Posted 12 Tháng 8, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO. * Lão Gàn sẽ dự báo nội dung cuộc họp của ngài Tập và ngài Obam, ngay sau khi ngài Tập lên tàu bay du Hoa Kỳ. ============================== Ông Tập Cận Bình sẽ nói gì với ông Obama trong chuyến thăm Mỹ? 12/08/2015 17:22 (TNO) Trong bối cảnh Mỹ đang chuẩn bị đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới, các chuyên gia nghiên cứu chính trị quốc tế đã đưa ra dự đoán về những chủ đề mà nguyên thủ 2 siêu cường sẽ nêu ra trong cuộc gặp. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp ở Bắc Kinh - Ảnh: Reuters Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 12.8 dẫn lời các nhà phân tích cho rằng lãnh đạo 2 nước nhiều khả năng sẽ tập trung bàn về việc hợp tác trong những lĩnh vực "an toàn" do vẫn còn nhiều khác biệt trong một số vấn đề then chốt. Đây cũng là phương pháp mà Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã áp dụng khi gặp nhau tại Bắc Kinh hồi năm 2014, South China Morning Post bình luận. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) của Mỹ, cho rằng vẫn còn tồn tại những vấn đề gây căng thẳng, cả mới lẫn cũ, giữa 2 bên, đặc biệt là tranh cãi về hoạt động xây đảo trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông và vấn đề an ninh mạng. “Một chuyến thăm chính thức là điều cần thiết nhất và đặc biệt hữu dụng trong bối cảnh bất đồng leo thang. Công tác chuẩn bị cho chuyến thăm sẽ tạo ra cơ hội để 2 bên thu hẹp khác biệt, tìm tiếng nói chung và cách thức hợp tác cùng nhau”, bà Glaser phân tích. Trong khi đó, các học giả Trung Quốc bình luận rằng 2 siêu cường khó có thể tìm thấy nhiều điểm chung trong cả 2 vấn đề bà Glaser nêu ra nhân chuyến thăm Mỹ của ông Tập. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra hồi tuần trước, ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc tiếp tục công kích nhau về các chính sách tại Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Malaysia hồi tuần trước - Ảnh: AFP Chuyên gia Trung Quốc dự đoán ông Tập và ông Obama sẽ buộc phải chọn các chủ đề ít gây bất đồng để thảo luận, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, hợp tác kinh tế và chống chủ nghĩa khủng bố. Ông Kim Xán Vinh, giáo sư Khoa quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết quan chức 2 nước đã từng thảo luận trong nhiều tháng để tìm ra phương thức phối hợp với các nước Hồi giáo ôn hòa, như Indonesia và Malaysia, trong việc trấn áp các phần tử Hồi giáo cực đoan. Giáo sư Kim cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể cùng giúp các quốc gia Hồi giáo nói trên phát triển, và “điều này sẽ hiệu quả hơn nếu Trung Quốc hợp tác cùng Mỹ”. Trung Quốc hiện vẫn chưa công bố ngày giờ chính thức của chuyến công du Mỹ; nhưng theo dự kiến, ông Tập sẽ có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York vào cuối tháng 9, theo South China Morning Post. Hoàng Uy Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 8, 2015 Kinh tế Nga suy thoái nghiêm trọng 11/08/2015 11:48 GMT+7 TTO - Hôm qua, Chính phủ Nga thông báo nền kinh tế nước này tiếp tục suy thoái nghiêm trọng trong quý 2-2015 do giá dầu thô sụt giảm và tác động của cấm vận phương Tây. Giá dầu giảm và cấm vận phương Tây khiến đồng rúp sụt giá nghiêm trọng - Ảnh: CBC Theo RIA, Cơ quan Thống kê liên bang (FSS) cho biết GDP Nga sụt tới 4,6% trong quý 2, cao hơn nhiều so với mức giảm 2,2% của quý 1. Trong thời gian qua, giá dầu thô trên thị trường quốc tế liên tục suy giảm, hậu quả là nền kinh tế Nga phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu dầu tiếp tục lao đao. Những chỉ số kinh tế khác của Nga cũng rất tệ hại. Tiêu dùng tiếp tục suy giảm, doanh số bán lẻ hạ tới 9,4% trong tháng 6. Tăng trưởng của ngành công nghiệp sụt gần 5% trong quý 2. Trong thời gian qua, các quan chức Chính phủ Nga nhiều lần tự tin tuyên bố nước này đã vượt qua thời điểm khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên giá dầu liên tục sụt giảm đã khiến kinh tế Nga lại lao đao và giá đồng rúp giảm mạnh. “Giá dầu thô giảm tiếp tục là nguy cơ đối với nền kinh tế Nga ở nửa cuối năm 2015 - Bloomberg dẫn lời nhà phân tích Alexey Devyatov của Hãng UralSib Capital đánh giá - Ngoài ra, giá đồng rúp trồi sụt đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư”. Mới đây, giá đồng rúp đã giảm xuống dưới mức 64 rúp đổi được 1 USD. Hồi đầu năm, Bộ Tài chính Nga dự báo GDP nước này của cả năm 2015 sẽ giảm 3%, sau đó nền kinh tế sẽ quay lại với tăng trưởng vào năm 2016. Nhưng trước các diễn biến tiêu cực mới đây, các nhà kinh tế Nga và quốc tế dự báo nền kinh tế Nga sẽ tiếp tục suy thoái sâu và lâu hơn so với các tính toán của chính quyền Matxcơva. Đây cũng là quan điểm của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Hãng Renaissance Capital dự báo GDP Nga sẽ giảm 3,6% cả năm 2015, nhưng với điều kiện giá dầu thô duy trì ở mức 60 USD/thùng. Nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp như hiện nay, GDP Nga sẽ sụt 4%. Trong phiên giao dịch hôm nay, giá dầu trên thị trường Mỹ giảm nhẹ xuống 43,69 USD/thùng. “Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ mà Nga phải trải qua. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa chứng kiến điều tồi tệ nhất” - báo Financial Times dẫn lời chuyên gia Irene Shvakman của Hãng McKinsey ở Matxcơva cảnh báo. NGUYỆT PHƯƠNG ================= Cuộc tập trận Nga Trung trong đầu tháng này, khiến lão Gàn hơi buồn! Lão Gàn không có ý kiến gì với nước Nga nữa và đang suy nghĩ xem giá dầu có thể giảm đến xấp xỉ 35 Dol/ Thùng, được hay không?! 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 8, 2015 Hiểm họa chiến tranh tiền tệ 13/08/2015 05:49 Cuộc chạy đua phá giá đồng tiền giữa các cường quốc kinh tế trong thập niên 1920 và 1930 là trường hợp kinh điển của chiến tranh tiền tệ. Nước Đức thời lạm phát phi mã vào thập niên 1920 - Ảnh: rarehistoricalphotos.com Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất trong thế kỷ 20 diễn ra một cách ngoạn mục vào năm 1921, khi bóng ma của Thế chiến thứ nhất còn lởn vởn. Cuộc chiến xảy ra với nhiều vòng đấu trên khắp 5 châu lục và những dư âm kéo dài đến tận thế kỷ 21. Đây là thời kỳ các cường quốc thay phiên phá giá đồng tiền, với những chính sách được mô tả là “bần cùng hóa lân bang” hay “lợi mình hại người” (beggar-thy-neighbor). Đức, nước bại trận trong Thế chiến thứ nhất, là quốc gia đầu tiên ra đòn vào năm 1921 với một đợt lạm phát được Ngân hàng Trung ương Đức (Reichsbank) tính toán nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh nhưng rốt cuộc đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát để phá hủy nền kinh tế bị kìm kẹp bởi gánh nặng chiến phí. Năm 1922, Reichsbank đã phải điên cuồng in tiền để trả lương cho các nhân viên nhà nước và công nhân nghiệp đoàn. Thậm chí, để tiết kiệm mực in, người ta chỉ in tiền ở một mặt giấy. Hậu quả là một USD khi ấy có giá trị lớn đến nỗi các du khách Mỹ không thể tiêu xài nó vì các chủ cửa hiệu không tìm đâu ra được hàng triệu mark để thối lại. Trong cuốn Currency Wars: The Making of the Next Global Crisis (tạm dịch: Chiến tranh tiền tệ: Cuộc khủng hoảng toàn cầu kế tiếp đang thành hình), tác giả James Rickards kể rằng thực khách tại các nhà hàng ở Đức thời đó thường đề nghị được trả tiền trước vì biết chắc giá sẽ tăng cao hơn nhiều sau khi họ kết thúc bữa ăn. Trước tình hình hỗn loạn về kinh tế, Pháp và Bỉ đã đưa quân chiếm đóng vùng Ruhr ở phía bắc Đức vào năm 1923 để buộc nước này trả chiến phí. Vòng xoáy trả đũa Năm 1925, đến lượt Pháp phá giá đồng nội tệ (franc) trước khi quay trở lại với bản vị vàng, qua đó chiếm được lợi thế xuất khẩu so với Anh và Mỹ, vốn trở lại với thước đo vàng theo tỷ giá trước chiến tranh. Như những gì thể hiện trong bộ phim Nửa đêm ở Paris của Woody Allen, kiều dân Mỹ sống rất xa hoa tại Pháp vào giữa thập niên 1920 bởi tình trạng lạm phát phi mã ở nước này. Một người Mỹ với một ít tiền bằng USD có thể đến Pháp và sống cuộc sống của một ông hoàng, theo Rickards. Trong khi đó, sau nhiều năm ngậm đắng nuốt cay chịu cảnh suy thoái vì quyết định phục hồi hệ thống bản vị vàng trước năm 1914 của Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill, Anh từ bỏ kim loại này vào năm 1931 để giành lại những gì đã mất vào tay Pháp năm 1925. Nước Đức tạm trút gánh nặng vào năm 1931 khi Tổng thống Mỹ Herbert Hoover ký lệnh hoãn trả nợ chiến phí. Sau năm 1933, với sự trỗi dậy của Adolf Hitler, Đức từ từ đi theo lối riêng và rút khỏi giao dịch thương mại thế giới, trở thành nền kinh tế tự cấp tự túc, mặc dù vẫn duy trì liên hệ với Áo và Đông Âu. Mỹ bắt đầu tham chiến năm 1933, khi phá giá USD đối với vàng và giành lại lợi thế cạnh tranh về giá xuất khẩu đã mất vào tay Anh năm 1931. Lúc này, lại đến lượt đi của Pháp và Anh. Năm 1936, Paris từ bỏ bản vị vàng trong khi London phá giá bảng Anh thêm lần nữa để giành lại lợi thế mất vào tay USD năm 1933. Kết quả của cuộc chiến tranh tiền tệ này dĩ nhiên là một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất của lịch sử thế giới - Đại suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và sản xuất công nghiệp sụp đổ, tạo ra thời kỳ tăng trưởng từ rất yếu tới âm. Các nền kinh tế lớn trên thế giới cùng chạy đua xuống vực thẳm, gây ra gián đoạn thương mại, sụt giảm sản lượng và sinh ra đói nghèo. Tình trạng bấp bênh đó đổ thêm dầu vào lửa cho các xu hướng cực đoan về chính trị, với những hậu quả không thể rõ ràng hơn. Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất không được giải quyết dứt điểm cho đến tận Thế chiến thứ hai và Hội nghị Bretton Woods năm 1944. Bản chất mong manh của hệ thống tiền tệ quốc tế thời kỳ ấy biến chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất trở thành câu chuyện cảnh tỉnh cho ngày nay, khi thế giới một lần nữa đối mặt với thách thức lớn về kinh tế toàn cầu. Chiến tranh tiền tệ là gì ? Giá trị của đồng tiền có thể chắp cánh hoặc hủy diệt nền kinh tế của một quốc gia. Nếu quá cao, nó sẽ khiến hàng xuất khẩu của đất nước mất tính cạnh tranh. Nếu quá thấp, nó sẽ khiến việc nhập khẩu quá đắt đỏ và châm ngòi cho tỷ lệ lạm phát cao. Cùng lúc đó, sự biến động giá trị đồng tiền đột ngột thường tạo ra hoang mang trên thị trường tiền tệ. Chiến tranh tiền tệ là thuật ngữ dùng để mô tả sự phá giá tiền tệ để cạnh tranh, khi nhiều nước cố gắng giảm giá trị đồng tiền của họ nhằm giành lợi thế so với đối thủ. Nếu những nước cạnh tranh chủ động can thiệp vào thị trường và phá giá đồng tiền của họ, thì một cuộc chiến tiền tệ sẽ nổ ra. Công Chính ==================== Theo bài trên thì phá giá đồng tiền được coi là vũ khí chủ yếu khơi mào "Chiến tranh tiền tệ", nhằm đem lại lợi thế cho quốc gia phá giá đồng tiền. Nhưng xét từ góc độ Lý học Việt, nước Tàu lại sai lầm chính vì áp dụng chiêu thức cổ điển này. Bởi vì trong thế giới hội nhập ngày nay, những mối quan hệ xã hội từ cá nhân đến quốc gia đã thay đổi sâu sắc. "Quân tử tùy thời biến Dịch", đây là một nguyên lý căn bản của Lý học Việt. Người Tàu đọc được câu này, nhưng không thể hiểu nội dung sâu sắc của nó. Nhưng thôi, lão Gàn không phân tích - "Không can thiệp vào chuyện thế gian. Nhưng ủng hộ hòa bình thế giới". Hì! Tuy nhiên, sự phá giá đồng tiền Tàu là điểm khởi đầu cho việc chứng nghiệm lời tiên tri Ất Mùi 2015 của lão Gàn: "Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái vào nửa cuối năm". Và lời tiên tri ngoại lệ cho năm tới là: "Năm tới Bính Thân 2016 - thế giới tiếp tục rơi vào cơn sóng khủng hoảng toàn cầu". Lão Gàn cũng nhắc lại rằng: Các doanh nghiệp Việt nên củng cố tổ chức và định hướng phát triển, để tồn tại và phát triển trong sự khủng hoảng này. Khủng khoảng là nói chung, ai khôn ngoan vẫn thắng thế và coi đó là cơ hội phát triển. Trong Tử Vi Lạc Việt có một cách là "Loạn thế phùng quân". Đây không chỉ mô tả một cách cục trong Tử Vi Việt, như là một định mệnh, mà còn là mô tả cho một cơ hội cho những người có bản lĩnh. Chúc quý vị thành công. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Chắc các bạn Mỹ không tốn công tốn của để đưa khối lượng quân lực đến xung quanh Biển đông để.... khao quân cho thưởng thức món ăn cá Thu một nắng và tắm biển đâu Sư phu nhỉ? Hì ======================= Mỹ không nói chơi với Trung Quốc! Thứ năm, 13/08/2015, 05:05 (GMT+7) (An Ninh Quốc Phòng) - Liên tiếp triển khai vũ khí hạng nặng quanh Biển Đông cho thấy, Mỹ đã không nói suông và sẵn sàng hành động trước một Trung Quốc đầy toan tính. Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam. Trong ảnh: Máy bay B-2. Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng trung tâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị. Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ. Việc quyết định triển khai loạt vũ khí hiện đại đến châu Á – Thái Bình Dương là nằm trong chiến lược xoay trục của Quân đội Mỹ. Ngay từ tháng 1/2011, Không quân Mỹ thông báo 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương. Trong ảnh: Máy bay B-2. Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một “bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất “Hawaii” lớp Virginia. Với sức mạnh Mỹ đã và đang triển khai đến châu Á – Thái Bình Dương đã tạo nên sức mạnh đủ lớn để có thể răn đe đối phương. Trong ảnh: Máy bay B-2. Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình “Ohio” của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm “Ohio” có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình “Tomahawk”, khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay. Trong ảnh: Máy bay B-52. Ngoài các chiến đấu cơ, Mỹ còn bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử “Los Angeles”, chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước. Trong ảnh: Máy bay B-52. Theo thống kê của tờ The Aviationist, kể từ năm 2004, Mỹ đã duy trì hoạt động của một phi đội máy bay ném bom tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam với sự góp mặt của các máy bay ném bom B-1 và B-52. Và B-2 hiện được đánh giá là máy bay ném bom hiện đại nhất của Không quân Mỹ. Dù Mỹ không cho công bố chi tiết về thời gian huấn luyện nhưng khả năng các máy bay ném bom B-2 đang tham gia tập trận tại đảo Guam. Trước đó, hồi đầu tháng 8/2014, Mỹ cũng đã cử 3 chiếc B-2 từ Căn cứ Không quân Whiteman tới đảo Guam để tham gia sứ mệnh huấn luyện. Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 10/8 cho biết, Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ cho hay: “3 chiếc máy bay ném bom B-2 tại Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, đã được triển khai tới Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam từ ngày 7/8, để tham gia chương trình huấn luyện tại khu vực Thái Bình Dương”, đại diện Không quân Mỹ nói và cho biết thêm: “Việc điều động các máy bay B-2 đi huấn luyện lần này nhằm thể hiện lời cam kết của Mỹ thường xuyên triển khai các máy bay ném bom chiến lược hoạt động khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Không chỉ tăng cường trang bị hạng nặng đến đảo Guam, đầu tháng 8/2015, Mỹ cũng đã quyết định triển khai 2 máy bay ném bom B-52 đến Australia với mục đích gửi thông điệp đến Úc và các đồng minh, đối tác ở Đông Nam Á rằng Mỹ sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ họ. Hai chiếc tàu quét mìn lớp Avenger mới, USS Pioneer và USS Chief, được trang bị các hệ thống định vị dưới nước (sensor) cực đại. Tàu có chiều dài 68m, trọng lượng giãn nước 1.312 tấn và tốc độ 22 km/h. Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, bốn tàu chiến đấu tuần dương sẽ được triển khai tới đây từ năm 2017. Và tới năm 2018, tàu khu trục hiện đại lớp Zumwalt sẽ bắt đầu vận hành ở Thái Bình Dương”. Trong ảnh: Máy bay B-2. Không phải bây giờ Mỹ mới tăng cường lực lượng cho châu Á – Thái Bình Dương mà ngay từ giữa năm 2014, Mỹ đã triển khai hai chiếc tàu quét mìn USS Pioneer (MCM 9) và USS Chief (MCM 14) đến căn cứ ở Sasebo, Nhật Bản. Nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, 2 chiếc tàu này sẽ thuộc một phần của lực lượng hải quân triển khai tiền phương và thuộc biên chế của Phi đội quét mìn số 7, thay thế cho 2 tàu quét mìn USS Avenger (MCM 1) và USS Defender (MCM 2) đã được triển khai tới đây từ năm 2009. Trong ảnh: Máy bay B-52. Động thái mới của Mỹ nhằm chứng minh cho Trung Quốc thấy khả năng cơ động, tiếp cận toàn cầu của quân đội Mỹ khi tình hình Biển Đông leo thang vì chiến dịch bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp. Nói về sự kiện này, Đô đốc Hải quân Mỹ Cecil Haney D bình luận: “Những chuyến bay này là một trong nhiều cách để Mỹ thực hiện cam kết đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định”. Trong ảnh: Máy bay B-52. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Chắc các bạn Mỹ không tốn công tốn của để đưa khối lượng quân lực đến xung quanh Biển đông để.... khao quân cho thưởng thức món ăn cá Thu một nắng và tắm biển đâu Sư phu nhỉ? Hì ======================= Mỹ không nói chơi với Trung Quốc! Thứ năm, 13/08/2015, 05:05 (GMT+7) (An Ninh Quốc Phòng) - Liên tiếp triển khai vũ khí hạng nặng quanh Biển Đông cho thấy, Mỹ đã không nói suông và sẵn sàng hành động trước một Trung Quốc đầy toan tính. Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam. Trong ảnh: Máy bay B-2. Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng trung tâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị. Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ. Việc quyết định triển khai loạt vũ khí hiện đại đến châu Á – Thái Bình Dương là nằm trong chiến lược xoay trục của Quân đội Mỹ. Ngay từ tháng 1/2011, Không quân Mỹ thông báo 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương. Trong ảnh: Máy bay B-2. Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một “bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất “Hawaii” lớp Virginia. Với sức mạnh Mỹ đã và đang triển khai đến châu Á – Thái Bình Dương đã tạo nên sức mạnh đủ lớn để có thể răn đe đối phương. Trong ảnh: Máy bay B-2. Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình “Ohio” của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm “Ohio” có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình “Tomahawk”, khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay. Trong ảnh: Máy bay B-52. Ngoài các chiến đấu cơ, Mỹ còn bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương. Ngay từ năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử “Los Angeles”, chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước. Trong ảnh: Máy bay B-52. Theo thống kê của tờ The Aviationist, kể từ năm 2004, Mỹ đã duy trì hoạt động của một phi đội máy bay ném bom tại Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam với sự góp mặt của các máy bay ném bom B-1 và B-52. Và B-2 hiện được đánh giá là máy bay ném bom hiện đại nhất của Không quân Mỹ. Dù Mỹ không cho công bố chi tiết về thời gian huấn luyện nhưng khả năng các máy bay ném bom B-2 đang tham gia tập trận tại đảo Guam. Trước đó, hồi đầu tháng 8/2014, Mỹ cũng đã cử 3 chiếc B-2 từ Căn cứ Không quân Whiteman tới đảo Guam để tham gia sứ mệnh huấn luyện. Tạp chí National Interest (Mỹ) ngày 10/8 cho biết, Bộ Chỉ huy tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ cho hay: “3 chiếc máy bay ném bom B-2 tại Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, đã được triển khai tới Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam từ ngày 7/8, để tham gia chương trình huấn luyện tại khu vực Thái Bình Dương”, đại diện Không quân Mỹ nói và cho biết thêm: “Việc điều động các máy bay B-2 đi huấn luyện lần này nhằm thể hiện lời cam kết của Mỹ thường xuyên triển khai các máy bay ném bom chiến lược hoạt động khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Không chỉ tăng cường trang bị hạng nặng đến đảo Guam, đầu tháng 8/2015, Mỹ cũng đã quyết định triển khai 2 máy bay ném bom B-52 đến Australia với mục đích gửi thông điệp đến Úc và các đồng minh, đối tác ở Đông Nam Á rằng Mỹ sẵn sàng và có khả năng hỗ trợ họ. Hai chiếc tàu quét mìn lớp Avenger mới, USS Pioneer và USS Chief, được trang bị các hệ thống định vị dưới nước (sensor) cực đại. Tàu có chiều dài 68m, trọng lượng giãn nước 1.312 tấn và tốc độ 22 km/h. Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, bốn tàu chiến đấu tuần dương sẽ được triển khai tới đây từ năm 2017. Và tới năm 2018, tàu khu trục hiện đại lớp Zumwalt sẽ bắt đầu vận hành ở Thái Bình Dương”. Trong ảnh: Máy bay B-2. Không phải bây giờ Mỹ mới tăng cường lực lượng cho châu Á – Thái Bình Dương mà ngay từ giữa năm 2014, Mỹ đã triển khai hai chiếc tàu quét mìn USS Pioneer (MCM 9) và USS Chief (MCM 14) đến căn cứ ở Sasebo, Nhật Bản. Nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, 2 chiếc tàu này sẽ thuộc một phần của lực lượng hải quân triển khai tiền phương và thuộc biên chế của Phi đội quét mìn số 7, thay thế cho 2 tàu quét mìn USS Avenger (MCM 1) và USS Defender (MCM 2) đã được triển khai tới đây từ năm 2009. Trong ảnh: Máy bay B-52. Động thái mới của Mỹ nhằm chứng minh cho Trung Quốc thấy khả năng cơ động, tiếp cận toàn cầu của quân đội Mỹ khi tình hình Biển Đông leo thang vì chiến dịch bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp. Nói về sự kiện này, Đô đốc Hải quân Mỹ Cecil Haney D bình luận: “Những chuyến bay này là một trong nhiều cách để Mỹ thực hiện cam kết đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương hòa bình và ổn định”. Trong ảnh: Máy bay B-52. Lão Gàn thì luôn yêu chuộng hòa bình thế giới. Nhưng lão có đứng ngay tại Tử Cấm Thành, hoặc Tòa Bạch Ốc mà hô khẩu hiệu thì chắc sẽ bị đưa vào bệnh viện tâm thần sớm. Bởi vậy, cũng chỉ ngậm ngùi mà than ở đây rằng: Đã mang lấy nghiệp vào thân. Thì đừng trách lẫn trời gần đất xa. Điếu mựa! Cũng can tội hợp sức nhau, chống lại văn hiến Việt. Bây giờ nước nào trong hai siêu cường này, ủng hộ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm, lão sẽ bỏ qua. Cái này muốn hiểu là "chém gió" cũng được. PS: Có lẽ phải nói thêm rằng: Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì tất cả số lượng máy bay hiện đại của Hoa Kỳ được mô tả trong bài viết này, không thể dập được lực lượng quân sự của Tàu ngay trong những đợt tấn công đầu tiên. Tàu không phải là Iraq. Tất nhiên, đó là lý do để tôi luôn xác định rằng: Tất cả những vũ khí hiện đại trong bài báo này, chỉ là vũ khí hạng hai giải quyết trung cuộc của cuộc chiến. Trong chiến tranh hiện đại, quốc gia thua trận chưa kịp biết là mình đã thua. 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Chỉ có ngoại giao thông minh mới hóa giải xung đột Thứ năm, 13/08/2015 - 09:30 Việt Nam không đủ tiền mua nhiều tàu ngầm, tên lửa, nhưng nếu có nhiều thì cũng không đẩy lùi được nguy cơ. Chỉ có ngoại giao thông minh mới giúp thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. >> Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc: Quan hệ Việt-Mỹ đang ở thế kiềng 3 chân >> Sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao Nhiều quan chức, cán bộ kỳ cựu góp ý kiến tại hội thảo về 70 năm ngành ngoại giao Việt Nam. (Ảnh: Trúc Quỳnh). Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Khoa học Công nghệ (Bộ Công an), nói như vậy về vai trò của ngành ngoại giao trong bảo vệ Tổ quốc tại Hội thảo “70 năm ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” do Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 12/8 tại Hà Nội. Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo về những thách thức mà Việt Nam nói chung và ngành ngoại giao nói riêng đang phải đối mặt, ông Cương cho rằng, việc mua vũ khí cũng quan trọng, nhưng không quan trọng bằng nghiên cứu để có đối sách ngoại giao đúng đắn. Theo ông, Việt Nam đã xác định lợi ích quốc gia mới là trên hết. Thiếu tướng Cương cho rằng, Việt Nam nên đặc biệt quan tâm ổn định, phát triển quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ với Mỹ… Theo ông, thúc đẩy quan hệ với Mỹ cũng là phát triển quan hệ với Nhật Bản, với Liên minh châu Âu… Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới, cho rằng, chính bước chuyển tư duy từ việc xem Mỹ từ kẻ thù chuyển thành đối tác đã giúp Việt Nam thoát được bao vây cấm vận, dẫn đến hàng loạt thay đổi sau này. Ông Lược cho rằng, nếu Việt Nam lệch lạc trong xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc thì sẽ gặp vấn đề, từ đó ảnh hưởng cả đối nội. “Tôi nghĩ chúng ta đứng giữa hai cường quốc thì chỉ có hai cách: nghiêng hẳn về một phía hoặc cân bằng. Chủ trương của chúng ta là cân bằng”, ông Lược nói. Đổi mới cần theo kịp hội nhập Về những thách thức khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, ông Lược cho rằng, một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là Việt Nam đã ký đến 15 hiệp định tự do thương mại (FTA) và đang đàm phán 8 FTA, sắp tới có thể tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cho rằng, có lẽ Việt Nam là một trong những nước ký kết FTA nhiều nhất, nhưng đổi mới bên trong lại không theo kịp. Ký kết các FTA, Việt Nam phải bỏ các hàng rào phi thuế quan và giảm hàng rào thuế quan xuống dần dần bằng 0. Nghĩa là hàng rào bảo hộ sẽ không còn nữa, và nền kinh tế Việt Nam phải cạnh tranh với các nền kinh tế mà Việt Nam ký FTA. Ông Lược cho rằng, đây không chỉ là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà còn có cạnh tranh giữa các chính phủ, giữa các thể chế, trong khi thể chế của Việt Nam còn nhiều bất cập, đổi mới chậm. “Vừa rồi chúng ta đổi mới thủ tục hải quan, giảm thủ tục hành chính, nhưng những điểm đó chưa phải cơ bản, mà cơ chế xin-cho ở nước ta còn rất nặng nề. Do vậy, tôi cho rằng, chúng ta ký rất nhiều FTA, nhưng đổi mới trong nước chậm. Mà đổi mới chậm như vậy, chúng ta phải dè chừng sẽ thua thiệt”, ông Lược nói. Ông Lược nói rằng, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nên chú trọng ngoại giao công nghệ để cải thiện nền kinh tế thiếu tính sáng tạo. Theo ông, Việt Nam đang nhập rất nhiều loại hàng hóa, nhưng chưa nhập bằng phát minh, sáng chế, trong khi Nhật Bản, Trung Quốc mỗi năm chi hàng tỷ đô la Mỹ nhập bằng phát minh, sáng chế. Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng, sau 30 năm Đổi mới, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh chóng khó lường, Việt Nam tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và phức tạp về đối ngoại. Nhiệm vụ “giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” đặt các thế hệ cán bộ ngoại giao hôm nay trước những yêu cầu mới. Những định hướng trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng về hội nhập quốc tế, đưa quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Việt Nam tích cực chủ động trong hợp tác khu vực, nhất là trong ASEAN, và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước cũng phải được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả hơn, với sự đồng thuận rộng lớn hơn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nói. Theo Trúc Quỳnh Tiền Phong ================ Chỉ có ngoại giao thông minh mới hóa giải xung đột Rất chính xác! Lão Gàn kịch liệt ủng hộ tư duy chiến lược này. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Chả nhẽ chiến tranh ... thật sao hở các ngài? Trung Quốc phá giá nhân dân tệ thêm 1,1% Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố giảm giá nhân dân tệ ngày thứ 3 liên tiếp. Tỷ giá tham chiếu ngày 13/8 được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố ở mức 6,4010 nhân dân tệ đổi một USD, theo Bloomberg. Con số này thấp hơn 1,1% so với mức 6,3306 được công bố hôm qua. Tính đến 9h35 sáng nay (giờ Thượng Hải), một đôla Mỹ đã đổi được 6,42 nhân dân tệ (NDT). Như vậy, tỷ giá NDT trên thị trường đã giảm thêm 0,5%, sau khi đã mất tổng cộng 2,8% trong 48h trước đó. Biên độ dao động giữa tỷ giá tham chiếu và giá giao dịch thực tế hiện được cơ quan quản lý Trung Quốc giữ ở mức 2%. Do vậy, với mức tham chiếu nêu trên, tỷ giá giao dịch trên thị trường nước này có thể dao động trong khoảng 6,2730 - 6,5290 đổi một NDT. Như vậy, trong 3 ngày vừa qua, Trung Quốc liên tục hạ tỷ giá tham chiếu NDT so với USD (lần lượt 1,9% và 1,6% trong 2 ngày trước đó). PBOC giải thích rằng họ chỉ muốn phản ánh sát hơn diễn biến trên thị trường, đồng thời khẳng định sẽ không hạ giá liên tục nội tệ. Tuy vậy, giới phân tích nhận định mục đích thực sự của Trung Quốc là thúc đẩy nền kinh tế, duy trì tăng trưởng và việc làm. Đồng thời, họ cũng muốn nâng cao quyền lực cho đồng NDT, giúp nước này dễ dàng thực hiện các mục tiêu ngoại giao và củng cố vai trò trung tâm của họ trên nền kinh tế toàn cầu. Christy Tan – Giám đốc Chiến lược tại National Australia Bank cho rằng Trung Quốc đang “hạ giá nội tệ có kiểm soát” và khả năng can thiệp tiếp vẫn còn cao. “Tôi cho rằng họ đang muốn thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tự do. Tỷ giá tự do thì thi thoảng lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố phi thị trường, đặc biệt là khi bất ổn lên cao”, Tan nhận xét. Kỳ Duyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Trung Quốc ngang nhiên vạch giới hạn tự do hàng hải ở Biển Đông Thứ năm, 13/08/2015 - 15:02 Dân trí Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông nhưng sẽ không cho phép bất kỳ chính phủ nước ngoài nào dùng quyến đó để đưa máy bay và tàu quân sự xâm nhập lãnh thổ của Bắc Kinh, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines ngang nhiên tuyên bố. >> Biển Đông: Trung Quốc liệu có “nói đi đôi với làm”? >> “Thành cát” của Trung Quốc ở Biển Đông dồn các nước khác lại gần nhau Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa (Ảnh: AFP) Phát biểu trước báo giới bên lề một sự kiện ngoại giao ở Manila ngày 11/8, Đại sứ Trung Quốc Triệu Giám Hoa đã nhắc đến việc các lực lượng Trung Quốc từng cảnh báo một máy bay trinh sát P-8A của Hải quân Mỹ không xâm nhập khi máy bay này tiếp cận một khu vực do Trung Quốc chiến đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa hồi tháng 5. "Chúng tôi chỉ đưa ra các cảnh báo, hãy thận trọng, không được xâm nhập", ông Triệu nói. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ tuyên bố không công nhận các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các nước ở Biển Đông, một chính sách mâu thuẫn với lập trường của Bắc Kinh. Khi được hỏi về việc tại sao Trung Quốc lại xua đuổi máy bay Hải quân Mỹ dù cam kết tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, ông Triệu đã vạch ra các giới hạn theo quan điểm của Bắc Kinh. "Tự do hàng hải không có nghĩa là cho phép các nước khác xâm nhập không phận hoặc vùng biển có chủ quyền. Không quốc gia nào được phép như vậy", ông Triệu ngang nhiên nói. "Chúng tôi nói tự do hàng hải phải được tôn trọng theo luật pháp quốc tế. Không có tự do hàng hải cho các tàu chiến và máy bay quân sự", vị Đại sứ Trung Quốc nói thêm. Ông Triệu đã nhắc lại một tuyên bố trước đó của Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã ngừng cải tạo đất trên các bãi đá ở Trường Sa. Nhà ngoại giao này nói Trung Quốc giờ đây sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở để hỗ trợ tự do hàng hải, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ và nghiên cứu khoa học. Ông Triệu thừa nhận rằng "các cơ sở quốc phòng cần thiết" cũng sẽ được xây dựng. Mỹ và các đồng minh, trong đó có Philippines, đã kêu gọi Trung Quốc ngừng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông vì điều đó làm gia tăng căng thẳng tại một khu vực đang ngày càng bị quân sự hóa và đe dọa sự ổn định của khu vực. Họ nói việc xây dựng của Trung Quốc vi phạm một thảo thuận khu vực được nhất trí năm 2002 mà Bắc Kinh cũng ký kết, trong đó hối thúc các bên liên quan không thực hiện xây mới hoặc có bất kỳ bước đi nào nhằm làm gia tăng căng thẳng. Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng trước tuyên bố tại Manila rằng Washington không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào và lập trường của nước này không thay đổi dù các khu vực tranh chấp được gia cố bằng các công trình xây dựng. Đại sứ Triệu còn cho biết, Trung Quốc không biết nguồn gốc của các phao nổi có các ký tự tiếng Trung Quốc được ngư dân Philippines phát hiện gần đây gần bờ biển tây bắc nước này. Đã xuất hiện các nghi ngờ cho rằng các phao nổi đó có thể đã được sử dụng trong quá trình nạo vét và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc. Sau đó, chúng bị trôi dạt vì lý do nào đó, gây trở ngại cho các tàu thuyền. Giới chức lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho hay họ không biết ai sở hữu các phao nổi này. An Bình Theo AP ====================== Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tháng trước tuyên bố tại Manila rằng Washington không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào và lập trường của nước này không thay đổi dù các khu vực tranh chấp được gia cố bằng các công trình xây dựng. Quan điểm của Hoa Kỳ làm lão nhớ đến chuyện ngụ ngôn của La Fontaine: Có hai anh cùng nhìn thấy một con sò, họ tranh nhau và đưa đến quan xử kiện. Quan chia mỗi anh một cái vỏ sò, rồi ngài rắc muối ớt và ăn gỏi cái ruột sò. Hoa Kỳ không công nhận chủ quyền của nước nào ở biển Đông cả. Vì họ đang tranh chấp, chưa được "quốc tế công nhận". Bởi vậy, bay trên đảo mà quân Tàu đang đóng, nhưng thuộc về đảo tranh chấp, coi như chưa có chủ quyền được quốc tế công nhận. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Thú chơi ngông của quý tử giàu nhất Trung Quốc 07:50 ngày 11 tháng 08 năm 2015 Các quý tử thuộc thế hệ giàu có thứ hai của Trung Quốc luôn được cộng đồng mạng “săn sóc” đặc biệt, trong số đó, tai tiếng nhất có lẽ là Vương Tư Thông – con trai của đại tỷ phú Vương Kiện Lâm. Nhắc đến Vương Tư Thông, cộng đồng mạng chỉ nhắc đến thói ăn chơi xa xỉ của “phú nhị đại” 27 tuổi này. Theo Dân Trí ==================== Cái wan trọng là những tay công tử đại gia Tàu này làm thay đổi những hình thái ý thức xã hội Tàu, chính vì sự ngông cuồng của họ. Những gía trị như tính nhân bản, sự chia sẻ đã chết vì sự ngông cuồng của những tay trọc phú lên ngôi. Tôi đã tiếp xúc với những công tử đại gia Việt. Họ rất khiêm tốn và lễ phép. Hai người đều họ Trần. Một ở Thái Bình, con chủ hãng bia Đại Việt; một người ở Hanoi có một khu nhà cao tầng gần Phủ Tây Hồ. Tôi quên mất tên. Có thể họ không giàu bằng tay đại gia Tàu này, nhưng về nhân cách xuất sắc hơn nhiều. Các thế hệ đại gia Tàu hiện nay sẽ có thay đổi. Còn các thế hệ đại gia Việt vẫn có thể tiếp tục phát triển trong tương lai. Kẻ giàu có thì kiêu bạc, quan lại thì tham nhũng, hách dịch, xã hội bất công, dân tình la thán, nội bộ triều đình thì lủng củng. Trung quốc sắp loạn đến nơi. Hãy chờ xem. Đây cũng chính là một xu hướng khả thi để "canh bạc cuối cùng" không kết thúc bằng chiến tranh. Nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế. Trung Quốc trấn áp con nhà giàu ăn chơi sa đọa 13/08/2015 15:19 GMT+7 TTO - Con cái của các gia đình siêu giàu tại Trung Quốc cho chó cưng đeo đồng hồ thông minh Apple Watch bằng vàng, đập phá những chiếc siêu xe như thể đồ chơi, rồi ồn ào khoe của trên mạng xã hội. Một tiểu thư Trung Quốc khoe sự giàu có bằng cách đốt tiền - Ảnh: Weibo Tầng lớp “phú nhị đại” (thế hệ thứ hai giàu có) tại Trung Quốc đang trở thành một hiện tượng xấu khiến dư luận xã hội bức xúc đến nỗi chính phủ nước này quyết định hành động. Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công khai kêu gọi nhà chức trách nỗ lực hơn nữa “để hướng dẫn thế hệ kế cận của các chủ doanh nghiệp tư nhân phải nghĩ về nguồn gốc tài sản họ có và sống một cuộc sống tích cực”. Mặt trận Thống nhất lao động (UFWD) tuyên bố sẽ “hướng giới trẻ giàu có đi theo con đường đúng đắn, yêu nước, sáng tạo, tôn trọng luật pháp, liêm chính và có đóng góp cụ thể cho xã hội”. UFWD nhấn mạnh: “Một số người trẻ giàu có chỉ biết rằng họ giàu mà không biết nguồn gốc tiền bạc mình có. Họ chỉ biết khoe của mà không biết tạo ra tài sản”. Ăn chơi bốc giời Và sau đó Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh đưa tin đưa một thông tin gây xôn xao dư luận. Đó là hơn 70 con cái của các tỷ phú siêu giàu ở tỉnh Phúc Kiến phải tới một trường đào tạo đặc biệt để “nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước”. Những “phú nhị đại” này có độ tuổi trung bình khoảng 27. Trong trường, họ phải học các giá trị của Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Nội quy của nhà trường hết sức nghiêm ngặt. Chỉ cần học viên đi muộn vài phút là sẽ bị phạt vài trăm USD. Số tiền này chỉ là “muỗi” đối với các cậu ấm cô chiêu, nhưng các giáo viên cho biết đó là cách để giúp họ phát triển ý thức trách nhiệm. Thanh niên Bắc Kinh dẫn lời một doanh nhân có con đi học bày tỏ mong muốn con mình sẽ cai được chứng “nghiện” đua siêu xe. Trên thực tế đã từ lâu dư luận Trung Quốc bức xúc với những hành vi ăn chơi sa đọa, ngông cuồng của tầng lớp “phú nhị đại”. Hồi tháng 4, cả Trung Quốc xôn xao khi Nhật báo Thượng Hải đưa tin một nhóm thanh niên “phú nhị đại” mở tiệc tình dục và ma túy chấn động thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Báo chí địa phương đưa tin một người mẫu bán dâm trong bữa tiệc này kiếm được 600.000 NDT (tương đương 93.600 USD). Một vụ xìcăngđan nghiêm trọng là hồi năm 2012, con trai của ông Lệnh Kế Hoạch, cựu phó chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC), lái siêu xe Ferrari gây tai nạn ở Bắc Kinh và tử vong. Trong xe Lệnh Cốc chở hai cô gái khỏa thân. Hồi tháng 4-2015, hai “thiếu gia” con nhà giàu lái xe Lamborghini và Ferrari chạy đua ở Bắc Kinh, đâm vào nhau trong một đường hầm. Trên mạng xã hội, “tiểu thư” Zhang Jiale, 22 tuổi, con gái của doanh nhân Zhang Jun, một ông trùm ngành điện tử, bảo hiểm và địa ốc, thường xuyên khoe những chiếc túi xách hàng hiệu trị giá nhiều chục nghìn USD. Có lần Zhang khoe ảnh ăn mặc như đàn ông, ngồi trong một chiếc máy bay riêng, có sáu cô gái trẻ đẹp vây quanh. Nguyên nhân từ sự cô đơn? Hồi tháng 5, Wang Sicong, con trai của tỷ phú Wang Jianlin giàu nhất Trung Quốc, tung lên mạng xã hội ảnh chó cưng của cậu ta đeo hai chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch bằng vàng ở chân. Wang viết dưới bức ảnh: “Ha ha mình có đồng hồ mới. Lẽ ra mình nên đeo bốn chiếc vì mình có bốn chân mà. Nhưng mà thế thì nhiều quá, nên mình chỉ đeo hai chân vậy thôi. Đeo ít hơn hai thì không xứng tầm mới mình” Wang còn kiêu ngạo: “Mình muốn hỏi mọi người rằng có ai có đồ giống mình không?” Ước tính giá mỗi chiếc đồng hồ Apple Watch bằng vàng có thể lên tới 10.000 USD. Gần đây Wang còn thuê cả một khu nghỉ dưỡng lớn ở Tam Á để tổ chức tiệc tùng mừng ngày sinh nhật thứ 27. Cậu ta thuê ban nhạc nữ Hàn Quốc T-ara để biểu diễn riêng cho cậu ta và bạn bè thưởng thức. Nhật báo Quảng Châu dẫn lời một số chuyên gia xã hội nhận định việc các “phú nhị đại” khoe của, ăn chơi sa đọa có thể là do họ phải sống một cuộc sống cô đơn. “Rất nhiều bậc cha mẹ giàu có chỉ chăm chăm kiếm tiền mà không hề quan tâm đến con cái. Việc thiếu tình cảm của bố mẹ đã khiến những đứa trẻ giàu có hành xử xấu” - một chuyên gia nhấn mạnh. Tác giả Wang Daqi, người mới viết một cuốn sách về “phú nhị đại”, cho biết ông từng phỏng vấn nhiều thanh niên giàu có. Đa phần thiếu sự dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ khi lớn lên. “Họ thường được cho đi học ở nước ngoài, bố mẹ họ cảm thấy có lỗi nên sẵn sàng đổ tiền cho con chi tiêu thoải mái” - ông Wang cho biết. “Họ bị cô lập, tách khỏi cha mẹ khi còn nhỏ và lớn lên thì bị cô lập, tách khỏi những người bình thường trong xã hội. Do đó họ thường quan hệ, ăn chơi với nhau - ông Wang giải thích - Một phú nhị đại tôi phỏng vấn sống xa cha mẹ từ bé, rất ghét cô đơn nên thường tụ tập ăn chơi với bạn bè giàu có. Cậu ta có xe Land Rover, bị đâm nên mua xe Hummer đi cho an toàn. Cậu ta có xe Ferrari nhưng chán nên cho vợ để đi siêu thị hàng ngày”. Siêu xe là niềm đam mê của các phú nhị đại - Ảnh: Weibo Zhang Jiale (phải), con gái một tỷ phú siêu giàu, khoe máy bay riêng - Ảnh: Weibo Zhang Jiale còn khoe những loại hàng hiệu đắt tiền - Ảnh: Weibo Chó cưng của thiếu gia Wang Sicong đeo hai chiếc đồng hồ Apple Watch bằng vàng - Ảnh: Weibo NGUYỆT PHƯƠNG ================= "Cống hỉ", "méc sì" đây thuộc cả. Chẳng sang Tàu, tớ cũng đếch sang Tây. Tuy nhiên, tớ phải khách quan mà phát biểu rằng: Tớ chưa thấy con các đại gia Tây bị tai tiếng ăn chơi như thế này. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Hiểm họa chiến tranh tiền tệ 13/08/2015 05:49 Cuộc chạy đua phá giá đồng tiền giữa các cường quốc kinh tế trong thập niên 1920 và 1930 là trường hợp kinh điển của chiến tranh tiền tệ. Nước Đức thời lạm phát phi mã vào thập niên 1920 - Ảnh: rarehistoricalphotos.com Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất trong thế kỷ 20 diễn ra một cách ngoạn mục vào năm 1921, khi bóng ma của Thế chiến thứ nhất còn lởn vởn. Cuộc chiến xảy ra với nhiều vòng đấu trên khắp 5 châu lục và những dư âm kéo dài đến tận thế kỷ 21. Đây là thời kỳ các cường quốc thay phiên phá giá đồng tiền, với những chính sách được mô tả là “bần cùng hóa lân bang” hay “lợi mình hại người” (beggar-thy-neighbor). Đức, nước bại trận trong Thế chiến thứ nhất, là quốc gia đầu tiên ra đòn vào năm 1921 với một đợt lạm phát được Ngân hàng Trung ương Đức (Reichsbank) tính toán nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh nhưng rốt cuộc đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát để phá hủy nền kinh tế bị kìm kẹp bởi gánh nặng chiến phí. Năm 1922, Reichsbank đã phải điên cuồng in tiền để trả lương cho các nhân viên nhà nước và công nhân nghiệp đoàn. Thậm chí, để tiết kiệm mực in, người ta chỉ in tiền ở một mặt giấy. Hậu quả là một USD khi ấy có giá trị lớn đến nỗi các du khách Mỹ không thể tiêu xài nó vì các chủ cửa hiệu không tìm đâu ra được hàng triệu mark để thối lại. Trong cuốn Currency Wars: The Making of the Next Global Crisis (tạm dịch: Chiến tranh tiền tệ: Cuộc khủng hoảng toàn cầu kế tiếp đang thành hình), tác giả James Rickards kể rằng thực khách tại các nhà hàng ở Đức thời đó thường đề nghị được trả tiền trước vì biết chắc giá sẽ tăng cao hơn nhiều sau khi họ kết thúc bữa ăn. Trước tình hình hỗn loạn về kinh tế, Pháp và Bỉ đã đưa quân chiếm đóng vùng Ruhr ở phía bắc Đức vào năm 1923 để buộc nước này trả chiến phí. Vòng xoáy trả đũa Năm 1925, đến lượt Pháp phá giá đồng nội tệ (franc) trước khi quay trở lại với bản vị vàng, qua đó chiếm được lợi thế xuất khẩu so với Anh và Mỹ, vốn trở lại với thước đo vàng theo tỷ giá trước chiến tranh. Như những gì thể hiện trong bộ phim Nửa đêm ở Paris của Woody Allen, kiều dân Mỹ sống rất xa hoa tại Pháp vào giữa thập niên 1920 bởi tình trạng lạm phát phi mã ở nước này. Một người Mỹ với một ít tiền bằng USD có thể đến Pháp và sống cuộc sống của một ông hoàng, theo Rickards. Trong khi đó, sau nhiều năm ngậm đắng nuốt cay chịu cảnh suy thoái vì quyết định phục hồi hệ thống bản vị vàng trước năm 1914 của Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill, Anh từ bỏ kim loại này vào năm 1931 để giành lại những gì đã mất vào tay Pháp năm 1925. Nước Đức tạm trút gánh nặng vào năm 1931 khi Tổng thống Mỹ Herbert Hoover ký lệnh hoãn trả nợ chiến phí. Sau năm 1933, với sự trỗi dậy của Adolf Hitler, Đức từ từ đi theo lối riêng và rút khỏi giao dịch thương mại thế giới, trở thành nền kinh tế tự cấp tự túc, mặc dù vẫn duy trì liên hệ với Áo và Đông Âu. Mỹ bắt đầu tham chiến năm 1933, khi phá giá USD đối với vàng và giành lại lợi thế cạnh tranh về giá xuất khẩu đã mất vào tay Anh năm 1931. Lúc này, lại đến lượt đi của Pháp và Anh. Năm 1936, Paris từ bỏ bản vị vàng trong khi London phá giá bảng Anh thêm lần nữa để giành lại lợi thế mất vào tay USD năm 1933. Kết quả của cuộc chiến tranh tiền tệ này dĩ nhiên là một trong những đợt suy thoái tồi tệ nhất của lịch sử thế giới - Đại suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt và sản xuất công nghiệp sụp đổ, tạo ra thời kỳ tăng trưởng từ rất yếu tới âm. Các nền kinh tế lớn trên thế giới cùng chạy đua xuống vực thẳm, gây ra gián đoạn thương mại, sụt giảm sản lượng và sinh ra đói nghèo. Tình trạng bấp bênh đó đổ thêm dầu vào lửa cho các xu hướng cực đoan về chính trị, với những hậu quả không thể rõ ràng hơn. Chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất không được giải quyết dứt điểm cho đến tận Thế chiến thứ hai và Hội nghị Bretton Woods năm 1944. Bản chất mong manh của hệ thống tiền tệ quốc tế thời kỳ ấy biến chiến tranh tiền tệ lần thứ nhất trở thành câu chuyện cảnh tỉnh cho ngày nay, khi thế giới một lần nữa đối mặt với thách thức lớn về kinh tế toàn cầu. Công Chính ==================== Theo bài trên thì phá giá đồng tiền được coi là vũ khí chủ yếu khơi mào "Chiến tranh tiền tệ", nhằm đem lại lợi thế cho quốc gia phá giá đồng tiền. Nhưng xét từ góc độ Lý học Việt, nước Tàu lại sai lầm chính vì áp dụng chiêu thức cổ điển này. Bởi vì trong thế giới hội nhập ngày nay, những mối quan hệ xã hội từ cá nhân đến quốc gia đã thay đổi sâu sắc. "Quân tử tùy thời biến Dịch", đây là một nguyên lý căn bản của Lý học Việt. Người Tàu đọc được câu này, nhưng không thể hiểu nội dung sâu sắc của nó. Nhưng thôi, lão Gàn không phân tích - "Không can thiệp vào chuyện thế gian. Nhưng ủng hộ hòa bình thế giới". Hì! Tuy nhiên, sự phá giá đồng tiền Tàu là điểm khởi đầu cho việc chứng nghiệm lời tiên tri Ất Mùi 2015 của lão Gàn: "Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái vào nửa cuối năm". Và lời tiên tri ngoại lệ cho năm tới là: "Năm tới Bính Thân 2016 - thế giới tiếp tục rơi vào cơn sóng khủng hoảng toàn cầu". Lão Gàn cũng nhắc lại rằng: Các doanh nghiệp Việt nên củng cố tổ chức và định hướng phát triển, để tồn tại và phát triển trong sự khủng hoảng này. Khủng khoảng là nói chung, ai khôn ngoan vẫn thắng thế và coi đó là cơ hội phát triển. Trong Tử Vi Lạc Việt có một cách là "Loạn thế phùng quân". Đây không chỉ mô tả một cách cục trong Tử Vi Việt, như là một định mệnh, mà còn là mô tả cho một cơ hội cho những người có bản lĩnh. Chúc quý vị thành công. Một thí dụ về Venezuela bị phá giá đồng tiền - trong nội dung bài viết dưới đây - nhưng không cứu vãn được gì cho nền kinh tế này. Do đó, việc Trung quốc hạ giá đồng Nguyên, nó chỉ thể hiện một nước "cờ bí, dí tốt". Đang ngồi xe, oai như cụ Khiết nhà ta. Nay "xuống xe, đi bộ" tất nhiên "cờ bí, dí tốt" là phải. ==================== Thế giới tiếp tục thừa dầu, ông lớn nào lo sốt vó? (Tin tức 24h) - Thông tin thế giới thừa dầu sẽ kéo dài tới cuối năm sau khiến một số quốc gia mà kinh tế phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu dầu lo sốt vó. Kịch bản giá dầu 40 USD/thùng:Cán cân quyền lực Mỹ-Nga thay đổi Giá dầu giảm sâu: Nga thoát hiểm nhờ bắt tay Arập Xêút? Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng dầu tồn kho ở mức kỷ lục của thế giới sẽ tiếp tục tăng thêm, bất chấp nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2015 tăng mạnh nhất trong 5 năm và nguồn cung dầu của các nước ngoài Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) sẽ giảm lần đầu tiên kể từ năm 2008 vào năm tới. Theo tổ chức này, phải đến quý 4/2016 thì tồn kho dầu của thế giới mới ngừng tăng. Thậm chí, điều này sẽ xảy ra muộn hơn nếu lệnh trừng phạt đối với ngành dầu lửa của Iran được dỡ bỏ sau thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các cường quốc hồi tháng trước. Chốt phiên giao dịch ngày 11/8 trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2015 giảm 1,88 USD xuống 43,08 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng thời điểm giảm 1,23 USD xuống 49,18 USD/thùng. Trong phiên giao dịch sáng 12/8 tại Singapore, giá dầu WTI giao tháng Chín giảm tiếp 5 cent xuống còn 43,03 USD/thùng, còn giá dầu Brent giảm 35 cent xuống còn 48,83 USD/thùng. Những dự báo của IEA cùng những diễn biến trên thị trường dầu thô thế giới khiến một số quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc lớn vào việc xuất khẩu dầu mỏ lo lắng. Nền kinh tế Nga thêm bi quan khi tiếp tục đón nhận những thông tin từ thị trường dầu mỏ Nga được đánh giá là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất trong những đợt giá dầu giảm mạnh vừa qua. Nước Nga vốn xây dựng kế hoạch tài chính ba năm 2015 – 2017 là 100 USD/ thùng và vào năm ngoái, trong buổi họp báo thường niên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phủ nhận khả năng nước Nga sẽ vỡ nợ nếu như giá dầu tiếp tục hạ vào năm tới. Ông thậm chí còn khẳng định nước Nga vẫn có thể phát triển thịnh vượng với giá dầu chỉ 60 USD/ thùng. Tuy nhiên, đã 11 tháng qua giá dầu thế giới rơi xuống dưới mức 100 USD/thùng và thời điểm này đã giảm xuống sát mức 40 USD/thùng, mức thấp nhất trong 6 năm. Giới phân tích đã cảnh báo nền kinh tế Nga, đất nước có khoảng 50% nguồn thu ngân sách đến từ việc xuất khẩu dầu thô và khí đốt, sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi giá dầu rơi xuống 40 USD/thùng. Theo đó, nguồn vốn của nước Nga bị thâm hụt gần 600 tỷ rúp và tỷ lệ nợ xấu tăng gấp 2 lần. Tác động của giá dầu xuống 40 USD/thùng sẽ đặc biệt nghiêm trọng, làm suy yếu đồng rúp xuống còn 65 đồng đổi một USD vào cuối năm 2015, khiến kinh tế Nga bị suy giảm tới 5% trong năm nay và 1% vào năm 2016. Tình hình đối với Venezuela càng nghiêm trọng hơn khi 95% nguồn thu ngân sách dựa vào xuất khẩu dầu lửa, nguy cơ vỡ nợ đang hiện rõ. Giá dầu rớt mạnh kéo theo đồng Bolivar của Venezuela cũng giảm giá. Vào năm 2012, 1 USD chỉ đổi được 10 Bolivar trên “chợ đen”. Vào thời điểm Tổng thống Nicolas Maduro nhậm chức vào tháng 4/2013, 24 Bolivar “ăn” 1 USD. Đến tháng 1 năm nay, phải 173 Bolivar mới tương đương 1 USD. Đến tháng 5/2015, 1 USD đổi được tới 300,72 Bolivar trên thị trường tự do. Năm nay, hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới là Moody’s và Standard & Poor’s đã cắt giảm mạnh điểm tín nhiệm của Venezuela dưới ngưỡng khuyến nghị đầu tư. “Chúng tôi nhận thấy rủi ro vỡ nợ của Venezuela do giá dầu sụt giảm”, các nhà phân tích của BBH cảnh báo trong một báo cáo mới đây. Kịch bản giá dầu 40 USD/thùng: Nga thiệt hại nặng hơn Mỹ An Nhiên (Tổng hợp) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 8, 2015 Donald Trump: Trung Quốc giàu sang nhờ Mỹ, nhưng vô ơn Nguyễn Hường 13/08/15 11:10 Thảo luận (0) (GDVN) - Ứng cử viên tranh chức Tổng thống của đảng Cộng hòa, Donald Trump chỉ trích Trung Quốc giàu sang nhờ Mỹ nhưng lại vô ơn. Philippines: Không cần đặc biệt mời Trung Quốc tham dự APEC 2015 "Chưa áp ADIZ Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không ký COC, ASEAN nên chủ động" "Trục Mỹ-Việt-Trung, Tam Quốc diễn nghĩa thời hiện đại" Ứng cử viên tranh chức Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump, hôm 11/8 lên tiếng chỉ trích Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ và cảnh báo động thái này có thể gây ra tác động "tàn phá" đối với nước Mỹ. Tỷ phú, ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh Rian. Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với CNN, tỷ phú Trump cho rằng: "Họ (Trung Quốc) muốn tiêu diệt chúng ta. Họ tiếp tục phá giá đồng tiền của mình và sẽ làm như vậy trong tương lai để giảm mạnh mạnh đồng nhân dân tệ. Và điều đó sẽ gây ra tác động tàn phá đối với chúng ta".Trong cuộc phỏng vấn, ông Trump cũng nói rằng Trung Quốc đã nhờ giàu sang nhờ Mỹ và những việc làm nó hút ra khỏi nước Mỹ.Theo Reuters, chủ đề tranh luận chính của ông Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng chính là Trung Quốc. Kể từ khi khởi động chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã hứa hẹn sẽ nói chuyện với Bắc Kinh để giải quyết các vấn đề kinh tế gai góc giữa hai nước.Donald Trump là một trong những ứng cử viên nổi bật nhất của đảng Cộng hòa, hiện đang giành được 24% số phiếu tín nhiệm, mức cao nhất trong số những đại diện khác của đảng này cùng tham gia tranh cử Tổng thống. Trung Quốc gần đây đã cho công bố một loạt các biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ đến mức tối đa so với đồng đô la Mỹ trong vòng hai thập niên gần đây.Động thái này của Bắc Kinh là nhằm để tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa Trung Quốc trên thị trường quốc tế trong bối cảnh đã bị tăng giá nhiều do đồng tiền của nước này tăng giá. Trong tháng 7, do giá của đồng nhân dân tệ cao khiến xuất khẩu của Trung Quốc giảm 8%. Tờ Sputnik dẫn lời chuyên viên kinh tế Lawrence Brahm sáng lập gia Himalayan Consensus Institute cho biết, việc Trung Quốc thả nổi tiền tệ có thể được xem là một bước lùi để tiến xa hơn nữa, phục vụ tham vọng đưa đồng tiền của nước này trở thành một đồng dự trữ bên cạnh các đồng tiền khác. Động thái này cho phép Bắc Kinh dễ dàng hình thành lại một cấu trúc tài chính mới, trong đó cho phép mở rộng việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong giao dịch thương mại với các thành viên của cấu trúc mới, dẫn đến thực tế là nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền thay thế trong giỏ ngoại tệ dự trữ. Nguyễn Hường ============== Donald Trump: Trung Quốc giàu sang nhờ Mỹ, nhưng vô ơn Ngài tỷ phú Donald Trump phát biểu câu này tỏ ra có một nhận thức đúng. Nhưng ngài Obama nói câu tương tự và còn hay hơn: "Trung Quốc ngồi chung xe với chúng ta lâu lắm rồi". Tất nhiên với hình tượng ngồi chung xe thì chứng tỏ ngài Obama đã có biện pháp: Đuổi Trung Quốc "Xuống xe đi bộ". Còn ngài thì than qúa trời, mà lại không thấy có biện pháp nào cả. Là một tỷ phú Hoa Kỳ, đáng lý ngài phải chứng tỏ bản lĩnh kinh tế, nếu được làm tổng thống trong việc đối phó với các quốc gia muốn chống lại Hoa Kỳ về kinh tế. Nay ngài lại chỉ biết ta thán. Bởi vậy, lão đã phát biểu rằng: Nếu là công dân Hoa Kỳ, sẽ không bỏ phiếu cho ngài Donald Trump. Bây giờ người Mỹ mới thấy Trung Quốc vô ơn à?! Cái này các vị nên tham khảo kinh nghiệm từ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết - gọi tắt là Liên Xô, tức nước Nga ngày nay - đồng minh đầu tiên của Trung Quốc. Lão gợi ý để nước Mỹ có thể chọn một ứng cử viên tổng thống xứng đáng nha: Bà cựu ngoại trưởng Raice. PS: Nước nào mà bắt chước Tàu mà cũng phá giá đồng tiền của mình thì hãy suy nghĩ kỹ nha. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2015 CNRP nên chấm dứt trò hề về bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia Hồng Thủy 13/08/15 10:20 Thảo luận (0) (GDVN) - Việc xác minh bản đồ từ 4 nguồn: Chính phủ, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ và thư viện Pháp cho thấy chúng giống nhau, vì vậy đây là thông tin tốt.... Hiệp định về vùng nước lịch sử và lời nhắn Thủ tướng Hun Sen Bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia của CPP và CNRP giống hệt nhau Tranh chấp nổi lên trên vịnh Thái Lan và vấn đề đường Brévié Tiến sĩ Sok Touch. Ảnh: The Cambodia Daily. Khmer Times ngày 12/8 đưa tin, một nhà phân tích hàng đầu về các vấn đề gây tranh cãi trong phân định biên giới Việt Nam - Campuchia hôm 11/8 cảnh báo rằng, việc phe đối lập CNRP từ chối công nhận kết quả đối chiếu bản đồ CNRP cung cấp với bản đồ chính phủ dùng đàm phán với Việt Nam do Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia tiến hành có thể phản tác dụng. Ou Virak, người sáng lập Diễn đàn Future cho biết, những phát hiện bởi nhóm nghiên cứu bản đồ của Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia do Tiến sĩ Sok Touch làm trưởng nhóm trong tuần này nên kết thúc những "tranh cãi vặt vãnh" giữa CNRP với CPP về bản đồ sử dụng để phân định biên giới Việt Nam - Campuchia. Tuy nhiên CNRP đã từ chối công nhận kết quả này, mặc dù đã được Tiến sĩ Sok Touch mời cử đại diện đến tham dự nhưng không có ai từ CNRP có mặt trong buổi công bố kết quả hôm Thứ Ba. "Thật đáng tiếc khi CNRP không nhận ra những kết quả nghiên cứu này", ông Virak nhấn mạnh, CPP và CNRP nên làm việc với nhau và ngừng tranh cãi trong một vấn đề quan trọng như thế. Ông lưu ý, các quan chức CNRP có thời gian ra tận biên giới với Việt Nam nhưng lại quá bận để cử đại diện xác minh các kết quả nghiên cứu theo lời mời của Tiến sĩ Sok Touch, trong khi CNRP không có chuyên gia của riêng mình về vấn đề biên giới. Kết quả đối chiếu bản đồ của nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia là rất quan trọng bởi CNRP đã cáo buộc chính phủ sử dụng bản đồ "có lợi cho Việt Nam" trong đàm phán, phân giới giữa 2 nước. Virak cho rằng CNRP cần phải thay đổi, xu hướng đối đầu sẽ chỉ gây thiệt hại cho chính đảng này khi cử tri tự rút ra kết luận cho riêng mình. Tiến sĩ Sok Touch được Khmer Times dẫn lời nói rằng: "Đây là một nỗi đau cho các nhà nghiên cứu khi các chính trị gia sử dụng những chứng cứ kiểu này. Thứ Sáu này (14/8) chúng tôi sẽ tổ chức đối chiếu bản đồ một lần nữa và cả hai đảng CNRP, CPP đều được mời cử đại diện tham dự. Nếu họ không tham gia với chúng tôi một lần nữa hoặc không công nhận kết quả, thì điều đó có nghĩa là gì?" Hong Sokhour, một thượng nghị sĩ của CNRP cho biết ông ta quá bận rộn với các công việc khác nên đã không tham dự được buổi đối chiếu bản đồ hôm Thứ Ba. Ông này cũng không nói có tham dự buổi đối chiếu bản đồ công khai tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia ngày mai hay không. The Cambodia Daily ngày 13/8 cho biết, theo Tiến sĩ Sok Touch thì không chỉ bản đồ của CNRP và bản đồ chính phủ Campuchia dùng đàm phán phân giới với Việt Nam giống hệt nhau, mà chúng còn giống cả bản đồ do Thư viện Quốc hội Mỹ và Pháp cung cấp. Tuy nhiên chúng có điểm khác khác với bản đồ Liên Hợp Quốc cho mượn. "Các bản đồ mà tôi nhận được từ chính phủ, CNRP, từ Mỹ và từ Pháp giống hệt nhau, ngoại trừ các bản đồ Liên Hợp Quốc cho mượn. Tôi sẽ tổ chức một cuộc họp báo ngày Thứ Sáu này để mọi người có thể nhìn thấy chúng", Tiến sĩ Sok Touch cho biết. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon nói rằng tổ chức này không tìm thấy bản đồ gốc thể hiện biên giới Việt Nam - Campuchia còn gọi là bản đồ Hiến pháp mà Norodom Sihanouk đã nộp lưu chiểu năm 1964. Tuy nhiên Liên Hợp Quốc tìm thấy và cho Campuchia mượn bản đồ Sihanouk nộp cho Liên Hợp Quốc kèm đơn khiếu nại về việc Mỹ ném bom trên lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Đông Dương lần 2 (Chiến tranh Việt Nam). Người phát ngôn đảng CPP cầm quyền Sok Eysan cho biết: "Việc xác minh bản đồ từ 4 nguồn: Chính phủ, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ và thư viện Pháp cho thấy chúng giống nhau, vì vậy đây là thông tin tốt để xóa bỏ những nhầm lẫn trong công chúng và phản bác luận điệu xuyên tạc của những người vu cáo chính phủ sử dụng bản đồ giả. Bản đồ của chính phủ giống hệt bản đồ của những người buộc tội chính phủ từ CNRP, vì vậy nó có thể xóa bỏ những cáo buộc vô lý nhằm vào chính phủ." Trước đó trong phiên họp Nội các ngày 24/7 chính Thủ tướng Campuchia Hun Sen thừa nhận rằng ông Norodom Sihanouk đã chỉ thị cho các quan chức phụ trách vấn đề biên giới Campuchia cạo sửa một số trong 26 mảnh bản đồ bonne do Sở Địa dư Đông Dương phát hành từ 1933 - 1953 trước khi đem đi đàm phán với Việt Nam. Tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết, Việt Nam đã phát hiện được những mảnh bản đồ Campuchia cạo sửa và yêu cầu họ thay thế các mảnh bản đồ bonne nguyên vẹn. Campuchia đã thực hiện yêu cầu này và tiến hành đàm phán, phân giới với Việt Nam trên bản đồ đúng tinh thần thỏa thuận chung giữa hai nước, cụ thể mời quý độc giả theo dõi TẠI ĐÂY. Về nguyên tắc, quy trình đàm phán, phân định biên giới Việt Nam - Campuchia trên bộ diễn ra như thế nào đã được Tiến sĩ Trần Công Trục phân tích TẠI ĐÂY, mời quý độc giả quan tâm theo dõi. Hồng Thủy ==================== Những chính khứa đối lập ở Campuchia có lẽ họ đi theo quan điểm "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý"? Họ nên biết rằng: Trên thiên đường không có dân chủ. Địa ngục còn khủng hơn. Thời diệt chủng Polpot cũng mới chỉ là ví dụ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2015 Tân tư lệnh Hải quân Philippines bất ngờ nói tốt về Trung Quốc ở Biển Đông Đông Bình (nguồn báo Nhân Dân, Trung Quốc) 14/08/15 08:12 Thảo luận (0) (GDVN) - Tướng hải quân Philippines cho rằng Trung Quốc không bành trướng, bảo vệ lợi ích ở Biển Đông trở thành cái cớ để chuyên gia Trung Quốc làm trò cười. Anh kêu gọi tự do hàng hải Biển Đông, ghét duyệt binh khoe vũ lực Trung Quốc là kẻ xâm lược, Mỹ có 3 tuyệt chiêu để chiến thắng Báo Mỹ: Không cần phải kinh ngạc về "tàu sân bay không chìm" Trung Quốc Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc ngày 13 tháng 8 dẫn tờ "Philippines Star" ngày 11 tháng 8 đưa tin, Tổng thống Philippines Benigno Aquino ngày 10 tháng 8 đã tham dự lễ nhậm chức Tư lệnh Hải quân, bổ nhiệm chuẩn Đô đốc Caesar Taccad làm Tư lệnh Hải quân, thay thế trung tướng Jessie Milan nghỉ hưu. Tân Tư lệnh Hải quân Philippines Caesar Taccad Khi hỏi về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, ông Caesar Taccad nói rằng: "Tình hình hiện nay tốt hơn trước đây", Philippines đang tiến hành trao đổi với Trung Quốc, nỗ lực duy trì chung sống hòa bình, giải quyết vấn đề. Nhưng chuẩn tướng Caesar Taccad bất ngờ nói: "Trung Quốc đã hiện diện ở khu vực Biển Đông từ lâu, không tiến hành bành trướng, chỉ là đang bảo vệ lợi ích Biển Đông mà Trung Quốc coi trọng". Điều này được Trương Quân Xã, một chuyên gia được Bắc Kinh thường xuyên sử dụng để tuyên truyền, như vớ được vàng, đã tận dụng tối đa, la lên rằng: "Phát biểu của Caesar Taccad đã nói lên sự thật của vấn đề Biển Đông hiện nay, là 'phát biểu dựa vào sự thực' hiếm có của chính quyền Philippines trong những năm gần đây, là tỏ thái độ tương đối khách quan của không nhiều quan chức cấp cao Philippines". Trương Quân Xã cho rằng, Trung Quốc hiện diện ở khu vực Biển Đông đã lâu là một sự thực. Thậm chí, qua đây, ông Xã còn tiếp tục đánh lừa nhân dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế: "Các hòn đảo ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Đông Sa, Trung Sa (có bãi cạn Scarborough - cướp từ tay Philippines vào năm 2012) đều do Trung Quốc phát hiện và đặt tên sớm nhất, khai thác và quản lý sớm nhất, tiến hành quản lý chủ quyền liên tục sớm nhất". Tân Tư lệnh Hải quân Philippines Caesar Taccad tại lễ nhậm chức Ông Xã khẳng định xanh rờn: "Dựa theo quy định của luật pháp quốc tế, chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo ở Biển Đông có chứng cứ đầy đủ, rất nhiều nước cũng thừa nhận đối với vấn đề này". "Ngoài ra, Trung Quốc thực sự không tồn tại bành trướng ở khu vực Biển Đông, xây dựng đảo cũng là tiến hành bảo vệ bình thường trên lãnh thổ của Trung Quốc, nhằm thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế và bảo vệ chủ quyền, quyền lợi biển quốc gia của Trung Quốc". Như vậy, Trương Quân Xã đại diện cho kẻ bành trướng lãnh thổ Trung Quốc như "vớ được phao cứu sinh" ra sức tuyên truyền xuyên tạc về chủ quyền và các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông - PV. Trung Quốc chẳng có bằng chứng nào thuyết phục khẳng định chủ quyền đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Chỉ có bằng chứng Trung Quốc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995, cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines vào năm 2012 và đang tiếp tục bành trướng quân sự ở Biển Đông hiện nay - PV. Không biết tướng Caesar Taccad nghĩ gì mà lại nói về Trung Quốc ở Biển Đông như vậy, nhất là khi Trung Quốc đang tìm mọi cách o ép Philippines, muốn cướp cả vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Philippines và các nước khác ở Biển Đông. Ngoài ra, Philippines còn đang nỗ lực kiện Trung Quốc tại tòa án trọng tài quốc tế - PV. Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Trương Quân Xã còn tiếp tục tung hô luận điệu của giới cầm quyền bành trướng Trung Quốc là dùng đảo nhân tạo ở Biển Đông để thực hiện “trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế (nước lớn)”. Thật không thể tưởng tượng nổi loại luận điệu lố bịch lên đỉnh điểm này. Không thể có cái kiểu dùng đồ ăn cướp để phục vụ cho việc nghĩa được - PV. Phát biểu của tướng Caesar Taccad đã bị Trương Quân Xã lợi dụng triệt để nhằm mục đích lừa đảo. Trương Quân Xã thậm chí nói rằng, phát biểu này đã "đại diện" cho thái độ của chính quyền Philippines, ông lên làm Tư lệnh Hải quân "có lợi" cho hòa dịu quan hệ Trung Quốc-Philippines. Nhưng, ông Xã cho rằng, điều này có làm thay đổi căn bản lập trường "khiêu khích" của Chính phủ Philippines trong vấn đề Biển Đông hay không vẫn phải đợi quan sát. Theo Trương Quân Xã, phát biểu của tướng Caesar Taccad cũng "có lợi" cho cộng đồng quốc tế "nhận thức đúng đắn" về thực chất của tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, cho thấy "Trung Quốc hoàn toàn không giống như quan chức cấp cao Mỹ nói - tức là Trung Quốc thông qua đe dọa vũ lực, tiến hành bành trướng ở Biển Đông". Trên thực tế, cộng đồng quốc tế chẳng ai thừa nhận chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông, phần lớn coi các hành động xây đảo nhân tạo, quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông là đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, trong đó có tự do hàng hải, tự do bay - PV. Năm 2012, Trung Quốc cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc liếm sát bờ biển của các nước ven Biển Đông. Theo bài báo, một nghị sĩ tham gia lễ nhậm chức của tướng Caesar Taccad cho rằng, ở lân cận tàu chiến cũ của Philippines để ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) có một tàu cảnh sát biển Trung Quốc thả neo (bất hợp pháp), sẵn sàng chiếm bãi Cỏ Mây khi tàu chiến cũ của Philippines tan rã. Trương Quân Xã nói lại quá trình Philippines đòi yêu sách chủ quyền đối với bãi Cỏ Mây, đồng thời ngang nhiên tuyên bố bãi Cỏ Mây "thuộc chủ quyền của Trung Quốc". Ngoài ra, Trương Quân Xã cho rằng hoạt động (bất hợp pháp) của tàu cảnh sát biển ở vùng biển bãi Cỏ Mây là "hành vi bình thường", là để "bảo vệ chủ quyền quốc gia". Rằng, Trung Quốc không điều tàu chiến đến cho thấy Trung Quốc "không muốn dùng lực lượng quân sự để làm leo thang tranh chấp". Ông ta cho rằng, từ lâu, Trung Quốc đều điều tàu hải giám, tàu ngư chính tiến hành tuần tra (bất hợp pháp) ở khu vực bãi Cỏ Mây, sau này, Trung Quốc cũng nên tiếp tục tăng cường tuần tra (bất hợp pháp) vùng biển Trường Sa, cho rằng "ngoài bảo vệ quyền lợi biển, còn ngăn chặn nước khác tiếp tục xâm chiếm đảo đá ở Trường Sa". Như vậy, chuyên gia Trung Quốc đã lợi dụng phát biểu của Tân Tư lệnh Hải quân Philippines, được đà tung ra miệng lưỡi bày trò hề với thiên hạ, đúng là một trò lố bịch của thế kỷ 21 mang đặc sắc Trung Quốc - PV. Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức tập trận đổ bộ quy mô lớn, có sự tham gia của nhiều binh chủng ở Biển Đông, đe dọa vũ lực đối với láng giềng. Đông Bình (nguồn báo Nhân Dân, Trung Quốc) ====================== Híc! Điếu mựa! Sao nhiều thằng ngu thấy lỏng luôn. Các ngu giả thân mến! Nếu quý vị hiểu được rằng: Ý muốn con người hoàn toàn chủ quan và chỉ có quy luật vũ trụ mới là thực tế quyết định, thì chắc các người sẽ rất khiêm tốn. Lão Gàn quảng cáo rằng: Năm nay và nhiều năm tiếp theo, những tương tác vũ trụ - mà một trong những thành tố thể hiện của nó là thiên tai, sẽ rất khủng khiếp. Lão nghĩ rằng: Nhưng thành tố tương tác quen gọi là thiên tai này, đủ làm cho ngay cả con bò cũng phải thức tỉnh trí thông minh của nó. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2015 Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông (Vietnam+)lúc : 09/08/15 05:51 Máy bay tuần tra Beechcraft TC-90 của Không quân Nhật Bản. (Nguồn: Reuters) ==================== Can dự cho nó zdui. Chủ yếu là thể hiện, chém gió là chính. Ló lặng zdìa chính trị nhiều hơn. Hôm lay, não hé nộ một tý nhoa: "Nếu" - nhớ là có chữ "nếu" đấy nha - "Nếu chiến tranh xảy ra thì nó sẽ bắt đầu từ Đài Loan". Quý zdị và anh chị em xem kỹ lại bức tranh, mà lão đặt tên là "Canh bạc cuối cùng": Họ đánh bạc trong một ngôi nhà bên bờ biển treo ảnh ngài Tôn Trung Sơn. Lúc ấy, lão sẽ lên diễn đàn lyhocdong phuong và Fb của lão, khuyên: "Các bên hãy bình tĩnh, mọi việc đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao". Hì! Diplomat: Trung Quốc chuẩn bị sẵn kịch bản chiếm Đài Loan 13/08/15 14:37 Cuộc tập trận tấn công tòa nhà mô phỏng dinh Tổng thống Đài Loan của quân đội Trung Quốc cho thấy giới lãnh đạo Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ lực và quân sự để đạt được các mục tiêu chính trị. Nội dụng trong Sách Trắng quốc phòng 2015 của Trung Quốc đã đặt ra tiêu chí hàng đầu là tăng cường tổ chức các "cuộc diễn tập mang tính thực tế. Theo đó, quân đội Trung Quốc sẽ chú trọng tới các cuộc huấn luyện chiến đấu trong điều kiện và bối cảnh thực tế". Theo tạp chí The Diplomat, bản phân tích hồi tháng 2/2015 của chuyên gia Gary Li tại Jamestown Foundation, Viện nghiên cứu có trụ sở ở Washington DC, đã chỉ ra những yếu kém trong công tác huấn luyện của quân đội Trung Quốc và mối quan tâm chiến lược của giới lãnh đạo Bắc Kinh kể từ năm 2013. Ông Li đã nhắc lại quyết định vào năm 2014 của Quân ủy trung ương Trung Quốc về việc "chú trọng cải thiện tính thực tế trong các cuộc tập trận quân sự". Và căn cứ huấn luyện quân sự Zhurihe tại khu tự trị Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc được chọn làm nơi thực hiện kế hoạch trên. Sự tương đồng giữa dinh Tổng thống Đài Loan ở Đài Bắc (hình trên) và tòa nhà mô phỏng ở căn cứ huấn luyện quân sự Zhurihe của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn trùng hợp với thông tin mà báo chí Trung Quốc và Đài Loan đưa tin hồi tháng Bảy về việc Bắc Kinh cho xây dựng một tòa nhà mô phỏng dinh Tổng thống ở thành phố Đài Bắc ngay trong căn cứ Zhurihe để phục vụ diễn tập. Hình ảnh về cuộc diễn tập này cũng đã được đăng tải trên sóng truyền hình Trung Quốc. Liên quan tới tính thực tế trong tập trận quân sự, nếu Trung Quốc muốn tấn công đánh chiếm Đài Loan, Bắc Kinh cần xây dựng kế hoạch chi tiết, chủ động và sử dụng một lực lượng đặc nhiệm. Đây sẽ là lực lượng được quân đội Trung Quốc đào tạo những kỹ năng chiến đấu chuyên sâu như đột nhập trên không. Mỗi năm, Trung Quốc chỉ đào tạo cho khoảng 500 – 1.000 binh sĩ thực hiện nhiệm vụ chính trị nhạy cảm là tấn công văn phòng Tổng thống của các nước. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn xem lục quân là lực lượng tiềm năng để huy động nếu muốn đánh chiếm Đài Loan và thường xuyên cho tổ chức các cuộc diễn tập giả định ở khu vực ngoại ô. Song hiện nay, lục quân Trung Quốc đang phải cạnh tranh với các lực lượng không quân, hải quân và tên lửa để giành nguồn ngân sách đầu tư ưu tiên từ chính phủ. Theo Diplomat, việc quân đội Trung Quốc cho phát sóng hình ảnh liên quan tới cuộc tập trận mô phỏng dinh Tổng thống Đài Loan ở căn cứ Zhurihe không phải là sự vô tình mà hoàn toàn có chủ đích ngay trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan vào ngày 16/1/2016. Thậm chí, một số lãnh đạo Trung Quốc trong lực lượng vũ trang, lục quân và văn phòng thông tin Quân ủy trung ương, cũng đã có những lời bình luận bóng gió về cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan sắp tới. Nói cách khác, thông qua cuộc tập trận hồi tháng Bảy, Quân ủy trung ương muốn nhắc nhở cả Đài Loan và giới quan chức Trung Quốc rằng phương án tấn công quân sự đánh chiếm Đài Loan vẫn không hề bị loại bỏ mà đang nằm trên bàn thảo luận. Do đó, "cuộc tập trận tấn công giả định nhằm vào Đài Loan" nên được xem là "hành động công kích cấp độ mới" của Bắc Kinh với Đài Bắc. Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. MINH THU (lược dịch) ==================== Cô em Đài Loan thân mến! Bi wờ làm siu? Mún gì cứ nói! Lão sẽ xét. Hì! 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 8, 2015 Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ gây sốc toàn cầu 11/08/2015 18:56 GMT+7 TTO - Ngày 11-8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) gây cú sốc lớn khi phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) gần 2% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế. Đồng NDT giảm giá có thể dẫn tới chiến tranh tiền tệ Ảnh: AFP NGUYỆT PHƯƠNG ================== Chiến tranh tiền tệ à? Tưởng nó xảy ra lâu rồi chứ? Nhưng bây giờ mới nói thì Tàu bị "oan Thị Mầu" là gây chiến trước. Hì! Tàu lại sai lầm nữa rồi. Rõ khổ! Đây là nước "cờ bí, dí tốt" của Tàu. Hoa Kỳ và Đồng Minh sẽ có đủ 1001 lý do để không nhập khẩu hàng của Tàu. Thế là "The En". Nhưng dù sao chiến tranh kinh tế còn đỡ hơn chiến tranh bằng vũ khí. Lão Gàn duyệt kịch bản này! Nhưng lão luôn nhắc nhở rằng: Thượng Đế mới là sự phán quyết cuối cùng. Hiểm họa chiến tranh tiền tệ 13/08/2015 05:49 Cuộc chạy đua phá giá đồng tiền giữa các cường quốc kinh tế trong thập niên 1920 và 1930 là trường hợp kinh điển của chiến tranh tiền tệ. Nước Đức thời lạm phát phi mã vào thập niên 1920 - Ảnh: rarehistoricalphotos.com Công Chính ================== Theo bài trên thì phá giá đồng tiền được coi là vũ khí chủ yếu khơi mào "Chiến tranh tiền tệ", nhằm đem lại lợi thế cho quốc gia phá giá đồng tiền. Nhưng xét từ góc độ Lý học Việt, nước Tàu lại sai lầm chính vì áp dụng chiêu thức cổ điển này. Bởi vì trong thế giới hội nhập ngày nay, những mối quan hệ xã hội từ cá nhân đến quốc gia đã thay đổi sâu sắc. "Quân tử tùy thời biến Dịch", đây là một nguyên lý căn bản của Lý học Việt. Người Tàu đọc được câu này, nhưng không thể hiểu nội dung sâu sắc của nó. Nhưng thôi, lão Gàn không phân tích - "Không can thiệp vào chuyện thế gian. Nhưng ủng hộ hòa bình thế giới". Hì! Tuy nhiên, sự phá giá đồng tiền Tàu là điểm khởi đầu cho việc chứng nghiệm lời tiên tri Ất Mùi 2015 của lão Gàn: "Kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái vào nửa cuối năm". Và lời tiên tri ngoại lệ cho năm tới là: "Năm tới Bính Thân 2016 - thế giới tiếp tục rơi vào cơn sóng khủng hoảng toàn cầu". Lão Gàn cũng nhắc lại rằng: Các doanh nghiệp Việt nên củng cố tổ chức và định hướng phát triển, để tồn tại và phát triển trong sự khủng hoảng này. Khủng khoảng là nói chung, ai khôn ngoan vẫn thắng thế và coi đó là cơ hội phát triển. Trong Tử Vi Lạc Việt có một cách là "Loạn thế phùng quân". Đây không chỉ mô tả một cách cục trong Tử Vi Việt, như là một định mệnh, mà còn là mô tả cho một cơ hội cho những người có bản lĩnh. Chúc quý vị thành công. Tệ mất giá, nhà giàu Trung Quốc đổ xô chuyển tiền ra nước ngoài Thứ sáu, 14/8/2015 | 16:06 GMT+7 Với giới giàu Trung Quốc, cú sốc phá giá đồng nhân dân tệ khiến họ tiếc đứng tiếc ngồi vì đã không chuyển tiền ra nước ngoài sớm hơn. Phá giá đồng tiền, Trung Quốc thổi bùng nguy cơ chiến tranh tiền tệ / Mỹ - Trung căng thẳng vì đồng nhân dân tệ Đồng nhân dân tệ liên tiếp giảm trong ba ngày từ hôm 11/8, cho đến khi tăng vào hôm nay. Ảnh: David Chang/ EPA Nhiều người Trung Quốc cuống quýt tìm cách chuyển tiền ra khỏi nước này với lo sợ rằng đợt phá giá đồng nhân dân tệ trong vài ngày gần đây chỉ là bước khởi đầu trong sự lao dốc của đồng này, dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã nói rằng không cơ sở nào để tiếp tục hạ giá. "Vụ phá giá đồng tiền này đã làm tôi mất hàng trăm nghìn nhân dân tệ", Tang Wei, một doanh nhân Trung Quốc nói. Wei đang cố chuyển tài sản ra khỏi Trung Quốc, một phần để chi trả cho việc ăn học của con trai ở Canada vào năm tới. "Với hoàn cảnh của tôi thì tôi rất cần ngoại tệ, vì thế, tôi nên sớm chuyển tiền ra nước ngoài. Nền kinh tế Trung Quốc có vẻ không tốt lắm", Wei nói tiếp. Theo công ty tư vấn Boston Group Consulting, có khoảng 4 triệu hộ gia đình ở Trung Quốc có tài sản cá nhân từ một triệu USD trở lên. Nhiều ngân hàng tư nhân nói rằng trước khi có vụ phá giá đồng nhân dân tệ, thì tình hình rối loại của thị trường chứng khoán từ tháng trước đã khiến nhiều gia đình Trung Quốc giàu có đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. Năm qua cũng có làn sóng chuyển tiền ra nước ngoài, một phần vì người Trung Quốc kỳ vọng Mỹ sẽ tăng lãi suất vào cuối năm. Các chuyên gia phân tích của JPMorgan đánh giá có khoảng 235 tỷ USD "tiền nóng" đã rời khỏi Trung Quốc trong chưa đầy một năm, từ quý ba năm 2014 đến hết quý hai năm 2015. Nếu như có thêm các đợt phá giá đồng nhân dân tệ thì PBOC sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn là nên để đồng nhân dân tệ yếu nhằm giúp thúc đẩy xuất khẩu hay ngược lại, giữ giá nội tệ để đảm bảo dòng tiền chảy ra nước ngoài không tăng đột biến. "Chúng tôi tin rằng mối lo lớn nhất của PBOC là nếu hạ tỷ giá hối xuống quá thấp thì sẽ gây ra làn sóng di chuyển vốn", các chuyên gia kinh tế của Credit Suisse nhận định trong một báo cáo công bố hôm 11/8. Mối lo này được phản ánh trong cuộc họp báo PBOC tổ chức gấp hôm 13/8, trong đó giới chức khẳng định rằng đợt điều chỉnh này là động thái đơn lẻ và sẽ duy trì tỷ giá ở mức hợp lý. Dòng tiền ra đi Bất chấp những lời trấn an của PBOC, nhiều chuyên gia tiền tệ đều nhận định rằng phần lớn giới giàu Trung Quốc sẽ không chịu để tiền bạc của họ tùy tay chính quyền quyết định. "Vào thời điểm này, làn sóng chuyển tiền ra nước ngoài sẽ càng lên cao vì giới giàu Trung Quốc sẽ xem xét đầu tư vào những tài sản lớn hơn", Kunal Ghosh, một quản lý đầu tư đa ngành tại Singapore của Allianz Global Investor nhận định. AGI đang giúp quản lý 1,8 tỷ USD tài sản thị trường mới nổi. Một chuyên gia khác là Tan Jialong của Văn phòng Tan Private Wealth Management ở Thượng Hải cho biết, kể từ tháng 5, ngày càng có nhiều khách hàng xin tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài. "Nhiều khách hàng tỏ vẻ hoài nghi về nền kinh tế của Trung Quốc, và tôi khuyên họ nên tăng tài sản ở nước ngoài", Tan kể. Ông Tan giúp những người này chuyển tiền qua kênh đầu tư nước ngoài chính thức như chương trình đầu tư cơ cấu nội địa có thẩm định và các hình thức đầu tư xuyên biên giới khác. Theo quy định về kiểm soát dòng vốn, người dân Trung Quốc chỉ được phép chuyển nhiều nhất 50.000 USD ra khỏi đất nước mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều người đã tìm cách lách luật, điều này được minh chứng với thực tế là các khách hàng nước ngoài lớn nhất của thị trường bất động sản Australia, Mỹ và Canada là người Trung Quốc. "Nhà ở luôn là phương án được nhiều người lựa chọn nếu họ muốn chuyển khoảng dưới 5 triệu USD", Oliver Barron, nhà phân tích chính sách của ngân hàng NSBO phát biểu. "Nếu họ muốn chuyển nhiều tiền hơn, thì mua công ty có vẻ là cách tốt nhất", Barron nói tiếp. Với những người chuộng tài sản có khả năng thanh khoản cao, thì việc chọn những tài sản bằng USD có vẻ là lựa chọn hàng đầu. "Họ sẽ tìm mọi cách để giữ của cải không bị mất giá. Vào thời điểm này thì đồng USD dường như là an toàn nhất", chuyên gia Ghosh của Allianz nhận xét. Nhật Nam (theo Reuters) ================== Hì! Bít ngay mà. Lão Gàn phát biểu thì cứ phải từ đúng trở lên .....đến sai. Híc! B) . Đây mới chỉ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy hậu quả sai lầm của các nhà chiến lược "kinh thế" Tàu. Có giỏi cứ việc phá giá sao cho cứ 100 Tệ ăn 1000 VND thì sang phim sớm. Hì! Chỉ cần một quả cấm nhập khẩu với một lý do rất trời ơi - theo kiểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" - là loạn mựa nó hết. Đúng là thứ tư duy cổ điển, không có "cơ sở khoa học". Còn nhiều màn ngoạn mục tiếp theo, ngay sau sự phá giá đồng tiền Tàu. Lão Gàn không phân tích - vì không can thiệp vào chuyện thế gian - "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ...nhanh quá" sẽ không tốt. Hãy chờ xem! 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 8, 2015 Campuchia bắt nghị sĩ xuyên tạc hiệp ước biên giới Thái An | 15/08/2015 20:32 Cảnh sát Campuchia hôm nay đã bắt giữ thượng nghị sĩ đảng đối lập Hong Sok Hour vì xuyên tạc hiệp ước biên giới với Việt Nam. Ông này sẽ phải đối mặt với tội mưu phản. "Ông ấy bị bắt giữ sáng nay” tại thủ đô Phnom Penh, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak cho biết. Theo người phát ngôn này, cảnh sát tìm thấy ông Sok Hour ở vùng ngoại ô. Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour. Ảnh:phnompenhpost Ông Sok Hour sẽ phải đối mặt với tội mưu phản. Hôm thứ năm, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, ông Sok Hour đã đăng lên Facebook một hiệp ước giả và chính phủ cần ra lệnh bắt thượng nghị sĩ này vì "giả mạo tài liệu quốc gia". Các thượng nghị sĩ có quyền miễn truy tố nhưng người phát ngôn Khieu Sopheak cho rằng, ông Hong Sok Hour sẽ bị tước bỏ đặc quyền này vì hành vi phạm tội. "Thông tin ông đăng trên Facebook gây hỗn loạn trong nước. Đây là một hành động mưu phản”, người phát ngôn nhấn mạnh. Ông Sok Hour thuộc đảng Sam Rainsy (SRP), là người đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch kéo dài 3 tháng qua của đảng đối lập CNRP với cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ phân giới cắm mốc với Việt Nam không chính xác. Thủ tướng Hun Sen hôm 7/8 đã bác bỏ những lời tố cáo của phe đối lập, đồng thời kêu gọi CNRP trình bản đồ họ đang sở hữu để chính phủ và ủy ban các vấn đề biên giới xác thực. Hôm 6/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã viết thư đề nghị LHQ cho mượn bản đồ gốc nhằm kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng. Động thái này diễn ra sau khi CNRP cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980. Thông tin xuyên tạc gì về biên giới với VN khiến Hun Sen mất ngủ? theo Vietnamnet =================== "Trên Thiên Đường không có dân chủ". Đấy là lão Gàn nói và lưu ý rằng: Lão chỉ nói trên Thiên Đường, không dây dưa đến chuyện thế gian. Lão phát biểu trên "cơ sở khoa học" là chưa thấy truyền thuyết của dân tộc nào nói về việc đi bầu Thượng Đế cả. Nghe nói nước Pháp nhận người bị bắt là công dân Pháp, lão nhắc lại cho nước Pháp lời tiên tri của bà Vanga rằng: "Châu Âu sẽ hoang tàn...". Lời tiên tri này lão Gàn chưa công nhận và đang xem xét trên "cơ sở Lý học". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 8, 2015 Máu và tiền ở Trung Quốc Đăng Bởi Một Thế Giới 07:21 16-08-2015 Công an vũ trang sơ tán người dân ở xung quanh hiện trường vụ nổ kho hóa chất tại cảng Thiên Tân do lo ngại không khí bị nhiễm chất độc. Lực lượng phòng độc hóa học vào hiện trường ở cảng Thiên Tân. Trung Quốc sẽ mở chiến dịch kiểm tra hóa chất và chất nổ trên toàn quốc. Hôm 14.8, Quốc vụ viện Trung Quốc phát thông cáo kêu gọi cả nước phải rút ra bài học sâu sắc về thảm họa cháy nổ tại kho hóa chất của Công ty TNHH Thụy Hải ở cảng Thiên Tân tối 12.8. Kho hàng ở Thiên Tân vi phạm quy định Hình ảnh về vụ nổ kho hóa chất ở cảng Thiên Tân được đưa lên mạng internet đã cho thấy mức độ kinh hoàng với khối cầu lửa cao ngất, các dãy xe ô tô cháy rụi, các đống container bị quăng quật nằm ngổn ngang. Trong lúc cơ quan điều tra ở Trung Quốc đang điều tra nguyên nhân vụ nổ, Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) khẳng định kho hóa chất được xây dựng trong cảng Thiên Tân là vi phạm các quy định về an toàn công nghiệp. Theo quy định, các kho chứa các chất nguy hiểm phải được xây dựng xa khu dân cư và trục giao thông tối thiểu 1.000m. Trong khi đó, gần kho hóa chất của Công ty Thụy Hải có hai bệnh viện và một sân bóng đá. Trong phạm vi dưới 1.000m có hai chung cư và nhiều đường sá. Nhân dân nhật báo kết luận: “Trong điều kiện bình thường, kho hóa chất của Công ty Thụy Hải chắc chắn sẽ không bao giờ vượt qua được công tác kiểm tra về môi trường”. Trước vụ nổ kho hóa chất ở Thiên Tân, lúc 19 giờ 50 tối 11.8 đã xảy ra một vụ nổ tại mỏ than ở huyện Phổ An (tỉnh Quý Châu) làm 13 người chết. Trước đó, vào tháng 8.2014, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở huyện Côn Sơn (TP Tô Châu). 146 người thiệt mạng và 180 người bị thương. Những hồi chuông báo tử Trung Quốc có bốn TP trực thuộc trung ương gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh và Thiên Tân. Bởi thế từ vụ nổ ở Thiên Tân, báo chí đã gióng hồi chuông báo động. Nếu tính tất cả tai nạn (từ ngập hầm mỏ, cháy, hỏng hóc máy móc đến rò rỉ khí đốt hay hóa chất), từ đầu năm đến nay đã xảy ra 316 tai nạn. Lĩnh vực mang tai tiếng nhiều nhất là mỏ than. Trong năm 2014 đã có 931 người chết trong các tai nạn ở mỏ than, giảm 11% so với năm trước. Báo Les Echos (Pháp) nhận định tai nạn công nghiệp thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc do nhiều nguyên nhân. - Các tiêu chuẩn về an toàn công nghiệp không được tôn trọng đầy đủ do các nhân viên không được đào tạo hoặc đào tạo không đầy đủ. - Các nhân viên phụ trách kiểm tra an toàn công nghiệp đã nhận tiền lót tay để cho qua các sai phạm. - Nhà xưởng được xây dựng với vật liệu không bảo đảm tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng. Nguyên nhân xảy ra tai nạn tại nhà máy phụ tùng ô tô ở huyện Côn Sơn là do tia lửa phát sinh trong phòng kín đầy bụi bay lơ lửng dẫn đến phát nổ. Tân Hoa xã dẫn lời một công nhân nhà máy thuật lại: “Có thanh tra nhưng khi thanh tra xong rồi thì không ai chú ý đến các quy định về an toàn nữa”. AFP nhận định tình trạng phổ biến ở Trung Quốc là xuê xoa cho an toàn công nghiệp để tập trung kiếm lợi nhuận. Phạt nặng cũng không giảm tai nạn Sau tai nạn tại nhà máy phụ tùng ô tô ở huyện Côn Sơn, 18 người đã bị truy tố gồm các lãnh đạo nhà máy và các quan chức chính quyền địa phương. 214 nhà máy bị ngừng hoạt động vì ô nhiễm bụi. Từ đó, Trung Quốc đã tăng cường củng cố công tác bảo đảm an toàn công nghiệp. Các doanh nghiệp có trên 100 công nhân phải lập một vị trí cán bộ về an toàn làm việc toàn thời gian. Vai trò của công đoàn cũng được củng cố. Ngoài ra, hình phạt đối với người vi phạm cũng tăng đáng kể. Nếu để xảy ra tai nạn nghiêm trọng (10-30 người chết, 50-100 người bị thương hoặc thiệt hại 50-100 triệu nhân dân tệ), mức tiền phạt tăng lên tối đa 20 triệu nhân dân tệ thay vì 100.000 nhân dân tệ như trước. Mức phạt tăng nặng hơn và chú trọng phạt cá nhân người đứng đầu chứ không phải pháp nhân doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp có thể bị phạt 30%-80% thu nhập hằng năm và bị cấm giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Tạp chí The Diplomat (Nhật) nhận định: “Thách thức hiện nay của Trung Quốc là thuyết phục chính quyền các địa phương rằng áp dụng quy định về an toàn sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn là nhắm mắt trước lợi ích của các doanh nghiệp địa phương sai phạm”. Lời cảnh tỉnh này rốt cuộc không có tác dụng! Tân Hoa xã ngày 15.8 đưa tin số thương vong trong vụ nổ kho hóa chất ở cảng Thiên Tân đã tăng lên 85 người chết, trong đó có 21 nhân viên cứu hỏa. Số liệu trước đó là 56 người thiệt mạng. 721 người bị thương vẫn còn nằm bệnh viện, trong đó 58 người nguy kịch. Báo Tin Tức Bắc Kinh đưa tin cảnh sát vũ trang đã bắt đầu sơ tán dân ở xung quanh hiện trường do lo ngại không khí bị nhiễm độc. 11 giờ 40 ngày 15.8, kho hóa chất ở cảng Thiên Tân đã bùng cháy trở lại. Có nhiều tiếng nổ xảy ra. Khói dày đặc. Chiều cùng ngày, lực lượng phòng độc hóa học tìm thấy một nạn nhân nam khoảng 50 tuổi cách vị trí cháy nổ khoảng 50 m. Theo Pháp luật TP.HCM ======================= Nghe "phong thanh" (Gió nói) rằng: Bắc Kinh kích hoạt tranh chấp lãnh thổ và biển, để hướng sự chú ý của dư luận trong nước ra nước ngoài, nhằm che đậy và dễ bề giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", chỉ cần vài vụ nổ như thế này, hoặc tương đương thì có uýnh nhau đi chăng nữa, cũng chẳng thể hướng dư lụn ra ngoài được. Híc!. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 8, 2015 Rúp Nga lại lao đao vì giá dầu 18/08/2015 07:26 (TNO) Rúp Nga vừa chạm đáy nửa năm, xuống còn 65,7 RUB đổi 1 USD, trong bối cảnh Moscow tiếp tục gặp khó vì giá dầu hạ thấp và các lệnh trừng phạt không thuyên giảm. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP Theo CNN, bản tệ nước Nga giảm 1,3% xuống còn 65,7 RUB ngang giá 1 USD hôm 17.8. Sau đó, đồng tiền này có phục hồi một chút lên mức 65,5 RUB đổi được 1 USD. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 6 tháng qua của rúp Nga. Ngân hàng trung ương Nga đã ngừng mua dự trữ ngoại hối trong tháng 7 với hy vọng ngăn chặn đồng rúp không tuột giá sâu hơn nữa. Song động thái này không mang lại kết quả: RUB vẫn giảm 44,8% giá trị so với USD trong năm ngoái và 12% giá trị trong tháng qua. Nội tệ Nga bị tác động mạnh bởi giá dầu lao dốc. Một nửa nguồn thu của chính phủ đến từ ngành công nghiệp dầu khí. Ngân sách nước này dựa trên giả định giá dầu ở mức 50 USD/thùng hoặc cao hơn. Giờ đây, dầu đang được giao dịch ở mức 42 USD/thùng, tròn một năm sau khi đạt đến giá 115 USD/thùng mùa hè năm ngoái. Ngoài giá dầu giảm mạnh, Nga cũng đang đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên nước này vì căng thẳng ở Ukraine. Hai yếu tố trên tạo nên tác động kép, đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái sâu lần đầu tiên kể từ năm 2009. Kinh tế Nga sụt giảm 4,6% trong quý 2/2015, mức giảm mạnh nhất kể từ thời khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của Nga sẽ sụt giảm 3,4% trong năm nay và hơn 1% trong năm sau vì tiền lương đi xuống, chi phí đi vay cao hơn và nhu cầu nội địa bị tác động bởi niềm tin suy giảm. Lệnh cấm vận thực phẩm mà Moscow dùng để trả đũa phương Tây góp phần tạo nên lạm phát cao ở nước này, đạt đến 16% trong tháng 7. Cùng ngày, giá dầu WTI giao tháng 9 kết phiên giao dịch đầu tuần ở mức 41,87 USD.thùng, giảm so với ngày 14.8. Tại London, dầu Brent giao tháng 10 dừng với 48,74 USD/thùng, theo Reuters. Thu Thảo ================== Sự sụt gía đồng tiền của Nga vì hoàn cảnh khách quan, cũng chẳng khác gì sự sụt giá tự nguyện của đồng Nguyên Trung Quốc. Chiến tranh kinh tế đã bắt đầu từ lâu rùi và lão Gàn cũng nói từ lâu rùi, ngay từ khí giá dầu còn cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, lão Gàn duyệt kịch bản này như là một biện pháp nhân đạo trong "canh bạc cuối cùng", thay thế cho một cuộc chiến tranh nóng. Tuy nhiên, lão xác định lại rằng: Quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Thượng Đế. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 8, 2015 Hơn 300 email cá nhân của Hillary Clinton chứa thông tin tuyệt mật Thứ ba, 18/08/2015 - 13:41 Dân trí Khoảng 305 thư điện tử được lấy từ hòm thư cá nhân của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng cử viên nặng ký của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, có thể đã chứa những thông tin tuyệt mật. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. >> FBI điều tra bà Hillary Clinton sử dụng email cá nhân trong công việc Bê bối liên quan đến việc dùng email cá nhân giải quyết việc công đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của bà Clinton (Ảnh: Rightwingnews) Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thông tin trên sau khi lọc được 305 thư từ khoảng 20% số thư điện tử của bà Hillary Clinton thuộc diện cần kiểm tra. Trong số các thư được lọc ra, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ xem xét kỹ nội dung của từng thư để quyết định xem những bức nào có thể được công khai trước công chúng. “Không nhất thiết toàn bộ hơn 300 bức thư trên đều sẽ phải đánh dấu tuyệt mật. Nhiều khả năng chỉ một số ít trong đó sẽ được xếp vào diện không công khai”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao John Kirby nói tại cuộc họp báo. Bà Clinton, gương mặt sáng giá nhất của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm sau, bị cáo buộc sử dụng địa chỉ thư điện tử cá nhân để giải quyết việc công trong suốt 4 năm giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, trong khi đáng lý bà phải dùng địa chỉ chính thức do chính phủ cấp. Bà khẳng định không làm điều gì sai trái trong suốt thời gian đảm đương cương vị Ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009- 2013, và việc dùng tài khoản email cá nhân chỉ do “thuận tiện”. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, bà Clinton đã phải giao 30.000 thư điện tử trong hòm thư cá nhân của bà cho Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi một nhân viên giám sát chính phủ tiết lộ đã phát hiện ít nhất 4 bức thư trong tổng số 40 email của bà Clinton có chứa các thông tin mật, trong đó 2 bức chứa dữ liệu "tuyệt mật". Trước sức ép ngày càng tăng, tuần trước, bà Clinton cũng đã nộp server máy chủ cho FBI để phục vụ công tác điều tra. Tòa án Mỹ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao phải rà soát toàn bộ thư điện tử của bà Clinton và công việc này phải hoàn tất trước ngày 29/1/2016. Hiện mới chỉ 20% trong số thư được xem xét. Theo quy định, sau khi được lọc ra, những thư điện tử bị nghi ngờ sẽ được chuyển cho Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để xác định xem có chứa các dữ liệu liên bang và thông tin mật hay không. Chính phủ Mỹ cấm các thành viên gửi thông tin mật ra ngoài hệ thống vì có thể làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nếu bị tin tặc tấn công. Vũ Anh =============== Lão chẳng bít bà cựu ngoại trưởng Raice thuộc đảng nào? Dân chủ hay Cộng Hòa? Wên rùi! Nhưng lão tin rằng bà Raice ra ứng cử Tống Thống Hoa Kỳ thì thắng cái chắc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 8, 2015 Sự kiện lịch sử 30.4: Nhìn từ nhiều phía Kỳ 33: Việt Nam sau “ly rượu mừng” giữa Richard Nixon với Mao Trạch Đông Đăng Bởi Một Thế Giới 07:13 21-07-2015 Sau ngày Mao và Nixon bắt tay, Trung Quốc và Mỹ thay nhau gây nên cảnh chết chóc, cửa nát nhà tan ởcả hai miền Nam – Bắc Việt Nam… Tổng thống Thiệu và tổng thống Mỹ Nixon. Rời Bắc Kinh về Washington, tổng thống Mỹ Nixon đưa một lực lượng không quân và hải quân hùng hậu trút hơn 20.000 tấn bom rải thảm Hà Nội – Hải Phòng và nhiều nơi khác ở miền Bắc Việt Nam làm ít nhất 2.000 người chết trong vòng 12 ngày đêm của mùa giáng sinh 1972. Đức Giáo hoàng và các nhà hoạt động nhân văn trên thế giới chỉ trích Nixon mạnh mẽ. Phần Mao Trạch Đông chỉ phản ứng “chiếu lệ” vì Mao đã xem Nixon là “người bạn mới” đang cùng Mao toan tính “thay đổi thế giới” (chữ Nixon dùng lúc nâng cốc trong buổi tiệc từ giã Bắc Kinh đêm 27.2.1972). * ĐÁNH PHÁ MIỀN BẮC – CẮT VIỆN TRỢ MIỀN NAM: Để tiến hành cuộc đánh bom hủy diệt trên, theo Linebacker: Karl J. Eschmann – The Untold Story of the Air Raids Over North Vietnam, Nixon đã huy động: - Gần 50% số máy bay ném bom chiến lược B.52 của toàn bộ không lực nước Mỹ (197 trên tổng số 400 chiếc). Thực tế xuất kích 741 lần/chiếc. - Gần một phần ba (1/3) số máy bay chiến thuật của toàn lực lượng quân sự nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc). Thực tế xuất kích 3.920 lần/chiếc - Một phần tư (1/4) số tàu sân bay (6 trên tổng số 24 chiếc), cùng nhiều tàu chỉ huy – dẫn đường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu rada, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu,… - Các tập đoàn không quân số 7 và số 8 (Seventh air force và Eighth air force): trong đó có các liên đội không quân chiến lược B.52 (Strategic Wing) số 43 và 72 đóng tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam gồm 143 chiếc B.52G, B.52D và liên đội không quân chiến lược số 307 gồm 54 máy bay B.52D đóng tại căn cứ Utapao (Thái Lan). - 6 liên đội không quân chiến thuật (Tactical Fighter Wing) gồm 455 máy bay đóng trên đất Thái Lan (tại các căn cứ không quân Ubon, Korat và Takhli), 2 liên đội gồm 124 máy bay đóng tại miền Nam Việt Nam (Đà Nẵng)” (Dẫn theo cuốn: “Từ Xuân – Hè năm 1972 đến Điện Biên Phủ trên không qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn” – sđd Kỳ 1 – tr.386) Luật gia Joseph Amter, chủ tịch Quỹ tổ chức nghiên cứu hòa bình (The Peace Research Organisation Fund), đồng chủ tịch Hội nghị nghiên cứu và cộng tác quốc tế của Nhà Trắng, viết: “Thật mỉa mai là khi tổng thống Nixon, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai say mê trong các bữa tiệc thịnh soạn ở Bắc Kinh, thì quân đội Mỹ đang đánh nhau ở Đông Dương, hàng nghìn tấn bom đang phá hủy các làng Nam Việt Nam, cũng như các khu vực Bắc Việt Nam và hàng nghìn các người dân Đông Nam Á tiếp tục chết” (Lời phán quyết về Việt Nam – Nguyễn Tấn Cưu dịch, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 1985, tr.375). Nếu Mao Trạch Đông “nhắm mắt” để Nixon mở đợt tấn công tàn khốc nhằm đưa Bắc Việt Nam về “thời kỳ đồ đá”, thì chỉ một năm sau đến lượt Nixon đáp lễ “làm ngơ” để Mao xua hải quân và không quân Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (19.1.1974). Mao nói trí trá là “để tự vệ”, nhưng “thực chất là xâm lược”, nhằm khống chế Việt Nam từ các vùng hải đảo, tạo bàn đạp độc chiếm biển Đông: “Hành động xâm lược của họ (Trung Quốc) có tính toán từ trước và được sự đồng tình của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Và, hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa” để mặc quân Mao tràn vào bắn giết người Việt Nam (trích công bố của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN - Hà Nội 4.10.1979: “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” – Văn kiện dày 108 trang - tr. 25). Cũng năm đó (1974), trên tiến trình “thỏa hiệp và phối hợp hành động” với Mao, Nixon quyết định cắt xén nguồn viện trợ VNCH mạnh tay hơn nữa, tới mức “cạn tàu ráo máng” (chữ TS Hưng dùng) buộc tổng thống Thiệu không được sử dụng tiền do Quỹ đối giá (phát xuất từ viện trợ kinh tế đổi sang tiền Việt) để tài trợ ngân sách quốc phòng, trả lương cho quân đội (gồm 1.200.000 quân nhân) và cảnh sát (với lực lượng 120.000 người): “Lúc đó, nếu biết được đến nông nỗi ấy, thì liệu quân dân miền Nam nghĩ sao? Vì vậy, tin trên (giấu nhẹm) không được phổ biến” (…) Đến nay, ta có thể đặt lại câu hỏi: vậy (nếu tồn tại sau 1975) thì bắt đầu từ năm 1976 trở đi chính phủ VNCH lấy tiền đâu mà trả lương cho quân đội, cảnh sát?”. Có lẽ họ sẽ phải “cố gắng tan hàng” thôi (TS. Nguyễn Tiến Hưng – Khi đồng minh tháo chạy, sđd Kỳ 2, tr. 457). * VÌ SAO MỸ DỨT KHOÁT BỎ RƠI VIỆT NAM CỘNG HÒA? Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, nhận định: “một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6.1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội”, chưa kể “thực phẩm, quần áo, thuốc men, băng cứu thương cho quân đội, cũng như nhu cầu sinh sống của gia đình họ (lấy đâu ra)?” (TS. Nguyễn Tiến Hưng, sđd như trên). Nguyên do nào khiến Mỹ dứt khoát bỏ rơi VNCH? Theo TS. Nguyễn Tiến Hưng(1) vì: “Quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam đã không còn nữa”. Ông dẫn chứng về hai trường hợp giống nhau cùng được Mỹ ủng hộ, viện trợ (Israel và Nam Việt Nam) nhưng đã và đang đón nhận hai số phận khác nhau: 1. Sau Thế chiến thứ hai (1945), Mỹ giúp thành lập quốc gia Israel (Do Thái) với tuyên bố độc lập ngày 14.5.1947. Lập tức quân đội của 5 nước Ả Rập (Ai Cập, Syria, Jordan, Lebanon và Iraq) hợp lực tấn công muốn xóa sổ Israel ngay. Mỹ nhảy vào can thiệp, yểm trợ và chính thức công nhận Israel là quốc gia độc lập, có chủ quyền. 2. Ngày 26.10.1955: “nước VNCH được thành lập, Hà Nội nhất quyết đòi hỏi phải tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc (tháng 7.1956) để đi tới thống nhất, theo như quy định của Hiệp định Genève. Tổng thống Diệm, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, tiếp tục bác bỏ. Tổng thống Eisenhower tuyên bố ông có thể “trỏ tay vào quốc gia Việt Nam tự do với niềm hãnh diện”. Nghị sĩ John F. Kennedy (sau này kế vị Eisenhower) còn bình thêm: “Tự do chính trị ở miền Nam (Việt Nam) là một nguồn cảm hứng”. Tính ra, VNCH mai một đã 40 năm rồi (1975 - 2015), nhưng Israel vẫn còn trường tồn, là vì: “Mỹ vẫn còn cần đến Do Thái (Israel) làm tiền đồn để trấn giữ túi dầu ở Trung Đông (cho Mỹ)” nên dù phải gánh chịu những chi phí nặng nề, kể cả một số phản ứng bất lợi ở quốc nội và trên trường quốc tế, Mỹ vẫn chấp nhận, chịu đựng. Thực ra “nếu Do Thái không có Mỹ yểm trợ thì với chỉ vỏn vẹn chưa tới 6 triệu dân, quân đội Do Thái dù có tài giỏi, lãnh đạo dù có sáng suốt, trong sạch, dân chủ gấp mấy lần miền Nam (Việt Nam) đi nữa, thì chắc cũng đã bị toàn khối Ả Rập áp đảo rồi. Ta cứ chờ đến khi nào thế giới không còn cần nhiều đến dầu lửa nữa vì có được những nguồn năng lượng quan trọng khác như ánh sáng mặt trời hay kỹ nghệ nguyên tử lực, thì lúc đó mới biết Do Thái có còn trường tồn được hay không?” (TS. Nguyễn Tiến Hưng, sđd như trên). Nếu hiện nay “tiền đồn dầu lửa” ở Trung Đông (Israel) còn cần thiết, thì “tiền đồn của thế giới Tự do” ở châu Á (Nam Việt Nam - VNCH) lại không cần đến nữa, vì kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông (1972), thì “giá trị của miền Nam (Việt Nam) trong vai trò “ngăn chặn làn sóng đỏ” đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (combenefits). Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi”. Song bất hạnh ở chỗ con đường triệt thoái của Mỹ sớm “bắt đầu rải đầy xác chết” không bao lâu sau lúc “ly rượu mừng” uống với Mao vừa cạn – Theo The Daily Telegraph 24.3.1975 – Font PTTg, hồ sơ số 3810 – nguồn dẫn từ Kỳ 1: Đọc hồ sơ mật của chính quyền Sài Gòn (còn nữa) Giao Hưởng ================= Cũng sau "ly rượu mừng" này, vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị một phong trào rầm rộ đòi xét lại để phủ nhận . Và 20 năm sau, khi Liên Xô sụp đổ, quan điểm này chính thức lên ngôi (1992). Hừm! :ph34r: 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 8, 2015 Xuống xe, đi bộ... ================ Trung Quốc bơm gần 100 tỉ USD vực dậy nền kinh tế 19/08/2015 16:15 GMT+7 TTO - Chính phủ Trung Quốc vừa phải bơm gần 100 tỉ USD từ quỹ dự trữ ngoại hối cho hai ngân hàng hàng đầu nước này nhằm vực dậy nền kinh tế đang lao đao. Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định bơm thêm gần 100 tỉ USD cho hai ngân hàng lớn của nước này để vực dậy nền kinh tế - Ảnh: Reuters Theo Economic Times, hôm 18-8 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chuyển cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc 48 tỉ USD và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc 45 tỉ USD. Theo chuyên gia kinh tế Trung Quốc Wang Shengzu thuộc Tập đoàn tài chính Barclays, “việc cấp thêm nguồn tài chính cho hai ngân hàng lớn cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang cố gắng đầu tư tài chính vào các lĩnh vực kinh tế thiết thực, cụ thể như xuất khẩu và xây dựng cơ sở hạ tầng”. Năm ngoái, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,4%, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Và năm nay tốc độ phát triển sẽ tiếp tục ì ạch, khi trong hai quý đầu năm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế mỗi quý cũng chỉ đạt 7,0%. Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2015 là 7%. Trong một động thái nhằm thúc đẩy kinh tế, Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất tới 4 lần kể từ tháng 11 năm ngoái và cũng hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Chuyên gia tài chính Wang nói thêm: “Các khoản ngân sách được giải ngân trong chính sách nới lỏng tiền tệ trước đây đã không đi vào hoạt động kinh tế cụ thể. Thay vào đó, hầu hết số tiền đó đã chạy sang các tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán”. D. KIM THOA ================ Vấn đề không chỉ giới hạn ở Trung Quốc cứu nền kinh tế của họ như thế nào, thành công hay thất bại. Mà còn là thiên hạ không còn niềm tin để nhận thức về một nền kinh tế Trung Hoa làm bá chủ thế giới trong tương lai. Vấn đề đầu tiên là ngân hàng hỗ trợ kinh tế Châu Á gì đó mà Trung Quốc khởi xướng, sẽ chẳng có ma nào tham gia. Hãy chờ xem.. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 8, 2015 TƯ LIỆU THAM KHẢO ======================== Phu nhân Thủ tướng Shinzo Abe bất ngờ viếng thăm đền Yasukuni Gia Quân/Tokyo (Vietnam+) lúc : 19/08/15 14:21 Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Akie Abe (phải) cùng chồng là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: EPA) Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản dẫn thông tin từ tờ báo hàng đầu The Japantimes của Nhật Bản ngày 18/8 cho biết Phu nhân của Thủ tướng Shinzo Abe hôm 17/8 đã có cuộc viếng thăm bất ngờ đến ngôi đền chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi ở thủ đô Tokyo- nơi tưởng nhớ những người đã chết trong Thế chiến Hai, trong đó có cả những tội phạm chiến tranh đã bị kết án. Tờ báo trên đã trích dẫn thông tin trên trang cá nhân của Phu nhân Thủ tướng Nhật Bản Akie Abe rằng Bà "cảm thấy khác biệt" trong chuyến thăm đền Shinto lần này. Trước đó ba ngày, Phu nhân ông Abe cũng đã đến thăm viếng căn cứ không quân Chiran ở tỉnh Kagoshima- nơi những phi công kamikaze cuối cùng của Nhật Bản đã tự sát trong khi thực hiện nhiệm vụ vào cuối Thế chiến Hai. Trên trang cá nhân của mình, Phu nhân ông Abe đăng một bức ảnh cho thấy bà đang đứng cạnh một đạo sỹ của ngôi đền, nơi thờ tự hàng triệu người Nhật Bản thiệt mạng trong Thế chiến Hai, trong đó có những tội phạm chiến tranh đã bị kết án, và là một trong những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật Bản với các nước láng giềng nhiều năm qua. Bốn ngày trước đó (15/8), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi đồ lễ, và cử phụ tá Koichi Hagiuda – một nghị sỹ đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và ba Bộ trưởng trong nội các của mình tới ngôi đền chiến tranh Yasukuni nhân kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến Hai. Hành động này ngay lập tức đã bị các nước láng giềng, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc, hai quốc gia từng bị Nhật Bản chiếm đóng trong Thế chiến Hai và luôn xem đền Yasukuni là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ chỉ trích, phản đối mạnh mẽ. Trước đó, chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Abe tháng 12/2013 đã gây ra những căng thẳng trong quan hệ với Bắc Kinh và Seoul, thậm chí còn khiến đồng minh thân cận Washington rất "thất vọng"./. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 8, 2015 Campuchia bắt nghị sĩ xuyên tạc hiệp ước biên giới Thái An | 15/08/2015 20:32 Cảnh sát Campuchia hôm nay đã bắt giữ thượng nghị sĩ đảng đối lập Hong Sok Hour vì xuyên tạc hiệp ước biên giới với Việt Nam. Ông này sẽ phải đối mặt với tội mưu phản. "Ông ấy bị bắt giữ sáng nay” tại thủ đô Phnom Penh, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Campuchia Khieu Sopheak cho biết. Theo người phát ngôn này, cảnh sát tìm thấy ông Sok Hour ở vùng ngoại ô. theo Vietnamnet =================== "Trên Thiên Đường không có dân chủ". Đấy là lão Gàn nói và lưu ý rằng: Lão chỉ nói trên Thiên Đường, không dây dưa đến chuyện thế gian. Lão phát biểu trên "cơ sở khoa học" là chưa thấy truyền thuyết của dân tộc nào nói về việc đi bầu Thượng Đế cả. Nghe nói nước Pháp nhận người bị bắt là công dân Pháp, lão nhắc lại cho nước Pháp lời tiên tri của bà Vanga rằng: "Châu Âu sẽ hoang tàn...". Lời tiên tri này lão Gàn chưa công nhận và đang xem xét trên "cơ sở Lý học". Ông Sam Rainsy thừa nhận gây rối vấn đề biên giới với Việt Nam19/08/2015 18:29 (TNO) Thủ tướng Campuchia Hun Sen gọi ông Sam Rainsy, lãnh đạo đảng đối lập, là “lãnh đạo của những kẻ trộm”; ông Sam Rainsy được cho đã thú nhận việc gây rối về vấn đề biên giới với Việt Nam nhằm tạo khó khăn cho chính phủ của ông Hun Sen. Ông Sam Rainsy, lãnh đạo CNRP, thú nhận gây rối biên giới với Việt Nam - Ảnh: Reuters Tờ Cambodia Daily hôm nay 19.8 cho hay Thủ tướng Campuchia đã gọi ông Sam Rainsy, lãnh đạo của đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) như thế trong một chương trình phỏng vấn trên đài phát thanh địa phương Daem Ampil trưa 18.8 khi đề cập đến ông Sam Rainsy và lời thú tội của lãnh đạo CNRP một ngày trước đó. Ông Hun Sen nói rằng đảng CNRP nên chấm dứt sử dụng vấn đề biên giới với Việt Nam để gây bất ổn cho chính phủ của đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và ngưng ngay việc “thọc gậy bánh xe” vào chính phủ của ông. “Ông Sam Rainsy và các thành viên của CNRP, những thủ lĩnh của những kẻ trộm, đã thú tội ngay ngày hôm nay”, ông Hun Sen nói trên đài phát thanh ngày 18.8. “Nhóm những tên "đầu trộm đuôi cướp" này đã lộ diện để đầu thú và những kẻ tạo ra sự bất ổn (cho Campuchia) chính là Sam Rainsy và đảng của ông ta, những kẻ luôn chống phá chính phủ từ phía sau”, ông nói tiếp. "Để xóa nghi ngờ cho Hun Sen và chính phủ, đảng của Sam Rainsy và ông ta phải sửa chữa những sai lầm mà họ đã gây ra khi chống lại chính phủ và đảng CPP. Và như thế, văn hóa đối thoại mới có thể tiến về phía trước", Thủ tướng Campuchia nhấn mạnh khi phát biểu trên đài phát thanh. Phản ứng trước những phát biểu của Thủ tướng Hun Sen, ông Rainsy cho rằng người đứng đầu chính phủ Campuchia đã hiểu nhầm những gì ông nói khi đến thăm những thành viên của CNRP đang bị giam giữ ở nhà tù Prey Sar (thủ đô Phnom Penh). Những người Campuchia trong chương trình ủng hộ ông Hun Sen ở Phnom Penh - Ảnh: Minh Quang Trả lời phỏng vấn Cambodia Daily, ông Rainsy nói “đã giải thích với ông Hun Sen và được ông chấp thuận lời giải thích đó”. Ông này còn cho biết khi gặp Thủ tướng Hun Sen, ông đã nói rằng CNRP sẽ ngưng chiến dịch chống phá chính phủ Campuchia liên quan đến vấn đề biên giới với Việt Nam. Cáo buộc chính phủ Campuchia nhượng bộ trong phân định biên giới và nhường đất cho Việt Nam, CNRP thực hiện nhiều chiến dịch chống phá chính phủ, an ninh chính trị nước này và gây ra những hiểu nhầm, mâu thuẫn giữa 2 nước. “Nếu chúng tôi biết vấn đề (biên giới với Việt Nam) nhạy cảm, chúng tôi đã không chọc vào, thay vào đó tìm cách khác. Khi nhận ra vấn đề (nhạy cảm), chúng tôi nghĩ rằng phải thận trọng. Chúng tôi trấn an họ để tìm ra phương cách khác tốt cho Campuchia”, lãnh đạo CNRP thú nhận với báo chí hôm 17.8. Cambodia Daily cho biết ông Rainsy “thức tỉnh” về những việc mình đã làm sau khi nghị sĩ đối lập Hong Sok Hour và 14 thành viên của CNRP khác bị bắt. Việc bắt giữ này là thông điệp của Thủ tướng Campuchia gửi đến phe đối lập rằng “hãy chấm dứt những chuyện rác rưởi ấy đi”. Minh Quan =================== Điếu mựa! Vũ trụ này chỉ có chân lý khách quan - "Trên Thiên Đường không có dân chủ" - Đấy là phát biểu của lão Gàn và rất có "cơ sở khoa học". Còn nếu như "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý" thì điều này chỉ được chứng minh khi động đất hủy diệt và thiên thạch rơi xuống trái Đất này xóa sổ nền văn minh. Và lúc đó Thượng Đế sẽ nói rằng: "Điều này rất vô lý với những con bò. Nhưng nó hợp lý với quyết định của Ta". 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2015 Cuối tháng 9, Đài Loan sẽ xây xong hải đăng phi pháp ở đảo Ba Bình 16/08/2015 17:39 (TNO) Truyền thông Đài Loan cho biết chính quyền vùng lãnh thổ này đang xây dựng phi pháp một ngọn hải đăng ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và sẽ hoàn tất vào cuối tháng 9.2015. Đài Loan sắp hoàn tất hải đăng xây phi pháp trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP Ngọn hải đăng vận hành tự động này có chiều cao 13,7 m so với mặt nước biển và có thể nhìn thấy ánh sáng của nó từ xa 10 hải lý, tương đương 18,52 km, hãng thông tấn Đài Loan CNA dẫn nguồn tin từ Cục Cảng và Hàng hải Đài Loan ngày 16.8 cho hay. Việc xây dựng ngọn hải đăng được giải thích nhằm đảm bảo an ninh hàng hải cho hòn đảo, theo Cục Cảng và Hàng hải Đài Loan. Trong khi đó, Việt Nam từng tuyên bố bất kỳ việc xây dựng nào không được phép của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đều là phi pháp. Đài Loan công bố kế hoạch xây dựng ngọn hải đăng từ năm 2014, nhưng không rõ việc xây dựng bắt đầu từ khi nào. Công ty CECI Engineering Consultants của Đài Loan là đơn vị thi công công trình phi pháp này. Ngoài hải đăng, Đài Loan đang nâng cấp đường băng cho máy bay săn ngầm P-3C dùng để tuần tra biển và một cầu tàu dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015 trên đảo Ba Bình, CNA trích nguồn từ cơ quan Quốc phòng Đài Loan. Đảo Ba Bình rộng khoảng 0,5 km2, là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa. Hồi năm 2014, Trung Quốc cũng công bố kế hoạch xây dựng phi pháp những ngọn hải đăng trên 5 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, theo Taipei Times. Minh Quang =================== Thật đáng tiếc cho Đài Loan! Lão Gàn đã phát biểu rằng: "Nếu chiến tranh xảy ra thì nó sẽ bắt đầu từ Đài Loan". Hãy chờ xem. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2015 Hàn Quốc sẵn sàng đáp trả Triều Tiên kể cả xung đột quân sự (Vietnam+) lúc : 20/08/15 10:35 Binh sỹ đơn vị pháo binh Hàn Quốc trong cuộc tập trận bắn đạn thật tại thành phố biên giới Cherwon, phía bắc thủ đô Seoul ngày 24/6. (Nguồn: YONHAP/TTXVN) Theo Đài KBS, Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn cho biết, kể từ sau khi Triều Tiên có hành động khiêu khích gài mìn ở khu phi quân sự (DMZ) hôm 4/8, Seoul đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình huống kể cả xung đột quân sự giữa hai miền.Tuyên bố trên của Thủ tướng Hwang được đưa ra tại Hội nghị thảo luận chính sách của Ủy ban đặc biệt dự toán ngân sách thuộc Quốc hội, khi ông trả lời câu hỏi của các nghị sỹ đảng cầm quyền Thế Giới mới và Đảng đối lập Liên minh chính trị mới vì dân chủ về các biện pháp của Hàn Quốc đối phó với những hành động khiêu khích của Triều Tiên.Tuyên bố cứng rắn của Thủ tướng Hwang được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hai miền Triều Tiên đang leo thang căng thẳng sau khi Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng là thủ phạm gây ra vụ nổ mìn ở khu vực DMZ khiến 2 binh sỹ nước này bị thương nặng./. =================== Tố sì phé mạnh quá! Share this post Link to post Share on other sites