Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố ngăn Trung Quốc chiếm đảo ở Biển Đông
Thứ ba, 24/01/2017 - 08:15

Dân trí Chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 tuyên bố Mỹ sẽ ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng ở các vùng biển quốc tế trên Biển Đông. Đây là động thái cho thấy chính quyền mới của Mỹ cứng rắn với Bắc Kinh ngay từ những ngày đầu tiên.
 >> Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Mỹ về nguy cơ va chạm trên Biển Đông

 

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer. (Ảnh: AFP)

Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer. (Ảnh: AFP)

Tại cuộc họp báo hôm qua 23/1, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã phát đi tín hiệu cho thấy chính quyền mới của Mỹ sẽ thay đổi chính sách thận trọng đối phó với việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý ở các vùng biển châu Á.

“Nước Mỹ sẽ cam kết rằng chúng tôi sẽ bảo vệ các lợi ích của mình ở đó (châu Á)”, ông Spicer nói khi được hỏi liệu tân Tổng thống Trump có đồng tình với tuyên bố của ứng viên Ngoại trưởng Rex Tillerson mới đây rằng Trung Quốc sẽ không được phép tiếp cận các đảo xây dựng trái phép trên Biển Đông.

“Đó thực tế là vùng biển quốc tế chứ không thuộc sở hữu của Trung Quốc. Chắc chắn chúng ta sẽ bảo vệ các lãnh thổ quốc tế để không nước nào có thể chiếm đoạt”, ông Spicer nói.

Trước đó không lâu, ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Tillerson trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nói rằng, Washington cần gửi tín hiệu rõ ràng đến Bắc Kinh, cấm Trung Quốc lên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Phản ứng về bình luận này, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc lớn tiếng nói rằng, Mỹ cần “phát động một cuộc chiến tranh” mới ngăn Trung Quốc tiếp cận những đảo nhân tạo trái phép này.

Tuy ông Tillerson không nêu rõ những hành động mà Mỹ có thể làm để ngăn chặn Trung Quốc, nhưng giới phân tích cho rằng, bình luận của ông cũng như của phát ngôn viên Spicer cho thấy Mỹ không loại trừ khả năng có hành động quân sự và thậm chí là cấm vận hàng hải để đối phó.

Mặt khác, các chuyên gia quân sự nói rằng, mặc dù Hải quân Mỹ có năng lực lớn tại châu Á, nhưng việc triển khai các hoạt động như cấm vận hàng hải đối với các tàu thuyền, tàu ngầm và máy bay để đối phó với hạm đội ngày càng mở rộng của Trung Quốc có thể kéo theo leo thang căng thẳng nguy hiểm.

Hiện phía Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về tuyên bố từ chính quyền mới của Mỹ.

Minh Phương

Tổng hợp

=============================

Thôi! Trả lại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đi cho nó lành. Cái này lão nói lâu rùi - Từ 2008 lận. Dạo này lão ít nói vì nói đủ rùi. Hì.

Làm gì có chiện vừa mún "Một Tàu" - Í lộn - Một Trung Quốc; vừa mún bá chửi thế giới; vừa mún bể Đông?!  Nếu các người ko đụng đến Việt Nam thì hai điều trên là có thể. Nhưng sai lầm của các người là đã đụng tới Việt Nam.

Sai lầm lớn hơn nữa - cho cả nền văn minh - chính là chưa nhận thức được tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Làm điếu gì có chiện mún làm bá chửi thế giới, mà lại không công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử. Nói rõ hơn cho những kẻ kiêu ngạo biết rằng: Điếu có lý thuyết thống nhất, tất cả mọi sự hội nhập đều tan rã. Hiểu không?

Nhìn mấy cái mặt ngố thộn ra đấy, bít ngay là điếu hiểu gì cả.

PS: Đến một lúc nào đó thì những kẻ ngố nhất sẽ hiểu điều này. Cũng như phải hơn 2000 năm trôi qua, thế nhân mới hiểu chính Việt tộc là cội nguồn của văn minh Đông phương, chứ điếu phải Tàu. Nhưng trong thời gian hơn 2000 năm đó, thế gian có qúa nhiều khốn khổ vì sự thăng trầm của lịch sử.

 


3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quân đội Trung Quốc thấy nguy cơ chiến tranh với Mỹ

Đăng lúc: 28.01.2017 21:35
mtg-small.png   Một cuộc chiến tranh với Mỹ dưới thời chính quyền của ông Donald Trump không chỉ còn là "khẩu hiệu tuyên truyền" mà sắp trở thành "nguy cơ có thật", theo một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc.
 
quan_doi_trung_quoc_thay_nguy_co_chien_tranh_voi_my_55218_donald-trump-and-president-xi-567254_resize.jpg
Quân đội Trung Quốc cho rằng tình hiện tại có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh với Mỹ.
 

Nhận xét trên được đăng tải trên trang web của quân đội Trung Quốc, rõ ràng là một dấu hiệu để đáp trả lại sự cứng rắn của chính quyền mới của Mỹ đối với Bắc Kinh.

Tờ South China Morning Post đã phỏng vấn một nguồn tin trong Ủy ban Quân sự Trung ương, cơ quan đầu não của quân đội Trung Quốc về quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai.

"Một cuộc chiến trong 'nhiệm kỳ của Tổng thống' hay 'cuộc chiến nổ ra trong đêm' không còn là một khẩu hiệu tuyên truyền mà đã trở thành một nguy cơ có thật", nguồn tin từ Ủy ban Quân sự Trung ương nói.

Quan chức này còn khẳng định rằng quân đội Trung Quốc sẽ gia tăng triển khai vũ khí đến Biển Đông, biển Hoa Đông và gần bán đảo Triều Tiên như là phương cách đối phó với tình hình.

Nguồn tin trong Ủy ban Quân sự Trung ương Trung quốc cũng cho rằng để giảm bớt căng thẳng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì Mỹ cần xem xét lại chính sách của mình.

Tổng thống Donald Trump và các thành viên nội các của ông đã liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. Ông Trump nhiều lần gọi Trung Quốc là "kẻ thao túng tiền tệ" và công khai chỉ trích việc xây dựng "căn cứ quân sự khổng lồ trên Biển Đông" của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Rex Tillerson thì ủng hộ giải pháp phong tỏa những hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông. Hành động này của Mỹ nếu xảy ra có thể là một "tuyên bố chiến tranh" với Trung Quốc.

Thiên Hà (theo Independent)

==============================

Ngay từ năm 2008, trong bài viết "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông", lão đã xác định Hòa Kỳ sẽ can thiệp vào  Biển Đông và Tây Thái Bình Dương nói chung. Phân tích rất kỹ và công phu. Lão cũng vạch ra sai lầm của Trung Quốc lục địa khi đụng tới Việt Nam. Lão lải nhải quá nhiều lần vì sai lầm dốt nát này từ những người cầm đồ - Í lộn! Cầm quyền - ở Bắc Kinh. Nhưng có vẻ họ không biết tiếng Việt và chẳng có tên tình báo Tàu nào vào đọc những bài viết của lão trên dd lyhocdongphuong.org.vn, để báo cáo với Bắc Kinh. Kết quả sau 9 năm tiên tri của lão Gàn là
 

Quote

 

Tổng thống Donald Trump và các thành viên nội các của ông đã liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc. Ông Trump nhiều lần gọi Trung Quốc là "kẻ thao túng tiền tệ" và công khai chỉ trích việc xây dựng "căn cứ quân sự khổng lồ trên Biển Đông" của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Rex Tillerson thì ủng hộ giải pháp phong tỏa những hòn đảo nhân tạo phi pháp mà Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông. Hành động này của Mỹ nếu xảy ra có thể là một "tuyên bố chiến tranh" với Trung Quốc.

 

Chắc đến lúc này, nhà cầm đồ Bắc Kinh - Í lộn! Cầm quyền. Trí nhớ của lão già rùi, hơi lẩm cẩm. Híc - có lẽ cũng lờ mờ nhận ra sai lầm của họ vì kết quả của một chuỗi những sự kiện - bắt đầu từ hành vi cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam - dẫn đến nguy cơ chiến tranh với Hoa Kỳ. Cá nhân lão và nhân danh cá nhân - Lão Gàn lấy hành vi cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam trên biển Đông là sự kiện cột mốc của một giai đoạn lịch sử, làm thay đổi thế giới.

Nguy cơ chiến tranh này, chính là sự xác định lời tiên tri của lão với Bắc Kinh. Bởi nó là một kết quả được tiên đoán vì khả năng xảy ra - và rõ ràng là không cần thiết cho ý đồ chi phối thế giới của Trung Quốc lục địa, khi nó phải bước qua một cuộc chiến như vậy.

Nhưng, đã nhiều lần lão Gàn phát biểu rằng: "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó". Đương nhiên, nó không đủ khả năng nhận ra sai lầm từ đâu, ngay cả khi kết quả của sai lầm đã hiện hữu.

Nhân dịp đầu năm mới Đinh Dậu Việt lịch, lão muốn nhắc nhở rằng: Những tri thức đáng tin cậy nhất, là những tri thức có tính hệ thống và khả năng tiên tri. Hệ thống tri thức huyền vĩ này duy nhất chỉ có ở nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.

Nhân dịp đầu năm mới Đinh Dậu Việt lịch, lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, xin chúc một cuộc sống an lành trên đất Việt.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xoay trục về châu Á vẫn là trọng tâm trong chính sách của Mỹ

(Vietnam+) 31/01/2017 06:21 GMT+7 Bản in

trump.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Theo Đài RFA, Tham tán chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại Australia, ông John Hennessey-Niland ngày 30/1 đã phát biểu trong cuộc thảo luận về quan hệ chiến lược Mỹ-Nhật Bản-Australia diễn ra tại Canberra rằng mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chính sách ngoại giao mới, nhưng nước này vẫn tiếp tục duy trì vai trò quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương để đảm bảo quyền lợi của Mỹ cũng như của các đồng minh.

Trong bài phát biểu, ông Hennessey-Niland nói rằng chính sách có thể thay đổi nhưng quyền lợi của Mỹ và đồng minh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ không đổi, hứa hẹn những cuộc tập trận chung và mức độ chia sẻ tin tức sẽ gia tăng.

Trong lúc vận động tranh cử, Tổng thống Trump từng nói rằng những quốc gia châu Á phải tự bảo vệ an ninh quốc phòng thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ, đồng thời cũng chỉ trích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức lỗi thời.

Tuy nhiên, khi đón Thủ Tướng Anh Theresa May hôm 27/1 tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump lại cho biết ông ủng hộ NATO 100%. Dựa vào sự kiện đó, bà Amy Searights, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á của Chính phủ Barack Obama cho rằng không nên quá chú trọng đến những gì Tổng thống Trump nói lúc vận động tranh cử, bằng chứng là tháng 2, tân Tổng thống Mỹ sẽ đón Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe để bàn thảo về quan hệ đồng minh chiến lược.

Bà Amy Searights cũng nhắc lại tầm quan trọng của quan hệ chiến lược giữa Mỹ với Nhật Bản và Australia trong chiến lược xoay trục về châu Á mà cựu Tổng thống Obama thực hiện, gọi đó là chiến lược vẫn còn hữu ích để ngăn chặn mức độ bành trướng quân sự của Trung Quốc.

Cũng theo bà Searight, Tổng thống Trump có kế hoạch giúp Hải quân Mỹ tăng số tàu chiến từ 270 chiếc lên 350 chiếc, đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ đưa thêm tàu chiến vào hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương và tại Biển Đông./.

===========================

Bởi vậy! Làm gì có chuyện ngài Trumf từ bỏ châu Á Thái Bình Dương - Quyền lợi sát sườn của cả nước Mỹ. Cái này lão Gàn nói rồi đấy nhé.

Còn TTP ấy hả? Việt Nam mà là Nhật Bản, Hàn Quốc, chí ít cũng Singapor , Đài Loan...là những nước có nền kinh tế hội nhập cao, có thể cần TTP. Còn Việt Nam, Lào ....chỉ cần những hiệp định thương mại riêng rẽ với những siêu cường là đủ xuất khẩu....không kịp làm - cầu vượt quá cung. TTP cứ từ từ để lúc khác đi. Hì...

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao ông Trump bỗng chốc lạnh lùng với Trung Quốc?

Thứ sáu, 03/02/2017 - 11:30

Dân trí Tổng thống Mỹ Donald Trump những ngày sau nhậm chức khá bận rộn với những cuộc điện đàm với lãnh đạo thế giới. Tuy nhiên, đường dây liên lạc giữa Phòng Bầu dục và Trung Nam Hải dường như vẫn khá im ắng, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) bình luận.

 

 >> Ông Trump chọn người am hiểu Trung Quốc làm tư lệnh hải quân
 >> Chính quyền của Tổng thống Trump tuyên bố ngăn Trung Quốc chiếm đảo ở Biển Đông

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty)

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Getty)

Theo SCMP, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không có bất cứ lời chào hỏi, chúc mừng tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay công chúng Trung Quốc dịp Tết cổ truyền - một động thái trái ngược hoàn toàn với những người tiền nhiệm.

Thay vào đó, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon chỉ đưa ra một thông cáo báo chí với chỉ 91 từ trên trang chủ của Bộ Ngoại giao, thay mặt Tổng thống Trump, chúc mừng dịp Tết cổ truyền.

Chỉ có ái nữ của Tổng thống, Ivanka Trump, cùng với cô con gái bé bỏng của mình tới Đại sứ quán Trung Quốc hôm 1/2 để gửi gắm lời chúc mừng. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về sự xuất hiện của Ivanka trong bản tin giờ cao điểm.

Việc ông Trump bỏ qua những nghi thức ngoại giao truyền thống với Trung Quốc trái ngược với người tiền nhiệm Barack Obama. Trước kia, vào mỗi dịp Tết cổ truyền, ông Obama không chỉ là người đầu tiên gửi thiệp mừng viết tay để chúc mừng nhà lãnh đạo và công chúng Trung Quốc, mà còn làm hẳn video cho sự kiện này.

Kể từ khi nhậm chức hôm 20/1, ông Trump đã tích cực điện đàm với lãnh đạo thế giới, trong đó có lãnh đạo Australia, Canada, Nga, Nhật Bản, Đức, Pháp, Israel, Ấn Độ, Mexico, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ả rập Xê út và Hàn Quốc. Lãnh đạo quốc tế đầu tiên hội đàm trực tiếp với Tổng thống Trump tại Nhà Trắng là Thủ tướng Anh Theresa May.

Trong khi đó, liên hệ cuối cùng giữa Tổng thống Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một tấm thiệp chúc mừng. Ông Trump chia sẻ với Thời báo Phố Wall hôm 13/1 rằng ông đã nhận được một tấm thiệp chúc mừng đẹp từ Chủ tịch Trung Quốc sau khi họ có một cuộc điện đàm hồi giữa tháng 11 để chúc mừng ông Trump đắc cử.

Shi Yinhong, Giám đốc viện nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận định ông Trump “cố ý lạnh nhạt với lãnh đạo Trung Quốc” bằng việc điện đàm với tất cả lãnh đạo của các nước lớn khác, trừ lãnh đạo Trung Quốc. “Động thái của ông Trump ngụ ý ông muốn chỉ ra rằng ông ấy ở một vị thế cao hơn trong việc phân chia lại quyền lực thế giới”, chuyên gia Shi nói. Ông Shi cho rằng, động thái này cho thấy những bất định trong mối quan hệ Mỹ-Trung sau khi ông Trump đắc cử. Theo ông Shi, Tổng thống Trump sẽ giải quyết vấn đề quan hệ với Trung Quốc ngay sau khi những tranh cãi xung quanh sắc lệnh hạn chế nhập cư của chính quyền mới tạm lắng xuống.

Minh Phương

Theo SCMP

=======================

Có gì đâu mà phải ngạc nhiên?! Cánh cửa ngoại giao đã khép lại từ khi những con tôm hùm Manie viên tịch trên bàn tiệc cùng với sốt nấm Đông Cô. Hành động của ngài Trumf chỉ việc thực hiện mục đích với phương pháp khác thôi. "Canh bạc cuối cùng" mà. Người Mỹ không thích hợp với cách giải quyết của ngài Obama.

Hôm nay - Mùng 8 tháng Giêng Việt lịch - là ngày Lập Xuân của năm Đinh Dậu. Sao Thái Tuế bắt đầu chiếu những tia đầu tiên vào trục Tuyệt Mạng Đông Tây và được sự tương tác mạnh của Ngũ Hoàng Đô thiên sát (Theo Huyền không Lạc Việt. Huyền không Tàu ko có sao Ngũ Hoàng đóng ở phía Tây trong năm nay). Chỉ có nền văn hiến Việt mới đủ khả năng hóa giải sao Thái Tuế này. Đó là treo tranh cặp gà trống "Tam Dương khai thái", của làng tranh Đông Hồ, ở tường phòng khách đối diện với cửa. Hì.

Đụng đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tức là đụng đến "Tập hợp lớn nhất, trên tất cả các tập hợp, mà không có tập hợp nào lớn hơn nó".

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc đã âm thầm nhượng bộ Donald Trump, Biển Đông sẽ lặng sóng?

Hồng Thủy

10:29 07/02/17

(GDVN) - Căng thẳng trên Biển Đông vốn do Trung Quốc khới lên, thì Bắc Kinh phải có trách nhiệm hạ nhiệt, đó mới là cách hành xử có trách nhiệm.

Tờ báo Stars and Stripes, Mỹ ngày 6/2 đưa tin, những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis về Biển Đông từ Tokyo đã phần nào xoa dịu lo lắng của Bắc Kinh về khả năng xung đột, đối đầu Trung - Mỹ ở vùng biển chiến lược này.

Sau khi các quan chức khác trong Nội các Tổng thống Donald Trump như Ngoại trưởng Rex Tillerson ám chỉ khả năng phong tỏa hải quân với các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông, tướng James Mattis kêu gọi nỗ lực hết khả năng có thể giải quyết tranh chấp bằng ngoại giao.

Phát biểu của ông chủ Lầu Năm Góc như một viên thuốc an thần "định tâm đan" đã "xóa tan những đám mây chiến tranh mà nhiều người lo sợ chúng đang tích tụ trên bầu trời Biển Đông", tờ China Daily viết trong bài xã luận hôm thứ Hai.

"Mattis đã truyền cảm hứng lạc quan ở đây rằng, những chuyện này có thể không phải xấu như mô tả trước đây", China Daily bình luận. 

luc_khang.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, ảnh: ecns.cn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng lập tức lên tiếng hoan nghênh bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Biển Đông là một "sự xác nhận rất xứng tầm". [1]

Trần Phá Không, một nhà bình luận chính trị quốc tế Hoa Kỳ gốc Trung Quốc ngày 6/2 nhận định, dường như Bắc Kinh đang có những bước chuẩn bị thỏa hiệp và nhượng bộ với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Về vấn đề Biển Đông, trong thời gian tranh cử ông Donald Trump rất ít khi nhắc đến. Nhưng ông cam kết sẽ tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ, tăng số chiến hạm hiện có từ 274 chiếc lên 350 chiếc.

Sau khi đắc cử, ông điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Có người chỉ trích ông, tại sao không bàn bạc với Bắc Kinh trước khi nghe điện của Tiến sĩ Văn, ông trả lời bằng cách hỏi ngược lại về Biển Đông:

"Trung Quốc xây dựng các pháo đài quân sự quy mô lớn ở Biển Đông, họ có hỏi chúng ta không?"

Ngày tướng James Mattis nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Donald Trump ký sắc lệnh Tổng thống yêu cầu tân chủ nhân Lầu Năm Góc:

Đánh giá hiện trạng vũ khí trang bị, hoạt động huấn luyện quân sự, duy trì bảo dưỡng vũ khí đạn được, trình độ hiện đại hóa của vũ khí khí tài, cùng Bộ trưởng Tài chính lên kế hoạch mở rộng năng lực quân sự trong năm tài khóa 2017.

Sắc lệnh này cho thấy Trump nói là làm, thực hiện cam kết tranh cử. Và cho đến nay, đây cũng là sắc lệnh rõ ràng duy nhất nhằm vào sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc.

Cùng trong ngày 4/2 khi tướng James Mattis tuyên bố lập trường của Mỹ về Hoa Đông và Biển Đông tại Tokyo, thì ông Dương Khiết Trì đã điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, kêu gọi đảm bảo giữ ổn định quan hệ song phương.

tran_pha_khong.jpg
Nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Trung Quốc Trần Phá Không, ảnh: Peoplenews.tw.

Ông Trần Phá Không cho rằng, Trung Nam Hải đang tích cực lôi kéo quan hệ với chính phủ mới của Hoa Kỳ, âm thầm cam kết sẽ "tìm cách giải quyết" những vấn đề mà ông Donald Trump nêu ra, phía Mỹ đặc biệt quan tâm.

Chắc chắn Trung Nam Hải đã tính toán kỹ những mối quan tâm, lưu ý của ông Donald Trump, bao gồm thương mại, tỉ giá đồng nhân dân tệ, vấn đề Bắc Triều Tiên và Biển Đông, nhưng Donald Trump "ngó lơ" vấn đề nhân quyền.

Theo ông Không, Bắc Kinh cho đây là một thời cơ tốt, vì chỉ cần Washington không động đến vấn đề "an toàn chế độ", "an toàn chính quyền" thì mọi vấn đề khác đều có thể thương lượng được.

Lâu nay Trung Quốc luôn xem Mỹ là "chủ mưu diễn biến hòa bình" tìm cách gây "bạo loạn lật đổ" chính quyền Trung Quốc. 

Nay Donald Trump công khai tuyên bố trong diễn văn nhậm chức: không can thiệp vào nội bộ nước khác, không áp đặt hệ giá trị Mỹ, nước nào thấy hay thì học.

Trong cuộc họp báo với Tổng thống Donald Trump, Thủ tướng Anh Theresa May khẳng định thêm: "Thời kỳ Anh - Mỹ can thiệp vào các quốc gia có chủ quyền với ý đồ bắt cả thế giới phải theo mô hình của mình đã qua rồi".

Hiển nhiên những phát biểu này của nguyên thủ Anh - Mỹ đã khiến Trung Nam Hải yên tâm hơn, tạm thời có thể kê cao gối nằm.

james_mattis_1.jpg

 

Biển Đông: Mattis-Tillerson song kiếm hợp bích, Donald Trump im lặng là vàng

(GDVN) - Chiến lược của Tổng thống Donald Trump ở Biển Đông thiên biến vạn hóa sẽ khiến cho Trung Quốc khó chống đỡ, quân sự chỉ là một kênh tạo thế thượng phong.

 

Vì vậy theo ông Trần Phá Không, Trung Quốc đang tính toán, chỉ cần có những thỏa hiệp nhất định với Mỹ về Biển Đông, thương mại, hối đoái, Bắc Triều Tiên là có thể đổi lấy 2 điều cam kết từ nước Mỹ:

Một là Mỹ sẽ không làm gì tổn hại đến vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai là nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ vẫn tiếp tục tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc".

Ông Không lưu ý một ví dụ thể hiện sự thỏa hiệp sau rèm của Bắc Kinh. Đó là trong cuộc gặp Tổng thống Donald Trump hôm 9/1, tỉ phú Trung Quốc Jack Ma cam kết trong 5 năm tới Tập đoàn Alibaba của ông sẽ tạo ra 1 triệu việc làm cho nước Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu từng mỉa mai rằng, nếu so với cam kết của một doanh nghiệp phần mềm Nhật Bản sẽ tạo ra 50 ngàn việc làm cho Mỹ, Jack Ma rõ ràng đang "cống nạp" cho Hoa Kỳ.

Nhưng theo Trần Phá Không, thực ra trong chuyện này chính Trung Quốc đang âm thầm "cống nạp" cho nước Mỹ.

Về vấn đề Bắc Triều Tiên, sự nhượng bộ của Trung Quốc thể hiện qua việc đột ngột công bố với dư luận hôm 25/1 vừa qua:

"Cấm xuất khẩu sang CHDCND Triều Tiên vật tư, linh kiện, kỹ thuật liên quan đến vũ khí sát thương quy mô lớn và các phương tiện chuyên chở chúng, các loại vũ khí thông thường được nêu trong bản công bố này".

Bất luận đây là động tác giả hay động tác thật, nhưng ý đồ lấy lòng Donald Trump từ Trung Nam Hải thì đã quá rõ.

Về vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ, Bắc Kinh cũng đã âm thầm điều chỉnh. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Robert Casey lâu nay luôn chỉ trích gay gắt chính sách thương mại của Trung Quốc đã xác nhận điều này:

"Trung Quốc gần đây đã có những chuyển biến trong chính sách ngoại hối, không còn tiếp tục cố ý dìm giá đồng nhân dân tệ như trước".

Tuy nhiên áp lực với thương mại Trung Quốc không phải đã hết, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Charles Schumer kêu gọi:

"Tổng thống Donald Trump, nếu ngài thực sự muốn tạo việc làm cho nước Mỹ thì hãy tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Nếu ngài thực sự coi nước Mỹ là trên hết, hãy tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ".

Lần này Donald Trump không ra mặt, mà để ứng viên ông đề cử cho chức Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin giải thích:

"Nếu Trung Quốc lại tiếp tục thao túng tiền tệ, có chính sách bất bình đẳng với đồng nhân dân tệ, khi đó sẽ kiến nghị Tổng thống Donald Trump chính thức liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ".

Nhà nghiên cứu Trần Phá Không kết luận: Trung Quốc đang âm thầm thỏa hiệp và nhượng bộ Hoa Kỳ, nhưng họ chỉ làm không nói.

Trong khi thực ra đây không phải là thỏa hiệp hay nhượng bộ thực chất, bởi lẽ Bắc Kinh gây ra vấn đề và bây giờ họ dừng lại là nghĩa vụ phải làm.

Căng thẳng trên Biển Đông vốn do Trung Quốc khới lên, thì Bắc Kinh phải có trách nhiệm hạ nhiệt, đó mới là cách hành xử có trách nhiệm. [2]

Người viết cho rằng, những thông tin nhà nghiên cứu Trần Phá Không cung cấp rất đang lưu tâm, tham khảo trong quá trình tìm hiểu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump, đặc biệt là Biển Đông và quan hệ Trung - Mỹ.

Trung Quốc thực sự "quy thuận" hay chỉ giả vờ "quy thuận" Donald Trump có lẽ cần thời gian quan sát thêm. Nhưng ông Trần Phá Không có một luận giải hết sức chính xác:

Kỳ thực, những tuyên bố và điều chỉnh chính sách của Trung Quốc nêu ra trong bài viết này nếu đúng, thì rất đáng hoan nghênh, nhưng đó là trách nhiệm của Trung Quốc phải làm, vì anh gây ra chuyện, ví dụ như vấn đề Biển Đông.

Sở dĩ người viết chú ý đến bình luận này là bởi, trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội giới thiệu sáng kiến "một vành đai, một con đường", học giả Trung Quốc Tiết Lực từng hỏi một nhà nghiên cứu Việt Nam:

Nếu Trung Quốc nhượng bộ trong vấn đề (rút lại / hủy bỏ?) đường 9 đoạn ở Biển Đông, thì Việt Nam sẽ "nhượng bộ" gì? 

Rõ ràng đây là một cái bẫy ngôn từ, nó giống như một kẻ giật bát cơm trên tay người khác. Người kia không chịu, đòi lại thì kẻ này bảo: thôi, bây giờ chia đôi!

Đó là lối "nhượng bộ khôn vặt" mà ông Tiết Lực muốn nói tới, bình luận của ông Trần Phá Không là câu trả lời đầy thuyết phục và đúng mực.

Tài liệu tham khảo:

https://www.stripes.com/news/pacific/china-protests-us-sanctions-on-iran-but-sees-clouds-of-war-dispersing-over-south-china-sea-1.452722

============================

Đây cũng là một sự kiện đã được dự liệu trong bài viết từ 2008: "Việt sử 5000 năm văn hiến & Vấn đề biển Đông" - và kết luận đã được xác định: Chủ quyền Trường Sa và Hoàng sa phải thuộc về Việt Nam. Nhưng e rằng, mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy.

Nhưng cần lưu ý: Đây mơi chỉ là một khả năng, chứ chưa phải một hiện thực.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc chĩa tên lửa đạn đạo tầm trung hiện đại nhất sang Đài Loan.

Thứ hai, 20/03/2017 - 16:08

Dân trí Cơ quan Quốc phòng Đài Loan ngày 20/3 xác nhận rằng Trung Quốc đại lục đã triển khai tên lửa đạo đạo tầm trung hiện đại nhất có thể phát động các cuộc tấn công chính xác chống lại hòn đảo, hãng tin CNA hôm nay cho biết.

 >> Chính quyền Trump có thể phê chuẩn bán các vũ khí mới cho Đài Loan
 >> Đài Loan lên kế hoạch sản xuất 66 máy bay quân sự

 

Tên lửa DF-16 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh năm 2015 (Ảnh: AP)

Tên lửa DF-16 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh tại Bắc Kinh năm 2015 (Ảnh: AP)

Thời báo Hoa nam Buổi sáng dẫn thông tin từ CNA cho biết tên lửa DF-16 đã được Lực lượng tên lửa thuộc quân đội Trung Quốc triển khai trong bối cảnh đại lục gia tăng răn đe quân sự nhằm vào Đài Loan, người đứng đầu cơ quan quốc phòng Đài Loan Feng Shih-kuan hôm nay cho biết với Ủy ban quốc phòng và các vấn đề đối ngoại thuộc Cơ quan lập pháp Đài Loan.

Trung Quốc đã công khai ra mắt tên lửa DF-16 tại một cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào năm 2015. Tên lửa này có tầm xa khoảng 1.000km, khiến Đài Loan, Philippines, Okinawa tại Nhật Bản, nơi có vài căn cứ quân sự của Mỹ, trong tầm bắn.

Tên lửa DF-16 đã xuất hiện trong một video được Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tải hồi tháng trước, với các tên lửa được đặt trên một phương tiện vận chuyển 10 bánh đang được triển khai tại một vùng rừng giữa cuộc tập trận quân sự dịp năm mới.

Ông Feng cho hay Bắc Kinh đã tăng cường các khả năng chiến đấu và hiện đại hóa kho vũ khí kể từ năm ngoái trong bối cảnh quân đội hiện đại hóa lực lượng.

Theo ông Feng, Bắc Kinh cũng gia tăng “sự hăm dọa” đối với Đài Loan bằng cách tiến hành 6 cuộc tập trận quân sự tại tây Thái Bình Dương, khi hải quân và không quân đại lục đi qua các khu vực quanh Đài Loan. Các cuộc tập trận cũng bao gồm việc điều tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, Liêu Ninh, tiến hành tập trận tại vùng biển ở phía đông Đài Loan.

Các cựu tướng lĩnh tại đại lục cũng thường xuyên phóng đại các nguy cơ quân sự tại eo biển Đài Loan, ông Feng nói thêm.

Quan hệ xuyên eo biển Đài Loan đã trở nên căng thẳng kể từ khi đảng Dân Tiến lên nắm quyền tại Đài Loan hồi tháng 5 năm ngoái. Chính quyền do bà Thái Anh Văn đứng đầu đã thay thế Quốc Dân đảng, vốn thân thiện với Bắc Kinh.

Bắc Kinh cũng có lập trường quân sự cứng rắn đối với hòn đảo sau cuộc điện đàm giữa bà Thái Anh Văn với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm ngoái.

Trung Quốc vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không loại trừ dùng vũ lực để sáp nhập hòn đảo vào đại lục.

An Bình

==================

Bởi vậy, làm gì có chuyện uýnh nhau ở bể Đông cơ chứ?! Cái này lão Gàn phát biểu ý kiến lâu lắm rùi đấy nhá! Chứ không phải bi wờ mới nói nhá. Cùng lắm, bể Đông chỉ là dây dẫn làm nổ tung thùng thuốc nổ ở Hoa Đông thui.

Nâu nắm rùi, lão không vào đây "chém gió". "Thiên cơ bất khả lậu". Nó chỉ có thể khả dĩ lộ tì tì. Hì. Lão nói rồi: "Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính chân lý, thì mọi việc loạn cào cào.

Chỉ một cặp hoàng phi câu đối trên con tàu hải dắm - Í lộn! Hải giám - của Tàu, đủ để lão phân tích mối liên hệ giữa Đài Loan và Tàu lục địa sẽ diễn biến như thế nào, cho đến nay hoàn toàn chính xác. Huống chi lịch sử truyền thống của cả một dận tộc bị xóa sổ. Phải chi nó có "cơ sở khoa học" thật thì cũng chưa nói làm gì. Nhưng ở đây, nó lại là một âm mưu hoàn toàn không có "cơ sở khoa học". Híc.

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc lên tiếng việc ông Trump nói cuộc gặp với ông Tập sẽ "rất căng"

Thứ bảy, 01/04/2017 - 06:38

Dân trí Bắc Kinh tin rằng cuộc hội đàm đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ diễn ra tích cực, suôn sẻ thay vì căng thẳng, “khó khăn” như bình luận của ông chủ Nhà Trắng.

 >> Tổng thống Trump đoán cuộc gặp ông Tập Cận Bình sẽ “rất khó khăn”

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua 31/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói: “Về các vấn đề tồn đọng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, hai bên cần tìm ra các giải pháp thích hợp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi, đảm bảo sự phát triển bền vững trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung”.

Trước lo ngại về không khí căng thẳng trong cuộc hội đàm sắp tới giữa nhà lãnh đạo hai nước, ông Lục Khảng nói rằng Bắc Kinh mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại với Washington.

Bình luận trên được đưa ra sau khi Tổng thống Trump bình luận trên Twitter rằng, ông e cuộc hội đàm sắp tới với ông Tập sẽ “rất khó khăn”. Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, Mỹ sẽ không còn “nương nhẹ” vấn đề thâm hụt thương mại và mất việc làm trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Được biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong hai ngày 6-7/4. Tổng thống Trump sẽ tiếp ông Tập tại khu nghỉ dưỡng của gia đình ở Mar-a-Laga, bang Florida hay còn được gọi là "Nhà Trắng mùa đông".

Đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập kể từ khi tỷ phú New York nhậm chức từ hôm 20/1. Giới quan sát cho rằng, hai nhà lãnh đạo có thể sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên, hay Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Về điều này, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói: “Chúng tôi còn rất nhiều vấn đề lớn, mọi thứ từ vấn đề Biển Đông, thương mại, đến Triều Tiên, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia cần phải được giải quyết”.

Minh Phương

===========================

Chẳng giải quyết được việc gì. Nhưng mâu thuẫn Trung Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Mặc dù ngài Trumf đối xử với ngài Tập lịch sự hơn so với ngài Obama ở cùng một ngoại cảnh tương tự.

 

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ: Bắc Kinh lo nhất ông Tập Cận Bình bị hớ

Hồng Thủy

(GDVN) - Một quan chức Trung Quốc cho biết: "Bảo đảm cho Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt là một ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc".

Reuters ngày 3/4 bình luận, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là một "cặp chính khách kỳ lạ" trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên dưới thời Trump, bắt đầu ngày 6/4 tại Florida.

Hai nhà lãnh đạo này có thể có một điểm chung: hùng biện của họ về việc khôi phục sức mạnh quốc gia. Nhưng hai ông khác nhau ở hầu hết các khía cạnh còn lại, từ phong cách chính trị đến kinh nghiệm ngoại giao.

Vấn đề đứng đầu chương trình nghị sự tại khu nghỉ mát Mar-a-Lago được dư luận quan tâm là, liệu Tổng tống Donald Trump có thúc đẩy mối đe dọa sử dụng các quan hệ thương mại với Trung Quốc để ép Bắc Kinh làm nhiều hơn nữa trong việc kiềm chế Bình Nhưỡng hay không?

trump_tap_can_binh.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau tại "Nhà Trắng phương Nam" của ông Trump ở Florida, ảnh minh họa: Washington Times.
 
 

Một số phụ tá Nhà Trắng tin rằng, con rể ông Donald Trump, cố vấn Jared Kushner có thể đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng chi phối đến cách Tổng thống Donald Trump ứng xử với ông Tập Cận Bình trong hai ngày 6, 7/4.

Mặc dù vậy, một quan chức Trung Quốc cho biết: "Bảo đảm cho Chủ tịch Tập Cận Bình không bị mất mặt là một ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc".

Các cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc thường được lên kịch bản chặt chẽ, tỉ mỉ hơn so với các nhà lãnh đạo nước ngoài khác, đó là cách các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh để đảm bảo họ được đối xử đàng hoàng như một cường quốc toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ là một cơ hội để nghiên cứu hai nhà lãnh đạo trong sự tương phản rõ nét: 

Donald Trump thiếu kiên nhẫn, thẳng thắn và dễ trút sự tức giận lên các dòng trạng thái gây bão trên Twitter. Trong khi đó ông Tập Cận Bình có vẻ ngoài bình tĩnh và thận trọng, không bao giờ xuất hiện trên các mạng xã hội nổi tiếng.

Tuy nhiên, điều các quan chức Trung Quốc lo ngại nhất hiện nay là những tình huống bất ngờ từ Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phải bắt tay khá lâu ở tư thế không thoải mái tại Nhà Trắng khi ông đến thăm tháng Hai năm nay.

Khi tiếp Thủ tướng Đức, ông Donald Trump phớt lờ lời đề nghị bắt tay của bà Angela Merkel trước truyền thông.

Một cuộc điện đàm gay gắt giữa ông Donald Trump với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng gây ra những quan tâm đặc biệt từ Bắc Kinh.

Nhưng với quyết định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khá sớm trong nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump cho thấy, cả Nhà Trắng lẫn Trung Nam Hải đều thấy giá trị của những nỗ lực xây dựng một mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.

jared_kushner.jpg

Bóng dáng Lã Bất Vi tại hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ

Ông Donald Trump bước vào cuộc tiếp ông Tập Cận Bình trong khi vẫn có khoảng trống đáng kể trong đội ngũ cố vấn, tham mưu cho ông về châu Á và chính sách với Trung Quốc.

Các quan chức chính quyền tranh luận về khả năng Trump sử dụng kỹ năng đàm phán của mình để thuyết phục Tập Cận Bình rằng, Trung Quốc cần Hoa Kỳ hơn Hoa Kỳ cần Trung Quốc, đặc biệt là khi nói đến tiếp cận thị trường.

Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, Trung Quốc đủ khôn ngoan chính trị để chống lại các yêu cầu của Hoa Kỳ. Tập Cận Bình chắc hẳn cũng nhìn thấy sự suy yếu của Donald Trump bởi ông đã thất bại trong nhiều chính sách đối nội từ khi nhậm chức.

Hai bên đều giữ kỳ vọng thấp với kết quả hữu hình từ chuyến thăm này.

Và khác với phong cách tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sẽ không có ngoại giao sân golf với ông Tập Cận Bình, vì nhà lãnh đạo Trung Quốc xem môn thể thao này gắn liền với các "giao dịch mờ ám" của các quan chức tham nhũng. [1]

Bình luận về nỗi lo của Trung Nam Hải xung quanh hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ, Willy Lam, tác giả cuốn sách "Chính trị Trung Quốc trong kỷ nguyên Tập Cận Bình" ngày 3/4 viết trên Financial Times, ông Tập Cận Bình lo chuyện ở nhà hơn là chuyến đi Mỹ.

Dự kiến ông Tập Cận Bình sẽ tập trung vào kinh tế, thương mại và các vấn đề tiền tệ khi hội đàm với Tổng thống Mỹ ở Florida. Tập Cận Bình sẽ tránh các vấn đề chính trị như việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.

Tập Cận Bình sẽ thận trọng, bởi ông biết rằng vị Tổng thống doanh nhân có thể kêu gọi chủ nghĩa dân tộc của người Mỹ gây khó khăn cho đảng Cộng sản Trung Quốc, lúc đó nếu ông Tập Cận Bình không chống lại kiên quyết và cứng rắn, thì có thể bị giảm uy tín ở nhà. [2]

Còn theo một số nhà quan sát bình luận trên South China Morning Post, Hồng Kông ngày 4/4, ông Tập Cận Bình nên thúc đẩy sáng kiến "một vành đai, một con đường" khi gặp ông Donald Trump.

Hợp tác trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nên trở thành nền móng mới cho quan hệ Trung - Mỹ, thay vì hợp tác trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu như dưới thời Barack Obama.

Gal Luft, chuyên gia về Trung Quốc từ Viện Phân tích an ninh toàn cầu tại Washington nói:

"Tôi nghĩ rằng ông Trump sẽ thấy rất hấp dẫn, vì ông rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng, muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Mỹ, tìm kiếm cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ".

Hầu hết các nhà phân tích cho biết, hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ lần này khó có thể tạo ra kết quả thiết thực vì không vấn đề nóng nào như Biển Đông, Đài Loan, Triều Tiên, mất cân bằng tiền tệ - thương mại có các giải pháp vào lúc này.

Andrew Nathan từ Đại học Columbia ở New York cho biết, Tập Cận Bình không muốn và cũng không thể giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên theo cách Donald Trump mong muốn. Ông cũng không mong đợi bất cứ tiến bộ nào trong vấn đề Biển Đông tại hội nghị này.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://www.reuters.com/article/us-usa-china-summit-analysis-idUSKBN1752FT

[2]https://www.ft.com/content/c5bebb56-1845-11e7-9c35-0dd2cb31823a

[3]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2084452/xi-jinpings-chance-turn-infrastructure-new-building

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tối hậu thư Trump gửi Tập Cận Bình: Thời gian cho Triều Tiên đã hết!

authorPhương Đăng icon-dot1.pngThứ Tư, ngày 05/04/2017 11:01 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng tiết lộ, Tổng thống Donald Trump sẽ gửi tối hậu thư về vấn đề Triều Tiên tới Chủ tịch Tập Cận Bình khi 2 lãnh đạo gặp nhau cuối tuần này tại Florida.

share-fb.gif share-gg.giftoi hau thu trump gui tap can binh: thoi gian cho trieu tien da het! hinh anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu ngày 4.4

Theo Time, trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc, ông chủ Nhà Trắng sẽ yêu cầu Bắc Kinh có thái độ cứng rắn hơn đối với Triều Tiên để ngăn chặn chương trình tên lửa hạt nhân của nước này và cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc khoanh tay làm ngơ, Mỹ sẽ đơn phương hành động.

"Thời gian cho Triều Tiên đã hết và tất cả các tùy chọn đều đã có sẵn trên bàn", một quan chức Nhà Trắng giấu tên tiết lộ tối hậu thư ông Trump sẽ gửi cho ông Tập trong cuộc "chạm trán" vào cuối tuần.

Trước đó, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã cảnh báo rằng mối đe dọa từ Triều Tiên hiện rất "khẩn cấp' vì nước này đang ra sức thu nhỏ đầu đạn hạt nhân và cải tiến công nghệ tên lửa đạn đạo. Triều Tiên đã trở thành chủ đề "nóng" kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng, Triều Tiên hoàn toàn có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ trong vòng 1 năm với tốc độ phát triển như hiện tại. Cựu Tổng thống Barack Obama cũng đã cảnh báo người kế nhiệm về mối nguy hiểm đến từ Triều Tiên ngay trước khi ông rời nhiệm sở.

Trung Quốc là đối tác thương mại chính và là đồng minh chính trị duy nhất của Triều Tiên nên Bắc Kinh được cho là duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nước này.

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ cũng như Trump nhiều lần chỉ trích Trung Quốc chưa làm hết sức mình để ngăn Triều Tiên có tên lửa, hạt nhân.

"Đôi khi chúng ta nghe chuyện ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã giảm. Tuy nhiên, rõ ràng đòn bẩy kinh tế của họ thì không. Kết quả tốt nhất sẽ là Trung Quốc thực hiện triệt để các biện pháp trừng phạt và các nghị quyết mà Liên Hợp Quốc đã áp đặt với Triều Tiên", vị quan chức Nhà Trắng nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, trong cuộc gặp với ông Tập, ông Trump sẽ yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ nghiêm túc các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.

Về những gì ông Trump sẽ làm nếu Trung Quốc không hành động, quan chức Nhà Trắng trên nhấn mạnh: "Ông Trump không phải là người muốn phô bày tất cả chiến lược của mình trước nhất. Nhưng tôi cho rằng, ông sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng".

Trong khi đó, ông Tập được cho là sẽ phản đối việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa THAAD tới Hàn Quốc, vốn bị Trung Quốc coi là một mối đe dọa chiến lược. Ông Trump dự kiến sẽ bác bỏ những quan ngại này, theo vị quan chức Nhà Trắng: "Mỹ sẽ luôn hành động để bảo vệ các đồng minh của chúng tôi và bảo vệ đất nước của chúng tôi", ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, Trump dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề mất cân bằng thương mại Trung - Mỹ, việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông... trong cuộc gặp với ông Tập.

Hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ sẽ gặp nhau tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Hai nhà lãnh đạo sẽ không chơi golf mà sẽ có một bữa ăn tối không chính thức vào tối ngày 6.4 và ăn trưa vào ngày 7.4. 

==========================

Ngày mai hai vị đứng đầu hai siêu cường mạnh nhất thể giới sẽ gặp nhau. Mặc dù có nhiều thông tin về khả năng có những thỏa thuận Mỹ Trung được thiết lập. Như: Con rể TT Hoa Kỳ cùng với vị quân sư hắc ám nhất mọi thời đại Henry Kissinge đang "đi đêm" với Trung Quốc; hoặc khả năng có sự thương lượng, điều chỉnh quan hệ kinh tế hai bên...vv...và... vv. Những lão Gàn vẫn xác định rằng:

So với việc ngài Obama tiếp đón ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng trước đây, thì ngài Trumf đón tiếp lịch sự hơn nhiều. Nhưng kết quả vẫn cứ là con số "0' và ngài Tập chỉ nhận được những cảnh báo khá quyết liệt của ngài Trumf trên nhiều mặt mà hai bên cùng quan tâm.

Còn về vấn đề Cao Ly. Từ lâu lão Gàn đã hết sức mong đợi một cuộc thống nhất trên đất nước này. Và đã cảnh báo rằng: Nếu trong năm Bính Thân 2016, hai miền Cao Ly ko thể thống nhất thì thật là một thảm họa cho họ. Mọi việc đã lỡ hẹn với thời gian được cảnh báo của lão Gàn. Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên Kim Jong Nam bị giết và lệnh bà Tổng Thống Hán Quốc bị phế truất -  không đơn giản chỉ vì bà ấy tin vào thầy Phong thủy - trong năm nay.

Chiến trường chính sẽ ko xảy ra ở biển Đông. Nhưng Việt Nam phải hết sức cảnh giác. Vì những quốc gia liên quan rơi vào cảnh ngộ "Đói ăn vụng, túng làm liều".

"Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ...". Tạm thời lão phát biểu đến đây.

 

 

 

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Thiên Sứ phán: Chiến trường chính sẽ ở Hoa Đông....
====================================
Kịch bản thế chiến III nóng bỏng tại Hoa Đông
(Tổ Quốc) - Trong khi thế giới đang chú ý tới những căng thẳng quân sự ở Biển Đông, một tình huống nguy hiểm hơn đang hiện hữu ở Biển Hoa Đông
An Bình
Thứ Tư, ngày 05/04/2017 - 22:00

Trong khi thế giới đang chú ý tới những căng thẳng quân sự ở Biển Đông, một tình huống nguy hiểm hơn đang hiện hữu ở Biển Hoa Đông – điều có thể là điểm khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lớn giữa các siêu cường.

Trung tâm căng thẳng là tám hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) không người ở do Nhật kiểm soát gần các tuyến đường vận chuyển quan trọng, các vùng đánh bắt cá phong phú và trữ lượng dầu khí tiềm năng. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo này và đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng trời của Nhật Bản. Đáp trả lại, Nhật Bản cũng đã gia tăng gấp đôi số máy bay F-15.

Kịch bản thế chiến III nóng bỏng tại Hoa Đông - ảnh 1

Máy bay chiến đấu F15 của Nhật Bản. (Nguồn: CNBC)

Tình huống này làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu ngẫu nhiên - và có thể dấy lên sự can dự từ các nước khác, như Mỹ, vào một cuộc xung đột khu vực. Đây cũng là một chủ đề mà ông Trump có thể sẽ đưa ra với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tuần này.

Căng thẳng gia tăng

Từ sảnh đón khách tại sân bay quốc tế Naha trên hòn đảo Okinawa của Nhật Bản, hành khách có thể dễ dàng nhìn thấy những gì đang diễn ra. Cùng với các chuyến bay thương mại đến và đi là hoạt động của các máy bay chiến đấu F-15 hạ xuống đường băng – được Không quân của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JASDF) sử dụng chung với hoạt động hàng không thông thường của Naha. Tăng nhanh tốc độ từ đường băng, 4 máy bay quân sự F-15 lao ra biển để theo dõi và đánh chặn các máy bay quân sự của Trung Quốc – thông thường là các máy bay chiến đấu khác, đôi khi là máy bay ném bom hay máy bay do thám - bay vào hoặc tiến gần tới không phận Nhật Bản cho là thuộc về nước này.

Từ tháng 4 đến tháng 12/2016, các máy bay tiêm kích Nhật Bản đã cố gắng ngăn chặn máy bay Trung Quốc 644 lần (năm tài chính của Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1/4 đến ngày 31/3 năm sau). Trong khi Nhật Bản vẫn chưa công bố tổng số liệu cho năm 2016, các quan chức của Bộ Quốc phòng chia sẻ với CNBC về vấn đề này nói rằng các vụ ngăn chặn trên không tiếp tục gia tăng theo từng năm kể từ năm 2008.

Lực lượng JASDF đã không chặn được nhiều máy bay như vậy kể từ những ngày bận rộn nhất của Chiến tranh Lạnh, khi máy bay của Liên Xô hoạt động trong khu vực.

Để phản ứng với những động thái quân sự của Trung Quốc trong không phận Nhật Bản coi là của mình, JASDF đã tăng gấp đôi số máy bay chiến đấu tại căn cứ không quân Naha, thêm một phi đội thứ hai của F-15J - phiên bản Nhật Bản sản xuất từ F-15 của Mỹ- vào tháng Giêng năm ngoái.

Tình hình trên có thể gia tăng nguy cơ xảy ra sự cố hoặc hiểu lầm giữa hai quân đội – một diễn biến có thể nhanh chóng leo thang, do những căng thẳng quân sự đã gia tăng khu vực. Sự cố như vậy, dù cố ý hay không, có thể diễn biến phức tạp và kéo lực lượng của Mỹ trong khu vực vào cuộc xung đột.

Hiện tại, căng thẳng trong khu vực đang được tăng cường bởi các chất xúc tác mới, chủ yếu là các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, mối đe dọa từ các hành động quân sự trên bán đảo Triều Tiên, và sức mạnh quân sự của Trung Quốc, với các hoạt động trên không và trên biển đang gia tăng. Các đồng minh của Mỹ tại khu vực, như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, đang rất lo ngại khi Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm và phát triển khả năng của họ ở Tây Thái Bình Dương và trong các vùng biển tiếp giáp Trung Quốc về phía nam và đông.

Một điểm nóng chính trị

Đảo Okinawa - nơi có một số cơ sở quân sự lớn của Mỹ  cũng như một đội quân có khả năng tự vệ của Nhật – là điểm nóng đặc biệt luôn nhắc nhở Tokyo về cách căng thẳng quân sự Nhật Bản/ Trung Quốc  có thể gia tăng đối với quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư nằm khoảng 225 hải lý về phía tây hòn đảo Okinawa và chỉ 90 dặm về phía bắc hòn đảo Ishigaki của Nhật Bản, là nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền – điều tạo ra một tình hình an ninh mơ hồ khi quân đội cả hai bên đều muốn giành quyền kiểm soát vùng trời và vùng biển tại đây.

Chìa khóa của tranh chấp là cả các vùng đánh bắt cá phong phú quanh khu vực này và các báo cáo về trữ lượng dầu và khí đốt tiềm ẩn ở đáy biển Hoa Đông. Giành được chủ quyền đối với các hòn đảo này (đối với Trung Quốc, Nhật Bản hay Đài Loan) sẽ thúc đẩy các tuyên bố đối với những nguồn năng lượng này.

Trong những năm gần đây, quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đã trở thành một điểm nóng về chính trị đối với cả hai quốc gia, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc ở cả hai bên trong khi định hướng cách tiếp cận thận trọng của chính phủ Nhật Bản để tránh đối đầu lan rộng với Trung Quốc.

Lập trường của Nhật Bản đã được thể hiện sau một sự cố gần Senkaku/ Điếu Ngư vào tháng 9/2010, khi một tàu đánh cá của Trung Quốc đã đâm vào một tàu tuần tra của Nhật Bản. Nhật Bản lúc này tuyên bố thực hiện một cách tiếp cận mềm dẻo, thúc giục các ngư dân Nhật Bản tránh xa các hòn đảo ngay cả khi các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục xuất hiện tại đây.

Sức mạnh Trung Quốc “cơ động”

Trung Quốc đã công khai nói rằng họ hướng tới việc đảm bảo khả năng tiếp cận với Tây Thái Bình Dương vượt ra khỏi cái được gọi là "chuỗi đảo đầu tiên" - một chuỗi các hòn đảo trải dài từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan đến Philippines và vươn tới rìa phía nam của Biển Đông, tới tận bán đảo Mã Lai.

 Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc đang muốn mở rộng tầm hoạt động quân sự của mình tới Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương theo cách có thể kiểm soát hiệu quả những lực lượng có thể và không thể vào các khu vực này.

Tuy nhiên, việc tăng cường hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông có thể cho thấy nhiều mục tiêu cụ thể hơn.

"Quan sát của chúng tôi là Trung Quốc đang cố gắng để phát triển khả năng đa dạng đối với các máy bay của họ ở Tây Thái Bình Dương", Yurie Mitsui, Phó Giám đốc Văn phòng Phân tích Tình báo Chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Bởi vì sự tăng cường hiện diện của cả tàu mặt nước xung quanh Senkaku/ Điếu Ngư và các hoạt động trên không trong khu vực đòi hỏi phải lập kế hoạch dài hạn và chuẩn bị, các nhà phân tích tình báo không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho rằng các hoạt động trên là có chủ ý, bà nói.

Trong khi nhất trí với lập luận rằng Trung Quốc đang tìm kiếm việc mở rộng khả năng quân sự sâu hơn vào Tây Thái Bình Dương, vượt ra khỏi tầm với của các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Philippines, thì có một vấn đề khác cơ bản hơn đối với Trung Quốc. "Khi chúng tôi phân tích các hoạt động của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, chúng tôi luôn nghĩ về Đài Loan", bà Mitsui nói.

Yếu tố Đài Loan

Đây là một yếu tố bổ sung nhiều căng thẳng, cho thấy rằng trong khi các tranh chấp lãnh thổ và hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông thường không quá nổi bật so với các cuộc tập trận quân sự và bồi đắp các đảo trái phép ở Biển Đông, các vấn đề nền tảng cho các hoạt động quân sự của Trung Quốc dọc theo bờ biển phía đông (Hoa Đông) là dễ thay đổi hơn.

Trung Quốc xem Đài Loan thuộc chủ quyền của mình và đã nói rằng sẽ sáp nhập bằng vũ lực nếu cần thiết. Hành động này không chỉ là về vấn đề chiến lược địa chính trị hay sự cần thiết về mặt kinh tế mà còn là vấn đề niềm tự hào dân tộc đối với nhiều công dân Trung Quốc.

CNBC dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Wu Qian, phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước rằng "việc sử dụng vũ khí để từ chối thống nhất là rất vô ích".

Tổng thống Trump sẽ đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 6-7/4 và tập trung vào vấn đề an ninh liên quan đến Triều Tiên và Biển Đông. Dù vậy việc đề cập đến Đài Loan hay Biển Hoa Đông sẽ là một tín hiệu cho Nhật Bản để xem xét cách tiếp cận sắp tới của Mỹ về mối quan hệ của Trung Quốc.

Theo tiến sĩ Akio Takahara, chuyên gia về chính trị Trung Quốc và là giáo sư của tại trường đại học chính trị và luật thuộc Đại học Tokyo, trong khi chính quyền Trump vẫn đang cố gắng tìm ra nền tảng của mình sau hai tháng đầu nhiệm chức, Trung Quốc có thể hướng tới việc tìm kiếm lợi thế ở vùng Tây Thái Bình Dương.

(Theo CNBC)

Share this post


Link to post
Share on other sites
On 4/5/2017 at 22:20, Thiên Sứ said:
Ngày mai hai vị đứng đầu hai siêu cường mạnh nhất thể giới sẽ gặp nhau. Mặc dù có nhiều thông tin về khả năng có những thỏa thuận Mỹ Trung được thiết lập. Như: Con rể TT Hoa Kỳ cùng với vị quân sư hắc ám nhất mọi thời đại Henry Kissinge đang "đi đêm" với Trung Quốc; hoặc khả năng có sự thương lượng, điều chỉnh quan hệ kinh tế hai bên...vv...và... vv. Những lão Gàn vẫn xác định rằng:

So với việc ngài Obama tiếp đón ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng trước đây, thì ngài Trumf đón tiếp lịch sự hơn nhiều. Nhưng kết quả vẫn cứ là con số "0' và ngài Tập chỉ nhận được những cảnh báo khá quyết liệt của ngài Trumf trên nhiều mặt mà hai bên cùng quan tâm.

Có thể nói, lời dự báo của lão đúng hoàn toàn ở hai đoạn đầu: "So với việc ngài Obama tiếp đón ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng trước đây, thì ngài Trumf đón tiếp lịch sự hơn nhiều. Nhưng kết quả vẫn cứ là con số "0". Hai bên không có một thỏa thuận cụ thể nào và không hề có tuyên bố chung. Chỉ có những hứa hẹn sáo rỗng và rất ngoại giao. Còn đoạn cuối "ngài Tập chỉ nhận được những cảnh báo khá quyết liệt của ngài Trumf trên nhiều mặt mà hai bên cùng quan tâm". Dự đoán này có vẻ sai về nhận thức bên ngoài. Nhưng có lẽ không sai nhiều đến mức chẳng có phần trăm nào cho dự đoán này, khi hơn 50 quả tên lửa tomahow bất ngờ tấn công Xyria, như một cách phô trương sức mạnh Mỹ, trước cuộc gặp của hai nguyên thủ chỉ vài tiếng đồng hồ. Chinh vì hơn 50 quả Tomahow đã "thay lời muốn nói" của ngài Trumf trên bàn hội nghị. Kết quả cuối cùng chỉ là họ hẹn gặp nhau ở tương lai gần, để bàn về phương pháp.

Có thể nói, cuộc gặp mặt này chỉ là một cuộc thăm dò ý đồ của nhau giữa hai siêu cường. Bởi vậy, họ đã tránh nói đến những vấn đề nhậy cảm, trong đó có cả biển Đông. Cho nên, tất cả những vấn đề nhạy cảm đó, sẽ chính là điều kiện để kết thúc quan hệ ngoại giao Mỹ Trung.

Cuộc gặp Mỹ Trung lần này, chỉ là sự hồi dương trước khi lâm chung cho quan hệ ngoại giao của hai siêu cường này, vốn đã chết lâm sàng từ hồi TT Obama.

 

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga-Trung: Cảnh báo nguy cơ xung đột khi Nhật Bản triển khai THAAD

Thứ hai, 10/04/2017 - 22:00

Trước nguy cơ từ các vụ phóng tên lửa và thử vũ khí hạt nhân gần đây từ Triều Tiên cùng những căng thẳng với các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp chủ quyền, Nhật Bản đang quyết tâm “dựng” thêm các “hàng rào tên lửa” để bảo vệ đất nước. Rất có thể Nhật Bản sẽ mua Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) của Mỹ.
 >> Nhật Bản cân nhắc trang bị vũ khí tấn công đầu tiên sau hơn 70 năm
 >> Nhật Bản để ngỏ khả năng tấn công phủ đầu căn cứ đối phương

Tính toán này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của Nga và Trung Quốc.

Có THAAD để hoàn thiện quy trình đánh chặn

Nguồn tin từ Nhật Bản cho hay, cuối tháng 3 vừa qua, các thành viên lãnh đạo cấp cao của đảng Tự do Dân chủ (LDP), đảng cầm quyền Nhật Bản đã đưa ra một bản kiến nghị lên Thủ tướng Shinzo Abe, yêu cầu Chính phủ Nhật Bản mua sắm Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. LDP cho rằng cần tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Nhật Bản. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng cần nhanh chóng bố trí ngân sách để đổi mới và nâng cấp các trang bị quân sự có liên quan.

Các nhà lãnh đạo của LDP cho rằng, với việc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo trong thời gian gần đây, Nhật Bản cảm thấy "mối đe dọa" từ Triều Tiên đã nâng cấp. Để ứng phó, ngoài hệ thống Aegis mặt đất, còn cần hợp tác với Mỹ triển khai trước hệ thống đánh chặn trên biển, xây dựng được khả năng đánh đòn phủ đầu đối với căn cứ tên lửa của đối phương.

Ngay từ cuối năm 2016, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã thành lập ủy ban do Thứ trưởng Quốc phòng đứng đầu để nghiên cứu khả năng nhập khẩu THAAD. Tháng 1-2017, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đã đến thăm căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam (Mỹ), thị sát hệ thống THAAD của quân đội Mỹ. Bà Tomomi Inada coi THAAD là "một phương án lựa chọn để đổi mới hệ thống phòng thủ tên lửa của Nhật Bản", đồng thời cho biết sẽ hoàn thành quy hoạch phòng thủ tên lửa trước mùa hè năm 2017.

Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Nhật Bản, sở dĩ Nhật Bản muốn mua THAAD là để củng cố cho mạng lưới phòng không của nước này. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch nâng cấp 2 tàu tên lửa đánh chặn Aegis và mua thêm 2 chiếc khác từ Mỹ. Nhật Bản hiện đang có 4 tàu khu trục Aegis, phóng được tên lửa đánh chặn SM-3 và có kế hoạch nâng cấp 2 chiếc còn lại vào năm 2018. Giờ đây, Chính phủ Nhật tiếp tục lên kế hoạch mua thêm 2 chiếc khác từ Mỹ vào năm 2020.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tới Guam xem xét THAAD. Ảnh: Asahi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tới Guam xem xét THAAD. Ảnh: Asahi.

Ngoài ra, Nhật Bản và Mỹ cũng đã nghiên cứu gần xong phiên bản tên lửa SM-3 Block 2A với tầm bắn lớn hơn, để thay thế cho Block 1A hiện nay. Với phiên bản mới của SM-3, Nhật Bản chỉ cần 2 tàu Aegis để bao phủ phòng không cho toàn bộ đất nước thay vì 3 chiếc như hiện nay.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản đã tính toán, các hệ thống phòng không của Nhật Bản hiện nay bao gồm 2 lớp là các tên lửa SM-3 phóng từ tàu Aegis, có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa tầm cao hơn 100km và hệ thống Patriot tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao dưới 20km.

Nếu SM-3 trượt mục tiêu, tổ hợp phòng không Patriot được cho là khó có thể đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung như Nodong của Triều Tiên vì khi trở lại bầu khí quyển, nó sẽ đạt tốc độ từ 3 đến 7km/s, như vậy, hệ thống THAAD là cần thiết do nó sẽ tiêu diệt tên lửa ngay khi vừa trở lại khí quyển và chưa có tốc độ quá nhanh.

Với việc nắm trong tay hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 cùng dàn tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, Nhật Bản hiện đã sẵn sàng đối phó với bất cứ cuộc tấn công nào liên quan tới tên lửa của Triều Tiên. Nhưng khi triển khai THAAD, phạm vi phòng thủ tên lửa của Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay.

Một chuyên gia quân sự Nhật Bản phân tích, tháng 6-2016, tên lửa Musudan tầm trung đã đạt độ cao 1.000 km trên đường bay, đánh dấu một bước đột phá cho phép các đầu đạn của Bình Nhưỡng vượt ngoài tầm bắn của các tàu khu trục Aegis BMD đang tuần tra trên biển Nhật Bản. Do đó, các khẩu đội tên lửa Patriot PAC-3 cũ hơn sẽ trở thành hàng phòng vệ cuối cùng của Nhật Bản bảo vệ các thành phố lớn, trong đó có Tokyo.

Theo các nguồn tin, một chương trình cải thiện tầm bắn và độ chính xác cho các khẩu đội pháo này trị giá 1 tỷ USD sẽ được bắt đầu sau tháng 3-2017, song phải tới tận Thế vận hội Tokyo 2020 mới có thể hoàn thành.

Các đầu đạn từ các tên lửa như Rodong của Bình Nhưỡng, với tầm bắn ước tính 1.300 km, di chuyển với tốc độ tới 3km/s. Song các tên lửa như Musudan, bay xa tới 3.000km, sẽ lao xuống từ trên không trung với tốc độ tới 21km/s, có khả năng là quá nhanh so với Patriot hiện có.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản chưa chắc rằng các tên lửa SM-3 chặn được các đầu đạn ngay trên không trung, do đó, mua Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Hãng Lockheed Martin để bổ sung lớp giữa cho BMD là biện pháp hợp lý nhất. Một nguồn tin từ lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói: “Lựa chọn duy nhất của chúng tôi hiện nay có lẽ là phải dựa vào Mỹ để ngăn chặn nguy cơ từ các nước láng giềng”.

Một mũi tên... nhiều mục đích

Việc Nhật Bản có ý định nhập khẩu THAAD với mục đích phòng thủ tên lửa từ Triều Tiên chỉ là một phần nhỏ. Các chuyên gia nhận định rằng, tính chất triển khai THAAD của Nhật Bản khác với Hàn Quốc. Nhật Bản nhập khẩu THAAD thực chất là để nâng cấp khả năng phòng thủ quân sự của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Đối với Nhật Bản, THAAD là một lá chắn phòng thủ.

Hệ thống này một khi được hoàn thành xây dựng, sẽ có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với việc Nhật Bản tiến hành sửa đổi hiến pháp, xây dựng thành công hệ thống quân sự hoàn chỉnh, đạt được mục tiêu chiến lược trở thành nước lớn quân sự.

Không chỉ có vậy, triển khai THAAD còn giúp điều chỉnh trách nhiệm phòng vệ của đồng minh Nhật - Mỹ. Triển khai THAAD cũng là một trong những biện pháp kéo gần quan hệ với Mỹ. Việc Nhật Bản mua hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ sẽ tăng cường quan hệ với chính quyền Donald Trump và các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, làm cho việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ kiện toàn hơn.

Từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, quyền tự vệ quân sự của Nhật Bản bị hạn chế, chỉ dựa vào ô bảo vệ hạt nhân của Mỹ, dựa vào quân đội Mỹ để bảo vệ an ninh. Từ năm 2012 đến nay, Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng lệnh cấm xuất nhập khẩu vũ khí, tiến tới xóa bỏ trở ngại để Nhật Bản trở thành "quốc gia bình thường" về quân sự.

Mô phỏng quy trình hoạt động của THAAD. Ảnh: TheStrategicTimes.com.
Mô phỏng quy trình hoạt động của THAAD. Ảnh: TheStrategicTimes.com.

Tờ Tin tức Asahi cho rằng chính quyền Shinzo Abe sẽ sớm xây dựng Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn, tiến hành nâng cấp mạng lưới phòng thủ tên lửa hai cấp hiện nay, có khả năng phòng thủ tên lửa như quân đội Mỹ.

Tuy nhiên, cái lợi của Nhật Bản lại bị những nước khác cho là cái “hại”. Trung Quốc và Nga cho rằng, sự hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đang thách thức cân bằng chiến lược của khu vực Đông Á. Đặc biệt là đối với khu vực Đông Bắc Á, xây dựng hệ thống THAAD thực sự đã làm trầm trọng hơn chạy đua vũ trang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là làm gia tăng mức độ theo dõi của Mỹ đối với các nước trong khu vực này, gây ra hậu quả mất cân bằng chiến lược.

Trong cuộc phỏng vấn với với hãng tin Sputnik, chuyên gia Valery Kistanov tại Viện Viễn Đông ở Moscow nhận định: Trong chương trình triển khai lá chắn tên lửa trên khắp toàn cầu, Mỹ muốn đặt THAAD ở vùng Viễn Đông để ngăn chặn các đợt tấn công từ Nga. Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản lại là những đồng minh thân thiết của Mỹ.

Còn tại châu Âu, Mỹ đã đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và Ba Lan. Cũng theo ông Kistanov, kế hoạch triển khai THAAD của Mỹ tại Nhật Bản không chỉ nhằm kiềm chế lực lượng hạt nhân của Nga mà còn từ Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự tại Moscow, ông Vladimir Yevseyev lại cho rằng, việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã quá phức tạp và đang gây chia rẽ Hàn Quốc và Trung Quốc. Nếu Nhật Bản triển khai THAAD, chắc chắn Trung Quốc sẽ có phản ứng tương tự như với Hàn Quốc.

Phân tích về những hệ lụy an ninh có thể xảy ra, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc, từng làm việc tại Viện Khoa học quân sự Trung Quốc cho rằng chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ và đồng minh thực chất là xây dựng một "mạng lưới phòng thủ tên lửa" ở tuyến một gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia. Trung Quốc lo ngại hệ thống này có ảnh hưởng sâu xa tới Trung Quốc.

Đồng thời, Trung Quốc lo ngại radar của hệ thống THAAD có thể dò tìm được hoạt động phóng của tên lửa Trung Quốc trong nội địa, giúp Mỹ có được khả năng cảnh báo sớm. Nói cách khác, hiện nay, Trung Quốc không chỉ phản đối việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc, mà còn phản đối việc triển khai loại radar này ở Nhật Bản, Australia và khả năng triển khai ở Đài Loan trong tương lai. Gần đây, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn tuyên bố quân đội Trung Quốc không chỉ nói suông.

Thậm chí, một viên tướng Trung Quốc đã nêu ra biện pháp đối phó với THAAD. Đối với radar AN/TPY-2 của hệ thống THAAD, Trung Quốc có thể sử dụng radar mảng pha cỡ lớn để tiến hành gây nhiễu. Ngoài ra, Trung Quốc có thể triển khai tên lửa kiểu cơ động như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông phong-41, diện tích phản xạ nhỏ hơn để răn đe.

Thậm chí Trung Quốc còn cảnh báo có thể tiến hành tấn công "cứng" đối với radar AN/TPY-2, đây là biện pháp giải quyết có hiệu quả và nhanh chóng. Khi đó, Trung Quốc có thể bí mật sử dụng máy bay (như máy bay chiến đấu tàng hình) hoặc tên lửa hành trình để tiến hành tấn công chính xác. Trung Quốc cũng có thể sử dụng tên lửa đạn đạo có khả năng đột phá phòng không như Đông phong-16B lắp đầu đạn chùm để tấn công trận địa THAAD, tiêu diệt hệ thống radar.

Nguy cơ xung đột giữa các siêu cường

Đại diện quân đội Trung Quốc và Nga đã thống nhất quan điểm cho rằng việc Mỹ và Hàn Quốc quyết định bố trí Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và tới đây có thể là Nhật Bản rõ ràng không phù hợp với những gì đã tuyên bố. Những cảnh báo của Trung Quốc và Nga cho thấy nguy cơ về sự căng thẳng ở Đông Bắc Á, đặc biệt là vùng biển Hoa Đông.

Mới đây, mạng tin CNBC có đăng tải một bài viết cho rằng thế giới đang chứng kiến những căng thẳng leo thang trên biển Hoa Đông, thậm chí có thể dẫn đến một cuộc chiến lớn giữa các siêu cường do các nước ngày càng triển khai nhiều hơn các hoạt động quân sự ở khu vực biển Hoa Đông.

Thực tế tại khu vực này đang khiến nhiều nước lo ngại. Các vụ máy bay chiến đấu chạm trán trên Biển Hoa Đông đang ngày càng gia tăng. Kể từ tháng 4/2016, trung bình Nhật Bản phải chặn máy bay Trung Quốc 2 lần/ngày, gần gấp đôi so với 12 tháng trước đó.

Nhằm đối phó với việc Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong không phận Nhật Bản, lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đã tăng gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu tại căn cứ không quân Naha để ngăn chặn máy bay Trung Quốc. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến một sự đối đầu bất ngờ và có thể kéo theo các nước khác, ví dụ như Mỹ, vào một cuộc xung đột.

Thiếu tướng Thái Quân, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho biết, hệ thống phòng thủ tại châu Á - Thái Bình Dương là mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. THAAD có ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến mối quan hệ giữa các nước lớn, an ninh và hòa bình quốc tế cũng như tiến trình khống chế và giải trừ quân bị.

Ông nhấn mạnh Mỹ và Hàn Quốc quyết định bố trí THAAD là không phù hợp với những gì họ tuyên bố, không giúp cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở bán đảo này. Ngoài ra, điều này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của các nước liên quan, trong đó có cả Trung Quốc và Nga.

Đại diện phía Nga, Trung tướng Viktor Poznihir cho biết, với việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa, trang bị khả năng tấn công cực mạnh, Mỹ đang hướng thẳng mục tiêu nhằm vào Nga và Trung Quốc.

Hai giáo sư về quan hệ quốc tế, ông Barry Buzan và ông Ole Wover, khẳng định, THAAD đang gây chia rẽ bởi hai bên gồm Trung-Nga-Triều và Nhật-Mỹ-Hàn.

Theo Hoa Huyền

An ninh thế giới

=====================

Ngay cả giang hồ trước khi thanh toán nhau cũng phải chuẩn bị vũ khí và lên kế hoạch. Huống chi là sự chạm trán quân sự giữa những quốc gia. Lão nói nhiều rồi, ròng rã từ 2013 trên topic này. Muốn biết cái gì sẽ xảy ra trong tương lai, chỉ cần xem lại những bài viết cũ , ngay trong topic này.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị.

Chép và đưa bài lên đây, rất mất thì giờ. Xin quý vị tham khảo thông tin qua các đường link dưới đây trên VNN.vn:

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/my-danh-trieu-tien-tq-canh-bao-khong-dung-vu-luc-de-xu-trieu-tien-366662.html

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/kim-jong-un-ban-lenh-so-tan-khan-khoi-binh-nhuong-366498.html

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/trung-quoc-bao-dong-toan-quan-them-25-000-linh-toi-bien-gioi-366555.html

======================

Thưa quý vị.

Có lẽ chỉ cần ba thông tin trên là đủ tổng quát thực trạng của bán đảo Triều Tiên. Hy vọng không có chiến tranh rất mỏng manh, nhưng không phải không còn hy vọng.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"CANH BẠC CUỐI CÙNG":

Một hành vi tố "Xì phé" đến con Át chủ.

http://trandaiquang.org/chao-lua-trieu-tien-thuc-chat-chi-la-don-can-nao.html

===========================

 
Quote

 

QUẺ KHAI VÔ VONG.
Keng thẻng nhỉ! Lên một wẻ: Giờ Tý ngày 19/ 3 Đinh Dậu Việt lịch: Quẻ Khai Vô Vong. Theo tôi ít nhất 6 ngày nữa chưa có uýnh nhau. Nhưnhg sau đó thì hổng bít!
Xin mời các cao thủ vô phán chơi cho vui. Vì theo tôi, chúng ta còn 6 ngày để "chém gió vung xích chó",. Đoán sai thì thôi. Lêu! Lêu! Hì.
Có ai bít ngày giờ tháng năm sinh của ông Trumf ko ạ? Nếu có lão cùng quý vị lấy là Tử Vi coi chơi. Túm lại, chỉ cần 1/ 4
lá số Tử Vi của các vi sau: Ngài Trumf; ngài Tập, ngài Un, Ngài TT Hàn Quốc. Thậm chí của ngài Thủ tường Nhật; hay bà Thái Anh Văn cũng được.
Hì.

 

 
Quote

 

Nguyen Van De Ngày 26/2/1986 khi phát thông điệp Liên bang về vấn đề an ninh, ông Ronald Reagan nói thế này: câu nói của George Washington ngày nay có thể hơi nặng, và bị xem nhẹ, nhưng lịch sử dã chứng minh ông luôn luôn đúng: Sẵn sàng cho chiến tranh là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ hòa bình
Nguyễn Vũ Diệu
 
Nguyễn Vũ Diệu Cảm ơn anh Đề. Tôi xem ngay.
Nguyễn Vũ Diệu
 
Nguyễn Vũ Diệu Tôi so sánh giờ anh cho thì ko phải lá số của ông Trumf. vì bên Mỹ có 3 múi giờ lận. Có thể có sai số. Xem Tử Vi phải lấy giờ địa phương.Nên tôi lấy giờ Ngọ. Nếu giờ này đúng thì năm nay ko thể phát động chiến tranh. Nhưng sang năm rất nguy hiểm.
Nguyễn Vũ Diệu
 
Nguyễn Vũ Diệu 10g 54 phút sang thì chỉ còn 6 phút là sang giờ Ngọ. Xem Tử Vi phải lấy đúnggiờ tại địa phương. Có thể nơi ông Trumf sinh nằm ở phái bên phải thành phố New York - tính từ Nam nhìn lên Bắc.

 

 

Quote

Nguyễn Vũ Diệu Chẳng bao giờ một hạm đội tàu sân bay, đến Cao Ly để đánh nhau với Bắc Hàn, sau là Trung Quốc cả. Nếu chiến sự xảy ra với Trung Quốc thì phải huy động cả Ấn Độ, Úc, Còn Đài Loan và Nhật Bản nữa. Chưa kể 1 số đồng minh khác tham gia hỗ trợ.

 

Quote

 

Nguyen Van De Theo thông tin hãng Reuters vừa đưa thì bắc hàn phóng tên lửa sáng nay, nhưng bị nổ tung ngay khi phóng
Nguyễn Vũ Diệu
 
Nguyễn Vũ Diệu Đây là giải pháp dung hòa giữa sự răn đe của Hoa Kỳ, quyền lợi của Tàu và danh dự của Bắc Hán.
Nguyễn Vũ Diệu
 
Nguyễn Vũ Diệu 1/ BẮC HÀN: Tao cứ phóng đấy! Xem thằng Mỹ làm gì được tao! Tại nó nổ chứ ko phải tao không dám phóng. 2/ Tàu: Nó nổ rồi! Thử nghiệm thất bại. Không nguy hiểm gì đến Hoa Kỳ. Bác Trumf nể mặt em , mà tha cho nó! 3/ Hoa Kỳ: Nó mà bay được đến biển Nhật Bản là tao "bụp" liền. Nhưng cái đồ ve chai ấy thì ko thèm đếm xỉa. Lần nay tao bỏ qua. Hì. 4/ Tử vi Lạc Việt của ông Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh từ đúng trở lên. Còn quyết định của các siêu cường chưng hửng hết. K. K. K.
 
Đông Phương Hồng Nhật
 
Đông Phương Hồng Nhật Khả năng phóng xong bấm nút kích nổ tự huỷ Chú ạ.
Nguyễn Vũ Diệu
 
Nguyễn Vũ Diệu Ko cần biết nguyên nhân. Nhưng nó nổ là giải pháp tốt nhất hiện nay.

 

 
Quote

 

Nguyễn Vũ Diệu Nhưng mà này! Lão quảng cáo rằng: Cuối năm nay, đầu năm tới có nguy cơ chiến tranh thật sự. Lão Gàn đang chọn địa điểm bùng phát. Theo các bạn. Chiến tranh thì toàn diện, nhưng bắt đầu nổ ra ở đâu có lợi nhất cho Việt Nam, không dây dưa. Thích Thì Chiều - Đây là một ký danh (Nicknem) không chính thức của Thiên Sứ. Xin mời các bạn tham gia.

 

 

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai cú phản đòn của Putin khiến Obama, Trump mất phản ứng!

Tấn công tên lửa vào Syria của Mỹ đã thay đổi nghiêm trọng sự cân bằng quyền lực trong khu vực…
 >> Syria kết thúc cuộc phiêu lưu của tên lửa hành trình Mỹ?
 >> Mỹ đang tạo cớ để Nga trang bị vũ khí cho Syria?

Có thể nói, tại chiến trường Syria đã xảy ra một cuộc đấu trí rất kịch tính của Putin và Bộ tham mưu của ông ta với 2 đời Tổng thống Mỹ là Obama và Donald Trump.

Có vẻ như Putin và Bộ tham mưu tại Kremlin đã cài đặt tình huống sẵn và, chỉ chờ Mỹ rơi vào là lập tức ra tay ngay và luôn…

Làm chủ không phận tác chiến - nguyên nhân chính của thắng lợi
Làm chủ không phận tác chiến - nguyên nhân chính của thắng lợi

... Trong chiến tranh hiện đại, khi bên nào làm chủ vùng trời thì bên đó thắng và nếu như làm chủ tuyệt đối thì thắng, chỉ là vấn đề thời gian với tổn thất ít nhất. Vậy nhưng tại Syria, Nga đang hoàn toàn làm chủ vùng trời gần như tuyệt đối.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga đến sau, năm 2015, trong khi Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đã gần như chiếm lĩnh toàn bộ không phận Syria từ năm 2012 và cũng năm đó Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất với NATO-Mỹ thành lập vùng cấm bay, nhưng cuối cùng Nga lại làm chủ không phận Syria?

Có 2 lý do: Thứ nhất là cho đến tháng 9/2014 chính quyền Assad sắp thất thủ, Assad tồn tại chỉ tính bằng ngày, do vậy không cần thiết phải thực hiện theo ý định “ranh ma” của Thổ Nhĩ Kỳ mà không có lợi cho Mỹ.

Thứ hai là chủ quan hay đánh giá thấp Nga nên khi Nga xuất hiện với một thực lực mạnh tiên tiến, hiện đại, khiến NATO và Thổ Nhĩ Kỳ hoảng hốt phạm sai lầm bắn hạ SU-24 Nga. Chỉ chờ có thế, Nga triển khai ngay và luôn hệ thống phòng không, tác chiến điện tử… để đề ra một quy tắc cho trò chơi mới trên không phận Syria.

Đến đây, khi Obama và Lầu Năm Góc nhận thức được vấn đề thì trận địa trên không đã mất về tay Nga mà muốn giành lại chỉ còn cách tiến hành một cuộc chiến tranh một mất một còn với Nga, điều mà người Mỹ không muốn.

Làm chủ được không phận tác chiến, quân đội Syria dù đã bị tan tác, tổn thất nặng trong 5 năm chiến tranh đã gượng dậy đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều mà không có VKS Nga làm chủ không phận thì không thể có kết quả đó.

Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk vào Syria
Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk vào Syria

Bây giờ đến lượt Tổng thống Trump.

Tại Syria, Trump đã hành động một cách quyết đoán, ngay và luôn khi đã có cớ “Syria sử dụng VKHH” bằng trút 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria.

Có thể nói, đây là hành động quân sự nhưng kết quả chính là nhằm đạt được mục tiêu chính trị và có tính chất chỉ “gửi thông điệp” mà kết quả quân sự thu được cực kỳ khiêm tốn nếu như không muốn nói là thất bại…

Trump muốn chứng tỏ rằng, Trump không phải do Nga dựng lên và do cuộc tấn công đang trong khi có Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ nên Trump muốn nói rằng, Nga mạnh hơn Trung Quốc, Syria quan trọng với Nga hơn Triều Tiên với Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn dám tấn công Syria thì Triều Tiên, Mỹ có thừa bản lĩnh…

Tuy nhiên đòn tấn công tên lửa vào Syria của Mỹ đã làm lợi cho Nga về nhiều mặt mà nhiều chính trị gia phương Tây hài hước cho rằng, vụ phóng tên lửa này cũng “có dấu vân tay” của Putin…

Trước hết, đòn tấn công vào căn cứ không quân Shayrat-Syria đã trở thành một “món quà vô giá” cho hệ thống phòng không Nga.

Hải quân Mỹ thực sự tiến hành bảo vệ không phận Nga bằng một khóa đào tạo ngắn: “Tinh chỉnh phản ứng của một cuộc tấn công tên lửa hành trình của Mỹ bởi các hệ thống phòng không của Nga trong một tình huống nhiễu phức tạp”.

Chi phí của khóa học này cho Hải quân Mỹ là 89 triệu USD. Bộ Quốc phòng Nga đã không chi trả một xu nào, trong khi, có được tình huống mục tiêu thực như vậy chỉ là ước mơ và chỉ có thể được tạo ra trong một môi trường ảo mà thôi.

Tiếp theo, điều thú vị là phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel rất hoan hỉ khi Mỹ tấn công vào Syria và thậm chí tiếp tay tạo cớ VKHH tại Idlib để Mỹ tấn công, nhưng khi Nga phản ứng, họ nhận ra được sai lầm thì đã muộn, đặc biệt Thổ Nhĩ Kỳ và Israel thì lo lắng và im lặng…

Các tuyên bố trước đây của Nga nào là “Liên minh Nga-Syria không giống như liên minh NATO”, rằng, Nga bảo vệ chế độ Assad để chống khủng bố chứ không phải chống xâm lược… chỉ là những tuyên bố chính trị để tạo điều kiện cho hoạt động quân sự tại Syria của Nga có nhiều tùy chọn mà không tạo ra những scandal nguy hiểm không cần thiết.

Chẳng hạn, Nga im lặng, tuy khó chịu khi không quân Israel không kích vào quân đội Syria hay Hezbollah hoặc Nga không chống lại tên lửa hành trình Mỹ bay vào Shayrat…

Nhưng khi hành động khiêu khích thách thức Nga quá trắng trợn như đổ tội cho Nga-Syria sử dụng VKHH để tấn công bằng tên lửa Tomahawk buộc Nga tùy chọn đáp trả nhưng gián tiếp, đó là cung cấp hệ thống phòng không hiện đại cho Syria để chống “hành động xâm lược”.

Việc cung cấp hệ thống phòng không S-300, S-400… cho Syria hay Iran là một vấn đề nhạy cảm, nhưng với tình hình Syria hiện nay thì là sự cần thiết tất yếu của một quốc gia hợp pháp bảo vệ chủ quyền được Nga ưu tiên ngay và luôn để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công tên lửa hay máy bay.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga triển khai hệ thống phòng không cho Syria nhanh như vậy, người Nga trả lời như sau: “Trước khi đòn tấn công của Mỹ, các nước còn có ảo tưởng an ninh từ LHQ… nhưng giờ thì không. Syria phải tự mình bảo vệ chủ quyền của quốc gia mình bằng mọi thứ vũ khí có thể”.

Đây là vấn đề đau đầu cho Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, nhưng chính họ đã tạo điều kiện cho Nga tăng cường sức mạnh quân sự cho Syria những loại vũ khí “nhạy cảm” một cách công khai, hợp lý. Điều này sẽ thay đổi nghiêm trọng sự cân bằng quyền lực trong khu vực.

Bắt đầu từ đây, hoạt động quân sự của không quân Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí kể cả Mỹ trong không phận của Syria họ buộc phải “suy nghĩ 2 lần”.

Cuối cùng thì theo logic có lẽ Tổng thống Syria Assad phải cảm ơn Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại sao phải cảm ơn thì chúng ta đã hiểu…

Theo Lê Ngọc Thống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị.

Từ rất lâu ngay trong topic này, lão Gàn đã đề cập đến sự hợp tác Nga Mỹ. Nhưng có lẽ cả hai đều đều có sự tính toán với lợi ích riêng của mình, nên sự kiện chưa xảy ra.

Phải chăng bà Vanga đã đúng khi nói rằng: " Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt".

Trong lịch sử thế giới ghi nhận: Dân tộc Arxyria là một dân tộc hùng mạnh đã tồn tại ở Trung Đông vào thế kỷ thứ XII trc CN, nhưng sau đó đã biến mất một cách bí ẩn, sau cuộc chiến thất bại với đế quốc Ba Tư khoảng thế kỷ thứ IV BC. Nhà nước Xyria hiện nay có phải là hậu duệ của dân tộc Arxyria ngày xư không thì chưa có cơ sở nào để khẳng định. Nhưng có lẽ cuộc chiến hiện nay ở đây phải được giải quyết dứt điểm, mới có thể dẫn đến một khả năng hợp tác Nga Mỹ. Cũng hơi lâu để "một lý thuyết cổ xưa quay lại với nhân loại".

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-phai-ha-nhiet-voi-nga-vi-nhan-to-trung-quoc-3334343/

 

 

 

 

 

 

 

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Châu Á đa cực cho người châu Á

Hồng Thủy

13:57 24/05/17

(GDVN) - Có rất ít dấu hiệu các nước trong khu vực ngả sang Trung Quốc. Hầu hết các nước này duy trì chính sách phòng ngừa rủi ro chiến lược trong quan hệ với Bắc Kinh.

Chietigj Bajpaee, chuyên gia phân tích khu vực châu Á của tập đoàn Statoil, Na Uy, đồng thời là nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Hoàng gia London, Anh quốc ngày 22/5 có bài phân tích đáng chú ý trên The Interpreter. [1]

Ông Chietigj Bajpaee bình luận: một châu Á cho người châu Á phải chăng là sự ra đời của một châu Á đa cực?

Chính sự khó chịu và không chắc chắn về chính sách của nước Mỹ thời Tổng thống Donald Trump với châu Á, đã khiến các nước trong khu vực đang nỗ lực tìm cách đảm đương vai trò lãnh đạo trong việc định hình trật tự khu vực.

Năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất khái niệm "an ninh mới cho châu Á", trong đó kêu gọi một trật tự mới khu vực châu Á cho người châu Á (và do người châu Á xây dựng).

Ý tưởng này có vẻ "khiêu khích" vào thời điểm đó, nhưng hiện nay nó ngày càng phản ánh một thực tế mới nổi: các cường quốc châu Á đang nỗ lực tìm cách đảm đương vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng trật tự khu vực.

tap_can_binh.JPG
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra khái niệm an ninh mới cho châu Á tại hội nghị Các biện pháp Tương tác và xây dựng lòng tin, ngày 21/5/2014. Ảnh: The Jamestown Foundation.

Có 3 yếu tố đã góp phần hình thành nên xu thế này: Sự trỗi dậy của ông Donald Trump đi kèm sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ với các đồng minh ở châu Á, đặc biệt là yêu cầu chia sẻ gánh nặng ngân sách.

Thứ hai là câu hỏi về tính bền vững của cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, và thứ ba là sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách ngày càng cứng rắn và tự tin.

Châu Á cho người châu Á, nhưng không phải do Bắc Kinh lãnh đạo

Theo truyền thống, cấu trúc an ninh khu vực châu Á đã bị chi phối bởi hệ thống liên minh song phương do Mỹ dẫn đầu, đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Singapore và Thái Lan, cũng như vai trò lãnh đạo của ASEAN với tư cách một tổ chức đa phương.

Tuy nhiên, đáng chú ý là sự gia tăng của các sáng kiến song phương hay đa phương trong khu vực những năm gần đây là bằng chứng rõ nhất về nỗ lực của các "cường quốc khu vực" để phát triển một trật tự mới.

Trước đây các sáng kiến hợp tác song phương - đa phương trong khu vực thường do Hoa Kỳ lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với Nhật Bản và Australia, thì những sáng kiến hợp tác gần đây đã loại trừ Mỹ.

Ví dụ như cơ chế đối thoại 3 bên Ấn Độ - Australia - Nhật Bản; Đối thoại 3 bên Ấn Độ - Australia - Indonesia về Ấn Độ Dương; Thỏa thuận hợp tác 3 bên Ấn Độ - Nhật Bản - Việt Nam từ tháng 12/2014;

Gần đây có đối thoại song phương giữa Ấn Độ với Nhật Bản, Ấn Độ với Hàn Quốc; Đối thoại 3 bên Ấn Độ - Nhật Bản - Hàn Quốc.

Bất chấp sự xói mòn vai trò của Washington ở châu Á, có rất ít dấu hiệu các nước trong khu vực ngả sang Trung Quốc.

Hầu hết các nước này duy trì chính sách phòng ngừa rủi ro chiến lược trong quan hệ với Bắc Kinh.

Một ngoại lệ đáng chú ý là Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, ông chấp nhận gác qua một bên Phán quyết Trọng tài đã hủy đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông để cải thiện quan hệ với nước này.

Những diễn biến gần nhất mang lại rất ít dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang đạt được điều họ muốn trong khu vực:

Ấn Độ cho phép nhà lãnh đạo tôn giáo Đạt Lai Lạt Ma đến Tawang ở bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền với tên gọi Nam Tây Tạng;

Hàn Quốc cho phép triển khai thệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ trên lãnh thổ của mình để đối phó với nguy cơ tấn công từ Triều Tiên, bất chấp Bắc Kinh phản đối.

shinzo_abe_narendra_modi.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ảnh: Reuters.

Chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản, tàu Izumo đã đến Biển Đông. Tokyo tăng cường hợp tác với các nước có yêu sách ở Biển Đông, trừ Trung Quốc.

Trên eo biển Đài Loan, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn từ chối công nhận "đồng thuận 1992" về nguyên tắc "một Trung Quốc, tùy cách hiểu mỗi bên" làm cơ sở cho quan hệ hai bờ.

Indonesia củng cố năng lực quân sự ở Natuna giáp Biển Đông và bị đường lưỡi bò đè lên vùng đặc quyền kinh tế.

Australia tăng cường giám sát thực tế các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào các dự án khai thác tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng tại Australia.

Trên mặt trận kinh tế, bất chấp Mỹ từ chối phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản và Australia đã thúc đẩy 11 nước còn lại tiếp tục chủ động thúc đẩy TPP, trong đó bỏ ngỏ khả năng kết nạp các nước khác, kể cả Trung Quốc.

Mỹ rút khỏi TPP cũng có thể tạo động lực khôi phục các sáng kiến thương mại tự do đa phương khác trong ASEAN.

Nhật Bản đang nổi lên như một cường quốc lớn trong khu vực. Tokyo đã có những bước tiến sửa đổi Hiến pháp hòa bình để theo đuổi chính sách đối ngoại cứng rắn hơn.

Ấn Độ cũng đã cam kết một cách tiếp cận chủ động hơn đối với khu vực.

ly_hien_long.jpg

Một vành đai, một con đường và chiến lược cò gỗ mổ cò thật

Trong khi New Delhi không tham gia sáng kiến "Một vành đai, một con đường" do Trung Quốc lãnh đạo, Ấn Độ lại thúc đẩy quan niệm của riêng mình về trật tự khu vực, thông qua các sáng kiến như Dự án Mausam hay các tuyến đường vận chuyển bông và gia vị.

Vì vậy, thay vì hình thành một sự sắp xếp G-2 giữa Washington và Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương, một trật tự mới phức tạp hơn đang nổi lên trong khu vực.

Khẩu hiệu "châu Á cho người châu Á" của ông Tập Cận Bình năm 2014 cuối cùng đang trở thành hiện thực.

Nhưng thay vì thiết lập lại trật tự khu vực từ chỗ do Mỹ đứng đầu sang Trung Quốc lãnh đạo, những diễn biến hiện nay có thể tạo điều kiện cho sự xuất hiện một châu Á đa cực. [1]

Con đường tơ lụa mong manh

CNBC ngày 22/5 dẫn lời chuyên gia Agatha Kratz có liên kết với Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu, cho biết:

Một số dự án đường sắt cao tốc được đầu tư bởi Trung Quốc qua sáng kiến "Một vành đai, một con đường" tuy đã đạt được thỏa thuận, nhưng rất ít hoặc không có tiến triển nào cụ thể. [2]

Đó là những dự án phục vụ kế hoạch của Trung Quốc phát triển triển mạng lưới đường sắt kết nối nước này với Đông Nam Á, chạy qua Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Hiệp định xây dựng đoạn đường sắt cao tốc xuyên Á chạy qua Thái Lan đã được ký năm 2010, nhưng đến nay hai bên vẫn đang đàm phán.

Ban đầu hiệp định này quy định tài trợ bởi Trung Quốc và sẽ do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng.

Nhưng cuối cùng chính phủ Thái Lan đã quyết định tự đầu tư cho dự án này, không vay vốn Trung Quốc trong khi vẫn sử dụng công nghệ Trung Quốc.

Mặc dù thời hạn mục tiêu khởi công dự án này là năm 2017, nhưng chắc chắn sẽ bị chậm lại.

Trong khi đoạn đường sắt cao tốc xuyên Á chạy qua Lào đã được khởi công từ năm 2016, nhưng theo Agatha Kratz, tốc độ tiến triển rất chậm chạp.

Ở Indonesia, tuyến đường sắt cao tốc nối Bandung với Jakarta rất khó có thể hoàn thành đúng thời hạn vào năm 2019 khi công việc vẫn chưa bắt đầu.

Bên cạnh sự chậm trễ, một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khác nằm trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" phải đối mặt với nguy cơ rủi ro an ninh và chủ nghĩa khủng bố rất cao.

pakistan.JPG
Lính Pakistan có trách nhiệm bảo đảm an ninh cho các dự án Trung Quốc đầu tư dọc Hành lang Trung Quốc - Pakistan. Ảnh: Pakistan China News.

Chẳng hạn như dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan trị giá 46 tỉ USD, liên quan đến việc xây dựng các nhà máy năng lượng, đường bộ, hạ tầng cảng biển, đường sắt, sân bay.

Các dự án này hiện đang là mục tiêu của các phe phái cực đoan tại Pakistan, trong khi các mối đe dọa an ninh với những dự án này có thể vẫn tiếp tục xuất hiện.

Pakistan đã phải triển khai gần 15 ngàn quân đảm bảo an ninh cho lao động Trung Quốc làm việc trong các dự án dọc Hành lang Trung Quốc - Pakistan. [3]

Liu Yanhua, một cố vấn của Chính phủ Trung Quốc cung thừa nhận trong bài tham luận tại một hội thảo trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Một vành đai - một con đường tại Bắc Kinh rằng:

Trung Quốc đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội, mặc dù đầu tư hàng tỉ USD xây dựng cơ sở hạ tầng ở một số nước, do thiếu sự chú ý đến môi trường và tác động đến cộng đồng địa phương.

Chính phủ Trung Quốc biết điều này, nên đã tìm cách đầu tư vào quyền lực mềm qua việc rót tiền cho các trung tâm nghiên cứu, học bổng, hoạt động thúc đẩy văn hóa và các phương tiện truyền thông. [4]

Tuy nhiên học giả Joshua Kurlantzick, thành viên cao cấp Hội đồng Quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ về Đông Nam Á bày tỏ nghi ngờ với khả năng thành công của Trung Quốc trong tìm kiếm mục tiêu quyền lực mềm thông qua "Một vành đại, một con đường".

Đặc biệt là với các nước láng giềng Đông Nam Á, theo Kurlantzick, họ rất lo lắng về hành vi quân sự ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây.

hinh_minh_hoa.JPG

"Một vành đai, một con đường" vươn được bao xa?

Ấn Độ và Nhật Bản ít có khả năng tham gia, cho nên chiến lược "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc có khả năng chỉ có thể hoạt động phổ biến ở châu Phi, một số nước Đông Âu và Trung Á. [2]

Theo nhà nghiên cứu Thái Lan Anchalee Kongrut viết trên tờ Bangkok Post ngày 22/5, các nước mục tiêu của "Một vành đai, một con đường" hầu hết đều hoài nghi tính minh bạch và các biện pháp bảo vệ môi trường, quyền lợi cộng đồng bản địa tại các dự án này.

Thách thức với sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của ông Tập Cận Bình rõ ràng đã vượt qua phạm vi về kỹ thuật và tài chính.

Sở dĩ dự án xây dựng đường sắt cao tốc kết nối Trung Quốc với Thái Lan bị chậm trễ 2 năm là vì, các nhà chức trách Thái đang phải chống lại đòi hỏi của Trung Quốc về quyền phát triển các dự án bất động sản dọc theo tuyến đường này. [5]

Kêu gọi từ trong lòng nước Mỹ: Quốc hội Hoa Kỳ muốn có nhiều tàu ngầm và bom hơn ở Thái Bình Dương

Đài CNN ngày 22/5 đưa tin, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ có kế hoạch kêu gọi tăng 2,1 tỉ USD cho quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương để chống lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc.

Hạ nghị sĩ Mac Thornberry của đảng Cộng hòa, đại diện cho bang Texas sẽ giới thiệu một dự luật trong tuần này, kêu gọi tăng 1 tỉ USD cho đạn dược và 1 tỉ USD cho tên lửa bố trí tại Thái Bình Dương.

Dự luật cũng bao gồm 100 triệu USD chi phí cho các cuộc tập trận chung với đồng minh ở Thái Bình Dương, duy trì một lữ đoàn không quân ở Hàn Quốc để ứng phó với bất kỳ động thái quân sự nào từ Bình Nhưỡng.

Đầu năm nay, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain cũng nêu sáng kiến "ổn định châu Á - Thái Bình Dương", kêu gọi tăng 7,5 tỉ USD vào ngân sách quốc phòng Mỹ cho khu vực trong 5 năm tới.

Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Brian Schatz nói với CNN về các ý tưởng này: "Nó sẽ dễ dàng làm cho các thành viên có xu hướng tập trung vào châu Âu và Trung Đông phải nhớ rằng, chúng ta phải để mặt đến Thái Bình Dương.".

Hạ nghị sĩ Thornberry nói rằng, dự luật ông đề xuất nhằm ngăn chặn các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên ông vẫn cảm thấy việc ngăn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân cấp bách hơn. [6]

donald_trump.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm một căn cứ hải quân Hoa Kỳ, ảnh: CNBC.

Theo tờ Asian Correspondent ngày 24/5, Tiến sĩ Lynn Kuok của Trường Luật Harvard phát biểu tại Đối thoại chiến lược Đức - Indonesia, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS tổ chức tại Jakarta, rằng:

Chính quyền Mỹ nên tập trung nhiều hơn vào Biển Đông, nếu không sẽ có nguy cơ luật pháp quốc tế bị phá hoại vĩnh viễn ở khu vực này.

Bà cho rằng, Bắc Kinh đã rất nỗ lực thuyết phục cộng đồng quốc tế tập trung vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei ở BIển Đông.

Trong khi đó Trung Quốc lại cố tình ngăn chặn sự chú ý của cộng đồng quốc tế vào việc bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế.

Theo bà Kuok, Mỹ và các nước khác trên toàn thế giới có "lợi ích mạnh mẽ trong việc bảo vệ luật pháp quốc tế, hòa bình và ổn định ở Biển Đông". Bà nhắc lại lời cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu:

"Nếu Mỹ muốn có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển chiến lược ở khu vực châu Á, họ không thể cứ đến rồi đi.". [7]

Cá nhân người viết cho rằng, nhận định của Chietigj Bajpaee về một châu Á đa cực đang hình thành là rất đáng lưu ý. 

Nó không chỉ phản ánh vai trò và sự chủ động ngày càng tăng của các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Australia.

Quan trọng hơn, xu hướng này còn cho thấy sự phản ứng của hầu hết các nước trong khu vực với xu thế cường quyền áp đặt, tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

tap_can_binh.JPG

Lời hứa của ông Tập Cận Bình và câu chuyện lòng tin

Xu thế này sẽ diễn biến, phát triển đến mức nào còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của các nước trong việc bảo vệ trật tự quốc tế, khu vực dựa trên luật pháp.

Đồng thời, những toan tính và nước cờ tranh giành ảnh hưởng giữa 2 siêu cường về lợi ích địa chiến lược trong khu vực sẽ có tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh.

Cục diện Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên cần được đặt trong bối cảnh này.

Chính sách của Mỹ với châu Á hay sáng kiến "Một vành đai, một con đường" cũng nên được các bên liên quan tiếp cận trên cái nền của một châu Á đa cực, để tránh bị rơi vào vòng xoáy chọn bên, hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc.

Một vấn đề khác cũng rất đáng lưu ý với các nước ven Biển Đông, đó là Trung Quốc đã rót rất nhiều tiền vào "quyền lực mềm".

Họ nuôi và phát triển rất nhiều tổ chức "nghiên cứu", đi khắp thế giới để tuyên truyền về đường lưỡi bò và "Một vành đai, một con đường".

Tần suất, mức độ tuyên truyền cũng như độ "chịu chi" của Trung Quốc cho việc này không thể xem thường.

Nhất là khi Bắc Kinh vận động hành lang tại các trung tâm nghiên cứu có ảnh hưởng quốc tế, mà thiếu những tiếng nói phản biện kịp thời, chính xác từ các bên liên quan, có lợi ích trực tiếp bị đe dọa.

Ngay cả "Một vành đai, một con đường" cũng đã được Bắc Kinh sử dụng như một con bài địa chính trị để xây dựng ảnh hưởng "mềm", sức mạnh "mềm" cho họ tại các quốc gia mục tiêu.

Bởi vậy các bên liên quan cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ những bất cập trong sử dụng nguồn vốn giá rẻ Trung Quốc, đặc biệt là trong xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống đường sắt xuyên Á tại một số nước Đông Nam Á hiện nay, để tránh rơi vào những cái bẫy kinh tế dở khóc, dở cười.

Tài liệu tham khảo:

https://www.lowyinstitute.org/the-interpreter/birth-multipolar-asia

http://www.cnbc.com/2017/05/22/one-belt-one-road-why-the-real-value-of-chinas-project-could-like-in-soft-power.html

http://www.mei.edu/content/map/china-pakistan-economic-corridor-cpec-underway-and-under-threat

http://www.cnbc.com/2017/05/13/zte-to-expand-digital-television-service-offering-in-pakistan.html

http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1254074/silk-road-to-sustainability-

http://edition.cnn.com/2017/05/22/politics/mac-thornberry-congress-military-pacific/

https://asiancorrespondent.com/2017/05/trumps-administration-asleep-south-china-sea-expert/#xHGQi6UYTM1Z1mTu.97

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa quý vị.
Đã lâu rùi, lão Gàn ít viết bài trên dd. Mọi chuyện đang diễn ra theo đúng như những gì đã tiên đoán về "Sự kiện Châu Á Thái Bình Dương". Bởi vậy vấn đề chỉ còn chờ diễn biến. Nếu có thì cũng chỉ là phân tích bản chất cục bộ của các sự kiện. Lão thì không một cái nhìn phiến diện..

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Tong-thong-Donald-Trump-chua-chinh-sach-voi-Bien-Dong-va-vai-tro-Viet-Nam-post177382.gd

 

 

 

 

 

 

 

 

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết

THOÁT TRUNG. NGÀI KIM CẦN LÀM GÌ?

Từ lâu - nhiều năm trước - trong topic "Chiến lược & Sự kiện Châu Á Thái Bình Dương" trên dd Lý Học Đông phương. org.vn lão đã xác định: Ngay từ thời ngài Kim Jong Il, Bắc Cao Ly đã muốn "Thoát Trung". Đây chính là nguyên nhân để ngài loại trưởng Thái Tử Kim Jong Nam và đưa Thế Tử Kim Jong Un lên cầm quyền, để tiếp tục thực hiện ý chí của ngài. Ngài Kim Jong Un đã thực hiện di chúc của cha một cách xuất sắc. Tất cả những người chịu ảnh hưởng của Tàu đều bị loại khỏi chính trường, kể cả Kim Jong That và Kim Jong Nam. Những sự kiện này, đã xác định dự báo của Thiên Sứ hoàn toàn chính xác về mục đích của Bắc Cao Ly. Sự căng thẳng của các vụ thử hạt nhân, chỉ là hình thức bên ngoài, là phương pháp cho một mục đích được thực hiện. Hi! Và nó cũng thực hiện luôn cho lời nguyền của Thiên Sứ: "Hai miền Cao Ly sẽ thống nhất. Nhưng bất cứ kẻ nào lợi dụng điều này , gây áp lực với Việt Nam thì chiến tranh sẽ xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Kể cả trước khi đặt bút ký một hiệp định hòa bình cho đất nước Cao Ly".
Khi trở về từ Singapor, ngài Kim Jong Un đã né "Đường lưỡi bò" của Tàu trên biển Đông. Vì cảm tình với hành vi này, Thiên Sứ tôi khuyên ngài hãy nhanh chóng tính đến sự thống nhất Cao Ly trong lúc này - khi mà uy tín cá nhân và thực lực của Bắc Cao Ly đang ở đỉnh cao, ngài có thể thương lượng để bảo vệ quyền lợi của ngài và những người ủng hộ. Nếu kéo dài, mọi chuyện sẽ rất bất lợi, vì những biến động xã hội - điều đáng buồn nó lại bắt đầu từ chính những phát triển kinh tế - và các mối quan hệ quốc tế liên quan trong khu vực.
Chúc đất nước Cao Ly yên bình và hạnh phúc.

------------------------------------------------------------------------------------

Ông Kim Jong-un muốn "thoát Trung", Donald Trump sẽ giúp

Hồng Thủy

09:25 17/06/18

(GDVN) - "Thoát Trung" với Triều Tiên không phải theo Mỹ chống Trung Quốc, mà là hội nhập, phát triển phồn vinh, giá trị để Trung Quốc lợi dụng cò cưa với Mỹ biến mất.

South China Morning Post ngày 16/6 dẫn ý kiến của một số nhà phân tích cho rằng, sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ cung cấp cho Bình Nhưỡng nhiều lợi ích kinh tế để ngăn chặn Triều Tiên "ngả vào vòng tay Mỹ".

Với cục diện bán đảo Triều Tiên hậu thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 tại Singapore, Bắc Kinh có thể còn ít lựa chọn hơn.

Trong khi Trung Quốc ủng hộ cuộc gặp lịch sử giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bắc Kinh cũng lo ngại sâu sắc khả năng Washington tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Bình Nhưỡng.

Mối lo của ông Tập Cận Bình

Thứ Ba tuần này, khi kết thúc cuộc họp với ông Kim Jong-un, Tổng thống Donald Trump đã nói, kẻ thù có thể trở thành bè bạn, và quá khứ không định hướng tương lai.

kim_jong_un_donald_trump.jpg
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rất tự tin và đĩnh đạc trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: The Star, Kenya.

Bắc Kinh lo ngại kịch bản Bình Nhưỡng có thể bị Washington lợi dụng để chống lại họ, như những gì đã xảy ra trong thập niên 1970 khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh chống Liên Xô lên cao trào.

Đối với Trung Quốc, Triều Tiên đã, đang và vẫn sẽ là một lá bài hữu ích trong cuộc so găng lâu dài với người Mỹ, theo một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc giấu tên.

"Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ là thách thức thực sự của Bắc Kinh trong những năm tới, thậm chí trong nhiều thập kỷ tới, trong khi vấn đề Triều Tiên chỉ là một sự kiện, một vấn đề tạm thời trên tiến trình này.

Vấn đề Bắc Triều Tiên có thể được giải quyết theo cách này hay cách khác, mặc dù vẫn chưa rõ điều đó có xảy ra vào lúc này hay không", nguồn tin ngoại giao Trung Quốc nói với South China Morning Post.

Ngoài việc cung cấp sự hậu thuẫn chính trị cho Bình Nhưỡng trong các cuộc đàm phán sắp tới với người Mỹ, Trung Quốc cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Triều Tiên thoát khỏi tình trạng bị cô lập kinh tế và gia hạn cam kết an ninh.

Trong khi quan hệ Trung - Triều xấu đi trong những năm gần đây, Bắc Kinh vẫn thấy Triều Tiên giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.

kim_jong_un_tap_can_binh.jpg
Ông Kim Jong-un cũng rất tự tin và đĩnh đạc trước Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: BT.com.

Charles Armstrong, một nhà sử học, chuyên gia về vấn đề Triều Tiên, Đại học Columbia nhận định:

"Tôi nghĩ Trung Quốc có thể lo ngại về việc mất đòn bẩy với Triều Tiên, và lo Bình Nhưỡng - Washington có thể liên minh chống lại Trung Quốc.

Có rất ít cảm tình và tin cậy giữa Triều Tiên với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh muốn tránh một quốc gia đối địch trên biên giới của họ, cho dù Triều Tiên thân Hàn Quốc hay Hoa Kỳ."

Taylor Fravel, một thành viên chương trình nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts đồng ý với lập luận của Charles Armstrong, ông nói:

"Trung Quốc thích một bán đảo Triều Tiên chia rẽ với một Bắc Triều Tiên mạnh mẽ và thịnh vượng, hơn là với một Bắc Triều Tiên yếu và nghèo hay một bán đảo thống nhất duy trì liên minh với Hoa Kỳ.

Với lý do này, nếu Bắc Triều Tiên cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, kết quả có thể thực sự củng cố sự phân hóa bán đảo mà Trung Quốc thích."

Taylor Fravel tin rằng, thậm chí Bắc Kinh có thể gia hạn hiệp ước quốc phòng ký với Bình Nhưỡng khi nó hết hạn vào năm 2021 nếu quan hệ Trung - Triều không xấu đi đáng kể.

Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích Trung Quốc được South China Morning Post hỏi đều có quan điểm thận trọng về tương lai quan hệ Trung - Triều.

Cheng Xiaohe, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Nhân Dân, Bắc Kinh, Trung Quốc bình luận:

kim_jong_un.jpg

Ông Kim Jong-un khéo léo tránh đường lưỡi bò khi dùng máy bay Trung Quốc

"Trung Quốc và Mỹ đã có sự hợp tác dài hàng thập kỷ về Bắc Triều Tiên, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định quan hệ song phương.

Đúng là Trung Quốc luôn luôn sử dụng con bài Triều Tiên. Nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng, ảnh hưởng và đòn bẩy của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng khá hạn chế."

Zhang Liangui, một chuyên gia về Triều Tiên thuộc Trường Đảng trung ương ở Bắc Kinh, cảnh báo: 

Kim Jong-un là một chính trị gia khôn ngoan, ông ta biết cách thúc đẩy tham vọng hạt nhân của mình, biết cách làm cho Trung Quốc, Mỹ và các đồng minh chống lại nhau.

Theo ông Sun Xingjie, một chuyên gia về Triều Tiên từ Đại học Cát Lâm, Trung Quốc cho hay:

"Là đồng minh lâu năm, Triều Tiên hiểu rất rõ về Trung Quốc, đồng thời hiểu rằng vũ khí hạt nhân về cơ bản có thể thay đổi cán cân quyền lực trong quan hệ quốc tế.

Nếu không có vũ khí hạt nhân, bạn có thể tưởng tượng các cường quốc có để mắt đến Triều Tiên hay không, thậm chí là hội nghị thượng đỉnh Donald Trump với Kim Jong-un có diễn ra hay không?" [1]

Học giả phương Tây bàn cơ hội "thoát Trung"

Richard McGregor, thành viên cao cấp Viện Lowy, Sydney, Australia nghiên cứu về Đông Á, ngày 14/6 bình luận trên Nikkei Asian Review:

Mối quan tâm chính của Bắc Kinh luôn luôn là, bất kỳ cuộc đối thoại nào giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên đều có mục tiêu rộng hơn việc giảm căng thẳng trên bán đảo.

Cũng như Washington lo lắng về quan hệ Trung - Nhật tiến triển tốt, Bắc Kinh băn khoăn về việc Bình Nhưỡng tiến lại gần Washington. 

Nhiều người cho rằng Donald Trump đã nhượng bộ rất nhiều, trong khi cam kết từ phía Kim Jong-un lại khá ít.

Thực tế cách tiếp cận này có ý nghĩa trong dài hạn, khi Mỹ và Triều Tiên tận dụng mối quan hệ của họ để kiềm chế Trung Quốc.

kim_jong_un.jpg

Cánh cửa hòa bình đang dần hé mở trên bán đảo Triều Tiên

Hoa Kỳ đã bảo lãnh an ninh cho Hàn Quốc, tại sao lại không thể đóng vai trò tương tự cho Bắc Triều Tiên? Chắc chắn Trung Quốc lo ngại ý tưởng này.

Washington từng bảo vệ Seoul chống lại Bình Nhưỡng chứ không phải Trung Quốc. Nay nếu Mỹ bảo vệ Bình Nhưỡng chống lại Bắc Kinh sẽ là một thách thức quân sự lớn hơn nhiều.

Với Bắc Triều Tiên, sự hiện diện của Mỹ trên bán đảo (sau khi quan hệ Mỹ - Triều sang trang mới) sẽ là một đối trọng hữu ích với sự thống trị của Trung Quốc.

Kim Jong-un có thể sẵn sàng chấp nhận cải cách kinh tế hạn chế, nhưng ông vẫn lo lắng về khả năng bị Trung Quốc chi phối.

Bắc Kinh vẫn duy trì đòn bẩy kinh tế lớn với Bình Nhưỡng, họ đã chứng minh điều này cuối năm ngoái khi Trung Quốc tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế, trì hoãn cung cấp các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu cho Triều Tiên.

Nếu Kim Jong-un tự do hóa nền kinh tế Triều Tiên, thậm chí có bước đi phi hạt nhân hóa hạt nhân, ông sẽ cần phải đa dạng quan hệ đối tác. Hàn Quốc sẽ là lựa chọn quan trọng, thậm chí Nhật Bản cũng có thể được mời.

Tại sao không phải là người Mỹ? Nếu Kim Jong-un muốn "thoát Trung", thì Washington sẽ là bạn thân nhất của ông ấy. Đây là ý tưởng đang khiến ông Tập Cận Bình lo sợ hiện nay. [2]

Ông Kim Jong-un sẽ chọn hướng đi nào?

Cá nhân người viết cho rằng, về mặt tư tưởng, Triều Tiên chưa bao giờ lệ thuộc Trung Quốc kể từ khi lập quốc, cho dù bối cảnh chính trị quốc tế hậu Chiến tranh Thế giới thứ II đã buộc Triều Tiên phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế lẫn quân sự, đặc biệt là trong và sau Chiến tranh Triều Tiên.

Thuyết Tư tưởng Chủ thể của ông Kim Nhật Thành là minh chứng điển hình cho sự tự chủ, tự lực tự cường của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, mặc dù kinh tế của họ phụ thuộc rất lớn vào Liên Xô, sau này là Trung Quốc.

Tuy nhiên, sở dĩ Richard McGregor đặt vấn đề "thoát Trung" với ông Kim Jong-un, là bởi thực tế có sự lệ thuộc về kinh tế rất lớn của Triều Tiên vào Trung Quốc.

Chính các học giả Trung Quốc cũng thừa nhận điều này, họ gọi là "đòn bẩy" của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng.

kim_jong_un.jpg

Triều Tiên chóng phi hạt nhân hóa, Mỹ sẽ mang đến thịnh vượng và phồn vinh

Trung Quốc đã từng sử dụng các "đòn bẩy" này để hà hơi thổi ngạt cho nền kinh tế Triều Tiên và dùng vấn đề bán đảo để mặc cả với Mỹ, cò cưa với Washington trong tiến trình trỗi dậy với tham vọng thay thế vị trí siêu cường số 1 của Hoa Kỳ.

Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng một mình không chơi với ai mà vẫn phát triển phồn vinh.

Đó là lý do và động lực chính để ông Kim Jong-un thúc đẩy tiến trình cải cách và mở cửa song song với củng cố khả năng phòng thủ, bảo đảm an ninh cho đất nước.

Hơn nữa, bản thân Trung Quốc được như hôm nay, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng là nhờ cải cách mở cửa, chơi với Mỹ, tận dụng nguồn vốn và công nghệ Mỹ.

Ngay cả nhóm 6 nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G-7) cũng không thể tách rời Hoa Kỳ và Tổng thống Donald Trump đã có những bước đi táo bạo để hiệu chỉnh chính sách với cả 6 quốc gia này.

Có lẽ ông Kim Jong-un cũng nhận thấy điều này.

Đó là lý do tại sao ông Kim Jong-un đã phải "hạ thủ công phu" bài binh bố trận để có được hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump hôm 12/6 vừa qua.

Cho nên theo cá nhân người viết, cải cách mở cửa nền kinh tế, bắt tay hợp tác với Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên số 1 của ông Kim Jong-un để giúp Triều Tiên nhanh chóng phát triển và hội nhập.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Triều Tiên quay 180 độ trong quan hệ với Trung Quốc, trở thành con bài của Mỹ để chống Trung Quốc như học giả Richard McGregor mong muốn.

Bởi lẽ ông Kim Jong-un đủ thông minh để "tránh vỏ dưa lẫn vỏ dừa".

Triều Tiên cải cách mở cửa, phát triển phồn vinh và cường thịnh là đủ, đó chính là "thoát Trung", tức thoát khỏi cảnh bao vây cấm vận tứ bề, thoát khỏi cảnh phải dựa vào Trung Quốc về kinh tế, năng lượng.

Thậm chí lúc này ông Kim Jong-un có thể tối đa hóa lợi ích cho đất nước mình khi Trung Quốc, Nga, Nhật Bản đều không muốn mất phần ảnh hưởng của họ trên bán đảo Triều Tiên sau thượng đỉnh Mỹ - Triều.

Và với Hoa Kỳ, khi Triều Tiên cải cách mở cửa, hội nhập, phát triển và phồn vinh cũng đồng nghĩa với một con bài trong tay Trung Quốc hay dùng để cò cưa với Mỹ, đã bị vô hiệu hóa.

Nếu nhìn theo "lợi ích chiến lược lâu dài" này, thiết nghĩ sự thiện chí và nhượng bộ của Tổng thống Donald Trump là cần thiết, hiệu quả.

Nguồn:

[1]http://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/article/2151128/how-china-using-north-korea-its-long-game-against

[2]https://asia.nikkei.com/Opinion/China-s-private-concerns-about-Trump-Kim

Hồng Thủy

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

TỪ CÁI NHÌN CỦA THIÊN SỨ - thì đây không phải đơn giản chỉ là một bài báo phân tích kinh tế đơn thuần. Nó là một sự chuẩn bị dư luận cho "Canh Bạc cuối cùng" của Hoa Kỳ và Đồng Minh. Bài báo này - Thiên Sứ mới chỉ xem lướt qua cái tựa và vài dòng đâu - đã xác định ngay rằng: Đó chỉ là động tác mở đầu của vị nhạc trưởng kích hoạt một dàn đồng ca, trên khắp các phương tiện truyền thống quốc tế về mối nguy hiểm của sự bành trướng của Trung Quốc, đang đe dọa thế giới.
Từ rất lâu trên dd lyhocdongphuong. org vn - ngay lúc biến động ở Ucraina và Nga chiếm Crime - lão đã khuyên Hoa Kỳ và Nga nên hợp tác chiến lược và bỏ qua vấn đề Crime. Đến nay, những dấu hiệu thân thiên giữa Nga và Hoa Kỳ đang diễn biến tốt đẹp. Họ vốn là Đồng Minh của nhau từ hồi thế chiến thứ II.
Thời buổi hội nhập toàn cầu với sự phát triển của các nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, mọi thứ tư duy cổ điển về căn cứ quân sự, Địa chiến lược...đã lỗi thời. Khi mà tên lửa chiến lược có thể từ trên trời rơi xuống và thông tin từ bên kia quả Đất, có thể đến từng ngôi nhà rách nát, trong con hẻm nhỏ ở một khu ổ chuột của đất nước nghèo nhất thế giới. Lão ủng hộ sự hợp tác chiến lược giữa Nga và Hoa Kỳ. Không phải bây giờ, mà từ khi Tổng Thống Ucraine bị phế truất và Nga đem quân chiếm Crime.
Và ngay trên Fb này, rất gần đây thôi, lão cũng đã xác định: Ổn đinh xong vấn đề Trung Đông, Hoa Kỳ tất yếu sẽ giải quyết "Canh Bạc cuối cùng". Mọi chuyện đang diễn tiến y như theo lão Gàn Thiên Sứ đã phán.
Nhưng Biển Đông và những quốc gia liên quan sẽ bắt đầu dậy sóng. Số phận những kiếp phù du sẽ "Cuốn theo chiều gió", như một định mệnh đã được an bài và có thể tiên tri.
Nhưng lão cần nhắc lại rằng: Biển Đông, cùng lắm là dây dẫn nổ. Cuộc chiến chính sẽ ở Hoa Đông.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trung Quốc đang thôn tính châu Âu ra sao? (P1)

Posted on 20/06/2018 by The Observer

paakuva_ranska2.jpg

Biên dịch: Việt Xuân

Lời người dịch: Một nhóm tác giả Phần Lan vừa công bố chùm bài điều tra gồm 4 phần về quá trình “thôn tính” châu Âu của Trung Quốc trên trang mạng của YLE (cơ quan phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan). Cụ thể, loạt phóng sự chỉ ra những phương thức mà Trung Quốc đã và đang tiến hành ở châu Âu nhằm thâu tóm kinh tế châu lục này. Chuỗi bài gồm các phần Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ, Đồng tiền Trung Quốc đã đánh hơi sự thành công, Trung Quốc trên những mảnh đất hoang tàn của Hy Lạp, Cảnh quan quốc gia hay phông nền của người Trung Quốc? Chúng tôi xin lần lượt giới thiệu chuỗi phóng sự này tới độc giả Nghiên cứu Quốc tế.

Bài 1: Trung Quốc thâu tóm châu Âu với từng mảnh nhỏ[1]

Khách du lịch yêu thích rượu đi lại nhộn nhịp trên đường phố cổ kính của thị trấn nhỏ Saint-Émilion. Cô gái trẻ Trung Quốc gần như đánh rơi que kem xuống đất khi có người hỏi cô nghe tên diễn viên Triệu Vi không?

“Dĩ nhiên rồi, ở Trung Quốc ai mà chẳng biết đến cô ấy! Trang trại nho của cô ấy có thật ở gần đây không?” Một người phụ nữ họ Vương hỏi.

Triệu Vi là một ngôi sao điện ảnh, người mẫu và ca sĩ nhạc pop 42 tuổi – người được trả thù lao cao nhất ở Trung Quốc.

Ngoài điện ảnh và âm nhạc, Triệu Vi còn có niềm đam mê thứ ba là rượu Pháp. Năm 2011 cô thực hiện được niềm mơ ước của mình và mua một trang trại rộng 7 hecta ở vùng rượu nổi tiếng Saint-Émilion miền tây nam nước Pháp.

“Khi nhìn thấy trang trại này cô Triệu nhận ra ngay đây chính là trang trại trồng nho mà cô ao ước. Trước đó chúng tôi đã đi xem hàng trăm trang trại nho”, Sue Zhang – người đại diện ở Pháp của Triệu Vi cho biết.

Cô Zhang đón khách đến thăm lâu đài cổ hơn 400 năm tuổi. Trên cổng lâu đài có treo cờ Pháp, Trung Quốc và EU. Chủ nhân tòa lâu đài không có mặt vì đang bận việc ở châu Á, nhưng hàng ngày vẫn theo dõi tình hình diễn ra ở lâu đài. Sếp của tôi luôn bảo: “Rượu là một nghệ thuật. Cô ấy đã nếm đủ các loại rượu trên khắp thế giới, nhưng cô thích nhất là rượu ở Saint-Émilion. Đích mà cô hướng tới là sản xuất được một loại rượu tốt nhất không đếm xỉa đến kinh phí”, cô Zhang kể. Vì vậy, lâu đài Château Monlot nằm trong vùng đất được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới đã được sửa chữa lại từ hầm rượu cho đến mái. Một trong những chuyên gia giỏi nhất về loại nho Merlot đã được thuê tới làm việc ở đây.

13-3-10255846.jpg

Trang trại nho của Triệu Vy

Những mùa rượu đầu tiên vừa được đem ra thị trường và các tiệm ăn nổi tiếng của Pháp đã đặt hàng. Rượu này cũng nhận được nhiều lời ngợi khen cả từ người Pháp. Đây là điều đặc biệt đối với trang trại có chủ sở hữu là người Trung Quốc, bởi vì thông thường rượu của người Trung Quốc sản xuất tại Pháp được chuyển về Trung Quốc cho những bàn tiệc của những người trung lưu đang ngày một nhiều thêm ở nước này. Hiện nay 1/10 dân số Trung Quốc, tức là khoảng hơn 100 triệu người, uống rượu hàng ngày.

Cho đến nay người Trung Quốc đã mua tất cả 140 trang trại nho ở vùng Bordeaux này. Chúng ta chưa có thể nói con số này là lớn vì nó chỉ chiếm 3% diện tích đất trồng nho ở đây. Những nơi khác trên đất Pháp việc mua đất của người Trung Quốc không hiếm. Thế nhưng người Trung Quốc không chỉ muốn sở hữu những chùm nho ngon ngọt trên đất Pháp mà hiện tượng mới hơn và gây tranh cãi nhiều hơn là mục đích mua đất của người Trung Quốc trong những năm gần đây.

Tại Pháp, các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua hàng ngàn hecta đất canh tác. Gần đây nhất là cuối năm ngoái, một thương gia Trung Quốc đã mua gần 900 hecta đất trồng trọt ở vùng Allien, miền trung nước Pháp. Ông ta trả 10 triệu euro cho thương vụ đó. Vị thương gia này là đại diện cho công ty đa ngành Reward Group. Thông tin này đã khiến người dân địa phương bức xúc. Không ai hiểu được vì sao người Trung Quốc lại muốn mua đất ở vùng quê yên bình của họ, ngay cả vị thị trưởng.

“Không biết họ định làm gì ở đây? Những người chủ mới này có định trồng trọt hay không và nếu có thì đến mức độ nào? Hay họ định thay đổi gen?”, thị trưởng Daniel Marchand đã bày tỏ sự bức xúc khi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 2.

Công ty khổng lồ Trung Quốc này trước đây cũng đã mua nhiều đất ở miền trung nước Pháp. Cho tới nay, họ đã là chủ nhân của tất cả khoảng 3.000 hecta đất canh tác ở Pháp, tức khoảng 1/5 diện tích của Helsinki. Vấn đề không phải là việc sở hữu đất quá lớn. Nhưng Reward Group không phải là công ty duy nhất muốn sở hữu đất canh tác ở Pháp. Tờ báo kinh tế Challenges cho biết một công ty lớn khác của Trung Quốc hình như cũng đang xúc tiến những thương vụ mua đất tương tự ở Pháp.

Theo tin từ báo này, một công ty đang được giấu tên có lẽ đã thuê một văn phòng luật tại Paris đứng ra thương thảo về việc mua những cánh đồng trồng yến mạch ở vùng Beauce, phía nam Paris.

Người dân ở những nơi khác cũng thấy khó hiểu: tại sao người Trung Quốc lại mua đất canh tác đắt đỏ cách xứ sở họ hàng ngàn cây số? Chẳng lẽ ngoài vang Bordeaux họ còn muốn đem cả bánh mỳ Pháp về Trung Quốc?

Tỉ phú Hu Keqin đang có những dự định rất lớn. Ông ta muốn dân tộc vốn chỉ quen với gạo và mì làm bạn với bánh mì Pháp vỏ giòn. Tỉ phú này chính là người lãnh đạo và giữ cổ phần của tập đoàn Reward Group đã mua hàng ngàn hecta đất nói đến ở trên. Trong vòng 5 năm tới ông ta sẽ khai trương đến 1.500 xưởng bánh mỳ trên khắp Trung Quốc, nơi người ta sẽ bán bánh mỳ được làm từ ngũ cốc Pháp.

“Chúng tôi muốn bánh mỳ Pháp chiếm lĩnh Trung Quốc. Sức mua sẽ khổng lồ. Tôi tin rằng thế hệ sinh ra từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước đã đi du lịch nhiều nơi trên thế giới sẽ thích bánh mỳ của chúng tôi”. Ông Hu Keqin chia sẻ khi trả lời phỏng vấn hãng AFP.

Ở Trung Quốc, Pháp là thương hiệu được tin cậy. Reward Group đã quảng cáo ở Trung Quốc rằng họ bán các sản phẩm được làm ra từ ngũ cốc của Pháp. Họ hy vọng quảng cáo này có sức hấp dẫn người Trung Quốc vốn rất sợ hãi lương thực, thực phẩm giả nội địa. Tập đoàn này tin tưởng việc xuất khẩu ngũ cốc từ Pháp về Trung Quốc là rất triển vọng về kinh tế vì ngoài thương hiệu ra nó còn đảm bảo khâu an toàn. Reward Group đã hợp tác với một công ty ở Pháp nhằm tiếp thu quá trình sản xuất và công nghệ của Pháp về an toàn thực phẩm.

Đối với Hu Keqin, những thương vụ mua đất này là việc kinh doanh, nhưng với Trung Quốc nó là chiến lược. Thông qua các thương vụ này Trung Quốc muốn bảo đảm lương thực cho công dân của họ trong tương lai.

Hiện nay Trung Quốc có 1,4 tỉ dân, tức 20% dân số thế giới. Nhưng quốc gia này chỉ sở hữu 10% đất canh tác của thế giới. Tương lai tỉ lệ này sẽ giảm đi vì dân số tăng lên trong khi đất canh tác sẽ bị đô thị hóa.

Trung Quốc đang tính rằng nên mua đất canh tác ngay từ bây giờ, vì theo họ trong tương lai việc mua đất sẽ khó khăn hơn. Dân số trên trái đất tăng lên không ngừng cùng với hiện tượng sa mạc hóa do trái đất nóng dần lên và môi trường bị hủy hoại.

Pháp không phải là quốc gia duy nhất mà Trung Quốc mua đất. Họ còn mua ở nhiều nơi khác như Ukraine, Bulgaria. Ngoài châu Âu, người Trung Quốc còn mua hoặc thuê đất canh tác, nhất là ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Ở Australia, những thương vụ Trung Quốc mua đất đã gây nên nhiều lo ngại, vì vậy năm 2015 nước này đã thắt chặt quy định mua đất đối với người nước ngoài.

Ngoài đất canh tác, Trung Quốc còn quan tâm đến những vị trí mang tính chiến lược của châu Âu. Nhiều mạng lưới điện, sân bay, hải cảng đã được mua hay cố mua bằng tiền của Trung Quốc. Vụ mua bán nổi tiếng nhất có lẽ là việc mua hải cảng Pireus của Hy Lạp, quốc gia chìm trong khủng khoảng kinh tế. Ngoài ra Tập đoàn vận tải biển Cosco của nhà nước Trung Quốc còn sở hữu hải cảng Zeebrugge của Bỉ, có đa số cổ phần trong các cảng Valencia và Bilbao của Tây Ban Nha.

Tiền Trung Quốc được đầu tư vào các mạng lưới điện ở Bồ Đào Nha và Italia. Người Trung Quốc cũng có đa số cổ phần ở sân bay Hahn (Frankfurt).

13-3-10255568.png

Đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng châu Âu.

Ở Pháp, Trung Quốc đầu tư vào các chuỗi khách sạn và thời trang, các câu lạc bộ bóng đá và vào các hải cảng và sân bay. Công ty China Merchants Holdings đã sở hữu 49,9% sân bay Toulouse và 49% ở cảng hàng hóa Terminal Link (Marseille). Người Trung Quốc cũng mua đất ở gần sân bay Châteauroux, miền trung nước Pháp.

Phần của người Trung Quốc trong vốn đầu tư của nước ngoài vào Pháp hiện chỉ chiếm 2%, song giờ đây nó đang tăng từng ngày. Reward Group đã từng mua đất ở miền trung nước Pháp là một công ty tư nhân. Nhưng khi mua đất canh tác nó đã thực hiện chiến lược mang tính quốc gia của Trung Quốc.

Giới truyền thông Pháp đã cố gắng săn lùng thông tin về công ty này và mục đích của họ khi thực hiện việc mua đất. Kênh truyền hình France 2 đã phỏng vấn doanh nhân Christophe Dequidt, người đã từng gặp tỉ phú Hu Keqin ở Trung Quốc trước đây. Dequidt cho biết khi đó Hu có nói mình đang làm việc vì lợi ích quốc gia.

“Hu Keqin kể rằng ông được lệnh rời vị trí là một vị tướng trong quân đội sang lãnh đạo một công ty công nghiệp và nhiệm vụ của ông là chiếm lĩnh thế giới.” Dequit nói trong cuộc phỏng vấn.

Không chỉ người Trung Quốc, mà người các nước như khác Anh và Hà Lan cũng mua khá nhiều đất canh tác của Pháp. Nhưng theo suy nghĩ của người Pháp, người Trung Quốc đáng sợ hơn người nước khác. Các tổ chức công đoàn của những người trồng trọt coi việc làm của doanh nhân Hu Keqin là việc cướp đất dưới vỏ bọc mua đất. Trên nguyên tắc, chính phủ Pháp có khả năng ngăn chặn việc bán đất canh tác cho người nước ngoài. Công ty Safe – một công ty phi lợi nhuận do các nhà trồng trọt và nhà nước cùng sở hữu, phụ trách việc cân đối việc mua đất trồng trọt có quyền mua trước tất cả các khu đất canh tác. Người ta sử dụng quyền này vào việc mua từng phần đất mà không mua toàn thể.

Nhưng lỗ hổng này đã bị các nhà đầu tư Trung Quốc lợi dụng: ví dụ Tập đoàn Reward của ông Hu Keqin đã mua 900 hecta đất ở vùng Allier bằng cách mua các phần nhỏ ở những vị trí khác nhau và chỉ mua 98%.

Tổng thống Emmanuel Macron đã nhận thấy cần phải lên tiếng mạnh mẽ trong vấn đề mua bán đất này. Ông đã đưa ra chính sách nghiêm ngặt hơn đối với những người tiền nhiệm trong việc mua đất của người Trung Quốc.

“Chúng ta không thể cho quốc gia khác mua hàng trăm, hàng ngàn hecta đất, nhất là khi chúng ta không biết rõ mục đích sử dụng đất này của họ.” Ông Macron đã nói như vậy với những người làm nông trẻ của Pháp vào tháng 2/2018 vừa qua.

Emmanuel Macron hứa sẽ thắt chặt quy định liên quan đến việc mua bán đất. Theo Tổng thống điều đó là cần thiết, bởi vì sự đầu tư này có tính chiến lược, liên quan đến chủ quyền của nước Pháp. Bức tranh đe dọa thực phẩm trong nước đã gây ra những phản ứng mạnh ở nước Pháp. Ngoài ra, gần đây nước Pháp cũng đã thức tỉnh để bảo vệ những vị trí mang tính chiến lược của mình.

Tháng 2/2018 vừa qua, chính phủ Macron đã ngăn ngừa một công ty Trung Quốc mua đa số cổ phần của sân bay Toulouse, bởi vì sân bay này có tầm quan trọng chiến lược đối với nước Pháp, nhất là đối với ngành công nghiệp sản xuất máy bay Airbus.

Là một nước lớn trong EU, Pháp tích cực hơn trong việc bảo vệ nền kinh tế của nước mình. Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 1/2018, ông Macron lên tiếng về sáng kiến “Một vành đai, một con đường” mà Trung Quốc đang chuẩn bị và thúc đẩy. Mục tiêu của dự án này là tạo ra những con đường thương mại mới và kết nối Trung Quốc với các nước láng giềng, Trung cận Đông, châu Phi và châu Âu. Nhưng phương Tây nghi ngờ rằng ý tưởng này là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc.

“Chúng ta xây dựng đường sá để kết nối chứ không thể chỉ nhằm một hướng,” ông Marcon nói. Phát biểu này được hiểu nó ám chỉ rằng thương mại giữa EU và Trung Quốc quá chênh lệch. Theo ông Marcon, những kế hoạch này của Trung Quốc đòi hỏi các nước châu Âu có sự đồng thuận mạnh hơn.

“Trong quan hệ với Trung Quốc, châu Âu đã bị chia rẽ quá lớn. Trung Quốc sẽ không coi trọng những phần đất mà ai đó để hở”, ông Marcon nói.

Pháp và Đức có cách nhìn khác với các nước nhỏ khác của EU trong việc phản ứng như thế nào với đầu tư từ Trung Quốc. Không chỉ các nước Đông, Trung Âu mà các nước Bắc Âu, trong đó có Phần Lan cho rằng không nên cân nhắc việc đầu tư này trên phạm vi toàn EU.

Dư âm về người Trung Quốc ở Pháp, ngay cả vùng rượu nho Bordeaux, mấy năm trước đây đã rất xấu. Khi đó người ta nghĩ rằng người Trung Quốc gom các trang trại nho ở Pháp vì tiền và vị thế của chúng chứ không để ý đến truyền thống cũng như chất lượng của nho và rượu nơi đây. Những suy nghĩ này có cơ sở vì người Trung Quốc đã bỏ mặc nhiều trang trại mà họ mua khi thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm lâu dài tới việc sản xuất.

Theo cách nhìn của người Pháp, điều này không chỉ gây bức xúc mà còn rất nguy hiểm. Những trang trại nho ở Bordeaux là một phần di sản văn hóa của Pháp và thật đáng xấu hổ khi những trang trại này lọt vào tay những trọc phú không tên tuổi.

Ngay từ khi đó người Pháp đã cân nhắc tới việc có nên thắt chặt quy định về việc mua bán đất hay không để hạn chế sự hiện diện của người nước ngoài trên các mảnh đất canh tác của họ.

Tuy nhiên, bây giờ cách nhìn này đã thay đổi. Địa vị của những người mua đất Trung Quốc đã được cải thiện. Đó là ý kiến của nhà văn Laurence Lemaire, một chuyên gia về rượu và là người rất am hiểu về Trung Quốc.

Theo Lemaire, ngày nay những người mua trang trại nho ở Pháp là những người giàu có, yêu thích rượu kiểu như diễn viên Triệu Vi, còn nếu không là những trọc phú mua rồi để lại cho người Pháp quản lý. “Tiếng tăm của những người sản xuất rượu Trung Quốc đã được cải thiện. Những người chủ mới đã coi trọng việc sản xuất và tiền của họ là sự giải cứu với nhiều trang trại”, Leimaire nói.

Những năm gần đây, các trang trại nho ở Pháp không phải là những đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận nhất.

Rượu Bordeaux được sản xuất theo phương pháp truyền thống và nho của vùng này rất nhạy cảm đối với thay đổi của thời tiết. Những đêm sương giá của mùa xuân năm trước cũng như những trận mưa đá của mùa xuân năm nay đã hủy hoại hết những cánh đồng nho. Sản lượng nho thu được ở Bordeaux thấp kỉ lục.

Vậy nên các trang trại nho được rao bán rất nhiều và không phải trang trại nào cũng có người mua từ Pháp hay châu Âu. Đối với những người Pháp đang vật lộn với khó khăn trong chính sách thuế thừa kế và chi phí cao khác thì đồng tiền của Trung Quốc được chào đón.

Cách đây vài tháng rất nhiều doanh nhân và các nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã được mời đến dự khai trương trang trại rượu vừa được khôi phục lại của Triệu Vi ở Château Monlot, trong đó có cả ca sĩ Sting cũng đến biểu diễn. Dân địa phương cũng được tham dự. Những người chủ sở hữu mới của các trang trại kể rằng có mấy người Pháp đến nắm tay họ và cảm ơn họ đã giải cứu trang trại.

Cho tới lúc này Triệu Vi được biết đến nhiều nhất trên thế giới là vai diễn trong bộ phim đắt nhất của châu Á do Ngô Vũ Sâm đạo diễn, có tên Đại chiến Xích Bích.

Nhưng hiện giờ Triệu Vi lại nổi tiếng ở Pháp trong giới say mê rượu vang.

—————-

[1] Nguyên bản tiếng Phần Lan: “Kiina ostaa Eurooppaa pala kerrallaan” của Annastiina Heikkilä, Stina Tuominen, Eemeli Martti và Maria Tolsa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết:

NHÂN DỊP NGÀI DONAL TRUMP SẮP ĐI NGA
Trước hết tôi bày tỏ nhiệt liệt hoan ngênh ngài TT Hoa Kỳ đi Nga và tôi tin rằng sẽ có sự đón tiếp trọng thị của ngài Putin với quốc khách của nước Nga.
Từ rất lâu trên dd lyhocdongphuong.org.vn - tức là ngay cả khi Nga mới chiếm Crimea - trong topic "Sự kiện và vấn đề Châu Á Thái Bình Dương", tôi đã khuyên nước Mỹ bỏ qua vấn đề này và hợp tác với Nga. Về phía ngược lại, tôi cũng khuyên nước Nga không nên quá quan trọng Crimea để làm mất lòng thế giới. Tôi hy vọng Nga Mỹ sẽ công tác như họ đã từng cộng tác và vốn là Đông Minh của nhau từ thời Thế Chiến thứ II. Tôi tin rằng: Một số những điều khoản của những Hiệp Ước Đồng Minh này vẫn còn hiệu lực đến ngay hôm nay.
Thế giới này đã phát triển và làm thay đổi về chất những mối quan hệ chiến lược về cả kinh tế và quân sự. Những căn cứ quân sự có từ thời thế chiến thứ II, đã trở nên lỗi thời khi tên lửa có thể bắn qua nửa vòng trái Đất. Và những đội quân viễn chinh có thể di chuyển trong vòng một ngày để đi qua nửa bên kia quả Địa cầu. Cho nên, nó không còn cần thiết những căn cứ quân sự quá gần lãnh thổ đối phương - lúc này trở thành con tin của các cuộc tấn công phủ đầu. Tương tự như vậy với Crimea.
Bởi vậy, tôi rất vui khi ngài Trump tỏ ra không quan trọng vấn đề Crimea trước khi gặp ngài Putin. Có thể tôi đã "cầm đèn chạy trước ô tô", khi khuyên quá sớm cho một quan hệ Nga Mỹ mấy năm trước. Vào thời điểm mà cả hai nước còn cần phải giải quyết một vài vấn đề. Nhưng đây là thời điểm thích hợp để các vị tiến lại gần nhau hơn.
Cá nhân tôi rất kỳ vọng vào cuộc gặp Thượng đỉnh Nga Mỹ sắp tới. Cho nên tôi chúc các vị sẽ ký được những hiệp định khung cho mối quan hệ lâu dài của hai nước.
Ngài Trump rất kính trọng Thượng Đế! Cho nên tôi xin Thượng Đế phù hộ ngài. Mọi sự tốt đẹp đang chờ hai quốc gia này ở phía trước.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thày Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh viết:

CHIẾN TRANH "KINH THẾ" MỸ TRUNG.
Thưa quý vị và các bạn.
Có lẽ tôi là người bình luận sớm nhất về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. Tiểu luận đầu tiên - từ 2008 - phân tích về vấn đề này, chính là topic "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", trên dd lyhocdongphuong.org.vn. Những gì đã thể hiện trong tiểu luận này, đều diễn biến chính xác đến tận ngày hôm nay.

Cũng từ rất lâu, tôi cũng xác định rằng: Cuộc chiến thương mại,hoặc chiến tranh Nóng hay Lạnh giữa Mỹ Trung, sẽ là diễn biến của "Canh bạc cuối cùng", nhằm quyết định ngôi vị "BÁ CHỦ THẾ GIỚI" trong cuộc "Hội nhập toàn cầu". Đó chính là một chặng đường kết thúc lịch sử tiến hóa quan trọng của toàn bộ lịch sử nền văn minh nhân loại, để nó tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới hoàn toàn về bản thế cấu trúc nền văn minh nhân loại.
Trong cuộc "Hội nhập toàn cầu" này sẽ không có "Đa cực". Nếu còn khái niệm "Đa cực" thì không thể có vấn đề "hội nhập toàn cầu" - với tư cách là một quy luật tiến hóa của vũ trụ, không thể đảo ngược. Lý thuyết về "Hội nhập toàn cầu" - nhân danh nền văn hiến Việt - là lý thuyết chủ đạo để tôi căn cứ vào đó, xác định tất cả mọi diễn biến các vấn đề thời sự quốc tế, trong đó có cuộc chiến kinh tế Mỹ Trung.

Tất cả mọi hiện tượng phát triển, từ mạng internet, Al,..vv,,,cho đến các lý thuyết khoa học mũi nhọn...vv...đều thể hiện cho quy luật thống nhất toàn thể xã hội loài người của nền văn minh này.

Nói theo ngôn ngữ Toán học của "Nghịch Lý Cantor" - thì lý thuyết "Hội nhập toàn cầu" - nhân danh nền văn hiến Việt -là tập hợp lớn nhất có tính quyết định tất cả mọi sự kiện diễn biến của các sự kiện trong tập hợp của nó.

Bởi vậy, cuộc chiến kinh tế Mỹ Trung phải kết thúc, với "Bên thắng cuộc" và không có đầu hàng cho bên thua cuộc. Bởi nếu, chấp nhận đầu hàng - dưới hình thức một cuộc đàm phán thương lượng nào đó, thì sẽ còn tồn tại "Đa cực". Cho nên cuối cùng nó cũng phải bị xóa bỏ khi thế giới hội nhập hoàn toàn. Do đó, vấn đề thương lượng - đầu hàng - cũng chỉ là cục bướu của lịch sử và cuối cùng cũng phải cắt bỏ.

 

Ngài Đặng Tiểu Bình, khi sinh thời phát biểu:
"Tất cả những nước làm ăn với Mỹ đều giàu!".
Xét về phượng diện kinh tế thì hoàn toàn chính xác. Nhưng nếu xét một cách toàn diện, bao gồm cả yếu tố cấu trúc xã hội của các nước làm ăn với Hoa Kỳ thì không phải hoàn toàn như vậy. Và ngay cả xét trên phương diện kinh tế làm ăn với Hoa Kỳ, nó còn tùy thuộc vào thứ tự tiên của chính nước Mỹ. Do đó, chỉ có thể nói rằng: Những nước làm ăn với Hoa Kỳ đều có sẵn một yếu tổ cần để phát triển thì chính xác hơn. Bắt đầu từ kế hoạch phục hưng châu Âu (European Recovery Program - ERP) của Hoa Kỳ. Kế hoạch này đã sản xuất ra hàng loạt các siêu cường, phục hồi và phát triển sau thế chiến thứ II. Mà trước đó, họ tan nát như cái mền rách vì chiến tranh. Ngay sau đó là sự "Phát triển thần kỳ của Nhật Bản", vốn được ca ngợi như một nỗ lực vượt trội của nước Nhật. Nhưng tất cả các nhà phân tích đều quên, hoặc cố tình quên một siêu cường đứng đằng sau: chính là Hoa Kỳ. Các hiện tương thần kỳ về kinh tế, thành Rồng, thành Hổ như Singapore, Nam Hàn...đều tương tự như vậy. Thậm chí, trong chiến tranh Lanh, cả nước Hy Lạp được bơm tiền và tạo điều kiện để làm hàng mẫu cho sự thịnh vượng chung của nền kinh tế tự do là Hy Lạp. Nước này cũng rất phát triển. Tất nhiên, sau chiến tranh Lạnh kết thúc. Nước Hy Lạp trở về với thực trạng của nó và cũng đang khủng khoảng.

Sự khủng khoảng của Hy Lạp là một ví dụ cho luận điểm của tôi, về việc làm ăn với Huê Kỳ chỉ là một yếu tố cần, và không phải duy nhất cho sự phát triển kinh tế.
Sự phát triển kỳ diệu của Trung Quốc lục địa cũng không nằm ngoài yếu tố này. Hàng xuất khẩu của Tàu ồ ạt tuồn sang Hoa Kỳ và là thu nhập kinh tế quan trọng - với thăng dự giá trị thương mại hàng trăm tỷ Dollar - để đất nước này phát triển. Trong đó có cả hàng .."giả" (Vừa rồi trên Fb, có một vị nào đó nói, bên Hoa Kỳ không có hàng giả. Vớ vẩn! Bạn nào muốn mua hàng tiêu dùng giả của bất cứ hãng nào, lão đây mua cho, kể cả bằng lái xe. Lão bán giá inbox + ship. Hì).
Tất nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất, như tôi trình bày ở trên. Mà nó còn do quyết tâm của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh với tài năng của họ.

Nhưng tôi vẫn cần xác định rằng: Làm ăn với Hoa Kỳ - và tùy thuộc vào thứ tự ưu tiên của họ - là một yếu tố CẦN. Còn nếu quốc gia nào, tuy làm ăn tích cực với Hoa Kỳ, nhưng không phải là đối tác ưu tiên và với một xã hội quản trị, tổ chức lòng lẻo thì wên nhanh nhé!

Tuy nhiên, ngay cả những xã hội có tổ chức và quản lý xã hội tuyệt hảo thì khi làm ăn với Hoa Kỳ - trong tư thế ưu đãi Tối huệ quốc - họ có thể đưa đất nước của họ phát triển thành Rồng, thành Hồ - như đã nêu trên - thì một yếu tố cực quan trọng tạo ra một mối tương tác quyết định, lại chính là sự phụ thuộc vào nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Những chính trị gia ở những quốc gia này, thường phát biểu một câu an ủi và sặc mùi chính trị cho sự bình yên nơi trần thế, là "Những nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau". Nếu nói "toạc móng lợn" thì không hề có "những nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau". Mà là nó lệ thuộc vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngoại trừ tất cả thế giới này: "Một! Hai! Ba". Nghỉ chơi với Hoa Kỳ ra! Nhưng điều này không bao giờ xảy ra, cho dù Đức Giáo Hoàng nhân danh Chúa kêu gọi cả thế giới tẩy chay Hoa Kỳ. Nó giống như việc tìm kiếm người "Ngoài Trái đất" vậy.

Cần xác định ngay rằng: Sự phát triển thành siêu cường thứ II trên thế giới của Trung Quốc lục địa, gần như gắn chặt với giao dịch thương mại với Hoa Kỳ - một đất nước chiếm 50 % tổng sản phẩm thế giới. Đó là bản chất của vấn đề. Nhưng có vẻ như Bắc Kinh không nhận ra điều này. Hoặc hiểu sai vấn đề.
Phân tích về việc này, tôi đã nói từ 2008 - trong topic "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Và việc làm ăn Tối huệ quốc với Hoa Kỳ, đó là phần tiền công mà Bắc Kinh được hưởng, vì đã ủng hộ Hoa Kỳ trong việc gây sức ép khiến Liên Xô sụp đổ. Nhưng điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ "chai hia" cho Bắc Kinh cái thế giới này.

Ngài Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: "Không bao giờ có ý định làm bá chủ thế giới" (Xem hình minh họa kèm theo - Nguồn Fb Nhà báo Nguyễn Huy Cường). Và ngay cả các phát biểu của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh gần đây, cũng lặp lại tương tự. Nhưng đấy là chuyện "nói chơi cho vui". Và bản thân ngài Đặng cũng vẫn nhắc nhở các thế hệ kế tiệp sự nghiệp của ngài về việc "Giấu mình chờ thời". Điều này, có nghĩa là: "Khi gặp thời" thì hãy alaxo, xung phong lên, mần cái bá chửi thế giới!
Về lý thuyết, Bắc Kinh vẫn ra rả :"Phát triển trong hòa bình". Trước hết lão Gàn xin: "Cảm ơn tư tưởng tốt!". Nhưng với các chính khứa quốc tế, đầu có những cục sạn to đùng, với thói quen nghề nghiệp, họ thừa biết bản chất của chính trị nó chân thật đến mức nào. Nên họ ko thể tin được cái "Trỗi dậy trong hòa bình" của Tàu. Vào năm 1999 - một quả rocket bắn nhầm vào Đại sứ quán Bắc Kinh ở Kosovo, như một lời quảng cáo. Nhưng lúc đó, có vẻ Hoa Kỳ và Đồng minh không nghĩ rằng tình hình lại tồi tệ đến mức như vậy.

Tuy nhiên, mọi chuyện khác hẳn với những diễn biến sau đó.
Còn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites