Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Thủ tướng Nhật: 'Phòng vệ tập thể sánh ngang cải cách Minh Trị'

Thủ tướng Shinzo Abe được cho là so sánh việc nới lỏng chính sách quân sự hôm qua với cải cách Minh Trị, một sự thay đổi chấn động giúp khai sinh nước Nhật hiện đại.

Nhật Bản ra quyết định lịch sử về chính sách quốc phòng

Phòng thủ tập thể - thay đổi lịch sử về quân sự Nhật Bản

Posted Image

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Tokyo, sau khi nước này có quyết định lịch sử về việc nới lỏng những hạn chế trong chính sách quân sự. Ảnh: AP

"Phòng vệ tập thể có ý nghĩa quan trọng như Cách mạng Minh Trị", Jiji Press dẫn lời ông Abe hôm qua nói với các quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bình luận được đưa ra sau khi ông Abe tuyên bố quân đội Nhật có quyền chiến đấu để bảo vệ các đồng minh.

Đây là một sự thay đổi gây tranh cãi về lập trường hòa bình của nước này, tuy nhiên, trước công chúng, ông Abe nỗ lực giảm nhẹ tầm quan trọng của sự việc. Ông cho rằng việc Nhật nới lỏng chính sách quân sự là cần thiết, giúp bảo vệ chính nước này tốt hơn trong một khu vực đang bị Trung Quốc chi phối, bị Triều Tiên quấy rầy.

Khi được AFP yêu cầu bình luận về sự so sánh của thủ tướng, Phó Chánh văn phòng nội các Katsunobu Kato chần chừ, nhưng không bác bỏ thông tin. "Tôi từ chối bình luận về nó, vì lời bình luận không được đưa ra công khai trên bục phát biểu, cũng không được ghi lại", ông Kato nói.

"Tuy nhiên, thủ tướng từng nói trong nhiều sự kiện, như trong cuộc họp báo hôm qua, rằng chúng tôi bảo vệ cuộc sống và hòa bình của nhân dân dù điều gì xảy ra đi nữa", ông Kato nói thêm.

Cải cách Minh Trị năm 1868 đánh dấu sự khởi đầu của nước Nhật hiện đại, khi đưa nước này ra khỏi hơn hai thế kỷ phong kiến dưới thời các chiến binh samurai. Vào thời phong kiến, việc xuất ngoại bị cấm và nước Nhật bị bế quan tỏa cảng. Nhật hoàng Minh Trị đã canh tân và đưa nước này trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại, thoát nguy cơ trở thành thuộc địa của những nước phương Tây.

Trọng Giáp

===============

Posted ImagePosted ImagePosted Image.

Lão Gàn bỏ một phiếu ủng hộ Nhật Bản, trong công cuộc Canh Tân này. Nhưng Lão Gàn cũng lưu ý là thuật ngữ "Canh Tân"có nguồn gốc từ Lý học Việt đấy nhá. ...Mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Quý mừ. Canh Tân thuộc Kim, có độ số 9 trên Hà Đồ. Nhưng khi Ngũ hành kết thúc ở Thổ thì hành đầu tiên trong cõi Hậu Thiên chính là hành Kim (Cõi Tiên Thiên dùng Nhâm Quý - "Thiên nhất sinh Thủy"). Nên thuật ngữ "Canh Tân" dùng để mô tả một nội hàm thể hiện cái mới bắt đầu xuất hiện. Do đó, nó dùng để mô tả đúng nhất sự chuyển biến xã hôi từ trạng thái này sang trạng thái khác và từ trên xuống, so với các từ khác..

Trong Phong Thủy Lạc Việt, hành Kim cũng thể hiện ở nhiều từ của chuyên ngành này: Phân kim, điểm hướng; Kim nhật, Kim thì...

Bởi vậy, một cuộc "Canh tân" thành công thì cũng phải biết nguồn gốc nó từ đâu chứ nhỉ!

Còn từ "cải cách" có nội hàm trong phạm vi nhỏ hơn. Thí dụ: "Cải cách tổ chức quản lý của một Cty" chẳng hạn.

.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo BINH THƯ YẾU LƯỢC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO thì điềm báo 3 mặt trời với tung cuốc sẽ có loạn

.11. PHÉP XEM HAI MẶT TRỜI MỌC KỀ NHAU.

Hai mặt trời cùng mọc thì thiên-hạ sẽ động binh, kẻ vô-đạo bị tiêu diệt, hai quân đánh nhau có sức mạnh ngang nhau.

Hai mặt trời cùng mọc thì sẽ có đánh lớn, thành-trì bị phá-hoại, đồng nội chia ra nhiều phần mà đánh nhau.

Hai mặt trời mọc kề nhau ở nước nào thì nước ấy gặp loạn lớn, nạn dữ .

Chất tinh trắng của mặt trời rơi xuống đất xứ nào thì ở xứ ấy bên chủ (quốc-vương, chánh-phủ) phải thất-bại.

Dưới mặt trời có ánh-sáng giống như chân chim thì xứ bên phe chủ bị tai-ương, việc binh thất-bại, quân-đội tiêu-diệt.

Trong mặt trời có vết đen thì vua tôi chống đối nhau, trăm họ gặp việc xấu.

http://m.nguoiduatin...oc-a112819.html

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo BINH THƯ YẾU LƯỢC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO thì điềm báo 3 mặt trời với tung cuốc sẽ có loạn

.11. PHÉP XEM HAI MẶT TRỜI MỌC KỀ NHAU.

Hai mặt trời cùng mọc thì thiên-hạ sẽ động binh, kẻ vô-đạo bị tiêu diệt, hai quân đánh nhau có sức mạnh ngang nhau.

Hai mặt trời cùng mọc thì sẽ có đánh lớn, thành-trì bị phá-hoại, đồng nội chia ra nhiều phần mà đánh nhau.

Hai mặt trời mọc kề nhau ở nước nào thì nước ấy gặp loạn lớn, nạn dữ .

Chất tinh trắng của mặt trời rơi xuống đất xứ nào thì ở xứ ấy bên chủ (quốc-vương, chánh-phủ) phải thất-bại.

Dưới mặt trời có ánh-sáng giống như chân chim thì xứ bên phe chủ bị tai-ương, việc binh thất-bại, quân-đội tiêu-diệt.

Trong mặt trời có vết đen thì vua tôi chống đối nhau, trăm họ gặp việc xấu.

http://m.nguoiduatin...oc-a112819.html

Hì! Merci Đại Phúc! Cái này "khoa học giải thích rằng": Đó là hiệu ứng của tầng khí quyển chứa hơi nước.....Nhưng còn cái vấn đề là: Từ nguyên nhân nào để có hiệu ứng hơi nước trong tầng khí quyền và khi xuất hiện hiệu ứng này với ảo ảnh của nhiều mặt trời thì nó ảnh hưởng thế nào đến xã hội thì cái này khoa học còn đang ...ngâm cứu, hoặc thậm chí không nằm trong đề tài ngâm cứu khoa học nào. Vì nó không có "cơ sở khoa học".Posted Image

Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã ứng dụng và gọi là "Điềm" với những kết quả có thể xảy ra bởi cái "điềm" này.

Posted Image.

Và những cái gọi là "điềm" này thì khoa học giải thích rằng: "Đó là kinh nghiệm dân gian, tổng kết từ thực tế của nền văn minh nông nghiệp", theo kiểu: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa...". Cái gì cũng thấy "khoa học giải thích" đươc hết, Cái gì khoa học chưa giải thích được thì gắn mựa cho nó cái mác "mê tín dị đoan"...thế thì ngâm cứu khoa học làm quái gì nữa? Chân lý tuyệt đối mựa nó rùi.

Bởi vậy, cứ gặp những vị "khoa học giải thích rằng.." là Lão Gàn trốn luôn về nhà chơi gamme cho nó lành.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://m.nguyentandu...hien-tranh.html

Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

03/07/2014

(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.

Kinh nghiệm tác chiến của không quân tiêm kích Việt Nam

Dân Hải Phòng bất ngờ được chiêm ngưỡng dàn xe quân sự

Tiềm lực tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp

Tàu Molniya đóng tại Việt Nam được trang bị tên lửa Uran mới?

Ngạc nhiên mô hình vũ khí đẹp như thật của người Việt

Không quân Việt Nam luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn nữa và kêu gọi gây chiến không chỉ bởi những quyết sách thâm hiểm từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan “Đại Hán” luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.

Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.

Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến, nhưng với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thi Trung Quốc không thể tiến hành gây ra một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.

Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy, những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào, chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.

Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố “đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá” và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng “chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm” (xác máy bay Mỹ)… Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân bị tiêu diệt vẫn còn giá trị.

Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.

Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.

Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai mặt trận. Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.

Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng…

Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể dành chiến thắng.

Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan bởi họ là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.

Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, nó không phải là giữa những hy vọng của đối phương cho nó!

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://m.nguyentandu...hien-tranh.html

Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

03/07/2014

(Sức mạnh quân sự Việt Nam) - Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.

Với những kẻ hung hăng, luôn luôn là mầm mống và chủ động chiến tranh như Tung Cóoc thì họ mới bàn đến đánh thắng hay thua. Còn Lão Gàn ý hả.... Lão zdốn yêu chuộng hòa bình, chẳng wan tâm gì đến thắng hay thua. Mà là wan tâm đến cái hậu wả ló như thế lào?

Đây đâu phải thời thế của 500 năm về trước, khi mà "thằng nhãi con Tuyên Đức còn dám ngo ngoe...". Thời thế lúc ấy chỉ có một mình nước Đại Việt đối mặt với Tàu. Còn ngày nay, cả thế giới đã xích lại gần nhau, trái Đất trở nên chật chội với bẩy, tám tỷ con người. Tàu động binh uýnh Đại Việt thì sẽ làm chuẩn mực của thế giới văn minh trong thời hội nhập rúng động hết. Nếu cái thế giới này khoanh tay ngồi nhìn Tàu đánh Việt Nam thì sẽ tan rã. Nền văn minh này trở lại trước thời hội nhập. Chuyện này vô lý đùng đùng, không có "cơ sở Lý học" (*) khi thực tế thế giới đang hội nhập và Hoa Kỳ nghiêm nhiên bá chủ trên thực tế. Ấy là Lão Gàn chưa nói đến việc không loại trừ những tướng Tàu, khi có lệnh động binh trong tay, nhân cơ hội gây sự với chính phủ đương nhiệm Tàu, vì báo thù cho chủ cũ, đang bị hạ bệ (Tức "Hổ" theo cách nói của ngài Tập). Chuyện này , tý nữa xảy ra trong sử Tàu hiện đại. Lúc Lâm Bưu , kiếm cớ động binh để chống Liên Xô, nhưng thực chất lại định lật ngài Mao - "bạn chiến đấu thân thiết của Người". Nhưng "Người cầm lái vĩ đại" đã kịp phát hiện ra "bạn chiến đấu thân thiết của Người" chơi văn bẩn, nên bụp liền. Posted Image

Do đó, trong thời thế hiện nay, nếu Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn một nước, tuy chưa phải Đồng Minh, bị nước khác xâu xé, sẽ làm mất niềm tin với thế giới vì những mục đích mà Hoa Kỳ rao giảng về những chuẩn mực Mỹ. Đây không phải là thời kỳ chiến tranh Lạnh để Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn Tung Cóoc chiếm Hoàng Sa. Các chiến lược gia Hoa Kỳ cần xem xét kỹ điều này.

Đó là "cơ sở Lý học" để Lão Gàn đã một lần phát biểu đâu đó, trên diễn đàn rằng: "Cuộc chiến Trung Việt - nếu xảy ra - càng khốc liệt thì hậu quả với đất nước Tung Cóoc càng tan hoang". Đây là "canh bạc cuối cùng" quyết định ngôi bá chủ thế giới. Do đó, nếu Tung Cóoc gây chiến với Việt Nam - thậm chí chỉ cần chơi đểu với dăm ba cái dàn khoan, cũng đủ để cả thế giới này hoài nghi và không thể ủng hộ Tung Cóoc mần cái bá chửi. Đó là "cơ sở Lý học" để Lão Gàn xác định rằng "giấc mơ Tàu" đã sai lầm nghiêm trọng về phương pháp thực hiện khi động tới Việt Nam - mà trong mắt những chính khứa quốc tế vẫn không ít người coi là một quốc gia gần gũi với Tàu.

Bởi vậy, Lão Gàn vốn wan tâm đến hậu quả, chẳng coi những thứ đe dọa của Tàu ra cái mùi gì. Tuy nhiên Lão Gàn cũng phải nói rõ thêm rằng: Không phải vì thế mà Lão Gàn không cánh giới - Í lộn - cảnh giác. Lão Gàn đã phát biểu đâu đó rằng: "Lão Gàn luôn mặc áo giáp ngay cả trong khi ngủ".

Nghe phong phanh rằng thì là mà Tung Cóoc còn muốn dự báo thời tiết cả zdùng bể Đông?! Hic! Zdậy mà cũng quảng cáo, khoe khoang chém gió, thấy mà ghê.

Cái này Lão Gàn nhắc cho Tung Cóoc nhớ rằng: Ngay cả Khí tượng thủy văn Hoa Kỳ, Nhật Bổn... Lão còn chưa coi ra mùi gì. Còn khí tượng thủy văn Tung Cóoc ý hả? Bỉ phu chưa từng được nghe danh. Chỉ một cú "Chém Gió Thiên Phong Chưởng" (**) sơ sơ của Lão Gàn, Hanoi không mưa trong 10 ngày Đại lễ, cho dù chung quanh không quá 300 cầy lồ mét, bão tố ầm ầm. Ngay cả lúc đó, một cơn bão lớn ở Hải Nam, ngày 5/ 10. 2010, cũng ầm ầm đánh vào Hanoi, nhưng phải quay lại điểm xuất phát.

Đấy là nhận thức trực quan, tức là "khách wan pha học". Còn về lý thuyết Lão Gàn "Tề hồ Tốn" "Trí dịch hồ Khôn" lâu rùi.

Bởi vậy, Tung Cóoc mà đụng tới Việt Nam thì "Trạng chết, Chúa cũng thăng hà". Mựa! Láo! Các người có biết thuyết Âm Dương Ngũ hành là cái gì không? Lý thuyết thống nhất vũ trụ - quyết định sự phát triển của nền văn minh thế giới đấy! Làm sao các người đủ tầm để nhận thấy điều này, khi các người không phải chủ nhân đích thực của nó. Cái này chính khoa học nói, chứ Lão Gàn chỉ làm ví dụ cho dễ hiểu. Ngài SW. Hawking phát biểu:

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!"

Ngoài ý nghĩa là một định mệnh chi phối ngay sự sống đến từng hành vi của con người trên Địai Cầu này - qua các môn Tử Vi, Bốc Dịch....Thì Lý thuyết này quyết định luôn cả sự tiến hóa của cả một nền văn minh - Nếu như nó quyết định rằng: cái cõi trần gian này không thể tìm ra nó!

Bởi vậy, chuyện vài quốc gia đấm đá nhau chỉ là chuyện không thuộc tầm vĩ mô của lý thuyết này. Chưa nói đến các chuyện dưới tầm quốc gia và thế giới. Hiểu không?

Bởi vậy, Lão Gàn đã nhiều lần phát biểu rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được làm sáng tỏ tính chân lý thì thế giới này còn mệt mỏi là hoàn toàn có "cơ sở Lý học".

Lão Gàn phát biểu nghiêm túc đấy!

====================

* Chú thích: * "Cơ sở Lý học" mà Lão Gàn phát biểu là hoàn toàn có "Cơ sở Lý học" và Lão Gàn sẽ chịu trách nhiệm giải thích nội hàm thuật ngữ này, trước những hội thảo pha học, nếu có, liên quan đến Lý học Đông phương và Việt sử 5000 năm văn hiến. Còn cái "cơ sở khoa học" thì đấy chỉ là một thuật ngữ mà Lão Gàn bắt chước, ăn theo nói leo cho giống với phát biểu của những người nổi tiếng, chứ thật tình Lão Gàn chưa hiểu nó là cái gì. Không thấy trong từ điển. Đang chờ những người nổi tiếng hay phát biểu câu này diễn giải.

** "Chém gió Thiên Phong Chưởng" - một câu dở hơi vì vừa nôm vừa Nho. Mong quí vị thông cảm. Tại Lão Gàn bắt chước cách gọi đường "Cổ Ngư" thành "Cố Ngự" đã được "khoa học công nhận".

====================

PS: Lão Gàn vừa nghe tin phong phanh (Đúng là "phong thanh" - gió nói) rằng thì là mà KTTV Hoa Kỳ cho rằng ngày mùng 4. 7 là ngày Độc Lập - Quốc khánh Hoa Kỳ sẽ có bão lớn. Xem lịch thì là ngày mai ở Hoa Kỳ. Kể thông tin cũng hơi muộn. Nhưng Lão Gàn xác định rằng: Bão sẽ không đánh vào Thủ Đô Hoa Kỳ là Washinhton và sẽ giảm cường độ phân nửa so với dự báo ban đầu - nếu đánh vào những nơi khác.

Trường hợp tâm bão còn cách Hoa Kỳ trên 500km - vào thời điểm này 9g sáng giờ Việt Nam - thì cơn bão này phải tan.

Thông tin này do xếp lớn của tôi phát biểu qua cái Alo với cậu em trai đang ở New Yoor. Biểu diễn cho xếp để ngày mai còn rủ xếp cho ăn ốc giả ba ba. Hì.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xung quanh vụ khai trừ khỏi đảng cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc:

Từ Tài Hậu là người thế nào?

09:39 | 04/07/2014

(PetroTimes) - Đang bị bệnh ung thư, nằm chờ chết, Từ Tài Hậu, Thượng tướng, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã bị khai trừ đảng ngày 30/6 với cáo buộc tham nhũng và có thể đối mặt với án tử hình. So với những “con hổ” bị “đả” trước đó thì Từ Tài Hậu thuộc loại nào?

Posted Image

Tướng Từ Tài Hậu (trái) và ông Bạc Hy Lai trong kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc năm 2012

Ngày 30/6, chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động đã bắt được “con hổ” to nhất từ trước tới nay khi một viên tướng cấp cao bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và bị truy tố với các tội danh tham nhũng.

Cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu là quan chức cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc từ trước tới nay bị tước đảng tịch và truy tố với tội danh nhận tiền, quà cùng các lợi ích khác để thăng quân hàm cho các sĩ quan cấp dưới. Viên tướng này đã bị giao cho tòa án binh điều tra, xét xử trong một vụ án làm chấn động giới quân sự nước này.

So với những nhân vật cấp cao trong hàng ngũ Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc bị tố cáo trước đây thì số tiền tham nhũng của Từ Tài Hậu được đưa ra hơi nhỏ. Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an, cũng đứng đầu nhiều đại công ty dầu khí, cài cho vợ con, anh em, và cả thông gia làm chủ 37 công ty trên hàng chục tỉnh ở Trung Quốc, trị giá 160 triệu USD Mỹ. Họ Chu là một trong ba Ủy viên Bộ Chính trị, khóa 2007-2012, có tài sản trên 150 triệu USD. Gia đình Ôn Gia Bảo, cựu thủ tướng, được báo The New York Times ở Mỹ tiết lộ, đã thâu tóm được những tài sản trị giá 2.7 tỷ USD; nhưng ông ta chưa hề bị tố cáo tham nhũng lạm quyền. Còn Từ Tài Hậu, tội hối lộ được nêu ra chỉ đáng hơn 6 triệu USD, theo lời tố cáo của chính quyền Trung Quốc được Tân hoa xã đăng tin hôm 30/6.

Nhưng vụ tố cáo Từ Tài Hậu vẫn lớn, vì ông ta là người cao nhất trong quân đội đã bị trục xuất ra khỏi đảng vì tội tham nhũng. Trước đây, viên tướng tham nhũng nổi tiếng nhất là Cốc Tuấn Sơn, bị trục xuất khỏi đảng vào tháng 3/2014. Trung tướng Cốc Tuấn Sơn chỉ là phụ tá chỉ huy trưởng ngành tiếp vận; một ngành phụ trách nhà cửa, doanh trại và các kho tiếp liệu cho quân đội với một ngân sách khổng lồ.

Sinh năm 1943, năm 56 tuổi Từ Tài Hậu mới lên hàm tướng. Năm 2004, được lên làm phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cơ quan nắm toàn quyền đối với quân đội, ngồi vào chỗ của Hồ Cẩm Ðào khi ông này lúc đó mới được đưa lên làm Chủ tịch Trung Quốc. Việc đưa Từ Tài Hậu lên làm một phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là một bất ngờ, vì theo vai vế trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc thì Tăng Khánh Hồng đáng lẽ được đôn lên ngồi vào chỗ đó. Chọn Từ Tài Hậu tức là ông Hồ Cẩm Ðào muốn loại bỏ mạng lưới quyền hành của phe Thượng Hải, do ông Giang Trạch Dân đứng đầu. Sau đó ba năm, Từ Tài Hậu được đưa vào làm 1 trong 25 ủy viên Bộ Chính trị.

Việc ông Tập Cận Bình trục xuất Từ Tài Hậu ra khỏi đảng vì tội tham nhũng, với tổng số tiền hối lộ được nêu ra chỉ hơn 6 triệu USD, được đánh giá cũng là một hành động nhằm loại bỏ tay chân của Hồ Cẩm Ðào. Vì hiện nay Từ Tài Hậu đang bị bệnh ung thư, nằm chờ chết, và không có tay chân nào trong dàn chỉ huy quân đội. Trước đây, Từ Tài Hậu đã tìm cách vận động cho một đàn em là Tướng Phạm Trường Long lên ngồi ghế phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, nhưng thất bại. Tướng Từ Tài Hậu được cho là một đồng minh của ông Chu Vĩnh Khang. Giới chuyên gia nhận định việc Từ Tài Hậu bị bắt cho thấy “vòng kim cô” chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ đạo ngày càng siết chặt đối với ông Chu.

Posted Image

Tướng Từ Tài Hậu (phải) trong lần tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 18/9/2012

Đồn thổi về cuộc điều tra Tướng Từ Tài Hậu đã phổ biến trong nhiều tháng qua. Rất nhiều người tin rằng do sức khỏe yếu – ông được cho là đang trong quá trình điều trị ung thư – có thể giúp ông thoát khỏi bị truy tố. Cơ quan điều tra đã phát hiện ông Từ Tài Hậu và các thành viên trong gia đình nhận hối lộ để giúp nhiều sĩ quan quân đội thăng quân hàm. Một nguồn tin giấu tên bên quân đội Trung Quốc cho biết Từ Tài Hậu và gia đình ông ta đã nhận hơn 35 triệu nhân dân tệ (khoảng 5,6 triệu USD) từ ông Cốc Tuấn Sơn nhằm “chống lưng” cho Cốc thăng quan tiến chức cũng như làm giàu bất chính trong quá trình mua sắm cho quân đội.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trong thời kỳ Từ Tài Hậu đương chức, tình trạng “mua quan bán chức” trong quân đội Trung Quốc diễn ra tràn lan ở mọi cấp độ, khiến nhiều sĩ quan, nhất là các cán bộ sơ cấp và trung cấp bức xúc. Có thông tin cho biết, trong thời kỳ này, rất nhiều quyết định thăng quân hàm, bổ nhiệm chức vụ trong quân đội được mua bán bằng tiền. Quân hàm của các sĩ quan cấp thấp có thể có giá từ 10.000 đến 20.000 USD trong khi cấp tướng lên đến vài trăm ngàn USD.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài xã luận đề ngày 1/7 đã gọi nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu là "kẻ đào mỏ" trong quân đội.

Cùng bị bắt và khai trừ đảng với Từ Tài Hậu đợt này còn có 3 quan chức cấp cao khác, gồm cựu Chủ tịch Ủy ban kiểm soát và quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc Tưởng Khiết Mẫn, cựu phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân và cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Lý Đông Thắng. Tất cả đều bị truy tố với tội danh tham nhũng.

Thực tế là Bộ Chính trị Trung Quốc, khi công bố thông tin về tướng Từ, cũng đã đưa ra thông điệp sẽ còn nhiều quan chức quân đội tiếp tục bị “soi”. Ban lãnh đạo này khẳng định vụ án của Từ Tài Hậu cực kỳ nghiêm trọng, để lại ảnh hưởng rất ghê gớm. “Bất kỳ ai, cơ quan nào dưới quyền của ông ấy, nếu vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng đều sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc” - Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Chính trị Trung Quốc.

Nh.Thạch (tổng hợp)

=====================

Họ Chu là một trong ba Ủy viên Bộ Chính trị, khóa 2007-2012, có tài sản trên 150 triệu USD. Gia đình Ôn Gia Bảo, cựu thủ tướng, được báo The New York Times ở Mỹ tiết lộ, đã thâu tóm được những tài sản trị giá 2.7 tỷ USD; nhưng ông ta chưa hề bị tố cáo tham nhũng lạm quyền. Còn Từ Tài Hậu, tội hối lộ được nêu ra chỉ đáng hơn 6 triệu USD, theo lời tố cáo của chính quyền Trung Quốc được Tân hoa xã đăng tin hôm 30/6.

Nguy cơ rối loạn của nội bộ Trung Quốc chính từ chỗ này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc khởi động “chiến tranh bản đồ”

Thứ Sáu, 04/07/2014 - 06:16

Harry Kazianis - một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington cho rằng “cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ”.

Tạp chí Diplomat (Nhật Bản) có bài phân tích, đánh giá của Ankit Panda, từng là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khủng hoảng ngoại giao, an ninh, công nghệ quốc tế và địa chính trị tại Đại học Princeton, cho rằng việc Trung Quốc xuất bản bản đồ mới về bề ngoài có vẻ như không tệ hại bằng những hành động thù địch, khiêu khích gần đây của Bắc Kinh như thiết lập khu nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông liên quan đến tham vọng đoạt quần đảo Senkaku từ tay Nhật Bản và việc đưa giàn khoan Hải Dương 981, tàu, máy bay hộ tống vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bản đồ 10 đoạn mới ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực Biển Đông, thậm chí cả Ấn Độ.

Ankit Panda trích dẫn phát biểu của Harry Kazianis – một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington, cho rằng “cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ”. Ankit Panda nhận định rằng bình luận của Harry Kazianis rất đúng đối với trường hợp này. Chuyên gia gốc Ấn Độ này cho rằng bằng việc phát hành bản đồ mới sẽ là bước đà để Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh các hành động trên thực địa, rất có thể kế tiếp đó sẽ là các tuyên bố tương tự như việc thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, trơ tráo, ngang ngược khai thác tài nguyên và tiến hành tuần tra thường xuyên trên vùng biển không phải của Trung Quốc.

Hiện dư luận quốc tế vẫn đang có một câu hỏi lớn về việc vì sao Trung Quốc tiếp tục phát hành bản đồ 10 đường đứt đoạn thay vì 9 đoạn như trước? Tại sao Trung Quốc không sử dụng đường vẽ 1 nét để thể hiện cái gọi là “đường biên giới biển” như Trung Quốc mong muốn vào thời điểm này? Chuyên gia Ankit Panda nhận định rằng điều này xuất phát từ một số lý do. Trước tiên, phải hiểu rõ được những "lợi ích" mà Trung Quốc đang có và muốn có từ các bản đồ đứt đoạn (lúc 9, lúc 10) này.

Tất nhiên, những gì Trung Quốc vẽ ra đều thể hiện cái mà Trung Quốc mong muốn, có lợi cho Trung Quốc cũng giống như các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đều đến ngồi bên bàn đàm phán với những bản đồ thể hiện khu vực của chính mình. Với Trung Quốc, việc công bố và lưu hành bản đồ đường đứt đoạn phi pháp trên Biển Đông là sự nối tiếp của ý tưởng từ bản đồ do chính quyền Quốc Dân Đảng trước đây tưởng tượng và vẽ ra vào năm 1947.

Theo Ankit Panda, các đường đứt đoạn được Trung Quốc chế vào các bản đồ yêu sách của mình là để tạo ra "sự mơ hồ có tính toán rất kỹ lưỡng" của Bắc Kinh. Các giới chức Trung Quốc cũng từng tuyên bố những vạch đứt đoạn không tượng trưng cho 1 "tuyên bố chủ quyền bất khả xâm phạm" đối với khu vực mà các đường đứt đoạn vạch ra. Trên thực tế, Trung Quốc ngầm cho đó là khu vực (nằm trong các đường đứt đoạn) mà Bắc Kinh có thể mở rộng khả năng kiểm soát tối đa đối với khu vực.

Ankit Panda nhận định bằng việc sử dụng các đường đứt đoạn trong các tấm bản đồ, Bắc Kinh dường như vẫn muốn giữ nguyên lập trường của mình về các tuyên bố trước đây nhưng để mở ra khả năng nhượng bộ và đàm phán với các quốc gia liên quan ở khu vực Biển Đông.

Ankit Panda cho rằng nếu tiến hành những hành động và tuyên bố như vậy chắc chắn Bắc Kinh sẽ gặp bất lợi và cản trở lớn hơn bởi tính mơ hồ để Trung Quốc lợi dụng, mở rộng yêu sách không còn nữa, thậm chí còn chưa tính đến phản ứng và hành động của Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Nga.

Với yêu sách bản đồ đứt đoạn hiện nay, người ta có thể hình dung ngay ra rằng Trung Quốc đã và vẫn đang thành công trong việc phối hợp giữa chiến thuật "Cắt lát xúc xích" và "ngoại giao song phương" tại khu vực (trong vòng 10 vạch đứt đoạn) mà Trung Quốc chưa kiểm soát được hết nhưng đã kiểm soát được phần lớn diện tích của khu vực "lòng chảo, vạc dầu của châu Á" này. Đây cũng có thể là chiến lược mà Bắc Kinh đã và đang giăng ra để đối mặt với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vì Bắc Kinh đang đứng trước khả năng bị kiện bởi nhiều nước trong khu vực là rất cao.

Theo Nguyễn Chiến

Chinhphu.vn

================

Bùn cừi bỏ mựa! Nếu Tung Cóoc hành xử đúng mực, có "rùa tín" (Tiếng Nam bộ phát âm chữ "Uy tín" gần giống "quy tín", nên họ hay gọi đùa là "rùa tín". Tức uy tín như...rùa bò. Hì), thì vẽ bản đồ sang tận California cũng có thể có người tin với những di vật khảo cổ có từ đời Tống ở đây. Nhưng cả thể giới này hổng tin được thì vẽ bản đồ làm gì cho tốn giấy.

Bởi vậy, sai lầm từ sách lược đến từng tiểu tiết trong các đối pháp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dân Philippines 'phát hành' bản đồ mới, coi Trung Quốc là tỉnh trực thuộc!

Ngày hôm nay, 27/6, trang Facebook của cư dân mạng Philippines tràn ngập hình ảnh một tấm bản đồ có tên gọi “Bản đổ lãnh thổ mới của Philippines”. Đó là cách mà người dân nước này phản đối việc làm gần đây của Trung Quốc.

Posted Image

Bản đồ do các "cư dân mạng" Philippines "tự chế", kèm theo lời nhắn: Trung Quốc các ông vẽ được thì chúng tôi cũng tự vẽ được. Ảnh chụp qua trang Facebook

Đáng chú ý, kiểu “bản đồ tự chế này” đã mở rộng phần lãnh thổ thực tế của Philippines, với các vùng đất mới bao gồm vùng Nội Mông, Trung Quốc đại lục, cũng như Hong Kong.

Bản đồ này gọi phần diện tích đất liền đại lục là “tỉnh hành chính đặc biệt” của Philippines; Bắc Kinh được đánh dấu là “Thành phố thủ đô”, nhưng với tên mới là Rizal; còn Hong Kong thì được gọi là “Khu vực thương mại đặc biệt”.

Việc Trung Quốc tuần này cho phát hành bản đồ lãnh thổ mới khổ dọc đã gây ra phản đối mạnh mẽ tại Philippines, do nó bao hàm cả “đường 10 đoạn” nuốt trọn Biển Đông. Chính quyền Manila khẳng định, bản đồ mới là thể hiện “tham vọng bành trướng”, chỉ là một “bức vẽ” và không có giá trị pháp lý đối với việc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông; không thể thay thế được luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo HT

http://dantri.com.vn...huoc-893392.htm

Chỉ có dân Phillippnes chịu chợi mới chơi tay đôi với Tung cẩu trò này. Quá vui lun! Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn lôi kéo Hàn Quốc cùng chống Mỹ-Nhật?

04/07/2014 16:05

(TNO) Chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này được xem như một động thái của Bắc Kinh nhằm tìm kiếm cơ hội bắt tay với Seoul để cùng đối phó liên minh Mỹ-Nhật, nhưng đây sẽ là nhiệm vụ khó thành công, theo giới phân tích.

Posted Image

Chủ tịch Trung Quốc vẫy chào người dân Hàn Quốc khi đặt chân đến Seoul vào hôm 3.7 - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt chân đến Seoul vào ngày 3.7 trong chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài 2 ngày.

Đây là lần đầu tiên một chủ tịch đương quyền của Trung Quốc thăm Hàn Quốc trước khi bay sang Triều Tiên trong gần 2 thập kỷ qua, theo AFP.

Giới quan sát nhận định chuyến thăm Seoul của ông Tập cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đang dần mất kiên nhẫn với Bình Nhưỡng, đồng thời cũng thể hiện mong muốn thiết lập một liên minh chống Nhật và Mỹ, tờ tin tài chính Quartz (Mỹ) cho biết ngày 4.7.

Theo Quartz, để đạt được mục tiêu nói trên, chủ tịch Trung Quốc sẽ phải mang đến Seoul cam kết tăng cường giao thương giữa 2 nước, vốn có giá trị hằng năm lên đến khoảng 230 tỉ USD.

Vào ngày 3.7, ông Tập và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã đồng ý sẽ cùng làm việc để hoàn tất một thỏa thuận tự do thương mại trước cuối năm 2014 và cũng sẽ thiết lập giao dịch trực tiếp giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng won của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp việc Đại sứ Trung Quốc tại Seoul Qiu Guohong hồi trung tuần mạnh miệng tuyên bố quan hệ Trung-Hàn “chưa bao giờ tốt đẹp như lúc này”, nhiều chuyên gia phân tích quốc tế vẫn cho rằng giữa Bắc Kinh và Seoul vẫn sẽ luôn tồn tại nhiều hạn chế.

Tờ New York Times dẫn lời ông Chun Yungwoo, cố vấn an ninh quốc gia cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Le Myung-bak, cho rằng “ông Tập sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để khiến cho mối quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc xấu hết mức có thể”, nhưng bà Park sẽ không nghe theo “lời ve vãn này”, dù Seoul đang có bất đồng với Tokyo.

Cho đến nay, Hàn Quốc chỉ tìm cách gây sức ép bắt Nhật thừa nhận các tội ác mà quân đội nước này đã gây ra trong thời Thế chiến thứ 2 thông qua đồng minh Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, theo ông Chun.

Bất đồng về CHDCND Triều Tiên

Trong khi Hàn Quốc luôn mong muốn Triều Tiên bị tước bỏ vũ khí hạt nhân, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc lại là duy trì sự ổn định của chính quyền Bình Nhưỡng để tránh xảy ra một làn sóng tị nạn từ Triều Tiên tràn sang Trung Quốc, New York Times bình luận.

“Hàn Quốc và Trung Quốc có chung mục tiêu về giải trừ vũ khí hạt nhân, nhưng thực sự thì chúng tôi có những khác biệt”, ông Yang Xiwu, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói với nhật báo Mỹ.

Ông Yang còn nói thêm rằng Trung Quốc không theo đuổi mục tiêu “hạn chế hoàn toàn các vũ khí hủy diệt hàng loạt” tại Triều Tiên.

“Quan hệ kinh tế phát triển mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã giúp Seoul và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, nhưng giữa 2 nước vẫn thiếu mục tiêu chung về chiến lược, cũng như quyền lợi chung”, tờ Quartz dẫn lời ông Scott Snyder, chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR).

Hoàng Uy

================

Vui nhỉ? Việt Nam chính là tấm gương cho Hàn Quốc soi lại kỹ từng tình tiết trong quan hệ với Tung Cóoc. Nhưng trong lúc này, Hàn Quốc có thể kết hợp với Trung quốc để tiến đến thống nhất bán đảo Cao Ly. Phải rất khôn ngoan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

====================

PS: Lão Gàn vừa nghe tin phong phanh (Đúng là "phong thanh" - gió nói) rằng thì là mà KTTV Hoa Kỳ cho rằng ngày mùng 4. 7 là ngày Độc Lập - Quốc khánh Hoa Kỳ sẽ có bão lớn. Xem lịch thì là ngày mai ở Hoa Kỳ. Kể thông tin cũng hơi muộn. Nhưng Lão Gàn xác định rằng: Bão sẽ không đánh vào Thủ Đô Hoa Kỳ là Washinhton và sẽ giảm cường độ phân nửa so với dự báo ban đầu - nếu đánh vào những nơi khác.

Trường hợp tâm bão còn cách Hoa Kỳ trên 500km - vào thời điểm này 9g sáng giờ Việt Nam - thì cơn bão này phải tan.

Thông tin này do xếp lớn của tôi phát biểu qua cái Alo với cậu em trai đang ở New Yoor. Biểu diễn cho xếp để ngày mai còn rủ xếp cho ăn ốc giả ba ba. Hì.

Bão không vào Thủ đô Washington của Hoa Kỳ. Vấn đề còn lại: Bão đánh vào đâu, có giảm cướng độ không, hay đã tan trong điều kiện trên,

http://laodong.com.vn/the-gioi/phao-hoa-co-sao-va-khong-khi-ron-rang-o-my-trong-ngay-le-47-221901.bld

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do đó, trong thời thế hiện nay, nếu Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn một nước, tuy chưa phải Đồng Minh, bị nước khác xâu xé, sẽ làm mất niềm tin với thế giới vì những mục đích mà Hoa Kỳ rao giảng về những chuẩn mực Mỹ. Đây không phải là thời kỳ chiến tranh Lạnh để Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn Tung Cóoc chiếm Hoàng Sa. Các chiến lược gia Hoa Kỳ cần xem xét kỹ điều này.

Mỹ yêu cầu Trung Quốc không 'bắt nạt’ các nước nhỏ

04/07/2014 11:23

(Tin Nóng) Tranh chấp trên biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hoà bình, không phải bằng những hành vi hung hăng bắt nạt của một nước lớn hơn đối với nước nhỏ hơn, đó là phát biểu của ông Ben Rhodes, phó cố vấn An ninh quốc gia Mỹ ngày 1.7 tại Washington, báo Philstar (Philippines) ngày 4.7 cho biết.

Posted Image

Tàu Trung Quốc (trái) hung hãn tấn công tàu Việt Nam đang thực thi pháp luật trên vùng biển Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép - Ảnh: Độc Lập

Trước đó, tại cuộc họp báo ở Trung tâm báo chí nước ngoài (thủ đô Washington) ngày 1.7 (giờ địa phương), khi phóng viên báo Asahi Shimbun (Nhật) hỏi về việc liệu Mỹ có nêu vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông, biển Hoa Đông trong Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung sắp tới, cũng như chiến lược của Mỹ với các tranh chấp này, ông Rhodes nói: “Quan điểm của chúng tôi đơn giản là không muốn nhìn thấy thấy quá trình mà một quốc gia lớn có thể bắt nạt một nước nhỏ hơn về tranh chấp lãnh thổ”.

Ông Rhodes cho biết thêm, tranh chấp lãnh thổ, an ninh hàng hải là một trọng tâm không chỉ trong các cuộc hội thoại song phương của Mỹ với Trung Quốc mà với cả khu vực nói chung. Các nguyên tắc mà Mỹ áp dụng là không muốn các quốc gia cố gắng giải quyết những tranh chấp thông qua dùng bạo lực. Có những phương tiện pháp lý quốc tế để giải quyết những tranh chấp này. Cần có các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử trên biển (CoC) để tránh sự leo thang không cần thiết, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Và điều này chắc chắn sẽ là một chủ đề tại cuộc đối thoại Mỹ - Trung sắp tới.

Ông Rhodes cũng nói rằng các nước nên làm việc cùng nhau để tránh xảy ra các tính toán sai lầm, tránh một cuộc đối đầu mà không bên nào muốn, và tìm biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, như Philippines đã theo đuổi khi đưa vụ việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng dù Mỹ không phải là một bên có liên quan tranh chấp, nhưng Mỹ có lợi ích rõ ràng trong việc tự do thương mại và ổn định của khu vực.

Posted Image

Mỹ yêu cầu Trung Quốc không ‘bắt nạt’ các nước nhỏ trong việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ - Ảnh: Mai Thanh Hải

Posted Image

Một cú lao hung tợn của tàu Trung Quốc (trái) vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép - Ảnh: Trung Hiếu

Những hành vi gây hấn của Trung Quốc với các nước ở Biển Đông, biển Hoa Đông đã làm tình hình khu vực thêm bất ổn. Mới nhất là vụ Trung Quốc gây căng thẳng với Việt Nam qua việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam, và cản trở Philippines tiếp cận các bãi đá ở biển Đông.

Trung Quốc cũng thường đưa tàu, máy bay vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản, đơn phương lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông từ tháng 11.2013.

Vì vậy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp để gia tăng vai trò rộng lớn hơn của quân đội Nhật Bản, và được Nội các Nhật chấp thuận ngày 1.7, chỉ còn chờ Quốc hội phê chuẩn.

Trả lời phỏng vấn về vấn đề này, ông Rhodes nói rằng Mỹ hoan nghênh Nhật Bản đóng vai trò ngày càng gia tăng trong việc hỗ trợ cho hoà bình và an ninh quốc tế, đóng góp cho liên minh song phương Mỹ - Nhật.

Ông Rhodes còn cho rằng việc Nhật Bản đóng một vai trò quyết đoán hơn trong một khu vực đang căng thẳng là vì lợi ích của khu vực này.

Tin Nóng

===================

Ngài Phó cố vấn Hoa Kỳ đã lên tiếng. Nhưng vẫn chưa đủ tầm để xác định vai trò bá chủ trên thực tế hiện nay của Hoa Kỳ. Những sự phản đối của ngài phó cố vấn vẫn chưa vượt qua được giới hạn của sự ủng hộ tinh thần. Chí ít các vị cần tuyên bố Biển Đông là vùng tự do hàng hải - Chứ không phải quốc tế hóa biển Đông - và tất cả các tranh chấp chủ quyền chính danh phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế.

Nói một cách hình ảnh: Thuyết Âm Dương Ngũ hành, lý thuyết thống nhất vũ trụ, vẫn chưa có một quyết định chính thức về việc có tìm ra nó hay không? Có lẽ nó còn chờ đợi xem thế gian diễn biến thế nào.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vạch trần chiêu bài thôn tính Siberia của Trung Quốc

(Tin tức 24h) - Dòng người di cư cùng ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc ở Siberia có thể dẫn đến sự mất chủ quyền của Nga đối với khu vực này.

Ngày 3/7, tờ New York Times (Mỹ) nhận định rằng Trung Quốc đang lăm le chiếm lấy vùng Siberia thưa dân nhưng giàu tài nguyên của Nga.

Siberia, phần lãnh thổ châu Á của Nga, là một vùng rất rộng lớn, chiếm đến 3/4 tổng diện tích nước Nga, tương đương với diện tích của cả Mỹ và Ấn Độ gộp lại.

Theo thống kê, Siberia hiện chứa tới 80% lượng tài nguyên dầu của Nga, đồng thời chiếm tới 85% lượng khí đốt tự nhiên, 80% than và các tài nguyên quý giá như kim loại quý hay kim cương. Việc vận chuyển những tài nguyên này sang châu Á dễ dàng hơn nhiều so với việc chuyên chở tới Moscow cách đó 3.000 km. Vùng Viễn Đông còn là nơi cung cấp cho Nga lối đi ra Thái Bình Dương.

Thế nhưng chỉ có 6 triệu người Nga ở bên này biên giới, trong khi bên kia là 90 triệu người Trung Quốc với một nền kinh tế đang khao khát nguyên vật liệu.

Posted Image

Lao động Trung Quốc ở Siberia

Theo các nhà quan sát, việc người Trung Quốc ở Viễn Đông và Siberia đông hơn người Nga bản địa sẽ giúp Trung Quốc dễ dàng áp đặt điều kiện, nội quy, điều lệ của mình lên người dân bản địa nơi đây. Khi đã định cư lâu dài, họ có khả năng xin nhập quốc tịch, hưởng các chính sách phúc lợi xã hội của Nga... Khi ấy, nước Nga chỉ còn sở hữu trên danh nghĩa vùng Siberia và Viễn Đông rộng lớn.

Trong khi đó, ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông của Nga đang tăng nhanh. Siberia trở thành nơi cung cấp tài nguyên, khoáng sản cho nền kinh tế bùng phát của Bắc Kinh.

Ngoài ra, các nhà máy Trung Quốc tại Siberia đang ngày càng có khả năng sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh với số lượng lớn; cho thấy vùng này đã thực sự trở thành một phần trong nền kinh tế Trung Quốc.

“Trên thực tế, Bắc Kinh có thể dùng chính chiến thuật của Nga (ở Ukraine) – đó là cấp hộ chiếu cho người dân thân Trung Quốc tại các vùng đang có tranh chấp với Nga, rồi sau đó đem quân sang ‘bảo vệ công dân của mình’”, tờ New York Times viết trong bài xã luận.

Bản thân Trung Quốc đã "nói trắng phớ" tham vọng chiếm Siberia khi tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Peterurg-2014, khi Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đòi Nga cho phép dân Trung Quốc di cư sang Siberia.

Đề nghị này được lập luận rằng: "Thứ nhất, giữa chúng ta có sự hợp tác kinh tế, không phải là sự hợp tác xuyên đại dương nào đó. Thứ hai, sự hợp tác của chúng ta là bổ sung cho nhau".

Theo Phó Chủ tịch Trung Quốc, các doanh nhân Trung Quốc nói nước Nga có lãnh thổ rộng lớn, còn dân Trung Quốc thì yêu lao động nhất thế giới. Nếu hai nước có thể kết hợp những yếu tố này, sẽ nhận được sự phát triển đáng kể.

Hồi tháng 8/2012, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã từng cảnh báo: “Viễn Đông... nằm cách Moscow rất xa và thật không may, chúng ta lại không có nhiều người ở đó và phải bảo vệ khu vực này trước sự bành trướng quá mức của dân chúng các nước láng giềng”.

"Nước láng giềng" kia không được ông Medvedev chỉ rõ là nước nào, tuy nhiên, nhiều người ngầm hiểu đó là Trung Quốc. Với cái cách Trung Quốc đang tiến hành ở Siberia, rõ ràng nước này chẳng cần nhọc công chiếm khu vực rộng lớn giàu tài nguyên của Nga bằng vũ lực, đơn giản đó chỉ là một cuộc "xâm lược mềm", bằng dân cư và ảnh hưởng kinh tế.

Dù cho Nga có nhìn thấy hiểm họa ngay bên cạnh mình khi ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông và Siberia ngày càng lớn mạnh, nhưng với cách thôn tính không tốn một viên đạn nào của Trung Quốc, nỗ lực bảo vệ vùng đất xa xôi là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với chính phủ Nga.

Ảnh quân đội Nga tập trận cực lớn ở Hạm đội Baltic

An Thái

==============

Bởi vậy, có vẻ như ngài Putin còn chưa chú ý điều này. Nước Nga cần có một chiến lược cho 50 năm sau. Ít nhất cũng phải như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc muốn phá liên minh của Mỹ

05/07/2014 07:58 (GMT + 7)

TT - Giới quan sát nhận định với chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Seoul, Trung Quốc muốn lôi kéo Hàn Quốc ra khỏi liên minh với Mỹ và Nhật để phá chiến lược “xoay trục châu Á” của Washington.

Posted Image

Ông Tập Cận Bình phát biểu chỉ trích Nhật tại ĐH Quốc gia Seoul - Ảnh: Reuters

Trước khi ông Tập đến Seoul, giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin chính quyền Tổng thống Park Geun Hye đã bày tỏ hi vọng hai bên sẽ ra một tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên sau cuộc hội đàm giữa ông Tập và bà Park hôm 3-7, tuyên bố của hai nhà lãnh đạo chỉ có thông điệp chung chung là “cương quyết phản đối” vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Yonhap, trong bài phát biểu ở ĐH Quốc gia Seoul hôm qua, ông Tập chẳng hề nhắc gì nhiều đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thay vào đó, ông Tập khổ công kể lể những tội ác mà chế độ quân phiệt Nhật đã gây ra tại Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên ở nửa đầu thế kỷ 20. Tân Hoa xã còn đưa tin ông Tập đề xuất với bà Park rằng Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức chung hoạt động tưởng niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai vào năm 2015.

Ý đồ chia rẽ

Quyền phòng vệ tập thể của Nhật có lợi cho Hàn Quốc

Trên báo Wall Street Journal, nhà phân tích quốc phòng Bruce Bennett của Hãng RAND Corporation cho rằng việc Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể chỉ có lợi chứ không có hại gì đối với Hàn Quốc. Bởi động thái của Nhật sẽ có lợi cho an ninh Đông Á. Trong trường hợp CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc, Mỹ sẽ phải bảo vệ nước này và điều động lực lượng cực lớn tham gia chiến tranh. Mỹ sẽ phải sử dụng các căn cứ tại Nhật để hỗ trợ chiến dịch quân sự. Quyền phòng vệ tập thể của Nhật sẽ tạo điều kiện cho Mỹ làm như vậy.

Những tuyên bố của ông Tập chắc chắn sẽ được dư luận Hàn Quốc hưởng ứng. Bởi quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, chủ yếu do vấn đề quá khứ chiến tranh và vụ tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima, hiện do Seoul kiểm soát. Cũng giống như Bắc Kinh, Seoul tỏ ra bồn chồn khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công bố “cách hiểu mới” hiến pháp hòa bình Nhật, tạo điều kiện cho Tokyo thực thi quyền “phòng vệ tập thể”.

Chuyên gia Frank Jannuzi, chủ tịch Tổ chức Mansfield Foundation, nhận định Trung Quốc “đánh hơi” thấy đây là một cơ hội tốt để phá vỡ thêm mối quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc. Còn báo New York Times của Mỹ dẫn lời ông Chun Yung Woo, cố vấn an ninh quốc gia của cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, như sau: “Ông Tập không muốn bỏ lỡ cơ hội đổ thêm dầu vào ngọn lửa bất đồng giữa Tokyo và Seoul. Trung Quốc đang cố lôi kéo Hàn Quốc càng xa Nhật và Mỹ càng tốt”.

Seoul và Tokyo là hai đồng minh lớn nhất của Washington ở châu Á, và việc lợi dụng sự bất đồng giữa hai quốc gia này sẽ giúp Bắc Kinh chống lại chiến lược “xoay trục châu Á” của chính quyền Tổng thống Barack Obama. “Trung Quốc muốn gửi thông điệp tới Mỹ rằng nước này đang tìm cách định hình lại khu vực châu Á và sẵn sàng hành động để thể hiện rằng Bắc Kinh là cường quốc tại đây” - ông Evans Revere, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á, khẳng định.

Trung Quốc đã bộc lộ ý đồ lợi dụng Hàn Quốc để phá thế liên minh quân sự tại Mỹ trong khu vực từ trước chuyến đi của ông Tập. Khi đi tiền trạm đến Seoul, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã bày tỏ sự phản đối việc Mỹ muốn lập hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Cơ sở để Bắc Kinh tin tưởng vào chiến lược lôi kéo Seoul là quan hệ thương mại song phương 229 tỉ USD năm 2013 và đang tăng trưởng. Chính quyền Tổng thống Park cũng xem Trung Quốc là một đối tác trong nỗ lực đối phó với chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Không dễ cho Bắc Kinh

Nhưng các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ không dễ thực hiện thành công chiến lược chia rẽ này. Ông Chun Yung Woo quả quyết dù Tổng thống Park có quan điểm cứng rắn với Nhật nhưng sẽ “không để Bắc Kinh dụ dỗ”, bởi Seoul không muốn trở thành con tốt trong cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh. Ông Revere cũng nhấn mạnh nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy Hàn Quốc và Mỹ ra xa nhau “sẽ không đi đến đâu”.

Bởi quan hệ liên minh 60 năm giữa Hàn Quốc và Mỹ vẫn là nền tảng của chiến lược quốc phòng Hàn Quốc. Hiện Mỹ triển khai 29.000 binh sĩ đóng tại Hàn Quốc và Seoul được “ô hạt nhân” của Washington bảo vệ. Ông Chung cho rằng Tổng thống Park hiểu rất rõ ý đồ thâm sâu của ông Tập cũng như tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Hàn.

Sức mạnh của dư luận cũng là một yếu tố lớn. Theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, người Hàn Quốc có cái nhìn thiện cảm hơn đối với Trung Quốc so với năm ngoái, nhưng vẫn đánh giá Mỹ là quốc gia được họ yêu chuộng nhất và là đồng minh quan trọng nhất.

Một vấn đề nữa là Hàn Quốc cũng có thể trở thành nạn nhân trong tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Năm 2012, chính quyền Tổng thống Lee Myung Bak đã phản đối dữ dội khi Tổng cục Hải dương Trung Quốc tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Hàn Quốc thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Phía Seoul đã xây một trạm nghiên cứu hải dương trên bãi đá ngầm này. EEZ của Hàn Quốc và Trung Quốc chồng lấn, và trước năm 2012 hai nước đã đàm phán 16 vòng về vấn đề này nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.

Chính vì vậy, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ còn phải tốn rất nhiều công sức để chia rẽ tam giác Mỹ - Nhật - Hàn tại châu Á - Thái Bình Dương.

HIẾU TRUNG

=====================

Ngài Tập tỏ ra là một nhà chiến lược rất lãng mạn về chính trị quốc tế. Có lẽ vì nằm trong tổ hợp "Giấc mơ Trung Hoa", nên có những bước đi là những phần tử phù hợp với nội hàm của nó.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quyền phòng vệ Nhật Bản:

Đằng sau tiếng sét không kịp bưng tai...

(Quan hệ quốc tế) - Trong tình hình hiện nay, không quốc gia nào tự mình bảo vệ được hòa bình nếu như không có sự giúp đỡ của bạn bè, đồng minh.

Báo Trung Quốc: “Chấp” Việt Nam, Philippines và Nhật Bản hợp sức

Nhật Bản: Hành động của Trung Quốc là điên rồ!

Kể từ thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, quân đội Nhật Bản đã bị trói bằng một Hiến pháp do Mỹ, kẻ chiến thắng, soạn thảo bởi điều 9 quy định:

“Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe doạ bằng vũ lực.

Để thực hiện mục đích ghi ở trên, lục, hải và không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không được duy trì. Quyền tham chiến của đất nước sẽ không được công nhận”.

Thế trận tự hình thành và ngày càng nóng trên Biển Đông

Như vậy, nếu chấp hành nghiêm điều 9 này thì nền hòa bình Nhật Bản có được hoàn toàn phụ thuộc vào cái ô che của Mỹ, một nền hòa bình thụ động. Nhưng, hiện tại Nhật Bản đã có tiềm lực chiến tranh, năng lực quốc phòng, quân đội của họ gồm hải, lục, không quân… hùng mạnh thuộc loại nhất nhì châu Á. Tuy thế, quân đội Nhật Bản để trở thành một “quân đội bình thường” thì còn một vấn đề cuối cùng phải giải quyết.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1.7 giải thích về việc diễn dịch Điều 9 Hiến pháp là để bảo vệ nước Nhật: “Tình hình thế giới xung quanh Nhật Bản đang phát triển ngày càng nghiêm trọng. Để chuẩn bị cho mỗi kịch bản có thể, cần thiết phải có các biện pháp lập pháp liền lạc để chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống và hòa bình của nhân dân ta”

Nội các Nhật Bản hôm 1/7 đã quyết định thay đổi cách hiểu đối với bản Hiến pháp hòa bình liên quan đến việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, theo đó, chấm dứt lệnh cấm quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

'Cơ chế' an ninh nào phù hợp cho Việt Nam?

Cụ thể nó được diễn giải như sau: Sẽ có 3 tình huống Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng của mình. Thứ nhất là nếu một nước đồng minh hay nước bạn của Nhật Bản bị tấn công, thứ hai là nếu cuộc tấn công đó là mối đe dọa đến sự tồn vong của Nhật Bản, và thứ ba là những mối đe dọa đó làm suy yếu quyền của người dân theo đuổi cuộc sống, sự tự do và hạnh phúc.

Quyết định trên của chính quyền Thủ tướng S. Abe cần phải có sự thông qua của Quốc hội Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề thủ tục bởi LDP đang kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Nhật, cho nên, chẳng có ai nghi ngờ về tính hiệu lực của nó bất chấp có các cuộc biểu tình phản đối của những thành phần đối lập…

Đây là một quyết định mà có được nó không phải dễ dàng. Những người tiền nhiệm của ông S.Abe đã cố gắng nhưng vấp sự phản kháng quyết liệt đã phải bỏ ý định, chỉ khi Thủ tướng Shinzo Abe cầm quyền, bằng cách “đi vòng” mới thu được kết quả không tưởng. Người ta chỉ thấy ánh chớp của sét lóe sáng mà không kịp bịt tai.

Thủ tướng Nhật Bản S.Abe coi quyết định này “sánh ngang với cải cách Minh Trị”, cuộc cải cách đã khai sinh ra một Nhật Bản hiện đại ngày nay. Quyết định này là một bước ngoặt lịch sử có tầm ý nghĩa lớn đến mức ngay Phó Tổng thư ký nội các Nhật Bản ông K.Kato cũng không dám phân tích bình luận đánh giá của Thủ tướng S.Abe.

Có thể nói, quyền phòng vệ tập thể là dấu chấm hết trang lịch sử Nhật Bản kể từ năm 1945 đến nay để một trang mới hùng cường bắt đầu.

Một cấu trúc an ninh mới của châu Á-Thái Bình Dương

Trước hết chúng ta hãy nghe phản ứng của Trung Quốc.

Tân Hoa xã chỉ trích gay gắt “Nhật Bản có một lịch sử đã từng tấn công lén lút trong các cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ trong 100 năm gần đây. Bây giờ, Nhật Bản, với sự tự do lớn hơn để sử dụng vũ lực quân sự thì sẽ làm cho thế giới lo lắng”; Nhật báo Trung Quốc cho rằng “Nhật Bản đang viết lại lịch sử…”; Nhân dân nhật báo tố cáo “Nhật Bản phá vỡ hệ thống thời hậu chiến”…Và chính phủ Trung Quốc lên tiếng cảnh báo “Nhật Bản không được lấy lý do về “mối đe doạ từ Trung Quốc” để thúc đẩy việc mở rộng vai trò của quân đội, đồng thời cảnh báo việc Nhật Bản “thay đổi trong chính sách không được làm tổn hại đến an ninh và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc”.

Chung quy lại thì theo Trung Quốc, chúng ta có thể thấy việc Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể có nghĩa là Nhật Bản đã phá vỡ hệ thống hậu chiến (thực chất là Nhật Bản xóa bỏ sự trói buộc bởi Hiến pháp do Mỹ áp đặt), có nguy cơ đe dọa hòa bình thế giới. Đồng thời, điều đó khiến Nhật Bản sẽ, đang là đối trọng sức mạnh với Trung Quốc (và đương nhiên sẽ ngăn chặn sự hung hăng, bành trướng của Trung Quốc) trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tân Hoa xã của Trung Quốc đặt câu hỏi: Liệu Trung Quốc có nằm trong toan tính quân sự (đối tượng, điều kiện để Nhật Bản triển khai phòng vệ tập thể) của các người không? Câu hỏi có vẻ mỉa mai, thách thức Nhật Bản, nhưng, như thế thì la hét om xòm làm gì, thử thì biết ngay.

Vậy thì rõ quá rồi, hành động của Nhật Bản đã chứng tỏ Nhật Bản muốn hoàn toàn chủ động gìn giữ nền hòa bình của mình trong cái ô an ninh với Mỹ mà không sợ Trung-Mỹ mặc cả, thỏa hiệp với nhau.

Posted Image

Đã qua rồi Quân đội Nhật Bản trước đây chỉ “làm cảnh” và diễu binh. Ảnh: Lục quân Nhật Bản trong một buổi diễu binh.

Giờ đây Mỹ liên minh với Nhật Bản là liên minh với một quốc gia có quân đội không phải chỉ để “làm cảnh” để “diễu binh” mà quân đội đó tấn công, phòng thủ, nhanh như chớp bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.

Liên minh quân sự với Mỹ mà khi tác chiến xảy ra thì quân đội Nhật Bản chỉ biết đỡ chứ không biết tấn công, không biết chia lửa với nhau, trong khi tài chính quốc phòng Mỹ thiếu hụt, sức đã giảm…là một liên minh không bền vững dễ bị “bán đứng”. Cho nên, phòng vệ tập thể là nhu cầu tất yếu của sức mạnh liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản, bảo đảm cho một nền hòa bình thực sự của Nhật Bản trước sự hung hăng của Trung Quốc đang muốn rửa nỗi nhục 100 năm trước với Nhật Bản.

Sự thay đổi tư tưởng quân sự, tư tưởng tác chiến của một quân đội có tiềm lực quân sự cực mạnh như quân đội Nhật Bản, đương nhiên sẽ thay đổi cấu trúc an ninh hiện tại, một cấu trúc an ninh mới sẽ hình thành.

Một cục diện địa chính trị mới của châu Á-Thái Bình Dương

Có thể nói, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương cuộc chiến địa chính trị của Trung Quốc và Nhật Bản đang rất quyết liệt. Với tham vọng bành trướng, chiếm trọn Biển Đông đã khiến Trung Quốc mất hết bạn bè, Trung Quốc đã tạo ra sự lo ngại, cảnh giác đối phó của láng giềng, đẩy họ ra xa đến với Mỹ và Nhật Bản.

Trong lời dẫn tại diễn đàn an ninh Shangri-La, Thủ tướng Nhật Bản S.Abe nêu rõ “Tình hình an ninh khu vực hiện nay (Trung Quốc đang hung hăng thể hiện cơ bắp, gây bất ổn an ninh khu vực…) thì không một quốc gia nào tự bảo vệ được hòa bình nếu như không có sự giúp đỡ của bạn bè, đồng minh..”, Cùng với việc thực hiện quyền phòng vệ tập thể đó là, quyền tấn công để bảo vệ đồng minh, quyền tấn công để bảo vệ bạn láng giềng thân thiết khi được yêu cầu…

Nhật Bản đã gửi một thông điệp đầy trách nhiệm rằng, sẽ là bạn của tất cả các quốc gia đạng bị Trung Quốc đe dọa, chèn ép. Phải chăng Việt Nam, Philipines, Úc…và ngay cả Đài Loan cũng sẽ được Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể khi cần thiết khi an ninh bị đe dọa? Điều đó có xảy ra không khi chẳng hạn tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản qua Việt Nam…bị đe dọa nghiêm trọng?

Rõ ràng việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, Nhật Bản đã thực sự chủ động làm chủ cuộc chơi địa chính trị khu vực, chiếm ưu thế trước Trung Quốc.

Nếu như trước đây, Nhật Bản muốn là bạn trong mắt láng giềng khu vực bằng hình ảnh của một cường quốc kinh tế thì ngày nay không những thế muốn là bạn với hình ảnh của một cường quốc quân sự hùng mạnh đầy trách nhiệm để chống kẻ thù chung. Đây là một hình ảnh đầy “quyến rũ” khác nhiều với hình ảnh một Trung Quốc đang rêu rao trỗi dậy hòa bình mà có cái “lưỡi bò” tham lam đáng sợ.

Đồng tiền viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam không đủ để làm cho giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc phải rút lui, nhưng cái để làm cho Trung Quốc không đe dọa an ninh hàng hải Nhật Bản qua vùng biển Việt Nam là cơ chế an ninh nào đó của Việt Nam và Nhật Bản khi quyền xuất khẩu vũ khí, quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản được “cởi trói”…Và, với Philipines, Malaysia hay Úc…cũng đều vậy thôi.

Việc làm “động trời” khi Nhật Bản tuyên bố chấm dứt lệnh cấm quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài có vẻ như “phục hồi chủ nghĩa phát xít” đã không làm các nước trong khu vực đã từng là nạn nhân của phát xít Nhật lo ngại, trái lại họ ủng hộ toàn bộ trừ Trung Quốc phản đối gay gắt, quyết liệt (tất nhiên rồi) và Hàn Quốc phản đối thận trọng.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì đã hơn 60 năm qua, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia “gương mẫu” đầy trách nhiệm, trong khi đó Trung Quốc lại nổi lên với một ý đồ, tham vọng rất đen tối, một hành động còn hung bạo, bất chấp, ngang ngược hơn cả phát xít Nhật năm xưa thì coi trọng hiện tại để hành động cho tương lai là lẽ đương nhiên của các quốc gia trong thế giới phẳng hiện nay.

Trong tình thế an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản đã có quyết định làm thay đổi nước Nhật để đối phó với những thách thức an ninh. Vậy, trong tình hình chung đó, Việt Nam ta nhất định cũng phải có những quyết định làm thay đổi cục diện an ninh quốc phòng.

Lê Ngọc Thống

======================

Trong tình hình hiện nay, không quốc gia nào tự mình bảo vệ được hòa bình nếu như không có sự giúp đỡ của bạn

Chính xác là như vậy, kể cả Hoa Kỳ. Nhưng không phải chỉ bây giờ mà từ lâu rồi vưỡn vậy.

Quyết định trên của chính quyền Thủ tướng S. Abe cần phải có sự thông qua của Quốc hội Nhật Bản. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề thủ tục bởi LDP đang kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Nhật, cho nên, chẳng có ai nghi ngờ về tính hiệu lực của nó bất chấp có các cuộc biểu tình phản đối của những thành phần đối lập…

Quyền phòng vệ tập thể là một quyền mà tất cả những quốc gia độc lập đều có - Trừ Nhật Bản. Bởi vì hiến pháp 1945 của Nhật Bản thực chất là một hiến pháp đầu hàng. Do đó, nếu tôi là người Nhật thì vì lòng tự trọng quốc gia, tôi luôn ủng hộ sự cái cách hiến pháp để nước Nhật ngang bằng và bình đẳng với các nước khác về quyền phòng vệ tập thể. Lão Gàn bỏ một phiếu ủng hộ thủ tướng Nhật S. Abe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ dành "cây gậy" và "củ cà rốt" cho Trung Quốc trên Thái Bình Dương

Thứ Bẩy, 05/07/2014 - 10:02

Viễn cảnh lạc quan xen lẫn lo ngại giữa hai đối thủ Mỹ - Trung Quốc là những gì có thể thấy được trong các cuộc diễn tập hải quân gần đây do Mỹ đứng đầu.

Posted Image

Hai cuộc diễn tập hải quân do Mỹ đứng đầu ở hai bờ đối diện trên biển Thái Bình Dương cho thấy những viễn cảnh hoàn toàn khác nhau: một lạc quan, một lo ngại, về những gì Mỹ - Trung có thể đem lại cho nhau.

“Củ cà rốt khủng” RIMPAC

Ở bờ phía Đông, trên vùng biển ngoài khơi Hawaii, các tàu Trung Quốc đang lần đầu tiên tham gia tập trận hai năm một lần mang tên Vành đai Thái Bình Dương, hay RIMPAC.

Đây là tín hiệu tích cực, nhất là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc về sự tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Tập trận RIMPAC sẽ kéo dài tới tận ngày 1/8, là diễn tập hải quân đa phương lớn nhất thế giới.

Với việc phái 4 tàu, trong đó có tàu bệnh viện Peace Ark, Trung Quốc đang ra hiệu về một cách tiếp cận mang tính hợp tác hơn đối với Mỹ và các láng giềng Thái Bình Dương khác.

“Cây gậy sát sườn” CARAT

Tuy nhiên, cách 5 nghìn dặm về phía Tây, một cuộc tập trận khác cũng vừa diễn ra ngoài khơi Philippines với một thông điệp rất khác. Tập trận "Hợp tác Huấn luyện và Sẵn sàng chiến đấu trên Biển" – CARAT giữa Mỹ và Philippines từ 26/6 - 1/7 diễn ra ngoài khơi Bản Subic, nơi từng là căn cứ hải quân bên ngoài lớn nhất Mỹ.

Subic còn có vai trò trọng trong chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Tổng thống Mỹ Obama, nhằm trấn an các đồng minh cảm thấy đang bị Trung Quốc uy hiếp.

Subic cũng gần ngay bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, một vùng biển giàu hải sản mà Trung Quốc đã chiếm đóng trên thực thế từ năm 2012.

Các tư lệnh Mỹ và Philippines không đưa ra bình luận về sự liên hệ giữa hai cuộc tập trận với những tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc. Nhưng rõ ràng: nếu RIMPAC tượng trưng cho hi vọng của Mỹ về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, thì CARAT lại nằm trong phương án B sử dụng hành động quân sự nếu mọi thứ trở nên tồi tệ.

Tiếp sau sẽ là “cây gậy”, “củ cà rốt” nào?

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc là động lực cho một môi trường hòa bình trong khu vực và thế giới. Song các nhà phân tích quân sự phương Tây đều thống nhất cho rằng, sự tăng cường an inh trước các mối đe dọa từ hai bên đang là mối đe dọa lớn nhất tới hòa bình châu Á.

Một giải pháp quân sự sẽ dẫn tới sự phản công không thể kiểm soát và dẫn tới sự bế tắc an ninh. Đây là tình thế cả Mỹ và Trung Quốc đều thấy trước.

Trung Quốc xem sự hợp tác quân sự ngày càng được củng cố giữa Mỹ với các đồng minh châu Á như Philippines là một phần trong nõ lực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và ngăn chặn họ đối với các quyền chủ quyền “hợp pháp”.

Điều này khiến Bắc Kinh đưa ra chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực”(AD/A2 - anti – access/ area denial) bờ Tây Thái Bình Dương đối với lực lượng Mỹ.

Nhằm thực hiện chiến lược này, Trung Quốc đã tích lũy những vũ khí tối tân như tên lửa dẫn đường chính xác tầm xa nhằm vào các căn cứ quân sự và tàu chiến của Mỹ trong khu vực, những tàu ngầm siêu êm, cùng năng lực tác chiến mạng và tác chiến không gian - vũ trụ.

Phía Mỹ đang nhằm vào các chiến lược có thể đối phó nỗ lực “A2/AD” của Trung Quốc. Trong đó có chiến lược tác chiến Không - Biển với các đợt tấn công phủ đầu các mục tiêu trên lục địa Trung Quốc, nhằm “hạ gục” các bệ phóng tên lửa và các trung tâm chỉ huy – kiểm soát.

Cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung không bao giờ được chính thức nói ra. Mỹ tránh mô tả Trung Quốc như một mối đe dọa về quân sự, mà chỉ là muốn Trung Quốc đảm nhận vai trò lớn hơn và “có trách nhiệm” trong các vấn đề toàn cầu.

Còn Trung Quốc, vẫn “hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương”. Trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Trung 2013 (Sunnylands, California), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh mong muốn “một kiểu quan hệ nước lớn mới” với Mỹ.

Sự lạc quan một cách thận trọng được ông Daniel Russel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương phản ánh trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ gần đây.

Ông Russel bác bỏ quan điểm cho rằng, Mỹ và Trung Quốc đang trong một cuộc Chiến tranh Lạnh và kết thúc trong xung đột.

Theo Đỗ Tuấn

Tiền phong/The Wall Street Journal

===========================

Hix! Lão Gàn không thấy củ cà rốt nào ở đây cả? Mà chỉ thấy một cây gậy rất to được đem ra thể hiện là sức mạnh Hải Quân Hoa Kỳ và Đồng minh, Tung Cóoc được mời tham gia lần đầu tiên và trong hoàn cảnh hiện này, chỉ để tận mắt chứng quả. Đó là cuộc tập trân RIMPAC. Và một ngọn roi nhỏ hơn loại dùng để quất ngựa. Đó là cuộc tập trận CARAT.

Trong quan hệ Tung Cóoc và Hoa Kỳ ngày nay và trong tương lai, không còn củ cà rốt nào. Vấn đề còn lại chỉ là Tung Cóoc biết điều tuân thủ hợp tác quốc tế hay chiến tranh kết thúc "canh bạc cuối cùng".

Hãy chờ xem.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc: Hàng chục tướng rơi lon

TP - Đang có một trận động đất chưa từng có trong quân đội Trung Quốc thời gian gần đây kể từ khi tướng Từ Tài Hậu bị xử lý, hàng chục tướng khác cũng rơi lon.

Posted Image

Vụ án Từ Tài Hậu đang trở thành đề tài cực “hot” của báo chí những ngày này. Mang quân hàm cao nhất (Thượng tướng), từng là người đứng thứ 2 toàn quân (chỉ sau Chủ tịch Quân ủy), Từ Tài Hậu là nhân vật cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc bị xử lý vì phạm tội tham nhũng trong lịch sử.

Phụ trách công tác tổ chức lực lượng, và công tác chính trị lại phạm tội “nhận hối lộ để mưu lợi cho người khác”, tội của Từ Tài Hậu là bán quân hàm, có thể liên quan đến hàng ngàn cán bộ cao cấp.

4 thư ký của Từ Tài Hậu bị bắt

Theo hãng tin Đa Chiều của người Hoa hải ngoại ngày 5/7, sau khi tin Từ Tài Hậu bị khai trừ đảng, chuyển giao cơ quan tư pháp điều tra, quân đội Trung Quốc chìm đắm trong những tin đồn đủ loại, những người đứng đầu quân đội thì im hơi lặng tiếng.

Báo chí cho biết, có tới “hàng chục” viên tướng liên đới đã bị điều tra, trong đó có 4 người vốn là thư ký của Từ Tài Hậu hiện đang đeo lon Thiếu tướng và được quan thầy sắp xếp vào những vị trí “đẹp”.

Ngoài những viên tướng đã bị bắt được nêu tên trước đây như Cốc Tuấn Sơn, Diệp Vạn Dũng, Phương Văn Bình... lại có thêm những người khác bị mất lon như: Lý Văn Bân- Phó Chủ nhiệm chính trị quân chủng Hải quân, Khang Hiểu Huy- Chính ủy Hậu cần Quân khu Thẩm Dương, Tề Trường Minh- Phó Tham mưu trưởng Quân khu Bắc Kinh, Trương Cống Hiến- Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Tế Nam, 4 người này đều đã từng là thư ký của Từ Tài Hậu.

Posted Image

Từ Tài Hậu, người được cho là ô dù của Cốc Tuấn Sơn

Một điều khiến người ta sửng sốt nữa là: qua điều tra của báo chí, chỉ riêng thị xã cấp huyện Ngõa Phòng Điếm, quê Từ Tài Hậu trực thuộc thành phố Đại Liên tỉnh Liêu Ninh mà có tới hơn 30 viên tướng.

Ngoài Từ Tài Hậu còn có mấy Thượng tướng như nguyên Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Vu Vĩnh Ba, Phó Tư lệnh Không quân Trịnh Quần Lương, nguyên Chính ủy Quân khu Bắc Kinh Cốc Thiện Khánh. Được biết, phần lớn các viên tướng quê Ngõa Phòng Điếm đã bị lọt vào tầm ngắm.

Cốc Tuấn Sơn và hai viên tướng đã khai báo việc Từ Tài Hậu bán lon tướng thu tiền, có không ít viên tướng một sao và hai sao đã nằm trong bản danh sách đen, một số đã bị bắt hoặc bị điều tra như các Thiếu tướng Diệp Vạn Dũng (bị bãi chức Ủy viên Hội nghị Chính Hiệp hôm 25/6), Vệ Tấn, Phó chính ủy Quân khu Tây Tạng, Phương Văn Bình, nguyên Tư lệnh Quân Khu tỉnh Sơn Tây, Phù Lâm Quốc, Phó Tham mưu trưởng Tổng bộ Hậu cần (viên tướng vốn là thư ký của nguyên Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu Cần Liêu Tích Long này khi khám nhà đã thu được 25 kg vàng khối cùng nhiều món đồ đắt tiền khác). Việc xử lý những người còn đang tại chức này như thế nào là cả một vấn đề không đơn giản.

Ai đánh tháo kẻ rửa tiền cho Từ Tài Hậu ?

Cuối năm 2012, vợ Từ Tài Hậu cử một người họ hàng là Triệu Đan Na, 21 tuổi bay sang Hongkong để mở 8 tài khoản trong một số ngân hàng, giúp Từ Tài Hậu rửa số tiền 10 tỷ đô la Hồng Kông (HKD). Tuy nhiên, Triệu Đan Na đã bị cơ quan giám quản tiền tệ Hồng Kông phát hiện, báo cho cơ quan tư pháp bắt giữ điều tra.

Sau nửa năm bị tạm giam, tháng 12/2013, Triệu đã được bảo lãnh tại ngoại sau khi có người nộp số tiền kỷ lục 30 triệu HKD và 10 triệu NDT. Tháng 1/2014, Triệu Đan Na bỏ trốn khỏi Hồng Kông. Người nộp tiền bảo lãnh cho Triệu tại ngoại được xác định là Tiêu Viêm Khôn, cựu Chủ tịch HĐQT bệnh viện Bác Ái và một người thân khác.

Tuy nhiên, theo Thư tố giác của các nhân viên Tổ chuyên cơ sư đoàn Không quân 34 sân bay Tây Giao gửi ông Tập Cận Bình thì cơ quan tổ chức bảo lãnh và đưa Triệu trốn về ẩn náu ở Trung Quốc chính là Cục Liên lạc Tổng bộ Chính trị (nơi con gái Từ Tài Hậu công tác) và Cục Tình báo Quân khu Quảng Châu.

Hai cha con chung một bồ nhí

Sau khi vụ án Từ Tài Hậu được công khai, những thông tin về cuộc sống riêng tư sa đọa của ông ta cũng dần được phanh phui, trong đó có chuyện hai cha con Từ “dùng chung” người đẹp Trương Lan Lan. Trương Lan Lan tên thật Trương Hiểu Tuyết, vốn là diễn viên Đoàn văn công Chiến Kỳ, quân khu Thành Đô, MC Đài truyền hình Tứ Xuyên.

Da trắng bóc, dáng người cân đối, gương mặt xinh đẹp, Trương Lan Lan được báo chí gọi là “quân trung đệ nhất mỹ nữ” (người đẹp nhất trong quân đội). Khi là Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị, Từ Tài Hậu đã đưa Trương Lan Lan về Đoàn ca múa Tổng bộ chính trị, cho nhập ngũ, tạo cơ hội để Trương nổi danh và biến Trương thành “của riêng”.

Từ Tài Hậu còn lập cho Trương công ty riêng mang tên Công ty giải trí Cẩm Tú Thế Kỷ, mỗi năm rót cho hàng trăm triệu kinh phí tiền công, hoặc làm nơi để những kẻ hối lộ cho ông ta chuyển tiền vào.

Trương Lan Lan muốn đóng phim, Từ tiền thuê hẳn một ê-kip viết kịch bản theo kiểu “đo ni đóng giày”, như các phim “Trinh quan trường ca”, “Giang sơn phong vũ tình”, “Hộ hoa kỳ duyên”, “Xuân hoa thu nguyệt”... trả cát-sê cao ngất để mời các minh tinh Đại Lục, Hồng Kông như Đường Quốc Cường, Trần Bảo Quốc, Trần Đạo Minh, Bão Quốc An, Vương Cương, Lý Cường, Mã Cảnh Đào...đóng cặp cùng Trương. Chỉ trong 2 năm, Trương Lan Lan đóng 6, 7 phim liền, mỗi phim đầu tư trên 10 triệu tệ.

Các phim này nội dung chả ra gì, nhưng đều được Lý Đông Sinh (chủ quản Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, sau là Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị bắt trong vụ án Chu Vĩnh Khang) chọn đưa phát vào giờ vàng buổi tối. Năm 2008, Trương Lan đột nhiên biến mất khỏi làng giải trí. Về nhân thân của Trương, người thì bảo là con dâu, người lại khẳng định cô ta là bồ nhí của Từ Tài Hậu.

Sau Từ Tài Hậu là Quách Bá Hùng

Ngày 2/7 trên báo điện tử Minh Kính đăng tải một bức thư ngỏ của “một số cán bộ cơ quan Tổng bộ Chính trị” gửi ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo trung ương đề nghị “xử lý Quách Bá Hùng”, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy cùng thời với Từ Tài Hậu. Bức thư tố giác Cốc Tuấn Sơn hối lộ Quách không kém Từ, tạo cơ hội cho con gái, con rể Quách vơ vét hàng chục tỷ tệ từ ngân sách trang bị quốc phòng.

Hồi tháng 4/2014, Bức thư ngỏ thứ nhất đã xuất hiện với nội dung tố giác tội lỗi của cả Từ Tài Hậu lẫn Quách Bá Hùng, trong đó đề cập đến việc ông ta nhận hối lộ hàng chục tỷ tệ của Cốc Tuấn Sơn, có hàng trăm ngôi nhà ở các tỉnh, bao nuôi mấy chục bồ nhí...Đáng chú ý, hôm 1/7, báo điện tử Tài Kinh đưa tin Quách Bá Hùng đã bị “song quy” (cách ly để điều tra), nhưng sau đó tin này bị gỡ xuống. Dư luận cho rằng, đó là dấu hiệu cho thấy sắp tới đến lượt Quách Bá Hùng sẽ bị xử lý.

===================

K

hông nằm ngoài góc nhìn của Lý học Đông phương - khi bắt đầu bằng Bạc Hy Lai. Còn dài dài cho đến khi ....nát bét.

Hãy chờ xem.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đau đầu trước "quả bom bất ổn" Hong Kong

(Quan hệ quốc tế) - Tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, thậm chí tên lửa hạt nhân cũng chưa làm Trung Quốc tan rã, nhưng những “quả bom bất ổn” thì có thế.

Chính sách "Một nước hai chế độ" chẳng phải là sự “sáng tạo về lý luận” về CNXH mang màu sắc Trung Quốc của “đồng chí Đặng” mà là sự lặp lại hình thái nhà nước phong kiến của Trung Quốc vào thời trên có Thiên triều, dưới có các ông vua con, mỗi ông hùng cứ mỗi phương.

Vì sao Trung Quốc không dám 'xử rắn' với Hong Kong?

Chính sách này ra đời là xuất phát từ vấn đề thu hồi Đài Loan bằng biện pháp quân sự là không thể, đồng thời, thông qua chính sách này khi đối xử với 2 vùng đất được Anh và Bồ Đào Nha trả lại sau 99 năm sẽ tạo ra một tấm gương tốt, ve vãn Đài Loan yên tâm trở về với Đại lục.

Tuy nhiên, do có nhiều lực lượng còn "dị ứng" với chế độ ở Đại lục, thậm chí còn mong muốn Đài Loan độc lập nên khi được đề xuất về “một quốc gia, hai chế độ”, Đài Loan (bao gồm chính phủ, các Đảng phái, kể cả những người ủng hộ một Trung Quốc thống nhất) đã bác bỏ chúng ngay dù cho Bắc Kinh tuyên bố sẽ cho phép Đài Loan có quân đội riêng.

Chính sách này với Đài Loan, Bắc Kinh thực hiện khá cứng rắn, đó là nguyên tắc một Trung Quốc (một nước). Bắc Kinh yêu cầu tất cả các quốc gia muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa phải công nhận nguyên tắc một Trung Quốc và không được duy trì quan hệ với Trung Hoa dân quốc.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Tây Tạng cũng tỏ ý mong muốn một chính sách tương tự cho khu tự trị này. Nhưng, Bắc Kinh đã bác bỏ ngay vì cho rằng Tây Tạng khác với các phần lãnh thổ trên là chưa bao giờ trở thành thuộc địa chính thức của quốc gia phương Tây nào.

Không ngán Trung Quốc, Mỹ thẳng thắn tôn trọng Hong Kong

Hong Kong và Ma Cao là nỗi đau, nỗi nhục của Trung Quốc, là 2 mảnh đất của Trung Quốc khi bị thua trận buộc phải cho Anh quốc (Hong Kong) và Bồ Đào Nha (Ma Cao) “thuê mướn” trong 99 năm. Khi Hong Kông được trả lại năm 1997 (Ma Cao 1998), bằng chính sách “một nước 2 chế độ” hay “mèo trắng, mèo đen…” đã phát huy tác dụng, Hong Kong trở thành một cửa ngõ để Trung Quốc thu hút đầu tư, là “con ngỗng vàng đẻ trứng” cho kinh tế Trung Quốc khởi sắc.

Posted Image

Người dân Hong Kong xuống đường biểu tình

Nhưng bất cứ một hình thái phát triển xã hội nào cũng tuân thủ theo quy luật, có tính khoa học, nếu áp đặt theo ý muốn chủ quan sẽ tạo ra mâu thuẫn để phủ định sự tồn tại đó. Huống chi “một nước 2 chế độ” chỉ là một đối sách mà không phải là một chân lý của CNXH Khoa học thì tất yếu sẽ bị phá sản. Và thực tế hiện tại, chính sách “một nước 2 chế độ” đã lỗi thời, không còn tác dụng.

Hong Kong là nỗi bất an của Trung Quốc

Nếu như bất ổn chính trị là một quả bom đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội Trung Quốc hiện hành thì quả bom này có 3 ngòi nổ nguy hiểm mà Trung Quốc bằng mọi giá phải ngăn chặn. Đó là, lạm phát, thất nghiệp và ly khai, mà “ly khai” đang là hiện hữu, thách thức lớn nhất.

Rõ ràng là có thể tồn tại nhiều thành phần (nền) kinh tế trong một chế độ (mộ nước), nhưng tồn tại nhiều chế độ trong một quốc gia chẳng khác nào nhốt hổ, báo, chó sói…trong một chuồng.

Trong bối cảnh đất nước đang còn tồn tại những kẻ khủng bố, đòi ly khai âm ỉ của các khu tự trị như Tân Cương, Tây Tạng và tác động của khu vực như Ukraine thời gian qua, Trung Quốc đã thấy sự bất an về chính sách “một nước 2 chế độ” dành cho Hong Kong khi chính nó đã trở thành một mảnh đất màu mỡ cho mầm ly khai đâm chồi nảy nở.

Dấu hiệu lây nhiễm nền dân chủ phương Tây từ Hong Kong đã khiến Hoàn Cầu thời báo lên tiếng trấn an “Trung Quốc không phải là Ukraine và Hong Kong không có khả năng trở thành một là Kiev hay Donestk”.

Đúng vậy, Hong Kong không thể là Donestk lại càng không thể là Crimea, nhưng một chế độ chính trị khác với chế độ chính trị Trung Quốc, một nền dân chủ khác với nền dân chủ Trung Quốc…mới chính là một ngòi nổ cực kỳ nguy hiểm và nhạy cảm.

“Một Trung Quốc thống nhất không giúp gì nhiều cho cá nhân chúng tôi. Tôi không muốn một quốc gia lớn, mỗi tỉnh có thể độc lập và chúng ta có thể sống chung với nhau trong sự khác biệt”... tuy là một tiếng nói từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc (Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) nhưng đã phản ánh một ý tưởng, một nguyện vọng...nguy hiểm đều từ nguồn cảm hứng Hong Kong mà ra.

Hong Kong đã không còn tác dụng như trước với nền kinh tế Trung Quốc hiện tại, chế độ chính trị tại Hong Kong biến Hong Kong trở thành một khối u rất khó chịu cho Bắc Kinh mà nếu không điều trị, phòng ngừa sẽ trở thành u ác tính hay một ổ vi rút truyền nhiễm nguy hại cho chế độ hiện hành Trung Quốc mà Bắc Kinh không muốn.

Xử lý Hong Kong-Bài toán quá khó!

Trung Quốc dứt khoát không thể chấp nhận bầu cử theo kiểu Hong Kong.

Hệ quả xảy ra là Hong Kong phản đối quyết liệt (đương nhiên rồi) và nguy hiểm hơn nữa là Đài Loan tố cáo Trung Quốc can thiệp vào Hong Kong. Các nhà hoạt động chính trị cả hai nơi Đài Loan và Hong Kong luôn nêu bật cụm từ “Hôm nay Hong Kong, Đài Loan ngày mai” như là một cảnh báo về ảnh hưởng của phán quyết mà Bắc Kinh sẽ thực hiện.

Xử lý “sạch sẽ” Hong Kong thì sẽ làm phá sản sách lược với Đài Loan dẫn đến Đài Loan sẽ buộc phải lựa chọn phương án đối đầu hơn là đối thoại. Khi đó thu hồi Đài Loan chỉ còn con đường bạo lực mà phương cách đó lại không một chút khả thi.

Trung Quốc quyết tâm đưa Hong Kong vào “khuôn khổ” bằng cách nào?

Một “Thiên An Môn” tại Hong Kong là điều không thể khi chế độ Hong Kong đang đậm đặc yếu tố bên ngoài, một cuộc cấm vận kinh tế tổng lực của phương Tây, Mỹ, Nhật Bản…sẽ làm cho 3 ngòi nổ của quả bom bất ổn được kích hoạt nhanh hơn, quả bom có sức công phá mạnh hơn. Nhưng không đưa Hong Kong vào “khuôn khổ” thì điều đó không chỉ là để làm tấm gương cho Đài Loan trở về với Đại lục mà còn là tấm gương cho Tân Cương, Tây Tạng và các tỉnh thành khác “học tập, noi theo”…

Liệu rồi sự áp đặt của Bắc Kinh có khiến Hong Kong chùn bước? Liệu cuộc biểu tình, trưng cầu dân ý… đã nổ ra tại Hong Kong vừa qua chỉ là mới bắt đầu hay đã là đỉnh cao của sự phản kháng?...Thời gian sẽ trả lời. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đến lúc buộc phải lựa chọn, có điều, lựa chọn kiểu gì cũng đều dẫn đến sự tổn thương nghiêm trọng cho nội tình đất nước. Và liệu rồi mỗi khi nội bộ Trung Quốc có vấn đề là nhà cầm quyền lại hướng dư luận, hướng sự chú ý trong nước ra bên ngoài theo cách "chuyển lửa sang láng giềng" mà họ thường vận dụng?

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hong Kong là ngòi nổ của quả bom bất ổn với Trung Quốc và nguy hiểm hơn khi ngòi nổ này có tính năng “chống tháo gỡ”.

Lê Ngọc Thống

=====================

Bài này ông Lê Ngọc Thống phân tích hay. Nhưng Lý học thì đơn giản hơn - qua hiện tượng mây đen bao phủ Bắc Kinh - rằng: Không quá 100 ngày Trung Quốc sẽ có rối loạn. Việc Hồng Kông là một ví dụ. Nội cách đối xử với Hống Kông thế nào cũng đủ nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc đang thực sự nắm quyền hiện nay , cũng sẽ tự mâu thuẫn trong hoàn cảnh chống tham những vốn đã phức tạp.

Tung Cóoc có xử được vụ này thì cũng te tua.

Hãy chờ xem. Chưa hết hạn 100 ngày mà!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với những kẻ hung hăng, luôn luôn là mầm mống và chủ động chiến tranh như Tung Cóoc thì họ mới bàn đến đánh thắng hay thua. Còn Lão Gàn ý hả.... Lão zdốn yêu chuộng hòa bình, chẳng wan tâm gì đến thắng hay thua. Mà là wan tâm đến cái hậu wả ló như thế lào?

Đây đâu phải thời thế của 500 năm về trước, khi mà "thằng nhãi con Tuyên Đức còn dám ngo ngoe...". Thời thế lúc ấy chỉ có một mình nước Đại Việt đối mặt với Tàu. Còn ngày nay, cả thế giới đã xích lại gần nhau, trái Đất trở nên chật chội với bẩy, tám tỷ con người. Tàu động binh uýnh Đại Việt thì sẽ làm chuẩn mực của thế giới văn minh trong thời hội nhập rúng động hết. Nếu cái thế giới này khoanh tay ngồi nhìn Tàu đánh Việt Nam thì sẽ tan rã. Nền văn minh này trở lại trước thời hội nhập. Chuyện này vô lý đùng đùng, không có "cơ sở Lý học" (*) khi thực tế thế giới đang hội nhập và Hoa Kỳ nghiêm nhiên bá chủ trên thực tế. Ấy là Lão Gàn chưa nói đến việc không loại trừ những tướng Tàu, khi có lệnh động binh trong tay, nhân cơ hội gây sự với chính phủ đương nhiệm Tàu, vì báo thù cho chủ cũ, đang bị hạ bệ (Tức "Hổ" theo cách nói của ngài Tập). Chuyện này , tý nữa xảy ra trong sử Tàu hiện đại. Lúc Lâm Bưu , kiếm cớ động binh để chống Liên Xô, nhưng thực chất lại định lật ngài Mao - "bạn chiến đấu thân thiết của Người". Nhưng "Người cầm lái vĩ đại" đã kịp phát hiện ra "bạn chiến đấu thân thiết của Người" chơi văn bẩn, nên bụp liền. Posted Image

Do đó, trong thời thế hiện nay, nếu Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn một nước, tuy chưa phải Đồng Minh, bị nước khác xâu xé, sẽ làm mất niềm tin với thế giới vì những mục đích mà Hoa Kỳ rao giảng về những chuẩn mực Mỹ. Đây không phải là thời kỳ chiến tranh Lạnh để Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn Tung Cóoc chiếm Hoàng Sa. Các chiến lược gia Hoa Kỳ cần xem xét kỹ điều này.

Đó là "cơ sở Lý học" để Lão Gàn đã một lần phát biểu đâu đó, trên diễn đàn rằng: "Cuộc chiến Trung Việt - nếu xảy ra - càng khốc liệt thì hậu quả với đất nước Tung Cóoc càng tan hoang". Đây là "canh bạc cuối cùng" quyết định ngôi bá chủ thế giới. Do đó, nếu Tung Cóoc gây chiến với Việt Nam - thậm chí chỉ cần chơi đểu với dăm ba cái dàn khoan, cũng đủ để cả thế giới này hoài nghi và không thể ủng hộ Tung Cóoc mần cái bá chửi. Đó là "cơ sở Lý học" để Lão Gàn xác định rằng "giấc mơ Tàu" đã sai lầm nghiêm trọng về phương pháp thực hiện khi động tới Việt Nam - mà trong mắt những chính khứa quốc tế vẫn không ít người coi là một quốc gia gần gũi với Tàu.

Bởi vậy, Lão Gàn vốn wan tâm đến hậu quả, chẳng coi những thứ đe dọa của Tàu ra cái mùi gì. Tuy nhiên Lão Gàn cũng phải nói rõ thêm rằng: Không phải vì thế mà Lão Gàn không cánh giới - Í lộn - cảnh giác. Lão Gàn đã phát biểu đâu đó rằng: "Lão Gàn luôn mặc áo giáp ngay cả trong khi ngủ".

Nghe phong phanh rằng thì là mà Tung Cóoc còn muốn dự báo thời tiết cả zdùng bể Đông?! Hic! Zdậy mà cũng quảng cáo, khoe khoang chém gió, thấy mà ghê.

Cái này Lão Gàn nhắc cho Tung Cóoc nhớ rằng: Ngay cả Khí tượng thủy văn Hoa Kỳ, Nhật Bổn... Lão còn chưa coi ra mùi gì. Còn khí tượng thủy văn Tung Cóoc ý hả? Bỉ phu chưa từng được nghe danh. Chỉ một cú "Chém Gió Thiên Phong Chưởng" (**) sơ sơ của Lão Gàn, Hanoi không mưa trong 10 ngày Đại lễ, cho dù chung quanh không quá 300 cầy lồ mét, bão tố ầm ầm. Ngay cả lúc đó, một cơn bão lớn ở Hải Nam, ngày 5/ 10. 2010, cũng ầm ầm đánh vào Hanoi, nhưng phải quay lại điểm xuất phát.

Đấy là nhận thức trực quan, tức là "khách wan pha học". Còn về lý thuyết Lão Gàn "Tề hồ Tốn" "Trí dịch hồ Khôn" lâu rùi.

Bởi vậy, Tung Cóoc mà đụng tới Việt Nam thì "Trạng chết, Chúa cũng thăng hà". Mựa! Láo! Các người có biết thuyết Âm Dương Ngũ hành là cái gì không? Lý thuyết thống nhất vũ trụ - quyết định sự phát triển của nền văn minh thế giới đấy! Làm sao các người đủ tầm để nhận thấy điều này, khi các người không phải chủ nhân đích thực của nó. Cái này chính khoa học nói, chứ Lão Gàn chỉ làm ví dụ cho dễ hiểu. Ngài SW. Hawking phát biểu:

"Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?!"

Ngoài ý nghĩa là một định mệnh chi phối ngay sự sống đến từng hành vi của con người trên Địai Cầu này - qua các môn Tử Vi, Bốc Dịch....Thì Lý thuyết này quyết định luôn cả sự tiến hóa của cả một nền văn minh - Nếu như nó quyết định rằng: cái cõi trần gian này không thể tìm ra nó!

Bởi vậy, chuyện vài quốc gia đấm đá nhau chỉ là chuyện không thuộc tầm vĩ mô của lý thuyết này. Chưa nói đến các chuyện dưới tầm quốc gia và thế giới. Hiểu không?

Bởi vậy, Lão Gàn đã nhiều lần phát biểu rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được làm sáng tỏ tính chân lý thì thế giới này còn mệt mỏi là hoàn toàn có "cơ sở Lý học".

Lão Gàn phát biểu nghiêm túc đấy!

====================

* Chú thích: * "Cơ sở Lý học" mà Lão Gàn phát biểu là hoàn toàn có "Cơ sở Lý học" và Lão Gàn sẽ chịu trách nhiệm giải thích nội hàm thuật ngữ này, trước những hội thảo pha học, nếu có, liên quan đến Lý học Đông phương và Việt sử 5000 năm văn hiến. Còn cái "cơ sở khoa học" thì đấy chỉ là một thuật ngữ mà Lão Gàn bắt chước, ăn theo nói leo cho giống với phát biểu của những người nổi tiếng, chứ thật tình Lão Gàn chưa hiểu nó là cái gì. Không thấy trong từ điển. Đang chờ những người nổi tiếng hay phát biểu câu này diễn giải.

** "Chém gió Thiên Phong Chưởng" - một câu dở hơi vì vừa nôm vừa Nho. Mong quí vị thông cảm. Tại Lão Gàn bắt chước cách gọi đường "Cổ Ngư" thành "Cố Ngự" đã được "khoa học công nhận".

====================

PS: Lão Gàn vừa nghe tin phong phanh (Đúng là "phong thanh" - gió nói) rằng thì là mà KTTV Hoa Kỳ cho rằng ngày mùng 4. 7 là ngày Độc Lập - Quốc khánh Hoa Kỳ sẽ có bão lớn. Xem lịch thì là ngày mai ở Hoa Kỳ. Kể thông tin cũng hơi muộn. Nhưng Lão Gàn xác định rằng: Bão sẽ không đánh vào Thủ Đô Hoa Kỳ là Washinhton và sẽ giảm cường độ phân nửa so với dự báo ban đầu - nếu đánh vào những nơi khác.

Trường hợp tâm bão còn cách Hoa Kỳ trên 500km - vào thời điểm này 9g sáng giờ Việt Nam - thì cơn bão này phải tan.

Thông tin này do xếp lớn của tôi phát biểu qua cái Alo với cậu em trai đang ở New Yoor. Biểu diễn cho xếp để ngày mai còn rủ xếp cho ăn ốc giả ba ba. Hì.

Dự báo thời tiết của Lạc Việt độn toán ở tận Hoa Kỳ, Lão Gàn muốn quảng cáo cho Khí tượng thủy văn Tung Cóoc rằng: Các người chưa là cái đinh gì về dự báo thời tiết so với các cơ quan dự báo khác trên thế giới. Và cái dự báo thời tiết của thế giới này chưa là cái đinh gì với Lạc Việt độn toán. Bởi vậy, các người mà quá đáng thì lãnh hậu quả. Chém gió sơ sơ chơi cho vui vậy!

Mặc dù chưa có thông tin bão đánh vào đâu và mức độ tàn phá như thê nào ở Hoa Kỳ. Nhưng chính vì không có thông tin, nên Lão Gàn xác định rằng Lão Gàn đúng vì bão đã giảm cường độ. Nếu bão lớn, gây hậu quả nghiêm trong thì thông tin Hoa Kỳ và quốc tế đã làm ầm ĩ lên rồi.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc tuyên bố không có vùng cấm trong chống tham nhũng

Chủ nhật, 6/7/2014 | 08:00 GMT+7

Tuyên bố này của người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh nhiều quan chức cấp cao vừa bị điều tra và kỷ luật.

Posted Image

Ông Vương Kỳ Sơn. Ảnh: Reuters

Thanh tra là nhằm kiểm tra sức khỏe của đảng. Không có vùng cấm hay bỏ sót, trong đảng cũng không có ngoại lệ", Reuters dẫn lời ông Vương Kỳ Sơn, người chịu trách nhiệm giám sát của đảng, nói trong chuyến thăm khu tự trị Nội Mông Cổ hôm qua.

Ông Vương cũng cho hay đảng đã cử nhiều nhóm công tác đến các tỉnh và các bộ ngành của chính phủ để phát hiện tham nhũng. Những sự vụ được phơi bày trong quá trình này cho thấy tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và phức tạp.

Hôm qua, thêm một quan chức Trung Quốc bị điều tra vì tội tham nhũng. Ông Tạ Khắc Mẫn, phó giám đốc sở giám sát của tỉnh Sơn Tây, chính thức bị cách chức và điều tra do vi phạm những nguyên tắc và pháp luật khi thực hiện chức trách, theo Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.

Ông Tạ trong thời gian làm thị trưởng, bí thư thành ủy thành phố Cao Bình và phó giám đốc Cơ quan Giám sát của tỉnh Sơn Tây, đã lợi dụng chức vụ nhằm trục lợi, nhận hối lộ lớn và biển thủ quỹ công. Sau khi bị khai trừ đảng, ông Tạ sẽ bị chuyển sang các cơ quan tư pháp để xử lý.

Cuối tháng 6, Trung Quốc cũng buộc tội và khai trừ khỏi đảng ông Từ Tài Hậu, nguyên phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, một trong những quan chức quân sự cao nhất nước này, vì nhận hối lộ.

Hàng chục nghìn quan chức đã bị bắt kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2012. Nhà lãnh đạo cảnh báo rằng vấn nạn này ảnh hưởng đến sự sống còn của Đảng Cộng sản Trung Quốc và thể hiện quyết tâm nhổ tận gốc mọi quan tham.

Khánh Lynh

===============

Trung Quốc tuyên bố không có vùng cấm trong chống tham nhũng

Posted Image

Thế gian biến đổi muôn màu vẻ.

Đức Phật từ bi phải bật cười....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo:

Báo cáo cấp cao xem xét việc kiện Trung Quốc

Tô Phương Thủy

(LĐ) - Số 151- 9:22 AM, 02/07/2014

Posted Image

Tàu kiểm ngư 951 bị tàu Trung Quốc đâm khi làm nhiệm vụ thực thi pháp luật.

Tại phiên họp Chính phủ ngày 1.7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chủ động tính toán các phương án ứng phó phù hợp, khi xảy ra các tình huống xấu do căng thẳng trên biển Đông hiện nay.

Khẩn trương chi hỗ trợ 16.000 tỉ đồng cho ngư dân

Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương Việt Nam (VN) xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng để ứng phó với những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội do tình hình phức tạp trên biển Đông và khẳng định: “VN hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế trên thế giới chứ không phụ thuộc vào bất cứ nền kinh tế nào”.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; triển khai các biện pháp hiệu

quả khơi thông, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và hỗ trợ cho ngư dân đóng mới, sửa chữa tàu cá. Bộ Tài chính, Bộ KHĐT và các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội về việc chi hỗ trợ 16.000 tỉ đồng cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư. Thủ tướng nêu rõ, hành động Trung Quốc (TQ) hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển VN đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Về chiến lược, VN không bất ngờ về sự việc này, tuy nhiên hậu quả của nó là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ VN - TQ, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai bên. Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo lãnh đạo cấp cao xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế. Cần triển khai các giải pháp chủ động, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước, cả trước mắt và lâu dài.

Chính phủ lường trước kịch bản xấu

Về việc chuẩn bị hồ sơ cho khả năng đấu tranh pháp lý với TQ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, hiện các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục tập hợp ý kiến nhân dân, các chuyên gia cả trong nước và ngoài nước, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía để hoàn thiện các cơ sở pháp lý. Bạn bè thế giới đa số ủng hộ VN, đánh giá cao sự kiềm chế, hành động kiên nhẫn bảo vệ chủ quyền của VN bằng giải pháp hòa bình. Trong lúc VN hoàn toàn chỉ bảo vệ bằng hành động hòa bình của mình, TQ đã dùng những lời lẽ vu khống, vu cáo rất trắng trợn rằng Việt Nam có hành vi quấy phá.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói về "kịch bản" xấu mà Chính phủ tính toán, liên quan đến căng thẳng trên biển Đông hiện nay: “Tình huống xấu dự đoán có thể xảy ra là TQ hạn chế ở biên giới, tình huống thứ hai là có thể đóng cửa và cao hơn nữa, có thể rút tổng thầu TQ hay không còn quan hệ với chúng ta về vấn đề kinh tế nữa”. Ông cũng khẳng định sự ảnh hưởng là có, nhưng không quá xấu đến mức VN không thể giải quyết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ dự báo rất chuẩn. Vì cơ quan dự báo thời tiết Hoa kỳ cho rằng bão sẽ gây ảnh hưởng lớn nên tại Boston, tiểu bang Massachusets đã bắn pháo hoa mừng ngày độc lập sớm 1 ngày vào mùng 3 tháng 7, thay vì mùng 4 tháng 7. Nhưng bão Arthur chỉ sượt nhẹ qua North Carolina rồi tiến thẳng vào Canada. TP ở cách Washington DC 1 tiếng lái xe thì chiều tối 3/7 có mưa lớn, rất nặng hạt kèm theo sấm chớp đùng đùng. Và tất cả chỉ có thế!! Ngày 4/7 nhiệt độ cao nhất chỉ tới 26 độ C (tại nơi TP ở), gió mát. Tóm lại là rất đẹp trời, hoàn hảo để làm và thưởng thức món bún chả Hà nội trong vườn mà không phải toát mồ hôi dưới nắng nóng gay gắt như liên tiếp từ đầu hè đến giờ.

Dự báo thời tiết của Lạc Việt độn toán ở tận Hoa Kỳ, Lão Gàn muốn quảng cáo cho Khí tượng thủy văn Tung Cóoc rằng: Các người chưa là cái đinh gì về dự báo thời tiết so với các cơ quan dự báo khác trên thế giới. Và cái dự báo thời tiết của thế giới này chưa là cái đinh gì với Lạc Việt độn toán. Bởi vậy, các người mà quá đáng thì lãnh hậu quả. Chém gió sơ sơ chơi cho vui vậy!

Mặc dù chưa có thông tin bão đánh vào đâu và mức độ tàn phá như thê nào ở Hoa Kỳ. Nhưng chính vì không có thông tin, nên Lão Gàn xác định rằng Lão Gàn đúng vì bão đã giảm cường độ. Nếu bão lớn, gây hậu quả nghiêm trong thì thông tin Hoa Kỳ và quốc tế đã làm ầm ĩ lên rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ dự báo rất chuẩn. Vì cơ quan dự báo thời tiết Hoa kỳ cho rằng bão sẽ gây ảnh hưởng lớn nên tại Boston, tiểu bang Massachusets đã bắn pháo hoa mừng ngày độc lập sớm 1 ngày vào mùng 3 tháng 7, thay vì mùng 4 tháng 7. Nhưng bão Arthur chỉ sượt nhẹ qua North Carolina rồi tiến thẳng vào Canada. TP ở cách Washington DC 1 tiếng lái xe thì chiều tối 3/7 có mưa lớn, rất nặng hạt kèm theo sấm chớp đùng đùng. Và tất cả chỉ có thế!! Ngày 4/7 nhiệt độ cao nhất chỉ tới 26 độ C (tại nơi TP ở), gió mát. Tóm lại là rất đẹp trời, hoàn hảo để làm và thưởng thức món bún chả Hà nội trong vườn mà không phải toát mồ hôi dưới nắng nóng gay gắt như liên tiếp từ đầu hè đến giờ.

Rất cảm ơn Trang Phan đã cho thông tin, xác định kết quả của quẻ bói. Thông tin của Trangphan rất có giá trị khách quan. Vì tất cả những ai ở Hoa kỳ đều biết điều này .

Thực ra, khi biết thông tin Khí tượng thủy văn Tung Cóoc định gây sự ở biển Đông. Lão Gàn điên tiết, nhân xếp lớn nói chuyện trong khi ăn sáng ngày mùng 4. 7 theo thời gian ở Việt Nam: "Ông Obama có lẽ hết thời, nên bão đánh vào ngay thủ đô Washington vào đúng ngày lễ Độc Lập của Hoa Kỳ. Em nghe thằng Út nó nói thế". Thế là Lão Gàn nhân dịp này quảng cáo cho Khí tượng thủy văn Trung Quốc rằng: Họ chẳng là cái đinh gì so với khí tượng thủy văn Hoa Kỳ. và ngay cả khí tượng thủy văn Hoa Kỳ cũng chỉ hơn thiên hạ, chứ chưa qua mặt được Lý học Việt.

Có thể nói cái dàn khoan của Tung Cóoc và toàn bộ tàu thuyền ăn theo của họ đã gặp may trong một sát na của vũ trụ.

Đây không phải lần đầu tiên Lý học Việt dự báo thời tiết từ các diễn đàn liên quan và ngay tại lyhocdongphuong này.

Lão Gàn chỉ nhắc lại rằng: Tung Cóoc đã sai lầm rất lớn với sách lược của họ. Và sai lầm lớn hơn khi đụng tới Việt Nam.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ đang rất sợ Trung Quốc yếu đi

Chủ nhật, 06/07/2014 15:48:07- Chuyên mục

(Tinmoi.vn) Trong tất cả những tranh luận về sự hung hăng ngày một tăng của Trung Quốc, nguy cơ bất ổn về kinh tế và xã hội là điều mà phương Tây lo lắng hơn cả.

Trung Quốc áp sát, khiêu khích máy bay Nhật Bản, chơi “chọi gà” với tàu thuyền Việt Nam và thử thách sự bền bỉ của Mỹ. Tuy nhiên, sức mạnh của Trung Quốc không phải là điều mà Tổng thống Mỹ Barack Obama lo sợ. Chính sự mong manh của Bắc Kinh mới là điều đáng sợ nhất.

Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 24 năm qua, các vấn đề nội bộ của Trung Quốc ngày càng được quan tâm. Trong khi người Mỹ lo sợ trước viễn cảnh sẽ bị một siêu cường mới vượt mặt thì tổng thống của họ lại cảm thấy phiền lòng trước sự bất ổn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc bắt đầu suy yếu thì chúng ta cũng sẽ gặp phải những vấn đề an ninh quốc gia lớn hơn, theo nhiều cách”, ông Obama nói trong buổi trả lời phỏng vấn gần đây.

Mặc dù không ai hi vọng điều này xảy ra trong thời gian tới nhưng nếu có, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với một loạt các biến động có thể xảy ra cùng lúc. Sau hơn 3 thập kỷ tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng hơn 17 lần so với năm 1978. Tốc độ thay đổi chóng mặt của Trung Quốc vẫn đang được đẩy nhanh.

“Trung Quốc đang biến đổi lớn, điều đó là cần thiết cho xã hội hiện đại, nhưng trong nhiều trường hợp, nó sẽ gây bất ổn xã hội”, Kenneth Lieberthal, người xử lý các vấn đề châu Á tại Nhà Trắng thời cựu Tổng thống Bill Clinton nói. “Và họ đang làm mọi thứ với tốc độ, phạm vi, quy mô mà chưa một nước nào từng dám làm trước đây”.

Kết quả như thế nào thì cũng đều ảnh hưởng tới Mỹ. Trung Quốc hiện đang nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ kỷ lục trị giá 1,3 nghìn tỷ USD và thương mại Trung-Mỹ năm vừa rồi đạt 562 tỷ USD, tăng 38% so với 5 năm trước đó. Trong tình huống tồi tệ, bất ổn lớn có thể tạo ra dòng người tị nạn khổng lồ hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho việc kiểm soát khoảng 250 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc, Lieberthal nói. “Đó không phải tương lai mà mọi người muốn chiêm ngưỡng”.

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với tình huống đó. Quyền lực và sự thịnh vượng của đất nước này dường như được mở rộng từng ngày và đang ở đỉnh cao so với 2 thế kỷ trước.

Tuy nhiên, các chính sách của Mỹ vẫn nhận thức rất rõ về những điểm yếu của Trung Quốc,

Ely Ratner, nhân viên cấp cao thuộc Trung tâm an ninh Mỹ cho biết: “Mỹ muốn hỗ trợ để Trung Quóc tăng trưởng kinh tế và ổn định. Chúng tôi chắc chắn sẽ không tham gia vào những hoạt động làm tổn hại đến sự ổn định kinh tế và chính trị của họ bởi điều này không có lợi đối với chúng tôi”.

Posted Image

John Kerry (giữa), Dương Khiết Trì (trái), Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn và Jack Lew tại cuộc đối thoại song phương năm ngoái. Ảnh: AFP

Mức độ hợp tác của 2 nước sẽ được thể hiện trong cuộc hội đàm đối thoại kinh tế và chiến lược diễn ra vào ngày 9-10/7 tới đây. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew và Ngoại trưởng John Kerry, Phó thủ tưởng Trung Quốc Uông Dương và Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì sẽ đồng chủ trì cuộc họp.

Trong lúc các quan chức Mỹ tới Bắc Kinh để dự cuộc đàm phán thì các lực lượng của Trung Quốc vẫn đang phải tháo gỡ những thách thức mới do công cuộc hiện đại hóa “lộn xộn” của mình gây ra. Mỗi tháng có hơn 1 triệu người Trung Quốc di cư từ nông thôn lên thành phố bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ thân thuộc vì một tương lai không chắc chắn.

Từ năm 2004, dân số thành thị của Trung Quốc đã tăng lên 200 triệu người, tương đương dân số Brazil và chính phủ đang lên kế hoạch để chuyển nhiều người tới thành phố hơn nữa. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có 1 tỷ dân thành thị, tăng lên từ con số 731 triệu người hiện nay, theo số liệu từ Ngân hàng thế giới.

Trong khi vệc chuyển dân từ nông thôn ra thành thị nói chung sẽ làm tăng thu nhập nhưng cũng làm xã hội mất ổn định và bị xa lánh, ông Lieberthal nói.

Sự giàu có của Trung Quốc đã dịch chuyển sang vị thế quân sự mạnh hơn, hung hăng hơn. Chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát và khiêu khích chiến đấu cơ của Nhật Bản tại các đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông, trong khi tàu hải quân Trung Quốc đâm tàu Việt Nam tại Biển Đông.

Cuối tháng 5, Trung Quốc đã lại sôi sục tại diễn đàn an ninh khu vực được tổ chức tại Singapore. Thiếu tướng Zhu Chenghu, giáo dư tại ĐH Quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo các đồng minh của Mỹ tại châu Á không nên mong chờ sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực và so sánh phản ứng của Mỹ với cuộc khủng hoảng Ukraine là “rối loạn cương dương”.

Thay vì chỉ ra mối quan tâm chính là sự ổn định của Trung Quốc, các nhận định của tổng thống Obama cho thấy nỗ lực để làm dịu những nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quyết định chú ý hơn đến châu Á của mình, Andrew Nathan, chuyên gia Trung Quốc tại ĐH Columbia, New York nói.

Các lãnh đạo Trung Quốc thấy chiến lược “tái cân bằng” châu Á của ông Obama là dấu hiệu cho thấy ông muốn ngăn chặn sự xuất hiện của một đối thủ siêu cường. Bằng việc nhấn mạnh nguyên tắc của Mỹ đối với một Trung Quốc thống nhất, thịnh vượng, ông Obama đang cố để giảm đi lo lắng này.

Bảo Linh (Theo tin tức từ Bloomberg)

Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

=============================

Ngài Obama cũng vui tính nhể!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thủ tướng Nhật Bản sẽ khó thực thi quyền phòng vệ tập thể?

Thứ Hai, 07/07/2014 - 15:00

Dư luận phản đối việc Nội các Nhật Bản thông qua quyền phòng vệ tập thể có chiều hướng gia tăng.

Ngày 1/7, Nhật Bản đã thông qua việc thực thi quyền phòng vệ tập thể cho phép quân đội nước này có thể cùng với các nước đồng minh khác tham gia hành động tại nước ngoài. Đây có thể coi là thành quả chính trị đáng ghi nhận của Thủ tướng Shinzo Abe. Mỹ ủng hộ, Trung Quốc phản đối. Điều đó không nguy hiểm bằng việc dư luận phản đối trong nước Nhật trong những ngày qua có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến “niềm vui” của Thủ tướng Abe chưa trọn vẹn đã canh cánh nỗi lo.

Posted Image

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Ảnh: AFP)

Đâu là thực chất của phòng vệ tập thể

Ngày 1/7 phát biểu trong buổi họp báo sau khi quyền phòng vệ tập thể được thông qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: “Những gì trong Hiến pháp cho phép hoàn toàn là phương pháp tự vệ nhằm bảo vệ Nhân dân, đảm bảo cho sự tồn vong của đất nước. Thực thi quyền tự vệ tập thể không có nghĩa là sử dụng vũ lực với mục đích bảo vệ lực lượng của nước ngoài. Nó chỉ là sức mạnh áp chế”. Ông Abe cũng nói thêm trên báo Asahi rằng việc này (thực thi quyền phòng vệ tập thể) có mục đích lớn nhất đó là tăng cường quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ.

Thủ tướng Abe đã cố “làm yên lòng” dư luận khi trước đó có nhiều ý kiến phản đối kịch liệt việc cho phép quân đội Nhật Bản có thể tham chiến bảo vệ bảo vệ các đồng minh.

Lại có dư luận cho rằng phát biểu của Thủ tướng Abe là sự nghi ngờ cho một lý luận với nghĩa “tăng cường sức mạnh áp chế”.

Bởi lẽ, quyền tự vệ tập thể đã được nói rõ trong Hiến pháp là “Trong trường hợp nước có quan hệ thân thiết với Nhật như Mỹ bị tấn công thì Nhật Bản có quyền phản kích trực tiếp bằng vũ lực”. Vì vậy, khả năng mà Nhật có thể làm theo Hiến pháp “phản kích bằng vũ lực trong trường hợp Mỹ bị tấn công”.

Hơn thế nữa “sức mạnh áp chế” là từ khóa nhằm biểu thị hạn chế một hành động hay nguyện vọng của đối tượng. Vậy Nhật Bản thông qua việc sẽ sử dụng vũ lực nếu Mỹ bị tấn công nhằm tăng cường “sức mạnh áp chế” của mình?

Nói như vậy không chỉ có Nhật “tăng cường áp chế” mà Mỹ cũng có quyền đó.

Thực chất của vấn đề là sau lưng Nhật có Mỹ và việc thực thi quyền phòng vệ tập thể sẽ đóng góp vào “tăng cường sức mạnh áp chế” của Nhật Bản.

Thực thi quyền phòng vệ tập thể và sửa đổi Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ là hoàn toàn khác nhau

Thủ tướng Shinzo Abe nói: “Năm 1960, Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ đã được sửa đổi. Lúc đó nó bị phê phán khá nhiều bởi nó phục vụ chiến tranh. Việc phê phán đó là đúng. Tuy nhiên, đồng minh Nhật-Mỹ trong nhiều năm qua với tư cách là “sức mạnh áp chế” đã đóng góp lớn vào hòa bình của Nhật Bản và khu vực”.

Theo một số cơ quan truyền thông của Nhật, việc lý giải bằng việc lấy ví dụ như trên của Thủ tướng Abe rõ ràng đây chỉ là việc giải thích mang tính cá nhân. Xét góc độ từ lĩnh vực quân sự, Hiệp định An ninh Nhật-Mỹ năm 1960 sửa đổi là Hiệp định liên quan tới việc Mỹ sẽ hậu thuẫn Nhật, chứ không qui định việc Nhật bản trở thành hậu thuẫn của Mỹ trong những trường hợp cần thiết như hiện nay.

Posted Image

Tàu Nhật và tàu Mỹ trong một cuộc tập trận chung (Ảnh: US Nauy)

Sự tồn tại an ninh Nhật-Mỹ vốn không tồn tại sự biến đổi khi thông qua việc thực thi quyền phòng vệ tập thể đối với việc tăng cường “sức mạnh áp chế” của Nhật Bản.

Do vậy, việc Thủ tướng Abe lấy vị dụ việc sửa đổi, bổ sung Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ thực sự là đã không nhận thức được rõ việc thực thi quyền phòng vệ tập thể và sửa đổi Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ là hoàn toàn khác nhau hay là tạo luồng suy nghĩ trái ngược nhau trong dân chúng về cái gọi là “tăng cường sức mạnh Nhật Bản” dựa trên quyền phòng vệ tập thể. Dù nó ở mức độ nào đi chăng nữa thì đây cũng là câu chuyện buồn đối với nhân dân Nhật Bản. Có quyền và thực hiện quyền: sự khác biệt lớn

Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ cũng đã qui định nghĩa vụ của Mỹ đối với Nhật: Trong trường hợp Nhật bị công kích bằng vũ lực, Mỹ cũng không đảm bảo 100% về việc tự động đến giúp Nhật Bản. Điều này còn phải dựa trên những qui định của Hiến pháp và thủ tục của từng nước. Trong Hiến pháp Mỹ qui định rõ ràng rằng quyền công bố tuyên chiến, quyền cơ cấu lại quân đội, quyền chi tài chính thuộc về Quốc hội. Vậy trong trường hợp khi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Senkaku/Điếu Ngư, Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn cho quân đội Mỹ động binh?

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây nhất đã tuyên bố: “Lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật bản bao gồm Senkaku là đối tượng được ứng dụng theo Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ. Vậy khi Nhật Bản có sự cố, Mỹ sẽ tham chiến một cách vô điều kiện”.

Ông Abe lý giải thêm rằng quân đội Mỹ chảy máu vì Nhật Bản, vậy người Nhật bản có thể không chảy máu vì Mỹ? do vậy, việc sửa đổi Hiến pháp là nhằm bổ sung Hiệp định An ninh Nhật-Mỹ dựa trên quan hệ “cùng có nhiệm vụ chung”. Vậy đối với qui định “trong trường hợp Nhật bị tấn công, Mỹ cũng có quyền phản kháng lại bằng vũ lực đối với bên tấn công Nhật Bản” thì việc thực hiện quyền đó trên thực tế không đồng nghĩa với việc có quyền.

Chính sự mập mờ này làm cho các Đảng đối lập Nhật Bản lên tiếng phê phán việc thông qua quyền phòng vệ tập thể. Họ cho rằng “đã không giải thích đầy đủ và rõ ràng đối với nhân dân”. Tuy nhiên, Thủ tướng Abe đã giải thích, đang giải thích, tiếp tục giải thích nhưng có lẽ vẫn thiếu và chưa cụ thể. Chính vì vậy dư luận phản đối cái được cho là thành công chính trị của Thủ tướng Abe vẫn chưa biết khi nào kết thúc.

Đối với dư luận Nhật Bản mang tính cá nhân, điều quan trọng nhất lúc này là những thông tin mang tính khách quan, giải thích rõ ràng để những luận thuyết, văn bản trở thành thực tế. Điều lo lắng nhất lúc này là thông tin khách quan nhất từ chính phủ, từ truyền thông cho nhân dân Nhật Bản dường như chưa đầy đủ, mà mới chỉ dừng ở mức độ lý thuyết.

Một chuyên gia chính trị cho rằng nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì “Sinh mệnh, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân Nhật Bản sẽ bị nguy hiểm.

Theo Bùi Hùng

VOV

=======================

Một chuyên gia chính trị cho rằng nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì “Sinh mệnh, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân Nhật Bản sẽ bị nguy hiểm.

Mựa! Vậy nếu Nhật Bản bị thôn tính thì tất cả những quyền đó còn không? Đúng là:

"Ở đâu cũng có anh hùng.

Ở đâu cũng có thằng khùng, thằng điên". Lão Gàn vẫn cương quyết bỏ một phiếu cho ông S. Abe

Share this post


Link to post
Share on other sites

Triều Tiên bất ngờ kêu gọi thống nhất theo mô hình nhà nước liên bang

NGUYỄN HƯỜNG

07/07/14 14:28)

(GDVN) - Triều Tiên thúc giục Seoul tiến hành các bước thống nhất đất nước theo kiểu một nhà nước tồn tại song song hai ý thức vệ và hệ thống xã hội.

Trong một động thái khá bất thường, Bình Nhưỡng hôm 7/7 kêu gọi Bắc và Nam Triều Tiên không nên là những nạn nhân của những thế lực bên ngoài và thúc giục Seoul tiến hành các bước thống nhất đất nước theo kiểu một nhà nước tồn tại song song hai ý thức vệ và hệ thống xã hội.

Posted Image

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ hai từ trái sang).chính thức.

Triều Tiên cũng kêu gọi Hàn Quốc “chung tay” giải quyết những bất đồng và theo đuổi các vấn đề thống nhất đất nước phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của nhân dân.

Triều Tiên kêu gọi cả hai bên cùng hướng tới tuyên bố chung ngày 15/6/2000, văn bản được ký kết tại Bình Nhưỡng giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il.

“Trong tuyên bố chung ngày 15/6, cả Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhận ra rằng có những điểm chung về nhà nước liên bang do miền Bắc và miền Nam đề xuất và đồng ý thống nhất theo hướng này trong tương lai”, tuyên bố cho biết thêm.

Để bắt đầu chuẩn bị cho tiến trình này, Triều Tiên đã đề xuất tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hòa giải và thống nhất, kết thúc các hoạt động vu khống lẫn nhau để tránh tạo thêm những sự hoài nghi và hiểu lầm cho nhau.

Bình Nhưỡng cũng đề xuất tích cực tổ chức các chương trình đoàn tụ, thăm viếng, hợp tác và đối thoại giữa hai miền Triều Tiên.

Triều Tiên nhấn mạnh rằng cả hai nước nên "chấm dứt thái độ thù địch và đối đầu liều lĩnh" để mở đường cho quá trình hòa giải và thống nhất.

Bình Nhưỡng cũng kêu gọi Seoul dừng các cuộc diễn tập chiến tranh nhắm mục tiêu vào nước này và khước sự tham gia của thế lực bên ngoài trong việc giải quyết vấn đề liên Triều./.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites