Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

BÌNH LUẬN THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU (LẦN 2)

VIỆT NAM - TRIỀU TIÊN HAI NHÀ NƯỚC VÀ HAI CON ĐƯỜNG

Năm 1953 cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn tạm thời chấm dứt bằng hiệp định đình chiến được ký kết đất nước Triều Tiên chia đôi ranh giới từ vĩ tuyến 38o vĩ bắc. Triều Tiên bắt đầu tái thiết đất nước với ô bảo hộ của Trung Quốc . Đảng nhân dân Lao Động là chính đảng duy nhất ở đất nước này và chính sách cha truyền con nối làm lãnh tụ cao nhất vừa là chủ tịch nước vừa là chủ tịch đảng.

Một năm sau đó hiệp định Paris cũng được ký kết phân chia ranh giới vĩ tuyến 17 ở đất nước Việt Nam và tưởng chừng như ô bảo hộ của Trung Quốc cũng được xác lập tại nơi này.

Nhưng Việt Nam đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử đã thấm đã hiểu nỗi đau của những cuộc chiến đẫm máu, đã hiểu được ách đô hộ 1000 năm trước.

Việt nam đã chọn Liên Xô là đồng minh (chính sách Viễn giao).

Trở lại với 2 mảnh đất giáp biển, Một phía đông , 1 phía nam tại sao Trung Quốc lại cố gắng bao đồng như vậy? phải chăng vì tình đồng minh (cùng phe XHCN)?

Thực sự ra thì chẳng có sự che chở giúp đỡ hay cùng phe phái gì cả bới năm 1963 khi mà Trung Quốc và Liên Xô khi đó cùng phe nhưng Trung Quốc vẫn đem quân lên biên giới phía bắc đánh nhau với Liên xô (nước Nga) thùm thụp rồi anh em đồng minh từ mặt nhau từ đó.

 Vụ thứ 2 là TQ bắt tay với Mỹ chiếm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam năm 1974 anh em gì?

Vậy điều gì làm TQ quyết bảo hộ Việt Nam và Triều Tiên?

-         Đó chính là địa chiến lược: để đảm bảo an ninh cho chính Trung Quốc từ đầu Trung Quốc đã xác định Mỹ và các đồng minh của Mỹ mới là đối thủ chính của của họ , và khi đó nước Mỹ đã có Hàng không mẫu hạm mối đe dọa là ở phía biển vì mặt bắc TQ chỉ cần hoà Nga, mặt Tây và Tây nam núi non hiểm trở là tấm bình phong che chắn chỉ còn duy nhất đường biên giới biển là mối đe dọa trực tiếp.

Chính vì vậy TQ dồn hàng vạn quân quyết bảo vệ Triều Tiên để thu phục Triều Tiên làm phên dậu phía đông. Về mặt Nam cũng không khác là mấy, nên khi VN chuẩn bị giải phóng MN thì Trung Quốc ra tay chiếm luôn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bẻ cong lý lẽ cù nhầy về chủ quyền.

Chính sách của VN khi đó đã biết được dã tâm của TQ không muốn lệ thuộc tuyệt đối vào Trung Quốc nên đã ký hiệp ước đồng minh với Liên xô. Điều này đã làm TQ thực sự bất an. TQ liền nuôi dưỡng bè lũ Polpot để dễ dàng sử dụng khi có biến. Dã tâm này 1 lần nữa VN phải tiếp tục cuộc chiến tranh mặt trận Tây Nam bẻ gãy con dao kề sườn. Và đỉnh điểm  là cuộc chiến tranh biên giới phía bắc nổ ra TQ với tiêu chí đánh nhanh thắng nhanh hòng chiếm lấy Hà Nội và lập ra bộ máy phục tùng tuyệt đối như đối với Triều Tiên. Và cuộc chiến 1979 đó đã bị bẻ gãy ngay từ những ngày đầu.

Vậy là 2 quốc gia đã xác lập 2 con đường riêng Triều Tiên và Việt Nam 2 đất nước đều có cuộc chiến huynh đệ tương tàn , bước ra từ đống đổ nát của chiến tranh, nhưng đến bây giờ đã đi về 2 hướng khác nhau.

Việt Nam tuy vẫn phải lệ thuộc một phần vào TQ nhưng đã mở ra con đường ngoại giao mở cửa với các nước trên toàn thế giới, với chính sách ngoại giao đa phương, xóa bỏ hận thù để tập trung vào kinh tế và phát triển đất nước. Và đang tự chủ trong kinh doanh thương mại với toàn thể thế giới .

      Trong khi Triều tiên vẫn lùng nhùng với cuộc chiến tranh đang tạm đình chiến chứ chưa ký hiệp ước Hòa bình. Với cái ô bảo hộ dĩ nhiên TQ sẽ không bao giờ mong muốn Triều Tiên thoát khỏi sự lệ thuộc, càng không muốn Triều Tiên thống nhất cũng như kết thúc chiến tranh, vì điều này đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc. Bởi vì nếu chế độ gia đình trị của nhà họ Kim sụp đổ cũng đồng nghĩa với việc Nam Bắc Triều thống nhất thì Người Mỹ, Nhật, Hàn sẽ lập tức xáp đến cạnh sườn TQ thêm vùng đảo Đài Loan và chuỗi đảo thứ 2 Okinaoa của Nhật Bản sẽ là cái khóa cửa vĩnh viễn cho giao thông biển của Trung Quốc ở đó những con tàu chờ dầu với tải trọng lên tới vài trăm ngàn tấn hết đường ngóc ngách.

Chính vì nỗi lo sợ này nên TQ bắt buộc phải tính đến góc Nam vùng biển và đơn phương tuyến bố đường lưỡi bò mà không cần chứng lý lịch sử. Ngang nhiên chiếm đảo đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam lập đường bay quân sự và đồn bốt tuyên bố chiếm trọn biển Đông của Việt Nam với đường 9 đoạn cực kỳ phi lý. Thậm chí Trung Quốc còn nhòm ngó đến cả vùng biển Malacca và xa hơn nữa là Ấn Độ Dương .

Trở lại với quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Thực tế thì nguy cơ chiến tranh xảy ra giữa Nam Bắc Triều không lớn, nhưng nó luôn được thổi phồng lên để 2 miền lúc nào cũng căng thẳng, điển hình là vụ việc 2 miền nã pháo vào nhau nhưng toàn nã vào chỗ không người. Thiệt hại thường không đáng kể. Nhưng kinh tế của bắc Triều tiên phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Trung Quốc bán cho triều tiên toàn bộ các mặt hàng nhu yếu phẩm, các mặt hàng chiến lược như dầu mỏ, khí đốt và công nghệ chế tạo máy. Đổi lại Triều Tiên xuất khẩu quặng, thủy hải sản sang Trung Quốc và xuất khẩu nguồn lao động rẻ mạt sang Trung Quốc.

Trung Quốc muốn Triều Tiên phải lệ thuộc hoàn toàn và tuyệt đối vào Trung Quốc, thậm chí ngay cả trên bàn cờ chính trị, các cuộc đàm phán 6 bên đầu phải có sự đồng thuận của Trung Quốc  và phải có lợi ích của Trung Quốc trong đó. Triều Tiên đã trở thành chư hầu đúng nghĩa của Trung Quốc lệ thuộc tuyệt đối vì chỉ cần TQ ngừng cung cấp các mặt hàng thiết yếu,  hoặc ngừng giao thương lập tức Triều Tiên rơi vào trạng thái bế tắc thậm chí tê liệt.

Từ đời Kim Chính Nhật đã thấy rõ điều này nhưng ông ta đã không làm gì được hơn khi mà đã lún sâu quá vào sự phụ thuộc, mất quyền tự chủ đất nước Triều Tiên chìm vào thảm cảnh, đến những năm cuối của thế kỷ 20 mà vẫn còn xảy ra nạn đói thực là tai hại.

Chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi mà đất nước không thể phát triển lên được, lý do ở đâu? Đó là bị một ông lớn kìm kẹp không thể để Triều Tiên phát triển tự do, vì tự do đồng nghĩa với việc con chim sẽ tự bay đi mất.

Vậy tại sao Kim Chính Nhật không lo cho dân chúng cái ăn cái mặc đất nước phát triển mà lại cứ đi lo việc sản xuất vũ khí hạt nhân, và phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn tầm trung và cái ô hạt nhân làm gì, khi mà đất nước còn đang đói nghèo?

Câu hỏi này rất nhiều người đã đặt ra, nhưng không ai có câu trả lời xác đáng!

Chúng ta hãy quán xét :

Nếu phát triển hạt nhân chỉ để bảo vệ đất nước thì thử hỏi với tiềm lực kinh tế và quân sự của Mỹ , Nhật, Hàn nếu đánh thực vào Triều Tiên thì mấy phút san phẳng đất nước Triều Tiên?? Chắc chỉ phút rưỡi là TT tê liệt. Điều này gia tộc họ Kim biết không? biết rất rõ.

Kim Chính Nhật cũng biết rõ, chính vì điều này ông ta truyền ngôi lại cho con út là Kim Chính Ân mà Không Phải là Kim Chính Nam con cả, và Kim Chính Ân được gửi sang Thụy Sỹ du học từ còn nhỏ để thay ông làm cái việc mà Ông đã không làm nổi trong suốt cuộc đời đứng trên cương vị chủ tịch.

Đó là thoát sự bảo hộ của Trung Quốc, chỉ có thoát khỏi sự bảo hộ thì đất nước và con người Triều Tiên mới phát triển lên được.

Và để thoát được thì cần phải có lý do để đàm phán đó là sự đánh đổi và cam kết với các ông lớn. Chính vì vậy các cơ sở hạt nhân chính là điều kiện để cam kết và đánh đổi. Thực tế Trung Quốc không thích thú gì Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cả nhưng Triều Tiên bắt buộc phải phát triển nếu không thì chẳng có lý do gì để có thể đưa ra điều kiện để đàm phán cả, Và sẽ bị các ông lớn mua bán ngay trên lưng cũng như Kisinger đã bán đứng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc vậy.

Chính vì vậy ngay sau khi hoàn thành tên lửa đạn đạo tích hợp đầu đạn hạt nhân thì Kim Chính Ân đã loại bỏ ( một số người cho rằng Kim UL đã trừ khử chú dượng là Giang Thành Triết nhưng điều này không đúng, Ul chỉ hạ bệ chú dượng) một số thành phần thân Trung Quốc ra khỏi bộ máy và đề xuất đàm phán với chính phủ Mỹ và Hàn Quốc. Điều này làm Trung Quốc cảm thấy bị gạt ra ngoài lề.  Để đỡ xấu mặt cho Trung Quốc nên cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 ở Singapore Kim đã đến gặp Tập để lĩnh giáo về việc họp thượng đỉnh đó ai cũng biết cả rồi không nhắc đến nữa.

Có 1 điều là sau đó Kim công khai ý định học hỏi Việt Nam về dường lối chính sách và đưa ra một số ý kiến và quyết định họp lần 2 ở Hà Nội ( Phải chăng Kim đã nhìn thấy cách mà Việt Nam bớt lệ thuộc vào Trung Quốc trong suốt những năm qua). Với đường di chuyển là đi tàu bọc thép qua Bắc Kinh, vậy thông điệp ở đây là gì? Tại sao không di chuyển bằng máy bay đến Hà Nội mà lại đi tàu? Và tại sao không ghé vào Bắc kinh tham vấn anh Tập. Sau đó lại ở lại thăm chính thức Việt Nam 2 ngày?

Phải chăng thông điệp là : Chúng tôi vẫn đi theo con đường của các anh nhưng con đường đó chỉ có một con đường riêng của chúng tôi, việc chúng tôi dừng rẽ ở đâu, và đi đến đâu là việc của chúng tôi.

 

Chặng đường của chúng tôi tuy có dài và đầy gian khó nhưng chúng tôi sẽ đến được nơi chúng tôi cần đến.

Nơi chúng tôi đến cũng là đồng minh cũ của các anh và chúng tôi, hãy nhìn họ đi họ cũng như chúng tôi, tại sao họ đã thoát được cái bóng của các anh mà chúng tôi thì không?

......

Và rất tiếc là hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội đã không mang lại được kết quả gì cho cả 2 bên nhưng lý do tại sao và là gì?

Cả Trump và Kim đều tuyên bố nguyên nhân là do Triều Tiên yêu cầu dỡ bỏ cấm vận kinh tế, nhưng phía Mỹ cho là Triều đòi dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận, phía Triều thì nói yêu cầu dỡ bỏ 6 điều luật. Rõ ràng là có sự bất nhất ở các phát biểu của cả 2 chính phủ. Và sau cuộc hội đàm thì cả 2 người đều tươi cười bắt tay vỗ vai thân mật và khen nhau, như vậy để thấy ở đây có 1 điểm bất thường tại sao không đàm phán được mà 2 ông vẫn vui vẻ và thân mật? phải chăng họ đã tìm thấy được điểm mấu chốt không phải từ cả 2 phía, mà nằm ở bên thứ 3

Theo người viết thì đây liệu có phải là lý do hay thực tế có lý do nào đó sâu xa hơn?

Ta hãy thử xét về yếu tố tiên quyết mà Mỹ đưa ra với TT là gì? Đó là “ Phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên” và hãy quán xét yêu cầu mà TT đưa ra:

Nếu phi hạt nhân trên toàn bán đảo TT thì phải là bao gồm cả Hàn Quốc nghĩa là đồng nghĩa với việc Mỹ rút toàn bộ tên lửa tầm ngắn và tầm trung khỏi Hàn Quốc, và rút toàn bộ quân lực Mỹ đang đồn trú tại các căn cứ quân sự của Mỹ tại vùng khu vực.

Và tất nhiên 1 điều kiện nữa là đảm bảo cho chế độ hiện tại của Kim Chính Ân. ( Nghĩa là không có sự lật đổ hay đảo chính chế độ hiện tại) và chấp nhận chế độ nhà nước Triều Tiên hiện tại là một thực thể độc lập. Ngoài ra dỡ bỏ một số lệnh cấm vận.

Như  vậy nếu chỉ có vế sau thì chắc chắn Mỹ sẽ đồng ý vì những điều ở vế sau đối với Mỹ là quá đơn giản.

Nhưng vấn đề ở vế đầu thì không đơn giản, Mỹ đồn trú quân sự ở Nam Hàn và Okinawa là để răn đe Trung Quốc và chiếm giữ yết hầu của biển Hoa Đông bảo vệ đồng minh Hàn, Nhật, và Đài Loan chứ TT không xi nhê gì. Mối đe dọa ko nằm ở Triều Tiên mà ở chỗ anh bạn to lớn phía sau.

Nhưng Kim thì lo sợ cho sự an toàn của chế độ nếu một mai khi Kim dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân thì ko còn gì để ra giá trong khi trước sau đều là 2 ông kẹ kìm kẹp với đầy đủ vũ khí súng ống thì chế độ của Kim như trứng để đầu đẳng. Mỹ chẳng lật đổ Kim thì anh bạn to lớn cũng có thể  đạp cho chính phủ của Kim 1 đạp nếu Kim cứng đầu định đi riêng con đường độc lập.

Phải chăng chính vì lý do  này mà Kim và Trump đã không thể đạt được thỏa thuận ngay tại Hà Nội?

Dự là sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 tại một nước châu Âu nào đó ( có thể là Thụy Sỹ) khi mà Kim và Trump thỏa thuận được về lực lượng lính Mỹ ở khu vực biển Hoa Đông. Đây cũng chính là điều mà 2 chính phủ không nghĩ tới hoặc chưa bàn trước khi mà mọi tờ báo, hoặc mọi đồn đoán đều chỉ nghĩ tới việc phá bỏ các cơ sở hạt nhân, cũng như dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nhưng khi đi vào bàn cụ thể về mối đe dọa lại ko phải vì hạt nhân hay cấm vận mà là ở chỗ lực lượng lính Mỹ ở khu vực biển Hoa  Đông. (Thực tế lực lượng này ko phải chỉ để đối phó với Triều Tiên).

Trên đây chỉ là quan điểm riêng của người viết .
Túy Lão – 3/2019

 

 

 

 

 

        

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÀO LÃO XỈN!
Lâu wá mới thấy lão Xỉn vào đây "chém gió". Hôm nay, tý xíu nữa thì lão Gàn bỏ qua chủ đề này, nếu nó ko hiện lên trong mục "Các bài viết mới". May quá! Lão vào đây để tìm ngày tốt khai trương cái lớp học kiếm xèng. Nên thấy chủ đề này và lại hẳn lão Xỉn viết mới ghê chứ! Hì.
Phải công nhận lão Xỉn viết rất lên tay. Phân tích bình loạn cứ y như một chính khứa thứ thiệt đang đấu tranh kiên quyết cho hòa bình thế giới. Nếu không phải lão Xỉn post thi lão Gàn lại tưởng chính khứa nào. Hi.
Tinh xưa, nghĩa cũ, lão cũng xin đáp lại vài lời.

Lão Xỉn thân mến!
Thực ra mọi việc không đơn giản như lão Xỉn viết - Mặc dù phân tích cũng thuộc dạng xuất sắc. Nhưng có vài chi tiết bị thiếu một số yếu tố tương tác mạnh. Đây cũng là sai lầm của lão Gàn khi đánh gía yếu tố Bắc Kinh quá cao. Nhưng không ngờ nó lại thấp "chủn" như thế.
Chắc lão Xỉn và mọi người đều biết: Chính lão Gàn xác quyết trước khi hai bên họp ở Shing, rằng: Cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Triều, nên và sẽ phải ở Hanoi mới thành công được. Lão cũng tính đến yếu tố Bắc Kinh phá đám. Nhưng lại mắc sai lầm khi cho rằng: Bắc Kinh không thể can thiệp, phá đám khi đang bị sức ép của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Tuy nhiên, khi ngài Kim đến Hanoi, thấy các hành vi của ngài tỏ ra gượng gạo, lão cũng nghi nghi. Nhưng không nghĩ tới mọi việc có thể đổi chiều nhanh như vậy. Bởi vì, phàm các cuộc họp Thượng Đỉnh kiểu này, chuyên gia hai nước đã bàn thảo cụ thế, các nguyên thủ chỉ ký, hoặc bàn thêm vài chi tiết nảy sinh trong quá trình ....đi đường.
Có mấy yếu tố wan trong trong bài viết của lão Xỉn rất hợp lý, mà lão Gàn sẽ phân tích dưới đây:

1/ Ngài Kim Ul muốn thoát Trung và ý đổ thoát Trung này có từ thời ngài Kim Chính Ấn. Hoàn toàn chính xác! Đấy là vấn đề lão Gàn đã phân tích từ lâu, ngay trong topic này.
2/ Sự thoát Trung này mà lão Xỉn phân tich - một trong những yếu tố quan trọng để trao đổi chính là vấn đề hạt nhân. Chính xác luôn!

3/ Đây là vấn đề quan trọng nhất trong bài viết của lão Xỉn. Đó là:
 

Quote

 

Nếu phi hạt nhân trên toàn bán đảo TT thì phải là bao gồm cả Hàn Quốc nghĩa là đồng nghĩa với việc Mỹ rút toàn bộ tên lửa tầm ngắn và tầm trung khỏi Hàn Quốc, và rút toàn bộ quân lực Mỹ đang đồn trú tại các căn cứ quân sự của Mỹ tại vùng khu vực.

Và tất nhiên 1 điều kiện nữa là đảm bảo cho chế độ hiện tại của Kim Chính Ân. ( Nghĩa là không có sự lật đổ hay đảo chính chế độ hiện tại) và chấp nhận chế độ nhà nước Triều Tiên hiện tại là một thực thể độc lập. Ngoài ra dỡ bỏ một số lệnh cấm vận.

Như  vậy nếu chỉ có vế sau thì chắc chắn Mỹ sẽ đồng ý vì những điều ở vế sau đối với Mỹ là quá đơn giản.

Nhưng vấn đề ở vế đầu thì không đơn giản, Mỹ đồn trú quân sự ở Nam Hàn và Okinawa là để răn đe Trung Quốc và chiếm giữ yết hầu của biển Hoa Đông bảo vệ đồng minh Hàn, Nhật, và Đài Loan chứ TT không xi nhê gì. Mối đe dọa ko nằm ở Triều Tiên mà ở chỗ anh bạn to lớn phía sau.

Nhưng Kim thì lo sợ cho sự an toàn của chế độ nếu một mai khi Kim dỡ bỏ các cơ sở hạt nhân thì ko còn gì để ra giá trong khi trước sau đều là 2 ông kẹ kìm kẹp với đầy đủ vũ khí súng ống thì chế độ của Kim như trứng để đầu đẳng. Mỹ chẳng lật đổ Kim thì anh bạn to lớn cũng có thể  đạp cho chính phủ của Kim 1 đạp nếu Kim cứng đầu định đi riêng con đường độc lập.

Phải chăng chính vì lý do  này mà Kim và Trump đã không thể đạt được thỏa thuận ngay tại Hà Nội?

 

Đây là một phân tích rất hay và rất có thế đúng trên thực tế - Mặc dù theo lão Gàn chưa phản ánh một khả năng hóa giải vấn đề này, bởi một chân lý đích thực. Nói nôm là thế này: Có một người rất sợ ma. Đó là một thực tế. Nhưng tại họ không biết rằng chân lý đích thực là không có ma và cần phải hướng họ tới chân lý đích thực, để họ không sợ ma. Cho nến đoạn phân tích xuất sắc của lão Xỉn sẽ đặt ra hai vấn đề:

1/ Xác quyết và chứng minh không nên sợ "Ma".
2/ Ý nghĩ e ngai sự không an toàn của chế độ Bắc Triều Tiên này sinh vào lúc nào?
Lão Gàn phân tích vấn đề thứ 1 trước.
Trước hết chắc mọi người còn nhớ sự kiện khủng hoảng tện lửa Cu Ba 1962. Nếu chỉ xét trước khi Liên Xô sụp đổ thì vấn đề nước Mỹ không tiến hành chiến tranh vơi Cub Ba có thể giải thích là do Liên Xô hậu thuẫn. Mỹ sợ đụng chạm nên không dán tất công. Nhưng ngay sau khi LX sụp đổ đến nay gần 30 năm. Nước Mỹ vẫn không hể tấn công Cu Ba. Bởi vậy lão Gàn giả thiết rất có "cơ sở khoa học", là Hoa Kỳ đã có thỏa thuận ngầm bằng văn bản với LX - mà nước Nga là chính phủ kế thừa - hoặc với chính Cu Ba về vấn đề LX rút tên lửa khỏi Cu Ba.
Lão Gàn không nhớ là ngay trong topic này, hay topic "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", lão Gàn xác định rằng: Chơi với Huê Kỳ phải có "ký zdăng bủn". Một ví dụ về việc không có "zdăng bủn" bảo đảm chính là việc Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến Việt Nam (nên nhớ Hoa Kỳ ko tham gia Hiệp Định
Genève 1954 về Việt Nam). Do đó, mặc dù ngài Nixson hứa hen rất nhiều điều, kể cả cam kết miệng về việc tham chiến bên chính quyền Sài Gòn cũ, họ vẫn buông, một cách không thể đơn giản hơn. Sau khi ngài Nixon bị hạ bệ vì vụ Watergate. Việc sợ ma này cũng giống như Tổng Thống Phi Luật tân hiện này. Lão Xỉn có thể xem đoạn trích dưới đây:

Quote

Tờ Phil Star cho hay, Tổng thống Rodrigo Duterte nhấn mạnh rằng Philippines không đủ khả năng để đối đầu với Trung Quốc nếu chiến tranh xảy ra. Tuyên bố này đến chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ đảm bảo rằng Washington sẽ bảo vệ Manila nếu họ bị tấn công ở Biển Đông.
Sputnik ghi lời Tổng Thống Duterte cho biết một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc sẽ dẫn đến một cuộc "thảm sát" đối với quân đội Philippines vì Bắc Kinh có "nhiều vũ khí chất lượng tốt".
"Nếu chúng ta có chiến tranh với Trung Quốc, tôi sẽ mất tất cả binh lính của mình ngay khi họ rời đi. Đó sẽ là một vụ thảm sát. Chúng tôi không có khả năng đấu lại họ", tổng thống Philippines nói hôm thứ sáu tuần trước.
Philstar dẫn lời ông Duterte cho biết không giống như Trung Quốc, vốn có khả năng tài chính để đầu tư vào vũ khí, ngân sách của Philippines đang phải lo chi cho giáo dục và tiền lương của giáo viên.
"Họ có tiền. Họ có vũ khí mà chúng ta không thể sánh được nếu có chiến tranh. Tôi sẽ mất tất cả cảnh sát và binh lính của mình chỉ trong một ngày. Tôi không nói rằng tôi sợ. Nhưng hai người vợ và bốn người bạn gái của tôi còn lại được gì? Họ sẽ không có gì cả", ông Durtete nói.
Sputnik cũng nhắc rằng: Cuối tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cam đoan với Duterte rằng Washington sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ theo hiệp ước và bảo vệ Philippines nếu quân đội của họ bị tấn công ở Biển Đông.
Ông Duterte dù đã hoan nghênh sự đảm bảo từ Mỹ nhưng vẫn bày tỏ sự dè dặt đối với các quy trình trước khi nước Mỹ có thể khởi động cỗ máy chiến tranh. Ông lưu ý rằng chính phủ Mỹ phải được Quốc hội thông qua thì mới có thể bước vào một cuộc chiến.
Đặc biệt, Ông Duterte còn nói thêm rằng đến ngay Tổng thống Donald Trump muốn có tiền xây bức tường biên giới với Mexico còn gặp cản trở từ Quốc hội thì có thể thấy cái khó nếu Mỹ muốn tốn tiền cho một cuộc chiến.

Nguồn: "Biển Đông: Dưới bóng B52". Trần Khải.
Ngài Duterte sợ "Ma'". Thứ nhất: Phi Luật Tân có hiệp ước Phòng thủ chung ký tay bo với Hoa Kỳ. Thứ hai, Theo lão Gàn còn nhớ: sau chiến tranh Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ ra điều luật không phải như trí nhớ của chính phủ ngài Duterte phát biểu trong đoạn trích dẫn trên. Mà điều luật đó chí xác định rằng:
"Nếu Tổng Thống Hoa Kỳ phát động chiến tranh. Mà cuộc chiến đó không được sự đồng thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ, thì sẽ phải rút quân sau 60 ngày".
Nhưng với chiến tranh hại điện, nếu giằng co chỉ một tháng, thì thắng thua đã rõ ràng. Đợi đến 60 ngày thì không cần phải Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định rút quân.
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.

 

 

 

 

 

 

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites