hoangnt

Biên Giới Phía Nam Nước Việt Cổ - Hồ Tôn Tinh

134 bài viết trong chủ đề này

A. Sơ tâm về tộc Việt

Tôi học chữ Nho trước khi học chữ Quốc-ngữ. Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi không có con trai, mẹ tôi là con út của người. Theo luật triều Nguyễn, thì con trai ông tôi sẽ được "tập ấm". Không có con trai, thì con nuôi được thay thế. Tôi là "con nuôi" của ông tôi, nên người dạy tôi học để nối dòng Nho gia. Tôi cũng được "tập ấm", thụ sắc phong của Đại-Nam Hoàng đế.

Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt Nam. Cũng năm đó, tôi được học chữ Nho. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho, bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, rồi sáu tháng sau tôi được học sử.

Tôi được học Nam-sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng quốc ngữ vào năm bẩy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng Quốc-ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh, không bằng một phần trăm những gì ông tôi dạy tôi. Thầy giáo (ở trường) biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp nghe về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy, tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như "Đại-Việt sử ký", "Khâm định Việt sử thông giám cương mục", "An-Nam chí lược", "Việt sử lược"... Đại cương, mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam như sau:

"Vua Đế Minh, cháu ba đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên đẻ ra người con tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Đế Nghi; phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hòa mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử tuyệt tôn".

Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây-lịch, đến đây thì chia làm hai:

1. Triều Đại Thần Nông Bắc:

- Vua Đế Nghi (2889-2884 trước Tây-lịch)

- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)

- Vua Đế Lai (2843-2794 trước Tây-lịch)

- Vua Ly (2795-2751 trước Tây-lịch)

- Vua Du Võng (2752-2696 trước Tây-lịch)

Đến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng Đế từ năm Giáp-Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng Đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã-thiên khởi chép quyển một là Ngũ đế bản kỷ, coi Hoàng Đế là Quốc-tổ Trung-quốc.

2. Triều Đại Thần-Nông Nam :

Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch), hiệu là Kinh-Đương, lúc mười tuổi. Sau này người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung, cho đến nay là 4872 năm, vì vậy người Việt hằng tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn-hiến.

Xét về cương giới, cổ sử chép: "Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi, lấy hiệu là vua Kinh-Đương (2), tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-tây. Vua Kinh-Đương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra thái tử Sùng-Lãm. Thái tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh Đương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-lang. Nước Văn-lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, Tây giáp Ba-thục, Đông giáp biển Đông-hải". Cổ sử đến đây, không có gì đáng nghi ngờ. Nhưng tiếp theo, lại chép: "Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị, giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp, sau trở thành lạc-hầu, theo lối cha truyền con nối.

- Hoàng tử thứ nhất tới thứ 10 lập ra vùng hồ Động đình.

- Hoàng tử thứ 11 tới thứ 20 lập ra vùng Tượng-quận.

- Hoàng tử thứ 21 tới thứ 30 lập ra vùng Chân-lạp.

- Hoàng tử thứ 31 tới thứ 40 lập ra vùng Chiêm-thành

- Hoàng tử thứ 41 tới thứ 50 lập ra vùng Lão-qua.

- Hoàng tử thứ 51 tới thứ 60 lập ra vùng Nam-hải.

- Hoàng tử thứ 61 tới thứ 70 lập ra vùng Quế-lâm.

- Hoàng tử thứ 71 tới thứ 80 lập ra vùng Nhật-nam.

- Hoàng tử thứ 81 tới thứ 90 lập ra vùng Cửu-chân.

- Hoàng tử thứ 91 tới thứ 100 lập ra vùng Giao-chỉ.

Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết để chầu-hầu phụ mẫu".

Một truyền thuyết khác lại nói:

Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: "Ta là loài rồng, nàng là loài tiên, ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần". Các sử gia Việt tuy lấy năm vua Kinh-Đương lên làm vua là năm Nhâm-Tuất 2879 trước Tây-lịch, nhưng không tôn vua Kinh-Đương với công chúa con vua Động-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm quốc tổ, và công chúa Âu-Cơ làm quốc mẫu. Cho đến nay, nếu các bạn hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào: Chúng tôi là con rồng cháu tiên, Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ.

Không phải sử gia Hoa-Việt cho rằng các vua Phục-Hy, Thần-Nông thuộc huyền sử, hay không hẳn là tổ mình, mà cho rằng triều Phục Hy, Thần Nông là tổ về huyết tộc, mà không phải là tổ chính trị. Bởi tại phương Bắc từ khi Hoàng Đế lên ngôi vua, tại phương Nam Lạc-Long lên ngôi vua, mới phân hẳn ra Việt, Hoa hai nước rõ ràng.

B. Chủ Đạo Tộc Hoa, Tộc Việt :

Như các bạn đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp các bạn cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con rồng và chim âu, gốc tự huyền sử vua Lạc Long là loài rồng, công chúa Âu-Cơ là loài chim.

Người Do-Thái tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Đó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn. Người Hoa thì tin rằng họ là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn-minh Hoa-hạ, văn minh Nho giáo đã kết thành chủ đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm, họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh. Nhưng chủ đạo, và sức mạnh của họ phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt ngày nay.

Từ nguồn gốc lập quốc, từ niềm tin mình là con của Rồng, cháu của tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của tộc Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị Bắc xâm, lập tức họ ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo của tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân.

C. Đi Tìm Lại Nguồn Gốc Tộc Việt :

Năm trước, đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm:

- Thuyết của Giáo sư Léonard Aurousseau, về cuộc di cư của người U-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-lạc.

-Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-lạc.

- Thuyết của học giả Đào Duy-Anh, Hồ-Hữu-Tường, về sự di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam.

- Thuyết của Trần Đại-Sỹ theo khoa khảo cổ, bằng hệ thống y-khoa ADN.

Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc tìm kiếm của tôi, rồi kết luận: "Tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang: Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt di cư xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ Nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lĩnh thổ của họ, chứ không phải họ là tộc khác di cư tới đất Việt".

Chính vì lý do đó, tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa 1992-1993 này. Sau đây, tôi trình bày sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận khoa học thực nghiệm, cùng lý luận y khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học.

Phương Pháp Nghiên Cứu :

Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Antomie của Ý và giáo sư Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ.

1.Dùng Biện Chứng Y Khoa vào Khoa Cổ:

Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y khoa là: "Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do".

Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã từng trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo, đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: "Không có nguyên do, sao có chứng trạng". Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú.

Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Đương cũng cho rằng truyện thần Kim-Quy cho vua móng, làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu Đà bị bại, là hoang đường, là "ma trâu đầu rắn". Nhưng tôi lại tin, và cuối cùng tôi đã tìm ra sự thực: Hồi ấy Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra khích thước ba loại mũi tên đồng của nỏ này. (4)

Với lý luận y khoa, với anatomie, với lý thuyết y học mới về tế bào, với những khai quật của người Pháp ở Đông Dương, của Việt-Nam, của Trung-quốc cùng hệ thống máy móc tối tân đã giúp tôi phân loại xương sọ, xương ống quyển, cùng biện biệt y phục của tộc Hoa, tộc Việt, rồi đi đến kết luận về lãnh thổ nước Văn-lang tới hồ Động Đình.

2. Những Tài Liệu Cổ:

Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Còn ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc quả tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba thục và phía Đông phải giáp Đông hải. Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc.

Dưới đây là huyền thoại, huyền sử, mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu.

- Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Động-đình.

- Truyền thuyết nói: Đế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Đế Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Đương sau thành nước Văn lang.

- Truyền thuyết nói: Sau khi vua Kinh Đương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam Sơn trên hồ Động Ðình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi, có chín vạn hoa tầm xuân nở.

- Truyền sử nói: Sau khi Quốc tổ Lạc Long, Quốc mẫu Âu Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài trên cánh đồng Tương chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần.

- Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm gặp nhau một lần ở cánh đồng Tương.

- Sử nói: Vua nước Nam-Việt là Triệu-Đà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam quận, Trường sa (Mậu-Ngọ, 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt với Hán ở vùng này.

- Sử nói rằng: Khi Trưng-Nhị, Trần-Năng, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đem quân đánh Trường-sa (năm 39 sau Tây-lịch) thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang. (Sự thực đó là Tương-giang thông với hồ Động-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam với Hán. Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Động đình là Phật-Nguyệt. Tướng Hán là Mã-Viện, Lưu-Long (năm 40 sau Tây-lịch).Nhưng các sử gia gần đây đều đặt nghi vấn rằng: Làm gì biên giới thời Văn-lang rộng như vậy, nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên để tìm nguồn gốc.

D. Đi Tìm Biên Giới Nước Văn Lang:

1. Núi Ngũ-Lĩnh:

Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc kinh đi Trường sa.

Trường-sa là thủ-phủ của tỉnh Hồ-Nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều năm ở tỉnh này.

Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học. Không biết trong thư giới thiệu, các giới chức y-khoa Trung-quốc ghi chú thế nào, mà khi tôi tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn-hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu về sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thời giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm, năm trân đại lộ Nhân-dân. Tôi xin cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ tích, đại học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới.

Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay. Đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc.

- Một là Đại- Dữu lĩnh,

- Hai là Quế-đương, Kỳ-điền lĩnh.

- Ba là Cửu-chân, Đô-lung lĩnh.

- Bốn là Lâm-gia, Minh-chữ lĩnh.

- Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.

Về vị trí:

- Ngọ Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-Đông.

- Ngọn Đại-đữu chạy từ huyện Đại-đữu (nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-Đông.

- Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng Đông.

- Ngọn Cửu-chân, Đô-lung chạy từ Đạo-huyện tỉnh Hồ-Nam tới Gia-huyện tỉnh Quảng-Tây.

- Ngọn Quế-đương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-Nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-Tây.

Lập tức tôi thuê xe, đi một vòng thăm tất cả các núi này. Tôi đi mất mười ngày, gần 1500 cây số.Như vậy là Ngũ-lĩnh có thực, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục, mà lĩnh địa Việt tới hồ Động đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:

- Một là vua Đế Minh tế trời trên núi Ngũ-lĩnh là nơi ngài gặp tiên, rồi chia địa giới. Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm, nên vua Nghi chỉ giữ tới Bắc-ngạn mà thôi. Còn vua Kinh-Đương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Động-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.

- Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam, không theo về Bắc, thành thử hồ Động-đình mới thuộc lĩnh địa Việt.

Kết luận: Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-lang và Trung-quốc khi xưa. Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại.

2. Thiên Đài: Nơi Tế Cáo Của Vua Đế Minh:

Tương truyền vua Đế Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-đương, phân chia lãnh thổ Lĩnh- Bắc tức Trung-quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-đương có mấy chục ngọn núi nhỏ, không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào, trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương giang.

Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179 mét , đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn, nhưng không có tăng ni trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nên trên mái nhiều chỗ bị vỡ, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn, nhiều chỗ gần như lủng sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong, cột, kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều.

Tại thư viện Hồ-Nam, tôi đã tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết tay như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Đầu đề ghi:

"Thiên Đài Di Sự Lục"

Trinh-quán tiến-sĩ Chu-minh-Văn soạn.

Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-tông từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647), nhưng không biết Chu đỗ tiến sĩ năm nào?

Tuy sách do Chu-minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này là do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần: Phần của Chu-minh-Văn soạn, phần chép tiếp theo Chu-minh-Văn của một sư ni pháp danh Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1722). Chu-minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loại văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố, cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. (Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông biết rằng tôi chỉ được học những loại văn đó từ hồi sáu bẩy tuổi, thì ông sẽ hết phục!) Tài liệu Chu-minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Đế Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên, sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này tế cáo trời đất, vì vậy đài mang tên Thiên-đài, núi cũng mang tên Thiên-đài-sơn. Mình-Văn còn kể thêm: Cổ thời, trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế-Minh, vua Kinh-Đương. Đến thời Đông Hán. một tướng của vua Bà tên Đào-hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-đương, ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất quyết tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm được núi. Về đời Đường, để xóa vết tích Việt, Hoa cùng Nam, Bắc, các quan lại được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây ngôi chùa tại đây.

Tôi biết vua Bà là vua Trưng. Còn tướng Đào-hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Đào-Kỳ, tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Bà Hoàng-thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi khu Trường-sa, hồ Động đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chận ở Thiên đài, đợi khi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thơ thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.

Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:

Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,

Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật-kinh."

(Hai câu này ngụ ý ca tụng thái tử Tất-đạt-Đa đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát, sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.)

Tam bảo linh ứng phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái dân an. (Hai câu này ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho gió hòa mưa thuận, đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.)

Nơi có dấu vết Thiên đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:

"Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc,

Lĩnh-địa niên niên dữ Việt thường."

(Nghĩa là: Từ sau vụ tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao thời, phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với dòng giống Việt-thường.)

Chỗ miếu thờ Đào-hiển-Hiệu có đôi câu đối:

"Nhất kiếm Nam hồ, kinh Vũ Đế,

Thiên đao Bắc lĩnh, trấn Lưu-Long."

(Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán, một nghìn đao thủ ở bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu-Long.)

Kết luận: Như vậy việc vua Đế-Minh tế cáo trời đất là có thực. Vì có Thiên-đài, nên thời Lĩnh-Nam mới có trận đánh hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lĩnh địa Văn-lang xưa quả tới núi Ngũ-lĩnh, hồ Động-đì

3. Cánh Đồng Tương:

Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:

- Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển. Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.

- Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.

Tôi đoán: Cả hai vị quốc tổ Kinh-Đương, Lạc Long sau khi kết hôn, đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Động-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó quanh hồ Động-đình. Phía Nam hồ Động-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 cây số, lưu vực tới 92,500 cây số vuông, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-Tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ năm trong lưu vực Tương-giang. Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi phát xuất ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-đương. Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên sông Tương cũng như hai bên bờ chim âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa, thủ phủ của Hồ-Nam, rồi tới các quận lî Tương-đàm, Chu-châu, Hành-đương, Quế-đương. Không khó nhọc tôi tìm ra cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-Nam. Phía Tây là vùng Triêu Dương, Lãnh thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy và Thạch-khê-thủy. Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:

"Quốc-tổ Lạc-Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày, người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang,mà gọi tên là Âu-Cơ (Cơ là bà vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu Cơ thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh con. Quốc-mẫu là chim Âu, thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con, có nghĩa là tất cả dân trong nước đều là con của Quốc-mẫu."

Kết luận: Đã có cánh đồng Tương, thì truyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài, nay chứng cớ cánh đồng Tương được kiểm điểm, thì lĩnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động đình.

4. Hồ Động Đình và Núi Tam Sơn:

Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nới phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ Bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-Nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-Nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào cho Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các bà Trưng-Nhị, Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh để còn tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38.5 mét, về mùa nước lớn là 39.20 mét.Tra trong chính sử, thì quả hồ Động-đình thuộc lĩnh địa Văn-lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng Đế. Sử gia Trung-quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây-phương, thì vua Du-Võng từ gốc Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng, ở phương Nam, lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-Đế. Còn vua Hoàng-Đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nghiệp giầu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua.

Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ đế bản kỷ chép rằng:

...Thời vua Hoàng Đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Vua Du-Võng không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu, thì Suy-Vưu mạnh nhất.

Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng Đế. Vua Hoàng Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.

Suy-Vưu làm loạn, không tuân đế hiệu. Hoàng Đế triệu tập chư hầu, cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy-Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận, vua Hoàng Đế đem quân chinh phạt.

Lãnh thổ của Hoàng Đế: Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông; phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu; Nam tới Giang, Hùng, Tương... (7)

Sông Giang đây tức là sông Trường-giang. Hùng đây là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi-Nhân đời Tống tập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.

Kết luận: Từ chính sử, huyền sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài tới 2439 năm nữa. Lĩnh thổ Trung-quốc thời Hoàng Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Từ Nam bao gồm khu Trường-sa hồ Động đình vẫn thuộc Văn-lang. Khi chính sử ghi chép như vậy, thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Động-đình, núi Tam-sơn, không còn là huyền thoại nữa, mà thành sự thực lịch sử. Vậy truyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.

5. Biên Giới Lĩnh Địa Tộc Việt Thế Kỷ Thứ Hai Trước Tây Lịch:

Sử Hán- Việt đề đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu-Đà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Động-đình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu-Đà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần-thủy-Hoàng sai Đồ-Thư mang quân sang đánh Âu-Lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận: Nam-hải (Quảng Đông và một phần Phước-kiến), Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-Nam và một phần Quý-châu), Tượng-quận (Vân-Nam và một phần Quý-châu). Vua An-Dương Vương sai Trung-tín hầu Vũ-Bão-Trung và Cao-cảnh hầu Cao-Nỗ đem quân chống, giết được Đồ-Thư, tiêu diệt nửa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An-Dương Vương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất.

Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu-Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mî-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc, lập ra nước Nam-Việt. Lĩnh thổ nước Nam-Việt gồm những vùng nào? Không một sử gia chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lĩnh địa Nam-Việt là lĩnh địa thời Văn-lang.

Trong khi Triệu-Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt: Hạng-Vũ, Lưu-Bang diệt Tần, rồi Lưu-bang thắng Hạng-Vũ lập ra nhà Hán. Lưu-Bang lên ngôi vua, sai Lục-Giả sang phong chức tước cho Triệu-Đà. Đúng ra Triệu-Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng, thân thuộc, mồ mả của Đà đều ở vùng Chân-Định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên mà phải lùi bước.

Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà Hán là Lưu-Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền, cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu-Đà không thần phục nhà Hán, xưng đế hiệu, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận.

Trường-sa là quận biên cương của Hán, vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam-quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam ngạn sông Trường-giang.

6. Lĩnh Địa Về Thời Vua Trưng:

Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn y khoa nghiên cứu tại các tỉnh cực nam Trung-quốc như Quảng Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quý-Châu, tôi tìm ra khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ rằng vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp bốn tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà.

Bây giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-Nam nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ, tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật-Nguyệt như sau:

"Ngày xưa, Ngọc-Hoàng thượng đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầu. Vì sơ ý, hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-Hoàng thượng đế nổi giận lôi đình, truyền đầy hai công chúa xuống hạ giới. Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày, thì tiên-lại giữ sổ tiên giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa.Ngọc-Hoàng thượng đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-Y đồng tử đầu thai theo để dẹp loạn. Thanh-Y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đi. Ngọc-Hoàng thượng đế truyền Nhị-thập bát tú đầu thai theo.

Thanh-Y đồng tử đầu thai, sau là vua Quang-Vũ nhà Hán, Nhị-thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng thời Đông-Hán. Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-Chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trưng-Trắc, em là Trưng-Nhị. Lúc Trưng-Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, lớn lên thông minh quán chúng, có sức khỏe bạt sơn cử đỉnh; được gả cho Đặng-thi-Sách. Thi-Sách làm phản, bị thái thú Tô-Định giết chết. Trưng-Trắc cùng em là Trưng-Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận Trung-quốc ở phía nam sông Trường-giang: Cửu-Chân, Nhật-Nam, Giao-Chỉ, Quế-Lâm, Tượng-quận, Nam-Hải. Chư tướng tôn Trưng-Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà.

Vua Quang-Vũ nhà Đông-Hán sai Phục-Ba tướng quân Tân-tức hầu, Long-nhương tướng quân Thận-hầu Lưu-Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ vương Phật-Nguyệt tổng trấn hồ Động đình. Mã-Viện, Lưu-Long bị bại. Vua Quang-Vũ truyền Nhị-thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật-Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết xác lấp sông Trường-giang, hồ Động-đình, oán khí bốc lên đến trời. Ngọc-Hoàng thượng đế sai thiên binh, thiên tướng trợ chiến, cũng bị bại. Ngài phải sai thần Du-Liệt sang Tây-phương cầu cứu Phật Như-Lai. Đức Phật sai mười tám vị Kim-Cương, ba nghìn La-Hán trợ chiến cũng bị bại. Cuối cùng ngài truyền Quan-Thế-Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Thế-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quan-Thế-Âm thuyết pháp, nữ vương Phật-Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu."

Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối:

Tích trù Động đình uy trấn Hán,

Danh lưu thanh sử lực phù Trưng.

(Nghĩa là: Một trận Động-đình uy rung Hán tên còn trong sử sức phò Trưng)

Như thế, tôi đã tìm ra được: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà, mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng.

Kết luận: Quả có nữ vương Phật-Nguyệt đánh trận Trường-sa hồ Động đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam quả tới phía Nam sông Trường-giang.

Huyền sử nói rằng: Khi bà Trưng-Nhị cùng các tướng Trần-Năng, Hồ-Đề, Phật-Nguyệt, Lại-thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch), thì nữ tướng Trần-thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đoạn sông ngắn ở Bắc tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ đến cúng miếu thờ bà Trần-thiếu-Lan. Cho nên năm 1980, tôi đã đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc, tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cung cấp, một đoạn chép "Miếu thờ liệt nữ Trần-tiểu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá". Tôi tìm tới nơi thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ông, mộ vẫn còn. (9)

7.Nghiên Cứu Những Khai Vật:

Vào những năm 1964-1965, giáo sư thạc sĩ luật khoa Vũ-văn-Mẫu đang soạn thảo tài liệu về cổ luật Việt Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến sĩ Nguyễn-sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng với phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi với cụ đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soán các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu "Cổ-luật Việt-Nam và tư -pháp-sử" có chương mở đầu "Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ-luật Việt-Nam"(10). Bấy giờ tôi còn trẻ, lại không có đủ tài liệu khai quật của Trung-quốc, của Bắc Việt-Nam, nên có nhiều chi tiết sai lầm nhỏ. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến sĩ Nguyễn-sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ-văn-Mẫu, xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các vị sinh viên về những sai lầm đó.

Triều đại Hồng-Bàng của tộc Việt xuất phát từ năm 2879 trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc Việt, Đông Vân-Nam, Quảng Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái xoan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang lại chỉ tìm được loại rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó, có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau.

Sang thời đại văn hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (age du bronze): Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn bên bờ sông Mã (Thanh-Hóa) Sự thực trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-Nam, Quý-Châu, Vân-Nam, Quảng-Đông, Quảng-Tây; Nam-Đương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam-Đương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc Việt rồi tới Vân-Nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần, gần như giống nhau: Đồng 55%, thiếc 15-16%, chì 17-19%, sắt 4%. Một ít vàng, bạc.

Khảo về y phục, mồ mả, cùng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại, cho đến hết thế kỷ thứ 1 sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường-giang cho đến Trung, Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Tôi đi đến kết luận: Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Động đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói.

E. Tổng Kết

Các bạn đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, suy luận để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Trong chính sử Việt đều ghi rõ ràng về nguồn gốc tộc Việt. Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường đều thuộc Bách Việt cả. Cái tên trăm họ, hay trăm Việt (Bách Việt) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14).Các vị cổ học học sổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang, lấy mốc là hồ Động-đình, với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 10-14 tuổi, tôi chỉ được học những bài ngắn ngủi và trang về nguồn gốc tộc Việt; trong khi đó gia đình cho tôi đọc những bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt. (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn, số trang gấp 5-6). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Phải chờ đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ văn Mẫu thạc sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến sĩ Nguyễn-sĩ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học lối cổ, không biết những phương pháp qui nạp, tổng hợp, nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay lần đầu gặp nhau, một già, một trẻ mà có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi lại có cái nhìn rất trẻ. Tôi mới 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Vũ-văn-Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết là có một vài sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện.

- Từ cổ : Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan.

- Sau này tộc Việt, tộc Mã đã giao tiếp với nhau ở vùng Kampuchea, Nam Việt- Nam Tộc Việt hỗn hợp với tộc Ấn ở phía tây Thái-lan.- Giống Thái, một trong Bách-Việt chính là tộc Thái từ Tượng-quận, Bắc Việt di chuyển xuống lập ra nước Lào, nước Thái.

- Người Việt từ sông Trường Giang, từ Phúc-kiến di cư xuống Bắc Việt, không có nghĩa ở Bắc Việt không có giống Việt, phải đợi họ di cư xuống mới có. Mà có nghĩa là người Việt di chuyển trong đất Việt.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt cho tôi hỏi:

Tác giả bài này có phải là ông Trần Đại Sỹ không? Hoangnt xác nhận và đề nghị BTV đưa ra trang chủ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả bài này đúng là ông Trần Đại Sỹ.

Chúng ta hãy tham khảo bản đồ Châu Á và Trung Quốc hiện tại, nhằm có cái nhìn tổng quát.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangnt cho tôi hỏi:

Tác giả bài này có phải là ông Trần Đại Sỹ không? Hoangnt xác nhận và đề nghị BTV đưa ra trang chủ.

Bài này của ông Trần Đại Sỹ. Có trong diễn đàn mình rồi chú.

Link: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/6771-thu-tim-lai-bien-gioi-co-cua-viet-nam-giao-su-tran-dai-sy/

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Wiki:

Nhật Nam (chữ Hán: 日南) là một địa danh cũ của Việt Nam thời Bắc thuộcnhà Hán lập nên để cai quản Việt Nam.

Quận Nhật Nam có vị trí bắt đầu từ đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) đến Quảng Ngãi, Bình Định. Theo Hán thư, quận này thành lập năm Nguyên Đỉnh thứ 6 (111 TCN) thời Hán Vũ Đế[1], bao gồm 15.400 hộ, 69.485 khẩu[1], chưa bằng nửa Cửu Chân (35.743 hộ, 166.013 khẩu)[1] và chỉ bằng một phần sáu Giao Chỉ (92.440 hộ, 746.237 khẩu)[1]. Toàn quận chia làm năm huyện:

Thời Vương Mãng, quận Nhật Nam đổi thành đình Nhật Nam[1]. Thời Đông Ngô đổi làm tỉnh[3]. Đến năm Thái Khang thứ 3 (282) thời Tấn Vũ Đế lại đổi thành quận[3]. Đến thời Lưu Tống, quận Nhật Nam gồm 7 huyện: Tây Quyển, Lô Dung, Tượng Lâm, Thọ Linh (tách từ Tây Quyển), Chu Ngô, Vô Lao (tách từ Bắc Cảnh), Bắc Cảnh[3].

Năm 111 TCN, nhà Hán chinh phục Nam Việt. Học giả Aurousseau dẫn Thuỷ kinh chú của Lịch Đạo Nguyên nói năm Nguyên Đỉnh 6 (111 TCN), Hán Vũ Đế đặt quận Nhật Nam, quận trị là Tây Quyển[4]. Nhưng đến khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (39-43), Mã Viện mới chỉ tiến vào đến huyện Cư Phong (Thanh Hoá) là chặng cuối. Theo một số học giả [5], tì tướng của Mã Viện có thể vượt xa hơn chút ít nhưng chắc cũng chưa vào đến sông Gianh.

Các nhà nghiên cứu hiện nay dẫn các ý kiến, của H. Maspero (Pháp), Vũ Phạm Khải (Việt Nam), Tá Bá Nghĩa Minh (Nhật Bản), thống nhất khẳng định: Tượng quận mới được Tần Thủy Hoàng mở trong cuộc chiến tranh Việt-Tần ở phía nam Trung Quốc, trong đó quân Tần mới chỉ tiến tới Quảng Tây[6][7]. Tượng quận thời Tần thuộc Quảng Tây, không phải Nhật Nam thời Hán từ Quảng Bình trở vào Bình Định. Sở dĩ có sự nhầm lẫn đồng nhất Tượng quận thời Tần và Nhật Nam thời Hán, vì quận Nhật Nam thời Hán có huyện Tượng Lâm ở cực nam: Tượng quận là cực nam của đế chế Tần và Tượng Lâm ở cực nam đế chế Hán[7].

Theo một số nghiên cứu, tên gọi Nhật Nam ban đầu chỉ là một khái niệm.

Nhật Nam nghĩa là phía nam mặt trời. Sử ký viết: …南至北鄉戶[8] ("Nam chí bắc hương [hướng] hộ"). Tạm dịch: "...phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc". Sử ký tập giải (史記集解) của Bùi Nhân (裴駰)[9] thời Lưu Tống dẫn Ngô đô phú[10] của Tả Tư (左思, ~250 - ~305) viết: 開北戶以向日 ("Khai bắc hộ dĩ hướng nhật", nghĩa là Mở cửa hướng bắc để đón ánh mặt trời). Lưu Quỳ (刘逵) thời Tống Huy Tông giải nghĩa: 日南之北户,犹日北之南户也 ("Nhật nam chi bắc hộ, do nhật bắc chi nam hộ dã" nghĩa là phía nam mặt trời thì làm cửa quay mặt về hướng bắc, cũng như phía bắc mặt trời thì cửa nhà quay mặt về hướng nam vậy).

Cũng như từ Giao Chỉ, Nhật Nam ban đầu chỉ là khái niệm và có liên quan đến thiên văn. Phần lớn đất nước Trung Quốc ở trên Bắc Chí Tuyến (vĩ độ 23 độ 27 phút, ngang qua thành phố Quảng Châu), do đó Mặt Trời với họ luôn ở về phía nam, mọc phương đông nam và lặn phương tây nam. Rõ nhất trong ngày Đông chí đêm dài ngày ngắn, Mặt Trời lẩn quẩn hẳn về phía nam. Vì vậy khi tế trời (cúng Mặt Trời) thiên tử - con trời - phải quay mặt về phương nam. Có lẽ muộn nhất là thời nhà Tần, người Trung Quốc đã biết Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. Họ tính được quĩ đạo của Mặt Trời (hoàng đạo) và suy luận rằng đi về phía nam đến một nơi nào đó, muốn nhìn thấy Mặt Trời, muốn hưởng sự ấm áp của ánh nắng, con người phải làm nhà quay mặt về hướng bắc.

Tư Mã Thiên viết câu trên chứng tỏ ngành thiên văn biết vậy nhưng sự thực người Trung Quốc chưa bao giờ đặt chân đến vùng Nhật Nam. Quan điểm này dựa vào kiến thức thiên văn hạn chế của người Trung Quốc cách đây 21 thế kỷ. "Vùng nhà cửa quay mặt về hướng bắc" theo logic Sử Ký, trên cơ sở thiên văn hiện đại, phải ở nằm dưới vĩ độ 23 độ 27 phút Nam (đi qua thành phố Rockhamton tại bang Queensland của Úc)[11]

Trước đây: Chiêm Thành là một phần của Nam Việt hay là quận Nhật Nam vậy???

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI THEO DẤU LINGA-KOSA

Bài: Trần Đức Anh Sơn

Ảnh: Trần Đức Anh Sơn và tư liệu

1. Tháng 9/1997, khi đang đi học khảo cổ ở Nhật Bản, tôi nhận được e-mail của một người bạn Đức, Thomas Ulbrich, thông báo từ ngày 13/10 đến ngày 14/11/1997, hãng đấu giá Spink ở London (Anh) sẽ tổ chức đấu giá 32 cổ vật đến từ Đông Nam Á, trong đó, có rất nhiều cổ vật Champa của Việt Nam. Thomas Ulbrich cho biết thêm: trong các cổ vật mà Spink đang rao bán, có 2 đầu tượng Siva bằng vàng và 1 đầu tượng Siva bằng đồng, đều là những bộ phận bị tách rời từ những linga-kosa của Champa và Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin (Đức) rất muốn mua các đầu tượng này.

Cũng cần nói thêm rằng, trước khi Spink tổ chức đấu giá các đầu tượng Siva bằng vàng ở London, thì một số tờ báo ở Việt Nam đã đưa tin: ngày 23/7/1997, anh Nguyễn Văn Nông, nông dân ở thôn Phú Long 1 (Đại Thắng, Đại Lộc, Quảng Nam) trong khi dò tìm phế liệu đã phát hiện được một đầu tượng Siva bằng vàng, cao 24cm, trọng lượng 0,58kg. Theo giới chuyên môn, đây là đầu tượng Siva của một mukhalinga, niên đại vào thế kỷ 10, đầu tượng Siva Phú Long có những nét tương đồng với pho tượng Siva trong tháp C1 ở thánh địa Mỹ Sơn (hiện đang trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng). Vào thời điểm đó, tôi không có hình ảnh của đầu tượng Siva Phú Long để so sánh với những đầu tượng Siva do Spink rao bán. Sau này, John Guy, quản thủ Bảo tàng Victoria and Albert, trong bài khảo cứu The kosa marks of Champa: New Evidence in trên tạp chí Southeast Asia Archeology 1998, có giới thiệu hình ảnh đầu tượng Siva phát hiện ở Phú Long. Điều khá ngạc nhiên là hình ảnh đầu tượng Siva Phú Long in trong bài viết của John Guy rất giống với hình ảnh của 1 trong 2 đầu tượng Siva bằng vàng in trong catalogue A Divine Art mà Spink đã phát hành trước cuộc bán đấu giá vào mùa đông năm 1997. Trong bài khảo cứu này, John Guy còn cho biết trong các năm 1996 - 1998, trên thị trường nghệ thuật London xuất hiện một số linga-kosa bằng hợp kim vàng và bạc. Ít nhất, có 6 hiện vật đã được giao dịch thành công. Chủ nhân của những hiện vật này đã đưa chúng đến các viện nghiên cứu để phân tích hợp kim và giám định niên đại và 1 trong 6 linga-kosa nói trên được xác định là đồ giả. Người ta phỏng đoán rằng những món đồ giả này được làm từ Việt Nam.

2. Vậy linga-kosa là gì mà thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sưu tập cổ vật trên khắp thế giới, khiến họ phải mua nhầm đồ giả?

Kosa là một lớp vỏ bọc bằng kim loại, thường là vàng hoặc bạc, dùng để bao bọc phần trên cùng của ngẫu tượng linga (hiện thân của thần Siva) thờ trong các tháp Chăm. Vào những dịp lễ trọng, người Chăm sẽ mở kosa để tiến hành nghi lễ tẩy rửa linga. Nghi thức này bắt nguồn từ các nghi lễ của phái Saivite, một hệ phái của Ấn Độ giáo tôn thờ thần Siva, vị thần Hủy diệt và Tái tạo.

Thuật ngữ kosa xuất hiện trong sử thi Mahabharata với ý nghĩa là “vỏ bọc hoặc vật chứa một thứ quý giá”. Vật quý giá ở đây chính là các linga được thờ cúng trong các ngôi đền của Ấn Độ giáo. Các ngẫu tượng linga trong hệ phái Saivite thường được chạm khắc khuôn mặt của thần Siva, gọi là mukhalinga. Một mukhalinga có thể mang một hoặc nhiều khuôn mặt của thần Siva. Và việc dâng cúng các chiếc bao làm bằng kim loại quý như vàng và bạc để bọc bên ngoài mukhalinga là một nghĩa vụ thiêng liêng của tín đồ Saivite.

Khi Ấn Độ giáo du nhập vào Champa, thần Siva được người Chăm suy tôn là “thần của các vị thần”, “chúa tể của muôn loài”. Vào thế kỷ thứ 4, vua Bhadresvara 1 của Champa đã cho lập thánh địa Mỹ Sơn để thờ thần Siva. Văn bia bằng chữ Phạn trong thánh địa Mỹ Sơn đã tôn thần Siva là “cội rễ của nước Champa”; “đáng kính trọng hơn Brahma, Vishnu, Indra, Surya, Asura, hơn những vị Bà La Môn và hơn những Rsi, các vua chúa”. Một văn bia khác còn cho biết: “Vua (Bhadresvara 1) sau khi đã làm một kosa-isanesvara (cho thần Siva), còn làm một mukuta cho Bhadresvara và cặp kosa-mukuta này có thể sánh với hai trụ chiến thắng tồn tại trơ trơ trên thế gian này như mặt trời và mặt trăng”. Nguồn tư liệu thành văn và những hiện vật được phát hiện từ trước đến nay liên quan đến lịch sử, văn hóa và mỹ thuật Champa chứng tỏ rằng chỉ duy nhất tượng thần Siva được làm bằng vàng; chưa thấy tượng các vị thần khác được làm bằng chất liệu quý như thế. Thậm chí, trong cuốn Lịch sử Đông Nam Á của G.D. Hall còn ghi chép sự kiện thủy quân Java tấn công Champa và cướp đi một pho tượng Siva bằng vàng có kích thước lớn hơn người thật trong một ngôi đền ở Panduranga (Phan Rang).

Ngoài các bi ký, những thông điệp bằng tiếng Phạn được khắc trên một số linga-kosa thể hiện đây là những món quà quan trọng nhất, quý giá nhất mà các vị vua Champa dâng lên thần Siva; đồng thời, đây còn là vật biểu thị sự kết hợp giữa thần quyền và vương quyền. Hoàng gia Champa tin tưởng rằng việc tạo nên những linga-kosa quý giá bao bọc cho các linga, thường làm bằng sa thạch, sẽ thúc đẩy khả năng bảo vệ vương quốc và hoàng gia khỏi mọi điều bất trắc. Còn theo Uttara-kanda trong sử thi Ramayana thì việc thờ phụng các linga bằng vàng sẽ đảm bảo sự thịnh vượng cho vương quốc, cũng như khả năng mở rộng lãnh thổ. John Guy suy đoán có thể người Chăm đã vận dụng tư tưởng này trong sử thi Ramayana để tạo nên những linga-kosa và dâng cúng cho thần linh; coi đó là công cụ ma thuật khiến thần Siva quan tâm hơn về khả năng mở mang bờ cõi của Champa.

3. Tháng 3/1998, trở về nước sau khi kết thúc khóa đào tạo khảo cổ học tại Nhật Bản, tôi bắt đầu tìm kiếm những thông tin liên quan đến linga-kosa của Champa, đặc biệt là những thông tin về sự hiện diện của chúng trong các bảo tàng nhà nước, cũng như trong các sưu tập tư nhân ở Việt Nam. Kết quả tìm kiếm cho thấy hiện ở Việt Nam chỉ còn giữ được 2 đầu tượng Siva bằng vàng (hoặc hợp kim vàng) có gốc gác từ những linga-kosa của Champa. Đầu tượng Siva thứ nhất được phát hiện từ đầu thế kỷ 20 tại Hương Đình (Phan Thiết, Bình Thuận), hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội. Đầu tượng Siva thứ hai do anh Nguyễn Văn Nông phát hiện tại Phú Long (Đại Lộc, Quảng Nam) vào năm 1997 đã được đề cập trên đây, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Nam ở Tam Kỳ.

Trong khi đó, thông tin (kèm hình ảnh) từ các khảo cứu của những học giả ngoại quốc, từ các cuốn guide book về các bảo tàng nước ngoài và từ catalogue của các hãng đấu giá cổ vật ở châu Âu và châu Mỹ… cho biết hiện có ít nhất 9 linga-kosa (đa số chỉ còn phần đầu tượng Siva) đang “lưu lạc” ở hải ngoại. Trong đó, Bảo tàng Quốc gia về Nghệ thuật châu Á Guimet (Bảo tàng Guimet) ở Paris (Pháp) sở hữu 2 hiện vật; Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á ở Berlin (Đức) sở hữu 1 hiện vật; Bảo tàng Văn minh châu Á ở Singapore sở hữu 1 hiện vật; 3 hiện vật đã được Spink bán đấu giá cho những nhà sưu tập giấu tên và 2 hiện vật được nhà nhiếp ảnh Michel Lechien giới thiệu trong cuốn sách Art du Vietnam - La fleur du pêcher et l’oiseau d’azur do Bảo tàng Hoàng gia Mariemont (Bỉ) xuất bản năm 2002, cũng thuộc về các nhà sưu tập ẩn danh.

Trong năm 2004, tôi có dịp sang Áo (tháng 4), Đức (tháng 7 - 9), Pháp (tháng 10) và đã thực hiện một hành trình theo dấu các linga-kosa của Champa ở châu Âu.

Tại Áo, trong cuộc triển lãm về lịch sử và văn hóa Việt Nam mang tên Việt Nam: Thần linh - Anh hùng - Tổ tiên (Vietnam: Goetter - Helden - Ahnen) tổ chức tại thành phố Leoben có trưng bày một linga-kosa đặc biệt, mượn từ Bảo tàng Guimet. Đây là linga-kosa duy nhất còn khá hoàn hảo. Kosa làm bằng bạc, gồm hai lớp, lớp ngoài sức gãy mất phần trên, nhưng lớp trong vẫn còn nguyên vẹn; đầu tượng Siva làm bằng vàng được gắn vào phần thân của kosa bằng các đinh tán. Hai tai tượng thần Siva có đeo hoa tai bằng vàng; trên cổ có một dãi trang sức bằng vàng lá, chạm trổ công phu. Tuy nhiên 5 viên đá quý gắn trên dãi trang sức này đã bị mất. Đây là hiện vật được mua bảo hiểm cao nhất trong cuộc triển lãm này và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Dù được phía Áo mời với tư cách chuyên gia tư vấn trưng bày cho triển lãm này, tôi cũng không được tiếp xúc với linga-kosa này, mà chỉ được chụp ảnh từ bên ngoài tủ kính.

Tại Đức, tôi được Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin mời đến thuyết trình về đề tài đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh - Nguyễn. Sau khi thuyết trình, TS. Butt, Phó giám đốc, hướng dẫn tôi tham quan bảo tàng. Đưa tôi đến trước một đầu tượng Siva bằng vàng của một linga-kosa đang trưng bày trong hai lớp tủ kính, TS. Butt cho biết Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin không mua được hai đầu tượng Siva do Spink rao bán năm 1997, mãi đến hai năm sau mới mua được đầu tượng này từ một nhà sưu tập tư nhân ở Anh. Tôi hỏi ông: “Vậy ông có biết ai là người mua mấy đầu tượng Siva do Spink rao bán năm đó không?”. TS. Butt đưa cho tôi danh mục kết quả đấu giá đính kèm cuốn catalogue giới thiệu cuộc đấu giá mùa đông 1997 của Spink. Phần lớn cổ vật đã bán đều có ghi giá mua cuối cùng và thông tin về người mua. Riêng 2 đầu tượng Siva bằng vàng của Champa thì chỉ ghi vẻn vẹn 1 chữ: SOLD (đã bán).

Tại Pháp, tôi được Philippe Truong, một nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ ở Paris giới thiệu với TS. Piere Baptiste, quản thủ sưu tập Đông Nam Á của Bảo tàng Guimet. Piere Baptiste cho biết bảo tàng này sở hữu rất nhiều tượng Champa bằng sa thạch, có cả những bộ linga-yoni bằng bạc, nhưng chỉ có 1 linga-kosa bằng vàng và 1 linga-kosa bằng bạc. Linga-kosa bằng vàng đang cho Bảo tàng Leoben mượn để trưng bày trong cuộc triển lãm Việt Nam: Thần linh - Anh hùng - Tổ tiên, chỉ còn linga-kosa bằng bạc đang trưng bày ở phòng Champa. Tôi theo Piere Baptiste viếng thăm phòng Champa. Bên cạnh những tuyệt tác điêu khắc Champa bằng sa thạch là 1 kosa đã bị sứt vỡ một phần ở đỉnh, gắn với 1 đầu tượng Siva bị vỡ mất phần trán. “Tuy không còn nguyên vẹn, nhưng đây là linga-kosa duy nhất làm hoàn toàn bằng bạc, cả kosa lẫn đầu tượng Champa. Niên đại cũng rất sớm, từ thế kỷ 8. Vì thế, nó được Bảo tàng Guimet coi như bảo vật”.

Quả như lời Piere Baptiste, nhiều bảo vật của Việt Nam đang thuộc về các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở nước ngoài. Còn ở Việt Nam, bảo vật đã ít, lại còn cất kỹ trong kho, như trường hợp của đầu tượng Siva Hương Đình và đầu tượng Siva Phú Long, nên con dân đất Việt hiếm khi được dịp mục sở thị quốc gia chi bảo. Thực đáng buồn thay!

T.Đ.A.S.

Một số hình ảnh về Kosa được tìm thấy

Posted Image

Kosa 01a

Posted Image

Kosa 01b

Posted Image

Kosa 01c

Posted Image

Kosa 02a

Posted Image

Kosa 02b

Posted Image

Kosa 03a

Posted Image

Kosa 03b

Posted Image

Kosa 04a

Posted Image

Kosa 04b

Posted Image

Kosa 05

Posted Image

Kosa 06

Chú thích ảnh

- Kosa 01a, Kosa 01b và Kosa 01c: Đầu tượng Siva của linga-kosa. Hợp kim vàng và bạc. Thế kỷ 10. Cao 29 cm. Hãng đấu giá Spink (Anh) đã bán hiện vật này trong phiên đấu giá mùa đông năm 1997.

- Kosa 02a và Kosa 02b: Đầu tượng Siva của linga-kosa. Vàng ròng. Thế kỷ 10. Cao 16 cm. Hiện vật đã được bán đấu giá tại Spink vào năm 1997.

- Kosa 03a và Kosa 03b: Đầu Siva linga-kosa. Đồng. Thế kỷ 10. Cao 13,5 cm. Hãng bán đấu giá Spink rao bán hiện vật này với giá 30.000USD trong phiên đấu giá mua đông năm 1997 nhưng không có người mua.

- Kosa 04a: Linga-kosa với linga bằng bạc; đầu Siva bằng hợp kim vàng và bạc. Thế kỷ 8. Cao 25cm. Hiện vật của Bảo tàng Guimet.

- Kosa 04b: Linga-kosa bằng vàng và bạc của Bảo tàng Guimet (phần bên ngoài).

- Kosa 05: Linga-kosa bằng bạc. Thế kỷ 8. Cao 14cm. Hiện vật của Bảo tàng Guimet.

- Kosa 06: Bên trái: Đầu tượng Siva của linga-kosa. Vàng gắn đá quý. Cuối thế kỷ 7 - đầu thế kỷ 8. Hiện vật của Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin; Bên phải: Đầu Siva từ của linga-kosa. Hợp kim vàng và bạc. Cuối thế kỷ 7 - đầu thế kỷ 8. Hiện vật của Bảo tàng Văn minh châu Á ở Singapore.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HÀNG HẢI NƯỚC VIỆT XƯA.

Nguồn: Blog Doremon.

Tác giả: Vũ Hữu San (Doremon360 tổng hợp và bổ sung thêm tư liệu, hình ảnh)

Khoảng trống văn học dân ta:

Những thành tích hàng hải

Posted Image

1 - Trong những thành tích hiển hách của tiền nhân

Ngày nay, trong những buổi lễ lạc, đa số các vị được lên diễn đàn để nói thì hầu hết đều ca tụng những chiến công hiển hách của của tiền nhân. Tuy vậy, qua hàng trăm, ngàn bài diễn văn người ta chưa thấy hoạt động hàng hải của tổ tiên được nhắc nhở tới. Trong những công trình dựng Nước, mở Nước, giữ Nước trên vùng đất nước quê hương mà sông biển bao trùm khắp nơi, sự hy sinh vì nghĩa vụ với "thân xác tử sĩ chìm theo sóng nước" nhiều hơn số người "da ngựa bọc thây". Cũng ít ai từng nhắc tới công lao người chiến binh suốt những năm tháng dài đấu sức với ba đào, thi gan cùng sương gió ngoài khơi để bảo vệ hải biên, giữ gìn an ninh cho hệ thống đường thủy, hay khuyếch trương hải thương mong cho nước giàu, dân mạnh... Và tuyệt nhiên, chưa bao giờ có ai nhắc nhở tới thành tích hiển hách mà chúng tôi xin kể sau đây: những chuyến đi xuyên dương nhiều ngàn năm trước của tiền nhân Việt tộc.

2 – Thương mại và văn hoá

Trong khi sinh hoạt với sông biển, người Việt cổ đã tạo dựng được nhiều thành tích, những truyền thống hàng hải lâu đời của dân tộc vẫn còn tồn tại đến ngày nay, cho dù hầu hết thành tích của tiền nhân đã bị thời gian chôn vùi vào quên lãng. Thật thế, ảnh hưởng của các nền văn minh cổ thời Hoà Bình, Đông Sơn rất bao la, vết tích các nền văn minh này đi lên Đài Loan, Nhật Bản, Tây Bá Lợi Á; qua Phi Luật Tân, vùng Đa Đảo; xuống Nam Dương, Úc Châu và sang tận Mã Đảo, Phi Châu. Công việc chuyển vận hải thương đã lôi kéo theo sự truyền bá văn hoá trên các bờ biển và hải đảo xa vắng mà đôi chân con người không thể tới được bằng đường bộ.

3 – Người Việt và biển cả

Sau đây người viết xin trình bày khả năng hàng hải của dân ta qua những lời phê bình của người Tây phương. Nhiều lời khen ngợi dân Việt đi biển được dẫn lại trong sách của Jean Chesneaux, cuốn "Contribution à l'histoire de la nation Vietnamienne", bản dịch Anh ngữ: "The Vietnamese Nation - Contribution to a History" Nhật ký của George Windsor Earl : Nhà hàng hải George Windsor Earl viết trong sổ nhật ký của ông trên đường dẫn lộ một chiếc thương thuyền đến Singapore vào đầu thế kỷ thứ 18 như sau: "... Bão táp thật dữ dội ngoài biển khơi, thiếu chút nữa thì thương thuyền của chúng tôi bị gẫy đổ cả cột buồm. Thời tiết đã tiếp tục xấu như thế trong nhiều ngày. Vậy mà khi đang thận trọng dẫn tàu vào eo biển, chúng tôi chợt nhận ra 6 chiếc thuyền nhỏ của người Việt Nam đang giương hết mọi cánh buồm tiến thẳng tới trước. … Tôi nghĩ (lời Thuyền trưởng George Windsor Earl): Mấy người Việt đó đang lèo lái những con thuyền bé nhỏ mà cách thức vận chuyển để vượt sóng lượn gió thật là tài tình. Tài ba của họ không thua kém bất cứ một thủy thủ đoàn hạng nhất nào của toàn khu vực Âu Châu. Đoàn thuyền bé tí teo đó không có một chiếc nào vượt quá 50 tấn, vậy mà những người đi biển này có thể đè bẹp cả sóng gió Biển Đông vào giữa mùa bão tố. Đã qua 20 năm rồi, rất ít thương thuyền nào của công ty chúng tôi dám thử hải hành trong giữa mùa biển động như vậy..." Ông còn viết thêm nhiều câu rất cảm động, thí dụ như: "Thật thú vị nếu được quen biết với những người Việt Nam này. Tính tình họ năng động, ngôn từ lại hoạt bát như dân Pháp. Khi đến buôn bán ở Singapore, họ đã phải khéo léo trong sự cạnh tranh. Hoàn cảnh sinh hoạt của họ thật sự khó khăn vì chính sách bế môn tỏa cảng của triều đình Việt Nam. Họ rất can đảm khi xuất dương. Thuyền họ lại không trang bị vũ khí và như thế có thể là miếng mồi ngon cho bọn hải tặc". Những câu khen ngợi đó có thể nói là không tiếc lời. Sự suy tôn về nghề nghiệp, đề cao về nhân cách cùng khâm phục lòng can đảm như vậy rất hiếm hoi trong giới hành thủy. Thủy thủ Việt trong báo cáo của John Crawfurd : Bác sĩ Crawfurd đươc chính phủ Anh đề cử làm đại sứ tại hai kinh đô Bangkok và Huế năm 1822. Tuy bị thất bại trong công tác thành lập một thương cảng tại Việt Nam, ông vẫn giữ những cảm tính sâu đậm với giới hành thủy Việt Nam. Bác sĩ Crawfurd có nhận xét về khả năng hàng hải của dân ta trong mục báo cáo số 145 như sau: "... Nếu như người Việt Nam được phép tự do viễn dương thì người ta không thể tìm đâu ra được một sắc dân nào nữa ở Á Đông mà lại có đầy đủ những đức tính để trở thành các nhà hàng hải siêu đẳng như vậy... Tính họ không những cương quyết, năng hoạt động, tôn trọng hạn kỳ, mà lại luôn luôn vui vẻ chiều lòng khách hàng... Ghe tàu của họ được các nhà chuyên môn xét đoán và mô tả như là những loại thuyền tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, kiến trúc rất chắc chắn, đủ sức hải hành ngay cả những khi thời tiết xấu nhất." Thêm vào các nhân chứng (người Anh) này, hai người Pháp (Chaigneau và Vannier) đã làm quan trong triều đình Việt Nam và cũng đã từng làm hạm trưởng các chiến hạm loại trang bị 16 súng đại bác với thủy thủ đoàn hoàn toàn Việt Nam, bảo đảm rằng họ là những thủy thủ can đảm và thật lành nghề. Nhận xét của John White : Thuyền trưởng White là một trong những nhà hàng hải Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam vào năm 1820. Ông có dịp thăm viếng thủy xưởng sau này là Hải quân Công xưởng Sài Gòn, cho biết người Việt Nam là những nhà kiến trúc tàu bè có khả năng kỹ thuật cao nhất, hoàn tất công tác thật chính xác. John White còn xem xét các ván gỗ đóng thuyền, Ông rất ngạc nhiên là những hải xưởng Việt Nam thời đó lại có đầy đủ vật liệu cho việc kiến trúc đến cả loại tàu lớn nhất như Frigate (tức loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Hoa kỳ sử dụng vào đầu thế kỷ 19). Ông tận mắt nhìn thấy một tấm gỗ dài rộng tới 120 ft x 4 ft . Vì khổ này lớn quá, gỗ lại rất tốt; vị Thuyền trưởng Mỹ suy ra rằng rừng Việt Nam sản xuất được những loại cây gỗ dùng đóng tàu thuyền rất tốt.

4 - Hải sử và Bách khoa

Chính sử của nước ta ghi lại được một số hoạt động hàng hải lẻ tẻ, nhưng tiếc rằng phần viễn duyên rất ít tài liệu và đặc biệt các hoạt động xuyên dương của dân ta chưa bao giờ được đề cập đến. Những người ngoại quốc, khi muốn tìm hiểu về truyền thống hàng hải của người Việt trong cổ thời, đã gặp nhiều khó khăn. Cho đến hậu bán thế kỷ 20 này mới có một người Việt Nam đầu tiên viết một cuốn sử nhỏ bằng ngoại ngữ với mấy đoạn đề cập sơ sài đến các hoạt động hải thương của dân ta ở Nam Hải trong thời Bắc thuộc. Đó là ông Lê Thanh Khôi với cuốn "Le Vietnam, Histoire et Civilisation", xuất-bản năm 1955 ở Paris, France. Vậy mà ông còn bị một tác giả khác cũng người Việt Nam phê bình là nói quá đáng. Không phải chỉ người nước ngoài không biết đến nền cổ hàng hải Việt mà có cả những người Việt cũng khiếm khuyết những kiến thức tương tự như vậy ! Muốn đi tìm những thành tích của cổ nhân, chúng ta cần cố công tìm thêm tài liệu qua sách vở quốc tế. May mắn thay, trong cộng đồng nhân loại không thiếu những học giả quan tâm nghiên cứu tới những vấn đề hệ trọng này. Bách khoa từ điển The New Encyclopaedia Britanica xuất bản những năm gần đây, về từ mục Dongson Culture ghi như sau: "Đông Sơn không những chỉ riêng là văn minh đồ đồng mà cũng có đồ sắt nữa. … Người Đông Sơn là dân đi biển, có thể đã hải hành và thương mại khắp vùng Đông Nam Á Châu".

Resized to 89% (was 838 x 505) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Trống đồng Đông Sơn tìm được khắp khu vực Đông Nam Á.

Chứng tích quan trọng của nền văn hoá Đông Sơn ghi nhận trên các trống đồng cũng cho ta nhìn thấy một phần nào khía cạnh truyền thống hàng hải của cổ nhân. Quang cảnh được trình bày rất phong phú trên hầu hết các cổ vật là sự sinh hoạt trên thuyền. Có người chuẩn bị tác chiến, có người như nhảy múa cùng bầy chim, đặc biệt lại có người giã gạo. Chắc đây là những chuyến đi xa, kéo dài hàng tháng đến những vùng đất xa lạ nên họ vừa đi vừa chuẩn bị thức ăn.

Posted Image

5 - Hải trình Địa Trung Hải / Đông Dương

Trong sách "The Junks & Sampans of the Yangtze", G. R. G. Worcester đã viết về hải lộ thông thương từ Âu Châu qua Ả Rập, Ấn Độ đến vịnh Bắc Việt, cho rằng Hà Nội đúng là trạm hải hành cuối cùng giữa Tây phương và Đông Á trong cổ thời. Worcester hình dung một "hải trình tơ lụa" như sau: "...có thể đã có những ảnh hưởng qua giao tiếp đường biển rất sớm sủa với dân Địa Trung Hải, vì người ta tin rằng những thương gia Phoenicia trên hải trình tìm kiếm "đường tơ lụa", đã tới Đông Dương vào năm 650 TTL". Vào thời đó, nước Văn Lang của chúng ta đang lúc thịnh thời và do các vua Hùng (2879-258.TTL) trị vì. (TTL : trước Tây lịch ~ BC)

Posted Image

Những hải trình tơ lụa giữa Địa Trung Hải và Đông Á mà trạm chót là Cattigara. (Vẽ theo "Exploring Our Country", Stuart Hamer, Follett, Ahlschwede, Gross, Sacramento 1956: 25.) Hán sử chép rằng vua Vũ Đế tạo lập một đường biển tới Ấn Độ và vào năm 140 TTL, chuyến hàng gồm có vàng và tơ lụa được đem tới một thành phố gần Madras. Phương tiện chuyên chở cho đường hàng hải này do người Việt (mà người Trung Hoa thường gọi là Nam Man) phụ trách.

Resized to 37% (was 2051 x 1383) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Con đường tơ lụa ( Silk Road in Greco Roman times )

Resized to 73% (was 1025 x 1105) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

“Hải trình” tơ lụa với hải cảng Cattigara.

Silk Road (maritime trade route) Chúng ta đọc được hai ý kiến chính xác sau đây: Lin Yu, viết trong nguyệt san "T'ien Hsia Monthly", cho ý kiến rằng lúc xưa người Man đi tàu biển. Cho đến cuối triều đại Lưu Tống (Nam triều, năm 420-479), có thể người Trung Hoa mới bắt đầu đóng tàu thuyền cho việc hải thương. Friedrich Hirth và W. W. Rockhill, tác giả của nhiều sách và bài khảo cứu về hàng hải Á Châu, quả quyết rằng vào đầu công nguyên, không thể có một tàu thuyền nào của Trung Hoa hoạt động trong Ấn Độ Dương, mặc dù người Trung Hoa thường quá giang theo tàu thuyền của dân Nam Man.

Còn tiếp

6 – Hải cảng Cattigara trên bản đồ Ptolemy

Sau cuộc viễn chinh của Alexandre Đại đế (336-323 TTL) sang Ấn-Độ, nhiều giao tiếp đã xảy ra giữa Á-Âu, người Hy Lạp biết thêm nhiều sinh hoạt của người Á Châu. Eratosthene (275-195 TTL) viết sách Geographia, Ptolemy (90 AD -168 AD) phát triển môn địa lý, viết sách và hình dung ra một bản đồ thế giới mà tận cùng về phía Đông Đông Nam là bán đảo Vàng Chersonese và hải cảng Kattigara (kinh độ 117 độ Đông, vĩ độ 8 độ Nam – Kinh tuyến gốc lấy từ đảo Ferro Islands of the Blest - quần đảo Canary.) Nhiều người cho rằng bán đảo Vàng là Đông Dương và Kattigara (hay Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long Biên (Lugin) hay Hà Nội ngày nay.

Resized to 73% (was 1024 x 737) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Bản đồ Ptolemy

Posted Image

Vị trí hải cảng Cattigara trên bản đồ Ptolemy.

Nói riêng về từ ngữ hàng hải, ta có thể hiểu theo như nghĩa người Bắc Âu thường dùng: Kati là tàu thuyền, Gata là hải đạo. Như vậy chữ Kattigara nghĩa là chỗ hải cảng tàu thuyền hải hành tới.

Ông Bình NguyênLộc không thỏa mãn với vị trí ước đoán cho rằng Kattigara nằm trong vùng Kẻ Chợ Hà Nội, mà nghĩ rằng Kattigara có thể là thành phố ghe thuyền. Ông suy ra tên Kattigara chính là địa danh của thương cảng Hòn Gai như ta vẫn gọi ngày nay.

Posted Image

Vị trí Hòn Gai trong Vịnh Hạ Long

Tác giả sách "Ancient India as Described by Ptolemy" là J. W. McGrindle, nơi trang 9, ghi chú : "Trung Hoa trong gần 1,000 năm đã được biết như là quốc gia nằm trong nội địa Á Châu (inner Asia)". Tại trang 26, ông viết: "... với lý thuyết rằng Kattigara, điểm xa nhất về phía Đông tới được bằng đường biển, phải nằm gần hay trên cùng kinh tuyến với nước Trung Hoa, điểm xa nhất đi đến được qua đất liền".

Posted Image

Vị trí Cattigara trên các bản đồ cổ Âu Châu (phỏng theo "Ancient History Atlas" Michael Grant, Cartograph by Arthur Bank, Mcmillan Publishing Co., Inc., New York, 1971: 75)

Từ trước thời Bắc thuộc, lưu vực sông Hồng, sông Mã đã là những trung tâm hàng hải cùng thương mại phồn thịnh, hàng hoá đi khắp nơi và có liên lạc thường xuyên với Tây phương. Mối giao thương này chắc chắn sâu đậm đến mức độ tất cả những bản đồ thế giới do Tây phương ấn hành suốt 13 thế kỷ sau đó, đều cố ghi địa danh Kattigara. Tuy vậy vì chưa biết sự hiện hữu của Mỹ Châu và Thái Bình Dương nên trên tất cả bản đồ cũng như cầu đồ, vị trí của Á Đông được vẽ quá gần với Âu Châu. Các hải đồ này cho thấy hình dạng bán đảo Vàng thật sai lầm kèm với vị trí hải cảng nước ta nằm trên tọa độ quá xa về hướng Đông (sai tới 55 độ kinh tuyến) và cũng quá xa về hướng Nam (sai tới 30 độ vĩ tuyến).

Lý do sự lầm lẫn lớn lao này của Ptolemy được Robert R. Newton phân tách và giải đáp chính xác trong "The Crime of Claudius Ptolemy" ấn hành năm 1977.

Dù Ptolemy thật sự mắc “trọng tội" (crime) hay không, Kattigara vẫn nằm trong tâm tưởng những nhà hàng hải Tây phương thời Trung cổ, nhiều ít thúc đẩy việc thực hiện những chuyến viễn hành và gián tiếp đưa đến biến cố Columbus tìm ra Mỹ Châu. Ai ai bên Âu Châu cứ cũng tưởng rằng nếu dong buồm hải hành về hướng Tây-Tây Nam là sẽ tới được hải cảng Cattigara. Họ nghĩ Á Châu nằm rất gần đâu đó ở bờ bên kia của Đại Tây Dương !

Resized to 83% (was 892 x 578) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Những hải cảng nằm trên “hải trình gia vị” giữa Địa Trung Hải và Đông Nam Á (The spice trade from Mediterranean to South East Asia). Hải cảng Cattigara được xác định tại vịnh Bắc Việt.

Cho đến khi qua đời vào năm 1506, Kha Luân Bố (Christopher Columbus) không bao giờ từ bỏ niềm tin tưởng là ông đã thực sự đặt chân tới ven bờ biển Á Châu. Xem xét những tài liệu mà giai đoạn đó còn để lại, người ta thấy các nhà hàng hải Âu Châu thời Trung Cổ bận tâm rất nhiều đến việc làm sao đưa tàu tới được Kattigara.

Chắc chắn là phải có sự phán quyết nào đó của Kha Luân Bố rằng "hải cảng ước mơ" nằm gần đâu đó trên hải trình thám hiểm, nên người em của ông là Bartholomew Columbus (Bartolome Colon) mới ghi tên Cattigara một cách phỏng định (?!) lên bản đồ vùng đất xa lạ "Tân Thế Giới", tức Nam Mỹ Châu.

Magellan cũng lưu tâm đến vị trí Cattigara rất nhiều. Sau khi từ Đại Tây Dương vào được Thái Bình Dương, ông dẫn hải đội dọc theo bờ biển Chí Lợi, viên thư ký giữ tài liệu hải hành của ông là Pigafetta có vẻ bi quan khi nói rằng :"Cái mũi đất Cattigara mà ngay cả những nhà "Vũ trụ học" (!) cũng chưa nhìn thấy thì lúc này không những chẳng thể nào tìm ra mà chúng ta cũng không thể tưởng tượng được là nó ở vào chỗ nào!"

Trong khi băng ngang qua Thái Bình Dương, Magellan ra lệnh cho đoàn tàu đi hơi chếch lên phía Bắc bán cầu để tiếp tục hy vọng tìm ra cảng mơ ước này nhưng cuối cùng đã thất bại. Đoàn thám hiểm gồm toàn những tay lang bạt kỳ hồ đó, không những chẳng thấy Cattigara, mà nhiều người đã cùng chung số phận với Magellan, đành bỏ xác lại ở vùng đảo Phi Luật Tân.

Thật lạ lùng là sau chuyến đi của Marco Polo (thế kỷ 13), các nhà địa lý đã không sửa được bản đồ cho đúng, mà cả sau khi Magellan mất mạng trên đường đi vòng quanh thế giới (năm 1521), tọa độ địa dư của Kittigara vẫn giữ nguyên như cũ. Địa danh hải cảng này do đó được tiếp tục ghi trên lục địa Mỹ Châu trong nhiều thế kỷ.

Resized to 100% (was 741 x 355) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Hình phác thảo bởi Bartolome Colon (Columbus) năm 1505. Cattigarra được phỏng định là ở Nam Mỹ. Posted Image

Hình của Bartolome được Grasso vẽ lại. Posted Image

Dựa theo bản vẽ của Bartolome, Grasso vẽ lại hình thể địa cầu "giả tưởng". Từ phải sang trái: Âu Châu, Tân thế giới, Cattigara (Á Châu), Ấn Độ, và Phi Châu.

Còn tiếp

7 – Thương mại ở Nam Hải

Đã có nhiều sách do người Âu Á Mỹ đề cập đến các hoạt động thương mại vùng Đông Nam Á, nhiều ít nói tới những kỳ công của người Việt cổ trong ngành hàng hải, cận duyên cũng như viễn duyên.

Trong sách "Eighth Voyage of the Dragon - History of China's Quest for Sea Power", Hải quân Học hiệu Annapolis ấn hành năm 1982, Bruce Swanson đã mở đề chương 1 như sau: "Lịch sử hàng hải Trung Hoa trong ngàn năm qua biểu thị đặc tính nơi sự đối kháng giữa hai thực thể văn minh lớn: nước Tàu có tính cách lục địa, ảnh hưởng Khổng Tử và nước Tàu có liên quan đến biển. Nước Tàu ở phần trên bộc phát từ khi thống nhất trung tâm miền Bắc, gồm nhiều nước khác biệt hồi chiến quốc, vào năm 221 TTL. Suốt hai ngàn năm sau đó, hai triều đại nhà Hán (220 TTL.- 221) và nhà Đường (618- 907) đã biến đổi Trung Hoa thành một đế quốc tráng lệ, có căn bản văn hoá lục địa (landbased cultural empire)".

Sau đó Bruce Swanson lại mở đầu chương 2 với lời khẳng-định: "Thời đại hàng hải của Trung Hoa thực sự bắt đầu vào thế kỷ thứ 8, thứ 9 khi dân số miền Bắc nước Tàu tăng lên tới ba lần và khí hậu thay đổi làm suy giảm số lượng đất canh tác."

Trên quan điểm của một người Á Đông, Wang Gungwu đã làm một cuộc nghiên cứu về giao thương thời cổ trong biển Nam Hải. Sau đó, vào tháng 6 năm 1956, để phổ biến kết quả của công trình đó, cơ sở xuất bản Journal of the Malayan Branch Royal Asiatic Society cho phát hành một tập sách nhan đề "The Nanhai Trade - A Study of the Early History of the Chinese Trade in the South China Sea".

Wang mô tả khá đầy đủ về những hoạt động hàng hải trong khoảng 11 thế kỷ trước khi thành lập triều đại nhà Tống, năm 960. Theo đó, sau khi đế quốc Nam Việt của nhà Triệu bị sụp đổ, dân Việt vẫn tiếp tục nắm giữ hầu hết ngành hàng hải dọc duyên hải hay đường viễn duyên đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, như đã từng nắm giữ trước kia. Đặc biệt hải cảng sầm uất hàng đầu vùng Đông Nam Á vẫn là Long Biên (Hà Nội ngày nay) với vùng hậu cảng trù phú nhất là quận Giao Chỉ. Quận này đóng góp thuế má cho hoàng đế Trung Hoa rất đáng kể, số dân đinh của Giao Chỉ cao hơn tổng số tất cả số dân đinh của 6 quận khác còn lại ở miền Nam Trung Quốc cộng chung. Mọi hàng hoá chuyên chở đường biển ra vô nước Tàu đều từ Giao Chỉ mà ra vô. Đôi khi Quảng Châu được chia sẻ một phần nhỏ hoạt động hàng hải nhưng người Việt cũng vẫn luôn luôn nắm giữ hệ thống thương thuyền. Phải đợi đến thời Ngũ Đại (907-960) và sơ diệp nhà Tống (960-1279) những thương buôn mới, người Tàu Việt (Chinese- Yueh) bắt đầu xuất hiện. Họ là người Việt bị Tàu hoá hay người Tàu tiêm nhiễm thói thích biển của người Việt bằng cách lập nghiệp chung với họ.

8 - Đường biển đi Đông Nam Á và đi Tây Bá Lợi Á

Người Tây phương thường nói "cứ có thuyền là đi biển được". Người Việt đóng được thuyền; mà thuyền người Việt lại thật tốt. Việc hải thương của dân Việt trong thời thượng cổ cùng các dân cư khác nằm quanh vùng Biển Đông rất phồn thịnh.

Trước Tây lịch 6, 7 thế kỷ, chiến thuyền Lạc Việt thời Hùng Vương đã có hai sàn, những cây nỏ thần được thiết trí ở trên, người chèo và lái ở dưới. Nhiều kiểu thuyền trang bị đầy dủ cả bánh lái phía đuôi, mái chèo lái bên cạnh, cây xiếm cố định ... Hình ảnh được ghi khắc trên nhiều chiếc trống đồng tìm thấy tại lưu vực các sông Mã, sông Hồng.

Posted Image

Một số chiến thuyền Đông Sơn

Resized to 85% (was 878 x 737) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Những hải trình thương mại tại Đông Nam Á thời cổ đại (500.BC – 750 AD) ( Ancient trade routes )

Cùng thời này, Trung Hoa đang trải qua giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc. Tại một nước Việt khác mà vua là Việt Vương Câu Tiễn, thủy quân rất mạnh. Quân đội nhà vua thường được chuyển vận bằng đường thủy để hành quân xa căn cứ hàng trăm hải lý.

Resized to 100% (was 746 x 1024) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Trống đồng Đông Sơn tại Đông Nam Á ( Dong Son bronze drums in South East Asia )

Posted Image

Họa tiết mặt trống Đông Sơn tại Battambang (Cambodia), Klang & Tembeling (Malaysia)

Posted Image

Trống đồng Đông Sơn tại Lào

Posted Image

Trống đồng Đông Sơn tại Cambodia

Posted Image

Trống đồng Đông Sơn tại Thailand

Posted Image

Trống đồng Đông Sơn tại Sungai Lang (Malaysia)

.

Resized to 73% (was 1024 x 761) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Trống đồng Đông Sơn tại phía đông Indonesia (Dong Son bronze drums in eastern Indonesia)

Posted Image

Trồng đồng Đông Sơn tại tại Selayar, Indonesia

.

Posted Image

Trống đồng Đông Sơn tại Lubuan Meringgai và Panca Tunggal Jaya (Indonesia)

.

Posted Image

Thạp đồng Đông Sơn tại đảo Flores, Indonesia.

Posted Image

Rìu đồng Đông Sơn tại Indonesia.

9 - Hải trình đi Hồng hải và Địa Trung Hải

Trong số các nhà nghiên cứu hàng hải có một học giả người Đức, Ông Herrmann A. đã theo dõi những hoạt động viễn dương của dân Việt thời cổ. Ông cho rằng họ buôn bán với bến Adulis ở Hồng Hải mà sử Tàu ghi là Huang Chih (ngày nay là hải cảng Massawa.)

Tài liệu của Ông Herrmann viết vào năm 1913 vẫn còn được bàn cãi. Gần đây, khi các giả thuyết "Đông Nam Á, một trong những cái nôi văn minh của nhân loại" bắt đầu được phổ biến rộng rãi, Tiến sĩ Wilheim G. Solheim II lấy căn cứ vào chứng tích khảo cổ mới nhất, tin tưởng rằng đã có những liên lạc trực tiếp giữa Việt Nam và Địa Trung Hải hơn 2,000 năm trước đây. Nhờ hải thương, văn hoá được trao đổi giữa hai vùng Ba Tư (Persia)/ Trung Đông và Việt Nam/ Đông Dương. Những ảnh hưởng sâu đậm trên một số khía cạnh sinh hoạt kể từ trước Công Nguyên đã được học giả Shahab Setudeh Nejad (1996) tường trình hồi gần đây trong bài " Cultural and Cosmological Impact of Iranian Civilization in Vietnam and Peninsular Areas of Southeast Asia ".

10 - Đường biển tới Phi Châu

Các nhà khảo cứu Âu Á Mỹ ngày nay nghiên cứu các sách sử Trung Hoa, Ấn Độ, La Mã để tìm hiểu về thương mại ở Ấn Độ Dương trong những thiên kỷ trước Tây lịch. Nhiều người tin tưởng rằng dân Việt cổ là những nhà thương buôn gan dạ, đã vượt biển tới các đảo ngoài Ấn Độ Dương và đi xa tới tận Ethiopia thuộc Phi Châu.

Resized to 73% (was 1024 x 651) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

The Spice Route in Greco-Roman times

Sách sử đầu tiên ghi chép đến những chuyến đi Á Phi này là pho Tiền Hán Thư của Ban Cố và Ban Chiêu. Những đoạn có ghi nơi khởi hành và bến quay về của Sứ Tàu quá giang như sau: "Từ Nhật Nam, Giao Chỉ đi bằng thuyền buôn người Man Nam năm tháng sau tới xứ Tu Yuan... Nếu không bị cướphay gặp bão, nhiều chuyến đi dài tới nhiều năm... Người ta nói phía Nam xứ Huang Chih là xứ Ssu Chhêng Pu. Đến chỗ này thì Sứ Hán quay về".

Resized to 98% (was 762 x 699) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtPosted Image

Hải trình “gia vị” với hải cảng Cattigara ( The Spice Route in Greco Roman times )

11 - Đường biển về hướng Đông

Những con đường biển người xưa sử dụng đến nay còn ghi lại trên các sinh hoạt của cư dân tại đấy. Thế giới hàng hải cổ thời cho thấy đã có một vòng cung liên tục ghi nhận ảnh hưởng của thuyền bè và văn hóa nước lên nhiều khu vực:

Posted Image

Hình thuyền thân cong, Mái nhà cong và Totem được tìm thấy trên khắp vòng cung Thái Bình Dương trong cổ thời. (Hình lấy từ bản đồ của Covarrubias, 1940: thuyền thân cong, totem, nhà ở Bắc Mỹ và New Zealand). Mái nhà cong và thuyền trên trống Đông Sơn tại Việt Nam.

http://farm3.static.flickr.com/2610/3773671472_c0146d22c5_o.jpg

Hình nhà trên trống đồng Hoàng Hạ

.

http://farm4.static.flickr.com/3430/3772865275_febbc37f15.jpg

Hình nhà trên trống đồng Ngọc Lũ

.

Resized to 93% (was 800 x 600) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm4.static.flickr.com/3458/3729262993_88b1a9f5f7_o.jpg

Batak, Indonesia

http://farm3.static.flickr.com/2551/3730062446_e2219e241b_o.jpg

.

http://farm3.static.flickr.com/2575/3729267823_c73285c86c.jpg

Tongkonan – Toraja (Indonesia)

.

http://farm3.static.flickr.com/2473/3730068608_4f22e78c6a.jpg

Tongkonan, Indonesia

.

Trong cuốn sách "America en la Prehistoria Mundial" (Mỹ Châu trong Thế giới Tiền sử), Dick Edgar Ibarra Grasso đưa ra quan niệm là không thể có sự cô lập ở Mỹ Châu. Sách gồm 6 chương thì có tới hai chương chú tâm bàn luận đến ảnh hưởng Đông Nam Á trên đất Mỹ Châu. Chương I bàn tới các lien hệ văn hoá xuyên dương mà Đông Sơn là một nguồn chính. Đến chương IV, Grasso đưa ra hai giả thuyết về:

(1) Những thương nhân Cattigara đã mang kỹ thuật luyện kim, nhất là đồng và vàng, tới Nam Mỹ.

(2) Có nhiều di dân đến Tân thế giới bằng cách dùng hải lộ xuyên Thái Bình Dương.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết tiếng Tây Ban Nha phát biểu cùng ý kiến với Grasso. Học giả Pedro Bosch Gimpera cho rằng nền văn minh Đông Sơn đã mang lại những hiểu biết về kỹ thuật luyện kim cho vùng Chavin ở Peru.

Edwin Doran nổi tiếng nhờ đã khám phá ra nhiều hiểu biết mới lạ về khả năng vượt đại dương của bè và ghe nhỏ. Ông và Stephen Jett đồng ý với nhau là liên lạc giao tiếp xảy ra trước nhất giữa Á và Mỹ Châu có thể qua phương tiện là những chiếc bè chạy buồm có gắn cây xiếm như thường thấy ở trung phần Việt Nam và Đài Loan.

http://farm4.static.flickr.com/3439/3730062970_bae325db04.jpg

Hình trên: Thuyền Đông Sơn, ngoài 2 mái chèo để lái ra (1), còn có 2 trang cụ như cây xiếm dùng chống giạt (2). Cột buồm nằm ở nửa phần thuyền phía trước (3).

Hình dưới: Ghe Nang ở trung phần Việt Nam với giả thuyết về sự phát triển bánh lái và cây xiếm từ những trang cụ đã có từ cổ thời.

Robert Von Heine Geldern trong suốt một phần tư thế kỷ kể từ 1939, đã viết rất nhiều về giao tiếp Á Mỹ. Ông liệt kê thành hệ thống những điểm tương đồng, lưu tâm khá nhiều đến nền văn minh Đông Sơn, ông cho rằng những dân đi biển ở Đông Á tới Mỹ Châu trước hết.

HÀNG HẢI NƯỚC VIỆT XƯA

Phần II

http://farm4.static.flickr.com/3518/3730380312_55b95616e0_o.jpg

Khoảng trống văn học dân ta: Những thành tích hàng hải Vũ Hữu San (Doremon360 tổng hợp và bổ sung thêm tư liệu, hình ảnh)

Kuno Knobl, một phóng viên Đức làm cho đài truyền hình Úc, sau khi thấy "chùm dây buộc nút" (knotted cords - kết thằng) trong viện Bảo tàng ở Huế giống y hệt loại Quipu của Peru, nhìn nhận ra rằng đã có sự giao tiếp trực tiếp giữa hai nơi. Để chứng minh niềm tin của mình là đứng đắn, Knobl đứng ra quyên góp tiền bạc, đóng thuyền buồm theo kiểu cổ thời Đế quốc Nam Việt với thủy thủ đoàn 8 người từ Hồng Kông đi Mỹ Châu. Con hà (teredo), một loại sâu gỗ thân mềm, đục thủng ván gỗ làm hư hỏng vỏ thuyền trước khi tới bờ biển Mỹ Châu, phải nhờ thương thuyền cứu giúp. Sách viết bằng Đức ngữ, nhan đề "Thái Cực", bản dịch Anh ngữ: Tai Ki, Journey to the Point of No Return.

http://farm3.static.flickr.com/2567/3729270875_6b046a1bf7_o.jpg

Quipu

Tiến sĩ Gunnar Thompson sáng lập Nu Sun institute, cũng dự trù thiết lập một bảo tÀng viện về viễn dương, một trung tâm nghiên cứu về một Thái Bình Dương hoà bình và một tờ báo định kỳ, xuất bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải hành hoà bình tưởng niệm những lần Nu Sun vượt Thái Bình Dương. Cuộc đi này sẽ dùng tàu thuyền kiểu Á Đông, khởi hành từ Đông Dương qua Nhật, Tây Bá Lợi Á, Gia Nã Đại, Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, El Salvador, Guatemala, Nicaragua và trở lại, qua ngả Polynesia.

Thompson viết sách "Nu Sun, Asian American Voyages 500 B.C", tin tưởng rằng người Á Đông, lãnh đạo bởi những nhân vật huyền thoại như Đô Đốc Nu Sun, đã hải hành tới Guatemala và Honduras khởi sự từ năm 500 TTL, thiết lập một thuộc địa thương mại giữa dân bộ lạc Maya, họ sống thật hoà hợp và giúp phát triển nền văn minh ở Tân thế giới. Công trình biên khảo của tác giả rất công phu, đặc biệt cung cấp nhiều hình vẽ chi tiết, trải dài khắp cả cuốn sách, chứng minh hung hồn sự thật hiển nhiên về giao tiếp Á Mỹ.

Truyền thống hàng hải Cổ Việt, văn minh Đông Sơn được đề cập đến rất nhiều. Theo Thompson, con đường hàng hải Á Mỹ mà cổ nhân sử dụng trên Thái Bình Dương là theo chiều kim đồng hồ, với dòng nước và gió mùa rất thuận lợi cho các tàu thuyền buôn bán qua lại suốt thời gian dài nhiều ngàn năm.

Vì thÁn phục học thuyết xuyên dương của Joseph Needham, Tim Severin đã quyết tâm minh chứng rằng người Á châu đã tới Tân thế giới nhiều ngàn năm trước đây. Nhà văn Ái Nhĩ Lan này rất ưa thích việc khảo cứu hàng hải.

Chiếc bè của Severin được đóng tại Sầm Sơn (Thanh Hoá, Việt Nam) gồm có 220 cây luồng buộc lại với nhau bằng những giây leo trong rừng dài tới 46km, đặc biệt không dùng đến một chiếc đinh nào bằng kim loại. Thủy thủ đoàn gồm có 5 người, trong đó có một người Việt Nam, đã lái chiếc bè này bằng cách điều chỉnh độ nông sâu của 10 chiếc xiếm. Họ đã hải hành qua 5,500 hải lý, tức là gần hết hải trình xuyên Thái Bình Dương 6,500 hải lý thì chiếc bè bị bể.

Resized to 73% (was 1024 x 684) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm4.static.flickr.com/3492/3730063576_38b079be9f_b.jpg

Tim Severin vượt biển Thái Bình Dương từ Hồng Kông bằng bè Sầm Sơn.

http://farm3.static.flickr.com/2445/3730064764_b81a346ddb.jpg

Sầm Sơn, nơi chiếc bè được đóng.

http://farm4.static.flickr.com/3446/3729264393_08e2743bc5_o.jpg

Bè của Tim Severin.

12 - Những hải lộ thời Hậu Băng Đá

Thủy vận là yếu tố thiết yếu cho nền văn minh nhân loại. Âu Á xem ra khó gặp gỡ nhau, nếu không nhờ những cánh buồm no gió. Và nếu không có bánh lái gắn vào đuôi tàu thuyền, Mỹ Châu có thể vẫn còn là lục địa xa lạ đối với nhân loại sinh sống tại Cựu lục địa.

Tuy vậy còn có nhiều khía cạnh quan trọng hơn nữa về việc chuyển vận trên biển, đặc biệt ngay trong buổi bình minh của văn minh nhân loại.

Năm 1944, R. Buckminster Fuller cho ra mắt một tập tài liệu nhan đề 'Fluid Geography' căn cứ vào những quan sát và kinh nghiệm của nhiều năm lái thuyền buồm. Fuller tuyên bố đã khám phá ra những hải lộ con người từng sử dụng hàng chục ngàn năm trước. Những kết quả nghiên cứu này xem như rất lạ vào thời đó và vẫn còn được coi là mới đến hôm nay.

Resized to 97% (was 770 x 384) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm2.static.flickr.com/1377/1413925602_98d3980015_o.jpg

Resized to 97% (was 770 x 384) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm2.static.flickr.com/1132/1413044843_e6d68e27d0_o.jpg

Resized to 97% (was 770 x 384) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm2.static.flickr.com/1429/1413044877_8828496d96_o.jpg

Bản đồ Thế Giới từ 25,000 BC đến 5000 BC (Genographic project)

http://farm2.static.flickr.com/1399/1413043225_accd9005fc_o.jpg

Vào cuối thời Băng Đá, nước biển dâng lên, đồng bằng Sunda bị ngập lụt, theo Meacham, dân cư những vùng thấp chạy lên những vùng đất cao hơn. Dân Việt theo các dòng Hồng Hà (sông Hồng), Tây Giang,Dương Tử lập nghiệp tại vùng Đông Á.

http://farm3.static.flickr.com/2636/3773669140_e6348532d3.jpg

Theo Buckminster Fuller, làn sóng di dân cũng đã dùng thuyền bè đi xa tới các đảo Thái Bình Dương, phía Tây qua tận Phi Châu. Tóm tắt các hải lộ di dân của Fuller như sau:

- Thế hệ đầu tiên của người đi biển Đông Nam Á, dùng bè thả trôi từ Biển Đông theo những dòng hải lưu đi dọc bờ biển đến những nơi thuận tiện trong vùng.

- Thế hệ thứ hai biết dùng buồm vuông loại căn bản chạy xuôi theo mùa gió Tây Nam vào mùa Hạ và Đông Bắc vào mùa Đông, đến bờ biển Trung Hoa và các đảo Nhật Bản.

- Thế hệ sau nữa, khi biết dùng buồm chạy vát có khả năng đi ngược chiều gió để hải hành đi khắp nơi. Trong giai đoạn này, các loại thuyền hai thân hay có thân phụ outriggers ra đời. Người Đông Nam Á mở ra những hải lộ đi các nơi trên hai đại dương Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trên Ấn Độ Dương, người Đông Nam Á đã đi hết con đường cho đến tận biển Ba Tư và Địa Trung Hải.

http://farm3.static.flickr.com/2606/3729261677_35ac7e84d3.jpg Thuyết Buckminster Fuller về hải lộ phân tán dân cư: Khi nước biển dâng cao, từ Biển Đông di dân đi ra khắp nơi theo các giai đoạn phát triển của thuyền bè, buồm, xiếm...

Hỗ trợ cho thuyết này là thuyết của Paul Rivet .Nhà ngôn ngữ học này có lẽ là học giả kiên trì nhất trong việc cố gắng thuyết phục mọi người tin tưởng nơi chứng cớ ngôn ngữ khi muốn đi tìm sự thực về mối giao tiếp giữa Cựu và Tân thế giới.

Trong những công trình nghiên cứu của Rivet, người ta lưu tâm tới một khám phá hoàn toàn mới lạ về tầm quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ hàng hải. Sau khi minh chứng rằng có nhiều giống dân đã "khám phá" Mỹ Châu trước Kha luân Bố, Rivet căn cứ vào phương pháp từ nguyên ngữ học để đưa ra thuyết sau đây: "Từ trung tâm vùng Đông Nam Á, một thứ ngôn ngữ được truyền bá đi bằng đường hàng hải đến khắp nơi như Nhật Bản, Tasmania, Địa trung Hải, Phi Châu và Mỹ Châu".

Cuốn sách này lấy những từ ngữ Sumérien làm mốc rồi tìm một chuỗi danh từ tương đương của các thứ tiếng Melanesian, Polynesian, Indonesian, Munda, Mon-Khmer (Việt Nam), Australian, Tasmanian và Ainu để so sánh và đi đến kết luận rằng Đông Nam Á chính là nơi xuất xứ những chuỗi từ ngữ đó.

13 - Nhớ về các chuyến vạn lý xuyên dương

Chúng ta đồng ý với học giả Buckminster Fuller trong câu phát biểu có tính chất triết lý của Ông như sau:

Những dân tộc Đông Nam Á đứng biệt lập với những giống dân khác vì họ được thiên nhiên ban phát cho cái bản năng của dân nước, dân thuyền. Họ đã từng nắm được chân lý về sự kết hợp nhẹ nhàng trong các kiến trúc (principle of lightweight structural tensioning) áp dụng vào đời sống.

Nền văn học dân tộc, theo đúng nghiã phải phản ảnh các sinh hoạt của dân tộc ấy. Tuy vậy văn học nước ta đã có một khoảng trống quá lớn về Hàng hải. Ngày xưa, nền văn hoá "Nước" tiên tiến đã khởi sự tại vùng quê hương chúng ta, cho đến nay, sinh hoạt sông biển vẫn tiếp tục quan trọng biết nhường nào.

Xin góp thêm vài hình sưu tầm được về kiểu nhà của văn hóa nước (ghe thuyền) tại Đông Nam Á xưa (còn lưu lại đến ngày nay) trước khi phát triển lên thành kiểu nhà mái cong có nóc cao và hoa văn trên nóc như chúng ta thấy sau này.

Tongkonan (Indonesia):

Resized to 74% (was 1000 x 666) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm3.static.flickr.com/2598/3729268135_d6ca3cc85b_o.jpg

Resized to 73% (was 1024 x 675) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm3.static.flickr.com/2561/3730066196_4365e0faf6_b.jpg

Resized to 74% (was 1000 x 667) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậthttp://farm3.static.flickr.com/2464/3730068772_9e1ed7dca4_o.jpg

http://farm4.static.flickr.com/3457/3730065652_ab82101df2_o.jpg

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nam Triệu và Nam Chiếu

Tác giả: Minh Xuân

Trong Lĩnh Nam chích quái có một câu chuyện rất thật, không có chút huyền thoại hay “chích quái” nào nhưng lại khó hiểu nhất vì chẳng hề ăn khớp tí gì với chính sử. Đó là Truyện Nam Chiếu. Nay xin “đọc lại” câu chuyện này, không cần phải “giải mã” gì, chỉ cần đối chiếu với những gì đã và đang biết về lịch sử bị lãng quên của miền Tây và Nam nước ta.

Câu đầu tiên của Truyện Nam Chiếu khẳng định: “Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà”. Câu khẳng định này đúng là đánh đố người đọc ngày nay. Nam Chiếu được coi là quốc gia của người Di Bạch vùng Vân Nam, sao lại là con cháu Triệu Đà được? Nhưng đích thực, câu mở đầu này đã xác định nước “Nam Chiếu” thực chất là ở đâu.

Triệu Vũ Đế dựng nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung – Quảng Đông. Thành phần dân tộc chính vùng này là nhóm người Tày Thái. Nam Chiếu là con cháu Triệu Đà, tức là một quốc gia người Thái. Lịch sử Nam Chiếu cho biết quốc gia người Thái này đã từng trải rộng trên đất Tây Bắc Việt Nam, Lào và Bắc Thái Lan.

Nước Nam Chiếu ở trong truyện không phải mới bắt đầu vào thời Đường như nước Nam Chiếu theo chính sử ở Vân Nam, mà có gốc gác từ thời Tây Hán. Khi Lộ Bác Đức tấn công Nam Việt thì “Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn, là những xứ vắng vẻ không người. Khi bộ hạ đông đúc họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bổ đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu”.

Đất Hoành Sơn mà ở gần cửa Thần Phù thì là đèo Ngang giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chứ không phải Hoành Sơn ở Quảng Bình. Con cháu họ Triệu như vậy trở về vùng Ái Châu tụ tập.

Đoạn ghi chép trên rất giống với chuyện… Man vương Mạnh Hoạch chống lại các vị quan họ Chu của nhà Đông Hán trong thần tích làng Hương Ngải - Sơn Tây. Mạnh Hoạch hoạt động cả một dải từ Hưng Hóa tới Ái Châu, làm quan cai trị ở Giao Châu lúc đó phải lao đao… Nam Triệu như vậy là tên gọi nước của Mạnh Hoạch từ thời Đông Hán, là vùng đất phía Tây Giao Chỉ.

Tiếp theo, “Đến đời Ngô, Tôn Quyền sai Đái Lương, Lữ Đại làm thú mục để đánh dẹp. Quân Nam Chiếu ở cả một vùng từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, Ô Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi, núi cao bể rộng, sóng gió hiểm trở, không có một vết chân người. Quân Nam Chiếu ở đấy thường lấy việc cướp bóc để sinh sống, đánh giết thú mục, không thể ngăn cản nổi.

Đây cũng là thành tích của Mạnh Hoạch khi phần đất phía Đông Giao Chỉ được Sĩ Nhiếp Ngạn Uy dâng cho Ngô Tôn Quyền. Đoạn trên cho biết một loạt các địa danh “từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, Ô Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi”. Các địa danh này hẳn nằm ở Tây Bắc và Tây Thanh Nghệ ngày nay, là đất Nam Triệu của Mạnh Hoạch.

Mạnh Hoạch hay Mãnh Hoàng, có thể chỉ là cách gọi vị vua của người Mường Mán. Mãnh Hoàng là con cháu họ Triệu, sau khi kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt thất thủ đã rời về Tây Giao Chỉ và hùng cứ một vùng, liên tục chống lại các quan lại nhà Hán rồi tới nhà Ngô. Tiếp theo thì như đã biết, Vũ Hầu Gia Cát, thừa tướng của nhà Thục đã vượt Lô Giang, tiến vào Tây Bắc bình định, thu phục Mãnh Hoàng. Mãnh Hoàng tiếp tục cai quản khu vực Nam Triệu này dưới hình thức tự trị, độc lập.

Truyện Nam Chiếu kể tiếp: “Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu Ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều nể phục, cùng hợp lại với quân Nam Chiếu, được hơn hai vạn người, lại đem châu báu ngà ngọc hiến cho nước Tây Bà Dạ, xin chỗ sinh sống ở vùng đất trống ven bờ biển.

Nếu đối chiếu với tộc phả họ Phạm:

"Cuối đời Hùng Duệ Vương (258 trước CN) con trai trưởng của Phạm Duy Minh ở xứ Đằng Châu, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên ngày nay là Đại lang Phạm Duy Hinh cùng Lý Thành (con Lý Thân - Lý Ông Trọng) trấn thủ đất Nam Hà gồm 2 châu là Ái châu (Bình Trị Thiên) và Trung châu (gọi là xứ Lâm Ấp) - tức là Nam Trung bộ ngày nay.

Sau khi Triệu Đà chống lại nhà Nam Hán, lập nên nước Nam Việt (207 trước CN) sáp nhập nước Âu Lạc vào Nam Việt và thu gom cả đất Nam Hà (xứ Lâm Ấp). Chỉ đến khi nhà Hán xâm chiếm lại Nam Việt, nhà Triệu bị diệt vong (111 trc CN) thì họ Lý xưng vương xứ Lâm Ấp. Mãi đến đời Lý Khu Kiên mất, họ Phạm kế vị với 19 đời vua trải qua gần 500 năm (140-605), đóng đô tại thành Châu Sa ( xã Tịnh Châu huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi ngày nay).”

Có thể thấy Triệu Ông Lý, con cháu Triệu Đà, là họ Lý, bắt đầu từ Lý Thân (Lý Ông Trọng). Vùng đất Tây Giao Chỉ là vùng Lâm Thao, nơi Lý Ông Trọng trấn giữ người Hồ dưới thời Tần.

Đặc biệt truyền phả họ Nguyễn còn chép rằng Triệu Đà chính là Lý Ông Trọng. Chuyện này tuy còn nhiều nghi vấn, nhưng có thể có phần nào là sự thật khi con cháu Triệu Đà cũng là con cháu của Lý Thân, chiếm vùng đất Tây Giao Chỉ dưới thời Hán.

Vùng Tây Giao Chỉ là đất của Mãnh Hoàng (Mạnh Hoạch), còn gọi là Nam Triệu, thời Tam quốc đã hàng phục nước Thục nhờ công của Vũ Hầu Gia Cát. Khi nhà Tấn diệt Thục, Tấn chỉ chiếm được vùng Xuyên Thục phía Bắc của nước này. Phần phía Nam vẫn do Mãnh Hoàng tự trị kiểm soát. Theo Truyện Nam Chiếu thì lúc này Triệu Ông Lý, con cháu Triệu Đà – Lý Thân, đã lên nắm quyền cai quản ở đây. Triệu Ông Lý chống lại nhà Tấn, “cùng hợp với quân Nam Chiếu”, tức là hợp với quân của họ Phạm ở phía Nam vùng ven biển Trung Bộ theo như tộc phả họ Phạm chép.

Truyên Nam Chiếu chép: “Khi ấy, nước Tây Bà Dạ chia đều đất ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Già La, trên từ Cầm Châu xuống tới Hoan Châu gọi là lộ Lâm An giao cho Nam Chiếu và Triệu Ông Lý thống lĩnh. Sau đó, ông Lý xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông giáp với biển, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa.”

Có thể thấy nước Nam Chiếu trong truyện ở thời kỳ nhà Tấn chính là xứ Lâm Ấp hay Nam Hà trong tộc phả họ Phạm. Xứ này bao gồm 2 phần:

- Phần lộ trên từ Quý Châu tới Diễn Châu do Triệu Ông Lý cai quản. Lộ này có tên Như Hoàn, hay Già La, sách khác gọi là Như La, Gia Viễn. Đây là phần đất liền không giáp biển, là Tây Giao Chỉ, gồm cả đất Lào ngày nay. Tên gọi Già La hay Như La cho thấy vùng này chính là nước Lỗ (La) của thời Chiến Quốc. Đây cũng là đất Lâm Thao thời Tần, trước do Lý Ông Trọng cai quản, sau đó giao cho con cháu Lý Thân.

- Lộ dưới từ Cầm Châu tới Hoan Châu gọi là Lâm An, do con cháu họ Phạm quản lý. Đây là phần giáp biển, ven biển miền Trung ngày nay. Tên lộ Lâm An cho thấy đây là đất Yên (An) thời Chiến Quốc, đã được nhà Tần giao cho Phạm Duy Hinh, con của tướng Phạm Duy Minh ở Đằng Châu cai quản.

Posted Image

Bản đồ trên ước vẽ 2 phần đất Già La và Lâm An từ thời Tấn. Đây là phạm vi nước Lâm Ấp vẫn được mô tả trong sử sách, có phía Đông giáp biển, Tây đến Vân Nam …

Truyện Nam Chiếu kể tiếp: “Nhà Đông Tấn sai tướng là Tào Khả đem quân sang đánh, Ông Lý mai phục ở rừng núi hiểm trở nơi đầu nguồn sông mà đánh, rồi lại tới nấp ở núi Liên Vị, địch tới thì mình đi, địch đi thì mình tới, sáng ra tối vào, cầm cự trong 4, 5 năm trời, không hề đối đầu. Quân Tấn không chịu nổi lam chướng, chết hơn quá nửa, bèn rút quân về.

Nhà Tấn sau khi diệt Thục và Ngô, tấn công xuống phương Nam. Nhưng gặp sự kháng cự của Mãnh Hoàng, rồi Triệu Ông Lý ở vùng Nam Triệu này, không tiến nổi. Vùng đất này như vậy vẫn giữ độc lập từ thời Tấn.

Lý Ông Nam Triệu tương đương với … Lý Nam Đế (Triệu = Chúa), trong sử Việt được gọi là triều Hậu Lý Nam Đế. Tới thời Tùy Cao Tổ năm 602 tướng Lưu Phương đã dụ hàng con cháu của Nam Triệu, đưa vùng đất La – Lỗ nhập vào đất Tùy. Năm 605 Lưu Phương cũng tấn công xuống phía Nam thắng lợi, đuổi họ Phạm chạy ra ngoài hải đảo, sát nhập nốt đất An – Yên vào nhà Tùy. Nước “Nam Triệu” của Triệu Ông Lý chấm dứt ở đây sau 600 năm tồn tại. Nhưng sau đó, một nước Nam Chiếu mới lại nổi lên…

Tộc phả họ Phạm viết: "Đến đời vua họ Phạm thứ 19 là Phạm Chí bị tướng nhà Tuỳ là Lưu Phương bất ngờ đột kích, cướp phá đô thành Châu Sa, vơ vét của cải , châu báu cùng 18 pho tượng vàng của 18 vua họ Phạm, khiến Phạm Chí và con là Phạm Trung chạy ra các vùng hải đảo quanh đảo Côn Lôn để cầu cứu, được 3, 4 vạn viện binh về cùng Mai Thúc Loan và cha con Phùng Hưng, Phùng An , diệt được quan quân nhà Đường và lập Mai Thúc Loan làm Bố Cái Đại vương, tức Mai Hắc đế (766)."

Còn Truyện Nam Chiếu chép: “Quân Nam Chiếu tới cướp các xứ Nam thành, Đông thành, Trường An, quan lệnh không thể dẹp nổi. Tới khi nhà Đường thịnh lên, vua Ý Tông sai Cao Biền đem quân sang dẹp, không đánh nổi phải bỏ về.

Đoạn này nói tới cuộc khởi nghĩa thời Mai Thúc Loan - Phùng Hưng, tấn công chiếm thành Tống Bình (Trường An?). Phải tới Cao Vương Biền mới đuổi được quân Nam Chiếu của họ Phùng ra khỏi Đông Giao Chỉ, và đặt vùng này làm Tĩnh Hải quân. Nhưng phía Tây Giao Chỉ vẫn do Nam Chiếu chiếm giữ. Thậm chí còn mở rộng ra thành 6-7 “chiếu” theo như truyền thuyết về Khun Borom ở Lào.

Posted Image

Đoạn cuối cùng của Truyện Nam Chiếu: “Tới đời Ngũ Đại vua Tấn là Thạch Kính Đường sai tướng tư mã là Lý Tiến đem 30 vạn quân đánh Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về biên giới Ai Lao, gọi là nước Đầu Mô, nay là đất Bồn Man”.

Thời Thạch Kính Đường thì Hoa Nam đã chia năm xẻ bảy, còn hơi sức đâu mà nhà Hậu Tấn đánh dẹp Nam Chiếu. Lúc này trên đất Tĩnh Hải là triều đại của Nam Hán Lưu Cung. Đoạn sử trên có thể nói tới sự kiện Cao Biền đánh Nam Chiếu từ thời Đường Ý Tông, hoặc chuyện Đoàn Tư Bình diệt Nam Chiếu, lập nước Đại Lý. Có điều sử Tàu đã biến chuyện Nam Chiếu bị diệt thành chuyện Nam Hán Lưu Cung cử Lý Tiến đánh Khúc Thừa Mỹ. Có thể Lý Tiến là tướng của Lưu Cung quãng năm 936 – 940 (thời Hậu Tấn) đã tấn công Nam Chiếu ở Tây Giao Chỉ, chứ không phải đánh Khúc Thừa Mỹ.

Phải nói Truyện Nam Chiếu trong Lĩnh Nam chích quái là một ghi chép rất đầy đủ và chân xác về lịch sử vùng Tây Giao Chỉ trong suốt một thời kỳ dài từ Đông Hán tới tận thời Ngũ Đại. 1000 năm lịch sử của miền Tây đã bị lãng quên, may mắn còn được lưu lại trong truyện. 600 năm Nam Triệu và 400 năm Nam Chiếu, kiên cường chống lại phương Bắc, huy hoàng mở các quốc gia người Thái khắp Đông Nam Á.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta nói tiếng Việt mà ta không biết - NGUYỄN CUNG THÔNG Vài tiểu đề gợi ý trong các buổi nói chuyện tại đại học quốc gia TP HCM (9/2011) nhân hội nghị quốc tế về giao lưu văn hoá Trung-Việt. Các điểm sau ghi rất tóm tắt để bàn luận thêm so với đề tài chính "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp - Hợi gỏi cúi/heo (phần 5A)". Bạn đọc có thể tra cứu thêm nhiều chi tiết dựa vào tên các tác giả và chủ đề liên hệ.

1. Ta nói tiếng Việt mà ta không biết

Trầu cau là sản phẩm của phương Nam, vì thế khi tra cứu cách phát âm trầu cho ra nhiều điều thú vị. Khi người viết ở Đài Loan ... Dân chúng và các cửa hàng đều dùng 'ăn tân lang/ăn cau' chứ không nghe nói là ăn trầu; tục ăn trầu tiếng Hán là 檳榔嚼 bīn láng jiáo (tân lang tước).

Trầu (giầu, giàu) plu (Pọong), tlu (Mường Rục), mlu (Brâu), blu (Kha), mlu (M'nông, Stiêng, Biat), plū (Môn), pu (ພູ, Lào), bơlâu (Rơngao), tlờu (Mường), ulàw (Arem), balu (Alak), bolou (Bahna), plu2 (Palaung), pu2 (Wa), bluk (Sakai), blu (Theng), sam-mlhu (Miến), พลู ; ใบพลู ploo ; bai ploo (Thái) mơlu (Chăm), hla mơlu (GiaRai) ... Ngay đến cả tiếng Tokodede (Đông Timor) cũng gọi trầu là malu hay malus (tiếng Tetum), buyo (tiếng Tagalog ở Phi Luật Tân) … tiếng Sinhala (Sri Lanka) gọi là bulath ...v.v…

Tục ăn trầu ở Việt Nam đã được ghi nhận trong các tài liệu Hán cổ từ thế kỷ II TCN. Tiếng Hán Việt tương ứng với trầu là phù lưu - được Tả Tư 左思 (250-305) nhắc đến trong Ngô Đô Phú (吳都賦) 石帆水鬆, 東風扶留 : thạch phàm thủy tông,đông phong phù lưu ... Hay Ngô Vạn Chấn 吳萬震 thời Tam Quốc từng ghi nhận trong Di Vật Chí (異物誌) là 古賁灰, 牡礪灰也。 與扶留 、 檳榔三物合食, 然後善也。 扶留籐, 似木防己。 扶留 、 檳榔, 所生相去遠, 為物甚異而相成。 俗曰: ‘檳榔扶留, 可以忘懮 cổ bí hôi,mẫu lệ hôi dã。Dữ phù lưu、tân lang tam vật hiệp thực,nhiên hậu thiện dã。Phù lưu đằng,tự mộc phòng kỷ。Phù lưu、tân lang,sở sinh tương khứ viễn,vi vật thậm dị nhi tương thành。Tục viết:‘tân lang phù lưu,khả dĩ vong ưu' ... 《 本草綱目》 卷十四)。 但吳其浚則據其在湘 、 滇 、 粵等地所觀察, 認為扶留無花實, 當地人只取葉裹檳榔而食, 與蒟子有異 ( 見 《 植物名實圖考》 卷二五 “ 蒟醬”、蔞葉” (A) 《Bản Thảo Cương Mục》 quyển thập tứ) 。Đãn ngô kì tuấn tắc cứ kì tại tương、Điền、Việt đẳng địa sở quan sát,nhận vi phù lưu vô hoa thật,đương địa nhân chỉ thủ diệp khoả tân lang nhi thực,dữ củ tử hữu dị (kiến 《Thực vật danh thực đồ khảo》 quyển Nhị Ngũ “củ tương” 、 “lâu diệp” ...v.v... Cũng được ghi nhận trong Thục Kí, Thuỷ Kinh Chú, Giao Châu Kí, Quảng Châu Kí, Hồng Lâu Mộng ... Và hiện diện trong An Nam Chí Lược (Lê Tắc), Lĩnh Nam Chích Quái (Trần Thế Pháp), Vân Đài Loại Ngữ (Lê Quí Đôn) ...v.v... Trong Đồng Khánh Địa Dư Chí có 31 địa danh mang tên Phù Lưu (tập trung ở Bắc Ninh, Thanh Hoá ... phản ánh phần nào nơi xuất phát).

Từ các dữ kiện ngôn ngữ trên, ta có thể phục nguyên một dạng cổ của trầu là *blu - để ý tương quan giữa nguyên âm u và âu như bu bâu, thu thâu, khu khâu, ưu âu, chu châu, mùi màu ... Thành ra *blu liên hệ đến blâu (blau, trầu) mà Việt Bồ La vẫn còn ghi nhận. Chính dạng cổ này giải thích được dạng kí âm phù lưu (tiếng HV, xem thêm chi tiết về tương quan b-ph trong loạt bài Bụt hay Phật?(B). Cũng vào đầu CN mà các tài liệu TQ viết về Phù Nam 扶南 với khả năng là kí âm của bnam hay vnam (núi, bây giờ là phnom, theo George Coedès); đây là khuynh hướng đơn âm hoá tổ hợp các phụ âm bl- br- như từ tiếng Phạn như Buddha > Phù Đồ 浮 屠/浮 圖, Phù Đà 浮 陀, Phù Đầu 浮 頭 ... ( krosa > câu lưu xá, brahmana > Bà La Môn, pra- > Ba La - ...)

Tóm lại, ta vẫn dùng phù lưu như tiếng HV mà thường không biết đây là tiếng Việt (cổ) *blu, đây là loại chữ Việt-Hán-Hán-Việt thường bị ngộ nhận là Hán Việt.

(A) Tự điển chữ Nôm (Nguyễn Quang Hồng chủ biên, 2007) cho rằng phù 蔞 là loại F1 - điều này đáng được xem lại cho cẩn thận vì chữ này đã có từ thời Kinh Thi, Sở Từ - cũng như lẫn lộn giữa các loài cây leo (cỏ) làm thuốc - Ngọc Thiên: hao thuộc 【 玉篇】 蒿屬. Phù 蔞có thể còn viết là 扶 hay 浮 cho thấy khuynh hướng lấy vần đầu khi nhập vào tiếng Hán cũng như các trường hợp Bụt (Phật) hay Phạm/Phạn chẳng hạn. Để ý phù 浮 còn có nghĩa là bầu (trái bầu, hồ 瓠 - hồ lô 葫蘆).

(B) Phù lưu 浮留 theo đa số định nghĩa của tự điển TQ thì là 藤 名 đằng danh (tên loài cây leo, mọc thành bụi quấn quýt) - các tài liệu Hán cổ cho thấy sự nhầm lẫn của loài trầu (không) phương Nam với các loài cây leo (creeper) khác - Lê Quý Đôn cũng nhận ra điều này trong Vân Đài Loại Ngữ. Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa (CNNAGN, Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, 1985) còn ghi các loài cây Thiết Đằng, Xích Đằng, Bạch Đằng, Thuỷ Đằng, Sơn Đằng:

Sơn Đằng dây chão càng bền

Phù Lưu Diệp truyện lá trầu đỏ tươi

…v.v…

Posted ImageẢnh này đã được co lại. Bấm vào thanh này để xem với kích cỡ đầy đủ. Ảnh gốc có kích thước 800x377.Posted Image

Các nước vẫn còn ăn trầu hiện nay - trích trang

Thật ra các tài liệu Hán cổ cũng ghi nhận các khu vực Mân Việt (thuộc tỉnh Phúc Kiến), Hải Nam và Quảng Châu (bắc VN) đã từng có tục ăn trầu. Tiếng Mã Lai/Inđônêsia có danh từ pinang (cây cau, so với tân lang 檳榔 ) và động từ mempinang (men+pinang > mempinang) là dạm hỏi, cầu hôn (tặng trầu cau để xin cưới), cũng giống phong tục một số dân tộc thiểu số (Nam Đảo) ở miền núi thuộc đảo Đài Loan mà người viết có dịp tiếp xúc; xem thêm bài viết của D. F. Rooney

2. Hiện tượng m ‘mặt mắt mũi môi mép má mụn mí mi mày ...’

Vài chi tiết từ cuộc nói chuyện với anh Bùi Văn Chiến (gốc người Mường) ở Suối Khoáng, Kim Bôi (tỉnh) Hoà Bình ngày 11/2/2008:

Trong tiếng Việt ta thấy các từ chỉ bộ phận (con người) trên mặt đều có khuynh hướng bắt đầu bằng phụ âm môi môi (bilabial) m- như mắt mặt mồm /miệng/mõm môi mép má mụn/mụt mí mày mi mũi (A) ... Tiếng Mường cũng cho thấy hiện tượng m này cũng theo anh Chiến:

măt (Mường) - mặt (Việt) : mặt tlời (mặt trời)...

măt - mắt : tau măt (đau mắt) ...

môi - môi : mỉm môi - mím môi...

mũi - mũi : mũi hớt (mũi hếch)...

mụn - mụn : nhế mụn (nhiều mụn) ...

mồm - mồm : mon mồm (câm miệng) ...

mênh - miệng : mím mênh (mỉm miệng) ...cf. miểng tlù (miếng trầu) ...

mênh mường - miệng mường (đầu bản, đầu mường), mẽnh khảl (miệng hùm)...

măt mũi - mặt mũi ...

măt mày - mặt mày ...

...v.v...

Người viết có kiểm lại các dữ kiện trên qua Từ điển Việt Mường (Nguyễn Văn Khang chủ biên, 2002).

Hiện tượng m (trong đó có các từ căn bản như mắt mũi miệng được Morris Swadesh liệt kê) cho thấy liên hệ họ hàng (một tiêu chí) của tiếng Việt và Mường.

Hiện tượng m có thể liên hệ đến những vấn đề ngôn ngữ học và phong tục lịch sử như:

2.1 Hiện tượng vùng (areal phenomenon)

Tiếng Chăm (Chàm): papah (miệng/mồm - nước miếng: ia papah), mưta (mắt - nước mắt: ia mưta, nước đái: ia mưik..), mjeng /miêng (mép), bbauk (mặt), bbauk (má - hai bên má: tua kah bok), chabôi (môi) (A), mun (mụn), adung/idung (mũi) (, chih (mí - mí mắt: chih mưta) ... dựa vào cuốn 'Từ Điển Việt-Chăm' (chủ biên Bùi Khánh Thế, 1996)

2.2 Hiện tượng phổ quát (Universals)

Elaine Andersen trong bài viết 'Lexical universals of body-parts' (trong cuốn 3 - 'Universals of Human languages' chủ biên J. Greenberg - Stanford University Press 1978) có nhận xét về cách dùng chung của một số từ chỉ bộ phận cơ thể như tiếng mắt, mặt (tiếng Tarascan là nari), má, mặt (tiếng Romanian là obraz), miệng , môi (tiếng Romanian là gura) ...

2.3 Tên gọi cha mẹ hay người nuôi dưỡng (nursery words)

Đây cũng có thể là hiện tượng phổ biến/quát (universals) - khi so sánh các tiếng gọi cha mẹ như père (papa)/mère (maman)- Pháp , Swahili (Phi Châu) là baba / mama , Bengali (Ấn Độ)là baba / ma , Quan thoại là phụ /fu - mẫu/mu3 (mu3qin1) hay còn là baba/mama ...... Việt Nam có ba bô cha / má mẹ mợ mụ mê ...v.v... cho thấy tần số dùng phụ âm môi khá cao. Ngoài ra mớm cơm còn có thể dẫn đến mớm tiếng (một số nhà nghiên cứu còn đề nghị thuật ngữ motherese cho trường hợp này).

(A) Đây là hiện tượng m (the m phenomenon) trong tiếng Việt - Từ dầu thập niên 1970 khi người viết bắt đầu đặt vấn đề và đi học thêm về Ngôn Ngữ Học (bên Úc - cho đến ngày hôm nay) để cố giải thích: đây là trường hợp ngẫu nhiên hay cố tình ? So sánh với các ngôn ngữ loài người khác dùng phụ âm môi m/b/p để chỉ ba má trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition như qua các hoạt động động bú mớm, mớm cơm), ảnh hưởng người mẹ (mẫu hệ), một 'bản tuyên ngôn độc lập ngôn ngữ' của dân Việt qua bao thời biến động của lịch sử.

Đây là chưa kể đến tên gọi 12 con giáp ...v.v...

3. Vài nhận xét về tiếng Mường (Bi)

3.1 Mắng: nghe, mảng theo Việt Nam Tự điển (KTTĐ), Đào Duy Anh, Nguyễn Quang Hồng ...

Áng nạ mắng hay thương xót buồn mòn (Phật Thuyết)(A)

Tai nghe mắng ắt còn vang (Cư Trần Lạc Đạo)

Bên tai dường mắng tiếng thiều quân (Quốc Âm Thi Tập/QATT)(B)

Đắt tai biếng mắng sự vân vân (QATT)(A)(B)

Mắng tiếng dữ lành bao đắp (Bạch Vân Am)

Mắng tiếng sấm động mang vào tốt thay (CNNAGN)

Tôi mắng nghe tiếng làm người chẳng khỏi chưng trời đất mặc mà có sinh (Truyền Kỳ Mạn Lục)(A)

Đêm nằm chẳng mắng tiếng gà (Thiên Nam Ngữ Lục ngoại kỷ)

Thức ngủ chưa mắng biết (Thi Kinh Giải Âm, 1792)

Giang Đông mắng tiếng đa tài tuấn (Nguyễn Hữu Huân khi được tha về)(B)

Dùi sương chợt mảng trên thành điểm năm (Hoa Tiên)

...v.v...

Trong Kiều có 2 lần dùng mắng (mảng, theo Đào Duy Anh)

Mắng tin xiết nỗi kinh hoàng (Kiều/K, câu 535)(A)(B)

Sảnh đường mắng tiếng đòi ngay lên hầu (K, câu 1718)(A)

Chữ Nôm mảng hay mắng thường dùng mãng 莾 là thành phần hài thanh.

Tiếng Việt hiện đại KHÔNG thấy dùng mắng hay mảng để chỉ nghe nữa (tự điển Việt Bồ La/1651 còn ghi MẮNG TIN, nghe tin). Tiếng Mường (Bi) vẫn còn dùng như

Măng phiền (nghe phiền), măng nhọc (nghe nhọc, cảm thấy mệt), măng tồn (nghe đồn)...

Hết quêl nì ay chăng măng tồn wềl nả (hết làng này ai mà không nghe đồn về nó)

Ăn bôn măng ngã (ăn rau khoai nước nghe/cảm thấy ngứa)

Ho hảo ti dỗng da mé còn măng nhỗn lẳm (tôi muốn đi chơi cậu nhưng cảm thấy bận rộn công việc lắm) - măng nhỗn (nghe/cảm thấy bận rộn)

Măng mờng (nghe mừng, cảm thấy mừng)

...v.v...

Các từ Việt cổ như măng, cúi, tlu/klu (tru, trâu), cải cả (cái cá - bây giờ là con cá), cải cảy ca (cái gà - bây giờ là con gà tiếng Việt)... cho thấy tiếng Mường (vì yếu tố địa lý lịch sử ...) còn bảo quản phần nào tiếng Việt cổ ©

(A) "Từ điển từ Việt cổ" (Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện - NXB Văn Hoá Thông Tin 2001)

(B) "Từ điển từ cổ" (Vương Lộc - NNXB Đà Nẵng 2002)

© người viết lại chợt nhớ đến người bạn người Hòn (Phan Thiết ra đảo) khi hỏi anh làm nghề gì, anh trả lời tôi đi biên (rất khó nghe lúc đầu, nghĩa là tôi đi biển/đánh cá)

3.2 Một mô hình đơn giản về thời kỳ các tiếng Việt Mường tách ra (time depth)- phương pháp định lượng (quantitative method):

Vấn đề thời gian tách ra giữa tiếng Việt và Mường có thể tính bằng phương pháp Morris Swadesh như đã viết trước - đây chỉ là một thí dụ :

So sánh các từ căn bản giữa Mường và Việt (bây giờ), và ghi nhận khoảng 80% giống nhau (cùng gốc)(A). Giả sử tỉ số thay đổi λ (rate of change) là 0.10 (B) (hay cứ một ngàn năm thì có 10 chữ bị thay đổi trong 100 chữ so sánh) thì thời gian tách ra là

t = ln(0.80)/(-2x0.10) = 1116 năm ~ 1100 năm

(đương nhiên là có sai số tuỳ theo mức chính xác muốn dược/confidence level)

Cá nhân tôi chưa thấy một bảng so sánh và thống kê như vậy, tuy nhiên một số bài viết liên hệ về tiếng Mường, Việt và Mon-Khme có thể tìm đọc trên mạng như (bài này viết cách đây cả 44 năm) ©.

Phê bình thêm: Nguyễn Tài Cẩn (1995), Phạm Đức Dương (1985) cũng cùng nhận xét vào thời kỳ tách ra như trên, Nguyễn Văn Tài (1978) cho rằng có thể sớm hơn ... Keith Taylor (hai thời điểm khác nhau) ... Nguyễn Phú Phong cho là khoảng thế kỷ IX (trong bài viết "Nghiên cứu về nhóm Ngôn ngữ Việt-Mường")

(A) 80% là thí dụ (chủ quan) mà thôi - tuy nhiên xem thêm các nhận xét trên mạng [cema.gov.vn]. Nếu phần trăm giống nhau là 75% thì thời kỳ tách ra là khoảng cách đây 1438 năm, còn lâu hơn số năm đã tính ở trên.

(B) dựa vào tiếng Hán (λ = 0.1) và Nhật (λ = 0.11) - trích từ bài 'COMPARATIVE-HISTORICAL LINGUISTICS AND LEXICOSTATISTICS' của Sergei Starostin; Swadesh đề nghị tỉ số thay đổi λ là 0.14 (dựa vào các ngôn ngữ Ấn Âu)

© các bài viết khác mà người viết có dịp xem qua như André Haudricourt ('La place du vietnamien dans les langues austroasiatiques' 1953, 'L'origine des tons vietnamiens' 1954) và các bài viết của David Thomas (ông ghi lại 200 chữ từ tiếng Mường ở Hoà Bình) ...v.v... Các bài viết của Nguyễn Văn Tài rất đáng chú ý như "Tiếng Nguồn, một phương ngôn của tiếng Việt hay một phương ngôn của tiếng Mường?" (1975) ... hay "The Nguồn language of Quảng Bình, Vietnam" (Nguyễn Phú Phong, 1995) ...v.v...

Các yếu tố lịch sử về thời kỳ tách ra (cách đây 1100 năm) là thời loạn 12 sứ quân), thời kỳ dành độc lập và tự chủ (có chính quyền trung ương - phân biệt rõ nét người Kinh tập trung ở thành thị hơn ...) ...

4. Tóm tắt các giả thuyết về nguồn gốc tiếng Việt

4.1 Tiếng Việt là tiếng Hán theo giám mục Jean-Louis Taberd (đầu thế kỷ 19), GS Terrien de la Couperie (cuối thế kỷ 19), L. Cadière, sử gia Nguyễn Phương, học giả Lê Ngọc Trụ (giữa thế kỷ 20) ... và gần đây hơn là nhà văn Nga Vladimir Malyavin (2005).

4.2 Tiếng Việt liên hệ đến tiếng Thái theo GS Henri Maspéro (1912), G. Maspéro (1915), T. A. Sebeck (1942), Trần Trọng Kim, Vương Lực (1957/1958), Bùi Đức Tịnh …

4.3 Tiếng Việt liên hệ đến tiếng Môn theo học giả Kari Himy

4.4 Tiếng Việt liên hệ đến tiếng Khme theo BS Reynand

4.5 Tiếng Việt liên hệ đến tiếng Mã Lai, theo học giả E. Souvignet, nhà văn Bình Nguyên Lộc, học giả Nguyễn Ngọc Bích …

4.6 Sử gia Phạm Văn Sơn đề nghị Việt ngữ và Việt chủng là một chủng tộc, một ngôn ngữ riêng biệt

4.7 Tiếng Việt có gốc từ xứ Ethiopia

'...Tóm lại tiếng Việt nguồn gốc xuất xứ từ xứ Ethiopia được di dân mang đi theo chủng tộc, nhưng trên bước đường tiến thủ pha lẫn với nhiều tiếng nói địa phương đã trải qua, nên tiếng gốc còn quá ít mà lại mang tiếng ngoại nhập nhiều ...' trích từ bài viết "Nguồn gốc tiếng Việt" của tác giả Sagiang

4.8 Tiếng Việt liên hệ đến tiếng Lava (Lawa, Lào)

Dựa trên đa số dữ kiện ngôn ngữ, tác giả Tạ Đức đưa ra kết luận "... Về người Lạc Việt, những bằng chứng nêu trên tuy chưa cho phép “nói chắc” nhưng cũng cho phép tạm kết luận nữa rằng: người Lạc Việt (tổ tiên trực tiếp của người Việt) thuộc về khối tộc người Lava cổ, là tộc người chủ thể bao gồm người Môn (là tổ tiên trực tiếp của người Mường) đã dựng nước Ya Yang/Nha Lang/Văn Lang ở vùng Bắc Bộ Việt Nam như một trung tâm của khối Lava-Môn-Khmer của khu vực Nam sông Dương Tử ..." - trích từ bài viết của Tạ Đức trang mạng ‘dòng Hùng Việt’ hay Talawas

4.9 Tiếng Việt sinh ra do sự kết hợp các ngôn ngữ Nam Á và Tày-Thái. Giả thuyết này do George Coedès đưa ra năm 1949. Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương căn cứ trên tiến trình biến đổi hình thái học của từ cũng đi đến kết luận này (A)

4.10 Từ năm 1856, học giả James Logan đã đề nghị dạng thức Mon-Anam (Mon-Anam formation) mà ngày nay ta gọi là họ Nam Á (Austrasiatic, cần phân biệt với địa danh Nam Á/South Asia hay tiểu lục địa Ấn Độ). Nhà ngôn ngữ Wilheim Schmidt (1901) bắt đầu dùng nhiều dữ kiện so sánh các ngôn ngữ khác như Nicobar, Bahna, Stieng ... đều liên hệ đến họ Nam Á (tuy không có dữ kiện từ tiếng Việt mà ông cũng chấp nhận cùng họ) - ông còn đề nghị họ Austric bao gồm nhiều ngôn ngữ Nam Phương hơn. Sau công trình nghiên cứu của J. Przyluski (1924), nghiên cứu về tiếng Việt mà được nhiều người nhắc đến là của nhà ngôn ngữ người Pháp André-Georges Haudricourt. Công trình nghiên cứu của ông đặt tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Austroasiatic, hay còn gọi là Mon-Khmer, và là một công trình được nhiều nhà ngôn ngữ học cho là thuyết phục nhất. Một số công bố nghiên cứu của ông liên quan đến tiếng Việt và có nhiều ảnh hưởng đến các nghiên cứu về sau như

1952. L'origine môn-khmèr des tons en viêtnamien (Nguồn gốc Mon-khmer của thanh điệu trong tiếng Việt)

1953. La place du viêtnamien dans les langues austroasiatiques (Vị trí của tiếng Việt trong họ ngôn ngữ Austroasiatic)

1954. De l'origine des tons en viêtnamien (Nguồn gốc của thanh điệu trong tiếng Việt)

Học giả Paul Benedict (1942) đề nghị họ Austric gồm có Môn Khme, Annamite ... so với họ Hán-Tạng ... Ông đã nâng tiếng Thái lên hàng đầu khi kết luận là họ Austro-Thai (Nam Thái, 1976) là tiền thân của các họ Môn Khme, Việt Mường ...

Heinz-Jurgen Pinnow (1959) bố túc thêm công trình của Schmidt, cũng như Robert Shafer (1965), David Thomas (1966), D. Thomas và Robert Headley (1970) ... Gérard Diffloth (1989) cập nhật các công trình trên và cùng với Ilia Peiros (1998) và củng cố chỗ đứng của họ Nam Á cho đến nay; tuy các chuyên gia về họ Nam Á không có nhiều (so với cả trăm nhà ngôn ngữ nghiên cứu về họ Nam Đảo/Austronesian)

Lại có nhà nghiên cứu liên hệ tiếng Nhật, Việt với Nam Phương hay Đa Đảo như Nobuhiro Matsumoto (1928) - đại khái là cùng cách nhìn như P. Benedict, T. Kawamoto ...

Họ Vietic (đặc biệt là Việt-Mường) cũng là đề tài trong các công trình so sánh ngôn ngữ của Peiros (1998), Ferlus (1975, 1992), Thompson (1976), Barker & Barker (1970) …

Xem thêm chi tiết trong các bài viết “A comparison of Muong with some Mon-Khmer languages” (Ruth S. Wilson, 1966), "Khái quát các nghiên cứu ngôn ngữ học về nguồn gốc tiếng Việt" (Marl Alves, tạp chí Khoa Học ĐHQGHN, 2008) , "History of Comparative Mon-Khmer Studies" (Paul Sidwell, 2004, ANU) hay "Từ Nam Á trong tiếng Việt" (Hồ Lê, 1992/2002) …v.v…

Trong phạm vi bài viết 5A Hợi Hãi gỏi cúi/heo trong loạt bài "Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp", các dữ kiện ngôn ngữ minh chứng liên hệ Việt Mường và các khuynh hướng

- tiếng Mường vẫn duy trì một số từ Việt cổ (cúi là heo/lợn chẳng hạn)

- tiếng Việt (người Kinh) có nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán (trư, đồn, thỉ ...)

- đặc biệt là tiếng Mường (Bi) vẫn dùng các từ Hán Việt như nhúc (nhục/thịt 肉), bảng (bán/nửa 半), chước 杓 (gáo, đồ múc) ... một cách tự do so với tiếng Việt, phản ánh thời kỳ nhập vào và sử dụng lâu dài trong tiếng nói dân gian (td. từ thời Đường Tống).

Vùng Văn hóa Trầu Cau chiếm 1/4 dân số thế giới.

Trầu Cau trong văn hóa Đông Nam Á

Thứ bảy 13/09/2008 12:00:00 (GMT +7)

Tác giả: Đặng Thị Hường

Nguồn: www.vanhoahoc.edu.vn

Có nhiều nhà nghiên cứu về trầu cau trong lịch sử văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á và An Độ, sau này mở rộng cả ra các vùng khác như Paul Mus, Huard,… Ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Chương đã viết “Trầu Cau Việt Điện Thư” (NXB TP.HCM, 1997)–một cuốn sách viết rất sâu sắc về trầu cau. Với tâm huyết của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chương đã trình bày những hiểu biết sâu sắc về trầu cau và cuộc sống của người Việt cổ xưa qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, nghiền ngẫm lâu dài. Trong bài thảo luận này, chủ yếu là tôi tóm tắt viết lại vài nét về trầu cau trong văn hóa Đông Nam Á từ cuốn sách của ông. Cuốn sách của ông đã cho tôi một sự thích thú, sự bất ngờ đặc biệt khi hiểu biết thêm về nền văn hóa dân tộc ta và mở rộng ra văn hóa Đông Nam A, văn hóa An Độ và đến cả nền văn hóa cổ xưa của nhân loại qua nghiên cứu về trầu cau của ông. Xưa kia, trước khi con người tìm ra lúa gạo thì cây họ cau là phổ biến, con người lấy bột từ thân cây để làm bánh, nấu rượu để ăn uống, lấy mo cau làm áo quần, nhà ở. Từ đó, cây cau trở thành những biểu tượng thiêng liêng trong tâm thức con người trước cây lúa…

Ở Việt Nam, vấn đề trầu cau được ghi lại trong sử thi “Lĩnh Nam Trích Quái” kể từ thời vua Hùng nước VĂN LANG, với truyền thuyết sự tích về trầu cau mà bất cứ người Việt Nam nào cũng biết. Truyện kể về tình nghĩa keo sơn gắn bó giữa anh em họ Cao là Tân và Lang, vợ chồng giữa chàng Tân và người vợ họ Lưu tên Liên–do hiểu lầm nên người em (Lang) bỏ đi và chết bên bờ suối, biến thành một cây cao, thẳng (cây cau), người anh (Tân) đi tìm em cũng đến bên bờ suối, kiệt sức và chết bên cây cao, biến thành tảng đá vôi trắng. Người vợ đi tìm và cũng gục ngã bên hai cây cau, trầu, nàng biến thành cây leo (trầu) quấn quít quanh phiến đá trắng ở gốc cây. Cha mẹ người vợ và người trong vùng thương xót, lập miếu thờ cúng ca tụng anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa.

Posted ImagePosted ImagePosted ImagePosted Image Vua Hùng đi tuần thú, dừng chân nghỉa mát dưới gốc cây là xum xuê, dây leo chằng chịt mới hỏi và biết chuyện, vua thương xót hồi lâu vua sai lấy quả ở cây và lá ở dây leo nhai và nhổ nước quả và lá lên phiến đá–thấy có sắc đỏ, mùi vị thơm tho. Vua sai nung đá lấy vôi ăn cùng với quả và lá, thấy mùi vị thơm ngon, môi đỏ má hồng biết là vật quý. Từ đó cây được trồng ở khắp nơi, đó là cây cau, cây trầu và vôi -bộ ba cau-trầu-đá và quả cau, lá trầu trở thành biểu tượng của lòng thủy chung, tình nghĩa và người Việt Nam ta đều lấy cau trầu làm đầu câu chuyện trong cưới hỏi, lễ tết. Xưa gọi các con trai của vua Hùng là Lang như Lang Liêu trong sự tích Bánh chưng bánh giày - Lang tương ứng với chàng võ sĩ, Tân là mới–Tân Lang là chàng mới, là con rể. Văn là vết tích như vết vằn, vết vẽ trên mình–Văn Lang là đất nước của những người anh hùng mang vết vằn…Tân Lang là tên của cây cau, cây trầu. Tân là mới, là cây cau, là khách mời. Con gái là nàng, là Kiều Nguyệt như Thúy Kiều, Nguyệt Nga, Giáng Kiều–Kiều là cây họ cau. Kiều cũng là giàn trầu, vườn trầu. Trầu cau quấn quít...trầu cau là đầu câu chuyện, là đầu mối lương duyên, là thước đo thời gian, là biểu tượng sự thủy chung, là lễ vật thiêng liêng trong cúng tế, cưới hỏi...

Posted ImagePosted Image Dân tộc nào ở Đông Nam Á cũng có những câu chuyện kể về cây cau, cây trầu. Vùng Nam Á là vùng trầu cau rộng lớn – người dân ăn trầu trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Trang 310 trong sách trên của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chương có trích dẫn lời của Georges Lebrun viết về vùng trầu:

“Vùng phát triển hiện nay có thể định rõ bằng một đường đi từ bờ biển phía Đông của đảo Madagascar và Zanzibar, có thể đến châu Á tới miền sông Indus, rồi đến bờ sông Dương Tử và qua Đài Loan và Philippines, sẽ đến Indonexia vùng Moluques bao quanh các đảo Mariannes, Caroline, Salomon, Fidji, Bismarck, và Tân Guinée, để khép kín ở đảo Ruênion, đi qua Eo Torrès, biển Arafoura, Timor về phía Nam những đảo Sonde. Có thể nói trầu cau ở những vùng đất….rộng 8 triệu cây số vuông có 200 triệu người ăn trầu kể cả đàn ông, đàn bà, già trẻ, từ ông hoàng đến người dân, thuộc về tất cả các giống người, tất cả các tôn giáo."

Từ 340 trước công nguyên Théophraste đã tả cây cau, đã được kể đến trong những bản viết chữ Phạn và chữ Hoa. Trầu được kể đến trong chữ Pali trong một cảnh xảy ra năm 504 trước công nguyên. Nhà sử học người Iran là Ferishta kể rằng vào thế kỉ thứ sáu, trầu rất được coi trọng ở Iran mà ngày nay đã thu hẹp lại. Marco Polo và Ibn Batuta đã nói đến vào thế kỉ thứ 14 trong những điều kể về những cuộc du hành của các ông. Người việt Nam giải thích bằng một truyền thuyết rất phổ biến vào năm 2000 trước công nguyên vào thời vua Hùng.

Lúc nào người ta cũng ăn trầu được. Ở Myanmar người ta ăn trầu rất sớm mà một ngạn ngữ cổ đã nói rằng không ai có thể nói được tốt tiếng nói của mình trước khi đã học ăn trầu. Chỉ có giấc ngủ và khi luyến ái người ta mới ngừng cái đam mê này, mà nhiều người An khi ngủ vẫn ngậm trầu trong mồm mình. Những thanh nữ người Tagale coi như biểu hiện sự chân thành về tình cảm của mình đưa trầu ra khỏi miệng (theo bác sĩ Louis Lewin)”. Như vậy, có thể nói, trầu cau chiếm giữ vị trí rất gần gũi nhưng trang trọng, thiêng liêng trong văn hóa nhân loại. Đông Nam Á là cái nôi của cây cau, cây trầu là vùng trầu rộng lớn, trầu cau là những tín hiệu chứa đựng những hiểu biết về nền văn minh nhân loại.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chương đã đưa ra rất nhiều liên tưởng mới liên quan đến trầu cau, gợi mở ra những con đường mới và góp phần vào việc tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và văn hóa Đông Nam Á. Trầu cau và tục ăn trầu là nét đặc sắc trong văn hóa Đông Nam Á–là một trong những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu cho sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Đông Nam Á.

Việc tìm hiểu văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa Đông Nam Á qua những liên quan đến trầu cau là điều rất mới mẻ, thú vị và rất sâu sắc. Tuy nhiên ở đây, tôi chỉ xin trình bày lại một vài điều mà nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Chương viết trong tập sách “Trầu Cau Việt Điện Thư” của ông. Trầu cau ngày nay không còn được nhiều người đem theo để mời khách hay nhai trầu nữa nhưng vẫn không thể nào thiếu được trầu cau trong những dịp lễ tiết quan trọng trong vòng đời người như trong cưới hỏi, lễ tiết thiêng liêng của người Việt nói riêng, các dân tộc khác ở Đông Nam Á nói chung như người Thái, người Lào, người Indonesia, người Myanmar … và nhiều dân tộc châu Á khác như người Trung Hoa, người Ấn Độ,...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn theo Cổ Việt Hùng thị Thập bát Diệp Thánh Tông Ngọc Phả cổ truyền do Hàn Lâm viện Trực học sĩ soạn năm Nhâm Thìn 1472, niên hiệu Hồng Ðức thứ 3 thì vua Lê Thánh Tôn giao cho Bảng Nhãn Nguyễn Như Ðỗ nghiên cứu về cương giới nước Việt xưa. Bản Hùng Vương thập bát cảnh do Nguyễn Như Ðỗ sưu tập thì lãnh thổ nước Văn Lang bao gồm:

- Miền Gò Ngựa (Mã Kỳ) rộng khoảng 2.000 dặm, xưa tên là Châu Ðiền nay thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

- Miền Cỏ Trâu (Ngưu Lang) rộng khoảng 1.500 dặm tức Việt Tây nay là tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

- Miền Ao Cá (Ngư Trì) rộng 1700 dặm xưa có tên là Việt Ðông nay là tỉnh Quảng Ðông, Trung Quốc.

- Miền Rừng Quạ (Ô Lâm) xưa là châu Kiềm nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, Quý châu giáp hồ Ðộng Ðình, Trung Quốc.

- Miền Động Hoa tức tức nước Phù Nam cổ rộng khoảng 1.000 dặm thời Lê Thánh Tôn là nước Chân Lạp. Vương quốc Phù Nam cổ ở Hạ Lưu sông Mekong, vương quốc này tồn tại mãi đến thế kỷ thứ VI. Cương giới Phù Nam trải rộng hầu như khắp lục địa Ðông Nam Á cổ bao gồm cả miền Nam Trung Việt, Nam Việt Nam sang phía Tây gồm cả thung lũng sông Mê Nam Thái Lan. Phía Bắc tới vùng trung lưu sông Mêkong tức lãnh thổ Lào ngày nay, trải dài xuống phương Nam tới bán đảo Mã Lai, tức nước Malaysia bây giờ.

- Miền Núi Quả (Quả Sơn) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Hồ Tôn (Lâm Ấp cổ còn gọi là Chămpa) sau là Chiêm Thành.

- Miền Bầy Voi (Tượng Tào) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Ai Lao hay Lào.

- Miền Lũ Hươu (Lộc Hữu) rộng khoảng 1.000 dặm ở phía Nam Ai Lao tức Cao Miên (Cambodia) bây giờ.

- Còn về trước nữa thì biên giới nước ta lên tới Hồ Bắc và Nam Hà Nam lấy phân dã 2 sao Ngưu Nữ làm giới cận.

Qua đấy, vấn đề cương vực nước Văn Lang theo Hùng Vương thập bát cảnh còn mở rộng về phía Nam hơn nữa. Sử cũ đều chép nước Văn Lang giáp nước Hồ Tôn, tác giả các sách Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư, Dư địa chí đều cho Hồ Tôn là Chiêm Thành, riêng Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì viết “gọi Hồ Tôn là nước Chiêm Thành thì không có bằng chứng gì cả”. Nước Chiêm Thành là nước Hoàn Vương đời Đường, nước Lâm Ấp thời Tần đều được sử cũ ghi lại là ở phía Nam nước ta. Trong quá trình lịch sử, biên giới phía Bắc của nước Chiêm Thành lùi dần vào Nam. Cho đến đầu thời Lý, Hoành Sơn vẫn là ranh giới nước ta và nước Chiêm Thành, dải đất từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế còn là châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính của Chiêm Thành. Vậy biên giới phía Nam nước ta thời Hùng Vương ít có khả năng vượt quá dãy Hoành Sơn. Tuy nhiên, chúng cũng cần phải được nghiên cứu kỹ càng và cẩn thận thêm nữa.

Lĩnh Nam Chích Quái – Truyện chim trĩ trắng

Posted on Tháng Tư 16, 2010 by Nguyễn Hữu Vinh Vào đời Chu Thành Vương (1), Hùng Vương sai bề tôi tự xưng là người Việt Thường đem dâng nhà Chu chim trĩ trắng (2). Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được. Posted ImageChu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”. Chu Công hỏi: “Tại sao tới đây?, người Việt Thường đáp: “Đời nay không có mưa dầm gió dữ, ngoài bể không nổi sóng lớn đã ba năm nay, ý chừng là Trung Quốc có thánh nhân xuất thế, nên tới đây vậy”. Chu Công than rằng: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình, đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người. Còn nhớ Hoàng Đế có nói rằng: “Giao Chỉ xa xôi ở cõi ngoài, không được xâm phạm đến”. Bèn ban thưởng cho phẩm vật, răn dạy rồi cho về. Người Việt Thường quên đường về, Chu Công bèn ban cho 5 cỗ xe, đều chế tạo cho hướng về phương Nam. Người Việt Thường nhận lấy mà đi theo hướng biển nước Phù Nam, Lâm Ấp (3), đi một năm thì về tới nước. Cho nên, xe chỉ nam thường dùng để đi trước đưa đường. Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi hoang vu, chưa có văn hiến, nên bỏ trống không chép (4).

Sao lại từ Bắc Trung Hoa lại trở về từ Nam tức Phù Nam Lâm Ấp?: Kim chỉ Nam: Thời Chu Công, nước Việt Thường cũng đã bao gồm Phù Nam, Lâm Ấp rồi.

Chú thích:

1) Chu Thành Vương, vua nhà Tây Chu, Trung Quốc, lên ngôi từ năm 1055 đến năm 1021 trước Công Nguyên.

2) Sách Việt Sử Lược chép rằng: “Đến đời Thành Vương nhà Chu, bộ lạc Việt Thường Thị (người Việt Thường) mới đem dâng chim trĩ trắng. Sách Xuân Thu gọi đất này là Khuyết Địa, sách Đái Ký gọi là Điêu Đề…”.

3) Phù Nam: Phù Nam là tên phiên âm Hán-Việt của một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á, xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Quốc, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Malaixia. Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17 – thế kỷ 18, phần lãnh thổ xưa kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay. Cư dân của Phù Nam chủ yếu là người Mã Lai – Đa Đảo [Wikipedia].

4) Bản A 2914 chép rằng: “Về sau, Khổng Tử viết sách Xuân Thu, cho nước Văn Lang là một nơi chưa khai hóa, không có việc triều chính, không có chính cương, nên không chép vậy.

(Nguyễn Hữu Vinh dịch)

.

Bình:

• Đây là sự gặp gỡ của hai nền văn hóa hoàn toàn khác nhau–Chu Thành Vương và sứ giả Việt Thường của Văn Lang ngôn ngữ bất đồng đến mức phải qua nhiều lần dịch mới hiểu được.

Và Chu thành Vương phải hỏi sứ giả Việt Thường về phong tục hàng ngày của người Việt (cắt tóc ngắn, để đầu trần, xâm mình, đi chân đất), tức là vua Chu chẳng biết tí gì về Việt.

Lại hỏi sứ giả “Tại sao tới đây?”, tức là giữa hai nước từ xưa đến nay chẳng có liên hệ giao hảo gì cả.

Chu Thành Vương còn nói: “Đức trạch không có cho người thì quân tử không hưởng lễ của người”, tức là từ xưa nay nhà Chu chẳng có một tí ân đức nào với Văn Lang cả, nhấn mạnh thêm sự cách biệt giữa hai nước.

• Chim trĩ trắng là biểu tượng của nền văn hóa Việt Thường (Văn Lang). Xem trống đồng Ngọc Lữ thì nhận ra ngay chim là vật tổ của dân Việt cổ. Từ ngàn dặm xa mang chim đi tặng, tức là mang văn hóa của mình để giới thiệu với người phương Bắc. Đây cũng là một điểm chính để nói đến sự khác biệt của hai nền văn hóa.

• Và mang chim đi tặng là vì muốn đi tìm thánh nhân ở Trung Quốc, đó là đi tìm đạo để học, chứ không phải là thần dân đi triều cống.

Đây là trao đổi văn hóa–mang văn hóa của mình đi tặng, để tìm học văn hóa của người.

Vì hai nước cách biệt nên Chu Công nói: “Chính lệnh không thi hành thì quân tử không bắt kẻ khác thuần phục mình… Còn nhớ Hoàng Đế nói rằng: ‘Giao Chỉ xa xôi ở cõi NGOÀI, không được xâm phạm đến.’”

• Tất cả những điều trên đây đều nhấn mạnh một điểm: Người Việt không thuộc Trung quốc. Người Việt là một quốc gia độc lập, ngoài Trung quốc, có văn hóa riêng ngang hàng với Trung quốc để có thể trao đổi văn hóa, Trung quốc không được xâm phạm nước của người Việt.

• Người Việt Thường quên đường về: Quên đây không có nghĩa là không biết đường về, vì đã đến được là về được. Quên đây có lẽ là biểu tượng của sự bám rễ của nền văn mình bạch trĩ của Việt Thường trên đất Bắc, và vua phương Bắc không thích thế, cho nên mới tìm cách mời về cho nhanh, bằng cách cho 5 chiếc xe với kim chỉ nam chạy thẳng về Nam.

(Thời Chu Thành Vương người Trung quốc chưa khám phá ra kim chỉ nam, có lẽ là cũng phải 600 năm đến 1000 năm sau đó kim chỉ nam mới được biết đến ở Trung quốc. Nhưng các sai lầm như thế này là chuyện rất thường xuyên trong các truyện cổ).

(Trần Đình Hoành bình)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯƠNG ĐỒNG VIỆT-ĐẢO BALI QUA CẤU TRÚC MỘT NGÔI ĐỀN BALI, NAM DƯƠNG.

Nguyễn Xuân Quang

Về văn hóa, Bali là một hòn đảo đặc biệt của Nam Dương. Bali cũng như nhiều đảo khác của Nam Dương liên hệ ruột thịt với cổ Việt nói riêng và với Bách Việt nói chung. Sự liên hệ này đã được chứng minh qua nhiều địa hạt, qua khảo cứu đa ngành. Xin kể ra một vài điểm chính yếu:

.Cổ học: Ba Li nằm trong vùng Đất Sunda Nhỏ (Lesser Sunda Land) ngày xưa nối liền với lục địa Đông Nam Á . James Churchwards đã chứng minh có một lục địa Đất Mẹ (MotherLand) tên là Lục Địa Mu Continent of Mu (Mu chính là Việt ngữ Mụ là Mẹ) bao gồm vùng đất Nam Hải nối với Đông Nam Á. Nơi đây có một nền văn minh huy hoàng mà ông cho là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay. Gần đây Stenven Oppenheimer cũng chứng minh vùng Sundaland (gồm Lớn và Nhỏ) ở Nam Dương và lân cận cũng nối liền với Đông Nam Á và có một nền văn hóa huy hoàng được coi là nguồn cội của văn minh nhân loại (Địa Đàng ở Phương Đông).

Cổ học cũng tìm đào được nhiều sọ người Nam Đảo, Hắc Đảo (Melanesia) ở Bắc Việt Nam và chứng minh rằng Lạc Việt hợp chủng tộc liên bang Văn Lang Hùng Vương bao gồm cả các tộc và văn hóa Nam Đảo, Hắc Đảo.

.Ngôn ngữ học: Nam Dương ngữ liên hệ ruột thịt với Việt ngữ. Tiếng Việt hiện nay là tiếng Lạc Việt hợp chủng tộc có gốc Môn Khme thuộc nhánh Nam Á tức Lạc Việt nguyên thủy ở Lĩnh Nam. Tiếng này coi như là gốc, thân cây của tiếng Việt hiện tại. Cây ngôn ngữ Việt này có hai cành: một cành là tiếng Tầy Thái (Tai Kadai) tôi gọi là tiếng Lạc Việt Núi và cành tiếng Nam Đảo tôi gọi tiếng Lạc Việt Biển.

.Di truyền học: dân Nam Dương có DNA giống dân Đông Nam Á trong đó có cổ Việt (cùng có Mitochondrial DNA Haloptype B cũng như sự thất thoát của các cặp cơ bản số 9 giữa hai thể di truyền CO II tRNA LYS).

.Khảo cổ học tìm thấy nhiều cổ vật liên hệ giữa Nam Dương và Việt Nam ví dụ đồ đồng có văn hóa Đông Sơn tìm thấy tại Nam Dương như những loại rìu Roti, các trống đồng Đông Sơn. Tại Bali có trống của Đông Sơn xuất xứ từ Việt Nam mang xuống hay làm tại chỗ mang sắc thái Nam Dương, tại Bali có thêm một loại trống đặc biệt thuộc đại tộc Đông Sơn mà không một quốc gia nào khác có là trống Trăng Bali, Pegeng (xem Trống của Đại Tộc Đông Sơn Mang Sắc Thái Nam Dương và Trống Pejeng).

.Động-Thực Vật Học cho thấy ở Nam Dương nói chung và ở Bali nói riêng có nhiều giống cùng loại thấy ở Đông Nam Á ví dụ như cọp Bali giống cọp Đông Nam Á tuy nhỏ con hơn (ngày nay đã tuyệt chủng, hình ảnh của loài cọp này còn thấy khắc trên trống đồng Nam Dương).

Vân vân…

Như thế văn hóa cổ Bali nói riêng có cùng chung những nét với văn hóa cổ Việt là chuyện tất nhiên.

Sau này Ấn giáo tràn xuống Bali qua các thương nhân. Hơn chín mươi phần trăm dân Bali ngày nay theo Ấn giáo. Vì vậy cốt lõi của văn hóa Bali hiện nay là Ấn giáo pha trộn với văn hóa nguyên thủy bản địa Bách Việt vùng biển. Cốt lõi văn hóa Bali là Ấn giáo trộn với thần giáo, bái giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, Vũ Trụ giáo của Bách Việt cổ. Cũng vì vậy mà Ấn giáo Bali có những sắc thái riêng khác hẳn với Ấn giáo ở Ấn-Độ. Vũ Trụ giáo trong Ấn giáo pha mầu với Vũ Trụ giáo của Bách Việt tạo thành những cung bậc, sắc giai mầu sắc tuyệt vời. Với sự pha trộn hài hòa này, con người Bali hàng ngày sống với các thần linh cõi trên, với con người thế phàm cõi giữa và với quỉ thần cõi dưới, cõi âm. Người Bali sống ở ba cõi thiên đường, trần thế và âm ty Ấn-Việt cùng một lúc. Văn hóa Bali tuyệt vời này đã thu hút hàng năm 8 triệu du khách trong và ngoài nước.

Một trong những nét tiêu biểu của văn hóa Bali là những đền đài Bali với cấu trúc đặc thù hết sức thần kỳ. Hiểu được kiến trúc các đền đài Bali là ta nắm vững được một phần chính yếu của cốt lõi văn hóa Bali và ta thấy rõ được sự tương đồng giữa văn hóa Việt và Bali.

Bali là đảo ngàn đền. Mỗi làng có vài ngôi đền. Mỗi nhà ít nhất có một đền nhỏ. Tất cả các ngôi đền hoặc hướng lên núi kala (theo k = v như kẻ = vẽ, ka = về, hướng về và -la là lả, là lửa, núi) hoặc hướng xuống biển kelod (, ke- = về, về phía và -lod là lạc, nác, nước, biển). Đây là chứng tích của văn hóa lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng, lên non xuống biển của Việt Nam nói riêng và của Bách Việt nói chung. Hướng lên núi kala là hướng quan trọng nhất. Đây là hướng Lửa ngành nọc mặt trời Lửa ứng với Viêm Đế-Kì Dương Vương có khuôn mặt nữ là Âu Cơ. Hướng xuống biển thường cho là phụ. Mặc dù hướng xuống biển nhưng đền vẫn phải quay về phía mặt trời mọc. Đây là hướng nước ngành nọc mặt trời nước Thần Nông-Lạc Long Quân thái dương.

Trong mỗi làng có ba loại đền chính. Đền Tổ (Pura Puseh ; Puseh có Pu- là bố, phụ) quan trọng nhất do các vị thuộc ngành sáng lập làng đảm trách ở phía đầu làng hướng về núi tức kala của làng. Ở cuối làng hướng về biển tức kelod là đền của người chết (Pura Dalem), nơi đây cũng có nghĩa trang. Đền này liên hệ với Durga, khuôn mặt tàn ác của vợ thần Shiva là Parvati. Thần Shiva và Parvati có hai khuôn mặt sáng tạo và hủy diệt vì thế được thờ ở Đền Dalem này.

Ở giữa làng có Đền Thánh Thần (Pura Desa) phù hộ cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày.

Tổng quát ta thấy rất rõ nguyên lý lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng, Núi Biển của các ngôi đền trong một làng Bali. Lệ làng còn giữ văn hóa Bách Việt. Đền hướng núi thuộc chim Âu Cơ. Đền hướng biển thuộc rắn Lạc Long Quân.

Ngoài ra ba ngôi đền trong một làng cũng cho thấy liên hệ ruột thịt với Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. Đền đầu làng hướng núi kala ứng với thờ thượng thế, đền giữa làng thờ thánh thần trung thế cõi giữa nhân gian và đền cuối làng hướng biển kelod thờ vong nhân và các khuôn mặt âm của Shiva và Parvati ứng với cõi âm hạ thế. Ta cũng thấy rõ đền cuối làng hướng biển thờ người chết cõi âm cũng ăn khớp với khuôn mặt cõi âm của Thần Biển Lạc Long Quân.

Giống như ở Bách Việt, Bali còn giữ các tín ngưỡng thờ phượng từ thượng cổ như thờ bái vật, thần vật, phồn thực… nên ở Bali còn có các điện nho nhỏ thờ các loại này.

Hãy khảo sát kiến trúc một ngôi đền tiêu biểu.

Xin lấy ngôi đền Kehen ở Bangli, Ubud làm ví dụ.

Posted Image Đền Kehen ở Bangli, Ubud, Bali (ảnh của tác giả).

Đền Kehen được xây vào thế kỷ 11 là ngôi đền lớn nhất và tinh xảo nhất ở phía đông Bali. Đền ở phía bắc Bangli và là đền quốc gia, quốc tổ (state temple) của vương quốc Bangli. Bangli có gốc là Bang giri với Bang là Đỏ. Bang ruột thịt với Việt ngữ bàng có nghĩa là đỏ như cây bàng là cây có lá đỏ (cây bàng lá đỏ, Trịnh Công Sơn). Giri là con gái, nàng, nường. Giri ruột thịt với Việt ngữ gái. Bangli có nghĩa là Nàng Đỏ. Dân Bangli hiện nay hiểu theo nghĩa Bangli chỉ Núi.

Tên của một vương quốc thì Nàng Đỏ phải mang một nghĩa cao đẹp liên hệ với vũ trụ quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng của Bangli. Nàng Đỏ phải liên hệ với mặt trời nữ. Việt Nam cũng có Nàng Đỏ. Âu Cơ Việt Nam là Nàng Lửa (Vụ Tiên là Nàng Nước, Thần Long là Nàng Gió và vợ Hùng Vương thứ nhất là Nàng Đất). Nàng Lửa là Nàng Đỏ (Âu biến âm với au là đỏ, hai má đỏ au), là Nàng Tỏ, là Nàng Mặt Trời, Thái dương thần nữ Việt Nam (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Âu Cơ Nàng Lửa có khuôn mặt lửa núi thế gian Li âm. Khuôn mặt núi này thấy rõ qua sự kiện là Mẹ Tổ Âu Cơ dẫn 50 con lên núi. Khuôn mặt núi Cấn này hôn phối với khuôn mặt Chấn biển Lạc Long Quân.

Như thế Bangli Nàng Đỏ Núi liên hệ với Âu Việt phía Nàng Đỏ Núi Âu Cơ. Bangli là một thứ Âu Việt ở biển, ở hải đảo.

Đền được coi là đền thu nhỏ của đền Besakih. Tên Kehen phát gốc từ Keren có nghĩa là ngọn lửa (Keren làm liên tưởng tới dầu kerosen đốt lửa) vì thế ngày xưa gọi là đền Thần Lửa Hyang Api (God of Fire). Từ Ke- ruột thịt với Việt ngữ Kẻ, Kì có một nghĩa là cọc, lửa, Núi Trụ Thế Gian. Kì Dương Vương là vua Núi Trụ Thế Gian, lửa đất thế gian Li có một khuôn mặt tương đương với núi Meru của Ấn giáo và Phật giáo. Con dân của Kì Dương Vương là Xích Quỉ tức Kẻ Đỏ, Người Mặt Trời. Kì Dương Vương đội lốt Viêm Đế. Viêm Đế tương đương với Brahma của Ấn giáo. Viêm Đế cũng lưỡng tính phái có khuôn mặt âm là Thần Nông. Vì thế mà Viêm Đế có hiệu là Thần Nông (ở ngành âm thì ngược lại, Thần Nông có hiệu là Viêm Đế).

Đền Kehen thờ ba vị thần tối cao của truyền thuyết sáng thế Ấn giáo là Brahma, Shiva và Vishnu. Đền mang ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, ba vị thần sáng thế của Việt Mường là Đá Cần, Đá Cài và nàng Kịt. Đá Cần là thần Cọc đứng (như cần câu) biểu tượng cho nọc Lửa vũ trụ tức Càn ứng với khuôn mặt Càn của Brahma. Đá Cài là nọc ngang như cọc cài cửa biểu tượng cho nọc Lửa đất bằng thế gian Li ứng với khuôn mặt nọc lửa của Shiva và Nàng Kịt là khuôn mặt thần nữ, âm, nước ứng với khuôn mặt âm, nước của Vishnu.

Theo tên đền như vậy nên đền có khuôn mặt thờ thần lửa vũ trụ Càn của đấng tạo hóa Brahma mang tính chủ. Đấng tạo hóa Brahma trong Ấn giáo lưỡng tính phái nòng nọc, âm dương. Ở đền này thờ thần lửa là khuôn mặt dương, lửa vũ trụ Càn của thần Brahma mang tính chủ.

Đền xây trên một ngọn đồi mang hình ảnh của núi Meru. Như đã biết núi Meru có một khuôn mặt là Núi Trụ Thế Gian, Núi Thế Gian Đất Lửa hình kim tự tháp diễn tả bằng chữ viết nòng nọc vòng tròn-que là chữ hình nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói) (cũng ở dưới dạng hình tám giác và trong không gian ba chiều là hình kim tự tháp) mang dương tính, lửa, mặt trời, Càn. Ta cũng thấy rõ Anh ngữ pyramid có gốc pyro- là lửa. Đền có hình đồi mang hình ảnh núi Meru kim tự tháp ăn khớp trăm phần trăm với sự thờ phượng vị Thần Lửa Brahman.

Bố cục đền làm theo Tam Thế.

Bố cục đền làm theo Tam Thế gồm có ba tầng sân có vòng thành có khắc chạm các tượng, hình và nối với nhau bằng các bậc tam cấp đi qua các cổng nhỏ khắc chạm tinh vi.

Từ chân đồi phải leo lên các bậc thang vào đền bằng ba cửa. Chiếc cửa chính chỉ mở vào dịp lễ lạc và dành cho các quan chức dùng. Bình thường dùng hai cổng phụ hai bên.

Posted Image

Một cổng phụ (ảnh của tác giả).

Cổng phụ cũng được chạm khắc trang trí rất tinh vi theo những motifs tín ngưỡng tùy theo đặc tính riêng của mỗi đền. Cổng phụ mang cấu trúc của các cổng chẻ đôi (split gates). Những cổng chẻ đôi này có hình dạng một ngọn núi nhọn đầu có lẽ mang hình ảnh của núi Meru. Tôi gọi là cổng núi chẻ đôi.

Posted Image

Cổng núi chẻ đôi mở vào trung thế.

Mặt trong của hai bên trụ cổng rất bằng phẳng và láng bóng không có trang trí khiến ta có cảm giác như trái núi bị một nhát chém của lưỡi gươm thần chẻ núi ra làm đôi tạo ra cổng. Khoảng hở của cổng là lối vào. Như đã biết núi Meru có Trục Thế Giới là đường thông thương ba cõi Tam Thế. Khoảng hở của cổng giữa hai nửa núi chính là hình ảnh của Trục Thế Giới. Đứng trước cổng ta có cảm tưởng Núi Trụ Thế Gian tách mở ra làm hai để hiện ra Trục Thế Giới. Bước qua cổng Trục Thế Giới này là bước vào thế giới linh thiêng của Tam Thế. Người Bali phải ăn mặc và hành sử đúng theo qui luật tín ngưỡng. Du khách phái nữ không được mặc áo ngắn tay, hở ngực và phải quấn sarong. Phái nam phải quấn dây lưng.

Đường lên cổng chính là một cầu thang có 38 bậc cấp .

Hai bên cầu thang là các hình tượng tạc theo phong cách các vị thần trong tuồng bóng (Việt Nam hiện nay gọi là Rối Bóng) wayang dựa theo truyện truyền kỳ Ramayana. Trong các tượng này có một pho tượng ông cả, ông tiên chỉ làng dùng để đón chào khách thăm viếng.

Posted ImageTượng ông cả làng đón chào khách thăm viếng (ảnh của tác giả).

Cổng là một tác phẩm điêu khắc tuyệt trần. Ở giữa trên cao có hình mặt lạ kala makara (makara có mak- là mặt), con của Shiva biểu tượng cho quỉ thần để canh gác đền.

Hạ Thế

Bước qua ba cổng này coi như bước vào thế giới thiêng liêng của thần linh. Tầng sân ngay sau cổng chính và hai cổng phụ là hạ thế.

Nơi đây thờ phượng các thần linh cõi nhân gian và là nơi có các sinh hoạt nhân sinh như hội hè, đình đám, ca vũ nhạc kịch. Đập ngay vào mắt là một cây đa cổ thụ già hơn 700 năm được coi là một cây thiêng liêng trong văn hóa Bali. Ở trên cao của cây có “lầu trống” để hai cái trống lớn

Posted Image

Lầu trống có hai chiếc trống mõ quấn sarong vàng (ảnh của tác giả).

gọi là kul-kul. Ngày nay trống được hiểu theo nghĩa duy tục là dùng để triệu tập dân làng, báo động khi có tai ách, dùng để báo tử khi có nhân vật quan trọng nào chết… Thật ra trống mang một ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng trong Vũ Trụ giáo (xem dưới).

Tường thành bao quanh có dát các đồ sứ Trung Hoa. Các đồ gồm sứ cổ đã bị cậy lấy mất. Các vật hiện nay đều là vật tái tạo.

Posted Image

Tường có gắn gồm sứ Trung Hoa (ảnh của tác giả).

Ở đây cũng có những người bán dạo dụ bán cho du khách những đồng tiền kim loại Trung Hoa nói là tiền cổ từ thời đền được xây vào thế kỷ 11. Sự hiện diện của gốm sứ và các tiền kim loại Trung Hoa ở đây cho thấy Bali vào thời này đã có giao thương với Trung Hoa và cũng cho thấy vương triều Bangli này rất giầu có.

Sân trong Trung Thế là jeroan, nơi có chính điện thiêng liêng nhất của đền gọi là meru có 11 mái ngự trị khu này. Điện thờ vị thần chính của đền là Thần Lửa.

Posted Image

Ngôi đền Meru chính (ảnh của tác giả).

Posted Image

Ngôi đền Meru chính nhìn bên hông. Lưu ý vào một ngôi đền Bali, phái nam phải thắt lưng và phải nữ phải quấn sarong.

Ngoài ra còn có những meru lỡ và nhỏ thờ các vị thần khác.

Ở phía bắc có một chiếc ngai đá thờ ba vị thần chính của Ấn giáo là Brahma, Shiva và Visnu.

Posted Image

Chiếc ngai đá thờ ba vị thần chính của Ấn giáo là Brahma, Shiva và Visnu (bali-travel-life.com).

Trong các hình chạm khắc có hình Shiva cùng con là Ganesha và Durga.

Đế chiếc ngai đá có con rùa biểu tượng cho thượng thế và hai con rắn quấn quanh biểu tượng cho âm thế. Như thế chiếc ngai đá có một khuôn mặt biểu tượng cho Trung Thế.

Chiếc ngai biểu tượng cho đất, núi, Trung Thế thấy rõ qua hình nữ thần Ai Cập Isis tương ứng với Âu Cơ-Núi có biểu tượng là chiếc ngai (Tương Đồng Giữa Ai Cập Cổ với Cổ Sử Việt).

Thượng Thế

Từ trung thế dùng các bậc cấp đi lên thượng thế là một khu sân nhỏ trên cao phía trong cùng. Ở bên phải của sân thượng thế có ba điện ngai (throne shrines) biểu tượng cho tam thần Brahma, Shiva và Vishnu, những vị thần sáng thế của Ấn giáo.

Cấu trúc đền theo Tam Thế với ngọn núi là trục thế giới, đền mang hình ảnh Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Ý Nghĩa Cấu Trúc Của Đền Kehen.

Như đã nói ở trên cốt lõi văn hóa Bali là sự hôn phối giữa Vũ Trụ giáo Ấn giáo với Vũ Trụ giáo Bách Việt vì thế ta hãy nhìn cấu trúc ngôi đền này Bali dưới lăng kinh chung của Vũ Trụ giáo của hai nền văn minh Ấn-Việt .

Vũ Trụ giáo đã thấy rõ qua

.chủ đích của đền là thờ ba vị thần tối cao trong truyền thuyết sáng thế của Ấn giáo là Brahma, Shiva và Vishnu. Đền mang ý nghĩa Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo.

.hình dạng đền trên núi mang ý nghĩa biểu tượng cho núi Meru của đền.

.hình ảnh núi Meru của cổng chính.

.qua bố cục Tam Thế của đền.

.cây đa cổ thụ như đã nói ở trên. Sự thờ phượng cây đa của Bali giống như trong văn hóa Việt Nam và Bách Việt. Cây đa là cây thần thường được trồng ở đình miếu, chùa chiền. Cây đa có một khuôn mặt là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) trong Vũ Trụ giáo (xem Cây Đa Rụng Lá Sân Đình, Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa Dân Việt).

Như đã nói, ở trên cao của cây đa có treo trống kul-kul. Như đã biết trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn mang trọn vẹn triết thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo. Ở đây chỉ thờ trống mõ mà không thờ cồng, chiêng cho thấy rõ trống là biểu tượng cho Vũ Trụ Tạo Sinh của đền.

Ở đây trống thờ trên cao ở cây đa mang hình bóng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) bắt buộc trống phải mang nghĩa tín ngưỡng của Vũ Trụ giáo.

Tóm lại thờ trống mõ ở đây cho thấy đền có một khuôn mặt Vũ Trụ giáo.

Hư Không, Vô Cực

Đỉnh núi Meru là cõi hư vô. Đền có Tam Thế tất nhiên ở cõi thượng thế có hư không.

Trở lại hai chiếc trống mõ kul-kul ở lầu trống trên cao ở cây đa. Phần chòm cây đa mang hình ảnh Cây Vũ Trụ, Cây Tam Thế là thượng thế. Dĩ nhiên thượng thề có hư không.

Ngày nay trống này được hiểu theo nghĩa duy tục là dùng để báo động khi có tai ách, dùng để báo tử khi có nhân vật quan trọng nào chết… Nhưng phải hiểu theo một nghĩa cao hơn trong tín ngưỡng. Trong Vũ Trụ giáo trống có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, vô cực. Trống là không. Trống có một khuôn mặt hư không (tiếng trống thu không) (Ý Nghĩa và Chức Vụ Trống Đồng trong Giải Đọc Trống Đồng Nòng Nọc, Âm Dương Đông Nam Á). Trống ở đây làm bằng một khúc thân cây khoét rỗng tức một loại trống mõ (split drum). Mõ biến âm với mo, cái bao, bọc. Mõ biểu tượng cho hư không, không gian có hình bao, bọc, túi. Ở đây trống mõ có hình trụ mang nghĩa nọc, lửa. Trống mõ nọc biểu tượng cho hư không phía nọc lửa ứng với khuôn mặt của thần lửa Brahman, của đấng tạo hóa Brahma. Ở đây có khuôn mặt lửa vũ trụ Càn mang tính chủ. Ta cũng thấy hai trống trụ nọc là hai nọc là hai dương, thái dương. Hai que nọc cũng dùng để dùi làm lửa.

Con rùa dưới chân ngai đá có mai hình vòm biểu tượng cho vòm hư vũ trụ, vòm hư không có một khuôn mặt hư vô.

Hiển nhiên đền có một khuôn mặt biểu tượng cho hư vô, vô cực.

Trứng Vũ Trụ, Thái Cực.

Đền xây trên một ngọn đồi mang hình ảnh của núi Meru. Như đã biết, đền hình kim tự tháp có là hình nọc thái dương sing động. Nọc mũi tên (mũi mác, răng cưa, răng sói), hình tam giác, hình kim tự tháp mang dương tính, lửa, mặt trời, Càn. Đền có 8 tầng bậc. Số 8 là số Khôn tầng 1. Ta thấy rõ có sự hôn phối Càn Khôn giữa đền hình kim tự tháp Càn với 8 tầng bậc, Khôn. Nhìn dưới dạng nhất thể đền mang tính lưỡng hợp đại vũ trụ Càn Khôn.

Cổng chính cũng mang hình ảnh núi Meru có tầng cấp bậc là mái.

Posted Image

Nhìn từ mặt sau cổng chính thấy rõ trên chỏm nóc có hình bầu nậm, nhìn, dưới diện nhất thể là thái cực.

Thấy rất rõ là trên chỏm nóc của cổng chính có hình bầu nậm, nhìn dưới diện nhất thể bầu nậm là trứng vũ trụ, thái cực.

Chiếc ngai đá có phần trên hình trụ dương, lửa dưới chân có hai con rắn âm, nước, nhìn dưới dạng nòng nọc, âm dương nhất thể cũng mang hình ảnh thái cực.

Như đã nói ở trên ở đền thờ Thần Lửa Brahman này có khuôn mặt thần tạo hóa Brahma lưỡng tính phái mang tính chủ. Khuôn mặt lưỡng tính phái ứng với trứng vũ trụ, thái cực.

Nói rộng ra trong một ngôi đền Bali vị thần sinh tạo thường mang khuôn mặt lưỡng tính phái, nòng nọc, âm dương nhất thể.

Vị này thường lớn hơn hết và đứng ở giữa tại chính điện. Ví dụ ở một ngôi đền thờ ba vị thần sáng thế chính là Brahma, Shiva và Vishnu thì vị thần tạo hóa lưỡng tính phái là vị thần chính.

Chi tiết giúp ta nhận diện ra vị này. Ví dụ thần được quấn sarong có các ô vuông (ca-rô) đen (âm) và trắng (dương) giống như mầu đen trắng của đĩa thái cực.

Lưỡng Nghi

Nhìn dưới diện lưỡng cực riêng rẽ đền có một khuôn mặt lưỡng nghi.

Ở bên cạnh điện tháp meru chính 11 mái có một khuôn mặt nòng nọc, âm dương lưỡng hợp nhất thể có hai đền tháp meru cỡ trung chỉ có 3 mái ứng với lưỡng nghi.

Posted Image

Hai đền tháp Meru cỡ trung bên đền tháp chính ứng với lưỡng nghi.

Tại chiếc ngai đá chạm hoa sen thờ ba vị thần chính của Ấn giáo là Brahma, Shiva và Visnu thì thần Shiva có một khuôn mặt Trụ Lửa và Thần Vishnu có một khuôn mặt sông nước (sông Hằng, có biểu tượng là con cá sấu) ứng với lưỡng nghi.

Nói rộng ra trong một ngôi đền Bali thờ ba vị thần sáng thế thì hai vị thần hai bên ứng với lưỡng nghi.

Chi tiết giúp ta nhận diện ra hai vị này. Ví dụ thần được quấn sarong đen ứng với cực âm và vị quấn sarong trắng ứng với cực dương.

Tứ Tượng

Núi Meru có đế vuông diễn tả tứ tượng. Đền cũng vậy.

Cũng nên biết thêm là nếu trong một ngôi đền Bali có thờ 5 vị thần thì một vị thần chính là đấng sinh tạo, tạo hóa và bốn vị thần kia ứng với tứ phương, tứ tượng. Các chi tiết giúp ta nhận diện được các vị thần này.

Tam Thế

Đền có bố cục Tam Thế.

Các điện thờ nhỏ cũng có ba mái Tam Thế.

Posted Image

Điện thờ nhỏ ba mái Tam Thế (ảnh của tác giả).

Chiếc ngai đá thờ ba vị thần chính của Ấn giáo là Brahma, Shiva và Visnu cũng có một khuôn mặt Tam Thế. Con rùa có mai vòm biểu tượng cho thượng thế. Hai con rắn biểu tượng cho hạ thế và trụ ngai biểu tượng cho núi trụ thế gian biểu tượng cho trung thế.

Đền có cổng chính và hai cổng phụ là ba ngõ vào Tam Thế. Ba cổng này là một dạng cổng tam quan của các đền chùa, đình miếu Việt Nam.

Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Như đã nói ở trên, cấu trúc đền theo Tam Thế với ngọn núi là trục thế giới, đền mang hình ảnh Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Ở đây ta thấy rất rõ cấu trúc đền giống hệt cấu trúc đền Hùng Vương ở Vĩnh Phú Việt Nam. Đền Hùng Vương cũng có Tam Thế là đền Thượng, Hạ và Trung và núi Nghĩa Lĩnh là Trục Thế Giới mang hình ảnh Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) (xem dưới và Cấu Trúc Đền Hùng Vương).

Đền có cây đa thần mang hình ảnh Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Trục Thế Giới

Đền nằm trên đồi mô phỏng theo núi Meru có một khuôn mặt Trục Thế Giới.

Như đã nói ở trên , đền Tam Thế có biểu tượng là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Thân cây là trục thế giới.

Cổng chính với các cấp bậc đi lên có hình tháp có tầng có hình chỏm hình bầu nậm mang hình ảnh núi Meru. Như đã nói ở trên, Meru có một khuôn mặt là Trục Thế Giới.

Chiếc ngai đá thờ ba vị thần sáng thế ứng với Tam Thế có một khuôn mặt Trục Thế Giới.

Trục Thế Giới là khoảng hở của các cổng núi chẻ đôi mở vào tam thế.

Sự Tương Đồng Giữa Đền Kelen với Đền Tổ Hùng, Vĩnh Phú, Việt Nam.

Thật vắn tắt ta thấy rất rõ:

-Đền Kelen thờ ba vị thần tổ tạo hóa Brahma, Shiva và Vishnu giống như đền Tổ Hùng (xin nhắc lại tôi dùng nhóm từ đền Tổ Hùng thay vì đền Hùng Vương. Tổ Hùng kể từ Viêm Đế-Thần Nông trở xuống). Ở cõi tạo hóa, thần Brahma lưỡng tính phái nhất thể ứng với Viêm Đế-Thần Nông nhất thể. Thần Shiva ứng với Viêm Đế tạo hóa và thần Vishnu ứng với Thần Nông tạo hóa. Ở cõi sinh tạo thế gian, Brahman với khuôn mặt sinh tạo thế gian ứng Đế Minh, Shiva với khuôn mặt thế gian ứng với Kì Dương Vương thế gian và Vishnu với khuôn mặt sinh tạo thế gian ứng với Lạc Long Quân thế gian. Như đã nói ở trên, theo truyền thuyết Mường thì Đá Cần ứng với Brahma, Đá Cài ứng với Shiva và Nàng Kịt ứng với Vishnu với khuôn mặt thái âm, nước.

.Đền Kelen nằm trên sườn dốc của một ngọn đồi cao mang hình ảnh Núi Trụ Thế Gian Meru trong có Trục Thế Giới giống như Đền Tổ Hùng nằm trên sườn núi Nghĩa Lĩnh. Núi Lĩnh cũng mang hình ảnh Trục Thế Giới. Nghĩa Lĩnh với Nghĩa là nghĩa ơn, biết ơn, tạ ơn và Lĩnh là núi nhọn đỉnh núi dương. Nghĩa Lĩnh có một khuôn mặt là Trục Thế Giới thông thương ba cõi, là trục lộ có thể dùng để dâng cúng lời tạ ơn, cầu nguyện và tế vật tạ ơn tới vũ trụ, mặt trời, thần linh, tổ tiên Việt (Cấu Trúc Đền Hùng Vương).

-Đền Kelen có 8 tầng sân ứng với Khôn và hình núi tháp trụ Meru có một khuôn mặt lửa Càn, thờ vị thần lửa Brahman ứng với Càn. Nhìn tổng quát mang tính Càn Khôn nòng nọc, âm dương giống như Tổ Hùng ứng với trứng vũ trụ phân chia ra hai ngành Lửa, Nước nòng nọc, âm dương ứng với Càn Khôn.

-Đền Kelen có phân bố (lay-out) theo Tam Thế giống hệt đền Tổ Hùng cũng gồm có ba đền Thượng, Trung, Hạ ứng với Tam Thế.

-Đền Kelen Tam Thế nằm trên đồi Trục Thế Giới diễn tả Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) giống hệt đền Tổ Hùng.

-Đền Kelen có thờ trống giống như đền Tổ Hùng cũng thờ trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Trống thuộc loại trống vũ trụ Nguyễn Xuân Quang I (Cơ Thể Trống Đồng).

-Đền Kelen tại trung thế, có điện chính thờ Thần Lửa cũng giống như ở Đền Trung tại đền Tổ Hùng có thờ Lửa.

-Đền Kelen, tại trung thế có chiếc ngai đá hình thạch trụ khắc hoa sen (loài hoa mọc dưới nước) đứng trên đế lưng rùa (biểu tượng vòm trời thiếu âm khí gió tức nòng Khôn dương) và hai con rắn quấn quanh (biểu tượng cho thái âm nước tức nòng Khôn âm) mang hình ảnh thạch trụ của ngành Khôn âm, có một khuôn mặt là mặt trời nước, êm dịu. Tại đền Tổ Hùng có một thạch trụ được gọi là tảng đá thề của An Dương Vương. An Dương Vương có một nghĩa là Vua Mặt Trời Êm Dịu ngành mặt trời nòng nước Lạc Long Quân. An Dương Vương cũng liên hệ với con Rùa Vàng Kim Qui giống ngai đá đứng trên con rùa ở đây. Dù cho có là chuyện trùng hợp thì đây cũng là điều thú vị.

-Đền Kelen có cây đa cổ thụ giống đền Tổ Hùng có cây thông cổ thụ. Cây được thờ phượng có một khuôn mặt mang hình bóng của Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)

-Đền Kelen là đền quốc gia, là đền quốc tổ của vương triều Bangli, Nàng Đỏ, Nàng Lửa, Nàng Núi ứng với Âu Cơ là Nàng Lửa dòng Viêm Đế-Kì Dương Vương. Đền Tổ Hùng cũng thờ Âu Cơ. Đền Tổ Hùng là đền quốc tổ Việt Nam có một khuôn mặt Âu Lạc (tại đền Tổ Hùng thờ cả Lạc Long Quân và Âu Cơ).

-Đền Kelen có biểu tượng nổi bật là cổng chính hình núi Meru trên nóc cổng có hình bầu nậm biểu tượng cho nòng nọc, âm dương. Đền Tổ Hùng có biểu tượng nổi bật là Lăng Hùng Vương thứ 6, trên nóc có hình bầu nậm biểu tượng cho nòng nọc, âm dương.

-Điện meru chính có 11 mái thờ thần Lửa Brahman có số 11 là số Đoài vũ trụ tầng 2 (11 = 8 + 3) khí gió. Hùng Vương có một khuôn mặt thần bầu trời khí gió Đoài vũ trụ.

……

Kết Luận

Qua ý nghĩa và cấu trúc đền thờ Bali ta thấy rõ có sự tương đồng, hòa hợp giữ văn hóa Ấn giáo và văn hóa Việt Nam, Bách Việt. Vũ Trụ giáo của Ấn giáo đã hòa đồng với Vũ Trụ giáo của Việt Nam một cách tuyệt vời.

Điều này không có gì là nghịch lý cả vì Bali nói riêng và Nam Dương nói chung nguyên thủy cùng một đại tộc Bách Việt. Điểm thấy rõ và thuyết phục nhất là sự tương đồng đến độ kinh ngạc giữa đền Kelen và đền Tổ Hùng.

Một lần nữa cho thấy ở Nam Dương, Đa Đảo có những tộc Bách Việt Biển hay Hải Đảo. Ngược lại cũng phản chiếu cho thấy có sự hiện diện của văn hóa Đa Đảo, Hắc Đảo trong văn hóa Lạc Việt hợp chủng tộc tức văn hóa Việt Nam ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRUYỆN DẠ XOA VƯƠNG

Thời thượng cổ, biên giới nứơc ta có nước Sa Nghiêm, vương nứơc ấy là Dạ xoa ,lại có tên là Trường Ô Vương. Phía bắc nước ấy giáp nước Hồ Tôn Tinh.

thái tử nước Hồ Tôn Tinh tên là Trưng tư ,có người vợ đẹp ,tên là Bạch Tịnh nương. Nàng khéo biết trang điểm ,lại có nhan sắc ,nên hoa nhìn phải thẹn , bướm lượn theo người , thực là xinh đẹp đáng yêu.

Dạ Xoa vương nghe tin ,muốn cướp nàng làm vợ ,liền bí mật đem quân đánh lén nước Hồ Tôn Tinh ,cướp Bạch Tịnh nương đem về. Trưng Tư cả giận , liền đem quân nước Di hầu rời núi lấp biển cho thành cả đất bằng ,rồi dùng quân đánh phá nước Sa Nghiêm ,giết Dạ Xoa vương và đem Bạch Tịnh nương về nước.

Hồ Tôn Tinh là tinh khỉ vượn (di hầu), vương nứơc ấy là Thập Xa Sinh ,nay là nước chiêm Thành.

..............

Theo GS.TSKH phan Đăng nhật ,sách Lĩnh nam chích quái là tác phẩm ghi chép sử thi cổ nhất ở Việt nam ,trong đó có truyện Dạ Thoa Vương (bản do GS. Đinh Gia Khánh chủ biên Nxb"Văn học'in lần thứ 2 ,Hà nội 1990) Truyện Dạ Thoa Vương ( Nguyễn Hãng chép là Dạ Xoa Vương) chính là sự tóm tắt hết sức sơ lược sử thi Ấn Độ Raymayana vốn dài 10500 khổ thơ ,viết trên lá cọ ,in thành sách dày 6000 trang. Dạ Thoa Vương là vua quỉ ,người Ấn Độ gọi là Dạ Xoa.

Hồ Tôn Tinh: là Ấn Độ.

Trường Xa Nghiêm: Srilanca

Biên giới phía Nam của Văn Lang trên đất liền: chính là Ấn Độ, còn Srilanca dùng để định vị Ấn Độ trong truyện Dạ Xoa Vương (Ấn Độ lằm phương Bắc so với đảo Srilanca, do vật loại di hầu mới phá núi lấp biển để tấn công).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hành trình kỳ lạ của một người Việt đến Tây Tạng - Kỳ 3: Cuốn nhật ký để đời

Lạt ma Thubten Osall Nguyễn Tấn Tạo là một trong những cao tăng Việt Nam đầu tiên đã đem xá lợi Phật về nước và cập bến Sài Gòn lúc 7 giờ sáng ngày 30.6.1937 sau cuộc hành hương dài hơn hai năm. Ông mang theo cuốn Nhật ký tham bái Ấn Độ - Tây Tạng ghi chép hằng ngày trên đường đi

Đây là cuốn nhật ký chứa đựng nhiều tư liệu giá trị về đời sống xã hội trên xứ tuyết, với các bài thơ, bài kệ do ông làm bộc lộ tấm lòng từ bi, kể cả các đoạn văn ghi lại cảnh sinh hoạt chợ búa bình thường vẫn chan chứa tình thương như khi ông đứng trước những cửa tiệm “bán đồ y phục kỵ hàn (chống rét) nhứt là áo may da trừu, da dê để y lông, cùng da các thú khác (ở Lhasa)... Da thú thuộc rồi treo lểnh nghểnh, chồng cả đống này lên đống kia, thiên hạ bu theo cái quán ấy mua… Bần đạo thấy da chúng thú thương tâm nên chi thà chịu lạnh chớ không đành mua đó làm ấm thân”. Chợ bán toàn thịt trâu, rượu xăng chế từ cơm nếp hồng, trà để pha sữa uống.

Ông viết “người xứ tuyết” không đặt lư hương trước bàn Phật mà “có chỗ riêng trống trải ngoài trời để đốt trầm, lá mộc bá, lá thơm tùy hỷ” như

ở chùa Dzêss-bung. Chùa này “có tới 7.700 tăng chúng, hằng ngày có 100 tăng sư lo cúng dường, chùa có nóc vàng chói rực”. Ông cũng viếng chùa Sera, chùa Chôkhăng, đại già lam Galden, chạm tên (Thubten Osall, Nhẫn Tế - Minh Tịnh) di lưu tại tháp ngài Nămkha Giamsanh, thỉnh những cục đá nhỏ đem về kỷ niệm. Nhật ký cũng mô tả cảnh tuyết ngập “có chỗ cao đến hơn một mét”, cảnh vắng vẻ thấy “vật chết quăng ném cùng đường” nào là xương cốt, móng da nằm phơi giữa trời. Ông ghi nhận phần lớn người ông gặp trên dãy Himalaya rất tốt bụng, vật chi ai bỏ rơi ngoài sân trước ngõ cứ để nguyên chẳng ai lượm lấy, vì với họ “thân thể không cần, có tiền thì nửa phần ăn, nửa phần cúng dường, ngộ thiệt. Ăn lấy no chứ không lấy ngon. Mặc cho ấm chứ không cần tốt, mình mẩy không lo cho sạch, chỉ lo sạch cái tâm...”. Họ ăn trầu với cao tầm dung (?), hút thuốc để nguyên lá quấn lại.

Nóc chùa Thiên Chơn với mô hình tháp ở Bồ đề đạo tràng Ấn Độ - Ảnh: Giao Hưởng

Đến xóm Đôdark đi theo mé hồ lớn “muỗi mòng bay theo đen mịch, vừa đi vừa quạt” mới khỏi bị chích. Đến những dãy núi cao “không cây cỏ nào mọc nổi vì bị tuyết đóng dày hằng ngày nên dân (ở đó) phải dùng phân súc vật (như phân bò phân dê) làm củi đun nấu”. Lạ nhất là cảnh hầm đá cho nóng: “Hai người ôm rơm rải trong chòi rồi đem đồ vào, rồi lo đi hầm đá hòn, đến khi đá đã nóng đỏ thì gắp đá bằng kềm sắt spécial pour bỏ vào máng sôi ục ục, nước nóng lối 360, huynh Samdhen giầm trước nửa giờ, vào trùm (uống một chén nước cơm rượu) một hơi mồ hôi ra lai láng như xông. Huynh ấy nói, như vậy nước độc sẽ xuất ra hết, hết đau, mời bần đạo trùm một chặp, mồ hôi ra lau mình, nghe nhẹ nhàng xác tục”.

Về nông gia, nhật ký ghi xứ tuyết “có cấy thứ lúa bông như bông cỏ”, với hai loại: một loại lông đuôi cụt (gọi là nễ), thường dùng làm hèm rượu xăng, một loại lông đuôi dài (gọi là trô) thường dùng làm bột sadou, rang xay để đem theo ăn trên đường, khỏi nấu nướng.

Ông cũng ghi lại cảnh thiêu xác người chết trên sông Hằng, cảnh người theo phái hành xác nằm trần truồng trên đường phố Madras, cảnh diễu binh lớn ở Lhasa, cảnh múa hát, biểu diễn văn nghệ ở Tây Tạng, cảnh trời nắng song vẫn lạnh tái da, không ở trong nhà được, mà phải đem đồ ăn ra ngoài nắng ăn cho ấm bớt. Đến một hang đá có khói đóng đen, nơi đó người ta tử hình những kẻ phạm tội giết người: “Cách xử tử của xứ Bhutan lạ quá: đem người tội sát nhơn đến mé suối và cái thây bị sát tử cũng khiêng đem đến đó, rồi nấu cơm, đồ ăn cho tội nhơn ăn no nê, đoạn cột bó người tội nhơn với các tử thi của nó đã sát hại, cột bó hẳn hòi rồi quăng xuống suối”. Còn ở Tây Tạng xử khác hơn, bỏ tù, rồi mỗi ngày đánh đòn từ 10 đến 50 roi tùy án nặng nhẹ.

Tháp thờ nhục thân của Lạt ma Thubten Osall Nguyễn Tấn Tạo (ở chùa Thiên Chơn) - Ảnh: Giao Hưởng

Dự một lễ cúng có 4 vị mang mặt nạ rồng, cầm đuốc bước tới trước pháp đàn múa trong nửa giờ, rồi phà lửa khắp nơi quanh pháp đàn với ý nghĩa đốt các tật xấu xa trong tâm người, đoạn “cả thảy lẳng lặng nghe hòa thượng tụng kinh cúng dường, dưng hương, có đủ thứ hương như: thiên hương, đồ hương, trầm thủy hương, tô lạc”... Đến dốc Nhaip-xốc-la (nhaip là đất, xốc là lưng) ông viết: “Lên đèo này ước vài giờ mới tới đảnh, xuống ngựa, vì xuống cái dốc ải này, ngựa dắt đi còn trợt lên, trợt xuống, hà huống là cỡi. Đi bộ suốt 3 giờ đồng hồ mới tới triền bình địa, mệt ngất lên ngựa đi tới 10 giờ rưỡi mới đến làng Dum-bô-chê”. Tương tự như thế, nhật ký ghi lại những chi tiết trên đường hành hương đến Tây Tạng huyền bí.

Nhật ký trên hiện lưu giữ tại chùa Tây Tạng (Bình Dương) với bảng in ronéo (chưa ấn hành) trên khổ giấy A4 dày 316 trang, mà chúng tôi may mắn được đọc.

Tục ăn trầu cau của Văn Lang đã tới tận tây Tạng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tiền cổ và những hiện vật La Mã trong mối liên hệ giữa văn hóa Óc Eo với vùng Địa Trung Hải

Văn hóa Óc Eo tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII-VIII sau Công nguyên, được nhìn nhận là có một nền thương nghiệp phát triển rực rỡ và có mối giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài.

Bằng chứng là số lượng lớn những sản phẩm ngoại nhập, những đồng tiền kim loại và những hiện vật La Mã thuộc văn hóa Óc Eo phát hiện được ở đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại, những sản phẩm kiểu Óc Eo được tìm thấy ở nhiều nơi, xa đến tận Ba Tư và thế giới Địa Trung Hải.

Các đồng tiền kim loại đã được thu thập tuy số lượng không nhiều, nhưng có giá trị lớn bởi vì nó không những gắn với xã hội có nền kinh tế thương nghiệp phát triển mà còn có vai trò quan trọng trong các mối giao lưu kinh tế - thương nghiệp của xã hội đó. Ngoài 2 đồng tiền vàng La Mã thời Antonius Pius (năm 152 sau Công nguyên) và thời Marcus Aurelius (161-180 S.CN) được L. Malleret thu thập, còn có 12 đồng tiền và mảnh cắt của đồng tiền đã được phát hiện ở di tích Nền Chùa (2 đồng nguyên và 1 mảnh cắt ¼), Kè Một (2 đồng nguyên), Đá Nổi (3 mảnh cắt ¼) và Gò Hàng (4 đồng nguyên).

Đồng tiền vàng La Mã khắc hình vua Marcus -Aurelius. Năm 161-180 sau Công nguyên

Tất cả 12 đồng tiền và mảnh cắt của đồng tiền kim loại thu thập tại đồng bằng sông Cửu Long đều khác với loại tiền Phù Nam, cũng được tìm thấy ở Miến Điện, có in hình mặt trăng, Srivatsa, Swastika... Trong số 12 đồng tiền đó, 4 đồng tiền được thu thập từ tầng văn hóa của di chỉ Gò Hàng, 1 di chỉ cư trú - xưởng thủ công thuộc văn hóa Óc Eo, nó được sử dụng bởi cư dân Óc Eo lúc đương thời. Về hình dáng, 4 đồng tiền này có dạng gần tròn, đường kính rộng trung bình từ 2,30cm đến 2,50cm; dày 0,15cm đến 0,20cm, được đúc bằng chì - thiếc, với hình nổi trên mặt phải và mặt trái.

Đồng tiền thứ nhất: Nặng 2,1414 gram, phần phía trên bị vỡ. Trên mặt phải có hình voi đứng nhìn nghiêng, ngà voi dài, bảy chấm nổi tạo nên hình bông sen 6 cánh ở phần giữa 2 chân trước và 2 chân sau; phía trên cùng có hình mũi tên và cái cung cách điệu. Viền quanh bằng những chấm nổi. Mặt trái bị mòn không rõ hình dạng.

Đồng tiền thứ hai: Nặng 2,1801 gram, một phần rìa bị vỡ. Trên mặt phải có hình voi đứng nhìn nghiêng, ngà dài; khác với 3 đồng còn lại, đồng tiền này không có viền chấm nổi bao quanh. Trên mặt trái có hình cây với 2, 3 cành có lá xếp thành hàng hoặc hình cây trong bình.

Đồng tiền thứ 3: Nặng 3,2704 gram, một phần bị vỡ. Trên cả hai mặt đều có chấm nổi tạo thành đường viền xung quanh. Trên mặt phải có hình voi đứng, ngà voi dài chạm chân trái. Phía trên có hình mặt trăng lưỡi liềm và hình một mũi tên. Mặt bên trái có hình Vajras đúp hoặc hình Siva cách điệu.

Đồng tiền thứ 4: Nặng 2,7475 gram, một phần bị vỡ, không rõ hình; mặt trái có những dấu chấm nổi viền quanh. Ở giữa có hình Vajras đúp hoặc hình Siva cách điệu.

Đồng tiền kim loại phát hiện tại di tích Gò Hàng,huyện Tân Hưng, Long An.

Trọng lượng và kích thước của 4 đồng tiền này khác nhau. Việc đúc tiền đòi hỏi một kỹ thuật cao, tinh tế và từ nguồn nguyên liệu sống. Những hình nổi trên các đồng tiền này đều có một ý nghĩa nhất định. Những hình voi phản ánh niềm tin tôn giáo của cộng đồng cư dân cổ; hình nổi những cành cây, cái cung, mũi tên, mặt trăng cũng thường gặp ở những đồng tiền cổ trong thế giới Ấn Độ cổ đại.

Trong số 2 đồng tiền ở Nền Chùa thì một đồng, trên mặt phải có đúc hình mặt người nhìn nghiêng có mũi cao và thẳng. Đó là hình đầu hoặc bán thân của vua. Trên mặt trái thường là tên hoặc tên hiệu của vua. Đồng tiền thứ hai, trên mặt trái đúc nổi hình người như trong tư thế quỳ, đầu đội mũ, 2 tay dang rộng, đưa cao ngang mặt. Từ những dấu hiệu trên hai đồng tiền ở Nền Chùa có thể thấy chúng thuộc loại tiền Ấn - La Mã, được phát hành vào giai đoạn mà mối giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Ấn Độ và thế giới Địa Trung Hải phát triển mạnh mẽ.

Đồng vàng La Mã từ năm 308 Công Nguyên và đồng vàng La Mã phát hiện tại di chỉ Óc Eo

Ngoài các đồng tiền trên, hiện nay trong nhiều địa điểm ở Đông Nam Á cũng đã tìm thấy các hiện vật La Mã. Tượng thần Pan (Vĩnh Hưng, Long An), chiếc đèn đồng kiểu Alexandre có cán chạm hình lá cọ và 2 con cá heo tìm được ở PongTuk, Thái Lan… là những bằng chứng vật chất cụ thể trong mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân Óc Eo với vùng Địa Trung Hải mà Ấn Độ là nơi trung chuyển, là cầu nối giữa văn minh Địa Trung Hải và văn minh châu Á thời cổ đại.

Tượng thần Pan (Vĩnh Hưng, Long An)

Văn hóa Óc Eo có quá trình phát triển khá lâu dài. Cộng đồng cư dân cổ ở đây đã tạo dựng được một nền thương nghiệp phát triển và có mối giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài, đặc biệt với Ấn Độ và vùng Địa Trung Hải. Vào lúc Đông Nam Á bắt đầu quá trình "Ấn Độ hóa" thì mối quan hệ giữa Ba Tư, Hy Lạp, La Mã và Ấn Độ tuy có nhiều biến động nhưng rất mật thiết. Các hiện vật ngoại nhập thuộc văn hóa Óc Eo, bên cạnh khối lượng lớn hiện vật mang đậm dấu ấn Ấn Độ còn có nhiều hiện vật Ba Tư, Hy Lạp, La Mã: những đồng tiền và các hiện vật khác; và ngược lại những sản phẩm kiểu Óc Eo cũng được tìm thấy ở Ba Tư, Địa Trung Hải.

Lê Khiêm tổng hợp

Nguồn: Bùi Phát Diệm, Tiền kim loại và những hiện vật La Mã thuộc văn hóa Óc Eo trong mối quan hệ kinh tế - văn hóa giữa cư dân Óc Eo với vùng Địa Trung Hải. Một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, tập II. H.: KHXH, 2005; tr. 791-795.

Đồng vàng La Mã và thương cảng quốc tế Óc Eo

07/12/2011 00:23 Đồng vàng La Mã được giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP.HCM) là minh chứng cho những ngày rực rỡ của thương cảng Óc Eo.

Theo TS Nguyễn Thị Hậu, sưu tập hiện vật vàng thuộc văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, TP.HCM, có một số loại hình đặc biệt như các loại hạt chuỗi hình cầu, các loại vòng cổ vòng tay, hoa tai phong phú về kiểu dáng, nhẫn với hoa văn tinh xảo như chữ Sanscript, hình bò Nadin và các loại đồng tiền trong đó có 2 đồng tiền vàng La Mã.

Hai đồng tiền bằng vàng, có chạm hình của các hoàng đế La Mã Antoninus Pius và Marcus Aurelius. Đồng tiền có đường kính chỉ chừng 2 cm, do đó khi trưng bày, bảo tàng đã chụp cận cảnh đồng tiền rồi phóng lớn lên để người xem dễ dàng thấy các hình chạm, hoa văn trên đó. Hai đồng tiền còn nguyên vẹn được bày trong hộp nhung đặt vào tủ kính.

Posted Image

Đồng vàng La Mã từ năm 308 Công Nguyên và đồng vàng La Mã phát hiện tại di chỉ Óc Eo - Ảnh: Diệp Đức Minh

Ngoài sự quý hiếm của chính những đồng tiền này, chúng còn trở nên quý giá hơn nhiều với giá trị chứng cứ lịch sử mà mình đem lại. Chúng chứng minh sự giàu có, tấp nập của thương cảng Óc Eo, sự rực rỡ của nền văn minh Óc Eo. PGS Nguyễn Văn Kim (ĐH Quốc gia Hà Nội) đánh giá rằng chính sự giàu có, rực rỡ đó là nền tảng, đồng thời là sự phát triển sớm nhất, tiêu biểu nhất của văn hóa Phù Nam và Vương quốc Phù Nam.

Thương cảng quốc tế

TS Võ Sĩ Khải, Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ cho rằng thủ công nghiệp đặc biệt phát triển ở thời đại Óc Eo. Thặng dư nông phẩm và sản phẩm thủ công nghiệp phong phú đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp nội địa cũng như với bên ngoài. Từ đó, tư tưởng lợi nhuận và tính hữu hiệu của thương mại đã hình thành ở họ, làm cơ sở cho nền thương mại đặc biệt phát triển vào thời đại Óc Eo.

“Các loại tiền tệ, con dấu và hàng hóa của các nước như tượng đồng và một số đồ gốm Ấn Độ, gương đồng thời Hậu Hán, tượng Phật bằng đồng thời Bắc Ngụy, hình của các hoàng đế La Mã Antoninus Pius và Marcus Aurelius chạm trên vàng tìm thấy trong những di tích Óc Eo cho thấy địa bàn giao lưu của các cư dân cổ ở đây rất rộng lớn”, TS Khải đánh giá.

Về phần mình, PGS-TS Kim đánh giá Óc Eo chính là cảng thị lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời là thương cảng quốc tế. Óc Eo còn có một hệ thống bao gồm những điểm quần cư và đô thị, những trung tâm chính trị - tôn giáo và văn hóa, hải cảng cùng với những điểm sản xuất thủ công - buôn bán và những vùng công nghiệp.

Chuyên gia Ấn Độ học hàng đầu thế giới, Giáo sư Nhật Bản Karashima cho rằng: “Di tích Óc Eo nằm ở châu thổ sông Mê Kông (Việt Nam) là một cảng quốc tế nổi tiếng thời cổ đại; có nguồn gốc từ đầu công nguyên”.

“Một số đồng tiền La Mã và gương đồng thời Hán cùng với một số chuỗi hạt và các đồ trang sức, các hiện vật tôn giáo khác đã được tìm thấy ở Óc Eo và các khu vực phụ cận vùng châu thổ này. Các hiện vật đó cũng được tìm thấy ở rất nhiều di tích tại Đông Nam Á, đặc biệt là vùng bán đảo Mã Lai và đồng thời cả ở Ấn Độ, nhất là ở miền nam Ấn”.

Không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều điểm tại Đông Nam Á, người ta cũng tìm thấy các hiện vật có nguồn gốc từ thời La Mã. Điển hình trong số đó là, chiếc đèn lồng kiểu Alexandrie có cán chạm hình lá cọ và hình cá heo được tìm thấy ở Thái Lan. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng trong những ngày cực thịnh của Đế chế La Mã, có khả năng những con đường giao thương trực tiếp với phương Đông đã được thiết lập.

Đương nhiên, với sự xuất hiện của đồng tiền vàng La Mã tại Việt Nam, hoàn toàn có thể suy luận rằng chúng ta chính là một điểm của con đường giao thương trực tiếp với La Mã hùng mạnh ấy.

Về điều này, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc cho biết: “Óc Eo là một cảng thị. Nên mới có chuyện các nhà nghiên cứu, chẳng hạn Giáo sư Sakurai của Nhật Bản, gọi Óc Eo là liên thế giới. Tại sao Óc Eo phát triển được? Bởi nó nằm trên đường hàng hải quốc tế từ Đông sang Tây, Tây sang Đông. Trước nó, có eo Kra ở Thái Lan. Nó phát triển được là nhờ biển chứ. Điều đó cho thấy văn hóa biển rõ nét của dân tộc ta”.

Địa điểm trung chuyển thuận lợi

Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret đề nghị đặt cho một địa điểm nằm ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của Vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7.

Óc Eo đã từng được nối bằng một kênh đào dài 90 km về phía bắc với Angkor Borei, nơi có lẽ từng là thủ đô của Vương quốc Phù Nam. Lý do quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của Óc Eo là do vị trí của nó trên trục đường thương mại trên biển giữa một bên là bán đảo Mã Lai và Ấn Độ và bên kia là sông Mê Kông cùng với Trung Quốc. Vào thời kỳ phồn thịnh của Óc Eo và Phù Nam, tàu thuyền trong khu vực có thể thực hiện những hải trình rất dài mà không phải đi dọc theo bờ biển. Do vậy, về mặt chiến lược, Óc Eo là một địa điểm trung chuyển rất thuận lợi. (Theo wikipedia)

Ngô An

Share this post


Link to post
Share on other sites

Truyện Mộc Tinh

Đất Phong Châu thời thượng cổ có một cây lớn gọi là cây chiên đàn cao hơn ngàn trượng cành lá xum xuê, không biết che rợp tới mấy ngàn rậm. Có chim hạc bay đến đậu nên đất chỗ đó gọi là đất Bạch Hạc. Cây trải qua hàng mấy ngàn năm khô héo mà biến thành yêu tinh, thường thay đổi hình dạng, rất dũng mãnh, có thể giết người hại vật. Kinh Dương Vương dùng nhạc mà đánh thắng yêu, yêu hơi chịu nhún nhưng vẫn nay đây mai đó, biến hóa khôn lường, thường ăn thịt người. Dân phải lập đền thờ, hàng năm tới ngày 30 tháng chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, dân mới được yên ổn. Dân thường gọi yêu là thần Xương Cuồng. Biên giới tây nam giáp liền với nước Mi Hầu, vua Hùng Vương sai dân man Bà Lô (nay là phủ Diễn Châu) hàng năm bắt giống người lão tử sống ở khe núi tới tiến, không thể thay đổi được lệ ấy. Kíp tới khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm Hiêu làm quan lệnh ở Long Xuyên, muốn bỏ tệ ấy đi. Thần Xương Cuồng tức giận vật chết Hiêu, vì thế về sau lại phải phụng thờ cẩn thận.

Đến đời vua Đinh Tiên Hoàng có pháp sư Văn Du Tường vốn người phương bắc, đức hạnh thanh cao, đã từng đi qua nhiều nước, biết được tiếng các dân man, học được thuật làm nanh vàng và răng đồng, năm hơn 80 tuổi sang nước Nam ta. Tiên Hoàng lấy lễ thầy trò mà tiếp, pháp sư bèn dạy cho nghề tạp kỹ để làm trò vui cho thần Xương Cuồng xem mà giết y. Đoàn tạp kỹ này có Thượng Kỵ, Thượng Can, Thượng Hiểm, Thượng Đát, Thượng Toái, Thượng Câu. Hàng năm tới tháng 11 lại dựng lầu Phi Vân cao 20 thước, dựng một cây đứng ở trong, tết vỏ gai làm dây chão dài 136 thước, đường kính rộng 2 tấc, lấy mây mà quấn ngoài rồi chôn hai đầu dây xuống đất, giữa gác lên cây. Thượng Kỵ đứng lên trên dây mà chạy nhanh 3,4 lần, đi đi lại lại mà không ngã. Kỵ đầu đội khăn đen, mình mặc quần đen. Dây của Thượng Can dài 150 thước, có một chỗ mắc chạc ba. Can hai tay cầm hai cán cờ. Hai người đi trên dây, gặp nhau ở chỗ chạc ba thì lại tránh, lên xuống mà không ngã. Khi thì Thượng Đát lấy một tấm gỗ lớn rộng 1 thước 3 tấc, dày 7 tấc đặt lên trên cây cao 17 thước 3 tấc, Đát đứng ở trên nhảy 2, 3 cái, tiến tiến lùi lùi điên đảo. Khi thì Thượng Toái lấy tre đan thành lồng hình như cái lờ bắt cá, dài 5 thước, tròn 4 thước rồi chui vào đứng thẳng mình mà lăn. Khi thì Thượng Câu vỗ tay nhảy nhót, la hét kêu gào, chuyển động chân tay, vỗ đùi vỗ bụng, tiến lùi lên xuống, hoặc cưỡi ngựa bôn tẩu, cúi mình xuống lấy vật ở dưới đất mà không ngã. Khi thì Thượng Hiểm ngả mình nằm ngửa lấy thân đỡ một cái gậy dài rồi cho đứa trẻ trèo lên mà không rớt xuống. Khi thì cho bọn ca hát gõ trống khua chiêng, ca múa rầm rĩ. Lại giết súc vật mà tế. Thần Xương Cuồng tới, thấy thế bèn đến xem, pháp sư đọc mật chú rồi lấy kiếm mà chém. Thần Xương Cuồng cùng bộ hạ đều chết hết, không thể trở lại thành yêu nữa. Lệ tiến lễ hàng năm bèn bỏ, dân lại sống yên lành như xưa.

Cây chiên đàn chỉ có ở Ấn Độ và biên giới Tây Nam là nước Mi Hầu: cũng chính là Ấn Độ.

Nhâm Ngao: bị thương tại Việt Nam, chứ không phải bị bệnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mạc Mi Cô.

Theo nữ sĩ Mộng Tuyết, thì mọi chuyện bắt đầu như sau:

Chuyện sinh nở của Hiếu Túc Nguyễn phu nhân, vợ chánh của Đô đốc Mạc Thiên Tứ, có một điều gì bí ẩn lạ lùng lắm. Hình như trong Mạc phủ cấm tiết lộ việc này. Ít lâu sau, nhân lời nói hở của một thị nữ trong phủ khi về thăm nhà, và nhân một tờ giấy tình cờ bắt được trong mình người thợ đá chết vì bạo bịnh, thì câu chuyện được kể đại khái như thế này: Nguyễn Phu nhân chuyển bụng, đến đúng ngọ hôm thứ ba thì sinh được một gái. Nhưng khi tắm rửa xong, thì đứa trẻ sơ sinh tự nhiên lớn lên bằng đứa trẻ lên chín, lên mười tuổi. Tiểu thư này đẹp đẽ khác thường: da trắng, tóc dài, mày thanh, mắt sáng...y như dung nhan của tiên nữ trong tranh. Và thật bất ngờ, khi tiểu thư phát ra tiếng nói, mà giọng hòa hoãn như tiếng gió trong đêm thanh.

Mọi người chưa hết kinh ngạc, thì tiểu thư đã từ từ nhắm mắt, nằm yên, tắt thở và thân hình cũng từ từ thu nhỏ lại như lúc mới sinh, không có chút chi khác lạ. Tức tốc, Nguyễn phu nhân cho táng tiểu thư trọng thể ở mé tây núi Bình San và còn đứng ra đôn đốc làm gấp ngôi mộ kiên cố, tráng lệ, y như mộ phần của bậc vương phi. Ngay khi mọi việc vừa xong, thì Mạc Đô đốc cũng vừa đi duyệt binh về, và ông chỉ kịp truyền khắc trên mộ chí mấy chữ giản dị: Tiểu thư Mạc Mi cô chi mộ.[1]

Nguyên văn bài sấm

Cũng theo nữ sĩ Mộng Tuyết, Mạc Mi cô "bất ngờ phát ra tiếng nói”, để đọc một bài sấm [2]:

Khả thủy sơn nhân

Nước xanh dờn dờn

Núi xanh dờn dờn

Nhị thập viết đại

Ấp trồng cây trái

Quả ngọt hoa thơm

Tay vin tay hái.

Hoa nhỏ tí tí

Quả nhỏ tí tí

Tám chín xuân thu

Hoa nào phong nhụy.

Phi vương phi bá

Xưng cô xưng quả

Trời có con trai

Một cội bảy lá.

Bờ tre xanh xanh

Hái lá nấu canh

Canh ăn hết canh

Vị cay thanh thanh

Trời Tây bóng ngả chênh chênh

Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng.

Vàng trong lòng đá

Vàng chói sáng lòa

Vọng lên lầu các nguy nga

Ao sen nở trắng trước tòa khói hương.[3]

Giải thích bài sấm

Sau khi giới thiệu bài sấm trên trong sách Văn học Hà Tiên, Thi sĩ Đông Hồ viết:

Đọc xong bài sấm ai mà không nghĩ đây là một bài thần chú chỉ dẫn để tìm đến một kho tàng bí mật:

Soi vào hang đá long lanh ngọc vàng.

Vàng trong lòng đá

Vàng chói sáng lòa...

Thử đem các đầu mối đứt khúc của câu chuyện chắp nối lại, chúng ta đoán như thế này:

Bà phu nhân họ Nguyễn (chánh thất của Mạc Thiên Tứ) có giấu một kho tàng ở đâu đó. Người thợ đá lãnh việc chạm bài chỉ dẫn này trên đá phải tuyệt đối giữ bí mật công tác của mình. Nhưng người thợ đá bỗng chết vì bạo bệnh. Cho nên những dòng chữ ghi trên mãnh giấy kia, phút chốc biến thành bài sấm thiêng liêng do chính miệng Mạc Mi cô đọc lên, để đánh lạc hướng sự theo dõi của những người muốn tìm dấu kho vàng.

Nhưng gạt bỏ hết những gì huyền bí, tôi (Đông Hồ) thấy bài đó quả là một bài tiên đoán sự nghiệp của họ Mạc ở Hà Tiên, từ khi khai sáng cho đến lúc tàn mạt. Mỗi câu, mỗi chữ đều đúng như y, phân minh từng chi tiết...

Lược theo lời giải thích của thi sĩ Đông Hồ:

  • Câu 1: Khả thủy: chiết tự là chữ (bộ Thủy kèm chữ khả). Sơn nhơn: chiết tự là chữ Tiên (bộ nhơn kèm chữ sơn).
  • Câu 2 và 3 chỉ là câu đưa đẩy cho đẹp lời.
  • Câu 4: Nhị thập viết đại là chiết tự chữ Mạc (bộ “hai mươi” đầu, chữ “viết” ở giữa và chữ “đại” ở dưới chân).
  • Câu 5: Ấp trồng cây trái, là chữ Mạc có bộ ấp, tức họ Mạc đặc biệt do chúa Nguyễn ban tứ để khác với họ Mạc Đăng Dung đã tiếm vị vua Lê.
  • Câu 6 và 7: Quả ngọt hoa thơm - Tay vin tay hái. Để tả cảnh vật phồn thịnh, mùa màng phong túc của trấn Hà tiên mà họ Mạc được thụ hưởng kết quả.
  • Câu 8 đến câu 11: Hoa nhỏ tí tí - Quả nhỏ tí tí - Tám chín xuân thu - Hoa nào phong nhụy. Tý trên ứng năm Mậu Tý (1708) là năm Mạc Cửu sai sứ triều kiến chúa Nguyễn Phúc Chu và dâng đất Hà Tiên. Tý dưới là ứng vào năm Canh Tý (1780), là năm Mạc Thiên Tứ tuẫn tiết ở nước Xiêm La. Tám chín xuân thu, là từ năm 1708 cho đến 1780 vừa đúng 72 năm. Tám lần chín là 72, ứng vận số của họ Mạc ở Hà Tiên.
  • Câu 12 đến câu 13: Là nói họ Mạc ở Hà Tiên tuy không phải là tước vương, tước bá, nhưng địa vị giống như một tiểu vương của một nước tự chủ ở biên thùy.
  • Câu 14 đến câu 15: Trời có con trai - Một cội bảy lá. Nguyên họ Mạc ở Hà Tiên có một thể thức đặt danh hiệu: dùng bảy chữ là “thiên, tử, công, hầu, bá, tử, nam” để làm tên đệm, sử cũ gọi đó là thất diệp phiên hàn. Chữ “trời” ứng chữ Thiên (Mạc Thiên Tứ), chữ con trai ứng chữ Tử (Mạc Tử Khâm), có nghĩa đến dòng họ Mạc đến chữ tử này thì hết (Mạc Tử Khâm không có con trai, họ Mạc tuyệt tự)[4].
  • Câu 16 đến câu 19: Bờ tre xanh xanh, chỉ dãy Trúc Bàn thành. Hái lá nấu canh, ý nói đến thời kỳ trấn Hà Tiên bị tàn tạ, bị phá hủy. Canh ăn hết canh, là vừa hết năm Canh Tuất (1910). Vị cay thanh thanh, là ứng với việc mộ vợ chánh của Mạc Thiên Tứ bị khai quật trong tiết Thanh minh năm Tân Hợi (1911).
  • Câu 20, 21: ứng việc khi mở được cửa mộ của Hiếu Túc thái phu nhân, thì trời đã về chiều. Hai chữ “trời tây” còn ngầm chỉ “người Tây.
  • Câu 22, 23: Chú ý chữ vàng ở câu 21 là “vàng trong hang đá”, ở câu dưới là “ vàng trong lòng đá”. Chữ vàng ở câu sau ứng việc Mạc Thiên Tứ tuẫn tiết ở nước Xiêm, bằng cách nuốt vàng cho bí cuống phổi, ngạt thở mà chết.
  • Câu 22, 23 (hai câu cuối): mô tả đúng cảnh trí nơi Đền thờ họ Mạc hiện nay. Ngoài ra, chữ vọng, còn nhắc người đọc liên tưởng đến Vọng Các, nơi mà hơn 50 người họ Mạc và tùy tùng đã chết vì một lời tấu xàm.
Cuối cùng, thi sĩ kết luận: Hiểu như thế, thì bài sấm này không có gì huyền bí cả. Lại thấy rằng vần điệu của nó lưu loát, đọc lên có một khí vị hay hay. Huống nữa, nó còn chứa đựng một ý nghĩa như là một bài thơ sử ký sự, đáng truyền.[5].

Chú thích

1. ^ Chép theo sách Nàng ái cơ trong chậu úp (tr. 82-84). Sách Sổ tay hành hương kể rằng Mạc Mi Cô lúc mới sinh, đã có mái tóc dài một thước. Mới 3 tuổi răng đã mọc đủ, ăn nói rành rẽ, nhưng xương sống yếu phải nằm một chỗ. Cận thần cho là điềm xấu, nên người đứng đầu họ Mạc đã sai người đem chôn sống cô. Sau, Mạc Mi Cô được phối tự ở bên tả đền thờ họ Mạc, trông ra cổng tam quan. Tục truyền, khi được thờ ở vị trí ấy, những việc quái lạ cứ xảy ra luôn, nên người ta đã cho xây kín cổng bên trái lại cho đến nay. (tr. 367-368)

2. ^ Từ điển tiếng Việt thông dụng giải thích “sấm là lời dự đoán về sự kiện lớn trong tương lai mang tính chất thần bí” (Nxb Giáo dục, 1996, tr. 954)

3. ^ Nàng ái cơ trong chậu úp, sách đã dẫn ở mục tham khảo, tr. 85-86.

4. ^ Tuy nhiên, căn cứ dòng chữ ghi kèm theo những đồ dâng cúng ở Đền thờ họ Mạc, thì con cháu của dòng họ này hiện nay vẫn còn, nhưng ở tận Cà Mau.

5. ^ Văn học Hà Tiên, sách đã dẫn ở mục tham khảo, tr. 144-149.

6. ^ Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam nói phu nhân có tên là Nguyễn Thị Thủ (sách dẫn ở mục tham khảo, tr. 367).Sách nghiên cứu Hà Tiên nói rõ: Năm 1739, quốc vương Chân Lạp Nặc Bồn (hay Nặc Bôn) mang tới đánh Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ điều động binh sĩ chiến đấu suốt ngày đêm. Vợ Mạc Thiên Tứ là Nguyễn Thị Hiếu Túc đốc sức vợ binh lính chuyển khí cụ và lương thực cho binh sĩ...Quân xâm lấn tan, họ Mạc được chúa Nguyễn khen ngợi, đặc cách cử ông làm Đô đốc tướng quân và ban cho áo bào đỏ cùng mũ, đai. Bà vợ ông (Nguyễn Hiếu Túc) cũng được phong làm phu nhân. (Trương Minh Đạt biên soạn, Nxb Trẻ, 2008, tr. 177)

7. ^ Năm 1736, Mạc Thiên Tứ được phong làm Đô đốc trấn Hà Tiên. Đương thời, Hà Tiên dưới quyền cai quản của ông, có lãnh thổ rộng 60.000 km2, phía nam tới Rạch Giá, Bạc Liêu, các quận Bảy XàuCà Mau; phía Tây đến Châu Đốc, Sóc Trăng, Cần Thơ. Và Hà Tiên trở thành hải cảng phồn thịnh, thường xuyên có tàu nước ngoài cập cảng (Sổ tay hành hương đất phương Nam, tr. 363).

8. ^ Văn học Hà Tiên, sách đã dẫn ở mục tham khảo, tr. 137-141.

Tài liệu tham khảo chính

  • Đông Hồ, Lịch sử Hà Tiên và một bài sấm truyền. Đăng lần đầu trong Văn Hóa Nguyệt San số tháng 6 năm 1963 tại Sài Gòn, sau in lại trong Văn học Hà Tiên, Nxb Văn Nghệ TP. HCM, 1999, trang 135-149.
  • Mộng Tuyết, Nàng ái cơ trong chậu úp, Nxb Văn Hóa, 1966, tr. 82-87.
  • Sổ tay hành hương đất phương Nam, Nhiều người soạn, Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên. Nxb Tp. HCM, 2002, tr. 367-388.
Xin được mượn một câu thơ của Tố Hữu làm tiêu đề cho giai thoại này - giai thoại gắn liền với tên tuổi của một nhân vật đặc biệt: Mỵ Châu! Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Khi cô lớn lên cũng là khi Triệu Đà (vua của nước Nam Việt, một vương quốc nằm sát biên giới phía Bắc nước ta) đang ráo riết thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam. Quân của Triệu Đà đã bao phen tiến đánh đến tận Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc), uy hiếp mạnh mẽ đối với cả kinh thành Cổ Loa, nhưng tất cả những cuộc tấn công ấy đều bị đẩy lùi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, từ tờ 9a đến tờ 10b) chép rằng:

“(Triệu) Đà biết nhà vua có nỏ thần, không thể nào địch nổi, bèn cho quân lui giữ Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc ngày nay) rồi sai sứ đến xin giảng hòa. Nhà vua mừng lắm, bèn chia đất từ Bình Giang, tức là vùng sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc) trở lên phía Bắc thì giao cho (Triệu) Đà cai quản, từ đó trở về Nam thì do Nhà vua cai quản.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến Thức - Thời: Bài lịch sử đức Phật Thích Ca tóm tắt nhất

Kiến Thức - Thời: Bài lịch sử đức Phật Thích Ca tóm tắt nhất

Posted Image

Chân dung Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm ngài 41 tuổi I/ NIÊN ĐẠI VÀ THÂN THẾ: Đức Phật giáng sinh vào ngày 15 tháng 4 năm 623 BC (trước TL - BBT)[*] tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), cách thành Kapilavastu (Ca Tỳ La Vệ) khoảng 15 cây số, nay là xứ Ruminidhehi thuộc quận hạt Aiuth, phía nam xứ Nepal và phía đông Rapti. Song thân ngài là Quốc vương Suddhodana (Tịnh Phạn) và Hoàng hậu Maya (Ma Da). Thuộc dòng dõi Sakya (Thích ca). Vua Suddhodana trị vì một vương quốc nằm ở ven sườn dãy núi cao ngất trời Himalaya (Hy mã Lạp Sơn) nằm phía đông-bắc Ấn Độ, thủ phủ là Kapilavastu, nay là Népal. Địa điểm thủ phủ này nay được nhận ra là Bhulya trong quận Basti, cách Bengal 3 cây số nằm vào hướng tây-bắc nhà ga xe lửa Babuan. Bên tán cây asoka (vô ưu) che rợp mát, sắc mầu tươi sáng, hương thoáng nhẹ bay, Hoàng hậu Maya đã hạ sinh Thái tử. Tin lành Thái tử chào đời đã nhanh chóng lan truyền trong dân chúng. Tất cả các thần dân trong vương quốc đều vui mừng khôn xiết. Ngày đản sinh Thái tử, khắp Kapilavastu cảnh vật đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cối xanh tươi, sông ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; chim hót reo vang, hào quang tỏa sáng khắp nơi nơi. Đó là ngày hội của toàn Vương quốc. Đạo sĩ già tên Asita (A Tư Đà) ẩn tu trên dãy núi Hymalaya người được kính nể nhất về đạo hạnh đã đến chào Thái tử với thái độ hết mực cung kính, rồi cười và lại khóc. Được hỏi, đạo sĩ trả lời, ông cười mừng vì Thái tử có 32 tướng tốt, nhất định tương lai sẽ tu chứng Phật quả và với lòng từ bi thương xót chúng sinh mà truyền bá chánh pháp trên thế gian này. Lời tiên đoán làm cho đức vua Suddhodana lặng lẽ không vui. Trong lễ đặt tên, Vua đặt tên con là Siddhattha (Sĩ Đạt Đa – Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm) với hàm ý là kẻ phải giữ chức vụ mà mình phải giữ, còn có ý nghĩa là người được toại nguyện; mọi điều đều đạt thành tựu. Ý nhà Vua là muốn gửi gắm tất cả vương quyền của mình vào đứa con yêu quý này. Hoàng hậu Maya qua đời sau 7 ngày hạ sinh Thái tử, vì thế sự nuôi dưỡng đều được chăm sóc trực tiếp bởi dì ruột (em ruột Hoàng hậu) tên là Maha Pajapati (Ma Ha Ba Xà Ba Đề). II. ĐỜI SỐNG CỦA THÁI TỬ TRƯỚC KHI XUẤT GIA: 1/ Đời sống và giáo dục của Thái tử: Thái tử Siddhattha được nuôi nấng và dạy dỗ một cách toàn diện cả hai lĩnh vực văn chương và võ thuật. Những thầy giáo giỏi nhất trong nước được mời đến hoàng cung để dạy cho Thái tử các môn học đương đại với những phương pháp đặc biệt. Thái tử đã làm cho hai danh sư nổi tiếng về võ thuật là Ksantidiva (Sàn Đề Đề Bà) và về văn học là Visvamistra (Tỳ Sa Mật Đa La) phải cúi đầu thán phục. Ngoài sự thông minh đĩnh ngộ, Thái tử được mọi người quý kính về đức hạnh bao la của Ngài. Càng yêu thương quý nến con, vua Suddhodana lại càng lo sợ Thái tử sẽ không nối nghiệp ngai vàng mà sẽ xuất gia tìm đạo như lời tiên đoán của đạo sĩ Asita. Càng lớn lên, Thái tử càng lộ vẻ trầm tư về cuộc sống. Bởi thế, Vua cùng triều thần sắp đặt nhiều kế hoạch để giữ Thái tử ở lại ngai vàng. Nhưng những hạnh phúc trần gian không làm khuây khỏa ưu tư của người có ý chí xuất trần. Thái tử vẫn thấy lòng mình nặng trĩu bao nỗi băn khoăn, thắc mắc. Ngài cho cảnh đời ngài đang sống đây không phải là hạnh phúc, chân thật, mà là lừa dối, mê muội, chỉ làm cho cuộc sống thêm nặng nề đau khổ. Ngài thấy cần phải tìm một lối thoát, một cuộc sống chân thật, có ý nghĩa và cao đẹp hơn. Muốn ngăn chặn tất cả những hình ảnh của cuộc sống trầm thống khổ đau mà kiếp người phải đeo mang không lọt vào mắt, vào tai Thái tử. Để đứa con yêu không có thời gian mà nghĩ đến ngày xích lại với quyết định xuất gia, khi Thái tử tròn 16 tuổi, Vua Suddhadana vội tiến hành lễ thành hôn cho Thái tử với Công chúa của một nước láng giềng là Yosodhara (Da Du Đà La) con của vua Suppabuddha (Thiện Giác), một trang quốc sắc thiên hương với hy vọng hương ấm tình yêu thương đôi lứa sẽ buộc chặt đôi chân của Thái tử ở lại với ngai vàng. 2/ Tiếp xúc khổ đau nhân thế: Nhận ra bốn tướng khổ ở đời: Một hôm nhân ngày lễ Hạ điền, Thái tử theo vua cha ra đồng xem dân chúng cấy cầy. Cảnh xuân mới nhìn qua thấy thật là đẹp mắt, nào hoa lá tốt tươi, muôn chim đua hót, nào bầu trời quang đãng, gió xuân phơi phới... cảnh tượng có vẻ thái bình, an lạc lắm. Thế nhưng, tâm hồn Thái tử đã nhìn sâu thẳm vào trong cảnh tượng với sự xét đoán sâu sắc, không hời hợt và đã đau đớn nhận thấy rằng cõi đời không đẹp đẽ và an vui như khi mới nhìn qua. Ngài thấy người nông phu với con bò làm việc cực kỳ vất vả dưới ánh nắng thiêu đốt để đổi lấy bát cơm, nắm cỏ. Ngài nhận thức rõ ràng sự sinh sống là rất khổ. Một hôm khác, ngài đến cửa Đông, ngài gặp một ông già tóc bạc, răng rụng, mắt đờ, tai điếc, lưng còng nương gậy từng bước ngập ngừng như sắp ngã. Đến cửa Nam, Thái tử thấy một người bệnh đau khổ nằm trên cỏ, đang khóc than rên xiết, đau đớn vô cùng. Đến cửa Tây, ngài nhìn thấy cái thây nằm chết trương lên giữa đường, ruồi nhặng bu đầy, trông rất ghê tởm. Ba cảnh khổ, già, đau chết này cộng với cảnh tương tàn trong cuộc sống mà Thái tử đã nhận thấy khi đi xem cày ruộng làm cho ngài đau buồn,thương xót chúng sinh vô cùng. Một hôm khác nữa, ngài ra cửa Bắc gặp một vị tu sĩ tướng mạo nghiêm trang, điềm tĩnh thản nhiên như người vô sự đi ngang qua đường. Tiếp chuyện cùng Đạo sĩ ung dung, tự tại mà thoáng hiện đằng sau con người này một con đường giải thoát. Thái tử Siddhattha quyết định thoát khỏi ngục vàng tìm ra một lối thoát, một cuộc sống chân thật có ý nghĩa và cao đẹp hơn, một con đường dẫn tới giác ngộ, vĩnh viễn khắc phục mọi nỗi đau và bất hạnh của cuộc đời người và hướng tới an lạc. Giữa lúc ấy, một tin đưa đến khiến ngài không vui: Công chúa Yosodhara vừa hạ sinh một Hoàng nam. Thái tử đã thốt lên rằng: “Một trở ngại (ràhu) đã được sanh, một ràng buộc đã được sanh ra”. Nhân câu nói này mà Quốc vương Suddhodana đã đặt tên cháu là Rafhula (La Hầu La). III. SỰ TỪ BỎ VĨ ĐẠI: Với cõi lòng nặng trĩu vì thương chúng sinh chìm đắm trong bể khổ, một đêm, sau khi đến trước phòng nhìn lại lần cuối người vợ và hài nhi yêu dấu đang say nồng trong giấc ngủ, ngài cùng nô bộc Channa (Xa Nặc) dắt con tuấn mã Kantaka (Kiền Trắc) vượt thành ra đi. Ra ngoài, ngài từ bỏ tất cả những người thân yêu, ngôi báu, vương quyền, cuộc sống nhung lụa tràn đầy hạnh phúc. Đây không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, người đau ốm, người nghèo, người bệnh tật, người bất đắc chí, người ngán ngẩm cuộc đời, người đang căm hờn oán giận… mà là sự hy sinh từ bỏ của một Hoàng tử đang tuổi thanh xuân, đang sống trong quyền quý giàu sang, chứa chan hạnh phúc. Quả đó là sự từ bỏ, hy sinh cao cả và vĩ đại có một không hai trong lịch sử loài người. Một sự ra đi không tiền khoáng hậu! Năm ấy Thái tử vừa tròn 19 tuổi (Theo Nam truyền Phật Giáo, Thái tử xuất gia năm 29 tuổi). IV. QUÃNG ĐƯỜNG TU HÀNH - TẦM ĐẠO: Thái tử ra đi với bộ quần áo màu vàng giản dị của người Tu sĩ, sống cuộc sống không nhà cửa người xuất gia, ly tục ly trần, không nơi cố định. Đi trong nắng cháy, đi trong mưa rơi, trong sương gió lạnh lùng. Xiêm y từ tốn, chỉ có vài mảnh vải vụn rập lại. Tài sản duy nhất chỉ là một bình bát để khất thực độ nhật, Thái tử dành hết thời gian cho sự tầm cầu thiền định quyết tìm ra sự thật tối hậu. Ngài đến thành Vương Xá học với các vị tu tiên nơi rừng Bạc Già, tu theo khổ hạnh sau sẽ được lên cõi trời thành Tiên, Thánh. Ngài nghĩ đây chưa phải là đạo chân chính giải thoát. Thái tử Siddhanha đã tới Bắc thành Tỳ Xá Ly thụ giáo Ông A La Ra - Ka La Ma Tu về số luận ngộ, chuyển nhiếp tâm vào định sơ thiền sau này hình vào cõi trên vô tướng giải thoát (Vô sở hữu xứ định). Ngài thấy đây cũng chưa phải là đạo giải thoát nên lại tạ từ ra đi. Ngài gặp Ông Uất Đầu Lam Phất, chuyên dạy các sự chấp có hình tướng và không có hình tướng chỉ lĩnh hội cái nhiệm mầu (Phi phi tường xứ). Biết rằng đây cũng vẫn còn trong vòng sinh tử, ngài lại ra đivà thế là không còn ai để ngài học đạo nữa. V. SÁU NĂM KHỔ HẠNH: Thời ấy, Ấn Độ còn có truyền thống và niềm tin rằng người nào cầu đạo giải thoát đều phải nỗ lực và kiên trì tu khổ hạnh. Thái tử liền đi đến Uruvela, một thị trấn của Senani và cùng với năm anh em Ông Kodanna (Kiều Trần Như), Bhadhya (Bạt Đề), Vappa (Đề Bà), Mahanama (Ma Ha Nam) và Asaji (Ác Bệ) bắt đầu cuộc tu khổ hạnh kéo dài đến sáu năm và dẫn đến kết quả là thân thể ngài gầy đi như một bộ xương khô, đôi mắt sâu hoắm không còn đi đứng được nữa… Ở đây, qua thực nghiệm ngài thấy rằng chân lý tối hậu giải thoát an lạc, diệt trừ khổ đau không thể cầu được ở bên ngoài, ở bất kỳ một bậc Đạo sư nào, cũng không phải qua pháp môn hành xác, mà sự chứng ngộ ấy cần phải được thể hiện ở chính trong nội tâm của mỗi con người và không thể dựa vào một tha lực nào khác. Ngài lấy lại sức nhờ uống bát sữa do một thôn nữ tên là Sujata (Su Dà Ta) dâng cúng, sau đó xuống tắm ở dòng sông Neranjara (Ni Liên Thuyền). Năm người bạn đồng tu cho rằng ngài đã thối chí, quay về cuộc sống dục lạc tiện nghi, họ bèn rời bỏ ngài và đi đến Isipatana gần thành phố Benares (Ba La Nại). VI. THÀNH ĐẠO: Còn lại một mình, ngài đến ngồi dưới gốc cây Pippala (Tất bát La, sau này gọi là cây Bodhi - Bồ đề), ngài đã ngồi nhập định 49 ngày đêm dưới gốc cây Bồ Đề và với tâm định tĩnh, chánh niệm, tỉnh giác, ly dục, đi vào Sơ thiền (thời niên thiếu trong buổi lễ Hạ điển Ngài cũng đã một lần vào cõi thiền này), Nhị thiền, Tam thiền và lần lượt nhập lên Tứ thiền sau đó hướng tâm đến Tam Minh. Với trực giác, ngài thấy rõ nguyên nhân của khổ đau. Chính sự tập khởi của 12 nhân duyên là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn. Ở canh một Ngài chứng Túc Mệnh Minh, thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của mình. Sang canh hai, Ngài chứng Thiên Nhãn Minh, thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của chúng sinh với các nghiệp nhân và nghiệp quả, thấy rõ con đường thọ nghiệp của chúng sinh. Qua canh ba, ngài quán chiếu thấy khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự đoạn tận của khổ đau và con đường đưa đến đoạn tận của khổ đau (Lậu Tận Minh). Sau cùng, ngài chứng đắc quả vị Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác, trở thành vị Phật đầu tiên trong hiện kiếp. Lúc ấy sao Mai vừa mọc và danh hiệu Đức Phật Gotama, Đức Phật Thích Ca Nâu Ni được thế gian tôn xưng từ đấy! VII. ĐỨC PHẬT ĐI TRUYỀN ĐẠO: Lúc đầu ngài ngần ngại vì sợ đạo của ngài sâu xa khó hiểu, sau ngài mới ứng dụng đem đạo Phật ra giáo hóa chúng sinh, ngài đến vườn Lộc Uyển, thuyết bài pháp đầu tiên về 4 Đế. Về sau ngài giáo hóa cho nhiều môn đệ: - Cảm hóa 3 anh em Ông Kassapa (Ca Diếp) - Giáo chủ thần lửa. - Moggallana (Mục Kiều Liên) - Đệ nhất thần thông. - Sariputta (Xá Lợi Phất) - Đệ nhất trí tuệ. - Vua Tần Bà Ta La xứ Ma kiệt Đà. - Nan Đà. - Annada (A Nan). - A Na Luật Đà. - Ưu Bà Ly. - Di mẫu Maha Mujapati (Ma Ha Ba Xà Ba Đề) Gotami xuất gia (người phụ nữ đầu tiên được vào Giáo Hội). - ... - Subhadda (Tu Bạt Đà La) là người đệ tử chót của đời ngài. Đức Phật thuyết pháp và đi giáo hóa được 49 năm, độ cho hàng vạn ức đệ tử, không phân biệt. VIII. ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN: Vào ngày rằm trăng tròn tháng hai (15/2), ngài biết mình sắp nhập Niết Bàn liền đến xứ Câu Ly, vào rừng Xa Nại, ngài họp các đệ tử lại giảng dạy, khuyên bảo lần cuối để ngài từ giã mọi người. Ngài nhập Niết Bàn và hưởng thọ 80 tuổi. Trước lúc viên tịch, ngài phú chúc ông Ca Diếp thụ lãnh y bát của ngài để truyền đạo.

Nguồn: Viện R.I.A.F.R

Nguyễn Ngọc Sơn - Viện Trưởng.

Ngày HĐiền: Thần Nông - Nguyên Thủy Thiên Tôn xuất phát từ Văn Lang

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted ImageVĂN HÓA ĐÔNG NAM Á MỘT NỀN VĂN HÓA THỐNG NHẤT TRONG SỰ ĐA DẠNG

Posted Image

* Quá trình nhận biết về khu vực văn hóa Đông Nam Á

Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (Đảo vàng), người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải.

Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Nhưng kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, khu vực văn hóa Đông Nam Á ngày càng được công nhận rộng rải trong khoa học. Nhưng không chỉ dừng lại ở việc dựng lại các vương triều, các nền văn minh cổ ở đây, mà Đông Nam Á đang từng bước được xem xét như một khu vực lịch sử - văn hóa – kinh tế - chính trị thật sự.

Người ta đã khẳng định được rằng: trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ thì cư đân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, một nền văn hóa Đông Sơn phát huy hết sức rực rở mà biểu tượng là những chiếc trống đồng rất nổi tiếng được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á. Đông Nam Á cũng là nơi thuần dưởng các loài thú sớm nhất thế giới (trâu, bò, chó).

* Văn hóa Đông Nam Á, một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng

- Tính thống nhất, tính khu vực của Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử _ Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid).

Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dảy Himalaya thiên di về hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai _ Đông Nam Á tiền sử). Với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đây chủng này lan tỏa, họ có mặt trên toàn bộ Đông Nam Á cổ đại. Đông Nam Á cổ đại được xác định trên một khu vực địa lý rộng lớn. Ngoài 11 nước Đông Nam Á hiện nay thì Đông Nam Á cổ đại được xác định phía Bắc gồm toàn vùng Hoa Nam Trung Quốc (phía Nam sông Dương Tử), đảo Đài Loan, một số lảnh thổ ở Đông Bắc Ấn Độ, quần đảo Andaman và Nicoba trong vịnh Bengal, châu Đại Dương và cả đảo Madagasca ở Đông Nam châu Phi (tổ tiên chính là người Mã Lai di cư sang).

Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sự thống nhất do cùng một cội nguồn là một loại hình Indonesien, chính điều đó đã tạo ra bản sắc chung cho văn hóa Đông Nam Á.

- Tính thống nhất về mặt văn hóa của khu vực và tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng vùng văn hóa được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao hàm trong nó rất nhiều thành tố cả về vật chất lẩn tinh thần của văn hóa Đông Nam Á. Đơn nhiên, trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã tiếp thu nhều yếu tố mới từ bên ngoài mà tiêu biểu nhất là từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và phương Tây. Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình. Sau đây là một số điểm tiêu biểu được thể hiện:

Về ngôn ngữ - chử viết: Sự đa dạng của ngôn ngữ được thể hiện ở chổ các quốc gia Đông Nam Á hiện có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc khác nhau cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc khác nhau (1998). Tương tự, các quốc gia Đông Nam Á khác củng là các quốc gia đa ngôn ngữ. Tuy nhiên, các ngôn ngữ Đông Nam Á đều chỉ thuộc về một trong số 4 ngữ hệ sau đây: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Đó là một sự thống nhất cao độ. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, khi cần ghi chép các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán (như ở Việt Nam) và chữ Pali – Sanskrit (ở các nước khác) của Trung Hoa, Ấn Độ để xây dựng chử viết riêng cho dân tộc mình. Tuy nhiên, từ thế kỷ XIII , chử viết Ả Rập đã ảnh hưởng mạnh mẻ đến các quốc gia hải đảo như Malaysia, Indonesia. Từ thế kỷ XVI, với sự can thiệp của các quốc gia phương tây, chử viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng Latinh hóa (chữ viết Brunay, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á _ Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

Về lể hội: Củng giống như sự đa dạng của phong tục, tập quán. Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).

Về tín ngưỡng bản địa: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Tóm lại, ở mọi thành tố của văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đều có thể thấy một sự thống nhất trong muôn hình muôn vẽ sự tồn tại đa dạng của chúng ở các dân tộc Đông Nam Á.

Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới từ bên ngoài, cả phương Đông lẩn phương Tây. Trong kho tàng văn hóa đồ sộ của Đông Nam Á có rất nhiều yếu tố chung, làm nên cái “khung” Đông Nam Á, song củng có không ít những yếu tố đặc sắc, riêng biệt tiêu biểu cho mổi quốc gia, mổi dân tộc. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng.

Có thể khẳng định Đông Nam Á có có một bản sắc văn hóa riêng và ngày càng tiến bộ. Đông Nam Á hiện nay đang phát triển kinh tế, đất nước hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Mà văn hóa là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước, một khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nửa, đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới.

TÀI LIỆU KHẢO CỨU

1. Văn hóa Đông Nam Á – Mai Ngọc Chừ (1999).

2. Lược sử Đông Nam Á – Phan Ngọc Liên (2002).

3. Văn hóa Đông Nam Á – (khoa sư phạm – bộ môn lịch sử trường Đại học An Giang – 2010).

4. Cơ sơ văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm (1999).

5. Dân tộc học đại cương – Ts. Nguyễn Thành Phương – trường Đại học An Giang.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dẹp Đàn Xã Tắc như bỏ bàn thờ tổ tiên

Thứ Ba, 23/04/2013, 03:45 PM (GMT+7)Sự kiện: Hà Nội xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc "Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nói.

Ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Đại biểu Quốc hội trao đổi về đề xuất bỏ Đàn Xã Tắc để xây cầu vượt tại ngã năm Ô Chợ Dừa (Hà Nội).

Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề xuất xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc. Người đại diện của Hiệp hội này cho rằng, xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Là một người nghiên cứu lịch sử, ông nghĩ gì?

Đáng tiếc rằng, ý kiến đó của người đang có trách nhiệm, vị trí, tác động đến đời sống xã hội. Điều đó cũng phản ánh phần nào đời sống văn hóa người Việt chúng ta, thực dụng đến mức có thể quên tất cả làm lợi cho mình.

Thưa ông, Hiệp hội này cũng cho rằng, Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ. Đây cũng không phải là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người?

Đàn Xã Tắc là nơi tế thần đất và thần nông, hằng năm vua đứng lên thay mặt nhân dân tế. Đó là nghi thức truyền thống hàng nghìn năm. Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi. Nhà ai cũng vậy, bao giờ nơi rộng nhất cũng là để bàn thờ tổ tiên.

Posted Image

Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Nếu nói tâm linh là ở trong tâm thức của con người, thì trong nhà bỏ bàn thờ đi" (Ảnh: Vietnamnet)

Thưa ông ở khu vực khai quật trước đây và hiện nay được bảo vệ bởi các đảo giao thông đã đủ xác định phạm vi của di tích chưa hay còn rộng hơn nữa?

Chúng ta biết rằng, tên gọi Đàn Xã Tắc là một không gian thu nhỏ để thực hành nghi lễ. Nhưng chúng ta phát hiện năm 2006 khi triển khai thực hiện đường vành đai 1 đi qua khu vực Kim Liên. Nên giải pháp được chọn lúc ấy là giải quyết tình huống, chưa khai quật hết.

Phương án lúc đó cũng chấp nhận chỉ để lại một không gian nhất định, vừa bảo đảm giao thông, vừa giữ được một phần di tích. Sau này, không loại trừ một ngày nào đó khai quật lại.

Chúng tôi cho rằng, quá trình phát hiện, khai quật, xử lý Đàn Xã Tắc đã quan tâm đến nhu cầu phát triển xã hội không phải rằng “hậu cổ hoàng kim”. Giải pháp lúc đó rõ ràng, mọi người đều có thể chấp nhận được.

Theo ông, nếu xây cầu vượt qua Đàn xã tắc có xâm phạm di tích và vi phạm luật di sản không?

Tôi không thể khẳng định được bởi tôi chưa biết thông tin, quy mô, vị trí xây cầu. Tôi cũng là thành viên của Hội đồng di sản quốc gia nhưng chưa được biết, UBND Thành phố Hà Nội chưa xin ý kiến.

Đàn Xã Tắc là di tích lịch sử quốc gia, được Luật Di sản bảo hộ. Khi xây bất cứ công trình nào ở đây, phải theo pháp luật. Nếu có khó khăn tìm giải pháp, có thể tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, trong đó, có cả những nhà chuyên môn về khoa học xã hội và nhân văn.

Gần đây, vì sao công chúng phản ứng? Vì công chúng chỉ biết, nơi linh thiêng lại xây cầu vượt, nên phản ứng là đương nhiên. Muốn được sự ủng hộ của nhân dân, cần công khai xem cầu vượt đi như thế nào? Rõ ràng, Hà Nội chưa mấy quan tâm đến ý kiến quần chúng.

Posted Image

Nếu không vì công trình giao thông, hòn đá "ghi dấu mốc" Đàn Xã Tắc này có thể được thay bằng một công trình thờ tự

Nhưng hiện nay, vấn đề ùn tắc giao thông trở nên cấp bách. Bên cạnh bảo tồn di tích, cũng cần phải giải tỏa nỗi khổ ùn tắc cho người dân?

Giao thông có liên quan đến không gian địa lý, đời sống người dân, quy hoạch thành phố... Ai cũng biết, ở khu vực ấy đang có ùn tắc, ngay cả tên gọi Ô Chợ Dừa là cửa ngõ Thủ đô xưa, chứng tỏ đây là đầu mối giao thông quan trọng.

Người dân cần chia sẻ với nhà nước giải quyết vấn đề giao thông nhưng có phải chỉ có cách duy nhất xây cầu vượt không? Cầu vượt có tác dụng của nó, nhưng cần phải tính đến quy hoạch thành phố lâu dài, không nhất thiết cứ ngã tư nào cũng xây cầu vượt. Ở nhiều quốc gia, họ cũng xây cầu vượt nhưng đó chỉ được coi là giải pháp tình huống, quy hoạch thành phố mới là quan trọng nhất.

Từ khi một vài cầu vượt phát huy vai trò, chúng ta đâu dâu cũng muốn xây cầu vượt. Sau này, không hiểu Hà Nội như nào nếu cứ ngã tư là cầu vượt. Chúng ta không nên quên bài học lãng phí cầu qua đường trên cao chưa được bao lâu đã vứt đi.

Là lãnh đạo của Hội Sử học, ông có ý kiến gì để vừa giải quyết được vấn đề giao thông, vừa bảo vệ di tích Đàn Xã Tắc?

Tôi muốn nhấn mạnh, những công trình nhạy cảm, vừa có nhu cầu giao thông, vừa cần bảo vệ di tích thì không chỉ có ý kiến của lãnh đạo, cần có ý kiến nhân dân. Không có cái gì không thể giải quyết được, vấn đề chúng ta chưa bàn bạc kỹ, chưa dân chủ.

Trước đây, khi khai quật Đàn Xã Tắc, lúc đầu có ý kiến phải bảo tồn toàn bộ giá trị của nó, sau đó tìm được tiếng nói chung, vừa bảo đảm giao thông, vừa giữ được một phần di tích.

Tôi không có chuyên môn về giao thông, nhưng tôi nghĩ có nhiều phương án, không phải duy nhất chỉ có cầu vượt. Không vì một vài hiệu quả của cầu vượt phát huy tốt, rồi chỗ nào cũng làm. Cần phải biết khai tác trí tuệ của dân để tìm ra giải pháp.

Ngày 22/4, Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị sớm khởi công cầu vượt qua Đàn Xã Tắc.

Theo Hiệp hội này, dừng công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc sẽ khiến “tắc Xã Đàn”. Lúc đó, không rõ trời đất có linh thiêng không, hay chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi..

Hiệp hội Vận tải cũng nêu quan điểm: “Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy. Cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người. Khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ”.

Hiệp hội này cũng cho rằng: Xóa bỏ Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là “xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân”. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là “phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km”, nơi gắn với chiến công hiển hách của vua Quang Trung.

Dương Tùng

Ông Dương Trung Quốc phát biểu đúng - Đàn Xã Tắc và Điện Kính Thiên giống như bàn thờ tổ tiên của mỗi gia đình: mỗi thời đại đều phải tôn thờ như triều Lý, Trần, Lê... Đây là văn hóa Việt thời Hùng Vương, dựa trên học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

Biết rằng tâm linh chính là ý thức trong mối liên quan Cõi Dương - Cõi Âm và luân lý, đạo đức... tuy nhiên ý thức biến đổi từng giây phút như con khỉ luôn vận động vậy - phải có cái gì để duy trì, lưu giữ, bảo tồn... định hướng...: Bàn thờ tổ tiên - cũn g là nơi thờ toàn thể vũ trụ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phạm Công Thiện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Triết học phương Tây

Triết học phương Đông

Triết học Thế kỷ 20 Posted Image Tên: Phạm Công Thiện Sinh: 01 tháng 6, 1941

Mỹ Tho, Việt Nam Mất: 08 tháng 3, 2011 (69 tuổi)

Houston, Texas Hoa Kỳ Trường phái: Phật giáo Quan tâm chính: Thiền tông Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh[1][2]. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 [3] và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ.[4]

Mục lục

Tiểu sử & sự nghiệp

Phạm Công Thiện sinh năm 1941 tại Mỹ Tho

Anh là một người anh hùng. Từ năm 13 tới 16 tuổi, ông là chủ tịch của tạp chí Bách Khoa. Năm 15 tuổi, ông đã đọc thông viết thạo năm ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Hoa, Tây Ban Nha, ngoài ra còn biết tếng Sancrit và tiếng La Tinh.[4]

Năm 1957, 16 tuổi, ông xuất bản cuốn tự điển Anh Ngữ Tinh Âm, nhưng từ vài năm trước đó cho đến khi rời Việt Nam vào năm 1970, ông đã cộng tác với các báo Bông Lúa, Phổ Thông, Bách Khoa, Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ. Từ những năm cuối thập niên 1950 ông đi dạy Anh ngữ tại một số trường tại Sài Gòn.[5] Năm 1960, ông khởi sự viết cuốn "Ý thức mới trong văn nghệ và triết học" khi chưa được 19 tuổi.[1] Thời kỳ này ông viết nhiều sách về Phật Giáo, dù ông theo đạo cơ đốc[1].

Năm 18 tuổi,(Năm 1964 mới thành lập Viện Đại Học Vạn Hạnh , vậy lúc đó PCT 23 tuổi chứ không phải 18t :http://vi.wikipedia....1n_H%E1%BA%A1nh ) giữ chức giảng viên môn Triết học của Viện Đại học Vạn Hạnh. Về sau ông còn là giáo sư của nhiều trường đại học khác nữa dù chưa bao giờ đi thi tú tài, cũng chưa học một trường đại học nào.[4]

Năm 23 tuổi, ông cho ra đời cuốn sách Tiểu luận về Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư Thiền Tông, mà sau đó đã trở nên nổi tiếng. Đến năm 26 tuổi, ông đã có hàng chục cuốn sách triết học, tiểu luận và thơ. Ông cũng khởi xướng và tham gia tranh luận nhiều về đề tài Phật giáo trên các báo Sài Gòn.

Đầu năm 1964, ông chuyển ra Nha Trang sống để an dưỡng sau một cuộc "khủng hoảng tinh thần". Tại đây ông quy y ở chùa Hải Đức, lấy pháp danh Nguyên Tánh. Một thời gian sau ông lại về Sài Gòn.[1]

Từ năm 1966 - 1968, ông là Giám đốc soạn thảo tất cả chương trình giảng dạy cho tất cả phân khoa viện Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1968 - 1970, giữ chức trưởng khoa Văn học và Khoa học Nhân văn của viện. Tại đây ông cũng là sáng lập viên và chủ trương biên tập của tạp chí Tư Tưởng.

Ông rời Việt Nam từ năm 1970, chuyển sang sống ở Israel, Đức, rồi sống lâu dài tại Pháp.

Năm 1983, ông sang Hoa Kỳ, định cư ở Los Angeles, giữ chức giáo sư Phật Giáo viện College of Buddhist Studies.

Từ đó về sau, ông ở Mỹ và tiếp tục viết sách - phần lớn là nghiên cứu về đạo Phật.

Ngày 8/3/2011 (mùng 04 tháng Hai năm Tân Mão), ông qua đời tại thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 69 tuổi.

Quan điểm

  • Phạm Công Thiện không coi mình là một triết gia, dù mọi người vẫn gọi ông với chức danh đó. Trên ngòi bút của mình, ông đã phủ nhận tất cả các triết gia: "Ngay đến Heraclite, ParmenideEmpédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta". Ông coi những nghệ sĩ như Goethe, Dante như những thằng hề ngu xuẩn. Và đối với Sartre, Beauvoir: "Nếu họ muốn xin gặp tao, tao sẽ không cho gặp mà còn chửi vào mặt họ". Về thiền tông: "Tao đã gửi thiền tông vào một phong bì tối khẩn đề địa chỉ của bất cứ ngôi chùa nào trên thế giới". Về dạy học và các văn sĩ cùng thời: thời gian tao học ở Hoa Kỳ, tao đã bỏ học vì tao thấy những trường đại học mà tao học như Yale, Columbia chỉ toàn là nơi sản xuất những thằng ngu xuẩn, ngay đến giáo sư của tao chỉ là những thằng ngu xuẩn nhất đời, tao có thể dạy họ hơn là họ dạy tao...Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa. Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao. Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý hức: trí thức "mười lăm xu", ái quốc nhân đạo "ba mươi lăm xu", triết lý tôn giáo "bốn mươi lăm xu".[6]
  • Ngoài ra cũng có thể nhắc đến những quan niệm của ông về tiếng Việt: "Không cần phải đọc Platon, Aristote, Kant, Hegel hay Karl Marx, không cần phải đọc Khổng TửLão Tử, không cần phải đọc UpanishadsBhagavad Gita, chúng ta chỉ cần đọc lại ngôn ngữ Việt Nam và nói lại tiếng Việt Nam và bỗng nhiên nhìn thấy rằng tất cả đạo lý triết lý cao siêu nhất của nhân loại đã nằm sẵn trong vài ba tiếng Việt đơn sơ như CON và CÁI, như CHAY, CHÁY, CHÀY, CHẢY, CHẠY và còn biết bao nhiêu điều đáng suy nghĩ khác mà chúng ta đã bỏ quên một cách ngu xuẩn.” [7]
“ Việt là gì? Tính là gì? Hai câu hỏi này không phải là câu hỏi; tất cả mọi câu hỏi đều có sẵn mọi câu trả lời. Tính và Việt làm cho những câu hỏi trở thành những câu hỏi; Tính và Việt là chân trời mở rộng hé mở cho con người nhìn thấy tất cả những câu hỏi và đồng thời tất cả những câu trả lời, tất cả những gì có thể hỏi được và đồng thời tất cả những gì có thể trả lời được trên cuộc đời này, từ thượng cổ đến hiện tại, từ số không đến vô số và vô hạn. Nước Việt Nam đang bị tàn phá đến cùng độ, dân Việt Nam bỗng nhiên và tự nhiên được tính phú cho chịu đựng và thể nhận tất cả nỗi điêu đứng đau đớn cùng cực của thế kỷ XX; năm chục năm cuối cùng của 2.000 năm sau Thiên chúa giáng sinh là thuộc về Mệnh của Việt Nam: tất cả những xáo trộn hỗn mang kinh hoàng nhất của nhân loại đang đập vào người Việt Nam; hố thẳm mở rộng và sâu; máu lửa từ trời đất đổ xuống và vọt lên; tất cả những khám phá vĩ đại nhất của văn hóa loài người từ mấy ngàn năm nay bỗng nhiên và tự nhiên được thể nhận tựu hình tại Việt Nam (Cộng sản và Tư bản; Phật giáo và Thiên chúa giáo, tôn giáo và chính trị, quốc tế và dân tộc, cơ khí và con người, lý thuyết và hành động, truyền thống và cách mạng, thiên mạng và nhân mạng, tự do và nô lệ, bạo động và bất bạo động, chiến tranh và hòa bình, thực tại và ảo tưởng, sự thật và giả tạo, nhập thế và xuất thế, xã hội và tu viện; cá nhân và quần chúng, lý tưởng và tuyệt vọng, mộng và thức, sống và chết).

—Im lặng hố thẳm

“ Triết lý là hỏi; triết học là hỏi về hỏi; trong chữ triết khi chiết tự, ta thấy có chữ khẩu; khẩu là miệng, miệng dùng để nói; nói là hỏi (và trả lời). Không bao giờ trả lời nếu không ai hỏi. Chỉ trả lời là khi có hỏi đi trước. Triết lý là hỏi; khoa học là trả lời. Khoa học là gì? Đây là câu hỏi: khoa học không thể trả lời câu hỏi này, bởi vì đây là câu hỏi về khoa học; mà bản chất của khoa học là chỉ trả lời; mà trả lời thì chỉ trả lời khi người khác hỏi; khoa học không thể hỏi khoa học, vì hỏi khoa học là phản bội khoa học, là không phải khoa học. Phận sự triết lý là hỏi; phận sự khoa học là trả lời. Người ta thường nói: Hỏi tức là trả lời. Câu ấy có nghĩa là triết lý bao trùm cả khoa học. Triết lý là bóng tối; khoa học là một ngọn đèn cầy yếu ớt; bóng tối vây phủ ngọn đèn, nhưng bóng đèn leo lét bắt đầu chiếu rọi ánh sáng yếu ớt lên không gian. Ánh sáng trả lời bóng tối. Bóng tối kêu gọi ánh sáng; bóng tối hỏi, ánh sáng liền trả lời. Ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ vào bóng tối; ngược lại, bóng tối không thể nhờ vào ánh sáng; vì nếu bóng tối là nhờ vào ánh sáng thì ánh sáng sẽ phá hủy bóng tối và bóng tối sẽ không còn gọi là bóng tối nữa. Bóng tối là bóng tối, nhưng ánh sáng chỉ là ánh sáng là nhờ bóng tối; mặt trời chỉ là mặt trời là nhờ nằm trong không gian đen tối vô tận. Triết lý là hỏi.

Triết học là hỏi về hỏi.

Khoa học là trả lời câu hỏi của triết lý, nhưng không thể trả lời về câu hỏi về câu hỏi; vì nếu trả lời về câu hỏi về câu hỏi, thì sẽ bị triết lý hỏi về câu trả lời của khoa học về câu hỏi về câu hỏi; lúc bấy giờ khoa học lại trả lời nữa; nhưng câu trả lời này lại bị hỏi nữa. Cứ như thế mà đi mãi, từ hỏi đến trả lời, từ trả lời đến hỏi, cho đến vô tận, vô cùng không bao giờ dứt được, áp dụng infinitum.

Như thế cả triết lý và khoa học đều rơi vào ngõ cụt, ngõ bí, không lối thoát.

—Hố thẳm của tư tưởng

Thơ

Tuy làm thơ ít nhưng Phạm Công Thiện thường coi mình là nhà thơ hơn những nghề khác[8]. Ngôn ngữ trong thơ của ông không có vẻ ngông cuồng như trong tuỳ bút và văn xuôi. Một số bài của ông đựơc yêu thích, như Ngày sinh của rắn, là một bài thơ dài với nhiều đoản khúc. Trích đoạn sau đây:

mười năm qua gió thổi đồi tâytôi long đong theo bóng chim gầymột sớm em về ru giấc ngủbông trời bay trắng cả rừng câygió thổi đồi tây hay đồi đônghiu hắt quê hương bến cỏ hồngtrong mơ em vẫn còn bên cửatôi đứng trên đồi mây trổ bônggió thổi đồi thu qua đồi thôngmưa hạ ly hương nước ngược dòngtôi đau trong tiếng gà xơ xácmột sớm bông hồng nở cửa đông rất nổi tiếng và đã được Lê Uyên Phương phổ nhạc thành bài hát "Tôi đứng trên đồi mây trổ bông".

Sau khi nghiên cứu về "Tam giáo đồng nguyên" thì phải "Phá chấp" - tất cả, mọi th kể c Kinh Thánh... viết lằng nhằng, toàn là những thứ nhai đi nhai lại lại một sthành qunhỏ nhoi của lịch s mà người khác đã viết và thân xác của hđã chết cách đó mấy thiên niên kỷ rồi (3.000 năm), sau đó lại "Chấp trong điều độ" nhưng phải sử dụng "bí pháp siêu nhiệm" - nền tảng của nó là học thuyết Âm dương Ngũ hành, đrèn luyện và xây dựng nên "thuộc tính toàn thể" ->>> giải thoát, hết... và cho đến khi Vũ trụ tan rã thì đồng nguyên, nhất thể... và cuộc chơi của Vũ trụ lại bắt đầu 1 chu k mới không còn TA.

Cái siêu việt của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành là giải quyết được cái vô tận, không giới hạn trong cái hữu hạn do "tính tuyệt đối": hiểu được cái này các loại Kinh thánh vứt hết.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ẤN TƯỢNG CHÙA VÀNG SHWEDAGON

Nếu Myanmar đã từng nổi tiếng là một quốc gia giàu truyền thống văn hóa và lịch sử, thì nơi đây còn được biết đến với nhiều công trình kiến trúc mang tính tâm linh đặc sắc. Nổi bật trong số đó phải kể đến chùa Shwedagon hay còn gọi chùa Vàng, một quần thể gồm nhiều đơn thể chùa bao quanh ngôi chùa trung tâm, nổi bật với tòa tháp dát vàng uy nghi trên đỉnh đồi Singuttara thuộc thành phố Yangon, thủ đô nước Myanmar ngày nay.

Posted Image

Niềm kiêu hãnh Myanmar – Ảnh: nguồn zenflower.vn

Gọi là chùa “Vàng” vì ngôi chùa đã được “ốp” và trang trí bởi khoảng 60 tấn vàng cùng cả trăm ngàn viên kim cương và đá quý. Trong ngôn ngữ Myanmar, “vàng” cũng đồng nghĩa với sự “mĩ miều”, điều này hàm ý chùa Shwedagon là biểu trưng cho vẻ tráng lệ kỳ vĩ, niềm kiêu hãnh của người dân Myanmar.

TRUYỀN THUYẾT VÀ LỊCH SỬ

Không ai biết đích xác chùa Vàng đã hình thành từ lúc nào nhưng theo truyền thuyết, ngôi chùa đã được xây dựng từ hơn 2.500 năm trước vào giai đoạn đương thời của Đức Thích Ca Mâu Ni. Chuyện kể vào thời điểm đó, có hai anh em thương gia người Miến Điện là Taphussa và Bhallika muốn thử thời vận kinh doanh tại Ấn Độ. Tại đất nước này họ đã có cơ duyên giác ngộ đạo Phật và lúc hồi hương đã mang về món bảo vật độc đáo là tám sợi tóc của Đức Phật. Chính quốc vương Miến Điện lúc bấy giờ là Okkalapa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ xây dựng ngôi chùa Shwedagon trên đồi Singuttara để lưu giữ bảo vật thiêng liêng.

Posted Image

Rực rỡ trong nắng chiều – Ảnh: Ngọc Trần (VnExpress – 30.3.2010)

Một truyền thuyết khác đã đưa lịch sử đi xa hơn, theo đó trước khi ngôi chùa Shwedagon được xây dựng, đồi Singuttara đã được xem là thánh địa vì lưu giữ thánh tích của ba vị Phật. Trải qua gần 5.000 năm kể từ khi Đức Phật hạ giới, đồi Singuttara đã mất dần tính linh thiêng và có nguy cơ bị giải thiêng nếu không bổ sung được di vật của một vị Phật mới. Với khát khao tìm kiếm di vật mới, vua Okkalapa đã dành nhiều thời gian thiền tịnh và cầu nguyện. Cuối cùng thì niềm mong ước cũng đã thành hiện thực với sự xuất hiện tám sợi tóc của Đức Phật.

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, chùa Shwedagon đã được xây dựng lần đầu tiên vào khoảng từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10 với chiều cao ban đầu hơn 8 mét. Về sau đã được vua Binnya U của Hanthawaddy sửa lại, nâng chiều cao lên hơn 20 mét. Vào thế kỷ 15, hoàng hậu Shinsawbu đã cho nâng tháp lên 40 mét. Cũng trong thời gian này, nhiều công trình tại chùa đã được dát bằng vàng thật do các tăng lữ và người dân trên khắp đất nước thường xuyên cúng tiến để tu bổ chùa. Truyền thống tốt đẹp này vẫn còn tiếp tục đến tận ngày nay.

Posted Image

Shwedagon rực rỡ khi đêm về – Ảnh: nguồn vietnamnet.vn

Trong thế kỷ 17, nhiều trận động đất đã khiến chùa bị hư hại nghiêm trọng, dữ dội nhất là trận động đất xảy ra vào năm 1768 đã làm cho phần đỉnh tháp bị sập xuống. Vua Hsinbyushin nhà Konbaung đã cho sửa sang lại tòa tháp và nâng nó lên độ cao như hiện nay. Năm 1871, vua Mindon Min đã cho dựng thêm phần hình vương miện (còn gọi là lọng – “hti”) nhưng trận động đất không lớn lắm vào năm 1970 đã làm cán lọng rời ra và sau đó chính phủ đã cho tiến hành sửa chữa.

DẤU ẤN CHÙA VÀNG

Chùa Shwedagon là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo trên thế giới, một quần thể chùa gồm 64 chùa nhỏ và 4 chùa lớn hơn phân bố đều hai bên ngôi chùa trung tâm. Đây là ngôi chùa linh thiêng và hoành tráng nhất, nơi tương truyền lưu giữ bốn báu vật của bốn vị Phật: cây quyền trượng của Kakusandha, bộ lọc nước của Konagamana, miếng áo choàng của Kassap và tám sợi tóc thiêng của Phật tổ.

Posted Image

Chùa Vàng Shwedagon – Ảnh: nguồn thanglong.chinhphu.vn

Chùa chính nằm tại vị trí trung tâm với tâm điểm là tòa tháp dát vàng cao 99 mét, kiêu hãnh vươn cao giữa trời. Tháp gồm 3 phần: đáy tháp, thân tháp (phần hình chuông) và đỉnh tháp, toàn bộ được dát bên ngoài một lớp vàng ròng tạo nên ánh vàng rực rỡ. Theo thống kê, phần đáy tháp được dát 8.688 lá vàng và phần thân tháp được dát 13.153 lá vàng (mỗi lá vàng có kích thước chừng 20 x 20cm được gắn vào tháp bằng đinh tán), cả hai phần này còn được nạm gần 90.000 viên hồng ngọc và lam ngọc. Riêng đỉnh tháp được phân làm nhiều tầng, dưới cùng là mũ tháp, bên trên có tầng giả như các cánh sen, trên nữa là tầng có hình dáng bắp chuối. Tiếp đến là tầng có hình dáng vương miện được gọi là lọng, tại đây được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là lá cờ đuôi nheo bằng vàng và ở vị trí cao nhất có gắn một viên kim cương 76 carat (15 gam). Tại phần đỉnh tháp còn treo 1.065 chiếc chuông bằng vàng và 421 chiếc chuông bằng bạc luôn được gió tác động tạo nên những thanh âm thần thánh…

TRẢI NGHIỆM SHWEDAGON

Để lên chùa, du khách có thể dùng thang máy hoặc đi bộ theo bốn cầu thang (gọi là Zaungdans) phía mỗi bên chùa, theo bốn hướng Đông, Bắc, Tây, Nam. Khách nước ngoài thường thích lên chùa bằng cầu thang hướng Tây vì từ trung tâm thành phố có thể đến thẳng chùa rất thuận tiện.

Posted Image

Mỗi chiều, hàng ngàn Phật tử đến cầu nguyện – Ảnh: nguồn phatgiaovnn.com

Qua khỏi cầu thang hướng Tây, hai bên có sảnh U Thin và Daw Thet Pyin xây dựng năm 1891, được chạm trổ rất công phu. Tại đây dưới những chiếc dù màu trắng tượng trưng cho hoàng gia có điện thờ hai nhân vật Melamu và Sakka, tương truyền là thân phụ của vua Okkalapa, người đã có công khai lập ra chùa Vàng.

Tại hướng Bắc có sảnh thờ Victory Ground được xem là nơi linh thiêng, tương truyền vương triều Hansawadd Mon cổ xưa từng sống tại đây và thường đến cầu nguyện trước khi xuất binh. Nơi đây có một khu tập hợp bảy điện thờ, phía sau có sảnh thờ Chan Mah Phee được xây dựng năm 1989. Gần cầu thang hướng Bắc có sảnh thờ vị Phật thứ tư trên thế giới, với tượng Phật ẩn trong tường.

Tại khu vực hướng Đông có sảnh thờ Eastern Devotion, là công trình do vợ nhà vua Tharyarwaddy xây dựng và được trùng tu năm 1869. Phía sau sảnh có nhiều tượng Phật Tawagy có gắn viên hồng ngọc trên đầu. Đôi mắt của các tượng Phật trông giống như mắt thật, vì thế tượng Phật Tawagy còn được gọi là “Phật có mắt thật bằng hồng ngọc”.

Posted Image

Đêm về với những tia sáng vàng lấp lánh – Ảnh: nguồn thanglong.chinhphu.vn

Cầu thang hướng Nam dẫn đến sảnh chính thờ vị Phật thứ hai trên thế giới Konagamana. Để đi vòng quanh chùa Vàng, du khách đi bộ theo hướng bên trái theo chiều kim đồng hồ. Đi về hướng Tây của sảnh thờ phía Nam sẽ gặp khu Chinese Merited Association Tazaung, nơi có 28 tượng Phật thể hiện các giai đoạn thành đạo của Đức Phật…

Tham quan chùa Shwedagon, dù giữa ban ngày chói chang ánh nắng hay khi đêm về dưới ánh đèn sáng rực, du khách vẫn thấy bật lên một thứ ánh sáng rực rỡ uy nghi. Quả không quá lời khi ai đó đã từng nói: “Đến Myanmar mà chưa biết đến chùa Shwedagon thì xem như chưa biết Myanmar”. Shwedagon không chỉ biểu trưng cho tinh thần mộ đạo Phật của người Myanmar, mà còn là chứng nhân trước bao biến đổi, thăng trầm của một đất nước, sẽ mãi là niềm tự hào của người dân Myanmar…

Chùa Shwedagon (Shwedagon Zedi Daw ([ʃwèdəɡòun zèdìdɔ̀]), hay Chùa Vàng, ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Miến Điện (nay là Myanma). Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Stupa dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được cả thành phố Yangon.

heo truyền thuyết và theo ghi chép của các nhà sư, ngôi chùa có từ trước khi Phật qua đời, nghĩa là có cách đây 2500 năm. Tuy nhiên các nhà khảo cổ học cho rằng nó được xây lần đầu vào khoảng thời gian từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 10. Stupa (phù đồ) từng bị hư hại suốt một thời gian dài và được Vua Binnya U của Hanthawaddy sửa lại. Ban đầu, nó cao khoảng hơn 8 mét. Đến khi vua Binnya U sửa lại, nó được nâng lên hơn 20 mét. Hoàng hậu Shinsawbu (1453–1472) cho nâng tháp cao thành 40 mét. Hoàng hậu còn cho lát gạch quả đồi và trên đỉnh đồi sân chùa lát đá.

Năm 1608, một toán quân Bồ Đào Nha do Philip de Brito e Nicote đã cướp phá chùa. Chúng cướp đi quả chuông lớn Dhammazedi mà Vua Dhammazedi đã dâng cho chùa. Philip de Brito e Nicote định nấu chảy quả chuông đó để đúc đại bác. Nhưng khi chở qua sông Bago, chuông bị chìm và đến nay vẫn chưa được tìm ra.

Chúng ta biết rằng Phật Ca Diếp truyền Pháp luân cho Phật Thích Ca, và Phật Thích Ca sẽ truyền Pháp luân cho Phật Di Lạc, cho nên Phật Ca Diếp là vị Cổ Phật hay chính là Nhiên Đăng Cổ Phật tức Đại Nhật Phật - vua Kinh Dương Vương, vì thế truyền thuyết nơi đây đã lưu mảnh áo Phật Ca Diếp là chính xác bởi vì Myamar là một trong 15 bộ của Văn Lang, tiếp giáp nước Ấn Độ - Hồ Tôn Tinh. Một lần nữa, chúng ta thấy truyền thuyết hoàn toàn là lịch sử nếu chúng ta có đủ cơ sở dữ liệu phân tích, cho nên ngôi chùa Shwedagon là một chứng tích của truyền thuyết chưa được giải mã.

Còn các vị Phật khác như Phật Câu Lưu Tôn và Câu Na Hàm thời hiền kiếp tức hiện tại ứng trong giai đoạn lịch sử 5000 năm của loài người là ai??? trong khi chỉ còn hai vị là Phật A Di Đà và Phật Bà Quan Âm!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn hóa Huy Việt Trần Văn Hợi chữ việt Posted Image Posted Image Posted Image

Posted Image

Chữ Việt bộ Mễ là chữ được đặt ra từ khi lập quốc của dân tộc ta. Trước khi vào đề , tôi xin kể hầu quý vị một câu chuyện để thêm rộng ý về chữ Việt này.

Trong một buổi họp bạn có nhiều nhà trí thức người Hoa, tôi đã đặt ra những câu hỏi sau đây:

- Phần đông quí vị có mặt ở đây là người Việt gốc Hoa phải không ?

- Vâng.

- Có bao giờ quý vị có ý nghĩ ngược lại rằng quý vị là người Hoa gốc Việt chăng ?

Nghe câu hỏi này có nhiều vị nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên và không có ai đáp lại.

Tôi bèn nói với họ:

- Xin một vị nào viết cho tôi một chữ Việt.

Một vị viết và đưa cho tôi chữ Việt bộ Tẩu.Tôi không nhận chữ Việt này và xin vị ấy viết cho tôi chữ Việt bộ Mễ, mà trong tự điển Khang Hi có ghi để chỉ Việt Đông Việt Tây.

Cầm chữ Việt bộ Mễ , tôi hỏi tiếp:

- Mỗi khi muốn đặt ra một chữ thì người ta phải theo những nguyên tắc nào? Phải chăng cái gì có hình thì tượng hỉnh, cái gì không có hình thì tượng ý hay tượng thanh ?

- Đúng như vậy.

- Vậy xin quý vị hãy ngắm chữ Việt bộ Mễ này xem nó tượng hình gì ?

Lại không có vị nào trả lời. Tôi bèn giải thích:

- Đây là hình đại cương bản đồ đất đai của nước Việt ờ từ thời mới lập quốc.

Xin các vị chú ý :

- Nét trên tượng hình sông Dương Tử, nét bên tượng hình giải núi Thục, nét cong cuốn tượng cho bờ bể.. Ở giữa và là chủ đất này là chữ Mễ và họ Mễ là của vua Thần Nông và của các vị vua Hùng, tổ tiên của giống Việt. Nét ngang dài tượng cho đất Vân Nam chạy dài tới Hải Nam, dưới cùng là nét móc câu tượng cho đất Việt Nam hiện nay.

- Quý vị có đồng ý với tôi rằng chữ Việt bộ Mễ này rõ ràng là một bản đồ không ?

- Đồng ý.

- Vậy quý vị và tổ tiên quý vị đã được sinh ra trên bản đồ nước Việt mà quý vị lại nhận mình là người Hoa có đúng không ? Rất có thể quý vị nghĩ rằng tổ tiên quý vị là người Hoa từ phương Bắc di cư xuống nước Việt ở phương Nam chăng ?

Đến đây tôi xin cắt đứt sự vấn đáp và giải thích thêm.

Tôi xin thưa rõ: Theo nhân chủng học thì người Hoa to lớn, thô kệt như người Sơn Đông, Bắc Kinh, Triều Tiên…..Còn người Việt thì bé nhỏ thanh thoát hơn. Ai đã có dịp lên miền Bắc nước Tầu sẽ nhận thấy giống Hoa và giống Việt khác nhau rõ rệt như vậy.

Đến đây tôi xin vào đề:

Theo cổ truyện lưu truyền trong dân gian thì vua Đế Minh đã có con là Đế Nghi lại lấy thêm một người vợ Tiên đẻ ra Lộc Tục. Về già vua Đế Minh truyền ngôi nước Sở cho Đế Nghi và cắt đất Kinh Châu và Dương Việt phong cho Lộc Tục. Lộc Tục lên làm vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương tức là vua Hùng thứ nhất. Và chữ Việt bộ Mễ ra đời từ đấy, nghĩa là chữ Việt này xuất xứ từ đời vua Kinh Dương và là nguyên thủy.

Vua Kinh Dương theo tượng hình của đất nước mà đặt ra chữ Việt bộ Mễ để ghi lại truyền cho con cháu đừng quên đất đai của Tổ Quốc mình dù rằng sau này đất đai ấy có bị xâm chiếm mất.

Còn chữ Việt bộ Tẩu thì sao ?

Posted Image

Xin thưa: Khi nhà Tần sai Đồ Thư sang xâm chiếm nước ta , thì họ đã dùng đủ mọi cách để cướp đoạt , thu mua tất cả những sách vở của ta để mang về Tầu. Người nào dâng sách quí thì được làm quan, sách thường thì được hưởng tiền bạc.

Nhưng nhà Tần cai trị không lâu. Đến khi nhà Hán đô hộ nước ta , thì vua Hán mang tất cả những sách vở thu vét được, giao cho Viện Hàn Lâm nghiên cứu, sửa đổi lại để xuyên tạc, đổi tên người, tên đất đánh lạc hướng để dễ bề đồng hóa và nhận vơ, cốt ý không cho dân ta tìm lại được gốc rễ và tổ tiên mình.

Đó là chiến dịch man kinh rất thâm độc của nhà Hán và chữ Việt bộ Tẩu xuất hiện từ đó.

Với chữ Việt bộ Tẩu họ còn gói ghém ý mỉa mai ta nữa:

Nếu ta tách chữ Việt bộ Tầu ra thì ta có một bên là chữ Tẩu là chạy, và bên kia chữ Tuất là chó.Đó là họ muốn ghi chiến thắng của họ là đánh đuổi dân ta chạy về phương Nam như đuổi chó vậy. Tẩu cẩu nam phương. Để chứng minh sự kiện này, chính tác giả đã nghe người Hoa mỗi khi có sự xích mích với ta, họ thường dùng câu: đồ tẩu cẩu, vừa kín đáo và ít người biết là họ chửi.

Như vậy ta có nên dùng chữ Việt bộ Tẩu để chỉ nước ta nữa chăng ?

HUY VIỆT Trần Văn Hợi

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.khoahoc.c...ich-My-Son.aspx

Cập nhật lúc 08h48' ngày 12/04/2013

Những phát hiện lạ, mới nhất ở di tích Mỹ Sơn Những ngày đầu tháng 4 vừa qua, thông tin về việc dòng suối cổ tại khu di tích Mỹ Sơn bị san ủi, bê tông hóa một cách vội vã đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự can thiệp thô bạo của con người đối với di sản, nơi được đánh giá là còn rất nhiều bí ẩn mà mọi sự can thiệp vào cần hết sức thận trọng.

Từ tai trang trí có khắc chữ Trần đến mukhalinga

Năm 1999, khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đánh dấu bước ngoặt lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích này.

Posted Image

Đây là linga độc đáo nhất tại Đông Nam Á, tiến sỹ Ngô Đăng Doanh nhận xét.

10 năm triển khai với nhiều hạng mục khai quật khảo cổ, gia cố trùng tu…, đã làm phát lộ nhiều hiện vật đất nung có giá trị lịch sử và mỹ thuật cao, đặc biệt ở nhóm tháp G, như đầu ngỗng, đầu bò thần Nandin, tượng thần, mặt kala cùng nhiều hiện vật trang trí khác. Đặc biệt, tháng 4/2007 trong lúc khai quật khu vực phía nam tháp G1, các chuyên gia đã phát hiện khoảng 10 tai trang trí góc tháp bằng đất nung có khắc chữ Trần bên trên.

Sự xuất hiện các hiện vật có khắc ký tự Hán tại một đền tháp Champa đã tạo sự quan tâm đặc biệt với những nhà nghiên cứu văn hóa Chăm lúc bấy giờ. Nhiều tranh cãi, giả thuyết đã được đặt ra để lý giải, tuy nhiên điều không thể phủ nhận là từ thế kỷ 13 (niên đại nhóm tháp G) người Việt đã từng hiện diện tại vùng đất này và cùng tham gia vào quá trình xây dựng nhóm tháp G (có thể cưỡng bức hoặc tự nguyện).

Năm 2005, Dự án khảo cổ khai thông dòng suối Khe Thẻ tiến hành tại khu vực phía đông nhóm tháp D và một đoạn suối khe Thẻ cũng đã phát hiện gần 450 hiện vật chủ yếu bằng đá, gạch và ngói hình mũi lá..., trong đó nhiều hiện vật kiến trúc sa thạch có kích thước to lớn và được chạm khắc hoa văn đa dạng như bậc cấp, lanhtô, mi cửa, con tiện… chỉ cách mặt đất khoảng 1m. Có ý kiến cho rằng đây có thể là vị trí của một đền tháp Chăm xưa đã bị sụp đổ, tuy nhiên căn cứ vào hiện trạng những hiện vật sa thạch khai quật được như không còn nguyên vẹn, đa phần bị sứt mẻ, hư hại hoặc chưa hoàn thiện thì giả thuyết về điểm tập kết vật liệu, một bãi rác phế phẩm hay một công xưởng chế tác đá của người Chăm phục vụ công việc xây tháp Mỹ Sơn hoặc tháp đá B1 có vẻ phù hợp hơn.

Posted Image

Trang trí đầu ngói chạm mặt kala - một hiện vật lạ phát hiện tại Mỹ Sơn.

Tiếp đến, tháng 10/2012, trong lúc tiến hành khảo cổ tại tường bao phía đông tháp E7, các chuyên gia đã phát hiện khoảng 10 hiện vật trang trí đầu gói chạm hình mặt kala (thần Thời gian) bên trên. Hiện vật mà theo ông Lê Minh - cán bộ kỹ thuật ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn - là “chưa từng thấy tại Mỹ Sơn từ trước đến nay”.

Tuy nhiên, việc phát hiện mukhalinga (linga chạm mặt người) tháng 11/2012 tại khu vực nhóm tháp F mới chính là phát hiện độc đáo của Mỹ Sơn 13 năm qua kể từ khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Linga có kích thước cao khoảng 120cm x 40cm được chạm trổ 3 tầng (tầng một 4 cạnh, tầng hai 8 cạnh và đỉnh hình tròn). Đặc biệt, đỉnh linga được chạm nổi hình mặt người khá sinh động.

Theo họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ - người có nhiều năm nghiên cứu tại Mỹ Sơn thì việc phát hiện mukhalinga tại Mỹ Sơn rất đáng ngạc nhiên, “tại các tháp như Porome hay Poklongarai (Ninh Thuận) mukhalinga không phải là lạ, nhưng tại Mỹ Sơn thì đây mới là lần đầu tiên nhìn thấy” - ông Hỷ cho biết.

Còn theo tiến sĩ Ngô Văn Doanh - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - thì “đây là linga độc đáo nhất lần đầu tiên được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á”.

Mỹ Sơn vẫn còn nhiều bí ẩn

Đã hơn 100 năm kể từ khi khu đền tháp Mỹ Sơn được các nhà khoa học người Pháp “đánh thức”, nhiều phát hiện đã được công bố, không ít phát hiện gây tranh cãi trong giới khoa học và những nhà nghiên cứu càng làm cho Mỹ Sơn thêm huyền bí. Mọi giả thuyết có thể chỉ là phỏng đoán, nhưng điều không thể phủ nhận là dưới lòng đất Mỹ Sơn vẫn còn nhiều bí ẩn mà còn lâu chúng ta mới khám phá hết được.

Theo tiến sĩ Lê Đình Phụng - Viện khảo cổ học Việt Nam, ông cũng như nhiều nhà khoa học và khảo cổ khác đều chung quan điểm là trong mỗi nhóm tháp đều có nhiều niên đại khác nhau. Ông cũng đã phát hiện nhiều dấu vết của các đền tháp xưa còn vương vãi rất nhiều trên bề mặt cũng như dưới lòng đất “chắc chắn đã từng có một Mỹ Sơn cổ trong lòng đất và là cội nguồn của các công trình kiến trúc còn hiện diện đến ngày nay” - ông Phụng nhìn nhận.

Posted Image

Nhiều hiện vật lạ đang được lưu giữ tại kho để lập hồ sơ trước khi trưng bày.

Nếu như quá trình tìm ra chất kết dính và gạch thay thế là cuộc cách mạng trong trùng tu thì việc phát hiện ra những hiện vật như điêu khắc chữ Trần, đầu gói hình kala hay linga mặt người là bước đột phá trong khảo cổ học tại khu đền tháp Mỹ Sơn 14 năm qua, kể từ ngày khu di tích này được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Qua đó, không chỉ khẳng định vững chắc Mỹ Sơn là nơi hội tụ của tất cả phong cách kiến trúc nghệ thuật đền tháp Champa hiện còn trên dải đất miền trung, nó còn góp phần vén mở bức màn bí mật về đời sống kinh tế - xã hội cũng như quan niệm thẩm mỹ, kiến trúc nghệ thuật của người Chăm xưa trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, tạo cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục khám phá, nghiên cứu sâu hơn những bí ẩn.

Vì vậy, “hãy cẩn trọng khi triển khai bất kỳ sự can thiệp nào vào Mỹ Sơn dù cho đó là lý do đúng nhất” - như ý kiến của bà Katherine Muller – Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội - đã từng cảnh báo.

Theo LĐ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn chữ Việt bộ Tẩu thì sao ?

Posted Image

Xin thưa: Khi nhà Tần sai Đồ Thư sang xâm chiếm nước ta , thì họ đã dùng đủ mọi cách để cướp đoạt , thu mua tất cả những sách vở của ta để mang về Tầu. Người nào dâng sách quí thì được làm quan, sách thường thì được hưởng tiền bạc.

Nhưng nhà Tần cai trị không lâu. Đến khi nhà Hán đô hộ nước ta , thì vua Hán mang tất cả những sách vở thu vét được, giao cho Viện Hàn Lâm nghiên cứu, sửa đổi lại để xuyên tạc, đổi tên người, tên đất đánh lạc hướng để dễ bề đồng hóa và nhận vơ, cốt ý không cho dân ta tìm lại được gốc rễ và tổ tiên mình.

Đó là chiến dịch man kinh rất thâm độc của nhà Hán và chữ Việt bộ Tẩu xuất hiện từ đó.

Với chữ Việt bộ Tẩu họ còn gói ghém ý mỉa mai ta nữa:

Nếu ta tách chữ Việt bộ Tầu ra thì ta có một bên là chữ Tẩu là chạy, và bên kia chữ Tuất là chó.Đó là họ muốn ghi chiến thắng của họ là đánh đuổi dân ta chạy về phương Nam như đuổi chó vậy. Tẩu cẩu nam phương. Để chứng minh sự kiện này, chính tác giả đã nghe người Hoa mỗi khi có sự xích mích với ta, họ thường dùng câu: đồ tẩu cẩu, vừa kín đáo và ít người biết là họ chửi.

Như vậy ta có nên dùng chữ Việt bộ Tẩu để chỉ nước ta nữa chăng ?

HUY VIỆT Trần Văn Hợi

+Trong bài "Nghĩa chữ" (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/17584-nghia-chu/) anh Lãn Miên có cách nhìn về chữ Việt bộ Tẩu như sau:

Chữ VIỆT 越trong từ Bách Việt được Hứa Thận giả thích:

VIỆT (yuè) nghĩa là vượt qua (nguyên văn: độ dã), đọc VƯƠNG 王 PHẠT 伐 = VIỆT (wáng fá = wá; wá trật yuè). Đó chỉ là vận dụng qui luật lướt của tiếng Việt để đọc cho đúng âm của chữ nho. Nhưng nếu xem biểu ý của chữ VƯƠNG PHẠT 王 亻 戈 thì thấy ý là: “ vua ( vương 王) là người ( nhân 亻) cầm rìu đồng (qua 戈) đi “phạt ruộng” = phạt rọng ( tiếng Nghệ An) = phạt rộng (tức “mở vuông” là mở mang bờ cõi ” = vượt , như câu nông dân Việt vẫn nói “vượt đất đắp bờ” ). Có lẽ phần “giải tự” chữ Việt này của ông Hứa Thận là chính xác nhất về nguồn gốc từ “Việt” xuất hiện từ khi nào trong lịch sử. Hán thư thì viết rằng từ “Việt” xuất hiện vào thời Xuân Thu (?). Theo “giải tự” ở đây thì VIỆT= VƯƠNG PHẠT tức “ông vua đi chinh phạt” thì phải có sớm hơn rất nhiều, đó là sự kiện nổi tiếng lịch sử cổ đại là vụ vua Chu Văn Vương tức ông Tây Bá Cơ Xương vượt sông đi bắc phạt tiêu diệt vua Trụ nhà Thương, có lẽ từ đó người ta mới gọi quân của “ Vương Phạt” là quân “Việt”, trước đó thì họ chỉ gọi là dân Lạc của Lạc Quốc mà thôi. ( Nhưng Lạc Quốc như Hán thư viết nghĩa là gì sẽ giải thích ở dưới). Còn từ Việt thì nó có còn sớm hơn thời Chu Văn Vương nữa cơ, cụ thể trong từ chim VIỆT được Hứa thận giải thích là con chim thần (tức để thờ như hình chim trên trống đồng của người Lạc Việt)

Như vậy ta có nên dùng chữ Việt bộ Tẩu để chỉ nước ta nữa chăng ?

!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một nhận định khác về chữ “Việt” trong quốc hiệu Việt Nam

* Khảo luận

Quốc hiệu của mỗi quốc gia là biểu tượng cho kỳ vọng của công dân nước đó. Chẳng hạn Trung Hoa có nghĩa là bông hoa của trung tâm thế giới, Nhật Bản là xứ mặt trời mọc. Quốc hiệu Việt Nam 越南, theo nghĩa của âm thanh, là dân Việt ở phương Nam. Tuy nhiên xét theo nghĩa chữ là vượt đường về phương Nam. Tôi còn nhớ hồi tôi còn học lớp đệ lục, thầy dạy sử địa đã chiết tự chữ “việt” để giảng cho chúng tôi. Chữ “việt” gồm bộ “tẩu” nghĩa là chạy và chữ “quá” nghĩa là cái mác hay cái búa. Rồi thầy cười nói, “Tổ tiên mình bị người Tàu rượt, nên vác búa chạy về phương Nam chứ không chịu bị họ đồng hóa.” Lời giảng của thầy xem ra cũng đúng với lịch sử lập quốc của dân Việt. Từ đó tôi tin Việt Nam có nghĩa là vượt núi rừng đi về phương Nam. Có lẽ nhiều người, cho đến ngày nay, cũng vẫn còn nghĩ như tôi. Tuy nhiên, vài năm gần đây một số vị thức giả căn cứ vào tám chữ khắc trên thanh gươm cổ của vua Việt Câu Tiễn, họ đã đặt lại vấn đề ý nghĩa quốc hiệu Việt Nam.

Sơ lược về Việt Câu Tiễn

Câu Tiễn là vua nước Việt, trị vì trong khoảng 496-465 trước Công nguyên, ứng với cuối thời Xuân Thu. Nước Việt hồi đó bao gồm Thượng Hải, miền bắc Chiết Giang và miền nam Giang Tô ngày nay. Năm 494 TCN, vua nước Ngô là Ngô Phù Sai mang quân đánh nước Việt. Câu Tiễn bị thua rồi bị đày qua Ngô làm kẻ hầu hạ. Sau ba năm chịu khổ nhục đến phải nếm phân cho Ngô Phù Sai, Câu Tiễn được cho trở về nước. Trở lại đất Việt, Câu Tiễn bề ngoài giả vờ tuân phục nhà Ngô, nhưng bí mật cho luyện tập quân sĩ. Ông tiến dâng vua Ngô mỹ nhân Tây Thi và hối lộ các quan chức để lũng đoạn triều đình Ngô. Khi quân lực đủ mạnh, ông mang quân đánh nước Ngô để phục thù. Ngô Phù Sai xin đầu hàng, nhưng Câu Tiễn không chấp thuận. Phù Sai phải cắt cổ tự vận.

Bàn về ý chí phục quốc, Việt Câu Tiễn là vị vua can trường. Ông đã có công gìn giữ và phát triển giang sơn từ một nước bại trận điêu tàn thành một quốc gia hùng cường hưng thịnh.

Vào năm 1965, một nhóm khảo cổ Trung Quốc đào được ở Hồ Bắc một thanh gươm cổ. Gươm có tuổi khoảng 2.000 năm nhưng vẫn còn sắc bén. Căn cứ trên 8 chữ khắc trên kiếm, người ta khẳng định đó là cây gươm của Việt Câu Tiễn. Thanh kiếm này hiện được lưu giữ ở viện bảo tàng Hồ Bắc, Trung Quốc.

Cây gươm của Câu Tiễn không rỉ sét, còn nguyên vẹn hoa văn và chữ viết. Lưỡi gươm hai mặt vẫn còn sắc bén. (nguồn hình: internet)

Diễn tiến về sự biến đổi văn tự cổ

Người ta nhận thấy ngay các chữ khắc trên thanh gươm không phải là chữ Hán. Chúng là những chữ có từ thời sơ khai mà nhiều học giả cho là tiền thân của chữ Hán. Người bình dân thường gọi chúng là chữ “con trùng” vì nét chữ vặn vẹo như con trùng. Các học giả đã ra công tổng hợp được khoảng 4.500 chữ “con trùng”. Những chữ này theo thời gian đã được giản dị hóa cho dễ viết. Người ta phân chia sự biến đổi đó qua 3 thời kỳ. Cổ nhất là loại chữ được khắc trên mu rùa hay trên xương trâu, vì vậy chúng được gọi là giáp cốt văn (giáp = mu rùa, cốt = xương). Kế đó là thời chữ cổ được viết trên đồ gốm. Sau chót là chữ được khắc trên đồ đồng.

Chữ cổ tiếp tục biến đổi theo thời gian cho đến thời Tam Quốc (220-280 TCN) thì một biến cố lớn xảy ra. Sau khi Lưu Bang thống nhất tam quốc rồi lập ra nhà Hán. Nhà Hán gọi văn tự riêng của họ là chữ Hán và bắt các thuộc địa phải dùng. Nhà Hán là thời kỳ cực thịnh của Trung Hoa nên người Tàu ai cũng nhận mình là chủng tộc Hán. Từ đó văn tự chính của Trung Quốc là chữ Hán. Những nước nhỏ thần phục tuy đều có văn tự riêng, nhưng đều phải dùng chữ Hán. Quốc hiệu Việt Nam 越南 cũng do triều đình Trung Hoa viết theo chữ Hán của họ, rồi mặc nhiên được mọi người công nhận cho đến ngày nay.

Đối chiếu những chữ trên thanh gươm với chữ Hán

Trên thân cây gươm của Câu Tiễn có khắc hai hàng chữ “con trùng”, mỗi hàng 4 chữ. Các học giả Trung Hoa đã giải mã chúng qua chữ Hán như sau:

- Hàng chữ bên phải: Việt Vương Câu Tiễn 越王勾践. (Vua Việt Câu Tiễn)

- Hàng chữ trên trái: Tự tác dụng kiếm 自作用. (Tự làm gươm để dùng)

Muốn biết bản giải mã chữ Hán có đúng với nguyên bản hay không, chúng ta phải làm cuộc đối chiếu với bản văn chính gốc khắc trên kiếm. Chúng tôi dựa vào từ điển cổ ngữ của ông Richard Sears để nhận dạng tám chữ khắc trên thanh gươm Câu Tiễn. Ông Sears đã bỏ ra 22 năm nghiên cứu cổ ngữ của những nước có trước đời Hán. Mỗi chữ được ông ghi dấu bằng một mã số.

Hàng chữ bên phải: đọc từ trên xuống

Posted Image

Chữ thứ nhất: là chữ “Việt”. Chữ này không tìm thấy chữ tương đương trong từ điển cổ tự. Chúng tôi sẽ bàn về chữ này ở cuối bài.

Posted ImagePosted Image

Khảo sát về hai chữ “Việt” không có trong từ điển

Tiếp sau đây chúng tôi xin nói về chữ “Việt”. Nó là chữ quan trọng nhất vì đã khai thông một vấn nạn mù mờ hằng ngàn năm nay. Như đã nói trên, chữ “Việt” không tìm thấy những chữ tương đương trong bất cứ bộ từ điển nào. Chúng ta phải phân tích nó từ chính dạng nguyên thủy khắc trên thanh gươm.

Posted ImagePosted Image

Chữ khắc trên gươm được nhận diện qua chữ có mã số B01749 thời đồ đồng. Cả hai chữ Việt này đều không có bộ tẩu () như trong chữ Việt () của Hán ngữ.

Còn chữ tẩu này chúng tôi dễ dàng tìm thấy có 2 chữ tương đồng. Một chữ có mã số L35442 thuộc thời đại đồ gốm Posted Image và một chữ có mã số B01732 vào thời đồ đồng Posted Image . Như chúng ta đã thấy, chữ tẩu này không dính líu gì đến chữ khắc trên thanh gươm.

Tốt hơn cả chúng ta hãy tự phân tích chữ Việt khắc trên thanh gươm. Chữ Việt này gồm 3 tự, chúng tôi xin tách riêng ra từng phần và đánh dấu thứ tự như sau:

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Tự thứ nhất ứng với chữ mã số J15884, thời giáp cốt văn. Từ điển giải thích là chữ “nhật” (mặt trời).

Posted ImagePosted Image

Tự thứ hai ứng với chữ mã số J25326, thời giáp cốt văn. Từ điển giải thích là chữ “long” (rồng).

Posted ImagePosted Image

Tự thứ ba ứng với chữ mã số B01747, thời đồ đồng. Từ điển giải thích là chữ “Việt”. Nhìn kỹ chúng ta thấy chữ này tượng hình người gắn lông chim tay cầm cung hay cây côn. Hình này được khắc rõ ràng trên mặt trống đồng. Chúng tôi mượn hình minh họa theo hình khắc trên trống đồng Khai Hóa của website “An Việt Toàn Cầu” để cho rõ hơn.

Như vậy chữ Việt là một biểu tượng của lưỡng tổ rồng tiên (theo huyền sử Lạc Long Quân và Âu Cơ). Đồng thời chữ Việt còn cho biết Lạc tộc theo tín ngưỡng phồn thực trong đó mặt trời là nguồn năng lực chính của nông nghiệp. Đây là một bằng chứng về tầm quan trọng của huyền sử rồng tiên và trống đồng trong dòng chính sử Việt Nam.

Chúng ta có thể đặt vấn đề: nếu chữ Việt đẹp tuyệt vời cả về nét minh họa lẫn ý nghĩa, vậy tại sao Hán văn lại viết khác, nếu không muốn nói là làm giảm giá trị của chữ gốc. Tiến sĩ Nguyễn Đại Việt đã nhận định rằng, người Hán có chủ trương coi rẻ những quốc gia nhỏ thần phục nhà Hán. Họ cố tình viết chữ Việt như thế với dụng ý châm biếm. Tiến sĩ Nguyễn đưa ra dẫn chứng người Hán đã đặt tên cho một tiểu quốc ở biển Đông là Oa () có nghĩa là xứ những tên lùn. Mãi đến thứ kỷ thứ 8, các học giả nước này mới nhận ra thâm ý đó và họ đã vội vàng sửa lại cho đúng quốc hiệu của họ là Nhật Bản (日本). (*)

Xét cho cùng, chữ “Việt” không đơn giản là một cổ tự. Nó là một biểu tượng mang đầy dụng ý của tiền nhân. Nó là kết tinh văn hóa Việt và mang danh dự của quốc gia. Với niềm hãnh diện này, chúng ta hy vọng vấn đề quốc hiệu Việt Nam sẽ được các bậc thức giả làm cho sáng tỏ hơn. Từ đó chúng ta mới có một ý thức mới về chính con người Việt Nam của mình.

ĐỖ NGỌC TRANG

(Elk Grove, California 30-3-2012)

Chữ Việt cổ trên thanh gươm Việt Vương Câu Tiễn là đúng do có hình con rồng với đầu là biểu tượng vòng tròn chấm - tức mặt trời, con rồng là biểu tượng của vua Kinh Dương Vương, có lẽ chữ Việt sau này có thay đổi. Hình tượng con rồng cũng là hình ảnh chòm sao Thiên Cực Bắc Draco Thiên Long - biểu tượng cho vua Lạc Long Quân. Nếu hiểu biểu tượng chữ Việt là người cầm con rồng mặt trời thì hàm ý hiểu về cấu trúc vũ trụ qua hệ mặt trời và trục thiên cầu. Còn cái rìu là hình ảnh trong truyền thuyết Ông Bàn Cổ lấy rìu bổ quả trứng thái cực, do vậy chữ" Việt" trên có nghĩa người hiểu biết quy luật của vũ trụ, các ý nghĩa thâu tóm trong chữ "Việt cổ":

- Thái cực

- Trục thiên cầu

- Hệ Mặt trời

- Vạn vật

- Tương tác: Rìu bổ vào Trứng Thái cực. Cái rìu trong Lỗ bộ nơi đình, đền thuộc cung Càn trong Bát quái.

- Trục xương sống vận khí: qua hình ảnh con rồng đầu mặt trời - luân xa số 7.

Như vậy: Việt nghĩa là Người Vũ trụ nhưng thiên về Hệ mặt trời cụ thể và gần gũi với vạn vật hơn, và là biểu tượng của vua Kinh Dương Vương cho nên: Việt dịch sát biểu tượng là Người Mặt Trời.

Trong mỹ thuật, chỉ có những vị Phật mới có sự tỏa sáng này ở phía sau đầu.

Lâu quá không thấy bác Vô Trước "quậy" diễn đàn, khiến anh em thấy thiếu vắng.

CHÚC MỪNG XUÂN MỚI NHÂM THÌN 2012

Đăng ngày: 08/02/2012 20:01

CHÚC mừng hạnh phúc khắp muôn phương

XUÂN đến non sông đẹp phú cường

NĂM cũ trải qua đầy sóng gió

MỚI về mở rộng đón tình thương

CHÀO bạn đồng tâm, hướng giống dòng

ĐÓN xuân hy vọng, ước cầu mong….

RỒNG vàng rực sáng, Tinh hoa Việt

BAY bổng không gian, thoã tấm lòng

NAM Ly thuộc Hoả, Thổ Trung ương

BẮC Thuỷ “Thủ đô”, Bác chỉ đường

ĐÔNG Mộc tâm linh, qui hội tụ

TÂY Kim “minh triết” hợp âm dương

DUNG thông hoá giải, nắm tay nhau

HOÀ hiếu anh em, nối nhịp cầu

“HỮU xạ tự nhiên hương” toả khắp

NGHỊ bàn phương cách, bớt đau thương

TÌM xem đáp số “Hội Diên Hồng”

RA Bắc vào Nam, nguyện Tổ tông

CHÂN thiện muôn đời, luôn bất diệt

LÝ mầu bất chiến, rạng phương Đông

CỨU nguy thế giới, sắp thiên tai

QUẢ đất “nóng dần”, bởi tại ai ?

ĐỊA chấn, sóng thần, băng tuyết chảy

CẦU cho nhân loại, sống ngày mai

QUI - Lân – Long - Phụng, tứ linh chầu

HIỆP đất Vua Hùng cứu Á, Âu.

NĂM, tháng, ngày, giờ, Trời dĩ định

“CHÂU nhi phục thuỷ”, chẳng còn lâu

SANG trang lịch sử, bốn ngàn năm

THỜI vận Việt Nam, rạng tiếng tăm

THÁNH triết Bác Hồ, soi sáng mãi

ĐỨC tài thu phục, đắc nhân tâm

ĐỒNG thuận dưới, trên, giữ sắc son

BÀO thai “Một Bọc”, nở “Trăm con”

THỐNG quyền Dân chủ, luôn bình đẳng

NHẤT quán Trung dung, lý sống còn

TÌNH nghĩa “Con Rồng” hiệp “Cháu Tiên”

YÊU mùa Xuân mới, trải ba miền

NƯỚC non, rừng biển, còn in dấu

NHÀ Lạc Long Quân nắm chủ quyền

XOÁ tan mây tuyết, Thái Dương soi

BỎ chấp nhị nguyên, mới phục hồi

CÁI việc lợi tha, nên cố gắng

TA cần học hỏi, tấm gương noi

HƯỞNG cảnh xuân về sống đẹp tươi

XUÂN đi, xuân đến, ấm tình người

MINH đăng vũ trụ, vô tư chiếu

TRIẾT lý hiện sinh, nở nụ cười

CẢM nhận bên trong, thật đủ đầy

THÔNG cùng Trời Đất, hội Rồng Mây

HIỂU về nguồn gốc, tâm trong sáng

BIẾT luật tự nhiên, phải trở xoay

THẬT- giả, Thánh- Phàm, lẫn lộn nhau

SỰ đời lộ diện, thấy vàng thau.

TÌNH người thế thái, xưa nay vậy

THƯƠNG mến nhắc nhau, đổi mới đầu

CHUNG tay góp sức đẹp mùa Xuân

MỘT tấm lòng son, gội thấm nhuần

LẬP lại con đường, đầy sáng lạn

TRƯỜNG đời thử thách, lắm gian truân

DÂNG lên áo vải đất Quang Trung

HOA nở Đống Đa, chí khí hùng

HỐNG, Cúc, Mai, Đào ….. mừng Vạn Thọ (Phật Di Lạc)

LẠC an Xuân mới nghĩa vô cùng

Mùng 5 tháng giêng Nhâm Thìn ( 27/01/2012)

Viết tại Nhà Bảo Tàng Quang Trung (Tây Sơn Bình Định)

Tác giả: Võ Thái Sơn

Share this post


Link to post
Share on other sites