chúa , Mật là Một , Cao Mật chĩ nghĩa là vua thứ nhất của thời vương quốc tức thời kỳ quốc gia sơ khai đã chấm dứt. Đại Vũ trị thủy trong truyền thuyết Việt là Sơn tinh , việc trị thủy thành công của Đại vũ được người Việt cổ thần thoại hóa thành ra ...Sơn tinh chiến thắng Thủy tinh , Đại Vũ đạo hiệu là Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương .

Thần thoại Việt chép Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân là nói việc ông Đại vũ – Kinh dương Vương III lấy vợ là Đồ Sơn thị trong cổ sử Trung hoa , thần thoại kết duyên này thực ra chỉ là ánh xạ của việc kết hợp 2 cộng đồng con cháu người Hoà bình phía Tây và Bắc sơn ở phía Đông để tạo thành vương quốc Thiên hạ .

4 / Lạc long quân húy là Sùng Lãm ...

Kinh dương vương tức vương phương Nam kết duyên với Long Nữ con vua phương đông - Động đình hồ quân sinh ra Lạc long quân . Quân nghĩa là trưởng tức người đứng đầu , Lạc chỉ dòng Bố phương Nam xưa , Long chỉ dòng mẹ phương Đông .

Đại Việt sử ký toàn thư Kỷ Hồng Bàng Thị chép :

...Lạc long quân húy là Sùng Lãm nhưng ở chương viết về Hùng vương thì lại viết …Hùng vương là con Lạc long quân (khuyết húy)…, câu chữ rõ ràng như thế thì buộc phải hiểu là Lạc long quân không có tên húy rõ hơn là Lạc long quân không phải là Sùng Lãm chứ không thể hiểu như kiểu chữa cháy …câu này có ý nói con của Lạc long quân tức Hùng vương không có tên húy …, xin đừng quên Hùng vương có tới 18 đời mỗi đời còn có nhiều vua đâu phải 1 vị đâu mà viết Hùng vương khuyết húy …

Sau việc Đế Minh là cháu 3 đời Viêm đế , Lạc long quân lấy bà Âu cơ là sai lầm cực lớn thứ 2 của truyền thuyết lịch sử Việt .

Âu cơ là con đế Lai cháu gọi Lạc long quân là chú , tệ hơn có tư liệu viết ...Âu cơ là thiếp yêu của đế Lai ...hoá ra Lạc long quân ăn ở với chị dâu ? ; thực là loạn luân vô đạo , lại còn ...họ sinh trăm trứng nở ra trăm người con trai là tổ Bách Việt ?, ...chuyện bậy bạ như thế mà cũng có người nhắm mắt chép lại để truyền đời ,thực không hiểu nổi ?.

Sử thuyết họ Hùng đã tách cổ sử Trung hoa thành 2 thời khác nhau , thời quốc gia sơ khai và thời vương quốc , Kinh dương vương giải mã trên nền Dịch học chỉ nghĩa là chúa phương Nam ; 2 thời kỳ lịch sử trước sau có 2 dòng kinh dương vương khác nhau :

Dòng Kinh dương vương thời quốc gia sơ khai kinh đô ở vùng sông Đà núi Tản Việt nam nối đến Quảng tây Quảng Đông Trung quốc với các vua Nghiêu – Thuấn - Vũ khác với Dòng Kinh dương vương thứ 2 thời vương quốc Thiên hạ là triều đại nhà Thương trung tâm ở Hồ nam – Giang tây thuộc Trung quốc ngày nay .

Lạc long quân là con Kinh dương vương III thời quốc gia Sơ khai còn Sùng Lãm là con Kinh dương vương – Thành Thang thời vương quốc họ Hùng , 2 thời cách xa nhau cả ngàn năm , lầm lẫn Lạc long quân húy Sùng Lãm là 1 trong những cái sai nghiêm trọng nhất trong cổ sử Việt .

La là nhánh người họ Hùng trên đất Đào – Hồng , Kinh là nhánh sống trên đất Đường – Thường ở buổi đầu dựng nước , La – Kinh là cách gọi khác của Bắc – Nam mà thôi , đến đời Đường Nghiêu có thêm đất Nam Giao (chỉ) thì phần châu Đường cộng với đất Nam giao mới thu nhận gọi chung là đất Lạc còn đất châu Đào cũ suôi về Xích đạo của tộc La được gọi là đất An - Yên , người sống trên đất Nam giao mới gọi là người Âu , từ Âu chỉ là biến âm của Ô nghĩa là màu đen Dịch tượng chỉ phương Nam xưa , người Hán lợi dụng phép phiên thiết Hán văn biến người Âu ra Ai lao di vì ‘ai lao’ thiết Âu . Người Liêu hay Liêu tử là 1 nhánh của Ai lao di ở Tây nam Trung quốc .

La- Lai- Liêu- Ly chỉ là những biến âm của từ Lửa tiếng Việt .

Lang Liêu được thần mách bảo làm ra bánh Dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn , Âm – Dương chỉ là Thần thoại hóa việc ông Cơ Xương tác Dịch .

Lang nghĩa là vương là chúa , lang Liêu là chúa tộc Liêu – La – Lửa tức chúa Ai lao di hay tộc Âu .

Võ vương tổ nhà Thương phong cho con thứ làm vương nước Sùng trên đất Đào – Đường cũ… từ đó sử dân gian Việt có Ngũ vị tôn ông tức 5 đời chúa nước Sùng : Sùng Nghiêm - Sùng Tôn - Sùng Quyền - Sùng Huề và Sùng Cầm ; Sùng Lãm là vua sau cùng của đời Sùng Cầm . Sùng Lãm sử Trung hoa gọi theo tước vị là Bắc bá hầu - Sùng hầu Hổ . Sùng thực ra là từ dịch sang Hán ngữ của từ Cao tiếng Việt chỉ phần đất của ‘Thiên hạ’ gần Xích đạo.

Ông Tây bá hầu Cơ Xương tổ nhà Châu đánh bại và sáp nhập nước của Sùng hầu hổ vào đất nhà Châu xây kinh đô trên đất mới chiếm ấy gọi là Phong kinh . Sự kiện lịch sử này được truyền thuyết dân gian chuyển thể thành truyện …Bà Âu Cơ lấy Lạc long quân đẻ ra trăm trứng , viết ...bà Âu Cơ tức ông Cơ Xương chúa tộc Âu lấy Lạc long quân là sai ; chính xác phải là ...bà Âu Cơ lấy Sùng Lãm đẻ ra Trăm trứng nở thành trăm người con trai làm tổ Bách Việt , sự kiện này là chỉ thần thoại phản ánh việc nhà Châu phân phong thiên hạ lập nên cả trăm nước chư hầu …

Như đã nói ; Âu chỉ là biến âm của ‘Ô’ tiếng Việt là màu Đen Dịch tượng của phương Nam chỉ vùng phía Nam của đất Giao chỉ hay ‘chỗ giữa’ cụ thể ở đây là vùng Quảng Tây – Qúy châu chính vì vậy mà Quảng Tây xưa gọi là đất Lâm biến âm từ Nam – Lam mà ra . Trong cụm từ Âu – Cơ ta đã biết Ai lao thiết ao – ÂU còn Cơ chỉ là biến âm của Cô tiếng Việt (thày cô); Cô là 1 từ cổ chỉ vua trong nền văn minh Trung hoa , thứ 2 Cơ cũng có thể là tên họ , ở đây chỉ họ Cơ của các vua nhà Châu . Xét như vậy thì Âu cơ có thể hiểu theo 2 nghĩa :

Âu cơ nghĩa là chúa Ai lao di hoặc người Ai lao di họ Cơ .

Xét 2 từ Âu và cơ và liên hệ đến tộc người Liêu hay Liêu tử ở Tây – Nam Trung quốc có thể luận ra : vua nhà Châu Trung hoa họ Cơ tông phái của Hoàng đế là người Ai lao di (Hoàng đế là tổ họ Cơ) , đất đai trước ở về phía Nam Giao chỉ tức vùng Quảng Tây – Qúy châu ngày nay . Đối chiếu với thông tin trong ngọc phả Hùng vương ...Thục Dương Vương bộ chủ Ai lao là hoàng tôn dòng Hùng Vương trước thuộc tông phái của Hoàng đế ...”. Thục vương bộ chủ Ai lao lên ngôi vương hiệu là An - Dương vương , trong ngôn ngữ Dịch học thì An dương vương và Âm Dương vương chỉ là 1 , xét ý nghĩa của từ Âm Dương vương vua Dịch học còn là ai khác ngoài ông Cơ xương tức Văn vương tổ nhà Châu Trung hoa ?.

5 / Nhà Thục thay nhà Hùng , nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang

Lịch sử là 1 sâu chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau , sai 1 đoạn sẽ giắt dây sai những đoại sau .

Cổ sử Việt ghi nhận về cuộc chiến Hùng - Thục kết thúc với việc nhà Thục thay nhà Hùng chấm dứt 18 đời Hùng vương , nhưng thần tích thần phả nơi miếu mạo đền thờ cho thấy không hẳn đã như vậy , minh chứng là có nhiều đền ở Việt nam thờ những anh Hùng có công giúp vua Hùng đánh bại Thục vương . Nhà nghiên cứu Bách Việt 18 đã nhận ra có tới 2 cuộc chiến Hùng – Thục trong cổ sử Việt .

- Cuộc chiến Hùng – Thục lần I nhà Hùng thắng và Hùng vương thứ 9 lên ngôi , tên dân chúng thờ nơi đền miếu là ‘Vua cha Bát hải động Đình’.

- Cuộc chiến Hùng – Thục lần II Thục vương thắng , nhà Thục thay nhà Hùng vua khai sáng triều đại xưng là An Dương vương ngàn năm trước công nguyên .

Sử thuyết Hùng Việt cho cuộc chiến Hùng – Thục lần I mà Truyền thuyết lịch sử Việt đã bỏ qua không nói đến chính là cuộc chiến thời ông Khải con vua Đại Vũ tranh ngôi vua với ông Bá Ích kết quả là ông Bá Ích phải ‘tránh’ đi dẫn dân của mình đến sống ở Kỳ sơn , Kỳ sơn cũng là Kỳ châu – Cùi chu tức Qúy châu – đất Thục ngày nay , Những anh hùng có công giúp vua Hùng đánh bại vua Thục được dân gian thờ nơi đền miếu là nhân vật lịch sử ở thời này còn Cuộc chiến Hùng thục được chép trong sách sử là cuộc chiến Hùng – Thục lần II với việc Thục vương Thắng An Dương vương lên ngôi và nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang .

Gọi là cuộc chiến Hùng – Thục chỉ để dễ trình bày và tiếp thu chứ như thế hoàn toàn không đúng với bản chất sự việc .

Hùng vương là cả 1 hệ thống các vương triều nối tiếp nhau sách sử gọi là 18 đời Hùng vương , Thục chỉ là 1 triều đại nên 2 vế không đồng đẳng với nhau , chính xác ra nhà Thục cũng là 1 trong 18 đời Hùng vương , sử thuyết Hùng Việt gọi là đời Hùng vương thứ 12 +13 của Châu Văn vương và Châu Vũ vương , xét như thế ...rõ ràng không thể có việc nhà Thục lên ngôi và thời Hùng vương chấm dứt .

Truyền thuyết viết Bà Âu cơ kết duyên cùng Sùng Lãm đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con trai rồi 50 con theo cha xuống biển , 50 con theo mẹ lên núi , con trưởng dòng con theo mẹ Âu Cơ lên núi được tôn là Hùng vương lập nên nước Văn lang chỉ là 1 trích đoạn thiếu và suy diễn sai của lịch sử họ Hùng , tình tiết trong chuyện là sự trộn lẫn sự kiện của 2 thời đại cách nhau ngàn năm .

Ở cuộc chiến Hùng – Thục lần I mới có sự phân ly ; tộc La theo ông bá Ích , tộc Lạc phương Nam và Long phương Đông theo ông Khải , trong Sử thuyết Hùng Việt thì ông Khải – Lạc Long quân là Hùng Hoa vương - Hải lang , Danh hiệu Hải lang chỉ ra là con trưởng dòng 50 con theo cha xuống biển mới lên ngôi Hùng vương , lập nên triều đại đầu tiên của vương quốc Thiên hạ ; Hải lang là chúa biển cả chính là vua cha Bát hải động đình thờ nơi đền miếu , cổ sử Trung hoa gọi là nhà Hạ ; hạ hè hồ hải chỉ là những biến âm mà thôi . Chính danh xưng Hùng Hoa vương - Hải lang và nhà Hạ đã đẻ ra cụm từ “Trung quốc - Hoa Hạ” sau rút gọn thành ‘Trung Hoa’ trong sách sử . Hoa nghĩa là chốn tập trung đông đúc và Hoa còn nghĩa là màu đỏ của quẻ Ly - mùa Hạ .

Sau cuộc chiến Hùng – Thục lần I cả ngàn năm là cuộc xum hợp ...chuyện dòng con theo mẹ Âu cơ lên núi tôn con trưởng làm Hùng vương thực ra là ánh xạ của việc Thục Phán tức Cơ Phát con ông Cơ Xương diệt Trụ đánh đổ nhà Thương Ân lên ngôi vua Thiên hạ lập nên nhà Châu hiệu là Châu Vũ vương , mẹ Âu cơ được tôn là Châu Văn vương , Văn vương và Văn Lang là 1 người , cổ sử Việt gọi là nước Văn lang theo nghĩa là nước của vua Văn hay nước do vua Văn lập nên sau cuộc chiến Hùng – Thục lần thứ II , xin lưu ý Cơ Xương chỉ là vua ‘Tây quốc’ tức Văn lang – Âu Lạc ,con ông là Cơ Phát mới lên ngôi thiên tử lập ra nhà Châu tôn vinh cha là Châu Văn vương tổ nhà Châu .

Chuỗi kết nối : Lang Liêu – người Liêu – ‘Ai lao’ di – Âu Cơ kết hợp với việc ông Cơ Xương tác Dịch và Lang Liêu làm ra bánh Dày – bánh Chưng đã chỉ ra :

Âu cơ - Lang Liêu - Cơ xương chỉ là 1 nhân vật lịch sử và lãnh thổ nước Văn Lang là miền Giao chỉ – Quảng Tây Qúy châu và Vân Nam ngày nay hoàn toàn đúng theo di ngôn của tiền nhân người Việt (nước Văn lang Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp nước Hồ tôn , Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Nam hải ), Giao chỉ và nam Quảng Tây là đất Lạc còn lại là đất của người Ai lao di tức người Âu . Đất Âu – Ai lao di cộng với đất Lạc thành ra lãnh thổ nước Âu – Lạc , sử thường chép gọn là nước Âu – Lạc .

Gọi là Văn lang ý nói nước do Văn vương (vương = lang ) lập ra còn gọi là Âu Lạc là chỉ sự thống nhất 2 miền đất , 2 cộng đồng người .

Xét tới đây đã rõ Văn lang và Âu Lạc chỉ là 2 tên gọi của 1 quốc gia , theo truyền thuyết Việt thì Hùng vương đóng đô ở Phong châu còn theo cổ sử Trung Hoa thì kinh đô ban đầu của nhà Châu là Phong kinh sau đến thời Ninh vương Châu Vũ vương thì dời đến Kiểu kinh ; (Kiểu hay Cửu kinh nghĩa là kinh đô ở phía tây đất nước) .

Nước Văn lang và nước Âu Lạc là 1 đó chính là ‘Trung hoa’ của Thiên hạ thời nhà Châu (thiên hạ = trung hoa + chư hầu).

Nước Văn lang có cả ngàn năm trước công nguyên ,Sử Việt đã lầm sự kiện năm 256-257 trước công nguyên tướng nhà Tần là úy Đà cầm quân chiếm Giao chỉ và vùng Tây nam Trung quốc lập 3 quận ...với việc Thục Phán đánh chiếm nước của Hùng vương lập nên kỷ nhà Thục nước Âu Lạc . Sử thuyết Hùng việt cho việc chiếm Giao chỉ và miền Tây nam Trung quốc chính là việc nhà Tần chiếm đất đuổi vua Châu đi đến miền đất hẹp ...xuống cấp xưng là Đông Châu quân ...trong cổ sử Trung hoa , Lịch sử Việt không hề có chuyện nước Âu – Lạc của vua Thục thay thế nước Văn Lang của vua Hùng .

Úy Đà Tướng nhà Tần cầm quân chiếm Giao chỉ không phải là Triệu Đà vua Nam Việt , Trọng Thủy kẻ đã gạt tình nàng Mỵ Châu chính là Doanh tử Sở sau lên ngôi vua Tần dân gian Việt gọi là gã Sở Khanh , Trọng là con trai thứ 2 , Sở và Thủy chỉ là biến âm cùng nghĩa là ‘nước’ là Hành chủ của nhà Tần phân theo Ngũ hành ứng vào địa lý Trung hoa , Mỵ Châu là con gái vua Châu không phải họ tên (con trai vua gọi là quan lang con gái gọi là mỵ nương , 2 từ quan và nương là thừa và sai ) , đứa con oan nghiệt của cặp đôi này chính là Doanh Chính Tần thủy hoàng đế .Chính danh xưng của các nhân vật trong thiên tình sử đẫm lệ và cả máu là những thông tin lịch sử khá rõ nhưng do bị dẫn dắt ...sai nối sai nên sử gia Việt lớp trước đã không nhận ra và mắc sai lầm .

Tư liệu lịch sử Trung hoa chép ...Triệu Đà vua Nam Việt dùng tiền bạc mua chuộc khiến Giao chỉ phụ thuộc vào nước mình đâu có đánh đấm gì ?, hơn nữa so ra dân số Giao chỉ gấp 2,5 lần dân nước của Triệu Đà ở Quảng đông thời ấy hỏi làm sao Triệu Đà đánh nổi ?. , có chăng thời nước Nam Việt là sự tự nguyện kết hợp vì Giao chỉ xưa là đất Tây Hạ và Quảng Đông là Đông Hạ cùng là con dân nhà Hạ mà ra còn việc Thủ đô thì đặt ở đâu trên lãnh thổ chung cũng được không phải là điều quyết định ...nước Ta hay nước ngoài ...

Sự nghiên cứu của tác giả Dòng Hùng Việt và Bách Việt rất có giá trị và rất đáng trân trọng, đặc biệt là những dữ liệu điền dã chân thực thể hiện một nguồn sử liệu bị "bỏ quên", nhựng lịch sử Văn Lang đang bị chồng lấn giữa Sử Việt và Sử Trung Quốc, thậm chí liên quan đến cả Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản... và cả thế giới. Việc tách bạch giữa hai dòng sử liệu này tôi sẽ viết ngay sau đây nhưng nội dung chỉ gạch đầu dòng và đây chỉ là ý kiến cá nhân, giúp tránh sự nhẫm lẫn trong phân tích, đỡ bị rối loạn giữa hàng vạn sự kiện của chính sử, dã sử, huyền thoại, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thuyết ADNH...

Vén sương mù phủ trên lịch sử Bách Việt

Bài của 张天韵Trương Thiên Vận 张天韵01-08-2013 W: Quảng Tây tân văn

广西日报数字报刊 - 广西新闻网 (lược dịch)

Vào những năm 70 thế kỷ trước tại huyện Điền Đông tỉnh Quảng Tây phát hiện được 8 ngôi mộ cổ thời Xuân Thu, cổ vật dưới mộ toàn là đồ đồng và đồ ngọc, chủ yếu là trống đồng và dao găm đồng. Trống đồng là totem của các tộc người vùng Tây Nam TQ và Đông Nam Ấ, có ngôn ngữ và tập tục gần gụi nhau, họ là hậu duệ cùng tông tộc của tiên nhân Bách Việt. Người Việt cổ đã từ Lĩnh Nam phát triển, đem ngôn ngữ và văn hóa đi bốn hướng Đông Tây Nam Bắc trong thời gian vài ngàn năm, hình thành nên Bách Việt.《汉书•地理志》曾说:“自交趾至会稽七八千里,百越杂处,各有种姓” Hán thư địa lý chí từng nói: Tự Giao Chỉ đến Cối Kê bảy tám ngàn dặm, Bách Việt tạp ở, các hữu chủng tính. 广西、广东、云南、贵州、福建、台湾、浙江、安徽、上海、湖北、湖南、江西等地区,当年都生活着百越族人. Theo sử thư ghi chép, tại các nơi của TQ ngày nay như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Đài Loan, Triết Giang, An Huy, Thượng Hải, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây v.v. thời đó đều là người dân tộc Bách Việt sinh sống. Giáo sư Phạm Hoằng Qúi 范宏贵 Đại học dân tộc Quảng Tây nghiên cứu khảo cổ nhiều năm cho rằng các tộc người có totem trống đồng là có cùng cội nguồn Bách Việt, hậu duệ của họ như ngày nay phân bố rất rộng 今,百越族的后裔分布非常广泛,从广西、广东、云南、贵州、湖南、海南等省区,到东南亚的越南、老挝、泰国、缅甸等国家,远至印度东北部的阿萨姆邦广大地区 từ Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Qúi Châu, Hồ Nam, Hải Nam v.v. đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện, xa đến tận bang A Sam ở đông bắc Ấn Độ.

Những năm 80 thế kỷ trước, khảo cổ Quảng Tây khai quật di chỉ thành cổ bằng đất tại thôn Bách Ngân, Tường Châu, huyện Điền Đông, gọi di tích đó là “thành cổ Bách Ngân”. Thành xây bằng đất, móng rộng 12 mét, đoạn di tích thành cao 4 mét, quanh thành có hào nước bảo vệ, đây là thành quân sự. Di tích này minh chứng cho cuốn sách Lĩnh Ngoại Đại Đáp do Châu Khứ Phi soạn năm 1178 thời Nam Tống, kể rất kỹ về kinh tế, phong tục, sinh hoạt, sản vật , tài nguyên của vùng Lĩnh Nam tức Lưỡng Quảng ngày nay, là một trước tác quan trọng cho nghiên cứu lịch sử dân tộc 成书于1178年的《岭外代答》由南宋周去非所撰,记载了宋代岭南地区即今天两广一带的社会经济﹑少数民族的生活风俗,以及物产资源﹑山川﹑古迹等情况,成为民族历史研究非常重要的著作. Theo sách này ghi, đương thời vùng Quế Tây ngoài các con sông đường thủy còn có tất cả bốn con đường bộ, nối liền Vân Nam, Qúi Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và vùng Đông Nam Á. Trong sách có địa danh Hoàng Sơn Trại, quyển ba viết: Trung Quốc thông đạo Nam Man tất phải từ Hoàng Sơn Trại. Năm 2011 giới khảo cổ Quảng Tây tiến hành khai quật một di tích cổ thành, thu được tiền bằng đồng thời Tống như Hoàng Tống Thông Bảo, Thánh Tống Thông Bảo, Nguyên Phong Thông Bảo…Sau đó ở khu vực lân cận còn thu được nơi tích tụ bát sứ chứng tỏ đây là khu phố buôn bán, đây chính là trung tâm thương mại mà trong sách Lĩnh Ngoại Đại Đáp nói cái tên Hoàng Sơn Trại. Giao thông thời đó đã khá phát triển, có bốn con đường qui tụ tại Hoàng Sơn Trại là đường từ Điền Đông đến Nam Ninh, đường đến Trinh Phong Qúi Châu, đường đến Miến Điện, đường qua Bảo Đức đến Việt Nam. Thời đó Tống Cao Tông đang chống kịch liệt quân Kim, lùi đến Hàng Châu khôi phục Tống triều, gọi là Nam Tống. Lịch sử Nam Tống chủ yếu là chống quân Kim xâm lăng, nhưng quân Tống thiếu ngựa chiến vì con đường lên Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây mua ngựa đã bị quân Kim chặn. Bởi vậy phải mua ngựa từ Đại Lý cách xa một nghìn km đưa lên, thời đó dân gian gọi ngựa đó là “quảng mã”. Lái ngựa dong được ngựa từ Vân Nam đến Điền Đông thì ngựa đã gầy còm. Họ buộc chân ngựa lại, cho ăn hai cân muối, rồi thả chăn vỗ béo lại rồi mới bán. Gần Hoàng Sơn Trại có thôn tên là Bình Mã chính là nơi xưa tập kết chọn ngựa. Lại có thôn Thượng Pháp mà tiếng Choang có nghĩa là Thợ Sắt, có di tích nhiều vũ khí, đó là nơi rèn khí giới và móng ngựa để giao cho quân đội nhà Tống. Sách trên có nói: ngựa Mán đến, rồi hàng hóa khác cũng đến ùn ùn. Hoàng Sơn Trại đúng là trung tâm giao dịch thương mại thời bấy giờ, nó tồn tại sầm uất được 300 năm. Đến năm 1259 vó ngựa kỵ binh Mông Cổ kéo đến, 6 vạn quân Tống ở Hoàng Sơn Trại chống quân Mông Cổ, thương vong nặng nề, thành phố nổi tiếng một thời Hoàng Sơn Trại bị san bằng thành bình địa, chỉ còn lại dấu tích ngày nay là những đoạn vỡ vụn rời rạc. Từ đó nó bị chôn vùi dưới lớp bụi đất. Nhưng con đường “Bách Việt cổ đạo” thì vẫn còn tồn tại. Ngày nay nó hồi sinh bằng hình thức mới, là hệ thống giao thông hiện đại kết nối các nền kinh tế, kết nối các dân tộc gần gụi huyết thống, ngôn ngữ, văn hóa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác Lãn Miên về bài dịch "Vén sương mù phủ trên lịch sử Bách Việt".

Trích giảng kinh A Hàm: Kinh Rùa mù tìm bọng cây

Một hôm Phật ở Trùng Các Giảng Đường bên hồ Di Hầu, tôi nghe như vầy:

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Ví như quả đất sụp thành bể cả, có một con rùa mù sống vô lượng kiếp, một trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có bộng cây nổi chỉ có một lỗ, trôi giạt trên mặt biển theo gió sang Đông Tây, con rùa mù một trăm năm mới trồi đầu lên tìm bộng cây, sẽ gặp được bộng cây này chăng?

A Nan bạch:

-Không thể gặp, thưa Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì con rùa này nếu đến bể Đông, bộng cây đã theo gió đến bể Tây, Nam, Bắc bốn phía, chung quanh cũng vậy,

không thể gặp nhau.

Phật bảo A Nan:

-Con rùa mù tìm bộng cây tuy sai lạc, nhưng có lúc gặp nhau, kẻ phàm phu ngu si trôi giạt trong ngũ thú tạm được thân người, rất khó hơn con rùa mù kia tìm bộng cây. Vì cớ sao? Vì chúng sanh kia không hành nghĩa, không hành pháp,không hành thiện, không hành chơn thật, sát hại lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, tạo vô lượng tội ác. Thế nên, Tỳ Kheo! Đối Tứ Thánh Đế nếu chưa được vô gián đẳng, phải chuyên cần tìm phương tiện mong muốn tăng thượng, học vô gián đẳng.

Phật nói Kinh này rồi, chư Tỳ Kheo nghe Phật nói hoan hỉ phụng hành.

BÌNH: Qua câu chuyện rùa mù Phật dẫn trên, chúng ta xét có trái với tinh thần “Vô ngã” của Phật giáo không? Vì chủ trương của Phật giáo là phá ngã, thấy thân ngũ uẩn giả hợp như bèo bọt không nghĩa lý gì, tại sao ở đây lại quí thân?

Thật ra ở đây nói thân này “khó gặp”, không phải quý thân và quan trọng nó tợ hồ một bảo vật để tôn thờ như người ta lầm tưởng, mà ý nghĩa quý ở đây là muốn nói đến trong cuộc sống, thời gian sống, phải làm gì cho đúng ý nghĩa của nó.

Ở đời có hai hạng người lầm chấp:

-Hạng người thứ nhất quá bi quan đối với thân này, cho nó là bất tịnh, là xấu xa, đê tiện, tạm bợ v.v… rồi muốn phá hoại cho nó tiêu tan, như câu chuyện:

Khi Phật còn tại thế, một hôm giảng đạo Ngài nói về pháp “Quán thân bất tịnh”. Sau đó Ngài tuyên bố với chúng Tăng để cho Ngài ở yên một thời gian ba tháng, không ai được thăm viếng chỉ trừ một người thị giả thôi. Sau ba tháng trở ra Ngài

thấy số Tỳ Kheo bổng nhiên thưa thớt đi. Ngài hỏi lý do, thì A Nan thưa rằng: Sau khi nghe Thế Tôn giảng về pháp “Quán bất tịnh”, các Thầy Tỳ Kheo quán thấy thân này nhơ nhớp quá nên một số Thầy mướn người giết đi để khỏi còn thấy nó nữa! Phật liền họp các Thâỳ Tỳ Kheo lại, chế giới ngăn cấm: “Không ai được mướn người giết, nếu mướn giết là phạm giới”. Đó là hạng thứ nhất.

-Hạng người thứ hai thì trái lại, họ quá quan trọng thân này, quanh năm suốt tháng cứ một bề lo bồi bổ tưng tiu chìu chuộng cái thân, không dám dùng nó vào việc gì, mặc dù việc đáng làm và nên làm.

Hai hạng trên đều trái với tinh thần đạo lý của Phật dạy. Phật nói thân này là vô thường, bất tịnh v.v… là chỉ rõ lẽ thật cho chúng ta nhận thấy để khỏi đắm mê chạy theo dục lạc. Khi hiểu rõ rồi, chúng ta lại phải lợi dụng nó để tiến tu hoặc làm các việc lợi ích cho mọi người… chớ không phải hiểu rõ lý vô thường để bi quan chán đời rồi đi tự tử, thật là một điều lầm lẫn!

Với cặp mắt của người tu Phật, vẫn thấy thân này là giả tạm vô thường,không đáng kể, nhưng họ vẫn giữ lấy thân này để làm phương tiện tiến tu. Như người muốn qua sông, vẫn biết khúc gỗ mục không đáng giá chút nào, nhưng lúc chới với giữa giòng vẫn phải dùng nó làm chiếc phao khi mình chưa đến bờ. Có ai dại dột gì, khi còn lênh đênh ngoài biển mà vội bỏ “bè” không? Cũng thế, khi chưa đạt đạo thì phải mượn thân này làm thuyền bè để đến bờ giác ngộ. Khi qua đến bờ

lúc đó bỏ bè cũng không muộn gì. Nếu chưa đạt đạo mà vội hủy bỏ thân là một điều lầm lẫn đáng tiếc!

Trong Kinh chép: Một hôm Phật khơi một chút đất dính đầu móng tay đưa lên hỏi trong chúng hội:

“Đất đầu móng tay nhiều hay đất quả địa cầu nhiều?” Trong chúng hội đều đáp: “Bạch Thế Tôn, đất quả địa cầu rất nhiều, so với đất đầu móng tay có thấm vào đâu!”. Phật kết luận: “Cũng thế, chúng sanh khi bỏ thân này rồi mà trở lại được thân người rất ít như đất đầu móng tay, còn đi vào các thú thì nhiều như đất quả địa cầu”.

Cũng nói ý này Cổ Đức có câu: “Trăm năm cây sắt trổ hoa còn dễ, một phen mất thân này, muôn kiếp khó tìm” (Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhứt thất nhơn thân vạn kiếp nan).

Vì thế, chúng ta là hành giả đang đi trên lộ trình xa vạn dặm, phải có quan niệm chính xác đối với thân này để khỏi phải dở dang giữa đường mà chưa đạt đến bờ kia!

Trích " Nhặt lá bồ đề"

HT.Thích Thanh Từ

Nội dung trên chứng tỏ thời Đức Phật cũng đã xác nhận việc xuất hiện con người có xác suất bằng "0", và có thân xác để tu luyện thành Đạo quả cũng nhỏ bé "tiệm cận 0". Cho nên, thời đại nào có một vị Phật ra đời là rất rất hiếm gặp.

Việc tách bạch giữa hai dòng sử liệu Việt Trung tôi sẽ viết ngay sau!

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG

Những sự kiện:

- Chia đôi nước lập lời thề trên núi Thiên Đài, Hồ Nam: bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản và nam sông Dương Tử do Lộc Tục Kinh Dương Vương quản lý. Sau khi phân chia, vua Đế Minh ở nam Dương Tử giúp vua Kinh Dương Vương trong vòng 9 năm ổn định nước Văn Lang (___Nguyễn Bá Trạc và kết quả điền dã của bác sỹ Trần Đại Sỹ trong bài viết__).

- Tên nước chung trước khi phân chia vào thời vua Đế Minh được khắc trên chiếc đỉnh đồng Tư Mẫu Hậu thời nhà Thương - vua Vũ Đinh (khoảng 1200 tr.CN): Đại Hòa, cái tên này cũng tồn tại trong câu truyện Giấc mộng Nam Kha. Tên nước thời vua Phục Hy là Cực Lạc - được chép trong gia phả vua Hùng, sự kiện này liên kết đến câu Truyện bà Hoa Tư sinh ông Phục Hy. Tên Đại Hòa sau này nước Nhật có thời lấy lại tên này.

- Vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, được hiểu là cháu ruột của vua Thần Nông, Thần Nông -> Đế Thừa -> Đế Minh là 3 đời, còn Đế Tiết là anh ruột của vua Đế Thừa.

- Các đời trước vua Đế Minh và đời sau tính tới thời Hùng Quốc Vương:

+ Hòa Hy (0) -> Phục Hy (mộc) -> Thần Nông (hỏa) -> Đế Tiết (thổ) -> Đế Thừa (kim) -> Đế Minh (thủy): Quy tắc Ngũ Hành hay còn gọi là “Mật mã hoa mai” theo Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ, quy tắc này được sử dụng thường xuyên để giải mã lịch sử Văn Lang (Các bản Ngọc phả Hùng Vương, tranh thờ Đạo giáo miền bắc Việt Nam, tranh dân gian Hàng Trống, Sử ký, Kinh Thư, Xuân thu tả truyện, truyền thuyết bà Hoa Tư, sự tích ông Bàn Cổ, bà Nữ Oa…). Tính trung bình cho mỗi đời thời kỳ này thì vào thời vua Hòa Hy có niên đại ước khoảng 5130 năm trước (3130 trCN). Trong đó, gia phả chép rằng vua Đế Nghi là em ruột song sinh với vua Đế Minh, Đế Nghi sinh ra Đế Lai, Đế Lai sinh bà Âu Cơ, Âu Cơ lấy Sùng Lãm Lạc Long Quân sinh ra Hùng Quốc Vương. Hai anh em song sinh vua Đế Minh còn một người em trai là Nguyễn Nghi Nhân, ông không làm vua xứ nào cả, mà tu luyện đắc đạo, nhân dân suy tôn hiệu Thái Thượng Lão Quân - ông tổ của Đạo giáo.

+ Sự kiện con vua Kinh Dương Vương và Long Nữ là Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, tức hai anh em con chú bác lấy nhau, điều này giải thích tại sao các truyền thuyết trên thế giới hầu hết nói về tổ tiên nhân loại là hai anh em ruột lấy nhau sau trận đại hồng thủy.

- Tam Hoàng Ngũ Đế: là 5 vị từ Phục Hy, Thần Nông, Đế Tiết, Đế Thừa, Đế Minh và 3 vị Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng Quốc Vương.

- Bắc Dương Tử do vua Đế Nghi cai quản: tiếp nối triều đại Đế nghi - Đế Lai - Đế Chuyên Húc - Đế Cốc - Đế Chí… kéo dài cho tới hậu duệ là vua Nghiêu khoảng 530 năm (tham khảo chính Các bản Ngọc phả Hùng Vương, Sử ký, Xuân thu tả truyện, Hoài Nam Tử liệt truyện, Lục độ tập kinh và lịch sử khởi nguyên của dân tộc ta, Kinh Thư, Đại Việt sử ký toàn thư, Hán thư địa lý chí…). Sau Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn truyền cho Vũ: Đây có thể được xem là Tam Hoàng Ngũ Đế của bắc Dương Tử, nhưng bản chất chính vẫn là Tam Hoàng Ngũ Đế nam Dương Tử bởi vì vua Kinh Dương Vương được tôn suy là thần Mặt Trời - Ngọc Hoàng Thượng Đế.

- “Mật mã hoa mai thứ hai” theo Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ: Kinh Dương Vương (mộc) -> Đế Minh (hỏa) -> Thần Nông (Thổ) -> Hùng Quốc Vương (Kim) -> Lạc Long Quân (thủy). Mật mã này được dùng hầu hết trong lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng.

- Vua Kinh Dương Vương lên ngôi năm Nhâm Tuất 2879 tr.CN - năm này được lấy làm mốc chuẩn thời gian cho toàn thế giới, bởi ngài được tôn sung trên toàn thế giới (cần phản nghiên cứu và phân tích lịch sử văn hóa, tính ngưỡng của Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy La, Ấn Độ, Maya… rồi sau đó đối chiếu, giao hội, quy nạp rất phức tạp).

- Có 18 đời Hùng Vương, trong đó Kinh Dương Vương là vua Hùng thứ nhất của đời thứ nhất, Lạc Long Quân là vua Hùng đời thứ hai, Hùng Quốc Vương là vua Hùng thứ ba và Sơn Tinh tức Hùng Hoa Vương là vua Hùng đời thứ tư. Tổng số 18 đời có 108 vị vua, vua An Dương Vương là vị vua cuối cùng tức vua Hùng thứ 108.

- Số lượng các vua Hùng từ đời thứ 1 tới đời thứ 5: lưu trữ qua mật mã trên các bức tranh thờ Đạo giáo của các dân tộc miền Bắc Việt Nam, dân tộc Choang Quảng Tây… (còn gọi là Âu Việt).

- Số lượng các vua Hùng từ đời thứ 6 tới đời thứ 18: lưu trữ qua Các bản Ngọc phả Hùng Vương (còn gọi là Lạc Việt), tuy nhiên vị trí vua An Dương Vương phải giải mật ngữ, chẳng hạn cần phải sử dụng con số 108 của kinh sách Phật giáo như 108 tiếng chuông chùa đánh lên vào đêm Giao thừa, 108 hạt bồ đề trong một chuỗi hạt. Số vị vua trong đời vua Hùng thứ 17, 18 ngay cả trong Ngọc phả Hùng Vương cũng không rõ ràng, do vậy cần sử dụng các thông tin tâm linh khác nữa, ghi nhận trong website: kynguyentamlinh.com.

- Vua An Dương Vương thuộc bộ Vân Nam, để làm vua Văn Lang rõ ràng, ngài phải lấy một công chúa con vua Hùng thứ 18, sinh con gái đó chính là Mỵ Châu. Ngài tổ chức xây thành Cổ Loa - hộ thành cho kinh thành Bạch Long (đảo Bạch Long Vĩ tức đuôi Rồng Trắng) tức Thăng Long Hà Nội ngày nay. Thành Bạch Long (tôi đã phân tích nhiều, đây cũng chính là kinh đô Văn Lang, đồng thời cũng là kinh đô thời vua Đế Minh cho toàn bộ bắc và nam Dương Tử. Kinh thành Bạch Long ngoài dữ kiện lịch sử còn phải đối chiếu thiên văn Đông phương qua Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên: đây gọi là “tại Thiên chiếu Địa” (tham khảo Thiên văn Đông phương, logic được những sự kiện Thánh Gióng đánh giặc Ân, An Dương Vương từ Vân Nam tiếp nối hùng Vương 18 (vị vua Hùng 107) chống Tần, xây thành Cổ Loa, xây dựng một nền văn hóa đồ đồng Điền rực rỡ, giao quyền cho các bộ Văn Lang qua trống đồng như cho Indonesia…, Tam Quốc Chí, Sử ký, Tả truyện, Thủy kinh chú, Đại Việt sử ký toàn thư, Kinh Thư, Lịch sử Trung Quốc, Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Lĩnh Nam chích quái, Lĩnh Nam dật sử, Đông Chu liệt quốc, cổ vật khai quật Việt Nam và Trung Quốc, trống đồng Cổ Loa…)

- Giặc Ân tấn công Văn Lang thời Hùng Vương 6, khoảng thế kỷ thứ XVII tr.CN, lúc nhà Ân hùng mạnh nhất thay thế nhà Hạ, Văn Lang mất 3 tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam và Giang Tây, dĩ nhiên vua Hùng thứ 6 không lấy lại là có lý do của nó. Sau này, đến thời Vũ Đinh (cùng vợ là nữ tướng Phụ Hảo) phát triển mạnh về vũ khí, quân sự có tổ chức tấn công ra các vùng xung quanh của Văn Lang như Quý Châu nhưng thất bại. Thời kỳ này, 3 tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam và Giang Tây đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Thương muộn qua các cổ vật đồ đồng xanh. Lịch sử chiến tranh với Ân không chỉ qua truyền thuyết Thánh Gióng, mà còn nhiều di tích lịch sử khác còn tồn tại đến ngày nay. Bộ Vũ Ninh nay còn tên gọi ở tỉnh Giang Tây - nơi yết hầu giữa bắc nam Ngũ Lĩnh, mà chúng ta còn thấy sau này quân Tần tấn công qua nẻo vào Nam Việt này rất nhanh). Tỉnh Quý Châu có tên là Quỷ Đỏ (Guizhou). Chính thời kỳ này, vua Hùng thứ 6-7 (cuối 6 đầu 7) tức Lang Liêu ngoài bánh Chưng bánh Dầy đã mã hóa toàn bộ các phương pháp tính toán Âm dương ngũ hành như phong thủy, tử vi, thái ất, kinh dịch… sai lệch độ số Tốn Khôn, lưu trữ số liệu các đời vua Hùng từ thứ 1 đến thứ 5 trong tranh thờ Đạo giáo miền Bắc Việt Nam và Quảng Tây (Âu Việt). Toàn bộ tổ tiên các vua Hùng lưu trữ qua tranh thờ Đạo Mẫu hàng Trống và tranh Đông Hồ nữa, bức giá thánh vua Lạc Long Quân ở đền Bình Đã, Hà Tây cũng là một bản lịch sử thời Hùng Vương, được chế tác vào thời Lý.

- Hạ Vũ lấy vợ Đồ Sơn Thị: Cha vua Hạ Vũ là ông Cổn không hoàn thành nhiệm vụ ngăn lũ, dẫn thủy nhập điền bị xử chết, Hạ Vũ thay thế nhưng chắc chắn là chưa có kinh nghiệm cho nên đã sang Văn Lang học hỏi, cùng đi với các chư hầu bấy giờ. Sau lấy vợ Đồ Sơn, Hải Phòng tức câu truyện Tấm Cám (bà Tấm), tích này còn ghi nhận trong sách Bát Tiên Quá HảiTây Du Ký, Kinh Thư, Sử ký Trong lịch sử Việt Nam, có truyền thuyết và đền Bà Tấm là hoàng hậu Ỷ Lan nhưng đây là mật ngữ thời Lý với các vị vua Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Bồ Tát Nguyễn Minh Không, Từ Đạo Hạnh,… cho con cháu tìm về câu truyện Tấm Cám, bởi câu truyện này có trước thời Lý rất xa, phổ biến tương tự cả ở nam Trung Quốc chứ không riêng Việt Nam (phải liên kết cả các nội dung văn bia thời Lý, Trần bởi thời kỳ này các tác giã mã hóa lịch sử trong các câu truyện Phong thần, Tam quốc chí, Thủy hử, Bát tiên quá hải, Tây du ký, Lĩnh Nam dật sử, Tùy Đường diễn nghĩa, rối nước…).

- Triệu Vũ Đế: Lập nước Nam Việt, truyền ngôi 5 đời, ngôi mộ của Triệu Văn Đế được phát lộ ở Quảng Đông là một chứng tích cực kỳ quan trọng giúp hiểu rõ văn hóa vật chất thời kỳ này. Vua An Dương Vương gả công chúa Mỵ Châu cho Trọng Thủy là để thống nhất lại Văn Lang, tránh chiến tranh. Sử Trung Quốc chỉ chép con vua Triệu Đà là “Thủy” chứ không phải “Trọng Thủy”, chữ “Trọng” được thêm vào là mật ngữ của truyện Tam quốc chí - Lý Ông Trọng, có 2 người vợ,có lẽ người vợ thứ hai là công chúa Tần bởi có tích ông qua Tần chống Hung Nô và được gả công chúa. Trọng Thủy và Mỵ Châu có một con trai chính là Triệu Văn Đế ở trên. Tại sao Trọng Thủy trở thành Lý Ông Trọng, bởi vì mật ngữ vua An Dương Vương mang dòng họ Lý ở Vân Nam, 1.000 năm sau chúng ta còn thấy nước Đại Lý ở Vân Nam (Tam quốc chí, đền Lý Ông Trọng, Sử ký, đền Đồng Xâm, Lĩnh Nam dật sử, Thiên Nam ngữ lục, Thủy kinh chú, Hoài Nam Tử liệt truyện…).

- Gia phả Hùng Vương ghi nhận có 113 chiếc ấn đang được chôn cất và bảo vệ, bao gồm 5 chiếc ấn thời nhà Triệu và 108 ấn của các vua Hùng, chứng tỏ con số 108 vua Hùng là chính xác.

- Biên giới Văn Lang: dòng Dương Tử được ngăn chia, châu Kinh và châu Dương trong Kinh ThưThượng Thư chính là Kinh Dương Vương “nam Dương Tử Bách Việt ở”. Sử Trung Quốc sau này ghi nhận một phần đất thời Xuân Thu Chiến Quốc lấn qua nam Dương Tử vì thời Ân, Văn Lang không tấn công lấy lại những vùng này: Giang Tây, Hồ Nam và Chiết Giang. Đến thời Chu chúng được phân phong cho con cháu.

- Phía nam Việt Nam ngày nay là các nước Đông Nam Á, họ chính là các bộ của Văn Lang, bởi vì biểu tượng quyền lực là trống đồng bao phủ ở đây, ngoại trừ Philippin vì cho tới thời vua An Dương Vương, ít người sinh sống và thường xuyên đối diện bão lũ. Không chỉ trống đồng, các quy tắc xã hội và phong tục tập quán khác cũng được áp dụng chung cho các bộ mà còn thấy như tục ăn trầu, xăm mình, tính ngưỡng thờ thần, lễ hạ điền, tục đám cưới trầu cau, thuyến âm dương ngũ hành cũng tồn tại ở các nơi này… Đặc biệt, bộ trống âm dương ở Indonesia là Selayar và Sangeang chỉ thua kém bộ trống Hoàng Hạ - Ngọc Lũ và Sông Đà, Cổ Loa mà thôi (cần phải xem các bài viết quý giá của tác giả Nguyễn Xuân Quang bacsinguyenxuanquang.wordpress.com). Ranh giới phía nam Văn Lang tới Băng-la-đét là dừng (Lĩnh Nam Chích quái, trống đồng, thạp đồng, giáo đồng…).

- Phía thượng nguồn sông Dương Tử và sông Hồng: ranh giới Văn Lang vùng này rất mù mờ, cần đối chiếu lịch sử Tây Tạng và truyền thuyết núi Côn Lôn của Ngọc Hoàng Thượng Đế - Kinh Dương Vương. Sau này, thành Cổ Loa thời vua An Dương Vương còn gọi là thành Côn Lôn. Đồng thời, giải mã kinh sách Phật giáo ranh giới này gọi là biểu tượng “Tam giác trí ấn” trong Thai tạng giới của Mật Tông Phật giáo. Dĩ nhiên, còn mật mã khác đó là chữ Rìu Việt - bản đồ Văn Lang cổ đại. Chữ Việt bộ Mễ thể hiện cái cối xay lúa Việt, nền nông nghiệp lúa nước và chữ Việt bộ Tẩu thể hiện con thuyền Bát nhã đưa người từ sông mê bến lú sang bờ bến giác ngộ. Cho nên, lịch sử Văn Lang là lịch sử Phật giáo, để giải nó cần phải sử dụng “Mật mã hoa mai” thứ ba, liên kết toàn bộ 5 tông giáo Văn Lang bao gồm Đạo Mẫu, Thần đạo (Phật giáo), Đạo giáo, Nho giáo, Đạo Tổ Tông:

Phương Đông (Thần đạo sao chuyển thành Phật giáo, hành mộc) -> phương nam (Đạo Mẫu, hành hỏa) -> trung tâm (Đạo thờ Tổ Tông, hành thổ) -> phương tây (Đạo giáo, hành kim) -> phương bắc (Nho giáo, hành thủy).

- Để giải lịch sử Phật giáo và các vị thần, phật, tiên, thánh là các vua Hùng, chúng ta phải giải mật mã quan trọng nhất trong bộ Kinh Pháp Hoa và truyện Phật Bà Chùa Hương (vợ vua Thần Nông, chi tiết này tôi nhận định sai trong 2012 - Cuộc chuyển thế vĩ đại đã đăng là vợ vua Đế Minh). Sau đó kết hợp với kiến trúc chùa miền bắc Việt Nam, bàn thờ chính điện Đại Hùng bài trí tượng Phật, cùng so sánh đối chiếu với Thai Tạng Giới, Kim Cương Giới của Mật Tông, Kinh đà là ni xuất tượng, toàn bộ các thần thánh an trí trong tranh thờ Đạo giáo, tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống, Kinh Hoa Nghiêm, đối chiếu với tín ngưỡng cổ Ai Cập, Lưỡng Hà, đạo Hindu Ấn Độ, Kinh Trường A Hàm, Kinh A Tỳ Đạt Ma Câu Xá, Kinh ánh sáng hoàng kim, Kinh Lăng Nghiêm… cùng phối chiếu với thiên văn Đông phương, các phương pháp cổ như Tử Vi, Phong Thủy, Dịch Kinh, Thái Ất…): đã giải trong cuốn 2012 - Cuộc chuyển thế vĩ đại, cuốn này chỉ sai sót 5% cho các nhân vật lịch sử mà thôi. Cuối cùng, đối chiếu với bộ trống đồng âm dương Hoàng Hạ - Ngọc Lũ, bởi trống là pháp khí quan trọng nhất trong các tôn giáo và văn hóa dân gian Văn Lang, lúc này chúng ta sẽ biết bộ trống này được chế tác thời kỳ nào, và cũng sẽ biết được trống đồng Thương, Trung Quốc tương ứng.

- Quan hệ quốc tế: Giải mã mật ngữ Ai Cập sẽ biết được tôn giáo thờ thần được lập khoảng 2700 tr.CN tức sau khi vua Kinh Dương Vương lên ngôi 2879 tr.CN, sau 180 năm chứng tỏ đã có giao thương. Đối với Ấn Độ, di chỉ hohejo-daro có niên đại xưa nhất 2300 tr.CN cũng chứng tỏ không vượt quá thời kỳ tôn giáo Ai Cập. Vùng Lưỡng Hà, châu Mỹ cũng không ngoại lệ. Lịch sử các nền văn hóa thế giới ghi chép rõ tới khoảng 3100 tr.CN, chỉ lịch Maya nói năm bắt đầu chu kỳ khoảng 3140 tr.CN - đây chính là thời kỳ tương ứng vua Hòa Hy trong Phả hệ Hùng Vương ở trên.

- Các vùng văn hóa khai quật ở Việt Nam và Trung Quốc: thời kỳ vua Đế Minh nằm trong thời đồ đồng, đá mới đang tiếp diễn, cho nên phải phối hợp xem xét nhận định, với một mốc quan trọng: đó là kinh đô Văn Lang ở Hà Nội, Việt Nam. Các văn hóa vật thể thời kỳ này là ống tông và đĩa bích, rìu Việt và nha chương.

Chúng ta phải nghiên cứu cả thế giới, quy nạp và giao hội lại, số lượng sách nghiên cứu khoảng 150 lần số sách liệt kê ở trên, lúc này thông tin sẽ "dừng".

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG

Những sự kiện (tiếp theo):

- Hồng Bàng Thị: như bác Lãn Miên đã phân tích trong các bài viết Tiếng Việt, tuy nhiên chữ “hồng” còn có ý nghĩa là lũ lụt tức “nạn hồng thủy” – ý nghĩa này được giả thích trong Tùy Đường Diễn nghĩa của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, mặt khác chữ “hồng” cũng là biểu tượng của vua Kinh Dương Vương “chim hồng” loài chim bay cao và xa nhất, có thể vượt hàng ngàn km không ngừng nghỉ. Từ những mật mã hoa mai, chúng ta triển khai phân loại âm dương ngũ hành cho các loài chim kiếm ăn dưới nước: Phương đông (mộc, hồng hạc) -> phương nam (hỏa, cò trắng) -> trung tâm (thổ, bồ nông) -> phương tây (kim, vạc xám) -> phương bắc (thủy, cốc đế). Mật mã này để giải mã tất cả các trống đồng Đông Sơn, đặc biệt là bộ trống đồng bố mẹ (trống đồng âm dương) Hoàng Hạ - Ngọc Lũ.

- Xích Quỷ: tên nước thời vua Kinh Dương Vương, chữ “Quỷ” gồm 3 chữ “Vương” cho nên Xích Quỷ nghĩa là “Ba mặt trời” hay Tam Dương. Trong bức tranh Tam Dương Khai Thái và Tam Đa sẽ lý giải được Tam Dương chính là: Đế Minh (thần Shiva trong Đạo Hindu), Kinh Dương Vương (thần Vishnu) và Lạc Long Quân (thần Brahma).

- Nước Văn Lang có 15 bộ và có một bộ tên Việt Thường: Ghi nhận Việt Thường trong Lĩnh Nam Chích Quái, sự kiện giao hảo Văn Lang với Trung Quốc thời vua nghiêu - tặng lịch rùa và khi về vua Nghiêu tặng “xe có gắn kim chỉ nam”, trong câu truyện thì Việt Thường là nước Phù Nam cổ (bao gồm Thái Lan, Campuchia ngày nay), tuy nhiên giao hội các sự kiện lịch sử thì đó phải là nước Miến Điện - bộ cuối cùng trong Văn Lang giáp ranh với Băng-la-đét. Trong Lĩnh Nam Chích Quái còn nói đến ranh giới nước Văn Lang qua câu truyện Ấn Độ Mahabrata được định vị trục nam bắc: Ấn Độ - Sri Lanca. Do đó, Việt Thường chắc chắn là Miến Điện, từ đó chúng ta có thể lý giải ý nghĩa chữ “Việt Thường” chính xác, đó là: thường nhiên, thường tại, sự quay trở lại, trở về, mãi mãi là nước Việt, người Việt.

- 15 bộ Văn Lang chính là chòm sao Thiên Long ứng với 14 ngôi sao tạo nên chòm sao này, còn bộ Phong Châu trung tâm hay bộ Gió (bộ Vô Hình) nằm ở đầu não của chòm sao Thiên Long. Từ đó, chúng ta mới hiểu tại sao câu truyện Văn Lang tặng vua Nghiêu “lịch rùa” tức thời gian này đang trong chòm sao thiên cực bắc Thiên Long.

- Giao Chỉ: đàn Nam Giao tế Trời Đất, chữ thập (số 10) chính trục Càn Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái, chỉ chòm sao thiên cực bắc Tiểu Hùng.

- Sự kiện Đế Minh nhân đi tuần thú phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vũ Tiên, sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương): trong Mật mã hoa mai thứ nhất về Ngũ Đế ở phương bắc hành thủy, còn Mật mã hoa mai thứ ba về 5 tôn giáo Văn Lang ở phương nam hành hỏa, lấy chính là sự chuyển đổi từ Tổ Tông -> Đạo giáo ứng từ bắc -> nam.

- Tản Viên Sơn Thánh: thời vua Hùng thứ 18 - Hùng Duệ Vương 107, là vị tướng và quân sư lỗi lạc, tài ba đã tư vấn cho vua Hùng truyền ngôi cho vua An Dương Vương “tùy thời biến dịch”. Vua An Dương Vương lập lời thề chém vào đá trên đỉnh Nghĩa Lĩnh (ghi nhận trong Tam Quốc Chí, thần tích và truyền thuyết).

- Chử Đồng Tử Đạo Tổ: thời vua Hùng thứ ba đầu tiên tức Hùng Quốc Vương, đã giải rồi và từ đó, chúng ta hiểu được câu truyện Lão Tử hóa hồ tức Đạo Tiên đã truyền sang phương tây thời kỳ này, hoàn toàn phù hợp tôn giáo thờ thần Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ… Nhưng Lão Tử hay Chử Đồng Tử lại không xuất hiện trong các nhân vật thần thoại ở các vùng này.

- Sự tích dưa hấu: đã giải mã, ranh giới đông bắc của nước Đại Hòa thời vua Đế Minh tức Nhật Bản ngày nay, sau này Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng mã hóa nền văn hóa Nhật Bản trong bộ bài Tam Cúc.

- Tổ Quốc hay Quốc Tổ: cấu trúc “nội Công ngoại Quốc” của một ngôi chùa tức Âu Cơ - Quan Âm Bồ Tát và Lạc Long Quân - Di Lạc Bồ Tát -> có con là Hùng Quốc Vương đặt tên nước Văn Lang (tranh chim công Đông Hồ tức tranh Cao Quý Đồ Quan, Khổng Tước Minh Vương Kinh). Cho nên, vua Lạc Long Quân và mẫu Âu Cơ được gọi là Quốc Tổ chứ không phải Hùng Quốc Vương hay Kinh Dương Vương, các vị này ở vai trò đặc biệt khác trong cấu trúc tín ngưỡng trên thế giới trong đó, vua Kinh Dương Vương là Ông Tổ của các Tôn giáo.

- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương tức là tổ của các vua Hùng tính từ vua An Dương Vương, Vua Kinh Dương Vương được suy tôn là Thần Mặt Trời - Đại Nhật Phật - Ngọc Hoàng Thượng Đế - Ông Trời trong dân gian, ngày 8 tháng 3 âm lịch, 8 và 3 chính là độ số hành Mộc (cung Cấn, Chấn) trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ, cách sử dụng các độ số này được dùng như mộ quy tắc thời gian của những ngày đại lễ trong lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng Văn Lang. Ngày này sẽ kết hợp với ngày Tết Thanh Minh mùng 3 tháng 3 chính là Tây Vương Mẫu - Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay - Mẫu Thượng Ngàn - Bà chúa Tằm - Thái Dương Thần Nữ, số 3 trùng cũng độ số cung Chấn, ngày này gọi là ngày Tết Thanh Minh (gọi tên chính xác là ngày Tết Phụ Nữ) thời Hùng Vương với tục làm bánh trôi bánh chay.

Đền Hùng với Đền Thượng, Đền Trung và Đền Hạ đã được giải mã, một số hiệu chỉnh cũng sẽ được bổ sung sau, tuy nhiên ngày giỗ Tổ Hùng Vương tức giỗ chung cho các vua Hùng và tổ tiên các ngài, hay tổ tiên dân tộc Việt nước Đại Hòa. Ngày này được phân biệt với ngày Tết Nguyên Đán - Tết Nhân Loại và Vũ Trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG

Những sự kiện (tiếp theo):

Như đã viết, lịch sử Văn Lang chính là lịch sử 5 Đạo giáo thời kỳ này, đồng thời cũng là phát tích các tôn giáo trên thế giới. Lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng Văn Lang đã bao phủ toàn bộ trái đất này, nếu không cho là quá đáng, chiếm tỷ trọng ít nhất 60% toàn bộ các nền văn minh trên thế giới thời cổ đại và kéo dài tới nay, và cho mãi mai sau. Chúng ta cần phải phân tích lại nguồn gốc của Phật giáo, kể từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo để làm rõ cổ sử Văn Lang.

Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc kinh sách của Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa, một số cho rằng đã có trước thời Phật Thích Ca (xa nhất khoảng 624 tr.CN), một số lại cho rằng từ Phật Thích Ca mà ra, sau được tổng kiết tập lần thứ nhất sau khi ngài nhập niết bàn không lâu.

Trong kinh sách Tiểu Thừa ghi nhận có 5 vị cổ Phật và nhiều vị Bồ Tát trước Phật Thích Ca, đồng thời Các bản Gia phả Hùng Vương cũng ghi nhận những sự kiện ngài qua Văn Lang tại Hà Tây, Hà Nội, Việt Nam ngày nay học đạo, rồi đắc đạo cho đem kinh sách Phật giáo từ nơi đây về trước.

Qua việc xác định biên giới nước Văn Lang tới Miến Điện, thì rõ ràng việc Phật Thích Ca “bước qua” nước Văn Lang quả thật là rất gần, đây là một khả năng.

Ngày nay, tại Miến Điện còn lưu trữ lại những thông tin quý báu về các vị cổ Phật, đặc biệt ở ngôi chùa nổi tiếng Ananda và chùa Vàng, điều này chứng tỏ có những điểm khác biệt trong thờ tự của Phật giáo.

Truyền thuyết của Nêpan nơi đản sinh Phật Thích Ca cho rằng, nước này được lập bởi Bồ Tát Phổ Hiền, tuy nhiên ta đã biết ranh giới Văn Lang chỉ tới Miến Điện là hết. Đồng thời, Tây Tạng cũng cho rằng nước họ có tổ tiên là Quan Âm Bồ Tát, một trong những truyền thuyết kỳ lạ còn sót lại, không chỉ vậy, Tây Tạng là quốc gia được lập bởi “đất bùn của những con Dê” tức Dương - Mặt Trời - Đại Nhật Phật trong Kim Cương Thừa ở Tây Tạng.

Việc khai quật di chỉ mohejo-daro của Ấn Độ làm phát lộ các cổ vật thời kỳ sớm nhất khoảng 2300 tr.CN về các tượng thần Shiva, Brahma tọa thiền… chứng tỏ tôn giáo thờ Thần đã có trước Phật giáo thời kỳ Phật Thích Ca rất xa, mà chúng ta cũng đã biết Tam vị nhất thể Shiva, Vishnu, Brahma chính là Tam Dương hay Tam Đa Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, cho nên khả năng có sự chuyển đổi từ Thần giáo (kể cả Hindu giáo) chuyển sang Phật giáo. Chưa kể, lịch sử tín ngưỡng thờ thần của vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy La…

Sự kiện Bồ Tát Vô Trước (thế kỷ thứ IV) lên cung trời Đâu Suất học Duy Thức từ Bồ Tát Di Lạc, được ngài đọc cho ghi 100 quyển Du già địa sư luận chứng tỏ kinh sách Phật giáo vẫn có thể ra đời sau thời Phật Thích Ca (ông dùng phép xuất hồn - một trong những phép thần thông của Phật giáo).

Trống đồng cha mẹ Hoàng Hạ - Ngọc Lũ ghi chép trò chơi Trồng nụ trồng hoa của các bé gái với nội dung bài hát trong trò chơi về ngày mùng 8 táng 4 đản sinh Phật, đã khẳng định thời kỳ chế tác trống đồng trên là đã có Phật giáo (ít nhất thế kỷ thứ VII tr.CN, theo phân tích ý nghĩa hoa văn nó có niên đại ít nhất thế kỷ thứ X tr.CN và cùng thời với trống đồng thời Thương muộn, chế tác tại Hồ Nam, Trung Quốc).

Bồ Tát Từ Đạo Hạnh ghi nhận trong trò chơi Rối Nước: “Đám rước kiệu đi thần về Phật” là ý nói “một số các vị Thần trong Thần Đạo khi phân tích sẽ chính là các vị Phật”.

Một di tích quan trọng là đại bảo tháp Sanchi ở Ấn Độ (thế kỷ III tr.CN) thời vua Asoka, còn lưu giữ những mật ngữ về Phật giáo và thuyết Âm Dương Ngũ Hành, minh chứng cho lịch sử Phật giáo và học thuyết trên vào thời kỳ này.

Trên đây chỉ một vài chứng tích và chứng cứ về lịch sử Phật giáo còn chưa được rõ ràng với các câu hỏi. Dưới đây là một mật ngữ siêu đẳng về sự truyền y bát trong Phật giáo đối với công cuộc “Chuyển Pháp Luân”, nếu không nắm rõ thì cũng không giải được Việt cổ sử:

- Kinh Dương Vương - Đại Nhật Phật (Chuyển Thánh Luân Vương): Nhất kỳ phổ độ.

- Phật Thích Ca Mâu Ni (Chuyển Luân Vương): Nhị kỳ phổ độ.

- Lạc Long Quân - Phật Vương Di Lạc (Chuyển Thánh Luân Vương): Tam kỳ phổ độ, lần cuối cùng “Chân Lý” sẽ xuất hiện và sẽ tồn tại trong 70.000 năm nữa kể từ Năm chuyển thế 2012.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG

Những sự kiện (tiếp theo):

Nơi khởi nguyên đạo Phật

Bồ đề đạo tràng được xem là khu thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ và được sự quan tâm với lòng kính trọng đặc biệt đối với Phật tử và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Bồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô BodhGaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam bang Bihar, cạnh dòng sông Ni Liên Thiền (Niranjara).

Vào thế kỷ thứ VI trước kỷ nguyên tây lịch, chính nơi đây đã xảy ra sự kiện trọng đại và chỉ xảy ra một lần duy nhất trong Hiền Kiếp đó là sự giác ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhāttha) dòng họ Thích Ca (Sakyā), dưới cội cây Pippala, hay còn được gọi là cây Bồ Đề, sau 49 ngày thiền định. Từ sự kiện trọng đại nhất mà trải qua nhiều đại kiếp mới xuất hiện trên thế gian, quý giá gấp trăm ngàn lần so với loài hoa linh thoại ngàn năm trổ hoa một lần, đó là người con Phật chúng ta có được diễm phúc tôn thờ đấng đại giác Thích Ca Mâu Ni nói riêng hay nhân loại thừa hưởng được một chân lý tuyệt vời, một niềm phúc lạc vô biên ngay tại cõi đời này nói chung.

Giá trị nhất trong khu thánh địa này chính là ngôi Đại Tháp và cội cây Bồ Đề thiêng, nơi đức Phật thành đạo vẫn còn tồn tại mãi theo dòng chảy thời gian. Cho dù cuộc đời có đổi thay bao lần, sự cố tình tàn phá của những kẻ đối nghịch, sự biến thiên thăng trầm trong vũ trụ, thì những gì liên quan đến cuộc đời đức Phật vẫn còn lý do để tồn tại, để được biết đến như một báu vật trong tiến trình phát triển văn minh và văn hoá nhân loại.

Vào ngày 27-6-2003, UNESCO, một tổ chức văn hoá, xã hội, giáo dục của liên hiệp quốc chính thức công nhận Bồ Đề Đạo Tràng trong danh sách di tích văn hoá thế giới. Mặc dù đó cũng là niềm vinh dự lớn lao nhưng không là vấn đề quan trọng mà quan trọng nhất là chân giá trị Phật giáo, đạo Phật đã đóng góp được gì cho thế giới cho nền văn minh nhân loại, cho hạnh phúc của con người thì sự công nhận muộn màng đó có nghĩa lý gì đối với bề dày lịch sử của Phật giáo chúng ta!

Hiện nay, khu Bồ Đề Đạo Tràng có diện tích khoảng 3ha đất, bao gồm nhiều thánh tích quan trọng như tháp Đại Giác, cội Bồ Đề, Bảo Toà Kim Cương, bảy nơi đức Phật ngự sau khi thành đạo, quần thể tháp cổ..... Và dường như Bồ Đề Đạo Tràng khu là thánh tích còn nguyên vẹn nhất so với tất cả những thánh tích khác liên quan đến Phật giáo.

Truyền thuyết Phạt Thích Ca Mâu Ni đắc đạo dưới cội Bồ Đề được xây dựng bởi người Việt để lại cho hậu thế, nếu chúng ta biết được lịch sử Văn Lang chính là lịch sử Phật giáo (chuyển tiếp của Thần Đạo):

- Cây Bồ Đề: cùng họ Cây Đa - Tam Đa Phúc - Lộc - Thọ: Đế Minh - Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân. Tây Du Ký viết Tôn Ngộ Không học 72 phép biến hóa từ Bồ Đề Tổ Sư trước khi có khả năng "quậy phá", đánh đến tận điện Linh Tiêu trên Trời, khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng phải trốn nấp dưới ngai vàng.

- 49 ngày: cũng là số ngày cúng tế của một con người sau khi mất, con số này chỉ duy nhất có ở Văn Lang mà thôi. Nó mang ý nghĩa khi "đắc đạo", chúng ta có những khả năng như điều động linh hồn tách rời thân xác và đi chu du bốn biển năm châu một cách dễ dàng, vô giới hạn về không thời gian.

- Thế giới: các dân tộc khác cũng có thời gian tang ma nhưng không đúng con số 7x7 của Văn Lang. Ai Cập cũng tôn sùng cây Đa, Đề, Sung, Si, y như nước ta vậy, chẳng hạn đối với họ khi cầu con cái họ thường xin Cây Sung vì nó có vô số quả. Nếu chúng ta đi sâu vào tìm hiều văn hóa Ai Cập thì Cây Sung Ai Cập là biểu tượng cho nữ thần cho con Isis - Quan Âm Bồ Tát (Quan Âm Tống Tử) - Mẫu Âu Cơ Văn Lang. Cho nên, Pharaoh đã tạc con Sư Tử ở trước Kim Tự Tháp Kheops hướng về Đông tức là về Phong Châu - kinh đô Văn Lang (chứng minh phức tạp lắm, tùy duyên).

Hoa Ưu đàm ba la: chỉ duy nhất viết trong kinh Phật, chưa ai thấy cả, sau 2.500 năm mới trổ hoa một lần, trong 12 năm qua (1 giáp) nó nở khắp nơi trên thế giới mà người ta lại "biết" - do cảm ứng. Khi xuất hiện, thì một vị Chuyển Luân Thánh Vương ra đời.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG

Những sự kiện (tiếp theo):

- Hồng Bàng Thị: như bác Lãn Miên đã phân tích trong các bài viết Tiếng Việt, tuy nhiên chữ “hồng” còn có ý nghĩa là lũ lụt tức “nạn hồng thủy” – ý nghĩa này được giả thích trong Tùy Đường Diễn nghĩa của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, mặt khác chữ “hồng” cũng là biểu tượng của vua Kinh Dương Vương “chim hồng” loài chim bay cao và xa nhất, có thể vượt hàng ngàn km không ngừng nghỉ. Từ những mật mã hoa mai, chúng ta triển khai phân loại âm dương ngũ hành cho các loài chim kiếm ăn dưới nước: Phương đông (mộc, hồng hạc) -> phương nam (hỏa, cò trắng) -> trung tâm (thổ, bồ nông) -> phương tây (kim, vạc xám) -> phương bắc (thủy, cốc đế). Mật mã này để giải mã tất cả các trống đồng Đông Sơn, đặc biệt là bộ trống đồng bố mẹ (trống đồng âm dương) Hoàng Hạ - Ngọc Lũ.

- Xích Quỷ: tên nước thời vua Kinh Dương Vương, chữ “Quỷ” gồm 3 chữ “Vương” cho nên Xích Quỷ nghĩa là “Ba mặt trời” hay Tam Dương. Trong bức tranh Tam Dương Khai Thái và Tam Đa sẽ lý giải được Tam Dương chính là: Đế Minh (thần Shiva trong Đạo Hindu), Kinh Dương Vương (thần Vishnu) và Lạc Long Quân (thần Brahma).

- Nước Văn Lang có 15 bộ và có một bộ tên Việt Thường: Ghi nhận Việt Thường trong Lĩnh Nam Chích Quái, sự kiện giao hảo Văn Lang với Trung Quốc thời vua nghiêu - tặng lịch rùa và khi về vua Nghiêu tặng “xe có gắn kim chỉ nam”, trong câu truyện thì Việt Thường là nước Phù Nam cổ (bao gồm Thái Lan, Campuchia ngày nay), tuy nhiên giao hội các sự kiện lịch sử thì đó phải là nước Miến Điện - bộ cuối cùng trong Văn Lang giáp ranh với Băng-la-đét. Trong Lĩnh Nam Chích Quái còn nói đến ranh giới nước Văn Lang qua câu truyện Ấn Độ Mahabrata được định vị trục nam bắc: Ấn Độ - Sri Lanca. Do đó, Việt Thường chắc chắn là Miến Điện, từ đó chúng ta có thể lý giải ý nghĩa chữ “Việt Thường” chính xác, đó là: thường nhiên, thường tại, sự quay trở lại, trở về, mãi mãi là nước Việt, người Việt.

- 15 bộ Văn Lang chính là chòm sao Thiên Long ứng với 14 ngôi sao tạo nên chòm sao này, còn bộ Phong Châu trung tâm hay bộ Gió (bộ Vô Hình) nằm ở đầu não của chòm sao Thiên Long. Từ đó, chúng ta mới hiểu tại sao câu truyện Văn Lang tặng vua Nghiêu “lịch rùa” tức thời gian này đang trong chòm sao thiên cực bắc Thiên Long.

- Giao Chỉ: đàn Nam Giao tế Trời Đất, chữ thập (số 10) chính trục Càn Khôn trên Hậu Thiên Bát Quái, chỉ chòm sao thiên cực bắc Tiểu Hùng.

- Sự kiện Đế Minh nhân đi tuần thú phương nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vũ Tiên, sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương): trong Mật mã hoa mai thứ nhất về Ngũ Đế ở phương bắc hành thủy, còn Mật mã hoa mai thứ ba về 5 tôn giáo Văn Lang ở phương nam hành hỏa, lấy chính là sự chuyển đổi từ Tổ Tông -> Đạo giáo ứng từ bắc -> nam.

- Tản Viên Sơn Thánh: thời vua Hùng thứ 18 - Hùng Duệ Vương 107, là vị tướng và quân sư lỗi lạc, tài ba đã tư vấn cho vua Hùng truyền ngôi cho vua An Dương Vương “tùy thời biến dịch”. Vua An Dương Vương lập lời thề chém vào đá trên đỉnh Nghĩa Lĩnh (ghi nhận trong Tam Quốc Chí, thần tích và truyền thuyết).

- Chử Đồng Tử Đạo Tổ: thời vua Hùng thứ ba đầu tiên tức Hùng Quốc Vương, đã giải rồi và từ đó, chúng ta hiểu được câu truyện Lão Tử hóa hồ tức Đạo Tiên đã truyền sang phương tây thời kỳ này, hoàn toàn phù hợp tôn giáo thờ thần Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ… Nhưng Lão Tử hay Chử Đồng Tử lại không xuất hiện trong các nhân vật thần thoại ở các vùng này.

- Sự tích dưa hấu: đã giải mã, ranh giới đông bắc của nước Đại Hòa thời vua Đế Minh tức Nhật Bản ngày nay, sau này Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng mã hóa nền văn hóa Nhật Bản trong bộ bài Tam Cúc.

- Tổ Quốc hay Quốc Tổ: cấu trúc “nội Công ngoại Quốc” của một ngôi chùa tức Âu Cơ - Quan Âm Bồ Tát và Lạc Long Quân - Di Lạc Bồ Tát -> có con là Hùng Quốc Vương đặt tên nước Văn Lang (tranh chim công Đông Hồ tức tranh Cao Quý Đồ Quan, Khổng Tước Minh Vương Kinh). Cho nên, vua Lạc Long Quân và mẫu Âu Cơ được gọi là Quốc Tổ chứ không phải Hùng Quốc Vương hay Kinh Dương Vương, các vị này ở vai trò đặc biệt khác trong cấu trúc tín ngưỡng trên thế giới trong đó, vua Kinh Dương Vương là Ông Tổ của các Tôn giáo.

- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương tức là tổ của các vua Hùng tính từ vua An Dương Vương, Vua Kinh Dương Vương được suy tôn là Thần Mặt Trời - Đại Nhật Phật - Ngọc Hoàng Thượng Đế - Ông Trời trong dân gian, ngày 8 tháng 3 âm lịch, 8 và 3 chính là độ số hành Mộc (cung Cấn, Chấn) trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ, cách sử dụng các độ số này được dùng như mộ quy tắc thời gian của những ngày đại lễ trong lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng Văn Lang. Ngày này sẽ kết hợp với ngày Tết Thanh Minh mùng 3 tháng 3 chính là Tây Vương Mẫu - Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay - Mẫu Thượng Ngàn - Bà chúa Tằm - Thái Dương Thần Nữ, số 3 trùng cũng độ số cung Chấn, ngày này gọi là ngày Tết Thanh Minh (gọi tên chính xác là ngày Tết Phụ Nữ) thời Hùng Vương với tục làm bánh trôi bánh chay.

Đền Hùng với Đền Thượng, Đền Trung và Đền Hạ đã được giải mã, một số hiệu chỉnh cũng sẽ được bổ sung sau, tuy nhiên ngày giỗ Tổ Hùng Vương tức giỗ chung cho các vua Hùng và tổ tiên các ngài, hay tổ tiên dân tộc Việt nước Đại Hòa. Ngày này được phân biệt với ngày Tết Nguyên Đán - Tết Nhân Loại và Vũ Trụ.

Theo nghiên cứu nào mà có các ý kiến nhận xét của các bạn mạng trên một mạng TQ [ club.kdnet/dispbbs…] dưới đây:

2014/1/8 10:19:47

现在基因研究也表明,华夏最重要的一支就是经由缅甸再到青藏高原——河西走廊,黄土高原——中原的。Nghiên cứu gen ngày nay đã chứng minh rằng một chi chủ yếu của Hoa Hạ là từ Miến Điện lên cao nguyên Thanh Tạng, đó là hành lang phía tây, cao nguyên hoàng thổ chính là Trung Nguyên.

2014/1/8 10:39:08

越南是最正宗的华夏,日本算不上,日本只是旁支. Việt Nam là Hoa Hạ chính tông nhất, Nhật Bản không bì được, Nhật Bản chỉ là chi thứ.

(Tổng hợp hai ý kiến trên thì có nghĩa là: Hoa Hạ ở Trung Nguyên hoàng thổ là Hoa Hạ lai Việt, còn chính tông Việt thì là ở Việt Nam ?)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo nghiên cứu nào mà có các ý kiến nhận xét của các bạn mạng trên một mạng TQ [ club.kdnet/dispbbs…]

现在基因研究也表明,华夏最重要的一支就是经由缅甸再到青藏高原——河西走廊,黄土高原——中原的。Nghiên cứu gen ngày nay đã chứng minh rằng một chi chủ yếu của Hoa Hạ là từ Miến Điện lên cao nguyên Thanh Tạng, đó là hành lang phía tây, cao nguyên hoàng thổ chính là Trung Nguyên.

越南是最正宗的华夏,日本算不上,日本只是旁支. Việt Nam là Hoa Hạ chính tông nhất, Nhật Bản không bì được, Nhật Bản chỉ là chi thứ.

(Tổng hợp hai ý kiến trên thì có nghĩa là: Hoa Hạ ở Trung Nguyên hoàng thổ là Hoa Hạ lai Việt, còn chính tông Việt thì là ở Việt Nam ?)

Câu hỏi này nếu trả lời thì phải đưa cả lịch sử tiến hóa của nhân loại vào trong sự phân tích tổng hợp với khối lượng rất lớn, tuy nhiên chúng ta cũng sẽ có những nhận xét làm căn bản để lý giải, tất nhiên phải tuân thủ các quy tắc khoa học.

- Sự khác phá về các sọ người tiến hóa từ "vượn thông minh" sang "thằng người" ở Châu Phi, Indonesia, Trung Quốc..., từ đó nhận định nhân loại xuất phát từ Châu Phi.

- Sự nghiên cứu và tổng hợp các loại sọ người và một số xương xẩu, phân loại được các chủng người và có nhận định các nhóm người trên địa cầu, nhận định về các cuộc di dân. Trong thời gian qua, các nhà khoa học đã khám phá sọ cổ hợp cả châu Phi gây nên tranh luận nguồn gốc đầu tiên không phải châu Phi!.

- Tổng hợp các vùng miền lịch sử văn hóa như đã viết ở trên, có nhận định thời vua Hùng và tổ tiên các ngài, nhân loại đang sống ở khắp địa cầu rồi, văn hóa Văn Lang lan truyền và giúp đỡ phát triển mọi mặt.

- Nghiên cứ địa chất và khí hậu... giúp nhận định các trận đại hồng thủy, biển lùi biển tiến...

- Nghiên cứu tự nhiên Thuyết Tiến Hóa của DacUyn.

- Nghiên cứu vũ trụ nhằm nhận định về nguồn gốc vũ trụ và vạn vật.

- Nghiên cứu Gene người ngày nay, hiện đại nhất, nhận biết nhóm người liên quan và sự di dân cổ xưa.

- Nghiên cứu học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và kinh sách Phật giáo sẽ nhận thức mới về sự tiến hóa của nhân loại qua những quy luật hoàn toàn khác biệt với khoa học hiện đại trong những khái niệm đặc thù.

Trên đây là những vấn đề chúng ta phải tổng hợp được để có thể nhận định "con người nguyên thủy đầu tiên" xuất hiện ở châu lục nào, thậm chí cả vùng miền chính xác nào.

Share this post


Link to post
Share on other sites

LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG

Những sự kiện (tiếp theo):

- Nước Văn Lang có 15 bộ và có một bộ tên Việt Thường: Ghi nhận Việt Thường trong Lĩnh Nam Chích Quái, sự kiện giao hảo Văn Lang với Trung Quốc thời vua nghiêu - tặng lịch rùa và khi về vua Nghiêu tặng “xe có gắn kim chỉ nam”, trong câu truyện thì Việt Thường là nước Phù Nam cổ (bao gồm Thái Lan, Campuchia ngày nay), tuy nhiên giao hội các sự kiện lịch sử thì đó phải là nước Miến Điện - bộ cuối cùng trong Văn Lang giáp ranh với Băng-la-đét. Trong Lĩnh Nam Chích Quái còn nói đến ranh giới nước Văn Lang qua câu truyện Ấn Độ Mahabrata được định vị trục nam bắc: Ấn Độ - Sri Lanca. Do đó, Việt Thường chắc chắn là Miến Điện, từ đó chúng ta có thể lý giải ý nghĩa chữ “Việt Thường” chính xác, đó là: thường nhiên, thường tại, sự quay trở lại, trở về, mãi mãi là nước Việt, người Việt.

Tôi sửa ý nghĩa "xe có gắn chỉ nam" với bản gốc là "xa chỉ nam" - chữ "xa (xe)" ở đây có hình tượng gạch thẳng đứng qua hình chữ nhật, mang ý nghĩa sự ngăn chia, cách chia thể hiện biên giới hai nước, hai vùng... còn "chỉ nam" là chỉ về phương nam, kết hợp lại chính là "biên giới phương nam".

- Trống đồng: nếu chúng ta phân tích trống đồng mà tách rời mỗi chiếc thì sẽ không đạt được kết quả, bộ trống Hoàng Hạ và Ngọc Lũ là bộ trống cha mẹ, âm dương cổ nhất còn lại so với trên 3.000 trống có trên thế giới, các trống còn lại là trống con cháu. Chẳng hạn, không thể xác định ý nghĩa chính của 14 cánh sao trên trống Ngọc Lũ và 16 cánh sao trên trống Hoàng Hạ. Trống Hoàng Hạ và trống Ngọc Lũ sẽ có cơ sở xác định được niên đại thời kỳ chế tác trống, muộn nhất là vào thế kỷ X trước Công Nguyên. Trống đồng là một trong những biểu tượng quan trọng của nước Văn Lang, riêng nó là biểu tượng quan trọng được xem là bậc nhất. "Đồng thanh tương ứng, đồng khí lương cầu", mỗi khi tiếng trống vang lên, hay tiến niệm Hindu giáo Aum nổi lên, hoặc tiếng sấm trên bầu trời vang động, tiếng pháo ngày Tết Nguyên đán khoát hoạt... chính là âm thanh trầm hùng của trống đồng Đông Sơn được nối tiếp theo "phân lớp âm dương ngũ hành".

"Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt": Chỉ khi nào trục thiên cực bắc bị phá hủy, thì nước Văn Lang mới bị diệt, chứ đâu phải cái trụ đồng mấy tạ của Mã Viện.

Với những kết luận ở trên, tiến trình lịch sử Văn Lang đã hoàn toàn xác định qua các mốc quan trọng, dĩ nhiên còn nhiều nội dung phân tích khác nữa có liên quan chặt chẽ. Chủ đề "Biên giới phía nam nước Việt cổ - Hồ Tôn Tinh" đã kết thúc, tuy nhiên tôi vẫn duy trì nó, bổ sung những dữ liệu lịch sử do nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu, đặc biệt là những bản dịch Sử Ký và các cuốn sách khác của Trung Quốc, nhằm có thêm nguồn tài liệu quý.

Share this post


Link to post
Share on other sites