Túy Lão

Chiến Lược Và Sự Kiện Châu Á Thái Bình Dương

3.627 bài viết trong chủ đề này

Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?

Thứ sáu, 30/10/2015 - 14:48
 

Dân trí Ông Chu Công Phùng, nguyên Bí thư Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc (1987-1991), nguyên đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, sau sự kiện ngày 27/10 vừa qua, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa các nước nhỏ yếu xung quanh Biển Đông, như công bố "vùng nhận dạng phòng không" như họ đã làm ở vùng biển Hoa Đông.

 >> Chuyên gia Trung Quốc: Tuyên bố chủ quyền quanh đảo nhân tạo là không hợp pháp

 >> Giáo sư Thayer: Trung Quốc bóp méo luật pháp quốc tế để biện minh cho mình

 

 
 

Việc cử tàu tuần tra của Mỹ là hợp pháp

Với việc điều tàu USS Lassen tuần tra 12 hải lý quanh Đá Xu bi và Vành khăn thuộc quần đảo Trường Sa, Mỹ đã khẳng định quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên theo ông tại sao Mỹ lại chọn thời điểm này để hành động sau rất nhiều tuyên bố và phản ứng trước đó?

Trước khi cử tàu tuần tra xung quanh các khu vực đảo nhân tạo này, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc bớt hung hăng và thực hiện nghiêm túc các công ước về Luật biển cũng như tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà nước này đã ký kết, Tổng thống Mỹ Obama đã phát đi thông điệp lần cuối trong buổi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối 24/9/2015 yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động tôn tạo trái phép đảo ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phớt lờ cảnh báo của Mỹ. Vì vậy, hành động của Mỹ ngày 27/10 vừa rồi ở quần đảo Trường Sa là lẽ tất yếu.

Tôi cho rằng, thông qua việc làm này, Mỹ muốn phát đi thông điệp với thế giới. Đó là:

Thứ nhất: Mỹ đã và đang quyết tâm thực hiện chiến lược xoay trục từ khu vực châu Âu sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Thứ hai: Khẳng định Mỹ là nước lớn duy nhất có đủ sức mạnh để điều máy bay, tàu chiến tới khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Biển Đông; đồng thời tăng cường củng cố niềm tin cho các nước đồng minh phối hợp cùng Mỹ duy trì hòa bình ổn định và tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông nhất là sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, lần đầu tiên cho phép quân đội tham chiến ở ngoài biên giới quốc gia.

Thứ ba: Truyền thông điệp đến Bắc Kinh và các nước láng giềng rằng Mỹ không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa. Cảnh báo, răn đe Trung Quốc phải tôn trong Luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chừng nào hải quân Mỹ còn đảm đương “sứ mệnh” duy trì trật tự trên các vùng biển và đại dương như họ cam kết thì chiến hạm và máy bay Mỹ sẽ còn tiến hành các phi vụ tuần tra như vậy, bất luận là vùng biển mà Trung Quốc tìm cách khẳng định chủ quyền.

Hành động này của Mỹ phù hợp với Luật pháp quốc tế không và nó mang lại lợi ích gì cho các nước trong khu vực?

Về mặt pháp lý, Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định: “Những bãi đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc hoạt động kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Theo đó, chỉ có các đảo tự nhiên mới được hưởng quy chế về đảo.

Các quy định của UNCLOS về việc áp dụng phương pháp đường cơ sở để xác định lãnh hải cũng chỉ đề cập đến các bãi cạn lúc chìm lúc nổi khi đáp ứng khoảng cách đối với lục địa hoặc đảo tự nhiên, chứ không áp dụng đối với các đá chìm hoàn toàn. Do vậy, dù Trung Quốc có tôn tạo Đá Xu Bi, Đá Vành Khăn và các bãi đá chìm khác thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo như hiện nay thì các thực thể này cũng không có vùng lãnh hải 12 hải lý, mà chỉ có vùng an toàn không quá 500 m theo quy định tại Điều 60 của UNCLOS.

Vì vậy, hành động ngày 27/10 vừa rồi của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Luật pháp quốc tế, tầu chiến Mỹ có quyền hợp pháp đi vào sát các đảo bãi mà Trung Quốc tôn tạo phi pháp thành đảo nổi, mặc dù Bắc Kinh đã ngang ngược đưa ra yêu sách chủ quyền tại các đảo nhân tạo, vốn là các bãi đá mà Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng trái phép của Việt Nam và Philippines

Động thái này cũng là sự phản bác mạnh mẽ nhất cho những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh chiếm đóng và tôn tạo. Điều này cũng tạo cơ sở pháp lý và động lực mạnh mẽ cho các nước liên quan trong việc đấu tranh với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

kich-ban-nao-xay-ra-neu-trung-quoc-doi-d
Ông Chu Công Phùng

Khó xảy ra chuyện Mỹ - Trung bắt tay nhau chia sẻ lợi ích ở Biển Đông

Căng thẳng và đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam hay không? Ông có lo ngại việc Trung Quốc và Mỹ sẽ đi đến một thỏa thuận chung về việc giải quyết lợi ích của họ ở Biển Đông?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ các thực tế sau:

Không chỉ Việt Nam, các nước ASEAN liên quan, mà Mỹ và các các đồng minh của Mỹ đều lên án và phản đối đường biên giới "lưỡi bò" do Trung Quốc đơn phương vẽ ra ở Biển Đông. Hiện nay, chỉ trừ Trung Quốc ra, không có bất cứ quốc gia nào trên thế giới phản đối việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về yêu sách Đường lưỡi bò và việc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển của Philippines tại Biển Đông.

Hành động của Mỹ ngày 27/10 vừa qua tại Biển Đông không chỉ trực tiếp cảnh cáo, răn đe tham vọng phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông mà cũng gián tiếp ủng hộ các nước ASEAN tiếp tục đấu tranh với Trung Quốc để sớm đi tới ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc.

Việc tàu chiến của Mỹ đi vào sát các nhân tạo do Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Trường Sa đã khẳng định quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là phù hợp với Luật pháp quốc tế. Đó là một hành động đi trước dẫn đầu của Mỹ, tạo ra cơ sở pháp lý, gián tiếp khuyến khích các nước Đông Nam Á có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông không e ngại Trung Quốc, cần tiếp tục các hoạt động xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của họ tại Biển Đông.

Hiện tại trong dự luận cũng có ý kiến cho rằng, sau sự kiện này có thể Mỹ và Trung Quốc sẽ có "thỏa thuận ngầm" chia nhau lợi ích ở Biển Đông hoặc Mỹ được Trung Quốc bật đèn xanh tự do đi lại ở Biển Đông và sử dụng dịch vụ của Trung Quốc ở Trường Sa, đổi lại, Mỹ sẽ làm ngơ cho Trung Quốc tiếp tục bành trướng ở Biển Đông.

Tôi nghĩ, nếu có chuyện Mỹ - Trung "thỏa thuận ngầm" chia nhau về tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông thì chuyện đó đã xảy ra ngay trong chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình cuối tháng 9 vừa rồi, hà cớ gì mà ngay sau cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước, Mỹ lại quyết định cử tàu chiến, máy bay thực hiện quyền tự do đi lại sát các đảo do Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Biển Đông, trực tiếp phủ định "chủ quyền lãnh hải" của Trung Quốc ở khu vực này, khiến Trung Quốc bị "mất mặt" trước dư luận? Càng phi lý hơn nếu như Mỹ đánh đổi tư thế của một siêu cường hải dương để nhận "ân huệ" của Trung Quốc và làm ngơ trước các hành động bành trướng của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa tới lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông.

Đối thủ hiện nay của Mỹ ở Châu Á là Trung Quốc chứ không phải Việt Nam; Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục từ Châu Âu sang Châu Á - Thái Bình Dương rất cần sự ủng hộ của các nước lớn Nhật, Úc, Ấn Độ... và ASEAN; quan hệ Việt - Mỹ, Việt - Nhật đang phát triển thuận lợi sau các chuyến thăm chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam tới Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Trong bối cảnh đó, theo tôi, hiện nay khó có thể xảy ra kịch bản Mỹ và Trung Quốc "đi đêm" thỏa thuận với nhau để giải quyết lợi ích chung của họ ở Biển Đông.

kich-ban-nao-xay-ra-neu-trung-quoc-doi-d
Tàu USS Lassen của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy)

Trung Quốc sẽ không dại gì đối đầu Mỹ

Một vấn đề khác nghiêm trọng không kém, đó là phản ứng của Trung Quốc. Theo ông, liệu hành động của Mỹ có tạo ra cơ hội tốt cho Bắc Kinh thực hiện các "biện pháp phòng vệ", mở ra thời kỳ quân sự hóa các đảo nhân tạo không?

Trên thực địa, trong quá trình tôn tạo trái phép các bãi ngầm thành đảo nổi ở Trường Sa, Trung Quốc đã "quân sự hóa" các đảo nhân tạo này bằng việc xây dựng các đường băng cho máy bay quân sự, xây dựng các bến cảng quân sự và huy động nhiều tàu chiến, máy bay bảo vệ các hoạt động xây dựng đó.

Tuy nhiên, dư luận quốc tế khá bất ngờ về phản ứng "có giới hạn" của Trung Quốc trước việc Mỹ đưa chiến hạm USS Lassen xâm nhập vùng biển 12 hải lý các đảo Trung Quốc tôn tạo trái phép ở Trường Sa.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "Lôi thanh đại, vũ điểm tiểu" (Sấm sét ầm ầm nhưng chỉ mưa lâm thâm). Ngày 27/10 vừa rồi, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ câu ngạn ngữ này. Khác với những tuyên bố ầm ĩ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trước đó, ngày 27/10/2015, Trung Quốc chỉ có thể cử 2 tàu chiến "lặng lẽ theo dõi" các hoạt động của chiến hạm Lassen cho đến khi chiến hạm này hoàn thành nhiệm vụ; Bộ ngoại giao Trung Quốc cũng chỉ phản đối yếu ớt, mập mờ. Đó cũng chính là bản chất truyền thống của Trung Quốc "mềm nắn rắn buông" trong xử lý các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc biết rõ Mỹ đã chuẩn bị kỹ cho hoạt động này và sẵn sàng ứng phó với phản ứng cứng rắn của Trung Quốc. Trung Quốc cũng thừa biết "lợi bất cập hại" nếu sử dụng sức mạnh quân sự đối đầu với Mỹ trong tình hình quốc tế và khu vực hiện nay.

Sau sự kiện 27/10/2015, để với vát thể diện của một nước lớn, rất có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa các nước nhỏ yếu xung quanh Biển Đông, như công bố "vùng nhận dạng phòng không" như họ đã làm ở vùng biển Hoa Đông, bố trí các phương tiện quân sự trên các đảo nhân tạo, đơn phương ban lệnh cấm tàu thuyền nước ngoài khai thác hải sản ở Trường Sa... Những việc làm này sẽ càng khiến Trung Quốc bị cô lập trên quốc tế, càng không có bạn bè thực sự, thuyết "mối uy hiếp từ Trung Quốc" sẽ càng thấm sâu vào các nước trong khu vực, càng đẩy quan hệ Trung Quốc với Mỹ và các đồng minh của Mỹ vào thế khó khăn, bất lợi cho Trung Quốc.

Theo ông, Việt Nam nên ứng xử như thế nào trước sự kiện này và trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Chủ quyền lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:" Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Ngày 29/10/2015, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã tuyên bố: "Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở các quy định có liên quan của Công ước và phù hợp với các quy định của quốc gia ven biển. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.

Thiết nghĩ, lập trường quan điểm trên của Việt Nam đã rất rõ ràng. Theo tôi, ngoài việc trực tiếp đấu tranh với Trung Quốc, chúng ta cần tiếp tục phối hợp với các nước ASEAN kiên quyết và kiên trì đàm phán với Trung Quốc để sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) làm cơ sở pháp lý lâu dài cho giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hà Trang

Thực hiện

=======================

Ông này phân tích hay. đúng là đẳng cấp cựu đại sứ của một quốc gia. Nhưng riêng vấn đề này:

Khó xảy ra chuyện Mỹ - Trung bắt tay nhau chia sẻ lợi ích ở Biển Đông

 

Thì lão Gàn cần phải xác định rõ rằng: Không bao giờ có việc này , chứ không phải chỉ là "khó xảy ra". Lão đã phân tích kỹ trong "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông". Có điều bài viết này chưa trả lời được câu hỏi của tựa bài báo đặt ra: "Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?"

=======================

 

KỊCH BẢN NÀO SẼ XẢY RA KHI TRUNG QUỐC ĐỐI ĐẦU VỚI MỸ?

Khổ một cái là khi già rùi lẩm cẩm, lão Gàn xem sách, báo....chỉ đọc lướt qua. Khác hẳn hồi còn nhỏ và còn trẻ, đọc kỹ từng câu chữ. Bởi vậy, khi rách việc, ngồi đọc kỹ lại nó mới lại thấy vài điều cần bổ sung.

 

Theo tôi, ngoài việc trực tiếp đấu tranh với Trung Quốc, chúng ta cần tiếp tục phối hợp với các nước ASEAN kiên quyết và kiên trì đàm phán với Trung Quốc để sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) làm cơ sở pháp lý lâu dài cho giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

 

 

Câu này không thấy nhắc đến tương lai số phận các đảo của Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, lấn chiếm. Liệu người Việt có đòi lại dưới hình thức nào đó chủ quyền những hòn đảo này không? Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có giúp gì cho những nước như Việt Nam, Phi Luật Tân đòi lại những hòn đảo mà Trung Quốc lấn chiếm?

Và còn vấn đề rất wan trọng này nữa: "Kịch bản nào xảy ra nếu Trung Quốc đối đầu Mỹ?" chưa được nội dung bài viết trên trả lời. Bài trên, lão Gàn cũng chỉ dừng lại ở cách nhắc lại, như một thiếu sót về tính bố cục hợp lý tương quan giữa tiêu đề và nội dung bài báo, nhưng lại chưa phân tích. Đấy là một thiếu sót quan trọng với đẳng cấp của Lý học phương Đông, nhân danh nền văn hiến Việt. Bởi vậy, bài viết này là một sự bổ sung cho thiếu sót nói trên.

 

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Thực chất vấn đề này tôi đã nói từ lâu rồi - nếu anh chị em và quý vị theo dõi topic này hoặc trên vài topic khác của diễn đàn có liên quan. Đó là: Trên thực tế Trung Quốc đã thể hiện sự đối đầu với Hoa Kỳ từ lâu rồi. Đó là sự đối đầu để giành ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế. Sự lấn chiếm trái phép các hòn đảo trên biển Đông và đòi hỏi chủ quyền trên Hoa Đông - với Trung Quốc - chỉ là hành động đầu tiên thực hiện tham vọng bá chủ, cùng với các sự kiện  khác trên lãnh vực kinh tế đã chứng tỏ điều này. Hoa Kỳ cũng đã sớm nhận thức được tham vọng của Trung Quốc và đã chuẩn bị đối phó cũng từ rất lâu rồi. Tôi cần nhắc lại rằng: Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên Hoa Kỳ rút quân khỏi Afganixtan và Iraq, để đưa 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương. Những lời tiên tri của tôi trên diễn đàn về sự kiện Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq và Afganixtan, chính là xuất phát từ nguyên nhân này.

Do đó, việc tuần tra ở biển Đông thực chất chỉ là hành vi đầu tiên thể hiện sự đối phó của Hoa Kỳ, nhằm ngăn chặn âm mưu giành ngôi vị bá chủ thế giới trên thực tế của Trung Quốc. Cho nên, vấn đề được đặt ra từ bài báo trên thực chất là hơi bị thừa.

Tôi có thể xác định - tất nhiên theo quan điểm cá nhân - rằng: Dù Trung Quốc không đối đầu với Hoa Kỳ trên biển Đông và thậm chí ký ngay vào COC, hoặc rút hết lực lượng tại các đảo chiếm đóng trái phép thì mọi việc cũng không thể dừng lại được nữa. Nó đã quá muộn để có thể cứu vãn và chỉ có tác dụng làm mọi việc bị chững lại, chứ không làm thay đổi được bản chất của vấn đề. Ngay cả với trường hợp lý tưởng đó (Trung Quốc rút hết khỏi các đảo chiếm đóng và ký ngay COC) - Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục phải có những đối sách với Trung Quốc, để bảo đảm chắc chắn ngôi vị bá chủ thế giới không bị đe dọa bởi những quốc gia tiềm năng. Về danh nghĩa thì Trung Quốc đã chính thức thừa nhận vị trí bá chủ thế giới của Hoa Kỳ, qua phát biểu của Phó Chủ Tịch nước Trung Quốc  gần đây. Nhưng về hành vi thực tế thì rõ ràng những sách lược của Trung Quốc lại thể hiện sự đe dọa ngôi vị bá chủ thế giới của Hoa Kỳ.

Đó là, nguyên nhân để tôi xác định rằng: Trên thực tế Trung Quốc đã đối đầu với Hoa Kỳ và mọi chuyện đã quá muộn để có thể cứu vãn. Thời điểm ban đầu của sự muộn mằn này, là mùng 10/ 3 năm Quý Tỵ Việt lịch.

Chúng ta thử đặt một giả thuyết rằng: Cuộc tranh chấp trên biển Đông không phải giữa Trung Quốc với các nước liên quan, mà chỉ là giữa Burundi với Phi Luật Tân thì Hoa Kỳ có đưa 2/ 3 quân lực đến Tây Thái Bình Dương để duy trì tự do hàng hải không? Tất nhiên, câu trả lời qúa dễ cho ngay cả các chính khách phường, chém gió ở quán trà 5 xu, bên vỉa hè Hanoi, là: Không bao wờ và không cần thiết.

Trung Quốc đã mắc những sai lầm lớn có tính chiến lược quốc gia. Và điều này tôi cũng đã nói lâu rồi.

Mọi việc đã quá muộn. Mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng lại, sau cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Trung lãng nhách nhất trong lịch sử văn minh nhân loại. Bây giờ chỉ còn cách cầu xin Thượng Đế để cuộc đối đầu quân sự không xảy ra. Quyết định cuối cùng của Thượng Đế thì luôn luôn hợp lý. Vì đó là sự tương tác của "tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp mà không có một tập hợp nào lớn hơn". Tất cả mọi tương tác của các tập hợp riêng phần, mô tả những quy luật vũ trụ đều chịu sự ảnh hưởng của tập hợp bao trùm này. Nhưng Thượng Đế chỉ hài lòng khi chân lý được thể hiện với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương với lý thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước.

Chỉ có lý thuyết thống nhất, mới mô tả được "tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp" - tức là mô tả chính Thượng Đế và hiểu được Ngài. Còn không phải lý thuyết thống nhất, thì lý thuyết toán học Cantor vẫn chỉ là "nghịch lý Cantor".

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Syria: Nga-Mỹ đối đầu, Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”?

31/10/2015

(Quốc tế) - Tình hình Syria nói riêng và Trung Đông nói riêng ngày càng trờ nên phức tạp khi cả Nga và Mỹ cùng tham chiến, nhưng Trung Quốc mới là bên nhiều khả năng sẽ hưởng lợi lớn nhất.

Về phía Nga, họ giúp đỡ Tổng thống Syria Bashar al- Assad bằng chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và các lực lượng khủng bố tại đây.

Trong khi đó, Washington cũng không kích IS và giúp các lực lượng nổi dậy để lật đổ chính quyền của ông al- Assad.

Mục đích riêng của Nga và Mỹ tại chiến trường Syria đã đẩy họ đối đầu lẫn nhau cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Tuy nhiên, liệu họ có quên mất rằng có những nước đang đứng ngo

Quốc gia đáng kể nhất trong số này phải nói tới Trung Quốc.

Tận dụng thời cơ vượt Mỹ

Cả thế giới không thể quên nước Mỹ có được như ngày hôm nay cũng nhờ một phần là do họ đã đóng vai trò “kẻ ngoài cuộc” trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và và phần lớn cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong khi các phe bị cuốn vào chiến tranh, nước Mỹ vẫn âm thầm phát triển kinh tế và cung cấp đạn dược cho các bên.

Không thể phủ nhận, cả 2 cuộc Thế chiến đều kết thúc với phần lợi lớn nhất thuộc về Washington. Họ thậm chí còn xây dựng được một trật tự thế giới mới mà trong đó Mỹ là siêu cường số 1.

Ngày nay, trong bối cảnh Nga-Mỹ đối đầu ở Syria cũng như trong vấn đề khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc có thể cũng đang đóng vai trò “quan sát viên” như vậy.

Trước đây, khi Mỹ tham chiến rồi sa lầy ở Afghanistan và Iraq, Trung Quốc đã tận dụng rất tốt điều đó để phát triển một cách ầm thầm và thành quả của Trung Quốc bây giờ có lẽ cả thế giới đều nhìn thấy.

Vào các năm 2001 và 2003, Mỹ lần lượt phát động 2 cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq. Họ nhanh chóng giành thắng lợi, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Người Mỹ đến tận bây giờ họ vẫn chưa thoát ra khỏi bãi lầy mà do chính họ tạo ra ở Trung Đông này.

 

Mỹ vẫn chưa thoát khỏi vũng lầy do họ tự đào ở Trung Đông. Ảnh: Reuters

Mỗi năm nước Mỹ vẫn tốn hàng trăm tỷ USD để ổn định tình hình ở đây. Không quá lời khi nói rằng địa vị kinh tế, chính trị nước Mỹ đã bị suy giảm đáng kể và bị các nước dần đuổi kịp, đặc biệt là Trung Quốc.

Khi Mỹ đang mải mê tại Trung Đông thì Trung Quốc âm thầm theo đuổi chiến lược mà Bắc Kinh tuyên bố là “sự trỗi dậy hòa bình”.

Sau hơn 1 thập kỷ, kinh tế Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ họ đã vươn lên thứ 2 thế giới. Những khu vực mà người Mỹ coi đó là sân sau nhà mình như Nam Mỹ và những khu vực mà họ chú ý tới như Châu Phi thì người Trung Quốc đã thay Mỹ và cả phương Tây làm mưa làm gió ở đó.

Về quân sự, họ nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, tự nghiên cứu, sản xuất và kể cả là sao chép vũ khí để đem bán và tranh giành thị phần vũ khí thế giới của Mỹ và Nga.

Tuy hiện nay nước Mỹ vẫn là siêu cường số 1 thế giới, rõ ràng vị thế của họ đã vấp phải những thách thức ngày một rõ rệt.

Nếu ví cả thế giới như một doanh nghiệp thì rõ ràng trước chiến tranh Afghanistan và Iraq, Mỹ như một cổ đông lớn chiếm 50% tập đoàn, nhưng sau cuộc chiến họ vẫn là chủ tịch hội đồng với tỷ lệ chỉ còn 20-30% mà thôi.

Còn bây giờ Trung Quốc đang từng ngày đe dọa lấy đi vị thế số một của nước Mỹ bằng sức ảnh hưởng cả về kinh tế và địa chính trị ngày càng gia tăng.

Nga cũng phải dè chừng

Với nước Nga, chắc họ cũng chưa thể quên được bài học đắt giá trong lịch sử với Trung Quốc vào những năm cuối của thời kì Chiến tranh Lạnh.

Dẫu vậy, căng thẳng giữa Nga với phương Tây đã khiến Nga ngày càng bắt tay sâu rộng với Trung Quốc. Rất nhiều thứ của Nga bây giờ đang bị Trung Quốc nắm đằng chuôi, đặc biệt là ngành công nghiệp khí đốt của Nga.

Liệu kịch bản có tiếp tục xảy ra khi Nga và Mỹ hiện nay đang giẵm chân nhau ở Syria còn Trung Quốc khoanh tay đứng nhìn?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể xảy ra. Mỹ mất hơn một thập kỷ can thiệp, vậy mà Trung Đông vẫn hỗn loạn, còn Nga mới chỉ mới bắt đầu chiến dịch tại đây.

Nga mới chỉ bắt đầu chiến dịch của mình tại Trung Đông, liệu họ có sa vào vết xe đổ của Mỹ? Ảnh: RT

Không biết đến bao giờ cuộc chiến này mới kết thúc chỉ dễ thấy một điều là mỗi ngày Nga và Mỹ đốt hàng triệu USD vào bom đạn trong khi kinh tế Mỹ phục hồi chậm còn kinh tế Nga thì lao đao vì lệnh cấm vận của phương Tây và giá dầu vẫn tiếp tục giảm.

Còn Trung Quốc, họ gần như là bên trung lập tại Syria , họ đứng nhìn Mỹ và Nga đối đầu.

Họ âm thầm phát triển kinh tế và gây dựng ảnh hưởng của mình tại nhiều nơi. Với các nước nghèo nhưng giàu tài nguyên, Trung Quốc tăng cường viện trợ, bán hàng hóa vũ khí với giá rẻ, tăng cường giao thiệp để gây dựng hình ảnh của mình.

Họ sẽ giống nước Mỹ ngày trước khi mà cả 2 bên đều mệt mỏi hao người tốn của thì họ sẽ là người đến thu dọn và thu lợi cho mình.

Mỹ hay Nga cũng nhận ra cái gọi là “trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc” trong những năm gần đây và ít nhiều họ đã làm những việc để kìm hãm sự trỗi dậy này.

Với Mỹ, họ đang cố gắng tìm lại hình ảnh của mình, họ tăng cường quân sự nhằm giảm ảnh hưởng đồng thời kìm hãm lại sự trỗi dậy của Trung Quốc tại nhiều khu vực, đặc biệt là Châu Á-Thái Bình Dương với chính sách “xoay trục” của mình trong vài thập kỷ tới.

Còn với Nga, mặc dù quan hệ Nga-Trung thời gian gần đây có thể là mặn nồng nhất kể từ sau khi Xô Viết tan rã, nhưng bài học trong lịch sử với Trung Quốc chắc nước Nga vẫn còn nhớ.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng mối quan hệ tốt đẹp thời gian gần đây của Nga- Trung Quốc chỉ là một sự chấp nhận miễn cưỡng của người Nga khi mà họ đang bị Phương Tây và Mỹ cấm vận. Nga vẫn không tin tưởng Trung Quốc đặc biệt là trong an ninh-quốc phòng.

Nga chỉ bán xuất khẩu cho Trung Quốc những loại vũ khí mà người Nga đã hoàn toàn có cách để khắc chế, để phòng trường hợp một ngày nào đó họ bị tấn công bởi chính những loại vũ khí do mình tạo ra.

Một dẫn chứng khác là việc Nga không có bất kỳ dự án nào để hợp tác sản xuất vũ khí cùng với Trung Quốc, vì họ biết Trung Quốc rất giỏi sao chép đánh cắp công nghệ.

Những hành động trên cho chúng ta thấy rằng, Nga-Mỹ tuy đối đầu nhau nhưng vẫn không quên Trung Quốc đang trỗi dậy từng ngày và họ vẫn cố gắng kìm hãm Trung Quốc.

Cuộc chiến tại Syria, Trung Đông chưa biết đến bao giờ mới kết thúc và chừng nào chưa kết thúc thì Nga- Mỹ vẫn sẽ tiếp tục đấu đầu nhau.

Và nếu cả Nga và Mỹ không có những tính toán hợp lý, một ngày nào đó khi cả 2 siêu cường đã quá mệt mỏi giao tranh lẫn nhau, Trung Quốc sẽ là nước “hớt tay trên” vị thế số 1.

(Theo Trí Thức Trẻ)

Đây là bài bình luận dốt nát nhất về chính trị quốc tế mà tôi được xem.

Không thấy ghi tên tác giả. Xin lỗi ! Nếu tác giả là người tôi có quen biết..

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

Hồng Thủy

31/10/15 08:06

(GDVN) - Ngoài việc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

 

Tờ Thanh niên Bắc Kinh ngày 31/10 đưa tin, ông Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam tuần tới trên 2 cương vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

tap_can_binh_vietnam_bbc.JPG

Ông Tập Cận Bình từng thăm Việt Nam trên cương vị Phó Chủ tịch nước, ảnh: BBC.

 

Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam 

Trong cuộc họp báo giới thiệu về chuyến thăm hôm qua do ông Lý Quân - Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Bộ ngoại giao đồng chủ trì, hai ông cho biết ngoài việc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

Ông Lý Quân nhấn mạnh, giao lưu giữa hai Đảng là bộ phận quan trọng trong quan hệ Việt - Trung. Khi thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Dự kiến hai bên sẽ trao đổi về quan hệ song phương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình, các vấn đề khu ực và quốc tế cùng quan tâm để thúc đẩy tin cậy chính trị, nâng cao trình độ hợp tác, quy hoạch triển vọng phát triển quan hệ Việt - Trung trong tương lai. Ngoài ra ông Tập Cận Bình sẽ tham dự các hoạt động giao lưu hữu nghi giữa thanh niên hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

 

Vấn đề Biển Đông

Trả lời câu hỏi của phóng viên xoay quanh mâu thuẫn, tranh chấp trên Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Trung - Việt, ông Lưu Chấn Dân nói:

"Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng quan trọng, luôn luôn nỗ lực giải quyết vấn đề tồn tại trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán 'song phương' một cách hòa bình, quan trọng hơn là dù trên biển có va chạm, hai bên đều luôn thông qua đàm phán hòa bình 'song phương' để giải quyết vấn đề, đó là nhận thức chung, cũng là kinh nghiệm, chúng tôi sẽ kiên trì tiếp tục thực hiện".

Tuy nhiên cần lưu ý, phát biểu của ông Lưu Chấn Dân đang cố tình chơi chữ, gài chữ 'song phương' để tuyên truyền với dư luận rằng Việt Nam đồng ý đàm phán 'tay đôi' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Biển Đông rất rộng, có mâu thuẫn tranh chấp song phương như ở Hoàng Sa hay cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, có tranh chấp đa phương như ở Trường Sa và phạm vi đường lưỡi bò 9 đoạn.

Tranh chấp song phương thì có thể giải quyết qua đàm phán song phương nhưng cho đến nay phía Trung Quốc vẫn né tránh đàm phán về Hoàng Sa, không thừa nhận tranh chấp. Còn lại những tranh chấp đa phương buộc phải giải quyết thông qua cơ chế hòa bình đa phương với sự có mặt của các bên liên quan - PV.

Ông Lưu Chấn Dân nói tiếp, mười mấy năm qua Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ thúc đẩy đàm phán giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các cơ chế đàm phán của chính phủ hai nước. Năm 2011 hai bên ký kết hiệp định nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển.

Năm 2013 Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, lãnh đạo hai nước tăng cường nhận thức chung, cuối năm đó tổ công tác đàm phán khai thác chung trên biển được thành lập. Mục tiêu là đàm phán hợp tác cùng khai thác ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông trước khi đạt được giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp.

Một lần nữa ông Lưu Chấn Dân đang mập mờ đánh lận con đen về phạm vi vùng biển cùng hợp tác khai thác giữa Việt Nam - Trung Quốc trên Biển Đông. Hai bên chỉ có thể bàn đến việc tạm gác tranh chấp cùng khai thác ở cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, nơi hai bên chưa thể phân định được vùng chồng lấn chứ không thể nói cả Biển Đông.

Ông Dân nói gác tranh chấp, cùng khai thác ở Biển Đông có nghĩa là đang muốn lôi Việt Nam vào tròng pháp lý mặc nhiên thừa nhận những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, thừa nhận đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng. Chuyện đó không bao giờ xảy ra - PV.

Bản tin trên Tân Hoa Xã tường thuật cuộc họp báo này không nhắc gì đến nội dung liên quan đến Biển Đông. Tân Hoa Xã chỉ dẫn lời ông Lý Quân nói rằng: "Mặc dù thời gian chuyến thăm này ngắn, nhưng dự kiến sẽ có nhiều kết quả. Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình sẽ mở đầu giai đoạn mới của quan hệ song phương, hai bên đã đồng ý làm việc cùng nhau về sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai vành lang, một vành đai của Việt Nam".

Bình luận về chuyến thăm này, tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan hôm nay cho rằng, đúng thời kỳ "nhạy cảm", cuối tuần tới ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam là có ý "thăm dò hư thực" trong vấn đề Biển Đông và "đánh động" Việt Nam.

 

Hồng Thủy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ thực sự đã tạo ra một “thế cờ khó” đối với ông Tập Cận Bình

LN - Đình Tuệ

29/10/2015 18:50

 

Đó là nhận định của Tướng Cương trước việc tàu khu trục Mỹ tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 

bien-dong-2-1445936133560-36-0-444-800-c

===========================

 

Chẳng cần phải đến tận bây giờ, khi tàu Mỹ xuất hiện ở bể Đông, Trung Quốc mới ở vào thế khó. Từ lâu, trước cả thời gian Tàu đổ đá, lấp đất ở biển Đông, chính Tàu đã tự đưa họ vào thế bế tắc. Cái này lão nói lâu rồi. Lão Gàn cũng cần nhắc lại rằng: Hoa Kỳ sẽ không dừng lại ở đây, mà tiếp tục đẩy Trung Quốc vào thế bí về chính trị, chuyện này sẽ xảy ra nhanh thì vào cuối năm nay và chậm thì không quá đầu năm tới.

Còn vấn đề:

 

 

Thì lại không phải nguyên nhân này. Nước Mỹ đã phản đối các hành vi của Trung Quốc từ lâu - có lẽ ngót cả chúc năm nay - ở cả biến Đông và Hoa Đông, nhưng Tàu vẫn làm tới, chứng tỏ Tàu không phải ngại đụng độ. Sở dĩ chưa có chiến tranh xảy ra trong năm nay ở bể Đông vì những nguyên nhân khác. Nguyên nhân này là chỉ cần một tia lửa ở bề Đông thì lập tức sẽ bùng nổ thành cuộc chiến lớn. Cho nên không chỉ Hoa Kỳ và cả Tàu đều phải cân nhắc. Biển Đông không bao giờ là chiến trường chính kết thúc canh bạc cuối cùng" cả - nếu nó phải kết thúc bằng chiến tranh. Cái này lão nói lâu rồi.

 

 

Cũng rất có thể sau cuộc tuần tra biển Đông của Hoa Kỳ sẽ có một sự thương lượng vớ vẩn nào đó. Nhưng có điều chắc chắn rằng: Những điều khoản của cuộc thương lượng này không cản trở đến diễn biến tiếp theo của "canh bạc cuối cùng".

Hãy chờ xem.

 

 

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh với Mỹ

Thứ sáu, 30/10/2015 - 11:55    
 

Dân trí Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, ngày 29/10 đã cảnh báo rằng bất cứ "va chạm nhỏ nào cũng có thể dẫn tới xung đột" nếu Mỹ tiếp tục "các hoạt động khiêu khích" tại Biển Đông.

 

trung-quoc-canh-bao-nguy-co-chien-tranh-

Tàu khu trục USS Lassen (Ảnh: USNavy)

 

Thông báo của Hải quân Trung Quốc cho biết Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có cuộc thảo luận qua điện đàm trực tuyến với Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson về việc tàu khu trục USS Lassen thực hiện hoạt động tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Xu Bi, nơi Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Thông báo nêu trên dẫn lời Tư lệnh Hải quân Trung Quốc cho hay: "Nếu Mỹ tiếp tục các hành động nguy hiểm và khiêu khích, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình hình giữa lực lượng không quân và hải quân hai nước ở tiền tuyến. Một xung đột nhỏ cũng có thể dẫn tới chiến tranh".

"Tôi hy vọng phía Mỹ tôn trọng mối quan hệ tốt đẹp giữa hải quân hai nước và tránh lặp lại những hành động nào như việc điều tàu tới tuần tra như vậy", Đô đốc Ngô Thắng Lợi khẳng định.

Trước đó, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết tư lệnh hải quân hai nước đã nhất trí duy trì đối thoại và tuân thủ các phương thức nhằm hạn chế nguy cơ xung đột tại Biển Đông.

Quan chức này khẳng định các chuyến viếng thăm của tàu chiến Mỹ và Trung Quốc vẫn diễn ra theo kế hoạch và các quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cũng sẽ tới Trung Quốc như đã định.

Theo quan chức này, Mỹ và Trung Quốc đều nhất trí cần bám sát các phương thức được quy định trong Bộ quy tắc về các vụ đụng độ không báo trước trên biển (CUES).

"Hai bên nhất trí rằng cần tiếp tục thực hiện các quy định theo thỏa thuận CUES khi hải quân hai nước hoạt động trong khu vực nhằm hạn chế nguy cơ dẫn tới hiểu lầm và các hành động khiêu khích", quan chức của Mỹ khẳng định.

Đầu tuần này, quyết định điều tàu chiến của Mỹ tới tuần tra tại các khu vực ở Biển Đông đã làm Trung Quốc "tức giận". Nhiều biện pháp đáp trả đã được Bắc Kinh thực hiện như điều tàu khu trục bám sát tàu USS Lassen hay triệu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc tới để phản hồi.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của nước này. Trong một tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Hải quân Mỹ khẳng định các hoạt động bảo đảm tự do hàng hải đồng nghĩa với việc "bảo vệ các quyền cơ bản và quyền tự do, cũng như quyền được sử dụng không phận và vùng biển cho tất cả các quốc gia theo quy định của luật pháp quốc tế".

Từ khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động cải tạo đảo trái phép ở Biển Đông, việc Mỹ cho tàu tới tuần tra ở đây được đánh giá là thông điệp rõ ràng nhất nhằm thể hiện sự phản đối của Washington với Bắc Kinh.

Ngọc Anh

Tổng hợp

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu trước Quốc hội Việt Nam

Hồng Thủy

31/10/15 08:06

(GDVN) - Ngoài việc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

 

Tờ Thanh niên Bắc Kinh ngày 31/10 đưa tin, ông Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam tuần tới trên 2 cương vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

 

tap_can_binh_vietnam_bbc.JPG

Ông Tập Cận Bình từng thăm Việt Nam trên cương vị Phó Chủ tịch nước, ảnh: BBC.

 

Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam 

Trong cuộc họp báo giới thiệu về chuyến thăm hôm qua do ông Lý Quân - Trợ lý Trưởng ban Liên lạc đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc và ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Bộ ngoại giao đồng chủ trì, hai ông cho biết ngoài việc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

Ông Lý Quân nhấn mạnh, giao lưu giữa hai Đảng là bộ phận quan trọng trong quan hệ Việt - Trung. Khi thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình sẽ có các cuộc hội đàm hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Dự kiến hai bên sẽ trao đổi về quan hệ song phương, chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình, các vấn đề khu ực và quốc tế cùng quan tâm để thúc đẩy tin cậy chính trị, nâng cao trình độ hợp tác, quy hoạch triển vọng phát triển quan hệ Việt - Trung trong tương lai. Ngoài ra ông Tập Cận Bình sẽ tham dự các hoạt động giao lưu hữu nghi giữa thanh niên hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

 

Vấn đề Biển Đông

Trả lời câu hỏi của phóng viên xoay quanh mâu thuẫn, tranh chấp trên Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Trung - Việt, ông Lưu Chấn Dân nói:

"Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng quan trọng, luôn luôn nỗ lực giải quyết vấn đề tồn tại trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán 'song phương' một cách hòa bình, quan trọng hơn là dù trên biển có va chạm, hai bên đều luôn thông qua đàm phán hòa bình 'song phương' để giải quyết vấn đề, đó là nhận thức chung, cũng là kinh nghiệm, chúng tôi sẽ kiên trì tiếp tục thực hiện".

Tuy nhiên cần lưu ý, phát biểu của ông Lưu Chấn Dân đang cố tình chơi chữ, gài chữ 'song phương' để tuyên truyền với dư luận rằng Việt Nam đồng ý đàm phán 'tay đôi' với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Biển Đông rất rộng, có mâu thuẫn tranh chấp song phương như ở Hoàng Sa hay cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, có tranh chấp đa phương như ở Trường Sa và phạm vi đường lưỡi bò 9 đoạn.

Tranh chấp song phương thì có thể giải quyết qua đàm phán song phương nhưng cho đến nay phía Trung Quốc vẫn né tránh đàm phán về Hoàng Sa, không thừa nhận tranh chấp. Còn lại những tranh chấp đa phương buộc phải giải quyết thông qua cơ chế hòa bình đa phương với sự có mặt của các bên liên quan - PV.

Ông Lưu Chấn Dân nói tiếp, mười mấy năm qua Trung Quốc và Việt Nam vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ thúc đẩy đàm phán giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các cơ chế đàm phán của chính phủ hai nước. Năm 2011 hai bên ký kết hiệp định nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển.

Năm 2013 Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Việt Nam, lãnh đạo hai nước tăng cường nhận thức chung, cuối năm đó tổ công tác đàm phán khai thác chung trên biển được thành lập. Mục tiêu là đàm phán hợp tác cùng khai thác ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông trước khi đạt được giải pháp cuối cùng giải quyết tranh chấp.

Một lần nữa ông Lưu Chấn Dân đang mập mờ đánh lận con đen về phạm vi vùng biển cùng hợp tác khai thác giữa Việt Nam - Trung Quốc trên Biển Đông. Hai bên chỉ có thể bàn đến việc tạm gác tranh chấp cùng khai thác ở cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, nơi hai bên chưa thể phân định được vùng chồng lấn chứ không thể nói cả Biển Đông.

Ông Dân nói gác tranh chấp, cùng khai thác ở Biển Đông có nghĩa là đang muốn lôi Việt Nam vào tròng pháp lý mặc nhiên thừa nhận những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, thừa nhận đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng. Chuyện đó không bao giờ xảy ra - PV.

Bản tin trên Tân Hoa Xã tường thuật cuộc họp báo này không nhắc gì đến nội dung liên quan đến Biển Đông. Tân Hoa Xã chỉ dẫn lời ông Lý Quân nói rằng: "Mặc dù thời gian chuyến thăm này ngắn, nhưng dự kiến sẽ có nhiều kết quả. Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình sẽ mở đầu giai đoạn mới của quan hệ song phương, hai bên đã đồng ý làm việc cùng nhau về sáng kiến Một vành đai, một con đường của Trung Quốc với kế hoạch Hai vành lang, một vành đai của Việt Nam".

Bình luận về chuyến thăm này, tờ Liên Hợp xuất bản tại Đài Loan hôm nay cho rằng, đúng thời kỳ "nhạy cảm", cuối tuần tới ông Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam là có ý "thăm dò hư thực" trong vấn đề Biển Đông và "đánh động" Việt Nam.

 

Hồng Thủy

 

 

Thưa "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hiến sử truyền thống của Việt tộc.

Tôi công khai đặt vấn đề với các vị, rằng:

Nếu ông Tập Cận Bình đứng trước quốc hội Việt Nam và lặp lại lời phát biểu tại Hoa Kỳ, rằng: "Chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có từ thời cổ sử" thì các vị sẽ trả lời thế nào?

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẬU "VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG"

 

Thưa quý vị và anh chị em.

Tôi đã đặt vấn đề về một khả năng có thể xảy ra với "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, rằng:

 

Thưa "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hiến sử truyền thống của Việt tộc.

Tôi công khai đặt vấn đề với các vị, rằng:

Nếu ông Tập Cận Bình đứng trước quốc hội Việt Nam và lặp lại lời phát biểu tại Hoa Kỳ, rằng: "Chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có từ thời cổ sử" thì các vị sẽ trả lời thế nào?

 

Như một sự ngẫu nhiên, trên báo điện tử GDVN, ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ - cũng có một bài viết đặt vấn đề tương tự. Quý vị và anh chị em quan tâm, có thể xem nguyên văn sau đây:

 

 

 

Ông Tập Cận Bình sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào khi thăm Việt Nam?

Ts Trần Công Trục

02/11/15 07:00

(GDVN) - Câu hỏi đặt ra là liệu khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình có nhắc lại nguyên xi nội dung ông tuyên bố ở Hoa Kỳ và Anh quốc hay không? Hoặc có thể ông ...

 

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết thể hiện quan điểm, suy tư trăn trở của ông về vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa đang nóng lên bởi những hành động leo thang thay đổi hiện trạng của phía Trung Quốc.

Đặc biệt việc lần đầu tiên Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Việt Nam tuần này đang được dư luận đặc biệt quan tâm, theo dõi. Ông Tập Cận Bình sẽ nói gì hay im lặng về Biển Đông, Trường Sa và Hoàng Sa? Việt Nam nên phản ứng ra sao trong các tình huống này, xin giới thiệu đến quý bạn đọc phân tích của Tiến sĩ Trần Công Trục.

 

tap_can_binh_ap.jpg

Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, ảnh: AP.

 

Biển Đông căng thẳng đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quan hệ Việt - Trung khiến dư luận có không ít quan điểm cho rằng Chủ tịch nước Trung Quốc quyết định chọn thời điểm này để đi thăm Việt Nam là do quan hệ giữa 2 nước đang trong tình trạng bất ổn.

Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng, chừng nào còn ngồi vào bàn nói chuyện được với nhau thì khả năng trên không đáng lo ngại. Vấn đề là chúng ta làm thế nào để tận dụng cơ hội này trao đổi thẳng thắn lập trường về vấn đề Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa với Trung Quốc trong chuyến thăm này của ông Bình và tìm giải pháp giải quyết vấn đề căn bản, lâu dài và hiệu quả mà hai bên chấp nhận được.

 

Nếu quan hệ Việt - Trung  “bất ổn” thì ông Tập Cận Bình đã không thăm Việt Nam thời điểm này

Trước hết, có lẽ chúng ta nên cùng nhau đánh giá xem quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay đang ở trong tình trạng nào? Tôi không hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng quan hệ giữa 2 nước hiện đang ở trong tình trạng bất ổn.

Đây là một nhận định mang nặng màu sắc cảm xúc và bị chi phối bởi các diễn biến ngoài Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa và dễ rơi vào tình trạng “đánh đồng cả nắm”. 

Bởi vì quan hệ giữa 2 nước diễn ra trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, ngoại giao cho đến quân sự, văn hóa, xã hội, biên giới, lãnh thổ…Không phải tất cả các lĩnh vực trong quan hệ giữa 2 nước hiện nay đều đang ở trong tình trạng bất ổn. Ngược lại có thể thấy rằng đa số các lĩnh vực trong quan hệ giữa 2 nước cho đến thời điểm hiện nay vẫn hoàn toàn bình thường. 

Ngay cả trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ vốn đang tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp, nhất là những vấn đề trên biển, hải đảo, cũng không thể nói quan hệ Việt - Trung đang ở trong tình trạng bất ổn hoàn toàn. Chúng ta đã biết, hai bên đã giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, hiện đang triển khai việc bảo vệ, quản lý, hợp tác khai thác khu vực biên giới có liên quan giữa 2 nước, trên cơ sở các thỏa thuận đã và sẽ được ký kết một cách công bằng, hợp tình hợp lý và tôn trọng lẫn nhau.

Tuy nhiên, giữa 2 bên vẫn đang tồn tại những vấn đề trên Biển Đông và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hết sức phức tạp, hiện đang rất nóng bỏng trong quan hệ giữa 2 nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tham vọng và hành động của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông thành ao nhà với những hành xử vượt quá các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế cũng như các thỏa thuận chính trị giữa 2 nước và giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc. 

Vì vậy nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Việt Nam đúng vào thời điểm bất ổn trong quan hệ giữa 2 nước là không hoàn toàn chính xác. Theo tôi, đầu tiên có thể thấy đây là chuyến thăm cấp cao đáp lễ, diễn ra theo nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia có quan hệ ngoại giao bình thường. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu bất ổn và không bình thường thì khó có thể có các chuyến viếng thăm cấp nguyên thủ diễn ra.

 

tap_can_binh_nguyen_phu_trong.JPG

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Trung Quốc tháng 4/2015.

 

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa thời điểm được lựa chọn cho chuyến thăm diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Thông thường, phía nhận lời đến thăm đều lựa chọn thời điểm thích hợp, thuận tiện nhất có lợi cho những dự tính của họ. Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bính sẽ diễn ra đầu tháng 11 năm 2015 như đã thông báo chính thức có lẽ cũng không nằm ngoài sự lựa chọn, tính toán đó của Trung Quốc. 

Từ nhận xét nói trên, chúng ta thấy rằng khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam trong thời điểm hiện nay có lẽ hai phía sẽ cùng nhau đánh giá lại những thành công cũng như chưa thành công, thậm chí có lúc thất bại trên tất cả các lĩnh vực của quan hệ Việt - Trung trong suốt 65 năm kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao cũng như những bài học được rút ra từ những thành công và thất bại đó.

 

Vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình

Với Trung Quốc, vào thời điểm hiện nay họ không thể không tính đến cái họ gọi là “lợi ích cốt lõi” trong Biển Đông đang có những diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho họ cả về đối nội và đối ngoại. Ông Tập Cận Bình không thể không lên phương án cho mỗi chuyến công du làm sao có thể loại bớt những cản trở trên con đường thực hiện chiến lược khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông làm ao nhà của mình. 

Tất nhiên về mặt đối ngoại, Trung Quốc sẽ áp dụng sách lược rất tinh vi. Tôi tin rằng, hơn ai hết người Việt Nam, đặc biệt là các vị lãnh đạo đất nước sẽ biết cách để ứng xử khôn khéo, thích hợp nhất theo tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế đang quan tâm, theo dõi chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, một vấn đề ông đã từng công khai lên tiếng thẳng thừng trong 2 chuyến thăm Hoa Kỳ và Anh quốc vừa qua với tư cách là một nguyên thủ quốc gia. 

Câu hỏi đặt ra là liệu khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình có nhắc lại nguyên xi nội dung ông tuyên bố ở Hoa Kỳ và Anh quốc hay không? Hoặc có thể ông Bình sẽ thể hiện tinh thần tuyên bố của mình dưới hình thức nào đó gián tiếp hơn, “nhẹ nhàng” hơn? Thậm chí nếu ông hoàn toàn im lặng, né tránh không nhắc gì đến vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa thì trong những trường hợp này, phía Việt Nam chúng ta cần phản ứng như thế nào? 

Nội dung và cách thức chúng ta phản ứng trước bất kỳ hình thức tiếp cận nào của ông Tập Cận Bình về Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa trong chuyến thăm này như thế nào cho thích hợp, thể hiện rõ lập trường, mong muốn của Việt Nam mới là điều cả dân tộc đang trông đợi.

Cá nhân tôi cho rằng việc ông Tập Cận Bình nhắc lại phát biểu như khi thăm Mỹ, thăm Anh là ít có khả năng xảy ra, bởi lẽ ông và bộ máy tham mưu cho ông thừa hiểu Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông có ý nghĩa thiêng liêng, đau đáu với người Việt như thế nào. Tuy nhiên vì tham vọng muốn chiếm trọn Biển Đông và biến nó thành cái ao nhà cho Trung Quốc, có thể ông Tập Cận Bình sẽ tiếp cận theo cách thứ 2 nhẹ nhàng hơn.

 

tran_cong_truc.JPG

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

 

Qua những phát biểu của ông Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và ông Lý Quân, Trợ lý Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc trong cuộc họp báo giới thiệu chuyến công du này của ông Tập Cận Bình thì dường như nhà lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu tập trung ca ngợi các thành tựu và triển vọng hợp tác quan hệ song phương trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, du lịch...

Phía Trung Quốc cũng nhân dịp này để đẩy mạnh ý tưởng chiến lược “Một vành đai, một con đường” hay “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” để hạn chế sự chú ý của dư luận Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.

Chúng ta cũng thấy rằng, trong chuyến thăm Hoa Kỳ chính thức lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình đã lựa chọn Seattle làm điểm dừng chân đầu tiên. Ở đây ông đã cho lãnh đạo các bộ ngành và doanh nghiệp tháp tùng ký kết hàng loạt hợp đồng kinh tế - thương mại có thể nói là “béo bở” với Hoa Kỳ.

Những chủ doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đã có mặt trong buổi tọa đàm với ông Chủ tịch nước Trung Quốc và đều đánh giá cao, chào đón nhiệt liệt chuyến thăm của ông cũng như triển vọng hợp tác kinh tế - thương mại Trung - Mỹ.

Nhưng khi đến Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã nêu vấn đề Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc phải dừng ngay hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Cả hai nhà lãnh đạo đều bảo lưu quan điểm của mình và cuối cùng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về Biển Đông. 

Sau cuộc họp, Tổng thống Obama đã quyết định cho phép Hải quân Mỹ thực thi kế hoạch tuần tra tự do hàng không hàng hải trong phạm vi 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp trên các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm ở Trường Sa.

Bằng hành động này, Tổng thống Obama không chỉ cho thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương thấy được cam kết thượng tôn pháp luật, bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông mà còn gián tiếp khẳng định, những “miếng mồi kinh tế” ở Seattle không thể lay chuyển được quyết tâm của Tổng thống Obama trong vấn đề Biển Đông.

Thiết nghĩ đây là bài học đáng để người Việt chúng ta suy ngẫm.

 

tap_can_binh_boeing.jpg

Ông Tập Cận Bình thăm nhà máy của tập đoàn Boeing khi sang thăm chính thức Hoa Kỳ tháng trước. Ảnh: AP.

 

Mặt khác, cũng theo 2 quan chức Trung Quốc này thì ông Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam. Đây là hoạt động ngoại giao thường gặp trong quan hệ quốc tế và cũng là chuyện bình thường giữa các quốc gia.

Nhưng trong bối cảnh Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa đang căng thẳng và tác động trực tiếp đến tâm lý của mỗi người Việt Nam cũng như quan hệ Việt - Trung, thiết nghĩ nếu hoạt động này diễn ra thì phía Việt Nam chúng ta cũng phải chuẩn bị sẵn sàng mọi phương án đáp lễ.

Trước là chúng ta đáp lễ cho phải phép chủ nhà, nhưng sau đó chúng ta cũng tỏ rõ lập trường bất di bất dịch về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông và mong muốn phía Trung Quốc hãy tôn trọng.

Ngay trong phát biểu của ông Lưu Chấn Dân và ông Lý Quân đã cho thấy phía Trung Quốc vẫn đang muốn đánh tráo khái niệm, mập mờ phạm vi khi nói đến Biển Đông, nhất là khi họ nói đến việc “gác tranh chấp, cùng hợp tác”, hoặc cố tình lồng ghép từ “song phương” vào phương châm xử lý mâu thuẫn, bất đồng Việt Nam - Trung Quốc trên Biển Đông thông qua đàm phán bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thiết nghĩ chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý đến những khái niệm pháp lý này hoặc khái niệm tương đương mà Trung Quốc có thể sử dụng để dẫn đến những hiểu lầm trong dư luận.

Hoàng Sa, Trường Sa là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, Dân tộc Việt Nam, rất đỗi thiêng liêng và cao cả. Biển Đông là không gian sinh tồn của đất nước Việt Nam. Việt Nam thiện chí và sẵn sàng lắng nghe các quan điểm của phía Trung Quốc, đồng thời cũng đòi hỏi Trung Quốc lắng nghe quan điểm của Việt Nam, giải quyết vấn đề thông qua đối thoại hòa bình một cách THIỆN CHÍ - CẦU THỊ trên cơ sở PHÁP LÝ QUỐC TẾ chứ không phải LẬP TRƯỜNG CHÍNH TRỊ hay LỊCH SỬ.

Việt Nam rất trân trọng quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc, mong muốn chung sống hòa bình, cùng phát triển phồn vinh với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng bảo vệ hòa bình và công lý cho khu vực và quốc tế. Đồng thời Việt Nam không thể không nhắc lại chủ quyền hợp pháp của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông. 

Do đó, Việt Nam sẽ không thể vì “cần lấy đại cục làm trọng”, “hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chinh” hay bất cứ điều gì tương tự mà có thể gác lại không nói vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông khi ông Tập Cận Bình sang thăm.

Cá nhân tôi cho rằng câu nói “vừa hợp tác vừa đấu tranh” trong quan hệ với Trung Quốc mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng phát biểu trước Quốc hội Việt Nam hơn lúc nào hết phải là phương châm hành động của tất cả mọi người Việt Nam trong thời điểm này, đặc biệt là khi chúng ta đón ông Tập Cận Bình sang thăm chính thức đất nước mình trên cương vị nguyên thủ quốc gia.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của cá nhân tác giả.

 

Ts Trần Công Trục

 

 
Thưa quý vị và anh chị em.
Như vậy, bài báo cũng thể hiện vấn đề được đặt ra tương tự như tôi, chỉ sau một ngày.
 
Câu hỏi đặt ra là liệu khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình có nhắc lại nguyên xi nội dung ông tuyên bố ở Hoa Kỳ và Anh quốc hay không?

 

 

Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông Trần Công Trục khác hẳn cách đặt vấn đề của tôi - mặc dù cùng liên quan đến nội dung phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Hoa Kỳ - là:

1/ Cách đặt vấn đề của tôi:

Nếu ông Tập lặp lại tuyên bố của ông ta tại Wasington về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" thì "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến sẽ trả lời như thế nào?

2/ Cách đặt vấn đề của ông Trần Công Trục:

Ông Tập Cận Bình có hay không nhắc lại tuyên bố của ông ta tại Wasington về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử"?

Và như bài báo trên - "thể hiện văn phong và quan điểm của cá nhân tác giả" -  câu trả lời của ông Trần Công Trục, là không rõ ràng với chính vấn đề của ông ta đặt ra. Tức là chính ông Trục cũng không xác định được ông Tập có nhắc lại lời tuyên bố hay không?

Tôi có thể thông cảm với ông Trục, vì ông ta không phải nhà dự báo. Giải pháp đối phó của ông ta trình bày cũng rất chung chung và rất không cụ thể. Quý vị và anh chị em cũng thấy rõ điều này trong nội dung bài báo trên. Do đó, sẽ có một trong hai khả năng sẽ xảy ra:

1/ Ông Tập Cận Bình không nói lại tuyên bố "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" trong chuyến thăm Việt Nam lần này - thì điều này chỉ là điều kiện dễ nói chuyện với nhau của các nhà chính trị và ngoại giao. Chứ không phải là tuyên bố của ông Tập Cận Bình tại Wasington bị phủ nhận.

Tuyên bố này của ông Tập, là một sự kiện được công bố có tính quốc tế của hẳn một người đứng đầu một siêu cường thứ II trên thế giới. Do đó, về mặt khoa học, nó cần có một câu trả lời  của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử trong nước và quốc tế - hoặc thừa nhận, hoặc phủ nhận. Và về mặt chính trị thì ngay bản thân Hoa Kỳ - là một quốc gia tự nhận là có trách nhiệm ở biển Đông, nay - trước những tuyên bố :"Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" công khai trong cuộc gặp thượng đỉnh chính thức với Hoa Kỳ của một vị đứng đầu một nhà nước có vấn đề liên quan, thì Hoa Kỳ cũng phải có trách nhiệm trả lời chính thức với ông Tập Cận Bình. Nếu không, sẽ không khác gì sự thừa nhận tuyên bố của ông Tập Cận Bình là đúng. Chưa nói đến những người tự coi là những nhà khoa học nghiên cứu lịch sử tại Việt Nam, họ buộc phải có câu trả lời, nếu họ muốn thể hiện tính trách nhiệm của những người gọi là trí thức cao cấp lịch sử ở một quốc gia trực tiếp liên quan đến các sự kiện ở biển Đông.

Hay nói rõ hơn: Đến lúc này, không ai trên thế giới này quan tâm đến vấn đề biển Đông, mà có thể bỏ qua vấn đề này, cho dù họ quan tâm ở góc độ nào. Họ buộc phải tỏ thái độ đồng ý, hay phủ nhận tuyên bố của ông Tập Cận Bình tại gặp thượng đỉnh Trung Mỹ ở Wasington. Kể cả Tổng thống Obama cho đến chính khách phường chém gió ở quán trà 5 xu trên vỉa hè Hanoi.

2/ Ông Tập Cận Bình sẽ lặp lại tuyên bố của ông ta về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử". Bởi vì đây là một vấn đề bắt buộc phải đặt ra trong chuyến thăm Việt Nam của ông ta.

Tôi không biết câu trả lời sẽ được thể hiện với nội dung như thế nào của các vị đại biểu quốc hội của Việt Nam.

Nhưng nếu là tôi, thì tôi sẽ trả lời như thế này:

a/ Lịch sự nhất và hoàn toàn mang tính ngoại giao:

Vấn đề cổ sử cả Việt lẫn Trung đều có những điểm mơ hồ, chưa được các nhà khoa học của chính Trung Quốc xác nhận. Bởi vậy, ý kiến của ngài chúng tôi sẽ tham khảo. Cho nên, vấn đề chủ quyền từ thời cổ sử cần được làm sáng tỏ hơn, bởi các nhà khoa học cả hai quốc gia với sự tham gia của các nhà nghiên cứu khoa học quốc tế.

Nếu ông Tập và phụ tá cần có vài ví dụ thì có thể ví dụ ngay với chính các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, trong cuốn "Lịch sử Trung quốc 5000 năm". Lúc đó biên giới Trung Quốc chưa vượt quá Nam Dương tử.

b/ Thẳng thắn hơn một chút thì có thể xác định rằng:

Những điều thuộc về cổ sử Việt Nam và Trung Quốc cần được làm rõ về mốc lịch sử. Nếu ngài Tập chỉ giới hạn trong thời Bắc thuộc thì trước đó dân tộc Việt đã bắt đầu lịch sử của mình bởi sự thành lập quốc gia Văn lang đầu tiên của Việt tộc. Bởi vậy, khi Việt tộc hưng quốc thì tất cả những gì giành lại được phải thuộc về Việt tộc. Tất nhiên trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Và điều này được chứng minh bằng sự thực thi chủ quyền của các triều đại trong lịch sử Việt Nam hưng quốc trên biển Đông. Chủ quyền trong lịch sử phải được chứng minh bằng quyền thực thi pháp luật của một quộc gia, chứ không phải bằng "di vật khảo cổ". Để  chứng minh điều này, cần có sự phối hợp nghiên cứu của các học giả của cả hai quốc gia và quốc tế. Nếu ông Tập hoặc phụ tá đặt vấn đề: Chính hầu hết các nhà khoa học lịch sử Việt Nam thừa nhận cội nguồn Việt sử chỉ là một "nhà nước sơ khai, cùng lắm là một liên minh bộ lạc....", nên không có vấn đề Bắc thuộc, mà chỉ là sự hòa nhập trong quá trình tiến hóa của lịch sử và sau đó dân tộc Việt ly khai thì cần xác định rõ rằng: Chân lý khoa học không lệ thuộc vào số đông. Đây là đề tài về cội nguồn của dân tộc Việt và vẫn đang có nhiều tranh luận với ý kiến nhiều chiều. Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc hội thảo khoa học quốc tế về vấn đề này.

Muốn tham khảo chi tiết hơn cho mọi tình huống để trả lời thì phải trực tiếp gặp Thiên Sứ của những người có trách nhiệm.

Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, mà từ gần 10 năm trước, tôi đã phải công phu viết một tiểu luận "Việt sử 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", đến nay, mọi việc đang từ từ chứng nghiệm nội dung của nó.

 

Thưa quý vị và anh chị em quan tâm.

Biển Đông đã trở thành điểm nóng, không phải chỉ riêng với Việt Nam, mà còn có tính khởi đầu cho mọi mối quan hệ quốc tế trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nó quyết định tương lai của cuộc hội nhập sẽ kết thúc bằng chiến tranh, hay hòa bình. Với phát biểu của ông Tập Cận Bình về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử", ngay tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Wasington, đã cho thấy ông ta không nhân nhượng tại đây.

Do đó, "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề biển Đông" đã cho thấy tầm quan trọng cực kỳ của nó. Đây là điều mà từ lâu tôi đã nhiều lần xác định rằng: "Nó sẽ quyết định cho xu hướng kết thúc "canh bạc cuối cùng" như thế nào: Chiến tranh hay hòa bình.

Nếu chiến tranh là hệ quả để kết thúc "canh bạc cuối cùng", bắt đầu từ biển Đông thì chỉ cần ủng hộ hoặc im lặng trước ý kiến của ông Tập Cận Bình về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử". Bởi vì, trong trường hợp này, cho dù Việt Nam có ủng hộ Trung Quốc và thừa nhận "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử", cũng không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút lực lượng khỏi biển Đông và trở về bên kia Thái Bình Dương.

Trong trường hợp này, như tôi đã nhiều lần xác định: Một khi vấn đề chính trị quyết định cho những hệ thống luận điểm khoa học chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì tôi sẽ im lặng và chấm dứt tất cả mọi sự tiếp tục nghiên cứu của mình. Tất nhiên, lúc ấy thì tất cả mọi người sẽ hiểu rõ rằng: quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, được quyết định bởi tính chính trị quốc tế. Chứ nó hoàn toàn không phản ánh một chân lý.

Nhưng nếu điều ngược lại xảy ra. Tức là phát biểu của ông Tập Cận Bình về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" không được thừa nhận và dẫn đến một cuộc hội thảo quốc tế về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương - trong đó bao gồm cả các học giả hàng đầu của Trung quốc - do Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh là diễn giả chính và thành công - thì điều này sẽ là cơ hội cho việc giảm căng thẳng ở biển Đông.  Xu hướng đấu tranh ngoại giao sẽ mạnh mẽ hơn vì chân lý bảo vệ xu hướng này. Trung Quốc sẽ buộc phải rút những nơi họ chiếm đóng và Hoa Kỳ cũng không còn cần thiết phải bảo vệ tự do hàng hải ở đây. Đương nhiên, khả năng dẫn đến một cuộc hội nhập toàn cầu trong hòa bình sẽ dễ thực thi hơn vì tính chân lý được sáng tỏ.

Vấn đề chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, sẽ là cứu cánh cho việc tránh một cuộc chiến tranh kết thúc "canh bạc cuối cùng" - Đây là điều mà tôi đã nói từ rất lâu trên diễn đàn lý học Đông phương. Nhưng tiếc thay! Có lẽ nhiều người cho rằng tôi chỉ chém gió và hoang tưởng. Nhưng đến nay - với lời tuyên bố của ông Tập Cận Bình về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" - đã cho thấy rõ hơn tính chân lý của những gì tôi đã trình bày.

Sự quyết định này, sẽ chỉ còn vài ngày nữa.

Từ nay đến khi kết thúc chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, tôi sẽ không viết thêm một bài nào về vấn đề này trên diễn đàn. Tôi đã thức từ 0g vì vấn đề này. Nó sẽ quyết định cho công việc của tôi về mục đính chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

Xin cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ của mọi người.

PS: Giá như cuộc hội thảo khoa học "Cội nguồn Việt sử và văn minh Đông phương" được thực hiện từ năm ngoái thì mọi việc đã không tệ như thế này. Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng.

11 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không nghe theo lời khuyên tư vấn ra rả như ve sầu trị giá  triệu ( hay tỷ ? ) đô của lão sư phụ làng Vũ Đại, nên 2 con mẹ siêu cường đệ nhị và đệ nhất bắt đầu dùng đủ thứ lý lẽ ( cùn ) chửi nhau, dự là sắp tới sẽ lấy sừng, lấy mỏ gõ nhau.

 


....Về việc Đô đốc Harry Harris cho biết, Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện tự do đi lại và bay được luật pháp quốc tế cho phép ở trong bất cứ thời gian nào, địa điểm nào, Biển Đông không phải là ngoại lệ, Hoa Xuân Oánh cho rằng:

“(Trung Quốc) đang xem sự phát triển của một loạt tình hình, cảm thấy giống như đang xem một trò tự biên, tự diễn.

Vấn đề tự do đi lại ở Biển Đông là một “mệnh đề giả”. Hàng năm có hơn 100.000 tàu thuyền các nước đi qua khu vực Biển Đông một cách tự do, an toàn, không có bất cứ vấn đề gì.

Căn cứ vào thông tin trên báo chí Mỹ, hàng ngày có hơn 15 triệu thùng dầu đi qua eo biển Malacca và Biển Đông vận chuyển đến Đông Á, cũng không có bất cứ vấn đề gì.

Tàu chiến Mỹ không đi ở tuyến đường hàng hải quốc tế, lại diễu võ giương oai ở vùng biển gần đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, còn tô vẽ là “bảo vệ tự do đi lại”. Đây là sự khiêu khích trắng trợn.

Mỹ một mặt không ngừng tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, liên tiếp tổ chức diễn tập quân sự với các nước đồng minh, mặt khác không ngừng thổi phồng vấn đề quân sự hóa Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc không được triển khai bất cứ công trình phòng thủ cần thiết và có hạn nào. Điều này thực chất là có ý đồ tước đoạt quyền tự vệ của Trung Quốc với tư cách là một quốc gia có chủ quyền.

Quốc gia cá biệt đã nghiên cứu vài chục năm, nhưng mãi không gia nhập Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, lại suốt ngày lấy Công ước để chỉ trích người khác. Cách làm thấy luật pháp quốc tế có lợi thì sử dụng, không có lợi thì từ bỏ, lấy luật pháp quốc tế làm công cụ chiếm lấy tư lợi chính trị cho mình là biểu hiện đạo đức giả và bá quyền điển hình.

Gần đây còn có người nói, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Biển Đông làm cho các nước liên quan hy vọng Mỹ mở rộng hiện diện an ninh ở khu vực Biển Đông. Quả thật như vậy? Còn có người đang tìm cớ và lý do cho chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương?! Vấn đề này đáng để mọi người suy nghĩ bình tĩnh, sáng suốt.

Chúng tôi xin khuyên Mỹ thiết thực tôn trọng lợi ích chủ quyền và an ninh của nước khác, thực sự phát huy vai trò trách nhiệm và mang tính xây dựng đối với bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực”.

 

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Trung-Quoc-tuyen-bo-gi-ve-Bien-Dong-khi-Do-doc-Harry-Harris-co-mat-o-Bac-Kinh-post163094.gd

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ cảnh báo rủi ro xung đột ở Biển Đông

Chủ nhật, 08/11/2015 - 09:43
 

Dân trí Bộ trường Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 7/11 cảnh báo rằng các nỗ lực bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và sự quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn đến một cuộc xung đột giữa nước này với các quốc gia trong khu vực.

 >> Giới học giả thất vọng khi Mỹ thông tin mâu thuẫn về cuộc tuần tra Biển Đông
 >> Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát tàu sân bay trên Biển Đông
 >> Tàu chiến Trung Quốc “hẹn gặp lại” tàu chiến Mỹ trên Biển Đông

 

my-canh-bao-rui-ro-xung-dot-o-bien-dong.

Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter (Ảnh: AP)

Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã phát biểu như vậy hôm thứ Bảy tại Diễn đàn quốc phòng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan, bang California (Mỹ), chặng dừng chân cuối cùng của chuyến công du kéo dài 8 ngày, trong đó có các cuộc gặp với các đồng cấp các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Carter cũng quan ngại về tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo nhanh chóng (của Bắc Kinh) tại Biển Đông. “Mỹ cũng quan ngại như bất kỳ nước nào trong khu vực về tốc độ và quy mô bồi đắp và xây đảo nhân tạo (của Trung Quốc) tại Biển Đông”, ông Carter phát biểu trước diễn đàn gồm các quan chức quốc phòng cấp cao.

Bộ trưởng Carter cũng lo ngại về “khả năng quân sự hóa tiếp theo” cũng như các hoạt động tiềm năng có thể làm gia tăng rủi ro về một cuộc xung đột với các quốc gia có cùng tuyên bố chủ quyền trong khu vực.

Theo Reuters, cũng tại diễn đàn này, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ sẽ tiến tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra an ninh hàng hải tại Biển Đông trong thời gian tới, nhưng ông Carter không đưa ra mốc thời gian cụ thể nào.

Giải thích về việc Mỹ phái tàu khu trục tên lửa dẫn đường the USS Lassen áp sát một đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết: “Chúng tôi đã thực thi hoạt động này trên toàn thế giới”.

Cũng tại diễn đàn an ninh Reagan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có đề cập đến các hoạt động quân sự gần đây của Nga. “Trên biển, trên không, trên vũ trụ và cả không gian mạng, Nga đã tăng cường các hoạt động khiêu khích”, ông Carter cho biết.

Reuters dẫn lời ông Carter nhận định rằng một Trung Quốc đang lên với đầy tham vọng và Nga đang đi ngược lại trật tự quốc tế, điều này có nghĩa là quân đội Mỹ phải thay đổi các chiến lược và các hoạt động.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cũng đưa ra thông điệp hòa giải với cả Trung Quốc và Nga khi gợi ý rằng vẫn còn những khoảng trống cho cả Bắc Kinh và Mátxcơva tham gia một cấu trúc an ninh quốc tế lớn hơn.

Một nội dung quan trọng khác mà Bộ trưởng Quốc phòng Carter cũng đề cập trong diễn đàn lần này là Mỹ đang hiện đại các vũ khí hạt nhân, đầu tư vào các công nghệ mới như máy bay không người lái, máy bay ném bom tầm xa cũng như các hệ thống vũ khí mới điều khiển bằng công nghệ laser.

Theo ông Carter, các vũ khí mới này có thể là những vũ khi gây ngạc nhiên mà ông không thể miêu tả tại diễn đàn. “Thêm vào đó, chúng tôi đang cập nhật và đẩy nhanh các kế hoạch hoạt động nhằm ngăn ngừa và tăng cường quốc phòng, trong bối cảnh Nga có những thay đổi hoạt đồng gần đây”, ông Carter cho hay.

Diễn đàn quốc phòng Reagan là sự kiện hàng năm, nơi tề tựu hàng chục quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ, bao gồm các chính khách và các đảng phái chính trị để nhằm thảo luận các chính sách quốc phòng của Mỹ.

Vũ Duy

Tổng hợp

===========================

 

Một nội dung quan trọng khác mà Bộ trưởng Quốc phòng Carter cũng đề cập trong diễn đàn lần này là Mỹ đang hiện đại các vũ khí hạt nhân, đầu tư vào các công nghệ mới như máy bay không người lái, máy bay ném bom tầm xa cũng như các hệ thống vũ khí mới điều khiển bằng công nghệ laser.

Theo ông Carter, các vũ khí mới này có thể là những vũ khi gây ngạc nhiên mà ông không thể miêu tả tại diễn đàn.

 

Những vũ khí gây ngạc nhiên mà ông Carter nói tới thì lão Gàn đã nói từ rất lâu trong topic này và trong "Lời tiên tri " của các năm trước ngay trên diễn đàn. Thậm chí lão Gàn cũng chưa biết đặt tên nó là gì. Nhưng ít nhất thì lão cũng đã định nghĩa thế nào là vũ khí hạng nhất. Bây giờ mới thấy bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói tới. Còn lão Gàn thì biết trước cả khi người Mỹ đang nghiên cứu loại vũ khí này. Trước cả khi ngài Carter nhận chức Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ.

Khi phát biểu về các loại vũ khí hạng nhất, chắc có lẽ nhiều người cho rằng lão Gàn "chém gió". Nhưng đến bây giờ, chính bộ trưởng Quốc phòng của Hoa Kỳ nói ra, có lẽ những người có ý tưởng này sẽ phải thừa nhận lão Gàn rất nghiêm túc. Lão Gàn cũng cần nhắc lại một cách cũng rất nghiêm túc rằng: Nếu chiến tranh xảy ra là điều kiện kết thúc "canh bạc cuối cùng", thì nó sẽ nhanh đến mức mà chính Bộ chỉ huy cũng không hề biết rằng họ đã thua.

Năm nay vẫn chưa có chiến tranh ở biển Đông. Đây là thời gian ngắn ngủi để Bắc Kinh suy ngẫm lại những sách lược của mình. Điều mà lão Gàn thường nhắc nhở rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ tung “5 chiêu” để Trung Quốc không cần đánh mà tan

Thứ Sáu, ngày 13/11/2015 - 04:06
 

Có thể khái quát chiến lược của Mỹ gồm 5 mục tiêu lớn: Cô lập Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc, chia tách Trung Quốc, phá hoại khả năng lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, từ đó củng cố vị thế bá chủ thế giới.
 
tausanbay_my2_MADP.jpg?width=650&height=
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực xung quanh Trung Quốc
 

 

Mới đây, tờ Đa Chiều đã có bài phân tích với tựa đề "Đấu trí- trò chơi có một không hai giữa Mỹ và Trung Quốc", cho rằng trước tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, Mỹ sẽ tập trung vào năm mục tiêu lớn để đối phó.

Thucydides - cha đẻ của triết học phương Tây đã từng viết rằng, rất khó giải quyết mâu thuẫn giữa một quốc gia mới nổi và một quốc gia vốn rất hùng mạnh, kết cục cuối cùng là chiến tranh. Sau đó, lịch sử phương Tây không ngừng tái diễn bi kịch này. Vài năm gần đây, sự lớn mạnh của Trung Quốc đã làm dấy lên nhiều cuộc thảo luận quan hệ Trung Mỹ rơi vào "cái bẫy Thucydides". Năm 2014, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã chỉ ra rằng hai nước cần tránh "cái bẫy Thucydedes".

 

Đa Chiều tự tin cho rằng một điều cần nêu rõ là, do Mỹ và Trung Quốc đều là cường quốc hạt nhân nên về cơ bản có thể loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh. Huống chi còn có nước Nga luôn lăm lăm tay súng, sẵn sàng trợ giúp Trung Quốc (!?). Thứ hai, do lợi ích kinh tế khổng lồ giữa hai nước Mỹ - Trung và sự "cân bằng khủng bố" về tài chính nào đó - Trung Quốc nắm lượng trái phiếu chính phủ với số lượng lớn của Mỹ, giữa hai bên cũng khó có thể xảy ra một cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện.

 

Điều này hoàn toàn không giống với viêc Mỹ vin vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine để chế tài nước Nga. Do đó, Cuộc đấu trí giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hoàn toàn với các cuộc đối đầu của nhân loại trong lịch sử.

 

Năm mục tiêu lớn của Mỹ

Đứng trên góc độ ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc, con bài đầu tiên của Mỹ là các nước đồng minh châu Á. Bao gồm Nhật Bản, Philippines, Australia và một số quốc gia vì tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ. Do đó, dư luận rất dễ lý giải những tranh chấp xảy ra trên biển Đông và biển Hoa Đông xảy ra gần đây.

 

daotq_12112015.jpg?width=650
Đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông nhằm độc chiếm vùng biển quan trọng này

 

Con bài thứ hai của Mỹ là con bài kinh tế, bao gồm từ chối nâng quyền bỏ phiếu của Trung Quốc tại Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, chưa cho phép Trung Quốc gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chỉ trích Trung Quốc thao túng đồng NDT, gây sức ép cho Trung Quốc tăng giá đồng NDT nhằm tái diễn lại phiên bản của hiệp ước Plaza Accordt (*) ký kết giữa Mỹ và Nhật 25 năm về trước tại New York

 

Con bài thứ ba của Mỹ là các thế lực ly khai với đại diện là Đài Loan, tập đoàn lưu vong với các lãnh tụ tinh thần là Đại Lai Lạt Ma, Rebiya Kadeer... Mặc dù tác dụng của các quân bài này không còn hiệu quả như trước, nhưng vẫn làm Trung Quốc thật sự đau đầu.

 

Đứng trên góc độ đánh bại Trung Quốc một cách triệt để thì đó là cuộc chiến giá trị quan, hay còn gọi là cuộc Cách mạng màu sau Chiến tranh lạnh, là hành động "rút củi đáy nồi". Mục đích là nội bộ Trung Quốc xuất hiện những nhân vật kiểu Gorbachev, để Trung Quốc tự giải thể, không đánh mà tan.

 

Có thể khái quát chiến lược của Mỹ gồm 5 mục tiêu lớn: Cô lập Trung Quốc, ngăn chặn Trung Quốc, làm suy yếu Trung Quốc, chia tách Trung Quốc, phá hoại khả năng lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, từ đó củng cố vị thế bá chủ thế giới.

 

Đa chiều cho rằng, cuộc đấu trí chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là sự lặp lại của cuộc chuyển giao quyền lực toàn cầu trong lịch sử nhân loại, đó là trò chơi phi điển hình.

 

Xét trên góc độ văn hóa, Trung Quốc luôn coi mình đóng vai trò chủ đạo ở Đông Á, đem lại nền hòa bình cho Đông Á. Trung Quốc tự coi mình là quốc gia coi trọng sự "hài hòa" và "cùng thắng", cống hiến cho thế giới một trật tự tốt hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, đại dương đủ lớn cho cả Trung Quốc và Mỹ cùng vẫy vùng.

 

Bắc Kinh cho rằng, với thể chế chính trị như hiện nay, Trung Quốc coi trọng khuynh hướng hòa bình hơn nước Mỹ. Vận mệnh chính đảng của Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với thể chế chính trị. Sự thắng bại của một cuộc chiến tranh không những quyết định vận mệnh của chính đảng, mà còn quyết định số phận quốc gia. Do đó, Trung Quốc hết sức thận trọng với chiến tranh.

 

Bắc Kinh cho rằng sự tồn vong của chính đảng tại Mỹ không liên quan gì đến thể chế, nếu phát động chiến tranh giành thắng lợi, số phiếu ủng hộ của chính đảng sẽ gia tăng, nếu thua, cùng lắm là thua trong cuộc tranh cử tổng thống, không ai bị truy cứu trách nhiệm, quốc gia cũng không bị ảnh hưởng.

 

Chính vì liên quan đến sự tồn vong của chính đảng mà Trung Quốc muốn duy trì nền hòa bình. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn ngược lại, các hành động của Trung Quốc vài năm gần đây luôn khiến các nước láng giềng phải lo ngại, làm gia tăng căng thẳng và làm mất ổn định khu vực.

 

Mỹ chưa thấu hiểu tham vọng của Bắc Kinh

 

National Interest ngày 9/11 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Nick Bisley tại Đại học La Trobe ở Melbourne (Australia) sau sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải trong vùng 12 hải lý mà Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông.

 

Giáo sư Bisley cho rằng, hành động lấp biển xây đảo nhân tạo của Trung Quốc chỉ nhằm thể hiện chiến lược dài hạn trên biển. Trung Quốc muốn chấm dứt giai đoạn hàng hải yếu kém từ giữa thế kỷ 19. Các quốc gia siêu cường bên ngoài đã dựa vào hàng hải để tấn công Bắc Kinh trong quá khứ. Ngoài ra, yếu tố phát triển thịnh vượng cũng phụ thuộc vào dòng chảy năng lượng và trao đổi hàng hóa thông qua tuyến đường biển.

 

Trung Quốc cũng muốn tận dụng lợi thế tài nguyên trên biển, bao gồm trữ lượng hydrocarbon và thủy sản. Nhu cầu về protein và năng lượng đang ngày càng tạo nên sức ép với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng muốn đưa Biển Đông trở về giai đoạn lịch sử trước khi bị chủ nghĩa thực dân chia cắt.

 

Cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông thường được mô tả giống như "lát cắt salami", sử dụng những bước tiến nhỏ để đạt được tham vọng lớn hơn. Chiến lược này dường như đã trở thành nền tảng cho các phản ứng của Mỹ. Tuy vậy, Washington đã không thể đánh giá được chiến lược đa phương của Trung Quốc nhằm cụ thể hóa tham vọng nuốt trọn Biển Đông.

 

Bắc Kinh chưa ngay lập tức tập trung một lượng lớn nguồn lực nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông hay thậm chí là lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Trung Quốc hành động như thể nước này thực sự có chủ quyền trong khu vực, bao gồm việc đơn phương bắt giữ tàu cá của nước ngoài hay đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí và đây là những hành động vô cùng nguy hiểm.

 

Việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép cũng là một bước đi nhằm củng cố chiến lược này. Nếu như Mỹ tiếp tục phản ứng bằng các biện pháp thiếu quyết liệt, Washington sẽ chỉ hành động mà không thể đạt được mục đích chính trị cuối cùng - ngăn chặn sự bành trướng trái phép của Trung Quốc.

 

Cho đến khi Washington và các đồng minh nhận ra tham vọng lớn của Trung Quốc để xây dựng chiến lược phù hợp, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành xử một cách ngang ngược và liều lĩnh. Điều này về lâu dài chắc chắn không phải là một kịch bản dễ dàng đối phó.

 

(*) Đầu những năm 1980, thâm hụt ngân sách tăng Mỹ, tăng trưởng đáng kể của thâm hụt thương mại nước ngoài. Mỹ hy vọng sẽ tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của đồng USD của các sản phẩm của họ để cải thiện cán cân thanh toán mất cân bằng. ", "Plaza Accord" là để chống lại chủ nợ lớn nhất của Mỹ - Nhật Bản. Ngày 22-9-1985, Mỹ, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp và Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh và Ngân hàng Trung ương đốc (gọi tắt là G5) họp tại khách sạn Plaza ở New York, đạt đến một chính phủ can thiệp chung năm quốc gia trong thị trường ngoại hối, đồng đô la Mỹ so với chính đồng tiền cảm ứng khấu hao có trật tự của tỷ giá hối đoái, để giải quyết vấn đề của hợp đồng thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Vì thỏa thuận ký kết tại khách sạn Plaza, Hiệp định đã được gọi là "Plaza Accord."

 

"Hiệp định Plaza" được ký kết giữa các đồng tiền yên Nhật Bản tăng trung bình hơn 5% mỗi năm, tương đương với vốn quốc tế để đầu tư vào chứng khoán và thị trường nhà ở không thể mất một trong những bảo hiểm của Nhật Bản. Sau khi "Plaza Accord" được ký kết 5 năm, giá cổ phiếu của 30% mỗi năm, tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm tăng trưởng 15%, trong khi tăng trưởng GDP danh nghĩa của Nhật Bản so với cùng kỳ chỉ khoảng 5%. Bong bóng nền kinh tế và xa hơn từ nền kinh tế thực, mặc dù nó là GNP bình quân đầu người của Nhật Bản so với Mỹ nhưng giá trong nước cao làm cho sở hữu nhà riêng của họ trở thành công dân bình thường của Nhật Bản điều xa xôi. Năm 1989, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, mặc dù bật của nền kinh tế bong bóng, nhưng giá cổ phiếu và đất đã giảm khoảng 50% ngắn hạn, sự hình thành của một số lượng lớn các khoản nợ xấu ngân hàng, nền kinh tế Nhật Bản bước vào một thập kỷ suy thoái kinh tế.

 

 

Theo QPAN

=======================

Kể từ ngày ông Tập Cận Bình phát biểu thẳng thắn ở Wasington về "Chủ quyền Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử", lão Gàn buồn quá. Bởi vì điều này đã là dấu chấm hết cho mọi quan hệ ngoại giao giữa hai siêu cường bá chủ thế giới. Từ nay, mọi mối quan hệ giữa hai siêu cường chỉ còn là những âm mưu triệt hạ nhau, bằng mọi khả năng và không loại trừ chiến tranh. Giá như Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được sáng tỏ nhân danh khoa học từ năm ngoái, thì chắc chắn ông Tập Cận Bình sẽ không có "cơ sở khoa học" để phát biểu như vậy. Nhưng nay đã muộn quá rồi. Ngay cả năm ngoái cũng đã quá muộn, nhưng còn thời gian để cứu vãn.

Việc vinh danh chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, là một điều có lợi cho tất cả mọi người và các quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc. Đấy là nói về "Đại cục". Người Trung Quốc rất hay nói về "Đại cục". Nhưng tiếc thay! Khái niệm Đại cục theo cách hiểu của họ.

Bài viết trên chỉ đưa ra một hy vọng, nhiều hơn là một bài bình luận chính trị xã hội.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nga đang "loay hoay" tìm hướng đi vì đã lâm vào thế khó ở Syria?

My Lan |

13/11/2015 07:16
 
Sau thảm kịch máy bay Nga, truyền thông và giới chuyên gia đa phần đều cho rằng, dù trách nhiệm có thuộc về khủng bố hay không thì Moscow đều có lợi. Sự thực có phải vậy?.
 
1-1447346974424-24-0-483-900-crop-144734

Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trò chuyện với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại LHQ. (Ảnh minh họa)

 

Tiến thoái lưỡng nan

Nếu cuộc điều tra vụ máy bay Nga rơi ở Sinai (Ai Cập) hôm 31/10 kết luận rằng nó đúng là bị bom phá hủy, thì điện Kremlin sẽ buộc phải đưa ra phản ứng, tuy nhiên, lựa chọn của họ lại bị ràng buộc bởi các vấn đề hậu cần và chính trị.

Báo Nga The Moscow Times đánh giá, cho tới nay, dường như Tổng thống Putin và chính quyền của ông này vẫn chưa đưa ra được quyết định sẽ làm thế nào để ứng phó với thảm họa máy bay này.

Nhà phân tích người Nga Yury Barmin chỉ ra rằng, việc Moscow "giảm nhẹ" khả năng tấn công khủng bố và sau đó bất ngờ cấm máy bay Nga bay tới Ai Cập là phản ứng thể hiện sự bối rối.

"Đây là lần đầu tiên kể từ khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria vào cuối tháng Chín, Putin không chắc phải làm gì sau đó".

Theo các nhà phân tích, hiện chính phủ Nga đang không buộc phải đưa ra các quyết sách về chính sách đối ngoại theo áp lực của công chúng.Thế nhưng, một sự thay đổi đáng kể trong dư luận có thể đặt Kremlin vào vị trí khó xử, nếu họ hoặc kêu gọi mở cuộc tấn công trên bộ, hoặc rút quân hoàn toàn.

 

 

nga-dang-loay-hoay-tim-huong-di-vi-da-la
Nhà phân tích người Nga
Yury Barmin
Giờ đây, khá dễ dàng để thuyết phục người Nga rằng hành động khủng bố là dấu hiệu cho thấy tính hiệu quả của các cuộc không kích và rằng, họ không thể dừng lại khi mà chiến thắng chỉ còn cách một bước chân nữa thôi.

 

 

 

Cốt lõi tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà Putin đang gặp phải nằm ở chỗ, quân đội của ông không có khả năng hỗ trợ một chiến dịch diễn ra trên diện rộng hơn nữa tại Syria, đặc biệt là liên quan tới các lực lượng mặt đất.

Về mặt chính trị, ông này cũng không thể rút khỏi Syria và cũng khó có thể theo đuổi việc hợp tác với liên minh của phương Tây.

Ông Mark Galeotti, chuyên gia về các vấn đề an ninh và quân sự Nga tại Đại học New York nhận định: "Việc triển khai các lực lượng mặt đất, dù là bao nhiêu, cũng sẽ nguy hiểm, và thẳng thắn mà nói, sẽ khó cho Nga...

Rút quân không phải là một lựa chọn, còn cơ hội để hợp tác hơn nữa (với liên minh phương Tây tại Syria) thực sự rất mong manh".

Dù thế, ông này thẳng thắn cho rằng, động thái tiếp theo của Kremlin cũng sẽ chỉ loanh quanh được từng đó, hoặc thêm nữa là phóng một số tên lửa hành trình từ biển Caspian để trả thù và tiêu diệt kẻ thù, "chứ không phải là một sự thay đổi lớn, lâu dài trong chiến lược".

 

"Sẽ chỉ có giới hạn"

The Moscow Times cho rằng, lựa chọn thứ nhất của Putin là sử dụng thảm kịch máy bay Nga để kêu gọi sự ủng hộ của người dân Nga cho chiến dịch trên bộ ở Syria.

Tuy vậy, khả năng để nước này làm được điều đó bị giới hạn rất nhiều bởi sự thiếu thốn về hậu cần cũng như khả năng hứng chịu phản ứng dữ dội từ công chúng, nếu mọi thứ đi sai hướng.

"Vấn đề của Nga là họ không thể tăng và cũng không thể duy trì về mặt hậu cần cho hoạt động trên bộ quy mô lớn... 5.000 quân là giới hạn của họ rồi, trong khi họ cần 20.000 - 3000 quân mới có thể thành công", theo chuyên gia quan hệ quốc tế Vladimr Frolov.

Ngay cả khi Nga có thể tăng được số quân lên con số đó, thì họ cũng gặp khó khăn với dư luận Nga - những người mà theo The Moscow Times, sẵn sàng tin theo truyền thông cho tới khi cuộc sống của họ bị trực tiếp ảnh hưởng.

Ông Barmin thì nhận định, nhiều khả năng Nga vẫn sẽ tăng cường thêm lực lượng của mình, dù không nhiều, song "chúng ta có thể sẽ không được chứng kiến chiến dịch trên bộ ở Syria, bởi nó dường như sẽ thành công thức cho thảm kịch".

Ông Mikhail Barabanov, tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief thuộc Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược, cũng đồng quan điểm trên và cho rằng, bất cứ sự tăng cường thêm sức mạnh nào của Nga trong cuộc xung đột này cũng sẽ chỉ có giới hạn.

 

 
nga-dang-loay-hoay-tim-huong-di-vi-da-la
Nhà báo Nga
Vladimr Frolov
Có thể Nga sẽ tăng quy mô các nhóm không kích ở Syria và triển khai một số lượng hạn chế lực lượng "kỹ thuật" trên mặt đất - các đơn vị pháo binh, tên lửa....

Lựa chọn thứ hai là tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn với liên minh chống IS của phương Tây.

 

 

Tuy nhiên, The Moscow Times đánh giá, lựa chọn này cũng sẽ trở nên khó khăn bởi nó buộc Nga phải thay đổi chiến lược ở Syria cho phù hợp với liên minh phương Tây – điều mà Putin sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Trong khi đó, ông Frolov vẫn làm quan cho rằng, dù Kremlin có lựa chọn thế nào thì vẫn sẽ được dư luận Nga ủng hộ. "Không bị buộc phải giải trình về chính sách đối ngoại, Kremlin khá tự do để hành động theo cách mà họ thấy phù hợp".

theo Trí Thức Trẻ

=======================

Bởi vậy, lão Gàn biết ngay là Hoa Kỳ câu độ để chờ ngài Putin tham gia cuộc chiến ở đây! Khổ! Chết vì thiếu hiểu biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites
Việt Nam phản bác tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc về Biển Đông
 
Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Chủ tịch Trung Quốc nói rằng các quần đảo này là "của Trung Quốc".

 

bai-4018-1447322697.jpg

Việc Trung Quốc đơn phương cải tạo và xây dựng ở Biển Đông bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ. Ảnh: Inquirer

 

"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo chiều nay.

Ông Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo này.

Phát ngôn của ông Hải Bình được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 7/11 nói rằng các đảo ở Biển Đông "thuộc về nước này từ thời xưa, do cha ông để lại".

Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây ông Tập nói trước báo chí quốc tế về cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc từ xa xưa" đối với hai quần đảo. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên biển đảo của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Hơn một năm nay, Trung Quốc tăng tốc cải tạo và xây dựng trên các đá ở Trường Sa của Việt Nam, khiến nhiều nước lo ngại Bắc Kinh củng cố các cơ sở quân sự ở đây.

Trong chuyến thăm tới Hà Nội tuần trước, ông Tập cam kết với các lãnh đạo Việt Nam sẽ kiểm soát tốt bất đồng trên Biển Đông, không làm phức tạp tình hình.

Việt Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

 

Việt Nam phản bác tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc về Biển Đông
 
Việt Nam tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Chủ tịch Trung Quốc nói rằng các quần đảo này là "của Trung Quốc".

 

bai-4018-1447322697.jpg

Việc Trung Quốc đơn phương cải tạo và xây dựng ở Biển Đông bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ. Ảnh: Inquirer

 

"Chúng tôi yêu cầu các bên tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có những lời nói và hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới", phát ngôn viên ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói trong cuộc họp báo chiều nay.

Ông Bình khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo này.

Phát ngôn của ông Hải Bình được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 7/11 nói rằng các đảo ở Biển Đông "thuộc về nước này từ thời xưa, do cha ông để lại".

Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây ông Tập nói trước báo chí quốc tế về cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc từ xa xưa" đối với hai quần đảo. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên biển đảo của các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Hơn một năm nay, Trung Quốc tăng tốc cải tạo và xây dựng trên các đá ở Trường Sa của Việt Nam, khiến nhiều nước lo ngại Bắc Kinh củng cố các cơ sở quân sự ở đây.

Trong chuyến thăm tới Hà Nội tuần trước, ông Tập cam kết với các lãnh đạo Việt Nam sẽ kiểm soát tốt bất đồng trên Biển Đông, không làm phức tạp tình hình.

Việt Anh

 

Bộ Ngoại Giao Việt Nam bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Tàu ở biển Đông thì hoàn toàn đúng đắn về mặt chính trị để bảo vệ chủ quyền với những chứng cứ vững chắc, không thể chối cãi, về sự thực thi quyền hành chính (Chứng tỏ chủ quyền) từ hàng trăm năm trước. Nhưng phát ngôn của ông Tập ở Wasington và Singapore về "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông từ thời cổ sử" thì lại là chuyện chứng minh khoa học từ cội nguồn Việt sử - Tức lại là chuyện từ hàng ngàn năm trước. Đây là hai vấn đề khác nhau.

Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử được xác định tính chân lý thì ông Tập Cận Bình không có "cơ sở khoa học" để nói điều này. Nhưng thật tiếc cho ông Tập Cận Bình! Khi xác định chủ quyền từ thời cổ sử của Trung Quốc trên biển Đông, chính ông ta và những kẻ phụ họa đã tự đẩy nhau vào thế bí. Họ đã chấp nhận đối đầu với Hoa Kỳ. Mọi cánh cửa ngoại giao đã đóng sập. Hoa Kỳ sẽ không dừng lại chỉ ở việc bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông.

Hãy chờ xem! Không mất thời gian nhiều như lão chờ kết quả thử nghiệm Hạt của Chúa đâu.

Vấn đề còn lại - như lão Gàn đã nói từ 2008 - là tránh cho Việt Nam bị giăng miểng trong cuộc đối đầu quyết liệt của "canh bạc cuối cùng". Muốn thoát khỏi giăng miểng, hoặc giăng miểng ít nhất thì Việt sử 5000 năm văn hiến phải được sáng tỏ tính chân lý. Và nó cũng chỉ có thời hạn của nó. Nhưng đấy cũng chỉ là quan điểm cá nhân.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhân tố có thể xoay chuyển cục diện đối đầu Mỹ-Trung Quốc


Hải Võ |

13/11/2015 13:50

 

Tạp chí The Week (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích chỉ ra một hướng đi mà Washington và Bắc Kinh cần thực hiện nếu không muốn mâu thuẫn leo thang thành xung đột.

us-and-china-engage-in-cyber-war-1447388

(Ảnh minh họa)

 

Truyền thông Mỹ đánh giá, mâu thuẫn hiện nay giữa siêu cường số 1 thế giới và Trung Quốc - quốc gia không ngừng trỗi dậy - khó có thể dung hòa được và va chạm là điều tất yếu sẽ xảy ra.

Bài viết của tác giả Noah Millman đăng trên The Week hôm 12/11 nhận định, biện pháp tốt nhất để Mỹ-Trung tránh được chiến tranh chính là thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Theo đó, các siêu cường thường sẽ áp đặt các biện pháp kiềm chế sự đi lên của thế lực mới nổi, khiến cho sự va chạm giữa các thế lực cũ-mới trở thành xu thế tất yếu.

Quan điểm này giống với cách mà Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Belfer về khoa học và các vấn đề quốc tế thuộc Trường Kennedy của ĐH Harvard, đánh giá tình trạng đối đầu Mỹ-Trung như một "cái bẫy Thucydides".

Nhà báo Millan lấy ví dụ, việc Mỹ tăng cường hợp tác quan hệ với đồng minh Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ bị Bắc Kinh cáo buộc là "chiến lược bao vây Trung Quốc" và đưa ra hành động trả đũa.

 

Năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nâng khái niệm "quan hệ nước lớn kiểu mới" lên thành trọng tâm chính sách ngoại giao của ông đối với Mỹ.

Ông Tập khi đó nói rằng đã đến lúc giải phóng quan hệ Mỹ-Trung khỏi "tư duy Chiến tranh Lạnh" và đối đầu chính trị kiểu Zero-sum (thuật ngữ chỉ bên thu được lợi ích thì bên kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại).

Trong khi những tranh cãi nổ ra xoay quanh định nghĩa "lợi ích cốt lõi" của Mỹ và Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Barack Obama vẫn tỏ ra hoan nghênh đề xuất này.

Tuy nhiên, khái niệm của ông Tập nhanh chóng bị nhấn chìm trong các cuộc nghị sự ở Mỹ rằng chính phủ "đã để thủng lưới trước Trung Quốc về chiến lược và đạo đức".

Cụm từ này sau đó đã "mất tích" trong các tuyên bố hay văn kiện của Washington.

(Theo Trung tâm Belfer)

 

 

"Trên thực tế, cơ hội tốt nhất để Trung Quốc và Mỹ tránh được chiến tranh nằm ở bán đảo Triều Tiên," Millan viết.

"Không thể loại trừ khả năng chiến tranh sẽ bùng nổ ở CHDCND Triều Tiên và ảnh hưởng đến vị thế cầm quyền của gia tộc họ Kim.

Như vậy, với sứ mệnh chủ nghĩa nhân đạo và gìn giữ an ninh, quân đội Mỹ sẽ phải can thiệp vào bán đảo Triều Tiên.

Cũng không loại trừ một Tổng thống Mỹ trong tương lai sẽ khởi động hành động quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng, giống như những gì Mỹ từng làm với Iraq hay trước đây là chiến tranh Triều Tiên," Noah Millan phân tích.

Trong bối cảnh hiện tại, Washington cho rằng nếu quân đội Mỹ can thiệp vào tình hình bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ duy trì vị trí trung lập.

Điều này được lý giải rằng Bắc Kinh sẽ khó chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả nếu tham chiến, trong khi nếu đối đầu đến cùng, Trung Quốc không thể ngăn cản được Mỹ.

Dù vậy, một cuộc xung đột như vậy, dù chỉ là nguy cơ tiềm ẩn, vẫn trở thành mối đe dọa vô cùng lớn đối với Trung Quốc và thậm chí khiến Bắc Kinh "manh động" hơn trong những hành động nhằm "đuổi" Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương.

 

nhan-to-co-the-xoay-chuyen-cuc-dien-doi-

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters

 

Đàm phán Mỹ-Trung về bán đảo Triều Tiên?

"Thời điểm để xoa dịu nguy cơ tiềm ẩn trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc chính là lúc này, trước khi một cuộc khủng hoảng bùng phát," ông Millan phân tích.

Ông đặt giả thiết Mỹ-Trung triển khai các cuộc hội đàm song phương bí mật về tương lai của bán đảo Triều Tiên.

Sự bí mật cả một cuộc đàm phán như vậy được nhấn mạnh để tránh phản ứng tiêu cực từ Triều Tiên và Hàn Quốc khi những "người trong cuộc" này bị "bỏ rơi".

Noah Millan cho rằng, nếu bán đảo này đi đến thống nhất, các bên cần cam kết rõ ràng rằng Mỹ chấp nhận một bán đảo không hạt nhân và không có căn cứ quân sự Mỹ, trong khi Trung Quốc phải thừa nhận bán đảo Triều Tiên hòa bình và thống nhất "không phải là cơ sở để Mỹ bao vây Trung Quốc".

Nhà báo này cũng nhắc lại việc Mỹ can thiệp vào một số quốc gia Liên Xô cũ trong quá khứ sau khi Liên bang này tan rã là một lịch sử khiến Bắc Kinh không tin tưởng Washington.

Tuy vậy, việc triển khai đối thoại về tình hình Triều Tiên trong thời điểm này được cho là phù hợp bởi bán đảo này đang trong giai đoạn tương đối ổn định, cho phép Mỹ-Trung đạt được một số nhận thức chung.

 

 
nhan-to-co-the-xoay-chuyen-cuc-dien-doi-
Ngoại trưởng Hàn Quốc
Yun Byung-se
Quan hệ Mỹ-Trung sẽ có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, bao gồm tất cả các yếu tố cạnh tranh và hợp tác và Hàn Quốc cần phải thoát khỏi những thành kiến hay tư tưởng Zero-sum.

 

 

 

Thêm vào đó, việc Thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua đã chứng minh Washington vẫn có thể đạt được các thỏa thuận ngoại giao bất chấp sức cản lớn từ trong nước.

Việc Trung Quốc tham dự đàm phán thỏa thuận hạt nhân này cũng nhằm tạo ra tiền lệ để 2 nước tiến hành đàm phán về các vấn đề hạt nhân quốc tế khác.

Theo Noah Millan: "Trong trường hợp tốt nhất, những cuộc đối thoại như thế sẽ giúp giải quyết những khúc mắc lớn trong chính sách ngoại giao.

Nhưng dù là tệ nhất thì các nhà hoạch định chính sách cấp cao nhất của song phương cũng có được cơ hội để hiểu rõ và đúng hơn về lợi ích cốt lõi của đối phương."

Tác giả kết luận: "Nếu chúng ta không thể đi đến kết quả mang tính xây dựng và thực tế trong một diễn đàn như vậy thì tình hình sẽ còn ra sao khi những lợi ích song phương phân cực sâu sắc hơn?"

=============================

Truyền thông Mỹ đánh giá, mâu thuẫn hiện nay giữa siêu cường số 1 thế giới và Trung Quốc - quốc gia không ngừng trỗi dậy - khó có thể dung hòa được và va chạm là điều tất yếu sẽ xảy ra.

 

Đến bây giờ truyền thông Mỹ mới nhận thấy điều này. Còn lão thì từ 2008 lận. Muộn rồi em ạ.

 

Bài viết của tác giả Noah Millman đăng trên The Week hôm 12/11 nhận định, biện pháp tốt nhất để Mỹ-Trung tránh được chiến tranh chính là thống nhất bán đảo Triều Tiên.

 

Lại thế nữa cơ à?! Điều này lão Gàn nói cũng rất lâu lém rồi. Còn đưa ra cả thời hạn cho sự thống nhất hai miền Cao Ly nữa cơ - không quá 2016 - Nhưng nó không phải yếu tố tương tác mạnh gây ảnh hưởng đến sự đối đầu Mỹ Trung. Hiểu không - Thưa ông  Noah Millman?

Toàn chém gió vớ vẩn! Nghe lão Gàn nói đây:

Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý, thì may ra - May ra thôi. Vì nó quá muộn rồi - mới có thể tránh đối đầu Mỹ Trung.

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tập Cận Bình điều chỉnh chiến lược sau thất bại của chuyến thăm Hoa Kỳ

Hồng Thủy

13/11/15 06:41

(GDVN) - Bắc Kinh sẵn sàng "làm mềm lập trường" của Trung Quốc trong vấn đề Senkaku, đồng thời cảnh báo chống lại Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông.

 

Nikkei Asia Review ngày 12/11 bình luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã khởi động một chiến dịch hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng đã trở nên căng thẳng sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng 9 mà không đạt được kết quả nào có ý nghĩa. Bắc Kinh đã bị cô lập vì những hành vi leo thang gây hấn của mình trên Biển Đông.

 

tap_can_binh.jpg

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: SCMP.

 

Bắc thân Triều Tiên, Đông hòa Nhật Bản

Tập Cận Bình mới đây đã gặp nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, đồng thời phái đặc sứ đến gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un để cải thiện mối quan hệ trong khu vực, phá thế bị cô lập vì Biển Đông.

Trong một bài viết rất đáng ngạc nhiên đăng trên website Bộ Quốc phòng Trung Quốc gần đây, Lưu Á Châu, Thượng tướng - Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để tránh xung đột với Nhật Bản.

Ông Châu cảnh báo, việc sa đà vào một cuộc đụng độ với Nhật Bản có thể gây ra mất ổn định đối với chế độ cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc. "Hải quân Nhật Bản tuyên bố rằng, một khi chiến tranh nổ ra, họ có thể hủy diệt Hạm đội Đông Hải rõ ràng chỉ trong 4 giờ. Đây không phải là một trò đùa", Lưu Á Châu viết.

Nếu Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến tranh mà không thể giành chiến thắng, các vấn đề quốc tế sẽ trở thành vấn đề trong nước. Lưu Á Châu khá nổi tiếng với quan điểm diều hâu chống Nhật đến cùng, nhưng xu hướng đối đầu với Nhật Bản rõ ràng vắng bóng trong bài viết này. Ông khẳng định rằng, tranh chấp lãnh thổ ở Senkaku/Điếu Ngư không phải vấn đề lớn trong quan hệ song phương.

Tướng Lưu Á Châu còn nói rằng, quan hệ Trung - Nhật không kém phần quan trọng hơn quan hệ Trung - Mỹ. Đây là lần đầu tiên một viên Thượng tướng Trung Quốc chỉ mới 2 năm trước còn tham gia sản xuất một vídeo tài liệu về âm mưu của Mỹ lật đổ đảng Cộng sản Trung Quốc công khai hạ giọng với Mỹ, Nhật.

Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề ngoại giao đã tỏ ra cay đắng vì quân đội nước này đã bóp chết cơ hội để thực hiện dự án hợp tác khai thác dầu khí trên vùng biển chồng lấn giữa hai nước ở Hoa Đông năm 2008 mà Lưu Á Châu từng là người phản đối gay gắt nhất.

 

Chưa sẵn sàng đối đầu với cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ

Xu hướng xem lại chiến lược đang trở nên rõ ràng hơn, đó là lý do tại sao Lưu Á Châu đột ngột thay đổi quan điểm, theo đuổi một phương pháp tiếp cận hòa giải hơn với Nhật Bản. Ông Châu là con rể của cố Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, vợ ông hiện đang là Chủ tịch Hội liên hiệp hữu nghị Trung Quốc với các nước và có quan hệ thân thiết với Tập Cận Bình, cùng xuất thân từ tầng lớp hạt giống đỏ.

 

luu_a_chau.jpg

Tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc.

 

Theo một chuyên gia về an ninh quốc gia Trung Quốc, bài viết của Lưu Á Châu là nỗ lực ngầm của Tập Cận Bình để thuyết phục quân đội Trng Quốc rằng, chưa phải lúc để đối đầu quân sự với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Một cuộc xung đột nổ ra lúc này Trung Quốc sẽ không có cơ hội giành chiến thắng, thậm chí lại làm suy yếu sự kiểm soát của đảng Cộng sản Trung Quốc với các vấn đề trong nước.

"Tập Cận Bình tung ra một đòn thăm dò dưới hình thức bài viết của một nhà bình luận để đánh giá khả năng làm lành trong mối quan hệ với Nhật Bản. Nhưng trọng tâm thực sự của Tập Cận Bình là quan hệ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ", chuyên gia này nói với Nikkei Asian Review.

Ông Bình đã chịu nhiều áp lực sau chuyến thăm Mỹ cuối tháng 9. Ông đã đối đầu với Tổng thống Barack Obama trong vấn đề bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) đảo nhân tạo ở Biển Đông. Thất bại thậm chí đến mức hai nước không thể ra tuyên bố chung, việc Hoa Kỳ bắt đầu thách thức các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là không thể tránh khỏi.

 

Điều chỉnh chiến lược, vỗ về các nước trong khu vực

Để kiềm chế phản ứng của quân đội Trung Quốc với các hoạt động của Mỹ cũng như làm giảm tâm lý chống Trung Quốc trong khu vực, Tập Cận Bình đã tranh thủ sự giúp đỡ của 3 sứ giả vào đầu tháng 10, trong khoang thời gian bài bình luận của Lưu Á Châu xuất hiện.

Đầu tiên, ông phái Lưu Vân Sơn, một trong 7 thành viên Thường vụ Bộ chính trị sang Triều Tiên gặp Kim Jong-un ngày 9/10 và trao tận tay ông Jong-un lá thư tay của Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Trung Quốc sang Bình Nhưỡng trong 5 năm qua, ám chỉ Tập Cận Bình muốn cải thiện quan hệ với Kim Jong-un, mở ra khả năng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ thăm Trung Quốc.

Người thứ 2 là Dương Khiết Trì, một Ủy viên Quốc vụ được phái sang Nhật Bản trong chuyến công du được thu xếp quá vội vàng. Đây là chuyến thăm đầu tiên đến Tokyo của một quan chức hàng đầu Trung Quốc về chính sách đối ngoại dưới sự quản lý của Tập Cận Bình. Ông đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 14/10, Dương Khiết Trì tỏ rõ Bắc Kinh sẵn sàng "làm mềm lập trường" của Trung Quốc trong vấn đề Senkaku, đồng thời cảnh báo chống lại Nhật Bản can thiệp vào Biển Đông.

Cách tiếp cận của Dương Khiết Trì rất phù hợp với nội dung bài viết của Lưu Á Châu. Đại diện đặc biệt thứ 3 của Tập Cận Bình là Trương Chí Quân - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Đài Loan đã hội đàm với người đồng cấp Đài Loan ở Quảng Châu ngày 14/10 để thu xếp cho cuộc họp thượng đỉnh với Mã Anh Cửu tại Singapore ngày 7/11.

Chuyên gia cho biết, Tập Cận Bình tự mình quyết định hoàn toàn về quan hệ với Đài Loan. Bằng cách gặp Mã Anh Cửu, Tập Cận Bình đã bắn phát súng cảnh cáo vào phe đối lập Đài Loan ủng hộ độc lập, đảng Dân chủ tiến bộ, cũng như tránh bị cô lập hoàn toàn trong vấn đề Biển Đông", chuyên gia nói.

Kể từ khi tàu USS Lassen Hoa Kỳ tuần tra trong 12 hải lý quanh bãi cạn Xu Bi ngày 27/10, quân đội Trung Quốc đã tự kiềm chế không có bất cứ hành động liều lĩnh nào. Điều này cho thấy các lập luận trong bài viết của Lưu Á Châu đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc chấp nhận.

Tuy nhiên Tập Cận Bình không dừng lại ở đây mà tiếp tục nỗ lực trong các hoạt động đối ngoại để đảm bảo rằng không phải Trung Quốc đang bị cô lập. Ông dùng sức mạnh kinh tế để đổi lấy ảnh hưởng ở khắp châu Âu với chuyến thăm vương quốc Anh và mời lãnh đạo Pháp, Đức thăm Trung Quốc.

Trong khi tình bạn thực sự khó kiếm hơn ở châu Á, tuần trước ông Tập Cận Bình đã đến thăm Việt Nam, quốc gia láng giềng từng đụng độ quân sự (Trung Quốc gây hấn) những năm 1970, 1980, gần nhất là khủng hoảng giàn khoan 981 tháng  5 năm ngoái.

Chuyến thăm cũng có thể được thiết kế để làm mịn hơn mối quan hệ có nhiều thăng trầm mà Hoa Kỳ có thể khai thác, Nikkei Asian Review bình luận.

Cách tiếp cận mới của Tập Cận Bình với Nhật Bản cung cấp cho Tokyo một cơ hội để đinh hướng quan hệ Trung - Nhật theo ý mình muốn. Tuy nhiên Nhật Bản phải ghi nhớ rằng, Trung Quốc rất giỏi trong các trò chơi địa chính trị.

Do đó Nikkei Aisian Review khuyến nghị, Thủ tướng Shinzo Abe và nội các của ông phải đánh giá chính xác các tình huống có thể "thay đổi như chất lỏng" trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan, Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên và khu vực Đông Nam Á.

Hồng Thủy
======================
 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã khởi động một chiến dịch hàn gắn quan hệ với các nước láng giềng đã trở nên căng thẳng sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ trong tháng 9 mà không đạt được kết quả nào có ý nghĩa.

 

Muộn quá rồi! Thưa ngài Tập Cận Bình! Trước cuộc gặp chính thức của ngài với Tổng Thống Hoa kỳ Obama, lão Gàn đã báo trước 3g đồng hồ, sự thất bại của cuộc gặp mặt đình đám trong lịch sử ngoại giao của nhân loại. Tất nhiên, lão Gàn biết trước điều này từ khi nghe tin ngài có ý định sang Hoa Kỳ gặp TT Obama. Nhưng chỉ chờ đến sát nút, mới công bố dự báo của mình. Ý định của lão là chỉ công bố trước một giờ, nhưng vì không biết lịch trình của ngài nên sớm hơn 2g. Khiến cho đoán sai màu calavatte của ngài. Màu xanh trở thành màu đỏ. Ngài thì không phải Long Vương sông Kinh Hà, trong Tây Du Ký, cố tình làm sai lời dự báo của thày bói. Nhưng vì lão Gàn đoán sai màu calavatte, nên lão nhận thấy sự việc nghiêm trọng lão tưởng hơn rất nhiều: Sự đối đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là rất quyết liệt. Kể cả khả năng chiến tranh. Hay nói cách khác: Đây sẽ là cuộc đối đầu không khoan nhượng, dưới mọi hình thức cho đến khi có kết quả cuối cùng. Lão xin nói thẳng với ngài là như vậy. Với nước Nga tuy hầm hứ vậy, nhưng Hoa Kỳ có thể bắt tay và trở thành Đồng minh, nhưng với nước của ngài thì không. Lão có thể nói thẳng thế này: Ngay bây giờ, ngài có long trọng công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, Senkaku là của Nhật thì cũng không còn cơ hội hòa bình với Hoa Kỳ. Huống chi ngài không thể dám làm việc này. Sau cuộc gặp thượng đỉnh ở Hoa Kỳ, mọi cánh cửa ngoại giao đã khép lại trên thực tế. Cho nên mọi cố gắng của ngài hoàn toàn vô ích.

Sở dĩ lão Gàn xác định như vậy vì biển Đông, Senkaku/ Điếu Ngư chỉ là cái cớ để một cuộc đối đầu toàn diện sẽ xảy ra, và vì nó không phải bản chất của cuộc đối đầu. Cái này lão Gàn nói nhiều rồi.

Cho nên, chẳng phải ngẫu nhiên mà một tướng Mỹ đã phát biểu từ lâu rằng: "Việt Nam không cần phải ngả theo phe nào". Hay nói rõ hơn: Ngay cả việc Việt Nam có ủng hộ ngài thì điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút 60% quân lực ra khỏi Tây Thái Bình Dương.  Bởi vậy, dù quân đội của ngài có im re trước những hoạt động của tàu chiến, máy bay B52 trên biển Đông thì cũng chẳng có tác dụng thay đổi bản chất của "canh bạc cuối cùng".

Ngài tưởng rằng sẽ thuyết phục được Nhật Bản theo ngài sẽ làm mềm khả năng đối đầu với Hoa Kỳ chăng? Xin lỗi! Ngay cả việc ngài long trọng công nhận Senkaku và ngài Thủ Tướng Abe của Nhật tuyên bố ủng hộ ngài lúc này, thì cũng chỉ có tác dụng điều chỉnh sách lược của Hoa Kỳ và không làm thay đổi mục đích. Huống chi đây là điều ngài không thể làm.

Những việc làm của ngài mang tính rất tiểu tiết, lão đây không thấy cái "đại cục" mà các ngài hay nói tới nó nằm ở chỗ nào trong sách lược của ngài.

Từ lâu, lão đã đặt điều kiện tiên quyết rằng: Chỉ có long trọng công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến mới là giải pháp cứu cái thiên hạ này thoát khỏi một kết cục không mấy tốt đẹp. Lão nói ra rả, lão nói như ve, lão nói khản cả cổ. Nhưng lão cũng biết rằng chẳng mấy ai tin lão, vì không dễ gì cả cái lịch sử của nền văn minh này, hiểu ngay lập tức rằng: Văn minh Đông phương không phải của văn minh Hán, mà thuộc về văn minh Việt. Đương nhiên, cũng sẽ chẳng có ai có thể hiểu được mối liên hệ giữa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến  và sự tiếp tục phát triển của tương lai... Cho đến khi ngài long trọng phát biểu "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời cổ sử" thì mọi chuyện đã chấm dứt ở đây.

Lão thừa biết khoa học cái điếu gì khi đám tư duy ở trần đóng khố nhao nhao phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?

 

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.

 

Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.

Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.

Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.

Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?

Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?

Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?

Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.

Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.

Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).

 

Theo Trần Cao Duyên(Thanh Niên)

 

Sự kiện trên có vẻ như không liên quan đến "Chiến lược và sự kiện Châu Á Thái Bình dương". Nhưng nó rất liên quan đấy. Nên tôi đưa vào đây để tham khảo.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà Thanh khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của VN

 

(VTC News) – Phát hiện cuốn sách cổ của nhà Thanh, in đời vua Quang Tự (1875-1909) khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông là của Việt Nam.

 

Trong quá trình điền dã tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình, tại gia đình anh Phan Văn Luyện (xã Vũ Chính, Thành phố Thái Bình) chúng tôi đã tiếp cận được cuốn sách cổ, in vào đời Vua Đức Tông (Tải Điềm) - nhà Thanh (niên hiệu Quang Tự, 1875-1909). Sách in thạch bản (in đá) bằng chữ Hán).

Anh Luyện đã vui vẻ trao quyển sách này cho chúng tôi sở hữu và nghiên cứu với hi vọng có thêm những cứ liệu để công bố trước công luận và làm bằng chứng để khẳng định chủ quyền biển, đảo Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam.

Cuốn sách này có tên “Danh hoàn Chí lược” (Sách ghi chép về địa lý Thế giới), có khổ 20cm x 14,5cm, người giám định sách là hai tiên sinh Bích Tinh Tuyền và Lưu Ngọc Ba. Sách do Nhà xuất bản Hòe Lý Đường in.



7_2.JPG

Nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch sách Danh hoàn Chí lược


Ở trang 2 của sách ghi: “Quang Tự Mậu Tuất Mạnh Thu” (Tháng 7, năm Mậu Tuất, niên hiệu Quang Tự, triều vua Đức Tông (Tải Điềm -1898). Cũng ngay ở trang 2 ghi: Thượng Hải Thư Cục Đại Ấn (Thư cục Thượng Hải được cho quyền in sách này). Bộ sách này được biên soạn vào năm thứ 28 (Kỷ Dậu, 1849), niên hiệu Đạo Quang, triều vua Thanh Tuyên Tông (Mân Ninh, 1821-1851).

Ở trang 3, 4 và trang 5 của sách có ghi bài tựa của Lưu Vận Kha, soạn vào năm Kỷ Dậu (1849), mùa hạ tháng 4 - triều vua Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang. Bài tựa thứ 2 cũng viết vào năm Đạo Quang thứ 28, triều vua Thanh Tuyên Tông, do Bành Uẩn Chương soạn. Bộ sách này từ khi soạn (vào năm 1849, thời vua Thanh Tuyên Tông) phải mất 49 năm sau mới được in (vào năm 1898), triều vua Đức Tông (Nhà Thanh) - niên hiệu Quang Tự.

Bộ sách gồm nhiều tập. Chúng tôi chỉ chú tâm tới các tập 3, 4, 5 (vì 3 tập này đóng gộp thành 1 quyển) và có ghi các đảo thuộc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.



1_5.JPG

 

Sách Danh hoàn chí lược. Dòng chữ nhỏ bên phải ghi người giám định Bích Tinh Tuyền, Lưu Ngọc Ba. Dòng chữ nhỏ bên trái ghi Hòe Lý Đường Bản

 

2_1.JPG

Dòng chữ bên phải ghi Quang tự Mậu tuất Mạnh Thu. Dòng thứ hai bên trái ghi Thượng Hải thư cục đại ấn


Nội dung của sách chủ yếu tóm lược vị trí địa lý, lịch sử… của các nước trên thế giới. Sách còn vẽ bản đồ của các nước trên thế giới: từ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia … cho đến Ả Rập.

Đặc biệt, ở trang 24, 25 của tập sách này có in tấm bản đồ Trung Quốc, mang tên “Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ” (Bản đồ toàn quốc thống nhất đời nhà Thanh). Trên bản đồ này đều có vẽ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc, như: Việt Nam, Mông Cổ, Ấn Độ, Triều Tiên...

Đáng chú ý, ở phần biển đảo, Trung quốc chỉ vẽ đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam), Đảo Đài Loan (của Trung Quốc)… sau đó ghi chú là biển nhưng không hề vẽ và ghi chú đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc. (Bản đồ thứ 1, có ghi chú: Hoàng Thanh Nhất thống dư địa toàn đồ).



3a.JPG

Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa dịch)

 

3b.JPG

Bản đồ của nhà Thanh không có đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ ghi đảo Quỳnh Châu (Hải Nam) và đảo Đài Loan


Đặc biệt hơn nữa, ở tấm bản đồ in tại trang 40, 41 của cuốn sách này thì bên cạnh việc vẽ bản đồ đường biển Trung Quốc lại có vẽ eo biển Quảng Nam (và ghi rõ là Nam Việt - tức Việt Nam). Bên cạnh eo biển Quảng Nam, bản đồ này còn vẽ đảo Thất Châu Dương – biển Thất Châu (cả khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa - Vạn lý Trường Sa. Nếu theo bản đồ Trung Quốc thì Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc biển Thất Châu Dương - một cách gọi tên khác mà người Trung Quốc xưa thường dùng và ghi chú trên bản đồ để chỉ khu vực biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam (không có ghi khu vực biển Thất Châu Dương này thuộc địa giới của Trung Quốc).

 

4a.JPG

Bản đồ đã chú thích trong đó có Trường Sa, Hoàng Sa thuộc địa phận biển Việt Nam


Ở tấm bản đồ trang 55 và 56 - chủ yếu vẽ về biển, đảo và các nước giáp Trung Quốc: biển Ấn Độ Dương (Trung Quốc gọi là Tiểu Tây Dương) và có cả ghi chú về Ấn Độ Dương. Trên bản đồ này còn cho biết về biển và đảo Trường Sa của Việt Nam giáp với đảo Quỳnh Châu (Hải Nam - thuộc Quảng Châu, Trung Quốc). Vẽ cả hình tượng bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Trên bản đồ này còn vẽ khu vực biển đảo Quảng Nam: Trong đó vẽ và ghi Thất Châu Dương (Hoàng Sa, Trường Sa), vẽ cả cửa biển Lộc Nại của Quảng Nam và vẽ đảo Côn Lôn của Việt Nam.



4b.JPG

Bản đồ Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ (chưa chú thích)


Đáng chú ý ở trang 88, 89 giúp cho người đọc hiểu về luồng lạch, hướng gió và các bãi đá ngầm ở trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa và phương hướng, độ dài (tính theo cách tính canh giờ của người xưa) đi trên biển để tới được các nước khác nếu xuất phát từ cửa biển: đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phần phiên âm của sách được nhà Hán học Nguyễn Tiến Đoàn dịch như sau: “…Sách Hải quốc văn kiến lục có nói: Vùng Nam Dương (biển phía nam) là nơi thuyền buôn của vùng Mân Việt thường đến. Đường biển nơi đây nhiều chỗ nguy hiểm. Người chỉ huy thuyền đi qua biển này cần phải cẩn thận. Nguy hiểm nhất là nơi có hòn đảo Áo Khí. Thủy trình đi khoảng 7 canh giờ từ đảo Áo Khí đến đảo Lạc Tế. Đảo này nhỏ mà bằng phẳng. Ven đảo có nhiều đá ngầm ngổn ngang, thuyền không đến được; thu hút không khí, dòng chảy ở bốn phía. Trên đảo có nhiều cây cỏ mọc cao hơn một trượng, có núi Đông Sư Tượng, nếu muốn đến thì phải theo dòng nước mà đi. Không thể đi ngược lên phía Bắc vì nhiều doi cát nổi chìm, dài khoảng 200 dặm. Đi lên phía bắc thì có đảo và trên đảo có núi Sa Mã Kỳ. Hai ngọn núi này đối mặt vào nhau (ngọn núi Sa Mã Kỳ và Đông Sư Tượng).



6-_1.JPG

Toàn trang chữ Hán (đã dịch trong bài viết)


Theo đường thủy trình trên biển là phải đi bốn canh giờ mới tới địa đầu Sa Mã Kỳ, lại có những doi cát liên tục ở phía nam đến Việt hải (biển Việt) gọi là Trường Sa đầu (địa đầu Trường Sa). Cứ đi về phía nam thì lại thấy nhiều doi cát nổi lên, theo đó mà đi thì đến Vạn Lý Trường Sa. Phía nam Trường Sa có nhiều bãi đá ngầm lởm chởm, đi tiếp là đến biển Thất Châu, gọi là Thiên Lý Thạch Đường. Đây là đất nguy hiểm của vùng Nam Dương, hay có gió bão lớn ở ngoài biển, thuyền đi biển đậu ở ngoài này thường gặp bão gió. Có những thuyền đi lạc đường mà gặp phải nơi đó thì rất nguy hiểm. Một cửa Trường Sa nằm ở phía tây bắc cùng với đảo Nam Áo. Ở phía tây nam là đảo Đại Tinh (Biển bình lặng¬) tạo thành thế chân vạc ở cửa nam bắc, ước rộng phải đi chừng khoảng ngũ canh (đơn vị đo lường thời cổ thường tính theo giờ). Thuyền buôn của người Việt thường đậu ở đó; phía Nam là đảo Lã Tống (Lucson - Philipin), Văn Lai, Tô Lập. Thuyền buôn thường qua mấy nước đó để trao đổi buôn bán, khi xuất phát đều từ cửa Trường Sa mà đi. Nếu gặp gió bắc thì lấy chuẩn từ đảo Nam Áo. Gặp gió Nam, lấy đảo Đại Tinh làm chuẩn để tới Giang Tô, Triết Giang, Phúc Kiến (Quảng Đông). Nếu đi về phía Nam của Nam Dương phải đi từ cửa Sa Mã Kỳ (Đài Loan) đến các nước ở Lữ Tống (Philipin), giáp phía Tây Dương. Muốn đến Chiết Giang, Mân Việt… Nhật Bản phải đi theo hướng phía Tây biển Thất Châu, Côn Lôn rồi đến Vạn Lý Trường Sa ngoại (ngoài Vạn lý Trường Sa), qua cửa biển đảo Sa Mã Kỳ - đi theo đường thẳng dây cung mới an toàn. Từ Trung Quốc mà đến nước Indonesia phải đi phía ngoài Vạn lý Trường Sa. Nơi đây biển mờ mịt, không lấy gì làm chuẩn được cho nên muốn đi phải theo những doi cát ở biển Việt rồi mới đến Thất Châu Dương và từ đó đi tới Indonesia; Vùng biển này nước mênh mông nên giới hạn cũng mênh mông…”. (Trích sách “Danh hoàn Chí lược”).



5a.JPG

Bản đồ chưa chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam

 

5b.JPG

Bản đồ đã chú thích trong đó có ghi eo biển Quảng Nam và đảo Thất Châu Dương cùng bản đồ Việt Nam

 

Thông qua tư liệu đã nêu ở cuốn sách này, giúp chúng ta có thêm những bằng chứng quý giá để góp phần khẳng định ngay từ thời nhà Thanh, các bản đồ của Trung Quốc đã vẽ các đảo trên vùng biển của họ chỉ có đảo Hải Nam, Đài Loan là gần với khu vực biển Việt Nam. Điều đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa (biển Thất Châu Dương, theo tên gọi trên bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh) là thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngang ngược ở biển Đông:

Dồn dập sức ép

 

(Tình hình Biển Đông - Vấn đề Biển Đông) - "Trung Quốc phải cải chính lại quần đảo Natuna thuộc về Indonesia bởi họ biết sợ"

Xung quanh thông tin về việc Trung Quốc tuyên bố nước này không phản đối chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna ở Biển Đông, sau khi Jakarta tuyên bố có thể kiện nước này ở tòa quốc tế, chia sẻ với Đất Việt ngày 13/111, Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, ông Dương Danh Dy cho rằng: "Trung Quốc phải cải chính lại quần đảo Natuna thuộc về Indonesia bởi họ biết ngại.

Philippines đã kiện rồi giờ mà để Indonesia kiện nữa, nghĩa là,hai nước cùng kiện về một vấn đề xâm phạm lãnh hải thì rõ ràng Trung Quốc đã tự nhận những hành động của mình là phạm pháp. Mặt khác, Trung Quốc ngại còn bởi Indonesia là nước lớn không phải nước nhỏ".

Theo ông Dy: "Thế giới ủng hộ vụ kiện của Philippines trong khi đó Việt Nam cần phải tính toán lúc nào kiện thì có lợi nhất. Nếu Indonesia cũng kiện như Philippines kiện Trung Quốc thì rõ ràng liên quan đến biển Đông, Việt Nam cũng được lợi".

 

tq-tuyen-bo-quan-dao-natuna-thuoc-ve-ind

Đường lưỡi bò" hay "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vẽ ra không được luật pháp quốc tế và các nước trên thế giới công nhận. Ảnh: UNCLOS

 

Cũng liên quan đến vấn đề này, cùng ngày trao đổi với báo Đất Việt, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng viện chiến lược, Bộ Công an nói: "Cộng đồng quốc tế không chỉ Philippines, Indonesia, Mỹ, Nhật Bản mà cả 28 nước Châu Âu đều lên tiếng phản đối Trung Quốc, chỉ có 1 số nước có mắc mớ về kinh tế với Trung Quốc mới không lên tiếng.

Thậm chí có thể cả 200 quốc gia vùng lãnh thổ đều thống nhất hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế. Chính những việc làm sai trái của Trung Quốc cũng như áp lực của các vụ kiện gần đây chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc bị sức ép.

"Họ (Trung Quốc-PV) muốn viết lại luật chơi, luật biển, luật lãnh thổ theo kiểu Trung Quốc nhưng cộng đồng quốc tế không ai đồng ý như vậy. Bởi điều này sẽ phá vỡ trật tự hiện hành của thế giới. Hành động Mỹ kéo tàu khu trục vào 12 hải lý cũng như việc điều B-52 áp sát các đảo nhân tạo xây phi pháp ở biển Đông là có ý ngăn cản Trung Quốc viết lại luật chơi quốc tế.

Cộng đồng quốc tế càng có tiếng nói mạnh mẽ bao nhiêu thì cang tạo ra một răn đe lớn với Trung Quốc bởi họ không thể bất chấp luật pháp được. Nếu họ chống lại luật pháp thì họ sống với ai", Thiếu tướng Cương nhấn mạnh.

Theo Thiếu tướng Cương, vụ kiện của Philippines đúng theo Công ước luật pháp quốc tế năm 1982. Việc tòa tuyên bố có toàn quyền xử vụ kiện biển Đông, và việc Trung Quốc có hay không tham gia vụ kiện không ảnh hưởng gì đến phán quyết của tòa là một thắng lợi đầu tiên cho Philippines. Các nước kiện càng nhiều thì sức nặng vụ kiện càng lớn và lợi thế sẽ thuộc về những nước đi kiện.

Nói thêm về vụ kiện biển Đông này, vị thiếu tướng này cho rằng, Trung Quốc sợ kiện vì không có có sở pháp lý nào, đến 1% cũng không có. Một đất nước lớn như thế mà sợ một nước nhỏ, chỉ riêng điều này đã thấy họ không có cơ sở pháp lý cả về lý luận cũng như thực tiễn đều bộc trần bản chất phi lý của họ.
 
Theo thiếu tướng Cương, chắc chắn tòa sẽ phán quyết vào năm 2016, và điều quan trọng nhất là tòa trọng tài sẽ phán quyết yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn không phù hợp với công ước liên hiệp quốc.

Điều này coi như yêu sách đó bị đổ vỡ và như vậy phần thắng sẽ thuộc về Philippines. Nói đúng hơn là phần thắng sẽ nghiêng về lẽ phải của cộng đồng quốc tế.

"Còn nếu tòa trọng tài ra phán quyết mà Trung Quốc chống lại thì sẽ bộc lộ hai điểm: một là Trung Quốc tuyên bố phát triển hòa bình là không đúng, thứ hai bộc lộ một quốc gia không có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chỉ với 2 điều này thôi đã đủ cho thấy vai trò, vị thế của Trung Quốc trên thế giới thế nào" - vị chuyên gia khẳng định.

Gia Hân

========================

Có mấy vấn đề cần phải bàn thẳng thắn ở đây:

1/ Nếu không có sự hiện hữu của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương thì - Xin lỗi - Ba lần Indonesia đòi kiện Trung Quốc cũng chẳng coi ra mùi gì. Kể cả thêm Nhật Bản.

2/ Ngay bây giờ - một chuyện viễn tưởng xảy ra - Trung Quốc tuyên bố xác định Đường Lưỡi bò là một tuyên bố sai trái của Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1948 và rút khỏi biển Đông. Đồng thời kêu gọi chính phủ cầm quyền tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc là Quốc Dân Đảng ở Đài Loan trả lại đảo Ba Bình cho Việt Nam. Thì tất cả những điều này cũng không làm cho Hoa Kỳ rút 60% quân số khỏi Tây Thái Bình Dương. Tức "Canh bạc cuối cùng" vẫn tiếp tục xảy ra và rất quyết liệt.

3/ Ngoại trừ một điều duy nhất: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý - lão Gàn nói lại: Xác định tính chân lý, chứ không phải áp đặt tính chân lý. Nhưng cũng đã muộn rồi, khi ông Tập Cận Bình hiên ngang phát biểu trước hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Trung ở Wasington.

Lão sẽ vạch ra sai lầm có tính chiến lược quốc gia của Trung Quốc và phân tích cái đúng phải như thế nào trong việc thực hiện giấc mơ Trung Hoa. Nhưng lão sẽ chỉ phân tích điều này khi mọi sự không thể đảo ngược. Điếu mựa! "Khôn sống, mống chết" con ạ! Các cụ nhà ta đã dạy rồi!

Điếu mựa! Câu "khôn sống, mống chết" không phải dành cho những ứng sử cá nhân trong quan hệ xã hội. Mà nó chính là dành cho những nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc gia.

Điếu mựa! Những bằng chứng lịch sử hàng trăm năm trở lại đây, chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa là không thể chối cãi. Nhưng sở dĩ Tập Cận Bình công khai tuyên bố "Chủ quyền của Trung Quốc có từ thời cổ sử", chính vì sự ngu ngục của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước", phủ nhận cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tập Cận Bình không nói "Chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông có từ thời nhà Minh". Điếu mựa! Ngu thì chết.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngang ngược ở biển Đông:

Dồn dập sức ép

========================

Có mấy vấn đề cần phải bàn thẳng thắn ở đây:

1/ Nếu không có sự hiện hữu của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương thì - Xin lỗi - Ba lần Indonesia đòi kiện Trung Quốc cũng chẳng coi ra mùi gì. Kể cả thêm Nhật Bản.

 

Biển Đông, đến giờ “thách thức chung cuộc”
14/11/2015 10:00 GMT+7
 

TT - Sau cuộc tuần tra của tàu USS Lassen, Mỹ tiếp tục thông báo về việc hai chiếc B-52 của Mỹ bay trên bầu trời Biển Đông, như một cách minh chứng về việc tiếp tục theo đuổi chính sách bảo vệ tự do hàng hải và hàng không.

 
 

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), việc máy bay Mỹ hay của bất cứ nước nào khác bay trên Biển Đông như thế thì không hề vi phạm đến không phận của nước nào cả, vì (1) các bãi đá đó không bao giờ được xem là đảo; (2) bầu trời Biển Đông cho đến nay vẫn chưa hề là một vùng cấm bay; (3) Trung Quốc không có bất cứ chứng cứ chủ quyền nào để có thể đuổi máy bay nước khác đi.

Việc kiểm soát viên không lưu Trung Quốc tự tiện lên tiếng cảnh cáo phi hành đoàn hai chiếc máy bay này không được bay vào không phận của Trung Quốc, không phải là lần đầu và cũng sẽ không phải là lần cuối.

Chẳng qua là do Trung Quốc tự ý vẽ ra một không phận của mình trên Biển Đông và hành xử cứ như thể là chủ sở hữu Biển Đông này không chỉ trên biển như từ mấy năm qua, mà từ năm nay trở đi trên không.

Một sự tự ý xác định không phận một cách “không kèn không trống”, chưa vội ra bố cáo thành lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như đã từng làm cách đây đúng hai năm trên biển Hoa Đông, song đã hành xử như thể “chủ nhân”, ra lệnh đuổi đi.

Chẳng qua do Bắc Kinh rút kinh nghiệm vụ ADIZ trên biển Hoa Đông bất thành, nên lần này lẳng lặng “làm luật” như đã thấy trong vụ này, và nhằm mục tiêu là “tự cấp” chủ quyền trên các bãi đá chìm, nổi nay đã hóa thành đảo bêtông đó.

Việc Trung Quốc nhắm vào máy bay Mỹ mà đuổi đi do lẽ

(1) trong thực tế, Mỹ là nước duy nhất có khả năng tự bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông mà không (chưa) bị “làm gỏi” bởi thế lực đang muốn thôn tính Biển Đông;

(2) nếu Mỹ “non gan” mà không bước vào, thì sẽ là chấp nhận trong thực tế cường quyền của Trung Quốc ở đó;

(3) từ đó Trung Quốc sẽ tự cho đó là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà không cần đến bất cứ một văn tự nào, cả từ trong lịch sử (văn bản, bản đồ nào của các triều đại vua chúa Trung Quốc), lẫn trong tương lai (qua một phán quyết của tòa án quốc tế nếu như cũng vác chiếu ra tòa với thiên hạ)!

Dưới dạng những thách thức có vẻ như sẽ dẫn đến một đụng độ quân sự, không khác gì vụ giàn khoan HD 981 tháng 5 năm ngoái (mà nếu “nín thinh” sẽ là dâng vùng biển đó cho Trung Quốc), Trung Quốc đang nhắm đến viễn cảnh thâu tóm Biển Đông dễ như lấy đồ trong túi, bằng một kế hoạch mới là ráo riết bồi đắp lập “đảo”, giở chiêu đuổi đi, và nếu “gã khổng lồ” nhát gan thì sẽ “hết phim”!

Từ đó, ý đồ rõ là bất chiến tự nhiên thành: khi cường quốc Mỹ cũng phải “bó tay” thì cả thiên hạ sẽ thần phục, mặc nhiên xem Biển Đông là của Trung Quốc!

Thành ra, đây không đơn giản là chuyện Mỹ thách thức Trung Quốc hay Trung Quốc thách đố Mỹ, mà là đại cục chung cho tất cả (1) các nước có chủ quyền trên Biển Đông và (2) các nước sử dụng Biển Đông.

 
DANH ĐỨC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mỹ chi 259 triệu USD tăng cường an ninh biển Đông Nam Á

Thứ ba, 17/11/2015 - 21:49

 

Dân trí Hãng tin AFP ngày 17/11 trích dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ chi 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á để tăng cường an ninh hàng hải tại khu vực, trong bối cảnh căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
 >> Tổng thống Obama lên thăm tàu chiến Philippines
 >> Ông Obama sẽ thảo luận vấn đề Biển Đông với Tổng thống Philippines

 

my-chi-259-trieu-usd-tang-cuong-an-ninh-

Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AP)

 

Cam kết trên được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đến thủ đô Manila (Philippines), trước thềm hội nghị thượng đỉnh APEC dự kiến diễn ra từ ngày 17-20/11.

Trong thông báo đưa ra Nhà Trắng nhấn mạnh: “Chúng tôi đang tăng cường khả năng đảm bảo an ninh hàng hải của các nước đồng minh cũng như các đối tác trong khu vực để nhằm đáp trả lại những thách thức ngoài biển cũng như đảm bảo an ninh hàng hải cho toàn khu vực”.

Trong gói cam kết trên, chính phủ Mỹ sẽ giải ngân 119 triệu USD trong năm tài chính 2015 và 140 triệu USD trong 12 tháng tiếp theo. Philippines, một nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, sẽ là nước nhận khoản lớn nhất 79 triệu, Nhà Trắng cho biết.

Việt Nam sẽ nhận một khoản trị giá 40,1 triệu USD, Indonesia sẽ nhận 20 triệu USD và Malaysia sẽ nhận 2,5 triệu USD.

Washington đưa ra các cam kết về tài chính nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và Trung Quốc vẫn liên tục tăng cường bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.

Vũ Duy

Theo AFP

=====================

Washington đưa ra các cam kết về tài chính nhằm hỗ trợ các nước Đông Nam Á tăng cường an ninh hàng hải trong bối cảnh căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và Trung Quốc vẫn liên tục tăng cường bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.

 

Can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tòa quốc tế xử Philippines thắng kiện Trung Quốc

 

Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc mở ra hướng mới trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

 

Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) đóng tại Hague, Hà Lan (PCA) đưa ra phán quyết đầu tiên về vụ Philippines kiện Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền trái phép ở Biển Đông.

Phán quyết của PCA nêu rõ, cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và vì thế phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS.

  Phán quyết của PCA nói rằng vụ việc được tiến hành theo đúng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, và PCA có thẩm quyền xét xử vấn đề. Quyết định của Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của PCA và việc Philippines quyết định đơn phương tiến hành vụ kiện không hề vi phạm tiến trình giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Thắng lợi của luật pháp quốc tế

Theo AFP, ngay sau khi có phán quyết của PCA, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tại Washington đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết của tòa án là “một thắng lợi của luật pháp quốc tế”.

AFP dẫn lời quan chức quốc phòng cấp cao nói: "Chúng tôi rất hoan nghênh phán quyết của tòa. Điều này chứng tỏ luật pháp quốc tế có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông".

"Điều này chứng tỏ rằng những tuyên bố chủ quyền không nhất thiết là không thể tranh cãi và việc ra phán quyết về vấn đề chủ quyền theo luật pháp và thông lệ quốc tế là con đường có thể giúp quản lý và giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột. Chúng tôi rất hoan nghênh các hoạt động của tòa".

Trả lời phỏng vấn của VOV, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Trưởng Ban Quốc tế, Học viện Ngoại giao của Việt Nam, cho rằng, bà cũng như nhiều chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế khác, coi phán quyết của PCA là thắng lợi lớn của Philippines. Không những thế, thắng lợi này còn giúp cho các nước có tranh chấp thấy lạc quan, rằng từ nay có thể sử dụng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và đưa ra Tòa Trọng tài Quốc tế để giải quyết các khác biệt về tranh chấp lãnh thổ.

Bà Phạm Lan Dung trích dẫn UNCLOS rằng, Luật này yêu cầu các nước phải tôn trọng các biện pháp hòa bình, Không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong khi giải quyết các tranh chấp, Phải dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Bà Phạm Lan Dung nói:  “Việc Tòa Trọng tài Quốc tế có thể xét xử vụ kiện chính là biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp”.

Khi vấn đề thẩm quyền của PCA được giải quyết, vụ kiện có thể chuyển hướng sang các thủ tục tiếp theo, bao gồm: thu thập, đánh giá về tính pháp lý trong các luận điểm về chủ quyền của Philippines ở Biển Đông.

Chặng đường phía trước còn dài

Tạp chí The Diplomat phân tích, Philippines mong muốn PCA xem xét và phán quyết về 4 vấn đề, trong đó vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là “Đường 9 đoạn” (hay còn gọi là Đường lưỡi bò) ở Biển Đông. Theo đó, Manila lập luận rằng “Đường 9 đoạn” là một yêu sách “không thể chấp nhận được” và không phù hợp với quyền lợi của các quốc gia ven biển chiểu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc, Philippines cùng nhiều nước khác đã ký kết năm 1982. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được những chứng cứ pháp lý về phạm vi của “Đường 9 đoạn”.

Thứ hai, Philippines cho rằng việc Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là bất hợp pháp. Manila đưa ra lập luận này vì cho rằng Bắc Kinh có “những yêu sách về sở hữu hoặc chủ quyền không chính đáng đối với các khu vực hoàn toàn ngập nước, hoặc quyền lịch sử không chính đáng đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, bao gồm cả quyền kiểm soát hàng hải”.

Thứ ba, đề nghị tòa án sẽ xem xét và đánh giá tính pháp lý đối với cáo buộc của Philippines rằng Trung Quốc đang khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines theo UNCLOS.

  Thứ tư, Philippines cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào quyền tự do đi lại của Manila trong chính Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc đảo này.

Trong một bài viết của mình, Tạp chí Wall Street Journal dẫn lời Luật sư trưởng người Mỹ, ông Paul Reichler, phụ trách hồ sơ vụ kiện của Philippines, lập luận rằng cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc, mà theo đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với gần như tất cả Biển Đông, không có căn cứ theo luật quốc tế quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

PCA cũng đã yêu cầu Manila làm rõ một số luận điểm và sẽ xem xét các vấn đề còn lại trong giai đoạn đánh giá tính pháp lý của các lập luận này.

Sau khi vấn đề về thẩm quyền của PCA đã được giải quyết, vụ kiện có thể tiến triển đến giai đoạn đánh giá tính pháp lý về các luận điểm Philippines đưa ra về vấn đề Biển Đông. PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết sơ bộ vào năm 2016.

Theo VOV

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tòa quốc tế xử Philippines thắng kiện Trung Quốc

 

Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc mở ra hướng mới trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

 

Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) đóng tại Hague, Hà Lan (PCA) đưa ra phán quyết đầu tiên về vụ Philippines kiện Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền trái phép ở Biển Đông.

Phán quyết của PCA nêu rõ, cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và vì thế phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS.

  Phán quyết của PCA nói rằng vụ việc được tiến hành theo đúng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, và PCA có thẩm quyền xét xử vấn đề. Quyết định của Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của PCA và việc Philippines quyết định đơn phương tiến hành vụ kiện không hề vi phạm tiến trình giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Thắng lợi của luật pháp quốc tế

Theo AFP, ngay sau khi có phán quyết của PCA, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tại Washington đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết của tòa án là “một thắng lợi của luật pháp quốc tế”.

AFP dẫn lời quan chức quốc phòng cấp cao nói: "Chúng tôi rất hoan nghênh phán quyết của tòa. Điều này chứng tỏ luật pháp quốc tế có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông".

"Điều này chứng tỏ rằng những tuyên bố chủ quyền không nhất thiết là không thể tranh cãi và việc ra phán quyết về vấn đề chủ quyền theo luật pháp và thông lệ quốc tế là con đường có thể giúp quản lý và giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột. Chúng tôi rất hoan nghênh các hoạt động của tòa".

Trả lời phỏng vấn của VOV, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Trưởng Ban Quốc tế, Học viện Ngoại giao của Việt Nam, cho rằng, bà cũng như nhiều chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế khác, coi phán quyết của PCA là thắng lợi lớn của Philippines. Không những thế, thắng lợi này còn giúp cho các nước có tranh chấp thấy lạc quan, rằng từ nay có thể sử dụng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và đưa ra Tòa Trọng tài Quốc tế để giải quyết các khác biệt về tranh chấp lãnh thổ.

Bà Phạm Lan Dung trích dẫn UNCLOS rằng, Luật này yêu cầu các nước phải tôn trọng các biện pháp hòa bình, Không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong khi giải quyết các tranh chấp, Phải dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Bà Phạm Lan Dung nói:  “Việc Tòa Trọng tài Quốc tế có thể xét xử vụ kiện chính là biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp”.

Khi vấn đề thẩm quyền của PCA được giải quyết, vụ kiện có thể chuyển hướng sang các thủ tục tiếp theo, bao gồm: thu thập, đánh giá về tính pháp lý trong các luận điểm về chủ quyền của Philippines ở Biển Đông.

Chặng đường phía trước còn dài

Tạp chí The Diplomat phân tích, Philippines mong muốn PCA xem xét và phán quyết về 4 vấn đề, trong đó vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là “Đường 9 đoạn” (hay còn gọi là Đường lưỡi bò) ở Biển Đông. Theo đó, Manila lập luận rằng “Đường 9 đoạn” là một yêu sách “không thể chấp nhận được” và không phù hợp với quyền lợi của các quốc gia ven biển chiểu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc, Philippines cùng nhiều nước khác đã ký kết năm 1982. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được những chứng cứ pháp lý về phạm vi của “Đường 9 đoạn”.

Thứ hai, Philippines cho rằng việc Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là bất hợp pháp. Manila đưa ra lập luận này vì cho rằng Bắc Kinh có “những yêu sách về sở hữu hoặc chủ quyền không chính đáng đối với các khu vực hoàn toàn ngập nước, hoặc quyền lịch sử không chính đáng đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, bao gồm cả quyền kiểm soát hàng hải”.

Thứ ba, đề nghị tòa án sẽ xem xét và đánh giá tính pháp lý đối với cáo buộc của Philippines rằng Trung Quốc đang khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines theo UNCLOS.

  Thứ tư, Philippines cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào quyền tự do đi lại của Manila trong chính Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc đảo này.

Trong một bài viết của mình, Tạp chí Wall Street Journal dẫn lời Luật sư trưởng người Mỹ, ông Paul Reichler, phụ trách hồ sơ vụ kiện của Philippines, lập luận rằng cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc, mà theo đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với gần như tất cả Biển Đông, không có căn cứ theo luật quốc tế quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

PCA cũng đã yêu cầu Manila làm rõ một số luận điểm và sẽ xem xét các vấn đề còn lại trong giai đoạn đánh giá tính pháp lý của các lập luận này.

Sau khi vấn đề về thẩm quyền của PCA đã được giải quyết, vụ kiện có thể tiến triển đến giai đoạn đánh giá tính pháp lý về các luận điểm Philippines đưa ra về vấn đề Biển Đông. PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết sơ bộ vào năm 2016.

Theo VOV

Tốt! Lão Gàn xoa đầu khen: Thế mà giỏi!

Về mặt này là một bước chứng tỏ tính chính danh của việc bảo vệ luật pháp quốc tế và chủ quyền đích thực ở biển Đông, không thuộc về Trung Quốc. Nhưng lão nhắc lại là: "Nếu không có sức mạnh của một siêu cường là Hoa Kỳ đứng đằng sau, thì Phi Luật Tân chỉ như "con Kiến kiện củ khoai". Phán quyết của tòa án sẽ không làm cho Trung Quốc trao trả đảo bị Trung Quốc chiếm cho Phi Luật Tân.

Một thí dụ cho vấn đề này sờ sờ trước mắt là: Khi Trung Quốc tấn công chiếm Hoàng Sa vào năm 1974, lúc đó do Việt Nam Cộng Hòa cai quản, hạm đội 7 của Hoa Kỳ khoanh tay đứng nhìn. Lúc ấy chưa có khái niệm "tự do hàng hải".

Bởi vậy, muốn có tính chính danh xuyên suốt , mang tính hệ thống, nhất quán với những bước đi thận trọng về mặt chính trị - thì - Hoa Kỳ phải chính thức phản đối - hoặc lên án dưới một hình thức nào đó - hành vi của Trung Quốc từ khi chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc - đang cầm quyền trện thực tế ở Đài Loan - phải long trọng công bố việc tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông là một sai lầm. Nhưng ngay cả việc này được thực thi một cách lý tưởng thì chỉ làm chậm lại diễn biến kết thúc "Canh bạc cuối cùng", chứ không làm thay đổi mục đích của nó.

Bởi vậy, nói như bà Raice: "Đối với Trung Quốc không cần nói nhiều. Chỉ cần điều sân bay đến Tây Thái Bình Dương".

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc ngang ngược ở biển Đông:

Dồn dập sức ép

 

Gia Hân

========================

2/ Ngay bây giờ - một chuyện viễn tưởng xảy ra - Trung Quốc tuyên bố xác định Đường Lưỡi bò là một tuyên bố sai trái của Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1948 và rút khỏi biển Đông. Đồng thời kêu gọi chính phủ cầm quyền tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc là Quốc Dân Đảng ở Đài Loan trả lại đảo Ba Bình cho Việt Nam. Thì tất cả những điều này cũng không làm cho Hoa Kỳ rút 60% quân số khỏi Tây Thái Bình Dương. Tức "Canh bạc cuối cùng" vẫn tiếp tục xảy ra và rất quyết liệt.

 

 

 

Tổng thống Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng bồi đắp đảo nhân tạo

Thứ tư, 18/11/2015 - 09:59
 

Dân trí Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 18/11 đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, và tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Washington trong việc bảo vệ đồng minh Philippines.

 >> Mỹ chi 259 triệu USD tăng cường an ninh biển Đông Nam Á

 >> Tổng thống Obama lên thăm tàu chiến Philippines

 >> Philippines triển khai trực thăng chiến đấu, súng phòng không bảo vệ APEC

 

tong-thong-my-yeu-cau-trung-quoc-ngung-b
Tổng thống Mỹ Obama đang có chuyến thăm Philippines để dự hội nghị Thượng đỉnh APEC (Ảnh: Inquirer)
 

Tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau cuộc hội đàm với Tổng thống Philippine Benigno Aquino, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila. Đồng thời nhà lãnh đạo Mỹ cũng bày tỏ mong muốn phối hợp với tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền trong khu vực để giải quyết tranh chấp.

Ông Obama cũng khẳng định “cam kết vững chắc” sẽ bảo vệ đồng minh Philippines.

“Chúng tôi có một cam kết vững chắc trong việc bảo vệ Philippines”, Tổng thống Obama nói trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp nước chủ nhà.

Ông khẳng định Mỹ và Philippines là “những đồng minh lớn” và chuyến thăm Philippines lần này để dự hội nghị APEC sẽ giúp củng cố và khẳng định cam kết của chính phủ Mỹ “với vấn đề an ninh và phòng thủ của Philippines”

Obama gọi ông Aquino là “một người bạn quý và đáng tin cậy của nước Mỹ”.

“Chiến lược tái cân bằng sang châu Á Thái Bình Dương của chúng tôi bắt nguồn từ hiệp ước của chúng tôi với các đồng minh, trong đó có Philippines”, vị Tổng thống Mỹ giải thích.

Tuyên bố trên được người đứng đầu Nhà Trắng đưa ra chỉ một ngày sau khi phía Trung Quốc khẳng định đã thể hiện “sự kiềm chế lớn” trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, khi không giành lại những hòn đảo bị các nước khác chiếm đóng (!?)

Phát biểu từ Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao Liu Zhenmin tuyên bố chính Trung Quốc mới là nạn nhân trên Biển Đông, khi “hàng chục” hòn đảo và bãi đá ngầm của nước này trong quần đảo Trường Sa bị 3 bên tuyên bố chủ quyền khác chiếm đóng trái phép.

“Chính phủ Trung Quốc có quyền và đủ khả năng giành lại các đảo và bãi đá bị chiếm đóng trái phép bởi các quốc gia láng giềng”, ông Liu tuyên bố. “Nhưng chúng tôi đã không làm vậy. Chúng tôi duy trì sự kiềm chế lớn lao với mục tiêu gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông”.

Ông Liu cũng tuyên bố hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không nhằm mục tiêu quân sự hóa.

Thời gian qua, căng thẳng trên Biển Đông đã lên cao sau khi Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động bồi đắp 7 đảo nhân tạo trong khu vực quần đảo Trường Sa, và xây dựng nhiều công trình phi pháp như đường băng, hải đăng, và các cơ sở được tin là phục vụ mục đích quân sự.

Đáp lại, quân đội Mỹ đã điều động tàu khu trục tên lửa đi vào vùng nước 12 hải lý gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp, trong chiến dịch tự do hàng hải, thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Cuối tuần trước, hai máy bay ném bom chiến lược B-52 cũng được Không quân Mỹ điều từ đảo Guam bay áp sát các đảo nhân tạo này.

Thanh Tùng

Theo RT, Inquirer

==================

Có trả lại hết cả đảo cũng không xoay chuyển được xu hướng đối đầu căng thẳng. Huống chi lại còn gân cổ cò phát biểu rằng đã kiềm chế:

 

Phát biểu từ Bắc Kinh, thứ trưởng ngoại giao Liu Zhenmin tuyên bố chính Trung Quốc mới là nạn nhân trên Biển Đông, khi “hàng chục” hòn đảo và bãi đá ngầm của nước này trong quần đảo Trường Sa bị 3 bên tuyên bố chủ quyền khác chiếm đóng trái phép.

“Chính phủ Trung Quốc có quyền và đủ khả năng giành lại các đảo và bãi đá bị chiếm đóng trái phép bởi các quốc gia láng giềng”, ông Liu tuyên bố. “Nhưng chúng tôi đã không làm vậy. Chúng tôi duy trì sự kiềm chế lớn lao với mục tiêu gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông”.

Ông Liu cũng tuyên bố hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc không nhằm mục tiêu quân sự hóa.

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cú lật ngược thế cờ ngoạn mục của Putin

 

Tại hội nghị G20 ở Brisbane năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải chịu sự "ghẻ lạnh" của các nhà lãnh đạo phương Tây. Nhưng giờ đây, ông đã chứng tỏ họ phải cần mình.

 

Đó là nhận định trong một bài viết của Simon Tisdal, nhà bình luận của báo The Guardian về các vấn đề ngoại giao.

 

cu-lat-nguoc-the-co-ngoan-muc-cua-putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Theo tác giả Simon Tisdal, cách đây 12 tháng, Tổng thống Nga là một mục tiêu bị công kích tại hội nghị G20 ở Brisbane. Các nhà lãnh đạo phương Tây thi nhau lên án ông can thiệp quân sự vào Ukraina và sáp nhập bán đảo Crưm.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Putin sẽ bị cô lập trên toàn thế giới; Thủ tướng Anh David Cameron nói ông không tin nhà lãnh đạo Nga; Thủ tướng Canada khi đó, Stephen Harper, nói huỵch toẹt: "Ra khỏi Ukraina đi".

Phản ứng một cách giận dữ trước một loạt đòn cấm vận nhằm vào Nga, Putin tuyên bố các nhà lãnh đạo phương Tây "hồ đồ" và đang khiến cho các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi trừng phạt Moscow.

Tuy nhiên, chỉ trích nhằm vào người đứng đầu điện Kremlin vẫn không giảm và ông đã rời hội nghị sớm.

Cho đến hội nghị G20 năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ, dường như mọi thứ đã thay đổi. Putin trở thành nhân vật trung tâm.

Ông sôi nổi trao đổi với Obama và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice. Ông cũng có các cuộc đối thoại tích cực với Thủ tướng Anh Cameron và nhiều nhà lãnh đạo khác. Không còn bị tẩy chay và lên án nữa, ông trở thành người mà ai cũng muốn gặp.

Mấu chốt lật ngược thế cờ này không có gì bí mật. Bị nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công táo tợn, sa lầy vào một cuộc khủng hoảng di cư và đang tuyệt vọng tìm câu trả lời cho cuộc chiến ở Syria, các nhà lãnh đạo phương Tây - được Obama hậu thuẫn - đã phải đi đến một kết luận dù khá khiên cưỡng: Họ cần Nga.

Phát biểu sau loạt vụ khủng bố tàn khốc ở Paris tối 13/11, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi một liên minh quốc tế mới và đa dạng chống lại IS. "Chúng ta phải tính đến hậu quả của tình hình ở Syria, ông nói. "Chúng ta cần tất cả mọi người để tiêu diệt Daesh (IS), trong đó có người Nga. Không thể có hai liên minh ở Syria".

Tổng thống Pháp đương nhiệm Francois Hollande đã nhắc lại lời kêu gọi của người tiền nhiệm về một hành động quân sự quốc tế thống nhất phối hợp với Nga khi phát biểu trước Quốc hội Pháp ngày 16/11.

Thủ tướng Anh Cameron cũng có lập trường tương tự. Ông kêu gọi Putin tập trung hỏa lực Nga vào các mục tiêu IS, và tuyên bố Anh sẵn sàng thỏa hiệp về một thỏa thuận hòa bình chung và một giai đoạn chuyển giao ở Syria.

Nhà Trắng thông báo hai ông Obama và Putin đã nhất trí cần phải có một "sự chuyển giao chính trị do người Syria làm chủ và dẫn dắt, theo sau các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc làm trung gian giữa chính phủ và phe đối lập Syria, cùng một thỏa thuận ngừng bắn".

Đây rõ ràng là một cú hat-trick ngoại giao đối với Putin.

Trước tiên, ông khiến phương Tây phải công nhận rằng, các lực lượng quân sự của Nga có một vai trò chính đáng ở Syria, trao đổi cam kết sẽ hợp tác với liên quân do Mỹ dẫn đầu và không nổ súng vào "những người tốt".

Điều này làm đảo ngược hoàn toàn quan điểm lúc đầu của Mỹ, rằng sự can thiệp quân sự của Moscow là không được chào đón và "rồi sẽ thất bại".

Nhận thức mới hiện nay còn mang lại cho Putin một sức mạnh chính trị mà ông cần ở bên trong nước Nga, sau khi Moscow thừa nhận, dù khá muộn, rằng máy bay Nga bị rơi từ bầu trời Sinai, Ai Cập, là do một quả bom của IS.

Ngày 17/11, Putin tuyên bố tăng cường các hoạt động chiến đấu của Nga, và ông ngay lập tức giữ lời, cho phóng tên lửa hành trình và điều máy bay ném bom tầm xa tấn công IS.

"Chúng tôi sẽ truy lùng chúng (IS) ở bất cứ nơi nào chúng ẩn náu. Chúng tôi sẽ tìm kiếm chúng ở mọi ngõ ngách trên hành tinh và trừng phạt chúng", ông khẳng định.

Cả Obama và Cameron đã buộc phải chấp nhận Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể tiếp tục nắm quyền, có thể trong khoảng thời gian 18 tháng diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc giám sát, như ông Putin đề xuất. Cho tới gần đây, các nhà lãnh đạo Ảrập và phương Tây vẫn khăng khăng đòi Assad phải ra đi.

Cameron thậm chí còn cam kết các lợi ích chiến lược của Nga ở Syria - bao gồm các căn cứ hải quân và không quân của nước này ở Địa Trung Hải - sẽ được công nhận hoàn toàn và được bảo vệ bởi bất kỳ thỏa thuận nào - đúng như một mục tiêu chủ chốt khác mà Putin theo đuổi.

Không chỉ có vậy, Nga dường như còn thành công trong việc giành được sự chấp nhận ngầm về tình hình thực tế ở Ukraina. Dù sao thì cuộc chiến ở miền đông nước này cũng đã giảm nhiệt sau các thỏa thuận được ký ở Minsk (Belarus). Nhưng Nga vẫn cương quyết kiểm soát Crưm và việc Moscow sáp nhập bán đảo này có vẻ đã an bài.

Các quan chức cho rằng, ông Obama đã nêu ra vấn đề Ukraina với ông Putin tại cuộc gặp G20. Nhưng việc trao trả lại Crưm không được đem ra thảo luận. Kết luận chắc chắn là ván cờ đã nghiêng về Putin và Crưm giờ đây đã hoàn toàn tuột khỏi tay Kiev.

Nhưng sẽ sai lầm nếu hiểu đây là một sự phục hồi của Nga. Nước này vẫn bị cấm vận và đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng, một phần do giá dầu xuống thấp.

Tuy nhiên, đánh giá của nhiều người Mỹ rằng, Putin là một chiến lược gia yếu kém giờ đây đang có vẻ bị chứng minh ngược lại. Sự can thiệp của Nga thay vì làm ông suy yếu thì lại đang đưa nước Nga trở lại vị trí của mình trong cuộc đàm phán.

Và không còn là tâm điểm bị chỉ trích nữa, Putin giờ đây đã trở thành người dẫn dắt ngoại giao.

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao Tân Hoa Xã "có thể hiểu" Obama không vui vì Tập Cận Bình thăm Việt Nam?


Hồng Thủy

16/11/15 12:55

(GDVN) - Theo "tổng hợp" của Tân Hoa Xã, ông Obama "không vui" vì ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam hôm 5, 6/11 vừa qua.

 

 

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 12/11 có bài phân tích lý do Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama không thăm chính thức Việt Nam trong dịp công du Đông Nam Á dự hội nghị thượng đỉnh APEC và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Philippines, Malaysia tháng 11 này. Bài phân tích do Lăng Đức Quyền và Lăng Sóc, hai nhà báo Trung Quốc làm việc tại mục Quốc tế của Tân Hoa Xã là đồng tác giả.

 

obama_ap.jpg

Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: AP/Times.

 

Tân Hoa Xã cho rằng, ngay từ đầu năm 2015 đã có một bộ phận người Việt Nam chờ đợi Tổng thống Obama sẽ thăm chính thức đất nước mình vào cuối năm. Đồn đoán và hy vọng điều này xảy ra càng gia tăng sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ.

Tuy nhiên cho đến nay Nhà Trắng đã công bố lịch trình công du của ông Obama trong tháng 11/2015, trong đó không nhắc đến Việt Nam khiến nhiều người trông đợi có cảm giác thất vọng. Theo sau đó là hàng loạt những đồn đoán và lý giải khác nhau.

 

Lý do ông Obama muốn thăm Việt Nam

Ngay sau khi lên nắm quyền, ông Obama đã thay đổi thói quen của người tiền nhiệm George Bush "coi thường" Đông Nam Á, ông tuyên bố xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương. Đây là sự điều chỉnh chiến lược lớn nhất của ông Obama kể từ khi đặt chân vào Nhà Trắng.

Đông Nam Á do đó cũng trở thành trọng điểm trong chiến lược mới của Hoa Kỳ. Tân Hoa Xã thống kê, trong 7 năm nắm quyền Tổng thống Mỹ, tính đến cuối 2015 ông Obama đã có 9 lần công du châu Á. Trong đó ông đã thăm 3 nước Đông Nam Á một lần là Singapore 2009, Campuchia 2012, Thái Lan 2012.

Có 4 nước Đông Nam Á ông Obama đã hoặc sẽ thăm 2 lần tính đến hết 2015 gồm: Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015) và Philippines (2014, 2015). Còn 3 nước Đông Nam Á ông Obama chưa đến thăm là Brunei, Việt Nam và Lào.

Trong 3 nước này theo Tân Hoa Xã, Bunei là nước "nhỏ như viên thuốc"?!, còn Lào và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tân Hoa Xã nêu ra đặc điểm của 3 nước Đông Nam Á ông Obama chưa đến thăm rồi bỏ đó, phải chăng muốn ám chỉ đó là nguyên nhân? PV.

Các hoạt động bang giao quốc tế giữa các quốc gia là chuyện hết sức bình thường, dựa vào mức độ quan hệ cũng như các vấn đề, lợi ích hai bên cùng quan tâm. Trong quan hệ quốc tế, mọi chủ thể dưới mái nhà chung Liên Hợp Quốc đều bình đẳng như nhau, không có chuyện nước lớn nước nhỏ, hay vì anh "nhỏ" nên tôi không thăm anh!  

Về vấn đề chế độ chính trị thì càng không phải lý do, đặc biệt là đối với các quốc gia thực tế như Hoa Kỳ. Nếu ám chỉ chế độ chính trị khác biệt là lý do ông Obama chưa thăm Việt Nam và Lào thì Tân Hoa Xã nghĩ sao về việc Richard Nixon thăm Trung Quốc, bắt tay với Mao Trạch Đông năm 1972?

Việc Tổng thống Barack Obama mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 7/2015, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, cam kết thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ và tuyên bố sẽ thăm Lào năm 2016 cho thấy, những đồn đoán ông Obama chưa thăm Việt Nam vì "thể chế chính trị" là hoàn toàn thiếu cơ sở - PV.

Quay trở lại Việt Nam, Tân Hoa Xã đánh giá: Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, mặc dù có nền kinh tế phát triển thấp hơn 6 nước trong Đông Na Á, nhưng xếp trên 4 nước khác, nhưng bất luận về quy mô dân số, diện tích, vị trí địa chính trị hay sức mạnh tổng hợp quốc gia, đặc biệt là sức mạnh quân sự, Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng ở Đông Nam Á.

Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng từ thù thành bạn đến đối tác toàn diện. Năm 2013 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ, Tổng thống Obama khi đó nhận lời thăm chính thức Việt Nam. Tháng 7 năm nay khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ, ông Obama cũng nhắc lại cam kết trên.

 

obama_nguyen_phu_trong.jpg

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

 

2015 là năm hai nước Việt - Mỹ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 20 năm bình thường hóa quan hệ với khá nhiều hoạt động kỷ niệm phong phú. Tân Hoa Xã cho hay, truyền thông và giới học giả Việt Nam hầu hết đều dự đoán ông Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam tháng 11/2015 do tính chất quan trọng của 2 dịp kỷ niệm lớn.

 

Lý do Tổng thống Mỹ chưa thăm chính thức Việt Nam

Tân Hoa Xã cho rằng, việc ông Obama chưa chính thức thăm Việt Nam trong năm nay khiến giới quan sát chính trị, ngoại giao Việt Nam cảm thấy ngạc nhiên. Nhà Trắng lâu này chỉ công bố ông Obama sẽ đi đau chứ không hề giải thích tại sao ông không/chưa đi thăm quốc gia nào. Tân Hoa Xã "tổng hợp" một số vấn đề được xem là "nguyên nhân" khiến ông Obama chưa thăm Việt Nam.

Dẫn lời một học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ CSIS, Tiến sĩ Murray Hiebert, Tân Hoa Xã nói rằng ông Obama hy vọng có thể thăm Việt Nam ít nhất 2 đến 3 ngày, nhưng hành trình công du Đông Nam Á lần này đã kín lịch, không đủ thời gian thăm Việt Nam.

Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng điều này không thuyết phục được giới truyền thông Hoa Kỳ. Họ lập luận, "chỉ cần có thành ý muốn thăm Việt Nam thì dù hành trình có vội vã đến đâu, việc dành cho Việt Nam 2 đến 3 ngày là có thể sắp xếp được"?!

Việc thăm viếng bang giao của nguyên thủ các quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ đâu phải chỉ cần thành ý là đủ. Ông chủ Nhà Trắng đã công bố trước dư luận nước Mỹ cũng như thế giới rằng ông sẽ sang thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình. Còn việc chuyến thăm diễn ra thời gian nào sẽ phải do 2 bên trao đổi, sắp xếp để tối đa hóa lợi ích cho cả khách lẫn chủ.

Ông Obama sang thăm Việt Nam đâu chỉ để đáp lễ, mỗi chuyến thăm của ông đều có mục đích, lợi ích cụ thể cần đạt được, Việt Nam bố trí đón tiếp ông cũng trên nguyên tắc đối đẳng, bình đẳng như vậy - PV.

Lý do thứ hai theo "tổng hợp" của Tân Hoa Xã, ông Obama "không vui" vì ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam hôm 5, 6/11 vừa qua. Tân Hoa Xã bình luận: "Giải thích như vậy có thể hiểu được, nhưng có phải nguyên nhân thực sự hay không thì chỉ có Nhà Trắng mới biết rõ"?!

Với cách đặt vấn đề như vậy, dường như Tân Hoa Xã có xu hướng đồng ý với giả thiết này? Cái gọi là "có thể hiểu được" ở đây mang nhiều ẩn ý. Có lẽ một trong những ẩn ý mà Tân Hoa Xã muốn đề cập đến là thực trạng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ trong khu vực, Biển Đông và cụ thể là Việt Nam.

Đó là chuyện có thực, và Việt Nam khi nằm ở vị trí địa chiến lược, trung tâm cạnh tranh ảnh hưởng của 2 siêu cường toàn cầu thì việc ứng xử sao cho phù hợp, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như hòa bình, ổn định của khu vực thì cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ là điều hết sức quan trọng. 

Theo nước này chống nước kia là tự sát. Với Trung Quốc, Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào khác Việt Nam đều nhất quán chủ trương hợp tác hữu nghị bình đẳng cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Ông Obama và ông Tập Cận Bình đều là hai chính khách quốc tế hàng đầu, họ thừa hiểu điều này. Dù có cạnh tranh hay tìm cách đạt được mục đích riêng của các nhà lãnh đạo này trong hoạt động ngoại giao như thăm Việt Nam thì cũng không có chuyện "trẻ con" như cái gọi là "không vui" mà Tân Hoa Xã đề cập.

 

tap_can_binh_nguyen_phu_trong_reuters.jp

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Reuters.

 

Lý do thứ ba Tân Hoa Xã cho rằng nhiều người đồng tình, đó là việc đầu năm 2016 diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ sang thăm Việt Nam với hy vọng sẽ làm việc trực tiếp với các nhà lãnh đạo mới. Tân Hoa Xã bình luận: "Tư duy này phù hợp với phong cách ngoại giao nhất quán của Hoa Kỳ".

"Tuy nhiên 2016 cũng là năm cuối trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, lúc đó ông thăm Việt Nam thì chuyến thăm cũng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà thôi", Tân Hoa Xã nhận định.

Trong quan hệ quốc tế ngày nay, lợi ích quốc gia là động cơ chi phối các hành xử của quốc gia đó trong các vấn đề quốc tế mà Biển Đông là điển hình. Mỹ và Trung Quốc từng có cái bắt tay xuyên Thái Bình Dương với tuyên bố Thượng Hải năm 1972, và sau đó Hạm đội 7 Hoa Kỳ nhắm mắt làm ngơ cho hải quân Trung Quốc chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam thời điểm đó đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý chờ ngày Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva.

Những gì đã và đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay khiến dư luận không thể không đặt dấu hỏi về khả năng lặp lại "cú bắt tay xuyên Thái Bình Dương", một bài toán khó cho khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng.

Việc Hoa Kỳ tuần tra tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông, thách thức yêu sách lãnh hải 12 hải lý cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi lấp thành đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam là việc làm hợp pháp và rất đáng hoan nghênh. Nhưng ngay cả Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain cũng đang yêu cầu Lầu Năm Góc làm rõ mục đích hoạt động này.

Trong khi  Lầu Năm Góc giấu kín thông tin về hoạt động của tàu USS Lassen gần đá Xu Bi hôm 27/10, đã có nhiều nguồn tin nói rằng Mỹ chỉ "qua lại vô hại" chứ không tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi. Một trong những nguồn tin ấy xuất hiện từ truyền thông Trung Quốc.

Nếu điều này là thật, vô hình chung Hoa Kỳ đã tiếp tay cho các hành động bành trướng, bất chấp luật pháp quốc tế, ngược lại hoàn toàn những gì Hoa Kỳ đã tuyên bố trước công luận quốc tế. Yêu cầu của Thượng nghị sĩ John McCain cũng là câu hỏi dư luận quốc tế, trong đó có Việt Nam đặt ra với Lầu Năm Góc, hy vọng những tin đồn chỉ là ngụy tạo của ai đó và người Mỹ nói được, làm được, PV.

Hồng Thủy
========================
BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH=

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Nguyễn Mạnh Cầm nhận Giải thưởng Nhân dân ASEAN

Thứ bảy, 21/11/2015 - 21:03
 

Dân trí Theo Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN, Nguyên Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã được trao tặng Giải thưởng Nhân dân ASEAN (ASEAN People’s Award) 2015 vào hôm nay, ngày 21/11 tại Malaysia.

 

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 đang diễn ra tại Thủ đô Kuala Lumpur. Giải thưởng nhằm tôn vinh các công dân/tổ chức đã có những thành tựu và đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng cộng đồng, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và nâng cao đời sống người dân ASEAN.

 

ong-nguyen-manh-cam-nhan-giai-thuong-nha

Đại diện phía Việt Nam thay mặt Nguyên Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nhận giải thưởng Người dân ASEAN 2015 (Ảnh: Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN)

 

Với chính giới, dư luận và người dân trong ASEAN, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm là một chính trị gia và nhà ngoại giao tài ba của Việt Nam, với vai trò quan trọng trong tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 cũng như có nhiều đóng góp to lớn vào tiến trình liên kết và hội nhập ASEAN.

Sau khi rời cương vị công tác, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm tiếp tục tích cực tham gia vào các công tác của ASEAN, trong đó có vai trò Đại diện Việt Nam tại Nhóm Những nhân vật nổi tiếng (EPG) soạn thảo Hiến chương ASEAN. Hiện tại, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm đang là Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Về phía các nước ASEAN khác, những cá nhân/tổ chức được trao giải thưởng này gồm: Hội phòng chống ma tuý Basmida (Brunei Darussalam); Liên đoàn các tổ chức thanh niên thanh niên Campuchia (UYFC); Bà Prita Kemal Gani, chuyên gia quan hệ công chúng, người sáng lập và Chủ tịch của Mạng lưới Quan hệ công chúng ASEAN (Indonesia); Trung tâm nghiên cứu và nhân giống lúa gạo (Thasano Center - Lào); Cố Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Tun Muhamad Ghazali Bin Shafie; Nhóm Bàn tròn Parami (Myanmar); Luật sư Ray Paolo J. Santiago, người đứng đầu Trung tâm Nhân quyền Ateneo (Phillipines); Trường Singapore Politechnic (Singapore); và Tiến sỹ Saisuree Chutikul, cựu Bộ trưởng các vấn đề phụ nữ, trẻ em và thanh niên (Thái Lan).

Giải thưởng bao gồm cúp và khoản tiền 10.000 USD để hỗ trợ cho những công dân/tổ chức tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng Cộng đồng ASEAN.

PV

====================

Xin chân thành chúc ngài Nguyễn Mạnh Cầm được vinh danh vì tài năng và sự cống hiến của ngài.

Việc cộng đồng ASEAN vinh danh ngài, không chỉ mang ý nghĩa giới hạn trong sự vinh danh một con người với tài năng và sự cống hiến. Ý chí của ngài vì quyền lợi của dân tộc trong sự nghiệp của ngài cũng tỏa sáng trong sự vinh danh này. Điều này chứng tỏ khối ASEAN đã chung một ý chí bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia, chống lại những thế lực bành trướng mờ ám.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites