hoangnt

Biên Giới Phía Nam Nước Việt Cổ - Hồ Tôn Tinh

134 bài viết trong chủ đề này

Các quận trên đất Việt thời Tần

Tần Thủy Hoàng bản kỷ: Năm thứ 28 (năm 219 TCN), Thủy Hoàng đi về phía đông đến các quận và các huyện, lên núi Trâu Dịch, dựng đá cùng các nho sinh nước Lỗ bàn việc khắc vào đá để ca tụng công đức nhà Tần...

Tư liệu khác cho biết Lang Gia đài khắc thạch là bia đá có khắc chữ tiểu triện. Năm thứ hai mươi tám (năm 219 TCN), Thủy Hoàng nhà Tần đi tuần thú miền đông, đến núi Lang Gia, sai Thừa tướng là Lí Tư khắc bia đá này để ca tụng công đức. Trong đó đoạn văn như sau:

Ở trong sáu cõi đều là đất của hoàng đế. Phía tây vượt bãi cát Lưu Sa, phía nam đến tận miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc. Phía đông có biển đông, phía bắc qua đất Đại Hạ. Nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục.”

Lang Gia là nơi Thủy Hoàng cho khắc bia đá năm 219 TCN. Nơi đây Thủy Hoàng lại bàn chuyện với "các nho sinh nước Lỗ". Phải chăng Lang Da thiết La = Lỗ?

Lang Gia cũng có thể là đất Dạ Lang. Khu vực người Dạ Lang gồm đất Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây.

Lang Gia còn là quê của đạo sĩ Yên Kỳ Sinh thời Tần. Chuyện về Yên Kỳ Sinh được một số từ điển Đạo giáo Trung Quốc hiện đại chép, đại thể như sau: Yên Kỳ Sinh người Phụ Hương, thuộc Lang Gia. Ông bán thuốc ở ven biển Đông Hải. Người đời gọi là Thiên Tuế Ông. Tương truyền khi Tần Thủy Hoàng đông du đã gặp ông, ban cho ông hàng vạn vàng ngọc. Ông bèn để tất cả lại nơi Phụ Hương đình rồi bỏ đi. Ông để thư lại cho Tần Thủy Hoàng đến tìm ông dưới núi Bồng Lai. Tần Thủy Hoàng mấy lần sai người ra biển tìm ông nhưng đều bị bão phải quay về. Bèn lập đền thờ ở Phụ Hương đình và hơn 10 nơi ven biển.

Một số nơi có di tích Yên Kỳ Sinh là núi Yên Tử ở Quảng Ninh Việt Nam, Ngọc Tích Các ở Bồ Giản thuộc Quảng Châu … Những di tích này cho thấy nơi Tần Thủy Hoảng gặp Yên Kỳ Sinh khi đi tuần du phía Đông là ở khu vực quanh bờ biển Đông. Quận Lang Gia thời Tần do vậy không thể nằm ở tận bán đảo Sơn Đông mà là phần đất Quảng Tây và Đông Bắc Việt ngày nay.

Tư liệu khác chép về chuyến Đông du khác của Tần Thủy Hoàng đi tìm chiếc đỉnh bị rơi khi chuyển cửu đỉnh của nhà Chu về Tần qua dòng Tứ Thủy gần Bành Thành: Thời điểm dừng lại tại Bành thành gần 30 ngày, (Tần Thủy Hoàng) khi đó lần lượt gặp mặt quận thủ 3 quận Tứ Thủy quận, Đông Hải quận, Lang Gia quận. Cuối tháng 6 từ Tam Xuyên quận rộng lớn trưng tập mười vạn hộ bách tính di cư tới 2 quận Lang Gia và Đông Hải.

Việc Tần Thủy Hoàng cho di cư 10 vạn hộ từ quận Tam Xuyên sang quận Lang Gia và Đông Hải có thể chính là vào năm thứ 33 (năm 214 TCN), khi "Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ)

Quận Tam Xuyên là đất nhà Chu đã bị Tần chiếm từ năm 256 TCN dưới thời Tần Chiêu Tương Vương. Cuộc chinh phạt đất Lục Lương (hay Dương Việt theo Nam Việt Úy Đà liệt truyện) vào năm 214 TCN của Tần Thủy Hoàng như vậy là cuộc di dân của quận Tam Xuyên sang phía Đông, xuôi theo dòng Tứ Thủy tới các quận Lang Gia và Đông Hải. Sau đó khu vực này được chia lập lại thành 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải.

Trên cơ sở các truyền tích và tư liệu trên có thể suy đoán:

- Quận Lang Gia là Quảng Tây + Đông Giao Chỉ, nơi có các di tích của Yên Kỳ Sinh người Lang Gia. Sau khi di dân Tần Thủy Hoàng đổi thành quận Quế Lâm. Thời Đường là đất Quế Hải hay Tĩnh Hải.

- Quận Đông Hải đổi thành Nam Hải. Thời Đường là đất Thanh Hải.

- Tượng Quận là phần của quận Tam Xuyên cũ, gồm Vân Nam và Tây Giao Chỉ. Thời Đường là đất của Nam Chiếu.

Posted ImageVị trí 3 quận nhà Tần lập trên đất Việt

Một lý do khác cho việc Tần Thủy Hoàng di dân và đổi tên quận là việc nhà Tần dời đô về phía Đông Nam. Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép:

Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. Thủy Hoàng cho rằng ở Hàm Dương người thì đông mà cung đình các vua trước thì nhỏ nói:

- Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương.

Bèn sai xây cung để tiếp các triều thần ở phía Nam sông Vị….

Ở Quan Trung, số cung đến 300 cái, ở ngoài Quan Trung hơn 400 cái. Thủy Hoàng bèn sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.

Ly Ấp có thể là Lâm Ấp (trong liên hệ “lâm ly”), chỉ đô ấp phía Nam. Nếu vậy thì Ly Ấp là quận trị của quận Quế Lâm đã lập trên đất Việt.

Vân Dương nơi Thủy Hoàng làm đường ra biển Đông hẳn là Dương Thành, tức là thành Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông ngày nay, hay quận Nam Hải thời Tần. Việc di 8 vạn hộ dân khi dời đô sang vùng đất “giữa Phong và Cảo” của hai nhà Chu như vậy hoàn toàn trùng với sự kiện đánh chiếm Dương Việt và lập 3 quận Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải ở trên.

Sự kiện di dân và đổi tên 3 quận trên đất Việt thời Tần Thủy Hoàng như vậy cho phép nhận định lại thời điểm khu vực này bị Tần đánh chiếm. Vùng đất Tam Xuyên của nhà Chu đã bị chiếm dưới thời Tần Chiêu Tương Vương năm 256 TCN. Năm 214 TCN vùng này không bị đánh chiếm một lần nữa mà Tần Thủy Hoàng cho di dân và dời đô về phía Đông ra gần biển hơn, chia lập lại 3 quận lớn Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tượng Quận: Sử đã ghi nhận không bao gồm Giao Chỉ, đây là vùng đệm tức quận mới - vùng đất giao nhau giữa Giao Chỉ, Vân Nam, Quảng Tây và Quý Châu. Quận mới này như chiếc bàn đạp chiến tranh và điểm trung tâm ngăn cách mối liên hệ giữa các quận trên. Đây là chiến lược chiến tranh và cai trị.

Vân Nam và Quý Châu: không thuộc Tần, chỉ sau khi Hán lấy Nam Việt thì hai quận này quy phục, triều cống nhưng ở dạng tự trị.

Quảng Đông: lịch sử ghi nhận tính độc lập của quận này, sau đó vua Triệu Đà lại thu phục.

Lâm Ấp: Chămpa và các nước vùng Đông Nam Á phân rã khỏi Văn Lang thời kỳ này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vài nhận định về tác phẩm “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

đăng ngày 16/12/2013

Tác phẩm Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Giáo Hoàng John Paul II làm tôi suy tư không ít. Lý do là tôi không muốn làm gì bất kính đối với Giáo Hoàng. Ai cũng biết nay Ngài là một vị lãnh đạo gần 1 tỉ người Công giáo, và đã lãnh đạo một giáo đoàn đông như vậy rất là vững vàng và cứng rắn. Ngài được báo Times đăng hình vào bìa báo 12 lần trong 16 năm nay. Quyển sách nói trên của ngài hiện nay bán chạy nhất trong 20 quốc gia. Ngài đi công du riêng ở Ý là 119 lần, và đi công du khắp thiên hạ đến nay là 63 lần. Ngài rất được thế giới và báo chí kính trọng.

Tôi có cả hai bản Anh và Việt, và tôi đọc cũng khá kỹ càng. Đọc xong quả tình tôi thấy hơi thất vọng, vì sách Ngài thật ra không có gì cao siêu. Ngài trả lời các câu hỏi rất khéo léo. Vittorio Messori đặt ra những câu hỏi thật quái ác. Ngài trả lời mà thành ra không trả lời gì. Thật là tài tình. Ngài đọc nhiều, và viện dẫn nhiều thánh hiền, nhiều thông điệp. Thành thử nhiều khi không biết chân ý Ngài ra sao.

Xin viện dẫn một thí dụ: Nơi chương 8, Vittorio Messori đặt câu hỏi rõ ràng rằng: Việc Đức Kitô hy tế nhằm cứu chuộc nhân loại có cần thiết không? Trong câu trả lời Ngài toàn bàn về lịch sử Tư Tưởng Âu Châu từ Descartes đến Newton, và cho biết phong trào này đã loại trừ Thượng Đế ra khỏi “tri thức khách quan của thế giới” v.v… và Ngài không hề đã động tới câu hỏi trên.

Posted Image

Link: http://giaodiemonlin...l.php?sachid=81Tiện đây tôi cũng xin góp ý rằng bản dịch tiếng Việt cũng không được xuất sắc mấy, ngoài ra còn nhiều đoạn dịch sai. Ví dụ: trang 75, dịch: “Ngược lại vấn đề Thiên Chúa bị phỉ báng và khước từ trong sinh hoạt trí thức như vậy là một vấn đề chủ yếu,” mà nguyên văn là: “It was crucible, however that such a God be expelled from the world.” (tr.53) (Tuy nhiên, một Thượng Đế như vậy cần phải loại bỏ ra khỏi thế giới này), thì tôi thấy bản dịch có vẽ phức tạp và không lột được hết ý nguyên văn. Ví dụ chữ Modern immanentism (chủ nghĩa nội tại) mà dịch là Duy lý chủ nghĩa thiết tưởng không đúng. Hoặc chữ God of the deists mà dịch là Thiên Chúa của các thần minh thì chắc chắn là không đúng v.v…

Bài Ngài bình luận về đạo Phật, theo tôi Ngài đưa ra bốn ý tưởng sau :

1- Nhận định và phê bình Phật giáo.

2- Lịch sử khoa huyền học Công giáo, và Phật giáo có thể đem nhập hội được vào nhóm này.

3- Cần chấp nhận gian trần này và phát huy nó, vì Chúa muốn thế.

4- Bàn về phong trào Thời đại mới (New Age) do nhóm Giác Ngộ (Gnostics) gây nên.

Trước hết là nhận định và phê phán Phật giáo:

Theo tôi Phật giáo rất là đơn giản: Con người cần đi sâu vào nội tâm, mà tìm cho ra con đường giải thoát. Phải nhận ra rằng khổ đau của con người là do Tham, Sân, Si, do Vô Minh gây ra. Và lăn lộn trong vòng Vô Minh, sân hận đó chính là bị đọa đày trong cảnh vô thường, luân hồi đau khổ. Phải dùng tuệ giác mới thoát ra khỏi vùng luân hồi sinh tử khổ đau đó, mới mong tìm được trường sinh bất tử, tìm ra được Niết Bàn.

Giáo Hoàng không cần biết gì là Vô Thường, Vô Định, không cần biết cái gì là Trường Sinh vĩnh cửu, nên chỉ trong ít hàng là xổ toẹt đạo Phật, và cho đó là một giáo lý tiêu cực, trốn tránh sự đời. Nơi tr.40, Ngài viết: “Nhãn quan của Phúc Âm không dành một khoảng trống nào cho bất cứ một thứ niết bàn nào, một thờ ơ nào, một nhẫn nhục nào”.

Thực ra Phật giáo có bao giờ xin Ngài cho một chỗ đứng nào đâu? Nơi tr.105, Ngài lại nói tương tự: Phật giáo theo nhận định rộng rãi là một hệ thống không đề cập đến Thượng Đế hay Trời đất (Vô Thần). Chúng ta không giải thoát chính mình khỏi sự dữ nhờ chính sự thiện đến từ Thiên Chúa; chúng ta chỉ giải thoát chính mình qua việc tách rời khỏi thế giới vô thường. Hành động tách rời không phải là sự thông hiệp với Thiên Chúa, nhưng Niết Bàn chỉ là tình trạng hoàn toàn thờ ơ trước thế giới. Ơn cứu độ trên tất cả là sự giải thoát khỏi sự dữ, bằng cách hoàn toàn tách biệt với thế giới huyễn tượng chính là nguồn sự dữ (sinh, lão, bệnh, tử). Đó chính là cao điểm của diễn trình tâm linh trong Phật giáo.

Tôi thấy luận điệu của Ngài có nhiều sơ hở. Trước hết Phật giáo đề cao sự hiểu biết về con người, và khuyên mọi người tìm cho ra chân tướng của mình, tìm cho ra Phật tính của mình, chẳng lẽ điều đó là sai trái hay sao, chẳng lẽ cần Thượng Đế xen vào hay sao?

Phật giáo cho rằng vũ trụ này có 2 thành phần: Một là cốt lõi bất biến (Niết bàn, Chân Như môn), hai là các hiện tượng biến thiên vô thường vô định bên ngoài (Luân Hồi, Sinh diệt môn). Phải rũ bỏ mọi biến thiên mới tìm lại được cái Bất biến bên trong. Như vậy là Niết Bàn nằm sẵn trong Luân Hồi. Nếu Niết Bàn là trường sinh, vĩnh cửu thì Thượng Đế cũng trường sinh, vĩnh cửu, và Ngài đã ở sẵn trong ta như lời Thánh John of the Cross đã nói: “Tâm điểm linh hồn con người là Thượng Đế.”

Tẩy rửa tâm hồn như vậy chính là gột rửa hết mọi biến thiên vô thường, vô định để tìm ra bộ mặt chân thật và siêu tuyệt của con người. Chẳng lẽ nói thế là sai trái hay sao? Chính Ngài đã cho biết Ngài say mê John of the Cross, chẳng lẽ Ngài không biết những tư tưởng trên hay sao?

Trong khi bàn về Phật giáo Ngài luôn dùng hai chữ Thiện Ác, chẳng lẽ Ngài không biết Phật giáo đề cao siêu suất trên Thiện Ác và lên tới Bất Nhị Pháp Môn (Advaita) hay sao? Cho nên, đọc những lời Ngài bình về Phật giáo, tôi có cảm tưởng như Ngài hầu như không hiểu gì về Phật giáo. Có thể là tôi không hiểu nổi Ngài chăng? Ta cũng không nên đòi hỏi Ngài quá nhiều, và những gì Ngài sai sót chung quy là tại người chưa nghiên cứu sâu xa mà thôi. Vả lại đại diện Ngài cũng đã xin lỗi Phật giáo rồi mà, chúng ta còn trách cứ Ngài làm chi?

Thứ hai là Ngài bàn về lịch sử khoa huyền học Công Giáo và cho rằng Phật giáo có thể hội nhập vào khoa trên. Ngài đi từ các nhà Huyền học Bắc Âu như Eckhart, Tauler, Suso, đến các nhà huyền học Tây Ban Nha như John of the Cross , như Teresa of Avila, đến các nhà thần học Kinh Viện như Thomas Aquinas, và đến các vị hiển thánh cận kim như Vincent de Paul, như Gioan Bosco, v.v… Theo tôi điều đó không sai. Cái sai của Ngài là nói rằng: Khoa thần bí Carmelo này khởi đầu chính ở điểm mà những suy tư của Đức Phật dừng lại, và những chỉ dẫn tâm linh của Ngài. (tr.106). Câu nói trên hoàn toàn là vô căn cứ. Ngài làm sao biết được tư tưởng John of the Cross , và của Đức Phật mà biết tư tưởng nào ngừng ở đâu và bắt đầu từ đâu.

Thứ ba, Ngài cho rằng phải can thiệp vào chuyện đời, phải có mối tương quan tích cực đối với thế giới, và Ngài cho rằng Công Giáo đã đóng góp vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay (tr.107). Tôi nhận thấy rằng chạy ra bên ngoài để lo chuyện đời không phải là chuyện của những người đạo cao đức cả, vì họ là những người chuyên hướng về nội tâm để tìm những điều cao siêu. Chuyện đời phải để cho người thế lo, chứ đó không phải là chuyện của Giáo Hội.

Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã viết :

Sự đời thà khuất đôi tròng thịt

Lòng đạo xin tròn một tấm gương…

Tôi nhận thấy Giáo Hội Công Giáo đã ngăn cản tiến bộ khoa học thì đúng hơn. Tập Kỷ Yếu Syllabus mà Giáo Hoàng Puis IX (1846 - 78) ra ngày Dec. 8, 1864 có ghi lại những sai lầm của thời đại mới, và cho đến mãi những năm sau Vatican II (1963 - 65), Giáo Hội vẫn còn mang tiếng là thù địch của Khoa Học.

Posted Image

Giáo hoàng Piô IX

Link: http://vi.wikipedia....0ng_Pi%C3%B4_IX

Lecomte du Nouy viết: Kinh nghiệm cho thấy có nhiều giáo hữu đau lòng vì những mâu thuẫn tưởng tượng giữa tâm thần và lý trí họ, giữa tín ngưỡng và khoa học. (xem Nguyễn Văn Thọ, Lecomte du Nouy và học thuyết Viễn Đích, tr.292) ; (xem thêm Tại sao không theo Đạo Chúa, tr.129 - 131)

Tuy nhiên, Ngài chủ trương phải liên tục dấn thân để biến đổi và hoàn thiện trần gian (tr.107), và thế giới này đã được giải thoát và thay hình đổi dạng để tiến tới viên mãn (Gaudium and Spes). (tr.108) Thực là một tư tưởng hết sức mới lạ đối với tôi, vì xưa nay Giáo Hội thường dạy thế gian này là chốn khách đầy, là thung lũng lệ châu, chứ đâu có dạy về Thuyết Tiến Hóa là vũ trụ này sẽ đi đến thành toàn. Mà làm sao vũ trụ này sẽ đi đến thành toàn được vì chính Chúa Giêsu và các tông đồ đã tiên tri là ngày thế mạt đã gần kề (Mat. 24; 26-32; Marc 13; 24-32; Luc 20; 25-32; I Peter 3; 7; I Thessa. 4; 15; Rev. 22; 10-13) và chắc chắn là Giáo Hoàng không thể chối cãi được chuyện này.

Hơn nữa Ngài cũng đã quên khuấy những lời Chúa Giêsu phán rõ như đèn là “Nước ta không phải là nước thế gian” (John. 18; 36), hay “được lợi lãi cả thế gian mà là lỗ vốn mất linh hồn thì được lợi ích gì ?” (Mat. 16; 26) hay lời Chúa trách bà Martha (Luc. 10; 41): “Martha, Martha, người lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, hay một điều thôi.”

Posted Image

Jesus, người chăn chiên

Ngài trách Phật giáo là tiêu cực, không chịu dấn thân vào đời, nhưng xưa nay tôi chưa thấy chính quyền nào đã chê Phật tử là không chịu đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Thật ra con người xưa nay đã chịu định luật là “Trẻ đi ra, già đi vô”, “trẻ lo đời, già lo đạo” có vậy mọi sự mới được hẳn hoi.

Cuối cùng Ngài bàn về Thời đại mới và môn phái Giác Ngộ. Quả thật môn phái Giác Ngộ đang được sống lại ngay trên đất Mỹ này. Ví dụ như ở Los Angeles có trụ sở Sophia Gnostic Center, do Stephen Hoeller đứng đầu. Tôi ghi lại vài nét chính yếu của môn phái này:

1- Họ muốn đi tìm lại Bản lai diện mục của con người. Họ viết : Giác ngộ là tìm hiểu chính mình, xem mình trước kia là ai, và bây giờ là ai, để có thể tìm lại con người trước kia của mình.

2- Họ là những người đi tìm thần linh nội tại trong tâm hồn, tìm cho ra Vô Cùng trong dạ. Họ tin rằng những điều ta hay biết là những gì hời hợt bên ngoài, nhưng trong ta còn có cái gì kỳ bí dạy ta tại sao bị khổ sở trong thế giới này, hãy quên nó đi, và hãy trở về quê cũ trong những miền ánh sáng xa xăm. Môn phái này cho rằng Thần Linh nội tại đã tìm ẩn trong lòng con người, và nếu gặp chân sư thì Thần Linh nội tại có thể trở nên sống động.

3- Họ tin rằng con người có Tiểu Ngã và Đại Ngã. Họ đi tìm bản thể rốt ráo của con người. Họ không theo ai, ngoài ánh sáng tâm linh trong lòng họ, họ không tin vào đấng Cứu Thế nào ngoài sức mạnh tâm linh họ. Họ không muốn trở thành tín hữu Tôn Giáo suông, nhưng còn muốn trở thành đấng Chirst. Như vậy thì tôn chỉ của môn phái này cũng na ná như của thánh hiền Huyền đồng Thiên Chúa giáo, nhưng xem ra Giáo Hoàng không mấy ưa họ.

Như Giáo Hoàng đã nói: Từ Descastes tới nay, đã có một “chuyển hướng triết học rộng lớn lấy con người làm trung tâm điểm vũ trụ” (tr.72). Và chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa “duy lý chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa tân thời”. (tr.73). Tôi mạn phép nói lộn lại cho dễ hiểu hơn. Chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa Chủ quan chủ nghĩa (Subjectivism) và Thần linh nội tại chủ nghĩa (Immanentism). Nói thế, không ai hiểu. Xin giảng thêm như sau: Triết học Âu Châu xưa nay chỉ chủ trương hướng ngoại (extraversion or extroversion), cho nên ai nói chuyện nội quan, quán chiếu, hay nhìn vào nội tâm (Introspection) thì cho đó là cái nhìn chủ quan (subjective), không khách quan (objcetive) và không đáng tin cậy. Nhưng triết học Âu Châu nghĩ vậy là lầm. Con người phải biết nội quan, quán chiếu rồi ra mới tìm ra được Thần Linh Nội Tại trong mình. Một triết gia mà không biết thế nào là nội quan, quán chiếu, thì không đáng gọi là triết gia.

Và Giáo Hoàng cho đó là một nguyên nhân làm cho con người xa dần Giáo hội (tr.73-74). Tôi thấy nhận xét của Giáo Hoàng rất đúng. Và trong tương lai nhất định là “Con người sẽ đi sâu vào nội tâm để mà tìm Đạo tìm Trời”, sẽ không còn cần thiết những lễ nghi hình thức bên ngoài nữa. Nên nếu Giáo Hội không chuyển mình kịp, không thay đổi giáo điều để thích nghi với hoàn cảnh mới, thì trong tương lai nhân loại sẽ còn xa rời Giáo Hội nhiều hơn nữa. Lý do là vì Giáo Hội Công Truyền không mang lại cho Con Người một chiều kích sâu xa về tâm hồn, điều mà chỉ có các thánh hiền huyền học mới làm được.

Năm 1989, tôi đã bàn về vấn đề này trong bài “Ra đời vào đạo”. Tôi xin trích ra đây một đoạn như sau: Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua.

1- Nẻo đường hướng ngoại, để thích ứng với hoàn cảnh. (Từ bé đến 35 tuổi).

2- Nẻo đường hướng nội, để tiến hóa, để đắc Đạo, phối Thiên. (Từ 35 tuổi trở đi).

- Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày càng trở nên hôn trầm, ám muội (từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn).

- Nẻo đường 2, tôi gọi là Dương Lộ, là nẻo tiến về phía tâm linh, đưa đến sáng láng, và giải thoát con người (từ quẻ Phục đến quẻ Kiền).

Nẻo đường hướng ngoại, trớ trêu thay, lại là nẻo đường của các đạo giáo Công truyền trên thế giới.

Phẩm chất của các đạo giáo này là phẩm chất ngoại tại: Thượng Thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, lề luật ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài, miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại. Những người bước chân vào con đường này, dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị “Viễn cách chỉ huy” (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời… mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào Đạo.

Con người được lồng vào trong những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procrustes. Ai lùn, ai ngắn thì sẽ kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hảo, hữu danh, vô thực.

Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau nhưng đều được giảng dạy cho con người từ khi còn tấm bé. Chính vì đối tượng của chúng là Con Người Ấu Trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng rất ấu trĩ. Suy cho cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các Giáo Hội. Các đạo giáo Công Truyền nói trên chỉ dạy phải thờ Trời, thờ Chúa, thờ Allah, thờ Phật, và cho rằng con người chỉ làm được công chuyện như vậy mà thôi.

Con đường thứ hai là con đường hướng nội, là con đường đem lại an bình tâm hồn thật sự, và giải thoát thật sự. Ấn Độ xưa đã gọi giải thoát là Yoga, Moksa, Kriya Yoga và ngày nay người ta gọi là self-Realization, hay God Realization (Thực hiện Tự Tánh, Thực Hiện Thượng Đế) v.v… Phẩm chất của đạo giáo Mật truyền này - một NỘI GIÁO DUY NHẤT CỦA NHÂN QUẦN - là Thần Linh nội tại, chân lý nội tại, lề luật nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại. Thần Linh nội tại chính là Căn Nguyên con người; kinh sách, lề luật chính là Lương Tâm con người. Tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người.

Posted Image

Thiền là một hình thức tập luyện giúp con người lắng đọng và thăng hoa tâm trí. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần linh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh, ngay từ khi ở gian trần này. Thực vậy, muốn biết mình có chứng đạo hay không, chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thật sự hay không, con người mình có quang minh chính đại hay không, có hồn nhiên, tiêu sái hay không.

Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo khuôn khổ gian trần nào mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng thấy mình có thể triển đương tiến hóa vô tận. Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt.

Con người thường tìm ra được NỘI GIÁO này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã 35-40 và thường có may mắn là gặp được Chân Sư chỉ dạy. Nó có mục đích dạy người thành Thần, thành Phật, thành Trời chứ không dạy lạy Trời, lạy Phật, vì trong tương lai mai hậu con người sẽ tiến tới địa vị khả kính trên.

Trên đây, Giáo Hoàng cho biết hiện nay nhân loại đang đứng trên ngưỡng cửa Chủ quan chủ nghĩa (Subjectivism) và Nội Tại chủ nghĩa (Immanentism) (tr.75), và thấy rằng vì thế mà nhân loại đang rời khỏi KiTô giáo. Đó là một nhận xét vô cùng tinh tế: Nhân loại ngày nay thực tình đang muốn đi sâu vào tâm hồn để tìm ra thần linh nội tại trong tâm. Như vậy mới thực là Nước Trời ở trong anh em (Luc 17;21). Mong rằng Ngài không chê trào lưu tư tưởng mới này, chẳng những thế còn đóng góp cho nó phát triển.

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các quận trên đất Việt thời Tần

Dòng Hùng Việt Bài viết Các quận trên đất Việt thời Tần của tác gỉa Bách Việt trùng cửu đã gợi ra ý tưởng ...xét lại việc nhà Tần dùng đạo quân “bất hảo” đánh chiếm đất Lục dương chia thành các quận Quế lâm ,Nam hải và Tượng quận .

Sử ký -Tần Thủy Hoàng bản kỷ chép : Năm thứ 28 (năm 219 TCN), Thủy Hoàng đi về phía đông đến các quận và các huyện, lên núi Trâu Dịch, dựng đá cùng các nho sinh nước Lỗ bàn việc khắc vào đá để ca tụng công đức nhà Tần...

Tư liệu khác cho biết Lang Gia đài khắc thạch là bia đá có khắc chữ tiểu triện. Năm thứ hai mươi tám (năm 219 TCN), Thủy Hoàng nhà Tần đi tuần thú miền đông, đến núi Lang Gia, sai Thừa tướng là Lí Tư khắc bia đá này để ca tụng công đức. Trong đó đoạn văn như sau:

“Ở trong sáu cõi đều là đất của hoàng đế. Phía tây vượt bãi cát Lưu Sa, phía nam đến tận miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc. Phía đông có biển đông, phía bắc qua đất Đại Hạ. Nơi nào có vết chân người đi đến, không nơi nào là không thần phục.”

Đoạn sử trên thông tin quan trọng nhất là từ khi Thủy hoàng lên ngôi năm Ξ 221 đất nhà Tần phía Nam đến miền Bắc hộ tức miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc (nay), đất này được giới nghiên cứu xác định là miền Trung Việt nam như thế Giao chỉ đã thuộc lãnh thổ Tần sao còn có chuyện năm 214 TCN đánh đất Lục dương chia thành 3 quận ?.

Khi lên ngôi thì nước của Thủy hoàng có 36 quận là :

... Tam Xuyên, Hà Đông, Nam Dương, Nam, Cửu Giang, Chương, Cối Kê, Dĩnh Xuyên, Đãng, Tứ Thủy, Tiết, Đông hải, Lang Gia, Tề, Thượng Cốc, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây, Liêu Đông, Đại, Cự Lộc, Hàm Đan, Thượng Đảng, Thái Nguyên, Vân Trung, Cửu Nguyên, Nhạn Môn, Thượng, Lũng Tây, Bắc Địa, Hán Trung, Ba, Thục, Kiềm Trung, Trường Sa, cả thảy là ba mươi lăm quận, cùng với quận Nội sử là ba mươi sáu quận.

Tác gỉa Bách Việt trùng cửu đã có suy nghĩ sáng giá khi viết :

...Việc Tần Thủy Hoàng cho di cư 10 vạn hộ từ quận Tam Xuyên sang quận Lang Gia và Đông Hải có thể chính là vào năm thứ 33 (năm 214 TCN), khi "Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.” (Tần Thủy Hoàng bản kỷ)

Xuất phát từ sự gợi ý của nhà Nghiên cứu cổ sử Bách Việt trùng cửu đào sâu hơn nữa về các quận Tần trên đất Việt :

Tứ thủy tức quận đầu nguồn Châu giang hay Tây giang được ‘họ’ gán cho tên khác là Quế Lâm nay là đất Qúy châu và bắc Quảng Tây .

Quận Đông hải khi dùng ngôn ngữ Dịch học thì nhận ra chính là đất Thanh hải quân đời Đường cũng gọi là Nam hải .

Posted Image

file:///C:%5CUsers%5Cnhat%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtmlclip1%5C01%5Cclip_image002.gif

Sơ đồ định vị các quận cực Nam nhà Tần .

Lang da thiết La ; la-ly-lý-lẽ-lễ-lỗ chỉ là biến âm của nhau là tên của 1 trong 2 tộc người anh em cùng cha đã tạo ra nước họ Hùng thuở ban đầu hoặc gỉa cũng có thể chỉ vùng đất của người La cư trú với La - Ly ấp là thủ đô .

Lang Da cũng có thể là ‘lang Di hạ’ (di hạ thiết da) nghĩa là chúa người Di hạ , đất lang Da là đất của chúa Di hạ , tương quan ngôn ngữ giữa lang Da và Dạ lang gợi ra suy nghĩ về 1 tộc người nhưng cư trú ở 2 vùng đất rất xa nhau , dĩ nhiên 2 miền có liên quan với nhau về mặt lịch sử , tư liệu lịch sử Trung hoa cổ đại có nói đến chuyện ông Cổ công đản phủ dẫn dân của mình qua 5 lần tạm dừng chân sau cùng mới định cư ở Kỳ sơn , Sử thuyết Hùng Việt cho Kỳ sơn – Kỳ châu chính là đất Cùi chu – Qúy châu ngày nay , 2 ông Cổ công đản phủ và bá Ích hay Ất chỉ là một nhân vật lịch sử cũng chính là tổ phụ các vua nhà Châu .

Phải chăng đoạn sử Tần thủy hoàng xua quân đánh chiếm miền Lục Dương (chính xác là Lạc Dương hay đất Lạc và đất Dương sử Tàu biến hoá thành kinh đô Lạc Dương của nhà Đông Châu ) lập thành các quận mới : Quế lâm Nam hải và Tượng là đoạn sử gỉa sản phẩm của đám sử gia phù thủy nhằm đánh tráo lịch sử vương quốc họ Hùng biến nó thành lịch sử của đám con dân đại hãn , suy xét cho kỹ ...chính đoạn sử thời Tần này đã cắt lìa Giao chỉ và cả miền đông nam Á lục địa ra khỏi cổ sử Trung hoa tạo nên sự nhiễu loạn lịch sử ghê gớm khiến người đời sau không còn nhận ra đâu là sự thật .

Mới năm 219 TCN còn cùng bàn với ...Nho sinh nước Lỗ vậy mà chỉ 6 năm sau năm 213 TCN lại xảy ra kỳ án ‘đốt sách chôn Nho’ khó hiểu , điểm nhấn ở đây là sau sự kiện động trời này thì trừ Kinh Dịch và sách ‘khoa học kỹ thuật’ còn lại toàn bộ tác phẩm của Bách gia chư tử kể cả ‘Tứ kinh’ do Khổng tử biên soạn tất cả đều là sách đã được biên tập lại ...nói trắng ra chỉ là những trang sách đã cạo sửa . Phải chăng đốt sách chôn nho là sự kiện cùng 1 kiểu với việc tịch thu nấu chảy trống đồng tức cũng nằm trong kế họach diệt chủng Trung hoa về văn hóa của vua tôi Đông Hán , Tần thủy hoàng – Lý tư chỉ là những kẻ thế thân gánh tội mà thôi ?.

...Thông tin ... ‘Nho sinh nước Lỗ’ ... rất thú vị vì đức Khổng tử tổ Nho gíao là người nước Lỗ nên chắc là khởi thủy Nho giáo mọc rễ và phát triển trên đất ấy , những bậc túc Nho mà đoạn sử trên gọi là Nho sinh cũng là nơi đất ấy , nói nước Lỗ chính xác là nói ...nơi trước đây là nước Lỗ vì thời Tần thủy hoàng thì Thiên hạ đã là 1 nhà làm gì còn nước nào .

Sử ký viết ... Năm thứ 35 (205 TCN), sai làm con đường thông từ huyện Cửu Nguyên đến đất Vân Dương, đục núi, lấp các khe núi, nhờ vậy đường đi suốt và thẳng. ..

...Thủy Hoàng nói :

- Ta nghe vua Văn Vương nhà Chu đóng đô ở đất Phong và Vũ Vương đóng đô ở Cảo, miền giữa Phong và Cảo là đô của đế vương... sai dựng đá ở bờ biển Đông Hải thuộc đất Cù để làm cửa phía Đông của nhà Tần, nhân đấy dời 3 vạn nhà đến Ly Ấp, 5 vạn nhà đến Vân Dương, những nhà này đều được tha việc công dịch mười năm.

Cửu nguyên ; đất cửu – qủy chính là lãnh thổ nước Quỷ phương thời nhà Ân nay là Tứ xuyên còn gọi là Xuyên thục , Vân dương nghĩa là phía Đông đất Vân nói rõ ra ...là phía đông Vân Nam hỏi còn nơi nào khác ngoài Quảng Tây , sử không nói hay nói lập lờ nhưng có thể nối kết con đường Thủy hoàng cho làm từ Cửu nguyên sang Vân dương chính là con đường nối Tứ xuyên đất gốc nhà Tần qua Quảng Tây đến đất CÙ cửa biển phía đông của nhà Tần , Sử thuyết Hùng Việt cho ‘Cù’ chẳng qua là biến âm của ‘Cửa’ , phải chăng chính là địa danh ‘Cửa Ông’ ở Quảng ninh – Việt nam ngày nay (Đông hải ở đây chỉ chung vùng biển Đông không chỉ riêng quận Đông hải – Thanh hải ) .

Kinh đô Tây Châu ở đất Cảo -Vân Nam , đông Châu ở đất Phong -Bắc Việt thì đất giữa miền Phong và Cảo nơi Thủy hoàng chọn làm kinh đô cho đế quốc Tần chỉ có thể nằm ở Quảng Tây và Cửa ông là cửa biển phía Đông nhà Tần hoàn toàn hợp lẽ .

Lang Da là đất chúa tộc La được chứng tỏ thêm ở chuyện Yên kỳ sinh tu tiên trên núi Yên tử ; tử là Thày , Yên là tên nước , Yên tử nghĩa là ông thày người nước Yên mà Yên tử sinh ở quận lang Da chẳng hóa là đã nói rõ quận lang Da thời Tần chính là nước Yên thời Chiến quốc ?.

Đối chiếu thông tin với Sử thuyết Hùng Việt thì đất quận Lang Da thời Tần là 2 nước Lỗ và Yên thời chiến quốc .

Quận Tam xuyên lập trên đất Giao chỉ nơi có kinh đô phía đông nhà Châu , đông đô là nơi phồn hoa đô hội bậc nhất Thiên hạ nên dân chúng đông đúc là đúng , Tần thủy hoàng san sẻ dời dân sang 2 quận liền kề ; quận Đông hải phía đông , quận Lang da phía tây cũng như chia bớt sang Vân dương (Quảng tây) – Ly ấp ( Lào) là điều hợp lý.

Việc mấy ông Tàu đổi Đông hải – Thanh hải thành Nam hải không phải chỉ là việc của qúa khứ mấy ngàn năm mà đang còn là chuyện thời sự ; Đông hải là biển đông nhưng là phía đông của chốn nào ?; không thể đâu khác ngoài ‘chỗ giữa’ hay ‘Giao chỉ’, địa danh biển Đông là tên gọi xác định theo chuẩn Việt nam , Quảng đông xưa là quận Đông hải đời Đường là Thanh hải quân bị đám phù thủy hô biến thành đất Nam hải ,gọi là Nam hải - biển phương nam là So chiếu với lãnh thổ Trung quốc , hệ qủa nơi đấy ‘đang nhiên’ là của Trung quốc ..., Hoàng sa -Trường sa nằm ở Nam hải thì rõ ràng là ‘máu thịt’ của Trung quốc đứt đuôi đi rồi ...còn gì phải bàn ?, nhưng ...Chỉ vài thông tin trong ‘thân thế sự nghiệp’ của An kỳ sinh cũng đủ để ‘ai đó’ choáng váng , Yên tử - ông thày người nước Yên sinh ở Lang Gia quận chuyên bán thuốc ở vùng Đông hải , đi tìm cây Xương bồ cứu người rồi tu luôn ở núi Yên Tử Việt nam ....làm quái gì có Nam hải ???.

Nam hải chỉ là tên trên sách vở đã cạo sửa là chuyện của qúa khứ ngàn năm biết có biết không , trên bản đồ ngày nay còn rành rành đảo Hải nam ...đúng chuẩn Trung quốc nghĩa là hòn đảo ở phía nam của biển tương tự vùng Sơn tây Hà bắc xưa gọi là đất Hà nam nghĩa là phía nam Hoàng hà ...lạ thật sao lại phía nam , phía Bắc mới đúng chứ ...xin hỏi các ‘quan’ hay là Nam – Bắc nay đã lộn ngược ???.

Quan là nom là Nam đấy chẳng phải quan quyền gì đâu thưa các học gỉa ‘nam man’ con cháu Quan(g) vũ nước Đông Hãn xưa ...

Cuối cùng còn 1 việc nghĩ không thông ....Công đức nhà Tần khắc vào đá ở nơi mô ?, núi Trâu dịch , núi Lang gia hay ngọn núi quay ra ‘Nam hải’ gần quận Cối kê ?...đành thua ...

Điểm theo chốt là Quý Châu và Vân Nam có thuộc Tần không? và tại sao sau này, Triệu Đà thống nhất với Âu Lạc thành Nam Việt. Nếu Vân Nam là bộ của vua an Dương Vương thì Tần không thể chiếm được. Còn Quý Châu châu có quân đội hùng mạnh, coi thường cả nhà Hán, đất vùng cao khó chiến tranh, sau này Tư Mã Thiên tới Quý Châu còn cho rằng quân đội đây mạnh nhất. Nếu Tấn tấn công Âu Lạc tới trung tâm Cổ Loa, thì chỉ cần kiềm giữa sự hỗ trợ từ Quý Châu và Vân Nam, cho nên địa thế quận Tượng - giữa Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Lạc Việt là địa thế then chốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bàn Lại Chuyện “Việt Nam Đón Mèo, Châu Á Chào Thỏ”

Hà văn Thùy

Vào dịp tết Tân Mão, phóng viên Nguyễn Hùng của BBC Vietnamese. com làm một việc có ý nghĩa là điểm lại những kiến giải khác nhau trên thế giới về chuyện “Việt Nam đón Mèo còn châu Á chào Thỏ.”

Theo phóng viên Nguyễn Hùng, AFP cho rằng đó là “lỗi dịch thuật” khi dẫn lời ông Philippe Papin, chuyên gia lịch sử Việt Nam tại Ecole Practique des Hautes Etudes -Trường Cao học Thực nghiệm - ở Paris nói:

"Từ để chỉ con thỏ tiếng Hoa là 'mao' và có cách phát âm giống 'mèo' trong tiếng Việt."

Còn ông Benoit de Treglode từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Đương đại ở Bangkok nói với AFP:

"Đối với người Việt Nam, danh dự quốc gia không cho phép họ sao chép y nguyên những gì của Trung Quốc.

"Cách bắt chước có khác biệt này có thể thấy trong toàn bộ nền văn hóa Việt Nam."

Giáo sư Sử học Lê Thành Lân của Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ quan điểm này, nói “ngay kể cả các tôn giáo khi vào Việt Nam cũng có nét khác đi và tồn tại hài hòa hơn.” Và “nghiêng về lập luận của nhà nghiên cứu có tiếng Nguyễn Phúc Giác Hải, người cho rằng hệ thống các con giống "có thể ở Trung Quốc"”.

Giáo sư Nguyễn Thừa Hỷ, chuyên gia văn hóa học và sử Việt Nam và Trung Quốc nói “không nên đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của sự khác biệt này.” Và “Những lý giải về sự tồn tại năm Mèo và năm Thỏ còn "mập mờ"”.

Những ý kiến trên thuộc về tri thức phổ thông của thế kỷ XX. Suốt thế kỷ trước, khoa học nhân văn thế giới chịu sự chi phối của hai quan niệm:

  • Thuyết đa nguồn gốc của nhân loại, cho rằng, loài người được sinh ra từ nhiều vùng khác nhau. Người châu Á được hình thành từ phía nam Tây Tạng, xâm nhập Trung Quốc rồi xuống Đông Nam Á.
  • Văn minh nhân loại bắt đầu từ vùng Lưỡng Hà, vào châu Âu rồi sang Trung Quốc. Từ Trung Quốc văn minh lan tỏa tới các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hai quan niệm này, được các học giả phương Tây mà chủ yếu là người Pháp của trường phái Viễn Đông Bác Cổ, phát triển, kết hợp với cổ thư Trung Hoa, dẫn tới kết luận là người Trung Hoa đã sáng tạo nền văn minh rực rỡ. Cùng với việc bị người Trung Hoa thống trị một nghìn năm, người Việt Nam vay mượn nhiều từ văn hóa Trung Hoa…

Những phát biểu của các học giả nêu trên phản ánh quan điểm này. Nay quan điểm như vậy đã bị thực tế lịch sử bác bỏ. Những năm cuối thế kỷ XX, di truyền học đã có những khám phá mới: loài người được sinh ra từ quê hương duy nhất là Đông Phi và văn minh nhân loại được hình thành sớm nhất tại Đông Nam Á.

Dựa trên tri thức khoa học mới nhất của nhân loại, tôi xin trình bày một vài ý kiến về vấn đề này.

Trước hết, tôi không tán thành ý kiến “không nên đi sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của sự khác biệt này” (!) Đấy không phải là thái độ khoa học. Một thái độ thực sự khoa học, trước khi nói Mão của Hoa hay của Việt, cần phải xác định Việt là ai, Hoa là ai? Điều mà cho tới nay vẫn bị hiểu lầm.

1. Người Việt là ai?

Nhiều nghiên cứu di truyền học phát hiện, người tiền sử từ châu Phi, qua bán đảo A rập rồi theo ven biển Nam Á tới Việt Nam khoảng 70000 năm trước. Tại đây họ hòa huyết, sinh ra những chủng người Việt cổ thuộc nhóm loại hình Australoid. Di truyền học cũng xác nhận, người Việt hiện đại có chỉ số đa dạng di truyền cao nhất Đông Á, tức là người Việt Nam cổ nhất Đông Á. Khoảng 40000 năm trước, người Việt lên khai phá đất Trung Hoa. Khoảng 20000 năm trước, từ văn hóa Hòa Bình, người Việt đưa tới Trung Hoa công cụ đá mới rồi nông nghiệp. Tại di chỉ Bán Pha 2 tỉnh Sơn Tây có tuổi 12000 năm, phát hiện văn bản chữ tượng hình khắc trên bình gốm, gần với Giáp cốt văn đời nhà Thương. Tại chi chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam 9000 năm trước, phát hiện chữ tượng hình khắc trên yếm rùa. Hiện nay tại Quý Châu Trung Quốc, tồn tại bộ lạc Thủy tộc (thực ra là Việt tộc) với khoảng 250000 người, còn giữ được vốn chữ gần với chữ khắc trên Giáp cốt.* Đó là những ký tự tiền thân của chữ Hán. Điều này cho thấy, người Việt đã sáng tạo chữ tượng hình rất lâu trước khi người Hán ra đời. Đến 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng trên địa bàn Đông Á nền văn minh nông nghiệp rực rỡ. Hệ từ truyện trong kinh Dịch nói Phục Hy làm Dịch. Phục Hy sống khoảng 4000 năm TCN và là một trong những ông tổ của người Việt. Như vậy, Thiên can, Địa chi, những yếu tố tối cần cho sách Dịch phải được sáng tạo trước thời điểm này.

2. Người Hoa là ai?

Cho đến nay tri thức phổ biến của thế giới cho rằng, người Hoa được hình thành từ phía nam dải Thiên Sơn, sau đó vào chiếm Trung Nguyên, đẩy người Việt lui dần về phía Nam. Thuyết này là sản phẩm của quan niệm đa nguồn gốc của loài người nên bị bác bỏ.

Dựa trên bộ mã di truyền cùng truyền thuyết và lịch sử Trung Hoa, ta có thể xác định người Hoa được hình thành như sau:

Khoảng 2600 năm TCN, người du mục Mông Cổ phương Bắc (North Mongoloid) xâm lăng đất của người Việt ở nam Hoàng Hà, dựng vương triều Hoàng đế. Do số người ít và văn hóa thấp, vào Trung Nguyên, người Mông Cổ học nghề nông cùng văn hóa của người Việt bản địa. Họ cũng hòa huyết với người Việt, sinh ra người lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam, tự xưng là Hoa Hạ. Sau vài thế hệ, người Mông Cổ thuần chủng không còn, người Hoa Hạ tiếp tục thể thống ông cha Mông Cổ, giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Là con lai Việt, họ học tiếng nói, chữ viết cùng toàn bộ văn hóa của tổ tiên Việt, trong đó có Âm, Dương, Ngũ hành, Thiên can, Địa chi.

3. Sự hình thành Địa chi

Là dân nông nghiệp, người Việt buộc phải quan tâm đến thời tiết và sự chuyển vận của mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Từ đó mà làm ra lịch. Xưa nay người ta vẫn cho rằng Âm lịch là sản phẩm của người Trung Hoa. Sự thực không thể như thế, bởi lẽ, Âm lịch dùng cho nông nghiệp nên không thể là sản phẩm của người du mục Mông Cổ đưa vào khi xâm lăng đất Bách Việt. Muốn làm được lịch, trước hết phải sáng tạo ra ký hiệu chỉ ngày, giờ, năm, tháng. Từ truyện cổ tích của người Dao về nguồn gốc các con vật: ngày thứ nhất Trời sinh con Chuột, ngày thứ hai sinh con Trâu…cho thấy người Việt xác định được thứ tự các con vật trong Địa chi, cố nhiên, có tính tới Âm Dương theo số móng của chúng. Mười hai con vật vốn quen thuộc với người dân nông nghiệp nhưng một khi đã vào Địa chi, chúng trở nên linh thiêng. Theo phong tục người Việt, những thần hay vật thiêng, không được gọi bằng tên tục, mà phải dùng tên kiêng, gọi là tên hèm. Tên hèm là danh xưng quy ước, gần với tên thực, để khi gọi, người ta tránh phải gọi tên tục của thần hay linh vật. Như vậy là, sau khi dùng Chuột, Trâu, Hổ… trong Địa chi, người ta thay tên tục ấy bằng tên hèm: Tý, Sửu, Dần… Từ đây, người Việt làm ra lịch rồi sách Dịch. Nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học cho thấy: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn… là tên Nôm, của người phương Nam. Điều này càng chứng tỏ gốc Việt của Địa chi.

Có thể xảy ra tình huống sau: địa chi trong đó có Mão-Mèo được đưa lên Trung Nguyên từ lâu. Thời kỳ đầu, đó là chuyện bình thường. Nhưng những thế hệ sinh ra ở phương Bắc, càng về sau càng xa dần phương Nam, trở nên xa lạ với con mèo. Trong khi đó con thỏ thì quen thuộc, hơn nữa hai con phát âm giống nhau, về ngoại hình lại cùng có tai dài. Lâu dần người ta cho Mèo là Thỏ. Tới lúc nào đó, Thỏ thay Mèo, vào ngồi trong Địa chi phương Bắc.

Thời loạn Chiến Quốc, khoảng 400 năm TCN, người U Việt từ vùng Sơn Đông di tản sang Triều Tiên và Nhật Bản, được lịch sử gọi là người Yayoi, đã mang theo con Thỏ trong Địa chi. Cũng vậy, khi nhà Tần thôn tính các nước Ba, Thục, người Việt ở đây di tản xuống đất Thái, Lào, mang theo Địa chi có con Thỏ.

Riêng người Việt Nam sống trên đất cố cựu của tổ tiên, lại là người sáng tạo ra Địa chi với con Mão nên vẫn giữ nguyên tên gốc của mình.

Sài Gòn, cuối năm Tân Mão

Không rõ ràng lắm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Mão/Mẹo/mèo

Thứ tư 12/01/2011 12:00:00 (GMT +7)

Tác giả: Nguyễn Cung Thông

Khi so sánh các con vật biểu tượng cho 12 con giáp, điểm khác biệt rõ nét nhất là người Việt Nam ta dùng con mèo1 cho chi Mão/Mẹo nhưng người Thái, Lào, Khme, Nhật, Hàn, Trung Quốc/TQ... đều dùng con thỏ. Đây là một cánh cửa hé mở khiến ta phải đặt lại vấn đề nguồn gốc tên gọi 12 con giáp, vì nếu chúng từ TQ thì khi nhập vào các nước hay dân tộc nào đó thì theo thói thường hệ thống ‘12 con giáp nguyên thuỷ’ vẫn được duy trì - như thỏ biểu tượng cho chi Mão chẳng hạn - và nếu có thay đổi thì không có là bao nhiêu như gà so với gà trống, dê so với cừu/trừu, heo/lợn so với heo rừng, v.v...

Giả sử chữ Mão 卯 có nguồn gốc tượng hình con mèo như chữ thố/thỏ 兔chẳng hạn, thì không ai chất vấn nguồn gốc tên gọi 12 con giáp (động vật) và thập nhị chi làm gì. Khi truy nguyên giáp văn, kim văn và triện văn của chữ Mão thì thấy hình dạng của hình cửa mở hay hai mặt trăng đối nhau (?) - xem thêm chi tiết trang này (2003, cập nhật 2008, 2010 – tác giả Richard Sears) http://www.chineseetymology.org/CharacterA...tton1=Etymology - nguồn gốc chữ Mão chẳng dính líu gì đến một loài vật nào, như thỏ chẳng hạn. Chúng ta hãy nhìn lại vấn đề từ các góc độ khác nhau ngõ hầu có thể nhận ra được phần nào nguồn gốc chính xác và hợp lý hơn của Mão/Mẹo. Người viết sẽ tránh dùng thuật ngữ Ngôn Ngữ Học để bài viết dễ đọc hơn. Một điểm đáng ghi nhận ở đây là các thông tin trao đổi trên mạng/Internet và bloggers cũng đáng chú ý: như có khá nhiều trao đổi về chủ đề 12 con giáp và loài vật tượng trưng cho chi Mão là thỏ và mèo, bằng tiếng Anh, Việt, Pháp, Trung (Quốc) ..

Tuy rằng các dữ kiện trên mạng cũng cần phải được kiểm chứng một cách nghiêm túc, người viết sẽ ghi lại các nguồn để độc giả có cơ hội tra cứu thêm. Mạng lưới (toàn cầu) càng ngày càng phổ biến và trở thành một môi trường giáo dục quan trọng, cũng như giải quyết một số vấn đề mà trước đây tốn rất nhiều công sức. Cách đây gần 6 thập niên, học giả Phan Khôi từng nhận xét '... Người Việt Nam chúng ta về sau phải sang TQ ở lâu mà nghiên cứu, may ra tìm được các dấu vết tương quan của dân tộc ta với dân tộc TQ từ đời thượng cổ ...' - trang 34, 'Việt Ngữ nghiên cứu' (NXB Đà Nẵng, 1997). Tình hình bây giờ khác nhiều so với thời đại của cụ Phan Khôi.

1. Loài mèo được thuần hoá sớm hơn loài thỏ Các xương mèo và người khai quật ở đảo Cyprus cho ta kết luận loài mèo đã sống chung với loài người và có khả năng được thuần hoá cách đây khoảng 9500 năm; So với loài thỏ thì thời kỳ thuần hoá (domestication) không rõ rệt, nhưng ước đoán cách đây khoảng 3000 năm mà thôi. Điều này cũng phù hợp với di chỉ tìm thấy ở Điền Viên Động2 (Tianyuan cave 田园洞, gần Bắc Kinh) gồm có xương người, sơn dương, khỉ, nhím và mèo hoang (civet cat). Ngoài ra, bản tin từ Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency, ngày 22 tháng Tám, 2006) trên mạng cho ta biết về các xương thú tìm thấy sau khi bị chôn sống cách đây khoảng 1700 năm. Các xương thú vật tìm thấy gồm có mèo, chó, heo, dê, trâu và trừu… Mèo còn rất thích hợp với xã hội nông nghiệp vì là loài động vật ăn thịt (carnivore): nhà nông thường phải chứa (tồn kho) các sản phẩm vì thời tiết thay đổi bất thường, sau đó các kho hàng hoá này hấp dẫn các loài chuột, sâu bọ và ngay cả chim chóc cũng đến tìm lương thực và quấy phá ... Đến nỗi nhà nông chúng ta phải ra lời ta thán Cái cò các vạc cái nông Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò (ca dao) Mèo đã đến như vị cứu tinh để giải quyết vấn nạn trên; Khác hẳn với loài thỏ chỉ ăn rau cải (herbivore) và phá hoại mùa màng – như hiện nay, chính phủ Úc phải tìm các phương pháp hoá học (như dùng thuốc độc) hay sinh học (như cấy vi trùng bệnh) để kiểm soát dân số loài thỏ - thay vì săn bắn chúng một cách dã man. Loài thỏ thuần hoá không thể tồn tại khi nhiệt độ môi trường chung quanh lên trên 32oC, so với loài mèo có thể sống sót với môi trường ở nhiệt độ 52oC; Thân nhiệt (body temperature) của mèo thì từ 38oC đến 39oC (so với con người vào khoảng 37.5oC) tương thích với một xã hội nông nghiệp với khí hậu ôn hoà, còn thỏ lại là nguồn thực phẩm có lượng prôtêin cao cho xã hội du mục và săn bắn. 2. Tư duy nông nghiệp tổng hợp và cụ thể qua ngôn ngữ Liên hệ Mão Mẹo và mèo rất dễ hiểu: các âm này đều thuộc thanh vực trầm3 (trọc) và nguyên âm e (của Mẹo mèo) là dạng cổ hơn của nguyên âm a (của Mão) như hè hạ (Hán Việt), xe xa, keo giao, vẽ hoạ, mè (vừng) ma, chè trà, beo báo ...v.v... Tương quan tự nhiên còn thể hiện qua cách dùng lòng (bụng dạ) - bộ phận thấp nhất trong cơ thể con người - thay vì tim hay não bộ (óc): lòng tốt hay tốt bụng (hảo tâm HV), buộc lòng, mất lòng ... Khi nhập vào tiếng Hán, lòng trở thành đảm 膽: theo GS Axel Schuessler4 thì đảm 膽 có gốc phương Nam (Nam Á, Austroasiatic) và một dạng âm cổ phục nguyên là *tlam?. Schuessler ghi nhận âm cổ Bahna Bắc/ProtoNorthBahnar là *klàm (gan/liver), tiền Việt-Mường/Proto Viet-Muong *lɔ:m, Katuic *luam hay dạng khác hơn với phụ âm đầu t- như tiền Palaunic/proto Palaunic *kơntɔ:m (gan). Tra thêm các ngôn ngữ láng giềng ta thấy klơm (gan, tiếng Kơho), tho-lom (gan, tiếng Khme) so với LÒNG tiếng Việt gồm các bộ phận như ruột, gan ... ‘Phật Thuyết Đại Báo Ân Trọng Kinh’ còn dùng 'lòng gan đều nát' (lòng chữ Nôm thường dùng lộng 弄, làõ theo Việt Bồ La 1651) phản ánh tương quan can đảm (Hán) và lòng gan/ruột gan (Việt); Ngoài ra cách dùng lõm súng (lòng súng, nòng súng), lõm chuối, lõm cây (lòng cây)... cho thấy liên hệ trực tiếp giữa dạng LÒNG - LÕM, thật ra khi phát âm LÒNG bây giờ - tiếng Việt luôn đóng môi lại (môi hoá, như LÒNG) chứ không để môi mở như các dạng LONG của tiếng Anh, Pháp … Tiếng Mường (Bi) còn dùng ‘lòm’ là gan: ‘ho ưa ăn lòm củi’ (tôi thích ăn gan heo). klơm là gan (tiếng Biat), k'lơm (gan, tiếng Boloven) ...v.v... Tóm lại, ta có cơ sở đề nghị cấu trúc dạng cổ phục nguyên *tlam? hay *klam? đã nhập vào tiếng Hán cho ra dạng đảm 膽. Trường hợp âm cổ phương Nam *tlam?/klam? (lòng, một lòng) trở thành đảm (can đảm, đảm lược ...) khi nhập vào tiếng Hán không phải là hiếm, ta còn có những trường hợp như *krong (sông) khi nhập vào tiếng Hán trở thành *kong hay jiāng BK (giang HV), ...v.v... Nhìn rộng ra hơn, tên 12 con giáp Tý Sửu Dần ... Mão ... Tuất Hợi khi nhập vào tiếng Hán đã mất đi phần nào ý nghĩa nguyên thuỷ của tên gọi các loài động vật rất gần gũi với nhà nông. Không những thế, chúng còn được tô son điểm phấn (Hán hoá) và rất khó nhận ra các liên hệ cụ thể nguyên thuỷ: chúng trở thành những khái niệm trừu tượng (được ‘nâng cấp’) trong bói toán và cách ghi ngày tháng (kết hợp với Thập Can); Đây cũng là một lợi thế của nhóm thống trị có chữ viết sẵn (chữ Hán) và khả năng tổ chức. Lợi thế của một hệ thống chữ viết có sẵn như chữ ô vuông (chữ Hán) có thể là chỉ thêm một dấu phẩy nhỏ mà nghĩa lại đổi hẳn đi. Thí dụ như chữ quốc5 chẳng hạn, một dạng chữ quốc 囯 cổ đại viết bằng bộ vi 囗 hợp với chữ vương 王 hàm ý lãnh thổ có giới hạn/biên giới và có vua đứng đầu, tuy nhiên khi thêm một dấu phẩy nhỏ vào bên phải chữ vương thì vương 王 lại trở thành ngọc 玉. Chữ quốc cổ đại 囯 với chữ vương - phản ánh chế độ vua chúa phong kiến - nay đã thay bằng chữ quốc với chữ ngọc 国 hàm ý lãnh thổ (bộ vi) chứa những tài sản quý báu (như dân chúng, ngọc ngà châu báu/đất đai ...). Chữ quốc với chữ ngọc 国 cũng là loại chữ giản thể rất thông dụng hiện nay. Hiện tượng 'thay đổi chữ viết' một cách thâm thuý6 trên có thể giải thích được chữ thố/thỏ 兔 đã dùng thay cho chữ miễn/*mãn/ vãn 免 - âm *mãn đã từng có nghĩa là mèo trong tiếng Việt7. Sự lẫn lộn8 giữa mèo và thỏ còn thấy trong cách dùng dã miêu 野猫 để chỉ loài thỏ hoang (wild rabbit)9 và mèo hoang trong văn hoá TQ và đáng được đào sâu hơn. 3. Lẫn lộn giữa các loài mèo và thỏ … trong văn hoá TQ Thố tôn 兔猻 (thỏ tôn) là loài mèo hoang đang từ từ biến mất: loài thú này ở Trung Á, Tây Bá Lợi Á, Kashmir, Nepal, Thanh Hải , Nội Mông Cổ , Hà Bắc , Tứ Xuyên , Tây Tạng , Tân Cương ... Thố tôn hay Xá Lị tôn 猞 猁 孫 : tiếng Anh còn dùng cụm từ Steppe cat và chúng hay sống trong các khu sa mạc. Khi người Hán tràn xuống phía Nam và Tây, ta thấy hiện tượng lẫn lộn ‘trông/nhìn mèo ra thỏ’ (trông gà hoá cuốc) như cách gọi Thố tôn này: các lẫn lộn trên giải thích được phần nào tại sao chi thứ tư Mão Mẹo liên hệ đến mèo chứ không phải là thỏ từ nguyên thuỷ. Hình sau trích từ trang mạng Bách Khoa TQ http://zh.wikipedia....%85%94%E7%8C%BB hay xem thêm http://baike.baidu.com/view/39824.htm Posted Image Thố tôn 兔狲

Thố tôn còn được gọi là dương xá lị 洋猞猁, ô luân 烏倫, mã não 瑪瑙, mã não tặc 瑪瑙勒 ... Xá lị 猞猁 là loài mèo hoang (lynx). Miêu là từ HV nghĩa là mèo, nhưng nghĩa Hán cổ đại của miêu là loài hổ ít lông chứ không phải là mèo; Dữ kiện này hỗ trợ cho khả năng Mão 卯 chỉ là một cách ký âm của một tiếng nước ngoài (tiếng Việt cổ) nhập vào tiếng Hán. Đây là định nghĩa của miêu 【 爾雅 • 釋獸】 虎竊毛, 謂之虦貓 【Nhĩ Nhã•Thích Thú】 hổ thiết mao,vị chi sạn miêu Sạn/sàn 虦 theo Ngọc Thiên cũng là mèo. Sạn/sàn虦 còn viết là 虥 (chữ hiếm - tần số dùng là 11 trên 237243358) chỉ loài mèo hoang có vằn. Thố/thỏ 鵵 hay nghĩa cổ là một loài chim Vãn hay *mãn 梚 (chữ hiếm) chỉ một loài cây theo cổ thư TQ; Nhưng giọng Hẹ lại đọc là t'u2 (như âm thổ) - so với hai âm mãn (mèo) và thố/thỏ. … 4. Các cách giải thích khác nhau Để hiểu tại sao người Việt lại dùng mèo cho chi Mão 卯, một cách giải thích thường gặp10 trong tài liệu TQ là âm Mão khi nhập vào tiếng Việt đọc giống như mèo hay miêu HV nên người Việt dùng mèo làm biểu tượng thay vì thỏ. Điều này không hợp lý vì các lý do sau 3.1 Mèo là แมว maew (tiếng Thái), maaw (Lào) ... nhưng thỏ lại là loài vật biểu tượng cho chi Mão ở Thái, Lào! Điều lầm lẫn giữa Mão và mèo lại càng rất khó xẩy ra khi đất Giao Chỉ có những liên hệ rất gần với các triều đại phương Bắc (Hán ... Đường) so với các dân tộc khác ở phía tây Giao Chỉ. 3.2 Nếu mèo đọc gần như Mão và được dùng làm loài vật tượng trưng cho chi thứ tư này, rất khó giải thích tại sao nga (ngỗng trời ... cò biển) gần gũi với dân ta (đánh cá, gần biển ...), đọc gần giống âm cổ *ngwa của Ngọ 午, lại không là loài vật biểu tượng cho chi Ngọ? Còn âm cổ Mùi (Vị) 未 của chi thứ tám đọc gần với âm muỗi, tại sao người Việt lại dùng dê chứ không là muỗi ... và còn nhiều các âm giống khác nữa ....v.v... Ngoài ra, tuy chữ Nôm còn quá ‘trẻ’ để phân tích liên hệ ngữ âm của tên gọi 12 con giáp, nhưng cũng có vài điểm đáng chú ý là mèo (cũng như meo) thường dùng chữ miêu 貓 HV như 'Lẻo lẻo doành xanh con mắt mèo' (Bạch Vân Thi Tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm 1491-1585) Nhưng méo thì chữ Nôm dùng Mão 卯 (có khi cộng thêm dấy nháy) 'Tròn tròn méo méo in đòi thuở’ (Hồng Đức Quốc âm Thi Tập, soạn bởi quần thần và Lê Thánh Tông 1442-1497). Do đó, hai âm Mão và mèo đã có sự phân biệt ít nhất từ thời nhà Lê, và xác suất nhầm lẫn giữa Mão11 (âm Hán trung cổ, nhập ngược vào VN khoảng từ thời Đường Tống) và mèo (âm thượng cổ) trong tiếng Việt rất nhỏ! 3.3 Khuynh hướng tổng quát và tự nhiên của chữ viết loài người tiến hoá từ cụ thể và đơn giản đến trừu tượng12. Thí dụ như tên gọi các loài vật được dùng với nghĩa mở rộng hơn, trừu tượng hơn như mặt chuột (so với mặt rồng), thân trâu ngựa, ăn như mèo ngửi, tính tình như rắn rít ... Thành ra, suy luận từ âm Mão cho ra mèo thì không phù hợp với khuynh hướng tự nhiên; Đáng lẽ là từ mèo (loài vật, cụ thể) cho ra âm Mão (hệ thống ghi thời gian, trừu tượng, bói toán/số mệnh) mới hợp lý hơn. Hệ thống gọi tên các con vật cụ thể (đơn giản) và rất gần gũi với nhà nông khi nhập vào văn hoá Hán đã trở thành hệ thống ghi nhận thời gian, bói toán (trừu tượng, phức tạp); Hệ thống 12 con giáp này cùng khởi sắc khi văn hoá Hán phát triển cực mạnh (Tần, Hán ... Đường, Tống ...) và ảnh hưởng đến các khu vực chung quanh, đây lại là hiện tượng nhập ngược mà ít người ý thức được trong trường hợp Việt Nam. 3.4 Có những cách giải thích không có cơ sở khoa học, đầy cảm tính như sự thay đổi giữa mèo và thỏ là sự xuyên tạc sự thật13 , hoặc dựa vào những ‘huyền thoại’ không thể kiểm chứng khách quan được: người viết chỉ ghi nhận vắn tắt ở đây mà thôi. Từ những góc độ nhìn khác nhau như trên, ta thấy khả năng nguồn gốc tên gọi 12 con giáp có thể đến từ tiếng Việt cổ. Thật ra thì người Việt chúng ta không cần phải lý giải tương quan rất tự nhiên giữa Mão Mẹo và mèo, cũng như Tý chút *chuốt chuột, Ngọ ngựa, Hợi *Gỏi cúi (heo), Sửu *tlu trâu ... Người Việt không phải dùng các từ ghép so với văn hoá TQ như Mão Thố 卯兔 , Tý Thử 子鼠, Sửu Ngưu 丑 牛để giúp ta nhớ đến tương quan Mão mèo, Tý chuột, Sửu tlu/trâu ..... Chính các ngôn ngữ hay dân tộc nào dùng thỏ thay vì mèo cho chi Mão/ Mẹo mới cần phải giải thích sự khác biệt này: đây là sự vay mượn hay cố tình thay đổi? …. Không phải là hoàn toàn nghịch lý khi tổ tiên còn dặn dò con cháu rằng Trăm năm bia đá thì mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ 5. Phụ chú và phê bình thêm Để cho liên tục, người đọc có thể xem thêm các bài viết về chi Mão (hai bài trước số thứ tự là phần 4, 4A) chủ đề "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp" trên trang mạng khoahoc.net, dunglac.com ... của cùng một tác giả (Nguyễn Cung Thông), hay lên google và đánh tên nguyencungthong thì sẽ có loạt bài liên hệ đã đăng ớ các địa chỉ/website khác nhau. Ngoài hiện tượng đổi chữ (dùng dấu phẩy chẳng hạn), lẫn lộn (mèo thành thỏ), chúng ta cũng nên để ý đến hiện tượng nhập ngược (Mão nhập ngược vào ngôn ngữ Việt với dạng cổ mèo đã hiện diện). Hiện tượng nhập ngược lại (back-loan) trong quá trình giao lưu văn hoá như Bụt-Phật, tên 12 con giáp (gốc Việt cổ) trong tiếng Việt không phải là hiếm - nhất là khi các dân tộc sống gần nhau qua một thời gian rất dài; Một thí dụ gần đây hơn và thường được nhắc đến đã xẩy ra vào thế kỷ 20 khi Nhật Bản du nhập văn minh Tây phương và dùng một số từ gốc Hán, sau đó các từ này nhập ngược lại tiếng Hán và sau đó nhập vào tiếng Việt Xí nghiệp (HV) 企業 qi4 ye4 (Bắc Kinh) kigyō (Nhật) Điện tử 電子 dian4 zi3 denshi Nguyên tử 原子 yuan2 zi3 genshi Thị trường 市場 shi4 chang3 shijō Khoa học 科學 ke1 xue2 kagaku Hàng Không Mẫu Hạm 航空母艦 hang2 kong1 mu3 jian4 kookuubokan ...v.v... 1) nhưng theo học giả Lê Quý Đôn (1726-1784) trong ‘Vân Đài Loại Ngữ’, và Jean Bonet trong ‘Dictionnaire annamite-francais’ (1899) thì thỏ là con vật biểu tượng cho chi Mão: điều này cho thấy ảnh hưởng không nhỏ và có khi méo mó của chữ và văn hoá Hán, nhất là khi dùng tài liệu TQ. Văn hoá dân gian ta vẫn duy trì cách dùng con mèo (không phải thỏ) như trong tự điển Việt Bồ La (1651) – xem phần giải thích về giờ. 2) xem chi tiết về Điền Viên Động trang http://history.cultu...istory5910.html hay trang http://www.hudong.com/wiki/%E7%94%B0%E5%9B...%81%97%E5%9D%80 3) thí dụ như thanh điệu trong từ láy bốn chữ nũng nà (na) nũng nịu ... đều cùng âm vực trầm (trọc) 4) xem thêm chi tiết trong cuốn "ABC Etymological Dictionary of Old Chinese" của GS Axel Schuessler, NXB University of Hawai'i Press (Honolulu, 2007) trang 91 mục 8.2.1 5) danh từ nước (tiếng Việt) có khả năng là một dạng ngạc cứng hoá của vực 域 (vực > *nhược > nước tiếng Việt) so với dạng quốc (vực > *kwuc > quốc tiếng Hán Việt), nhưng ảnh hưởng của đạo Phật đã đưa nước (quốc gia có biên giới rõ ràng, xem lịch sử hình thành chữ quốc國 tiếng Hán bên dưới) đến với nước (chất lỏng, không phân định ranh giới rõ ràng, tuỳ thuộc hình thể/địa chất) trong vốn từ của toàn dân; Đây là sự thể hiện qua ngôn ngữ của giáo lý PG vô thường và mầu nhiệm. Các dữ kiện này cho thấy tư tưởng PG và văn hoá dân gian VN, qua tư duy nông nghiệp/tổng hợp và cụ thể, đã hoà lẫn với nhau từ thuở xa xưa để hình thành những nét văn hoá ngôn ngữ đặc thù của dân tộc, một đề tài lớn rộng đáng được nghiên cứu rất chi tiết để hiểu rõ hơn lịch sử và bản sắc văn hoá tộc Việt cho đến ngày nay. Posted Image Tham khảo thêm chi tiết trang http://www.chineseetymology.org/CharacterA...tton1=Etymology http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra00734.htm ...v.v.. 6) từ khi dùng bút lông để viết chữ Hán, dấu chấm (nguyên thủy) trở thành dấu phẩy cho hợp với thế viết. Dấu phẩy bên phải của chữ ngọc được thêm về sau này - giáp văn, kim văn, triện văn không có dấu phẩy - chữ vương 王 và ngọc 玉 bắt đầu giống nhau từ thời kim văn Posted Image Chữ miễn/*mãn/vãn免và chữ thố兔thời Xuân Thu có thể hoán chuyển cho nhau như trong đề từ khắc hoạ ở đền thờ Vũ Lương, bia khắc thời Hán ... Ngoài ra, các cách khắc/viết của miễn/*mãn/vãn và thố/thỏ cũng có lúc giống nhau trong triện văn Posted Image Xem 13 cách viết khác nhau của chữ thố/thỏ 兔ta thấy có hai trường hợp không có dấu phẩy bên phải (tượng hình, chỉ đuôi thỏ) - trích từ trang http://dict.variants...ra/fra00276.htm Posted Image Có những trường hợp chữ Hán không thay đổi nghĩa khi thêm (hay bớt) dấu phẩy ở trên hay dưới Posted Image Triện văn Tư HV (nghĩ, tư duy) 7) 'con mãn tam thể': chat à trois couleurs (mèo tam thể, mèo có ba màu) theo Gustave Hue trong cuốn 'Dictionnaire vietnamien-chinois-francais' (Imprimerie Trung Hoà, 1937). Thuyết Văn Giải Tự/TVGT còn ghi chữ 獌 man, mán, mạn (màn mán wàn - giọng Bắc Kinh/BK) là chữ hiếm với tần số dùng là 9 trên 171894734 như sau 獌,[舞販切 ],狼屬。從犬曼聲。《爾雅》曰:“貙獌,似貍。” mạn ,[ vũ phiến thiết ] , lang thuộc . Tòng khuyển mạn thanh . " Nhĩ Nhã " viết : " sâu mạn , tự li . " Để ý TVGT cũng ghi miêu là loài li 貓,貍屬 (miêu, li thuộc). Người Mèo 苗族 (Miêu tộc) còn được gọi là người Man, Mán 蠻 蛮 8) hiện tượng lẫn lộn giữa loài thỏ và mèo (khi nhìn từ xa khá giống nhau) còn thể hiện qua các phương ngữ ở TQ thời cổ đại, phản ánh giao lưu văn hoá ngôn ngữ của các dân tộc đã từng hiện diện ở khu vực Trường Giang và phía nam TQ. Thí dụ như chữ nậu 䨲 (Unicode 4A32), nóu BK neu2 wan5 giọng Hẹ ... Chữ này rất hiếm từng chỉ thỏ con, nhưng lại có thể đọc là *man (so với mãn là con mèo tiếng Việt), trích tự điển Khang Hy 《集韻》江東呼兔子爲䨲 ... 《廣韻》《集韻》無販切,音萬 "Tập Vận" Giang Đông hô thỏ tử vi nậu ... Quảng Vận, Tập Vận : vô phiến thiết, âm vạn Trích từ http://dict.variants...rc/frc15675.htm (nậu HV) 9) Dã miêu 野猫 có các nghĩa là (a) mèo hoang (dã) hay mèo đồng, (thỏ hoang, và nghĩa mở rộng (tỷ dụ/metaphor) là © người lỗ mãng ... 10) xem thêm chi tiết các trao đổi, như Mão Niên (năm Mão) 卯年trở thành Miêu Niên (năm mèo) 貓年cho nên mèo là biểu tượng cho chi Mão, trang http://www.chinahistoryforum.com/index.php...t=#entry4988244 hayhttp://en.wikipedia.org/wiki/Rabbit_(zodiac) hay http://www.museumstuff.com/learn/topics/Rabbit_(zodiac) , và ‘ …vì trạng người Việt gầy nhỏ, không cao nên dùng mèo thay vì thỏ…’ trang này http://www.gxtour.cn...no=8030&lei=900 hay đọc Mão thành mèo (cũng như con mèo) nên người Việt đổi (lầm) thỏ thành mèo, xem trang này http://chinablog.cc/...ear-of-the-cat/ hay ‘huyền thoại’ về mèo ngũ trễ nên không đến mục tiêu kịp; Một ‘huyền thoại’ khác lại nói rằng mèo bị loại ra trong 12 con giáp vì nó đã bắt con chuột thiêng của Maya (mẹ của đức Phật Tổ) ...v.v... 11) cách đọc Mão rất phù hợp với cách phiên thiết theo Đường Vận/Tập Vận: 莫飽切, 音昴 mạc bão thiết, âm mão. Cũng như đa số các âm Hán Việt khác tương thích với âm Hán trung cổ, phản ánh khả năng nhập vào tiếng Việt vào khoảng thời Đường Tống ... Điều này cho thấy cách đọc HV Tý Sửu Dần ... Tuất Hợi cũng nhập vào tiếng Việt khoảng đời Đường hay sau này. Âm thượng cổ của Mão là *meu - theo tự điển phổ thông trên mạng http://tool.httpcn.c...RNUYKOTBF.shtml [ 上古音 ]:幽部明母,meu - so với dạng mèo tiếng Việt [ 广 韵 ]:莫飽切,上31巧,mǎo,效開二上肴明 [ 平水韵 ]:上声十八巧 [ 国 语 ]:mǎo [ 粤 语 ]:maau5 [ 闽南语 ]:bau2 Các dữ kiện về âm thượng cổ *meu (mèo) của tự điển TQ trên còn chứng minh rằng dạng mèo thượng cổ đã cho ra dạng Mão/mǎo trung cổ, và đã ‘hoá thạch’ hay trở nên bất tử trong tiếng Việt. 12) xem các bài viết http://www.wvhs.wlwv.k12.or.us/Staff/EbyA/...f%20Writing.pdf hay http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_...AF_vi%E1%BA%BFt …v.v… 13) xem các trao đổi trên mạng Yahoo.HỎI&ĐÁP http://webcache.googleusercontent.com/sear...=clnk&gl=au hay http://vn.answers.yahoo.com/question/index...27060841AAjc9Fl …v.v… Có người (chiêm tinh gia TQ) lý luận là loài mèo quen thuộc đối với người Việt nên thỏ mới trở thành mèo - xem chi tiết trang http://www.astrologi.../repon-16.shtml . Lại nữa, một đề nghị cho rằng ở miền bắc TQ hiếm mèo nên đổi mèo thành thỏ - xem chi tiết trang http://www.asiafinest.com/forum/lofiversio...179029-100.html ; Tuy nhiên, một ý kiến khác ngược lại nói rằng ở Việt Nam hiếm thỏ nên đổi thỏ thành mèo!

Share this post


Link to post
Share on other sites

: Vành đai Photon và Kim Tự Tháp phát sáng

Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 3:17 PM - 25/11/2013 / 2 Ý kiến Posted Image Kim tự tháp khắp thế giới bắt đầu phát ra chùm tia năng lượng. Mặc dù NASA che giấu thông tin về đám mây kỳ lạ của photon, mà hiện nay gần như đã bao phủ toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta. Các thông tin này vẫn bị rò rỉ từ một số nhà khoa học. Bây giờ, như là một đám mây đáng ngại của các hạt Photon, đã xâm nhập vào hệ thống năng lượng mặt trời. Đám mây Photon này đã bắt đầu có tác động đến Mặt trời và các hành tinh, bao gồm cả Trái đất. Các tác động này theo cách không thể giải thích được bằng các quan điểm bình thường. Điều đáng ngạc nhiên là dường như năng lượng kỳ lạ này xâm nhập vào mọi không gian của chúng ta. Một trong những hiệu ứng bất thường và lỳ lạ là một số các kim tự tháp nổi tiếng trên thế giới bắt đầu sinh ra những chùm tia năng lượng mãnh liệt.

Trong một số trường hợp, có thể nhìn thấy bằng mắt thường các Kim tự tháp phóng vào không gian một chùm hạt Photon rất mạnh. Chùm Photon này có thể nhìn hay ghi hình lại như là một chùm Ánh sáng Trắng phát ra từ đỉnh của Kim tự tháp vào đi vào đám mây ở bên trên . Đồng thời, nhiều người ở nhiều khu vực trên thế giới đã bắt đầu quan sát và ghi lại được những âm thanh kỳ lạ. Những âm thanh tạo ấn tượng rằng Trái đất đang rên rỉ và khóc. Tất cả những hiện tượng bất thường, bao gồm cả khối năng lượng khổng lồ chưa từng có mà mặt trời đang phóng ra một cách hỗn loạn, rất có thể nguyên nhân chính là do sự hiện diện của các đám mây photon. Trong giới khoa học Vật lý Thiên văn, đã gọi loạt các hiện tượng bất thường này bằng một tên chung là : “Sự kiện không gian tiềm năng của Ngày Phán Xét.” <a href="http://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2013/11/kim-tu-thap-dong-loat-thuc-giac-vanh-dai-photon-va-kim-tu-thap-phat-sang-image1.jpg">Posted ImageKim tự tháp phát ra chùm tia năng lượng khi có những đám mây lại gần đỉnh. Kim tự tháp cổ xưa thức dậy sau nhiều thế kỷ ngủ yên.

Chứng kiến sự thức giấc của Kim tự tháp Maya, nhìn thấy chùm sáng ở trên đỉnh của Kim tự tháp, các khách du lịch có mặt lúc đó hoảng hốt la hét. Một vài du khách khác thì nhanh chóng dùng máy quay video hoặc điện thoại di động để ghi hình. Trước thời điểm kim tự tháp Maya thức giấc, nhiều người nghe thấy tiếng động ầm ầm. Đó không phải là một tiếng động của một trận động đất. Ngay sau thời điểm đó là một chùm rực rỡ của ánh sáng bắn ra từ đỉnh Kim tự tháo đi vào không gian. Những du khách mộ đạo thì sững sờ im lặng đứng nhìn, họ không kịp chụp hình ghi lại khẳng khắc kỳ diệu đó

Posted Image Cột Năng lượng của kim tự tháp . Hình ảnh bên phải là hình phóng to phần đỉnh Kim tự tháp có một tia sét . Posted Image Kim tự tháp Bosnia, đang gửi một cột năng lượng không thể tin được vào không gian Những tháng gần đây nhất, Kim tự tháp Bosnia cũng đã gửi một cột năng lượng không thể tin được vào không gian. Đó cũng là hình ảnh được nhiều lần nhìn thấy tại Bosnia trong năm 2009 và năm 2010. Cột năng lượng đó nhìn như một sáng tia mỏng năng lượng tinh khiết phát vào không gian từ đỉnh của Kim tự tháp . Posted Image Kim tự tháp tại Hàm Dương Trung Quốc. Gần đây, chính phủ Trung Quốc cũng đã bắt đầu giám sát chặt chẽ các Kim tự tháp Hàm Dương. Các Kim tự tháp ở đây đang bắt đầu có dấu hiệu hoạt động. Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các kim tự tháp và tin rằng Kim tư Tháp này có nguồn gốc ngoài Trái đất. Posted Image Cột năng lượng từ đỉnh của kim tự tháp Aztec của Mặt trăng Sự cố bất thường trong cùng thời gian đó là sự kiện bùng nổ phóng xuất của năng lượng của Kim tự tháp Aztec, được chứng kiến ​​và ghi lại trên phim. Sự việc phát ra cột năng lượng từ đỉnh của Kim tự tháp Aztec đã trở nên nổi tiếng khắp vùng Teotihuacan của Mexico. Các Nhà khoa học nói gì .

Posted Image Chùm tia năng lượng xoáy lốc cường độ cao từ đỉnh Kim tự Tháp.. Ảnh chụp chùm năng lượng Vi tế bằng phương pháp Kirilian trong phòng thí nghiệm. Những điều này có ý nghĩa gì? Tại sao và cái gì đã thúc đẩy các Kim tự tháp phóng xuất năng lượng ? Làm thế nào để kích hoạt sức mạnh bí ẩn của các khối đá hình Kim tự tháp khổng lồ đã im lặng trong nhiều thế kỷ ? Rõ ràng một cái gì đó đã tới và đánh thức sức mạnh của các Kim tự tháp. Nhưng đó là cái gì ? Posted Image Có lẽ có một cái gì đó đáng kinh ngạc hơn, đang tới từ khoảng không gian ngoài kia, đã kích hoạt các kim tự tháp. Đó là sự xuất hiện của một lực lượng chưa được hiểu rõ, tới từ các khoảng trống trong dải Ngân hà. Mà bây giờ đây, lực lượng này đã xâm nhập vào hệ mặt trời và bao quanh tất cả các hành tinh, bao gồm cả Trái đất . Posted Image Tiến sĩ vật lý thiên văn Alexey Dmitriev Các nhà khoa học của NASA và Cơ quan Không gian châu Âu trong vòng vài năm trở lại đây, đã cảnh báo thế giới về thảm họa đang đến gần có thể xảy ra trong tương lai rất gần. Nhưng chỉ vài người lắng nghe. Nhà vật lý thiên văn, Alexey Dmitriev nói rằng: Những gì đang xảy ra trong thực tế là tồi tệ hơn, tồi tệ hơn rất nhiều so với dự đoán của NASA và ESA trong các cảnh báo của họ. Tất cả các Hành tinh trong hệ thống năng lượng mặt trời của chúng ta đang phải đối đầu với một nguy cơ rất lớn, có khả năng gây chết người, có khả năng ảnh hưởng tới độ ổn định của các Hành tinh, có thể làm xáo trộn dữ dội hệ sinh thái và môi trường sống của mỗi hành tinh. Nguy cơ đó tới từ đám mây năng lượng liên hành tinh mà Trái đất và hệ mặt trời đang đi vào đó. Các kim tự tháp thức giấc và phản ứng kỳ lạ, nguyên nhân có thể là do những đám mây năng lượng liên hành tinh này . Posted Image .

Tiến sĩ Dmitriev giải thích rằng: thông tin gửi về Trái đất của tầu thăm dò Voyager 1 và Voyager 2 cho thấy rõ ràng rằng toàn bộ hệ thống năng lượng mặt trời đang phải hứng chịu nguy cơ như vậy. Tệ hơn nữa, Merav Opher, một nhà nghiên cứu của NASA, chuyên gia nghiên cứu về hệ mặt trời , ông cũng là giáo viên thỉnh giảng tại tại Đại học George Mason nói rằng : các đám mây năng lượng liên vì sao này là không ổn định và hỗn loạn. Posted Image Các nhà khoa học Nga cũng tuyên bố rằng: đám mây năng lượng photon đang gây ra sự kích thích của bầu khí quyển của các hành tinh và đặc biệt là mặt trời của chúng ta. Những đám mây năng lượng liên sao này ảnh hưởng và tương tác với Mặt trời một cách hoàn toàn rõ ràng. Đương nhiên, hậu quả ngay bây giờ là gia tăng hoạt động năng lượng của Mặt trời. Kết quả là năng lượng cao hơn và thay đổi tần số và số lượng của Năng lượng của Mặt Trời. Trái đất cũng chịu sự ảnh hưởng của đám mây năng lượng này cũng đang thay đổi. Đồng thời Trái đất cũng hướng chịu nhiều bất thường từ các hành tinh trong hệ Mặt trời. Ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ ràng nhất là từ Mặt trời của chúng ta . Từ trường của mặt trời đang thay đổi. Từ trường biến động của mặt trời đang truyền qua không gian không ổn định và tác động tới từ trường của Trái đất. Thông qua việc tương tác với từ quyển và các lĩnh vực địa từ của Trái đất, sự biến động từ trường này có thể dẫn đến nhiều thay đổi bất thường. Ví dụ như sự xuất hiện của các xoáy hay bão từ bất thường. Hậu quả đối với Trái đất là có thể là tạo nên một sự thay đổi từ trường của trái đất. Thay đổi cực từ, dẫn tới nhiều biến động tự nhiên trong thời tiết. Tạo nên nhiều chuyển đổi nhanh mạnh trong khí quyển và dưới lòng đất. Để có thể sống ổn định trên Trái đất vào lúc này – là điều đáng ngạc nhiên nhất. Các nhà khoa học nói về cấu trúc của Kim tự tháp .

Posted Image Minh hoạ cách các kim tự tháp có thể sản xuất năng lượng Kim tự tháp – là một thiết bị lưu trữ năng lượng tự nhiên từ Trái đất và từ Không gian. Kim tự tháp là một loại tụ điện, hoạt động dựa trên sức mạnh từ trường của hành tinh. Chùm năng lượng Ánh sáng bắn vào không gian từ đỉnh của Kim tự tháp như nhiều người đã nhìn thấy, chứng tỏ Kim tự tháp và Trái đất đã được nạp đầy năng lượng theo những cách ngoài tầm hiều biết hiện nay của chúng ta. Các Âm thanh bất thường .

Có nhiều âm thanh từ trong lòng đất đã được ghi nhận và phổ biến ra công chúng, tạo nên nhiều tranh luận sôi nổi, kể từ mùa xuân năm 2011. Một số đoạn ghi âm và video ghi lại các Âm thanh này xuất hiện trên Youtube. Ý kiến ​​phản hồi rất khác nhau. Chủ yếu là phủ nhận hoặc nhầm lẫn không hiểu rõ nguyên nhân, và đôi khi là sợ hãi vô căn cứ. Các nhà khoa học thấy cần phải giải thích rõ nguồn gốc của những âm thanh này. Một số đoạn ghi âm thanh chắc chắn là giả mạo và là một trò lừa bịp, số còn lại là hồ sơ xác thực âm thanh bất thường của nước ngầm trong lòng đất và âm thanh trong không khí Posted Image .

Giáo sư Tiến sĩ Elchin Khalilov giải thích nguồn gốc của các âm thanh bất thường này Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tạp chí GEOCHANGE về chủ đề các âm thanh lạ ghi được gần đây, một nhà khoa học xuất sắc, Giáo sư Tiến sĩ Elchin Khalilov, đã đưa ra lời giải thích sau đây:

“[] … Nguyên nhân có thể của những âm thanh này… có thể nằm ở trung tâm của Trái Đất. Thực tế là sự tăng tốc trôi dạt cực từ của Trái đất, mà đã tăng hơn gấp năm lần từ năm 1998 đến năm 2003, đã dẫn đến việc tăng cường các quá trình dịch chuyển năng lượng trong lõi của Trái Đất. Đây là kết quả của quá trình tăng tốc tương tác giữa các lõi bên trong và vỏ bên ngoài của Trái đất, từ đó hình thành các thay đổi về kiến tạo và địa từ của Trái đất. Trong khi đó, như chúng tôi đã báo cáo, ngày 15 tháng 11 năm 2011 tất cả các trạm địa vật lý của mạng lưới ATROPATENA, đều ghi lại được những biến động ba chiều của trường hấp dẫn của Trái đất, gần như đồng thời trên toàn bọ bề mặt Trái đất, xuât hiện một xung lực hấp dẫn mạnh mẽ. Các trạm đo đạc ở Istanbul, Kiev, Baku, Islamabad và Jakarta và nhiều trạm khác, đều ghi nhận tín hiệu gần như nhau. Các trạn đo đạc nằm cách xa nhau ,khoảng 10.000 km, và rải rác khắp thế giới đều đồng thời ghi nhận được tín hiệu. Hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi nguồn gốc của bức xạ nằm ở lõi của trái đất. Đây là một dịch chuyển khổng lồ của năng lượng từ lõi của Trái Đất. Từ cuối năm ngoái, đã có một loại tín hiệu biểu hiện bắt đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng bên trong lõi của Trái đất tiến vào một giai đoạn hoạt động mới “. [Theo Tạp chí GEOCHANGE ] Theo biên tập của tạp chí, có thể nhiều ý kiến chỉ đồng ý một phần hoặc hoàn toàn không đồng ý với quan điểm của tác giả lời phát biểu trên . Nhưng rõ ràng là đang có nhiều điều bất thường đang xảy ra với tất cả chúng ta. Nguồn: http://asfn.in/realii/piramidy-po-vsemu-miru-nachali-izluchat-puchki-energii-v-oblast-fotonnogo-oblaka.html

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhóm Bách Việt/Yue đầu tiên hay cuối cùng?

Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

Vài tháng trước một bạn đọc đề nghị tôi đáp lại một bài viết [1] có một luận điểm đã được nhấn đi nhấn lại nhiều lần, cho rằng người Việt là nhóm người cuối cùng của “Bách Việt” và họ đã thoát khỏi bị Hán hóa bằng cách di chuyển về phương nam và giữ vững độc lập của mình.

Tác giả của bài viết cho rằng người Việt luôn ý thức mình là Việt qua nhiều thế kỷ và họ duy trì được di sản văn hóa Bách Việt, mặc dù tác giả không hề giải thích rõ ràng cái gì tạo dựng nên di sản văn hóa đó.

Tôi đã bắt đầu viết một bài trả lời [2] bằng cách chỉ ra rằng chúng ta không có bằng chứng về việc là bất cứ nhóm người nào mà người “Trung Quốc” dán nhãn Bách Việt/Yue trong thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên cũng thực sự tự coi mình là “Việt/Yue” (có lẽ với một trường hợp ngoại lệ là nhóm tinh hoa Nam Việt).

Cái mà chúng ta có bằng chứng là trong nhiều thế kỷ từ cuối giai đoạn TCN đến khoảng 1000 năm SCN có những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà*, Lý Bí**, Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], Phùng Áng [馮盎]...v.v) đã sử dụng khái niệm Việt/Yue để gọi tên các chính thể mà họ thành lập.

Có phải điều đó có nghĩa là họ đặt tên vương quốc của mình theo tên nhóm người sống ở đó? Chúng ta không có bằng chứng về điều này. Có vẻ như họ chỉ đơn giản sử dụng một cái tên có tính văn chương gắn liền với vùng đó của thế giới.

Một trong những nguyên do tại sao cái tên Việt hình như không thuộc về một nhóm người hoặc một “ý thức”, một “di sản văn hóa” trong thiên niên kỷ đầu tiên SCN là ở chỗ chúng ta không có bằng chứng về một văn hóa mà cả những người bình dân và nhóm tinh hoa đều chia sẻ.

Từ cái mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện về văn hóa Bách Việt/Yue, nó tương tự như cái thế giới mà tôi gọi là “những người săn đầu người Đông Sơn” [3] hơn là thế giới của Triệu Đà hoặc Lý Công Uẩn. Thế giới đó rõ ràng là đã biến mất.

Đây là vấn đề mà nhiều sử gia đã thừa nhận. Chẳng hạn, trong những năm 1960, sử gia Nguyễn Phương đã cho rằng Việt là Hán di cư đến vùng châu thổ sông Hồng vào thiên niên kỷ đầu SCN [4] và đã thế chỗ các cư dân sớm hơn ở đó. Đây không phải là ý tưởng gốc của ông. Thay vào đó là quan điểm cho rằng các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu nói về điều này ngay từ đầu thế kỷ XX khi lần đầu tiên họ bộc lộ về quan điểm chủng tộc.

Ý tưởng cho rằng có một số lớn di dân đã làm thay đổi cơ bản văn hóa châu thổ sông Hồng đã không được các bằng chứng sử học và khảo cổ học ủng hộ. Tuy nhiên, trong thực tế không cần phải có một dân số lớn mới làm thay đổi đáng kể văn hóa và ngôn ngữ.

Để hiểu được điều này, chúng ta cần suy nghĩ về hai bài viết mà tôi đã đề cập trong blog này: một bài viết về bài của Richard A. O’Conner [5], và bài khác viết về bài của John Phan [6]

Như tôi đã viết trước đây, John Phan cho rằng ngôn ngữ Việt Nam được tạo ra khi một số người nói phương ngữ Trung Quốc chuyển sang nói một ngôn ngữ địa phương (giống như người Normans ở Anh vậy) ở một nơi nào đó vào thế kỷ IX – X, còn Richard O’Conner thì cho rằng những người như người “Việt” hình thành thông qua sự tham gia vào nền nông nghiệp lúa nước. Đặc biệt ông còn cho rằng những người thuộc các tộc người khác nhau dần dần hình thành một “nhóm tộc người” riêng biệt khi họ bắt đầu theo cùng các loại nghi lễ và giao tiếp với các quan chức (khi sử dụng ngôn ngữ “mới” mà John Phan đã xác định) là những người quản lý nguồn nước, thu thuế, ...v.v.

Điều mà tôi thấy là đây. Thay vì có một nhóm “Bách Việt” “sống sót”, thì điều có vẻ đã xảy ra là trong giai đoạn cuối đời nhà Đường, có các thành viên của nhóm tinh hoa thuộc khu vực mà ngày nay gọi là nam Trung Quốc và bắc Việt Nam bắt đầu tạo thành các quyển ảnh hưởng riêng của họ và bắt đầu tạo ra một ý thức địa phương cho bản thân họ (điều này trên thực tế đã xảy ra trên toàn bộ đế quốc Đường vào thời gian đó).

Họ không thực hiện điều đó bằng cách đồng nhất hóa với những người địa phương. Thực ra họ có ý định coi nhiều nhóm người xung quanh là “man di”. Thay vào đó, họ sử dụng một số thông tin tồn tại trong các văn liệu (chẳng hạn các ghi chép về nước Nam Việt của Triệu Đà) để tạo ra các tước vị cho các chính thể địa phương và để kết nối các lĩnh địa mới của họ với nguồn thông tin trong các văn bản cổ.

Trong một môi trường như vậy, nó tạo ra một ý thức mà những người như Lý Công Uẩn có thể đã đem đến từ các vùng của cái gọi là Phúc Kiến ngày nay và kết thúc sự thống trị trên một vương quốc thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Họ có thể làm được như vậy vì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung một văn hóa tinh hoa.

Ngày nay nhiều người có tham vọng phân biệt về phương diện tộc thuộc một số nhóm người sống trong thời kỳ đó. Có những người muốn coi Nùng Trí Cao là “Tày Thái”, trong khi đó lại có người cho Phùng Áng là “Hán”, ...v.v.

Trong thực tế thì nhóm tinh hoa trên khắp vùng này đều có chung các tương đồng văn hóa với nhau hơn là với những người mà họ cai trị. Không có lý do gì cho bất cứ một chính thể nhỏ bé nào trong thời gian đó phải bị thống trị bởi những người đồng nhất về phương diện tộc thuộc, vì họ đã được thống nhất bởi một văn hóa tinh hoa, và có lẽ không phải là nhóm tinh hoa ở bất cứ nơi nào thuộc các vùng này cũng đều đồng nhất về phương diện tộc thuộc.

Nếu Lý Công Uẩn thực sự là người Phúc Kiến, thì có lẽ không phải là tất cả mọi người trong cung đình của ông đều giống ông về phương diện tộc thuộc. Cái đã thống nhất nhóm tinh hoa thống trị lại chính là họ có chung một văn hóa, và họ giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung (rõ ràng là một ngôn ngữ thứ hai đối với một số người).

Và nếu John Phan đúng thì ngôn ngữ được nhóm tinh hoa vùng châu thổ sông Hồng sử dụng trong thời Lý Công Uẩn nắm quyền vẫn còn là một ngôn ngữ hoàn toàn mới. Hơn nữa, nếu ngôn ngữ này được hình thành khi những người nói một phương ngữ Trung Quốc “chuyển hướng” sang nói một ngôn ngữ địa phương và trong quá trình đó đã đem đến nhiều ngữ vựng mới thì có lẽ đã không có gì quá khó khăn đối với những người đã Hán hóa từ Phúc Kiến đến để học ngôn ngữ đó, khi nó có lẽ có nhiều từ chung với ngôn ngữ riêng của ông ta.

Cùng với thời gian, toàn bộ những điều đó đều thay đổi khi văn hóa tinh hoa này dần dần phổ biến đến người bình dân. Điều đó đã diễn ra như thế nào? Một phần thông qua các quá trình mà O’Connor đã đề cập. Bằng việc tuân thủ trật tự của giới tinh hoa trong việc cam kết với nghề nông làm lúa nước, bằng việc thực hành các lễ thức mà nhóm tinh hoa đã thiết lập, bằng việc lắng nghe các tích truyện về các thần linh địa phương mà nhóm tinh hoa tạo ra nhằm đưa các thần này (mà bản thân người địa phương cũng tin tưởng) vào hệ thống quyền uy của mình, và bằng việc giao tiếp với nhóm tinh hoa bằng ngôn ngữ mà nhóm tinh hoa sử dụng, những người bình dân dần dần thay đổi (tất nhiên quá trình đó không hoàn toàn là con đường một chiều, nhưng tôi lại cho rằng ảnh hướng của nhóm tinh hoa đối với các nhóm không phải tinh hoa là rất lớn – như các trường hợp đã xảy ra mọi nơi trên toàn thế giới.

Quá trình này diễn ra trong nhiều thế kỷ, và trong thực tế nó vẫn còn đang tiếp diễn. Ngày nay ở Việt Nam vẫn còn những người đang tiếp tục trở thành người Việt.

Vì vậy điều mà tôi muốn nói là không phải người Việt là những “người cuối cùng của Bách Việt” , mà thay vào đó họ là những “người đầu tiên của Bách việt”, vì cái văn hóa và ngôn ngữ ngày nay được thừa nhận là “Việt” chỉ bắt đầu hình thành vào gần cuối thiên niên kỷ I SCN, và thông qua quá trình này mà một nhóm người bắt đầu tự coi mình là “Việt” (chứ không phải là được dán nhãn bởi người bên ngoài bằng cái tên đó, như trường hợp thiên niên kỷ I TCN Bách Việt được đề cập đến trong các nguồn sử liệu thời gian đó), và tự hình dung mình là một nhóm hậu duệ của “Bách Việt”.

Khi tạo ra văn hóa này, nhóm tinh hoa đã sử dụng nguồn thông tin được ghi lại về vùng đó của thế giới trong quá khứ (đó là nguồn của một số thông tin trong các văn bản như Lĩnh Nam Chích quái chẳng hạn) và việc sử dụng tên gọi “Việt”, mãi sau này mới biết, là một trong những mẩu thông tin quan trọng nhất của quá khứ mà họ đã khai thác.

Nhưng đó chính là một tên gọi mà họ đã phát hiện, chứ không phải là tên gọi mà họ đã được thừa hưởng. Vì những người mà “người Hán” coi là “Việt/Yue” thì lại không hề biết rằng họ là “Việt/Yue”. Chúng ta không hề biết họ tự coi mình là ai, đối với trường hợp những người săn đầu người Đông Sơn và toàn bộ những nhóm người khác nhau sống trên toàn bộ khu vực ngày nay được gọi là nam Trung Quốc – và di sản văn hóa của họ đã biến mất từ lâu trước khi Lý Công Uẩn xuất hiện trên chính trường. _____________________________________________

Nguồn: The Last or First of the Hundred Việt/Yue? leminhkhai.wordpress.com/2013/01/13/

Ghi chú của người dịch: *,** “...những nhân vật tinh hoa Hán hóa (Triệu Đà, Lý Bí)” Tôi không rõ ý của Le Minh Khai trong các trường hợp này? Mong anh ấy giải thích kỹ hơn; nếu có thể, thì cả trường hợp Lâm Sĩ Hoằng [林士弘], và Phùng Áng [馮盎]...v.v) nữa.

Tài liệu dẫn

1. Nguyễn Xuân Phước, Bách Việt Trong Lòng Đại Việt, Bài viết được đăng trên trang http://www.anviettoancau.net/anviettc/

2. Le Minh Khai, The Problem of the Term “Việt” In a National History, bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/06Sep12

3. Le Minh Khai, Đông Sơn Headhunters, leminhkhai.wordpress.com/27Nov12

4. Le Minh Khai, Nguyễn Phương on the Origins of the Vietnamese Nation, Bài viết được công bố trên trang leminhkhai.wordpress.com/ 08Mar12

5. Richard A. O’Conner 1995. Agricultural Change and Ethnic Succession in Southeast Asian States: A Case for Regional Anthropology, Journal of Asian Studies 54.4 (1995): 968-996.

6. John Phan 2010. Re-Imagining ‘Annam’: A New Analysis of Sino-Viet-Muong Linguistic Contact. Chinese Southern Diaspora Studies, Volume 4, 2010 [南方華裔研究雑志第四卷 Nam Phương Hoa duệ Nghiên cứu Tạp chí đệ tứ quyển].

- Tôi xới tung lịch sử Ta lẫn Tàu, không thấy dân tộc nào là dân tộc Hán cả, chỉ có nước Hán của Lưu Bang - Hán Cao Tổ thôi.

- Hán Cao Tổ theo Sử Ký Tư Mã Thiên là con cháu của Nghiêu, gốc từ Hoàng Đế ra.

- Vậy, thì chính là dân nước Sở - nơi Lưu Bang khởi nghiệp: Sở cùng họ với Việt, Đấy là lý do 2 châu Kinh, Dương bắc Dương Tử, sát Động Đình Hồ, nơi xa nhất phía Nam quan trắc thiên văn thời vua Nghiêu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách tính toán chính xác đến kinh ngạc và lời giải cho bí ẩn Ngày tận thế 2012...

Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến các nền văn minh cổ đại, ta thường nhắc đến Ai Cập. Tuy nhiên, sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến nền văn minh Maya (Mexico cổ đại) - nền văn minh là tiền đề cho rất nhiều đế chế lịch sử khác.

​Nền văn minh Maya có xuất xứ từ Trung Mỹ, được hình thành và phát triển bởi người Maya - một bộ tộc thổ dân ở phía Nam Mexico, trải dài đến phía Tây Honduras.

Posted Image

Bản đồ lịch sử văn minh của khu vực Trung Mỹ. Phần màu xanh lá cây chính là nơi phát triển của nền văn minh Maya.​Đây là nền văn minh cổ phát triển bậc nhất trong số những nền văn minh cổ xưa của nhân loại. Người Maya đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực như kinh tế, kiến trúc, nghệ thuật, toán học, thiên văn học... để lại nhiều di sản lớn cho nhân loại như kiến trúc kim tự tháp cổ Phetan, đài thiên văn Iza.

Kim tự tháp cổ Phetan của người Maya.​

Posted Image

Những hình khắc vẽ trên đá của người Maya.​Những bí ẩn về nền văn minh Maya vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với nhân loại. Và bây giờ, hãy cùng chúng mình "ngược thời gian" để thử lý giải bạn nhé!

Tại sao người Maya tính được 1 năm có 365 ngày mà không cần các phương tiện khoa học hiện đại?

Thực tế, các nhà nghiên cứu hiện nay vẫn rất đau đầu để tìm ra đáp án chính xác cho câu hỏi: Làm thế nào người Maya tính được con số 365,242 ngày cho một năm. Trong khi đó, bằng các phương pháp tính hiện đại, đội nghiên cứu tìm ra kết quả là 365,2422. Khi so sánh hai kết quả trên, ta thấy sai số vô cùng nhỏ. Họ cho biết, nếu chỉ tính toán bằng cách quan sát thiên văn, người Maya cổ đã phải tiến hành quan sát chuyển động của các tinh thể trong vòng… 10.000 năm!

Có thể nói, người Maya sở hữu những nhà toán học, thiên văn học vĩ đại nhất trong thế giới cổ đại. Thông qua các tư liệu thu thập được, có ý kiến cho rằng người Maya cổ đã sử dụng hệ đếm nhị thập phân (cơ số 20) và ngũ phân (cơ số 5) để khám phá ra một năm có 365 ngày. Thậm chí, họ còn tính được khoảng thời gian đủ để Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời.

Posted Image​Người Maya từng đặt ra một năm có 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày (tương đương các con số trong toán học của họ), tháng cuối có thêm 5 ngày. Tổng cộng, ta tính được 365 ngày/năm.

Chúng ta thấy biểu tượng của Maya có hình tròn Âm Dương như vòng tròn Âm Dương Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

28 tướng Nữ Nhung

Bách Việt 18

...Trong truyền thuyết Việt về Thánh Gióng mà lễ hội Phù Đổng nay đã là di sản văn hóa thế giới có một tục khá lạ. Trong ngày lễ hội 28 cô gái đóng làm 28 tướng Ân, đánh nhau với

Thánh Gióng. Ca dao xưa còn chép:

Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương

Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung

Xâm cương cậy thế khoe hùng

Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh...

......

Theo truyền thuyết này thì Thánh Gióng diệt 4 tướng, còn lại 24 tướng đầu hàng .

Câu hỏi : Không rõ số 28 (24) ở đây có nghĩa gì. Tại sao tướng giặc Ân hung dữ lại là Nữ Nhung?.

Văn Nhân Xin nêu kiến giải của mình :

Sử thuyết Hùng Việt đặt truyền thuyết Thánh Gióng vào bối cảnh cuộc chiến giữa nhà Ân Thương và nhà Châu , trong cuộc chiến này nước ‘ta’ là nước của Châu Văn vương ( lang ) lãnh thổ gồm Qúy châu - Quảng Tây - Bắc Việt và Vân nam tức lãnh thổ nước Xích qủy hay Văn lang theo truyền thuyết , xác định như thế là đã giải quyết thỏa đáng vấn đề giặc Ân ....ở mãi vùng Hoàng hà làm sao có thể đánh tới nước ‘ta’...

Giải mã sự thể 28 tướng nữ Nhung trong lễ hội thánh Gióng :

Trước hết khẳng định đây là lễ hội của hậu duệ người nhà Châu kỷ niệm chiến thắng của tiền nhân trong công cuộc giữ nước .

Thời Nhà Thương và Ân Thương là thời Trung hoa chuyển đổi từ Mẫu hệ sang Phụ hệ ; phải đến nhà Châu thì Phụ hệ mới xác lập chắc chắn được gọi là phụ đạo , Chánh quốc thì như thế còn những phụ quốc tộc Nhung chắc là còn đang trong thời Mẫu hệ .

Lễ hội Cho đạo quân xâm lược nhà Ân Thương do bọn nữ Tướng người Nhung cầm đầu là ý muốn nói ....đám người Nhung của nhà Ân thương đang còn trong thời mẫu hệ (ý chê là kém văn minh so với nhà Châu …).

Trong các con số thì số 2 người Trung hoa vừa gọi là nhị vừa gọi là ơn – ân .

Số 8 - Bát là số chỉ phương đông theo Hà Thư , phương đông cũng là phương màu xanh – thanh – thương .

Ghép lại thì được Số 2-8 chính là tên ‘số hóa’ của nhà Ân -Thương Trung hoa .

Truyền thuyết chép ....thánh Gióng diệt 4 nữ tướng còn 24 người chịu hàng ...

Số 2 vẫn chỉ nhà Ân và số 4 chỉ phía Tây ...; 24 tướng Nữ Nhung hàng thánh Gióng ý nghĩa thực là sau trận chiến Ân – Châu thì cả phía Tây nhà Ân gồm Tây Nhung và Khuyển Nhung đã phản lại không theo Ân nữa mà theo phò nhà Châu để rồi sau cùng Châu Vũ vương thống lãnh liên minh miền Tây (trong số đó có cả người Nhung) đánh bại Trụ vương chấm dứt thời Ân Thương mở ra triều đại Châu trong lịch sử Trung Hoa .

28: Nhị thập Bát Tú.

Đây là diễn tiến trận chiến nhà Thương tấn công các vùng ráp ranh với Văn Lang, chứ không phải thời mang tên nhà Ân. Thánh Gióng đánh giặc Ân thời Ốc Đinh, còn trận chiến này thời Vũ Đinh. Kể từ thời Ốc Đinh cho tới thời Vũ Đinh: Văn Lang đã không tổ chức lấy lại Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang.

Do có 2 trận chiến lớn trong thời Ân Thương, cho nên truyền thuyết Việt Nam có những trùng lặp nhất định.

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÁCH VIỆT - "TRANG KIỀU"

Bách Việt 18

Trên lãnh thổ bắc Việt nam đã tìm được nhiều hiện vật đồng , đặc biệt là trống đồng thời Đông sơn mang phong cách của người Điền ở Vân nam , giới nghiên cứu lý giải 1 cách đơn gỉan là do mua bán trao đổi mà có ...

Quẻ Lôi địa Dự đã chỉ ra :

Trống đồng là loại Linh khí dùng trong các lễ tế tự tổ tiên có lẽ ban đầu chỉ vua mới được dùng trong lễ tế trời và tổ tiên vì quẻ Dự có lời tượng: ... Lôi xuất địa phấn - sấm rền trên mặt đất “tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức ân tiến chi thượng đế dĩ phối tổ khảo”.

Cũng quẻ Dự viết : Dự ; Lợi hành sư lợi kiến hầu ...Trống đồng dùng điều động quân sĩ trong chiến trận và cũng là tín vật vua ban khi phong tước vị .

Với công dụng như thế thì lời giải thích trống đồng phong cách Điền tìm thấy ở Việt nam là do mua bán trao đổi ...khó có thể chấp nhận .

Sử thuyết Hùng Việt cho Lạc ấp tức thủ phủ đất Lạc có thể nằm ngay trong lòng Hà nội ngày nay xưa là kinh đô phía đông của Triều đại Châu thường gọi là nhà Đông Châu . Nhà Châu từ thời Vũ vương định đô ở Côn Minh Vân Nam gọi là nhà Tây Châu , khoảng năm 770 trước công nguyên trước sự đe dọa của rợ Khuyển Nhung tức người Khang Tạng đã thiên đô về phía Đông đến Lạc ấp , đây chính là lý do ...đồ đồng phong cách Điền tìm thất trên đất Việt nam .

Vua Châu dời đô về Lạc ấp , đất phía Bắc ‘Trung hoa’ (trung tâm văn minh) giáp nước Tần ở Tứ Xuyên ngày nay do Thục hầu cai quản , đây chính là nước tư liệu lịch sử Trung quốc gọi là nước Thục bị Tần chiếm năm 316 TCN , đất phía Tây ‘Trung hoa’ do Điền vương cai quản và với cái nhìn sai lầm về lịch sử Trung hoa đất phía Tây này được gán cho quốc danh Điền quốc .

Qua sử liệu Trung quốc thì vào thời Chiến quốc 1 vị tướng nước Sở tên là Trang Kiểu đã đánh chiếm Vân nam ngày nay sau đó nước Sở bị Tần diệt , Trang Kiểu hết đường về cố quốc đành ở lại lập ra nước Điền , lên ngôi Điền vương ..., Vương quốc Điền bị nhà Hán chinh phục và sát nhập dưới thời Hán Vũ Đế vào năm 109 TCN để lập ra Ích Châu, nhưng vẫn ban cho các vị vua của nước Điền ấn gọi là "Điền vương chi ấn" để cai quản vùng đất này , theo Hoàng ý lục trong Điền quốc sử thì Điền quốc bị diệt vong hoàn toàn vào năm 115.

Theo sử Trung hoa thì Đại Vũ tức ‘vua lớn’ tổ của vương quốc ‘Thiên hạ’ theo phép Thiện nhượng định truyền ngôi cho ông Cao Dao nhưng ông này đã chết nên có ý định truyền cho ông bá Ích con của ông Cao Dao cũng là người hiền nhưng ông Khải con của Đại vũ dựa vào những người ủng hộ mình không tuân theo di mệnh mà cướp ngôi vua khiến Bá Ích phải lưu vong đến miền Kỳ sơn .

Sử thuyết Hùng Việt cho Bá Ích chính là ông Cổ công Đản Phủ Thái vương của nhà Châu . Kỳ sơn là núi ở đất Kỳ châu, Kỳ châu cũng đọc là Cùi chu tức Qúy châu ngày nay . Ông Cổ công đản phủ dẫn dân ấp Mân 5 lần dừng chân bị rợ Khuyển nhung quấy phá sau cùng mới định cư ở Kỳ sơn tức Qúy châu ngày nay . Dân ấp Mân chính là Hữu Hổ thị tức người họ Lửa (hỏa - hổ) hay người La bị vua Khải đuổi ra khỏi quê hương ở vùng đồng bằng Thanh - Nghệ – Tĩnh và núi rừng phía Tây cho tới sông Mê kông đày đi tứ phương thiên hạ gọi là Tứ Di (di là biến âm của nhì – nhị cũng là nhi – nhỏ) . Vua khải đã đặt kinh đô đầu nhà Hạ ở An ấp , từ triều đại Hạ người trong Thiên hạ chia làm 2 loại : Hoa Hạ – dân của ông Khải và Di Hạ là người theo ông Bá Ích . Cuộc chiến Di - Hạ kéo dài hàng trăm năm nhưng sau cùng chúa Di hạ cũng quy phục làm tôi vua Hạ .

Địa lý cổ Trung hoa chia đất thành 2 miền Đào hay Hồng và Đường hay Thường , Hồng còn dấu vết núi Hồng lĩnh nơi cố đô Ngàn Hống và Đường chính là đất Việt Thường ở Bắc Việt ngày nay nơi có kinh đô Mê linh . Đào - Đường trong nền địa lý Việt là An và Lạc , An biến âm là Yên và Ôn nghĩa là đất phương nóng hướng Xích đạo , Lạc là nác – nước Dịch tượng chỉ phương Nam xưa nay lộn ngược thành phương Bắc hướng đối nghịch Xích đạo ( ở Bắc bán cầu) .

Cổ công đản phủ tức Bá Ích dẫn người Di đất An - Yên – Ôn gọi tắt là ‘Di Yên’ di cư trốn chạy sống rải rác (5 lần dừng chân) từ Vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh qua Vân Nam cho đến Qúy châu .

Theo phép phiên thiết Hán văn thì :

Di Hạ thiết Dạ , việc nhận ra điều này đã giúp xác định Dạ lang nghĩa là là chúa người Di Hạ , nước Dạ lang là nước của chúa Di Hạ .

Dạ lang hay đất của chúa Di Hạ là đất gốc của nhà Châu từ thời Thái vương Cổ công đản phủ .

Geoff Wade trong bài “Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (I)” - Người dịch: Hà Hữu Nga viết :

.....Với tư cách là một chính thể chủ yếu, ở vào thế kỷ III TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn. Cho đến khi các giới hạn địa lý được quan tâm, thì Hậu Hán thư đã lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt Nam ngày nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam), và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). Vì vậy đó là một chính thể rất rộng lớn và hùng mạnh, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và đã thành thạo công nghệ đồ đồng tiến bộ nhất trong thời gian đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về trung tâm chính trị của chính thể Dạ Lang, đối với một số nhà nghiên cứu thì Thả Lan là kinh đô của quận Tang Ca, và cũng là Dạ Lang. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận phổ biến hơn cho rằng kinh đô của Dạ Lang nằm ở một nơi nào đó thuộc phía tây tỉnh Quý Châu ngày nay.

Đoạn sử trên chính là nói về việc từ đất Dạ lang - Qúy châu dần mở rộng đất nước của các vua họ Cơ thời ‘tiền Châu’ để sau cùng thành lập nước Văn lang hay Âu Lạc .

Nay ngoài Di Hạ thiết Dạ khám phá thêm : di yên thiết Điền .

Thì ra :Điền quốc ở Vân nam là nước của người ‘Di Yên’

Điền vương , ‘Di Yên’ vương nghĩa là chúa người Di đất Yên cũ theo sử hiện nay là Trang Kiểu .

Âm ‘r’ xưa là âm ‘l’ ; chúa trời âm tiếng Việt xưa là chúa Blời hay chúa Lời tương tự ...chẳng có ai họ Trang , trang là ‘lang’ danh từ chung đồng nghĩa với thủ lãnh , người cầm đầu ...

Kiểu là biến âm của Cửu số 9 ngôn ngữ số Dịch học chỉ phía Tây , chữ Kiểu này cũng chính là chữ trong Kiểu kinh hay Cảo kinh của nhà Tây Châu .

Lịch sử Trung hoa chẳng có ông tướng nước Sở nào tên là Trang Kiểu vượt núi non ngàn trùng đến Vân nam lập ra nước Điền mà chỉ có chúa phần đất phía Tây – lang Cửu cai quản nước của người Di – Yên tức người La - Ly – Lửa (Hổ – hỏa thị) , chính vì ông Cổ công đản phủ và ông bá Ích là 1 nhân vật lịch sử nên Hán vũ đế đã đặt Vân nam là quận Ích châu theo nghĩa vùng đất của con cháu ông Bá Ích .

Sử thuyết Hùng Việt cho Sở là biến âm của Sủy - thủy là nước - nác .

Nước – nác cũng là Lạc chỉ người Lạc Việt .

Rất có thể Trang Kiểu – lang Cửu chúa đất phía Tây là người Lạc Việt đã bị lầm thành người nước Sở , từ Bắc Việt nam ngày nay vua Đông Châu phái sang cai quản đất Kiểu kinh nhà Châu phía Tây trước hợp lý hơn nhiều so với ông tướng nước Sở từ Hồ Bắc vượt ngàn trùng rừng núi đi xuyên qua Qúy châu đến đánh chiếm đất Vân nam , không lẽ gỉai đất mênh mông từ qúy châu đến Vân nam là đất vô chủ ?.

Các vua họ Cơ từ nước Dạ lang - Qúy châu mở rộng dần lãnh thổ sau cùng thời ‘tiền Châu’ đã thành lập nước Văn lang hay Âu Lạc mà lãnh thổ còn được ghi nhận trong truyền thuyết lịch sử : nước Văn lang (hậu thân của Xích Qủy?) Bắc giáp Động đình hồ nam giáp nước Hồ Tôn , Tây giáp Ba Thục Đông gíap vùng Nam Hải . Theo địa lý ngày nay thì lãnh thổ Văn Lang – Âu Lạc gồm : Qúy châu – Vân Nam – Quảng Tây và Bắc Việt nam .

Lịch sử Việt nam ‘thực’ ...mỗi ngày mỗi thêm rõ ràng .

Phải làm rõ được mối quan hệ lịch sử giữa 3 trung tâm trống đồng lớn: Việt Nam - Vân Nam - Quảng Tây thì mọi sự, có lẽ sáng tỏ.

Dĩ nhiên, không có ông Trang Kiểu làm vua Điền!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về cuốn Việt Kiệu Thư

Bài của giáo sư Nguyễn Huệ Chi : Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ

Nguyên đây là một phần trong thiên khảo luận dài có tên “Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau” viết năm 1980, in trong công trình Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi (NXB Giáo dục, 2013) đã được phê bình, giới thiệu trên nhiều trang mạng và báo chí trong nước thời gian gần đây. Diễn Đàn trân trọng cảm ơn GS Nguyễn Huệ Chi đã cho phép trích đăng bài viết đó để giúp bạn đọc nhìn sâu vào một khía cạnh đặc biệt thâm hiểm của Hoàng đế Minh Thành Tổ – kẻ thiết kế toàn bộ kế hoạch đánh chiếm Việt Nam ở đầu thế kỷ XV: âm mưu đồng hóa người Việt bằng một chủ trương rất bài bản và “cao tay”… là lệnh cho quân lính xóa sạch tại chỗ văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc Việt tại những nơi chúng tràn đến như nước lũ. Hầu hết cứ liệu để cập trong bài được rút từ một cuốn sử Trung Quốc – cuốn Việt kiệu thư 越 嶠 書 của sử thần Lý Văn Phượng 李 文 鳳, soạn năm 1540.

Vào năm cuối cùng của thế kỷ XIV, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một bước ngoặt: Hồ Quý Ly lật đổ ngai vàng của nhà Trần mà thành lập một triều đại mới – triều đại nhà Hồ. 32 năm trước đó, năm 1368, lịch sử chế độ phong kiến Trung Hoa cũng đã từng diễn ra một bước ngoặt: nền thống trị của đế quốc Nguyên – Mông bị phong trào nông dân Trung Quốc đánh đổ; Chu Nguyên Chương nhảy lên ngai vàng với bộ lễ phục của một triều đại mới – triều đại đế quốc Minh. Trước sau 30 năm, trên hai đất nước láng giềng, các ông chủ mới đã lần lượt thế chân các ông chủ cũ. Nhưng tình hình đó tuyệt không làm thay đổi một chút nào mối quan hệ vốn có. Trái lại, nó chỉ càng làm nặng nề thêm những gì trong quá khứ vốn đã quá nặng nề. Những vị Hoàng đế nhà Minh – mới nắm được “ngôi trời” – cảm thấy mình còn dư sức, con mắt thèm khát nhìn ngay xuống mảnh đất giàu có phương Nam với lòng tự tin rằng, mình có thể làm được cái việc “chinh phục” Đại Việt mà những đế chế trước mình đã phải bó tay. Về phía các vua nhà Hồ, cố nhiên họ hiểu rất rõ dã tâm đó của “thiên triều”. Ngay khi vừa lên ngôi, họ đã tích cực chuẩn bị lực lượng quân sự để đối phó. Thế rồi, vào ngày 19 tháng 11 năm 1406, chiến cuộc đã nổ ra, gay gắt, chớp nhoáng. Nhà Hồ thất sách về chính trị và sai lầm chiến thuật về quân sự nên chưa đầy một năm sau đành lâm vào thất bại. Vua Minh lập tức cho đổi trở lại tên Đại Việt thành quận Giao Chỉ, quàng vội ách đô hộ lên khắp nước ta.

Nhưng nhân dân Đại Việt vốn đã có truyền thống hàng nghìn năm cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, đâu dễ dàng cam chịu ngồi yên. Và khi mà Minh Thành Tổ tưởng mọi việc đã xong, ra lệnh cho quân lính sửa soạn rút lui, thì cũng chính là lúc một phong trào kháng chiến cứu nước của nhân dân bắt đầu trỗi dậy. Rồi từ đó, hết phong trào này đến phong trào khác, cuộc chiến đấu vì độc lập của xã tắc đã kéo dài hơn 20 năm cho kỳ đến thắng lợi.

Điều cần nói ngay là bộ mặt lịch sử của thế kỷ XV đã hiện ra với tất cả vẻ khốc liệt và dữ dội. Không phải bản thân chiến cuộc 1406 với tầm mức gay gắt của nó quyết định sự dữ dội này. Mấy thế kỷ trước, đám chúa trùm phong kiến Tống, Nguyên chẳng cũng đã mở những cuộc tấn công quy mô xuống Đại Việt, và về so sánh lực lượng, lần tấn công nào của họ mà lại không có cái thế tưởng như áp đảo kinh hồn? Nhưng vấn đề đặt ra trong cuộc xâm lăng lần này là nó nhằm thực hiện một mưu đồ còn hiểm sâu hơn cái việc cướp nước, giết dân thông thường, của một tên “Đại Hán” mà sự tàn bạo, xảo quyệt và man rợ trong thời đại của y có thể đứng vào loại nhất nhì thế giới. Ở tên Đại Hán đó có sự tích lũy tất cả những kinh nghiệm tàn ác của cha ông y trong quá khứ, kết hợp với những mánh khóe ranh ma mới mẻ nhất mà thời đại mới mang lại cho y. Chính vì vậy, nguy cơ của cuộc xâm lăng lần này đã đặt người dân Đại Việt trước một yêu cầu thức tỉnh toàn diện để có thể đứng vững, hơn thế nữa, để lớn vượt lên. Cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và xây dựng đất nước của các thế hệ cha ông ta trong vòng hơn 20 năm (1406 – 1427) rõ ràng là một cuộc vật lộn oanh liệt mà kết quả đã tạo ra một bước đổi thay lịch sử phi thuờng. Nắm cho được bộ mặt lịch sử của thế kỷ XV chính là nắm cho được hai điển hình đối lập tuyệt đối trong bước đổi thay lịch sử phi thường đó: kẻ thù là kẻ thù mới với những thủ đoạn xưa kia chưa từng thấy, nhưng về mặt mưu đồ và bản chất hiểm ác vẫn chính là hiện thân của những tên xâm lược cũ; và dân tộc ta tuy gắn bó với quá khứ sâu nặng nhưng lại là một dân tộc đang thăng hoa khỏi tầm vóc quá khứ, biểu hiện một sức mạnh hồi sinh.

Ngón đòn cổ điển nhất của các vị Hoàng đế phương Bắc trước hết là những âm mưu gây hấn đối với Việt Nam. Về phương diện này, nhà Minh đã tỏ ra không kém cạnh chút nào so với các triều đại cha anh của họ. Vì thế, cũng giống như tình hình của rất nhiều cuộc “Nam chinh” trong quá khứ, chiến cuộc 1406 thật ra đã được “thiên triều” chuẩn bị chu đáo trước đấy lâu lắm rồi. Vấn đề là về hình thức, phải tìm ra một cái cớ thích hợp để mà “sinh sự”, và về thực chất, phải làm sao dò thật trúng thực lực của Đại Việt để lượng sức mình. Hai mặt này thường vẫn gắn chặt với nhau, tác động lẫn nhau trong quá trình chuẩn bị âm thầm của họ. Năm 1377, chỉ mới chín năm sau ngày giành được địa vị “con trời”, ông vua Minh đầu tiên đã nóng nảy muốn vin cớ vua Trần Duệ Tông nước ta tử trận trong cuộc thân chinh phương Nam (1377) mà cất quân sang hỏi… “tội” (!). Nhung “hỏi tội” một vị vua vì “chống nạn cứu dân” mà không may bị chết? Trước lời lẽ cứng rắn của Trần Đình Thâm, sứ giả nước ta, vua Minh đuối lý, không những phải cử người sang dự lễ viếng, mà còn đành phải gác lại bao nhiêu mưu kế những toan đem thi thố phen này(1). Dĩ nhiên, gác lại không có nghĩa là xếp bỏ hẳn, mà chỉ là buộc lòng nén lại những dự định bên trong ngày một sục sôi. Tháng 9 năm 1384, nhân cho quân lính tiến xuống đánh Vân Nam, vua Minh thảo công văn đòi nước ta cấp lương cho đạo quân “tiễu phạt” của y. Ta nhân nhượng. Rồi các năm 1385, 1386, vua Minh vẫn đưa ra những yêu sách vô lý, phiền hà. Nào bắt nộp hoạn quan, nào muốn tìm giống cây xứ nóng, thậm chí đòi cả voi để “thiên triều” mang đi đánh trận. Năm 1395, Minh còn trắng trợn sai bọn Nhâm Hanh Thái sang xin ta giúp 5 vạn quân, 50 con voi và 50 vạn hộc lương với dụng ý chộp bắt sứ giả của ta để kiếm chuyện. Nhưng Nhâm Hanh Thái lại mật báo cho ta biết trước, vì thế ta đã kịp thời đề phòng, chỉ cho chở một ít lương lên biên giới rồi rút về ngay chứ không cấp lính và voi.

Một vài ví dụ như trên cũng đủ thấy tên lãnh chúa phong kiến phương Bắc mới phất lên này nóng lòng dòm ngó Đại Việt đến đâu. Nhưng mặt khác, một thực tế cũng dễ thấy là mặc dù rất tham lam, các ngài ngự “Đại Minh” vẫn phải kéo dài việc chuẩn bị xâm lược suốt 30 năm, từ đời vua cha đến đời vua cháu(2). Vì sao có cái mâu thuẫn hết sức lạ đời đó? Chắc hẳn trong khi rút kinh nghiệm quá khứ, bài học thảm bại chưa xa xôi gì của những kẻ “đi trước” đã không khỏi làm cho các ngài đâm ra e ngại, trùng trình: “Nước An Nam tuy ở góc biển nhưng xưa kia đã là quận huyện của Trung Quốc. Từ đời Ngũ quý về sau sức ta không còn chế ngự nổi họ. Qua Tống đến Nguyên, tuy muốn mưu đồ nhưng không thành, chỉ để tiếng chê cười cho hậu thế”(3). Đấy là lời thú nhận của Minh Thành Tổ trong sắc chỉ y gửi viên Tổng binh Chu Năng – viên tướng đầu tiên cầm quân sang đánh Đại Việt theo lệnh của y – đề ngày 1 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Cũng ở sắc chỉ đó còn nêu một lời nhận xét của Minh Thành Tổ về nguyên nhân thất bại của Tống và Nguyên: “Tống cũng như Nguyên đều cho quân sang đánh An Nam, nhưng tướng thì kiêu, binh thì lười, lại còn tham tài hiếu sắc, vì thế mà không thành”(4). Sự thật thì tuy làm ra vẻ cười ngạo tổ tiên mình, ông Hoàng đế khét tiếng về tham vọng và tàn bạo này cũng chẳng can đảm hơn bao nhiêu trên vấn đề xâm lược Việt Nam. Năm 1403, bốn năm sau khi Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, tình hình mâu thuẫn và bế tắc trong tập đoàn phong kiến Trần – Hồ không những không giải quyết được mà còn thêm gay gắt, cái cớ gây hấn đã có thể kiếm ra rất dễ, điều kiện gây hấn cũng đã hết sức thuận lợi; lại cũng là năm Minh Thành Tổ vừa dùng mọi thủ đoạn đoạt được ngôi từ trong tay cháu ruột của mình; ấy thế mà đối với nước ta, ông ta vẫn sợ và gờm, chỉ mới dám cho bọn hoạn quan người Việt trở về làm do thám một lần cuối, và chuẩn bị nội ứng, ước hẹn ngoài đánh vào thì trong cắm cờ vàng làm hiệu. Thế rồi, phải ba năm sau nữa, khi mọi yêu cầu tìm hiểu đã được đáp ứng đầy đủ, cảm thấy không còn một trở ngại nào đáng kể trên con đường tiến xuống kinh đô Đại Việt, Minh Thành Tổ bấy giờ mới thật quyết tâm khởi thế công. Một mặt, ông ta vờ làm to chuyện lên rằng đến lúc này không ai còn chịu đựng nổi những việc Hồ Quý Ly truất ngôi các vị vua Trần và giết hại đám con cháu nhà Trần (vốn là việc đã xảy ra sáu, bảy năm về trước!): “Bề tôi [cũ của họ Trần] là [Lê] Quý Ly và Lê [Hán] Thương từ lâu nuôi lòng lang sói, rốt cuộc làm việc cắn càn, ra tay thí nghịch quốc vương, tàn sát người trong dòng họ Trần, cả những bề tôi của họ Trần cũng trong vòng thảm khốc, bị hãm vào chỗ chết. Bọn chúng gieo đau khổ cho sinh dân, đến gà chó cũng không yên sống, tiếng hờn oán dấy lên đầy đường”(5). Mặt khác, với ngón bịp sở trường từ tổ tiên mình truyền lại, ông ta lại cũng ra điều ta đây bất nhẫn, không định gây việc can qua làm gì, chỉ vì Hồ Quý Ly quá lắm nên phải động binh; song động binh mà vẫn rất nhân từ, muốn thu xếp ổn thoả bằng cách cho cha con họ Hồ “đem trăm vạn lạng vàng và một trăm con voi ra chuộc tội. Nếu không đủ thì cho phép đem châu ngọc bảo bối thế vào cho đủ. Có thế đại quân mới không tiến sang”(6). Kỳ thực, có đúng thế hay không? Trong đạo sắc bí mật gồm 10 điều căn dặn riêng viên Tổng binh Chu Năng – gửi mấy ngày trước ngày ban bố tờ chiếu công khai trên đây – Minh Thành Tổ đã thổ lộ “can tràng” của ông ta: “Nay sai Chu Khuyến, Trương Anh đem công văn của Bộ Lễ sang An Nam đòi nộp voi và vàng. Làm kế ấy để cho chí chiến đấu của chúng buông lỏng chứ không phải là thực bụng. Khi bọn Chu Khuyến ra đi, trẫm từng gặp mặt phủ dụ, bảo chúng đến nuớc họ chỉ ở lại 5 ngày, nếu 5 ngày chưa xong thì cho phép được bao nhiêu hãy cứ nộp truớc, sau sẽ sai người mang tiếp sang nộp cho đủ. Ngươi chờ cho bọn Chu Khuyến đi rồi thì đại quân phải tức khắc xuất phát theo sau. Nếu gặp kẻ đuợc phái sang nộp voi và vàng thì cứ bắt giữ lại để tra hỏi tin tức, nhưng đừng hở cho họ biết kẻ sai đi đã bị bắt… Nay bọn Chu Khuyến vào nước đó, mọi việc ngươi nhất thiết chớ hở ra cho ai biết”(7).

Gớm ghê thay miệng lưỡi từ bi và lòng dạ thực của đấng “thiên tử”! Duy có điều là ngay cả vào lúc đó rồi mà ngài vẫn còn e dè gửi tiếp những sắc chỉ căn dặn: nào là “nước An Nam giàu mạnh đã lâu”(8), nào là “quân lính của họ tất có phòng bị trước”, nào là “cha con họ Lê – tức họ Hồ – lắm mưu mẹo giảo quyệt”, tuyệt nhiên không thể sơ hở hoặc xem thường. Trong nhiều đạo sắc, Minh Thành Tổ đều tỏ ý lo lắng khi quân mình vượt sông Phú Lương là chỗ hiểm yếu bậc nhất, sẽ thua mưu kế của Hồ Quý Ly. Y viết rõ trong một sắc chỉ đề ngày 14 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1407) nói về đạo binh của Trương Phụ: “Cứ đóng quân mãi trên sông giằng co với giặc chính là rơi vào mưu kế của giặc Lê [Quý Ly] nhằm giữ chân quân ta thật lâu, đợi cho dịch lệ phát sinh; vì thế phá được mưu này thì phải thần tốc không được trì hoãn”(9).

Rõ ràng, vừa khát thèm lại vừa e sợ, vừa hung hăng lại vừa lo ngại, vừa ráo riết sửa soạn lại vừa trù trừ cho đến tận phút cuối cùng, cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Minh ở thế kỷ XV quả đã không còn là ngón đòn mới mẻ gì đối với nhân dân Việt Nam. Bước ra quân ban đầu của “thiên triều” phải mang tính chất hai mặt: nhanh mà chậm, nóng mà lạnh, đánh thực mà cũng là đánh dứ, cũng chính là vì vậy.

Tuy nhiên, đấy chỉ là cái dè dặt của buổi ban đầu. Khi đã dấn sâu vào đất nước ta, thấy rõ chỗ thất thế của nhà Hồ, bọn giặc xâm lược liền lộ hết vuốt nanh và hành vi táo tợn. Một chiến lược tập kích ồ ạt nhằm phá vỡ phòng tuyến chính để tiến thẳng đến Thăng Long, và từ Thăng Long đánh toả xuống phía Nam, được thi hành. Một chế độ thống trị ngoại bang được dựng lên chớp nhoáng ở khắp mọi miền, thành thị cũng như nông thôn mà chúng vừa đặt chân đến. Và một chính sách chém giết thẳng tay cũng được đem ra ban phát lập tức cho dân chúng. “Trương Phụ đi đến đâu là giết hại, hoặc chất thây người thành núi, hoặc rút ruột người quấn vào cây, hoặc rán thịt người lấy mỡ, hoặc làm nhục hình bào lạc để mua vui. Thậm chí có kẻ mổ bụng người chửa, moi thai, cắt lấy tai của mẹ và con để tính làm hai mạng người”(10).

Có thể nói, nói đến đặc điểm thứ hai trong chân dung của tên xâm lược mới ở thế kỷ XV là nói đến hình ảnh các viên quan cai trị nhà binh với tất cả những thủ đoạn giết người – trị người – dùng người gắn bó với nhau một cách tinh vi và nham hiểm. Sau nhiều lần cố gắng phản công ở Hàm Tử, Lỗi Giang, Điển Canh, Kỳ La,… nhưng đều thất bại, vào tháng 6 năm 1407, nhà Hồ cùng quẫn và bị bắt ở núi Thiên Cầm. Cả nước rơi vào tay giặc, và trở thành một lò sát sinh, một công trường lao dịch khổ sai, một nơi để giặc Minh thoả sức tìm tòi thức ngon của quý. Ngay trong những ngày đang trên đường tiến sang nước ta, bọn tướng tá viễn chinh đã nhận được sắc chỉ của vua Minh căn dặn hễ đến đâu là phải tịch thu hết giấy tờ, sổ sách kê khai nhân khẩu và ruộng đất đến đấy; phải lập ngay chế độ thuế khóa trên những vùng vừa chiếm đóng; và chú ý khai thác các mỏ bạc, mỏ vàng. Kể cả những mỏ nằm trên biên giới Việt – Chiêm, chưa rõ thuộc phần đất bên nào, cũng được lệnh cứ cướp lấy chứ không cần tra xét hư thực(11). Hai cơ quan Kim trường cục và Châu trường cục được thành lập, nhằm xua dân miền biển và miền núi vào mọi công việc đãi vàng, mò vàng, mò ngọc. Chưa hết. Còn chế độ lao dịch ở đồng quê, ở thành thị… Đâu đâu cũng cái cảnh “bị người Minh sai khiến mà mất cả gia thuộc”(12), “bị bắt hết làm nô tỳ và chuyển bán đi mà tan tác bốn phương”(13).

Đẩy nhân dân Đại Việt đến chân tường, giặc Minh phải đâu đã thoả. Chúng còn tìm cách thâu tóm vào tay mình hoặc nếu không thì triệt cho hết trong đám người còn sống sót những ai thật sự có tài năng. Hễ nghe ở đâu trong các châu quận nước ta có thầy hay, thợ giỏi, bọn quan cai trị đều cho lập danh sách đem “tiến” về Yên Kinh. Các loại người bị tiến nhiều nhất là thầy thuốc, thợ thủ công, ca nữ tuyệt sắc, thầy bói và thầy địa lý;…

Mỗi năm Minh hoàng lại gửi sang một lệnh. Mỗi năm, hàng nghìn người dân Việt lại lìa bỏ gia đình xứ sở, ra đi, để rồi không bao giờ trở về.

Nhưng cho dù có tìm mọi mưu kế bắt và giết người dần mòn để bổ sung cho những cuộc tàn sát hàng loạt thì vẫn không thể nào là kế sách cai trị vẹn toàn. Giặc Minh biết vậy nên cũng lại ra sức thi hành một chính sách “mặt trái” rất khôn khéo: chính sách mỵ dân. Trong một đạo sắc, vua Minh khẩn khoản dặn đám tướng tá: hễ người dân Việt nào chống lại thì diệt kỳ sạch, nhưng ai đã đầu hàng thì phải tha ra, không giết bừa(14). Tưởng chừng đại Hoàng đế ngài nhân từ có một. Có ngờ đâu, tha, theo ý ngài, là bắt đem “cung hình” (thiến) nhất là đối với lớp người Việt trẻ(15), sau đó cung cấp cho cái chế độ quan liêu đồ sộ của Minh hoàng vốn đang rất thiếu nô bộc và thái giám hầu hạ!

Đặc biệt, trong chính sách dùng người, nhà Minh đã tỏ rõ khả năng vượt hơn những kẻ xâm lược xưa kia một bước rất dài. Trừ những chức quan cao cấp ra, chúng đặt người Việt vào mọi địa vị quan chức từ quận, huyện trở xuống. Và một chính sách lục dụng đám trí thức, quan lại cũ của Đại Việt được ban bố trong rất nhiều đạo sắc từ 1406 đến mãi những năm sau khi khởi nghĩa Lam Sơn đã nổi dậy, có thể nói là nhiều nhất trong số sắc chỉ của các vua Minh về vấn đề Việt Nam. Đây quả là một đường lối mà nhà Minh kiên nhẫn theo đuổi đến cùng. Có trường hợp những người có tên tuổi, hoặc có ảnh hưởng trong dân chúng như Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Tất, Phạm Thế Căng, Trần Nhật Chiêu, Trần Thúc Dao,… chính vua Minh trực tiếp chỉ thị phải dụ dỗ cho bằng được(16). Có trường hợp khác như Bùi Bá Kỳ, bọn quan lại dưới quyền sơ ý để đến nỗi ông ta từ chỗ chạy sang Minh cầu cứu đến chỗ mất hết lòng tin tưởng, vua Minh cũng trực tiếp xuống chỉ rút kinh nghiệm về việc “dùng người” và than thở không thôi(17). Sự chu đáo trong chính sách “chiêu hồi” này còn biểu hiện ở cung cách chiêu hồi: tất cả đều được lập thành danh sách, mời về Yên Kinh khoản đãi và để cho bọn quan lại cao cấp nhà Minh chủ yếu là Hoàng đế “bồi dưỡng về lập trường quan điểm”, rồi sau đấy lại được trả trở về Giao Chỉ, phân bổ đi nhận các chức quan(18).

Nhưng thủ đoạn mỵ dân mà nhà Minh lưu tâm hàng đầu – và từ đây cũng sẽ đẻ ra nhiều nhiệm vụ phức tạp cho cuộc đấu tranh chính trị chống xâm lược – chính là một phương sách hai mặt: vừa triệt để thống nhất về bản chất với những tên xâm lược trong quá khứ, lại vừa làm ra vẻ giữa mình và quá khứ có một bước ly khai. Ngay trong đạo sắc 10 điều của Minh Thành Tổ đề ngày 8 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406) gửi viên tướng viễn chinh Chu Năng trên đường y cất quân sang Đại Việt, đã dẫn một phần ở trên, có một điều thứ tư rất đáng chú ý: “Hỏi xem cột đồng trụ hiện dựng ở đâu, phải đập cho nát và ném ra ngoài đường, để cho nguời trong nước đều trông thấy”(19). Chắc ai cũng phải lấy làm lạ: một bằng chứng “chinh phục” tiếng tăm của Mã Phục Ba thời Hán, cũng là một dấu vết của sự sỉ nhục mà người Việt nhiều đời đã phải ném đá chồng lên cho mất tích, ấy thế mà vua Minh lại bắt phá đi? Ông ta hớ hênh dại dột, hay ngông cuồng, hay thật bụng nhân đức? Đâu có phải vậy! Thực tình Minh Thành Tổ coi đây là một việc hệ trọng, và trong những sắc chỉ ban bố một năm sau đó, ông ta còn nhắc lại điều này(20). Dám hy sinh đến cả “sự nghiệp” vênh vang của “tiền nhân”, phải chăng tên đầu sỏ xâm lược ở thế kỷ XV muốn nhờ đấy đánh đổi lấy một bộ mặt mới, chí ít cũng giúp y che giấu phần nào cái bản chất “một đồng một cốt” giữa y với Mã Viện, để y có thể thừa cơ tung hoành? Có lẽ! Nhưng chắc chắn còn những lý do thâm trầm hơn. Kinh nghiệm xương máu đã cho tên trùm Đại Hán thấy, đụng đầu vào xứ sở Đại Việt quả là điều gay. Một cột đồng trụ những tưởng nhục mạ được dân Nam và trói chặt họ vào một cái mốc “chiến bại”, thì rốt cuộc cũng có nghĩa gì đâu khi mà, vượt lên trên tất cả những thứ cột mốc hình thức kia, một quy luật lịch sử lạnh lùng – mà ngay nhiều tên xâm lược cũng phải đành lòng thừa nhận – cứ tự nó phát huy tác dụng: “… dù có cướp được nước họ thì rồi cũng không thể giữ được”(21). Có nghĩa là chỗ khó khăn nhất, mà quả là khó, là làm sao biến được dân tộc Việt thành người Trung Quốc, để vĩnh viễn họ không còn tìm cách nổi dậy, và đất nước họ vĩnh viễn là quận huyện của “thiên triều”? Thủ đoạn đập phá cột đồng trụ của Minh Thành Tổ chính là một cách lý giải mới đối với bài tính nát óc này. Y quyết tâm phủ nhận những ràng buộc vô hiệu bề ngoài mà tìm kiếm những ràng buộc lợi hại hơn hẳn. Đó là những trói buộc nghiệt ngã trên lĩnh vực tư tưởng, những quy định có tính chất chuyên chế, độc đoán về sinh hoạt tinh thần.

Lần đầu tiên, trong lịch sử xâm lược Đại Việt của bọn chúa tể phong kiến Trung Quốc, tên xâm lược nhà Minh áp đặt một cách gay gắt vấn đề hệ tư tưởng đối với xã hội Việt Nam. Trong bản bố cáo đề ngày 8 tháng Tư năm 1407, sau khi chiếm xong nước ta, Minh Thành Tổ dành hẳn một đoạn khá văn hoa để nhấn mạnh rằng, một trong những tội trạng của Hồ Quý Ly khiến “ngài” không thể không “chinh thảo”, là họ Hồ đã tự coi “đạo của mình hơn cả Tam vương, đức cao hơn Ngũ đế, cho Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương không đủ để noi theo, Chu Công Khổng Tử không đáng làm thầy mình, giễu Mạnh Tử là nhà nho ăn cắp, nhạo Chu [Đôn Di], Trình [Hiệu, Trình Di], Truơng [Tải], Chu [Hy] là phường trộm cướp”(22), v.v. Cơn giận của “ngài” kể cũng dễ hiểu, bởi một nước tự xưng là “thần tử” của Hoa hạ làm sao có thể dám coi thường cái đạo mà các Đại Hoàng đế Trung Quốc tôn thờ? Nhưng còn một lẽ sâu xa nữa là có đưa đạo Nho lên làm “đạo thống” thì mới dễ dàng phát huy ảnh hưởng của “thiên triều” tới các cõi xa, nói như họ Khổng là “làm cho xa thư về một mối”. Và khi đã “gắn bó với nhau về ý thức hệ” thì há miệng mắc quai, cúi mọp đầu không dám phản kháng là điều dễ hiểu.

Dù sao, vấn đề không chỉ giản đơn có vậy. Minh Thành Tổ muốn lấy đạo Nho để thống trị nhân dân Đại Việt, nhưng rồi y lại còn muốn đi xa hơn. Cuồng vọng bá chủ sôi sục khiến y cảm thấy như thế vẫn chưa thoả lòng. Tốt nhất là làm sao cho nước “man di” kia không còn có gì gọi là long mạch tư tưởng, tinh thần. Y muốn xóa sạch ở cái dân tộc nhỏ bé phương Nam đầy sức tự cường mà trong lòng nhiều thế hệ những tên giặc Bắc vẫn rất khiếp sợ, toàn bộ ý thức về quá khứ lịch sử của chính họ. Mà xóa sạch được quá khứ của một dân tộc chính là cách cắt đứt nguồn tiếp sức quan trọng của dân tộc đó, đặt họ vào chỗ mù mịt tối tăm, phá tan đi cái nền tảng làm cho họ tồn tại và sinh thành. Muốn vậy phải làm thế nào? Không có cách nào hữu hiệu hơn là tàn phá không thương tiếc tất cả những gì là sản phẩm trí tuệ của dân tộc này, nó là biểu trưng cho văn minh, văn hóa. Trong sắc chỉ 10 điều của Minh Thành Tổ gửi Tổng binh Chu Năng đã nói ở trên, bên cạnh những điều căn dặn tỉ mỉ về cách chế ngự “hoả khí” lợi hại của cha con họ Hồ, về việc tịch thu sổ sách kê khai nhân khẩu và ruộng đất, hoặc đập phá cột đồng trụ,… còn một điều đặc biệt hơn mọi điều kia: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại [sách] ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn(23).

Thử lần tìm cái động cơ chính ẩn trong đạo sắc văn này. Tên vua Minh nói: tất cả những gì thuộc nền văn hóa chính quốc Trung Hoa, kể cả sách kinh của Phật và Lão, đều được giữ lại đầy đủ. Trái lại, bao nhiêu trước tác thuần túy Việt Nam thì đều phải phá hủy. Vậy ra, sự lựa chọn của y chẳng phải là đạo Nho hay một hệ tư tưởng chính thống nào cả. Đối với người Giao Chỉ cũng như các dân tộc bị y xâm lược, y chỉ cần một sự lựa chọn đơn giản, mà lại thực dụng hơn nhiều: hãy bắt họ từ bỏ tất cả những gì sinh ra trong đầu óc của chính dân tộc họ kể cả trong quá trình tiếp nhận những gì là vốn liếng tinh thần của “nước mẹ Đại Minh”. Ý hẳn Hoàng đế nhà Minh muốn bắt các dân tộc thôi đừng có tự mình tư tưởng nữa. Mà không tư tưởng, thì có nghĩa là… không tồn tại.

Thế rồi, từ trong thâm cung tại Yên Kinh, Hoàng đế nhà Minh ngày đêm lo theo dõi, đôn đốc việc thi hành lệnh chỉ đã ban ra. Đến nỗi khi thấy có một bộ phận quân lính không chịu làm theo đúng lệnh, nghĩa là không đốt ngay sách vở cướp được của nước ta mà còn giữ lại, y lập tức gửi một tờ lệnh thứ hai nhắc lại đúng những điều đã chỉ thị từ trước, lại giải thích rõ vì sao cần đốt ngay tại chỗ chứ không nên giữ lại: “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ, như loại “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ mất mát nhiều. Từ nay các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại(24).

Dĩ nhiên, ngay những tên đã trù mưu định kế ăn cướp nước ta cũng cảm thấy một chủ trương tàn bạo như thế thực muôn phần nguy hiểm. Nó sẽ dẫn đến làm nổ bùng lòng căm phẫn ngút trời của cả một dân tộc, và sức mạnh có tính dây chuyền của sự bùng nổ đó chắc sẽ gây nên những hậu quả khôn lường. Cũng vì thế, đi kèm với những điều lệnh, Minh Thành Tổ còn bắt quân lính phải giữ thật kín chủ trương của mình. Sau gần một năm đốt phá, biết rằng yêu cầu của việc phá hoại về căn bản đã xong, ngày 19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25 – 6 – 1407), y lại gửi một sắc chỉ xuống phương Nam ra lệnh cho các tướng lĩnh của y phải cấp tốc thu hồi những đạo dụ y đã ban ra từ trước: “Nay An Nam đã bình định xong; [...] trừ các loại chế dụ ra còn thì tất cả các đạo sắc viết tay và các ký sự thư thiếp, đã từng phát đi từ trước, cùng với sổ ghi chép mà Thành quốc công đã lĩnh, hoặc các thứ [sổ sách] trù nghị mọi việc, đều phải đem toàn số kiểm kê, đối chiếu, niêm phong cẩn mật, gửi trả lại, không cho lưu lại một chữ. Nếu có một chữ bỏ lại, rơi vào tay bọn kia(25)thì rất bất tiện(26).

Tưởng cũng khó có thể chê trách gì về sự cao tay của Minh Thành Tổ trong việc xếp đặt đâu ra đấy từng bước “tiến”, “thoái”, “thắt”, “cởi” cho mọi hành động tàn phá kinh khủng nhất của mình. Nếu nghệ thuật diệt chủng của y thâm thúy đến mức đẩy đối tượng bị tiêu diệt vào một tình trạng trống rỗng, hư vô, không còn quá khứ cũng không còn tương lai, nghĩa là cứ dần dần “tự diệt”, thì nghệ thuật xóa dấu vết của y cũng tinh vi đến mức y vừa ăn cướp lại vừa có thể hùng hổ la làng rằng bị cướp đe dọa. Âu đây chính là những dáng nét hiện đại nhất của tên xâm lược Đại Hán ở thế kỷ XV vốn sẵn có trong mình cái bản chất xâm lược dã man của nhiều thế hệ cha ông đã thấm vào máu thịt; là cái được nhân lên, biến hóa sinh động hơn những thủ đoạn cướp đất giết dân hôm qua hôm kia còn rất quen thuộc mà nay đã bị xem là quá cổ lỗ và thật thà.

Chú thích:

(1) Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ hai, H., 1971; tr. 189.

(2) Thật ra, khi cháu Minh Thái Tổ lên nối ngôi thì chú y, tức Chu Đệ 朱棣 liền cướp lấy mà lập ra triều đại thứ ba của nhà Minh (1402 – 1424), tức Minh Thành Tổ.

(3) Lý Văn Phượng 李 文 鳳, Việt kiệu thư 越 嶠 書 (1540). Đây là một tài liệu quý, ghi chép khá đủ theo trật tự thời gian những đạo sắc chỉ của Minh Thành Tổ gửi đều đặn (thường là vài ngày một đạo) đến các tướng chỉ huy trong cuộc xâm lăng Đại Việt 1406-1407. Trước đây chúng tôi chỉ tham khảo duy nhất cuốn sách này của Thư viện Viện Khoa học xã hội vốn là sách của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp cũ, ký hiệu: 1731, (nay thay đổi ký hiệu là: VH. 000276 – HV. 000281), nhưng năm 2001, sang làm việc ở Thư viện Yenching Harvard, tìm thêm được văn bản do Tề Lỗ thư xã xuất bản, Nam Kinh, 1996. Tuy vậy, trong bài này, vẫn xin ghi chú số quyển và trang và theo bản của Thư viện Viện Khoa học xã hội để cho thống nhất. VH. 000276, Q. 2, tờ 19a: 今 安 南 雖 在 海 陬 。自 昔 為 中 國 郡 縣 。五 季 以 來 力 不 能 制 。歷 宋 及 元 雖 欲 圖 之 而 功 無 所 成 。貽 笑 後 世 (Kim An Nam tuy tại hải tưu, tự tích vi Trung Quốc quận huyện.Ngũ quý dĩ lai lực bất năng chế. Lịch Tống cập Nguyên tuy dục đồ chi nhi công vô sở thành, di tiếu hậu thế).

(4) Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 20a (Điều ghi chú thứ 9 trong 18 điều khoản kèm theo tờ sắc này): 宋 元 皆 發 兵 征 討 安 南。將 驕 兵 懦。貪 財 好 色。以 此 不 能 成 (Tống Nguyên giai phát binh chinh thảo An Nam, tướng kiêu binh nọa, tham tài hiếu sắc, dĩ thử bất năng thành).

(5) “Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam”, đề ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 27b. Nguyên văn: 其 臣 季 孷 黎 蒼 久 畜 虎 狼 之 心 。竟 為 吞 噬 之 。舉 弒 其 國 王。 戕 其 本 宗。覃 被 陪 臣 重 罹 慘 酷 。掊 剋 殺 戮 。毒 病 生 民 。雞 犬 弗 寧 。怨 聲 載 路 (Kỳ thần [Lê ] Quý Ly, Lê [Hán] Thương cửu súc hổ lang chi tâm, cánh vi thôn phệ chi, cử thí kỳ quốc vương, thương kỳ bản tông, đàm bị bồi thần trọng duy thảm khốc, bồi khắc sát lục, độc bệnh sinh dân, kê khuyển phất ninh, oán thanh tái lộ).

(6) Sắc chỉ đề ngày 29 tháng Bảy năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 18a. Nguyên văn: 今 廣 西 奏 。安 南 遣 人 來 貢 謝 罪 。原 胡 奄 。 父 子 罪 本 難 容 。 今 既 改 過 自 新 。只 著 他 辨 黃 金 五 萬 。象 一 百 隻 。 以 贖 其 罪 。 金 象 不 足 。許 以 珠 玉 寶 貝 代 之 。以 足 其 數 即 止 。大 軍 不 進 (Kim Quảng Tây tấu: An Nam khiển nhân lai cống tạ tội. Nguyên Hồ yêm, phụ tử tội bản nan dung. Kim ký cải quá tự tân, chỉ trước tha biện hoàng kim ngũ vạn, tượng nhất bách chích, dĩ thục kỳ tội. Kim tượng bất túc, hứa dĩ châu ngọc bảo bối đại chi, dĩ túc kỳ số tức chỉ, đại quân bất tiến).

(7) Điều thứ 10 trong 10 điều căn dặn trong đạo sắc chỉ bí mật, xếp sát ngay sau đạo sắt đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 17b: 今 遣 朱 勸 張 瑛 齎 禮 部 咨 文 往 安 南 索 其 金 象。此 計蓋 欲 弛 其 鬥志。非 真 實 意 也 。 朱 勸 等 臨 行 朕 曾 面 諭 之 。今 到彼 只 住 五 日 。若 五 日 內 措 辨不 足 。 許 隨 多 少 先 將 來 。 後 卻 差 人 納 足 。爾 待 朱 勸 等 人 去 。大 軍隨 後亦 進 。 若 遇 差 出 納 金 象 之 人 就 執 之 。訖 問 聲 息 。 須 勿 令彼 知 差 來 被 執 。今 朱 勸 等 到 處 。爾 事 機 切 不 可 令 人 知 之 (Kim khiển Chu Khuyến, Trương Anh tu Lễ bộ tu văn vãng An Nam sách kỳ kim tượng. Thử kế cái dục thỉ kỳ đấu chí, phi chân thực ý dã. Chu Khuyến đẳng lâm hành, trẫm tằng diện dụ chi, kim đáo bỉ chỉ trú ngũ nhật. Nhược ngũ nhật nội thố biện bất túc, hứa tùy đa thiểu tiên tương lai, hậu khước sai nhân nạp túc. Nhĩ đãi Chu Khuyến đẳng nhân khứ, đại quân tùy hậu diệc tiến. Nhuợc ngộ sai xuất nạp kim tượng chi nhân tựu chấp chi, cật vấn thanh tức. Tu vật linh bỉ tri sai lai bị chấp. Kim Chu Khuyến đẳng đáo xứ, nhĩ sự cơ thiết bất khả linh nhân tri chi).

(8) Sắc chỉ ngày 1 tháng Tám năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406). Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd tờ 20a: 安 南 自 我 朝 以 來 [。。 。] 數 十 年 不 曾 用 兵 。其 國 中 富 庶 (An Nam tự ngã triều dĩ lai, [...] sổ thập niên bất tằng dụng binh, kỳ quốc trung phú thứ).

(9) Sắc chỉ đề ngày 14 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1407), Việt kiệu thư, Sđd; Q.2, tờ 24a. Nguyên văn: 頓 兵 江 上 與 賊 相 持 。黎 賊 之 計 正 欲 持 久 以 待 瘴 癘 之 發 。破 之 貴 在 神 速 。不 宜 遲 緩 (Đốn binh giang thượng dữ tặc tương trì, Lê tặc chi kế chính dục trì cửu dĩ đãi chướng lệ phát. Phá chi quý tại thần tốc, bất nghi trì hoãn).

(10) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, 1971, Sđd; tr. 262.

(11) Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2, tờ 22a đề rõ, ngày 6 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Minh Thành Tổ ban hành một điều khoản như sau: 安 南 金 場 。銀 場 遙 聞 原 是 占 城 之 地 而 界 相 爭 已 久 。亦 未 可 信 。平 定 之 後 。只 以 見 得 地 界 為 準 。縱 然 占 城 有 請 亦 不 可 擬 還 (An Nam kim trường, ngân trường dao văn nguyên thị Chiêm Thành chi địa, nhi giới tương tranh dĩ cửu, diệc vị khả tín. Bình định chi hậu, chỉ dĩ kiến đắc địa giới vi chuẩn. Túng nhiên Chiêm Thành hữu thỉnh, diệc bất khả nghĩ hoàn). Nghĩa là: Từ xa trẫm nghe nói mỏ vàng mỏ bạc nguyên là phần đất Chiêm Thành, địa giới hai bên tranh chấp đã lâu, cũng chưa rõ thế nào. Sau khi bình định xong, cứ lấy địa giới mà mình trông thấy làm chuẩn, nếu Chiêm Thành có cầu xin cũng không trả.

(12), (13) Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Cao Huy Giu dịch, 1971, Sđd; tr. 250, 262.

(14) Sắc chỉ đề ngày 4 tháng Mười một năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 23b. Nguyên văn: 大 軍 入 安 南 。但 有 助 黎 寇 來 拒 敵 者 殺 之 。 若 有 能 棄 甲卻 戈 降 者 。一 人 不 可 妄 殺 (Đại quân nhập An Nam, đãn hữu trợ Lê khấu lai cự địch giả, sát chi. Nhược hữu năng khí giáp khước qua hàng giả, nhất nhân bất khả võng sát).

(15) Sắc chỉ đề ngày 16 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 22b. Nguyên văn: 其 有 年 少 而 罪 當 死 者 。宜 處 以 宮 刑 。亦 可 以 保 全 其 命 。他 日 又 得 以 克 使 令 (Kỳ hữu niên thiếu nhi tội đáng tử giả, nghi xử dĩ cung hình, diệc khả dĩ bảo toàn kỳ mệnh, tha nhật hựu đắc dĩ khắc sử lệnh).

(16) Sắc chỉ đề ngày 29 tháng Chín năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd; tờ 37b.

(17) Sắc chỉ đề ngày 20 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 29b. Nguyên văn: 敕 傳 奏 言 裴 伯 耆 事 為 將 之 。道 在 於 用 人 。一 裴 伯 耆 不 能 用 何 以 能 成 事 功 俠 。朕 有 南 鄙 又 憂 。古 人 用 人 之 法 具 右 方 冊 。爾 宜 審 觀 故 敕 (Sắc truyền tấu ngôn Bùi Bá Kỳ sự vi tương chi. Đạo tại ư dụng nhân, nhất Bùi Bá Kỳ bất năng dụng, hà dĩ năng thành sự công hiệp? Trẫm hữu Nam bỉ hựu ưu. Cổ nhân dụng nhân chi pháp cụ hữu phương sách, nhĩ nghi thẩm quan cố sắc).

(18) Sắc chỉ đề ngày 22 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Q. 2, Sđd; tờ 25b – 26a. Nguyên văn: 凡 安 南 官 吏 來 歸 降 者 。即 陸 續 遣 之 來 朝 。聽 朕 面 諭 。給 與 印 信 俾 還 管 事 。如 或 事 世 未 可 又 在 。隨 宜 處 置 。不 可 執 一 (Phàm An Nam quan lại lai quy hàng giả, tức lục tục khiển chi lai triều, thính trẫm diện dụ, cấp dữ ấn tín, tỷ hoàn quản sự. Nhu hoặc sự thế vị khả hựu tại, tùy nghi xử trí, bất khả chấp nhất).

(19) Điều thứ tư trong Sắc chỉ bí mật, đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 17a. Nguyên văn: 訪 問 古 時 銅 柱 所 在 亦 便 碎 之。 委 之 於 道 以 示 國 人 (Phỏng vấn cổ thời đồng trụ sở tại, diệc tiện toái chi, uỷ chi ư đạo dĩ thị quốc nhân).

(20) Điều ghi thêm thứ hai trong Sắc chỉ đề ngày 9 tháng Giêng năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 25b.

(21) Trích thư bọc sáp của tướng Minh Vương Thông gửi về nước năm 1427. Một viên quan cai trị khác của nhà Minh là Giải Tấn cũng từng tâu lên vua Minh những lời tương tự. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Tập III, Cao Huy Giu dịch, NXB Khoa học xã hội, in lần thứ hai, H., 1972; tr. 47.

(22) “Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam”, đề ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 27b. Nguyên văn: 自 以 為 道 優 於 三 王 。 德 高 於 五 帝 。以 禹 湯 文 武 不 足 法 。周 公 孔 子 為 不 足 師 。毀 孟 子 為 盜 儒 。謗 周 程 張 朱 為 剽 竊 。欺 聖 欺 天 。無 倫 無 理 (… tự dĩ vi đạo ưu ư Tam vương, đức cao ư Ngũ đế, dĩ Vũ Thang Văn Vũ bất túc pháp, Chu Công Khổng Tử vi bất túc sư, hủy Mạnh Tử vi đạo Nho, báng Chu Trình Trương Chu vi phiếu thiết. Khi thánh khi thiên, vô luân vô lý).

(23) Sắc chỉ bí mật, ban bố 10 điều cho quân lính tuân theo, xếp thứ tự ngay sau đạo sắc đề ngày 4 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (21.8.1406). Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 16a – 17b. Nguyên văn: 兵 入 。除 釋 道 經 板 經 文 不 燬 。外 一 切 書 板 文 字 以 至 俚 俗 童 蒙 所 習 。如 上 大 人 丘 乙 已 之 類 。片 紙 隻 字 悉 皆 燬 之 。其 境 內 中 國 所 立 碑 刻 則 存 之 。 但 是 安 南 所 立 者 悉 壞 之 。 一 字 不 存 (Binh nhập, trừ Thích, Đạo kinh bản kinh văn bất hủy. Ngoại nhất thiết thư bản văn tự dĩ chí lý tục đồng mông sở tập, như “Thượng đại nhân Khưu ất dĩ” chi loại, phiến chỉ chích tự tất giai hủy chi. Kỳ cảnh nội Trung Quốc sở lập bi khắc tắc tồn chi. Đãn thị An Nam sở lập giả tất hoại chi, nhất tự bất tồn).

(24) Điều khoản bổ sung vào sắc chỉ đề ngày 21 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Việt kiệu thư, Q. 2, tờ 33a. Nguyên văn: 屢 嘗 諭 爾 凡 安 南 所 有 一 切 書 板 文 字 。 以 至 俚 俗 童 蒙 所 習 。 如 上 大 人 丘 乙 已 之 類 。片 紙 隻字及 彼 處 自 立 碑 刻 。見 者 即 便 毀 壞勿存 。今 聞 軍 中 所 得 文 字 不 即 令 軍 人 焚 毀 。必 檢 視 然 後 焚 之 。 且 軍 人 多 不 識 字 。 若 一 一 令 其 如 此 。必 致 傳 遞 遺 失 者 多 。爾 今 宜 一 如 前 敕 。號 令 軍 中 但 遇 彼 處 所 有 一 應 文 字 即 便 焚 毀 。 毋 得 存 留 (Lũ thường dụ nhĩ, phàm An Nam sở hữu nhất thiết thư bản văn tự, dĩ chí lý tục đồng mông sở tập, nhưThượng đại nhân Khưu ất dĩ” chi loại, phiến chỉ chích tự cập bỉ xứ tự lập bi khắc, kiến giả tức tiện hủy hoại vật tồn. Kim văn quân trung sở đắc văn tự bất tức lệnh quân nhân phần hủy, tất kiểm thị nhiên hậu phần chi. Thả quân nhân đa bất thức tự, nhược nhất nhất lệnh kỳ như thử, tất trí truyền đệ di thất giả đa. Nhĩ kim nghi nhất như tiền sắc, hiệu lệnh quân trung đãn ngộ bỉ xứ sở hữu nhất ứng văn tự tức tiện phần hủy, vô đắc tồn lưu).

(25) Chỉ người Việt.

(26) Sắc chỉ đề ngày19 tháng Năm năm Vĩnh Lạc thứ 5 (25.6.1407), Việt kiệu thư, Sđd, Q. 2; tờ 32a. Nguyên văn: 今 安 南 已 平 [。 。 。] 除 制 諭 外 應 發 去手 敕及 記 事 小 帖 成 國 公 領 帶 去 小 冊 子。及 條 畫 事 件 。盡 數 檢 對 。 密 封 繳 來 。 不 許 存 留 一 字 。 漏 落 在 彼 不 便 (Kim An Nam dĩ bình [...] Trừ chế dụ ngoại ứng phát khứ thủ sắc, cập ký sự tiểu thiếp Thành Quốc công lĩnh đới khứ tiểu sách tử, cập điều hoạch sự kiện, tận số kiểm đối, mật phong kiểu lai. Bất hứa tồn lưu nhất tự, lậu lạc tại bỉ bất tiện).

Bài của tác giả Hồ Bạch Thảo : Thử lý giải tại sao những sử liệu thời Minh do từ Việt Kiệu Thư khác với Minh Thực Lục

Cần phải nói rõ rằng người viết không có dụng ý chống lại lập luận của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi qua bài Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 đăng trên báo Diễn Đàn ngày 14/9/2013. Do người viết là dịch giả Minh Thực lục [NXB Hà Nội, 2010], thấy các sử liệu của Giáo sư trưng từ Việt Kiệu Thư có phần khác lạ, nên tìm hiểu lý do tại sao.

Trước hết nói về Minh Thực Lục, sách này được biên soạn bởi những nguồn tài liệu sau đây :

1. Khởi Cư Chú (起 居 注) tức nhật ký ghi lại việc làm cùng lúc nghỉ ngơi của nhà vua. Truyền thống này bắt nguồn từ thời nhà Chu [-1100-221], do quan Tả sử chép lời, Hữu sử chép việc ; nhiệm vụ ghi lại lời nói và việc làm của nhà vua trong triều.

2. Nhật lịch (日 曆) ghi chép sự việc hàng ngày theo trình tự thời gian.

3. Các văn kiện chính thức được thu thập từ chiếu dụ của vua ; cùng tấu, biểu của các quan và các nước chư hầu.

Sau khi vị vua đương nhiệm mất, Sử quan có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu để hoàn thành Thực Lục cho đời vua này ; việc làm được giám sát bởi quan Trung Thư tỉnh của triều đình. Bộ sử lúc làm xong chỉ chép thành hai bản ; một bản dành cho vua, để trong nội cung ; bản thứ hai dành cho các quan Đại thần cất tại nội các, dùng để tham khảo.

Mô tả công việc này, Tiến sĩ Geoff Wade trong bài nghiên cứu The Ming Shi-lu as a source for Southeast Asian History [Minh Thực Lục, nguồn lịch sử Đông Nam Á] viết như sau (1), xin tạm dịch :

Việc biên soạn mỗi bộ Thực Lục được thi hành bởi văn phòng sử, cơ quan này được thiết lập bởi Nội các, sau khi vị vua đương nhiệm mất. Quan Đại thần tại Nội các làm công việc giám sát tổng quát, kiểm soát bản thảo, thanh tra công việc biên soạn. Các Thanh tra biên soạn, thường được chỉ định bởi giới quý tộc đứng đầu, không có ảnh hưởng lớn đến công trình. Dưới quyền các Phó giám sát viên biên soạn, được chọn từ Đại thần nội các, biên soạn và biên tập viên khoảng từ 60 đến 100 người cùng với nhân viên giúp việc rất lớn, cuối cùng đã hoàn chỉnh được bộ sử của vị Hoàng đế tiền nhiệm, rồi chép thành 2 bản ; một bản được đóng dấu đặt trong văn phòng Nội các để dùng trong việc hoàn thành lịch sử cả triều đại ; riêng bản kia do sự tùy nghi của Hoàng đế, Đại thần, hoặc Sử quan.

Như vậy Minh Thực Lục là bộ sử lưu hành hạn chế trong triều đình, nên đương thời người dân chưa từng được xem. Bàn về vấn đề này, Cố Viêm Vũ, một học giả thời đầu nhà Thanh có nhận xét như sau :

“ Sử của tiền triều đều do các quan đại thần của Thiên tử cùng các thị tòng làm ra ; người đời không được xem.”

Với chính sách bưng bít thông tin về lịch sử của triều Minh, người dân không được đọc sử liệu liên quan triều đại hiện hành, nên ai biết gì thì truyền miệng cho nhau, hoặc chép tản mạn, qua người nọ sang người kia, từ tổ tiên ông cha đến đời con cháu, cứ như vậy trải qua hàng trăm năm. Cho đến những năm vào thập niên 1540, nhân việc nhà Minh chuẩn bị xâm lăng An Nam thời Mạc Đăng Dung, trước tình hình bức xúc mà dân thì không hiểu đầu đuôi về lịch sử, Lý Văn Phượng bèn thu thập tài liệu, soạn bộ sử nhan đề Việt Kiệu Thư. Lục Nguyệt Linh 陆月玲, nhà nghiên cứu Trung Quốc viết về việc Lý Văn Phượng soạn sử như sau (2) :

Năm Gia Tĩnh thứ 21, triều đình nhà Minh chính thức thừa nhận họ Mạc, và cũng bảo lưu nhà Lê. Lý Văn Phượng đích thân trải qua thời gian triều Mạc lập và đầu đuôi việc đầu hàng, nhưng đối với giai đoạn lịch sử này ghi lại có phần tản mạn, khó có thể kê tra. Vì vấn đề triều Mạc, khiến Lý Văn Phượng trở nên bức xúc, bèn thu thập lịch sử địa lý An Nam chép thành sách.

Lục Nguyệt Linh cũng cho biết rằng Việt Kiệu Thư được chép tay truyền nhau trên 400 năm mới khắc in (3), nên không khỏi có nhiều sơ suất.

Lý Văn Phượng không phải là nhà viết sử chuyên nghiệp, ngoài Việt Kiệu Thư ông còn có tập sách thuộc loại tạp bút nhan đề Nguyệt Sơn Túng Đàm 月山丛谈. Riêng sử liệu trong Việt Kiệu Thư từ đời Trần trở về trước cùng địa lý, phong tục, thì lấy ngay công trình An Nam Chí Lược của tác giả Việt Nam, Lê Tắc [có sách phiên âm Trắc], thuộc đời Trần. Nhà biên khảo Trung Quốc Lục Nguyệt Linh cũng phải công nhận rằng (4) :

Ông ta lấy An Nam Chí Lược triều Nguyên (5) làm lam bản [bản gốc], thêm vào những sử liệu từ đầu triều Minh đến thời Gia Tĩnh ; rồi trong thời gian làm Thiêm sự bộ binh tại Quảng Đông soạn ra Việt Kiệu Thư.

Phải dùng sử liệu của một tác giả người Việt để thực hiện phần lớn bộ sử, chứng tỏ tài liệu dưới tay Lý Văn Phượng rất hạn chế ; riêng về các sử liệu từ đầu triều Minh cho đến lúc đó thì cũng chỉ thu thập những điều ghi chép tản mạn trong dân chúng, hoặc có kẻ nhớ được thì kể lại, đúng như cái mà cụ Khổng gọi là “đạo thính đồ thuyết ”(6) [nghe ngoài đường, nói ngoài lộ], bởi vậy độ tin cậy rất hạn chế.

Cụ thể về ngày tháng xẩy ra sự việc, phần lớn Việt Kiệu Thư ghi khác với Minh Sử (7) và Minh Thực Lục ; như “ Chiếu bá cáo thiên hạ về việc bình định An Nam ” Việt Kiệu Thư đề ngày 1/3 năm Vĩnh Lạc thứ 5 ; riêng Minh Sử và Minh Thực Lục có văn bản nội dung tương tự như vậy, Minh Sử đề tháng 6 Vĩnh Lạc thứ 5, Minh Thực Lục chi tiết hơn đề ngày 1/6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [5/7/1407]. Về nội dung văn bản trong Việt Kiệu Thư, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nêu những đoạn trích dẫn như sau (8) :

“ Bề tôi [cũ của họ Trần] là [Lê] Quý Ly và Lê [Hán] Thương từ lâu nuôi lòng lang sói, rốt cuộc làm việc cắn càn, ra tay thí nghịch quốc vương, tàn sát người trong dòng họ Trần, cả những bề tôi của họ Trần cũng trong vòng thảm khốc, bị hãm vào chỗ chết. Bọn chúng gieo đau khổ cho sinh dân, đến gà chó cũng không yên sống, tiếng hờn oán dấy lên đầy đường.”

(9) “ Đạo của mình hơn cả Tam vương, đức cao hơn Ngũ đế, cho Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương không đủ để noi theo, Chu Công Khổng Tử không đáng làm thầy mình, giễu Mạnh Tử là nhà nho ăn cắp, nhạo Chu [Đôn Di], Trình [Hiệu, Trình Di], Truơng [Tải], Chu [Hy] là phường trộm cướp ”.

Tại Minh Thực Lục [Tập 1, văn bản 203] khởi đầu bằng câu Dĩ An Nam bình chiếu thiên hạ viết. Để các nhà lưu tâm về văn bản học tiện việc nghiên cứu, ngõ hầu đánh giá được rõ ràng ; xin được phép chụp hình cho vào phần phụ lục cuối bài, riêng bản dịch như sau :

Ngày 1 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [5/7/1407]

Nhân An Nam được bình định, nay ban chiếu thiên hạ biết :

Trẫm phụng lãnh cơ đồ hoàng triều, cung kính tuân theo hiến chế ; hoằng dương giáo hóa để bốn biển an vui vĩnh viễn thái hòa, vạn vật đều được hàm dưỡng ; nên sớm tối lo công việc, không dám lười nhàn.

Ngưỡng trông Hoàng khảo Thái Tổ Cao Hoàng đế thống nhất thiên hạ, mềm dẻo vỗ về các nước xa xôi. Trần Nhật Khuê nước An Nam, hâm mộ nghĩa khí phong hóa, đầu tiên [cho người] đến triều cống, nên được phong làm An Nam Quốc vương, đời đời giữ đất. Rồi tặc thần Lê Quí Ly cùng con là Thương, soán thí quốc chúa, giết hết cả nhà [chúa], làm khổ hại sinh linh, tiếng oan dậy đất ; ngụy cải họ tên là Hồ Nhất Nguyên, con đổi tên là Hồ Đê. Chúng che đậy sự thực, xưng là cháu ngoại họ Trần ; nói xằng rằng nhà Trần nay đã tuyệt tự, cầu xin được phong tước. Trẫm nghĩ rằng dân trong nước phải được coi sóc, nên đành nghe theo, rồi mưu gian chúng lộ ra rõ ràng, lăng loàn không kiêng kỵ. Tự cho ưu việt như Tam Hoàng (10), đức cao bằng Ngũ đế (11) ; chê Văn Vũ (12) không cần theo, Chu Khổng (13) không đủ học ; tiếm xưng hiệu là Đại Ngu, đặt niên hiệu Nguyên Thánh, xưng Lưỡng Cung Hòang đế. Chúng mạo lập triều đình, thiết lễ nghi ; chiêu nạp dân bôn đào ; làm ra vẻ chịu quy thuận, phụng thừa lịch Chính Sóc, nhưng dã tâm muốn giành giật đất Nam Chiếu, dòm ngó tỉnh Quảng Tây, chiếm mấy châu phủ Tư Minh, xâm lấn 7 trại thuộc châu Ninh Viễn, cướp bóc con trai con gái, đánh đập dân chúng. Khinh Chiêm Thành yếu đuối, bèn chiếm đoạt đất đai, ép nhận chương phục, bắt làm bầy tôi để đòi hỏi tiến cống.

Triều đình mấy lần sai sứ đến hiểu dụ, vẫn dựa vào điều ác không chừa. Nhân cháu Quốc vương An Nam xưa trốn sang tố cáo, bèn làm bộ dốc lòng thành xin đón về để tôn lên làm vua, rồi phục binh giết trên đường, lại chống cự làm nhục sứ giả của triều đình. Trẫm sai người ban lễ vật cho Chiêm Thành, bèn cho người cướp lấy. Hung tàn xuẩn động, ác chất như núi; bốn biển không chỗ nào dung, thần và người đều phẫn nộ.

Thực bất đắc dĩ phải hưng sư phạt tội, bèn dấy quân điếu phạt (14) để làm sống lại nước bị diệt, nối dòng bị đứt ; ra lệnh bọn Chinh Di Tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ mang quân 80 vạn chinh thảo. Thần tốc vượt sông Phú Lương, thâm nhập vào đất địch, quân uy như cọp dữ, sấm sét rền vang, dẹp hung đồ như bẻ cành khô củi mục. Bảy trăm vạn bọn chúng phút chốc quét sách, đất nước hai ngàn dặm lần lượt tiễu bình, bắt nghịch tặc Lê Quí Ly, con là Lê Thương, Lê Trừng, cùng gia thuộc và quan liêu tướng ngụy như bọn Lê Quí Mạo, Hồ Đỗ ; cùng chiêu phủ kẻ hàng, an dân lương thiện.

Lại tìm tòi con cháu họ Trần khắp nơi, để lập lên trông coi nước. Nhưng các quan lại kỳ lão nhân dân đều xưng rằng tất cả đều bị giặc họ Lê giết hết không còn ai kế thừa ; lại xưng rằng An Nam vốn là đất cũ Giao Châu đã được đặt làm quận huyện của Trung Quốc, một thời bị luân lạc vào tập tục man di ; nay gặp dịp đáng được quét sạch ô uế, lập lại quận huyện để dân được canh tân. Trẫm xét lòng dân, chấp nhận lời thỉnh cầu cho đặt Giao Chỉ Đô sứ ty, và các xứ Giao Chỉ Thừa Tuyên Bố chánh sứ ty, Giao Chỉ Đề Hình Án sát sứ ty, cùng các nha lại quân dân. Đặt quan chức cai trị để mở mang, làm sạch yêu khí, biến đổi phong tục nước man dã, điều đáng làm được liệt kê như sau :

Vương họ Trần đất An Nam bị giặc họ Lê giết uổng mệnh, nên được truy tặng để được an ủi chốn u minh. Các con cháu họ hàng bị hại, được quan sở tại lập danh sách trình lên ; nơi thờ tự dòng họ bị phá hủy, quan sở tại cho lập nhà thờ ; phần mộ hoang phế được tu bổ, mỗi nhà thờ phần mộ được cấp 30 hộ để lo việc tế cúng.

Quân dân bị giặc họ Lê thúc bách đến nỗi tử vong, thi thể bộc lộ nơi công chúng cũng đáng thương, hãy cho chôn cất ngay. Quan lại tại quận huyện An Nam đều là người cũ của họ Trần, bị giặc họ Lê uy hiếp phải hợp tác vốn là điều bất đắc dĩ ; khi chiếu thư đến nơi nếu còn làm việc, vẫn được lưu giữ ; nhưng chúng đã nhiễm tục man di, phải có quan chỉ huy để dạy lễ pháp Trung Quốc. Giặc họ Lê mấy năm nay thi hành chính sách hà khắc bạo ngược với nhân dân, nay hoàn toàn bãi bỏ ; tuyên bố triều đình chính lệnh để an lòng dân chúng. Những dân An Nam còn đóng tại các doanh trại nơi quan ải, cùng bôn đào nơi hải đảo ; chiếu thư đến nơi phải giải tán. Giặc họ Lê làm khốn đã lâu, quan sở tại nên khéo chiêu phủ, để dân được an cư lạc nghiệp, khỏi lâm vào cảnh không nơi nương dựa. Các quan lại quân dân bị giặc họ Lê hãm vào tội, hoặc cả nhà bị lưu đày, hoặc một người bị hại ; chiếu thư đến nơi được phóng thích về nguyên quán để trở lại nghề cũ. Các quan sở tại phải bắt tay vào việc, không được đình trễ, những kẻ bị tù ngục được phóng thích. Trong nước An Nam, đối với kẻ cao tuổi đức lớn, quan chức phải theo lễ ưu đãi ; đối với những người quan, quả, cô, độc (15) không nơi nương dựa, thì lập viện cứu tế chẩn cấp. Những kẻ sĩ tài đức có thể dùng được, quan sở tại hãy dùng lễ khiến họ đến kinh đô, lượng tài mà sử dụng. An Nam tiếp giáp với Chiêm Thành, cùng các dân di địch ; hãy chiếu theo cương giới, không được xâm vượt ; các quân dân không được phép tư thông với nước ngoài ; vi phạm việc trao đổi buôn bán hàng hóa tại biên giới, cửa biển, đều chiếu theo luật trị tội.

Y Hy ! Dương uy vũ không phải lòng ta mong muốn, diệt kẻ đứng đầu tội ác là do quần chúng đồng tình ; thi hành rộng rãi cư xử cùng một lòng nhân, để vĩnh viễn vui cảnh thái bình. Bố cáo các các nơi, trong ngoài đều hay biết.

(Minh Thực Lục v. 11, tr. 943-946; Thái Tông q. 68, tr. 1a-2b)

Văn bản trên với tên Chiếu thiên hạ ắt mọi người đều được biết, nhưng sử chép chỉ có 2 bản, không phát hành ra ngoài để lưu truyền ; nên đân chúng chỉ dựa vào sự biên chép cá nhân, tam sao thất bản, truyền đến thời Lý Văn Phượng soạn Việt Kiệu Thư cách gần 150 năm sau, thì đã sai lạc mất nhiều.

Ngoài ra, qua sắc chỉ khác trong Việt Kiệu Thư được Giáo sư Chi nêu lên, chỉ cần nhìn qua ngày tháng xảy ra sự việc cũng thấy vô lý. Ví như sắc chỉ đề ngày 20 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), về việc không dùng Bùi Bá Kỳ ; thì cũng chính trong thời gian này (1/6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 tức 5/7/1407) tại văn bản 234 bản dịch Minh Thực Lục cho biết Bùi Bá Kỳ được giữ chức Tả hữu Tham chính, chức vụ cao nhất cho người Việt Nam lúc bấy giờ.

Trong bài phê bình về bản dịch Minh Thực Lục của chúng tôi xuất bản tại Hà Nội năm 2010, Tiến sĩ Tạ Ngọc Liễn cho biết như sau :

“ Điều đáng tiếc là ở Việt Nam không có Minh thực lục. Trong kho sử tịch cổ Trung Quốc tàng trữ tại Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội, có rất nhiều bộ sử quý, nhưng Minh thực lục thì không có. Một số nhà nghiên cứu lịch sử viết về thời nhà Minh xâm lược Việt Nam có dẫnMinh thực lục, song đều là dẫn lại theo các học giả Nhật Bản và Pháp ” (nguồn : ở đây).

Với tình trạng thư tịch tại Việt Nam như vậy, nên bài của Giáo sư Nguyển Huệ Chi viết vào năm 2000, không tham khảo qua Minh Thực Lục, cũng là điều dễ hiểu.

Rút kinh nghiệm về việc bưng bít thông tin về lịch sử của chế độ quân chủ thời Minh, họ cố tình giữ kín bộ Minh Thực Lục không cho dân đọc, nên dân chúng tự làm sử đại loại như Việt Kiệu Thư. Liên hệ đến thời sự hiện nay, nếu nhà nước Việt Nam không công bố rõ ràng đường biên giới Việt Trung, thì dư luận sẽ tạo nên biên giới khác, và lòng tin vào nhà nước sẽ nguội lạnh thêm.

Chú thích

1. The compilation of each shi-lu was carried out by a History Office established under the Grand Secretariat after the death of an emperor. Overall supervision of the work fell to grand secretaries who checked drafts and inspected the general compilation. The Inspectors of Compilation were apparently always appointed from the nobility and, as figureheads, did not greatly influence the work. Under the vice-supervisors of compilation, selected from the grand secretaries, the compilers and editors, ranging in number from 60 to 100, together with a large complement of ancillary staff, eventually produced a final account of the preceding emperor’s reign in two copies, one of which was sealed and placed in the Grand Secretariat for use in the eventual compilation of the dynastic history, and the other of which was placed at the disposal of the emperor, the grand secretaries and the historiographical officials

2. 嘉靖二十一年,明廷正式承认莫氏,并保留了黎氏。李文凤亲历了莫朝成立及投降的始末,但关于这段历史的记载比较散乱,难以稽考。莫朝的问题刺激李文凤把安 南的历史、地理记载收集在一书里

3. 粤峤书。遗憾的是,此书流传了400 多年,都无刊本,国内外流传的均为手抄本,辗转传抄,难免错误百出

4. 他以元朝的《安南志略》为蓝本,加入了明初至嘉靖年间的大量史实,在广东兵备佥事任期内,撰写了《越峤书》

5. Lý do gọi An Nam Chí Lược thuộc triều Nguyên, bởi lúc bấy giờ Lê Tắc lưu vong sang Trung Quốc.

6. Đạo thính đồ thuyết : lấy từ Luận Ngữ, thiên Dương Hóa.

7. Minh Sử : Trương Đình Ngọc soạn vào đời Thanh

8. 其 臣 季 孷 黎 蒼 久 畜 虎 狼 之 心 。竟 為 吞 噬 之 。舉 弒 其 國 王。 戕 其 本 宗。覃 被 陪 臣 重 罹 慘 酷 。掊 剋 殺 戮 。毒 病 生 民 。雞 犬 弗 寧 。怨 聲 載 路 (Kỳ thần [Lê ] Quý Ly, Lê [Hán] Thương cửu súc hổ lang chi tâm, cánh vi thôn phệ chi, cử thí kỳ quốc vương, thương kỳ bản tông, đàm bị bồi thần trọng duy thảm khốc, bồi khắc sát lục, độc bệnh sinh dân, kê khuyển phất ninh, oán thanh tái lộ).

9. 自 以 為 道 優 於 三 王 。 德 高 於 五 帝 。以 禹 湯 文 武 不 足 法 。周 公 孔 子 為 不 足 師 。毀 孟 子 為 盜 儒 。謗 周 程 張 朱 為 剽 竊 。欺 聖 欺 天 。無 倫 無 理 (… tự dĩ vi đạo ưu ư Tam vương, đức cao ư Ngũ đế, dĩ Vũ Thang Văn Vũ bất túc pháp, Chu Công Khổng Tử vi bất túc sư, hủy Mạnh Tử vi đạo Nho, báng Chu Trình Trương Chu vi phiếu thiết. Khi thánh khi thiên, vô luân vô lý).

10. Tam Hoàng : Ba đời vua trong truyền thuyết nước Tàu là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng.

11. Ngũ đế : Năm đời vua ngày xưa của nước Tàu là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Ngu, Nghiêu Thuấn.

12. Văn Vũ : Văn Vương, Võ Vương đời nhà Chu.

13. Chu Khổng : Chu Công và Khổng Tử.

14. Ðiếu phạt tức điếu dân phạt tội : đánh kẻ có tội để bảo vệ nhân dân

15. Quan là đàn ông chết vợ, quả là đàn bà chết chồng, cô là con mất cha mẹ, độc là người sống một mình không lập gia đình.

Phụ lục

Posted Image Posted Image Posted Image Posted Image

Bài trả lời của giáo sư Nguyễn Huệ Chi : Sách Việt kiệu thư trong con mắt giới sử học đương đại

Bài viết của tôi Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam: Thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc chiến tranh xâm lược 1406-1407 thật ra chỉ là một phần trích từ thiên khảo luận Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau, được viết từ năm 1980 (không phải viết năm 2000 như ông Hồ Bạch Thảo nói) và in trong cuốn Văn học Việt Nam trên những chặng đường chống phong kiến Trung Quốc xâm lược do NXB Khoa học xã hội công bố năm 1981, gần đây in lại trong sách Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, NXB Giáo dục, 2013. Cũng vì thời gian cách nay đã trên 30 năm, bấy giờ mạng internet chưa ra đời, nên lúc viết tôi không có điều kiện tìm tòi thêm tư liệu khác của Trung Quốc. Muốn làm điều ấy chỉ có thể vào thư viện, mà thư viện chuyên ngành ở Việt Nam là Thư viện Khoa học Xã hội tiếp quản từ Viễn Đông bác cổ Pháp, thì số sách Trung Quốc còn tàng trữ, trừ Việt kiệu thư ra, hầu như rất hiếm những sách nói sâu về cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Minh. Tìm kiếm các bộ Minh sử, Minh thực lục… ở Hà Nội thời điểm đó cũng bằng như “ngậm ngải tìm trầm”. Những nhận xét của học giả Hồ Bạch Thảo về sự hạn chế tài liệu tham khảo trong bài quả tình xác đáng.

Tuy vậy, từ đó mà đi tới cho rằng những tư liệu tôi “trưng ra” từ sách Việt kiệu thư là không có giá trị, do tác giả cuốn sách, Lý Văn Phượng, là một nhà viết sử không chuyên, chỉ nhặt nhạnh những truyền ngôn đầu đường xó chợ, như những gì tôi lĩnh hội được qua cách “thử lý giải” về “sự khác lạ” theo ý ông Hồ Bạch Thảo (xin xem: Thử lý giải tại sao những sử liệu thời Minh do Giáo sư Nguyễn Huệ Chi trưng lên từ Việt Kiệu Thư khác với Minh Thực Lục), thì lại là một nhận định e chưa thật thanh thỏa, nên xin được trao đổi lại với ông.

Trước hết, hãy làm rõ Lý Văn Phượng là người thế nào? Nói như ông Hồ Bạch Thảo, Lý Văn Phượng “không phải là nhà viết sử chuyên nghiệp” thì về hình thức nghe dường như hợp lý, song có lẽ chính xác hơn ta nên dùng cụm từ ông “không phải là sử quan”. Bởi vì ở phương Đông nói chung, trong thời kỳ phong kiến, làm gì có trường đại học chuyên ngành để có những sinh viên được học chuyên về sử học và khi ra trường trở thành nhà viết sử hoặc dạy sử chuyên nghiệp? Chẳng qua, người nào được vua cử vào ngạch nào thì nhận lấy chức việc ở ngạch ấy, và ngay cả khi nhận rồi cũng không phải cứ thế là mang lấy “nghiệp” cho đến chết; có khi đang từ ngạch “sử quan” hay “học quan” bỗng được đổi sang ngạch “đường quan”, bổ ra làm quan ngoài để trở thành một bậc “dân chi phụ mẫu” – hoặc cũng có trường hợp ngược lại – là chuyện vẫn thường xảy ra. Vậy, nếu tính đến sự hơn kém giữa Lý Văn Phượng với những vị làm việc trong Viện Quốc sử đương thời của triều Minh thì thiết tưởng, điều đầu tiên đáng xét, là về khoa danh, liệu ông này có được học hành chu đáo, nghĩa là có đỗ đạt gì không. May mắn, đây vốn là một nhân vật được coi là danh sĩ của đất Quảng Tây nên trong một thập kỷ vừa qua đã có không ít bài trên báo chí địa phương, nhắc đến, hoặc giới thiệu, bình luận, khảo cứu về tiểu sử và sự nghiệp, trong đó có bài của Lục Nguyệt Linh (mà ông Hồ Bạch Thảo có viện dẫn): Học giả thời Minh kê cứu phong vật của Việt Nam (Bàn điểm Việt Nam phong vật đích Minh đại học giả 盘点越南风物的明代学者) viết trên tờ Nam quốc tảo báo 南 国早报 số ra ngày 25-7-2009, rất đáng chú ý, và công trình biên khảo tương đối kỹ lưỡng của Đàm Hồng Song, một nữ Thạc sĩ nghiên cứu sinh ở Viện Văn học thuộc Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây: Khảo về cuộc đời và trước tác của Lý Văn Phượng người Nghi Sơn triều đại Minh (Minh đại Nghi Sơn Lý Văn Phượng sinh bình cập trước tác đích khảo 明代宜山李文凤生平及其著作考) đăng trên Hà Trì học viện học báo 河 池學院學報, Q. 29, kỳ thứ 3, tháng 6 năm 2009, căn cứ vào hầu hết sách vở từ thời Minh cho đến hiện đại, cả địa phương chí cũng như Tứ khố toàn thư, đưa ra những kiến giải đáng tin cậy. Tổng hợp các nguồn tài liệu này lại, ta có được vài thông tin tóm lược sau đây: Lý Văn Phượng tự Đình Nghi, hiệu Nguyệt Sơn Tử, người huyện Nghi Sơn (nay là Nghi Châu), tỉnh Quảng Tây, sinh khoảng 1510, mất khoảng 1552, đỗ Giải nguyên khoa thi Hương năm Ất Dậu niên hiệu Gia Tĩnh (1525) và đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thìn cùng niên hiệu (1532). Được bổ chức Đại lý tự thiếu khanh ở kinh đô trong 8 năm. Đến 1540, thăng Binh bị thiêm sự Quảng Đông. Về sau đổi sang làm Thiêm sự Vân Nam. Một thời gian sau đó, do bị bệnh đau chân không lành nên xin về trí sĩ. Tác phẩm có Việt kiệu thưNguyệt Sơn tùng đàm. Nguyệt Sơn tùng đàm có cả văn xuôi và thơ, góp nhặt tác phẩm từ khi còn ở kinh đến mãi cuối đời, được một số danh sĩ đề bạt; riêng Việt kiệu thư thì còn có những bản sao lưu lạc, tàn khuyết, bị người khác thay đổi nhan đề thành Cô trung tiểu sử 孤忠小史, rồi có một vị Tổng đốc Lưỡng Giang (Giang Nam – Giang Tây) đem dâng lên triều đình để đưa vào Tứ khố toàn thư tổng mục đề yếu. Như vậy, nói về học vấn, Lý Văn Phượng không phải là một anh đồ nho vườn mà là một học sĩ xuất thân từ bậc học cao nhất, cũng không phải là người quá xa lạ với các nguyên tắc ngôn hành mà triều đình nhà Minh quy định cho văn nhân học sĩ, vì ông có đến 8 năm kinh lịch trong triều. Ông là người có học thức ngang ngửa các vị sử quan cùng thời mình.

Nhưng còn quan trọng hơn, là cách đánh giá trước tác của Lý Văn Phượng so với trước tác của các vị sử quan. Không nói quan điểm nước ngoài mà ngay tại Trung Quốc thôi, giới sử học từ lâu vẫn ít khi xem xét thành tựu của sử quan một cách chung chung, trừu tượng. Họ thường gọi những người có vị trí học thuật đáng kể trong giới sử là “sử gia”, mà sử gia xuất thân từ sử quan trong lịch sử thường chỉ là một số, còn tuyệt đại bộ phận thì lại không phải là sử quan (换言之, 史官当中固不乏优秀的史家, 而优秀的史家则并非都是史官. 因此要全面认识中国古代的史学, 还必须充分认识到历代都有很多并非身为史官的史家所作出的杰出贡献. 他们的业绩, 有不少是历代史官所不及的. Xem tại đây). Chỗ mấu chốt: sử quan thì phải viết sử theo những thể lệ nghiêm ngặt của nhà nước; việc lấy hay bỏ các sự kiện lịch sử đều phải tuân thủ những tiêu chí chặt chẽ, với tinh thần tôn vinh đấng chủ tể và chế độ mà mình phụng sự, không được để sót trong trang viết những “tì vết” làm giảm uy phong của triều đình. Chẳng hạn, Minh Thành Tổ vốn là người đa nghi hiếu sát, cướp ngôi Kiến Văn Đế là cháu ruột khiến Văn Đế phải tự thiêu mà chết, lại giết hết những đại thần thân tín của Văn Đế, trong đó có người như Phương Hiếu Nhụ ông ta giết đến 10 họ (tru di thập tộc); và là người suốt đời nung nấu tham vọng bành trướng lãnh thổ, bên cạnh việc xâm lược Việt Nam còn tự thân chinh đánh Mông Cổ đến 5 lần trong gần suốt 22 năm làm vua. Thế nhưng khi ghi chép vào bộ thực lục về ông ta (mà học giả Hồ Bạch Thảo đã trích dịch thành ba tập riêng về quan hệ Trung Quốc – Việt Nam rất công phu, nghiêm túc) thì sử quan vẫn phải viết cho “đẹp mặt” ngài ngự, rằng ngài vốn có đức hiếu sinh, lúc nào cũng thương xót dân đen trong bốn biển, bất đắc dĩ lắm mới đụng đến đồ binh khí. Những chuyện là sự thực sờ sờ không thể che giấu thì cũng cố gắng lược bớt, hoặc dùng uyển ngữ làm giảm chỗ “khó nuốt” xuống dăm ba phần. Với những người viết sử đứng ngoài cơ quan quốc sử lại không hẳn thế. Họ cũng bị câu thúc không phải không ngặt nghèo song ít nhiều vẫn có được sự phóng túng trong ngòi bút, dám có bản lĩnh ghi lại những cái gọi là “sử thực”. Bởi vậy, không phải đến bây giờ Trung Quốc mới biết đánh giá cao lớp người gọi là “tư nhân soạn thuật lịch sử”, coi đó là một bước tiến vượt bực của sử học so với “quan sử” tức sử nhà nước, sử quan phương. Lý Văn Phượng chính là thuộc lớp người sau.

Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng là một bộ sử nhưng thuộc một môn loại khác với thông sử. Nó là “địa phương chí”, “địa lý chí”. Đối tượng của nó là thu thập tài liệu, khảo sát nhiều mặt về mảnh đất Việt Nam – mà Phượng khinh thường gọi là cái gò hoang – qua các thời kỳ lịch sử từ thượng cổ cho đến năm 1540 là năm sách hoàn thành. Nó không viết về chính tích của triều đại Minh (nội trị, ngoại giao, quân sự – đánh Bắc dẹp Nam, bành trướng lãnh thổ…) nên đương nhiên thể tài khác hẳn với Minh thực lục. Nhưng trong vấn đề chính sách cũng như hành động của Minh Thành Tổ đối với “An Nam” thì nó lại ghi chép sâu, kỹ và đầy đủ hơn hẳn Minh thực lục, đó cũng là lẽ thường.

Ông Hồ Bạch Thảo cho rằng Lý Văn Phượng phải dùng An Nam chí lược của Lê Trắc làm “lam bản”, tức là tài liệu tham khảo chính, và ông suy luận: “Phải dùng sử liệu của một tác giả người Việt để thực hiện phần lớn bộ sử, chứng tỏ tài liệu dưới tay Lý Văn Phượng rất hạn chế”. Tôi nghĩ ngược lại. Một cuốn sách địa chí về Việt Nam thì phải tham khảo những cuốn sách cùng thể loại viết trước mình và cùng một đối tượng, có gì lạ đâu. Mà những cuốn sách viết trước cùng thể loại với Việt kiệu thư hỏi có cuốn nào đầy đủ, hệ thống như An Nam chí lược? Trong trường hợp này, bỏ qua không tham khảo An Nam chí lược mới là điều đáng trách. Tuy nhiên, An Nam chí lược chỉ viết đến thời Nguyên trở về trước (theo khảo chứng của học giả Trần Kinh Hòa thì bài tựa của tác giả viết năm 1336). Việt kiệu thư, như đã nói, còn viết đến tận 1540. Cách nhau đến hơn 200 năm. Theo đà suy luận ở trên, ông Hồ Bạch Thảo nhận định: “riêng về các sử liệu từ đầu triều Minh cho đến lúc đó [1540] thì cũng chỉ thu thập những điều ghi chép tản mạn trong dân chúng, hoặc có kẻ nhớ được thì kể lại, đúng như cái mà cụ Khổng gọi là “đạo thính đồ thuyết” (nghe ngoài đường, nói ngoài lộ), bởi vậy độ tin cậy rất hạn chế”. Nhưng khác với ông, không hiểu sao đối với một cuốn sách “tầm thường” như thế, nữ Thạc sĩ Đàm Hồng Song và rất nhiều học giả Trung Quốc lại không dám khinh suất, coi thường. Đàm Hồng Song xét kỹ hành trạng của Lý Văn Phượng vào năm 1540, cho biết, trong năm này, An Nam nhiều lần xâm phạm duyên hải Quảng Đông nên Lý là một trong những sĩ đại phu được Tổng đốc Lưỡng Quảng mời lên trình bày phương lược đối phó và được giao cho chuyên trách quân vụ Quảng Đông. Nhờ đó, ông đi sâu xem xét tình hình, bày mưu bắt “giặc biển” có thành tích. Do công việc đòi hỏi, “Văn Phượng được tham duyệt nhiều sử liệu liên quan đến An Nam, và đó là cơ sở vững chắc và xác thực giúp ông biên chép nên cuốn Việt kiệu thư cũng vào thời gian ấy” (文鳳此期間參說了許多有關安南的史料, 從而為他編瀉越嶠書打下了堅實的基礎. 其著作越嶠書亦當編于此期間. Xem: baidu.com →[doc格式] 明代宜山李文凤生平及其著作考 -豆丁网). Đàm Hồng Song còn mượn lời một học giả đàn anh là Trương Tú Dân để đánh giá tổng quát: “Việt kiệu thư do mang tính chất một bộ sử thư nên có giá trị cao về lịch sử và văn hiến (chúng tôi nhấn mạnh – NHC). Đặc biệt, những sử liệu về An Nam vào thời Minh thu thập được trong sách, cực kỳ rõ ràng đầy đủ, có thể bổ sung cho phần thiếu khuyết của bộ Minh sử, phần “An Nam truyện”. Có thể nói Việt kiệu thư là một trước tác tham khảo trọng yếu cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam và lịch sử quan hệ Trung Việt” (《越嶠書》因其史書性質使它具有較高的歷史, 文獻价值. 尤其書中所收明代安南史料, 極為詳備,可以補《明史。安南傳》之缺. 可以說《越嶠書》是研究越南歷史及中越關系史的重要參考著作. Xem: baidu.com →[doc 格式] 明代宜山李文凤生平及其著作考 -豆丁网 ).

Kỳ thật, Trương Tú Dân张秀民 (1908 – 2005), chuyên gia thư tịch học nổi tiếng ở Thư viện Bắc Kinh, từng có nhiều công trình khảo tả rất chi tiết về thư mục chuyên ngành quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, trước Đàm Hồng Song 13 năm đã viết về Việt kiệu thư tỉ mỉ hơn nhiều: “Nội dung bộ sách phong phú, sử liệu về An Nam vào thời Minh mà ông [Lý Văn Phượng] thu thập được cực kỳ rõ ràng đầy đủ, có thể bổ sung những chỗ thiếu khuyết của bộ Minh sử, phần “An Nam truyện”. Những đạo sắc dụ bí mật do vua Vĩnh Lạc [Minh Thành Tổ] ban ra trong thời gian bình định Giao Chỉ, phần nhiều trong Minh Thái Tông thực lục chưa hề được ghi chép, nên lại càng đáng coi là trân quý; [đây] là bộ sách tham khảo trọng yếu nhất nghiên cứu lịch sử An Nam” (chúng tôi nhấn mạnh – NHC) (內容豐富, 所收明代安男史料極為祥備, 可補明史。安南傳之缺. 永樂平交所頒機密敕諭多為明太宗實錄, 所未載, 尤可珍贵, 為研究安南史最重要之參考書. Xem: An Nam thư mục đề yếu thập nhất chủng安南书目提要十一種, 《中国东南亚研究会通讯》,1996,(1、2)tr. 45. Có thể đọc từ địa chỉ này). Chính Trương Tú Dân là người đã biết đến bản in trên giấy dầu (du ấn 油印) lưu tại Viễn Đông bác cổ Pháp Hà Nội – sau đó được Émile Gaspardone dịch một phần sang tiếng Pháp – mà chúng tôi từng tìm đọc năm 1972 và mấy ngày gần đây cất công tìm lại, may mắn vẫn còn.

Kể cả một người Nhật (?) là Luuchicuong trong bài Những thư tịch văn sử Hán văn có quan hệ đến lịch sử và văn hóa Việt Nam (有关越南历史文化的汉文史籍) đăng trên Học thuật luận đàn学术论坛số tháng 12 năm 2007 cũng mô tả và đánh giá Việt kiệu thư gần như Trương Tú Dân: “Bộ sách ghi chép những sự tích về An Nam, nội dung phần lớn tương đồng với An Nam chí lược của Lê Trắc, nhưng những sự tích trong khoảng từ đầu thời Minh cho đến niên hiệu Gia Tĩnh thì được bổ sung thêm. Những sắc dụ cơ mật về việc bình định An Nam ban bố trong niên hiệu Vĩnh Lạc [Minh Thành Tổ] phần lớn không được ghi lại trong Minh Thái Tông thực lục thì ở Việt kiệu thư có thể tìm thấy không ít” (chúng tôi nhấn mạnh – NHC) (该书所记安南事迹,内容与黎崱所著《安南志略》大多相同,但增加了明朝初年到嘉靖年间的事迹,永乐年间平定交阯所颁机密赦谕,在明朝《太宗实录》中很多 都没有记载,在《越峤书》可查到不少。Xem tại đây).

Ngay việc lấy An Nam chí lược làm “lam bản” thì cũng không phải Việt kiệu thư cứ thế bê nguyên xi mọi thứ trong An Nam chí lược vào sách của mình. Là người có điều kiện “tham duyệt nhiều tài liệu liên quan đến lịch sử An Nam”, “và tiếp xúc hỏi han đám “giặc biển” Việt Nam bị bắt” như khảo cứu của Đàm Hồng Song, trong khi tham khảo Lê Trắc, họ Lý có những chỗ đã thêm bớt, hiệu chỉnh. Ông Hồ Bạch Thảo viện dẫn Lục Nguyệt Linh để chê Việt kiệu thư là không đáng tin cậy, nhưng chúng tôi đọc bài Lục Nguyệt Linh không thấy toát lên ý này. Ngược lại, Lục Nguyệt Linh cho rằng “sách Việt kiệu thư đúng là sách có tính chuyên nghiệp tương đối cao, một bộ địa lý chí, về nội dung có cứ liệu đáng tin cậy” (《越峤书》则是较为专业、详述安南的地理书,内容有据可考). Lý Văn Phượng đã “bổ sung một khối lượng lớn sự kiện lịch sử xác thực từ đầu Minh cho đến niên hiệu Gia Tĩnh trong thời gian ông đảm nhiệm chức Binh bị thiêm sự ở Quảng Đông để soạn nên Việt kiệu thư” (加入了明初至嘉靖年间的大量史实,在广东兵备佥事任期内, 撰写了《越峤书》), nên giữa hai sách có khá nhiều xuất nhập. Một vài ví dụ: “Về phong tục của An Nam, An Nam chí lượcViệt kiệu thư miêu thuật tựa hồ tương tự nhau, nhưng chỗ khác biệt giữa hai tác giả mới là thú vị nhất. Như: nội dung mà Lý Văn Phượng làm rõ thêm là người An Nam giữ gìn phong tục “xứ di” song họ không thẹn, vẫn dám so sánh chỗ hơn với Trung Quốc. Ông còn nhấn mạnh rằng hôn lễ An Nam rất tự do, do chính lớp người trẻ tự sắp đặt lấy. Trong đó, đám cưới của các gia đình sĩ tộc thường quyết định vào mùa xuân. Bà mối đến nhà gái đánh tiếng, nếu được nhận lời thì việc thế là xong, tiền của làm sính lễ từ trăm đến nghìn [quan]. Còn trong mắt người bình dân thì được vài trăm “chữ” [đồng tiền] đã là con số may mắn, thậm chí đưa nhiều đưa ít cũng không quá xét nét. Con gái những nhà vùng biển, từ tháng Giêng đến tháng Ba nông lịch thường kết bạn đi chơi giữa đồng ca hát. Đám con trai đã lớn ở các vùng phụ cận cũng mời bạn bè trang lứa tụ tập kéo đến trước mặt hát đối đáp với nhau. Nếu có cặp nào nảy sinh cảm tình trong khi ca xướng thì bèn kết thành đôi lứa. Cũng có người nhân đó mà trở thành vương phi” (《安南志略》与《越峤书》关于安南风俗部分,描述几乎一模一样,但两者不同处最有意思。如,李文凤加进的内容是安南人保存了夷地风俗,虽然他们不耻,仍 敢跟中国比较。他还强调安南的婚礼很自由,由年轻人自己安排。其中士族的婚嫁一般在春天时决定,媒人上女方家问一声,如答应就算成了,送的财物从百到千。 在平民眼里,整百的数字为吉祥数,至于送多送少不太讲究。海上人家的女孩,从农历正月到三月,结伴到野外放歌。附近的成年男子也邀同伴前往对歌,如果一来 二往唱出感情,便可结合。还有人因此成为王妃. Xem tại đây). Cách đánh giá của Lục Nguyệt Linh cho thấy ông không hạ thấp mà đề cao Việt kiệu thư.

Tất nhiên, do không được in ấn từ sớm, tình trạng “tam sao thất bản” của Việt kiệu thư là không tránh khỏi. Ông Hồ Bạch Thảo đã vạch ra rất đúng sự chênh lệch về ngày tháng ban bố “Chiếu bá cáo thiên hạ bình định xong Giao Chỉ” của Minh Thành Tổ giữa văn bản chép ở Việt kiệu thư và văn bản chép ở Minh Thái Tông thực lục. Một bên, Việt kiệu thư ghi ngày 1 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), một bên, Minh Thái Tông thực lục lại ghi ngày 1 tháng Sáu năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407). Cách nhau đúng 3 tháng. Nếu đối chiếu với sự kiện lịch sử thì tháng Ba âm lịch năm đó, quân Minh mới chiếm được thành Thăng Long và kéo vào Tây Đô, còn phải đánh nhau giằng co và đuổi theo cha con Hồ Quý Ly đến đầu tháng Năm mới bắt được họ ở cửa biển Kỳ La. Không thể chối được, hậu quả “tam sao thất bản” của Việt kiệu thư chính là những tỳ vết như trên. Và không chỉ có chừng ấy. Ông Hồ Bạch Thảo còn tìm thấy sự “khác lạ” trong bài Bá cáo thiên hạ do Lý văn Phượng ghi chép ở một đoạn đáng coi là quan trọng: đoạn Minh Thành Tổ kết tội Hồ Quý Ly khinh rẻ các bậc “tiên nho” sư biểu của đám vua quan Đại Hán.

Một bên Minh Thái Tông thực lục viết: “Rồi tặc thần Lê Quý Ly cùng con là Thương, soán thí quốc chúa, giết hết cả nhà [chúa], làm khổ hại sinh linh, tiếng oan dậy đất; ngụy cải họ tên là Hồ Nhất Nguyên, con đổi tên là Hồ Đê. Chúng che đậy sự thực, xưng là cháu ngoại họ Trần; nói xằng rằng nhà Trần nay đã tuyệt tự, cầu xin được phong tước. Trẫm nghĩ rằng dân trong nước phải được coi sóc, nên đành nghe theo, rồi mưu gian chúng lộ ra rõ ràng, lăng loàn không kiêng kỵ. Tự cho ưu việt như Tam Hoàng, đức cao bằng Ngũ đế; chê Văn Vũ không cần theo, Chu Khổng không đủ học; tiếm xưng hiệu là Đại Ngu, đặt niên hiệu Nguyên Thánh, xưng Lưỡng Cung Hoàng đế. Chúng mạo lập triều đình, thiết lễ nghi (比者賊臣黎季犛及子蒼弑其國主。戕及闔家。毒痛生民。怨聲戴路。詭易姓名為胡一元。子為胡Posted Image 。隱蔽其實。詭稱陳甥言陳氏 絕嗣。請求襲爵。朕念國人無統。聽允所云。幸成奸謀。肆無忌憚。自謂聖優三皇。德高五帝。以文武為不足法。周孔為不足僭。國號曰大虞。紀年元聖。自稱兩宮 皇帝。冒用朝廷禮儀) (Minh thực lục, V, 11, tr. 943; Thái tông thực lục Q. 68,tr. 1a) (Bản dịch và bản Hán văn đều theo Hồ Bạch Thảo, Minh thực lụcQuan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV – XVII, Tập I, NXB Hà Nội, 2010; tr. 256-257 và tr. 667).

Một bên Việt kiệu thư viết: “Mới rồi bề tôi [cũ của họ Trần] là [Lê] Quý Ly và Lê [Hán] Thương từ lâu nuôi lòng lang sói, rốt cuộc làm việc cắn càn, ra tay thí nghịch quốc vương, tàn sát người trong dòng họ [Trần], lan đến cả bề tôi thân tín, đều lâm tai họa thảm khốc, bị truy bức tru diệt. Chúng hung hãn gieo đau khổ cho sinh dân, đến gà chó cũng không yên sống, tiếng hờn oán dấy lên đầy đường. Cáo đa nghi vượn náu nấp, chuột ranh mãnh sói tham lam. Quỷ quyệt đổi họ tên là Hồ Nhất Nguyên, con là Hồ Đê. Che giấu sự thực, mạo xưng cháu ngoại họ Trần, nói gạt rằng họ Trần đã tuyệt tự, xin kế thừa ngôi vương. Trẫm nghĩ người trong nước không có chỗ thống thuộc, có biết đâu kẻ kia man trá, nên cũng nghe lời. Mắc may mà đạt được mưu gian, liền buông thả ngay cái chí bay nhảy. Hoàn toàn không còn chút kiêng sợ. Chẳng có việc gì mà không làm. Tự coi đạo của mình hơn cả Tam vương, đức cao hơn Ngũ đế, cho Vũ, Thang, Văn Vương, Vũ Vương không đủ để noi theo, Chu Công, Khổng Tử không đáng làm thầy mình, giễu Mạnh Tử là nhà nho ăn cắp, nhạo Chu [Đôn Di], Trình [Hiệu, Trình Di], Truơng [Tải], Chu [Hy] là phường trộm cướp. Lừa thánh dối trời, vô luân vô lý. Tiếm xưng quốc hiệu là Đại Ngu. Trộm ghi niên hiệu là Thiệu Thánh. Tự gọi mình là lưỡng cung hoàng đế, mạo dùng nghi lễ của triều đình [nhà Minh]” (比者其臣黎季釐黎蒼。久蓄虎狼之心。竟爲呑噬之擧。殺其國王。戕其本宗。覃被陪臣。重罹慘酷。掊克殺戮。毒痛生民。雞犬弗寧。怨聲載路。狐疑狙伏。鼠黠 狼貪。詭易姓名。爲胡一元。子爲胡Posted Image。 隱蔽其實。矯稱陳甥。誑言 陳氏絶嗣。請紹襲王。朕思國人無所統屬。不逆其詐。聽允所云。倖成奸譎之謀。輒肆跳梁之志。全無忌憚。靡所不爲。自以爲道優於三王。德高於五帝。以禹湯文 武爲不足法。周公孔子爲不足師。毁孟子爲盜儒。謗周程張朱爲剽竊。欺聖欺天。無倫無理。 僭國號曰大虞。竊紀年曰紹聖。稱爲兩宮皇帝。冒用朝廷禮儀。Việt Kiệu thư. Q. 2, tờ 27b, ký hiệu Thư viện Viện Thông tin khoa học Xã hội: HV. 000276(1)).

Posted ImageChiếu bá cáo thiên hạ bình An Nam, bản in Việt kiệu thư tại Viễn Đông bác cổ Pháp cũ, tờ 27b

So sánh sơ qua giữa hai bản thì lời lẽ “mắng nhiếc” nhà Hồ trong Việt kiệu thư nặng nề hơn và cũng hằn học hơn, mặt khác việc Hồ Quý Ly bài xích các đại nho tên tuổi nhiều đời của Trung Quốc cũng được liệt kê đầy đủ, không nói lướt đi như trong Minh Thái Tông thực lục. Theo lô gích thông thường mà tôi đọc được trong tinh thần “chất chính” của ông Hồ Bạch Thảo thì bản trong Việt kiệu thư cầm chắc không đúng với bản gốc, vì ngay thời điểm ban bố bài chiếu vào mồng một tháng Ba (khi chưa toàn thắng) đã khiến người đọc phải nghi ngờ. Ấy thế mà thật lạ, nếu đối chiếu với cũng chính bài Chiếu bá cáo thiên hạ bình định Giao Chỉ do Minh Thành Tổ phái các viên quan nhà Minh sang tuyên đọc trước triều đình nước Triều Tiên vào ngày 1 tháng Năm âm lịch, sau đó in vào bộ sửTriều Tiên thực lục, có dè đâu so với văn bản Việt kiệu thư lại gần nhau như hai giọt nước, chỉ sai khác cùng lắm là vài chục chữ. Xin trích lại đoạn tương đương trong Triều Tiên thực lục để tiện đối sánh.

Triều Tiên thực lục viết: “Mới rồi kẻ thần tặc [của họ Trần] là [Lê] Quý Ly và con Lê [Hán] Thương từ lâu nuôi lòng lang sói, rốt cuộc làm việc cắn càn, ra tay thí nghịch quốc chủ, tàn sát người trong dòng họ [Trần], lan rộng đến cả bề tôi thân tín, đều lâm vào tai họa thảm khốc, bị truy bức tru diệt. Chúng hung hãn gieo đau khổ cho sinh dân, đến gà chó cũng không yên sống, tiếng hờn oán dấy lên đầy đường. Cáo đa nghi vượn giảo hoạt, chuột ranh mãnh sói tham lam. Quỷ quyệt đổi họ tên là Hồ Nhất Nguyên, con là Hồ Ngẫn [các chữ Posted Image, 夽, 奎 rất dễ đọc nhầm]. Che giấu sự thực, mạo xưng cháu ngoại họ Trần, nói gạt rằng họ Trần đã tuyệt tự, xin kế thừa phong vương. Trẫm nghĩ người trong nước không có chỗ thống thuộc, có biết đâu kẻ kia man trá, nên cũng nghe lời. Mắc may mà đạt được mưu gian, liền buông thả ngay cái chí bay nhảy. Hoàn toàn không còn chút kiêng sợ. Chẳng việc gì khuất tất không làm. Tự coi đạo của mình hơn cả Tam hoàng, đức cao hơn Ngũ đế, cho Văn Vương, Vũ Vương không đủ để noi theo, Chu Công, Khổng Tử không đáng làm thầy mình, giễu Mạnh Tử là nhà nho ăn cắp, nhạo Trình Chu là phường trộm cướp. Lừa thánh dối trời, vô luân vô lý. Tiếm xưng quốc hiệu là Đại Ngu. Trộm ghi niên hiệu là Thiệu Thánh. Tự gọi mình là lưỡng cung hoàng đế, mạo dùng nghi lễ của triều đình [nhà Minh]” (比者賊臣黎季釐子黎蒼。久蓄虎狼之心。竟爲呑噬之擧。殺其國主。戕及闔宗。覃被[彼]陪臣重罹其慘。掊克殺戮。毒痡生民。雞犬不寧。怨聲載路。狐疑狙 狡。鼠黠狼貪。詭易姓名爲胡一元。子爲胡夽。隱蔽其實。矯稱陳甥。誑言陳氏絶嗣。請求紹襲王封。朕念國人無所 統屬。不逆其詐。聽允所云。倖成奸譎之謀。輒肆跳梁之志。專無忌憚。靡慝不爲。自以爲聖優於三皇。德高於五帝。以文武爲不足法。下周孔爲不足師。毁孟子爲 盜儒。謗程朱爲剽竊。欺聖欺天。無倫無理。僭國號曰大虞。竊紀年曰紹聖。稱爲兩宮皇帝。冒用朝廷禮儀。Xem tại đây(2)).

Hẳn học giả Hồ Bạch Thảo cũng thấy, cùng một bài chiếu thôi mà hai bản gửi ra khỏi biên cương, đến hai nơi cách xa nhau nghìn trùng về địa lý, lại gần giống hệt nhau, riêng bản “chuẩn” lưu ở hoàng cung thì khác nhiều về câu chữ. Chẳng lẽ đám sử quan Triều Tiên dám tự tiện thêm thắt vào những lời vàng ngọc của đấng thiên tử thiên triều? Và thêm thế nào mà rốt cuộc lại giống với bản của An Nam (sau nhiều chặng đường lưu chuyển đã lọt vào kho tài liệu ở Quảng Đông để sau rốt đến tay một viên quan Thiêm sự ham mê địa lý học lịch sử)? Khó nghĩ quá. Chỉ có một giả thuyết có phần hợp lý và cũng đúng với “quy luật vận động thông thường giữa trung tâm và ngoại vi” là “cái nằm tại ngoại vi” thường giữ được ổn định lâu dài, còn “cái nằm tại trung tâm”, nơi đám sử quan nhiều phẩm hàm cao thấp của triều đình nhà Minh phải có nghĩa vụ để mắt săm soi, điều chỉnh, gọt giũa, khuyên điểm, nhấc lên đặt xuống từng câu chữ, trước khi trở thành “châu bản” cất vào kho báu (và sao chép ra hai bản để đưa vào thực lục), thì mới bị xáo trộn nhiều – theo hướng làm sao tôn cao hình ảnh “chí đức chí thiện” của đấng quân vương, kể cả giảm đẳng thái độ “xấc xược” của kẻ thù về lời nói và hành vi (nếu không tâm lý chung của vua quan thiên triều sẽ không chịu nổi) – và rốt cuộc mới ra nông nỗi vênh lệch hẳn với nhau.

Còn về ngày tháng, theo tôi, sự sai dị giữa ba văn bản cũng gợi lên một giả thuyết: Ngày tuyên bố chiếu chỉ ở “cõi ngoài” hẳn là mồng một tháng Năm âm lịch. Cả ở An Nam, ở Triều Tiên và có thể ở Chiêm Thành, Tiêm La, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ, v.v. đều có phái đoàn Trung Quốc sang tận nơi ban chiếu và tuyên chiếu cùng một khoảng thời điểm nhất định, như trong sử Triều Tiên viết, triều đình Triều Tiên cho mở hội diễn trò, hoan hỷ chào đón, kế đó mới kéo nhau đến một ngôi điện long trọng, nhận chiếu chỉ, và một người đọc lên bằng tiếng Hán, một người dịch ra tiếng Triều (甲寅朔/內史鄭昇、行人馮謹, 齎平安南詔來, 結山棚, 陳百戲, 上率百官具朝服, 迎于盤松亭。 前導至景福宮, 使臣宣詔, 命鄭矩以鄕音, 曺正以漢音讀(3)). Nếu đúng như vậy thì phải chờ khi các sứ bộ đã trở về Yên Kinh đầy đủ, tâu cáo lên bề trên, xong đâu đấy Minh Thành Tổ mới cho chính thức đọc trước lầu Ngọ môn ngoài hoàng thành. Cách nhau một tháng, mồng một tháng Năm và mồng một tháng Sáu, là hợp lý. Chữ “tam 三” trong Việt kiệu thư là do chữ “ngũ 五” viết nhầm, hai chữ này rất dễ nhầm với nhau lúc sao đi chép lại(4).

Vấn đề cuối mà ông Hồ Bạch Thảo tỏ ý băn khoăn là đạo sắc nói về việc không dùng Bùi Bá Kỳ. Trong Việt kiệu thư đạo sắc này viết vào ngày 20 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), nhưng gần ba tháng sau đó lại có sắc ban cho Bùi Bá Kỳ làm Tả hữu tham chính ở Giao Chỉ. Sao lại mâu thuẫn như vậy? Đọc lại bài viết của mình, tôi nghĩ do bản thân diễn đạt không sáng rõ nên đã làm ông Thảo hiểu lầm. Đạo sắc Minh Thành Tổ gửi đến Tổng binh Trương Phụ (thay Chu Năng) chi muốn nhắc Phụ cần chú ý tranh thủ sử dụng đám quan chức An Nam, nhân tiện đưa việc Bùi Bá Kỳ không được dùng để làm ví dụ. Sử nhà Minh chép Bùi Bá Kỳ là tỳ tướng của Trần Khát Chân, vào ngày 6 tháng Tám năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) trốn sang Nam Kinh kêu cầu triều đình Minh đem quân sang “phạt tội” cha con họ Hồ để vãn hồi lại cơ nghiệp nhà Trần. Đến ngày 28 tháng đó lại có Trần Thiên/Thiêm Bình (Minh thực lục: Thiên天 / Đại Việt sử ký toàn thư: Thiêm添) xưng là con cháu nhà Trần, được Tuyên úy sứ nước Lão Qua hộ tống sang Nam Kinh xin nhà Minh xuất quân xuống phương Nam “cứu dân phạt tội”. Thế rồi, nhân có Nguyễn Cảnh Chân là sứ giả của Hồ Đê sang Minh dâng biểu tạ, Minh Thành Tổ bèn ra lệnh cho Tổng binh Quảng Tây là Hàn Quan đem 5.000 quân hộ tống Thiên/Thiêm Bình về nước; khởi hành vào khoảng giữa tháng Giêng, đến ngày 16 tháng Ba năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), đạo quân của Hàn Quan bị phục binh của nhà Hồ đánh cho tan tác tại biên giới, Trần Thiên/Thiêm Bình bị giết. Mãi cho đến khi Minh Thành Tổ điều Tổng binh Chu Năng và Phó tướng quân Mộc Thạnh chính thức kéo đại quân sang xâm lăng Việt Nam, xuất phát vào ngày 4 tháng Bảy cùng năm, cũng không còn một dòng nào nhắc đến thân phận của Bùi Bá Kỳ. Nhưng Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi rất rõ: Thiêm Bình vốn ngụy xưng con cháu nhà Trần, Bùi Bá Kỳ vì thế có lẽ không mấy mặn mà, nên khi vua Minh cho hai người gặp nhau, hỏi Bá Kỳ có biết Thiêm Bình không, Kỳ trả lời không biết. Rồi trước khi nhà Minh cho đưa Thiêm Bình về nước, ướm hỏi Thiêm Bình cần bao nhiêu quân, Thiêm Bình tâu chỉ cần vài nghìn là đủ. Bá Kỳ lên tiếng phản đối ý tưởng viển vông của Bình. Minh Thành Tổ vốn đã có chủ định từ trước, thấy Kỳ nói không hợp ý, ông ta liền cho bắt giam Bá Kỳ, đem an trí tại Thiểm Tây, Cam Túc. Thiêm Bình bị thất bại nhục nhã, ông vua kiêu căng mới thấy lời Bá Kỳ là đúng, bèn lại cho triệu về ban sắc chỉ an ủi, hứa làm theo lời Kỳ (伯耆本陳渴真黨。稱南朝忠義臣。出亡明國。會見偽陳王添平先到。明人問識否。伯耆以不知對。及明人送添平還國。問合用幾多人。添平曰。不過數千。到彼則 人自服。伯耆曰不可。明帝怒。廢伯耆陝西甘肅安置。及添平敗召伯耆還。敕賜諄諄以立陳氏。Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Q. 9, Hậu Trần kỷ, tờ 8b). Ý trong đạo sắc của Minh Thành Tổ chép ở Việt kiệu thư hẳn là chỉ muốn nhắc lại việc làm “không phải”trước đó của chính ông ta, cũng là để ngầm tỏ rằng mình biết rút kinh nghiệm trong cách đối nhân xử thế. Sau khi đánh cướp được nước ta, đặt thành quận Giao Chỉ, Minh Thành Tổ liền cho Bùi Bá Kỳ trở về nhận quan tước (Đại Việt sử ký toàn thư nói là Bùi Bá Kỳ đi theo trong đoàn quân của Trương Phụ và khi Phụ đã chiếm xong An Nam thì ban cho Kỳ chức Hữu tham nghị chứ không phải Tả hữu tham chính). Nhưng cũng chẳng được lâu. Đến tháng Mười, Kỳ lại bị bắt về Kim Lăng vì bản tâm Kỳ chỉ muốn khôi phục lại ngai vàng cho con cháu nhà Trần, mà Minh Thành Tổ thì đâu có muốn. Kỳ là nạn nhân của một đầu óc ngu trung đến lú lẫn, cả tin vào bụng dạ thật thà của “nước mẹ Đại Hán”, có biết đâu bản chất chúng vẫn là lang sói từ nghìn muôn đời nay (xem tiếp Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Q. 9, Hậu Trần kỷ, tờ 8b-9a).

Tôi đã giải trình xong bấy nhiêu băn khoăn trong bài viết của học giả Hồ Bạch Thảo, nghĩ có thể chấm dứt được ở đây. Nhưng rồi đọc kỹ lại Việt kiệu thư và đối chiếu với Minh Thái Tông thực lục phần do ông Thảo dịch, theo tinh thần “ý tại ngôn ngoại” mà suy ngẫm, thì cảm thấy băn khoăn của ông hình như vẫn còn, và chỗ “tồn đọng” không nói ra này mới là điều trở trăn then chốt nhất. Vậy nên lại đành phải cố gắng mở rộng việc khảo sát văn bản thêm một vài điểm, may ra có thể cùng “giải tỏa” được chăng. Vấn đề là tại sao trong Việt kiệu thư có hai đạo sắc của Minh Thành Tổ hạ lệnh cho quân lính phải đốt phá tại chỗ sách vở, bi ký của An Nam, thế mà Minh Thái Tông thực lục lại ghi một đạo sắc khác, với lời căn dặn rất… lương thiện, gần như bác bỏ ý tứ của hai đạo sắc kia: thu hồi sách thì cứ thu hồi song đừng đốt. Ông Hồ Bạch Thảo dịch lời văn sắc chỉ ấy: “Ngày 2 tháng Bảy nhuận năm Vĩnh Lạc thứ 4 (15/8/1406): sắc dụ quan Tổng binh chinh thảo An Nam Thành quốc công Chu Năng: “quân vào An Nam, phàm tịch thu được thư tịch, bản đồ, đều không được hủy” (永乐四年闰七月戊午 ○ 己未敕征讨安南總兵官成国公朱能等曰師入安南下郡邑凡得文籍圖志皆勿毁。) (Minh thực lục V, II, tr.835; Thái Tông thực lục Q. 57, tr.1a) (Minh thực lục – Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV – XVII, Tập I, sđd, tr.231 và 611).

Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên. Giải thích theo kiểu đổ lỗi cho sử quan thiên triều đã che giấu chỗ vô cùng “nhạy cảm” trong hành vi tàn bạo vượt quá giới hạn cho phép – cả về uy và đức –của đấng quân vương thì hợp lý quá, nhưng chưa chắc trong thẳm sâu của tâm thức người đọc hiện đại đã dễ chấp nhận, vì còn đạo sắc ra lệnh “đừng đốt” nằm từ lâu trong Minh thực lục, sử quan làm sao mà bịa được? Đó là lý do khiến tôi phải đánh đường đi tìm đọc lại Việt kiệu thưđúng bản của Viễn Đông bác cổ Pháp xưa. Sau một ngày rà đi soát lại, đáp số bất ngờ đã tìm ra. Nó đây rồi. Thì ra chẳng ở đâu xa, đó là điều thứ hai trong mật chỉ 10 điều gửi viên tướng Tổng chỉ huy quân đội Chu Năng mà điều thứ ba tiếp theo sau, là hạ lệnh phải đốt phá cho bằng hết sách vở bi ký của người Việt. Nhưng cái điều thứ hai chép trong Việt kiệu thư dài hơn và chi tiết hơn đạo sắc ghi trong Minh thực lục, chứng tỏ sự “lược gọn” của sử quan dưới trướng Minh Thành Tổ là cả một nghệ thuật hết sức tài tình. Nguyên văn và bản dịch trong Việt kiệu thư: “Binh lính vào An Nam, phàm thư tịch ghi chép những thứ tàng trữ trong kho tàng chứa của cải, kho thóc gạo, cùng với sổ ghi hộ khẩu, thuế má, binh bị của nước, bản đồ các quận ấp, thì đều giao cho Thượng thư Lưu Tuấn nắm giữ, các ngươi chỉ cần nắm được đại khái [là đủ]” (兵[入]安南。凡其府庫商廩所儲。及戶口國賦甲兵籍冊。郡邑圖誌並令尚書劉Posted Image掌 之爾總其大概。Việt kiệu thư, Q.2, tờ 17a, ký hiệu Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội: VH.000276). Thế đấy. Mấy chữ “bản đồ quận ấp” đúng là cái “chìa khóa” để ta lần ra gốc gác thống nhất giữa hai văn bản hiện tồn có lời lẽ ít nhiều so le nhau và chép ở hai cuốn sách tưởng chừng cách biệt về đẳng cấp trong thư khố. Tất nhiên, những “thư tịch biên chép của cải, lúa gạo tích trữ trong kho nhà nước, những sổ hộ khẩu, sổ ghi binh khí và đồ bản từng quận huyện, làng xã” thì Hoàng đế nhà Minh dại gì mà cho đốt đi chứ. Phải giữ lại và giao cho một vị Thượng thư có học chứ không giao cho đám võ biền, để còn “khai thác” chúng, nhằm phục vụ công cuộc đô hộ mà từ Yên Kinh ông vua Minh đã sắp đặt việc nào ra việc ấy. Tỉ mỉ, cẩn thận, và cũng gớm ghê thay!

Chẳng biết sự giải trình như thế đã làm học giả Hồ Bạch Thảo hài lòng hay chưa, hay ông vẫn còn nửa tin nửa ngờ. Nửa tin nửa ngờ cũng phải. Hai đạo sắc dụ bí mật của Minh Thành Tổ bắt phải đốt phá hết thảy sách vở, bi ký của người Việt là sự kiện động trời, ai đọc đến mà chẳng bị “sốc”. Người Việt Nam hiểu biết như học giả Hồ Bạch Thảo đã đành, trí thức Trung Hoa lại càng sốc nặng. Nhưng hễ ai có chút lương tri tất cũng sẽ hiểu, phủ định dễ dãi hai đạo sắc này thì lại càng không ổn; chúng đã được ghi vào sách của một nhà khoa bảng thời Minh, lại đã được học giới Trung Quốc xác nhận là sách có giá trị, người biên soạn không tùy tiện lấy ở “đầu đường xó chợ” đem vào. Vì thế, một học giả đương đại Trung Quốc, Phó nghiên cứu viên Trần Văn陈文ở Sở Nghiên cứu Đông Nam Á Trường Đại học Kỵ Nam, trong bài Thử bàn về chính sách văn hóa giáo dục của nhà Minh tại quận Giao Chỉ và ảnh hưởng của nó (Thí luận Minh triều tại Giao Chỉ quận đích văn giáo chính sách cập kỳ ảnh hưởng 试论明朝在交阯郡的文教政策及其影响), đăng trên tạp chí Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu 中国边疆史地研究, Q.18, Kỳ thứ 2, tháng 6 – 2008, tuy đã vận dụng nhiều dẫn chứng trong Minh thực lục để ca ngợi Minh Thành Tổ từng thực thi những chủ trương thiết đáng, đem lại cho Giao Chỉ một sự giáo hóa tốt đẹp về nhiều phương diện, song đến phần kết vẫn phải lên án ông ta “đưa ra chính sách đồng hóa quá khích làm cho dân Giao Chỉ bất mãn và phản kháng”. Và thật không ngờ, tác giả cũng đã phải thừa nhận hai đạo sắc trong Việt kiệu thư mà tôi từng công bố trước đấy đúng 41 năm là văn liệu không thể phản bác, dẫu rằng cuối cùng vẫn cố gỡ tội cho hành vi của “nước mẹ” bằng cách tìm “phản chứng” trong sách vở của Việt Nam: “Nhà Minh cho tìm bắt các loại nhân tài của Giao Chỉ dem về Nam Kinh và Bắc Kinh để sai khiến, những công việc lao dịch trên con đường dài tất nhiên dẫn đến làm cho nhân dân Giao Chỉ bất mãn. Một mặt, số lớn thợ thủ công Giao Chỉ cùng với gia thuộc của họ bị bắt về nước [Trung Quốc] để làm việc xây dựng các loại công trình thổ mộc, nhìn trong ngắn hạn thì rõ ràng bất lợi cho sự phát triển thủ công nghiệp của Giao Chỉ. Mặt khác, đối với việc đại quân [Trung Hoa] áp sát biên giới tìm chọn bắt người đều là những việc trưng tập họ đi xa, chẳng có một ai mong muốn, nên người Giao Chỉ hoặc bỏ trốn, hoặc chống đối lại. Nguyễn Hồn [Trãi] sau khi thân phụ là Nguyễn Phi Khanh bị bắt về Nam Kinh, ngày đêm nghĩ cách báo thù, về sau tìm đến Lê Lợi dâng “Bình Ngô đại cáo” [“Bình Ngô sách”], được dùng làm tham mưu, trở thành vị công thần khai quốc của triều nhà Lê. Khi nhà Minh mở khoa thi chọn kẻ sĩ ở Giao Chỉ thì “đám học trò đều lẩn tránh không ra ứng thí” (Phan Huy Chú [Việt Nam], Lịch triều hiến chương loại chí, Q.26, “Khoa mục chí”, bản sao ở Viện Hán Nôm, ký hiệu: A.50/3). Khi một nền văn hóa dân tộc chịu một cú sốc từ văn hóa bên ngoài tất nhiên sẽ thu nhận vào mình một thái độ áp chế ngang ngược. Căn cứ vào ghi chép của sách Việt kiệu thư, tháng Bảy nhuận niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 4 (1406), vào thời gian Chu Năng đem quân sang xâm lược An Nam, Minh Thành Tổ ra lệnh cho quân đội, sau khi đã đánh vào An Nam rồi, “trừ các sách kinh, Đạo giáo, Phật giáo ra thì không thiêu hủy, hết thảy sách vở văn tự cho đến sách ghi chép lễ tục, sách dạy trẻ con, như loại sách có câu “Thượng đại nhân Khưu ất dĩ”, một mảnh một chữ đều phải tiêu hủy hết. Khắp trong nước ấy phàm những nơi di tích có bia do Trung Quốc dựng thì giữ lại, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy hết, một chữ chớ để còn” (Lý Văn Phượng [Minh], Việt kiệu thư, Quyển 2, tr. 695). Đến ngày 21 tháng Năm niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 5 (1407), Minh Thành Tổ lại một lần nữa ra lệnh cho Trương Phụ “hễ bắt gặp một thứ gì thuộc về văn tự ở xứ ấy thì phải cho đốt phá lập tức, không được giữ lại” (Lý Văn Phượng [Minh], Việt kiệu thư, Quyển 2, tr. 798). Còn như quân đội nhà Minh tại An Nam có chấp hành tuyệt đối lệnh chỉ của Minh Thành Tổ hay không, thì chưa thấy sử sách [nhà Minh] nói đến, nhưng sử Việt lại có ghi việc nhà Minh cho sưu tầm sách ở quận Giao Chỉ: tháng Bảy năm 1418 “nhà Minh sai Hành nhân Hạ Thanh, Tiến sĩ Hạ Thì sanglấy sách ghi sự tích cổ kim của nước ta mang về” (Trần Văn Vi [Việt Nam], Lê sử toản yếu, Q.1, bản sao tại Thư viện Viện Hán Nôm, ký hiệu: VHv. 1452/2); “Thơ ca, sách vở, bản đồ, thư tịch của nước ta từ thời Trần trở về trước, hết thảy đều [bị người Minh] thu thập mà đưa về Kim Lăng” (Hoàng Cao Khải [Việt Nam], Việt sử yếu, Q. 2, khắc bản trong năm Giáp Dần niên hiệu Duy Tân của Việt Nam). Điều đó đã nói lên rằng mệnh lệnh đốt phá thư tịch của Minh Thành Tổ đều chưa được [quân lính] chấp hành. Tuy vậy, chính sách đồng hóa bằng việc thu thập hết sách vở, bản đồ để thay vào đó các sách kinh điển Nho gia, và các sách luân lý cương thường [của Trung Quốc] tất nhiên cũng dẫn đến sự phản cảm của nhân dân Giao Chỉ” (明朝从交阯搜罗各色人才,送到南、北京师叙用,长途跋涉的劳役必然引起交阯人民的不满。一方面,大量的交阯工匠及其家小被送到内地从事各项工程建设,在 短期内对交阯手工业的发展无疑是不利的。另一方面,面对大军压境的搜访选送,那些不愿意被征召的交阯人或躲藏起来,或起来抗明。阮俒[廌]在父亲阮飞卿被 明军俘回南京后,日夜思虑复仇,后向黎利献《平吴大诰》,被用为参谋,成为黎朝的开国功臣。明朝在交阯开科取士,“士皆隐避不应”。([越]潘辉注:《历 朝宪章类志》卷26《科目志》,越南汉喃研究院藏手抄本,编号A.50/3).当一种民族文化在受到外来文化冲击时,必然会采取顽强抑制的态度。据《越峤 书》载,永乐四年(1406)闰七月,在朱能率军出征安南时,明成祖就令军队攻入安南后,“除释道经板经文不毁外,一切书板文字以至礼俗童蒙所习,如上大 人丘乙巳之类,片纸只字悉皆毁之。其境内凡有古昔中国所立碑刻则存之,但是安南所立者,悉坏之,一字勿存”。([明]李文凤:《越峤书》卷2,第695 页).永乐五年(1407)五月二十一日明成祖再次下令张辅,“遇彼处所有一应文字,即使焚毁,毋得存留”。([明] 李文凤:《越峤书》卷2,第708页)。至于明朝军队在安南是否完全执行明成祖的指令,尚未查到有史书记载。而越史则记载明朝在交阯郡搜集书籍之事, 1418年七月, “明遣行人夏清、进士夏时,来取我国古今事迹志书。([越]陈文为:《黎史纂要》卷1,越南汉喃研究院藏抄本,编号: VHv.1452/2)“我国自诗书图籍,悉收而送之金陵。”([越]黄高启:《越史要》卷2,越南维新甲寅年刻本),说明明成祖烧毁安南图书的命令并未 执行,但这种收集当地图书,代之以儒家经典和封建伦理纲常书籍的同化政策,也必然引起交阯人民的反感。Xem ở địa chỉ này).

Khỏi cần bàn việc Trần Văn phải mượn lời một người Việt sống ở thế kỷ XX là Hoàng Cao Khải để biện bác rằng lệnh chỉ của Minh Thành Tổ ở thế kỷ XV đã không được quân lính dưới trướng ông ta răm rắp thực hiện là yếu ớt gượng gạo đến đâu. Nếu sách vở của Việt Nam được tập trung hết về Kim Lăng thì vì sao cho đến nay giới nghiên cứu chúng ta đã bỏ bao nhiêu công sức lục tìm trong các tàng thư Trung Hoa mà chẳng đâu còn tăm bóng, ngoại trừ một cuốn Đại Việt sử lược? Người viết bài này còn nhớ vào năm 2001, có dịp sang Đại học Massachusetts ở thành phố Boston Hoa Kỳ công tác, nhiều lần ghé thăm Thư viện Harvard Yenching là nơi tàng trữ rất nhiều sách Trung Quốc và các nước Á Đông. Một lần tìm ra một cuốn Tiều Ẩn thi tập 樵隱詩集 lòng mừng khấp khởi, tưởng đã gặp lại được một báu vật của nhà thơ Chu An thời Trần. Nào hay mở ra đọc mới chưng hửng, biết đó là một ông Tiều Ẩn người Triều Tiên thuở nước Triều Tiên còn dùng chữ Hán. Dẫu sao, cái hay của học giả Trần Văn là đã biết thừa nhận lệnh chỉ của Minh Thành Tổ là văn bản có thực chứ không dám sỗ sàng chối bỏ. Trần Văn lấy khá nhiều dẫn chứng trong Minh Thái Tông thực lục mà không hề dùng đến đạo sắc chép việc Minh Thành Tổ ra lệnh không được phá hủy thư tịch và đồ bản quận huyện của Giao Chỉ, như trên đã nhắc, để bác bỏ hai đạo sắc của Việt kiệu thư. Ý hẳn ông ta cũng biết sử quan nhà Minh ngồi trong cung đình để soạn ra Minh thực lục là đã phải thông qua rất nhiều “bộ lọc” để loại đi vô vàn chất liệu quý giá mà đương thời coi là “sống sít” không đáng tồn lưu, nên nếu đem nó đọ với Việt kiệu thư thì sẽ không tránh khỏi bị những người hiểu biết ở tầm chuyên gia như nhà thư mục học Trương Tú Dân chê cười, nhạo báng.

Trở lại với học giả Hồ Bạch Thảo, xin bộc bạch với ông, Việt kiệu thư theo tôi, cũng chỉ tin được ở một số chương mục nào đấy, nhất là phần thu thập chiếu sắc của nhà Minh. Đó là tài liệu sống, được liệt nhập vào sách một cách tương đối nguyên vẹn và hệ thống. Còn như việc miêu thuật, phẩm bình về đất nước, con người, phong tục Việt Nam, thì con mắt Lý Văn Phượng từ bên ngoài nhìn vào, từ quan điểm của một người coi đất Việt chỉ là cái gò hoang, dù tài giỏi và khách quan đến đâu cũng làm sao tránh khỏi thiếu sót và lệch lạc. Xin lấy câu của Mạnh Tử mà tôi hằng tâm niệm để làm lời kết thúc: “Tin hết vào sách thì chẳng bằng không có sách” (Tận tín thư tắc bất như vô thư).

Hà Nội, 5-10-2013

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trống đồng của ai - Chả của ai!

Các nhà khảo cổ Ta và Trung Quốc bàn thảo từ nhiều năm nay quanh những vấn đề trống đồng sớm nhất là trống đồng nào, trống đồng đi từ đâu, đến đâu và về đâu.

Ai cũng cố chứng minh cho luận điểm của mình, cả Việt Nam, cả Trung Quốc đều cho rằng trống đồng có nguồn gốc từ đất nước mình.

Tất nhiên, xác định chính xác niên đại trống là vấn đề rất khó, có thể dựa vào hình dáng, hoa văn trang trí, thành phần hợp kim... và nếu may mắn hơn nữa có thể dựa vào những đồ vật đi kèm trong cùng tầng đất. Rất tiếc, đa phần trống được tìm một cách ngẫu nhiên, những vật đi kèm nhiều khi không ai biết đích xác chúng nằm trong, nằm dưới, nằm trên hay nằm bên... nói tóm lại là tư liệu địa tầng và bối cảnh cực kỳ mơ hồ.

Vì thế, sau 1000 năm nữa, những vấn đề đặt ra ngày hôm nay về trống đồng sẽ vẫn nguyên như vậy!

Tuy nhiên, có cả một không gian trống đồng rộng lớn, bao gồm khu vực Vân Nam, Lưỡng Quảng (TQ) và Bắc Việt Nam, một không gian được coi là nôi của những tộc Bách Việt. Vẫn cùng là trống, cùng là nhạc khí và cùng là đồ nghi lễ, ở mỗi vùng trống đồng vẫn có những nét riêng, mỗi truyền thống trống đồng với những đặc điểm riêng cùng góp phần tạo hình không gian văn hóa trống đồng rộng lớn và đa dạng, không chịu bất kỳ sự chi phối nào của biên giới chính trị/hành chính ngày nay.

Sai hoàn toàn!

Phải giải quyết mối quan hệ các trung tâm trống đồng: Việt Nam - Phong Châu + Quảng Tây + Vân Nam.

Giải quyết trống đồng thời Thương muộn - trong mối quan hệ cuộc chiến Văn Lang và nhà Ân: Văn Lang không lấy lại đất Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang kể từ thời vua Hùng Vương VI về sau.

Trống đồng cũng được ghi nhận vào thời Chu.

Giải quyết vấn đề trống đồng trên toàn Đông Nam Á.

Lịch sử văn hóa đồ đồng của toàn bộ các quốc gia trên - không ngoại trừ lịch sử trước đó, chưa kể quan hệ với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Sẽ nhận thấy Trống Đồng từ đâu: Âm Dương Ngũ Hành + Tam giáo (đặc biệt là Phật giáo) - chính là từ Phong Châu - trung tâm Văn Lang.

Tuy nhiên, có một mắc mứu phải giải quyết logic: trống Văn Lang trước thế kỷ VII tr.CN là như thế nào, nếu chấp nhận trống Đông Sơn loại I có niên đại trên!

Chú ý: chỉ có trống Đông Sơn loại I với vài ba trống đặc biệt ở Việt Nam là ghi nhận đầy đủ thuyết ADNH và Dịch lý mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là diễn tiến trận chiến nhà Thương tấn công các vùng ráp ranh với Văn Lang, chứ không phải thời mang tên nhà Ân. Thánh Gióng đánh giặc Ân thời Ốc Đinh, còn trận chiến này thời Vũ Đinh. Kể từ thời Ốc Đinh cho tới thời Vũ Đinh: Văn Lang đã không tổ chức lấy lại Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang.

Do có 2 trận chiến lớn trong thời Ân Thương, cho nên truyền thuyết Việt Nam có những trùng lặp nhất định.

- Tôi xin sửa lại, trận chiến giặc Ân vào thời vua Vũ Đinh (khoảng 1200 TCN).

- Tam giác Hồ Nam, GIang Tây, Chiết Giang sau này ảnh hưởng văn hóa Thương Ân, nhưng mang tính tự trị qua cổ vật đồng.

- Tham gia chiến tranh phía nhà Ân có nữ tướng Phụ Hảo và phụ tá nữ - bà là vợ vua Vũ Đinh.

PHỤ HẢO:

Vũ Đinh là một quốc vương nổi tiếng cuối đời Thương. Ông lên ngôi liền lập chí phục hưng lại triều Thương, "sửa sang chính sự, tu sửa đức hạnh" hết lòng trị nước. ông không có tư tưởng dòng dõi và tư tưởng trọng nam kinh nữ, đã dùng Phó Thuyết, người xuất thân hàn vi nhưng có tài năng, làm tướng, để cho vợ mình Phụ Hảo chỉ huy đại quân của Triều Thương, thực hành văn trị võ công. Kết quả làm cho "nước Ân thịnh trị", trở thành một trong những nước chư hầu lớn mạnh nhất trong lịch sử. Ông còn xây dựng tam sư (hữu, trung, tả), lấy sư là đơn vị lớn nhất, làm cho quân đội triều Thương ngoài quân trưng tập theo chế độ lâm thời còn có quân đội thường trực.[1]

Tư liệu về Phụ Hảo rất ít, chỉ biết rằng Vũ Đinh thông qua việc kết hôn với phụ nữ các bộ lạc lân cận để có được sự tin tưởng của họ, Phụ Hảo thông qua việc kết hôn chính trị mà bước vào gia đình quý tộc vả lại còn sử dụng xuất thân từ xã hội nô lệ bán mẫu hệ để nâng cao địa vị xã hội của mình.[2] Bà được giới học giả hiện đại biết đến chủ yếu dựa vào lời đề từ Giáp cốt văn triều Thương ở Ân Khư.[3]

Theo những tư liệu có liên quan trong văn giáp cốt cho biết thì Phụ Hảo là một tướng lĩnh rất có tài năng, nắm đại quyền về quân sự, chinh nam phạt bắc, tiếng tăm vang dội. Trong những cuộc chiến tranh Vũ Đinh tiến hành nhằm chống lại sự quấy nhiễu của các bộ tộc, quốc gia xung quanh, có lúc Phụ Hảo làm tướng tiên phong, có lúc một mình thống lĩnh đại quân. Trong cuộc chiến chống Khương Phương, bà đã chiêu mộ một vạn ba ngàn quân, tự mình mình thống soái chỉ huy, vào thời đại bấy giờ một vạn ba ngàn quân một hành động quân sự đại quy mô.[4] Bà còn tham gia chỉ huy chiến đấu những trận đánh lớn với Thổ Phương, Ba Phương, Đông Di. Trong trận đánh với Ba Phương, bà đã dẫn quân bày trận mai phục, chờ quân của Vũ Đinh dánh đuổi Ba Phương vào trong vòng mai phục, lập tức xông ra tấn công tiêu diệt, lập đươc chiến công lẫy lừng, là trận phục kích được ghi chép sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.[5] Thông qua các loại binh khí đã được khai quật nhiều lần (bao gồm một cái rìu chiến tốt nhất, đào được ở mộ phần của bà) cùng văn vật được xác nhận.[6]

Phụ Hảo rất được Vũ Đinh yêu mến, chiều chuộng, sách phong cho bà đất phong ở gần triều đình, thậm chí căn cứ vào ghi chép trong Giáp cốt văn thì Vũ Đinh còn cho tiến hành bói toán, để đoán xem bào thai mà Phụ Hảo đang mang là nam hay là nữ.[4] Phụ Hảo mất khi Vũ Đinh còn sống. Ngoài ra bà còn thực hiện việc chủ trì các hoạt động tế tự quan trọng, như chủ trì việc cúng tế tổ tiên, thần thánh, đất, trời…[7]

Năm 1976, các nhà khảo cổ học đã phát hiện mộ tán bà tại phía tây bắc thôn Tiểu Đồn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, vật tùy táng trong mộ Phụ Hảo phong phú tinh xảo, đào được tổng cộng 1928 hiện vật, bao gồm đồ vật dùng bằng đồng, ngọc đá, gốm, xương, ngà, mã não, pha lê, trong đó vật dùng bằng đồng có tới 468 cái, có hơn 130 món binh khí, thanh đại đồng phủ trong đồ đồng nặng hơn 9 kg,[7] thi thể của bà được chôn trong một quan tài bằng gỗ quét sơn thô, đến bây giờ mới được phép mở cửa cho công chúng tham quan.[8]

Share this post


Link to post
Share on other sites

SỰ XUẤT HIỆN CỦA NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN NAM TRUNG HOA

Zhang Chi 1 & Hsiao-chun Hung 2 SỰ XUẤT HIỆN CỦA NÔNG NGHIỆP TẠI MIỀN NAM TRUNG HOA Ngô Bắc dịch

Lâm Thị Mỹ Dung chỉnh sửa một số thuật ngữ khảo cổ Lời Người Dịch: Có ít điều cần ghi nhớ trong đầu khi đọc bài dịch dưới đây: 1. Miền Nam Trung Hoa được nói tới trong bài không phải là lãnh thổ thuộc Trung Hoa từ nguyên thủy hay trong phần lớn thời tiền sử được khảo sát trong bài viết. 2. Dân cư miền nam Trung Hoa khi đó là các dân tộc phi Hán, chính yếu là các tộc Bách Việt hay tộc Tày Thái, được phát hiện là những người phát minh ra cách thức trồng lúa nước đầu tiên trên thế giới, tại các thung lũng thuộc trung và hạ lưu sông Dương Tử. Các chứng liệu khoa học cho thấy dân cư Trung Hoa ngày nay hợp thành bởi hai luồng di dân, một từ phía bắc đổ xuống, luồng kia từ phía nam đi lên có niên đại xưa hơn các sắc dân miền bắc (Xem Bản Đồ Di Dân &Định Cư Của Người Hiện Đại, Phụ Lục 1 của người dịch). 3. Người Hán thời đó chỉ là một chủng tộc nhỏ, ở phương bắc sông Hoàng Hà, nơi có nhiều đồng cỏ và sa mạc mênh mông, sống theo lối du mục, săn bắn, và chỉ trồng được các loại cây ít cần nước như kê .… Người Hán vì thế không thể nào tự nhận mình là kẻ đã phát minh ra cách thức trồng lúa nước, vốn đòi hỏi một lối sống định cư, với một hệ thống tưới tiêu bằng nguồn nước dồi dào, và một tổ chức kinh tế - xã hội cần nhiều nhân lực cho việc sản xuất và phân phối. Người Hán dĩ nhiên lại càng không phải là các kẻ đã truyền bá sự canh tác lúa nước vào Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và Thái Lan.*****

Posted Image Các tác giả mang đến cho chúng ta một bản tường trình dựa trên tài liệu mới về sự lan tỏa của nông nghiệp và đặc biệt là canh tác lúa gạo vào miền nam Trung Hoa và xa hơn thế. Từ miền trung và đông Dương Tử, nó được truyền bá trong hai mũi tiến – theo hướng đông vào Quảng Đông, Đài Loan và vùng Đông Nam Á hải đảo và theo hướng nam vào Quảng Tây và Việt Nam.DẪN NHẬP Thung lũng sông Dương Tử tại miền trung Trung Hoa được đa số các nhà khảo cổ, cổ thực vật và di truyền thảo mộc xác định là cái nôi canh tác sớm nhất lúa gạo Á Châu (Oryza sativa var. japonica) (Crawford & Chen 1998; Higham & Lu 1998; Zhao 1998; Bellwood 2005: 111; Jiang & Liu 2006; Londo et al. 2006; Fuller et al. 2007, 2009). Trong một bài viết trước (Zhang & Hung 2008a) đã phác thảo chuỗi phát triển văn hóa Thời Đại Đá mới liên quan đến việc hình thành sản xuất lương thực tại Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử từ năm 10000 đến 2000 TCN (14 C-calibrated chronology: niên đại hiệu chỉnh C14). Lần lượt các giai đoạn Pengtoushan-Zaoshi và Shangshan-Kuahuqiao (8000 – 5000 TCN) đã cung cấp bằng chứng về sản xuất lúa gạo trước chăn nuôi gia súc rất sớm, có thể là chăn nuôi heo (lợn) (Yuan và các tác giả khác 2008), và các dọi se chỉ (pottery spindle whorl) ám chỉ sự sử dụng các thớ sợi thảo mộc, một số lượng đáng kể vỏ trấu và hạt gạo cũng đã thu được từ các địa điểm này. Sau năm 5000 TCN, các khu định cư canh tác đi liền với trục các quần thể Daxi, Shinianshan, Beiyinyangin-Xuejiagang, Hemudu, và Majiabang (5000 – 3000 Trước Thiên Chúa) dần dần lan tỏa khắp Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử. Các cánh đồng lúa khép kin được phát lộ tại một số địa điểm ở Majiabang-Songze thuộc Hạ Lưu sông Dương Tử, chẳng hạn như Caoxieshan (Zou và các tác giả khác 2000: 97-113). Về sau này, hai phức hợp tại địa điểm thuộc giai đoạn Longshan được đại diện lần lượt bởi Qugialing – Shijiahe và Liangzhu (3000 – 2300 Trước Thiên Chúa), trong vùng Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử, đã chứng kiến sự hình thành canh tác lúa nước ở quy mô lớn (Fuller và các tác giả khác 2007). Điều được nêu lên đó là sự tán phát theo hướng nam sự canh tác lúa gạo từ thung lũng sông Dương Tử có lẽ liên hệ đến sự lan tỏa của các dân tộc thuộc ngữ hệ Austroasiatic (Nam Á) và Austronesian (Nam Đảo) lần lượt vào vùng Đông Nam Á Lục Địa và Đông Nam Á Hải Đảo (thí dụ, Higham & Lu 1998; Higham 2002; Diamond & Bellwood 2003; Bellwood 2005: 222). Nếu đúng thế, khi đó miền nam Trung Hoa và miền bắc Đông Nam Á Lục Địa hẳn đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến sự canh tác lúa gạo. Tuy nhiên, do sự khan hiếm các di chỉ lúa gạo được báo cáo và các niên đại theo phân tích C14 đáng tin cậy, vấn đề phát triển nông nghiệp tại miền nam Trung Hoa chính danh, phía nam Lưu Vực sông Dương Tử, hãy còn được hiểu biết sơ sài. Trước đây, chúng tôi đã nêu ý kiến (Zhang & Hung 2008a) rằng tiến trình phổ biến nông nghiệp tại Trung Hoa không phải là một biến cố đơn lẻ, để minh chứng điều này, chúng tôi đặt tiêu hướng nơi đây vào những khám phá gần đây ở các vùng Lĩnh Nam-Phúc Kiến-Đài Loan (Lĩnh Nam bao gồm các tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông) và tây nam Trung Hoa (các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam và Quí Châu). Duyên Hải Đông Nam Trung Hoa và Đài Loan Bằng chứng mới về sự canh tác lúa gạo thời cổ được báo cáo từ miền đông nam Trung Hoa với các địa điểm cổ xưa nhất tại Phúc Kiến (Fujian), Đài Loan, và Quảng Đông (Hình 1). Ở đây, di tích lúa gạo có thể được ấn định niên đại một cách chắc chắn là 3000 BC (TCN), trong khi các niên đại của nhiều địa điểm khác quy tụ quanh năm 2500 TCN. Quảng Đông (Hình 1, các địa điểm 5, 6, 7, và 8) Trong thập niên 1970, một số lượng lớn các hạt gạo và thân cây lúa từ các địa tầng giữa và dưới tại Shixia, miền bắc Quảng Đông (khoảng 2600 – 2300 TCN) được xác định là thuộc loại gạo trồng (Yang 1978; Zhang et al. 2006), gần đây hơn, có bốn phát hiện mới về các di tích gạo lâu đời hơn ở Quảng Đông. Những phát hiện này thuộc giai đoạn tiền Shixia tại ngay chính Shixia (Yang 1998; Xiang 2005), từ Shaxia tại Hồng Kông, từ Guye ở Gaoming thuộc Lower Xi River [Hạ Lưu Tây Giang?] và từ Xinghuahe tại Upper Xi Revier [Thượng Lưu Tây Giang?]. Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của các di tích lúa gạo lâu đời nhất tại Shixia, Viện Khảo Cổ Quảng Đông (IA, Guangdong 2000) đưa ra một niên đại tương tương với giai đoạn TangJiagamh – Daxi tại Miền Trung Lưu Sông Dương Tử, khoảng 4800 TCN và với giai đoạn Xiantouling sớm nhất, khoảng 5,000 – 3500/3000 TCN tại Vũng Cửa Sông Châu (Zhu) (Trân Châu: Pearl). Nhưng giai đoạn tiền-Shixia thiếu đồ gốm vẽ tay điển hình của giai đoạn Xiantouling sớm và như thế có thể tương đương với giai đoạn 1 Caotangwan tại Quảng Đông và Tầng F ở Shenwan (Layer F Shenwan) (Sham Wan) trên đảo Lamma tại Hồng Kông (Meacham 1978); Zhuhai Museum et al. 1991; Zhu 2001). Tầng F Shenwan đã được ấn định niên đại bởi Meacham (1978: 126) vào khoảng 3500 đến 2200 TCN. Địa điểm Shaxia tại Hong Kong đã cung cấp một khối lượng gạo và các loai bầu bí hóa thạch thuộc họ Cucurbitacease (Cucurbitacease phytoliths) (Lu et al. 2005) nằm bối cảnh có liên hệ đến giai đoạn Shixia, khoảng 2500 TCN (AMO & 1A 2004). Các di chỉ ở Guye và Xinghuahe cũng được xác định khung niên đại tương tự (Xiang & Yao 2006; Relics from the South 2007).Posted Image

Hình 1: Vị trí của các địa điểm quan trọng đề cập trong bài: 1) Liangzhu, 2) Qujialing, 3) Sjijiahe, 4) Fanchengdui, 5) Shixia, 6) Shaxia, 7) Guye, 8) Xinghuahe, 9) Tanshishan, 10) Huangguashan, 11) Nanshan, 12) Namguanli & Nanguanlidong (Đài Loan), 13) Dingsishan, 14) Xiaojin, 15) Gantuoyan, 16) Baoduncun, 17) Jigongshan, 18) Haidong, 19) Baiyangcun, 20) Karuo, 21) Phung Nguyên, 22) Non Nok Tha, 23) Ban Chiang, 24) Non Kai Noi, 25) Ban Lum Khao, 26) Andarayan. Phúc Kiến và Đài Loan (Hình 1, các địa điểm 9, 10, 11 và 12). Tại Phúc Kiến, các di tích lúa gạo cổ xưa nhất được tìm thấy tại Tanshishan và được xác định niên đại qua phân tích Carbon từ 2870 – 2340 cal [calibrated years: niên đại hiệu chỉnh ] TCN (BC) (Yan 1989; Z. S. Chen, pers. comm..: personal communication: thông tin cá nhân, chú của người dịch). Các di tích khác được báo cáo từ các địa điểm mới hơn như Huangguashan và Nanshan (Chen, Z. S., 2006). Các hạt lúa gạo đã carbon-hóa sớm nhất tại Đài Loan đến từ các địa điểm thuộc giai đoạn muộn hơn ở vùng Dabenkeng (Đại Phần Khanh) tại Nanguanli và Nanguanlidong, tọa lạc tại Công Viên Khoa Học Đài Loan (Taiwan Science Park) miền nam Đài Loan (Tsang et al. 2006). Các di chỉ này có niên đại từ 2700 – 2200 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) và được tìm thấy nơi đây cùng với cây kê đuôi chồn (foxtail millet?) và các hạt đậu của chủng loại chưa biết. Hai địa điểm này đại diện cho giai đoạn hậu kỳ của văn hóa Dabenkeng về mặt thể loại chế tác phẩm (Nhớ kỹ [NB: viết tắt của Nota bene trong nguyên bản, chú của người dịch], Dabenkeng là cách phiên đúng của Pinyin, nhưng được biết đến nhiều hơn dưới dạng Tapenkeng (TPK), theo Chang, 1969), và chưa có các di tích lúa gạo được báo cáo từ các sưu tập Đá mới cổ xưa nhất trên hòn đảo này. Sau năm 2200 TCN, gạo carbon-hóa và các dấu in hạt gao trên đồ gốm được báo cáo từ nhiều khu định cư Thời Trung kỳ Đá mới tại Đài Loan, chẳng hạn như Chikan B. trên đảo Bành Hồ (Penghu Island) (Tsang 1999), Kending tại mỏm phía nam của Đài Loan (Li 1985), Youxianfang tại Đài Loan (Tsang et al. 2006), Zhishanyan tại Đài Bắc (Taipei) (Huang 1984) và Changguang tại phía đông Đài Loan (Chao 1994).

Tây Nam Trung HoaQuảng Tây (Hình 1, các địa điểm 13, 14, và 15) Gạo hóa thạch (rice phytoliths) từ giai đoạn 4 Dingsishan (tầng trên cùng tại địa điểm) ở phía nam Quảng Tây, hiện được xem là sớm nhất từ các khung cảnh khảo cổ tại miền này (Zhao et al. 2005). Bất kể sự tuyên xác của Zhao (2006) rằng giai đoạn 4 Dingsishan có niên đại từ 4500 TCN, đồ gốm giai đoạn 4 khác biệt với đồ gốm của các giai đoạn trước tại địa điểm và tương tự như đồ gốm của giai đoạn Longshan tại Wuming (ATGZ et al. 2006), được cho là có niên đại từ 2500 – 2000 TCN (Li & Yang 2006). Chưa có lúa gạo được tìm thấy trong giai đoạn sớm hơn từ 1 đến 3 tại Dingsishan (8000 – 4000/3500 TCN) (Guangxi Team et al. 1998). Xiaojin, tại miền bắc Quảng Tây cũng tìm thấy các di tích lúa gạo. Địa điểm này có ba giai đoạn văn hóa, không có bằng chứng nông nghiệp từ giai đoạn xưa nhất (giai đoạn 1), nhưng một số lượng lớn các hạt gạo từ giai đoạn 2 (ATGZ & Cultural Committee (Ủy Ban Di Tích Văn Hóa) của Ziyuan 2004). Có một loạt các niên đại 14C lộn xộn: giai đoạn 1, 2900 – 2000, 2500 -1600 và 2900 – 1950 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN); và giai đoạn 2, 2750 – 1900, 2150- 1400, 2900 – 2200, 5300 – 1400 và 4000 – 2000 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN). Các niên đại này không phù hợp với kết tầng địa chất nhưng, theo các sự so sánh kiểu thức của chúng tôi về các điểm nhô ra của đá mài (ground stone), các mẫu hình tam giác của giai đoạn 2 Xiaojin được ấn định niên đại sau văn hóa Shijiahe tại Vùng Trung Lưu Thung Lũng Dương Tử và chính vì thế có niên đại trong khoảng 2500 – 2000 TCN. Gantuoyan, tại miền tây của Quảng Tây, có tìm được các hạt kê và lúa gạo hóa than từ mút cuối của giai đoạn 2 tại một chuỗi địa điểm (ATGZ & Napo Museum 2003). Hai niên đại AMS là 1920 – 1660 cal BC ((niên đại hiệu chỉnh TCN)), và một trên hạt kê là 1510 – 1290 cal BC ((niên đại hiệu chỉnh TCN). Từ những nghiên cứu đối chiếu đồ gốm, các nhà khai quật cho rằng giai đoạn 2 Gantuoyan đồng thời với thời kỳ cuối của nhà Thương.Tứ Xuyên, Quí Châu và Vân Nam (Hình 1, các địa điểm 16, 17, 18 và 19). Tại vùng tây nam Trung Hoa, bằng chứng xưa nhất về nông nghiệp đến từ miền tây bắc Tứ Xuyên, đi liền với sự bành trướng văn hóa Yangshao trong các giai đoạn Miaodigou và Majiayao, khoảng 3000 TCN (Chen, J. 2007). Có thể là sự canh tác kê trên đất khô đã được du nhập vào Tứ Xuyên bởi các nhóm Yangshao này, và các hạt kê hóa than Setaria italic (L.) P. Beauv. Từ Karuo tại Quận Changdu, Tibet (Hình 1, địa điểm 20), được ấn định niên đại bởi sự xác định nhiều lần niên đại C14 trong khoảng 3500 đến 2500 BC (Committee of Relics in the Tibet Autonomous Region et al. 1985: 168). Các di tích lúa gạo cũng được tìm thấy tại văn cảnh Yangshao ở miền đông Cam Túc (Gansu) (Zhang & Wang 2000; Liu 2007) và Sơn Tây (Shanxi) (Wang 2003), cả hai ở phía bắc Tứ Xuyên. Đến mức liên quan với Thung Lũng Trung Lưu Dương Tử tại Tứ Xuyên, bằng chứng cổ xưa nhất về sự canh tác lúa gạo đến từ Đồng bằng Chengdu (Thành Đô) trong giai đoạn Baoduncun (2500 – 2000 TCN). Tại Quý Châu, bằng chứng khai quật xưa nhất cho sự hiện diện của lúa gạo phát sinh từ Jigongshan tại Huyện Weining, đồng thời với cuối nhà Thương (IA, Guizhou et al. 2006). Tại Vân Nam, di tích lúa gạo xưa nhất thuộc giai đoạn Đá mới Shizhaishan tại vùng Lake Dian (Điền Trì), có niên đại từ 3100 – 2450 cal BC ((niên đại hiệu chỉnh TCN) tại Haidong (Xiao 2001). Các di tích lúa gạo từ Baiyangcun tại Binchúan có niên đại khoảng từ 2500 – 2000 TCN (Yunnan Museum 1981; IA. CASS 1991: 234-6), nhưng lúa gạo từ Dadunzi thuộc Huyện Yuanmou có niên đại muộn hơn (Bảng 1). Vì thế, sự xuất hiện của việc canh tác lúa gạo tại Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu rõ ràng có nhật kỳ sau năm 2500 TCN.CÁC QUAN HỆ VĂN HÓA GIỮA MIỀN NAM TRUNG HOA VÀ THUNG LŨNG SÔNG DƯƠNG TỬ (Hình 2)Bảng 1: Di chỉ lúa gạo và kê sớm từ miền nam Trung Hoa và Đài Loan

Posted ImagePosted Image [Các từ ngữ được dùng trong Bảng: Sites: Địa Điểm; Specimens recovered: Mẫu thu được; Cultural phases & suggested dates: Các giai đoạn văn hóa & niên đại ước tính; Uncalibrated 14 C determinations: Niên đại C14 chưa hiệu chỉnh; Oscal, 2 sigma dates: Thời khoảng chưa được định chuẩn, nằm giữa niên đại sớm nhất và gần nhất; References: Tham chiếu]

Posted ImageHình 2: Sự bành trướng việc canh tác lúa gạo từ Thung Lũng sông Dương Tử vào miền nam Trung Hoa và Đông Nam Á, khoảng 3000 – 2000 TCN. Các khu A, B, và C là các xã hội nông nghiệp chính yếu tại Trung và Hạ Lưu Thung Lũng sông Dương Tử ,đã mở rộng xuống hướng nam sự canh tác lúa gạo vào Phúc Kiến và Quảng Đông (H), Đài Loan (I) và Phi Luật Tân (J). Khu E đại biểu cho xã hội nông nghiệp sớm của Đồng Bằng Chengdu (Thành Đô), có lẽ ảnh hưởng bởi khu C cũng như bởi xã hội nông nghiệp hạt kê và lúa gạo của khu D tại miền bắc Tứ Xuyên. Sự xuất hiện của việc canh tác lúa gạo vào vùng Quảng Tây đến từ khu C thuộc Trung Lưu Thung Lũng Sông Dương Tử và có thể từ khu E tại Đồng Bằng Thành Đô, sau đó lan truyền vào vùng Đông Nam Á Lục Địa. A) Liangzhu, 3500 – 2500 Trước Công Nguyên; B) Fanchengdui 2600 – 2000 Trước Công Nguyên; C) Qujialing – Shijiahe, 3500 – 2500 Trước Công Nguyên; D) Miaodigou & Majiayao, được giả định với hạt kê và lúa gạo, khoảng 3000 Trước Công Nguyên; E) Baoduncun, 2500 – 2000 BC; F) Dingsishan giai đoạn 4 và Xiaojin giai đoạn 2, sau năm 2500 Trước Công Nguyên, G) Phùng Nguyên (Việt Nam) và các cộng đồng nông nghiệp ở Thái Lan, sau 2300 – 2000 Trước Công Nguyên, H) Shixia & Tanshishan, 3000 Trước Công Nguyên; I) Hậu Kỳ Dapenkeng, 2800 Trước Công Nguyên; J) Sơ kỳ đá mới miền bắc Phi Luật Tân, 2000 Trước Công Nguyên. Trải khắp một vùng rộng lớn như thế, sự xuất hiện của việc canh tác lúa gao có lẽ không phải là một biến cố riêng lẻ. Các niên đại từ Phúc Kiến và Quảng Đông (Hình 2, khu H) kéo lùi về năm 3000 TCN, đồng thời với các giai đoạn Qujialing – Sơ Kỳ Shijiahe tại Trung Lưu sông Dương Tử, và Sơ – Trung Kỳ Liangzhu tại Hạ Lưu sông Dương Tử (các khu C và A). Nhưng bằng chứng tại Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu (khu F) thì muộn hơn đôi chút, sau 2500 TCN, và đồng thời với Trung Kỳ Shijiahe tại Trung Lưu Dương Tử và Chung Kỳ Liangzhu tại Hạ Lưu sông Dương Tử. Để khảo sát hơn nữa sự khác biệt thời gian tiềm ẩn này chúng ta giờ đây tái duyệt các phân cảnh văn hóa và các bối cảnh môi sinh liên quan. Từ sơ kỳ Đá mới trở về sau, các nhà khảo cổ Trung Hoa phân chia quá trình phát triển văn hóa tại miền nam Trung Hoa thành hai truyền thống địa phương – Phúc Kiến với Quảng Đông (kể cả các hòn đảo ngoài khơi phía nam) (khu H) và Quảng Tây với miền bắc Việt Nam (Zhang & Hung 2008b) (khu F). Trong sơ kỳ và trung kỳ Đá mới, Quảng Tây được cư trú bởi những những cư dân săn bắn – thu lượm (trong sự vắng bóng bất kỳ bằng chứng nào về sự sản xuất thực phẩm) của văn hóa Dingsishan (các giai đoạn 1 và 3), với đồ gốm và kỹ thuật đá mài mà ở nơi khác sẽ được gọi là thuộc thời đại “Đá Mới”. Các nhà khảo cổ Trung Hoa giả định rằng nền văn hóa này có tính chất bản địa trong vùng và dựa vào việc thu lượm, đánh cá nước ngọt và săn bắn. Phần lớn các địa điểm văn hóa Dingsishan là các gò vỏ sò với các đồ gốm văn in đập và văn thừng đơn giản và các khí cụ bằng đá được mài nhẵn (Guangxi Team et al. 1998). Các địa điểm liên quan đến các giai đoạn 1 đến 3 văn hóa Dingsishan phân bố chung quanh Nanning (Nam Ninh) tại miền nam Quảng Tây, phần lớn dọc theo các con sông Zuo, You, và Yong. Các địa điểm khai quật gồm ngay chính Dingsishan (Guangxi Team et al. 1998), Changtang, Baoxitou (Guangxi Team et al. 2003), Jiangxian và Ganzao (ATTGZ 1975). Trong các giai đoạn 2 và 3 văn hóa Dingsishan các nhóm này hiện diện khắp miền trung và miền đông Quảng Tây và miền tây Quảng Đông, đặc biệt dọc theo các con sông Yu, Xun, Qian, và Xi. Các địa điểm khai quật gồm Xijin (ATTGZ 1975), Qiujiang (ATGZ & Hengxian Museum 2006), Jiangkou (ATGZ 2000) và Nanshanwan tại Quảng Tây (ATGZ 2004), và Lezhukou tại Quảng Đông (IA & Fengkai Museum 1998). Tại miền bắc Việt Nam, các khai quật những dấu vết tương tự ở tỉnh Thanh Hóa, thuộc văn hóa Đa Bút theo xác định của giới khảo cổ học Việt Nam (Nguyên 2006). Tục mai táng người chết thời kỳ này ở cả Quảng Tây lẫn miền bắc Việt Nam kiểu ngồi bó gối. Tác giả Higham (1996: 78) ghi nhận rằng các địa điểm Đa Bút không có các dấu vết chắc chắn của nông nghiệp. Bốn niên đại xét nghiệm 14C từ giai đoạn 1 Nanshanwan được xem là đại diện cho giới hạn trước niên đại [the terminus ante quem, tiêng La Tinh trong nguyên bản chú của người dịch] của văn hóa Dingsishan (các giai đoạn từ 1 đến 3). Các niên đại này là 4800 – 3600, 5350 – 4650 và 5800 – 5200 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) trên xương súc vật và 8250 – 7550 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) trên vỏ sò ốc nước ngọt (ATGZ 2004), làm liên tưởng đến một sự kết thúc của văn hóa Dingsishan vào khoảng 4000 – 3500 BC. Mặc dù nhiều địa điểm Dingsishan tọa lạc tại các khu vực thuận lợi cho việc canh tác lúa gạo, chẳng hạn như thung lũng sông Xi (Tây Giang) nhưng không thấy bất cứ thông báo nào về dấu tích lúa. Tại Quảng Đông và Phúc Kiến, không giống như ở Quảng Tây, không có văn hóa thời tiền canh tác bản địa (indigenous) có thể xác minh được cho đên nay liên hệ với các giai đoạn 1 đến 3 của văn hóa Dingsishan. Sưu tập chứa đựng đồ gốm sớm nhất tại Quảng Đông là văn hóa xâm nhập Xiantouling (khu H), có niên đại trong khoảng 5000 / 3000 BC (Hung 2008: 42), gồm nhiều đồ đá và thể loại đồ gốm phức tạp hơn các giai đoạn từ 1 đến 3 của Dingsishan. Mặc dù khuôn mẫu sinh tồn của Xiantouling không chắc chắn, phần lớn các địa điểm tọa lạc tại các đụn cát dọc theo các bờ của Cửa Vịnh Zhu. Sự kiện này làm liên tưởng đến một nhóm lục lạo đường biển đông đảo hơn về mặt chiến lược kinh tế (Higham 1996: 79). Bởi vì sưu tập Xiantouling rất giống sưu tập của Tangjiagang – Daxi tại Hồ Nam đến nỗi nhiều nhà khảo cổ Trung Hoa nhìn Xianyouling như một diện mạo (facies) Lingnan (Lĩnh Nam) của văn hóa Daxi. Tuy nhiên Xiantouling không phải là hậu duệ trực tiếp của văn hóa Daxi hạt nhân trồng lúa gạo tọa lạc tại miền Lưỡng Hồ (Two Lakes) của Lưu Vực Trung Lưu sông Dương Tử (Bu 1999; Pei 1999), mà đúng hơn mang thể diện Gaomiao – Songxikou – Daxi của Rặng Núi Lĩnh Nam ở miền nam Hồ Nam, phần kể tên sau không có bằng chứng cho sự canh tác lúa gạo. Ngoài ra, các địa điểm văn hóa Xiantouling tại Quảng Đông và Hồng Kông có một truyền thống cơ cấu nhấn mạnh đến sự sử dụng vải bằng vỏ cây, được đập mỏng bằng các bàn đập có rãnh đặc thù, hơn là bằng các thớ sợi dệt như được xe bằng các con lăn cọc sợi (spindle whorls) bởi các xã hội trồng lúa gạo của miền Trung Lưu sông Dương Tử (Bellwood 2005: 126). Cho tới gần đây, khoảng 4000 BC, không có các gò, đụn vỏ sò ốc nào dọc theo các bờ biển của Quảng Đông và Quảng Tây, chẳng hạn như Fangcheng, Qinzhou, và Chaoan, có chứa bất kỳ di tích nào của các cây trồng. Cũng không có, cho đến nay, các sưu tập Đá mới xưa nhất dọc theo các bờ biển của Phúc Kiến và Đài Loan, tức lần lượt là các văn minh Keqiutou và Dabenkeng sơ kỳ (thời tiền Nanguanli). Các sưu tập Keqiutou và Dabenkeng có nhiều tương đồng với Xiantouling tại Quảng Đông (Tsang 2007; Hung 2008), và mặc dù cả hai đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hemudu tại Chiết Giang (Zhejiang) (Liu & Guo 2005), không nơi nào có vẻ là các hậu duệ trực tiếp của nó. Để hiểu được các nguồn gốc của Keqiutou và Dabenkeng, chúng ta phải chờ đợi các sự khám phá tương lai tại miền nam Chiết Giang và miền bắc Phúc Kiến. Tóm lại, đồ thời đại Đá mới sớm nhất tại Quảng Đông và Phúc Kiến (khu H) có thể bắt nguồn từ miền nằm giữa Dẫy Núi Lĩnh Nam và sông Dương Tử, đặc biệt vùng Gaomiao – Songxikou – Daxi và các ngoại diện phi nông nghiệp của Daxi (Exi facies) của miền Trung Lưu sông Dương Tử. Các diện mạo Gaomiao – Songxikou – Daxi và Exi đã phát triển từ các xã hội nông nghiệp khởi thủy tại các miền này, chẳng hạn như Pengtoushan – Zaoshi và Chengbeixi. Có lẽ nhờ ở các tài nguyên thiên nhiên phong phú và sự khan hiếm đất trồng trọt thực phẩm tại Dẫy Núi Lĩnh nam, việc săn bắn – thu hái đã trở thành cách sinh nhai quan trọng cho nhóm Gaomiao và việc canh tác tạm thời bị tối thiểu hóa (5000 – 3500 BC). Các cây lúa gạo hóa thạch không được xác định tại Gaomiao (He & Chen 2007) cho tới giai đoạn Qujialing, sau năm 3500 BC. Vì thế, di vật Đá mới sớm nhất tại Quảng Đông và Phúc Kiến (khu H) có tính chất “ngoại lai” (exotic) nhưng ngược lại các di vật Đá mới sớm nhất tại Quảng Tây (khu F) xem ra có tính chất “bản địa” (indigenous), được phát triển trực tiếp từ các phức hợp khí cụ hình phiến và đá sỏi thuộc sơ kỳ Holocene tại địa phương Zengpiyan và Dayan. Sinh nhai bằng săn bắn và thu hái tiếp tục tại Phúc Kiến – Quảng Đông cho tới 3500 – 3000 BC, và tại Quảng Tây cho tới 4000 – 3500 BC. Cũng có ảnh hưởng quan trọng là sự suy giảm kế đó tại miền nam Trung Hoa thời đại Đá mới của cách sinh nhai bằng săn bắn – thu hái, về mặt các tần số sút giảm của các xương súc vật và vỏ sò, ốc. Tại Phúc Kiến, sự sút giảm này tiếp theo sau giai đoạn Keqiutou. Một sự sụt giảm tương tự xảy ra tại duyên hải Quảng Đông (Nishitani 1997) và cũng ở các vùng của các con sông Yuan River và Xia-Jiang dọc sông Dương Tử. Một khả tính là sự sụt giảm này đã phản ảnh một sự biến thiên về khí hậu (Zheng et al. 2004), nhưng chúng ta không thể quả quyết bởi điều này cũng có thể phản ảnh sự sử dụng gia tăng các tài nguyên nuôi trồng thuần hóa để sinh tồn. Sau năm 8000 BC, một số lượng đáng kể dấu tích lúa gạo đã hiện diện tại nhiều khu định cư tại Thung Lũng Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử (Zhang & Hung 2008a). Tại sao việc canh tác lúa gạo không vươn tới vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến mãi cho đến năm 3000 BC? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải cứu xét sự phát triển nông nghiệp tại ngay chính Lưu Vực sông Dương Tử, và tái duyệt bối cảnh văn hóa địa phương tại miền nam Trung Hoa. Trong các giai đoạn sớm hơn của nông nghiệp tại vùng Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử, lúa gạo không chiếm một tỷ lệ cao trong sản lượng, và việc nuôi trồng đầy đủ hình thức chưa xảy ra cho mãi đến sau năm 5000 BC (Fuller et al. 2007). Trong một số trường hợp, chẳng hạn như Gaomiao, còn xuất hiện cả một sự biến thiên giữa săn bắn – thu hái và canh nông. Như chúng tôi đã trình bày trước đây (Zhang & Hung 2008a), các nông dân dần dần mở rộng các khu định cư của họ vào các khu vực chưa canh tác dọc theo các phụ lưu của sông Dương Tử. Nhưng vào khoảng 3000 BC, sự canh tác giống lúa gạo thuần hóa đã trở nên một hoạt động sinh nhai quan trọng, và sự canh tác trên đất cầy đã xuất hiện tại các địa điểm Liangzhu (khu A). Mật độ dân cư đã gia tăng trong các giai đoạn Trung và Hậu Kỳ Liangzhu và Sơ và Trung Kỳ Shijiahe. Cùng lúc, các văn hóa Zhangsidun và Fanchengdui (khu B) nằm giữa Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử đã bắt đầu bành trướng về hướng nam. Cả hai văn hóa Tanshishan tại Phúc Kiến và Shixia tại Quảng Đông (khu H) đều chứa đựng nhiều đường nét văn hóa Liangzhu và Fanchengdui, chẳng hạn như đồ gốm ding [? phiên âm tiếng Hán trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] (có lẽ là cái Đỉnh) có hình bàn chân trông như vi cá, hu [phiên âm tiếng Hán trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] (có lẽ là một loại bình Hồ), và cong yue [? phiên âm tiếng Hán trong nguyên bản, không rõ nghĩa, chú của người dịch] bằng ngọc thạch, đây là giai đoạn sớm nhất của văn hóa lúa gạo tại Phúc Kiến và Quảng Đông. Sự xuất hiện của văn hóa lúa gạo tại Quảng Tây đưa đến một sự phát tán vế hướng nam sâu hơn vào nội địa và cách biệt từ văn hóa Quijialing (khu C) tại Thung Lũng Trung Lưu sông Dương Tử, xuyên qua trung lưu sông Yuan và các vùng Xiajiang với các nhóm người đi tiên phong. sự canh tác lúa gạo chính vì thế đã được truyền bá từ Quijialing vào Quảng Tây và Tứ Xuyên không mấy lâu trong thời gian sau khi vào vùng Phúc Kiến – Quảng Đông. Từ Miền Nam Trung Hoa vào Đông Nam Á Nông nghiệp thời đại Đá mới tại miền nam Trung Hoa lệ thuộc vào nhiều thứ hơn là chỉ vào việc canh tác lúa gạo. Các loại cây có củ (tubers) có thể cùng có tầm quan trọng (Tong 2004: 88-107). Không may, bằng chứng cung cấp duy nhất cho một sự hiện diện là các củ hóa than chưa được xác minh (có thể thuộc loại Dioscorea sp.Colocasia sp.) đến từ Zengpiyanb tại Quảng Tây (IA. CASS et al. 2003: 343). Gần đây, lúa kê giai đoạn Daxi được tìm thấy tại Chengtoushan tại Thung Lũng Trung Lưu sông Dương Tử (Nasu et al. 2007a & B), nhưng trạng thái thuần hóa của sự khám phá này thì không chắc chắn. Như đã đề cập, các nông dân Yangshao (khu D) đã giới thiệu sự trồng trọt lúa kê vào miền bắc Tứ Xuyên khoảng 3000 BC (Chen. J. 2007) và sự trồng trọt lúa kê tại miền đông Tây Tạng có thể được truy tìm ngược về tới khoảng 2500 BC, nhưng cây kê đuôi chồn tại miền nam Trung Hoa cho đến nay chỉ thấy được báo cáo từ Gantuoyan tại miền tây Quảng Tây (ATGZ & Napo Museum 2003), và từ Nangualidong và Youxianfang tại miền nam Đài Loan (Tsang et al. 2006). Tuy nhiên, các sự khám phá này đã đủ để cho thấy rằng sự trồng trọt cây kê cũng là một phần của sự bành trướng canh nông vào miền nam Trung Hoa. Chúng tôi tin rằng nông nghiệp đã đến một cách nhanh chóng vào vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến và tây nam Trung Hoa, đã sẵn được phát triển cao độ với các chủng loại được thuần hóa trọn vẹn có thể được di chuyển một cách thành công vào các môi trường mới và biến đổi. Một khi được du nhập, các sự phát triển văn hóa hơn nữa và sự gia tăng dân số đã diễn ra một cách mau chóng. Sau 2500 BC, văn hóa Huangguashan đã phát triển tại vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến (Lin 2005) và một loạt các văn hóa gốm “văn thừng mịn” (Fine Cord Marked) liên quan ở Đài Loan, văn hóa kể sau có lẽ liên can đến một số ảnh hưởng văn hóa thứ yếu hay sự di dân từ Phúc Kiến áp đặt lên trên sơ kỳ Đá mới Dabenkeng (Chang 1969). Tại Quảng Đông, các văn hóa đồ gốm có in hình kỷ hà được liên kết với một sự gia tăng rõ rệt trong số các địa điểm lớn (Zhao 1999). Các sưu tập Dalongtan (đều được gọi là văn hóa “Xẻng Đá Lớn” (Large Shovel) được phổ biến rộng rãi khắp Quảng Tây, miền tây Quảng Đông và Việt Nam ngày nay (Chen, Y. Z. 2006). So sánh với các sưu tập dân lục soát trước đây, các sự phát triển văn hóa trong giai đoạn này có kích cỡ chưa từng thấy. Liên quan đến sự tăng trưởng mau chóng của dân số tại vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến và miền tây nam Trung Hoa, sự tăng trưởng nội bộ không thôi phát sinh từ sự du nhập việc canh tác lúa gạo không nhất thiết phải là nguyên do duy nhất. Nhiều bằng chứng khiến nghĩ rằng sư di dân về hướng nam đồng thời xẩy ra từ Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử vào miền nam Trung Hoa, chính vì thế làm gia tăng dân số. Trong các giai đoạn Hậu Kỳ Liangzhu và Trung Kỳ Shijiahe, các văn hóa của Thung Lũng Trung và Hạ Lưu sông Dương Tử dần dần suy yếu, và các nhóm xuất hiện đã di chuyển vào các vùng núi nằm giữa sông Dương Tử và miền Lĩnh Nam – Phúc Kiến. Chính vì thế, văn hóa Shixia đã xuất hiện vào khoảng 2600 BC tại vùng núi phía bắc của Quảng Đông và vùng Wusaoling tại thung lũng sông Xi thuộc miền tây Quảng Đông và miền đông Quảng Tây. Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng văn hóa Shixia đã phát triển từ văn hóa Fanchengdui tại miền Trung Lưu sông Dương Tử - Gan-Bo, và Wusaoling từ sưu tập Daiziping tại Lưu Vực sông Xiang [Tương?] (He 1997). Ngoài ra, văn hóa Doupengpo đã xuất hiện tại thượng lưu cả hai sông Yuan và Zi thuộc miền bắc Quảng Đông (He 1997). Các văn hóa Đá mới này tại miền nam Trung Hoa chính vì thế đã tương liên trong vô số phương cách với các văn hóa của Thung Lũng sông Dương Tử. Với dân số gia tăng tại Lĩnh Nam – Phúc Kiến và tây nam Trung Hoa, được hỗ trợ bởi việc canh tác hỗn hợp phát triển tốt đẹp và hoạt động săn bắn – thu hái liên tục, sự phát tán việc canh tác lúa gạo khởi sự từ miền nam Trung Hoa vào Đông Nam Á. Bằng chứng sớm nhất về lúa gạo tại Phi Luật Tân đến từ vùng Andarayan tại miền bắc Luzon, đựoc ấn định niên đại trực tiếp bởi AMS khoảng 2050 – 1400 cal BC (niên đại hiệu chỉnh TCN) (Snow et al. 1986). Nghiên cứu bởi tác giả Hung cho thấy rằng các khu định cư sớm nhất thời đại Đá mới tại miền bắc Luzon có thể truy tìm ngược đến Trung Kỳ Đá mới của miền đông Đài Loan, khoảng 2000 BC. Đồ gốm theo kiểu Đài Loan, đá nephrite [một loại ngọc thạch, chú của người dịch] Đài Loan, xương của các con lợn (heo) nhà, và các di tích lúa gạo được tìm thấy thuộc sơ kỳ Đá mới của miền bắc Luzon (Hung 2005, 2008; Bellwood & Dizon 2008; Piper et al. 2009). Chúng tôi tin rằng điều này đại diện cho sự khởi đầu của cuộc di dân của người nói tiếng Austronesian (Nam Đảo) từ Đài Loan vào vùng Đông Nam Á Hải Đảo. Tại Đông Nam Á Lục Địa, nền nông nghiệp sớm nhất, được ấn định niên đại khoảng 2500 – 2000 BC (Higham 2002). Tại miền bắc Việt Nam, khoảng 2000 BC, một số địa điểm của văn hóa Phùng Nguyên có gồm chứa lúa gạo liên kết với các ảnh hưởng văn hóa mạnh mẽ của miền nam Trung Hoa, chẳng hạn như đồ gốm với các dải khắc sâu được phủ đầy với các dấu in tinh xảo (Rispoli 2007), các rìu lưỡi vòm vai xuôi (shouldered adzes), các mũi tên bằng đá, các vòng đeo tay và hoa tai bằng ngọc thạch, và các đĩa lăn có con suốt làm đồ gốm(?) (Bellwood 2005: 131-2). Lúa gạo sớm nhất của Thái Lan có niên đại sau 2300 BC (Glover & Higham 1996). Phần lớn các khu định cư nông nghiệp tại Thái Lan có niên đại sau năm 2000 BC, chẳng hạn như Non Nok Tha, Ban Chiang, Non Kao Noi, Ban Non Wat và Ban Lum Khao (Higham 2004; Higham & Higham 2009).Kết Luận Việc canh tác lúa gạo đã được du nhập vào miền nam Trung Hoa khoảng 5000 – 2500 BC từ Thung Lũng Trung và Hạ lưu sông Dương Tử, có thể sớm hơn tại các vùng duyên hải. Các con đường trong nội địa và duyên hải cách biệt của sự bành trướng được nghĩ tiến lần lượt vào vùng Phúc Kiến – Quảng Đông và Quảng Tây và nhiều phần là mỗi vùng đã trải qua một tiến trình du nhập riêng biệt. Tại miền tây nam Trung Hoa, nông nghiệp diễn ra tại Tứ Xuyên, vào khoảng 3000 TCN và sau đó lan truyền sang Quí Châu và Vân Nam khoảng 2300 TCN. Sự lan truyền của nông nghiệp lúa gạo chính vì thế không phải là một biến cố đơn lẻ. Trong giai đoạn ban sơ, trước 3000 TCN, sự lan truyền diễn ra chậm chạp, gồm cả các sự quay trở về định kỳ cách sinh nhai phi nông nghiệp với một sự nhấn mạnh đến việc câu cá và săn bắn tại các khu vực ven biên với Lưu Vực chính của sông Dương Tử, chẳng hạn như các miền Trung Lưu sông Yuan và sông Xia-Jiang. Nhưng một khi các hệ thống nông nghiệp sông Dương Tử đã trở nên phát triển cao độ với các số ngũ cốc thu hoạch và súc vật nuôi trồng thuần hóa và có thể chuyển vận được, việc canh tác lúa gạo đã lan truyền rất mau chóng. Tiến trình lan truyền xuống hướng nam đã mang theo không chỉ kiến thức và kỹ thuật canh tác lúa gạo, mà còn cả khối dân số đáng kể. Bởi sự tăng trưởng phát sinh trong dân số canh tác tại miền nam Trung Hoa sau năm 2500 TCN, các văn hóa thời đại Đá mới của vùng Lĩnh Nam – Phúc Kiến và tây nam Trung Hoa đã lan truyền một cách mau chóng vào vùng Đông Nam Á./- _____Cảm Tạ Chúng tôi cảm tạ các Giáo Sư Peter Bellwood và Martin Carver và hai vị thẩm duyệt ẩn danh về việc đã cho chúng tôi các sự bình luận vô giá trên bản thảo này. Chúng tôi cũng xin cảm tạ Tiến Sĩ Qin Ling về việc cung cấp một sự tham chiếu. Tác giả Zhang Chi muốn bày tỏ sự cám ơn đến dự án Khảo Cứu Nhân văn và Khoa Học Xã Hội (2009 – 2018) của Đại Học Peking về việc hỗ trợ cho cuộc nghiên cứu này. Tác giả Hsiao-chun Hung cảm tạ Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University) về việc tài trợ cho cuộc nghiên cứu của bà tại Đông Á và Đông Nam Á.

Abbreviations: Các Chữ Viết TắtIA: Institute of Archaeology: Viện Khảo CổATGZ: Archaeological Team of the Guangxi Zhuang Autonomous Region: Toán Khảo Cổ Vùng Tự Trị Người Choang tỉnh Quảng Tây.ATTGZ: Archaeological Training Team of the Guangxi Zhuang Municipality: Toán Huấn Luyện Khảo Cổ Của Thị Trấn Choang tỉnh Quảng Tây.CASS: Chinese Academy of Social Science: Hàn Lâm Viện Trung Hoa về Khoa Học Xã Hội.Kaogu: Kaogu (Archaeology): Khảo CổWenwu: Wenwu (Culture Relic): Di Tích Văn HóaNanfang Wenwu: Nanfang Wenwu (Relics from South): Di Tích Từ Phương Nam.AMO, Hong Kong: Antiquities and Monuments Office, Leisure and Cultural Services Department of Hong Kong: Văn Phòng Đồ Cổ và Đền Đài Kỷ Niệm, Ban Các Công Tác Văn Hóa và Giải Trí, Hồng Kông.[Received: 27 February 2009; Accepted: 5 May 2009; Revised: 28 May 2009]***References: Tài Liệu Tham Khảo:AMO, Hong Kong & IA, Henan 2004. Excavations at zone C02 and DII02 in Shaxia, Hong Kong. Huaxia Kaogu [Ancient Chinese Archaeology] 4:3-47 (bằng Hán tự).ATGZ. 2000. Excavations at Jiangkou in Hengxian, Guangxi. Kaogu 1:12-21 (bằng Hán tự).-- 2004. Excavations at Nanshawan in Xiangzhou, 1999-2000, in ATGZ (ed.) Guangxi Kaogu Wenji [Essays on Guangxi archaeology] 1:176-91. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).ATGZ & Cultural Relics Committee of Ziyuan. 2004. Excavations at Xiaojin in Ziyuan, Gangxi. Kaogu 3: 7-30 (bằng Hán tự).ATGZ & Hengxian Museum. 2006. Excavations at Qiujiang in Hengxian, Guangxi, in ATGZ (ed.) Guangxi Kaogu Wenji [Essays on Guangxi archaeology] 2: 144-87. Beijing: Science (bằng Hán tự).ATGZ & Napo Musuem. 2003. Excavations at Gantuoyan in Napo, Guangxi. Kaogu 10:35-56 (bằng Hán tự).ATGZ, Nanning Museum & Wuming Institute of Culture and Relics. 2006. Cave burials at Bawang & Nongshan in Wuming, Guangxi, in ATGZ (ed.) Guangxi Kaogu Wenji [Essays on Guangxi archaeology] 2: 206-37. Beijing: Science (bằng Hán tự).ATTGZ. 1975. Neolithic shell middens in Nanning, Guangxi. Kaogu 5:295-301 (bằng Hán tự).BELLWOOD, P. 2005. First farmers. Oxford: Blackwell.BELLWOOD, P. & E. DIZON. 2008 Austronesian cultural origins, in A. Sanchez-Mazas, R. Blench, M.D. Ross, I. Peiros & M. Lin (ed.) Past human migrations in East Asia: 23-39. London: Routledge.Bu, G. 1999. Chronologies and genealogies of the Late Neolithic at the mouth of the Pearl River. Wenwu 11:48-56 (bằng Hán tự).CHANG, K.C. 1969. Fengpitou, Tapenkeng and the prehistory of Taiwan. New Haven (CT): Yale University Press.CHAO, C.Y. 1994. Excavations at Changguang in Taidon. Unpublished MA dissertation, National Taiwan University (bằng Hán tự).CHEN, J. 2007. Boxi, Yingpanshan and Shawudu--the cultural development of Neolithic cultures in the Upper Min River. Kaogu Yu Wenwu [Archaeology and Cultural Relics] 5:65-70 (bằng Hán tự).CHEN, Y.Z. 2006. Dalongtan assemblages in southern Guangxi, in IA, CASS (ed.) Prehistoric archaeology of South China and Southeast Asia: 409-20. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).CHEN, Z.S. 2006. Ten years of discoveries from prehistoric Fujian, 1996-2005. Journal of the Zhejiang Institute of Archaeology 8:275-83 (bằng Hán tự).Committee of Relics in the Tibet Autonomous Region & Department of History, Sichúan University. 1985. Karuo in Changdu. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).CRAWFORD, G.W. & S. CHEN. 1998. The origins of rice agriculture: recent progress in East Asia. Antiquity 73: 858-66.DIAMOND, J. & P. BELLWOOD. 2003. Farmers and their languages: the first expansions. Science 300: 597-603.FULLER, D., E. HARVEY & L. QIN. 2007. Presumed domestication? Evidence for wild rice cultivation and domestication in the fifth millennium BC of the lower Yangtze region. Antiquity 81 : 316-31.FULLER, D., L. QIN, Y. ZHENG, Z. ZHAO, X. CHEN, L.A. HOSOYA & G.P. SUN. 2009. The domestication process and domestication rate in rice: spikelet bases from the Lower Yangtze. Science 323: 1607-10.GLOVER, I. & C. HIGHAM. 1996. New evidence for early rice cultivation, in D. Harris (ed.) The origins and spread of agriculture and pastoralism in Eurasia: 412-41. London: UCL Press.Guangxi Team, IA, CASS, ATGZ & Nanning Museum. 1998. Excavations at Dingsishan in Yongning, Guangxi. Kaogu 11:11-33 (bằng Hán tự).Guangxi Team, IA, CASS & ATGZ. 2003. Excavations at Baozitou in Nanning, Guangxi. Kaogu 10:22-34 (bằng Hán tự).HE, G. 1997. Cultural relations of the middle-late Neolithic between the northern and southern Nanling Mountains, in the Association of Chinese Archaeology (ed.) The Ninth Annual Conference of Chinese Archaeology Association: 175-94. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).HE, G. & L.W. CHEN. 2007. Gaomiao and its influence and dispersal to other regions. Nanfang Wenwu 2: 51-60 (bằng Hán tự).HIGHAM, C. 1996. The Bronze Age of Southeast Asia. Cambridge: Cambridge University Press.-- 2002. Language and farming dispersals: Austroasiatic language and rice cultivation, in E Bellwood & C. Renfrew (ed.) Examining the farming/language dispersal hypothesis: 223-232. Cambridge: Cambridge University Press.-- 2004. Mainland Southeast Asia from the Neolithic to the Iron Age, in I. Glover & P. Bellwood (ed.) Southeast Asia: from prehistory to history: 41-67. London: Routledge.HIGHAM, C. & T. HIGHAM. 2009. A new chronological framework for prehistoric Southeast Asia, based on a Bayesian model from Ban Non Wat. Antiquity 83: 125-44.HIGHAM, C. & T.L.D. LU. 1998. The origin and dispersal of rice cultivation. Antiquity 72: 867-77.HUANG, S.C. 1984. Excavations at Zhishanyan. Taipei: Taipei Committee of Documents (bằng Hán tự).HUNG, H.C. 2005. Neolithic interaction between Taiwan and northern Luzon. Journal of Austronesian Studies 1(1): 109-33.-- 2008. Migration and cultural interaction in southern coastal China, Taiwan and the northern Philippines, 3000 BC to AD 100: the early history of the Austronesian-speaking populations. Unpublished PhD dissertation, Australian National University.IA of CASS (ed.). 1991. 14C dates from Chinese archaeology, 1965-1991. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).IA of CASS, ATGZ, Zengpiyan Museum in Guilin, Archaeological Team of Guilin. 2003. Zengpiyan. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).IA, Guangdong. 2000. A century of Gangdong archaeology. Kaogu 6:1-10 (bằng Hán tự).IA, Guangdong & Fengkai Museum. 1998. Excavations at Leizhukao, Fengkai in Guangdong. Wenwu 7: 38-41 (bằng Hán tự).IA, Guizhou, Department of History, Sichúan University & Institute of Relic Preservation and Management, Weining. 2006. Excavations at Jigongshan, Weining, Guizhou in 2004. Kaogu 8: 11-27 (bằng Hán tự).JIANG, L. & L. LIU. 2006. New evidence for the origins of sedentism and rice domestication in the Lower Yangtzi River, China. Antiquity 80: 355-61. LI, K.C. 1985. Archaeological investigations in Kenting National Park at the southern tip of Taiwan. Taipei: National Taiwan University (bằng Hán tự).LI, X.Q., X.Y. ZHOU, H.B. ZHANG, J. ZHOU, X. SHANG & J. DODSON. 2007. 5000 BP rice remains in northwest China. Chinese Science Bulletin 52(6): 673-8 (bằng Hán tự).LI, Z. & K. YANG. 2006. Cave burials at Longshan and Bawang in Wuming, Guangxi and related problems, in IA of CASS (ed.) Prehistoric archaeology of south China and Southeast Asia: 421-34. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).LIN, G.W. 2005. The Neolithic in coastal Fujian. Fujian Wenbo 4: 41-50 (in Chinese).LIU, Y.C. & S.Q. Guo. 2005. The significance of Fukuodun in Jinmen, in J.C.Y. Chen & J.G. Pan (ed.) The archaeology of the southeast coastal islands of China conference: 135-95. Mazu: County Government (bằng Hán tự).LONDO, J.P., Y.C. CHIANG, K.H. HUNG, T.Y. CHIANG & B.A. SCHAAL. 2006. Phylogeography of Asian wild rice, Oryza rufipogon, reveals multiple independent domestications of cultivated rice, Oryza sativa. Proceedings of the National Academy of Sciences (USA) 103: 9578-83.LU, L.D., Z.J. ZHAO & Z. ZHENG. 2005. The prehistoric and historic environments, vegetations and subsistence strategies at Sha Ha, Sai Kung, in AMO, Hong Kong (ed.) The ancient culture of Hong Kong: archaeological discoveries in Sha Ha, Sai Kung: 57-64. Hong Kong: AMO of Hong Kong.MEACHAM, W. 1978. Shenwan, Lamma Island. Journal of the Hong Kong Archaeological Society 3: 1-293.NASU, H., A. MOMOHARA & Y. YASUDA. 2007a. Habitats of rice cultivation from plant macrofossil assemblages at Chengtoushan, in J.J. He & Y. Yasuda (ed.) Chengtoushan in Lixian: 90-97. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).NASU, H., A. MOMOHARA, Y. YASUDA & J. HE. 2007b. The occurrence and identification of Setaria italica (L.) P. Beauv. (foxtail millet) grains from the Chengtoushan site (ca. 5800 cal BP) in central China, with reference to the domestication centre in Asia. Vegetation History and Archaeobotany 16(6): 481-94.NISHITANI, M. 1997. The Neolithic in coastal southern China. Bulletin of the National Museum of Japanese History 70:1-56 (bằng tiếng Nhật).NGUYEN, V.T. 2006. Da But in Vietnam, in IA of CASS (ed.) Prehistoric archaeology of South China and Southeast Asia: 341-6. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).PEI, A.P. 1999. Xiantouling assemblage in the Zhu estuary. Dongnan Kaogu Yanjiu [study of Southeast Archaeology] 2:117-28 (bằng Hán tự).PIPER, P., H.C. HUNG, F.Z. CAMPOS, P. BELLWOOD & R. SANTIAGO. 2009. A 4000 year-old introduction of domestic pigs into the Philippine archipelago: implications for understanding routes of human migration through Island Southeast Asia and Wallacea. Antiquity 83: 687-95.Relics from the South. 2007. New discoveries from the south in 2006. Nanfang Wenwu 4:29 (bằng Hán tự).RISPOLI, F. 2007. The incised and impressed pottery style of Mainland Southeast Asia: following the paths of Neolithization. East and West 57(1-4): 235-304.SNOW, B.E., R. SHUTLER, D.E. NELSON, J.S. VOGEL & J.R. SOUTHON 1986. Evidence of early rice cultivation in the Philippines. Philippine Quarterly of Culture and Society 14:3-11.TONG, E.Z. 2004. Nanfang Wenming [southern civilization]. Chongqing: Chongqing (bằng Hán tự).TSANG, C.H. 1999. Archaeology of Taiwan. Taipei: Council for Cultural Affairs (bằng Hán tự).--2007. Recent archaeological discoveries in Taiwan and northern Luzon, in S. Chiu & C. Sand (ed.) From Southeast Asia to the Pacific: 75-103. Taipei: Academia Sinica.TSANG, C.H., K.T. LI & C.Y. CHU. 2006. Xian Min Lu Ji [Footprints of our ancestors]. Tainan: County Government (bằng Hán tự).WANG, W.L. 2003. Banpo and the related problems, in Province Administration of Cultural Heritage in Shanxi, IA in Shanxi & Banpo Museum (ed.) Zhongguo Shiqian Kaoguxu Yanjiu [Archaeological Studies of Chinese Prehistory: Papers in Honour of Professor Shi Xing-bang]: 203. Xian: Sanqin (bằng Hán tự).XIANG, A.Q. 2005. Archaeological research on prehistoric rice farming in Guangdong. Agricultural Archaeology 2005(1): 149-55 (bằng Hán tự).XIANG, A.Q. & J.H. YAO. 2006. Cultivated rice in Xinghuahe. Nongye Kaogu [Agricultural Archaeology] 1:33-45 (in Chinese).XIAO, M.H. 2001. A brief report on Yunnan archaeology. Kaogu 12:3-15 (bằng Hán tự).YAN, W.M. 1989. Rethinking the origins of rice agriculture. Nongye Kaogu [Agricultural Archaeology] 2:72-83 (bằng Hán tự).YANG, S.T. 1978. Cultivated rice in Shixia. Wenwu 7: 23-8 (bằng Hán tự).--1998. The Neolithic cultural relation between Guangdong and its surrounding regions, in S.T. Yang (ed.) Lingnan Wenwu Kaogu Lunji [Lingnan Relic Archaeology Papers]: 271-81. Guangzhou: Guangdong Dim (bằng Hán tự).YUAN, J., R. FLAD & Y.B. LUO. 2008. Meat--acquisition patterns in the Neolithic Yangzi river valley, China. Antiquity 82: 351-66.Yunnan Museum. 1981. Baiyangcun in Binchúan, Yunnan. Kaogu Xuebao (Acta Archaeological Sinica) 3:365-6 (bằng Hán tự).ZHANG, C. & H.-C. HUNG. 2008a. The Neolithic of southern China--origin, development and dispersal. Asian Perspectives 47(2): 299-329.--2008b. The hunter-gatherer groups in southern China and its adjacent regions during the Neolithic. Kaoguxue Yanjiu [Archaeology Studies] 7: 415-34 (bằng Hán tự).ZHANG, W.X. & H. WANG. 2000. Ancient rice in Qingyang, Gansu. Nongye Kaogu [Agricultural Archaeology] 3: 80-85 (bằng Hán tự).ZHANG, W.X., A.Q. XIANG, L.C. QIU & S.T. YANG. 2006. Ancient rice from Shixia ruins at Maba of Qujiang in Guangdong Province. Acta Agronomica Sinica 32(11): 1695-8 (bằng Hán tự).ZHAO, H. 1999. Geometric impressed pottery in the Pearl River delta, in Z.Y. XU & Z.P. Zhang (ed.) Rethinking cross-century archaeology in China 1: 221-50. Hong Kong: The Commercial Press (bằng Hán tự).ZHAO, Z.J. 1998. The Middle Yangtze region in China is one place where rice was domesticated: phytolith evidence from the Diaotonghuan Cave, Northern Jiangxi. Antiquity 72: 885-97.--2006. Rethinking the primary agriculture in southern China, in IA, CASS (ed.) Prehistoric archaeology of South China and Southeast Asia: 145-56. Beijing: Wenwu (bằng Hán tự).ZHAO, Z.J., T.L.D. LU & X.G. FU. 2005. Phytoliths from Dingsishan, Yungning, Guangxi. Kaogu 11: 76-84 (bằng Hán tự).ZHENG, Z., Y. DENG, H. ZHANG, R. YU & Z. CHEN. 2004. Holocene environmental changes in the tropical and subtropical areas of the southern China and the relation to human activities. Quaternary Sciences 24(4): 387-93 (bằng Hán tự).ZHU, ES. 2001. The cultural relation between Shixia and the Zhu River delta, in IA, Guangdong (ed.) Essays of the Tenth Anniversary of the Institute of Archaeology, Guangdong: 24-63. Guangzhou: Lingnan Meishu (bằng Hán tự).Zhuhai Museum, IA in Guangdong & Guangdong Museum. 1991. Excavation at Caotangwan in Sanzaodao, in Zhuhai Museum (ed.) Archaeological discovery and research in Zhuhai: 22-33. Guangzhou: Guangdong Renmin (bằng Hán tự).ZOU, H.B., J.X. GU, M.C. D, L.H. TANG, J.L. DING & Q.D. YAO. 2000. Findings in the paddies of Majiabang Culture at Caoxieshan, Jiangsu, in W.M. Yan & Y. Yasuda (ed.) The origins of rice agriculture, pottery and cities: 97-114. Beijing: Wenwu Press (bằng Hán tự)._____Zhang Chi (1) & Hsiao-chun (2)(1) School of Archaeology and Museology, Peking University, Beijing 100871, P. R. China(2) School of Archaeology and Anthropology, A.D. Hope Building 14, The Australian National University, Canberra, ACT 0200, Australia_____Nguồn: Zhang Chi & Hsiao-chun Hung, The Emergence of agriculture in southern China, ANTIQUITY 84 (2010): 11-25.*****PHỤ LỤC CỦA NGƯỜI DỊCH:Posted ImageBản Đồ Di Dân &Định Cư của Người Hiện ĐạiNguồn: Brian M. Fagan (University of California, Santa Barbara), World Prehistory, A Brief Introduction, Fifth Edition, Upper Saddle River, New Jersey: Prentice Hall, 2002, trang 99.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử kí tam gia chú: Mông Điềm liệt truyện

Posted by: Tích Dã (27.69.250.---) Date: May 08, 2013 03:51AM

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Tổ tiên Mông Điềm là người nước Tề. Ông nội Điềm là Mông Ngao, từ nước Tề sang giúp Chiêu Vương nước Tần, làm đến thượng khanh. Năm đầu thời Trang Tương Vương nước Tần, Mông Ngao làm tướng Tần đánh nước Hàn, lấy các huyện Thành Cao-Huỳnh Dương, đặt thành quận Tam Xuyên. Năm thứ hai, Mông Ngao đánh nước Triệu, lấy ba mươi bảy tòa thành. Năm thứ ba thời Thủy Hoàng, Mông Ngao đánh nước Hàn, lấy mười ba tòa thành. Năm thứ năm, Mông Ngao đánh nước Ngụy, lấy hai mươi tòa thành, đặt ra quận Đông. Năm thứ bảy thời Thủy Hoàng, Mông Ngao chết. Con của Ngao là Vũ, con của Vũ là Điềm. Điềm từng làm coi ngục, coi xét văn học.

Năm thứ hai mươi ba thời Thủy Hoàng, Mông Vũ làm tì tướng quân của nước Tần, cùng Vương Tiễn đánh nước Sở, đại phá quân Sở, giết Hạng Yên. Năm thứ hai mươi tư, Mông Vũ đánh nước Sở, bắt được vua Sở. Em của Mông Điềm tên là Nghị.

Năm thứ hai mươi sáu thời Thủy Hoàng, Mông Điềm nhân nhà mình mấy đời làm tướng Tần, đi đánh nước Tề, đại phá quân Tề, bái làm Nội sử. Vua Tần đã chiếm cả thiên hạ, bèn sai Mông Điềm đem ba mươi vạn quân lên phía bắc đuổi người nhung địch, thu lại miền phía nam sông Hoàng Hà, đắp thành dài, dựa vào mạch đất mà làm ra lũy hiểm, khởi từ huyện Lâm Thao đến quận Liêu Đông, trải dài hơn vạn dặm. Do đó qua sông Hoàng Hà, chiếm núi Âm, uốn lượn lên phía bắc, dùng binh ở ngoài hơn mười năm, trú ở quận Thượng. Bấy giờ Mông Điềm oai động rợ Hung Nô. Thủy Hoàng rất tôn sủng họ Mông, tin dùng Mông Điềm, lại thân cận Mông Nghị, cho tước vị đến bậc cửu khanh, ra thì cùng ngồi xe, vào thì hầu trước mặt. Điềm làm việc ở ngoài còn Nghị thường bày mưu ở trong, có tiếng là trung tín, cho nên các tướng quân chẳng ai dám tranh với họ vậy.

Triệu Cao là người thân xa của họ Triệu. Triệu Cao có mấy anh em, đều sinh ở trong cung. Mẹ Triệu Cao bị tội chết, đời đời hèn kém. Vua Tần nghe nói Cao có sức khỏe, thạo việc hình ngục, cử lấy làm Trung xa phủ lệnh. Cao đã giúp riêng công tử là Hồ Hợi, dạy Hồi Hợi xử hình ngục. Cao có tội lớn, vua Tần sai Mông Nghị dùng hình trị tội Cao. Nghị không dám trái pháp, xử Cao tội chết, trừ khỏi sổ quan hoạn. Thủy Hoàng vì thấy Cao chăm làm việc, tha cho, trao tước quan như cũ.

Thủy Hoàng muốn dạo chơi khắp thiên hạ, làm đường từ quận Cửu Nguyên thẳng đến cung Cam Tuyền, bèn sai Mông Điềm mở đường, từ Cửu Nguyên đến cung Cam Tuyền, đập núi lấp hang, dài một nghìn tám trăm dặm. Đường này không thành.

Mùa đông năm thứ hai mươi bảy, Thủy Hoàng ra đi chơi ở quận Cối Kê, men theo bờ biển lên phía bắc đến quận Lang Da. Trên đường bị ốm, sai Mông Nghị về cầu đảo sông núi, còn mình về sau.

Thủy Hoàng đến huyện Sa Khâu thì băng, Cao giữ kín việc này, bầy tôi chẳng biết. Bấy giờ Thừa tướng là Lí Tư, công tử là Hồ Hợi, Trung xa phủ lệnh là Triệu Cao thường đi theo. Cao vốn được Hồ Hợi tin sủng, muốn lập Hồ Hợi, nhưng sợ Mông Nghị dùng hình trị tội nên không làm được vậy. Nhân đó có ý xấu, bèn cùng Thừa tướng Lí Tư, công tử Hồ Hợi mưu ngầm, lập Hồ Hợi làm Thái tử. Đã lập Thái tử, sai sứ giả kể tội bắt công tử Phù Tô và Mông Điềm phải chết. Phù Tô đã chết, Mông Điềm ngờ mà xin lại việc này. Sứ giả trao Mông Điềm cho quan thuộc, xử lại. Hồ Hợi lấy người trong nhà của Lí Tư làm Hộ quân. Sứ giả về báo, Hồ Hợi đã nghe tin Phù Tô chết, liền muốn tha cho Mông Điềm. Triệu Cao sợ họ Mông lại được tôn quý mà làm việc, oán việc này.

Nghị về đến, Triệu Cao nhân đó bày kế tỏ lòng trung giúp Hồ Hợi, muốn để diệt họ Mông, bèn nói rằng: "Thần nghe nói tiên đế muốn lấy người hiền lập làm Thái tử lâu rồi, nhưng Nghị can là 'không nên'. Nếu biết là người hiền mà trù trừ không lập, đấy là bất trung lại mê hoặc nhà vua vậy. Theo ý mọn của thần, không bằng giết hắn đi". Hồ Hợi nghe liền sai người bắt trói Mông Nghị ở quận Đại. Lúc trước đã bắt giam Mông Điềm ở huyện Dương Chu. Kịp lúc đưa tang Thủy Hoàng đến Hàm Dương, đã táng, Thái tử lập làm Nhị Thế hoàng đế, còn Triệu Cao thân cận Nhị Thế, ngày đêm ganh ghét họ Mông, tìm tội họ Mông mà bới móc họ.

Tử Anh đến can rằng: "Thần nghe nói vua Triệu tên là Thiên lúc trước giết bầy tôi giỏi tên là Lí Mục mà dùng Nhan Tụ, vua Yên tên là Hỉ ngầm dùng mưu của Kinh Kha mà làm trái lời ước với nước Tần, vua Tề tên là Kiến giết trung thần thời trước mà nghe lời bàn của Hậu Thắng. Ba vị vua ấy đều cùng vì gây biến mà làm mất nước và tự hại thân mình. Ngày nay họ Mông là mưu sĩ đại thần của nhà Tần, vậy mà nhà vua muốn một sớm vứt bỏ họ. Thần trộm nghĩ cho là không nên. Thần nghe nói rằng người nghĩ kém thì không nên dùng để giúp nước, chỉ có người có trí mới giúp được nhà vua. Bắt giết trung thần mà lập kẻ không có tiết hạnh, đấy là khiến cho ở trong bầy tôi không tin nhau mà ở ngoài tướng sĩ có ý rời bỏ vậy. Thần trộm nghĩ cho là không được".

Hồ Hợi không nghe, lại sai quan Ngự sử là Khúc Cung đi xe đến quận Đại, lệnh Mông Nghị rằng: "Tiên đế muốn lập Thái tử mà khanh can ngăn. Nay quan Thừa tướng cho rằng khanh là kẻ bất trung, phạt tội đến cả nhà. Trẫm không nỡ, chỉ ban cho khanh tội chết, cũng là may lắm rồi. Khanh tự xử đi"! Nghị đáp rằng: "Nếu thần không biết được ý của tiên đế thì thần thủa trẻ làm quan hoạn, thuận ý đến hết đời. Đấy có thể gọi là biết ý vậy. Nếu thần không biết tài của Thái tử thì chỉ có Thái tử đi theo dạo khắp thiên hạ, bỏ các công tử khác ở nơi xa, thần không có gì nghi ngờ vậy. Tiên đế cử dùng Thái tử là mưu kế nhiều năm rồi, thần sao lại dám can mà nói, sao dám mưu mà lo! Thần không dám nói hay để tránh chết vậy, vì sợ làm nhục danh tiếng của tiên đế, mong đại phu vì đó mà nghĩ kĩ, khiến cho thần được chết đúng tội. Vả lại thuận lí trọn vẹn là cái mà đạo quý, dùng hình giết là cái mà đạo bỏ. Ngày xưa Tần Mục Công giết ba người hiền cho chết, xử tội Bách Lí Hề mà không kể được tội của người đó, cho nên lập hiệu là 'Mậu'. Chiêu Tương Vương giết Vũ An Quân là Bạch Khởi, Sở Bình Vương giết Ngũ Xa, vua Ngô là Phù Sai giết Ngũ Tử Tư, bốn vị vua ấy đều làm điều sai lớn, bị thiên hạ cho là lầm, cho là vua ấy không sáng suốt, cho nên tiếng xấu truyền đến tai chư hầu, cho nên nói: 'Người dùng đạo mà trị thì không giết kẻ vô tội, lại không phạt kẻ không có lỗi'. Mong đại phu chú ý"! Sứ giả biết ý của Hồ Hợi, không nghe lời của Mông Nghị, bèn giết Mông Nghị.

Nhị Thế lại sai sứ giả đến Dương Chu, lệnh Mông Điềm rằng: "Tội của ngài nhiều vậy, mà em ngài là Nghị cũng có tội lớn, theo phép phạt đến quan Nội sử". Điềm nói: "Từ thời tiên nhân ta cho đến con cháu, góp công tín cho nhà Tần được ba đời rồi. Nay thần lĩnh hơn ba mươi vạn quân, thân dẫu bị trói, nhưng kẻ tay chân của thần cũng đủ để làm phản, nhưng thần tự biết tất chết mà giữ nghĩa, không dám làm nhục cái đạo của tiên nhân là không quên ơn của tiên đế vậy. Ngày xưa Chu Thành Vương mới lập, thân chưa rời tã địu, Chu Công tên là Đán cõng vua lên chầu, rút cuộc định được thiên hạ. Kịp lúc Thành Vương có bệnh rất nặng, Chu Công tên là Đán tự cắt móng tay đem nhấn chìm ở sông, nói: "Vua chưa biết gì, đấy là do Đán nắm việc. Nếu có lỗi gì, Đán xin tự nhận điều không hay'. Bèn viết chữ cất ở kí phủ (là nhà để sách vở của quan lại thời xưa), có thể nói là đáng tin. Kịp lúc vua trị quốc được, có tặc thần nói: 'Chu Công tên là Đán muốn làm loạn lâu rồi, nếu vua không phòng tất có họa lớn'. Vua bèn cả giận, Chu Công Đán chạy mà trốn sang nước Sở. Thành Vương xem ở kí phủ, lấy được sách cất của Chu Công Đán, mới rơi nước mắt nói: 'Ai nói Chu Công Đán muốn làm loạn vậy'? Bèn giết kẻ nói xằng mà đón Chu Công Đán quay về. Cho nên Chu thư chép 'Phải bàn việc kĩ càng'. Nay họ hàng Điềm ở đời không có hai lòng, mà lại bị như vậy, đấy tất là nghịch thần gây loạn, có mưu hại ở trong vậy. Thành Vương mắc lỗi mà biết sửa sai thì cuối cùng hưng thịnh, vua Kiệt giết Quan Long Phùng, vua Trụ giết vương tử là Bỉ Can thì hối không kịp, thân chết mà nước mất. Cho nên thần cho rằng có lỗi thì sửa được, có lời can thì nghĩ lại được vậy. Xét việc kĩ càng là phép tắc của vua hiền. Những gì thần nói không phải là để tìm cách tránh tội, chỉ là can gián mà chết, mong bệ hạ vì muôn dân mà nghĩ theo phép thường". Sứ giả nói: "Thần nhận chiếu đến xử tội tướng quân, không dám để tướng quân nói với nhà vua". Mông Điềm bùi ngùi thở dài nói: "Ta có tội gì với trời, không có lỗi mà chết sao"? Hồi lâu, thong thả nói: "Tội của Điềm vốn đáng chết vậy. Khởi từ Lâm Thao liền đến Liêu Đông, nối thành dài hơn vạn dặm, giữa chỗ ấy chẳng phải là không cắt đứt mạch đất sao? Đấy là cái tội của Điềm vậy". Bèn nuốt thuốc độc tự sát.

Thái sử công nói: Ta đến miền bắc, từ con đường thẳng quay về, đi qua xem rào lũy thành dài mà Mông Điềm giúp nhà Tần đắp nên, việc vét núi lấp hang để mở con đường lớn này vốn là coi rẻ sức lực của trăm họ vậy. Nhà Tần mới diệt chư hầu, lòng người trong thiên hạ chưa định, kẻ bị thương bệnh chưa khỏi, mà Điềm là danh tướng, không vì cái thời như vậy mà hết sức can gián, cứu cái nguy cấp của trăm họ, nuôi già giữ trẻ, sửa sang việc yên hòa của dân chúng, mà lại theo ý vua trên dựng công, dẫn đến anh em bị giết, cũng chẳng phải sao! Sao lại đổ lỗi tại phá mạch đất đây?

[sách ẩn: Thuật tán: Họ Mông tướng Tần, Nội sử trung hiền, đắp dựng thành dài, vạn dặm giữ biên, Triệu Cao chuyên quyền, Phù Tô bị giết. Đất đứt tội gì? Lỗi ở dân khổ. Kêu trời muốn hỏi, ba đời trung lương".]

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÂU ĐỐI ĐỀN NGỌC SƠN VÀI VẤN ĐỀ ĐỊA CHÍ VÀ DỊCH THUẬT

VŨ THẾ KHÔI

Câu đối là một thể loại sáng tác văn học đặc biệt có những câu ý tứ bộc lộ ngay trên bề mặt từ ngữ trong câu, nhưng cũng nhiều câu thông tin cô đọng, ý tứ thâm thúy, chỉ những người “trong cuộc”, hoặc biết rõ tình huống ấy, mới thấu hiểu. Mọi người đều biết những câu đối của các bậc thầy như các cụ Nguyễn Khuyến và Tú Xương, trên mặt chữ nghĩa là mừng, khen nhưng trong thâm ý là trách, khiến trong cuộc người thì hả hê, kẻ thì xạm mặt. Đó là vì câu đối thường bao hàm cái gọi là “ý tại ngôn ngoại”, nghĩa là cái “ý vị” của nó được chứa đựng không chỉ trong nghĩa của từ và điển cố trong câu - những thứ có thể dùng từ điển các loại để tra cứu và dịch, mà còn ẩn trong cảnh quan và cảnh ngộ, lịch sử địa phương và nhân vật, phong tục và tập quán đương thời, - tất cả những yếu tố người xưa gọi chính xác là địa chí (ghi chép về bản sắc một vùng đất). Trong trường hợp thông tin địa chí vì lý do này khác chưa chính xác và đầy đủ, thì chưa thể hiểu hết và chuyển đạt đúng nội hàm câu đối. Trong đền Ngọc Sơn không ít những câu đối thuộc loại này, khiến những bản dịch trước đây chưa chuyển đạt thoát ý, kể cả bản dịch công phu của hai cụ Tuấn Nghi và Tảo Trang(1) - một đóng góp đáng kể vào việc tìm hiểu di sản Hán Nôm trong đền Ngọc Sơn mà những người đi sau như chúng tôi được thừa hưởng để học tập và tiếp tục hoàn thiện.

Trong phạm vi vấn đề đang bàn trong bài này, chúng tôi chỉ xin lần lượt phân tích chùm câu đối có niên đại tương đối sớm tại “ngôi đền văn minh” (Hoàng Đạo Thúy), liên quan địa chí văn hóa khu vực hồ Hoàn Kiếm nửa đầu thế kỷ XIX, vốn có vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu và dịch câu đối trong đền Ngọc Sơn.

Trước hết, xin đề cập một câu đối mà ý tứ gắn liền với cảnh quan đương thời ở đầu phía Bắc hồ Hoàn Kiếm. Tại mặt trong của hai cột trụ chính giữa cổng đền Ngọc Sơn có câu:

慶 瑞 一 峰 高 玉 佩 築 鯨 傳 勝 跡

釣 台 雙 廟 峙 靈 金 耀 斗 護 神 光

Khánh Thụy nhất phong cao, Ngọc Bội trúc kình truyền thắng tích

Điếu đài song miếu trĩ, linh Kim diệu Đẩu hộ thần quang .

Câu này đã được dịch như sau:

“ Một cung Khánh Thụy vươn cao, núi Ngọc Bội ghi chiến công dấu danh thắng truyền lại;

Hai miếu Điếu đài đối lập , Gươm Vàng thiêng chiếu sao Đẩu hộ thần quang”*.

Các dịch giả có kèm theo những chú giải địa chí như sau:

(a) “Cung Khánh Thụy: cung do chúa Trịnh Giang dựng lên trên gò đất cao tức Ngọc Sơn ở tây - bắc hồ vào năm Lê Vĩnh Hựu (1735 – 1739).

(B) Ngọc Bội: tên một quả núi nhỏ, do Trịnh Giang cho đắp ở bờ hồ phía đông để ghi chiến công đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (Quận Hẻo). Chữ “trúc kình” trong nguyên văn... (vế đối thứ nhất) có thể hiểu là “kình nghê kình quán = quán kình nghê”, chỉ những gò đống chôn xác giặc, ghi chiến công (xem câu thơ Ngô Ngọc Du được ghi trong Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội của Doãn Kế Thiện, Nxb. Văn hóa, H. 1959, tr.164).

© Điếu đài: từ thời Lý - Trần, ở phía Tả Vọng của hồ Hoàn Kiếm có một gò đảo trên có ngôi chùa nhỏ, lâu ngày bị đổ nát. Đời Lê thường dùng nơi này (tức chỗ đền Ngọc Sơn hiện nay) làm nơi câu cá, gọi là Điếu đài. Ngoài ra, theo các cụ kể lại, hai quả núi Đào Tai và Ngọc Bội đồng thời cũng là hai nơi có thể đứng để câu cá, giành cho vua chúa, cũng gọi là Điếu đài. Hai miếu Điếu đài đối lập” rất có thể là chỉ hai nơi câu cá sau cùng này (theo Hà Nội Sơn xuyên phong vực, Thăng Long cổ tích khảo và Văn Xương miếu bi của Nguyễn Văn Siêu)”. (Chúng tôi gạch chân những phần cần lưu ý - V.T.K)

Tuy nhiên hai ngữ đoạn đầu của câu đối trên đã bị dịch giả hiểu sai lệch nên phân cú đoạn sai, mà trong Hán ngữ cổ đã phân cú đoạn sai, tất chuyển dịch không chính xác. Dịch đúng phải là: Nơi [trước] có cung Khánh Thụy, [hiện còn] một gò nhô cao... - Chỗ [xưa] là đài Câu cá, [nay xây] hai đền sừng sững (*)... Những phần gạch dưới trong đoạn chú giải trên đây cho thấy: sở dĩ dịch giả phân cú đoạn sai là vì xuất phát từ ý niệm sai lầm về cảnh quan đương thời ở phần phía bắc hồ Hoàn Kiếm do nhiều thế hệ Hà Nội học đã dựng lên, đó là: Điếu đài (= đài Câu) đời Lê lập trên Ngọc Sơn, cung Khánh Thụy cũng lại xây trên Ngọc Sơn và hai ngọn núi giả Độc Tôn và Ngọc Bội đều được đắp trên bờ phía đông hồ Gươm(2). Xuất phát điểm sai lầm này dẫn đến cách xử lý phần đầu của câu đối thành: “Một cung Khánh Thụy vươn cao... - Hai miếu Điếu đài đối lập...”, tuy đối rất chỉnh đến từng từ nhưng phi lý, bởi lẽ cung Khánh Thụy đã bị Lê Chiêu Thống đốt phá để trả thù họ Trịnh từ đầu năm 1787, còn đâu mà năm 1841, khi Hội Hướng Thiện dựng đền Ngọc Sơn, vẫn “vươn cao” trên đảo Ngọc?! Và đài câu ở trên đảo Ngọc vốn chỉ có một, nhưng vì đã không phân tách mà lại gán ghép “Điếu đài” với “song miếu” thành một cụm từ, nên dịch giả phải lý giải hai ngọn núi Đào Tai (thực ra theo Nguyễn Văn Siêu là Độc Tôn) và Ngọc Bội, “theo các cụ xưa kể lại... cũng là hai nơi có thể đứng để câu cá,... cũng gọi là Điếu đài”, để dịch gượng ép “Điếu đài song miếu...” thành “hai miếu Điếu đài...” cho đối với “Một cung Khánh Thụy...”, mặc dù “Điếu đài” không phải là nơi thờ cúng nên không thể gọi là miếu được ! Lô-gich của sai lầm tất yếu khiến dịch giả phải xử lý sai danh ngữ “nhất phong cao” (dịch đúng là: một ngọn đất cao) thành động ngữ “vươn cao”.

Thực ra, như chúng tôi đã chứng minh căn cứ thơ văn 1833 - 1841 của Tiến sĩ Vũ Tông Phan và bản đồ Hà Nội 1873, Cung Khánh Thụy được xây không phải trên Ngọc Sơn mà ở bờ phía tây của hồ Hoàn Kiếm, tại vị trí sau này người Pháp xây dinh thự Chánh án Đông Dương (nhà số 8 Lê Thái Tổ), nay là khách sạn Hà Nội Vàng dang dở, và núi Ngọc Bội được đắp ở vị trí có cung Khánh Thụy, tức cũng tại bờ tây hồ Hoàn Kiếm(3). Với một cảnh quan thực tế như vậy, mọi sự trở nên sáng tỏ: khi Hội Hướng Thiện xây đền Ngọc Sơn thì trên bờ tây, nơi từng có cung Khánh Thụy, chỉ còn là một ngọn đất nhô cao - chính là di tích các núi Ngọc Bội xưa, Trịnh Doanh (chứ không phải Trịnh Giang, như các nhà Hà Nội học viết, bởi vì Trịnh Giang chỉ là chúa từ 1729 đến 1739 thì bị truất và không hề cầm quân đi đánh Quận Hẻo) cho đắp để kỷ niệm võ công của mình sau khi, vào năm 1751 đóng đại bản doanh ở núi Ngọc Bội thuộc dãy Tam Đảo, đã phá được sào huyệt của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương trên núi Độc Tôn(4); đăng đối với một gò di tích Ngọc Bội trên bờ tây ấy**, Hội Hướng Thiện trùng tu và dựng trên đảo Ngọc (gần bờ đông) hai ngôi đền (= miếu) mới, chỉ cách nhau một cái sân trong rất nhỏ (chí ít đến tận năm 1887, theo sự miêu tả của G. Dumoutier trong sách Les pagodes de Hanoi, hai ngôi đền ấy còn chưa nối thành một cấu trúc liên hoàn như ngày nay(5)): trùng tu đền ở phía bắc thờ Quan Vũ và sáng lập đền ở phía Nam thờ Văn Xương, để thần Võ (mà tượng trưng là “Gươm thiêng”) và thần Văn (tượng trưng là sao “Bắc Đẩu”) - lý tưởng văn võ kiêm toàn của Nho gia - cùng ủng hộ cho ánh sáng thần diệu mới (= ánh sáng văn hóa) trên đảo Ngọc, bởi vì từ nay đền Ngọc Sơn phải trở thành nơi “bọn sĩ phu kết bạn với nhau” để “gìn giữ chí khí, tu dưỡng bản thân” và “làm những việc có ích cho mọi người” - như vị Hội trưởng đầu tiên của Hội Hướng Thiện Vũ Tông Phan đã phát biểu trong bài văn bia soạn năm 1843, ngay sau khi khánh thành Đền(6). Chỉ có xuất phát từ cảnh quan thực tế ấy, từ mục đích văn hóa - giáo dục sâu sắc ấy của việc sáng lập đền Ngọc Sơn thì mới có thể hiểu đúng (như những người trong cuộc đương thời đã hiểu !) cái ý tại ngôn ngoại gửi gắm trong câu đối trên và diễn dịch sáng tỏ sang tiếng Việt lô-gich nội tại giữa các ngữ đoạn trong một vế đối, cũng như giữa cả hai vế:

[Tại bờ Tây] nơi từng có cung Khánh Thụy, hiện còn một gò nhô cao đó là núi Ngọc Bội đè (a) cá Kình (B), vẫn lưu truyền dấu tích chiến thắng [xưa] ©;

[Trên đảo Ngọc] chỗ xưa lập một đài Câu, nay xây hai miếu sừng sững, ngụ ý Gươm thiêng rọi chiếu Bắc Đẩu, cùng ủng hộ hào quang thần diệu [mới] (*).

Xin chú giải thêm cách dịch của chúng tôi:

(a) chữ “trúc” (築) Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có cho một nghĩa gốc là lèn đất cho chặt.

(B) cá Kình, cá Nghê xưa thường dùng để chỉ giặc mạnh.

© chữ “thắng” (勝) cũng tự điển trên cho hai nghĩa: 1. được, 2. đẹp hơn; trong văn cảnh này “thắng tích”, bao hàm ý dấu tích ghi chiến công thắng giặc mạnh.

Và tạm dịch thành câu đối như sau:

Tại nền xưa Khánh Thụy, một gò đắp cao cao - đó là Ngọc Bội đè cá Kình truyền lưu danh thắng tích;

Nơi dấu cũ Đài Câu, hai miếu xây sừng sững - đây Gươm thiêng rọi sao Đẩu ủng hộ ánh phong văn. (*)

Nhân đây xin nói thêm, tuy trên câu đối này không đắp niên đại, song từ sự phân tích văn bản trên đây, có thể đoán định nó xuất hiện ngay sau khi Hội Hướng Thiện khánh thành đền vào mùa thu 1842, bởi vì trong đợt Nguyễn Văn Siêu trùng tu đền, căn cứ một bài văn của chính ông, vào 1859-1863 (chứ không phải vào 1865 như Bản giới thiệu tóm tắt trong đền và Từ điển bách khoa Việt Nam ghi), ông chỉ viết về Độc Tôn trên bờ đông mà không nhắc gì tới Ngọc Bội ở trên bờ tây nữa, có lẽ đến thời điểm đó gò đã mai một. Tuy nhiên, di tích nền cung Khánh Thụy hẳn phải còn đến tận 1885, khi người Pháp bắt đầu đuổi dân, san đất làm đường vòng quanh hồ Hoàn Kiếm thì ông Phạm Đình Bách, nhân viên Sở Địa chính Đông Dương làm bản Chú thích cho bản đồ Hà Nội 1873 mới ghi vị trí trên bờ phía tây hồ được mã hóa bằng con số “21” là cung Khánh Thụy.

Nếu như câu đối trên gắn liền với cảnh quan thiên nhiên đương thời, thì những câu phân tích dưới đây chủ yếu lại liên quan sinh hoạt văn hóa đương thời của nhóm sĩ phu trong Hội Hướng Thiện đã sáng lập đền Ngọc Sơn. Bởi vậy trong trường hợp bối cảnh văn hóa - xã hội đương thời ấy chưa được làm sáng tỏ và thì chưa thể hiểu thấu ý tứ sâu sắc mà soạn giả gửi gắm trong vế đối và việc chuyển dịch khó tránh khỏi sự hời hợt và mất mát.

Trước hết xin được bàn về câu ở 2 cột chính giữa, gọi là “câu đối dẫn”, thường là định hướng cho khách đoán biết về nội dung thờ cúng trong di tích: phật, thánh hay anh hùng, vĩ nhân.

Câu đối dẫn tại đền Ngọc Sơn như sau:

臨 水 登 山 一 路 漸 入 佳 景

尋 源 訪 古 此 中 無 限 風 光

Lâm thủy đăng sơn, nhất lộ tiệm nhập giai cảnh

Tầm nguyên phỏng cổ, thử trung vô hạn phong quang.

Câu đối trên đã được dịch như sau:

“Ngắm nước, trèo non, một lối lần vào cảnh đẹp;

Tìm nguồn thăm cội, trong đây biết mấy phong quang”.

Xét về mặt chữ nghĩa thì từng từ đã được chuyển ngữ chính xác và câu dịch chỉnh chu về mặt đối đến từng từ, tuy nhiên chưa lột tả được hàm ý của câu đối dẫn. Vấn đề ở chỗ là cách hiểu các từ (此 中) - “thử trung” và (風 光) - “phong quang”. Trong một bài viết trước đây, chúng tôi cũng đã tiếp thu cách hiểu “thử trung” = trong đây(7). Nay xem xét toàn diện các yếu tố trong và ngoài văn bản chúng tôi cho rằng ở câu này “thử trung” có nghĩa: trong việc này, tức trong việc “tầm nguyên phỏng cổ”, chứ không phải “trong đây”, tức trong đảo Ngọc, bởi 2 lẽ:

a) Về kết cấu văn bản, “thử trung” đứng trực tiếp sau ngữ cú chỉ hoạt động, chứ không chỉ đảo Ngọc (không gian);

B) Về thông tin ngoài/sau văn bản (tức bối cảnh sinh hoạt văn hóa đương thời), nhóm sĩ phu sáng lập Văn hội Thọ Xương (1832) và Hội Hướng Thiện (1836?) - các tổ chức văn hóa - xã hội đã xây dựng Văn chỉ Thọ Xương (1838) và sáng lập đền Ngọc Sơn (1841) - từng nhiều lần đề cập vấn đề tầm nguyên như một nội dung căn bản trong hoạt động chấn hưng văn hóa - giáo dục của mình: “Lạc lạc tầm nguyên hậu / Tiêu tiêu nhập thất sơ” (Sau khi sôi nổi truy tìm cội nguồn / Lại trầm ngâm khi bắt đầu thấu hiểu lẽ đạo - Nguyễn Văn Siêu, khoảng 1833 - 1843: Phỏng Vũ Hoán Phủ Kiếm hồ u cư(8)). Họ đã tầm nguyên điều gì ? Hẳn phải là “cựu bang văn nhã” - phong tục sáng đẹp của nước Việt xưa và “cổ đạo nghi hình” - chuẩn mực của đạo Nho cổ (với chữ (仁) - “Nhân”, chứ không phải chữ (忠) - “Trung” làm nền tảng), như vị Hội trưởng của cả 2 Hội, Vũ Tông Phan đã kết hợp thành một phương châm của họ về chấn hưng văn hóa Thăng Long trong câu đối từng treo tại bái đường văn chỉ Thọ Xương: Cựu bang văn nhã truyền tiên tiến - Cổ đạo nghi hình địch hậu sinh (tạm dịch: Phong văn nước cũ truyền người trước - Mực thước đạo xưa dẫn kẻ sau)(9).

Nếu “thử trung” đã chỉ hoạt động (tầm nguyên phỏng cổ) chứ không biểu thị không gian (đảo Ngọc), thì “phong quang” cũng không thể chỉ hiểu theo nghĩa thuần túy không gian “cảnh quang đãng, khoáng đạt”. Chữ “quang” nghĩa từ nguyên là ánh sáng, chữ “phong” vừa có nghĩa gió, vừa có nghĩa phong hóa. Bởi những lẽ trình bầy trên, theo chúng tôi, nếu với vế thứ nhất bằng từ “giai cảnh” (phong cảnh tươi đẹp) các Nho sĩ trong Hội Hướng Thiện đã ca ngợi thiên nhiên nơi lập đền, thì hàm ý họ gửi gắm trong từ “phong quang” ứng đối với nó, theo quy luật liên tưởng ngữ nghĩa của người trong thời cuộc bấy giờ vốn biết rõ ý đồ và hoạt động của Hội Hướng Thiện khi lập đền, - phải là ánh sáng phong hóa, bởi vì chỉ có nó, ánh sáng, mới có thể “vô hạn” trong ngôi đền trên đảo Ngọc nhỏ bé.

Vậy xin dịch lại câu đối dẫn tại đền Ngọc Sơn như sau:

Vượt qua bến nước trèo lên đỉnh non, thấy có một con đường đưa dần vào cảnh tươi đẹp;

Truy tìm nguồn cội, thăm hỏi cổ xưa mới hiểu trong việc này vô hạn ánh sáng phong văn. (*)

Vế thứ nhất hoàn toàn miêu tả không gian thiên nhiên: non nước cùng “giai cảnh” tức ngôi đền mới dựng hài hòa với thiên nhiên tươi đẹp, vế thứ hai nói về hoạt động con người tại ngôi đền này là tầm nguyên phong cổ để cắm những “cột tiêu” (= chuẩn mực) của đạo lý làm người. Ngoài ra, còn có ý liên tưởng đến những ngôi tư thục do các ông Nghè, ông Cử danh tiếng đã về mở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm theo lời kêu gọi của Văn hội Thọ Xương “vi hương quân tử vi xã tiên sinh” (làm quân tử trong làng, làm thầy đồ trong xã(10)), đều phải trở thành “cầu bến” giác ngộ cho đời. Đó cũng là ý tứ những người sáng lập ngôi đền văn minh gửi gắm trên câu đối đắp ở 2 cột biên:

立 人 標 表 開 人 徑

度 世 津 梁 覺 世 關

Lập nhân tiêu biểu khai nhân kính

Độ thế tân lương giác thế quan.

Xin tạm dịch lại nghĩa của câu đối này như sau:

Gây dựng con người [thì cắm] những cột tiêu dẫn đường khai hóa cho người;

Cứu giúp cuộc đời [hãy xây] các cầu bến làm cửa giác ngộ cho đời (*).

Điển tích, điển cố cũng thuộc phạm trù địa chí văn hóa và nắm vững chúng chính là mặt mạnh của các vị túc nho tiền bối trong việc hiểu sâu và dịch đúng nhiều câu đối cổ. Tuy nhiên, mặt mạnh có khi lại trở thành điểm yếu: trường hợp câu đối dưới đây trong đền Ngọc Sơn cảnh báo việc hiểu điển tích, điển cố một cách máy móc, thoát ly bối cảnh văn hóa cụ thể từng được người xưa vận dụng chúng, thì có thể dẫn đến cách hiểu và dịch sai lầm. Chúng tôi muốn nói đến câu đối trên hai cột trụ chính giữa tiền đường:

山 名 不 在 高 水 靈 不 在 深 自 有 主 者

天 柱 賴 以 尊 地 維 賴 以 立 惟 此 浩 然

Sơn danh bất tại cao, thủy linh bất tại thâm, tự hữu chủ giả

Thiện trụ lại dĩ tôn, địa duy lại dĩ lập, duy thử hạo nhiên.

Câu này đã được dịch như sau:

“Núi nổi tiếng không vì cao, nước linh thiêng không vì sâu (a), chính vì vốn có chủ;

Cột trời (B) nhờ đó mà cao vững, dải đất © nhờ đó mà bền chắc, toàn nhờ khí hạo nhiên (d)”.

Các dịch giả có kèm theo những chú giải như sau:

(a) “Cổ văn có câu: Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh; thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh = Núi không cần cao, có tiên ắt nổi tiếng; nước không cần sâu, có rồng ắt linh thiêng”.

(B) Theo sách Thần dị kinh núi Côn Luân có cột cao chọc trời, gọi là cột trời (cột chống trời).

© Nguyên văn là “địa duy”. Duy là 4 giềng lớn, 4 giây chính ở 4 mép lưới. Người xưa quan niệm trời hình tròn, đất hình vuông, nên gọi là “địa duy” (đất hình lưới vuông). Dịch là “dải đất” cho dễ hiểu.

(d) Khí hạo nhiên: chữ trong sách Mạnh Tử. “Hạo nhiên” là rất rộng lớn. Khí hạo nhiên là khí tốt lành rộng lớn, bao chùm cả vũ trụ và con người. Đó là sức sống của muôn vật. Riêng ở con người đó là ý chí hướng về điều Thiện”.

Mặc dù đã có những chú giải chi tiết như vậy, ý của câu đối này vẫn không rõ ràng, câu dịch vẫn không thanh thoát được. Nguyên nhân e rằng chính là vì dịch giả đã quá câu nệ điển cố “Thiên trụ” trong sách Thần dị kinh của Trung Hoa nên dịch phần đầu của vế sau thành “Cột trời nhờ đó mà cao vững”, thế nhưng thực ra nó có nghĩa là: Trời trụ vững nhờ được tôn kính (*), bởi những lẽ sau đây:

a) Về kết cấu văn bản câu đối, vế trước viết “Sơn danh”, trong đó (名) - “danh’” là vị ngữ và dịch giả đã dịch đúng là “núi nổi tiếng”, thì theo luật đối trong vế sau (柱) - “trụ” ứng đối với “danh” cũng phải là vị ngữ, nên không thể dịch thành “cột” mà phải dịch là trụ vững. Từ nguyên quả có cho một nghĩa của (柱) là: “dữ (拄) thông dã”; nghĩa này trong các tự điển tiếng Trung hiện đại không thấy ghi nữa. “Thiên trụ” đã dịch sai thì tất kéo theo (地 維) “địa duy” cũng dịch sai thành “dải đất”, thế nhưng “duy” ở đây ứng đối với vị ngữ “linh” ở vế trên (đã được dịch đúng thành vị ngữ: nước linh thiêng), cho nên “duy” cũng là vị ngữ và phải dịch thành duy trì/tạo lập. Có lẽ dịch giả thấy trong vế đối viết (天 柱) “thiên trụ” với chữ (柱) các tự điển hiện đại chỉ còn cho nghĩa sự vật, thì theo phản xạ của người thông thạo các điển cố, đã vội cho rằng soạn giả sử dụng điển cố, nhưng thực ra trong trường hợp này Lê Duy Trung chỉ tận dụng sự liên tưởng điển cố đó của các nho sĩ để vận dụng điển cố mà phát biểu ý tưởng của mình.

B) Cái “ý tưởng của mình” đây, tức của các sĩ phu trong Hội Hướng Thiện sáng lập đền Ngọc Sơn, lại chỉ có thể tìm hiểu thông qua thông tin ngoài/sau văn bản. Rất may điều này còn thấy trên bài văn bia Ngọc Sơn Đế Quân từ ký: Phù Kiếm hồ thiên nhiên chi thắng, sơn bất tại cao, thủy bất tại thâm, tịnh bất dĩ nhân công chi hữu vô nhi gia tổn dã... (Ôi ! Hồ Gươm là cảnh đẹp thiên nhiên, núi không cần cao, nước không cần sâu và cũng không cần có bàn tay khéo léo của con người mà tăng hay giảm giá trị...). Ông Nghè Tự Tháp đã bỏ đi cả tiên lẫn rồng trong câu của danh gia Lưu Vũ Tích, chỉ tận dụng một phần câu văn nổi tiếng để gửi gấm cái ý tưởng của mình là: Thiên nhiên tự nó tươi đẹp và linh thiêng, tự nó có chủ, có lý riêng. Trong vế thứ nhất của câu đối soạn sau văn bia có 1 năm, 1844, Lê Duy Trung, một người đồng chí tâm huyết của Vũ Tông Phan trong sự nghiệp chấn hưng văn hóa Thăng Long, đã cô đọng ý đó. Nhưng điều không kém quan trọng là: “Duy nhãn tiền hữu cảnh, khởi chung hư phận. Thướng hữu nhân yên, tự ưng dữ cảnh tấu hợp (Duy có điều, đối cảnh trước mắt há nỡ phụ mà để suông hoài. Nếu có người ở đấy thì nên hòa hợp cùng với cảnh(11))”. Cái chủ trương vị Hội trưởng Hướng Thiện muốn phát biểu qua những lời trên là: thiên nhiên phải được người có chí hướng thiện (chính là “hạo nhiên khí”!) tôn thờ và tạo dựng thì mới không “bị phụ mà để suông hoài”). Đây chính là chìa khóa để giải mã vế thứ hai.

Vậy xin tạm dịch lại nghĩa câu đối này như sau:

Núi nổi danh không phải vì cao, nước linh thiêng chẳng phải vì sâu mà bởi [thiên nhiên] tự nó có chủ;

Tuy nhiên trời trụ vững cũng nhờ tôn kính, đất duy trì cũng nhờ tạo lập - đều do chí hướng Thiện [của người] (*)

Xin lưu ý là trong đền Ngọc Sơn hiện thời còn một câu đối nữa “na ná” câu trên đây:

Tiên tắc danh long tắc linh tự hữu chủ giả

Trụ dĩ tông, duy dĩ lập duy thử hạo nhiên.

Câu này đã được dịch như sau:

Tiên thì lừng, rồng thì thiêng, đều do tự có chủ;

Cột được trọng, giềng được lập, toàn nhờ khí hạo nhiên.

Các dịch giả trước cho rằng câu đối này “lặp ý” câu đối trên. Thiết nghĩ, không phải như vậy: một là, ở đây cái thiêng liêng không còn là thiên nhiên (núi sông, non nước) mà là rồng và tiên - những linh vật đạo Giáo tôn sùng; hai là, cột với giềng làm sao sánh với Trời và Đất được ! Vế đối mất hẳn khẩu khí của “đại khối văn chương” (văn chương mang ý tưởng lớn lao của Trời Đất) mà những người sáng lập ngôi đền văn minh từng tuyên bố. Tuy nhiên, về một số ít ỏi câu đối có nội dung Phật giáo và Đạo giáo, cũng như về vài từ ngữ mang mầu sắc Phật, Lão ở trong đền, theo sự nghiên cứu của chúng tôi, đều xuất hiện ở đây rất muộn, vào cuối TK XIX - đầu TK XX, xin phép sẽ được đề cập trong một dịp khác.

Để kết luận, có thể khẳng định rằng hiếm có một đền miếu nào khác trên đất Hà Nội ngày nay, kể cả Văn Miếu - Quốc tử giám, có được một bộ câu đối lời hay ý đẹp, tư tưởng khoáng đạt, có giá trị nhân văn cao như ở đền Ngọc Sơn - một di sản văn hóa quý báu cần được giới thiệu đầy đủ hơn với mọi người.

V.T.K

CHÚ THÍCH:

* Trong bài viết này, những câu dịch và chú thích để trong ngoặc “...” đều trích từ bản dịch của hai cụ Tuấn Nghi và Tảo Trang. Những câu chúng tôi dịch lại, sẽ không đóng ngoặc “...” mà ghi dấu (*) để bạn đọc tiện phán xét; trong trường hợp cần thiết, chúng tôi thêm một vài từ cho lọn nghĩa, đều để trong ngoặc [...].

(**) Một năm sau những công bố của chúng tôi (xin xem tài liệu tham khảo 4), ông Nguyễn Vinh Phúc trong bài giới thiệu đền Ngọc Sơn, đăng tạp chí Thế giới mới số 457 ra ngày 8/10/2001, cũng đã viết lại rằng cung Khánh Thụy xây trên bờ tây hồ Hoàn Kiếm, song ông vẫn lầm Ngọc Bội được đắp trên bờ đông, nên đã trách oan các tác giả sách Đại Nam nhất thống chí rằng Độc Tôn... họ “vì lẽ gì đó gọi lầm là Ngọc Bội”. Nếu tiếp cận được nguyên bản chữ Hán, có thể thấy họ không hề nhầm lẫn như vậy !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Tuấn Nghi, Tảo Trang: Câu đối, hoành phi, đề tự bằng chữ Hán trong đền Ngọc Sơn Hà Nội. Tạp chí Hán Nôm, số 1/1991, tr.69-80.

(2) a) Doãn Kế Thiện: Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội - xuất bản năm 1938, Nxb. Hà Nội tái bản năm 1999, tr.93-104.

B) Lịch sử thủ đô Hà Nội. Trần Huy Liệu chủ biên, Viện sử học, H. 1960, tr.406.

c) Nguyễn Vinh Phúc, Trần Huy Bá: Đường phố Hà Nội. Nxb. H. 1979, tr.228-231;

Nguyễn Vinh Phúc: Hồ Gươm huyền thoại - trong sách Hồ Gươm. Hoàng Kim Đáng chủ biên. Nxb. VH - TT, H. 2000, tr.21.

d) Nguyễn Văn Uẩn: Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX . Nxb. H. 1995, T.II, tr.342-353.

e) Từ điển bách khoa Việt Nam - H. 1995, T.I, Từ mục Đền Ngọc Sơn.

g) Ngô Thế Long: Đình và đền Hà Nội - Nxb. VH - TT, H. 1998, tr. 235.

(3) Vũ Thế Khôi: a) Hồ Hoàn Kiếm đầu thế kỷ XIX qua thơ văn Vũ Tông Phan - Tạp chí Xưa & Nay, số 74, tháng 4-2000; B) Một tấm bản đồ quý về Hà Nội xưa - Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 11/2000, tr.3-14, cũng đăng giản lược trên báo Lao Động, 7/11/2000; ánh Tuyết, Vũ Thế Khôi: Biên niên các sự kiện chủ yếu vùng hồ Hoàn Kiếm (đến đầu thế kỷ XX) - trong sách Hồ Gươm. Hoàng Kim Đáng chủ biên. Nxb. VH - TT, H. 2000, tr.184-189.

(4) Đại Việt sử ký tục biên. Nxb. KHXH, H. 1991, tr.222-231.

(5) G. Dumoutier: Les Pagodes de Hanoi. - Imprimerie - Typographique F.H.Schneider, Hanoi, 1887, pp. 13 - 14.

(6) Vũ Tông Phan: Tuyển tập thơ văn. T/T Văn hóa & Ngôn ngữ Đông tây xuất bản, H. 2001, tr.232-235; nguyên bản chữ Hán tr.346-347.

(7) Vũ Thế Khôi: Câu đối đền Ngọc Sơn - một di sản văn hóa quý giá. Tạp chí Văn hiến Việt Nam, số 9 - 10/2001.

(8) Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long. Vũ Thế Khôi (chủ biên). T/T Văn hóa & Ngôn ngữ Đông Tây. H. 2001, tr.225-228.

(9) Sđd. trên, tr.240-242 và 253-254; cũng có thể xem: Tạp chí Hán Nôm, số 3/2000 (bài Nguyễn Tư Giản - Trưởng môn Hồ đình với Lỗ Am tiên sinh).

(10) Tuyển tập văn bia Hà Nội, q.II. Nxb. KHXH, H. 1978, tr.178.

(11) Sđd. ở chú (6), tr.233, nguyên bản chữ Hán 247./.

2. Lê Quý Đôn toàn tập. Tập III, Đại Việt thông sử, Nxb. KHXH, H. 1978.

3. Sắc phong Phúc Vương (Hán văn).

4. Tập thiện hội bi (Hán văn).

5. Tư liệu điền dã ở làng Tây Mỗ 2001-2002.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐỒ ĐỒNG THƯƠNG Ở LÀO

Sang Lào để xem cổ vật thời Thương Chu của Trung Hoa, nghe vậy ai cũng bảo là chỉ có mà đồ rởm, đồ nhái từ Tàu mang về. Thật giả khó phân, nhưng cầm sách Đồ đồng thau Trung Quốc (tác giả Lý Tùng, Phó viện trưởng Viện mỹ thuật Viêm Hoàng) sang Lào thì gặp rất nhiều cổ vật được kể trong các bảo tàng của Trung Quốc lại thấy bán ngoài chợ của Lào.

Đồ thời Thương Chu là đỉnh cao của nghệ thuật đồng thau phương Đông. Ở thời kỳ này những đồ đồng đều là những đồ vật thuộc về tầng lớp quí tộc, vua chúa, thể hiện thần quyền và quân quyền nên thường là những đồ to, nặng, tạo hình và hoa văn mang vẻ nghiêm trang, kỳ bí.

Một trong những đồ đồng Thương Chu có thể gặp thời kỳ này ở Lào là những chiếc hủy quang đựng rượu. Quang là dạng cốc đựng rượu lớn, có 3 hay 4 chân, được trang trí bằng các hình chim thú. Trong Kinh Thi và những tài liệu cổ đại khác đều có nhắc đến dụng cụ đựng rượu hủy quang này. Những chiếc quang chỉ làm vào thời Thương và Tây Chu. Từ cuối Tây Chu trở đi hủy quang không còn được đúc nữa.

Posted Image

Điền hình gặp ở Lào là chiếc quang hình chim thú đời nhà Thương. Một chiếc quang giống như thế này được bảo quản ở Bảo tàng mỹ thuật Freer Hòa Kỳ, nhưng ở Lào lại có thể thấy có vài chiếc. Chiếc quang này được trang trí bằng hơn 30 hoa văn lập thể hình động vật. Phần nắp đậy phía trước là hình con quỳ long có sừng cong đang nhe răng. Phần sau lại là một quái thú mõm cá có sừng nhọn. Phần lưng hai bên là cảnh hổ và cá rượt đuổi nhau. Trên lưng là một loài bò sát có chân như thằn lằn nhưng có 2 râu dài tròn như ốc sên.

Trên phần cốc đầu trước là một con chim mỏ nhọn. Phần quai cầm là một con chim khổng lồ đang đứng, có mào lớn rộng, mỏ tù. Hai bên cốc có một loạt những hình động vật kỳ lạ như một con rắn đầu có tai, một con dạng như nòng nòng, nhưng cũng có đầu như đầu hổ, con tôm cong, con ốc. Với những hoa văn động vật lập thể, kỳ dị toàn chiếc quang toát ra một vẻ thần bí, nghiêm trang, có phần dữ tợn.

Trên chiếc quang có đủ các con vật trên trời (chim), dưới đất (thú, bò sát) và dưới nước (cá tôm). Sự có mặt của con người cũng không thiếu. Ở phần chân đế, 2 chân sau là 2 người thân rắn. Người có thân rắn trong truyền thuyết Trung Hoa là Nữ Oa và Phục Hy. Phục Hy và Nữ Oa được coi là những vị thần sáng tạo ra loài người. Hình Nữ Oa và Phục Hy trên chiếc quang như vậy сó lẽ là hình ảnh cổ nhất về hai vị này còn lưu lại được tới ngày nay. Chiếc quang là cả một thế giới sinh vật và con người thu nhỏ rất đầy đủ.

Dạng quang đựng rượu khác gặp ở Lào là hình các động vật bốn chân có sừng. Những loài vật này gần gũi, thực hơn, nhưng cũng không kém phần nghiêm trang, tinh tế. Trước hết phải nói đến chiếc quang hình con tê giác bằng đồng độc đáo. Con tê giác này có phần đầu rất lớn, một sừng to, cong, vươn ra phía trước. Sừng khác nhỏ hơn ở trên trán. Tai tê giác nhọn. Phần sau của nắp quang là hình mặt lợn, mõm rộng, tai cong.

Posted Image

Con mắt của chú tê giác này to tròn, rất sống động. Cổ vật sau khi cạo phủi lớp đất gỉ bề mặt, lộ ra màu đồng thau óng ánh, như bước ra từ quá khứ 3000 năm trước.

Phần thân chiếc quang được trang trí bằng những hoa văn nổi. Dài theo thân quang ở mỗi bên là hình một con chim lớn, cách điệu, mỏ tù, đuôi dài, mào cong như con chim phượng trên chiếc quang ở trên. Phần ngực tê giác hai bên có hình con quì long nhỏ, có sừng, đang há miệng, quay đầu về phía con chim phượng.

Dạng quang hình động vật tương tự ở Lào còn gặp như hình con trâu, đuôi hình chim. Hay ở Thanh Hóa trong Bảo tàng cổ vật Hoàng Long cũng có chiếc quang hình con lợn có sừng tương tự.

Như vậy trên các chiếc quang đồng thời Thương Chu luôn bắt gắp họa tiết trang trí rồng – phượng đi đôi với nhau. Đây chẳng phải là hình ảnh Cha rồng Mẹ tiên trong truyền thuyết người Việt hay sao?

Điều lạ nữa là hình ảnh con tê lại gặp trong các cổ vật thời Thương Chu. Ví dụ như chiếc đôn đựng rượu Tiểu Thẩn Du đời Thương hiện bảo quản tại Bảo tàng nghệ thuật châu Á San Francisco mang hình con tê giác. Loài tê giác được thể hiện là loài tê giác một sừng Java rất rõ, với một sừng lớn ở phía trước và sừng nhỏ phía sau. Loài tê giác này này chỉ có phân bố hạn chế ở vùng phía Nam, không thể nào có ở khu vực Hoàng Hà (xem bản đồ). Vậy tại sao đồ đồng thời Thương lại biết thể hiện hình tê giác?

Posted Image

Bản đồ phân bố Tê giác Java (Rhinoceros sondaicus) hiện tại và trong quá khứ (theo Foose và Van Strien, 1997)

Như đã nói trong bài trước, con Tê trong sử sách còn gọi là con Tây. Đây là con vật tượng trưng cho phía Tây của Trung Hoa, là thần thú của nước Tề. Nước Tề nằm ở vùng có nhiều Tê giác và Tê tê chính là khu vực trung và hạ lưu sông Mê Kông. Sông Mê Kông trong Hoa ngữ là Khung giang, hay con sông Khương chảy qua nước Tề, đất phong của Khương Thái Công nhà Chu. Con tê cuối cùng của khu vực này ở Nam Cát Tiên mới bị chết nhưng hình ảnh tê giác trong văn hóa Việt – Lào – Căm pu chia thì không thể xóa được.

Tương tự như Tê giác, con Voi là con vật không hề có trong tự nhiên ở khu vực “Trung Nguyên” quanh Hoàng Hà. Thế nhưng đồ đồng thời Thương lại thể hiện hình voi như chiếc đôn Lễ Lăng, hiện được giữ ở bảo tàng tỉnh Hồ Nam. Những con vật đồ đồng này là những “bằng chứng sống” rằng văn hóa Thương không chỉ nằm ở vùng Hoàng Hà mà ở xa hơn nhiều về phía Nam nơi có hàng triệu con voi (Lào) hàng ngàn con Tê (Căm pu chia).

Năm 1989 ở Đại Dương Châu, huyện Tân Can, tỉnh Giang Tây đã phát hiện một lăng mộ lớn thời Thương với 880 món đồ, trong đó có 480 đồ đồng. Trong số đồ đồng này có cả đỉnh đồng vuông hình hổ cao tới 95cm. Các nhà khoa học Trung Quốc chẳng biết giải thích thế nào về hàng loạt đồ đồng với trình độ đúc điêu luyện xuất hiện ở Nam sông Dương Tử, đành suy đoán đây là khu mộ của một thủ lĩnh nào đó ở miền Nam (!?), có ý cho rằng phương Nam còn chưa lập quốc như nhà Thương, văn hóa đồ đồng chỉ là chịu ảnh hưởng của nhà Thương…

Sự phong phú và quí giá của đồ đồng tại di chỉ Đại Dương Châu với niên đại Thương sớm, sớm hơn di chỉ ở Trịnh Châu hay An Huy cho thấy đây chính là khu vực đóng đô ban đầu của nhà Thương, trước khi Bàn Canh dời đô lên phía Bắc. Lăng mộ ở Tân Can rất có thể là lăng mộ của Thành Thang (vị vua Thương đầu tiên) hay một vị vua Thương khác trước thời Bàn Canh.

Posted Image

Những đồ đồng đựng rượu thời Thương Chu ở Lào còn thấy như những chiếc hòa (ấm), đôn, tước … đồng. Như chiếc ấm bốn chân voi sau, có phần thân hai mặt là hình Thao thiết tai hổ, có mõm như mõm lợn. Nắp ấm cũng là hình Thao thiết nhưng miệng rộng như đang cười. Tay cầm của ấm là hình rồng 2 đầu. Trang trí bằng hình Thao thiết (con vật có đầu mà không có thân) là nét đặc trưng của đồ đồng thời Thương.

Phải giải thích thế nào về sự hiện diện của những cổ vật thời Thương Chu ở Lào? Đất Lào chưa hề bao giờ bị Trung Quốc đánh chiếm, sao lại có những cổ vật Trung Hoa từ thời Tam Đại vậy? Liệu có phải là do dòng người di cư từ Trung Quốc sang mang đến hay không? Di cư từ Trung Quốc vào Lào thì chủ yếu là người Thái và người Mông. Nhưng xét kỹ, người Thái di cư sang Lào cỡ khoảng đầu công nguyên dưới thời Tây Hán. Còn người Mông chạy giặc sang Lào thì còn muộn hơn nhiều, dưới thời nhà Thanh sau này. Thời Thương Chu trước thời điểm di cư của người Thái vào Lào cả ngàn năm có lẻ. Người Thái và người Mông thì lấy đâu ra các đồ tế tự của nhà Thương nhà Chu vậy?

Sự có mặt một cách phong phú các cổ vật đồ đồng Thương Chu ở Lào không chỉ cho thấy một trình độ đúc đồng và văn hóa cao ở vùng này vào 2.000 – 3.000 năm trước mà còn chứng tỏ nơi đây chính là một trong những trung tâm của thiên hạ thời Thương Chu. Điều này hoàn toàn ủng hộ sử thuyết Hùng Việt cho rằng đất Lào là nước Lỗ, là vùng đất phong của Chu Công, nằm cạnh đất của thiên tử Chu.

- Toàn đồ đồng giả cả đấy, các bản gốc hiện ở bảo tàng Trung Quốc.

- Để giải quyết lịch sử Văn Lang hay Xích Quỷ, một trong những điểm mấu chốt là xác định ranh giới Xích Quỷ với Trung Quốc: chính là dòng Dương Tử (hàm ý con vua Kinh Dương Vương tức Lạc Long Quân). Sau trận chiến với Ân, ta "mất" đất Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang, cho nên đồ đồng thời kỳ này mang hoa văn nhà Thương. Đồng thời, khẳng định tuyệt đối là kinh đô của Xích Quỷ hay Văn Lang không thể ở 3 tỉnh trên, bởi nếu ở đó vua Hùng Vương bắt buộc phải lấy lại. Điều này, giải thích cho việc đồ đồng Thương vùng bắc Dương Tử có nhiều con thú phương nam. Dĩ nhiên, kinh đô Văn Lang không thể ở bắc Dương Tử được.

- Không nên nhầm lẫn Nghiêu, Thuấn, Chu là các vua Hùng - các triều đại này hoàn toàn khác nhau. Một chú ý sự logic, đó là Chu tiếp nối Thương thì 3 tỉnh trên cũng thuộc Chu, do vậy mới có phân phong cho con cháu nhà Chu. Dĩ nhiên, đồ đồng Chu cũng tiếp nối tại các vùng này.

- Cũng chú ý, Hồ Bắc và Hồ Nam đồng chủng đồng văn từ thượng cổ, cho nên 3 tỉnh trên đều tồn tại bình thường trong các triều đại Thương, Chu mặc dù tách rời Văn Lang.

- Từ đó, dễ dàng thấy:

Việt sử lược viết: Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương" là sai bét nhè rồi.

Cái quả trống đồng có trước thế kỷ thứ VII tr.CN bởi niên đại này là than tro xung quang đồ đồng, chứ không phải đồ đồng, chứng tỏ đồ đồng phải có trước đó. Vậy, 698 tr.CN quá trễ so với niên đại 2879 tr.CN vua Kinh Dương Vương lên ngôi.

Rất nhiều học giả "chết" vì Việt sử lược.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để giải quyết lịch sử Văn Lang hay Xích Quỷ, một trong những điểm mấu chốt là xác định ranh giới Xích Quỷ với Trung Quốc: chính là dòng Dương Tử (hàm ý con vua Kinh Dương Vương tức Lạc Long Quân). Sau trận chiến với Ân, ta "mất" đất Hồ Nam, Giang Tây và Chiết Giang, cho nên đồ đồng thời kỳ này mang hoa văn nhà Thương. Đồng thời, khẳng định tuyệt đối là kinh đô của Xích Quỷ hay Văn Lang không thể ở 3 tỉnh trên, bởi nếu ở đó vua Hùng Vương bắt buộc phải lấy lại. Điều này, giải thích cho việc đồ đồng Thương vùng bắc Dương Tử có nhiều con thú phương nam. Dĩ nhiên, kinh đô Văn Lang không thể ở bắc Dương Tử được.

Do kinh đô Văng Lang không thể ở Hồ Nam - Giang Tây - Chiết Giang cho nên nó phải nằm ở vùng Lĩnh Nam. Như vậy, kinh đô Văn Lang tại Việt Nam là hoàn toàn chính xác bởi:

- Tông miếu vua Hùng và tổ tiên các ngài ở đây.

- Sau Thương, tới Chu và Xuân Thu Chiến Quốc không có chiến tranh, chỉ tới Tần thì có cuộc chiến với vua An Dương Vương - do vậy, dễ dàng nhận thấy điểm này.

- Về bộ quản lý của vua An Dương Vương, dĩ nhiên là không thể Quý Châu được! Muốn tấn công Phong Châu thì phải vượt qua Quảng Tây hoặc Vân Nam, mà các bộ này thuộc Văn Lang. chúng ta có thể thấy sức mạnh của các bộ này trong mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm trống đồng.

- Nếu Vua An Dương Vương ở Quảng Tây thì làm sao Nhâm Ngao nắm giữ mảnh đất này khi Tần thất bại tại Việt Nam và rút quân về??? mà vua An Dương Vương không tấn công để giữ lại quê hương, tông miếu...

- Cuối cùng chỉ còn lại Vân Nam mà thôi: Vân Nam - Quý Châu - Tứ Xuyên có chung giống Thục là hoàn toàn chính xác.

- Cũng chú ý: Thục Tứ Xuyên và Thục nam Dương Tử đã khác nhau sau khi vua Đế Minh chia đôi nước cho Đế Nghi và Kinh Dương Vương. Cho nên, nói vua Thục chạy loạn từ Tứ Xuyên xuống Quý Châu hay Vân Nam lập lên dòng Thục Phán An Dương Vương là phi logic, thậm chí nhà Thục Tứ Xuyên đã bị diệt thời Tần rồi...

- Điểm then chốt, phải giải tiếp 3 trung tâm trống đồng trên trong mối quan hệ lịch sử như thế nào!

Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (I)

Chính thể Dạ Lang và Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc (I)

Geoff Wade

Người dịch: Hà Hữu Nga

Giới thiệu

Một trong những câu thành ngữ hầu như mọi người Trung Quốc xưa nay đều biết là 夜郎自大 Dạ Lang tự đại [1]. Theo sử liệu Trung Quốc thì Dạ Lang là một chính thể nằm ở phía nam của đế chế Tây Hán (206 TCN – 23 SCN). Còn đối với các bộ sử châu Âu thì nhà Hán là một trong những đế chế tồn tại lâu dài nhất của Trung Quốc. Vậy thì có phải chỉ duy nhất tồn tại mối quan hệ giữa “Dạ Lang” và “Trung Quốc”? Tôi cho rằng kể cả trước đây và bây giờ đều không phải như vậy, và mục đích của tiểu luận này là để chứng minh rằng cái tên Dạ Lang và Trung Quốc trong thực tế là có cùng một cội nguồn – từ cái tên bản địa của một chính thể Lô Lô/Di [2] rộng lớn kéo dài trong thời gian tối thiểu từ vài thế kỷ TCN đến những thế kỷ đầu SCN. Điều này sẽ được thực hiện trước hết bằng việc xem xét cái mà giờ đây chúng ta biết về Dạ Lang từ các nguồn sử liệu chữ Hán, sau đó bằng việc khảo sát hàng loạt lý thuyết về nguồn gốc cái tên Trung Quốc, và cuối cùng thông qua việc tổng hợp biên niên sử Lô Lô/Di để minh họa rõ cái tên bản địa của một chính thể phi Hán lại được sử dụng như một ngoại danh cho một chuỗi chính thể Hán ở Đông Á.

Dạ Lang trong sử liệu Hán

Các sử liệu Hán dính dáng đến Dạ Lang đều gắn liền với những gì liên quan đến chính thể 牂牁 Tang Ca, được đề cập trong các văn bản có niên đại Chiến quốc, cho thấy nó tồn tại trong khoảng thế kỷ VII TCN. Các công trình [3] về sau này cho biết về một cuộc tấn công của Trương Kiểu, một tướng nhà Chu [4] chống lại Dạ Lang/Tang Ca vào cuối thế kỷ IV hoặc đầu thế kỷ III TCN. Trong thế kỷ I TCN, các văn bản chữ Hán cho chúng ta biết, Dạ Lang đã gây chiến với các chính thể láng giềng để mở rộng quyền lực và lãnh thổ. Một truyền thống có lẽ là bản địa khác cũng được ghi lại trong các văn bản chữ Hán sớm, nói về một vị “trúc vương” của Dạ Lang đã được sinh ra từ một thân trúc và đã cai quản vùng 遯水 Độn Thủy.[5]

Có thể khẳng định rằng các tư liệu viết về Dạ Lang khá rời rạc và rõ ràng tản mát ở nhiều nguồn khác nhau. Những tư liệu chi tiết nhất về chính thể này và láng giềng của nó xuất hiện trong 史记 Sử ký của Tư Mã Thiên vào thế kỷ I TCN. Các đoạn có liên quan của công trình này đã được Burton Watson dịch ra tiếng Anh và có trong phần phụ lục của tiểu luận, nhưng vì mục đích của bài viết, nên chỉ có thể cung cấp phần tóm tắt ngắn gọn.

Từ các diễn giải này chúng ta có thể lượm lặt một vài ý tưởng liên quan đến việc người Trung Quốc đã hiểu chính thể này và một số sự kiện tác động đến nó như thế nào. Chương 116 của bộ 史記 Sử ký, viết về các man dân vùng tây nam [6], ngay từ câu đầu tiên đã cho chúng ta biết rằng quốc chủ Dạ Lang là thủ lĩnh chính trị chủ yếu của cư dân vùng này, điều đó cho thấy một điều gì đó về quyền lực và ảnh hưởng của Dạ Lang trong vùng vào các thế kỷ cuối cùng trước công nguyên. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ lĩnh chính trị khác thể hiện một hệ thống các thái ấp hoặc hệ thống thứ bậc về quyền lực. Trong số các tù trưởng của người 靡莫 Mi Mạc sống ở phía tây Dạ Lang có thủ lĩnh của người 滇 Điền, [7] còn ở phía bắc thì có nhiều thủ lĩnh chính trị nhỏ hơn, trong đó hùng mạnh nhất là thủ lĩnh Cung Đô 邛都. Tất cả các nhóm người này đều là các xã hội làm nông định cư. Xa về phía tây có các bộ lạc chăn nuôi du mục có các tên gọi người Thủy và Côn Minh.

Khi người Hán tấn công Đông Việt trong những năm 130 TCN thì người ta bắt đầu biết rằng dọc theo con sông có kinh đô của người Nam Việt, gọi là Tây Giang chảy qua thành phố Quảng Châu bây giờ nối liền với sông Tang Ca [8] là thuộc vùng đất của chính thể Dạ Lang. Người ta cũng biết thêm rằng Nam Việt vương đã sử dụng tuyến đường thủy này để cố kiểm soát chính thể Dạ Lang. Sau này, nhằm xóa bỏ bằng được quyền lực của Nam Việt, triều đình nhà Hán đã xây dựng kế hoạch sử dụng quân đội của người Dạ Lang tiến xuôi dòng để tấn công thủ lĩnh Nam Việt. Cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa biết chắc liệu cuộc tấn công ấy đã từng đưa lại kết quả hay không, mặc dù thực sự đã có các cuộc thương thảo giữa sứ bộ nhà Hán là Đường Mông và thủ lĩnh Dạ Lang 多同 Đa Đồng, và theo các sử liệu của nhà Hán thì quận 犍為 Kiền Vi đã được thành lập trong vùng, và con đường nối Dạ Lang với các chính thể của người Hán xa hơn về phía bắc đã được bắt đầu mở, nhưng lại không bao giờ hoàn thành. Vì nhà Hán bận bịu với nhiều sự kiện ở biên giới phía bắc nên kế hoạch mở rộng về phương nam đã phải gác lại.

Có một điều rõ ràng là vào giai đoạn này, Dạ Lang đã kiểm soát một dân số lớn, có năng lực quân sự hùng mạnh, với số quân lính lên đến 100.000 người. Vì vậy rõ ràng Hán triều thực sự có tham vọng lớn nhằm kiểm soát Dạ Lang bằng việc mở một con đường xuyên qua đất Thục đến chính thể này, hoặc bằng cách chiếm Nam Việt rồi đi ngược lên. [9] Không còn nghi ngờ gì nữa, tối thiểu điều đó cũng phù hợp với các hiểu biết đã có về Dạ Lang như một trung tâm thương mại chủ chốt giữa các nền kinh tế của người Hán và các nền kinh tế thuộc đất Ấn Độ. Việc Trương Khiên thấy tơ lụa và đồ tre trúc của đất 蜀 Thục, đất 邛 Cung trên đất Khương Cư được ghi lại trong 史記 Sử kí đã chứng tỏ điều đó. Các cuộc thương thảo giữa sứ bộ Hán triều và các thủ lĩnh Điền và Dạ Lang về việc xác định tuyến đường đến Ấn Độ chính là nguồn gốc của thành ngữ 夜郎自大 Dạ Lang tự đại như đã đề cập ở trên. Các sự kiện này có niên đại khoảng những năm 120 TCN. Còn những bằng chứng khác về thương mại và con người qua lại vùng này gồm có các nhạc cụ và các nghệ nhân tiêu khiển từ đế chế Tây La Mã** đến kinh đô nhà Hán năm 120 TCN.

Mối quan hệ giữa Dạ Lang và các chính thể 且蘭 [11] Thả Lan và 頭蘭 Đầu Lan cũng được nhắc đến trong 史記 Sử ký, nhưng không được rõ ràng. 頭蘭 Đầu Lan nằm trong, hoặc nằm gần quận 犍為 Kiền Vi, đã bị tấn công, chịu quy phục nhà Hán, rồi theo nhà Hán tấn công Nam Việt. Sau đó, (vào khoảng năm 111 TCN, các sử liệu Hán cho biết***) các chính thể này đều trở thành các bộ phận của một quận mới Tang Ca, đặt tên theo tên của con sông đã được nói đến ở trên. Vì vậy mà có lẽ họ đã từng là các bộ phận hoặc là thần thuộc của chính thể Dạ Lang trước đó. Chính “Dạ Lang hầu” cũng đã đến kinh đô nhà Hán ở Tràng An để nhận ấn tín. Điều đó cho thấy việc làm suy yếu quyền lực của vị thủ lĩnh này và việc tích hợp ngày càng tăng đất đai của họ vào các chính thể của người Hán. Qúa trình thống thuộc ấy có lẽ đã gia tăng sau năm 86 TCN, sau khi nhà Hán đã đàn áp xong “cuộc bạo loạn” của 24 vùng tại 牂柯 Tang Ca, bao gồm cả 談指 Đàm Chỉ và 同並 Đồng Tịnh với 30.000 người. Nhà Hán đã lệnh cho Thục và Kiền Vi phải đưa 10.000 lính đến để trấn áp họ, và cuối cùng cuộc nổi dậy đã hoàn toàn thất bại****. Năm 27 TCN cũng có một cuộc nổi dậy tương tự như vậy của 郡夜郎王興 Dạ Lang vương Hưng, để rồi ông bị giết chết bởi chính bàn tay của các nhóm trung thành với Hán triều. Những sự kiện tương tự liên tiếp diễn ra trong những thế kỷ đầu công nguyên.

Nếu chúng ta tổng kết các nhận định trong các sử liệu Hán về Dạ Lang thì có thể thấy rằng trong khuôn khổ các giới hạn tạm thời của nó, chính thể Dạ Lang và tiền thân Tang Ca của nó đã mở rộng, với tư cách là một chính thể chủ yếu, ở vào thế kỷ III TCN, hoặc có lẽ thậm chí còn sớm hơn. Cho đến khi các giới hạn địa lý được quan tâm, thì Hậu Hán thư [12] đã lưu ý rằng Dạ Lang đã mở rộng về phía đông đến tận Giao Chỉ (bắc Việt Nam ngày nay), về phía tây đến Điền quốc (tập trung xung quanh hồ Điền Trì ở Vân Nam), và về phía bắc đến Cung Đô (ngày nay là Tứ Xuyên). Vì vậy đó là một chính thể rất rộng lớn và hùng mạnh, dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và đã thành thạo công nghệ đồ đồng tiến bộ nhất trong thời gian đó. Có nhiều quan điểm khác nhau về trung tâm chính trị của chính thể Dạ Lang, đối với một số nhà nghiên cứu thì Thả Lan là kinh đô của quận Tang Ca, và cũng là Dạ Lang. Tuy nhiên, quan điểm được chấp nhận phổ biến hơn cho rằng kinh đô của Dạ Lang nằm ở một nơi nào đó thuộc phía tây tỉnh Quý Châu ngày nay.

Nguồn gốc của cái tên Trung Quốc

Giờ đây chúng ta sẽ quay trở lại với vấn đề thứ hai trong tầm tay – nguồn gốc tên gọi “China”. Xã hội Hán cũng như chính thể Hán không sử dụng cái tên “China”, hoặc bất cứ một loại tên gọi nào như vậy với tư cách là một tự danh. Họ thường sử dụng tên các triều đại (Hán, Tống, Minh) [13] hoặc cái tên thông dụng 中國 [14] Trung Quốc để nói về chính thể của họ. Điều đó có nghĩa là “China” chính là một cái tên phi-Hán, ngày nay được nhiều ngôn ngữ phi Hán sử dụng [15] để gọi hàng chuỗi chính thể đã cai trị các xã hội Trung Quốc. Nhưng nguồn gốc cái tên đó từ đâu mà ra? Và nó đã phát triển như thế nào? Câu hỏi này đã từng khuấy tâm nhiều thế hệ các nhà Hán học phương Tây và chưa hề đạt được đồng thuận thực sự.

Các học giả theo truyền thống phương Tây từ lâu đã cho rằng việc đề cập sớm nhất đến nơi chốn hoặc chính thể có cái tên liên quan đến từ địa danh tiếng Anh “China” là Thinai (θίναι), được ghi trong Periplus Maris Erythraei. [16] Vị trí đó nằm ở cực bắc Ấn Độ dương, vượt khỏi Chrysê. Ptolemy, trong bộ Địa lý của ông viết vào thế kỷ II SCN đã nói đến vị trí đó dưới cái tên chính tả Sinai (Σίναι). Ba thế kỷ sau, Kosmas Indikopleustes trong tác phẩm Topographia Christiana [17] đã ghi lại cái tên Tzinitza, mà Laufer cho là đã phản ánh cái tên Ba Tư Čīnistān hoặc cái tên Phạn ngữ Cīnasthāna. [18]

Vào cùng thời gian đó, trong các kinh bổn Phật giáo được dịch ra chữ Hán, có nhắc đến một cái tên có vẻ là ““China/Cīna”, được phục nguyên là zhina thông qua một loạt ký tự - 脂那 china, 支那 china, hoặc 至那 chí na. Vào đời nhà Đường (618-907 SCN) một từ khác đã xuất hiện trong các văn bản Phật giáo chữ Hán: Mahā Cīna (摩訶支那 Mahā Chi Na hoặc 摩訶至那 Mahā Chí Na = Đại Cīna). Một văn bản thời nhà Đường của 慧苑 Huệ Nguyên: 華嚴經音義 – Hoa nghiêm kinh Âm nghĩa, có ghi: 支那 china, có thể được dịch là “tư tưởng”. Cái tên đó xuất phát từ một thực tế là nhiều người trong quốc gia này dấn thân vào tư tưởng, còn nhiều người thì lại cam kết vào hành động. [19] Đại sư Nam Tống 法雲 [20] Pháp Hiển trong sách 翻譯名義集 Phiên dịch Danh nghĩa tập của mình đã diễn giải cái tên này như sau: 支那,此名文物國 - Cīna là để gọi tên một nước văn vật” [21].

Ở phương Tây, việc thảo luận về nguồn gốc cái tên “China” có lẽ bắt đầu vào thế kỷ XVII, trong tập Novus Atlas Sinensis Tập Bản đồ mới về Trung Quốc - Vienna, 1655, vị giáo sĩ Dòng tên Martin Martini liên tưởng cái tên này với nước 秦 Tần [22]. Berthold Laufer cho rằng từ nguyên mà Martini đề xuất không phải là sáng tạo của bản thân ông, mà xuất phát từ giới Phật học Trung Quốc. Ông trích một đoạn kinh Tây Tạng Grub-mt‘a šel-kyi me-long – Gương trong Siddhānta [सिद्धार्थ*成就者* Thành tựu giả], năm 1740 để chứng minh [23]:

“Cái tên China trong ngôn ngữ của họ là 神土 Sen-teu Thần thổ - đất của thần linh. Một số tác giả đồng nhất nó với Dvīpa Pūrvavideha****. Người Ấn Độ gọi đất đó là Mahā Tsīna, mahā nghĩa là to lớn, còn Tsīna là cách viết sai lạc của chữ Ts’in [秦] Tần. Trong số các Hoàng đế Trung Quốc thì Thủy hoàng, hoàng đế Tần là vị quốc chủ rất mạnh. Ông đã chinh phục các dân tộc láng giềng và xác lập quyền lực của ông tại hầu hết nước, đến mức là tên ông với tư cách là Hoàng đế nước Tần đã trở nên nổi tiếng ở cả những vùng xa xôi hẻo lánh của thế giới. Theo thời gian, với sự thay đổi liên tục của ngữ âm, cái tên Ts’in [秦] đã biến thành Tsin và sau đó thành Tsina hoặc Tsīna, đó chính là nguồn gốc cái tên chữ Phạn महाचीन* Mahā Tsīna (Đại Trung Hoa).”

Laufer cho rằng ngay cả cái tên này hình như cũng không phải là nguồn gốc của lập luận ấy và gợi ý, mà không có bằng chứng, rằng tác giả Tây Tạng có lẽ “đã bắt gặp quan điểm này của tác giả Trung Quốc”, nhưng đồng thời lại vẫn đồng ý rằng “truyền thống Trung Quốc chắc có lẽ không đưa ra bằng chứng thuần túy cho tính chính xác của một từ nguyên” [24]. Ở đây cũng cần phải nhắc lại, như Laufer đã xác quyết, rằng lý thuyết về mối tương liên giữa tên của chính thể Tần và cái tên “China” không loại trừ là của phương Tây. Nhưng, mối tương liên giữa Tần và China là lập luận diễn giải chủ yếu cho cái tên China vào đầu thế kỷ XIX.

Trong nửa sau của thế kỷ XIX, Baron F. von Richthofen đã đề xuất rằng cái tên China có nguồn gốc từ tên quận日南 Rinan Nhật Nam thời Hán, ngày nay thuộc Việt Nam. Ông đề xuất quan điểm này dựa trên cơ sở tương đồng ngữ âm và đây là cảng biển thương mại duy nhất với nước ngoài vào đầu Công nguyên. [25] Terrien de la Couperie đã phản đối quan điểm này bằng cách cho rằng Nhật Nam không phải là một cảng biển ở Bắc Kỳ, và cách phát âm cổ của những ký tự ấy có lẽ không hề tương đồng với “China”. Và ông thay thế bằng quan điểm cho rằng chúng ta nên xem xét Điền quốc [Dian], một chính thể sớm ở Vân Nam, bởi vì cách phát âm trung cổ của Dian [tεn] được đề xuất đã cung ấp đủ bằng chứng tương tự về ngữ âm để có thể phát triển thành “China”. Herbert Giles bác bỏ cả hai quan điểm trên vì đó chỉ là các phỏng đoán, và vẫn lựa chọn cái tên Ts’in 秦 Tần như là nguồn gốc của “China” [26].

Một yếu tố mới đã được nhà Phạn học Hermann Jacobi đưa vào cuộc tranh luận khi ông công bố một bài viết vào năm 1911. [27] Trong bài viết này, ông mô tả một tài liệu tham khảo liên quan đến từ Cīna trong tác phẩm kinh điển của Ấn Độ अर्थशास्त्र* Arthaśāstra của कौटिल्य* Kautilīya, viết về nghệ thuật kinh tế chính trị trong quản lý quốc gia. Ông là một thượng thư của nhà vua Chandragupta của Maurya, có thể có niên đại vào khoảng 300 TCN. Tham khảo này nói về nghề tơ tằm và dệt vải được làm ra ở nước Cīna,[28] chắc chắn gợi về một địa hạt văn hóa tại Đông Á. Bài viết cũng minh họa việc sử dụng từ Cīna trước thời nhà Tần thống trị thế giới Trung Hoa. Cả Berthold Laufer [29] và Paul Pelliot [30] đều đưa phát hiện mới này vào các nghiên cứu của họ, riêng Laufer thì kết luận rằng “rất có thể Cīna là một cái tên cổ (có lẽ là của người Malay) gắn bó với vùng ven biển tỉnh Quảng Đông và tuyến duyên hải lùi xa về phương nam, vào những thời điểm trước khi người Hán đến định cư tại các vùng này”. [31] Pelliot, một phần dựa vào các nghi ngờ của ông về việc xác định niên đại của अर्थशास्त्र* Arthaśāstra và một phần dựa vào việc sử dụng tên gọi Qin ren (秦人) Tần nhân, hoặc “người Tần” trong các văn bản Hán cổ, vẫn tiếp tục duy trì niềm tin kiên định của ông vào mối tương liên giữa Qin [Tần] và China.[32] Vào đầu thế kỷ XX, học giả Trung Quốc 夏曾佑 Hạ Tằng Hựu [33] nhận ra cái tên này có nguồn gốc là một từ Ấn Độ, với nghĩa biên giới, nhưng ông lại không nói rõ là từ nào. [34]

Năm 1919, trong một nghiên cứu rất có ảnh hưởng Sino-Iranica Trung Quốc – Iran, Laufer lại có vẻ đề cập đến các nguồn gốc của cái tên China. [35] Ông lưu ý rằng những cái tên Ba Tư dùng để gọi Trung Quốc gồm có Čīn, Čīnistān và Čīnastān, và những cái tên Ba Tư trung thế kỷ gồm có Čēn và Čēnastān. Còn những cái tên người Armenia gọi Trung Quốc cũng gồm có Čen-k’ và Čenastan. Một cái tên Khương Cư - Sogdian sớm còn được ghi lại là Čynstn (Čīnastān). Ông còn lưu ý thêm là từ tiếng Phạn चीन* Cīna và các biến thể tiếng Hy Lạp của Čīnai (Σίναι và θίναι), cho phép đi đến kết luận rằng có vẻ như “các cách gọi tên Trung Quốc của người Ấn Độ, Iran và Hy Lạp đều có một nguồn gốc chung và nguyên mẫu này có thể được tìm thấy ở chính Trung Quốc”. Ông kết luận rằng “Giờ đây tôi nghiêng về phía cho rằng ở một mức độ khả thể nào đó trong lý thuyết cũ thì cái tên “China” cần phải được tìm nguồn gốc cho đến thời Tần”. [36] Ông tiếp tục gợi ý rằng trong khi Pelliot không thể đưa ra được một lý lẽ ngữ âm học thuyết phục cho khả năng Qin/Ts’in [秦 Tần] là cội nguồn của cái tên China, thì ý nghĩa ngữ âm cổ của Qin/Ts’in (秦) là *din, *dzin, *džin or *dž’in, với phụ âm kêu ngạc cứng hoặc âm răng ban đầu và nó có thể được thể hiện trong phụ âm vô thanh ngạc cứng Č của tiếng Iran. Ông kết luận “Một mặt, sự đồng thuận về ngữ âm học này, và mặt khác, sự trùng hợp của tiếng Phạn, Iran, Hy Lạp dùng để gọi tên Trung Quốc đã thúc đẩy tôi chấp nhận từ nguyên Ts’in [秦 Tần] như là một lý thuyết khả thể. [37] Lập luận này cũng được học giả người Nhật Takakuwa Komakichi 高桑駒吉 Cao Tang Câu Cát [38] ủng hộ trong công trình nghiên cứu Chūgoku bunkashi 中国文化史 Trung Quốc Văn hóa sử.

Sau này trong một công trình về Marco Polo, mà ông không thể hoàn thành trước khi mất, Pelliot đã xem lại các nghiên cứu và các lý thuyết liên quan đến vấn đề nguồn gốc tên gọi China và vẫn xác quyết về tính đúng đắn của lý lẽ Qin/Ts’in [秦 Tần], bằng cách đưa ra toàn bộ các bằng chứng ông đã thu thập cả đời về vấn đề này. [39] Ông hân hoan nhắc nhở về sự xác nhận của Laufer, Otto Franke và Albert Hermann. [40] Các học giả Trung Quốc mới đây đã xem xét cẩn trọng một loạt cách giải thích đã được đề xuất về cái tên “China”. 葛方文 Cát Phương Văn cho rằng Cīna là một từ tiếng Phạn để chỉ “phương Đông” và nó đã trở thành một cái tên thông dụng cho vùng biên giới phía đông Ấn Độ, rồi sau này cho phức hợp văn hóa mà ngày nay gọi là Trung Quốc. [41] Về cơ bản thì đó là sự tiếp tục lập luận của Hạ Tằng Hựu vào đầu thế kỷ XX. 苏仲湘 Tô Trọng Tương đã theo đuổi một hướng đi khác, khi cho rằng chúng ta cần tìm nguồn gốc của cái tên China từ tên gọi nước 荆 Kinh cổ. [42] 饒宗頤 Nhiễu Tông Di cũng xem xét các văn bản Ấn Độ có liên quan và xác định thêm các tài liệu tham khảo đối với cái tên Cīna trong tác phẩm Arthaśāstra, trong công trình của Kālidāsa vào thế kỷ IV SCN (đã sử dụng tên gọi Cīnamśuka hoặc Cīna Tơ tằm), và thậm chí cả trong Mahābharata.[43] Ông có vẻ chấp nhận rằng việc thể hiện sớm nhất cái tên Cīna là ở tác phẩm Arthaśāstra, và đồng ý rằng địa danh ấy có nguồn gốc từ tên gọi nước Tần. [44] Haraprasad Ray đã trình bày tỷ mỷ các tham khảo về cái tên Cīna xuất hiện trong các văn bản Ấn Độ cổ điển [45], và ủng hộ quan điểm cho rằng nước Kinh chứ không phải là nước Tần mới là nguồn gốc của tên gọi China.

Cho đến ngày nay, cơ bản đó là tất cả những gì chúng ta hiểu biết được về các cội nguồn tên gọi China. [46] Các nhà Hán học phương Tây trước đây đã đạt đến được những gì hầu như có thể được gọi là một sự đồng thuận rằng tên gọi này xuất phát từ tên chính thể của đế quốc Tần, một số học giả Trung Quốc và Ấn Độ thì lại cảm thấy rằng tên gọi nước Kinh mới xứng đáng là ứng viên, trong khi đó chí ít cũng có một chuyên gia lịch sử Trung Quốc chủ trương rằng tất cả các tên gọi đó đều không có vẻ gì là nguồn gốc cả. [47] Ở đây, có lẽ cũng đáng để chỉ rõ rằng không có một nhà nghiên cứu nào về vấn đề này coi là đáng giá để đặc biệt lưu ý rằng trong khi Tần và Kinh là những cách thể hiện từ đơn âm tiết sớm nhất của từ Cīna thì các hậu duệ của nó lại là các từ song tiết. Vấn đề này sẽ được làm rõ thêm dưới đây. _______________________________

Nguồn: Geoff Wade 2009. The Polity of Yelang (夜郎) and the Origins of the Name ‘China’. Institute of Southeast Asian Studies, Singapore. Victor H. Mair, Editor Sino-Platonic Papers Department of East Asian Languages and Civilizations University of Pennsylvania, Philadelphia, PA 19104-6305 USA.

Tác giả: Geoff Wade (韋傑夫 Vi Kiệt Phu) là một sử gia chuyên về các diễn giải lịch sử Trung Quốc – Đông Nam Á và biên niên sử so sánh, đặc biệt là công trình cơ sở dữ liệu Southeast Asia in the Ming Shi-lu [Minh Thực Lục*]: An Open Access Resource, cung cấp cho người đọc hơn 3000 tài liệu tham khảo về Đông Nam Á được dẫn từ biên niên sử đời nhà Minh; ông cũng vừa chủ biên bộ sách đồ sộ China and Southeast Asia (Routledge, 2009), gồm 6 tập khảo sát các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lâu dài về các mối quan hệ Đông Nam Á – Trung Quốc.

Người dịch chú:

* Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

** Có thể Geoff Wade đã nhầm Đông La Mã với Tây La Mã.

*** Trong số sử liệu Hán thì Sử kí, Tây nam di liệt truyện còn ghi rõ về các sự việt này như sau: 及至南越反,上使馳義侯因犍為發南夷兵。且蘭君恐遠行,旁國虜其老弱,乃與其眾反,殺使者及犍為太守。漢乃發巴蜀罪人嘗擊南越者八校尉擊破之。會越已破,漢八校尉不下,即引兵,行誅頭蘭。頭蘭,常隔滇道者也。已平頭蘭,遂平南夷為牂柯郡。夜郎侯始倚南越,南越已,會還誅反者,夜郎遂入朝。上以為夜郎王。南越破後,及漢誅且蘭、邛君,並殺筰侯,厓駹皆振恐,請臣置吏。乃以邛都為越巂郡,筰都為沈犁郡,厓駹為汶山郡,廣漢西白馬為武都郡。[史記,西南夷列傳第五十六]

Đến lúc Nam Việt làm phản, Hoàng đế sai Trì Nghĩa hầu, dựa vào Kiền Vi mà xây dựng quân đội người Nam di. Chủ tể người Thả Lan sợ hãi chạy dài, nước bên cạnh bắt lấy người già cả đau yếu, rồi giúp dân chúng làm phản, giết sứ giả được cử đến Kiền Vi làm thái thú. Sau đó nhà Hán thử lấy tội nhân Ba Thục đánh Nam Việt, tám hiệu úy cùng đánh phá. Gặp lúc Nam Việt bị phá, tám hiệu úy Hán không hạ nốt, mà tức thì dẫn quân đi đánh Đầu Lan. Đầu Lan bị Điền quốc ngăn cách. Bình định xong Đầu Lan, rồi diệt nốt Nam di để lập Tang Kha quận. Dạ Lang hầu, ban đầu ỷ thế Nam Việt, Nam Việt không thuận, bèn quay ra đánh lại. Sau đó ưng thuận nhập triều. Hoàng đế phong cho làm Dạ Lang vương. Nam Việt đánh sau lưng, nhân lúc Hán phạt Thả Lan, Cung quân, đồng thời giết Tạc hầu, Nhai Mang thảy đều rung sợ, quy phục, và sắp xếp lại ngạch. Sau đó lấy Cung đô làm quận Việt Tây, Tạc đô làm quận Trầm Lê, Nhai Mang làm quận Vấn San, gia tăng người Hán về phía tây Bạch Mã làm quận Vũ Đô. [sử kí, Tây nam di liệt truyện, đệ ngũ thập lục].

《史記•西南夷列傳》載:“建元六年,大行王恢擊東越,東越殺王郢以報。恢因兵威使番陽令唐蒙風指曉南越。南越食蒙枸醬。蒙問何從來,曰'道西北牂牁,牂牁江廣數里,出番禺城下'。蒙歸至長安,問蜀賈人,賈人曰:'獨蜀出枸醬,多持竊出市夜郎。夜郎者,臨牂牁江,江寬百餘步,足以行船。蒙乃上書上曰:…“竊聞夜郎所有精兵,可得十餘萬,浮船牂牁江,出其不意,此制越一奇也。誠以漢之強,巴蜀之饒,通夜郎道,為置吏,易甚'。上許之。乃拜蒙為郎中將,將千人,食重萬餘人,從巴蜀笮關入,遂見夜郎侯多同。蒙厚賜,喻以威德,約為置吏。”

Sử kí - Tây nam di Liệt truyện chép: “Năm Kiến Nguyên thứ sáu, Đại hành lệnh Vương Khôi đánh Đông Việt, Đông Việt giết Vương Dĩnh để báo đáp. Khôi nhân có binh uy cử Phiên Dương lệnh Đường Mông hiểu dụ Nam Việt. Người Nam Việt cho Mông ăn món cẩu tương của người Thục. Mông hỏi: làm sao có được món này, người Nam Việt đáp: “Theo đường sông phía tây bắc Tang Ca, đi theo Tang Ca đến đất Quảng chỉ vài dặm, rồi tới thành Phiên Ngu ở hạ lưu”. Mông quay về Trường An, hỏi lái buôn người Thục, lái buôn nói: “Chỉ duy nhất đất Thục mới sản xuất được loại cẩu tương đó; hầu hết bị lấy trộm bán sang Dạ Lang. Nước Dạ Lang đó, đến địa phận sông Tang Ca thì sông rộng đến hơn trăm bộ, thoải mái bơi thuyền”. Sau đó Mông dâng thư, viết: “Trộm nghe, Dạ Lang có một đội quân tinh nhuệ có đến hơn 10 vạn người, bơi thuyền theo sông Tang Ca, bất ngờ một lần đánh lấy nước Việt. Thực sự thì Hán mạnh, Ba Thục giàu có, thông được đến Dạ Lang, biến thành tay chân, thật dễ”. Hoàng đế thuận lòng. Lại phong Mông làm Lang trung tướng, quản ngàn người, đưa hơn vạn dân cùng đi, theo đường Ba Thục - Trách Quan mà vào, gặp được Dạ Lang hầu Đa Đồng. Mông đối đãi với Đa Đồng nồng hậu, tỏ rõ uy đức, khái định lại ngạch”.

****西漢始元元年,《漢書•昭帝紀》:“益州,廉頭,姑繒,牂柯,談指,同並二十四邑皆反;遣水衡都尉呂闢胡募吏民及發犍為,蜀郡奔命擊益州;大破之。”《漢書•西南夷傳》:“孝昭始元元年;益州廉頭,姑繒民反;殺長吏。牂柯,談指,同並等二十四邑凡三萬餘人皆反。遣水衡都尉發蜀郡,犍為奔命萬餘人擊牂柯;大破之。”

Tây Hán Thủy Nguyên nguyên niên – 86-TCN), “Hán thư - Chiêu đế kỉ” viết: “Ích Châu, Liêm Đầu, Cô Tăng, Tang Kha, Đàm Chỉ, Đồng Tịnh 24 vùng cùng làm phản, lệnh cho đô úy Thủy Hoành là Lữ Tịch Hồ chiêu mộ quân dân kịp đến Kiền Vi, Thục Quận, nhanh chóng chọn đánh Ích Châu, đại phá bọn làm phản”. “Hán thư – Tây Nam di truyện” viết: “Hiếu Chiêu Hoàng đế năm Thủy Nguyên nguyên niên, Ích Châu Liêm Đầu, Cô Tăng dân nổi lên làm phản, giết trưởng lại. Tang Kha, Đàm Chỉ, Đồng Tịnh tất cả 24 ấp với 30.000 dân cùng làm phản. Lệnh cho đô úy Thủy Hoành nhanh chóng tập hợp hơn một vạn quân dân Thục Quận, Kiền Vi đánh Tang Kha, đại phá phản loạn”.

***** Dvīpa Pūrvavideha द्वीप पूर्वविदेह, trong các bản dịch chữ Hán của bộ kinh Suramgama Sutra शूरंगम सूत्र 首楞嚴三昧經 Thủ Lăng nghiêm Tam muội kinh được dịch là: 佛婆提訶 Phật Bà Đề Ha; 東勝神洲 Đông Thắng Thần châu; 東毘提訶洲 Đông Bì Đề Ha châu].

Chú thích

1. A chengyu, or four-character axiom, often with historical allusion.

2. A linguistic grouping under the Tibeto-Burman language family. The traditional linguistic category is Lolo, but thespeakers of related languages in China today are classed as part of the Yi (彜) ethnic group.

3. The Huayangguo zhi (華陽國志· 南中志) and the Hou Han shu (後漢書· 西南夷· 夜郎傳), both works of the fourth century CE.

4. A large empire located to the south of the more Sinitic polities subject to the Zhou during the eighth–third centuries BCE. Its territory included the lower Yangtze and extended over what are today the provinces of Hubei, Hunan, Henan and Jiangsu.

5. Recorded in both Huayangguo zhi (華陽國志· 南中志) and Hou Han shu (後漢書· 西南夷· 夜郎傳). This is associated by some with the modern Beipan River (北盤江) in Guizhou, but others claim it to have been located in the Zunyi region of Guizhou. There is insufficient evidence at present to assign any firm modern identification to the river.

6. A reference to peoples south of the more Sinicized cultures of Ba and Shu in what is today Sichuan province. It thus included areas which are today Yunnan, Guizhou, northern Burma and northern Thailand.

7. A major bronze-using culture, which extended from approximately 1000 BCE to 100 CE, located to the south of the Dian Lake in modern Yunnan. The culture and polity have been detailed in Michèle Pirazzolit’Serstevens, La Civilisation du Royaume de Dian a l’Époque Han, d’après le matérial exhume à Shizhai shan (Yunnan) (Paris: École Française d’Éxtrême-Orient, 1974). Connections between this culture and the Dongson culture that evolved in the Red River valley are discussed in William Watson, “Dongson and the Kingdom of Tien” in William Watson, Studies in Chinese Archaeology and Art (London: The Pindar Press, 1997). Both textual and archaeological evidence suggests quite some interaction between the Yelang and Dian cultures.

8. Possibly the modern Beipan River (北盤江) in Guizhou.

9. The general expansionist policies pursued by the successive Han rulers are detailed in Yü Ying-shih, Trade and Expansion in Han China (Berkeley and Los Angeles: University of California Press, 1967).

10. This is recorded in the Hou Han shu, or the “History of the Latter Han.” See Charles Backus, The Nanchao kingdom and T’ang China’s southwestern frontier (Cambridge: Cambridge University Press, 1981), p. 18.

11. The seat of which was located near the modern Fuquan, some 70 kilometres to the east of the Guizhou capital Guiyang.

12. A history of the Latter Han dynasty (25–220 CE), written in the fourth century.

13. Sometimes prefixed by a Da (大 = Great) or Huang (皇 = Imperial).

14. Commonly rendered in English since the seventeenth century as “The Middle Kingdom.” This term seems to have first found its way into European languages during the reign of Dom Manuel I of Portugal (1495–1521), when it was rendered as: “O Império do Meio.” This is also the origin of many East Asian societies’ name for China: Chūgoku (Japanese); Jungguk (Korean); Trung Quốc (Vietnamese), all of which derive from readings of the graphs 中國. For some further background on the term, see Wolfgang Behr, “To translate’ is ‘to change’ - linguistic diversity and the terms for translation in Ancient China,” http://www.ruhr-uni-bochum.de/gpc/behr/RTF/translate.rtf p. 4.

15. Some of the variants include China (English, German, Portuguese, Dutch and Spanish); Chine (French); Chin ن... چي (Persian); Çin (Turkish); Kina (Swedish and Norwegian); Chiny (Polish); Čína (Czech), Kiina (Finnish); Cheen (Hindi) and Kína (Hungarian). All scholars accept that these terms share a common origin. Later foreign names for China, including Cathay, derive from variants of the name Khitan/Qidan, and are linguistically unrelated to the terms being discussed here.

16. “The Voyage around the Erythraean Sea.” Originally compiled between 80 and 89 CE, it is available in annotated English translation in Lionel Casson, The Periplus Maris Erythraei: Text with Introduction, Translation and Commentary (Princeton, NJ: Princeton University Press, 1989).

17. For which, see http://www.bautz.de/bbkl/k/Kosmas_i.shtml

18. Berthold Laufer, “The name China,” T’oung Pao, Vol. XVIII (1912), pp. 719–26.

19. “支那,翻为思維。經其國人多所思慮,多所制作,故以爲名.”

20. Fa Yun (1088–1158).

21. “支那,此名文物國.”

22. The Qin empire is usually assigned dates of 221–206 BCE and its ruler Qin Shihuangdi is credited in modern Chinese historiography with ending the Warring States period and creating the first “unified” Chinese polity. However, a Qin state had existed from possibly the ninth century BCE.

23. Laufer, “The name China,” pp. 720–21.

24. Laufer, “The name China,” pp. 722.

25. Ferdinand P.W. von Richthofen, China: Ergebnisse eigener Reisen und darauf gegründeter Studien (Berlin, 1877), Vol. 1, pp. 504–10.

26. Henry Yule and A.C. Burnell, Hobson-Jobson: A Glossary of Colloquial Anglo-Indian words and Phrases, and of Kindred Terms, Etymological, Historical, Geographical and Discursive (London: John Murray, 1903), pp.196–98.

27. H. Jacobi, “Kultur-, Sprach- und Literarhistorisches aus dem Kautilīya,” Sitzungsberichte der Königlich-Preussischen Akademie, XLIV (1911), pp. 954–73. See especially p. 961.

28. “kauceyam cīnapattācca cīnabhūmijāh.” See Chapter 11, p. 81.

29. Laufer, “The name China,” pp. 719, 724.

30. Paul Pelliot, “L’Origine du nom de ‘Chine.’” T’oung Pao, Vol. XVIII (1912), pp. 727–42.

31. Laufer, “The name China,” p. 726.

32. Pelliot, “L’Origine du nom de ‘Chine,’” pp. 736–40.

33. Xia Zengyou (1863-1924).

34. 夏曾佑,中國歷史教科書. Later reprinted as 中國古代史,上海,商務印書館, 1933.

35. Berthold Laufer, Sino-Iranica: Chinese Contributions to the History of Ancient Civilization in Ancient Iran, Chicago, Field Museum of History, 1919. See pp. 568–70.

36. Laufer, Sino-Iranica, p. 569.

37. Laufer, Sino-Iranica, p. 570.

38. Takakuwa Komakichi (1869–1927).

39. Paul Pelliot, Notes on Marco Polo, 3 vols., Paris, Imprimerie Nationale, 1963–1973. The discussion on the origins of the term “China” can be found under the entry “Cin” in Vol. 1, pp. 264–78.

40. Paul Pelliot, Notes on Marco Polo, Vol. I, p. 268.

41. Ge Fangwen 葛方文, “Zhongguo mingcheng kao”《中国名称考》[A Study of the Names of China], in Huadong shifan daxue xuebao《华东师范大学学报》1981 年第6 期.

42. Su Zhongxiang 苏仲湘, “Lun ‘Zhina’ yici de qiyuan yu Jing de lishi he wenhua” “论“支那”一词的起源与荆的历史和文化” [On the origin of the term China and the history and culture of Jing], in Lishi Yanjiu《历史研究》, 1979 年第4 期, pp. 34–48.

43. Jao Tsung-I (Rao Zongyi) 繞宗頤, “Shu bu yu Cinapatta: lun zaoqi Zhong, Yin, Mian zhi jiaotong”《蜀布與Cinapatta—論早期中印緬之交通》, [The Cloth of Shu and Cinapatta — On Early Links between China, India and Burma], Fanxue ji 梵學集[Collected Sanskrit Studies] (Shanghai: Shanghai guji chubanshe, 上海, 上海古籍出版社,1993), pp. 223–60. This is a selection of Professor Jao’s studies. This article was originally published in Taiwan in 1974. See especially pp. 230–235.

44. Jao, “Shu bu yu Cinapatta”, p. 235.

45. Haraprasad Ray, “The Southern Silk Route from China to India — An Approach from India” in China Report, Vol. 31 (1995), pp. 177–95. An interesting reference he cites from the Sabhaparva chapter of the Mahabharata has the ruler of Pragjyotish (Assam) employing in his army troops from Cina, who “lived beyond the mountain.” See p. 179.

46. A Chinese overview of these theories is contained in: Han Zhenhua, “Zhina mingcheng qiyuan kaoshi” in Chen Jia-rong and Qian Jiang, Han Zhenhua xuanji zhiyi: Zhongwai guanxi lishi yanjiu (Hong Kong: Centre of Asian Studies, University of Hong Kong, 1999), pp. 1–12. 韓振華,“支那名稱起源考釋”,陳佳榮,錢 江 編 “韓振華選集之一: 中外關係歷史研究”, 香港,香港大學亞洲研究中心,1999 年,1 12 頁. Professor Han, however, concluded that the name “China” derived from reference to Seres— China as “the country of silk.”

47. Endymion Wilkinson has offered an alternative origin, that “[the name China] is therefore more likely to have come from cīna, the Sanskrit for ‘thoughtful’ or ‘cultivated.’” However, this idea, which accords with Hui Yuan’s suggestion during the Tang dynasty, has not attracted much endorsement. See Endymion Wilkinson, Chinese History: A Manual (Cambridge, Mass.: Harvard University Asia Center, 2000), p. 753,n. 7.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Châu về Hợp (hiệp) Phố" ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại.

Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai). Các quan Tàu cứ bắt dân phải đi mò và nộp cống. Các ngọc châu vì vậy bỏ đi nơi khác.

Về sau có một người tên là Mạnh Thường về làm quan. Mạnh Thường thanh liêm và thương dân nghèọ Những ngọc châu tự nhiên lại trở về Hợp Phố.

Mỵ Châu và con của Mỵ Châu - Đế Muội trở về Quảng Đông - kinh đô Nam Việt. Ý NGHĨA CHÍNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bằng chứng khó cãi về người ngoài hành tinh ở Tây Tạng

  • Posted Image Từnhiều thập niên gần đây, những chiếc đĩa đá cổ Dropa được cho là một trong những minh chứng rõ ràng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh Những hiện vật này được tìm thấy vào thập niên 1940, từ chuyến khảo sát của GS Tề Phúc Thái, một nhà khảo cổ đến từ ĐH Bắc Kinh. Posted Image Khi khám phá hàng loạt các hang động ở vùng Bayan-Kara-Ula thuộc dãy Himalaya, nằm trên ranh giới giữa Trung Quốc và tây tạng nhóm khảo sát đã tìm được nhiều hàng mộ với những bộ xương dài 130 cm có đầu to khác thường và cơ thể nhỏ bé chôn trong đó. Chúng được cho là di cốt của người Dropa, một tộc người có xuất xứ từ bầu trời, theo truyền thuyết địa phương. Posted Image Không có văn bia nào trong các ngôi mộ, thay vào đó là hàng trăm đĩa đá rộng 30cm. Chúng có lỗ rộng 20mm ở trung tâm. Trên mặt đĩa khắc những vòng rãnh xoắn ốc kèm theo hình ảnh mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mặt đất, núi, động vật. Đặc biệt những chiếc đĩa này thể hiện cả hình ảnh “người ngoài hành tinh” và “đĩa bay” của họ. Các nhà khoa học đã xác định những chiếc đĩa Dropa có niên đại lên tới 12.000. Ít lâu sau khi được phát hiện, chúng được niêm phong lại và lưu trữ tại Đại học Bắc Kinh. Trong các thập niên sau đó, nhiều nhà khoa học đã cố gắng giải mã những chiếc đĩa đá này. Năm 1958, một nhà nghiên cứu tên Tsum Um Nui kết luận rằng mỗi đường rãnh trên đĩa Dropa thực sự là một loạt chữ tượng hình bé xíu theo loại mẫu và nguồn gốc chưa từng biết tới. Hàng chữ tượng hình quá nhỏ, phải có một kính phóng đại để xem chúng. Nhiều chữ tượng hình đã bị hỏng vì bị ăn mòn. Tsum khẳng định mình đã giải mã được các ký hiệu. Chúng kể câu chuyện về một phi thuyền của người Dropa đã bị rơi, và các thành viên trên phi thuyền đã bị người dân địa phương tàn sát. Những người sống sót phải cư trú ở vùng núi hẻo lánh cho đến chết vì không có cách nào để chế tạo một phi thuyền mới đưa họ quay về hành tinh của mình. Posted Image Năm 1965, GS Tề Phúc Thái và cộng sự đã công bố giả thuyết của mình về đĩa đá Dropa. Một lần nữa, câu chuyện về những người ngoài hành tinh xấu số được nhắc lại. Theo đó, một phi thuyền thử nghiệm chở những cư dân đến từ một hành tinh khác sau khi hạ cánh xuống vùng núi Bayan-Kara-Ula với ý định hòa bình đã các bị thành viên bộ lạc Ham ở khu vực tần công và tiêu diệt. Các nhà khoa học Nga đã đề nghị được xem các đĩa đá Dropa và nhiều trong số đó đã được gửi tới Moskva để kiểm tra. Sau khi phân tích hóa học, các nhà khoa học sửng sốt bởi những tấm đĩa chứa hàm lượng lớn cobalt và các chất liệu kim loại khác. Chúng chỉ có thể được chế tạo bởi một nền văn minh có trình độ khoa học cao. Posted Image Hiện tại, chỉ có rất ít thông tin về những đĩa đá Dropa đến được với quốc tế do sự tàn phá của cuộc Cách mạng văn hóa thập niên 1960 cũng như sự che giấu từ nhà chức trách Trung Quốc. Nhiều người cho rằng câu chuyện về chủng tộc Dropa lưu lạc đến trái đất chỉ là điều hoang đường. Trong khi đó, người Trung Quốc vẫn giấu kỹ những chiếc đĩa Dropa, và thế giới chỉ biết đến chúng qua những hình ảnh mờ nhạt được chụp từ nhiều thập niên trước.

Như đã nhận định: Tây Tạng là một bộ Văn Lang, vậy những đĩa đá hình tròn khắc chữ và hình nói lên điều gì???

12.000 năm là con số không rõ ràng và chắc chắn bởi đây là đá khắc, vẽ!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ ngọc Lương Chử - tiền thân văn hoá Thương?

Bách Việt trùng cửu

Trong khảo cổ học ngoài văn hoá đồ đá, đồ đồng, ... người ta thường hay không chú ý tới văn hoá khảo cổ đồ ngọc. Văn hoá đồ ngọc Lương Chử ở Triết Giang rất nên quan tâm vì có thể có liên hệ với Văn Lang (cũng như các khuyên tai ngọc thời Đông Sơn). Ở đây có hình tượng "Ngọc tông" thao thiết vuông tròn theo quan niệm trời tròn đất vuông (trong sự tích bánh chưng, bánh dầy). Văn hoá thờ đồ ngọc sau này còn ghi dấu nhiều trong các tín ngưỡng của đạo Giáo như Ngọc Hoàng, Ngọc Nữ...

Địa điểm khảo cổ Lương Chử gần Hàng Châu - Triết Giang được biết là điểm khảo cổ hậu kỳ đồ đá mới nổi tiếng bởi những đồ ngọc bích tuyệt đẹp với những hình thao thiết (taotie) độc đáo.

Posted Image

Một ngọc khí có thao thiết của văn hoá Lương Chử

Hình thao thiết này ở giai đoạn sau trở thành một đặc điểm của đồ đồng nhà Thương và Chu.

Posted Image

Thao thiết trên đỉnh đồng đời Thương

Với vai trò quan trọng của ngọc khí ở Lương Chử và đỉnh đồng trong văn hoá Thương (đồ tế tự, đồ dùng của tầng lớp khanh sĩ, vua chúa) thì có thể thấy văn hoá Thương phải bắt đầu từ vùng Nam Dương Tử chứ không phải ở Hoàng Hà. Điều này cũng trùng với cách giải thích sự có mặt của các địa điểm khảo cổ thời Tiền và Trung Thương ở Tân Can, Ngô Thành và Bàn Long Thành ven sông Dương Tử.

Cùng thời với Lương Chử ở hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông có văn hoá Long Sơn, được coi là một trong những nền văn hoá khởi thủy của Trung Nguyên cùng với Ngưỡng Thiều ở trung lưu Hoàng Hà. Văn hoá Long Sơn còn gọi là văn hoá "gốm đen", còn Ngưỡng Thiều là văn hoá "gốm đỏ" (gốm vẽ).

Posted Image

Các khu vực hậu kỳ đồ đá mới Trung Quốc: Liangshu - Lương Chử, Lungshan - Long Sơn, Yangshao - Ngưỡng Thiều, Hongshan - Hồng Sơn.

Tuy nhiên khu vực hạ lưu Hoàng Hà và bán đảo Sơn Đông ngay trong giai đoạn đồ đồng tiếp theo lại được xác định là của tộc người Đông Di, với đặc trưng là các mộ đá, và có quan hệ trực tiếp với văn hoá đồ đồng ở bán đảo Triều Tiên (theo phân bố của dao găm đồng Liêu Ninh). Như vậy văn hoá Long Sơn không phải là của người Hoa Hạ. Chính văn hoá Lương Chử mới là tiền thân của nhà Ân Thương ở Hoàng Hà.

Lương Chử có thể coi là giai đoạn tiếp theo của nền văn hoá lúa nước từ Hà Mẫu Độ, rồi Mã Gia Bang ở Nam Dương Tử. Đây rõ ràng là những địa điểm khảo cổ của người Mongon Nam (Bách Việt). Với trình độ ngọc khí cao như vậy (hơn cả Ngưỡng Thiều lẫn Long Sơn) người ta đã nói đến một "vương quốc Lương Chử" dọc theo bờ Nam sông Dương Tử. Nhưng vương quốc này sau đó biến đi đâu, không còn vết tích gì, là câu hỏi khó cho các nhà khảo cổ Trung Quốc.

"Vương quốc Lương Chử" đã không "biến mất" do "lũ cuốn trôi" hay do chiến tranh như quan niệm khảo cổ ngày nay, mà nó đã phát triển thành văn hoá Ân Thương ở giai đoạn đồ đồng tiếp theo và tiến lên phương Bắc theo bước dời đô của Bàn Canh. Chỉ vì không muốn nhìn nhận nhà Thương có nguồn gốc từ Nam Dương Tử nên nền văn hoá Lương Chử mới phải "đột ngột biến mất" như vậy. Và như vậy "vương quốc Lương Chử" không phải gì khác mà chính là nhà Hạ (trung hưng), triều đại trước của nhà Thương.

Khi chúng ta đề cập đến giai đoạn đồ đá và đồ ngọc, với thời gian sớm nhất thì đã vượt qua thời kỳ các vua Hùng và thời muộn cùng song hành đồ Đồng, chẳng hạn văn hóa ngọc Lương Chử từ 3400-2250 tr.CN. Lúc này, thời gian xác định qua C14 cần mức độ chính xác cao để tiện so sánh với các nền văn hóa khác.

Mối quan hệ văn hóa liên tục,chuyển tiếp, nhảy vọt giữa các vùng nam Dương Tử và bắc Dương Tử cần xác định theo những quy tắc khoa học là rất cần thiết bởi thời gian xuất hiện vượt qua 3000 trước CN. Đấy là lý do các nhà khoa học nhầm lẫn lịch sử giữa các nền văn hóa, ai cũng cho nơi mình nghiên cứu là có lịch sử lâu nhất, chẳng hạn cho rằng vì chữ viết Hình Nêm trên tấm sét Lưỡng Hà nằm trong lớp đất sét có niên đại 4000 tr.CN nên nó là lâu nhất, không kế gì đến Kim tự tháp Ai Cập từ 2600-2200 tr.CN rực rỡ, chưa kể đến các âm mưu chính trị và tôn giáo. TỄU!

Chẳng hạn, , một ngài Linh mục nào đấy dựa trên Kinh Thánh và các nghiên cứu khác, cho rằng Kinh Thánh phản ánh lịch sử toàn bộ nhân loại, từ Mr. Adam và Miss. Eva, chẳng dựa trên bất kỳ một quy tắc nào!.

Muốn giải được văn hóa Lương Chử có các liên hệ văn hóa sớm, chúng ta phải hiểu rõ được:

- Vai trò Ống tông và Đĩa bích.

- Vai trò Nha chương và Rìu Việt.

- Quy tắc tế tự đối với Tự nhiên (Vũ Trụ, Sơn Hà) và Tổ tiên (Tổ Tông).

- Đặc trưng của chúng trong văn hóa Đồ Đồng: chẳng hạn hoa văn Thao thiết, biểu tượng Rồng Hổ hội, vai trò của Đỉnh đồng, Vạc đồng, bình đồng cao cổ, các biểu tượng khác như chim cú, vũ khí... thần Chết, phù thủy....

-... và còn rất nhiều chi tiết đặc trưng khác nữa.

Hết sức phức tạp, dĩ nhiên không thể không giải quyết nếu muốn đi xa hơn thời vua Đế Minh.

Tất cả các vấn đề trên không thể tách rời thuyết Âm Dương Ngũ Hành và thiên văn, địa lý - Then chốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử kí - Tây Nam Di - Nam Việt - Đông Việt - Triều Tiên liệt truyện

Tích Dã

Tây Nam Di liệt truyện

Hán - Tư Mã Thiên soạn

Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải

Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa

Có hàng chục quân trưởng người Di ở miền tây nam, Chính nghĩa: Ở phía nam của quận Thục. trong đó lớn nhất là quân trưởng nước Dạ Lang. Sách ẩn: Tuân Duyệt nói: "Là nước thuộc quận Kiền Vi." Vi Chiêu nói: "Nhà Hán đặt thành huyện, thuộc quận Tang Kha." Xét: Hậu Hán thư chép: "Nước Dạ Lang phía đông liền quận Giao Chỉ, nước này ở phía nam hồ, có quân trưởng vốn sinh ra từ cây tre, nhân đó lấy làm họ Trúc." Chính nghĩa: Là các châu Khúc-Hiệp ở bờ nam sông lớn của châu Lư, vốn là nước Dạ Lang. Phía tây nước ấy có hàng chục quân trưởng người Mi Mạc, Chính nghĩa: Ở phía nam đất Thục xuống phía dưới về phía tây. Huyện Mi Phi ở phía bắc châu Diêu, cách tây kinh bốn ngàn chín trăm ba mươi lăm dặm về phía nam là chỗ của người rợ Mi Mạc. Sách ẩn: Là tên ấp của người Di, quân trưởng ấp này cùng họ với quân trưởng nước Điền. lớn nhất là quân trưởng nước Điền. Tập giải: Như Thuần nói: Điền, đọc là 'điên'. Ngựa điên có từ nước này." Sách ẩn: Thôi Hạo nói: "Sau đặt thành huyện, là chỗ mà quan Thái thú quận Việt Tủy đóng sở trị." Chính nghĩa: Các châu Côn-Lang vốn là nước Điền, cách tây kinh năm ngàn ba trăm bảy chục dặm. Có hàng chục quân trưởng ở chỗ từ nước Điền lên phía bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Cung Đô, người ở đây đều búi tóc, cày ruộng, có làng ấp. Ở phía tây ngoài chỗ ấy từ huyện Đồng Sư về phía đông, Sách ẩn: Hán thư chép là huyện Đồng Hương. phía bắc đến huyện Diệp Du Tập giải: Vi Chiêu nói: "Tại quận Ích Châu. Diệp, đọc là 'diệp'." Chính nghĩa: Có đầm Diệp ở phía bắc châu Mi hơn một trăm dặm. Huyện Diệp Du thời Hán ở phía tây đầm Trạch. Huyện Mi Phi quận Ích Châu vốn là nước thuộc Diệp Du Vương. là chỗ của người Tủy, người Côn Minh, Tập giải: Từ Quảng nói: "Quận Vĩnh Xương có huyện Tủy Đường." Sách ẩn: Thôi Hạo nói: "Là tên hai nước." Vi Chiêu nói: "Tủy là huyện thuộc quận Ích Châu." Chính nghĩa: Tủy, đọc là 'tủy', là châu Tủy ngày nay. Côn Minh là huyện thuộc châu Tủy, có lẽ phía nam liền huyện Côn Minh, nhân đó đặt tên ấy. người ở đây đều bện tóc, dời theo bầy vật nuôi, không thường ở một chỗ, không có quân trưởng, đất rộng khoảng mấy ngàn dặm. Có hàng chục quân trưởng ở từ chỗ của người Tủy về phía đông bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Tư-Tạc. Tập giải: Từ Quảng nói: "Huyện Tư tại quận Hán Gia. Tạc, đọc là 'tạc', tại quận Việt Tủy." Sách ẩn: Phục Kiền nói: "Là tên hai nước." Vi Chiêu nói: " Huyện Tư thuộc quận Thục, huyện Tạc thuộc quận Việt Tủy." Chính nghĩa: Tư, đọc là 'tư'. Quát địa chí chép: "Châu Tạc vốn là chỗ ngoài phía tây quận Thục, là chỗ của người Miêu Khương, người Tủy. Địa lí chí chép: "Có huyện Tư." Hoa dương quốc chí chí chép: "Núi Cung Hiệp thuộc châu Nhã vốn là núi Cung Tạc, là chỗ của người nước Cung, người nước Tạc." Có hàng chục quân trưởng ở chỗ từ nước Tạc Đô về phía đông bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Nhiễm Mang, Sách ẩn: Xét: Ứng Thiệu nói: "Quận Vấn Giang vốn là nước Nhiễm Mang. Đọc là 'vô giang' phiên." Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Là chỗ của người Khương ngoài phía tây quận Thục, các châu Mậu-Nhiễm vốn là nước Nhiễm Mang. Hậu Hán thư chép là trong núi nước Nhiễm Mang có sáu nhóm người Di, bảy nhóm người Khương, chín nhóm người Đê, đều có bộ lạc." người dân ở đây có thói ở một chỗ hoặc di chuyển, chỗ này ở phía tây của quận Thục. Có hàng chục quân trưởng ở chỗ từ nước Nhiễm Mang về phía đông bắc, lớn nhất là quân trưởng nước Bạch Mã, Sách ẩn: Là tên ấp của người rợ, là người Đê Bạch Mã. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Các châu Thành-Vũ ở miền Lũng Hữu đều là chỗ của người Đê Bạch Mã, quân trưởng nước ấy là người họ Dương trú ở trên núi Cừu Trì châu Thành." đều là người Đê. Đấy đêu là người Man-Di ở ngoài phía tây nam quận Ba-Thục.

Lúc trước vào thời Uy Vương nước Sở, sai tướng quân tên là Trang Cược đem quân ngược theo sông Giang đánh lấy các nước từ quận Ba-Thục-Kiềm Trung về phía tây. Chính nghĩa: Đọc là 'kì lược' phiên. Các châu Lang-Côn là chỗ mà Trang Cược làm vua. Trang Cược vốn là dòng dõi của Trang Vương nước Sở. Sách ẩn: Cược, đọc là 'cự chước' phiên. Là em của Trang Vương nước Sở, từng làm kẻ cướp. Cược đến đầm Điền, đầm rộng ba trăm dặm, Sách ẩn: Địa lí chí chép: "Quận Ích Châu có huyện Điền Trì, có đầm ở phía tây bắc." Hậu Hán thư chép: "Nguồn nước đầm này sâu rộng, lại đổi thành nông hẹp như dòng nước chảy ngược, cho nên gọi là đầm Điền." bên đầm là đất bằng màu mỡ rộng mấy ngàn dặm, bèn đem quân uy hiếp lấy gộp vào nước Sở. Muốn về báo tin, nhưng gặp lúc quân nước Tần đánh lấy các quận Ba-Kiềm Trung của nước Sở, đường bị nghẽn chẳng thông, do đó quay lại, làm vua của người nước Điền, đổi áo theo thói của người ở đấy để làm kẻ đứng đầu. Thời nhà Tần thường mở đường năm thước, Sách ẩn: Là nói đường sàn rộng năm thước. Chính nghĩa: Quát địa chí chép: "Đường năm thước ở châu Lang." Nhan Sư Cổ nói: "Chỗ ấy chật hẹp, cho nên đường chỉ rộng năm thước." có đặt quan lại ở một số nước ấy. Được hơn chục năm thì nhà Tần mất. Kịp lúc nhà Hán nổi lên lại đều bỏ các nước ấy mà chỉ mở đường nhỏ ở quận Thục. Có người dân ở quận Ba-Thục lẻn ra buôn bán, thu mua ngựa của người Tạc, nô lệ và bò lông dài của người Bặc, Chính nghĩa: Các châu Ích-Nam Nhung ngày nay phía bắc kề núi lớn là nước Bặc xưa. Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Huyện Bặc thuộc quận Kiền Vi, đọc là 'bồ bắc' phiên. Phục Kiền nói: "Lúc trước ở kinh sư có kẻ hầu gái người Bặc.", do đó người quận Ba-Thục giàu có.

Năm Kiến Nguyên thứ sáu (năm 135 TCN), quan Đại hành là Vương Khôi đánh nước Đông Việt, người nước Đông Việt giết vua của mình tên là Sĩnh để báo tin. Khôi nhân oai quân sai quan Lệnh huyện Bà Dương là Đường Môn đến báo cho vua nước Nam Việt biết. Vua nước Nam Việt mời Mông ăn món tương củ. Tập giải: Từ Quảng nói: Củ, đọc là 'cũ'. Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Cây củ giống cây lúa nhưng lá như lá cây dâu, lấy lá của nó để làm giấm tương, ngon, người quận Thục cho là món ăn quý." Sách ẩn: Xét: Lưu Đức nói: "Cây củ như cây dâu, quả của nó dài hai-ba tấc, vị chua, lấy hạt của nó để làm tương, ngon." Lại nói: "Cây củ leo cây khác mà lớn lên, không phải là cây gỗ. Người đất Thục ngày nay có trồng cây này, quả như quả dâu nhưng vị cay như gừng, không chua." Lại chú rằng lá như lá cây dâu là sai. Quảng chí chép: "Quả màu đen, vị cay, trừ hơi tiêu cơm." Mông hỏiôcs từ đâu, nói: "Theo đường sông Tang Kha ở phía tây bắc, sông Tang Kha rộng mấy dặm, Chính nghĩa: Thôi Hạo nói: "'Tang kha' là cọc buộc thuyền." Hoa dương quốc chí của họ Thường chép: "Vào thời Khoảnh Tương Vương nước Sở sai Trang Cược đánh nước Dạ Lang, đem quân đến nước Thư Lan, buộc thuyền ở bờ rồi lên đánh trên đất. Đã diệt nước Dạ Lang, cho là nước Thư Lan có cọc buộc thuyền, bèn đổi tên nước ấy thành nước Tang Kha." qua dưới thành Phiên Ngu." Mông về đến thành Tràng An, hỏi nhà buôn đến từ quận Thục, nhà buôn nói: "Riêng quận Thục có món tương củ, lén đem nhiều ra bán ở nước Dạ Lang. Nước Dạ Lang kề sông Tang Kha, sông này rộng hơn một trăm bước, đủ để đi thuyền. Vua nước Nam Việt đem tiền của đến để sai khiến người nước Dạ Lang, phía tây đến ấp Đồng Sư, nhưng cũng không bắt người các nước ấy thần phục được." Mông bèn dâng thư khuyên nhà vua rằng: "Vua nước Nam Việt ngồi xe lọng vàng cắm cờ tiết bên trái, có đất rộng hơn vạn dặm trải từ đông sang tây, mang tiếng là bầy tôi ở ngoài nhưng thực là chúa của một châu. Nay đem quân từ các quận Trường Sa-Dự Chương đến đánh thì đường sông có nhiều chỗ ngăn cách, khó đi. Thần trộm nghe nước Da Lang có được khoảng chục vạn quân mạnh, nếu chèo thuyền theo sông Tang Kha mà ra chỗ người ta không ngờ đến tềi cũng là một cách hay để đánh người Việt vậy." Nhà vua nghe theo. Bèn bái Mông làm Lang trung tướng đem một ngàn người, hơn một vạn người chở đồ dùng tiền lương theo từ đường cửa Tạc quận Ba-Thục đi vào, rồi gặp vua nước Dạ Lang tên là Đa Đồng. Mông ban cho nhiều đồ dùng, tỏ uy đức để dụ, hẹn đặt ra quan lại, sai con của Đa Đồng làm quan Lệnh. Người các ấp nhỏ kề nước Dạ Lang đều ham tơ lụa của nhà Hán, lại cho là con đường mà quân nhà Hán hiểm trở nên chẳng đánh lấy mình được, nèn nghe theo lời hẹn của Mông. Mông về báo, liền lập nên quận Kiền Vi, phát lính của quận Ba-Thục sửa đường từ nước Bặc thẳng đến sông Tang Kha. Sách ẩn: Địa lí chí chép: "Nước Dạ Lang lại có sông Đồn, phía đông chảy đến huyện Tứ Hội quận Nam Hải mà vào biển, đấy là sông Tang Kha. Người quận Thục là Tư Mã Tương Như cũng nói nên đặt quận ở các nước Cung-Tạc của người Di miền tây nam. Bèn sai Tương Như làm Lang trung tướng đến dụ, cùng đến chỗ người Di miền tây nam, đặt ra một quan Đô úy, hơn chục huyện, thuộc vào quận Thục.

Vào lúc ấy, người bốn quận Ba-Thục Tập giải: Từ Quảng nói: "Là các quận Hán Trung-Ba-Quảng Hán-Thục." mở đường đến chỗ người Di miền tây nam, chở lương ăn đến cấp. Được mấy năm mà đường chẳng thông, rất nhiều quân lính đói mệt gặp phải hơi ẩm mà chết; mà người Di miền tây nam lại nhiều lần làm phản, phát binh đến đánh cũng tổn hao không có công gì. Nhà vua lo, sai Công Tôn Hoằng đến hỏi xem việc ấy. Hoằng về báo nói là việc ấy không được lợi. Kịp lúc Hoằng làm Ngự sử đại phu là lúc lúc đang đắp thành Sóc Phương để dựa vào sông Hà đuổi rợ Hồ, Hoằng nhân đó nói người Di miền tây nam gây hại, nên tạm bỏ, dốc sức đánh nước Hung Nô. Nhà vua bèn bỏ việc đến chỗ người Di miền tây nam, chỉ đặt một quan Đô úy của hai huyện thuộc nước Dạ Lang ở miền tây nam, lại sai người quận Kiền Vi tự giữ lấy. Chính nghĩa: Sai người quận Kiền Vi tự giữ lấy mà dần dần tu sửa quận huyện của mình.

Kịp đến năm Nguyên Thú thứ nhất (năm 122 TCN), Bác Vọng Hầu là Trương Khiên đi sứ nước Đại Hạ về nói là lúc ở nước Đại Hạ có thấy vải của người quận Thục, gậy tre của của người nước Cung, Tập giải: Vi Chiêu nói: "Là tre của người huyện Cung thuộc quận Thục." Toản nói: "Cung là tên núi, đốt tre ở đấy cao mà ống đặc, làm gậy được." sai người hỏi đến từ đâu, nói: "Từ nước Thân Độc phía đông nam, Tập giải: Có bản Sử kí chép là nước Can Độc. Bùi Nhân xét: Hán thư âm nghĩa chép: "Còn có tên là nước Thiên Trúc, là nước của rợ Hồ có Phù Đồ." cách khoảng mấy ngàn dặm, mua được từ nhà buôn quận Thục." Có nggười nói là phía tây nước Cung khoảng hai ngàn dặm có nước Thân Độc. Khiên nhân đó nói to lên là nước Đại Hạ ở phía tây nam của nhà Hán rất thích đến Trung Quốc, nhưng lo người Hung Nô chặn đường đi. Nếu mở đường từ quận Thục đến nước Thân Độc lại gần mà có lợi không có hại. Do đó thiên tử liền sai bọn Vương Nhiên Vu, Bách Thủy Xương, Lữ Việt Nhân đi sứ, ra từ phía tây của chỗ người Di miền tây nam để đến nước Thân Độc. Đến nước Điền, vua nước Điền tên là Thường Khương bèn giữ lại, giúp cho hơn chục nhóm người tìm đường về phía tây. Hơn một năm đều bị người Côn Minh chặn lại, Tập giải: Như Thuần nói: "Bị người Côn Minh chặn đường." Chính nghĩa: Người Côn Minh ở phía nam châu Tủy, là huyện Côn ngày nay. chẳng ai đến được nước Thân Độc.

Vua nước Điền nói chuyện với sứ giả của nhà Hán rằng: "Nhà Hán so với nước ta thì ai lớn hơn?" Kịp lúc đó vua nước Dạ Lang cũng hỏi như vậy. Là vì đường không thông, đều tự cho là chúa của một châu mà không biết nhà Hán rộng lớn đến nhường nào. Sứ giả về, đều nói to lên rằng nước Điền là nước lớn, đủ để thân thiết. Thiên tử cũng để ý đến nước ấy.

Kịp đến lúc vua nước Nam Việt làm phản, nhà vua sai Trì Nghĩa Hầu đến quận Kiền Vi phát quân người Di miền tây nam đi đánh. Vua nước Thư Lan sợ đi xa Sách ẩn: Thư, đọc là 'tử dư' phiên. Là tên nước nhỏ. Sau đặt thành huyện thuộc quận Tang Kha. thì người nước bên bắt lấy kẻ già yếu của mình, bèn dấy binh của nước mình làm phản, giết sứ giả và Thái thú quận Kiền Vi. Nhà Hán bèn sai tám viên Hiệu úy phát người có tội ở quận Ba-Thục từng đánh nước Nam Việt quay về đánh phá nước ấy. Gặp lúc nước Nam Việt đã bị phá, tám viên Hiệu úy của nhà Hán không xuống phía dưới, liền dẫn binh về đi đánh nước Thư Lan, là nước chặn đường đến nước Điền. Đã phá nước Thư Lan, rồi dẹp người Di miền tây nam đặt thành quận Tang Kha. Vua nước Dạ Lang lúc trước cậy thế của nước Nam Việt, kịp lúc quân Hán đã diệt nước Nam Việt mà quay về đánh các nước làm phản, vua nước Dạ Lang bèn vào chầu. Nhà vua cho làm Dạ Lang Vương.

Sau khi nước Nam Việt bị phá, kịp lúc quân Hán đánh diệt các nước Thư Lan-Cung Đô, lại giết vua của nước Tạc Đô, vua các nước Nhiễm Mang đều sợ hãi, xin thần phục đặt quan lại. Nhà Hán bèn lấy nước Cung Đô đặt thành quận Việt Tủy, lấy nước Tạc Đô đặt thành quận Thẩm Lê, lấy nước Nhiễm Mang đặt thành quận Vấn San, Tập giải: Ứng Thiệu nói: "Là huyện Mân Giang quận Thục ngày nay." lấy đất của người Bạch Mã phía tây quận Quảng Hán lập nên quận Vũ Đô.

Nhà vua sai Vương Nhiên Vu đưa tin oai quân phá nước Nam Việt và người Di miền tây nam đến khuyên dụ vua nước Điền vào chầu. Vua nước Điền còn có mấy vạn quân, phía đông bắc kề mình có người các nước Lao Tẩm-Mi Mạc Sách ẩn: Lao Tẩm, Mi Mạc là hai nước có cùng họ với vua nước Điền. đều là người cùng họ giúp nhau, chưa chịu nghe theo. Người Lao Tẩm-Mi Mạc nhiều lần xâm phạm sứ giả, quan quan. Năm Nguyên Phong thứ hai (năm 109 TCN), thiên tử phát quân của miền Ba-Thục đánh diệt các nước Lao Tẩm-Mi Mạc, đem quân đến nước Điền. Lúc ấy vua nước Điền mới chịu theo hàng, cho nên không giết. Vua nước Điền rời khỏi chỗ người Di miền tây nam, đem người cả nước ra hàng, xin đặt quan lại rồi vào chầu. Do đó lấy nước Điền đặt nên quận Ích Châu, bán ấn vương cho vua nước Điền, sai lại làm vua của dân mình như trước.

Có đến hàng trăm quân trưởng của người Di miền tây nam, nhưng chỉ có vua các nước Dạ Lang-Điền nhận ấn vương. Điền là nước nhỏ mà được sủng ái nhất.

Thái sử công nói: Tổ tiên của vua nước Sở há có lộc trời chăng? Vào thời nhà Chu thì làm thầy của Văn Vương, được phong ở nước Sở. Kịp lúc nhà Chu suy mà vẫn có đất rộng năm ngàn dặm. Nhà Tần diệt chư hầu mà riêng dòng dõi của vua nước Sở còn làm vua nước Điền. Nhà Hán diệt người Di miền tây nam, nhiều nước bị mất nhưng riêng nước Điền được sủng ái. Mầm mối đến chỗ người Di miền tây nam là việc thấy tương củ ở thành Phiên Ngu, gậy tre của nước Cung ở nước Đại Hạ. Sau đó người Di miền tây nam bị chia cắt thành hai miền, Sách ẩn: Ý nói sau này người Di miền tây nam bị xua đuổi đi, rồi chia ở hai miền góc tây nam, đều thuộc quận huyện. cuối cùng đặt thành bảy quận. Tập giải: Từ Quảng nói: "Là các quận Kiền Vi, Tang Kha, Việt Tủy, Ích Châu, Vũ Đô, Thẩm Lê, Vấn Sơn."

Sách ẩn: Thuật tán rằng:

"Ngoài cõi tây nam,

Trang Cược mở đường,

Biết nước Đại Hạ,

Bèn sai Đường Mông,

Lao Tẩm, Mĩ Mạc,

Lạ tục khác phong,

Dạ Lang lớn nhất,

Cung-Tạc xưng hùng,

Kịp đặt quận huyện,

Muôn đời ghi công."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật giáo Việt Nam nên thống nhất về Lễ "Vesak"

Minh Thạnh đăng ngày 13/03/2014

Từ Vesak đã được giới phật tử Việt Nam biết đến từ rất lâu, có lẽ từ những năm 1950, với sự hình thành Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Từ Vesak đã được dùng để chỉ ngày Bồ Tát đản sinh, ngày trăng tròn tháng năm Dương lịch, theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy thế giới.

Toàn Phật giáo Việt Nam chỉ sử dụng đến từ Vesak từ năm 2008, năm tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc. Sau năm 2008, từ Phật đản được sử dụng lại. Đến năm nay, 2014, với việc tổ chức Đại lễ Vesak LHQ, từ Vesak được sử dụng trở lại một lần nữa.

Nhân việc tổ chức Đại lễ Vesak 2014, từ Vesak được dùng trở lại, thì đây là cơ hội sử dụng thống nhất từ Vesak thay cho từ Phật đản.

Tại sao lại đặt vấn đề sử dụng từ Vesak thay thế từ Phật đản?

Vesak đã là một từ có tính chất quốc tế. Ngày nay, ở các nước Phật giáo Nguyên Thủy và nhiều nước khác trên thế giới, nói từ Vesak là mọi người hiểu ngay, thay cho cụm từ Phật đản, ngày sinh của đức Phật. Posted Image Nhưng vấn đề không phải chỉ là việc thông dụng hay phổ biến. Từ Vesak có nội hàm được sự chấp nhận cao trong giới Phật giáo thế giới và Việt Nam, điều không có ở từ Phật đản. Chính vì lý do này khi dự các hội nghị Phật giáo thế giới, chúng ta cũng thấy đoàn Việt Nam cũng dùng từ Vesak, và khi Việt Nam tổ chức lễ mà như Phật giáo Việt Nam vẫn quan niệm, lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, thì từ Vesak cũng được sử dụng. Đại lễ Vesak, theo Phật giáo Nguyên Thủy, là đại lễ tam hợp (tập hợp 3 ngày lễ lớn: Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn của đức Phật).

Trong khi đó, Phật đản lại là một khái niệm không có trong Phật giáo Nguyên Thủy, gồm cả khối các nước Phật giáo Nguyên Thủy thế giới. Bởi lẽ, theo quan niệm của Phật giáo Nguyên Thủy, không có đức Phật đản sinh mà chỉ có Bồ tát đản sinh.

Nói các nước Phật giáo Nguyên Thủy (Sri Lanka, Myanma, Thái Lan…) không có quan niệm về ngày Phật đản, thoạt nghe có vẻ buồn cười, nhưng đúng thực như thế.

Đó là vì các nước Phật giáo Nguyên Thủy không có quan niệm về sự thị hiện của đức Phật như Phật giáo Bắc tông. Trong đó, Phật đản là một sự kiện biểu trưng cho thị hiện.

Các nước Phật giáo Nam tông quan niệm đức Phật lịch sử là kiếp sau cùng của một vị Bồ tát đã tu hành nhiều năm. Chúng ta chú ý danh từ Bồ tát dùng để chỉ đức Phật trước khi thành đạo trong các bộ kinh Nikaya. Chỉ khi thành đạo, đức Bồ tát mới trở thành đức Phật. Sự kiện sinh ra là sự kiện trước khi thành đạo, vì vậy, các nước Phật giáo Nguyên Thủy không cho là có Phật đản, mà chỉ có đức Bồ tát đản sinh.

Vì vậy, sử dụng từ Vesak vừa là đúng hợp được các truyền thống Bắc tông và Nam tông, vừa thể hiện sự đoàn kết, hội nhập Phật giáo Việt Nam vào Phật giáo thế giới.

Danh từ Vesak bao gồm cả 3 ngày lễ đản sinh, thành đạo và niết bàn. Như thế, nếu sử dụng thì liệu có chăng ý nghĩa phủ nhận 2 ngày lễ thành đạo và niết bàn theo Phật giáo Bắc tông?

Quá trình sử dụng danh từ Vesak trong năm 2008 và hiện nay năm 2014, đã cho thấy không có sự phủ nhận đó. Tăng, Ni phật tử Việt Nam đều hiểu Vesak chỉ là tam hợp theo truyền thống Nguyên Thủy, trên hết là lễ Phật đản. Lễ vía Phật thành đạo theo truyền thống Bắc tông vẫn được tổ chức bình thường và có chùa tổ chức ngày càng lớn. Vì vậy, không ngại có sự phủ nhận.

Truyền thông hiện đại, nhất là truyền hình và internet, đã làm cho từ Vesak trở nên hết sức phổ biến trong xã hội. Phật giáo Việt Nam nên khai thác thuận lợi này, Việt hóa tuyệt đối từ Vesak, dùng chính thức từ Vesak thay cho từ Phật đản.

Tác động của việc này sẽ là ngày lễ được xác định là lớn nhất của Phật giáo Việt Nam sẽ ngày càng mang tính thế giới hơn, thúc đẩy Vesak trở thành một ngày lễ tôn giáo lớn nhất thật sự tại Việt Nam, thay vì chỉ dùng từ Vesak để chỉ những dịp đăng cai đại lễ của Liên Hiệp Quốc.

Minh Thạnh

Ghi chú: Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả là một cư sĩ Phật giáo đang sinh sống tại Tp.HCM

Ngày này là ngày sinh nhật của Phật Bà Quan Âm - Mẫu của vua Kinh Dương Vương, sau lấy chung cho các vị Phật. Vì vậy, mới có hình tượng Phật Bà Sơ Sinh. Ngày mùng 8 tháng Tư âm lịch cũng thể hiện trên Hậu Thiên Bát Quái - Hà Đồ: độ số 4 cung Tốn và độ số 8 cung Cấn, đối xứng qua tâm Bát Quái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sử Việt - những điều cần xem lại

Dòng Hùng Việt

1 / Lầm lẫn Thái Viêm - Thần nông với Viêm đế .

Người họ Hùng khởi lập Hữu Hùng quốc vào đời thủ lãnh thứ 5 , vương hiệu là Hùng Vũ vương – Hiền lang , 4 đời thủ lãnh họ Hùng trước thực ra là truyền thuyết về 4 tổ phụ những tộc người ở 4 phương thiên hạ đồng thời cũng là 4 bước trên đường đến văn minh của con người .

- bước 1 là thời thủ lãnh Thái Cao – Bào hy ; Tổ phụ của tộc người phương Đông cũng là vua của cái mặc chỉ việc con người biết dùng lá cây rồi vỏ cây da thú làm vật che thân .

- bước 2 là thời thủ lãnh Thái Viêm – Thần nông ; Tổ phụ người phương viêm nhiệt cũng là vua của cái ăn chỉ bước tiến của con người từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi , thời gian cai trị của Thần nông ước khoảng 30000 -15000 trước .

- bước 3 là thời thủ lãnh Thái Khang – Thiếu hạo ; Tổ phụ người phương Tây cũng là vua của bản làng chỉ thời con người biết làm nhà , bắt đầu định cư và quần tụ thành xóm thành làng .

- bước 4 là thời thủ lãnh Thái Tiết hay Tiếp ; Tổ phụ tộc người phương Nam xưa (nay là Bắc) vua của sự giao thông , chỉ lúc người ta phát minh ra phương tiện giao thông mà ban đầu có thể là bè mảng tre đi lại trên sông , sự giao thông đã mở rộng không gian sinh tồn nối kết các xóm làng lại với nhau mở ra thời liên minh thị tộc hay bộ tộc .

- bước 5 là thời khởi lập quốc gia , khác với thời liên minh thị tộc không còn đơn thuần là sự liên lạc trao đổi qua lại giữa các thực thể riêng biệt mà cả cộng đồng trở thành 1 cơ thể sống được chỉ huy thống nhất , trong cái không gian sinh tồn gọi là quốc gia thì mọi người cùng chấp hành 1 quy tắc sinh hoạt chung và vận mệnh của họ gắn liền với nhau .

Việc khởi lập quốc gia bắt đầu ở thời thủ lãnh liên minh Hùng tộc là Thái Công và kết thúc tức đã hình thành nhà nước sơ khai Hữu Hùng quốc - nước của Hùng tộc ở thời đế Minh theo sử Việt hay Hoàng đế – đế màu Vàng theo cổ sử Trung hoa , xin nhấn mạnh chỉ ở thời điểm hình thành khái niệm quốc gia thì mới có ngôi đế ngôi vua , Hữu Hùng quốc lập thành trên cơ sở thống nhất liên minh 3 bộ tộc của 3 thủ Lãnh : Hoàng đế của bộ tộc trung tâm , Viêm đế của bộ tộc ở về hướng viêm nhiệt - xích đạo và Xi vưu nghĩa là vua bộ tộc phía tây (Xi vưu = Tây vua).

Hữu Hùng quốc khởi lập ước khoảng 6000-5000 năm cách nay tức sau thời Thần nông xa lắm , đế Minh của sử Việt là cháu 3 đời của Thái Viêm – Thần nông tức thời điểm con người bước từ săn bắt - hái lượm sang trồng trọt - chăn nuôi , truyền thuyết Việt đã lầm lẫn thành ...đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ....anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế – đế vùng màu Vàng thời khởi lập Hữu Hùng quốc .

Giới viết sử người Việt mắt nhắm mắt mở không nhận ra ....nếu Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ...thì hoá ra vua tổ của Việt tộc là hàng chắt chút 3 đời của Hoàng đế vua tổ Trung hoa sao , Hoàng đế và Viêm đế là anh em con của Hùng quốc quân .

Sử thuyết Hùng Việt đính chính : Đế Minh vua tổ Việt tộc là cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông và đế Minh chính là Hoàng đế – đế vùng màu Vàng trong sử Trung hoa , Vàng là sắc trung trong Ngũ sắc , Minh chỉ sự sáng soi tức dẫn dắt cả 2 từ cùng nghĩa chỉ vùng trung tâm thiên hạ .

2 / Sai lầm nghiêm trọng thứ 2 :

Hoàng đế giết và cướp ngôi của Viêm đế - Thần nông (Truyền thuyết dân gian) .

Bắt nguồn từ sai lầm thứ 1 đã viết ở trên , dân gian Việt lan truyền chuyện Hoàng đế vua người Hán đã giết và cướp ngôi của thày mình là Viêm đế - Thần nông vua người Việt , sai lầm này là hết sức nghiêm trọng vì nó khiến lệch lạc ý thức lịch sử và tình tự dân tộc nơi người Việt .

Sử thuyết Hùng Việt minh định : Hán không phải là Trung hoa , Hoàng đế vua tổ Trung Hoa cũng chính là đế Minh cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông trong dòng sử Việt , Thái Viêm tổ phụ bộ tộc phương Viêm nhiệt là tổ 3 đời của Viêm đế và Hoàng đế , 3 đời ở đây là 3 đời trong lịch sử tức 3 triều đại không phải là thân thuộc huyết thống 3 đời , ngoài sự việc 4 vì vua đầu huyền thoại là tổ phụ 4 phương cũng là 4 bước trong quá trình tiến hoá , 4 vị còn tiêu biểu cho 4 mùa trong vòng tuần hoàn : xuân hạ thu đông , chính thời tính đã cho ra ý niệm đế Minh là cháu 3 đời của Thái Viêm Thần nông , Thái Viêm muà Hạ , Thái Khang mùa thu , Thái Tiết mùa Đông , hết mùa đông nhập vào trung cung là thời của Thái Công , ở đấy ‘Thái công’ chất biến hóa thành ‘đế Hoàng’ từ trung cung đi ra bắt đầu vòng tiến hóa mới với mỗi mùa là 1 đế – vua thay cho 1 Thái – tổ phụ bộ tộc của chu kỳ trước . Với Dịch học ; hành trung tâm là gía – sắc là gieo – gặt là nơi Khởi đầu và cũng là nơi kết thúc . Với 4 mùa tuần tự thì Thái Công - Hoàng đế không thể nào giết và cướp ngôi của Thái Viêm –Thần nông như truyền tụng trong dân gian được vì 2 thời đại cách nhau có đến hàng vạn năm .

Sử Việt có 18 đời Hùng vương nhưng không 1 lời nói đến Hùng quốc còn sử Trung hoa thì có Hữu Hùng quốc nhưng lại không hề có Hùng vương , Phối hợp thông tin 2 dòng sử Việt và Hoa thành ra dòng sử trọn vẹn : Đế Minh là tổ dòng Hùng vương , Hoàng đế là tổ Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng , Hùng vương đương nhiên là vua Hùng quốc ; tự thân danh xưng đã chỉ ra thế không cần phải suy xét gì cả .

Chính Quốc danh Hữu Hùng quốc cộng với thông tin trong ngọc phả Hùng vương đã xác nhận luận điểm căn bản của Sử thuyết Hùng Việt : đế Minh vua tổ trong dòng sử Việt chính là Hoàng đế – đế màu Vàng trong cổ sử Trung Hoa .

(Ngọc phả Hùng vương viết : Hoàng đế là Hùng vương đời trước thời thánh Tản viên ).

Quá tin vào sách vở Tàu , phớt lờ thông tin lịch sử lưu truyền chốn dân gian ; giới viết sử lớp trước đã vô ý tròng vào cổ người Việt tội bất kính qúa sức nặng nề ..., người viết sử đời nay thì ...vẫn cứ vết xe cũ mà đi ...thực đáng buồn .

3 / Lộc Tục là tộc danh , không thể nào là Kinh Dương vương – vua phương Nam được .

Tóm tắt Truyền thuyết lịch sử Việt : đế Minh đi tuần thú phương Nam đến miền Ngũ lĩnh lấy con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc tục , vua rất yêu qúy có ý định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không nhận sau đế Minh truyền ngôi cho con cả là đế Nghi và phong Lộc Tục là vua phương Nam hiệu là Kinh Dương vương..., Kinh Dương vương làm vua nước Xích Quỉ vào quãng năm nhâm tuất 2879 TCN , Xích Qủy là tiền thân nước của người Việt ngày nay ....

Lộc Tục chỉ là chữ tác đánh chữ tộ của Lục tộc hay Lạc tộc tức tộc người ở phương Nước tức phương Nam xưa theo quan điểm của Dịch học (nay đã đảo ngược) , vì muốn khẳng định sự ngang hàng nên dân gian Việt đã tạo ra 1 Lộc Tục là vua phương Nam đối ứng với đế Nghi là vua người Tàu ở phương Bắc

Đây là sự khác biệt chính giữa truyền thuyết lịch sử Việt và tư liệu lịch sử Trung Hoa .

Khi đã xác định Lộc Tục – Lục tộc – Lạc tộc là tên tộc người thì không thể có việc Lộc tục làm vua được , đế Minh mất đế Nghi lên thay đất nước vẫn 1 thể thống nhất với 2 miền Nam Bắc không có có chuyện người làm vua phương Bắc người làm vua phương Nam .

Cổ sử dân gian Việt nói ... đế Minh trước lập kinh đô ngàn Hống ở Hồng lĩnh , có lần vua tuần du ngoài biển thuyền rồng trôi đến Động đình hồ và vua gặp tiên nữ và cùng nhau sinh con đẻ cái tạo ra dòng tộc phương Nam rồi vua lập thêm kinh đô mới ở Phong châu , sau vua trở lại kinh đô Ngàn hống , đến đời đế Nghi kế vị mới đóng đô ở Phong châu , từ đấy Ngàn Hống trở thành cố đô .

Đối chiếu với cổ sử Trung hoa ....khởi thủy đất đai Thiên hạ chỉ có 2 châu Đào và Đường hay Thường , châu Đào chính là Hồng lĩnh (đào =hồng=xích=đỏ) và châu Đường hay Thường là miền có kinh đô Phong châu , Sở dĩ có thể đoan chắc như thế vì đế Nghiêu và đế Nghi xét về mặt ngữ âm chỉ là 1 , cổ sử Trung hoa chép đế Nghiêu tước hiệu là Đường vương và còn có tên khác là ông Giao Thường , Giao là Giao chỉ , Thường trong Dịch học đồng nghĩa với nước – Lạc tức chỉ phương Nam .

Xét như thế thì chính đế Nghi – Nghiêu mới là Kinh Dương vương hay vua phương Nam , chính xác thì phải nói là vua đóng đô ở phía Nam đất nước . Đế Nghi hay Đường Nhiêu khởi đầu cho dòng vua phương Nam tức Kinh dương vương nên đạo hiệu của ngài là Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế cùng với đế Minh đạo hiệu là Vua cha ngọc hoàng thượng đế .

Gọi là dòng vua phương Nam tức không phải chỉ 1 mà có nhiều Kinh dương vương .

Kinh Dương vương thứ I là đế Nghi hay Đường Nghiêu tên khác là Giao Thường.

Kinh Dương vương thứ II là đế Thuấn hay Ngu Thuấn tên gọi khác là Diêu trọng Hoá , Diêu cũng chỉ là Giao biến âm mà thôi có người đọc là (Điêu trùng hoa).

Kinh Dương vương thứ III là Đại Vũ tổ nhà Hạ , tên khác là Cao Mật , cao mật là từ Việt ; Cao là cao cả chỉ vua chúa , Mật là Một , Cao Mật chĩ nghĩa là vua thứ nhất của thời vương quốc tức thời kỳ quốc gia sơ khai đã chấm dứt. Đại Vũ trị thủy trong truyền thuyết Việt là Sơn tinh , việc trị thủy thành công của Đại vũ được người Việt cổ thần thoại hóa thành ra ...Sơn tinh chiến thắng Thủy tinh , Đại Vũ đạo hiệu là Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương .

Thần thoại Việt chép Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân là nói việc ông Đại vũ – Kinh dương Vương III lấy vợ là Đồ Sơn thị trong cổ sử Trung hoa , thần thoại kết duyên này thực ra chỉ là ánh xạ của việc kết hợp 2 cộng đồng con cháu người Hoà bình phía Tây và Bắc sơn ở phía Đông để tạo thành vương quốc Thiên hạ .

4 / Lạc long quân húy là Sùng Lãm ...

Kinh dương vương tức vương phương Nam kết duyên với Long Nữ con vua phương đông - Động đình hồ quân sinh ra Lạc long quân . Quân nghĩa là trưởng tức người đứng đầu , Lạc chỉ dòng Bố phương Nam xưa , Long chỉ dòng mẹ phương Đông .

Đại Việt sử ký toàn thư Kỷ Hồng Bàng Thị chép :

...Lạc long quân húy là Sùng Lãm nhưng ở chương viết về Hùng vương thì lại viết …Hùng vương là con Lạc long quân (khuyết húy)…, câu chữ rõ ràng như thế thì buộc phải hiểu là Lạc long quân không có tên húy rõ hơn là Lạc long quân không phải là Sùng Lãm chứ không thể hiểu như kiểu chữa cháy …câu này có ý nói con của Lạc long quân tức Hùng vương không có tên húy …, xin đừng quên Hùng vương có tới 18 đời mỗi đời còn có nhiều vua đâu phải 1 vị đâu mà viết Hùng vương khuyết húy …

Sau việc Đế Minh là cháu 3 đời Viêm đế , Lạc long quân lấy bà Âu cơ là sai lầm cực lớn thứ 2 của truyền thuyết lịch sử Việt .

Âu cơ là con đế Lai cháu gọi Lạc long quân là chú , tệ hơn có tư liệu viết ...Âu cơ là thiếp yêu của đế Lai ...hoá ra Lạc long quân ăn ở với chị dâu ? ; thực là loạn luân vô đạo , lại còn ...họ sinh trăm trứng nở ra trăm người con trai là tổ Bách Việt ?, ...chuyện bậy bạ như thế mà cũng có người nhắm mắt chép lại để truyền đời ,thực không hiểu nổi ?.

Sử thuyết họ Hùng đã tách cổ sử Trung hoa thành 2 thời khác nhau , thời quốc gia sơ khai và thời vương quốc , Kinh dương vương giải mã trên nền Dịch học chỉ nghĩa là chúa phương Nam ; 2 thời kỳ lịch sử trước sau có 2 dòng kinh dương vương khác nhau :

Dòng Kinh dương vương thời quốc gia sơ khai kinh đô ở vùng sông Đà núi Tản Việt nam nối đến Quảng tây Quảng Đông Trung quốc với các vua Nghiêu – Thuấn - Vũ khác với Dòng Kinh dương vương thứ 2 thời vương quốc Thiên hạ là triều đại nhà Thương trung tâm ở Hồ nam – Giang tây thuộc Trung quốc ngày nay .

Lạc long quân là con Kinh dương vương III thời quốc gia Sơ khai còn Sùng Lãm là con Kinh dương vương – Thành Thang thời vương quốc họ Hùng , 2 thời cách xa nhau cả ngàn năm , lầm lẫn Lạc long quân húy Sùng Lãm là 1 trong những cái sai nghiêm trọng nhất trong cổ sử Việt .

La là nhánh người họ Hùng trên đất Đào – Hồng , Kinh là nhánh sống trên đất Đường – Thường ở buổi đầu dựng nước , La – Kinh là cách gọi khác của Bắc – Nam mà thôi , đến đời Đường Nghiêu có thêm đất Nam Giao (chỉ) thì phần châu Đường cộng với đất Nam giao mới thu nhận gọi chung là đất Lạc còn đất châu Đào cũ suôi về Xích đạo của tộc La được gọi là đất An - Yên , người sống trên đất Nam giao mới gọi là người Âu , từ Âu chỉ là biến âm của Ô nghĩa là màu đen Dịch tượng chỉ phương Nam xưa , người Hán lợi dụng phép phiên thiết Hán văn biến người Âu ra Ai lao di vì ‘ai lao’ thiết Âu . Người Liêu hay Liêu tử là 1 nhánh của Ai lao di ở Tây nam Trung quốc .

La- Lai- Liêu- Ly chỉ là những biến âm của từ Lửa tiếng Việt .

Lang Liêu được thần mách bảo làm ra bánh Dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn , Âm – Dương chỉ là Thần thoại hóa việc ông Cơ Xương tác Dịch .

Lang nghĩa là vương là chúa , lang Liêu là chúa tộc Liêu – La – Lửa tức chúa Ai lao di hay tộc Âu .

Võ vương tổ nhà Thương phong cho con thứ làm vương nước Sùng trên đất Đào – Đường cũ… từ đó sử dân gian Việt có Ngũ vị tôn ông tức 5 đời chúa nước Sùng : Sùng Nghiêm - Sùng Tôn - Sùng Quyền - Sùng Huề và Sùng Cầm ; Sùng Lãm là vua sau cùng của đời Sùng Cầm . Sùng Lãm sử Trung hoa gọi theo tước vị là Bắc bá hầu - Sùng hầu Hổ . Sùng thực ra là từ dịch sang Hán ngữ của từ Cao tiếng Việt chỉ phần đất của ‘Thiên hạ’ gần Xích đạo.

Ông Tây bá hầu Cơ Xương tổ nhà Châu đánh bại và sáp nhập nước của Sùng hầu hổ vào đất nhà Châu xây kinh đô trên đất mới chiếm ấy gọi là Phong kinh . Sự kiện lịch sử này được truyền thuyết dân gian chuyển thể thành truyện …Bà Âu Cơ lấy Lạc long quân đẻ ra trăm trứng , viết ...bà Âu Cơ tức ông Cơ Xương chúa tộc Âu lấy Lạc long quân là sai ; chính xác phải là ...bà Âu Cơ lấy Sùng Lãm đẻ ra Trăm trứng nở thành trăm người con trai làm tổ Bách Việt , sự kiện này là chỉ thần thoại phản ánh việc nhà Châu phân phong thiên hạ lập nên cả trăm nước chư hầu …

Như đã nói ; Âu chỉ là biến âm của ‘Ô’ tiếng Việt là màu Đen Dịch tượng của phương Nam chỉ vùng phía Nam của đất Giao chỉ hay ‘chỗ giữa’ cụ thể ở đây là vùng Quảng Tây – Qúy châu chính vì vậy mà Quảng Tây xưa gọi là đất Lâm biến âm từ Nam – Lam mà ra . Trong cụm từ Âu – Cơ ta đã biết Ai lao thiết ao – ÂU còn Cơ chỉ là biến âm của Cô tiếng Việt (thày cô); Cô là 1 từ cổ chỉ vua trong nền văn minh Trung hoa , thứ 2 Cơ cũng có thể là tên họ , ở đây chỉ họ Cơ của các vua nhà Châu . Xét như vậy thì Âu cơ có thể hiểu theo 2 nghĩa :

Âu cơ nghĩa là chúa Ai lao di hoặc người Ai lao di họ Cơ .

Xét 2 từ Âu và cơ và liên hệ đến tộc người Liêu hay Liêu tử ở Tây – Nam Trung quốc có thể luận ra : vua nhà Châu Trung hoa họ Cơ tông phái của Hoàng đế là người Ai lao di (Hoàng đế là tổ họ Cơ) , đất đai trước ở về phía Nam Giao chỉ tức vùng Quảng Tây – Qúy châu ngày nay . Đối chiếu với thông tin trong ngọc phả Hùng vương ...Thục Dương Vương bộ chủ Ai lao là hoàng tôn dòng Hùng Vương trước thuộc tông phái của Hoàng đế ...”. Thục vương bộ chủ Ai lao lên ngôi vương hiệu là An - Dương vương , trong ngôn ngữ Dịch học thì An dương vương và Âm Dương vương chỉ là 1 , xét ý nghĩa của từ Âm Dương vương vua Dịch học còn là ai khác ngoài ông Cơ xương tức Văn vương tổ nhà Châu Trung hoa ?.

5 / Nhà Thục thay nhà Hùng , nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang

Lịch sử là 1 sâu chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau , sai 1 đoạn sẽ giắt dây sai những đoại sau .

Cổ sử Việt ghi nhận về cuộc chiến Hùng - Thục kết thúc với việc nhà Thục thay nhà Hùng chấm dứt 18 đời Hùng vương , nhưng thần tích thần phả nơi miếu mạo đền thờ cho thấy không hẳn đã như vậy , minh chứng là có nhiều đền ở Việt nam thờ những anh Hùng có công giúp vua Hùng đánh bại Thục vương . Nhà nghiên cứu Bách Việt 18 đã nhận ra có tới 2 cuộc chiến Hùng – Thục trong cổ sử Việt .

- Cuộc chiến Hùng – Thục lần I nhà Hùng thắng và Hùng vương thứ 9 lên ngôi , tên dân chúng thờ nơi đền miếu là ‘Vua cha Bát hải động Đình’.

- Cuộc chiến Hùng – Thục lần II Thục vương thắng , nhà Thục thay nhà Hùng vua khai sáng triều đại xưng là An Dương vương ngàn năm trước công nguyên .

Sử thuyết Hùng Việt cho cuộc chiến Hùng – Thục lần I mà Truyền thuyết lịch sử Việt đã bỏ qua không nói đến chính là cuộc chiến thời ông Khải con vua Đại Vũ tranh ngôi vua với ông Bá Ích kết quả là ông Bá Ích phải ‘tránh’ đi dẫn dân của mình đến sống ở Kỳ sơn , Kỳ sơn cũng là Kỳ châu – Cùi chu tức Qúy châu – đất Thục ngày nay , Những anh hùng có công giúp vua Hùng đánh bại vua Thục được dân gian thờ nơi đền miếu là nhân vật lịch sử ở thời này còn Cuộc chiến Hùng thục được chép trong sách sử là cuộc chiến Hùng – Thục lần II với việc Thục vương Thắng An Dương vương lên ngôi và nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang .

Gọi là cuộc chiến Hùng – Thục chỉ để dễ trình bày và tiếp thu chứ như thế hoàn toàn không đúng với bản chất sự việc .

Hùng vương là cả 1 hệ thống các vương triều nối tiếp nhau sách sử gọi là 18 đời Hùng vương , Thục chỉ là 1 triều đại nên 2 vế không đồng đẳng với nhau , chính xác ra nhà Thục cũng là 1 trong 18 đời Hùng vương , sử thuyết Hùng Việt gọi là đời Hùng vương thứ 12 +13 của Châu Văn vương và Châu Vũ vương , xét như thế ...rõ ràng không thể có việc nhà Thục lên ngôi và thời Hùng vương chấm dứt .

Truyền thuyết viết Bà Âu cơ kết duyên cùng Sùng Lãm đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con trai rồi 50 con theo cha xuống biển , 50 con theo mẹ lên núi , con trưởng dòng con theo mẹ Âu Cơ lên núi được tôn là Hùng vương lập nên nước Văn lang chỉ là 1 trích đoạn thiếu và suy diễn sai của lịch sử họ Hùng , tình tiết trong chuyện là sự trộn lẫn sự kiện của 2 thời đại cách nhau ngàn năm .

Ở cuộc chiến Hùng – Thục lần I mới có sự phân ly ; tộc La theo ông bá Ích , tộc Lạc phương Nam và Long phương Đông theo ông Khải , trong Sử thuyết Hùng Việt thì ông Khải – Lạc Long quân là Hùng Hoa vương - Hải lang , Danh hiệu Hải lang chỉ ra là con trưởng dòng 50 con theo cha xuống biển mới lên ngôi Hùng vương , lập nên triều đại đầu tiên của vương quốc Thiên hạ ; Hải lang là chúa biển cả chính là vua cha Bát hải động đình thờ nơi đền miếu , cổ sử Trung hoa gọi là nhà Hạ ; hạ hè hồ hải chỉ là những biến âm mà thôi . Chính danh xưng Hùng Hoa vương - Hải lang và nhà Hạ đã đẻ ra cụm từ “Trung quốc - Hoa Hạ” sau rút gọn thành ‘Trung Hoa’ trong sách sử . Hoa nghĩa là chốn tập trung đông đúc và Hoa còn nghĩa là màu đỏ của quẻ Ly - mùa Hạ .

Sau cuộc chiến Hùng – Thục lần I cả ngàn năm là cuộc xum hợp ...chuyện dòng con theo mẹ Âu cơ lên núi tôn con trưởng làm Hùng vương thực ra là ánh xạ của việc Thục Phán tức Cơ Phát con ông Cơ Xương diệt Trụ đánh đổ nhà Thương Ân lên ngôi vua Thiên hạ lập nên nhà Châu hiệu là Châu Vũ vương , mẹ Âu cơ được tôn là Châu Văn vương , Văn vương và Văn Lang là 1 người , cổ sử Việt gọi là nước Văn lang theo nghĩa là nước của vua Văn hay nước do vua Văn lập nên sau cuộc chiến Hùng – Thục lần thứ II , xin lưu ý Cơ Xương chỉ là vua ‘Tây quốc’ tức Văn lang – Âu Lạc ,con ông là Cơ Phát mới lên ngôi thiên tử lập ra nhà Châu tôn vinh cha là Châu Văn vương tổ nhà Châu .

Chuỗi kết nối : Lang Liêu – người Liêu – ‘Ai lao’ di – Âu Cơ kết hợp với việc ông Cơ Xương tác Dịch và Lang Liêu làm ra bánh Dày – bánh Chưng đã chỉ ra :

Âu cơ - Lang Liêu - Cơ xương chỉ là 1 nhân vật lịch sử và lãnh thổ nước Văn Lang là miền Giao chỉ – Quảng Tây Qúy châu và Vân Nam ngày nay hoàn toàn đúng theo di ngôn của tiền nhân người Việt (nước Văn lang Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp nước Hồ tôn , Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Nam hải ), Giao chỉ và nam Quảng Tây là đất Lạc còn lại là đất của người Ai lao di tức người Âu . Đất Âu – Ai lao di cộng với đất Lạc thành ra lãnh thổ nước Âu – Lạc , sử thường chép gọn là nước Âu – Lạc .

Gọi là Văn lang ý nói nước do Văn vương (vương = lang ) lập ra còn gọi là Âu Lạc là chỉ sự thống nhất 2 miền đất , 2 cộng đồng người .

Xét tới đây đã rõ Văn lang và Âu Lạc chỉ là 2 tên gọi của 1 quốc gia , theo truyền thuyết Việt thì Hùng vương đóng đô ở Phong châu còn theo cổ sử Trung Hoa thì kinh đô ban đầu của nhà Châu là Phong kinh sau đến thời Ninh vương Châu Vũ vương thì dời đến Kiểu kinh ; (Kiểu hay Cửu kinh nghĩa là kinh đô ở phía tây đất nước) .

Nước Văn lang và nước Âu Lạc là 1 đó chính là ‘Trung hoa’ của Thiên hạ thời nhà Châu (thiên hạ = trung hoa + chư hầu).

Nước Văn lang có cả ngàn năm trước công nguyên ,Sử Việt đã lầm sự kiện năm 256-257 trước công nguyên tướng nhà Tần là úy Đà cầm quân chiếm Giao chỉ và vùng Tây nam Trung quốc lập 3 quận ...với việc Thục Phán đánh chiếm nước của Hùng vương lập nên kỷ nhà Thục nước Âu Lạc . Sử thuyết Hùng việt cho việc chiếm Giao chỉ và miền Tây nam Trung quốc chính là việc nhà Tần chiếm đất đuổi vua Châu đi đến miền đất hẹp ...xuống cấp xưng là Đông Châu quân ...trong cổ sử Trung hoa , Lịch sử Việt không hề có chuyện nước Âu – Lạc của vua Thục thay thế nước Văn Lang của vua Hùng .

Úy Đà Tướng nhà Tần cầm quân chiếm Giao chỉ không phải là Triệu Đà vua Nam Việt , Trọng Thủy kẻ đã gạt tình nàng Mỵ Châu chính là Doanh tử Sở sau lên ngôi vua Tần dân gian Việt gọi là gã Sở Khanh , Trọng là con trai thứ 2 , Sở và Thủy chỉ là biến âm cùng nghĩa là ‘nước’ là Hành chủ của nhà Tần phân theo Ngũ hành ứng vào địa lý Trung hoa , Mỵ Châu là con gái vua Châu không phải họ tên (con trai vua gọi là quan lang con gái gọi là mỵ nương , 2 từ quan và nương là thừa và sai ) , đứa con oan nghiệt của cặp đôi này chính là Doanh Chính Tần thủy hoàng đế .Chính danh xưng của các nhân vật trong thiên tình sử đẫm lệ và cả máu là những thông tin lịch sử khá rõ nhưng do bị dẫn dắt ...sai nối sai nên sử gia Việt lớp trước đã không nhận ra và mắc sai lầm .

Tư liệu lịch sử Trung hoa chép ...Triệu Đà vua Nam Việt dùng tiền bạc mua chuộc khiến Giao chỉ phụ thuộc vào nước mình đâu có đánh đấm gì ?, hơn nữa so ra dân số Giao chỉ gấp 2,5 lần dân nước của Triệu Đà ở Quảng đông thời ấy hỏi làm sao Triệu Đà đánh nổi ?. , có chăng thời nước Nam Việt là sự tự nguyện kết hợp vì Giao chỉ xưa là đất Tây Hạ và Quảng Đông là Đông Hạ cùng là con dân nhà Hạ mà ra còn việc Thủ đô thì đặt ở đâu trên lãnh thổ chung cũng được không phải là điều quyết định ...nước Ta hay nước ngoài ...

Sự nghiên cứu của tác giả Dòng Hùng Việt và Bách Việt rất có giá trị và rất đáng trân trọng, đặc biệt là những dữ liệu điền dã chân thực thể hiện một nguồn sử liệu bị "bỏ quên", nhựng lịch sử Văn Lang đang bị chồng lấn giữa Sử Việt và Sử Trung Quốc, thậm chí liên quan đến cả Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản... và cả thế giới. Việc tách bạch giữa hai dòng sử liệu này tôi sẽ viết ngay sau đây nhưng nội dung chỉ gạch đầu dòng và đây chỉ là ý kiến cá nhân, giúp tránh sự nhẫm lẫn trong phân tích, đỡ bị rối loạn giữa hàng vạn sự kiện của chính sử, dã sử, huyền thoại, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thuyết ADNH...

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites